Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 12 December 2016

LỪA KHÁCH NGOẠI QUỐC=TRUNG CỘNG=CHU TỬ

XÃ HỘI VIỆT NAM * LỪA KHÁCH NGOẠI QUỐC

*



Độc chiêu vòi tiền khách Tây ở phố cổ Hà Nội 26/03/2010 14:03

Bước ra từ ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, vị khách nước ngoài bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây thì chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên giở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ rồi đút vào túi quần…" href="http://www.vtc.vn/2-242259/xa-hoi/nghiet-nga-doi-cu-ba-93-tuoi-an-xin-mua-quan-tai.htm">» Nghiệt ngã đời cụ bà 93 tuổi ăn xin mua quan tài



Chu Hữu Sơn bị tạm giữ ở Công an phường Hàng Buồm.

Nhân dịp Hà Nội chào đón 1.000 năm tuổi, lượng du khách đổ về phố cổ Hà Nội ngày càng nhiều cho thấy sự quan tâm đến khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử của du khách quốc tế. Thế nhưng tại đây, lại đang phát sinh tình trạng đeo bám khách, bắt chẹt khách của một số người bán hàng rong. 1 phút bị... gánh quang gánh = 1 USD Quần bò, áo cánh, giày bata, vai tung tẩy đôi quang gánh, trên đặt vài quả dứa, nải chuối là hình ảnh đặc trưng của những phụ nữ bán hàng rong chuyên chọn khách Tây.


Mỗi khi nhìn thấy "ông Tây, bà đầm", họ xán lại. Không cần biết khách có "ok" hay không, họ vẫn nhấc đôi quang gánh từ vai mình, đặt lên vai khách và chụp luôn cả chiếc nón lên đầu họ. Có thể sau giây lát bất ngờ, khách sẽ cảm thấy thú vị khi được gánh gồng nên đứng tạo dáng cho người cùng đoàn chụp ảnh. Nhưng cũng có người dẫu không phũ phàng gạt phăng đôi quang gánh khỏi người mình nhưng liên tục lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Những hình ảnh như thế này tôi đã gặp nhiều lần trong cuộc "thị sát" phố cổ trưa 23/3.


Đọc đến đây, hẳn bạn đọc sẽ hỏi, những người bán hàng rong ép du khách gánh đôi quang gánh của mình để làm gì? Tại sao đối tượng bị "bắt" gánh lại là người nước ngoài? Tôi xin nêu ra đây sự việc mà mình tận mắt chứng kiến để bạn đọc thấy rõ mục đích của những "kiều nữ" bán hàng rong. Tại ngã tư Lò Sũ - Hàng Dầu, khi xuất hiện một gia đình du khách nước ngoài, lập tức hai người phụ nữ bán hàng rong sáp lại. Một người nhấc vội đôi quanh gánh đặt lên vai cậu thanh niên. Trong khi cậu này cố giữ thăng bằng đôi quang gánh trên vai, chị bán hàng đã chuyển chiếc nón từ đầu mình sang đầu cậu kia. Trước sự sốt sắng của người bán hàng, cậu thanh niên đành đứng tạo dáng và ra hiệu cho bố chụp ảnh. Khi người cha vừa bỏ máy ảnh xuống, lập tức người bán hàng rong cầm túi chuối, túi dứa mời mua. Cả gia đình này đều lắc đầu, song người cha vẫn tế nhị rút ra tờ 1 USD đưa cho người bán hàng. Họ bước đi yên ổn mà không phải chịu sự nì nèo đòi mua hàng. Đến đây, hẳn bạn đọc đã biết, động cơ của việc "ấn" quang gánh lên vai khách du lịch của người bán hàng rong là gì. Nếu nhìn nhận rằng, đây là việc cho thuê quang gánh để chụp ảnh giống như các cô bé dân tộc Mông ở Sa Pa đòi khách phải cho tiền mới được chụp thì có thể thông cảm.


Tuy nhiên, tiếp tục tìm hiểu về công việc của những người bán hàng rong, chúng tôi thấy sự việc không chỉ dừng lại ở mức độ này. Trước cửa số nhà 98 Mã Mây, có 3 người phụ nữ bán hàng rong (cũng là loại chuối, dứa) đang đợi khách ở vỉa hè. Nơi đây gần với ngôi nhà di sản 87 Mã Mây đã được thành phố bảo tồn nguyên trạng, một địa chỉ mà nhiều du khách ngoại quốc ghé thăm. Khi thấy hai người khách trung tuổi, một nam một nữ đi ra, 3 người phụ nữ này lập tức tiếp cận. Hai người khách tỏ ra lúng túng khi bị mời chào nhiệt tình thái quá và miễn cưỡng phải đứng lại giữa đường để giao dịch. Vị khách nam bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây, chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên dở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng đưa tay, nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ.


Và cũng rất nhanh, người này đút ngay vào túi quần. Trong khi người khách nam bước đi, người khách nữ trước đó được đưa cho một túi chuối (chừng 4-5 quả) đã nhẹ nhàng đặt trả lại ở quang đằng sau mà người bán không hề biết. Hành động của nữ du khách chỉ có thể lý giải là do, chị quá bất ngờ trước việc người đồng hành của mình phải mua túi dứa bé tẹo với cái giá cắt cổ và vì không muốn tiếp tục bị ép trả tiền với kiểu, mở ví ra cho người bán chọn một tờ tiền mệnh giá cao.


Việc mua bán này đã lọt vào mắt những người đang ngồi ở quán trà vỉa hè phía đối diện. Ai cũng bất bình khi thấy, người bán hàng ngang nhiên rút đồng tiền xanh lét (500.000đ) khi chỉ bán cho khách túi dứa trị giá 5.000đ. Thấy khách uống nước tỏ vẻ bất bình trước hành vi "chặt chém" ngang nhiên này, chị chủ quán bảo, thường xuyên thấy cảnh này. Sau mỗi "phi vụ" như vậy, người bán đều chuyển địa điểm để tránh bị khách hàng của mình đòi lại tiền. Cũng theo chị bán nước, cách đây không lâu, tại khu vực này đã có một cuộc xô sát giữa những người dân sở tại và người bán hàng rong.

Lý do là một chị bán hàng rong đã bán 5 quả chuối với giá 200.000đ, bất bình về hành vi xấu này, một bà cụ đã lên tiếng phản đối. Tiếng qua, tiếng lại, người bán hàng rong bị đuổi khỏi khu vực này. Lân la trên phố cổ, nghe những câu chuyện "thông tấn xã vỉa hè" về hoạt động bán hàng rong "chặt chém" (mà hành vi này chỉ xảy ra với người bán chuối, dứa, chứ không có ở những người bán các mặt hàng khác), tôi lượm lặt được vô khối chuyện. Trong đó, có hành trình biến tướng của việc bán hàng rong.

Cần sớm giải quyết nạn đeo bám, "chặt chém" khách du lịch

Tôi đến Công an phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, nơi mỗi ngày có khoảng 1.000 du khách tham quan, lưu trú để tìm hiểu về vấn đề này. Trung tá Bùi Xuân Hùng, Trưởng Công an phường cho biết, hiện tượng đeo bám khách du lịch là vấn đề còn nhiều tồn tại. Điển hình phải kể đến một số người bán sách báo, quà vặt, hàng rong đã đeo bám, gây phiền hà cho du khách. Từ đầu năm đến nay, Công an phường đã xử lý 40 trường hợp. Nói về chế tài xử phạt hành vi này, đồng chí Hà Quyết Thắng, Phó trưởng Công an phường cho biết, mức phạt mới chỉ ở mức 30.000đ- 100.000đ. 21h ngày 23/3, Công an phường đã bắt giữ Chu Hữu Sơn, 52 tuổi, hộ khẩu gốc ở số 125 Hàng Buồm, một đối tượng chuyên đeo bám khách du lịch để bán ma túy giả. Kiểm tra trong người Sơn và cốp xe, thu 1 gói lá cây ép màu nâu (nghi là cần sa); 2 gói nilon nhỏ trong đựng chất dẻo (nghi thuốc phiện); 5 viên nén màu hồng (nghi là ma túy tổng hợp); 2 gói tinh bột đá (nghi ma túy tổng hợp).


Kết quả giám định cho biết, các chất trên đều âm tính với ma túy. Theo lời Sơn, hắn tiếp cận khách nước ngoài mời mua ma túy với giá rẻ. Nghe hắn khai cách bào chế ma túy, chúng tôi giật mình. Cần sa được chế từ lá ngải cứu; ma túy tổng hợp được chế từ thuốc thần kinh (vốn có màu hồng sẵn); ma túy chấm đá được làm từ... bột đá. Chấn chỉnh hoạt động bán hàng rong, ép giá, đeo bám khách du lịch là việc làm cần thiết, nhất là khi ngày càng nhiều du khách đổ về phố cổ nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Nếu không kịp thời ngăn chặn, những hành vi trên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch của Hà Nội.
http://www.vtc.vn/2-243102/xa-hoi/doc-chieu-voi-tien-khach-tay-o-pho-co-ha-noi.htm



NỮ QUÁI TẠI BỜ HỒ

Báo tổng hợp) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...



Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi">Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền. Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định “con mồi”.

Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy “bà bán rong”, chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài. Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.


Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000. Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được. Phóng viên Dân trí đã mất gần một tuần "theo" nhóm phụ nữ này để ghi lại những hình ảnh không đẹp dưới đây.

Lao tới ấn quang gánh vào du khách

Những hành động thiếu văn hóa khiến du khách bất bình

Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha

Kẻ trước, người sau úp nón và ấn quang gánh vào vai du khách và ... đòi tiền

Bị “hàng rong” quây thô bạo, nhiều du khách không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình

Nếu một người ép được du khách thì cả nhóm lao vào để dở nhiều thủ đoạn khác nhằm lấy tiền


Nhóm “hàng rong” này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ




Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm “hàng rong” móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ
Khi chưa hay, du khách vui vẻ vì lầm tưởng đây là những người bán hàng tốt bụng

Rồi ngã ngửa khi bị đòi tiền
Dưới đây là trọn màn lừa đảo:
Chèo kéo và chụp nón


Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách

Từ 5 đến 7 đô la cho vài ba quả chuối hoặc vài miếng dứa gọt sẵn

Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận

Hữu Nghị
http://baotonghop.net/index.php?doc=/c20/s20-387228/theo-chan-nhom-nu-quai-chuyen-bat-chet-du-khach-o-bo-ho.htm


*



XÃ HỘI VIỆT NAM * ÁO DÀI VIỆT NAM

Áo dài nữ sinh trên đường tuyệt chủng

Tác Giả : Trần Tiến Dũng

Chúa Nhật, 28 Tháng 3 Năm 2010 21:03 Áo dài nữ sinh, vẻ đẹp tinh khiết, biểu tượng phẩm hạnh của tâm hồn thiếu nữ Việt Nam đã mất thật rồi!


Chúng tôi di chuyển giữa một Sài gòn đầy lô-cốt và vấn nạn kẹt xe, đi từ quận 1, quận 3 tới quận 5, quận 6, Tân Bình... chúng tôi tìm tới các trường trung học nổi tiếng như Gia Long (Nguyễn Thị Minh Khai), Trưng Vương, Marie-Curie, Lê Quí Ðôn, Hùng Vương, Mạc Ðỉnh Chi, Nguyễn Thượng Hiền... Trong ánh nắng cháy da và khói bụi đến ngộp thở của cái nắng Sài Gòn, tất cả những trường trung học mà chúng tôi đi qua tuyệt nhiên không còn một bóng áo dài trắng nữ sinh nào. Nữ sinh Sài Gòn hôm nay chỉ mặc đồng phục váy màu, váy sọc, váy ngắn, váy dài. Áo dài nữ sinh, vẻ đẹp tinh khiết, biểu tượng phẩm hạnh của tâm hồn thiếu nữ Việt Nam đã mất thật rồi!

Nữ sinh trung học với đồng phục áo dài trắng truyền thống. (Hình: nusninh.vn)
Vứt bỏ áo dài nữ sinh
Trong một lần họp phụ huynh cho đứa con trai học lớp 12, trường Hùng Vương, tôi được nghe lời đề nghị của nhiều phụ huynh có con là nữ sinh trong lớp về việc bỏ cái áo dài. Một bà ở cùng xóm tôi nói: “Cảnh con tôi mặt cái áo dài trắng đi học giữ trùng vây của xe cộ khói bụi mù trời trông tội nghiệp quá đi. Nhất là những hôm trời mưa ngập đường hoặc triều cường nước cống lên đen thui, tôi chưa từng thấy cảnh nào thảm thương bằng cảnh cái áo dài trắng, cái quần trắng của con tui, thiệt là y như một mớ giẻ rách. Tội con tui, tội cái áo dài quá đi các ông ơi.” Một ông khác, vốn là cán bộ cấp quận nói: “Tôi đưa đón con, ngày ngày luồn lách giữa một rừng xe.
Con tôi là con gái, gặp bữa trời nắng còn đỡ chớ trúng cơn mưa, cha con che chung cái áo mưa nên khó tránh chuyện ướt, vậy là áo với quần của nó chèm nhẹp, thịt da con tôi cứ lộ ra hết, nói thiệt chứ thấy mặt mấy thằng mất dạy dòm lom lom tôi vừa tức vừa xấu hổ muốn chết.” Sau khi gom đủ ý kiến của phụ huynh, kiến nghị bỏ áo dài trắng ra khỏi đời nữ sinh Hùng Vương được chuyển lên ban giám hiệu nhà trường, thế là sau đó toàn bộ nữ sinh của trường này được mặc áo kiểu thủy thủ và quần tây dài.
Ðây là trường trung học Nguyễn Thị Minh Khai tức trường nữ trung học Gia Long cũ. Ngày nay, các nữ sinh của trường trở thành các cô đầm mặc váy tím, không còn mặc áo dài tím (trước thời VNCH) hoặc màu xanh nhạt, màu trắng như trước đây. (Hình: TTD)
Ở Sài Gòn hiện nay, người ta có thể nói và bàn về hình mẫu mặc đồng phục váy của các trường nổi tiếng, như trường Gia Long cũ nữ sinh mặt đầm tím, áo trắng, Trường Trưng Vương váy sọc ca rô... Sài Gòn ngày xưa chỉ có nữ sinh các trường Tây và trường Tàu là mặc đầm. Còn ngày nay, cứ theo đà này, thì tất cả các nữ sinh Việt Nam đều có nguy cơ mặc đồng phục sao cho giống Tây giống Tàu hết ráo. Một tay doanh nhân đỏ chuyên chạy hợp đồng may đồng phục cho các trường vui mừng nói: “Ông biết thị phần này lớn cỡ nào, nhưng ông đâu có biết phải chi để bôi trơn bao nhiêu. Ông đừng kết án là tụi này giết áo dài. Tình trạng xuống cấp của văn hóa xã hội mới là thủ phạm.”
Chúng tôi làm một cuộc phỏng vấn kiểu bỏ túi với một phụ huynh, bà mẹ này chống lại việc bỏ cái áo dài ra khỏi đời các nữ sinh. Bà nói “Có một số người, sau này đi làm công sở cũng mặc áo dài, nhưng đa phần con gái Việt Nam chỉ có khoảng học trung học là được mặc áo dài thường xuyên và cũng là thời kỳ ai cũng thấy mình đẹp nhất với chiếc áo dài. Tôi nói đại như vầy mà đúng lắm nghe. Nếu họ bỏ áo dài cũng có nghĩa là cướp đi vẻ đẹp nhất của đời con gái Việt Nam.”
Chúng tôi được biết thêm là người mẹ này chỉ có một cậu con trai học lớp 12, và có lẽ chuyện bà quan tâm đến áo dài nữ sinh cũng chỉ là “tiếng khóc” cuối mùa tiếc nuối thời áo dài con gái của bà.
Tâm tình của nữ sinh
Chúng tôi lân la hỏi chuyện với một nữ sinh từng rất thích diện áo dài trắng. Cô nữ sinh này nói. “Họ muốn mình mặc gì thì mình theo cho rồi, mặc đồ ngắn phóng Honda vui hơn.”
Ở Việt Nam những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục đều cư xử với học sinh như một bầy cừu. Không ai hỏi ý kiến, không cơ quan truyền thông nào thử thăm dò dư luận học trò. Thật là một lối giáo dục phong kiến-độc tài toàn diện, bắt mặc đồng phục gì, học sách giáo khoa gì... học trò cứ thế cúi đầu tuân theo luật rừng.
Chúng tôi hỏi chuyện một cô gái tên L., trước đây học trường Nguyễn Thái Bình trên đường Lý Thường Kiệt: “Lúc cháu học, trường cháu vẫn mặc áo dài, cháu tự hào lắm!” Mẹ L. là hàng xóm với chúng tôi, bà chỉ là một nhân viên nấu ăn cho một trường tiểu học bán trú. Bà nói: “Ai có con gái mới biết chuyện muốn trào nước mắt khi nhìn thấy con mình lần đầu mặc chiếc áo dài đi học. Họ miệng thì nói bỏ áo dài để tụi nhỏ ăn mặc gọn hơn, nhưng nói vậy thôi chớ ai chẳng biết áo dài đâu may hàng loạt được như mấy loại váy đồng phục. Bây giờ nhà trường bán váy đồng phục bắt học sinh mua, nói giá nào phải mua giá đó. Họ làm cái gì cũng để tư lợi hết.”
Áo dài với một gia đình Việt kiều
Chúng tôi tiếp xúc với một người phụ nữ đang tìm mua áo dài ở chợ Tân Bình. Chị cho biết chị là một Việt kiều về từ Canada. Chị đang tìm mua loại áo dài may sẵn, chị nói: “Một người bạn tôi cũng là xếp của tôi, cô này người Nhật, cô thích áo dài lắm, cô gởi cho tôi số đo với hy vọng là sẽ được mặc áo dài. Tôi về lu bu đủ thứ chuyện nên quên, tới chừng gần ngày về mới nhớ nên không đặt may kịp. Thấy có lỗi quá.”
Người Việt kiều này chỉ tìm mua được ở chợ Tân Bình mấy cái áo dài gấm trẻ con, nhưng chị vui lắm, chị nói: “Mỗi năm tụi nhỏ bên đó chỉ được mặc áo dài ngày mùng một Tết, nhưng đứa nào cũng mừng. Tôi về Việt Nam ăn hết cái Tết, đi chúc Tết khắp nơi nhưng không thấy đứa trẻ nào mặc áo dài. Buồn lắm anh.”
Những gì mà người phụ nữ Việt kiều này tâm sự cũng là nỗi niềm của một nhà thơ đang sống lưu vong ở Mỹ, chúng tôi nhớ anh đã nói: “Rồi đây, chiếc áo dài Việt Nam sẽ chỉ tìm thấy đất sống trong tình cảm tha thiết ở cộng đồng người Việt hải ngoại, trớ trêu vậy đó!”
Việc trẻ con sống trong nước không mặc chiếc áo dài trong những dịp lễ lạt trọng đại của văn hóa Việt Nam vốn đã là chuyện ai cũng biết. Nhiều người chỉ tự an ủi nhau rằng, may là ngày nay vẫn còn đó những người phụ nữ lớn tuổi cảm thấy mắc cỡ trước tổ tiên, họ hàng nếu không mặc cái áo dài trong những ngày trọng đại của gia đình và của dân tộc.
Khi chuyện về cái chết của áo dài nữ sinh Sài Gòn được bàn thảo trên bàn cà phê của một nhóm văn nghệ sĩ, một họa sĩ nói: “Trong đám thủ phạm giết chết áo dài nữ sinh, theo tôi phải kể tới đám thiết kế thời trang, đám này càng nổi tiếng lại càng ăn bám vào cái áo dài, họ đưa áo dài xuất hiện như ruồi trên truyền hình, trên các sân khấu thời trang rồi biến vẻ đẹp của áo dài thành thứ trang phục ẻo lả nhảm nhí.” Khi áo dài không còn là thứ đồng phục của nữ sinh Việt Nam, không còn là thứ y phục được sử dụng hằng ngày trong đời sống phụ nữ thì tất cả những màn trình diễn áo dài diễn trên truyền hình, sân khấu chỉ là chuyện tuyên truyền “bản sắc dân tộc” trơ trẽn.
Với chiếc áo dài nữ sinh Việt Nam, một lần nữa người ta vẫn có thể khẳng định, không một thứ thời trang áo dài nào có thể sánh nổi vẻ đẹp thiên thần của nữ sinh trong cái áo dài trắng. Và cái chết của áo dài nữ sinh ở Sài Gòn hôm nay cùng kéo theo sự còi cọc của cái đẹp tâm hồn tuổi trẻ Việt Nam.
http://www.saigonecho.com/main/doisong/suytudongdoi/17296-ao-dai-n-sinh-tren-ng-tuyt-chng.html

*

ÁO DÀI VIỆT NAM


Khó mà xác định đến thời điểm nào thì hình ảnh cô nữ sinh Đồng Khánh với mái tóc thề, chiếc nón bài thơ và tà áo trắng đã trở thành một trong những biểu tượng của xứ Huế, mang đặc tính tượng trưng gợi cảm chẳng khác gì sáu nhịp cầu Trường Tiền mềm mại, dòng sông Hương lặng lẽ và tháp Thiên Mụ cổ kính soi bóng lung linh. Hẳn hình ảnh duyên dáng yêu kiều và nên thơ đó không phải được hình thành do một quyết định của Bộ Giáo Dục, buộc học sinh trung học nam nữ phải đồng phục, như người ta có thể nghĩ một cách đơn giản. Có lẽ nó phải được kế thừa từ một phong cách Huế, thắm đậm từ hàng trăm năm, làm cho người phụ nữ Huế, trong một thời quá khứ không xa, dù giàu hay nghèo, nhàn du hay buôn gánh bán bưng, cũng khoát chiếc áo dài trên mình khi bước chân ra đường. Anh bạn người Cần Thơ của tôi lần đầu tiên bước chân đến Huế đã “nhín cười muốn chết” khi thấy bà bán xu-xoa vai gánh hàng, mặc áo dài, mà . . . chân đất ! Đó là một hình ảnh đầy vẻ cầu kỳ và mâu thuẩn của người Huế so với lối sống bình dị của người miền Nam. . .



Mặc dù trí nhớ ngày càng tồi tệ với thời gian, nhưng một trong những hình ảnh thời thơ ấu còn in đậm trong ký ức tôi trên đất khách này là mụ Mì và mụ Ngãi. Mụ Mì là một người đàn bà tứ cố vô thân, sống trong một căn lều xiêu vẹo sau lưng lầu Ông Hoàng Tùng Đệ . Mụ sinh nhai bằng nghề nói vè: Vè Thất thủ Kinh đô, Vè Cô Thông Tằm, Vè Mụ Đội. . . Hàng ngày, với cặp sanh bằng gỗ trắc lên nước bóng như mun, mụ bước dò dẫm khắp mọi nẽo đường của Huế để nói vè, kiếm vài xu độ nhật. Giọng mụ khàn khàn, khi phải lên giọng diễn tả, cả con người ốm o của mụ rướn lên cùng cặp mắt trắng dã, đã phụ họa hữu hiệu vào tình tiết câu chuyện bi thảm và làm cho nước mắt người nghe khó mà ngăn được tuôn trào. Bà ngoại tôi và mạ tôi đã đổ nước mắt như thế không biết mấy lần, dù nội dung câu chuyện đã được các bà thuộc nằm lòng. Tôi gọi đó là những giọt nước mắt nuôi sống mụ Mì.



Dù cơ cực như thế, dù làm nghề hát dạo của một kẻ ăn xin, mụ Mì vẫn luôn luôn mặc áo dài, một manh áo dài vá chằm vá đụp. Còn mụ Ngãi, có khá hơn mụ Mì một tí, ở ngay trong xóm tôi, và vốn liếng sinh nhai là đôi triên gióng, chiếc đòn gánh lên nước và mấy cái mẹt và mũng đựng nào me, ổi, đào, sấu, khế ngọt, sim, hột móc, hột sót . . . mùa nào thức nấy, cung cấp quà vặt cho bọn thò lò mũi xanh “nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò”. Tứ thời bát tiết, mụ Ngãi cũng áo dài . . . chân đất. Thậm chí đến mấy o, mấy chị làng Chuồng hay Cửa Thuận, người tanh rình, gánh cá chạy ào ào, làm đày và chửi rất ngọt, mồ hôi mồ kê tùm lum . . vậy mà cũng áo dài. Chế độ phong kiến nào cũng tạo ra đẳng cấp với sự phân biệt về đặc quyền đặc lợi trong đời sống, vì đó là một nguyên tắc phải có nhằm mục đích duy trì quyền uy của chế độ và sự hưởng thụ của người ngồi trên. Những đặc quyền đặc lợi đó được thể hiện rõ rệt trong ở trong lối ăn, mặc và ở. Giai cấp quan quyền, ngoài phẩm phục vua ban, họ còn có khả năng may mặc với lụa là gấm vóc, chế tác theo sở thích trong khuôn khổ của luật pháp.


Các bà có chồng làm quan, dĩ nhiên cũng được thơm lây, được sắc phong tùy theo chức tước và địa vị của chồng, từ đó có những quyền lợi phụ thuộc đi kèm. Chiếc áo “mạng phụ” (mệnh phụ) của các bà cùng với chiếc khăn vành về sau đã được phóng tác và phổ biến trong xã hội qua chiếc áo cưới khoác ngoài và cái khăn vành rây đội đầu của các cô dâu ngày nay. Những gì về ăn mặc đã được vua qui định, dĩ nhiên không ai dám vi phạm, nhưng không cấm được những chế tác mô phỏng từ những qui định đó để làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn. Chẳng hạn, phụ nữ vào các dịp lễ lạc, không phân biệt giai tầng, nếu có điều kiện tài chánh vẫn diện được áo “mớ hai mớ ba” như ai. “Mớ hai” là mặc hai lớp áo dài, “mớ ba” là ba lớp. Các bà chọn màu theo “gam” các bà thích và bảo thợ may các áo đó cùng một lần. Vì sao? Vì các áo đó phải mặc chồng lên nhau và các màu sắc phải được phô bày nên thợ phải đo may một lần mới tính toán được.


Áo trong bao giờ cũng hẹp và ngắn hơn áo ngoài để khi mặc vào các lớp áo ôm sát nhau và khi bước đi, những tà áo theo bước chân phe phẩy khoe màu theo thứ lớp, trông đẹp mắt và khác lạ hơn người. Áo mớ hai, mớ ba, áo gấm, áo mệnh phụ hay bất cứ loại áo đẹp nào cũng phải đi với quần “xếp con”, là loại quần có hai ba đường xếp nhỏ, rộng độ năm sáu ly, chạy hai bên hông. Đường xếp chạy dọc từ lưng xuống lai. Hai tà áo gặp nhau vừa đúng đường xếp của quần. Phụ nữ Huế bình dân còn có một kiểu áo dài khác rất sáng tạo, đó là “áo nối khoác”. Cơm ăn và áo mặc là hai vấn đề bức thiết trong cuộc sống, nên càng tiết kiệm càng tốt. Thế nên khi các bà có áo dài rách vạt hoặc rách vai, rách cổ, thấy chằm vá cũng kỳ mà bỏ đi thì phí của trời, vậy nên các bà mới đem nửa dưới lành lặn của cái này chắp với nửa trên lành lặn của cái kia, tạo thành một chiếc áo mới với hai màu sắc khác nhau, có khi rất nhã. Diễn tả như thế, bạn đọc cũng đã hiểu được chữ “nối” trong “áo nối khoác” là gì.


Thế còn “khoác” là gì? Đây không phải là một từ đệm, nó có một nghĩa ngang hàng với “nối”. Như đã nói, mặc áo dài ra đường là phép lịch sự tối thiểu của phụ nữ Huế, bất kể giàu nghèo sang hèn. Tỏ ra lịch sự, nề nếp, con nhà, là điều cần thiết, dù ăn rau ăn mắm đi nữa, nhưng . . . thiệt tình mà nói, đôi lúc cũng phiền toái. Bước ra đầu xóm hỏi thăm chút việc, ra quán đầu ngõ chờ cá Cửa Thuận gánh lên, bước qua nhà bà Cửu cách có ba nhà để xin ít lá chanh nướng thịt . . . mà cũng mặc nguyên chiếc áo dài sao? Có vẻ long trọng quá! Đã thế, tiết hè oi ả, có việc gì quan trọng để phải chịu cực hình trong chiếc áo dài như thế ? Trong những trường hợp đó, chiếc “áo nối khoác” thật là thích hợp: quơ vội cái áo, các bà khoác lên mình, không xỏ tay, chỉ cài một khuy cho chiếc áo khỏi rơi, và cứ thế ung dung dạo xóm, vẫn giữ được phép lịch sự mà không thiếu thoải mái! Trong ý nghĩ “cù lần” của tôi, chiếc áo nối khoác này là một sáng tạo có giá trị như giá trị sáng tạo của món cơm hến.



Hình như cơm hến được chế tác trong mục đích tiêu thụ cơm nguội của tối hôm trước với vật liệu sẵn có trong tầm tay: ruốc, mỡ hẳn là luôn luôn sẵn có trong nhà; môn bạc hà, bắp chuối, rau thơm, ớt tươi . . . có sẵn sau vườn. Chỉ cần chịu khó đợi “con mệ bán hến” đi ngang ngõ là có đầy đủ thành phần cho một bữa ăn khoái khẩu. Không có một sáng tạo nào vừa tiết kiệm lại vừa có tính nghệ thuật cao tuyệt vời đến thế, vừa vị nghệ thuật vừa vị nhân sinh. Cái áo nối khoác ra đời cũng trong điều kiện tương tự. Sau năm 1975, với “nếp sống văn minh” thể hiện từ những “đỉnh cao trí tuệ”, tà áo dài chợt biến đi như một quá khứ. Trong một lần đi quét vôi thuê cho một gia đình nọ để chuẩn bị đám cưới, tôi đã được nghe một mẩu đối thoại lý thú giữa hai bà sui về chiếc áo dài truyền thống.


Bên đàng gái ở Huế, thuộc gia đình “có công với cách mạng”. Đàng trai gốc Quảng Bình, bà mẹ là một cán bộ trung cấp làm việc tại Hà Nội, có con trai vào làm việc ở Sàigòn và gặp người yêu ở đó. Cả hai dẫn nhau về Huế, đón mẹ từ Hà Nội vào để làm lễ cưới. Bà sui gái: -Chị có đem theo áo dài không? Bà sui trai: -Chị nói áo dài gì cơ? -Thì áo dài để mặc vào các dịp lễ cưới hỏi như ri nì. -Ồ, làm gì có. Loại áo đó xưa rồi, ở ngoài ta họa may chỉ có mấy bà cụ già bảy tám mươi mới còn có loại áo đó. Bây giờ, nếp sống văn minh, để tiện công tác, sinh hoạt, lễ lạc gì người ta cũng ăn mặc đơn giản thôi. -Ở ngoài đó thì được, chớ ở đây cưới hỏi như ri mà mặc rứa không được mô, bà con người ta cười chết.


Thôi, chị cở người cũng bằng em . . .chị coi cái mô mặc vừa và ưng ý thì lấy để mai mốt mặc khi làm lễ. Ở mô thì phải theo phong tục ở đó, làm không giống ai, thiên hạ người ta cười, em chịu không được mô.-Ồ, ồ, hay nhỉ. Mà làm sao chị có nhiều áo dài đẹp thế ? Câu chuyện xảy ra vào mùa hè 1985. Cũng may nhờ có “đổi mới tư duy” nên nay chiếc áo dài truyền thống đã sống lại, nếu không, nghề may áo dài chừng mươi năm nữa thì tuyệt giống và các nhà dân tộc học quốc tế hẳn sẽ khổ công tìm kiếm cái gọi là quốc phục của một nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến! Thành ngữ “ăn Bắc mặc Kinh” phổ biến khắp mọi miền, ai cũng biết. Chữ “Ăn” với nghĩa là “nói năng” hay “ăn uống”, người ta vẫn còn bàn cãi, chưa ai chịu ai, nhưng “mặc Kinh” thì ý nghĩa đã quá rõ ràng, hiển nhiên.


Do ảnh hưởng của lối sống cung đình, việc ăn mặc ở chốn kinh đô đã trở thành một tiêu chuẩn thời trang chẳng khác gì thế giới khi hướng về thời trang Paris hay New York. Vua Minh Mạng, sau cuộc kinh lý miền Bắc (ngự giá Bắc tuần, 1821), thấy lối mặc váy của phụ nữ ngoài đó không được nhã, đã hạ chiêu bắt phải thay đổi cách ăn mặc. Dư luận nhao nhao lên phản đối, phản ảnh qua bài ca dao sau : Tháng Tám có chiếu vua ra,Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng.Không đi thì chợ không đông,Đi, thì phải lột quần chồng, sao đang?Có quần thì ra đứng đàng,Không quần, về đứng đầu làng trông quan.


Cũng may là con người có ý hướng hướng thượng, dần dà rồi cũng hiểu ăn thế nào là ngon, mặc thế nào là đẹp, và dù phản đối, dần dà rồi chiếc váy sồi dày như mo cau kia cũng lui về quá khứ, nhường chỗ cho chiếc quần dài tha thướt, hài hoà với chiếc áo dài xinh đẹp, làm tôn giá trị của người phụ nữ Việt Nam. Trong tiến trình làm đẹp cho dân tộc, Huế không dấu diếm niềm hãnh diện mở đường. Nếu bài thơ “Áo lụa Hà Đông” đã đưa Nguyên Sa vào lịch sử văn học thì người dân Huế cũng biết ơn nhạc sĩ Hoàng Nguyên với “Tà Áo Tím”. Màu “Tím Huế” đã trở thành một đặc trưng của Huế mơ màng và trầm mặc. Tạ ơn đời, ngày nay những tà áo trắng đã sống lại bên bờ sông Hương, nối lại một truyền thống tưởng như đã mất hẳn kể từ cái năm 1975 đó. VHA.



Moi quy vi coi pps ve ao dai va nhung ve dep cua chiec ao nay



Bai trươc nếu muôn đọc lại

http://www.saigonecho.com/main/doisong/suytudongdoi/17296-ao-dai-n-sinh-tren-ng-tuyt-chng.html

Áo dài nữ sinh trên đường tuyệt chủng



THANH THANH * THƠ SONG NGỮ

*


CHÚA PHỤC SINH

Chiều nay anh tìm về nước Chúa

trong lễ Phục Sinh của Người .
Có một người quen mà lạ:
em lạc trong dàn đồng ca .
Chúng mình không nhận ra nhau
vì Chúa đã trị vì tất cả:
buồng tim trản đấy nước Chúa,
chẳng còn khoang nào cho anh.
Anh chờ trước cổng thánh đường,
chút hy vọng cuối cùng anh nhóm thành ngọn nến.
Nhưng em đã tan vào cộng đoàn dân Chúa;
cô đơn anh về với đêm...
Chúa dạy con chiên hãy mở tim cho người
rồi yêu thương đồng loại .
Trái tim con chỉ đủ sức yêu nàng,
Và trong khoảnh khắc này, nàng có yêu con?
Chúa phục sinh, em cũng phục sinh.
Biết ngày mai em có trở lại đời thường
với buồn vui của cuộc đời trần thế
để nhận ra nhau sau giấc mộng thiên đường?...
NGUYỄN NGUYÊN THANH
(Đức-quốc)
JESUS RESURRECTED
This evening I searched my way to God’s range
Where they were celebrating Easter, his morale.
There I found the one familiar but now strange:
That was you who had strayed into the chorale.
We did not recognize one another at this hour:
Everything God had reserved the right to oversee.
Your ventricles were saturated in God’s power,
Not a tiny cavity in your heart was saved for me.
I waited for you at the gate in front of the church
With a glimmer of my hope I kindled a candle;
But you had already dissolved in the lambs herd;
I returned into the night my loneliness to handle.
God has taught his disciples: thou open thy heart
To love thy fellow humans all to live in chime.
Well, my heart is able only to love her, how tart!
Oh Lord, but does she love me right at this time?
Jesus was resurrected, and you were too tonight.
I wondered if tomorrow, to revert, you would deem
To recognize in life, with vicissitudes though trite,
One another, ourselves, after the paradise dream?
Translation by THANH-THANH
(Poems by Selected Vietnamese)

Xin chia sẻ đến quý bạn yêu nhạc, một ca khúc
được viết lên trong ngày đau buồn chung đất nước.
GIÁO ĐƯỜNG CHIỀU ĐÔNG
nhạc lời NGHIÊU MINH
tiếng hát SƠN HÀ
Video clip (HD 1440 X 720)
MP3

NGUYỄN QUANG DUY * CỘNG ĐỒNG ÚC CHÂU

*

Nguyen Quang Duy
Tình Đồng Hương qua " Phiên Tòa Lịch Sử: Thành Viên Kiện Chủ Tịch Cộng Đồng".
Nguyễn Quang Duy
Vài ngày nữa là 35 năm ngày miền Nam lọt vào tay quân đội cộng sản Bắc Việt (Việt cộng). Ngày mà các trại tù lớn nhỏ dựng lên khắp Việt Nam . Ngày mà tòan dân Việt mất đi điều cao quý nhất Tự Do. Cũng là ngày mà những đòan người bằng mọi cách bỏ nước ra đi tìm lại hai chữ Tự Do.
Trong những đòan người ra đi hàng triệu người đã là các thuyền nhân bất đắc dĩ. Họ đã buộc phải ra đi vì không thể sống được dưới chế độ cộng sản Việt Nam . Những thuyền nhân còn sống sót khó mà quên được chuyến hãi hành đầy gian truân trên biển cả phó thác ơn Trời.
Con thuyền nhỏ mong manh vật lộn giữa sóng gió ba đào chỉ cố tìm hai chữ tự do. Trong con thuyền những tâm hồn bé nhỏ bám bíu hy vọng sống, chia sẻ nhau lời cầu nguyện hướng đến bến bờ tự do. Những thuyền nhân nhỏ bé này chia sẻ nhau từng giọt nước, từng mẩu bánh, miếng đường, ... từng lời kinh cầu nguyện. Rồi chia sẻ từng giây phút khi được vớt, được lên bờ, được nhập trại và được thấy lại màu cờ. Màu vàng của sự sống của tự do.
Cũng tương tự những bộ nhân, những người với đôi chân nhỏ bé vượt núi băng rừng đổi mạng sống cũng chỉ để tìm hai chữ tự do.
Nếu độc giả may mắn định cư do gia đình bảo lãnh hay vì một lý do gì khác, đa số các bạn cũng chỉ vì muốn được tự do. Nếu bạn trong số những người này hay sinh ra rồi lớn lên ở hải ngọai xin hãy hỏi gia đình hay những người thân về tình đồng hương của những người rời nước ra đi trên những con tàu nhỏ bé hay trong những đòan người vượt suối băng rừng.
Cộng Đồng Người Việt Tự Do của chúng ta được thành hình từ những người đi tìm tự do. Chúng ta luôn luôn hãnh diện vì yêu tự do mà phải bỏ nước ra đi và gắn bó với nhau. Nếu không có sự gắn bó và đòan kết này thì cộng đồng của chúng ta đã không dám xác định là một cộng đồng chống cộng. Người cộng sản đã chiếm miền Bắc sau 10 năm, miền Nam sau 20 năm. Nhưng trong 35 năm qua, sau mỗi lần bị tấn công đánh phá, cộng đồng của chúng ta lại từng bước trưởng thành.
Khi đến Úc, người Viết đựơc may mắn định cư tại đảo Tasmania . Tại đây số người Việt ít nên rất gắn bó thương yêu nhau như trong một mái gia đình. Chúng tôi vẫn quay quần bên nhau kể nhau nghe những kinh nghiệm trong chuyến vượt biên tìm tự do. Vì sinh kế chúng tôi đã về Melbourne sinh sống, nhờ phiên tòa người viết được gặp lại nhiều anh chị, như chị Huân, chị Thành, anh chị Nhân Chi, chị Thủy, anh Thịnh, chị Tình ... Các anh chị đã liên tục hầu tòa hay tích cực ủng hộ cộng đồng. Qua đó gợi ý người viết viết bài này. Bài viết này nhớ đến tình đồng hương trên con tàu nhỏ nhoi vượt sóng gió bão bùng để so sánh với tình đồng hương chung quanh phiên tòa lịch sử, thân gởi đến độc giả xa gần quan tâm đến cộng đồng tại Úc châu.
Sự Việc Ngòai Ý Muốn
Cũng như một lần đã phải đành đọan bỏ nước ra đi, việc ra tòa là một việc ngoài ý muốn của hầu hết mọi người. Ông Nguyễn Thế Phong như một thuyền trưởng chưa một lần ra biển. Phải đối đầu với sóng cả ba đào, là thuyền trưởng ông đã phải giữ vững tinh thần của cả con tầu. Chính ông Phong đã thú nhận trong gia đình anh em cũng có người xao xuyến tinh thần. Vì trách nhiệm ông đã cố gắng nắm chắc tay lái để con tầu qua cơn sóng gió. Trước khi phiên tòa chấm dứt, ngày 20-3-2010 trong bữa cơm gây quỹ pháp lý, ông Phong đã nói trứơc đồng hương : "Dù kết quả vụ kiện thế nào, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Úc Châu vẫn phải là một cộng đồng chống cộng." Đa số đồng hương nhiệt thành ủng hộ cá nhân ông Phong vì ông là một người chống cộng tích cực nhiệt thành và có hiệu quả.
Trong dịp này, ông Phong cũng cám ơn hiền thê của ông, A Ngóe (tên thật là Nguyễn thị Nguyệt còn A Ngóe là cái tên thân thiện ông vẫn gọi bà) trong cơn bão táp bà đã động viên ông như sau: "Người ta thưa thì mình ra hầu tòa, còn nếu thua thì mình ra đường ở". Cũng như khi bỏ nước ra đi được thì sống tự do, không được thì chết hay vào tù cộng sản bỏ cửa bỏ nhà.
Trong thời gian qua, thực sự sóng gió đã đến với từng gia đình những thành viên tích cực trong cộng đồng. Có gia đình vợ chồng bất hòa. Có gia đình mặc dù cả hai ủng hộ nhưng mức độ tin tưởng vào công lý lại khác nhau. Có lẽ vì hiểu ra điều này trong buổi gây quỹ người đấu giá được bức tranh (do Họa sỹ Hùng Thắng vẽ tặng), sau đó đã chính thức thân tặng bức tranh cho A Ngóe hiền thê ông Nguyễn thế Phong. Trong lúc ấy việc đóng góp quỹ pháp lý đã là quý, nghĩa cử cao đẹp để hổ trợ tinh thần một phụ nữ có đấng phu quân phục vụ cộng đồng đang gặp họan nạn, còn quý hơn thế nữa.
Nói chi đến hai người, mỗi người quan tâm mỗi lúc có suy nghĩ khác tùy theo tin tức nhận được. Tin tức thì đến từ báo chí, mà báo chí thì như một vị cho biết:"có tờ báo còn đưa tin thất thiệt, thậm chí có nhà báo còn bẻ cong ngòi bút trình bày sai lạc dữ kiện tại tòa hầu đánh lạc hướng dư luận và tạo bất lợi cho công việc hổ trợ pháp lý cho Cộng đồng." Theo người viết một cách công bằng cũng có nhiều cơ quan truyền thông khá khách quan. Tuy nhiên do cộng đồng là một cộng đồng nhỏ các cơ quan truyền thông cũng nhỏ không có người trực tiếp tham dự phiên tòa.
Riêng diễn đàn Ly Hương có người dự suốt 10 ngày tòa và tường trình từng ngày. Người viết có nhận một cú điện thọai từ phương xa than phiền về sự chậm trễ đưa tin của tường thuật viên bất đắc dĩ này. Thế mới biết sự quan tâm của những người ở phương xa. Đóng góp của Ly Hương thật lớn. Đây cũng là một bài học, nhữnh thành viên tích cực trong cộng đồng cần phải quan tâm hơn đến việc thông tin và tự huấn luyện để có khả năng tự thông tin trong môi trường thông tin tòan cầu hiện nay.
Đôi lời về trạng sư bên nguyên đơn
Sau bài trứơc có độc gỉa góp ý người viết đã viết quá ít về trạng sư bên ông Võ Ngọc Anh. lần này người viết xin bổ túc nhận xét cá nhân. Ngày thứ sáu 19-3-2010, Trạng sư hai bên trình bày đến bồi thẩm đòan để thuyết phục qúy vị này mang lẽ phải về cho thân chủ. Trạng sư phía nguyên đơn đã đặt vấn đề, tại sao chỉ vì một cú điện thọai cho tin không chính xác mà thân chủ của ông đã phải trải nhiều sóng gió, gồm một cuộc họp bất thường, rồi được thông cáo đến báo chí đến cộng đồng Việt Nam, ... một việc làm nhỏ như vậy có đáng để ông Nguyễn thế Phong làm lớn chuyện như vậy hay không ? Lý lẽ của Trạng sư nguyên đơn đã có thể thuyết phục bà chánh án và 6 vị bồi thẩm viên vì họ hòan tòan xa lạ với văn hóa với chính trị của cộng đồng chúng ta và quyết định đúng sai hòan tòan khác với suy nghĩ của chúng ta.
Xét thế Trạng sư của phía nguyên đơn cũng rất tài giỏi và quyền biến. Tuy nhiên theo quan sát của người viết ông dường như chưa được sửa sọan đủ để có thể đấu trí trong phiên tòa.
Vì thế ngay khi các bồi thẩm viên rời phiên tòa, Trạng sư Cộng đồng đã đánh ván bài cuối nói với bà Chánh án rằng theo Bộ luật mới, bồi thẩm viên phán quyết phải hòan tòan dựa trên suy nghĩ của một người Úc bình thường. Nghĩa là nếu có ai đó cho rằng họ là cộng sản thì cũng chỉ là những nói xấu nhau, mỉa mai (slander) nhau không phải là phỉ báng mạ lỵ. Mà nói xấu nhau là chuyện xảy ra hằng ngày trong cuộc sống. Ông đưa cho bà Chánh án một bản sao Bộ luật mới này. Bà Chánh án cám ơn và thú nhận bà chưa biết điều luật mới này. Trạng sư bên nguyên đơn cũng thú nhận ông phải dành cuối tuần để xem lại điều luật này.
Không biết bên nguyên đơn nghĩ sao khi đưa ra một hình ảnh bạo động trong các cuộc biểu tình. Nguyên đơn lại diễn tả nhiều thành viên rất bạo động, ông cho rằng tại các quốc gia khác đã có người gặp vấn đề khi bị khép là Việt Cộng, đến nỗi ông phải mất ăn mất ngủ, trốn từ nhà này sang nhà khác khi bị khép là Việt cộng. Và bị đơn Nguyễn Thế Phong có khả năng một lời kêu gọi sẽ có 3 ngàn người xuất hiện biểu tình (không cần biết đúng sai). Nếu bạn đọc là chánh án hay 6 vị bồi thẩm viên người Úc, tin những lời nói trên là sự thật, quý vị có thể tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Nguyễn Thế Phong không tìm thấy lẽ phải và công lý. Đây là một điểm yếu nhất trong phiên tòa "gậy ông đập lưng ông" thế nhưng nó lại là câu chuyện chính của nguyên cáo thế mới chết. Người viết không tin rằng có trạng sư nào có khả năng hóa gỉai thế cờ này.
Những Ánh Mắt Rực Lời Cầu Nguyện
Người viết vẫn nhớ, sau 10 ngày, đói khát mất ăn mất ngủ, các anh chị em cùng chuyến vựơt biên chỉ còn những đôi mắt rực sáng niềm tin vào sự sống. Nhiều anh chị dự phiên tòa cũng có đôi mắt ấy đôi mắt của rực lời cầu nguyện và niềm tin vào công lý. Nhiều cô bác anh chị làm sao có thể hiểu được Anh ngữ dùng tại tòa, có thể hiểu được cách đấu trí giữa hai bên, có thể nói để luật sư và trạng sư cộng đồng hiểu. Chính những ánh mắt với niềm tin vào lẽ phải vào công lý. Ít nhất chính những đôi mắt ấy đã ảnh hưởng không ít đến tinh thần của luật sư của Trạng sư bên Cộng đồng. Chính Trạng sư tiến sỹ Matt Collins đã xác nhận rằng ông đã rất thích thú và ngạc nhiên khi được nhận lãnh và thực hiện vai trò của ông là bảo vệ công lý cho một cộng đồng tỵ nạn Việt cộng. Như vậy những đôi mắt không lời ấy đã đóng góp không ít đến kết qủa kết quả cuối cùng của phiên tòa.
Mười Ngày Ngồi Tòa
Người viết không dự đủ 10 phiên tòa và có lẽ khả năng diễn tả tình đồng hương không bằng anh Nguyễn Nhân , người viết đã được may mắn phỏng vấn xin giới thiệu đến bạn đọc:
Q. Thưa anh Nhân, anh và chị đã dự đủ 10 ngày tòa, anh có thể cho biết cảm tình mà đồng bào đã dành cho nhau trong suốt ngày qua ?
Có những biến cố như vậy thì mới thấy rõ sự gắn bó và tấm chân tình của đồng hương. Trong suốt 10 ngày tại Toà Trung Thẩm, tình đồng hương đã là cái nét đặc thù và nổi bật nhất của vụ kiện.
Trước nhất là đã có nhiều đồng hương ở khá xa, đã phải rời khỏi nhà thật sớm, đón xe lửa, xe "tram", xe buýt qua nhiều chặng đường để đến cho kịp giờ các phiên toà. Có những người đã bỏ cả công ăn việc làm, lấy ngày nghỉ để đến dự. Rồi có những người vào giờ ăn trưa (tuy ngắn ngủi) cũng ráng ghé vào để thăm hỏi diễn biến của vụ kiện. Cảm động nhất là đã có các vị cao niên, các vị đang mang nhiều thứ bệnh trong người, đi đứng khó khăn, khả năng hiểu biết Anh văn rất khiêm nhường nhưng vẫn có mặt đều đặn trong suốt 10 phiên toà không vắng mặt một ngày nào. Có những đồng hương trước đây chưa bao giờ gặp mặt nhưng nay lại trở nên gần gủi, thân thiết, tụm ba tụm bảy trò chuyện, cười nói, bàn tán xôn xao như quen biết nhau tự bao giờ.
Rồi đến giờ ăn trưa, chẳng có mấy ai đi ra ngoài mà vẫn cứ ngồi lại với nhau "có mắm ăn mắm, có muối ăn muối" chia sẻ cho nhau từng mẫu bánh, miếng khoai, nắm xôi, ly nước, ... ôi thật là tình nghĩa đậm đà làm sao! Vào những ngày cuối của vụ kiện, đồng hương lại càng khăn khít nhau hơn khi sự lo lắng hiện rõ lên trên nét mặt, trong tiếng thở dài, và họ đã an ủi lẫn nhau, nhắc nhở cho nhau là hãy cầu nguyện ơn trên!
Tình đồng hương và sự đoàn kết của Cộng Đồng Người Việt đã làm cho quan toà phải ngưỡng phục – vị Thẩm Phán đã phải 2 lần có lời ngợi khen đồng hương như là những người tham dự phiên toà gương mẫu, riêng vị Trạng Sư bên bị cáo (qua 10 ngày quan sát) cũng đã có nhận xét rằng Cộng Đồng của chúng ta là một Cộng Đồng vửng mạnh và đoàn kết.
Và nổi bật nhất là sau khi phiên toà cuối kết thúc với một kết quả mong đợi, thì đồng hương đã tay bắt mặt mừng, ôm chầm lấy nhau với đôi mắt đỏ hoe, hai hàng nước mắt chảy dài trong nổi mừng vui chung như của chính họ chứ không phải của riêng ai.
Có tìm đến với đồng hương, sống với đồng hương thì mới cảm nhận được sự mến thương ngọt ngào, đâm đà của tình đồng hương.
Lễ Tạ Tổ
Ngay khi biết được kết qủa phiên tòa, bà con bàn với nhau mời gọi những người đã có lòng quan tâm đến sự sống còn của cộng đồng cuối tuần gặp nhau tại Đền Thờ Quốc Tổ trước để làm một lễ Tạ Tổ, đồng thời cùng nhau chia sẻ những khó khăn mà cộng đồng đã và đang phải đương đầu. Mỗi người mang một món ăn đến trước cúng Tổ sau chia nhau thừa lộc. Ngày 27/3/2010, gần trăm người tham dự vui mừng như vừa đặt chân đến đảo. Mọi người trao đổi, chia sẻ nhau từ chua cay đến ngọt bùi trong cơn họan nạn vừa trải qua.
Sau khi ông Nguyễn văn Bon chủ tịch Cộng Đồng làm lễ Tạ Tổ và lễ Chào Quốc Kỳ. Ông Nguyễn thế Phong đã tuyên bố buổi lễ như sau: "Con kính dâng kết quả của ngày hôm nay như một lời tạ ơn lên Quốc Tổ, Hồn Thiêng Sông Núi, anh linh của các bậc anh hùng liệt nữ, của các chiến sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các nạn nhân hy sinh trên đường tìm tự do và cho các nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Con cũng xin cám ơn tất cả mọi người đã đứng bên con suốt những ngày tháng gian truân và thử thách vừa qua để xác tín rằng công lý luôn thuộc về sự thật và lẽ phải. Con rất vui mừng vì công lý đã làm sáng tỏ vấn đề, nhưng lại rất buồn vì cộng đồng đã phải ra tòa với những tốn kém không cần thiết. Nhưng lại rất hãnh diện vì nhìn thấy sức mạnh và sự đòan kết của cộng đồng trong việc hổ trợ và vững tin vào chánh nghĩa của cộng đồng. Qua sự việc con cũng vững tin rằng các anh chị em trẻ đã, đang và sẽ dấn thân làm việc thiện nguyện trong cộng đồng và tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam có quyền tin tưởng rằng: đồng bào và cộng đồng sẽ không bao giờ bỏ rơi họ khi họ phục vụ và đại diện cho cộng đồng theo đúng tinh thần và tôn chỉ của Bản Nội Quy Cộng Đồng".
Cờ vàng ba sọc nở khắp Đền thờ
Trước khi chương trình Tạ Tổ chấm dứt, bà Bé Hà xin phép được gởi đến mỗi người tham dự một dây khóat cổ trang trí cờ vàng ba sọc đỏ. Người viết chợt nghĩ như sau những ngày lênh đênh trên biển cả được thấy lại màu cờ biết mình được sống và được sống tự do. Việc làm của bà Bé Hà thật hết sức ý nghĩa trong nỗ lực phát huy cờ vàng.
Tôi nghe vài anh chị rủ nhau trong lần hầu tòa tới tất cả sẽ sử dụng giây khóat cổ này xuyên suốt phiên tòa.
Vài cuộc phỏng vấn
Vì thời gian không cho phép, người viết chỉ mới thực hiện cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Thế Phong, trong thời gian tới người viết sẽ tiếp tục phỏng vấn những đồng hương đã quan tâm hay tham dự phiên tòa để có được một bức tranh tổng hợp hơn về tình Đồng Hương. Xin phổ biến cùng độc giả cảm tưởng của ông Nguyễn Thế Phong, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu, Trưởng ban tổ chức Đền Thờ Quốc Tổ
Q. Tại sao lại làm lễ Tạ Tổ sau vụ kiện thưa anh? Nó có ý nghĩa gì đặc biệt trong chuyện này?
Thưa anh, chánh nghĩa quốc gia được gói ghém và tiêu biểu trong tinh thần nhân bản của Quốc Tổ Hùng Vương, cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại là biểu trưng của tinh thần nhân bản ấy. Chúng ta có còn ngày hôm nay cũng nhờ vì chúng ta biết chúng ta là ai, từ đâu đến và nhờ ai mà có chúng ta, những người tiếp tục giữ vững chánh nghĩa quốc gia, được thở hít không khí tự do này. Ðó là sự hy sinh ngàn đời của cha ông, tổ tiên để lại, bao nhiêu cái chết của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, hàng triệu đồng bào đã hy sinh trên đường vượt thoát chế độ CS phi nhân và hàng trăm ngàn những chiến sĩ đồng minh, trong đó có hơn 500 chiến binh Úc Ðại Lợi đã bỏ mình tại Việt Nam cho lý tưởng Tự Do và biết bao nhiêu những nhà tranh đấu đã nằm xuống và hy sinh cho sự tự do ấy.
Chính vì thế việc đại diện ra toà để bảo vệ quyền tự do, công lý và sự thật của cộng đồng người Việt tại Úc, chúng tôi thiết nghĩ cũng là đại diện cho chánh nghĩa, cho danh dự, cho sự trong sáng của anh linh ngàn đời của hồn thiêng sông núi và của mọi vị anh hùng liệt nữ và các chiến sĩ đã nằm xuống mà cộng đồng là cơ chế đại diện. Chúng tôi vì thế đã cầu xin và phó thác mọi sự cho Quốc Tổ, cho Hồn Thiêng Sông Núi trước, trong khi và trong lúc chờ phán quyết của Toà Án. Chúng tôi luôn tin tưởng vào sự linh thiêng của các ngài. Hôm nay đây, công lý, lẽ phải và sự thật đã được ứng nghiệm. Chúng ta có bổn phận tạ ơn các ngài và vì sự hộ trì và linh ứng của Quốc Tổ của những người đã hy sinh cho lý tưởng tự do. Ðể chứng minh điều này, tôi xin được tường thuật lại sự nhiệm mầu của quý ngài như sau:
Lúc chúng tôi nhận được trát toà từ phía nguyên đơn đưa chúng tôi ra toà Trung Thẩm Victoria . Quả thật với anh, chúng tôi không hề biết ai để mà nhờ vả hoặc biết tìm đâu ra một văn phòng hay một vị luật sư nào để biện hộ cho Cộng Ðồng. Trong suy nghĩ của chúng tôi, chúng tôi nghĩ rằng để tìm được một công ty luật đặc biệt về kiện tụng và mạ lỵ, chắc chúng ta phải tìm kiếm tại City chứ khó lòng mà tìm thấy tại những vùng như: Footscray, Springvale hay Broadmeadows. Nhưng làm sao biết được ai là trạng sự giỏi và chuyên nghiệp mới là vấn đề khó khăn. Chúng tôi và mọi người chỉ còn biết đến cầu xin Quốc Tổ, anh linh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Úc Ðại Lợi soi sáng dẫn đường cho.
Rất may nhờ chị Bé Hà đã trình bày vụ kiện với ông John Filmer, Chủ tịch ủy ban Tượng Ðài Chiến Sĩ Úc-Việt Dandenong. Chỉ một tuần sau đó, ông đã tìm đến hỏi thăm tôi về vụ kiện và ngỏ ý muốn giúp đỡ vì ông có quen biết một vị luật sự giỏi. Chúng tôi hỏi ông vị luật sư ấy ở đâu. Ông trả lời ở tại Noble Park . Quả thật chúng tôi cũng hơi nghi ngờ và thất vọng vì e ngại rằng vị luật sư này không giỏi hoặc không rành về lãnh vực này. Nhưng vì vị nễ ông John, một phái đoàn Cộng Ðồng gồm 3 người đã đến gặp vị luật sư này đó là Luật sư Bernard Moore thuộc công ty luật Bochard and Moore tại Noble Park.
Sau khi gặp Luật sư Bernard Moore chúng tôi mới biết ông trước đây cũng là một Trạng Sư hành nghề trong lãnh vực kiện tụng và mạ lỵ. Nay ông bỏ lãnh vực này và tập trung làm Trạng Sư về luật hình sự mà thôi. Ông cho biết trước kia ông là một Trạng sư rất thành công và có tiếng trong lãnh vực kiện tụng và mạ lỵ. Ông thắng rất nhiều vụ kiện cho đến khi ông gặp một vị Trạng sư mà ông phải thua và ngưỡng mộ một cách tuyệt đối tài nghệ của vị này. Vị này cũng kính nể khả năng ông qua những vụ kiện tại toà nên họ trở thành bạn thân và ông Bernard Moore quyết định chỉ tập trung vào lãnh vực Hình sự (Criminal Law). Vị trạng sự ấy chính là Trạng sư Tiến Sĩ Matthew Collins tác giả của nhiều sách giáo khoa về kiện tụng và mạ lỵ hiện được đang dùng để giảng dạy tại các trường đại học nổi tiếng như Havard, Oxford v.v…
Chúng tôi tin rằng anh linh của Quốc Tổ và của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Úc Ðại Lợi mà cộng đồng chúng ta đã xây dựng tượng đài tại Dandenong và đang được thờ phụng tại Ðền Thờ Quốc Tổ đã linh ứng và hướng dẫn và qua ông John Filmer cộng đồng của chúng ta đã được đúng người xứng đáng.
Kết quả là những ai có được diễm phúc chứng kiến phong cách và tài năng của hai vị Trạng và Luật sư của cộng đồng chúng ta tại toà Trung Thẩm, phải công nhận rằng khả năng và kiến thức chuyên môn của họ đã làm cho mọi người từ vị Chánh án, Lục sự và ngay cả Trạng sư của nguyên đơn phải kính nể.
Cá nhân chúng tôi luôn tin rằng cộng đồng của chúng ta đã và đang làm việc có chánh nghĩa và chánh nghĩa ấy đã được Quốc Tổ, các vị Anh Hùng Liệt Nữ ngàn đời, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh bảo vệ, do đó các ngài đã giúp hộ trì cho lẽ phải được thành công tại toà án của nước Úc nơi mà người Việt tỵ nạn đã liều chết tìm sự công bằng và tự do thật sự thưa anh.
Q. Cảm nghĩ của anh về tình cảm mà đồng bào đã dành cho anh?
Thưa anh, trước những nghĩa cử đầy thương mến và chăm sóc lo lắng của mọi người đã dành cho tôi và gia đình, những lời thăm hỏi, những lời cầu nguyện, những chai nước ngọt, từng miếng bánh mì, miếng xôi, từng lời dặn dò và chúc sức khoẻ một cách vô cùng chân tình của các bác, các anh các chị trong cộng đồng trong suốt những ngày trước khi, trong khi và sau khi ra toà, tôi cảm thấy mình là một người có hạnh phúc nhất trần gian này, mặc dù đang ở trong tâm trạng vô cùng căng thẳng, âu lo về tương lai của cộng đồng. Tôi cảm nhận được rằng những tình cảm này không phải chính là dành cho cá nhân tôi mà là tình cảm đồng bào dành cho cộng đồng và những ai đang dấn thân làm việc cộng đồng nói chung mà tôi là người đã đóng vai trò ấy thưa anh.
Tấm lòng lo âu đến việc chung ấy của quý bác, quý đồng hương cũng khiến cho tôi vô cùng khích lệ và tin tưởng rằng nó sẽ là một thông điệp thật mạnh mẽ gởi đến cho qúy anh chị em trẻ đã, đang và sẽ làm việc cộng đồng rằng họ sẽ luôn được đồng bào hổ trợ và nâng đỡ.
Một ý kiến cho bài viết trước ( Việt Luận 27/3/2010 trang 51)
Ngay khi báo Việt Luận đăng bài "Phiên Tòa Lịch Sử: Thành Viên Kiện Chủ Tịch Cộng Đồng" một độc gỉa Việt Luận đã trực tiếp đóng góp người viết. Chị cho rằng người viết đã viết như sau là không đúng "Người Việt tại Úc châu khi bị người khác gán ghép là Việt cộng hay cộng sản thì đúng là một sự phỉ bang, một sự mạ lỵ không thể chấp nhận được." Chị góp ý như sau: "Đối với đại đa số người Việt trên tòan thế giới, Việt cộng là xấu sa, ghê tởm, bội phản, lừa đảo, ... là tà gian. Khi ai đó bị coi là Việt cộng là một điếm nhục gia phong, đời ông, đời cha, đời con cũng khó mà rửa sạch." Người viết xin nhận góp ý của chị và chia sẻ đến bạn đọc xa gần.
Phiên tòa sắp tới
Cũng như các người tỵ nạn khi nhập trại chúng ta lại còn phải trải qua một số thủ tục nhẹ nhàng hơn trước khi được chọn định cư. Tương tự như thế Cộng Đồng sẽ lại phải ra một phiên tòa khác do ba ông Võ ngọc Anh, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Như Long đồng đứng đơn kiện “cáo buộc rằng Ban Chấp Hành CÐNVTD-VIC do ông Nguyễn Thế Phong làm chủ tịch đã tham lũng công quỹ của cộng đồng.”
Như người viết đã nhận xét việc tài chánh đều có sổ sách và báo cáo đến Chính Phủ, báo cáo trong các Đại Hội Thường Niên Cộng Đồng đến mọi đồng hương. Cũng theo nội quy mọi chi tiêu trên $500 Úc kim cần có chữ ký của ông chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát, nay chính ông lại đứng về phía những người thưa kiện để đưa Cộng đồng ra hầu tòa. Ông đã là nhân chứng trong phiên tòa trước thế nhưng những lời chứng của ông không đáng tin cậy để có thể sử dụng phán xét vụ kiện nói trên.
Ngay khi vấn đề được đưa lên báo chí, một ban Kiểm tra Tài Chính đã được các tổ chức trong Cộng Đồng đề cử để xem lại sổ sách kế tóan. Kết quả không tìm thấy điều gì sai sót.
Ngày 12-2-2010, việc cáo buộc CDNVTD-VIC “tham lũng” tiền công qũy của cộng đồng đã không đựơc tòa sơ thẩm xét xử. Tòa cho rằng đây chỉ là tranh chấp nội bộ không thuộc phận sự của tòa án. Tòa quyết định đưa sự vụ xuống Trung Tâm Giải Quyết Các Tranh Chấp ( Dispute Center ) để hai bên tìm cách hòa giải vấn đề. Việc hòa giải đã không xong.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài 2VNR, ông chủ tịch Nguyễn văn Bon cho biết phía Cộng đồng đã đưa ra tất cả hồ sơ sổ sách kế tóan nhưng phía đứng đơn đòi Cộng đồng phải làm lại kiểm tóan hàng chục năm về trước. Theo ông Bon đây là đòi hỏi không thể chấp nhận được vì hằng năm Cộng đồng đã có kiểm tóan độc lập.
Hơn thế nữa trong mọi phiên họp với bên nguyên đơn, cũng như trong buổi họp ở Trung Tâm Giải Quyết các Tranh Chấp, lụât sư Cộng đồng đã nói là hồ sơ tài chánh kế tóan của Cộng đồng lúc nào cũng sẵn có để cho bên nguyên đơn nghiên cứu. Trước phiên tòa ngày 12-2-2010, bên nguyên đơn đã gởi một kế tóan viên đến xem xét và nghiên cứu các hồ sơ này. Nếu bên nguyên đơn muốn thực hiện kiểm tóan lại những hồ sơ tài chánh này thì họ cứ tiến hành, tuy nhiên chi phí kiểm tóan phải do bên nguyên đơn trả. Điều này cũng là một nguyên tắc căn bản liên quan đến việc kiểm tra kế tóan, thí dụ như Sở Thuế Vụ Úc Đại Lợi, khi họ thanh tra một công ty nào và nếu muốn kiểm tra lại hồ sơ kế tóan của công ty này, thì họ phải chịu trách nhiệm mọi chi phí nếu họ muốn mời một kế tóan viên độc lập kiểm tra lại những hồ sơ kế tóan này.
Trong phiên họp Cộng đồng ngày 13-3-2010, bà Bé Hà chủ tịch Hội Tương Trợ Người Đông Dương Springvale (Springvale Indo-Chinese Mutual Assistance Association 'SICMAA') đã xác nhận việc chuyển ngân từ ngân sách Cộng Đồng sang SICMAA là hòan tòan hợp pháp và tuân theo thủ tục đòi hỏi của chương trình Phát Triển Cộng Đồng. Cũng trong phiên họp này ông Châu Xuân Hùng đã xác nhận là tài trợ cho chương trình Phát Triển Cộng Đồng này do Ban Chấp Hành Cộng đồng nhiệm kỳ 2003-05 và SICMAA cùng đứng đơn xin tài trợ này. Cũng cần biết ông Châu Xuân Hùng đã là chủ tịch Cộng Đồng nhiệm kỳ 2003-05. Trong buổi họp thường niên của SICMAA tổ chức vào tháng 11 năm 2005, cựu dân biểu vùng Footscray ông Bruce Mildenhall đã long trọng tuyên bố là Chính Phủ tiểu bang Victoria đã chấp nhận tài trợ cho CĐNVTD tại Victoria và SICMAA một ngân khỏan là $522,000 cho dự án 5 năm Phát Triển Cộng Đồng tại hai vùng miền Tây và miền Đông Nam Melbourne, Cả hai tổ chức này đều đã mướn nhân viên để thực hiện các kế họach liên quan đến Phát Triển Cộng Đồng. Cứ mỗi 3 tháng một lần, Cộng đồng phải làm báo cáo tài chánh để tường trình lên các cơ quan chính phủ Victoria và sau đó cơ quan liên hệ mới chuyển tiền vào ngân khỏan của Cộng đồng. Sau đó tiền được chuyển ngân cho SICMAA theo đúng như hợp đồng quy định việc SICMAA mướn nhân viên làm việc cho chương trình này.
Trên báo Việt Luận ngày 19-3-2010, trang 41, Ông Lý Ngọc Cương đã tha thiết kêu gọi nhóm nguyên đơn như sau: "Cuối cùng, tôi xin quỳ hai gối, mọp đầu sát đất, bái ba lạy dài, kính xin những vị có hiềm khích cá nhân với ông Nguyễn thế Phong, hãy vì đại nghĩa mà quên đi thù xưa để cùng nhau bảo vệ lý tưởng của Người Việt Quốc Gia, phát huy chánh nghĩa của người Việt tỵ nạn, góp phần giải thể chế độ cộng sản, quang phục quê hương". Cũng cần biết lẽ ra ông Cương đã là một nhân chứng của ông Võ Ngọc Anh trong phiên tòa trước. Nhưng do một việc làm sai của luật sư phía ông Anh, ông Cương đã phát hiện ra và xin bà Chánh án cho phép được miễn làm chứng cho ông Anh. Người viết không tham dự ngày tòa ông Cương được miễn làm chứng nên sẽ tường trình đến độc giả chi tiết khi bản chuyển âm (transcript) của vụ kiện được công khai hóa đến công chúng.
Vụ kiện sắp tới ba ông đã kiện Cộng đồng trong một thời gian dài (2001-2008), hồ sơ sổ sách kế tóan lại liên quan đến các năm về trước, liên quan đến nhiều ban chấp hành. Vừa rồi người viết đã hỏi cô Nguyễn thị Phượng Vỹ, phó chủ tịch CĐNVTD tại Victoria , và được cô cho biết: "các ông ấy kiện thì mình ra hầu tòa còn mọi việc liên quan đến tài chánh Cộng đồng thì rất minh bạch, anh nói với bà con đừng lo lắng gì cả."
Do vụ kiện sắp tới không còn là một vụ kiện cá nhân ông Nguyễn thế Phong, mà là một vụ kiện Cộng đồng thế nên bà con tại Victoria đang sửa sọan ra hầu tòa một lần nữa. Nếu ba nguyên đơn không thay đổi ý kiến người viết sẽ tham gia các buổi hầu tòa, phỏng vấn các đồng hương tham dự để độc giả có được một cái nhìn tổng quát hơn về cảm tưởng của đồng hương tại Victoria về hai phiên tòa lịch sử: thành viên kiện chủ tịch cộng đồng.
Vì đây là một sự kiện lịch sử của CĐNVTD tại Úc châu nói riêng, tại hải ngọai nói chung, trong thời gian tới người viết sẽ tìm chừng 10 vị để phỏng vấn 10 đề tài để có được 10 góc cạnh khác nhau. Người viết kêu gọi sự cộng tác của quý đồng hương để có thể hòan tất bài viết tới. Xin liên lạc Nguyễn Quang Duy (duyact@yahoo.com.au) hay điện thọai 0411148525.
Mừng Chúa Phục Sinh
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
31/3/2010

Ðôi nét về Ông NGUYỄN THẾ PHONG, cựu Chủ tịch BCH CÐNVTD Tiểu bang Victoria (Úc), đương kim Chủ tịch BCH CÐNVTD Liên bang Úc
Ông Nguyễn Thế Phong sanh năm 1961, vượt biên qua đến đảo Terempah, quần đảo Anambas (Indonesia) đầu năm 1979, sau được chuyển qua trại Kuku (đảo Jemayah) rồi đảo Galang. Ở trại 7 tháng, đến cuối năm ông được định cư tại Úc, thành phố Adelaide, tiểu bang Nam Úc. Một tháng sau ông đi tu theo phái dòng Tên, đến năm 1984 ra đời theo học tại Ðại học Melbourne, tốt nghiệp Ðại học Văn khoa. Sau khi ra trường ông làm thiện nguyện cho nhà thờ Vincent Liêm ở Flemington, sau đó làm Giám đốc điều hảnh văn phòng xã hội của hiệp hội Tương trợ người Ðông Dương Springvale (SICMAA) cho đến ngày nay. Ông tham gia công tác cộng đồng từ năm 1984 khi còn là sinh viên, từ các chức vụ trong tổ chức sinh viên đến nhiều chức vụ khác nhau trong một số tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Victoria trong suốt 25 năm nay. Năm 1999 ông Nguyễn Thế Phong tham gia tranh cử và đắc cử chức vụ Chủ tịch BCH CÐNVTD tiểu bang Victoria, hiện nay ông đang giữ chức vụ Chủ tịch BCH CÐNVTD Úc châu.

Ðiểm nổi bật ở ông Phong là tư tưởng và hành động chống Cộng rất rõ nét. Trong sinh hoạt cộng đồng, ông là người có tài hùng biện. Ở các buổi biểu tình, không khí sẽ nhộn nhịp hẳn khi ông Phong cầm micro và cất cao giọng kêu gọi. Ông có thể nói nhiều tiếng đồng hồ trong tất cả các buổi biểu tình, lưu loát ở cả hai ngôn ngữ Việt và Anh và có thể thức trắng đêm để chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài nói chuyện, dù chỉ nói chuyện một lần, cho ngày hôm sau.

Ðiểm mà tôi ghi nhận ở ông, và rất nhiều người đồng ý, ông chính là linh hồn của nhiều hoạt động chống Cộng tại Victoria và ở Úc, và là khắc tinh của các hoạt động hậu thuẫn cho Cộng Sản VN tại Victoria và tại Úc. Cũng chính vì thế mà nhà cầm quyền CSVN và tay sai của họ ở khắp mọi nơi, cùng với thế lực nhà nước và thế lực tiền rừng bạc biển của họ, họ sẽ đánh phá ông, cùng những cá nhân và các đoàn thể chống Cộng khác cho đến khi tất cả đều khánh kiệt từ tinh thần đến vật chất và không còn chống Cộng nữa.

Thưa quý đồng hương, tất cả chúng ta, không ai toàn diện, vì vậy vào từng thời điểm, ai cũng bộc lộ những ưu và khuyết điểm cá nhân. Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ chĩa mũi dùi vào khuyết điểm của người bạn đồng hành, bỏ qua mục tiêu trước mắt, làm ngơ trước ưu điểm của bạn đồng hành, tha thứ khuyết điểm của mình, tụ năm tụ bảy đánh vào khuyết điểm của người bạn đồng hành cho đến khi người bạn của mình gục ngã, hành động ấy phàm phu cũng còn thấy không đúng huống gì những bậc trí nhân! Và như vậy sao có thể gọi là đoàn kết?

[Tỵ Nạn Việt Nam] giới thiệu đến quý đọc giả bài viết dưới đây của ông Nguyễn Thế Phong. Ông viết xong bài này trước khi ra hầu toà vài hôm, sau chuyến hành trình thầm lặng đến thăm Galang mấy ngày. Ông có gửi tôi xem, và tôi đã xin phép ông được phổ biến để chia xẻ cùng quý đồng hương tỵ nạn khắp năm châu.

Chúng tôi đã về Galang cả chục lần, và đã hướng dẫn gần 500 lượt người đi ngang qua và đã chứng kiến cái nghèo của người dân địa phương tại khu vực Galang và những đảo chung quanh. Tuy nhiên chưa ai trong chúng tôi, có cách hành xử giống như ông Phong, có lẽ vì chúng tôi còn quá ưu tư đến di tích, tìm kiếm và bảo tồn di tích, chỉ nhìn cái quá khứ và cái tương lai mà quên cái thực tại trước mắt. Ông đã trở về, bỏ tiền túi, đơn phương Ðền Ơn Ðáp Nghĩa và giúp đỡ người dân địa phương.

Một cái máy điện toán, một cái máy phát điện cho trường học, dụng cụ dạy và học cho thầy cô và học sinh, và nhiều thứ nữa, tất cả đều không cần rất nhiều tiền. Tất cả đều nằm trong khả năng của từng gia đình người Việt hải ngoại chúng ta. Tuy nhiên có cái nhìn và hành xử trong tinh thần "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" như ông Nguyễn Thế Phong không phải mọi người đều có thể nghĩ tới!

Ðây là sự thật 100%.

Ðây không phải đóng kịch cũng hoàn toàn không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng vu vơ.

Chúng tôi cũng không có ý tôn vinh cá nhân.

Chúng tôi chỉ biết ông Phong về vùng Galang để thăm viếng. Tôi nghĩ là ông đi giải khuây để bớt căng thẳng.

Chúng tôi chỉ đơn thuần đưa ra một góc cạnh về một con người, một cá nhân. Trong khi một con người là tổng hợp của nhiều góc cạnh, là tổng thể của nhiều đơn vị cá biệt, nếu tách riêng những đơn vị cá biệt ấy, thì mỗi đơn vị chỉ là một cái gì đó bầy nhầy máu thịt chứ không phải là một con người.

Trong hoàn cảnh lịch sử ngày hôm nay, mỗi người chúng ta, nếu không làm được nhiều để góp công vào nỗ lực xây dựng một Việt Nam tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ thì cũng xin đừng làm một hành động gì khiến cho những nỗ lực ấy phải thui chột đi. Nếu không, chính chúng ta lại góp công góp sức vào công trình kiến tạo 1.000 nô lệ lần thứ nhì cho lịch sử dân tộc. Trong hành động, vào một thời điểm nào đó, một hoàn cảnh nào đó, chúng ta sẽ phải lộ ra khuyết điểm, vì tất cả chúng ta đều là những cá nhân bất toàn, khi ấy chúng ta nên hành động sao cho có lợi cho công cuộc đấu tranh chung và không có lợi cho Cộng Sản, một lực lượng với tiền rừng bạc biển và nhân lực 3 triệu người ngày đêm đang tìm cách đánh gục tinh thần đấu tranh ở hải ngoại của chúng ta để biến chúng ta thành những nô lệ mới, những con bò sữa, sau khi đã làm chủ tình thế khống chế 87 triệu người trong nước một cách hoàn toàn trong suốt 35 năm nay.

Xin lấy ý bỏ lời và hãy đoàn kết, thương yêu bảo vệ đồng đội của mình vì sự nghiệp chung.

Trần Ðông

TRỞ LẠI GALANG
MỘT CHUYẾN ÐI THẦM LẶNG HẠNH PHÚC VÀ NHIỀU Ý NGHĨA…
Melbourne (Úc châu) – Tháng 10 năm 2009, tôi là một thành viên trong phái đoàn đi thăm Galang do Văn Khố Thuyền Nhân VN tổ chức để trao thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới và Úc châu yêu cầu chính phủ Indonesia tiếp tục duy trì di tích lịch sử của trại tỵ nạn Galang sau khi nhà cầm quyền CSVN yêu cầu chính phủ Indonesia dẹp bỏ trại tỵ nạn này. Gia đình tôi và vợ của tôi đều là người tỵ nạn tại Galang. Sau 30 năm trở lại chốn cũ, tôi vô cùng xúc động với nhiều tâm trạng và suy nghĩ ngổn ngang thầm kín. Ðối với tôi chuyến đi này là một lời nhắn gởi, một sự lay động đánh thức tôi dậy và chất vấn tôi rằng: hơn 30 năm rồi kể từ ngày rời đảo tỵ nạn này tôi đã làm được một nghĩa cử gì cụ thể để tỏ lòng cám ơn những người dân Indonesia tại đảo Galang nhỏ bé này chưa? Vẫn biết rằng thức ăn và nhà cửa trại tỵ nạn tại Tarempa, KuKu và Galang mà gia đình tôi đã tạm trú là do Cao Ủy Tỵ Nạn cung cấp, nhưng nếu chính phủ và người dân Indonesia đã có cùng một thái độ đẩy người tỵ nạn ra biển như chính phủ Malaysia đã làm đối với chiếc thuyền tỵ nạn với 1100 sanh mạng của chính gia đình tôi thì việc gì đã xảy ra cho con tàu và 1100 người trên tàu? Tôi tự hỏi.
Trở về lại Úc tôi tự hứa với lòng mình và 550 anh linh của 550 ngôi mộ của những người Việt tỵ nạn bỏ mình tại đảo Galang là tôi sẽ làm một cái gì đó để bày tỏ lòng tri ân của gia đình tôi và của tôi đối với người dân của đảo Galang vì trên chuyến xe đi tham quan Galang vào tháng 10 năm 2009, tôi đã nghe một câu nói vô cùng chua xót của người hướng dẫn viên Indonesia là “Mặc đầu đã có hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn tạm trú tại đây (Galang) nhưng cho đến nay chỉ có người Ðài Loan đóng góp cho Galang qua việc trùng tu và xây cất những ngôi chùa tại đây mà thôi. Nhưng it ra thì người dân Galang cũng được hưỡng nhờ chút ít vì có công ăn việc làm”. Câu nói của ông làm tôi đau nhói, xấu hổ và buồn vô hạn vì tôi là một trong số hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn ấy.
Tôi quyết định làm một cuộc hành trình cá nhân thầm lặng của riêng tôi và gia đình để tạ lỗi với đất nước và người dân ân nhân đã cưu mang gia đình tôi và đồng bào tỵ nạn của tôi. Tôi tự nhủ phải làm ngay để tránh cho lòng mình khỏi kiếm cớ trì hoãn rồi không làm gì cả. Với khả năng và tài chánh hạn hẹp của gia đình tôi, đây là một công việc vô vàn khó khăn. May mắn thay một số bạn bè thân thương nhất của gia đình đã giúp tôi thực hiện ước nguyện này bằng cách đóng góp tài chánh cho những món quà mà tôi sẽ thay mặt họ hiến tặng cho người dân Indonesia tại Galang. Riêng tôi thì đi cắt cỏ thuê và dành dụm để trang trải cho phần vé máy bay và nơi cư ngụ của chuyến đi.
Tôi đến Batam, Indonesia vào ngày sáng ngày 22-2-2010 và được ông Edi và vợ là Nora người Indonesia đón tại bến phà và đưa tôi bằng chính xe của ông bà trực chỉ Galang. Trên đường đi tới Galang chúng tôi “pick up” anh Abu, một người Indonesia trẻ đã lớn lên cùng với người Việt tỵ nạn Galang từ lúc thành lập trại cho đến ngày trại đóng cửa nên anh nói tiếng Việt rất rành. Tôi muốn đến thăm ngôi trường tiểu học Galang để chào hỏi, thưa chuyện cùng quý thầy cô và tìm hiểu tận chổ những nhu cầu của trường này và các em học sinh.
Tôi vô cùng xúc động trước cảnh thiếu thốn của nhà trường: với 123 em học sinh tiểu học, 14 em nhà trẻ (Kindergarten) và 14 thầy cô giáo viên, nhà trường chỉ có 1 máy computer cũ (khoảng thập niên 80), trường không có máy printer, không có máy photocopy hay máy chữ bằng điện nào cả. Cả trường cũng không có được một cái quạt máy mặc dù trời và phòng học cực kỳ nóng bức. Tôi nhìn lên tường thấy có một cái hộp cứu thương “First Aid” nhưng không có gì ngoại trừ một lọ thuốc đỏ nhỏ. Mỗi lớp học có một bảng trắng (whiteboard) nhưng đã quá cũ và ngã mầu đen rất khó để có thể đọc được chữ. Riêng lớp nhà trẻ (kindergarten) thì hầu như trống rỗng và thiếu hẳn những hình ảnh trang hoàng, đồ chơi hay bút chì màu cho các em. Phòng của quý thầy cô thì có đuợc một bình nước nhỏ, bình nước được bọc vải để giử cho nuớc khỏi bị nóng thế thôi….Nói chung, trường tiểu học Galang, nơi người dân ân nhân của tôi sống chỉ có thế.
Tôi dành trọn ngày hôm sau 23-2 ở Batam để mua sắm quà tặng cho trường tiểu học Galang và các em thiếu niên tại Galang. Ông bà Edi và anh Abu dành trọn thì giờ cho tôi. Họ vui sướng và cảm động khoe cho hết mọi người mà họ gặp, đặc biệt là những người chủ shop và nhân viên bán hàng rằng đây là một người Việt tỵ nạn tại Galang trở lại để giúp các em học sinh và trường học tại Galang. Một số chủ shop vui vẽ giảm giá một cách đặc biệt cho tôi. Lòng tôi nôn nao, vui sướng và hãnh diện vô biên với danh xưng “Người Tỵ Nạn Việt Nam”. Anh Abu tình nguyện ở lại với tôi tại Batam để làm thông dịch cho tôi mặc dù vợ anh đang có bầu 5 tháng với đứa con đầu lòng rất cần sự có mặt của anh ở nhà. Ông bà Edi thì đóng cửa văn phòng du lịch vô cùng đông khách của họ và dùng xe nhà để đưa tôi đi mua sắm. Ông Edi không ngớt cười vui và lặp đi lặp lại câu nói: “Mr….., you do not realize how big the thing you are doing today. It’s going to be very loud…very loud. It will change everything…everything people have thought of your people before this Mr…. It’s will be very loud”
Tối ngày 23-2, tôi nhờ anh Abu giúp tôi soạn một vài lời cảm tưởng và cám ơn bằng tiếng Indonesia. Anh Abu không biết viết tiếng Indonesia hay tiếng Anh nên tôi nói tiếng Việt rồi anh nói lại bằng tiếng Indonesia để cho tôi phiên âm thể theo những gì tai tôi nghe được. Thế rồi gần khuya chúng tôi cũng xong bài phát biểu, anh Abu cẩn thận yêu cầu tôi đọc đi đọc lại để anh sửa cho hoàn chỉnh vì anh không biết đọc. Ngày hôm sau trước khi lên đường đi Galang anh đi khoe cùng khắp những quán ăn chung quanh quán trọ chúng tôi ở và bắt tôi đọc cho họ nghe bài diễn văn bằng tiếng Indonesia mà nội dung nói lên lòng tri ân của người Việt tỵ nạn đối với đất nuớc và người dân Indonesia, đặc biệt là người dân Galang. Mặt anh hồn nhiên, rạng rỡ, và vui sướng như một đứa bé khiến tôi cũng lây lất hãnh diện.
Vì chúng tôi mua nhiều đồ hơn dự tính nên ông bà Edi phải thuê một chiếc xe minibus để chở chúng tôi và quà tặng. Trên đường đi, chưa đến Galang, chúng tôi đã được người thân của anh Abu cho biết là cả làng Galang đã bàn tán, thao thức và chờ đợi suốt 2 ngày qua, đặc biệt là các em bé lớp Kindergarten. Ðêm qua, nhiều em không ngủ vì nóng lòng muốn biết lớp của các em sẽ có những gì.
Hôm nay, các em học sinh và thầy cô giáo mặc đồng phục đặc biệt và phụ huynh của các em cũng quanh quẩn bên ngoài trường học để theo dõi. Một số em học sinh đang quét dọn sân trường lần cuối để đón “phái đoàn” khi xe chúng tôi đến nơi. Thầy hiệu phó cùng quý thầy cô tươi cười đón phái đoàn của chúng tôi gồm có ông bà Edi, anh Abu và tôi. Các em học sinh thì nói “Salamat Pagi” (Good Morning) với những nét mặt thật rạng rỡ.
Với sự giúp đỡ và thông dịch của ông Edi, những món quà nhỏ bé của chúng tôi được mở ra trước sự chứng kiến của các thầy cô và các em: một máy computer hiệu Compac, một máy printer màu bao gồm cả scanner và photocopy hiệu Canon, 2 bảng trắng lớn, 1300 cuốn tập, 1300 cây viết mực và 1300 cây viết chì, máy gọt viết chì, bút màu, đồ chơi, posters học tiếng Anh cho các em Kinder, một trái banh soccer, một trái banh bóng chuyền và 2 trái banh đá cầu (đặc biệt của Indonesia), thuốc, băng và vật dụng cứu thương cho hộp First Aid của nhà trường và riêng cho quý thầy cô thì có một máy làm nước lạnh và nước nóng (water dispenser).
Tôi đã ngỏ vài lời cám ơn bằng tiếng Indonesia mà anh Abu đã giúp tôi soạn đêm hôm trước. Quý thầy cô và các em học sinh có vẽ vô cùng thích thú về điều này. Tôi hy vọng mình đã không phát âm trật hay nói điều chi thất lễ. Một nghĩa cử thật tự nhiên của các em học sinh kế đó đã làm tôi muốn bật khóc vì từng em, từng em một dùng hai tay của mình chắp lấy tay của tôi, miệng nói “thank you” rồi nâng tay của tôi đụng vào trán của mình. Không bút mực nào có thể tả xiết cảm xúc của tôi lúc bấy giờ. Ðúng ra tôi phải là người làm cử chỉ đó đối với quý thầy cô và các em vì tôi và hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn còn sống đến ngày hôm nay là do ơn cứu sống của đất nước Indonesia. Những quà tặng cám ơn nhỏ bé vô giá trị này làm sao sánh được ơn cứu mạng mà đồng bào tôi đã đón nhận! Tôi sẽ suốt đời không bao giờ quên giây phút thiêng liêng ấy của một người tỵ nạn.
Rời trường tiểu học với các em học sinh và quý thầy cô đứng tiển đưa và một số em chạy theo xe vẫy chào và nói cám ơn, chúng tôi ghé nhà của anh Abu để thăm hỏi cám ơn vợ của anh và dùng cơm trưa tại đó. Trước đó tôi cũng tặng cho các em thiếu niên của làng Galang một trái banh soccer, một lưới bóng chuyền và một banh bóng chuyền. Sau buổi cơm trưa, tôi nhờ anh Abu đưa tôi đi thăm và tặng một số tiền mặt nho nhỏ cho 10 người cao niên goá bụa và đơn chiếc trong làng, trong đó có một cụ bà đã trên 100 tuổi.
Sẵn trên đường đi bộ thăm những cụ già nghèo và neo đơn, Anh Abu đưa tôi vào thăm 2 trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp Galang. Một sự việc bất ngờ xảy ra tại sân trường trung học đệ nhất cấp Galang đã làm tôi bàng hoàng và choáng váng. Ðó là khi tôi và anh Abu vào sân trường và tôi định vào xem một lớp học thì có 4, 5 em học sinh nữ hỏi Abu tôi là ai. Abu nói tôi là một người tỵ nạn VN trước đây ở Galang. Một em nhìn tôi với cặp mắt không mấy thiện cảm và thốt lên một câu nói bằng tiếng Việt: “ÐI VỀ ÐI!!” những em còn lại nhìn em đó rồi cùng loạt lặp lại “Ði về đi” vừa nói các em vừa cười như thể nhạo báng. Tôi nghe nhói trong tim. Có lẽ các em đã chứng kiến những phái đoàn người tỵ nạn VN đến tham quan Galang nhưng chưa có làm gì cụ thể để giúp họ trong lúc nghèo túng như họ đã giúp người Việt tỵ nạn trong cơn thập tử nhất sanh mười mấy năm trước đây, vì vậy các em trở nên có ác cảm với người Việt tỵ nạn chăng? Liền khi ấy tôi cũng cảm nghiệm được nhiều hơn nữa tầm quan trọng và ý nghĩa của những gì mà chúng tôi (những người bạn của tôi ở Melbourne và tôi) đã làm tại trường tiểu học Galang chỉ cách đó mới hơn một tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi hy vọng rằng thái độ của các em và người dân Galang sẽ thay đổi một khi các em biết tôi đến Galang để làm gì.
Tiếp xúc với quý thầy cô của hai trường trung học, tôi khám phá ra một sự thật đau lòng, đó là cả làng Galang này ban ngày không có điện. Ðiện chỉ được công ty điện cung cấp từ 6 giờ tối đến 12 giờ khuya mà thôi. Nhà ai muốn có điện ban ngày phải chạy bằng máy điện. Trường trung học đệ nhị cấp có 10 máy computer cũ (thập niên 80) nhưng chỉ để chưng vì không có điện. Trường trung học đệ nhất cấp cũng có một máy computer cũ nhưng cũng không xài vì không có điện. Khi tôi xin phép được coi qua máy phát điện của nhà trường thì thầy hiệu trưởng sai một em học sinh đem máy phát điện vào phòng cho tôi coi luôn vì máy nhỏ quá. Công suất chỉ có 2 Amperes! Nay thì tôi hiểu ra tại sao không trường nào có máy quạt cả vì có cũng không dùng được vì máy điện quá nhỏ và yếu. Tôi được biết là máy phát điện của cả ba trường đều giống nhau: chỉ có 2 Amps!!
Thế thì làm sao trường tiểu học có thể sử dụng máy computer, scanner, photocopier và printer mà tôi vừa tặng? Có lẽ thỉnh thoảng tắt hết mọi thứ để chỉ xài máy computer hay chỉ chưng bày để cho các em học sinh nhìn thấy mà lên tinh thần rằng trường các em cũng có máy computer hiện đại chăng?
Tôi dành ngày hôm sau để tìm hiểu giá cả của một máy phát điện khả dĩ cung cấp đủ điện cho ít nhất hai trường trung học tại Galang có điện để sử dụng máy computer mà quạt máy hay cả đến những máy lọc nước mà chúng tôi vừa mới tặng cho trường tiểu học và trung học đệ nhất cấp. Với sự giúp đỡ của Edi, tôi đã tìm thấy một tiệm cung cấp máy phát điện tại Batam. Máy phát điện chạy bằng dầu diesel với công suất 45 Amps đủ cung cấp cho cả 2 trường trung học sử dụng trị giá $1200 Úc kim. Tôi ước gì mình có số tiền lúc ấy! Nhưng tôi tin chắc chắn với nỗ lực của các vị mạnh thường quân tại Úc hai trường trung học với hơn 200 học sinh tại Galang sẽ sử dụng được máy computer, mặc dầu cũ, lần đầu tiên của họ!
Tôi rời Indonesia với tâm trạng tiếc nuối là mình không có khả năng cho được cái mà Galang cần nhất đó là máy phát điện cho nhà trường, nhưng cũng vô cùng vui sướng đã làm được một việc quan trọng đó là cám ơn và tạ lỗi đối với người dân Galang ân nhân cho chính bản thân tôi và gia đình của tôi. Xin cám ơn các anh chị thân thương, những người đã đóng góp của ít lòng nhiều tại Melbourne cho các em học sinh tại Galang và giúp cho tôi thực hiện được chuyến đi đầy ý nghĩa này. Xin Ơn Trên, Hồn Thiêng Sông Núi và Hương Linh của các đồng bào bỏ mình trên đảo tỵ nạn Galang và các trại tỵ nạn khác trả công bội hậu cho quý anh chị và gia đình.
Trân trọng kính chào và cám ơn quý anh chị.
(Người bạn đồng hành mà quí anh chị đóng góp đã biết là ai).
Nguyễn Thế Phong


SƠN TRUNG * TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC

*
TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC


*
Trong quyển CỘNG SẢN LUẬN, chúng tôi đã nhận định hai điểm quan trọng về chủ nghĩa cộng sản:
-Quốc gia:
Trong quốc gia, cộng sản thực thi chế độ độc tài đảng trị, lừa dối nhân dân và tàn ác, xảo quyệt. Cộng sản không thương nhân dân, không yêu vô sản, cộng sản cướp đoạt quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
-Quốc tế:
Cộng sản không phải chủ nghĩa quốc gia mà là chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Sự thực chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nga đã cướp đất các tiểu quốc xung quanh mà lập Liên bang Sô Viết và xâm chiếm các nước Đông Âu.



Trung Quốc cũng thế. Trung Quốc đã chiếm Tây Tạng, và đô hộ Mông Mãn, Việt Nam. Không phải sau 1949, cũng không phải sau 1980, Trung Quốc mới cai trị Việt Nam mà họ đã được bọn Cộng sản Việt Nam cam phận nô lệ từ năm 1925 khi Nguyễn Ái Quốc dưới cái tên Lý Thụy đã theo Borodin sang Trung Quốc mà giao thiệp với đảng cộng sản Trung Quốc và tôn Trung Cộng làm thầy. Vì vậy, chúng ta không lạ khi thấy Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu ca tụng Stalin, Mao Trạch Đông là lãnh tụ vĩ đại của họ, và Trung Quốc là đồng chí anh em. Cái họa của đất nước và nhân dân Việt Nam là từ đấy.



Chính nhờ Trung Quốc giúp cán bộ, binh sĩ, vũ khí, lương thực mà cộng sản Việt Nam thắng Điện Biên Phủ, và được chia nửa nước. Chính nhờ Trung Cộng và Liên Xô mà cộng sản Việt nam chiếm được miền Nam. Muốn có những thắng lợi đó, cộng sản đã ký kết nhiều mật ước, trong đó là công hàm của Phạm Văn Đồng đã hiến Trường Sa cho Trung Quốc, và sau đó, bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh đã liên tiếp nhượng bộ Trung Quốc hết phần biển đến phần đất.




I.CHIẾN THUẬT VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Trong Điện Biên Phủ, và Cải Cách Ruộng Đất, Trung Cộng đã áp đặt mọi chính sách, còn Việt nam chỉ thụ động chấp hành. Ngay cả CCRD, cán bộ Trung Quốc đã đi sâu vào các làng xóm miền Bắc và chuẩn bị vào khu V để thực thi chính sách cướp của giết người. Điều này cho thấy Trung Quốc coi Việt nam là một quận lỵ của Trung Quốc, còn bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp chỉ là những tay sai ngoan ngoản. Và như đã nói, Đệ tam quốc Tế cộng sản (Komintern ), chính là đầu não của chủ nghĩa đế quốc cộng sản. Người của Komintern đã nằm trong các đảng cộng sản các nước để trực tiếp sai khiến và theo dõi họ. Bọn đầu nậu của các đảng cộng sản chư hầu, tổng bí thư, thủ tướng chỉ là những tên bù nhìn của Nga Tàu. Họ chửi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm nhưng bọn họ cũng là tay sai ngoại bang , vâng lệnh Nga, Tàu. Nhưng tư bản và cộng sản khác nhau. Tư bản không tàn sát, không bóc lột dân chúng như cộng sản. Các chư hầu Mỹ như Đài Loan, Đại Hàn phát triển mạnh, có báo chí tư nhân và có nhiều quyền tự do hơn cộng sản.



Khởi đầu, người của Komintern đã lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, và từ đó hệ thống Komintern thống trị thế giới, nghĩa là cộng sản các quốc gia chỉ là chư hầu của Liên Xô và Trung Quốc. Trong khoảng cuối thập niên 75, Trung Cộng ép buộc Việt Cộng phải theo các chính sách của Trung Cộng. Lê Duẩn ngả theo Liên Xô, chống lại Trung Quốc và đem binh xâm chiếm Kampuchia. Vì vậy chiến tranh biên giới hai nước đã xảy ra âm thầm, cho đến năm 1979 mới công khai. Mục tiêu của Trung Quốc có lẽ là "dạy cho Việt Nam một bài học" chứ Đặng Tiểu Bình chưa tỏ ý thôn tính Việt Nam, cho nên sau cuộc đánh phá mấy tinh biên giới, Trung Cộng rút quân. Việt Nam la ầm lên là đại thắng, đã đánh bại bốn kẻ thù lớn nhất thế giới là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Song sau khi Liên Xô, tan rã, Việt Cộng lại quay sang xin làm tôi tớ cho Trung Cộng cho nên họ bị Trung Cộng căm thù, khinh bỉ và đối xử tàn nhẫn.


Từ đó, Việt Cộng răm rắp tuân lệnh Trung Cộng trong việc phản quốc hại dân, bán đất, bán nước cho Trung Cộng vì họ ngây thơ và ngu xuẫn tin rằng Trung Cộng sẽ bảo vệ cho họ an toàn cai trị Việt Nam, nhân dân không nổi loạn và ngoại quốc không can thiệp. Họ không ngờ họ tự đút đầu vào miệng cọp. Nhưng dẫu sao, họ cũng như Hồ Chí Minh đã rơi vào kế hoạch thâm hiểm của Trung Quốc để từng bước một dâng hiến Việt Nam cho quan thầy!

Từ 1979 cho đến 1988 đã xảy ra nhiều cuộc chiến ngoài biển và biên giới với Trung Quốc nhưng Việt cộng che giấu.Kết cuộc quân Việt cộng đã đại bại. Từ đó, Việt cộng càng sợ hãi Trung Quốc. Cuộc chiếm đoạt này cũng là do Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Ung Văn Khiêm, và sau này là Lê Đức Anh. .. đã ký mật ước bán nước.(1)


Trước khi mất, Trần Hưng Đạo đã trối trăng:

Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dùng đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới có thể dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)


Nay thế trận đã rõ.Ngày xưa, ông Hồ kính cẩn lạy tạ cho nên Trung Cộng còn có chút che dấu nanh vuốt. Cũng có thể ông Hồ là một người Tàu đã được cải trang sau 1932. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng bộc lộ tâm lý và hành động thực dân đế quốc.Theo lời kể của ông Ngô Vĩnh Bình, Trần Huy Liệu với tư cách Phó chủ tịch Hội Hoa Việt Hữu Nghị sang chầu Trung Quốc , đã được ngoại trưởng Trần Nghị đã hỏi một câu thiếu ngoại giao và thiếu văn hóa:
“Các đồng chí có sợ chúng tôi không?
Trần Huy Liệu đã đáp: “Các đồng chí cứ nhìn lại lịch sử thì rõ!
http://www.vannghequandoi.com.vn/-nhanvt-vn-skin/1--nhanvt-vn-skin/4453-trn-huy-liu-la-chng-nhan-la-cau-hi-ca-th-k-hai-mi.html


Trần Huy Liệu cũng như Đặng Thái Mai tính tình cứng cỏi cho nên cả hai ông không được làm quan to được trong chế độ cộng sản.

Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, khi đến thăm Hà Giang – một trong những tỉnh từng bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến Việt – Trung cách nay ba thập niên đã thốt những lời vô cùng lễ độ của một tên đầy tớ rất trung thành: Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!
Trong khi đó, ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã đau xót, ngậm ngùi trả lời đài Á Châu Tự Do như sau
Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc - anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy.
Ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho nên trong một buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này: "Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó".
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Armed-forces-of-China-massacred-9-Vietnam-fishermens-in-Jan-2005-TrVan-01182010154742.html?searchterm=None
Nhưng than ôi, Trung Quốc bấy giờ không lừa đảo nữa mà cướp bóc, xâm lược trắng trợn kể từ khi Lê Duẩn cậy thế Nga chống lại Trung Quốc.

Họ đã có những chiến thuật, chiến luợc như sau:
1. Giai đoạn đầu: 1945-1975:
giả nhân nghĩa, lường gạt ,cho vay, cho mượn để tính giá cắt cổ. Công sản Việt Nam cần chiến thắng nên đã sẵn sàng nhắm mắt cầm bút ký các hiệp ước bất bình đẳng. với Trung Quốc.

2. Từ 1975 đến nay:Trung cộng áp dụng chính sách cứng và mềm:
+dùng quân sự đánh chiếm biển động và biên giới.
+dùng biện pháp mềm, bắt bọn đầu gấu ký kết văn tự bán nước dưới danh nghĩa kinh doanh, khai thác, mà cho Trung Cộng thuê đất, phá rừng, ký các hợp đồng kinh tế.

Nói tóm lại, Trung Quốc dùng cả hai chiến thuật quân sự vũ bão và kế tàm thực trong khi bọn cộng sản tham nhũng bất tài, hết ký kết hiệp định này đến hiệp ước, bán đứt cả giang sơn tổ quốc Việt Nam.

Ngày 6 tháng 1,trước 12 ngày kỷ niệm 60 năm hợp tác Việt Trung (18/1/1950 - 18/1/2010), đặc sứ Tôn Quốc Tường đã họp báo tại Hà Nội để nói rõ cho nhân dân Việt Nam và đảng Cộng sản nghe những khuyến cáo của ông. Các đài ngoại quốc và báo chí trong nước đã đưa tin về việc này.
Về phía Cộng sản Việt Nam, Tôn Quốc Tường khuyên nên: tạm gác lại “tranh chấp” biển Đông, chờ điều kiện chín mùi rồi giải quyết, trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước. Họ Tôn cho rằng hai phía đã giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Việt; còn việc giải quyết vấn đề biên giới trên biển thì nên gác lại khi điều kiện thuận tiện.

Về phía dân tộc Việt Nam, Tôn Quốc Tường cho là:hợp tác sẽ phát triển , nếu đấu tranh sẽ thất bại. Tuy họ Tôn nói ngắn gọn, nhưng qua lời phát biểu này, rõ ràng là Tôn Quốc Tường đã nói lên quan điểm của Bắc Kinh và của cả lãnh đạo Hà Nội rằng họ sẽ trấn áp và tiêu diệt mọi nỗ lực đấu tranh chống lại sự bá quyền của Bắc Kinh trên biển Đông mà họ gọi là biển Nam Hải.
Đặc sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường đã nói bóng bảy cho Việt Nam là Việt Nam phải đầu hàng"hàng thì sống, chống thì chết". và họ hăm dọa khi nào điều kiện chín muồi nghĩa là khi Trung Quốc xuất quân đánh Mỹ chính là ngày tàn của Việt Nam dù là Việt Nam cộng sản.

Đài VOA tường thuật như sau:

Những phát biểu của ông Tôn Quốc Tường đã nhanh chóng gặp phải sự đả kích của dư luận người Việt trong và ngoài nước. Một số thính giả VOA đã gởi e-mail bày tỏ bất bình về điều mà họ gọi là thái độ trịch thượng của Trung Quốc và những hành vi xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Một tờ báo trên mạng có nhiều người đọc ở Việt Nam là TuanVietNam.net, do nhà nước kiểm soát, đã cho đăng một bài viết của một độc giả, tên Khương Duy, nói rằng “Nếu gác lại sự tranh chấp bằng vũ lực, quân sự, gác lại sự va chạm không đáng có giữa hải quân Trung Quốc với ngư dân Việt Nam thì thật đáng hoan nghênh. Song nếu gác lại những biện pháp giải quyết bằng con đường đàm phán song phương và đa phương, bằng những luận giải pháp lý khoa học và lịch sử về chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên biển Đông thì có nên không?”

Ông Khương Duy cũng mạnh mẽ đả kích lời khuyên của ông Tôn Quốc Tường là báo chí Việt Nam nên “vì đại cục” mà tránh đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá. Một trang blog ở Việt Nam, không do nhà nước kiểm soát, là trang anhbasam.com, hôm thứ năm vừa qua cũng cho đăng một bài viết của ông Hồng Lê Thọ, chỉ trích bài học mà Đại sứ Tôn Quốc Tường nói tới trong cuộc họp báo. Bài viết nhan đềThông điệp mở đầu năm hữu nghị Việt-Trung: Những gáo nước lạnh ngổ ngáo!” có đoạn: “Đại sứ Tôn Quốc Tường nói một cách hùng hồn rằng ‘kinh nghiệm quí báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt là hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại – một lời khuyên của người đồng chí với 16 chữ vàng của Chủ tịch Giang Trạch Dân hồi đó đã gửi gắm hay đây là một thái độ trịch thượng, hàm ý Việt Nam không nên đấu tranh chống lại Trung Quốc trong những vấn đề song phương, trong đó có vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? ‘Thất bại’ ở đây có nghĩa gì? Lại là ‘một bài học’ như Trung Quốc đã xua quân sang ‘trừng phạt’ nước ta vào năm 1979?”
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/focus/a-19-2010-01-11-voa13-82749212.html
Trong Bauxite Việt Nam, nhà văn Hoàng Lại Giang phát biều như sau:

Hoàng Sa, Trường Sa Trung Quốc chiếm. Điều đó thuộc quá khứ, thuộc lịch sử. Khi nào điều kiện chín muồi thì hãy bàn thảo. Bản thảo khi điều kiện chưa chín muồi chỉ có thất bại thôi. Ông không nói đòi mà ông nói đấu tranh. Ông không nói thua mà ông nói thất bại. Như bao nhiêu cuộc đòi đất, đòi nước khác. Kẻ mạnh bao giờ cũng dẫm lên xác của kẻ yếu mà đi tới!!

http://boxitvn.wordpress.com/2010/03/01/doi-loi-goi-hai-ong-dai-su-trung-quoc-tai-viet-nam-ton-quoc-tuong-va-duong-cong-to/
Ông Lý Thái Hùng viết:


Qua những phát biểu của họ Tôn nói trên, lòng tự trọng và lòng yêu nước của người dân Việt Nam sẽ không thể nào im lặng trước sự thách đố của Bắc Kinh. Khi dùng đến nhóm từ “Đấu tranh sẽ thất bại” cho thấy là Bắc Kinh đã thấy rõ sức đề kháng mạnh mẽ và liên tục của người dân Việt Nam trong nhiều năm vừa qua. Đặc biệt là từ khi có những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên, văn nghệ sĩ vào cuối năm 2007 nhằm chống lại Bắc Kinh cho lập huyện Tam Sa trực thuộc đảo Hải Nam để quản trị hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Ngoài ra, những cơ quan truyền thông của Cộng sản Việt Nam loan tải rộng rãi lời thách đố của họ Tôn sau cuộc họp báo, chứng tỏ là Hà Nội cũng đã đồng tình và muốn nhờ lời của họ Tôn để răn đe những ai đặt vấn đề xâm chiếm biển Đông của Bắc Kinh đối với lãnh đạo Hà Nội kể từ nay.

Đây là một sự nhục nhã của dân tộc Việt Nam có giòng máu bất khuất, oai hùng. Đây là dấu hiệu cho thấy là sau khi mất đất biên giới, mất vùng biển Vịnh Bắc Việt, việc mất biển Đông chỉ còn là thời gian nếu chúng ta không hành động kịp thời. www.facebook.com/topic.php?uid=103201056366&topic=12584 -

Tháng sau, khi về Trung Quốc, Tôn Quốc Tường lại gửi một bức thư cho nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam. Đài RFA đã phỏng vấn Hoàng Lại Giang về câu nói của ông: “Nhẫn hơn nữa là mất nước. Điều ấy với nhân dân Việt Nam là không thể được”...

Trả lời đài RFA, Hoàng Lại Giang phê bình thái độ và lời lẽ của ông đại sứ như sau:
Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.

Ông cũng phê phán hành động của Trung Quốc:
Sự thật thì chúng ta đã mất Hoàng Sa và một phần của Trường Sa. Chính Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm lấy hai quần đảo này và chính Trung Quốc chứ không phải ai khác phải xin lỗi nhân dân Việt Nam và trả lại chủ quyền hai quần đảo này cho nhân dân chúng ta, chứ không phải tiếp tục dùng vũ lực, tàn bạo đối với ngay cả những dân chài Việt Nam gặp nạn bão.Cách hành xử như vậy thì còn ai tin ở những câu khẩu hiệu không có nội dung như “hai nước sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” nữa. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Cannot-see-history-from-the-same-direction-tvan-02272010070316.html

II.TAI HỌA CỦA VIỆC CỘNG SẢN BÁN NƯỚC

1.Kinh tế:

(1).Trong khi nhân dân Việt Nam đói khổ, thất nghiệp, trai gái phải đi làm nộ lệ xứ người , bị lường gạt và đối xử vô nhân đạo, việc xâm lược của Trung Cộng làm cho dân ta khổ hơn. Bọn Trung Cộng đưa nhân công sang Việt Nam, cướp hết công việc của nhân dân Việt Nam.
(2). Hàng hóa của chúng tràn ngập và bán rẻ,khiến hàng hóa Việt nam mất ngay thị trường trong nước.
(3). Các đập thủy điện đầu nguồn tại Trung Quốc đã làm kiệt quệ kinh tế Việt Miên, Lào. Ngư dân, nông dân Việt Miên Lào sẽ càng ngày càng đói khổ.Ngoài ra, ngư dân Việt Nam không được đánh cá trên biển Việt Nam. Ôi những ngư dân Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi một thời cuồng nhiệt theo cộng sản nay chính họ là nạn nhân của những anh em đồng chí với Hồ Chí Minh!

2. Môi trường:

Việc khai thác Bau xit, phá rừng để bọn cộng sản Việt Nam làm giàu trong khi bọn Trung Quốc tàn phá quê hương, gây ra nạn lụt lội và ô nhiễm môi trường.Chưa kể việc Trung Quốc xây thủy điện đã giết chết sông Hồng, sông Đà và Cửu Long giang, đồng thời tiêu diệt đồng bằng Bắc Việt và đồng bằng Nam Kỳ.

3. Về quân sự:
Việc cộng sản Việt Nam cho Trung Quốc khai thác rừng chính là việc bán nước, đem đất nước của cha ông bán rẻ cho quân thù, một quân thù dã man tàn bạo mà ông Hồ và đảng cộng sản đã mang tội cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giầy mả tổ. Thế là từ nay, Trung cộng hiên ngang lập hãng xưởng, căn cứ quân sự trên đất nước ta. Họ từ Mông Cáy, Lạng Sơn, Hải Phòng . . . nhiều đường tấn công Hà Nội. Cũng có thể họ không cần cất quân, hàng ngàn , hàng vạn pháo từ núi rừng gần đó có thể phóng vào Hà Nội, biến thủ đô của Việt Cộng thành đống tro tàn. Họ sẽ mở con đường từ Trung Quốc sang Việt Nam, đến Tây Nguyên, một loại đường xuyên Trường Sơn, một loại đường mòn Hồ Chí Minh mà Việt cộng đã làm để xâm chiếm miền Nam trước đây.

Nối với đường mòn Hồ Chí Minh họ có thể đem quân đến miền Nam Việt Nam, Miên Lào và Thái Lan nếu cần. Các cơ sở khai thác, kinh doanh có thể biến thành pháo đài, và các công nhân sẽ là những chiến binh đã đầy đủ đạn dược lương thực.
Từ đường mòn xuyên Hoa Việt và các căn cứ từ biên giới Hoa Việt này, họ sẽ khống chế Đông Nam Á, mà gần nhất là khống chế các tỉnh miền Trung. Từ Cao Nguyên họ nối liền Hoàng Sa, Trường sa. Thủy và bộ binh đủ ép chết Việt Nam, và cắt Việt Nam ra nhiều khúc. Chính bọn cộng sản Việt nam đã tiếp tay cho Trung Cộng xâm lấn nước ta.


4. Chính trị:

Rõ ràng là một cuộc xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản. Phía Bắc Việt Nam, dân Trung Quốc phá rừng, lập làng xã, xóa biên cưong hai nước, trong năm mươi năm, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang . . . sẽ là huyện lỵ của Trung Quốc và dân cư sẽ là người Hoa chiếm đại đa số.
Tại miền Trung, việc khai thác bauxite và lập các hãng xưởng Trung Quốc tương lai sẽ đưa đến việc mở rộng chế độ thực dân trên đât nước ta theo kiểu tằm ăn dâu.Trong một trăm năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quận lị Trung Quốc.
Nay Trung Cộng đã đặt xong những buớc cơ bản cho chương trình xâm lược theo kiểu tằm ăn dâu. Nếu họ động binh đánh chiếm thế giới, việc đầu tiên là chiếm công khai Việt Nam bằng quân sự để làm tiền đồn bảo vệ chính quốc, và làm bàn đạp xâm lăng các nước khác. Chính đại sứ đặc nhiệm Trung Quốc đã hé lộ hay cố tình hù dọa là sẽ tính sổ luôn một thể, nghĩa là khi họ chiếm Á Châu, Thái Bình Dương, họ sẽ thanh toán Việt Nam cùng một lúc. Cái mộng của Stalin, Mao Trạch Đông là hạ thủ Mỹ để lên cầm quyền cả thế giới! Nay thì Hồ Cẩm Đào sẽ thực hiện cái mộng của Stalin, Mao của đảng Cộng sản, và cái mộng xâm lược của Tần Thủy Hoàng và Hôt Tất Liệt.

Họ có thể dùng quân sự không kiêng sợ gì ai. Họ cũng có thể đưa ra trăm ngàn mưu kế như bọn cộng sản Việt Nam lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để cướp phá nhân dân Miền Nam. Họ có thể làm những việc sau bằng cách dùng một vài tên địa phương lập chính phủ để chống lại cộng sản Việt Nam:
+Chính quyền Fulro ( Pháp hoặc Trung Cộng đã làm).
+Chính phủ Chiêm Thành
+Quân Kampuchia tiến đánh Miền Nam đòi lại Thủy Chân lạp.(Việc này Shanouk đã nói.)

Trung Cộng sẽ đem hàng triệu lính , vũ khí, lương thực giúp các tổ chức này như họ đã làm tại chiến tranh Việt Nam. Lúc bấy giờ Việt Cộng cũng bị tiêu diệt vì Trung Cộng tin dùng người Trung Cộng hơn Việt Nam. Sau khi bọn Kampuchia, Fulro, Chiêm Thành thắng lợi, thì bọn này lại bán nước cho Trung Quốc. Kế hoạch này sẽ được lập lại ở Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Miến Điện v. v..Nói tóm lại, trước sau Việt Nam sẽ bị xóa bản đồ trên thế giới. nếu nhân dân ta không tranh đấu, cứ cúi đầu làm nô lệ cho bọn Việt cộng và Trung Cộng.

III.TÌNH HÌNH MỸ HOA

Sau tháng tư 2010, Hồ Cẩm Đào đi Mỹ về thì tình hình mới rõ rệt. Nhưng nay thì Trung Cộng đã sẵn sàng. Trung Cộng đã ra lệnh tổng động viên. Và bao năm nay, họ đã tich thảo đồn lương, luyện tập binh sĩ và chế tạo vũ khí. Họ làm thế để hù dọa Mỹ hay chuẩn bị đánh thực nếu hòa đàm bất thành? Đây là cơ hội tốt nhất cho Tàu đánh Mỹ vì lúc này là lúc Mỹ yếu nhất:

Trung Cộng cho rằng Mỹ không dám chống Trung Cộng vì:
+Kinh tế và quân sự Trung Cộng mạnh hơn trước nhiều.
+Mỹ đang gặp khó khăn kinh tế, không dám can thiệp việc châu Á và thế giới
+Mỹ không giải quyết được chiến tranh Afganistan và Iraq nên không dám đánh Trung Cộng, Nếu đánh thì Mỹ thua vì tứ diện thụ địch.
+Mỹ mạnh nhưng rất yếu vì phe phản chiến thường dễ dàng khuynh đảo chính quyền nếu chính quyền gặp khó khăn về chính trị kinh tế và quân sự.
+Cuộc bầu cử sẽ làm cho phe chủ chiến thua phiếu, rồi lại phải hứa hẹn rút quân. . .
+Mỹ có vũ khí tối tân nhưng không giải quyết được du kích chiến. Mỹ có thể chiếm được Trung Quốc nhưng không giữ được Trung Quốc.

IV. TÌNH HÌNH VIÊT NAM

Một số những tên tai to mặt lớn trong đảng là tay sai Trung Quốc, chúng cũng cũng như Hô Chi Minh, Trương Chính, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan. . . đã bán mình cho Trung Quốc.Hơn nữa, nay chúng có tài sản lớn, chúng chỉ cần yên thân để an hưởng tuổi già, không muốn chiến đấu nữa mặc cho nước mất, dân khổ, chúng không cần, dù chúng là tướng tá. Càng địa vị cao chúng càng hèn hạ. Ngày xưa chúng đánh Mỹ là có Nga Tàu hà hơi tiếp sức, nay chúng nhờ vào đâu mà chiến đấu? ..
Giả sử trong đảngcộng sản có phe yêu nước muốn chống lại Trung Quốc, họ sẽ gặp nhiều khó khăn dù ngày nay, cộng sản Việt Nam mua vũ khi Nga.

Việc mua vũ khí này chưa đạt tiêu chuẩn cần và đủ vì những lý do sau:

+Mấy chiếc máy bay, mấy tàu thủy mua của Nga thì cũng chỉ làm giàu cho Nga, không thể chiến đấu với lực lượng đông đảo của Trung Quốc. Trung Quốc xưa kia dùng biển người nay họ sẽ dùng rừng pháo, hỏa tiễn các loại để chống lại Việt Cộng với tỷ số mười hoặc ba mươi chọi một.
+Trong hàng ngũ cộng sản có nhiều tai mắt của Trung Quốc, mọi bí mật quân sự sẽ bị tiết lộ.
+Nhân dân Việt Nam căm thù cộng sản vì cộng sản đàn áp, cướp bóc nhân dân. Muốn nhân dân đoàn kết phải có một chính phủ phi cộng sản vì nước vì dân. Một chính phủ dân chủ và đoàn kết toàn dân thì mới được nhân dân trong và ngoài nước, và các nước tự do ủng hộ trong chính nghĩa bảo vệ độc lập và xây dựng dân chủ, tự do.
+Nga là một nước xa, họ đã không giữ lời cam kết cho nên bọn Lê Duẩn bị hớ mà phải đâu hàng Trung Quốc. Nga đang suy sụp, Nga chỉ có cách bán vũ khí mà sinh sống, Nga không dại gì nhảy vào đánh nhau với Trung Quốc chỉ vì một nước Việt Nam nhỏ bé.

Dù Trung Quốc nhường Mỹ nhưng chắc chắn là Trung Quốc đã chiếm và sẽ chiếm Việt nam bằng cách nắm cổ mấy tên lãnh đạo phản quốc. Đó là cách cai trị gián tiếp, là cách mượn tay Việt Nam giết Việt Nam.Viêc cấm sinh viên biểu tình, bắt bớ giam cầm các nhà tranh đấu dân chủ chính là thực hiện chính sách dùng người Việt cai trị, tàn sát dân Việt của bọn Trung Quốc xâm lược .

Đảng Cộng sản từ Hồ Chí Minh cho đến nay càng ngày càng lộ rõ bộ mặt bán nước, phản dân. Mong nhân dân ta phải hiểu rõ mà tự tranh đấu cho mình và tương lai con cháu.

____


(1). In the Paracel Islands battle, the South Vietnam fleet sank two Chinese ships and caused damage to two others, whereas on the South Vietnam side, one Patrol craft escort was sunk, 40 soldiers were captured. In 1988, when China invaded the Spratly Islands, Hanoi forces let China sink 3 ships, kill 72 soldiers and capture 9 others.
The reasons for those invasions have been known far earlier. It is part of the "Survival Space" Program, because China has foreseen the two main national resources in Manchuria and Sinkang will soon be dry up. To carry out the program, China started the easiest steps. It began with what the VCP had promised China earlier. It was a secret agreement between the communist governments of Vietnam and China.
According to Reuter, on 12-30-1993, the VCP denied the secret agreement with China. However, they could not prove that such agreement has not existed. Le-Duc-Anh visited China and the Chinese told him to wait 50 more years to discuss about the dispute. Might China look at Le-Duc-Anh as an ungrateful and disloyal person, who forgets the earlier promise?
According to the China Foreign Ministry, their sovereignty on those two Paracel and Spratly Islands is indisputable (Beijing Review, Feb 18, 1980), because Hanoi had already settled the matter with China. China also provides evidence to support their claim:
- In June 1956, two years after Ho-Chi-Minh formed his new North Vietnam government, Ung-Van-Khiem, Deputy Foreign Minister of North Vietnam government told Li-Zhimin, Charge d'affaires of the China Embassy in Hanoi that: "According to Vietnam document, Xisha (Hoang-Sa or Paracel Islands), and Nansha (Truong-Sa or Spratly Islands) are Chinese historical lands." [sic]

http://www.hqvnch.net/default.asp?id=236&lstid=135







Tuesday, March 30, 2010


TIN TRUNG CỘNG

*

Trung cộng ban hành luật tổng động viên.



Chủ tịch Trung cộng Hồ Cẩm Đào đã ký sắc lệnh công bố để Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Luật bao gồm 72 điều, cho phép thành lập các đơn vị tác chiến và hệ thống chỉ huy nhằm điều động quân đội, nhân sự, viện nghiên cứu chiến lược, công tác cứu trợ các hậu quả liên quan tới chiến tranh.


Theo luật Quốc hội sẽ được quyền tuyên bố huy động cấp quân khu hoặc toàn quốc là phù hợp với hiến pháp “nếu chủ quyền đất nước, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia bị đe dọa”. Luật này cũng quy định công dân nam trong độ tuổi từ 18 đến 60. Nữ trong độ tuổi từ 18 đến 55 (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt) phải tuân theo luật Tổng động viên, bao gồm phục vụ trong quân đội trong thời gian chiến tranh, tham gia
vào công tác tái thiết, khôi phục thảm họa sau chiến tranh, và giúp duy trì trật tự xã hội. (Tin nguồn: Xinhuanet)


Không quân Trung cộng thực tập tiếp nhiên liệu trên không.

Lực lượng chiến xa Trung cộng đang tập trận.


Chiến hạm Trung cộng tuần tiểu trên biển Đông.


Lực lượng tàu ngầm nguyên tử Trung cộng.


Trung cộng tập trận bắn hỏa tiển từ các tàu ngầm.

http://congdongvietnamnamcalifornia.wordpress.com/2010/03/01/trung-c%E1%BB%99ng-ban-hanh-lu%E1%BA%ADt-t%E1%BB%95ng-d%E1%BB%99ng-vien/

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11867


*

Monday, March 29, 2010


NHÀ VĂN CHU TỬ

*
TƯỞNG NHỚ NHÀ VĂN CHU TỬ


Sáng ngày 2-5 của 29 năm về trước tại Subic Baỵ Tôi đứng dưới con đường dốc lối đi bệnh xá nhìn lên đám người đi ngược về khu tạm trú, chưa kịp vỡ cơn mừng đã vội tắt nụ cười, sững câm bởi vừa nhìn thấy Sơn với đôi nạng gỗ, có Vân dìu đỡ, khấp khểnh lê từng bước.




Bà người làm tay bồng tay dắt hai đứa con gái của đôi vợ chồng người con trai lớn của nhà văn Chu Tử. Cả bà Hai lẫn Vân cũng vừa nhận ra tôi, mừng tủi khóc òa lên cùng một lúc. Tôi đón nhận tin ông Chu Tử chết trong buổi sáng hoang mang xao xác đó. Buổi sáng ngơ ngẩn như hồn đi lạc, xác thân cũng lạc, đường đột bước đi đến nơi bờ bến lạ, không ý thức được rằng mình đi như thế là đi xa đất nước, là rời bỏ quê hương. Tôi nghe choáng váng và lòng tầm tã một cơn mưa buồn thảm...


Trọn cái tiểu gia đình đứng trước mặt tôi đều mang thương tích từ mảnh vụn B-40 quân Cộng bắn vào chiếc Việt Nam Thương Tín. Quả đạn đã giết được người và chỉ giết một người trong cái đám đông hốt hoảng chạy tìm đời sống và đất sống. Con người xấu số đó là nhà văn Chu Tử. Định mệnh nào tai ác đã thù hằn theo đuổi để hại cho bằng được con người khốn khổ tài hoa ấy, trong quãng giờ khắc điêu linh bất hạnh ấy của quê hương, và bằng cung cách gớm ghê thảm khốc dành cho một hình hài yếu đuối như hình hài Chu Tử, trưa ngày 30 tháng Tư, 1975 – khi ông buồn bã đứng dựa thành tàu, nhìn Saigon lần cuối, nhìn quê hương lần cuốỉ... Chu Tử bị bắn một lần hồi tháng Tư, 1966 ngay trước nhà ttrong con hẻm trường Hoài An, Phú Nhuận - vỡ một mảnh hàm - nhưng ông sống sót và hồi phục chóng vánh kỳ diệu trong thương yêu phẫn nộ của công luận.


Viên đạn oan khiên nghiệp chướng ngày 30 tháng Tư 75 cũng đã thổi bay hàm dưới và là viên đạn chí tử, dứt điểm mà định mệnh đã dành cho đời Chu Tử. Tôi như nhìn thấy ông nằm ngay trước mặt, đau đớn, quằn quại trên vũng máu và kêu rên, và gọi tên thống thiết đứa con gái thương yêu Chu Vị Thủy đã cùng mẹ, cùng em và chồng con ở lại...


Tôi như nghe được cả tiếng ông giục Sơn dốc trọn ống thuốc ngủ cho ông nuốt chửng để khỏi kéo dài cơn thảm thiết. Chu Tử đã chào thua định mệnh, chết dữ dằn và phải chết trầm hà. Số mệnh tham lam đã bắt ông phải trả cả vốn lẫn lời quá nặng. Tôi đã vô cùng gần gụi và có quá nhiều kỷ niệm với nhà văn Chu Tử. Đầu năm 64, tờ Ngày Nay của ông Hiếu Chân bị đóng cửa, tôi đã rời Ngày Nay, theo ông trong cái ê-kíp đầu tiên viết mướn cho cho những vị chủ báo, có vị không bao giờ viết báo.


Từ tờ Tương Lai, Tiền Tiến của “vua thầu khoán” Đỗ Cường Duy. Rồi tờ Thân Dân của cụ Nguyễn Thế Truyền, Tranh Đấu của ông “vua đái đường” Ngô Đức Mão, Bến Nghé của “vua bóng bàn” Đinh Văn Ngọc... cho đến khi Chu Tử xin được măng-xét ra riêng tờ Sống, đứng tên Chủ nhiệm, tất cả kéo nhau về tòa soạn cũ trên đường Hồ Xuân Hương. Cái “ê-kíp Chu Tử” đầu tiên ấy chỉ vỏn vẹn có vài người. Ngồi thường trực trong tòa soạn có Hoàng Anh Tuấn, Trọng Tấu, Đằng Giao và tôi.



Vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca và Tú Kếu mỗi đêm đến làm tin, dịch tin. Duyên Anh phụ trách trang thiếu nhi. Vũ Dzũng, Đỗ Quý Toàn trang Thanh niên, Sinh viên. Nguyễn Ang Ca ký giả thể thao, kịch trường. Võ Hà Anh phóng viên chạy ngoài. “Cô” Kim Chi Hoàng Anh Tuấn lo giải đáp tâm tình và tử vi đẩu số! Anh Hợp, Nguyễn Thụy Long, Tuấn Huy, Nguyễn Đức Nam, Lương Quân, Tiền Phong Từ Khánh Phụng viết tiểu thuyết trang trong, lâu lâu mới ghé một lần đưa bài và lấy tiền nhuận bút. Nhân vật “ngoại hạng” phải kể là “chí sĩ” Minh Vồ đặc trách mua bông giấy và ngoại giao với phòng Kiểm duyệt bộ Thông Tin, xin lại giấy phép mỗi khi bị chính quyền đóng cửa...


Tôi đã gần gụi ông Chu Tử trong cả đời sống bên ngoài tòa báo, can dự vào nhiều biến cố của gia đình ông như một thành phần ruột thịt. Ông cũng coi tôi như ruột thịt của gia đình và dành cho tôi một tin cậy, mến thương sâu đậm. Tôi đã chứng kiến ông hoan lạc, bi thương, vui, buồn, hờn giận... Chứng kiến một Chu Tử hồn nhiên đúng như Nguyễn Mạnh Côn nhận xét, “Một tâm hồn đứa trẻ trong thể xác ông già”. Nhưng có lẽ tôi thấy đời ông thống khổ nhiều hơn hạnh phúc. Thể xác ông phải chịu những đớn đau nhiều và quá độ đối với hình hài yếu mảnh nhưng mạnh mẽ tinh thần phấn đấu. Như chứng kiến lần Minh Vồ chở ông sau chiếc vespa, bị taxi đụng gẫy chân để Chu Tử phải chống nạng và có bút hiệu Kha Trấn Ác trong mục “Ao Thả Vịt”. Lần ông bị bắn bốn viên đạn, phải đóng đinh trong hàm để giữ bộ răng giả, tay run lật bật khó khăn cầm bút và mất ngủ đến rên la kêu trời réo đất hàng đêm...


Nhưng tất cả những đau đớn thể xác ấy gom lại cũng không bằng cái đau thương thống khổ của ông ngày Chu Trọng Ly, đứa con trai út ông đặt lòng thương quý đã hủy mình bằng viên đạn carbine nổ vào đầu năm 14 tuổi. Nhà thơ Hà Thượng Nhân, dịch giả Phan Huy Chiêm và tôi đã ở bên ông, trong căn phòng cho mượn của ông thẩm phán Phạm Hải Hồ đằng sau khu chợ Bà Chiểu, mủi lòng, bối rối, cảm thương, cực cùng xúc động trước cơn vật vã và tiếng khóc thê lương của người cha cô khổ. Bao nhiêu năm đã trôi qua. Bao nhiêu ngày 30 tháng Tư đánh dấu Việt Nam quốc hận.



Bao nhiêu năm tôi đã ngậm ngùi tưởng niệm Chu Tử chết cùng vận nước. Tôi day dứt nhớ và tiếc nhiều điều chưa trọn vẹn cùng ông. Chu Tử sống mang không biết bao nhiêu ngộ nhận và ân oán. Một con người có văn tài và khí phách, sống giữa đám đông mà lúc nào cũng cô đơn thê thảm, cũng muốn bung phá và nổi loạn vì cái đớn hèn khiếp nhược ở chung quanh... Tôi nghĩ, thôi thà Chu Tử chết trầm hà như thế là yên phận. Người như ông, đem thân lưu lạc mà nhìn thấy đám nhân loại nhơ bẩn quá nhiều, lừa dối, gian manh, đê tiện quá nhiều, sẽ héo hon, cô đơn thê thảm gấp trăm lần cái cô đơn thê thảm ngày xưa trên đất nước...

Đào Vũ Anh Hùng
http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=0&tabId=475&ArticleID=858





Kỷ niệm 30 năm ngày giỗ Nhà văn CHU TỬ

Buổi sáng ngày 29-4-2005 tôi ngồi trong nhà uống trà một mình, anh tổ phó an ninh khu phố tới trước cửa nhà tôi nhắc nhở treo cờ, kỷ niệm chiến thắng 30-4. Tôi biết chứ, ngày 30-4-1975 là ngày nhà văn nhà báo Chu Tử bị tử nạn trên đường di tản, năm nào gia đình ông cũng làm giỗ kỷ niệm ông vào ngày đó, nhưng để tránh lôi thôi phải đổi thành vào ngày âm lịch (19-3 âm lịch). Anh em bạn bè của ông Chu Tử nhớ ngày đó mà đến, tôi cũng đến cách đây một ngày. Ðể cắm nhang cho ông cho vẹn tình vẹn nghĩa. Có tiếng người nào trong xóm:
- Cha nội, hôm nay mới là 29 à!
Anh tổ phó an ninh trả lời cáu kỉnh, tỏ quyền uy:
- Lệnh của phường có thi hành không thì bảo.
Tôi thì lẩm bẩm:
- Biết rồi khổ lắm nói mãi.
Nhà văn Chu Tử, tác giả tiểu thuyết YÊU nổi tiếng một thời, đã thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam trong những năm 1960, kéo dài đến năm 1970 và ảnh hưởng còn mãi mãi, nay đã gần nửa thế kỷ người ta vẫn còn nhắc đến, dù tác phẩm của ông đã bị nhà nước cầm quyền mới loại trừ nằm cùng trong danh sách tác phẩm bị kết án là đồi trụy, biệt kích văn nghệ sau ngày 30-4-1975, cần phải tiêu diệt, cùng thời với những sách báo xuất bản ở miền Nam Việt Nam, bị thiêu đốt và bị tiêu diệt. Những văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt bỏ tù, không mang một tội danh nào rõ ràng. Phần đông những nhà báo, nhà văn miền Nam phải gác bút ngần ấy năm trời, vì bị kỳ thị ra mặt... Nhưng tinh thần người cầm bút miền Nam vẫn còn đó, nếu có dịp.
Năm nay sau 30 năm chiến thắng đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, người chiến thắng tổ chức thật xôm tụ, họ nói có khác hơn mọi năm, có ca tụng chiến thắng, nhưng nay thì mong có sự hòa hợp dân tộc do lòng khoan dung của người chiến thắng. Họ lôi cổ vài anh tướng Ngụy gần đất xa trời lên nói chuyện về lòng nhân đạo của cách mạng trong ngày 30-4-1975, quên đi quá khứ kêu gọi nhân dân Việt Nam, kể cả ở nước ngoài hãy quên đi quá khứ để xây dựng lại đất nước. Quên đi quá khứ sao? Người Do Thái có quên được Hítler tàn sát dân Do Thái không? Trung Quốc Ðại Hàn có quên đi được quân đội Nhật hoàng gây bao nhiêu đau thương trên đất nước họ không, gần đây nhất là nước Cambuchia có quên được bọn diệt chủng Khờ Me Ðỏ không? Hình như lời kêu gọi ấy đến nay đã muộn màng quá rồi.
Mọi năm tới ngày này anh em chúng tôi gặp nhau, thắp cho ông Chu Tử nén nhang tưởng niệm. Chúng tôi ôn lại những năm tháng đã trôi qua, những năm tháng chúng tôi cùng hành nghề làm báo viết văn với nhau. Những kỷ niệm buồn vui lẫn lộn trong những ngày tháng hành nghề, cùng với nhà báo Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống. Ðối với tôi, một người làm báo cộng tác với nhiều tờ báo, nhưng báo Sống vẫn là tờ báo chính, tình nghĩa với ông Chu Tử từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi thành nghề, thành danh nhà văn nhà báo cũng từ tờ báo ấy. Từ một thanh niên yêu nghề, còn lơ ngơ trong nghề nghiệp, rồi trưởng thành đi đến thành công, đều khắp các anh em, chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi quí mến người đàn anh dẫn đầu, mãi mãi không thể nào quên. Với đám nhà báo cứng đầu cứng cổ chúng tôi, thường giữa chủ nhiệm và ký giả ít khi có sự hòa hợp, vì không phục tài năng của nhau cũng như sự đối xử có phần tệ hại với ký giả ở vài ba tờ báo khác, nhưng với báo Sống và ông Chu Tử thì không có chuyện đó. Mười năm chúng tôi làm việc với nhau, kết với nhau thành một khối, trong tình trong nghĩa, mỗi ngày có thêm anh em, đời sống chúng tôi như ruột thịt... cho đến khi bầy đoàn bị tan rã vì báo bị đóng của bị khủng bố vì tội ăn ngay nói thật, cho đến lúc chế độ Việt Nam Cộng Hòa bại trận (30 Tháng Tư 1975). Tôi nói ông Chu Tử là một chủ nhiệm tuyệt vời, những người anh em còn lại trên thế gian này vẫn nghĩ đến ông, cả những người anh em thân hữu của báo Sống, đã 30 năm qua tình cảm vẫn nguyên vẹn, người nào trong anh em “dạo chơi miền tiên cảnh” thì cứ đi, người còn lại đến với ông, thắp cho ông nén nhang tưởng nhớ. 30 năm qua bao nhiêu người anh em đã ra đi, đến hôm nay dự đám giỗ ông Chu Tử tôi thấy vắng bóng nhiều anh em xưa: Nhà thơ trào phúng Tú Kếu, nhà văn Mặc Thu, ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, một thân hữu của báo Sống từ ngày đầu, cũng mới qua đời, chỗ ngồi kia mới năm ngoái còn có nhà báo Phan Nghị, anh đã nằm xuống trong năm qua, lần cuối cùng anh dự buổi giỗ của ông Chu Tử khi sức khỏe anh đã suy yếu lắm rồi, vào tuổi 80. Còn nhiều những anh em khác đi nước ngoài. Tôi vẫn cảm thấy xôn xao như khi còn đông đủ anh em ngày nào... Tôi cũng già yếu như các anh em có mặt ở đây và mang nhiều thứ bệnh, không biết mình sẽ gục ngã lúc nào, sang năm tôi còn ngồi với anh em nữa không, tôi cho là mình nghĩ dại dột, nhưng tôi bình tĩnh khi nghĩ đến điều đó. Một cuộc đời đầy bất trắc đâu có nói trước được điều gì. Chú Ðông con (Nguyễn Ðình Ðông) làm việc trong ban trị sự báo Sống, liên tiếp bao nhiêu năm đều có mặt trong bữa giỗ ông Chu Tử, chú ấy còn trẻ tuổi hơn chúng tôi, khỏe mạnh, vậy mà cũng đã qua đời vì một tai nạn đáng tiếc. Ðiểm mặt người quen của báo Sống thì buổi giỗ này thiếu nhiều lắm. Nghĩ lại anh em chúng tôi càng buồn, buồn vào ngày 30 tháng Tư. Năm nay vẫn làm giỗ vào ngày 19 tháng Ba âm lịch, chỉ cách ngày 30-4 dương lịch có ba ngày, nhưng sự bồi hồi trong lòng mọi người vẫn nguyên vẹn. Nhà báo, nhà thơ, nhà văn Hồ Nam, ký bút hiệu làm thơ là Vương Tân, ngậm ngùi đọc bài thơ: GỬI CHU TỬ
Anh đi ba mươi năm
Trên biển cả mênh mông
Tôi ở ba mươi năm
Trong ngục tù ngạo nghễ
Chúng nào giết được anh
Chu Tử luôn bất tử
Sống, Yêu và sống mãi
Một đời những thiên thu
Anh gieo rắc tình yêu
Chúng gieo rắc thù hận
Anh vinh danh sự thật
Chúng nói dối lừa gạt
Lịch sử đã sang trang
Kịch nào cũng hạ màn
Tôi vẫn là tôi nói
Nói thật và nói thẳng
Tôi vẫn là tôi làm
Làm thơ và uống rượu
Ngất ngưởng giữa cuộc đời
Ðể vinh danh con người
Những con người dám sống
Dám yêu và dám chết
Những con người tử tế
Những con người bất diệt
Dám xoay chuyển đất trời
Dám vượt lên tất cả
Ðể cứu rỗi chính mình
Trong bão táp thời đại. Bài thơ anh ký tên là Vương Tân, bút hiệu làm thơ của anh trong nhiều năm. Bài thơ anh làm khá bạo, mà tôi biết phát xuất tự trong tâm trạng của anh, những người Việt Nam ở phía bại trận còn ở lại Việt Nam suốt 30 năm qua, hiểu tất cả, thấm thía cuộc đời, Hồ Nam tức Vương Tân, tức Hồ Lô, tên Hồ Lô do anh em thân mật đặt cho anh, vì anh như chiếc hồ lô chứa rất nhiều, mà không có nắp đậy, có dịp là xả, một con người ăn ngay nói thẳng, vì vậy suốt ba mươi năm qua anh bị ở tù hơi nhiều lần. Mà chứng nào vẫn tật ấy, không chừa được.


Không có tiếng vỗ tay tán thưởng, chúng tôi lặng người để tưởng niệm ông Chu Tử, Hồ Nam tự rót cho mình một ly rượu và uống cạn... Con người anh như thế, tuổi gần tám mươi rồi nhưng vẫn lắm điều. Ðối thủ của anh là Phan Nghị, nay không còn nữa, anh không nói nhiều như năm ngoái năm kia, trong những buổi giỗ ông Chu Tử tranh nhau nói, gần như cả bàn chỉ nghe tiếng hai anh, anh nào cũng đầy kỷ niệm với Chu Tử từ thuở nảo thuở nào, nhưng năm nay anh có bài thơ...


Trong bữa giỗ vợ chồng Chu vị Thủy, Ðằng Giao cũng cho chúng tôi biết, Chu Sơn (con trai lớn của của ông Chu Tử, và là anh của Chu vị Thủy) ở bên Mỹ, trong năm nay sẽ tái bản tiểu thuyết Yêu của Chu Tử trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, phát hành tại Houston, Texas. Ông Chu Tử cùng với gia đình con trai là Chu Sơn đi cùng chuyến tầu, khi vừa tới biển Cần Giờ hồi 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, chiếc tàu Việt Nam Thương Tín bị đạn pháo, ông Chu Tử bị tử nạn, hai đứa cháu nội của ông bị thương rất nặng.


Tôi đã được nghe chuyện này mấy ngày sau, khi Sài gòn bại trận và ông Dương văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Tôi biết rõ chi tiết hơn, khi vào trong trại học tập cải tạo, giam chung với những người đi trên chiếc tầu ấy, dại dột nghe lời tuyên truyền mà quay trở về Việt Nam. Anh Hài, người tù cùng trại, biết tôi là người từng làm báo Sống nên đã kể cho tôi nghe từng chi tiết khi ông Chu Tử táng mạng bởi cú đạn B40 từ bờ biển Cần Giờ bắn ra trúng tầu, xác Chu Tử được thủy táng ngay khi ra tới cửa biển Vũng Tầu trên biển Ðông.


Vĩnh biệt Chu Tử, ba mươi năm đã trôi qua rồi, một giấc mơ hay một cơn ác mộng? Có nghĩa lý gì đâu, ngày 30 tháng Tư là ngày vui của người chiến thắng và cũng là ngày buồn của nhiều người Việt Nam. Xuất bản lại tiểu thuyết của nhà văn Chu Tử trong cộng đồng người Việt ở một nơi có tự do tư tưởng, có tự do báo chí là một điều an ủi, mát lòng cho linh hồn của ông ở ngoài biển đông cùng với bao trăm ngàn linh hồn người miền Nam bỏ nước ra đi tìm Tự Do không được may mắn đến bến bờ hạnh phúc


Tôi được nghe những đài phát thanh nước ngoài tường thuật lại buổi lễ cầu siêu lẫn với tiếng sóng biển ầm ầm, rồi tiếng khóc sụt sùi của một vài người khi nói đến người thân yêu phải nằm lại trên mảnh đất xa lạ, và những giọng nói thuật lại vẫn mang những âm hưởng kinh hoàng dù những chuyện xảy ra trên biển cách đây 30 năm. Những thuyền nhân vượt biển may mắn thoát chết, ngày nay cuộc sống của họ đã yên ổn và họ được định cư ở nhiều nước trên thế giới, nay ba mươi năm sau quay trở lại những trại tạm cư bên bờ biển đông để cầu siêu cho linh hồn những thuyền nhân đã tử nạn. Mà nhà văn Chu Tử là nạn nhân đầu tiên trong ngày tháng Tư đau buồn ấy.


Ngày này mỗi năm chúng tôi lại tìm đến nhau, uống với nhau ly rượu trong bữa giỗ ông Chu Tử, nhắc lại những kỷ niệm xưa, những ngày tháng tự do, hạnh phúc cùng làm báo với ông Chu Tử dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Buổi lễ nào rồi cũng phải tàn, tiệc nào cuối cùng rồi cũng phải chia tay. Khói nhang trên bàn thờ đốt lên để tưởng niệm ông Chu Tử cũng đã tàn, anh em tôi lần lượt ra về, trời đêm trên xứ Gia Ðịnh xưa thật buồn, năm nay mùa mưa đến rất muộn... Gia Ðịnh, Phú Nhuận 30-4-2005
NGUYỄN THỤY LONG


*

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG * CHÍNH LUẬN

*
NGÂY THƠ VỀ CHÍNH TRỊ

Trần Viết Đại Hưng


Ngây thơ là một đặc tính của tuổi thơ. Ðầu óc tuổi thơ luôn bao gồm những gì hồn nhiên, trong sáng. Ðối với tuổi thơ, không ai đặt vấn đề bắt mấy em phải dùng lý trí để suy xét một vấn đề. Ðầu óc các em là một tờ giấy trắng, chỉ biết thu thập những dữ kiện mà không có sự phán đoán chính xác .
Rồi theo thời gian, tuổi thơ lớn lên thành người lớn từng trải. Sự phán đoán ngày càng được hình thành dựa trên kiến thức học hỏi và kinh nghiệm đời sống. Sự khôn ngoan không phải một sớm một chiều có được mà phải tích lũy và sàng lọc qua thời gian. Thông thường một người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn một người ít học hay vô học.
Nhưng trong môi trường chính trị, một môi trường chứa đầy thủ đoạn, dối trá, bịp bợm, đôi khi có những người trí thức vẫn có óc suy luận ngây thơ như một con nai tơ để rội bị lường gạt. Lý trí đầu óc của họ đã bị trái tim yêu thương lấn át để rồi sau đó phải sống những chuỗi ngày ân hận, ray rứt và hối tiếc. Cần phải quân bình yêu thương và lý trí mới mong có sự chọn lựa đúng đắn và chính xác trong lãnh vực chính trị vốn là một nơi chốn điên đảo có nhiều gió tanh mưa máu mà khả năng trí thức cao chưa đủ để có sự nhận định trung thực về những diễn tiến chính trị phức tạp và rối rắm.
Mới đây nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia có cho xuất bản cuốn sách “ Hồi ký của một thằng hèn “ của nhạc sĩ Tô Hải . Trong lời tựa đề cho cuốn sách , nhà văn Lê phú Khải có kể chuyện về sự thú nhận sai lầm cuối đời của Bác sĩ Nguyễn khắc Viện như sau:
“ *Ðọc” Hồi ký của một thằng hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi bất giác nhớ đến Bác sĩ Nguyễn khắc Viện. Ông là một trí thức Việt kiều, rất hăng hái hoạt động trong phong trào Mác-xít, đảng viên Ðảng Cộng sản Pháp, đã tình nguyện về nước để tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hăng hái là thế, mà ỡ tuổi ngoài tám mươi, khi làm bản tổng kết đời mình, ông đã phải thốt lên “ Ðời tôi là đời của một thằng ngây thơ. Trong hai chữ “ thơ “ và chữ “ ngây “ tôi xin giữ lại cho mình cái chữ “ thơ “ vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ “ ngây” để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin ..vứt nó đi!”*
* Nguyễn khắc Viện tự đánh giá như thế là khách quan. Cần phải tách bạch hai chuyện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cái gọi là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Một đàng là hành động theo lương tâm, một đàng là hành động theo người khác khuyến dụ, và cả ép buộc nữa.*
* Tô Hải và Nguyễn khắc Viện: hai con người, hai số phận, cả hai đều được nhà nước tặng nhiều huân chương “ cao quý “, nhưng cái tương đồng giữa hai người là ở chỗ họ đều thiết tha yêu nước, nhưng không thể yêu xã hội chủ nghĩa “.*
Ai cũng biết Bác sĩ Nguyễn khắc Viện ngoài bằng cấp của một bác sĩ chuyên nghiệp, ông còn là một nhà ngữ học tài ba. Ông đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra Pháp văn. Và vào cuối đời ông được chính phủ Pháp trao giải thưởng về những công trình văn hóa viết bằng tiếng Pháp của ông. Một người trí thức hàng đầu như thế mà cuối đời cũng thú nhận là đã ngây thơ khi đi theo chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa có nội dung rất đẹp trên giấy trắng mực đen nhưng là một địa ngục kinh hoàng khi xây dựng. Con tim ông sôi nổi nồng nàn thiết tha, quá mê mệt cái thiên đường xã hội chủ nghĩa mà bộ óc trí thức của ông không kềm chế và kiểm soát nổi để rồi khi về già trở nên hối tiếc ân hận vì mình đã bỏ công sức ra xây dựng một chủ nghĩa không tưởng . Dĩ nhiên Bác sĩ Nguyễn khắc Viện không phải là người trí thức duy nhất bé cái lầm về chủ nghĩa xã hội, còn có biết bao nhiêu trí thức phương Tây và Việt Nam cũng sai lầm như ông khi coi chủ nghĩa xã hội là con đường đi đến sự toàn thiện toàn mỹ cho xã hội loài người. Dù sao cuối đời ông cũng có đủ cái lương thiện trí thức để nói ra cái ngây thơ dại dột của mình. Hy vọng lỗi lầm tự bạch của ông sẽ giúp nhiều người khác tránh khỏi vết xe đổ mà ông đã đi qua. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần, Nguyễn khắc Viện thấy ra cái dại của mình vào lứa tuổi ngoài tám mươi. Dù có trễ tràng nhưng còn nhìn ra còn hơn không. Biết bao nhiêu trí thức khác còn mơ màng ảo tưởng về cái chủ nghĩa xã hội phản khoa học và phi nhân bản này.
Một người trí thức thứ hai hàng đầu của miền Nam cũng mang bệnh” ngây thơ “ về chính trị là Học giả Nguyễn hiến Lê. Ông Lê đúng là một trí thức tháp ngà, suốt ngày đóng cửa để đọc sách và viết sách. Ông tự hào là người còn viết nhiều còn hơn Học giả Trương vĩnh Ký. Cả đời ông , ông viết khoảng chừng 30000 trang sách. Ông viết đủ mọi thể loại, đề tài như văn học, chính trị, toán học, học làm người v..v. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những diễn tiến chính trị tàn nhẫn đã làm ông sững sốt như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Những suy nghĩ về diễn tiến chính trị ở miền Nam của ông coi như sai bét. Ông viết hồi ký nói lên sự suy nghĩ non dại của mình trước những sự kiện phũ phàng của cuộc đời. Kiến thức ông bao la nhưng ông thiếu một yếu tố quan trọng làm nhận định thời cuộc của ông sai bét vì ông không có kinh nghiệm thực tế . Muốn có những nhận định chính xác về thời cuộc thì kiến thức chưa đủ mà cần bổ túc thêm kinh nghiệm thực tế thì mới mong có những phán đoán chính xác. Hồi ký Nguyễn hiến Lê nói rõ diễn tiến sự suy luận của ông về tình hình chính trị miền Nam như sau :
“..*Khi hội nghị Paris kết thúc năm 1973, chúng tôi mừng rằng chiến tranh sắp chấm dứt sau non ba chục năm dai dẳng, khốc liệt, toàn dân sẽ nắm tay nhau kiến thiết quốc gia. Tôi không đọc được toàn văn Hiệp ước đó, chỉ do báo chí mà biết đại khái rằng Bắc Việt, Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng và Chính phủ dân chủ miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam thỏa thuận với nhau sẽ có ba thành phần ở miền Nam: người của Mặt trận, người của chính phủ miền Nam, và một số người ở trong nước và ngoài nước, không theo phe nào ( tức thành phần thứ ba ) ở giữa dung hòa hai thành phần trên.*
* Tôi đoán công việc đó khó khăn nhưng có thể thực hiện được nếu những người trong sạch, có tư cách, nhiệt tâm ở miền Nam và ở ngoại quốc về chịu ra đảm đương việc nước, và nếu Mặt trận vẫn tỏ ra vẻ ôn hòa như họ thường tuyên bố. Như vậy, sau bốn năm năm, miền Nam ổn định rồi, có thể thống nhất quốc gia được, Bắc Nam dung hòa nhau, Nam hồng thêm lên một chút, để cùng nhau kiến thiết mà tạo hạnh phúc cho dân. Riêng tôi, tôi sẵn sàng bỏ một ít tự do đi, sống thanh bạch hơn nữa, miễn là hết thấy cái nạn tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp, phè phỡn, bóc lột và thấy con người có tư cách hơn. Tôi vẫn thường nói với nhà tôi: cộng sản vào đây thì chỉ nội 48 giờ là hết cái tệ đó.*
* Ngày 30-4-75- VIỆT NAM THỐNG NHẤT*
* Nhưng hiệp định Paris vừa mới ký xong – tất nhiên có chữ ký của Nga, Trung Hoa và một số nước khác như Pháp, Anh..- hai bên trao đổi tù binh với nhau xong, Mỹ rút hết quân về rồi thì chiến tranh lại tái diễn. Thế là hiệp định chưa ráo nét mực đã bị xé bỏ. Tôi không hiểu có một sự thỏa thuận ngầm nào giữa các cường quốc nắm vận mạng của Việt Nam không, có những uẩn khúc, những bí mật nào không. Theo luật quốc tế, phải 50 năm sau, những bí mật đó mới được công bố, lúc đó những kẻ chịu trách nhiệm chết hết rồi.*
* Một bên ( Bắc ) mới thắng Mỹ về ngoại giao, rất phấn khởi, khí thế đương hăng; một bên ( Nam)bị Mỹ chẳng nghĩ gì đến liêm sỉ, nhẫn tâm bỏ rơi, vừa uất ức vừa thất vọng, thì phần thắng về ai, điều đó rất dễ hiểu. Quân Bắc tiến tới đâu, dân chúng một phần sợ những vụ chém giết, chôn sống như ở Huế tết Mậu Thân, dắt díu, bồng bế nhau bỏ chạy; một phần ghét Mỹ, ghét chính phủ Thiệu, theo quân đội giải phóng, cho nên cuộc tiến quân của Bắc dễ như chẻ tre, chỉ trong ít tháng chiếm trọn miền cao nguyên và miền Trung, gần tới Biên Hòa. Tổng thống Dương văn Minh biết chống cũng vô ích, xin hai bên ngừng chiến để đỡ chết dân và chính quyền miền Nam chờ đợi quân đội miền Bắc vào Sàigòn để giao lại quyền hành, nói tóm lại là xin đầu hàng vô điều kiện; và ngay 12 giờ trưa ngày 30-4 tướng Trần văn Trà của Mặt trận ngồi xe thiết giáp tiến vào dinh Ðộc Lập. Sự thắng lợi đó quả là vẻ vang cho miền Bắc, nhưng xét kỹ thì cũng như sự thắng lợi của quân đội Mao trạch Ðông năm 1949( cũng chỉ trong có mấy tháng họ tiến từ Nam Kinh tới biên giới Bắc Việt); và cũng như sự thắng lợi của Khmer đỏ ( ngày 17-4) khiến Lon Nol phải bỏ nước để thoát thân như Nguyễn văn Thiệu. Ðại sứ Mỹ phải nhục nhã cuốn cờ bỏ Nam Vang mà về nước, và Khmer Ðỏ vào Nam Vang 13 ngày trước Cộng sản Bắc Việt vào Sài gòn. *
* Từ ngày 20-4-75 Sài Gòn rất xôn xao. Một ông bạn thân của tôi 65 tuổi, ở gần nhà tôi, đương đau mà gia đình cũng “ bốc “ lên phi cơ để tỵ nạn, mới tới Manila thì chết, phải chôn ở đó. Một cô em ruột nhà tôi, cô Trịnh thị Mộng Ðơn cũng dắt con lên phi cơ qua với chồng bên Mỹ.*
* Rồi chính cô em út của tôi, Nguyễn thị Mùi, gần 60 tuổi, cũng theo gia đình bên chồng qua Mỹ; vợ chồng tôi giữ lại ở với chúng tôi, cô không chịu.
Trong số ba người em, tôi mến cô nhất, mà cô cũng quý tôi. Cô làm dâu họ Tô ở Hà Nội, có ba người con đều vào hạng học giỏi. Con gái lớn, Tô lệ Hằng, đậu tiến sĩ vật lý, tính tình hợp vói tôi, hiện ở Pháp, giúp đỡ tôi được nhiều việc, vợ chồng tôi coi ba cháu đó như con. Cô đi rồi, ở Sài gòn tôi không còn ai ruột thịt cả.*
* Mấy ngày hạ tuần tháng 4 dương lịch đó tôi vẫn nghĩ tình hình không có gì bi đát lắm đến nỗi phải di cư. Quân Bắc có tiến vào Sài gòn thì Nam Bắc cũng thương thuyết với nhau- trước Bắc chỉ đòi Mỹ rút đi, Thiệu rút đi, thì bây giờ họ rút cả rồi, còn muốn gì nữa ? – mà hiệp định Paris còn đó, Bắc phải thi hành chứ. Tôi ngây thơ quá.*
* ( Hồi ký Nguyễn hiến Lê ( tập 3) trang 20, 21, 22, 23, nhà xuất bản Văn Nghệ , Hoa Kỳ )_*
Ðọc những suy nghĩ đơn giản về diễn tiến chính trị mà thấy tội nghiệp cho học giả Nguyễn hiến Lê. Ông quá mơ màng ảo tưởng về cách đối xử đàng hoàng của Bắc quân sau khi chiếm được miền Nam. Thực tế phũ phàng đã dội một gáo nước lạnh vào mặt ông khiến ông tỉnh người và thốt lên “ *Tôi ngây thơ quá*“ Thật ra ông có cảm tình với kháng chiến ( cộng sản ) từ lâu nên cuộc cách mạng cải cách ruộng đất kinh khiếp và tàn bạo ở miền Bắc sau 1954 và sự tàn sát kinh hoàng tại Huế trong trận Mậu Thân 1968 cũng không làm ông thấy rõ hơn về bản chất tàn bạo khát máu của bọn Cộng sản Việt Nam nên ông vẫn có những ý nghĩ tốt đẹp và tích cực về bọn thú đội lốt người này. Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã mở mắt cho ông và những người khác đến nỗi nhạc sĩ mù Văn Vỹ cũng phải “ mở mắt “ ra chứng kiến sự độc ác, lưu manh của bọn Việt Cộng ! Rồi đến suy nghĩ ngây thơ của ông khi cho rằng Cộng sản vào thì miền Nam sẽ chấm dứt nạn tham nhũng! Ông Lê mất năm 1984, nếu ông sống thêm ít năm nữa, ông sẽ thấy nạn tham nhũng trong chế độ Cộng sản còn gấp trăm ngàn lần chế độ miền Nam. Ðây lại là một suy nghĩ dễ dãi của ông, một trí thức tháp ngà, không có điều kiện cọ xát vói thực tế nên cứ suy đoán viễn vông sai sự thật.
Ông Lê phát hiện ra yếu tố phải sống mới hiểu chứ không thể hiểu một chế độ qua sách vở nên ghi thêm suy nghĩ của mình như sau :
“ *Ðiều đó ai cũng biết nhưng muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ dăm năm. Ðó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay. Muốn nghe ai phê bình, khen chê gì thì nghe, muốn đọc sách gì thì đọc, dù là người thông minh , chịu suy nghĩ, cũng chỉ biết lờ mờ một chế độ thôi .”*
* ( Hồi ký Nguyễn hiến Lê, tập 3 trang 25, 26) *
Dù sao Nguyễn hiến Lê là người không tham gia sinh hoạt chính trị, chuyện ông sai lầm trong nhận định cũng là chuyện thường tình. Ngay cả những người có chức vụ cao trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng sững sờ thấm thía trước sự lật lọng của Cộng sản miền Bắc sau 1975. Trương như Tảng, nguyên bộ trưởng tư pháp của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, lên thuyền vượt biển để sau này định cư ở Pháp. Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, nguyên bộ trường y tế của MTDPMN, làm đơn xin rút ra khỏi Ðảng vì nhìn thấy sự tàn ác bất lương lật lọïng của bọn Cộng sản miền Bắc. Ðây có thể nói là những con nai tơ ngây thơ trong chính trị. Trước đây họ vào Ðảng với ước mong cứu nước , cứu dân.
Nào ngờ sau chiến thắng năm 1975, Ðảng hiện nguyên hình là một đảng cướp lưu manh dối trá cùng cực không còn có thể chấp nhận được. Tiếc thay, biết khôn thì sự đã rồi ! Dương quỷnh Hoa từ trần ở Sài Gòn ngày 25 tháng 2 nàm 2006.
Cả cuộc đời Dương quỳnh Hoa coi như tan nát vì mắc lưà Cộng sản.
Nói chung, Trương như Tảng và Dương quỳnh Hoa đã từ bỏ địa vị xã hội, cuộc sống giàu sang phú quý để vào bưng chiến đấu cho lý tưởng độc lập tự do, công bằng xã hội theo sự dụ dỗ của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Họ ngây thơ tưởng rằng sự xả thân của họ sẽ đóng góp vào nền độc lập của tổ quốc và sự no ấm, hạnh phúc của đồng bào. Sau ngày chiến thắng của Cộng sản năm 1975, họ mới sững sờ nhìn thấy cái xấu xa lật lọng vô bờ bến của bọn Cộng sản miền Bắc. Họ phải trả một giá rất đắc cho sự ngây thơ chính trị của mình.
Trương như Tảng có kể chuyện trong hồi ký của mình là sau 1975, Trương như Tảng có dự một cuộc duyệt binh trước dinh Ðộc Lập. Tảng đứng gần Ðại tướng Cộng sản miền Bắc Văn tiến Dũng. Tảng lên tiếng hỏi Dũng, “ Sao những sư đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đâu rồi? “ Dũng nhếch mép cười mỉa mai, “ Quân đội đã thống nhất “. Tảng choáng váng trước câu trả lời thẳng thừng và lạnh lùng của Dũng và đủ thông minh để hiểu là Cộng sản miền Bắc đã cho giải giới Mặt Trận khi chuyện xâm chiếm miền Nam đã hoàn thành.
Dĩ nhiên Cộng sản miền Bắc đã “ vắt chanh bỏ vỏ “ , đã dẹp ngay Mặt Trận Giải phóng Miền Nam sau ngày chiến thắng. Chúng chỉ sử dụng Mặt Trận như một công cụ dể che mắt quốc tế trong chuyện xâm lăng miền Nam mà thôi. Xong chuyện rồi là chúng dẹp bỏ Mặt Trận một cách không kèn không trống, không thương tiếc. Trương như Tảng còn kể thêm một chuyện nữa trong hồi ký của ông là khi ông bị chính quyền miền Nam bắt giam vì tìm ra ông có liên hệ với Cộng sản. Cha ông vào thăm ông trong nhà giam và đau đớn nói với ông, “ *Cha không hiểu sao con từ bỏ đời sống vinh hoa phú quý, hạnh phúc gia đình để theo Cộng sản để rồi bây giờ phải chịu cảnh tù tội, thân tàn ma dại như thế này !* “ Dĩ nhiên Trương như Tảng từ bỏ tất cả sự nghiệp và hạnh phúc gia đình để đi theo lời dụ dỗ cứu nước cứu dân đẹp đẽ và cao quý của Cộng sản.
Ðến ngày chiến thắng , bọn quỷ đỏ mới lòi ra bộ mặt bất nhân, tàn bạo làm cho Tảng mới vỡ mặt và không còn chịu đựng nổi để rồi phải lên thuyền vượt biển ra đi tìm tự do như bao nhiêu đồng bào Việt Nam khác không sống nổi dưới chế độ Cộng sản hà khắc, độc ác.
Loại trí thức du học ở Pháp như Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, Giám đốc nhà máy đường Sài gòn Trương như Tảng mà còn ngây thơ để cho Cộng sản dụ dỗ, lường gạt thì nói gì đến loại nông dân, công nhân ít học như Võ thị Sáu, Nguyễn văn Trỗi thì lại càng dễ bị lôi cuốn vào tham gia hoạt động cho Cộng sản sau khi nghe lời đường mật lôi cuốn của chúng.
Không phải chỉ có những trí thức như Nguyễn khắc Viện, Nguyễn hiến Lê, Trương như Tảng, Dương quỳnh Hoa là ngây thơ với Cộng sản đâu. Ngay cả ông vua của nước Việt Nam là vua Bảo Ðại cũng mắc lừa bọn Cộng sản gian manh.
Học giả Trần trọng Kim ( nguyên là thủ tướng trong chính phủ Bảo Ðại) có kể chuyện trong hồi ký “ Một cơn gió bụi” của ông là vào năm 1946 khi ông qua Hương Cảng ( Hồng Kông) gặp vua Bảo Ðại đang sống lưu vong. Lúc gặp nhau, lời nói đầu tiên mà vua Bảo Ðại nói với cụ Trần là : “ Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn”* ( Hồi ký “ Một cơn gió bụi “ của Trần trọng Kim , trang 146). Chữ du côn mà vua Bảo Ðại nói ở đây để nói đến Hồ chí Minh và tổ chức Việt Minh của Hồ. Khi nói bị mắc lừa, có nghĩa là vua Bảo Ðại chấp nhận mình đã ngây thơ tin nghe Cộng sản. Chữ “ du côn “ mà vua Bảo Ðại dùng để chỉ Hồ chí Mình và tổ chức Việt Minh thật là quá đúng vì lúc ấy chúng đã lộ rõ nguyên hình là một bọn du côn, du đãng, lưu manh tàn bạo đối với các đảng phái quốc gia khác trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Khi vua Bảo Ðại thoái vị để trao quyền cho Việt Minh và sau đó nhận chức “ cố vấn tối cao “ cho chính phủ Hồ chí Minh, ông đã nói một câu bất hủ để đời “ Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ “ . Tiếc thay vua Bảo Ðại không thể làm công dân một nước độc lập trong chế độ Hồ chí Minh bịp bợm vì độc lập chỉ là cái bánh vẽ để dụ dỗ những người yêu nước theo Cộng sản. Vua Bảo Ðại đã nhìn thấy con người gian manh, quỷ quyệt của Hồ chí Minh khi ra Hà Nội cộng tác với Hồ và rốt cuộc đã phải bỏ nước ra đi lưu vong để rồi không bao giờ trở lại quê hương Việt Nam nữa. Thật ra một người sống trong cung vàng điện ngọc từ nhỏ đến lớn như vua Bảo Ðại làm sao hiểu thấu những trò đểu giả, dối trá của thứ người hạ cấp bồi tàu, đầu đường xó chợ như Hồ chí Minh để rồi bị con cáo già này gạt gẫm. Có điều đáng buồn là từ khi lưu vong cho đến khi gửi nắm xương tàn trên đất Pháp, vua Bảo Ðại chưa một lần được về Huế thăm mẹ là Ðức Từ Cung. Cả ba chính phủ đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa của miền Nam và chế độ Cộng sản đã không tạo điều kiện cho vua Bảo Ðại làm bổn phận của một người con, về Việt Nam thăm viếng người mẹ già bao năm xa cách . Cả ba chế độ đều không có được một cử chỉ nhân ái dành cho với một ông vua tuy bất tài nhưng hiền lành vô tội này.
Chuyện những nhà đại trí thức ngây thơ với Cộng sản trước 1975 đã không mở mắt được cho một số tổ chức hiện đang đấu tranh chống cộng dỏm ở hải ngoại. Chúng mang danh chống cộng như vẫn mơ màng ảo tưởng cộng tác với Cộng sản để mong kiếm ghế trong chính phủ Cộng sản ở quốc nội. Chúng cho người điều trần trước quốc hội các nước Âu Mỹ nói tốt cho Cộng sản để mong chiếm cảm tình với Cộng sản với mong ước Cộng sản sẽ chia cho chúng chút cơm thừa canh cặn về quyền lực chính trị sau này. Không ai khác mà chính là Ðảng Việt Tân cuả Hoàng cơ Ðịnh. Từ một đảng chống cộng chúng biến thành một dảng hợp tác với Cộng sản để mong chia chác quyền lực. Có lẽ con đường đấu tranh gian khổ đổ xường đổ máu dài lâu làm chúng nản chí và mong đi con đường tắt để có quyền lực là hợp tác với Cộng sản. Dĩ nhiên chúng chỉ làm trong sự dấu diếm khốn nạn trước sự khinh bỉ và nguyền rủa của người Việt hải ngoại. Tội nghiệp cho sự ngây thơ đáng nguyền rủa của chúng . Ðồng bào hải ngoại cần phải nhìn cho rõ bộ mặt nham nhở khốn nạn của những tổ chức chống cộng cuội này. Chúng hội họp khua môi múa mỏ ở đâu thì cũng nên mang cà chua trứng thối đến để tặng chúng. Bao nhiêu kinh nghiệm cay đắng của những người đã từng hợp tác với Cộng sản cũng không làm cho chúng mở mắt ra được vì giấc mơ quyền lực đã làm chúng u mê nên chúng đi theo đường làm tay sai cho Cộng sản mặc dù chúng mang danh nghĩa chống cộng. Thật đáng nguyền rủa và lên án cho bọn súc vật “xanh vỏ đỏ lòng “ này.
Người dân Việt nam hiện nay không những chán ghét Cộng sản vì chế độ chúng bất công, tham nhũng mà còn bất bình bức xúc về chuyện Cộng sản Việt Nam bán đất, dâng biển cho Trung Cộng và đem công nhân Tàu đỏ vào khai thác bô-xít ở Tây nguyên gây nên hiểm họa về môi trường sinh thái và nguy cơ mất nước. Người dân chắc chắn sẽ hưởng ứng tham gia lời kêu gọi “ bất tuân dân sự- biểu tình tại gia “ do Hòa Thượng Quảng Ðộ vào tháng 5 – 2009 sắp tới.
Cuộc đình công bãi thị này chắc chắn sẽ có sức ép rất lớn làm lung lay và rung rinh chế độ Cộng sản Việt Nam, một chế độ chỉ sống bằng bạo lực, dối trá và giờ đây cam tâm làm tay sai cho Trung cộng, bán tháo bán đổ mảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam cho ngoại bang để mong duy trì quyền lực thống trị của chúng. Năm 2009 chắc chắn sẽ là một năm nay đầy biến động, làm lung lay tới gốc rễ chế độ gian ác Việt Cộng để từ đó đưa đến sự sụp đổ một ngày không xa. Biết bao lọc lừa, gian trá do chế độ Cộng sản này gây ra sẽ tan biến đi nhường chỗ cho một chế độ dân chủ đích thực, nhân bản, tự do để từ đó nhân dân Việt Nam nắm tay nhau xây dựng lại đất nước rách nát đau thương trong nền độc lập , tự chủ mới giành lại được.
Xin kết thúc bài viết bằng 2 bài thơ của nhà thơ Nguyễn chí Thiện, một người ngồi tù Cộng sản suốt 27 năm, để vạch ra cái gian trá lật lọng của Cộng sản với ước mong kể từ nay sẽ không coò ai ngây thơ tin tưởng vào những lời đường mật tuyên truyền của Cộng sản nữa. Qua năm tháng, sự dối trá đã phơi bày trơ trẽn và không còn có khả năng lừa bịp người nhẹ dạ được nữa.
* Ðảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng*
* Trước như trẻ thơ tôi nào biết được*
* Cộng sản là quân bất nhân tàn ngược*
* Thắt cổ dân đen đûủ các loại tròng !*
* ( Những suy nghĩ vụn vặt số 121)*
* *
* MỖI LẦM LỠ*
* Mỗi lầm lỡ, một mảnh lòng rạn vỡ*
* Song thời gian hàn gắn được đôi phần*
* Riêng cái lầm nơi đất đỏ dung thân*
* Thời gian khoét to và sâu, bất tận !*
* Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn*
* Lầm nơi, lầm lúc, lầm người *
* Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời*
* Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản !*
* ( 1963)*
Ngày mà chế độ không còn lừa bịp được người khác nữa là ngày bị đào thải, sụp đổ. Có điều đáng buồn là phải mất vài thế hệ mới gột rửa và xóa bỏ hết bao tàn tích dối trá, lọc lừa mà Cộng sản đã gieo rắc trong hơn nửa thế kỷ vào con người và xã hội Việt Nam,
Los Angeles, một trưa vắng lặng có nắng vàng hoe và chim kêu ríu rít giữa tháng 4 năm 2009
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG

THẦY THÍCH QUANG LONG

*



*

MỘT ĐÓA SEN


Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Một vị sư - Một đóa sen

Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cảnh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.

Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.

Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Quang Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:
“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.

Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:

“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.

Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:

“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.

Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:

“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.

Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.

Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.
Viết xong ngày 28 tháng 4 năm 2004, mùa xuân tại Cali

http://toandanlentieng.blogspot.com/2010/03/mot-vi-su-mot-oa-sen.html

*

TÔ HẢI * BÁC HỒ

*

TÔ Hải
Báo Tổ Quốc
January 8, 2010


LGT: TTVN xin giới thiệu cùng quý độc giả mộtbài viết về Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Tô Hải, một người đã trưởng thành trong chếđộ cộng sản Việt Nam, đã phục vụ cho chế độ và thấy hầu hết mọi vấn đề, ông cũng là người đã viết tập hồi ký với tựa đề Tôi Là Một Thằng Hèn. Xin kính mờiquý vị cùng đọc. ‘BÁC HỒ’, MỘT CON NGƯỜI KHỔ NHẤT THẾ GIỚI

Vài lời phi lộ về nhân xưng - Trong entry này,tớ xin phép những người ghét haichữ Bác Hồ mà vẫn dùng hai chữ đó chỉ khác ở chỗ chữ “bác”của tớ không viết hoavì tớ luôn coi ông Hồ cũng như ông Nguyễn Tuân ,ông Tú Mỡ ,cụ bơm xe,bà bán búnchả…,ai đã hơn tớ tuổi, tớ đều có quyền và thậm chí phải gọi là ông,là, chú,làbác…,thế thôi đừng có nghe thấy hai tiếng Bác Hồ viết hoa đã nhảy dựng lênnhé!Tớ viết “bác Hồ hoặc “bác ấy” là cái sự học thời Tây nó dạy, viết văn lànhư dzậy đó.!!.

Mấy tuần nay,để viết một entry “độc đáo” về sinh nhật bác Hồ,về những kỷ niệmcá nhân của tớ về bác ấy,về những nghĩ suy,đánh giá về Bác ấy,nên tớ phải lên mạngđể cập nhật liên tục, muốn phát ốm!Nào ngờ,càng đi sâu tìm hiểu thì tớ mới thấylà tớ đã đi lạc vào một rừng tư liệu làm rối tung cái đầu và tớ… phát ốm thật.Tớtự trách tớ:Ai bảo đi vào con đường của những nhà “Việt Nam Học”,”Hồ chí Minh học”,có lương tâm nghề nghiệp làm gì! Họ có nhiệm vụ làm sáng tỏ thêm hay bác bỏ cáclập luận của các nhà đã viết ra những tập sách nổi danh về Hồ Chí Minh nhưWilliam J.Duiker,Sophie Quinn Judge, Douglas Pike,Anatoli Sobolov… và cả trămngàn hồ sơ mới được” bạch hóa” từ các cơ quan KGB,STASI….sau cuộc sụp đổ tantành cái khối cộng sản tưởng như bất khả xâm phạm…


Ngoài ra,tớ tin tưởng ở cácnhà nghiên cưú có lương tâm, đã mê say nghề nghiệp này sẽ chẳng ngại xin phépnhà nước hoặc tự bỏ tiền túi ra bay ngay qua Nga,qua Pháp để được đọc nguyên bảnnhững gì Hồ chí Minh đã làm ,dã viết đang còn được lưu trữ rất cẩn thận ở trungtâm lưu trữ hồ sơ hải ngoại”(C.A.O.M).

Vạn dĩ nhà nước không cho tiền thì các họcgiả nào biết tí chút ngoại ngữ và biết xử dụng computer đâu có cần ai mách đườngchỉ lối ,đều có thể cập nhật hàng vạn tài liệu khi gõ vào “Hô chíMinh,biography” Riêng tớ,vì quá câu nệ là “nói phải có sách,mách phải có chứng”nên tớ đâm… loạn tài liệu và đành… Stop và xin mời các tiến sỹ ,các học giả,cũng như các vị tiến sỹ-giáo sư cấp tướng như các bác(hay chú?) Nguyễn HồngDung (Viện Lịch sử Quân đội,)Vũ Quang Hiển(Đại học quốc Gia Hà Nội) hãy “dấnthân” để bạch hóa cái màn đen đang phủ kín lên sự nghiệp ,lên uy tín của mộtcon người,Còn nếu nhu cácvị đó lại chỉ lập luận bằng những chứng cứ lấy từ..


BảoTàng Hồ Chí Minh hay đọc toàn sách của nhà Xuất Bản Sự Thật hay Chính Trị QuốcGia vì không biết tiếng Tây thì… .than ôi!…than ôi!…Riêng tớ,tài hèn sức mọn vàvới cái bản chất văn nghệ là chuộng biểu hiện bằng hỉ, nộ,ái,ố,hoan,lạc chứkhông ưa những con số,những dẫn chứng cụ thể nên chỉ xin nói thật cái gì mà tớcảm nhận và yêu,ghét bác Hồ chí Minh mà thôi.! . Cho nên tớ mới kể ra cái quátrình tớ đã từ yêu đến ghét bác ấy và cuối cùng thương bác ấy như sau:

1-/Ngay từ tấm bé,tớ là một người thích đọc,xem những cái gì “cấm trẻcon”(interdit aux enfants)…rồi đến lúc biết tìm hiểu suy nghĩ,trình độ tiếngPháp đã đủ để có thể đọc được những tác phẩm chính trị,triết học và báo chíPháp,(mỗi tuần đều được gửi qua sở PTT của bố tớ do các quan Tây,quan ta đãcom-măng)….Thế là tớ quen cái tên Nguyễn Ái Quốc từ đầu những năm 42,43 gìđó..Đối với tớ, mỗi khi bố tớ (ngày nay đựoc quy tội nhẹ nhàng là lợi dụng chứcvụ ,làm trái ấy mà!)mang những thứ “quốc cấm” ấy về,ông đều hạ giọng nói nhỏvào tai tớ : “Đừng có đọc,đừng có cho ai mượn kẻo Tây nó không muốn cho dânanamít ta biết những thứ này đâu !Tù mọt gông đấy!”thì lại càng làm tớ thêm tòmò.Và tớ luôn tranh thủ mọi lúc ,mọi nơi….đọc ngốn,đọc ngáo các thứ quốc cấmđó.


Cái tên Nguyễn Tất Thành sau luôn thay đổi ,các bản chụp đơn xin học ở trườngthuộc địa (trung tiểu học?) ở Pháp ,các lệnh truy nã,,thậm chí cái mandat gửitiền về cho ông Nguyễn Sinh Sắc…và sau này…những tài liệu truy tố ông ,thậm chíông bị đưa ra các thứ tòa án “đế quốc”, ông vẫn thoát hiểm,…Chỉ riêng cái tàithiên biến vạn hóa của ông như thay tên, đổi dạng để mật thám Tây,Tầu chẳng biếtđâu mà lần cũng đủ làm ông,dưới mắt tớ ,quả là một “diệp viên,tình báo ngoại hạng”(Tớvốn là độc giả trung thành của những Conan Doyle,Yang Flemming,Ken Follettmà..)

“Oai danh” cuả ông cả thế giới đều biết,…thế mà khi có phong trào Việt Minhđánh Pháp đuổi Nhật,ông anh họ tớ,ở chiến khu về cho biết “Nguyễn Ái Quốc đã vềnước lãnh đạo toàn dân đấy”thì tớ mừng như bắt được của..và trở thành fan củaông tức thì!Càng lạ lùng hơn là khi ông lại xuất hiện với cái tên lạ hoắc:HồChí Minh đến nỗi một lãnh tụ cộng sản ở Miền Nam phải thốt lên :”Hồ chí Minh?Thằngnào dzậy?” và khi được chính thức phổ biến là Hồ chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốcthì Trần văn Giầu và các đồng chí Xứ Ủy Nam Bộ mới chịu chấp hành lệnh Tổng KhởiNghĩa !Xem thế mới biết cái chuyện đổi tên của ông nó lợi hại đến mức nào..Nếuđúng như ông có tới 40 cái tên(Douglas Pike) hoặc thậm chí 145 tên đủ loạiPháp,Anh,Mỹ Tầu,Nga…(theo Anatoli Sokolov) thì càng làm cho tớ thêm kính phục vềcon đường bôn ba hải n goại làm cách mạng của ông mà thôi!
Tớ càng cực kỳ phục ông về những hành động “cao cả ,sáng suót,khiêm tốn,giản dị”có một không hai là:

a-/Khi đã có chính quyền trong tay,ông tuyên bố cùng thế giới ngay lập tức GIẢITÁN ĐẢNG CỘNG SẢN,ký tạm ước 6 tháng ba,thiết tha đè nghị được Đôc Lập trong KhốiLiên Hợp Pháp ,mở cửa cho quân đội Pháp trở lai Việt Nam,đuổi được hàng vanquân Tầu phù về nước….và trước những thắc mắc của đồng chí,đồng bào ,nhất là ởmiền Nam,ông lên đài thống thiết vỗ ngực:”HỒ này không bao giờ bán nước!”


b-/Thành lập chính phủ liên hiệp,gồm đa số những người không cộng sản và mời cảnhững Huỳnh thúc Kháng,Nguyễn hải Thần,Vũ Hồng Khanh,Phan Kế Toại,Nguyễn TườngTam ….ra thành lập nội các với cố vấn tối cao là…nhà vua Bảo Đại,mặc cho saukhi thành lập xong chẳng có mấy nước tư bản cũng như cộng sản công nhận.!?


Phảimãi 1950 Mao Trạch Đông nhúng tay vào Việt Nam thì “phe ta”mới manh nha hìnhthành với nhiều thắc mắc như “Hồ Chí Minh có thật là cộng sản không?”hoặc “HồChí Minh chỉ là một tên theo…cải lương chủ nghĩa”?.Kèm theo những câu trả lờibáo chí hoặc do chính bác ấy tuyên bố khi tìm đến chủ nghĩa cộng sản là : “Đâylà “cái chúng ta cần”để giải phóng quê hương rồi!;Vậy là Hồ chí Minh chỉ coi ChủNghĩa Cộng sản là PHƯƠNG TIỆN chứ không coi nó là MỤC ĐÍCH…Cho nên báo chí Phápmột thời gian dài thậm chí cả đến những nhân vật một thời đối đầu với bác ấy(Sainteny–Hístoire d’une paix manquée-) cũng đều viết và nói :” Hồ chí Minh ,trứớc hếtvà trên hết là một người yêu nước”.(HCM,avant tout et surtout un patriote)!?


c-/Tất cả trong tớ về huyền thoại Nguyễn Ái Quốc dần dần,qua thực tế trước mắt,đã biến thành một chính trị gia thiên tài bậc nhất mà người ghét bác ấy thườngdùng từ “thủ đoạn,mưu mô”…,là “lừa đảo”…mà theo tớ thì có ai làm chính trị màkhông thủ đoạn miễn là thủ đoạn gì có lợi cho nhân dân cho đất nước chứ khôngthủ đoạn để an vị trên ngôi vàng,cho mình, cho con cháu,chút chít mình suốt đờinọ sang đời kia…Tớ cứ bám vào những sự tự biện minh như thế để tiếp tục “theochân” bác ấy,thậm chí không ít văn nghệ sỹ đã xúc động thật sự trước những hìnhảnh”Bác hành quân ở chiến dịch Đông Khê”,”Bác vừa đi vùa phơi quần áo trên mộtcành cây vác trên vai”,”Bác câu cá,đập ruồi””,Bác về thăm nông dân,lội ruộng,đạpguồng nước …với bộ quần áo nâu,khăn mặt khoác vai cùng “đôi dép lốp muôn đời vẫnthế”…mà cho ra nhiều tác phẩm đến nỗi bác ấy trở thành người được đi vào thica,văn học, sân khấu,điện ảnh …đồ sộ,đến kinh khủng ,vượt mọi kỷ lục của mọi thờigian,mọi không gian.


Không một anh hùng dân tộc của bất cứ dân tộc nào,thời đại nàolại có thể được nhiều người sáng tác xưng tụng mình bằng những ngôn từ hoa mỹ,đạingôn đén mức ….hết cả chữ trong tự điển mà cứ phải nhai lại của người khác và củachính mình đến rỗng tuếch như thế như Bác là vâng dương,là lương tâm của nhânloại”,”Bác là niềm tin,là ước mơ của nhân loại”…(tớ cũng đã có góp phần đượcghi trên bằng “giải thưởng nhà nuớc” ngay đợt đầu bằng “Chúng ta không muốnđói” và “Nông dân biết ơn Bác” đấy!

CHO ĐẾN MỘT NGÀY….

Niềm tin,yêu ở bác ấy trong tớ cứ lạt dần….rồi từ tin yêu chuyển sang…nghi ngờvà….sau cùng là… thương hại.!Không phải là do tớ đọc nhiều tài liệu vu khống củacác lực lượng thù đich”nào đâu.Sự thể cái vụ biến chuyển tư tưởng của tớ nó bắtđầu ngay từ rất sớm,chẳng có “anh téc nét ,chị téc niếc” gì.Nó biến chuyển theonhững trang lịch sử đất nước mà tớ đã sống và chứng kiến tận mắt và tự thấymình cần điều chỉnh con mắt,cái đầu và con tim không sợ gì cái “tiếng xấu” màngười ta đã khẳng định cho bọn tớ là bọn “tiểu tư sản luôn chao đảo ,lập trườngluôn bấp bênh”..Cái sự mất lập trường của bọn tớ nó diễn ra theo trình tự nhưsau:

1- Cuộc cách mạng long trời lở đất có tên là “Cải Cách ruộng đất –Chấn chỉnh tổchức”(mà người ta thường vô tình hay cố ý quên đi cái vế sau,không kém phần “chếtngười”,không kém phần ác độc như vế trước) mà tớ đã, nhân danh một đảng viên ĐảngLao Động Việt Nam được học tập mọi nghị quyết để sản xuất ra các “tác phẩm”tuyên truyền cho những nghị quyết đó, được tham gia (gọi là đi thực tế),được chứngkiến trực tiếp những cảnh cướp bóc,giết người không tòa án,không xét xử,chia củacủa nhà giầu hoặc có bát ăn,bát để hơn người nghèo ở nông thôn( theo đúng chỉtiêu mỗi xã phải có tối thiểu 5% địa chủ!?.) Tớ không thể nào quên được cái cảnhcon,(sau khi được “phát động”) chỉ mặt cha gọi là: “thằng kia!”….


Vợ chỉ mặt chồnghét lên : “Thằng địa chủ cường hào gian ác kia, mày hiếp dâm bà mỗi tuần 3 bậnđến khi bà có mang mày mới nhận bà là vợ hai để tiếp tục bóc lột….!” Tớ cũngkhông thể nào quên được cái cảnh bố vợ tớ, chẳng có một thước đất nào trong taynhưng do đi sơ tán còn tiền,còn vàng nên mua được mảnh vườn trồng cây na, câybưởi ,nuôi con cái tiếp tục áo dài đi học ,nhưng cũng bị đôn lên cho đủ 5% là địachủ để cướp từ cái soong, cái nồi, đánh ông bố vợ tớ gẫy hết cả hàm răng vì ôngbị cho là “ngoan cố”! không chịu nhận tội là địa chủ!?Ấy vậy mà khi sửa sai thìông cũng như trăm ngàn người khác, chẳng được trả lại bất cứ cái gì vì còn đâunữa những thứ mà các “ông bà nông dân” đã chia nhau ,đã tranh cướp sạch sànhsanh cho hết những gì bọn “kẻ thù giai cấp” đã có nhờ…bóc lột (!?) và gọi hànhđộng “cướp có lãnh đạo” đó là… thóai tô !, Riêng bên nội bên ngoại nhà tớ thôi đã có bảy gia đình “oan sai” mà đến lúc sửa sai thì chẳng .. sửa được cái gì!


Nguy hiểm nhất là những cốt cán được kết nạp vào Đảng trong cải cách ruộng đấtthì sau “sửa sai” vẫn tiếp tục chung sống “không hòa bình” với những Đảng viênbị quy kết oan sai(?) gây nên một nỗi mâu thuẫn không thể giải quyết âm ỉ mãi đếnbây giờ Tớ bắt đầu nghi ngờ :Lẽ nào chuyện này bác Hồ Chí Minh không biết màkhi ra trước công chúng để nhận sai lầm , bác còn sụt sùi khóc lóc rút mùi xoachấm nước mắt cứ… y như những cái tội tày đình đối với dân tộc nàyn là của ai ấychứ bác ấy,bác ấy không hề hay biết!? Thế là trong tớ xụp đổ thần tượng y như mộtfan ca nhạc bị ca sỹ lừa một quả bằng… “hát nhép”!

Dù sau đó bác có cách chức …Đảng của Trường Chinh, “hô biến” tên Hồ Viết Thắngnào đó khỏi Trung Ương cho mãi đến bây giờ(?) thì một câu hỏi được đặt ra trongtớ ngay lúc bấy giờ: : Liệu bác ấy có tội gì trong vụ diệt chủng này không trêncương vị chủ tịch một nước ?Sau này, hồi kí của Hoàng Tùng có thanh minh chobác ấy , là “bác không bao giờ đồng tình cải cách ruộng đất kiểu đó, không đồngtình phát súng nổ đầu tiên của “cuộc cách mạng long trời lở đất” lại nhằm vào mộtngười phụ nữ có công với cách mạng là bà Nguyễn thị Năm,” nhưng tớ vẫn cứ giữnguyên cái ý nghĩ “phản động” đó trong đầu là :Trong vụ sai lầm “giết người cuớpcủa,cướp đất” này bác ấy phải là người nhận tội về mình đầu tiên… Làm theo chỉđạo cuả người Tầu giết hại dân mình phá tan mọi tổ chức ,cơ cấu xã hội Việt Namtuy nghèo khổ nhưng thắm tình yêu nước,yêu con người .Thắc mắc to đùng ấy về Hồchí Minh cứ theo thời cuộc mà phát triển dần dần…….

2) Khi về Hà Nội, tớ còn một chút tin tưởng ở huyền thoại Hồ Chí Minh lại bị sụpđổ nốt khi: Trước những vụ cướp nhà, cướp xưởng máy, cướp cửa hàng ,cải tạo tưsản (cướp hết của cải của những người giầu kể cả những người được xếp là “tư sảntiến bộ”), của những người “có máu mặt” mà chẳng phải tư sản tư siếc gì (như mộtloạt các cửa hàng thợ may nổi tiếng ở phố hàng Trống với dăm bảy cái máy may và3,4 người học nghề,thợ phụ)…..thì bác ấy cũng chẳng rút được một chút kinh nghiệmgì về sự sai lầm vĩ đại ở cuộc đấu tranh giai cấp diệt chủng ở nông thôn mà giơmột ngón tay út lên để mà ngăn cản!?

. Còn về ngoại giao thì bác ấy luôn vô tư… “đi hai giây” thậm chí có lúc ba bốngiây mặc cho những bạn bè đồng chí, những người quanh năm phục vụ bác ấy bị đitù có án,(Nguyễn Hữu Đang) bị đi cải tạo mút mùa như bố con ôngVũ Đình Huỳnh, ĐặngKim Giang, Lê Liêm, Nguyễn Văn Vịnh, .bác ấy cũng… ngậm tăm luôn..

Chuyện chia ruộng cho nông dân, bác cũng dự các buổi cắm bảng căng dây, nhận ruộng(có quay phim chụp ảnh với các bà mẹ răng đen bế con, hồ hởi) thì chỉ mấy thángsau ruộng đất lại bị tập trung làm hợp tác hóa nông nghiệp, đưa nông dân vào cảnh“gõ kẻng đi làm”, “chấm điểm ăn công”, trên cương vị chủ tịch nước bác ấy cũngchẳng có trách nhiệm gì chăng?

Riêng chuyện phát động cuộc chiến tranh để hòan thành nhiệm vụ cách mạng vô sảntức là “đỏ hóa” tòan bộ nước VN và làm “nhiệm vụ quốc tế” đối với Lào, Cam PuChia có phải bắt đầu bằng lời hịch hùng hồn của bác ấy “ Này hỡi Giôn- sơn!….Dùphải chiến đấu mười năm, hai mươi năm hay lâu hơn nữa…Dù Hà Nội Hải Phòng cótan thành bình địa….”Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn chúng ta cũng quyết chiếnđấu “ vv và vv. Lẽ nào những lời kêu gọi đó bác ấy không nhân danh chủ nghĩa quốctế vô sản mà chiến đấu đến người Việt Nam cuối cùng đấy sao?Bác thừa biết là chẳngcó bọn”thực dân mới” nào xâm lược nước ta nên bác ấy chỉ làm thơ rằng “Đánh choMỹ cút, đánh cho ngụy nhào” mà thôi.Chiếm được miền Nam là chiến thắng cuốicùng của chủ nghĩa cộng sản chứ đâu như chống Pháp giảỉ phóng quê hương năm nào

Vậy mà đến nay, một số các nhà “Hồ Chí Minh học”, “Việt Nam học”,một số “sử ra”đánh giá bác ấy “quá thấp” về ý thức chính trị khi có những công trình nghiên cứu,nhữnghồi ký,những tham luận tại Sầm Sơn là “kể từ đầu những năm 64 trở đi,Bác Hồ đãkhông còn thực quyền gì…Họp Bộ Chính Trị cũng không có Bác…mọi quyết định đềudo một tay ông này,ông nọ…., thậm chí Bác đã bị “vô hiệu hóa” bị “giam lỏng” ởK5 ,K6 nào đó!?. Riêng điểm này thì tớ hòan tòan phủ nhận 100%!Hãy tìm hiểu từngchữ nghiã trong bản “tuyên bố lịch sử” “Này hỡi Giôn-Xơn…” ngày 17 tháng 7 năm1966 (*) đi hỡi các “nhà học rả”,lãnh tiền tỷ để làm các “đề tài khoa học cấpnhà nước” muốn biện hộ cho bác ấy không can dự vào cuộc chiến huynh đệ tươngtàn,gây đau thương,chết chóc cho hàng triệu triệu gia đình,gieo rắc hận thùtrong hàng triệu triệu con Hồng cháu Lạc khó có thể xóa nhòa ,các vị trước saucũng bị lịch sử xóa tên,ít nhất là hai cái chữ tắt G/S hay T/S mà thôi!

Tóm lại,trong suốt hai mươi bốn năm bác ấy cầm quyền, (chính bác ấy viết trongdi chúc là :Đảng ta là Đảng cầm quyền” …)niềm tin vào Đảng vào Bác , trong tớ cứmất dần mất dần… cho đến ngày…mất hẳn !

Ấy vậy mà!từ khi tớ biết xử dụng Internet,không còn phải bỏ tiền túi ra mua nhữngtờ báo Nouvel Obs,Paris Match,Newsweek, bầy bán công khai trên đường Đồng KhởiNguyễn Huệ ngay tư khi chưa có “Đổi Mới” ) để thoát khỏi cái nỗi khổ mù thôngtin thì bỗng dưng tớ lại dần có những nhận định rất mới về Ông cụ này:đó là mộtcon người khổ,cực kỳ khổ,khổ suốt cuộc đời,khổ cả lúc chết và khổ cả sau khi chếtvà… muôn năm khổ.Có một CON NGƯỜI nào như thế này không:?

1)Tên tuổi không có thật.Lúc thì gọi là Nguyễn Tất Thành,lúc thì gọi là Ba,làNguyễn Ái Quốc,là Lý Thụy,là Tống văn Sơ,là Linov,là Victor,là Lucius (lúc “làmviệc”với O.S.S –tiền thân của C.I.A-với bí số 19 dưới sự chỉ huy trực tiếp củatrung tá Charles Fenn và thiếu tá Archimedes Patti) ….và hàng trăm cái tên khácnhau để rồi cuối cùng dừng lại ở cái tên…Hồ chí Minh mà cả những nhà cộng sảnchính cống như Trần văn Giầu,Hoàng đế Bảo Đại cũng phải hỏi “Hồ chí Minh?Ai vậy!?Mộtcái tên mà cả núi sách trên thế giới phải truy tìm nguồn gốc mãi cho tới ngàynay và chắc sẽ còn tốn nhiều giấy mực.Chỉ riêng cái họ Hồ,tớ đã đọc được cả mộtmớ những tài liệu,đặc biệt là những lời đồn đại và cả bàn tán vỉa hè về bàiphát hiện của giáo sư Trần Quốc Vượng viết thành văn bản hẳn hoi là Hồ Chí Minhchính là dân Quỳnh Lưu???

2) Có ai ngày sinh cũng mập mờ như bác ấy. Tài liệu của các sở mật thám, trêncác hộ chiếu mà nhiều nước cấp cho bác thì cả chục ngày sinh khác nhau. Trên hộchiếu thông hành gần nhất số 1829 của Đức cấp cho bác thì đề rõ là Nguyễn ChenWang sinh ngày 15/1/1895.

Riêng tớ, cái ngày 19/5 được chính ông Hoàng Minh Giám khi nói chuyện về “tàingoại giao của Bác Hồ” với một số văn nghệ sỹ cho biết là ngày 19/5 chính làbác Hồ đã cùng ông ..”sáng tác” ra để tránh một cuộc “cụng ly” với những ngườimà bác chắc chắn rằng không thể tránh khỏi một cuộc chiến đấu trường kỳ chống lạihọ: Một cách từ chối khéo và phải “bịa” ra một ngày sinh nhật đột ngột và đượctổ chức… y như thật là như dzậy đó.Kể từ ngày 19 tháng năm 1946 đó, mỗi năm báochí,phát thanh,truyền hình đều bắt toàn dân phải nghe,phải đọc,phải xem nhữngđiều “nói dzậy mà không phải dzậy” suốt bao nhiêu năm và chẳng hiểu sẽ còn táidiễn đến tận bao giờ đây hỡi các nhà “khoa học?”


3) Suốt hai mươi bốn năm hoạt động chính trị làm chủ tịch nước là hai mươi bốnnăm luôn phải đối phó thậm chí nói dối, lừa đảo, đóng kịch,bị cấm cưới vợ,bị cấmnhận con để hòan thiện vai trò một “ông thánh” mà “người ta” muốn tạo dựng lênđể thờ như một vị thần linh hơn cả Bà Trưng bà Triệu, Trần Hưng Đạo… để con rồngcháu tiên phải biết ơn và noi gương bác cùng các học trò xuất sắc của Bác ngànđời : bác là chân lí, bác là đỉnh cao trí tuệ, bác là “niềm tin tất thắng”, báclà “lương tâm của nhân loại”, càng ngày càng được các văn nghệ sỹ phóng đại lêntrong những tác phẩm văn nghệ nhất là thi ca và âm nhạc cho đến tận ngày nay.

4) Ngay cả khi chết, bác ấy lại chết đúng vào ngày mồng 2 tháng 9. Thế là “ngườita” cũng sửa ngày chết của bác ấy là mùng 3 tháng 9(?) chắc là để khỏi “xui” hoặclà để sau những cuộc tiếp đón,nổ xâm banh,tiệc tùng đón bạn bè quốc tế ,công bốhết các điện chúc mừng của các nước lớn, nhân ngày quốc khánh nước Việt Nam DânChủ Cộng Hòa…..rồi sau đó một hôm mới long trọng tuyên bố với thế giới và đồngbào trong nước là “Hôm nay , vào lúc …giờ…phút ngày 3 tháng 9 Bác Hồ kính yêu củachúng ta đã ra đi!”

Bản di chúc bác ấy viết chính tớ được nghe đọc đi đọc lại nhiều lần (phổ biến nộibộ) nhưng khi công bố ra thì bị sửa chữa lung tung. Đặc biệt có lời yêu cầu“không nên làm tang lễ linh đình, tốn kém” và lời yêu cầu được “chôn tại một ngọnđồi, dưới chân đồi nên dựng một túp lều để nhỡ có bà con nào nhớ đến bác tớithăm thì có chỗ nghỉ chân”.thì bị cúp hẳn!.. Thì ra “người ta” đã quyết khôngvâng lời Bác và quyết tâmd làm ngược lại những diều bác dạy!, “Người ta” mangbác ấy vào bệnh viện 108,… mổ bụng, moi gan, bửa óc, khoét mắt rồi ngâm báctrong một bể formol để mỗi tuần phải vớt lên kì cọ, thay nước…


Chuyện này cácbác sỹ,y tá ở 108 trong đó có những người trực tiếp mổ ,xẻ,cưa, đục và nhữngngười chứng kiến trực tiếp các công đoạn phẫu thuật và hậu phẫu thuật chưa từngcó trong đời họ đều phải ngán ngẩm mà thốt lên “ Sao mà cái kiếp ông cụ nó khổthế?!” Chuyện cực kỳ bí mật này nếu chỉ trong một vài tháng thì còn giữ được. Đằngnày, vì xây lăng quá to, quá tốn kém trong hòan cảnh đất nước nào có phương tiệngì hiện đại như ngày nay phải kéo dài quá lâu nên với dân Hà Nội, bí mật đó đãbị bật mí hết. Chẳng mấy ai mà không biết là xác của ông Hồ Chí Minh đặt ởtrong lăng chỉ còn là…cái vỏ,được bơm silicon và hóa trang như thật mà thôi!

. Riêng tớ, có những dịp phải đứng trong danh sách những người vào lăng viếngbác, bao giờ tớ cũng tìm cách trốn lủi vì tớ luôn bị ám ảnh cái hình tượng xácchết bị mổ bụng, moi gan nằm trong thùng formol mà ớn lạnh

Thế đấy, chỉ riêng cái lăng bác đã làm cho biết bao người yêu cũng như ghét bácphải tranh cãi mãi không thôi. Và những kẻ chống cộng quá khích nhất, đã không ngừnglấy đó làm đề tài để bôi xấu bác ấy.

Thế là tớ cảm thấy cần phải nói lên một tình cảm có thể gây sốc cho nhiều người:

HỒ CHÍ MINH LÀ MỘT NGƯỜI TỪ LÚC RA ĐỜI ĐẾN KHI CHẾT ĐỀU SỐNG DỞ,CHẾT DỞ,LUÔNPHẢI ĐÓNG KỊCH ,SỐNG GIẢ VỜ ,SỐNG KHÔNG LÍ LỊCH, TÊN TUỔI, KHÔNG NGÀY SINHTHÁNG ĐẺ, KHAI TỬ KHÔNG RÕ RÀNG,KHÔNG GIA ĐÌNH VỢ CON VÀ CẢ CHẾT RỒI CŨNG CHẲNGĐƯỢC CHÔN CẤT TỬ TẾ. MÀ CÒN BỊ ĐỐI XỬ TÀN ÁC HƠN CẢ BỊ TỘI VOI GIẦY NGỰA XÉ !

Tớ suy nghĩ “tình củm” như thế có đúng “lạp xường tiểu tư sản” không các bạn???
(*)Tớ vô cùng cảm tạ bác (hay cô hay chú(?)Nguyễn Thiện Lương (báo Văn NghệCông An)đã giúp cho tớ cải chính cái nhầm lẫn ngày giờ mà tớ đã nhiều lần xin lỗitrước về những ngày giờ,địa diểm mà có thể trí nhớ của một “cây viết trẻ” có thểmắc phải,nhất là trong tay tớ lại chẳng có ” hồ sơ” nào về những sự kiện lịch sử.Tấtcả chỉ là ghi lại những gì mình còn tồn tại trong bộ nhớ của một lão già 83 màthôi.

Tô Hải
*

XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY


*
TÔI THẤY và NGHE ĐƯƠC GÌ Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM V.N


Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi , tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực ..
Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với : Những khách sạn 5 sao , 4 sao lộng
lẫy . Đổi mới với những nhà hàng '' vĩ đại '' trên các tuyến đường du lịch
. Với những trung tâm ''thư giản'' sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ
Lan Anh ..Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century
Hànội . Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỷ, giáo sư Mỷ, chương




trình học của Mỷ, giảng dạy bằng tiếng Mỳ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỷ - 600US$ đến 1000US$ /tháng (giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy
cho con?)

Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử
''đỏ'', các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau , các quan chức đỏ đô la đầy túi . Họ đến đây để ''thư giản'', uống rượu , đánh
bạc ,cá độ và tìm gái . Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP , XO là chuyện
thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỷ cũng không phải là điều lạ.
Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để
trả một chai rượu XỌ Vụ MPỤ18 cá độ hàng triệu US $ đã bị phanh phui..là
một thí dụ cụ thể . Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các
công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi...'' lắc'' suốt đêm.
Vài hôm sau - đâu cũng vào đó



Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa,có cái trông giống như chiếc hộp quẹt ..
nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại .Vật
liệu nhập cảng đắc tiền . Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao
nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng
lòi sĩ vô duyên, lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường...
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ , ngày
đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa
kể đến xe hơi. Và hệ thống cống rảnh lạc hậu - mỗi khi trời mưa lớn - nước
rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa . Hệ thống đổ rác còn lạc hậu..
không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhun nhúc như kiến..
Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ
..hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể.. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng
ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản
kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1000 đô la
Mỷ ..chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt.. Thuốc lá và bia - bia
nội, bia ngoại - có đủ .. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt
ở Sàigòn. Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu .. Già nhậu, trẻ
nhậu... con nít cũng tập tành nhậu .. Hút thì khỏi nói .. Giai cấp cán bộ
răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn
quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói
3 con 5 , Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút -
thậm chí con nít 9,1 0 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách
khoái trá.. Các hảng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường
tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục, cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng
loáng.. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc .. cũng
không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên Tỉnh ..

Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng ''tiếm công vi tư'' lộng hành, ngang
ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương
nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ .. bất thành văn trong chế độ
xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê
.. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công
viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng .. Ông
chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên
như đất nhà của ông vậy . Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gở của 2
đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ .
Còn nhiều.. rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công,l ấn lề đường nhan
nhãn ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể : Một công thự tại vườn
Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền
ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ ) - bèn có
màn trổ cửa mặt sau nhà , xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt
tiền ngó ra đường Nguyễn Du , trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỷ kim -
ngon ơ ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ .. trước
sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương
mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền.

Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2
căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo
, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng ..Còn
trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao
động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo ,giày vớ thể thao .. buôn bán
ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày.



Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là
đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi
vào nhà .. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn.Thưa gửi là dại dột. Mà
thưa với ai?Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an
? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : ''Xã hội Việt Nam ngày nay là
một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng. Không thể nào
chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng
sao? '' ( Nhật ký ''Rồng rắn'' của Trần Độ ) .

Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu
xanh của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất..
Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo
phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày
trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín
bằng ''khẩu trang'', găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay ...
trên đường phố .

Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng
carton và bao túi Ny long, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống
...những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường..
những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gổ ....đi bán
vé số ( một cách ăn xin trá hình)

Bộ mặt Sàigòn ''đổi mới'' bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ
thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng
lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại , những vũ trường cực kỳ tráng lệ
, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền ..
trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa ..
những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - nhiều người chóa mắt ..
choáng váng , cho là ''Việt Nam bây giờ tiến bộ quá''. Riêng Phó thường dân
tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước
cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất
và tinh thần của dân chúng..


Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê
của báo The Economist - bằng : 555 US$ năm 2007 ( Hà Nội bốc lên 730 US $
)chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh .. So với các nước láng giềng : Thái Lan
: 2550 US$ - Phi luật Tân : 1040US$ - Nam Dương : 1160US$ .Tân gia Ba
24840US$ .( The Economist World, năm 2007 - p.158, 176, 238 ) - Việt Nam còn
lẹt đẹt đàng sau rất xa . Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu
đặt câu hỏi : Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những
thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia ? - thì câu trả lời không sợ
sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân
nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai ? giai cấp địa
chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự
do, mua bán làm ăn mà có ? ?
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng ''đánh Tây, đuổi Mỷ'' - cho dù che
giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam ( gồm cả
Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do ) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người
Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của
Sàgòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn .. và các khu
phố sầm uất nhứt .. vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện
trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi
phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm
buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng,
Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh
Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước ... hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu
hoặc xây cât lại ..nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ.


Các cơ sở
khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn,
những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm
giữ .. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng
trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn.. thì khám phá ra
được chủ nhân là người Bắc XHCN . (Tất nhiên là vợ con,thân nhân cán bộ lớn
) .Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do
các cô tự nói ra ) .



Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người
Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch
với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc..Cán bộ, công
nhân viên trọng yếu - cũng đều là người Bắc - trừ một số cán bộ gốc miền
Nam tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - thì cũng
kể họ là người XHCN miền Bắc ..



Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - từ Trung ương đến địa phương - từ
Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xả gần - đều do đảng viên người miền
Bắc XHCN - nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương
mãi sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000
xe hơi đủ loại.. chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa
, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở
thương mãi, sản xuất - cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ ..

Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy . Còn những vàng bạc, kim cương, đô la
,tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công
thuơng nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới,
những tấn vàng của VNCH để lại, những luợng vàng thu được từ những người
vuợt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ
tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu ?
- Không ai biết .



Thông thường - những của cãi nầy phải được sung vào công quỷ - để làm việc
công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ.. Thế
nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau . Chia nhau một
cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN ( Đọc Đất đai-Nguồn sống và
Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn .Ông nhỏ
- nhà cửa nhỏ . Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không
hết ... đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán
bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem '' bán non'' những căn nhà đó lấy
tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cãi tạo đã sang tay
đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu -
không ngoại lệ . Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được
phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước
XHCN ..




Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo,
vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá ..đều bị '' giải phóng'' ra
khỏi nhà bằng nhiều chánh sách : Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả
tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu
không nổi... phải bỏ đi ), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt
buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu
không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ..để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về
quê ... Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào ''mua'' nhà
Saigòn với giá gần như cho không...và bây giờ là chủ những căn nhà mặt
tiền ở Saigòn .



Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp
thiếu niên ''xẻ dọc Trường Sơn'' bằng máu , nước mắt và xác chết ... vào
xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là ''giải phóng'' nhân dân miền Nam - nhưng
sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai , của
cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do ) ra
khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã
trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương
đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực ...
Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc (Trường
hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỷ là trường hợp điển
hình) .. Như vậy hành vi nầy gọi là gì ? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh
- một mình đối diện với luơng tâm thuần luơng của mình - các ông tự gọi
mình đi .



Đến thời ''mở cửa'' - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn..gấp bội. Tư bản ngoại
quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương
- đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất
cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây
cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ
Ngân hàng thế giới, từ quỷ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời
con cháu cũng chưa dứt .. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn.. no bóc
ké.. Nhiều công trình vừa xây cất xong ...đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt
vật liệu. Một thí dụ diển hình : Một bệnh viện gần chợ ''cua'' Long Hồ -
quê hương của Phạm Hùng - n



Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực
, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng
nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những
nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử .
Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất
nghiệp kinh niên .. Khoản cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và
dân chúng càng ngày cách biệt ..Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng
cực ..



Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời ''Bắc thuộc'' :
- ''Năm Bắc thuộc thứ 2 : Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh ..
- Năm Bắc thuộc thứ 6 : Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú
hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12 : Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương
thôi tập khóc cười ..''
Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô
hộ hà khắc và tinh vi.



BÔ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM


Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi , mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau
32 năm dưới chế độ cọng sản . Để được trung thực - người viết ghi những
điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua . Thôn quê
miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện . Những làng xã xa
xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối . Đường sá có tu sửa phần nào
..Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn ( đường
xóm Cái nứa,Cái chuối xã Long Mỷ VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được.
''Cầu tre lắt lẻo'', cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật
liệu nhẹ ) . Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng )
nay không còn thấy nữa . Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những
nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy -
dọc theo bờ sông Long hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất ..xen kẻ những mái
lá bạc màu .


Vùng Trà ốp, Trà cú (Vĩnh Bình) , chợ Thầy Phó (Vĩnh Long )
nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn
chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi..
Hai bên đường xe chạy từ Mỷ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá ,Cần
Thơ .. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt . Nhà cửa, hàng quán dầy đặc ,
động cơ ồn ào, người ta chen chúc .. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở .
Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất .. hoặc thụt sâu vào trong ,
không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát
sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu ,vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng
mấy cây số ở Trung Lương ...



Dưới sông - từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn
là nhà sàn, phía sau chống đở sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc
2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên
uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng
Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những
chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá .. Basa, cá điêu hồng v.v..
ở dọc bờ sông khá dài ..


Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh . Dọc trên
những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu - người ta không còn
thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc
quần lãnh Mỷ A , chèo ghe tam bản , bơi xuồng như thời trước 75 nữa .. Hỏi
một ông già tên Ph. tại Cái Răng,được trả lời : '' Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan
hết rồi ông ơi !'' Tôi hỏi thêm : '' Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt
bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị
ngược đãi, đánh đập .. các cô gái nầy không sợ sao ông ? - '' Biết hết - mấy
cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng
Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch .. Cô khác thấy vậy ham . Phần nghèo
, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may.'' Câu
chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết .

Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài : '' Nỗi đau
từ những con số''- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những
ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha
lẫn con. Cũng do tờ báo nầy : ''Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô
gái đang ''bày hàng'' để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái
khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến luợt mình '' Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số
phát hành ngày 25-04-2007,viết : ''Hơn 60 cô gái ,tuổi từ 18 đến 20 từ
miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển .


Các chàng rể Hàn Quốc được quyền
soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dich vụ môi
giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công
An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình
với gần 400 lượt cô gái hiện diện . Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở
tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm''.

Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm
trưa, có chứng kiến tại chỗ : Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước
cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe
Honda ôm, được anh trả lời : ' '' Đó là những người con gái đi lấy chồng
Đài Loan và Đại Hàn. Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại
theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi
đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa.''. Tôi nhìn kỷ các cô gái
nầy tuổi rất trẻ .. khoản chừng 18 đến 20 ..đứng cặp với những anh Tàu già
sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn
mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây
là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề ..

Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức '' môi giới hôn nhân
lậu''- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái ,
nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là
để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma cau.. để nơi đây
huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục..các cô gái làm điếm .. hoặc bán cho
người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ .. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở
ăn chia của Công An . Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng
tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh,
quận 11..Sàigòn.

Cho dù chánh thức hay lậu.. hậu quả cũng gần giống nhau . Chánh thức thì có
giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí . Lậu thì
lén lút với sự che chở của Công An . Hậu quả gần giống nhau . Nhiều cô gái
về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban
ngày làm nô dịch.. ban đêm phục vụ tình dục.. rồi bán vào động mãi dâm lấy
tiền gở vốn lại ..( Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một
bằng chứng) Còn lậu thì .. bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm
cảnh .. biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại
.Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người
phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu ...lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không
thấy Việt Nam nói nửa lời !

Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược
đãi, đánh đập.. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không ? Có bị cưỡng
bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện ? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở ? Nguyên nhân
nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt..?
Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con
gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN . Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện ,
hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng
Đài Loan, Đại Hàn ?




Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp . Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài
nhận định thiển cận như sau : Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ
lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hoá..vừa bãi, không được nghiên cứu
cẩn trọng.. đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng..Khối lượng đông
đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào .. Nông dân miền Nam thiếu đất canh
tác.. Các cô gái miền Tây.. quẩn bách vì không có việc làm kinh niên -
cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng
nhiếc, đay nghiến ..khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có
chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ .Và cũng vì hấp thụ một
nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75 ) - những người trẻ tuổi không có ý
niệm về luân lý đạo đức cũ .. thang giá trị bị đảo lộn.. nên họ không đặt
nặng danh dự, sĩ diện như thời trước.. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng
.. họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn.. Nhưng động lực chánh là nghèo.. ;
NGHÈO.......



Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại
Hàn và Đài Loan ... để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực , vô vọng không
lối thoát.. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa
nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy -
nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH ) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng
của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998 : ĐBSC : 37% ..
ĐBSH : 29% . Năm 2002 : ĐBSCL : 13 % . ĐBSH : 9% . ( Nhà x.b Thống kê -
Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn ). Dù theo tiêu chuẩn nào : tiền tệ (
tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống ( bao gồm lương thực, nhà ờ, mức
sống văn hóa ) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực
- thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá .



Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của
những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học . Và sau đây là cái nghèo
miền Nam qua cái nhìn tận mắt , nghe tận nơi của người viết : Cái nghèo ở
Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau
, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân , nhà dột nát ..
khi trời mưa lúc ban đêm..không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ
cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp.. trước từng cơn gió lạnh buốt lùa
vào căn nhà trống hốc...


Cái nghèo của một người đi mượn tiền , muợn gạo..
tới ngày hẹn không tiền trả.. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp ..
cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ..mẹ bơi xuồng đi bán bắp
nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát
chơi ngoài sân .




Tục ngữ bình dân có câu : Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời .- Có. Tôi quen biết
ông Sáu S. làm nghề chày lưới.. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp
nối nghề nầy : nghề đi nhủi tép .. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay ( 2007 )
tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem
miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời
gian bạc thếch..


Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te .Đời ông nội - nghèo
! Đời cha nghèo ! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho
người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu ..Người
nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số
mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông
dân thành thợ thuyền ..trong khi dân số lại gia tăng quá tải . Cho nên thất
nghiệp không thể tránh . Nghèo là hiện thực . Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong
một bài phổ biến trên mạng,viết : ''Nông dân đã nghèo,đất đã kém đi ,nhưng
mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày
trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được ? ''



MIỀN NAM - 32 NĂM DƯỚI CHẾ ĐÔ C.S ..


Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ
bao cấp đến thời kỳ mở cửa . Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với
các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt .. cầm lồng đèn đỏ... Và điều quan
trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái
phân lợi tức quốc gia ,để tài trợ các chương trình y tế ,giáo dục ( hiện
nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con ) - các
chương trình tạo công ăn việc làm , phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ
tầng cơ sở hay không ? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng
tuếch ? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng
đục nát cơ thể .. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền
địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy
hoạch lấy đất, phá mồ phá mả , chiếm nhà dân một cách bạo ngược.. Lòng dân
phẩn uất, kêu la than khóc.. Oán hận ngút trời xanh ! (19 Tỉnh miền Nam
biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn ) . Như vậy có gọi là
phát triển không ?



KẾT LUẬN


- 32 năm nhìn lại :Người ta thấy miền Bắc đã ''giải phóng'' dân Sàigòn ra
khỏi đất đai, nhà cửa của họ . Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê
bằng nhiều chánh sách khác nhau . ''Giải phóng'' miền ĐBSCL ra khỏi sự trù
phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ.''Giải phóng''quân nhân, viên
chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ
ra biển ...'' Giải phóng'' phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm ''vợ nô
lệ'' , đi làm điếm ở Kampuchia, Thái Lan ..



- 32 năm nhìn lại : Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ
như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan
website(2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một
con súc vật ở Singapour (2005) . Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ
nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc .. (Theo UNICEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt
Nam )
- 32 năm nhìn lại : Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L'express ngày
29-8-2002 :'' Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ,
những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt
Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn . Dưới cái cớ là dân
tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ
quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó ''

- 32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền
Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc .
Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước
.Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo :'' Việt Nam đang đứng trước hiểm
họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc.Việt Nam sẽ trở thành một
tỉnh lẻ của Tàu (Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)

**



TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

*


15 Điều cần suy gẫm theo thuyết Phật


Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.


1. Sống trong hiện tại Phật hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?
Phật mỉm cười đáp
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.

Lời bình
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.


2. Sau khi chết người ta đi về đâu
Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.
- Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao thầy không biết?
- Vì tôi chưa chết.
- ??? Lời bình
Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.




3. Định mệnh nằm trong bàn tay
Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường
tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng
xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo.Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.
Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống
đất.
- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! - Ba quân reo hò phấn khởi.
Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp. Lời bình
Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có được là chính bản thân bạn !!!.


4. Con sóng nhận thức

Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:
- Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.
Con sóng to cười đáp: - Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.
- Tôi không là sóng thế là gì?
- Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra
bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn
buồn bực gì nữa.
Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:
- À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một. Lời bình
Con người cho rằng "ngã" là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.



5. Thiên đường địa ngục

Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
- Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?
- Thế ngài là ai?
- Tôi là tướng quân.
Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
- A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy,trông ông giống anh hàng thịt.
Tướng quân nổi giận, rút gươm:
- Tao băm xác mi ra !!!
Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
- Này là mở cửa địa ngục.
Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:
- Xin... xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
- Này là mở cửa thiên đường - thiền sư Ekaku mỉm cười. Lời bình
Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và bây giờ!
Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.


6. Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo
Có một bà lão biệt danh "mụ già hay khóc". Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi bà:
- Bà lão ơi, sao bà lại khóc?
- Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.
- Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
- À, ông có lý.
Từ đó, "mụ già hay khóc" thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng. Lời bình
Một điều lợi hay bất lợi sẽ tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.


7. Phật tại gia
Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:
- Cậu đi đâu đấy?
- Tôi đi cầu Bồ Tát.
- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?
- Tìm Phật ở đâu bây giờ?
- Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên
người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng. Lời bình
Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.


8. Ngón tay chỉ mặt trăng
Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? - Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này,
chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không? Lời bình
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.


9. Ai đó

Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.
- Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.
Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki
muốn diện kiến.
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà. Lời bình
Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.



10. Càng vội càng chậm
Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm - Vị sư phụ mỉm cười. Lời bình
Những người quá nóng nảy muốn đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công


11. Đèn đã tắt

Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác.
- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
- Ồ, vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà. Lời bình
Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó


12. Bình thường tâm

- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan. Lời bình
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.


13. Thiền trong chén trà
Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
- Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không
cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được. Lời bình
Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

14. Con quỷ bên trong

Nhà sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư
liền vấn ý sư Tổ:
- Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.
-Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.

Lời bình
Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra.

15. Đích tới có một đường đi không cùng
Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây. Lời bình
Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường. Hãy khéo chọn...

*

XÃ HỘI VIỆT NAM * NHÀ THƯƠNG

*


Nhà thương hay nhà ghét
Tác Giả : Thủy Tiên

Thứ Tư, 10 Tháng 2 Năm 2010 21:45
Bao thơ phải nộp đúng tiêu chuẩn và đúng thời hạn, nếu không . . .
Trong cơn thập tử nhất sinh, cái phao duy nhất để người ta níu kéo, giành giật sự sống với tử thần, chính là Bác sĩ và Bệnh Viện. Tuy nhiên ở VN, cái phao này không chịu làm việc miễn phí, mà.đòi hỏi phải có “bao thơ lót tay “, gọi nôm na là “tiền bồi dưỡng”. Có tiền trong tay, thì “từ mẫu” mới chịu làm nhiệm vụ. Bao thơ phải kín đáo đưa tay cho cô y tá, để cô chuyển tới Bác sĩ, nhưng sẽ được phân chia theo chức vụ của những người liên đới trách nhiệm. Bao thơ phải nộp đúng tiêu chuẩn và đúng thời hạn, nếu không có, thì ca mổ sẽ bị trì hoãn, y tá sẽ mặt ủ mày chau, và Bác sĩ thì chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” khi khám bệnh.
Hiện tượng đưa bao thơ hầu như đã thành thông lệ, và xẩy ra trong hầu hết các bệnh viện, và được gọi là “lộc”. Cũng vì cái “lộc” mà nhiều Bác sĩ đã đi ngược lại khuyến cáo của y khoa. Thay vì “khuyến khích sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ” , thì bác sĩ lại rỉ tai xúi bẩy sản phụ nuôi con bằng sữa bột để được chia tiền hoa hồng của các hãng sữa ngoại quốc.
Tuy nhiên nỗi khổ của bệnh nhân không phải chỉ là chạy vạy “bao thơ bồi dưỡng, mà còn khổ vì hoàn cảnh điều trị quá thấp kém của bệnh viện .” Báo điện tử Tuổi trẻ, ngày 1/20/10 đã đăng một phóng sự tại bệnh viện Tâm Thần, số 192 Hàm tử. Q.5, Saigon với tựa đề: “Bệnh Viện Tâm Thần không còn chỗ…nén”. Bài phóng sự kể rằng: “Tháng 9/2005, bệnh viện này đã bị cắt một phần diện tích cho việc thi công đại lộ Đông Tây, nay chỉ còn vỏn vẹn chừng 1,700 mét vuông. Số giường nằm điều trị phải cắt từ 200 xuống còn 60. Tuy thế, dịch vụ vẫn giữ nguyên như cũ. Mỗi ngày phòng khám phải phục vụ trên 300 bệnh nhân, giám định sức khoẻ tâm thần cho từ 60 tới 100 người. Căng tin được làm tạm bợ bằng một mái che trên lối đi. Mỗi khi có cơn gió mạnh là cát, bụi do công trình xây dựng Đại Lộ Đông Tây cuốn vào ồ ạt, làm mọi người phải ngưng ăn uống để che đậy đồ ăn. Các bệnh nhân đã phải sống và khám bệnh trong môi trường vô cùng chật chội, nóng bức, và bẩn thỉu. Nhiều người đem thân nhân tới khám bệnh, nhìn thấy hoàn cảnh này đã phải quay về. Một số nhân viên bệnh viện đã bỏ việc. Có Bác sĩ nói rằng: “chúng tôi chưa bị bệnh tâm thần cũng là may !”
Chuyện chưa chấm dứt. Ngày 1/24/10, báo Tuổi Trẻ lại phổ biến một bức thư góp ý của ông Choi Jung Eun, Giám Đốc đại diện Myung Ga Food. Ông mở đầu bằng: “điều tôi suy nghĩ và lo lắng nhất là tình trạng bệnh viện ở đất nước các bạn.”
Rồi tiếp: “Vào một số Bệnh viện, tôi thấy lớp lớp người nằm ngồi la liệt trên đất, tay họ chống xuống đất, rồi nhà vệ sinh thường không có nước….Điều này thực kinh khủng, vì bệnh viện là nơi tập trung rất nhiều mầm bệnh có thể lây nhiễm dễ dàng trong không khí.” Ngạc nhiên về ý thức vệ sinh của người VN quá thấp kém, ông diễn tả: “bàn tay người nhà vừa chống xuống đất, rồi sau đó lại vuốt má, đút cháo cho bệnh nhân”. Ông than phiền: “người bạn của tôi bị gãy chân vì tai nạn giao thông, được chở vào cấp cứu. Anh ta đã phải chờ đợi mỏi mòn trong tình trạng đau đớn. Giờ nghỉ trưa của B/S tại Bệnh viện VN “quá dài”, và vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Ở Hàn Quốc, bệnh viện không có giờ nghỉ, mà sắp xếp theo ca, thay phiên phục vụ bệnh nhân liên tục.”
Cách sử xự và thái độ của nhân viên bệnh viện thì tỏ ra “kiệm lời” và thiếu thiện cảm với bệnh nhân, đặc biệt là với bệnh nhân người nước ngoài.”
Ông Eun cũng than phiền về chi tế y phí khác biệt giữa người ngoại quốc và người trong nước. Ông viết: “Ở Hàn Quốc, khám tổng quát chỉ phải trả 3 đô la, thế mà tại VN, tôi phải chi phí từ 100 tới 150 đô la. Có lần tôi bị bệnh nặng, phải trả tới 2000 đô la tiền điều trị. Số tiền chi phí y tế ở cac quôc gia khác đều bình đẳng giữa người trong nước và ngoại quốc. Còn ở VN là một sự khác biệt khổng lồ.”
Kết luận bức thư, ông viết: Chúng tôi bảo nhau: nếu bị bệnh thì nên bay về nước để chữa trị, vừa rẻ, vừa thoải mái. Các bệnh viên ở đây, chỉ nghĩ tới, cũng đủ rùng mình.”
Đọc bức thư trên, không biết lãnh đạo VN nói chung, và ngành y tế VN nói riêng còn tự hào, hay nên lấy tay che mặt trước khẩu hiệu ‘lương y như từ mẫu”? Nguyên do vì đâu ? Phải chăng là vì áp dụng “đói ăn rau, đau khắc phục”? Hay vì ông Choi Jung Eun không biết nguyên tắc đầu tiên là phải đưa “bao thơ bồi dưỡng”? Dù sao thì thắc mắc vẫn là tại sao báo Tuổi Trẻ điện tử lại đăng một bức thư làm chạm tới niềm tự hào của nhà nước Công hoà Xã hội chủ nghĩa VN quá vậy?

XÃ HỘI VIỆT NAM * CHÙA HƯƠNG

*
Thịt thú rừng, đồ chơi bạo lực "vây" chùa Hương

Trong không gian thanh tịnh, trang nghiêm của chùa Hương (Hà Tây), các quầy lưu niệm, quán ăn mọc lên san sát, kéo dài hàng km. Súng hơi nhựa, thịt thú rừng... treo lủng lẳng, mời mọc dòng khách hành hương.



Thịt thú rừng, đồ chơi bạo lực "vây" chùa Hương
ảnh minh họa

Mùng 6 tháng Giêng chùa Hương mới bắt đầu khai hội nhưng nhiều du khách đã đến lễ phật sớm từ mùng 1 Tết. Thời tiết khô ráo đầu năm đã thu hút hàng vạn lượt khách đến vãn cảnh chùa.

Nhiều du khách mới đến chùa Hương lần đầu không khỏi ngạc nhiên khi thấy mức độ "sầm uất" của các dãy hàng buôn bán ngay trong khuôn viên khu danh thắng Hương Sơn. Ngay tại bến đò Thiên Trù, các hàng cơm phở, quán cà phê chen chúc mọc lên chào đón du khách vừa bước chân khỏi thuyền.
Thịt thú rừng treo lủng lẳng trước quán ăn. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Thịt thú rừng treo lủng lẳng trước các hàng ăn. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Vợ chồng chị Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) đã đi lễ chùa Hương từ nhiều năm nay nhưng đây là lần đầu tiên chị dẫn cậu con trai. Dừng lại trước một nhà hàng đặc sản, cậu bé hét toáng lên: "Mẹ ơi, ở đây có cả một con hươu bị treo cổ".

Hóa ra đó là hình một con thú nhồi bông được chủ quán treo lên để quảng cáo. Tuy nhiên, cạnh chú hươu giả "bị treo cổ" đó là hàng loạt thú rừng đã làm thịt, thui vàng rượm treo lủng lẳng. Mấy quán ăn cạnh đó cũng không kém khi treo cả chục con hoẵng, cầy hương... trước cửa. Khách ưng ý con nào, đầu bếp sẽ gỡ xuống cho vào nồi luôn. Giá một kg thịt cầy hương là 150.000 đồng, còn một con hoẵng nhỏ là 100.000 đồng.

Hàng "nóng", hàng "mát" góp mặt nơi chùa thiêng

Càng vào sâu trong khu danh thắng, cạnh các chùa chiền, di tích, mật độ hàng quán càng dày đặc. Hai bên Triều Sơn Lộ, con đường dẫn lên chùa Thiên Trù, bị vây kín mít bởi một bên là dãy hàng ăn, một bên là dãy hàng lưu niệm. Vẫn với cách thức "quảng cáo" quen thuộc, thịt thú rừng được treo trước cửa nhà hàng. Quán nào càng to, càng có nhiều thịt thú rừng được trưng ra mời khách.

Phía bên kia Triều Sơn Lộ, các loại hàng lưu niệm sặc sỡ bày la liệt trên sạp. Nhiều người mới đến Hương Sơn lần đầu không khỏi băn khoăn khi thấy đủ loại súng hơi đạn nhựa Trung Quốc bày bán công khai trên tất cả các sạp. Từ súng lục, súng săn, súng ngắm lade... được các chủ hàng xếp lẫn các mặt hàng khác.



Vừa rảo chen chân qua dòng người đông đúc, đến dãy ki ốt ngay dưới chân chùa Thiên Trù, một thanh niên lao ra mời mọc Tiến và nhóm bạn cùng lớp đại học: "Mua súng về chơi anh ơi. Bọn em có loại này ngon lắm". Nói vừa dứt, cậu ta với tay lấy khẩu súng màu bạc, có ống ngắm lade, lên đạn rồi nhắm lên mái tôn bắn thử cho khách xem. Sau tiếng "phặp", phía dưới mái tôn mới bằng phẳng in một vết lõm tròn khá sâu hình viên đạn.


Đi chùa Hương. Ảnh: Nguyễn Hưng.

"Cái này anh về dùng chơi trận giả hay đi trêu con gái thì vui lắm. Anh mua em khuyến mãi thêm hai bao đạn", cậu ta nheo mắt. Giá khẩu súng này là 70.000 đồng. Các loại khác nhỏ hơn có giá từ 30.000 - 50.000 ngàn đồng.

Cầm khẩu súng lục gọn gàng, bắn khá chuẩn, Tiến giắt vào thắt lưng rồi lấy thêm chiếc mũ cao bồi đội lên đầu làm dáng. Cả nhóm ùa lên tán thưởng rồi cùng lao vào chọn cho mình một món hàng "nóng". Hoan, cậu chủ quán tranh thủ rỉ tai tiếp thị thêm: "Bọn anh mua thêm hàng "mát mẻ" cho đủ bộ. Nhà em có một hàng băng đĩa ở đằng kia, để em gọi điện trước cho".

Theo hướng tay chỉ của cậu này, cách đó tầm 100m là mấy hàng băng đĩa, sách báo. Các cửa hàng này chủ yếu bán băng ca nhạc, sách tử vi... Tuy nhiên, thấy mấy ngày trước lễ khai hội năm nay nhiều thanh niên đến chơi xuân hơn mọi năm, Hoan đã "nhanh ý" nhập mấy băng đĩa phim, ca nhạc "mát mẻ" về bán.

Theo lời Hoan, "hàng mát" cửa hàng phải bán chui, không dám công khai như súng. "Trên động Hương Tích các hàng khác bày cho anh xem cơ. Bọn em dưới này nhiều công an, gần trụ sở ban tổ chức nên phải dè dặt", Hoan tiết lộ.

Trao đổi với VnE, ông Lê Văn Sang, phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội năm 2008 cho biết, việc các cửa hàng bán thịt thú rừng, đồ chơi bạo lực hay văn hóa phẩm ngoài luồng đều đã được ban tổ chức nắm rõ. Tuy nhiên, do ngày lễ khai hội diễn ra ngay sau Tết, các công tác chuẩn bị cho lễ hội đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nên chưa có điều kiện để kiểm tra.

"Chiều mùng 7 Tết chúng tôi sẽ họp đoàn kiểm tra liên ngành của huyện và tổ chức đi kiểm tra. Những cơ sở nào vi phạm chúng tôi sẽ tịch thu và phạt nặng", ông Sang nói.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=33110#ixzz0jRUzGVeq


Kinh hoàng nạn xả thịt thú rừng ở chùa Hương

LD/Tonkin


Nguyên “bộ khung” đầy máu me của hươu, nai được bày trước mắt người đi đường.
(LĐ) - Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng. Suốt nhiều chục ngày lễ và hội, cứ là tắc đường như nêm cối, cáp treo đang chạy bỗng dưng “chết lặng” 90 phút dằng dặc, khách hành hương bị treo trên đỉnh trời.


Từ quận Hà Đông, cách chùa 50km, đội quân cò mồi vãn cảnh, chèo đò đã đeo bám khách hãi hùng; nạn trộm cắp, chèn ép khách hoành hành... Nhưng, kinh hoàng nhất, phải là nạn xả thịt thú. Để thấy rõ thịt tươi, đỏ, thơm, người ta lóc xương, treo nguyên “bộ khung” đầy máu me khủng khiếp của hươu, nai ra trước mắt người đi đường. Để nguyên cả bộ da, lông của hươu, nai, hoẵng... thì người ta mới biết là "hàng xịn" chứ...(Nhờ TH đưa vụ nầy ra WWL.org) Chỗ nào trót cạo lông, thui vàng, thì treo biển ở mũi, ở đầu thi thể loài thú xấu số rằng: “nai rừng”; “hươu rừng” (chứ không phải hươu, nai nuôi!)... Dù là động vật rừng, hay động vật nhà, cứ hành quyết rồi treo lên “hăm doạ” như thế, vẫn là điều không thể chấp nhận được. Khách mua đông lắm, ai thích, giá cả thoả thuận xong, chủ quán chui vào... bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt, trước sự thèm thuồng của nhiều thực khách. Riêng bác thú rừng béo mũm này, thì được treo lên cao, treo cùng với một nải chuối xanh, ý rằng, món này nấu với thịt rừng này thì tuyệt hảo. Chủ quán, ngoài việc vẫy khách, nhử khách, họ còn khoanh tay chửi bới, hoặc tay dao tay thớt, khi thấy ai có ý định chụp ảnh. Chen nhau ‘hối lộ’ thánh thần




Người Việt
HÀ NỘI (TH) - Trái với không khí êm ả và có vẻ trật tự, thoải mái ở miền Nam những ngày đầu năm, đặc biệt dịp Rằm Tháng Giêng, các đền, chùa, phủ thờ ở nhiều địa phương miền Bắc được nhiều báo mô tả với các lời lẽ không đẹp như “khiếp,” “nghẹt thở” với nhiều thứ tệ trạng diễn ra trong khung cảnh hỗn độn, bát nháo mất hết ý nghĩa và giá trị tâm linh. Nó chỉ còn như những vụ hối lộ thần thánh bằng những đồng tiền lẻ. “Hàng nghìn người chen chúc trong khoảng không gian chật hẹp. Rác khắp phủ và đủ các dịch vụ ăn theo trong những ngày này” gồm cả trộm cắp và bài bạc, theo báo điện tử Bee.net mô tả ngày 28 tháng 2, 2010. Theo sự mô tả của báo Tuổi Trẻ, “Từ Tết đến nay, mỗi ngày có đến vài ba lễ hội khai mạc.

Lễ hội nào cũng có ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Nhưng có đi dự các lễ hội thì mới thấy kinh khiếp về ý thức của phần lớn người dân, về sự cẩu thả trong khâu tổ chức.” Tờ Tuổi Trẻ viết, “ Rải tiền đầy gốc cây, ngập đầu cả tượng thánh thần, bán hàng rong trong sân chùa, trộm cắp, đánh nhau... Ðền chùa đáng ra là những nơi tôn nghiêm nhất nhưng trong mùa lễ hội thì nhìn vào đâu cũng có thể bật ra chữ ‘khiếp.’” Một độc giả của báo Tuổi Trẻ nêu ý kiến sau khi đọc bài viết và những hình ảnh phản cảm về lễ hội, nhắc lại lời dặn dò của thân nhân rằng, “Cháu đi lên chùa là để cho tâm hồn thanh thản, được hưởng cái hương vị trong lành của chốn linh thiêng, và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc” và “nhất nhất không được thất kính với ơn trên.” Trái lại, người ta không hành xử như thế.

Tuổi Trẻ đưa ra những hình ảnh vô trật tự xảy ra ở lễ hội Ðền Trần ở phủ Thiên Trường tỉnh Nam Ðịnh và nói, “Năm nay, ban tổ chức cho dựng tới 5 lớp rào chắn để chia nhỏ dòng người, ngăn chặn tình trạng người dân ào ào xô đẩy tiến vào đền Trần. Nhưng bất chấp điều đó, nhiều người dân vẫn xô đẩy giẫm đạp lên nhau, phá rào để xông vào.” Theo tục lệ hàng năm, đêm 27 tháng 2, 2010 (14 Tháng Giêng Âm Lịch), Tuổi Trẻ cho hay “ban quản lý khu di tích đền Trần và UBND tỉnh Nam Ðịnh đã tổ chức lễ khai ấn, phát lộc cho người dân trong và ngoài tỉnh theo như thông lệ hàng năm. Lễ hội bắt đầu từ câu chuyện vua Trần mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường (hiện nay nằm trong khu di tích đền Trần, Nam Ðịnh) và phong chức cho một loạt quan quân có công sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất và ban ấn cho nhân dân. Nhưng hành trình người dân xin được ấn (một tấm vải, hoặc giấy điệp được dập ấn vua nhà Trần) không hề đơn giản chút nào.


Từ 5g chiều, hàng ngàn người đã tập trung đông nghẹt trước cổng đền Trần.” Xin một cái ấn, chắc hẳn phải là xin được thăng quan tiến chức. Tờ Tiền Phong ngày 28 tháng 2, 2010 nói chính ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục & Ðào Tạo “trực tiếp đóng ấn phát cho du khách.” Trong một ký sự hình ảnh khác, ngày 20 tháng 2, 2010 đưa tin khách hành hương tới chùa Mía, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng, nằm ở thôn Ðông Sàng, xã Ðường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, đã “tấn công” các tượng Phật bằng “tiền lẻ.” Tượng các vị La Hán bị bội thực tiền rồi, nhưng vẫn bị nhét tiền vào các kẽ có thể nhét trên “cơ thể” các tượng.


Các tượng La Hán, Kim Cương bị “ép” cầm tiền lễ ở tay, bị nhét dưới râu. Các tượng ở các thế võ khác nhau bị người ta bắt cầm tiền lẻ như thể “múa võ ăn tiền,” báo Tuổi Trẻ nói. Ðược biết, chùa Mía được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị chùa, ngôi chùa với giá trị tuyệt kỹ về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc này được liệt hạng vào vị trí ‘quán quân’ trong hệ thống chùa Việt. Sách kỷ lục Guinness của Việt Nam cũng ghi nhận chùa Mía là ngôi chùa có nhiều tượng nhất Việt Nam.” Mấy ngày trước, lễ hội Chùa Hương ở Hà Tây, chùa Trúc Lâm trên núi Yên Tử tỉnh Quảng Ninh cũng đều nghẹt người và đẻ ra nhiều thứ lộn xộn phá rào. Theo tờ Tiền Phong, “Lễ cả năm không bằng lễ Rằm Tháng Giêng” nên “nhiều đền chùa ở Hà Nội lâm vào tình trạng quá tải vì người đi lễ quá đông.”


Vì quá đông người và phải đứng từ xa nên người nọ chỉ vái lưng người kia đứng đằng trước. “Chiều ngày 27 tháng 2 vừa qua (tức 14 Tháng Giêng), hàng ngàn người đổ về Tổ đình Phúc Khánh làm lễ cầu an, giải hạn. Cảnh sát giao thông quận Ðống Ða và công an phường Ngã Tư Sở đã tham gia phân làn đường, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực Tổ đình Phúc Khánh. Các phương tiện giao thông di chuyển chậm tại đây, chỉ có thể đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở chứ không thể đi làn dưới chân cầu hướng về đường Láng bởi hàng ngàn người dân ngồi ken đặc.” Báo Tiền Phong mô tả. “...người ngồi kín đặc vỉa hè, tràn cả xuống lòng đường.


Mỗi khi nghi lễ cầu an được xướng lên, đoàn người lại rạp xuống khấn vái. Nhưng vì quá đông, chỉ còn cách hướng về chùa mà khấn, người sau vái lưng người trước.” Tiền Phong viết về Tổ Ðình Phúc Khánh. “Có mặt tại Tổ đình Phúc Khánh vào tối 28 (tức Rằm Tháng Giêng), PV TPO chứng kiến cảnh nhiều người càu nhàu, thậm chí văng tục vì bị hắt mắm tôm vào người. Theo quan sát, mắm tôm được vứt xuống từ tầng trên của một số nhà có mặt tiền gần đường Tây Sơn. Anh Hoài Lam ở phố Khâm Thiên phàn nàn, “Không hiểu người ta nghĩ gì mà quăng túi nilon đựng mắm tôm xuống đám đông người đang thành kính làm lễ. Có nhiều người đã phải bỏ về vì không chịu nổi mùi mắm tôm.”

*

ĐÀO VŨ ANH HÙNG *HỒI KÝ

**





Mùa Xuân tưởng nhớ Trần Việt Hoài


Đào Vũ Anh Hùng



Năm 77, vài ba tuần sau khi qua tới Mỹ, nhà văn Mai Thảo đã cùng giáo sư Vũ Khắc Khoan, đi với Trần Lam Giang, Nguyễn Thượng Hiệp dự trại Lộc Uyển của Gia đình Phật tử họp mặt lần đầu tiên tại Hoa kỳ do lời mời của trưởng Đặng Đình Khiết tổ chức tại Oklahoma City. Trại Lộc Uyển tổ chức ba ngày.


Sau ngày bế mạc trại, Mai Thảo, Trần Lam Giang và Đặng Đình Khiết theo anh Đặng Văn Đệ về Dallas, ghé nhà tôi chơi, ăn một bữa cơm. Anh em trò chuyện, bao nhiêu điều han hỏi và ôn nhớ. Chuyện tháng Tư đen còn đang hôi hổi. Chuyện Saigon. Chuyện anh em bằng hữu trong giới văn nghệ, báo chí ở lại điêu linh, sống khổ, sống nghèo, sống bất an, bị theo dõi, khủng bố, bắt bớ, cầm tù. Cộng sản đã thù hằn, đầy đọa và ức chế nhân dân miền Nam thuộc mọi thành phần, bằng những thủ đoạn dã man, độc ác, cực cùng đê mạt. Mai Thảo lúc mới qua, gầy và đen xạm, phong trần. Anh có vẻ mệt mỏi, bơ phờ như vừa trải qua đợt “sóng cấp 3 vịnh Thái Lan” mà tôi vẫn hay nói đùa, đó là tựa một loạt bài anh viết trên Ngày Nay về cuộc vượt biển bằng thuyền của anh.


Trông Mai Thảo có vẻ chán chường, thật chán chường. Anh vốn mảnh khảnh nhưng bấy giờ lại gầy ốm hơn, nét mặt buồn bã hơn. Tôi nhìn anh, thấy rõ một điều là sau cuộc đổi đời, anh cũng nhiều thay đổi, mà cái đổi thay dễ nhận ra nhất là anh dễ tính hơn ngày xưa. Ngày xưa ở Saigon, dễ gì mà chúng tôi, bọn trẻ thuộc lớp đàn em đi sau - được anh chịu khó ngồi nói chuyện ngang hàng như bây giờ? Được anh không thấy phí lời trước những câu hỏi mang tính chất tò mò lẩm cẩm và hắt vào mặt câu mắng, “Cậu hỏi thối bỏ mẹ!”…


Hồi đó mấy đứa tôi thường tránh né không thích đến gần anh. Chúng tôi cho rằng anh cao ngạo, ngang chướng, làm dáng, lập dị, xem thường “bọn trẻ” nhà văn, nhà báo. Anh ở “chiếu trên”, phải ngồi ngang hàng với những bậc tiên chỉ trong làng, cỡ Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Nam, Nguyễn Sĩ Tế, Trần Thanh Hiệp, Hiếu Chân, Nguyên Sa, Tạ Tỵ, vv… Gặp lại Mai Thảo ở Mỹ, tôi ái ngại thương anh. Anh đã rời bỏ quê hương, xa cái thế giới văn chương và cái xã hội quen thuộc của riêng anh, lạc lõng và cô đơn, luống cuống trước cảnh sống xa lạ, bất ưng nhưng đành cam chịu. Anh không còn cái dáng nét khinh khỉnh khó thương của một nhà văn tên tuổi được trọng vọng, có nếp sống phong lưu trí thức tiểu tư sản, khinh mạn nhìn đời với ly rượu mạnh trong tay, áo quần lúc nào cũng giặt ủi tươm tất, đi một bước là vẫy taxi hay ngự xích lô, ăn cơm ở những nhà hàng quen thuộc và ký sổ...


Tôi hỏi anh thích ăn món gì để đãi anh một bữa gọi là chào mừng người mới đến miền đất hứa của tự do. Anh gạt đi, bảo: - Cậu cho ăn cái gì cũng được! Ở Việt Nam thiếu thốn đủ thứ, không có mà ăn nên tôi không dám đòi hỏi. Qua đây thấy cái gì cũng muốn ăn. Thịt gì cắt từng khoanh để trong hộp sắt tròn tròn, mở ra ăn bốc. Chỉ nghĩ đến nó thôi, cũng thèm… Tôi cười, nói đó là thịt hộp “ba lát”, phần C-Ration quân đội do Mỹ viện trợ, phát cho lính tráng Việt Nam. Bữa cơm hôm đó có cả rượu mạnh do anh Đặng Văn Đệ đem tới để hai con sâu rượu thù tạc nhau. Mai Thảo ăn rất ít. Anh chỉ ngồi nhấm nháp ly cognac và nói chuyện. Mai Thảo kể khi Việt cộng vào Saigon, anh và vô số anh em phải trốn tránh các cuộc lùng bắt. Anh nói tên những văn nghệ sĩ miền Nam ở Saigon bị công an “văn hóa” và công an khu vực nửa đêm đập cửa, còng tay dẫn lên xe bít bùng đem đi.


Nói đến cái không khí ngột ngạt những đàn áp và khủng bố nhắm vào thành phần “phản động, đồi trụy” bị kẹt lại sau ngày Saigon đổi chủ. Khi nhắc đến Duyên Anh, Mai Thảo cười thành tiếng: - Mình đang buồn nẫu cả ruột gan vì sống hồi hộp bất an, như con thú bị thợ săn vây bắt mà khi gặp Duyên Anh, nghe nó pha trò Việt cộng bắn súng “èng èng” cũng phải cười đau cả bụng. Cái thằng đó công nhận là nói chuyện có duyên và có tài diễu cợt. Nhờ thế mà tinh thần cũng bớt căng thẳng, bớt sợ hãi. Sống với bọn đầu trâu mặt ngựa sợ bỏ mẹ. Sợ thường xuyên, không biết nó bắt mình lúc nào…


Mai Thảo kể cho chúng tôi nghe về cái chết của thi sĩ Vũ Hoàng Chương mà anh rất thân, rất gần gũi. Ngày xưa tôi học thầy Vũ Hoàng Chương môn Việt Văn trong một lớp luyện thi tại trường Văn Lang của ông Ngô Duy Cầu, đường Trần Quý Khoách, Tân Định. Văn Lang có nhiều giáo sư trường công nổi tiếng nên rất đông học trò. Lớp học chứa khoảng tám chục, có khi đến cả trên trăm mạng ngồi chen chúc như cá hộp, nóng bức, chật chội. Sáu chiếc quạt trần lúc nào cũng quay vù vù trên đầu nhưng không đủ phát ra gió mát. Những buổi trưa nắng gắt, nóng toát mồ hôi…


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương không phải là một giáo sư Việt Văn xuất sắc trên bục giảng. Lúc nào ông cũng mặc bộ complet màu mỡ gà, tóc chải ra sau, rẽ ngôi rất thẳng. Ông giảng bài với giọng đều đều nghe thật buồn ngủ. Lớp học vào giờ ông, khi nào cũng ồn ào bởi bọn học trò nghịch như quỷ sứ. Những lúc ồn quá và cảm thấy lời mình không nghe được, ông ngưng nói, yên lặng nhìn xuống đám nhất quỷ nhì ma bằng thái độ chịu đựng một cách lạnh lùng điềm đạm như nhìn vào cõi chân không.


Cho đến khi lũ học trò không nghe tiếng thầy, giật mình im tiếng, bấy giờ thầy mới thản nhiên tiếp tục bài giảng, vẫn bằng một giọng đơn điệu nghe dễ nản. Sau này tôi gia nhập làng báo, thường gặp thầy Vũ Hoàng Chương nhưng ở một môi trường khác. Tờ báo đầu tiên tôi đầu quân, làm phóng viên chạy ngoài là tờ Ngày Nay của ông Hiếu Chân, toà soạn đặt trên đường Nguyễn Văn Thinh. Hồi đó là đầu năm 64, thời kỳ sau ngày cách mạng lật đổ chế độ của anh em ông Diệm mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương có góp phần vào ngọn triều đấu tranh chung bằng một bài thơ dài nổi tiếng được nhiều người biết đến.


Bài thơ “Lửa Từ Bi” gây chấn động trong hàng ngũ Phật giáo đồ và là tiếng chuông báo tử cho chế độ. Nhật báo Ngày Nay có hai phóng viên thường trực là anh Khuất Duy Hải và tôi. Khuất Duy Hải là phóng viên chiến trường đầu tiên bỏ mình ngoài mặt trận khi đi theo một cuộc hành quân ở vùng 3, cuối năm 65. Vào những buổi chiều khi ghé lại tòa báo đưa bài, hay gặp bà quản lý Bùi Tường Chưng lãnh tiền, hầu như lần nào tôi cũng thấy mấy gương mặt quen thuộc nắm vận mệnh tờ báo ngồi quây quần quanh cái bàn vuông, trên đặt bộ ấm tách nước trà và bình điếu thuốc lào để những nhân vật “cái bang trưởng lão” của tờ Ngày Nay nhấm nháp tách trà, hút thuốc lào và bàn luận công việc tòa báo, chuyện thời cuộc: Nhà văn Hiếu Chân, chủ nhiệm, giáo sư Vũ Khắc Khoan, thi sĩ Vũ Hoàng Chương, họa sĩ Thái Tuấn, nhà văn Hoàng Hải Thủy và đôi khi có cả luật sư tập sự Nguyễn Thượng Hiệp.


Những nhân vật này hầu như không chiều nào vắng bóng ở tòa soạn. Nghe Mai Thảo nhắc đến Vũ Hoàng Chương, tôi nhớ lại toàn vẹn bao nhiêu hình ảnh kỷ niệm cũ và ngậm ngùi thương, tiếc cho bậc thi tài đã chết khổ đau một cách hẩm hiu và âm thầm như thế. Mai Thảo buồn bã đọc cho chúng tôi nghe bài thơ cuối cùng coi như di cảo của thi sĩ Vũ Hoàng Chương viết tặng Mai Thảo trước đó ít ngày, hôm anh lén lút tìm thăm khi nghe tin Vũ quân vừa được thả về: Cứ coi như từ biệt Liền tay thảo một chương Bút vạch không thành nét Chữ viết không ra hàng Từ nay trở về trước


Là mây trôi dọc ngang Từ đây là bóng tối Chia hai từ dao vàng - “Thảo một chương..” là Mai Thảo và Vũ Hoàng Chương đấy! Mai Thảo giải thích rồi bùi ngùi nói tiếp: - Trường hợp Trần Việt Hoài cũng tương tự. Ông ấy bị bệnh nặng nên được chúng trả về cho gia đình và chết hôm mùng ba Tết năm ngoái, trước khi tôi vượt biển…


Giọng nói của anh buồn bã và gương mặt trầm ngâm u uất. Anh im lặng sau câu nói đó. Tôi nghe Mai Thảo cho biết Trần Việt Hoài đã chết, bàng hoàng, tim hụt một nhịp đập: - Ôi tội nghiệp..! Trần Việt Hoài chết rồi sao anh? Anh em đưa tiễn anh ấy có đông không? - Anh nào cũng rét vì xuất hiện ở một nơi như thế là “lạy ông tôi ở bụi này”, chúng nó tóm ngay. Tôi không đi đưa đám vì đang bị chúng nó rình rập, chỉ nghe kể lại… Tôi ngồi lặng im, bần thần hình dung ngay ra cái vóc dáng gầy còm của Trần Việt Hoài và nhớ đến những kỷ niệm đặc biệt đã có cùng anh, cay cay trong mắt, lòng trĩu nặng nỗi buồn. Tôi gặp và quen Trần Việt Hoài ở trong tù, cuối năm 63.


Chúng tôi bị tù vì tham gia phong trào Phật giáo tranh đấu chống chế độ của anh em ông Diệm, bị mật vụ bắt giam trong Câu Lưu Xá Tổng Nha CSQG. Những người chống đối chế độ bị bắt hàng loạt, đủ mọi thành phần, từ sinh viên, học sinh đến kỹ sư, bác sĩ, nhà tu Phật giáo, văn nghệ sĩ, ký giả và ngay cả những người Thiên Chúa giáo ủng hộ hay có dính líu đến phong trào cũng bị cho vào tù. Trần Việt Hoài thuộc thành phần văn nghệ, báo chí chống đối. Anh là một trong nhóm tù lớn tuổi, như nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, giám đốc Tinh Hoa Miền Nam, xuất bản và phát hành nhạc.


Đại đức Thích Giác Đức từ Nhật về. Giáo sư Trần Quang Thuận, sau này làm Tổng Trưởng Xã Hội. Dược sĩ Bùi Hoành, cư sĩ Huyền Linh Tử, nhạc sĩ Cung Tiến, sinh viên Nguyễn Hữu Đống, sinh viên Nguyễn Quốc Khải, học giả Vũ Tài Lục, nhà thơ Tú Kếu, Trần Dạ Từ, ký giả Uyên Thao, Hồ Nam, Võ Hà Anh, ký giả Hoài Việt – tức ‘‘Ông Già Nam’’ - thân phụ của hai anh em nhạc sĩ Nam Lộc và cô ca sĩ Quỳnh Mai, vv…

Trần Việt Hoài viết báo châm chọc chế độ, làm thơ châm biếm Trần Lệ Xuân nên bị bắt. Tôi ở trong nhóm sinh viên Tổng Hội bị mật vụ thuộc đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu cầm đầu, từ Huế vào, đến tận nhà bắt đêm trước ngày bầu cử Quốc Hội. Trong tù, Trần Việt Hoài thường hay kể chuyện tiếu lâm và là tổ sư làm thơ tục, đọc oang oang khiến cả phòng cười bò ra, cũng khuây quên được cảnh chim lồng. Những câu thơ tục trứ danh này của anh, tôi chỉ nhớ lõm bõm vài câu nhưng không thể viết ra đây cho mọi người cùng đọc…


Trần Việt Hoài xem tôi như bạn vong niên, ngay từ ngày còn ở trong tù, anh bắt tôi phải xưng hô “mày tao” với anh khiến tôi bối rối không ít. Anh luôn luôn “mày tao” với tôi như cách xưng hô với bạn bè cùng trang lứa. Còn tôi, sau phút giây bối rối ban đầu, tôi tìm ra cách để xưng hô với anh cho phải phép. Tôi không dùng hai chữ “ông, tôi” nữa mà gọi anh là “bác”, xưng “em”, như thế cũng tiện vì anh đáng tuổi bố tôi, làm sao tôi dám “mày tao” với anh, dù được chính anh nhất định bắt buộc tôi phải xưng hô như thế! Ngày đó, thoạt trông thấy anh ngồi rít thuốc lá trong cellule, mặc trần sì có cái quần đùi kẻ sọc màu xanh dương, bao nhiêu xương sống xương sườn phơi ra hết, như một đệ tử thần Phù Dung có hạng, tôi ngờ ngợ. Trông anh quen lắm nhưng không thể nhớ được là đã gặp anh trong trường hợp nào và gặp ở đâu? Sau này biết được anh là con cụ Á Nam Trần Tuấn Khải thì tôi nhớ ra ngay.



Nhớ ngày xưa ở Hà Nội anh có đến nhà tôi một vài lần. Anh là bạn của bố tôi! Ngày đó anh đi chiếc xe đạp “cuốc” đến nhà tôi, cũng đội cái mũ phớt và nói chuyện với bố tôi oang oang “mày tao chi tớ” khiến mấy đứa lỏi chúng tôi trố mắt ra vì ngạc nhiên, tự hỏi tại sao ông bố mình và cái bác ấy lại xưng hô “mày tao” với nhau như thế? Thủa đó bố tôi và bạn bè của ông đều còn trẻ, khoảng trên dưới ba mươi, nhưng chúng tôi kính trọng và nể sợ một phép, thưa gửi đàng hoàng và tối kỵ không bao giờ được lại gần hóng chuyện, nhất là dám “nói leo”. Tôi nhìn ông bố mình và các bác như những ông thánh sống hay bậc thần linh, đứng đắn, đạo mạo, nghiêm nghị, khó khăn, ở một tầng cao chót vót chẳng bao giờ mình với tới…


Thành ra hồi đó thằng bé sáu bảy tuổi là tôi cứ thắc mắc và bị ám ảnh bởi cái cảnh lạ lùng. Các vị cũng cãi cọ, “mày tao chi tớ” loạn cào cào, cười cợt, vui đùa rinh rích với nhau như lũ nhóc..! Tôi cũng nhớ một đôi lần bố tôi nói đến chuyện cụ Á Nam suýt nữa lấy bà cô tổ của tôi - tức cô của bố tôi - nhưng chẳng hiểu sao cuộc nhân duyên bất thành. Khi biết Trần Việt Hoài là con cụ Á Nam Trần Tuấn Khải và là bạn học của bố mình, tôi tìm anh, nói: - Chết thật. Em mà “mày tao” với bác, bố em biết được bố em chửi cho mục mả! Bác có biết bố em là bạn học với bác ngày xưa ngoài Hà Nội không? Em đâu dám hỗn! Trần Việt Hoài nhìn tôi ngạc nhiên, nhướng mắt hỏi: - Thế… “thằng bố mày” là thằng nào?

Tôi nói tên bố tôi và nhắc anh là ngày xưa gia đình tôi ở số 6 phố Hàng Vôi, sau dọn về phố Châu Long và anh có đến chơi một đôi lần… Trần Việt Hoài ngẫm nghĩ một lúc rồi điềm nhiên nói: - Tao nhớ ra nó rồi. Nhưng mày là bạn vong niên của tao thì vẫn là bạn vong niên của tao, chẳng có gì thay đổi. Bây giờ... “thằng bố mày” làm gì? Tôi buồn cười, nhớ lại hồi mới quen, nghe anh đề nghị lối xưng hô “mày tao” và tôi từ chối, anh giống như trẻ con, vùng vằng, giận lẫy không nói chuyện với tôi đến mấy ngày.


Sau có lẽ buồn tình vì trong tù không ai hợp ý để nói chuyện nên anh cũng thôi không giận nữa và lơ cho tôi muốn gọi thế nào cũng chẳng phàn nàn. Tôi nghĩ anh “già” rồi, răng cỏ rụng gần hết rồi, muốn “dối già” bằng cách chơi với bọn trẻ, nằn nì, ép buộc, bắt bọn trẻ gọi anh bằng hai tiếng “mày tao” cho có vẻ “bạn vong niên”, tự dối lòng nghĩ mình chưa lão, cùng trang phải lứa với đám thanh niên. Có lẽ đúng như vậy thật. Sau ngày cách mạng 1-11-63, chúng tôi ra tù. Tôi gặp Trần Việt Hoài thường hơn khi còn làm báo. Cuối năm 64, tôi vào Không Quân, du học khóa phi hành rồi về nước, thảng hoặc viết lách vớ vẩn kiếm mớ tiền còm và vẫn giữ liên lạc với anh em trong làng văn, xóm báo. Do đó, mỗi khi về Saigon, thỉnh thoảng tôi với Phạm Hồ hay Thế Phong thường ghé Con Ong rủ Minh Vồ, Dương Hùng Cường ra Ngã Sáu ăn sáng.


Tòa soạn Con Ong cùng nằm trong căn phố đặt tòa soạn báo Quyết Tiến của ông Hồ Văn Đồng, nên tôi nhân tiện bước qua rủ Trần Việt Hoài và Cao Đắc Bửu đi luôn. Thường chỉ có Cao Đắc Bửu nhận lời. Trần Việt Hoài viện cớ bận và không có thói quen ăn sáng, cáo lỗi không đi. Cao Đắc Bửu là tổng thư ký tờ Quyết Tiến. Trần Việt Hoài là biên tập viên thường trực, chuyên làm tin, dịch tin, viết phiếm luận và chăm nom việc ấn loát. Anh dùng bút hiệu Thiết Bản Đạo Nhân cho những bài thơ trào phúng, những hài văn châm biếm cuộc đời hay châm chích chính quyền. Mỗi khi ghé tòa soạn thăm anh, tôi lần nào cũng thấy Trần Việt Hoài, như một ông công chức chân chỉ hạt bột ngồi quay lưng ra ngoài, đầu đội cái mũ phớt, chăm chú làm việc trước cái bàn gỗ cũ kỹ hình chữ nhật kê gần nơi nhà in nóng như lò lửa, xầm xập tiếng máy in chạy rung chuyển căn nhà…


Cái mũ phớt lúc nào cũng đội sùm sụp trên đầu là dấu hiệu đặc biệt để nhận ra Trần Việt Hoài từ phía sau. Anh có thói quen ngồi làm việc cũng đội trên đầu cái mũ phớt. Anh hớt tóc cao, nên phía sau gáy trắng nhìn rất rõ cái hũm sâu, dáng ngồi gù gù nom còm cõi tội nghiệp. Bao giờ tôi cũng xúc động khi nhìn thấy cái hốc sâu phía sau ót của anh và không thể nào quên được cái mũ phớt độc đáo anh luôn đội trên đầu. Kỷ niệm mới mẻ nhất tôi còn giữ mãi đến bây giờ là hôm tôi gặp cả hai vợ chồng Thiết Bản Đạo Nhân trong buổi ra mắt cuốn băng thơ của chị Hồ Điệp do nhà phát hành băng nhạc Hoa Xuân tổ chức, khoảng đầu năm 74. Địa điểm tổ chức là trên lầu tiệm vàng Thành Hưng, đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận nhưng thiệp mời ghi sai địa chỉ đến một trăm căn trên con phố chính sầm uất của quận Tân Bình.



Tôi đậu xe trước cái địa chỉ ghi trong giấy mời, nhìn lên cái bảng số nhà, bỡ ngỡ. Đó không phải là nơi hội họp dành cho văn chương, thi phú. Mà là một tiệm hủ tíu bình dân của một chú ba tàu hay một thím xẩm nào đó gần dốc cầu Kiệu. Tôi ngồi trong xe đợi chừng mươi phút thì thấy anh Phạm Kim Vinh tức bình luận gia Trương Tử Phòng lái chiếc vespa trờ đến. Anh vội vàng, giục tôi chạy ngay đến tiệm vàng Thành Hưng phía dưới kia, để anh ở lại đón những khách đến lầm địa chỉ. Tiệm vàng Thành Hưng ở mãi gần ngã tư Chi Lăng, Võ Tánh trên đường Võ Di Nguy, bên cạnh ngõ hẻm vào trụ sở Hội đồng xã Phú Nhuận, trường tiểu học Võ Tánh và đình Tân Kiểng.


Thành ra chiều hôm đó buổi họp mặt văn nghệ trên căn gác ấm cúng của tiệm vàng Thành Hưng đã khai mạc trễ nhưng chẳng ai lấy đó làm phiền. Tôi gặp nhiều người quen. Ngoài nhà báo Phạm Kim Vinh, tất nhiên là có chị Hồ Điệp, người thực hiện cuốn băng thơ và là giọng ngâm chính đêm hôm đó. Giọng ngâm nam là nghệ sĩ Quang Minh. Quan khách có nhà thơ Thẩm phán Hà Nguyên Phu, nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, nhà thơ trào phúng Trạng Đớp, anh chị Cung Trầm Tưởng, vợ chồng nữ thi sĩ Hoàng Hương Trang, vợ chồng anh Xuân Trường, chủ nhà phát hành Hoa Xuân ở đường Nguyễn Thiện Thuật, ông bà chủ tiệm vàng Thành Hưng, vợ chồng nhà thơ Trần Việt Hoài cùng một số quan khách khác, có người tôi không quen biết.


Đó là lần gặp gỡ cuối cùng để rồi chẳng bao giờ tôi trông thấy Trần Việt Hoài trên cõi đời này nữa. Tôi nhớ rất rõ kỷ niệm đêm hôm đó, một đêm sinh hoạt văn nghệ với số người chọn lọc và vừa phải trong căn phòng ấm cúng, được uống nước trà, ăn bánh ngọt, xôi vò chè đường và nghe Hồ Điệp, Quang Minh luân phiên ngâm những bài thơ trong cuốn băng sắp phát hành của chị Hồ Điệp và thơ của khách tham dự. Nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà “tức cảnh sinh tình”, làm ngay tại chỗ một bài lục bát tặng chị Hồ Điệp, nói lên cảm tưởng của anh về đêm hôm đó. Khách tham dự, đa số là thi nhân đều được Hồ Điệp yêu cầu ai có bài nào ưng ý, viết đưa cho chị ngâm. Tôi nghĩ Trần Việt Hoài có lẽ đã được căn dặn trước, nên đem theo một bài thơ viết tay trên tờ giấy in báo gập làm tư mở ra trao cho chị Hồ Điệp. Giọng ngâm lảnh lót cực cùng điêu luyện của người nữ sĩ tài danh vang lên…


Trần Việt Hoài sáng tác bài thơ này năm 1955, hồi mới di cư vào Nam, làm cán bộ ở Ty Thông Tin tỉnh Long An. Bài thơ có tựa đề là gì, tôi không còn nhớ. Chỉ nhớ anh có câu mào đầu để tặng các anh em văn nghệ sĩ người miền Nam, như lời chào để làm quen và cám ơn của một thi nhân Hà nội di cư tìm tự do, tìm đời sống và đất sống, gặp anh em cùng giới đưa tay hào hiệp ân cần tiếp đón. Trước đây tôi chỉ được nghe toàn những bài thơ tục của Trần Việt Hoài chứ chưa từng nghe một bài thơ đứng đắn của anh, nên khi chị Hồ Điệp ngâm dứt, mọi người đều cảm động, vỗ tay nồng nhiệt. Tôi rất thích bài thơ ý nghĩa và rung động này. Trước khi ra về, tôi hỏi xin để giữ làm kỷ niệm. Anh trao cho tôi và nói: - Mày giữ lấy. Còn mấy bài nữa cũng hay, để hôm nào tiện tao chép cho mày luôn thể…

Hôm đó chị Hồ Điệp nhất định nằn nì tôi phải có một bài để chị ngâm mặc dù tôi từ chối mấy lần. Chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà anh Phạm Kim Vinh nói tôi có làm thơ và làm thơ “hay” nữa mới chết đứng. Có lẽ anh nghe Thế Phong “bốc” tôi. Chả là hồi sau Tết Mậu Thân tôi có làm một bài thơ về vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Saigon của cộng sản mà tôi chứng kiến, bài “Kẻ Thù Ta Đâu Phải Là Người”, lấy tựa một bài hát Phạm Duy làm tựa bài thơ, gửi cho Lý Tưởng của Không Quân. Thế Phong đã đưa bài thơ ấy lên đài Saigon cho Hoàng Thư ngâm trong “Chương Trình Tao Đàn, Thi Văn Miền Tự Do” mà tình cờ trong một chuyến bay đêm tôi đang trên không phận Biên Hòa, đưa tay mở đài Saigon, sững sờ thú vị nghe được đoạn cuối, không bao giờ nghĩ rằng thơ mình được đưa lên Tao Đàn và lại do Hoàng Thư trình bày nữa…!



Biết thoái thác không được, tôi phải chiều lòng chị Hồ Điệp, xin tờ giấy chép lại một bài lục bát tôi làm trong tâm trạng đau đớn, xúc động bởi cái chết của Trần Thế Vinh ở mặt trận Đông Hà vào mùa Hè đỏ lửa 1972. Tôi trao cho chị Hồ Điệp và chị đã ngâm lên. Bài thơ có hai câu mở đầu “Nẻo xa mây núi giăng mờ. Xé không gian, vượt bến bờ yêu em…” chẳng có gì đặc sắc, chẳng qua chỉ là những giọt nước mắt tôi nhỏ xuống cho một người bạn cùng khóa rất thân thiết, một cánh chim Không Lực đã hy sinh vì đất nước khi tuổi còn trẻ, tóc còn xanh, cuộc tình đang nồng thắm với Thy Thy bỗng trở thành dang dở...

Trần Việt Hoài nghe xong gật gù khen bài thơ tôi làm có khẩu khí Không Quân. Xuống tới đường, anh khoác vai tôi, hỏi “Mày đi xe gì?”. Tôi chỉ cái pick-up màu xanh Không quân đậu sát bờ tường con hẻm vào trường tiểu học Võ Tánh. Anh reo lên: - Mày cho tao quá giang về nhà được không? Đỡ phải vẫy taxi…. Tôi nói: - Được chứ! Hai bác lên cả đây để em chở về luôn thể. Cả ông Trạng Đớp nữa, càng vui. Nhà Trần Việt Hoài ở đường Võ Tánh, Phú Nhuận. Trạng Đớp ở gần cuối đường Võ Di Nguy nối dài, lối lên Gò Vấp. Còn tôi ở đường Nguyễn Huệ, Phú Nhuận nên đưa vợ chồng Trần Việt Hoài và Trạng Đớp về rồi về sau cũng chẳng có gì bất tiện. Tôi mời cả ba người ngồi băng trước. Trần Việt Hoài hỏi tôi: - Tao nghe thằng Duyên Anh nói mày lấy vợ rồi phải không? Vợ chồng mày ở đâu?


Con cái đã có đứa nào chưa? Có tậu nhà tậu cửa gì không?… Anh hỏi tôi một loạt câu hỏi nhưng không cần nghe trả lời, nói luôn: - Thằng Minh Vồ có tới hai cái nhà trong làng Báo Chí mà không ở. Mày bảo nó chia cho một cái? Hay để tao bảo Thanh Thương Hoàng ký cho mày cái giấy chứng nhận là ký giả, sẽ mua được rẻ…? Tôi cười: - Cám ơn bác. Em ở trong cư xá sĩ quan, chật chội một tí cũng chả sao.



Mua nhà làm gì cho phiền. Mà có muốn mua dù với giá rẻ cũng chẳng có đồng xu dính túi thì mua với bán cái gì? Tuy vậy, Trần Việt Hoài cũng hẹn tôi lần sau về ghé tòa soạn gặp anh và căn dặn tôi nhớ nhắc anh việc này để anh nói với Minh Vồ hoặc Thanh Thương Hoàng về vụ mua nhà trong làng Báo Chí. Tôi chỉ ậm ừ cho anh hài lòng, vòng qua mở cửa xe cho hai vợ chồng anh xuống, đi vào con hẻm tối mờ. Tôi nhìn theo dáng đi gù gù của Trần Việt Hoài. Cái hũm sâu phía sau gáy thấy rất rõ dưới ánh điện vàng vọt chiếu chênh chếch từ cột điện ngay đầu con hẻm. Đêm hôm đó tôi không thấy anh đội cái mũ phớt.



Đào Vũ Anh Hùng

*

Friday, March 26, 2010


TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ MỸ HOA

*



TỶ GIÁ ĐỒNG YUAN VÀ
CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI
MỸ VÀ TẦU
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 18.03.2009
Trước đây người Pháp dùng cái tên IndoChine để chỉ khu vực địa lý giữa Aán độ và Tầu, trong đó có Việt Nam. Tuần vừa rồi, chúng tôi viết bài nhận định theo dòng thời sự: ẤN ĐỘ, MỘT CƯỜNG QUỐC KINH TẾ TƯƠNG LAI Á CHÂU và chúng tôi định viết bài QUAN ĐIỂM hôm nay với những phân tích về hướng phát triển của Kinh tế Aán độ trong phạm vi chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ.
Chúng ta ở giữa hai nước đông dân số, Trung quốc và Aán độ, cả hai được xếp vào những nước bắt đầu phát triển (Pays émergents). Kinh tế Trung quốc tập trung những phát triển dưới quyền lực độc tài độc đảng, chú tâm vào xuất cảng, nghĩa là hướng ngọai. Kinh tế Aán độ tản những họat động phát triển tới dân chúng trong nước, nghĩa là hướng nội, dưới chủ trương tản quyền kinh tế hay cũng gọi là dân chủ hóa kinh tế.
Định viết bài QUAN ĐIỂM hôm nay về Ấn độ như một tỉ dụ cho chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ. Nhưng tình hình căng thẳng về vấn đề Tiền tệ và Mậu dịch giữa Hoa-kỳ và Trung quốc trở thành gay gắt sau cuộc Họp báo Chúa Nhật vừa rồi, 14.03.2010, của Thủ tướng Oân Gia Bảo tại Bắc Kinh. Oâng công kích mạnh Hoa kỳ và coi Hoa kỳ đang đi đến Che Chở Mậu Dịch (Protectionnism). Đồng thời từ Hoa Thịnh Đốn, 130 Nghị viên Quốc Hội và một số Thương Nghị sĩ viết thư yêu cầu Obama phải làm mạnh với Trung quốc về tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ, thậm chí yêu cầu xử dụng quan thuế để chế tài Trung quốc nếu Trung quốc vẫn ương ngạnh.
Tuần trước, chúng tôi đã viết một bài QUAN ĐIỂM về phạm vi này với đầu đề: TRUNG QUỐC XUỐNG NƯỚC VÌ LO SỢ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI. Chúng tôi nói Trung quốc xuống nước theo những tuyên bố của Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, và của Dương Khiết Trì, Ngọai trưởng Trung quốc. Nhưng tuần này, Thủ tướng Oân Gia Bảo lại lên nước cứng nhắc, khiến chúng tôi tạm để một bên về Kinh tế Aán độ và viết tiếp về sự căng thẳng đấu đá giữa Trung quốc và Hoa kỳ về Tiền tệ và Thương mại.
Trong bốn ngày gần đây, thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm hôm nay, nhiều bài viết về vấn đề căng thẳng đấu đá này trên các Nhật Báo lớn quốc tế. Nguyên xem những đầu đề viết, chúng ta đã thấy tầm căng thẳng đã lên cao như thế nào và những căng thẳng này không thể giải quyết một sớm một chiều mà yên. Nó còn kéo dài. Chính vì vậy mà chúng tôi xin liệt kê những đầu đề đó để qúy độc giả thấy tầm quan trọng của căng thẳng và cũng để qúy độc giả tiện vào đọc những bài sau đây để nhận định thêm :
* Le Figaro 15.03.2010, trang 18 :
PEKIN REJETTE LES CRITIQUES AMERICAINES
* Financial Times 15.03.2010, trang 1 :
CHINA PREMIER BRANDS PRESSURE OVER RENMINBI PROTECTIONISM
* The Wall Street Journal 15.03.2010, trang 1:
CHINA TAKES AIM AT U.S. OVER ECONOMY
* Le Monde 16.03.2010, trang 16:
CHINE: LE PREMIER MINISTRE RECONNAIT L’AGGRAVATION DES INEGALITES SOCIALES
* The Wall Street Journal 16.03.2010, trang 23 :
BEIJING IS STILL THE TOP HOLDER OF U.S.DEBT
* Financial Times 16.03.2010, trang 1:
CONGRESS LETTER URGES ACTION ON RENMINBI
* Fiancial Times 17.03.2010, trang 3:
BEIJING ON OFFENSIVE OVER RENMINBI
* The Wall Street Journal 17.03.2010, trang 1 & 3:
CHINA ATTACKS QUALITY OF FOREIGN GOODS
* Le Monde 18.03.2010, trang 16:
TAUX DE CHANGE DU YUAN: PUGILAT AMERICANO-CHINOIS
* Financial Times 18.03.2010, trang 2 :
WORLD BANK OPTIMISTIC ON CHINA ?
* The Wall Street Journal 18.03.2010, trang 14:
MULTINATIONAL COMPANIES SOUR ON THEIR DEALINGS WITH CHINA.
Chỉ nguyên đọc những đầu đề trên đây, chúng ta đã mường tượng ra tầm quan trọng của đấu đá giữa Hoa kỳ và Trung quốc và những vấn đề phức tạp chạm đến nồi cơm của mỗi nước. Chúng tôi không thể đi vào những chi tiết của những bài trên đây với phạm vi một bài QUAN ĐIỂM hôm nay. Phải cần những bài QUAN ĐIỂM tiếp theo nữa để đi vào chi tiết và nhất là theo rõi công việc đấu đá cho nồi cơm mỗi nước sẽ đi về đâu, sẽ có những trừng phạt quan thuế hay không (Sanctions par Taxes douanìeres), mỗi nước đưa ra những biện pháp không giá biểu như thế nào (Mesures non-tarifaires) và những biện pháp trả thù ra sao (Mesures de représailles).
Vì vậy bài QUAN ĐIỂM hôm nay chỉ nêu ra những điểm chính căng thẳng về Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ và những dự phóng xử dụng trừng phạt quan thuế về Thương mại từ hai phía Trung quốc và Hoa kỳ.
Thái độ từ phía Trung quốc
Chúng tôi nghĩ rằng những công kích từ phía Trung quốc về vụ việc Google, về việc Hoa kỳ bán võ khí cho Đài Loan, về việc Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma... dần dần rồi cũng quên đi. Nhưng vấn đề gai góc tạo căng thẳng là Trung quốc coi việc giữ Tỷ giá thấp của đồng Yuan như một chính sách Tiền tệ chung cho phát triển Kinh tế Trung quốc. Trung quốc làm việc cho xuất cảng. Nếu xuất cảng tụt dốc, thì sản xuất kinh tế Trung quốc chết. Chính sách giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la là nhằm cạnh tranh tăng xuất cảng, nghĩa là đồng thời nuôi dưỡng sản xuất. Chính vì vậy đối với Trung quốc, khi nói đến Tiền tệ, thì cũng phải nói đến tình trạng kinh tế chung của nước này.
Một số báo chí đã thổi phồng Kinh tế Trung quốc khi chỉ nhìn những thành phố ven biển, khi thấy những “gadgets” Made in China tràn ngập ở các Siêu thị bên này, khi nghĩ rằng chế độ chính trị Trung quốc cũng giống những chế độ dân chủ Tây phương.
Chúng tôi xin lập lại đây hình ảnh tóm tắt rất xác thực về Kinh tế Mafia độc đảng Trung Cộng với tất cả những tính tóan cho quyền lợi cá nhân của độc đảng cầm quyền:
Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết về hiệu quả Kinh tế/Thương mại Trung quốc như sau: “It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries” (Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay).
Oân Gia Bảo, Thủ tướng Trung cộng, ở trong lòng nền Kinh tế như trên vừa tóm tắt, “ở trong chăn”, nên biết rõ tỏ tường chăn có rận rệp như thế nào. Vì vậy trong bài diễn văn nhân Mùa Xuân kết thúc Khóa họp Quốc Hội Nhân Dân ở Bắc Kinh, Chúa Nhật 14.03.2010, ông đã nhấn mạnh đến hai điểm chính: (i) Tình hình Kinh tế có những đe dọa để dẫn đến bất ổn xã hội; (ii) Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ/Đo-la là chính sách Tiền tệ cứu vãn Kinh tế.
Tình hình Kinh tế có những đe dọa
dẫn đến bất ổn xã hội, chính trị
Bình thường, thì những Lãnh đạo chính trị độc tài bưng bít không dám nói ra những khuyết điểm. Nhưng lần này, một Thủ tướng đành phải thú nhận những đe dọa cho Kinh tế Trung quốc có thể dẫn đến những bất ổn Xã hội và Chính trị. Oân Gia Bảo nói rõ rệt như sau:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Tại sao Thủ tướng Oân Gia Bảo phải thú nhận như vậy. Một số những nhà quan sát cho rằng việc thú nhận này có lẽ được xử dụng làm cái cớ để Trung quốc nhất thiết duy trì Tỷ giá thấp đồng Yuan mong cứu nền kinh tế đang chao đảo.
=> Lạm phát (Inflation)
Trung quốc đang lo sợ lạm phát. Tháng hai vừa rồi lạm phát tăng 2.7% và Nhà nước đang lo sợ rằng lạm phát tòan năm có thể lên 2 con số. Chính Oân Gia Bảo đã nhắc lại rằng năm 1989, vụ đẫm máu tại Thiên An Môn là do lạm phát tăng lên hai con số.
=> Sự phân phối không đồng đều những thu nhập
(Redistribution inéquitable des revenus)
Đúng theo hình ảnh Kinh tế Trung quốc mà Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, đã tóm tắt như trên đây. Đó là Kinh tế Mafia đảng CSTQ, bóc lột nhân lực đại đa số dân Trung quốc mà không cho họ hưởng tương xứng với thu nhập, đám Mafia đảng trở thành giầu sụ và tiền thu nhập lại chuyển ra nước ngòai đầu tư chứ không đầu tư trong nước để đa số dân nghèo có thể được hưởng. Đồng Nhân Dân Tệ là tiền của Tầu mà chính đám Mafia giầu có lại sợ giữ tiền Tầu, nên mua đồng Đo-la để trữ. Tờ Le Monde ngày 16.03.2010, trang 16 viết: “La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.” (Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)
Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16)
=> Tham nhũng (Corruption)
Tham nhũng mọi cấp tràn lan. Không cho hối lộ, thì công việc không chạy. Đó là lời nhận xét của một doanh nhân nước ngòai làm việc với Trung quốc. Ký giả Jamil ANDERLINI từ Bắc kinh đã viết trên tờ FINANCIAL TIMES ngày 27.01.2010, trang 17, viết về con trai của Oân Gia Bảo, Oân Yunsong, và con trai của Hồ Cẩm Đào, Hồ Heifeng:
“The children of China’s Leaders enjoy unparalelled access to decision-makers and are seen as essential facilitators by foreign businesses operating in the country. But while their names can help attract investors, any public perception in China that they are trading on their family’s name can be politically devastating and details of their activities are often regarded as state secrets. Internet searches for information on NEW HORIZON and Winston WEN were blocked in China yesterday. In similar situation in July last year, the Central Propaganda Department ordered all Chinese search engines to block searches related corruption probe in Namibia involving Nuctech, the airport scanner group controlled by Hu Haifeng, 38-year-old son of Hu Jintao, China’s president“. (Những con cái của các Lãnh đạo tại Trung quốc được hưởng liên hệ không sánh được về việc liên hệ trực tiếp với những người có quyền quyết định và được coi như là những người dàn xếp chính yếu bởi nhà kinh doanh nước ngòai làm việc trọng xứ Tầu. Nhưng trong khi tên của những con cái các Lãnh tụ này có thể quyến rũ những nhà đầu tư, thì bất cứ những sự biết đến của quần chúng rằng những người con này đang làm ăn dựa trên tên gia đình của họ có thể gây tàn phá về mặt chính trị, và những chi tiết họat động của họ thường được coi là những bí mật nhà nước. Những truy tìm tin tức bằng Internet về Tập đòan New Horizon và về Winston ÔN (On Yunsong) đã được ngăn chặn lại hôm qua tại Trung quốc. Trong hòan cảnh giống như vậy vào tháng Bẩy năm ngóai, Bộ Tuyên truyền Trung ương đã ra lệnh xử dụng tất cả những phương tiện tìm kiếm đóng chặt những truy tìm bằng chứng tham nhũng ở Namibia liên hệ đến NUCTECH, Tập đòan Air Scanner dưới quyền kiểm sóat của Hồ Haifeng, con trai 38 tuổi của Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung quốc).
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, con rể của Tướng Võ Nguyên Giáp, tại Việt Nam, nhờ quyền lực độc tài đảng, mà làm ăn giầu có, lại thêm môi giới quyền lực ăn hối lộ.
=> Tác hại đến ổn định Xã hội, ngay cả ổn định Nhà nước
(Affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement)
Oân Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội Nhân Dân rằng những sự việc trên đây đang diễn ra trong nền Kinh tế Trung quốc và sẽ đưa tới sự bất ổn Xã Hội và Chính trị. Sự nổi dậy của khối dân nghèo nếu có lạm phát làm họ thiếu ăn. Những bóc lột sức lao động đã làm giầu có cá nhân thuộc đảng CSTQ đến một lúc sẽ làm nhân công không thể chịu đựng được và nổi dậy. Sự tị hiểm, uất hận sẽ tăng lên trong giới trẻ và trí thức khi nhìn những tệ đoan, bất công trên đây. Hình ảnh nổi dậy Thiên An Môn là một tỉ dụ cụ thể lịch sử.
Thú nhận những điểm như trên đây rồi, Oâng Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên: “Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ/Đo-la
là chính sách Tiền tệ cứu vãn Kinh tế.
Sau khi thú nhận những nguy hiểm của Kinh tế Trung quốc như trên, Thủ tướng Oân Gia Bảo nhất quyết bảo vệ chính sách Tiền tệ của Trung quốc nhằm bảo vệ xuất cảng và do đó sản xuất kinh tế trong nước. Có thể việc thú nhận này là để làm bối cảnh cho ông khẳng định cứng nhắc về chính sách Tiền tệ của Trung quốc.
Trước cuộc Họp báo ngày thứ Bẩy 06.03.2010, Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, đã mạnh mẽ kêu gọi việc phế bỏ Đo-la để chọn một đơn vị Tiền tệ khác. Nhưng trong cuộc Họp báo này, ông đã xuống nước. Bản tin của Reuters đánh đi từ Bắc Kinh ngày 08.03.2010, tóm tắt như sau (Bản dịch Pháp ngữ của Gwénaelle BARZIC):
“Lors de la session annuelle de l’Assemblée nationale populaire (Parlement), le gouverneur de la Banque populaire de Chine Zhou Xiaochuan a déclaré que Pékin serait un jour ou l’autre contraint d’abandonner cette politique “spéciale” du yuan, qui fait partie des diverses mesures prises par les autorités pour limiter l’impact de la crise. L’expérience a montré que ces politiques ont été positives, en contribuant à la fois au resdressement de notre économie et de l’économie mondiale. Les problèmes concernant le retrait de ces politiques apparaitront tôt ou tard. Si nous devons retirer ces politiques inhabituelles et revenir à des politiques économiques ordinaires, nous devons être extrêmement prudents dans le choix du calendrier. Cela inclut également la politique de taux de change du renminbi.” (Nhân dịp họp hàng năm của Quốc Hội Nhân dân, Thống dốc Ngân Hàng nhân dân Trung quốc Chu Tiểu Xuyên đã tuyên bố rằng Bắc Kinh, một ngày nào đó, buộc phải bỏ chính sách “đặc biệt” của đồng Yuan, chính sách làm thành phần của những biện pháp quyết định bởi Nhà Nước nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của khủng hỏang. Kinh nghiệm cho thấy rằng những chính sách này là tích cực, đóng góp vào việc khôi phục nền kinh tế của chúng ta và nền kinh tế của thế giới. Những vấn đề liên quan đến việc rút lại những chính sách này sớm muộn sẽ đến. Nếu chúng ta phải rút lại những chính sách bất thường này, chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn lịch trình. Điều này cũng bao gồm cả chính sách tỷ giá của đồng nhân dân tệ.)
Nhưng trong bài diễn văn của Thủ tướng Oâng Gia Bảo, Chúa Nhật 14.03.2010, ông khẳng định nhất quyết không để những nước khác chỉ tay áp lực bắt Trung quốc phải nâng tỷ giá tiền tệ:
“We oppose all countries engaging in mutual finger-pointing or taking strong measures to force other nations to appreciate their currencies. (Chúng tôi chống lại tất cả những nước chỉ tay ra lệnh hay lấy những biện pháp mạnh để buộc những nước khác phải nâng tỷ giá tiền tệ của họ) (Financial Times 15.03.2010, trang 1).
Đồng thời Oân Gia Bảo cũng tuyên bố ngược lại lời khẳng định của Thống đốc Ngân Hàng Chu Tiểu Xuyên cho rằng đồng Yuan đã có tỷ giá thấp sánh với Đo-la. Oân Gia Bảo nói:
“The Chinese currency is not undervalued” (Đồng tiền Trung quốc không đánh giá thấp xuống). (Financial Times 15.03.2010, trang 1).
Chối bỏ rằng đồng Yuan không bị đánh thấp giá xuống, Oân Gia Bảo chuyển sang thế tấn công Hoa kỳ:
“What I don’t understand is depreciating one’s own currency, and attempting to pressure other to appreciate, for the purpose of increasing exports. In my view, that is protectionism !” (Điều mà tôi không hiểu nổi là một đàng hạ tỷ giá đồng tiền của mình, và một đàng làm áp lực để bắt người khác nâng tỷ giá tiền của họ, chỉ vì mục đích làm tăng xuất cảng của mình. Theo quan điểm của tôi, đó là Che Chở Kinh tế !) ((Financial Times 15.03.2010, p.1).
Theo như việc trình bầy những nguy hiểm của nền Kinh tế Trung quốc như Oân Gia Bảo nói trong đọan trên, thì việc cứng nhắc giữ chính sách Tỷ giả Tiền tệ của Trung quốc là điều bó buộc bởi những lý do sau đây:
=> Trung quốc bị cắt giảm việc đặt mua hàng từ Hoa kỳ và Liên Aâu. Nếu bây giờ tăng Tỷ giá đồng Yuan nữa, thì Trung quốc mất thêm xuất cảng nữa.
=> Việc tăng tỷ giá đồng Yuan cũng là việc làm giảm cạnh tranh của hàng hóa Trung quốc tại những nước nghèo và đối với hàng hóa của những nước bắt đầu phát triển cùng sản xuất những hàng hóa giống như Trung quốc.
=> Một nguy hiểm nữa: những nhà Tài chánh đầu cơ khi biết đồng Yuan có khuynh hướng tăng tỷ giá, họ thẩy vốn vào Trung quốc để hưởng lợi khi đồng Yuan tăng giá lên.
=> Khi những vốn đầu cơ này vào Trung quốc, tình trạng lạm phát càng trở thành nguy cơ và tác hại đến ổn định xã hội và chính trị. Đây là điều mà Nhà Nước độc tài CSTQ sợ hãi nhất. Đảng CSTQ sẽ không chịu đựng được sức nổi dậy của 4/5 dân số nghèo Trung quốc.
Thái độ cứng rắn từ phía Hoa-kỳ
Phía Hoa kỳ cũng có những lý do phải cứng rắn đối với việc giữ tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thấp đối với Đo-la. Tỷ giá thấp ấy đã giúp Trung quốc tăng cạnh tranh hàng hóa, nghĩa là tăng xuất cảng. Trung quốc tăng xuất cảng không phải chỉ cạnh tranh với hàng Hoa kỳ tại chính đất Mỹ, mà còn đối với những vùng Kinh tế khác nữa, như Liên Aâu, Khu vực Thái Bình Dương, Trung Đông và Nam Mỹ. Lý do thúc đẩy quyết định mạnh hơn cả và trực tiếp cho Chính quyền Obama là:
=> Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ tăng gần 10%
=> Lương bổng theo chiều hạ xuống tại Mỹ
=> Những Công ty Liên quốc gia (Multinationales) chuyển sản xuất sang Tầu để có giá thành hạ xuống. Việc này càng làm tăng thất nghiệp tại Mỹ.
Những lý do này buộc Hoa kỳ phải cứng rắn:
=> Yêu cầu Trung quốc phải tăng tỷ giá đồng Yuan, một yếu tố chính của cạnh tranh Trung quốc.
=> Nếu Trung quốc vẫn ương ngạnh giữ cứng nhắc tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thấp để thủ lợi, thì Hoa kỳ phải dùng những biện pháp mạnh (Mesures fortes) như tăng thuế quan nhập khẩu, xử dụng những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires) hay những Biện pháp trả đũa (Mesures de représailles.
Đây là nội dung của Lá thư của các Nghị sĩ và một số Thượng nghị sĩ yêu cầu TT.Obama phải thi hành.
Ký giả Daniel DOMBEY từ Hoa Thịnh Đốn đã viết trên tờ Financial Times ngày 16.03.2010, trang 1, như sau:
“More than 100 memebers of the US Congress yesterday called on the Obama administration to label China a currency manipulator, in a move that highlighted the pressure on Washington to take a more confrontational stance towards Beijing
(Trên 100 thành viên của Quốc Hội Hoa kỳ đã yêu cầu Chính quyền Obama phải kêu Trung quốc là người xử dụng biến hóa tiền tệ, trong một phong trào nhấn mạnh áp lực lên Washington để lấy vị trì chạm trán mạnh hơn với Bắc Kinh)
Hai Thượng nghị sĩ Chuck SCHUMER, Dân chủ New York, và Lindsey GRAHAM, Cộng hòa South Carolina, cũng lên tiếng tố cáo:
Beijing’s refusal to let its currency appreciate was damaging the US economic recovery and hurting American competitiviness”.
China’s currency manipulation would be unacceptable even in good economic times. At a time of 10 per cent of unemployment, we will simply not stand for it.”
(Việc từ chối của Bắc Kinh không để tỷ do tiền của họ tăng đã làm hại việc phục hồi Kinh tế Hoa kỳ và làm tổn hại tính cạnh tranh của Mỹ)
(Việc uốn nặn điên đảo đồng tiền Trung quốc không thể chấp nhận được ngay cả trong thời nền kinh tế yên lành. Ơû thời điểm có 10% thất nghiệp, chúng ta không thể đứng khoanh tay như vậy được.) (Financial Times 17.03.2010, p.3)
Trên đây là một số áp lực từ phía Quốc Hội và hai Thượng nghị sĩ áp đặt lên Chính quyền Obama để mạnh mẽ đòi hỏi việc tăng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ. Nhưng Oân Gia Bảo, Thủ tướng Trung quốc đã có phản ứng cứng nhắc về vấn đề tỷ giá đồng Yuan mà Trung quốc coi như chính sách bao trùm quốc gia chứ không chỉ nguyên bảng cân đối thương mại. “La Chine considère la question du taux de change relève des affaires politiques nationales, et pas de la balance commerciale.” (Trung quốc kể vấn đề tỷ giá hối đóai liên hệ đến những phạm vi chính trị quốc gia, chứ không chỉ nguyên bảng cân đối thương mại) (Le Monde 18.03.2010, p.16). Chính vì vậy mà Oân Gia Bảo đã trình bầy dài dòng đến tình trạng Kinh tế chung nguy hiểm của Trung quốc như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên đây.
Một số chuyên viên Thương mại đã hình dung cho Hoa kỳ một số những biện pháp như:
=> Hoa kỳ có thể yêu cầu IMF/FMI (Qũy Tiền Tệ Quốc tế) để đưa ra những trừng phạt về tiền tệ.
=> Hoa kỳ có thể đưa Trung quốc ra WTO/OMC (Tổ Chức Mậu Dịch Thế giới) để khiếu nại về vấn đề xử dụng tỷ giá hối đóai nâng đỡ sản xuất và thương mại.
=> Hoa kỳ cũng có thể lấy những lý do nội tại để định thuế quan cho những hàng nhập cảng từ Trung quốc. Chúng ta đi vào những biện pháp trả đũa vậy (Mesures de représailles).
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 18.03.2010


*
 

 

No comments:

Post a Comment