THƠ NGUYỄN VĂN SÂM
*
Nói với đứa cháu nhỏ mới sanh.
[1] Viên Linh- Thủy Mộ Quan: Chỉ cá trùng dương theo hộ tang. Viên Linh là nhà thơ nổi tiếng trước 1975, hiện hoạt động văn nghệ ở Hoa Kỳ.
*
Nói với đứa cháu nhỏ mới sanh.
Cháu sanh ra trên đất nước nầy
Hưởng đầy đủ mọi thứ Tự Do, tiện nghi thừa mứa
Đừng tưởng rằng khi không mà có
Ông bà và các đấng sanh thành ra cháu trãi bao gian khổ
mới đến được bến bờ hôm nay
nhờ sự mở rộng vòng tay của những người ở đây, thân ái
khi đồng chủng bên kia thù hằn rẻ rúng
mọi phương tiện sinh tồn bị giới hạn, bao vây,
đuổi khỏi nơi làm việc, bắt thảy lên rừng
tự đào giếng tìm nước bằng cái xuổng cùn,
thuốc men cậy nhờ mấy thứ lá cây cỏ dại
những bữa ăn chỉ toàn khoai sắn
bên dĩa muối xả hay chút nước muối mằn mặn chế pha
(Kinh tế mới, tương lai ngụy quân, ngụy quyền)
đánh lừa khẩu vị đưa cay bằng vài ba trái ớt
Rừng chiều năm sáu giờ mặt trời cũng biến mất
Cả thành phố cúp điện dài dài
Nơi nơi tối tăm ngự trị
Công an khu vực hằng bữa kêu lên ậm oẹ xử lý
Chuyện nầy chuyện kia cố ý hành dân
Vải tính từng tấc, gạo đong từng cân
Phải đi
Phải đi
Phải đi
“ Cột đèn biết di chuyển chắc nó cũng ra biển từ lâu”
Dãi dầu sóng nước nhiều phen.
Ngục tù đòn bọng hai ba lượt.
(kinh tế mới trở về)
Vẫn phải quyết ra khơi, dù biết chắc hiểm nguy đói khát
Thèm từ củ khoai đèo, đọt rau úa tới ly nước chín để nguội qua đêm.
Vét chút đường cặn còn lại dưới đáy thùng lóc lăn trong xó lường ghe ngập nước
Đứa bé - người sanh thành ra con sau nầy- mê sảng trong hầm tàu hôi dầu nồng nặc
Qua mấy ngày ói tới mật xanh
Giựt mình thức dậy khóc bù loa:
Cây cà-rem của con sao ba giựt mất?
Cả nhà cầu mong trong mặt trỏm lơ đầy nước mắt
đừng ai để nước trùng dương làm thủy mộ
Đến được bờ bến Tự do
Thỉnh thoảng cả nhà vẫn còn nửa đêm thức dậy bàng hoàng
Tưởng như vẫn đương ở tại quê nhà, trong vòng rào trại láng
(đi tìm tự do)
Lại những cú đá đạp thù hằn dành cho người bỏ nước vượt biên.
Con ơi, quê hương rối loạn triền miên, kẻ thua người thắng
Người thắng điều hành theo cách thế vô tâm thì kẻ thua ở lại chỉ thêm lòng đau xót!
Những đứa bé vô tư phải đi ăn cắp, ăn xin, đánh giày, moi đống rác
Thập thò đứng chờ người lớp mới ăn thừa để húp một chút nước còn sót lạị trong tô trôi nổi mấy cọng tăm.
Bác sĩ kỹ sư ngồi sửa xe đạp lề đường, bơm gas xó chợ, đạp ba bánh, chạy xích lô
thân ngọc ngà đứng chào khách trong công viên, thập thò gốc cây cuối phố ,
đàn bà bó thịt, nịt gạo trong quần lấm lét mỗi lần xe qua trạm,
những thằng nhóc cở con mình rờ rẫm xét tra quát tháo..
muôn nhà bửa đói bửa no.
cột trụ gia đình biền biệt tù giam cải tạo
hơn ba mươi năm rồi nhắc lại vẫn thấy mắt cay xè, trái tim quặn thắt.
Ông tâm niệm đặt sinh mạng gia đình trên may rủi chuyến đi .
Điểm đến phải là nơi vô cùng trân quí,
Không chỉ cầu thực tha phương
lăn lóc xứ người năm này tháng nọ làm tên tỵ nạn
Như chùm gởi, như thiêu thân, như ốc mượn hồn
cho rong rêu bám đời vô định
loanh quanh trong ích kỷ tỵ hiềm
Mà sống phải làm những gì có ích cho đời không vụ lợi bản thân.
(trẻ Việt tại Mỹ)
thời gian trôi và thời cuộc xoay vần.
ông thất vọng về chính mình quá đổi
tự an ủi chưa làm chuyện gì để lương tâm hối lỗi
Trong suốt cuộc đời phải ray rức mình hơn
Khi con thành nhơn,
Chắc ông không còn nữa!
Chỉ để lại lời dặn dò
Sống xứng đáng cho ra người mang hai dòng lịch sử.
Quê hương là nơi con sinh trưởng học hành
Là nơi con lớn lên thành người thời đại
Hòa đồng với dân bản xứ
Ngước mặt tự hào rằng mình và họ chẳng khác gì nhau..
Nhưng máu dòng giống vẫn tiềm tàng mãi mãi
trong huyết quản,trong màu da khác loại.
Dù con ở đâu trên thế giới này
cũng vẫn là người Việt Nam
Hãy nhớ điều đó con ơi, đừng phủi tay chối bỏ
Đừng lạnh lùng xa lạ với người cùng dân tộc sống xa quê
Hãy thương dân mình lưu lạc khắp muôn nơi
không bóp chẹt bủn xỉn kiếm chút lời từ công lao vất vả
của đồng hương mưu sinh trên xứ lạ
Hãy thông cảm với những tính toán chi li của đồng bào trong nước.
Khi vòi vỉnh, xin chút bạc tiền đề phòng ốm đau bệnh tật thiên tai.
Hãy kết nối bạn bè với người Việt tha hương tứ xứ hôm nay
họ cũng héo ruột như ông cha con khi nhớ về đất xưa quê cũ
Về kỹ niệm tuổi thơ một thời chiến tranh, bão lũ
(Bà Bảy, Ông Tư ở Việt Nam)
Về bạn bè hàng xóm, bà Bảy, ông Tư..
Về họ hàng gần xa những người muôn năm trước
Hãy biết đau buồn vì đất đảo, núi rừng, vùng biển, tài nguyên
của tiền nhân bao ngàn năm để lại.
bị mất dần vào tay quân phương Bắc tham lam
Nổi nhục của người không còn Tổ Quốc
Đau đớn lắm con ơi!
Sống trên đất Mỹ
Phải biết tự do nầy ôi sao là quí
Bao xương máu xưa xây dựng tạo nên.
sống lương thiện, xứng đáng công dân, ông cho rằng chưa đủ,
Khi cần thiết,
Phải biết xã thân bão vệ.
vì con ơi!
Nhờ đất nước nầy cưu mang ưu đãi
Bao triệu người gốc Việt như con
mới có được hôm nay.
Cơm no, áo ấm, suy nghĩ Tự do và tấm lòng nhân ái
Phải yêu quí nơi mình sanh ra và yêu cả đồng bào ở bên kia nửa vòng trái đất
Ông sẽ đau buồn nếu suối vàng nhìn thấy
lũ cháu nhỏ lớn lên bê tha, không thành đạt
đánh mất tấm lòng và không thông thạo tiếng Việt Nam…
Nguyễn Văn Sâm
Sinh nhật lần thứ 70/2010.
[1] Viên Linh- Thủy Mộ Quan: Chỉ cá trùng dương theo hộ tang. Viên Linh là nhà thơ nổi tiếng trước 1975, hiện hoạt động văn nghệ ở Hoa Kỳ.
*
Sunday, March 21, 2010
TRƯƠNG TẤN THÀNH * TRUYỆN VƯỢT BIÊN
*
TRẠI BÀ BÈO, TRẠI TÙ VƯỢT BIÊN
Trương Tấn Thành
Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Vượt biên bị bắt ở Bà Bèo Ngày đi tan tác, ngày về đau thương
Nếu ở trên đời này có địa ngục thật sự thì đó là trại cải tạo lao động
của cộng sản, có cái tên quái gở dành cho người vượt biển : Bà Bèo.
Trại Bà Bèo thuộc tỉnh Tiền Giang, nếu tôi không lầm thì thuộc diện "miệt thứ" kinh làng Bảy. Tôi được "diễm phúc" rơi vào cái địa ngục này khoảng năm 88. Trại này được lập ở giữa một cánh đồng sình lầy nước phèn đầy cỏ lát như một hàng rào thiên nhiên ngăn cản tù nhân trốn trại một cách vô cùng hữu hiệu, nhất là dân quen sống ở đô thị. Ngoài ra trên cánh đồng sình lầy đó còn có cây "chà là" đầy gai nhọn cứa sát chân người tù mới bị đi lao động bên ngoài. Đây là một trại tù thật sự vì người bị nhốt có bị kêu án. Thường thì tù vượt biển bị kêu một năm cải tạo nhưng nếu không biết chỗ lo lót thì hơn một năm là chuyện thường. Tính ra từ ngày tôi bị bắt đến ngày tôi được thả là một năm rưỡi. Ngoài ra trại còn nhốt rất nhiều tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội như gái điếm, hút sách.
Chuyến tàu vượt biển của tôi khi ra cửa Vàm Láng thì bị tàu của bọn công an biên phòng rượt theo bắn và bắt lại. Ngồi trong ghe mà tôi nghe đạn ghim "bup bụp" vào thành. Có hai người bị thương. Toàn ghe bị bắt dồn lên xe chở hàng chờ về trạm tạm giam Tà Niên. Bọn công an nhìn chúng tôi bằng cặp mắt thù hằn và luôn miệng quát tháo:
- Cho tụi bây hết vượt biên!
Trại tạm giam cũng có cái tên quái gở: Tà Niên, mới được xây, tường vôi còn mới. Vừa xuống xe tụi tôi lục tục kéo vào sân trại sắp hàng để bị lục xét. Lúc đó tôi mang theo một chiếc khâu vàng một chỉ tôi vội tìm cách dấu nó vào làn chỉ rách trên nắp túi áo là nơi an toàn nhất. Sau đó chúng phân thành nam nữ và đem bọn tôi đi nhốt riêng.
Nhốt chung với tôi là một thanh niên trẻ rất vui tính, hoạt bát và dễ mến. Anh mới vừa đi thanh niên xung phong về và là con của một sĩ quan Cộng hòa tên là Quốc. Anh có óc khôi hài đầy ý vị. Đây là một câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản có tính châm biếm cao độ anh kể mà tôi còn nhớ mãi. Đó là một tranh biếm họa về cái nghèo đói của người dân dưới chế độ cộng sản. Họa sĩ biếm họa vẽ hình hậu môn của một nông dân ở miền Bắc đóng đầy mạng nhện. Bạn biết tại sao rồi chứ gì? Vì có gì ăn đâu mà ị ra… nên mạng nhện phủ kín "đường ra, lối vào"!
Thật là đáng cười ra nước mắt. Phòng giam thì chật đến độ ngộp thở. Mỗi ngày người bị nhốt chỉ được ra ngoài hành lang có cửa sắt bao quanh hai lần chừng năm phút vào buổi sáng và vào buổi chiều. Hơi người và không khí tù hãm thật ngộp ngạt trong phòng giam làm ai nấy thấy nặng nề, khó thở vô cùng. Tôi thường phải ngồi gần cánh cửa sắt chỗ khe hở để hít chút không khí ngoài trời.
Ở trại tạm giam này đi ị mà cũng có thằng theo coi phân! Thật đấy. Mỗi lần có đám bị nhốt vào, ngay ngày đầu tiên sau khi ai đi cầu vào thùng gỗ đều có thằng ăn-ten trong nó bươi đống phân xem có ai nuốt vàng, cà rá gì không? Chế độ ăn uống trong trại thì khỏi nó. Chỉ có chén cơm và canh "toàn quốc". Đây cũng là lối chơi chữ của anh bạn trẻ đầy óc…móc lò của tôi. "Toàn" đây có nghĩa tất cả là vậy và "quốc" đây hiểu theo nghĩa nước H2O thiệt! Cho nên đây là thứ canh toàn là nước mà không có cái, họa chăng chỉ có vài cọng rau lang, rau muống và khoai lang về gởi xuống nhà bếp luộc để ăn dặm thêm. Tôi và Quốc vì ít tiền nên mỗi khi rau muống mua về tụi tôi xin lấy gốc để mà ăn sống. Còn khi khoai lang chia xong tụi tôi gom lấy vỏ vớt ra để….ăn cho đỡ thèm.
Trong phòng ai ngồi chỗ nấy ít dám nói chuyện với người cùng chuyến về chuyến đi của mình vì sợ tụi ăn-ten nó nghe báo cáo lên thì đời thêm khốn khổ. Vả lại lúc đó đầu óc đang hoang mang lo nghĩ cách để trả lời khi bị lên "làm việc" về chuyến đi của mình (hai từ "làm việc" và "làm tốt" bị cán bộ cộng sản "cưỡng hiếp" một cách thật dốt nát và khôi hài).
Ngoài anh bạn trẻ dễ mến tên Quốc ra con một nhân vật rất đặc biệt bị nhốt chung với tôi, cụ Bính. Lúc bị bắt cụ phải hơn 60 tuổi, người nhỏ và gầy đét như con mắm nhưng sức khỏe và tinh thần vô cùng khỏe mạnh. Trước khi xuống ghe chuyến này cụ làm "nghề" chở củi bằng xe thồ ở Long Khánh. Cụ phát biểu một câu xanh dờn "thả tôi ra tôi tìm cách đi nữa". Thật đáng nể! Mà không đáng nể sao được vì cụ sinh ra ở cùng quê với "uncle Ho" của cộng sản. Mỗi lần bị ra ngoài lao động thấy cụ vác mấy cây tràm cong lưng cóng róng thấy thật là thảm hại. Rồi mấy tuần sau tụi tôi bị chuyển xuống địa ngục của trần gian: Trại Bà Bèo ở kinh làng thứ bảy.
Tôi còn nhớ hôm chuyển xuống Bà Bèo lúc đó nhằm mùa lụt, xe tới cổng tội nhân xuống sắp hàng ngoài cổng để điểm số. Tôi nhìn trại mà thấy hãi hùng. Lúc đó trời mưa lâm râm, bầu trời xám xịt. Hàng rào bằng cây tràm trước cửa trại trông như những trại hồi thời trung cổ với đầu vạt nhọn chỉa lên trời, phía trên có một chòi canh có mũi cây AK đang chăm chăm chỉa xuống. Dưới chân tôi là sình đen ướt nhèm nhẹp "Ôi thật là đời đen như đất bùn".
Sau khi điểm số xong cửa cổng mở ra để đón "em mới".
Vừa bước vào bên trong một cảnh tượng….u minh "quả không hỗ với tiếng đồn" bày ra trước mắt tôi. Ngay trước mắt tôi là một sân rộng ngập đầy nước. Trong các dãy trại hình chữ U vuông góc nằm lộn ngược đáy ở bên trên, mái lá cửa bằng phên tre lố nhố người trong ánh đuốc như ma trơi. Thật không thể tưởng tượng nỗi là ở cuối thế kỷ hai mươi lại có những nơi bán khai như vầy! Lúc đó đang có lụt nên sân giữa ngập nước lấp xấp.
Ngay ngày hôm sau tụi tôi phải ra đứng làm dây chuyền người nam có nữ có, ngày này qua ngày nọ cả tháng trời làm chuyện khổ dịch đó. Tội nhất là mấy người tù nữ vượt biển con nhà thành phố giờ phải chân không đứng dưới mưa, dưới sình để làm cái khổ dịch của tù nhân. Tôi còn nhớ là mình bị đưa vào đội 2 lao động, đội trưởng tên Tín. Hắn ta là một thanh niên khỏe mạnh con của một sĩ quan Cộng Hòa đi vượt biển bị bắt và vì lao động tiên tiến nên được cử làm đội trưởng chỉ huy tù đi làm nô lệ cho trại. Căn trại tôi ở cũng như các đội khác có một cái sân để đan chiếu và đánh dây. Nó làm bằng đất sình trộn rơm. Chỉ có một cửa ra vào hai bên vách là chỗ tù nằm.
Đội trưởng có chõng ngủ riêng nơi cửa ra vào còn bọn tù nằm chung với nhau trên ván lót. Mé hai bên vách có treo ván làm kệ. Còn cho chính giữa thì để đồ đạc trên đầu nằm. Mỗi đêm đều cắt phiên tù thức tới sáng để canh chừng trốn trại. Giới nghiêm ban đêm lúc tám giờ, cửa đóng tới sáng. Chắc bạn đặt câu hỏi còn việc đi vệ sinh ban đêm thì sao? Xin thưa là anh tù nào cũng thủ một bình plastic có khoét lỗ để nửa đêm có mắc thì tiểu vào đó đặng đi đổ vào hố để trồng rau. Còn đi ị thì sao? Bọc nylon là "cái bồn cầu" đó bạn à! Cho nên vào những ngày có thăm nuôi số người bị chột bụng rất nhiều và mỗi lần có người đi ị thì phải bịt mũi mà chịu. Một điều kinh tởm nữa là những bọc nylon đựng phân đó cũng có tù đi lấy để phơi cho trại nữa.
Đội tôi ở chia làm tổ tương đối sướng như: đan chiếu, tổ quấn sợi gai, tổ nhuộm lác chiếu và đông nhất và khổ nhất là tổ lao động ngoài trại. Ngoài ra trại chuyên về đánh dây bằng loại "cỏ bàng" để làm dây quấn thành thảm.
Cây cỏ bàng mọc rất nhiều ở ngoài đồng sình lầy chung quanh trại, cao cở đầu người, bên trong ruột rộng. Trại có toán đi nhổ cây bàng về để phơi cho khô rồi có toán giã bàng cho đẹp để cho tù đánh thành sợi có chỉ tiêu cho mỗi ngày. Người đi nhổ phải dùng tay mặt quấn một nắm cỏ bàng cho thật chặt rồi giựt thật mạnh để làm sao đứt bựt nó lên mà gốc vẫn còn nằm dưới sình. Trại cấm không được dùng liềm hái vì làm vậy cây bàng sẽ chết mất đi tài nguyên của trại. Ai đi nhổ cỏ bàng đầu tiên tay đều bị cứa chảy máy vì không quen nắm chặt cây bàng nên bị cạnh của cỏ bàng bén như lưỡi dao cạo xé nát cạnh bàn tay. Chi tiêu là hai bó bàng phải đúng thước tấc, nếu không thì bị "phế" bỏ, hôm sau phải nhổ bù. Sau khi nhổ xong phải dùng dây ghịt lại cho chặt thành bó cỡ hơn hai vòng gang tay rồi cõng về trại xa nhiều cây số còn phải lội qua đồng sình lầy.
Trại Bà Bèo thuộc tỉnh Tiền Giang, nếu tôi không lầm thì thuộc diện "miệt thứ" kinh làng Bảy. Tôi được "diễm phúc" rơi vào cái địa ngục này khoảng năm 88. Trại này được lập ở giữa một cánh đồng sình lầy nước phèn đầy cỏ lát như một hàng rào thiên nhiên ngăn cản tù nhân trốn trại một cách vô cùng hữu hiệu, nhất là dân quen sống ở đô thị. Ngoài ra trên cánh đồng sình lầy đó còn có cây "chà là" đầy gai nhọn cứa sát chân người tù mới bị đi lao động bên ngoài. Đây là một trại tù thật sự vì người bị nhốt có bị kêu án. Thường thì tù vượt biển bị kêu một năm cải tạo nhưng nếu không biết chỗ lo lót thì hơn một năm là chuyện thường. Tính ra từ ngày tôi bị bắt đến ngày tôi được thả là một năm rưỡi. Ngoài ra trại còn nhốt rất nhiều tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội như gái điếm, hút sách.
Chuyến tàu vượt biển của tôi khi ra cửa Vàm Láng thì bị tàu của bọn công an biên phòng rượt theo bắn và bắt lại. Ngồi trong ghe mà tôi nghe đạn ghim "bup bụp" vào thành. Có hai người bị thương. Toàn ghe bị bắt dồn lên xe chở hàng chờ về trạm tạm giam Tà Niên. Bọn công an nhìn chúng tôi bằng cặp mắt thù hằn và luôn miệng quát tháo:
- Cho tụi bây hết vượt biên!
Trại tạm giam cũng có cái tên quái gở: Tà Niên, mới được xây, tường vôi còn mới. Vừa xuống xe tụi tôi lục tục kéo vào sân trại sắp hàng để bị lục xét. Lúc đó tôi mang theo một chiếc khâu vàng một chỉ tôi vội tìm cách dấu nó vào làn chỉ rách trên nắp túi áo là nơi an toàn nhất. Sau đó chúng phân thành nam nữ và đem bọn tôi đi nhốt riêng.
Nhốt chung với tôi là một thanh niên trẻ rất vui tính, hoạt bát và dễ mến. Anh mới vừa đi thanh niên xung phong về và là con của một sĩ quan Cộng hòa tên là Quốc. Anh có óc khôi hài đầy ý vị. Đây là một câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản có tính châm biếm cao độ anh kể mà tôi còn nhớ mãi. Đó là một tranh biếm họa về cái nghèo đói của người dân dưới chế độ cộng sản. Họa sĩ biếm họa vẽ hình hậu môn của một nông dân ở miền Bắc đóng đầy mạng nhện. Bạn biết tại sao rồi chứ gì? Vì có gì ăn đâu mà ị ra… nên mạng nhện phủ kín "đường ra, lối vào"!
Thật là đáng cười ra nước mắt. Phòng giam thì chật đến độ ngộp thở. Mỗi ngày người bị nhốt chỉ được ra ngoài hành lang có cửa sắt bao quanh hai lần chừng năm phút vào buổi sáng và vào buổi chiều. Hơi người và không khí tù hãm thật ngộp ngạt trong phòng giam làm ai nấy thấy nặng nề, khó thở vô cùng. Tôi thường phải ngồi gần cánh cửa sắt chỗ khe hở để hít chút không khí ngoài trời.
Ở trại tạm giam này đi ị mà cũng có thằng theo coi phân! Thật đấy. Mỗi lần có đám bị nhốt vào, ngay ngày đầu tiên sau khi ai đi cầu vào thùng gỗ đều có thằng ăn-ten trong nó bươi đống phân xem có ai nuốt vàng, cà rá gì không? Chế độ ăn uống trong trại thì khỏi nó. Chỉ có chén cơm và canh "toàn quốc". Đây cũng là lối chơi chữ của anh bạn trẻ đầy óc…móc lò của tôi. "Toàn" đây có nghĩa tất cả là vậy và "quốc" đây hiểu theo nghĩa nước H2O thiệt! Cho nên đây là thứ canh toàn là nước mà không có cái, họa chăng chỉ có vài cọng rau lang, rau muống và khoai lang về gởi xuống nhà bếp luộc để ăn dặm thêm. Tôi và Quốc vì ít tiền nên mỗi khi rau muống mua về tụi tôi xin lấy gốc để mà ăn sống. Còn khi khoai lang chia xong tụi tôi gom lấy vỏ vớt ra để….ăn cho đỡ thèm.
Trong phòng ai ngồi chỗ nấy ít dám nói chuyện với người cùng chuyến về chuyến đi của mình vì sợ tụi ăn-ten nó nghe báo cáo lên thì đời thêm khốn khổ. Vả lại lúc đó đầu óc đang hoang mang lo nghĩ cách để trả lời khi bị lên "làm việc" về chuyến đi của mình (hai từ "làm việc" và "làm tốt" bị cán bộ cộng sản "cưỡng hiếp" một cách thật dốt nát và khôi hài).
Ngoài anh bạn trẻ dễ mến tên Quốc ra con một nhân vật rất đặc biệt bị nhốt chung với tôi, cụ Bính. Lúc bị bắt cụ phải hơn 60 tuổi, người nhỏ và gầy đét như con mắm nhưng sức khỏe và tinh thần vô cùng khỏe mạnh. Trước khi xuống ghe chuyến này cụ làm "nghề" chở củi bằng xe thồ ở Long Khánh. Cụ phát biểu một câu xanh dờn "thả tôi ra tôi tìm cách đi nữa". Thật đáng nể! Mà không đáng nể sao được vì cụ sinh ra ở cùng quê với "uncle Ho" của cộng sản. Mỗi lần bị ra ngoài lao động thấy cụ vác mấy cây tràm cong lưng cóng róng thấy thật là thảm hại. Rồi mấy tuần sau tụi tôi bị chuyển xuống địa ngục của trần gian: Trại Bà Bèo ở kinh làng thứ bảy.
Tôi còn nhớ hôm chuyển xuống Bà Bèo lúc đó nhằm mùa lụt, xe tới cổng tội nhân xuống sắp hàng ngoài cổng để điểm số. Tôi nhìn trại mà thấy hãi hùng. Lúc đó trời mưa lâm râm, bầu trời xám xịt. Hàng rào bằng cây tràm trước cửa trại trông như những trại hồi thời trung cổ với đầu vạt nhọn chỉa lên trời, phía trên có một chòi canh có mũi cây AK đang chăm chăm chỉa xuống. Dưới chân tôi là sình đen ướt nhèm nhẹp "Ôi thật là đời đen như đất bùn".
Sau khi điểm số xong cửa cổng mở ra để đón "em mới".
Vừa bước vào bên trong một cảnh tượng….u minh "quả không hỗ với tiếng đồn" bày ra trước mắt tôi. Ngay trước mắt tôi là một sân rộng ngập đầy nước. Trong các dãy trại hình chữ U vuông góc nằm lộn ngược đáy ở bên trên, mái lá cửa bằng phên tre lố nhố người trong ánh đuốc như ma trơi. Thật không thể tưởng tượng nỗi là ở cuối thế kỷ hai mươi lại có những nơi bán khai như vầy! Lúc đó đang có lụt nên sân giữa ngập nước lấp xấp.
Ngay ngày hôm sau tụi tôi phải ra đứng làm dây chuyền người nam có nữ có, ngày này qua ngày nọ cả tháng trời làm chuyện khổ dịch đó. Tội nhất là mấy người tù nữ vượt biển con nhà thành phố giờ phải chân không đứng dưới mưa, dưới sình để làm cái khổ dịch của tù nhân. Tôi còn nhớ là mình bị đưa vào đội 2 lao động, đội trưởng tên Tín. Hắn ta là một thanh niên khỏe mạnh con của một sĩ quan Cộng Hòa đi vượt biển bị bắt và vì lao động tiên tiến nên được cử làm đội trưởng chỉ huy tù đi làm nô lệ cho trại. Căn trại tôi ở cũng như các đội khác có một cái sân để đan chiếu và đánh dây. Nó làm bằng đất sình trộn rơm. Chỉ có một cửa ra vào hai bên vách là chỗ tù nằm.
Đội trưởng có chõng ngủ riêng nơi cửa ra vào còn bọn tù nằm chung với nhau trên ván lót. Mé hai bên vách có treo ván làm kệ. Còn cho chính giữa thì để đồ đạc trên đầu nằm. Mỗi đêm đều cắt phiên tù thức tới sáng để canh chừng trốn trại. Giới nghiêm ban đêm lúc tám giờ, cửa đóng tới sáng. Chắc bạn đặt câu hỏi còn việc đi vệ sinh ban đêm thì sao? Xin thưa là anh tù nào cũng thủ một bình plastic có khoét lỗ để nửa đêm có mắc thì tiểu vào đó đặng đi đổ vào hố để trồng rau. Còn đi ị thì sao? Bọc nylon là "cái bồn cầu" đó bạn à! Cho nên vào những ngày có thăm nuôi số người bị chột bụng rất nhiều và mỗi lần có người đi ị thì phải bịt mũi mà chịu. Một điều kinh tởm nữa là những bọc nylon đựng phân đó cũng có tù đi lấy để phơi cho trại nữa.
Đội tôi ở chia làm tổ tương đối sướng như: đan chiếu, tổ quấn sợi gai, tổ nhuộm lác chiếu và đông nhất và khổ nhất là tổ lao động ngoài trại. Ngoài ra trại chuyên về đánh dây bằng loại "cỏ bàng" để làm dây quấn thành thảm.
Cây cỏ bàng mọc rất nhiều ở ngoài đồng sình lầy chung quanh trại, cao cở đầu người, bên trong ruột rộng. Trại có toán đi nhổ cây bàng về để phơi cho khô rồi có toán giã bàng cho đẹp để cho tù đánh thành sợi có chỉ tiêu cho mỗi ngày. Người đi nhổ phải dùng tay mặt quấn một nắm cỏ bàng cho thật chặt rồi giựt thật mạnh để làm sao đứt bựt nó lên mà gốc vẫn còn nằm dưới sình. Trại cấm không được dùng liềm hái vì làm vậy cây bàng sẽ chết mất đi tài nguyên của trại. Ai đi nhổ cỏ bàng đầu tiên tay đều bị cứa chảy máy vì không quen nắm chặt cây bàng nên bị cạnh của cỏ bàng bén như lưỡi dao cạo xé nát cạnh bàn tay. Chi tiêu là hai bó bàng phải đúng thước tấc, nếu không thì bị "phế" bỏ, hôm sau phải nhổ bù. Sau khi nhổ xong phải dùng dây ghịt lại cho chặt thành bó cỡ hơn hai vòng gang tay rồi cõng về trại xa nhiều cây số còn phải lội qua đồng sình lầy.
Tôi chỉ đi nhổ bàng một ngày mà đêm đó tôi bị quị ngã vì quá sức mình
và rồi bị loại khỏi ra toán nhổ bàng. Sau đó tôi được chiếu cố đưa ra
tổ đánh sợi dây để dệt chiếu tổ dây có chừng sáu cái "máy" đạp bằng
chân. Người xe đay chân đạp tay liên tục cho sợi đay đã chãi nhỏ vào để
se thành sợi với chỉ tiêu đề ra mỗi ngày. Đay được mua về thành bó là
vỏ của cây đay cứng như khô mực. Khi nhận phần bó võ đay người đánh đay
phải đem ngâm xuống kinh trước một đêm. Ngày hôm sau vớt lên dùng dao
lạng đi phần vỏ cứng sần sùi để lấy phần mỏng mềm. Kế đó lại phải đem
phần võ đã lạng mỏng đó đưa vào bàn lượt có răng bằng sắt để "chãi" vỏ
đay ra thành những sợi nhỏ dài.
Hôm nào bị một đợt vỏ đay cụt lại vừa xấu, vừa già thì thật là khốn nạn. Sợi cứng thì sẽ bị rối hoài, sợi cụt ngắn thì phải tiếp sợi liền tay. Nếu ngồi vào được guồng se còn tốt và đợt đay tốt người đánh có thể xong chỉ tiêu lúc hơn hai giờ trưa có thì giờ đi tắm giặt nấu nướng trong khi đám lao động ngoài còn đang dầm mình dưới đất bùn bị mấy tên trưởng toán chửi mắng là chây lười.
Tôi vốn chân tay vụng về chỉ biết cầm phấn và cầm viết nên đánh đay bị rối hoài và luôn luôn xong sau cùng. Thay vì đay là một loại lao động… nhẹ thì đối với tôi nó lại thành một loại khổ dịch. Cuối cùng tôi lại bị đá ra lao động ngoài.
Mới đầu, tôi bị lùa đi trồng cây bạch đàn, một loại cây họ hàng của khuynh diệp.
Mới sáng năm giờ rưỡi tiếng kẻng đã gõ liên hồi. Mọi người trong toán bỏ cà men, chén ra để được phát phần cơm trong ngày. Thường là chỉ đầy một chén nhỏ và vài con khô mắm và một giá canh rau. Bắt đầu điểm số xong là sắp hàng ra cổng.
Từ trại ra đến chỗ trồng phải lội qua mấy cánh đồng xấp nước, kinh rạch mà tù nhân phải nhảy ùm xuống nước lạnh buốt như một đàn vịt bị xua xuống ao để tiếp tục đi như chạy tới chỗ trồng. Vừa đói lại vừa phải nhảy xuống nước lạnh mà ai nấy vẫn phải nhảy xuống trèo lên như những cái xác không hồn.
Một trong những lần đau khổ nhất của đời tù là lần tôi phải đi đắp "đại lộ kinh hoàng". Đây là một đại lộ thật sự vì bề rộng xe hơi có thể chạy được. Bề cao hơn thước mốt và toàn là bằng đất sình. Một công trình do "nước sông, công tù" đầy ngu ngốc nhất của đám cộng sản nhà quê. Nó nối xã này với xã nào đó và được chánh quyền địa phương ký hợp đồng với trại lấy công tù để hưởng tiền. Toàn thanh niên trong trại dồn vào công trình quái đản đó.
Cách làm là khởi đầu đắp lộ từ gần đến xa mất cả hơn tháng trời. Cọc tiêu được cắm ngay trung tâm của con lộ sau đó từng toán tù được phân ra để chịu trách nhiệm đắp từng đoạn. Sau khi san bằng làm sạch cây cỏ trên mặt đất, toán đắp đầu bị chia thành khu để dùng leng, một thứ sẻng lưỡi dài, để xắn đất hai bên lên thành từng mảng lớn. Người đào thay cho người đứng kế của dây chuyền rồi cứ thế thẩy chuyền nhau để quăng vào nơi con lộ sẽ thành hình.
Càng về chiều càng đói và càng mỏi mệt mỗi tảng đất sình đến tay tôi là một khối sắt. Lưng tôi còng gấp xuống mỗi lần đón tảng sình.
Thỉnh thoảng tên trưởng toán lại cầm một cây que dài để đi kiểm soát "chất lượng" của con lộ. Nó sọt cây que xuống hết nơi này đến nơi nọ để xem nơi nào không đắp kín chặt đất sình, bị "rộng ruột" thì nó "phế" liền. Thế là anh em trong toán lại hì hục sữa chữa đến chiều tối mới xong trong khi mọi toán khác đã ra về từ lâu.
Lúc đầu còn gần từ từ sau con lộ dài ra đi phải sớm hơn mà về thì phải muộn hơn. Có khi về chỉ kịp ra kinh rửa sình và gụt rửa quần áo thì đã đến giờ kẻng tối giới nghiêm vào trại. Khi đào thì ăn uống tại chỗ và đái ị cũng… tại chỗ. Không được phép đi nơi khác.
Lính trại ngồi trên bờ đê cầm súng nhìn chăm chăm. Dưới nước bọn trưởng toán lội qua lội lại quát tháo, đôn đốc đám tù đang cong lưng đào xắn. Có lần tên cán bộ trại đứng trông coi con lộ ra xem, lúc đó trời đã nhá nhem tối. Anh em yêu cầu trưởng toán xin về trại vì muỗi cắn quá thì hắn nói một câu thật không phải là người "muỗi cắn các anh chứ đâu phải cắn tui".
Sau khi con lộ đắp xong, có lần tụi tôi đi qua thì thấy nhiều khúc của con lộ kinh hoàng đó bị sạt lỡ xe bò cũng không qua được. Thật là đỉnh cao của trí tuệ….ngu si. Sau đó nhờ có chút tài đàn tôi được vào ban văn nghệ ở không chơi đàn phục vụ cho những đêm văn nghệ mà… mọi người đều chửi vào mỗi cuối tuần. Trại không muốn cho tù ở không chút nào nên dù cho ban ngày tù đã đi lao động mệt mỏi đêm vào cuối tuần còn phải thường xuyên ra sân ngồi giữa trời, gục lên gục xuống để nghe "văn nghệ" dù tuồng cải lương diễn hoài đến ai cũng thuộc và những ca sĩ trại lên…rộng những bài ca phải được trại cho phép hát đến điếc con ráy!
Vào toán văn nghệ tôi khỏi phải đi lao động ngoài và được sống những chuỗi ngày nhàn nhã. Có lần còn được đi ăn đám cưới của cán bộ ở một xã nào đó với kết quả là anh ca sĩ trong đoàn trốn về Saigon mất mẹ. Nhưng rồi bỗng đâu tai họa lại đến với tôi.
Số là hôm đó tên cán bộ coi về lao động trong trại thình lình đi xuống trại thấy mấy tên kép cà chớn trong đoàn cải lương đánh cờ, cười giỡn, chửi thề trong giờ lao động nên hắn phạt cả tổ văn nghệ trong đó có tôi đi lao động ngoài cho bỏ ghét! Lúc đó trại hợp đồng với một xã ở hóc bà tó nào đó xuống cát do ghe chài chở tới để làm nền cho công trình xây dựng gì đó. Tôi lại bị đày ra theo toán lao động để xuống cát.
Toán xuống cát được ghe trại chở tới địa điểm rồi nhốt trong một căn nhà chật ních để mỗi ngày đội cát từ ghe xuống đổ làm nền. Ghe chở cát đậu ở bờ sông với hai miếng ván bắt từ ghe xuống bờ. Một miếng làm đường đi lên, miếng kia làm đường để đội cát xuống. Mấy tên mạnh thì đứng xúc cát đổ vào thúng, tên khác chuyền thúng để thẩy lên vai cho người kế đội thúng cát đi xuống đổ. Cứ đi lên rồi đội cát lên vai đi xuống từ sáng đến ba bốn giờ chiều cả hơn một tháng như vậy. Tối về chỉ kịp đi vệ sinh rồi bị nhốt vào căn nhà tù nằm ngủ đạp lên mặt lên mũi nhau để lãnh cơm ăn dưới ánh đèn dầu, chờ đến khổ dịch hôm sau.
Cứ đi lên đi xuống với thúng cát trên vai riết rồi tôi như một cái máy không còn biết gì khác hơn là mong cho cát mau hết để được trở về trại. Lúc này thật không còn gì đúng hơn là câu "nước sông, công tù". Nước nào trên thế giới sợ nuôi tù chứ dưới chế độ cộng sản thì tù nuôi cán bộ trại. Chuyến bị đày này tôi thật đúng nghĩa bị bầm dập.
Đến đây xin được nói về thân phận người tù phái nữ ở cái trại khốn nạn này.
Tôi nghĩ rằng thật là một bất công và bài này trở thành vô ý nghĩa nếu không viết lại những gì các phụ nữ phải tủi nhục trải qua trên đường trốn chạy cộng sản. Trước tiên xin được nói về nơi ăn chốn ở cho tù nữ trong trại.
Tù nữ vượt biển ở chung với tù nữ tệ nạn xã hội trong một căn nhà làm bằng vách sình trộn rơm và mái lá cỏ tranh. Căn nhà tù lớn lúc nào cũng chật người nhất là những lúc người ta vượt biển nhiều vào những mùa biển êm sóng. Có nghĩa là….bao nhiêu người nó đều chứa được hết! Trời nóng, người đông phương tiện vệ sinh không có, đối với người tù nữ thì đây không phải là địa ngục mà là hơn một địa ngục. Chiều chiều họ chỉ được đưa ra nơi tắm giặt ở con kinh trong trại mà "nhà tắm" được che bằng những tấm phên lá lộ thiên.
Ở trại này có nuôi cá vồ, một loại cá tra, mà thức ăn chính là …phân của tù! Cầu cá này được dựng trên ao bằng những cây tràm và che vách bằng lá dừa nước. Từ bờ đất vào cầu tù phải đi qua một cầu tre tương tựa như cầu khỉ bắc ngang bằng thân cây tràm khẳng khiu và vô cùng trơn trợt khi mưa xuống. Mỗi ngày tù nữ được cho đi trước tù nam. Khi tất cả phải đi một lượt, xắp hàng ra cổng có trưởng toán dẫn và báo cáo số tù cho tên lính canh ở lối đi ra cầu. Đi vệ sinh thứ cầu cá vồ này thật là một sự sỉ nhục cho tù nữ. Mỗi lần phân rơi xuống cầu cá vồ lại bu lại đớp quay nước làm văng bắn cả lên người đi cầu! Vậy mà nó lại được bọn cán bộ gọi là "nếp sống văn minh" đó!
Vào những ngày trời mưa, đất sình trở nên trơn trợt mà phải đi qua cái cầu khỉ đúng nghĩa đó để vào cầu nếu không cẩn thận thì trợt té xuống ao dễ như chơi. Khổ nhất là vào những ngày có thăm nuôi có chất béo và thức ăn lạ chứ không phải chỉ cơm rau và cá khô như thường ngày vào bao tử thì xấp hàng để được tới phiên mình ngồi được vào cầu là cả một cực hình thô bỉ. Rồi khi cá lớn trại cho lưới lên để bán cho tù với số lượng bắt buộc tù phải mua (đây là lối "làm kinh tế rất khoa học và đầy nhân đạo' của bọn coi tù của trại). Đa số đem cho tù hình sự hết vì họ không có thăm nuôi nên phải ăn cái thứ gọi là "cá kít" đó. Tôi còn nhớ cái ngày cá đem về đội ngoài cầu kinh nơi làm cá bay mùi thối ai nấy phải bịt mũi rán mà ăn. Ai cũng nghĩ tù nữ thì chỉ có bị nhốt rồi chờ ngày thả nhưng ở trại này thì còn khuya! Không phải ngày về mà một năm mới về và phải đánh dây, đan chiếu, làm thảm thấy….bác luôn.
Tù nữ hình sự phải đánh dây sau đó đem nhuộm và kết thành thảm bán. Tù nữ vượt biển không phải đánh dây như tù nữ hình sự nhưng phải đan đón. Đánh dây đây là đánh dây cỏ bàng như đã nói trên. Mỗi ngày chỉ tiêu là khoảng mười sáu sải tay. Tù nữ đánh dây chỉ tiêu ngắn hơn tù nam.
Cỏ bàng sau khi nhổ về được toán lao động nhẹ gồm người tù già và tàn tật, gọi là "toán lao động nhẹ" đem phơi cho úa rồi đưa qua toán giã bàng cho dẹp ra để đánh dây. Bàng được nắm thành bó nhỏ đưa lên một tảng đá xanh rồi nện bằng một chày gỗ cho dẹp ra sau đó phân đi cho tù đánh dây. Dây được đánh theo kiểu thắt bím tóc nhưng sợi bàn to cứng và phải nhúng nước liên tục cho mềm.
Khởi đầu người đánh ngồi bệt dưới đất dùng hai ngón chân kẹp lấy cái gút đầu tiên của sợi dây rồi đánh một khúc dài cỡ bằng một sãi tay. Sau đó đứng lên cột vào cột gỗ trong sân căn trại tiếp tục đánh cho hết chỉ tiêu (một căn nhà trại có khoảng 10 gốc cột). Hai ngón tay của người đánh thường bị thâm đen vì mũ bàng và bị đỏ cứng vì bị co sát quá nhiều khi thắt dây mỗi ngày. Sau khi đánh xong còn phải "cắt râu" là những cọng bàng tủa ra hai bên dây bằng một con dao quắm nhỏ mới tạm gọi là xong. Chưa hết khi xong còn phải đưa dây lên kho để được "nghiệm thu" về thước tấc và kỹ thuật xem mắt dây có đều hay không gọi là xong! Nhiều người vụng tay, chịu đau không thấu, buổi tối cửa trại tù đóng còn phải đánh tiếp phòng cho tới giờ giới nghiêm. Nếu không đủ chỉ tiêu thì phải chịu hình phạt là đi móc đất sình để đắp trại.
Tôi đã chứng kiến nhiều nữ tù bị ngâm nước móc sình cả ngày vì đánh "không đạt chỉ tiêu". Có nhiều người thà đi móc sình còn hơn bị dây "đè" dây "quấn" mỗi ngày dù là phụ nữ! Cái lối bóc lột người mà ta thường biết "vắt chanh bỏ vỏ" phải nói là chẳng thấm vào đâu với đâu với cái thứ bóc lột độc hại hơn đó là "vắt chanh rồi ăn luôn vỏ" này của trại tù vượt biển.
Còn trăm ngàn cay đắng và tủi nhục nữa của người tù vượt biên ở trại Bà Bèo mà trên đây chỉ là một vài sự kiện chính mà tôi còn nhớ được. Tôi ghi lại đây để bạn đọc thấy rõ sự vô nhân đạo của các trại tù cộng sản mà biết đâu chừng cũng có vị đã từng bị rơi vào địa ngục này. Tôi cũng ghi lại đây vì nghĩ rằng nói lên sự thật là bổn phận của mọi người, trong đó có tôi.
TRƯƠNG TẤN THÀNH
*
Hôm nào bị một đợt vỏ đay cụt lại vừa xấu, vừa già thì thật là khốn nạn. Sợi cứng thì sẽ bị rối hoài, sợi cụt ngắn thì phải tiếp sợi liền tay. Nếu ngồi vào được guồng se còn tốt và đợt đay tốt người đánh có thể xong chỉ tiêu lúc hơn hai giờ trưa có thì giờ đi tắm giặt nấu nướng trong khi đám lao động ngoài còn đang dầm mình dưới đất bùn bị mấy tên trưởng toán chửi mắng là chây lười.
Tôi vốn chân tay vụng về chỉ biết cầm phấn và cầm viết nên đánh đay bị rối hoài và luôn luôn xong sau cùng. Thay vì đay là một loại lao động… nhẹ thì đối với tôi nó lại thành một loại khổ dịch. Cuối cùng tôi lại bị đá ra lao động ngoài.
Mới đầu, tôi bị lùa đi trồng cây bạch đàn, một loại cây họ hàng của khuynh diệp.
Mới sáng năm giờ rưỡi tiếng kẻng đã gõ liên hồi. Mọi người trong toán bỏ cà men, chén ra để được phát phần cơm trong ngày. Thường là chỉ đầy một chén nhỏ và vài con khô mắm và một giá canh rau. Bắt đầu điểm số xong là sắp hàng ra cổng.
Từ trại ra đến chỗ trồng phải lội qua mấy cánh đồng xấp nước, kinh rạch mà tù nhân phải nhảy ùm xuống nước lạnh buốt như một đàn vịt bị xua xuống ao để tiếp tục đi như chạy tới chỗ trồng. Vừa đói lại vừa phải nhảy xuống nước lạnh mà ai nấy vẫn phải nhảy xuống trèo lên như những cái xác không hồn.
Một trong những lần đau khổ nhất của đời tù là lần tôi phải đi đắp "đại lộ kinh hoàng". Đây là một đại lộ thật sự vì bề rộng xe hơi có thể chạy được. Bề cao hơn thước mốt và toàn là bằng đất sình. Một công trình do "nước sông, công tù" đầy ngu ngốc nhất của đám cộng sản nhà quê. Nó nối xã này với xã nào đó và được chánh quyền địa phương ký hợp đồng với trại lấy công tù để hưởng tiền. Toàn thanh niên trong trại dồn vào công trình quái đản đó.
Cách làm là khởi đầu đắp lộ từ gần đến xa mất cả hơn tháng trời. Cọc tiêu được cắm ngay trung tâm của con lộ sau đó từng toán tù được phân ra để chịu trách nhiệm đắp từng đoạn. Sau khi san bằng làm sạch cây cỏ trên mặt đất, toán đắp đầu bị chia thành khu để dùng leng, một thứ sẻng lưỡi dài, để xắn đất hai bên lên thành từng mảng lớn. Người đào thay cho người đứng kế của dây chuyền rồi cứ thế thẩy chuyền nhau để quăng vào nơi con lộ sẽ thành hình.
Càng về chiều càng đói và càng mỏi mệt mỗi tảng đất sình đến tay tôi là một khối sắt. Lưng tôi còng gấp xuống mỗi lần đón tảng sình.
Thỉnh thoảng tên trưởng toán lại cầm một cây que dài để đi kiểm soát "chất lượng" của con lộ. Nó sọt cây que xuống hết nơi này đến nơi nọ để xem nơi nào không đắp kín chặt đất sình, bị "rộng ruột" thì nó "phế" liền. Thế là anh em trong toán lại hì hục sữa chữa đến chiều tối mới xong trong khi mọi toán khác đã ra về từ lâu.
Lúc đầu còn gần từ từ sau con lộ dài ra đi phải sớm hơn mà về thì phải muộn hơn. Có khi về chỉ kịp ra kinh rửa sình và gụt rửa quần áo thì đã đến giờ kẻng tối giới nghiêm vào trại. Khi đào thì ăn uống tại chỗ và đái ị cũng… tại chỗ. Không được phép đi nơi khác.
Lính trại ngồi trên bờ đê cầm súng nhìn chăm chăm. Dưới nước bọn trưởng toán lội qua lội lại quát tháo, đôn đốc đám tù đang cong lưng đào xắn. Có lần tên cán bộ trại đứng trông coi con lộ ra xem, lúc đó trời đã nhá nhem tối. Anh em yêu cầu trưởng toán xin về trại vì muỗi cắn quá thì hắn nói một câu thật không phải là người "muỗi cắn các anh chứ đâu phải cắn tui".
Sau khi con lộ đắp xong, có lần tụi tôi đi qua thì thấy nhiều khúc của con lộ kinh hoàng đó bị sạt lỡ xe bò cũng không qua được. Thật là đỉnh cao của trí tuệ….ngu si. Sau đó nhờ có chút tài đàn tôi được vào ban văn nghệ ở không chơi đàn phục vụ cho những đêm văn nghệ mà… mọi người đều chửi vào mỗi cuối tuần. Trại không muốn cho tù ở không chút nào nên dù cho ban ngày tù đã đi lao động mệt mỏi đêm vào cuối tuần còn phải thường xuyên ra sân ngồi giữa trời, gục lên gục xuống để nghe "văn nghệ" dù tuồng cải lương diễn hoài đến ai cũng thuộc và những ca sĩ trại lên…rộng những bài ca phải được trại cho phép hát đến điếc con ráy!
Vào toán văn nghệ tôi khỏi phải đi lao động ngoài và được sống những chuỗi ngày nhàn nhã. Có lần còn được đi ăn đám cưới của cán bộ ở một xã nào đó với kết quả là anh ca sĩ trong đoàn trốn về Saigon mất mẹ. Nhưng rồi bỗng đâu tai họa lại đến với tôi.
Số là hôm đó tên cán bộ coi về lao động trong trại thình lình đi xuống trại thấy mấy tên kép cà chớn trong đoàn cải lương đánh cờ, cười giỡn, chửi thề trong giờ lao động nên hắn phạt cả tổ văn nghệ trong đó có tôi đi lao động ngoài cho bỏ ghét! Lúc đó trại hợp đồng với một xã ở hóc bà tó nào đó xuống cát do ghe chài chở tới để làm nền cho công trình xây dựng gì đó. Tôi lại bị đày ra theo toán lao động để xuống cát.
Toán xuống cát được ghe trại chở tới địa điểm rồi nhốt trong một căn nhà chật ních để mỗi ngày đội cát từ ghe xuống đổ làm nền. Ghe chở cát đậu ở bờ sông với hai miếng ván bắt từ ghe xuống bờ. Một miếng làm đường đi lên, miếng kia làm đường để đội cát xuống. Mấy tên mạnh thì đứng xúc cát đổ vào thúng, tên khác chuyền thúng để thẩy lên vai cho người kế đội thúng cát đi xuống đổ. Cứ đi lên rồi đội cát lên vai đi xuống từ sáng đến ba bốn giờ chiều cả hơn một tháng như vậy. Tối về chỉ kịp đi vệ sinh rồi bị nhốt vào căn nhà tù nằm ngủ đạp lên mặt lên mũi nhau để lãnh cơm ăn dưới ánh đèn dầu, chờ đến khổ dịch hôm sau.
Cứ đi lên đi xuống với thúng cát trên vai riết rồi tôi như một cái máy không còn biết gì khác hơn là mong cho cát mau hết để được trở về trại. Lúc này thật không còn gì đúng hơn là câu "nước sông, công tù". Nước nào trên thế giới sợ nuôi tù chứ dưới chế độ cộng sản thì tù nuôi cán bộ trại. Chuyến bị đày này tôi thật đúng nghĩa bị bầm dập.
Đến đây xin được nói về thân phận người tù phái nữ ở cái trại khốn nạn này.
Tôi nghĩ rằng thật là một bất công và bài này trở thành vô ý nghĩa nếu không viết lại những gì các phụ nữ phải tủi nhục trải qua trên đường trốn chạy cộng sản. Trước tiên xin được nói về nơi ăn chốn ở cho tù nữ trong trại.
Tù nữ vượt biển ở chung với tù nữ tệ nạn xã hội trong một căn nhà làm bằng vách sình trộn rơm và mái lá cỏ tranh. Căn nhà tù lớn lúc nào cũng chật người nhất là những lúc người ta vượt biển nhiều vào những mùa biển êm sóng. Có nghĩa là….bao nhiêu người nó đều chứa được hết! Trời nóng, người đông phương tiện vệ sinh không có, đối với người tù nữ thì đây không phải là địa ngục mà là hơn một địa ngục. Chiều chiều họ chỉ được đưa ra nơi tắm giặt ở con kinh trong trại mà "nhà tắm" được che bằng những tấm phên lá lộ thiên.
Ở trại này có nuôi cá vồ, một loại cá tra, mà thức ăn chính là …phân của tù! Cầu cá này được dựng trên ao bằng những cây tràm và che vách bằng lá dừa nước. Từ bờ đất vào cầu tù phải đi qua một cầu tre tương tựa như cầu khỉ bắc ngang bằng thân cây tràm khẳng khiu và vô cùng trơn trợt khi mưa xuống. Mỗi ngày tù nữ được cho đi trước tù nam. Khi tất cả phải đi một lượt, xắp hàng ra cổng có trưởng toán dẫn và báo cáo số tù cho tên lính canh ở lối đi ra cầu. Đi vệ sinh thứ cầu cá vồ này thật là một sự sỉ nhục cho tù nữ. Mỗi lần phân rơi xuống cầu cá vồ lại bu lại đớp quay nước làm văng bắn cả lên người đi cầu! Vậy mà nó lại được bọn cán bộ gọi là "nếp sống văn minh" đó!
Vào những ngày trời mưa, đất sình trở nên trơn trợt mà phải đi qua cái cầu khỉ đúng nghĩa đó để vào cầu nếu không cẩn thận thì trợt té xuống ao dễ như chơi. Khổ nhất là vào những ngày có thăm nuôi có chất béo và thức ăn lạ chứ không phải chỉ cơm rau và cá khô như thường ngày vào bao tử thì xấp hàng để được tới phiên mình ngồi được vào cầu là cả một cực hình thô bỉ. Rồi khi cá lớn trại cho lưới lên để bán cho tù với số lượng bắt buộc tù phải mua (đây là lối "làm kinh tế rất khoa học và đầy nhân đạo' của bọn coi tù của trại). Đa số đem cho tù hình sự hết vì họ không có thăm nuôi nên phải ăn cái thứ gọi là "cá kít" đó. Tôi còn nhớ cái ngày cá đem về đội ngoài cầu kinh nơi làm cá bay mùi thối ai nấy phải bịt mũi rán mà ăn. Ai cũng nghĩ tù nữ thì chỉ có bị nhốt rồi chờ ngày thả nhưng ở trại này thì còn khuya! Không phải ngày về mà một năm mới về và phải đánh dây, đan chiếu, làm thảm thấy….bác luôn.
Tù nữ hình sự phải đánh dây sau đó đem nhuộm và kết thành thảm bán. Tù nữ vượt biển không phải đánh dây như tù nữ hình sự nhưng phải đan đón. Đánh dây đây là đánh dây cỏ bàng như đã nói trên. Mỗi ngày chỉ tiêu là khoảng mười sáu sải tay. Tù nữ đánh dây chỉ tiêu ngắn hơn tù nam.
Cỏ bàng sau khi nhổ về được toán lao động nhẹ gồm người tù già và tàn tật, gọi là "toán lao động nhẹ" đem phơi cho úa rồi đưa qua toán giã bàng cho dẹp ra để đánh dây. Bàng được nắm thành bó nhỏ đưa lên một tảng đá xanh rồi nện bằng một chày gỗ cho dẹp ra sau đó phân đi cho tù đánh dây. Dây được đánh theo kiểu thắt bím tóc nhưng sợi bàn to cứng và phải nhúng nước liên tục cho mềm.
Khởi đầu người đánh ngồi bệt dưới đất dùng hai ngón chân kẹp lấy cái gút đầu tiên của sợi dây rồi đánh một khúc dài cỡ bằng một sãi tay. Sau đó đứng lên cột vào cột gỗ trong sân căn trại tiếp tục đánh cho hết chỉ tiêu (một căn nhà trại có khoảng 10 gốc cột). Hai ngón tay của người đánh thường bị thâm đen vì mũ bàng và bị đỏ cứng vì bị co sát quá nhiều khi thắt dây mỗi ngày. Sau khi đánh xong còn phải "cắt râu" là những cọng bàng tủa ra hai bên dây bằng một con dao quắm nhỏ mới tạm gọi là xong. Chưa hết khi xong còn phải đưa dây lên kho để được "nghiệm thu" về thước tấc và kỹ thuật xem mắt dây có đều hay không gọi là xong! Nhiều người vụng tay, chịu đau không thấu, buổi tối cửa trại tù đóng còn phải đánh tiếp phòng cho tới giờ giới nghiêm. Nếu không đủ chỉ tiêu thì phải chịu hình phạt là đi móc đất sình để đắp trại.
Tôi đã chứng kiến nhiều nữ tù bị ngâm nước móc sình cả ngày vì đánh "không đạt chỉ tiêu". Có nhiều người thà đi móc sình còn hơn bị dây "đè" dây "quấn" mỗi ngày dù là phụ nữ! Cái lối bóc lột người mà ta thường biết "vắt chanh bỏ vỏ" phải nói là chẳng thấm vào đâu với đâu với cái thứ bóc lột độc hại hơn đó là "vắt chanh rồi ăn luôn vỏ" này của trại tù vượt biển.
Còn trăm ngàn cay đắng và tủi nhục nữa của người tù vượt biên ở trại Bà Bèo mà trên đây chỉ là một vài sự kiện chính mà tôi còn nhớ được. Tôi ghi lại đây để bạn đọc thấy rõ sự vô nhân đạo của các trại tù cộng sản mà biết đâu chừng cũng có vị đã từng bị rơi vào địa ngục này. Tôi cũng ghi lại đây vì nghĩ rằng nói lên sự thật là bổn phận của mọi người, trong đó có tôi.
TRƯƠNG TẤN THÀNH
*
PHẠM HOÀNG CHƯƠNG * KÝ
*
CỐ HƯƠNG 35 NĂM SAU
Phạm Hoàng Chương
Phạm Hoàng Chương nay về hưu, an cư tại Riverside. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông nhân dịp 35 năm Ngày Miền Nam sụp đổ 1975-2010.
1975
Ăn tết xong, khoảng tháng hai, tháng ba, cả trường Duy Tân tôi dạy xôn xao tin Việt cộng đánh chiếm Kontum, Pleiku, rồi Ban mê thuột, địch lăm le chuẩn bị tràn xuống Nhatrang... Anh Lực mới lên nắm chức Tân hiệu trưởng được mấy tuần, không dấu nỗi vẻ rầu rĩ lo âu. Tiệm sách tôi chưa bao giờ bán báo đắt như lúc ấy, mới 10 giờ sáng đã sạch nhẵn không còn tờ nào. Cả thành phố Phanrang dân chúng nhốn nháo với những tin đồn rúng động chết người: Mỹ bỏ VN, Thiệu Kỳ bỏ chạy, VC sắp chiếm miền Nam...
Mới hồi đầu năm, vô số sâu bọ trên rừng hàng hàng lớp lớp đua nhau lúc nhúc tản cư bò xuống biển, băng qua đường quốc lộ bị xe cán chết hết lớp này tới lớp khác, dân đã hoang mang không biết điềm gì, kế đến hòn Đá Dao cao mười mấy thước trên núi Đá Chồng, quê ông Thiệu, tự dưng sụp lăn ra đât, để mặc cho hòn Mặt Quỷ (tượng trưng cho Cọng Sản) bên kia làng Dư khánh ngạo nghễ khinh khỉnh nhìn qua. Người nói Mỹ bỏ rơi Việt Nam, ông Thiệu giao miền Trung và cao nguyên cho Việt cộïng, rút về giữ Saigon. Kẻ nói ông Thiệu bằng mọi giá giữ lại từ Ninh thuận trở vô Nam, vì Ninh thuận là quê hương của ổng, mồ mả ông bà còn chôn ở đó.
Qua đầu tháng Tư thì tin tức từng ngày càng lúc càng sôi động. Sư đoàn 1 tan hàng. Dân chúng Huế hoảng hốt bỏ nhà chạy vào Đà nẵng. Việt cộng chiếm Huế trong vòng một ngày, rồi hai ngày sau, nghe đài BBC nói Đà nẵng thất thủ luôn. Một ngày sau, Quảng Nam mất. Sợ bom đạn, pháo kích, tôi cho vợ bế con nhỏ chạy trước ra đảo Cam ranh, ở nhà ông bà nhạc cho an toàn. Người ta kháo nhau về đội quân vùng 1 vùng 2 tan hàng bỏ ngũ từ Huế tơi tả chạy, dân chúng bỏ nhà bỏ cửa, bồng bế chạy theo lính vào Nam, dọc đường cướp bóc hãm hiếp chết chóc xảy ra nhan nhản. Việt Cọng hầu như mỗi ngày chiếm lấy một tỉnh, quân đội bên ta chưa đánh đã chạy, cởi bỏ quân phục chạy trước cả dân. Cuối tháng 3, Qui nhơn, Tuy hòa mất. Tôi hoảng quá. Tiệm sách còn đầy hàng hóa sách vở, phân vân không biết nên giao nhà cho con bé giúp việc liều bỏ chạy vô Saigon hay ở lại giữ của. Sáng ngày 1 tháng 4, anh bạn kỹ sư ở nhà đối diện chạy qua đập cửa nhà tôi hốt hoảng:
-Anh Chương ơi, cả thành phố người ta bỏ chạy rồi. Nghe nói đại tá Tự, tỉnh trưởng Ninh thuận bỏ trốn vô Phan thiết. Mình phải đi gấp chứ không kịp nữa. Loạn lạc chết chóc tới nơi...
Thế là tôi không còn đắn đo suy nghĩ nữa, gói 50 ngàn bạc nhét dưới chân, mang giầy vô, cầm cái xắc tay đựng một hai bộ đồ và ít đồ quí, giao chìa khóa nhà cho con nhỏ người làm, xách Honda chở Chính vô Phan thiết, không kịp ghé nhà má báo tin. Chính nói ở Saigon, nhiều nhà giàu biết tin sắp mất nước, đã lên tàu rời khỏi VN ra khơi, có tàu Mỹ đón. Dọc đường vô Phan thiết, hai đứa gặp vô số dân quân tản cư, những kho xăng, tiệm thuốc tây bị cướp phá, xe cộ hết xăng bỏ lăn lóc dọc đường, những xác chết khẳng khiu ở bờ sông. Vừa tới Phan thiết thì thành phố bị pháo kích ầm ầm, cuống cuồng xách xe chạy trốn chui trốn nhủi. Đường bộ vô Saigon bị chận vì hai bên giao tranh, đánh nhau ở đâu trong Xuân lộc, đường thủy thì ghe thuyền đầy lính tráng hung dữ, lăm lăm súng ống giành nhau cướp để vô Vũng tàu sớm, bắn nhau chéo chéo, không cho dân lên. Tôi và Chính đành phải xách xe trở về Phanrang, hai bên đường im lìm vắng ngắt thấy sợ.
Thế rồi khi nhân duyên hội đủ đưa đến, tử vi mình có "Thân cư Di", số đi thì phải đi, cãi cũng không được. Có người thân tổ chức lo sẵn ghe, mình chỉ nhảy lên, đi theo. Mang theo đứa con trai đầu 10 tuổi, năm 1983. Bỏ lại 2 mẹ con. Thời buổi lúc đó không dám liều đi cả nhà được, chỉ đi 50/50, để nếu có "bể " thì còn quay về nhà an toàn không ai biết.
1985-1995
CỐ HƯƠNG 35 NĂM SAU
Phạm Hoàng Chương
Phạm Hoàng Chương nay về hưu, an cư tại Riverside. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông nhân dịp 35 năm Ngày Miền Nam sụp đổ 1975-2010.
1975
Ăn tết xong, khoảng tháng hai, tháng ba, cả trường Duy Tân tôi dạy xôn xao tin Việt cộng đánh chiếm Kontum, Pleiku, rồi Ban mê thuột, địch lăm le chuẩn bị tràn xuống Nhatrang... Anh Lực mới lên nắm chức Tân hiệu trưởng được mấy tuần, không dấu nỗi vẻ rầu rĩ lo âu. Tiệm sách tôi chưa bao giờ bán báo đắt như lúc ấy, mới 10 giờ sáng đã sạch nhẵn không còn tờ nào. Cả thành phố Phanrang dân chúng nhốn nháo với những tin đồn rúng động chết người: Mỹ bỏ VN, Thiệu Kỳ bỏ chạy, VC sắp chiếm miền Nam...
Mới hồi đầu năm, vô số sâu bọ trên rừng hàng hàng lớp lớp đua nhau lúc nhúc tản cư bò xuống biển, băng qua đường quốc lộ bị xe cán chết hết lớp này tới lớp khác, dân đã hoang mang không biết điềm gì, kế đến hòn Đá Dao cao mười mấy thước trên núi Đá Chồng, quê ông Thiệu, tự dưng sụp lăn ra đât, để mặc cho hòn Mặt Quỷ (tượng trưng cho Cọng Sản) bên kia làng Dư khánh ngạo nghễ khinh khỉnh nhìn qua. Người nói Mỹ bỏ rơi Việt Nam, ông Thiệu giao miền Trung và cao nguyên cho Việt cộïng, rút về giữ Saigon. Kẻ nói ông Thiệu bằng mọi giá giữ lại từ Ninh thuận trở vô Nam, vì Ninh thuận là quê hương của ổng, mồ mả ông bà còn chôn ở đó.
Qua đầu tháng Tư thì tin tức từng ngày càng lúc càng sôi động. Sư đoàn 1 tan hàng. Dân chúng Huế hoảng hốt bỏ nhà chạy vào Đà nẵng. Việt cộng chiếm Huế trong vòng một ngày, rồi hai ngày sau, nghe đài BBC nói Đà nẵng thất thủ luôn. Một ngày sau, Quảng Nam mất. Sợ bom đạn, pháo kích, tôi cho vợ bế con nhỏ chạy trước ra đảo Cam ranh, ở nhà ông bà nhạc cho an toàn. Người ta kháo nhau về đội quân vùng 1 vùng 2 tan hàng bỏ ngũ từ Huế tơi tả chạy, dân chúng bỏ nhà bỏ cửa, bồng bế chạy theo lính vào Nam, dọc đường cướp bóc hãm hiếp chết chóc xảy ra nhan nhản. Việt Cọng hầu như mỗi ngày chiếm lấy một tỉnh, quân đội bên ta chưa đánh đã chạy, cởi bỏ quân phục chạy trước cả dân. Cuối tháng 3, Qui nhơn, Tuy hòa mất. Tôi hoảng quá. Tiệm sách còn đầy hàng hóa sách vở, phân vân không biết nên giao nhà cho con bé giúp việc liều bỏ chạy vô Saigon hay ở lại giữ của. Sáng ngày 1 tháng 4, anh bạn kỹ sư ở nhà đối diện chạy qua đập cửa nhà tôi hốt hoảng:
-Anh Chương ơi, cả thành phố người ta bỏ chạy rồi. Nghe nói đại tá Tự, tỉnh trưởng Ninh thuận bỏ trốn vô Phan thiết. Mình phải đi gấp chứ không kịp nữa. Loạn lạc chết chóc tới nơi...
Thế là tôi không còn đắn đo suy nghĩ nữa, gói 50 ngàn bạc nhét dưới chân, mang giầy vô, cầm cái xắc tay đựng một hai bộ đồ và ít đồ quí, giao chìa khóa nhà cho con nhỏ người làm, xách Honda chở Chính vô Phan thiết, không kịp ghé nhà má báo tin. Chính nói ở Saigon, nhiều nhà giàu biết tin sắp mất nước, đã lên tàu rời khỏi VN ra khơi, có tàu Mỹ đón. Dọc đường vô Phan thiết, hai đứa gặp vô số dân quân tản cư, những kho xăng, tiệm thuốc tây bị cướp phá, xe cộ hết xăng bỏ lăn lóc dọc đường, những xác chết khẳng khiu ở bờ sông. Vừa tới Phan thiết thì thành phố bị pháo kích ầm ầm, cuống cuồng xách xe chạy trốn chui trốn nhủi. Đường bộ vô Saigon bị chận vì hai bên giao tranh, đánh nhau ở đâu trong Xuân lộc, đường thủy thì ghe thuyền đầy lính tráng hung dữ, lăm lăm súng ống giành nhau cướp để vô Vũng tàu sớm, bắn nhau chéo chéo, không cho dân lên. Tôi và Chính đành phải xách xe trở về Phanrang, hai bên đường im lìm vắng ngắt thấy sợ.
Tiểu khu Ninh thuận lúc đó đã bỏ ngỏ, tàn quân và dân chúng xông vào
kho cướp súng đạn uy hiếp các tiệm buôn trong phố. Thành phố tan
hoang, xơ xác. Hiệu buôn quần áo tơ lụa lớn của mẹ tôi bị bắn vỡ các
tủ kính loảng xoảng, dân cả trăm người kéo nhau vô nhà hôi của ào ào.
Tôi ở Phan thiết về thì mọi sự đã xong, má đứng trước nhà dang tay
phân trần, mếu máo khóc.
Ngày 2 tháng tư, VC khựng lại ở Camranh. địch và ta giao tranh nhau ở
Ba ngòi dằng co nhiều ngày. Chắc ông Thiệu ra lệnh cho giữ Ninh thuận
bằng mọi giá, nên lính Ninh thuận liều chết chiến đấu rất hăng. Tiệm
sách tôi may mắn còn nguyên, không ai thèm cướp sách. Tôi thở dài nằm
nhà, phó mặc cho số mệnh. Thôi, ai sao mình vậy, con người có số, chỉ
biết thầm cầu nguyện Ơn Trên. Lúc đó lại có tin đồn VC chiếm xong miền
Nam sẽ thủ tiêu 1 triệu công chức quân nhân VNCH, như họ đã từng làm ở
Huế Tết Mậu thân. Cầu cơ cố thi sĩ Hàn Mạc Tử xuống xin cứu giúp, chú
Hàn khuyên mọi người ai ở đâu, cứ ở yên đó, đừng vọng động chạy tới
chạy lui mà nguy hiểm, đây là Cộng nghiệp, mọi sự ở Trên đã an bài đâu
vào đó cả rồi.
Ngày 5 tây, dân Đalạt kéo nhau xe cộ đủ loại ồ ạt tản cư xuống Phanrang, mang theo rau quả hái non, hàng hóa, gia súc, của cải, tài sản, trải chiếu nằm bừa bãi ngoài đường phố. Người ta bày bán tống tháo ngoài đường từng đống bông cải trắng , cà rốt, rau cải nhổ vội trên Đalạt xuống, vót vét được đồng nào hay đồng nấy để còn tiếp tục chạy vô Saigon, nếu như Camranh thất thủ. Một chủ tiệm sách vô tiệm tôi năn nỉ xin mua giùm cho một xe hơi đầy nhóc vở tập 100 trang mới tinh từ trên Dalat chở xuống với giá rẽ mạt, để rảnh tay chạy tiếp vô Saigon. Tôi tiếc rẽ lắc đầu. Thân tôi còn chưa biết chết sống thế nào, tiệm tôi còn chưa biết có được an toàn không, nắm tiền đi liền khúc ruột, lúc này phải lo thủ, tiền đâu mà mua trữ vở tập cho mùa thu nhập học tới. Sau đó mấy ngày thì nghe bên ta phi đoàn đánh sập cầu Tân Mỹ để chận VC trên Đalạt xuống.
Nhưng rồi sau cùng, Camranh cũng thất thủ sau 15 ngày cầm cự anh dũng, xe tăng với lính bộ đội VC trẻ măng, đội nón tai bèo, ngơ ngác tiến vào thành phố. Giáo chức tụi tôi nhận tháng lương cuối kể từ ngày đó, ngoan ngoãn theo lệnh đi học tập chính trị mỗi ngày để giảng dạy lại cho học sinh. Tôi sống trong phập phồng lo lắng cho đến tháng 8 thì cùng với tất cả các giáo sư biệt phái khác được lệnh đi học cải tạo ở Sông Mao, cùng với nhiều thành phần quân dân cán chính khác.
1976-1985
Tết năm đó, trong tù, tôi được mẹ và vợ vô thăm nuôi, báo tin đổi tiền 500 cũ ăn một đồng tiền mới, nhiều nhà giàu ở Saigon thất điên bát đảo, có người nhảy lầu tự tử. Đúng một năm sau, được phóng thích về với gia đình, tôi theo đúng phương châm "Lao động là vinh quang", "Tư bản là bóc lột" học trong trại, dẹp bỏ mua bán, hai vợ chồng kéo nhau ra lò gạch Nhơn Hòa ông Hai Lô làm công nhân để tỏ ra "giác ngộ", được sớm trả "quyền công dân". Nghe tin một số bà con ở Saigon bỏ nước đi từ 30 tháng tư qua Mỹ, vài người bạn cũ vượt biên thành công. Nghe như chuyện cổ tích, không bao giờ dám nghĩ mình có đủ can đảm và điều kiện bỏ nước ra đi an toàn như họ.
Cờ Mặt trận giải phóng miền Nam và bài quốc ca của họ xuất hiện mấy tháng rồi tự nhiên biến mất, chỉ còn lại bài quốc ca và cờ đỏ sao vàng miền Bắc. Trong năm 76 , nhà cửa tài sản của "ngụy quân" cấp bậc đại úy trở lên, các thành phần có "nợ máu" với nhân dân, các nhà giàu bỏ chạy đều bị tịch thu, phân phát cho cán bộ ngoài Bắc vô ở. Mẹ tôi giữ 6 cái nhà cho thuê giùm bà cô họ tôi ngoài Bắc 21 năm nay bị Ủy ban quân quản tịch thu hết cho cán bộ cao cấp ở, cô chú tôi là đảng viên chạy vào làm đơn xin xỏ mãi không được, chán nản bỏ về Bắc lại.
Rồi đăng ký hộ khẩu. Dân chúng phải khai báo tài sản, từ cái radio, xe Honda, cho đến vàng bạc cất trữ. Ai ở xa tới tạm trú phải ra đồn khai báo công an. Muốn ra khỏi tỉnh phải làm đơn xin phép. Xe hàng đói meo vì không ai dám đi khỏi tỉnh, trừ mấy tay buôn chuyến biết cách hối lộ cho công an giao thông. Từ thời Pháp thuộc tới giờ, làm gì có chuyện ngăn sông cấm chợ lạ lùng như vậy, ai nấy gặp nhau cũng xầm xì bất mãn. Nhiều gia đình công chức quân nhân chế độ cũ thất nghiệp đói nhăn răng, sống vất va vất vưởng, bị lùa đi kinh tế mới, lên rừng thiêng nước độc, bịnh tật không có thuốc men, chết nhiều lắm.
Thấy dân còn nhiều người giàu, qua năm 77, nhà nước lại cho đổi tiền một lần nữa, để dễ cai trị hơn. Dân đói, còn hơi sức đâu mà chống đối, cái bao tử phải lệ thuộc tem phiếu nhà nước thì làm sao mà bướng bỉnh được....Nghe nói nhiều người dại dột bồng bột tham gia các phong trào phục quốc cò mồi, bị tóm bỏ tù chung thân. Thành phố đầy dẫy những bộ xương biết đi, quần áo cũ rách, những con người còm cõi đạp xe, cầm cuốc, mặt mày buồn bã khô khan vô vọng. Thiên hạ bị bắt đi làm thủy lợi một năm 30 ngày, ai có tiền thì cho mướn người đi thế. Đàn bà con đông, chồng đi cải tạo, có người khóc mong sao cho Trời sập chết hết cho rồi, sống chi mà khổ như con chó. Có một dạo, trong nhà nhìn ra đường thấy nhiều chuyến xe bịt bùng nhốt lính ngụy học cải tạo chạy qua, đâu như dời trại tù, hay di chuyển tù ra Bắc, dân chúng kéo ra đứng coi hai bên đường, xầm xì thương xót, có nhiều người mua bánh trái chạy tới, lấm lét canh chừng bộ đội, dúi nhét quà, tiền vào tay người tù. Năm 79 lại có nhiều đoàn xe tăng thiết giáp của Nga ngày đêm từ trong Nam chạy ra Bắc, nhiều xe tải chở lính bộ đội trang bị súng ống, mặt mày nghiêm trọng. Có người rỉ tai VC đang đánh nhau với Trung quốc ở Lạng Sơn, Lào Cai.
Có người rành hơn, nói Lê Duẩn phủi ơn Tàu viện trợ vũ khí đánh Mỹ lúc trước, chạy theo Nga, nên Tàu "dạy cho một bài học". Nghe nói hai bên đều chết ngang nhau, nhiều tỉnh phía Bắc bị cướp phá tan hoang. Người quen gặp nhau tâm sự mong cho Tàu thắng để Lực lượng phục quốc thừa cơ nổi lên đánh giành lại miền Nam. Nghe đồn có nhiều tù nhân "ngụy" được Tàu giải phóng khỏi trại tù, mang về Tàu thả cho tự do đi, Mỹ bốc qua Mỹ.... Trước 75 tôi có đứa học trò là con ông Khu trưởng khu phố tôi ở, nên ông tin cậy giao cho làm Tổ phó nhân dân, dẫn dân đi làm thủy lợi, chỉ huy dân phường Kinh Dinh tranh đua với các phường khác đắp đập, đắp đê trên mạn Sông Pha, được bằng khen hạng nhất. Nhờ vậy mà "được" đi cùng với công an khu vực nửa đêm tới nhà mấy người xay cà phê lậu trong xóm, lập biên bản, ký tên.
Được đi họp với chức sắc. Lại nằm trong Ban giảng dạy các lớp Bình dân ban đêm, được miễn đi thủy lợi. Môt tuần vài ba đêm, khu trưởng khu phó chọn nhà một người nào đó, cho người tới từng nhà bắt dân trong phố phải "đi họp", tới ngồi chồm hổm bên rãnh cống hôi, muỗi cắn lia chia, chịu trận nghe lải nhải những điều ở trên đưa xuống đến phát ngấy, dân ngáp lên ngáp xuống, không ai buồn dơ tay phát biểu ý kiến. Chính quyền gài "ăng ten" vô trong dân, đủ mọi thành phần, trường học, chợ búa, công nhân...để thu lượm tin tức chống đối, phản động. Lại có nạn mấy bà phụ nữ thợ thuyền dốt nát được đưa lên nắm chút quyền hành, hống hách hạnh họe dân lành trong xóm phường, rình rập báo cáo lấy điểm, hù dọa bắt đi kinh tế mới, ôi thôi người dân mang đủ thứ tròng vô cổ, kêu Trời không thấu.
Thời đó như thời các nước Âu châu bị Đức quốc xã chiếm đóng, dân chúng nghi kỵ nhau, ai giàu có ăn sung mặc sướng coi như có tội, ra đường thấy mặt mấy người "cách mạng 30 tháng tư" lật đật cúi chào, sợ bị thù oán hãm hại. Quán xá đóng im ỉm, gánh xôi, hàng quà nhỏ xíu cũng bị công an xô đuổi, nhu yếu phẩm, đồ dùng, thức ăn khan hiếm, dân phải ăn độn bo bo, khoai sắn, bột mì.Tôi may còn 500 cuốn sách dạy vỡ lòng, dụng cụ học sinh, hàng hóa, lén lút bán lần ra ăn, bám lấy các ngành tổ hợp thợ mộc, điêu khắc, trồng thuốc Nam cho có công ăn việc làm che mắt công an, rồi túng cùng phải mua xích lô đạp trong thành phố sống qua ngày, chứ bên ngoài có biết bao gia đình bạn bè người quen lăn lóc bữa đói bữa no, bần cùng thê thảm.
Tôi còn may, có thằng em họ làm lớn ngoài Hànội vô thăm, dặn riêng tuyệt đối bất cứ giá nào cũng phải bám lấy thành phố mà sống, đừng đi kinh tế mới, đi kinh tế là mất hộ khẩu, là chết đói. Nó kể ngoài Bắc hồi 54 cũng làm vậy, nhưng họ chỉ rầm rộ làm dữ một thời gian rồi thôi. Ai nhẫn nhục khéo luồn lách thì sống, ai dại dột nóng nảy thì chết. Có lần nghe anh Dự, giáo viên cấp 2, dẫn vợ ba con vô lục tỉnh làm ăn không xong bỏ chạy về lại Phanrang, hết sạch tiền, được bạn cũ cho ở nhờ nhà bếp phía sau, chưa biết giúp đỡ cách nào cho anh thì ít hôm sau đã nghe anh bỏ thuốc độc vô chuối ép mấy đứa con ăn chết cho nhẹ gánh nợ, rồi hoảng sợ bỏ trốn mất, bỏ lại chị vợ kêu gào khóc lóc thảm thiết ở nhà thương, phường xã ém nhẹm cấm phổ biến tin thảm, sợ dân bức xúc.. Tôi sững sờ cả mấy tuần.
Rồi nghe tin gia đình tiệm buôn Quý Ký tổ chức vượt biên ở Ninh chữ, lọt được ra khơi, nhưng lại bị tàu Liên Xô vớt, đem về Vũng Tàu giao cho nhà nước, bị nhốt tù cả đám. Kế lại xảy ra vụ anh Trợ, hiệu trưởng tiểu học, tham gia Phục quốc nửa đêm công an vô nhà còng tay bắt đưa đi nhốt tù chung thân, chị vợ sau đó tuyệt vọng bỏ thuốc chuột vào nồi chè đầu độc lũ con 6 đứa, may mà hàng xóm tri hô cứu kịp. Những chuyện thương tâm như vậy nhiều lắm, suốt 8 năm dài còn kẹt ở Phanrang, tôi không làm sao nhớ hết....
Năm 79, 80, tự nhiên phong trào vượt biển từ Nam chí Bắc rầm rộ nổi lên một lượt với chính sách nhà nước cho người Hoa nộp vàng đi bán chính thức. Nghe tin Phòng, một người bạn, đi chết chìm ngoài biển, bỏ lại vợ 3 con. Nhà tôi hên, ba đứa em gái đi chui, lọt cả ba. Tôi có mấy chỗ quen rủ đi, nhưng thấy con gái mới sinh còn bé xíu, không nỡ, lo cho các em đi trước, lâu lâu nghe người này người kia trong phố đi lọt, trong bụng nôn nao bần thần. Có lần đạp xích lô chở trúng khách từ Saigon ra Phanrang vựợt biên, khách rủ cho đi theo không, tôi biết chưa tới thời cơ, đều từ chối hết, an bần lạc đạo, nghiên cứu tử vi, kinh Phật. Kham khổ cúi đầu chịu đựng, bứt rau dền dại ở bờ bụi đem về luộc, tiện tặn mua tôm cá cặn cọt lúc chợ tan, mua khoai độn gạo, đem về cho vợ nấu nướng nuôi con qua ngày.
Trong nhà có cái gì giá trị đem bán hết, chắt chiu mua từng chỉ vàng dấu cất, chỉ còn mỗi cái bàn giấy, cái tủ áo cao 2 mét bằng sắt mấy người thầu rác Sở Mỹ bán ra ngày xưa là còn đáng giá, còn lại toàn các mảnh gỗ ghép lại làm bàn tiếp khách, cái bàn tròn ọp ẹp sứt ốc làm bàn ăn, hai cái ghế bành rách da làm furniture. Để nhà cửa sơ sài đạm bạc như vậy cho công an thấy mình nghèo không nảy lòng tham, và có ra đi bỏ lại cũng không tiếc. Bọn công an khu vực cứ tự tiện thường xuyên vào nhà rình mò quan sát, hai mắt láo liên, có lúc nhìn chòng chọc vào mặt mình để dò xét tư tưởng thầm kín, tôi tức cười cứ thản nhiên tỉnh bơ mặc kệ. Một lần đưa người bạn ra bến xe về Saigon, thằng công an người dân tộc Tày tưởng bở, từ xa chạy xộc tới, quát hỏi: "Anh kia, đi đâu, có giấy tờ xin phép không?", tôi đủng đỉnh cười nhạt trả lời: "Đi đâu mà đi? Tiền đâu mà đi đâu? Tiễn bạn ra xe một chút thôi, có gì mà nhặng lên thế?" Nó bẽn lẽn đi mất.
Ngày 5 tây, dân Đalạt kéo nhau xe cộ đủ loại ồ ạt tản cư xuống Phanrang, mang theo rau quả hái non, hàng hóa, gia súc, của cải, tài sản, trải chiếu nằm bừa bãi ngoài đường phố. Người ta bày bán tống tháo ngoài đường từng đống bông cải trắng , cà rốt, rau cải nhổ vội trên Đalạt xuống, vót vét được đồng nào hay đồng nấy để còn tiếp tục chạy vô Saigon, nếu như Camranh thất thủ. Một chủ tiệm sách vô tiệm tôi năn nỉ xin mua giùm cho một xe hơi đầy nhóc vở tập 100 trang mới tinh từ trên Dalat chở xuống với giá rẽ mạt, để rảnh tay chạy tiếp vô Saigon. Tôi tiếc rẽ lắc đầu. Thân tôi còn chưa biết chết sống thế nào, tiệm tôi còn chưa biết có được an toàn không, nắm tiền đi liền khúc ruột, lúc này phải lo thủ, tiền đâu mà mua trữ vở tập cho mùa thu nhập học tới. Sau đó mấy ngày thì nghe bên ta phi đoàn đánh sập cầu Tân Mỹ để chận VC trên Đalạt xuống.
Nhưng rồi sau cùng, Camranh cũng thất thủ sau 15 ngày cầm cự anh dũng, xe tăng với lính bộ đội VC trẻ măng, đội nón tai bèo, ngơ ngác tiến vào thành phố. Giáo chức tụi tôi nhận tháng lương cuối kể từ ngày đó, ngoan ngoãn theo lệnh đi học tập chính trị mỗi ngày để giảng dạy lại cho học sinh. Tôi sống trong phập phồng lo lắng cho đến tháng 8 thì cùng với tất cả các giáo sư biệt phái khác được lệnh đi học cải tạo ở Sông Mao, cùng với nhiều thành phần quân dân cán chính khác.
1976-1985
Tết năm đó, trong tù, tôi được mẹ và vợ vô thăm nuôi, báo tin đổi tiền 500 cũ ăn một đồng tiền mới, nhiều nhà giàu ở Saigon thất điên bát đảo, có người nhảy lầu tự tử. Đúng một năm sau, được phóng thích về với gia đình, tôi theo đúng phương châm "Lao động là vinh quang", "Tư bản là bóc lột" học trong trại, dẹp bỏ mua bán, hai vợ chồng kéo nhau ra lò gạch Nhơn Hòa ông Hai Lô làm công nhân để tỏ ra "giác ngộ", được sớm trả "quyền công dân". Nghe tin một số bà con ở Saigon bỏ nước đi từ 30 tháng tư qua Mỹ, vài người bạn cũ vượt biên thành công. Nghe như chuyện cổ tích, không bao giờ dám nghĩ mình có đủ can đảm và điều kiện bỏ nước ra đi an toàn như họ.
Cờ Mặt trận giải phóng miền Nam và bài quốc ca của họ xuất hiện mấy tháng rồi tự nhiên biến mất, chỉ còn lại bài quốc ca và cờ đỏ sao vàng miền Bắc. Trong năm 76 , nhà cửa tài sản của "ngụy quân" cấp bậc đại úy trở lên, các thành phần có "nợ máu" với nhân dân, các nhà giàu bỏ chạy đều bị tịch thu, phân phát cho cán bộ ngoài Bắc vô ở. Mẹ tôi giữ 6 cái nhà cho thuê giùm bà cô họ tôi ngoài Bắc 21 năm nay bị Ủy ban quân quản tịch thu hết cho cán bộ cao cấp ở, cô chú tôi là đảng viên chạy vào làm đơn xin xỏ mãi không được, chán nản bỏ về Bắc lại.
Rồi đăng ký hộ khẩu. Dân chúng phải khai báo tài sản, từ cái radio, xe Honda, cho đến vàng bạc cất trữ. Ai ở xa tới tạm trú phải ra đồn khai báo công an. Muốn ra khỏi tỉnh phải làm đơn xin phép. Xe hàng đói meo vì không ai dám đi khỏi tỉnh, trừ mấy tay buôn chuyến biết cách hối lộ cho công an giao thông. Từ thời Pháp thuộc tới giờ, làm gì có chuyện ngăn sông cấm chợ lạ lùng như vậy, ai nấy gặp nhau cũng xầm xì bất mãn. Nhiều gia đình công chức quân nhân chế độ cũ thất nghiệp đói nhăn răng, sống vất va vất vưởng, bị lùa đi kinh tế mới, lên rừng thiêng nước độc, bịnh tật không có thuốc men, chết nhiều lắm.
Thấy dân còn nhiều người giàu, qua năm 77, nhà nước lại cho đổi tiền một lần nữa, để dễ cai trị hơn. Dân đói, còn hơi sức đâu mà chống đối, cái bao tử phải lệ thuộc tem phiếu nhà nước thì làm sao mà bướng bỉnh được....Nghe nói nhiều người dại dột bồng bột tham gia các phong trào phục quốc cò mồi, bị tóm bỏ tù chung thân. Thành phố đầy dẫy những bộ xương biết đi, quần áo cũ rách, những con người còm cõi đạp xe, cầm cuốc, mặt mày buồn bã khô khan vô vọng. Thiên hạ bị bắt đi làm thủy lợi một năm 30 ngày, ai có tiền thì cho mướn người đi thế. Đàn bà con đông, chồng đi cải tạo, có người khóc mong sao cho Trời sập chết hết cho rồi, sống chi mà khổ như con chó. Có một dạo, trong nhà nhìn ra đường thấy nhiều chuyến xe bịt bùng nhốt lính ngụy học cải tạo chạy qua, đâu như dời trại tù, hay di chuyển tù ra Bắc, dân chúng kéo ra đứng coi hai bên đường, xầm xì thương xót, có nhiều người mua bánh trái chạy tới, lấm lét canh chừng bộ đội, dúi nhét quà, tiền vào tay người tù. Năm 79 lại có nhiều đoàn xe tăng thiết giáp của Nga ngày đêm từ trong Nam chạy ra Bắc, nhiều xe tải chở lính bộ đội trang bị súng ống, mặt mày nghiêm trọng. Có người rỉ tai VC đang đánh nhau với Trung quốc ở Lạng Sơn, Lào Cai.
Có người rành hơn, nói Lê Duẩn phủi ơn Tàu viện trợ vũ khí đánh Mỹ lúc trước, chạy theo Nga, nên Tàu "dạy cho một bài học". Nghe nói hai bên đều chết ngang nhau, nhiều tỉnh phía Bắc bị cướp phá tan hoang. Người quen gặp nhau tâm sự mong cho Tàu thắng để Lực lượng phục quốc thừa cơ nổi lên đánh giành lại miền Nam. Nghe đồn có nhiều tù nhân "ngụy" được Tàu giải phóng khỏi trại tù, mang về Tàu thả cho tự do đi, Mỹ bốc qua Mỹ.... Trước 75 tôi có đứa học trò là con ông Khu trưởng khu phố tôi ở, nên ông tin cậy giao cho làm Tổ phó nhân dân, dẫn dân đi làm thủy lợi, chỉ huy dân phường Kinh Dinh tranh đua với các phường khác đắp đập, đắp đê trên mạn Sông Pha, được bằng khen hạng nhất. Nhờ vậy mà "được" đi cùng với công an khu vực nửa đêm tới nhà mấy người xay cà phê lậu trong xóm, lập biên bản, ký tên.
Được đi họp với chức sắc. Lại nằm trong Ban giảng dạy các lớp Bình dân ban đêm, được miễn đi thủy lợi. Môt tuần vài ba đêm, khu trưởng khu phó chọn nhà một người nào đó, cho người tới từng nhà bắt dân trong phố phải "đi họp", tới ngồi chồm hổm bên rãnh cống hôi, muỗi cắn lia chia, chịu trận nghe lải nhải những điều ở trên đưa xuống đến phát ngấy, dân ngáp lên ngáp xuống, không ai buồn dơ tay phát biểu ý kiến. Chính quyền gài "ăng ten" vô trong dân, đủ mọi thành phần, trường học, chợ búa, công nhân...để thu lượm tin tức chống đối, phản động. Lại có nạn mấy bà phụ nữ thợ thuyền dốt nát được đưa lên nắm chút quyền hành, hống hách hạnh họe dân lành trong xóm phường, rình rập báo cáo lấy điểm, hù dọa bắt đi kinh tế mới, ôi thôi người dân mang đủ thứ tròng vô cổ, kêu Trời không thấu.
Thời đó như thời các nước Âu châu bị Đức quốc xã chiếm đóng, dân chúng nghi kỵ nhau, ai giàu có ăn sung mặc sướng coi như có tội, ra đường thấy mặt mấy người "cách mạng 30 tháng tư" lật đật cúi chào, sợ bị thù oán hãm hại. Quán xá đóng im ỉm, gánh xôi, hàng quà nhỏ xíu cũng bị công an xô đuổi, nhu yếu phẩm, đồ dùng, thức ăn khan hiếm, dân phải ăn độn bo bo, khoai sắn, bột mì.Tôi may còn 500 cuốn sách dạy vỡ lòng, dụng cụ học sinh, hàng hóa, lén lút bán lần ra ăn, bám lấy các ngành tổ hợp thợ mộc, điêu khắc, trồng thuốc Nam cho có công ăn việc làm che mắt công an, rồi túng cùng phải mua xích lô đạp trong thành phố sống qua ngày, chứ bên ngoài có biết bao gia đình bạn bè người quen lăn lóc bữa đói bữa no, bần cùng thê thảm.
Tôi còn may, có thằng em họ làm lớn ngoài Hànội vô thăm, dặn riêng tuyệt đối bất cứ giá nào cũng phải bám lấy thành phố mà sống, đừng đi kinh tế mới, đi kinh tế là mất hộ khẩu, là chết đói. Nó kể ngoài Bắc hồi 54 cũng làm vậy, nhưng họ chỉ rầm rộ làm dữ một thời gian rồi thôi. Ai nhẫn nhục khéo luồn lách thì sống, ai dại dột nóng nảy thì chết. Có lần nghe anh Dự, giáo viên cấp 2, dẫn vợ ba con vô lục tỉnh làm ăn không xong bỏ chạy về lại Phanrang, hết sạch tiền, được bạn cũ cho ở nhờ nhà bếp phía sau, chưa biết giúp đỡ cách nào cho anh thì ít hôm sau đã nghe anh bỏ thuốc độc vô chuối ép mấy đứa con ăn chết cho nhẹ gánh nợ, rồi hoảng sợ bỏ trốn mất, bỏ lại chị vợ kêu gào khóc lóc thảm thiết ở nhà thương, phường xã ém nhẹm cấm phổ biến tin thảm, sợ dân bức xúc.. Tôi sững sờ cả mấy tuần.
Rồi nghe tin gia đình tiệm buôn Quý Ký tổ chức vượt biên ở Ninh chữ, lọt được ra khơi, nhưng lại bị tàu Liên Xô vớt, đem về Vũng Tàu giao cho nhà nước, bị nhốt tù cả đám. Kế lại xảy ra vụ anh Trợ, hiệu trưởng tiểu học, tham gia Phục quốc nửa đêm công an vô nhà còng tay bắt đưa đi nhốt tù chung thân, chị vợ sau đó tuyệt vọng bỏ thuốc chuột vào nồi chè đầu độc lũ con 6 đứa, may mà hàng xóm tri hô cứu kịp. Những chuyện thương tâm như vậy nhiều lắm, suốt 8 năm dài còn kẹt ở Phanrang, tôi không làm sao nhớ hết....
Năm 79, 80, tự nhiên phong trào vượt biển từ Nam chí Bắc rầm rộ nổi lên một lượt với chính sách nhà nước cho người Hoa nộp vàng đi bán chính thức. Nghe tin Phòng, một người bạn, đi chết chìm ngoài biển, bỏ lại vợ 3 con. Nhà tôi hên, ba đứa em gái đi chui, lọt cả ba. Tôi có mấy chỗ quen rủ đi, nhưng thấy con gái mới sinh còn bé xíu, không nỡ, lo cho các em đi trước, lâu lâu nghe người này người kia trong phố đi lọt, trong bụng nôn nao bần thần. Có lần đạp xích lô chở trúng khách từ Saigon ra Phanrang vựợt biên, khách rủ cho đi theo không, tôi biết chưa tới thời cơ, đều từ chối hết, an bần lạc đạo, nghiên cứu tử vi, kinh Phật. Kham khổ cúi đầu chịu đựng, bứt rau dền dại ở bờ bụi đem về luộc, tiện tặn mua tôm cá cặn cọt lúc chợ tan, mua khoai độn gạo, đem về cho vợ nấu nướng nuôi con qua ngày.
Trong nhà có cái gì giá trị đem bán hết, chắt chiu mua từng chỉ vàng dấu cất, chỉ còn mỗi cái bàn giấy, cái tủ áo cao 2 mét bằng sắt mấy người thầu rác Sở Mỹ bán ra ngày xưa là còn đáng giá, còn lại toàn các mảnh gỗ ghép lại làm bàn tiếp khách, cái bàn tròn ọp ẹp sứt ốc làm bàn ăn, hai cái ghế bành rách da làm furniture. Để nhà cửa sơ sài đạm bạc như vậy cho công an thấy mình nghèo không nảy lòng tham, và có ra đi bỏ lại cũng không tiếc. Bọn công an khu vực cứ tự tiện thường xuyên vào nhà rình mò quan sát, hai mắt láo liên, có lúc nhìn chòng chọc vào mặt mình để dò xét tư tưởng thầm kín, tôi tức cười cứ thản nhiên tỉnh bơ mặc kệ. Một lần đưa người bạn ra bến xe về Saigon, thằng công an người dân tộc Tày tưởng bở, từ xa chạy xộc tới, quát hỏi: "Anh kia, đi đâu, có giấy tờ xin phép không?", tôi đủng đỉnh cười nhạt trả lời: "Đi đâu mà đi? Tiền đâu mà đi đâu? Tiễn bạn ra xe một chút thôi, có gì mà nhặng lên thế?" Nó bẽn lẽn đi mất.
Lúc đó, đầu 1982, nhà nước thiếu tiền, nên ở Phường bắt đầu có chủ
trương mới, cho dân buôn bán nhỏ để đánh thuế lấy tiền trả lương công
chức. Thấy họ đang nhận đơn mấy người xin mua bán nhỏ, tôi xúi vợ đứng
tên xin bán tạp hóa, may sao Trời thương, đơn được chấp thuận. Bán
buôn được mấy tháng có chút tiền vô thì tôi lại bị Công an giao thông
địa phương cấm đạp xích lô, lý do trí thức mà giả đò làm nghề "hạ
tiện" bêu riếu chế độ, bèn bán rẽ xe, ở nhà phụ vợ giữ con bán hàng,
bắt đầu để ý tìm mối ra đi. Họ bô bô nói "Lao động là vinh quang", mà
lao động kiểu đạp xích lô thì lại bị cấm, đúng là cái lý của kẻ mạnh,
muốn nói sao nói. Ở Saigon thiếu gì thày giáo bỏ nghề đạp xe, mạnh ai
nấy sống, ai mà để ý tới, tỉnh nhỏ ít người thì "đầy tớ nhân dân" lại
chiếu cố quá kỹ...Tổ trưởng, láng giềng, xích lô bạn, công an khu vực
theo dõi dữ lắm, nhưng tôi lè phè tỉnh bơ, bỏ tiền mướn thợ hồ xây sửa
nhà cửa, ra vô thong thả, không ai có thể ngờ được là mình đang mưu
tính chuyện gì.
Thế rồi khi nhân duyên hội đủ đưa đến, tử vi mình có "Thân cư Di", số đi thì phải đi, cãi cũng không được. Có người thân tổ chức lo sẵn ghe, mình chỉ nhảy lên, đi theo. Mang theo đứa con trai đầu 10 tuổi, năm 1983. Bỏ lại 2 mẹ con. Thời buổi lúc đó không dám liều đi cả nhà được, chỉ đi 50/50, để nếu có "bể " thì còn quay về nhà an toàn không ai biết.
1985-1995
Cuối năm 84, tôi đặt chân lên đất Mỹ tự do, sau hơn một năm ở trại
Chimawan Hongkong và Bataan ở Phi. Ở đảo, liên lạc thư về nhà, mừng
biết nhà không sao, công an chỉ tới nhà mắng nhiếc, gạch tên 2 cha
con khỏi hộ khẩu, chứ vợ con không bị ép đi kinh tế mới. Chương trình
thất bại thê thảm, nhiều người lên đó đói rách, lâm bệnh bỏ về thành
phố lê la ở nhờ ở đậu, xin ăn đầy đường. Nhân dân ta thán khắp nơi,
công an cán bộ cũng đói, làm bậy, ăn cắp tài sản nhà nước, bóc lột của
dân, lai rai bị sa thải. Qua 85, đọc báo thấy bên Tàu đói nghèo thê
thảm, Đặng tiểu Bình phải bắt chước Tây Phương, "đổi mới" kinh tế để
sống còn, cho tư nhân buôn bán nhỏ và đảng viên kinh doanh để xả bớt
căng thẳng.
Tôi làm đơn bảo lãnh vợ con từ đầu 85, nhưng Việtnam và Mỹ lúc đó quan hệ còn nhiều gay cấn lắm nên hồ sơ nằm ỳ một chỗ. Hồi đó chưa có đường dây tư nhân gửi tiền về cho thân nhân ở VN, phải mua vải vóc, thuốc tây đóng thùng gửi về bưu điện địa phương cho gia đình ra nhận về, rồi bán lấy tiền chia nhau tiêu. Vợ ở nhà viết thư qua cho hay đã dẹp mua bán vì có quá nhiều người mở tiệm, giao con gửi bên bà nội, đi làm Hợp tác xã làm Xì dầu trên chùa Tỉnh hội ngày hai bữa cho yên thân. Một năm đi làm phải lo gửi tiền về cho vợ và mẹ ba bốn lần lấy tiền chi dụng.
Năm 87, nghe nói VN thấy Tàu đổi mới thành công, bắt chước chuyển qua kinh tế tư bản, nhưng vẫn tự ái không dám dùng danh từ "tư bản", để mặc cho dân chúng tự do buôn bán cá thể, không dùng điệp khúc "buôn bán là bóc lột" nữa. Việt nam phải đổi mới thôi, vì nếu không đổi mới thì chết, chết từ đảng viên cao cấp ở trên chết xuống thằng dân khố rách áo ôm bên dưới. Hợp tác xã bán gạo và nhu yếu phẩm đóng cửa. Hợp tác xã các ngành nghề thất bại, cũng lần lượt giải thể. Nhà nông được trả ruộng đất lại làm tư, đóng thuế. Thợ may, thợ mộc, thợ hồ trở lại làm chủ, tiệm buôn hai bên phố mọc ra như nấm, nhưng bên cạnh lối làm ăn cá thể bắt đóng thuế cho nhà nước, vẫn còn hệ thống quốc doanh "ăn hại đái nát" được nhà nước trợ cấp nuôi dưỡng song song. Lương nhà giáo, công nhân viên thấp quá không đủ sống, nhiều người bỏ làm nhà nước, tìm cách dạy tư, sữa chữa máy móc, chạy xe thồ, đi buôn ...
Bác sĩ được quyền mở lại phòng mạch tư, dược sĩ mở tiệm thuốc riêng. Hai vợ chồng em gái nhỏ tôi, giáo viên cấp 3, bỏ dạy, biến mặt tiền căn phố lớn mẹ tôi ở thành tiệm bán sửa đồ điện, radio, máy hát, quạt máy,Tivi, tủ lạnh. Ban đầu vốn ít, bán ít, sửa nhiều. Dần dần buôn bán phát đạt, thấy dân chúng có tiền đua nhau sắm sửa, xây nhà mới, xài toàn đồ điện trong nhà, sắm Tivi, tủ lạnh...phải mua nhiều đồ, khuếch trương lớn, mướn thêm thợ, nhận làm đại lý Samsung, có lúc thầu bắt điện cho cả một làng Chàm ở Như Ngọc. Mấy năm sau, mua thêm một căn phố nữa, mở tiệm chuyên sửa Tivi, máy hát và bán computer, qua 95 lại mua thêm ngôi nhà lầu mới cất, ở đường Trung tâm chạy xuống biển, bán computers cho công sở, cho theo kịp với thời đại Internet đang bắt đầu phổ biến rộng rãi toàn cầu.
Năm 89, như một phép lạ Trời cho, bức tường Bá Linh sụp đổ, kéo theo một loạt các nước Đông Âu nổi lên giành độc lập, khai tử hoàn toàn chế độ cộng sản. Cả một Đế quốc Xã hội chủ nghĩa Liên Xô xây dựng 70 năm, giết chết bao nhiêu triệu người dân oan uổng, sụp đổ tan tành trong một tháng, làm Trung quốc và chư hầu Việt nam mất chỗ tựa, kinh hoàng chới với suốt mấy năm liền. Ai cũng hy vọng vụ này làm nhà nước "mở mắt" ra, chuyển đổi qua thể chế dân chủ tự do như các nước Âu Mỹ cho dân nhờ, nhưng mà họ chỉ "đổi mới nửa vời", đổi mới kinh tế, chứ nhứt quyết không đổi mới chính trị. Chóp bu Đảng nhất định nắm giữ quyền hành, dùng bè lũ công an làm tay sai để cai trị kềm kẹp người dân. Quyền hành gắn liền với lợi lộc, làm chóa mắt con người vô thần duy vật dốt nát. Lòng tham con người không đáy, quyền hành tiền bạc quân đội đang ở trong tay, cờ tới tay ai người đó phất, dễ dầu gì mà nhả ra cho người khác ăn.
Cuối năm 90, sau 7 năm chờ đợi, bà xã mang con gái tôi sang Mỹ đoàn tụ. Vợ chồng, cha con, anh em ngỡ ngàng nhìn nhau mếu máo thương cảm vui mừng. Phong trào H.O. cũng bắt đầu nở rộ . Em gái lớn tôi dẹp hết buôn bán đang hồi phát đạt, đem con theo chồng "ngụy quân" qua Cali năm 92, bắt đầu gầy lại cuộc đời mới.
1995-2005
Qua giai đoạn này, chánh sách "bế quan tỏa cảng" ngu muội 20 năm qua được nhà nước mở mắt ra, đã bãi bỏ hoàn toàn. Đánh hơi giá trị của đồng đô la Mỹ, nhà nước tìm cách ngoại giao với các nước Tây phương giàu có. Việt kiều gửi tiền về nước ào ào. Đời sống vật chất ở Việt nam có mòi dễ thở dần dần. Dân biển đua nhau phát triển kỹ nghệ nuôi tôm xuất khẩu. Dân núi trồng cà phê, hạt điều. Phanrang cũng lớn mạnh. Nhà nước thu mua gạo, thổ sản, tôm cá trong nước bán qua Thái lan, Thái lan làm trung gian, đóng nhãn hiệu bán qua Mỹ. Liên hệ giữa Việt và Mỹ không gay cấn nữa, cải thiện từ từ, nhưng hai bên vẫn còn dè dặt. Việt Nam tranh đấu nhờ cậy các nước bạn xin cho được vô WTO để được bán hàng thẳng qua Mỹ. Đời sống kinh tế trong nước cải thiện rõ rệt. Một phần Việt kiều ở ngoại quốc làm ăn có tiền dồn gửi tiền về cho thân nhân cha mẹ, một phần dân chúng trong nước được tự do làm ăn mua bán đi lại dễ dàng hơn xưa nhiều, nên nhà cửa, ty sở, dinh thự mọc lên như nấm.
Việt kiều bắt đầu bay về nước thăm gia đình. Ở Việt nam cũng có người xin được "visa" qua Mỹ chơi. Dân chúng đua nhau học tiếng Anh, ở Saigon Đại học mở lại phân khoa Luật, dạy môn điện toán computer. Trường dạy Anh ngữ mọc ra la liệt, ngoại quốc bắt đầu bỏ tiền ra đầu tư ở Việtnam trong nhiều lãnh vực khác nhau. Bán bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ, mở ngân hàng, hãng thuốc tây, bán computer, xe gắn máy, xưởng ráp xe máy... Các luật sư được mở văn phòng. Sân bay Nội bài và Tân sơn nhất được tân trang. Air Viêt Nam ra đời, mở các đường bay nội địa và Thái lan, Singapore... quảng cáo thắng cảnh VN, phát triển ngành du lịch. Việt kiều về sân bay bị hải quan xét giấy vòi vĩnh hối lộ. Xe chở hàng phải đóng thuế mãi lộ cho công an trạm xét trên đường quốc lộ.
Du khách quốc tế bắt đầu tới Việt nam du lịch, làm thiên hạ đua nhau xây khách sạn 4 sao, 5 sao, "nhà nghỉ", đủ loại thượng vàng hạ cám, kéo theo dịch vụ mãi dâm đĩ điếm. Các thắng cảnh, cung điện nhà vua ở Hànội và Huế được trùng tu để lôi cuốn du khách. Hội an, Nhatrang, và Mũi Né cũng đặc biệt được khai thác để thu hút ngoại tệ. Nhà nước hợp tác quốc tế khai thác dầu thô ở Vũng Tàu, bán dầu đổi lấy xăng. Ở Phanrang Tháp chàm có năm bảy cây xăng mọc ra. Đường xá mở mang nhiều, bắt chước Mỹ cũng vẽ vạch trắng chia "lane", gắn đèn xanh đèn đỏ, nhưng ít người đi xe tôn trọng luật lệ, tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa.
Năm 99, tôi về chơi lần đầu thấy Phanrang thay đổi nhiều, có khi đi lạc, phải ngừng hỏi đường. Xe gắn máy của Nhật, Tàu và Nam Hàn nhập cảng ồ ạt, chạy đầy đường, lác đác có cả xe hơi sang trọng. Saigon Hànội tràn ngập xe cộ đủ hiệu, đi bộ một mình nhiều khi không dám băng qua đường. Đang đi trên vỉa hè phố Hàng Bông, đột nhiên cả chục xe máy dưới đường gầm rú ào ào túa lên chạy tung tóe, hoảng kinh hồn vía. Các tiệm ăn nhậu cao cấp, phòng trà, cà phê ôm, quán rượu, đấm bóp, tắm hơi, mở ra nhan nhản, đầy nghẹt khách. Công an xuất cảnh gửi giấy mời tôi tới chơi, nhã nhặn hỏi han, ve vuốt, khuyến khích đầu tư, tôi chỉ ậm ừ cười. Ngày xưa họ cho mình vượt biên là bám đít Mỹ ăn bơ thừa sữa cặn, bây giờ lại thân mật chiều chuộng, gọi là "núm ruột ngàn dậm", thật là trơ trẽn hết chỗ nói.
Chùa chiền, thánh đường họ cho hành lễ trở lại để khỏi bị quốc tế công kích, nhưng vẫn ngấm ngầm theo dõi nhất cử nhất động. Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ không chịu sáp nhập với Giáo hội Quốc doanh, bị bắt bớ, giam lỏng. Chức sắc Hòa Hảo bị đánh đập. Mục sư Tin lành bị tra tấn. Linh mục Thiên chúa cũng bị cũng bị làm khó dễ nhưng chưa dám áp bức quá đáng vì còn ngại ảnh hưởng của Tòa thánh Vatican.
Năm 2000 tôi mua nhà ở Cali. Hai năm sau, làm đơn bảo lãnh mẹ qua Mỹ chơi 6 tháng. Mọi sự đều dễ dàng. Khác xa thời kỳ 80, 85, ai ra khỏi nước rồi coi như hết đường trở lại, người ở VN đừng hòng mong gặp lại người đi Mỹ. Năm 2004 tôi lại về quê thăm nhà, lại thấy đổi khác. Việt Mỹ đã lập lại bang giao chính thức nên Việt kiều có quốc tịch Mỹ được Tòa Lãnh Sự Mỹ ở VN bảo vệ, tha hồ đi du lịch từ Nam ra Bắc không bị khó dễ. Các quan chức và nhà giàu trong nước đua nhau gửi con cái qua Mỹ, Úc, Singapore, du học càng lúc càng nhiều.
Nhờ hệ thống Internet bắt đầu phát triển càng lúc càng tinh vi, chánh quyền bắt đầu mở rộng trí khôn, bớt kiêu ngạo, người dân, sinh viên mở mang kiến thức, tầm nhìn, có thiện cảm dần với người Mỹ, học hỏi cái khôn của thế giới tự do dân chủ. Nhà nước ngoại giao xin viện trợ, nhưng vẫn kềm kẹp báo chí, ngôn luận trong nước, ém nhẹm nhũng vụ tham nhũng lem nhem của tập đoàn chóp bu, vẫn nhồi sọ sinh viên với mớ giáo điều Mác Lê cũ rich để yêu kính "bác" Hồ, trung thành với "xã hội chủ nghĩa" mà Liên xô đã vứt bỏ.
Tổng thống Clinton qua thăm xã giao, được dân chúng vui mừng chen nhau tiếp đón. Phan văn Khải qua Mỹ, bị người Việt ở Mỹ biểu tình đả đảo. Doanh nhân trong nước cho qua Mỹ tham quan, họp hành rút kinh nghiệm. Nhưng tuyệt đối đàn áp biểu tình, cấm làm chính trị. Công an đàn áp dân biểu tình, sợ bị chụp hình lên báo, thuê dân côn đồ xã hội đen dàn cảnh tung xe, đâm thuê, giết mướn các kẻ chống đối. Bắt bớ, bỏ tù, hăm dọa các nhà tranh đấu dân chủ như bác sĩ Sơn, linh mục Lý, luật sư Đài, Lê thị Công Nhân, tiến sĩ Giang..
Cho dân tự do làm giàu, nhưng không được hội họp bàn tán chính trị. Nhà nước bán, cho thuê đất đai, dinh thự cho ngoại quốc đầu tư. Cán bộ cao cấp lợi dụng chánh sách quy hoạch đât đai, cướp đất của dân hay đền bù rẽ mạt, làm dân đen khiếu nại ra tới Hà nội. Có quyền thì làm ra tiền.Vợ các quan lớn lợi dụng uy chồng, tranh đua kinh tài. Các nhà địa ốc mua rẽ bán đắt, làm giàu mau lẹ. Dịch vụ tổ chức môi giới cho gái nghèo lấy chồng Đài loan, Nam Hàn mọc ra như nấm. Mua con nít gái bán qua các động mãi dâm ở Cambuchia , bị quốc tế phanh phui. Nhà nước xuất khẩu lao động qua Mã lai, Indonesia, Đông Âu, xén bớt lương thợ ...Dịch vụ môi giới cho khách Âu Mỹ xin con mồ côi VN bị tai tiếng lem nhem. Các đường dây kết hôn giả, làm hôn thú giả qua Mỹ sống ngày càng lộ liễu. Nhiều thanh thiếu niên sa vào con đường nghiện ngập ma túy, chơi bời mắc bệnh SIDA.
Con ông cháu cha mua xe hơi de luxe" chạy đua, gây tai nạn, bỏ chạy...Nhưng đó chỉ là cái giàu bề ngoài, chỉ có ở thành phố lớn, của giới đảng viên cán bộ chóp bu và thành phần ăn theo. Có đi về miền quê, miền sâu miền xa, mới thấy cái nghèo đói thê thảm của người dân đồng ruộng, đồi núi thượng du, các dân tộc thiểu số. Chênh lệch giữa giới giàu nghèo càng ngày càng rộng. Nhà nước dùng cò mồi, nhiều thủ đoạn ra sức chiêu dụ "Việt kiều yêu nước" về nước đầu tư, hầu như chẳng ai dám về. Về làm ăn thì tiền mất tật mang, cái gương "Vua chả giò" Trịnh vĩnh Bình ở Hòa lan đem vàng và tiền về đầu tư bị chụp mũ, nhốt tù còn đó. Ba quyền Lập pháp, Hành pháp,Tư pháp nằm cả trong tay Đảng, ai mà dám về?
Quốc hội thì đa số toàn các ông bà "Nghị gật", ngậm miệng ăn tiền. "Đảng cử, dân bầu", dân bị lùa ép đi bỏ phiếu, nếu không công an tới nhà làm khó dễ. Giai cấp cai trị cứ lo làm giàu, không thèm quan tâm tới dân,"sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi". Có nhiều tin đồn trong dân gian rằng chóp bu Đảng và các tham quan giàu sụ, phải rửa tiền, lén lút chuồi tiền ra ngoại quốc, gửi con qua Mỹ du học, mở các ngân khoản bạc tỷ ở ngân hàng Thụy sĩ, mua xe, mua nhà và cơ sở kinh doanh ở Mỹ bằng tiền mặt, phòng khi có biến thì "dông".
Tin tức nhà nước tham nhũng, bất công, đàn áp nhân quyền, tôn giáo, truyền đi nhanh chóng nhờ các bloggers trên Internet, nhờ tiếp sức của báo chí truyền thông hải ngoại online, nhất là ở Mỹ và Úc, đua nhau khai thác bộ mặt xấu xa của CSVN, chuyển tin về quốc nội. Thần tượng Hồ chí Minh sụp đổ trong lòng đại đa số nhân dân, với sự thật nham nhở cùng nhiều chứng cớ rõ ràng về đời tư bị Internet đưa ra ánh sáng. Đối với tất cả các tin đồn "tiêu cực" đó, báo chí, Tivi, truyền thông nhà nước CS một mực tuyên truyền do các "thế lực thù địch hải ngoại" tung ra. Sau đó là đủ loại “nghị quyết” kiều vận, đưa tiền và gián điệp ra hải ngoại lũng đoạn, chia rẽ đánh phá cộng đồng người Việt.
2005-2010
Trong khi báo chí người Việt hải ngoại ở Âu Mỹ và Úc hơn lúc nào hết, phổ biến những điều xấu xa nhục nhã ở Việt nam như qua Bắc kinh hầu hạ nhận lệnh quan thầy, xin xỏ viện trợ Âu Mỹ, luồn cúi nhịn nhục Trung quốc, đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền trong nước, ám sát bắt bớ các nhà tranh đấu dân chủ, lực lượng tranh đấu hải ngoại luôn tìm cơ hội vận động quốc hội Âu Mỹ lên án Việt nam độc tài, khiến Nhà nước ta nổi dóa, áp lực các nước Đông nam Á phải đập phá các tượng đài tưởng niệm những thuyền nhân VN chết trên biển Đông và cong cớn phản đối quốc tế không nên can thiệp xen vào nội bộ chính sách Việt nam.
Đây là thời kỳ mà phong trào tranh đấu dân chủ nhân quyền trong nước lên cao tột đỉnh trong suốt 30 năm qua, song song với những vụ tham nhũng khổng lồ vỡ lỡ cả thế giới đều biết (PMU, cá độ bạc triệu, Dự án Xa lộ Đông tây, Air Viêtnam ăn cắp buôn lậu, nhân viên sứ quán buôn lậu sừng tê giác ở Nam phi, in giấy bạc Polymer ở Úc, chiếm đất Xuân lộc chia chác làm của riêng...) những sự kiện nhục quốc thể chưa từng có trong lịch sử VN, đánh động tới lòng ái quốc và lương tâm của người dân yêu nước, ngay cả trong giới đảng viên như tướng Trần Độ, ông Hoàng minh Chính, trung tá Trần anh Kim cũng trả thẻ Đảng, công khai chống đối...
Chưa bao giờ có nhiều nhà tranh đấu dân chủ trong nước bị ra tòa, bỏ tù nhiều như giai đoạn này. Nguyễn tiến Trung, Lê công Định, blogger Điếu Cày, Trần khải Thanh Thủy, các phụ nữ bênh vực cho nông dân bị cướp đất... Phạm thị Thanh Nghiên ngồi nhà treo bảng "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt nam" cũng bị bắt nhốt, rồi lôi ra tòa xử 3 năm tù. Thật là tủi nhục cho đất nước bị ngoại bang láng giềng khống chế, chưa bao giờ trong lịch sử có chuyện như thế xảy ra.
Cọng sản Viêt nam ngoan ngoãn để cho Trung quốc đuổi tàu Anh, tàu Mỹ vào biển VN thăm dò dầu mỏ, chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường sa, lấn đất biên giới, lấn chiếm hải phận, bắt cóc, cướp cá, đòi tiền chuộc và bắn chết ngư dân VN trên biển nhà, nhưng lại bỏ tù không thương tiếc các nhà ái quốc trong nước. Công an đàn áp các cuộc biểu tình sinh viên chống đoàn lực sĩ điền kinh Tàu rước đuốc ngang qua Saigon, reo hò biểu tình trước tòa đại sứ Tàu ở Hànội năm 2007. Cựu thủ tướng Võ văn Kiệt đã về hưu, biết rõ sai trái, kêu gọi thay đổi đường lối độc tài thì đột nhiên bệnh lăn ra chết, có tin đồn bị đánh thuốc độc. Ký giả phóng viên có thẻ Đảng của báo Tuổi trẻ do Kiệt đỡ đầu, lỡ đăng tin tham nhũng chóp bu, cũng bị xử án, bỏ tù. Cha Lý bị công an bịt miệng trước Tòa án không cho nói, có ký giả lén chụp được hình, tung ra trên mạng, cả thế giới đều biết, công kích phản đối ầm ỹ, làm Hànội điếng hồn như gái ngồi phải cọc.
Kế đến vụ Nguyễn tấn Dũng cho Tàu đem quân đội và dân thất nghiệp vô khai thác Bâu xít ở Tây nguyên lên đến hàng vạn người, bị tướng Giáp và vô số thành phần trí thức khoa học gia trong nước phản đối nhiều lần không có kết quả. Trên mạng, loan khắp nơi tin đồn Tàu cho Dũng 50 triệu "đô" bỏ ngân hàng Thụy sĩ đổi lấy Tây nguyên. Lại có tin nói Tàu thật ra cốt ý khai thác "uranium"(khô ng phải bâu xít) làm bom nguyên tử. Luật sư Cù hà Huy Vũ nộp đơn kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng giao Tây nguyên cho Tàu khai thác bâu xít là trái luật, bị Dũng sai công an tới đập phá tường rào trả thù.
Nhiều người tiên đoán có ngày Hải quân Tàu ngoài khơi ở Hoàng Sa sẽ bắn vô, súng đại bác của lính Tàu trên Tây nguyên sẽ bắn xuống, kẹp miền Trung vô giữa, chia VN thành hai mảnh để dễ bề thôn tính. Nhà nước ta ý thức được nguy hiểm của thế giới ảo Internet, môi trường thuận lợi cho sự liên kết phối hợp các thành phần chống đối trong và ngoài nước với nhau, ra sức dùng kỹ thuật "tường lửa" ngăn chận, kiểm soát chặt chẽ các quán cà phê Internet, theo dõi email tư nhân... nhưng họ ngoan cố không hiểu rằng dưới ánh sáng mặt trời, thế kỷ 21, thời đại mà tin học tiến bộ vượt bực từng ngày, không có gì ám muội, xấu xa tồn tại mà không bị phanh phui.
Nhiều chuyện tham ô, bao che nhau từ nhà nước đến tư nhân, từ trên xuống dưới lâu lâu đổ bể, được dân chúng bàn tán xôn xao, nhất là các vụ thầu xây cất. Cầu đường xây lên chưa đầy năm đã nứt lõm, nghiêng vẹo, lủng lỗ, có khi đang xây đã đổ sập, giết chết công nhân, vì tập đoàn toa rập ăn bớt xi măng, sắt thép. Có lần bọn nhà thầu còn dám dùng tre thay cho thép để đúc bê tông, làm cầu sập, cột gãy, thật là quá sức tham tàn độc ác. Vậy mà còn dám vay tiền quốc tế chuẩn bị xây 2 nhà máy nguyên tử lực ở Ninh thuận, biết có an toàn bảo đảm không, hay lại rò rỉ phóng xạ gây nguy hiểm chết người như ở Liên Xô năm nào.
Tham nhũng là hiện tượng nổi bật, nhà nước luôn miệng tuyên bố ưu tiên "giải quyết", nhưng chỉ làm nửa vời. Quan trên nói láo, tham ô, làm sao dạy cho cấp dưới tánh thật thà, đức thanh liêm. Thượng bất nghiêm, hạ tắc loạn, làm sao mà giải quyết? Tố tham nhũng có khi còn bị trả thù, trù dập, người dân cũng chán không thèm tố nữa. Nhưng cũng không còn sợ công an, bắt đầu đoàn kết đánh trả, nhốt cảnh sát, đốt xe công an, làm nhà nước địa phương phải gửi thêm viện binh tới.
Trong khi đó, thì ai cũng thấy rõ đạo đức xã hội trong nước xuống cấp đến mưc báo động. Chương trình học không có môn Đức dục, hay Công dân giáo dục, dạy các giá trị làm người căn bản như hiếu thảo, trách nhiệm, lễ phép, vị tha, trung thành, lương thiện của đạo Khổng. Lý nhân quả báo ứng của đạo Phật, đạo Chúa lại không được tôn trọng, nên tôn ti trật tự đảo lộn, trong dân gian nhan nhản xảy ra những cảnh trò đánh thày, thày đánh trò, hiếp dâm nữ sinh, hiệu trưởng "mua dâm" nữ sinh, con giết cha, mẹ giết con, chồng giết vợ, cháu giết bà, ông già hiếp dâm con nít, cướp giật, lường gạt...
Vụ nổi cộm mới đây là vụ đụng chạm tự do tôn giáo mà trong Hiến pháp VN quy định công nhận rõ ràng: đàn áp cướp đất Tam Tòa và đuổi tăng ni môn đồ làng Mai khỏi chùa Bát Nhã mà cả thế giới đều nghe biết và lên tiếng bất mãn... Kế đến, vụ dập phá Thánh giá ở Đồng Chiêm, đả thương đổ máu linh mục giáo dân. Thế giới tự do Âu Mỹ lên án, Hà nội tỉnh bơ, bình chân như vại. Có tin đồn bàn tay "lông lá" của cố vấn Tàu ngay trong Bộ chính trị thúc đẩy.
Thiên hạ đồn có 2 phe trong Bộ chính Trị, phe thân Mỹ, phe thân Tàu, "chơi nhau", nên nhà nước hành xử mâu thuẫn, chuệch choạc. Trong khi đó thì mấy năm nay, thiên tai bão lụt mỗi năm càng tàn phá đất nước nặng nề hơn, làm khổ người dân đen đến cùng tận. Thành phố Hà nội và Saigon chìm đắm ngập lụt trong nước mỗi khi cơn mưa lớn đổ xuống. Nước biển lấn vào đồng bằng lục tỉnh, sắp tràn lên nuốt hết đất đai trù phú miền Nam, vựa lúa lớn nhất Đông nam Á. Sông Cửu long ô nhiễm và Nhị Hà khô cạn lần. Triệu chứng Trời phạt, hay chỉ là hậu quả việc tàn phá môi sinh, hiện tượng thay đổi khí hậu, hâm nóng toàn cầu?
Trong những thay đổi biến động dồn dập trong nước mấy năm qua, biểu lộ lòng khao khát dân chủ tự do của người dân Việt chịu đựng quá nhiều đau khổ, 35 năm sửa sai đổi mới mà đất nước vẫn còn chìm đắm trong nghèo đói, đạo đức người dân lại ngày càng suy đồi, xã hội chỉ biết chạy theo tiền bạc, tôi thường bâng khuâng tự hỏi xã hội đất nước mình đang đi vào ngõ cụt, hay bắt đầu giai đoạn "cùng tắc biến" theo như trong Kinh Dịch nói.
2010
Thế là Tết này, sau 35 năm chế độ cọng sản cai trị người dân, tôi nảy ý về VN ăn Tết để coi lại quê hương mình có gì thay đổi. Nhà cửa, đường xá, xe cộ, kinh doanh rõ ràng là có sầm uất, hiện đại, tiến bộ hơn, so với cả trước 75 thời kỳ chiến tranh Nam Bắc, nhưng con người, đường lối giáo dục đào tạo thế hệ tương lai mất đi tính cách nhân bản và đạo đức của thế hệ trước đây.
Saigon, Hà nội nhà cửa dinh thự mọc lên như nấm.Thành phố tỉnh lẻ như quê tôi cũng lớn lên nhiều lắm, nhà cửa, đường xá chi chit, tiêm buôn sầm uất, những người quen cũ đã già lão, có người đã chết, chỉ còn lác đác năm ba người quen rải rác đó đây, tay bắt mặt mừng, nhắc kỉ nệm cũ, còn toàn là mặt thanh niên thiếu nữ mới lớn, trơ mắt nhìn mình như người xa lạ.
Tục lệ cúng Ông táo ngày 23 tháng chạp vẫn còn nhiều người giữ, áo quần giấy, vàng mã, nải chuối, ly gạo,tách nước... Ngoài phố xe cộ nhộn nhịp, buôn bán sầm uất, nhưng ở hang cùng ngỏ hẽm có nhiều gia đình lao động nghèo suốt năm quần quật làm không đủ ăn.Tết đến, đau buồn tủi hổ không sắm nỗi áo quần, giày dép mới cho con.Trẻ con nghèo giàu gì cũng có cùng một tâm hồn nao nức chờ đón được mặc đồ mới, tiền lì xì mừng tuổi, đốt pháo, mua này mua kia, bỏ tiền đồng binh...Chót sinh vào làm con nhà nghèo, con mồ côi, thì đành chịu, ngồi nhà nhìn ra đường coi thiên hạ xe cộ qua lại, xanh đỏ tím vàng áo quần lộng lẫy du Xuân chúc Tết...
Tôi nhớ lại cái cảm giác nô nức hiếu kỳ của những ngày cuối năm khi còn trong nước. Bây giờ quá quen với phong tục Âu Mỹ mấy chục năm nay, đầu hai thứ tóc, không còn cái cảm giác nao nao của những ngày niên thiếu lúc cuối năm, tuy cố chuẩn bị cho mình cái tinh thần ngày Tết, mà sao nhìn đâu cũng thấy "buồn ơi chào mi", thấy toàn là kỷ niệm, mất mát, người thân khuất bóng, kẻ quen chia lìa, ly tán.
Gia đình tôi như mọi nhà khác trong nước vẫn giữ truyền thống Mồng Một chúc Tết lì xì trong gia đình. Má mặc áo gấm, ngồi ghế trịnh trọng, con cháu lớn nhỏ tề tựu xung quanh. Chín đứa con mà chỉ có ba anh em đứng đó chúc Tết cho mẹ, những đứa khác không về. Xong màn chúc Tết, tất cả vào buồng thờ lạy Phật và ông bà. Kế đó, cả nhà lên xe đi nghĩa trang thăm mộ thắp nhang cho ông bà và ba... Ngày xưa mướn nguyên chiếc xe Lambretta chở cả nhà thật vui, bây giờ thì cứ 2 người ngồi một xe Honda, nối đuôi nhau chạy. Mỗi lần ra thăm mộ là mỗi lần thấy lòng chùng xuống, kỷ niệm xa xưa hiện về khêu gợi mối thương tâm. Đưa mắt nhìn cây cỏ xung quanh mà biết tâm sự cùng ai, tâm tư lan man nhớ lại những mùa Xuân mấy chục năm về trước, những năm hạnh phúc êm đềm gia đình anh em còn đông đủ.
Trên đường về, ghé chùa Tỉnh Hội lễ Phật, cúng tiền phước sương, lì xì hỏi thăm mấy chú tiểu. Qua chùa Diệu Ấn, thăm Sư cô trù trì, ăn miếng mứt gừng, cúng tiền, dạo cảnh. Chùa chiền ngày Xuân bây giờ không được tấp nập, ấm cúng, đông đúc rộn rã như ngày xưa, thời mà các sư các ni được quí trọng. Tôn giáo bây giờ bị trù ếm, bôi nhọ, rình rập, nghi kỵ, Phật tử tín đồ cũng ngại ngùng, ít dám tới chùa, tâm sự với ai. Biết tin ai trong xã hội này. Công an chìm đầy dẫy. Thời nào cũng có những kẻ ươn hèn đốn mạt làm tay sai để hưởng cơm thừa cá cặn của kẻ ác cai trị, không biết khi chết, đầu thai vào súc sanh, địa ngục, hay cảnh giới tối tăm nào.
"Chia để trị " là sách lược của thực dân Pháp ngày xưa, giờ được Đảng dùng lại, vì nó hiệu quả, có lợi cho nhà nước. Về nhà, em gái xuống bếp hâm thức ăn, khui bánh chưng bánh tét, củ kiệu củ cải dưa muối, thịt heo kho nước dừa, dọn lên cả nhà ăn trưa. Má mệt, đi nằm nghỉ, con cháu ai muốn đi đâu thì đi, thăm bạn bè, người quen..
Tôi lái xe Honda xuống biển Bình Sơn, cách thành phố có 2 cây số, hóng gió biển, thấy dân nhà quê áo quần xanh đỏ từ các nơi xa xôi đổ xô về, gửi xe đông nghẹt, y chang như ngày xưa. Muốn mua vé vào xem Hội chợ, ăn uống, xem xiếc, đánh bài, bầu cua cá cọp. Tiếng nhạc ồn ào, tưng bừng, màu sắc trang trí cờ quạt xanh đỏ phất phới trong gió biển thật vui mắt. Cũng muốn gửi xe, bước xuống lăn mình vào dòng người vui nhộn, coi này coi kia, vui lây cái vui của thiên hạ, nhưng kịp hiểu rằng thời của mình không còn nữa. Sẽ chỉ lạc lõng trong biển người mộc mạc dưới kia, gặp toàn những khuôn mặt trẻ mới lớn xa lạ, đào tạo nuôi dưỡng trong một hệ thống giáo điều nhồi sọ, toàn những người chưa hề biết chiến tranh Việt nam là gì, không chút ý niệm gì về nhân quyền, dân chủ, tự do. Sẽ nhớ tiếc thời vàng son tươi đẹp, thời đùm túm bè bạn thân thiết của những ngày niên thiếu xa xưa...
Như thế đó, tôi trở về quê hương ăn Tết, để thấy mình chỉ là người già cô đơn trong biển người trẻ mới lớn thụ động kia, xử dụng những tiếng Việt mới lạ, không biết phép lịch sự và tôn trọng luật lệ như người Tây phương. Không có một biến cố lịch sử chung nào, một hoạt động xã hội chính trị chung nào ràng buộc mình với những người xa lạ đó để trở thành thân quen. Mình như thuộc về một thế giới khác, một xã hội khác, sau khi rời bỏ quê hương gần ba mươi năm qua... Dù có muốn về ở lại quê cũ, nhưng biết sẽ không thể chịu nổi đủ thứ rắc rối, bực mình, khó dễ, mè nheo tiền bạc từ phía công an.
Con chim đã thoát ra khỏi lồng tối, nếm mùi tự do bay nhảy trong ánh sáng rực rỡ của trời cao đất rộng, sao lại có thể chịu chui đầu vào chiếc lồng ọp ẹp hắc ám trở lại.
*
Tôi làm đơn bảo lãnh vợ con từ đầu 85, nhưng Việtnam và Mỹ lúc đó quan hệ còn nhiều gay cấn lắm nên hồ sơ nằm ỳ một chỗ. Hồi đó chưa có đường dây tư nhân gửi tiền về cho thân nhân ở VN, phải mua vải vóc, thuốc tây đóng thùng gửi về bưu điện địa phương cho gia đình ra nhận về, rồi bán lấy tiền chia nhau tiêu. Vợ ở nhà viết thư qua cho hay đã dẹp mua bán vì có quá nhiều người mở tiệm, giao con gửi bên bà nội, đi làm Hợp tác xã làm Xì dầu trên chùa Tỉnh hội ngày hai bữa cho yên thân. Một năm đi làm phải lo gửi tiền về cho vợ và mẹ ba bốn lần lấy tiền chi dụng.
Năm 87, nghe nói VN thấy Tàu đổi mới thành công, bắt chước chuyển qua kinh tế tư bản, nhưng vẫn tự ái không dám dùng danh từ "tư bản", để mặc cho dân chúng tự do buôn bán cá thể, không dùng điệp khúc "buôn bán là bóc lột" nữa. Việt nam phải đổi mới thôi, vì nếu không đổi mới thì chết, chết từ đảng viên cao cấp ở trên chết xuống thằng dân khố rách áo ôm bên dưới. Hợp tác xã bán gạo và nhu yếu phẩm đóng cửa. Hợp tác xã các ngành nghề thất bại, cũng lần lượt giải thể. Nhà nông được trả ruộng đất lại làm tư, đóng thuế. Thợ may, thợ mộc, thợ hồ trở lại làm chủ, tiệm buôn hai bên phố mọc ra như nấm, nhưng bên cạnh lối làm ăn cá thể bắt đóng thuế cho nhà nước, vẫn còn hệ thống quốc doanh "ăn hại đái nát" được nhà nước trợ cấp nuôi dưỡng song song. Lương nhà giáo, công nhân viên thấp quá không đủ sống, nhiều người bỏ làm nhà nước, tìm cách dạy tư, sữa chữa máy móc, chạy xe thồ, đi buôn ...
Bác sĩ được quyền mở lại phòng mạch tư, dược sĩ mở tiệm thuốc riêng. Hai vợ chồng em gái nhỏ tôi, giáo viên cấp 3, bỏ dạy, biến mặt tiền căn phố lớn mẹ tôi ở thành tiệm bán sửa đồ điện, radio, máy hát, quạt máy,Tivi, tủ lạnh. Ban đầu vốn ít, bán ít, sửa nhiều. Dần dần buôn bán phát đạt, thấy dân chúng có tiền đua nhau sắm sửa, xây nhà mới, xài toàn đồ điện trong nhà, sắm Tivi, tủ lạnh...phải mua nhiều đồ, khuếch trương lớn, mướn thêm thợ, nhận làm đại lý Samsung, có lúc thầu bắt điện cho cả một làng Chàm ở Như Ngọc. Mấy năm sau, mua thêm một căn phố nữa, mở tiệm chuyên sửa Tivi, máy hát và bán computer, qua 95 lại mua thêm ngôi nhà lầu mới cất, ở đường Trung tâm chạy xuống biển, bán computers cho công sở, cho theo kịp với thời đại Internet đang bắt đầu phổ biến rộng rãi toàn cầu.
Năm 89, như một phép lạ Trời cho, bức tường Bá Linh sụp đổ, kéo theo một loạt các nước Đông Âu nổi lên giành độc lập, khai tử hoàn toàn chế độ cộng sản. Cả một Đế quốc Xã hội chủ nghĩa Liên Xô xây dựng 70 năm, giết chết bao nhiêu triệu người dân oan uổng, sụp đổ tan tành trong một tháng, làm Trung quốc và chư hầu Việt nam mất chỗ tựa, kinh hoàng chới với suốt mấy năm liền. Ai cũng hy vọng vụ này làm nhà nước "mở mắt" ra, chuyển đổi qua thể chế dân chủ tự do như các nước Âu Mỹ cho dân nhờ, nhưng mà họ chỉ "đổi mới nửa vời", đổi mới kinh tế, chứ nhứt quyết không đổi mới chính trị. Chóp bu Đảng nhất định nắm giữ quyền hành, dùng bè lũ công an làm tay sai để cai trị kềm kẹp người dân. Quyền hành gắn liền với lợi lộc, làm chóa mắt con người vô thần duy vật dốt nát. Lòng tham con người không đáy, quyền hành tiền bạc quân đội đang ở trong tay, cờ tới tay ai người đó phất, dễ dầu gì mà nhả ra cho người khác ăn.
Cuối năm 90, sau 7 năm chờ đợi, bà xã mang con gái tôi sang Mỹ đoàn tụ. Vợ chồng, cha con, anh em ngỡ ngàng nhìn nhau mếu máo thương cảm vui mừng. Phong trào H.O. cũng bắt đầu nở rộ . Em gái lớn tôi dẹp hết buôn bán đang hồi phát đạt, đem con theo chồng "ngụy quân" qua Cali năm 92, bắt đầu gầy lại cuộc đời mới.
1995-2005
Qua giai đoạn này, chánh sách "bế quan tỏa cảng" ngu muội 20 năm qua được nhà nước mở mắt ra, đã bãi bỏ hoàn toàn. Đánh hơi giá trị của đồng đô la Mỹ, nhà nước tìm cách ngoại giao với các nước Tây phương giàu có. Việt kiều gửi tiền về nước ào ào. Đời sống vật chất ở Việt nam có mòi dễ thở dần dần. Dân biển đua nhau phát triển kỹ nghệ nuôi tôm xuất khẩu. Dân núi trồng cà phê, hạt điều. Phanrang cũng lớn mạnh. Nhà nước thu mua gạo, thổ sản, tôm cá trong nước bán qua Thái lan, Thái lan làm trung gian, đóng nhãn hiệu bán qua Mỹ. Liên hệ giữa Việt và Mỹ không gay cấn nữa, cải thiện từ từ, nhưng hai bên vẫn còn dè dặt. Việt Nam tranh đấu nhờ cậy các nước bạn xin cho được vô WTO để được bán hàng thẳng qua Mỹ. Đời sống kinh tế trong nước cải thiện rõ rệt. Một phần Việt kiều ở ngoại quốc làm ăn có tiền dồn gửi tiền về cho thân nhân cha mẹ, một phần dân chúng trong nước được tự do làm ăn mua bán đi lại dễ dàng hơn xưa nhiều, nên nhà cửa, ty sở, dinh thự mọc lên như nấm.
Việt kiều bắt đầu bay về nước thăm gia đình. Ở Việt nam cũng có người xin được "visa" qua Mỹ chơi. Dân chúng đua nhau học tiếng Anh, ở Saigon Đại học mở lại phân khoa Luật, dạy môn điện toán computer. Trường dạy Anh ngữ mọc ra la liệt, ngoại quốc bắt đầu bỏ tiền ra đầu tư ở Việtnam trong nhiều lãnh vực khác nhau. Bán bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ, mở ngân hàng, hãng thuốc tây, bán computer, xe gắn máy, xưởng ráp xe máy... Các luật sư được mở văn phòng. Sân bay Nội bài và Tân sơn nhất được tân trang. Air Viêt Nam ra đời, mở các đường bay nội địa và Thái lan, Singapore... quảng cáo thắng cảnh VN, phát triển ngành du lịch. Việt kiều về sân bay bị hải quan xét giấy vòi vĩnh hối lộ. Xe chở hàng phải đóng thuế mãi lộ cho công an trạm xét trên đường quốc lộ.
Du khách quốc tế bắt đầu tới Việt nam du lịch, làm thiên hạ đua nhau xây khách sạn 4 sao, 5 sao, "nhà nghỉ", đủ loại thượng vàng hạ cám, kéo theo dịch vụ mãi dâm đĩ điếm. Các thắng cảnh, cung điện nhà vua ở Hànội và Huế được trùng tu để lôi cuốn du khách. Hội an, Nhatrang, và Mũi Né cũng đặc biệt được khai thác để thu hút ngoại tệ. Nhà nước hợp tác quốc tế khai thác dầu thô ở Vũng Tàu, bán dầu đổi lấy xăng. Ở Phanrang Tháp chàm có năm bảy cây xăng mọc ra. Đường xá mở mang nhiều, bắt chước Mỹ cũng vẽ vạch trắng chia "lane", gắn đèn xanh đèn đỏ, nhưng ít người đi xe tôn trọng luật lệ, tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa.
Năm 99, tôi về chơi lần đầu thấy Phanrang thay đổi nhiều, có khi đi lạc, phải ngừng hỏi đường. Xe gắn máy của Nhật, Tàu và Nam Hàn nhập cảng ồ ạt, chạy đầy đường, lác đác có cả xe hơi sang trọng. Saigon Hànội tràn ngập xe cộ đủ hiệu, đi bộ một mình nhiều khi không dám băng qua đường. Đang đi trên vỉa hè phố Hàng Bông, đột nhiên cả chục xe máy dưới đường gầm rú ào ào túa lên chạy tung tóe, hoảng kinh hồn vía. Các tiệm ăn nhậu cao cấp, phòng trà, cà phê ôm, quán rượu, đấm bóp, tắm hơi, mở ra nhan nhản, đầy nghẹt khách. Công an xuất cảnh gửi giấy mời tôi tới chơi, nhã nhặn hỏi han, ve vuốt, khuyến khích đầu tư, tôi chỉ ậm ừ cười. Ngày xưa họ cho mình vượt biên là bám đít Mỹ ăn bơ thừa sữa cặn, bây giờ lại thân mật chiều chuộng, gọi là "núm ruột ngàn dậm", thật là trơ trẽn hết chỗ nói.
Chùa chiền, thánh đường họ cho hành lễ trở lại để khỏi bị quốc tế công kích, nhưng vẫn ngấm ngầm theo dõi nhất cử nhất động. Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ không chịu sáp nhập với Giáo hội Quốc doanh, bị bắt bớ, giam lỏng. Chức sắc Hòa Hảo bị đánh đập. Mục sư Tin lành bị tra tấn. Linh mục Thiên chúa cũng bị cũng bị làm khó dễ nhưng chưa dám áp bức quá đáng vì còn ngại ảnh hưởng của Tòa thánh Vatican.
Năm 2000 tôi mua nhà ở Cali. Hai năm sau, làm đơn bảo lãnh mẹ qua Mỹ chơi 6 tháng. Mọi sự đều dễ dàng. Khác xa thời kỳ 80, 85, ai ra khỏi nước rồi coi như hết đường trở lại, người ở VN đừng hòng mong gặp lại người đi Mỹ. Năm 2004 tôi lại về quê thăm nhà, lại thấy đổi khác. Việt Mỹ đã lập lại bang giao chính thức nên Việt kiều có quốc tịch Mỹ được Tòa Lãnh Sự Mỹ ở VN bảo vệ, tha hồ đi du lịch từ Nam ra Bắc không bị khó dễ. Các quan chức và nhà giàu trong nước đua nhau gửi con cái qua Mỹ, Úc, Singapore, du học càng lúc càng nhiều.
Nhờ hệ thống Internet bắt đầu phát triển càng lúc càng tinh vi, chánh quyền bắt đầu mở rộng trí khôn, bớt kiêu ngạo, người dân, sinh viên mở mang kiến thức, tầm nhìn, có thiện cảm dần với người Mỹ, học hỏi cái khôn của thế giới tự do dân chủ. Nhà nước ngoại giao xin viện trợ, nhưng vẫn kềm kẹp báo chí, ngôn luận trong nước, ém nhẹm nhũng vụ tham nhũng lem nhem của tập đoàn chóp bu, vẫn nhồi sọ sinh viên với mớ giáo điều Mác Lê cũ rich để yêu kính "bác" Hồ, trung thành với "xã hội chủ nghĩa" mà Liên xô đã vứt bỏ.
Tổng thống Clinton qua thăm xã giao, được dân chúng vui mừng chen nhau tiếp đón. Phan văn Khải qua Mỹ, bị người Việt ở Mỹ biểu tình đả đảo. Doanh nhân trong nước cho qua Mỹ tham quan, họp hành rút kinh nghiệm. Nhưng tuyệt đối đàn áp biểu tình, cấm làm chính trị. Công an đàn áp dân biểu tình, sợ bị chụp hình lên báo, thuê dân côn đồ xã hội đen dàn cảnh tung xe, đâm thuê, giết mướn các kẻ chống đối. Bắt bớ, bỏ tù, hăm dọa các nhà tranh đấu dân chủ như bác sĩ Sơn, linh mục Lý, luật sư Đài, Lê thị Công Nhân, tiến sĩ Giang..
Cho dân tự do làm giàu, nhưng không được hội họp bàn tán chính trị. Nhà nước bán, cho thuê đất đai, dinh thự cho ngoại quốc đầu tư. Cán bộ cao cấp lợi dụng chánh sách quy hoạch đât đai, cướp đất của dân hay đền bù rẽ mạt, làm dân đen khiếu nại ra tới Hà nội. Có quyền thì làm ra tiền.Vợ các quan lớn lợi dụng uy chồng, tranh đua kinh tài. Các nhà địa ốc mua rẽ bán đắt, làm giàu mau lẹ. Dịch vụ tổ chức môi giới cho gái nghèo lấy chồng Đài loan, Nam Hàn mọc ra như nấm. Mua con nít gái bán qua các động mãi dâm ở Cambuchia , bị quốc tế phanh phui. Nhà nước xuất khẩu lao động qua Mã lai, Indonesia, Đông Âu, xén bớt lương thợ ...Dịch vụ môi giới cho khách Âu Mỹ xin con mồ côi VN bị tai tiếng lem nhem. Các đường dây kết hôn giả, làm hôn thú giả qua Mỹ sống ngày càng lộ liễu. Nhiều thanh thiếu niên sa vào con đường nghiện ngập ma túy, chơi bời mắc bệnh SIDA.
Con ông cháu cha mua xe hơi de luxe" chạy đua, gây tai nạn, bỏ chạy...Nhưng đó chỉ là cái giàu bề ngoài, chỉ có ở thành phố lớn, của giới đảng viên cán bộ chóp bu và thành phần ăn theo. Có đi về miền quê, miền sâu miền xa, mới thấy cái nghèo đói thê thảm của người dân đồng ruộng, đồi núi thượng du, các dân tộc thiểu số. Chênh lệch giữa giới giàu nghèo càng ngày càng rộng. Nhà nước dùng cò mồi, nhiều thủ đoạn ra sức chiêu dụ "Việt kiều yêu nước" về nước đầu tư, hầu như chẳng ai dám về. Về làm ăn thì tiền mất tật mang, cái gương "Vua chả giò" Trịnh vĩnh Bình ở Hòa lan đem vàng và tiền về đầu tư bị chụp mũ, nhốt tù còn đó. Ba quyền Lập pháp, Hành pháp,Tư pháp nằm cả trong tay Đảng, ai mà dám về?
Quốc hội thì đa số toàn các ông bà "Nghị gật", ngậm miệng ăn tiền. "Đảng cử, dân bầu", dân bị lùa ép đi bỏ phiếu, nếu không công an tới nhà làm khó dễ. Giai cấp cai trị cứ lo làm giàu, không thèm quan tâm tới dân,"sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi". Có nhiều tin đồn trong dân gian rằng chóp bu Đảng và các tham quan giàu sụ, phải rửa tiền, lén lút chuồi tiền ra ngoại quốc, gửi con qua Mỹ du học, mở các ngân khoản bạc tỷ ở ngân hàng Thụy sĩ, mua xe, mua nhà và cơ sở kinh doanh ở Mỹ bằng tiền mặt, phòng khi có biến thì "dông".
Tin tức nhà nước tham nhũng, bất công, đàn áp nhân quyền, tôn giáo, truyền đi nhanh chóng nhờ các bloggers trên Internet, nhờ tiếp sức của báo chí truyền thông hải ngoại online, nhất là ở Mỹ và Úc, đua nhau khai thác bộ mặt xấu xa của CSVN, chuyển tin về quốc nội. Thần tượng Hồ chí Minh sụp đổ trong lòng đại đa số nhân dân, với sự thật nham nhở cùng nhiều chứng cớ rõ ràng về đời tư bị Internet đưa ra ánh sáng. Đối với tất cả các tin đồn "tiêu cực" đó, báo chí, Tivi, truyền thông nhà nước CS một mực tuyên truyền do các "thế lực thù địch hải ngoại" tung ra. Sau đó là đủ loại “nghị quyết” kiều vận, đưa tiền và gián điệp ra hải ngoại lũng đoạn, chia rẽ đánh phá cộng đồng người Việt.
2005-2010
Trong khi báo chí người Việt hải ngoại ở Âu Mỹ và Úc hơn lúc nào hết, phổ biến những điều xấu xa nhục nhã ở Việt nam như qua Bắc kinh hầu hạ nhận lệnh quan thầy, xin xỏ viện trợ Âu Mỹ, luồn cúi nhịn nhục Trung quốc, đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền trong nước, ám sát bắt bớ các nhà tranh đấu dân chủ, lực lượng tranh đấu hải ngoại luôn tìm cơ hội vận động quốc hội Âu Mỹ lên án Việt nam độc tài, khiến Nhà nước ta nổi dóa, áp lực các nước Đông nam Á phải đập phá các tượng đài tưởng niệm những thuyền nhân VN chết trên biển Đông và cong cớn phản đối quốc tế không nên can thiệp xen vào nội bộ chính sách Việt nam.
Đây là thời kỳ mà phong trào tranh đấu dân chủ nhân quyền trong nước lên cao tột đỉnh trong suốt 30 năm qua, song song với những vụ tham nhũng khổng lồ vỡ lỡ cả thế giới đều biết (PMU, cá độ bạc triệu, Dự án Xa lộ Đông tây, Air Viêtnam ăn cắp buôn lậu, nhân viên sứ quán buôn lậu sừng tê giác ở Nam phi, in giấy bạc Polymer ở Úc, chiếm đất Xuân lộc chia chác làm của riêng...) những sự kiện nhục quốc thể chưa từng có trong lịch sử VN, đánh động tới lòng ái quốc và lương tâm của người dân yêu nước, ngay cả trong giới đảng viên như tướng Trần Độ, ông Hoàng minh Chính, trung tá Trần anh Kim cũng trả thẻ Đảng, công khai chống đối...
Chưa bao giờ có nhiều nhà tranh đấu dân chủ trong nước bị ra tòa, bỏ tù nhiều như giai đoạn này. Nguyễn tiến Trung, Lê công Định, blogger Điếu Cày, Trần khải Thanh Thủy, các phụ nữ bênh vực cho nông dân bị cướp đất... Phạm thị Thanh Nghiên ngồi nhà treo bảng "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt nam" cũng bị bắt nhốt, rồi lôi ra tòa xử 3 năm tù. Thật là tủi nhục cho đất nước bị ngoại bang láng giềng khống chế, chưa bao giờ trong lịch sử có chuyện như thế xảy ra.
Cọng sản Viêt nam ngoan ngoãn để cho Trung quốc đuổi tàu Anh, tàu Mỹ vào biển VN thăm dò dầu mỏ, chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường sa, lấn đất biên giới, lấn chiếm hải phận, bắt cóc, cướp cá, đòi tiền chuộc và bắn chết ngư dân VN trên biển nhà, nhưng lại bỏ tù không thương tiếc các nhà ái quốc trong nước. Công an đàn áp các cuộc biểu tình sinh viên chống đoàn lực sĩ điền kinh Tàu rước đuốc ngang qua Saigon, reo hò biểu tình trước tòa đại sứ Tàu ở Hànội năm 2007. Cựu thủ tướng Võ văn Kiệt đã về hưu, biết rõ sai trái, kêu gọi thay đổi đường lối độc tài thì đột nhiên bệnh lăn ra chết, có tin đồn bị đánh thuốc độc. Ký giả phóng viên có thẻ Đảng của báo Tuổi trẻ do Kiệt đỡ đầu, lỡ đăng tin tham nhũng chóp bu, cũng bị xử án, bỏ tù. Cha Lý bị công an bịt miệng trước Tòa án không cho nói, có ký giả lén chụp được hình, tung ra trên mạng, cả thế giới đều biết, công kích phản đối ầm ỹ, làm Hànội điếng hồn như gái ngồi phải cọc.
Kế đến vụ Nguyễn tấn Dũng cho Tàu đem quân đội và dân thất nghiệp vô khai thác Bâu xít ở Tây nguyên lên đến hàng vạn người, bị tướng Giáp và vô số thành phần trí thức khoa học gia trong nước phản đối nhiều lần không có kết quả. Trên mạng, loan khắp nơi tin đồn Tàu cho Dũng 50 triệu "đô" bỏ ngân hàng Thụy sĩ đổi lấy Tây nguyên. Lại có tin nói Tàu thật ra cốt ý khai thác "uranium"(khô ng phải bâu xít) làm bom nguyên tử. Luật sư Cù hà Huy Vũ nộp đơn kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng giao Tây nguyên cho Tàu khai thác bâu xít là trái luật, bị Dũng sai công an tới đập phá tường rào trả thù.
Nhiều người tiên đoán có ngày Hải quân Tàu ngoài khơi ở Hoàng Sa sẽ bắn vô, súng đại bác của lính Tàu trên Tây nguyên sẽ bắn xuống, kẹp miền Trung vô giữa, chia VN thành hai mảnh để dễ bề thôn tính. Nhà nước ta ý thức được nguy hiểm của thế giới ảo Internet, môi trường thuận lợi cho sự liên kết phối hợp các thành phần chống đối trong và ngoài nước với nhau, ra sức dùng kỹ thuật "tường lửa" ngăn chận, kiểm soát chặt chẽ các quán cà phê Internet, theo dõi email tư nhân... nhưng họ ngoan cố không hiểu rằng dưới ánh sáng mặt trời, thế kỷ 21, thời đại mà tin học tiến bộ vượt bực từng ngày, không có gì ám muội, xấu xa tồn tại mà không bị phanh phui.
Nhiều chuyện tham ô, bao che nhau từ nhà nước đến tư nhân, từ trên xuống dưới lâu lâu đổ bể, được dân chúng bàn tán xôn xao, nhất là các vụ thầu xây cất. Cầu đường xây lên chưa đầy năm đã nứt lõm, nghiêng vẹo, lủng lỗ, có khi đang xây đã đổ sập, giết chết công nhân, vì tập đoàn toa rập ăn bớt xi măng, sắt thép. Có lần bọn nhà thầu còn dám dùng tre thay cho thép để đúc bê tông, làm cầu sập, cột gãy, thật là quá sức tham tàn độc ác. Vậy mà còn dám vay tiền quốc tế chuẩn bị xây 2 nhà máy nguyên tử lực ở Ninh thuận, biết có an toàn bảo đảm không, hay lại rò rỉ phóng xạ gây nguy hiểm chết người như ở Liên Xô năm nào.
Tham nhũng là hiện tượng nổi bật, nhà nước luôn miệng tuyên bố ưu tiên "giải quyết", nhưng chỉ làm nửa vời. Quan trên nói láo, tham ô, làm sao dạy cho cấp dưới tánh thật thà, đức thanh liêm. Thượng bất nghiêm, hạ tắc loạn, làm sao mà giải quyết? Tố tham nhũng có khi còn bị trả thù, trù dập, người dân cũng chán không thèm tố nữa. Nhưng cũng không còn sợ công an, bắt đầu đoàn kết đánh trả, nhốt cảnh sát, đốt xe công an, làm nhà nước địa phương phải gửi thêm viện binh tới.
Trong khi đó, thì ai cũng thấy rõ đạo đức xã hội trong nước xuống cấp đến mưc báo động. Chương trình học không có môn Đức dục, hay Công dân giáo dục, dạy các giá trị làm người căn bản như hiếu thảo, trách nhiệm, lễ phép, vị tha, trung thành, lương thiện của đạo Khổng. Lý nhân quả báo ứng của đạo Phật, đạo Chúa lại không được tôn trọng, nên tôn ti trật tự đảo lộn, trong dân gian nhan nhản xảy ra những cảnh trò đánh thày, thày đánh trò, hiếp dâm nữ sinh, hiệu trưởng "mua dâm" nữ sinh, con giết cha, mẹ giết con, chồng giết vợ, cháu giết bà, ông già hiếp dâm con nít, cướp giật, lường gạt...
Vụ nổi cộm mới đây là vụ đụng chạm tự do tôn giáo mà trong Hiến pháp VN quy định công nhận rõ ràng: đàn áp cướp đất Tam Tòa và đuổi tăng ni môn đồ làng Mai khỏi chùa Bát Nhã mà cả thế giới đều nghe biết và lên tiếng bất mãn... Kế đến, vụ dập phá Thánh giá ở Đồng Chiêm, đả thương đổ máu linh mục giáo dân. Thế giới tự do Âu Mỹ lên án, Hà nội tỉnh bơ, bình chân như vại. Có tin đồn bàn tay "lông lá" của cố vấn Tàu ngay trong Bộ chính trị thúc đẩy.
Thiên hạ đồn có 2 phe trong Bộ chính Trị, phe thân Mỹ, phe thân Tàu, "chơi nhau", nên nhà nước hành xử mâu thuẫn, chuệch choạc. Trong khi đó thì mấy năm nay, thiên tai bão lụt mỗi năm càng tàn phá đất nước nặng nề hơn, làm khổ người dân đen đến cùng tận. Thành phố Hà nội và Saigon chìm đắm ngập lụt trong nước mỗi khi cơn mưa lớn đổ xuống. Nước biển lấn vào đồng bằng lục tỉnh, sắp tràn lên nuốt hết đất đai trù phú miền Nam, vựa lúa lớn nhất Đông nam Á. Sông Cửu long ô nhiễm và Nhị Hà khô cạn lần. Triệu chứng Trời phạt, hay chỉ là hậu quả việc tàn phá môi sinh, hiện tượng thay đổi khí hậu, hâm nóng toàn cầu?
Trong những thay đổi biến động dồn dập trong nước mấy năm qua, biểu lộ lòng khao khát dân chủ tự do của người dân Việt chịu đựng quá nhiều đau khổ, 35 năm sửa sai đổi mới mà đất nước vẫn còn chìm đắm trong nghèo đói, đạo đức người dân lại ngày càng suy đồi, xã hội chỉ biết chạy theo tiền bạc, tôi thường bâng khuâng tự hỏi xã hội đất nước mình đang đi vào ngõ cụt, hay bắt đầu giai đoạn "cùng tắc biến" theo như trong Kinh Dịch nói.
2010
Thế là Tết này, sau 35 năm chế độ cọng sản cai trị người dân, tôi nảy ý về VN ăn Tết để coi lại quê hương mình có gì thay đổi. Nhà cửa, đường xá, xe cộ, kinh doanh rõ ràng là có sầm uất, hiện đại, tiến bộ hơn, so với cả trước 75 thời kỳ chiến tranh Nam Bắc, nhưng con người, đường lối giáo dục đào tạo thế hệ tương lai mất đi tính cách nhân bản và đạo đức của thế hệ trước đây.
Saigon, Hà nội nhà cửa dinh thự mọc lên như nấm.Thành phố tỉnh lẻ như quê tôi cũng lớn lên nhiều lắm, nhà cửa, đường xá chi chit, tiêm buôn sầm uất, những người quen cũ đã già lão, có người đã chết, chỉ còn lác đác năm ba người quen rải rác đó đây, tay bắt mặt mừng, nhắc kỉ nệm cũ, còn toàn là mặt thanh niên thiếu nữ mới lớn, trơ mắt nhìn mình như người xa lạ.
Tục lệ cúng Ông táo ngày 23 tháng chạp vẫn còn nhiều người giữ, áo quần giấy, vàng mã, nải chuối, ly gạo,tách nước... Ngoài phố xe cộ nhộn nhịp, buôn bán sầm uất, nhưng ở hang cùng ngỏ hẽm có nhiều gia đình lao động nghèo suốt năm quần quật làm không đủ ăn.Tết đến, đau buồn tủi hổ không sắm nỗi áo quần, giày dép mới cho con.Trẻ con nghèo giàu gì cũng có cùng một tâm hồn nao nức chờ đón được mặc đồ mới, tiền lì xì mừng tuổi, đốt pháo, mua này mua kia, bỏ tiền đồng binh...Chót sinh vào làm con nhà nghèo, con mồ côi, thì đành chịu, ngồi nhà nhìn ra đường coi thiên hạ xe cộ qua lại, xanh đỏ tím vàng áo quần lộng lẫy du Xuân chúc Tết...
Tôi nhớ lại cái cảm giác nô nức hiếu kỳ của những ngày cuối năm khi còn trong nước. Bây giờ quá quen với phong tục Âu Mỹ mấy chục năm nay, đầu hai thứ tóc, không còn cái cảm giác nao nao của những ngày niên thiếu lúc cuối năm, tuy cố chuẩn bị cho mình cái tinh thần ngày Tết, mà sao nhìn đâu cũng thấy "buồn ơi chào mi", thấy toàn là kỷ niệm, mất mát, người thân khuất bóng, kẻ quen chia lìa, ly tán.
Gia đình tôi như mọi nhà khác trong nước vẫn giữ truyền thống Mồng Một chúc Tết lì xì trong gia đình. Má mặc áo gấm, ngồi ghế trịnh trọng, con cháu lớn nhỏ tề tựu xung quanh. Chín đứa con mà chỉ có ba anh em đứng đó chúc Tết cho mẹ, những đứa khác không về. Xong màn chúc Tết, tất cả vào buồng thờ lạy Phật và ông bà. Kế đó, cả nhà lên xe đi nghĩa trang thăm mộ thắp nhang cho ông bà và ba... Ngày xưa mướn nguyên chiếc xe Lambretta chở cả nhà thật vui, bây giờ thì cứ 2 người ngồi một xe Honda, nối đuôi nhau chạy. Mỗi lần ra thăm mộ là mỗi lần thấy lòng chùng xuống, kỷ niệm xa xưa hiện về khêu gợi mối thương tâm. Đưa mắt nhìn cây cỏ xung quanh mà biết tâm sự cùng ai, tâm tư lan man nhớ lại những mùa Xuân mấy chục năm về trước, những năm hạnh phúc êm đềm gia đình anh em còn đông đủ.
Trên đường về, ghé chùa Tỉnh Hội lễ Phật, cúng tiền phước sương, lì xì hỏi thăm mấy chú tiểu. Qua chùa Diệu Ấn, thăm Sư cô trù trì, ăn miếng mứt gừng, cúng tiền, dạo cảnh. Chùa chiền ngày Xuân bây giờ không được tấp nập, ấm cúng, đông đúc rộn rã như ngày xưa, thời mà các sư các ni được quí trọng. Tôn giáo bây giờ bị trù ếm, bôi nhọ, rình rập, nghi kỵ, Phật tử tín đồ cũng ngại ngùng, ít dám tới chùa, tâm sự với ai. Biết tin ai trong xã hội này. Công an chìm đầy dẫy. Thời nào cũng có những kẻ ươn hèn đốn mạt làm tay sai để hưởng cơm thừa cá cặn của kẻ ác cai trị, không biết khi chết, đầu thai vào súc sanh, địa ngục, hay cảnh giới tối tăm nào.
"Chia để trị " là sách lược của thực dân Pháp ngày xưa, giờ được Đảng dùng lại, vì nó hiệu quả, có lợi cho nhà nước. Về nhà, em gái xuống bếp hâm thức ăn, khui bánh chưng bánh tét, củ kiệu củ cải dưa muối, thịt heo kho nước dừa, dọn lên cả nhà ăn trưa. Má mệt, đi nằm nghỉ, con cháu ai muốn đi đâu thì đi, thăm bạn bè, người quen..
Tôi lái xe Honda xuống biển Bình Sơn, cách thành phố có 2 cây số, hóng gió biển, thấy dân nhà quê áo quần xanh đỏ từ các nơi xa xôi đổ xô về, gửi xe đông nghẹt, y chang như ngày xưa. Muốn mua vé vào xem Hội chợ, ăn uống, xem xiếc, đánh bài, bầu cua cá cọp. Tiếng nhạc ồn ào, tưng bừng, màu sắc trang trí cờ quạt xanh đỏ phất phới trong gió biển thật vui mắt. Cũng muốn gửi xe, bước xuống lăn mình vào dòng người vui nhộn, coi này coi kia, vui lây cái vui của thiên hạ, nhưng kịp hiểu rằng thời của mình không còn nữa. Sẽ chỉ lạc lõng trong biển người mộc mạc dưới kia, gặp toàn những khuôn mặt trẻ mới lớn xa lạ, đào tạo nuôi dưỡng trong một hệ thống giáo điều nhồi sọ, toàn những người chưa hề biết chiến tranh Việt nam là gì, không chút ý niệm gì về nhân quyền, dân chủ, tự do. Sẽ nhớ tiếc thời vàng son tươi đẹp, thời đùm túm bè bạn thân thiết của những ngày niên thiếu xa xưa...
Như thế đó, tôi trở về quê hương ăn Tết, để thấy mình chỉ là người già cô đơn trong biển người trẻ mới lớn thụ động kia, xử dụng những tiếng Việt mới lạ, không biết phép lịch sự và tôn trọng luật lệ như người Tây phương. Không có một biến cố lịch sử chung nào, một hoạt động xã hội chính trị chung nào ràng buộc mình với những người xa lạ đó để trở thành thân quen. Mình như thuộc về một thế giới khác, một xã hội khác, sau khi rời bỏ quê hương gần ba mươi năm qua... Dù có muốn về ở lại quê cũ, nhưng biết sẽ không thể chịu nổi đủ thứ rắc rối, bực mình, khó dễ, mè nheo tiền bạc từ phía công an.
Con chim đã thoát ra khỏi lồng tối, nếm mùi tự do bay nhảy trong ánh sáng rực rỡ của trời cao đất rộng, sao lại có thể chịu chui đầu vào chiếc lồng ọp ẹp hắc ám trở lại.
*
Friday, March 19, 2010
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH * TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
Nguyễn Trọng Vĩnh
Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc
Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại
Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc
Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại
I.
Thủ đoạn bành trướng cứng (bằng lực lượng vũ trang) của Nhà nước
Trung Hoa thì Việt Nam cảm thấy rõ hơn ai hết. Năm 1974, họ dùng lực
lượng mạnh hơn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam . Năm 1979 họ
đem nửa triệu quân xâm lược các tỉnh biên giới Việt Nam, tuy bị quân
dân ta phản kích phải rút lui nhưng nhiều điểm cao sát bên kia thì vẫn
nằm lỳ và giở chiến thuật lấn đất, đắp bờ kè trên sông, nhổ cột mốc
thừa cơ cắm dịch sâu vào đất ta để tranh từng tấc sông ngọn núi của ta,
khiến cuộc đàm phán về đường biên giới giữa hai nước biến thành một
cuộc đấu tranh giai dẳng kéo dài – có thể nói là dài nhất trong lịch sử
mọi cuộc thương thuyết biên giới ở Việt Nam từ trước đến nay – mà sự
lỳ lợm ranh ma của đối phương trong việc hoạch định đường biên giới
trên thực địa khiến các đoàn công tác của chúng ta nhiều lúc phải đối
phó hết sức vất vả (xem Wikipedia: Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam –
Trung Quốc).
Năm 1988 họ chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, dùng chiến hạm đánh đắm tàu và giết hại 74 chiến sỹ Việt Nam ra tiếp tế cho quân đồn trú của Việt Nam giữ quần đảo Trường Sa của mình. Họ lại tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” xâm phạm hải phận quốc tế và bao chiếm gần hết biển Đông. Như thế mà mồm họ cứ nói rất giẻo là Trung Quốc muốn bắt tay với các nước để xây dựng một thế giới hài hòa, làm sao mà ai nghe được.
Năm 1988 họ chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, dùng chiến hạm đánh đắm tàu và giết hại 74 chiến sỹ Việt Nam ra tiếp tế cho quân đồn trú của Việt Nam giữ quần đảo Trường Sa của mình. Họ lại tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” xâm phạm hải phận quốc tế và bao chiếm gần hết biển Đông. Như thế mà mồm họ cứ nói rất giẻo là Trung Quốc muốn bắt tay với các nước để xây dựng một thế giới hài hòa, làm sao mà ai nghe được.
Nhắc
lại một lần nữa về quần đảo Hoàng Sa. Từ đời vua Minh Mạng thứ 15, đã
có sắc chỉ ban cho Đội trưởng Hải đội quân Hoàng Sa, phái Hải đội ra
Hoàng Sa tìm kiếm hải sản, coi giữ các đảo và cắm bia khẳng định chủ
quyền của nước Đại Nam (Việt Nam ngày nay). Tại đảo Lý Sơn thuộc Quảng
Ngãi hiện còn miếu Âm Linh, nơi đó dân chúng và Triều đình tế sống các
thành viên Hải đội Hoàng Sa trước khi xuất phát. Thời Pháp thuộc thì
Hoàng Sa do một phân đội quân Pháp đóng giữ. Thời Việt Nam Cộng hòa thì
Hoàng Sa thuộc quyền cai quản của một phân đội quân VNCH. Thử hỏi có
bóng dáng một người Trung Quốc nào trên bãi “cát vàng” này trong suốt
những thời kỳ dài như vậy?
Cho
dầu Trung Quốc có lục hết mọi kho thư tịch cũng không tìm ra được cứ
liệu cổ xưa nào ghi danh Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của họ. Ngay cả tấm
bản đồ mà tướng Đặng Chung, Tổng binh trấn thủ Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam)
vẽ cũng ghi Hoàng Sa là thuộc An Nam (Việt Nam). Bí quá, gần đây họ
lại bày trò “khảo cổ” khai quật Hoàng Sa “tìm thấy tự liệu văn vật
Trung Quốc” hòng chứng minh cái gọi là chủ quyền. Nhưng tư liệu khảo cổ
đâu có thể là tiêu chí để xác định chủ quyền quốc gia của bất cứ nước
nào. Chưa nói là những “tư liệu văn vật” mà họ rêu rao, có ai chứng
minh được là thật hay giả. Sự thật rành rành là vậy mà họ luôn luôn
trơ tráo lu loa rằng Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Nam Hải
(biển Đông) thuộc chủ quyền của TQ “không thể tranh cãi”! Báo chí của
Trung Quốc còn nói bừa rằng năm 1974 họ “phản kích” “giành lại” Tây Sa
(Hoàng Sa), “đẩy lui” Việt Nam, Malaysia, Philippin “xâm chiếm”, “phá
hoại” Nam Sa (Trường Sa) (?!). Rõ là giọng lưỡi kẻ mạnh “vừa ăn cướp
vừa la làng”!! Tham vọng bành trướng cứng của TQ còn lộ rõ trên tạp
chí Hoàn cầu thời báo ngày 18/03/2009 và trên “Đài Phượng Hoàng” của
Trung Quốc ngày 09/12/2009, qua các bài báo của các tác giả Đới Hy, Mã
đinh Thịnh, Tống hiếu Quân. Trích một đoạn sau đây:
“
Quân
đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa (Trường
Sa) để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên tại Nam Hải (biển Đông),
thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo Nam Sa với các cơ sở dành cho
máy bay trực thăng và các loại hình tác chiến khác… Tây sa (Hoàng Sa)
có sân bay, máy bay vận tải, chiến đấu, tiếp dầu, có thể hạ, cất cánh
tại đây, hệ thống ra-đa tiên tiến, là một căn cứ quân sự lớn, cộng thêm
khi Trung Quốc có hàng không mẫu hạm thì toàn bộ khu vực Nam Hải (biển
Đông) sẽ nằm trong sự khống chế của Hải quân và không Quân Trung Quốc.
Như vậy có thể nhìn thấy tương lại Trung Quốc có thể thu hồi toàn bộ
các đảo ở Nam hải rồi”. Dã tâm đến thế mà những người nắm quyền ở
Trung Quốc vẫn luôn mồm nói “hữu nghị” ngọt xớt, nhất là đối với Việt
Nam để phỉnh phơ những người nhẹ dạ. Ai trong số 85 triệu dân chúng và
quan chức nước ta có thể mắc vào “mồi nhử” này được nhỉ?
II.
Song song với bành trướng cứng, dựa vào khối dự trữ ngoại tệ rất
lớn, những người cầm quyền Trung Quốc hiện đương triển khai thủ đoạn
“bành trướng mềm” (bằng đô la). Họ tung tiền ra mua (hoặc thuê dài hạn
50 năm) đất đai, hầm mỏ, núi rừng của các nước nghèo ở Châu Phi, châu
Á. Họ đưa người của họ đến khai thác trồng trọt, khai phá, làm nhà,
đem vợ con đến hoặc lấy vợ người bản địa, 50 năm sinh con đẻ cháu sẽ
thành những làng Trung Hoa, thị trấn Trung Hoa là lãnh địa của họ trong
lòng nước sở tại, vô hình trung quốc gia hữu quan mất đứt một phần
lãnh thổ. Khu kinh tế đặc biệt Bò Tèn thuộc tỉnh Luông Nậm Thà của Lào
chỉ mấy năm lại đây có casino, khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng… phần
lớn là của người TQ, một số ít người Lào chỉ làm các việc như vệ sinh,
dọn dẹp, khuân vác…
Với 97% dân số là người TQ thì tự nhiên huyện Bò Tèn trở thành một thành phố nhỏ của Trung Quốc, còn cựa vào đâu được nữa. Họ viện trợ không hoàn lại cho nước nghèo để được hàm ơn, từ đó dễ xâm nhập và chi phối. Họ còn nham hiểm đến mức “mua” cả người, là những người có chức quyền nào đó, hoặc có vai vế để dễ đàng hoạt động, bằng cách tặng, biếu, đãi đằng, phỉnh nịnh tâng bốc, nếu mua được những người đứng đầu quốc gia – cái đích ngắm lớn nhất của họ – thì họ tha hồ tự tung tự tác. Ở Việt Nam họ đã vào được Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu số một của nước ta để khai thác bauxite.
Gần đây họ lại cùng Hồng Kông, Đài Loan mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) 264 ngàn hecta rừng trong đó có cả một phần rừng đầu nguồn, của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Dương, nói là để trồng nguyên liệu. Chưa biết họ trồng nguyên liệu gì, có trồng hay không, nhưng đã mua được thì họ tự do chặt phá (trong khi ta phát động trồng rừng). Hàng mấy trăm ngàn hecta rừng nhất là rừng đầu nguồn mà bị chặt phá thì đến mùa mưa, lũ lụt vô cùng lớn chắc chắn sẽ gây tai họa khủng khiếp cho dân, phá hoại đường sá, cầu cống, mùa màng. Mùa khô, nước các sông sẽ cạn kiệt, hoa màu thiếu nước tưới, các công trình thủy điện thiếu nước khó hoạt động. Mặt khác cần phải nghĩ tới việc họ sẽ có thể khai thác tài nguyên khoáng sản quý dưới lòng đất mang về nước họ. Nhưng còn quan trọng hơn nữa là trong các khu rừng rộng lớn ấy sẽ chứa đựng bao nhiêu người Trung Quốc sang khai thác rừng và làm gì nữa, có vũ trang không, ai mà biết được. Trách nhiệm thuộc về ai trong mối hiểm họa vô cùng đáng sợ này? Chưa thấy những người cầm cân nẩy mực có câu trả lời.
Với 97% dân số là người TQ thì tự nhiên huyện Bò Tèn trở thành một thành phố nhỏ của Trung Quốc, còn cựa vào đâu được nữa. Họ viện trợ không hoàn lại cho nước nghèo để được hàm ơn, từ đó dễ xâm nhập và chi phối. Họ còn nham hiểm đến mức “mua” cả người, là những người có chức quyền nào đó, hoặc có vai vế để dễ đàng hoạt động, bằng cách tặng, biếu, đãi đằng, phỉnh nịnh tâng bốc, nếu mua được những người đứng đầu quốc gia – cái đích ngắm lớn nhất của họ – thì họ tha hồ tự tung tự tác. Ở Việt Nam họ đã vào được Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu số một của nước ta để khai thác bauxite.
Gần đây họ lại cùng Hồng Kông, Đài Loan mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) 264 ngàn hecta rừng trong đó có cả một phần rừng đầu nguồn, của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Dương, nói là để trồng nguyên liệu. Chưa biết họ trồng nguyên liệu gì, có trồng hay không, nhưng đã mua được thì họ tự do chặt phá (trong khi ta phát động trồng rừng). Hàng mấy trăm ngàn hecta rừng nhất là rừng đầu nguồn mà bị chặt phá thì đến mùa mưa, lũ lụt vô cùng lớn chắc chắn sẽ gây tai họa khủng khiếp cho dân, phá hoại đường sá, cầu cống, mùa màng. Mùa khô, nước các sông sẽ cạn kiệt, hoa màu thiếu nước tưới, các công trình thủy điện thiếu nước khó hoạt động. Mặt khác cần phải nghĩ tới việc họ sẽ có thể khai thác tài nguyên khoáng sản quý dưới lòng đất mang về nước họ. Nhưng còn quan trọng hơn nữa là trong các khu rừng rộng lớn ấy sẽ chứa đựng bao nhiêu người Trung Quốc sang khai thác rừng và làm gì nữa, có vũ trang không, ai mà biết được. Trách nhiệm thuộc về ai trong mối hiểm họa vô cùng đáng sợ này? Chưa thấy những người cầm cân nẩy mực có câu trả lời.
Đây
không chỉ là hành động bành trướng mà là sự phá hoại kinh tế, phá hoại
môi trường, phá hoại đời sống của nhân dân và phá hoại an ninh đất
nước một cách gớm ghê, thâm hiểm. Ở đồng bằng và ven biển nước ta,
Trung Quốc sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra cạnh tranh với các nước, đầu tư
xây dựng công trình, xí nghiệp và một khi trúng thầu xây dựng nhiều
công trình (trên thực tế họ đã trúng thầu khắp từ Bắc, Trung, Nam,
nhưng hình như chưa một cơ quan có trách nhiệm nào thống kê xem con số
là bao nhiêu), họ đưa ồ ạt lao động của họ vào, cộng với vô số người
Trung Quốc vào theo đường du lịch.
Thế là từ trên rừng đến đồng bằng, ven biển có hàng vạn người Trung Quốc tự do cư trú, đi lại không kiểm soát được, tạo thành đạo quân thứ 5 của những người cầm quyền Trung Quốc. Mối nguy tiềm ẩn ra sao tưởng không cần phân tích cũng đã rõ! Trước những hành động của “Ông láng giềng hữu nghị” trên biển Đông cũng như trên đất liền Việt Nam , hàng triệu người Việt Nam yêu nước đang rất bức xúc và sôi gan. Chúng ta phải làm gì đây? Ngày 25-2-2010 Số 23, ngõ 5, Hoàng Tích Trí, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
Thế là từ trên rừng đến đồng bằng, ven biển có hàng vạn người Trung Quốc tự do cư trú, đi lại không kiểm soát được, tạo thành đạo quân thứ 5 của những người cầm quyền Trung Quốc. Mối nguy tiềm ẩn ra sao tưởng không cần phân tích cũng đã rõ! Trước những hành động của “Ông láng giềng hữu nghị” trên biển Đông cũng như trên đất liền Việt Nam , hàng triệu người Việt Nam yêu nước đang rất bức xúc và sôi gan. Chúng ta phải làm gì đây? Ngày 25-2-2010 Số 23, ngõ 5, Hoàng Tích Trí, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
@Bauxite Vietnam
*
NGUYỄN QUANG DUY * CỜ VÀNG
*
Nguyen Quang Duy
Tôi gật đầu chào người cựu chiến binh Úc. Ông hãnh diện chỉ lên ngực tấm huy chương với lá cờ vàng ba sọc đỏ. Thầm bảo là chiến công trong chiến đấu tại Việt Nam.
"
Xin anh cho tôi một lá cờ" người cảnh sát hỏi tôi. Tôi hỏi lại: "Tại sao anh lại muốn lá cờ Việt Nam?" Ông ấy đáp lời: "Cha tôi hy sinh tại nơi này, hôm nay giữ trật tự cho cuộc biểu tình, tôi thấy lá cờ quá đẹp, cho tôi một lá làm kỷ niệm". 30/4 năm ấy, mẹ tôi cẩn thận gấp lá cờ thật nhỏ dấu kỹ dưới đáy giương quần áo. Mẹ tôi mất trước khi tôi hỏi mẹ :"Tại sao mẹ cố giữ lá cờ ?" 1977 - Người chiến sỹ tử thủ thị trấn An Lộc kể tôi nghe lá cờ rách nát đạn thù "đẹp lắm, anh dũng lắm, không hiểu sao mình lại thua trận - 1975".
Người Mỹ rút chạy miền Nam sụp đổ lá cờ là di sản được đòan người tị nạn mang đến năm châu. Lá cờ vàng vẫn là cờ Tổ Quốc Việt Nam trong lòng đòan người di tản. Trong đòan người vừa được vớt trong chuyến hãi hành, tôi chiêm ngưỡng màu vàng của sự sống. Cờ ơi, tự do ơi, xin cám ơn Phật Trời, cám ơn Thượng Đế cho con được sống tự do. "Thị trấn tôi chỉ có một gia đình Việt Nam, nhờ dạy con gia đình ấy tôi biết được lá cờ của các bạn, đẹp vô cùng." Một cô giáo Úc nói với tôi. Tôi chở một gia đình mới đến Úc từ trại tị nạn Hồng Kông tham dự cuộc biểu tình. Sau đó tôi hỏi người chồng: "Chú nghĩ sao về lá cờ vàng ?" Ông trả lời :"Tôi đã chào lá cờ này trước ngày cộng sản vào tiếp thu Hà Nội."
Có thuyết cho rằng lá cờ đã có từ thời hai vua Thành Thái Duy Tân. Cả hai vua bị Pháp lưu đày vì ước mong độc lập và thống nhất Việt Nam. Nhân sỹ Trần văn Ân đại diện miền Nam đề nghị lá cờ. Được đại hội chọn lựa và được Hòang đế Bảo Đại thông qua. Lá cờ là biểu tượng của Quốc Gia Việt Nam Độc lập và thống nhất. Cờ vàng phất phới bay từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Rồi biểu tượng của miền Nam tự do đến ngày người Mỹ rút chạy. Tôi đi giữa đòan người và cờ đòi đài truyền hình SBS chấm dứt việc đưa tin từ cộng sản Việt Nam. Trong một cộng đồng đa nguyên lá cờ vàng cho chúng tôi tình đồng thuận đấu tranh.
Nếu hôm nay chúng ta không tôn vinh cờ vàng thì tương lai khi nước non thóat ngục tù cộng sản, biết mấy ai sẽ chọn làm màu cờ Tổ Quốc Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi 12/3/2010
*
Nguyen Quang Duy
Những Kỷ Niệm Với Lá Cờ Vàng.
Tôi gật đầu chào người cựu chiến binh Úc. Ông hãnh diện chỉ lên ngực tấm huy chương với lá cờ vàng ba sọc đỏ. Thầm bảo là chiến công trong chiến đấu tại Việt Nam.
"
Xin anh cho tôi một lá cờ" người cảnh sát hỏi tôi. Tôi hỏi lại: "Tại sao anh lại muốn lá cờ Việt Nam?" Ông ấy đáp lời: "Cha tôi hy sinh tại nơi này, hôm nay giữ trật tự cho cuộc biểu tình, tôi thấy lá cờ quá đẹp, cho tôi một lá làm kỷ niệm". 30/4 năm ấy, mẹ tôi cẩn thận gấp lá cờ thật nhỏ dấu kỹ dưới đáy giương quần áo. Mẹ tôi mất trước khi tôi hỏi mẹ :"Tại sao mẹ cố giữ lá cờ ?" 1977 - Người chiến sỹ tử thủ thị trấn An Lộc kể tôi nghe lá cờ rách nát đạn thù "đẹp lắm, anh dũng lắm, không hiểu sao mình lại thua trận - 1975".
Người Mỹ rút chạy miền Nam sụp đổ lá cờ là di sản được đòan người tị nạn mang đến năm châu. Lá cờ vàng vẫn là cờ Tổ Quốc Việt Nam trong lòng đòan người di tản. Trong đòan người vừa được vớt trong chuyến hãi hành, tôi chiêm ngưỡng màu vàng của sự sống. Cờ ơi, tự do ơi, xin cám ơn Phật Trời, cám ơn Thượng Đế cho con được sống tự do. "Thị trấn tôi chỉ có một gia đình Việt Nam, nhờ dạy con gia đình ấy tôi biết được lá cờ của các bạn, đẹp vô cùng." Một cô giáo Úc nói với tôi. Tôi chở một gia đình mới đến Úc từ trại tị nạn Hồng Kông tham dự cuộc biểu tình. Sau đó tôi hỏi người chồng: "Chú nghĩ sao về lá cờ vàng ?" Ông trả lời :"Tôi đã chào lá cờ này trước ngày cộng sản vào tiếp thu Hà Nội."
Có thuyết cho rằng lá cờ đã có từ thời hai vua Thành Thái Duy Tân. Cả hai vua bị Pháp lưu đày vì ước mong độc lập và thống nhất Việt Nam. Nhân sỹ Trần văn Ân đại diện miền Nam đề nghị lá cờ. Được đại hội chọn lựa và được Hòang đế Bảo Đại thông qua. Lá cờ là biểu tượng của Quốc Gia Việt Nam Độc lập và thống nhất. Cờ vàng phất phới bay từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Rồi biểu tượng của miền Nam tự do đến ngày người Mỹ rút chạy. Tôi đi giữa đòan người và cờ đòi đài truyền hình SBS chấm dứt việc đưa tin từ cộng sản Việt Nam. Trong một cộng đồng đa nguyên lá cờ vàng cho chúng tôi tình đồng thuận đấu tranh.
Tiểu
bang Victoria chúng tôi đang tu chính Nội Quy và sẽ chính thức mang
vào Nội Quy, cờ vàng là biểu tượng cho cộng đồng. "Mẹ ơi mai mẹ nói
với cô con, con không muốn tô màu lá cờ lấy từ trên mạng xuống, nó
không phải là cờ Việt Nam" con trai tôi nói với mẹ nó. Qua mạng tòan
cầu tôi biết được, khi biểu tình đồng bào sắc tộc đã sử dụng cờ vàng
và đã bị đàn áp dã man.
Tôi
nhận được điện thơ từ người con vui mừng gởi đến cha và các cô chú
bức hình anh chụp khi Đức Giáo Hòang ban phép cho cờ vàng trong Đại
Hội Thanh Niên Công Giáo 2008. Cũng trong dịp Đại Hội này nhà đấu
tranh dân chủ Phương Nam Ðỗ Nam Hải đã viết "Lá cờ vàng ba sọc đỏ mỗi
khi được đồng bào Việt Nam ta hiện đang sinh sống ở hải ngoại giương
cao, chính là biểu trưng cho ý chí và nguyện vọng, cho nỗi khát khao
của gần 90 triệu nhân dân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước hôm nay.
Họ đã và đang dũng cảm, kiên trì đứng lên cùng với đồng bào mình ở
trong nước quyết giành lại các quyền tự do dân chủ đã bị Đảng Cộng sản
Việt Nam qua nhiều thế hệ ngang nhiên tước đoạt của dân tộc trong
suốt gần 63 năm qua (2/9/1945 – 7/2008)".
Ông
Hải còn viết: "Một Quốc hội đa đảng của một nước Việt Nam mới nhất
định sẽ chọn ra được một bản Hiến pháp đa đảng; chọn ra được Quốc huy,
Quốc kỳ, Quốc ca,… cho đất nước."
Trong
một cuộc triển lãm tranh, tôi gặp và hứa sẽ gọi điện thọai cho chị.
Sáng nay qua điện thọai chị nói với tôi :"Mình không qúy lá cờ mình
thì ai qúy thay mình." Đêm về tôi nghĩ lời chị, nhớ những kỷ niệm
nho nhỏ về lá cờ Tổ Quốc của tôi, viết để tặng chị Nguyễn thị Bông và
tất cả những ai trong trái tim còn trân qúy ngọn cờ. Mỗi chúng ta đều
có nhiều kỷ niệm với lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Nếu hôm nay chúng ta không tôn vinh cờ vàng thì tương lai khi nước non thóat ngục tù cộng sản, biết mấy ai sẽ chọn làm màu cờ Tổ Quốc Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi 12/3/2010
THƠ SONG NGỮ
*
*
THE ARROW AND THE SONG
I shot an arrow into the air,
It fell to earth I knew not where,
For so swiftly it flew, the sight
Could not follow it in its flight.
I breathed a song into the air
It fell to earth I knew not where,
For who has sight so keen and strong
That it can follow the flight of a song.
Long, long afterward, in a oak,
I found the arrow still unbroke;
And the song from beginning to end,
I found it again on the lips of a friend.
H. W. LONGFELLOW
MŨI TÊN VÀ LỜI CA
Tôi bắn một mũi tên lên trời,
Chẳng rõ chốn nào mũi nhọn rơi;
Vì chẳng mắt nào nhanh đến độ
Dõi theo cho sát mũi tên trời.
Tôi cất lời ca trong khoảng không,
Chẳng rõ chốn nào điệu hát rung;
Vì chẳng mắt nào tinh đến độ
Nhận ra tiếng hát vút mông lung.
Lâu lắm... tôi tìm được nhánh sên,
Mũi tên cắm xuống: còn y nguyên;
Và tìm lại được lời tôi hát:
Trọn bản, trên môi một bạn hiền.
THANH-THANH
Friday, March 19, 2010
*
THE ARROW AND THE SONG
I shot an arrow into the air,
It fell to earth I knew not where,
For so swiftly it flew, the sight
Could not follow it in its flight.
I breathed a song into the air
It fell to earth I knew not where,
For who has sight so keen and strong
That it can follow the flight of a song.
Long, long afterward, in a oak,
I found the arrow still unbroke;
And the song from beginning to end,
I found it again on the lips of a friend.
H. W. LONGFELLOW
MŨI TÊN VÀ LỜI CA
Tôi bắn một mũi tên lên trời,
Chẳng rõ chốn nào mũi nhọn rơi;
Vì chẳng mắt nào nhanh đến độ
Dõi theo cho sát mũi tên trời.
Tôi cất lời ca trong khoảng không,
Chẳng rõ chốn nào điệu hát rung;
Vì chẳng mắt nào tinh đến độ
Nhận ra tiếng hát vút mông lung.
Lâu lắm... tôi tìm được nhánh sên,
Mũi tên cắm xuống: còn y nguyên;
Và tìm lại được lời tôi hát:
Trọn bản, trên môi một bạn hiền.
THANH-THANH
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0131
NGUYỄN THIÊN THỤ *TƯỞNG NIỆM THI SĨ HỮU LOAN
Thi sĩ Hữu Loan đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 18 tháng ba nặm 2010 tại Thanh Hóa. Nhân dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc đã ngưỡng mộ thi ca của ông, nhất là tôn kính khí tiết hào hùng bất khuất của ông trước uy quyền bạo lực. Ông quả xứng đáng được tặng bốn chữ vàng
UY VŨ BẤT KHUẤT
威武不屈
Trước
đây, khi viết bộ Văn Học Sử Việt Nam Hiện Đại, tôi đã chọn thi sĩ Hữu
Loan đại diện cho tài năng và khí tiết của văn nghệ sĩ Bắc Hà, cho nên
trang bìa quyển hai đã để hình thi sĩ.威武不屈
Nay, thi sĩ đã ra đi, tôi xin thành kính cầu chúc vong linh thi sĩ được tiêu dao miền Cực Lạc, được thấy Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc thật sự, và xin chia buồn cùng tang quyến vì từ nay quý vị không còn diễm phúc được sống cùng con người Vỹ Đại của Đất Nước ta trong môt ngôi nhà Hạnh Phúc.
Tôi xin có hai câu đối kính viếng vong linh thi sĩ:
1- Diễm lệ thi ca nam bắc hữu
Quật cường khí tiết cổ kim hy
豔 麗 詩 歌 南北 有
屈 疆 氣 節 古今 稀
(Bắc Nam nhiều kẻ có thi tài
Kim cổ it người rạng khí tiết!)
2. Màu Tím Hoa Sim, rực rỡ tài năng sáng tạo,
Nhân Văn Giai Phẩm, sục sôi ý chí đấu tranh.
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN THIÊN THỤ
*
Xin nghe Phương Dung và Màu Tím Hoa Sim
*
TIN BUỒN VĂN HỌC
RFA
Thi sĩ Hữu Loan qua đời ở Thanh Hóa, hưởng thọ 95 tuổi
Vào 7 giờ 00 tối hôm qua, thi sĩ Hữu Loan đã qua đời tại tư gia ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hưởng thọ 95 tuổi.
Photo courtesy of talawas Nhà thơ Hữu Loan và vợ tại nhà riêng ở Thanh Hoá năm 2008.
Hơn một năm qua, nhà thơ đã bị chứng thấp khớp ngày càng trầm trọng.
Người con dâu thứ ba của ông trả lời đài Á Châu Tự Do trong tiếng nhạc lễ tang: "Ông mất lúc 7 giờ 00 tối qua. Ông chỉ ngủ rồi đi luôn thôi. Lúc ấy thì chỉ có con dâu trưởng, vợ anh Công ở nhà. Tôi là con dâu thứ ba...."
Thi sĩ Hữu Loan nổi tiếng với các bài thơ bất hủ Màu Tím Hoa Sim, Hoa Lúa, Đèo Cả... Ông từng cộng tác với các tập san văn học hàng đầu tại Hà Nội hồi trước năm 1945.
Chuyện tình "Màu tím hoa sim" trở thành bài thơ của ông được cả nước biết đến và đồng cảm, vào thời gian trong và sau thời kháng chiến.
Hữu Loan tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành cán bộ quân sự cao cấp, nhưng sau xuất ngũ, rời khỏi đảng vì không đồng thuận với lý luận cùng đường lối cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam.
Và nhà thơ Hữu Loan đã sống với niềm u uất cho đến cuối đời.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Famous-poet-Huu-Loan-dies-at-95-03182010193018.htmlWIKIPEDIA
Hữu Loan (02/04/1916- 18 tháng 3, 2010 ) là 1 nhà thơ Việt Nam. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Tiểu sử
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban
hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông
tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham
gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304.
Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi
chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết
liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám
hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng.
Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản
và phê phán xã hội này một cách kịch liệt. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. [cần dẫn nguồn] Hiện ông đang sống tại quê nhà.
Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp
và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho
rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến
tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ [cần dẫn nguồn].Tác phẩm
Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:- Màu tím hoa sim
- Đèo Cả
- Yên mô
- Hoa lúa
- Tình Thủ đô
Đánh giá
Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả. Nói đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim, bài thơ xuất phát từ là nỗi lòng của riêng ông nhưng gây xúc động và nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bài thơ đã được các nhạc sỹ Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng phổ nhạc. Vào tháng 10 năm 2004, Màu tím hoa sim đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt (viết tắt: ViTek VTB) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng. [1]Vài nét về gia đình
Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái của nguyên Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương Lê Đỗ Kỷ, Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946).Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college Đào Duy Từ, Thanh Hoá. Ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm đó bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ Màu tím hoa sim ra đời. Sau đó ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân, bài thơ Hoa lúa (1955) chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này. [2]Hữu Loan: Tự Phỏng Vấn - Trích Hồ sơ Nhân Văn Giai Phẩm |
Tác Giả : Lê Phương Nga sưu tầm |
Thứ Bảy, 10 Tháng 1 Năm 2009 14:43 |
Đôi nét vê Hữu Loan : Ông tên là Nguyễn Văn Dao, Sắt Đỏ, Tốt Đỏ, Binh Nhì ... Tên chợ là Ông già Vườn Lồi (Phù Viên Lỗi). Sinh năm Bính Thìn (1916), tại thôn Vân Hoàn, Nga Sơn, Thanh Hóa. Từ 1936 đến 1942 làm cách mạng trong phong trào học sinh và nhà trường. Từ 1943 đến 1945 về đi cày và đánh cá, làm Việt Minh và làm khởi nghĩa huyện nhà. Cùng năm làm Ủy ban Lâm thời tỉnh phụ trách 4 ty Giáo dục, Thông tin, Công chính và Thương chính. Chán lại về đi cày và đánh cá nuôi bố mẹ già. Từ nửa năm 1946 đến 1951, làm chủ bút báo Chiến sĩ Quân khu IV ở Huế. Gặp Nguyễn Sơn, ủng hộ đường lối ưu tiên với văn nghệ sĩ. Khi Nguyễn Sơn bị đình chỉ công tác, trả cho Trung Quốc, đường lối Nguyễn Sơn bị Lê Chưởng và Hoàng Minh Thi phản đối, Hữu Loan đề nghị giữ Phạm Duy ở lại không được, lại về đi cày cho đến 1954 tiếp quản thủ đô lại ra làm biên tập cho báo Văn nghệ, vào làm hội viên Hội Nhà văn. Sau tham gia Nhân văn rồi bỏ về quê đi cày, đi thồ, từ 1958 HỮU LOAN : TỰ PHỎNG VẤN
Phóng viên: Từ mấy chục năm nay trong dân gian và
trong văn học thường hay nói đến "Nhân văn-Giai phẩm", đến "vụ án Nhân
văn-Giai phẩm" như là một chuyện gì ghê gớm lắm mà những người đã tham
gia vụ ấy là những tên đầu trộm đuôi cướp, lừa đảo không thể dung tha
được, những bọn cặn bã xấu xa nhất của xã hội ta. Nhưng trong thực tế
thì thơ, nhạc của họ đều được nhân dân truyền tụng ngầm rồi đến công
khai, cấm cũng không xong, càng ngày càng lan tràn. Ngay cả đến nhà
nước lại cũng đã tuyên bố phục hồi cho họ, in lại thơ, lại nhạc. Như
thế là trước kia không phải họ sai mà nhà nước sai hay sao? Nếu nhà
nước sai thì làm gì còn có "vụ án Nhân văn"? Có sai mới có án, mà đã
không thì cái gọi là "vụ án Nhân văn" là một vụ oan. Nhưng mới gần đây
vẫn có người trịnh trọng tuyên bố "vụ Nhân văn" là một vụ án. Chúng tôi
là những người cầm bút chuyên môn mà vẫn thấy mâu thuẫn khó hiểu,
huống hồ người dân thì lâu nay chỉ được thông tin một chiều ... Họ thắc
mắc hỏi chúng tôi, chúng tôi rất lúng túng không giải thích nổi. Vậy
thì thưa ông Hữu Loan, ông đã là người trong cuộc, xin ông giảng lại
cho: Thế nào là "Nhân văn"? Thế nào là "Vụ án Nhân văn"?
Hữu Loan: Tất cả mọi cái này, tôi đã có ý kiến đầy đủ trong bản kiểm điểm của tôi ở trại chỉnh huấn Nhân văn. Các anh nên đến qua Công an Hà Nội tìm đọc thì hơn. Phóng viên: Bác ngại sao? Hữu Loan: Cũng ngại chứ! Phóng viên: Vì sao vậy? Hữu Loan: Vì tuổi tác cũng có. Nhất là vì mới đây thấy hưởng ứng lời kêu gọi tự do báo chí, Nguyên Ngọc chỉ cho đăng số bài của các nơi gửi về mà đã bị kết tội là sai phạm lệch lạc nghiêm trọng hơn nhiều, rồi hết cuộc họp này đến cuộc họp khác, để kiểm điểm, để bàn cách đối phó. Nhưng dù sao, khắp nơi các báo chí đều dám lên tiếng ủng hộ Nguyên Ngọc. Còn hồi tôi về thì không một người bạn nào dám đến đưa chân ngay ở nhà chứ đừng nói ra ga, mặc dù có những bạn tôi đã đấu tranh cho được vào biên chế, được vào Hội Nhà văn mà mới cách đây vài năm đi công tác qua nhà tôi cũng vẫn còn sợ liên quan không dám vào.
Họ đều đổ cho là tại chế độ, tại tình hình. Nhưng nếu chế độ là chế độ
thì người cũng phải là người chứ. Cái gì cũng có giới hạn của nó. Đấy
là bè bạn, là người ngoài. Ruột thịt đối với tôi còn tàn nhẫn hơn
nhiều. Những năm 1943, 1944, 1945, Nhật đánh Pháp ở ta dữ dội, trường
tư tôi dạy phải đóng cửa, tôi về quê vừa làm ruộng, đánh cá để nuôi bố
mẹ và để hoạt động Việt Minh bí mật. Mấy năm ấy đói to. Bố mẹ tôi vẫn
phải nhịn cháo rau cho cán bộ Việt Minh bí mật về ăn. Những người cùng ở
ban khởi nghĩa với tôi làm to cả, gia đình nào bố mẹ cũng sung sướng,
nguyên tôi lại về. Mẹ tôi buồn ốm chết. Bố tôi chửi tôi: "Mày làm Việt
Minh chặt hết của tao một giặng tre để rào làng, rào giếng. " Các cháu
trong nhà trong họ không đứa nào không chửi: "Ông về là đúng! Trời làm
tội ông. Lúc ông phụ trách 4 ty còn ai nhiều chức hơn ông mà con cháu
chả đứa nào được nhờ.
Ông cho trong huyện hơn bốn mươi người ra làm giáo viên, con cháu xin
thì ông bảo: ‘Chúng mày rồi hẵng.' Ông chỉ toàn khuyên các cháu đi bộ
đội. Nghe ông, bốn đứa xung phong đi, giờ còn có một đứa về ... Hồi
Việt Minh còn đang bí mật, ông đứng ra lãnh gạo, muối, diêm về phát cho
dân. Ông phát cho dân trước, đến lượt ông và con cháu ông lần nào cũng
hụt, có lần hết sạch. Bây giờ ông coi họ lãnh sữa bột, dầu cải của
quốc tế cho trẻ em, họ chia nhau trước, đến lượt trẻ em thì hết. Không
ai dại như ông. Khi ông có tiêu chuẩn xe con, đi các huyện khác thì ông
còn đi xe con chứ khi nào về huyện ta ông toàn đi xe đạp, trong khi
những người không có tiêu chuẩn xe, họ mượn xe của ông để về vênh váo
với làng nước. Ông bảo ông làm cách mạng, để cho cả làng được đi học.
Khi cách mạng thành công thì thằng con ông thi đại học đậu thừa điểm đi
nước ngoài họ không cho đi ngay cả trong nước và chúng đã thay vào chỗ
con ông một tên Cường không đậu, tên na ná với tên con ông là Cương. "
Có đứa nó như phát điên và nó đã chửi tôi: "Ông là loại ngu nhất. Ông
bảo ông mẫu mực, cái mẫu mực ấy đem mà vứt cho nó ăn. Chả đứa nào nó
thương ông. Ông tự làm khổ ông lại làm khổ lây đến con cháu ..." Mỗi
lần như thế tôi phải đấu dịu với chúng: "Thôi tao van chúng mày, nếu
mẫu mực mà lại được ngay ô tô nhà lầu thì chúng tranh chết nhau để làm
mẫu mực chứ chả đến phần tao. Ngay ngày 2/9, bên xã mổ thịt bán tự do
cho dân về ăn Quốc khánh, tao biết thân phải đến rất sớm mà cũng chả
đến phần. Những ông Đảng ủy, Ủy ban v.v... được mua trước, đến mình thì
hết phần..."
Phóng viên: Như vậy là bác chán không muốn nói đến chuyện "Nhân văn-Giai phẩm" nữa?
Hữu Loan: Ai mà chả phải chán. Mình đấu tranh cho họ, bênh vực
họ, khổ vì họ, họ lại đè mình họ chửi, họ oán. Những kẻ gây tai họa cho
họ, họ lại cho là đúng, là gương để cho họ noi theo.
Phóng viên: Xưa nay bác vẫn là người nói thẳng, nói thật, lúc trẻ bác còn dám nói, giờ già rồi không lý nào bác lại sợ, lại hèn?
Hữu Loan: Anh kích tôi đấy phỏng? Tôi là người không bị động bao giờ.
Phóng viên: Cháu không dám hỗn thế đâu, nhưng đây là
một vấn đề của lịch sử, trước sau rồi cũng phải đưa ra ánh sáng. Chỉ có
bác là người trong cuộc, bác giúp cho bọn cháu thì nó cụ thể hơn, sát
hơn, để các cháu có thể hiểu được những cái vô cùng rắc rối của giai
đoạn xã hội hiện nay...
Hữu Loan: Thực ra nếu bên Liên Xô không có Khrushchev lật Stalin,
đưa ra phong trào chống sùng bái cá nhân thì bên Tàu không làm gì Mao
Trạch Đông đưa ra chuyện "Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng" và
bên ta hưởng ứng tức thời bằng phong trào mang tên dịch lại nhãn hiệu
Trung Quốc "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng".
Tên nôm na của ta là "Chống sùng bái cá nhân". Trước đó thì ở ta có
hiện tượng rất phổ biến này: Khi gặp nhau, trước bất cứ câu đối đáp nào
đều phải có nhóm thành ngữ "ơn Đảng ơn Bác" đứng đầu. Thí dụ: "Ơn Đảng
ơn Bác, đồng chí có khỏe không?" "Dạ, ơn Đảng ơn Bác lâu nay tôi ốm
mãi, ơn Đảng ơn Bác tôi mới xuất viện được 2 hôm nay." "Ơn Đảng ơn Bác
thế mà em không hay biết gì..." Sau hàng tháng phát động đấu tranh kiểm
điểm ở từng cơ quan để bỏ chữ Bác đi và thay thế bằng: "Ơn Đảng ơn
Chính phủ": "Ơn Đảng ơn Chính phủ vụ mùa này thu hoạch có đủ nộp
không?" "Ơn Đảng ơn Chính phủ nhà em có con lợn mới độ 30 ký đang lớn,
thanh niên cờ đỏ vào bắt nợ rồi, được bao nhiêu thóc đong hết sạch mà
còn thiếu phải bù bằng lợn..."
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc liên tiếp bị đô hộ, hết Tàu đến Tây,
đến Nhật, đến Mỹ... Cái khao khát, cái đói cố hữu của dân tộc này là
đói độc lập, tự do, cơm áo. Khi thấy Đảng hứa đem lại những thứ ấy cho
thì người dân tin tuyệt đối vào Đảng. Đảng bảo gì họ theo nấy, bảo phá
nhà thì phá nhà, bảo bỏ ruộng thì bỏ ruộng, bảo bỏ bố bỏ mẹ, bỏ vợ bỏ
chồng, bỏ Trời bỏ Phật, bỏ được tất, còn dễ hơn từ bỏ đôi dép rách. Anh
đội trưởng cải cách chỉ là một sứ giả của Đảng mà dân cũng đã tin hơn
trời: "Nhất đội nhì trời".
Lòng dân tin vào Đảng không thước nào đo được, nên khi phát động để phủ
nhận một điều gì Đảng đã chủ trương trước kia, thật là vô cùng khó
khăn. Nguyên chỉ để thay đổi câu "Ơn Bác ơn Đảng" và kiểm điểm những
việc làm trước kia có tính chất sùng bái cá nhân mà cũng mất hàng tháng
phát động ở mọi cơ quan. Khẩu hiệu là "Nói thẳng, nói thật, nói hết để
xây dựng Đảng!" Không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không
những viết lên các báo nhà nước mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để
viết. Vì thế mới có Nhân văn, Giai phẩm của chúng tôi. Và Trăm hoa của
Nguyễn Bính.
Bài thơ "Màu tím hoa sim" của tôi (từ trước vẫn do dân tự tiện truyền
tụng ngầm, bất chấp lệnh nghiêm cấm của những tướng trấn ải giáo điều),
được đăng công khai lần đầu tiên báo Trăm hoa. Nguyễn Bính còn cho
thuê taxi có loa phóng thanh đi quảng cáo khắp Hà Nội là Trăm hoa số
này có thơ "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan. Mấy tháng sau tôi đi cải
cách ruộng đất, làm bài thơ "Hoa lúa" , 22 anh em nhà báo nhà văn đi
cải cách truyền tay nhau chép. Chị Bạch Diệp báo Nhân dân xin chép đầu
tiên, nhưng ý trung nhân của chị là anh Xuân Diệu ở báo Văn nghệ không
đăng, bảo là thơ tình cảm hữu khuynh, mất lập trường. Trần Lê Văn đến
mách với Nguyễn Bính, Bính đến xin ngày bài "Hoa lúa" về đăng Trăm hoa.
Anh Bính còn làm một cử chỉ rất hào hùng là đem đến trả cho vợ tôi 15
đồng nhuận bút, trong khi đăng Văn nghệ chỉ được 7 đồng.
Anh bảo với vợ tôi: "Hữu Loan ở nhà thì tôi xin (tôi vẫn viết không lấy
nhuận bút để giúp những tờ báo nghèo, mới ra) nhưng Hữu Loan đi cải
cách chị cũng cần tiêu (15đ bằng 150.000đ bây giờ). Một chỉ vàng lúc ấy
mới 20 đ. Nói ra điều này để thấy rằng mức sống của người cầm bút hiện
nay đã vô cùng xuống dốc. Nhuận bút của cả một quyển sách hiện nay
không bằng tiền của một bài thơ Nguyễn Bính trả cho tôi. Nhà thơ Tố Hữu
đã có dự báo thiên tài: "Chào 61 đỉnh cao muôn trượng!" Từ ấy đến giờ
xuống dốc tuồn tuột không phanh, không thắng... Chính sự xuống cấp thảm
hại trong đời sống đã là nguyên nhân chính trong việc lưu manh hóa một
số nhà văn, họ đã phải uốn cong ngòi bút, cũng như trong việc in sách
đen sách trắng vừa rồi.
Phóng viên: Xin bác cho biết lại về vụ "Nhân văn".
Hữu Loan: "Nói thẳng nói thật, nói hết, để xây dựng Đảng". Không
những chỉ có Nhân văn hay Trăm hoa mới nói thật, mà cả nước nói thật.
Cả nước kêu oan. Những "Ban Giải oan" đã thành lập để vào trong các nhà
tù giải oan cho hàng vạn người bị cải cách quy oan.... Nhưng đã ăn
thua gì. Đơn từ kêu oan từ các nơi gửi về tòa soạn Nhân văn thật đã cao
bằng đầu, như "đống xương vô định". Nhân văn đã xếp thành văn kiện
chuyển cho Trung ương Đảng nghiên cứu để thay đổi chính sách.
Thật ra Nhân văn chỉ khái quát tình hình để đúc thành lý luận. Bài báo
bị cho là phản động, phản Đảng, phản dân nhất của Nhân văn là bài "Vấn
đề pháp trị" do Nguyễn Hữu Đang viết .Trong bài ý nói: sở dĩ chỗ nào
cũng có áp bức chà đạp lên con người là vì chưa có pháp luật rõ ràng.
Tòa án là một tòa án tha hồ tùy tiện còn hơn Tôn giáo Pháp đình của
giáo hội La Mã hồi Trung Cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử,
bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ để xử... Bài báo kêu gọi cần phải phân
quyền thì người dân mới có bình đẳng trước pháp luật... Sau hơn ba mươi
năm do tình trạng pháp luật tùy tiện mà xã hội xuống cấp một cách tệ
hại như hiện nay.
Vấn đề hàng đầu đang đặt ra để giải quyết cũng là mấy vấn đề pháp trị
mà Nguyễn Hữu Đang đã đặt ra cách đây hơn 30 năm (mà phải nói đây là
vấn đề sống còn của chế độ). Không có một cộng đồng nào mà thành viên
nào cũng chứa toàn âm mưu đen tối để chủ hại người bên cạnh, không
người nào biết phải biết trái, mà sống nổi lâu dài. Nhân loại sinh ra
để hợp tác với nhau, để tin nhau là chính, mới sống được đến giờ. Ngày
xưa, ngay hồi Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mới có độ 5 - 6
tên trộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân cũng còn lo
ngay ngáy cho số phận trâu bò của cải của mình. Còn bây giờ thì chỉ một
thôn thôi cũng có hàng vài chục tên trộm cướp công khai, coi thường
pháp luật thì hỏi người dân còn an cư thế nào để lạc nghiệp được?
Một vấn đề nữa Nhân văn đặt ra là "Vấn đề Trần Dần" đăng trong Nhân
văn số 1, có chân dung Trần Dần to tướng với một vết dao lam cứa cổ to
tướng do danh họa Nguyễn Sáng vẽ Từ trước ai cũng một lòng tin Đảng, cả
trong lĩnh vực văn học. Tự Liên Xô đưa về rồi tự Diên An đưa sang, tài
liệu hiện thực xã hội chủ nghĩa, tức là con đường đi lên trong văn học
nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói đến cái xã hội thiên đường
vô cùng đẹp chưa có, chưa biết bao giờ mới có chứ không được nói đến
những cảnh trộm cướp áp bức bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm
những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết
là ăn cắp, thi nhau để ăn cắp, nhưng văn học không được nói thực mà
phải dựng lên toàn là những người lý tưởng. Luận điệu thuộc lòng là:
Không có ăn cắp mới lạ, có ăn cắp là tất nhiên. Đấy là thứ sốt rét vỡ
da của nhân vật khổng lồ, của một chế độ khổng lồ! Cũng thành khổng lồ
thật nhưng lại là khổng lồ đi xuống, một thứ quỷ khổng lồ hay một thứ
khổng lồ không tim như đã dự báo trong một truyện ngắn ở Nhân văn. [6]
Đường lối đó ở ta đã được ông Trường Chinh tiếp thu và bảo vệ, và
truyền giáo như một thánh tông đồ xuất sắc. Một người nhà báo hỏi ông:
"Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận." Ông Trương Chinh sửng
sốt: "Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi." Như
thế là đường lối hiện thực xã hội chủ nghĩa đã cấm hẳn hiện thực phê
phán là thứ vũ khí sắc bén nhất của báo chí để cải tạo kịp thời xã hội.
Lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa này được học tập ráo riết trong
quân đội, trung tâm đào tạo những tông đồ để áp dụng và đi phổ thuyết
về "con đường đi lên" là Tổng cục Chính trị lúc bấy giờ do ông Nguyễn
Chí Thanh làm Tổng cục trưởng và ông Tố Hữu làm Tổng cục phó.
Trong số văn nghệ sĩ phản đối đường lối hiện thực xã hội chủ nghĩa có
Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Tử Phác... Có lẽ quyết liệt nhất là Trần
Dần, nên Trần Dần bị bắt giam và trong nhà giam Trần Dần đã dùng dao
lam cắt ven cổ nhưng chỉ toác da, chưa đứt đến ven thì đã kịp thời chặn
lại. Vì thế mà có bài "Vấn đề Trần Dần" trong Nhân văn số 1 như đã nói
trên. Đây là một vấn đề văn học, hoàn toàn văn học. Đây là một cử chỉ
khí tiết của nho sĩ Việt Nam trước cường quyền không bao giờ là không
có, dù cường quyền có thiên la địa võng đến đâu thì cái truyền thống
đáng tự hào ấy, cái hồn thiêng của sông núi ấy không tà khí nào làm mờ
nổi. Trần Dần chỉ là hậu thân của những người đã viết "Vạn ngôn thư",
"Thất trảm sớ"... Cũng như vấn đề pháp trị của Nguyễn Hữu Đang, vấn đề
văn học mà Trần Dần đòi xét lại cách đây hơn 30 năm hiện giờ vẫn đang
rất là thời sự.
Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là do khuyến khích tô hồng, đề cao
người giả, việc giả, hàng giả... Những người thấy trước tai họa, chân
tình muốn ngăn chặn tệ nạn xã hội tô hồng thì bị gán ngay cho cái tội
bôi đen. Đáng nhẽ những người như Nguyễn Hữu Đang và Trần Dần phải được
một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được
giải pháp để cứu nguy cho dân tộc. Nhưng trái lại, lại vu oan giá họa,
đặt lên đầu họ cái án gọi là "án Nhân văn". Thực ra Nhân văn hưởng ứng
lời Đảng gọi: "Nói thật, nói thẳng, nói hết để xây dựng Đảng", và chỉ
đấu tranh cho tự do báo chí, tự do ngôn luận mong thực hiện tự do bầu
cử vào quốc hội, vào chính phủ. Chỉ cần thực hiện thật sự dân chủ nội
dung của Hiến pháp là cũng đã lý tưởng rồi. Hiện nay báo Văn nghệ cũng
đang làm cái việc như Nhân văn ngày xưa làm, cũng do được kêu gọi, được
giao trách nhiệm Nguyên Ngọc mới dám làm, và báo Văn nghệ cũng đang bị
khép tội là mắc những lệch lạc nghiêm trọng.
Có điều khác là: Nhân văn ngày xưa đơn độc, khi bị đánh không ai dám
bênh, ngậm cái miệng cúi đầu mà mang án. Còn bây giờ thì hoàn cảnh
trong nước và ngoài nước đã khác. Không thể đóng cửa mãi ở trong nhà và
ngủ yên được mãi trên những sai lầm vô định. Khi Nguyên Ngọc bị đánh,
đã có báo chí khắp nơi lên tiếng, những bản kiến nghị đang tiếp tục gửi
về... Nếu phong trào tự do báo chí, phong trào ủng hộ Nguyên Ngọc và
báo Văn nghệ mà bị dập, tức là bọn quan liêu cơ hội thắng thế, kết quả
là xúc tiến sự sụp đổ toàn diện, sự tổng khủng hoảng kinh tế cũng như
chính trị và uy tín của Đảng sẽ bị mất hoàn toàn vì bọn chúng. Quần
chúng sẽ mất hết tin tưởng vào Đảng. Từ trước tới giờ: làm sai cũng là
bọn cơ hội, kêu gào sửa sai cũng là chúng, rồi đàn áp sửa sai cũng lại
là chúng.
Khi sai quá rồi không sửa thì dân không chịu nổi phải nổ. Nhưng sửa đến
triệt để thì cháy nhà lại ra mặt chuột, nên cứ nửa chừng thì lại đàn
áp sửa sai; chúng vu cho những người đã từng làm theo chúng tội rất
nặng, càng nặng thì quần chúng càng dễ quên tội của chúng và cho rằng
những rối loạn trước kia là do âm mưu bọn sửa sai gây ra. Chúng bàn
nhau mưu kế dựng chuyện theo bài bản, những ông trên không sát cũng
phải tin như thật. Chính Nguyễn Hữu Đang đã rơi vào trường hợp như vậy.
Đang là người giác ngộ cách mạng sớm. Anh là linh hồn của Hội Truyền
bá Quốc ngữ mà cụ Nguyễn Văn Tố là danh nghĩa. Dựa vào Hội Truyền bá
quốc ngữ, Nguyễn Hữu Đang đã hoạt động cho mặt trận Văn hóa Cứu quốc.
Những nhà văn như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, đều do Đang tổ
chức vào mặt trận.
Khi chính phủ vào Hà Nội, Nguyễn Hữu Đang là trưởng ban tổ chức lễ
Tuyên ngôn Độc lập, sau làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên. Khi rút khỏi Hà
Nội năm 1952-1953 vào Thanh Hóa, Nguyễn Hữu Đang là Tổng thanh tra Bình
dân học vụ. Năm 1954 tiếp quản thủ đô, Trung ương cho xe vào Thanh Hóa
mời Đang ra, muốn nhận bộ trưởng nào thì nhận, mời sinh hoạt Đảng, anh
đều khước từ. Tôi hỏi vì sao, anh bảo: "Nội bộ thiếu dân chủ trầm
trọng, mình bây giờ chỉ một mình một Đảng." Sau hỏi anh làm gì, anh xin
về làm nhà in, trình bày cho báo Văn nghệ. Mãi đến gặp phong trào
"Trăm hoa", Đảng phát động cho viết báo tự do, lại cho mở báo riêng thì
anh Đang mới ra làm Nhân văn. Anh Đang là một người rất có khả năng về
chính trị cả về lý luận lẫn tổ chức, lại là một người rất hay giúp đỡ
anh em và rất giữ lời hứa. Để một người có tài có đức như vậy thì bọn
cơ hội hết đường xoay xở nên phải đánh.
Một mặt phải phát động tố điêu dựng tội (như hồi cải cách dựng địa chủ)
để đưa Nguyễn Hữu Đang lên thành phản động đầu sỏ. Một mặt sai điều
động từ Thanh Hóa ra, từ các nơi về, hàng 6 sư đoàn để về vây thủ đô đề
phòng bọn Nhân văn làm phản (trong khi Nhân văn chỉ mấy thằng đi kháng
chiến về, đói rách trói gà không nổi). Việc điều động một lực lượng
quân đội lớn như vậy mãi sau tôi về quê gặp những người ở trong các đơn
vị ấy nói lại tôi mới biết. Khi học tập, dựng tội cho Nguyễn Hữu Đang
xong, cả lớp học sát khí đằng đằng hò hét nào là tên Đang, nào là thằng
Đang phản động đầu sỏ. Mọi người ký vào kiến nghị lên Trung ương Đảng
đòi xử tội đích đáng Nguyễn Hữu Đang.
Tôi là người duy nhất đã ký như sau: "Khi Nguyễn Hữu Đang hoạt động với
tôi, tôi thấy Nguyễn Hữu Đang là người có tài, có đức, tội trạng mới
đây của Nguyễn Hữu Đang tôi chỉ tai nghe, mắt không thấy, tôi không dám
kết luận. Ký tên: Hữu Loan" Thế là Nguyễn Hữu Đang bị kết án 17 năm
tù, mới đi được 7 năm thì nhờ đâu có sự can thiệp của Nhân quyền Quốc
tế nên anh được tha. Đáng nhẽ không thưởng, không giải oan cho Nguyễn
Hữu Đang thì im quách đi cho nó xong, đừng nay gào mai gào "Vụ Nhân văn
là một vụ án chính trị!". Gào như vậy nhưng nếu có ai hỏi đến để tìm
hiểu lịch sử thì lại bảo "Đó là vụ án đã qua, bọn Nhân văn đã nhận tội
không nên nhắc đến nữa!".
Nếu không nhắc Nhân văn, sao người ta vẫn nhắc đến phát-xít, Hitler,
đến Stalin, đến Pol Pot? Thậm chí bọn vua chúa hay Pháp Nhật Mỹ đã đi
từ lâu rồi, mà bao nhiêu vụ ăn cắp cũng là do phong kiến đế quốc, bao
vụ cưỡng hiếp phụ nữ trong cơ quan cũng là do phong kiến đế quốc, mặc
dù những người thực hiện các vụ ấy đều thuần túy xã hội chủ nghĩa gốc
Việt. Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông có cấm nói đến mình được mãi
không, dù là những bạo chúa, những nhà độc tài cỡ quốc tế?
Ngoài Nguyễn Hữu Đang còn có thêm những người này: Phùng Cung, tác giả
truyện ngắn "Con ngựa già của chúa Trịnh" [7] : 7 năm tù giam. Vũ Duy
Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi
tù): bị giam 7 năm mới tha. Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm như
Đang. Nhà nước xuất bản thì lúc nào cũng kêu lỗ, mặc dù in nhiều hơn
Minh Đức mà trả quyền tác giả lại rất rẻ mạt. Nhà Minh Đức xuất bản Vũ
Trọng Phụng, mời con gái của Phụng lên lĩnh nhuận bút mà còn bỏ tiền về
Hà Đông xây mộ cho Vũ Trọng Phụng. Minh Đức định xuất bản Kiều để vào
xây mộ cho Nguyễn Du nhưng bị bắt. Ngoài ra từ 1954 đến 1956 Minh Đức
còn mua được ½ nhà ưu giá 30.000đ (bằng 150 cây vàng). Nhà Minh Đức làm
ăn lời lãi như vậy mà ngoài anh ta ra chỉ có thêm vài người giúp việc.
Còn những nhà xuất bản của nhà nước thì nhà nào cũng rất đông người
làm mà chả được bao nhiêu việc, nhà nào cũng kêu lỗ, nhưng vẫn cứ cố
bao nhiêu rơm cũng ôm.
Xưa nay bất cứ ai nhận một công việc gì đều phải có trách nhiệm với công việc ấy, công việc càng khó khăn, lớn lao trách nhiệm càng nặng nề, ở ta lại toàn chuyện ngược đời. Một lái xe chặn chết người muốn sửa sai không được, anh phải đi tù, phải tước bằng. Anh bác sĩ chữa bệnh làm chết người cũng thế, phải tước bằng và đi tù. Đấy là những người làm chết ít người. Còn những người cầm vận mệnh của cả nước đã làm cho đồng bạc mất giá hàng vạn lần, làm cho hầu hết công nông trường xí nghiệp phá sản, cho 90% con cái gia đình thành lưu manh, cho 50% trẻ em mất dinh dưỡng, còn giết oan bao nhiêu người có tài, có đức, còn phá phách bao nhiêu công trình văn hóa lịch sử. Những con giun bị đạp gào lên: "Sai rồi!" thì họ rất bình tĩnh trả lời: "Sai thì sửa!" hoặc bất đắc dĩ phải sửa thì không sửa chân thành.
Họ vẫn núp dưới cờ Đảng để đi từ sai lầm tày trời này đến sai lầm tày
trời khác. Họ đang làm cho dân không còn tin vào Đảng. Họ xúc phạm vào
anh linh những đảng viên ưu tú đã nằm xuống. Họ coi thường những đảng
viên ưu tú đang sống, đang không ngớt đấu tranh để thể hiện những tính
cách vô cùng cao quý của người cộng sản cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư, khổ trước sướng sau v.v ... Hỡi những người đảng
viên quang vinh của Đảng Cộng sản vô cùng quang vinh, người dân đau
khổ lâu đời lúc nào cũng đứng bên các bạn.
Lê Phương Nga (Sưu tầm theo nguồn thivien.net) |
Thursday, March 18, 2010
TƯỞNG NĂNG TIẾN * PHIẾM LUẬN
*
Buộc cẳng chim trời
Trong mục Ý kiến ngắn trên diễn đàn talawas, vào ngày 9 tháng 9 năm 2008, ông Phan Hoàng Sơn phát biểu như sau: “Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phức tạp nhất của thế kỷ vừa qua. Hai chiến tuyến được thành lập để công kích và ca ngợi ông, mặc dù cả hai bên đều yêu mến các tình ca của ông.” Vụ thiên hạ thành lập chiến tuyến “để công kích và ca ngợi Trịnh Công Sơn” ra sao, nếu có, để đó, bữa nào rảnh, tính sau.
Nhưng chuyện cả nước đều yêu nhạc của đương sự là một sự kiện hoàn toàn khách quan. Muốn bài bác hay nói ra (e) hơi khó. Mà nói vô thì (nghe) có vẻ xu thời. Còn nói tình ngay thì tui hoàn toàn không hề có ý bài bác, cà khịa, nói ra (hay nói vô) gì ráo. Tiện đây, tui chỉ muốn nói (thêm) rằng họ Trịnh không chỉ có tài mà còn có… thời nữa kìa. Ổng không những đã hay mà còn… hên (dữ) lắm!
Ngay sau khi đương sự vừa xuất hiện (trong những buổi sinh hoạt văn nghệ bỏ túi, giản dị với chiếc đàn guitar, trầm lắng bên cạnh Khánh Ly), mấy cái máy Akai cồng kềnh cũng – theo chân nguời Mỹ – tràn vào nước Việt, mang sáng tác của Trịnh Công Sơn đến mọi hang cùng ngõ hẻm ở miền Nam. Rồi đất nước thống nhất.
Trong lúc bộ đội và dân chúng miền Bắc ào ạt vào Nam, âm nhạc của Trịnh Công Sơn lặng lẽ đi chiều ngược lại – từ Nam ra Bắc. Và ông đã chinh phục được luôn số thính giả của nửa phần quê hương còn lại. Trịnh Công Sơn tài ba (thấy rõ) nên được rất nhiều người coi là niềm hãnh diện của dân tộc Việt. Tôi, tiếc thay, không có cái may mắn được chia sẻ niềm hãnh diện này – như “rất nhiều người” khác. Vì sinh ra trong một gia đình sống nhiều đời bằng nghề lý số, bất cứ ai không phải dân “pro” mà thích bói toán hay dự đoán bậy bạ (và trật lất) là tôi không thích. Nghỉ chơi, ít ra (cũng) cho tới tết. Hoặc (không chừng) tới chết luôn!
Với riêng tôi, Trịnh Công Sơn đã mắc phải lầm lỗi (chí tử) như thế. Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, ông đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình – làm say đắm lòng nguời: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường.” Chiến tranh chấm dứt. Nam, Bắc hoà lời ca. Tôi ca (hơi) khó nghe nên bị túm. Dù vào trại cải tạo nhiều năm, giọng (ca) tôi vẫn không thay đổi được bao nhiêu. Bởi vậy, vừa ra khỏi tù là tôi… vù luôn ra biển. Sau khi đã đi hết biển, mặc cho ông Trần Văn Thủy kêu gào, tôi cứ bỏ đi luôn.
Cho nó chắc ăn! Do đó, cái vụ “trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường” – nếu có – tôi cũng không được thấy. Mà hình như thì không (có) đâu. Không dám mua vé máy bay về (thiệt) nhưng nhiều đêm – những đêm thâu, sâu hun hút ở Nam Dương, ở Thái Lan, ở Tân Gia Ba, hay ở Hoa Kỳ… – tôi vẫn thường lò dò, bằng những bước chân của kẻ mộng du, trở lại cố hương. Tôi lang thang, qua khắp mọi miền đất nước. Phần lớn là những địa danh mà tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, trước khi (đành đoạn) bỏ đi.
Không nơi đâu có chuyện (“trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường”) thần tiên như thế. Sau cuộc chiến, quả nhiên, con nít có la cà và tụm năm tụm ba (hơi nhiều) trên đường phố nhưng tuyệt nhiên không thấy đứa nào vui đùa hay hát hỏng gì xất cả. Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy…” (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”, South China Morning Post, 18 April 2000).
Cũng
như Trịnh Công Sơn, tiếc thay, tôi đoán… trật! Cho tới bữa nay, vẫn
không thấy những sắc mầu khăn quàng (đỏ, xanh, vàng, tím) phất phới mọi
nơi – trên đường phố Sài Gòn hay Hà Nội – như tôi đã hình dung! Đảng
chưa rảnh để cho đám trẻ em bụi đời vào khuôn phép. Nhà Nước Việt Nam
còn phải bận tâm về nhiều “đám” khác (xem chừng) cấp thiết hơn nhiều:
xây dựng lại đội ngũ trí thức, chấn chỉnh lại đội ngũ báo chí, củng cố
lại đội ngũ công nhân…
Và quan trọng hơn hết là tìm cách quản lý cái đám blogger, một giới người vừa mới xuất hiện – hết sức đột ngột và lộn xộn – ở xứ sở này. Blog có thể được mô tả như là một hình thức “dân báo”, và blogger là một nhà báo tự do – theo như quan niệm của bà Tạ Phong Tần, một trong những blogger đang được công luận chú ý, ở Việt Nam: “Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.” Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Vốn đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang âm mưu “diễn biến hoà bình” – cần phải được theo dõi và kiểm soát, nếu được. Mà tui thì sợ còn lâu mới được.
Tầu còn bó tay thì nói chi ta. Chuyện quản lý Internet ở nước láng giềng, được giáo sư giáo sư Cao Huy Thuần tóm gọn, như sau: “80 muơi triệu con chuột thì mèo đâu ra mà bắt cho hết.” Nhà nước Trung Hoa vĩ đại đã từng thành công mỹ mãn trong việc huy động dân chúng tóm gọn vài tỉ con chim (sẻ) mà nay đang loay hoay không biết đối phó ra sao với mấy triệu con chuột (điện). Quyết tâm của họ, xem chừng, hơi thấp. Quyết tâm của ta, xem ra, cũng… không cao! Công cụ truyền thông “gang thép” nhất của nuớc Việt Nam, Công an Nhân dân Online (Cơ quan Ngôn luận của Bộ Công an), đọc được hôm 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả blog như là một thứ “hệ lụy” và “quản lý blog” là… “Chuyện buộc cẳng chim trời”. Thiệt, nghe mà muốn ứa nước mắt: “Theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam.
Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog…” “Tuy nhiên, liệu có quản lý được không? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn…” “Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi.”
“
Việc truy tìm chủ nhân blog có thể được đối với cơ quan an ninh mạng hay lực lượng cảnh sát mạng. Nhưng đó là việc làm mang tính đối phó chứ không phải là cách làm mang tính chiến lược.” Trời đất, làm sao mà có “chiến thuật” hay “chiến lược” gì cho kịp chớ? Coi: mới hôm qua còn cả đống cà phê chui, bữa nay (tất tần tật) đều biến thành… cà phê Internet hết trơn hết trọi!
Giấc Nam Kha khéo bất bình.
Bừng con mắt dậy thấy mình trắng tay!
Khi khổng khi không, nhà đương cuộc Hà Nội mất (độc) quyền thông tin (mà họ đã từng nắm chặt được) từ hơn nửa thế kỷ nay. Bằng nỗ lực tuyệt vọng – để… hòng “cứu vãn tình thế” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam, theo như tường thuật của phóng viên Thiện Giao (nghe được qua RFA) hôm 5 tháng 9 năm 2008 vừa qua. Ta không có tới tám mươi triệu con chuột như Tầu nhưng tính rẻ cũng (đâu chừng)… bốn triệu! Mèo đâu ra mà bắt cho kịp chớ? Công an mạng và cảnh sát mạng lại không thể đào tạo dễ dàng như mấy ông bạn đồng nghiệp, bên ngành giao thông. Loại sau, khỏi cần huấn luyện, cứ quăng ra đường là tụi nó xông xáo đi ghi giấy phạt để… kiếm thêm chút cháo.
Chớ còn rình bắt chuột (điện) thì đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ cao mà lại chả được ăn cái… giải (rút) gì, ngoài số tiền lương… chết đói. Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chưyện (rất) khó thành công. – Ủa, không thành công thì thành nhân chớ có mất mát gì đâu mà sợ? – Sợ chớ, theo luật tiến hoá thì đi tới mới có hy vọng thành nhân. Còn cố kìm giữ cả một dân tộc trong tăm tối, dốt nát và nghèo đói… là đi giật lùi. Bước lui thì chỉ có thể thành dã nhân mà thôi!
© Tưởng Năng Tiến
Trong mục Ý kiến ngắn trên diễn đàn talawas, vào ngày 9 tháng 9 năm 2008, ông Phan Hoàng Sơn phát biểu như sau: “Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phức tạp nhất của thế kỷ vừa qua. Hai chiến tuyến được thành lập để công kích và ca ngợi ông, mặc dù cả hai bên đều yêu mến các tình ca của ông.” Vụ thiên hạ thành lập chiến tuyến “để công kích và ca ngợi Trịnh Công Sơn” ra sao, nếu có, để đó, bữa nào rảnh, tính sau.
Nhưng chuyện cả nước đều yêu nhạc của đương sự là một sự kiện hoàn toàn khách quan. Muốn bài bác hay nói ra (e) hơi khó. Mà nói vô thì (nghe) có vẻ xu thời. Còn nói tình ngay thì tui hoàn toàn không hề có ý bài bác, cà khịa, nói ra (hay nói vô) gì ráo. Tiện đây, tui chỉ muốn nói (thêm) rằng họ Trịnh không chỉ có tài mà còn có… thời nữa kìa. Ổng không những đã hay mà còn… hên (dữ) lắm!
Ngay sau khi đương sự vừa xuất hiện (trong những buổi sinh hoạt văn nghệ bỏ túi, giản dị với chiếc đàn guitar, trầm lắng bên cạnh Khánh Ly), mấy cái máy Akai cồng kềnh cũng – theo chân nguời Mỹ – tràn vào nước Việt, mang sáng tác của Trịnh Công Sơn đến mọi hang cùng ngõ hẻm ở miền Nam. Rồi đất nước thống nhất.
Trong lúc bộ đội và dân chúng miền Bắc ào ạt vào Nam, âm nhạc của Trịnh Công Sơn lặng lẽ đi chiều ngược lại – từ Nam ra Bắc. Và ông đã chinh phục được luôn số thính giả của nửa phần quê hương còn lại. Trịnh Công Sơn tài ba (thấy rõ) nên được rất nhiều người coi là niềm hãnh diện của dân tộc Việt. Tôi, tiếc thay, không có cái may mắn được chia sẻ niềm hãnh diện này – như “rất nhiều người” khác. Vì sinh ra trong một gia đình sống nhiều đời bằng nghề lý số, bất cứ ai không phải dân “pro” mà thích bói toán hay dự đoán bậy bạ (và trật lất) là tôi không thích. Nghỉ chơi, ít ra (cũng) cho tới tết. Hoặc (không chừng) tới chết luôn!
Với riêng tôi, Trịnh Công Sơn đã mắc phải lầm lỗi (chí tử) như thế. Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, ông đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình – làm say đắm lòng nguời: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường.” Chiến tranh chấm dứt. Nam, Bắc hoà lời ca. Tôi ca (hơi) khó nghe nên bị túm. Dù vào trại cải tạo nhiều năm, giọng (ca) tôi vẫn không thay đổi được bao nhiêu. Bởi vậy, vừa ra khỏi tù là tôi… vù luôn ra biển. Sau khi đã đi hết biển, mặc cho ông Trần Văn Thủy kêu gào, tôi cứ bỏ đi luôn.
Cho nó chắc ăn! Do đó, cái vụ “trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường” – nếu có – tôi cũng không được thấy. Mà hình như thì không (có) đâu. Không dám mua vé máy bay về (thiệt) nhưng nhiều đêm – những đêm thâu, sâu hun hút ở Nam Dương, ở Thái Lan, ở Tân Gia Ba, hay ở Hoa Kỳ… – tôi vẫn thường lò dò, bằng những bước chân của kẻ mộng du, trở lại cố hương. Tôi lang thang, qua khắp mọi miền đất nước. Phần lớn là những địa danh mà tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, trước khi (đành đoạn) bỏ đi.
Không nơi đâu có chuyện (“trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường”) thần tiên như thế. Sau cuộc chiến, quả nhiên, con nít có la cà và tụm năm tụm ba (hơi nhiều) trên đường phố nhưng tuyệt nhiên không thấy đứa nào vui đùa hay hát hỏng gì xất cả. Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy…” (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”, South China Morning Post, 18 April 2000).
Cũng
vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma
cô và bán ma túy… ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“… recent
media reports that children are being increasingly used by organized
begging gangs, pimps and drug dealers”). Chuyện này thì thằng chả nói
hơi… thừa! Ở một xứ sở mà Nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo
khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất… – làm sao để
cho trẻ em (những mầm non tương lai của Tổ quốc) sống vô tổ chức được,
cha nội?
Tôi
còn dự đoán rằng, trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam
(dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác
nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn
quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm;
khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động,
cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!
Và quan trọng hơn hết là tìm cách quản lý cái đám blogger, một giới người vừa mới xuất hiện – hết sức đột ngột và lộn xộn – ở xứ sở này. Blog có thể được mô tả như là một hình thức “dân báo”, và blogger là một nhà báo tự do – theo như quan niệm của bà Tạ Phong Tần, một trong những blogger đang được công luận chú ý, ở Việt Nam: “Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.” Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Vốn đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang âm mưu “diễn biến hoà bình” – cần phải được theo dõi và kiểm soát, nếu được. Mà tui thì sợ còn lâu mới được.
Tầu còn bó tay thì nói chi ta. Chuyện quản lý Internet ở nước láng giềng, được giáo sư giáo sư Cao Huy Thuần tóm gọn, như sau: “80 muơi triệu con chuột thì mèo đâu ra mà bắt cho hết.” Nhà nước Trung Hoa vĩ đại đã từng thành công mỹ mãn trong việc huy động dân chúng tóm gọn vài tỉ con chim (sẻ) mà nay đang loay hoay không biết đối phó ra sao với mấy triệu con chuột (điện). Quyết tâm của họ, xem chừng, hơi thấp. Quyết tâm của ta, xem ra, cũng… không cao! Công cụ truyền thông “gang thép” nhất của nuớc Việt Nam, Công an Nhân dân Online (Cơ quan Ngôn luận của Bộ Công an), đọc được hôm 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả blog như là một thứ “hệ lụy” và “quản lý blog” là… “Chuyện buộc cẳng chim trời”. Thiệt, nghe mà muốn ứa nước mắt: “Theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam.
Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog…” “Tuy nhiên, liệu có quản lý được không? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn…” “Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi.”
“
Việc truy tìm chủ nhân blog có thể được đối với cơ quan an ninh mạng hay lực lượng cảnh sát mạng. Nhưng đó là việc làm mang tính đối phó chứ không phải là cách làm mang tính chiến lược.” Trời đất, làm sao mà có “chiến thuật” hay “chiến lược” gì cho kịp chớ? Coi: mới hôm qua còn cả đống cà phê chui, bữa nay (tất tần tật) đều biến thành… cà phê Internet hết trơn hết trọi!
Giấc Nam Kha khéo bất bình.
Bừng con mắt dậy thấy mình trắng tay!
Khi khổng khi không, nhà đương cuộc Hà Nội mất (độc) quyền thông tin (mà họ đã từng nắm chặt được) từ hơn nửa thế kỷ nay. Bằng nỗ lực tuyệt vọng – để… hòng “cứu vãn tình thế” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam, theo như tường thuật của phóng viên Thiện Giao (nghe được qua RFA) hôm 5 tháng 9 năm 2008 vừa qua. Ta không có tới tám mươi triệu con chuột như Tầu nhưng tính rẻ cũng (đâu chừng)… bốn triệu! Mèo đâu ra mà bắt cho kịp chớ? Công an mạng và cảnh sát mạng lại không thể đào tạo dễ dàng như mấy ông bạn đồng nghiệp, bên ngành giao thông. Loại sau, khỏi cần huấn luyện, cứ quăng ra đường là tụi nó xông xáo đi ghi giấy phạt để… kiếm thêm chút cháo.
Chớ còn rình bắt chuột (điện) thì đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ cao mà lại chả được ăn cái… giải (rút) gì, ngoài số tiền lương… chết đói. Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chưyện (rất) khó thành công. – Ủa, không thành công thì thành nhân chớ có mất mát gì đâu mà sợ? – Sợ chớ, theo luật tiến hoá thì đi tới mới có hy vọng thành nhân. Còn cố kìm giữ cả một dân tộc trong tăm tối, dốt nát và nghèo đói… là đi giật lùi. Bước lui thì chỉ có thể thành dã nhân mà thôi!
© Tưởng Năng Tiến
TIỂU TỬ * TRUYỆN NGẮN
*
"Ngụy" !
Tiểu Tử
Trong ngôn ngữ thông thường miền Nam Việt Nam trước tháng tư 1975, tiếng "ngụy" – nghĩa là "giả" – ít thấy có ai dùng tới. Cái gì không phải thứ thiệt, không phải thứ "chánh cống", không phải thứ "có cầu chứng tại tòa"... là người ta gọi hoạch tẹt là "đồ giả", chớ không ai gọi là "đồ ngụy" hết. Ví dụ như rượu giả, thuốc giả, vú giả, bạc giả... vv. Bởi vì từ ngữ hồi đó rất... thật ! Sau tháng tư 1975, tiếng "ngụy" đã theo gót... dép râu (Xin lỗi ! Chỗ này văn chương nghe chỏi lỗ tai một chút, nhưng rất... tả chân.
Không thể viết "theo gót giày" như xưa nay thường viết, vì đối tượng ở đây toàn mang dép râu cả !) quân nón cối và quân mũ tai bèo vào Nam làm cách mạng... Sau biến cố, toàn dân miền Nam đều phải đi "học tập" ba hôm. Chính trong ba hôm đó người ta mới nghe lần đầu tiên tiếng "ngụy". Và nghe... đầy lỗ tai ! Vậy là đầu hôm sớm mai, tiếng "ngụy" được... nhét vào ngôn ngữ miền Nam một cách "ngang xương", không cần… trưng cầu dân ý ! Mới đầu nghe lạ hoắc, không hiểu ý nghĩa sâu đậm của nó. Cũng chẳng có ai giải thích. Mà ví dụ có ai to gan lớn mật đặt câu hỏi thì cán bộ cũng chỉ giải thích... ngang như cua thôi ! Thành ra nhân dân miền Nam hiểu tiếng "ngụy" một cách rất... tự do, và sử dụng tiếng "ngụy" rất... rộng rãi (được "giải phóng", có khác !).
Thôi thì cái gì của miền Nam cũng đều biến thành "ngụy" ráo. Để phân biệt với "cách mạng" !.. Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, "hàm-bà-lằng" ngụy... Và người ta nghĩ một cách rất đơn giản, rất thật thà: "Hể thấy không có đ óng con dấu ngôi sao đỏ thì cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc !". Thật ra, khi dán cái nhãn "ngụy" lên miền Nam, "Đảng và Nhà Nước" muốn nhân dân – chủ yếu là nhân dân miền Bắc – hiểu theo định nghĩa "ngụy" là giả – giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân – "ngụy" là đoạt của người ta mà nói là của mình, là bịp, là láo, là phiến loạn... Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều... mở mắt, tiếng "ngụy" ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra ai mới đúng là ngụy.
Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, thì chân tướng ngụy lòi ra rõ rệt, đến người mù cũng phải thấy ! Viết dài dòng để... "đả thông tư tưởng" trước khi vào chuyện. …Ông H là thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông làm việc ở Tổng tham mưu. Ông thuộc gia đình trung lưu. Hồi 1945, cha và anh của ông đi kháng chiến rồi đi luôn ra Bắc. Từ đó, không được tin tức gì hết. Mẹ của ông là giáo viên tiểu học, xem việc dạy dỗ trẻ con là một thiên chức.. Bà thường nhắc về người cha và người anh vắng mặt, nhứt là người anh với những kỷ niệm đẹp của thời mà hai anh em còn ở chung với nhau: "Anh Hai của con thương con lắm. Đi học về là cởi trần rồi cõng con chạy cà bồng cà bồng quanh sân vừa chạy vừa hí rân như ngựa làm cho con cười hắc hắc. Mà con thì hay nhõng nhẽo với anh Hai con, đi đâu cũng bắt nó cõng hết. Còn khi nào con đòi cái gì không được, con hay vừa khóc vừa la để ba tưởng là anh Hai chọc con, ba rầy ảnh ! Tội nghiệp ! Những lúc thấy con sắp sửa làm trận như vậy, anh Hai con thường đưa đầu biểu con đánh nó đi chớ đừng khóc la, sợ ba rầy !".
Rồi bà kết luận: "Tánh tình nó tốt lắm !". Ông lớn lên trong vòng tay người mẹ, được giáo dục bằng tình thương, xem gia đình là căn bản, lấy đạo đức làm phương châm. Và ông giữ mãi trong lòng sự mến mộ "người anh Hai lúc nào cũng làm vui lòng em, lo lắng cho em, bảo vệ em". Mãi đến năm 1973, mới được tin qua một người bà con rằng cha mất đã lâu và người anh bây giờ là tướng của "ngoài đó". Thật là bàng hoàng. Mẹ ông khóc hết nước mắt. Thời gian sau, bà nói: "Mẹ chỉ mong cho mau hết giặc, để anh em con về sống bên mẹ yên vui như ngày xưa. Chừng đó, mẹ mãn nguyện để theo ông theo bà...".
Mẹ ông qua đời vào giữa năm 1974, chưa kịp thấy cảnh "hết giặc" ra làm sao và chưa kịp gặp lại đứa con làm tướng... ... Mấy hôm sau ngày 30 tháng tư 1975, ông tướng nhờ người bà con đưa lại nhà ông H. Xa cách đã ba mươi năm, nhưng hai anh em vẫn nhìn ra được nhau. Bởi vì họ giống nhau như đúc. Sau mấy giây ngỡ ngàng, họ xà vào ôm lấy nhau siết chặt. Cả hai đều không cầm được nước mắt. Bà H và bốn đứa con – ba trai một gái, đã lớn hết, hai đứa đại học và hai đứa trung học cấp hai – đứng nhìn cảnh hai anh em ôm nhau, cũng bồi hồi xúc động... Sau đó là bữa cơm gia đình để hai anh em kể cho nhau nghe những biến thiên của đời mình, của thời cuộc. Tiếp theo là ông tướng mang hành trang lại ở với gia đình ông H, để có anh có em. Ông bà H có hai cái nhà. Cái mà ông bà đang ở với hai con học trung học, là loại vi-la lầu có sân lót gạch và vườn cây kiểng hồ cá trang trí theo kiểu Nhựt.
Nhà này do ông bà tự cất lấy hồi thời các con còn nhỏ. Về sau, ông được thuyên chuyển ra miền Trung một thời gian. Ông đem hết gia đình ra ngoài đó, để nhà cho Mỹ mướn. Nhờ vậy, mấy năm sau, ông mua thêm một căn phố nhỏ cho hai đứa con trai lớn ở, khi chúng nó vừa vào đại học. Sau khi đi xem nhà, ông anh bảo: - To thế thì ở làm gì cho hết ? (Bây giờ ông anh nói pha giọng Bắc rất nhiều). Nguyên cái buồng ngủ thôi cũng chứa cả môt hộ bốn nhăm người đấy ! Hôm sau, ông H được người anh khuyên: - Chú làm cái vườn như thế này là phí đất. Đào lên đi để trồng trọt khoai, bắp cho các cháu có mà ăn.
Phải biết tăng gia chứ ! Mới đầu, ông hơi phật ý. Nhưng, khi nhìn sang hàng xóm thấy nhà nào cũng đào cũng xới kể cả dải đất hẹp té nằm dọc theo chân tường rào phía ngoài đường, ông nghĩ: "Mình cũng phải làm như thiên hạ, cho yên thân". Vậy là cha con ông hè hụi đập nạy cạy khượi, gạch, bê-tông, hồ cá... cho lòi đất rồi trỉa đậu trồng mì ! Khu vườn Nhụt Bổn mà ông Bà H đã tự tay xây đắp, bây giờ tan hoang lồi lõm giống như bãi đổ... xà bần. Nhà ông H bây giờ mới thật sự mang nét cách mạng !
Ông anh – tên R – làm việc ở đâu, hỏi không bao giờ nói. Chỉ thấy mỗi sáng có xe của cơ quan đến rước, chiều đưa về. Ông H, sau khi trình diện khai lý lịch , tối ngày ngồi nghe tin tức qua ra-đi-ô. Bà H không dám nấu nướng trong bếp bằng lò ga, bà sợ làm như vậy nó... ngụy quá đi, nên bà dựng ở hàng ba mấy cục gạch rồi nấu bằng củi bằng lá khô.... Bà kê cạnh đó một cái bàn thấp để chén đũa mắm muối, còn nồi niêu dao thớt thì cứ bỏ nằm lỏng chỏng dưới đất bên cái thau nhôm lớn đựng nước để dùng cho việc nấu nướng rửa ráy. Nước lấy từ ống cao su trước đây dùng tưới vườn.
Nước dơ thì cứ tạt... cha nó ra sân. Bà H ngồi chồm hổm làm bếp, chổng khu thổi lửa khói bay um tùm làm đôi khi bà nhớ thời thơ ấu – bốn mươi mấy năm về trước – hồi ở dưới quê với bà ngoại, bà hay nhìn bà ngoại nấu cơm như bà làm bây giờ. Chỉ khác là hồi đó chưa có cách mạng ! Ông anh có vẻ hài lòng về tác phong của bà H, nên khen: "Cô thật là sớm giác ngộ !". Một hôm, đài phát thanh gọi các sĩ quan ngụy đi trình diện học tập. Và nói rõ: "Đem theo tiền ăn cho một tháng". Ông H lo lắng, hỏi ý kiến ông anh thì được trả lời: - Chú cứ yên tâm đi học tập. Anh bảo đảm không sao hết. Vậy là ông H hun vợ con, xách ba-lô lên đường, còn dặn: - Ở nhà có bác Hai. Mẹ con bây cần gì thì nhờ bác, nghen. ...
Một tháng sau, không thấy ông về, bà H hỏi ông anh thì được trấn an một cách rất bình thản: - Cô yên tâm. Vài hôm là về thôi ! Cứ thế, vài hôm rồi vài hôm.... dài dài... Bà H nóng lòng, chạy đi gặp mấy bà bạn cũng là vợ sĩ quan, mới hay rằng có thể chồng đã bị chở đi luôn ra ngoài Bắc. Bà lau nước mắt, về quây quần với mấy con, ngồi đợi ông anh. Gặp ông, bà mếu máo: - Họ chở nhà tôi đi mất rồi... - Đi đâu mà mất ? Còn tập trung cải tạo ở trong Nam chứ phải biệt xứ đâu mà mất ? Đi học tập chứ đi tù đâu mà cô sợ.
- Nghe đồn trong trại khổ lắm. Nhờ anh can thiệp cho nhà tôi về. Dù gì anh cũng là tướng và cha đã hy sinh vì cách mạng.
- Cách mạng không phải như ngụy đâu cô ! Không có chuyện móc ngoặc bè phái. Không có chuyện tư vị nể nang. Luôn luôn xử sự có tình có lý. Chú ấy cứ học tập tốt là về ngay thôi ! Nói thế chứ... để tôi xem có làm gì được không..
Một hôm, ông anh họp các con ông H lại, khuyên: - Ba các cháu là ngụy. Cách mạng khoan hồng gởi đi học tập cải tạo. Ba các cháu có sớm được trả về hay không là còn tùy thuộc ở thái độ học tập của ba các cháu. Và cũng tùy thuộc ở trình độ giác ngộ cách mạng của má các cháu và các cháu nữa. - Vậy, mình phải làm sao ? - Dễ thôi ! Bác sẽ giới thiệu các cháu vào đội thanh niên xung phong, nếu các cháu muốn giúp ba các cháu. - Vô đó để làm cái gì, thưa bác ? - Để phục vụ nhân dân theo khả năng của mình. Nếu các cháu có tinh thần phục vụ cao, Nhà Nước sẽ cho điểm tốt trong việc cứu xét trường hợp của ba các cháu. Sau một lúc bàn tính, cả bọn bốn đứa đều đồng ý... xung phong.
Bốn đứa được thâu nhận nhưng không cùng ở chung một đơn vị. Phân tán chúng nó ra, cô lập từng đứa một, để dễ theo dõi kiểm soát, tránh mầm móng phản loạn... Nhà Nước đi một nước cờ thật cao ! Chúng nó được đưa đi đào đất đắp nền ở các vùng kinh tế mới hay đi đào kinh làm thủy lợi. Lâu lâu mới về thăm nhà một vài hôm. Nhưng không bao giờ cùng về một lúc. Và đứa nào về cũng xác xơ hốc hác, tay chân ghẻ lở giống như bị đi đày ! Đứa con gái trước đây học năm thứ bảy dương cầm ở quốc gia âm nhạc, bây giờ tay cứng còng, không đánh nổi một bài tầm thường của hồi đó.
Bà H nhìn các con mà đứt ruột. Cho nên mỗi lần đứa nào về, bà cũng chạy lo thuốc men và nấu nướng cho ăn uống tẩm bổ. Chỉ có ông anh là hài lòng và cho rằng đó là thành quả tốt đẹp của lao động ! Một hôm, ông anh bảo người em dâu: - Bây giờ các cháu đã có Nhà Nước lo. Cô giữ làm gì đến hai cái nhà ? Đây là lúc mà cô phải chứng tỏ trình độ giác ngộ cách mạng của mình bằng cách hiến cái nhà này cho Nhà Nước để làm cơ quan phục vụ nhân dân. Như vậy, chú ấy có cơ được về sớm.
Sau vài phút suy nghĩ, bà H chỉ bằng lòng cho Nhà Nước mượn thôi. - Ừ ! Thì cho mượn cũng được, tôi nghĩ thế. Để tôi liên hệ với các đồng chí ấy xem sao. Vậy là tuần lễ sau, bà dọn về căn phố nhỏ ở cách đó độ mười lăm phút xe đạp, nhưng thuộc về một quận khác. Sự chuyển hộ – nghĩa là dời chỗ ở, địa chỉ – không gặp khó khăn, nhờ ông anh cách mạng (Trong thời này, muốn chuyển hộ phải làm đơn xin phép nơi mình sắp dọn đến. Phải "có lý do chánh đáng" và điều này phải được chứng nhận bởi chánh quyền nơi mình đang ở !
Khi đã được nơi sắp dọn đến chấp thuận – có ký tên đóng dấu – đương sự phải vác đơn đó về trình cho chánh quyền nơi đang ở để... xin phép được di chuyển. Khi được chấp thuận – ký tên đóng dấu- mình mới được quyền dọn đi ! Rắc rối như vậy nên lúc nào cũng có một sự giải thích rất "có trình độ": "Đằng kia có cho anh vô thì ở đây tôi mới cho anh ra. Chớ tôi cho anh ra mà đằng kia không cho anh vô thì anh... đi đâu ?".
Rõ như vậy, nhưng nhiều khi vác đơn đến "đằng kia" trước, thì bị từ chối và dĩ nhiên được giải thích cũng rất "có trình độ" không kém: "Anh phải xin phép nơi anh đang ở trước rồi mới đến đây sau. Anh có được cho đi thì tôi mới nhận cho anh đến. Chớ bảo tôi nhận cho anh đến, trong lúc anh chưa được cho đi thì làm sao được ? Phải có đi rồi mới có đến chớ ! Dễ hiểu thôi !". Cứ lẩn quẩn loanh quanh như vậy nên việc chuyển hộ thật là khó khăn.
Trong trường hợp chuyển từ tỉnh sang tỉnh hay từ vùng sang vùng thì khỏi nói, thật là "trần ai gian khổ" !).Ông tướng có "động viên" một số đồng chí trẻ trong cơ quan đến phụ dọn nhà cho bà H. Và có cho mượn một chiếc xe cam-nhông-nét – cũng của cơ quan – nên việc dọn nhà cũng nhanh. Sau đó, ông anh cho bà ký tên tờ ủy quyền để ông anh thay mặt bà quản lý cái nhà lớn mà ông đang ở. Bởi vì bây giờ, bà đã chuyển hộ thì mặc nhiên ông anh trở thành chủ hộ ở ngôi nhà đó, mà muốn sử dụng cái nhà thì phải có sự ủy quyền của chủ nhà. Mười lăm ngày sau, bà H được biết là nguyên cả tầng trệt nhà của bà đã trở thành "tổ gạo", còn ông anh thì vẫn ở một mình trên lầu.
Nghe nói bà tướng có vào thăm chồng một lần, ở độ mười lăm hôm rồi trở về Hà Nội. Không hiểu sao ông tướng không có đưa bà vợ lại thăm cô em dâu. Cách mạng có khác ! Bẵng đi một thời gian dài gần cả năm, một hôm ông anh ghé nhà thăm bà H để báo tin đã tìm ra trại cải tạo của người em ở ngoài Bắc và chỉ vẽ cho bà cách thức xin đi thăm nuôi, đường đi nước bước, xe cộ vv... và nhứt là những thứ cần thiết như lương khô quần áo. Nghe như vậy, bà H đã đoán ra phần nào đời sống của chồng ở ngoài đó, nên bà rớt nước mắt hỏi: - Sao trước đây anh không nói rõ để tôi lo cho nhà tôi có đầy đủ phải hơn không ? - Chuyện Nhà Nước, đâu nói ra được. Cô phải hiểu như thế chứ ! - Cái gì cũng che đậy. Cái gì cũng giấu giếm. Nhưng lần hồi thiên hạ đều biết hết. Bộ anh tưởng thiên hạ đui sao ? Đến đây bỗng nghe tiếng bà hàng xóm la lớn: "Đi đâu đó nữa ?
Mấy bữa nay tao nói mầy kê lại giùm mấy ông Táo kẻo mấy ổng sụm xuống thì không còn khỉ gì để nấu nướng... mà mầy cứ ăn rồi là xách đít đi hà !". Giọng người con trai: "Bộ má tưởng con đi chơi hả ?". Giọng bà hàng xóm: "Chớ đi đâu mà ngày nào cũng đi, mầy nói tao nghe coi !". Giọng người con, có vẻ hảnh diện, nói rời ra từng tiếng: "Con-đi-phục-vụ-nhân-dân !". Giọng bà hàng xóm, tức tối: "Phục vụ nhân dân ! Phục vụ nhân dân ! Con gái mẹ mầy cũng là nhân dân đây nè ! Mầy phục vụ cho nó đi !
Kẻo không chổi chà nó đơm lên đầu bây giờ !". Ngừng một lúc, lại nói: "Cha... Lúc này nói giọng cách mạng quá há ! Phải mà ! Con mẹ buôn gánh bán bưng này hăm mấy năm nay nó kềm kẹp mầy quá mà ! Nó nhét cho mầy ăn để mầy lớn ! Nó ép mầy học để mầy khôn ! Nó ác ôn quá phải hông ? Nó ngụy quá phải hông ? Nó giả nhơn giả nghĩa quá phải hông ?" Nghe đến đây, ông tướng nhăn mặt: - Ăn với nói ! Rõ là không có trình độ ! Rồi ông đứng lên: - Tôi phải vào cơ quan. Bao giờ cô được phép đi thăm nuôi, gặp chú ấy nhớ bảo tôi nhắn chú ấy luôn vững tin vào sự sáng suốt của Đảng và Nhà Nước.
Ta khác ngụy ở chỗ xử sự có tình có lý và lúc nào cũng khoan hồng đối với những người biết quay về với nhân dân. Bà H làm thinh, nhưng nhìn người anh chồng chỉ có nửa con mắt ! Lúc đó, nghe tiếng thằng con trai nhà hàng xóm: "Rồi đó ! Con kê lại mấy ông Táo rồi đó !". Giọng bà mẹ, vẫn còn hậm hực: "Dữ hôn ! Có bao nhiêu đó mà cũng phải đợi tao nhắc năm lần bảy lượt ! Thôi ! Mầy đi phục vụ nhân dân của mầy, đi. Chiều, vác mỏ về, con mẹ ngụy nà y nó nấu cơm cho mà ăn". ...
Từ ngày dọn về đây, bà H đi làm ở tổ hợp may thêu gần đó. Cũng phải đi làm như thiên hạ để đừng bị để ý theo dõi, chớ thật ra bà chưa đến nỗi túng thiếu nhờ đã cất giữ nữ trang trong nhà thay vì gởi ở ngân hàng. Bây giờ, lâu lâu bà bán một vài chỉ... Bà hàng xóm – tên là bà Năm – có cái sạp cháo lòng ở đầu ngõ. Sáng nào, bà cũng đi bộ theo thằng con trai đạp xe ba bánh chở thùng tô dĩa muỗng đũa, thùng lòng dồi gia vị, nồi cháo lớn bằng nhôm, lò dầu hôi và mấy can nhựa đựng nước rửa chén... ra cây trứng cá nằm trên lề đường Phan Đăng Lưu (tức là đường Chi Lăng hồi trước).
Ở đây, có cái sạp gỗ dựng đứng và bốn năm cái ghế gỗ nhỏ được... xiềng vào gốc cây trứng cá. Hai mẹ con mở ống khóa, hạ cái sạp rồi kê ngay ngắn dưới tàn cây. Xong, thằng con về nhà lấy xe đạp, đạp đi "phục vụ nhân dân" cho tới tối. Thành ra, đến trưa khi bán hết nồi cháo – bà chỉ bán có buổi sáng – bà thâu xếp dọn dẹp một mình, rồi đẩy xe ba bánh chở đồ nghề về nhà (Bà không đạp vì không biết đi xe đạp !).
Cứ vài bữa, bà lại mang biếu bà H một tô cháo lòng. Bà biết bà H là vợ thiếu tá quốc gia và chồng đi học tập nên bà hay tới lui thăm viếng để an ủi. Bà H thật cảm động. Có hôm bà nhắc chừng: - Bà Năm cẩn thận. Có thể tụi nó theo dõi. - Ối... Cái lũ cô hồn đó tôi đâu có sợ, cô Hai. Hồi tụi nó mới vô, bắt mình làm tờ "báo công báo tội". Tôi phát ghét nên khai là tôi tội lỗi đầy đầu bởi vì gần hai chục năm nay tôi bán cháo lòng cho ngụy ăn chớ không cho cách mạng ăn ! Vậy mà có thấy thằng nào đụng tới tôi đâu, cô Hai ! - Coi vậy chớ cũng nên coi chừng, bà Năm à ! Nhứt là khi bà rầy la thằng nhỏ, nói đụng chạm tới họ quá, không nên. - Tụi nó đã coi mình là ngụy thì cứ thí mạng cùi chửi cho sướng miệng. Tội vạ gì mà nín thinh ? Há ? Nói xong, bà Năm nhếch mép cười, làm như bà đang thách đố cách mạng vậy ! ...
Khi bà H được giấy phép đi thăm nuôi chồng, bà báo tin cho bà Năm và nhờ bà Năm coi chừng nhà giùm. Bà Năm mừng rỡ, làm như ông H là người nhà: - Dữ hôn ! Tới bây giờ mới cho con người ta đi thăm nuôi. Quân ác ôn ! Được rồi, cô Hai cứ yên tâm, tôi giữ nhà cho. Mà chừng nào cô Hai định đi ? - Chắc mười hôm nữa, bà Năm à. Để có thì giờ lo cho đầy đủ. Chớ gấp rút quá thì quên trước quên sau... - Cô Hai nói phải đó. Đi ra tới ngoài Bắc chớ bộ gần gụi gì hay sao ? Ngừng một chút, bà Năm cầm tay bà H lắc nhẹ: - Cần gì thì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà...
Bà H xúc động, lí-nhí "cám ơn" mà nước mắt chảy quanh. Lạ quá ! Chỉ có mấy tiếng "mình với nhau" mà sao nghe ấm cúng vô cùng. Nhứt là trong hoàn cảnh này, trong giai đoạn này. "Mình với nhau" là sự nhận diện của những người cùng đứng về một phía. "Mình với nhau" nói lên sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ, cần nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau để sinh tồn. "Mình với nhau" là tình người không phân biệt giai cấp. Cho nên, khi mở rộng vòng tay, bà Năm cháo lòng chỉ cần nói có mấy tiếng đó thôi là quá đầy, quá đủ... Hai hôm trước ngày bà H khăn gói đi thăm chồng, bà Năm qua nhà đưa một lon ghi-gô được ràng chằng chịt bằng dây thun: - Cô Hai cho tôi gởi ổng lon thịt chà bông. Tôi làm có hơi mặn để ăn cho lâu. Tôi ém chặt và ràng kỹ, cô Hai đừng lo đường xa nó sút sổ. Cô cho tôi gởi lời thăm ổng, nghen. Bà H "cám ơn" mà có cảm tưởng như bà Năm là người trong quyến thuộc ! Trong khi đi ra cửa, bà Năm còn quay lại nói: - Cô Hai đi yên tâm. Tụi nhỏ của cô có về chơi thì tôi lo cơm nước cho hết. Cô nhớ viết ít chữ để lại cho tụi nó biết, nghen !
Bà H gật gật đầu, nhìn theo mà thấy bà bán cháo lòng đó còn cao cả gấp mấy mươi lần người anh chồng làm tướng của cách mạng ! ... Đi thăm chồng về, bà H như già đi năm bảy tuổi. Mắt bà sưng húp, tóc tai rối bời, mặt mũi hốc hác. Bà Năm nhìn bà H, động lòng chảy nước mắt. Ngồi xuống bên bà H, bà Năm hỏi: - Sao, cô Hai ? Khổ lắm phải không ? Bà H mếu máo khóc, chỉ gật gật đầu chớ không nói được một lời. Bà Năm nhích lại gần, choàng tay ôm vai bà H, chửi đổng: - Mẹ bà nó ! Quân ác ôn !
Bà H bỗng quay sang ôm chầm lấy bà Năm, khóc nức nở. Vừa khóc vừa cố gắng nói, câu nói đứt ra từng khúc: - Ảnh... ốm... đến nỗi... tôi... nhìn... ảnh... không ra... Đến đây, bà Năm cảm động nghẹn lời. Bà chỉ còn biết vuốt vuốt lưng bà H, giống như bà đang vỗ về người em gái. Hôm sau, bà H đội nón lá cầm cái thơ ông H viết cho người anh để gởi gắm vợ con, đi bộ về cái vi-la của bà ở quận kế bên. Bà cố tình đi bộ, vì bà nghĩ đến chồng. Đối với những gian khổ cùng cực mà chồng bà đã chịu đựng từ bao lâu nay – theo lời kể lại của ông H – thì sự đi bộ của bà không thấm thía vào đâu hết..
Nhưng, khi bà đi bộ, bà tưởng chừng như bà đang chia xẻ một phần nào những khổ dịch của chồng, người tù cải tạo. Vi-la của bà, bây giờ thấy khác trước. Tường rào đã xây lên cao. Cổng song sắt được gắn thêm lưới sắt ô vuông. Nhìn vào trong không còn tổ gạo, mà sân thì đã được tráng xi-măng lót gạch khía sạch sẽ. Thấy có bóng người, bà H bấm chuông. Có giọng đàn bà hỏi vọng ra, giọng Bắc: - Ai đấy ? - Dạ... tôi.
Một bà cỡ tuổi bà H bước ra hất hàm: - Chị muốn gì ? - Thưa... Tôi muốn tìm ông R. Nhà tôi có viết cho ổng cái thơ... - Đồng chí R à ? Đồng chí ấy đã phục viên lâu rồi. Đồng chí bán nhà cho chúng tôi, xong, dọn hết về thủ đô.. Thế... chị là gì của đồng chí ấy ? Bà H choáng váng mày mặt, chỉ còn kịp tỳ người vào trụ cổng để khỏi quị xuống. Tuy nhiên, bà vẫn nghe tiếng mình nói: - Dạ... Tôi... À... Không ! Rồi câm luôn. Thấy bên ngoài làm thinh, bà người Bắc bỏ đi vào trong, nhưng vẫn nói vói ra: - Đồng chí R hiện ở đâu, tôi cũng không biết. Thôi, chị về đi ! Phải một lúc lâu sau, bà H mới hoàn hồn. Bà đứng thẳng nhìn vào trong. Bà bỗng thấy bà đã biến thành một người khác.
Một người cứng rắn hơn, lì lợm hơn. Một người sẽ dám nhìn thẳng vào mặt kẻ địch mà chửi như bà Năm cháo lòng. Ví dụ có người anh chồng đứng trước mặt bây giờ, bà sẽ xáng cho anh ta một bạt tay – điều mà trước đây bà chẳng bao giờ dám làm dám nghĩ ! Bà H vẫn đứng thẳng, nhìn vào trong. Mắt mở to, ráo hoảnh. Môi mím chặt. Tay bà vò nát cái thơ của chồng viết. Bà vò nó mà bà không hay ! Bà chỉ cảm thấy một sự câm thù đang dâng lên làm bà trạo trực. Bà nghe buồn nôn ! Phải rồi !
Bà muốn nôn mửa lên những giả dối gian manh mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trong đầu. Bà muốn nôn mửa lên những lời lẽ giả nhân giả nghĩa mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trên đầu môi chót lưỡi. Bà muốn nôn mửa lên những thủ đoạn xảo quyệt được ngụy trang bởi những chiêu bài yêu nước thương dân, có nghĩa có tình... mà bọn chúng nó thằng nào cũng sẵn sàng hành động. Bà muốn...
Bà muốn... Bà H liệng cái thơ nhàu nát xuống đất, phun nước miếng nghe cái phụt một cách khinh bỉ, rồi cúi lượm cái nón lá bỏ rơi khi nãy đội lên đầu, đi thẳng. ... Mấy năm sau, ông H vẫn "còn được cải tạo", bà H lâu lâu vẫn lặn lội đi thăm nuôi chồng, hai thằng con lớn vượt biên rồi định cư ở Úc, đứa con gái lấy chồng đánh cá ở Minh Hải, thằng con út cặp với con bạn cùng xóm mở quán cà phê vỉa hè cạnh hàng cháo của bà Năm. Còn bà Năm vẫn bán cháo lòng, lâu lâu vẫn chửi thằng con nghe giống như bà chửi Nhà Nước !
Tiểu Tử
*
"Ngụy" !
Tiểu Tử
Trong ngôn ngữ thông thường miền Nam Việt Nam trước tháng tư 1975, tiếng "ngụy" – nghĩa là "giả" – ít thấy có ai dùng tới. Cái gì không phải thứ thiệt, không phải thứ "chánh cống", không phải thứ "có cầu chứng tại tòa"... là người ta gọi hoạch tẹt là "đồ giả", chớ không ai gọi là "đồ ngụy" hết. Ví dụ như rượu giả, thuốc giả, vú giả, bạc giả... vv. Bởi vì từ ngữ hồi đó rất... thật ! Sau tháng tư 1975, tiếng "ngụy" đã theo gót... dép râu (Xin lỗi ! Chỗ này văn chương nghe chỏi lỗ tai một chút, nhưng rất... tả chân.
Không thể viết "theo gót giày" như xưa nay thường viết, vì đối tượng ở đây toàn mang dép râu cả !) quân nón cối và quân mũ tai bèo vào Nam làm cách mạng... Sau biến cố, toàn dân miền Nam đều phải đi "học tập" ba hôm. Chính trong ba hôm đó người ta mới nghe lần đầu tiên tiếng "ngụy". Và nghe... đầy lỗ tai ! Vậy là đầu hôm sớm mai, tiếng "ngụy" được... nhét vào ngôn ngữ miền Nam một cách "ngang xương", không cần… trưng cầu dân ý ! Mới đầu nghe lạ hoắc, không hiểu ý nghĩa sâu đậm của nó. Cũng chẳng có ai giải thích. Mà ví dụ có ai to gan lớn mật đặt câu hỏi thì cán bộ cũng chỉ giải thích... ngang như cua thôi ! Thành ra nhân dân miền Nam hiểu tiếng "ngụy" một cách rất... tự do, và sử dụng tiếng "ngụy" rất... rộng rãi (được "giải phóng", có khác !).
Thôi thì cái gì của miền Nam cũng đều biến thành "ngụy" ráo. Để phân biệt với "cách mạng" !.. Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, "hàm-bà-lằng" ngụy... Và người ta nghĩ một cách rất đơn giản, rất thật thà: "Hể thấy không có đ óng con dấu ngôi sao đỏ thì cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc !". Thật ra, khi dán cái nhãn "ngụy" lên miền Nam, "Đảng và Nhà Nước" muốn nhân dân – chủ yếu là nhân dân miền Bắc – hiểu theo định nghĩa "ngụy" là giả – giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân – "ngụy" là đoạt của người ta mà nói là của mình, là bịp, là láo, là phiến loạn... Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều... mở mắt, tiếng "ngụy" ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra ai mới đúng là ngụy.
Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, thì chân tướng ngụy lòi ra rõ rệt, đến người mù cũng phải thấy ! Viết dài dòng để... "đả thông tư tưởng" trước khi vào chuyện. …Ông H là thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông làm việc ở Tổng tham mưu. Ông thuộc gia đình trung lưu. Hồi 1945, cha và anh của ông đi kháng chiến rồi đi luôn ra Bắc. Từ đó, không được tin tức gì hết. Mẹ của ông là giáo viên tiểu học, xem việc dạy dỗ trẻ con là một thiên chức.. Bà thường nhắc về người cha và người anh vắng mặt, nhứt là người anh với những kỷ niệm đẹp của thời mà hai anh em còn ở chung với nhau: "Anh Hai của con thương con lắm. Đi học về là cởi trần rồi cõng con chạy cà bồng cà bồng quanh sân vừa chạy vừa hí rân như ngựa làm cho con cười hắc hắc. Mà con thì hay nhõng nhẽo với anh Hai con, đi đâu cũng bắt nó cõng hết. Còn khi nào con đòi cái gì không được, con hay vừa khóc vừa la để ba tưởng là anh Hai chọc con, ba rầy ảnh ! Tội nghiệp ! Những lúc thấy con sắp sửa làm trận như vậy, anh Hai con thường đưa đầu biểu con đánh nó đi chớ đừng khóc la, sợ ba rầy !".
Rồi bà kết luận: "Tánh tình nó tốt lắm !". Ông lớn lên trong vòng tay người mẹ, được giáo dục bằng tình thương, xem gia đình là căn bản, lấy đạo đức làm phương châm. Và ông giữ mãi trong lòng sự mến mộ "người anh Hai lúc nào cũng làm vui lòng em, lo lắng cho em, bảo vệ em". Mãi đến năm 1973, mới được tin qua một người bà con rằng cha mất đã lâu và người anh bây giờ là tướng của "ngoài đó". Thật là bàng hoàng. Mẹ ông khóc hết nước mắt. Thời gian sau, bà nói: "Mẹ chỉ mong cho mau hết giặc, để anh em con về sống bên mẹ yên vui như ngày xưa. Chừng đó, mẹ mãn nguyện để theo ông theo bà...".
Mẹ ông qua đời vào giữa năm 1974, chưa kịp thấy cảnh "hết giặc" ra làm sao và chưa kịp gặp lại đứa con làm tướng... ... Mấy hôm sau ngày 30 tháng tư 1975, ông tướng nhờ người bà con đưa lại nhà ông H. Xa cách đã ba mươi năm, nhưng hai anh em vẫn nhìn ra được nhau. Bởi vì họ giống nhau như đúc. Sau mấy giây ngỡ ngàng, họ xà vào ôm lấy nhau siết chặt. Cả hai đều không cầm được nước mắt. Bà H và bốn đứa con – ba trai một gái, đã lớn hết, hai đứa đại học và hai đứa trung học cấp hai – đứng nhìn cảnh hai anh em ôm nhau, cũng bồi hồi xúc động... Sau đó là bữa cơm gia đình để hai anh em kể cho nhau nghe những biến thiên của đời mình, của thời cuộc. Tiếp theo là ông tướng mang hành trang lại ở với gia đình ông H, để có anh có em. Ông bà H có hai cái nhà. Cái mà ông bà đang ở với hai con học trung học, là loại vi-la lầu có sân lót gạch và vườn cây kiểng hồ cá trang trí theo kiểu Nhựt.
Nhà này do ông bà tự cất lấy hồi thời các con còn nhỏ. Về sau, ông được thuyên chuyển ra miền Trung một thời gian. Ông đem hết gia đình ra ngoài đó, để nhà cho Mỹ mướn. Nhờ vậy, mấy năm sau, ông mua thêm một căn phố nhỏ cho hai đứa con trai lớn ở, khi chúng nó vừa vào đại học. Sau khi đi xem nhà, ông anh bảo: - To thế thì ở làm gì cho hết ? (Bây giờ ông anh nói pha giọng Bắc rất nhiều). Nguyên cái buồng ngủ thôi cũng chứa cả môt hộ bốn nhăm người đấy ! Hôm sau, ông H được người anh khuyên: - Chú làm cái vườn như thế này là phí đất. Đào lên đi để trồng trọt khoai, bắp cho các cháu có mà ăn.
Phải biết tăng gia chứ ! Mới đầu, ông hơi phật ý. Nhưng, khi nhìn sang hàng xóm thấy nhà nào cũng đào cũng xới kể cả dải đất hẹp té nằm dọc theo chân tường rào phía ngoài đường, ông nghĩ: "Mình cũng phải làm như thiên hạ, cho yên thân". Vậy là cha con ông hè hụi đập nạy cạy khượi, gạch, bê-tông, hồ cá... cho lòi đất rồi trỉa đậu trồng mì ! Khu vườn Nhụt Bổn mà ông Bà H đã tự tay xây đắp, bây giờ tan hoang lồi lõm giống như bãi đổ... xà bần. Nhà ông H bây giờ mới thật sự mang nét cách mạng !
Ông anh – tên R – làm việc ở đâu, hỏi không bao giờ nói. Chỉ thấy mỗi sáng có xe của cơ quan đến rước, chiều đưa về. Ông H, sau khi trình diện khai lý lịch , tối ngày ngồi nghe tin tức qua ra-đi-ô. Bà H không dám nấu nướng trong bếp bằng lò ga, bà sợ làm như vậy nó... ngụy quá đi, nên bà dựng ở hàng ba mấy cục gạch rồi nấu bằng củi bằng lá khô.... Bà kê cạnh đó một cái bàn thấp để chén đũa mắm muối, còn nồi niêu dao thớt thì cứ bỏ nằm lỏng chỏng dưới đất bên cái thau nhôm lớn đựng nước để dùng cho việc nấu nướng rửa ráy. Nước lấy từ ống cao su trước đây dùng tưới vườn.
Nước dơ thì cứ tạt... cha nó ra sân. Bà H ngồi chồm hổm làm bếp, chổng khu thổi lửa khói bay um tùm làm đôi khi bà nhớ thời thơ ấu – bốn mươi mấy năm về trước – hồi ở dưới quê với bà ngoại, bà hay nhìn bà ngoại nấu cơm như bà làm bây giờ. Chỉ khác là hồi đó chưa có cách mạng ! Ông anh có vẻ hài lòng về tác phong của bà H, nên khen: "Cô thật là sớm giác ngộ !". Một hôm, đài phát thanh gọi các sĩ quan ngụy đi trình diện học tập. Và nói rõ: "Đem theo tiền ăn cho một tháng". Ông H lo lắng, hỏi ý kiến ông anh thì được trả lời: - Chú cứ yên tâm đi học tập. Anh bảo đảm không sao hết. Vậy là ông H hun vợ con, xách ba-lô lên đường, còn dặn: - Ở nhà có bác Hai. Mẹ con bây cần gì thì nhờ bác, nghen. ...
Một tháng sau, không thấy ông về, bà H hỏi ông anh thì được trấn an một cách rất bình thản: - Cô yên tâm. Vài hôm là về thôi ! Cứ thế, vài hôm rồi vài hôm.... dài dài... Bà H nóng lòng, chạy đi gặp mấy bà bạn cũng là vợ sĩ quan, mới hay rằng có thể chồng đã bị chở đi luôn ra ngoài Bắc. Bà lau nước mắt, về quây quần với mấy con, ngồi đợi ông anh. Gặp ông, bà mếu máo: - Họ chở nhà tôi đi mất rồi... - Đi đâu mà mất ? Còn tập trung cải tạo ở trong Nam chứ phải biệt xứ đâu mà mất ? Đi học tập chứ đi tù đâu mà cô sợ.
- Nghe đồn trong trại khổ lắm. Nhờ anh can thiệp cho nhà tôi về. Dù gì anh cũng là tướng và cha đã hy sinh vì cách mạng.
- Cách mạng không phải như ngụy đâu cô ! Không có chuyện móc ngoặc bè phái. Không có chuyện tư vị nể nang. Luôn luôn xử sự có tình có lý. Chú ấy cứ học tập tốt là về ngay thôi ! Nói thế chứ... để tôi xem có làm gì được không..
Một hôm, ông anh họp các con ông H lại, khuyên: - Ba các cháu là ngụy. Cách mạng khoan hồng gởi đi học tập cải tạo. Ba các cháu có sớm được trả về hay không là còn tùy thuộc ở thái độ học tập của ba các cháu. Và cũng tùy thuộc ở trình độ giác ngộ cách mạng của má các cháu và các cháu nữa. - Vậy, mình phải làm sao ? - Dễ thôi ! Bác sẽ giới thiệu các cháu vào đội thanh niên xung phong, nếu các cháu muốn giúp ba các cháu. - Vô đó để làm cái gì, thưa bác ? - Để phục vụ nhân dân theo khả năng của mình. Nếu các cháu có tinh thần phục vụ cao, Nhà Nước sẽ cho điểm tốt trong việc cứu xét trường hợp của ba các cháu. Sau một lúc bàn tính, cả bọn bốn đứa đều đồng ý... xung phong.
Bốn đứa được thâu nhận nhưng không cùng ở chung một đơn vị. Phân tán chúng nó ra, cô lập từng đứa một, để dễ theo dõi kiểm soát, tránh mầm móng phản loạn... Nhà Nước đi một nước cờ thật cao ! Chúng nó được đưa đi đào đất đắp nền ở các vùng kinh tế mới hay đi đào kinh làm thủy lợi. Lâu lâu mới về thăm nhà một vài hôm. Nhưng không bao giờ cùng về một lúc. Và đứa nào về cũng xác xơ hốc hác, tay chân ghẻ lở giống như bị đi đày ! Đứa con gái trước đây học năm thứ bảy dương cầm ở quốc gia âm nhạc, bây giờ tay cứng còng, không đánh nổi một bài tầm thường của hồi đó.
Bà H nhìn các con mà đứt ruột. Cho nên mỗi lần đứa nào về, bà cũng chạy lo thuốc men và nấu nướng cho ăn uống tẩm bổ. Chỉ có ông anh là hài lòng và cho rằng đó là thành quả tốt đẹp của lao động ! Một hôm, ông anh bảo người em dâu: - Bây giờ các cháu đã có Nhà Nước lo. Cô giữ làm gì đến hai cái nhà ? Đây là lúc mà cô phải chứng tỏ trình độ giác ngộ cách mạng của mình bằng cách hiến cái nhà này cho Nhà Nước để làm cơ quan phục vụ nhân dân. Như vậy, chú ấy có cơ được về sớm.
Sau vài phút suy nghĩ, bà H chỉ bằng lòng cho Nhà Nước mượn thôi. - Ừ ! Thì cho mượn cũng được, tôi nghĩ thế. Để tôi liên hệ với các đồng chí ấy xem sao. Vậy là tuần lễ sau, bà dọn về căn phố nhỏ ở cách đó độ mười lăm phút xe đạp, nhưng thuộc về một quận khác. Sự chuyển hộ – nghĩa là dời chỗ ở, địa chỉ – không gặp khó khăn, nhờ ông anh cách mạng (Trong thời này, muốn chuyển hộ phải làm đơn xin phép nơi mình sắp dọn đến. Phải "có lý do chánh đáng" và điều này phải được chứng nhận bởi chánh quyền nơi mình đang ở !
Khi đã được nơi sắp dọn đến chấp thuận – có ký tên đóng dấu – đương sự phải vác đơn đó về trình cho chánh quyền nơi đang ở để... xin phép được di chuyển. Khi được chấp thuận – ký tên đóng dấu- mình mới được quyền dọn đi ! Rắc rối như vậy nên lúc nào cũng có một sự giải thích rất "có trình độ": "Đằng kia có cho anh vô thì ở đây tôi mới cho anh ra. Chớ tôi cho anh ra mà đằng kia không cho anh vô thì anh... đi đâu ?".
Rõ như vậy, nhưng nhiều khi vác đơn đến "đằng kia" trước, thì bị từ chối và dĩ nhiên được giải thích cũng rất "có trình độ" không kém: "Anh phải xin phép nơi anh đang ở trước rồi mới đến đây sau. Anh có được cho đi thì tôi mới nhận cho anh đến. Chớ bảo tôi nhận cho anh đến, trong lúc anh chưa được cho đi thì làm sao được ? Phải có đi rồi mới có đến chớ ! Dễ hiểu thôi !". Cứ lẩn quẩn loanh quanh như vậy nên việc chuyển hộ thật là khó khăn.
Trong trường hợp chuyển từ tỉnh sang tỉnh hay từ vùng sang vùng thì khỏi nói, thật là "trần ai gian khổ" !).Ông tướng có "động viên" một số đồng chí trẻ trong cơ quan đến phụ dọn nhà cho bà H. Và có cho mượn một chiếc xe cam-nhông-nét – cũng của cơ quan – nên việc dọn nhà cũng nhanh. Sau đó, ông anh cho bà ký tên tờ ủy quyền để ông anh thay mặt bà quản lý cái nhà lớn mà ông đang ở. Bởi vì bây giờ, bà đã chuyển hộ thì mặc nhiên ông anh trở thành chủ hộ ở ngôi nhà đó, mà muốn sử dụng cái nhà thì phải có sự ủy quyền của chủ nhà. Mười lăm ngày sau, bà H được biết là nguyên cả tầng trệt nhà của bà đã trở thành "tổ gạo", còn ông anh thì vẫn ở một mình trên lầu.
Nghe nói bà tướng có vào thăm chồng một lần, ở độ mười lăm hôm rồi trở về Hà Nội. Không hiểu sao ông tướng không có đưa bà vợ lại thăm cô em dâu. Cách mạng có khác ! Bẵng đi một thời gian dài gần cả năm, một hôm ông anh ghé nhà thăm bà H để báo tin đã tìm ra trại cải tạo của người em ở ngoài Bắc và chỉ vẽ cho bà cách thức xin đi thăm nuôi, đường đi nước bước, xe cộ vv... và nhứt là những thứ cần thiết như lương khô quần áo. Nghe như vậy, bà H đã đoán ra phần nào đời sống của chồng ở ngoài đó, nên bà rớt nước mắt hỏi: - Sao trước đây anh không nói rõ để tôi lo cho nhà tôi có đầy đủ phải hơn không ? - Chuyện Nhà Nước, đâu nói ra được. Cô phải hiểu như thế chứ ! - Cái gì cũng che đậy. Cái gì cũng giấu giếm. Nhưng lần hồi thiên hạ đều biết hết. Bộ anh tưởng thiên hạ đui sao ? Đến đây bỗng nghe tiếng bà hàng xóm la lớn: "Đi đâu đó nữa ?
Mấy bữa nay tao nói mầy kê lại giùm mấy ông Táo kẻo mấy ổng sụm xuống thì không còn khỉ gì để nấu nướng... mà mầy cứ ăn rồi là xách đít đi hà !". Giọng người con trai: "Bộ má tưởng con đi chơi hả ?". Giọng bà hàng xóm: "Chớ đi đâu mà ngày nào cũng đi, mầy nói tao nghe coi !". Giọng người con, có vẻ hảnh diện, nói rời ra từng tiếng: "Con-đi-phục-vụ-nhân-dân !". Giọng bà hàng xóm, tức tối: "Phục vụ nhân dân ! Phục vụ nhân dân ! Con gái mẹ mầy cũng là nhân dân đây nè ! Mầy phục vụ cho nó đi !
Kẻo không chổi chà nó đơm lên đầu bây giờ !". Ngừng một lúc, lại nói: "Cha... Lúc này nói giọng cách mạng quá há ! Phải mà ! Con mẹ buôn gánh bán bưng này hăm mấy năm nay nó kềm kẹp mầy quá mà ! Nó nhét cho mầy ăn để mầy lớn ! Nó ép mầy học để mầy khôn ! Nó ác ôn quá phải hông ? Nó ngụy quá phải hông ? Nó giả nhơn giả nghĩa quá phải hông ?" Nghe đến đây, ông tướng nhăn mặt: - Ăn với nói ! Rõ là không có trình độ ! Rồi ông đứng lên: - Tôi phải vào cơ quan. Bao giờ cô được phép đi thăm nuôi, gặp chú ấy nhớ bảo tôi nhắn chú ấy luôn vững tin vào sự sáng suốt của Đảng và Nhà Nước.
Ta khác ngụy ở chỗ xử sự có tình có lý và lúc nào cũng khoan hồng đối với những người biết quay về với nhân dân. Bà H làm thinh, nhưng nhìn người anh chồng chỉ có nửa con mắt ! Lúc đó, nghe tiếng thằng con trai nhà hàng xóm: "Rồi đó ! Con kê lại mấy ông Táo rồi đó !". Giọng bà mẹ, vẫn còn hậm hực: "Dữ hôn ! Có bao nhiêu đó mà cũng phải đợi tao nhắc năm lần bảy lượt ! Thôi ! Mầy đi phục vụ nhân dân của mầy, đi. Chiều, vác mỏ về, con mẹ ngụy nà y nó nấu cơm cho mà ăn". ...
Từ ngày dọn về đây, bà H đi làm ở tổ hợp may thêu gần đó. Cũng phải đi làm như thiên hạ để đừng bị để ý theo dõi, chớ thật ra bà chưa đến nỗi túng thiếu nhờ đã cất giữ nữ trang trong nhà thay vì gởi ở ngân hàng. Bây giờ, lâu lâu bà bán một vài chỉ... Bà hàng xóm – tên là bà Năm – có cái sạp cháo lòng ở đầu ngõ. Sáng nào, bà cũng đi bộ theo thằng con trai đạp xe ba bánh chở thùng tô dĩa muỗng đũa, thùng lòng dồi gia vị, nồi cháo lớn bằng nhôm, lò dầu hôi và mấy can nhựa đựng nước rửa chén... ra cây trứng cá nằm trên lề đường Phan Đăng Lưu (tức là đường Chi Lăng hồi trước).
Ở đây, có cái sạp gỗ dựng đứng và bốn năm cái ghế gỗ nhỏ được... xiềng vào gốc cây trứng cá. Hai mẹ con mở ống khóa, hạ cái sạp rồi kê ngay ngắn dưới tàn cây. Xong, thằng con về nhà lấy xe đạp, đạp đi "phục vụ nhân dân" cho tới tối. Thành ra, đến trưa khi bán hết nồi cháo – bà chỉ bán có buổi sáng – bà thâu xếp dọn dẹp một mình, rồi đẩy xe ba bánh chở đồ nghề về nhà (Bà không đạp vì không biết đi xe đạp !).
Cứ vài bữa, bà lại mang biếu bà H một tô cháo lòng. Bà biết bà H là vợ thiếu tá quốc gia và chồng đi học tập nên bà hay tới lui thăm viếng để an ủi. Bà H thật cảm động. Có hôm bà nhắc chừng: - Bà Năm cẩn thận. Có thể tụi nó theo dõi. - Ối... Cái lũ cô hồn đó tôi đâu có sợ, cô Hai. Hồi tụi nó mới vô, bắt mình làm tờ "báo công báo tội". Tôi phát ghét nên khai là tôi tội lỗi đầy đầu bởi vì gần hai chục năm nay tôi bán cháo lòng cho ngụy ăn chớ không cho cách mạng ăn ! Vậy mà có thấy thằng nào đụng tới tôi đâu, cô Hai ! - Coi vậy chớ cũng nên coi chừng, bà Năm à ! Nhứt là khi bà rầy la thằng nhỏ, nói đụng chạm tới họ quá, không nên. - Tụi nó đã coi mình là ngụy thì cứ thí mạng cùi chửi cho sướng miệng. Tội vạ gì mà nín thinh ? Há ? Nói xong, bà Năm nhếch mép cười, làm như bà đang thách đố cách mạng vậy ! ...
Khi bà H được giấy phép đi thăm nuôi chồng, bà báo tin cho bà Năm và nhờ bà Năm coi chừng nhà giùm. Bà Năm mừng rỡ, làm như ông H là người nhà: - Dữ hôn ! Tới bây giờ mới cho con người ta đi thăm nuôi. Quân ác ôn ! Được rồi, cô Hai cứ yên tâm, tôi giữ nhà cho. Mà chừng nào cô Hai định đi ? - Chắc mười hôm nữa, bà Năm à. Để có thì giờ lo cho đầy đủ. Chớ gấp rút quá thì quên trước quên sau... - Cô Hai nói phải đó. Đi ra tới ngoài Bắc chớ bộ gần gụi gì hay sao ? Ngừng một chút, bà Năm cầm tay bà H lắc nhẹ: - Cần gì thì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà...
Bà H xúc động, lí-nhí "cám ơn" mà nước mắt chảy quanh. Lạ quá ! Chỉ có mấy tiếng "mình với nhau" mà sao nghe ấm cúng vô cùng. Nhứt là trong hoàn cảnh này, trong giai đoạn này. "Mình với nhau" là sự nhận diện của những người cùng đứng về một phía. "Mình với nhau" nói lên sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ, cần nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau để sinh tồn. "Mình với nhau" là tình người không phân biệt giai cấp. Cho nên, khi mở rộng vòng tay, bà Năm cháo lòng chỉ cần nói có mấy tiếng đó thôi là quá đầy, quá đủ... Hai hôm trước ngày bà H khăn gói đi thăm chồng, bà Năm qua nhà đưa một lon ghi-gô được ràng chằng chịt bằng dây thun: - Cô Hai cho tôi gởi ổng lon thịt chà bông. Tôi làm có hơi mặn để ăn cho lâu. Tôi ém chặt và ràng kỹ, cô Hai đừng lo đường xa nó sút sổ. Cô cho tôi gởi lời thăm ổng, nghen. Bà H "cám ơn" mà có cảm tưởng như bà Năm là người trong quyến thuộc ! Trong khi đi ra cửa, bà Năm còn quay lại nói: - Cô Hai đi yên tâm. Tụi nhỏ của cô có về chơi thì tôi lo cơm nước cho hết. Cô nhớ viết ít chữ để lại cho tụi nó biết, nghen !
Bà H gật gật đầu, nhìn theo mà thấy bà bán cháo lòng đó còn cao cả gấp mấy mươi lần người anh chồng làm tướng của cách mạng ! ... Đi thăm chồng về, bà H như già đi năm bảy tuổi. Mắt bà sưng húp, tóc tai rối bời, mặt mũi hốc hác. Bà Năm nhìn bà H, động lòng chảy nước mắt. Ngồi xuống bên bà H, bà Năm hỏi: - Sao, cô Hai ? Khổ lắm phải không ? Bà H mếu máo khóc, chỉ gật gật đầu chớ không nói được một lời. Bà Năm nhích lại gần, choàng tay ôm vai bà H, chửi đổng: - Mẹ bà nó ! Quân ác ôn !
Bà H bỗng quay sang ôm chầm lấy bà Năm, khóc nức nở. Vừa khóc vừa cố gắng nói, câu nói đứt ra từng khúc: - Ảnh... ốm... đến nỗi... tôi... nhìn... ảnh... không ra... Đến đây, bà Năm cảm động nghẹn lời. Bà chỉ còn biết vuốt vuốt lưng bà H, giống như bà đang vỗ về người em gái. Hôm sau, bà H đội nón lá cầm cái thơ ông H viết cho người anh để gởi gắm vợ con, đi bộ về cái vi-la của bà ở quận kế bên. Bà cố tình đi bộ, vì bà nghĩ đến chồng. Đối với những gian khổ cùng cực mà chồng bà đã chịu đựng từ bao lâu nay – theo lời kể lại của ông H – thì sự đi bộ của bà không thấm thía vào đâu hết..
Nhưng, khi bà đi bộ, bà tưởng chừng như bà đang chia xẻ một phần nào những khổ dịch của chồng, người tù cải tạo. Vi-la của bà, bây giờ thấy khác trước. Tường rào đã xây lên cao. Cổng song sắt được gắn thêm lưới sắt ô vuông. Nhìn vào trong không còn tổ gạo, mà sân thì đã được tráng xi-măng lót gạch khía sạch sẽ. Thấy có bóng người, bà H bấm chuông. Có giọng đàn bà hỏi vọng ra, giọng Bắc: - Ai đấy ? - Dạ... tôi.
Một bà cỡ tuổi bà H bước ra hất hàm: - Chị muốn gì ? - Thưa... Tôi muốn tìm ông R. Nhà tôi có viết cho ổng cái thơ... - Đồng chí R à ? Đồng chí ấy đã phục viên lâu rồi. Đồng chí bán nhà cho chúng tôi, xong, dọn hết về thủ đô.. Thế... chị là gì của đồng chí ấy ? Bà H choáng váng mày mặt, chỉ còn kịp tỳ người vào trụ cổng để khỏi quị xuống. Tuy nhiên, bà vẫn nghe tiếng mình nói: - Dạ... Tôi... À... Không ! Rồi câm luôn. Thấy bên ngoài làm thinh, bà người Bắc bỏ đi vào trong, nhưng vẫn nói vói ra: - Đồng chí R hiện ở đâu, tôi cũng không biết. Thôi, chị về đi ! Phải một lúc lâu sau, bà H mới hoàn hồn. Bà đứng thẳng nhìn vào trong. Bà bỗng thấy bà đã biến thành một người khác.
Một người cứng rắn hơn, lì lợm hơn. Một người sẽ dám nhìn thẳng vào mặt kẻ địch mà chửi như bà Năm cháo lòng. Ví dụ có người anh chồng đứng trước mặt bây giờ, bà sẽ xáng cho anh ta một bạt tay – điều mà trước đây bà chẳng bao giờ dám làm dám nghĩ ! Bà H vẫn đứng thẳng, nhìn vào trong. Mắt mở to, ráo hoảnh. Môi mím chặt. Tay bà vò nát cái thơ của chồng viết. Bà vò nó mà bà không hay ! Bà chỉ cảm thấy một sự câm thù đang dâng lên làm bà trạo trực. Bà nghe buồn nôn ! Phải rồi !
Bà muốn nôn mửa lên những giả dối gian manh mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trong đầu. Bà muốn nôn mửa lên những lời lẽ giả nhân giả nghĩa mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trên đầu môi chót lưỡi. Bà muốn nôn mửa lên những thủ đoạn xảo quyệt được ngụy trang bởi những chiêu bài yêu nước thương dân, có nghĩa có tình... mà bọn chúng nó thằng nào cũng sẵn sàng hành động. Bà muốn...
Bà muốn... Bà H liệng cái thơ nhàu nát xuống đất, phun nước miếng nghe cái phụt một cách khinh bỉ, rồi cúi lượm cái nón lá bỏ rơi khi nãy đội lên đầu, đi thẳng. ... Mấy năm sau, ông H vẫn "còn được cải tạo", bà H lâu lâu vẫn lặn lội đi thăm nuôi chồng, hai thằng con lớn vượt biên rồi định cư ở Úc, đứa con gái lấy chồng đánh cá ở Minh Hải, thằng con út cặp với con bạn cùng xóm mở quán cà phê vỉa hè cạnh hàng cháo của bà Năm. Còn bà Năm vẫn bán cháo lòng, lâu lâu vẫn chửi thằng con nghe giống như bà chửi Nhà Nước !
Tiểu Tử
*
CHU TẤT TIẾN * THƯ NGỎ
*
Thư ngỏ kính gửi Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn
Tác Giả :
Chu Tất Tiến
Thư ngỏ kính gửi Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn
Tác Giả :
Chu Tất Tiến
Thứ Bảy, 13 Tháng 3 Năm 2010 17:35
Trọng kính Đức Hồng Y,
Lời đầu tiên mà con muốn gửi đến Đức Hồng Y là lời chân thành xin lỗi về sự đường đột của lá thư này. Thật sự, con không đủ tư cách để viết thư đến Đức Hồng Y, nhất là để góp ý với Ngài về môt lá thư đã được phổ biến trên nước Mỹ cách đây vài tuần lễ. Tuy nhiên, vì nhớ lời Chúa dậy: "Ta là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống" , Chúa đến thế gian để đem lại Sự Thật và lẽ Công Bằng, nên con xin dựa theo những Sự Thật mà kiến thức thấp kém của con thu thập được mà mạn phép trình bầy với Đức Hồng Y vài sự kiện quan trọng liên quan đến sinh hoạt Giáo Hội Việt Nam.
Một lý do nữa khiến con phải viết lá thư này là sự thúc đẩy bởi bổn phận của một con chiên phải bảo vệ đạo giáo khỏi bị tấn công một cách vô lý, chỉ vì một tư tưởng lạ lẫm mà Đức Hồng Y viết trong lá thư của Ngài. Như Đức Hồng Y đã biết, sau khi thư Ngài được phổ biến trên toàn thế giới, lập tức có rất nhiều kẻ lợi dụng vài sơ hở trong lá thư ấy mà dùng mọi phương tiện tấn công Công Giáo một cách khốc liệt.
Nhiều thơ rơi, nhiều bài báo được phóng trên mạng lưới toàn cầu với các lời lẽ thô bạo nhắm vào Đức Hồng Y. Một số kẻ ác ý lại đưa tín lý Công Giáo ra để giễu cợt. Lời của Đấng Tối Cao bị đem ra làm trò hề. Nếu người Công Giáo mà không bình tâm trước mọi sự tấn công đó, có thể một cuộc chiến tranh Tôn Giáo lại nổ ra, như ngày xưa ở Việt Nam vào thập niên 60.
Máu đã đổ trên nhiều đường phố Thủ Đô, vài làng mạc và còn ám ảnh cho mãi đến bây giờ. Tuy ngày nay, mức độ chiến tranh như thế không thể nào xẩy ra tại Hoa Kỳ, nhưng nhất định sẽ làm cho cộng đồng hải ngoại phân hóa, vỡ ra thành năm bẩy mảnh.
Những người Công Giáo chân chính, sẽ phải lên tiếng biện hộ cho tôn giáo của mình. Nhiều người sẽ tạo ra các cuộc tranh luận không cần thiết. Kẻ nóng nẩy thì lại xử dụng loại ngôn ngữ chiến đấu để tặng cho người khác tôn giáo. Hai ba bên sẽ lời qua tiếng lại, dần dần đi đến chỗ tuyệt giao với nhau. Như thế, công cuộc đòi Tự Do và Dân Chủ cho những con người Việt Nam, trong số đó có những người Công giáo như Đức Hồng Y, sẽ chỉ còn là một giấc mơ không bao giờ thành hiện thực.
Vì thế, con mạo muội viết lá thư này, kính mong Đức Hồng Y rộng lượng mà tha thứ cho những điều thô thiển mà con sắp trình bầy sau đây. 1- Về vụ lá cờ vàng: Theo Đức Hồng Y, các con cái Việt Nam lúc thì tôn trọng cờ vàng, lúc lại treo cờ đỏ. Thưa Ngài, thực tế lịch sử cho thấy, chỉ có lá cờ vàng là được chính thức ban hành từ vị nguyên thủ chính thống của quốc gia Việt Nam mà thôi.
Ngay từ cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Việt Nam, và có lẽ là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới, do Hai Bà Trưng lãnh đạo, cờ của dân tộc là một lá cờ mầu vàng. Sau nhiều thế kỷ thăng trầm, với nhiều mầu cờ khác nhau, đến thời Vua Gia Long thống nhất sơn hà vào đầu thế kỷ 19, cờ của Việt Nam vẫn là cờ vàng. Rồi chính vua Thành Thái đã công bố lá cờ có Ba (3) sọc đỏ, tượng trưng cho Ba (3) miền Bắc-Trung-Nam.
Đến năm 1954, khi người Việt Tự Do chọn miền Nam làm quê hương chính thức, thì lá cờ vàng lúc ấy bắt đầu rực rỡ trên khắp thế giới. Cho đến hôm nay, tuy không thể treo trên đất nước mình, nhưng vẫn lộng lẫy trên đất Mỹ một cách chính thức qua các văn bản quyết nghị của các Tiểu Bang, và các Thành phố, nơi nào có người Việt Quốc Gia cư ngụ. Còn lá cờ đỏ?
Từ trên nửa thế kỷ nay, chưa có một thể chế chính trị chính thống nào công bố lá cờ này là của dân Việt. Khi lá cờ vàng ba sọc đỏ chính thức ngạo nghễ trên thành nội Huế những thập niên 40-50, lá cờ đỏ vẫn chỉ là cờ hiệu của một Đảng phái, có gốc rễ ngoại lai từ phương Bắc.
Sau 1975, Đảng kỳ ấy, cho dù đã bỏ đi cái búa, cái liềm sắt máu, mà đổi bằng ngôi sao, thì cũng chỉ là cờ của một chi nhánh của một cái Đảng quốc tế đã tan nát, rơi rớt nhiều ngôi sao khắp nơi. Những ngôi sao vàng Nam Tư, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung gia Lợi... đã chìm trong đống rác của lịch sử. Ngay đến ngôi sao Cam Bốt cũng đã sẹt xuống bãi bùn nào đó bên cửa ngõ phía Tây của Việt Nam mình. Còn lại một ngôi sao vàng của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đang lung lay, và nhất định sẽ rớt xuống theo quy luật tiến hóa của lịch sử. Tự Do và Dân Chủ nhất định sẽ trở về với quê hương. Thế kỷ 21 sẽ nhất định không khoan dung cho các nền cai trị độc tài, đảng trị, tham nhũng, thối nát, làm băng hoại cả nhiều thế hệ.
Vì vậy, thưa Đức Hồng Y, không nhất thiết phải đề cập đến việc "con cái Việt Nam lúc mặc áo đỏ, lúc mặc áo vàng", vì không phải là Sự Thật. Chỉ có lá cờ vàng mới là Cờ Quốc Gia, mới là Quốc Kỳ. Còn lá cờ đỏ kia chỉ là Đảng Kỳ mà thôi, chưa hề được vị nguyên thủ quốc gia chính thống nào công bố, và chưa hề được dân chúng bỏ phiếu bầu trong một cuộc trưng cầu dân ý nào.
Điều quan trọng hơn là ngày nào còn nhìn thấy cái Đảng Kỳ ấy, người dân Việt Nam còn chẩy nước mắt, ngào nghẹn nhớ lại hơn hai triệu sinh mạng đã đổ máu dọc theo chiều dài quê hương trong hơn 50 năm chiến tranh oan nghiệt, còn nhớ cả nửa triệu người bỏ thây trên rừng hay trong biển cả khi chạy trốn cái mầu đỏ rực máu lửa ấy, còn nhớ đến Lý Bá Sơ, Đầm Đùn, nhớ đến những câu gào thét vang trời "giết, giết mãi, bàn tay không phút nghỉ", những ngày mà cả nửa triệu người bị đóng gông Địa Chủ, Tư Sản, bị chôn sống, đầu thò lên cho lưỡi cầy kéo qua, bị mã tấu chặt làm hai đoạn.
Chắc Đức Hồng Y cũng còn nhớ, cũng mầu máu đỏ ấy đã phủ trùm lên bao nhiêu nóc nhà thờ, nhà nguyện, nhà tu; đã đưa bao vị tu sĩ, chăn chiên, hay bà Sơ rời bỏ trần thế; đã tước đoạt đi bao nhiêu địa phận, biến nhà chung thành ngục tù; biến bệnh viện thành nơi tra tấn...
Mầu đỏ ấy, ngày trước tượng trưng cho căm thù, giết chóc, nay biểu tượng cho những tâm hồn trẻ thơ bị bán đi làm nô lệ tình dục khắp năm châu, cho các công nhân bị đầy đọa xứ người, cho nguyên một thế hệ đàng điếm, sa đọa, chụp giật, mánh mung, và một thứ văn hóa quái đản, không còn hồn thiêng dân tộc. Kính thưa Đức Hồng Y, lá cờ đỏ ấy tượng trưng cho Quỷ Satăng, người Việt chân chính dứt khoát không bao giờ mặc.
2- Về việc lá cờ vàng làm cản đường Hiệp Thông: Chúng con thành thực không hiểu từ nguyên lý nào mà lá cờ vàng lại trở thành một chướng ngại như thế?
Thiết nghĩ việc Hiệp Thông là việc các nguồn tư tưởng khác nhau tuôn đổ về một giòng chính duy nhất là Thiên Chúa. Con nguòi được Chúa Ngôi Hai cho phép được hiệp thông với Ngài để dâng lời cầu nguyện lên Chúa Trời. Con người lại hiệp thông với nhau, từ châu này đến lục địa kia, từ dân tộc này đến dân tộc khác.
Trong khi thi hành nghi thức hiệp thông, các biểu tượng của các sắc dân được trưng ra, nhằm tạo thành một thứ cầu vồng muôn sắc để ca tụng kỳ công của Thiên Chúa. Và, các biểu tượng ấy, chính là lá cờ của mỗi quốc gia.
Lá cờ vàng của người Việt Nam chân chính đã được trương ra trong các cuộc lễ cũng chỉ vì mục đích như thế đó. Vậy, thì tại sao lại có thể làm trở ngại cho việc hiệp thông? Con trộm nghĩ, có lẽ Đức Hồng Y muốn ám chỉ đến việc thương thảo của Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà với nhà cầm quyền thì đúng hơn. Gần đây, chúng con được biết Giáo Hội đang có những dấu chỉ có sự nhường nhịn nhà cầm quyền để đổi lấy vài đặc ân từ kẻ có vũ khí, có nhà tù, cùm gông, và bạo lực.
Giáo Hội đã không nhắc nhở đến sự việc Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng, mặc dù đã nổi tiếng trên hoàn vũ, và lý luận rằng "Linh Mục Lý làm chính trị", nên không can thiệp!
Giáo Hội cũng không nhìn thấy lũ dân oan đứng đầy đường, khóc la thảm thiết. Giáo Hội cũng chưa lần lên tiếng về những vụ hiếp đáp nhân dân, lợi dụng bạo quyền để giam giữ quyền sống của con người, ngoài việc tịch thu đất đai nhà xứ, còn chiếm đoạt chùa chiền, bắt giam trụ trì, tra tấn Mục sư.
Chưa thấy vị đại diện Giáo Hội nào lên tiếng đòi công bằng cho các vị lãnh đạo đáng tôn kính như Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi các Ngài bị quản chế, bị tước đoạt quyền đi lại. Trên hết là Giáo Hội chưa lần lên tiếng về một con chiên ghẻ là Linh Mục Phan Khắc Từ vi phạm luật tu trì, xúc phạm thiên chức linh mục, chỉ vì linh mục này là thành phần chủ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản.
Ngoài vị này, còn một số "cha quốc doanh" vẫn hung hăng tấn công Giáo Hội qua nhiều phương diện, mà Giáo hội vẫn để yên. Có lẽ Giáo Hội muốn tạo sự hiệp thông không điều kiện với nhà cầm quyền?
Kính thưa Đức Hồng Y,
Viết đến đây, con vô cùng xúc động khi nghĩ đến lời dậy của Đức Hồng Y khi nhắc nhớ đến niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Như thế thì, nếu đã tin vào Chúa, "dù trần truồng, đói khát, dù khổ đau, con vẫn ngợi khen Người", thì giáo hữu sẽ không bao giờ biết sợ đao, thương, chém giết, tù ngục, hay tra tấn.
Nếu đã tin vào Chúa, thì không sợ nhà cầm quyền, nếu nhà cầm quyền ấy chỉ là một nhóm cai trị vũ trang, không đại diện cho dân chúng. Như Thánh Kinh đã khẳng định: " Dù một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng là do thánh ý Chúa định".
Vậy thì, tại sao lại phải hiệp thương, hay thỏa hiệp với nhà cầm quyền Cộng Sản? Nếu Người Cộng Sản có lòng muốn hòa giải, thì tự họ phải biết cách giải quyết. Người tín hữu can đảm không phải đóng kịch và không phải cầu hòa với kẻ giết mình. Vì đã có Chúa! Nếu Chúa muốn, thì dù cho có ở trong nhà thép, có bảo vệ trùng trùng điệp điệp, vẫn đột nhiên ngã ra mà chết. Nếu Chúa không muốn, dù cho có súng nhằm thẳng vào ngực, cũng không thể bị bắn.
Vậy, tại sao lại chúng con lại phải thỏa hiệp với nhà cầm quyền Cộng Sản, Kính thưa Đức Hồng Y?
Người xưa nói: "Biết việc phải mà không làm, thì là làm trái. Biết việc trái mà không cản, cũng là làm trái." Hiện nay, quê hương Việt Nam, bề ngoài thì hào nhoáng, xa xỉ, nhưng bề trong là cả một biển trời phân chia giai cấp. Người nghèo thì khốn khó kinh khủng, người giầu lại ăn chơi hơn cả người nước ngoài.
Những ai lên tiếng cho Dân Chủ đều bị chà đạp dã man, điển hình là Luật Sư Bùi Kim Thành, cứ bị nhốt đi nhốt lại trong nhà thương điên, một biện pháp mà chỉ có ở thời Trung Cổ của những kẻ cầm quyền không có con tim mà chỉ có sức mạnh.
Có lẽ Đức Hồng Y không quên được điều đó, khi mà vài năm trước đây, trong một dịp hân hạnh được phỏng vấn Đức Hồng Y, con đã được nghe Ngài nói chuyện về các điều kiện sinh sống của các cha già trong viện hưu dưỡng rất tệ. Nhà cầm quyền, dĩ nhiên, là bỏ mặc các vị linh mục già cho chết dần chết mòn, chết trong đau khổ, bệnh hoạn. Việc trợ giúp các cha già là một việc phải, cần làm.
Nhưng ngoài ra, còn biết bao việc phải mà chưa thấy Giáo Hội Việt Nam làm. Để rồi, bất ngờ, lá thư của Đức Hồng Y gây nên một sự xáo trộn mãnh liệt không những trong đời sống tín hữu mà còn trong sinh hoạt cộng đồng, nói chung, nữa.
Chỉ với tư cách một giáo hữu, con không biết phải viết những lời nào mà không làm mất lòng Vị Chủ Chăn Đáng Kính của chúng con, niềm hãnh diện của toàn thể Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Con chỉ biết cầu xin Thiên Chúa, Người Cha Nhân Từ của tất cả chúng ta giúp cho những tấm chân tình của các người tín hữu hải ngoại được Đức Hồng Y rộng lượng dung thứ mà chấp nhận. Để cho một ngày nào đó, tất cả giáo hữu và các vị chủ chăn cùng gặp nhau trong Nước Trời, nơi không có chiến tranh, không có mầu đỏ của sắt máu, chỉ có Bình An và Hạnh Phúc vĩnh cửu.
Một giáo hữu,
Chu Tất Tiến
*
Trọng kính Đức Hồng Y,
Lời đầu tiên mà con muốn gửi đến Đức Hồng Y là lời chân thành xin lỗi về sự đường đột của lá thư này. Thật sự, con không đủ tư cách để viết thư đến Đức Hồng Y, nhất là để góp ý với Ngài về môt lá thư đã được phổ biến trên nước Mỹ cách đây vài tuần lễ. Tuy nhiên, vì nhớ lời Chúa dậy: "Ta là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống" , Chúa đến thế gian để đem lại Sự Thật và lẽ Công Bằng, nên con xin dựa theo những Sự Thật mà kiến thức thấp kém của con thu thập được mà mạn phép trình bầy với Đức Hồng Y vài sự kiện quan trọng liên quan đến sinh hoạt Giáo Hội Việt Nam.
Một lý do nữa khiến con phải viết lá thư này là sự thúc đẩy bởi bổn phận của một con chiên phải bảo vệ đạo giáo khỏi bị tấn công một cách vô lý, chỉ vì một tư tưởng lạ lẫm mà Đức Hồng Y viết trong lá thư của Ngài. Như Đức Hồng Y đã biết, sau khi thư Ngài được phổ biến trên toàn thế giới, lập tức có rất nhiều kẻ lợi dụng vài sơ hở trong lá thư ấy mà dùng mọi phương tiện tấn công Công Giáo một cách khốc liệt.
Nhiều thơ rơi, nhiều bài báo được phóng trên mạng lưới toàn cầu với các lời lẽ thô bạo nhắm vào Đức Hồng Y. Một số kẻ ác ý lại đưa tín lý Công Giáo ra để giễu cợt. Lời của Đấng Tối Cao bị đem ra làm trò hề. Nếu người Công Giáo mà không bình tâm trước mọi sự tấn công đó, có thể một cuộc chiến tranh Tôn Giáo lại nổ ra, như ngày xưa ở Việt Nam vào thập niên 60.
Máu đã đổ trên nhiều đường phố Thủ Đô, vài làng mạc và còn ám ảnh cho mãi đến bây giờ. Tuy ngày nay, mức độ chiến tranh như thế không thể nào xẩy ra tại Hoa Kỳ, nhưng nhất định sẽ làm cho cộng đồng hải ngoại phân hóa, vỡ ra thành năm bẩy mảnh.
Những người Công Giáo chân chính, sẽ phải lên tiếng biện hộ cho tôn giáo của mình. Nhiều người sẽ tạo ra các cuộc tranh luận không cần thiết. Kẻ nóng nẩy thì lại xử dụng loại ngôn ngữ chiến đấu để tặng cho người khác tôn giáo. Hai ba bên sẽ lời qua tiếng lại, dần dần đi đến chỗ tuyệt giao với nhau. Như thế, công cuộc đòi Tự Do và Dân Chủ cho những con người Việt Nam, trong số đó có những người Công giáo như Đức Hồng Y, sẽ chỉ còn là một giấc mơ không bao giờ thành hiện thực.
Vì thế, con mạo muội viết lá thư này, kính mong Đức Hồng Y rộng lượng mà tha thứ cho những điều thô thiển mà con sắp trình bầy sau đây. 1- Về vụ lá cờ vàng: Theo Đức Hồng Y, các con cái Việt Nam lúc thì tôn trọng cờ vàng, lúc lại treo cờ đỏ. Thưa Ngài, thực tế lịch sử cho thấy, chỉ có lá cờ vàng là được chính thức ban hành từ vị nguyên thủ chính thống của quốc gia Việt Nam mà thôi.
Ngay từ cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Việt Nam, và có lẽ là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới, do Hai Bà Trưng lãnh đạo, cờ của dân tộc là một lá cờ mầu vàng. Sau nhiều thế kỷ thăng trầm, với nhiều mầu cờ khác nhau, đến thời Vua Gia Long thống nhất sơn hà vào đầu thế kỷ 19, cờ của Việt Nam vẫn là cờ vàng. Rồi chính vua Thành Thái đã công bố lá cờ có Ba (3) sọc đỏ, tượng trưng cho Ba (3) miền Bắc-Trung-Nam.
Đến năm 1954, khi người Việt Tự Do chọn miền Nam làm quê hương chính thức, thì lá cờ vàng lúc ấy bắt đầu rực rỡ trên khắp thế giới. Cho đến hôm nay, tuy không thể treo trên đất nước mình, nhưng vẫn lộng lẫy trên đất Mỹ một cách chính thức qua các văn bản quyết nghị của các Tiểu Bang, và các Thành phố, nơi nào có người Việt Quốc Gia cư ngụ. Còn lá cờ đỏ?
Từ trên nửa thế kỷ nay, chưa có một thể chế chính trị chính thống nào công bố lá cờ này là của dân Việt. Khi lá cờ vàng ba sọc đỏ chính thức ngạo nghễ trên thành nội Huế những thập niên 40-50, lá cờ đỏ vẫn chỉ là cờ hiệu của một Đảng phái, có gốc rễ ngoại lai từ phương Bắc.
Sau 1975, Đảng kỳ ấy, cho dù đã bỏ đi cái búa, cái liềm sắt máu, mà đổi bằng ngôi sao, thì cũng chỉ là cờ của một chi nhánh của một cái Đảng quốc tế đã tan nát, rơi rớt nhiều ngôi sao khắp nơi. Những ngôi sao vàng Nam Tư, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung gia Lợi... đã chìm trong đống rác của lịch sử. Ngay đến ngôi sao Cam Bốt cũng đã sẹt xuống bãi bùn nào đó bên cửa ngõ phía Tây của Việt Nam mình. Còn lại một ngôi sao vàng của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đang lung lay, và nhất định sẽ rớt xuống theo quy luật tiến hóa của lịch sử. Tự Do và Dân Chủ nhất định sẽ trở về với quê hương. Thế kỷ 21 sẽ nhất định không khoan dung cho các nền cai trị độc tài, đảng trị, tham nhũng, thối nát, làm băng hoại cả nhiều thế hệ.
Vì vậy, thưa Đức Hồng Y, không nhất thiết phải đề cập đến việc "con cái Việt Nam lúc mặc áo đỏ, lúc mặc áo vàng", vì không phải là Sự Thật. Chỉ có lá cờ vàng mới là Cờ Quốc Gia, mới là Quốc Kỳ. Còn lá cờ đỏ kia chỉ là Đảng Kỳ mà thôi, chưa hề được vị nguyên thủ quốc gia chính thống nào công bố, và chưa hề được dân chúng bỏ phiếu bầu trong một cuộc trưng cầu dân ý nào.
Điều quan trọng hơn là ngày nào còn nhìn thấy cái Đảng Kỳ ấy, người dân Việt Nam còn chẩy nước mắt, ngào nghẹn nhớ lại hơn hai triệu sinh mạng đã đổ máu dọc theo chiều dài quê hương trong hơn 50 năm chiến tranh oan nghiệt, còn nhớ cả nửa triệu người bỏ thây trên rừng hay trong biển cả khi chạy trốn cái mầu đỏ rực máu lửa ấy, còn nhớ đến Lý Bá Sơ, Đầm Đùn, nhớ đến những câu gào thét vang trời "giết, giết mãi, bàn tay không phút nghỉ", những ngày mà cả nửa triệu người bị đóng gông Địa Chủ, Tư Sản, bị chôn sống, đầu thò lên cho lưỡi cầy kéo qua, bị mã tấu chặt làm hai đoạn.
Chắc Đức Hồng Y cũng còn nhớ, cũng mầu máu đỏ ấy đã phủ trùm lên bao nhiêu nóc nhà thờ, nhà nguyện, nhà tu; đã đưa bao vị tu sĩ, chăn chiên, hay bà Sơ rời bỏ trần thế; đã tước đoạt đi bao nhiêu địa phận, biến nhà chung thành ngục tù; biến bệnh viện thành nơi tra tấn...
Mầu đỏ ấy, ngày trước tượng trưng cho căm thù, giết chóc, nay biểu tượng cho những tâm hồn trẻ thơ bị bán đi làm nô lệ tình dục khắp năm châu, cho các công nhân bị đầy đọa xứ người, cho nguyên một thế hệ đàng điếm, sa đọa, chụp giật, mánh mung, và một thứ văn hóa quái đản, không còn hồn thiêng dân tộc. Kính thưa Đức Hồng Y, lá cờ đỏ ấy tượng trưng cho Quỷ Satăng, người Việt chân chính dứt khoát không bao giờ mặc.
2- Về việc lá cờ vàng làm cản đường Hiệp Thông: Chúng con thành thực không hiểu từ nguyên lý nào mà lá cờ vàng lại trở thành một chướng ngại như thế?
Thiết nghĩ việc Hiệp Thông là việc các nguồn tư tưởng khác nhau tuôn đổ về một giòng chính duy nhất là Thiên Chúa. Con nguòi được Chúa Ngôi Hai cho phép được hiệp thông với Ngài để dâng lời cầu nguyện lên Chúa Trời. Con người lại hiệp thông với nhau, từ châu này đến lục địa kia, từ dân tộc này đến dân tộc khác.
Trong khi thi hành nghi thức hiệp thông, các biểu tượng của các sắc dân được trưng ra, nhằm tạo thành một thứ cầu vồng muôn sắc để ca tụng kỳ công của Thiên Chúa. Và, các biểu tượng ấy, chính là lá cờ của mỗi quốc gia.
Lá cờ vàng của người Việt Nam chân chính đã được trương ra trong các cuộc lễ cũng chỉ vì mục đích như thế đó. Vậy, thì tại sao lại có thể làm trở ngại cho việc hiệp thông? Con trộm nghĩ, có lẽ Đức Hồng Y muốn ám chỉ đến việc thương thảo của Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà với nhà cầm quyền thì đúng hơn. Gần đây, chúng con được biết Giáo Hội đang có những dấu chỉ có sự nhường nhịn nhà cầm quyền để đổi lấy vài đặc ân từ kẻ có vũ khí, có nhà tù, cùm gông, và bạo lực.
Giáo Hội đã không nhắc nhở đến sự việc Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng, mặc dù đã nổi tiếng trên hoàn vũ, và lý luận rằng "Linh Mục Lý làm chính trị", nên không can thiệp!
Giáo Hội cũng không nhìn thấy lũ dân oan đứng đầy đường, khóc la thảm thiết. Giáo Hội cũng chưa lần lên tiếng về những vụ hiếp đáp nhân dân, lợi dụng bạo quyền để giam giữ quyền sống của con người, ngoài việc tịch thu đất đai nhà xứ, còn chiếm đoạt chùa chiền, bắt giam trụ trì, tra tấn Mục sư.
Chưa thấy vị đại diện Giáo Hội nào lên tiếng đòi công bằng cho các vị lãnh đạo đáng tôn kính như Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi các Ngài bị quản chế, bị tước đoạt quyền đi lại. Trên hết là Giáo Hội chưa lần lên tiếng về một con chiên ghẻ là Linh Mục Phan Khắc Từ vi phạm luật tu trì, xúc phạm thiên chức linh mục, chỉ vì linh mục này là thành phần chủ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản.
Ngoài vị này, còn một số "cha quốc doanh" vẫn hung hăng tấn công Giáo Hội qua nhiều phương diện, mà Giáo hội vẫn để yên. Có lẽ Giáo Hội muốn tạo sự hiệp thông không điều kiện với nhà cầm quyền?
Kính thưa Đức Hồng Y,
Viết đến đây, con vô cùng xúc động khi nghĩ đến lời dậy của Đức Hồng Y khi nhắc nhớ đến niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Như thế thì, nếu đã tin vào Chúa, "dù trần truồng, đói khát, dù khổ đau, con vẫn ngợi khen Người", thì giáo hữu sẽ không bao giờ biết sợ đao, thương, chém giết, tù ngục, hay tra tấn.
Nếu đã tin vào Chúa, thì không sợ nhà cầm quyền, nếu nhà cầm quyền ấy chỉ là một nhóm cai trị vũ trang, không đại diện cho dân chúng. Như Thánh Kinh đã khẳng định: " Dù một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng là do thánh ý Chúa định".
Vậy thì, tại sao lại phải hiệp thương, hay thỏa hiệp với nhà cầm quyền Cộng Sản? Nếu Người Cộng Sản có lòng muốn hòa giải, thì tự họ phải biết cách giải quyết. Người tín hữu can đảm không phải đóng kịch và không phải cầu hòa với kẻ giết mình. Vì đã có Chúa! Nếu Chúa muốn, thì dù cho có ở trong nhà thép, có bảo vệ trùng trùng điệp điệp, vẫn đột nhiên ngã ra mà chết. Nếu Chúa không muốn, dù cho có súng nhằm thẳng vào ngực, cũng không thể bị bắn.
Vậy, tại sao lại chúng con lại phải thỏa hiệp với nhà cầm quyền Cộng Sản, Kính thưa Đức Hồng Y?
Người xưa nói: "Biết việc phải mà không làm, thì là làm trái. Biết việc trái mà không cản, cũng là làm trái." Hiện nay, quê hương Việt Nam, bề ngoài thì hào nhoáng, xa xỉ, nhưng bề trong là cả một biển trời phân chia giai cấp. Người nghèo thì khốn khó kinh khủng, người giầu lại ăn chơi hơn cả người nước ngoài.
Những ai lên tiếng cho Dân Chủ đều bị chà đạp dã man, điển hình là Luật Sư Bùi Kim Thành, cứ bị nhốt đi nhốt lại trong nhà thương điên, một biện pháp mà chỉ có ở thời Trung Cổ của những kẻ cầm quyền không có con tim mà chỉ có sức mạnh.
Có lẽ Đức Hồng Y không quên được điều đó, khi mà vài năm trước đây, trong một dịp hân hạnh được phỏng vấn Đức Hồng Y, con đã được nghe Ngài nói chuyện về các điều kiện sinh sống của các cha già trong viện hưu dưỡng rất tệ. Nhà cầm quyền, dĩ nhiên, là bỏ mặc các vị linh mục già cho chết dần chết mòn, chết trong đau khổ, bệnh hoạn. Việc trợ giúp các cha già là một việc phải, cần làm.
Nhưng ngoài ra, còn biết bao việc phải mà chưa thấy Giáo Hội Việt Nam làm. Để rồi, bất ngờ, lá thư của Đức Hồng Y gây nên một sự xáo trộn mãnh liệt không những trong đời sống tín hữu mà còn trong sinh hoạt cộng đồng, nói chung, nữa.
Chỉ với tư cách một giáo hữu, con không biết phải viết những lời nào mà không làm mất lòng Vị Chủ Chăn Đáng Kính của chúng con, niềm hãnh diện của toàn thể Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Con chỉ biết cầu xin Thiên Chúa, Người Cha Nhân Từ của tất cả chúng ta giúp cho những tấm chân tình của các người tín hữu hải ngoại được Đức Hồng Y rộng lượng dung thứ mà chấp nhận. Để cho một ngày nào đó, tất cả giáo hữu và các vị chủ chăn cùng gặp nhau trong Nước Trời, nơi không có chiến tranh, không có mầu đỏ của sắt máu, chỉ có Bình An và Hạnh Phúc vĩnh cửu.
Một giáo hữu,
Chu Tất Tiến
*
VOA * LẤY CHỒNG NAM TRIỀU TIÊN
*
Các cô dâu Việt cần tư vấn hôn nhân nhiều nhất ở Nam Triều Tiên
VOA: Được
biết trong số những người phụ nữ gọi điện thoại đến xin tư vấn và trợ
giúp, phụ nữ Việt Nam chiếm nhiều nhất với 40% so với 28,3% số phụ nữ
Trung Quốc, theo bà vì sao phụ nữ Việt Nam lại cần hỗ trợ nhiều nhất,
có phải bởi vì trong số những phụ nữ nước ngoài lấy chồng người Nam
Triều Tiên, phụ nữ Việt Nam chiếm đa số hay không? hay vì lý do nào
khác, thưa bà?
Giám đốc Kang: Hiện tại có khoảng 30.000 cô dâu Việt Nam sống ở Nam Triều Tiên, họ chiếm vị trí thứ hai trong số những người phụ nữ nước ngoài lấy chồng người Nam Triều Tiên, sau phụ nữ Trung Quốc, gồm cả những người Trung Quốc là cư dân ở đây. Trong trường hợp phụ nữ Trung Quốc thì họ quen thuộc hơn với văn hóa và phong tục của Nam Triều Tiên với sự giúp đỡ của các cư dân Trung Quốc đã sống ở đây từ lâu nay, những người có thể nói tiếng Nam Triều Tiên và hiểu rõ về đất nước Nam Triều Tiên. Những người phụ nữ Việt Nam này chủ yếu gặp phải vấn đề về ngôn ngữ và quan hệ trong gia đình, và họ nhờ trung tâm giúp đỡ, nhiều người trong số họ cũng đã có thông tin về trung tâm của chúng tôi trước khi họ sang đây sinh sống.
VOA: Trong số những người phụ nữ Việt Nam gọi điện thoại hay đến trung tâm nhờ tư vấn, họ thường gặp phải những vấn đề gì thưa bà?
Giám đốc Kang: Khoảng cách tuổi tác giữa những người chồng Nam Triều Tiên và các cô vợ Việt Nam là một vấn đề, đôi khi có những cặp vợ chồng chênh lệch khoảng trên 10 tuổi và thậm chí có khi tới 20 tuổi. Với khoảng cách chênh lệch quá lớn như vậy, nhiều ông chồng người Nam Triều Tiên thường cảm thấy lo lắng rằng liệu vợ họ có chung sống với họ mãi mãi hay sẽ tìm cách ly dị, trong khi các cô vợ Việt Nam thì phải chịu áp lực vừa làm vợ vừa làm con dâu trong gia đình. Mâu thuẫn trong gia đình thường nảy sinh khi các cô vợ cảm thấy lẻ loi và nghĩ rằng họ thường xuyên bị xét nét quá mức.
Những mâu thuẫn như vậy và tình trạng bạo hành trong gia đình thường xảy ra khi cả hai bên đều khăng khăng bảo vệ lý lẽ của mình trong khi họ lại gặp rắc rối trong vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong trường hợp như vậy, các cô vợ thường quyết định ly dị hoặc bỏ trốn khỏi nhà.
VOA: Và trung tâm có thể hỗ trợ như thế nào cho họ?
Giám đốc Kang: Trong những trường hợp mâu thuẫn đơn giản, trung tâm của chúng tôi sẽ tư vấn và tìm cách giải quyết những sự hiểu lầm của họ thông qua các thông dịch viên. Trong những trường hợp nghiêm trọng như bạo hành gia đình thì chúng tôi giới thiệu họ tới các cơ sở bảo vệ nạn nhân bị bạo hành và họ sẽ được những trung tâm đó bảo vệ. Chúng tôi cũng tư vấn cho họ về mặt luật pháp và luật di trú. Còn những trường hợp ly dị, chúng tôi giúp họ dịch hồ sơ, thông dịch cho họ tại tòa án để họ không bị phân biệt đối xử. Chúng tôi cũng tư vấn cho họ về các vấn đề phúc lợi xã hội khi cần thiết.
VOA: Nếu sau khi tư vấn mà họ vẫn không giải quyết được những vấn đề đó, họ nên làm gì, trung tâm có biện pháp can thiệp nào khác không thưa bà?
Giám đốc Kang: Đối với các nạn nhân bị bạo hành, chúng tôi hỗ trợ cho họ về mặt luật pháp, chăm sóc y tế và các hỗ trợ khác có liên quan đến di trú theo nhu cầu của họ. Trong các trường hợp khác chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và phiên dịch, tuy nhiên chúng tôi luôn tôn trọng nguyện vọng của từng cá nhân đối với các vấn đề nhạy cảm. Đối với những phụ nữ không muốn tiếp tục cuộc sống hôn nhân mà không có lý do cụ thể ngay sau khi họ đặt chân tới đây thì chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ dịch thuật mà thôi. Chúng tôi cảm thấy khó có thể cung cấp thêm các dịch vụ khác trong những trường hợp như vậy.
VOA: Qua gần 4 năm hoạt động, bà có thể cho biết trung tâm đã đạt được những kết quả gì?
Giám đốc Kang: Trước hết, chúng tôi tự hào là chúng tôi đã huấn luyện và đã cung cấp nhiều chuyên gia tư vấn để giúp những phụ nữ nhập cư này. Những hoạt động của chúng tôi đã khiến cho vấn đề về hôn nhân với người nước ngoài được xã hội chú ý tới và chúng tôi đã trình lên Bộ Bình đẳng Giới và các cơ quan khác nhiều khuyến nghị về chính sách về vấn đề này. Trong năm 2009, Bộ đã có những hỗ trợ cụ thể cho 19 cơ sở chuyên trách vấn đề bảo vệ những người nhập cư qua con đường hôn nhân. Chúng tôi cũng đã đề xuất thành lập các trung tâm tự hỗ trợ cho những người ly dị và các biện pháp cải thiện những qui định có liên quan đến di trú, phúc lợi xã hội và điều kiện sống nói chung.
VOA: Như bà đã biết ngày càng có nhiều cô gái trẻ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài, phần lớn là người Đài Loan, Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Nhiều phụ nữ trong số họ sinh ra và lớn lên trong những gia đình nghèo, vì vậy họ muốn có một cuộc sống vật chất khá hơn, và điều quan trọng hơn nữa là họ muốn có tiền để gửi về phụ giúp cha mẹ, nhiều người cũng muốn giúp cha mẹ trả nợ v.v... Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng là những người nông dân Nam Triều Tiên và nhiều khi họ có thể sẽ không đạt được ước muốn đó của mình, thậm chí nhiều cuộc hôn nhân đã đổ vỡ, vậy bà có lời khuyên gì cho các phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng Nam Triều Tiên hoặc sắp lấy chồng người Nam Triều Tiên, và họ nên biết những thực tế gì trước khi đi đến quyết định kết hôn?
Giám đốc Kang: Đúng là có nhiều người đàn ông ở khu vực nông thôn khó có thể kết hôn với người bản địa, tuy nhiên thực tế là có nhiều ông ở thành thị lấy vợ ngoại quốc hơn, hoặc là những người đàn ông ly dị cũng lấy vợ nước ngoài. Nhiều phụ nữ Việt Nam quá sốt sắng trong việc kiếm tiền và muốn có việc làm ngay khi đặt chân tới đây, chính sự nôn nóng của họ làm nảy sinh rắc rối với chồng họ cũng như gia đình nhà chồng. Rất nhiều phụ nữ Việt Nam cũng không tìm hiểu kỹ vấn đề hôn nhân với người nước ngoài một cách nghiêm túc trước khi lấy chồng thông qua các dịch vụ mai mối, và khi cuộc hôn nhân không như những gì họ mường tượng trước đó thì họ quyết định ly dị ngay. Trong những trường hợp đó, các gia đình Nam Triều Tiên cũng gặp không ít khó khăn.
Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng cần phải được cân nhắc một cách nghiêm túc và đối với những cuộc hôn nhân với người nước ngoài thì còn có nhiều vấn đề liên quan hơn là những cuộc hôn nhân giữa những người cùng sắc tộc. Hơn nữa, có rất nhiều đàn ông Nam Triều Tiên gặp khó khăn về kinh tế, vì vậy sẽ rất mạo hiểm nếu tin tưởng vào tất cả những điều mà các công ty mai mối nói về họ. Sẽ rất sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng hôn nhân với người Nam Triều Tiên sẽ tốt đẹp chỉ bởi vì nhiều người Nam Triều Tiên khác có cuộc sống hạnh phúc sau khi kết hôn. Những người phụ nữ Việt Nam nên cân nhắc một cách kỹ càng và nghiêm túc trước khi đi đến quyết định hôn nhân và họ cũng nên lưu ý một điều là 30% số các cuộc hôn nhân với người nước ngoài đổ vỡ.
Để có thể hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài, ta nên chấp nhận phong tục và văn hóa của nước đó. Ta nên chuẩn bị kỹ càng trước khi sang định cư ở nước ngoài và đặc biệt là khi kết hôn với người nước ngoài thì cần phải suy nghĩ và quyết định hết sức cẩn thận.
Cảm ơn bà Kang và những hoạt động hỗ trợ của trung tâm của bà đối với những phụ nữ Việt Nam sinh sống ở Nam Triều Tiên. Các chị em nữ đang sinh sống ở Nam Triều Tiên muốn được tư vấn về vấn đề hôn nhân có thể gọi điện thoại tới Trung tâm Hỗ trợ Khẩn cấp cho Phụ nữ Nhập cư (Emergency Support Center for Migrant Women) ở số máy: 1577-1366
Các cô dâu Việt cần tư vấn hôn nhân nhiều nhất ở Nam Triều Tiên
Được
thành lập vào năm 2006, Trung tâm Hỗ trợ Khẩn cấp cho Phụ nữ Nhập cư ở
Nam Triều Tiên cung cấp dịch vụ tư vấn bằng 9 ngôn ngữ, gồm cả tiếng
Việt, tại 4 chi nhánh trên khắp cả nước cho những người phụ nữ nước
ngoài lấy chồng người Nam Triều Tiên. Trong năm 2009, số phụ nữ Việt
Nam gọi điện thoại tới trung tâm xin tư vấn đã gia tăng và chiếm phần
lớn số cuộc gọi tới trung tâm. Minh Anh đã có cuộc trao đổi với giám
đốc trung tâm, bà Kang Sunghae, về vấn đề này.
Minh Anh |
Washington
Thứ Ba, 16 tháng 3 2010
Hình: Emergency Support Center for Migrant Women
Chia sẻ
'Nhiều
phụ nữ Việt Nam quá sốt sắng trong việc kiếm tiền và muốn có việc làm
ngay khi đặt chân tới đây, chính sự nôn nóng của họ làm nảy sinh rắc
rối với chồng họ cũng như gia đình nhà chồng'
Giám đốc Kang: Hiện tại có khoảng 30.000 cô dâu Việt Nam sống ở Nam Triều Tiên, họ chiếm vị trí thứ hai trong số những người phụ nữ nước ngoài lấy chồng người Nam Triều Tiên, sau phụ nữ Trung Quốc, gồm cả những người Trung Quốc là cư dân ở đây. Trong trường hợp phụ nữ Trung Quốc thì họ quen thuộc hơn với văn hóa và phong tục của Nam Triều Tiên với sự giúp đỡ của các cư dân Trung Quốc đã sống ở đây từ lâu nay, những người có thể nói tiếng Nam Triều Tiên và hiểu rõ về đất nước Nam Triều Tiên. Những người phụ nữ Việt Nam này chủ yếu gặp phải vấn đề về ngôn ngữ và quan hệ trong gia đình, và họ nhờ trung tâm giúp đỡ, nhiều người trong số họ cũng đã có thông tin về trung tâm của chúng tôi trước khi họ sang đây sinh sống.
VOA: Trong số những người phụ nữ Việt Nam gọi điện thoại hay đến trung tâm nhờ tư vấn, họ thường gặp phải những vấn đề gì thưa bà?
Giám đốc Kang: Khoảng cách tuổi tác giữa những người chồng Nam Triều Tiên và các cô vợ Việt Nam là một vấn đề, đôi khi có những cặp vợ chồng chênh lệch khoảng trên 10 tuổi và thậm chí có khi tới 20 tuổi. Với khoảng cách chênh lệch quá lớn như vậy, nhiều ông chồng người Nam Triều Tiên thường cảm thấy lo lắng rằng liệu vợ họ có chung sống với họ mãi mãi hay sẽ tìm cách ly dị, trong khi các cô vợ Việt Nam thì phải chịu áp lực vừa làm vợ vừa làm con dâu trong gia đình. Mâu thuẫn trong gia đình thường nảy sinh khi các cô vợ cảm thấy lẻ loi và nghĩ rằng họ thường xuyên bị xét nét quá mức.
Những mâu thuẫn như vậy và tình trạng bạo hành trong gia đình thường xảy ra khi cả hai bên đều khăng khăng bảo vệ lý lẽ của mình trong khi họ lại gặp rắc rối trong vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong trường hợp như vậy, các cô vợ thường quyết định ly dị hoặc bỏ trốn khỏi nhà.
VOA: Và trung tâm có thể hỗ trợ như thế nào cho họ?
Giám đốc Kang: Trong những trường hợp mâu thuẫn đơn giản, trung tâm của chúng tôi sẽ tư vấn và tìm cách giải quyết những sự hiểu lầm của họ thông qua các thông dịch viên. Trong những trường hợp nghiêm trọng như bạo hành gia đình thì chúng tôi giới thiệu họ tới các cơ sở bảo vệ nạn nhân bị bạo hành và họ sẽ được những trung tâm đó bảo vệ. Chúng tôi cũng tư vấn cho họ về mặt luật pháp và luật di trú. Còn những trường hợp ly dị, chúng tôi giúp họ dịch hồ sơ, thông dịch cho họ tại tòa án để họ không bị phân biệt đối xử. Chúng tôi cũng tư vấn cho họ về các vấn đề phúc lợi xã hội khi cần thiết.
VOA: Nếu sau khi tư vấn mà họ vẫn không giải quyết được những vấn đề đó, họ nên làm gì, trung tâm có biện pháp can thiệp nào khác không thưa bà?
Giám đốc Kang: Đối với các nạn nhân bị bạo hành, chúng tôi hỗ trợ cho họ về mặt luật pháp, chăm sóc y tế và các hỗ trợ khác có liên quan đến di trú theo nhu cầu của họ. Trong các trường hợp khác chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và phiên dịch, tuy nhiên chúng tôi luôn tôn trọng nguyện vọng của từng cá nhân đối với các vấn đề nhạy cảm. Đối với những phụ nữ không muốn tiếp tục cuộc sống hôn nhân mà không có lý do cụ thể ngay sau khi họ đặt chân tới đây thì chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ dịch thuật mà thôi. Chúng tôi cảm thấy khó có thể cung cấp thêm các dịch vụ khác trong những trường hợp như vậy.
VOA: Qua gần 4 năm hoạt động, bà có thể cho biết trung tâm đã đạt được những kết quả gì?
Giám đốc Kang: Trước hết, chúng tôi tự hào là chúng tôi đã huấn luyện và đã cung cấp nhiều chuyên gia tư vấn để giúp những phụ nữ nhập cư này. Những hoạt động của chúng tôi đã khiến cho vấn đề về hôn nhân với người nước ngoài được xã hội chú ý tới và chúng tôi đã trình lên Bộ Bình đẳng Giới và các cơ quan khác nhiều khuyến nghị về chính sách về vấn đề này. Trong năm 2009, Bộ đã có những hỗ trợ cụ thể cho 19 cơ sở chuyên trách vấn đề bảo vệ những người nhập cư qua con đường hôn nhân. Chúng tôi cũng đã đề xuất thành lập các trung tâm tự hỗ trợ cho những người ly dị và các biện pháp cải thiện những qui định có liên quan đến di trú, phúc lợi xã hội và điều kiện sống nói chung.
VOA: Như bà đã biết ngày càng có nhiều cô gái trẻ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài, phần lớn là người Đài Loan, Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Nhiều phụ nữ trong số họ sinh ra và lớn lên trong những gia đình nghèo, vì vậy họ muốn có một cuộc sống vật chất khá hơn, và điều quan trọng hơn nữa là họ muốn có tiền để gửi về phụ giúp cha mẹ, nhiều người cũng muốn giúp cha mẹ trả nợ v.v... Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng là những người nông dân Nam Triều Tiên và nhiều khi họ có thể sẽ không đạt được ước muốn đó của mình, thậm chí nhiều cuộc hôn nhân đã đổ vỡ, vậy bà có lời khuyên gì cho các phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng Nam Triều Tiên hoặc sắp lấy chồng người Nam Triều Tiên, và họ nên biết những thực tế gì trước khi đi đến quyết định kết hôn?
Giám đốc Kang: Đúng là có nhiều người đàn ông ở khu vực nông thôn khó có thể kết hôn với người bản địa, tuy nhiên thực tế là có nhiều ông ở thành thị lấy vợ ngoại quốc hơn, hoặc là những người đàn ông ly dị cũng lấy vợ nước ngoài. Nhiều phụ nữ Việt Nam quá sốt sắng trong việc kiếm tiền và muốn có việc làm ngay khi đặt chân tới đây, chính sự nôn nóng của họ làm nảy sinh rắc rối với chồng họ cũng như gia đình nhà chồng. Rất nhiều phụ nữ Việt Nam cũng không tìm hiểu kỹ vấn đề hôn nhân với người nước ngoài một cách nghiêm túc trước khi lấy chồng thông qua các dịch vụ mai mối, và khi cuộc hôn nhân không như những gì họ mường tượng trước đó thì họ quyết định ly dị ngay. Trong những trường hợp đó, các gia đình Nam Triều Tiên cũng gặp không ít khó khăn.
Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng cần phải được cân nhắc một cách nghiêm túc và đối với những cuộc hôn nhân với người nước ngoài thì còn có nhiều vấn đề liên quan hơn là những cuộc hôn nhân giữa những người cùng sắc tộc. Hơn nữa, có rất nhiều đàn ông Nam Triều Tiên gặp khó khăn về kinh tế, vì vậy sẽ rất mạo hiểm nếu tin tưởng vào tất cả những điều mà các công ty mai mối nói về họ. Sẽ rất sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng hôn nhân với người Nam Triều Tiên sẽ tốt đẹp chỉ bởi vì nhiều người Nam Triều Tiên khác có cuộc sống hạnh phúc sau khi kết hôn. Những người phụ nữ Việt Nam nên cân nhắc một cách kỹ càng và nghiêm túc trước khi đi đến quyết định hôn nhân và họ cũng nên lưu ý một điều là 30% số các cuộc hôn nhân với người nước ngoài đổ vỡ.
Để có thể hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài, ta nên chấp nhận phong tục và văn hóa của nước đó. Ta nên chuẩn bị kỹ càng trước khi sang định cư ở nước ngoài và đặc biệt là khi kết hôn với người nước ngoài thì cần phải suy nghĩ và quyết định hết sức cẩn thận.
Cảm ơn bà Kang và những hoạt động hỗ trợ của trung tâm của bà đối với những phụ nữ Việt Nam sinh sống ở Nam Triều Tiên. Các chị em nữ đang sinh sống ở Nam Triều Tiên muốn được tư vấn về vấn đề hôn nhân có thể gọi điện thoại tới Trung tâm Hỗ trợ Khẩn cấp cho Phụ nữ Nhập cư (Emergency Support Center for Migrant Women) ở số máy: 1577-1366
Ý kiến (29)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0131
THỤC MINH * CHÂU PHI
*
Ông
Annan nói như vậy trong bài phát biểu với tựa đề “Châu Á và châu Phi:
Bài học quá khứ, Tham vọng tương lai” trước 1.000 cử tọa tại Đại học
Quốc gia Singapore (NUS) hôm 26.2. Cựu Tổng thư ký người Ghana đã có
chuyến thăm một tuần đến đảo quốc sư tử, và được mời làm giáo sư đầu
tiên theo chương trình do tỉ phú Hồng Kông Li Ka Shing tài trợ cho
Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, thuộc NUS.
Theo ông, tình trạng đói nghèo và lạc hậu ở châu lục này xuất phát từ tư tưởng đặc quyền đặc lợi của những người nắm quyền. “Quá nhiều chính phủ ở châu Phi ngay khi lên cầm quyền liền nghĩ rằng chỉ có họ được tin tưởng để thống trị đất nước. Kết quả là chính phủ chỉ phục vụ quyền lợi của một nhóm đặc quyền thay vì toàn xã hội”, ông Annan nói. Tài sản quốc gia bị lũng đoạn vào túi vài người, tham nhũng tràn lan, thiếu tự do báo chí, xã hội dân sự và nhân quyền, bất công đi kèm với bất bình dâng lên cao độ... là thực trạng mà ông Annan ghi nhận.
Khi một cử tọa đề nghị ông Annan kể tên 10 (trong số 45) quốc gia châu
Phi có môi trường kinh tế và bộ máy chính quyền khá hơn cả, ông kể:
Botswana, Nam Phi, Mozambique, Tanzania, Kenya, Ghana, Mali, Rwanda,
Burkina Faso và Namibia.
Theo ông, “có nhiều quan ngại chính đáng, bởi thương mại và đầu tư từ châu Á ở châu Phi chưa hẳn tạo ra tăng tưởng và giảm đói nghèo”, bởi người dân không thuộc nhóm đặc quyền hưởng được quá ít từ nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác thô bạo, môi trường bị tàn phá. Nguy hại hơn, “nhiều thỏa thuận làm ăn thiếu minh bạch đã một cách có chủ ý hoặc vô tình làm tồi tệ hơn guồng máy chính trị, tạo điều kiện cho tham nhũng và bất ổn ở châu Phi”, ông nói nhưng không đề cập một dự án cụ thể nào.
Mất cân đối trầm trọng trong thương mại đôi bên cũng làm ông Annan lo ngại: “Châu Phi chỉ xuất sang châu Á những sản phẩm giá trị thấp, chủ yếu là nguyên liệu thô như dầu thô, khoáng sản và gỗ chưa chế biến”. Tiền vay và các khoản đầu tư thiếu minh bạch cũng đang tạo ra mối lo về khả năng bù đắp chi phí, trả nợ và rủi ro chính trị.
Bên cạnh đó, nhiều dự án nước ngoài bị cáo buộc là “cướp đất”, ông Annan nói và cho biết thêm chính vì vậy mà trong năm nay Tổ chức Lương nông (FAO), Tổ chức Thương mại và Phát triển (UNCTAD) của LHQ, Ngân hàng Thế giới và chính phủ các nước châu Phi sẽ xây dựng một bộ quy tắc ứng xử về việc mua bán, cho thuê và chuyển nhượng đất với nước ngoài. Bộ quy tắc này rồi sẽ được nâng thành công ước quốc tế.
Cuối cùng, ông Kofi Annan cho rằng, để châu Phi với tài nguyên dồi dào và tiềm năng to lớn trở thành “Châu lục hy vọng” trong tương lai, chính phủ các quốc gia châu Phi cần học tập kinh nghiệm và nhận sự hợp tác từ châu Á. Nhưng mấu chốt để thành công là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, chứ không phải là những đầu tư gây bất an như hiện nay.
Thục Minh(VP Singapore)
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201012/20100316234613.aspx
*
Bài học châu Phi
16/03/2010 23:46
Người dân Zambia làm thuê cho một dự án của người Trung Quốc. Có nhiều quan ngại về những dự án kiểu này - Ảnh: AFP
|
Cựu
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan nói rằng châu Phi cần kinh
nghiệm và hợp tác từ các nước châu Á để tiến lên, nhưng cũng cho rằng
một số đầu tư từ châu Á cần xem lại.
Châu lục vô vọng
Ông
Kofi Annan nói rằng vào thời kỳ giải phóng thuộc địa cách đây 4 thập
niên, trình độ phát triển kinh tế của phần lớn các nước châu Á gần như
tương đương với châu Phi. Nhưng ngày nay, châu Á đã bỏ xa châu Phi.
“Chẳng hạn, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc khi ấy chỉ bằng
Sudan. Bây giờ Hàn Quốc nằm trong nhóm các nước giàu nhất thế giới,
trong khi Sudan thuộc nhóm nghèo nhất. Trung Quốc đã tiến lên một nền
kinh tế công nghiệp. Ấn Độ với cuộc Cách mạng xanh đã đem lại cuộc sống
no đủ cho người dân...”, ông nói. Trong khi đó, cái tên châu Phi khiến
người ta liên tưởng đến một “châu lục vô vọng”, cách gọi của Tạp chí
The Economist cách đây 10 năm, ông Kofi Annan nhắc lại. Theo ông, tình trạng đói nghèo và lạc hậu ở châu lục này xuất phát từ tư tưởng đặc quyền đặc lợi của những người nắm quyền. “Quá nhiều chính phủ ở châu Phi ngay khi lên cầm quyền liền nghĩ rằng chỉ có họ được tin tưởng để thống trị đất nước. Kết quả là chính phủ chỉ phục vụ quyền lợi của một nhóm đặc quyền thay vì toàn xã hội”, ông Annan nói. Tài sản quốc gia bị lũng đoạn vào túi vài người, tham nhũng tràn lan, thiếu tự do báo chí, xã hội dân sự và nhân quyền, bất công đi kèm với bất bình dâng lên cao độ... là thực trạng mà ông Annan ghi nhận.
Ông Kofi Annan (trái) nói rằng nhiều dự án đầu tư từ châu Á làm tồi tệ hơn tình hình chính trị và xã hội ở châu Phi - Ảnh: Thục Minh |
Đầu tư minh bạch
Ông
Annan nhìn nhận rằng trong vài năm qua, dòng tài chính, đầu tư và
thương mại từ các nước châu Á đã giúp kinh tế châu Phi có những chuyển
biến. Song, chính đầu tư từ châu Á, đặc biệt từ Trung Quốc, đang trở
thành vấn đề gây lo ngại ở châu lục này, ông nói.Theo ông, “có nhiều quan ngại chính đáng, bởi thương mại và đầu tư từ châu Á ở châu Phi chưa hẳn tạo ra tăng tưởng và giảm đói nghèo”, bởi người dân không thuộc nhóm đặc quyền hưởng được quá ít từ nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác thô bạo, môi trường bị tàn phá. Nguy hại hơn, “nhiều thỏa thuận làm ăn thiếu minh bạch đã một cách có chủ ý hoặc vô tình làm tồi tệ hơn guồng máy chính trị, tạo điều kiện cho tham nhũng và bất ổn ở châu Phi”, ông nói nhưng không đề cập một dự án cụ thể nào.
Mất cân đối trầm trọng trong thương mại đôi bên cũng làm ông Annan lo ngại: “Châu Phi chỉ xuất sang châu Á những sản phẩm giá trị thấp, chủ yếu là nguyên liệu thô như dầu thô, khoáng sản và gỗ chưa chế biến”. Tiền vay và các khoản đầu tư thiếu minh bạch cũng đang tạo ra mối lo về khả năng bù đắp chi phí, trả nợ và rủi ro chính trị.
Bên cạnh đó, nhiều dự án nước ngoài bị cáo buộc là “cướp đất”, ông Annan nói và cho biết thêm chính vì vậy mà trong năm nay Tổ chức Lương nông (FAO), Tổ chức Thương mại và Phát triển (UNCTAD) của LHQ, Ngân hàng Thế giới và chính phủ các nước châu Phi sẽ xây dựng một bộ quy tắc ứng xử về việc mua bán, cho thuê và chuyển nhượng đất với nước ngoài. Bộ quy tắc này rồi sẽ được nâng thành công ước quốc tế.
Cuối cùng, ông Kofi Annan cho rằng, để châu Phi với tài nguyên dồi dào và tiềm năng to lớn trở thành “Châu lục hy vọng” trong tương lai, chính phủ các quốc gia châu Phi cần học tập kinh nghiệm và nhận sự hợp tác từ châu Á. Nhưng mấu chốt để thành công là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, chứ không phải là những đầu tư gây bất an như hiện nay.
Thục Minh(VP Singapore)
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201012/20100316234613.aspx
*
Wednesday, March 17, 2010
VĂN NGHỆ * DIỄM XƯA
*
Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn lần đầu tiên xuất hiện
(Dân
trí) - Được cho là người tình đầu tiên của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh
Công Sơn, nhân vật “bí ẩn” đã đi vào huyền thoại trong sáng tác “Diễm
xưa” của chàng thi sĩ họ Trịnh, lần đầu tiên xuất hiện trước công
chúng.
Giáo sư Thái Kim Lan (bên phải) giới thiệu bà Ngô Thị Bích Diễm với mọi người
Xuất
phát cho ý tưởng độc đáo này là giáo sư Thái Kim Lan, hiện đang công
tác tại CHLB Đức. Qua lời mời của cô Lan, Ngô Thị Bích Diễm (Diễm) đã
đồng ý về Huế gặp gỡ một buổi duy nhất với công chúng. Tuy nhiên khách
được mời hạn chế qua điện thoại, chỉ những người thân quen, một thời
gắn bó với Trịnh.
Cuộc gặp gỡ quá đặc biệt không được thông báo trước đã diễn ra tại trung tâm văn hóa Liễu Quán, TP Huế, tối 12/3 vừa qua.
“Sau
khi Trịnh Công Sơn mất, Diễm đã trở thành một huyền thoại. Từ đó đến
giờ, rất ít ai biết hình bóng cô Diễm trong tuyệt phẩm Diễm xưa là ai. Hôm nay, sự im lặng đó được phá vỡ”, Thái Kim Lan tâm sự.
"Diễm" ngày xưa đã trở về..
và đã thu hút sự quan tâm của khách mời, bạn bè tại buổi giao lưu
Bà Diễm tâm sự những điều chưa nói đã quá lâu. Kể từ khi Trịnh Công Sơn mất, bà hoàn toàn im lặng với quá khứ
Nhà
văn hóa Huế, giáo sư Bửu Ý, đã kể lại một câu chuyện tình về Sơn và
Diễm. “Ngày xưa, cây cầu Phủ Cam tuy ngắn nhưng đầy duyên nợ. Trịnh
Công Sơn ở căn gác tầng 2, số nhà 11/03 đường Nguyễn Trường Tộ. Hàng
ngày, chàng cứ đứng lấp ló sau cây cột, lén nhìn một người đẹp. Nàng đi
bộ từ bên kia sông, qua cầu Phủ Cam, dạo gót hồng dưới hàng long não,
ngang qua chỗ Sơn ở là chàng cứ sướng ran cả người. Một tình yêu “hương
hoa” kéo dài cho đến cuối đời chàng. Sau này, mỗi một mối tình tiếp
theo của Sơn đều có hình ảnh cô gái đó. Tên cô là Diễm, người đã tạo
cảm xúc cho Sơn sáng tác vô số bản tình ca bất hủ”, lời kể của giáo sư
Bửu Ý.
Tao
ngộ Huế sau bao nhiêu năm “ẩn giấu”, bà vẫn mặc một áo dài Huế xưa,
chân đi hài. Nét mặt hiền, nhân ái và hay cười nhẹ. Độ tuổi 60 vẫn
không làm mất đi nhan sắc thuở nào của “Diễm”. Sự có mặt của Diễm đã
làm thỏa lòng toàn bộ mọi người có mặt trong khán phòng.
Trên nền, đầy lá và hoa..
Một
chất giọng Bắc xưa nhè nhẹ cất lên, Bích Diễm đã thổ lộ cùng khán giả
“Huế đối với tôi thật bình yên. Trong Huế có một tình yêu. Từ lâu tôi
đã giữ im lặng. Quá nhiều kỷ niệm từ thời thơ ấu tại Huế. Dù đi xa đã
lâu nhưng tôi vẫn yêu nơi đây như ngày ban đầu. Trong con người quý
nhất là tình cảm. Anh Sơn đã lồng hết những cung bậc đó vào nhạc. Xin
cảm ơn anh Sơn, cảm ơn Huế vì sự đón tiếp nồng hậu”. Những câu nói bị
ngắt ý giữa chừng vì xúc động của bà đã làm không ít người đồng điệu
rơi nước mắt.
Trên
nền guitar và piano sâu lắng, nhiều người bạn đã hát tặng “Diễm xưa”
những ca khúc tên tuổi của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, mà trong
đó không thể thiếu ca khúc Diễm xưa.
Bài, ảnh: Đại Dương
Một mối tình TCS
Date: Monday, March 15, 2010, 8:48 AM
Diễm xưa viết về Huế nhiều hơn về Diễm TTO - Bà Ngô Vũ Bích Diễm ghé Huế trong thời gian rất ngắn, song đã dành cho TTO cuộc phỏng vấn về những gì liên quan đến Diễm xưa, về câu chuyện khi bà chính là nhân vật trong bài tình ca nổi tiếng đó.
Bà Ngô Vũ Bích Diễm với nhà văn - dich giả Bửu Ý, một người bạn rất thân với cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ở Huế - Ảnh: Thái Lộc
* Chị nghĩ như thế nào khi mình là nhân vật trong bài hát nổi tiếng bậc nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?- Tại vì câu chuyện nó quá đẹp, bản thân tôi cũng nghĩ nó là huyền thoại, nó vượt qua sự tưởng tượng của mình… Đó chỉ là tình cờ thôi. Bản thân tôi không biết tại sao, có phải vì nó đẹp quá nên không biết có thật hay không.Tôi xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ thế này. Hồi đó sân vườn ở nhà tôi có cây dạ lan hương mà anh Sơn rất thích, anh Sơn đã nói rất nhiều về mùi hương này. Tôi có tặng anh một cành dạ lan hương rất lớn. Điều đó đã gây chấn động rất mạnh nơi anh - điều này hai người em của anh Sơn sau này nói với tôi.Anh Bửu Ý có nói Trịnh Công Sơn có đến 23 người yêu trong mộng lẫn ngoài đời thật. Cho nên tôi không bao giờ dám nhận là Diễm trong Diễm xưa, tôi thấy nó lớn quá, lớn ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không biết chuyện đúng hay sai như thế nào, nhưng cũng như tất cả các quý vị ở đây, câu chuyện đó (bài hát Diễm xưa) là một mối tình rất đẹp, đã quá 50 năm rồi.
*
Chị nghĩ như thế nào về tình cảm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho mình?- Tôi nghĩ anh Sơn là người của tất cả mọi người, và như nhiều sách báo đã nói, anh không dành riêng cho ai cả. Đó là suy nghĩ của tôi. Có thể anh có nỗi niềm sâu kín nào đó tôi không được biết chứ riêng tôi nhắc lại chuyện đó cũng như nhắc lại huyền thoại vậy, bởi bản thân tôi cũng không rõ lắm về tình cảm đó.* Chị gặp và biết Trịnh Công Sơn trong trường hợp nào?- Hồi đó tôi có người bạn thân là Nguyễn Việt Hằng, Hằng hồi đó có quen anh Đinh Cường, và mùa hè năm đó ở lại nhà tôi để học hè. Đinh Cường lúc đó qua thăm cô Hằng, anh Sơn đi cùng và gặp gỡ tại nhà tôi. Sau đó thấy anh Sơn quay trở lại, anh viết nhạc và anh có tặng tôi mấy bài. Hồi đó còn trẻ lắm nên cũng biết lơ mơ vậy thôi. Thời gian đầu chưa có bài Diễm xưa, sau này mới có.
* Trở lại bài hát Diễm xưa, Diễm trong đó là chị, chị thấy bài hát về mình như thế nào?- Tôi rất yêu mến bài hát đó. Nhưng trong bài này nếu mọi người để ý thì dường như anh Trịnh Công Sơn viết về vẻ đẹp của Huế nhiều hơn là về tôi. Tôi nghĩ vậy. Bóng dáng của Thành nội cổ xưa, của con sông Hương xanh mát và huyền hoặc, không khí lãng đãng của thơ, của nhạc…, anh Sơn đã truyền đạt mọi cái trong đó.* Về lại Huế sau nhiều năm, trong chị có suy nghĩ gì?- Tôi sinh ra ở Hà Nội, lớn lên học hành tại Huế, trưởng thành ở Sài Gòn và sau đó đi du học, sau 1975 sang định cư ở Mỹ. Huế đối với tôi có một tình cảm vô cùng sâu sắc, tôi luôn luôn giữ im lặng về điều này. Bởi vì có những tình cảm không hẳn là trái ngược nhau, nhưng mà nó quá to lớn nên tôi không biết diễn tả bằng cách nào để nói về Huế. Huế đối với tôi là tình yêu.Về lại Huế, tôi thấy Huế thay đổi quá nhiều, nhiều con đường tôi không nhận ra.
Qua cầu Phủ Cam để đi về nhà cũ, mới bước mấy bước thì thấy đã đi quá nhà, tìm mãi mới ra nhờ còn số cũ 46 Phan Chu Trinh, mới biết đó là nhà xưa của mình. Về đây, tôi có suy nghĩ thế này: Tôi nghĩ các bạn trẻ vẫn yêu mến nhạc của anh Trịnh Công Sơn vì đó là những bản nhạc rất hay và gần như trở thành bất tử.* Chị có thể kể về mình hiện nay?- Hiện tôi vẫn sống một mình ở Mỹ. Tôi đang làm việc trong một bệnh viện tâm thần, công tác về tâm lý cho bệnh nhân ở Los Angeles, tiểu bang Caliornia, Hoa Kỳ.“Hôm nay, xin nói thẳng, rất nhiều người tới đây để nhìn mặt Bích Diễm, tới để xem có hay không người yêu của Trịnh Công Sơn. Bích Diễm thừa biết không phải là một, và không phải chỉ có Bích Diễm. Song, Bích Diễm cũng nên vui (cười)! Lạ một điều là người yêu của anh chàng Trịnh Công Sơn này đa số là người Bắc, đây có lẽ là duyên nợ. Tôi có tính người yêu của Trịnh Công Sơn trên 20 người, đến 23 người, nhưng sợ còn bỏ sót. Song hình bóng Bích Diễm vẫn là xuyên suốt đi từ người số 1 cho đến người thứ 23. Tức là hễ có người yêu nào mới qua từng giai đoạn đời mình thì cứ như thế Trịnh Công Sơn vẫn luôn luôn kiếm tìm hình bóng của Bích Diễm qua từng người một. Và xin nói Bích Diễm là nguồn cảm hứng vô tận để Trịnh Công Sơn để lại cho đời vô số tình ca bất hủ!”.Nhà văn - dịch giả Bửu Ý, người bạn thân của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Tuesday, March 16, 2010
TRUYỆN VUI
*
Gõ nhầm địa chỉ
Gõ nhầm địa chỉ
Một đôi vợ chồng ở bang Minnesota (Mỹ) quyết định đến Florida để
tránh mùa đông khắc nghiệt. Họ muốn đến khách sạn mà họ đã hưởng tuần
trăng mật 20 năm trước. Nhưng vì lịch trình có đôi chút rắc rối nên
ông chồng đi trước, bà vợ đi sau một ngày. Vậy là ông chồng đến và
đăng ký được khách sạn như đã định. Trong phòng có một chiếc máy tính
và ông bật lên để gửi e-mail về cho bà vợ. Tuy nhiên, ông lại bất cẩn
ghi thiếu một chữ cái trong địa chỉ mà cứ thế gửi đi.
Trong
khi ấy, ở một nơi nào đó tại Houston, một bà góa vừa trở về nhà sau
đám tang của ông chồng. Buồn rầu, bà bật máy tính lên để xem thư chia
buồn của bạn bè và người thân.
Sau khi đọc xong lá thư đầu, bà bỗng
la lên thất thanh và ngất xỉu. Cậu con trai nghe tiếng, chạy vội lên
và thấy mẹ đang nằm vật ra sàn. Còn trên màn hình là nội dung bức
e-mail:
From : @@@@@@@@
Anh đã đến nơi Người vợ
thương yêu của anh! Anh biết là em rất ngạc nhiên khi nhận tin từ
anh. Ở đây họ cũng có máy tính và anh có thể gửi e-mail cho những
người thân yêu của mình. Anh vừa mới tới và làm thủ tục nhận chỗ.
Anh thấy dường như mọi thứ đã được chuẩn bị xong để chào đón em vào
ngày mai. Anh mong gặp em lắm. Anh hy vọng chuyến đi của em cũng
tốt đẹp như anh. PS: Ở đây nóng lắm em ạ.
Monday, March 15, 2010
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ
*
TRUNG QUỐC XUỐNG NƯỚC
VÌ LO SỢ
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://viettudan.net
Geneva, 11.03.2009
Đầu
tuần này, 08.03.2010, giới Tài chánh có những ngạc nhiên và nghi ngờ
về thái độ của Trung quốc trước áp lực Tiền tệ và Thương mại Quốc tế,
nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu. Đài RFI (Radio France Internationale)
phỏng vấn chúng tôi ngay chiều 08.03.2010 về thái độ này của Trung
quốc. Thực vậy, trong cuộc Họp báo thứ Bẩy 06.03.2010, những lời tuyên
bố của Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, về
khả năng tăng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ (Yuan)/Đo-la không đi theo những
tuyên bố cứng nhắc của Thủ tướng Oân Gia Bảo trước đó rằng Trung quốc
không nhượng bộ đối với bất cứ áp lực nào từ nước ngòai về tỷ giá
Yuan/Đo-la. Trong khi ấy, cũng trong cuộc Họp báo ngày hôm sau, Chúa
nhật 07.03.210, Dương Khiết Trì, Ngọai trưởng Trung quốc, nhắc ra
những căng thẳng hiện nay giữa Hoa kỳ và Trung quốc với những vụ như :
(i) Hoa kỳ bán vũ khí cho Đài Loan mà Trung cộng vẫn coi là một Tỉnh
của mình, (ii) Hoa kỳ gặp Đức Đạt Lai Lạ Ma mà Trung quốc luôn luôn
coi là người khuấy động mọi nơi nhằm tách Tây Tạng ra khỏi lãnh thổ
Trung quốc, (iii) Trung quốc chủ trương không trừng phạt về nguyên tử
đối với Iran, một nước cung cấp dầu lửa, đứng hàng thứ ba, cho Trung
quốc.
Đài
RFI hỏi tôi câu cuối cùng là nếu Trung quốc chỉ hứa lần hồi, có thể
để đánh lừa, thì liệu có thể xẩy ra một cuộc Chiến tranh Thương mại
hay không ? Hỏi bất ngờ như vậy, tôi không dám khẳng định liền.
Hôm
nay, trước khi viết bài này, tôi đọc thêm một số bài mà chính tôi đã
viết trước đây về thái độ sợ sệt của Trung quốc đối với việc Che Chở
Mậu dịch ngay trong những lần họp Davos, trong những dịp nhóm lại G20
và nhất là kiểm điểm lại 66 biện pháp Che Chở Mậu dịch mà các nước đã
đưa ra, rồi nhớ rõ lại lời báo động gần đây nhất của ông LAMY, Tổng
Giám đốc WTO, rằng lượng Mậu dịch Thế giới trong năm 2009 giảm 12%, một
việc tụt dốc chưa từng có kể từ 20 năm nay.
Đọc
lại những phân tích về tình trạng tụt dốc Mậu dịch Thế giới, tôi hiểu
rằng nếu Trung quốc vẩn ương ngạnh tính tóan lừa đảo Thế giới, thì
một cuộc Chiến tranh Thương mại rất có thể xẩy ra mà Trung quốc sẽ là
nạn nhân. Có thể viễn tượng Chiến tranh Thương mại này đã làm cho
Trung quốc phải tuyên bố như cuối tuần vừa rồi.
Chúng tôi đề cập những khía cạnh sau đây:
=> Những gian giảo Thương mại của TQ làm Thế giới bực mình và có biện pháp
=> Hoa kỳ bầy tỏ công khai thái độ cứng rắn
=> Phân tích thái độ xuống nước của Trung quốc
=> Trung cộng là nạn nhân của Chiến tranh Thương mại
Những gian giảo Thương mại của TQ
làm Thế giới bực mình và có biện pháp
Việc
gian giảo trong phẩm chất hàng hóa đã làm thương hiệu MADE IN CHINA
giảm xuống khiến Trung quốc phải dùng Tài chánh trợ lực để bán hàng hóa
tại những nước nghèo. Những hàng độc hại sẽ mang ảnh hưởng xấu cho
sức khỏe dân nghèo trong dài hạn.
Trong nội địa Trung quốc
Nhà
Nước Trung quốc đã áp dụng việc khai thác nhân công từ nông thôn một
cách phi nhân bản. Những nhân công du mục này bị bóc lột. Chế độ hộ
khẩu đã tước đọat quyền cư ngụ của những nhân công du mục không được
trở thành những người thuộc thành thị để có thể được hưởng những quyền
lợi khi đến các thành thị làm việc. Kinh tế Trung quốc tập trung vào
những thành thị ven biển. Những nông dân từ nội địa ra thành thị làm
công nhân và bị bóc lột sức lao động, không có những quyền lợi được
hưởng của người cư ngụ tại thành thị. Những hiệu quả Kinh tế/Thương mại
dành cho nhóm đảng Mafia Cộng sản và những dân thành thị được ưu đãi.
Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết về hiệu quả Kinh tế/Thương mại Trung quốc như sau: “It
is absurd that a poor country (national income per capita was some
$3,000 las year) should be devoting its human and physical resources
to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when
ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large
part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich
western countries” (Thật là phi lý một nước nghèo
(thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh
nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua
vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung
quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy.
Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho
những nước giầu Tây phương vay).
Những
người tiêu thụ tại những nước giầu bắt đầu ngượng ngùng và khó chịu
khi tiêu thụ hững hàng này từ sự bóc lột vô nhân bản.
Tại những nước trong vùng Á châu
Ngòai
việc bóc lột nhân công như trên vừa nói, Trung quốc còn xử dụng tỷ
giá hối đoái thấp của đồng Yuan để làm cho hàng hóa rẻ thêm nữa nhằm
tăng cường xuất cảng. Những nước nghèo Á châu cũng làm việc cho xuất
cảng và sản xuất những hàng hóa tương tự như Trung quốc. Việc tràn lan
những hàng hóa rẻ tiền Trung quốc sang các nước nghèo Á châu giết
chết sản xuất của những nước nghèo này. Đồng thời tỷ giá thấp đối với
đồng Đo-la còn làm tăng thêm cạnh tranh của hàng Trung quốc đối với
những nước nghèo chung quanh khi xuất cảng hàng hóa sang Tây phương
liên hệ đến thanh khỏan Đo-la. Việc Trung quốc cố thủ giữ tỷ giá hạ
đồng Yuan là lý do chính đang gây bực tức tại các nước Á châu khiến
những nước chính trong khối ASEAN yêu cầu hõan lại việc áp dụng Tự do
Mậu dịch giữa Trung quốc—Asean, theo ký kết nguyên tắc, bắt đầu được
thi hành từ năm nay 2010. Ngòai ra Trung quốc còn xử dụng USD.45 tỉ
cho những nước nghèo Á dông để thiết lập những cơ sở phân phối hàng,
thậm chí cho hối lộ để đầu cơ. Thái độ nghi ngại của ASEAN là tất
nhiên. Những nước Á châu như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam...
đã quá am tường tính cách làm ăn của người Trung quốc.
Tại những nước Phi châu
Trung
quốc xử dụng USD.42 tỉ cho một số nước Phi châu. Tại vùng này, Aâu
châu đã lên tiếng gọi đây là chủ trương Tân thuộc địa của Trung quốc.
Những nước Phi châu đã là cựu thuộc địa của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha...
Lục địa cổ Aâu châu cần nguyên vật liệu từ Phi châu. Cách đây chừng 25
năm, Mỹ đã có nhũng đụng độ với Pháp về quyền lợi dầu lửa tại vùng
Vịnh Guinée. Mỹ cũng đành phải nhượng bộ với những cựu Thực dân Pháp
lâu đời ở vùng này.
Trung
quốc dễ xử dụng khí giới tiền bạc để hối lộ những chính phủ để lấy
nhượng địa, tài nguyên cũng như mở những đầu cầu xuất cảng hàng hóa rẻ
tiền, độc hại. Tình trạng hối lộ đã bị quốc tế công kích. Thực vậy,
chính trong cuộc họp báo Chúa nhật ngày 07.03.2010 tại Bắc kinh, Dương
Khiết Trì (Yang Jiechi), Ngọai trưởng Trung quốc, đã phải lên tiếng
chống đỡ đối với những công kích quốc tế. Ký giả Geoff DYER từ Bắc kinh
viết: “Mr.Yang also rejected criticism that
China’s economic ties with Africa were encouraging more corruption and
hurting labour conditions. Some people are not happy to see the
development of China-Africa relations“. (Oâng Dương
chối bỏ lời công kích rằng sự kết nối kinh tế của Trung quốc với Phi
châu đã cổ võ tham nhũng và làm thiệt hại những điều kiện lao động.
Một số người không hài lòng về việc mở rộng những liên hệ Trung
quốc—Phi châu) (Financial Times 08.03.2010, p.2).
Thị trường Liên Aâu và Hoa kỳ
Đây
là hai Thị trường tiêu thụ chính yếu. Từ năm 2001, khi Trung quốc
nhập WTO, hàng Trung quốc, nhất là hàng may mặc, hàng da dầy, đồ chơi
trẻ em, thực phẩm... lan tràn hai Thị trường này.
Trước
khi xẩy ra cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế, Liên Aâu và Hoa kỳ, vì
hy vọng bán máy móc, những thiết bị kỹ nghệ cho Trung quốc, nên có
những thả lỏng. Nhưng dần dần, nhất là trong cuộc Khủng hỏang, Liên Aâu
và Hoa kỳ bắt đầu thắt chặt việc nhập cảng từ Trung quốc, cụ thể là
những hàng hóa sau đây:
=> Kiểm sóat chặt chẽ và từ chối những hàng mang độc hại
=> Liên Aâu tăng thuế nhập đối với hàng may mặc và da dầy
=> Mỹ tăng thuế nhập lốp xe hơi
=> Những
nước Đông Aâu và một số nước vùng Địa Trung hải bị canh tranh rất
thiệt hại bởi hàng Trung quốc, nhất là hàng tiểu công nghệ.
Hoa kỳ bầy tỏ công khai thái độ cứng rắn
Từ
thời TT.BUSH, vấn đề Trung quốc cố thủ xử dụng tỷ giá thấp của đồng
Yuan làm lợi khí cạnh tranh thương mại đã được Hoa kỳ yêu cầu Trung
quốc hủy bỏ.
Nếu
trong chuyến viếng thăm Trung quốc của TT.OBAMA, thái độ của Hoa kỳ
chỉ dừng ở lới khuyên nhẹ nhàng, thì trong những thời gian gần đây,
Chính quyền Obama đã công khai bầy tỏ thái độ cứng rắn.
Các Ký giả Andrew BATSON, Terence POON, Shai OSTER, đã viết: “Mr.Obama
told Democratic Senators earlier this year that he will “get much
tougher” with China on trade issues, including the currency. The US
Treasury in April called China a “currency manipulator” (Oâng
Obama đã nói với những Thượng nghị sĩ Dân chủ, dịp đầu năm nay, rằng
ông sẽ “cứng rắn thực sự” đối với Trung quốc về những vấn đề thương
mại, gồm cả vấn đề tiền tệ. Bộ trưởng Ngân khố, tháng tư vừa rồi, đã
gọi Trung quốc là người “mưu mẹo xử dụng tiền tệ”. (The Wall Street
Journal 08.03.2010, p.10).
Thái độ cứng rắn này còn được tỏ lộ trong những quyết định sau đây:
=> Quyết
định bán khí giới trị giá USD.6 tỉ cho Đài Loan mà Trung quốc coi là
việc vi phạm chủ quyền của mình. Trung quốc vẫn coi Đài Loan là một
Tỉnh thuộc chủ quyền Trung quốc.
=> TT.Obama
quyết định gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma mà Trung quốc coi là người phản
lọan muốn tách rời Tây Tạng ra khỏi lãnh thổ Trung quốc. Hoa kỳ đã tiếp đón người thù địch của Trung quốc.
=> Đối
với vấn đề nguyên tử Iran, Hoa kỳ nhất quyết đặt những trừng phạt.
Những trừng phạt này động chạm đến quyền lợi dầu lửa của Trung quốc.
Iran là nước quan trọng thứ ba về việc cung cấp dầu lửa cho Trung
quốc.
Những
sự việc trên đây cho thấy sự căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Trung
quốc. Những căng thẳng này có thể dược đàm phán dàn hòa. Nhưng điều tối
quan hệ đối với Trung quốc là vấn đề làm ăn Kinh tế. Sự căng thẳng
này có thể dẫn tới tình trạng Che chở Mậu dịch gay gắt mà Trung quốc
đã ngại sợ từ lâu: từ những cuộc họp Davos, từ những nhóm lại của G20
mà Trung quốc luôn luôn kêu gọi tự do mậu dịch. Che Chở Kinh tế/Thương
mại đã trở thành như con ma ám ảnh trong đầu óc của Trung quốc.
Ban
Biên Tập Nhật Báo New York Times ngày 13 tháng 12 năm 2010 đã phác
họa cái viễn tượng con ma Che Chở Kinh tế/ Thương mại đang rình rập mà
nếu Trung quốc cứ ngoan cố, nó sẽ hiện ra (http://www.nytimes.
com/2010/ 01/12/opinion/ 12tue1.html):
“Nền
kinh tế của Trung Quốc có kết quả trong vòng 20 năm qua bằng cách mở
cửa cho đầu tư từ nước ngoài và kềm giá đồng Quan (so với đồng Mỹ
kim), họ đã phát triển nhờ vào sức tiêu thụ của các nước phát triển.
Nhưng
đồng thời chính sách này đã mang đến nhiều yếu kém cho nền kinh tế
toàn cầu. Nếu Bắc Kinh tiếp tục đường lối nói trên thì nhiều nước sẽ
phải dùng đến biện pháp duy nhất là bảo hộ mậu dịch nhằm ngăn chận hàng
hoá giá rẻ giả tạo từ Trung Quốc. Cuộc chiến mậu dịch một khi xảy ra
rất khó kiểm soát, sẽ ảnh hưởng đến xuất cảng của mọi quốc gia và chận
đứng phát triển nơi nơi.
Hàng hoá Trung Quốc đổ ào ạt ra thế giới đã đè bẹp các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển. Việc này nếu đã tệ hại khi
nền kinh tế thế giới còn phồn thịnh thì lại càng nguy hiểm hơn trong
giai đoạn suy thoái hiện tại. Trong nhiều quốc gia các gói kích cầu đã
không đạt được tác dụng vì tiền của chính phủ đầu tư rơi một phần
nhằm mua đồ giá rẻ từ Trung Quốc nên không tạo công tạo được công ăn
việc làm trong nước.
Sau
khi thả nổi đồng Yuan tăng giá dần trong vòng ba năm, Bắc Kinh từ mùa
hè năm 2008 đã siết đồng Nhân Dân Tuệ theo giá trị Mỹ Kim và trụt
xuống so với Euro và tiền Yen, tạo áp lực nặng nề đến Âu Châu và Nhật
Bản.
Chính
sách “làm nghèo các nước lân bang” của Bắc Kinh khiến nền kinh tế thế
giới khó phục hồi. Khi các gói kích cầu chấm dứt thì các nước sẽ phải
dựa vào xuất cảng để phát triễn trong hoàn cảnh dân chúng trong nước
cắt giảm chi tiêu, nhưng xuất cảng sẽ khó hơn nếu hàng hoá Trung Quốc
tiếp tục đổ ồ ạt với giá rẻ mạt. Cán cân mậu dịch nghiên về Trung Quốc
rõ rệt từ tháng 12-2009 sau khi sút giảm trong vòng 1 năm, và dự đoán
sẽ nhảy vọt trong năm 2010.
Bắc
Kinh có thể chọn lựa các chính sách lành mạnh hơn, chẳng hạn như dùng
trử lượng ngoại tệ khổng lồ vào các chương trình xã hội: bảo hiểm sức
khoẻ, giáo dục và lương bổng hưu trí nhằm nâng cao đời sống dân
chúng.
Bắc
Kinh chắc hẳn sẽ phải đối phó với biện pháp giới hạn mậu dịch nếu
tiếp tục kềm giá đồng Quan. Chính quyền Obama đã phải nhượng bộ áp lực
trong nước và tăng thuế lên vỏ xe hơi và ống sắt nhập cảng từ Trung
Quốc. Quốc Hội Mỹ giờ này vẫn im lặng nhưng ngườì ta có thể cảm nhận
tâm lý trả đủa tăng dần mọi nơi.
Ấn
Độ đã nộp một chồng hồ sơ tố cáo các vi phạm mậu dịch tự do của Trung
Quốc. Diễn Đàn Hợp Tác Mậu Dịch Á Châu – Thái Bình Dương mới đây kêu
gọi “thả nổi giá biểu tiền tệ theo thị trường”, ý muốn ám chỉ chính
sách siết giá đồng Yuan của Bắc Kinh.
Một
trận chiến mậu dịch với Trung Quốc sẽ tác hại không lường và ảnh
hưởng lan rộng toàn cầu. Tự chế là cần thiết, nhưng chúng tôi (Ban
Biên Tập Báo New York Times) e rằng không ai có thể chờ đợi lâu hơn
nữa vào Bắc Kinh thay đổi chính sách của họ“.
Ngày
14.01.2010, dưới đầu đề GIAN GIẢO KINH TẾ/THƯƠNG MAI TQ LÀM THẾ GIỚI
BỰC TỨC VÀ CÓ BIỆN PHÁP, sau khi liệt kê ra những tính tóan gian trá
Kinh tế/Thương mại, chúng tôi đã viết đọan kết luận như sau:
Tại cuộc Họp tại Luân Đôn của G20 đầu tháng tư 2009, vấn đề cấp bách cho G20 là Che Chở Kinh tế (Protectionism).
Chính
những quốc gia thuộc G20 đã tự động lấy những Biện pháp Che Chở Kinh
tế (Mesures protectionnistes). Tổng cộng đã đếm được 66 Biện Pháp. Đó
là lời la hỏang của Oâng ZOELLICK, Chủ tịch Ngân
Hàng Thế Giới (World Bank), của Oâng STRAUSS, Tổng Giám đốc Qũy Tiền
tệ Quốc tế (IMF/FMI), của Ong LAMY, Tổng Giám đốc Mậu Dịch Thế Giới
(WTO/OMC).
Con
Ma CHE CHỞ KINH TẾ (Spectre Protectionnisme/Spectre Protectionism)
hiện ra nguyên hình, chứ không phải là bóng ma chập chờn. Đó là vấn đề
mà G20 phải giải quyết thực sự. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết
được.
Những
nước đến cuộc Họp thượng đỉnh sẽ cao giọng nêu ý chí triệt hạ
Protectionism, nhưng thực tế mỗi nước đã tự động lấy những Biện Pháp
Che Chở Kinh tế rồi. Vì vậy, về vấn đề này, những thành viên đến họp
G20 chỉ nói xạo. Miệng nói lớn tiếng là Tự do Mậu Dịch, nhưng lại âm
thầm làm Che Chở Kinh tế.
Khi
ông LAMY, Tổng Giám đốc WTO báo cho Thế giới biết là Lượng Mậu dịch
Thế giới giảm 12%, chưa từng có từ 20 năm nay, thì lời cảnh cáo này
chắc chắn phải làm cho Trung quốc sợ hãi.
Là
người Việt Nam, chúng ta dễ hiểu cái lo sợ nhất của Trung quốc. Đó là
miếng ăn. Người Trung quốc gặp nhau, họ chào nhau là “Nị ăn cơm chưa ?
“ chứ không nói là “Nị có khỏe không ?“. Họ lo lắng miếng ăn trước
tiên. Đụng đến thiệt hại miếng ăn họ mới sợ, chứ còn mắng chửi họ, họ
cũng chỉ cười hề hề cho qua chuyện.
Phân tích thái độ xuống nước của Trung quốc
Khi
trả lời câu hỏi đầu tiên của Đài RFI về tại sao lúc này, qua những
cuộc Họp báo cuối tuần vừa rồi, Trung cộng tỏ ra xuống nước về tỷ giá
giữa đồng Nhân Dân Tệ và Đo-la, tôi trả lời liền rằng với thái độ công
khai tỏ ra cứng rắn của Hoa kỳ, Trung cộng sợ nó biến thành những
quyết định Che Chở Mậu dịch dứt khóat, hay một tình trạng Chiến Tranh
Thương Mại bắt đầu từ Quan thuế, rồi những Biện pháp không giá biểu
(Mesures non-tarifaires), đến những Biện pháp trả thù (Mesures de
Représailles).
Thực
vậy, trước những cuộc Họp báo cuối tuần vừa rồi, người ta vẫn nhớ
những lời tuyên bố ngạo mạn, đầy khinh miệt các nước khác thóat từ
miệng Thủ tướng Oân Gia Bảo khi những nước khác muốn áp lực để Trung
quốc tăng tỷ giá đồng Yuan: “We will not yield to any pressure... forcing us to appreciate (Yuan)” (Chúng
tôi sẽ không nhượng bộ đối với mọi áp lực nào... buộc chúng tôi phải
tăng tỷ giá (Nhân Dân Tệ) (Financial Times 08.03.2010, p.2).
Nhưng
thứ Sáu 05.03.2010, chính Thủ tướng Oân Gia Bảo sửa lại thái độ cứng
nhắc, ngạo mạn trên đây. Ký giả Andrew BATSON viết: “On Friday, Premier Wen Jiabao reaffirmed that China will continue to keep the Yuan “basically stable””. (Ngày thứ Sáu, Thủ tướng Oân Gia Bảo tái khẳng định rằng Trung quốc sẽ tiếp tục giữ đồng Yuan “ổn định một cách căn bản”. Nhưng thế nào là “ổn định một cách căn bản”? Đây
là câu nói trống, nhưng dầu sao cũng để cho thấy khả năng thay đổi
khi mà những quyền lực liên hệ đến đồng Yuan quyết định việc thay đổi
như thế nào.
Thái
độ của Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc cũng
đã thay đổi đối với đồng Đo-la. Chính ông đại diện Trung quốc, lớn
tiếng kêu gọi Thế giới hãy truất ngôi Đo-la và thay thế vào đó bằng
một Đơn vị Tiền tệ khác. Ngày 23.03.2009, Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc
Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, đã cho đăng lên mạng www.pbc.gov.cn lời tuyên bố như sau (theo bản dịch của Nhật báo LE MONDE ngày 10.11.2009, p.3) :
”L’objectif
adéquat est donc de créer une monnaie de réserve internationale qui
soit déconnectée de nation individuelle et se montre capable de rester
stable sur le long terme. Comparée à la gestion séparée des réserves
par chaque pays, la gestion centralisée d’une partie des réserves
globales par une institution internationale de référence sera bien
plus efficace pour contrer la spéculation et stabiliser les marchés
financiers.”
(Mục đích phù hợp là tạo ra một đồng Tiền dự trữ quốc tế tách rời ra
khỏi một quốc gia riêng lẻ và có khả năng đứng bền vững trong trường
kỳ. So sánh với việc quản trị riêng lẻ những dự trữ của từng quốc gia,
việc quản trị tập trung những dự trữ tổng quát bởi một Tổ chức Quốc
tế làm quy chiếu sẽ hữu hiệu hơn nhiều để chống lại đầu cơ và tạo bền
vững cho những Thị trường Tài chánh).
Nhưng
thái độ của Chu Tiểu Xuyên đã thay đổi kể từ cuộc Phát biểu ngày thứ
Bẩy 06.03.2010. Đồng Yuan vẫn bám chặt lấy đồng Đo-la va có thể trở
lại trạng thái thay đổi tỷ giá bình thường theo chuyển biến của Đo-la.
Bản tin của Reuters đáng đi từ Bắc Kinh ngày 08.03.2010, tóm tắt như
sau (Bản dịch Pháp ngữ của Gwénaelle BARZIC):
“Lors
de la session annuelle de l’Assemblée nationale populaire
(Parlement), le gouverneur de la Banque populaire de Chine Zhou
Xiaochuan a déclaré que Pékin serait un jour ou l’autre contraint
d’abandonner cette politique “spéciale” du yuan, qui fait partie des
diverses mesures prises par les autorités pour limiter l’impact de la
crise. L’expérience a montré que ces politiques ont été positives, en
contribuant à la fois au resdressement de notre économie et de
l’économie mondiale. Les problèmes concernant le retrait de ces
politiques apparaitront tôt ou tard. Si nous devons retirer ces
politiques inhabituelles et revenir à des politiques économiques
ordinaires, nous devons être extrêmement prudents dans le choix du
calendrier. Cela inclut également la politique de taux de change du
renminbi.” (Nhân
dịp họp hàng năm của Quốc Hội Nhân dân, Thống dốc Ngân Hàng nhân dân
Trung quốc Chu Tiểu Xuyên đã tuyên bố rằng Bắc Kinh, một ngày nào đó,
buộc phải bỏ chính sách “đặc biệt” của đồng Yuan, chính sách làm thành
phần của những biện pháp quyết định bởi Nhà Nước nhằm ngăn chặn ảnh
hưởng của khủng hỏang. Kinh nghiệm cho thấy rằng những chính sách này
là tích cực, đóng góp vào việc khôi phục nền kinh tế của chúng ta và
nền kinh tế của thế giới. Những vấn đề liên quan đến việc rút lại những
chính sách này sớm muộn sẽ đến. Nếu chúng ta phải rút lại những chính
sách bất thường này, chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc lựa
chọn lịch trình. Điều này cũng bao gồm cả chính sách tỷ giá của đồng
nhân dân tệ.)
Qua
những lời tuyên bố này, những quan sát viên tài chánh/thương mại quốc
tế thấy Chu Tiểu Xuyên tìm cách chữa nhẹ đi những chủ trương gian
giảo của Trung quốc, như:
* Oâng
nói rằng đây là những chính sách “đặc biệt” được quyết định để chống
khủng hỏang. Thực ra đây là những chính sách thường xuyên, nhất là
chính sách giữ tỷ giá đồng Yuan thấp, nhằm cạnh tranh xuất cảng đã
được áp dụng từ lâu, chứ không phải chỉ đặc biệt trong thời khủng
hỏang.
* Oâng
cũng cố tình nói rằng những chính sách này không những có lợi cho
kinh tế Trung quốc mà cho cả kinh tế thế giới nữa. Thực ra đây là
những chính sách không những hòan tòan có lợi cho Trung quốc, mà còn
nhằm giết những kinh tế các nước khác nữa.
Những
lời tuyên bố sẽ rút lại những chính sách “đặc biệt” và bất thường để
trở lại những nguyên tắc kinh tế bình thường chỉ là muốn tung ra một
hy vọng, nhưng người ta không biết việc rút lại những chính sách ấy ở
thời điểm nào.
Đặc biệt chính sách tiền tệ, người ta không biết sẽ tăng tỷ giá đồng Yuan khi nào và tăng bao nhiêu.
Trước
những áp lực cấp bách của Thế giới, Trung quốc chỉ tung ra lời hứa
như một hy vọng trống trải bởi vì không cho biết tầm mức quan trọng
thay đổi như thế nào và bao giờ mới thay đổi.
Ngòai
ra, đây chỉ là những lời tuyên bố của Thống đốc Ngân Hàng, còn việc
quyết định thay đổi chính sách phải tùy thuộc Chính phủ, tùy thuộc
những Bộ liên hệ mà chính yếu là Bộ Thương Mại. Thực vậy ông Chen
Deming, Bộ trưởng Thương mại đã cho biết rằng để có thể lấy lại mức
xuất cảng như trước cuộc Khủng hỏang, cần tối thiểu 3 năm nữa. Như vậy
việc bỏ tỷ giá đồng Yuan thấp thiết cần để nâng đỡ xuất cảng, chưa có
thể xẩy ra trong tương lai gần được.
Thế
giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu, không thể chỉ vì một hy vọng thay
đổi trống trải, không định thời điểm, không cho thấy tầm vóc, mà cứ
ngồi đợi Trung quốc, hứng chịu những hậu quả thiệt thòi về thương mai
hay sao.
Người
ta cũng có thể hiểu rằng những tuyên bố của Chu Tiểu Xuyên chỉ vì sự
đe dọa Che Chở Kinh tế/Thương mại mà phải nói ra để làm giảm sự căng
thẳng mậu dịch quốc tế, nhất là trước thái độ công khai cứng rắn của
Hoa kỳ và Liên Aâu.
Trung cộng là nạn nhân
của Chiến tranh Thương mại
Obama có thể nói “Buy America” mà không ngại sợ. Nhưng Hồ Cẩm Đào không dám nói ra câu “Buy China”
vì ông luôn luôn sợ hãi Con Ma Che Chở Kinh tế/ Thương mại. Nếu những
lời tuyên bố thay đổi trên đây của Trung quốc chỉ là một mưu kế làm
giảm căng thẳng để rồi Trung quốc vẫn tiếp tục những chính sách thương
mại thủ lợi cho mình, đồng thời làm hại cho những nước khác, thì liệu
Liên Aâu, Hoa kỳ và những nước thuộc vùng Kinh tế Thái Bình Dương có
ngồi yên hay phải tuyên bố những biện pháp Che Chơ Kinh tế/Thương mại.
Dù ý chí của Trung quốc có thành thực thay đổi đi nữa, thì một số nhà
Tài chánh nhận thấy rằng Trung quốc rất khó lòng đưa ra một lịch
trình tăng tỷ giá đồng Yuan của mình vì hai lý do chính yếu sau đây:
* Kinh
tế Trung quốc dồn tòan lực vào xuất cảng. Việc tăng tỷ giá đồng Yuan
ảnh hưởng trực tiếp đến tụt dốc xuất cảng, nhất là ở thời kỳ mà Hoa kỷ
cũng như Liên Aâu giảm nhập cảng.
* Lý
do thứ hai thuộc phạm vi tài chánh. Một lịch trình tăng tỷ giá đồng
Yuan sẽ làm cho vốn nước ngòai ào vào Trung quốc để thu lợi do việc
tăng tỷ giá đồng Yuan. Sự chênh lệch tỷ giá giữa hai thời điểm đủ cho
vốn lưu động đầu tư nước ngòai ào vào để chia lợi do chênh lệch tỷ giá
đồng tiền. Việc vốn nước ngòai ào vào này còn tạo ra tình trạng lạm
phát mà Trung quốc rất sợ hãi.
Như
vậy việc tăng tỷ giá đồng Yuan có tính cách khó khăn khách quan đứng
về mặt tài chánh. Nếu vẫn khư khư giữ tỷ giá thấp, thì cái nguy hiểm
là tạo một tình trạng căng thẳng quốc tế dẫn đến Che Chở Kinh
tế/Thương mại. Còn nếu quyết định thực sự tăng tỷ giá, tạo hướng tăng
đồng Yuan, thì vốn đầu cơ nước ngòai dồn vào để chia phần chênh lệch
tỷ giá.
Dầu
sao Con Ma Che Chở Kinh tế/Thương mại đã hiện ra và Oâng LAMY, Tổng
Giám đốc WTO đã công bố việc tụt dốc 12% về lương mậu dịch thế giới như
chúng tôi đã trình bầy trên đây. Tình trạng căng thẳng hiện nay giữa
Trung quốc và Liên Aâu, Hoa kỳ và những nước thuộc Khối Thái Bình
Dương có thể đưa đến những Biện pháp khắt khe không giá biểu (Mesures
non-tarifaires) và những Biện pháp trả đũa thương mại (Mesures de
Représailles commerciales bilatérales). Đây là
tình trạng Chiến tranh Thương mại. Khi mà biên giới quan thuế đóng lại,
thì nạn nhân của cuộc Chiến tranh này là Trung quốc bởi lẽ Dân chúng
Trung quốc thiếu Khả năng Tiêu thụ, không đủ khả năng mua tất cả những
hàng hóa do chính Trung quốc sản xuất ra. Nên lưu ý rằng Khả năng
tiêu thụ của 1’300 triệu dân Trung quốc chỉ tương đương với 16% số
Tiêu thụ của 300 triệu dân Mỹ.
Không có tiêu thụ, thì sản xuất chết !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
*
RFA * HÒA THƯỢNG QUẢNG ĐỘ
*
Phúc đáp thư của Hòa thượng Quảng Độ
Hòa thượng ngợi ca “Sự dũng cảm của người Phụ nữ suốt 2000 năm lịch sử Việt Nam không ngừng tham gia và nêu gương trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập và tự chủ trước bạo quyền xâm lược. Những Phụ nữ như Hai Bà Trưng vào năm 40 Tây lịch đã đứng lên giải phóng đất nước khỏi bàn tay xâm lược Bắc phương”.
Hòa thượng cũng nhắc nhở tới “Những thanh nữ trẻ bị tù đày gần đây qua các phiên tòa giả trá chỉ vì họ nói lên lý tưởng nhân quyền và dân chủ”, hay biết bao phụ nữ bị giày xéo “trong nạn bán dâm, hoặc bị kỳ thị hằng ngày về các quyền chính trị, kinh tế và xã hội”. Rồi Hòa thượng đề cao “Trong số những người phụ nữ khác thường, gây phấn khởi cho cuộc đấu tranh của chúng tôi còn có những phụ nữ quốc tế”.
Chúng tôi đã gọi điện thoại đến văn phòng Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn hỏi cảm tưởng bà Loretta Sanchez và được bà hồi đáp bằng bản tuyên bố sau đây:
“Tôi ủng hộ cho ý kiến tổ chức Nghị hội Quốc tế của Hòa thượng mà tôi nghĩ rằng tiềm năng của Nghị hội sẽ có tác động lớn. Thảm trạng nhân quyền Việt Nam không còn là cuộc đấu tranh riêng biệt, mà đang làm xúc động tới toàn thể cộng đồng nhân loại. Vì lý do này mà cộng đồng thế giới cần phải chung vai đấu cật gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam để thay đổi cảnh trạng. Thiếu sự kết hợp này, những nỗ lực của chúng ta sẽ bị manh mún làm mất đi sự hiệu quả tối hậu”.
Chúng tôi cũng phỏng vấn bà Therese Jebsen, Giám đốc Điều hành Sáng hội Rafto ở Vương quốc Na Uy và được bà trả lời như sau :
Ỷ Lan: Xin chào bà Therese Jebsen, xin bà cho biết cảm tưởng khi nhận được thư của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ?
Therese Jebsen: Tôi vô cùng xúc động khi nhận được thư Hòa thượng. Nhận được thư tay của Hòa thượng là điều hết sức đặc biệt. Ngài là một ví dụ sang giá của người bảo vệ nhân quyền, rất dũng cảm và đại biểu cho tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Tôi xem Hòa thượng là một trong những người bảo vệ nhân quyền lỗi lạc nhất hiện nay. Thật là một đặc ân hi hữu. Đề nghị tổ chức một Nghị hội Quốc tế là sáng kiến quan trọng. Tôi sẽ bàn với các vị đồng viện trong Sáng hội Rafto để đóng góp cho việc tổ chức này.
Therese Jebsen: Tôi sẽ thảo luận với Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Loretta Sanchez và Luật sư Nathalie Muller-Sarallier. Tôi đã chuyển thư Hòa thượng cho các vị đồng viện trong Sáng hội Rafto. Họ xúc động lắm. Một trong những mục tiêu của Sáng hội Rafto là thông báo cho tất cả những người đã được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto để cùng nhau thảo bàn tìm phương cách hậu thuẫn Hòa thượng Thích Quảng Độ. Sáng kiến của Hòa thượng nhắm vào nhân dân trong thế giới với những với những hoàn cảnh khác biệt, đặc biệt là giới phụ nữ, là rất quản trọng, và tôi nghĩ sang kiến này rất độc đáo và đầy xây dựng kêu gọi giới phụ nữ lưu tâm đến nghĩa vụ của người phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi đang cùng nhau thảo luận để tìm ra phương cách thực hiện lời đề nghị của Hòa thượng.
Ỷ Lan: Xin cảm ơn Bà Therese Jebsen.
Phúc đáp thư của Hòa thượng Quảng Độ
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2010-03-15
Bà Loretta Sanchez, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ và bà Therese Jebsen, Giám đốc Sáng hội Rafto, vừa trả lời phỏng vấn RFA về bức thư của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ về vấn đề nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo.
Photo courtesy of USCIRF
Ca ngợi sự dũng cảm
Nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ vừa qua, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, viết ba bức thư gửi đến ba nhân vật phụ nữ đã từng đến thăm viếng Việt Nam và ưu tư cho vấn đề nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo : Đó là các bà Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Loretta Sanchez, bà Therese Jebsen, Giám đốc Điều hành Sáng hội Rafto, Vương quốc Na Uy, và bà Luật sư Nathalie Muller-Sarallier thuộc Luật sư đoàn Paris là vị Luật sư vừa đến Việt Nam đầu năm nay để bênh vực cho ba nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Lê Công Định.Hòa thượng ngợi ca “Sự dũng cảm của người Phụ nữ suốt 2000 năm lịch sử Việt Nam không ngừng tham gia và nêu gương trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập và tự chủ trước bạo quyền xâm lược. Những Phụ nữ như Hai Bà Trưng vào năm 40 Tây lịch đã đứng lên giải phóng đất nước khỏi bàn tay xâm lược Bắc phương”.
Hòa thượng cũng nhắc nhở tới “Những thanh nữ trẻ bị tù đày gần đây qua các phiên tòa giả trá chỉ vì họ nói lên lý tưởng nhân quyền và dân chủ”, hay biết bao phụ nữ bị giày xéo “trong nạn bán dâm, hoặc bị kỳ thị hằng ngày về các quyền chính trị, kinh tế và xã hội”. Rồi Hòa thượng đề cao “Trong số những người phụ nữ khác thường, gây phấn khởi cho cuộc đấu tranh của chúng tôi còn có những phụ nữ quốc tế”.
Nghị hội Quốc tế
Do đó Hòa thượng Thích Quảng Độ kêu gọi ba bà hãy tổ chức một Nghị hội Quốc tế để báo động thảm cảnh đàn áp nhân quyền, tình trạng phi dân chủ và không có tự do tôn giáo tại Việt Nam.Chúng tôi đã gọi điện thoại đến văn phòng Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn hỏi cảm tưởng bà Loretta Sanchez và được bà hồi đáp bằng bản tuyên bố sau đây:
Tôi ủng hộ cho ý kiến tổ chức Nghị hội Quốc tế của Hòa thượng mà tôi nghĩ rằng tiềm năng của Nghị hội sẽ có tác động lớn.“Tôi rất mừng được tin Hòa thượng Thích Quảng Độ. Vì chính phủ Việt Nam không cấp chiếu khán cho tôi vào Việt Nam nên từ lâu tôi không còn dịp trở lại Việt Nam hầu thăm Hòa thượng. Tôi có được tin Hòa thượng bị bệnh, nay nhận được thư ngài tôi rất yên tâm. Nhờ công đức Hòa thượng mà thế giới quan tâm đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cảm nhận một trọng trách lớn khi được Hòa thượng lưu ý đến tôi.”
Dân biểu Loretta Sanchez
“Tôi ủng hộ cho ý kiến tổ chức Nghị hội Quốc tế của Hòa thượng mà tôi nghĩ rằng tiềm năng của Nghị hội sẽ có tác động lớn. Thảm trạng nhân quyền Việt Nam không còn là cuộc đấu tranh riêng biệt, mà đang làm xúc động tới toàn thể cộng đồng nhân loại. Vì lý do này mà cộng đồng thế giới cần phải chung vai đấu cật gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam để thay đổi cảnh trạng. Thiếu sự kết hợp này, những nỗ lực của chúng ta sẽ bị manh mún làm mất đi sự hiệu quả tối hậu”.
Chúng tôi cũng phỏng vấn bà Therese Jebsen, Giám đốc Điều hành Sáng hội Rafto ở Vương quốc Na Uy và được bà trả lời như sau :
Ỷ Lan: Xin chào bà Therese Jebsen, xin bà cho biết cảm tưởng khi nhận được thư của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ?
Therese Jebsen: Tôi vô cùng xúc động khi nhận được thư Hòa thượng. Nhận được thư tay của Hòa thượng là điều hết sức đặc biệt. Ngài là một ví dụ sang giá của người bảo vệ nhân quyền, rất dũng cảm và đại biểu cho tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Tôi xem Hòa thượng là một trong những người bảo vệ nhân quyền lỗi lạc nhất hiện nay. Thật là một đặc ân hi hữu. Đề nghị tổ chức một Nghị hội Quốc tế là sáng kiến quan trọng. Tôi sẽ bàn với các vị đồng viện trong Sáng hội Rafto để đóng góp cho việc tổ chức này.
Mục tiêu của Sáng hội Rafto là thông báo cho tất cả những người đã được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto để cùng nhau thảo bàn tìm phương cách hậu thuẫn Hòa thượng Thích Quảng Độ.Ỷ Lan: Kế hoạch thực hiện sẽ ra sao thưa bà?
Bà Therese Jebsen
Therese Jebsen: Tôi sẽ thảo luận với Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Loretta Sanchez và Luật sư Nathalie Muller-Sarallier. Tôi đã chuyển thư Hòa thượng cho các vị đồng viện trong Sáng hội Rafto. Họ xúc động lắm. Một trong những mục tiêu của Sáng hội Rafto là thông báo cho tất cả những người đã được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto để cùng nhau thảo bàn tìm phương cách hậu thuẫn Hòa thượng Thích Quảng Độ. Sáng kiến của Hòa thượng nhắm vào nhân dân trong thế giới với những với những hoàn cảnh khác biệt, đặc biệt là giới phụ nữ, là rất quản trọng, và tôi nghĩ sang kiến này rất độc đáo và đầy xây dựng kêu gọi giới phụ nữ lưu tâm đến nghĩa vụ của người phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi đang cùng nhau thảo luận để tìm ra phương cách thực hiện lời đề nghị của Hòa thượng.
Ỷ Lan: Xin cảm ơn Bà Therese Jebsen.
Theo dòng thời sự:
- Phái đoàn USCIRF gặp Hòa thượng Quảng Độ
- Hội thảo hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình tại gia của HT Quảng Độ
- HT. Thích Quảng Độ phản đối kế hoạch khai thác bô-xít
- 205 người đề cử cho giải Nobel Hòa Bình năm 2009
- HT Quảng Độ: tôi xấu hỗ với cung cách làm việc của chính phủ VN
- Thực hư bức thư Hòa thượng Quảng Độ gửi công an thành phố HCM?
- Phái đoàn Tòa đại sứ Mỹ viếng thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ
*
RFA * PHỎNG VẤN LM. NGUYỄN VĂN LÝ
*
LM Nguyễn Văn Lý trả lời phỏng vấn RFA sau khi được trả tự do
LM Nguyễn Văn Lý trả lời phỏng vấn RFA sau khi được trả tự do
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-03-15
Chỉ vài giờ sau khi từ trại giam về đến Huế, mặc dù tình trạng sức khoẻ không được tốt và còn mệt mỏi, Linh Mục Nguyễn Văn Lý vẫn ưu tiên trả lời phỏng vấn RFA.
Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA
LM Nguyễn Văn Lý (phải) và LM Phan Văn Lợi tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010.
Xin chúc mừng LM Nguyễn Văn Lý vừa được trở về với xã hội bên ngoài và gia đình sau nhiều năm bị giam cầm. Linh Mục có cảm tưởng ra sao khi nghe quyết định là được phóng thích ạ?LM Nguyễn Văn Lý: Trước hết xin chào ông Đỗ Hiếu và kính chào tất cả quý vị, tất cả bà con, bạn hữu. Lời đầu tiên là tôi xin cảm ơn tất cả quý vị, bà con và bạn hữu đã nhiều năm hiệp thông, cầu nguyện và giúp đỡ cho tôi nhiều. Tiện đây thì qua quý vị tôi cũng xin kính gửi lời cảm ơn tất cả bà con bạn hữu xa gần, những người tôi đã biết cũng như những người tôi chưa biết đã quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiều và giúp đỡ gia đình tôi cũng rất nhiều trong bao nhiêu năm tháng qua. Bây giờ được trở lại với xã hội thì trước hết là tôi xin kính chào tất cả quý vị. Tình trạng sức khỏe kém
Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm. LM Nguyễn Văn Lý Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, ngoài những lời cảm ơn gửi đến tất cả những người biết mặt và không biết mặt thì LM Lý có điều gì muốn đặc biệt nhắn gửi quý khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do trong và ngoài nước ạ? LM Nguyễn Văn Lý: Hiện giờ thì xin cảm ơn tất cả quý vị và bà con, bạn hữu. Tôi cũng chưa có sẵn một cái ý kiến gì để thưa gửi cả, thì cũng chắc phải vài ngày nữa. Tuy nhiên, mặc dù tôi cũng đang yếu mệt, khi đi ra khỏi trại là 4 giờ sáng thì tôi lại phải thức dậy khoảng 2 giờ sáng để dâng lễ rồi kinh nguyện cho xong, thì đi 4 giờ sáng mà xe chạy liên tục về đến Huế đây thì khoảng 5 giờ chiều. Từ hồi chiều đến bây giờ thì cũng nhiều bạn bè nghe tin đến thăm nên tôi cũng đang mệt, chưa dám nói gì nhiều. Tuy nhiên, tôi có thể trả lời một vài câu hỏi mà quý vị có thể quan tâm, muốn biết, thì ưu tiên xin mời ông Đỗ Hiếu đặt câu hỏi gì mà tôi có thể trả lời được gì thì tôi trả lời về tất cả các vấn đề. Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn LM Lý. Trước hết thì thính giả cũng như là những người quan tâm đến cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ - nhân quyền của LM thì muốn được nghe LM nói về sức khoẻ của mình trong lúc này ạ.
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
LM Nguyễn Văn Lý: Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm, riêng lần thứ ba này thì người ta đưa lên trên Hà Nội, vào Bệnh Viện 198 của Bộ Công An. Tại đây người ta xét nghiệm thì người ta thấy có hai đoạn mạch cảnh hai bên cổ thì bị xơ vữa nhiều chỗ, nhiều tụ huyết, nhưng mà cái quan trọng hơn là ở trên hậu chẩm của não bên trái đã có một khối u rộng khoảng 2 centimet và người ta hồ nghi rằng chính vì cái khối u này nó chèn ép một số thần kinh thành ra chân phải và tay phải bị liệt.
Sau 4 tháng điều trị thì hiện giờ chân phải có bớt đôi chút nhưng mà vẫn chưa cử động bình thường, còn riêng tay phải thì đã có thể cầm được thìa để ăn cơm nhưng chưa cầm bàn chải đánh răng và chưa cầm bút được, nhưng vẫn có thể đưa tay lên đưa tay xuống để tập thể dục cũng được. Phục hồi lần sau thì chậm hơn lần trước, thành ra lần này đã 4 tháng rồi mà mức độ phục hồi thì nó không bằng lần thứ hai. Riêng về khối u trên não trái thì người ta cũng không nói cho mình biết u đó là u ác tính hay lành tính, và người ta cũng không muốn đụng vào để điều trị vì sợ có khi tai biến gì nguy hiểm, cho nên họ muốn để cho gia đình và Giáo Hội trách nhiệm điều trị chuyện này thì hay hơn.
Cho nên cách đây 3 tháng rưỡi thì họ đã gửi cho gia đình viết thư đề nghị để đưa về mà điều trị, gia đình cũng thương cho nên gia đình làm cái thư đề nghị thì chắc quý vị cũng có biết rồi. Khi đó người ta gửi cho gia đình làm thì họ cũng bảo yêu cầu là đừng cho tôi biết kẻo sợ tôi không đồng tình, nhưng mà sau khi tôi biết thì tôi cũng chiều theo gia đình là gia đình có muốn đưa về điều trị thì cứ đưa về. Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn Cha đã dành thời giờ để nói về sức khỏe. Cha cũng cho phép được hỏi một vài vấn đề khác mà Cha hằng theo đuổi và quan tâm, đó là vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, dù là biết Cha mới rời khỏi trại giam ít tiếng đồng hồ thôi, thì xin Cha vui lòng trình bày tóm tắt về quan điểm của Cha về những điều mà chúng tôi vừa nêu ạ.
LM Nguyễn Văn Lý: Về vấn đề này thì như quý vị đã biết là chúng ta đã lập đi lập lại rất nhiều và về phía nhà nước Việt Nam cũng lập đi lập lại rất nhiều, đôi bên thì quan điểm khác nhau. Để có thể đề cập đến trọng tâm vấn đề này thì có lẽ để lần khác, vì nếu nói đi nói lại những chuyện như xưa nay đôi bên đều nói thì có lẽ tất cả chúng ta đều hiểu cả rồi là đôi bên quan điểm khác nhau, nhìn từ góc độ khác nhau, vậy để nói lên những điểm đặc sắc mà chúng ta có thể quan tâm đến hoặc là hy vọng có thể cải thiện được cái gì thì những chuyện này có lẽ để một lần khác rồi tâm trí tôi nó ổn định hơn thì hy vọng sẽ đề cập đến hữu ích hơn.
Còn bây giờ tôi chỉ có nói qua một chút quan điểm của tôi về chuyện tại sao nhà nước tạm đình chỉ thi hành án để cho gia đình đưa tôi về và quan điểm của tôi về cái bản án của tôi như thế nào. Chuyện đó là chuyện vừa tầm của tôi đề cập mà cũng nằm trong sự quan tâm trước mắt của quý vị. Không chấp nhận bản án
Tôi không bao giờ chấp nhận bản án đã kết án tôi, cho nên suốt 3 năm nay tất cả các giấy tờ liên quan, dầu một giấy nhỏ nhất chỉ là một giấy mua hàng thôi, mua quà, mua thức ăn hàng ngày thôi, tôi cũng vẫn ký là "tù nhân lương tâm". LM Nguyễn Văn Lý Đỗ Hiếu: Dạ, xin mời Linh Mục ạ. LM Nguyễn Văn Lý: Trước hết là như quý vị đã biết bản án kết án tôi nó không phù hợp với công luận quốc tế hiện nay và cũng không được văn minh, vì cách đây hơn 160 năm ông Karl Marx viết Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và bộ Tư Bản Luận tại Luân Đôn thì ông vẫn được bình yên để viết, và giả như ông viết bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản rồi ông bị bắt thì làm sao lại có các đảng cộng sản tiếp theo được, nhưng bây giờ có những người Việt Nam làm việc tương tự như vậy thì bị bắt chứng tỏ rằng luật pháp Việt Nam hiện nay mà về lãnh vực đó thôi thì lạc hậu hơn thời ở Luân Đôn cách đây 160 năm.
Rồi nhóm Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đầu thế kỷ 20 gồm Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, cụ Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, sau này là Nguyễn Tất Thành nữa, ra báo Le Paria và viết nhiều tác phẩm khác ngay giữa thủ đô Paris, nhưng thực dân Pháp không bắt. Và ngay tại Việt Nam cụ Huỳnh Thúc Kháng ra báo Tiếng Dân, rồi cụ Nguyễn Thế Truyền ra báo Tiếng Chuông Rè, tương tự như thế ngay tại Việt Nam, ngay ở Miền Nam, cũng không bị bắt. Và một số đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hoạt động tại Miền Nam lúc bấy giờ mà không bạo động, chỉ dùng giấy bút thôi, thì cũng không bị bắt. Như vậy xét về mặt này, luật pháp Việt Nam hiện nay lạc hậu hơn các thời thực dân Pháp tại Việt Nam. Và rõ ràng nhất là tại thủ đô Paris.
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
Vì lẽ đó mà tôi không bao giờ chấp nhận bản án đã kết án tôi, cho nên suốt 3 năm nay tất cả các giấy tờ liên quan, dầu một giấy nhỏ nhất chỉ là một giấy mua hàng thôi, mua quà, mua thức ăn hàng ngày thôi, tôi cũng vẫn ký là "tù nhân lương tâm". Không bao giờ tôi không sửa lại những cái từ đề là "phạm nhân" trên các giấy tờ của nhà nước Việt Nam hết.
Chính vì vậy bây giờ nếu như họ đề nghị tôi là tạm đình chỉ thi hành án để về chữa bệnh thì tôi không bằng lòng, vì tạm đình chỉ thi hành án tức là mình có chấp nhận bản án. Còn nếu như đề nghị đình chỉ hẳn thì tức là mình cũng chấp nhận bản án. Họ biết như vậy cho nên họ không trực tiếp đề xuất với tôi mà họ trình bày với gia đình tôi để họ đánh vào cái việc lo âu của gia đình là mong ước chữa bệnh cho tôi, để cho gia đình tự ý đề xuất. Khi gia đình đã đề xuất thì tôi cũng chiều theo vì tôi thấy gia đình cũng có ý thương mình, tình nghĩa sâu đậm, cho nên tôi nói gia đình muốn đưa về thì cứ đưa về. Nhưng mà gia đình đưa về thì gia đình không đề cập gì đến bản án, chỉ có đề cập rằng đang bị bệnh như vậy thì muốn được đưa ra ngoài điều trị cho có điều kiện hơn thôi.
Đối với tôi thì họ đã có ám chỉ viết như thế cách đây khoảng 3 tháng rưỡi, nhưng mà diễn biến để mà thông báo cho tôi biết là họ bằng lòng cho tôi ra ngoài thì tôi mới chỉ biết chiều hôm qua thôi, tức là chiều 14-3, theo giờ Việt Nam đấy, ngày chiều Chủ Nhật. Còn hôm nay thì đã là ngày Thứ Hai, ngày 15-3 rồi. Đỗ Hiếu: Cảm ơn Linh Mục về những điều đó. Trước khi tạm biệt thì xin LM dành cho Đài chúng tôi được một câu hỏi cuối, đó là trong thời gian tới thì LM dự kiến sẽ có những hoạt động gì ạ? LM Nguyễn Văn Lý: Trước mắt thì tôi phải chấp nhận sự điều trị của Tòa Giám Mục Huế và gia đình, còn liên quan đến công việc của tôi thì tôi cũng cần phải có một thời gian để tiếp xúc lại với xã hội, xem coi thử hiện nay xã hội đang quan tâm những chuyện gì và diễn tiến như thế nào đã, chứ tôi chưa có một chủ định gì cả, là bởi vì mình như từ trong hang mới bước ra ngoài ánh sáng thì chưa nắm rõ hư thực làm sao.
Cả 3 năm nay thì gia đình có thăm gặp cũng đâu có nói gì đến chuyện xã hội nhiều và tôi đọc báo trong tù thì cũng chỉ được đọc tờ Nhân Dân và tờ Pháp Luật của nhà nước thôi, và hàng ngày thì cũng có coi phần thời sự ở trong truyền hình. Như vậy tôi không biết trong 3 năm nay thì thế giới bên ngoài như thế nào và cộng đồng người Việt chúng ta trong nước ngoài nước đang có những chuyển biến như thế nào, vì vậy mà trước mắt thì phải điều trị bệnh tật của mình, thứ hai là cũng cần phải có một thời gian để làm quen lại với cuộc sống xã hội bình thường đã .
Đỗ Hiếu: Đài Á Châu Tự Do chúng tôi xin cảm ơn LM Nguyễn Văn Lý đã dành cho Ban Việt Ngữ cuộc trao đổi chỉ vài giờ đồng hồ sau khi Linh Mục rời khỏi trại giam. Kính chúc Linh Mục bình an, may mắn và mạnh khỏe. LM Nguyễn Văn Lý: Xin cảm ơn anh Đỗ Hiếu và tất cả quý vị, bà con, bạn hữu rất nhiều. Xin cầu nguyện cho nhau luôn. Xin cảm ơn.
*
Xin chúc mừng LM Nguyễn Văn Lý vừa được trở về với xã hội bên ngoài và gia đình sau nhiều năm bị giam cầm. Linh Mục có cảm tưởng ra sao khi nghe quyết định là được phóng thích ạ?LM Nguyễn Văn Lý: Trước hết xin chào ông Đỗ Hiếu và kính chào tất cả quý vị, tất cả bà con, bạn hữu. Lời đầu tiên là tôi xin cảm ơn tất cả quý vị, bà con và bạn hữu đã nhiều năm hiệp thông, cầu nguyện và giúp đỡ cho tôi nhiều. Tiện đây thì qua quý vị tôi cũng xin kính gửi lời cảm ơn tất cả bà con bạn hữu xa gần, những người tôi đã biết cũng như những người tôi chưa biết đã quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiều và giúp đỡ gia đình tôi cũng rất nhiều trong bao nhiêu năm tháng qua. Bây giờ được trở lại với xã hội thì trước hết là tôi xin kính chào tất cả quý vị. Tình trạng sức khỏe kém
Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm. LM Nguyễn Văn Lý Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, ngoài những lời cảm ơn gửi đến tất cả những người biết mặt và không biết mặt thì LM Lý có điều gì muốn đặc biệt nhắn gửi quý khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do trong và ngoài nước ạ? LM Nguyễn Văn Lý: Hiện giờ thì xin cảm ơn tất cả quý vị và bà con, bạn hữu. Tôi cũng chưa có sẵn một cái ý kiến gì để thưa gửi cả, thì cũng chắc phải vài ngày nữa. Tuy nhiên, mặc dù tôi cũng đang yếu mệt, khi đi ra khỏi trại là 4 giờ sáng thì tôi lại phải thức dậy khoảng 2 giờ sáng để dâng lễ rồi kinh nguyện cho xong, thì đi 4 giờ sáng mà xe chạy liên tục về đến Huế đây thì khoảng 5 giờ chiều. Từ hồi chiều đến bây giờ thì cũng nhiều bạn bè nghe tin đến thăm nên tôi cũng đang mệt, chưa dám nói gì nhiều. Tuy nhiên, tôi có thể trả lời một vài câu hỏi mà quý vị có thể quan tâm, muốn biết, thì ưu tiên xin mời ông Đỗ Hiếu đặt câu hỏi gì mà tôi có thể trả lời được gì thì tôi trả lời về tất cả các vấn đề. Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn LM Lý. Trước hết thì thính giả cũng như là những người quan tâm đến cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ - nhân quyền của LM thì muốn được nghe LM nói về sức khoẻ của mình trong lúc này ạ.
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
LM Nguyễn Văn Lý: Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm, riêng lần thứ ba này thì người ta đưa lên trên Hà Nội, vào Bệnh Viện 198 của Bộ Công An. Tại đây người ta xét nghiệm thì người ta thấy có hai đoạn mạch cảnh hai bên cổ thì bị xơ vữa nhiều chỗ, nhiều tụ huyết, nhưng mà cái quan trọng hơn là ở trên hậu chẩm của não bên trái đã có một khối u rộng khoảng 2 centimet và người ta hồ nghi rằng chính vì cái khối u này nó chèn ép một số thần kinh thành ra chân phải và tay phải bị liệt.
Sau 4 tháng điều trị thì hiện giờ chân phải có bớt đôi chút nhưng mà vẫn chưa cử động bình thường, còn riêng tay phải thì đã có thể cầm được thìa để ăn cơm nhưng chưa cầm bàn chải đánh răng và chưa cầm bút được, nhưng vẫn có thể đưa tay lên đưa tay xuống để tập thể dục cũng được. Phục hồi lần sau thì chậm hơn lần trước, thành ra lần này đã 4 tháng rồi mà mức độ phục hồi thì nó không bằng lần thứ hai. Riêng về khối u trên não trái thì người ta cũng không nói cho mình biết u đó là u ác tính hay lành tính, và người ta cũng không muốn đụng vào để điều trị vì sợ có khi tai biến gì nguy hiểm, cho nên họ muốn để cho gia đình và Giáo Hội trách nhiệm điều trị chuyện này thì hay hơn.
Cho nên cách đây 3 tháng rưỡi thì họ đã gửi cho gia đình viết thư đề nghị để đưa về mà điều trị, gia đình cũng thương cho nên gia đình làm cái thư đề nghị thì chắc quý vị cũng có biết rồi. Khi đó người ta gửi cho gia đình làm thì họ cũng bảo yêu cầu là đừng cho tôi biết kẻo sợ tôi không đồng tình, nhưng mà sau khi tôi biết thì tôi cũng chiều theo gia đình là gia đình có muốn đưa về điều trị thì cứ đưa về. Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn Cha đã dành thời giờ để nói về sức khỏe. Cha cũng cho phép được hỏi một vài vấn đề khác mà Cha hằng theo đuổi và quan tâm, đó là vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, dù là biết Cha mới rời khỏi trại giam ít tiếng đồng hồ thôi, thì xin Cha vui lòng trình bày tóm tắt về quan điểm của Cha về những điều mà chúng tôi vừa nêu ạ.
LM Nguyễn Văn Lý: Về vấn đề này thì như quý vị đã biết là chúng ta đã lập đi lập lại rất nhiều và về phía nhà nước Việt Nam cũng lập đi lập lại rất nhiều, đôi bên thì quan điểm khác nhau. Để có thể đề cập đến trọng tâm vấn đề này thì có lẽ để lần khác, vì nếu nói đi nói lại những chuyện như xưa nay đôi bên đều nói thì có lẽ tất cả chúng ta đều hiểu cả rồi là đôi bên quan điểm khác nhau, nhìn từ góc độ khác nhau, vậy để nói lên những điểm đặc sắc mà chúng ta có thể quan tâm đến hoặc là hy vọng có thể cải thiện được cái gì thì những chuyện này có lẽ để một lần khác rồi tâm trí tôi nó ổn định hơn thì hy vọng sẽ đề cập đến hữu ích hơn.
Còn bây giờ tôi chỉ có nói qua một chút quan điểm của tôi về chuyện tại sao nhà nước tạm đình chỉ thi hành án để cho gia đình đưa tôi về và quan điểm của tôi về cái bản án của tôi như thế nào. Chuyện đó là chuyện vừa tầm của tôi đề cập mà cũng nằm trong sự quan tâm trước mắt của quý vị. Không chấp nhận bản án
Tôi không bao giờ chấp nhận bản án đã kết án tôi, cho nên suốt 3 năm nay tất cả các giấy tờ liên quan, dầu một giấy nhỏ nhất chỉ là một giấy mua hàng thôi, mua quà, mua thức ăn hàng ngày thôi, tôi cũng vẫn ký là "tù nhân lương tâm". LM Nguyễn Văn Lý Đỗ Hiếu: Dạ, xin mời Linh Mục ạ. LM Nguyễn Văn Lý: Trước hết là như quý vị đã biết bản án kết án tôi nó không phù hợp với công luận quốc tế hiện nay và cũng không được văn minh, vì cách đây hơn 160 năm ông Karl Marx viết Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và bộ Tư Bản Luận tại Luân Đôn thì ông vẫn được bình yên để viết, và giả như ông viết bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản rồi ông bị bắt thì làm sao lại có các đảng cộng sản tiếp theo được, nhưng bây giờ có những người Việt Nam làm việc tương tự như vậy thì bị bắt chứng tỏ rằng luật pháp Việt Nam hiện nay mà về lãnh vực đó thôi thì lạc hậu hơn thời ở Luân Đôn cách đây 160 năm.
Rồi nhóm Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đầu thế kỷ 20 gồm Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, cụ Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, sau này là Nguyễn Tất Thành nữa, ra báo Le Paria và viết nhiều tác phẩm khác ngay giữa thủ đô Paris, nhưng thực dân Pháp không bắt. Và ngay tại Việt Nam cụ Huỳnh Thúc Kháng ra báo Tiếng Dân, rồi cụ Nguyễn Thế Truyền ra báo Tiếng Chuông Rè, tương tự như thế ngay tại Việt Nam, ngay ở Miền Nam, cũng không bị bắt. Và một số đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hoạt động tại Miền Nam lúc bấy giờ mà không bạo động, chỉ dùng giấy bút thôi, thì cũng không bị bắt. Như vậy xét về mặt này, luật pháp Việt Nam hiện nay lạc hậu hơn các thời thực dân Pháp tại Việt Nam. Và rõ ràng nhất là tại thủ đô Paris.
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
Vì lẽ đó mà tôi không bao giờ chấp nhận bản án đã kết án tôi, cho nên suốt 3 năm nay tất cả các giấy tờ liên quan, dầu một giấy nhỏ nhất chỉ là một giấy mua hàng thôi, mua quà, mua thức ăn hàng ngày thôi, tôi cũng vẫn ký là "tù nhân lương tâm". Không bao giờ tôi không sửa lại những cái từ đề là "phạm nhân" trên các giấy tờ của nhà nước Việt Nam hết.
Chính vì vậy bây giờ nếu như họ đề nghị tôi là tạm đình chỉ thi hành án để về chữa bệnh thì tôi không bằng lòng, vì tạm đình chỉ thi hành án tức là mình có chấp nhận bản án. Còn nếu như đề nghị đình chỉ hẳn thì tức là mình cũng chấp nhận bản án. Họ biết như vậy cho nên họ không trực tiếp đề xuất với tôi mà họ trình bày với gia đình tôi để họ đánh vào cái việc lo âu của gia đình là mong ước chữa bệnh cho tôi, để cho gia đình tự ý đề xuất. Khi gia đình đã đề xuất thì tôi cũng chiều theo vì tôi thấy gia đình cũng có ý thương mình, tình nghĩa sâu đậm, cho nên tôi nói gia đình muốn đưa về thì cứ đưa về. Nhưng mà gia đình đưa về thì gia đình không đề cập gì đến bản án, chỉ có đề cập rằng đang bị bệnh như vậy thì muốn được đưa ra ngoài điều trị cho có điều kiện hơn thôi.
Đối với tôi thì họ đã có ám chỉ viết như thế cách đây khoảng 3 tháng rưỡi, nhưng mà diễn biến để mà thông báo cho tôi biết là họ bằng lòng cho tôi ra ngoài thì tôi mới chỉ biết chiều hôm qua thôi, tức là chiều 14-3, theo giờ Việt Nam đấy, ngày chiều Chủ Nhật. Còn hôm nay thì đã là ngày Thứ Hai, ngày 15-3 rồi. Đỗ Hiếu: Cảm ơn Linh Mục về những điều đó. Trước khi tạm biệt thì xin LM dành cho Đài chúng tôi được một câu hỏi cuối, đó là trong thời gian tới thì LM dự kiến sẽ có những hoạt động gì ạ? LM Nguyễn Văn Lý: Trước mắt thì tôi phải chấp nhận sự điều trị của Tòa Giám Mục Huế và gia đình, còn liên quan đến công việc của tôi thì tôi cũng cần phải có một thời gian để tiếp xúc lại với xã hội, xem coi thử hiện nay xã hội đang quan tâm những chuyện gì và diễn tiến như thế nào đã, chứ tôi chưa có một chủ định gì cả, là bởi vì mình như từ trong hang mới bước ra ngoài ánh sáng thì chưa nắm rõ hư thực làm sao.
Cả 3 năm nay thì gia đình có thăm gặp cũng đâu có nói gì đến chuyện xã hội nhiều và tôi đọc báo trong tù thì cũng chỉ được đọc tờ Nhân Dân và tờ Pháp Luật của nhà nước thôi, và hàng ngày thì cũng có coi phần thời sự ở trong truyền hình. Như vậy tôi không biết trong 3 năm nay thì thế giới bên ngoài như thế nào và cộng đồng người Việt chúng ta trong nước ngoài nước đang có những chuyển biến như thế nào, vì vậy mà trước mắt thì phải điều trị bệnh tật của mình, thứ hai là cũng cần phải có một thời gian để làm quen lại với cuộc sống xã hội bình thường đã .
Đỗ Hiếu: Đài Á Châu Tự Do chúng tôi xin cảm ơn LM Nguyễn Văn Lý đã dành cho Ban Việt Ngữ cuộc trao đổi chỉ vài giờ đồng hồ sau khi Linh Mục rời khỏi trại giam. Kính chúc Linh Mục bình an, may mắn và mạnh khỏe. LM Nguyễn Văn Lý: Xin cảm ơn anh Đỗ Hiếu và tất cả quý vị, bà con, bạn hữu rất nhiều. Xin cầu nguyện cho nhau luôn. Xin cảm ơn.
*
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ
*
ẤN ĐỘ:
CƯỜNG QUỐC KINH TẾ
TƯƠNG LAI Á-CHÂU
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 11.03.2010
Viết
bài NHẬN ĐỊNH THEO DÒNG THỜI SỰ hôm nay về khả năng phát triển Kinh
tế Aán Độ, chúng tôi dựa trên những bài báo cũng hòan tòan có tính
cách thời sự :
* Le Monde 09.03.2010:UNE LECON INDIENNE par Martin WOLF
* The Wall Street Journal 10.03.2010: INDIA’S MICROLENDERS TO SHARE DATA by Eric BELLMAN
* Financial Times 10.03.2010: SUGAR SUFFERS AS INDIA RAISES OUTPUT ESTIMATE by Chris BLOOD
* Financial Times 11.03.2010: PUTIN SEEKS TO BOLSTER LINK WITH NEW DELHI by James LAMONT
* The Wall Street Journal 11.03.2010: INDIA: WOMEN AND DEMOCRATY
* Le Monde 11.03.2010: EN INDE, GUERRES DES TERRES ENTRE PAYSANS ET INDUSTRIELS par Julien BOUISSOU
* Le Monde 11.03.2010: LES DEPUTES INDIENS VOTENT L’INSTAURATION D’UN QUOTA DE FEMMES AU PARLEMENT par Julien BOUISSOU
Chúng
tôi chỉ viết một bài ngắn nêu lên những điểm chính yếu làm nền tảng
cho khả năng phát triển Kinh tế Aán Độ. Chúng tôi sẽ viết một bài phân
tích dài làm bài QUAN ĐIỂM theo Chủ đề hiện hành của chúng tôi là DÂN
CHỦ HÓA KINH TẾ. Thực vậy, Aán Độ lấy dân làm gốc cho phát triển và
hiệu quả của phát triển là cho dân. Nền Kinh tế Aán Độ phát triển song
hành với xây dựng Dân chủ. Đó là bài học qúy giá cho Chủ đề DÂN CHỦ
HÓA KINH TẾ của chúng tôi áp dụng cho Việt Nam.
Chính
Kinh tế gia Martin WOLF cũng lấy tựa đề bài viết của Oâng trong Le
Monde 09.03.2010 là “UNE LECON INDIENNE“ (BÀI HỌC ẤN ĐỘ). Vào thập niên
1970, Kinh tế gia Martin WOLF là người Trách Nhiệm chính của Ngân
Hàng Thế Giới tại Aán Độ. Oâng là bạn thân từ 39 năm nay của Kinh tế
gia Montek Singh AHLUWALIA, Phó Chủ tịch ỦY BAN KẾ HỌACH KINH TẾ ẤN ĐỘ, đứng sau Thủ tướng MANMOHAN SINGH.
Để
có thể hiểu những điểm đặc thù của Kinh tế Aán Độ, chúng tôi xin
trích ra đây đọan tóm tắt rất gọn và xác thực về Kinh tế Trung quốc để
độc giả so sánh:
“It
is absurd that a poor country (national income per capita was some
$3,000 las year) should be devoting its human and physical resources
to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when
ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large
part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich
western countries” (Thật
là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000
năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những
lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong
khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành
quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và
chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay). (Financial
Times 09.03.2010, p.10)
Đó
là nền Kinh tế sản xuất những “gadgets” để mau chóng xuất cảng mua
vui cho những người tiêu thụ tại những xứ khác, do một nhóm đảng tổ
chức thu tiền nhanh vào cho mình và rồi chuyển những tiền ấy ra đặt
tại những xứ giầu Tây phương. Người dân chỉ được hưởng một phần rất nhỏ hiệu quả Kinh tế qua đồng lương bóc lột. Đó là Kinh tế Trung quốc.
Qua
những bài báo liệt kê trên đây liên quan đến Phát triển Kinh tế Aán
Độ, nhất là bài của Kinh tế gia Martin WOLF, chúng tôi ghi nhận những
điểm như sau.
Người dân và tính tình
Dân Aán Độ ít ồn ào hơn dân Trung quốc. Người ta thường nói rằng người Aán Độ thuộc lọai người suy tư đầu
óc, chiêm ngưỡng (contemplatifs). Con số bí hiểm 0 (zéro) được phát
sinh từ Aán Độ chứ không phải từ A-rập. Người ta không hiểu “zéro“ là
gì, mặc dầu nó hiện hữu. Có người cắt nghĩa đó là ý niệm Niết Bàn.
Phật Giáo được phát sinh từ Aán Độ, một Tôn giáo lấy giải thóat cá
nhân và tự mình giải thóat làm trọng. Tính chiêm ngưỡng (contemplatif)
và ảnh hưởng Tôn giáo là nền tảng tính tình dân Aán Độ. Ngày nay,
người ta thường nhận thấy dân Aán Độ rất giỏi về ngành điện tử.
Nền tảng Dân chủ
Dân
chủ chỉ là một Nguyên Tắc giải quyết tương đối những tranh chấp khi
mà những cá nhân sống chung với nhau thành một cộng đồng. Như vậy CÁ
NHÂN CHỦ là nền tảng để từ đó mới xây dựng nguyên tắc dân chủ. Một xã
hội nào biết tôn trọng cá nhân, thì tự động họ xây dựng nguyên tắc DÂN
CHỦ. Tôn giáo tại Aán Độ đã un đúc cho dân tinh thần phải tôn trọng
CÁ NHÂN CHỦ. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận ngụy biện của Cộng sản
cho rằng dân trí còn ngu nên không thể cho Dân Chủ. Thực vậy, Dân Chủ
không phải là kết quả của Dân trí mà là nguyên tắc thực tiễn giải
quyết giữa những cá nhân chủ khi có va chạm.
Cái tinh thần tôn trọng cá nhân luôn luôn đòi hỏi việc xây dựng hệ thống quản trị Xã hội theo nguyên tắc Dân chủ:
=> Phân quyền, tránh tập trung quyền hành để dễ dẫn đến độc tài. Aán Độ theo hệ thống phân quyền dưới thể chế Liên Bang.
=> Khi
quyền hành được tản ra, thì những tranh chấp chính trị cũng đỡ hẳn
tính cách gay gắt, ác độc. Một chủ trương tập quyền như Cộng sản chẳng
hạn, thì đó là nguồn gốc tranh chấp, thậm chí đến thanh trừng nội bộ
một các tàn nhẫn.
Xã hội Aán Độ được xây dựng, phát triển theo những nguyên tắc Dân chủ. Nó khác với Xã hội Trung quốc hiện nay.
Phát triển Kinh tế bởi cá nhân và cho cá nhân
Chính
cá nhân là tác nhân Kinh tế chính và cá nhân làm kinh tế trước tiên
là phục vụ cho chính mình chứ không phải hy sinh cả cuộc đời để phục
vụ cho một Lý thuyết trừu tượng, một Chủ nghĩa Xã hội để những người
nhân danh Chủ nghĩa mà bóc lột cá nhân. Cá nhân có sống, thì Chủ nghĩa
mới có. Cá nhân chết, thì Chủ nghĩa trở thành trống rỗng. Ai cũng lo
lắng đến cái bụng đói của mình trước tiên. Và
rất hiếm người lo đến cái bụng đói của người khác trước khi nghĩ đến
cái bụng của mình. Vậy hãy để cho mỗi cá nhân làm ăn để lo lắng trước
tiên đến việc nuôi sống thân xác mình.
Một
xã hội mà nền Kinh tế được tản ra cho từng cá nhân, nền kinh tế ấy
mới có nhiều sáng kiến và sự thăng bằng phát triển mới bền vững và lâu
dài. Nền Kinh tế được đặt trên nền tảng cá nhân, những công ty gia
đình, những công ty nhóm nhỏ... mà tiến lên là nền Kinh tế phát triển
có nhiều sáng kiến và bền vững nhất.
Tôn
trọng cá nhân, lấy cá nhân trách nhiệm, phát triển những nguyên tắc
dân chủ để giải quyến, nền Kinh tế Aán Đo,ä dù không ồn ào, yên lặng
tiệm tiến, sẽ phát triển trong bền vững và lâu dài.
Một
tỉ dụ điển hình mà chúng tôi thường lấy ra làm tỉ dụ, đó là sự đổi
hướng của Kinh tế Ý cách đây 30 năm. Thời ấy, nền Kinh tế Ý dựa trên
những đại Công ty. Tình trạng đình công xẩy ra như cơm bữa làm Kinh tế Ý
tê liệt. Người Ý mang tinh thần tôn trọng gia đình cao nhất Aâu châu.
Từ nền Kinh tế Đại Công ty bị tê liệt, dân Ý đã chuyển Kinh tế về hệ
thống Gia đình. Mọi người trong Gia đình phải tuân theo MAMA mà làm
việc, không được đình công, nếu không MAMA không cho ăn Spaghetti nữa.
Nền Kinh tế đặt nền tảng trên Gia đình đã dần dần phát triển lớn mạnh
đến ngày nay.
Chương trình Phát triển Kinh tế Aán Độ
Theo
tinh thần trên đây lấy cá nhân làm tác nhân kinh tế chính, một Chương
trình phát triển Kinh tế đã được họach định cho cả nước. Kinh tế gia
Martin WOLF đã tóm tắt Chương trình ấy ở những điểm sau đây: “Les
Infrastructures, l’Agriculture, la Reglementation du Travail, le
Secteur Bancaire, l’Energie, l’Education et le Commerce de détail“ (Những
hạ tầng cơ sở, NÔNG NGHIỆP, LUẬT LỆ LAO ĐỘNG, Lãnh vực Ngân Hàng,
Năng lượng, Giáo dục và THƯƠNG MẠI NHỎ) (Le Monde 09.03.2010, p.2)
Việc
xây dựng hạ tần cơ sở là lãnh vực của Nhà Nước. Chúng tôi viết chữ
hoa cho một số lãnh vực để độc giả lưu ý rằng Kế họach Kinh tế này đặt
trọng tâm vào người nghèo và những đơn vị Kinh tế nhỏ làm căn bản:
=> NÔNG
NGHIỆP : đó là lãnh vực ưu tiên đầu tiên của Kế họach. Việc phát
triển nông nghiệp là tạo cho đa số dân nghèo có đủ miếng ăn, rồi sau
đó tạo cho dân nghèo có khả năng tiêu thụ để mới có thể sản xuất công
kỹ nghệ phục vụ cho chính trong nội địa. Đó cũng là tạo độc lập về
Kinh tế. Kinh tế Trung quốc hiện giờ không có độc lập vì nó lệ thuộc
vào xuất cảng phục vụ ngọai quốc.
=> LUẬT
LỆ LAO ĐỘNG: đây cũng là sự lo lắng cho khối người nghèo phải đi bán
sức lao động của mình để nuôi thân. Phải có những luật lệ cho công
bằng, tránh những tình trạng bóc lột lao động.
=> THƯƠNG
MẠI NHỎ: đây cũng là chủ trương đi từ những đơn vị nhỏ thương mại mà
tiến lên. Từ tiểu thương, rồi tiến dần lên đại thương. Săn sóc, hỗ trợ
những Thương mại nhỏ để phân phối các nơi.
Hãy
nhìn Kinh tế Việt Nam để thấy khác biệt giữa hai chủ trương. Trong
bao chục năm trường, Nhà Nước Việt Nam bỏ rơi Nông Nghiệp, một lãnh
vực mà chúng ta có cả khả năng thiên nhiên để phát triển cho 75% dân
số nghèo tại nông thôn. Nhà Nước Việt Nam chỉ nhằm bán Lao động cho
tài phiệt nước ngòai, rồi xuất khẩu Lao động phục vụ ngọai quốc mà
không lo phát triển những Luật lệ bảo vệ công bằng cho giới Lao động.
Về thương mại, mỗi thành phố chỉ chuyên lo khuếch trương Siêu thị mà
ít nâng đỡ những Tiểu thương, thậm chí còn tàn nhẫn đi hốt những người
nghèo buôn thúng bán mẹt ở những góc phố. Tìm cách nâng đỡ họ. Họ là
những Tiểu thương đấy, để họ có chỗ buôn bán độ thân và tiến dần lên
Trung thương hoặc có thể là Đại thương sau này.
Nhà nước VN chỉ lo sản xuất những “gadgets“ như quan thầy Trung quốc !
Hệ thống Tiểu Tài chánh “Microfinance“
Trong
những năm làm Tài chánh cho những Dự án, chúng tôi thường đưa ra một
số tỉ dụ để công kích chính những Ngân Hàng lớn. Tỉ dụ sau đây thường
được đưa ra khi phải chạm trán với Ngân Hàng:
Một
sinh viên trẻ mới học xong. Anh đang mang cả bầu nhiệt huyết để thực
hiện Dự án mà trong suốt thời gian học anh mơ mộng. Anh viết Dự án. Xử
dụng môn học Phân tích Chi tiêu Xí nghiệp (Analyse des Charges
Industrielles) để tính tóan rất kỹ. Xử dụng môn Marketing và Ước lượng
Thu nhập để cho thấy rằng Lợi nhuận từ mỗi
chặng thực hiện Dự án là bao nhiêu. Đọc Dự án, tôi cảm phục anh sinh
viên nghèo mới ra trường này.
Nhưng
phải có VỐN thì mới thực hiện được Dự án. Anh can đảm đến Ngân Hàng
để trình bầy Dự án với những Chi—Thu đã tính tóan kỹ.
Anh
xin Ngân Hàng cho vay vốn để thực hiện Dự án của mình. Anh chấp nhận
mọi kiểm sóat của Ngân Hàng. Ngân Hàng khen anh, nhưng trả lời
rằng:“Vậy Bank Guarantee hay Standby Letter of Credit của anh đâu để
làm Collateral cho vốn vay ?“.
Anh
sinh viên nghèo chua chát ra đi và nghĩ: thực là ngược ngạo ! Để lấy
được Bank Guarantee hay Standby Letter of Credit, thì anh phải có tiền
đặt trong Ngân Hàng làm Deposit. Mà nếu anh đã có tiền rồi để làm
Deposit, thì anh cần gì phải đến Ngân Hàng kia để xin vay. Có lẽ anh
phải đi làm vất vả trong 10 năm để có tiền làm Deposit. Nhưng 10 năm
sau, thì sức lực anh đã giảm, anh không muốn theo đuổi Dự án như lúc
mới ra trường.
Tôi
rất khâm phục ý tưởng đặc biệt của Aán Độ đã thiết lập hệ thống
Microfinance, nghĩa là cho những người nghèo, những cá nhân muốn làm ăn
vay. Hệ thống này đã trở thành thời danh mà vị sáng lập đã được khen
tặng giải Nobel Hòa Bình.
Chương
trình Phát triển Kinh tế Aán Độ đặt trọng tâm vào những người nghèo
muốn làm việc: Nông dân, Lao động và Tiểu thương. Cùng với Chương trình
nghĩ đến người nghèo như vậy, Aán Độ đã có sáng kiến tổ chức hệ thống
Tiểu Tài chánh “Microfinance“ để giúp phương tiện làm ăn cho dân
nghèo thiếu vốn như anh sinh viên trên kia. Đó là hai ngả giúp hữu
hiệu cho phát triển Kinh tế từ nền tảng. Xin lưu ý: thống kê cho thấy
rằng dân nghèo vay nợ làm ăn là dân hòan vốn rất chu đáo “Bon payeur“ !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 11.03.2010
*
TỰ DO NGÔN LUẬN * BUÔN DÂN BÁN LÍNH
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BUÔN DÂN BÁN LÍNH
Mới hôm Tết Canh Dần 2010, chủ tịch nước CS Nguyễn Minh Triết đã hí hửng thông báo với đồng bào: "Năm 2009 vừa qua, nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh gây ra, tiếp tục giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…
Thắng lợi đó, một lần nữa, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sức mạnh nội lực của đất nước chúng ta". Sau đó vài tuần, hôm 26-02, trong khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Ấn Độ Express, chủ tịch Quốc hội CS Nguyễn Phú Trọng cũng cất cao giọng khoe với quốc tế: “Việt Nam theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo định hướng của chủ nghĩa xã hội.
Có nghĩa là trong khi chú ý tăng kinh tế thì phải hết sức coi trọng vấn đề xã hội, bảo đảm vấn đề công bằng xã hội, hạn chế chênh lệch giàu nghèo. Phấn đấu để có nhiều người giàu, nhưng cũng hạn chế tối đa và đi đến xoá bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân. Chăm lo cho người có công, gia đình neo đơn, khó khăn, cơ nhỡ...”
Những luận điệu đại ngôn hoa mỹ như thế, nhân dân Việt Nam (cũng như nhân dân Trung Hoa hiện nay lẫn nhân dân các nước CS Đông Âu trước đây) đều đã nghe cả mấy chục năm rồi. Toàn một kiểu! Tất cả chỉ là khôi hài, mai mỉa, lường gạt. Chỉ cần nhìn đến hai vấn đề, hai sự kiện xã hội nổi cộm hiện nay là thấy tất cả sự dối trá, trâng tráo của các lãnh đạo Cộng sản.
1- Buôn dân
Thời gian gần đây, truyền thông Việt ngữ hải ngoại và quốc tế, nhất là châu Âu, nói nhiều đến sự kiện một số người Việt nhập cư lậu vào nước Pháp, tập trung sống trong rừng Tétéghem thuộc vùng Pas-de-Calais cực Bắc nước này để chờ người dẫn trốn qua Anh Quốc làm việc. Sở dĩ có hiện tượng này là do Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đang có chính sách “Xóa đói giảm nghèo”, theo tinh thần những chủ trương đầy hảo ý của Ngân hàng Quốc tế và Quỹ Tiền tệ Thế giới (viện trợ tiền bạc để khuyến khích và giúp đỡ Việt Nam mau chóng đi vào con đường phát triển). Khốn thay, lạm dụng lòng hảo tâm của quốc tế, CS đã biến chương trình “Xóa đói giảm nghèo” thành chính sách làm giàu cho Đảng. Một hệ thống ngân hàng như Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Thương mãi... được cho ra đời hay được nhảy vào ăn có dưới chiêu bài «phục vụ cho chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước».
Mặt khác, biết người dân nghèo khổ luôn có ước vọng đổi đời bằng cách ra ngoại quốc làm việc (bên cạnh việc kết hôn với ngoại nhân), nhà cầm quyền liền đẻ ra “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động”, với lời hứa hẹn sang Anh trồng cỏ sẽ được lãnh 5000 đôla một tháng !!!
Thế nhưng, muốn được đi, người nghèo phải đem thế chấp bất động sản (nhà cửa ruộng vườn) để ngân hàng cho vay một số tiền thế chân và tiền lộ phí. Khốn nạn thay, cơ quan này luôn đánh giá bất động sản dưới nửa giá thật. Khi làm hồ sơ, ngân hàng còn cho biết mỗi chặng đường đi đều do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội xếp đặt. Điểm hẹn tập trung và bãi đáp, do tòa Đại sứ VN tại chỗ phụ trách. Quân đội và Công an đặc trách kinh tế nước ngoài lo các dịch vụ như ăn ở tại địa điểm tập trung, hướng dẫn ra bãi đáp để qua Anh. Tất cả đều an toàn và ngon lành! Nhưng trên thực tế, sau khi đã tốn từ 15 đến 20 ngàn đôla cho nhiều chặng đường gian nan từ Việt qua Tàu, qua Nga, qua Đức, qua Pháp, người lao động xuất khẩu lúc đến Pas-de-Calais với hai bàn tay trẳng (bị tịch thu hết giấy tờ tùy thân), phải trú trong rừng như dân lậu, dưới sự quản lý của công an từ Việt Nam sang, bị bóc lột, có khi bị hãm hiếp bởi nhiều tay anh chị và chỉ sống còn nhờ lòng hảo tâm của dân địa phương.
Đến khi may mắn qua mặt được hải quan sang tới nước Anh thì họ mới thấy rằng trồng cỏ chính là trồng cần sa trong những nơi bí mật, cũng do chính công an VN quản lý, do Tàu cộng tổ chức chế biến vận chuyển, và tiền lương chỉ khoảng 500 đô một tháng. Thế là hết đường về, sống mà như đã chết, miệt mài làm lao nô, chẳng giúp được gì cho thân nhân ở quê nhà, đang khi ngân hàng tại Việt Nam chờ chực cướp lấy nhà cửa ruộng vườn của họ!
Đài Á châu Tự do, trong loạt bài phỏng vấn hôm 05-06 tháng ba, còn nói rõ về đường dây buôn người này, nhưng chú tâm đến các phụ nữ nạn nhân từ các tỉnh nghèo như Hải Phòng, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tất cả đã sa vào nhiều tầng địa ngục sau khi rời khỏi Việt Nam: bị giam đói, bị hãm hiếp, bị bỏ mặc, bị cầm tù, bị những tai nạn thảm khốc, lang thang nơi xứ lạ quê người, mất hết gia sản cầm cố tại quê nhà, sau khi đã đóng chi phí cho chuyến đi lao động từ khoảng 8 đến 25 ngàn mỹ kim. Giữa lúc đó, bọn buôn người, với đường dây nhiều chân rết, được sự bao che của đảng viên cán bộ CS, tiếp tục sống trên xương máu của dân nghèo bị lường gạt.
Trong nước, cũng đang xảy ra vụ buôn dân tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Ðà Nẵng. Nhà cầm quyền muốn giải tỏa trắng 438 hecta đất của dân để bán cho các công ty đầu tư nước ngoài làm khu du lịch. Dự án này ảnh hưởng đến gần 10 ngàn dân thuộc phường, trong đó có 2000 người thuộc thôn Cồn Dầu, một xứ đạo Công giáo. Dù bị nhân dân phản đối, viên tỉnh ủy Nguyễn Bá Thanh cũng lớn tiếng tuyên bố rằng tháng tư này, ông sẽ cho hàng ngàn xe ủi đất đến san phẳng nhà cửa và lấp cánh đồng của họ. Lúc đó họ chỉ còn nước chết!
2- Bán lính
Mới đây, ngày 4-3-2010, hàng trăm quân nhân và gia đình của họ đã tập trung về Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tại Thanh Hóa yêu cầu được gặp Tư lệnh Quân khu để đòi giải quyết việc Sư đoàn 324 thuộc Quân khu lừa đảo các quân nhân.
Số là từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2009, Sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4 đã cho Phó Tham mưu Đặng Đình Tiến cùng một số sỹ quan liên kết với bà Giám đốc “Công ty trách nhiệm hữu hạn giới thiệu việc làm Bắc Miền Trung”, mời các gia đình có con đang làm nghĩa vụ quân sự tại Sư đoàn để phổ biến “chủ trương của Bộ Quốc phòng ưu tiên quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự được đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc”. Theo đó, mỗi quân nhân muốn đi thì phải đăng ký và nộp số tiền lên đến 120 triệu. Thấy sự “quan tâm” của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Sư đoàn như thế, nhiều gia đình quân nhân đã nô nức đăng ký cho con em mình đi xuất khẩu lao động theo chủ trương này.
Họ đã chạy vạy, vay mượn, thế chấp sổ đỏ, cầm cố tài sản để lo đủ 120 triệu đồng nộp cho Công ty mà Phó Tham mưu Sư đoàn là người bảo lãnh. Thậm chí có gia đình phải mượn đến 11 sổ đỏ để thế chấp mới vay đủ tiền nộp. Theo thống kê sơ bộ, số tiền đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Thế nhưng, sau khi đăng ký, nộp tiền rồi được đưa về Vinh học tiếng Hàn trong ba tháng, số quân nhân nói trên vẫn không được xuất khẩu lao động. Họ và gia đình họ liền yêu cầu Sư đoàn 324 và công ty nói trên trả lại số tiền đã đóng, nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông. Những gia đình này chủ yếu từ các tỉnh nghèo thuộc Quân khu 4 là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa (không khác chi các nạn nhân buôn người nói trên). Hơn một năm qua, các quân nhân và gia đình xấu số ấy đã đi đến nhiều nơi, nhiều cửa, thậm chí ra trung ương Bộ quốc phòng để kêu cứu, nhưng hành trình tít mù rồi lại vòng quanh.
Các cấp, các cơ quan có trách nhiệm đã đùn đẩy nhau mà không chịu giải quyết dứt điểm. Hậu quả của vụ việc này hết sức to lớn: hàng trăm hộ có nguy cơ mất trắng nhà cửa, tan nát gia đình, vì đã cầm cố tài sản, nhà cửa đất đai để vay mượn ngân hàng, nay không có tiền trả lãi. Thậm chí mới đây, có quân nhân xuất ngũ về báo với gia đình việc có thể mất số tiền đó, thì cha của anh đã đột quỵ và tử vong vì sợ hãi. Nay ngày càng lộ ra là một vụ lừa đảo có sự bao che và chia chác từ trên xuống dưới trong quân đội Cộng sản. Chắc chắn đây không phải là trường hợp độc nhất.
Lính quân đã bị lường gạt, coi thường như thế, lính tướng cũng chẳng ra gì. Bằng chứng là qua vụ khám phá phế tích hoàng thành Thăng Long, vụ Tàu khai thác bauxite ở Tây Nguyên, rồi mới đây là vụ 10 tỉnh (đa phần ở biên giới) cho Tàu thuê rừng trong thời hạn nửa thế kỷ, tiếng nói cảnh cáo và báo động của các tướng lĩnh cao cấp như Võ Nguyên Giáo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Văn Cương, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Hữu Anh… đều đã và đang bị xem thường. Chưa hết, từ cả thập niên nay, sau hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải với việc quân Tàu ngày càng lộng hành trên biển Đông, quân đội nhân dân VN đã tỏ ra hết sức bạc nhược, không dám đương đầu với kẻ thù xâm lược Hoàng Trường Sa, còn bỏ mặc ngư dân cho “tàu lạ” cướp bóc, tàn sát, đánh đuổi.
Trái lại chỉ lo làm giàu, với việc sở hữu hàng trăm công ty lớn nhỏ, mà nổi trội là Viettel và Ngân hàng quân đội (một điều cấm kỵ đối với quân đội ở hầu hết mọi quốc gia). Đây là dấu cái đội quân từng lập nhiều chiến công này (dù là chiến công xâm lược, ngoại trừ năm 1979) đã và đang bị thao túng, hay nói thẳng là bị bán vào tay một kẻ ngoại thù đáng sợ là Trung Cộng. Không đoàn kết được toàn quân qua những vụ việc như trên, làm gì đoàn kết được toàn dân khi kẻ thù ở ngay trước cửa? Buôn dân, bán lính, buôn biển, bán rừng, buôn đất, bán khoáng sản…. đó là điều đảng CSVN đã và đang làm hơn nửa thế kỷ nay. Từ đấy tiến đến việc bán nước chỉ là một bước nhỏ. Đồng bào ơi, có ý thức chăng điều đó?
BAN BIÊN TẬP
Đề tài liên hệ:
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BUÔN DÂN BÁN LÍNH
Mới hôm Tết Canh Dần 2010, chủ tịch nước CS Nguyễn Minh Triết đã hí hửng thông báo với đồng bào: "Năm 2009 vừa qua, nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh gây ra, tiếp tục giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…
Thắng lợi đó, một lần nữa, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sức mạnh nội lực của đất nước chúng ta". Sau đó vài tuần, hôm 26-02, trong khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Ấn Độ Express, chủ tịch Quốc hội CS Nguyễn Phú Trọng cũng cất cao giọng khoe với quốc tế: “Việt Nam theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo định hướng của chủ nghĩa xã hội.
Có nghĩa là trong khi chú ý tăng kinh tế thì phải hết sức coi trọng vấn đề xã hội, bảo đảm vấn đề công bằng xã hội, hạn chế chênh lệch giàu nghèo. Phấn đấu để có nhiều người giàu, nhưng cũng hạn chế tối đa và đi đến xoá bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân. Chăm lo cho người có công, gia đình neo đơn, khó khăn, cơ nhỡ...”
Những luận điệu đại ngôn hoa mỹ như thế, nhân dân Việt Nam (cũng như nhân dân Trung Hoa hiện nay lẫn nhân dân các nước CS Đông Âu trước đây) đều đã nghe cả mấy chục năm rồi. Toàn một kiểu! Tất cả chỉ là khôi hài, mai mỉa, lường gạt. Chỉ cần nhìn đến hai vấn đề, hai sự kiện xã hội nổi cộm hiện nay là thấy tất cả sự dối trá, trâng tráo của các lãnh đạo Cộng sản.
1- Buôn dân
Thời gian gần đây, truyền thông Việt ngữ hải ngoại và quốc tế, nhất là châu Âu, nói nhiều đến sự kiện một số người Việt nhập cư lậu vào nước Pháp, tập trung sống trong rừng Tétéghem thuộc vùng Pas-de-Calais cực Bắc nước này để chờ người dẫn trốn qua Anh Quốc làm việc. Sở dĩ có hiện tượng này là do Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đang có chính sách “Xóa đói giảm nghèo”, theo tinh thần những chủ trương đầy hảo ý của Ngân hàng Quốc tế và Quỹ Tiền tệ Thế giới (viện trợ tiền bạc để khuyến khích và giúp đỡ Việt Nam mau chóng đi vào con đường phát triển). Khốn thay, lạm dụng lòng hảo tâm của quốc tế, CS đã biến chương trình “Xóa đói giảm nghèo” thành chính sách làm giàu cho Đảng. Một hệ thống ngân hàng như Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Thương mãi... được cho ra đời hay được nhảy vào ăn có dưới chiêu bài «phục vụ cho chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước».
Mặt khác, biết người dân nghèo khổ luôn có ước vọng đổi đời bằng cách ra ngoại quốc làm việc (bên cạnh việc kết hôn với ngoại nhân), nhà cầm quyền liền đẻ ra “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động”, với lời hứa hẹn sang Anh trồng cỏ sẽ được lãnh 5000 đôla một tháng !!!
Thế nhưng, muốn được đi, người nghèo phải đem thế chấp bất động sản (nhà cửa ruộng vườn) để ngân hàng cho vay một số tiền thế chân và tiền lộ phí. Khốn nạn thay, cơ quan này luôn đánh giá bất động sản dưới nửa giá thật. Khi làm hồ sơ, ngân hàng còn cho biết mỗi chặng đường đi đều do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội xếp đặt. Điểm hẹn tập trung và bãi đáp, do tòa Đại sứ VN tại chỗ phụ trách. Quân đội và Công an đặc trách kinh tế nước ngoài lo các dịch vụ như ăn ở tại địa điểm tập trung, hướng dẫn ra bãi đáp để qua Anh. Tất cả đều an toàn và ngon lành! Nhưng trên thực tế, sau khi đã tốn từ 15 đến 20 ngàn đôla cho nhiều chặng đường gian nan từ Việt qua Tàu, qua Nga, qua Đức, qua Pháp, người lao động xuất khẩu lúc đến Pas-de-Calais với hai bàn tay trẳng (bị tịch thu hết giấy tờ tùy thân), phải trú trong rừng như dân lậu, dưới sự quản lý của công an từ Việt Nam sang, bị bóc lột, có khi bị hãm hiếp bởi nhiều tay anh chị và chỉ sống còn nhờ lòng hảo tâm của dân địa phương.
Đến khi may mắn qua mặt được hải quan sang tới nước Anh thì họ mới thấy rằng trồng cỏ chính là trồng cần sa trong những nơi bí mật, cũng do chính công an VN quản lý, do Tàu cộng tổ chức chế biến vận chuyển, và tiền lương chỉ khoảng 500 đô một tháng. Thế là hết đường về, sống mà như đã chết, miệt mài làm lao nô, chẳng giúp được gì cho thân nhân ở quê nhà, đang khi ngân hàng tại Việt Nam chờ chực cướp lấy nhà cửa ruộng vườn của họ!
Đài Á châu Tự do, trong loạt bài phỏng vấn hôm 05-06 tháng ba, còn nói rõ về đường dây buôn người này, nhưng chú tâm đến các phụ nữ nạn nhân từ các tỉnh nghèo như Hải Phòng, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tất cả đã sa vào nhiều tầng địa ngục sau khi rời khỏi Việt Nam: bị giam đói, bị hãm hiếp, bị bỏ mặc, bị cầm tù, bị những tai nạn thảm khốc, lang thang nơi xứ lạ quê người, mất hết gia sản cầm cố tại quê nhà, sau khi đã đóng chi phí cho chuyến đi lao động từ khoảng 8 đến 25 ngàn mỹ kim. Giữa lúc đó, bọn buôn người, với đường dây nhiều chân rết, được sự bao che của đảng viên cán bộ CS, tiếp tục sống trên xương máu của dân nghèo bị lường gạt.
Trong nước, cũng đang xảy ra vụ buôn dân tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Ðà Nẵng. Nhà cầm quyền muốn giải tỏa trắng 438 hecta đất của dân để bán cho các công ty đầu tư nước ngoài làm khu du lịch. Dự án này ảnh hưởng đến gần 10 ngàn dân thuộc phường, trong đó có 2000 người thuộc thôn Cồn Dầu, một xứ đạo Công giáo. Dù bị nhân dân phản đối, viên tỉnh ủy Nguyễn Bá Thanh cũng lớn tiếng tuyên bố rằng tháng tư này, ông sẽ cho hàng ngàn xe ủi đất đến san phẳng nhà cửa và lấp cánh đồng của họ. Lúc đó họ chỉ còn nước chết!
2- Bán lính
Mới đây, ngày 4-3-2010, hàng trăm quân nhân và gia đình của họ đã tập trung về Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tại Thanh Hóa yêu cầu được gặp Tư lệnh Quân khu để đòi giải quyết việc Sư đoàn 324 thuộc Quân khu lừa đảo các quân nhân.
Số là từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2009, Sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4 đã cho Phó Tham mưu Đặng Đình Tiến cùng một số sỹ quan liên kết với bà Giám đốc “Công ty trách nhiệm hữu hạn giới thiệu việc làm Bắc Miền Trung”, mời các gia đình có con đang làm nghĩa vụ quân sự tại Sư đoàn để phổ biến “chủ trương của Bộ Quốc phòng ưu tiên quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự được đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc”. Theo đó, mỗi quân nhân muốn đi thì phải đăng ký và nộp số tiền lên đến 120 triệu. Thấy sự “quan tâm” của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Sư đoàn như thế, nhiều gia đình quân nhân đã nô nức đăng ký cho con em mình đi xuất khẩu lao động theo chủ trương này.
Họ đã chạy vạy, vay mượn, thế chấp sổ đỏ, cầm cố tài sản để lo đủ 120 triệu đồng nộp cho Công ty mà Phó Tham mưu Sư đoàn là người bảo lãnh. Thậm chí có gia đình phải mượn đến 11 sổ đỏ để thế chấp mới vay đủ tiền nộp. Theo thống kê sơ bộ, số tiền đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Thế nhưng, sau khi đăng ký, nộp tiền rồi được đưa về Vinh học tiếng Hàn trong ba tháng, số quân nhân nói trên vẫn không được xuất khẩu lao động. Họ và gia đình họ liền yêu cầu Sư đoàn 324 và công ty nói trên trả lại số tiền đã đóng, nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông. Những gia đình này chủ yếu từ các tỉnh nghèo thuộc Quân khu 4 là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa (không khác chi các nạn nhân buôn người nói trên). Hơn một năm qua, các quân nhân và gia đình xấu số ấy đã đi đến nhiều nơi, nhiều cửa, thậm chí ra trung ương Bộ quốc phòng để kêu cứu, nhưng hành trình tít mù rồi lại vòng quanh.
Các cấp, các cơ quan có trách nhiệm đã đùn đẩy nhau mà không chịu giải quyết dứt điểm. Hậu quả của vụ việc này hết sức to lớn: hàng trăm hộ có nguy cơ mất trắng nhà cửa, tan nát gia đình, vì đã cầm cố tài sản, nhà cửa đất đai để vay mượn ngân hàng, nay không có tiền trả lãi. Thậm chí mới đây, có quân nhân xuất ngũ về báo với gia đình việc có thể mất số tiền đó, thì cha của anh đã đột quỵ và tử vong vì sợ hãi. Nay ngày càng lộ ra là một vụ lừa đảo có sự bao che và chia chác từ trên xuống dưới trong quân đội Cộng sản. Chắc chắn đây không phải là trường hợp độc nhất.
Lính quân đã bị lường gạt, coi thường như thế, lính tướng cũng chẳng ra gì. Bằng chứng là qua vụ khám phá phế tích hoàng thành Thăng Long, vụ Tàu khai thác bauxite ở Tây Nguyên, rồi mới đây là vụ 10 tỉnh (đa phần ở biên giới) cho Tàu thuê rừng trong thời hạn nửa thế kỷ, tiếng nói cảnh cáo và báo động của các tướng lĩnh cao cấp như Võ Nguyên Giáo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Văn Cương, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Hữu Anh… đều đã và đang bị xem thường. Chưa hết, từ cả thập niên nay, sau hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải với việc quân Tàu ngày càng lộng hành trên biển Đông, quân đội nhân dân VN đã tỏ ra hết sức bạc nhược, không dám đương đầu với kẻ thù xâm lược Hoàng Trường Sa, còn bỏ mặc ngư dân cho “tàu lạ” cướp bóc, tàn sát, đánh đuổi.
Trái lại chỉ lo làm giàu, với việc sở hữu hàng trăm công ty lớn nhỏ, mà nổi trội là Viettel và Ngân hàng quân đội (một điều cấm kỵ đối với quân đội ở hầu hết mọi quốc gia). Đây là dấu cái đội quân từng lập nhiều chiến công này (dù là chiến công xâm lược, ngoại trừ năm 1979) đã và đang bị thao túng, hay nói thẳng là bị bán vào tay một kẻ ngoại thù đáng sợ là Trung Cộng. Không đoàn kết được toàn quân qua những vụ việc như trên, làm gì đoàn kết được toàn dân khi kẻ thù ở ngay trước cửa? Buôn dân, bán lính, buôn biển, bán rừng, buôn đất, bán khoáng sản…. đó là điều đảng CSVN đã và đang làm hơn nửa thế kỷ nay. Từ đấy tiến đến việc bán nước chỉ là một bước nhỏ. Đồng bào ơi, có ý thức chăng điều đó?
BAN BIÊN TẬP
Đề tài liên hệ:
*
TRẦN BÌNH NAM * CHÍNH LUẬN
*
Đối sách với Đại Hội thứ 11
Trần Bình Nam
Bên
cạnh là màn sơn phết đảng đối với quần chúng. Ngày 12/3 đảng cho người
tổ chức mời cô Ngô Thị Bích Diễm đang tị nạn ở Hoa Kỳ về Huế nói chuyện
về mối tình thi ca của cô với nhạc sĩ họ Trịnh (qua bài hát Diễm Xưa bất
hủ) để tạo ra khuôn mặt đảng tình cảm. Ngày 15/3 đảng trả tự do cho
linh mục Nguyễn Văn Lý vì lý do sức khỏe trước khi mãn hạn để tạo bộ mặt
đảng nhân đạo và khoan hồng. Và sẽ còn nhiều nhiều nữa! Như dấy động
phong trào đảng viên đòi dân chủ để tạo khuôn mặt đáng dân chủ!
Và như một thông lệ, mỗi lần đại hội tới, các nhà đấu tranh dân chủ
trong nước và hải ngoại – nhất là hải ngoại – đều lên tiếng hy vọng ảnh
hưởng đến đường lối của đảng cộng sản Việt Nam theo một chiều hướng ích
lợi cho quốc gia. Nhìn lại 3 đại hội 8, 9, 10 của đảng cộng sản
Việt Nam trong các năm 1996, 2001, 2006 chúng ta thấy hình như đảng
cộng sản Việt Nam theo một bài bản không khác gì nhau.
(1) phỉnh gạt dư luận quốc tế
(2) lừa gạt người Việt hải ngoại
(3) thăm dò dư luận nội bộ đảng để gạt trước những thành phần không theo đường lối lãnh đạo từ trên xuống.
Trong
nước nhân dân không hề quan tâm đến đại hội đảng vì họ quá quen thuộc
với lề lối tuyên truyền “biết rồi khổ lắm nói mãi” của đảng .
Đảng viên cấp tỉnh ít lên tiếng vì họ hiểu luật chơi. Các đảng viên cao
cấp thì tích cực vận động, đấm đá nhau nhưng mọi việc chỉ diễn ra trong
hậu trường. Lên tiếng công khai chỉ có một số đảng viên cao cấp
đã nghỉ hưu lên tiếng về một số vấn đề trong bản dự thảo Báo cáo Chính
trị. Các nhân vật này ở trong một tư thế không giành quyền hành được với
ai và với quá trình đóng góp cho bộ máy kềm kẹp của Đảng họ không lo sợ
cho an toàn cá nhân. Sự lên tiếng này nếu không giúp gì được cho đàn em
thì cũng quét được một lớp sơn màu mè cho đảng. Qua các đại hội
trước đây chúng ta thấy tướng hồi hưu Võ Nguyên Giáp và cựu thủ tướng
Võ Văn Kiệt từng lên tiếng đôi lúc rất căng thẳng, nhưng hầu như không
có một thay đổi - dù nhỏ - nào trong đường lối và nhân sự đã sắp xếp.
Đường chúng ta đi là hãy cùng một hướng, và bằng những sách lược cụ
thể, thực tế, ôn hòa không đe dọa một ai từng bước qua thời gian dồn áp
lực đẩy mở cánh cửa dân chủ.
Trần Bình Nam March 15, 2010
binhnam@sbcglobal.netwww.tranbinhnam.com
Đối sách với Đại Hội thứ 11
Trần Bình Nam
Đại
Hội thứ 11 của đảng cộng sản Việt Nam theo chương trình sẽ được triệu
tập vào đầu năm 2011. Đảng cộng sản Việt Nam đang trong quá trình chuẩn
bị nhân sự, và những cuộc tranh chấp dành chỗ đi dự đại hội, dành ghế
trong Ban Chấp Hành Trung Ương đảng và trong Bộ Chính Trị bắt đầu.
Nội
bộ, các tay then chốt trong bộ máy quyền hành sắp xếp nhân sự của Trung
ương đảng và Bộ chính trị và các nhân vật chủ chốt như Chủ tịch nước,
Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Ban Bí thư, Chủ tịch Quân ủy, Bộ trưởng
quốc phòng và Bộ trưởng bộ Công an. Và sau khi dàn nhân sự đã sắp xếp
xong, nhóm có ưu thế đưa ra bản thảo Báo cáo Chính trị để đảng viên các
cấp và nhân dân đóng góp ý kiến.
Nói
là bản thảo, thật ra đây là đường lối đã được rà soát và đồng thuận của
nhóm sẽ cầm quyền. Và nói là để đảng viên và nhân dân đóng góp chỉ là
trò chơi dân chủ, nhằm ba mục tiêu:
(2) lừa gạt người Việt hải ngoại
(3) thăm dò dư luận nội bộ đảng để gạt trước những thành phần không theo đường lối lãnh đạo từ trên xuống.
Với
đại hội thứ 11, cái “bản cũ soạn lại” đã bắt đầu: Mở màn ngày 10 tháng
Ba, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ chính trị huynh hoang nói chuyện về
đại hội với tinh thần mới làm ra vẻ như tập đoàn lãnh đạo đã có quyết
tâm làm một cuộc cách mạng nội bộ. Tiếp theo sau, ông Nguyễn Anh Tuấn
đại diện giới truyền thông tổ chức một cuộc nói chuyện trực tuyến để cho
một số chuyên viên cò mồi nói về tính ưu việt của đại hội. Cả hai màn
kịch nhỏ giáo đầu cho màn kịch lớn là Hội nghị Trung Ương thứ 12, Khóa
10 trong cuối tháng Ba, một Hội nghị trung ương bàn về Đại Hội.
Theo
tiền lệ của các đại hội trước, chưa chắc gì Hội nghị Trung ương này
chung quyết được hai vấn đề nhân sự và chính sách, nhưng sẽ là điểm khởi
đầu cho một chiến dịch sơn phết đại hội của đảng, và bộ máy truyên
truyền của đảng phát động phong trào hướng về đại hội từ trong nước cho
đến ngoài nước .
Riêng
những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, trong đó có nhiều thành phần
cựu đảng viên ly khai, hiểu rõ màn kịch này nhưng họ có nhu cầu hiện
diện và cảnh giác quần chúng nên họ tích cực lên tiếng đóng góp về nội
dung Bản báo cáo chính trị, góp ý kiến về nhân sự, và nhất là ý kiến về
các đối sách ngoại giao đối với các khối thế lực trên thế gới như với
Hoa Kỳ, Trung quốc, Cộng đồng Âu châu, và khối Asean … Nhưng những
người đấu tranh trong nước không có ảo tưởng ảnh hưởng đến hay thay đổi
được đường lối đã định.
Trong
nước thì vậy. Ngoài nước, những nhà đấu tranh thuộc các tổ chức chính
trị cũng tham gia phân tích, phê bình đường lối của đảng cộng sản Việt
Nam qua Bản dự thảo báo cáo chính trị. Và một số chuyên viên theo dõi và
tỉ mỉ phỏng đoán dàn nhân sự lãnh đạo tương lai, đặc biệt ai sẽ là Tổng
bí thư đảng, ai sẽ được đảng chọn làm chủ tịch nước, thủ tướng và chủ
tịch quốc hội. Kinh nghiệm cho thấy qua ba đại hội 8, 9 & 10
giấy mực hải ngoại dành cho các cuộc thảo luận, góp ý và phê bình tiền
đại hội cũng cùng số phận như những tiếng nói trong nước, nghĩa là hoàn
toàn không ảnh hưởng gì đến đường lối đảng cộng sản đã tính toán.
Về nhân sự, trên thực tế dù ông A hay ông B làm Tổng bí thư cũng không có gì khác nhau chừng nào bản Hiến pháp vô hồn với điều 4 đặt đảng lên đầu của nhân dân và ngồi xổm trên lưng của quốc hội vẫn còn đó. Sau Nguyễn Văn Linh (đại hội 6, 1986) để thi hành chính sách đổi mới để sống còn, các tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh mỗi người một vẻ nhưng không ông nào mang đến một điều gì mới lạ cho đất nước.
Về nhân sự, trên thực tế dù ông A hay ông B làm Tổng bí thư cũng không có gì khác nhau chừng nào bản Hiến pháp vô hồn với điều 4 đặt đảng lên đầu của nhân dân và ngồi xổm trên lưng của quốc hội vẫn còn đó. Sau Nguyễn Văn Linh (đại hội 6, 1986) để thi hành chính sách đổi mới để sống còn, các tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh mỗi người một vẻ nhưng không ông nào mang đến một điều gì mới lạ cho đất nước.
Đã đến lúc chúng ta nên để dành năng lực cho một vấn đề then chốt hơn
là bản chất của chế độ. Nếu bản chất là một chế độ độc đảng dựa
vào Điều 4 Hiến pháp quy định bằng luật tối thượng rằng đảng cộng sản là
đảng duy nhất nắm toàn bộ quyền hành chính trị thì những đóng góp ý
kiến chỉ là màu mè tô điểm cho màn kịch đại hội đảng cần. Cho
nên lần đại hội thứ 11 này chúng ta không nên còng lưng nghiên cứu đường
lối và phỏng đoán nhân sự. Bản dự thảo báo cáo chính trị chỉ là một
điệp khúc nhạt nhẽo với nội dung tuyên truyền để quét thêm cho lớp sơn
dân chủ vốn đã kịch cỡm và không đóng góp một cái gì thiết thực cho đất
nước. Thái độ chỉnh đốn và thực tế nhất của chúng ta là quẳng bản Dự
thảo Báo cáo Chính trị vào sọt rác, vì đó là chỗ xứng đáng nhất cho nó.
Một
danh nhân nào đó có nói: “Nếu anh bị lừa bịp lần đầu là vì kẻ khác lưu
manh. Nhưng nếu anh để bị phỉnh gạt lần thứ hai thì đó là vì anh khờ
dại”. Đã bao lần chúng ta bị phỉnh gạt? Đã đến lúc hải ngoại
chúng ta nên đầu tư thì giờ và trí tuệ vào những việc hữu ích và cụ thể
hơn. Đã đến lúc các đảng phái chính trị nhìn lại và lợi dụng sự chú ý
của dư luận quốc tế trong mùa tiền đại hội để đưa ra những đòi hỏi căn
bản có khả năng chuyển đổi chế độ. Cái nguyên nhân làm cho Việt
Nam mất sức sống, nước nhà không phát triển được và dân tộc mất khả năng
tự vệ chính là chế độ chính trị, chứ không phải ở nơi đảng viên nào sẽ
lãnh đạo đảng và ở nội dung của bản báo cáo chính trị hoạch định đường
lối có tính màu mè huê dạng cho 5 năm sắp tới. Tựu chung chỉ nhắm mục
đích củng cố quyền hành của đảng qua sự bảo vệ quyền lợi của các đảng
viên.
Những
đòi hỏi của chúng ta cần có tính thực tế, không có tính mỵ dân và mang
tính chất một chương trình đấu tranh lâu dài, không lệ thuộc thời gian
tính, và không gạt bỏ đảng cộng sản Việt Nam ra ngoài sinh hoạt chính
trị quốc gia.Thí dụ: (1) Hãy hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp (2)
Hãy cho phép một tờ báo tư nhân (3) Hãy tổ chức bầu cử tự do (4)
Hãy tách quân đội và mọi lực lượng vũ trang ra khỏi đảng.
Chúng ta từng đòi hỏi những điều căn bản trên, và chúng ta cần đòi nữa,
đòi hỏi mãi để xoáy vào nhân dân trong nước, xoáy vào dư luận quốc tế
rằng tại Việt Nam hôm nay dưới chế độ độc tài cộng sản không có đảng
chính trị nào được tồn tại ngoài đảng cộng sản Việt Nam; không có cơ
quan ngôn luận nào nằm ngoài sự kiểm soát của đảng; các cuộc bầu cử từ
các hội đồng nhân dân địa phương đến quốc hội đều là những màn dối trá
chính trị của đảng cộng sản Việt Nam để đưa đảng viên ra nắm hết các cơ
quan đại diện dân; và đảng dùng quân đội và công an để đàn áp mọi tiếng
nói đối lập. Những gì đảng cộng sản nói và làm trong thời gian chuẩn bị
đại hội chỉ là những phương án có tính huê dạng để lừa bịp dư luận quốc
tế, phỉnh gạt nhân dân.
Trần Bình Nam March 15, 2010
binhnam@sbcglobal.netwww.tranbinhnam.com
Sunday, March 14, 2010
THƠ BÙI CHÍ VỊNH
*
CHÀO MỘT NGÀY
Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng
Chào một ngày đất nước tự lưu vong
Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
Pa-nô giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười
Chào một ngày phát triển giống đười ươi
Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ
Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền
Chào một ngày vong bản vì… hèn
Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm
Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa-rồi-Diễm…
Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu
Chào một ngày bãi biển hoá nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều
Chào một ngày hình chữ S tong teo
Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít
Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết
Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng
Chào một ngày long mạch bị xới tung
Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo
Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng
Chào một ngày giống hệt cõi âm
Những xác chết anh hùng bật dậy
Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy
Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em! 21 – 4 – 2009
Bùi Chí Vinh
*
CHÀO MỘT NGÀY
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng
Chào một ngày đất nước tự lưu vong
Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
Pa-nô giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười
Chào một ngày phát triển giống đười ươi
Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ
Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền
Chào một ngày vong bản vì… hèn
Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm
Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa-rồi-Diễm…
Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu
Chào một ngày bãi biển hoá nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều
Chào một ngày hình chữ S tong teo
Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít
Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết
Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng
Chào một ngày long mạch bị xới tung
Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo
Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng
Chào một ngày giống hệt cõi âm
Những xác chết anh hùng bật dậy
Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy
Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em! 21 – 4 – 2009
Bùi Chí Vinh
*
NGUYỄN THIÊN THỤ * TRUNG QUỐC ĐẤT NƯỚC & CON NGƯỜI
*
TRUNG QUỐC TRƯỚC 1945 DƯỚI CON MẮT NGƯỜI VIỆT NAM
I. TRẦN HƯNG ĐẠO, TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, TÀN ÁC VÀ KHINH MẠN
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 興道大王陳國峻 (1232? - 1300) là danh tướng thời nhà Trần, hai lần kháng chiến chống Nguyên . Ngài là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ngài còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.Thời kháng Nguyên, Trần Hưng Đạo đã viết Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), trong bản văn này, Ngài thuật tả những hành động ngạo mạn, hống hách và sách nhiễu tài vật của sứ thần nhà Nguyên đối với triều đình ta trước khi chúng xâm lược. Người Trung Quốc ở đây bản chất dã man và hiếu chiến của Mông Cổ, cậy mậnh hiếp yếu. Họ có hai nét đặc biệt là tham và ác:
. . . 偽使往來道途旁午
掉 鴞烏之寸舌而陵辱朝廷
委犬羊之尺軀而倨傲宰祔
托忽必列之令而索玉帛以事無已 之誅求
假雲南王之號而揫金銀以竭有限之傥庫
譬猶以肉投餒虎寧能免遺後患也 哉
. . . ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.
Trạo hào ô chi thốn thiệt nhi lăng nhục triều đình;
Ủy khuyển dương chi xích khu nhi cứ ngạo tể phụ.
Thác Hốt Tất Liệt chi lệnh nhi sách ngọc bạch, dĩ sự vô dĩ chi tru cầu;
Giả Vân Nam Vương chi hiệu nhi khu kim ngân, dĩ kiệt hữu hạn chi thảng khố.
Thí do dĩ nhục đầu nỗi hổ, ninh năng miễn di hậu hoạn dã tai?
những ngụy-sứ đi lại rầm-rập ngoài đường,
uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đình,
đem thân dê chó mà bắt-nạt tổ-phụ,
lại cậy thế Hốt tất Liệt 忽 必 烈 mà đòi ngọc-lụa,
ỷ thế Vân-nam-vương để vét bạc vàng;
của kho có hạn, lòng tham không cùng,
khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói,
giữ sao cho khỏi tai-vạ về sau!
(Bản dịch của Trần Trọng Kim)
Lời lẽ của Hưng Đạo vương rất thống thiết, mô tả rất rõ ràng hành động lang sói của sứ thần và tướng tá nhà Nguyên.
Trần Hưng Đạo biết người Trung Quốc luôn muốn xâm chiếm Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Ngài đã để lại di chúc:
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dùng đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới có thể dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
II. NGUYỄN TRÃI, TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, TÀN ÁC
頃 因 胡 政 之 煩 苛 。
至 使 人 心 之 怨 叛 。
狂 明 伺 隙, 因 以 毒 我 民;
黨 懷 奸, 竟 以 賣我 國 。
焮 蒼 生 於 虐 焰,
陷 赤 子 於 禍 坑 。
欺 天 罔 民, 詭 計 蓋 千 萬狀;
連 兵 結 釁 稔 惡 殆二 十 年 。
敗 義 傷 仁 ,乾 坤 幾 乎 欲 息;
重 科厚 歛, 山 澤 靡 有 孑 遺。
開 金 場 塞 冒 嵐 瘴 而斧 山 淘 沙,
採 明 珠 則觸 蛟 龍 而 緪 腰 汆 海 。
擾 民 設 玄 鹿 之 陷 阱 ,
殄 物 織 翠 禽 之 網 羅 。
昆 虫 草 木 皆 不 得 以 遂其 生,
鰥 寡 顛 連 俱 不獲 以 安 其 所 。
浚 生 靈之 血 以 潤 桀 黠 之 吻 牙;
極 土 木 之 功 以 崇 公私 之 廨 宇 。
州 里 之 征徭 重 困,
閭 閻 之 杼 柚皆 空 。
決 東 海 之 水 不足 以 濯 其 污,
罄 南 山之 竹 不 足 以 書 其 惡 。
神 民 之 所 共 憤,
天 地之 所 不 容 。
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà,
Trí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Sau chiến thắng, Nguyễn Trãi tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ sống trong hòa bình vì người Việt Nam đã tha chết cho họ, và quân Trung Quốc đã sợ Việt Nam bạt vía kinh hồn:
社 稷 以 之 奠安,
山 川 以 之 改 觀 。
乾 坤 既 否 而 復 泰,
日月 既 晦 而 復 明 。
于 以開 萬 世 太 平 之 基,
于以 雪 天 地 無 窮 之 恥
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quán.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên cổ vô cùng chi sỉ.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
III.NGUYỄN DU , TRUNG QUỐC HUYỀN THOAI VÀ THỰC TẾ
Nguyễn Du ( 1766–1820) là một cựu thần triều Lê, sau ra làm quan triều Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:
Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 16 tháng 9 năm 1820.
Trong triều nhà Nguyễn có rất nhiều người Minh hương cũng như người Việt Nam tài giỏi nhưng vua Gia Long cử Nguyễn Du làm chánh sứ là do hai mục đích:
+Đối nội, vua Gia Long muốn thu phục nhân tâm Bắc Hà nên dùng Nguyễn Du là cựu thần nhà Lê.
+Đối ngoại, vua Gia Long muốn chứng tỏ nhà Nguyễn cũng chỉ là nhà Lê nối dài, tiếp tục nền tảng ngoại giao thân thiện với Trung Quốc, khác với Tây Sơn.
Vì đi sứ Trung Quốc, ông viết Bắc Hành Tạp Lục Tập viết về những điều tai nghe mắt thấy ở Trung Quốc. Ở đây Nguyễn Du thất vọng về nước Trung Hoa văn minh, giàu đẹp. Bắc Hành thi tập cho ta thấy mâu thuẫn giữa huyền thoại và thực tế của nước Trung Hoa ở thế kỷ 19.
1. GIAO THÔNG BẤT TIỆN:
共 道中華路坦平
中華道中夫如是
(寧明江舟行)
Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình
Trung Hoa đạo trung phù như thị
(Ninh Minh giang chu hành )
Ai cũng nói Trung Hoa đường sá bằng phẳng
Không ngờ đường sá Trung Hoa lại như thế!
(Đi thuyền trên sông Ninh Minh)
山 麓 積 泥 深 沒 馬
谿 泉 伏 怪 老 成 精
(幕府即 事)
Sơn lộc tích nê thâm một mã
Khê tuyền phục quái lão thành tinh
(Mạc phủ tức sự)
Đường núi bùn ngập mình ngựa,
Khe suối ma quỷ thành tinh.
(Trạm nghỉ chân tức sự)
2. TRUNG HOA NGHÈO ĐÓI
Ở đâu thì cũng có ngưòi giàu kẻ nghèo. Việt Nam là một nước nghèo thế mà Nguyễn Du lại thấy Trung Hoa còn nghèo hơn Việt Nam. Nguyễn Du là con nhà quan, là tài tử, đã gặp nhiều ca kỹ, già có, trẻ có, có người hát xướng ở cung điện, có kẻ hát rong ngoài đường, nhưng người hát rong ở Trung Quốc lại khổ hơn những người hát xẩm tại Việt Nam. Ông viết bài Thái Bình mại ca giả để nói về nỗi khổ cực của dân Trung Quốc:
只 道 中 華 盡 溫 飽
中 華 亦 有 如 此 人
(太 平 賣歌者)
Chỉ đạo Trung Hoa tận ôn bảo
Trung Hoa diệc hữu như thử nhân
(Thái Bình mại ca giả)
Người ta ca tụng Trung Quốc giàu mạnh,
Thế mà có người nghèo khổ đến thế sao?(Người hát rong ở Thái Bỉnh)
Nước Việt Nam nhỏ bé, nghèo, đường sang Trung Quốc xa xôi nhưng phái đoàn sống đây đủ, dù đi bộ hay đi thuyền, lương thực vẫn thừa mứa. Ông viết trong bài thơ trên:
君 不 見使船朝來供頓例
一船一船盈肉米
行 人飽食便棄餘
殘 肴泠飯沉江底
Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ
Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ
Hành nhân bão thực tiện khí dư
Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.
(Phản Chiêu hồn)
Ngươi không thấy sứ thần từ xa lại,
Hai ba thuyền gạo thịt chứa đầy.
Cả đoàn ăn uống no say,
Ăn không hết thì đổ đầy trường giang.
(Người hát rong ở Thái Bỉnh)
Đa số nhân dân Trung Quốc không có đủ lương thực, phải ăn cơm trộn cám:
民食半枇糠
(信陽即事 )
Dân thực bán tỳ khang
(Tín Dương tức sự)
Dân ăn cơm trộn cám
(Viết ở Tín Dương)
Nguyễn Du còn đi sâu vào xã hội Trung Quốc. Ông đã nghe, đã thấy bọn quan lại Trung Quốc gian ác, bóc lột nhân dân khiến nhân dân vô cùng đói khổ. Trong bài "Phản Chiêu hồn", Nguyễn Du viết:
出 者驅車入踞坐
坐 談立議皆皋夔
不露爪牙與角毒
咬嚼人肉甘如飴
君不 見湖南 數百州
只有瘦瘠無充肥
(反招 魂)
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quì.
Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di!
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu,
Chỉ hữu sấu tích, vô sung phì.
Lên xe xuống ngựa uy nghiêm,
Luận bàn ra vẻ thánh hiền đời xưa.
Giấu nanh vuốt, che mưu cơ,
Nhai xương, nuốt thịt thể như bánh quà
Hồ Nam mấy trăm nóc nhà,
Nhân dân đói rách xương da phơi bày.
(Chống bài Chiêu hồn )
Bài Sở Kiến hành tả cành nghèo đói của Trung Quốc. Nhân vật chính là một bà mẹ với ba đứa con quá đói phải đi khất thực.
一人竭傭力
不充四 口糧
沿街日乞食
此計安可長
眼下委溝壑
血肉飼 豺狼
母死不足恤
撫兒增斷腸
奇痛在心頭
天 日 皆為黃
陰風飄然至
行人亦悽惶
昨宵西河驛
供具何 張黃
鹿筋雜魚翅
滿棹陳豬羊
長官不下箸
小 們只略嘗
撥棄無顧惜
鄰狗厭膏粱
不知官道上
(所見 行)
Nhất nhân kiệt dung lực
Bất sung tứ khẩu lương
Duyên nhai nhật khất thực
Thử kế an khả trường
Nhãn hạ ủy câu hác
Huyết nhục tự sài lang
Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kỳ thống tại tâm đầu
Thiên nhật giai vị hoàng
Âm phong phiêu nhiên chí
Hành nhân diệc thê hoàng
Tạc tiêu Tây Hà dịch
Cung cụ hà trương hoàng
Lộc cân tạp ngư xí
Mãn trác trần trư dương
Trưởng quan bất hạ trợ
Tiểu môn chỉ lược thường
Bát khí vô cố tích
Lân cẩu yếm cao lương
Ông Cù Các Bộ trung thần nhà Minh chết thế mà dân Trung Quốc bỏ miếu hoang tàn:
共 道中 華尚節義
如 何香火太凄涼
(桂林瞿閣部)
Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa,
Như hà hương hỏa thái thê lương.
(Quế Lâm Cù Các Bộ)
Ai cũng nói Trung Quốc trọng tiết nghĩa
Sao để nơi này hoang lạnh thế ư?
(Ông Cù Các Bộ ở Quế Lâm)
4. BANG GIAO HOA VIỆT
Tâm trạng của Nguyễn Du khác với tâm trạng Nguyễn Trãi. Sau khi bình Ngô, đất nước hòa bình, Nguyễn Trãi lạc quan, ông hy vọng từ nay về sau, Trung Quốc không dám xâm chiếm nước ta. Trong bài thơ Quá Thần phù hải khẩu, ông viết khi đất nước sạch bóng quân Minh:
胡越一家今幸覩
四溟從此息鯨波
(過神符海口)
Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
Tứ minh tòng thử tức kình ba
(Quá Thần phù hải khẩu)
Hồ Việt một nhà nay được thấy,
Bốn bể từ nay sạch bóng kình.
(Qua cửa bể Thần Phù)
Còn Nguyễn Du thì khác, khi tiếp xúc với nhà Thanh, Nguyễn Du cảm thấy mùi tanh hôi nồng nặc của beo, cọp và ông lo nghĩ mối bang giao Hoa Việt không được tốt đẹp và bền vững. Ông viết:
針芥易相感,
越 胡難似 親。
(題 韋盧集後)
Châm giới dị tương cảm,
Việt Hồ nan tự thân.
(Đề Vi, Lư tập hậu)
Kim cải dễ đồng cảm,
Việt Hồ khó thân yêu!
(Đề sau tập thơ của hai ông Vi, Lư)
Nguyễn Du là sứ thần mà cũng là môt nhà thơ có khí tiết, biết nhận xét khách quan, không tỏ ra nịnh bợ Trung Quốc như những người khác.Và những nhận xét của ông rất sâu sắc.
IV.TRẦN TRỌNG KIM, ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRUNG QUỐC
Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)
Nho giáo (1930),
Phật Lục (1940)
Một cơn gió bụi (1949)
'' Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại.''.
Ông cũng như Chế Lan Viên có hai khuôn mặt của Thúy Kiều ở chốn thanh lâu. Có khi bướm lả ong lơi, cười đùa cùng nhân thế; còn khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, lại đau đớn xót xa. Ông mượn lời con trai ông viết về cuộc đời ông ở dưới ngọn cờ máu. Ông viết về chiến tranh, về những người lãnh đạo chiến tranh tại miền Bắc, cùng các chính sách vườn không nhà trống, phá cầu đào đường, cải tạo tư tưởng và cải cách ruộng đất tại miền Bắc là nơi ông đã tìm về nương náu, ngược với dòng chảy của dân tộc:
"Tôi sinh ra giữa một kỷ nguyên khác lạ, kỷ nguyên của những con đường thênh thang bị phá vỡ, cầu bị sập, nhà cửa tiêu tan, xe cộ bịt lối. Người đô thị tản mạn lên rừng xanh, những cô gái xinh tươi của cuộc đời nhung lụa biến thành những cô hàng nước, những bèo bọt phong trần. Cuộc đời đó thật là vĩ đại và kinh khủng, lay chuyển hết mọi tầng lớp, giai cấp, san phăng hết mọi chênh lệch sang giàu. Nếu chỉ có một trạng thái biến đổi đó thì chưa đến nổi gay gắt. Đằng này, buồn thế hệ gậm nhắm vào từng lòng người, cái phẫn uất, cay chua nhào thành một loại cảm giác kỳ dị, gán lên cuộc sống một hình thức sượng sần khó tả. Cái gì dở, trái, đều được văn chương mới mệnh danh bằng những tiếng kêu ròn: tiểu tư sản, phong kiến. Muốn vào trong cái thế giới vừa tân tạo hôm qua, con người bắt buộc phải qua một lượt lột xác, hay ít nhất, cũng phải có ý thức lột xác (19). .
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội. Tháng 2-2007, cộng sản phát giải thưởng cho một số nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm để vỗ về họ như Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, và Lê Đạt. Hồ Dzếnh và Vũ Bằng cũng dự phần.
Truyện ngắn của ông trước 1945 rất đặc sắc, nhất là tác phẩm Chân Trời Cũ. Đó là những thiên hồi ký về quảng đời niên thiếu của ông, những kỷ niệm của gia đình ông, liên hệ đến những người thân thích bên Trung Quốc. Truyện ngắn của ông cho chúng ta biết một vài điều về nước Trung Quốc.
-Ba hả, tại sao người Tàu không ở bên Tàu lại cứ sang bên nước Nam?
-Tại vì người Tàu thích đi ra ngoài.. Tại vì người Tàu nghèo, dân nhiều gạo it.Tại vì ở bên Tàu lắm cướp. Cướp nó ở rừng, cướp ở đâu cũng có ăn, vì nó ăn cướp(48).
Thật vậy, trước 1945, Trung Hoa và Ấn Độ là quốc gia nghèo đói. Ấn Độ đã giải quyết được nạn đói nhờ cuộc cách mạng xanh. Đúng là dân Trung Quốc đói nên sinh ra các đảng cướp như đám cướp của Minh Thành Tổ Chu nguyên Chương, Lương Sơn Bạc. Mao Trạch Đông cũng là đảng cướp chỉ khác các đảng cướp khác là mang dấu hiệu sao đỏ và búa liềm. Hồ Dzếnh yêu Việt Nam và cũng yêu Trung Quốc nhưng ông là nhà văn tả chân cho nên rất tôn trọng sự thực dù đó là sự thực đau lòng.
Quân Tàu hướng về phía mặt trời không thấy bị Quân ta chém giết vô số Ngô Côn bị giết trong trận nầy.Ngô Côn bị tử trận nhưng còn những đồ đảng là Hoàng Sùng Anh hiệu cờ vàng, Lưu Vĩnh Phúc hiệu cờ den, Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi hiệu cờ trắng, vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên bị vây, trung quân đô thống Ðoàn Thọ đưa quân lên đóng ở Lạng Sơn, bọn giặc Khách là Tô Tứ nổi lên, nửa đêm vào lấy thành Ðoàn Thọ bị tử trận, Võ Trọng Bình thì vuợt thành chạy thoát.
Khi Pháp xâm lược miền Bắc, Ông Ích Khiêm đuợc thăng chức Tham Tri, Ông đuợc lệnh ra Bắc hợp với quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc để chống Pháp. Năm 1874, tại Ô Cầu Giấy, Lưu Vĩnh Phúc đã giết Francis Garnier. Cậy có công chống Pháp, quân Tàu đòi hỏi quá nhiều lương thực, áp bức dân ta tàn ác, dân chúng oán than khắp nơi ...
Khi còn Sông Tô Lịch đây là nơi sầm uất vì buôn bán các thổ sản từ trên rừng xuôi về. Riêng đoạn Hàng Mã thì chuyên làm các đồ vàng mã tùy táng hay để hóa trong tín ngưỡng với người âm, sau này mới chuyển về khu vực Phố Hàng Mã gần Chợ Đồng Xuân như bây giờ.Và năm 1882 quân Cờ Đen đã đồn trú tại đây trong khi bao vây quân Pháp đồn trú tai khu nhượng địa Đồn Thủy. Nhưng với người dân ta, quân Cờ Đen cũng là nỗi kinh hoàng vì những hành vi cướp bóc, hà hiếp không khác đám thổ phỉ.
Sau Pháp chiếm Bắc Việt, bắt triều đình đoạn giao với Trung Quốc. Sau Lưu Vĩnh Phúc chết nhưng hình ảnh quân Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng của bọn giặc cướp Trung Quốc còn ghi mãi trong lòng dân miền Bắc.
(2).Người Bắc Việt nhất là người Hà Nội khó quên hỉnh ảnh gần hai trăm ngàn quân Tầu của tướng Lư Hán sang giải giới quân Nhật. Người ta kể rằng quân đội Nhật giao súng ống cho quân Tưởng nhưng quân Tàu sợ Nhật, không dám lại gần. . .
Hình ảnh quân đội Lư Hán là một hình ảnh đoàn quân ô hợp và đói rách trên thế giới chưa từng có. Họ mang theo cả gia đình gồm đàn bà trẻ con, phu khuân vác, nồi niêu xoong chảo, gồng gánh. Họ ăn bận lôi thôi, hiện rõ nét đói rách , khốn khổ. bệnh tật, và vô kỷ luật, gây ra nhiều vụ cướp phá khắp nơi. Họ uống rựơu, ăn thịt chó, hút thuốc phiên công khai.. Người ta kể rằng quân Tàu đi đâu thì mang theo cả bao bố tiền quan kim của Trung quốc, một thứ tiền vô giá trị chẳng khác gì tờ giấy loại. Lính Tàu vào quán phở làm một hơi năm sáu tô phở rồi lăn ra chết.
Đó là hình hình khó quên tại miền Bắc nước ta, đến nỗi trẻ con khắp nước đã ca vang:
"Đoàn quân Tàu ô đi sao mà đói thế!".
Trên kia, Trần Trọng Kim đưa ra giả thuyết là tướng Tàu và cộng sản Việt nam rất gian manh. Tôi nghĩ rằng Lư Hán lúc này có lẽ đã ngầm theo Mao và thi hành các âm mưu của Mao trợ giúp cho cộng sản Việt Nam.
Qua những tác giả và tác phẩm trên, ta đã thấy phần nào con người và đất nước Trung Quốc. Những nhận định trên giúp ta đi sâu vào bản chất con người và thực tế xã hội chứ không phải chỉ nhìn Trung Hoa qua Đường Thi, Tứ Thư, Ngũ Kinh, Nam Hoa Kinh, hay Tử Cấm thành, Thượng Hải, Nhạc Dương lâu, Hàn Sơn tự. . Ngay cả nhìn Vạn Lý Trường thành, ta thấy gì? Uy nghi? hùng vĩ? Ca tụng bạo chúa Tần Thủy hoàng? Bạn có nghe không tiếng than khóc của trăm ngàn bộ xương khô ở quanh Vạn Lý Trường Thành? Bạn có biết không Vạn Lý Trường Thành chỉ là suy nghĩ khùng điên của kẻ ngu ngốc, tốn sức người, sức của mà nào đâu chận được có ngựa Mông, Mãn?
Một số tác phẩm đã viết về người Trung Quốc và đất nước Trung Quốc trước 1945. Còn sau 1945 thì sao? Chúng ta sẽ chờ những tác phẩm sau:
+ Hình ảnh các tướng và cố vấn Trung Quốc tại Điện Biên phủ, tại các tiểu đoàn, trung đoàn và bộ viện trong khoảng 1945 mà có người kể và viết là sống xa hoa, thái độ hống hách.
+Hình ảnh cán bộ Trung Quốc đến các xã thôn miền Bắc trong CCRĐ 1953-1956 ,rất khắc nghiệt tàn ác ,bọn trung ương cộng sản Việt nam khiếp sợ không dám can thiệp!
+Hình ảnh binh sĩ Trung Quốc trước và trong 1979 tấn công biên giới, phá hủy Pac Bó và tàn sát nhân dân rất tàn độc, một mảnh gạch ngói cũng không còn.
+Hình ảnh biên giới và biển Đông, quân Trung Công xâm chiếm đất đai và biển cả, giữ tàu thuyền, bắt bớ, đánh đập ngư dân Việt Nam rất dã man mà bọn Mạnh, Triết, Dũng không dám hó hé trong khi mạnh mẽ bịt miệng nhân dân.
Lịch sử sẽ tiếp tục và lặp lại. Và trong sử sách và tâm hồn người Việt Nam cũng vẫn lưu giữ những hình ảnh, hành động và ngôn ngữ và cử chỉ của những kẻ xâm lược tàn ác.
NGUYỄN THIÊN THỤ
*
TRUNG QUỐC TRƯỚC 1945 DƯỚI CON MẮT NGƯỜI VIỆT NAM
Người
Việt Nam rất mến yêu Trung Quôc với những bậc triết nhân có tư
tưởng nhân ái như Lão tử, Khổng tử, Mạnh tử, Trang từ. . . Nhưng
bên cạnh những bậc thánh hiền kể trên, Trung Quốc còn có những con
người gian ác như Kiệt, Trụ, Lã Bất Vi, Tần Thủy hoàng, Hốt Tất
Liệt đã gieo đau thương cho nhân dân Trung Quốc và nhân loại, đặc
biệt là nhân dân Việt Nam.
Một số người Việt Nam trước 1945 đã có những cái nhìn khác nhau về đất nước và con người Trung Quốc .
Tài liệu thì nhiều, ở đây tôi xin giới thiệu năm tác giả chính là Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Trọng Kim và Hồ Dzếnh. Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi nhìn con người Trung Quốc xâm lược và hành động dã man của họ tại Việt Nam. Còn các tác giả khác nhìn con người Trung Quốc tại Trung Quốc và đất nước Trung Quốc, một đất nước nghèo khổ, có lẽ còn nghèo khổ hơn Việt Nam.
Một số người Việt Nam trước 1945 đã có những cái nhìn khác nhau về đất nước và con người Trung Quốc .
Tài liệu thì nhiều, ở đây tôi xin giới thiệu năm tác giả chính là Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Trọng Kim và Hồ Dzếnh. Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi nhìn con người Trung Quốc xâm lược và hành động dã man của họ tại Việt Nam. Còn các tác giả khác nhìn con người Trung Quốc tại Trung Quốc và đất nước Trung Quốc, một đất nước nghèo khổ, có lẽ còn nghèo khổ hơn Việt Nam.
I. TRẦN HƯNG ĐẠO, TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, TÀN ÁC VÀ KHINH MẠN
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 興道大王陳國峻 (1232? - 1300) là danh tướng thời nhà Trần, hai lần kháng chiến chống Nguyên . Ngài là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ngài còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.Thời kháng Nguyên, Trần Hưng Đạo đã viết Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), trong bản văn này, Ngài thuật tả những hành động ngạo mạn, hống hách và sách nhiễu tài vật của sứ thần nhà Nguyên đối với triều đình ta trước khi chúng xâm lược. Người Trung Quốc ở đây bản chất dã man và hiếu chiến của Mông Cổ, cậy mậnh hiếp yếu. Họ có hai nét đặc biệt là tham và ác:
掉 鴞烏之寸舌而陵辱朝廷
委犬羊之尺軀而倨傲宰祔
托忽必列之令而索玉帛以事無已 之誅求
假雲南王之號而揫金銀以竭有限之傥庫
譬猶以肉投餒虎寧能免遺後患也 哉
. . . ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.
Trạo hào ô chi thốn thiệt nhi lăng nhục triều đình;
Ủy khuyển dương chi xích khu nhi cứ ngạo tể phụ.
Thác Hốt Tất Liệt chi lệnh nhi sách ngọc bạch, dĩ sự vô dĩ chi tru cầu;
Giả Vân Nam Vương chi hiệu nhi khu kim ngân, dĩ kiệt hữu hạn chi thảng khố.
Thí do dĩ nhục đầu nỗi hổ, ninh năng miễn di hậu hoạn dã tai?
những ngụy-sứ đi lại rầm-rập ngoài đường,
uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đình,
đem thân dê chó mà bắt-nạt tổ-phụ,
lại cậy thế Hốt tất Liệt 忽 必 烈 mà đòi ngọc-lụa,
ỷ thế Vân-nam-vương để vét bạc vàng;
của kho có hạn, lòng tham không cùng,
khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói,
giữ sao cho khỏi tai-vạ về sau!
(Bản dịch của Trần Trọng Kim)
Lời lẽ của Hưng Đạo vương rất thống thiết, mô tả rất rõ ràng hành động lang sói của sứ thần và tướng tá nhà Nguyên.
Trần Hưng Đạo biết người Trung Quốc luôn muốn xâm chiếm Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Ngài đã để lại di chúc:
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dùng đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới có thể dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
II. NGUYỄN TRÃI, TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, TÀN ÁC
Nguyễn Trãi 阮廌 (1380–1442 ) hiệu là Ức Trai 抑齋 là đại thần nhà Hậu Lê, đã có công giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Trong Bình Ngô đại cáo 平吳大誥,
Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của Trung Quốc tại Việt Nam. Đây là
một bức tranh về con người và hành động của quân Nguyên tại Việt
Nam:
頃 因 胡 政 之 煩 苛 。
至 使 人 心 之 怨 叛 。
狂 明 伺 隙, 因 以 毒 我 民;
黨 懷 奸, 竟 以 賣我 國 。
焮 蒼 生 於 虐 焰,
陷 赤 子 於 禍 坑 。
欺 天 罔 民, 詭 計 蓋 千 萬狀;
連 兵 結 釁 稔 惡 殆二 十 年 。
敗 義 傷 仁 ,乾 坤 幾 乎 欲 息;
重 科厚 歛, 山 澤 靡 有 孑 遺。
開 金 場 塞 冒 嵐 瘴 而斧 山 淘 沙,
採 明 珠 則觸 蛟 龍 而 緪 腰 汆 海 。
擾 民 設 玄 鹿 之 陷 阱 ,
殄 物 織 翠 禽 之 網 羅 。
昆 虫 草 木 皆 不 得 以 遂其 生,
鰥 寡 顛 連 俱 不獲 以 安 其 所 。
浚 生 靈之 血 以 潤 桀 黠 之 吻 牙;
極 土 木 之 功 以 崇 公私 之 廨 宇 。
州 里 之 征徭 重 困,
閭 閻 之 杼 柚皆 空 。
決 東 海 之 水 不足 以 濯 其 污,
罄 南 山之 竹 不 足 以 書 其 惡 。
神 民 之 所 共 憤,
天 地之 所 不 容 。
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà,
Trí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Sau chiến thắng, Nguyễn Trãi tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ sống trong hòa bình vì người Việt Nam đã tha chết cho họ, và quân Trung Quốc đã sợ Việt Nam bạt vía kinh hồn:
社 稷 以 之 奠安,
山 川 以 之 改 觀 。
乾 坤 既 否 而 復 泰,
日月 既 晦 而 復 明 。
于 以開 萬 世 太 平 之 基,
于以 雪 天 地 無 窮 之 恥
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quán.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên cổ vô cùng chi sỉ.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
III.NGUYỄN DU , TRUNG QUỐC HUYỀN THOAI VÀ THỰC TẾ
Nguyễn Du ( 1766–1820) là một cựu thần triều Lê, sau ra làm quan triều Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:
Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 16 tháng 9 năm 1820.
Trong triều nhà Nguyễn có rất nhiều người Minh hương cũng như người Việt Nam tài giỏi nhưng vua Gia Long cử Nguyễn Du làm chánh sứ là do hai mục đích:
+Đối nội, vua Gia Long muốn thu phục nhân tâm Bắc Hà nên dùng Nguyễn Du là cựu thần nhà Lê.
+Đối ngoại, vua Gia Long muốn chứng tỏ nhà Nguyễn cũng chỉ là nhà Lê nối dài, tiếp tục nền tảng ngoại giao thân thiện với Trung Quốc, khác với Tây Sơn.
Vì đi sứ Trung Quốc, ông viết Bắc Hành Tạp Lục Tập viết về những điều tai nghe mắt thấy ở Trung Quốc. Ở đây Nguyễn Du thất vọng về nước Trung Hoa văn minh, giàu đẹp. Bắc Hành thi tập cho ta thấy mâu thuẫn giữa huyền thoại và thực tế của nước Trung Hoa ở thế kỷ 19.
1. GIAO THÔNG BẤT TIỆN:
Sự
giao thông trong một quốc gia, một địa phương cho ta biết sự
nghèo đói hay thịnh vượng của nước đó, vùng đó. Từ xưa, thông
thường chỉ nơi thành thị là nhà cửa cao đẹp, đường sá rộng rãi, còn
nơi thôn quê, nhất là nơi núi rừng thì giao thông rất khó khăn,
nguy hiểm. Nếu viết như vậy và hiểu như vậy thì không thành vấn đề.
Thế mà các văn nhân, thi nhân Trung Quốc mô tả xứ họ là thần tiên,
đường sá bằng phẳng,đất nước thanh bình.
Khi
đọc sách hoặc nghe người kể chuyện, Nguyễn Du cũng tưởng Trung
Quốc là vĩ đại, nhưng đi vào thực tế, ông thấy khác xa. Không phải
chỉ có "Thục đạo nan" mà hầu hết đường sá Trung Quốc rất hiểm trở
và bất tiện cho việc giao thông. Nguyễn Du đã nói yêu tinh, ma quỷ
trên đường đi. Phải chăng là bọn cướp ngày, cướp đêm?
共 道中華路坦平
中華道中夫如是
(寧明江舟行)
Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình
Trung Hoa đạo trung phù như thị
(Ninh Minh giang chu hành )
Ai cũng nói Trung Hoa đường sá bằng phẳng
Không ngờ đường sá Trung Hoa lại như thế!
(Đi thuyền trên sông Ninh Minh)
山 麓 積 泥 深 沒 馬
谿 泉 伏 怪 老 成 精
(幕府即 事)
Sơn lộc tích nê thâm một mã
Khê tuyền phục quái lão thành tinh
(Mạc phủ tức sự)
Đường núi bùn ngập mình ngựa,
Khe suối ma quỷ thành tinh.
(Trạm nghỉ chân tức sự)
2. TRUNG HOA NGHÈO ĐÓI
Ở đâu thì cũng có ngưòi giàu kẻ nghèo. Việt Nam là một nước nghèo thế mà Nguyễn Du lại thấy Trung Hoa còn nghèo hơn Việt Nam. Nguyễn Du là con nhà quan, là tài tử, đã gặp nhiều ca kỹ, già có, trẻ có, có người hát xướng ở cung điện, có kẻ hát rong ngoài đường, nhưng người hát rong ở Trung Quốc lại khổ hơn những người hát xẩm tại Việt Nam. Ông viết bài Thái Bình mại ca giả để nói về nỗi khổ cực của dân Trung Quốc:
只 道 中 華 盡 溫 飽
中 華 亦 有 如 此 人
(太 平 賣歌者)
Chỉ đạo Trung Hoa tận ôn bảo
Trung Hoa diệc hữu như thử nhân
(Thái Bình mại ca giả)
Người ta ca tụng Trung Quốc giàu mạnh,
Thế mà có người nghèo khổ đến thế sao?(Người hát rong ở Thái Bỉnh)
Nước Việt Nam nhỏ bé, nghèo, đường sang Trung Quốc xa xôi nhưng phái đoàn sống đây đủ, dù đi bộ hay đi thuyền, lương thực vẫn thừa mứa. Ông viết trong bài thơ trên:
君 不 見使船朝來供頓例
一船一船盈肉米
行 人飽食便棄餘
殘 肴泠飯沉江底
Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ
Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ
Hành nhân bão thực tiện khí dư
Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.
(Phản Chiêu hồn)
Ngươi không thấy sứ thần từ xa lại,
Hai ba thuyền gạo thịt chứa đầy.
Cả đoàn ăn uống no say,
Ăn không hết thì đổ đầy trường giang.
(Người hát rong ở Thái Bỉnh)
Đa số nhân dân Trung Quốc không có đủ lương thực, phải ăn cơm trộn cám:
民食半枇糠
(信陽即事 )
Dân thực bán tỳ khang
(Tín Dương tức sự)
Dân ăn cơm trộn cám
(Viết ở Tín Dương)
Nguyễn Du còn đi sâu vào xã hội Trung Quốc. Ông đã nghe, đã thấy bọn quan lại Trung Quốc gian ác, bóc lột nhân dân khiến nhân dân vô cùng đói khổ. Trong bài "Phản Chiêu hồn", Nguyễn Du viết:
出 者驅車入踞坐
坐 談立議皆皋夔
不露爪牙與角毒
咬嚼人肉甘如飴
君不 見湖南 數百州
只有瘦瘠無充肥
(反招 魂)
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quì.
Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di!
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu,
Chỉ hữu sấu tích, vô sung phì.
Lên xe xuống ngựa uy nghiêm,
Luận bàn ra vẻ thánh hiền đời xưa.
Giấu nanh vuốt, che mưu cơ,
Nhai xương, nuốt thịt thể như bánh quà
Hồ Nam mấy trăm nóc nhà,
Nhân dân đói rách xương da phơi bày.
(Chống bài Chiêu hồn )
Bài Sở Kiến hành tả cành nghèo đói của Trung Quốc. Nhân vật chính là một bà mẹ với ba đứa con quá đói phải đi khất thực.
一人竭傭力
不充四 口糧
沿街日乞食
此計安可長
眼下委溝壑
血肉飼 豺狼
母死不足恤
撫兒增斷腸
奇痛在心頭
天 日 皆為黃
陰風飄然至
行人亦悽惶
昨宵西河驛
供具何 張黃
鹿筋雜魚翅
滿棹陳豬羊
長官不下箸
小 們只略嘗
撥棄無顧惜
鄰狗厭膏粱
不知官道上
(所見 行)
Nhất nhân kiệt dung lực
Bất sung tứ khẩu lương
Duyên nhai nhật khất thực
Thử kế an khả trường
Nhãn hạ ủy câu hác
Huyết nhục tự sài lang
Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kỳ thống tại tâm đầu
Thiên nhật giai vị hoàng
Âm phong phiêu nhiên chí
Hành nhân diệc thê hoàng
Tạc tiêu Tây Hà dịch
Cung cụ hà trương hoàng
Lộc cân tạp ngư xí
Mãn trác trần trư dương
Trưởng quan bất hạ trợ
Tiểu môn chỉ lược thường
Bát khí vô cố tích
Lân cẩu yếm cao lương
(Kiến sở hành)
Một ngưòi làm tích cực
Không nuôi được bốn người
Ngày phải đi khất thực
Nhưng không thể mãi được
Có thể chết nơi sông ngòi..
Làm mồi cho hùm sói.
Bỏ con thì ai nuôi?
Thân mẹ chết đã đành
Ôm con, buốt tâm can.
Mặt trời cũng uá vàng
Gió lạnh bỗng thổi tới.
Khách qua đường xót thương
Ðêm qua trạm Tây Hà
Họ mở tiệc xa hoa
Đầy dê, lợn, vi cá
Đại quan không đụng đũa
Thuộc hạ chỉ nếm qua.
Ăn không hết thì đổ
Chó mèo cũng chê thịt cá
(Những điều trông thấy)
3. TRUNG HOA KHÔNG LỄ NGHĨA
Khổng tử dạy lễ nghĩa và người Trung Quốc ai cũng nói lễ nghĩa nhưng thực tế không phải vậy.Không nuôi được bốn người
Ngày phải đi khất thực
Nhưng không thể mãi được
Có thể chết nơi sông ngòi..
Làm mồi cho hùm sói.
Bỏ con thì ai nuôi?
Thân mẹ chết đã đành
Ôm con, buốt tâm can.
Mặt trời cũng uá vàng
Gió lạnh bỗng thổi tới.
Khách qua đường xót thương
Ðêm qua trạm Tây Hà
Họ mở tiệc xa hoa
Đầy dê, lợn, vi cá
Đại quan không đụng đũa
Thuộc hạ chỉ nếm qua.
Ăn không hết thì đổ
Chó mèo cũng chê thịt cá
(Những điều trông thấy)
3. TRUNG HOA KHÔNG LỄ NGHĨA
Ông Cù Các Bộ trung thần nhà Minh chết thế mà dân Trung Quốc bỏ miếu hoang tàn:
共 道中 華尚節義
如 何香火太凄涼
(桂林瞿閣部)
Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa,
Như hà hương hỏa thái thê lương.
(Quế Lâm Cù Các Bộ)
Ai cũng nói Trung Quốc trọng tiết nghĩa
Sao để nơi này hoang lạnh thế ư?
(Ông Cù Các Bộ ở Quế Lâm)
4. BANG GIAO HOA VIỆT
Tâm trạng của Nguyễn Du khác với tâm trạng Nguyễn Trãi. Sau khi bình Ngô, đất nước hòa bình, Nguyễn Trãi lạc quan, ông hy vọng từ nay về sau, Trung Quốc không dám xâm chiếm nước ta. Trong bài thơ Quá Thần phù hải khẩu, ông viết khi đất nước sạch bóng quân Minh:
胡越一家今幸覩
四溟從此息鯨波
(過神符海口)
Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
Tứ minh tòng thử tức kình ba
(Quá Thần phù hải khẩu)
Hồ Việt một nhà nay được thấy,
Bốn bể từ nay sạch bóng kình.
(Qua cửa bể Thần Phù)
Còn Nguyễn Du thì khác, khi tiếp xúc với nhà Thanh, Nguyễn Du cảm thấy mùi tanh hôi nồng nặc của beo, cọp và ông lo nghĩ mối bang giao Hoa Việt không được tốt đẹp và bền vững. Ông viết:
針芥易相感,
越 胡難似 親。
(題 韋盧集後)
Châm giới dị tương cảm,
Việt Hồ nan tự thân.
(Đề Vi, Lư tập hậu)
Kim cải dễ đồng cảm,
Việt Hồ khó thân yêu!
(Đề sau tập thơ của hai ông Vi, Lư)
Nguyễn Du là sứ thần mà cũng là môt nhà thơ có khí tiết, biết nhận xét khách quan, không tỏ ra nịnh bợ Trung Quốc như những người khác.Và những nhận xét của ông rất sâu sắc.
IV.TRẦN TRỌNG KIM, ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRUNG QUỐC
Trần
Trọng Kim 陳仲金 (1883 – 1953), là nhà giáo dục, nhà biên khảo
văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ thần, sinh năm 1883 (Quý
Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, năm 1897, ông học
Trường Pháp-Việt Nam Định. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông
ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1905, ông qua Pháp học
trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa
Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày
31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học
Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.
Ngày
11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước
Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 năm
1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Trần
Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Sau 1945, ông
sống lưu vong ở Trung Quốc, Cao Miên rồi trở về Việt Nam sống
thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71
tuổi. Ông là một học giả, đã biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị.
Sau đây là một vài tác phẩm chính:
Việt Nam sử lược (1919)Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)
Nho giáo (1930),
Phật Lục (1940)
Một cơn gió bụi (1949)
Sau
khi giải tán chính phủ, ông ra Hà Nội sống với gia đình trong khi
bên ngoài nhiều biến cố xảy ra. Việt Minh lên, quân Anh Pháp đổ bộ
tước vũ khí quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, còn từ đấy trở ra,
quân Tưởng Giới Thạch phụ trách. Một Cơn Gió Bụi
là một thiên hồi ký, viết về cuộc đời ông là lịch sử Việt Nam
trong khoảng 1945. Trong đó có đoạn ông viết về người Trung Quốc
tại Việt Nam và người Trung Quốc tại Trung Quốc.
1.NGƯỜI TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM
Các tướng tá của Tưởng Giới Thạch cũng lợi dụng tình hình tại Việt Nam mà làm tiền phe cộng sản. Ông viết:
1.NGƯỜI TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM
Các tướng tá của Tưởng Giới Thạch cũng lợi dụng tình hình tại Việt Nam mà làm tiền phe cộng sản. Ông viết:
Theo
ý tôi hiểu, thì mưu mô do bọn tướng Tàu muốn làm tiền, một mặt
làm ra bộ có ý ép ông Hồ Chí Minh phải lui đi để ông Bảo Ðại ra
lập chính phủ, một mặt xui bọn Quốc Dân Ðảng không chịu nhượng bộ,
để Việt Minh muốn im chuyện thì phải bỏ tiền ra. Ðến khi bọn
tướng Tàu được tiền đút lót mới đứng ra dàn xếp cho xuôi chuyện.
Ðó là một việc rất bí ẩn, khó lòng biết đích xác được, chẳng qua
chỉ là sự xét đoán theo tình trạng hiện ra bên ngoài mà thôi. Và
tôi thấy những người biết qua việc ấy đều đồng ý kiến như thế cả. (Chương 6)
2.NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ ĐẤT NƯỚc TRUNG QUỐC
(1). Trung Quốc và Việt Nam
Tình thế Việt Nam lúc này hỗn loạn mà Trung Hoa Dân Quốc cũng vậy.
Hôm sau tôi gặp ông Bảo Ðại, lời đầu tiên ông nói: "Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn". Tôi đem tình thực trình bày rằng:
„Ngài không về ở Nam Kinh là phải lắm, vì xem tình thế nước Tàu đang có nạn cộng sản, chính phủ Tàu còn gỡ không ra, họ làm thế nào mà giúp chúng ta. Tuy bề ngoài thì họ đối đãi tử tế và nói những chuyện giúp đỡ nọ kia, nhưng sự thực thì họ không thể giúp ta được việc gì ra trò đâu. Vậy chúng ta cứ đứng ở ngoài chờ xem tình thế biến đổi ra sao sẽ liệu“, ông Bảo Ðại cũng đồng ý như vậy.
Ông lại nói thêm: "Chưa biết chừng bọn Tưởng Giới Thạch cũng phải cuốn gói chạy ngày nào đấy".
Ấy là câu chuyện nói đầu tháng 8 năm 1946 mà sau hóa ra đúng thật.
Qua đoạn này, ta thấy:
+Quân Trung Quốc thường hay cướp phá biên giới.
+Vua Bảo Đại và các nhà cách mạng Việt Nam đã bị người Trung Quốc lừa dối hoăc hứa hẹn hão huyền.
+Trung Hoa Quốc gia sẽ phải tháo chạy vì Mỹ bỏ rơi!
(2). THÀNH PHỐ QUẢNG CHÂU
Quảng Châu là một thành thị lớn lao vào hạng nhì hạng ba ở nước Tàu, dân cư trù mật, buôn bán phồn thịnh. Phố xá có nơi đường phố sạch sẽ, nhà cửa rộng lớn, nhưng có nhiều nơi đường xá còn giữ nguyên vẻ cũ. Giữa đường cứ cách độ trăm thước tây lại có một khải hoàn môn bằng đá đục chạm theo kiểu cổ, đề những khoa thi tiến sĩ đời xưa, chắc là để mừng những người thi đỗ về vinh quy. Còn có những đường, những ngõ lát đá tảng, hai bên có cống rãnh bẩn thỉu, nhà cửa lụp sụp và không được sạch sẽ lắm.
. . . Phía dưới, giáp bờ sông có một khu đất gọi là Sa Diện, chung quanh có con sông nhỏ bao bọc, ở trong là những lãnh sự quán, nhà ngân hàng và nhà buôn bán của ngoại quốc. Ðường xá khu ấy sạch sẽ và không cho xe cộ đi lại.
Ngoài thành thị có thể gọi là Phiên Ngung, tức là nơi Triệu Ðà đóng đô ngày xưa, nay thấy có mấy cái đồi và mấy cái nhà làm theo kiểu mới. Người ta nói đó là nơi Tôn Dật Tiên đóng trụ sở hồi Quốc dân đảng mới khởi lên. Ði xa một đoạn nữa là Hoàng Hoa Cương nơi chôn 72 liệt sĩ trong đảng cách mệnh nổi lên đánh nhà Thanh vào khoảng hơn 40 năm về trước. Nay hàng năm đến ngày 29 tháng ba dương lịch có lễ kỷ niệm những liệt sĩ ấy ở đó.
Bên cạnh Hoàng Hoa Cương, bên kia con đường có cái ngôi mộ một người Việt Nam tên Phạm Hồng Thái. Ngày 19 tháng sáu năm 1925 lấy danh hiệu một phóng viên nhà báo, đến ném tạc đạn vào đám tiệc của người Pháp đãi viên Ðông Dương toàn quyền Merlin, khi viên ấy sang Sa Diện. Phạm Hồng Thái ném xong chạy trốn, nhảy xuống sông, chết đuối. Người Tàu đem chôn ở chỗ bây giờ, có dựng cái bia do Hồ Hán Dân viết. đấy đi xuôi một quãng xa, thì đến khu trường đại học làm trên những ngọn đồi, cây cối sầm uất, đường xá mát mẻ.(Chương 9)
(3). NHÀ CỬA Ở QUẢNG CHÂU
Trần Trọng Kim cho biết là cấu trúc nhà cửa của dân chúng có ưu điểm nhưng cũng có khuyết điểm. Có nhiều nét khác Việt Nam. Rõ nét nhất là tối tăm, chật hẹp và bẩn thỉu:
Nước Tàu thì ai cũng biết là một nước rộng lớn và có rất nhiều người, nhưng có đi qua các nơi mới thấy rõ sự rộng lớn của nước ấy và sự trù mật của dân nước ấy. Xe chở hành khách chạy trung bình 25 cây số một giờ mà phải chạy năm sáu giờ mới hết địa hạt một huyện, và có nhiều làng rất trù mật. Những làng bên Tàu không như bên ta có lũy tre bao bọc chung quanh. Nhà cửa ở các làng làm thành dẫy ở hai bên đường như ở các thành thị, chen chúc giáp mái nhau. Những nhà mái lợp ngói, tường xây bằng gạch sống xếp chồng lên không có vôi hồ, rồi quét ngoài vôi trắng. Nhà làm theo lối một cửa trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần thì thấy tiều tụy, vào trong nhà lại thấy tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu.
Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn thành mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và khoáng đãng. Tôi gặp những người đã sang ở bên ta, nói ta làm nhà để buồng là phí đất. Xem cách làm nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu hình như nó phản chiếu cái hình tượng của nước Tàu. Nhà cửa hay miếu mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng nhiều ngõ, và có những kiểu trang sức rậm rạp.
(4). THÔN QUÊ TRUNG QUỐC:
Những người ở thôn quê thì làm ruộng làm vườn rất chăm chỉ. Ði qua thấy ở chỗ đồng áng có người làm ruộng tát nước như ở bên ta, nhưng họ không tát nước bằng gầu, mà chỉ tát bằng thứ guồng nhỏ đạp bằng chân. Những người ấy trông có vẻ đói rách khổ sở. Ðó cũng có lẽ là vì sự chiến tranh và nổi loạn trong mấy chục năm mà gây ra cái hoàn cảnh thê thảm ấy.
(5). KHÁCH SẠN TRUNG QUỐC.
V. HỒ DZẾNH, ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRUNG QUỐC
Tuy
Quốc Dân đảng ghét cộng sản nhưng không ghét tiền . Tổ sư hối lộ
là ông Hồ Chí Minh. Hồ đã kêu gọi Tuần Lễ Vàng không phải để xây
dựng nước mà là để hối lộ quân Tưởng. Hồ Chí Minh muốn đuổi ông
Bảo Đại cho khuất mắt nên nhờ các tướng Trung Quốc mời Bảo Đại qua
Trùng Khánh . Tưởng Giới Thạch đón tiếp khá tử tế nhưng rồi bọn họ
cũng như cộng sản là một lũ "xỏ lá kềnh".
Trần Trọng Kim viết:
Sang
đến Trùng Khánh, chủ tịch Tưởng Giới Thạch có tiếp ông tử tế. Song
mấy người Việt Minh và Quốc dân đảng bỏ ông ở bên ấy không để
tiền nong gì cho ông, ông phải vay mà tiêu. Còn hoàng hậu và mấy
người con, ông Hồ có hứa rồi sẽ cho sang sau, nhưng rồi cũng không
cho sang. Lúc ấy chính phủ Trung Hoa đang dọn về Nam Kinh, có mời
ông về đấy, nhưng ông từ chối rồi về ở Hương Cảng. Sau chính phủ
Việt Minh gửi thư sang bảo ông cứ ở bên Tàu đừng về nữa. Xem thế
cũng rõ cái ý chính phủ Việt Minh là muốn đưa ông Bảo Ðại ra ngoài
để họ dễ làm việc và khỏi lo ngại về việc có thể xảy ra được. (Chương 7)Trần Trọng Kim viết:
2.NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ ĐẤT NƯỚc TRUNG QUỐC
(1). Trung Quốc và Việt Nam
Tình thế Việt Nam lúc này hỗn loạn mà Trung Hoa Dân Quốc cũng vậy.
Hôm sau tôi gặp ông Bảo Ðại, lời đầu tiên ông nói: "Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn". Tôi đem tình thực trình bày rằng:
„Ngài không về ở Nam Kinh là phải lắm, vì xem tình thế nước Tàu đang có nạn cộng sản, chính phủ Tàu còn gỡ không ra, họ làm thế nào mà giúp chúng ta. Tuy bề ngoài thì họ đối đãi tử tế và nói những chuyện giúp đỡ nọ kia, nhưng sự thực thì họ không thể giúp ta được việc gì ra trò đâu. Vậy chúng ta cứ đứng ở ngoài chờ xem tình thế biến đổi ra sao sẽ liệu“, ông Bảo Ðại cũng đồng ý như vậy.
Ông lại nói thêm: "Chưa biết chừng bọn Tưởng Giới Thạch cũng phải cuốn gói chạy ngày nào đấy".
Ấy là câu chuyện nói đầu tháng 8 năm 1946 mà sau hóa ra đúng thật.
Qua đoạn này, ta thấy:
+Quân Trung Quốc thường hay cướp phá biên giới.
+Vua Bảo Đại và các nhà cách mạng Việt Nam đã bị người Trung Quốc lừa dối hoăc hứa hẹn hão huyền.
+Trung Hoa Quốc gia sẽ phải tháo chạy vì Mỹ bỏ rơi!
(2). THÀNH PHỐ QUẢNG CHÂU
Quảng Châu là một thành thị lớn lao vào hạng nhì hạng ba ở nước Tàu, dân cư trù mật, buôn bán phồn thịnh. Phố xá có nơi đường phố sạch sẽ, nhà cửa rộng lớn, nhưng có nhiều nơi đường xá còn giữ nguyên vẻ cũ. Giữa đường cứ cách độ trăm thước tây lại có một khải hoàn môn bằng đá đục chạm theo kiểu cổ, đề những khoa thi tiến sĩ đời xưa, chắc là để mừng những người thi đỗ về vinh quy. Còn có những đường, những ngõ lát đá tảng, hai bên có cống rãnh bẩn thỉu, nhà cửa lụp sụp và không được sạch sẽ lắm.
. . . Phía dưới, giáp bờ sông có một khu đất gọi là Sa Diện, chung quanh có con sông nhỏ bao bọc, ở trong là những lãnh sự quán, nhà ngân hàng và nhà buôn bán của ngoại quốc. Ðường xá khu ấy sạch sẽ và không cho xe cộ đi lại.
Ngoài thành thị có thể gọi là Phiên Ngung, tức là nơi Triệu Ðà đóng đô ngày xưa, nay thấy có mấy cái đồi và mấy cái nhà làm theo kiểu mới. Người ta nói đó là nơi Tôn Dật Tiên đóng trụ sở hồi Quốc dân đảng mới khởi lên. Ði xa một đoạn nữa là Hoàng Hoa Cương nơi chôn 72 liệt sĩ trong đảng cách mệnh nổi lên đánh nhà Thanh vào khoảng hơn 40 năm về trước. Nay hàng năm đến ngày 29 tháng ba dương lịch có lễ kỷ niệm những liệt sĩ ấy ở đó.
Bên cạnh Hoàng Hoa Cương, bên kia con đường có cái ngôi mộ một người Việt Nam tên Phạm Hồng Thái. Ngày 19 tháng sáu năm 1925 lấy danh hiệu một phóng viên nhà báo, đến ném tạc đạn vào đám tiệc của người Pháp đãi viên Ðông Dương toàn quyền Merlin, khi viên ấy sang Sa Diện. Phạm Hồng Thái ném xong chạy trốn, nhảy xuống sông, chết đuối. Người Tàu đem chôn ở chỗ bây giờ, có dựng cái bia do Hồ Hán Dân viết. đấy đi xuôi một quãng xa, thì đến khu trường đại học làm trên những ngọn đồi, cây cối sầm uất, đường xá mát mẻ.(Chương 9)
(3). NHÀ CỬA Ở QUẢNG CHÂU
Trần Trọng Kim cho biết là cấu trúc nhà cửa của dân chúng có ưu điểm nhưng cũng có khuyết điểm. Có nhiều nét khác Việt Nam. Rõ nét nhất là tối tăm, chật hẹp và bẩn thỉu:
Nước Tàu thì ai cũng biết là một nước rộng lớn và có rất nhiều người, nhưng có đi qua các nơi mới thấy rõ sự rộng lớn của nước ấy và sự trù mật của dân nước ấy. Xe chở hành khách chạy trung bình 25 cây số một giờ mà phải chạy năm sáu giờ mới hết địa hạt một huyện, và có nhiều làng rất trù mật. Những làng bên Tàu không như bên ta có lũy tre bao bọc chung quanh. Nhà cửa ở các làng làm thành dẫy ở hai bên đường như ở các thành thị, chen chúc giáp mái nhau. Những nhà mái lợp ngói, tường xây bằng gạch sống xếp chồng lên không có vôi hồ, rồi quét ngoài vôi trắng. Nhà làm theo lối một cửa trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần thì thấy tiều tụy, vào trong nhà lại thấy tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu.
Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn thành mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và khoáng đãng. Tôi gặp những người đã sang ở bên ta, nói ta làm nhà để buồng là phí đất. Xem cách làm nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu hình như nó phản chiếu cái hình tượng của nước Tàu. Nhà cửa hay miếu mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng nhiều ngõ, và có những kiểu trang sức rậm rạp.
(4). THÔN QUÊ TRUNG QUỐC:
Những người ở thôn quê thì làm ruộng làm vườn rất chăm chỉ. Ði qua thấy ở chỗ đồng áng có người làm ruộng tát nước như ở bên ta, nhưng họ không tát nước bằng gầu, mà chỉ tát bằng thứ guồng nhỏ đạp bằng chân. Những người ấy trông có vẻ đói rách khổ sở. Ðó cũng có lẽ là vì sự chiến tranh và nổi loạn trong mấy chục năm mà gây ra cái hoàn cảnh thê thảm ấy.
(5). KHÁCH SẠN TRUNG QUỐC.
Những
nơi thành thị lớn gần mé biển, như Thượng Hải hay Quảng châu, thì
sự sinh hoạt rất náo nhiệt nhưng xét kỹ ra thì còn kém về đường
tổ chức. Còn ở nội địa như ở Nam Kinh cũng có nhà máy điện song
những đèn không sáng hơn ngọn đèn dầu của ta ngày trước. Những cột
đèn thì thường làm bằng cây tre nhỏ, tưởng có gió to thì đổ hết
cả. Dân ở đấy thì dùng nước sông đầy bùn. Tôi còn nhớ ở khách sạn
Nam Kinh, sáng dậy người ta cho một chậu nước rửa mặt, để một lát
thì bùn đọng ở đáy chậu một lớp khá dầy. Trời nực ai muốn tắm mất độ
300 bạc quốc tệ, mà người ta chỉ cho vào cái thùng gỗ độ chừng hai
ba thau nước. Người Tàu gọi tắm là lấy khăn dúng vào nước rồi lau
mình, chứ không phải là dúng mình vào nước hay là lấy nước dội
lên mình.
Một hôm tôi mới đến Nam Kinh, trời nóng mấy người rủ nhau đi đến nhà tắm công cộng, mỗi người phải trả 450 quốc tệ. Người ta đưa cho mỗi người một cái khăn tắm, giống như cái khăn lau bát của mình. Ðến lúc vào đến buồng tắm, trời ơi, thấy một cái bể tắm nước đục như nước rửa bát mà có đến năm sau người đầy những mụn nhọt, ghẻ lở, đang hì hụp trong cái bể ấy. Trông thấy mà rùng mình rồi, còn ai dám tắm nữa. Song người Tàu quen như thế rồi, không cho là ghê tởm, dơ bẩn nữa.(Chương 9)
(6). NHO GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC
Một hôm tôi mới đến Nam Kinh, trời nóng mấy người rủ nhau đi đến nhà tắm công cộng, mỗi người phải trả 450 quốc tệ. Người ta đưa cho mỗi người một cái khăn tắm, giống như cái khăn lau bát của mình. Ðến lúc vào đến buồng tắm, trời ơi, thấy một cái bể tắm nước đục như nước rửa bát mà có đến năm sau người đầy những mụn nhọt, ghẻ lở, đang hì hụp trong cái bể ấy. Trông thấy mà rùng mình rồi, còn ai dám tắm nữa. Song người Tàu quen như thế rồi, không cho là ghê tởm, dơ bẩn nữa.(Chương 9)
(6). NHO GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC
Tính
người Tàu rất cẩu thả, không có làm việc gì cho đúng hẹn. Xe hàng
hẹn đúng 6 giờ sáng chạy, thì ít ra cũng phải đợi đến 8, 9 giờ
mới bắt đầu đi. Khi có việc cần kíp đánh điện tín đi chỗ nào,
tưởng chừng năm ba ngày là chậm, thế mà phải đợi hàng tháng mới
tới nơi, có khi lại không bao giờ tới. Lúc đầu tôi mới đến Quảng
Châu, liền nhờ một người bạn của Vũ Kim Thành, trong chi bộ Quốc dân
đảng, đưa đến sở bưu điện đánh cái điện tín lên Nam Kinh hỏi một
việc, chờ đến mấy ngày không thấy có tin trả lời. Sau tôi đã lên
đến Nam Kinh được hơn hai tuần lễ cái điện ấy mới đến nơi. Xem thế
thì mới biết công việc làm ăn ở sở bưu điện của Tàu hỗn độn và cẩu
thả chừng nào.
Thượng Hải, tôi thấy một người làm trong sở quan thuế nói rằng những tiền thu vào được mười phần thì chính phủ chỉ được có ba phần là cùng, còn thì các công chức trong sở ấy chia nhau mất cả. Một chính phủ mà công chức làm việc như thế, thì làm gì mà không đổ nát.
Việc cá nhân đối với nhau cũng vậy, trừ khi nào người ta có những việc quan hệ tới quyền lợi hay tiền bạc, còn thì ít khi người ta giữ đúng lời hẹn. Trước ta thường nghe người Pháp gọi sự hàm hồ cẩu thả của người Tàu là "Chinoiserie", thật có sang bên Tàu mới hiểu rõ cái tiếng chế nhạo ấy.
Xưa ta học đạo Nho, ta tưởng nước Tàu là nước đạo gốc ấy, tất người Tàu dù sao cũng còn giữ được cái căn bản nhân nghĩa, lễ trí, ngờ đâu cái nền học cũ đã tiêu diệt mất hết cả, chỉ thấy rặt những sự đa trí xảo, lừa dối. Nhất là những nơi thành thị lớn gần miền bể, người ta đắm đuối vào cuộc sống vật chất hèn kém, không thấy gì là lễ nghĩa liêm sỉ cả. Các công chức thì bất cứ việc gì cũng có mánh khóe để ăn hối lộ và những thanh niên phần nhiều xem ra rất xa hoa phù phiếm, và hầu hết đều muốn bắt chước sự hành động, cử chỉ của người Âu, người Mỹ. Nhưng hình như chỉ có cái vẻ Âu, Mỹ ở bề ngoài, kỳ thực thì Âu Mỹ chẳng phải Âu Mỹ mà Tàu thì thật chẳng phải Tàu như ta vẫn tưởng tượng.
Cái cảnh bề ngoài nước Tàu ngày nay chẳng thấy gì là cảnh tượng một nước đã thấm nhuộm lâu đời trong cái đạo học của nho giáo. Tôi nói cái cảnh tượng bề ngoài mà thôi, vì tôi là người đi qua đường, thấy thế nào thì nói thế nấy, chứ hoặc giả còn nhiều cái tốt đẹp ẩn nấp ở bề trong nữa, thì không thể biết được. Dù sao cái cảm tưởng của một người ở phương xa đã từng học theo đạo nho và chỉ biết nước Tàu nói trong sách cổ, thì thật là một cái cảm tưởng rất ngao ngán cho giống người học một đàng làm một nẻo. (Chương 9)
Trong khoảng
1940-1945, nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã sang Trung Quốc nhưng
không ai viết về Trung Quốc và có những nhận xét sâu sắc như Trần
Trọng Kim. Trần Trọng Kim viết khá đầy đủ rất tiếc là ông không nói
đến việc quân Lư Hán đến Việt Nam năm 1945 để giải giới quân đội
Nhật.Thượng Hải, tôi thấy một người làm trong sở quan thuế nói rằng những tiền thu vào được mười phần thì chính phủ chỉ được có ba phần là cùng, còn thì các công chức trong sở ấy chia nhau mất cả. Một chính phủ mà công chức làm việc như thế, thì làm gì mà không đổ nát.
Việc cá nhân đối với nhau cũng vậy, trừ khi nào người ta có những việc quan hệ tới quyền lợi hay tiền bạc, còn thì ít khi người ta giữ đúng lời hẹn. Trước ta thường nghe người Pháp gọi sự hàm hồ cẩu thả của người Tàu là "Chinoiserie", thật có sang bên Tàu mới hiểu rõ cái tiếng chế nhạo ấy.
Xưa ta học đạo Nho, ta tưởng nước Tàu là nước đạo gốc ấy, tất người Tàu dù sao cũng còn giữ được cái căn bản nhân nghĩa, lễ trí, ngờ đâu cái nền học cũ đã tiêu diệt mất hết cả, chỉ thấy rặt những sự đa trí xảo, lừa dối. Nhất là những nơi thành thị lớn gần miền bể, người ta đắm đuối vào cuộc sống vật chất hèn kém, không thấy gì là lễ nghĩa liêm sỉ cả. Các công chức thì bất cứ việc gì cũng có mánh khóe để ăn hối lộ và những thanh niên phần nhiều xem ra rất xa hoa phù phiếm, và hầu hết đều muốn bắt chước sự hành động, cử chỉ của người Âu, người Mỹ. Nhưng hình như chỉ có cái vẻ Âu, Mỹ ở bề ngoài, kỳ thực thì Âu Mỹ chẳng phải Âu Mỹ mà Tàu thì thật chẳng phải Tàu như ta vẫn tưởng tượng.
Cái cảnh bề ngoài nước Tàu ngày nay chẳng thấy gì là cảnh tượng một nước đã thấm nhuộm lâu đời trong cái đạo học của nho giáo. Tôi nói cái cảnh tượng bề ngoài mà thôi, vì tôi là người đi qua đường, thấy thế nào thì nói thế nấy, chứ hoặc giả còn nhiều cái tốt đẹp ẩn nấp ở bề trong nữa, thì không thể biết được. Dù sao cái cảm tưởng của một người ở phương xa đã từng học theo đạo nho và chỉ biết nước Tàu nói trong sách cổ, thì thật là một cái cảm tưởng rất ngao ngán cho giống người học một đàng làm một nẻo. (Chương 9)
Hồ
Dzếnh (1916- 1991) quán làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh
Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang Việt
Nam lập nghiệp, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt. Ông học trung học
rồi sống bằng nghề dạy tư, làm thơ, viết báo từ năm 1931 tại Hà
Nội. Năm 1953 ông vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội tiếp
tục viết báo, làm thơ. Vì ông viết bài ca tụng tướng Nguyễn Sơn
nên bị trù dập, phải sống tủi nhục, nhưng ông vẫn viết văn thơ
tuyên truyền. Năm 1993, tác phẩm của ông được đưa ra ngoại quốc. Ông
lên tiếng chỉ trích chế độ cộng sản tàn ác. Trong Quyển Truyện Không Tên (Thanh Văn, Hoa Kỳ, 1993, dày 103 trang), tác giả đã nói rất nhiều. Ông đã viết thay cho con trai ông trong Quyển Truyện Không Tên:
'' Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại.''.
Ông cũng như Chế Lan Viên có hai khuôn mặt của Thúy Kiều ở chốn thanh lâu. Có khi bướm lả ong lơi, cười đùa cùng nhân thế; còn khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, lại đau đớn xót xa. Ông mượn lời con trai ông viết về cuộc đời ông ở dưới ngọn cờ máu. Ông viết về chiến tranh, về những người lãnh đạo chiến tranh tại miền Bắc, cùng các chính sách vườn không nhà trống, phá cầu đào đường, cải tạo tư tưởng và cải cách ruộng đất tại miền Bắc là nơi ông đã tìm về nương náu, ngược với dòng chảy của dân tộc:
"Tôi sinh ra giữa một kỷ nguyên khác lạ, kỷ nguyên của những con đường thênh thang bị phá vỡ, cầu bị sập, nhà cửa tiêu tan, xe cộ bịt lối. Người đô thị tản mạn lên rừng xanh, những cô gái xinh tươi của cuộc đời nhung lụa biến thành những cô hàng nước, những bèo bọt phong trần. Cuộc đời đó thật là vĩ đại và kinh khủng, lay chuyển hết mọi tầng lớp, giai cấp, san phăng hết mọi chênh lệch sang giàu. Nếu chỉ có một trạng thái biến đổi đó thì chưa đến nổi gay gắt. Đằng này, buồn thế hệ gậm nhắm vào từng lòng người, cái phẫn uất, cay chua nhào thành một loại cảm giác kỳ dị, gán lên cuộc sống một hình thức sượng sần khó tả. Cái gì dở, trái, đều được văn chương mới mệnh danh bằng những tiếng kêu ròn: tiểu tư sản, phong kiến. Muốn vào trong cái thế giới vừa tân tạo hôm qua, con người bắt buộc phải qua một lượt lột xác, hay ít nhất, cũng phải có ý thức lột xác (19). .
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội. Tháng 2-2007, cộng sản phát giải thưởng cho một số nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm để vỗ về họ như Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, và Lê Đạt. Hồ Dzếnh và Vũ Bằng cũng dự phần.
Truyện ngắn của ông trước 1945 rất đặc sắc, nhất là tác phẩm Chân Trời Cũ. Đó là những thiên hồi ký về quảng đời niên thiếu của ông, những kỷ niệm của gia đình ông, liên hệ đến những người thân thích bên Trung Quốc. Truyện ngắn của ông cho chúng ta biết một vài điều về nước Trung Quốc.
Nhìn toàn bộ, Chân Trời Cũ là
một bản nhạc buồn, một bức tranh màu xám. Theo cái nhìn của Hồ
Dzếnh, người Trung quốc một số xấu xa về diện mạo cũng như tâm hồn,
bần tiện, nghiện thuốc phiện và chỉ biết đồng tiền như ông chú của
Hồ Dzếnh. Người chú này ở Trung Quốc nghe tin anh làm ăn khá ở
Việt Nam bèn sang bòn rút. Vẫn biết Trung Quốc có nhiều người mặt
đẹp và tâm hồn đẹp, nhưng những nhân vật mà Hồ Dzếnh kể ra lại là
những người Trung Quốc xấu xí.
Nghệ thuật tả người của Hồ Dzếnh rất đặc sắc như đoạn tả thím Củ:
Thím Củ ngày nay so với thím Củ cách đây mười năm đã hoàn toàn khác.Khác vì cái vẻ e lệ mảnh mai đã biến đi, nhường cho một thứ già đau khổ, thứ già ''viễn xứ''. Thím Củ thường nghe nhiều người nói: đàn bà Tàu lúc về già thì răng chìa ra, mắt sâu hoắm vào, gò má nhô lên, nước da se đét lại. Cách ăn mặc của người đó làm xung quanh. thấy lợm lên một cái gì keo cú, độc ác.
Thím Củ ngày nay đã già và xấu đi nhiều.Áo thím mặc đã từ màu chàm đổi sang màu bồ hóng,mà thím chỉ thay mỗI tháng độ vài lần. Bồ hôi thấm khắp áo, rồi bồ hôi lại khô đi. Áo thím chạy một hàng cúc bọc vải thô, lâu ngày bóng ghét vì mấy đầu ngón tay luôn luôn cài mở. Chân thím Củ to ra, đôi chân trước kia đã có thời bị bó nhỏ biến lại. Da thím sần sùi, dáng đi nặng nề, lệch bệch. Ủã thế mắt thím lại kèm nhèm do cái khăn lau độc nhất là đôi ống tay áo đưa lên quệt dử, đã dày cộm (117)
Đọc Chân Trời Cũ, ta hiểu thêm về nước Trung Hoa. Cha Hồ Dzếnh trả lời con khi Hồ Dzếnh hỏi:Nghệ thuật tả người của Hồ Dzếnh rất đặc sắc như đoạn tả thím Củ:
Thím Củ ngày nay so với thím Củ cách đây mười năm đã hoàn toàn khác.Khác vì cái vẻ e lệ mảnh mai đã biến đi, nhường cho một thứ già đau khổ, thứ già ''viễn xứ''. Thím Củ thường nghe nhiều người nói: đàn bà Tàu lúc về già thì răng chìa ra, mắt sâu hoắm vào, gò má nhô lên, nước da se đét lại. Cách ăn mặc của người đó làm xung quanh. thấy lợm lên một cái gì keo cú, độc ác.
Thím Củ ngày nay đã già và xấu đi nhiều.Áo thím mặc đã từ màu chàm đổi sang màu bồ hóng,mà thím chỉ thay mỗI tháng độ vài lần. Bồ hôi thấm khắp áo, rồi bồ hôi lại khô đi. Áo thím chạy một hàng cúc bọc vải thô, lâu ngày bóng ghét vì mấy đầu ngón tay luôn luôn cài mở. Chân thím Củ to ra, đôi chân trước kia đã có thời bị bó nhỏ biến lại. Da thím sần sùi, dáng đi nặng nề, lệch bệch. Ủã thế mắt thím lại kèm nhèm do cái khăn lau độc nhất là đôi ống tay áo đưa lên quệt dử, đã dày cộm (117)
-Ba hả, tại sao người Tàu không ở bên Tàu lại cứ sang bên nước Nam?
-Tại vì người Tàu thích đi ra ngoài.. Tại vì người Tàu nghèo, dân nhiều gạo it.Tại vì ở bên Tàu lắm cướp. Cướp nó ở rừng, cướp ở đâu cũng có ăn, vì nó ăn cướp(48).
Thật vậy, trước 1945, Trung Hoa và Ấn Độ là quốc gia nghèo đói. Ấn Độ đã giải quyết được nạn đói nhờ cuộc cách mạng xanh. Đúng là dân Trung Quốc đói nên sinh ra các đảng cướp như đám cướp của Minh Thành Tổ Chu nguyên Chương, Lương Sơn Bạc. Mao Trạch Đông cũng là đảng cướp chỉ khác các đảng cướp khác là mang dấu hiệu sao đỏ và búa liềm. Hồ Dzếnh yêu Việt Nam và cũng yêu Trung Quốc nhưng ông là nhà văn tả chân cho nên rất tôn trọng sự thực dù đó là sự thực đau lòng.
Các
tác giả trên đã phát biểu cảm tưởng của họ đối với người Trung
Quốc tại Việt Nam và tại Trung Quốc. Tuy nhiên có hai sự kiện lịch
sử mà chỉ nghe trong nhân dân bàn bạc hoặc sơ lược vài hàng tronh sử
sách, chứ chua có nhà văn nào tả chi tiết. Đó là giặc cờ đen đời Tự
Đức, quân Tưởng Giới Thạch do Lư Hán sang Việt Nam giải giới quân
đội Nhật năm 1945.
Ở đây tôi xin ghi lại vài nét về quân Cờ Đen và quân Tưởng Giới Thạch.
(1).
Ở bên Trung Quốc, thời Đạo Quang (1782-1850) ,Hàm Phong (1831-1861)
bên ngoài các cường quốc xâm chiếm, bên trong loạn lạc nổi lên.
Hồng Tú Toàn (1812-1864) là một trong những đám phản loạn thời ấy.
Hồng Tú Toàn gốc nông dân, quê ở thôn Phúc Nguyên Thuỷ, huyện Hoa,
tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông học hành thông minh nhưng đi thi
nhiều lần không đỗ. Ông theo đạo Thiên Chúa, gọi chúa Giê su là anh,
lập ra phái Bái thượng đế, và lập đảng chống triều đình Mãn Thanh,
lưc lưọng quân sĩ khởi lên ở Quảng Tây, chiếm được nhiều nới, cải
quốc hiệu là Thái Bình Thiên Quốc, tự xưng là Thiên vương, năm 1853,
chiếm Nam kinh, đặt làm thủ đô và gọi là Thiên kinh. Đến năm 1864
thì bị Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương dẹp tan, ông tự tử. Đời Tự
Đức, dư đảng của Hồng Tú Toàn là bọn Ngô Côn, Lưu Vĩnh Phúc chạy
sang nước ta, trước xin hàng, rồi sau đem tàn quân cướp phá các
tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Năm
(1868) Ngô Côn chiếm Cao Bằng. Triều dình sai quan tổng đốc Phạm
Chi Hương viết thư sang cho nhà Thanh đem quân sang tiểu trừ. Nhà
Thanh sai phó tuớng Tạ Kế Qui, đem quân sang cùng với Tiểu phủ Ông
Ích Khiêm và đề đốc Nguyễn Viết Thành đánh phá quân của Ngô Côn ở
Thất Khê. Nhưng đến tháng 7 năm ấy, quân ta đánh thua ở Lạng Sơn,
tham tán Nguyễn Lệ, phó đề đốc Nguyễn Viết Thành tử trận, thống đốc
Phạm Chi Hương bị bắt. Cuối năm 1870 Ngô Côn đem quân vây đánh tỉnh
thành Bắc Ninh, quân của Tiễu phủ Ông Ích Khiêm thắng trận giết
đuợc Ngô Côn. Nhờ cách dụng binh khéo léo. Sáng quay lưng về huớng
Ðông, chiều quay lưng về huớng Tây. Quân Tàu thuờng thức khuya hút
thuốc phiện, sáng thức dậy chưa tỉnh con say, mắt nhắm, mắt mở, lại
bị mặt trời chiếu thẳng vào mặt làm quáng mắt. Quân đội của Ông Ích
Khiêm bố trí trận đứng quay lưng về huớng có ánh nắng mặt trời
buổi sáng.
(Lưu Vĩnh Phúc)
Quân Tàu hướng về phía mặt trời không thấy bị Quân ta chém giết vô số Ngô Côn bị giết trong trận nầy.Ngô Côn bị tử trận nhưng còn những đồ đảng là Hoàng Sùng Anh hiệu cờ vàng, Lưu Vĩnh Phúc hiệu cờ den, Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi hiệu cờ trắng, vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên bị vây, trung quân đô thống Ðoàn Thọ đưa quân lên đóng ở Lạng Sơn, bọn giặc Khách là Tô Tứ nổi lên, nửa đêm vào lấy thành Ðoàn Thọ bị tử trận, Võ Trọng Bình thì vuợt thành chạy thoát.
Khi Pháp xâm lược miền Bắc, Ông Ích Khiêm đuợc thăng chức Tham Tri, Ông đuợc lệnh ra Bắc hợp với quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc để chống Pháp. Năm 1874, tại Ô Cầu Giấy, Lưu Vĩnh Phúc đã giết Francis Garnier. Cậy có công chống Pháp, quân Tàu đòi hỏi quá nhiều lương thực, áp bức dân ta tàn ác, dân chúng oán than khắp nơi ...
Khi còn Sông Tô Lịch đây là nơi sầm uất vì buôn bán các thổ sản từ trên rừng xuôi về. Riêng đoạn Hàng Mã thì chuyên làm các đồ vàng mã tùy táng hay để hóa trong tín ngưỡng với người âm, sau này mới chuyển về khu vực Phố Hàng Mã gần Chợ Đồng Xuân như bây giờ.Và năm 1882 quân Cờ Đen đã đồn trú tại đây trong khi bao vây quân Pháp đồn trú tai khu nhượng địa Đồn Thủy. Nhưng với người dân ta, quân Cờ Đen cũng là nỗi kinh hoàng vì những hành vi cướp bóc, hà hiếp không khác đám thổ phỉ.
Sau Pháp chiếm Bắc Việt, bắt triều đình đoạn giao với Trung Quốc. Sau Lưu Vĩnh Phúc chết nhưng hình ảnh quân Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng của bọn giặc cướp Trung Quốc còn ghi mãi trong lòng dân miền Bắc.
(2).Người Bắc Việt nhất là người Hà Nội khó quên hỉnh ảnh gần hai trăm ngàn quân Tầu của tướng Lư Hán sang giải giới quân Nhật. Người ta kể rằng quân đội Nhật giao súng ống cho quân Tưởng nhưng quân Tàu sợ Nhật, không dám lại gần. . .
(Tướng Lư Hán)
Hình ảnh quân đội Lư Hán là một hình ảnh đoàn quân ô hợp và đói rách trên thế giới chưa từng có. Họ mang theo cả gia đình gồm đàn bà trẻ con, phu khuân vác, nồi niêu xoong chảo, gồng gánh. Họ ăn bận lôi thôi, hiện rõ nét đói rách , khốn khổ. bệnh tật, và vô kỷ luật, gây ra nhiều vụ cướp phá khắp nơi. Họ uống rựơu, ăn thịt chó, hút thuốc phiên công khai.. Người ta kể rằng quân Tàu đi đâu thì mang theo cả bao bố tiền quan kim của Trung quốc, một thứ tiền vô giá trị chẳng khác gì tờ giấy loại. Lính Tàu vào quán phở làm một hơi năm sáu tô phở rồi lăn ra chết.
Đó là hình hình khó quên tại miền Bắc nước ta, đến nỗi trẻ con khắp nước đã ca vang:
"Đoàn quân Tàu ô đi sao mà đói thế!".
Trên kia, Trần Trọng Kim đưa ra giả thuyết là tướng Tàu và cộng sản Việt nam rất gian manh. Tôi nghĩ rằng Lư Hán lúc này có lẽ đã ngầm theo Mao và thi hành các âm mưu của Mao trợ giúp cho cộng sản Việt Nam.
Qua những tác giả và tác phẩm trên, ta đã thấy phần nào con người và đất nước Trung Quốc. Những nhận định trên giúp ta đi sâu vào bản chất con người và thực tế xã hội chứ không phải chỉ nhìn Trung Hoa qua Đường Thi, Tứ Thư, Ngũ Kinh, Nam Hoa Kinh, hay Tử Cấm thành, Thượng Hải, Nhạc Dương lâu, Hàn Sơn tự. . Ngay cả nhìn Vạn Lý Trường thành, ta thấy gì? Uy nghi? hùng vĩ? Ca tụng bạo chúa Tần Thủy hoàng? Bạn có nghe không tiếng than khóc của trăm ngàn bộ xương khô ở quanh Vạn Lý Trường Thành? Bạn có biết không Vạn Lý Trường Thành chỉ là suy nghĩ khùng điên của kẻ ngu ngốc, tốn sức người, sức của mà nào đâu chận được có ngựa Mông, Mãn?
Một số tác phẩm đã viết về người Trung Quốc và đất nước Trung Quốc trước 1945. Còn sau 1945 thì sao? Chúng ta sẽ chờ những tác phẩm sau:
+ Hình ảnh các tướng và cố vấn Trung Quốc tại Điện Biên phủ, tại các tiểu đoàn, trung đoàn và bộ viện trong khoảng 1945 mà có người kể và viết là sống xa hoa, thái độ hống hách.
+Hình ảnh cán bộ Trung Quốc đến các xã thôn miền Bắc trong CCRĐ 1953-1956 ,rất khắc nghiệt tàn ác ,bọn trung ương cộng sản Việt nam khiếp sợ không dám can thiệp!
+Hình ảnh binh sĩ Trung Quốc trước và trong 1979 tấn công biên giới, phá hủy Pac Bó và tàn sát nhân dân rất tàn độc, một mảnh gạch ngói cũng không còn.
+Hình ảnh biên giới và biển Đông, quân Trung Công xâm chiếm đất đai và biển cả, giữ tàu thuyền, bắt bớ, đánh đập ngư dân Việt Nam rất dã man mà bọn Mạnh, Triết, Dũng không dám hó hé trong khi mạnh mẽ bịt miệng nhân dân.
Lịch sử sẽ tiếp tục và lặp lại. Và trong sử sách và tâm hồn người Việt Nam cũng vẫn lưu giữ những hình ảnh, hành động và ngôn ngữ và cử chỉ của những kẻ xâm lược tàn ác.
NGUYỄN THIÊN THỤ
*
No comments:
Post a Comment