Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 5 December 2016

TRUNG MỸ=CHU TẤT TIẾN=

TRUNG, MỸ & TRẦN QUANG THÀNH


 

Vụ Trần Quang Thành 

đè nặng lên Đối thoại Mỹ-Trung

Phiên khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ khai mạc tại Bắc Kinh ngày 03/05/2012.
Phiên khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ khai mạc tại Bắc Kinh ngày 03/05/2012.
REUTERS/Jason Lee

Mai Vân
Cuộc họp hàng năm gọi là đối thoại chiến lược kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khai mạc hôm nay, 03/05/2012, tại Bắc Kinh với sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner.

Phát biểu vào lúc mở ra cuộc họp kéo dài hai ngày, hôm nay và ngày mai, ngoại trưởng Hillary Clinton, không nêu danh ông Trần Quang Thành, nhưng đã tuyên bố là "tất cả các chính phủ phải đáp ứng nguyện vọng công dân mình về phẩm giá/ phẩm cách và nhà nước pháp quyền".
Hôm qua Ngoại trưởng Mỹ đã khẳng định Washington sẽ theo dõi việc Bắc Kinh thực hiện cam kết trên vấn đề bảo đảm an toàn cho luật sư mù Trần Quang Thành, đã đồng ý rời đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh sau 6 ngày tạm trú.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trả lời bằng cách kêu gọi hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới hợp tác trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo, nếu quan hệ hai bên xấu đi, điều đó sẽ tác động "nghiêm trọng" đến thế giới.
Ông nói : « Do bối cảnh quốc gia khác biệt, Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể nào đồng ý trên tất cả các hồ sơ ... Nhưng hai bên phải tôn trọng quyền lợi của nhau, những mối quan tâm của mỗi bên ... Hai bên phải làm việc với nhau cho dù diễn biến tình hình nội bộ như thế nào chăng nữa... phải xử lý những bất đồng một cách thích ứng, qua đối thoại để hiểu nhau hơn. »
Chủ tịch Trung Quốc cho rằng "hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ mở ra những khả năng to lớn cho hai nước và cho thế giới, còn một cuộc đối đầu sẽ gây hại nghiêm trọng cho mọi người."
Cuộc đối thoại chiến lược là dịp để Hoa Kỳ và Trung Quốc trao đổi trên những hồ sơ lớn song phương cũng như quốc tế. Theo chương trình dự kiến các hồ sơ lớn quốc tế như Syria, chương trình hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên, Soudan sẽ được phiá Mỹ đề cập trong cuộc họp lần này. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia trên.
Bà Clinton đã hoan nghênh việc Bắc Kinh hậu thuẫn cho nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, thông qua tối qua, yêu cầu Soudan và Nam Soudan chấm dứt tranh chấp trong vòng 48 tiếng đồng hồ nếu không muốn bị trừng phạt.
Ngoài hồ sơ nhân quyền, còn một cái gai khác mà phía Mỹ đã gợi lên hôm nay, đó là vấn đề tranh cãi cố hữu trên tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục thả nổi giá đồng tiền của mình so với đồng đô la và thực hiện một số cải cách cần thiết.
Ông Geithner công nhận là Trung Quốc có nỗ lực, đồng Nhân dân tệ đã có tăng giá, 13% từ khi Trung Quốc có mở rộng biên độ tỷ giá hàng ngày từ tháng 6/2010. Nhưng theo ông Geithner, điều đó chưa đủ, Trung Quốc phải cố gắng hơn nữa. Một đồng Nhân dân tệ mạnh, theo bộ trưởng tài chính Mỹ, sẽ giúp Trung Quốc "hướng sản xuất về những mặt hàng có giá trị thặng dư cao, cải tổ được hệ thống tài chính và khuyến khích được tiêu thụ nội địa."
tags: Châu Á - Chính trị - Hoa Kỳ - Nhân quyền - Trung Quốc
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120503-doi-thoai-my-trung-khai-mac-trong-boi-canh-cang-thang-vu-tran-quang-thanh
 

Hoa Kỳ trông đợi gặp lại ông Trần Quang Thành

Các giới chức Mỹ nói đang tìm cách gặp lại ông Trần Quang Thành, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, hiện đang xin sang Hoa Kỳ tỵ nạn sau khi rời khỏi tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh. Rắc rối trong vụ ông Trần xảy giữa lúc Ngoại trưởng Hillary Clinton lại đang có mặt tại Trung Quốc dự các cuộc hội đàm về an ninh và kinh tế.
Ông Trần Quang Thành nói chuyện với vợ và con trong một bệnh viện ở Bắc Kinh với sự hiện diện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Gary Locke và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell hôm 2/5/12
Hình: Reuters
Ông Trần Quang Thành nói chuyện với vợ và con trong một bệnh viện ở Bắc Kinh với sự hiện diện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Gary Locke và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell hôm 2/5/12
Trung Quốc có bao nhiêu tù chính trị?
Theo cơ sở dữ liệu của Quốc hội Mỹ:

  • Tính tới ngày 10 tháng 10 năm 2010, có 5.689 trường hợp liên quan đến việc giam cầm vì lý do chính trị và tôn giáo tại Trung Quốc.
  • Trong số này, 1.452 trường hợp biết chắc hoặc tin là đã bị bắt hoặc bị giam.
  • Số còn lại gồm 4.237 được biết hoặc cho là đang bị giữ, hành quyết, chết hoặc đã trốn thoát.
  • Các con số trong cơ sở dữ liệu ít hơn nhiều so với thực tế.
Ông Mark Toner, phó phát ngôn viên Bộ ngoại giao cho biết các giới chức Mỹ đã điện đàm với ông Trần hai lần hôm thứ Năm, và gặp mặt vợ ông nhưng họ vẫn muốn gặp thẳng nhà bất đồng chính kiến khiếm thị. Ông Toner nói:

“Tôi lập lại một lần nữa, tôi không có thêm thông tin nào ngoại trừ việc chúng tôi muốn gặp ông ấy trong những ngày sắp tới.”

Một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói “có một vài chỉ dấu” cho thấy giới chức Hoa Kỳ sẽ có thể gặp ông Trần vào thứ Sáu.

Ông Trần rời khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ hôm thứ Tư, với một thỏa thuận cho phép đưa gia đình tới một chỗ khác và để cho ông theo học ngành luật tại một trường đại học Trung Quốc. Nhưng chỉ trong vài tiếng đồng hồ, sự việc lại bắt đầu khác đi.
Những người bất đồng chính kiến Trung Quốc tỵ nạn tại nước ngoài

  • Phương Lệ Chi: Nhà vật lý thiên văn hàng đầu đã tỵ nạn trong đại sứ quán Hoa Kỳ 13 tháng, sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Ông rời Trung Quốc vào năm 1990 và vừa qua đời năm nay tại Mỹ.
  • Ngụy Kinh Sinh: Nhà hoạt động dân chủ chạy sang Hoa Kỳ vào năm 1997 sau hơn 14 năm trong tù.
  • Rebiya Kadeer: Sắc tộc Uighur, bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia, hiện sống tại Hoa Kỳ.
  • Ngô Nhĩ Khai Hy: Lãnh tụ sinh viên đào thoát khỏi Trung Quốc với sự giúp đỡ của một mạng lưới bí mật sau các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn.
  • Liêu Diệc Vũ: Nổi tiếng về bài phỏng vấn “Xác chết biết đi” với những người sống bên lề xã hội Trung Quốc, ông chạy qua Đức vào năm 2011.
  • Dư Kiệt: Tác giả một cuốn sách chỉ trích Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chạy sang Hoa Kỳ năm 2012 sau khi bị bắt giữ nhiều lần và bị đánh đập.
Ông Trần nói với các ký giả nước ngoài trong các cuộc điện đàm rằng bây giờ ông muốn xin qui chế tỵ nạn cho ông và gia đình tại Mỹ, bởi vì ông không còn tin rằng quyền và sự an toàn của ông có thể được đảm bảo tại Trung Quốc.

Ông Toner nói không rõ tại sao ông Trần thay đổi ý định như vậy:

“Tôi chỉ có thể nói chúng tôi muốn tìm hiểu xem ý định thật sự của ông thế nào.”

Ông Trần, đã tự học về môn luật, và bị tù 4 năm sau khi  trưng ra các vụ phá thai cưỡng bách và triệt sản, do các giới hữu quyền về kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc gây ra. Ông vẫn bị quản chế tại nhà sau khi được ra tù vào tháng 9 năm 2010.

Câu chuyện về sự đào thoát khỏi nhà, việc ông Trần bí mật tới đại sứ quán Mỹ, và thỏa thuận cho phép ông ra khỏi sứ quán, cùng yêu cầu xin tỵ nạn mới đây, đã phủ một bóng đen lên những cuộc hội đàm giữa các giới chức Trung Quốc và Hoa Kỳ trong đó có bà Clinton và Bộ trưởng Tài chánh Geithner.
Ông Toner nói, sự kiện trên cho thấy sức mạnh của bang giao Mỹ Trung, có thể đối phó với điều ông gọi là “những vấn đề cực kỳ khó khăn trong những ngày qua”, đồng thời vẫn tập trung vào những quan ngại bao gồm Syria, Sudan, Bắc Triều Tiên và Iran. Ông nói:

“Chúng ta đang có mối bang giao cực kỳ rộng rãi, cực kỳ đa dạng với Trung Quốc. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng như Tổng thống đều nói mối bang giao này quan trọng biết bao nhiêu trên phương diện chiến lược, cho dù liên quan đến Iran, hay các vấn đề quốc tế quan yếu khác. Và chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi đường hướng đó.”

Ông Toner nói, trong lúc cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế diễn tiến, Hoa Kỳ sẽ không né tránh việc nêu lên những vấn đề nhân quyền với Trung Quốc.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/us-china-chen-5-3-12-150102875.html
 

Ông Trần Quang Thành không hề xin tị nạn

 lúc ở trong Đại sứ quán Mỹ

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke đưa ông Trần Quang Thành đến một bệnh viện ở Bắc Kinh
Hình: AP/US Embassy Beijing Press Office
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke đưa ông Trần Quang Thành đến một bệnh viện ở Bắc Kinh
Các giới chức Hoa Kỳ đã bác bỏ những tin nói rằng một nhà hoạt động Trung Quốc khiếm thị từng ẩn náu tại đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh gần 1 tuần đã bị buộc phải ra đi.

Ông Gary Locke, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc nói với các ký giả hôm thứ Ông rằng ông Trần Quang Thành chưa bao giờ xin tỵ nạn và ông đã chọn ở lại Trung Quốc sau khi chính quyền tại đó hứa bảo đảm an toàn và đối xử nhân đạo với ông và gia đình ông. Ông Locke nói:

“Một lần nữa, ông ấy chưa bao giờ xin tỵ nạn trong lúc trú ngụ trong đại sứ quán, và ngay trong video do ông công bố, ông tuyên bố muốn là một nhà đấu tranh cho tự do ngay tại Trung Quốc. Và ngay những người bạn hoạt động mà ông tiếp xúc trước khi đến tòa đại sứ cũng khẳng định rằng ông không muốn đi Mỹ. Nhưng sự việc là, có vẻ ông Trần đã nghĩ lại sao đó, và chúng tôi muốn giải quyết chuyện đó, cho nên chúng tôi muốn ngồi lại cùng ông và gia đình ông, cả vợ ông nữa, xem thực sự họ nghĩ sao, và cùng tìm hiểu các chọn lựa với họ.”

Ông Trần đã rời tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, không lâu trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới Trung Quốc hội đàm về vấn đề đẩy mạnh quan hệ kinh tế và chiến lược song phương.

Ông đã được đưa tới một bệnh viện gần đó để điều trị bàn chân bị thương khi trốn khỏi nhà nơi bị quản chế.

Trong vòng vài giờ ông nói với các ký giả và bạn hữu là ông muốn rời khỏi Trung Quốc vì lo sợ cho mạng sống và sự an toàn của gia đình ông.
Bà Victoria Nuland, phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ, cho biết các giới chức Mỹ đã nói chuyện hai lần với ông Trần và vợ ông hôm thứ Năm và rằng “gia đình họ đã đổi ý về việc có nên lưu lại Trung Quốc hay không.” Bà nói họ cần phải nói chuyện nhiều hơn với ông Trần để tìm hiểu mọi chọn lựa.

Trung Quốc đã phủ nhận những cáo buộc họ đã đe dọa vợ ông Trần. Một phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Vị Dân, nói công dân Trung Quốc được đối xử theo luật của quốc gia.

Trong khi đó, chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Ngoại trưởng Clinton khai mạc các cuộc hội đàm thường niên tại Bắc Kinh về các vấn đề kinh tế và an ninh.

Cả hai không nói thẳng vào những rắc rối ngoại giao trong bài diễn văn khai mạc, nhưng ông Hồ kêu gọi hai chính phủ hãy tìm ra điểm chung và tôn trọng sựï khác biệt của mỗi nước.

Về phần bà Clinton, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền và các quyền tự do cơ bản mà không đề cập thẳng về trường hợp ông Trần.

Tin và bài mới nhất


Trung - Mỹ gặp khó vụ Trần Quang Thành

Cập nhật: 16:38 GMT - thứ năm, 3 tháng 5, 2012
Những cơn thịnh nộ đã nổ ra tại một bệnh viện lớn tại Bắc Kinh chiều 3 tháng 5 khi cảnh sát Trung Quốc ngăn cản BBC tiếp cận với nhà bất đồng chính kiến Trần Quang Thành.
Với một chân bị thương trong cuộc chạy trốn ly kỳ hồi tuần trước, ông Trần Quang Thành đã được giới ngoại giao Hoa Kỳ đưa tới bệnh viện sau khi đạt thỏa thuận với Trung Quốc để ông được khám chữa và sau đó được tự do.
Khi BBC gặp Trần Quang Thành và vợ ông ở trong kia, bà nói bà và hai con đều khỏe còn ông Trần đang được khám bệnh.
Luật sư mù đã trở thành biểu tượng của sự trấn áp nhân quyền ở Trung Quốc sau khi ông phơi bày vụ hàng ngàn phụ nữ bị cưỡng bức phá thai.
Trong bảy năm trời ông bị giam cầm trong căn nhà này, bị đánh đập dã man và bị canh gác suốt ngày đêm. Nhưng ông đã thoát khỏi sự giám sát. Giờ dường như Bắc Kinh đang dùng gia đình ông để mặc cả.
Ông Trần nói ông được sứ quán Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc dọa sẽ đánh vợ ông cho tới chết nếu ông không rời đại sứ quán.
Trả lời phỏng vấn với BBC qua điện thoại, ông Trần nói ông phải ra khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ vì lo ngại cho sự an toàn của vợ và con nhưng giới chức Mỹ bác bỏ điều này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Hoa Kỳ không nói gì với ông Trần về đe dọa pháp l‎ý ‎hay bạo lực và phía Trung Quốc cũng không nói gì với giới chức Mỹ về chuyện này.
Nhưng quan chức Hoa Kỳ có nói với ông Trần về chuyện vợ và con ông sẽ bị đưa lại quê ông ở Sơn Đông nếu ông vẫn ở trong sứ quán.
Truyền hình Trung Quốc nói việc Hoa Kỳ giúp ông Thành là can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và đòi xin lỗi. Hoa Kỳ nói họ sẽ không xin lỗi.
Bà Hillary Clinton hiện đang ở Bắc Kinh trong hội đàm thường niên. Hoa Kỳ cần sự hợp tác của Trung Quốc cho dù là để giải quyết vấn đề kinh tế toàn cầu hay chấm dứt đổ máu ở Syria.
Tối nay ông Trần nói chuyện từ bệnh viện về lỗi sợ sẽ lại bị bắt cóc và hành hạ. Ông không tin vào đảm bảo của Trung Quốc và nói ông muốn được trợ giúp để gia đình ông rời khỏi nước này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/05/120503_tran_quang_thanh_hoa_ky.shtml

Thursday, May 3, 2012


THƠ SONG NGỮ


ĐỔI CẢ THIÊN-THU            

TIẾNG MẸ CƯỜI                      
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi             

Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ      

Chỉ biết âm-thầm thương nhớ thôi             

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề 
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê      
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng   
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về          

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn        

Bên đời gió tạt với mưa tuôn  
Con đi góp lá nghìn phương lại                  
Đốt lửa cho đời tan khói sương       

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn-ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm-bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói                         
Biết đến bao giờ trông thấy nhau     

Đừng khóc mẹ ơi hãy rán chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ              
Đau thương con viết vào trong lá              
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi    
Ví mà tôi đổi thời-gian được  
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười         

                   TRẦN TRUNG ĐẠO

MY LIFE
FOR MY MOM'S LAUGHTER
Picking up the handset I was stunned with surprise:
Whose voice as light as falling leaves in cold skies?
Isn't it ten years, ten odd years, dear mother,
Just in silence to miss and long for one another?

I left without any promises or pledges that day:
The old wild horse from its forest-land went astray.
Ten years for Mom's hair to turn mourning white,
And mourning-like my soul also in such a plight.

You've still been sitting there weaving your pain
By an existence of slapping wind and beating rain.
I've set off to set up from all directions a pyre
In order to disperse the mist for life lighting a fire.

Your voice was broken off, you choked up, I found;
Mom's endearing words or mere in-reverie sound?
You are too far, how could I reach out for you?
And when could we meeting again look forward to ?

Do not cry, my dear mother, and continue to await.
All my grief I will hide in the rhymes I create.
Of all my sorrow I will write reams and reams,
And find your warmth my warmth in my dreams.

As I picked up the handset how astounded was I
To hear my mom's voice sadder than the rainy sky!
Should I be able to give up Man's time in hereafter,
I would offer mine to recover my mom's laughter.

                     Translation by
THANH-THANH
                                                       

NGUYỄN PARIS * MIỀN ĐÔNG HOA KỲ


Cảm nghĩ sau khi thăm viếng miền Đông Hoa Kỳ
 Nguyễn Paris
 Hằng năm, khi bước vào mùa Xuân, các Hoa Anh Đào tại Hoa Thạnh Đốn (Washington) nở rất đẹp, tôi đã từng được quý thân hữu thân thương chuyển gởi để xem, năm 2012, Nhật Bản lại gởi tặng thêm Hoa Kỳ 3.020 cây Anh Đào như biểu tượng của tình hữu nghị rớt đúng 100 năm (1912-2012) các cây Hoa Anh Đào được chánh phủ Nhật Bổn tặng chánh phủ Hoa Kỳ tại Thủ Đô Hoa Thạnh Đốn (món quà nầy tỏ lòng biết ơn của Nhật Bổn đối với Hoa Kỳ trong vai trò bàn thảo hòa ước chấm dứt cuộc chiến Nga Nhựt năm 1904 - 1905 do Tổng Thống Theodore Roosevelt chủ tọa cuộc họp ở Portsmouyth H.H năm 1905) và mãi đến  xế trưa ngày 27-3-1912 được tàu AWA chuyển đến hải cảng Hoa kỳ có 3020 cây đủ loại như sau :
1.800 cây giống Somei - yoshino, bông hồng đơn.
350 cây giống  Kwan - Zan, cánh đôi lớn,  màu  hồng đậm.
160 cây Ichiyo, cánh đôi lớn,  màu  hồng lợt.
140 cây Taki - Nioi cánh đơn, màu  trắng.
130 cây giống Shira - Yuki, cánh đơn, màu  trắng.
120 cây Fugen - Zo  cánh đôi, màu  hồng lợt.
100 cây giống Aki - Ake cánh đơn, màu trắng cây Jo - Nioi cánh đơn,  màu  trắng
80 cây Jo Nioi cánh đơn,  màu  trắng
50 cây Fuku – Roku - Du cánh đôi, màu hồng đậm
50 cây Surugadai -  Nioi cánh đơn,  màu  trắng
20 cây giống Mikuruma - Geyeshi cánh đơn, màu hồng lợt.
20 cây giống Gyo - iko cánh kép, màu xanh lá cây lợt rất hiếm.
Đại tá Cosby trình lên Tòa Bạch Ốc sau khi tiếp nhận 3020 cây Anh Đào và được Bà Hélèn Herron Taft đệ nhứt phu nhân cho trồng các cây đào trong công viên Potomac, xung quanh Tòa Bạch Ốc và nhiều nơi trong thành phố Washington, chính Bà Hélèn Herron Taft  trồng cây đào đầu tiên với sự hiện diện của Ông Bà Đại Sứ Nhựt Bổn và sau đó Bà Chinda phu nhân của Ông Đại sứ   Nhựt trồng cây đào thứ hai, giữa hai cây Hoa Anh Đào còn có đặt cây đèn lồng do Nhựt tặng cách tượng Ông John Paul Jones vài trăm thước, nhưng mãi dến năm 1931 người ta mới đặt dưới gốc mỗi

 

Tấm bảng bằng đồng : Hoa Anh Đào Nhựt giống Prumus Yedoensis,
quà do thành phố Tokyo tặng Đệ Nhứt Phu Nhân Taft.


 
 
Năm 2012 tôi tháp tùng quý bạn hữu từ Pháp đi thăm miền Đông Hoa Kỳ, vào tuần lễ cuối tháng 3, trạm đầu ghé Boston, rồi New York để thăm tượng nữ thần Tự Do, rất tiếc thời gian này tượng đã tu sửa nên không vào thăm được và cuối cùng đến Thủ Đô Hoa Thạnh Đốn để xem các Hoa Anh Đào vào ngày 22-3-2012, thấy được hoa nở tận mắt thật tuyệt vời, cả rừng hoa được trồng khắp công viên Potomac, dọc theo bờ hồ Tidal Basin và chung quang Tòa Bạch Ốc... vì thế,  hằng năm vào mùa xuân Thủ Đô Hoa Thạnh Đốn được thiên hạ gọi là thành phố Hoa Anh Đào, bởi vì, đi đâu cũng thấy Hoa Anh Đào khoe sắc chào mừng khách thập phương trên thế giới về xem hoa thật lộng lẫy và chụp hình lưu niệm.



Ngoài ra, còn được xem diễn hành vào ngày 14-4-2012 để chào mừng 100 năm Hoa Anh Đào rất đặc sắc, xin trích dẫn các hình ảnh biểu tượng dưới đây :    

Đến Hoa Thạnh Đốn không những xem Hoa Anh Đào, còn xem Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội, rất nhiều viện Bảo Tàng và các thắng cảnh nữa, nếu du khách có thời giờ xem cả tháng cũa chưa hoàn mãn. 


Hơn nữa, chúng ta là người Việt sống ở hải ngoại không thể quên thăm Trung Tâm Eden do người gốc Do Thái làm chủ, là khu chợ dành cho người Việt Nam đa phần, số ít người Trung Hoa, trang trí ngăn nắp và mỗi khu có nhà vệ sinh công cộng rất sạch sẽ, tuy nhiên cũng thấy quán Café Pháp và quán ăn La Madeleine, khi nhìn vào cổng  sẽ thấy Eden Center và thấy ngay 2 cột cờ VNCH và Hoa Kỳ bay phất phới đặt nơi chỗ đậu các xe dành cho quý khách đến mua sắm và ăn uống, nơi đây được phân chia mỗi đường và được đặt tên như :  Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Anh Tuấn, Trần Văn Bá...trong các phố chợ thương mại Trung Tâm Eden, chúng ta thấy cái đồng hồ giống như chợ Sài gòn trước kia ở VN. 



Đây là, biểu tượng đặc biệt không thấy ở Paris và các chợ có người Việt sanh sống ở hải ngoại trên thế giới cũng như ở các chợ khác ở California, Houston TX ... Hoa Kỳ.
Được biết, sanh hoạt chánh trị tại đây gồm có : Cộng đồng Việt Nam vùng Washington D.C Marylan & Virginia do Ông Đỗ Hồng Anh làm Chủ Tịch - Tiến Sĩ Tạ Cự Hải Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến sĩ VNCH/HTĐ, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân Chủ Tịch UBQTYT Cao Trào Nhân Bản, Ông Lý Hiền Tài Cựu Dân Biểu VNCH ChủTịch LMDC thuần Túy, Ông Lý Văn Phước Cố Vấn CĐ /HFĐ và Ông Nguyễn Văn Đặng, Thủ quỷ CĐ/HTH kiêm Phó Chủ Tịch Hội Cao Niên – Ông Nguyễn Mậu Trinh, Chủ Tịch Hội Cao Niên, Ông Nguyễn Văn Bề PGHH, Ông David Võ Ủy viên Báo Chi CĐ/HHT Chủ nhiệm tuấn báo Việt Mỹ....
Trong chuyến đi này, tôi được diện kiến Ông Đỗ Hồng Anh Chủ Tịch Cộng Đồng Washington D.C Marylan & Virginia, mới biết Ông trước kia nhà giáo, vượt biên cùng gia đình đến đảo Pulau Bidong (Malaysia) và định cư tại Hoa Thạnh Đốn từ năm 1987, Ông đã đắc cử Chủ Tịch liên tiếp 2 nhiệm kỳ, năm 2012 Ông sẽ hết nhiệm vụ theo luật ấn định và Ông đang chuẩn bị bầu cử cho tân Ban Chấp hành Cộng Đồng. 


Ông là người có tấm lòng nhiệt quyết đã dành rất nhiều thời giờ quý báu cho cộng đồng một cách hữu hiệu (xin xem tuần báo Đời Nay số 1046 ng ày 13-4-2012 nơi trang A2 Các thương gia Eden Cảnh sát kh ông còn canh cửa tiệm vào mỗi đêm nữa) mà còn đảm trách chuyển ngữ từ Anh sang Việt Ngữ để phổ biến tin tức qua các đài truyền thông ở hải ngoại cho người Việt Vùng Hoa Thạnh Đốn VN nữa, Ông quả là con người làm việc không biết mệt mỏi, để có một thành quả tốt đẹp như hiện nay đáng ngưỡng mộ và kính phục. Không biết Cộng đồng Người Việt Vùng Hoa Thạnh Đốn trong tương lai có tìm được người kế vị xứng đáng và có khả năng như Ông chăng?
Nhân nhắc đến truyền thông VN, được biết nơi đây có 2 đài truyền hình như SB TN Hoa Thanh Đốn DC... , 3 đài phát thanh như RFA, VNDC Radio... và  rất nhiểu tuần báo và bán nguyệt san như sau : Việt Mỹ, Trẻ, Sống Thần, Hoa Thạnh Đốn Việt Báo, Đời Nay, Phố Nhỏ, Thủ Đô Thời Báo... trong khi ở Paris quá ít. 
Một đặc điểm khác nữa, trong Cộng Đồng người Việt vùng Hoa Thạnh Đốn đã thấy việc làm của Ông Nguyễn-Văn-Đặng là người hài hòa với tất cả mọi người bằng cách làm phó nhòm để chụp hình trong các cuộc hội hợp, tiệc lễ để lưu niệm và phổ biến rộng rãi khắp nơi, mặc dù tuổi của Ông đã qua thất thập cổ lai hy nhưng vẫn vui sống với mọi người bằng chứng khi gặp nhau Ông nở nụ cười hoan hỉ thân ái đầy thiện cảm. Đó là, cái tâm an lạc của Ông dành cho tất cả mọi người, làm cho tôi kính ngưỡng con người của Ông một cách đặc biệt.
Trong thời gian thăm viếng Hoa Thạnh Đốn và xem Hoa Anh Đào tôi được tham dự Lễ Giổ tổ Hùng Vương vào lúc 10 gìờ sáng ngày 31-3-2012 nhằm đúng ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch năm Nhâm Thìn do Hội Cao Niên tổ chức. Đây là, buổi lễ rất trang trọng tưởng nhớ tổ tiên của tiền nhân chúng ta, tôi vô cùng khâm phục việc làm hữu ích này và chiều cùng ngày Hội Ngộ Cảnh Sát Quốc Gia Mùa Hoa Anh Đào do Hội Thân  Hữu CSQG VNCH Vùng Hoa Thạnh Đốn và Phụ Cận tổ chức vào thứ bảy 31-3-2012 tại nhà hàng Havest Moon bắt đầu 19 giờ. Xin trích dẫn các hình ảnh tiêu biểu dưới đây :

Đó là, sự hiểu biết tiêu biểu sơ khởi trong chuyến đi vừa qua không tránh khỏi sự thiếu khuyết, xin quý vị bổ túc thêm, trân trọng kính chào quý độc giả bốn phương nhứt là quý bà con đồng hương vùng Hoa Thạnh Đốn.

OUR GREAT MODERN POETS

OUR GREAT MODERN POETS

Nhà xuất-bản “Famous Poets Press” vừa mới phát-hành một ấn-phẩm mới, cho năm 2012: tuyển-tập thơ tiếng Anh nhan đềOUR GREAT MODERN POETSThe Best Poetry of Our Times” (“CÁC NHÀ THƠ LỚN HIỆN NAY CỦA CHÚNG TA – Thi Ca Tuyệt Vời Thời Nay của Chúng Ta”).
        Nhà xuất-bản này do Lavender Aurora chủ-biên, có Website với địa-chỉ liên-lạc: Box 21, Talent, OR 97540 (USA).
 


         Trong tuyển-tập thơ lần này có bài “REFLECTIONS” của Thanh-Thanh (Lê Xuân Nhuận):
                REFLECTIONS
I have heard palaver, over historic issues ranged,
Such as, “If Cleopatra’s nose had been shorter,
The whole face of the world would have changed!”
But who asked “How?” would be a blabber aborter!
I have heard of legitimate possessions justification
Quoting, “Render unto Caesar the Caesar’s things!”
But people are unaware of such self-devastation,
For Jesus added, “Unto God the Heavenly King’s”!
I have heard the priests against incest preach
(Such kind of beauty cream would only hide blister)
But how could be born of Adam’s descendants each
If Cain had not had intercourse with his own sister?
I have experienced the Marxist-Maoist illogicality;
They force you to accept and believe their beliefs:
A classless society but for the proletariat partiality
And a stateless world but under communist chiefs!
So, I do acclaim and support any good success
And do further accept theoretically good intentions
But never extol and thank what is utopian guess:
Man at these times only needs realistic inventions!
                                                      THANH-THANH
       
Thanh-Thanh đã có thơ tiếng Anh được chọn in trong hơn 30 tuyển-tập thơ của Mỹ và Anh, như các ấn-phẩm dưới đây:
       

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ


PHẾ BỎ MÔ HÌNH KINH TẾ XHCN
TỨ LÀ DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 19.04.2012. CẬP NHẬT 26.04.2012
 
CẬP NHẬT 26.04.2012:
Quốc nội nhắn nhủ Hải ngoại
 
Chúng tôi cập nhật bài này và đăng lại vì đây là vấn đề quan trọng. Nó quan trọng ở chỗ là lần đầu tiên người dân Việt Nam được bầy tỏ LẬP TRƯỜNG của mình đối với chính Cơ chế CSVN là nên dứt bỏ hay giữ lại. Cái Cơ chế CSVN hay CSTQ, chính là cái Mô hình Kinh tế gồm cách thế Trị dân và Quyền nắm giữ đời sống làm ăn của dân, nghĩa là Kinh tế. Thực ra Lý thuyết của Mác là một Chủ trương Kinh tế, là Duy vật (Kinh tế). Khi hỏi dân ý về Mô hình Kinh tế XHCN, tức là hỏi dân xem có thích hay không thích Cơ chế CSVN hiện hành định hướng XHCN. Cơ chế CSVN hiện hành chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Nếu CSVN tách hai phương diện ra và chỉ nắm quyền cai trị độc tài mà để cho dân tự do làm Kinh tế, thì Cơ chế tự động chết. Cái quan trọng nhất của đảng CSVN là nắm độc quyền Kinh tế. Những người vào đảng CSVN cũng chỉ nhắm có thế. Vì vậy khi 90% dân chúng bầy tỏ là phải phế bỏ Mô hình Kinh tế XHCN, đó là họ tuyên bố phải dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành. Từ 90% dân chúng bầy tỏ phải dứt bỏ Cơ chế CSVN mà chúng tôi trình bầy trong bài này, chúng ta có thể nói rằng đây là lời nhắn với Hải ngoại rằng chúng ta không thể phản bội lại dân chúng Quốc nội trong cuộc đấu tranh bằng tuyên bố rằng chúng ta vẫn giữ lại Cơ chế CSVN hiện nay và sống Hòa Giải Hòa Hợp với đảng CSVN chủ trương Cơ chế ấy. Tỉ dụ khi đấu tranh cho Nhân quyền mà tuyên bố giữ lại Cơ chế CSVN hiện hành, thì đó là đi ngược với chủ trương đấu tranh của Quốc nội. Trong phạm vi Nhân quyền mà chúng ta kêu gọi tại Hải ngoại, chúng ta phải nhấn mạnh đến cái quyền Kinh tế của dân chúng Việt Nam, bởi vì đây là điều thiết thân của quần chúng, nhất là dân chúng đang bị cướp bóc khả năng sống.
Cuộc đấu tranh tại Quốc nội hiện nay là đánh vào Kinh tế bởi vì đây là TỬ HUYỆT của CSVN. Đánh địch, phải đánh vào TỬ HUYỆT bằng bất cứ phương tiện nào dù là BẠO ĐỘNG. Nếu đánh địch chỉ nguyên ở những ý niệm Nhân quyền, thì đó là đánh vào một tấm cao su co giãn mà CSVN thường ngụy biện. Có thể chính CSVN muốn chúng ta chỉ nói về những ý niệm Nhân quyền trống trải để chúng dễ tránh né dân Quốc nội đang nhằm TỬ HUYỆT mà tấn công. Trong trường hợp này, chính chúng ta giúp CSVN giữ kín TỬ HUYỆT.
Chủ lực đấu tranh là Quốc nội. Hải ngoại chỉ là trợ lực. Vì vậy phận sự Hải ngoại là theo sát cuộc đấu tranh tại Quốc nội mà trợ lực, chứ đừng coi chúng ta là chính mang Cách Mạng về giải phóng cho Quốc nội.
Nguyễn Phúc Liên
 
Lần đầu tiên Truyền thông quốc nội, hay đích danh Thông tấn VnEconomy, đã tạo cho quần chúng quốc nội nói lên một sự lựa chọn nhắm vào tử huyệt của Cơ chế CSVN, một Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cơ chế ấy, từ Trung quốc tới Việt Nam tạo một tử huyệt, đó là THAM NHŨNG ăn ruỗng Kinh tế. Xin quý độc giả đọc toàn Bản Tin mà chúng tôi đăng ở phần TIN NÓNG BÌNH LUẬN dưới nhan đề KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ƯU VƯỢT HƠN KINH TẾ XHCN (“87% Dân VN: Kinh Tế Thị Trường Ưu Việt hơn Nền Kinh Tế XHCN”) 
 
Thời điểm tụt giốc Kinh tế trầm trọng
buộc phải cải tổ tận gốc Cơ chế
 
Dân chúng quốc nội đang ở thời điểm tụt giốc trầm trọng của Kinh tế đến nỗi những Tổ chức Tài chánh, Ngân Hàng quốc tế huỵch toẹt nhấn mạnh cho hai Nhà nước TQ và Việt Nam phải cải tổ tận gốc mô hình Kinh tế, nếu không việc tụt giốc không thể cứu chữa. Thực vậy:
*          Bản Tin ngày 06.12.2011 của AFP từ Hà Nội viết như sau:
“HANOI, 6 déc 2011 (AFP) - Le Vietnam doit accélérer la restructuration de son économie et améliorer la situation des droits de l'Homme, qui freine son développement à long terme, ont estimé les bailleurs de fonds internationaux, réunis mardi à Hanoi “. (HÀ NỘI, 06.12.2011 (AFP) – Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc Kinh tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài, những nhà cho vay vốn quốc tế họp tại Hà Nội thẩm định như vậy.)
Tái cấu trúc Kinh tế là những Biện pháp Chính trị Kinh tế  (Politique Economique) được áp dụng hoặc cho dài hạn hoặc cho ngắn hạn. Chủ trương Chính trị Kinh tế áp dụng trong dài hạn có nghĩa là phải thay đổi một Hệ thống Kinh tế. Việt Nam đang ở trong Chủ trương “Hệ thống Kinh tế định hướng XHCN “, một Chủ trương bắt nguồn từ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy (Système d’Economie Centralisée et Dirigiste).
*          Vào trung tuần tháng 3.2012 mới đây, Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới, họp báo tại Bắc Kinh và nhấn mạnh về việc Trung quốc đang gặp phải một khúc quặt trên đường phát triển Kinh tế khiến việc cải cách tận gốc là một đòi buộc không thể tránh né.
“La Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de croissance qui va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des experts de la Banque mondiale et du gouvernemen. La nécessité de réformes est indiscutable parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement"(Trung quốc tiến đến một khúc ngoặt trong việc phát triển Kinh tế và sẽ buộc phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ thụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và của Chính phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây. Sự cần thiết của những cải cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ Trung quốc đang gặp khúc ngoặt trong việc phát triển của mình).
           
Thế nào là những Mô hình Kinh tế Thị trường và
Kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa
 
Chúng tôi phân biệt trong phần này những Mô hình Kinh tế để quý độc giả thấy cái căn nguyên tụt giốc Kinh tế đang diễn ra tại Trung quốc và tại Việt Nam mà chúng tôi vừa tóm tắt ở phần trên, đồng thời cũng nhận thấy sự sáng suốt lựa chọn của quần chúng Việt Nam mà chúng tôi nói tới ở phần dưới.
*          Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường đặt căn bản lên TƯ HỮU cá nhân những phương tiện kiếm sống để nuôi chính thân xác mình. Khi nói tư hữu phương tiện kiếm sống có nghĩa là cá nhân có quyền TỰ DO sử dụng những phương tiện ấy. Nếu không có tự do cá nhân sử dụng, thì hai chữ TƯ HỮU cá nhân không còn ý nghĩa. Từù tự do sử dụng mà sinh ra tự do Kinh doanh (Libre entreprise). Giữa những cá nhân tự do kinh doanh, có sự cạnh tranh mà Thị trường cạnh tranh tự nó có lực điều chỉnh cân bằng cho sản xuất (CUNG) và tiêu thụ (CẦU). Không có quyền lực ngoại tại, như Chính trị chẳng hạn, hoặch định cho sản xuất và tiêu thụ cá nhân. Trong cuộc sống cạnh tranh đụng chạm quyền lợi, những cá nhân ưng thuận với nhau những Luật pháp quy định phạm vi quyền lợi và những chế tài khi một cá nhân vi phạm quyền lợi người khác. Đây là Luật pháp Dân chủ chứ không phải Luật pháp ấn định từ một quyền lực ngoại tại, như Chính trị chẳng hạn.  
*          Mô hình Kinh tế XHCN là Tập quyền Chỉ huy từ quyền lực Chính trị. Thực vậy, đối nghịch lại hoàn toàn Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường là Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Đi từ Ý thức hệ Xã hội mà Cá nhân phải hy sinh phục vụ, quyền lực Chính trị phế bỏ quyền TƯ HỮU. Tất cả những Phương tiện sản xuất đều là CÔNG HỮU. Nếu là Công hữu, thì cá nhân không có quyền TỰ DO sử dụng, vì vậy mà không có Tự do Kinh doanh (Libre Entreprise). Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT đều nằm dưới quyền điều hành, chỉ định làm việc của quyền lực Chính trị NHÀ NƯỚC. Ngay cả Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ cũng không có quyền Tự do mà phải theo quy hoạch tiêu thụ do Nhà Nước. Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC nắm giữ.
Tóm lại các Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT, TIÊU THỤ và TIỀN đều phải nằm dưới quyền của Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC. Vì vậy Mô hình Kinh tế gọi là Tập quyền. Bằng những Kế hoạch Ngũ Niên, Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định cho Sản xuất và Tiêu thụ, ngay cả Vốn từ Tiền tệ lưu hành. Đồng Tiền trong hệ thống là đồng Tiền do chính Nhà Nước định giá, chứ không phải là đồng Tiền do dân quyết định do chấp nhận hay không.
Vì chính Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC giữ toàn quyền chỉ huy Kinh tế từ SẢN XUẤT đến TIÊU THỤ và TIỀN TỆ, nên không có THỊ TRƯỜNG là nơi cạnh tranh CUNG—CẦU tự do. Thị trường trao đổi (Thương mại) được thay thế bằng những HỢP TÁC XÃ tiêu thụ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định.
Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã phát sinh ra những Vấn đề Kinh tế làm mất hiệu năng của Hệ thống khiến Oâng Mikhael GORBATCHEV phải khai tử nó:
=>       Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI làm cho những hoạt động Kinh tế thiếu sáng kiến cá nhân.
=>       Thiếu cạnh tranh làm cho giảm hiệu lực Kinh tế thăng tiến
=>       Khi những Phương tiện sản xuất không thuộc tư hữu, thì tác nhân Khinh tế không chăm sóc, thậm chí còn cắt xén giấu cất cho riêng mình. Cha chung không ai khóc. Tiêu Tiền chùa, thì Lãng phí.
=>       Yếu tố quan trọng hơn cả là làm việc mà không có TƯ HỮU những kết quả cố gắng, thì cá nhân mất hẳn yếu tố KÍCH THÍCH cố gắng làm việc.
Tại Liên Xô, Mikhail GORBATCHEV cũng đã phải khai tử Hệ thống Kinh tế này vào thập niên 90.
Mô hình Kinh tế “Tự do Thị trường định hướng XHCH” chỉ là một việc vá váy đụp từ Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Với tình cảnh dân phải nhai bo bo trật hàm, đảng CSVN buộc lòng phải “đổi mới“, nghĩa là tái cấu trúc Kinh tế dưới danh hiệu “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN “. Những chữ Tự do Thị trường nhằm để với tay xin trợ lực của Thế giới Kinh tế Tây phương khi mà Thế giới Cộng sản sụp đổ không còn khả năng viện trợ cho Việt Nam nữa. Những chữ “định hướng XHCN “ chủ trương giữ lại Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Trên thực tế, đảng CSVN vẫn giữ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.
Đây là Mô hình vẫn giữ căn bản của Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI. Chính Liên Xô cũng đã thấy Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường, nghĩa là với TƯ HỮU và Tự do Kinh doan mới làm cho những hoạt động Kinh tế tăng hiệu năng cao.
Cả hai Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy hay trá hình “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCH “ nới rộng TƯ HỮU đều mang một mẫu số chung không thay đổi, đó là Nhà Nước Chủ trương Chính trị ĐỘC TÀI nắm trọn Độc quyền Kinh tế. Chúng ta có thể gọi cả hai là Mô hình Kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa.
 
Dân chúng Việt Nam thẩm định hai Mô hình Kinh tế:
CHỌN Mô hình Kinh tế Thị trường
và dứt BỎ Mô hình Kinh tế XHCN
 
Ngày 14.04.2012, Bà MỸ LOAN phổ biến trên Diễn Đàn Bản Tin do Thông tấn VnEconomy thông báo về phỏng vấn dân chúng Việt Nam. Bản Tin viết mào đầu như sau:
HANOI - Đại đa sô dân Việt Nam công nhân rằng nền kinh tế thị trường tuyệt vời hơn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo một bản khảo sát thực hiện tại Việt Nam.
Bản tin trên thông tấn VnEconomy có nhan đề khéo léo, “Kinh tế thị trường và nghịch lý thú vị của người Việt,” đã đưa ra các con số cho thấy nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã là cái gì rất đáng sợ.
“Báo cáo nghiên cứu về cảm nhận của người dân Việt Nam về vai trò của nhà nước và thị trường ở Việt Nam (CAMS 2011) được công bố sáng 13/4 tại Hà Nội đã cho thấy một “nghịch lý” thú vị trong quan điểm của người Việt đối với kinh tế thị trường.
Trong cuộc khảo sát để hình thành nên CAMS 2011:
*          Có đến 87% người trong tổng số hơn 1.000 người tham gia trả lời cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác.”
*          Chỉ có 7% là bám vào kinh tế kiểu Mác Lê Hồ. Có thể đây là số người đang được hưởng đặc lợi của Cơ chế Kinh tế hiện hành.
*          Nhóm cơ quan báo chí có tỷ lệ ủng hộ cao nhất với 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt, tiếp theo là nhóm cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và UBND và các sở ngành cấp tỉnh (92%).
*          Nhóm doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) và các cơ quan Đảng ở Trung ương là tương tự nhau (86-87%).
*          Gần 90% những người nắm chức vụ cao cấp ủng hộ mô hình kinh tế thị trường so với tỷ lệ 85% của nhóm chức vụ trung cấp hay bình thường.
*          Tỷ lệ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường của nhóm người từ 30 tuổi đến 49 tuổi và nhóm 50 tuổi trở lên đều khoảng 90% so với tỷ lệ gần 83% của nhóm những người dưới 30 tuổi.”
Với những con số trên, Dân chúng Việt Nam CHỌN Mô hình Kinh tế Thị trường và muốn dứt BỎ hẳng Mô hình Kinh tế của Cơ chế CSVN hiện hành với chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế.
 
Cuộc Cách Mạng Kinh tế hiện hành
 
Cuộc đấu tranh hiện hành của dân chúng nghèo khổ Quốc nội gồm Dân Oan, Nông Dân là thể hiện sự lựa chọn trên đây mà Thông tấn VnEconomy vừa cho biết kết quả. Quần chúng nghèo khổ không bắt đầu bằng những chữ Nhân quyền, Dân chủ... trừu tượng, mà bắt đầu bằng đấu tranh cho quyền sống Kinh tế để tiến dần đấn Dân chủ, Nhân quyền khả thi cụ thể do chính họ định liệu lấy. Nhân quyền, Dân chủ... không phải là những khuôn mẫu từ quyền lực, nhất là từ nước ngoài cấu kết với ác quyền CSVN, chụp lên đầu họ khi mà họ chưa chiếm được quyền Kinh tế là nền tảng khả thi cho Nhân quyền, Dân chủ cụ thể. Họ muốn chính họ xây dựng Nhân quyền, Dân chủ dựa trên quyền Kinh tế đã chiếm được. Cuộc đấu tranh của quần chúng nghèo, Dân Oan và Nông dân, được thẩm định và ủng hộ của 90% toàn dân Việt Nam.
Những chặng đấu tranh hiện hành của Quốc nội làm Cách Mạng Kinh tế có thể tóm như sau:
 
Chặng 1: Đòi TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất Đai
Đây là chặng bắt đầu mà Dân Oan đang khởi động với quyết tâm có thể bạo động để bảo vệ Tư hữu Đất đai. Khối nông dân chỉ muốn “Người Cầy có Ruộng“. Họ sẵn sàng bạo động chống lại những quyền lực đến cướp đất đai của họ. Đó là những người, giống như những thành phần đầu tiên của Xã hội Hoa kỳ và Thụy sĩ, đòi hỏi việc tôn trọng TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất đai.
 
Chặng 2: Đòi LUẬT LỆ rõ rệt về tư hữu Đất đai
Hiện nay, Luật lệ của CSVN về Đất đai là “Đất đai thuộc về nhân dân, nhưng đảng CSVN quản trị !” Đây là Luật lệ trá hình để CSVN chiếm giữ mọi tài nguyên từ Đất đai cho riêng đảng. Quyền TƯ HỮU luôn luôn hàm ngụ quyền tự do sử dụng TƯ HỮU.Nói rằng cái Cầy là tư hữu của nông dân tên A, thì nông tên A phải có quyền tự do sử dụng cái Cầy ấy, nếu không, hai chữ TƯ HỮU không có ý nghĩa chính yếu của nó. Nói rằng Đất đai là TƯ HỮU của nhân dân, mà quyền sử dụng lại do đảng CSVN chỉ định, thì cái quyền TƯ HỮU ấy chỉ là việc chơi chữ để đảng CSVN đánh lừa nhân dân mà chiếm lấy Đất đai cho mình.
 
Chặng 3: Đấu tranh BẢO VỆ quyền Kinh tế
Khi nhân dân có TƯ HỮU, có quyền sử dụng TƯ HỮU để làm ăn mà Nhà nước phải tôn trọng, những cá nhân sinh hoạt Kinh tế tiến tới những Luật Lệ bảo phân định quyền lợi Kinh tế giữa họ và đặt để cho Nhà nước những lãnh vực can thiệp vào đời sống Kinh tế tư nhân cho hợp lý. Kinh tế tư nhân lớn mạnh, thì tư nhân có lực để đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng. Gọi “Sĩ“ là Chính giới, gọi “Nông“ là lớp người làm ăn Kinh tế tư nhân. Câu nói “Nhất Sĩ nhì Nông !”, nhưng hết gạo chạy rông, thì “Nhất Nông nhì Sĩ “. Đây là chặng DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Démocratisation Economique) để có lực thực hiện DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ (Démocratisation Politique). Xã hội Hoa kỳ và Xã hội Thụy sĩ, từ những Cá nhân đi tìm sống, đã thực hiện Dân Chủ hóa Kinh tế trước khi tiến tới Dân chủ hóa Chính trị, thì nền Dân chủ của họ mới vững chắc và khả thi.
Những chặng đấu tranh của đồng bào quốc nội là thực tiễn và cụ thể. Nó đang trên đường tiến tới một mẫu mực NHÂN QUYỀN và DÂN CHỦ “Made in Vietnam“, chứ không phải là “Made in USA “ , “Made in France “ hay “Made in Australia“...
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 26.04.2012

NGUYỄN QUANG THIỀU * CHUYỆN KHÓ TIN


Chuyện khó tin ở vùng quê đau khổ


Thành viên DaLat&Mehttp://www.x-cafevn.org/node/1318


"Chuyện khó tin ở vùng quê đau khổ" là cái tít mà theo đánh giá của tôi vẫn còn khá nhẹ nhàng, được giật trên báo điện tử Dân Trí ngày hôm nay.
Bài viết được mở đầu bằng cách giới thiệu về những "tuyệt chiêu" mà con cháu Phạm Quang Nghị đang áp dụng tại Thanh Hóa - mảnh đất lắm tài, nhiều tật thuộc bậc nhất Việt Nam.

Trong số những “tuyệt chiêu” của chính quyền địa phương để thúc dân làm xong phận sự đóng góp có bài “Quy trữ tài sản tương đương”. Nghĩa là, không có tiền đóng góp thì cán bộ, công an viên đến nhà, thấy có thứ gì đáng giá khuân luôn về xã...

Nếu như ngày xưa, Hồ Chí Minh từng dõng dạc tuyên bố với toàn thể đồng bào trong nước và nhân dân quốc tế về "hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng" thì 63 năm sau cái bản tuyên ngôn bất hủ đó. Đảng CSVN lại cho “quan” xã xiết nợ cả… quan tài - cái mảnh gỗ cuối cùng đưa mỗi người về chốn linh thiêng.

Một dân tộc luôn khát khao tìm kiếm tự do - hạnh phúc trong suốt 4.000. Một dân tộc kiêu hùng đánh trả bất cứ một quân xâm lược nào trong suốt 4.000 năm lịch sử. Ấy vậy mà, khi đất nước sạch bóng ngoại bang, dân đen lại lâm vào cảnh lầm than khốn đốn với lũ tà quyền bản địa.


Độc lập là gì khi cắt đất, cắt biển dâng cho kẻ thù?
Tự do - hạnh phúc là chi khi nước mắt người dân mãi chảy dài trên gò má sạm đen!

Tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi 2 câu văn trong bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu.
"Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều
Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế giật dờ trước ngõ"

Tôi thấy Nhân dân VN vẫn đang sợ hãi sống trong sự tuyệt vọng của 2 câu Tế trên. Mặc cho cái năm... 2000 đã đi qua từ lâu.


TÀI LIỆU DẪN CHỨNG

Chuyện khó tin ở vùng quê đau khổ
Thứ Năm, 04/12/2008 - 6:27 PM
http://dantri.com.vn/Sukien/Chuyen-kho-tin-o-vung-que-dau-kho/2008/12/263035.vip

Trong số những “tuyệt chiêu” của chính quyền địa phương để thúc dân làm xong phận sự đóng góp có bài “Quy trữ tài sản tương đương”. Nghĩa là, không có tiền đóng góp thì cán bộ, công an viên đến nhà, thấy có thứ gì đáng giá khuân luôn về xã...
Hiện nay, xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) còn gần 60% hộ đói nghèo, con số này những năm trước còn cao hơn. Vậy mà gần chục năm qua, bà con nơi đây vẫn phải vẹo lưng gồng gánh những khoản đóng góp, khoán phạt lạ lùng. Ai không có tiền đóng sẽ bị chính quyền địa phương dùng “biện pháp mạnh”.


“Quan” xã xiết nợ cả… quan tài


Về Hải Lộc, theo sự chỉ dẫn của người dân, tôi tấp vào nhà ông Nguyễn Văn Thủy, ở thôn Lạch Trường. Trong căn nhà tuềnh toàng, ông Thủy dở khóc, dở cười kể lại chuyện bị bắt bộ ván canh vì thiếu nợ.
Năm ấy (2002), xã mở đợt cao điểm thu các khoản đóng góp của năm và tiền nợ đọng những năm trước. Chẳng biết những khoản tiền gì mà mỗi năm, nhà ông phải đóng đến mấy trăm nghìn. Cái ăn hàng ngày còn phải còng lưng tìm kiếm thì số tiền ấy, với ông, quả là quá lớn. Mấy đêm, ông trằn trọc tìm “lối thoát”, bấu víu vào hy vọng: “Chưa có đóng thì gắng xin họ cho khất, khi con về thì trả nợ sau!”. Niềm hy vọng nhỏ nhoi của ông nhanh chóng bị dập tắt khi một ngày nọ chính quyền xã và thôn ập vào.

Ông Thủy kể, hôm ấy, ông đi biển về, thấy bà ngồi sụt sùi, nghe bà thuật lại câu chuyện, ông thấy trời đất như chao đảo, quay cuồng. Thì ra, khi ông đi làm, xã, thôn đã cho người đến “quy trữ tài sản”. Nhà chỉ có duy nhất mấy tấm ván canh, ông tậu phòng xa lo hậu sự cho mình, là đáng giá nên họ đã khuân đi.
Ông bảo, khi ấy, tiếc mấy tấm ván thì ít, mà cay đắng về cách hành xử của những người được coi là “đầy tớ của dân” thì nhiều. “Khốn nạn thay cái kiếp nhà nghèo! Đến mấy tấm ván hậu sự mà cũng không giữ được thì mặt mũi đâu mà thấy mọi người!”.

Hơn năm sau kể từ ngày kinh hoàng ấy, anh Nguyễn Văn Năm, con trai út của ông từ Nam ra. Thấy bố kể chuyện, anh dốc nhẵn túi lên xã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp của gia đình. Lần ấy, cả nợ cũ lẫn lãi, anh nộp cho xã hơn 1 triệu đồng. Đóng xong, ngỡ là được lấy mấy tấm ván về, nào ngờ... Anh ngã ngửa khi người ta bảo, muốn lấy ván về thì phải nộp tiền lưu kho 5 nghìn đồng một ngày. Hơn một năm trời “nằm trên xã”, “phí trông coi” có khi lớn hơn cả giá trị mấy tấm ván. Suy tính thiệt hơn, lại thêm cạn túi, anh đành tay không lủi thủi ra về…

Mới đây, khi một phóng viên đến tìm hiểu sự việc nhà ông Thuỷ, mấy tấm ván canh, có cái đã bị mọt, bỗng được khiêng trả lại cho chủ cũ. (Ảnh: NTNN)
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/huongnt/1208/nongthon041208-1.jpg


Đăng ảnh nồi cháo là... bôi xấu lãnh đạo thôn


Câu chuyện giữa tôi và gia đình ông Thuỷ bị cắt dở giữa chừng bởi sự xuất hiện của mấy người lạ mặt. Họ là cán bộ thôn và công an xã. Như nhiều chuyến công tác khác, tôi xuất trình đầy đủ những giấy tờ cần thiết. Tưởng thế là xong, nào ngờ họ nằng nặc mời chúng tôi ra hội trường thôn để làm việc.
Theo sự giới thiệu của ông Lê Trường Sinh - Trưởng thôn Lạch Trường thì những người đang làm việc với tôi có ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng Công an xã, ông Đinh Văn Khoa - Phó Công an xã, ông Đinh Ngọc Tuyên - Bí thư Chi bộ thôn Lạch Trường, ông Nguyễn Văn Sen - Phó thôn, Công an viên thôn Lạch Trường. Ông Lê Trường Sinh bảo, chính quyền địa phương luôn... tôn trọng báo chí và sẵn sàng để báo chí tự do tác nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm của ông là tôi nên thông qua chính quyền địa phương, trước khi vào dân tìm hiểu, nắm bắt tình hình!

Sau khi ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng Công an xã hoàn thành thủ tục “vào sổ” giấy tờ của tôi thì ông Sinh bắt đầu vào việc. Theo ông, “quy trữ tài sản” là việc làm... cần thiết để chính quyền xử lý những hộ gia đình chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp do Nhà nước và địa phương quy định. Cụ thể trường hợp nhà anh Năm, do chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng góp năm 2001-2002 nên xã đã tiến hành tạm thu mấy tấm ván trên...

Rời thôn Lạch Trường, tôi vòng lại thôn Thắng Hùng, ghé thăm gia đình chị Ngô Thị Sáng, cũng nằm trong diện bị “quy trữ tài sản”. Năm ấy, nhà chị nợ hơn 100 nghìn tiền đóng góp. Nhà những chục người, toàn trẻ con lít nhít nên làm chẳng đủ ăn. Do vậy, khoản nợ mấy lần xã giục nộp chị chẳng biết xoay đâu. Hôm cán bộ đến, chị đã hết lời khẩn xin, nhưng họ không nghe. Cuối cùng, thấy nhà chị có một chiếc bàn và một chiếc ghế sa lông nan, họ đã khuân đi.

Chị Ngô Thị Sáng, thôn Thắng Hùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá) - một “nạn nhân” của “Quy trữ tài sản”.

http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/huongnt/1208/nongthon041208-2-nho.jpg

Lúc tôi đến, chị Sáng đang cùng các con ăn trưa. Bữa trưa là nồi cháo trắng cùng mấy con cá vụn. Cá này, dân biển mua rẻ như cho. Đang hí hoáy ghi hình bữa trưa đạm bạc ấy, không biết từ đâu, 4- 5 người mở cổng ập vào. Lại là mấy cán bộ thôn “mẫn cán” đến “nắm bắt tình hình”. Thấy chị Sáng tiếp tục chia sẻ cùng tôi cuộc sống vất vả, một thanh niên cắt ngang: “Các anh ở đâu thế nhỉ? Sao thấy là lạ nhỉ?”. Tôi dừng ghi, bình thản trả lời: “Tôi là nhà báo anh ạ!”. Tưởng thế là xong, bởi khi sáng, ông trưởng công an xã đã kiểm tra giấy tờ của tôi rồi. Thế nhưng, một người trong đoàn lại bảo, xã chưa... báo cáo cho thôn biết.


Chị Ngô Thị Sáng, nước mắt ngắn dài nhắc lại chuyện cũ. (Ảnh: NTNN
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/huongnt/1208/nongthon041208-2.jpg

Đang lúc đôi co thì ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng Công an xã đến. Ông thừa nhận, giấy tờ của tôi là hoàn toàn hợp lệ. Nhưng một người tự xưng là trưởng thôn gay gắt: “Nếu chú mà ghi lại hình ảnh kia kìa (nồi cháo- PV) thì chú bỏ ngay đi! Tôi khẳng định nhà này là... vớ vẩn!”. Nghe ông trưởng thôn nói vậy, chị Sáng ôm mặt khóc oà. Còn nồi cháo thì mắt trước mắt sau, người ta đã đem đi đâu mất. Theo yêu cầu của mấy người lạ mặt ấy, tôi lại về hội trường của thôn Thắng Hùng để cùng họ... trao đổi công việc!
Tại hội trường, ông trưởng thôn dặn tôi không được đưa hình ảnh nồi cháo của chị Sáng lên báo, vì như thế thì khác gì bôi xấu đội ngũ lãnh đạo thôn. Ông nhấn mạnh, nếu tôi “cố tình” đề cập đến vấn đề... không đẹp này, ông sẽ có ý kiến ngay!


“Phép công”... ông cứ làm!

Biết có nhà báo về, mấy bô lão ở thôn Hưng Thái cứ đạp xe lên xuống kiếm tìm. Theo chân họ, tôi về thăm gia đình chị Đồng Thị Liệu, nhà ở ngay mặt con đường dẫn lên trung tâm xã. Lần tiếp xúc với dân này, chính quyền địa phương không “mời” tôi về trụ sở như hai thôn trước, mà thay đổi “chiến thuật”. Hễ tôi đi đến đâu, gặp ai thì luôn có một công an viên đi kèm.

Trò chuyện với chị Liệu, chúng tôi luôn được một công an viên kè kè bên cạnh. (Ảnh: NTNN)
http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/huongnt/1208/nongthon041208-3.jpg



Tiếp chuyện tôi, chị Liệu không cầm được nước mắt. Chị bảo, chị không biết chữ và cũng ít đi ra ngoài. Thế nhưng, trong thâm tâm mình, chị tin chắc một điều rằng chẳng có nơi đâu người dân lại khổ như ở đất này.
Đợt cao điểm “quy trữ tài sản” năm 2004, gia đình chị bị tạm thu một chiếc ti vi, tài sản đáng giá duy nhất lúc đó. Sáng hôm ấy, chị đang lúi húi nấu cơm còn chồng chị bế con thì “đoàn công tác” tấp vào nhà. Không thu được những khoản nợ đọng, đoàn tạm thu luôn chiếc TV. Thấy nhà bỗng dưng “mất” của, chị nước mắt như mưa. Van nài, xin xỏ nhưng vì “việc công”, những “công bộc của nhân dân” ấy vẫn không hề xúc động. Năm sau, cào cấu vay mượn được chút tiền, chồng chị lên xã xin “chuộc lại” chiếc ti vi. Thế nhưng, chẳng hiểu họ bảo quản thế nào mà đem về được nửa tháng thì tậm tịt. Tiếc của, chị lại thêm một bận ôm mặt khóc tu tu.




------------------------------------------

Mấy cái khổ này cũng vẫn chưa thấm vào đâu. Các bác có rảnh thì tìm coi mấy bài viết về Nông Thôn Ngày Nay của nhà báo Nguyễn Quang Thiều trên báo Phụ Nữ (Sài Gòn) thì mới thấy cùng cực là thế nào.

Bức thư thứ nhất: Nhìn từ cánh đồng
Bức thư thứ hai: "Tổng thu nhập một tháng của chúng tôi"
Bức thư thứ ba: Những người đàn bà thôn quê
Bức thư thứ tư: Lựa chọn nào?
Bức thư thứ năm: Vẫn chỉ là xóa nạn mù chữ (?)
Bức thư thứ sáu: Làng đang mất!
Bức thư thứ bảy: Một dự báo về làng



Nguyễn Quang Thiều
Nguồn: Dân Trí

THỰC PHẨM ĐỘC HẠI



Bê bối thịt heo có chất tạo nạc : người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay
Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, thịt lợn bị nhiều người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay vì nghi có chứa chất nguy hại cho sức khỏe (DR)
Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, thịt lợn bị nhiều người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay vì nghi có chứa chất nguy hại cho sức khỏe (DR)
Trọng Thành
 
Từ giữa tháng Ba 2012 đến nay, thị trường thịt lợn ở Việt Nam bị chao đảo bởi một biến cố: một bộ phận lớn người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn nói chung, vì nghi ngờ thịt có các chứa chất tạo nạc gây nguy hiểm cho sức khỏe được bán rộng rãi trên thị trường. Vì sao thịt heo nhiễm các chất tạo nạc lại phổ biến trong xã hội, gây lo sợ cho người tiêu dùng, và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, bất chấp các chất này bị đưa vào danh sách cấm từ lâu ? Đâu là những giải pháp thực sự căn bản cho bê bối thịt lợn có chất tạo nạc ?
Sự tẩy chay của người tiêu dùng khiến giá thịt hơi giảm mạnh, thấp hơn cả giá thành, gây thiệt hại nặng cho những người nuôi lợn, ước tính tổng cộng lên đến hàng trăm triệu đô la. Chất cấm tạo nạc có thể giết chết ngành chăn nuôi Việt Nam là thông điệp được nhiều phương tiện truyền thông cảnh báo.
Trong thời gian từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Tư, nhiều cuộc hội thảo do các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất thuộc xã hội dân sự phối hợp với các tổ chức khoa học – kỹ thuật và giới hữu trách đã được tổ chức. Một số ghi nhận đã được rút ra, trong đó nhấn mạnh đến phần trách nhiệm lớn của hai bộ trực tiếp phụ trách an toàn thực phẩm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế, cũng như một số điều cần được làm ngay để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng.

Cơn sốt tẩy chay thịt heo có chứa chất tạo nạc có vẻ đang dịu xuống từ khoảng mươi hôm nay, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều điều cần được được thông tin cặn kẽ tới công chúng, để vấn đề này trở nên sáng tỏ hơn, bởi nhiều người cho rằng, nếu không có các biện pháp thực sự thích ứng, thì không loại trừ trong một thời gian nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lại phải hứng chịu một bê bối tương tự.
Theo đánh giá của một số nhà quan sát, vấn đề thịt heo nhiễm độc tố là một trong các vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam trong thời gian sau Tết trước hè. Thịt heo hạ giá là một trong vài yếu tố tham gia vào việc kéo chỉ số giá tiêu dùng CPI đi xuống mạnh, khiến một số nhà kinh tế lo ngại.

Khách mời của tạp chí Khoa học của RFI hôm nay, là ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường Quốc hội và ông Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

Các chất cấm, nhưng được thả nổi
Từ nhiều năm nay, các chất Clenbuterol và Salbutamol (thuộc nhóm Beta-agonist) vốn được sử dụng trong thuốc chữa bệnh, nhưng vì có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm lợn không tích mỡ mà phát triển phần thịt nạc, gây nên hiệu ứng của một thứ « thần dược », mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi, nên mặc dù bị cấm, Clenbuterol và Salbutamol vẫn được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, dưới dạng pha trực tiếp vào thức ăn cho gia sức hoặc được trộn lẫn với thực phẩm chế biến sẵn.

Theo các nghiên cứu y khoa, người tiêu dùng ăn phải thịt lợn có nhiều chất thuộc nhóm Beta-agonist sẽ bị các triệu chứng cấp tính của sự ngộ độc. Về dài hạn, các chất Clenbuterol và Salbutamol có thể làm tổn hại các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, thậm chí có thể làm chết những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, và gây ung thư. Các chất cấm này thường tồn dư chủ yếu ở thận và gan của lợn, khiến việc sử dụng nội tạng lợn làm tăng nguy cơ nhiễm các chất độc này.

Tại Châu Âu, các chất thuộc nhóm Beta Agoniste như Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm sử dụng từ năm 1988, khi mới xuất hiện làn sóng sử dụng hooc môn tăng trưởng trong chăn nuôi. Quy định này được Châu Âu tái khẳng định vào năm 1996.
Tại Việt Nam, Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm nhập từ năm 2002, tuy nhiên các chất này đã bị thả nổi, do nhiều nguyên nhân.\

Phản ứng quyết liệt của người tiêu dùng
Về mức độ sử dụng các chất độc này, có hai luồng quan điểm. Luồng thứ nhất cho rằng lượng heo bị nhiễm độc chất chỉ ảnh hưởng trên một quy mô hẹp, trong khi đó các quan điểm khác thì lại ghi nhận, có một làn sóng sử dụng chất cấm trên quy mô rộng.
Tuy nhiên, nhìn chung phản ứng của một bộ phận lớn người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian qua là rất dứt khoát : chuyển sang dùng loại thịt khác, hay nói cách khác tẩy chay thịt lớn. Riêng ở Đồng Nai – điểm nóng của hiện tượng dùng chất tạo nạc – theo điều tra nhanh của Hội bảo vệ người tiêu dùng vào thời điểm cuối tháng Ba, khi được hỏi, đã có 1/3 số người khẳng định sẽ tẩy chay thịt heo chợ và chỉ mua hàng có thương hiệu, còn 1/5 nói sẽ không ăn thịt heo và chuyển sang các loại thực phẩm khác.

Các cơ quan quản lý nhận lỗi
Vụ bê bối thịt heo nhiễm chất tạo nạc cho thấy lỗ hổng nói chung của các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Phản ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng khiến các cơ quan quản lý phải công nhận những khiếm khuyết trong cơ chế quản lý an toàn thực phẩm. Công an môi trường đã vào cuộc. Đầu tháng một số vụ buôn bán chất cấm đã được phanh phui và một số nơi sử dụng trong chăn nuôi đã được xác định.

Các cơ quan hữu trách trong vụ việc này bị phê phán là chưa hoàn thành được các trách nhiệm trước người tiêu dùng. Ở đây phải nhấn mạnh đến vai trò của báo giới và các hiệp hội dân sự trong việc làm sáng tỏ vụ việc và đưa ra ánh sáng những lỗ hổng và sự tắc trách của nhiều cơ quan quản lý.
Để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, một số giải pháp cấp tốc đã được đưa ra, như giải pháp mới nhất là tất cả các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đều phải kiểm tra từ 1/7/2012, bên cạnh đó là chính quyền phát động một phong trào cam kết không dùng chất cấm đối với giới chăn nuôi.
Tại sao các chất cấm trong chăn nuôi lại được sử dụng bừa bãi ? Các khách mời của chúng ta sẽ đưa ra các kiến giải về vấn đề này. 

Bộ Y tế chưa ra nổi quy định về hàm lượng tối đa
Sự vắng mặt của một hệ tiêu chuẩn mức độ cho phép từ phía Bộ Y tế được coi là một yếu tố gây khó khăn cho xử phạt, mà theo PGS Nguyễn Đăng Vang, đây là một vấn đề không thể giải quyết ngay trước mắt.
Nguyễn Đăng Vang : « Hàm lượng tối đa cho phép quy định trong thịt là việc của Bộ Y tế, còn hàm lượng đó, nếu nằm trong thức ăn chăn nuôi thì do Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm đưa ra. Hiện nay, gần đây thì các cơ quan này cũng có biết là cần phải khẩn trương đưa cái đấy ra.

 Trước tiên, có lẽ phải dựa vào mấy cái giới hạn tối đa cho phép của Codex đưa ra. Trên cơ sở đó, mình rút kinh nghiệm của các nước Châu Âu, hay các nước khác trên thế giới có hệ thống quản lý về thực phẩm rất chặt chẽ, các hệ thống chuyên gia của chúng ta sẽ ngồi lại với nhau bàn, xem ảnh hưởng của các chất đấy đến cơ địa, cũng như tâm sinh lý của người Châu Á, cụ thể là người Việt Nam, thì nên như thế nào là phù hợp. Có lẽ phải nghiên cứu thêm các công bố của Nhật Bản hay Hàn Quốc, Trung Quốc, để đưa ra một hàm lượng phù hợp với người Việt Nam.
Cái việc này để cho thật thận trọng, cần phải có một thời gian nhất định. Điều này phụ thuộc vào lượng thông tin chúng ta thu được nhanh hay chậm. »

Sự vắng mặt của hệ thống giết mổ tập trung
Một yếu tố nữa khiến cho việc quản lý các chất cấm rất khó khăn trong tình hình hiện tại. Đó là quy mô nhỏ lẻ của rất đông đảo người chăn nuôi. Sau đây là nhận định của tiến sĩ Lã Văn Kính :
Lã Văn Kính : « Cái điều kiện của Việt Nam không giống như nước ngoài. Người chăn nuôi nhỏ cũng nhiều, rồi hệ thống giết mổ không quy củ, nên bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Thực tế là các lái buôn tác động rất nhiều đến người chăn nuôi. Họ nói, nếu sử dụng các sản phẩm này (có chứa các chất cấm), thì họ sẽ mua heo hơi với giá cao hơn. Đúng là qua chuyện này thấy người chăn nuôi thật thà đang thiệt. Nhưng có tình trạng là các hệ thống giết mổ của Việt Nam rất là yếu, tức là chủ yếu giết mổ nhỏ, còn các nhà máy quy mô, cho nên người chăn nuôi cũng khó, bởi vì người ta không thể tự làm thương hiệu của mình được.

Theo tôi nghĩ, theo trào lưu chung, nhà nước cũng đã nhận thức ra được chuyện này. Ví dụ như thành phố HCM đã có kế hoạch quy hoạch rồi, thì trong năm năm tới, sẽ có hàng chục lò giết mổ lớn. Hy vọng đến lúc đó, người chăn nuôi sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Khi mà người ta làm được thành hệ thống, thì người ta có thể dán thương hiệu giống như của các công ty nước ngoài. Việt Nam đã ban hành một hệ thống nhãn hiệu chứng nhận quy trình chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP - Vietnam Good Animal Husbandry Practices) nếu làm được trước như thế, đề phòng được trước như thế thì sẽ tốt ».

Cần làm rõ trách nhiệm của tất cả các bên liên quan
Trong hiện trạng của nền sản xuất còn nhỏ lẻ và các tiêu chuẩn hàm lượng được phép chưa được cơ quan chức năng của Bộ Y tế ban hành, những nguyên nhân gì khiến việc sử dụng các chất cấm tạo nạc phổ biến đến như vậy, và đâu là các giải pháp trong hiện tại và mang tính căn bản cho vấn đề này. Sau đây là cuộc nói chuyện của chúng tôi với ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, là một người theo dõi sát hồ sơ này. 

Phạm Đức Bình : « Hiện nay phải nhìn nhận là, cái gốc là người chăn nuôi, cái ngọn là người tiêu dùng. Còn ở giữa là các cơ quan quản lý nhà nước, những người giết mổ heo. Chúng ta phải chỉ ra được, ai là nạn nhân, ai là thủ phạm.
Hiện nay, (đa số) người chăn nuôi cũng là nạn nhân thôi, dù người ta cũng sử dụng. Thủ phạm chính là những nhà phân phối thuốc, phân phối chất kích thích tạo nạc này.
Bây giờ, để chống chuyện này, trước nhất, theo tôi là, cái « đoạn ở giữa », là các nhà quản lý, cơ quan thú y, công an, nhưng hiện nay các cơ quan này đã không ngăn chặn được các chất cấm này đi vào. Thứ hai là, dù không ngăn chặn được, nhưng « chúng ta » có thể phát hiện được, nhưng sau khi phát hiện được, lại xử lý nhẹ quá.

Bản thân việc xử lý nhẹ cũng có một vấn đề. Chúng tôi cho rằng có sự lưỡng lự. Trong ba chất mà Việt Nam đang cấm, có chất ractopamine được một số nước phát triển như Mỹ và Úc cho phép sử dụng cho cả heo và bò. Từ đó, mọi người có suy nghĩ là tại sao các nước phát triển cho phép mà mình lại cấm. Ngoài ra khi nhập thịt từ các nước phát triển đó, thì theo WTO, thì phải chấp nhận tồn dư của ractopamine trong đó, từ đó dẫn đến sự lưỡng lự trong việc xử lý. Cụ thể là, khi phát hiện, cũng không thể hình sự hóa được vụ việc, bắt được người sở hữu chất ractopamine công an cũng không xử lý được.

Thứ hai là, đối với thú y khi phát hiện heo sử dụng chất này thì cũng không tịch thu được, mà chỉ có chế tài là giữ các con heo đó trong vòng 7 đến 10 để nó thải ra, thì được đem đi tiêu thụ. Việc xử lý có tính lưỡng lự như vậy dẫn đến chỗ không có tính răn đe, nên việc ngăn chặn này rất khó khăn. Hiện nay, các biện pháp đã làm mạnh hơn, tôi hy vọng là sẽ ngăn chặn được chuyện này.

Đồng thời đối với người chăn nuôi cũng phải có biện pháp tuyên truyền cho người ta thấy là, chuyện này hại cho sức khỏe, cho thấy rằng, vì một số người hám lợi thì gây ông đập lưng ông, khi sử dụng chất cấm thì giá heo xuống, người ta đập chính nồi cơm của người ta. Và như vậy, người ta ý thức là sẽ không sử dụng các chất cấm nữa.
Ngoài các biện pháp của các cơ quan hữu quan, những người giết mổ phải ý thức là không thu mua loại heo này nữa, và những người bán thịt heo phải cam kết sẽ không bán thịt heo bị nhiễm các chất tạo nạc. Người bán thịt heo chắc chắn biết heo nào nhiễm, heo nào không. Và khi không có người tiêu thụ, thì người chăn nuôi cũng không sử dụng chất cấm nữa. Cuối cùng là người tiêu dùng phải trang bị cho mình một kiến thức để phân biệt được, bằng cách đừng đòi hỏi heo nạc quá, heo có màu đỏ tươi. Hãy mua loại heo đỏ hồng thôi, và có độ dày mỡ lưng từ 1 cm trở lên. Như vậy, cầu không còn thì cái cung cũng chấm dứt. »

Phải xử phạt hình sự người phân phối chất cấm
Các thiệt hai trong vụ tẩy chay heo có chất cấm có thể coi như là một bài học rất xương máu, rất đắt giá, để mà những người sản xuất và phân phối hiểu được rằng phải có trách nhiệm. Thế nhưng, việc sử dụng chất cấm đã từng được phát giác vào năm 2006-2007, nhưng sau đó không có biện pháp nào đủ làm thay đổi thực trạng này, vậy trong thời gian tới, theo ông, những điều gì sẽ giúp cho việc ngăn cản được vụ bê bối kiểu như thế này không còn tái diễn nữa, thưa ông ? 

Phạm Đức Bình : « Như vậy thì, tôi cũng phải nói thêm về lịch sử của việc sử dụng chất cấm này ở Việt Nam. Khi nhà nước Việt Nam chưa cấm, thì một số công ty nước ngoài, khi vào Việt Nam sản xuất thức ăn gia súc và premix, thì người ta đã sử dụng chất cấm này. Lúc đó, chưa bị cấm thì cũng không thể gọi là chất cấm. Lúc đó, người ta coi đó là bí quyết công nghệ, để kiếm được thị phần ở Việt Nam. Lúc đó ai cũng khen, cám tốt quá, heo mông nở to quá, thịt nạc quá, đẹp quá. Lúc đó, đâu có biết người ta sử dụng chất (về sau bị) cấm. Khi người ta có thị trường rồi thì nhà nước cấm, người ta không sử dụng nữa.

Thì lúc đó thông tin mới rò rỉ ra là, một số công ty nhỏ bé thấy và bắt chước xài theo. Đến năm 2006, phát hiện ra được các công ty này có sử dụng, đại để đó là các công ty « có tóc », không dám sử dụng nữa. Đến những người chăn nuôi là những người « trọc đầu ». Những người chăn nuôi (nhỏ) là những người trọc đầu, họ không sợ. Nếu không bắt được tận tay, day tận mặt, thì người ta không lo.

Bây giờ phải giải quyết triệt để bằng cách, không có người tiêu thụ, không có người thu mua, thì chúng ta mới khẳng định được là cấm được. Nhưng phải triệt được cái đầu ra cuối cùng. Tôi nghĩ rằng, đây là một chuyện lâu dài. Phải giải thích làm sao để người tiêu dùng bảo vệ được mình, có được kỹ năng phân biệt được thịt heo có chất cấm với thịt không có.
Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người tiêu dùng, ông Phạm Đức Bình đặc biệt nhấn mạnh đến các chế tài xử phạt : 

Phạm Đức Bình : « Hiện nay chúng ta vẫn thiên về kêu gọi lương tâm, đạo đức của người chăn nuôi, của người giết mổ, của người phân phối thuốc đó. Tôi nghĩ rằng, việc kêu gọi tự nguyện, hay làm cam kết chỉ mang tính hình thức và mang tính động viên. Tôi nghĩ quan trọng là phải có biện pháp mạnh mẽ để răn đe. Ví dụ, ai là người phân phối thì phải có biện pháp phạt hình sự. Hai là, ai là người sử dụng, thì phải phạt thật nặng, thì mới ngăn chặn được. Các biện pháp nhẹ thì không răn đe được !»

Bộ máy công quyền phụ trách an toàn thực phẩm không thể thoái thác trách nhiệm
Trên thực tế, các tác hại nếu có của các chất cấm trong thịt heo đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam diễn ra rải rác từ nhiều năm nay, tuy nhiên, việc thông tin rõ ràng hơn về tác hại của các chất này đến cơ thể con người, được khẳng định thông qua một số khảo sát sơ bộ về sự hiện diện của hai chất kể trên tại nhiều khu vực trong cả nước, đặc biệt là ở Đồng Nai và một số địa điểm xung quanh thành phố HCM, đã tham gia vào việc giúp cho người tiêu dùng có ý thức hơn về các hiểm họa của thịt có chứa độc chất.

Một trong những nguyên nhân rất căn bản về mặt tâm lý khiến cho việc sử dụng các chất tạo nạc trở nên phổ biến trong chăn nuôi, là một bộ phận giới hữu trách cũng như nhiều người chăn nuôi vẫn cho rằng, sử dụng chất này, dù bị cấm, nhưng vẫn có thể chấp nhận được ở một mức độ nhất định, vì chất độc sẽ được thải ra ngoài trong một thời gian và điều này rất đem lại nhiều lợi nhuận.
Từ năm 2006-2007, vấn đề chất tạo nạc đã từng được nêu ra, nhưng kể từ đó cho đến trước làn sóng tẩy chay thịt lợn tháng Ba và Tư vừa qua, đã không có giải pháp nào thực sự đáng kể để giải quyết vấn nạn này.

Các phản ứng hiện tại của xã hội cho thấy các cơ quan nhà nước còn khá chậm trong việc làm sáng tỏ tình hình và đưa ra các giải pháp thực sự thuyết phục.
Biến cố người tiêu dùng tẩy chay thịt heo, vì nghi có chứa chất tạo nạc, là một hiện tượng đặc biệt cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng không chấp nhận các hiểm họa do việc kinh doanh phi pháp, phi đạo lý gây ra. Biến cố này đặt các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nhà sản xuất, nhà phân phối, những người kinh doanh thức ăn gia súc, giới thú y, … trước một thách thức rất lớn : đoạn tuyệt với việc kinh doanh dựa trên các chất gây hại cho con người, vốn đã được khoa học chứng minh rõ, và xây dựng một quy trình bảo đảm đưa ra được thị trường những sản phẩm không có hại cho sức khỏe con người.



Trước thời điểm Luật Tiêu dùng ở Việt Nam có hiệu lực (01/07/2012), phản ứng mạnh mẽ của một bộ phận lớn người tiêu dùng - tẩy chay thịt lợn, vì nghi có chất tạo nạc (mặc dù là một hành vi không phải hoàn toàn là có căn cứ, vì bộ phận heo có sử dụng các chất độc này chưa chắc đã phải là nhiều) – cho thấy, đã đến lúc bộ máy công quyền phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm không thể viện cớ này cớ khác, để thoái thác các nhiệm vụ được xã hội giao phó, nếu không muốn đứng trước các thiệt hại không lường được.
Hiện tượng người tiêu dùng đồng loạt tẩy chay thịt lợn cũng đặt những người sản xuất và kinh doanh trước lương tâm và quyền lợi của chính mình, trong công việc cung cấp các sản phẩm bảo đảm an toàn ra xã hội.
RFI xin chân thành cảm ơn các ông Lã Văn Kính, Nguyễn Đăng Vang và  Phạm Đức Bình đã vui lòng dành thời gian cho Tạp chí hôm nay.
Kiểm soát nhập khẩu cần phân biệt các chất hỗn hợp
với các nguyên liệu
Ông Phạm Đức Bình : Từ 01/07/2012, tất cả các loại thức ăn gia súc sẽ bị kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu, nhưng khi áp dụng đồng loạt là chết các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo tôi, những loại thuốc hỗn hợp, mà không thể mắt thấy được, thì cần kiểm tra bắt buộc, hoặc mấy tháng kiểm tra một lần hay đột xuất kiểm tra, nhưng còn những loại nguyên liệu, như bắp, mì, đậu hạt, thì mắt nhìn có thể thấy được. Tôi sợ rằng việc kiểm tra thông quan đó sẽ trở thành một hàng rào rất khó khăn cho giới doanh nghiệp. Vì vậy, nên tôi đã đề nghị với Bộ Nông nghiệp cần tách ra, cái nào số lượng nhiều, mà có thể kiểm tra bằng « cảm quan », thì anh thì vẫn kiểm nhưng phải cho thông quan, còn những cái nào là hóa chất, là các chất hỗn hợp, có thể lẫn các chất cấm trong đó, thì phải có biện pháp mạnh hơn, kiểm tra một cách triệt để, chứ không thể để như vậy được.



Chuyện động trời: Thịt thuốc phiện!
Chính quyền tỉnh Giang Tô – Trung Quốc vừa phát hiện loại chất phụ gia có tên “Vua loài thịt” dùng để chế biến thịt và có tác dụng như thuốc phiện.
Hộp chất phụ gia “Vua loài thịt” (Ảnh: SINA)
Hộp chất phụ gia “Vua loài thịt” (Ảnh: SINA).
Khi được thêm chất phụ gia này, thịt có màu đỏ đẹp, hương thơm đặc biệt, có tác dụng gây nghiện nên khiến người dân càng ăn càng thèm.
Giáo sư Mạc Bảo Khánh thuộc trường Đại học Y Nam Kinh khẳng định, phụ gia “Vua loài thịt” là hỗn hợp các chất phụ gia, trong đó có chứa chất chlorine để làm chất xúc tác, gây tổn hại tới sức khỏe con người.
Theo một số đầu bếp tại Nam Kinh, chất phụ gia này có mặt ở hầu hết các cửa hiệu và họ thường gọi đó là những chất ma thuật.
Thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể làm người dùng bị đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim…
            (Ảnh: CCVIC.COM)

Thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể làm người dùng bị đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim… (Ảnh: CCVIC.COM).
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc xảy ra bế bối an toàn thực phẩm. Liên quan đến thịt, báo chí Trung Quốc từng đưa tin về một loại bột trộn vào thức ăn cho heo ăn để có được những sản phẩm thịt tươi ngon và nhiều nạc. Loại bột này có tác dụng tạo nạc, hạn chế mỡ phát triển trong cơ thể heo vì thế sẽ cho hiệu quả kinh tế tối đa.
Các chuyên viên y tế cho biết, việc ăn loại thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể khiến bạn phải đối mặt với cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim, tiêu chảy và những hệ lụy không mong muốn khác.
Ngoài ra, người dân nước này còn phải đối mặt với nạn sữa nhiễm melamine, giá đỗ nhiễm độc, dầu bẩn…
Theo H.Bình
Người Lao Động/Tân Hoa Xã, SINA


http://www.tienphong.vn/the-gioi/575527/Chuyen-dong-troi-Thit-thuoc-phien-tpol.html
THỰC PHẨM TRUNG QUỐC
Đất nước đông dân nhất thế giới nổi tiếng với “tài năng” làm hàng nhái, ngay cả thực phẩm như thịt, gạo, trứng cũng được chế tạo từ những chất liệu “giời ơi đất hỡi”.


1. Quả óc chó giả

hang gia 1 Kinh hoàng với những thực phẩm giả đến từ Trung Quốc

Người ta bỏ nhân của quả óc chó thật và thay thế bằng một cục bê tông nhỏ rồi dùng keo gắn vỏ lại. Để cục bê tông không phát ra tiếng kêu khi va vào vỏ của quả óc chó, người ta khéo léo bọc chúng trong một miếng giấy. Hành vi làm đồ giả mạo này không ảnh hưởng tới sức khỏe, vì khi phát hiện ra cục bê tông thì chẳng ai lại còn ăn nó cả. Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng ít nhiều sẽ hoang mang hơn khi lựa chọn loại quả khô này.

2. Mật ong giả

hang gia 2 Kinh hoàng với những thực phẩm giả đến từ Trung Quốc 
Rất nhiều lô sản phẩm mật ong giả từ Trung Quốc đã được xuất khẩu sang Ấn Độ và Mỹ. Mật ong giả là kết quả của quá trình pha chế nước đường, mạch nha, ngô và sirô gạo, đường thốt nốt, chất làm ngọt cùng với một số loại hương liệu để có mùi đặc trưng của mật ong.

3. Thịt bò giả

hang gia 3 Kinh hoàng với những thực phẩm giả đến từ Trung Quốc 
Để hạ giá thành thịt bò xuống thấp hơn cả thịt gà và thịt lợn, người Trung Quốc chỉ cần 90 phút là thực hiện xong màn “ảo thuật” này. Loại thịt bò giả trông rất bắt mắt và khó bị phát hiện.
Họ ướp thịt lợn với chất hóa học, hương liệu và chất làm bóng. Loại thịt bò giả có thể gây ngộ độc nhẹ cho nội tạng của con người, dẫn đến triệu chứng dị dạng hay thậm chí là ung thư.
4. Gạo giả
hang gia 4 Kinh hoàng với những thực phẩm giả đến từ Trung Quốc
Loại gạo giả có hình thức trong suốt, bóng mỡ màng nên người tiêu dùng khó phân biệt với gạo thật. Nhựa thông công nghiệp và khoai tây hoặc khoai lang là nguyên liệu chính để tạo ra thứ gạo giả độc hại.
Khi nấu chín, gạo giả không cho những hạt cơm dẻo thơm mà trở nên cứng và rất dai. Ăn ba bát cơm từ gạo giả, tương đương với việc bạn đã nuốt một túi ni-lông lớn.

5. Trứng giả

hang gia 5 Kinh hoàng với những thực phẩm giả đến từ Trung Quốc 
Trứng gà nhân tạo bao gồm các chất hóa học, axít alginic, kali, canxi clorua, gelatin, dầu hỏa, màu nhân tạo và nước. Vỏ trứng làm từ phấn, rồi luộc bằng nước tiểu của trẻ em để tạo màu vàng và độ sần cho vỏ.
Chúng được bán lẫn cùng với trứng thật ở Trung Quốc. Và đây có lẽ là loại thực phẩm được làm giả phổ biến nhất ở nước này. Ăn trứng giả có thể gây mất trí nhớ hoặc tâm thần phân liệt.

6. Bánh bao tái chế

hang gia 6 Kinh hoàng với những thực phẩm giả đến từ Trung Quốc

Những chiếc bánh bao đã ôi thiu vẫn có thể trở nên thơm phức và bắt mắt nếu qua “công nghệ fake” ở Trung Quốc. Một số cửa hàng tạp hóa bị buộc tội bán bánh bao đã hết hạn sử dụng cho nhà sản xuất, công ty thực phẩm Shanghai Shenglu.
Tại nhà máy của công ty này, người ta trộn bánh bao ôi cùng với nước, bột mỳ, chất tạo màu vàng bị cấm sử dụng và chất làm ngọt nhân tạo. Sau đó, những chiếc bánh bao tái chế lại được đóng gói như mới.
Khi sự việc bị phơi bày, công ty thực phẩm này đã bị tước giấy phép kinh doanh và tịch thu 32.000 bánh đang bày bán trong các cửa hàng.
 http://lalang.net/home/kinh-hoang-v%E1%BB%9Bi-nh%E1%BB%AFng-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-gi%E1%BA%A3-d%E1%BA%BFn-t%E1%BB%AB-trung-qu%E1%BB%91c/


SƠN TRUNG * NHÀ HÀNG XÓM

 
 NHÀ HÀNG XÓM 
Không ai thương con cho bằng cha mẹ, và không ai thương cha mẹ cho bằng con. Gia đình nào thì có khuôn khổ, nền nếp nấy. Con luôn yêu quý cha mẹ dù cho cha mẹ nghèo. Dù thế nào đi nữa, con vẫn yêu quý cha mẹ. Nhưng có những bậc cha mẹ tàn ác. Ở nước ta có những ông cha say sưa  suốt ngày, khi về nhà thì đánh đập vợ con, khiến cho vợ con phải bỏ nhà chạy sang tị nạn ở nhà hàng xóm. Đó là trường hợp Việt Nam, Trung Quốc và các nước độc tài, mặc dù không treo cờ búa liềm nhưng bản chất vẫn mác dao và liềm búa. Tại sao dân Mỹ không chạy vào sứ quán Trung Quốc và Việt Nam, Cuba, mà ta chỉ thấy dân Việt Nam, Trung Quốc, Cuba chạy vào tòa đại sứ Mỹ xin lánh nạn...?

Khởi đầu mùa xuân này, tại tòa Đại sứ Mỹ và lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc đã xảy ra hai vụ tị nạn của người Trung Quốc. Sự việc bắt đầu từ ngày 2-2-2012, khi Vương Lập Quân, phó thị trưởng thành phố 30 triệu dân Trùng Khánh, đồng thời là cánh tay phải của bí thư Bạc Hy Lai trong chiến dịch chống các băng đảng tội phạm, bị điều chuyển công tác.Ôi! Ông phó thị trưởng mà phải chạy trốn lãnh tụ và đảng yêu quý ư?

Và buồn quá, tay đại tham nhũng Bạc Lai Hy mà đứng đầu thành phố Trùng khánh và cầm đầu việc thanh trừng tham nhũng và băng đảng tội phạm ư? Sao nhạc khúc Trung Cộng giống Việt Cộng  thế? Việt Nam luôn theo bậc thầy Trung Quốc vĩ đại, nhất là theo hành vi ngôn ngữ và chánh sách tàn ác, xảo quyệt của Mao! Nào là tham nhũng điều tra tham nhũng, Ôi cộng sản chống phong kiến và tư sản nhưng chính bọn cộng sản đưa vợ con nắm quyền kinh tế, chính trị, trong khi dân chúng đói khổ!  

Cộng sản hô hào công bằng xã hội, chống áp bức, bóc lột thế mà cán bộ to nhỏ đều cướp đất, cướp nhà nhân dân, cho công an đánh dân mà bảo là "nhân dân tự phát, "côn đồ tự động" trong khi công an đứng nhìn! Và Trung Cộng tự hào văn minh giàu mạnh sao cũng cho con cái du học Mỹ, Anh, như vậy là chính Trung Cộng Việt Cộng tự sỉ nhục nền khoa học kỹ thuật và giáo dục của họ, và đề cao văn minh Âu Mỹ!  Việt Nam chúng ta trải qua bao chế độ, có khi nào chính quyền cướp đất, cướp nhà của dân và đánh đập nhân dân tàn bạo như Trung Cộng, Việt Cộng không?  Vua  Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại có bao giờ giết hàng trăm người và cướp tài sản quốc gia và nhân dân như thế không?

Ngày 6-2, Vương Lập Quân đến lãnh sự quán Mỹ tại Tứ Xuyên, cách Trùng Khánh khoảng 250 km, và gặp các quan chức ngoại giao ở đây. Theo những gì mà các nguồn tin giấu tên của The New York Times (Mỹ) cho biết, Vương đã kể các chi tiết liên quan đến cái chết của Heywood cho các viên chức, và được cho là đã xin tị nạn.

Sang tháng tư là vụ luật sư mù Trần Quang Thành. Ngày 27/04/2012, báo chí quốc tế bất ngờ nhận được tin luật sư chân đất Trần Quang Thành đã thoát hiểm và đang ẩn náu tại một nơi 100% an toàn. Ít nhất một thành viên của mạng lưới tranh đấu đã bị công an bắt tại Nam Kinh nhưng họ khẳng định Trần Quang Thành đang ở Bắc Kinh sau khi vượt thoát khỏi huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, nơi ông bị quản thúc từ tháng 9 năm 2010 sau 4 năm tù tội. Tin « luật sư chân đất » Trần Quang Thành thoát hiểm đã gây chấn động tại Trung Quốc.



Mặc dù nhà riêng bị 60 công an canh giữ ngày đêm, luật sư mù vẫn thoát ra được và rút vào vòng bí mật. Từ nơi an toàn , ông tiếp tục tranh đấu qua lời trình bày những tội ác của cán bộ tham ô và kêu gọi thủ tướng Trung Quốc bảo vệ gia đình ông trừng phạt kẻ gian. Năm nay 40 tuổi, do bị bệnh mắt từ thuở nhỏ làm thị lực suy giảm, Trần Quang Thành là một luật sư tự học. Trước khi bị kết án tù vào năm 2006, ông đã từng bị quản thúc và nhiều lần bị công an và « côn đồ » hành hung chỉ vì bảo vệ những phụ nữ quê mùa nạn nhân của chính sách một con.Không phải ngẫu nhiên mà vào năm 2006, tuần báo Times của Hoa Kỳ đưa ông vào danh sách « 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới ». Hoài bão chống bất công xã hội đã lớn dần theo tuổi thơ của Trần Quang Thành. 
 
Ông chào đời tại tỉnh Sơn Đông, chiếc nôi của những câu chuyện anh hùng hiệp khách Thiếu Lâm Bắc Phái trừ gian diệt bạo, đêm đêm ra tay cắt đầu quan chức hung ác với dân. Theo lời người anh Trần Quang Phúc, thì những tác phẩm kiếm hiệp này mà thân phụ đã đọc cho đứa con mù lòa nghe hàng ngày đã làm dậy lên trong lòng Trần Quang Thành tinh thần tranh đấu cho công lý. Vì mù không không thể theo học luật tại đại học, ông nhờ anh của mình đọc bài giảng cho nghe. Tinh thần kiên trì và dũng cảm giúp ông trở thành một luật gia, đem kiến thức ra chống lại những bất công tại địa phương huyện Lâm Nghi. Dân chúng tặng ông danh hiệu « luật sư chân đất » bắt chước theo từ « y sĩ chân đất » thời Mao. 

  Trong thập niên 1990, Trần Quang Thành lên tận Bắc Kinh phản đối tình trạng phân biệt đối xử với người tàn tật tại huyện Lâm Nghi mà trên danh nghĩa phải được luật pháp bảo vệ. Với cặp kính đen và vóc dáng của một tài tử điện ảnh, Trần Quang Thành nhanh chóng được nhiều người dân ngưỡng mộ như một anh hùng. Chính quyền trung ương đã phần nào công nhận ông có lý, một số cán bộ địa phương bị trừng phạt, nhưng sau đó ông và gia đình bị chính quyền địa phương trả thù. 

Thoạt đầu là đánh đập, sau đó là bị quy tội « phá rối trật tự công cộng » bị quản thúc sáu tháng rồi bị kết án tù 4 nămHành động vừa trả thù vừa cô lập không làm tắt tiếng nói và quyết tâm tranh đấu. Từ sau song sắt, ông khẳng định là không bao giờ bỏ cuộc. Năm 2007, chính quyền không cho vợ ông là Viên Vĩ Tĩnh sang Philippines thay chồng nhận giải thưởng « 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới ». Từ khi mãn hạn tù năm 2010, ông tiếp tục bị quản thúc tại gia ở làng Đông Sư Cổ, huyện Lâm Nghi. Những nhà báo quốc tế hay Trung Quốc muốn gặp ông đều đụng phải hàng rào 60 công an thường phục canh gác ngày đêm.



 Năm 2011, ông bị « côn đồ » đánh dập sau khi gửi một đoạn băng vidéo tố cáo điều kiện quản chế phi nhân.Theo Asia News, thì sau khi đường dây bí mật đưa ông thoát hiểm ngày 22/04 thì đêm hôm qua, chủ tịch làng kéo một đám tay chân bộ hạ võ trang gậy gộc tấn công anh và cháu trai của ông. Từ nơi an toàn , hành động đầu tiên của luật sư mù Trần Quang Thành là gửi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo một đoạn vidéo ngắn 15 phút. 



Với giọng nói xúc động nhưng nghiêm túc, ông trình bày những tội ác của cán bộ địa phương . Ông khẳng định vợ của ông, bà Viên Vĩ Tĩnh bị một toán 10 người không mặc sắc phục tra tấn suốt 10 tiếng đồng hồ. Ông cảnh báo những đòn thù mà chế độ dành cho ông và gia đình sẽ gây « tổn hại cho hình ảnh của đảng Cộng sản » nếu chính quyền « không điều tra, không trừng phạt ».


 Ảnh chụp luật sư Trần Quan Thành với ông Hồ Giai (Reuters) 
Ảnh chụp luật sư Trần Quan Thành với ông HồGiai (Reuters) 

Trọng Nghĩa, đài RFI cho biết ngay sau khi có thông tin là nhà luật sư mù Trần Quang Thành đã thoát khỏi nơi ông bị quản thúc, vào hôm nay, 28/04/2012, các nguồn tin đến từ giới ly khai Trung Quốc và hiệp hội bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc đã cho biết là ông đang được ''bảo vệ'' tại cơ sở ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh.


 Cả phía Hoa Kỳ lẫn chính quyền Trung Quốc đều chưa xác nhận tin này.Trong một bản thông cáo, Tổ chức phi chính phủ ChinaAid, trụ sở tại Mỹ, xác định là một nguồn thông thạo tin tức về vụ Trần Quang Thành đã cho biết là ông Thành đang được ‘đặt dưới sự bảo vệ’ của Mỹ và các cuộc đàm phán đang diễn ra ở cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc về quy chế của ông. Tại sao người Trung Quốc kể cả quan to súng ngắn cũng chạy vào tòa đại sứ Hoa Kỳ? Tại sao vợ con nhà Trung Quốc lại chạy sang nhà hàng xóm Hoa Kỳ mà tị nạn? 

Ông chủ nhà Trung Quốc đáng ra thấy ông hay bà hàng xóm từ xa thì nên lánh mặt là hơn, thế mà đã không xấu hổ mà còn sừng sộ bắt Hoa Kỳ xin lỗi là làm sao? 
Đáng ra ông chủ nhà phải tự hỏi tại sao không có vợ con ai  bỏ nhà mà chạy qua hàng xóm sao vợ con ông laị bỏ nhà mà chạy, dù là bỏ nhà một hai buổi?  Ông ăn ở làm sao mà vợ con ông phải bỏ chạy? Ông vênh mặt nạt nộ ông hàng xóm và bắt ông bà hàng xóm xin lỗi là thái độ  côn đồ hùng hổ bên ngoài để che đậy cái xấu hổ trong lòng ông. Ấy là hành động kẻ tàn ác và lưu manh, thiếu văn hóa và vô đạo đức. Đáng lẽ ông phải xin lỗi ông bà hàng xóm vì mình đã hành hung vợ con mình, làm mất sự thanh bình trong làng xóm, và phải cảm tạ lòng tốt của nhà hàng xóm đã cưu mang vợ con ông!! 

 Ôi thôi! Ông Khổng Tử và nhân nghĩa lễ trí tín đã chết từ lâu mà Tần Thủy hoàng và Thành Cát Tư Hãn vẫn sống mãi trong lòng người Trung Quốc lục địa ! Ông Vương Lập Quân có lẽ được an toàn. Ông trở thành công cụ cho Hồ Cẩm Đào diệt Bạc Lai Hy. Còn Trần Văn Thành có thể bị trả cho Trung Quốc vì Trung cộng dọa giết vợ của ông. Và nhất là trong ngoại giao, không ai muốn vì một chuyện nhỏ mà gây thù hằn với bọn côn đồ! 

Cũng có thể hai bên tương nhượng tìm một giải pháp tốt đẹp cho cả hai bên mà tính mạng gia đình Trần Văn Thành được bảo toàn. Có thể Mỹ sẽ bỏ ra một số tiền chuộc mạng  cho gia đình họ Trần và họ có thể sang Mỹ! Đây cũng giống màn khủng bố, đe dọa, trả thù và đòi chuộc tiền  của phim xã hội đen Hồng Kông Nếu bị trả cho Trung Quốc, dù vài tháng sau gia đình họ Trần được sang Mỹ, Trần Văn Thành không chết thì cũng bị một trận đòn nhừ tử, đó là hành động chung của các chế độ cộng sản đối với nhân dân của họ! 

Nhân vụ này, chúng ta cũng nên tự hỏi phe tư bản có tốt hơn cộng sản không mà " cột đèn nếu biết đi thì cũng chạy theo tư bản?" Tại sao Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Hảo cuối cùng cũng giã từ cộng sản mà đi? Và tại sao phe tư bản lại nặng lòng với các tù nhân mà đã cứu vớt Nguyễn Ái Quốc ra khỏi trại tù đế quốc? Và tại sao
Tổng bí thư Gorbachev, Tổng bí thư Triệu Tử Dương, tướng Lưu Á Châu, Tổng bí thư Trần Xuân Bách, thiếu tướng Trần Độ một đời theo Cộng đảng phải công nhận chủ nghĩa cộng sản tàn bạo, lạc hậu, và nhân loại tiến bộ phải theo đường lối dân chủ của Mỹ!
 
 
Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc rời khỏi Đại sứ quán Mỹ sau 6 ngày 
Nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc, ông Trần Quang Thành đã rời khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, nhiều ngày sau khi ông làm cả thế giới sững sờ qua việc trốn khỏi nhà trong khi bị quản thúc tại gia và tìm nơi trú ẩn với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Stephanie Ho từ Bắc Kinh, Trung Quốc đang đòi Hoa Kỳ phải xin lỗi về vụ việc này. 

Nhà hoạt động Trần Quang Thành được đẩy trên xe lăn tại bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, ngày 2/5/2012  
Hình: AFP


Nhà hoạt động Trần Quang Thành được đẩy trên xe lăn tại bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, ngày 2/5/2012
Cả chính phủ Hoa Kỳ lẫn chính phủ Trung Quốc đều không xác nhận việc nhà hoạt động mù Trần Quang Thành có ở trong đại sứ quán hồi tuần trước hay không, nhưng hôm nay, hai bên đều xác nhận là ông đã rời khỏi nơi này. Một giới chức Hoa Kỳ cho hay ông Trần Quang Thành đã đến một cơ sở y tế ở Bắc Kinh và sẽ gặp lại gia đình. Giới chức này nói ông Trần đang được phép ở lại Trung Quốc tại một nơi mà giới chức này mô tả là “an toàn.” 
Giới chức này còn cho biết nhà hoạt động không đưa ra yêu cầu nào xin tỵ nạn chính trị ở Hoa Kỳ.Tân Hoa Xã chỉ nói rằng ông Trần đã rời khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ “theo ý nguyện riêng” sau khi ở lại đó 6 này. Không có bản tin nào nói rằng ông Trần sắp tới sẽ đi đâu.

Tình huống của ông Trần đã đe dọa phủ một bóng mờ lên các cuộc đàm phán cấp cao thường niên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dự trù khởi sự vào ngày mai ở thủ đô Trung Quốc, với sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner.Tân Hoa Xã trích thuật lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân bầy tỏ sự bất bình cực độ trước việc Đại sứ quán Hoa Kỳ tiếp nhận một công dân Trung Quốc theo một cách mà ông mô tả là “bất thường.Lời phát biểu lên án Hoa Kỳ là can thiệp vào nội bộ Trung Quốc. 
Thông cáo đòi Hoa Kỳ phải đưa ra lời xin lỗi và mở cuộc điều tra vào vụ việc, trừng phạt những người chịu trách nhiệm và bảo đảm sẽ không xảy ra những vụ như thế nữa.Nhà nghiên cứu về nhân quyền làm việc tại Hong Kong, ông Joshua Rosenzweig gọi những yêu sách đòi xin lỗi của Trung Quốc là “một lời hăm dọa” và nói ông tin rằng Bắc Kinh hành động như thế là nhắm vào cử tọa trong nước.Ông Rosenzweig cho biết: “Nếu lời than phiền của Trung Quốc là về việc không hành động theo đúng thủ tục thích đáng, thì chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu làm như thế từ lâu khi không theo đúng các thủ tục thích đáng trong việc đối xử với ông Trần Quang Thành và gia đình ông. Tôi không cho rằng lập luận của chính phủ Trung Quốc đứng vững.”
Ông Trần là một luật sư tự học 40 tuổi đã bị tù 4 năm sau khi phanh phui những vụ cưỡng bức phá thai và triệt sản của giới phụ trách thực thi kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc. Ông Thành đã bị quản thúc tại gia ở tỉnh Sơn Đông kể từ khi được tha khỏi nhà tù hồi tháng 9 năm 2010.Ông Bob Fu, thuộc tổ chức nhân quyền ChinaAid có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng các tay du thủ du thực địa phương đã đánh đập ông Trần và gia đình ông, mà ông cho là có đủ lý do để họ muốn rời khỏi nước.Ông Fu nói: “Nếu ông ấy cảm thấy có thể tiếp tục tin vào lới hứa hay cam kết của chính phủ Trung Quốc về sự an toàn của ông sau vụ này, thì ông ấy có thể quyết định ở lại. Nhưng tôi chỉ cảm thấy rằng đó là một hành động hết sức liều lĩnh.”
 Ông Trần Quang Thành đã gây sững sờ cho cả thế giới khi ông trốn khỏi tình trạng quản thúc tại gia ở căn nhà bị canh gác cẩn mật của ông hồi cuối tháng 4 và tìm nơi ẩn náu ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ nhiều người bị tố cáo là đã giúp ông bỏ trốn cũng như một số thành viên trong gia đình của ông Trần.Tin mới nhất cho hay Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố bà lấy làm hài lòng là các giới chức Hoa Kỳ đã giúp tạo điều kiện cho ông Trần ở lại và ra đi khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ “bằng một cách phản ánh sự lựa chọn của ông và các giá trị của Mỹ.”Bà Clinton đang có mặt tại Bắc Kinh để dự hai ngày thảo luận về kinh tế và an ninh cấp cao bắtđầu vào ngày mai.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/ong-tran-quang-thanh-roi-khoi-su-quan-my-sau-6-ngay-05-02-2012-149837455.html 
 

  Sứ quán Hoa Kỳ công bố bức ảnh ông Trần Quang Thành nói chuyện điện thoại trong lúc đi cùng với Đại sứ Mỹ Gary Locke đến 1 bệnh viện ở Bắc Kinh, 2/5/2012
Sứ quán Hoa Kỳ công bố bức ảnh ông Trần Quang Thành nói chuyện điện thoại trong lúc đi cùng với Đại sứ Mỹ Gary Locke đến 1 bệnh viện ở Bắc Kinh, 2/5/2012 Những người bất đồng chính kiến Trung Quốc tỵ nạn tại nước ngoài:


  • Phương Lệ Chi: Nhà vật lý thiên văn hàng đầu đã tỵ nạn trong đại sứ quán Hoa Kỳ 13 tháng, sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Ông rời Trung Quốc vào năm 1990 và vừa qua đời năm nay tại Mỹ.
  • Ngụy Kinh Sinh: Nhà hoạt động dân chủ chạy sang Hoa Kỳ vào năm 1997 sau hơn 14 năm trong tù.
  • Rebiya Kadeer: Sắc tộc Uighur, bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia, hiện sống tại Hoa Kỳ.
  • Ngô Nhĩ Khải Hy: Lãnh tụ sinh viên đào thoát khỏi Trung Quốc với sự giúp đỡ của một mạng lưới bí mật sau các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn.
  • Liệu Diệc Vũ: Nổi tiếng về bài phỏng vấn “Xác chết biết đi” với những người sống bên lề xã hội Trung Quốc, ông chạy qua Đức vào năm 2011.
  • Dư Kiệt: Tác giả một cuốn sách chỉ trích Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chạy sang Hoa Kỳ năm 2012 sau khi bị bắt giữ nhiều lần và bị đánh đập.

  • Nhân vật hoạt động Trung Quốc khiếm thị tạm trú tại sứ quán Hoa Kỳ trong gần một tuần lễ đã xuất hiện, trong lúc các giới chức Mỹ nói rằng Trung Quốc đã thoả thuận di chuyển ông tới một địa điểm “an toàn”.

    Tuy nhiên, ông Trần Quang Thành nói với hãng tin AP của Mỹ sau khi ra khỏi Sứ quán Mỹ rằng ông muốn rời khỏi Trung Quốc cùng với gia đình bởi vì ông lo sợ cho mạng sống của họ. Ông cũng nói các giới chức Hoa Kỳ đã nói với ông là nhà chức trách Trung Quốc sẽ đánh vợ ông tới chết nếu ông không rời khỏi sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trong cùng bản tin của AP, một giới chức Hoa Kỳ cao cấp đã phủ nhận tin cho rằng Hoa Kỳ đã nói với ông Trần về những đe dọa bạo động đối với gia đình ông. Nhưng giới chức vừa kể nói ông Trần đã được bảo cho biết là gia đình ông sẽ bị đưa về quê nhà ở tỉnh Sơn Đông nếu ông không rời khỏi sứ quán Mỹ.

    Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói các giới chức Hoa Kỳ không bao giờ nói với ông Trần về bất cứ đe dọa nào đối với vợ và con ông, nhưng bà Nuland nói Trung Quốc đã nói với các giới chức Hoa Kỳ là gia đình ông sẽ bị đưa về tỉnh Sơn Đông nếu ông Trần ở lại sứ quán Mỹ.
    Trung Quốc có bao nhiêu tù chính trị? Theo cơ sở dữ liệu của Quốc hội Mỹ: Tính tới ngày 10 tháng 10 năm 2010, có 5.689 trường hợp liên quan đến việc giam cầm vì lý do chính trị và tôn giáo tại Trung Quốc.




  • Trong số này, 1.452 trường hợp biết chắc hoặc tin là đã bị bắt hoặc bị giam.
  • Số còn lại gồm 4.237 được biết hoặc cho là đang bị giữ, hành quyết, chết hoặc đã trốn thoát.
  • Các con số trong cơ sở dữ liệu ít hơn nhiều so với thực tế. Sáng thứ Tư, các giới chức Hoa Kỳ nói ông Trần đã rời khỏi sứ quán và Đại sứ Mỹ Gary Locke đã đưa ông tới một bệnh viện để ông đoàn tụ với gia đình. Một giới chức Hoa Kỳ cho biết sau đó ông Trần đã nói qua điện thoại với Ngoại trưởng Hillary Clinton và cám ơn bà về sự ủng hộ cho ông. Trong một tuyên bố khác, Ngoại trưởng Clinton nói bà hài lòng khi thấy các giới chức Hoa Kỳ có thể tạo điều kiện cho ông Trần ở lại và rời khỏi sứ quán “theo cách phản ánh được chọn lựa của ông và những giá trị của Hoa Kỳ.” Để đáp lại, Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ đừng “làm công chúng hiểu lầm” về trường hợp của ông Trần.

     Vụ việc gây tranh cãi liên quan tới ông Trần chắc sẽ phủ một bóng mờ lên hội nghị cấp cao về an ninh và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thứ Năm. Bà Clinton có mặt tại Bắc Kinh để tham dự hội nghị này.  
  • SƠN TRUNG * NHÀ HÀNG XÓM

     
     NHÀ HÀNG XÓM 
    Không ai thương con cho bằng cha mẹ, và không ai thương cha mẹ cho bằng con. Gia đình nào thì có khuôn khổ, nền nếp nấy. Con luôn yêu quý cha mẹ dù cho cha mẹ nghèo. Dù thế nào đi nữa, con vẫn yêu quý cha mẹ. Nhưng có những bậc cha mẹ tàn ác. Ở nước ta có những ông cha say sưa  suốt ngày, khi về nhà thì đánh đập vợ con, khiến cho vợ con phải bỏ nhà chạy sang tị nạn ở nhà hàng xóm. Đó là trường hợp Việt Nam, Trung Quốc và các nước độc tài, mặc dù không treo cờ búa liềm nhưng bản chất vẫn mác dao và liềm búa. Tại sao dân Mỹ không chạy vào sứ quán Trung Quốc và Việt Nam, Cuba, mà ta chỉ thấy dân Việt Nam, Trung Quốc, Cuba chạy vào tòa đại sứ Mỹ xin lánh nạn...?

    Khởi đầu mùa xuân này, tại tòa Đại sứ Mỹ và lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc đã xảy ra hai vụ tị nạn của người Trung Quốc. Sự việc bắt đầu từ ngày 2-2-2012, khi Vương Lập Quân, phó thị trưởng thành phố 30 triệu dân Trùng Khánh, đồng thời là cánh tay phải của bí thư Bạc Hy Lai trong chiến dịch chống các băng đảng tội phạm, bị điều chuyển công tác.Ôi! Ông phó thị trưởng mà phải chạy trốn lãnh tụ và đảng yêu quý ư?

    Và buồn quá, tay đại tham nhũng Bạc Lai Hy mà đứng đầu thành phố Trùng khánh và cầm đầu việc thanh trừng tham nhũng và băng đảng tội phạm ư? Sao nhạc khúc Trung Cộng giống Việt Cộng  thế? Việt Nam luôn theo bậc thầy Trung Quốc vĩ đại, nhất là theo hành vi ngôn ngữ và chánh sách tàn ác, xảo quyệt của Mao! Nào là tham nhũng điều tra tham nhũng, Ôi cộng sản chống phong kiến và tư sản nhưng chính bọn cộng sản đưa vợ con nắm quyền kinh tế, chính trị, trong khi dân chúng đói khổ!  

    Cộng sản hô hào công bằng xã hội, chống áp bức, bóc lột thế mà cán bộ to nhỏ đều cướp đất, cướp nhà nhân dân, cho công an đánh dân mà bảo là "nhân dân tự phát, "côn đồ tự động" trong khi công an đứng nhìn! Và Trung Cộng tự hào văn minh giàu mạnh sao cũng cho con cái du học Mỹ, Anh, như vậy là chính Trung Cộng Việt Cộng tự sỉ nhục nền khoa học kỹ thuật và giáo dục của họ, và đề cao văn minh Âu Mỹ!  Việt Nam chúng ta trải qua bao chế độ, có khi nào chính quyền cướp đất, cướp nhà của dân và đánh đập nhân dân tàn bạo như Trung Cộng, Việt Cộng không?  Vua  Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại có bao giờ giết hàng trăm người và cướp tài sản quốc gia và nhân dân như thế không?

    Ngày 6-2, Vương Lập Quân đến lãnh sự quán Mỹ tại Tứ Xuyên, cách Trùng Khánh khoảng 250 km, và gặp các quan chức ngoại giao ở đây. Theo những gì mà các nguồn tin giấu tên của The New York Times (Mỹ) cho biết, Vương đã kể các chi tiết liên quan đến cái chết của Heywood cho các viên chức, và được cho là đã xin tị nạn.

    Sang tháng tư là vụ luật sư mù Trần Quang Thành. Ngày 27/04/2012, báo chí quốc tế bất ngờ nhận được tin luật sư chân đất Trần Quang Thành đã thoát hiểm và đang ẩn náu tại một nơi 100% an toàn. Ít nhất một thành viên của mạng lưới tranh đấu đã bị công an bắt tại Nam Kinh nhưng họ khẳng định Trần Quang Thành đang ở Bắc Kinh sau khi vượt thoát khỏi huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, nơi ông bị quản thúc từ tháng 9 năm 2010 sau 4 năm tù tội. Tin « luật sư chân đất » Trần Quang Thành thoát hiểm đã gây chấn động tại Trung Quốc.



    Mặc dù nhà riêng bị 60 công an canh giữ ngày đêm, luật sư mù vẫn thoát ra được và rút vào vòng bí mật. Từ nơi an toàn , ông tiếp tục tranh đấu qua lời trình bày những tội ác của cán bộ tham ô và kêu gọi thủ tướng Trung Quốc bảo vệ gia đình ông trừng phạt kẻ gian. Năm nay 40 tuổi, do bị bệnh mắt từ thuở nhỏ làm thị lực suy giảm, Trần Quang Thành là một luật sư tự học. Trước khi bị kết án tù vào năm 2006, ông đã từng bị quản thúc và nhiều lần bị công an và « côn đồ » hành hung chỉ vì bảo vệ những phụ nữ quê mùa nạn nhân của chính sách một con.Không phải ngẫu nhiên mà vào năm 2006, tuần báo Times của Hoa Kỳ đưa ông vào danh sách « 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới ». Hoài bão chống bất công xã hội đã lớn dần theo tuổi thơ của Trần Quang Thành. 
     
    Ông chào đời tại tỉnh Sơn Đông, chiếc nôi của những câu chuyện anh hùng hiệp khách Thiếu Lâm Bắc Phái trừ gian diệt bạo, đêm đêm ra tay cắt đầu quan chức hung ác với dân. Theo lời người anh Trần Quang Phúc, thì những tác phẩm kiếm hiệp này mà thân phụ đã đọc cho đứa con mù lòa nghe hàng ngày đã làm dậy lên trong lòng Trần Quang Thành tinh thần tranh đấu cho công lý. Vì mù không không thể theo học luật tại đại học, ông nhờ anh của mình đọc bài giảng cho nghe. Tinh thần kiên trì và dũng cảm giúp ông trở thành một luật gia, đem kiến thức ra chống lại những bất công tại địa phương huyện Lâm Nghi. Dân chúng tặng ông danh hiệu « luật sư chân đất » bắt chước theo từ « y sĩ chân đất » thời Mao. 

      Trong thập niên 1990, Trần Quang Thành lên tận Bắc Kinh phản đối tình trạng phân biệt đối xử với người tàn tật tại huyện Lâm Nghi mà trên danh nghĩa phải được luật pháp bảo vệ. Với cặp kính đen và vóc dáng của một tài tử điện ảnh, Trần Quang Thành nhanh chóng được nhiều người dân ngưỡng mộ như một anh hùng. Chính quyền trung ương đã phần nào công nhận ông có lý, một số cán bộ địa phương bị trừng phạt, nhưng sau đó ông và gia đình bị chính quyền địa phương trả thù. 

    Thoạt đầu là đánh đập, sau đó là bị quy tội « phá rối trật tự công cộng » bị quản thúc sáu tháng rồi bị kết án tù 4 nămHành động vừa trả thù vừa cô lập không làm tắt tiếng nói và quyết tâm tranh đấu. Từ sau song sắt, ông khẳng định là không bao giờ bỏ cuộc. Năm 2007, chính quyền không cho vợ ông là Viên Vĩ Tĩnh sang Philippines thay chồng nhận giải thưởng « 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới ». Từ khi mãn hạn tù năm 2010, ông tiếp tục bị quản thúc tại gia ở làng Đông Sư Cổ, huyện Lâm Nghi. Những nhà báo quốc tế hay Trung Quốc muốn gặp ông đều đụng phải hàng rào 60 công an thường phục canh gác ngày đêm.



     Năm 2011, ông bị « côn đồ » đánh dập sau khi gửi một đoạn băng vidéo tố cáo điều kiện quản chế phi nhân.Theo Asia News, thì sau khi đường dây bí mật đưa ông thoát hiểm ngày 22/04 thì đêm hôm qua, chủ tịch làng kéo một đám tay chân bộ hạ võ trang gậy gộc tấn công anh và cháu trai của ông. Từ nơi an toàn , hành động đầu tiên của luật sư mù Trần Quang Thành là gửi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo một đoạn vidéo ngắn 15 phút. 



    Với giọng nói xúc động nhưng nghiêm túc, ông trình bày những tội ác của cán bộ địa phương . Ông khẳng định vợ của ông, bà Viên Vĩ Tĩnh bị một toán 10 người không mặc sắc phục tra tấn suốt 10 tiếng đồng hồ. Ông cảnh báo những đòn thù mà chế độ dành cho ông và gia đình sẽ gây « tổn hại cho hình ảnh của đảng Cộng sản » nếu chính quyền « không điều tra, không trừng phạt ».


     Ảnh chụp luật sư Trần Quan Thành với ông Hồ Giai (Reuters) 
    Ảnh chụp luật sư Trần Quan Thành với ông HồGiai (Reuters) 

    Trọng Nghĩa, đài RFI cho biết ngay sau khi có thông tin là nhà luật sư mù Trần Quang Thành đã thoát khỏi nơi ông bị quản thúc, vào hôm nay, 28/04/2012, các nguồn tin đến từ giới ly khai Trung Quốc và hiệp hội bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc đã cho biết là ông đang được ''bảo vệ'' tại cơ sở ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh.


     Cả phía Hoa Kỳ lẫn chính quyền Trung Quốc đều chưa xác nhận tin này.Trong một bản thông cáo, Tổ chức phi chính phủ ChinaAid, trụ sở tại Mỹ, xác định là một nguồn thông thạo tin tức về vụ Trần Quang Thành đã cho biết là ông Thành đang được ‘đặt dưới sự bảo vệ’ của Mỹ và các cuộc đàm phán đang diễn ra ở cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc về quy chế của ông. Tại sao người Trung Quốc kể cả quan to súng ngắn cũng chạy vào tòa đại sứ Hoa Kỳ? Tại sao vợ con nhà Trung Quốc lại chạy sang nhà hàng xóm Hoa Kỳ mà tị nạn? 

    Ông chủ nhà Trung Quốc đáng ra thấy ông hay bà hàng xóm từ xa thì nên lánh mặt là hơn, thế mà đã không xấu hổ mà còn sừng sộ bắt Hoa Kỳ xin lỗi là làm sao? 
    Đáng ra ông chủ nhà phải tự hỏi tại sao không có vợ con ai  bỏ nhà mà chạy qua hàng xóm sao vợ con ông laị bỏ nhà mà chạy, dù là bỏ nhà một hai buổi?  Ông ăn ở làm sao mà vợ con ông phải bỏ chạy? Ông vênh mặt nạt nộ ông hàng xóm và bắt ông bà hàng xóm xin lỗi là thái độ  côn đồ hùng hổ bên ngoài để che đậy cái xấu hổ trong lòng ông. Ấy là hành động kẻ tàn ác và lưu manh, thiếu văn hóa và vô đạo đức. Đáng lẽ ông phải xin lỗi ông bà hàng xóm vì mình đã hành hung vợ con mình, làm mất sự thanh bình trong làng xóm, và phải cảm tạ lòng tốt của nhà hàng xóm đã cưu mang vợ con ông!! 

     Ôi thôi! Ông Khổng Tử và nhân nghĩa lễ trí tín đã chết từ lâu mà Tần Thủy hoàng và Thành Cát Tư Hãn vẫn sống mãi trong lòng người Trung Quốc lục địa ! Ông Vương Lập Quân có lẽ được an toàn. Ông trở thành công cụ cho Hồ Cẩm Đào diệt Bạc Lai Hy. Còn Trần Văn Thành có thể bị trả cho Trung Quốc vì Trung cộng dọa giết vợ của ông. Và nhất là trong ngoại giao, không ai muốn vì một chuyện nhỏ mà gây thù hằn với bọn côn đồ! 

    Cũng có thể hai bên tương nhượng tìm một giải pháp tốt đẹp cho cả hai bên mà tính mạng gia đình Trần Văn Thành được bảo toàn. Có thể Mỹ sẽ bỏ ra một số tiền chuộc mạng  cho gia đình họ Trần và họ có thể sang Mỹ! Đây cũng giống màn khủng bố, đe dọa, trả thù và đòi chuộc tiền  của phim xã hội đen Hồng Kông Nếu bị trả cho Trung Quốc, dù vài tháng sau gia đình họ Trần được sang Mỹ, Trần Văn Thành không chết thì cũng bị một trận đòn nhừ tử, đó là hành động chung của các chế độ cộng sản đối với nhân dân của họ! 

    Nhân vụ này, chúng ta cũng nên tự hỏi phe tư bản có tốt hơn cộng sản không mà " cột đèn nếu biết đi thì cũng chạy theo tư bản?" Tại sao Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Hảo cuối cùng cũng giã từ cộng sản mà đi? Và tại sao phe tư bản lại nặng lòng với các tù nhân mà đã cứu vớt Nguyễn Ái Quốc ra khỏi trại tù đế quốc? Và tại sao
    Tổng bí thư Gorbachev, Tổng bí thư Triệu Tử Dương, tướng Lưu Á Châu, Tổng bí thư Trần Xuân Bách, thiếu tướng Trần Độ một đời theo Cộng đảng phải công nhận chủ nghĩa cộng sản tàn bạo, lạc hậu, và nhân loại tiến bộ phải theo đường lối dân chủ của Mỹ!
     
     
    Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc rời khỏi Đại sứ quán Mỹ sau 6 ngày 
    Nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc, ông Trần Quang Thành đã rời khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, nhiều ngày sau khi ông làm cả thế giới sững sờ qua việc trốn khỏi nhà trong khi bị quản thúc tại gia và tìm nơi trú ẩn với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Stephanie Ho từ Bắc Kinh, Trung Quốc đang đòi Hoa Kỳ phải xin lỗi về vụ việc này. 

    Nhà hoạt động Trần Quang Thành được đẩy trên xe lăn tại bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, ngày 2/5/2012  
    Hình: AFP


    Nhà hoạt động Trần Quang Thành được đẩy trên xe lăn tại bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, ngày 2/5/2012
    Cả chính phủ Hoa Kỳ lẫn chính phủ Trung Quốc đều không xác nhận việc nhà hoạt động mù Trần Quang Thành có ở trong đại sứ quán hồi tuần trước hay không, nhưng hôm nay, hai bên đều xác nhận là ông đã rời khỏi nơi này. Một giới chức Hoa Kỳ cho hay ông Trần Quang Thành đã đến một cơ sở y tế ở Bắc Kinh và sẽ gặp lại gia đình. Giới chức này nói ông Trần đang được phép ở lại Trung Quốc tại một nơi mà giới chức này mô tả là “an toàn.” 
    Giới chức này còn cho biết nhà hoạt động không đưa ra yêu cầu nào xin tỵ nạn chính trị ở Hoa Kỳ.Tân Hoa Xã chỉ nói rằng ông Trần đã rời khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ “theo ý nguyện riêng” sau khi ở lại đó 6 này. Không có bản tin nào nói rằng ông Trần sắp tới sẽ đi đâu.

    Tình huống của ông Trần đã đe dọa phủ một bóng mờ lên các cuộc đàm phán cấp cao thường niên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dự trù khởi sự vào ngày mai ở thủ đô Trung Quốc, với sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner.Tân Hoa Xã trích thuật lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân bầy tỏ sự bất bình cực độ trước việc Đại sứ quán Hoa Kỳ tiếp nhận một công dân Trung Quốc theo một cách mà ông mô tả là “bất thường.Lời phát biểu lên án Hoa Kỳ là can thiệp vào nội bộ Trung Quốc. 
    Thông cáo đòi Hoa Kỳ phải đưa ra lời xin lỗi và mở cuộc điều tra vào vụ việc, trừng phạt những người chịu trách nhiệm và bảo đảm sẽ không xảy ra những vụ như thế nữa.Nhà nghiên cứu về nhân quyền làm việc tại Hong Kong, ông Joshua Rosenzweig gọi những yêu sách đòi xin lỗi của Trung Quốc là “một lời hăm dọa” và nói ông tin rằng Bắc Kinh hành động như thế là nhắm vào cử tọa trong nước.Ông Rosenzweig cho biết: “Nếu lời than phiền của Trung Quốc là về việc không hành động theo đúng thủ tục thích đáng, thì chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu làm như thế từ lâu khi không theo đúng các thủ tục thích đáng trong việc đối xử với ông Trần Quang Thành và gia đình ông. Tôi không cho rằng lập luận của chính phủ Trung Quốc đứng vững.”
    Ông Trần là một luật sư tự học 40 tuổi đã bị tù 4 năm sau khi phanh phui những vụ cưỡng bức phá thai và triệt sản của giới phụ trách thực thi kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc. Ông Thành đã bị quản thúc tại gia ở tỉnh Sơn Đông kể từ khi được tha khỏi nhà tù hồi tháng 9 năm 2010.Ông Bob Fu, thuộc tổ chức nhân quyền ChinaAid có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng các tay du thủ du thực địa phương đã đánh đập ông Trần và gia đình ông, mà ông cho là có đủ lý do để họ muốn rời khỏi nước.Ông Fu nói: “Nếu ông ấy cảm thấy có thể tiếp tục tin vào lới hứa hay cam kết của chính phủ Trung Quốc về sự an toàn của ông sau vụ này, thì ông ấy có thể quyết định ở lại. Nhưng tôi chỉ cảm thấy rằng đó là một hành động hết sức liều lĩnh.”
     Ông Trần Quang Thành đã gây sững sờ cho cả thế giới khi ông trốn khỏi tình trạng quản thúc tại gia ở căn nhà bị canh gác cẩn mật của ông hồi cuối tháng 4 và tìm nơi ẩn náu ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ nhiều người bị tố cáo là đã giúp ông bỏ trốn cũng như một số thành viên trong gia đình của ông Trần.Tin mới nhất cho hay Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố bà lấy làm hài lòng là các giới chức Hoa Kỳ đã giúp tạo điều kiện cho ông Trần ở lại và ra đi khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ “bằng một cách phản ánh sự lựa chọn của ông và các giá trị của Mỹ.”Bà Clinton đang có mặt tại Bắc Kinh để dự hai ngày thảo luận về kinh tế và an ninh cấp cao bắtđầu vào ngày mai.
    http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/ong-tran-quang-thanh-roi-khoi-su-quan-my-sau-6-ngay-05-02-2012-149837455.html 
     

      Sứ quán Hoa Kỳ công bố bức ảnh ông Trần Quang Thành nói chuyện điện thoại trong lúc đi cùng với Đại sứ Mỹ Gary Locke đến 1 bệnh viện ở Bắc Kinh, 2/5/2012
    Sứ quán Hoa Kỳ công bố bức ảnh ông Trần Quang Thành nói chuyện điện thoại trong lúc đi cùng với Đại sứ Mỹ Gary Locke đến 1 bệnh viện ở Bắc Kinh, 2/5/2012 Những người bất đồng chính kiến Trung Quốc tỵ nạn tại nước ngoài:

  • Phương Lệ Chi: Nhà vật lý thiên văn hàng đầu đã tỵ nạn trong đại sứ quán Hoa Kỳ 13 tháng, sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Ông rời Trung Quốc vào năm 1990 và vừa qua đời năm nay tại Mỹ.
  • Ngụy Kinh Sinh: Nhà hoạt động dân chủ chạy sang Hoa Kỳ vào năm 1997 sau hơn 14 năm trong tù.
  • Rebiya Kadeer: Sắc tộc Uighur, bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia, hiện sống tại Hoa Kỳ.
  • Ngô Nhĩ Khải Hy: Lãnh tụ sinh viên đào thoát khỏi Trung Quốc với sự giúp đỡ của một mạng lưới bí mật sau các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn.
  • Liệu Diệc Vũ: Nổi tiếng về bài phỏng vấn “Xác chết biết đi” với những người sống bên lề xã hội Trung Quốc, ông chạy qua Đức vào năm 2011.
  • Dư Kiệt: Tác giả một cuốn sách chỉ trích Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chạy sang Hoa Kỳ năm 2012 sau khi bị bắt giữ nhiều lần và bị đánh đập.

  • Nhân vật hoạt động Trung Quốc khiếm thị tạm trú tại sứ quán Hoa Kỳ trong gần một tuần lễ đã xuất hiện, trong lúc các giới chức Mỹ nói rằng Trung Quốc đã thoả thuận di chuyển ông tới một địa điểm “an toàn”.

    Tuy nhiên, ông Trần Quang Thành nói với hãng tin AP của Mỹ sau khi ra khỏi Sứ quán Mỹ rằng ông muốn rời khỏi Trung Quốc cùng với gia đình bởi vì ông lo sợ cho mạng sống của họ. Ông cũng nói các giới chức Hoa Kỳ đã nói với ông là nhà chức trách Trung Quốc sẽ đánh vợ ông tới chết nếu ông không rời khỏi sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trong cùng bản tin của AP, một giới chức Hoa Kỳ cao cấp đã phủ nhận tin cho rằng Hoa Kỳ đã nói với ông Trần về những đe dọa bạo động đối với gia đình ông. Nhưng giới chức vừa kể nói ông Trần đã được bảo cho biết là gia đình ông sẽ bị đưa về quê nhà ở tỉnh Sơn Đông nếu ông không rời khỏi sứ quán Mỹ.

    Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói các giới chức Hoa Kỳ không bao giờ nói với ông Trần về bất cứ đe dọa nào đối với vợ và con ông, nhưng bà Nuland nói Trung Quốc đã nói với các giới chức Hoa Kỳ là gia đình ông sẽ bị đưa về tỉnh Sơn Đông nếu ông Trần ở lại sứ quán Mỹ.
    Trung Quốc có bao nhiêu tù chính trị? Theo cơ sở dữ liệu của Quốc hội Mỹ: Tính tới ngày 10 tháng 10 năm 2010, có 5.689 trường hợp liên quan đến việc giam cầm vì lý do chính trị và tôn giáo tại Trung Quốc.




  • Trong số này, 1.452 trường hợp biết chắc hoặc tin là đã bị bắt hoặc bị giam.
  • Số còn lại gồm 4.237 được biết hoặc cho là đang bị giữ, hành quyết, chết hoặc đã trốn thoát.
  • Các con số trong cơ sở dữ liệu ít hơn nhiều so với thực tế. Sáng thứ Tư, các giới chức Hoa Kỳ nói ông Trần đã rời khỏi sứ quán và Đại sứ Mỹ Gary Locke đã đưa ông tới một bệnh viện để ông đoàn tụ với gia đình. Một giới chức Hoa Kỳ cho biết sau đó ông Trần đã nói qua điện thoại với Ngoại trưởng Hillary Clinton và cám ơn bà về sự ủng hộ cho ông. Trong một tuyên bố khác, Ngoại trưởng Clinton nói bà hài lòng khi thấy các giới chức Hoa Kỳ có thể tạo điều kiện cho ông Trần ở lại và rời khỏi sứ quán “theo cách phản ánh được chọn lựa của ông và những giá trị của Hoa Kỳ.” Để đáp lại, Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ đừng “làm công chúng hiểu lầm” về trường hợp của ông Trần.

     Vụ việc gây tranh cãi liên quan tới ông Trần chắc sẽ phủ một bóng mờ lên hội nghị cấp cao về an ninh và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thứ Năm. Bà Clinton có mặt tại Bắc Kinh để tham dự hội nghị này.  



  • SƠN TRUNG * NHÀ HÀNG XÓM

     
     NHÀ HÀNG XÓM 
    Không ai thương con cho bằng cha mẹ, và không ai thương cha mẹ cho bằng con. Gia đình nào thì có khuôn khổ, nền nếp nấy. Con luôn yêu quý cha mẹ dù cho cha mẹ nghèo. Dù thế nào đi nữa, con vẫn yêu quý cha mẹ. Nhưng có những bậc cha mẹ tàn ác. Ở nước ta có những ông cha say sưa  suốt ngày, khi về nhà thì đánh đập vợ con, khiến cho vợ con phải bỏ nhà chạy sang tị nạn ở nhà hàng xóm. Đó là trường hợp Việt Nam, Trung Quốc và các nước độc tài, mặc dù không treo cờ búa liềm nhưng bản chất vẫn mác dao và liềm búa. Tại sao dân Mỹ không chạy vào sứ quán Trung Quốc và Việt Nam, Cuba, mà ta chỉ thấy dân Việt Nam, Trung Quốc, Cuba chạy vào tòa đại sứ Mỹ xin lánh nạn...?

    Khởi đầu mùa xuân này, tại tòa Đại sứ Mỹ và lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc đã xảy ra hai vụ tị nạn của người Trung Quốc. Sự việc bắt đầu từ ngày 2-2-2012, khi Vương Lập Quân, phó thị trưởng thành phố 30 triệu dân Trùng Khánh, đồng thời là cánh tay phải của bí thư Bạc Hy Lai trong chiến dịch chống các băng đảng tội phạm, bị điều chuyển công tác.Ôi! Ông phó thị trưởng mà phải chạy trốn lãnh tụ và đảng yêu quý ư?

    Và buồn quá, tay đại tham nhũng Bạc Lai Hy mà đứng đầu thành phố Trùng khánh và cầm đầu việc thanh trừng tham nhũng và băng đảng tội phạm ư? Sao nhạc khúc Trung Cộng giống Việt Cộng  thế? Việt Nam luôn theo bậc thầy Trung Quốc vĩ đại, nhất là theo hành vi ngôn ngữ và chánh sách tàn ác, xảo quyệt của Mao! Nào là tham nhũng điều tra tham nhũng, Ôi cộng sản chống phong kiến và tư sản nhưng chính bọn cộng sản đưa vợ con nắm quyền kinh tế, chính trị, trong khi dân chúng đói khổ!  

    Cộng sản hô hào công bằng xã hội, chống áp bức, bóc lột thế mà cán bộ to nhỏ đều cướp đất, cướp nhà nhân dân, cho công an đánh dân mà bảo là "nhân dân tự phát, "côn đồ tự động" trong khi công an đứng nhìn! Và Trung Cộng tự hào văn minh giàu mạnh sao cũng cho con cái du học Mỹ, Anh, như vậy là chính Trung Cộng Việt Cộng tự sỉ nhục nền khoa học kỹ thuật và giáo dục của họ, và đề cao văn minh Âu Mỹ!  Việt Nam chúng ta trải qua bao chế độ, có khi nào chính quyền cướp đất, cướp nhà của dân và đánh đập nhân dân tàn bạo như Trung Cộng, Việt Cộng không?  Vua  Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại có bao giờ giết hàng trăm người và cướp tài sản quốc gia và nhân dân như thế không?

    Ngày 6-2, Vương Lập Quân đến lãnh sự quán Mỹ tại Tứ Xuyên, cách Trùng Khánh khoảng 250 km, và gặp các quan chức ngoại giao ở đây. Theo những gì mà các nguồn tin giấu tên của The New York Times (Mỹ) cho biết, Vương đã kể các chi tiết liên quan đến cái chết của Heywood cho các viên chức, và được cho là đã xin tị nạn.

    Sang tháng tư là vụ luật sư mù Trần Quang Thành. Ngày 27/04/2012, báo chí quốc tế bất ngờ nhận được tin luật sư chân đất Trần Quang Thành đã thoát hiểm và đang ẩn náu tại một nơi 100% an toàn. Ít nhất một thành viên của mạng lưới tranh đấu đã bị công an bắt tại Nam Kinh nhưng họ khẳng định Trần Quang Thành đang ở Bắc Kinh sau khi vượt thoát khỏi huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, nơi ông bị quản thúc từ tháng 9 năm 2010 sau 4 năm tù tội. Tin « luật sư chân đất » Trần Quang Thành thoát hiểm đã gây chấn động tại Trung Quốc.



    Mặc dù nhà riêng bị 60 công an canh giữ ngày đêm, luật sư mù vẫn thoát ra được và rút vào vòng bí mật. Từ nơi an toàn , ông tiếp tục tranh đấu qua lời trình bày những tội ác của cán bộ tham ô và kêu gọi thủ tướng Trung Quốc bảo vệ gia đình ông trừng phạt kẻ gian. Năm nay 40 tuổi, do bị bệnh mắt từ thuở nhỏ làm thị lực suy giảm, Trần Quang Thành là một luật sư tự học. Trước khi bị kết án tù vào năm 2006, ông đã từng bị quản thúc và nhiều lần bị công an và « côn đồ » hành hung chỉ vì bảo vệ những phụ nữ quê mùa nạn nhân của chính sách một con.Không phải ngẫu nhiên mà vào năm 2006, tuần báo Times của Hoa Kỳ đưa ông vào danh sách « 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới ». Hoài bão chống bất công xã hội đã lớn dần theo tuổi thơ của Trần Quang Thành. 
     
    Ông chào đời tại tỉnh Sơn Đông, chiếc nôi của những câu chuyện anh hùng hiệp khách Thiếu Lâm Bắc Phái trừ gian diệt bạo, đêm đêm ra tay cắt đầu quan chức hung ác với dân. Theo lời người anh Trần Quang Phúc, thì những tác phẩm kiếm hiệp này mà thân phụ đã đọc cho đứa con mù lòa nghe hàng ngày đã làm dậy lên trong lòng Trần Quang Thành tinh thần tranh đấu cho công lý. Vì mù không không thể theo học luật tại đại học, ông nhờ anh của mình đọc bài giảng cho nghe. Tinh thần kiên trì và dũng cảm giúp ông trở thành một luật gia, đem kiến thức ra chống lại những bất công tại địa phương huyện Lâm Nghi. Dân chúng tặng ông danh hiệu « luật sư chân đất » bắt chước theo từ « y sĩ chân đất » thời Mao. 

      Trong thập niên 1990, Trần Quang Thành lên tận Bắc Kinh phản đối tình trạng phân biệt đối xử với người tàn tật tại huyện Lâm Nghi mà trên danh nghĩa phải được luật pháp bảo vệ. Với cặp kính đen và vóc dáng của một tài tử điện ảnh, Trần Quang Thành nhanh chóng được nhiều người dân ngưỡng mộ như một anh hùng. Chính quyền trung ương đã phần nào công nhận ông có lý, một số cán bộ địa phương bị trừng phạt, nhưng sau đó ông và gia đình bị chính quyền địa phương trả thù. 

    Thoạt đầu là đánh đập, sau đó là bị quy tội « phá rối trật tự công cộng » bị quản thúc sáu tháng rồi bị kết án tù 4 nămHành động vừa trả thù vừa cô lập không làm tắt tiếng nói và quyết tâm tranh đấu. Từ sau song sắt, ông khẳng định là không bao giờ bỏ cuộc. Năm 2007, chính quyền không cho vợ ông là Viên Vĩ Tĩnh sang Philippines thay chồng nhận giải thưởng « 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới ». Từ khi mãn hạn tù năm 2010, ông tiếp tục bị quản thúc tại gia ở làng Đông Sư Cổ, huyện Lâm Nghi. Những nhà báo quốc tế hay Trung Quốc muốn gặp ông đều đụng phải hàng rào 60 công an thường phục canh gác ngày đêm.



     Năm 2011, ông bị « côn đồ » đánh dập sau khi gửi một đoạn băng vidéo tố cáo điều kiện quản chế phi nhân.Theo Asia News, thì sau khi đường dây bí mật đưa ông thoát hiểm ngày 22/04 thì đêm hôm qua, chủ tịch làng kéo một đám tay chân bộ hạ võ trang gậy gộc tấn công anh và cháu trai của ông. Từ nơi an toàn , hành động đầu tiên của luật sư mù Trần Quang Thành là gửi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo một đoạn vidéo ngắn 15 phút. 



    Với giọng nói xúc động nhưng nghiêm túc, ông trình bày những tội ác của cán bộ địa phương . Ông khẳng định vợ của ông, bà Viên Vĩ Tĩnh bị một toán 10 người không mặc sắc phục tra tấn suốt 10 tiếng đồng hồ. Ông cảnh báo những đòn thù mà chế độ dành cho ông và gia đình sẽ gây « tổn hại cho hình ảnh của đảng Cộng sản » nếu chính quyền « không điều tra, không trừng phạt ».


     Ảnh chụp luật sư Trần Quan Thành với ông Hồ Giai (Reuters) 
    Ảnh chụp luật sư Trần Quan Thành với ông HồGiai (Reuters) 

    Trọng Nghĩa, đài RFI cho biết ngay sau khi có thông tin là nhà luật sư mù Trần Quang Thành đã thoát khỏi nơi ông bị quản thúc, vào hôm nay, 28/04/2012, các nguồn tin đến từ giới ly khai Trung Quốc và hiệp hội bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc đã cho biết là ông đang được ''bảo vệ'' tại cơ sở ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh.


     Cả phía Hoa Kỳ lẫn chính quyền Trung Quốc đều chưa xác nhận tin này.Trong một bản thông cáo, Tổ chức phi chính phủ ChinaAid, trụ sở tại Mỹ, xác định là một nguồn thông thạo tin tức về vụ Trần Quang Thành đã cho biết là ông Thành đang được ‘đặt dưới sự bảo vệ’ của Mỹ và các cuộc đàm phán đang diễn ra ở cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc về quy chế của ông. Tại sao người Trung Quốc kể cả quan to súng ngắn cũng chạy vào tòa đại sứ Hoa Kỳ? Tại sao vợ con nhà Trung Quốc lại chạy sang nhà hàng xóm Hoa Kỳ mà tị nạn? 

    Ông chủ nhà Trung Quốc đáng ra thấy ông hay bà hàng xóm từ xa thì nên lánh mặt là hơn, thế mà đã không xấu hổ mà còn sừng sộ bắt Hoa Kỳ xin lỗi là làm sao? 
    Đáng ra ông chủ nhà phải tự hỏi tại sao không có vợ con ai  bỏ nhà mà chạy qua hàng xóm sao vợ con ông laị bỏ nhà mà chạy, dù là bỏ nhà một hai buổi?  Ông ăn ở làm sao mà vợ con ông phải bỏ chạy? Ông vênh mặt nạt nộ ông hàng xóm và bắt ông bà hàng xóm xin lỗi là thái độ  côn đồ hùng hổ bên ngoài để che đậy cái xấu hổ trong lòng ông. Ấy là hành động kẻ tàn ác và lưu manh, thiếu văn hóa và vô đạo đức. Đáng lẽ ông phải xin lỗi ông bà hàng xóm vì mình đã hành hung vợ con mình, làm mất sự thanh bình trong làng xóm, và phải cảm tạ lòng tốt của nhà hàng xóm đã cưu mang vợ con ông!! 

     Ôi thôi! Ông Khổng Tử và nhân nghĩa lễ trí tín đã chết từ lâu mà Tần Thủy hoàng và Thành Cát Tư Hãn vẫn sống mãi trong lòng người Trung Quốc lục địa ! Ông Vương Lập Quân có lẽ được an toàn. Ông trở thành công cụ cho Hồ Cẩm Đào diệt Bạc Lai Hy. Còn Trần Văn Thành có thể bị trả cho Trung Quốc vì Trung cộng dọa giết vợ của ông. Và nhất là trong ngoại giao, không ai muốn vì một chuyện nhỏ mà gây thù hằn với bọn côn đồ! 

    Cũng có thể hai bên tương nhượng tìm một giải pháp tốt đẹp cho cả hai bên mà tính mạng gia đình Trần Văn Thành được bảo toàn. Có thể Mỹ sẽ bỏ ra một số tiền chuộc mạng  cho gia đình họ Trần và họ có thể sang Mỹ! Đây cũng giống màn khủng bố, đe dọa, trả thù và đòi chuộc tiền  của phim xã hội đen Hồng Kông Nếu bị trả cho Trung Quốc, dù vài tháng sau gia đình họ Trần được sang Mỹ, Trần Văn Thành không chết thì cũng bị một trận đòn nhừ tử, đó là hành động chung của các chế độ cộng sản đối với nhân dân của họ! 

    Nhân vụ này, chúng ta cũng nên tự hỏi phe tư bản có tốt hơn cộng sản không mà " cột đèn nếu biết đi thì cũng chạy theo tư bản?" Tại sao Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Hảo cuối cùng cũng giã từ cộng sản mà đi? Và tại sao phe tư bản lại nặng lòng với các tù nhân mà đã cứu vớt Nguyễn Ái Quốc ra khỏi trại tù đế quốc? Và tại sao
    Tổng bí thư Gorbachev, Tổng bí thư Triệu Tử Dương, tướng Lưu Á Châu, Tổng bí thư Trần Xuân Bách, thiếu tướng Trần Độ một đời theo Cộng đảng phải công nhận chủ nghĩa cộng sản tàn bạo, lạc hậu, và nhân loại tiến bộ phải theo đường lối dân chủ của Mỹ!
     
     
    Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc rời khỏi Đại sứ quán Mỹ sau 6 ngày 
    Nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc, ông Trần Quang Thành đã rời khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, nhiều ngày sau khi ông làm cả thế giới sững sờ qua việc trốn khỏi nhà trong khi bị quản thúc tại gia và tìm nơi trú ẩn với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Stephanie Ho từ Bắc Kinh, Trung Quốc đang đòi Hoa Kỳ phải xin lỗi về vụ việc này. 

    Nhà hoạt động Trần Quang Thành được đẩy trên xe lăn tại bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, ngày 2/5/2012  
    Hình: AFP


    Nhà hoạt động Trần Quang Thành được đẩy trên xe lăn tại bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, ngày 2/5/2012
    Cả chính phủ Hoa Kỳ lẫn chính phủ Trung Quốc đều không xác nhận việc nhà hoạt động mù Trần Quang Thành có ở trong đại sứ quán hồi tuần trước hay không, nhưng hôm nay, hai bên đều xác nhận là ông đã rời khỏi nơi này. Một giới chức Hoa Kỳ cho hay ông Trần Quang Thành đã đến một cơ sở y tế ở Bắc Kinh và sẽ gặp lại gia đình. Giới chức này nói ông Trần đang được phép ở lại Trung Quốc tại một nơi mà giới chức này mô tả là “an toàn.” 
    Giới chức này còn cho biết nhà hoạt động không đưa ra yêu cầu nào xin tỵ nạn chính trị ở Hoa Kỳ.Tân Hoa Xã chỉ nói rằng ông Trần đã rời khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ “theo ý nguyện riêng” sau khi ở lại đó 6 này. Không có bản tin nào nói rằng ông Trần sắp tới sẽ đi đâu.

    Tình huống của ông Trần đã đe dọa phủ một bóng mờ lên các cuộc đàm phán cấp cao thường niên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dự trù khởi sự vào ngày mai ở thủ đô Trung Quốc, với sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner.Tân Hoa Xã trích thuật lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân bầy tỏ sự bất bình cực độ trước việc Đại sứ quán Hoa Kỳ tiếp nhận một công dân Trung Quốc theo một cách mà ông mô tả là “bất thường.Lời phát biểu lên án Hoa Kỳ là can thiệp vào nội bộ Trung Quốc. 
    Thông cáo đòi Hoa Kỳ phải đưa ra lời xin lỗi và mở cuộc điều tra vào vụ việc, trừng phạt những người chịu trách nhiệm và bảo đảm sẽ không xảy ra những vụ như thế nữa.Nhà nghiên cứu về nhân quyền làm việc tại Hong Kong, ông Joshua Rosenzweig gọi những yêu sách đòi xin lỗi của Trung Quốc là “một lời hăm dọa” và nói ông tin rằng Bắc Kinh hành động như thế là nhắm vào cử tọa trong nước.Ông Rosenzweig cho biết: “Nếu lời than phiền của Trung Quốc là về việc không hành động theo đúng thủ tục thích đáng, thì chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu làm như thế từ lâu khi không theo đúng các thủ tục thích đáng trong việc đối xử với ông Trần Quang Thành và gia đình ông. Tôi không cho rằng lập luận của chính phủ Trung Quốc đứng vững.”
    Ông Trần là một luật sư tự học 40 tuổi đã bị tù 4 năm sau khi phanh phui những vụ cưỡng bức phá thai và triệt sản của giới phụ trách thực thi kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc. Ông Thành đã bị quản thúc tại gia ở tỉnh Sơn Đông kể từ khi được tha khỏi nhà tù hồi tháng 9 năm 2010.Ông Bob Fu, thuộc tổ chức nhân quyền ChinaAid có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng các tay du thủ du thực địa phương đã đánh đập ông Trần và gia đình ông, mà ông cho là có đủ lý do để họ muốn rời khỏi nước.Ông Fu nói: “Nếu ông ấy cảm thấy có thể tiếp tục tin vào lới hứa hay cam kết của chính phủ Trung Quốc về sự an toàn của ông sau vụ này, thì ông ấy có thể quyết định ở lại. Nhưng tôi chỉ cảm thấy rằng đó là một hành động hết sức liều lĩnh.”
     Ông Trần Quang Thành đã gây sững sờ cho cả thế giới khi ông trốn khỏi tình trạng quản thúc tại gia ở căn nhà bị canh gác cẩn mật của ông hồi cuối tháng 4 và tìm nơi ẩn náu ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ nhiều người bị tố cáo là đã giúp ông bỏ trốn cũng như một số thành viên trong gia đình của ông Trần.Tin mới nhất cho hay Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố bà lấy làm hài lòng là các giới chức Hoa Kỳ đã giúp tạo điều kiện cho ông Trần ở lại và ra đi khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ “bằng một cách phản ánh sự lựa chọn của ông và các giá trị của Mỹ.”Bà Clinton đang có mặt tại Bắc Kinh để dự hai ngày thảo luận về kinh tế và an ninh cấp cao bắtđầu vào ngày mai.
    http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/ong-tran-quang-thanh-roi-khoi-su-quan-my-sau-6-ngay-05-02-2012-149837455.html 
     

      Sứ quán Hoa Kỳ công bố bức ảnh ông Trần Quang Thành nói chuyện điện thoại trong lúc đi cùng với Đại sứ Mỹ Gary Locke đến 1 bệnh viện ở Bắc Kinh, 2/5/2012
    Sứ quán Hoa Kỳ công bố bức ảnh ông Trần Quang Thành nói chuyện điện thoại trong lúc đi cùng với Đại sứ Mỹ Gary Locke đến 1 bệnh viện ở Bắc Kinh, 2/5/2012 Những người bất đồng chính kiến Trung Quốc tỵ nạn tại nước ngoài:


  • Phương Lệ Chi: Nhà vật lý thiên văn hàng đầu đã tỵ nạn trong đại sứ quán Hoa Kỳ 13 tháng, sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Ông rời Trung Quốc vào năm 1990 và vừa qua đời năm nay tại Mỹ.
  • Ngụy Kinh Sinh: Nhà hoạt động dân chủ chạy sang Hoa Kỳ vào năm 1997 sau hơn 14 năm trong tù.
  • Rebiya Kadeer: Sắc tộc Uighur, bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia, hiện sống tại Hoa Kỳ.
  • Ngô Nhĩ Khải Hy: Lãnh tụ sinh viên đào thoát khỏi Trung Quốc với sự giúp đỡ của một mạng lưới bí mật sau các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn.
  • Liệu Diệc Vũ: Nổi tiếng về bài phỏng vấn “Xác chết biết đi” với những người sống bên lề xã hội Trung Quốc, ông chạy qua Đức vào năm 2011.
  • Dư Kiệt: Tác giả một cuốn sách chỉ trích Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chạy sang Hoa Kỳ năm 2012 sau khi bị bắt giữ nhiều lần và bị đánh đập.

  • Nhân vật hoạt động Trung Quốc khiếm thị tạm trú tại sứ quán Hoa Kỳ trong gần một tuần lễ đã xuất hiện, trong lúc các giới chức Mỹ nói rằng Trung Quốc đã thoả thuận di chuyển ông tới một địa điểm “an toàn”.

    Tuy nhiên, ông Trần Quang Thành nói với hãng tin AP của Mỹ sau khi ra khỏi Sứ quán Mỹ rằng ông muốn rời khỏi Trung Quốc cùng với gia đình bởi vì ông lo sợ cho mạng sống của họ. Ông cũng nói các giới chức Hoa Kỳ đã nói với ông là nhà chức trách Trung Quốc sẽ đánh vợ ông tới chết nếu ông không rời khỏi sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trong cùng bản tin của AP, một giới chức Hoa Kỳ cao cấp đã phủ nhận tin cho rằng Hoa Kỳ đã nói với ông Trần về những đe dọa bạo động đối với gia đình ông. Nhưng giới chức vừa kể nói ông Trần đã được bảo cho biết là gia đình ông sẽ bị đưa về quê nhà ở tỉnh Sơn Đông nếu ông không rời khỏi sứ quán Mỹ.

    Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói các giới chức Hoa Kỳ không bao giờ nói với ông Trần về bất cứ đe dọa nào đối với vợ và con ông, nhưng bà Nuland nói Trung Quốc đã nói với các giới chức Hoa Kỳ là gia đình ông sẽ bị đưa về tỉnh Sơn Đông nếu ông Trần ở lại sứ quán Mỹ.
    Trung Quốc có bao nhiêu tù chính trị? Theo cơ sở dữ liệu của Quốc hội Mỹ: Tính tới ngày 10 tháng 10 năm 2010, có 5.689 trường hợp liên quan đến việc giam cầm vì lý do chính trị và tôn giáo tại Trung Quốc.




  • Trong số này, 1.452 trường hợp biết chắc hoặc tin là đã bị bắt hoặc bị giam.
  • Số còn lại gồm 4.237 được biết hoặc cho là đang bị giữ, hành quyết, chết hoặc đã trốn thoát.
  • Các con số trong cơ sở dữ liệu ít hơn nhiều so với thực tế. Sáng thứ Tư, các giới chức Hoa Kỳ nói ông Trần đã rời khỏi sứ quán và Đại sứ Mỹ Gary Locke đã đưa ông tới một bệnh viện để ông đoàn tụ với gia đình. Một giới chức Hoa Kỳ cho biết sau đó ông Trần đã nói qua điện thoại với Ngoại trưởng Hillary Clinton và cám ơn bà về sự ủng hộ cho ông. Trong một tuyên bố khác, Ngoại trưởng Clinton nói bà hài lòng khi thấy các giới chức Hoa Kỳ có thể tạo điều kiện cho ông Trần ở lại và rời khỏi sứ quán “theo cách phản ánh được chọn lựa của ông và những giá trị của Hoa Kỳ.” Để đáp lại, Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ đừng “làm công chúng hiểu lầm” về trường hợp của ông Trần.

     Vụ việc gây tranh cãi liên quan tới ông Trần chắc sẽ phủ một bóng mờ lên hội nghị cấp cao về an ninh và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thứ Năm. Bà Clinton có mặt tại Bắc Kinh để tham dự hội nghị này.  
  • http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/us-china-7th-upd-05-02-12-149884575.html 

  •  



  •  

    VIỆT KIỀU YÊU TIỀN HAY ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN


     

     Các quan chức nào đã nhận hối lộ từ Nexus?

    2010-04-01
    Thời gian qua, dư luận xôn xao về các vụ án ở nước ngoài có liên quan đến việc hối lộ các quan chức chính phủ Việt Nam. Ngoài vụ PCI, vụ tiền Polymer, dư luận còn quan tâm đến việc công ty Nexus Technologies đã hối lộ các quan chức, thuộc các công ty chính phủ Việt Nam.
    Vì sao Nexus Technologies và các nhân viên của công ty này bị truy tố? Bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nói gì về vấn đề này? Các quan chức thuộc công ty chính phủ nào ở Việt Nam đã nhận hối lộ trong vụ án này? Mời quý vị cùng Ngọc Trân tìm hiểu thêm chi tiết.
     

    Nexus Technologies Inc.

    Theo tin từ trang web của công ty, Nexus Technologies Inc., do ông Nguyễn Quốc Nam thành lập vào năm 1989. Công ty có trụ sở chính ở Hoa Kỳ với các văn phòng ở các tiểu bang như Delaware, New Jersey, Philadelphia và có ít nhất một văn phòng tại Việt Nam.
    Nexus là công ty về xuất khẩu, chuyên cung cấp trang thiết bị và dịch vụ cho các ngành công nghệ kỹ thuật cao như: công nghiệp dầu khí, công nghiệp sản xuất và truyền tải điện năng, công nghiệp hàng không và hàng hải…

    Công ty chuyên mua các thiết bị, máy móc từ các nhà sản xuất lớn ở Hoa Kỳ và các nước khác để xuất sang Việt Nam cho khách hàng của họ, trong đó có các công ty chính phủ trực thuộc Bộ Công nghiệp (tức Bộ Công thương), Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an.
    Nexus từng là một trong những nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị và dịch vụ công nghệ của Mỹ ở Việt Nam. Theo tin từ báo Việt Nam Net, năm 2007, Nexus là một trong năm công ty nhận được "Giải thưởng Thành tựu về Thương mại" của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Giải thưởng này nhằm vinh danh các công ty đóng góp vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
     

    Bị buộc tội

    Thế nhưng, tháng 9 năm 2008, Nexus cùng với 4 người trong công ty đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố về tội vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng ở Nước ngoài” (FCPA). Theo đạo luật này, bất kỳ người nào làm việc cho một công ty của chính phủ nước ngoài, đều được xem là quan chức nước ngoài. Và bất kỳ một cá nhân hay tổ chức có hành động chi trả tiền bạc, hoặc quà cáp có giá trị cho một quan chức nước ngoài, để được giúp đỡ, nhằm có được lợi thế trong việc kinh doanh, đều bị xem là bất hợp pháp.

    Nghĩa là, mặc dù hành vi đưa hối lộ được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và người nhận hối lộ không phải là các viên chức Hoa Kỳ, đều bị coi là vi phạm đạo luật này.Một trong những người của công ty Nexus bị truy tố là ông Joseph Lukas, mang quốc tịch Hoa Kỳ, năm nay 61 tuổi và là người có phần hùn trong công ty cho đến tháng 10 năm 2005. Ông Lukas đã từng giữ chức giám đốc điều hành của công ty ở New Jersey.
    Ba người còn lại là người Mỹ gốc Việt, có quan hệ anh, chị, em. Ông Nguyễn Quốc Nam, 54 tuổi là chủ tịch công ty; cô Nguyễn Kim Anh, 41 tuổi là phó chủ tịch và ông Nguyễn Quốc An, 34 tuổi là nhân viên công ty. 


    Cả bốn người đều bị bắt giam hồi tháng 9 năm 2008 sau khi bị một đại bồi thẩm đoàn truy tố 5 tội danh khác nhau, trong đó có tội âm mưu hối lộ viên chức chính phủ nước ngoài, vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài” của Hoa Kỳ.Theo bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thì, trong thời gian 9 năm, từ năm 1999 đến năm 2008, các nghi can của công ty đã âm mưu hối lộ ít nhất khoảng $150.000 đô la cho nhiều quan chức, đang làm việc cho các công ty chính phủ Việt Nam, các công ty này trực thuộc các bộ như: Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công nghiệp (sau là Bộ Công thương) nhằm có được các hợp đồng làm ăn với các công ty này. 
      Cũng theo bản cáo trạng nêu trên, Nexus đã mua nhiều loại trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật khác nhau như: máy lập bản đồ dưới nước, thiết bị tháo gỡ bom mìn, phụ tùng máy bay trực thăng, máy dò tìm hóa chất, các bộ phận vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát không lưu…để xuất sang Việt Nam, cho khách hàng của Nexus là những công ty thuộc các cơ quan nhà nước.
     

    Hối lộ nhiều viên chức Việt Nam

    Cuối tháng 6 năm ngoái, một trong những nghi can của Nexus là ông Lukas đã nhận tội vi phạm “Đạo luật Chống tham nhũng Nước ngoài”. Ông Lukas đã khai nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2005, ông và các nhân viên khác của công ty đã đưa hối lộ cho nhiều viên chức Việt Nam để đổi lấy hợp đồng cung cấp trang thiết bị công nghệ với các công ty chính phủ. Các khoản tiền hối lộ đó đã được ghi sai lệch trong sổ sách của công ty là “tiền hoa hồng” cho các hợp đồng này.
    Theo tin từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra hôm thứ ba tuần trước, ba người còn lại cũng đã nhận tội. Cô Nguyễn Kim Anh đã nhận tội vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài” và tội rửa tiền. Riêng hai ông Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Quốc An, ngoài việc nhận tội rửa tiền và vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài”, họ còn nhận tội vi phạm “Đạo luật Đi lại” (Travel Act), một đạo luật cấm đi lại trong nước hoặc nước ngoài, sử dụng email hoặc các phương tiện để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.

    Trong lời nhận tội, những người này thừa nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2008, họ đã đồng ý trả tiền hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam, với tổng số tiền là $250.000 đô la, để đổi lấy các hợp đồng từ các công ty mà những quan chức này đang làm việc. Số tiền mà họ nhận đã đưa hối lộ lần này nhiều hơn bản cáo trạng đưa ra năm 2008 là $100.000 đô la. 

    Các nghi can trong vụ án này cũng thừa nhận rằng hoạt động của Nexus là bất hợp pháp và đồng ý chấm dứt các hoạt động công ty, như là một điều kiện trong việc thú nhận tội.
    Theo hồ sơ tòa án thì ông Nam là người phụ trách đàm phán các hợp đồng làm ăn giữa công ty với các quan chức chính phủ trong nước, cũng chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hối lộ. Ông Nam đã nhiều lần chỉ thị cho nhân viên của mình chuyển tiền hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam.

    Trong khi đó, cô Kim Anh phụ trách các hoạt động tài chính của công ty và là người đã nhiều lần chuyển tiền hối lộ cho người thụ hưởng là các quan chức ở Việt Nam theo lệnh của ông Nam. Và ông Nguyễn Quốc An phụ trách việc đàm phán với các nhà cung cấp hàng hóa ở Hoa Kỳ.

    Với các tình tiết phạm tội này, Nexus có thể bị phạt số tiền lên tới $27 triệu đô la. Hai anh em ông Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Quốc An đang phải đối mặt với mức án tối đa là 35 năm tù giam, và cô Nguyễn Kim Anh có thể bị phạt mức án 30 năm tù nếu bồi thẩm đoàn tìm thấy có tội. Phiên tòa dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 13 tháng 7 năm nay.
    Riêng lời thú tội của ông Lukas hồi tháng 9 năm ngoái vẫn không thay đổi và ông Lukas có thể bị mức án tối đa là 10 năm tù.
    Trên đây là diễn biến vụ án công ty Nexus và các nhân viên bị chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài”và “Đạo luật Đi lại”.
    Để biết thêm chi tiết về vụ án này, chẳng hạn như nhân viên của các công ty chính phủ nào ở Việt Nam đã nhận hối lộ từ Nexus, bao nhiêu lần chuyển tiền hối lộ và số tiền đã được chuyển vào ngân hàng nào, mời quý vị đón xem chúng tôi tóm tắt bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trong bài kế tiếp.
    ♦ ♦ ♦
     Để biết thêm chi tiết những quan chức của các công ty chính phủ nào ở Việt Nam đã nhận hối lộ từ Nexus, và việc đưa nhận hối lộ được tiến hành ra sao, Ngọc Trân tóm lược bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
    Theo bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có 5 công ty của chính phủ Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (tức Bộ Công thương) và Bộ Công an đã nhận hối lộ từ Nexus, trên danh nghĩa là “tiền hoa hồng”.
    Các email trao đổi trong nội bộ công ty Nexus cũng như giữa Nexus với các các công ty ở Việt Nam cho thấy, mối quan hệ giữa công ty này với các quan chức chính phủ Việt Nam, là mối quan hệ đưa và nhận hối lộ, nhằm giúp Nexus có được các thông tin bí mật cũng như giúp công ty này đấu thầu lừa đảo để thắng các hợp đồng làm ăn từ các công ty của chính phủ Việt Nam.
    Việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của Nexus vào các ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải cùng với các email trao đổi liên quan đến các phi vụ làm ăn giữa Nexus với các quan chức Việt Nam, là một trong những bằng chứng cho việc đưa và nhận hối lộ.

    Bộ Giao thông Vận tải

    Cũng theo bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có hai công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến việc nhận hối lộ, đó là: Sân bay Vũng Tàu và Trung tâm Quản lý bay miền Nam.
    Theo hồ sơ vụ án, tháng 10 năm 2001, email trao đổi giữa ông Nguyễn Quốc Nam và ông Joseph Lukas về việc một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu đã đòi tiền tiền hối lộ từ Nexus cho tất cả các thương vụ mua bán, mà họ gọi là “tiền hoa hồng”.
    Cuối năm 2004, Nexus đã ký hợp đồng với Sân bay Vũng Tàu để bán các thiết bị về hệ thống không lưu.
    Đến tháng 8 năm 2005, theo lệnh của ông Nguyễn Quốc Nam, cô Nguyễn Kim Anh đã chuyển gần $19.000 đô la, tức 10% trị giá của một hợp đồng mua bán, từ ngân hàng của Nexus ở Philadelphia vào Ngân hàng HKC, Hongkong, cho một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu.
    Cũng theo lệnh của ông Nam, năm 2006, cô Kim Anh đã 2 lần chuyển tiền vào một ngân hàng ở Hongkong, với số tiền tổng cộng trên $77.000 đô la, cho một quan chức thuộc Sân bay Vũng Tàu, liên quan tới hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu.
    Riêng Trung tâm Quản lý bay miền Nam, năm 2004, đã đồng ý mua hàng của Nexus với điều kiện công ty này phải ghi giá bán trên hợp đồng, cao hơn nhiều so với giá trên thực tế, để quan chức của Trung tâm này hưởng khoản tiền chênh lệch đó. Trong email, ông Nam cũng đã xác nhận việc chuyển tiền hối lộ vào Ngân hàng Hongkong cho người thụ hưởng là một quan chức thuộc Trung tâm Quản lý bay miền Nam.

    Bộ Công Nghiệp

    Ngoài các công ty thuộc Bộ GTVT, còn có hai công ty thuộc Bộ Công nghiệp cũng là khách hàng đã từng nhận hối lộ của Nexus, đó là Liên doanh Vietsov Petro và Công ty Petro Gas Việt Nam.
    Qua email trao đổi giữa ông Nam và ông Lukas hồi cuối năm 2000, Vietsov Petro đã hứa chắc chắn sẽ ký hợp đồng với Nexus với điều kiện Nexus chi 15% tiền hối lộ, mà trong sổ sách ghi là “tiền hoa hồng”.
    Không biết tổng trị giá của tất cả các hợp đồng giữa Nexus với Vietsov Petro là bao nhiêu, thế nhưng có một hợp đồng đã được ký hồi tháng 5 năm 2003 trị giá nửa triệu đô la.
    Tháng 3 năm 2006, trong một email, ông Nam đã viết rằng nhờ sự giúp đỡ của Vietsov Petro giúp đấu thầu gian lận, bằng cách sắp xếp cho hai công ty khác chào giá cao hơn, giúp Nexus “thắng” hợp đồng làm ăn với công ty này. Trong một email của ông Nam hồi tháng 10 năm 2006, cũng có nhắc đến chuyện thanh toán một khoản tiền hối lộ cho Vietsov Petro, trong khi một email khác hồi tháng 9 năm 2007 có nhắc đến lời của một quan chức Vietsov Petro rằng: Mang tiền tới nhà tôi vào cuối ngày làm việc. Tái bút: Xin lưu ý các khoản chi trả tiền hoa hồng được ghi là thanh toán chi phí lắp đặt trong sổ sách kế toán của ông.
    Từ năm 2000 đến 2004, Nexus cũng đã nhiều lần làm ăn với Công ty Petro Gas Việt Nam và đã nhiều lần thực hiện việc chuyển tiền hối lộ cho các quan chức ở công ty này. Nội dung của một email hồi đầu năm 2003 cho thấy, quan chức của Petro Gas muốn Nexus thay đổi cách gọi số tiền hối lộ từ “tiền hoa hồng” thành “phí hợp đồng”.
    Và trong khi một email khác, ông Nam đã chỉ đạo cho cô Kim Anh chuyển gần $10.000 đô la vào Ngân hàng HKC Hongkong cho một quan chức ở Petro Gas để hối lộ cho một hợp đồng mua bán đồ phụ tùng với công ty này.

    Bộ Công an

    Ngoài các công ty kể trên, còn có một công ty trực thuộc Bộ Công an cũng đã nhận hối lộ từ Nexus, đó là công ty Du lịch và Thương mại KTV Việt Nam, liên quan đến hợp đồng mua bán thiết bị an toàn.
    Tháng 5 năm 2005, ông Nam đã chuyển số tiền hơn $22.000 đô la vào ngân hàng HKC Hongkong, để chuyển vào tài khoản của một quan chức ở công ty Du lịch và Thương mại KTV. Một tuần sau đó, ông Nam đã email báo với quan chức này rằng, tiền đã chuyển vào tài khoản của ông ta, sau khi trừ phí dịch vụ hơn $450 đô la.  
     
    Như vậy, tổng số tiền 5 công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương và Bộ Công an đã nhận hối lộ từ công ty Nexus trong bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 là $150.000 đô la. Thế nhưng tin tức mới nhất từ Bộ Tư pháp đưa ra giữa tháng này cho thấy, số tiền đưa hối lộ mà các bị cáo đã khai nhận là $250.000 đô la. Điều đó cho thấy, có nhiều dữ kiện mới về vụ án này mà chúng ta chưa đưa biết.

    Hơn nữa, một trong các mặt hàng mà Nexus đã bán cho các công ty chính phủ Việt Nam là “phụ tùng máy bay trực thăng”. Dư luận rất quan tâm đến chi tiết này, vì nhiều người cho rằng Việt Nam hiện đang sử dụng máy bay trực thăng do Nga sản xuất, vậy ai đã mua phụ tùng máy bay trực thăng của Hoa Kỳ và mua để làm gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về vụ án này và sẽ trở lại cùng quý thính giả vào một dịp khác.
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-vietnamese-officials-took-bribe-from-nexus-technologies-part-1%20-04012010071125.html
     http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Which-vietnamese-officials-took-bribe-from-nexus-technologies-part-2-NTran-04072010131329.html



    RFA
    03-5-10

    Nexus Technologies đã “làm ăn” với những nơi nào và như thế nào tại Việt Nam?

    2010-05-03
    Trước đây, chúng tôi đã trình bày về vụ một số thành viên của công ty Nexus Technologies ở Hoa Kỳ bị truy tố vì hối lộ tại Việt Nam và cũng đã lược thuật cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Mới đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra một cáo trạng khác, thay thế cáo trạng năm 2008, theo đó, có nhiều dữ liệu và tình tiết mới. Thông tín viên Ngọc Trân trình bày thêm….

    Vì sao từ 5 tội thành 28 tội?

    Cáo trạng mới của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về vụ án Nexus Technologies, ghi ngày 29 tháng 10 năm 2009, thay thế cáo trạng năm 2008.
    Vào thời điểm này, do một trong bốn người liên quan tới vụ án Nexus là ông Joseph Lukas đã nhận tội, nên chỉ còn ba bị cáo là ba anh em Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Quốc An. 

    Theo cáo trạng mới, cả ba bị cáo buộc vi phạm 28 tội, tăng 23 so với cáo trạng cũ. Trong đó có 1 tội do âm mưu vi phạm các đạo luật, 9 tội do vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài” (FCPA), 9 tội do vi phạm “Đạo luật Đi lại” (Travel Act) và 9 tội liên quan đến rửa tiền.

    Khác với luật hình sự Việt Nam (mỗi hành vi chỉ bị truy tố một tội), tại Hoa Kỳ, một hành vi có thể bị cáo buộc vi phạm nhiều tội. Chẳng hạn như, dù chỉ chuyển khoảng 22.000 đô la cho một quan chức Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 2005, hai bị cáo Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Kim Anh bị buộc ba tội: tội vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài”, tội vi phạm “Đạo luật Đi lại” và tội rửa tiền. 

    Theo cáo trạng mới, dù chỉ chuyển tiền cho các quan chức nước ngoài 9 lần nhưng các bị cáo bị buộc 27 tội, do vi phạm các điều khoản khác nhau của Bộ luật Hoa Kỳ (USC).

    Để thính giả dễ hiểu, có lẽ phải nhắc qua về “Đạo luật Đi lại”. Đây là đạo luật cấm đi lại trong nước hoặc nước ngoài, hoặc sử dụng email, điện thoại hay các phương tiện khác nhằm thực hiện hoạt động bất hợp pháp. Dù có tên là “Đạo luật Đi lại” nhưng các bị cáo không nhất thiết phải “đi lại”, vẫn có thể bị cáo buộc vi phạm đạo luật này khi sử dụng các phương tiện viễn liên như: điện thoại, fax, email để thực hiện các hoạt động phi pháp. 

    Do vậy, dù hai bị cáo Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Kim Anh chỉ ngồi tại công ty để thực hiện hành vi chuyển tiền vẫn bị cáo buộc vi phạm “Đạo luật Đi lại”. 

    “Nexus” làm ăn với ai?

    Ngoài các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Bộ Công an đã được nêu tên trong cáo trạng cũ, trong cáo trạng mới, có thêm Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam, thuộc Tổng Công ty Bay Dịch vụ Việt Nam.

    Theo cáo trạng mới, Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam (SSFC: Southern Services Flight Company) là một doanh nghiệp quân đội hoạt động trong lĩnh vực hàng không, địa bàn hoạt động chính là Sân bay Vũng Tàu. Cũng vì vậy, nó liên quan cả đến Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

    Cáo trạng mới còn có sự thay đổi về tên của một doanh nghiệp. Cáo trạng cũ đề cập đến sự dính líu của Công ty Du lịch và Thương Mại T&T (tên tiếng Anh là Tourism and Trading Company), trong cáo trạng mới, T&T là Công ty TNHH T&T (Tên tiếng Anh: T&T Co. Ltd.), gọi tắt là T&T. Theo cáo trạng mới, T&T là doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động liên quan đến an ninh biên giới và mua sắm vũ khí của Bộ Công an Việt Nam. 

    Cáo trạng mới cũng đề cập cả đến việc Quân đội Nhân dân Việt Nam mua sắm vũ khí từ Nexus.

    Một số cá nhân và công ty khác cũng đã xuất hiện trong cáo trạng mới. Chẳng hạn như một quan chức Việt Nam làm việc tại công ty T&T, được gọi là “Quan chức A”.

    Hoặc một công ty toạ lạc tại Hongkong, do một người Việt làm chủ, được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là "HKC 1". Người Việt đó đã được đại bồi thẩm đoàn nhận diện và gọi là “VN 1”. 
     
    “VN 1” được xác định là cư dân TP.HCM và công ty “HKC 1” do “VN 1” làm chủ đã được Nexus sử dụng như một “vỏ bọc”, giúp thanh toán tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam.

    Một công ty khác được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là “HKC 2”. “HKC 2” cũng toạ lạc tại Hồng Kông, cũng do một người Việt Nam làm chủ và người này được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là “VN 2”. “VN 2” cũng là cư dân TP.HCM và “HKC 2” là một “vỏ bọc” khác trong chuyện thanh toán tiền hối lộ để giành hợp đồng.
     

    Nexus “làm ăn” thế nào?

    Theo cáo trạng mới, sở dĩ ông Nguyễn Quốc Nam giành được các hợp đồng béo bở cho Nexus từ các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là vì ông ta đồng ý trả tiền hối lộ, thường được mô tả là "hoa hồng", cho những cá nhân làm việc ở các cơ quan và những công ty đó.

    Cả bốn người trong công ty Nexus liên quan đến vụ án này đều đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các quan chức chính phủ Việt Nam, được cáo trạng mô tả là “những người ủng hộ”. “Những người ủng hộ” giúp Nexus có được các hợp đồng bằng cách cung cấp thông tin thuộc loại bị cấm tiết lộ, lừa đảo trong đấu thầu và các hình thức hỗ trợ khác.

    Đổi lại, Nexus trả “hoa hồng” cho họ bằng cách chuyển tiền cho công ty HKC 1 ở Hongkong, để HKC 1 tiếp tục chuyển số tiền ấy cho “những người ủng hộ”. 
     
    Cũng theo cáo trạng, đôi khi công ty HKC 2 chuyển tiền cho HKC 1, để HKC 1 chuyển vào tài khoản của các quan chức Việt Nam. 
     
    Để tránh bị giới hữu trách Hoa Kỳ phát hiện, bốn bị cáo đã gian lận sổ sách nhằm che giấu việc chuyển tiền giữa Nexus, công ty HKC 1, HKC 2 vào các tài khoản của các quan chức ở Việt Nam.

    Đó là những điểm chính trong cáo trạng mới về vụ Nexus. Lần tới chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về quan hệ của Nexus với một số doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

     

    Những ai ở Công ty Bay Dịch vụ miền Nam đã nhận 96.000 đô la?

    Công ty Bay Dịch vụ miền Nam chỉ mới xuất hiện trong vụ Nexus sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lập cáo trạng mới.
    Đây là một doanh nghiệp quân đội hoạt động trong lĩnh vực hàng không, địa bàn hoạt động chính là Sân bay Vũng Tàu. Cũng vì vậy nó liên quan cả đến Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. 
     
    Trước đây, cáo trạng mà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lập năm 2008 chỉ đề cập đến giao dịch giữa Nexus với Sân bay Vũng Tàu, song cáo trạng mới có một số giao dịch đã xác định lại đối tượng của Nexus là Công ty Bay Dịch vụ miền Nam. 
     
    Theo cáo trạng, mùa hè năm 2005, ông Nguyễn Quốc Nam gửi cho cô Nguyễn Kim Anh một email, đề cập đến một hợp đồng với Công ty Bay Dịch vụ miền Nam. Trong đó, ông Nam yêu cầu cô Kim Anh chuyển khoản tiền trị giá 10% của hợp đồng này đến công ty HKC 1, để HKC 1 trả tiền hối lộ cho các quan chức liên quan đến hợp đồng đó, với số tiền khoảng $19.000 đô la.

    Ngày 26 tháng 4 năm 2006, ông Nam gửi một email khác thông báo cho cô Kim Anh rằng, một quan chức ở Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam muốn Nexus thanh toán khoản tiền hối lộ liên quan đến  hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu. 
     
    Sau đó, ông Nam có một email khác, ra lệnh cho cô Kim Anh chuyển tiền vào HKC 1 và ngày 23 tháng 5 năm 2006, cô Kim Anh đã chuyển khoảng $63.000 đô la vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong. Đến ngày 5 tháng 6, HKC 1 đã chuyển số tiền này vào một tài khoản được cáo trạng chuyển sang tình trạng ẩn danh là “VN 1” tại Việt Nam, để thanh toán cho quan chức đó. 
     
    Hồi giữa tháng 11 năm 2006, ông Nam gửi email cho cô Kim Anh. Email viết: "Chúng ta cần HKC 1 lập các các hoá đơn liên quan đến tất cả những lần chuyển tiền để chúng ta ghi đúng các giao dịch này trong sổ sách. Đừng lo về ngày tháng và mô tả chi tiết bởi vì tôi bịa ra chúng". 
     
    Trong số các hoá đơn Nexus yêu cầu HKC 1 lập, có một hóa đơn với số tiền khoảng 63.000 đô la.
    Hoặc cuối tháng 12 năm 2006, ông Nam gửi email ra lệnh cho cô Kim Anh chuyển 14.200 đô la cho HKC 1 để thanh toán khoản hối lộ lần 2 cho một quan chức ở Công ty Bay Dịch vụ miền Nam  vì đã “hỗ trợ” Nexus trong hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu. Số tiền này đã được cô Kim Anh chuyển trong cùng ngày từ tài khoản của Nexus vào tài khoản của HKC 1 ở Hongkong và HKC 1 đã chuyển để thanh toán cho quan chức mà người ta đang chờ xác định là ai. 
     
    Theo cáo trạng mới, Nexus đã có 3 lần chuyển tiền cho quan chức của Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam với tổng số tiền khoảng 96.000 đô la. 
     
    Một số giao dịch còn lại đối với Trung tâm Quản lý Bay miền Nam và Sân bay Vũng Tàu trong cáo trạng này vẫn không thay đổi.

    Những ai ở Công ty T&T đã nhận 76.000 đô la?
    Một đối tác khác đã nhận hối lộ để “hỗ trợ” Nexus là Công ty TNHH T&T (T&T Co. Ltd.). 
     
    Theo cáo trạng, T&T là một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, chuyên tham gia vào các hoạt động liên quan đến an ninh biên giới và mua sắm vũ khí cho bộ này. 
     
    Vào ngày 10 tháng 5 năm 2005, ông Nam gửi cho cô Kim Anh một email giới thiệu T&T là công ty thuộc chính phủ Việt Nam chuyên mua vũ khí và các thiết bị an toàn.

    Ngày 23 tháng 5 năm 2005, Nexus đã chuyển số tiền khoảng 22.325 đô la vào tài khoản của HKC 1 ở Hongkong
    Một tuần sau, ông Nam gửi email cho nhân vật - mà cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chuyển vào tình trạng ẩn danh, rồi đặt tên là  “Quan chức A” thuộc công ty T&T - thông báo rằng, Nexus đã chuyển số tiền đó cho HKC 1 và HKC 1 sẽ chuyển chúng vào tài khoản của quan chức này. Sau khi trừ các chi phí dịch vụ, “Quan chức A” sẽ nhận được $21.872 đô la. 
     
    Cùng ngày, HKC 1 đã chuyển đúng khoản tiền ấy vào tài khoản của “Quan chức A”, được mở tại Ngân hàng Thương mại Á châu ở Việt Nam. Trên hướng dẫn chuyển khoản, phần mô tả được ghi là “quà cáp”.

    Vào ngày 9 tháng 6 năm 2005, một giao dịch tương tự đã được thực hiện: Nexus chuyển $29.987 đô la từ tài khoản của Nexus vào tài khoản của HKC 1 tại Hong Kong. Hai tuần sau, HKC 1 chuyển khoản tiền này vào tài khoản của “Quan chức A”, được mở tại Ngân hàng Thương mại Á châu ở Việt Nam. Khoản tiền đó cũng được ghi là “quà cáp” trên hướng dẫn chuyển khoản.

    Đầu tháng 8 năm 2005, Nexus chuyển  tiếp 15.653 đô la vào tài khoản của công ty HKC 1 tại Hong Kong. Giữa tháng 8 năm 2005, HKC 1 chuyển khoản này sang tài khoản của “Quan chức A”.

    Giữa tháng 11 năm 2006, ông Nam gửi một email cho cô Kim Anh, cho biết, ông cần các hoá đơn từ HKC 1, trong email ông trấn an: "Đừng lo lắng về ngày tháng và mô tả bởi vì tôi đã bịa ra chúng". Trong các hoá đơn ông Nam yêu cầu, có hóa đơn chuyển số tiền gần 8.000 đô la cho công ty T&T.  
     
    Ngày 25 tháng 11 năm 2006, HKC 1 gửi email cho ông Nam, yêu cầu xác nhận lại khoản tiền cần chuyển cho “Quan chức A”, trong cùng ngày, ông Nam trả lời email này, xác nhận rằng, số tiền 7.790 đô la phải được chuyển cho Công ty T&T.  Trong cùng ngày, Nexus đã chuyển đúng số tiền vừa kể từ tài khoản của mình vào tài khoản của HKC 1 ở Hongkong để thanh toán cho “Quan chức A”. 
     
    Ít nhất, Nexus đã chuyển cho “Quan chức A” của công ty T&T khoảng 76.000 đô la qua bốn lần chuyển tiền.
    Ngoài Công ty Bay Dịch vụ miền Nam và Công ty T&T, Nexus còn có những đối tác nào tại Việt Nam? Đó sẽ là nội dung bài kỳ tới, mời quý vị đón xem.

    Vietsovpetro đã dàn dựng gì?
    Vietsovpetro là một liên doanh giữa Việt Nam và Liên bang Nga để thăm dò, khai thác dầu khí tại biển Đông.

    Theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 12 năm 2000, ông Joseph Lukas gửi email cho ông Nguyễn Quốc Nam, yêu cầu cho biết chính xác khoản hối lộ cần trả cho Vietsovpetro để ông Lukas làm sổ sách. 

    Hai ngày sau, ông Nam gửi cho ông Lukas một email. Email viết: “Hôm nay, tôi đã cố gắng để kiếm hợp đồng từ vài người thuộc bộ phận kỹ thuật của Vietsovpetro. Với khoản tiền hoa hồng 15%, chúng ta đã được hứa sẽ là nhà cung cấp”.

    Trong một email khác mà ông Nam gửi ông Lukas hồi giữa tháng 4 năm 2002, ông Nam viết: “Chúng ta cần phải lo các khoản hoa hồng cho… ở Vietsovpetro. Tôi muốn chắc chắn là tất cả mọi người ở đây hài lòng. Điều đó sẽ tốt cho tình hình tài chính của chúng ta”.

    Khoảng đầu tháng tháng 5 năm 2003, Vietsovpetro ký hợp đồng với ông Lukas, mua hệ thống máy nâng thủy lực, trị giá khoảng 500.000 đô la. 

    Ngày 27 tháng 2 năm 2004, ông Nam gửi email cho một nhân viên Nexus, trao đổi về thỏa thuận liên quan đến “Tường lửa GenPac”. Email này cho biết, Nexus vẫn còn nợ một quan chức Vietsovpetro khoản hối lộ là 43.340 đô la. Do đó, ông Nam yêu cầu nhân viên đó chuyển khoản tiền tương đương từ tài khoản HKC 2 vào tài khoản HKC 1. Trong cùng ngày, ông Nam gửi email cho HKC 1, cho biết tiền sẽ đến và hướng dẫn cần chuyển tiền cho ai. 

    Ngày 04 tháng 3 năm 2004, khoản tiền 43.306 đô la đã được HKC 2 chuyển vào tài khoản của HKC 1.
    Ngày 10 tháng 3 năm 2004, ông Nam gửi email cho nhân vật điều hành HKC 1 - đối tượng đã được cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chuyển vào tình trạng ẩn danh với tên “VN 1”, yêu cầu “VN 1” phải làm xong hóa đơn.
    “VN 1” gửi email hỏi ông Nam cần ghi gì vào hóa đơn đó. Sau đó, HKC 1 xuất ra một hóa đơn cho Nexus, thời hạn xuất hoá đơn được kéo lùi lại một tháng.
    Đến giữa tháng 3 năm 2004, HKC 1 chuyển 42.440 đô la vào tài khoản của quan chức Vietsovpetro, mở tại Ngân hàng Thương mại Á Châu ở Việt Nam.

    Khoảng giữa tháng 1 năm 2006, ông Nam gửi email cho nhiều nhân viên của Nexus, thông báo về việc chuẩn bị ký một hợp đồng cung cấp cho Vietsovpetro máy phun làm sạch bề mặt thiết bị. Theo email này, người của Vietsovpetro từ chối thảo luận về khoản tiền hối lộ qua email và yêu cầu trao đổi qua điện thoại Internet.

    Giữa tháng 3 năm 2006, ông Nam gửi email cho cô Kim Anh, thông báo rằng ông ta đã thực hiện thành công hành vi gian lận trong đấu thầu để thắng hợp đồng mua bán máy vừa kể: Vietsovpetro đã trợ giúp ông Nam bằng cách sắp xếp cho hai công ty khác chào giá cao hơn, nên Nexus được chọn. 

    Ngày 26 tháng 10 năm 2006, ông Nam gửi một email khác cho cô Kim Anh, thông báo về một hợp đồng khác với Vietsovpetro. Email viết: “Vietsovpetro bảo rằng, chúng ta đã được thanh toán cho hợp đồng này rồi. Làm ơn xác nhận để có thể chi trả tiền hoa hồng”.
    Vào ngày 17 tháng 9 năm 2007, ông Nam gửi email cho một nhân viên của Nexus ở Việt Nam, thảo luận về số tiền hối lộ đang nợ các quan chức thuộc nhiều công ty khác nhau, trong đó có Vietsovpetro.

    Petro Gas Việt Nam cũng không kém
    Trong cáo trạng mới, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ còn đề cập đến hoạt động đưa - nhận hối lộ giữa Nexus và Công ty Petro Gas Việt Nam.
    Ngày 17 tháng 10 năm 2000, ông Joseph Lukas gửi email cho ông Nam để bàn về “hoa hồng” cho “người ủng hộ” ở Petro Gas Việt Nam, kèm tuyên bố: “Tốt! Làm đi! Có thư tín dụng xác nhận chúng ta không thể mất”.
    Một năm sau, qua một email khác, ông Lu
    kas thông báo với ông Nam rằng, khoản tiền mà Petro Gas Việt Nam thanh toán thấp hơn dự kiến. Sở dĩ có sự sai biệt đó là vì phải trả tiền hối lộ cho quan chức của Petro Gas Vietnam.

    Cáo trạng mới của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ không cho biết, hai email này liên quan tới hợp đồng nào giữa Nexus và Petro Gas Việt Nam.
    Khoảng đầu tháng 8 năm 2004, một nhân viên của Nexus gửi email cho ông Nam, yêu cầu xem lại cách anh ta tính tiền trả cho Petro Gas Việt Nam trong một hợp đồng mua bán phụ tùng. Ông Nam đã chuyển email này cho cô Nguyễn Kim Anh, yêu cầu cô xem lại để chuyển số tiền khoảng 10.000 đô la. 

    Ngày 13 tháng 8, cô Kim Anh gửi email hỏi ông Nam xem số tiền phải trả cho Petro Gas Việt Nam có cần phải chuyển qua công ty HKC 1 hay không. Ông Nam hồi đáp với chú thích “khẩn cấp”, chỉ đạo cho cô chuyển tiền ngay, để đổi lấy sự hỗ trợ của một quan chức có liên quan đến một hợp đồng sẽ ký hôm đó. Ba ngày sau, khoản tiền này được chuyển về Việt Nam. 

    Vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, Nexus còn chuyển 21.597 đô la cho HKC 1 để thanh toán tiền hối lộ cho một quan chức của Petro Gas Việt Nam trong một hợp đồng khác. Liên quan đến hợp đồng này, giữa tháng 11 năm 2006, ông Nam gửi email cho cô Nguyễn Kim Anh báo rằng, ông cần các hóa đơn từ HKC 1. Ông tiếp tục viết: "Đừng lo lắng về ngày tháng và mô tả chi tiết bởi vì tôi bịa ra chúng". 

    Trong số các hoá đơn mà ông yêu cầu, có một hóa đơn với số tiền 21.597 đô la. Ngày 11 tháng 5 năm 2007, cô Kim Anh yêu cầu  ông Nam xác nhận việc “giải quyết” số tiền 21.841 đô la, liên quan tới hợp đồng “Carrier” với Petro Gas Việt Nam.
    Vào ngày 28 tháng 5 năm 2007, ông Nam nhận được email từ Việt Nam, cho biết Nexus nợ 22.403 đô la do liên quan tới việc bán  máy lạnh cho Petro Gas Việt Nam. Ngày 13 tháng 6 năm 2007, cô Kim Anh chuyển 22.403 đô la vào tài khoản HKC 1 tại Hong Kong, để chuyển về Việt Nam thanh toán cho quan chức của Petro Gas Việt Nam. 
     
    Ngày 5 tháng 7 năm 2007, HKC 1 chuyển số tiền khoảng $22,000 vào tài khoản của nhân vật đứng đầu HKC 2 đã được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chuyển qua tình trạng ẩn danh là “VN 2”, sống tại TP.HCM. Hai hôm sau, “VN 2” gửi email cho ông Nam, thông báo đã nhận được tiền nhưng thiếu 441 đô la. Ông Nam trả lời “VN 2” rằng, khoản thiếu hụt là chi phí chuyển tiền.  

    Vụ Nexus chắc chắn chưa ngừng ở đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và tường trình khi có thông tin mới.
       

     

    Nexus Việt Nam nói gì?

    NTNN - Người đại diện giấu tên của công ty Nexus Technologies có trụ sở tại TPHCM cho biết Nexus Việt Nam chưa có thông tin về vụ công ty “mẹ” ở Philadelphia, Mỹ thừa nhận hối lộ giới chức Việt Nam 250.000USD.

    Tòa nhà 107N Trương Định được Nexus giới thiệu là Văn phòng đại diện tại TPHCM.
    Chiều 18-3, một đại diện không cho biết tên của Công ty Nexus Technologies có trụ sở tại TPHCM đã trao đổi qua điện thoại với Nông thôn Ngày nay.
    Người này cho biết, Nexus tại VN chưa có thông tin về vụ lãnh đạo Công ty Nexus Technologies “mẹ” ở Philadelphia (Mỹ) thừa nhận hối lộ giới chức VN 250.000USD, đồng thời từ chối yêu cầu được liên lạc với ban lãnh đạo Nexus.

    Đại diện nói trên cho biết, hiện tất cả thành viên của Ban Giám đốc đều đi vắng và vụ việc này không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ.
    Trước đó, ngày 16-3 tờ Philadelphia Business Journal  dẫn công bố của Văn phòng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết Nexus Technologies- Công ty Xuất khẩu công nghệ Mỹ thú nhận có tham gia vào một vụ hối lộ giới chức VN để giành hợp đồng.

    Vụ việc bị phát giác từ tháng 5-2008, đến tháng 6-2009, một trong số nhân vật chính của vụ hối lộ đã bị cảnh sát Philadelphia bắt giữ. Theo hợp đồng làm ăn, Nexus có nghĩa vụ tìm các nhà cung cấp ở phía Mỹ để bán hàng cho VN.
    Văn phòng Công tố ở Philadelphia cho biết Nexus và ba anh em ruột một gia đình làm việc ở công ty này "thừa nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2008, họ đã đồng ý chi và chủ tâm chi một khoản tiền hối lộ hơn 250.000 USD cho giới chức VN để đổi lấy các hợp đồng".

    Theo Văn phòng Công tố, 3 anh em ruột nói trên là Nam Nguyen, 54 tuổi, ở Houston và Việt Nam; Kim Nguyen, 41 tuổi và An Nguyen, 34 tuổi, đều ở Philadelphia. Cả 3 người đã khai nhận hành vi hối lộ, vi phạm luật pháp Mỹ về tội tham nhũng ở nước ngoài, cùng một loạt tội khác. Một trong các đối tác của họ, Joseph T. Lukas, cũng thừa nhận có tham gia hối lộ và vi phạm luật.

    Theo tài liệu tòa án, Nexus là một công ty xuất khẩu thuộc sở hữu tư nhân. Các hợp đồng của Nexus mua nhiều thiết bị và công nghệ, bao gồm các thiết bị lập bản đồ dưới nước, thiết bị chứa bom, phụ tùng máy bay trực thăng, phát hiện hóa chất, các bộ phận truyền thông vệ tinh và không khí, hệ thống theo dõi.  Theo tài liệu tòa án, Nam Nguyen có vai trò thương lượng hợp đồng và hối lộ giới chức VN.
    Bộ Tư pháp Mỹ cho biết cả 4 người đã bị bắt giam. Theo Văn phòng Công tố, Nexus có nguy cơ bị phạt tới 27 triệu USD. Nam Nguyen và An Nguyen đối diện mức án tù đến 35 năm, Kim Nguyen 30 năm, còn mức án tối đa cho Lukas sẽ là 10 năm. Phiên xử cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 13-7 tới.
    Bản danh sách khách hàng được đăng tải trên trang web chính thức của Nexus cho biết, có đến 5 lĩnh vực ở VN đã từng có hợp đồng làm ăn với Nexus gồm: Dầu khí, điện lực, hàng không, cảng biển và cấp thoát nước...
    Quang Minh

    LỜI KÊU GỌI


    Nhóm Yêu nước 
    Trần Quốc Tuấn
    Tháng giêng năm Nhâm Thìn
    2012



      Thân ái gửi Bà Con người Việt !

      Nhóm Yêu nước Trần Quốc Tuấn là tổ chức tình nguyện của một số người Việt tâm huyết với Đất nước và Dân tộc. Nhóm chúng tôi được thành lập với mục đích liên kết các cộng đồng người Việt trong nước và ngoài nước, cùng nhau xây dựng một mặt trận chung, cùng nhau bảo vệ Đất nước và Dân tộc trước thảm họa xâm lăng của Trung Quốc.
      Sự nghiệp lớn lao này cần có sự hưởng ứng của đông đảo bà con người Việt trên toàn thế giới. Hội Nghị Diên Hồng 2012 nhịp cầu cho các cộng đồng người Việt đến với nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung,
    Trước mắt, xin bà con chuyển thông điệp „Hãy cứu  Đất nước và Dân tộc Việt Nam“ tới mọi người Việt trong nước và ngoài nước, để cùng biết được những âm mưu thâm độc của kẻ thù và cùng nhau giữ nước.

    Tồn tại và hoạt động trong lòng một chế độ độc tài tàn bạo, chúng tôi chưa thể công khai danh tính các thành viên của nhóm . Điều kiện thông tin từ quốc nội hết sức hạn chế, mong được Bà con hải ngoại hỗ trợ.
      Để chuyển được thông điệp tới tay người trong nước mà không bị kiểm duyệt, biện pháp tốt nhất là gửi bằng thư dán tem bưu điện, ngoài bao thư không có biểu hiện gì khác thường. Cần gửi tới các cơ quan chính phủ, cán bộ các cấp, các ngành, cán bộ quân đội và công an từ thấp đến cao. Nhiều người còn biết rất ít về âm mưu của kẻ thù. Khi mọi người cùng biết và cùng nghĩ đến thảm họa mất nước, thảm họa diệt chủng, sẽ cùng tìm đến nhau, sẽ xuất hiện những nhân tố có sức mạnh kỳ diệu đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo.
      Bà con có thể dịch thông điệp này ra các ngôn ngữ khác, đưa lên các báo chí trong nước và ngoài nước, chuyển tới các bạn bè và quan chức các nước để tìm sự hỗ trợ.

    Tiếp theo thông điệp này chúng tôi sẽ công bố nhiều bài viết khác để chuyển tới bà con những thông tin cần thiết. Bà con cũng có thể gửi cho chúng tôi những bài viết, những thông tin, những bản dịch thông điệp này qua các ngôn ngữ khác, những ý kiến trao đổi về việc đoàn kết dân tộc và cuộc đấu tranh giữ nước thiêng liêng của chúng ta qua địa chỉ Email hoinghidienhong2012@gmail.com
      Chúng tôi chân thành cảm ơn mọi sự ủng hộ của bà con.
      Chúng tôi nguyện đem hết sức mình để cùng bà con gìn giữ mãi mãi nền độc lập của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu.

    CHÚNG TA NHẤT ĐỊNH THẮNG
    TỔ QUỐC VIỆT NAM MUÔN NĂM
    DÂN TỘC VIỆT NAM MUÔN NĂM



    THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN




    LTS:
     Karl Marx ca tụng học thuyết Darwin và vin vào đó mà cho rằng học thuyết Marx cũng là khoa học Ngày nay, người ta thấy rằng học thuyết Darwin có nhiều sai lầm. Dù cho học thuyết Darwin có đúng, nghĩa là loài người luôn tiến hóa, cũng không thể cho rằng chủ nghĩa cộng sản là đỉnh cao của loài người, và xã hội loài người đi lên theo chiều xoắn trôn ốc! Thực tế đã cho thấy chủ nghĩa cộng sản là một thất bại, là con đường đi xuống địa ngục, và thuyết Duy Vật lịch sử, và Duy Vật Biện Chứng pháp  là hoàn toàn sai lầm.
    Khoa học và tôn giáo là hai việc khác nhau. Khoa học nghiên cứu thế giới vật chất, thế giới hữu hình, còn tôn giáo đối tưọng là tinh thần, là linh hồn. Hai bên phương pháp khác nhau, đối tượng khác nhau cho nên không thể có một kết luận.Hiện nay quan điểm chung là như vậy, chờ xem tương lai, các nhà khoa học sẽ kết luận như thế nào về nguồn gốc loài người.
    Sơn Trung

    Nguồn gốc sự sống 
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 
     Một hòn đá stromatolites (một loại đá trầm tích cổ, thường chứa các loại vi khuẩn hóa thạch) tìm thấy ở công viên quốc gia Glacier, Mỹ. Vào năm 2002, William Schopf của UCLA đã cho rằng mẫu đá này đã có từ 3.5 tỉ năm trước.Xem thêm ở Is this life?. Nếu đúng, đây có thể là hình thái sự sống đầu tiên trên Trái Đất. Nghiên cứu về nguồn gốc sự sống là một trong những lĩnh vực được biết đến rất hạn chế mặc dầu hầu hết những hiểu biết của con người về bộ môn sinh học và thế giới tự nhiên là dựa trên nó. Mặc dù công việc nghiên cứu về lĩnh vực này rất chậm nhưng nó luôn luôn thu hút sự chú ý của nhiều người bởi vì đây là một câu hỏi rầt lớn và rất khó.

    Một số những sự kiện đã cho chúng ta biết một phần điều kiện tạo nên sự sống, nhưng cơ chế bên trong tạo nên sự sống vẫn là một điều bí ẩn. Những tư tưởng về sự sống đầu tiên: Aristotle, Pasteur, Darwin, Oparin Vào thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên, Aristotle đã trình bày dựa trên những điều mà con người thời đó biết được, ít nhất là ở châu Âu, rằng những vật thể sống phát sinh từ những vật thể không sống. Ví dụ như bọ chét và chuột phát sinh từ những đống rác cũ hay bột mì, những con giòi và ruồi trong thịt thối, rệp trong sương. Cuộc sống, nói ngắn gọn hơn, là bắt nguồn từ sự phát triển tự nhiên.
     Những nhà khoa học đầu thế kỉ 18 đã lật đổ những học thuyết của Aristotle, nhưng phải đến những thí nghiệm của Louis Pasteur vào năm 1862 người ta mới chắc chắn rằng một nơi đã được vô trùng thì sẽ vĩnh viễn không có bất cứ sinh vật nào phát sinh trong nó được nữa. Ngoài ra ông cũng cho rằng sự sống chỉ có thể phát sinh từ những cơ thể sống phức tạp khác. Những công trình của Pasteur có thể được tóm tắt trong một định luật mà ngày nay chính là nền tảng của thuyết tiến hóa hiện đại: Định luật phát sinh sinh vật: "Mọi cuộc sống đều bắt đầu từ trứng" (nguyên bản tiếng Latinh omne vivum ex ovo).

     Ngành khoa học sinh vật hiện đại đang phải đương đầu với một câu hỏi cao hơn: sự sống bắt nguồn "đầu tiên" ở đâu? Pasteur đã chứng minh rằng những sinh vật bậc cao không thể phát sinh một cách tự nhiên. Lý thuyết về tiến hóa của Charles Darwin đã đưa ra một cơ chế để giải thích điều này: sinh vật phải mất hàng ngàn năm để tiến hóa từ những dạng cơ bản, nhưng nó sẽ không mang những đặc điểm như lúc trước nữa, nhưng những sinh vật cơ bản ấy sẽ từ đâu ra?

     Darwin rất quan tâm đến vấn đề này. Trong một là thư gửi cho Joseph Dalton Hooker ngày 1 tháng 2 năm 1871, Darwin đã cho rằng sự sống bắt nguồn từ "một cái hồ nước ấm áp có chứa đầy các loại muối ammonia và phosphate, ánh sáng, nhiệt độ, điện,... để các hợp chất protein có thể hình thành và trải qua những biến đổi phức tạp".

    Tiếp theo đó, Darwin tìm cách lí giải luận điểm của mình "vào bây giờ, những điều kiện như thế nếu tồn tại sẽ bị biến mất ngay lập tức, ngoại trừ trước khi tất cả các sinh vật sống được sinh ra". Nói một cách khác, sự khai sinh các dạng sống phức tạp có thể một phần nào ngăn cản sự tạo thành những hợp chất hữu cơ cơ bản trên Trái Đất, một điều kiện khiến cho việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nằm trong phòng thí nghiệm.

     Câu trả lời cho câu hỏi của Darwin vẫn nằm ngoải tầm hiểu biết của khoa học hiện đại, và hầu như không có một tiến bộ nào trong lĩnh vực này vào thế kỉ 19. Năm 1936, Aleksandr Ivanovich Oparin, trong cuốn sách nổi tiếng của mình "The Origin of Life on Earth" (Nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất), đã cho thấy rằng sự hiện diện của không khí chứa ôxy và những hình thái sống phức tạp đã ngăn cản những chuỗi phản ứng có thể tạo nên sự sống.

    Oparin còn cho rằng, một "món súp nguyên thủy" với những hợp chất hữu cơ chỉ có thể tạo thành ở những nơi thiếu ôxy, qua ánh sáng Mặt Trời. Sau đó, ông cho rằng chính những hợp chất hữu cơ cao phân từ hòa tan trong nước thành các dung dịch keo, các dung dịch keo này có thể hòa tan vào nhau tạo thanh những giọt rất nhỏ gọi là coacervate.

     Những giọt này có thể lớn lên nhờ hấp thụ các giọt khác, có thể sinh sản khi có những tác động cơ giới chia nó ra làm các hạt nhỏ hơn, do đó nó có các tính chất cơ bản của một tế bào nguyên thủy. Tất cả những học thuyết hiện đại đều khởi đầu từ những luận điểm của Oparin. Những thuyết hình thành sự sống hiện đại Trong thực tế không có một thuyết chuẩn nào về nguồn gốc sự sống. Tuy nhiên, những thuyết được người ta chấp nhận nhiều nhất đều được xây dựng trên một số những phát hiện về cấu trúc phân tử và tế bào.

     Chúng bao gồn những luận điểm sau: Ở những điều kiện thích hợp, những vật chất không sống có thể tạo nên những phần cấu tạo nên tế bào sống, như amino acid. Điều này đã được chứng minh qua thí nghiệm Urey-Miller do Stanley L. Miller và Harold C. Urey vào năm 1953. Những hợp chất phospholipid với độ dài thích hợp có thể tạo nên màng lipid, một trong hai thành phần chủ yếu của màng tế bào.

    Quá trình trùng hợp của nucleotide trở thành những mạch ARN ngẫu nhiên dẫn đến sự nhân đôi các ribozyme (giả thiết "Thế giới ARN" của Carl Woesoe). Những thúc đẩy tự nhiên về tính xúc tác tốt và tính đa dạng đã tạo nên các ribozyme có khả năng chuyển hóa peptide thành các hạt protein nhỏ. Từ đó, các oligopeptide cùng với ARN tạo thành những chất xúc tác tốt hơn hình thành. Do đó sinh ra các hạt ribosome, làm cho sự hình thành các protein được dễ dàng hơn. Protein đã vượt qua ribozhyme về khả năng xúc tác, và trở thành một lớp màng sinh học cơ bản nhất. Acid nucleic chỉ còn tìm thấy trong các gen tế bào.

     Nguồn gốc của các tế bào, trong khi chưa được rõ ràng, có thể gây ra tranh cãi về mức độ quan trọng và thứ tự của bước 2 và 3. Những hợp chất vô cơ và hữu cơ cơ bản nhất tạo nên sự sống là methane (CH4), ammonia (NH3), nước (H2O), hydro sulfua (H2S), carbon dioxit (CO2) và phosphate (PO43-). Cho đến năm 2006, chưa có một ai đã điều chế nhân tạo được một tế bào nguyên mẫu từ những chất cơ bản. Nhà sinh vật học John Desmond Bernal, đã đưa ra ba quá trình mà qua đó sự sống hình thành:


    Bước 1: Sự hình thành các monomers Bước 2: Sự hình thành các polymers Bước 3: Sự tiến hóa từ các cấp độ phân tử lên đến tế bào Bernal còn cho rằng: sự chọn lọc tự nhiên như Darwin có thể bắt đầu từ rất sớm, có khi từ giữa giai đoạn 1 và 2. Nguồn gốc của các chất hữu cơ: Miller, Eigen và Wächtershäuser Thí nghiệm Miller (do Harold Urey và học trò của mình là Stanley Miller) thực hiện vào năm 1953 nhằm tái tạo lại những điều kiện được cho rằng có từ lúc Trái Đất xuất hiện. Thí nghiệm sử dụng một hỗn hợp các chất khí như: methane, ammonia và hidro. Tuy nhiên, tỉ lệ của các chất khí trong khí quyển Trái Đất cổ đại vẫn là một điều gây tranh cãi.

    Đã có thời người ta nghĩ rằng một lượng ôxy đáng kể trong bầu khí quyển, nhưng chính ôxy lại ngăn cản sự hinh thành các hợp chất hữu cơ. Thí nghiệm cho thấy với những mắt xích hữu cơ đơn giản như amino acid có thể trùng hợp tạo thành một khối vật chất sống. Những chất hữu cơ cơ bản dĩ nhiên là khác xa so với những tế bào có thể tự sinh sản được. Tuy nhiên, trong một môi trường mà chưa có sự sống nào hình thành trước thì các chất hữu cơ này sẽ được tích trữ lại và đến một lúc nào đó sẽ có một sự tiến hóa hóa học. Hơn nữa, sự hình thành các polymer phức tạp từ các monomer dưới những điều kiện như thế không phải là một quá trình dễ dàng.

    Bên cạnh những monomer cần thiết, những hỗn hợp có tác dụng ngăn cản sự hình thành các polymer. Hơn nữa, theo như Brooks và Shaw trong cuốn Origins and Development of Living Systems (Nguồn gốc và sự phát triên của các hệ thống sống), không có một dáu hiệu địa lí nào cho thấy tồn tại sự tích tụ các chất hữu cơ như trên: "Nếu có sự tích tụ nào của các chất hữu cơ, chúng ta nên hi vọng sẽ tìm được một nơi nào đó trên Trái Đất mà trầm tich chứa đầy nhưng hợp chất hữu cơ chứa nitơ, acid, chất khử, khoáng lưu huỳnh hay những thứ gì đó tương tự như thế; hay trong những trầm tích đã biến đổi, chúng ta ít nhất cũng phải tìm được những hợp chất nitơ. Thực tế là những chất như thế vẫn còn chưa được tìm thấy trên Trái Đất.

    Một số nguồn khác tạo thành các hợp chất hữu cơ phức tạp đã được công nhận: ví dụ như những yếu tố từ ngoài Trái Đất như các thiên thạch. Ví dụ như trong phân tích quang phổ, các hợp chất hữu cơ đã được tìm thấy trong các thiên thạch và cả sao chổi. Vào 2004, một số hợp chất hữu cơ thơm mạch vòng (PAH, viết tắt của polycyclic aromatic hydrocarbon) đã được tìm thấy khi quan sát các tinh vân. Sự hiện diện của PAH chính là nguồn gốc của "thế giới ARN" trong thuyết "thế giới PAH".

     Có một số tranh cãi rằng vấn đề chủ yếu vẫn chưa được trả lời bằng thuyết này là làm cách nào mà những phân tử hữu cơ đơn giản lại có thể hình thành nên những hợp chất hữu cơ phức tạp, tương tác với nhau như thế nào để tạo thành một tế bào. Ví dụ, trong một môi trường nước, sự thủy phân các polymer tạo thành các monomer có ưu thế hơn sự ngưng tụ các monomer thành polymer. Thí nghiệm Miller cũng đã tạo thành những chất chắc chắn phải phản ứng với amino acid, từ đó, chấm dứt chuỗi peptide. Vào đầu thập kỉ 1970, một vấn đề lớn được phát hiện về nguồn gốc sự sống đã được phát hiện bởi một nhóm nhà khoa học tại Học viện Max Planck.

    Họ tìm các xem xét những bước tạm thời trong phản ứng giữa những chất trong "món súp nguyên thủy" và những bước tạm thời trong các bước nhân đôi các mạch carbon vòng. Kết quả là, trong phân tử carbon mạch vòng, bộ phận lưu trữ thông tin (có thể là ARN) đã tiết ra một chất enzyme, giúp cho sự tạo nên một hệ thống thông tin mới, cứ liên tục như thế cho đến khi một hệ thống thông tin cuối cùng hỗ trợ cho hệ thống đầu tiên. Hệ thống đó được gọi là quasispecies, trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên rồi trở thành một sinh vật. Một trong những bằng chứng của thuyết carbon vòng là sự khám phá ra ARN, trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành ribozymes, một dạng enzyme tạo thành ARN.

     Một câu trả lời cho sự biến hóa hóc búa này được đưa ra vào thập kỉ 1980 bởi Günter Wächtershäuser, trong một học thuyết mang tên "thế giới sắt – lưu huỳnh". Trong lý thuyết này, ông ta đã đưa ra một lý thuyết mới về sự tiến hóa sinh hóa học chính là nguồn gốc của sự sống. Hơn nữa, ông ta đã đưa ra một hệ thống rõ ràng về những chứng cứ sinh hóa từ những phản ứng khác tạo ra chất hữu cơ từ những chất khí cơ bản.

    Trái với những thí nghiệm của Miller, đòi hỏi rất nhiều những nguồn năng lượng khác như tia UV, sấm sét,... hệ thống Wächtershäuser bao gồm nguồn năng lượng khác: sắt sulfide và một số khoáng chất khác (ví dụ: khoáng pyrite). Năng lượng này được giải phóng từ những quá trình ôxi hóa-khử những sulfide kim loại và là nguồn năng lượng chính để tạo ra những phân tử hữu cơ cơ bản và cả polymer. Vì vậy, có thể cho rằng một hệ thống như thế đã từng tồn tại và đã có một ảnh hưởng đến sự tự nhân đôi, chuyển hóa một cách tích cực tạo thành nhựng thực thể, tiền thân của những sinh vật ngày nay.

    Cuốn sách Peptides by activation of amino acids with CO on (Ni,Fe)S surfaces: implications for the origin of life (Peptide bởi sự hoạt hóa với carbon oxide trên bề mặt (Ni,Fe)S: sự liên quan đến nguồn gốc sự sống) của ông xuất bản năm 1998 đã được đánh giá là thiếu tính khách quan do không đưa vào những chất hữu cơ mà những nhà khoa học khác cho là sẽ phản ứng với nhau hay bền. Sửa đổi mới nhất trong lý thuyết "thế giới sắt – lưu huỳnh" đã được đưa ra bởi William Martin và Michael Russell vào năm 2002. Theo như nghiên cứu của họ thì, phân tử đầu tiên của sự sống có thể đã được hình thành trong những mạch khoáng dưới đáy biển. Đây là một nơi có rất nhiều những khoáng chất có gốc sulfide được phun ra rồi đóng rắn lại tạo thành một hệ thống các hang động ngầm rất nhỏ.

     Do đó, hệ thống này có thể giải quyết những yếu điểm trong học thuyết Wächtershäuser. Những hang động nhỏ được tạo ra là một cách để tập trung các chất được tổng hợp thành, do đó có nhiều khả năng tạo được các chất hữu cơ cấp cao. Nhiệt độ trong những mạch khoáng cao chênh lệch với nhiệt độ thấp bên ngoài cho phép tạo nên một số nơi những vùng mà phản ứng thực hiện hiệu quả hơn những vùng khác (monomer ở vùng nóng, polymer ở vùng lạnh). Dòng hải lưu qua vùng mạch khoáng khi đi ngang qua những hang động nhỏ cũng một phần làm sạch những nguồn nguyên liệu đã hết và cung cấp thêm nguồn nguyên liệu mới.

     Mô hình đó cho phép một chuỗi bước tiến liên tiếp nhau nhằm tạo nên sự tiến hóa ở mức độ tế bào (hóa học, monomer, oligomer, peptide, protein, ARN, ribonucleoprotein, ADM) trong một cấu trúc nhỏ làm dễ dàng thay đổi giữa những bước phát triển. Sự tạo thành lipid có nghĩa là đã "đóng cửa" các tế bào khỏi những tác nhân bất lợi, không cần thiết từ môi trường, cho đến khi tất cả những chức năng cơ bản của tế bào được thiết lập. Bước phát triển kế tiếp là sự tổng hợp các màng lipid cuối cùng cho phép các cơ thể sống, cuối cùng cho phép các vật sống di chuyển dời khỏi những hệ thống hang động nhỏ để bắt đầu cuộc sống của riêng mình.

    Một trong những vấn đề còn chưa giải quyết được đó chính là "tính hướng". Ví dụ: tất cả những monomer đều có quay về một phía (amino acid quay về phía tay trái, nucleid acid quay về phía tay phải). Tính hướng rất cần thiết cho cấu trúc các ribozyme (và ngay cả protein). Nguồn gốc của tính hướng có lẽ chỉ đơn giản được giải thích bằng tính không đối xứng của những phân tử đầu tiên theo ngẫu nhiên và tất cả những phân tử sau đều giống như thế. Một số nghiên cứu năm 2003 của các nhà khoa học tại Đại học Perdue cho thấy serine (một amino acid) có thể chính là nguồn gốc của tính không đối xứng của các phân tử hữu cơ.

    Serine tạo thành một liên kết mạnh các phân tử amino acid khác khiến chúng đều quay theo một hướng khiến 8 phân tử amino acid tiếp theo sẽ cùng quay trái hay cùng quay phải. Tuy nhiên, làm cách nào mà lại có nhiều phân tử serine quay trái như thế thì vẫn còn là một điều bí ẩn: làm cách nào mà phân tử tạo bởi sinh vật hầu hết chỉ quay về một phía trong khi hầu hết chúng là không đối xứng. [ẩn] x • t • s
     

    Charles Darwin

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Charles Robert Darwin
    Ở tuổi 51, Charles Darwin xuất bản cuốn
    Về nguồn gốc các loài.
    Sinh 12 tháng 2, 1809
    Mount House, Shrewsbury, Shropshire, Anh
    Mất 19 tháng 4, 1882 (73 tuổi)
    Down House, Kent, Anh
    Nơi cư ngụ Anh
    Dân tộc Anh
    Ngành Nhà tự nhiên
    Nơi công tác Hội Địa lý Hoàng gia
    Học trường Đại học Edinburgh
    Đại học Cambridge
    Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Adam Sedgwick
    Nổi tiếng vì Nguồn gốc muôn loài
    Chọn lọc tự nhiên
    Giải thưởng Royal Medal (1853)
    Huy chương Wollaston (1859)
    Huy chương Copley (1864)

    Charles Darwin
    Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 180919 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.
    Trong thời gian học ở Đại học Edingburgh, Darwin bỏ bê việc học y khoa để tìm hiểu những loài động vật biển có xương sống. Sau đó ông học ở Đại học Cambridge, ở đây người ta khuyến khích đam mê nghiên cứu khoa học. Trong suốt chuyến hành trình năm năm sau đó ông có những quan sát và lý thuyết ủng hộ cho ý tưởng thống nhất sinh học của Charles Lyell. Ông củng trở thành tác giả nổi tiếng sau khi xuất bản nhật ký về chuyến hải hành. Tự vấn về sự phân bố của các loài hoang dã và các hóa thạch theo phân vùng địa lý, Darwin đã tìm hiểu về sự biến đổi hình thái của các loài và phát triển lý thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1838. Ông hoàn thành lý thuyết vào năm 1858. Khi đó Alfred Russel Wallace gởi đến ông bài luận cũng về ý tưởng như vậy. Sau đó cả hai cùng hợp tác để xuất bản lý thuyết này.
    Cuốn sách Nguồn Gốc Muôn Loài (On the Origin of Species, 1859) của ông nói rằng tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên.

    Ông kiểm định sự tiến hóa của loài người và chọn lọc giới tính trong các cuốn Dòng dõi của Con người (The Descent of Man), Quá trình Chọn lọc Liên quan đến Giới tính (Selection in Relation to Sex), sau đó là Biểu lộ Cảm xúc ở Con người và Loài vật (The Expression of Emotions in Man and Animals). Những nghiên cứu của ông về thực vật được xuất bản trong một loạt cuốn sách. Cuốn cuối cùng của ông là về các loài địa côn trùng và ảnh hưởng của chúng đối với đất.
    Để ghi nhận công lao to lớn của Darwin, ông là một trong năm người không thuộc Hoàng gia Anh của thế kỷ 19 được cử hành quốc tang và được chôn ở Westminster Abbey, cạnh mộ của John Herschel và Isaac Newton.

    Mục lục

    Tuổi thơ và quá trình học tập

    Charles Robert Darwin sinh ngày 12 tháng Hai năm 1809 tại Shrewbury, Shropshire, nước Anh. Darwin là con kế út trong gia đình khá giả có sáu người con. Cha ông là bác sĩ và là nhà tài chính tên Robert Darwin, mẹ ông là Susannah Darwin. Ngay từ lúc tám tuổi, Charles đã được biết đến lịch sử tự nhiên và sưu tập. Tháng bảy năm 1817 mẹ ông qua đời. Từ tháng chín năm 1818 ông cùng anh trai học ở ngôi trường gần nhà.
    Mùa hè năm 1825 Darwin làm bác sĩ tập sự cho cha ông để chữa trị những bệnh nhân nghèo ở Shropshire. Sau đó vào tháng mười ông cùng anh trai đến Đại học Edingburgh. Ông không thích những bài giảng và phẫu thuật nên bỏ bê việc học hành. Ông học việc nhồi xác động vật (taxidermy) từ John Edmonstone, một nô lệ da đen được trả tự do mà ông mô tả là "rất dễ chịu và thông minh".
    Năm thứ hai ông tham gia Hội Plinian (Plinian Society), một nhóm sinh viên đam mê lịch sử tự nhiên. Ông giúp Robert Edmund Grant tìm hiểu về giải phẫu và vòng đời của các động vật biển có xương sống. Tháng ba năm 1827 ông trình bày trước Hội Plinian phát hiện của ông về bào tử sống trong vỏ sò thực ra là trứng đĩa (skate leech). Darwin không thích những giờ giảng lịch sử tự nhiên trên lớp vì nó đề cập đến địa lí và tranh luận Neptunism và Plutonism. Ông học cách phân loại thực vật, tham gia sưu tập mẩu vật cho Bảo tàng Đại học - một trong những bảo tàng đồ sộ nhất châu Âu thời này.
    Việc ông bỏ vê học hành y khoa làm cha ông nổi giận. Ông bị buộc vào trường Christ’s College, Cambridge để học cử nhân thần học, vì cha ông muốn con trai mình trở thành mục sư Anh giáo và đây là bước đầu để chuẩn bị. Darwin nhập học vào tháng Giêng năm 1828. Tuy nhiên, ông thích cỡi ngựa săn bắn hơn học. Người anh em bà con giới thiệu ông với nhóm sưu tầm bọ. Ông hăng hái tham gia và có vài phát hiện được đăng trên tập Minh Họa Côn Trùng Học của Stevens. Ông là bạn thân đồng thời là môn đệ của giáo sư thực vật John Stevens Henslow. Ông có cơ hội gặp những nhà tự nhiên học hàng đầu khác. Mặc dù lơ là việc học nhưng ông cũng tập trung chăm chỉ khi các kỳ thi đến gần. Trong kỳ thi cuối khóa tháng Giêng năm 1831 ông làm bài tốt và đỗ hạng mười trong tổng số 178 sinh viên tốt nghiệp.
    Darwin ở Cambridge tới tháng sáu năm đó. Ông học thuyết tự nhiên của Paley - lý thuyết đề cập đến vấn đề thừa kế trong tự nhiên và giải thích thích nghi là tác động của Chúa thông qua những quy luật tự nhiên. Ông đọc cuốn sách mới xuất bản của John Herchel nói về mục đích cao cả nhất của triết học tự nhiên là hiểu những quy luật của nó thông qua lý luận quy nạp dựa trên quan sát. Ông còn đọc cuốn Personal Narrative của Alexander von Humboldt.

    Với nhiệt huyết muốn cống hiến cho khoa học, Darwin dự định học xong sẽ đến Tenerife cùng bạn bè để nghiên cứu lịch sử tự nhiên vùng nhiệt đới. Để chuẩn bị cho chuyến đi, ông đã theo học lớp địa lý của Adam Sedgwick, sau đó cùng ông này đi lập bản đồ địa tầng ở Wales trong mùa hè. Ông trở về nhà và nhận được thư giới thiệu của Henslow cho vị trí nhà tự nhiên học trên tàu MHS Beagle đi thám hiểm và vẽ bản đồ bờ biển Nam Mỹ. Cha của Darwin lúc đầu phản đối kế hoạch vì ông cho rằng chuyến đi chỉ lãng phí thời gian. Sau đó, em rể ông thuyết phục để Darwin đi và cuối cùng ông cũng chấp nhận.

    Hành trình của tàu Beagle

    Chuyến hành trình lập bản đồ bờ biển kéo dài năm năm. Trong suốt thời gian này Darwin dành thời gian ở trên đất liền để tìm hiểu địa lí và sưu tập lịch sử tự nhiên. Ông ghi chép cẩn thận những quan sát và những giả thuyết của mình. Ông thường xuyên gởi những mẩu vật đến Cambridge và thư viết về nhật ký hành trình cho gia đình. [...]. Mặc dù thường xuyên bị say sóng, nhưng đa số ghi chép về động vật học của ông liên quan đến các loài động vật biển có xương sống.
    Trong chuyến dừng chân đầu tiên ở St Jago, Darwin phát hiện được nhiều vỏ sò biển trên vách đá núi lửa. Thuyền trưởng FitzRoy đưa ông đập tập một cuốn Địa Lý Cơ Bản của Charles Lyell. Quan sát của Darwin kiểm chứng cho giả thuyết của Charles Lyell nói rằng các vùng đất được nâng lên hoặc hạ xuống qua một khoảng thời gian dài. Darwin hình thành lý thuyết để viết một cuốn sách về địa lý. Đến Brazil, Darwin bị rừng nhiệt đới cuốn hút. Tuy nhiên, cảnh nô lệ ở đây làm ông thấy thương xót.
    Ở Punta Alta, Patagonia, ông khám phá hóa thạch của những loài hữu nhũ khổng lồ bị tuyệt chủng trên vách đá bên cạnh những vỏ sò biển hiện đại. Điều này cho thấy rằng những loài này bị tuyệt chủng mà không gặp phải thảm họa hoặc biến đổi khí hậu. Ông nhận dạng được loài Megatherium nhỏ bé, với lớp giáp bằng sừng mà lúc đầu ông thấy giống như phiên bản thu nhỏ của loài ẩmdillos địa phương. Phát hiện này làm nhiều người thích thú khi họ quay về Anh.

    Trong quá trình đi sâu vào đất liền để khám phá địa lý và thu thập hóa thạch ông có thêm những hiểu biết về xã hội, chính trị và nhân chủng về người bản địa cũng như thực dân. Đi sâu hơn về phía Nam ông thấy những đồng bằng gồm những lớp đá cuội và vỏ sò nằm liên tiếp nhau. [...]. Ông đọc tiếp tập hai cuốn sách của Lyell. Ông công nhận cách nhìn của Lyell về "trung tâm khởi tạo" của mọi loài. Tuy nhiên, những phát hiện và giả thuyết của ông lại mâu thuẫn với ý tưởng của Lyell về biến đổi dần dần (smooth continuity) và sự tuyệt chủng.
    Trong chuyến đi này của tàu Beagle, có ba người Fuegians được đem về Anh trong một năm và sau đó đưa trở lại để làm nhà truyền giáo. Darwin thấy những người này thân thiện, có văn hóa, trong khi đó những người bản địa là "những thổ dân khốn khổ, thấp kém". Darwin cho rằng sự khác biệt này cho thấy sự tiến bộ về văn hóa chứ không phải do chủng tộc. Khác với những nhà khoa học khác, Darwin nghĩ không có ranh giới bất khả giữa con người và động vật. Sau một năm, nhiệm vụ truyền giáo dừng lại. Một người Fuegian được đặt tên Jemmy Button sống như người bản địa khác, lấy vợ, và không muốn quay lại Anh.
    Ở Chilê Darwin gặp một trận động đất. Nhờ vậy ông thấy được vùng đất đã được nhô cao lên và kèm theo nó là các lớp vỏ trai. Trên dãy Andes ông thấy vỏ sò, vài hóa thạch cây cối từng sống trên bãi biển. Ông lập luận rằng khi mặt đất nhô lên thì những biển đảo chìm xuống và các bãi san hô hình thành nên các vòng san hô.
    Trên địa vùng Quần đảo Galapagos mới hình thành, Darwin tìm kiếm bằng chứng để chứng minh những loài hoang dã ở đây được bắt nguồn từ tổ tiên "trung tâm sáng tạo". Ông phát hiện vài loài chim nhại giống với loài tìm thấy ở Chile nhưng khác với các loài ở trên các đảo khác. Ông nghe nói những loài rùa có mai khác nhau cho biết chúng từ đảo nào nhưng không sưu tập được. Những con chuột túi và thú mõ vịt ở Úc có hình dạng khác thường làm Darwin nghĩ rằng có hai Tạo hóa riêng biệt. Ông thấy người Úc bản địa "vui tính và dễ chịu". Ông cũng lưu ý sự định cư của dân châu Âu đã tàn phá cuộc sống họ như thế nào.
    Tàu Beagle tìm hiểu cách hình thành các vòng san hô của quần đảo Cocos. Điều này cũng giúp cũng cố thêm giả thuyết của Darwin. Thuyền trưởng FitzRoy bắt tay viết nhật ký tàu Beagle. Sau khi đọc nhật ký của Darwin, FitzRoy đề nghị hai người cộng tác để viết chung một cuốn sách. Nhật ký của Darwin được biên tập thành một tập riêng biệt về lịch sử tự nhiên.

    Đến Mũi Hảo Vọng Darwin và FitzRoy gặp John Herschel, người đã ngợi ca lý thuyết thống nhất của Lyell là giả định về "điều bí ẩn của những bí ẩn, sự thay thế các loài tuyệt chủng bởi các loài khác" là "một nhân tố tương phản với một tiến trình kỳ diệu". Trên đường quay về nước Anh, Darwin ghi chú rằng nếu như những nghi ngờ của ông về chim nhại, rùa và vùng Falkland Island Fox là đúng, thì "những yếu tố này bác bỏ giả thuyết về Loài". Sau đó ông cẩn thận thêm "có thể" trước "bác bỏ". Sau này ông viết những yếu tố này "dường như đem lại ánh sáng cho nguồn gốc các loài".

    Thai nghén cho Lý Thuyết Tiến Hóa

    Tháng mười hai năm 1835, một năm trước khi trở về Anh, những bức thư của Darwin được thầy của mình là Henslow giới thiệu cho cộng đồng những nhà tự nhiên học. Ông nhanh chóng nổi tiếng. Darwin về đến Anh ngày 2 tháng mười năm 1836. Ông ghé thăm nhà ở Shrewbury để gặp họ hàng của mình, sau đó nhanh chóng đến Cambridge gặp thầy Henslow. Ông gợi ý Darwin tìm những nhà tự nhiên học để phân loại các mẩu sưu tập, chính ông cũng nhận phân loại những mẫu thực vật. Cha của Darwin tài trợ để ông nghiên cứu như nhà khoa học độc lập. Darwin phấn khích tìm khắp các viện nghiên cứu ở Luân Đôn các chuyên gia để phân loại mẫu vật.
    Charles Lyell háo hức đến gặp Darwin lần đầu ngày 29 tháng mười. Ông giới thiệu với Darwin nhà giải phẫu Richard Owen, người đang trên đường đến Luân Đôn. Trường Cao đẳng Giải phẫu Hoàng gia (Royal College of Surgeons) nơi Owen nghiên cứu có trang thiết bị để phân tích những mẫu xương hóa thạch Darwin đã thu thập. Owen bất ngờ khi thấy những con lười (sloth) tuyệt chủng, một bộ xương gần hoàn chỉnh (của loài Scelidotherium, lúc bây giờ chưa biết tới), một hộp sọ giống loài gặm nhấm có kích thước sọ hà mã trông như của một con lợn nước (capybara) khổng lồ (của loài Toxodon). Có nhiều mãnh giáp của loài Glyptodon. Những loài bị tuyệt chủng này có mối liên hệ gần gũi với những loài sống ở Nam châu Mỹ.
    Darwin đến ở Cambridge vào giữa tháng mười hai để sắp xếp công việc và biên tập lại nhật ký hành trình. Ông viết báo cáo khoa học đầu tiên nói về những vùng đất rộng lớn ở Nam Mỹ đang dần trồi lên. Lyell nhiệt thành giúp đỡ ông trình bày trước Hội Địa lí ở Luân Đôn ngày 4 tháng một năm 1837. Cũng ngày hôm đó, ông trình bày những mẫu vật động vật hữu nhũ và chim cho Hội Động vật Học. Nhà cầm học (ornithologist) John Gould nhận thấy những con chim mà Darwin đã lầm tưởng là những quạ, chim yến hồng, chim mỏ to thực ra là mười hai loài chim sẻ khác nhau. Ngày 17 tháng hai Darwin được bầu làm thành viên Hội Địa lí, nơi mà Lyell đang nắm chức chủ tịch. Lyell giới thiệu những phát hiện của Owen về những hóa thạch Darwin sưu tầm. Ông nhấn mạnh rằng sự thay đổi dần dần của các loài trải qua các vùng địa lý cũng cố cho ý tưởng của ông về thống nhất.
    Đầu tháng ba, Darwin chuyển đến Luân Đôn để tiện cho công việc. Ông tham gia cộng đồng các nhà khoa học và savants của Lyell. Ông gặp được Charles babbage, người mô tả Chúa là người lập trình cho các định luật. Lá thư của John Herschel về "bí ẩn của những bí ẩn" của các loài mới hình thành được bàn luận rộng rãi.
    Đến giữa tháng bảy năm 1837 Darwin bắt tay viết Sự Biến Đổi của các Loài. Trên trang 36 của cuốn vở tựa là "B" này ông viết "Tôi nghĩ" bên trên cây tiến hóa. Trong lần gặp đầu tiên để trao đổi chi tiết những phát hiện của mình, Gould nói với Darwin những con chim nhại Galápagos trên các hòn đảo là những loài độc lập chứ không chỉ là các biến thể của nhau. Ngoài ra, những con chim hồng tước (wren) thuộc vào họ chim sẽ (finch). Hai con đà điểu cũng thuộc các loài khác nhau. Ngày 14 tháng ba Darwin thông báo rằng sự phân bố của chúng thay đổi đi về phía nam.
    Giữa tháng ba Darwin đưa ra giả định là có khả năng "một loài biến đổi thành loài khác" để giải thích sự phân bố theo địa lý của các loài đang sống như đà điểu và các loài đã tuyệt chủng như Macrauchenia (trông như con guanaco khổng lồ). Ông phác họa một nhánh dòng dõi, và sau đó là một nhánh di truyền của một cây tiến hóa đơn lẻ. Với cây tiến hóa này thì "Thật vô nghĩa khi nói một loài vật tiến bộ hơn loài khác", và như vậy là bác bỏ giả thuyết tiến triển tuyến tính độc lập từ dạng này sang dạng khác tiến bộ hơn của Lamarck.

    Làm việc quá mức, bệnh tật, hôn nhân

    Khi đang tận lực nghiên cứu Sự Biến đổi, Darwin vướng vào các việc khác nữa. Vừa viết Nhật ký Hải hành, ông vừa biên tập và xuất bản các báo cáo khoa học về những mẫu sưu tầm. Được Henslow giúp sức, ông còn giành được phần thưởng 1000 bảng Anh tài trợ cho cuốn sách nhiều tập Động vật học. Darwin hoàn thành cuốn Nhật ký ngày 20 tháng bảy năm 1837 (ngày Nữ hoàng Victoria lên ngôi), sau đó các bằng chứng trong cuốn sách còn phải được sửa chữa lại.
    Darwin gặp phải vấn đề sức khỏe do làm việc dưới áp lực. Ngày 20 tháng mười hai ông bị triệu chứng tim đập nhanh. Bác sĩ khuyên ông ngừng làm việc để đến vùng quê nghỉ trong vài tuần. Sau khi về thăm Shrewsbury ông đến họ hàng ở Maer Hall, Staffordshire. Những người ở đây lại quá háo hức muốn ông kể về chuyến đi (trên tàu Beagle) nên ông không được nghỉ ngơi nhiều. Chú Jos của ông chỉ ông xem một mảnh đất có bọt đá biến mất dưới đất mùn. Ông chú nghĩ có thể là do côn trùng đất và điều này gợi ý cho "một lý thuyết mới mẽ và quan trọng" về vai trò của côn trùng trong việc hình thành đất trồng trọt. Darwin trình bày kết quả trước Hội Địa lí vào ngày 1 tháng mười một.
    William Whewell thúc giục Darwin nhận chức thư ký Hội Địa lí. Tháng ba năm 1838, sau vài lần từ chối thì cuối cùng Darwin cũng nhận lời. Mặc dù miệt mài viết và biên tập các báo cáo, Darwin cũng tạo nên những tiến bộ đáng kể về thuyết Sự Biến Đổi. Ông tận dụng mọi cơ hội có được để chất vấn các chuyên gia tự nhiên học cũng như những người có kinh nhiệm thực tế như nông dân, người nuôi chim bồ câu... Càng về sau nghiên cứu của ông còn lấy thông tin có từ người thân, con cái, người làm việc nhà, hàng xóm, những người định cư và những người cùng đi trên tàu Beagle hồi trước. Ông còn đưa con người vào giả thuyết của mình. Ngày 28 tháng ba năm 1838 ông thấy một con đười ươi trong sở thú và ghi chú nó có hành động giống như trẻ em.
    Do làm việc quá sức, tháng sáu năm đó ông bị đau dạ dày, đau đầu và triệu chứng bệnh tim. Cho đến hết đời, ông liên tục bị hành hạ bởi đau dạ dày, ói, phỏng nặng, tim đập bất thường, run và các bệnh khác. Nguyên nhân bệnh tình của ông đến giờ vẫn không rõ, và những cố gắng điều trị đều không mấy thành công.
    Ngày 23 tháng sáu ông đến Scotland để nghỉ ngơi. Đến tháng bảy ông đã hoàn toàn bình phục và quay trở lại Shrewsbury. Bình thường ông hay ghi chú những quan sát về sự sinh sản của động vật nên ông cũng dùng cách này để ghi những ý nghĩ về tiền đồ sự nghiệp. Ông dùng hai mảnh giấy trên đó ghi hai cột "Lấy vợ" và "Không lấy vợ". Điểm lợi bao gồm "bạn đồng hành và là bạn đời khi về già... dù sao cũng hơn vật nuôi", điểm bất lợi là "có ít tiền hơn để mua sách" và "mất quá nhiều thời gian". Sau khi đã có quyết định cho riêng mình ông bàn với cha ông. Họ đến thăm Emma vào ngày 29 tháng bảy. Trái với lời khuyên của cha, ông không ngỏ lời cầu hôn mà chỉ nói với Emma nhứng ý tưởng của ông về Sự Biến Đổi.
    Darwin quay lại London và tiếp tục nghiên cứu. Ông đọc cuốn Thảo luận về Nguyên lý của Dân số.
    Tháng mười năm 1838, tức là mười lăm tháng kể từ khi tôi bắt đầu phân tích có hệ thống, tôi bắt gặp cuốn sách của Malthus bàn về Dân số. Qua quan sát hành vi của động thực vật suốt thời gian dài, tôi đã được biết cuộc đấu tranh sinh tồn hiện diện ở mọi nơi. Nó ngay lập tức làm tôi nảy ra ý nghĩ là trong những hoàn cảnh như vậy những biến dị phù hợp với môi trường sống sẽ được bảo tồn, còn những biến dị bất lợi sẽ bị tiêu diệt. Kết quả của quá trình này là một loài mới ra đời. Vậy là cuối cùng tôi cũng có một lý thuyết để nghiên cứu...
    Malthus cho rằng nếu dân số không được kiểm soát thì nó sẽ phát triển theo cấp số nhân và sớm vượt ngưỡng cung lương thực (được biết với khái niệm thảm họa Malthusian). Darwin - với nền tảng kiến thức của mình - đã nhanh chóng nhận ra điều này cũng được áp dụng cho ý tưởng của de Candolle về "cuộc chiến giữa các loài" cây và đấu tranh sinh tồn giữa các loài hoang dã. Điều này giải thích được tại sao số lượng cá thể trong một loài được giử tương đối cân bằng. Các loài luôn sinh sản vượt quá nguồn cung thức ăn, những biến dị thuận lợi có các cơ quan tốt hơn để sinh tồn và được truyền lại cho con cháu của chúng, trong khi đó những biến dị bất lợi sẽ bị mất đi.

    Hệ quả là một loài mới được hình thành. Ngày 28 tháng mười hai năm 1838 ông ghi chú lại phát hiện mới mẻ này, và mô tả đó như là việc "chèn" những cấu trúc thích nghi vào những khoảng trống của tự nhiên do những cấu trúc yếu hơn bị loại bỏ đã để lại. Đến giữa tháng mười hai, ông nhận thấy điểm tương đồng giữa việc những nông dân chọn ra những giống gia súc sinh sản tốt nhất với sự chọn ngẩu nhiên từ những cá thể trong Thuyết tự nhiên Malthusian (Malthusian Nature). Mỗi phần của cấu trúc mới đều phù hợp với thực tế và hoàn hảo. Ông thấy sự so sánh này là "phần đẹp đẽ của lý thuyết".
    Darwin cưới Emma Wedgwood. Ngày 11 tháng mười một, ông quay lại Maer và ngỏ lời cầu hôn Emma, lần này ông cũng nói những ý tưởng của mình về Sự Biến Đổi. Cô nhận lời. Những lá thư sau đó cô cho biết mình đánh giá cao sự cởi mở của Darwin khi chia sẻ những điểm khác biệt giữa họ, đồng thời bày tỏ niềm tin sâu sắc của cô vào Unitarrian và lưu ý những nghi ngờ của ông sẽ chia cách họ khi đã qua đời ra sao. Darwin quay lại Luân Đôn để tìm mua nhà và lại bị những căn bệnh hành hạ. Emma viết cho ông nói rằng hãy nghỉ ngơi và lưu ý "Đừng bị bệnh nữa à Charley, cho đến khi em đến sống cùng anh và chăm sóc cho anh". Darwin tìm được căn nhà tên Macaw Cottage ở phố Gower, sau đó chuyển nguyên "bảo tàng" của ông đến đây. Ngày 24 tháng một năm 1839 Darwin được bầu làm Thành viên Hội Hoàng gia.
    Darwin cưới Emma Wedgwood ngày 29 tháng hai, ngay sau đó cả hai lên tàu đến ngôi nhà mới của mình ở Luân Đôn. Ông qua đời ngày 19 tháng 4 năm 1882. Vì những cống hiến vượt thời đại của ông với sinh học nói riên và khoa học nói chung, người ta đã mai táng ông ở Westminster Abbey, cạnh mộ của Isaac Newton.

    Thành công

    Sau chuyến đi huyền thoại vòng quanh thế giới trong 5 năm trời, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại; những con không thích nghi sẽ bị diệt vong. Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng qua cuốn sách trên. Họ kêu: "Con người do Chúa trời tạo ra... Con người là loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị." Những cuộc tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào. Cuối cùng thế giới khoa học đã đồng ý với Darwin.
    Lý thuyết của Darwin ngày nay có lẽ đã được toàn thể cộng đồng khoa học chấp nhận. Thực vậy, những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ rằng loài người xét cho cùng có chung một thủy tổ. Nhưng con người thời ấy cứ tưởng mình là chúa tể sáng thế, mọi giống loài khác đều chịu sự thống trị của mình, và đôi khi còn bị loài người hủy hoại.
    • Works by or about Charles Darwin in libraries (WorldCat catalog)
    • Bản mẫu:NRA
    • Darwin 200: Celebrating Charles Darwin's bicentenary, Natural History Museum
    • A Pictorial Biography of Charles Darwin
    • Listing of the significant places in Shrewsbury relevant to Darwin’s early life.
    • Mis-portrayal of Darwin as a Racist
    • Wikisource-logo.svg  "Darwin, Charles Robert". Encyclopædia Britannica (11th). (1911).
    • The life and times of Charles Darwin, an audio slideshow, The Guardian, Thursday 12 tháng 2 năm 2009, (3 min 20 sec).
    • CBC Digital Archives: Charles Darwin and the Origins of Evolution
    • Darwin's Volcano - a short video discussing Darwin and Agassiz' coral reef formation debate
    • Darwin's Brave New World - A 3 part drama-documentary exploring Charles Darwin and the significant contributions of his colleagues Joseph Hooker, Thomas Huxley and Alfred Russel Wallace also featuring interviews with Richard Dawkins, David Suzuki, Jared Diamond and Iain McCalman.
    • A naturalists voyage around the world Account of the Beagle voyage using animation, in English from Centre national de la recherche scientifique, Paris.
    •  
    •    
    • Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa
    • Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
      Bước tới: menu, tìm kiếm
      Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa bắt đầu kể từ khi các ý tưởng về sự tiến hóa gây được sự chú ý vào thế kỷ 19.[1] Ban đầu, vào năm 1859, khi Charles Darwin phát hành cuốn sách Nguồn gốc muôn loài, học thuyết tiến hóa dựa trên chọn lọc tự nhiên của ông bị cho là trái ngược với các học thuyết khoa học khác, nhưng sau đó nó lại được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng khoa học.[2] Trong suốt gần một thế kỷ, các nhà sinh học không bàn cãi về việc theo dõi các quá trình tiến hóa đang diễn ra cũng như là về các học thuyết tiến hóa hiện đại.[3]

      Từ đó về sau, hầu như mọi chỉ trích về thuyết tiến hóa đều có nguồn gốc từ tôn giáo hơn là từ cộng đồng khoa học.[4] Mặc dù đã có nhiều tôn giáo thừa nhận sự tồn tại của tiến hóa chẳng hạn như ủng hộ thuyết tiến hóa tạo bởi đấng sáng tạo, vẫn có các tín ngưỡng khác bác bỏ cách giải thích về sự tiến hóa mà thay vào đó là ủng hộ thuyết sáng tạo, một thuyết cho rằng có một vị thần siêu nhiên đã tạo dựng toàn bộ thế giới hiện tại.[5] Cuộc tranh cãi giữa thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa nổ ra sau đó ở Hoa Kỳ đã biến thành cuộc xung khắc giữa tôn giáo và khoa học.
      Khác với các cuộc chống đối thuyết tiến hóa ban đầu là hoàn toàn mang tính khoa học hoặc hoàn toàn mang tính tôn giáo, các cuộc chống đối gần đây khó phân biệt mang tính chất nào. Các cuộc chống đối như vậy tập trung tấn công vào cơ sở khoa học của thuyết tiến hóa, với mục tiêu là ngăn chặn việc dạy thuyết tiến hóa như là một sự thật và ngăn chặn việc phổ biến "chủ nghĩa duy vật vô thần".[6] 
      Thuyết sáng tạo hiện đại đã được hình thành bởi các cuộc vận động như Khoa học về Thuyết sáng tạo, Thuyết sáng tạo tân thời, và Thiết kế thông minh vốn biện hộ cho rằng ý tưởng về sự sống được "kiến tạo" bởi một vị Thần hay bởi một thứ có trí tuệ thì cũng mang tính khoa học như thuyết tiến hóa và do đó cần phải được dạy trong các trường công. Các tranh cãi chống lại thuyết tiến hóa từ đó đã lan rộng, trong đó bao gồm cả việc chống lại các bằng chứng tiến hóa, phương pháp luận, tính hợp lý, đạo đức, và sự thừa nhận trong khoa học. Tuy vậy, cộng đồng khoa học không chấp nhận các cuộc chống đối đó bởi vì chúng hoàn toàn không đúng đắn, trích dẫn các câu của những người bôi nhọ để diễn dịch sai ý phương pháp khoa học, thiếu các bằng chứng và các quy luật vật lý cơ bản.[7]
      Trong khi các cuộc chống đối xuất phát chủ yếu từ Hoa Kỳ thì tín ngưỡng về thuyết sáng tạo lại lan rộng ra ở thế giới Hồi Giáo,[8] Nam PhiẤn Độ[9], ở một số nơi ít hơn là Úc, New Zealand, AnhCanada.[10]

      Mục lục

      Định nghĩa sự tiến hóa

      Xem thêm thông tin tại: Tiến hóa
      Một trong những điều dễ gây nhầm lẫn trong cuộc tranh luận giữa thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa là định nghĩa về tiến hóa. Theo sinh học, tiến hóa là các thay đổi về di truyền trong các quần thể sinh vật qua nhiều thế hệ liên tiếp nhau. Tuy vậy, thuật ngữ này lại mang nhiều nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, từ tính toán tiến hóa đến tiến hóa cấp độ phân tử, tiến hóa văn hóa xã hội, tiến hóa sao và cho đến tiến hóa thiên hà. Ngoài ra, nó còn có thể dùng để ám chỉ tiến hóa siêu hình học, tiến hóa tinh thần, hay bất kỳ quan điểm triết học tiến hóa nào. Khi tiến hóa sinh học và các quá trình tiến hóa khác bị gọi chung là một, sai lầm có thể xảy ra, chẳng hạn là phát biểu cho rằng thuyết tiến hóa hiện đại nói về cả nguồn gốc sự sống lẫn Big Bang.[11]
      Trong văn nói thông thường, tiến hóa có thể chỉ đến bất kỳ dạng phát triển tiến bộ nào, và thường bao hàm ý nghĩa tiến bộ từ từ; như vậy tiến hóa được hiểu như là một quá trình làm tăng chất lượng hay độ phức tạp. Khi định nghĩa thông thường này dùng sai trong tiến hóa sinh học sẽ dễ dẫn tới các hiểu lầm. Ví dụ, ý tưởng về sự thoái hóa (tiến hóa "lùi") là kết quả của suy nghĩ sai lầm cho rằng tiến hóa là một quá trình có hướng hay có một mục tiêu cụ thể (xem thêm thuyết khai sinh chính thống). Trong thực tế, quá trình tiến hóa của một loài sinh vật không có "mục tiêu" nào khác hơn là làm tăng khả năng tồn tại và sinh sản trong môi trường sống của chúng; và chính sự thích ứng này chỉ được xác định trong môi trường này. Các nhà sinh học không cho rằng bất kỳ một loài nào, chẳng hạn như loài người, tiến hóa cao hơn hay tiến bộ hơn các loài khác. Một số thông tin đưa ra đã bị chỉ trích vì có xu hướng đánh giá các loài sinh vật khác dựa trên tiêu chuẩn loài người siêu đẳng thay vì các tiêu chuẩn khách quan.[12]
      Quá trình tiến hóa không đảm bảo rằng sinh vật sẽ trở nên phức tạp hơn. Mặc dù lịch sử của sự sống dường như đã cho thấy khuynh hướng này, người ta vẫn đặt câu hỏi là liệu khuynh hướng này có thực sự xảy ra hay không, hay liệu đây có phải là một kết luận chưa kể đến sự thật rằng đại đa số sự sống trên trái đất luôn gồm có sinh vật nhân sơ.[13] Theo quan điểm này, sự phức tạp hơn không nhất thiết là kết quả của quá trình tiến hóa mà là kết quả của các tình huống diễn ra quá trình tiến hóa trên Trái Đất, trong đó sự phức tạp hơn thường xảy ra nhiều hơn bởi quá trình chọn lọc tự nhiên. Tùy theo từng hoàn cảnh, mức độ phức tạp của sinh vật có thể tăng hoặc giảm hoặc giữ nguyên; và cả ba xu hướng này đều đã được quan sát thấy trong quá trình tiến hóa.[12]
      Các thông tin được đưa ra bởi những người theo thuyết sáng tạo thường định nghĩa tiến hóa theo văn nói thông thường thay vì theo khoa học.[14] Kết quả là, nhiều nỗ lực bác bỏ thuyết tiến hóa không đề cập tới những phát hiện về tiến hóa sinh học (xem thêm ngụy biện người rơm).[11][15]

      Lịch sử


      Thuyết tiến hóa theo tổ tiên chung của Darwin đã được thừa nhận rộng rãi nhưng vẫn tiếp tục gặp phải sự phản đối về tầm quan trọng của chọn lọc tự nhiên.
      Vào đầu thế kỷ 19, các tư tưởng tiến hóa được chú ý nhiều, đặc biệt là thuyết sự biến đổi các loài được đưa ra bởi Jean-Baptiste Lamarck. Đây là các tư tưởng đã từng bị chống đối về mặt cơ sở khoa học, điển hình nhất bị là chống đối bởi Georges Cuvier cũng như là về mặt chính trị và tôn giáo.[1] Các tư tưởng cho rằng các quy luật tự nhiên chi phối sự phát triển của tự nhiên và xã hội đã thu hút được lượng lớn người quan tâm, trong đó có The Constitution of Man của George Combe năm 1828 và tác phẩm vô danh Vestiges of the Natural History of Creation năm 1844. Vào năm 1859, Charles Darwin xuất bản cuốn Nguồn gốc muôn loài. Trong vòng từ 15 đến 20 năm, ông đã thuyết phục được đa số cộng đồng khoa học rằng tiến hóa theo tổ tiên chung là đúng. Nhưng mặc cho chọn lọc tự nhiên là một thuyết chắc chắn và có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm, quan điểm xem nó là cơ chế chính của sự tiến hóa, nói chung, đã bị bác bỏ.[2]
      Ban đầu, những cuộc chống đối thuyết tiến hóa của Darwin đều mang tính khoa học hay tôn giáo. Nhưng cuối cùng, mặc dù cơ chế tiến hóa mà Darwin đưa ra - chọn lọc tự nhiên - bị tranh cãi kịch liệt bởi các học thuyết khác như Lamarckthuyết khai sinh chính thống, những người sống đương thời với Darwin cũng chấp nhận thuyết sự biến đổi các loài nhờ vào các bằng chứng hóa thạch; họ đã lập ra Hội X để bảo vệ học thuyết đó tránh bị tấn công bởi giáo hội và các cá nhân giàu có.[16] Cách giải thích tiến hóa từ từ của Darwin cũng đồng thời đối nghịch với thuyết đại đột biếnthuyết tai biến. Nam tước người Anh Kelvin đã dùng khoa học để chống đối với tiến hóa từ từ dựa trên các đo đạc nhiệt động học của ông để tính tuổi của Trái Đất là vào khoảng từ 24 đến 400 triệu năm tuổi, một con số ước đoán bị phản đối mạnh mẽ bởi các nhà địa chất. Các số liệu này sau đó được điều chỉnh lại vào năm 1907 khi các đo đạc phóng xạ trên đất đá cho thấy Trái Đất có hàng tỷ năm tuổi.[17][18] 
      Quan điểm của Kelvin có thể được xem là một biến thể của tiến hóa hữu thần, nhờ có sự chỉ bảo của thánh thần mà quá trình tiến hóa xảy ra nhanh chóng.[19] Mặt khác, chỉ có riêng cơ chế di truyền mà Darwin đã đưa ra, còn gọi là thuyết mầm, là thiếu các bằng chứng ủng hộ. Vào đầu thế kỷ 20, thuyết mầm được thay thế bằng di truyền Mendel, mở đầu cho sự vươn lên của thuyết tổng hợp tiến hóa hiện đại. Thuyết tổng hợp tiến hóa hiện đại đã được chấp nhận hoàn toàn bởi các nhà sinh học nhờ tìm được các bằng chứng mới như di truyền học, giúp xác nhận các tiên đoán của Darwin là đúng và loại bỏ các học thuyết đối chọi khác.[20]
      Từ năm 1860 cho đến những năm 1870, Đạo Tin Lành, đặc biệt ở Hoa Kỳ, đột ngột bị hứng chịu "những lời đàm tiếu sâu cay" và những tranh luận về thuyết tiến hóa, trong đó có một bước ngoặt được đánh dấu bởi cái chết của Louis Agassiz vào năm 1873. Cho đến năm 1880, một dạng tiến hóa "theo kiểu Cơ đốc giáo" đã được hưởng ứng.[21] Ở Anh, trong lúc việc xuất bản cuốn The Descent of Man của Darwin vào năm 1871 làm dấy lại cuộc tranh cãi có từ thập niên trước thì giữa những năm 1860 và 1885, Sir Henry Chadwick đã chú ý thấy rằng "những Cơ Đốc nhân có nhiều học thức" kiên quyết chấp nhận thuyết tiến hóa. Điều này làm cho học thuyết tiến hóa "vừa hợp pháp vừa đáng trân trọng" trước năm 1876.[21] Cùng lúc đó, bài thuyết giảng Mối liên hệ giữa tôn giáo và khoa học (1884) của Frederick Temple trình bày lý do thuyết tiến hóa không "thù địch" với tôn giáo đã nhấn mạnh thêm xu hướng này.[22] Sự kiện Temple được bổ nhiệm làm tổng giám mục giáo hội Anh sau đó vào năm 1896 đã cho thấy rằng thuyết tiến hóa đã được chấp nhận rộng rãi trong giáo hội.[21]
      Trong nhiều thập niên, Công giáo Rôma đã né tránh, không bác bỏ thuyết tiến hóa một cách chính thức. Thế nhưng, khi những người theo Công giáo nghi vấn hay nói rằng thuyết tiến hóa có thể hòa hợp với Kinh thánh sẽ bị vạ tuyệt thông bởi điều này trái ngược với phát hiện của Hội đồng Vatican lần thứ nhất (1869–70) rằng Chúa tạo ra mọi thứ từ cái không có. Vào năm 1950, trong thư Humani Generis gửi cho toàn thể giám mục, giáo hoàng Piô XII đã lần đầu tiên đề cập chính thức và trực tiếp đến thuyết tiến hóa.[23] Ông cho phép truy tìm nguồn gốc loài người trước khi có vật chất sống nhưng không cho phép nghi vấn Adam và Eva hay sự tạo dựng linh hồn. Vào năm 1996, giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố thuyết tiến hóa "còn hơn cả một thuyết" và thừa nhận rằng để hoàn thành một tuyệt tác lớn thì cần phải trải qua một giai đoạn tích lũy dài, nhưng ông lặp lại rằng bất kỳ sự cố gắng nào giải thích linh hồn con người theo vật chất đều "không tương hợp với sự thật về con người".[24]
      Sự phản kháng của những người theo Hồi giáo, nói chung, là của những người tin vào thuyết tạo dựng đã được ghi rõ trong kinh Qur'an. Mặt khác, cũng có nhiều người người Hồi giáo có học thức chấp nhận một dạng thuyết tiến hóa hữu thần hay được thần thánh chỉ dẫn, theo đó kinh Qur'an củng cố thay vì mâu thuẫn với khoa học. Điều này đã diễn ra khá nhanh vì các trường hồi giáo Madrasah trung cổ đã dạy các tư tưởng của Al-Jahiz, một học giả Hồi giáo sống ở thế kỷ thứ 9, người đã đề xuất các khái niệm tương tự với chọn lọc tự nhiên.[8] Tuy nhiên, thế giới Hồi giáo vẫn còn chậm chấp nhận thuyết tiến hóa khi mà những người đứng đầu bác bỏ triết học duy vật bổ trợ cho thuyết tiến hóa vì cho rằng nó nói sai về nguồn gốc con người và phủ nhận Allah.[8] Các cuộc chống đối sau đó nữa của các học giả Hồi giáo và nhiều tác giả đã phản ánh phần lớn những cuộc chống đối ở phương Tây.[25]
      Không kể đến sự chấp nhận của các hệ tôn giáo lớn, các cuộc chống đối học thuyết Darwin trước đây hiện vẫn còn đối nghịch với sự tiến hóa. Ý tưởng các loài thay đổi theo thời gian qua quá trình tự nhiên và các loài khác nhau có cùng tổ tiên dường như mâu thuẫn với các dữ kiện Chúa tạo ra thế giới. Những người tin tưởng kinh thánh không thể sai lầm đã gán ghép cho học thuyết Darwin là dị giáo. Lý luận người làm đồng hồ của Paley, một luận cứ thiết kế mà những người đấu tranh cho thuyết sáng tạo vẫn còn dùng, là ví dụ điển hình cho Thần học tự nhiên vào đầu thế kỷ 19. Thần học tự nhiên ban đầu chỉ bao gồm một số các tư tưởng và luận cứ, đến khi học thuyết của Darwin được công bố thì các tư tưởng về tiến hóa hữu thần được bổ sung vào; theo đó tiến hóa được chấp nhận là nguyên nhân thứ yếu có thể nghiên cứu khoa học, còn Chúa vẫn được xác nhận là nguyên nhân chính yếu, có vai trò không rõ rệt trong việc điều khiển quá trình tiến hóa và tạo tác con người.[26] Thần học tự do, môn thần học hiện đại xem Kinh thánhTorah là những dụ ngôn, cùng với các hệ phái Cơ đốc giáo và Do Thái giáo đã đón nhận quan điểm này, làm xóa nhòa mâu thuẫn giữa thuyết tiến hóa và tôn giáo.
      Tuy nhiên, trong những năm 1920, những người theo Cơ-đốc giáo nền tảng ở Hoa Kỳ đã biến những cuộc tranh cãi chống lại Thần học tự do về mặt diễn dịch Kinh thánh thành cuộc phản đối việc giảng dạy thuyết tiến hóa vì sợ rằng ‘‘Thuyết tiến hóa của Darwin’’ sẽ dẫn tới chủ nghĩa quân phiệt Đức và là mối đe dọa đối với tôn giáo và đạo đức. Cuộc phản đối này đã hình thành nên cuộc tranh cãi giữa thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa liên quan đến việc những người theo Cơ-đốc bảo thủ ở Hoa Kỳ phản đối việc dạy thuyết tiến hóa ở các trường công. Mặc dù các cuộc chống đối ban đầu đã gạt bỏ thuyết tiến hóa do mâu thuẫn với cách diễn giải Kinh thánh của họ, luận điểm này trở nên vô giá trị sau khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết trong vụ kiện Epperson v. Arkansas rằng việc cấm giảng dạy thuyết tiến hóa vì mục đích tôn giáo là vi hiến theo Điều khoản Thành lập trong Hiến pháp sửa đổi lần thứ nhất của Hoa Kỳ.[27]
      Kể từ đó, các cuộc chống đối thuyết tiến hóa của những người theo thuyết sáng tạo trở nên yếu ớt hơn, họ tạo thêm đủ loại cáo buộc chẳng hạn như cáo buộc rằng thuyết tiến hóa là phi khoa học, xâm phạm tự do tín ngưỡng của họ hay cho rằng việc thừa nhận thuyết tiến hóa cũng là một quan điểm mang tính tôn giáo.[28] Những người theo thuyết sáng tạo đã yêu cầu thay đổi các nguyên tắc dân chủ cho sự công bằng vì theo họ thuyết tiến hóa vẫn còn gây tranh cãi và do đó môn khoa học trong trường phải nên "Dạy về cuộc tranh cãi".[29] Những cuộc chống đối thuyết tiến hóa như vậy cuối cùng trở thành Thiết kế thông minh vào đầu những năm 2000 và hoàn toàn thất bại khi cố gắng đưa nó trở thành một lựa chọn khoa học thay thế thuyết tiến hóa.[30][31]

      Sự chấp nhận trong khoa học

      Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa gần đây thường tập trung tấn công vào tính đúng đắn khoa học,[32][33] hay cố gắng tìm ra ý tưởng thay thế như Thuyết sáng tạo để phản bác lại các phát hiện về thuyết tiến hóa.[34] Những người theo thuyết sáng tạo thường tranh cãi, chẳng hạn, cho rằng thuyết tiến hóa vẫn chưa được chứng minh, không dựa trên thực tế, hay vẫn còn tranh luận.[35]

      Tính giả thuyết

      Những người chỉ trích thuyết tiến hóa quả quyết rằng thuyết tiến hóa "chỉ là thuyết", và kiên quyết rằng các giả thuyết khoa học không phải là tuyệt đối, thuyết tiến hóa chỉ là một quan điểm chứ không phải là một sự thật hay chứng cứ. Điều này cho thấy sự hiểu sai về nghĩa của từ thuyết trong văn phong khoa học: trong văn nói một thuyết là một sự phỏng đoán hay giả định, trong khoa học một thuyết là một cách giải thích giúp đưa ra các tiên đoán có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm hoặc bằng các chứng cứ. Tương tự, Thuyết tiến hóa đề cập đến một cách giải thích về sự đa dạng các loài và tổ tiên chúng và đã được kiểm chứng bằng các chứng cứ khoa học có giá trị cực cao. Một ví dụ xem sự tiến hóa như thuyết là thuyết tổng hợp tiến hóa hiện đại liên quan đến quá trình chọn lọc tự nhiên của Darwin và di truyền Mendel. Như mọi giả thuyết khoa học khác, các nhà khoa học không ngừng tranh luận, kiểm tra, sàng lọc thuyết tổng hợp tiến hóa hiện đại, và nhất trí rằng đó là mô hình duy nhất giải thích thuyết phục các dữ kiện liên quan đến quá trình tiến hóa.[36]
      Những người chỉ trích cũng phát biểu rằng thuyết tiến hóa cũng không phải là một sự thật.[37] Trong khoa học, một sự thật là một quan sát được thực nghiệm kiểm chứng, tuy vậy, trong văn nói, một sự thật đơn thuần chỉ đến những thứ có bằng chứng rõ ràng. Ví dụ, những thuyết như "trái đất xoay quanh mặt trời" và "các vật rơi bởi trọng lực" thường được xem là "sự thật" mặc dù chúng hoàn toàn mang tính lý thuyết. Do đó, đứng trên quan điểm khoa học, thuyết tiến hóa có thể gọi là một "sự thật" với cùng lý do như của trọng lực: sự tiến hóa là một quá trình có thể quan sát được và xảy ra khi quần thể sinh vật biến đổi di truyền theo thời gian. Nếu xét theo văn nói, thuyết tiến hóa cũng có thể được xem là sự thật bởi nó đã được xây dựng rất vững chắc. Như vậy, các nhà khoa học đều công nhận rộng rãi rằng thuyết tiến hóa vừa là thuyết và vừa là sự thật.[38][39][40]
      Các cuộc chống đối cũng tạo ra sự mập mờ tương tự cho rằng thuyết tiến hóa "chưa được chứng minh" bởi vì chưa có giả thuyết khoa học nào được xem là hoàn toàn đúng mà chỉ được xác minh bằng các bằng chứng thực nghiệm.[41] Sự phân biệt này cũng đóng một vai trò quan trọng trong triết học khoa học vì nó đề cập đến sự thiếu hụt tính chắc chắn tuyệt đối trong mọi phát biểu mang tính thực nghiệm, không chỉ riêng đối với thuyết tiến hóa. Bằng chứng toàn diện chỉ có thể có trong các ngành khoa học hình thức như logic học và toán học chứ không thể có trong khoa học tự nhiên (thay vào đó thuật ngữ phù hợp hơn là bằng chứng "đúng đắn" hay "đã được kiểm chứng"). Do vậy, nói thuyết tiến hóa chưa được chứng minh có thể đúng nhưng tầm thường, nó không khác gì cáo buộc gọi thuyết tiến hóa chỉ là "thuyết". Tuy nhiên, sự mập mờ càng tăng lên khi nghĩa của từ bằng chứng theo văn nói đơn giản là "chứng cứ thuyết phục", trong trường hợp này các nhà khoa học sẽ quả quyết rằng thuyết tiến hóa "đã được chứng minh".[42]

      Mức độ chấp nhận

      Xem thêm thông tin tại: Mức độ ủng hộ thuyết tiến hóa
      Vào năm 1999, một cuộc phản đối lớn thuyết tiến hóa đã diễn ra ở Kansas theo kiểu tự thuyết phục: thuyết tiến hóa vẫn còn gây tranh cãi và tranh luận.[43] Không như những lý lẽ trước đây của những người theo thuyết sáng tạo tìm cách chấm dứt hoàn toàn việc dạy thuyết tiến hóa, lý lẽ lần này yếu hơn, tuyên bố rằng thuyết tiến hóa còn đang gây tranh cãi và do đó học sinh cần phải được dạy thêm về các quan điểm khác để chúng tự đánh giá và chọn ra quan điểm riêng của mình.[44] Sự kêu gọi công bằng này đã thu hút được những người ủng hộ thuyết sáng tạo ở Hoa Kỳ và nhận được sự tán thành của tổng thống George W. Bush.[31][41][45]
      Cuộc phản đối này là cơ sở cho việc hình thành chiến dịch "Dạy cuộc tranh cãi" vốn là nỗ lực của hội Cơ đốc Discovery Institute nhằm thúc đẩy việc dạy Thiết kế thông minh trong trường công. Sau đó, nó trở thành một phần quan trọng trong "chiến lược mũi nhọn" của hội, một chiến lược cố gắng làm suy yếu từ từ thuyết tiến hóa để cuối cùng "chuyển hướng từ việc đè bẹp quan điểm thế giới duy vật sang việc tạo ra một môn khoa học có niềm tin mãnh liệt vào thần thánh và Cơ đốc giáo".[29]
      Các nhà khoa học và các tòa án Hoa Kỳ đã bác bỏ phản đối này vì lý do khoa học không dựa trên sự hưởng ứng số đông mà dựa trên chứng cứ. Sự đồng thuận khoa học của các nhà sinh học chứ không phải ý kiến số đông hay sự công bằng sẽ quyết định tính chấp nhận trong khoa học, và mặc dù thuyết tiến hóa rõ ràng gây tranh cãi trong đấu trường quần chúng, nhưng nó hoàn toàn không gây tranh cãi giữa các chuyên gia trong lĩnh vực.[46]
      Để đáp trả, những người theo thuyết sáng tạo tiếp tục cự cãi về mức độ ủng hộ thuyết tiến hóa trong khoa học. Từ năm 2001, Hội Discovery Institute đã thu thập được hơn 600 nhà khoa học để ký vào bảng "Tiếng nói bất đồng khoa học với học thuyết Darwin" nhằm cho thấy có một số các nhà khoa học bất đồng với cái mà họ gọi là "Thuyết tiến hóa của Darwin". Bảng tuyên bố này không khẳng định họ không tin hoàn toàn vào thuyết tiến hóa mà bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng "đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể giải thích cho sự phức tạp của sự sống." Một số cuộc thỉnh nguyện ngược lại đã được tiến hành ngay sau đó, trong đó có "Tiếng nói ủng hộ khoa học với học thuyết Darwin" thu thập được hơn 7.000 chữ ký trong bốn ngày, và Dự án Steve, một cuộc thỉnh nguyện để trêu lại, đã thu thập được 1.151 (tính đến ngày 18 tháng 1 năm 2011) nhà khoa học tên "Steve" ủng hộ thuyết tiến hóa.
      Trong hơn một thế kỷ, dựa trên các phản đối cho rằng thuyết tiến hóa thiếu các chứng cứ đáng tin cậy hay không tuân theo các định luật vật lý, những người theo thuyết sáng tạo đã kêu gào rằng thuyết tiến hóa là "một thuyết đang trong cơn khủng hoảng" và sẽ sớm bị lật đổ.[47] Tuyên bố rằng luận điểm kiến tạo bởi đấng có trí tuệ, hay bất kỳ cách giải thích nào khác theo thuyết sáng tạo cũng thỏa mãn các tiêu chuẩn khoa học cơ bản và phải là một lựa chọn khoa học thay thế thuyết tiến hóa cũng bị các nhà khoa học bác bỏ. Ngay cả khi có chứng cứ chống lại thuyết tiến hóa, nó cũng bị xếp là ngụy biện song đề, là chứng cứ bảo vệ luận điểm kiến tạo bởi đấng có trí tuệ.[45][48]
      Một loại chống đối thuyết tiến hóa tương tự nói rằng một số nhân vật hàng đầu trong khoa học - chủ yếu trước thời kỳ hiện đại - đã nghi ngờ hay bác bỏ thuyết tiến hóa.[49] Thường gặp nhất là chuyện hoang đường bắt nguồn từ chuyện quý bà Hope cho rằng Darwin đã "từ bỏ quan điểm" vào lúc cuối đời.[50] Những cuộc chống đối này đều bị bác bỏ vì là ngụy biện lợi dụng người đứng đầu. Ngay cả khi giai thoại này đúng, nó cũng không hề gây ảnh hưởng đến giá trị của thuyết tiến hóa.

      Vị thế khoa học

      Những người theo thuyết sáng tạo tân thời thường chống đối thuyết tiến hóa vì cho rằng nó không gắn kết với các tiêu chuẩn khoa học thông thường-nghĩa là không đáng tin về mặt khoa học. Họ cũng phản đối rằng môn sinh học tiến hóa không tuân theo phương pháp khoa học, và do đó không nên dạy trong các lớp khoa học, hay ít nhất là phải dạy song song với các quan điểm khác (tức thuyết sáng tạo). Những cuộc chống đối này thường xuyên đả phá bản chất cơ bản của thuyết tiến hóa và phương pháp khoa học.

      Bản chất tôn giáo

      Thuyết tiến hóa thường bị những người theo thuyết sáng tạo tranh cãi vì lý do "thuyết tiến hóa là tôn giáo; nó không phải là khoa học".[51] Mục đích của việc chỉ trích là nhằm hạ thấp vị thế cao hơn của các nhà sinh học khi tranh luận với những người theo thuyết sáng tạo, và để biến hóa cuộc tranh luận từ giữa khoa học (thuyết tiến hóa) và tôn giáo (thuyết sáng tạo) thành giữa hai tín ngưỡng tôn giáo ngang nhau - hay thậm chí là tranh cãi rằng thuyết tiến hóa mang tính tôn giáo còn Thiết kế thông minh thì không.[52][53] Các cuộc chống đối đó thường hay gọi những người ủng hộ thuyết tiến hóa là "những tên tiến hóa" hay "những tên Darwin".[51]

      Các lý lẽ xem thuyết tiến hóa là tôn giáo khá giống với các lý lẽ dùng trong phương pháp so sánh: thuyết tiến hóa và tôn giáo có một hay nhiều điểm chung và do đó thuyết tiến hóa cũng là một tôn giáo. Ví dụ cho các lý lẽ này là các phát biểu cho rằng thuyết tiến hóa dựa trên tín ngưỡng, những người ủng hộ thuyết tiến hóa tôn sùng Darwin như nhà tiên tri, tin mù quáng, bỏ ngoài tai những ý kiến khác.[41][54] Các tuyên bố này đã lan rộng ra trong những năm gần đây khi phong trào của những người theo thuyết sáng tạo tân thời tìm cách tách biệt chính mình khỏi tôn giáo để có thể lợi dụng một phương pháp so sánh chống tôn giáo.[46]
      Để đáp trả, những người ủng hộ thuyết tiến hóa phản ứng rằng chưa có phát biểu của bất kỳ nhà khoa học nào, bao gồm cả Darwin, được xem là thiêng liêng bất khả xâm phạm bởi vì chính giả thuyết của Darwin cũng từng bị các nhà khoa học bác bỏ và hiệu chỉnh lại qua nhiều năm để hình thành nên Học thuyết Darwin mới và sau đó là thuyết tổng hợp tiến hóa hiện đại[55][56] Tương tự, phát biểu nói rằng thuyết tiến hóa là niềm tin và chưa từng được quan sát thấy cũng bị bác bỏ; thuyết tiến hóa có chứng cứ ủng hộ mạnh mẽ mà không cần đến niềm tin.
      Nói tóm lại, luận cứ xem thuyết tiến hóa là tôn giáo đã bị bác bỏ bởi vì tôn giáo không được định nghĩa bằng mức độ cuồng tín, mà bằng niềm tin vào tâm linh và sự siêu nhiên. Những người ủng hộ thuyết tiến hóa đã chỉ ra được rằng thuyết tiến hóa không cuồng tín cũng không dựa trên niềm tin, đồng thời cáo buộc những người theo thuyết sáng tạo đã cố tình gây lập lờ tôn giáo theo định nghĩa chính xác và theo cách dùng trong văn nói để ám chỉ đến những thứ dính líu với cuồng tín. Các tòa án Hoa Kỳ cũng đã bác bỏ chống đối này:
      Giả sử theo như mục đích của cuộc tranh cãi, rằng thuyết tiến hóa là một tôn giáo hay giáo lý tôn giáo, thì biện pháp thi hành sẽ là chấm dứt việc dạy thuyết tiến hóa, không thành lập thêm một tôn giáo khác để chống lại biện pháp đó. Tuy nhiên, theo như luật xét xử đã được thiết lập rõ ràng trước đó, và có thể trong cả ý nghĩa thông thường, thuyết tiến hóa không phải là một tôn giáo và việc dạy thuyết tiến hóa không vi hiến theo Điều khoản Thành lập.[57]
      Liên quan đến một tuyên bố khác rằng thuyết tiến hóa là vô thần, những người ủng hộ thuyết sáng tạo cũng thường gộp chung cả hai tuyên bố để miêu tả thuyết tiến hóa là một "tôn giáo vô thần" (xem so với chủ nghĩa nhân văn).[53] Luận điểm chống đối này thường bị tổng quát hóa thành một lời chỉ trích: "khoa học là một tôn giáo vô thần" vì chủ nghĩa tự nhiên theo phương pháp luận chưa được chứng minh, và do đó cũng "dựa trên niềm tin" giống như siêu nhiên và niềm tin vào thần thánh trong thuyết sáng tạo.[58]

      Không thể chứng minh là sai

      Một phát biểu được xem là có khả năng bị chứng minh là sai nếu có một quan sát hay một cuộc kiểm tra cho thấy phát biểu đó là sai. Các cuộc khảo sát khoa học không xem xét các phát biểu không có khả năng bị chứng minh là sai bởi vì không có phương pháp kiểm tra nào có thể thẩm định được độ chính xác của chúng. Những người theo thuyết sáng tạo như Henry M. Morris đã tuyên bố rằng thuyết tiến hóa không có khả năng bị chứng minh là sai. Họ nói rằng bất kỳ quan sát nào cũng đều có thể thuộc ý tưởng tiến hóa, do đó không thể cho thấy được thuyết tiến hóa là sai. Và do vậy, họ tuyên bố thuyết tiến hóa là phi khoa học.[59][60]
      Darwin và khỉ không đuôi, khoảng năm 1874 từ nguồn ảnh Julkaistussa.
      Tuy nhiên, các nhà khoa học đều xem thuyết tiến hóa có khả năng bị chứng minh là sai nếu các tiên đoán đưa ra mâu thuẫn với chứng cứ. Có một số loại chứng cứ có khả năng chứng minh thuyết tiến hóa là sai, chẳng hạn như dữ liệu hóa thạch không cho thấy sự biến đổi theo thời gian, hay cơ chế ngăn chặn đột biến tích lũy, hay các quan sát cho thấy các loài sinh vật có thể được tạo ra bằng cách tự sinh hay bằng một cách siêu nhiên.[59] Khi khoa học về tiến hóa phát triển, nhiều tư tưởng và nhận định của Darwin đã được chứng minh là sai nhưng đồng thời các tư tưởng trọng tâm cũng được xác nhận là đúng.[61] Hơn nữa, hầu hết các tuyên bố vô căn cứ của thuyết sáng tạo đều cho rằng thuyết tiến hóa đã bị chứng minh là sai.[59] Mặt khác, cách giải thích của những người theo thuyết sáng tạo liên quan đến sự can thiệp trực tiếp của siêu nhiên vào thế giới tự nhiên là không có khả năng bị chứng minh là sai, bởi vì bất kỳ kết quả nghiên cứu hay thí nghiệm nào cũng có thể là hành vi không thể đoán trước được của một vị thần toàn năng.[62]

      Xem thêm

    • Thiết kế thông minh

    Chú thích

    1. ^ a b Johnston, Ian C. (1999). “Section Three: The Origins of Evolutionary Theory”. ... And Still We Evolve. Liberal Studies Department, Malaspina University College. Truy cập 25 tháng 7 năm 2007.
    2. ^ a b van Wyhe, John (1 tháng 7 năm 2002). “Charles Darwin: gentleman naturalist: A biographical sketch”. The Complete Work of Charles Darwin Online. University of Cambridge. Truy cập 25 tháng 7 năm 2007.
    3. ^ IAP Statement on the Teaching of Evolution, Interacademy Panel
    4. ^ Trong cuốn sách chính luận toàn diện về thuyết sáng tạo The Creationists, sử gia Ronald Numbers đã lần theo các động cơ tôn giáo và các giả tạo khoa học của những nhà ủng hộ thuyết sáng tạo đáng chú ý, gồm George Frederick Wright, George McCready Price, Harry Rimmer, John C. Whitcomb, Henry M. MorrisViện nghiên cứu Thuyết sáng tạo (bao gồm một số người), Phillip E. Johnson‎ và của Thiết kế thông minh.
      Numbers, Ronald (30 tháng 11, 2006). The Creationists: From Scientific Creationism to Intelligent Design, Expanded Edition. Harvard University Press. tr. 624 trang. ISBN 0674023390.
    5. ^ Godfrey, Laurie R. Scientists Confront Creationism. Pg 8. W. W. Norton & Company (1984). ISBN 0-393-30154-0.
    6. ^ Sarfati, Jonathan & Matthews, Michael (2000). Argument: Creationism is religion, not science. Answers in Genesis.
    7. ^ “Statement on the Teaching of Evolution” định dạng (PDF). American Association for the Advancement of Science (2006). Truy cập 20 tháng 3 năm 2007.
    8. ^ a b c Abdul Majid (22 tháng 4 năm 2002). “The Muslim Responses To Evolution” định dạng (html). Islamic Research Foundation International, Inc.. Truy cập 24 tháng 5 năm 2010.
    9. ^ “Worldwide creationism, Shotgun stunner, and more” định dạng (html). New Scientist. Truy cập 24 tháng 5 năm 2010.
    10. ^ “About Us” định dạng (html). Truy cập 24 tháng 5 năm 2010.
    11. ^ a b Moran, Laurence (1993). “What is Evolution?”. The TalkOrigins Archive. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    12. ^ a b “Ask the experts:Biology-Is the human race evolving or devolving?”. Scientific American (1998). Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    13. ^ Carroll SB (2001). "Chance and necessity: the evolution of morphological complexity and diversity". Nature 409 (6823): 1102–9. doi:10.1038/35059227. PMID 11234024.
    14. ^ “CA212: Definition of evolution” định dạng (HTML). talkorigins.org. Truy cập 7 tháng 6 năm 2010.
    15. ^ Doolan, Robert (1996). “Oh! My aching wisdom teeth!”. Answers in Genesis. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    16. ^ AboutDarwin.com
    17. ^ England, P.; Molnar, P.; Righter, F. (Tháng một 2007). "John Perry's neglected critique of Kelvin's age for the Earth: A missed opportunity in geodynamics". GSA Today 17 (1): 4–9. doi:10.1130/GSAT01701A.1.
    18. ^ Boltwood, B. B. (1907). "On the ultimate disintegration products of the radio-active elements. Part II. The disintegration products of uranium". American Journal of Science 23: 77–88.
    19. ^ Bowler, Peter J. (1983). The eclipse of Darwinism: anti-Darwinian evolution theories in the decades around 1900 (ấn bản paperback). Baltimore: Johns Hopkins University Press. 23–24. ISBN 0-8018-4391-X.
    20. ^ Bowler, PJ (2003). Evolution: The History of an Idea, Third Edition, Completely Revised and Expanded. University of California Press. ISBN 978-0520236936.
    21. ^ a b c Moore, James R. (1981). The Post-Darwinian Controversies: A Study of the Protestant Struggle to Come to Terms with Darwin in Great Britain and America. Cambridge University Press. tr. 10. ISBN 9780521285179.
    22. ^ The Relations Between Religion and Science by Frederick Temple Bài thứ tư trong tám bài thuyết giảng tại Đại học Oxford năm 1884
    23. ^ Pius XII, encyclical Humani Generis
    24. ^ John Paul II, Message to the Pontifical Academy of Sciences on Evolution
    25. ^ Adnan Oktar (22 tháng 4 năm 1999). “The Evolution Deceit” định dạng (html). Truy cập 24 tháng 5 năm 2010.
    26. ^ “Darwin Correspondence Project – Darwin and design: historical essay”. Truy cập 2 tháng 9 năm 2008.
    27. ^ Scott EC, Matzke NJ (May 2007). "Biological design in science classrooms". Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 104 Suppl 1: 8669–76. doi:10.1073/pnas.0701505104. PMC 1876445. PMID 17494747.
    28. ^ “Evolution is Religion”. Truy cập 1 tháng 5 năm 2010.
    29. ^ a b Một bản Wedge Strategy của Discovery Institutes có thể xem tại: “Wedge Strategy” định dạng (PDF). Discovery Institute (1999). Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    30. ^ “Polls Apart on Human Origins”. Harris Interactive. Truy cập 27 tháng 10 năm 2008.
    31. ^ a b “National Science Teachers Association Disappointed About Intelligent Design Comments Made by President Bush”. National Science Teachers Association Press (2005). Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    32. ^ “A Scientific Dissent from Darwinism” định dạng (pdf) (tháng 9 năm 2001). Truy cập 30 tháng 10 năm 2007.; mẫu quảng cáo ban đầu "100 Nhà khoa học".
    33. ^ Edwards, Mark (24 tháng 9 năm 2001). “100 Scientists, National Poll Challenge Darwinism” định dạng (php). Discovery Institute. Truy cập 30 tháng 10 năm 2007.
    34. ^ Dembski, William (2001). “Is Intelligent Design Testable?”. Truy cập 23 tháng 5 năm 2010.
    35. ^ Ham, Ken (2010). “Separation of Christianity and State”. Truy cập 23 tháng 5 năm 2010.
    36. ^ Moran, Laurence (1993). “Evolution is a Fact and a Theory”. The TalkOrigins Archive. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    37. ^ Dr. David N. Menton. “Is Evolution a Theory, a Fact, or a Law?”. Missouri Association for Creation. Truy cập 16 tháng 6 năm 2010.
    38. ^ Isaak, Mark (2003). “Five Major Misconceptions about Evolution”. The TalkOrigins Archive. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    39. ^ Gould, SJ (1994). Hen's Teeth and Horse's Toes. W. W. Norton & Company. 253–262. ISBN 0393017168. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    40. ^ Lenski, RE (2000). “Evolution: Fact and Theory”. ActionBioscience.org. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    41. ^ a b c Morris, HM (1985). Scientific Creationism. Master Books. ISBN 978-0890510025.
    42. ^ Theobald, Douglas (2004). “29+ Evidences for Macroevolution: Scientific "Proof", scientific evidence, and the scientific method”. The TalkOrigins Archive. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    43. ^ The Crusade Against Evolution, Evan Ratliff, Tháng 10 năm 2004, Wired magazine
    44. ^ Meyer, SC. “Teach the controversy”, Cincinnati Enquirer. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    45. ^ a b Isaak, M (2004). “Index to Creationist Claims, Claim CA040: Equal time”. The TalkOrigins Archive. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    46. ^ a b Scott, EC (2004). Evolution vs. Creationism: An Introduction. University of California Press. ISBN 0520246500.
    47. ^ “Blown away by design”. Truy cập 1 tháng 5 năm 2010.
    48. ^ Morton, GR (2002). “The Imminent Demise of Evolution: The Longest Running Falsehood in Creationism”. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007.
    49. ^ “World's Greatest Creation Scientists from Y1K to Y2K”. Truy cập 4 tháng 5 năm 2010.
    50. ^ “Was Darwin a Christian? Did he believe in God? Did he recant evolutionism when he died? - ChristianAnswers.Net”. Truy cập 4 tháng 5 năm 2010.
    51. ^ a b Ham, K (1987). The Lie: Evolution. Master Books. ISBN 0-89051-158-6. Truy cập 24 tháng 3 năm 2007. Xem Evolution is Religion, chương 2.
    52. ^ Dembski, WA (2006). The Design Inference: Eliminating Chance through Small Probabilities (Cambridge Studies in Probability, Induction and Decision Theory). Cambridge University Press. ISBN 978-0521678674.
    53. ^ a b Morris, HM (2001). "Evolution Is Religion—Not Science" (PDF). Impact: Vital Articles on Science/Creation 332.
    54. ^ Wiker, BD (2003). “Does Science Point to God? Part II: The Christian Critics”. Crisis Magazine. Truy cập 25 tháng 3 năm 2007.
    55. ^ Isaak, Mark (2004). "Index to Creationist Claims, Claim CA611: Evolution Sacrosanct?". TalkOrigins Archive.
    56. ^ Kutschera U, Niklas KJ (June 2004). "The modern theory of biological evolution: an expanded synthesis". Naturwissenschaften 91 (6): 255–76. doi:10.1007/s00114-004-0515-y. PMID 15241603.
    57. ^ McLean v Arkansas Board of Education, 529 F.Supp. 1255 .
    58. ^ Cline, A (2006). “Myth: Science is a Religion for Atheists that Requires Faith”. about.com. Truy cập 25 tháng 3 năm 2007.
    59. ^ a b c TalkOrigins Claim CA211, Mark Isaak, editor, Index to Creationist Claims, TalkOrigins, 2006. Retrieved on 2008-04-20.
    60. ^ Scientific Creationism, Henry M. Morris, 1974 Master Books, Arkansas, p. 6-7
    61. ^ Wilkins, JS (1997). “Evolution and Philosophy: Is Evolution Science, and What Does 'Science' Mean?”. The TalkOrigins Archive. Truy cập 25 tháng 3 năm 2007.
    62. ^ “Expelled Exposed: Why Expelled Flunks » Science & Religion”. National Center for Science Education. Truy cập 7 tháng 3 năm 2010.
    NHỮNG THIẾU SÓT TRONG THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN VÀ THUYẾT  “BIG BANG”.
     
                                                                                        Chu tất Tiến
     
      Sau khi Charles Darwin xuất bản cuốn “On The Origin of Species”(Về Nguồn gốc  các chủng loại) vào năm 1859, các cuộc tranh luận về nội dung cuốn sách đã liên tục tiếp diễn bởi các nhà khoa học, lý luận, thần học, và lôi kéo thêm rất nhiều người tranh cãi ngoài dòng khoa học chính thức. Tuy nhiên, vì  không có cơ hội đọc tất cả các tài liệu liên hệ hoặc tham dự đầy đủ các cuộc thảo luận, nhiều người đã hiểu vấn đề một cách nông cạn. Dần dần, theo thời gian, những tư tưởng lệch lạc xuất hiện, làm biến dạng vấn đề một cách kỳ quặc. Có những người thần thánh hóa lý thuyết của Darwin và cho rằng ông là một vĩ nhân đã tìm ra nguồn cội của con người.

    Những người Cộng Sản hay ủng hộ lý thuyết Cộng Sản đã tung hô Darwin một cách quá đáng và từ đó, phỉ báng tất cả các niềm tin tôn giáo khác. Một số lý thuyết gia thì hoài nghi cả Darwin cả tôn giáo. Thực tế, nếu nhìn vào thuyết Tiến Hóa một cách khoa học và khách quan, những nhà nghiên cứu về chủng loại, về Nhân Loại Học, về Di Truyền đã tìm thấy trong lý thuyết của Darwin có nhiều lỗ hổng (gaping holes) trong giai đoạn sơ khai của loài người theo. Oâng ta đã không thể lấp đầy những khoảng trống ấy và tìm cách che dấu đi bằng những khảo cứu thực tiễn trong những thời đại của ông ta.

    Sau này, với sự khám phá những bộ xương người nguyên thủy, các tác giả cận đại cũng dựa vào lý luận của Darwin mà tiếp tục quảng bá cho thiên tài này, mà không lưu ý rằng, lý thuyết của Darwin vẫn chỉ là một giả thuyết có một số kiểm chứng chưa đầy đủ. Bài viết dưới đây, tuy ngắn ngủi, nhưng mong được trình bầy một phần nào những lỗ hổng trong Thuyết Tiến Hóa của Darwin

         I-Giả Thuyết, Lý Thuyết, và Luật:\

        Trước khi đi vào chi tiết của Thuyết Tiến Hóa, ta thử tìm định nghĩa cho chữ “Thuyết” hay “Lý Thuyết”. Trong văn học, Thuyết hay Lý Thuyết chỉ là một. Khi nói một cách trang trọng, người ta dùng chữ “Lý thuyết”, khi nói ngắn gọn, dùng chữ “Thuyết”. Không có sự phân biệt giữa hai chữ này.  Theo Tự điển Nguyễn văn Khôn, miền Nam xuất bản:” Theory. n. = Thuyết, lý thuyết, lý luận.” Theo Tự điển Anh Việt của Ủy Ban Khoa học Xã Hội, miền Bắc xuất bản: “Theory. dt. = Thuyết, học thuyết, lý thuyết, lý luận, nguyên lý.” Hiện nay, những điều mà Darwin khám phá vẫn chỉ được gọi là “Thuyết Tiến Hóa” hay “Lý Thuyết Tiến Hóa” (Evolutionism and/or Theory of Evolution.)

       Trong các môn khoa học thực nghiệm, khi nói đến các khám phá được thu dụng, người ta chia ra làm ba cấp độ:  Giả thuyết (Hypothesis), Lý thuyết (Theory), và Luật (Law). Trước hết, một nhà khoa học tìm thấy một thay đổi lạ, một liên hệ lạ giữa các vật chất, ông ta sắp xếp các liên hệ hay sự tìm thấy mới lạ đó thành một hệ thống và gọi hệ thống lý luận mới đó là một Giả Thuyết. Nhà khoa học đó trình bầy giả thuyết của mình cho các nhà khoa học khác để cùng nghiên cứu.

    Sau khi lập đi lập lại giả thuyết đó và đa số tìm được một lập luận tương đối vững chắc, giả thuyết ấy được các khoa học gia gọi là Lý Thuyết. Nếu lý thuyết ấy đứng vững trước mọi thử thách qua mọi thời đại, hoặc có thể được chứng minh bất cứ lúc nào cũng đúng, không còn ai phê bình, chỉ trích nữa, lúc ấy Lý Thuyết mới biến thành Luật và mọi người phải tuân theo. Chẳng hạn như Luật Bảo Tồn Năng Lượng hay Luật Quán Tính của vật lý và các định luật toán học. Còn lý thuyết của Darwin, cho đến nay, vẫn còn là Lý Thuyết, chưa phải là Luật, và sẽ vĩnh viễn không bao giờ thành Luật, dù cho đến ngày Tận Thế.

       Trong khi đó, tương tự, thuyết Sáng Tạo (Creationism) của các nhà thần học Thiên Chúa Giáo cũng vẫn chỉ là Lý Thuyết, chưa phải là Luật, vì có nhiều điều không thể chứng minh bằng khoa học. Theo Tự điển Webster’s Ninth New Collegiate Dictionary: “Creationism: a doctrine or theory holding that matter, the variuos form of life, and the world were created by God out of nothing.” ( Thuyết Sáng Tạo: một học thuyết hay một lý thuyết cho rằng vật chất, các thể khác nhau của đời sống, và trái đất đã được Thiên Chúa tạo ra từ chỗ không có gì.) Năm 1973, tiểu bang Tennessee ban hành một đạo luật yêu cầu rằng sách học phải dậy Thuyết Tiến Hóa như là một lý thuyết, không phải một khoa học, trong khi lại bắt buộc phải gồm thuyết sáng Tạo vào học trình sinh hóa.

    Năm 1981, tiểu bang Louisiana đã thông qua một luật bắt buộc các trường trung học phải “giảng dậy  công bằng với môn gọi là Khoa học Sáng tạo” (Phillip E. Johnson. Darwin on Trial. trang 3) Cùng năm đó, tiểu bang Arkansas cũng thông qua một đạo luật đòi hỏi các trường Trung hoc phải giảng dậy công bằng giữa “creation-science” và “evolution-science”. (Sách đã dẫn. Trang 112).

    Không những các nhà lập pháp đã gọi thuyết Sáng Tạo (creationism) mà còn trang trọng gọi là Khoa Học Sáng tạo nữa. Năm 1974 , Whitcomb và Morris đã phổ biến cuốn sách giáo khoa tựa là “Scientific Creationism” để dùng trong các trường học phổ thông. (Del Ratzch. The Battle of the Beginnings. 1996. tr.75)  Hầu hết các sách liên quan đến cuộc tranh luận, dù là từ phía những người chống đối thuyết Sáng Tạo, cũng vẫn dùng hai danh từ ngang nhau : “evolutionist” và “creationist”. Chưa có ai dám gọi là Luật Tiến Hóa hay Luật Sáng Tạo cả.

       Vì tính chất thiếu minh bạch khoa học như thế, cả hai thuyết Sáng tạo và Tiến Hóa cứ trên đà tranh luận mãi, không có hy vọng chấm dứt. Tuy nhiên, mới đây, năm 1997, Richard Milton đã cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề là: “Ðập vỡ huyền thoại về Thuyết Darwin” (Shattering the Myths of Darwinism). Richard Milton là một người viết báo khoa học và là một kỹ sư họa kiểu ở Luân Ðôn.

    Ông cũng là thành viên của Mensa, xã hội “high-IQ”, (xã hội của những người trí thức cao cấp), viết cho tờ Mensa Magazine, ông đồng thời là thành viên của Hội Chuyên Gia Ðịa Chất trong hơn 20 năm. Richard Milton đã được mời lên thuyết trình trong các chương trình của BBC, NBC, và các đài truyền hình khác. Ông phê phán kịch liệt những lỗ hổng (gaping holes) của lý thuyết Darwin, và cho rằng đây vẫn chỉ là một lý thuyết. Cùng lý luận với ông, nhiều nhà khoa học khác, kể cả các nhà khoa học về Cloning (truyền giống vô sinh) cũng chứng minh rằng lý luận của Darwin chưa hoàn toàn đầy đủ.

         II-Về Thuyết Big Bang:

        Ngược lại với những dẫn chứng của phe chống thuyết Tiến Hóa và đề cao thuyết Sáng Tạo, một số khoa học gia cố chứng minh rằng không có việc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, mà cho rằng sự xuất hiện của các hành tinh là một sự ngẫu nhiên. Qua sự nghiên cứu các thiên hà, họ đã đưa ra một lý thuyết mới: Thuyết “Big Bang”.  Họ  cho rằng sự kiện Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Ðất và các hành tinh được tạo ra từ một vụ nổ vũ trụ khủng khiếp mà trí óc con người không thể tưởng tượng được. Vụ nổ này được đặt tên là “Big Bang”. Sau vụ nổ hàng tỷ năm, khối được gọi là Trái đất nguội lại và từ đó, các sinh vật đơn bào và đa bào bắt đầu phát triển, tạo nên con người và các sinh vật. Lý thuyết này, cho đến hiện tại, vẫn chưa được toàn bộ các khoa học gia chấp nhận.

       a-Tự điển Webster’s New World: “big-bang-theory. A theory of cosmology holding that the expansion of the universe began with a giantic explosion (big bang) between 12 and 20 billion years ago.” Tạm dịch là: “một lý thuyết về vũ trụ học cho rằng sự dãn nỡ (bành trướng) của vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ vĩ đại (big bang) vào khoảng 12 và 20 tỷ năm trước.” Tiếng “Bang” là một chữ tượng thanh, người đầu tiên chế ra chữ này đã dùng một thanh âm như một tiếng nổ để diễn tả lý thuyết của mình. Tượng thanh là những chữ gợi ra âm thanh như “nổ đùng”, “lợn kêu eng éc”, “khóc òa”…Tiếng “bang” là âm thanh của một tiếng nổ, như trong bài hát “bang, bang, em bắn ngay tim  anh..bang bang…”

       b-Cuốn Physical Geology ấn hành trong các năm 1987, 1990, 1993, soạn bởi Carla W. Montgomery được dùng làm tài liệu giáo khoa cho sinh viên môn Ðịa chất Học tại Ðại Học Cal State Fullerton, trang 165: “Most astronomers now accept a cataclysmic explosion, or “big bang,” as the origin of the modern universe.. At that time, enormous quantities of matter were synthesized and flung violently apart across an ever-larger volume of space.”

    Tạm dịch là: “Hiện nay, hầu hết các nhà thiên văn học chấp nhận một vụ nổ chấn động vĩ đại, hay “big-bang” như là nguyên thủy của vũ trụ hiện đại. Vào thời điểm đó, những số lượng khổng lồ của vật chất được tổng hợp và bắn tung ra một cách dữ dội băng qua một khối lượng lớn chưa từng có của không gian.”  Ðiều lưu ý trong đoạn sách giáo khoa này là chỉ nói đến “hầu hết các nhà thiên văn học” chứ không phải toàn bộ các khoa học gia về các môn khác như vật lý, hóa học, toán học.. và cũng không nói đây là Luật mà mọi người bắt buộc phải tin theo.  

       c-Theo người viết, lý thuyết này có quá nhiều “lỗ hổng”, nhất là sự đi ngược lại các định luật Toán học, Hóa Học,  và Sinh vật học.
    -Yếu tố “A” nếu không cộng (hoặc trừ, nhân, hay chia) với “B”, sẽ không thể tạo thành “C”. Nếu không có chất xúc tác hay một tác động nào đó trên “A” thì “A” vĩnh viễn là “A”. Một vật chất, sau khi được tạo ra, thí dụ như hòn bi, nếu không có gió, không có lực đẩy, không có tác dụng của trọng lực, nghĩa là không nghiêng xuống, thì vĩnh viễn sẽ nằm im tại chỗ mà nó được tạo ra.
    -Không có sự việc gì xẩy ra mà không có nguyên nhân. Không có sự kết hợp nào tự nhiên mà thành. Trong muôn tỷ loại động vật, trừ một số rất ít lưỡng tính, luôn có giống cái và giống đực. Hai giống cái và đực tác động lên nhau, tạo thành thế hệ tiếp nối. Giống lưỡng tính thì tự nó sinh sản, không cần giao hợp đực, cái, nhưng không phải vì thế mà cho rằng: đó! thiên nhiên có sự sinh sản mà không cần kết hợp!

    Xin thưa, ngay trong các sinh vật lưỡng tính đó, các tế bào đã có “gene” có tính chất biến hóa thành đực và cái sẵn rồi. Số sinh vật lưỡng tính đó không nhiều và không đóng góp trong chu trình tiến triển của sinh vật là bao. (Lá cây ban đêm thả carbonic, ban ngày nhả oxy để làm lợi cho loài người, con trùng này dọn rác của con trùng kia, ong hút mật và đồng thời làm “ông Mai” gây giống cho hoa...)  
    -Về vụ nổ Big Bang: Nếu không có tác động, không có ngòi nổ, không có va chạm, thì không có vụ nổ.

    -Về sự biến thái từ vật chất thành sinh vật: Không có chất xúc tác, không có tác động, vật chất muôn muôn vạn thế kỷ vẫn là vật chất, không thể tự biến thành sinh vật được. Một đơn bào, nếu “tự nhiên” mà xuất hiện, sẽ vĩnh viễn là đơn bào, không thể tự biến hóa thành một sinh vật có nhiều loại tế bào cấu tạo hoàn toàn khác nhau, và dứt khoát không thể tự biến thành một sinh vật hoàn hảo như con người, có trí óc và suy tưởng. Không ai có thể tưởng tượng được một cục đá nằm dưới chân mình, một ngày nào đó, sẽ biến thành một con ếch hay con người.

    -Nói đến suy tưởng, lại có một vấn đề nữa phát sinh: Vật chất nào tạo ra Tư Tưởng? Một vụ nổ trong không gian làm bắn đi hàng ngàn tỷ khối lượng vật chất, không thể nào tạo ra Tư Tưởng được. Mà Tư Tưởng thì biến hóa khủng khiếp. Tư Tưởng tạo ra văn chương, văn hoá, khoa học, computer. Tác động chỉ đạo nào làm cho Tư Tưởng biến hóa, nhân, chia, trừ, cộng?
    -Vậy, theo thiển ý người viết, “Big Bang” mới chỉ là cấp độ sơ khởi của một giả thuyết, chưa đủ tư cách là một lý thuyết.
             III-Thuyết Tiến Hóa:
        Darwin không phải là người đầu tiên phát minh ra thuyết Tiến Hóa. Ông đã dựa theo nhiều nhà khám phá trước như Paley , Lyell, và Malthus. Trong cuốn Darwin’s Metaphor, Chương III (Tài liệu giáo khoa của Cal State Fullerton, môn Khoa Học Tự Nhiên) Robert Young viết: “Ðó là khi ông đọc Malthus vào năm 1838, ông đã bị xúc động bởi sự giải thích về thiên nhiên của Malthus vàø điều này đã làm củng cố thêm những gì ông đã thu thập được từ Lyell (người cũng dùng Malthus để giải thích những vấn nạn về sinh thái học và sự tuyệt chủng) và từ sự nghiên cứu về những súc vật đã được thuần hóa.

    Vì vậy, Paley và Malthus đã ảnh hưởng trên Darwin rất nhiều phương diện. Paley nhấn mạnh về sự hội nhập hoàn toàn; Malthus về sự mâu thuẫn. Ở một mức độ nào đó, một cách phản đề, Darwin đã tổng hợp chúng lại.” Ngoài ra, ông còn ảnh hưởng sâu xa bởi Lamarck, nguời đã chủ trương rằng những đặc tính tiến hóa trong các cơ phận có thể di truyền được, chưa kể đến một năm trước khi cuốn “On The Origin of Species”, ông đã cùng với Alfred Wallace trình bầy chung với nhau về sự Chọn Lựa Tự Nhiên ở Luân Ðôn. (Origin of species. British Musem. Cambridge University Press. 1981).   

      Cuốn "On the origin of Species", tập hợp những lý thuyết quan trọng nhất của Darwin, gồm có các chương: Sự biến đổi duới việc thuần hóa, Chiến đấu để sinh tồn, Chọn lựa Tự Nhiên, Luật Biến đổi và sự liên hệ phát triển, Những khó khăn trong vấn đề chuyển hóa, Bản năng hoặc quyền lực tinh thần của súc vật, Sự lai giống, sự bất toàn của các ghi chép về Ðịa chất, tính chất kế thừa của các cơ phận, sự phân phối địa chất trong không gian, sự sắp hạng hay sự kết giao (hôn phối) hỗ tương. Một cách vắn tắt, Lý Thuyết của Darwin gồm những điểm như sau:

      a-Tự tái tạo, tự di truyền (Self Replication/inheritance): Một số sinh vật có khả năng tự tái tạo ra các thế hệ kế tiếp và những bản phụ đó (copies) cũng có khả năng để tự di truyền.
     b-Sự biến dạng: Có những sự biến dạng từ vật thể này sang vật thể khác, hoặc biến dạng từng phần trong cơ thể một sinh vật.
      c- Sự chọn lựa: Ðây là điểm quan trọng nhất. Darwin cho rằng sinh vật có thể chọn lựa để sinh tồn (survival/natural selection), hoặc chọn lựa vì phối hợp chủng loại (sexual selection)
       Từ các chương này, thuyết Tiến Hóa cho rằng: Không có bàn tay Thượng Ðế trong việc tạo ra vũ trụ, nhất là việc tạo ra các chủng loại mới. Con người cũng như các sinh vật khác là những  sản phẩm của sự tiến hóa từ các chủng loại trước. Khỉ và Loài người có cùng một ông Tổ,  ông Tổ này cũng là sản phẩm của việc tiến hóa từ các đơn bào. Thiên nhiên (các động vật và thực vật) hiện hữu đều trải qua một sự chiến đấu với môi trường (đất, không khí, thời tiết…) và với đồng loại để sống còn. Trong các cuộc tranh thắng, động vật  nào mạnh hơn và biết thích hợp với môi trường hơn sẽ tồn tại (natural selection). 

       IV- Vài mâu thuẫn nội tại trong thuyết Tiến hóa:
            a-Thuyết Tiến Hóa chưa giải thích được toàn bộ cấu trúc của Thiên nhiên.
         Ỏ đoạn chót của Lời Nói Ðầu trong cuốn sách trên, Darwin viết: “Hơn nữa, Tôi đã được thuyết phục rằng Sự Lựa chọn Tự Nhiên là một phương tiện Chính yếu, nhưng không phải là phương tiện độc nhất của sự biến đổi!” (Furthermore, I am convinced that Natural Selection has been the main but not exlusive means of modification.) Tác giả đã mở ngỏ câu nói này, không giải thích thêm, vì có lẽ ông cũng nhận thấy, ngoài những điều ông thu thập được, vẫn còn những bí ẫn mà tri thức ông không thể giải thích được.
      Trong một đoạn khác, ông đã viết một cách lộn xộn rằng không thể để cho một người nào khoe khoang một cách bệnh hoạn, nghĩ và duy trì rằng “con người có thể nghiên cứu quá xa hay quá kỹ từ cuốn sách gồm những lời của Thiên Chúa hoặc từ cuốn sách của những công việc Chúa làm, thần thánh hay triết học; nhưng hãy để mặc họ cố gắng trong một tiến trình vô tận hay một sự thông thạo trong cả hai điều”. (that a man can search too far or be too well-studied in the book of God’s word, or in the book of God’s works; divinity or philosophy; but rather let men endeavor an endless progress or proficiency in both) (Kenneth R. Miller. Finding Darwin’s God. 1999. trang xii.) Nghĩa là chi? Thật khó hiểu. Một loại triết lý lưỡng lự, mà người ta có thể gọi là “ngụy biện” (logical fallacy), một loại “Non Sequitur” (không có điều theo sau).

       Năm 1844, ông ta cho rằng, qua việc tồn tại của những gì thích hợp nhất trong khi chiến đấu để sinh tồn, sự chọn lựa tự nhiên (natural selection) đã có thể thay đổi một cách căn bản số lượng thăng bằng giữa những sinh vật và thực vật cạnh tranh với nhau. Nhưng,  ông lại không bao giờ có thể giải thích được sự phát triển của những trạng thái bất định (variability) trong thiên nhiên, và sự biến đổi thuận tiện trong chốn hoang dã lại có thể làm cho những chủng loại lai giống tồn tại rất lâu.

    Ngoài ra, ông cũng không thể trả lời câu hỏi tại sao số lượng sinh trưởng trong thiên nhiên lại không thể nào sánh kịp số lượng vật nuôi trong nhà, là nơi mà súc vật không có sự chọn lựa. Hơn nữa, ông cũng bế tắc với sự thay đổi rất khác biệt về môi trường hóa học và vật lý để tạo ra những giống loại mới. (S. Toulmin và J. Goodfield. The Discovery of Time. Ðại Học Chicago Press, 1965). Ông còn gặp trở ngại với động cơ của sự thay đổi và sự thừa kế cũng như về bào thai học.

            b-Không phải những sinh vật xuất hiện trước là cha đẻ của nhửng sinh vật sau:
       Cũng trong cuốn “On the origin of species”, chương XIV, Darwin đã viết: “We should not be able to recognise a species as the parent of any one or more species if we were to examine them ever so closely, unless we likewise possessed many of the intermediate links between their past or parent and present states; and these many links we could hardly ever expect to discover,  owing to the imperfection of the geolgical record.” Chính Darwin đã xác nhận là “chúng ta không thể nhận biết được cha mẹ của một chủng loại khi chúng ta phải nghiên cứu thật gần, trừ ra khi chúng ta có thể  sở hữu được sợi giây liên kết trực tiếp giữa cha mẹ chúng và  chủng loại hiện tại, mà những mối liên kết này, chúng ta không hy vọng gì khám phá được bởi vì sự bất toàn của địa chất học.”

    Như vậy, cho dù có tìm được hàng trăm cái xương sọ khỉ có đặc tính như của loài người mà xuất hiện trước loài người hàng  ngàn năm, cũng chưa chắc con người là con cháu của khỉ. Huống chi những cái sọ khỉ mà người ta đã kiếm được lại cách xa những cái sọ người hàng trăm ngàn năm. Nhìn theo một khung kính gần, lý thuyết này cũng có tính chất “nhà quê”, lỗi thời, lạc hậu, y như thời đại cách đây gần trăm năm, thấy một phụ nữ ở một mình trong nhà vài năm, rồi lại thấy một đứa trẻ, thế là vội vàng cho rằng bà mẹ này chửa hoang, và xúm lại đánh chết, mà không cần hỏi có phải là cháu bà, hay một đứa trẻ bỏ ngoài đường, bà mang về làm con nuôi hay không? Ðây là mấu chốt của vấn đề:

    MỘT LỖ HỔNG KHÔNG THỂ LẤP ÐẦY!
          Ðể trả lời cho việc tìm thấy sọ khỉ và sọ người giống nhau và cách nhau vài trăm ngàn năm, người viết giả thiết rằng: có nhiều hệ truyền giống song song với nhau nhưng không bao giờ gặp nhau, một hệ Khỉ kéo dài hàng triệu năm, một hệ Người chừng vài trăm ngàn năm, hai hệ này có một số  đặc tính tương tự nhưng không giao thoa với nhau và không phải là truyền nhân của nhau.  Bằng chứng là cả vài chục ngàn năm nay, chưa có khám phá nào cho thấy những con khỉ có đột biến dần dần thành người như rụng bớt lông, như bập bẹ nói, như bỏ đặc tính leo trèo. Vài chục ngàn năm đối với vũ trụ thì như hạt cát, nhưng với sự tiến hóa của loài người thì là cả một con số thật lớn, vậy màtừ khi có lịch sử loài người, không thấy biến đổi gì.

    Ngoài ra, cũng còn có những hiện tượng giao cấu lộn giống giữa những sinh vật tương cận  như ngựa và lừa thành la, chó đuôi ngắn giao cấu với chó đuôi dài thành chó có đuôi vừa phải, người giao cấu với khỉ thành một con khỉ-người. Do đó mà có sự hoài nghi rằng, giả dụ có những sinh vật nửa người nửa khỉ, thì cũng có thể là kết quả của một sự pha giống đột biến hiếm hoi trong một môi trường nào đó, một không – thời gian nào đó, mà không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.

    Năm 1967, khi còn đi học ở Texas, người viết có dịp đến thăm một cơ sở của Cảnh Sát, nơi chứa những tang vật của các vụ giết người. Trong số các tang vật lạ lùng, có một cái lọ thủy tinh lớn, trong đó có đựng một cái thai “người” gần đủ, với tay chân, mắt mũi. Viên quản thủ tang vật cho biết đó là một cái thai “khỉ”! Một con khỉ Hắc tinh tinh cái, cao gần 5 bộ, có thai, đi lạng quạng từ trong một khu rừng gần nơi ở của người ra ngoài đường, bị xe cán chết.

    Thấy con khỉ có thai to lớn, các viên chức mới mổ bụng ra, lấy cái thai ra ngoài, và hết sức ngạc nhiên khi đó là một thai người! Giả thuyết cho rằng đó là kết quả giao hợp của một nông dân nào sống gần đó, với con khỉ cái hay vào nhà ông ta... Các bác sĩ phụ khoa đều xác nhận rằng đó là một phiên bản của một “bé trai” đã chín tháng!

       c-Lý thuyết không đầy đủ: Như đã giới thiệu ở trên, Richard Milton cho rằng với những khám phá mới, việc yếu tố di truyền thay đổi gây ra bởi sự Lựa chọn Tự nhiên rất giới hạn. Bằng những phương pháp định tuổi trái đất mới mẻ, các khoa học gia chứng minh rằng, cho dù không cần tác động để biến hóa, với sự biến đổi chậm chạp của sinh vật, tuổi của trái đất không đủ thời gian để cho một đơn bào tiến hóa thành một cơ phận đa bào phức tạp.

    Ông cũng khám phá ra một yếu tố ngăn trở (embarrassing fact) càng ngày càng  làm cho thuyết Darwin rất khó mà bỏ qua, đó là những mắt xích thiếu sót (missing links) trong mỗi hệ tiến hóa của những chủng loại. Cũng không có những chủng loại giao thoa nào được tìm thấy chứng minh rằng sự tiến hóa đã được tiến hành. Dựa trên những chứng cớ khoa học, Richard Milton đã khẳng định rằng lý thuyết tiến hóa đã trở thành một niềm tin hơn là một khoa học đầy đủ. (Sách đã dẫn. Trang bìa).

       Trên đây chỉ là một vài nhận xét thô thiển về sự thiếu sót của Darwin cũng như của thuyết Big Bang, được viết ra để trả lời cho những người Cộng Sản Việt Nam, vẫn hàng kính ngưỡng thuyết Tiến Hóa của Darwin một cách mù quáng. Từ đó, tìm mọi phương tiện tiêu diệt mọi tôn giáo, và cho rằng “tôn giáo là thuốc phiện, ru ngủ nhân loại.” Mong rằng những kẻ Cộng Sản đọc bài viết này sẽ thức tỉnh, và trả lại quyền Tự Do Tín Ngưỡng cho mọi người dân Việt yêu dấu.
     
                                                     Chu Tất Tiến.
                                                                        
      
     
     

     
     

    No comments:

    Post a Comment