PHÓNG SỰ XÃ HỘI VIỆT NAM
Bán kết cuộc thi Hoa hậu quý bà VN 2009
23/08/2009 1:25
30 thí sinh khu vực phía Bắc sẽ góp mặt tại đêm chung kết
|
Tối 22.8 tại Nhà hát lớn Hà Nội, đêm bán kết khu vực phía Bắc của cuộc
thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam 2009 đã chọn ra 30 người
vào chung kết.
Ngày 1.9, đêm bán kết khu vực phía Nam sẽ chọn tiếp 30 người để tham dự
đêm chung kết tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), diễn ra vào cuối tháng
9.2009.
http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/www.thanhnien.com.vn/Ban-ket-cuoc-thi-Hoa-hau-quy-ba-VN-2009/3114586.epi
Tin, ảnh: Lê Tùng - Minh Ngọc
THI MẪU HẬU
Quý bà.. dũng cảm !
TTC - Lần đầu tiên nước mình tổ chức cuộc thi dành cho các... mẫu hậu, nghĩa là các “quý mẹ” của những cô gái, những chàng trai, hoặc các “quý vợ” đã lên xe bông từ lâu nhưng chưa lần nào có bầu, sinh con.
Tên gọi của cuộc thi khẳng định mạnh mẽ tầm vóc của các thí sinh mà độ tuổi cao nhất được qui định tới bốn mươi mấy tròm trèm năm mươi: Cuộc thi quý bà đẹp và thành đạt năm 2009. Cho dù là quý bà, nhưng lỡ xấu xí và làm ăn thua lỗ, thất bát thì đừng hòng chen vào mất công. Chỉ những chị em nào tự tin mình đẹp và thành đạt thì mới dám đăng ký dự thi à nhe! Vậy mà cũng có tới hơn 600 lá đơn của “quý bà đẹp” từ khắp mọi miền đất nước nô nức gửi về. Thế mới ngầu!
Cũng trải qua các vòng thi như... con gái: trang phục truyền thống, áo tắm, năng khiếu, ứng xử..., các quý bà đã đem lại cho khán giả những trận cười điêu đứng, cười đến muốn chết ngất. Một số ít nhà báo tham dự đã khen rằng quý bà quá “hồn nhiên”. Vì sao? Vì, nhiều quý bà quên tuổi của mình, cứ tưởng mình còn “nhỏ” so với... Ban giám khảo, nên khi tự giới thiệu luôn miệng xưng “em” và giọng nói thì lảnh lót, nhí nhảnh tạo cao trào ở cuối câu, khiến bao nhiêu người nín cười không đặng.
Thí dụ như: “Em” đến từ Thanh... Hó..ó...a”; “Em” đến từ Ninh... Bì..ì..nh”. Lại có quý bà mắt lúng liếng, miệng ấp úng nói không nên lời, gương mặt cứ nghiêng bên này một tí, bên kia một tí mất hết thì giờ, mãi mới “phát biểu” được: “Em” đến từ... từ...”. Chả biết đến từ đâu!
Trong trang phục áo tắm mới thấy quý bà thật hết sức “dũng cảm”. Ước gì quý bà đừng thi trang phục “giết người” này. Mắc cỡ giùm đó, thiệt mà! Số đo các vòng quá “khủng”, lòng dặn lòng đây là cuộc thi của... mẫu hậu nha, đừng có mà đòi hỏi những con số thanh xuân. Thế nhưng vẫn cứ giật mình thon thót khi nghe MC đọc “eo” tới bảy mươi mấy gần tám mươi, khi thấy những cặp “chân giò” rầm rập bước rung chuyển cả sàn diễn, khi bất chợt nhìn lên bắt gặp ngoài 3 vòng chính, một số quý bà còn có các vòng phụ nhấn nhá thêm sự đẫy đà “phản chủ”, dù đã gói ghém cẩn thận trong cái áo tắm một mảnh, khuyến mãi thêm chiếc khăn quấn ngang eo đồng thời ăn gian “phủ sóng” bờ mông mênh mang.
Những chỉ số hình thể khai trong hồ sơ được các thí sinh khám phá lẫn nhau đầy kịch tính: Cao 1,67m nhưng cố đo mãi vẫn không “đạt”, hóp bụng hết cỡ thòi cả xương sườn mà vòng 2 vẫn cứ “nở” vượt hơn “con số đã khai” tới 8, 9 phân lận, có chết không. “Eo” ơi thật là.... chán! Quý bà cũng “phết phẩy” không thua các cháu gái trong cuộc đua chen nhan sắc. Nhưng, Ban tổ chức và Ban giám khảo quyết lòng tôn vinh sự trung thực của quý bà, không cần thiết kiểm tra lại, mỗi thí sinh tự chịu trách nhiệm về những con số của mình.
Hơn nữa, Ban tổ chức đã tuyên bố thẳng thừng rằng quan trọng là những nét “cơ bản” của người phụ nữ từng trải, sự đằm thắm, chín chắn toát ra ở mỗi người chứ không chỉ là những con số hình thể. Thương lắm cơ, có một số quý bà trong phần giới thiệu bản thân (và cả trong phần ứng xử nữa) lại một lần nữa cho thấy họ “dũng cảm” đến mức nào.
Có thí sinh vừa là chủ doanh nghiệp vừa là người vợ chăm sóc chồng bệnh nằm một chỗ bao nhiêu năm, mẹ chồng tội nghiệp khuyên con dâu... đi bước nữa, nhưng quý bà đó không cam tâm nhảy sang thuyền khác. Lần này, ghi tên đi thi... hoa hậu quý bà để khẳng định mình là người phụ nữ hết mực yêu chồng.
Một quý bà khác có con bại não, cũng đi thi hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt để... làm gương cho con mình phấn đấu vượt lên chính mình, dẫu có khó khăn đến đâu, như bà đã từng chịu nhiều khó nhọc để vừa chăm sóc con vừa làm ăn kiếm tiền. Một quý bà khác trả lời câu hỏi của Ban giám khảo, nếu thi mà không đạt danh hiệu gì thì cũng... không sao đâu, vì mẹ của quý bà đó trước khi con đi thi đã dặn con rằng: Đối với mẹ, con có mặt trong cuộc thi này là đã... đạt nhiều lắm rồi. Còn một quý bà ở tỉnh nọ thì cho biết: Ba tôi mất khi tôi còn bé, ba luôn sợ tôi không biết lo cho bản thân, bây giờ tôi đi thi hoa hậu quý bà chắc ba cũng ngậm cười nơi chín suối, vì điều này cho ba tôi biết rằng con gái ba đã biết lo cho bản thân mình. Chậc, chậc...! Sự tự tin đến độ liều mình quả nhiên lợi hại.
Công thức của chương trình thi hoa hậu từ trẻ đến “cao tuổi” đều phải có phần đi làm từ thiện. Các thí sinh quý bà cũng được đưa đi nơi này nơi kia để “chia sẻ” với những người kém may mắn. Thật không biết diễn tả thế nào khi trông thấy lũ lượt các bà đeo băng choàng “thí sinh” quần quần, áo áo, son phấn lượt là, bông tai vòng vàng cứ như trẩy hội.
Có quý bà khóc mắt mũi đỏ lòe, tèm lem, bế em bé trên tay thút tha thút thít trước ống kính: Tôi sẽ nhận cháu làm con nuôi. Cơ khổ! Vài quý bà khác hùn nhau mỗi người... 5 triệu đồng để đóng góp từ thiện. Wao... ao! Nếu không có những chuyến đi như thế này thì lòng từ thiện của quý bà sẽ “thể hiện” sao đây, Trời?!
Thôi thì cứ xem như đây là lần đầu tiên “làm rút kinh nghiệm”, dẫu có thế nào cũng nhắm mắt cầu nguyện cho cuộc thi tìm ra được quý bà nào đó đẹp và thành đạt thiệt sự, đủ khả năng đi thi với các quý bà nước ngoài. Tất nhiên, những bà mẹ nghèo, dung nhan không đẹp, quanh năm buôn gánh bán bưng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, đậu thủ khoa đại học này, đại học nọ... vẫn là những người phụ nữ thành đạt được xã hội công nhận, thậm chí biết ơn, dù họ chẳng cất công thi thố với ai. Còn quý bà đẹp và thành đạt (nhiều người kêu là khó hiểu quá, hổng biết thành đạt là sao) - như trong cuộc thi này - thuộc về... kênh “truyền hình” khác.
MẪU HẬU
From: Thi Phuong Vien Tran
Date: 2009/9/1
Subject: FW: Thí sinh Hoa Hậu Phu Nhân Miền Bắc VN
THƠ SONG NGỮ
TÌNH THU
TRÊN CAO
Đà Lạt cho anh chiều sương mù
qua phố nghe vừa chớm hơi thu
trên cao nắng vút ngàn hiu hắt
mấy cõi trời cao cũng ngậm ngùi
Đà Lạt yêu em từ bao giờ
khi thu vừa thắp mộng trong thơ
khi tóc em xanh chiều liễu nhớ
vầng trăng thần thoại thoáng chiêm bao
có phải em mang thu Hà Nội
sương mai còn đọng dáng vai gầy
cho anh say đắm hồn thu biếc
ngàn năm hoài vọng dấu chim bay
Đà Lạt cho anh thu chia ly
lời hát em mang anh ra đi
còn hẹn hò nhau bao nỗi nhớ
cầm bằng theo dõi bóng chinh y
Đà Lạt mùa thu 1968
Thái Tú Hạp
AUTUMNAL LOVE IN HIGHLAND
Dalat gave me many misty afternoons there
in the streets to feel the early autumn air
high above dull spread the hazy sunshine
and realms of heavens also seemed to pine
and just kindled in my muse the dreamy hue
imbued willows in blue, your hair in romance
and the legendary moon in a shade of trance
Was it that you brought here the Hanoi fall
dawn dews over thin shoulders like a shawl
so that in gazing at the azure I could delight
thousand years to long for the birds’ flight
Dalat gave me the autumnal separation
your song sent me along with my migration
with promises so many, nostalgia so much
to see off and miss this warrior the nonesuch<
Translation by THANH-THANH
Translation by THANH-THANH
ĐIỂM MẶT NHÂN VẬT CỘNG SẢN VIỆT NAM
| ||||
HÀNG TRUNG QUỐC
Drywall Trung Quốc làm hư hại hàng ngàn ngôi nhà ở Mỹ
Thursday, October 15, 2009 Bookmark and Share
medium_A1_Chinese Drywall_Dail.jpg
medium_chinese.jpg
Công ty xây khu nhà mới ở Boynton Beach, Florida, cho hay nhờ sự xác định không dùng drywall Trung Quốc nên có thêm ít nhất 150 khách hàng vào xem. (Hình:AP)
Hình bên: Alfonso Sanchez dựng bảng “nhà nhiễm độc do Stonerbrook bán” lên mái nhà mình ở Davie, Florida. Căn nhà mua với giá $1.7 triệu có tường làm bằng drywall Trung Quốc nay mất giá hoàn toàn, chỉ đáng zero, vì không bán hoặc cho thuê được. Ông cho biết chính gia đình ông sẽ dọn đi để khỏi bị ảnh hưởng sức khỏe. (Hình: AP Photo/J Pat Carter)
Tường tỏa ra hơi sulfuric, không ai muốn mua, bảo hiểm không đền
WEST PALM BEACH, Florida (AP) - Ước mơ về nghỉ hưu tại Florida của hai ông bà James và Maria Ivory bị cản trở khi họ khám phá rằng căn nhà mới của họ được xây với vách ngăn bằng thạch cao ép lại (drywall) nhập cảng từ Trung Quốc, bị tố là tiết ra hơi sulfuric và làm hoen rỉ ống nước. Tình hình trở nên tệ hại hơn khi họ liên lạc với công ty bảo hiểm để xin trợ giúp - và được biết rằng sẽ không được bồi thường và giao kèo bảo hiểm của họ sẽ không được tái ký.
Hàng ngàn chủ nhà trên khắp Hoa Kỳ mua nhà mới được xây bằng vật liệu bị khuyết điểm này đang trong tình trạng lỡ dở, không biết sẽ giải quyết ra sao.
Các cơ quan cấp tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ cho hay các tấm drywall Trung Quốc “tiết ra các chất sulfur” và có strontium sulfide, ngửi như mùi trứng thối. Các chủ nhà than phiền là các loại khí này làm han rỉ ống nước, làm hư TV và máy lạnh, làm đen đồ trang sức và các món bằng bạc. Một số khác cho rằng drywall này làm họ ốm đau.
Các chủ nhà hiện không có nhiều hy vọng vì chính quyền và các công ty Trung Quốc nhiều phần sẽ không trả lời các đơn kiện hay bồi thường cho họ. Các công ty bảo hiểm coi đây là khiếm khuyết của công ty xây nhà, không nằm trong phần được bảo hiểm.
Có ít nhất ba công ty bảo hiểm khởi sự hủy bỏ giao kèo hay từ chối không tái ký sau khi các chủ nhà liên lạc với họ để giúp thay thế các tấm drywall. Vì công ty cho vay tiền mua nhà đòi hỏi chủ nhà phải bảo hiểm nhà cửa của họ, những người này có nguy cơ bị xiết nhà, tuy nhiên hiện không có luật lệ nào cấm hủy bỏ giao kèo bảo hiểm nhà cửa.
“Ðây cũng giống như cơn sóng nhỏ ngoài xa đang tiếp tục lớn dần cho tới khi trở thành trận sóng thần,” theo lời luật sư ở Florida David Durkee, người đang đại diện hàng trăm chủ nhà để kiện các công ty xây nhà, công ty cung cấp vật liệu và các nhà chế tạo liên quan tới drywall.
Số lượng drywall nhập cảng từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ từ năm 2004 đến năm 2008 đủ để xây hàng chục ngàn căn nhà, phần lớn ở vùng Ðông Nam Hoa Kỳ, nhất là Florida.
(V.Giang)
=
CHÍNH LUẬN * MẶT TRẬN THÁI BÌNH DƯƠNG
Tranh chấp vùng biển Tây Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung quốc”
TRẦN BÌNH NAM
Bài thuyết trình trong buổi hội thảo ngày 18/10/2009 tại Hội trường nhật báo Việt Báo, Westminster, Little Saigon, Do Đại Việt Cách Mạng Đảng và đảng Tân Đại Việt phối hợp tổ chức
TRẦN BÌNH NAM
Bài thuyết trình trong buổi hội thảo ngày 18/10/2009 tại Hội trường nhật báo Việt Báo, Westminster, Little Saigon,
1. Bối cảnh
2. Sự quan trọng của hải lực : Thuyết “hải lực” của Hoa Kỳ
3. Chiến lược biển của Trung quốc
4. Trung quốc chuẩn bị vũ khí và căn cứ
5. Căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc
6. Sự quan trọng của căn cứ Cam Ranh đối với Trung quốc và Hoa Kỳ
7. Trung quốc kết bạn năm châu
8. Chạm trán giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trên Biển Đông
9. Chính sách của Hoa Kỳ
10. Thực tế trước mắt của Việt Nam
11. Kết luận
1. Bối cảnh:
Bối cảnh của vấn đề tôi trình bày hôm nay liên quan đến an ninh của Hoa Kỳ, liên quan đến chiến lược bành trướng của Trung quốc và liên quan đến chính sách bảo vệ quốc gia của Việt Nam. Hoa Kỳ là một trong 2 siêu cường trên thế giới (siêu cường kia là Liên bang Xô viết) của thế kỷ 20, và là siêu cường duy nhất còn lại của thế kỷ 21 nên không ai lạ về sự hiện điện của Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, từ Âu châu, Á châu tại những vùng chiến lược như Đức, Nhật, Nam Hàn. Và sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với vùng Tây Thái Bình Dương trong đó có Biển Đông, một vùng biển được giới hạn phía Nam bởi Nam Dương, Mã Lai Á, Singapore, phía Đông bởi Phi Luật Tân, phía Tây bởi Việt Nam và phía Bắc bởi Trung quốc là một việc tự nhiên. Hoa Kỳ có nhiều hạm đội hiện điện khắp nơi trên thế giới. Hạm đội Thái Bình Dương thường được gọi là Hạm đội 7 phụ trách vùng Tây Thái Bình Dương .
Sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam năm 1975, ảnh hưởng của Liên bang Xô viết bao trùm vùng Biển Đông vì lúc đó Trung quốc còn đang bận rộn và tê liệt với cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976). Nhưng sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ (năm 1991), Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình cải tổ và theo đuổi chính sách siêu cường, Trung quốc bắt đầu thay thế Liên bang Xô viết trong vùng Biển Đông và trở thành lực lượng đối đầu với Hoa Kỳ. Nếu nhìn trong bối cảnh thế giới Hoa Kỳ bảo vệ thế siêu cường trong khi Trung quốc muốn trở thành siêu cường thì sự chạm trán nhau là điều tự nhiên. Và đó là thực tế của thế giới hôm nay và sẽ là thực tế ảnh hưởng đến sinh hoạt chính trị thế giới có thể kéo dài nhiều chục năm nếu không muốn nói là cả thế kỷ trước mắt.
Phần trình bày hôm nay của tôi giới hạn nghiên cứu sự chạm trán trong vùng Biển Đông và từ đó rút ra cái thế sống còn của Việt Nam . Nhìn vào bản đồ thế giới, ba phần tư (3/4) là biển, cho nên khi nói đến sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sự đối đầu đó không diễn ra trên đất liền mà chính yếu diễn ra trên biển cả, và gần nhất là đối đầu trên Biển Đông . Biển Đông là phòng tuyến xa bảo vệ Hoa Kỳ và Biển Đông vừa là hàng rào vào nhà vừa là cửa ngỏ đi vào đại dương của Trung quốc.
2. Sự quan trọng của hải lực :
Thuyết “hải lực” của Hoa Kỳ Để xây dựng một lực lượng bảo vệ và phát huy thế lực của Hoa Kỳ ra toàn thế giới Hoa Kỳ theo thuyết Mahan qua tác phẩm “Ảnh hưởng của hải lực đến lịch sử thế giới trong thời gian 1660 đến 1783” (The Influence of Sea Power upon History, 1660–1783) xuất bản năm 1890 . Ông Alfred Mahan là một giáo sư của Đại Học Hải chiến Hoa Kỳ (Naval War College), sau trở thành sĩ quan Hải quân.
Ông soạn cuốn sách nói trên với mục đích làm tài liệu dạy học, nhưng những gì trình bày trong cuốn sách trở thành sách gối đầu giường của các chiến lược gia Hoa Kỳ và thế giới, trong đó có các nhà nghiên cứu chiến lược cận đại của Trung quốc . Cốt lõi lý thuyết Mahan là: “Quan hệ quốc tế đều do sức mạnh của mỗi quốc gia. Và sức mạnh đó dựa vào sức mạnh của hải lực” Giáo sư Mahan xác định 3 yếu tố của hải lực: (1) chiến hạm có vũ khí nặng với căn cứ tiếp vận (2) một đội thương thuyền có khả năng đi lại tự do để buôn bán mọi nơi trên thế giới (3) nhiều thuộc địa để yểm trợ cho các chiến hạm và thường thuyền.
Qua thời gian với kỹ thuật chiến tranh tối tân hơn, với sự hiện diện của vũ khí nguyên tử, với sự chuyển vận một khối lượng nhanh chóng của máy bay thuyết Mahan có nhiều thay đổi nhưng những nét chính không hề thay đổi và chúng ta có thể kết luận rằng hiện nay Hoa Kỳ đáng áp dụng thuyết Mahan trong việc phóng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
3. Chiến lược biển của Trung quốc
Quan niệm sức mạnh trên biển của đảng cộng sản Trung quốc hiện nay chịu ảnh hưởng của giáo sư Ni Lexiong, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh tại đại học Thượng Hải. Và giáo sư Ni Lexiong chịu ảnh hưởng sâu đậm của thuyết Mahan. Cách đây chừng hơn 10 năm khi nghiên cứu triều đại nhà Minh (1368-1644) ông Ni Lexiong thấy sức mạnh của bộ binh dựa vài một nền kinh tế nông nghiệp không có cách gì đối đầu với sức mạnh trên biển dựa vào sự giao thương trên biển của Tây phương.
Và ông là người đầu tiên suy nghĩ về một phương thế để chuyển sức mạnh của Trung quốc từ một lực lượng đất liền thành một lực lượng biển cả. Và cũng như Hoa Kỳ Trung quốc đi vào con đường phát triển hải lực theo 3 nguyên tắc (1) tàu lớn, vũ khí mạnh và căn cứ (2) một đội thương thuyền hùng hậu và (3) một hệ thống quốc gia lệ thuộc hay đồng minh. Trung quốc áp dụng quan niệm hải lực của Mahan một cách chặt chẽ hơn Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ phát huy hải lực để bảo vệ quyền lợi của mình, trong khi Trung quốc phát huy hải lực để bảo vệ sự tồn tại của chính mình trước các khối sức mạnh khác bao trùm trên thế giới, trước hết là Hoa Kỳ . Giáo sư Lexiong bảo vệ quan niệm bành trướng hải lực của ông bằng thuyết Hobbes (Thomas Hobbes). Thomas Hobbes là một nhà triết học chính trị người Anh trong thế kỷ 17 cho rằng sinh hoạt của cộng đồng quốc tế là sinh hoạt mạnh được yếu thua.
Giáo sư Ni Lexiong thường đặt câu hỏi “Nếu Trung quốc muốn phát triển sức mạnh kinh tế ra ngoài mà khi lâm chiến bị chặn đường biển thì Trung quốc sẽ sống như thế nào? Để trả lời ông thường lấy hai thí dụ làm bài học căn bản:
Thứ nhất là trận giặc Anh – Hòa Lan trong 2 năm từ 1652 đến 1654. Hòa Lan và Anh tranh hùng chiếm giữ eo biển Manche giữa Anh và Pháp. Hòa Lan không kiểm soát nổi eo biển để duy trì sự buôn bán với nước ngoài và sau 19 tháng chiến tranh tài nguyên quốc gia cạn kiệt, Hòa Lan phải chấp nhận hòa một cách nhục nhã với Anh để duy trì sự hiện hữu của Hòa Lan tại Âu châu.
Bài học thứ hai là trận chiến Trung – Nhật trong 2 năm 1894, 1895. Chỉ vì Từ Hi Thái Hậu lấy 7.5 triệu lượng bạc dành cho Hải quân để chỉnh trang cung điện mùa hè mà hải quân Trung quốc đã thua trước hải quân Nhật và Trung quốc mất Đài Loan cho Nhật và Trung quốc phải vay của Anh và Pháp 280 triệu lượng, tổng cộng kể cả tiền lời lên đến 600 triệu lượng, chưa kể sau đó Trung quốc còn thua thiệt rất nhiều trên mặt kinh tế và sự suy yếu chính quyền tại Bắc Kinh .
Cũng như ông Lexiong, các chiến lược gia Trung quốc cũng thấy rằng từ thời cổ Hy Lạp và cổ Roma đã có một quan hệ không thể tách rời giữa sức mạnh của một nước với sức mạnh của đội thương thuyền của nước đó. Và họ đi đến kết luận Trung quốc muốn vừa lớn mạnh vừa phát triển để tự bảo vệ Trung quốc cần có một đoàn thương thuyền đi đôi với một hải lực hùng mạnh và Trung quốc phải kiểm soát vùng biển trước mắt. Không như Hoa Kỳ biển trước mắt Trung quốc bao che bởi nhiều quốc gia, bạn ít thù nhiều. Đông có Nhật Bản, Nam có Phi Luật Tân, Nam Dương, Úc châu và Việt Nam. Trước lý thuyết phát triển hải lực để bảo vệ an ninh và bành trướng thế lực, một số lý thuyết gia khác của Trung quốc muốn tìm một lối khác ít tốn kém hơn. Họ đặt câu hỏi: Sự “toàn cầu hóa kinh tế thế giới” (Economic globalization) xuất hiện và gần như là ngôn từ đầu lưỡi của sinh hoạt kinh tế thế giới hôm nay có thể giúp cho Trung quốc phát triển kinh tế bền vững và lâu dài mà không cần phải có một hải quân hùng mạnh không? Câu trả lời của giáo sư Ni Lexiong và được sự đồng thuận của giới lãnh đạo Trung quốc là: KHÔNG. Trung quốc không tin vào lý thuyết các quốc gia có thể được bảo vệ bởi luật lệ quốc tế qua các cơ cấu quốc tế như Liên hiệp quốc. Trung quốc xem Liên hiệp quốc là một cơ cấu có giá trị tương đối để giữ gìn ổn định trên thế giới đối với những tranh chấp không quan trọng và không đụng chạm đến quyền lợi của 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA) gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung quốc. Cả 5 nước này đều có vũ khí nguyên tử đủ sức tàn phá cả thế giới và đang cầm “roi” trừng phạt bất cứ quốc gia nào khác (ngoài Ấn độ và Pakistan đã có vũ khí nguyên tử rồi) muốn phát triển vũ khí nguyên tử để tự vệ. Trung quốc nghiên cứu kỷ các cuộc đụng độ trên thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt và thấy rằng chiến tranh tiếp diễn dưới nhiều hình thức và quốc gia có quân lực hùng mạnh vẫn là quốc gia có tiếng nói sau cùng: chiến tranh Kosovo năm 1999 giữa Serbia và NATO, chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq.
Đem áp dụng vào các tranh chấp đang diễn ra như Đài Loan, sự tranh giành Trường Sa với Việt Nam, đảo Sankaku (người Trung quốc gọi là đảo Diaoyu) với Nhật, Trung quốc cho rằng tất cả các tranh chấp này đều không có triển vọng giải quyết trong hòa bình. Tối hậu là phải dùng giải pháp quân sự.
Kết luận: Xây dựng một hải lực hùng mạnh đối với Trung quốc không những là một thực tế mà là con đường độc đạo để sống còn. Trung quốc biết rằng xây dựng một hạm đội rất tốn kém, nhất là phí tổn duy trì nó trong thời bình. Với đà tiến bộ không ngừng của kỹ thuật và khoa học một hạm đội cần chỉnh tranh và cải tiến vũ khí không ngừng nếu không sẽ trở thành lỗi thời. Và Trung quốc lấy quyết định: Trả mọi giá để xây dựng một hải lực hùng mạnh để bảo vệ “không gian sinh tồn” của họ là biển Đông và eo biển Malacca vào Ấn Độ Dương. Trung quốc chấp nhận đối đầu với hải quân Hoa Kỳ . Và cuộc tranh chấp đó đã bắt đầu.
4. Trung quốc chuẩn bị vũ khí và căn cứ
Tôi không đi vào chi tiết. Tôi chỉ nêu ra vài sự kiện quan trọng và mới mẻ để quý vị quan tâm. Trung quốc có cơ sở đóng tàu và một chương trình đóng tàu với ngân sách phong phú. Trong vòng 10 năm qua Trung quốc đã đóng được nhiều chiến hạm lớn, và cũng đã đóng được tàu ngầm nguyên tử và đang trên đường đóng Hàng Không Mẫu Hạm.
Trong cuộc diễn binh ngày 1/10/2009 vừa qua tại Bắc Kinh, Trung quốc đã cho trình diễn khoảng 50 thứ vũ khí mới do Trung quốc chế tạo, và đáng quan tâm nhất là hỏa tiễn bắn theo đường đạn đạo DF-21 đặt trên đất liền. Hỏa tiễn này có khả năng bắn vào các mục tiêu di chuyển trên biển như các tàu chiến và có khả năng đánh đắm một Hàng Không Mẫu Hạm. Vũ khí này rõ là một tín hiệu cho Hoa Kỳ biết rằng tuy Trung quốc chưa có những đơn vị tác chiến bằng hạm đội Hàng Không như của Hoa Kỳ, nhưng hỏa tiễn DF-21 có tầm bắn 1000 hải lý có thể triệt tiêu khả năng của các đội Hàng Không Mẫu Hạm Chiến đấu (Carrier Strike Group) của Hoa Kỳ.
5. Căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc
Về căn cứ, ngoài việc tân trang căn cứ tàu ngầm ở căn cứ tàu ngầm Xiaopingdao trong vịnh Bố Hải thuộc tỉnh Hồ Bắc ở phía Bắc, hơn một năm trước đây (tháng 5/2008) Tây phương vừa phát giác rằng (do tạp chí tư nhân Jane’s Intelligence Review chuyên về quốc phòng cho phổ biến một số hình ảnh mua được của hãng vệ tinh tư nhân DigitalGlobe) Trung quốc đang thiết lập một căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Yulin (Sanya) nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Các hình ảnh cho thấy một căn cứ tàu ngầm khổng lồ với nhiều cửa hầm (thấy được ít nhất 14 cửa) bề ngang 16 mét mở từ biển dẫn vào các hầm bên trong nằm dưới mặt đất. Các hình khác cho thấy hai cầu tàu dài và nhiều cầu tàu ngắn hơn có khả năng làm chỗ neo cho ít nhất hai đội Hàng Không
Mẫu hạm Chiến đấu. Tấm không ảnh đáng quan tâm nhất là tấm hình cho thấy sự có mặt tại căn cứ Yulin một chiếc tàu ngầm phóng hỏa tiễn chạy bằng nguyên tử lực loại 094 (Jin-Class). Tàu ngầm này mỗi chiếc trang bị 12 hỏa tiễn loại JL-2 mang đầu đạn nguyên tử được hướng dẫn (guided missiles) có tầm bắn xa từ 7.200km đến 8.000km, theo ước lượng đầu năm 2008 của Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được bố trí xa về phía nam nhìn vào vùng nam Thái Bình Dương. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Trung quốc sẽ có 5 chiếc tàu ngầm loại 094 vào năm 2010.
Sự phát giác này làm cho giới quốc phòng Hoa Kỳ, Ấn độ, Úc châu, New Zeland và các nước trong khối Hiệp hội Đông nam á (Asean) tỏ ra rất quan tâm. Sự di chuyển loại tàu ngầm này đến vùng biển Đông nằm đầu thủy đạo đi vào Ấn Độ Dương là một dấu hiệu Trung quốc thay đổi sự bố trí chiến lược quan trọng, mặc dù cho đến lúc này không một giới chức thuộc giới quốc phòng trên thế giới đoán biết Trung quốc có khả năng gì và dự tính gì. Đặt vấn đề khả năng vì trước đây loại tầu ngầm mang hỏa tiễn nguyên tử Xia của Trung quốc đã ra khơi nhưng không làm ai e ngại vì di chuyển đến đâu cũng bị hải quân Hoa Kỳ theo sát (Trung quốc chưa nắm vững kỹ thuật khử từ trường của vỏ tàu).
Nhưng lần này các hình ảnh cho thấy tại căn cứ Yulin có cơ sở khử từ, và nếu cơ sở này hữu hiệu thì tàu ngầm loại 094 sẽ có khả năng chiến lược và tính đe dọa rất cao. Nhất là vùng biển nam Hải Nam là vùng biển sâu. Chỉ cần ra biển vài kilomét là đã có độ sâu 5000 mét, nên khi tàu ngầm loại 094, nếu đã được khử từ tốt xuất phát công tác thì rất khó phát hiện. Hai nước quan tâm nhất đến các hình ảnh mới tiết lộ này là Ấn độ và Hoa Kỳ. Nếu tàu ngầm loại 094 vào hoạt động tại Ấn Độ Dương thì bất cứ mục tiêu nào của Ấn độ cũng ở trong tầm bắn của hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử JL-2 . Lục địa Hoa Kỳ (CONUS) cũng là một mối lo trên nguyên tắc, nhưng Hoa Kỳ hẵn còn thừa khả năng theo dõi và Trung quốc biết điều này.
6. Sự quan trọng của căn cứ Cam Ranh đối với Trung quốc và Hoa Kỳ
Hiện nay căn cứ Cam Ranh là một căn cứ bỏ trống. Mặc dù cho đến nay chưa có tin tức gì xác nhận, nhưng cũng dễ đoán rằng Trung quốc đang ve vãn thuê bao dài hạn. Việt Nam chưa có thái độ gì rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên vì vị trí quan trọng của Cam Ranh đối với sự kiểm soát thủy lộ biển Đông nên sự xử dụng nó như thế nào trong tương lai là một chỉ dẫn chiều hướng chiến lược của Việt Nam. Cam Ranh là một hải cảng nước sâu quan trọng nhất tại Á châu và nằm trên con đường án ngữ biển Đông từ Ấ độ dương lên miền Bắc Thái bình dương. Chiếm được Trường Sa mà không kiểm soát được Cam Ranh thì cũng chưa kiểm soát được đường biển huyết mạch này.
Người Pháp sau khi đặt xong nền đô hộ Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 19 đã biến Cam Ranh thành một quân cảng cho hải quân Pháp. Năm 1905 Pháp cho Nga mượn để đồn trú hạm đội trước khi đụng độ với hải quân Nhật. Trong thời gian chiến tranh Bắc Nam (1954-1973) Hoa Kỳ đã biến căn cứ Cam Ranh thành một căn cứ Hải-Không quân khổng lồ làm điểm tiếp vận cho toàn cuộc chiến.
Năm 1973 Hoa Kỳ rút lui giao căn cứ Cam Ranh cho VNCH và Cam Ranh xuống cấp dần vì VNCH không đủ sức bảo trì và xử dụng . Năm 1975 khi miền Nam sụp đổ Hải quân Bắc việt cũng không xử dụng nổi căn cứ. Năm 1979 Hà Nội cho Nga thuê 25 năm. Để chận đường tiến về phía Nam của hải quân Trung quốc Nga cho cho xây thêm 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chưa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo . Năm 1991 Nga sụp đổ, Việt Nam ngả dần về Trung quốc, đòi tăng tiền thuê nên (năm 2001) Nga trả lại căn cứ cho Việt Nam. Trong 8 năm qua Cam Ranh bỏ trống .
7. Trung quốc kết bạn năm châu
Theo đúng thuyết Mahan Trung quốc có chương trình kết bạn khắp năm châu, bành trướng thế lực, mở rộng không gian sinh tồn và tìm kiếm năng lượng. Trung quốc bắt tay với mọi chế độ trên thế giới không phân biệt dân chủ hay độc tài, thân hay không thân Hoa Kỳ. Nam Mỹ, Phi châu nơi nào Trung quốc cũng vung tiền và phương tiện kỹ thuật để mua chuộc và bảo đảm sự cung cấp dầu hỏa và vị trí chiến lược tương lai cho hải quân. Trung quốc chơi với Venezuela và Sudan vì dầu hỏa dù tổng thống Chavez (của Venezuela) công khai chống Mỹ và Sudan áp dụng chính sách diệt chủng tại Darfur. Trung quốc yểm trợ chính quyền quân nhân toàn trị tại Miến Điện để mở cửa ngỏ chiến lược vào Ấn Độ Dương. Và Trung quốc kết thân với chế độ Pakistan để giữ cảng Gwadar kềm chế Ấn Độ.
8. Chạm trán giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trên Biển Đông
Với sự phát triển của hải quân Trung quốc trên biển Đông, sự chạm trán với hải quân Hoa Kỳ là điều không thể tránh khỏi . Cuộc chạm trán đầu tiên diễn ra tháng 4/2001 khi Trung quốc cho máy bay khu trục nghênh máy bay trinh thám của Hoa Kỳ ngoài khơi biển Hải Nam. Trung quốc đã giải quyết trong tinh thần nhượng bộ . Nhưng nếu trước đây Trung quốc dè dặt thì trong những năm gần đây trước sự khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên thế giới, một cuộc khủng hoảng Trung quốc ít bị ảnh hưởng nhất, Trung quốc đã tỏ ra không ngại các cuộc chạm trán với Hoa Kỳ trên biển Đông.
Năm nay (2009) hải quân Trung quốc 2 lần chạm trán với Hải quân Hoa Kỳ. Lần thứ nhất ngày 8/3 các thuyền nhỏ Trung quốc quấy rối chiếc USS Impeccable đang làm công tác đo đạc và dò tìm dưới đáy biển cách đải Hải Nam 75 dặm. Để trả lời Hải quân Hoa Kỳ phái một khu trục hạm đến hộ tống chiếc Impeccable. Đáp lại Trung quốc phái một chiếc tàu kiểm soát ngư nghiệp đến trong vùng. Ngày 11/6 một tiềm thủy đỉnh Trung quốc đụng máy sonar đang được tàu USS John McCain kéo cách căn cứ Subic bay 144 dặm. Trước đó Trung quốc đã làm mọi những gì cần thiết để tỏ cho Hoa Kỳ biết rằng biển Đông là một phần biển của họ. Ngày 4/9/1958 Trung quốc ra thông cáo tuyên bố hải phận của Trung quốc sẽ là 12 hải lý (chứ không còn là 3 hải lý như trước), và khéo léo kèm tuyên bố đó một bản đồ Biển Đông bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (được thế giới gọi là bản đồ biển hình lưỡi bò – tài liệu Trung quốc www.hku.hk/wa/conlawhk) ý nói rằng cái gì trong lưỡi bò là biển của Trung quốc và hải phận 12 hải lý áp dụng cho các hòn đảo trong cái lưỡi bò. Hoa Kỳ và các nước trong vùng đều công nhân tuyên bố hải phận 12 hải lý của Trung quốc nhưng không nước nào công nhận cái bản đồ hình lưỡi bò của Trung quốc.
Ngày 19/1/1974 dùng hải quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa làm thiệt mạng 50 binh sĩ hải quân VNCH Ngày 14/3/1988 chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa; giết chết hơn 80 binh sĩ hải quân Bắc việt Ngày 14/4/1988 tuyên bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam. Tháng 12/2007 Trung quốc ban hành nghị định thành lập huyện Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (dù đang còn tranh chấp với Việt Nam và vài quốc gia trong khối Asean). Nghị định này là một thách thức đối với Hoa Kỳ vì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên thủy đạo quan trọng nối liền Ấn Độ Dương với bắc Thái Bình Dương, con đường chuyển vận 80% dầu hỏa cho Nhật Bản một đồng minh then chốt của Hoa Kỳ trong vùng tây Thái Bình Dương. Có điều đáng để ý là dù vậy Hoa Kỳ cũng không lên tiếng, ít nhất về mặt chính thức.
Trong những tháng cuối năm 2008 các giới chức ngoại giao Trung quốc tại Hoa Thịnh Đốn đã tiếp xúc với các viên chức của công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ yêu cầu rút lại các giao kèo khai thác dầu hỏa tại hai vùng trong Biển đông đã ký với công ty quốc doanh PetroVietnam. Vùng thứ nhất nằm sát bờ biển Quảng Nam và Quảng Ngãi gồm một hình tam giác ép sát bờ biển diện tích 2.166 km2 và một hình chữ nhật chiều cao 153km, chiều ngang 105km, diện tích 16.065 km2 .
Tổng cộng diện tích vùng thăm dò này dựa vào bản đồ chừng 18.231km2. Đường biên ngoài cùng của vùng này cách thành phố Đà Nẳng 162 km. Vùng thứ hai là một hình chữ nhật chiều cao 96km, chiều ngang 148km, diện tích chừng 14.200 km2 phủ lên các bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường và Phúc Nguyên nằm về phía đông nam Vũng Tàu cách thành phố Sàigòn 440 km, và cách đảo Côn Sơn 374 km trực chỉ hướng 4 giờ. Vùng này nằm trong quần đảo Trường Sa. Theo quan điểm của Trung quốc, vùng phía bắc lấn qua vùng khai thác kinh tế của đảo Hoàng Sa Trung quốc chiếm năm 1974, trong khi vùng phía nam nằm trong quần đảo Trường Sa Trung quốc từng tuyên bố là đất của mình.
Lúc đầu bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố mạnh mẽ, nhưng cuối cùng hãng ExxonMobil cũng ngừng các kế hoạch dò tìm. Lưu ý rằng tháng 3 năm 2007 hãng dầu BP (British Petroleum, một công ty liên doanh Anh-Hòa Lan) ký giao kèo dò tìm dầu mỏ với Việt Nam cạnh vùng phía Nam (một trong hai vùng vừa ký với hãng ExxonMobil) Trung quốc cũng đã áp lực BP rằng nếu tiếp tục dò tìm dầu hỏa theo giao kèo với Việt Nam, Trung quốc sẽ không ký một giao kèo làm ăn nào với BP tại Trung quốc trong tương lai. Trước áp lực, công ty BP đã ngưng các cuộc dò tìm.
9. Chính sách của Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã im lặng trước các động thái dọ dẫm của Trung quốc.
Có một vài nhà ngoại giao (trong đó có ông Stephen Young) cho rằng Hoa Kỳ với chính quyền Obama đang lúng túng và chưa có chính sách về Đông Á. Tôi không đồng ý với cách nhìn này . Chừng nào còn ông Robert Gates ở bộ quốc phòng chừng đó vấn đề Đông á Thái Bình Dương còn được quan tâm thích đáng. Ông Gates nguyên là giám đốc cơ quan tình báo Hoa Kỳ ông biết rõ sự quan trọng của vùng Á châu, Thái Bình Dương đối với nền an ninh của Hoa Kỳ. Và sự việc Hoa Kỳ quan tâm đến chính sách của Việt Nam (đối với Trung quốc và Hoa Kỳ) là một dấu hiệu quan tâm khác.
Một cách âm thầm Hoa Kỳ tìm cách thuyết phục Việt Nam về mối nguy của Trung quốc, và hình như đã thành công phần nào về mặt này. Bản thông cáo chung sau chuyến thăm viếng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ cuối tháng 6/2008 vừa qua chứa đựng một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế ngạc nhiên. Bản thông cáo ghi nhận Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ “trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. …. sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh”. Sau cùng Hoa Kỳ “tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
10. Thực tế trước mắt của Việt Nam
Trung quốc đã ấn định mục tiêu là làm chủ Biển Đông và đang thực hiện mục tiêu này bằng thái độ “bàn tay sắt bọc nhung”. Nhưng nếu bàn tay bọc nhung không hiệu quả Trung quốc dùng bàn tay sắt thì chưa biết cục diện sẽ biến chuyển như thế nào? Đặt vấn đề như vậy để chúng ta thấy sự quan trọng của Việt Nam trên bàn cờ Đông Á tương lai. Việt Nam nằm ngay trên chiến trường nhỏ là chiến trường Đông Nam Á vậy chính sách nào để Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập?
Trong thế kỷ trước mắt Việt Nam không có con đường nào khác hơn là liên kết với các quốc gia trong vùng, nhưng quan trọng hơn hết là liên kết với Trung quốc và Hoa Kỳ. Cả hai khối thế lực này đều cần Việt Nam để chuẩn bị cho nước cờ của mình. Nhưng muốn có chính sách trước hết cần hai điều kiện rút ra từ bài học của cuộc chiến vừa qua. Thứ nhất Việt Nam phải có khả năng tự lực trong khung cảnh mới của thế giới. Tự lực đây không phải là chỉ có đầy đủ lương thực để có thể ăn no mặc ấm mà phải có tiềm năng kỹ nghệ và sản xuất. Thứ hai là phải có người lãnh đạo giỏi. Vì thiếu bản lãnh chúng ta đã để cuộc tranh chấp ý thức hệ trên thế giới thành một cuộc nội chiến tương tàn.
Dùng thế liên kết Trung quốc và Hoa Kỳ để trước hết bảo vệ lãnh thổ và bảo tồn nền độc lập dân tộc, bảo vệ quặng mõ và túi dầu dưới đáy biển của chúng ta, và để tồn tại như một quốc gia độc lập. Hiện nay các dấu hiệu đều cho thấy Việt Nam hình như quá nhu nhược đối với Trung quốc . Đụng chạm quyền lợi với Trung quốc ở đâu cũng chỉ thấy Việt Nam nhượng bộ: nhượng bộ trên đất liền, nhượng bộ trên biển cả.
Tàu hải quân Trung quốc bắn và bắt ngư dân Việt Nam Hà nội không mạnh mẽ lên tiếng bênh vực ngư dân. Khi Trung quốc thành lập quận huyện bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam do dự không dám đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An để kiện và lại ngăn cản nhân dân biểu tình phản đối. Hiện nay chỉ còn còn căn cứ Cam Ranh chưa lọt vào tay Trung quốc là dấu hiệu Việt Nam chưa hoàn toàn lọt vào quỹ đạo Trung quốc. Nếu Cam Ranh lọt vào tay của Trung quốc có lẽ lúc đó không còn gì để bàn luận nữa .
11. Kết luận:
Thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ căng thẳng trong đó hai đối thủ chính sẽ là Hoa Kỳ và Trung quốc. Và điểm nóng sẽ là Biển Đông và rộng hơn là vùng Tây Thái Bình Dương. Có đi đến chiến tranh không ? Đây là một câu hỏi để mở vì không có một lý thuyết tiền lệ nào để kết luận có “hòa hay chiến”. Các trận chiến tranh lớn trên thế giới từ xưa đến nay dù trận chiến tranh nào cũng có nguyên nhân đối kháng nhưng nó xẩy ra đều do tình cờ và khó đoán trước. Trong thời gian chiến tranh lạnh Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết có ít nhất là hai lần suýt đánh nhau mở đầu cho thế chiến III (một lần do Nga phong tỏa thành phố Berlin (1948), và một lần Nga đặt hỏa tiễn nguyên tử tại Cuba (1962) nhưng đều tránh được. Có thể là do hai nước đều có vũ khí nguyên tử có thể hủy diệt lẫn nhau.
Đó cũng có thể là điều kiện làm cho sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung quốc không biến thành chiến tranh. Nhưng không ai có thể quả quyết sẽ không có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trong tương lai. Một bên Hoa Kỳ lo bảo vệ quyền lợi của mình trên thế giới, một bên Trung quốc có nhu cầu bảo đảm an ninh và bành trướng thế lực. Và nếu đứng trước một khúc quanh nào đó Trung quốc quyết định chiếm Trường Sa và biển Đông trong đó có căn cứ Cam Ranh bằng vũ lực, Hoa Kỳ có ngồi yên không? Không ai có thể trả lời những câu hỏi trên.
Trần Bình Nam Oct. 18, 2009 binhnam@sbcgloba.net www.tranbinhnam.com
2. Sự quan trọng của hải lực : Thuyết “hải lực” của Hoa Kỳ
3. Chiến lược biển của Trung quốc
4. Trung quốc chuẩn bị vũ khí và căn cứ
5. Căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc
6. Sự quan trọng của căn cứ Cam Ranh đối với Trung quốc và Hoa Kỳ
7. Trung quốc kết bạn năm châu
8. Chạm trán giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trên Biển Đông
9. Chính sách của Hoa Kỳ
10. Thực tế trước mắt của Việt Nam
11. Kết luận
1. Bối cảnh:
Bối cảnh của vấn đề tôi trình bày hôm nay liên quan đến an ninh của Hoa Kỳ, liên quan đến chiến lược bành trướng của Trung quốc và liên quan đến chính sách bảo vệ quốc gia của Việt Nam. Hoa Kỳ là một trong 2 siêu cường trên thế giới (siêu cường kia là Liên bang Xô viết) của thế kỷ 20, và là siêu cường duy nhất còn lại của thế kỷ 21 nên không ai lạ về sự hiện điện của Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, từ Âu châu, Á châu tại những vùng chiến lược như Đức, Nhật, Nam Hàn. Và sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với vùng Tây Thái Bình Dương trong đó có Biển Đông, một vùng biển được giới hạn phía Nam bởi Nam Dương, Mã Lai Á, Singapore, phía Đông bởi Phi Luật Tân, phía Tây bởi Việt Nam và phía Bắc bởi Trung quốc là một việc tự nhiên. Hoa Kỳ có nhiều hạm đội hiện điện khắp nơi trên thế giới. Hạm đội Thái Bình Dương thường được gọi là Hạm đội 7 phụ trách vùng Tây Thái Bình Dương .
Sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam năm 1975, ảnh hưởng của Liên bang Xô viết bao trùm vùng Biển Đông vì lúc đó Trung quốc còn đang bận rộn và tê liệt với cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976). Nhưng sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ (năm 1991), Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình cải tổ và theo đuổi chính sách siêu cường, Trung quốc bắt đầu thay thế Liên bang Xô viết trong vùng Biển Đông và trở thành lực lượng đối đầu với Hoa Kỳ. Nếu nhìn trong bối cảnh thế giới Hoa Kỳ bảo vệ thế siêu cường trong khi Trung quốc muốn trở thành siêu cường thì sự chạm trán nhau là điều tự nhiên. Và đó là thực tế của thế giới hôm nay và sẽ là thực tế ảnh hưởng đến sinh hoạt chính trị thế giới có thể kéo dài nhiều chục năm nếu không muốn nói là cả thế kỷ trước mắt.
Phần trình bày hôm nay của tôi giới hạn nghiên cứu sự chạm trán trong vùng Biển Đông và từ đó rút ra cái thế sống còn của Việt Nam . Nhìn vào bản đồ thế giới, ba phần tư (3/4) là biển, cho nên khi nói đến sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sự đối đầu đó không diễn ra trên đất liền mà chính yếu diễn ra trên biển cả, và gần nhất là đối đầu trên Biển Đông . Biển Đông là phòng tuyến xa bảo vệ Hoa Kỳ và Biển Đông vừa là hàng rào vào nhà vừa là cửa ngỏ đi vào đại dương của Trung quốc.
2. Sự quan trọng của hải lực :
Thuyết “hải lực” của Hoa Kỳ Để xây dựng một lực lượng bảo vệ và phát huy thế lực của Hoa Kỳ ra toàn thế giới Hoa Kỳ theo thuyết Mahan qua tác phẩm “Ảnh hưởng của hải lực đến lịch sử thế giới trong thời gian 1660 đến 1783” (The Influence of Sea Power upon History, 1660–1783) xuất bản năm 1890 . Ông Alfred Mahan là một giáo sư của Đại Học Hải chiến Hoa Kỳ (Naval War College), sau trở thành sĩ quan Hải quân.
Ông soạn cuốn sách nói trên với mục đích làm tài liệu dạy học, nhưng những gì trình bày trong cuốn sách trở thành sách gối đầu giường của các chiến lược gia Hoa Kỳ và thế giới, trong đó có các nhà nghiên cứu chiến lược cận đại của Trung quốc . Cốt lõi lý thuyết Mahan là: “Quan hệ quốc tế đều do sức mạnh của mỗi quốc gia. Và sức mạnh đó dựa vào sức mạnh của hải lực” Giáo sư Mahan xác định 3 yếu tố của hải lực: (1) chiến hạm có vũ khí nặng với căn cứ tiếp vận (2) một đội thương thuyền có khả năng đi lại tự do để buôn bán mọi nơi trên thế giới (3) nhiều thuộc địa để yểm trợ cho các chiến hạm và thường thuyền.
Qua thời gian với kỹ thuật chiến tranh tối tân hơn, với sự hiện diện của vũ khí nguyên tử, với sự chuyển vận một khối lượng nhanh chóng của máy bay thuyết Mahan có nhiều thay đổi nhưng những nét chính không hề thay đổi và chúng ta có thể kết luận rằng hiện nay Hoa Kỳ đáng áp dụng thuyết Mahan trong việc phóng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
3. Chiến lược biển của Trung quốc
Quan niệm sức mạnh trên biển của đảng cộng sản Trung quốc hiện nay chịu ảnh hưởng của giáo sư Ni Lexiong, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh tại đại học Thượng Hải. Và giáo sư Ni Lexiong chịu ảnh hưởng sâu đậm của thuyết Mahan. Cách đây chừng hơn 10 năm khi nghiên cứu triều đại nhà Minh (1368-1644) ông Ni Lexiong thấy sức mạnh của bộ binh dựa vài một nền kinh tế nông nghiệp không có cách gì đối đầu với sức mạnh trên biển dựa vào sự giao thương trên biển của Tây phương.
Và ông là người đầu tiên suy nghĩ về một phương thế để chuyển sức mạnh của Trung quốc từ một lực lượng đất liền thành một lực lượng biển cả. Và cũng như Hoa Kỳ Trung quốc đi vào con đường phát triển hải lực theo 3 nguyên tắc (1) tàu lớn, vũ khí mạnh và căn cứ (2) một đội thương thuyền hùng hậu và (3) một hệ thống quốc gia lệ thuộc hay đồng minh. Trung quốc áp dụng quan niệm hải lực của Mahan một cách chặt chẽ hơn Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ phát huy hải lực để bảo vệ quyền lợi của mình, trong khi Trung quốc phát huy hải lực để bảo vệ sự tồn tại của chính mình trước các khối sức mạnh khác bao trùm trên thế giới, trước hết là Hoa Kỳ . Giáo sư Lexiong bảo vệ quan niệm bành trướng hải lực của ông bằng thuyết Hobbes (Thomas Hobbes). Thomas Hobbes là một nhà triết học chính trị người Anh trong thế kỷ 17 cho rằng sinh hoạt của cộng đồng quốc tế là sinh hoạt mạnh được yếu thua.
Giáo sư Ni Lexiong thường đặt câu hỏi “Nếu Trung quốc muốn phát triển sức mạnh kinh tế ra ngoài mà khi lâm chiến bị chặn đường biển thì Trung quốc sẽ sống như thế nào? Để trả lời ông thường lấy hai thí dụ làm bài học căn bản:
Thứ nhất là trận giặc Anh – Hòa Lan trong 2 năm từ 1652 đến 1654. Hòa Lan và Anh tranh hùng chiếm giữ eo biển Manche giữa Anh và Pháp. Hòa Lan không kiểm soát nổi eo biển để duy trì sự buôn bán với nước ngoài và sau 19 tháng chiến tranh tài nguyên quốc gia cạn kiệt, Hòa Lan phải chấp nhận hòa một cách nhục nhã với Anh để duy trì sự hiện hữu của Hòa Lan tại Âu châu.
Bài học thứ hai là trận chiến Trung – Nhật trong 2 năm 1894, 1895. Chỉ vì Từ Hi Thái Hậu lấy 7.5 triệu lượng bạc dành cho Hải quân để chỉnh trang cung điện mùa hè mà hải quân Trung quốc đã thua trước hải quân Nhật và Trung quốc mất Đài Loan cho Nhật và Trung quốc phải vay của Anh và Pháp 280 triệu lượng, tổng cộng kể cả tiền lời lên đến 600 triệu lượng, chưa kể sau đó Trung quốc còn thua thiệt rất nhiều trên mặt kinh tế và sự suy yếu chính quyền tại Bắc Kinh .
Cũng như ông Lexiong, các chiến lược gia Trung quốc cũng thấy rằng từ thời cổ Hy Lạp và cổ Roma đã có một quan hệ không thể tách rời giữa sức mạnh của một nước với sức mạnh của đội thương thuyền của nước đó. Và họ đi đến kết luận Trung quốc muốn vừa lớn mạnh vừa phát triển để tự bảo vệ Trung quốc cần có một đoàn thương thuyền đi đôi với một hải lực hùng mạnh và Trung quốc phải kiểm soát vùng biển trước mắt. Không như Hoa Kỳ biển trước mắt Trung quốc bao che bởi nhiều quốc gia, bạn ít thù nhiều. Đông có Nhật Bản, Nam có Phi Luật Tân, Nam Dương, Úc châu và Việt Nam. Trước lý thuyết phát triển hải lực để bảo vệ an ninh và bành trướng thế lực, một số lý thuyết gia khác của Trung quốc muốn tìm một lối khác ít tốn kém hơn. Họ đặt câu hỏi: Sự “toàn cầu hóa kinh tế thế giới” (Economic globalization) xuất hiện và gần như là ngôn từ đầu lưỡi của sinh hoạt kinh tế thế giới hôm nay có thể giúp cho Trung quốc phát triển kinh tế bền vững và lâu dài mà không cần phải có một hải quân hùng mạnh không? Câu trả lời của giáo sư Ni Lexiong và được sự đồng thuận của giới lãnh đạo Trung quốc là: KHÔNG. Trung quốc không tin vào lý thuyết các quốc gia có thể được bảo vệ bởi luật lệ quốc tế qua các cơ cấu quốc tế như Liên hiệp quốc. Trung quốc xem Liên hiệp quốc là một cơ cấu có giá trị tương đối để giữ gìn ổn định trên thế giới đối với những tranh chấp không quan trọng và không đụng chạm đến quyền lợi của 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA) gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung quốc. Cả 5 nước này đều có vũ khí nguyên tử đủ sức tàn phá cả thế giới và đang cầm “roi” trừng phạt bất cứ quốc gia nào khác (ngoài Ấn độ và Pakistan đã có vũ khí nguyên tử rồi) muốn phát triển vũ khí nguyên tử để tự vệ. Trung quốc nghiên cứu kỷ các cuộc đụng độ trên thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt và thấy rằng chiến tranh tiếp diễn dưới nhiều hình thức và quốc gia có quân lực hùng mạnh vẫn là quốc gia có tiếng nói sau cùng: chiến tranh Kosovo năm 1999 giữa Serbia và NATO, chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq.
Đem áp dụng vào các tranh chấp đang diễn ra như Đài Loan, sự tranh giành Trường Sa với Việt Nam, đảo Sankaku (người Trung quốc gọi là đảo Diaoyu) với Nhật, Trung quốc cho rằng tất cả các tranh chấp này đều không có triển vọng giải quyết trong hòa bình. Tối hậu là phải dùng giải pháp quân sự.
Kết luận: Xây dựng một hải lực hùng mạnh đối với Trung quốc không những là một thực tế mà là con đường độc đạo để sống còn. Trung quốc biết rằng xây dựng một hạm đội rất tốn kém, nhất là phí tổn duy trì nó trong thời bình. Với đà tiến bộ không ngừng của kỹ thuật và khoa học một hạm đội cần chỉnh tranh và cải tiến vũ khí không ngừng nếu không sẽ trở thành lỗi thời. Và Trung quốc lấy quyết định: Trả mọi giá để xây dựng một hải lực hùng mạnh để bảo vệ “không gian sinh tồn” của họ là biển Đông và eo biển Malacca vào Ấn Độ Dương. Trung quốc chấp nhận đối đầu với hải quân Hoa Kỳ . Và cuộc tranh chấp đó đã bắt đầu.
4. Trung quốc chuẩn bị vũ khí và căn cứ
Tôi không đi vào chi tiết. Tôi chỉ nêu ra vài sự kiện quan trọng và mới mẻ để quý vị quan tâm. Trung quốc có cơ sở đóng tàu và một chương trình đóng tàu với ngân sách phong phú. Trong vòng 10 năm qua Trung quốc đã đóng được nhiều chiến hạm lớn, và cũng đã đóng được tàu ngầm nguyên tử và đang trên đường đóng Hàng Không Mẫu Hạm.
Trong cuộc diễn binh ngày 1/10/2009 vừa qua tại Bắc Kinh, Trung quốc đã cho trình diễn khoảng 50 thứ vũ khí mới do Trung quốc chế tạo, và đáng quan tâm nhất là hỏa tiễn bắn theo đường đạn đạo DF-21 đặt trên đất liền. Hỏa tiễn này có khả năng bắn vào các mục tiêu di chuyển trên biển như các tàu chiến và có khả năng đánh đắm một Hàng Không Mẫu Hạm. Vũ khí này rõ là một tín hiệu cho Hoa Kỳ biết rằng tuy Trung quốc chưa có những đơn vị tác chiến bằng hạm đội Hàng Không như của Hoa Kỳ, nhưng hỏa tiễn DF-21 có tầm bắn 1000 hải lý có thể triệt tiêu khả năng của các đội Hàng Không Mẫu Hạm Chiến đấu (Carrier Strike Group) của Hoa Kỳ.
5. Căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc
Về căn cứ, ngoài việc tân trang căn cứ tàu ngầm ở căn cứ tàu ngầm Xiaopingdao trong vịnh Bố Hải thuộc tỉnh Hồ Bắc ở phía Bắc, hơn một năm trước đây (tháng 5/2008) Tây phương vừa phát giác rằng (do tạp chí tư nhân Jane’s Intelligence Review chuyên về quốc phòng cho phổ biến một số hình ảnh mua được của hãng vệ tinh tư nhân DigitalGlobe) Trung quốc đang thiết lập một căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Yulin (Sanya) nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Các hình ảnh cho thấy một căn cứ tàu ngầm khổng lồ với nhiều cửa hầm (thấy được ít nhất 14 cửa) bề ngang 16 mét mở từ biển dẫn vào các hầm bên trong nằm dưới mặt đất. Các hình khác cho thấy hai cầu tàu dài và nhiều cầu tàu ngắn hơn có khả năng làm chỗ neo cho ít nhất hai đội Hàng Không
Mẫu hạm Chiến đấu. Tấm không ảnh đáng quan tâm nhất là tấm hình cho thấy sự có mặt tại căn cứ Yulin một chiếc tàu ngầm phóng hỏa tiễn chạy bằng nguyên tử lực loại 094 (Jin-Class). Tàu ngầm này mỗi chiếc trang bị 12 hỏa tiễn loại JL-2 mang đầu đạn nguyên tử được hướng dẫn (guided missiles) có tầm bắn xa từ 7.200km đến 8.000km, theo ước lượng đầu năm 2008 của Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được bố trí xa về phía nam nhìn vào vùng nam Thái Bình Dương. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Trung quốc sẽ có 5 chiếc tàu ngầm loại 094 vào năm 2010.
Sự phát giác này làm cho giới quốc phòng Hoa Kỳ, Ấn độ, Úc châu, New Zeland và các nước trong khối Hiệp hội Đông nam á (Asean) tỏ ra rất quan tâm. Sự di chuyển loại tàu ngầm này đến vùng biển Đông nằm đầu thủy đạo đi vào Ấn Độ Dương là một dấu hiệu Trung quốc thay đổi sự bố trí chiến lược quan trọng, mặc dù cho đến lúc này không một giới chức thuộc giới quốc phòng trên thế giới đoán biết Trung quốc có khả năng gì và dự tính gì. Đặt vấn đề khả năng vì trước đây loại tầu ngầm mang hỏa tiễn nguyên tử Xia của Trung quốc đã ra khơi nhưng không làm ai e ngại vì di chuyển đến đâu cũng bị hải quân Hoa Kỳ theo sát (Trung quốc chưa nắm vững kỹ thuật khử từ trường của vỏ tàu).
Nhưng lần này các hình ảnh cho thấy tại căn cứ Yulin có cơ sở khử từ, và nếu cơ sở này hữu hiệu thì tàu ngầm loại 094 sẽ có khả năng chiến lược và tính đe dọa rất cao. Nhất là vùng biển nam Hải Nam là vùng biển sâu. Chỉ cần ra biển vài kilomét là đã có độ sâu 5000 mét, nên khi tàu ngầm loại 094, nếu đã được khử từ tốt xuất phát công tác thì rất khó phát hiện. Hai nước quan tâm nhất đến các hình ảnh mới tiết lộ này là Ấn độ và Hoa Kỳ. Nếu tàu ngầm loại 094 vào hoạt động tại Ấn Độ Dương thì bất cứ mục tiêu nào của Ấn độ cũng ở trong tầm bắn của hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử JL-2 . Lục địa Hoa Kỳ (CONUS) cũng là một mối lo trên nguyên tắc, nhưng Hoa Kỳ hẵn còn thừa khả năng theo dõi và Trung quốc biết điều này.
6. Sự quan trọng của căn cứ Cam Ranh đối với Trung quốc và Hoa Kỳ
Hiện nay căn cứ Cam Ranh là một căn cứ bỏ trống. Mặc dù cho đến nay chưa có tin tức gì xác nhận, nhưng cũng dễ đoán rằng Trung quốc đang ve vãn thuê bao dài hạn. Việt Nam chưa có thái độ gì rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên vì vị trí quan trọng của Cam Ranh đối với sự kiểm soát thủy lộ biển Đông nên sự xử dụng nó như thế nào trong tương lai là một chỉ dẫn chiều hướng chiến lược của Việt Nam. Cam Ranh là một hải cảng nước sâu quan trọng nhất tại Á châu và nằm trên con đường án ngữ biển Đông từ Ấ độ dương lên miền Bắc Thái bình dương. Chiếm được Trường Sa mà không kiểm soát được Cam Ranh thì cũng chưa kiểm soát được đường biển huyết mạch này.
Người Pháp sau khi đặt xong nền đô hộ Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 19 đã biến Cam Ranh thành một quân cảng cho hải quân Pháp. Năm 1905 Pháp cho Nga mượn để đồn trú hạm đội trước khi đụng độ với hải quân Nhật. Trong thời gian chiến tranh Bắc Nam (1954-1973) Hoa Kỳ đã biến căn cứ Cam Ranh thành một căn cứ Hải-Không quân khổng lồ làm điểm tiếp vận cho toàn cuộc chiến.
Năm 1973 Hoa Kỳ rút lui giao căn cứ Cam Ranh cho VNCH và Cam Ranh xuống cấp dần vì VNCH không đủ sức bảo trì và xử dụng . Năm 1975 khi miền Nam sụp đổ Hải quân Bắc việt cũng không xử dụng nổi căn cứ. Năm 1979 Hà Nội cho Nga thuê 25 năm. Để chận đường tiến về phía Nam của hải quân Trung quốc Nga cho cho xây thêm 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chưa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo . Năm 1991 Nga sụp đổ, Việt Nam ngả dần về Trung quốc, đòi tăng tiền thuê nên (năm 2001) Nga trả lại căn cứ cho Việt Nam. Trong 8 năm qua Cam Ranh bỏ trống .
7. Trung quốc kết bạn năm châu
Theo đúng thuyết Mahan Trung quốc có chương trình kết bạn khắp năm châu, bành trướng thế lực, mở rộng không gian sinh tồn và tìm kiếm năng lượng. Trung quốc bắt tay với mọi chế độ trên thế giới không phân biệt dân chủ hay độc tài, thân hay không thân Hoa Kỳ. Nam Mỹ, Phi châu nơi nào Trung quốc cũng vung tiền và phương tiện kỹ thuật để mua chuộc và bảo đảm sự cung cấp dầu hỏa và vị trí chiến lược tương lai cho hải quân. Trung quốc chơi với Venezuela và Sudan vì dầu hỏa dù tổng thống Chavez (của Venezuela) công khai chống Mỹ và Sudan áp dụng chính sách diệt chủng tại Darfur. Trung quốc yểm trợ chính quyền quân nhân toàn trị tại Miến Điện để mở cửa ngỏ chiến lược vào Ấn Độ Dương. Và Trung quốc kết thân với chế độ Pakistan để giữ cảng Gwadar kềm chế Ấn Độ.
8. Chạm trán giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trên Biển Đông
Với sự phát triển của hải quân Trung quốc trên biển Đông, sự chạm trán với hải quân Hoa Kỳ là điều không thể tránh khỏi . Cuộc chạm trán đầu tiên diễn ra tháng 4/2001 khi Trung quốc cho máy bay khu trục nghênh máy bay trinh thám của Hoa Kỳ ngoài khơi biển Hải Nam. Trung quốc đã giải quyết trong tinh thần nhượng bộ . Nhưng nếu trước đây Trung quốc dè dặt thì trong những năm gần đây trước sự khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên thế giới, một cuộc khủng hoảng Trung quốc ít bị ảnh hưởng nhất, Trung quốc đã tỏ ra không ngại các cuộc chạm trán với Hoa Kỳ trên biển Đông.
Năm nay (2009) hải quân Trung quốc 2 lần chạm trán với Hải quân Hoa Kỳ. Lần thứ nhất ngày 8/3 các thuyền nhỏ Trung quốc quấy rối chiếc USS Impeccable đang làm công tác đo đạc và dò tìm dưới đáy biển cách đải Hải Nam 75 dặm. Để trả lời Hải quân Hoa Kỳ phái một khu trục hạm đến hộ tống chiếc Impeccable. Đáp lại Trung quốc phái một chiếc tàu kiểm soát ngư nghiệp đến trong vùng. Ngày 11/6 một tiềm thủy đỉnh Trung quốc đụng máy sonar đang được tàu USS John McCain kéo cách căn cứ Subic bay 144 dặm. Trước đó Trung quốc đã làm mọi những gì cần thiết để tỏ cho Hoa Kỳ biết rằng biển Đông là một phần biển của họ. Ngày 4/9/1958 Trung quốc ra thông cáo tuyên bố hải phận của Trung quốc sẽ là 12 hải lý (chứ không còn là 3 hải lý như trước), và khéo léo kèm tuyên bố đó một bản đồ Biển Đông bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (được thế giới gọi là bản đồ biển hình lưỡi bò – tài liệu Trung quốc www.hku.hk/wa/conlawhk) ý nói rằng cái gì trong lưỡi bò là biển của Trung quốc và hải phận 12 hải lý áp dụng cho các hòn đảo trong cái lưỡi bò. Hoa Kỳ và các nước trong vùng đều công nhân tuyên bố hải phận 12 hải lý của Trung quốc nhưng không nước nào công nhận cái bản đồ hình lưỡi bò của Trung quốc.
Ngày 19/1/1974 dùng hải quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa làm thiệt mạng 50 binh sĩ hải quân VNCH Ngày 14/3/1988 chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa; giết chết hơn 80 binh sĩ hải quân Bắc việt Ngày 14/4/1988 tuyên bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam. Tháng 12/2007 Trung quốc ban hành nghị định thành lập huyện Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (dù đang còn tranh chấp với Việt Nam và vài quốc gia trong khối Asean). Nghị định này là một thách thức đối với Hoa Kỳ vì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên thủy đạo quan trọng nối liền Ấn Độ Dương với bắc Thái Bình Dương, con đường chuyển vận 80% dầu hỏa cho Nhật Bản một đồng minh then chốt của Hoa Kỳ trong vùng tây Thái Bình Dương. Có điều đáng để ý là dù vậy Hoa Kỳ cũng không lên tiếng, ít nhất về mặt chính thức.
Trong những tháng cuối năm 2008 các giới chức ngoại giao Trung quốc tại Hoa Thịnh Đốn đã tiếp xúc với các viên chức của công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ yêu cầu rút lại các giao kèo khai thác dầu hỏa tại hai vùng trong Biển đông đã ký với công ty quốc doanh PetroVietnam. Vùng thứ nhất nằm sát bờ biển Quảng Nam và Quảng Ngãi gồm một hình tam giác ép sát bờ biển diện tích 2.166 km2 và một hình chữ nhật chiều cao 153km, chiều ngang 105km, diện tích 16.065 km2 .
Tổng cộng diện tích vùng thăm dò này dựa vào bản đồ chừng 18.231km2. Đường biên ngoài cùng của vùng này cách thành phố Đà Nẳng 162 km. Vùng thứ hai là một hình chữ nhật chiều cao 96km, chiều ngang 148km, diện tích chừng 14.200 km2 phủ lên các bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường và Phúc Nguyên nằm về phía đông nam Vũng Tàu cách thành phố Sàigòn 440 km, và cách đảo Côn Sơn 374 km trực chỉ hướng 4 giờ. Vùng này nằm trong quần đảo Trường Sa. Theo quan điểm của Trung quốc, vùng phía bắc lấn qua vùng khai thác kinh tế của đảo Hoàng Sa Trung quốc chiếm năm 1974, trong khi vùng phía nam nằm trong quần đảo Trường Sa Trung quốc từng tuyên bố là đất của mình.
Lúc đầu bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố mạnh mẽ, nhưng cuối cùng hãng ExxonMobil cũng ngừng các kế hoạch dò tìm. Lưu ý rằng tháng 3 năm 2007 hãng dầu BP (British Petroleum, một công ty liên doanh Anh-Hòa Lan) ký giao kèo dò tìm dầu mỏ với Việt Nam cạnh vùng phía Nam (một trong hai vùng vừa ký với hãng ExxonMobil) Trung quốc cũng đã áp lực BP rằng nếu tiếp tục dò tìm dầu hỏa theo giao kèo với Việt Nam, Trung quốc sẽ không ký một giao kèo làm ăn nào với BP tại Trung quốc trong tương lai. Trước áp lực, công ty BP đã ngưng các cuộc dò tìm.
9. Chính sách của Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã im lặng trước các động thái dọ dẫm của Trung quốc.
Có một vài nhà ngoại giao (trong đó có ông Stephen Young) cho rằng Hoa Kỳ với chính quyền Obama đang lúng túng và chưa có chính sách về Đông Á. Tôi không đồng ý với cách nhìn này . Chừng nào còn ông Robert Gates ở bộ quốc phòng chừng đó vấn đề Đông á Thái Bình Dương còn được quan tâm thích đáng. Ông Gates nguyên là giám đốc cơ quan tình báo Hoa Kỳ ông biết rõ sự quan trọng của vùng Á châu, Thái Bình Dương đối với nền an ninh của Hoa Kỳ. Và sự việc Hoa Kỳ quan tâm đến chính sách của Việt Nam (đối với Trung quốc và Hoa Kỳ) là một dấu hiệu quan tâm khác.
Một cách âm thầm Hoa Kỳ tìm cách thuyết phục Việt Nam về mối nguy của Trung quốc, và hình như đã thành công phần nào về mặt này. Bản thông cáo chung sau chuyến thăm viếng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ cuối tháng 6/2008 vừa qua chứa đựng một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế ngạc nhiên. Bản thông cáo ghi nhận Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ “trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. …. sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh”. Sau cùng Hoa Kỳ “tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
10. Thực tế trước mắt của Việt Nam
Trung quốc đã ấn định mục tiêu là làm chủ Biển Đông và đang thực hiện mục tiêu này bằng thái độ “bàn tay sắt bọc nhung”. Nhưng nếu bàn tay bọc nhung không hiệu quả Trung quốc dùng bàn tay sắt thì chưa biết cục diện sẽ biến chuyển như thế nào? Đặt vấn đề như vậy để chúng ta thấy sự quan trọng của Việt Nam trên bàn cờ Đông Á tương lai. Việt Nam nằm ngay trên chiến trường nhỏ là chiến trường Đông Nam Á vậy chính sách nào để Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập?
Trong thế kỷ trước mắt Việt Nam không có con đường nào khác hơn là liên kết với các quốc gia trong vùng, nhưng quan trọng hơn hết là liên kết với Trung quốc và Hoa Kỳ. Cả hai khối thế lực này đều cần Việt Nam để chuẩn bị cho nước cờ của mình. Nhưng muốn có chính sách trước hết cần hai điều kiện rút ra từ bài học của cuộc chiến vừa qua. Thứ nhất Việt Nam phải có khả năng tự lực trong khung cảnh mới của thế giới. Tự lực đây không phải là chỉ có đầy đủ lương thực để có thể ăn no mặc ấm mà phải có tiềm năng kỹ nghệ và sản xuất. Thứ hai là phải có người lãnh đạo giỏi. Vì thiếu bản lãnh chúng ta đã để cuộc tranh chấp ý thức hệ trên thế giới thành một cuộc nội chiến tương tàn.
Dùng thế liên kết Trung quốc và Hoa Kỳ để trước hết bảo vệ lãnh thổ và bảo tồn nền độc lập dân tộc, bảo vệ quặng mõ và túi dầu dưới đáy biển của chúng ta, và để tồn tại như một quốc gia độc lập. Hiện nay các dấu hiệu đều cho thấy Việt Nam hình như quá nhu nhược đối với Trung quốc . Đụng chạm quyền lợi với Trung quốc ở đâu cũng chỉ thấy Việt Nam nhượng bộ: nhượng bộ trên đất liền, nhượng bộ trên biển cả.
Tàu hải quân Trung quốc bắn và bắt ngư dân Việt Nam Hà nội không mạnh mẽ lên tiếng bênh vực ngư dân. Khi Trung quốc thành lập quận huyện bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam do dự không dám đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An để kiện và lại ngăn cản nhân dân biểu tình phản đối. Hiện nay chỉ còn còn căn cứ Cam Ranh chưa lọt vào tay Trung quốc là dấu hiệu Việt Nam chưa hoàn toàn lọt vào quỹ đạo Trung quốc. Nếu Cam Ranh lọt vào tay của Trung quốc có lẽ lúc đó không còn gì để bàn luận nữa .
11. Kết luận:
Thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ căng thẳng trong đó hai đối thủ chính sẽ là Hoa Kỳ và Trung quốc. Và điểm nóng sẽ là Biển Đông và rộng hơn là vùng Tây Thái Bình Dương. Có đi đến chiến tranh không ? Đây là một câu hỏi để mở vì không có một lý thuyết tiền lệ nào để kết luận có “hòa hay chiến”. Các trận chiến tranh lớn trên thế giới từ xưa đến nay dù trận chiến tranh nào cũng có nguyên nhân đối kháng nhưng nó xẩy ra đều do tình cờ và khó đoán trước. Trong thời gian chiến tranh lạnh Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết có ít nhất là hai lần suýt đánh nhau mở đầu cho thế chiến III (một lần do Nga phong tỏa thành phố Berlin (1948), và một lần Nga đặt hỏa tiễn nguyên tử tại Cuba (1962) nhưng đều tránh được. Có thể là do hai nước đều có vũ khí nguyên tử có thể hủy diệt lẫn nhau.
Đó cũng có thể là điều kiện làm cho sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung quốc không biến thành chiến tranh. Nhưng không ai có thể quả quyết sẽ không có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trong tương lai. Một bên Hoa Kỳ lo bảo vệ quyền lợi của mình trên thế giới, một bên Trung quốc có nhu cầu bảo đảm an ninh và bành trướng thế lực. Và nếu đứng trước một khúc quanh nào đó Trung quốc quyết định chiếm Trường Sa và biển Đông trong đó có căn cứ Cam Ranh bằng vũ lực, Hoa Kỳ có ngồi yên không? Không ai có thể trả lời những câu hỏi trên.
Trần Bình Nam Oct. 18, 2009 binhnam@sbcgloba.net www.tranbinhnam.com
THƯ GỬI CHÍNH PHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
Thư ngỏ gửi ngài Hồ Cẩm Đào và Ban
lãnh đạo nhà nước Trung Quốc
Ngày 11 tháng 10 năm 2009
Kính gửi:
- Ngài Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.
- Cùng Ban lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc.
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại buổi lễ mít tinh chào mừng 60 năm Quốc khánh nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ngài đã phát biểu rằng: “Trung Quốc sẽ kiên định bất di
bất dịch kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình độc lập, tự chủ, kiên trì con đường phát
triển hòa bình, thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng, phát triển hữu nghị
và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tiếp tục
cùng với nhân dân các nước trên thế giới thúc đẩy sự nghiệp cao cả hòa bình và phát
triển của nhân loại, thúc đẩy xây dựng thế giới hài hoà có nền hoà bình bền vững và
phồn vinh chung”. Tôi tin là như vậy.
Cũng ngày hôm ấy, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam
Tôn Quốc Tường trong khi trả lời trực tuyến với bạn đọc VietNamNet cũng đã nhiều lần
nhấn mạnh lòng tin và thương lượng hòa bình là cơ sở để giải quyết những vấn đề do lịch
sử để lại. Ngài Đại sứ đã nói: “Trong ngoại giao Trung Quốc, chúng tôi luôn phản đối
nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Chủ tịch nước Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào trên các diễn đàn
quốc tế đã nêu ý muốn xây dựng thế giới hài hòa. Từ hài hòa có nghĩa là Trung Quốc
luôn kiên trì quan điểm “cầu đồng, tồn dị”. Chúng tôi luôn tôn trọng sự phát triển đa
nguyên của các nước trên thế giới, không yêu cầu các nước trên thế giới phải phát triển
giống Trung Quốc, tôn trọng văn minh, lịch sử của các nước, kiên trì tôn trọng lẫn nhau,
có hiểu biết lẫn nhau”… Chủ trương của chúng tôi là Chính phủ làm hết sức mình để
thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam”… “Vấn đề còn tồn tại do lịch sử để lại như
biển Đông sẽ cùng giải quyết bằng bàn bạc, hữu nghị, hòa bình”. Tôi cũng tin là như vậy.
Nhưng mới đây, vào những ngày giữa tháng 9 năm 2009, những ngư dân Việt Nam trên
đường tránh bão trên biển Đông đã bị các lực lượng hữu quan của nhà nước Trung Quốc
hành xử như một lũ côn đồ, và đó không phải là lần đầu mà ngư dân Việt Nam gánh chịu.
Thưa Quý Ngài,
Chắc Quý Ngài cũng đã biết Việt Nam đã không cư xử với người dân Trung Quốc đánh
cá trên Biển Đông như cách mà Chính quyền Trung Quốc vẫn thường làm với ngư dân
người Việt. Vậy thì những ngôn từ tốt đẹp xuất phát từ những người lãnh đạo cao nhất
của nước CHND Trung Hoa là trực ngôn hay xảo ngôn?
Nhìn lại mối quan hệ hàng ngàn năm qua giữa hai nước Việt Nam-Trung Hoa, dân tộc
chúng tôi đã trả giá quá đắt cho mối quan hệ đó. Nhưng dân tộc Việt Nam là một dân tộc
yêu chuộng hòa bình, chính vì lẽ đó mà ông cha chúng tôi đã luôn phải nhún nhường đối
với các nhà nước phương Bắc để bảo vệ nền hòa bình cho đất nước nhỏ bé của mình. Bao
nhiêu đó chưa đủ sao?
Thưa Quý Ngài,
Nhân dân Việt Nam luôn tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Đảng, Chính
phủ, nhân dân Việt Nam hết sức gìn giữ quan hệ với Trung Quốc. Có thể nói, phía Việt
Nam đã làm hết sức mình. Tuy nhiên, phía Trung Quốc thì ngược lại (thí dụ như trên một
số website của Trung Quốc có những bài viết làm xấu đi quan hệ hai nước, như việc
mạng Sina.com đăng tải kế hoạch tấn công Việt Nam trong 31 ngày, Thời báo Hoàn cầu
có nhiều bài nói xấu Việt Nam…).
Thưa Quý Ngài,
Trong lịch sử mối quan hệ giữa hai nước, có bao giờ Việt Nam tiến công trước để xâm
lược Trung Quốc chưa?
Câu trả lời là rất rõ ràng: Chưa bao giờ! Và nếu có, chỉ duy nhất một lần: Lý Thường Kiệt
phải ra tay trước nhưng hành động đó là để bẻ gãy ý đồ xâm lược của ngoại bang!
Là người dân Việt, chúng tôi vẫn nhớ:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có”.
Đó là Tuyên ngôn độc lập của đất nước chúng tôi và Quý Ngài cũng phải rõ.
Cuối cùng, tôi muốn nhắn đến Quý Ngài một trong những quy luật trong sử Việt:
Có vó ngựa Nguyên Mông là xuất hiện ngay Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Có giặc Minh xâm lược là có ngay Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Có xâm lược nhà Thanh là có ngay Hoàng đế Quang Trung.
Xin gửi đến Quý Ngài lời chào trân trọng.
Kính thư
Một công dân nước Việt
ĐINH KIM PHÚC
=
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ngài đã phát biểu rằng: “Trung Quốc sẽ kiên định bất di
bất dịch kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình độc lập, tự chủ, kiên trì con đường phát
triển hòa bình, thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng, phát triển hữu nghị
và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tiếp tục
cùng với nhân dân các nước trên thế giới thúc đẩy sự nghiệp cao cả hòa bình và phát
triển của nhân loại, thúc đẩy xây dựng thế giới hài hoà có nền hoà bình bền vững và
phồn vinh chung”. Tôi tin là như vậy.
Cũng ngày hôm ấy, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam
Tôn Quốc Tường trong khi trả lời trực tuyến với bạn đọc VietNamNet cũng đã nhiều lần
nhấn mạnh lòng tin và thương lượng hòa bình là cơ sở để giải quyết những vấn đề do lịch
sử để lại. Ngài Đại sứ đã nói: “Trong ngoại giao Trung Quốc, chúng tôi luôn phản đối
nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Chủ tịch nước Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào trên các diễn đàn
quốc tế đã nêu ý muốn xây dựng thế giới hài hòa. Từ hài hòa có nghĩa là Trung Quốc
luôn kiên trì quan điểm “cầu đồng, tồn dị”. Chúng tôi luôn tôn trọng sự phát triển đa
nguyên của các nước trên thế giới, không yêu cầu các nước trên thế giới phải phát triển
giống Trung Quốc, tôn trọng văn minh, lịch sử của các nước, kiên trì tôn trọng lẫn nhau,
có hiểu biết lẫn nhau”… Chủ trương của chúng tôi là Chính phủ làm hết sức mình để
thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam”… “Vấn đề còn tồn tại do lịch sử để lại như
biển Đông sẽ cùng giải quyết bằng bàn bạc, hữu nghị, hòa bình”. Tôi cũng tin là như vậy.
Nhưng mới đây, vào những ngày giữa tháng 9 năm 2009, những ngư dân Việt Nam trên
đường tránh bão trên biển Đông đã bị các lực lượng hữu quan của nhà nước Trung Quốc
hành xử như một lũ côn đồ, và đó không phải là lần đầu mà ngư dân Việt Nam gánh chịu.
Thưa Quý Ngài,
Chắc Quý Ngài cũng đã biết Việt Nam đã không cư xử với người dân Trung Quốc đánh
cá trên Biển Đông như cách mà Chính quyền Trung Quốc vẫn thường làm với ngư dân
người Việt. Vậy thì những ngôn từ tốt đẹp xuất phát từ những người lãnh đạo cao nhất
của nước CHND Trung Hoa là trực ngôn hay xảo ngôn?
Nhìn lại mối quan hệ hàng ngàn năm qua giữa hai nước Việt Nam-Trung Hoa, dân tộc
chúng tôi đã trả giá quá đắt cho mối quan hệ đó. Nhưng dân tộc Việt Nam là một dân tộc
yêu chuộng hòa bình, chính vì lẽ đó mà ông cha chúng tôi đã luôn phải nhún nhường đối
với các nhà nước phương Bắc để bảo vệ nền hòa bình cho đất nước nhỏ bé của mình. Bao
nhiêu đó chưa đủ sao?
Thưa Quý Ngài,
Nhân dân Việt Nam luôn tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Đảng, Chính
phủ, nhân dân Việt Nam hết sức gìn giữ quan hệ với Trung Quốc. Có thể nói, phía Việt
Nam đã làm hết sức mình. Tuy nhiên, phía Trung Quốc thì ngược lại (thí dụ như trên một
số website của Trung Quốc có những bài viết làm xấu đi quan hệ hai nước, như việc
mạng Sina.com đăng tải kế hoạch tấn công Việt Nam trong 31 ngày, Thời báo Hoàn cầu
có nhiều bài nói xấu Việt Nam…).
Thưa Quý Ngài,
Trong lịch sử mối quan hệ giữa hai nước, có bao giờ Việt Nam tiến công trước để xâm
lược Trung Quốc chưa?
Câu trả lời là rất rõ ràng: Chưa bao giờ! Và nếu có, chỉ duy nhất một lần: Lý Thường Kiệt
phải ra tay trước nhưng hành động đó là để bẻ gãy ý đồ xâm lược của ngoại bang!
Là người dân Việt, chúng tôi vẫn nhớ:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có”.
Đó là Tuyên ngôn độc lập của đất nước chúng tôi và Quý Ngài cũng phải rõ.
Cuối cùng, tôi muốn nhắn đến Quý Ngài một trong những quy luật trong sử Việt:
Có vó ngựa Nguyên Mông là xuất hiện ngay Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Có giặc Minh xâm lược là có ngay Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Có xâm lược nhà Thanh là có ngay Hoàng đế Quang Trung.
Xin gửi đến Quý Ngài lời chào trân trọng.
Kính thư
Một công dân nước Việt
ĐINH KIM PHÚC
=
Sunday, October 18, 2009
CỔ MINH TÂM * HỒI KÝ * NHÀ TRƯỜNG XHCN
”Các ông sẽ biết Sự Thật và Sự Thật sẽ giải thóat các ông.” (Kinh Tân Ước)
Chữa bịnh sai: hại người.
Thầy sai: hại trò
Hiệu trưởng sai: hại trường
Giáo dục sai: hại dân.
Cai trị sai: hại nước.
Tư tưởng sai: hại nhân lọai.
TÔI ĐI HỌC PHỔ THÔNG
Cổ Minh Tâm.
Riêng tặng anh em lớp 12P2 Lê Quý Đôn (niên khóa 86-87).
Phổ biến tự do.
Lởi Dẫn
Qua mấy năm nay, ta thấy:
- Cải cách giáo dục liên tục.
- Sách giáo khoa in sai.
- Chạy trường, chạy điểm, chạy bằng,…
- Bịnh thành tích.
- Thi hộ, thi thuê.
- Mua bán đề thi, “phao thi”.
- Học thêm quá tải.
- Ép buộc phụ huynh đóng tiền “tự nguyện”.
- Khoản thu vô lý: tiền rác, tiền trồng cây, hao
mòn đồ dùng, tiền vở rèn chữ đẹp..
- Học phí leo thang.
- Học sinh bỏ học.
- Trò đổi tình lấy điểm.
- Hiệu trưởng bán trinh học trò.
- Trò đánh thầy nhập viện.
- Trò tạt a-xít thầy.
- Thầy đánh trò trọng thương.
- Học trò thanh tóan nhau đẫm máu.
- Gần nhất là chuyện đại học H.B. tăng học phí, và ép sinh viên mua đồng phục, cặp sách.. do
hiệu trưởng thiết kế, cùng các khỏang thu “tự nguyện” mới được vào học.
- Tiếp đó, có tin, tại Hà Tĩnh, một giáo viên giỏi cưỡng bức học sinh tại trường (4-10-2009).
- Vân..vân..
Các quan ngại trên không của riêng ai. Việc cáo buộc cá nhân nào đã gây ra càng khó hơn nữa.
Tôi nhớ lại quá khứ học tập yên ổn của mình trong thời bị gọi là “bao cấp”…
Khi chưa cải cách, giáo dục rập khuôn cả nước, đúng ngày, giờ đó, là biết rõ bài học nào được dạy. Dù có nghỉ học cũng biết bài hôm đó để học lại. Bài thể dục giữa giờ cũng rập khuôn cả xứ.
Sách giáo khoa chưa thấy ai phản ảnh “in sai”. Thật sự là vậy. Đở khổ hơn khi đàn anh học xong để lại sách cho đàn em học. Kiến thức chúng tôi cũng được dạy đàng hòang mà không bị áp lực.
Bấy giờ ít thấy sự phân biệt giàu nghèo, từ con ông lớn đến con nhà nghèo đều được học chung với nhau, tất nhiên, được miễn phí.
Khỏang 1980 hay 1982, báo Khăn Quàng Đỏ giải đáp cho một độc giả có ghi đại ý: “Nền giáo dục chúng ta là hòan tòan miễn phí, không như nền giáo dục của bọn tư bản nó lấy tiền của học sinh”. Tôi vẫn còn đức tin vào điều đó.
Chỉ một hai lần thấy báo phản ảnh việc học sinh được “xe con” chở đến trường gây sự phân biệt giàu nghèo trong thời kỳ “đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, trăn trở”.
Ít nghe đóng tiền, hay bị ép “tự nguyện” đóng tiền, mà chẳng ai có tiền nhiều để đóng. Sự bình đẳng được xem như đạt đỉnh cao.
Tôi cho rằng “giáo dục bao cấp” bấy giờ vẫn ưu việt hơn hẳn mấy cái gọi là “giáo dục cải cách” dù bấy giờ tôi chưa hẳn sung sướng hơn ai.
Thấy càng cải cách, học trò “càng học, càng thấy càng ngu” vì nhồi sọ, thành tích.. và mất hồn nhiên tuổi thơ vì hết còn giờ chơi đùa như chúng tôi ngày trước.
Ai chửi tôi, tôi chịu. Không thể chối bỏ lịch sử nhứt là khi mình là nhân chứng sống. Sự thật là vậy. Chấp nhận Đối mặt với Sự thật vẫn luôn là điều phải làm dù đó là thử thách lớn.
Tôi ráng nhớ và ghi kể lại tới đâu hay đó với hy vọng giữ đúng cốt lõi sự việc. Vì là hồi ký nên không thể nào có sẵn hình ảnh, văn bản.. làm chứng cứ. Mong tất cả hiểu cho điều đó.
trang 2
Tôi cám ơn nhiều anh em đã nhắc lại và bổ sung ít nhiều chi tiết còn thiếu sót.
Tôi không có khả năng cũng như quyền lực để gióng chuông cảnh báo cái đà xuống cấp phi mã của nền giáo dục cũng như dân trí hiện nay. Hy vọng ai đó đọc bài này rồi suy ngẫm, rút kinh nghiệm tương lai giúp cho thế hệ đời sau đở khổ. Vì:
Chúng ta đã khổ quá nhiều rồi !
Tôi đã từng:
- Nhiều ngày chướng tay gay mắt cảnh giáo dục sai phương pháp làm khốn đốn trò lẫn thầy.
- Nhiều đêm bực bội sau cả ngày bị quần thảo bởi các phong trào không cần thiết.
- Nhiều lúc ân hận vì đã lãng phí thời gian “học các môn tào lao”.
Tôi mừng khi thóat cảnh đi học. Thấy thương nhiều anh em còn vướng “nghiệp”. Tôi đã làm hai bài thơ trào phúng sau để diễn tả thực trạng (xin lổi các anh em trước, mong thông cảm vì cái bực bội của tôi đã điểm trúng huyệt nhạy cảm của nhiều người):
Phận nhà giáo
Nhất y nhì dược đứng đầu ,
Anh văn tin học cũng vào hạng hai ,
Bách khoa kinh tế vui vầy ,
Kinh doanh, quản trị một bầy vẻ vang .
Tội một nỗi cái làng sư phạm
Suốt cuộc đời lận đận lao đao
Học hành khổ sở thế nào
Ra trường một cảnh lao đao khác gì.
Lương thì hẻo, việc thì túi bụi ,
Bổng thì eo, quyền lợi bao nhiêu?
Dạy trò, trò dốt thì nhiều ,
Trò siêng thì ít, trò “liều” thì đông.
Ðộng một tý, “hội đồng” chúng “đả”,
Rủ phụ huynh chửi cả tộc thầy ,
Phận thầy bụng đói thân gầy ,
Sức đâu chịu nổi cối chầy học sinh?
Nó thi rớt, thì mình lãnh đủ,
Hiệu trưởng la, giáo vụ phê bình ,
Chê thầy dạy chẳng hết mình,
Mỉa mai dạy dở, cố tình dập tru.
Bố mẹ chúng lu bù năn nỉ ,
Ðến nhà thầy ôi ỉ suốt đêm ,
Thầy đang gặp lúc túi thèm ,
Gặp tờ xanh, đỏ, thầy kềm được chăng?
Ăn một miếng (nếu quăng thì tiếc!)
Tiếng để đời, được việc hai bên.
Bên thì thi đậu liền liền,
Bên kia thoát cảnh túng tiền kinh niên.
Ðược tiên tiến, được phen nghỉ mát,
Lúc Nha Trang, Ðà Lạt, Vũng Tàu,..
Thầy mừng tưởng số thầy giàu,
Thầy giàu vì chử ngập đầu, hóa điên...
Trò chữ ít, nhiều tiền lắm của,
Xin điểm thầy, thầy “dủa” đã tai,
Trò nghe, chịu khó mặt “chai”,
“Xì” tiền ra đỡ, biết oai chữ thầy!
Gặp phải lúc chương trình cải cách
“Hồn trận mê” như thách cả thầy
Thầy còn ngơ ngác như “nai” ,
Trò làm sao hiểu thế này thế kia?
Gặp bài khó, đi “dìa” làm tiếp !
Nhờ mẹ cha làm kịp cho thầy
Thầy cho điểm tốt, vui thay!
Hai bên có lợi, một bầy vẻ vang.
Thầy tiên tiến, muôn vàn sung sướng,
Trò điểm cao, trò lọt trường “chuyên”
Ðể trò è cổ đóng tiền,
Riêng thầy, thầy lãnh ít tiền thầy rên.
Lối cải cách, học thêm là chính,
Giáo án kia đầy tính “khả thi”
Ðiều nghiên, mắm muối chi ly
Ðể trò tự nguyện “chung chi” cho thầy.
Khi trên lớp, ngồi phây suốt buổi ,
Lúc ngoài giờ, chúi mủi luyện thi,
Thách thằng nào dám không đi,
Hễ không theo học, thầy đì biết chưa?
Ðể ba tháng khi mùa trường bãi
Hết học trò, thầy phải tính sao?
Chèo queo ba tháng như mèo,
Lương “nhà tình nghĩa” như treo đầu mành.
Chờ năm mới, học sinh tề tựu,
Có dạy thêm, mới đủ tiền ăn.
Cầm cu (cự) cho tới nô-văm (November),
Tới ngày nhà giáo, để “ăn cô hồn”.
Cấm quà cáp, bạc luồn bạc lót...
...cho thầy cô để trót thanh liêm.
Tặng hoa thay thế bạc tiền
Như dâng “đồ” cúng tổ tiên ông bà.
Coi thầy giáo như là các-đảng,
Bầy cô-hồn, ngửi chẳng biết ăn!
Hoa dâng thầy đáng trăm ngàn.
Thầy ăn chẳng được, thầy đành lặng thinh.
Thầy mặc-cảm tưởng mình ngạ-quỷ (quỷ đói)
Nuốt sao trôi của khỉ “kính dâng” ,
Khổ thầy bụng đói nhăn răng,
Bị bắt cười gượng, lệ dâng suối tràn…
Nhà báo tưởng thầy đang xúc động,
Viết lăng-xê, bay bổng chúc mừng.
Người xem đọc phải rưng rưng,
Mơ làm thầy giáo, cong lưng dạy đời...
Chán quá ể, nghỉ thì phải tội,
Nghiệp kinh doanh “cháo phổi” quanh năm,
Phẩm hàm “giáo chức” rành rành,
Ngậm cười “dứt cháo” trầm luân một đời.
Cảnh nhà giáo người người như một,
Lương như vòi rỉ giọt lăng tăng,
Thầy mà còn cảnh thiếu ăn,
Tương lai giáo dục tanh bành liên miên.
Thương thầy giáo túng tiền không dứt,
Khổ học trò tổn sức học thêm.
Hỏi “Ông Giáo Dục” mà xem,
Liệu mang trình độ mà đem giải trình:
“Tiên học phí”: mô hình cải cách
“Hậu chạy bằng”: kế sách lâu dài.
“Ðại trà” đào tạo nhân tài,
Cử nhân, tiến sĩ đàn bầy khắp nơi!
Thầy giáo Chợ. (2002)
Mức lương ngày nay (theo thời điểm 2002)
Bán vé số, lời ngày ba chục,
"Ghệ" gốc cây, bảy chục một "dù"
Xe ôm tám chục khoẻ ru!
Bia ôm "xơ múi"mỗi "phùa" một trăm!
"Thầy chùa Lửa" một màn gõ mõ
Trăm ngàn đồng chẳng có khó khăn,
Làm quan chức, mặt chằm dằm,
Hét hò, mấy "vé", mấy trăm dễ dàng.
Nghề người mẫu nhiều nàng uốn éo,
Sẵn dịp thi Hoa-hậu tràn lan,
Chồng giàu, chồng ngoại dễ dàng,
"Lỗ" kia làm "lãi" rõ ràng chẳng sai.
Văn nghệ sĩ: danh hài, cổ nhạc,
Hát cải lương, tân nhạc, phòng trà,
Chạy "sô" hốt bạc thả ga,
"Vớt" đêm bạc triệu người ta phát thèm.
Thầy giáo tỉnh: năm trăm một tháng
Công nhân quèn: chưa đặng sáu trăm
Làm thêm, chấm mút nhì nhằng,
Thêm vài trăm nữa chẵng nhằm vào đâu
"Lò" bác sĩ ào ào tốt nghiệp,
"Xưởng" Bách khoa liên tiếp "xuất" ra
Dược, Anh, Kiến trúc "đại trà"
Được mùa Tin học nhà nhà lủi vô.
Kinh tế, Luật,… xô bồ Quản trị,
Trường hả hê thu phí giàu to,
Thầy cười, cha khóc, mẹ lo
Ra trường, thất nghiệp "chết co" đầy đường.
"Bằng cấp phụ" nhiễu nhương hỗn loạn,
Loại B, C đủ hạng chi chi…
Tháng lương một triệu ra gì?
Xe ôm thu nhập có bề hơn ta.
Tệ hơn cả giống "gà móng đỏ",
(Giá bình dân "ngáp gió" bên đường)
Thảm sầu học vấn đường đường
Hẻo đời thu nhập thua phường lôm côm.
trang 3
Vì thế:
Tôi cầu nguyện
cho đất nước sạch bóng “Nhà giáo máu con buôn”.
Tôi tri ân
những thầy cô giáo tận tụy vì tương lai thế hệ trẻ.
Tôi mong mỏi
các giáo viên được hưởng công lao xứng đáng.
Tôi ao ước
mọi trẻ em được học hành đầy đủ và miễn phí.
Tôi tin tưởng
một ngày tất cả thầy trò được giải thóat khỏi mọi nghịch lý trong giáo dục …
…mà chính TÔI đã từng trải ít nhiều...
Lớp 1
Một hôm học địa lý có nhắc đến Châu Mỹ. Thầy đố thử ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ. Có 1 đứa liền giơ tay sốt sắng phát bỉểu một câu xanh dờn: “ Thưa thầy, ông Thiệu !” Khiển cả lớp cười lăn lộn, thầy cũng phì cười.. vì hết ý kiến !
Trị đêm rồi lại trị ngày,
Cho tên giặc hạn biết tay của người.
Vừa làm vừa thách cả trời,
Có muốn tắm mát thì mời xuống đây.
Trong trong sẵn ở đất này,
(quên 1,2 câu)…
Thách trời cứ hạn nữa nào,
Đồng ta vẫn tốt, hoa màu vẫn xanh.
Chiều chiều nghe tiếng phát thanh:
Người chăm thủy lợi, trời đành chịu thua.
- Bài “ Sài Gòn vừa thiếu vừa dư”
Sài gòn vừa thiếu vừa dư,
Thiếu dư lắm thứ quá ư ngược đời.
Thiếu trường học, dư cao bồi,
Thiếu nhà để ở, dư nơi cầm tù,
(quên một đọan)..
Lại dư tiệm hút, hộp đêm, sòng bài,
(quên một đọan)..
Thiếu nước uống, dư rượu mùi,
Dư phim, dư sách suy đồi lố lăng.
Lao động thiếu mặc thiếu ăn,
Lại dư vủ khí sĩ quan Huê Kỳ.
Nhân dân dù có thiếu gì,
Vẫn còn dư sức kiên trì đấu tranh.
- Chuyện “Tuổi nhỏ diệt xe tăng”: Lai 8 tuổi, liệng thủ pháo vào xe tăng “nhưng nó vẫn chạy”, em rượt trèo lên xe tăng, bỏ trái thứ 2 vào lổ thông hơi nhưng bọn giặc hất ra ngòai, đến quả thử ba cuối, em phải dùng bụng lấp lổ thông hơi để nó không bị liệng ra. Xe tăng nổ tung cùng bọn địch bên trong chết sạch và em cũng hy sinh.
Bài này khi làm văn kể chuyện, tôi nhờ thuộc lòng vì bấy giờ đọc thấy chuyện cũng ngộ ngộ, ghi lại đầy đủ nên được khen là bài luận hay nhất lớp ! Còn có thêm môn chính tả luyện trí nhớ, yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài nào đó rồi viết lại cho đúng chính tả.
- Bài “Bà cụ chỉ huy”: bà cụ Yến, bề ngòai lẩm cẩm nhưng còn biết chỉ huy bộ đội phục kích giết giặc.
- Bài “ Dân ta anh hùng”
Dân ta gan dạ anh hùng:
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn.
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc ,
Tay chém thù, tay sắc như gươm!
Củ khoai, củ sắn thay cơm ,
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng .
Hớp ngụm nước suối trong dỡ khát ,
Trông trời cao mà mát tâm can!
Chín năm nắng núi mưa ngàn ,
Nắng mưa có Đảng, cơ hàn có nhau .
Nhớ những lúc hầm sâu địch hậu ,
Nhớ những đêm theo dấu đường dây ,
Giặc lùng, giắc quétt, giặc vây ,
Có dân, có Đảng đêm này vẫn vui .
Làng kháng chiến không lui một bước,
Nhổ sạch đồn cho nước ta yên,
Chín năm làm một Điện Biên,
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!
- Bài “ Voi ơi”:
Voi ơi ta bảo voi này,
Voi đi chiến dịch cả bầy theo ta.
11
Đèo cao ta kéo voi qua,
Sông sâu ta bắc cầu phà voi sang.
(quên một đọan)..
Dù cho ta có đói lòng,
Sọt này vẫn đủ đạn đồng nuôi voi.
Voi ra mặt trận hếch vòi,
Đồn thù rực lửa voi cười ta reo.
(quên đọan cuối)..
- Bài :trồng cây nhớ Bác”
Mùa xuân năm ấy,
Bác dạy trồng cây,
Em làm theo ngay,
Trồng cây cam nhỏ.
Mùa xuân năm nay,,
Bác không còn nữa
Em trồng trước cửa,
Một cây, hai cây..
Chiều chiều ra đây,
Tưới cây nhớ Bác,
Cây non đỏ mắt,
Thương Bác không còn,
Cây ơi hãy lớn,
Nhiều lá tươi xanh,
Cây thương nhớ Bác,
Mọc nhanh, mọc nhanh..
- Bài “ Hòn đá to”
Hòn đá to
Hòn đá nặng
Chỉ một người
Nhấc không đặng
Hòn đá nặng
Hòn đá bền
Chỉ ít người
Nhấc không lên
Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhấc
Nhấc lên đặng
Biết đồng sức
Biết đồng lòng
Việc gì khó
Cũng làm xong.
- Bài “Cấy đêm” kể về họat động cấy đêm trong thời chiến, chỉ nhớ một câu: Bến Tre bắn xuống, Mỏ Cày bắn qua”.
- Bài “Gói đất miền Nam” kể chuyện bà mẹ dặn dò nhờ con đem gói đất ra Bắc để tặng cụ Hồ.
- Bài “ Thằng Mỹ ngu”: kể chuyện thằng Mỹ, cậy có đôi giày chống chông, nghênh ngang đi vô vườn hái trái cây bị té hầm chông lòi ruột chết. “Đáng đời thằng Mỹ ngu bày đặt làm tàng. “ (nguyên văn).
- Chuyện chị Lê Thị Hồng Gấm bắn máy bay Mỹ rồi trúng đạn hy sinh.
- Bài “Sau trận công đồn”: kể lại các chi du kích sau khi hạ đồn giặc, khoe nhau chiến lợi phẩm.
- Bài “Chiến đấu đến cùng”: anh bộ đội bị thương nhưng vẫn một tay ôm súng chận đứng các cuộc tấn công địch.
- Bài “đánh vào lòng địch”: kể chuyện đặc công bộ đội phá hủy kho bom Long Bình mặc dù bị địch phát hiện.
- Bài “vùng lên”: tả bà con vùng lên chống bọn ác ôn.
- Chuyện “ bắt giặc lái Mỹ”: em thiếu niên miền núi dẫn đầu buôn làng bắt sống phi công Mỹ vừa nhảy dù xuống rừng núi.
- Bài “Xem phim miền Bắc” (trích từ cuốn tiểu thuyết “ Gia đình má Bảy”).
Tôi có đọc qua vài đọan cuốn này chỉ nhớ đại khái một đọan khá ngộ nghĩnh: thằng con má Bảy nói rằng coi phim thì giống như coi xi-la-ma ở trên tỉnh. Má “hứ” chê con nói nhảm. Vì xi-la-ma của Mỹ chỉ tòan đĩ với bợm nó ôm nhau. Còn đàng này là phim miền Bắc, làm gì giống được !
- Bài “Câu đố mới”: các câu đố lục bát đố về nhân vật : Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu,…
- Bài “Yến”, “Biển Bạc”.. nói về tài nguyên đất nước.
- Chuyện cổ tích: anh nông dân và con cò, Con trâu của Trời, Nàng Nước, Ba hột đào…
Mùa nghỉ hè năm này khá yên ổn, không thấy bị quấy rầy vì đi sinh họat hè.
Tôi bắt đầu đi học violon với thầy Ng.Kh.C. Sau khi thầy đi Pháp, tôi theo học thầy Ng.Kh.H. đến hết năm 12 rồi nghỉ do mắc luyện thi. Quyển Kreutzer học giữa chừng... Anh L.L.S chỉ tôi tập thêm. Năm 1989, anh L.L.S đi Mỹ, mà tôi cũng bận bịu hết hứng tập nên..bỏ luôn. Nhờ tập đờn trong thời gian dài mà tôi học thuộc lòng khá nhanh và .. nhớ dai đủ thứ.
Lúc rãnh tôi hay qua nhà thằng bạn hàng xóm mượn mớ sách cũ còn sót lại đọc giải sầu. Có mượn cuốn tập đọc lớp Nhứt và đọc thuộc nhiều bài thơ khá hay (mà quên tên tác giả). Tôi ghi lại sợ.. mất uổng:
Thú Quê (Chỉ nhớ 2 câu đối cuối bài)
Hóng gió trên cây khi hái quả,
Xem trăng dưới nước lúc buông câu.
Dưới đáy biển
Sau khi mặc bình hơi và mặt nạ
Cầm súng săn tôi hăm hở lặn đi
Êm như mơ vào thế giới lạ kỳ
12
Xanh biêng biếc và lung linh trong suốt
Cá đủ sắc muôn màu bơi lũ lượt,
Tô thêm màu cho những bụi cỏ cây
Ôi, nghêu sò lăn lóc đó cùng đây
Quên săn cá tôi trườn theo cảnh lạ…
Dân nghèo đói bụng nằm mơ
Dân nghèo đói bụng nằm mơ,
Bộ tiêu hóa giận mắng vơ tuần hòan
“anh chỉ việc nuôi thân mà ẩu,
Để xanh xao xương xẩu thế này”..
Dân nghèo: “Oan nó lắm thay !
Muối dưa bỏ dạ chưa đầy, bổ chi .”
Khỏi lo tiền chợ
Có anh chàng nuôi gà bán trứng,
Thời khó khăn giá xuống ào ào,
Rẻ mà có khách mua nào
Đều đều gà đẻ làm sao bây giờ ?
Thôi ăn trứng khỏi lo tiền chợ
Luộc chán rồi thỉ dở nấu canh,
Xào rau cải, tráng, kho hành..
Vẫn dư bèn muối ăn dần về sau..
Chiếc áo rách
Ối trời ơi !
Ối đất ơi !
Cái áo sao mày rách tả tơi
Rách thời mặc vậy
Nào dám sợ ai chê
Nào dám sợ ai cười
Chỉ sợ anh em chúng bạn
Gần chán xa quên chẳng đóai hòai.
Chiếc áo mới
Chiếc áo hàng bông đã rách rồi
Mẹ may chiếc áo mới đi thôi
Con xin gìn giữ không làm bẩn
Chỉ mặc vào trường chẳng mặc chơi.
Chiếc áo may xong đã mấy ngày
Vạt dài thườn thượt rông hai tay
Con nhìn chiếc áo buồn rơi lệ
Mẹ bảo “ trừ hao kẻo chật ngay”.
Giữ gìn mắt
Khốn khó 2 bàn tay
Giàu sang 2 con mắt
Tục ngữ nói không sai
Nên phải giữa gìn mắt
(quên 1 đọan)..
Ra nắng đeo kính râm
Bụi khỏi bay vào mắt.
Bán “khói” trả “keng”
Bên lề, một chị quay chim sẻ
Lão ăn mày vui vẻ lại xin
Bánh mì hơ khói bay lên
Ăn xong chị lại đòi tiền khói quay
Lão bình tĩnh ném ngay bạc cắc
Chị đưa tay toan nhặt lão ngăn:
Rằng “cô bán khói ta ăn,
Thì ta trả lại cô bằng tiếng “keng”.
Về đây
Anh về cho lúa thêm xanh,
Cho cây thêm trái cho cành thêm bông
Cà Mau, Cái sắn mênh mông.. (quên đọan cuối)
Nên chăm học
Ta xem bao nhiêu người
13
Dở dang hư một đời
Nào phải tư chất kém
Bởi xưa không học, lười.
Tư chất ai không tốt
Học lười ai cũng dốt
Thông minh chưa chắc hay
Siêng năng là sự cốt.
Bài thơ ngụ ngôn “Hai con cá” không biết đọc từ sách tập đọc nào, tôi cho là rất hay:
Chú cá bé bên cha bơi lội
Thấy miếng mồi trôi nổi giữa sông
Kìa kìa cha hãy thử trông
Của ngon vứt bỏ phí không hỡi trời !
Cá lớn đáp: “ con ơi, cẩn thận,
Kẻo để rồi ân hận về sau,
Cha trông thấy chiếc cần câu,
Sợi dây oan nghiệt trên đầu chúng ta.
Con nên biết tránh xa cạm bẫy,
Đứng ham ăn, chết đấy không chơi,
Của ngon là bả trên đời,
Vì ham ăn mới bao người chết oan”.
Tôi ấn tượng với cuốn “Quốc Sử” lớp Nhì, lọai sách viện trợ của Mỹ cho Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH, bìa dày màu vàng nâu nhám, vẽ hình bộ lư phía bìa trước. Các bài lịch sử ngắn gọn viết từ thời Tây Sơn đến 1954. Nội dung từng bài chỉ có những đọan gạch đầu dòng ngắn gọn với ý cốt lõi. Sau mổi bài có hàng chữ in đậm để tóm tắt đại ý, dể học, nhớ lại chẳng hạn như:
- Bài “Quang Trung đại phá quân Thanh”: Binh kiêu căng dễ bị phá.
- Bài “ Vua Gia Long – việc ngọai giao”: Chỉ biết Trung Hoa và không biết Tây phương, chính sách ngọai giao của vua Gia Long thiếu sáng suốt.
- Bài “Biến động dưới triều Tự Đức”: tham nhũng, nghèo đói và thiên tai là mầm móng của loạn lạc.
- Bài “Pháp uy hiếp kinh thành Huế: quân ta thua trận do thiếu vũ khí tối tân.
- Bài “ Cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng”: Phan Đình Phùng càng đáng được sùng bái bao nhiêu thì Nguyễn Thân đáng bị nguyển rủa bấy nhiêu.
- Bài “ Khởi nghĩa Lạng Sơn”: đế quốc với đế quốc dễ bắt tay với nhau.
Thằng bạn hàng xóm tìm đâu đem về cuốn sách do nxb Kim Đồng in “Từ tuyến đầu Tổ quốc”. Đặc biệt có bài “ Thư Phú Yên” (Tôi nhớ rõ là vì sau này trong sách giảng văn có trích in một đọan). Có đọan bà mẹ bị giặc bắt giử tới trưa mới thả về khiến đứa bé ở nhà khát sữa quá nên bò đến con bò nằm gần đó để bú. Con bò bị sờ sọang nhột nên đá bé lăng quay. Bà con xúm lại để cứu nhưng đến trưa thì bé không còn nữa..
Cũng có lẽ lý do này nên không thấy ma nào dám viết bài bò đánh giặc vì bò vốn đã “phản bội” giết em bé phe ta (?!)
Tiếc không thấy tác giả nào sáng tác hay hơn bằng cách tạo một huyền thọai kiểu La Mã: anh em Remus và Romulus được chó sói nuôi bú. Cứ sáng tác đại là được bò cho bú rồi lớn nên làm anh hùng thông minh xuất chúng. Tôi thấy vẻ thằng bé cũng không hung ác để gây cảnh huynh đệ tương tàn như hai anh em nhà nọ.
Tôi có đọc quyển “tuổi nhỏ anh hùng” kể chuyện các anh hùng: Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Phạm Ngọc Đa, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Nguyễn Bá Ngọc..
Khi hết sách “con nít” đọc, tôi cả cuốn “Lịch sách Tử Vi Tiền Phong năm Ất Mão” về nhà. Ban đầu coi tranh vui là chính. Sau tôi thử đọc qua phần” Những con số định mệnh” (numérologie), thấy hay hay rồi tiếp sang
“Coi chỉ tay”,.. dần dần đọc hết cuốn. Chuyện tình “ Cánh chim tung trời” trong đó tôi cũng không tha.
Riết tôi rinh luôn bộ tạp chí “Khoa học huyền bí” của nhà nó mượn về đọc để rồi lớn lên thích nghiên cứu hồi nào không biết..
Tóm lại ban đầu là đọc đỡ buồn để rồi sau này đâm ghiền đọc..đủ thứ.
Lớp 5
Tôi học lớp 5B buổi chiều. Cô M. chủ nhiệm.
14
Đầu năm nhà trường có bán áo sơ mi trắng, ai có nhu cầu thì đăng ký và mỗi người được mua 2 cái. Áo vải, chất lượng trung bình nhưng xài được trọn năm.
Trong lớp đại đa số là con của cán bộ miền Bắc vô hay là con của dân tập kết trở về. Phần đông có bề ngòai cũng như phong cách khác xa với đám bạn học cũ.
Tôi “sanh tật” hay đi lại lòng vòng trong lớp. Bị rầy hòai cũng vậy. Chưa kể có lần bất ngờ bị “đét đít” vì buồn miệng hát ngâm nga trong giờ học, hát lớn tiếng dần hồi nào không biết.
Lớp tôi có một lần vô kỷ luật khiến cô chủ nhiệm nhốt không cho về. Khi phụ huynh đến rước nóng lòng vô tìm con thì bị cô mắng vốn trước khi thả con mình về. Ba tôi lần đó cũng bị nghe cô méc cái tật “ đi lòng vòng” của tôi. Nhiều anh em còn lại thì không biết số phận ra sao, vì có anh đi bộ về một mình. Kẹt ở lại như vậy chắc chết !
Môn học làm tôi chán ngán là môn thủ công. Các bài dạy may vá, thêu dành cho nữ quả là một cực hình với bọn con trai tuổi ưa chạy nhảy. Cô đã từng khuyên các anh em nên học để sau này có đi bộ đội thì cũng biết vá áo quần khỏi phải nhờ vả người khác (!) Bài đem về nhà để năn nỉ nhờ bà già làm giùm riết cũng thấy kỳ.
Gặp bài làm lồng đèn, đóng tập sách.. thì nhờ ông già làm giùm. Có khi ghét qúa nên tôi không thèm làm, để cuối tháng trong sổ liên lạc bị phê là “không làm bài thủ công” và bị tuột hạng.
Chưa hết, có đứa này thấy đứa kia làm đẹp hơn mình rồi ganh tỵ hay chơi xỏ lá méc cô là trò này nhờ ba má làm, trò kia nhờ bạn làm dùm.. Cuối cùng huề cả làng. Biết chắc cô giáo lúc đó cũng chưa chắc làm được cho ra hồn nênchẳng rầy ai được nên rồi cũng làm lơ.
Môn tập viết cũng như mọi năm trước. Tập chính tả có thêm mục “vở sạch chữ đẹp” hàng tháng. Tôi lãnh hạng C (kém do chữ xấu), ráng dữ lắm lết lên được B (trung bình) lúc cuối năm.
Môn Địa lý vô chi tiết hơn, chủ yếu là địa lý VN. Bài dài dần nhưng chưa đến nỗi khó học.
Môn khoa học với những kiến thức căn bản. Tôi nhớ bài đầu năm có tính khẩu hiệu như sau: “Ba sạch” và “Ba diệt”.
Bài đạo đức thì cũng vậy vậy. Có một bài tìm lại được trên mạng ghi lại cho anh em biết:
Chuyện em..
Em tên là Nguyễn Văn Hoà
Mẹ em thì gọi em là cu Theo
Cha đi tập kết nhà nghèo
Sớm khuya tay mẹ chống chèo nuôi con
Chị thì hái củ trên non
Em thì mưa nắng bãi cồn chăn trâu
Đêm nằm hỏi mẹ: Cha đầu?
Mẹ rằng: Mau lớn năm sau cha về…
Đợi hoài, đợi mãi, lâu ghê!
Làng trên xóm dưới, bốn bề ác ôn
Mỹ xây luỹ, Nguỵ đóng đồn
Sáng vây xét hỏi, tối dồn khảo tra.
Mười năm biền biệt tin cha
Một đêm các chú đâu mà thiệt đông
Về làng, súng đạn đầy hông
Chú mô chú nấy mặt trông rất hiền.
Kể từ hôm đó, làng Yên
Bỗng vui như có ông tiên đến nhà.
Ruộng vườn chia lại trái hoa
Xóm thôn lập hội, trẻ già vần công
Mùa chiêm lúa chín vàng đồng
Bát cơm “giải phóng” no lòng từ nay
Mẹ em rạng mặt tươi mày
Em như mọc cánh chim bay tung trời…
Nằn nì xin mẹ: Mẹ ơi
Lên xanh chị đã đi rồi, còn con?
Mẹ ôm em, mẹ cười giòn:
Mi đồ con nít, trứng khôn hơn vịt à?
Đi mô cho ngái cho xa
Ở nhà với mẹ đặng mà nuôi quân!
Mình nghèo, không tạ thì cân
Mít thơm bán chợ, góp phần mua lương.
Mẹ con, một bữa, về đường
Gạo ngon một gánh em sương nặng đầy
Nguỵ đâu xông lại cả bầy
Bắt em, nó hỏi: Gạo này cho ai?
Nó đá đít, nó bạt tai
Đau em, em chịu, chẳng khai một lời
Thương anh, anh giải phóng ơi!
Càng thương gạo đổ gạo rơi xuống bùn…
Chạy về một mạch đầu thôn
Thưa anh xã đội: Cho em luôn theo
cùng…
Anh rằng: Cứu nước, việc chung
Tuổi thơ cũng phải anh hùng, nghe em!
Việc quân chạy suốt ngày đêm
Chỉ mê đánh Mỹ, chẳng thèm chút chi.
Chúng em một đội thiếu nhi
Đứa thì canh gác, đứa thì giao liên
Gió mưa chân lội khắp miền
Khi về Tiên Nộn, khi lên Nguyệt Biều
Giặc kia bom đạn bao nhiêu
Chúng tao gan dạ lại nhiều hơn bay!
Chiều chiều trông ngọn Tam Thai
Thấy quân Mỹ đóng như gai đâm lòng
Phải chi ra trận xung phong
Măng non em cũng sắt đồng chứ sao?
Tuổi mười bốn những ước ao
Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng…
Mẹ ơi, súng đẹp quá chừng!
Con đi đánh giặc, mẹ đừng lo chi.
Mẹ cười: Thiệt giống cha mi
Chẳng ăn chi cả, cứ đi đánh hoài!
Sớm hôm, củ sắn củ khoai
Khi đi trinh sát, khi gài mìn chông
Khi ra xung trận giữa đồng
Khi lăn dưới lửa, thoát vòng giặc vây
Súng này càng đánh càng hay
Một tay em chấp mười tay quân thù
Thằng Mỹ vừa ác vừa ngu
Nó như con cọp mắt mù đó thôi
Thằng Nguỵ vừa dại vừa tồi
Nó như con rắn theo đuôi ăn tàn.
Một hôm sương sớm chưa tan
Em đi phục kích, đón đoàn chiến xa
Xe đầu, lính nhép, cho qua
Xe sau, quan tướng ngồi ba bốn thằng.
Tức thì, mìn điện giật phăng
Tướng quan lăn chết nhăn răng một hàng
Xe kia quạy lại bàng hoàng
Chết thêm hai đứa, vội vàng tháo im.
Đánh rồi, lên ngọn đồi sim
Trông mây bay múa, xem chim hót
mừng…
Bỗng đâu từ dưới chân rừng
Mười xe Mỹ đến, đùng đùng giương oai
Nào xem, ai thắng được ai?
Mỹ mười xe thép, em hai chân đồng
Năm giờ vây đuổi uổng công
Băng đồi vượt dốc, ra sông em ngồi
Đợi thằng giặc Mỹ đến nơi
Bắn ngay một phát đi đời, sướng ghê!
Kinh hồn, rút cả mười xe
Hai chân em lại đi về tung tăng.
Súng em càng đánh càng hăng
Chỉ mong mau giỏi, mau bằng các anh.
Xa rồi, lại nhớ trên xanh
Măng tre, môn vót lều tranh mái kè
Tháng ngày ngọn suối bờ khe
Mà vui như hội, bốn bề yêu thương
Tay em một khẩu súng trường
Mà như có cả quê hương đánh cùng
Ôi quê ta rất anh hùng!
Nước non đâu cũng trùng trùng tiến quân
Ầm ầm biển lửa nhân dân
Đẹp như Huế dậy đầu xuân đỏ cờ!
Chuyện em rứa đó, anh nờ
Bấy lâu trong ấy, bây giờ ra đây
Nhớ cha, chưa biết mặt mày
Bác Hồ thương cháu, gọi ngay đến
Người.
15
Bác nghe cháu kể, Bác cười
Bác khen, cháu nhớ từng lời Bác khuyên.
Vui chăng, hỡi mẹ làng Yên!
Thằng cu Theo được về bên Bác Hồ…
Môn sử học từ 1958 đến nay, với các bài đọc riêng lẽ: Tiếng súng đầu tiên của quân cướp nước (1858), Dùng mưu giặc giết giặc (Hòang Hoa Thám), Cuộc biều tình khổng lồ (Xô Viết Nghệ Tỉnh), Thủ đô trong khói lửa (1946), Đội quân tóc dài, Nhằm quân thù mà bắn (Nguyễn viết Xuân), Trận đầu diệt Mỹ lớn nhất (trận Vạn Tường), đánh vào hang ổ giặc Mỹ (trận Mậu Thân)… Nói chung học cũng như giải trí, khi đã nắm quy luật “ta thắng địch thua” càng thấy dễ học bài hơn nữa. Đọc thấy hấp dẫn vì chẳng bao giờ thấy phe ta chết hay bị thương trong khi số lượng tổn thất của địch được ghi rõ rành rành (??). Đến giờ cũng chưa thấy thông tin chính thức nào để cho biết.
Môn Tóan vẫn còn nhan nhản các bài tóan đố có cái “introduction” giết giặc - thi đua - tuyên truyền. Bài không khó nhưng tôi cứ làm ạch đụi trật tới lui. Mất tiên tiến cũng vì môn này.
Môn tập đọc là môn tôi nhớ nhiều nhứt vì cái tật ưa đọc sách không chừa thứ gì. Tuy vậy chỉ còn nhớ cái tựa là chính (do còn ấn tượng cách đặt tên) cũng như đại ý của bài:
- Bài “Xu Lê-Lốc sau ngay giải phóng”: tả sinh họat buôn làng miền núi sau giải phóng.
- Bài “ Học đi mà nhớ mãi”
Học đi mà nhớ mãi
Học đi em
Học đi mà nhớ mãi
Quê hương ta một dải
Từ Mũi Cà Mau
Đến địa đầu Móng Cái
Quê hương ta
Đồng ruộng phì nhiêu
Đủ bốn mùa hoa trái
Núi Trường Sơn vĩ đại
Bờ biển rộng bao la
Có Việt Bắc mồ ma giặc Pháp
Nối liền Đồng Tháp,
Nam Bộ thành đồng
Học đi em
Học đi mà nhớ mãi
Quê ta liền một dải
Như máu chảy trong người
Kẻ nào định chia đôi
Chia lòng ta sao được
Em học đi cho thuộc.
Rằng:
Lòng ta chung một Cụ Hồ
Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!
- Bài “Em bé Thừa Thiên”
Chúng giơ súng bắt em
Xé cờ trước mặt chúng
Ung dung em quấn cờ vào bụng
Chỉ vào mũi súng
Chúng mày !
Muốn xé cờ hãy xé xác ta đây
10 ngón tay em
Như tia sáng mặt trời mới mọc..(quên đọan cuối)
- Bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
…Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta
lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh
Ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...
- Bài “Mồ hôi và máu trên nắm thóc”: kể lại lối gặt kiểu du kích (từng nhóm người riêng lẽ âm thầm dùng lược tuốt lúa vô bao lúc ban đêm) hay gặt tập đòan (gặt công khai ban đêm, có du kích đứng gác) để phục vụ kháng chiến.
- Bài “ Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo” (sau này khi xem tài liệu về Điện Biên Phủ, thấy cách chèn gỗ dưới bánh xe pháo như vậy thì chuyện khẩu pháo dứt dây bất thần tuột dốc núi là không dễ, còn lấy thân mình chèn pháo..thì miễn bàn !)
- Bài “ Tiểu đội gang thép”: tiểu đội anh hùng bám trụ chận đứng nhiều đợt tấn công của địch.
- Bài “Lê-nin vào tiệm hớt tóc”: Lê-nin một mình xuống phố ra tiệm hớt tóc, cũng giản dị chờ đợi đến lượt như mọi người.
- Bài “Thành phố Mátx-cơ-va”, “Thành phố Bắc Kinh” viết về thủ đô các nước Liên xô, Trung Hoa anh em.
- Bài “Kpa Kơ Lơn” bắn một phát “xiên táo” nhiều tên địch.
- Bài “Gương lão thành” kể ông già miền núi dùng tên ná bắn giặc rồi bị hy sinh.
- Bài “ Trước lúc hy sinh” kể lại chuyện tâm trạng chị Sứ khi bị giặc bắt.
16
- Chuyện “ Bức tranh cụ già ngồi câu cá”: kể việc người dân vùng địch hậu treo bức tranh này kèm bài thơ:
Cụ già thong thả buông cần trúc,
Hồ rộng in trên mặt nước hồng
Muôn vạn đài sen hương bát ngát
Tuổi già vui thú với non sông.
- Chuyện anh Nguyễn Bá Ngọc bò sang nhà hàng xóm để cứu bạn (vừa cặp một bạn, vừa cho bạn khác bám chân để bò về hầm trú , đại khái vậy) và hy sinh vì trúng bom bi.
Tôi vẫn chưa hình dung sao Ngọc có thể bò đi khi vướng hai bạn như vậy.
Em là một đứa học trò rất ngoan
Cô khen em viết ngay hàng
Lại khen đọc rõ đánh vần từng câu
Khen em chăm chỉ tiến mau
Tháng nào em cũng đứng đầu lớp em”.
Bài được chấm đậu với câu phê: “tả việc học tập ở lớp dưới, không sát đề”.
Cái đáng chú ý là lấu lắm mới nghe thấy 1,2 vụ đánh nhau nhỏ không đáng kể. Thỉnh thỏang có thấy tai nạn lớn do chơi đùa. Một lần tôi thấy một cô giáo ẵm một em vô văn phòng vì bị thương ở đầu, máu chảy ròng ròng dọc đường đi (hồi tôi lớp 2). Lần khác anh bạn Đ. bạn học cùng lớp 4 bị té chảy máu đầu đầm đìa do chơi “đá ngựa”, nhưng vết thương không nặng. Việc khiến các thầy cô các lớp bắt làm tự kiểm tất cả các học sinh có tham gia hôm ấy.
Đặc biệt lớp tôi (5B) có chuyện một anh H.Th.Ch. lấy đâu khẩu súng k54 vô trường chơi. Nhà trường ngăn chận được và kêu công an “áo vàng” vô tịch thu lập biên bản lập tức.
Kỳ nghỉ hè cuối lớp 5 là thời kỳ chán nản với trò đi sinh họat hè hàng tuần, tập nghi thức, lao động cuối tuần. Lại còn bị kéo đầu thức dậy lúc 4h sáng đi tập thể dục. Mấy đứa nhỏ chi đội trưởng sáng đến từng nhà kêu tên thức dậy cho bằng được khiến cả xóm thức giấc. Mà mãi tới 5 giờ mới gọi ra đủ số, tập 10 phút rồi về. Ai giỏi ráng về ngủ tiếp được thì ngủ. Riêng tôi thì không dễ ngủ trở lại. Quả là một mùa hè “vui, khỏe” cho…ai khác !
Vì đã có ý định theo lớp Pháp văn khi vô cấp 2 nên tới lúc này vốn tiếng Pháp tôi tương đối ổn. Vừa học ở Genina Mundi hết cuốn “Je lis Tu lis”. Vừa học ở nhà ông ngọai dạy với cuốn Mauger, Cour francais élémentaire,..
Máu ghiền đọc sách khiến khi nào thằng bạn hàng xóm có mượn sách gì, tôi cũng năn nỉ mượn về đọc qua một cái. Tôi bắt đầu đọc chuyện Tàu “Tây Du ký”. Tìm được cuốn “Lịch sách Tử Vi Tiền Phong năm Nhâm Tý”, tôi đọc “Phép độn Khổng Minh”, “Đo rùa”.. cho biết. Trong đó chuyên đề “Cô gái bước vào tình yêu”tôi cũng không chừa ! Vì không tìm được sách gì khác để đọc.
Tôi dung nạp kiến thức từ sách bên ngòai nhiều hơn sách nhà trường. Nhiều luồng thông tin đa dạng, cũng như kiến thức phong phú qua sách đã làm tôi ghiền đọc, chủ yếu từ “sách cũ”.
17
Lớp 6
Tôi vô lớp 6A2, lại được chuyển vể trường cấp 2 Lê Quý Đôn, học buổi chiều. (Trường Lê Quý Đôn mở trở lại với cấp 2,3).Ban đầu lớp chúng tôi là lớp Anh Văn. Một hôm cô hiệu phó vô lớp hỏi có ai có yêu cầu chuyển sang lớp Pháp Văn hay không, nhân tiện tôi tình nguyện đổi lớp cho đúng sở trường đã “học trước”. Sang lớp mới, môi trường mới, với đa số từ trường Mê Linh và Hai Bà Trưng chuyển qua. “Dân chợ” ở khu Tân Định là đông nhứt. Lớp học khá vui, quậy dữ dằn nhưng rất đòan kết. Ai trong lớp bị ăn hiếp là anh em kéo ra bảo vệ nhau liền.
Chưa hết, tới giờ tập trung ngồi “truy bài đầu giờ”, mấy tay “xóm nhà lá” rủ nhau kể đủ chuyện đã chứng kiến: đi rình, coi phim chui, đọc sách cấm, kể chuyện tục.. để cười chơi. Đầu óc chúng tôi bấy giờ tuy mang tiếng “đen tối trước tuổi” nhưng vẫn không ảnh hưởng gì đến học hành. Vẫn còn hồn nhiên như xưa ! Chưa sao..
Nghe mấy bạn bè cũ sau này kể lại là người bày đầu mấy vụ là anh D.Q.K. , dân chợ Bến Thành. Tuy bộ vó D.Q.K. nhỏ thó nhưng tội kể chuyện “đầu độc” thì rất lớn. DQK có thời gian chơi rất thân với tôi, do có lúc ngồi cạnh nhau. Tiếc rằng sau này DQK đi Mỹ, mất liên lạc.
Chúng tôi còn chơi một thú vui rất..độc hại: chơi mắt mèo ngứa. Số là trong trường có trồng cây đủng đỉnh mà chúng tôi gọi sai tên là cây mắt mèo. Trái tròn như trái nho, mọc thành chùm đen bóng khi chín. Chúng tôi lượm trái chín rụng và dùng bóp lấy nước màu vàng nâu bôi lên mình người khác. Gần như ai cũng bị ngứa ít nhứt một vài lần. Riêng tôi còn thí nghiệm trên tay mình coi ngứa ra sao. Dạo nọ cả trường rộ lên phong trào phá phách này. Không biết có thầy cô nào bị chưa, chứ học sinh thì bị nhiều lắm. Cò lần chưa có trái chín, chúng tôi dụ anh L.M.H cùng lớp trèo lên cây hái xuống. Báo hại H. bị một trận ngứa hết mình mẩy. Giải pháp duy nhứt bấy giờ là ngồi chịu trận cho hết cơn ngứa. Không có lửa hơ nóng cho hết ngứa như dân quê dạy. Mãi khi chúng tôi học hết cấp 2, cây đủng đỉnh này vẫn chưa bị chặt.
Các thầy cô rất ngán lớp 6P vì tụi này gây ồn ào trong lớp đến nỗi nhiều người không thể nào giảng bài nổi. Lớp tôi nổi tiếng ở trường, luôn bị cảnh cáo hôm thứ 2 chào cờ. Các thầy cô chủ nhiệm cũng nối gót nhau thay thế và ra đi. Kỷ lục 7 giáo viên chủ nhiệm lớp 6P cho niên khóa 80-81:
- Cô Y.Th: dạy Sử, bỏ làm chủ nhiệm vì quản lý không nổi.
- Thầy Ph.: dạy Tóan, 1-2 tháng sau đó xin nghỉ, nghe nói đi đạp xích lô.
- Thầy M.: dạy Tóan, vài tuần sau xin nghỉ. (không rõ lý do).
- Thầy Tr.: dạyTóan, làm chủ nhiệm tạm thời.
- Cô Nh. T.: dạy Tóan. Nghỉ việc vì đi vượt biên nhưng không thành.
- Thầy V.: hiệu phó, dạy Tóan , làm chủ nhiệm tạm thời.
- Cô M.Ng.: dạy Sinh vật.
Vì không có chủ nhiệm nên chúng tôi thường nghỉ tiết sinh họat cuối tuần. Chưa kể có môn học, khi trời chuyển mưa là được nghỉ (Được biết có nhiều cô bận chạy mánh làm ăn để “cải thiện” lương, một phần áp lực giáo án không căng thẳng nên dễ dạy bù tiết sau)
Tình trạng vô kỷ luật trong lớp khiến cô chủ nhiệm có lần phải mời hiệu trưởng xuống coi cho biết. Nhứt là hôm cô kẹt việc nên lên lớp hơi trể..
Tôi nhớ bửa đó, bà Nh. hiệu trưởng mặt tức giận đi vô lớp. Cô T. than thở mới mấy câu, bà Nh. rầy la một chập rồi định bước khỏi lớp…
Cô T. nói bằng giọng Bắc cực kỳ dễ thương: “ Chị ơ…i…i…i…, chưa hết đâu..” rồi cô than tiếp..
Bà Nh. la tiếp trận nữa…
Cô T. tiếp: “Chị ơ…i…i…i…, chưa hết đâu..” rồi cô điểm mặt: anh này..làm thế này.. anh này..làm thế này.. thế này..
Bà Nh. kêu từng anh lên bảng. Riết nửa lớp bị mời đứng lóc nhóc khoanh tay trên đó.
Bà Nh. rầy la và hăm dọa mời phụ huynh vô trường nói chuyện.
18
Cô T. tiếp nữa: “Chị ơ…i…i…i…, chưa hết đâu..! Anh H. này mới ác này! Chị biết không, người ta vừa kể tôi nghe là ảnh đã “vái trời cho cô T. bị xe cán chết bữa nay để lớp mình được nghỉ …(!!!) Chị thấy ghê chưa ?”
Cô vừa nói vừa chỉ H. đang đứng khoanh tay trên bảng.
Bà Nh. đùng đùng tức giận ra lịnh đuổi học lập tức tất cả. Có mấy anh khóc.
Lúc này cô T. mới năn nỉ xin tha cho “chúng nó” một lần và bắt từng anh viết tờ cam kết đưa phụ huynh ký...
Chúng tôi, dù là học trò cưng của cô, đều xanh mắt vì thấy bị bắt lên nhiều quá.
Lần khác trong giờ sinh họat, Cô T. bực bội có hỏi cả lớp: “…Vậy chứ ở nhà ba má có dạy mấy em không?”
Phía dưới có anh H. buộc miệng nói tỉnh bơ: “Dạ thưa cô,… không!”
Cả lớp cười rần. Cô tức giận đuổi thẳng cổ H. khỏi lớp. Tuần sau H. bỏ học luôn.
Cả lớp vốn làm biếng, có lần học giảng văn, khi cô giáo ra lệnh ai không sọan bài thì tự giác đứng lên ra về. Cả lớp, vốn ham chơi, xách cặp ra một cái ào gần hết. Bà Nh. hiệu trưởng nhìn thấy vậy hỏang quá yêu cầu chỉ cảnh cáo thôi chứ không dám cho về đông như vậy. Coi như huề tiền. Vô học tiếp !
Lần khác khi cô dạy hội họa (chúng tôi quên gọi là cô “Họa”) lên lớp trể, cả lớp cố ý trốn về gần hết. Khi cô vào, lớp còn chưa tới 10 người. Vì tự ái, cô cho những ai còn ở lại được 10 điểm khỏi chấm bài nộp hôm đó. Ai trốn về đều bị 0 điểm. Tôi vì còn ngồi lại được 10 điểm khoẻ ru !
Môn Nhạc, với các nhạc lý căn bản cho cô H.V dạy. Vì đã học nhạc trước nên môn này không khó khăn cho tôi. Chúng tôi học môn Nhạc và Họa đến hết lớp 7.
Những năm này, phong trào cấm học trò để tóc dài, hay bỏ áo ngòai quần rất gắt gao. Tôi bị phạt mỗi thứ một lần. Nhiều anh tóc dài bị đuổi về không cho vô lớp hoặc bị thầy nắm “pát” giật tới lui để cảnh cáo.
Bên cạnh chuyện trâu đánh Mỹ, ong đánh Mỹ. Còn có bài hát “ Con mèo kháng chiến” do cô Th., dạy Địa lý hát cho lớp nghe có câu:“Ngày xưa, nhà em có con mèo.. đánh Tây nát đầu…” Quả là con vật nào cũng biết chiến đấu, căm thù như..người vậy. Ngọai trừ .. “con bò Phú Yên” như đã kể.
19
anh này một trận ra hồn. Riêng tôi không thích thầy vì thầy ưa cho điểm “kẹo” quá.
Đến nỗi trong trường có bài vè về mấy thầy nổi tiếng đánh học trò: “Nhứt Đ. Nhì V. Tam H. Tứ C.” Thầy Đ. dạy Lý, có thời gian ngắn dạy thay 1, 2 tiết lớp chúng tôi nhưng chưa thấy thầy đánh ai dù thầy có vẻ nghiêm, ít cười.
Thầy V. trưởng bộ môn Tóan, thấy chỉ có một lần sang lớp tôi nghiêm mặt bắt tại trận anh B.K.Tr cầm chân ghế gãy đứng giộng giộng bục giáo viên vừa làm trò. Thầy bắt K.Tr lên văn phòng kiểm điểm. Cũng chưa thấy thầy đánh ai. Bề ngòai thầy rất “sát khí” với cặp kính đen thường trực trên mặt nên ai cũng sợ.Chung quy thầy H. vẫn là dữ đòn nhứt.
20
Thầy C. dạy Văn thì có nghe kể lại là đã kéo lổ tai một anh rách chảy máu. Nghe kể thầy dạy giỏi văn trong trường hơn cả cô trưởng bộ môn Văn..
Lớp chúng tôi bị một lần kỷ luật trong một ngày gần Noel. Do ồn ào, cô dạy Họa lên méc cô hiệu phó T.Ch.
Tao hỏi, thằng nào nói tao vô lớp đếm tiền đâu?” Không ai dám trả lời vì ..rét.
Thiệt ra cô K.A dạy chúng tôi đàng hòang. Do lương thấp nên nghe nói cô phải đi buôn vải kiếm thêm. Lâu lâu tranh thủ lúc lớp làm bài tập thì cô lấy tiền kiểm lại. Có vài anh học mất căn bản bị cô rầy hòai nên nổi hứng phát biểu bậy bạ chơi khiến cô bị mang họa oan.
Cô K.A có tật lâu bực quá “chửi sảng”. Có nghe người lớp trên kể là cô có lần giận học trò sau đó mà chửi là sau này “đứa đó” sinh con không có lổ đ. !
Tôi chơi với X.K từ lớp 6, và luôn ngồi cạnh nhau. Sở thích đọc sách giúp cả hai thân thiết và trau đổi sách với nhau. X.K. thiên về sách văn chương, sách dịch. Tôi bắt đầu thích thêm: chuyện ma. Bấy giờ chuyện ma còn bị cấm đóan, tôi vẫn đọc được ít quyển đặc sắc: Ai hát giữa rừng khuya (Tchya Đái Đức Tuấn), Chuyện tích đồng quê (Lâm thế Nhân) và đặc biệt là mục “chuyện huyền bí” trong tạp chí Khoa học huyền bí. Đọc xong rồi kể lại cho bạn bè nghe. Dù đọc xong, hơi..sợ !Văn của tôi đọ hơn và điểm trội hơn văn tôi hẳn.
Một thể lọai văn tự phát xuất hiện: thơ tình.
21
Nhà trường cấm ăn hàng rong vẫn không ngăn chúng tôi lén ra hàng rào mua me, kem, ổi vô lớp ăn vụng thay vì đi ra cantine trường mua theo quy định.
Có anh bắt chước chị Quyên trong phim Nguyễn văn Trỗi (do Hà Nội vừa sản xuất) đập vô cửa ầm ầm vửa la“y như phim” để chọc giám thị và làm anh em lớp lận cận đang học cười chơi.
Môn Pháp văn cô K.A tiếp tục dạy chúng tôi. Tình hình anh em mất căn bản trong lớp trở nên cao dần. Do sách giáo khoa sọan đi quá nhanh. Điểm xấu trong lớp tăng dần khiến nhiều anh em nản chí. Chỉ có học thêm mới hy vọng theo kịp nhưng cô K.A không ưa dạy thêm (cô có công việc làm thêm ở ngòai như đã nói) mà giáo viên lúc đó cũng chưa nghĩ tới vì học sinh đa số còn nghèo.
Có bữa cô K.A đi vắng ra ngòai 15 phút, Ng.Ng.B liều mạng mở sổ để sửa điểm cứu anh em. Phi vụ trót lọt vài lần. Thầy S. dạy môn Địa lý có đặc điểm là không bao giờ mang sách vở gì đến lớp. Thầy liếc sơ sách giáo khoa tại chổ rồi giảng theo cảm hứng. Học theo thầy như đi chơi, gần như chẳng cần học bài nhiều, không ai rớt.
Môn hướng nghiệp được đem vô lớp dạy trong giờ học bình thường thay vì học ngòai giờ như năm trước. Khổ nổi lần này bắt nam nử đều học nghề mộc. (lần này tréo cẳng ngổng cho nữ trong khi hồi cấp 1 thì nam lại phải học nữ công !) Khá hơn năm trước là có đem cưa bào vô lớp rồi tới khi kiểm tra bắt lên tháo ráp bàođể tính điểm. Chúng tôi hay cười khi thấy nữ lên bảng lọng cọng tháo ráp bào.
Có anh bạn chơi thân với tôi, H.” Sạc-lô”, nghì một mạch trên 10 ngày. Ai cũng tưởng H. chết do sự kiện chìm ghe vượt biên ở cầu chữ Y (4-1983). Mãi đến ngày thi thì thấy H.đờ đẫn xách cặp vô, mặt xanh như tàu lá. Mới biết H. bịnh nặng vừa khỏi. Mừng bạn còn sống !
Cuối năm tôi vẫn được tiên tiến. Coi như 3 năm liền tiên tiến. Cuối học kỳ 1 còn được trường tặng ít tiền học bổng.
Nguyên nhân khá hy hữu: trường cho rằng tôi là học sinh nghèo học giỏi vì bề ngòai ăn mặc bê bối và hơi.. ở dơ. Không ngờ tôi vô tình đóng kịch nhà nghèo khá đạt. (nếu đóng phim “nghèo” thì có lẽ đã nổi tiếng và ra trường sớm ! ). Trong khi đó em tôi ăn mặc tươm tất hơn, học chung trường mà không ai xem nó nghèo mặc dù anh em với nhau ai cũng biết.
Cuối năm lại lãnh thêm một mùa hè chết tiệt đáng nguyền rủa với sinh họat hè và bị réo kéo đi tập thể dục sáng sớm. Ghét !!!!!
Thêm trò sinh họat hè kiểu mới được ai đó rặn ra. Tôi thấy đám con nít nhỏ hơn có cái trò ngồi vòng tròn vổ tay, một đứa nói một câu gì đó rồi tùy theo câu nói đó mà mấy đứa còn lại vổ tay hỏi” thấy cái gì, gì gì?”hay “ biết cái gì, gì, gì?” hay … Chúng vổ tay ra rả như két suốt cả buổi như vậy.
Lớp 9
24
Tôi nhớ thầy V. có thói quen ăn phở buổi sáng ngay tiệm phở đầu dốc căn hẻm ngoằn ngòeo gần góc Nam Kỳ khởi nghĩa- Lý Chính Thắng. Thầy dùng phở gần như đều đặn mỗi ngày.
Nhà trường cho học sinh làm quen không khí thi cử trong các lần kiểm tra tóan 1 tiết bằng cách chia phòng, lập phiếu báo danh. Sự có mặt của thầy V. khiến không ai dám quay qua lại chép bài với nhau. Nhờ vậy chúng tôi không bở ngỡ khi đi thi sau này.
Các môn còn lại, Sữ, Địa, tôi chỉ đậu 6,7 không khá hơn. Chỉ riêng môn sinh vật tôi học xuất sắc với điểm trung bình 9,8 cả năm.
Về môn Hóa của cô P.L, tôi chỉ nhớ lần thực hành thí nghiệm ở bên trường Tân Định. Bài thí nghiệm với acetylene bỏ trong nước tạo khí cháy. L.M.H ngồi cạnh tôi chưa kịp nghe hướng dẫn, đong nước đầy ống nghiệm rồi bỏ liên tiếp mấy cục acetylene vô làm nước sủi bọt ra lênh láng và mùi khí đá bay nồng nặc cả phòng khiến tổ tôi bị cấm tiếp tục thực hành.
Cô S. dạy Văn, dạy không truyền cảm lắm nhưng tôi không quan tâm vì ấn tượng lâu nay là văn thì ai giảng cũng vậy vậy chưa chắc hấp dẫn mình được. Tôi tự tin có bí quyết làm văn của mình. Cái chính tập làm sao viết nhanh để viết..dài tạo tâm lý chịu khó đào sâu suy nghĩ dù thực chất ... rỗng tuếch ý tưởng.
Học cả năm chỉ có bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh là được tôi cho là hay về nội dung lẫn nghệ thuật hơn các tác phẩm khác.
Tôi bày ra trò “văn học chế” để rồi chế biến nội dung chuyện “Tắt đèn”, “Hòn Đất” để anh em cười chơi. Thậm chí mắm muối các bài trong sách giảng văn bằng cách kết hợp thêm mấy câu thơ “tục” lấy từ cuốn “Tục ngữ phong dao” (Nguyễn Văn Ngọc) chen vô làm anh em tưởng tôi có khiếu làm thơ trào phúng vậy.
Nghe kể lại chuyện một hậu quả của “văn chế”: một em thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố bị “trên” kỷ luật do sơ ý ghi nhầm:
Giặc bắn chết em rồi quăng mất xác
Đáng đời em là du kích em ơi.
(nguyên văn: chỉ vì..)
(Bài Quê Hương của Giang Nam)
Bài “ Vè trong ngục” trong sách văn học nào đó thấy vui vui nên có lần tôi cũng ráng chêm ít câu vô bài văn cho “lạ”, “ có phong cách”, nhứt là tạo tâm lý cho thấy mình có tham khảo sách ở ngòai:
Mình đi vào khám như công chúa vào lầu
Mặc áo không bâu như mình mang giáp trụ
Càn rừng lướt bụi như thái tử đi săn
Cuốc giá lăng xăng như Trương Phi thi võ
Chúa Nhựt ngồi nhổ có như Khương Thượng điểm binh
Lặn lội dưới sình như Uất Trì tắm ngựa
Sáu giờ trịch cửa như Hà Tôn Hiến lập trận Trường Xả
Nắm cổ kéo ra như Địch Thanh trấn ải
Mười giờ tựu lại như hương sĩ nhập tràng
Cơm dọn hai hàng như làng ăn trùng cửu
Ăn rồi đi ngủ như Lưu Bị viếng Khổng Minh
Trống đánh ình ình như La Thông tảo Bắc
Mưa tuôn ướt mặt như rưới nước Cam lồ
Quần áo không khô như Hòang Cô tắm gội
Gẫm mình bị tội như Phật Tổ mắc nàn
Áo quần chiếu rách lang thang như Mỵ Nương nằm trướng ngọc
Trối mây vô óc như roi đả trung thần
Đêm ngủ không quần như phượng hòang ấp trứng
Tứ bề chết đứng như Tiết Nhơn Quý xuống hang
Còng sắt hai hàng như Lê Huê đeo kiềng cẳng
Nghĩ mình tội nặng như đức hòang đế đi tu
Ở mãn năm tù như Cù tu ba năm mới dậy
Ra về vừa đi vừa nhảy như nước chảy qua đèo
Bà con cô bác mừng rao như pháo nổ ba ngày tết
Vợ con mất hết nhà cửa cũng không
Miệng vái Quan Công, mãn khóa này xin thêm vài khóa nữa.
Lớp 10
Tôi vô lớp 10P2. Học buổi chiều trở lại. Cô Ng.Th.H dạy Pháp văn, làm chủ nhiệm.
Lớp 9/5 năm trước chỉ có một anh Ph.H.T. và “bà Tư Hù” B.V phải đi qua 10P1. Chẳng hiểu sao.
Tôi mừng được học lại chung với X.K. , một học sinh chuyên văn của lớp 9/6 được tuyển thẳng vô lớp 10.
Trong lớp, tổ của tôi được sắp xếp và may mắn được duy trì đến hết năm 12:
Phía trước mặt tôi là bộ ba: Ng.D.Tr, Ng.Ng.M.A, Ph.Th.Q.L.
Phía sau tôi: “chị Tư” Đ.K.P, H.Th.Th.T, Ng.Ng.L.
Bên trái tôi là X.K., bên kia là Th.Q. Ba bàn chúng tôi ngồi chung nhau đến hết năm 12. Tôi là thằng sinh sau đẻ muộn nhất (Q.L lấy chồng lúc cuối năm, nghỉ học luôn; M.A và D.Tr. sau này đi Pháp; X.K., Th.T., Ng.L đi Mỹ; K.P đi Úc; chỉ còn Th.Q và tôi còn ở lại)
Tôi nhớ trước ngày th học sinh giỏi, tôi có hỏi cô Ng.Th.H nhờ dịch cho ít từ ngữ có tính “đương thời” đề phòng khi bài thi có đề cập thì mình có thể ứng phó. Cô chịu thua khi dịch hai chữ: “Quan liêu bao cấp” vì “Hạch tóan kinh tế”. May là hôm thi không đến nỗi khó như tôi tưởng.
Cô H. chủ nhiệm không bao giờ ép chúng tôi “chạy đua” theo phong trào như các thầy cô lớp khác. Đó là điều may cho chúng tôi. Cô lại cai quản thành công cái lớp vốn từng bị cho là bất trị trong nhiều năm. Năm đó, có một vụ đánh lộn lớn với trường khác làm 2 người bị đâm máu me đầm đìa phải chở xích lô đi nhà thương với chánh phạm không ai khác là L.M.T lớp chúng tôi cùng với thêm ít người ở lớp khác. T. sau vụ đó bỏ học nhưng vẫn lảng vảng vô trường để quậy một thời gian. Việc phải nhờ công an phường 6 gần đó can thiệp nhưng không ăn thua. Việc này lớp tôi lại tái nổi tiếng..tiêu cực. Ở các trường nhen nhúm, bên cạnh các vụ học trò hút thuốc, là nghiện cần sa, chơi “xì-cọt” hay thuốc an thần Imenoctane (mua lại thuốc quá hạn để dùng), nhớ giá lúc đó 30 đồng/viên so với giá gởi xe đạp là 5 hào.
Các biện pháp của trường gần như không thấy đưa ra rõ rệt.
Lớp 11
Tôi học lớp 11P2. Học buổi sáng. Cô Đ. chủ nhiệm dạy môn văn.
Tôi bắt đầu đi học luyện thi đại học từ từ. Vì định thi vô kiến trúc nên phải luyện thi vẽ mỹ thuật, Tóan. Môn Lý tôi ban đầu nhờ ông anh họ dạy kèm, chưa đi học vội.
28
Vì sẽ không phải thi môn Hóa nên tôi nhẹ gánh hơn anh em khối A khác. Nhưng yêu cầu thi vẽ bắt tôi mỗi ngày phải ký họa một vật gì đó 15 phút/ngày. Cứ tưởng tượng trước khi ăn, ký họa cái chén, trước khi ngủ ký họa cái giường, trước khi tắm thì vẽ.. nói chung ký họa bất cứ cái gì khi buồn rảnh tay. Tôi quen với Tr.Đ.Tr. bên lớp 11A2, cùng học luyện thi vẽ chung 3 buổi chiều/tuần.
Học chừng vài tháng, chúng tôi phải trải qua “ tuần lễ lao động”. May mắn lần này lại tiếp tục đi nhổ cỏ ở Dinh Độc Lập. Coi như chơi là chính, y chang năm ngóai. Trước đó có tin đồn học sinh phải khăn gói đi lên Lê Minh Xuân, hoặc Củ Chi, Duyên Hải khiến chúng tôi, nhứt là nữ, hoang mang vì không biết điều kiện ăn ở trên đó thế nào.
Giữa năm có đợt chúng tôi phải lao động nhổ cỏ trong đại học Bách khoa. Lần này tiến độ bị ép gay gắt. Các cán bộ Đòan và lớp đứng ra chỉ tay đôn đốc khẩn trương và đã gây sự bất mãn cho anh em. Anh V.H.Th đã bực bội đứng lên phản đối nói thẳng: “Đ.m làm không công , đòi hỏi dữ vậy ? Thôi nghỉ ! Đ. làm nữa”. Có Đòan viên định đưa Th. và vài người nữa ra kỷ luật vì “tư tưởng xấu” nhưng vì anh em phản đối bửa đó quá đông nên phải lờ đi.
Các anh em trong lớp bàn bạc nhau lập kế họach tìm cách đưa thêm một số người vô Đòan để giúp nhau hy vọng có thêm tiêu chuẩn vô đại học nếu được. Và chúng tôi cũng phải đi học đối tượng Đòan mấy buổi. Ngày xét duyệt, lớp tôi có sự tranh cãi lớn do Tr.H.G không đồng ý cho X.K. được kết nạp chỉ vì X.K. theo đạo Công giáo. Chúng tôi phải dùng đa số để ủng hộ X.K. Cuối cùng chúng tôi thành công nhưng H.G. còn lên tiếng buộc tội X.K. là “phản động” cũng vì lý do trên. Tôi nghe thấy khó chịu quá.
Buổi kết nạp Đòan diễn ra chớp nhóang cho tôi và mấy anh em, Lời thề Đòan viên được V.H.H đại diện đứng ra đọc, anh em khác lè nhè “x..x...i…in…th..ề…ề…ề…” cho qua chuyện. Miễn đúng thủ tục. Lúc đó chưa có màn liên hoan vì ai nấy ít tiền.
Từ đó cứ vài tuần có thêm việc ở lại họp hay sinh họat Đòan sau 2 tiết học ngày thứ 5. Tôi không mấy thiện cảm vì không được ra về nghỉ ngơi như anh em ngòai Đòan khác. Tất nhiên không tránh bị làm trò “làm khỉ đít đỏ Trường Sơn” nhảy nhót ca hát tung tăng. Thứ mà tôi ghét cay ghét đắng xưa nay.
Tinh thần ‘đạo đức giả” được thể hiện ra mặt ở một số Đòan viên. Những chuyện mà tôi thấy không phục:
- Một buổi học đạo đức chính trị, cô H.Ch. có đề cập đến việc hạn chế yêu đương linh tinh để tránh dẫn đến tự tử đáng tiếc như trường hợp có thật vừa xảy ra ở một trường nào đó. Chỉ vậy thôi mà bửa sau nghe cô bực tức kể là có anh Đòan viên nào đó đã tố cáo lên hiệu trưởng để rồi cô bị khiển trách vô lý. Oan mạng cho cô !
- Đòan viên H.G có để ý.Tr.K.L.Th trong lớp, có tâm sự đại khái là sau này đi bộ đội xong về sẽ cưới (!)
Chuyện nghe tưởng không có gì nhưng kết cục sau này G. đăng ký thi đại học hàng hải chứ không phải đi bộ đội như đã từng tuyên bố. Hơn nữa gần đây G. đã du học sang Mỹ, tới giờ không tin tức.
- Đòan viên Th.Ng.T tỏ ra sốt sắng thi đua phong trào, .. cũng không ngòai mục đích lên tiêu chuẩn lý lịch để thi đậu vô đại học hàng hải. Sau này khi được du học bên Liên Xô. T. đã đi luôn không về, trong khi trước đây luôn ra rả nói là học tốt để “phục vụ” người khác.
Tôi chơi “không kén” nhóm. Từ nhóm cán bộ lớp tới phe “nhà lá”, tôi chơi tuốt. Có lẽ vậy nên sau này ra trường may mắn được anh em không ghét vì “chảnh”.
Môn hướng nghiệp chúng tôi phải tiếp tục học ờ bên Lê Thị Hồng Gấm chiều thứ 3. Có điều năm nay dạy thế nào không biết mà chúng tôi tay không bị bắt dọn kho sắt vụn mấy tuần liền. Chúng tôi âm thầm rủ nhau nghỉ học, không báo cho nhà trường biết. Đến khi công văn gần cuối học kỳ 2 gởi về trường phản ánh và tuyên bố xóa tên thì chúng tôi đã bỏ học xong mấy tháng. Chuyện đã rồi. Khi bị cô chủ nhiệm hỏi lý do thì chúng tôi viện cớ là phải học luyện thi đại học. Trước số đông đồng lòng, nhà trường đành bỏ qua.
Cuối cùng chỉ duy nhứt anh Ng.Tr.Đ. bên lớp 12P1 chịu khó đi theo học đến hết học kỳ 2 và được trường Lê Thị Hồng Gấm cấp chứng chỉ thợ hàn bậc 1.
Môn Văn của tôi được X.K. chỉ vẽ thêm nhiều thứ. Quan trọng là khen chê đúng chỗ. Không riêng gì văn, các môn nào có sự phân biệt ta-địch thì phải “khen ta, chê địch”, “ta thắng, địch thua”.. với các công thức đại khái như sau:
- Ta: Kiên cường chống trả; Thất bại là tạm thời, chỉ là cuộc tổng diễn tập cho chiến thắng gì đó sau này; thành công là tất yếu; hòan cảnh khách quan thuận lợi cho ta; ta càng đáng càng hăng; chiến thắng giòn giã như chẻ tre, trước sự phản công của địch, ta rút lui an tòan mặc dù có nhiều tổn thất do lực lượng địch còn mạnh (không bao giờ có số liệu kèm theo, trong sách cũng không thấy ghi)..
29
- Địch: ngoan cố chống trả; thất bại là tất yếu; cuộc chiến gây cho địch hoang hoang; tinh thần chiến đấu suy sụp; địch càng đánh càng thua; có nơi chưa đánh đã tan hàng; quân địch lũ lượt kéo nhau ra hàng; máy bay thù lần lượt rụng như sung; địch tổn thấy nặng nề với xxx quân vửa chết vừa bị thương, yyy vũ khí bị thiệt hại và phần lớn rơi vào tay quân ta..
Sau này lên lớp 12, K. còn giúp tôi ít cẩm nang để tự tồn qua các kỳ thi “liên quan đến văn” khác.
Nói vậy chứ tôi cũng phải giúp K. trong một vài môn khác nếu cần coi như giúp lẫn nhau. Việc này khác hẳn với học sinh ngày nay càng trở nên ích kỷ không dám giúp đỡ nhau, thậm chí còn không cho bạn mượn chép bài khi bạn lỡ bị bịnh ở nhà, chứ đừng nói là chép bài dùm bạn khi bạn nghỉ học như chúng tôi sau này.
Môn Địa lý thế giới là môn mà tôi theo cách hướng dẫn của K. để áp dụng. Khi làm bài so sánh kinh tế các nước với nhau. Cứ chê mấy nước Nam Triều Tiên, Thái Lan, .. nghèo nàn, phát triển què quặt, không đồng bộ do nền kinh tế quân sự hóa, công nhân bị bóc lột do các tập đòan kinh tế độc quyền của các nước đế quốc lũng đọan.. Khen các nước Bắc Triều Tiên, Cuba, Đông Âu,.. kinh tế xuất nhiều hơn nhập, cân đối tòan diện..
Cứ bám đúng theo sách, phăng đúng theo bài là ăn chắc và .. không bao giờ rớt.
Tất nhiên môn Sử lại càng phải bám sát quy luật trên hơn nữa và chịu khó nhớ thêm các năm, tháng ngày giờ mới được. Cũng đừng ngu dại phăng hay chép theo sách ngòai luồng mà rớt oan mạng. Có lần bài kiểm tra môn Sử có câu: phân tích nguyên nhân thất bại của phòng trào Cần Vương, Văn Thân.
Sau khi ghi hết ý trong sách giáo khoa, vì thấy bài còn ngắn, tôi rảnh tay ghép thêm ý lấy từ “Việt Sử” lớp đệ nhất của nxb Tao Đàn (1960-1961) với đại ý như sau:
Khuyết điểm của phong trào chỉ thiên về quân sự, bỏ rơi công tác chính trị và theo chủ trương tôn giáo hẹp hòi. Thay vì đòan kết các tầng lớp chống Pháp thì lại tàn sát giáo dân. Không thể vì một thiểu số theo giặc mà coi cả giáo dân như thù địch. Do vậy, nhiều giáo dân chống lại nghĩa quân để bảo vệ tài sản tính mạng, nhất là lòng tính ngưỡng.
Bài bị cô giáo gạch bỏ hết đọan này. Cũng không phê lý do tại sao.. Tóm lại là vì ý “ngòai sách” có thể gây “ mất đòan kết” (???)
Ban đầu thầy L. dạy Pháp Văn cho lớp chúng tôi. Nhưng vì ít kinh nghiệm nên khi giảng bài, nên thầy lọng cọng khiến mấy mình mệt mỏi theo . Thỉnh thỏang thầy cũng sơ ý sai lỗi chính tả hay văn phạm. Chúng tôi phản ảnh qua giấy nhận xét giáo viên gởi lên bộ môn khiến cô H. trưởng bộ môn phải dự giờ liên tục 2 buổi liền để xác minh. Sau đó, thầy Nh. thay thế thầy L. dạy chúng tôi.
Cách dạy của thầy Nh. quá kinh điển dựa theo sách xưa nên tôi dù đã học trước mà trong lớp vẫn theo khá mệt. Có điều khi học với thầy một thời gian thì thấy căn bản mình rất vững. Tôi vẫn được đi thi học sinh giỏi Pháp Văn. Dù rằng điểm trung bình học kỳ Pháp văn của tôi thấp hơn năm trước.
Thầy Nh. có đặc điểm khác thầy cô khác: lau bảng sạch sẽ trước khi đi về. Điều này đến nay tôi chưa từng thấy ở bất cứ giáo viên khác.
Môn Hóa tôi học khá lận đận. Được điểm trên trung bình chỉ đạt 5, 6 hay 7. Tôi không dám đòi hỏi cao hơn. Trong lần thi học kỳ 2 môn Hóa, khi giám thị yêu cầu học sinh để tòan bộ cặp sách trên bảng, tôi phát hiện quên bảng tuần hòan Mendeleev trong cặp sau khi chép xong đề. Trong cái rủi có cái may, tôi nhanh trí xin lên bảng mở cặp lấy bảng tuần hòan. Tôi lục tập Hóa lấy bảng tuần hòan và nhân tiện liếc sang bài mà không ai thấy. Nhờ vậy tôi làm bài thành công mà không ai để ý tại sao !
Môn Sinh vật, do cô L. dạy. Môn học cơ thể người làm tôi theo khá mệt mỏi vì khó nhớ với quá nhiều chi tiết so với chương trình lớp 9. Đã vậy cả lớp hay cười cách phát âm của cô. Như acide adrénalique thì cô đọc chậm rãi “a-xít a-dờ-rê-na-líc” với các âm bời rời với nhau.
Tôi mất tiên tiến học kỳ I vì điểm trung bình môn Sinh vật bị dưới 5 điểm do thi bị 3 điểm.
Nhiều đứa chọc tôi rớt là vì “coi lổ, khổ 3 năm”.
Số là tối thứ 7, tôi dạy kèm thằng em họ rồi ngủ luôn ở nhà nó. Khuya, thằng em buồn thức dậy lén leo qua nóc nhà hàng xóm tìm chuyện phá chơi. Thấy phòng ông hàng xóm mở đèn, nhạc xập xình, cửa che rèm hờ, với … cảnh phòng the của “chủ nhà +đối tác”. Nó ngoắc tôi bò qua “khai nhãn” lấy hên.
30
Pha cụp lạc “3 chiều” được kể lại làm thay đổi cái không khí đọc lén chuyện tình ái chép tay ( Cô giáo Thảo, Chú Kim, 7 đêm khoái lạc.. ) gây một bước nhảy vọt đột phá “sinh lý giáo dục tự phát” ở lớp, tạo thứ mới lạ cười chơi. Tất nhiên không ai dè một cán bộ lớp ngây thơ và gương mẫu như tôi lại quỷ quái như vậy. Nhưng lý do thi rớt lại là khác. Tôi không những không ngu mà thấy mình càng học càng sáng quán triệt theo tinh thần khẩu hiệu “ta càng đánh càng hăng”..
Lớp chúng tôi năm đó có tin sốt dẻo..đã rồi. Cô G.T.T.G trong lớp đi lấy chồng sau mấy ngày vắng mặt rồi đi học lại. Khi ấy cả lớp tò mò mượn mấy cuốn album hình màu đám cưới coi cho biết. Chuyện tưởng gây xích mích, hiều lẩm do lần đó một cuốn album xém bị thất lạc. Quả thật thời đó, chụp phim màu khá tốn kém. Ai cũng thông cảm. Mà “Đời chỉ có một lần” vừa là “lần đầu tiên trong đời” nên mới vậy.
May thay cho tôi, chưa Đoàn viên nào cáo buộc rằng tôi đã kể chuyện “ấy” khiến G.T.T.G nghe “chịu không nổi” phải đi lấy chồng, mê xuân tình bỏ bê việc học..
Môn học mới: kỹ thuật nông nghiệp với phần trồng lúa, phân bón. Cả lớp thấy chán nản nên nói chuyện không nghe giảng là thường. Riêng tôi thấy cần thiết vì có trồng cây kiểng tại nhà nên áp dụng được ít nhiều kiến thức.
Chúng tôi tới tuổi được nhận giấy gọi bắt buộc tình nguyện đang ký nghĩa vụ quân sự. Tờ xác nhận đăng ký là một trong những giấy bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thi đại học.
Đám con trai chúng tôi nhiều anh ,nhằm ngay bữa kiểm tra bài cũng phải nghỉ học đột xuất một buổi để đi ra ban chỉ huy quân sự phường đăng ký.
31
Theo tôi biết, có mấy thầy nổi tiếng:
- Tóan : thầy C.A.H, Ng.V.
- Lý: thầy Ng.Th.L., thầy Ng.Th.V.,
- Hóa: thầy Th.
- Và nhiều thầy khác…
Tôi học tóan: thầy Ng.V, lý: thầy Ng.Th.V và thầy Ng.Th.L., Vẽ mỹ thuật: thầy Tr.V.Ng.
Môn Tóan, Lý người ta dặn thêm tôi nên chú trọng chương trình lớp 10. Lý do vì bài thi đại học nào cũng có phần đề tự chọn. mà một trong đó luôn có phần chương trình lớp 10, khá dễ. Mục đích ưu tiên dành cho thí sinh hệ 10 năm ở Miền Bắc. Nó là kẽ hở để cứu nguy gỡ điểm.
Do vậy học ôn lại chương trình lớp 10 chiếm thêm thì giờ và phải học song song với chương trình đang học.
Đến đây tôi thóat vĩnh viễn ám ảnh sinh họat hè. Đúng ra là phải chuyển công tác Đòan về phường. Quá 3 tháng không sinh họat coi như bị đuổi khỏi Đòan. Mà lúc ấy không ai thèm nhắc đến nữa.
Lớp 12
Tôi học lớp 12P2 vào buổi sáng với cô chủ nhiệm V.H dạy môn Sinh vật. Lớp chúng tôi điểm lại, đa số học chung với nhau từ hồi lớp 6P (niên khóa 80-81).Sáng chúng tôi học ở trường, chiều đi học thêm, tối học bài và ôn luyện thi. Giờ giấc bắt đầu kín kẽ.
Chưa kể ban đêm phải thức khuya học ôn lại chương trình lớp 10, 11.
Tôi vẫn còn thì giờ học thêm Pháp văn. Cô B.Th.L bắt đầu “nâng cấp” tôi bằng cuốn “ Stylistique Francaise”. Quá khó !
Th.Ng.T sẽ âm thầm nhượng bộ rồi “đâm sau lưng” hồi nào không biết. “Tao sẽ tính, dàn xếp đâu vô đó, đừng lo !” K.nói tôi.
Tuần lễ lao động năm nay được thay thế một ngày đi lột sò điệp ở xí nghiệp Cầu Tre. Một số lớp khác được đi lao động cho nhà máy thuốc lá MIC. Tôi cho rằng nhà trường dùng chiêu bài thi đua bắt chúng tôi làm
việc với hợp đồng nhà trường đã ký với xí nghiệp.
Khối 10 của em tôi đi làm lao động trước. Khi em tôi về nhà với mùi tanh sò ốc trên mình làm vài người nhăn mặt! Tôi “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, chưa ớn..
Tuần sau đến khối 12 chúng tôi đi lao động. Công việc nặng nhưng tiến độ đã ép chúng tôi làm cật lực với số
lượng sò điệp định sẵn tối thiểu cho mỗi lớp phải lột trong ngày.
Điểm thi đua tùy thuộc năng suất từng lớp, từng tổ.
Khi vô xí nghiệp, mùi hôi làm chúng tôi chóang lúc ban đầu, riết “mải mê lao động” lại quên đi..
Khi về nhà thì ôi thôi ! Mới bước vô nhà thì mới biết mình có mùi tanh dữ dội . Ông bà cha mẹ có đầy đủ ở nhà nên lảnh đủ hết và mạnh ai nấy la làng ! Tôi tức tốc đi tắm. Tắm , kỳ cọ tới nước xà bông thứ 3 mới thấy tạm “thơm tho”. Áo quần đem ngâm giặt lập tức.. Tới ngày nay, chưa từng tái ngộ “cái hôi hôm ấy”.
Chỉ có các lớp đi lao động ở nhà máy thuốc lá được trả ít thù lao. Còn đám chúng tôi thì không có một đồng “húp cháo sò”.
Một lần đặc biệt nhà trường yêu cầu bí thư Đòan đi vận động anh em mua vé số để ủng hộ phong trào. Lần nọ vé số bán ế thê thảm trong lớp tôi. Lớp khác không biết thế nào. Tôi có dịp đi theo bí thư Đòan lớp để lên báo cáo tình hình ế ẩm. Thầy H. bí thư Đòan trường lạnh lùng ra lệnh: bảo mỗi bạn đóng tiền với số tiền bằng giá một tờ vé số (!). Nhưng kết quả không thành.
Chúng tôi may mắn gặp nhiều thầy dạy hay, tận tình nhưng mỗi thầy mỗi tánh.
32
Môn Tóan được thầy L. hướng dẫn. Bài thầy cho làm kiểm tra thường khá dài, đa số làm không kịp. Bài ít khi được trả về nên chúng tôi chỉ hay ước chừng mình làm bao nhiều phần trăm rồi tự lượng sức. Chỉ biết cuối năm những anh khá được điểm 10 khá nhiều (dù biết rằng mình làm không hết) . Việc biết được do có anh lén đọc sổ điểm thầy rồi kể lại.
Có anh chơi phá thầy bằng cách nhờ thầy giải bài tích phân vô hạn ∫xx . Khiến thầy suy nghĩ cả buổi quên dạy. Khi giải không ra thầy hỏi có phải là bài do ông C.A.H đưa ra hay không ?Hễ thấy bài khó là tưởng đề của thầy C.A.H đưa ra!
Môn Lý được thầy N. dạy. Thầy dạy lâu lâu hay ngoéo qua so sánh đồ Liên Xô thua đồ Mỹ. Hễ như vậy thì anh em cười và thường vậy khi nhìn ra phía sau thì thấy anh Đòan viên trung kiên H.G sa sầm nét mặt nhưng chưa thể tố cáo thầy lên ban giám hiệu như ai đó đã từng tố cáo cô H.Ch. năm ngóai. Thầy N. nổi tiếng với bài tóan mẹo khá đơn giản. Bài tập không có tính cạm bẫy hay gây áp lực cho anh em.
Có điều anh nào hay phát biểu linh tinh thì hay bị thầy mời lên trả bài “nắn gân”
Tôi là người bị thầy kêu trả bài đầu tiên. Khi thầy hỏi xem cả lớp có học bài hay không. Tôi “nói leo” một câu làm cả lớp cười: “Học gì nổi thầy ? Mắc lột sò Cầu tre!” May là tôi thuộc bài nên không sao.
Thầy Ph. dạy Hóa quá nghiêm khắc. Ra đề khó. Nhứt là hay đì cho vui mấy anh mà thầy biết sẽ thi khối C,D, kiến trúc (có môn Hóa). Tôi nằm trong số đó nên bị kêu lên bảng làm bài tập thường xuyên. Rốt cuộc thêm áp lục học Hóa hồi nào không biết. Ở lớp bạn (12A 2), Tr.Đ.Tr thi kiến trúc nên cũng bị thầy luôn bắt lên bảng làm bài y chang tôi bên này.
Bài kiểm tra chất lượng thầy ra hồi đầu năm khó đến nỗicả trường gần như rớt sạch. Tôi bị 2 điểm. Ì ạch cả học kỳ cũng không khá hơn. Đến thi học kỳ 1, tôi may mắn được 7.5 điểm , làm tròn lên 8 điểm. Với tình hình cả trường điểm xấu, có lịnh cộng mỗi người thêm 1 điểm nên tôi được 9 điểm. Sau khi lấy điểm trung bình học kỳ tôi được trên 5,6. Thóat nạn !
Một sự cố trong phòng thí nghiệm Hóa khi dùng đến phenol. H.M ngổi bàn sau táy máy thế nào úp cả ống nghiệm phenol lên lưng H.H. khiến H. la làng làm lớp náo động. Thầy Ph. phải dàn xếp và cảnh cáo.
Tôi tiến bộ từ từ môn Văn nhờ mẹo X.K dạy. X.K chỉ tôi một mẫu làm bài khác có thể áp dụng vô các bài làm văn. Nếu X.K viết 10 tờ, 9 điểm thì tôi cũng được 4 tờ, 7 điểm. Có lần nhờ ông anh họ làm bài giúp, tôi được điểm 8 gần bằng với X.K và được cô đọc làm bài mẫu. Chỉ là do phong cách văn “ xé rào” không giống ai.
Một chuyện lạ được tôi phát hiện…
Bài X.K. được cô cho điểm cao, phê là giỏi.. nhưng thật ra cô không đọc hết. Nguyên nhân tôi biết: Lúc nộp tôi thấy X.K sơ ý đế một tờ lật ngược trang. Khi bài trả vể, tôi có mượn để đọc lại một tý và thấy trang lật ngược còn y nguyên như không ai đụng tới!
Tôi duy nhứt một lần bị môn văn “hớp hồn” đến nổi miệng há hốc khiến anh em cười chọc quê . Cô Tr.Th.V. trưởng bộ môn văn (sau này làm hiệu trưởng rồi bị mất chức năm 2007) dạy văn thay thế một buổi. Phải công nhận cô giảng hấp dẫn hơn tôi tưởng cũng vừa tiếc rằng mình mê văn cũng quá muộn.
Môn Pháp Văn chúng tôi học cô H. trưởng bộ môn đứng lớp. Cách dạy của cô sôi nổi hơn cả cô Ng.Th.H. Chính cô trực tiếp dạy “bồi dưỡng” cho tôi bà Ng.B thi học sinh giỏi , dù chúng tôi đã có theo một lớp của Sở Giáo dục mở để dạy cho học sinh giỏi thi toàn quốc. Nhóm Pháp văn chúng tôi học thầy Tr. cùng với một số anh em giỏi Pháp Văn của trường khác. Kỳ thi tòan quốc tôi đậu hạng 3. Ng.B hạng 2. Riêng hạng nhất.. không có !
Có lần tôi bị gọi lên trả bài “Le Cinema” với câu hỏi cuối cùng là “nếu làm đạo diễn phim “Ba người lính Ngự Lâm”, bạn chọn ai trong lớp cho trong các nhân vật?” Tôi chọn anh này làm Athos, anh kia làm Aramis… và cuối cùng tôi chọn Th.Q. vai Milady khiến cho anh em cười lăn lộn. Th.Q. lúc đó trợn trừng “đôi mắt mang hình viên đạn” vào tôi . Cô H.cũng cười ngất, tôi được 10 điểm về chổ. Th.Q vừa cười vừa vổ đầu thằng tôi mấy cái cho đỡ tức! Cũng vui !
33
Cô H. có lần ưu ái tặng tôi và Th.Ng.T mỗi người một vé coi video phim “Cléopâtre” (E.Taylor đóng) tại rạp chiếu phim tư liệu ở Phan Kế Bính. Vì là phim hay trong thời video còn hiếm, tôi cúp học luyện thi để đi coi.
Sau này video được chiếu tràn lan điển hình là tệ nạn “xóm video đen”, “xóm phim sex” ở Tân Sơn Nhứt, phim ảnh dần dần không còn khan hiếm như trước, nhứt là từ khi người dân được phép mua đầu máy tự do.Ấy là chuyện sau này..
Thầy Th. dạy Sử giống thầy S. hồi lớp 8 ở chổ là không bao giờ cầm sách dạy. Thầy giảng bằng cách đọc lòng vanh vách cả cuốn sách nếu mở sách dò theo. Nét “hầu tướng” của thầy khiến có anh gọi thầy là “người tiền Sử”. Bài kiểm tra làm xong, không bao giờ thầy phát trả lại. Coi như cho anh em đậu hết, khỏi lo gì nữa.
Lúc cuối năm, sau thi học kỳ, khi thấy anh em xao lãng không thèm học cho hết chương trình, thầy rất cáu kỉnh vì tự ái.
Cái môn học kỹ thuật nông nghiệp oan nghiệt cho chúng tôi với khóa dạy nuôi heo suốt năm do cô H. giảng. Thầy đánh rớt trò vì lười, trò bực bội vì môn phụ bị quan trọng hóa. Cô bị đặt biệt danh là bà “Yorshire”. Tôi lãnh thẹo lai rai suốt năm. Đến nổi cuối năm, trong kỳ nhận xét môn học, tất cả đồng tình yêu cầu bãi bỏ môn này cho đàn em đở khổ. Nhiều chuyện kể về môn này..
Người trả bài đầu tiên trong năm là tôi. Cô có hỏi các bộ phận trên cơ thể heo. Tôi trình bày đầu tiên nhơ: “cái đuôi, (cả lớp cười rần) kế tiếp là…v..vv.. mà chưa đủ. Cô hỏi riết là còn cái gì nữa? tôi bí quá nói “hậu môn”. Thầy trò cười nghiêng ngả.
Tôi về chổ với 7 điểm. Nghe nói kể lại sau này là nếu cô vui được là mình được điểm đậu!
Lần kiểm tra 15 phút, tôi bị rớt. Giờ sinh họat cuối tháng đầu tiên của năm học, trong phần nhận xét các
môn học, Tôi đứng lên phản ảnh sự “kỳ cục” của môn này cùng với cách “đòi hỏi quá đáng” mất thì giờ của
một môn không cần thiết. Mỗi khi tôi kết thúc câu, phía bàn của M.C.Đ vừa cười đồng thanh hô: Thưa cô,
đúng ! ...Thưa cô, có!... khiến cả lớp cười rộ từng đợt khi nghe tôi khiếu nại phản ảnh.
Cô H. tuần sau vô lớp có vẻ tức về vụ này. Vẫn chưa biết tôi đã phản ảnh.
Khi học bài học vể sán lãi heo, cô có hỏi thấy con nít sán lãi thế nào thì heo sẽ thế đó. Tôi vọt miệng nói:
“bụng bự”. Cả lớp cười ầm. Tôi ngó kỹ mới biết là cô đang ..có bầu mấy tháng !
Bài thi trắc nghiệm cuối học kỳ 2, tôi vửa đủ điểm đậu. Trong bài có hỏi ngày heo đẻ khi gieo nọc ngày… tôi
tính không ra nên ghi đại 8/3 cho bỏ ghét. Cô gạch và cho 0 điểm câu đó (chắc bực lắm !)
Tôi thấy Th.Ng.T liên tục khiếu nại các điểm thi kể cả những môn phụ như môn này. Mục đích không ngòai
tham vọng đạt Đòan viên xuất sắc tòan diện để ưu tiên lý lịch vào đại học. Mệt mỏi quá !
Bài thể dục giữa giờ năm đó, không biết trên Sở có ai sáng kiến đề xướng đổi thành bài thể dục nhịp điệu.
Lúc giờ tập, cả trường nghe theo nhạc mà múa may đủ thứ như bầy khỉ. Cô học sinh làm mẫu cho chúng tôi
tập theo thì thấy coi còn được được do mình mẩy, nhan sắc xinh đẹp hơn hẳn chúng tôi cũng như uốn éo
đúng điệu hơn. “Bầy Khỉ” chúng tôi múa máy quay cuồng cho hết bài, vừa cười giỡn chế biến tư thế. Vô
duyên nhứt là động tác giơ cẳng ngang ngang như..chó đái !
Tôi được tiên tiến học kỳ 1. Được thưởng ít tiền học bổng. Với nhu cầu ít xài vặt nên tôi cho số tiền là lớn và cũng…đở khổ ! vì cứu đói ăn hàng lai rai.
Ngày 26 tháng 3 ngày thành lập Đòan, ngày Chủ Nhựt gần đó, nhà trường tổ chức cắm trại tòan trường.
Chiều có cuộc thi vẽ tranh biếm họa. Tối có vũ hội hóa trang theo từng nước đã phân công cho học sinh “khiêu vũ thỏai mái tới khuya”. Tôi nhớ lớp tôi hóa trang nước Ấn Độ, anh em chọn bài Alibaba. Lúc tập thì đi điệu Chachacha!
Nghe cô nói buổi tối được “ôm nhau nhảy”, ai cũng khóai rần rật hai cẳng.
Tôi được phân công vẽ tranh biếm họa nhưng tôi báo trước là không có khả năng sáng tác, chỉ biết vẽ theo mẫu. Áp lực các Đoàn viên và cô chủ nhiệm gài ép buộc tôi vô thế kẹt. Tôi có ý định trốn về cho biết..
Bức tranh biếm họa “Đôi bạn học tập”: điếu thuốc lá cùng cây viết đặt song hàng giấu trong cuốn tập học trò hôm đó được giải nhứt và báo Tuổi Trẻ Cười đã trích đăng. Không nhớ tác giả nào. Ý tưởng hay. Trưa , tôi trốn đại về nhà để chiều đi học luyện thi Tóan. Tối tôi không thèm quay về trường.
Chiều tối trời đổ mưa và trường bị cúp điện. Màn khiêu vũ bị hủy bỏ. Coi như cứ đổ thừa “hòan cảnh khách quan và chủ quan đều không thuận lợi cho ta” cho đỡ tức.
34
Tôi có sẵn cái phao cứu sinh mà tôi không dùng: Với danh hiệu học sinh giỏi cấp tòan quốc, theo luật tuyển sinh, tôi đương nhiên được thẳng vô Sư Phạm nếu muốn. Thầy Nh. dạy Pháp văn đã tận tâm làm dùm tôi giấy xác nhận của Sở Giáo dục. Coi như thầy giúp học trò mình tới nơi tới chốn.
Anh em mỗi người tốn thêm ít thời gian đi về địa phương xác nhận hồ sơ để cho nhà trường nộp lên Ban tuyển sinh. Lúc này cô V.H hơi bực bội do nhiều người chúng tôi xin về sớm để lo “ chạy giấy tờ”. Có quen một anh bạn tên H. lớp 12A5 không thể dự thi vì hộ khẩu ở Hà Nội nên không thể về Hà Nội xác nhận được. Phải bỏ đăng ký thi đại học.
Nhắc lại chơi vài chuyện khác đỡ buồn..
Không nhắc đến học phí trá hình mang tên “tiền bảo trợ” là một thiếu sót lớn.
Tôi đột nhiên bị bắt đóng tiền trong khi 2 năm trước đều được đã miễn đóng trong khi có giấy xác nhận cha làm nghề giáo. Cô chủ nhiệm nói lả trường chỉ chấp nhận khi phụ huynh làm giáo viên phổ thông mà thôi. Trường hợp ba tôi là giảng viên đại học không được giải quyết. Trong khi em tôi học cùng trường thì vẫn còn được miễn phí.
Tôi có lần trình bày với thầy Ng.V trong buổi học luyện thi. Thầy cười nói: chú mày phải ghi cha làm giáo viên, đừng ghi làm giảng viên nữa là được miễn chứ gì !
Sang học kỳ 2, Tôi làm theo, đúng như thầy Ng.V. nói, tôi được miễn tiền bảo trợ. Trong khi em tôi bị cô chủ nhiệm phát hiện cha không phải là giáo viên phổ thông, nên lại phải đóng tiền mặc dù có giấy xác nhận như tôi !
Nói chuyện la làng vì bị trường “lấy tiền”, cũng như nhắc tới “tiền công”, “làm chùa”, “đi học là học cho bản thân mình trước” là điều nhạy cảm mà tư tưởng đạo đức né tránh (?). Tư tưởng “mê đi nước ngòai không muốn ờ lại phục vụ” còn bị phê bình nặng hơn nữa.
Bấy giờ báo đăng một em viết thư xin Thành ủy (hình như lúc đó gởi cho ông Kiệt) can thiệp cho khỏi phải “bị” đi theo gia đình xuất cảnh với bài tựa là “Vấn đề đi-ở”. Trong các lớp, Các bí thư Đòan yêu cầu tập thể lớp tập trung nghe một anh đứng đọc bài báo đó và tất cả thảo luận. Ngồi nghe cho qua chuyện rồi bỏ, nên lớp không ai thèm cũng như là chẳng biết gì để thảo luận. Chuyện cũng cho qua dù có anh ngạo là “sợ mình phải chuẩn bị “đi ở - ở đợ” trước để có tiền sống, nghèo quá rồi!”. Quan trọng hơn là ngày thi gần kề, ai cũng sốt vó, kể cả các Đòan viên gương mẫu. Hết ai dám sinh họat kiểm điểm nhăng nhít.
Trong trường có vài vụ đánh lộn khá kịch liệt của đám COCC (con ông cháu cha) với nhau. Cuối cùng được tự dàn xếp nội bộ êm thấm do phụ huynh đà từng quen biết nhau sẵn. Do vậy nhà trường cũng không mất công xử lý kỷ luật.
Nhóm “nhà lá” lớp chúng tôi được tăng dân số do có nhiều người biết thi đại học cũng rớt nên không thèm học gia nhập.
Kinh tế lúc này có thay đồi ít nhiều. Trong trường, đã có một vài người lái xe honda. Có chiếc “Dame” đã là có thớ lắm. Xe “Cub” còn trong mơ, chưa ai dám rớ.
35
Nói tới tuổi mới lớn mà không nhắc chuyện bồ bịch yêu đương quả là một thiếu sót để tạo hấp dẫn câu khách. Tôi cũng ráng nhét vô cho thi vị tới đâu hay tới đó.
Chuyện cáp đôi với nhau thì vốn xưa nay đã được anh em chọc ghẹo với nhau. Có cặp chỉ giỡn chơi, có cặp “cặp” nhau thiệt. Đặc biệt việc nhà trường đề xướng phong trào “Đôi bạn học tập” thì coi như vô tình tiếp tay tạo điều kiện thuận lợi giúp đôi trẻ được bên nhau. Mà theo chủ trương thì ai cũng phải tìm bạn học tập của mình rồi đăng ký cho lớp biết.
Bàn của tôi ngồi lúc này được “tăng cường” L.L.Th. ngồi cạnh X.K. Gánh nặng “chia lửa” trong giờ kiểm tra bài ở lớp tất nhiên phải tăng một tý chia đều 4 người. Tuy nhiên nếu chia theo cặp như vậy thì tôi phải “cặp chung xuồng” với Th.Q.
Cặp K.-Th ban đầu tôi không để ý. Khi anh em thầy cô đồn đại thì tôi cũng để ý đôi chút khi thấy 2 người đạp xe song song nắm tay nhua lúc đi học và về.
Thấy vậy mới thấm thía khi nghe bài “Môi Tím”:
Tình mình là tình đẹp nhất đó anh,
Tình tuổi học trò mực tím áo xanh,
Kỷ niệm lần đầu hẹn nhau hai đứa
Vui say sưa dắt nhau đi ngòai mưa..
Dù sao cũng phải mừng cho bạn. Mừng hơn là tôi còn “khôn hồn” mà chưa yêu sớm để rồi thi rớt như nhiều ai khác. Nếu mà tôi lều mạng thích Th. nữa chắc cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” không tránh khỏi.
Câu chuyện K.-Th kết thúc dang dở lãng nhách. Nghe X.K. kể là có người đâm sau lưng mình và châm dầu vô lửa bằng cách mắm muối câu chuyện để ba mẹ L.L.Th. hiểu lầm X.K. . Cuối cùng, L.L.Th. bị gia đình cho đi “hợp tác lao động” bên Đông Đức để chấm dứt mối quan hệ này. Tôi không theo dõi tiếp câu chuyện sau đó…Buồn và thông cảm cho hai bạn. L.L.Th cũng mất liên lạc với chúng tôi sau này. Chuyện “bí mật thi cử” cũng giống như năm lớp 9.
Dù biết chắc có 3 môn thi: Văn, tóan, Ngọai ngữ, nhưng môn thi thứ 4 vẫn được giữa kín đến giờ chót.
Khi nghe tin thi môn thứ 4 là môn Hóa, tôi hơi lo vì mình bị “ăn thẹo” môn Hóa lâu nay.
Kỳ thi học kỳ của chúng tôi diễn ra suông sẻ.
Tôi bất mãn với cách xét hạnh kiểm. Khi mà chỉ có Đòan viên mới được hạnh kiểm tốt. Tất cả ai khác dù thế nào cũng chỉ là lọai khá. Với tư cách Đòan viên lúc đó tôi thấy không công bằng cho anh em. Có một trường hợp của H.Th.Th.T khi xét điểm học tập nằm ở mức học sinh trung bình cũng không, mà lại cao hơn mức yếu. Chúng tôi đề nghị chọn mức trung bình cho rồi. Nhưng cô V.H chọn mức yếu vì nói là mức trung bình không đạt. thấy cũng kỳ cục với kẽ hở quy định này.
Tôi mất tiên tiến học kỳ 2, coi như mất tiên tiến cả năm do nhiều môn mình học thả nổi chỉ vừa đủ lấy trung bình.
Cái gọi là “chiến tranh hiện đại” của tôi là những phương pháp cọp-pi để thóat hiểm khi làm kiểm tra “những môn không cần thiết”:
- Tôi dùng viết chì vẽ mềm (cho dễ xóa bằng tay) ghi lại bài trên bàn gỗ tại vị trí ngược sáng. Khi ánh sáng chiếu phản xạ từ bàn lên, tôi có thể đọc được những gì tôi chép nhưng thầy cô đứng theo chiều ánh sáng xuôi không bao giờ phát hiện chữ. Khi làm xong tới đâu, tôi làm bộ vươn vai, dùng tay chà lên những gì đã viết và xóa sạch chữ. Dùng khi kiểm tra trong lớp khi mình không bị đổi chổ.
Thi Đại học
Tôi nhớ ngày thi là 2 và 3 tháng 7-1987.
Bên kiến trúc của chúng tôi năm đó có tỷ lệ chọi 1:67. Quá thấp so với đại học khác.
Năm đó đề thi Tóan bị “ngựa về ngược”. Phần hình học là hình học phẳng thay vì hình học không gian như mọi năm. Đa số chú tâm hình học không gian nên lần này không ít người bối rối. Đa số bị bí câu a. Rồi kẹt luôn.
Riêng tôi, tôi bỏ qua câu a, và chấp nhận dữ kiện của nó để làm tiếp các câu kế.
Khi trục trặc ở bài giải tích, tôi dùng phép khảo sát hàm số đơn giản để giải quyết dù mất nhiều thời gian hơn phương pháp khác.
Nói chung tôi dùng các phép “dở nhứt” miễn là làm xong được.
Mấy thầy dạy luyện thi sau này gặp lại học trò mình trách việc này dữ lắm vi bài dễ mà rớt đông.
Riêng phòng thi của tôi, buổi đầu tiên đã bỏ cuộc khá đông. Giám thị gọi mấy tên mới có một người bước vô.
Vắng mặt đến nỗi tôi ngồi giữa, ở bàn đầu, 2 bên trống vắng; cả bàn phía sau: trống phộc! Tôi bị cách ly với xung quanh.
Buổi thi Lý chiều hôm đó thì tình hình tệ hại hơn với thêm nhiều anh bỏ cuộc.
Như có linh tính báo, tôi đã tức tốc mở tập ôn bài “sóng giao thoa” sau khi về ăn trưa để rồi buổi chiều đề lý thuyết ra có nội dung na ná nên tôi lên tinh thần và làm trọn bài thi nhanh chóng. Thật dự bài không khó.
Tiếc rằng đáp số cuối sai vì thiếu dấu phẩy.
Sang hôm sau, môn vẽ coi như dễ dàng. Thấy có thêm vài người nữa bỏ cuộc.
Tôi đậu 19 điểm (Tóan 5,5; Lý: 7,5, Vẽ: 6) trong khi thủ khoa là anh Ng.Đ.H được 19,5 điểm (Tóan: 6; Lý:
8; Vẽ: 5). Điểm chuẩn giờ chót đưa ra là 15,5.
Anh em bạn bè chung lớp rớt khá đông, nhiều người không thèm thi vì biết chắc không đậu.
Tôi nhớ lớp tôi có chừng khỏang 10 người đậu.
H.G thi đậu nhưng không học, không rõ lý do, để rồi năm sau thi trường khác.
Th.Ng.T được tiêu chuẩn đi du học Liên Xô. T. được học tiếng Nga một năm, sau đó đi du học.
Sau này vô đại học bị bắt học tiếng Nga, tôi nhờ T. giúp làm cho tôi một bảng văn phạm tóm tắt để tôi dễ học. Tôi mừng vì khi đó nếu được đi du học chắc tôi cũng bỏ chạy. Tiếng Nga khó nuốt !
Nghe kể là T. bị người bạn học cũ, cùng du học chung, vì “ghét người khác hơn mình” rồi chơi tố cáo bậy.
Khiến T. bị cảnh sát câu lưu mấy ngày để điều tra. May là T. được thả sớm, kịp để lên máy bay đi du học.
Sau hơn 20 năm, tôi góp nhặt “tàn quân 12P2” chỉ còn lại: Ng.Ng.M.A, Ph.Tr.B. , M.C.Đ., Ph.Th.H.H.,
Ng.H., Ng.Th.H. Tr.Ng.H., Đ.V.K., Ng.X..K., Ng.H.L., L.Ch.Th.Q., Ng.Q.S., Ng.Nh.S., H.Th.Th.T.,
V.H.Th., L.D.Tr., D.Th.T., Ng.T.B.V, Tr.Th.V.X.
Sau khi vô đại học, tôi gom hết tập vở cũ, thẻ Đòan, giấy khen,.. đem bỏ sạch! Ít nhiều cho bớt nổi ám ảnh học thêm, thi cử, sinh họat hè, phong trào,.. đã đày đọa tôi trong 12 năm.
Chỉ còn học bạ và bằng tốt nghiệp được giữ lại.
Vẫn không thể chối bỏ và quên được quá khứ. Nên phải:
Viết mấy trang này cho anh em nhớ lại vài kỷ niệm và sự kiện. Tệ lắm cũng.. giải trí chút đỉnh.
37
Vài lời kết.
Nhiều người đọc qua và trách tôi cực đoan quơ đũa cả nắm chỉ vì con sâu làm rầu nồi canh.
Có kẻ chê tôi quá cầu tòan không chịu chấp nhận rằng cái tiêu cực vốn luôn tồn tại.
Tôi chỉ cho rằng:
Phải truy nguyên: Có nấu nồi canh được chưa ? Khi trước mắt, bầy sâu mập cỡ “đại gia” bò lúc nhúc ngập trong rau. Nếu không có sâu tức là rau đã bị nhiểm hóa chất độc hại. Vì hiện nay tất cả không chỉ riêng tôi đều thấy hai trường hợp này là chính. Hay nhứt là đổ bỏ hết đống rau cho được việc. Ngòai ra Rau ít sâu, không hóa chất thì mẫu mã không đẹp nên ít ai thèm mua, không cạnh tranh được trên thị trường. Rau sạch, vừa có bề ngòai đẹp lại … quá mắc, cũng chưa hẳn là không có hóa chất.
Đâu cũng có tiêu cực nhưng không phải vì như vậy mà ta nằm co chịu trận không giải quyết. Giả sử nhà mình có bãi “C.” bự tổ mẹ, thúi hoắc khắp xóm, ai dám chấp nhận “tiêu cực” mà không thèm dọn? Khi người ta kiện nhờ chính quyền can thiệp, ai dám không chấp hành viện lý do là chuyện nội bộ nhà mình không ai có quyền can thiệp hay không? Nhứt là thời buổi văn minh ngày nay, vì ích lợi chung của tập thể, cộng đồng,mà tất cả phải thỏa thuận và tuân thủ với nhau qua các luật lệ, cam kết, hiến pháp, công ước...
Ông bạn vong niên đã từng đọc tôi nghe một bài thơ trong sách xưa. Tôi dùng nó để kết thúc hồi ký:
Ngon là mật mỡ, tốt vàng son,
Vì học mà nên, ở các con.
Hai chữ công danh, tua gắng chí,
Tôi ngay con thảo, nước nhà còn.
Cổ Minh Tâm.
Bắt đầu viết ngày 20 tháng 9 năm 2009 lúc 13:00.
Viết xong ngày 6 tháng 10 năm 2009 lúc 16:45..
“Hồi ký tôi để Lịch Sử kiểm duyệt
Chữa bịnh sai: hại người.
Thầy sai: hại trò
Hiệu trưởng sai: hại trường
Giáo dục sai: hại dân.
Cai trị sai: hại nước.
Tư tưởng sai: hại nhân lọai.
TÔI ĐI HỌC PHỔ THÔNG
Cổ Minh Tâm.
Riêng tặng anh em lớp 12P2 Lê Quý Đôn (niên khóa 86-87).
Phổ biến tự do.
Lởi Dẫn
Qua mấy năm nay, ta thấy:
- Cải cách giáo dục liên tục.
- Sách giáo khoa in sai.
- Chạy trường, chạy điểm, chạy bằng,…
- Bịnh thành tích.
- Thi hộ, thi thuê.
- Mua bán đề thi, “phao thi”.
- Học thêm quá tải.
- Ép buộc phụ huynh đóng tiền “tự nguyện”.
- Khoản thu vô lý: tiền rác, tiền trồng cây, hao
mòn đồ dùng, tiền vở rèn chữ đẹp..
- Học phí leo thang.
- Học sinh bỏ học.
- Trò đổi tình lấy điểm.
- Hiệu trưởng bán trinh học trò.
- Trò đánh thầy nhập viện.
- Trò tạt a-xít thầy.
- Thầy đánh trò trọng thương.
- Học trò thanh tóan nhau đẫm máu.
- Gần nhất là chuyện đại học H.B. tăng học phí, và ép sinh viên mua đồng phục, cặp sách.. do
hiệu trưởng thiết kế, cùng các khỏang thu “tự nguyện” mới được vào học.
- Tiếp đó, có tin, tại Hà Tĩnh, một giáo viên giỏi cưỡng bức học sinh tại trường (4-10-2009).
- Vân..vân..
Các quan ngại trên không của riêng ai. Việc cáo buộc cá nhân nào đã gây ra càng khó hơn nữa.
Tôi nhớ lại quá khứ học tập yên ổn của mình trong thời bị gọi là “bao cấp”…
Khi chưa cải cách, giáo dục rập khuôn cả nước, đúng ngày, giờ đó, là biết rõ bài học nào được dạy. Dù có nghỉ học cũng biết bài hôm đó để học lại. Bài thể dục giữa giờ cũng rập khuôn cả xứ.
Sách giáo khoa chưa thấy ai phản ảnh “in sai”. Thật sự là vậy. Đở khổ hơn khi đàn anh học xong để lại sách cho đàn em học. Kiến thức chúng tôi cũng được dạy đàng hòang mà không bị áp lực.
Bấy giờ ít thấy sự phân biệt giàu nghèo, từ con ông lớn đến con nhà nghèo đều được học chung với nhau, tất nhiên, được miễn phí.
Khỏang 1980 hay 1982, báo Khăn Quàng Đỏ giải đáp cho một độc giả có ghi đại ý: “Nền giáo dục chúng ta là hòan tòan miễn phí, không như nền giáo dục của bọn tư bản nó lấy tiền của học sinh”. Tôi vẫn còn đức tin vào điều đó.
Chỉ một hai lần thấy báo phản ảnh việc học sinh được “xe con” chở đến trường gây sự phân biệt giàu nghèo trong thời kỳ “đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, trăn trở”.
Ít nghe đóng tiền, hay bị ép “tự nguyện” đóng tiền, mà chẳng ai có tiền nhiều để đóng. Sự bình đẳng được xem như đạt đỉnh cao.
Tôi cho rằng “giáo dục bao cấp” bấy giờ vẫn ưu việt hơn hẳn mấy cái gọi là “giáo dục cải cách” dù bấy giờ tôi chưa hẳn sung sướng hơn ai.
Thấy càng cải cách, học trò “càng học, càng thấy càng ngu” vì nhồi sọ, thành tích.. và mất hồn nhiên tuổi thơ vì hết còn giờ chơi đùa như chúng tôi ngày trước.
Ai chửi tôi, tôi chịu. Không thể chối bỏ lịch sử nhứt là khi mình là nhân chứng sống. Sự thật là vậy. Chấp nhận Đối mặt với Sự thật vẫn luôn là điều phải làm dù đó là thử thách lớn.
Tôi ráng nhớ và ghi kể lại tới đâu hay đó với hy vọng giữ đúng cốt lõi sự việc. Vì là hồi ký nên không thể nào có sẵn hình ảnh, văn bản.. làm chứng cứ. Mong tất cả hiểu cho điều đó.
trang 2
Tôi cám ơn nhiều anh em đã nhắc lại và bổ sung ít nhiều chi tiết còn thiếu sót.
Tôi không có khả năng cũng như quyền lực để gióng chuông cảnh báo cái đà xuống cấp phi mã của nền giáo dục cũng như dân trí hiện nay. Hy vọng ai đó đọc bài này rồi suy ngẫm, rút kinh nghiệm tương lai giúp cho thế hệ đời sau đở khổ. Vì:
Chúng ta đã khổ quá nhiều rồi !
Tôi đã từng:
- Nhiều ngày chướng tay gay mắt cảnh giáo dục sai phương pháp làm khốn đốn trò lẫn thầy.
- Nhiều đêm bực bội sau cả ngày bị quần thảo bởi các phong trào không cần thiết.
- Nhiều lúc ân hận vì đã lãng phí thời gian “học các môn tào lao”.
Tôi mừng khi thóat cảnh đi học. Thấy thương nhiều anh em còn vướng “nghiệp”. Tôi đã làm hai bài thơ trào phúng sau để diễn tả thực trạng (xin lổi các anh em trước, mong thông cảm vì cái bực bội của tôi đã điểm trúng huyệt nhạy cảm của nhiều người):
Phận nhà giáo
Nhất y nhì dược đứng đầu ,
Anh văn tin học cũng vào hạng hai ,
Bách khoa kinh tế vui vầy ,
Kinh doanh, quản trị một bầy vẻ vang .
Tội một nỗi cái làng sư phạm
Suốt cuộc đời lận đận lao đao
Học hành khổ sở thế nào
Ra trường một cảnh lao đao khác gì.
Lương thì hẻo, việc thì túi bụi ,
Bổng thì eo, quyền lợi bao nhiêu?
Dạy trò, trò dốt thì nhiều ,
Trò siêng thì ít, trò “liều” thì đông.
Ðộng một tý, “hội đồng” chúng “đả”,
Rủ phụ huynh chửi cả tộc thầy ,
Phận thầy bụng đói thân gầy ,
Sức đâu chịu nổi cối chầy học sinh?
Nó thi rớt, thì mình lãnh đủ,
Hiệu trưởng la, giáo vụ phê bình ,
Chê thầy dạy chẳng hết mình,
Mỉa mai dạy dở, cố tình dập tru.
Bố mẹ chúng lu bù năn nỉ ,
Ðến nhà thầy ôi ỉ suốt đêm ,
Thầy đang gặp lúc túi thèm ,
Gặp tờ xanh, đỏ, thầy kềm được chăng?
Ăn một miếng (nếu quăng thì tiếc!)
Tiếng để đời, được việc hai bên.
Bên thì thi đậu liền liền,
Bên kia thoát cảnh túng tiền kinh niên.
Ðược tiên tiến, được phen nghỉ mát,
Lúc Nha Trang, Ðà Lạt, Vũng Tàu,..
Thầy mừng tưởng số thầy giàu,
Thầy giàu vì chử ngập đầu, hóa điên...
Trò chữ ít, nhiều tiền lắm của,
Xin điểm thầy, thầy “dủa” đã tai,
Trò nghe, chịu khó mặt “chai”,
“Xì” tiền ra đỡ, biết oai chữ thầy!
Gặp phải lúc chương trình cải cách
“Hồn trận mê” như thách cả thầy
Thầy còn ngơ ngác như “nai” ,
Trò làm sao hiểu thế này thế kia?
Gặp bài khó, đi “dìa” làm tiếp !
Nhờ mẹ cha làm kịp cho thầy
Thầy cho điểm tốt, vui thay!
Hai bên có lợi, một bầy vẻ vang.
Thầy tiên tiến, muôn vàn sung sướng,
Trò điểm cao, trò lọt trường “chuyên”
Ðể trò è cổ đóng tiền,
Riêng thầy, thầy lãnh ít tiền thầy rên.
Lối cải cách, học thêm là chính,
Giáo án kia đầy tính “khả thi”
Ðiều nghiên, mắm muối chi ly
Ðể trò tự nguyện “chung chi” cho thầy.
Khi trên lớp, ngồi phây suốt buổi ,
Lúc ngoài giờ, chúi mủi luyện thi,
Thách thằng nào dám không đi,
Hễ không theo học, thầy đì biết chưa?
Ðể ba tháng khi mùa trường bãi
Hết học trò, thầy phải tính sao?
Chèo queo ba tháng như mèo,
Lương “nhà tình nghĩa” như treo đầu mành.
Chờ năm mới, học sinh tề tựu,
Có dạy thêm, mới đủ tiền ăn.
Cầm cu (cự) cho tới nô-văm (November),
Tới ngày nhà giáo, để “ăn cô hồn”.
Cấm quà cáp, bạc luồn bạc lót...
...cho thầy cô để trót thanh liêm.
Tặng hoa thay thế bạc tiền
Như dâng “đồ” cúng tổ tiên ông bà.
Coi thầy giáo như là các-đảng,
Bầy cô-hồn, ngửi chẳng biết ăn!
Hoa dâng thầy đáng trăm ngàn.
Thầy ăn chẳng được, thầy đành lặng thinh.
Thầy mặc-cảm tưởng mình ngạ-quỷ (quỷ đói)
Nuốt sao trôi của khỉ “kính dâng” ,
Khổ thầy bụng đói nhăn răng,
Bị bắt cười gượng, lệ dâng suối tràn…
Nhà báo tưởng thầy đang xúc động,
Viết lăng-xê, bay bổng chúc mừng.
Người xem đọc phải rưng rưng,
Mơ làm thầy giáo, cong lưng dạy đời...
Chán quá ể, nghỉ thì phải tội,
Nghiệp kinh doanh “cháo phổi” quanh năm,
Phẩm hàm “giáo chức” rành rành,
Ngậm cười “dứt cháo” trầm luân một đời.
Cảnh nhà giáo người người như một,
Lương như vòi rỉ giọt lăng tăng,
Thầy mà còn cảnh thiếu ăn,
Tương lai giáo dục tanh bành liên miên.
Thương thầy giáo túng tiền không dứt,
Khổ học trò tổn sức học thêm.
Hỏi “Ông Giáo Dục” mà xem,
Liệu mang trình độ mà đem giải trình:
“Tiên học phí”: mô hình cải cách
“Hậu chạy bằng”: kế sách lâu dài.
“Ðại trà” đào tạo nhân tài,
Cử nhân, tiến sĩ đàn bầy khắp nơi!
Thầy giáo Chợ. (2002)
Mức lương ngày nay (theo thời điểm 2002)
Bán vé số, lời ngày ba chục,
"Ghệ" gốc cây, bảy chục một "dù"
Xe ôm tám chục khoẻ ru!
Bia ôm "xơ múi"mỗi "phùa" một trăm!
"Thầy chùa Lửa" một màn gõ mõ
Trăm ngàn đồng chẳng có khó khăn,
Làm quan chức, mặt chằm dằm,
Hét hò, mấy "vé", mấy trăm dễ dàng.
Nghề người mẫu nhiều nàng uốn éo,
Sẵn dịp thi Hoa-hậu tràn lan,
Chồng giàu, chồng ngoại dễ dàng,
"Lỗ" kia làm "lãi" rõ ràng chẳng sai.
Văn nghệ sĩ: danh hài, cổ nhạc,
Hát cải lương, tân nhạc, phòng trà,
Chạy "sô" hốt bạc thả ga,
"Vớt" đêm bạc triệu người ta phát thèm.
Thầy giáo tỉnh: năm trăm một tháng
Công nhân quèn: chưa đặng sáu trăm
Làm thêm, chấm mút nhì nhằng,
Thêm vài trăm nữa chẵng nhằm vào đâu
"Lò" bác sĩ ào ào tốt nghiệp,
"Xưởng" Bách khoa liên tiếp "xuất" ra
Dược, Anh, Kiến trúc "đại trà"
Được mùa Tin học nhà nhà lủi vô.
Kinh tế, Luật,… xô bồ Quản trị,
Trường hả hê thu phí giàu to,
Thầy cười, cha khóc, mẹ lo
Ra trường, thất nghiệp "chết co" đầy đường.
"Bằng cấp phụ" nhiễu nhương hỗn loạn,
Loại B, C đủ hạng chi chi…
Tháng lương một triệu ra gì?
Xe ôm thu nhập có bề hơn ta.
Tệ hơn cả giống "gà móng đỏ",
(Giá bình dân "ngáp gió" bên đường)
Thảm sầu học vấn đường đường
Hẻo đời thu nhập thua phường lôm côm.
trang 3
Vì thế:
Tôi cầu nguyện
cho đất nước sạch bóng “Nhà giáo máu con buôn”.
Tôi tri ân
những thầy cô giáo tận tụy vì tương lai thế hệ trẻ.
Tôi mong mỏi
các giáo viên được hưởng công lao xứng đáng.
Tôi ao ước
mọi trẻ em được học hành đầy đủ và miễn phí.
Tôi tin tưởng
một ngày tất cả thầy trò được giải thóat khỏi mọi nghịch lý trong giáo dục …
…mà chính TÔI đã từng trải ít nhiều...
Lớp 1
Tôi học lớp 1/6, phòng số 7, trường cấp 1 Lê Quý Đôn (niên khóa 75-76). Học buổi chiều.
Vấn đề đồng phục, mãi tới năm lớp 12, nhà trường chỉ yêu cầu áo trắng, đeo phù hiệu. Cấp 2 yêu cầu thêm nam mặc quần dài, cấm mặc xà-lỏn. Chưa từng bị buộc mua đồng phục do nhà trường độc quyền bán ra. Phù hiệu được bán tùy nhu cầu môi học sinh đăng ký mua.
Sách giáo khoa hàng năm được cho mượn miễn phí.
Trường tổ chức chích ngừa cho học sinh thường xuyên. So với các năm khác sau này thì năm lớp 1 của tôi là thấy được chích nhiều nhứt. Chích nhiều quá rồi cũng không biết là chích ngừa bịnh gì nữa.
Chương trình đơn giản, chưa từng biết học thêm. Về nhà càng không hề biết làm bài bao giờ.
Đầu tiên, 5 điều Bác Hồ dạy được học thuộc kỹ lưỡng.
Các bài học về lể nghĩa được thầy dạy và cho lặp lại cho thuộc. Vì tất cả chưa ai..biết viết.
Ban đầu học viết bằng viết chì. Thời gian sau tập viết bằng ngòi viết và mực tím. Tôi quanh năm mình mẩy,
áo quần đều có vết mực dính không ít thì nhiều.
Khi học hết chương trình đánh vần ở học kỳ 1, chúng tôi học sách tập đọc. Tôi còn nhớ mấy bài:
- Bài “ Trường em”
Trường em mái lá xinh xinh,
Hàng ngày em đến học hành vui chơi,
Em ca, em hát, em cười,
Em chăm học tập nên người trò ngoan.
- Bài “ Tép, Tôm thật thà”
Bà Hai đi chợ mua rau
Cái Tôm, cái Tép đi sau lưng bà,
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, Tôm nhặt lại trả bà mua rau.
- Bài “Nghe lời cha dặn”
Trước ngày đi bộ đội
Cha ôm em vào lòng
Ở nhà con chăm học
Nghe lời mẹ lời ông
Dỗ em khi nó khóc
Cho mẹ đi làm đồng
Em nghe lời cha dặn
Để cha được vui lòng.
- Bài “Bắt giặc lái Mỹ”
Chúng em chơi trò
Bắt giặc lái Mỹ
(quên 1 câu)…
Báo động te te,
Chúng em nhất tề
Súng trường súng máy..
Con ma bốc cháy
Thần sấm lộn nhào
Thằng giặc giơ tay
Cúi đầu chịu tội.
- Bài “Ong đánh Mỹ” : chú Tư gài bẫy giựt dây làm rơi tổ ong vò vẽ để ong đánh giặc Mỹ.
“Hơi hám” thi đua đã được thầy thỉnh thỏang nhắc tới nhưng chúng tôi chưa hình dung là cái gì , thế nào …
trang 4
Con số 0 đầu đời tôi lãnh được với lý do lãng nhách. Hôm đó thầy dạy hát bài “Tự nguyện”. Tôi hát không
thuộc nổi vì quá dài với tuổi tôi. Khi lên hát thì không thuộc được nên thầy cho ăn 0 điểm về chổ !
Ở cổng trường có bày bán mấy món ăn vặt mà ngày nay không còn nữa: ngòai kem, còn có kẹo ú, me, bánh khoai mì xay, nước đá bào pha si rô, bánh bao chỉ, kẹo kéo.. Tôi cũng ưa ăn hàng, nhưng tiền ít nên lâu lâu mới ăn một lần.
Các trò chơi bắn bi, cò cò, đá ngựa, đá gà, nhảy gù, nhảy dây, đánh đáo, đánh trỏng, tạc lon, tạc bao thuốc lá,.. vẫn còn thịnh hành suốt thời gian chúng tôi đi học.
Tôi thèm coi phim họat họa Walt Disney với các nhân vật Mickey, Donald, Pluto.. vốn trước đó trên truyền hình hay được chiếu kèm sau phần “Em yêu khoa học” do ông Lê Đăng Khoa dẫn. Mà lúc này hết tìm thấy lọai phim như vậy do thời cuộc và chính sách thay đổi. Tiếc !
Trong dịp hè, bắt đầu thấy trước nhà, con nít trong xóm tập trung vào ban đêm, xếp thành vòng tròn rồi cùng vỗ tay hát inh ỏi khắp xóm, với 1 đứa bên trong vòng tròn đi vòng vòng:
“Sòn đố mì la fa son, Son đố mì mì la fa sol, Đố rê mi là fa son, Đố rê mi là fa son, Đố rê mi là fa sòn, sòn sòn la fa son, sòn sòn la fa son ” (khi hát gần hết bài thì em đi giữa ngừng tới bạn nào đó rồi cả hai chống nạnh, 2 chân đá qua đá lại với nhau, quay qua quay lại mấy cái. Rồi bạn kia bắt đầu đi vòng vòng ở giửa như em hồi nãy, cứ thế ..ra rả cả đêm. )
Lần khác trong sở thú, tôi chứng kiến đám thanh thiếu niên lớn hơn cũng nhảy như vậy mà hát như sau:
“ Nhìn mặt nhau ta thấy quen quen, thấy quen quen nhưng không phải là quen..(??) ”
Hay là bài (chỉ nắm tay đi vòng vòng đi xuôi đi ngược, hết bài đứng lại vỗ tay mấy cái..): “Vòng tròn có 1 cái tâm, cái tâm ở giữa vòng tròn, đi sao cho đều cho khéo, cho vòng tròn đừng méo đừng vuông” Đó là những ấn tượng sinh họat “tập thể” đầu tiên. Không ngờ sau này tôi bị buộc phải tham gia và .. ghét đến nỗi không ngớt nguyền rủa “thằng nào” điều nghiên đẻ ra cái hạng mục vui chơi quái đản này ! Lổ tai tôi bị thứ nhạc sinh họat quái thai lải nhải “hãm” hết mùa nghỉ hè này sang kỳ nghỉ hè khác.
Lớp 2
Tôi học lớp 2/6 buổi chiều. cô S. chủ nhiệm.
Cô cho chép 10 điều nội quy học sinh. Khuyên ráng học thuộc. Nói chung cũng là những điều phải biết: kính trên, nhường dưới, lể phép, yêu quý giúp đỡ bạn bè, em nhỏ..
Nhưng đó là bài giáo dục về đạo đức chiếm thiểu số trong các “hạng mục khác” của môn đạo đức sau này. Tôi nghe thấy các từ mới mà chưa hiểu nghĩa: hộ khẩu, nhu yếu phẩm, hợp tác xã, tiêu chuẩn, diện ăn theo,
làm chủ tập thể, khắc phục, quán triệt, triệt để ..
Trong lớp học trò hay kể nhau là bộ đội ngòai Bắc vô đây giàu lắm, mấy ổng mua đồ trong Nam nhiều quá trời ! Sau này khi lớn lên tý mới biết là do tình hình trong thời gian vừa sau khi đổi tiền với 500 đồng “Ngụy” lấy 1 đồng “ mới”.
Nhìn mấy anh chị lớp trên đeo khăn quàng đỏ, tôi cũng ham. Chỉ là do thấy lạ mắt, ngộ ngộ vì cái đuôi nhọn nhọn của khăn quàng nhìn từ phía sau cùng với cái nón “măng non” xanh nước biển. Không biết làm sao có được mấy cái “xanh xanh đỏ đỏ” để đeo cho “thằng nhỏ này” mừng.
Tôi chưa biết có 2 hệ đào tạo song song 10 năm (ngòai Bắc) với 12 năm (trong Nam). Lớn lên mới biết. Còn nhớ là thấy một bạn vừa chuyển trường từ ngòai Bắc vô học chung, vài bữa sau thấy trường gọi lên chuyển lên lớp trên trong sự ngơ ngác của chúng tôi.
Mấy năm sau, thằng em học lớp 4 kể lại trong lớp của nó có 1 đứa “ngòai kia vô” học nhảy từ lớp 1 lên thẳng lớp 4 chỉ vì chuyển từ hệ 10 năm “ngòai kia” sang hệ 12 năm “trong này”. Tất nhiên khi vô lớp 4 mà chưa học xong lớp 1, thì nhảy lớp xong sẽ học như thế nào thì không ai biết nổi...
Môn Toán quy tắc hóa với phép tính bằng 2 bước kèm theo dài dòng như: “muốn cộng một số với 2 chữ số, ta cộng 2 số hàng chục với nhau, cộng 2 số hàng đơn vị với nhau, sau đó ta cộng tổng của chúng lại với nhau”…
Với tuổi non nớt 7,8 tuổi như tôi làm sao kham nổi ? Dù tôi đã thành thạo cộng trừ trực tiếp theo kiểu “chồng số” nhưng bị cô rầy do làm sai quy tắc. Mà theo quy tắc như vậy thì tôi bị “lọan” và làm trật để rồi ăn điểm xấu dài dài.
Rõ là mình không học thì thôi mà càng học theo bài bản của trường thì rất dễ bị ngu thêm. Nhứt là rất sợ khi về nhà bị kiểm tra bài vở. Bị điểm xấu về nhà ăn đòn thì con nít ai cũng sợ!
trang 5
Trong các bài tóan đố, các nội dung tuyên truyền được lồng vào trong đề, thậm chí còn dài hơn cả nội dung chính của đề (đại khái là):” Chào mừng ngày…, 2 xã A và B quyết tâm thi đua phong trào giết giặc lập công. Xã A diệt được 25 tên giặc. Xã B diệt được 30 tên. Vậy tổng cộng số giặc bị tiêu diệt là bao nhiêu?” hay “Trong dịp hưởng ứng phong trào trồng cây ngày quốc tế lao động 1 tháng 5 của trường, em Bắc trồng 20 cây, em Nam trồng 17 cây. Vậy Bắc trồng hơn Nam mấy cây ? (Thấy là luôn luôn Bắc phải hơn Nam lẫn nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Bài tập viết hàng ngày được dạy cho chúng tôi với các từ “mới lạ” : La Văn Cầu, Cù Chính Lan..
Bài làm thủ công thỉnh thỏang với các chữ số: 1-5, 27-7…
Các bài tập đọc có nhớ mấy bài như sau:
- Bài “Trường làng”: mô tả ngôi trường mới xây và sinh họat ở trường sau khi bốt đồn giặc bị tiêu diệt.
- Bài “ cành cây báo động”: em bé dùng cành cây báo động để báo du kích tránh bọn giặc càn quét.
- Bài “Em bé đuốc sống” (viết về anh Lê văn Tám tự tẩm xăng vào mình, vượt qua mặt 2 tên lính gác để
chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp). Câu chuyện được lặp nhiều lần trong suốt đời học sinh.
Chưa hết, khỏang 1983, báo Khăn Quàng Đỏ có kể một học sinh hỏi cô giáo: “Chúng em muốn bắt chước giống anh Lê văn Tám thì phải làm sao hở cô?” Khiến cô (chắc cũng hỏang hồn) khuyên bảo: thôi các em lo học tập tốt trước đã... Chứ bây giờ cây xăng nhan nhản, ai liều mạng bắt chước noi gương anh Tám thì cũng xứng đáng được nổi tiếng (!) Báo Công An sẽ ưu tiên nêu tên. Bin Laden sẵn sàng nhận làm..đệ tử. Lớp mầm non Bình Hưng Hòa mở rộng cửa tiếp nhận theo diện đặc cách.
- Bài “anh Kim Đồng” (đội viên thiếu niên tiền phong đầu tiên, hy sinh vì chạy cho giặc bắn theo, để báo động cho cán bộ)
- Bài “Bé lấy súng Mỹ”:
Bé giơ cái ve
Dầu Nhị Thiên Đường
Bé khoe dầu thơm
Cho thằng mỹ ngửi
Mỹ đang lúi húi,
Bé bị mắt ngay
Rồi bé nhanh tay
Xoa dầu túi bụi
Xoa tràn mắt mũi
Mỹ dụi lịa ba
Bé cười hà hà
Nhanh chân chạy mất
Khi mở được mắt
Súng bé lấy rồi
Mỹ mếu ôi thôi
Mắc mưu thằng bé.
(Cuối bài còn có câu ghi nhớ: Bé cũng lấy được súng Mỹ).
- Bài “Trâu đánh Mỹ”: Thằng Mỹ dành với trâu vũng nước để nằm cho mát nên bị trâu húc lòi ruột chết.
- Bài “ Chú bé liên lạc”:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm húyt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường làng.
- Bài “ Mẹ Suốt:
..Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng nước tàu bay
Tây kia ta đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ...
- Bài “Anh hùng lấp lỗ châu mai” (sau này đọc trong tập đọc lớp 5 ghi rõ thêm với tựa là “ Trừ Văn Thố,
Phan Đình Giót của miền Nam).
- Chuyện chị Võ Thị Sáu.
- Chuyện chị Chiên, tay không nhào vô giựt súng thằng Tây rồi kêu du kích bắt gọn hết bọn giặc (?!)
- Chuyện “Anh hùng Ngô Gia Khảm” (tôi không nhớ rõ, hình như là chế tạo thuốc súng rồi bị tai nạn)
- Bài “Ong đánh mỹ”: chú Tư nuôi ong vò vẽ đánh Mỹ, dạy ong phân biệt mùi giặc để tự động tấn công khi có giặc (!).
- Bài “Hiên Ngang”: em bé bị giặc đánh gãy tay vẫn hiên ngang không sợ giặc hăm dọa, khủng bố.
- Chuyện “Em bé câm”: em bé câm ra dấu báo cho hai anh bộ đội tránh ổ phục kích của giặc.
- Chuyện “Em không thèm ăn kẹo Mỹ” (Bọn Mỹ đưa kẹo cho em bé để dụ em chỉ chổ dấu vũ khí nhưng em không thèm kẹo Mỹ).
6
- Chuyện “Bỏ cát vào súng Mỹ” (Hai chị em vào đồn Mỹ chơi rồi lén bỏ cát vào các nòng đại liên. Khi
nghe tiếng nổ, bọn Mỹ dùng súng bắn để tự trấn an thì tất cả súng đều bị cát làm tét nòng ! Khiến
“Bọn Mỹ hết sức kinh hòang” (nguyên văn)).
- Chuyện “ Ôm bom giết giặc: Ngô Mây, chòang khăn đỏ cảm tử, ôm bom phục kích ở bụi rậm, Thấy
tiểu đội lính Âu Phi đi đến hỏi nhau: “Việt Minh đâu ? Việt Minh đâu ?”. Ngô Mây ôm bom lăn xả ra
la lớn: “Việt Minh đây !” (Có sách khác thì kể: Việt Minh đây ! Bố mày đây !”) rồi nổ bom hy sinh
giết giặc, khiến về sau bọn giặc khi thấy chiến sĩ chòang khăn đỏ là phải “ù té bỏ chạy” (!!??)
- Bài thơ “Bác khen cháu”
Bác được tin rằng,
Cháu làm liên lạc
Bị giặc bắt được,
Chạy trốn thóat ngay
Mang hai lính Tây,
Theo về bộ đội
Thế là cháu giỏi
Biết các tuyên truyền
Nay bác động viên
Khuyên cháu gắng sức
Học hành công tác
Tiến bộ luôn luôn,
Gởi cháu cái hôn
Và lòng thân ái.
- Bài thơ “ Gò Đống Đa”
Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang xác giặc vùi xương thành gò
Đầu năm mở trận thắng to
Vẳng nghe còn những tiếng hò ba quân.
Hàng năm lể hội tưng bừng,
Quang Trung sống mãi trong lòng chúng ta.
- Bài thơ “Đôi dép thần kỳ”:
Các em đọc cổ tích
Chắc rất thích được gặp
Một đôi dép thần kỳ
Mà cụ già thường đi.. (bài quá dài không nhớ hết)
- Có bài thơ (hình như được ai đó cải biên từ ca dao Việt Nam):
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Bác Hồ hơn mẹ hơn cha
Công ơn đất nước bao la biển trời…
- Các bài nói về đất nước: Sân chim Bạc Liêu, Rừng U Minh lắm cá nhiều chim,..
- Các chuyện cổ tích: Vì sao chàng hiu biết trèo, Thỏ và nhím, Anh nông dân và gấu, cóc kiện trời, Đánh voi vỡ đầu..
Trong trường thỉnh thỏang có bán báo Thiếu niên Tiền phong. Tôi không có tiền để mua thử đọc một tờ nào cho biết. Hơn nữa ở nhà còn nhiều sách cũ dành cho thiếu nhi. Thằng bạn kế nhà cũng có khá nhiều sách. Khi rảnh tôi hay chạy qua nhà nó mượn sách về đọc.
Ở bên ngòai nhà sách Kim Đồng mở khắp nơi. Trong khi “sách cũ” bị cấm bán kể cả sách thiếu nhi như sách lọai Spirou, Luky Luke, Johan & Pirlouit, Asterix, Schtroumpfs.. Mà tôi lại rất mê mấy thứ đó. Báo cho thanh thiếu niên tiếng Việt trước đây, tuy bị đình bản, vẫn còn có thể tìm mượn báo cũ đâu đó: Tuổi Hoa, tuổi Ngọc, hay lọai sách Hoa Đỏ, Hoa Tím .. Tôi chưa “hạp” nên ít đọc, ngọai trừ báo Thiếu Nhi của ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương. Tôi may mắn được đọc trọn bộ. Tới ngày nay tôi vẫn còn đánh giá cao bộ sách này vì tính hấn dẫn và nhứt là tính giáo dục cao. Tới giờ tôi vẫn còn mê đọc nhiều bài trong đó. Vì có nhiều kiến thức bổ ích mà ngày nay ít ai để ý tới..
Vài lần nhà trường tổ chức đi coi phim, ai đi coi thì đóng tiền: Aladdin và cây đèn thần, Em bé tìm cha.. chủ yếu là phim Liên Xô. (chưa có chuyện ép buộc mua vé xem để được điểm thi đua phong trào).
Trên truyền hình, cuối chương trình chủ yếu là phim các nước XHCN. Cũng có nhiều phim nổi tiếng: Đại Úy Claude, Thép đã tôi thế đấy, Trên từng cây số, Thiếu tá Zeman và 30 vụ án, Chiếc cối xay độc ác, 6 người đi khắp thế gian… sau này có thêm: Tầm nhìn qua cửa sổ, Hồ sơ Thần Chết, Cô bé trên trời rơi xuống, ..
Phim Việt Nam có: Nổi gió, Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Sau tháng Tám, Vùng Trời, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, em bé Hà Nội, cô Nhíp.. Sau này có thêm: Nguyễn Văn Trỗi, Hòn đất, Ngọn lửa thành đồng,..
Cuối tuần có kịch, cải lương, đa phần là loại tuồng “đại úy” (chủ đề chống Pháp, Mỹ) chiếu đi chiếu lại:
Cho tình yêu mai sau, Ánh sáng và bóng tối, Giọt máu oan cừu, Ánh lửa rừng khuya, Trăng lên đỉnh núi,
Tiếng hò Sông Hậu, .. Các tuồng xưa: Bên cầu dệt lụa, Tiếng Trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga...
Kịch Liên Xô lâu lâu có vài tuồng với các tên Ốp, Ép, Va, Na.. cực kỳ khó nhớ!
Đầu chương trình truyền hình, phần “Những bông hoa nhỏ”chủ yếu là phim họat hình cho thiếu nhi. Tôi nhớ các phim: Chú kiến và hạt gạo, Buổi sáng yên lặng, Đêm trăng rằm, Con sáo biết nói, Ong đánh Mỹ, Chiếc hoa năm cánh, Cây đa chú Cuội.. Sau này có thêm ca nhạc thanh thiếu nhi, chương trình “ Bạn nhỏ bốn phương”,.. và được phong phú dần dần thêm.
Chương trình chỉ có vậy và chúng tôi cũng tranh thủ học bài sớm để tới giờ xem. Từ năm 79, có việc cúp điện định kỳ nên phải chạy sang nhà bạn bè nơi khác để xem khi nhà mình bị cúp điện. Ít lâu sau, còn bị thêm trò cúp điện đột xuất. Bị “đứt” phim hay, tức anh ách !
Lần duy nhứt, nhà trường thuê thợ chụp hình chụp từng lớp trong năm, học sinh ai có nhu cầu đăng ký đóng tiền để được một tấm hình về kỷ niệm.
Phong trào thi đua văn nghệ đầu tiên của trường tôi được xem, thấy một đứa lớp trên hát trên sân khấu một bài hát lải nhải riết mấy câu “ thằng giặc Mỹ.. thằng giặc Mỹ…” Bài khá ngắn. Sau này, thằng bạn có chép tập lời nhạc và cho tôi mượn xem thì mới biết bài hát như vầy: Thằng giặc Mỹ nó khoe tài múa mép, rằng hạng nhất máy bay thần sấm sét, các cô chú dân quân ta chiến đấu đêm ngày, cho chúng nó tan thây chúng hóa thành đất sét, Thằng giặc Mỹ nó khoe tài múa mép, rằng hạng nhất máy bay thần sấm sét, các cô chú dân quân ta chiến đấu đêm ngày, cho chúng nó tan thây chúng la hét đêm ngày…
Chưa kể vô số các bài hát chủ đề “chiến đấu”: Vàm Cỏ Đông, Hành khúc ngày và đêm, Tiếng chài trên Sóc Bombo.. rồi nhạc chế “phản động tuyên truyền” phát sinh làm “chết” luôn bản nhạc gốc. Bài “Tình đất đỏ miền Đông” bị lảnh đủ trước (Ai đã từng trải qua thời kỳ ăn độn bo bo khoai mỳ thời khó khăn mới hiểu nổi) sau đó tới phiên các bài Quê em, Cô gái vót chông,...lần lần cũng không tránh khỏi bị mắm muối.
Phong trào “kế họach nhỏ” gom giấy vụn, hủ chao cũ, trồng cây cho vườn trường ngày càng lan rộng . Rồi danh hiệu chiến sĩ kế họach nhỏ, dũng sĩ kế họach nhỏ… được phong tặng khắp nơi. Nó kéo dài cho đến năm 85 khi mà nền kinh tế “quan liêu bao cấp” cáo chung, chuyển sang “hạch tóan kinh tế” (hay bị đùa là tính tóan như “hạch” !)
Tôi vẫn không quên cảnh mọi người chầu chực xếp hàng cầm sổ đi mua gạo,thịt, nhu yếu phẩm, dầu,.. Chưa kể khi xui xẻo “không có hàng” thì tiêu chuẩn của mình, dù là lương thực, cũng có thể bị thay bằng thứ khác: thuốc lá, vải, phụ tùng xe đạp…
Ngòai ra trường còn nuôi mấy chuồng thỏ. Thay vì nộp giấy, chúng tôi có thể đem rau muống vô để nuôi thỏ.
Việc này làm tôi thích thú. Chỉ buồn khi năm sau vào học, bầy thỏ không còn nữa.
Lớp 3
Tôi học lớp 3/7 buổi chiều.
Đây là thời gian đi học đen tối của tôi với kết quả học tệ hại nhứt trong 12 năm đi học.
Môn Tóan với các quy tắc dài dòng khiến mình luôn tính tóan lộn, ăn điểm xấu 1,2,3 thường xuyên. (nếu tính nhẩm thì xong từ lâu, chẳng cần quy tắc, vừa nhanh và chính xác). Nội dung tóan đố vẫn lòng vòng hình ảnh giết giặc, khẩu hiệu, thi đua ..
Tôi ăn điểm xấu tới mức báo động cùng với hơn 10 anh em khác. Khiến cô giáo yêu cầu ở lại sau giờ học để cô dạy phụ đạo. Tôi né không học. Cô cũng không kiếm chuyện bắt học thêm đóng tiền như ngày nay.
Tôi chỉ có học thêm Pháp Văn lớp thiếu nhi của mấy xơ Regina Mundi từ hè năm lớp 2 đến hết năm lớp 5 (vì bị trùng với giờ đi học ở trường)..
Cô giáo vốn khó tính, lúc đi vắng hay cắt cử một trò nữ lên bảng để ghi tên những ai làm ồn. Anh nào xấu số bị ghi tên sẽ bị cô về cho ăn roi rụng tay. Đám con trai không ai thóat cực hình này.
Môn thủ công, hay tập viết vẫn giống như năm lớp 2 với các chữ, ngày của những anh hùng, sự kiện “lạ hoắc” với đám con nít chưa đầy 10 tuổi !
Giờ tập thể dục giữa giờ tôi nhận thấy có những bài rập khuôn với các trường khác (do coi trên truyền hình mới biết) và nó không đổi đến khi tôi học hết lớp 9 ! Nhớ là có mấy động tác sau: Cổ, tay, chân, lưng bụng, xoay người. Mỗi động tác là 2 lần 8 nhịp. Đặc biệt có động tác sau cùng: xoay. Khi xoay 1 tay chống nạnh, xoay người ra sau , tay kia thẳng ra sau lưng như xòe tay xin tiền người phía sau. Tại vậy chúng tôi gọi động tác “xin tiền” là vậy đó.
Vẫn luôn có các bài tập đọc “không bao giờ quên”, thậm chí có phần hấp dẫn với đám con nít chúng tôi. Chủ yếu là đọc để giải trí. Còn hay dở, thiệt giả thế nào thì chưa cần biết nhiều. Nhớ được thì cứ nhớ.
trang 8
- Bài “Có một mùa đông” kể chuyện bác Hồ sống bên Anh làm nghề cào tuyết, đôi tay lạnh cóng. Ở Paris thì ban ngày trước khi đi làm gởi cục gạch trong bếp lò bà chủ nhà, ban đêm lấy cục gạch gói trong tờ báo đặt dưới giường nằm cho đỡ lạnh. Tôi thấy là lạ vì chưa hình dung mùa đông bên đó lạnh ra sao mà phải làm như vậy. Tại vậy mà nhớ không quên bài này tới giờ.
- Bài “ Đốt cháy tàu giặc”: chuyện ông Nguyễn Trung Trực tổ chức giả đòan ghe đám cưới để đánh chìm tàu Pháp.
- Bài “Má Năm”: má Năm cho anh bộ đội ôm đại liên núp dưới bộ ván, má mời bọn giặc vào ăn dưa hấu, “…bọn chúng chẳng đợi má mời. Bất ngờ, má Năm hô “bắn”, lọat đạn nổ vang, bọn giặc chết sạch không còn một tên”.
- Bài “O chọc lưỡi lê vào tổ ong, ong vở tổ bay ra đánh tan tác cả đồn giặc.
- Bài “ Còn nói được còn chiến đấu” nói về anh bộ đội bị thương cụt cả 2 tay, nhất định chiến đấu tới cùng.
- Bài anh Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường, hô to khẩu hiệu, tay giật phắc mảnh băng đen bị mắt.
- Bài “Hòn đất tổ quốc” kể chuyện Bác Hồ khi bước chân về nước qua biên giới Trung Việt, Bác ôm hôn hòn đất và hòn đất này được lưu giữ trong bảo tàng đến ngày nay.
- Bài “bức ảnh quý”: kể về ông già làng khoe tấm hình bác được giấu kỹ, chỉ khi nào mệt quá thì lấy ra nhìn tý cho khỏe, giải phóng rồi thì tha hồ lấy ra “ nhìn cho sướng con mắt, cho vui cái bụng”.
- Bài “ Anh hùng Núp bắn Pháp”: kể chuyện anh Núp ở Tây Nguyên phục kích bắn tên lính Pháp bằng cung tên.
- Bài “ Tiếng mìn anh Nguyển Văn Bé” đã tiêu diệt vô số quân địch.
- Bài “Chị Mạc Thị Bưởi”: kể chuyện Bưởi làm giao liên.
- Bài “ Bẫy đá của anh hùng Bi Năng Tắc” phục kích giặc vô trận địa đá của anh.
- Bài “Lấy thân mình làm giá súng” (chuyện Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng và hy sinh)
- Bài “ Giài phóng quân biết bắn chứ không biết đầu hàng”: anh giải phóng khi bị bao vây gọi hàng đã la lớn câu nói trên và bắn viên đạn cuối cùng trước khi bị địch giết.
- Bài “Đốt thẻ quân dịch..” (Tôi không nhớ chính xác tựa) nói về anh lính Mỹ đốt thẻ quân dịch thà ngồi tù chứ không theo quân xâm lược vào Việt Nam. (Tôi nhớ lại như in bửa đó, cô giáo nói:” Bên VN ta giờ không có đi quân dịch, chỉ có đi nghĩa vụ quân sự mà..thôi !)
- Bài “Chiếc vòng bạc”: kể chuyện em bé miền núi xin bác Hồ chiếc vòng bạc. Sau nhiều năm bác vẫn giữ lời hứa và gọi em đến để tặng vòng.
- Bài “ Cái gì quý nhất?”: kể lại mấy bạn tranh cãi xem vàng, thì giờ, sức khỏe.. cái nào quý nhất; thầy giáo phân xử và kết luận sức: lao động là quý nhất.
- Có nhiều chuyện cổ tích khác thú vị: chiếc búa vàng, con voi bay..
- Các bài như “tai, “mắt’, “da”: dạy học sinh biết giử vệ sinh và phòng ngừa bệnh, tai nạn.
- Bài có chủ đề địa lý: “Đồng bằng Long An” : “Đồng bằng Long An được chia làm 3 vùng rõ rệt, miệt sông, miệt giồng và miệt bưng…”
Còn nhiều bài khác có nội dung tương tự nhưng vì không thể nhớ hết, một phần cũng không đặc trưng như những bài vừa kể trên.
Lần thứ nhì, tôi lãnh tiếp con số 0 điểm ca hát. Buổi đó thi hát, với bài hát tự chọn. Thằng bạn lên hát bài “Bé bé bằng bông” với lời ..“nhạc chế”: “Bé bé bằng bông, hai má bằng đồng, cái chân bằng sắt, cái chân bằng chì..” Cả lớp cười rộ lên. Cô quê quá đuổi nó xuống, 0 điểm ! Tới phiên tôi, vì mãi cười sằng sặc nên sơ ý bước lọt chân vô kẽ giữa 2 bục giảng, chân rút hòai không lên! Cả lớp được nước cười tiếp. Tôi cười hòai không hát được. Tiếng cười cả lớp càng dữ nên cô bực quá đuổi tôi về với con zero y như đứa trước!
Bấy giờ có việc nhà nước kiểm kê nhà dân trong phong trào “cải tạo tư sản”, vào lớp nghe cô dặn dò: các học sinh đừng nghe bọn xấu phao tin đồn nhảm có kiểm kê nhà.. Cả lớp đồng thanh nói: “ Có đó cô, có đó cô !”
Cô hỏi: “Vậy có nhà em nào bị kiểm kê không mà nói vậy?” Một đứa giơ tay phát biểu: “Có cô ! nhà em. Có mấy người tới xét nhà rồi lấy một mớ đồ đi…” Cô không nói gì tiếp..
Lúc này giá giấy, nylon bán ve chai khá cao. Ai cũng tranh nhau thu về phần mình để hưởng lợi. Thậm chí tìm sợi dây thun cũng khó. Phong trào kế họach nhỏ bắt đầu gây khó khăn cho chúng tôi.
Giữa năm học, có tin đồn lấy máu học sinh ở trường để hiến máu cho bộ đội. Nhiều phụ huynh lo sợ và cho con mình tạm nghỉ học mấy ngày. Chuyện thiệt giả thế nào không biết, nhưng khi vô lớp, cô luôn khuyên “cảnh giác trước tin đồn thất thiệt”. Tất cả lời nói của cô chạy qua lỗ tai bên kia của chúng tôi.
Trường mở phong trào viết thư, gởi quà cho các anh bộ đội.. nhưng lớp tôi không thấy hưởng ứng, một phần viết thơ cũng chưa trôi nên không viết. Có lẽ cô cũng có ý không ép.
Kỳ sinh hoạt hè năm đó, tôi nhớ chỉ đi chừng 2,3 buổi rồi thôi luôn. Tuy nhiên mấy bửa sinh họat chỉ có hát mấy bài hát thiếu nhi và tập sơ sịa ít nghi thức đội cho biết, chưa nếm mùi “sol đố mì”. Có đi lao động quét dọn tổ dân phố một lần. Tôi bắt đầu làm quen đọc sách “nhiều chữ” với bộ “Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam”.
Lớp 4
Tôi học lớp 4C buổi chiều. Thầy C. chủ nhiệm.
Hết kỳ nghỉ hè năm 1978, tôi phải chuyển sang trường cấp 1 Trần Quý Cáp vì trường Lê Quý Đôn giải thể cấp 1.
Tôi biết thế nào là “trực lớp”: làm vệ sinh lớp trước giờ học theo phân công. Cũng vui. Chưa đến nỗi cực nhọc. Chỉ chịu khó đi sớm.
Phong trào đóng góp sách cho thư viện trường khiến tôi phải “hy sinh” một cuốn sách được tặng trước đó. Quen được mấy đứa chơi hạp nhau nên chúng tôi hay nói chuyện trong lớp, bị thầy bắt phạt đứng góc lớp hay đứng lên tại chổ là thường.
Vấn đề đồng phục, mãi tới năm lớp 12, nhà trường chỉ yêu cầu áo trắng, đeo phù hiệu. Cấp 2 yêu cầu thêm nam mặc quần dài, cấm mặc xà-lỏn. Chưa từng bị buộc mua đồng phục do nhà trường độc quyền bán ra. Phù hiệu được bán tùy nhu cầu môi học sinh đăng ký mua.
Sách giáo khoa hàng năm được cho mượn miễn phí.
Trường tổ chức chích ngừa cho học sinh thường xuyên. So với các năm khác sau này thì năm lớp 1 của tôi là thấy được chích nhiều nhứt. Chích nhiều quá rồi cũng không biết là chích ngừa bịnh gì nữa.
Chương trình đơn giản, chưa từng biết học thêm. Về nhà càng không hề biết làm bài bao giờ.
Đầu tiên, 5 điều Bác Hồ dạy được học thuộc kỹ lưỡng.
Các bài học về lể nghĩa được thầy dạy và cho lặp lại cho thuộc. Vì tất cả chưa ai..biết viết.
Ban đầu học viết bằng viết chì. Thời gian sau tập viết bằng ngòi viết và mực tím. Tôi quanh năm mình mẩy,
áo quần đều có vết mực dính không ít thì nhiều.
Khi học hết chương trình đánh vần ở học kỳ 1, chúng tôi học sách tập đọc. Tôi còn nhớ mấy bài:
- Bài “ Trường em”
Trường em mái lá xinh xinh,
Hàng ngày em đến học hành vui chơi,
Em ca, em hát, em cười,
Em chăm học tập nên người trò ngoan.
- Bài “ Tép, Tôm thật thà”
Bà Hai đi chợ mua rau
Cái Tôm, cái Tép đi sau lưng bà,
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, Tôm nhặt lại trả bà mua rau.
- Bài “Nghe lời cha dặn”
Trước ngày đi bộ đội
Cha ôm em vào lòng
Ở nhà con chăm học
Nghe lời mẹ lời ông
Dỗ em khi nó khóc
Cho mẹ đi làm đồng
Em nghe lời cha dặn
Để cha được vui lòng.
- Bài “Bắt giặc lái Mỹ”
Chúng em chơi trò
Bắt giặc lái Mỹ
(quên 1 câu)…
Báo động te te,
Chúng em nhất tề
Súng trường súng máy..
Con ma bốc cháy
Thần sấm lộn nhào
Thằng giặc giơ tay
Cúi đầu chịu tội.
- Bài “Ong đánh Mỹ” : chú Tư gài bẫy giựt dây làm rơi tổ ong vò vẽ để ong đánh giặc Mỹ.
“Hơi hám” thi đua đã được thầy thỉnh thỏang nhắc tới nhưng chúng tôi chưa hình dung là cái gì , thế nào …
trang 4
Con số 0 đầu đời tôi lãnh được với lý do lãng nhách. Hôm đó thầy dạy hát bài “Tự nguyện”. Tôi hát không
thuộc nổi vì quá dài với tuổi tôi. Khi lên hát thì không thuộc được nên thầy cho ăn 0 điểm về chổ !
Ở cổng trường có bày bán mấy món ăn vặt mà ngày nay không còn nữa: ngòai kem, còn có kẹo ú, me, bánh khoai mì xay, nước đá bào pha si rô, bánh bao chỉ, kẹo kéo.. Tôi cũng ưa ăn hàng, nhưng tiền ít nên lâu lâu mới ăn một lần.
Các trò chơi bắn bi, cò cò, đá ngựa, đá gà, nhảy gù, nhảy dây, đánh đáo, đánh trỏng, tạc lon, tạc bao thuốc lá,.. vẫn còn thịnh hành suốt thời gian chúng tôi đi học.
Tôi thèm coi phim họat họa Walt Disney với các nhân vật Mickey, Donald, Pluto.. vốn trước đó trên truyền hình hay được chiếu kèm sau phần “Em yêu khoa học” do ông Lê Đăng Khoa dẫn. Mà lúc này hết tìm thấy lọai phim như vậy do thời cuộc và chính sách thay đổi. Tiếc !
Trong dịp hè, bắt đầu thấy trước nhà, con nít trong xóm tập trung vào ban đêm, xếp thành vòng tròn rồi cùng vỗ tay hát inh ỏi khắp xóm, với 1 đứa bên trong vòng tròn đi vòng vòng:
“Sòn đố mì la fa son, Son đố mì mì la fa sol, Đố rê mi là fa son, Đố rê mi là fa son, Đố rê mi là fa sòn, sòn sòn la fa son, sòn sòn la fa son ” (khi hát gần hết bài thì em đi giữa ngừng tới bạn nào đó rồi cả hai chống nạnh, 2 chân đá qua đá lại với nhau, quay qua quay lại mấy cái. Rồi bạn kia bắt đầu đi vòng vòng ở giửa như em hồi nãy, cứ thế ..ra rả cả đêm. )
Lần khác trong sở thú, tôi chứng kiến đám thanh thiếu niên lớn hơn cũng nhảy như vậy mà hát như sau:
“ Nhìn mặt nhau ta thấy quen quen, thấy quen quen nhưng không phải là quen..(??) ”
Hay là bài (chỉ nắm tay đi vòng vòng đi xuôi đi ngược, hết bài đứng lại vỗ tay mấy cái..): “Vòng tròn có 1 cái tâm, cái tâm ở giữa vòng tròn, đi sao cho đều cho khéo, cho vòng tròn đừng méo đừng vuông” Đó là những ấn tượng sinh họat “tập thể” đầu tiên. Không ngờ sau này tôi bị buộc phải tham gia và .. ghét đến nỗi không ngớt nguyền rủa “thằng nào” điều nghiên đẻ ra cái hạng mục vui chơi quái đản này ! Lổ tai tôi bị thứ nhạc sinh họat quái thai lải nhải “hãm” hết mùa nghỉ hè này sang kỳ nghỉ hè khác.
Lớp 2
Tôi học lớp 2/6 buổi chiều. cô S. chủ nhiệm.
Cô cho chép 10 điều nội quy học sinh. Khuyên ráng học thuộc. Nói chung cũng là những điều phải biết: kính trên, nhường dưới, lể phép, yêu quý giúp đỡ bạn bè, em nhỏ..
Nhưng đó là bài giáo dục về đạo đức chiếm thiểu số trong các “hạng mục khác” của môn đạo đức sau này. Tôi nghe thấy các từ mới mà chưa hiểu nghĩa: hộ khẩu, nhu yếu phẩm, hợp tác xã, tiêu chuẩn, diện ăn theo,
làm chủ tập thể, khắc phục, quán triệt, triệt để ..
Trong lớp học trò hay kể nhau là bộ đội ngòai Bắc vô đây giàu lắm, mấy ổng mua đồ trong Nam nhiều quá trời ! Sau này khi lớn lên tý mới biết là do tình hình trong thời gian vừa sau khi đổi tiền với 500 đồng “Ngụy” lấy 1 đồng “ mới”.
Nhìn mấy anh chị lớp trên đeo khăn quàng đỏ, tôi cũng ham. Chỉ là do thấy lạ mắt, ngộ ngộ vì cái đuôi nhọn nhọn của khăn quàng nhìn từ phía sau cùng với cái nón “măng non” xanh nước biển. Không biết làm sao có được mấy cái “xanh xanh đỏ đỏ” để đeo cho “thằng nhỏ này” mừng.
Tôi chưa biết có 2 hệ đào tạo song song 10 năm (ngòai Bắc) với 12 năm (trong Nam). Lớn lên mới biết. Còn nhớ là thấy một bạn vừa chuyển trường từ ngòai Bắc vô học chung, vài bữa sau thấy trường gọi lên chuyển lên lớp trên trong sự ngơ ngác của chúng tôi.
Mấy năm sau, thằng em học lớp 4 kể lại trong lớp của nó có 1 đứa “ngòai kia vô” học nhảy từ lớp 1 lên thẳng lớp 4 chỉ vì chuyển từ hệ 10 năm “ngòai kia” sang hệ 12 năm “trong này”. Tất nhiên khi vô lớp 4 mà chưa học xong lớp 1, thì nhảy lớp xong sẽ học như thế nào thì không ai biết nổi...
Môn Toán quy tắc hóa với phép tính bằng 2 bước kèm theo dài dòng như: “muốn cộng một số với 2 chữ số, ta cộng 2 số hàng chục với nhau, cộng 2 số hàng đơn vị với nhau, sau đó ta cộng tổng của chúng lại với nhau”…
Với tuổi non nớt 7,8 tuổi như tôi làm sao kham nổi ? Dù tôi đã thành thạo cộng trừ trực tiếp theo kiểu “chồng số” nhưng bị cô rầy do làm sai quy tắc. Mà theo quy tắc như vậy thì tôi bị “lọan” và làm trật để rồi ăn điểm xấu dài dài.
Rõ là mình không học thì thôi mà càng học theo bài bản của trường thì rất dễ bị ngu thêm. Nhứt là rất sợ khi về nhà bị kiểm tra bài vở. Bị điểm xấu về nhà ăn đòn thì con nít ai cũng sợ!
trang 5
Trong các bài tóan đố, các nội dung tuyên truyền được lồng vào trong đề, thậm chí còn dài hơn cả nội dung chính của đề (đại khái là):” Chào mừng ngày…, 2 xã A và B quyết tâm thi đua phong trào giết giặc lập công. Xã A diệt được 25 tên giặc. Xã B diệt được 30 tên. Vậy tổng cộng số giặc bị tiêu diệt là bao nhiêu?” hay “Trong dịp hưởng ứng phong trào trồng cây ngày quốc tế lao động 1 tháng 5 của trường, em Bắc trồng 20 cây, em Nam trồng 17 cây. Vậy Bắc trồng hơn Nam mấy cây ? (Thấy là luôn luôn Bắc phải hơn Nam lẫn nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Bài tập viết hàng ngày được dạy cho chúng tôi với các từ “mới lạ” : La Văn Cầu, Cù Chính Lan..
Bài làm thủ công thỉnh thỏang với các chữ số: 1-5, 27-7…
Các bài tập đọc có nhớ mấy bài như sau:
- Bài “Trường làng”: mô tả ngôi trường mới xây và sinh họat ở trường sau khi bốt đồn giặc bị tiêu diệt.
- Bài “ cành cây báo động”: em bé dùng cành cây báo động để báo du kích tránh bọn giặc càn quét.
- Bài “Em bé đuốc sống” (viết về anh Lê văn Tám tự tẩm xăng vào mình, vượt qua mặt 2 tên lính gác để
chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp). Câu chuyện được lặp nhiều lần trong suốt đời học sinh.
Chưa hết, khỏang 1983, báo Khăn Quàng Đỏ có kể một học sinh hỏi cô giáo: “Chúng em muốn bắt chước giống anh Lê văn Tám thì phải làm sao hở cô?” Khiến cô (chắc cũng hỏang hồn) khuyên bảo: thôi các em lo học tập tốt trước đã... Chứ bây giờ cây xăng nhan nhản, ai liều mạng bắt chước noi gương anh Tám thì cũng xứng đáng được nổi tiếng (!) Báo Công An sẽ ưu tiên nêu tên. Bin Laden sẵn sàng nhận làm..đệ tử. Lớp mầm non Bình Hưng Hòa mở rộng cửa tiếp nhận theo diện đặc cách.
- Bài “anh Kim Đồng” (đội viên thiếu niên tiền phong đầu tiên, hy sinh vì chạy cho giặc bắn theo, để báo động cho cán bộ)
- Bài “Bé lấy súng Mỹ”:
Bé giơ cái ve
Dầu Nhị Thiên Đường
Bé khoe dầu thơm
Cho thằng mỹ ngửi
Mỹ đang lúi húi,
Bé bị mắt ngay
Rồi bé nhanh tay
Xoa dầu túi bụi
Xoa tràn mắt mũi
Mỹ dụi lịa ba
Bé cười hà hà
Nhanh chân chạy mất
Khi mở được mắt
Súng bé lấy rồi
Mỹ mếu ôi thôi
Mắc mưu thằng bé.
(Cuối bài còn có câu ghi nhớ: Bé cũng lấy được súng Mỹ).
- Bài “Trâu đánh Mỹ”: Thằng Mỹ dành với trâu vũng nước để nằm cho mát nên bị trâu húc lòi ruột chết.
- Bài “ Chú bé liên lạc”:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm húyt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường làng.
- Bài “ Mẹ Suốt:
..Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng nước tàu bay
Tây kia ta đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ...
- Bài “Anh hùng lấp lỗ châu mai” (sau này đọc trong tập đọc lớp 5 ghi rõ thêm với tựa là “ Trừ Văn Thố,
Phan Đình Giót của miền Nam).
- Chuyện chị Võ Thị Sáu.
- Chuyện chị Chiên, tay không nhào vô giựt súng thằng Tây rồi kêu du kích bắt gọn hết bọn giặc (?!)
- Chuyện “Anh hùng Ngô Gia Khảm” (tôi không nhớ rõ, hình như là chế tạo thuốc súng rồi bị tai nạn)
- Bài “Ong đánh mỹ”: chú Tư nuôi ong vò vẽ đánh Mỹ, dạy ong phân biệt mùi giặc để tự động tấn công khi có giặc (!).
- Bài “Hiên Ngang”: em bé bị giặc đánh gãy tay vẫn hiên ngang không sợ giặc hăm dọa, khủng bố.
- Chuyện “Em bé câm”: em bé câm ra dấu báo cho hai anh bộ đội tránh ổ phục kích của giặc.
- Chuyện “Em không thèm ăn kẹo Mỹ” (Bọn Mỹ đưa kẹo cho em bé để dụ em chỉ chổ dấu vũ khí nhưng em không thèm kẹo Mỹ).
6
- Chuyện “Bỏ cát vào súng Mỹ” (Hai chị em vào đồn Mỹ chơi rồi lén bỏ cát vào các nòng đại liên. Khi
nghe tiếng nổ, bọn Mỹ dùng súng bắn để tự trấn an thì tất cả súng đều bị cát làm tét nòng ! Khiến
“Bọn Mỹ hết sức kinh hòang” (nguyên văn)).
- Chuyện “ Ôm bom giết giặc: Ngô Mây, chòang khăn đỏ cảm tử, ôm bom phục kích ở bụi rậm, Thấy
tiểu đội lính Âu Phi đi đến hỏi nhau: “Việt Minh đâu ? Việt Minh đâu ?”. Ngô Mây ôm bom lăn xả ra
la lớn: “Việt Minh đây !” (Có sách khác thì kể: Việt Minh đây ! Bố mày đây !”) rồi nổ bom hy sinh
giết giặc, khiến về sau bọn giặc khi thấy chiến sĩ chòang khăn đỏ là phải “ù té bỏ chạy” (!!??)
- Bài thơ “Bác khen cháu”
Bác được tin rằng,
Cháu làm liên lạc
Bị giặc bắt được,
Chạy trốn thóat ngay
Mang hai lính Tây,
Theo về bộ đội
Thế là cháu giỏi
Biết các tuyên truyền
Nay bác động viên
Khuyên cháu gắng sức
Học hành công tác
Tiến bộ luôn luôn,
Gởi cháu cái hôn
Và lòng thân ái.
- Bài thơ “ Gò Đống Đa”
Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang xác giặc vùi xương thành gò
Đầu năm mở trận thắng to
Vẳng nghe còn những tiếng hò ba quân.
Hàng năm lể hội tưng bừng,
Quang Trung sống mãi trong lòng chúng ta.
- Bài thơ “Đôi dép thần kỳ”:
Các em đọc cổ tích
Chắc rất thích được gặp
Một đôi dép thần kỳ
Mà cụ già thường đi.. (bài quá dài không nhớ hết)
- Có bài thơ (hình như được ai đó cải biên từ ca dao Việt Nam):
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Bác Hồ hơn mẹ hơn cha
Công ơn đất nước bao la biển trời…
- Các bài nói về đất nước: Sân chim Bạc Liêu, Rừng U Minh lắm cá nhiều chim,..
- Các chuyện cổ tích: Vì sao chàng hiu biết trèo, Thỏ và nhím, Anh nông dân và gấu, cóc kiện trời, Đánh voi vỡ đầu..
Trong trường thỉnh thỏang có bán báo Thiếu niên Tiền phong. Tôi không có tiền để mua thử đọc một tờ nào cho biết. Hơn nữa ở nhà còn nhiều sách cũ dành cho thiếu nhi. Thằng bạn kế nhà cũng có khá nhiều sách. Khi rảnh tôi hay chạy qua nhà nó mượn sách về đọc.
Ở bên ngòai nhà sách Kim Đồng mở khắp nơi. Trong khi “sách cũ” bị cấm bán kể cả sách thiếu nhi như sách lọai Spirou, Luky Luke, Johan & Pirlouit, Asterix, Schtroumpfs.. Mà tôi lại rất mê mấy thứ đó. Báo cho thanh thiếu niên tiếng Việt trước đây, tuy bị đình bản, vẫn còn có thể tìm mượn báo cũ đâu đó: Tuổi Hoa, tuổi Ngọc, hay lọai sách Hoa Đỏ, Hoa Tím .. Tôi chưa “hạp” nên ít đọc, ngọai trừ báo Thiếu Nhi của ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương. Tôi may mắn được đọc trọn bộ. Tới ngày nay tôi vẫn còn đánh giá cao bộ sách này vì tính hấn dẫn và nhứt là tính giáo dục cao. Tới giờ tôi vẫn còn mê đọc nhiều bài trong đó. Vì có nhiều kiến thức bổ ích mà ngày nay ít ai để ý tới..
Vài lần nhà trường tổ chức đi coi phim, ai đi coi thì đóng tiền: Aladdin và cây đèn thần, Em bé tìm cha.. chủ yếu là phim Liên Xô. (chưa có chuyện ép buộc mua vé xem để được điểm thi đua phong trào).
Trên truyền hình, cuối chương trình chủ yếu là phim các nước XHCN. Cũng có nhiều phim nổi tiếng: Đại Úy Claude, Thép đã tôi thế đấy, Trên từng cây số, Thiếu tá Zeman và 30 vụ án, Chiếc cối xay độc ác, 6 người đi khắp thế gian… sau này có thêm: Tầm nhìn qua cửa sổ, Hồ sơ Thần Chết, Cô bé trên trời rơi xuống, ..
Phim Việt Nam có: Nổi gió, Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Sau tháng Tám, Vùng Trời, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, em bé Hà Nội, cô Nhíp.. Sau này có thêm: Nguyễn Văn Trỗi, Hòn đất, Ngọn lửa thành đồng,..
Cuối tuần có kịch, cải lương, đa phần là loại tuồng “đại úy” (chủ đề chống Pháp, Mỹ) chiếu đi chiếu lại:
Cho tình yêu mai sau, Ánh sáng và bóng tối, Giọt máu oan cừu, Ánh lửa rừng khuya, Trăng lên đỉnh núi,
Tiếng hò Sông Hậu, .. Các tuồng xưa: Bên cầu dệt lụa, Tiếng Trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga...
Kịch Liên Xô lâu lâu có vài tuồng với các tên Ốp, Ép, Va, Na.. cực kỳ khó nhớ!
Đầu chương trình truyền hình, phần “Những bông hoa nhỏ”chủ yếu là phim họat hình cho thiếu nhi. Tôi nhớ các phim: Chú kiến và hạt gạo, Buổi sáng yên lặng, Đêm trăng rằm, Con sáo biết nói, Ong đánh Mỹ, Chiếc hoa năm cánh, Cây đa chú Cuội.. Sau này có thêm ca nhạc thanh thiếu nhi, chương trình “ Bạn nhỏ bốn phương”,.. và được phong phú dần dần thêm.
Chương trình chỉ có vậy và chúng tôi cũng tranh thủ học bài sớm để tới giờ xem. Từ năm 79, có việc cúp điện định kỳ nên phải chạy sang nhà bạn bè nơi khác để xem khi nhà mình bị cúp điện. Ít lâu sau, còn bị thêm trò cúp điện đột xuất. Bị “đứt” phim hay, tức anh ách !
Lần duy nhứt, nhà trường thuê thợ chụp hình chụp từng lớp trong năm, học sinh ai có nhu cầu đăng ký đóng tiền để được một tấm hình về kỷ niệm.
Phong trào thi đua văn nghệ đầu tiên của trường tôi được xem, thấy một đứa lớp trên hát trên sân khấu một bài hát lải nhải riết mấy câu “ thằng giặc Mỹ.. thằng giặc Mỹ…” Bài khá ngắn. Sau này, thằng bạn có chép tập lời nhạc và cho tôi mượn xem thì mới biết bài hát như vầy: Thằng giặc Mỹ nó khoe tài múa mép, rằng hạng nhất máy bay thần sấm sét, các cô chú dân quân ta chiến đấu đêm ngày, cho chúng nó tan thây chúng hóa thành đất sét, Thằng giặc Mỹ nó khoe tài múa mép, rằng hạng nhất máy bay thần sấm sét, các cô chú dân quân ta chiến đấu đêm ngày, cho chúng nó tan thây chúng la hét đêm ngày…
Chưa kể vô số các bài hát chủ đề “chiến đấu”: Vàm Cỏ Đông, Hành khúc ngày và đêm, Tiếng chài trên Sóc Bombo.. rồi nhạc chế “phản động tuyên truyền” phát sinh làm “chết” luôn bản nhạc gốc. Bài “Tình đất đỏ miền Đông” bị lảnh đủ trước (Ai đã từng trải qua thời kỳ ăn độn bo bo khoai mỳ thời khó khăn mới hiểu nổi) sau đó tới phiên các bài Quê em, Cô gái vót chông,...lần lần cũng không tránh khỏi bị mắm muối.
Phong trào “kế họach nhỏ” gom giấy vụn, hủ chao cũ, trồng cây cho vườn trường ngày càng lan rộng . Rồi danh hiệu chiến sĩ kế họach nhỏ, dũng sĩ kế họach nhỏ… được phong tặng khắp nơi. Nó kéo dài cho đến năm 85 khi mà nền kinh tế “quan liêu bao cấp” cáo chung, chuyển sang “hạch tóan kinh tế” (hay bị đùa là tính tóan như “hạch” !)
Tôi vẫn không quên cảnh mọi người chầu chực xếp hàng cầm sổ đi mua gạo,thịt, nhu yếu phẩm, dầu,.. Chưa kể khi xui xẻo “không có hàng” thì tiêu chuẩn của mình, dù là lương thực, cũng có thể bị thay bằng thứ khác: thuốc lá, vải, phụ tùng xe đạp…
Ngòai ra trường còn nuôi mấy chuồng thỏ. Thay vì nộp giấy, chúng tôi có thể đem rau muống vô để nuôi thỏ.
Việc này làm tôi thích thú. Chỉ buồn khi năm sau vào học, bầy thỏ không còn nữa.
Lớp 3
Tôi học lớp 3/7 buổi chiều.
Đây là thời gian đi học đen tối của tôi với kết quả học tệ hại nhứt trong 12 năm đi học.
Môn Tóan với các quy tắc dài dòng khiến mình luôn tính tóan lộn, ăn điểm xấu 1,2,3 thường xuyên. (nếu tính nhẩm thì xong từ lâu, chẳng cần quy tắc, vừa nhanh và chính xác). Nội dung tóan đố vẫn lòng vòng hình ảnh giết giặc, khẩu hiệu, thi đua ..
Tôi ăn điểm xấu tới mức báo động cùng với hơn 10 anh em khác. Khiến cô giáo yêu cầu ở lại sau giờ học để cô dạy phụ đạo. Tôi né không học. Cô cũng không kiếm chuyện bắt học thêm đóng tiền như ngày nay.
Tôi chỉ có học thêm Pháp Văn lớp thiếu nhi của mấy xơ Regina Mundi từ hè năm lớp 2 đến hết năm lớp 5 (vì bị trùng với giờ đi học ở trường)..
Cô giáo vốn khó tính, lúc đi vắng hay cắt cử một trò nữ lên bảng để ghi tên những ai làm ồn. Anh nào xấu số bị ghi tên sẽ bị cô về cho ăn roi rụng tay. Đám con trai không ai thóat cực hình này.
Môn thủ công, hay tập viết vẫn giống như năm lớp 2 với các chữ, ngày của những anh hùng, sự kiện “lạ hoắc” với đám con nít chưa đầy 10 tuổi !
Giờ tập thể dục giữa giờ tôi nhận thấy có những bài rập khuôn với các trường khác (do coi trên truyền hình mới biết) và nó không đổi đến khi tôi học hết lớp 9 ! Nhớ là có mấy động tác sau: Cổ, tay, chân, lưng bụng, xoay người. Mỗi động tác là 2 lần 8 nhịp. Đặc biệt có động tác sau cùng: xoay. Khi xoay 1 tay chống nạnh, xoay người ra sau , tay kia thẳng ra sau lưng như xòe tay xin tiền người phía sau. Tại vậy chúng tôi gọi động tác “xin tiền” là vậy đó.
Vẫn luôn có các bài tập đọc “không bao giờ quên”, thậm chí có phần hấp dẫn với đám con nít chúng tôi. Chủ yếu là đọc để giải trí. Còn hay dở, thiệt giả thế nào thì chưa cần biết nhiều. Nhớ được thì cứ nhớ.
trang 8
- Bài “Có một mùa đông” kể chuyện bác Hồ sống bên Anh làm nghề cào tuyết, đôi tay lạnh cóng. Ở Paris thì ban ngày trước khi đi làm gởi cục gạch trong bếp lò bà chủ nhà, ban đêm lấy cục gạch gói trong tờ báo đặt dưới giường nằm cho đỡ lạnh. Tôi thấy là lạ vì chưa hình dung mùa đông bên đó lạnh ra sao mà phải làm như vậy. Tại vậy mà nhớ không quên bài này tới giờ.
- Bài “ Đốt cháy tàu giặc”: chuyện ông Nguyễn Trung Trực tổ chức giả đòan ghe đám cưới để đánh chìm tàu Pháp.
- Bài “Má Năm”: má Năm cho anh bộ đội ôm đại liên núp dưới bộ ván, má mời bọn giặc vào ăn dưa hấu, “…bọn chúng chẳng đợi má mời. Bất ngờ, má Năm hô “bắn”, lọat đạn nổ vang, bọn giặc chết sạch không còn một tên”.
- Bài “O chọc lưỡi lê vào tổ ong, ong vở tổ bay ra đánh tan tác cả đồn giặc.
- Bài “ Còn nói được còn chiến đấu” nói về anh bộ đội bị thương cụt cả 2 tay, nhất định chiến đấu tới cùng.
- Bài anh Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường, hô to khẩu hiệu, tay giật phắc mảnh băng đen bị mắt.
- Bài “Hòn đất tổ quốc” kể chuyện Bác Hồ khi bước chân về nước qua biên giới Trung Việt, Bác ôm hôn hòn đất và hòn đất này được lưu giữ trong bảo tàng đến ngày nay.
- Bài “bức ảnh quý”: kể về ông già làng khoe tấm hình bác được giấu kỹ, chỉ khi nào mệt quá thì lấy ra nhìn tý cho khỏe, giải phóng rồi thì tha hồ lấy ra “ nhìn cho sướng con mắt, cho vui cái bụng”.
- Bài “ Anh hùng Núp bắn Pháp”: kể chuyện anh Núp ở Tây Nguyên phục kích bắn tên lính Pháp bằng cung tên.
- Bài “ Tiếng mìn anh Nguyển Văn Bé” đã tiêu diệt vô số quân địch.
- Bài “Chị Mạc Thị Bưởi”: kể chuyện Bưởi làm giao liên.
- Bài “ Bẫy đá của anh hùng Bi Năng Tắc” phục kích giặc vô trận địa đá của anh.
- Bài “Lấy thân mình làm giá súng” (chuyện Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng và hy sinh)
- Bài “ Giài phóng quân biết bắn chứ không biết đầu hàng”: anh giải phóng khi bị bao vây gọi hàng đã la lớn câu nói trên và bắn viên đạn cuối cùng trước khi bị địch giết.
- Bài “Đốt thẻ quân dịch..” (Tôi không nhớ chính xác tựa) nói về anh lính Mỹ đốt thẻ quân dịch thà ngồi tù chứ không theo quân xâm lược vào Việt Nam. (Tôi nhớ lại như in bửa đó, cô giáo nói:” Bên VN ta giờ không có đi quân dịch, chỉ có đi nghĩa vụ quân sự mà..thôi !)
- Bài “Chiếc vòng bạc”: kể chuyện em bé miền núi xin bác Hồ chiếc vòng bạc. Sau nhiều năm bác vẫn giữ lời hứa và gọi em đến để tặng vòng.
- Bài “ Cái gì quý nhất?”: kể lại mấy bạn tranh cãi xem vàng, thì giờ, sức khỏe.. cái nào quý nhất; thầy giáo phân xử và kết luận sức: lao động là quý nhất.
- Có nhiều chuyện cổ tích khác thú vị: chiếc búa vàng, con voi bay..
- Các bài như “tai, “mắt’, “da”: dạy học sinh biết giử vệ sinh và phòng ngừa bệnh, tai nạn.
- Bài có chủ đề địa lý: “Đồng bằng Long An” : “Đồng bằng Long An được chia làm 3 vùng rõ rệt, miệt sông, miệt giồng và miệt bưng…”
Còn nhiều bài khác có nội dung tương tự nhưng vì không thể nhớ hết, một phần cũng không đặc trưng như những bài vừa kể trên.
Lần thứ nhì, tôi lãnh tiếp con số 0 điểm ca hát. Buổi đó thi hát, với bài hát tự chọn. Thằng bạn lên hát bài “Bé bé bằng bông” với lời ..“nhạc chế”: “Bé bé bằng bông, hai má bằng đồng, cái chân bằng sắt, cái chân bằng chì..” Cả lớp cười rộ lên. Cô quê quá đuổi nó xuống, 0 điểm ! Tới phiên tôi, vì mãi cười sằng sặc nên sơ ý bước lọt chân vô kẽ giữa 2 bục giảng, chân rút hòai không lên! Cả lớp được nước cười tiếp. Tôi cười hòai không hát được. Tiếng cười cả lớp càng dữ nên cô bực quá đuổi tôi về với con zero y như đứa trước!
Bấy giờ có việc nhà nước kiểm kê nhà dân trong phong trào “cải tạo tư sản”, vào lớp nghe cô dặn dò: các học sinh đừng nghe bọn xấu phao tin đồn nhảm có kiểm kê nhà.. Cả lớp đồng thanh nói: “ Có đó cô, có đó cô !”
Cô hỏi: “Vậy có nhà em nào bị kiểm kê không mà nói vậy?” Một đứa giơ tay phát biểu: “Có cô ! nhà em. Có mấy người tới xét nhà rồi lấy một mớ đồ đi…” Cô không nói gì tiếp..
Lúc này giá giấy, nylon bán ve chai khá cao. Ai cũng tranh nhau thu về phần mình để hưởng lợi. Thậm chí tìm sợi dây thun cũng khó. Phong trào kế họach nhỏ bắt đầu gây khó khăn cho chúng tôi.
Giữa năm học, có tin đồn lấy máu học sinh ở trường để hiến máu cho bộ đội. Nhiều phụ huynh lo sợ và cho con mình tạm nghỉ học mấy ngày. Chuyện thiệt giả thế nào không biết, nhưng khi vô lớp, cô luôn khuyên “cảnh giác trước tin đồn thất thiệt”. Tất cả lời nói của cô chạy qua lỗ tai bên kia của chúng tôi.
Trường mở phong trào viết thư, gởi quà cho các anh bộ đội.. nhưng lớp tôi không thấy hưởng ứng, một phần viết thơ cũng chưa trôi nên không viết. Có lẽ cô cũng có ý không ép.
Kỳ sinh hoạt hè năm đó, tôi nhớ chỉ đi chừng 2,3 buổi rồi thôi luôn. Tuy nhiên mấy bửa sinh họat chỉ có hát mấy bài hát thiếu nhi và tập sơ sịa ít nghi thức đội cho biết, chưa nếm mùi “sol đố mì”. Có đi lao động quét dọn tổ dân phố một lần. Tôi bắt đầu làm quen đọc sách “nhiều chữ” với bộ “Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam”.
Lớp 4
Tôi học lớp 4C buổi chiều. Thầy C. chủ nhiệm.
Hết kỳ nghỉ hè năm 1978, tôi phải chuyển sang trường cấp 1 Trần Quý Cáp vì trường Lê Quý Đôn giải thể cấp 1.
Tôi biết thế nào là “trực lớp”: làm vệ sinh lớp trước giờ học theo phân công. Cũng vui. Chưa đến nỗi cực nhọc. Chỉ chịu khó đi sớm.
Phong trào đóng góp sách cho thư viện trường khiến tôi phải “hy sinh” một cuốn sách được tặng trước đó. Quen được mấy đứa chơi hạp nhau nên chúng tôi hay nói chuyện trong lớp, bị thầy bắt phạt đứng góc lớp hay đứng lên tại chổ là thường.
Tôi bắt đầu biết viết kiểm điểm do có lần không nghe kẻng để ra xếp
hàng. (Chuông hư, tiếng kẻng lại quá nhỏ mà lớp tôi ở khuất). Bản tự
kiểm cứ viết: Thưa thầy. Hồi nãy, Em có lỗi do không xếp hàng nên xin
lỗi thầy em sẽ không làm như vậy nữa, cám ơn thầy… (ký tên) là xong !
Có lần tôi nổi hứng quậy như sau: sau giờ tập thể dục giữa giờ (lấy
trống làm nhịp) lúc ra chơi, khi nghe hai tiếng trống kết thúc, tất cả
học sinh phải hô “khỏe” rồi tan hàng. Bửa đó tiếng “khỏe” quá nhỏ, Tôi
hô “yếu”thiệt lớn, cả trường cười vang, khi tan hàng, không ai biết thủ
phạm ! Thóat viết tự kiểm.
Tự nhiên sức học tôi khá hơn hẳn. Lần đầu được đứng hạng 3 tòan lớp.
Môn tóan tôi thành công hơn cả. Có thể là mình có khả năng học thuộc từng quy tắc tóan ? Biết rằng tôi được điểm tóan tối đa rất dễ dàng. Tôi chỉ một lần không thuộc cửu chương và một lần lọng cọng khi đọc không hiểu chử “một trăm linh năm” là số mấy. Nếu ghi là “lẻ năm” thì không gì để nói. Các bài tập đóan đố vẫn rập khuôn chủ đề “giết giặc - thi đua - tuyên truyền”.
Thầy khảo bài liên tục mỗi ngày, không sót một ai. Nên không ai dám lơi lỏng không thuộc bài.
Môn tập viết được phép dùng mực xanh thay vì mực tím nếu muốn. Viết máy được cho phép dùng dần dần trong giờ học. Tuy nhiên môn tập viết vẫn phải dùng viết mực chấm.
Làm thủ công vẫn không khác với lớp dưới bao nhiêu.
Trong lớp có dạy hát những bày hát: Cùng nhau đi Hồng binh, Lá xanh,
Chiến sĩ Việt Nam.. Lúc này, tôi học thuộc khá nhanh nên không bị ăn 0
điểm nửa. Tôi thích bài Chiến Sĩ Việt Nam hơn hết, đến giờ vẫn thấy hay.Tự nhiên sức học tôi khá hơn hẳn. Lần đầu được đứng hạng 3 tòan lớp.
Môn tóan tôi thành công hơn cả. Có thể là mình có khả năng học thuộc từng quy tắc tóan ? Biết rằng tôi được điểm tóan tối đa rất dễ dàng. Tôi chỉ một lần không thuộc cửu chương và một lần lọng cọng khi đọc không hiểu chử “một trăm linh năm” là số mấy. Nếu ghi là “lẻ năm” thì không gì để nói. Các bài tập đóan đố vẫn rập khuôn chủ đề “giết giặc - thi đua - tuyên truyền”.
Thầy khảo bài liên tục mỗi ngày, không sót một ai. Nên không ai dám lơi lỏng không thuộc bài.
Môn tập viết được phép dùng mực xanh thay vì mực tím nếu muốn. Viết máy được cho phép dùng dần dần trong giờ học. Tuy nhiên môn tập viết vẫn phải dùng viết mực chấm.
Làm thủ công vẫn không khác với lớp dưới bao nhiêu.
Sau này mới biết tác giả là Văn Cao.
Môn văn, đạo đức, Khoa-Sử-Địa là những môn học mới, khá đơn giản, dể nhớ, gọi là thú vị.
Môn văn, ban đầu là văn kể chuyện tiếp theo đó là văn miêu tả. Chúng tôi học không khó khăn và không ghét văn như học sinh sau này, thậm chí còn thích thú.
Môn đạo đức được nghe đọc các bài, câu chuyện để làm nền tảng cho thể lọai văn kể chuyện. Tôi chỉ nhớ mấy bài: “Một ngày làm việc của Bác Hồ”, “Chuyện anh Trỗi” và “ Chị gái đảm đang” (viết về con gái lớn chị Út Tịch đảm đang lo việc nhà cho mẹ đi chiến đấu).
Về câu chuyện “Chị gái đảm đang”, tụi nhóc chúng tôi ban đầu không để ý, học để mà học. Sau này lớn lên, nhớ một câu trong đó: “Có khi nó để dành cho mẹ một trái chuối đã chín rục”, và khi biết được là chị Út Tịch ở Trà Vinh, tôi không hiểu tác giả nào bịa đặt ghê gớm bằng cách phỉ báng Miền Nam nghèo mạt. Vì chuối ở miền Nam thời nào cũng rẻ thúi, dân nghèo cũng không ai thèm để dành cho người khác đến chín rục, tất nhiên nhà chị Út Tịch cũng không nằm ngòai số đó.
Môn khoa-sử-địa khá dể hiểu, sách giáo khoa cô đọng không rườm rà nên
tôi thích học, không phải bị đôn đốc. Phần địa lý Việt Nam cũng được
lồng vào qua các bài địa lý căn bản.Môn văn, đạo đức, Khoa-Sử-Địa là những môn học mới, khá đơn giản, dể nhớ, gọi là thú vị.
Môn văn, ban đầu là văn kể chuyện tiếp theo đó là văn miêu tả. Chúng tôi học không khó khăn và không ghét văn như học sinh sau này, thậm chí còn thích thú.
Môn đạo đức được nghe đọc các bài, câu chuyện để làm nền tảng cho thể lọai văn kể chuyện. Tôi chỉ nhớ mấy bài: “Một ngày làm việc của Bác Hồ”, “Chuyện anh Trỗi” và “ Chị gái đảm đang” (viết về con gái lớn chị Út Tịch đảm đang lo việc nhà cho mẹ đi chiến đấu).
Về câu chuyện “Chị gái đảm đang”, tụi nhóc chúng tôi ban đầu không để ý, học để mà học. Sau này lớn lên, nhớ một câu trong đó: “Có khi nó để dành cho mẹ một trái chuối đã chín rục”, và khi biết được là chị Út Tịch ở Trà Vinh, tôi không hiểu tác giả nào bịa đặt ghê gớm bằng cách phỉ báng Miền Nam nghèo mạt. Vì chuối ở miền Nam thời nào cũng rẻ thúi, dân nghèo cũng không ai thèm để dành cho người khác đến chín rục, tất nhiên nhà chị Út Tịch cũng không nằm ngòai số đó.
Một hôm học địa lý có nhắc đến Châu Mỹ. Thầy đố thử ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ. Có 1 đứa liền giơ tay sốt sắng phát bỉểu một câu xanh dờn: “ Thưa thầy, ông Thiệu !” Khiển cả lớp cười lăn lộn, thầy cũng phì cười.. vì hết ý kiến !
Khỏang thời điểm đó, trong xóm có nhắc hòai đến một buổi họp tổ dân phố.
Chuyện kể về một ông trên phường giải thích cho bà con trong tổ: Máy
bay ta bay lên cao bao nhiêu cũng như súng đại bác của ta bắn ra biển
bao xa thì vùng trời và vùng biển của chúng ta vươn xa đến đấy. Chuyện
ngoài lề “hồi đó” nhưng viết ra để cho anh em nghe đổi không khí và biết
thêm.
Các bài tập đọc vẫn là những thứ phải kể hết, nhớ tới đâu kể tới đó, tất nhiên là những bài “không quên”:
- Bài (không nhớ tựa) kể lại chị Dôi-a cố gắng thức khuya giải bài tóan khó, kiên quyết không chối chép lại bài của Su-ra, em mình.
- Bài “Lê-Nin đi học”: kể lại Lê-nin khi còn bé học hành xuất sắc hơn người, luôn được điểm 5 và thuộc bài ngay tại lớp.
- Bài “Dũng sĩ Điện Ngọc” kể chuyện anh Nghiêu với “vết thương cạc-bin thù trên má” bình tĩnh chờ xe tăng đến thật gần rồi bắn hạ làm “con thú Mỹ lồng lộn bốc cháy giữa đồng”.
- Bài “Trời đành chịu thua”
Ngày xưa hạn hán cầu trời,
Ngày nay hạn hán người bèn trị ngay.Các bài tập đọc vẫn là những thứ phải kể hết, nhớ tới đâu kể tới đó, tất nhiên là những bài “không quên”:
- Bài (không nhớ tựa) kể lại chị Dôi-a cố gắng thức khuya giải bài tóan khó, kiên quyết không chối chép lại bài của Su-ra, em mình.
- Bài “Lê-Nin đi học”: kể lại Lê-nin khi còn bé học hành xuất sắc hơn người, luôn được điểm 5 và thuộc bài ngay tại lớp.
- Bài “Dũng sĩ Điện Ngọc” kể chuyện anh Nghiêu với “vết thương cạc-bin thù trên má” bình tĩnh chờ xe tăng đến thật gần rồi bắn hạ làm “con thú Mỹ lồng lộn bốc cháy giữa đồng”.
- Bài “Trời đành chịu thua”
Ngày xưa hạn hán cầu trời,
Trị đêm rồi lại trị ngày,
Cho tên giặc hạn biết tay của người.
Vừa làm vừa thách cả trời,
Có muốn tắm mát thì mời xuống đây.
Trong trong sẵn ở đất này,
(quên 1,2 câu)…
Thách trời cứ hạn nữa nào,
Đồng ta vẫn tốt, hoa màu vẫn xanh.
Chiều chiều nghe tiếng phát thanh:
Người chăm thủy lợi, trời đành chịu thua.
- Bài “ Sài Gòn vừa thiếu vừa dư”
Sài gòn vừa thiếu vừa dư,
Thiếu dư lắm thứ quá ư ngược đời.
Thiếu trường học, dư cao bồi,
Thiếu nhà để ở, dư nơi cầm tù,
(quên một đọan)..
Lại dư tiệm hút, hộp đêm, sòng bài,
(quên một đọan)..
Thiếu nước uống, dư rượu mùi,
Dư phim, dư sách suy đồi lố lăng.
Lao động thiếu mặc thiếu ăn,
Lại dư vủ khí sĩ quan Huê Kỳ.
Nhân dân dù có thiếu gì,
Vẫn còn dư sức kiên trì đấu tranh.
- Chuyện “Tuổi nhỏ diệt xe tăng”: Lai 8 tuổi, liệng thủ pháo vào xe tăng “nhưng nó vẫn chạy”, em rượt trèo lên xe tăng, bỏ trái thứ 2 vào lổ thông hơi nhưng bọn giặc hất ra ngòai, đến quả thử ba cuối, em phải dùng bụng lấp lổ thông hơi để nó không bị liệng ra. Xe tăng nổ tung cùng bọn địch bên trong chết sạch và em cũng hy sinh.
Bài này khi làm văn kể chuyện, tôi nhờ thuộc lòng vì bấy giờ đọc thấy chuyện cũng ngộ ngộ, ghi lại đầy đủ nên được khen là bài luận hay nhất lớp ! Còn có thêm môn chính tả luyện trí nhớ, yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài nào đó rồi viết lại cho đúng chính tả.
- Bài “Bà cụ chỉ huy”: bà cụ Yến, bề ngòai lẩm cẩm nhưng còn biết chỉ huy bộ đội phục kích giết giặc.
- Bài “ Dân ta anh hùng”
Dân ta gan dạ anh hùng:
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn.
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc ,
Tay chém thù, tay sắc như gươm!
Củ khoai, củ sắn thay cơm ,
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng .
Hớp ngụm nước suối trong dỡ khát ,
Trông trời cao mà mát tâm can!
Chín năm nắng núi mưa ngàn ,
Nắng mưa có Đảng, cơ hàn có nhau .
Nhớ những lúc hầm sâu địch hậu ,
Nhớ những đêm theo dấu đường dây ,
Giặc lùng, giắc quétt, giặc vây ,
Có dân, có Đảng đêm này vẫn vui .
Làng kháng chiến không lui một bước,
Nhổ sạch đồn cho nước ta yên,
Chín năm làm một Điện Biên,
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!
- Bài “ Voi ơi”:
Voi ơi ta bảo voi này,
Voi đi chiến dịch cả bầy theo ta.
11
Đèo cao ta kéo voi qua,
Sông sâu ta bắc cầu phà voi sang.
(quên một đọan)..
Dù cho ta có đói lòng,
Sọt này vẫn đủ đạn đồng nuôi voi.
Voi ra mặt trận hếch vòi,
Đồn thù rực lửa voi cười ta reo.
(quên đọan cuối)..
- Bài :trồng cây nhớ Bác”
Mùa xuân năm ấy,
Bác dạy trồng cây,
Em làm theo ngay,
Trồng cây cam nhỏ.
Mùa xuân năm nay,,
Bác không còn nữa
Em trồng trước cửa,
Một cây, hai cây..
Chiều chiều ra đây,
Tưới cây nhớ Bác,
Cây non đỏ mắt,
Thương Bác không còn,
Cây ơi hãy lớn,
Nhiều lá tươi xanh,
Cây thương nhớ Bác,
Mọc nhanh, mọc nhanh..
- Bài “ Hòn đá to”
Hòn đá to
Hòn đá nặng
Chỉ một người
Nhấc không đặng
Hòn đá nặng
Hòn đá bền
Chỉ ít người
Nhấc không lên
Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhấc
Nhấc lên đặng
Biết đồng sức
Biết đồng lòng
Việc gì khó
Cũng làm xong.
- Bài “Cấy đêm” kể về họat động cấy đêm trong thời chiến, chỉ nhớ một câu: Bến Tre bắn xuống, Mỏ Cày bắn qua”.
- Bài “Gói đất miền Nam” kể chuyện bà mẹ dặn dò nhờ con đem gói đất ra Bắc để tặng cụ Hồ.
- Bài “ Thằng Mỹ ngu”: kể chuyện thằng Mỹ, cậy có đôi giày chống chông, nghênh ngang đi vô vườn hái trái cây bị té hầm chông lòi ruột chết. “Đáng đời thằng Mỹ ngu bày đặt làm tàng. “ (nguyên văn).
- Chuyện chị Lê Thị Hồng Gấm bắn máy bay Mỹ rồi trúng đạn hy sinh.
- Bài “Sau trận công đồn”: kể lại các chi du kích sau khi hạ đồn giặc, khoe nhau chiến lợi phẩm.
- Bài “Chiến đấu đến cùng”: anh bộ đội bị thương nhưng vẫn một tay ôm súng chận đứng các cuộc tấn công địch.
- Bài “đánh vào lòng địch”: kể chuyện đặc công bộ đội phá hủy kho bom Long Bình mặc dù bị địch phát hiện.
- Bài “vùng lên”: tả bà con vùng lên chống bọn ác ôn.
- Chuyện “ bắt giặc lái Mỹ”: em thiếu niên miền núi dẫn đầu buôn làng bắt sống phi công Mỹ vừa nhảy dù xuống rừng núi.
- Bài “Xem phim miền Bắc” (trích từ cuốn tiểu thuyết “ Gia đình má Bảy”).
Tôi có đọc qua vài đọan cuốn này chỉ nhớ đại khái một đọan khá ngộ nghĩnh: thằng con má Bảy nói rằng coi phim thì giống như coi xi-la-ma ở trên tỉnh. Má “hứ” chê con nói nhảm. Vì xi-la-ma của Mỹ chỉ tòan đĩ với bợm nó ôm nhau. Còn đàng này là phim miền Bắc, làm gì giống được !
- Bài “Câu đố mới”: các câu đố lục bát đố về nhân vật : Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu,…
- Bài “Yến”, “Biển Bạc”.. nói về tài nguyên đất nước.
- Chuyện cổ tích: anh nông dân và con cò, Con trâu của Trời, Nàng Nước, Ba hột đào…
Mùa nghỉ hè năm này khá yên ổn, không thấy bị quấy rầy vì đi sinh họat hè.
Tôi bắt đầu đi học violon với thầy Ng.Kh.C. Sau khi thầy đi Pháp, tôi theo học thầy Ng.Kh.H. đến hết năm 12 rồi nghỉ do mắc luyện thi. Quyển Kreutzer học giữa chừng... Anh L.L.S chỉ tôi tập thêm. Năm 1989, anh L.L.S đi Mỹ, mà tôi cũng bận bịu hết hứng tập nên..bỏ luôn. Nhờ tập đờn trong thời gian dài mà tôi học thuộc lòng khá nhanh và .. nhớ dai đủ thứ.
Lúc rãnh tôi hay qua nhà thằng bạn hàng xóm mượn mớ sách cũ còn sót lại đọc giải sầu. Có mượn cuốn tập đọc lớp Nhứt và đọc thuộc nhiều bài thơ khá hay (mà quên tên tác giả). Tôi ghi lại sợ.. mất uổng:
Thú Quê (Chỉ nhớ 2 câu đối cuối bài)
Hóng gió trên cây khi hái quả,
Xem trăng dưới nước lúc buông câu.
Dưới đáy biển
Sau khi mặc bình hơi và mặt nạ
Cầm súng săn tôi hăm hở lặn đi
Êm như mơ vào thế giới lạ kỳ
12
Xanh biêng biếc và lung linh trong suốt
Cá đủ sắc muôn màu bơi lũ lượt,
Tô thêm màu cho những bụi cỏ cây
Ôi, nghêu sò lăn lóc đó cùng đây
Quên săn cá tôi trườn theo cảnh lạ…
Dân nghèo đói bụng nằm mơ
Dân nghèo đói bụng nằm mơ,
Bộ tiêu hóa giận mắng vơ tuần hòan
“anh chỉ việc nuôi thân mà ẩu,
Để xanh xao xương xẩu thế này”..
Dân nghèo: “Oan nó lắm thay !
Muối dưa bỏ dạ chưa đầy, bổ chi .”
Khỏi lo tiền chợ
Có anh chàng nuôi gà bán trứng,
Thời khó khăn giá xuống ào ào,
Rẻ mà có khách mua nào
Đều đều gà đẻ làm sao bây giờ ?
Thôi ăn trứng khỏi lo tiền chợ
Luộc chán rồi thỉ dở nấu canh,
Xào rau cải, tráng, kho hành..
Vẫn dư bèn muối ăn dần về sau..
Chiếc áo rách
Ối trời ơi !
Ối đất ơi !
Cái áo sao mày rách tả tơi
Rách thời mặc vậy
Nào dám sợ ai chê
Nào dám sợ ai cười
Chỉ sợ anh em chúng bạn
Gần chán xa quên chẳng đóai hòai.
Chiếc áo mới
Chiếc áo hàng bông đã rách rồi
Mẹ may chiếc áo mới đi thôi
Con xin gìn giữ không làm bẩn
Chỉ mặc vào trường chẳng mặc chơi.
Chiếc áo may xong đã mấy ngày
Vạt dài thườn thượt rông hai tay
Con nhìn chiếc áo buồn rơi lệ
Mẹ bảo “ trừ hao kẻo chật ngay”.
Giữ gìn mắt
Khốn khó 2 bàn tay
Giàu sang 2 con mắt
Tục ngữ nói không sai
Nên phải giữa gìn mắt
(quên 1 đọan)..
Ra nắng đeo kính râm
Bụi khỏi bay vào mắt.
Bán “khói” trả “keng”
Bên lề, một chị quay chim sẻ
Lão ăn mày vui vẻ lại xin
Bánh mì hơ khói bay lên
Ăn xong chị lại đòi tiền khói quay
Lão bình tĩnh ném ngay bạc cắc
Chị đưa tay toan nhặt lão ngăn:
Rằng “cô bán khói ta ăn,
Thì ta trả lại cô bằng tiếng “keng”.
Về đây
Anh về cho lúa thêm xanh,
Cho cây thêm trái cho cành thêm bông
Cà Mau, Cái sắn mênh mông.. (quên đọan cuối)
Nên chăm học
Ta xem bao nhiêu người
13
Dở dang hư một đời
Nào phải tư chất kém
Bởi xưa không học, lười.
Tư chất ai không tốt
Học lười ai cũng dốt
Thông minh chưa chắc hay
Siêng năng là sự cốt.
Bài thơ ngụ ngôn “Hai con cá” không biết đọc từ sách tập đọc nào, tôi cho là rất hay:
Chú cá bé bên cha bơi lội
Thấy miếng mồi trôi nổi giữa sông
Kìa kìa cha hãy thử trông
Của ngon vứt bỏ phí không hỡi trời !
Cá lớn đáp: “ con ơi, cẩn thận,
Kẻo để rồi ân hận về sau,
Cha trông thấy chiếc cần câu,
Sợi dây oan nghiệt trên đầu chúng ta.
Con nên biết tránh xa cạm bẫy,
Đứng ham ăn, chết đấy không chơi,
Của ngon là bả trên đời,
Vì ham ăn mới bao người chết oan”.
Tôi ấn tượng với cuốn “Quốc Sử” lớp Nhì, lọai sách viện trợ của Mỹ cho Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH, bìa dày màu vàng nâu nhám, vẽ hình bộ lư phía bìa trước. Các bài lịch sử ngắn gọn viết từ thời Tây Sơn đến 1954. Nội dung từng bài chỉ có những đọan gạch đầu dòng ngắn gọn với ý cốt lõi. Sau mổi bài có hàng chữ in đậm để tóm tắt đại ý, dể học, nhớ lại chẳng hạn như:
- Bài “Quang Trung đại phá quân Thanh”: Binh kiêu căng dễ bị phá.
- Bài “ Vua Gia Long – việc ngọai giao”: Chỉ biết Trung Hoa và không biết Tây phương, chính sách ngọai giao của vua Gia Long thiếu sáng suốt.
- Bài “Biến động dưới triều Tự Đức”: tham nhũng, nghèo đói và thiên tai là mầm móng của loạn lạc.
- Bài “Pháp uy hiếp kinh thành Huế: quân ta thua trận do thiếu vũ khí tối tân.
- Bài “ Cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng”: Phan Đình Phùng càng đáng được sùng bái bao nhiêu thì Nguyễn Thân đáng bị nguyển rủa bấy nhiêu.
- Bài “ Khởi nghĩa Lạng Sơn”: đế quốc với đế quốc dễ bắt tay với nhau.
Thằng bạn hàng xóm tìm đâu đem về cuốn sách do nxb Kim Đồng in “Từ tuyến đầu Tổ quốc”. Đặc biệt có bài “ Thư Phú Yên” (Tôi nhớ rõ là vì sau này trong sách giảng văn có trích in một đọan). Có đọan bà mẹ bị giặc bắt giử tới trưa mới thả về khiến đứa bé ở nhà khát sữa quá nên bò đến con bò nằm gần đó để bú. Con bò bị sờ sọang nhột nên đá bé lăng quay. Bà con xúm lại để cứu nhưng đến trưa thì bé không còn nữa..
Cũng có lẽ lý do này nên không thấy ma nào dám viết bài bò đánh giặc vì bò vốn đã “phản bội” giết em bé phe ta (?!)
Tiếc không thấy tác giả nào sáng tác hay hơn bằng cách tạo một huyền thọai kiểu La Mã: anh em Remus và Romulus được chó sói nuôi bú. Cứ sáng tác đại là được bò cho bú rồi lớn nên làm anh hùng thông minh xuất chúng. Tôi thấy vẻ thằng bé cũng không hung ác để gây cảnh huynh đệ tương tàn như hai anh em nhà nọ.
Tôi có đọc quyển “tuổi nhỏ anh hùng” kể chuyện các anh hùng: Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Phạm Ngọc Đa, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Nguyễn Bá Ngọc..
Khi hết sách “con nít” đọc, tôi cả cuốn “Lịch sách Tử Vi Tiền Phong năm Ất Mão” về nhà. Ban đầu coi tranh vui là chính. Sau tôi thử đọc qua phần” Những con số định mệnh” (numérologie), thấy hay hay rồi tiếp sang
“Coi chỉ tay”,.. dần dần đọc hết cuốn. Chuyện tình “ Cánh chim tung trời” trong đó tôi cũng không tha.
Riết tôi rinh luôn bộ tạp chí “Khoa học huyền bí” của nhà nó mượn về đọc để rồi lớn lên thích nghiên cứu hồi nào không biết..
Tóm lại ban đầu là đọc đỡ buồn để rồi sau này đâm ghiền đọc..đủ thứ.
Lớp 5
Tôi học lớp 5B buổi chiều. Cô M. chủ nhiệm.
14
Đầu năm nhà trường có bán áo sơ mi trắng, ai có nhu cầu thì đăng ký và mỗi người được mua 2 cái. Áo vải, chất lượng trung bình nhưng xài được trọn năm.
Trong lớp đại đa số là con của cán bộ miền Bắc vô hay là con của dân tập kết trở về. Phần đông có bề ngòai cũng như phong cách khác xa với đám bạn học cũ.
Tôi “sanh tật” hay đi lại lòng vòng trong lớp. Bị rầy hòai cũng vậy. Chưa kể có lần bất ngờ bị “đét đít” vì buồn miệng hát ngâm nga trong giờ học, hát lớn tiếng dần hồi nào không biết.
Lớp tôi có một lần vô kỷ luật khiến cô chủ nhiệm nhốt không cho về. Khi phụ huynh đến rước nóng lòng vô tìm con thì bị cô mắng vốn trước khi thả con mình về. Ba tôi lần đó cũng bị nghe cô méc cái tật “ đi lòng vòng” của tôi. Nhiều anh em còn lại thì không biết số phận ra sao, vì có anh đi bộ về một mình. Kẹt ở lại như vậy chắc chết !
Môn học làm tôi chán ngán là môn thủ công. Các bài dạy may vá, thêu dành cho nữ quả là một cực hình với bọn con trai tuổi ưa chạy nhảy. Cô đã từng khuyên các anh em nên học để sau này có đi bộ đội thì cũng biết vá áo quần khỏi phải nhờ vả người khác (!) Bài đem về nhà để năn nỉ nhờ bà già làm giùm riết cũng thấy kỳ.
Gặp bài làm lồng đèn, đóng tập sách.. thì nhờ ông già làm giùm. Có khi ghét qúa nên tôi không thèm làm, để cuối tháng trong sổ liên lạc bị phê là “không làm bài thủ công” và bị tuột hạng.
Chưa hết, có đứa này thấy đứa kia làm đẹp hơn mình rồi ganh tỵ hay chơi xỏ lá méc cô là trò này nhờ ba má làm, trò kia nhờ bạn làm dùm.. Cuối cùng huề cả làng. Biết chắc cô giáo lúc đó cũng chưa chắc làm được cho ra hồn nênchẳng rầy ai được nên rồi cũng làm lơ.
Môn tập viết cũng như mọi năm trước. Tập chính tả có thêm mục “vở sạch chữ đẹp” hàng tháng. Tôi lãnh hạng C (kém do chữ xấu), ráng dữ lắm lết lên được B (trung bình) lúc cuối năm.
Môn Địa lý vô chi tiết hơn, chủ yếu là địa lý VN. Bài dài dần nhưng chưa đến nỗi khó học.
Môn khoa học với những kiến thức căn bản. Tôi nhớ bài đầu năm có tính khẩu hiệu như sau: “Ba sạch” và “Ba diệt”.
Bài đạo đức thì cũng vậy vậy. Có một bài tìm lại được trên mạng ghi lại cho anh em biết:
Chuyện em..
Em tên là Nguyễn Văn Hoà
Mẹ em thì gọi em là cu Theo
Cha đi tập kết nhà nghèo
Sớm khuya tay mẹ chống chèo nuôi con
Chị thì hái củ trên non
Em thì mưa nắng bãi cồn chăn trâu
Đêm nằm hỏi mẹ: Cha đầu?
Mẹ rằng: Mau lớn năm sau cha về…
Đợi hoài, đợi mãi, lâu ghê!
Làng trên xóm dưới, bốn bề ác ôn
Mỹ xây luỹ, Nguỵ đóng đồn
Sáng vây xét hỏi, tối dồn khảo tra.
Mười năm biền biệt tin cha
Một đêm các chú đâu mà thiệt đông
Về làng, súng đạn đầy hông
Chú mô chú nấy mặt trông rất hiền.
Kể từ hôm đó, làng Yên
Bỗng vui như có ông tiên đến nhà.
Ruộng vườn chia lại trái hoa
Xóm thôn lập hội, trẻ già vần công
Mùa chiêm lúa chín vàng đồng
Bát cơm “giải phóng” no lòng từ nay
Mẹ em rạng mặt tươi mày
Em như mọc cánh chim bay tung trời…
Nằn nì xin mẹ: Mẹ ơi
Lên xanh chị đã đi rồi, còn con?
Mẹ ôm em, mẹ cười giòn:
Mi đồ con nít, trứng khôn hơn vịt à?
Đi mô cho ngái cho xa
Ở nhà với mẹ đặng mà nuôi quân!
Mình nghèo, không tạ thì cân
Mít thơm bán chợ, góp phần mua lương.
Mẹ con, một bữa, về đường
Gạo ngon một gánh em sương nặng đầy
Nguỵ đâu xông lại cả bầy
Bắt em, nó hỏi: Gạo này cho ai?
Nó đá đít, nó bạt tai
Đau em, em chịu, chẳng khai một lời
Thương anh, anh giải phóng ơi!
Càng thương gạo đổ gạo rơi xuống bùn…
Chạy về một mạch đầu thôn
Thưa anh xã đội: Cho em luôn theo
cùng…
Anh rằng: Cứu nước, việc chung
Tuổi thơ cũng phải anh hùng, nghe em!
Việc quân chạy suốt ngày đêm
Chỉ mê đánh Mỹ, chẳng thèm chút chi.
Chúng em một đội thiếu nhi
Đứa thì canh gác, đứa thì giao liên
Gió mưa chân lội khắp miền
Khi về Tiên Nộn, khi lên Nguyệt Biều
Giặc kia bom đạn bao nhiêu
Chúng tao gan dạ lại nhiều hơn bay!
Chiều chiều trông ngọn Tam Thai
Thấy quân Mỹ đóng như gai đâm lòng
Phải chi ra trận xung phong
Măng non em cũng sắt đồng chứ sao?
Tuổi mười bốn những ước ao
Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng…
Mẹ ơi, súng đẹp quá chừng!
Con đi đánh giặc, mẹ đừng lo chi.
Mẹ cười: Thiệt giống cha mi
Chẳng ăn chi cả, cứ đi đánh hoài!
Sớm hôm, củ sắn củ khoai
Khi đi trinh sát, khi gài mìn chông
Khi ra xung trận giữa đồng
Khi lăn dưới lửa, thoát vòng giặc vây
Súng này càng đánh càng hay
Một tay em chấp mười tay quân thù
Thằng Mỹ vừa ác vừa ngu
Nó như con cọp mắt mù đó thôi
Thằng Nguỵ vừa dại vừa tồi
Nó như con rắn theo đuôi ăn tàn.
Một hôm sương sớm chưa tan
Em đi phục kích, đón đoàn chiến xa
Xe đầu, lính nhép, cho qua
Xe sau, quan tướng ngồi ba bốn thằng.
Tức thì, mìn điện giật phăng
Tướng quan lăn chết nhăn răng một hàng
Xe kia quạy lại bàng hoàng
Chết thêm hai đứa, vội vàng tháo im.
Đánh rồi, lên ngọn đồi sim
Trông mây bay múa, xem chim hót
mừng…
Bỗng đâu từ dưới chân rừng
Mười xe Mỹ đến, đùng đùng giương oai
Nào xem, ai thắng được ai?
Mỹ mười xe thép, em hai chân đồng
Năm giờ vây đuổi uổng công
Băng đồi vượt dốc, ra sông em ngồi
Đợi thằng giặc Mỹ đến nơi
Bắn ngay một phát đi đời, sướng ghê!
Kinh hồn, rút cả mười xe
Hai chân em lại đi về tung tăng.
Súng em càng đánh càng hăng
Chỉ mong mau giỏi, mau bằng các anh.
Xa rồi, lại nhớ trên xanh
Măng tre, môn vót lều tranh mái kè
Tháng ngày ngọn suối bờ khe
Mà vui như hội, bốn bề yêu thương
Tay em một khẩu súng trường
Mà như có cả quê hương đánh cùng
Ôi quê ta rất anh hùng!
Nước non đâu cũng trùng trùng tiến quân
Ầm ầm biển lửa nhân dân
Đẹp như Huế dậy đầu xuân đỏ cờ!
Chuyện em rứa đó, anh nờ
Bấy lâu trong ấy, bây giờ ra đây
Nhớ cha, chưa biết mặt mày
Bác Hồ thương cháu, gọi ngay đến
Người.
15
Bác nghe cháu kể, Bác cười
Bác khen, cháu nhớ từng lời Bác khuyên.
Vui chăng, hỡi mẹ làng Yên!
Thằng cu Theo được về bên Bác Hồ…
Môn sử học từ 1958 đến nay, với các bài đọc riêng lẽ: Tiếng súng đầu tiên của quân cướp nước (1858), Dùng mưu giặc giết giặc (Hòang Hoa Thám), Cuộc biều tình khổng lồ (Xô Viết Nghệ Tỉnh), Thủ đô trong khói lửa (1946), Đội quân tóc dài, Nhằm quân thù mà bắn (Nguyễn viết Xuân), Trận đầu diệt Mỹ lớn nhất (trận Vạn Tường), đánh vào hang ổ giặc Mỹ (trận Mậu Thân)… Nói chung học cũng như giải trí, khi đã nắm quy luật “ta thắng địch thua” càng thấy dễ học bài hơn nữa. Đọc thấy hấp dẫn vì chẳng bao giờ thấy phe ta chết hay bị thương trong khi số lượng tổn thất của địch được ghi rõ rành rành (??). Đến giờ cũng chưa thấy thông tin chính thức nào để cho biết.
Môn Tóan vẫn còn nhan nhản các bài tóan đố có cái “introduction” giết giặc - thi đua - tuyên truyền. Bài không khó nhưng tôi cứ làm ạch đụi trật tới lui. Mất tiên tiến cũng vì môn này.
Môn tập đọc là môn tôi nhớ nhiều nhứt vì cái tật ưa đọc sách không chừa thứ gì. Tuy vậy chỉ còn nhớ cái tựa là chính (do còn ấn tượng cách đặt tên) cũng như đại ý của bài:
- Bài “Xu Lê-Lốc sau ngay giải phóng”: tả sinh họat buôn làng miền núi sau giải phóng.
- Bài “ Học đi mà nhớ mãi”
Học đi mà nhớ mãi
Học đi em
Học đi mà nhớ mãi
Quê hương ta một dải
Từ Mũi Cà Mau
Đến địa đầu Móng Cái
Quê hương ta
Đồng ruộng phì nhiêu
Đủ bốn mùa hoa trái
Núi Trường Sơn vĩ đại
Bờ biển rộng bao la
Có Việt Bắc mồ ma giặc Pháp
Nối liền Đồng Tháp,
Nam Bộ thành đồng
Học đi em
Học đi mà nhớ mãi
Quê ta liền một dải
Như máu chảy trong người
Kẻ nào định chia đôi
Chia lòng ta sao được
Em học đi cho thuộc.
Rằng:
Lòng ta chung một Cụ Hồ
Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!
- Bài “Em bé Thừa Thiên”
Chúng giơ súng bắt em
Xé cờ trước mặt chúng
Ung dung em quấn cờ vào bụng
Chỉ vào mũi súng
Chúng mày !
Muốn xé cờ hãy xé xác ta đây
10 ngón tay em
Như tia sáng mặt trời mới mọc..(quên đọan cuối)
- Bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
…Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta
lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh
Ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...
- Bài “Mồ hôi và máu trên nắm thóc”: kể lại lối gặt kiểu du kích (từng nhóm người riêng lẽ âm thầm dùng lược tuốt lúa vô bao lúc ban đêm) hay gặt tập đòan (gặt công khai ban đêm, có du kích đứng gác) để phục vụ kháng chiến.
- Bài “ Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo” (sau này khi xem tài liệu về Điện Biên Phủ, thấy cách chèn gỗ dưới bánh xe pháo như vậy thì chuyện khẩu pháo dứt dây bất thần tuột dốc núi là không dễ, còn lấy thân mình chèn pháo..thì miễn bàn !)
- Bài “ Tiểu đội gang thép”: tiểu đội anh hùng bám trụ chận đứng nhiều đợt tấn công của địch.
- Bài “Lê-nin vào tiệm hớt tóc”: Lê-nin một mình xuống phố ra tiệm hớt tóc, cũng giản dị chờ đợi đến lượt như mọi người.
- Bài “Thành phố Mátx-cơ-va”, “Thành phố Bắc Kinh” viết về thủ đô các nước Liên xô, Trung Hoa anh em.
- Bài “Kpa Kơ Lơn” bắn một phát “xiên táo” nhiều tên địch.
- Bài “Gương lão thành” kể ông già miền núi dùng tên ná bắn giặc rồi bị hy sinh.
- Bài “ Trước lúc hy sinh” kể lại chuyện tâm trạng chị Sứ khi bị giặc bắt.
16
- Chuyện “ Bức tranh cụ già ngồi câu cá”: kể việc người dân vùng địch hậu treo bức tranh này kèm bài thơ:
Cụ già thong thả buông cần trúc,
Hồ rộng in trên mặt nước hồng
Muôn vạn đài sen hương bát ngát
Tuổi già vui thú với non sông.
- Chuyện anh Nguyễn Bá Ngọc bò sang nhà hàng xóm để cứu bạn (vừa cặp một bạn, vừa cho bạn khác bám chân để bò về hầm trú , đại khái vậy) và hy sinh vì trúng bom bi.
Tôi vẫn chưa hình dung sao Ngọc có thể bò đi khi vướng hai bạn như vậy.
- Bài “Ong đánh Mỹ” tiếp tục được học lại và được xem là “một trận đánh không tiền khóang hậu” (nguyên văn).
Phải nói các bài tập đọc này “chẳng bao giờ cụng hàng” với những bài trong sách giáo khoa “Tiếng Việt” cho cấp 1 sau này. Kể lại còn có người không tin, tưởng mình xạo.
Tôi bắt đầu biết “đạo văn” do lâu lâu lười làm văn.
Lần đầu tiên tôi “đạo” bài “tả mẹ em” từ mục Bài luận hay nhất lớp trong số báo Thiếu Nhi (bộ 4) kết hợp với vài đọan trong quyển sách dạy làm văn lớp Nhất trước 75. Tôi được điểm cao 8.
Lần khác, từ cuốn sách dạy văn lớp đệ thất, tôi chép lại nguyên văn để cho bài tập làm văn “kể lại một việc tốt đã làm”. Bài tôi cũng được điểm 8 cao nhất lớp.
Môn ngữ pháp có thêm mục “làm thơ lục bát”. Cũng nhờ đọc sách nhiều, tôi cũng làm được thơ nhưng ý chưa hay. Không rớt là may vì gieo vần đúng. Bài yêu cầu tả việc học tập của mình.
Hai năm sau em tôi cũng làm bài này ở nhà (vì chương trình không đổi). Tôi làm dùm bằng cách lục trong một cuốn tập đọc trước 75 một bài thơ gần giống và đổi “Tý” thành “em”, “thầy” thành “cô”. bài thơ cải biên của tôi như sau:
“Luôn luôn đi học đúng giờPhải nói các bài tập đọc này “chẳng bao giờ cụng hàng” với những bài trong sách giáo khoa “Tiếng Việt” cho cấp 1 sau này. Kể lại còn có người không tin, tưởng mình xạo.
Tôi bắt đầu biết “đạo văn” do lâu lâu lười làm văn.
Lần đầu tiên tôi “đạo” bài “tả mẹ em” từ mục Bài luận hay nhất lớp trong số báo Thiếu Nhi (bộ 4) kết hợp với vài đọan trong quyển sách dạy làm văn lớp Nhất trước 75. Tôi được điểm cao 8.
Lần khác, từ cuốn sách dạy văn lớp đệ thất, tôi chép lại nguyên văn để cho bài tập làm văn “kể lại một việc tốt đã làm”. Bài tôi cũng được điểm 8 cao nhất lớp.
Môn ngữ pháp có thêm mục “làm thơ lục bát”. Cũng nhờ đọc sách nhiều, tôi cũng làm được thơ nhưng ý chưa hay. Không rớt là may vì gieo vần đúng. Bài yêu cầu tả việc học tập của mình.
Hai năm sau em tôi cũng làm bài này ở nhà (vì chương trình không đổi). Tôi làm dùm bằng cách lục trong một cuốn tập đọc trước 75 một bài thơ gần giống và đổi “Tý” thành “em”, “thầy” thành “cô”. bài thơ cải biên của tôi như sau:
Em là một đứa học trò rất ngoan
Cô khen em viết ngay hàng
Lại khen đọc rõ đánh vần từng câu
Khen em chăm chỉ tiến mau
Tháng nào em cũng đứng đầu lớp em”.
Bài được chấm đậu với câu phê: “tả việc học tập ở lớp dưới, không sát đề”.
Cái đáng chú ý là lấu lắm mới nghe thấy 1,2 vụ đánh nhau nhỏ không đáng kể. Thỉnh thỏang có thấy tai nạn lớn do chơi đùa. Một lần tôi thấy một cô giáo ẵm một em vô văn phòng vì bị thương ở đầu, máu chảy ròng ròng dọc đường đi (hồi tôi lớp 2). Lần khác anh bạn Đ. bạn học cùng lớp 4 bị té chảy máu đầu đầm đìa do chơi “đá ngựa”, nhưng vết thương không nặng. Việc khiến các thầy cô các lớp bắt làm tự kiểm tất cả các học sinh có tham gia hôm ấy.
Đặc biệt lớp tôi (5B) có chuyện một anh H.Th.Ch. lấy đâu khẩu súng k54 vô trường chơi. Nhà trường ngăn chận được và kêu công an “áo vàng” vô tịch thu lập biên bản lập tức.
Kỳ nghỉ hè cuối lớp 5 là thời kỳ chán nản với trò đi sinh họat hè hàng tuần, tập nghi thức, lao động cuối tuần. Lại còn bị kéo đầu thức dậy lúc 4h sáng đi tập thể dục. Mấy đứa nhỏ chi đội trưởng sáng đến từng nhà kêu tên thức dậy cho bằng được khiến cả xóm thức giấc. Mà mãi tới 5 giờ mới gọi ra đủ số, tập 10 phút rồi về. Ai giỏi ráng về ngủ tiếp được thì ngủ. Riêng tôi thì không dễ ngủ trở lại. Quả là một mùa hè “vui, khỏe” cho…ai khác !
Vì đã có ý định theo lớp Pháp văn khi vô cấp 2 nên tới lúc này vốn tiếng Pháp tôi tương đối ổn. Vừa học ở Genina Mundi hết cuốn “Je lis Tu lis”. Vừa học ở nhà ông ngọai dạy với cuốn Mauger, Cour francais élémentaire,..
Máu ghiền đọc sách khiến khi nào thằng bạn hàng xóm có mượn sách gì, tôi cũng năn nỉ mượn về đọc qua một cái. Tôi bắt đầu đọc chuyện Tàu “Tây Du ký”. Tìm được cuốn “Lịch sách Tử Vi Tiền Phong năm Nhâm Tý”, tôi đọc “Phép độn Khổng Minh”, “Đo rùa”.. cho biết. Trong đó chuyên đề “Cô gái bước vào tình yêu”tôi cũng không chừa ! Vì không tìm được sách gì khác để đọc.
Tôi dung nạp kiến thức từ sách bên ngòai nhiều hơn sách nhà trường. Nhiều luồng thông tin đa dạng, cũng như kiến thức phong phú qua sách đã làm tôi ghiền đọc, chủ yếu từ “sách cũ”.
17
Lớp 6
Tôi vô lớp 6A2, lại được chuyển vể trường cấp 2 Lê Quý Đôn, học buổi chiều. (Trường Lê Quý Đôn mở trở lại với cấp 2,3).Ban đầu lớp chúng tôi là lớp Anh Văn. Một hôm cô hiệu phó vô lớp hỏi có ai có yêu cầu chuyển sang lớp Pháp Văn hay không, nhân tiện tôi tình nguyện đổi lớp cho đúng sở trường đã “học trước”. Sang lớp mới, môi trường mới, với đa số từ trường Mê Linh và Hai Bà Trưng chuyển qua. “Dân chợ” ở khu Tân Định là đông nhứt. Lớp học khá vui, quậy dữ dằn nhưng rất đòan kết. Ai trong lớp bị ăn hiếp là anh em kéo ra bảo vệ nhau liền.
Chưa hết, tới giờ tập trung ngồi “truy bài đầu giờ”, mấy tay “xóm nhà lá” rủ nhau kể đủ chuyện đã chứng kiến: đi rình, coi phim chui, đọc sách cấm, kể chuyện tục.. để cười chơi. Đầu óc chúng tôi bấy giờ tuy mang tiếng “đen tối trước tuổi” nhưng vẫn không ảnh hưởng gì đến học hành. Vẫn còn hồn nhiên như xưa ! Chưa sao..
Nghe mấy bạn bè cũ sau này kể lại là người bày đầu mấy vụ là anh D.Q.K. , dân chợ Bến Thành. Tuy bộ vó D.Q.K. nhỏ thó nhưng tội kể chuyện “đầu độc” thì rất lớn. DQK có thời gian chơi rất thân với tôi, do có lúc ngồi cạnh nhau. Tiếc rằng sau này DQK đi Mỹ, mất liên lạc.
Chúng tôi còn chơi một thú vui rất..độc hại: chơi mắt mèo ngứa. Số là trong trường có trồng cây đủng đỉnh mà chúng tôi gọi sai tên là cây mắt mèo. Trái tròn như trái nho, mọc thành chùm đen bóng khi chín. Chúng tôi lượm trái chín rụng và dùng bóp lấy nước màu vàng nâu bôi lên mình người khác. Gần như ai cũng bị ngứa ít nhứt một vài lần. Riêng tôi còn thí nghiệm trên tay mình coi ngứa ra sao. Dạo nọ cả trường rộ lên phong trào phá phách này. Không biết có thầy cô nào bị chưa, chứ học sinh thì bị nhiều lắm. Cò lần chưa có trái chín, chúng tôi dụ anh L.M.H cùng lớp trèo lên cây hái xuống. Báo hại H. bị một trận ngứa hết mình mẩy. Giải pháp duy nhứt bấy giờ là ngồi chịu trận cho hết cơn ngứa. Không có lửa hơ nóng cho hết ngứa như dân quê dạy. Mãi khi chúng tôi học hết cấp 2, cây đủng đỉnh này vẫn chưa bị chặt.
Các thầy cô rất ngán lớp 6P vì tụi này gây ồn ào trong lớp đến nỗi nhiều người không thể nào giảng bài nổi. Lớp tôi nổi tiếng ở trường, luôn bị cảnh cáo hôm thứ 2 chào cờ. Các thầy cô chủ nhiệm cũng nối gót nhau thay thế và ra đi. Kỷ lục 7 giáo viên chủ nhiệm lớp 6P cho niên khóa 80-81:
- Cô Y.Th: dạy Sử, bỏ làm chủ nhiệm vì quản lý không nổi.
- Thầy Ph.: dạy Tóan, 1-2 tháng sau đó xin nghỉ, nghe nói đi đạp xích lô.
- Thầy M.: dạy Tóan, vài tuần sau xin nghỉ. (không rõ lý do).
- Thầy Tr.: dạyTóan, làm chủ nhiệm tạm thời.
- Cô Nh. T.: dạy Tóan. Nghỉ việc vì đi vượt biên nhưng không thành.
- Thầy V.: hiệu phó, dạy Tóan , làm chủ nhiệm tạm thời.
- Cô M.Ng.: dạy Sinh vật.
Vì không có chủ nhiệm nên chúng tôi thường nghỉ tiết sinh họat cuối tuần. Chưa kể có môn học, khi trời chuyển mưa là được nghỉ (Được biết có nhiều cô bận chạy mánh làm ăn để “cải thiện” lương, một phần áp lực giáo án không căng thẳng nên dễ dạy bù tiết sau)
Tình trạng vô kỷ luật trong lớp khiến cô chủ nhiệm có lần phải mời hiệu trưởng xuống coi cho biết. Nhứt là hôm cô kẹt việc nên lên lớp hơi trể..
Tôi nhớ bửa đó, bà Nh. hiệu trưởng mặt tức giận đi vô lớp. Cô T. than thở mới mấy câu, bà Nh. rầy la một chập rồi định bước khỏi lớp…
Cô T. nói bằng giọng Bắc cực kỳ dễ thương: “ Chị ơ…i…i…i…, chưa hết đâu..” rồi cô than tiếp..
Bà Nh. la tiếp trận nữa…
Cô T. tiếp: “Chị ơ…i…i…i…, chưa hết đâu..” rồi cô điểm mặt: anh này..làm thế này.. anh này..làm thế này.. thế này..
Bà Nh. kêu từng anh lên bảng. Riết nửa lớp bị mời đứng lóc nhóc khoanh tay trên đó.
Bà Nh. rầy la và hăm dọa mời phụ huynh vô trường nói chuyện.
18
Cô T. tiếp nữa: “Chị ơ…i…i…i…, chưa hết đâu..! Anh H. này mới ác này! Chị biết không, người ta vừa kể tôi nghe là ảnh đã “vái trời cho cô T. bị xe cán chết bữa nay để lớp mình được nghỉ …(!!!) Chị thấy ghê chưa ?”
Cô vừa nói vừa chỉ H. đang đứng khoanh tay trên bảng.
Bà Nh. đùng đùng tức giận ra lịnh đuổi học lập tức tất cả. Có mấy anh khóc.
Lúc này cô T. mới năn nỉ xin tha cho “chúng nó” một lần và bắt từng anh viết tờ cam kết đưa phụ huynh ký...
Chúng tôi, dù là học trò cưng của cô, đều xanh mắt vì thấy bị bắt lên nhiều quá.
Lần khác trong giờ sinh họat, Cô T. bực bội có hỏi cả lớp: “…Vậy chứ ở nhà ba má có dạy mấy em không?”
Phía dưới có anh H. buộc miệng nói tỉnh bơ: “Dạ thưa cô,… không!”
Cả lớp cười rần. Cô tức giận đuổi thẳng cổ H. khỏi lớp. Tuần sau H. bỏ học luôn.
Cả lớp vốn làm biếng, có lần học giảng văn, khi cô giáo ra lệnh ai không sọan bài thì tự giác đứng lên ra về. Cả lớp, vốn ham chơi, xách cặp ra một cái ào gần hết. Bà Nh. hiệu trưởng nhìn thấy vậy hỏang quá yêu cầu chỉ cảnh cáo thôi chứ không dám cho về đông như vậy. Coi như huề tiền. Vô học tiếp !
Lần khác khi cô dạy hội họa (chúng tôi quên gọi là cô “Họa”) lên lớp trể, cả lớp cố ý trốn về gần hết. Khi cô vào, lớp còn chưa tới 10 người. Vì tự ái, cô cho những ai còn ở lại được 10 điểm khỏi chấm bài nộp hôm đó. Ai trốn về đều bị 0 điểm. Tôi vì còn ngồi lại được 10 điểm khoẻ ru !
Môn Nhạc, với các nhạc lý căn bản cho cô H.V dạy. Vì đã học nhạc trước nên môn này không khó khăn cho tôi. Chúng tôi học môn Nhạc và Họa đến hết lớp 7.
Những năm này, phong trào cấm học trò để tóc dài, hay bỏ áo ngòai quần rất gắt gao. Tôi bị phạt mỗi thứ một lần. Nhiều anh tóc dài bị đuổi về không cho vô lớp hoặc bị thầy nắm “pát” giật tới lui để cảnh cáo.
Chuyện cấm tóc dài diễn ra ở các cơ quan, trường học, kể cả ngòai đường.
Người ta hay kể việc đi xe đò bị chận đường bắt hớt tóc rồi mới được đi
tiếp.. Dù sau cũng đỡ hơn trước đó 5-6 năm, có cảnh bị chận đường bắt
chích ngừa. Có những hình thức kỷ luật học sinh tôi cho là phản cảm: bắt
học trò đứng nắng buổi trưa, tự động xét cặp học sinh vi phạm (dù chỉ
là vi phạm kỷ luật lớp), giam học sinh qua đêm mà không báo cho phụ
huynh biết, tịch thu vợt bóng bàn của học sinh (do cấm học sinh chơi
bóng bàn ở bàn bóng bàn bỏ không trong hành lang), xét cặp tòan trường
vì có phong trào tịch thu các chuyện tranh “bị gọi là” đồi trụy in bán
ngòai cổng trường (mặc dù chỉ là chuyện cổ tích, truyện ma, truyện
cười.. không có đồi trụy, phản động, dâm ô, bạo lực
như báo chí buộc tội, trái lại khá hấp dẫn). Các băng nhạc, sách truyện bị phát hiện trong cặp của học sinh đều bị tịch thu sạch. Tôi bị là nạn nhân một lần khi nhà trường bắt mỗi người mua cây kiểng đem vô trường làm vườn cảnh cho lớp. Tôi đem một bụi bông mười giờ đem vô thay vì xin tiền nhà đi mua. Ông hiệu phó không chịu vì cho là không đạt yêu cầu. Tôi bị phạt đứng nắng trưa 2 tiết cùng với khỏang 20 anh chị em khác. Hôm đó chúng tôi bực tức nguyền rủa cái nhà trường cùng ông hiệu phó..trời đánh.
Phong trào “bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy” đã tiêu hủy không chừa nhạc
nước ngòai, nhạc không lời, kể cả sách tự điển, hay sách khoa học kỹ
thuật các lọai. Chuyện chưởng của “ con mụ” Kim Dung bị cấm do đã “đầu
độc giới trẻ”bên cạnh các tiều thuyết du đãng của Duyên Anh hay chuyện
tranh “Tiểu Lưu Manh”, “Chú Thòong”... Khoảng 1983, có bộ phim Việt Nam
“Bài ca không chỉ là nốt nhạc” (Thanh Lan đóng vai chính) có đọan nhắc
đến nhạc “đồi trụy ngòai luồng” . Đoạn này đại ý kể một ông khoe bạn
băng nhạc “cấm” vừa có được: chỉ là bài Gimmie của Abba ! (trong phim là
đọan không lời) Các môn học đa dạng hơn hồi cấp 1. Các bài học, nhứt là
môn văn, giảng văn, đạo đức, tóan thấy cũng bớt màu sắc tuyên truyền lố
bịch, đúng ra là nghe xuôi tai hơn. Lâu lâu có những bài giảng văn về
chuyện cổ tích, thần thọai dân gian nên không khí đa dạng, thú vị, ít
buồn ngủ.như báo chí buộc tội, trái lại khá hấp dẫn). Các băng nhạc, sách truyện bị phát hiện trong cặp của học sinh đều bị tịch thu sạch. Tôi bị là nạn nhân một lần khi nhà trường bắt mỗi người mua cây kiểng đem vô trường làm vườn cảnh cho lớp. Tôi đem một bụi bông mười giờ đem vô thay vì xin tiền nhà đi mua. Ông hiệu phó không chịu vì cho là không đạt yêu cầu. Tôi bị phạt đứng nắng trưa 2 tiết cùng với khỏang 20 anh chị em khác. Hôm đó chúng tôi bực tức nguyền rủa cái nhà trường cùng ông hiệu phó..trời đánh.
Bên cạnh chuyện trâu đánh Mỹ, ong đánh Mỹ. Còn có bài hát “ Con mèo kháng chiến” do cô Th., dạy Địa lý hát cho lớp nghe có câu:“Ngày xưa, nhà em có con mèo.. đánh Tây nát đầu…” Quả là con vật nào cũng biết chiến đấu, căm thù như..người vậy. Ngọai trừ .. “con bò Phú Yên” như đã kể.
19
Môn thể dục lần đầu tiên tôi biết cái chuyện vô lớp chép lý thuyết môn
thể dục. Thậm chí đi thi là thi lý thuyết! Bài dài mấy trang, cũng phải
ráng học thuộc. Lâu lâu ra sân tập chút chút cho biết. Cô dạy thể dục
cũng vốn không ưa gì lớp tụi tôi. Nhiều anh bị cô nhéo lỗ tay, bắt hít
đất..mà ghê nhứt là trò “nhéo nách” rồi kéo lên cao khiến nạn nhân phải
nhón chân hết cỡ, vừa bị bắt hứa đủ thứ .. rồi mới được về chổ ngồi.
Bài đạo đức đầu tiên mà tôi còn nhớ là “ yêu Đội”. Tiếp theo là những bài “yêu anh bộ đội”, “yêu lao động”, “Nhớ ơn các thương binh liệt sĩ”…
Điều kiện học năm lớp 6 khá tệ hại khi trong lớp chỉ còn một bóng neon đặt ngay bảng là còn họat động.
Nghe đứa bạn kể lại chuyện ở trường H.B.Tr.:Một anh làm bể bóng đèn phải bắt đền. Anh này sáng sớm vô lớp đem bóng đèn chết tráo vô bóng đèn trong lớp còn lại đang họat động. Lát sau, trước mắt ai cũng thấy anh đã bồi thường bóng đèn khác cho lớp đàng hòang. Bóng đèn kia của lớp thấy không cháy được coi như là mới bị hư (!).
Bảng điện mất hết các cầu chì, phải đắp giấy bạc hay buộc dây đồng thay thế. Có phòng, bảng điện sút tắc-kê treo lửng lẳng. Mấy tháng mùa mưa, trời tối đen, học trong bóng tối là thường. Có anh lợi dụng trời nhá nhem, lấy ná bắn rớt cầu chì cho cúp điện hẳn để khỏi học.
Quạt trong lớp xuống cấp, khô dầu gần hết, khi chạy nghe tiếng rột rẹc như (tụi tôi nói) máy xay bobo hay dịch vụ “chà gạo miễn phí, sạch thóc, sạch cám”. Có lần quạt vừa chạy vừa hú khiến cả lớp kinh hòang. Dần dần quạt bị gỡ đem đi đâu hết sạch, quạt mới chẳng thấy thay thế.
Kế họach nhỏ bắt chúng tôi nộp giấy vụn là chính. Có anh ăn gian nhét gạch đá để tăng ký. Tới khi phát hiện lại không tìm ra thủ phạm. Coi như lờ cho qua.
Ngòai trực lớp, hàng tháng có đi lao động quét sân một buổi sáng. Tôi nghe mấy bạn trường khác kể lại có khi đi lao động bằng cách đi cạo vỏ trúc xuất khẩu, nhổ cỏ mộ liệt sĩ, gom sắt vụn, hủ chao, ve chai.. tùy theo trường.
Những ai còn chưa vô Đội đều bị bắt đi học đối tượng Đội, trong thiểu số đó có tôi. Học thắt khăn quàng lần đầu không quen, thắt gút gỡ không ra khiến thầy phải gỡ giúp. Không biết sao, việc này lại để chìm xuồng sau đó. Và tôi may mắn không là Đội viên đến hết năm lớp 9 và không bị dính tới các phong trào nghi thức “vớ vỉnh” kèm theo ở trường.
Tôi học đạt lọai khá, tiên tiến. Một năm học rất thuận lợi, nhàn hạ (do nghỉ tiết quá nhiều). Kỳ sinh họat hè tương đối thỏai mái do không có chuyện bị kêu réo tập thể dục sáng và tập nghi thức đội. Trên truyền hình, thời gian này có trình bày đề xuất “chữ cải cách” cho lớp 1 năm sau. Nét dùng chủ yếu là nét sổ, còn nét vòng, nét đá bỏ hết khiến chữ viết không liên tục được do không nối với nhau ! Có lẽ đây là chương trình cải cách đầu tiên. Người ta gọi là kiểu viết “cò mổ”. Chúng tôi mừng không phải học kiểu chữ phản thực tế mà sau này được âm thầm bãi bỏ hồi nào không biết..
Lớp 7
Tôi học lớp 7P buổi chiều. Cô Y.Th. dạy Sử, Địa làm chủ nhiệm.
Môn thể dục với môn chạy bền mấy vòng sân làm tôi sợ nhất. Càng về trể , càng bị trừ điểm. Tôi bị trừ riết không còn điểm để trừ nên thường được ăn 1 điểm “an ủi”. Khi về mức, mặt mày xanh tái như tàu lá, thở không ra hơi, hai chân mỏi mấy ngày. Khác với hồi lớp 6, học lý thuyết mệt óc. Lớp 7 thì thực hành quá sức mình, mệt xác. Bài chạy bền mỗi năm đều có đến khi vô đại học cũng chưa dứt. Tôi lúc nào cũng thua trắng điểm.
Môn Tóan gặp thầy H. cực kỳ khó. Học trả bài lạng quạng không thuộc là
ăn bạt tay với cú “rờ ve” sở trường của thầy. Mấy anh lười ăn đòn đến
nổi có một anh sanh bịnh nhát đòn, khi “tưởng tượng” thấy thầy giơ tay
là anh tự động sàng qua né đòn, anh em ở dưới thấy vậy cười nghiêng ngã,
thầy tưởng bị giỡn mặt, ra tay đánhBài đạo đức đầu tiên mà tôi còn nhớ là “ yêu Đội”. Tiếp theo là những bài “yêu anh bộ đội”, “yêu lao động”, “Nhớ ơn các thương binh liệt sĩ”…
Điều kiện học năm lớp 6 khá tệ hại khi trong lớp chỉ còn một bóng neon đặt ngay bảng là còn họat động.
Nghe đứa bạn kể lại chuyện ở trường H.B.Tr.:Một anh làm bể bóng đèn phải bắt đền. Anh này sáng sớm vô lớp đem bóng đèn chết tráo vô bóng đèn trong lớp còn lại đang họat động. Lát sau, trước mắt ai cũng thấy anh đã bồi thường bóng đèn khác cho lớp đàng hòang. Bóng đèn kia của lớp thấy không cháy được coi như là mới bị hư (!).
Bảng điện mất hết các cầu chì, phải đắp giấy bạc hay buộc dây đồng thay thế. Có phòng, bảng điện sút tắc-kê treo lửng lẳng. Mấy tháng mùa mưa, trời tối đen, học trong bóng tối là thường. Có anh lợi dụng trời nhá nhem, lấy ná bắn rớt cầu chì cho cúp điện hẳn để khỏi học.
Quạt trong lớp xuống cấp, khô dầu gần hết, khi chạy nghe tiếng rột rẹc như (tụi tôi nói) máy xay bobo hay dịch vụ “chà gạo miễn phí, sạch thóc, sạch cám”. Có lần quạt vừa chạy vừa hú khiến cả lớp kinh hòang. Dần dần quạt bị gỡ đem đi đâu hết sạch, quạt mới chẳng thấy thay thế.
Kế họach nhỏ bắt chúng tôi nộp giấy vụn là chính. Có anh ăn gian nhét gạch đá để tăng ký. Tới khi phát hiện lại không tìm ra thủ phạm. Coi như lờ cho qua.
Ngòai trực lớp, hàng tháng có đi lao động quét sân một buổi sáng. Tôi nghe mấy bạn trường khác kể lại có khi đi lao động bằng cách đi cạo vỏ trúc xuất khẩu, nhổ cỏ mộ liệt sĩ, gom sắt vụn, hủ chao, ve chai.. tùy theo trường.
Những ai còn chưa vô Đội đều bị bắt đi học đối tượng Đội, trong thiểu số đó có tôi. Học thắt khăn quàng lần đầu không quen, thắt gút gỡ không ra khiến thầy phải gỡ giúp. Không biết sao, việc này lại để chìm xuồng sau đó. Và tôi may mắn không là Đội viên đến hết năm lớp 9 và không bị dính tới các phong trào nghi thức “vớ vỉnh” kèm theo ở trường.
Tôi học đạt lọai khá, tiên tiến. Một năm học rất thuận lợi, nhàn hạ (do nghỉ tiết quá nhiều). Kỳ sinh họat hè tương đối thỏai mái do không có chuyện bị kêu réo tập thể dục sáng và tập nghi thức đội. Trên truyền hình, thời gian này có trình bày đề xuất “chữ cải cách” cho lớp 1 năm sau. Nét dùng chủ yếu là nét sổ, còn nét vòng, nét đá bỏ hết khiến chữ viết không liên tục được do không nối với nhau ! Có lẽ đây là chương trình cải cách đầu tiên. Người ta gọi là kiểu viết “cò mổ”. Chúng tôi mừng không phải học kiểu chữ phản thực tế mà sau này được âm thầm bãi bỏ hồi nào không biết..
Lớp 7
Tôi học lớp 7P buổi chiều. Cô Y.Th. dạy Sử, Địa làm chủ nhiệm.
Môn thể dục với môn chạy bền mấy vòng sân làm tôi sợ nhất. Càng về trể , càng bị trừ điểm. Tôi bị trừ riết không còn điểm để trừ nên thường được ăn 1 điểm “an ủi”. Khi về mức, mặt mày xanh tái như tàu lá, thở không ra hơi, hai chân mỏi mấy ngày. Khác với hồi lớp 6, học lý thuyết mệt óc. Lớp 7 thì thực hành quá sức mình, mệt xác. Bài chạy bền mỗi năm đều có đến khi vô đại học cũng chưa dứt. Tôi lúc nào cũng thua trắng điểm.
anh này một trận ra hồn. Riêng tôi không thích thầy vì thầy ưa cho điểm “kẹo” quá.
Đến nỗi trong trường có bài vè về mấy thầy nổi tiếng đánh học trò: “Nhứt Đ. Nhì V. Tam H. Tứ C.” Thầy Đ. dạy Lý, có thời gian ngắn dạy thay 1, 2 tiết lớp chúng tôi nhưng chưa thấy thầy đánh ai dù thầy có vẻ nghiêm, ít cười.
Thầy V. trưởng bộ môn Tóan, thấy chỉ có một lần sang lớp tôi nghiêm mặt bắt tại trận anh B.K.Tr cầm chân ghế gãy đứng giộng giộng bục giáo viên vừa làm trò. Thầy bắt K.Tr lên văn phòng kiểm điểm. Cũng chưa thấy thầy đánh ai. Bề ngòai thầy rất “sát khí” với cặp kính đen thường trực trên mặt nên ai cũng sợ.Chung quy thầy H. vẫn là dữ đòn nhứt.
20
Thầy C. dạy Văn thì có nghe kể lại là đã kéo lổ tai một anh rách chảy máu. Nghe kể thầy dạy giỏi văn trong trường hơn cả cô trưởng bộ môn Văn..
Lớp chúng tôi bị một lần kỷ luật trong một ngày gần Noel. Do ồn ào, cô dạy Họa lên méc cô hiệu phó T.Ch.
Cô này ra lịnh tất cả xếp hàng đứng ngòai hành lang trong khi tất cả học
sinh đều đã ra về hết, coi như nhốt cả lớp không cho về tới tối. Bên
trong anh em lầm bầm nguyền rủa. Bên ngòai phụ huynh bực tức phản đối mà
không biết chuyện gì xảy ra bên trong. Mãi hồi lâu sau mới được cho về.
Khi cơ sở vật chất xuống cấp quá nặng, nhà trường có kêu gọi phụ huynh
đóng góp tiền hay vật chất để hổ trợ tái trang bị theo khả năng từng
lớp. Tùy lớp giàu nghèo khác nhau mà trang bị mỗi khác. Kết quả lớp
giàulại quá thừa đèn sáng quắc với đèn neon lẫn đèn tròn. nhứt là các
lớp học Nga văn. Đèn lớp chúng tôi chỉ vừa đủ do..tiền đóng góp khiêm
tốn.
Nhớ lại thêm: Năm đó, nghe kể cô hiệu phó T.Ch. và người em (làm bảo vệ) làm thất thóat tài sản trường và bỏ trốn. Chú Năm bảo vệ nghe nói bị lãnh đủ oan mạng.
Môn học hướng nghiệp với chương trình: nam học nghề mộc, nữ thì học môn gia chánh (nhưng lại được gọi là môn “dinh dưỡng”). Nhưng toàn là học lý thuyết suông. Chỉ thấy cô vẽ hình minh họa dụng cụ hay lâu lâu đem vô ít dụng cụ để giảng. Chúng tôi phải đi học vào 1 buổi sáng trong tuần.
Các phong trào bắt mua báo Đội để lấy điểm thi đua khá gay gắt, có tính
ép buộc cũng như cái trò mời học sinh mua viết bic (núp bóng phong trào
để trường kinh doanh thêm ?).Nhớ lại thêm: Năm đó, nghe kể cô hiệu phó T.Ch. và người em (làm bảo vệ) làm thất thóat tài sản trường và bỏ trốn. Chú Năm bảo vệ nghe nói bị lãnh đủ oan mạng.
Môn học hướng nghiệp với chương trình: nam học nghề mộc, nữ thì học môn gia chánh (nhưng lại được gọi là môn “dinh dưỡng”). Nhưng toàn là học lý thuyết suông. Chỉ thấy cô vẽ hình minh họa dụng cụ hay lâu lâu đem vô ít dụng cụ để giảng. Chúng tôi phải đi học vào 1 buổi sáng trong tuần.
Bữa đó nhớ vào tiết dạy lý của thầy Q., thầy giới thiệu viết, ai có nhu
cầu mua thì lên chổ bàn thầy mà mua . Tổ trác bửa đó viết bán ra cây nào
cây đó đều bị nghẹt mực, hay mẻ bi. Học trò la làng, ban đầu còn xin
đổi cây khác, riết hết viết để đổi làm thầy quê và đổ quạu ! Một phần
cũng do giấy tập học trò thời đó quá tệ, khi viết đầu bi bị tơ giấy xoắn
làm nghẹt hết mực, phải ra ngòai nhờ mấy ông thợ bơm mực viết bic sửa
hòai. Mà giấy không bị tơ xoắn thì cũng hút mực viết máy y chang giấy
thấm (papier buvard), viết 1 trang, mực thấm 2,3 trang khỏi viết tiếp
trang sau (như truyện rắn báo óan: máu thấm qua 3 trang giấy ngay chữ
“Đại”: điềm báo Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, nghĩ thấy..ớn).Thời ấy có
được một cây viết bic tốt không dễ. Nhiều khi có viết cũng chưa chắc
xài yên ổn do giấy xấu làm nghẹt mực. Bạn bè tặng mình cây viết cũng là
phải quý mình lắm mới tặng. Vì mỗi năm mỗi nhà chỉ được quyền lãnh hàng
nước ngòai không quá 3 lần nên bạn bè dư dả giúp nhau là rất hiếm. Lãnh
hàng cũng không dám nói ra vì sợ người khác biết và tới nhà xin đồ, thậm
chí.. bị ăn cướp. Mãi đến sau 1988, lịnh này được âm thầm bãi bỏ khi
việt kiều được phép chuyển tiền về hợp pháp. Ấy là chuyện về sau ngoài
phạm vi hồi ký…
Lần đầu tiên chúng tôi được cô chủ nhiệm hỏi thăm dò phê bình các giáo
viên khác. Anh Th.C.D.Ph. giơ tay nói luôn: cô K.A Pháp văn vô lớp chỉ
lo đếm tiền. Kết quả là giờ học tuần sau, cô K.A tức giận hỏi: “Này !Tao hỏi, thằng nào nói tao vô lớp đếm tiền đâu?” Không ai dám trả lời vì ..rét.
Thiệt ra cô K.A dạy chúng tôi đàng hòang. Do lương thấp nên nghe nói cô phải đi buôn vải kiếm thêm. Lâu lâu tranh thủ lúc lớp làm bài tập thì cô lấy tiền kiểm lại. Có vài anh học mất căn bản bị cô rầy hòai nên nổi hứng phát biểu bậy bạ chơi khiến cô bị mang họa oan.
Cô K.A có tật lâu bực quá “chửi sảng”. Có nghe người lớp trên kể là cô có lần giận học trò sau đó mà chửi là sau này “đứa đó” sinh con không có lổ đ. !
Tôi chơi với X.K từ lớp 6, và luôn ngồi cạnh nhau. Sở thích đọc sách giúp cả hai thân thiết và trau đổi sách với nhau. X.K. thiên về sách văn chương, sách dịch. Tôi bắt đầu thích thêm: chuyện ma. Bấy giờ chuyện ma còn bị cấm đóan, tôi vẫn đọc được ít quyển đặc sắc: Ai hát giữa rừng khuya (Tchya Đái Đức Tuấn), Chuyện tích đồng quê (Lâm thế Nhân) và đặc biệt là mục “chuyện huyền bí” trong tạp chí Khoa học huyền bí. Đọc xong rồi kể lại cho bạn bè nghe. Dù đọc xong, hơi..sợ !Văn của tôi đọ hơn và điểm trội hơn văn tôi hẳn.
Một thể lọai văn tự phát xuất hiện: thơ tình.
21
Viết thơ bỏ học bàn hay nơi quy ước để “đối tác” đến lấy thường xảy ra.
Chuyện không lộ liểu, sỗ sàng như ngày nay. Xui xẻo một lần, lá thơ tình
của 2 anh chị trong lớp bị phát hiện, thằng bạn “can” bằng giấy than ra
chục bản dán đầy tường trong lớp ngày hôm sau. Anh em được phen cười đã
đời! Thầy cô thỉnh thỏang có răn đe anh em “khoan yêu, học tập trước
đã”. Nhìn chung, yêu còn ít nhưng phá nhau là nhiều. Tôi lâu lâu cũng
nghịch tý cho biết. Số là một hôm đi học, thằng bạn rủ chui rào vô sớm
vì phát hiện một chổ hàng rào có song sắt làm rộng hơn mấy chổ khác. Tôi
thử chui một lần cho biết. Tụi tôi chui lọt dễ dàng vì ..bụng ốm. Ít
lâu sau, ai cũng biết nên học trò chui rào cúp cua khá đông. Buổi chiều
nọ mấy anh chui rào trốn học về bị phát hiện, một anh quýng quáng kẹt
bụng chui hòai không ra, đến khi thầy giám thị tới gần thì anh cũng vừa
chui lọt được ra ngòai để rồi hôm sau phải viết kiểm điểm. Mấy ngày sau,
hàng rào chổ đó
được quấn kẽm gai mấy vòng cho yên chuyện.
Tôi được học sinh tiên tiến cả năm, có điều kết quả thua năm ngóai.
Cuối năm cô K.A dạy Pháp văn có nhờ tôi và X.K. lên trường cộng điểm vô sổ sách giúp cô. Chúng tôi được cô trả công hậu hĩnh bằng những buổi ăn sáng. Bấy giờ được mời ăn là thấy sung sướng lắm.
Trong mùa hè này, cái trò sinh họat hè , tập thể dục sáng tiếp tục quấy rối tôi riết. Càng nguyền rủa nó, tôi càng bị nó đeo đẳng. Mãi đến khi hết lớp 9 tôi lấy lý do luyện thi lớp 10 để không dính tới.
Tôi phải đi học thêm môn toán cho chắc ăn khi thấy kết quả tóan học kỳ 2 không khả quan. Chỉ học thêm 2 buổi trong tuần. Chưa học môn gì khác thêm. Môn Pháp văn được ông ngọai vẩn dạy tôi mỗi ngày ở nhà.
Lớp 8
Tôi vô lớp 8P2, cô P.L dạy Hóa làm chủ nhiệm, học buổi sáng sau 7 năm tòan học buổi chiều.
Tôi bắt đầu được đi học bằng xe đạp một mình.
Lớp tôi có thêm gần 10 anh lưu ban nên có điều kiện quậy dữ hơn trước. Ít lâu sau trường chia lớp tôi làm 2, một nửa qua 8P1 (đổi làm 8P), một nửa qua 8N2 (sau đổi làm lớp 8NP). Tôi sang 8NP , cô S. dạy văn làm chủ nhiệm với phân nửa lớp học Nga Văn. Khi đến giờ ngọai ngữ thì chúng tôi sang phòng khác học Pháp Văn.
X.K. phải chia tay tôi để sang lớp 8P.
Ban đầu có sự phân biệt giữa nhóm “dân đen” lớp Pháp văn và “nhóm con cán bộ” bên lớp Nga văn. Nhưng sau đó, khi đã hòa đồng nhau thì tất cả đều quậy như nhau. Khi kết hợp với 8P trong giờ chơi, 2 lớp trở thành “lủ quỷ dữ”.
Bức tường ngăn 2 lớp chúng tôi có thủng 1 lổ chừng 3 ngón tay, bên này đưa miệng vô lổ la hét phá bên kia trong giờ học. Một giờ chơi, cả 2 bên hè nhau dùng chân ghế gãy đục một lổ khổng lồ gần đủ cho đầu chui lọt rồi một bên đốt giấy châm lửa liệng qua bên kia trong giờ học.
Bãi xe đạp sát lớp học cũng không yên vì trong giờ chơi, do nhiều anh lớp tôi quậy hết cỡ bằng cách lấy xe nào không khóa để đạp càn lướt lên các xe để gần lớp. Nhiều lớp bị gỡ phụ tùng xe khiến nhà trường phải cảnh cáo các lớp học gần nhà xe.
Bàn ghế lâu ngày bị sút đinh khá nhiều, Tr.Ng.H. gỡ ra lấy tấm ván ghế
làm xích đu. Xui xẻo vì cây đinh dính sót trên ghế móc rách hết một bên
ống quần, xém lòi “của quý” khiến H. phải “cúp” về sớm.được quấn kẽm gai mấy vòng cho yên chuyện.
Tôi được học sinh tiên tiến cả năm, có điều kết quả thua năm ngóai.
Cuối năm cô K.A dạy Pháp văn có nhờ tôi và X.K. lên trường cộng điểm vô sổ sách giúp cô. Chúng tôi được cô trả công hậu hĩnh bằng những buổi ăn sáng. Bấy giờ được mời ăn là thấy sung sướng lắm.
Trong mùa hè này, cái trò sinh họat hè , tập thể dục sáng tiếp tục quấy rối tôi riết. Càng nguyền rủa nó, tôi càng bị nó đeo đẳng. Mãi đến khi hết lớp 9 tôi lấy lý do luyện thi lớp 10 để không dính tới.
Tôi phải đi học thêm môn toán cho chắc ăn khi thấy kết quả tóan học kỳ 2 không khả quan. Chỉ học thêm 2 buổi trong tuần. Chưa học môn gì khác thêm. Môn Pháp văn được ông ngọai vẩn dạy tôi mỗi ngày ở nhà.
Lớp 8
Tôi vô lớp 8P2, cô P.L dạy Hóa làm chủ nhiệm, học buổi sáng sau 7 năm tòan học buổi chiều.
Tôi bắt đầu được đi học bằng xe đạp một mình.
Lớp tôi có thêm gần 10 anh lưu ban nên có điều kiện quậy dữ hơn trước. Ít lâu sau trường chia lớp tôi làm 2, một nửa qua 8P1 (đổi làm 8P), một nửa qua 8N2 (sau đổi làm lớp 8NP). Tôi sang 8NP , cô S. dạy văn làm chủ nhiệm với phân nửa lớp học Nga Văn. Khi đến giờ ngọai ngữ thì chúng tôi sang phòng khác học Pháp Văn.
X.K. phải chia tay tôi để sang lớp 8P.
Ban đầu có sự phân biệt giữa nhóm “dân đen” lớp Pháp văn và “nhóm con cán bộ” bên lớp Nga văn. Nhưng sau đó, khi đã hòa đồng nhau thì tất cả đều quậy như nhau. Khi kết hợp với 8P trong giờ chơi, 2 lớp trở thành “lủ quỷ dữ”.
Bức tường ngăn 2 lớp chúng tôi có thủng 1 lổ chừng 3 ngón tay, bên này đưa miệng vô lổ la hét phá bên kia trong giờ học. Một giờ chơi, cả 2 bên hè nhau dùng chân ghế gãy đục một lổ khổng lồ gần đủ cho đầu chui lọt rồi một bên đốt giấy châm lửa liệng qua bên kia trong giờ học.
Bãi xe đạp sát lớp học cũng không yên vì trong giờ chơi, do nhiều anh lớp tôi quậy hết cỡ bằng cách lấy xe nào không khóa để đạp càn lướt lên các xe để gần lớp. Nhiều lớp bị gỡ phụ tùng xe khiến nhà trường phải cảnh cáo các lớp học gần nhà xe.
Nhà trường cấm ăn hàng rong vẫn không ngăn chúng tôi lén ra hàng rào mua me, kem, ổi vô lớp ăn vụng thay vì đi ra cantine trường mua theo quy định.
Có anh bắt chước chị Quyên trong phim Nguyễn văn Trỗi (do Hà Nội vừa sản xuất) đập vô cửa ầm ầm vửa la“y như phim” để chọc giám thị và làm anh em lớp lận cận đang học cười chơi.
Cuốn phim này được viết có những tình tiết thêm vào, khác với những gì
chúng tôi đã học! Có mấy đọan chị Quyên đến bót bị lính không cho vô.
Chị đứng dập cửa la : Anh Trỗi, anh Trỗi…cả buổi. Thêm đọan tên cai ngục
giựt trái cam từ tay thằng nhỏ gần đó bỏ túi đem đi. Thằng nhỏ năn nỉ
đòi lại. Thấy vậy đám tù nhân trong xà lim phản đối dữ dội khiến hắn
phải móc trái cam ra trả. Các đọan: anh Trỗi hùng hồn tự bào chữa như
một luật sư chính hiệu khiến phòng xử im phăng phắc; cảnh tù nhân nổi
lọan đánh nhau với cảnh sát trong khám…Đặc biệt là phim tòan giọng Bắc,
không có nét gì là miền Nam.
Rồi đám học trò trong trường năm này, không hiểu nguyên nhân thế nào mà gần như cả khối lớp 9 bày đặt không hát chào cờ. Tất cả đều hát lè nhè hay không thèm hát. Bà Nh. hiệu trưởng bắt phạt cả lớp đứng ngoài nắng không cho vô học. Cuối cùng cũng huề cả làng bằng cách bà bắt cả lớp ấy viết kiểm điểm sau khi hù dọa vu vơ là chống đối, vô kỷ luật, ngoan cố.. một trận cho hả giận.
22Rồi đám học trò trong trường năm này, không hiểu nguyên nhân thế nào mà gần như cả khối lớp 9 bày đặt không hát chào cờ. Tất cả đều hát lè nhè hay không thèm hát. Bà Nh. hiệu trưởng bắt phạt cả lớp đứng ngoài nắng không cho vô học. Cuối cùng cũng huề cả làng bằng cách bà bắt cả lớp ấy viết kiểm điểm sau khi hù dọa vu vơ là chống đối, vô kỷ luật, ngoan cố.. một trận cho hả giận.
Trò “xỏ lá tập thể ” sang năm sau gây nhiều rắc rối cho ông hiệu trưởng
mới. Từ từ sẽ kể.. anh em đừng ai sốt ruột biết trước mất hay. Chuyện
copy bài nhau càng trở nên phổ biến. Ban đầu là do học ngọai ngữ mất căn
bản rồi bạn bẻ phải cho coi bài nhau để thi đậu. Sau này dần dần ngay
cả môn văn cũng phải copy vì chương trình có thay đổi.Đúng vậy, từ cách
làm văn miêu tả thông thường chuyển sang văn nghị luận là điều không dễ.
Mình khôngthể diễn tả hay thể hiện quan điểm theo ý riêng mình mà theo ý
“mớm cung” của chương trình.
May cho tôi, thằng bạn hàng xóm có cô em họ (lớn hơn tôi 2 tuổi) ở nhờ mấy tháng. Chị này là học sinh giỏi văn. Tôi có nhờ giúp làm một bài mẫu. Cũng từ đó, tôi cứ bám bài “prototype” để làm các bài văn sau này..
Chị khuyên văn chứng minh là dễ nhứt và nên cho dẫn chứng càng nhiều càng tốt. Sau này có người bạn khuyên thêm là ráng chen thơ vào càng hay (trích từ sách đã đọc, thơ dịch từ tiếng nước ngòai cũng được).
Các dạng văn khác cứ theo mẫu rồi mắm muối chế biến ra dần…
Mẹo học văn trước mắt với tôi là viết sao cho nhiều, viết chữ lớn và chừa lề sửa cho nhiều (có thể phân nửa tờ giấy) để cho bài có vẻ dài ra. Nếu gặp bài nghị luận về lời nói “đồng chí nào đó” thì cứ khen “à toute possibilité” (hết mình); Mọi cái gì của “kẻ thù” thì cứ chê, càng cường điệu sặc mùi căm thù thì cảng khó rớt.
Sau này tôi học thêm nhiều “mánh” khác. Ấy là chuyện về sau..
Nếu cấp 1 có những bài tập đọc thì cấp 2, 3 không thiếu những bài giảng văn “ấn tượng” từ các tác phẩm:
- “Người mẹ cầm súng”: chị Út Tịch cùng với đồng chí chồng chia lửa nhau khi đánh giặc, “úynh nhau chết bỏ cũng không thôi nhau”.
- “Một chuyện chép ở bệnh viện”: chuyện chị Tư Hậu.
- “Sống như Anh” viết về Nguyễn Văn Trỗi.
- “Vùng mỏ” (không nhớ tác giả)
- Chú Lũy liên lạc (“Xung kích” - Nguyễn Đình Thi)
- Thơ Tố Hữu, Giang Nam,..
Chúng tôi có học thêm văn thơ cổ: Chuyện Kiều, Lục Vân Tiên, thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương..
Môn tóan, do học thêm lúc hè, nên học nhẹ nhàng hơn. Áp lực chương trình gần như không có.
Trước khi chia lớp, thầy H. (khác với thầy H. dạy lớp 7) dạy tóan chúng tôi. Và0 lớp thầy có thói quen lịch sự nghiêng mình cúi chào như võ sĩ Nhật trước khi giao đấu. Khi chuyển sang lớp 8NP, thầy Tr. dạy tóan rất lôi cuốn. Thầy vẫn tiếp tục dạy Đại số lớp chúng tôi đến hết năm lớp 9.
Môn Vật lý, thầy Th. phụ trách. Giờ học khá vui vì thầy vừa giảng bài với phong cách chọc anh em cười chơi, với những câu nói 2 nghĩa, ai hiểu sao thì hiểu! Thầy cũng dạy tụi tôi đến hết lớp 9.
Học trò ở trường biệt danh thầy là Th.”bánh bò” vì thầy có người nhà bán bánh bò cho học sinh lúc giờ chơi. Thầy thỉnh thỏang quảng cáo khéo cho bánh bò bằng cách khuyên học sinh đừng mua quà bánh ở ngòai mà nên mua ở cantine trường. Có anh chơi xỏ lá dám hỏi thầy “Có bán bánh bò không thầy ?” Thầy cũng đáp tỉnh: “ Có bán chớ, anh chị cứ ra mua”.
Sau này gặp lại, có đứa kể là ai hay có tật mua thiếu chịu bánh bò mà
thầy biết mặt là..bị thầy đì te tua. Chuyện nghe kể, tôi chưa chứng
kiến.May cho tôi, thằng bạn hàng xóm có cô em họ (lớn hơn tôi 2 tuổi) ở nhờ mấy tháng. Chị này là học sinh giỏi văn. Tôi có nhờ giúp làm một bài mẫu. Cũng từ đó, tôi cứ bám bài “prototype” để làm các bài văn sau này..
Chị khuyên văn chứng minh là dễ nhứt và nên cho dẫn chứng càng nhiều càng tốt. Sau này có người bạn khuyên thêm là ráng chen thơ vào càng hay (trích từ sách đã đọc, thơ dịch từ tiếng nước ngòai cũng được).
Các dạng văn khác cứ theo mẫu rồi mắm muối chế biến ra dần…
Mẹo học văn trước mắt với tôi là viết sao cho nhiều, viết chữ lớn và chừa lề sửa cho nhiều (có thể phân nửa tờ giấy) để cho bài có vẻ dài ra. Nếu gặp bài nghị luận về lời nói “đồng chí nào đó” thì cứ khen “à toute possibilité” (hết mình); Mọi cái gì của “kẻ thù” thì cứ chê, càng cường điệu sặc mùi căm thù thì cảng khó rớt.
Sau này tôi học thêm nhiều “mánh” khác. Ấy là chuyện về sau..
Nếu cấp 1 có những bài tập đọc thì cấp 2, 3 không thiếu những bài giảng văn “ấn tượng” từ các tác phẩm:
- “Người mẹ cầm súng”: chị Út Tịch cùng với đồng chí chồng chia lửa nhau khi đánh giặc, “úynh nhau chết bỏ cũng không thôi nhau”.
- “Một chuyện chép ở bệnh viện”: chuyện chị Tư Hậu.
- “Sống như Anh” viết về Nguyễn Văn Trỗi.
- “Vùng mỏ” (không nhớ tác giả)
- Chú Lũy liên lạc (“Xung kích” - Nguyễn Đình Thi)
- Thơ Tố Hữu, Giang Nam,..
Chúng tôi có học thêm văn thơ cổ: Chuyện Kiều, Lục Vân Tiên, thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương..
Môn tóan, do học thêm lúc hè, nên học nhẹ nhàng hơn. Áp lực chương trình gần như không có.
Trước khi chia lớp, thầy H. (khác với thầy H. dạy lớp 7) dạy tóan chúng tôi. Và0 lớp thầy có thói quen lịch sự nghiêng mình cúi chào như võ sĩ Nhật trước khi giao đấu. Khi chuyển sang lớp 8NP, thầy Tr. dạy tóan rất lôi cuốn. Thầy vẫn tiếp tục dạy Đại số lớp chúng tôi đến hết năm lớp 9.
Môn Vật lý, thầy Th. phụ trách. Giờ học khá vui vì thầy vừa giảng bài với phong cách chọc anh em cười chơi, với những câu nói 2 nghĩa, ai hiểu sao thì hiểu! Thầy cũng dạy tụi tôi đến hết lớp 9.
Học trò ở trường biệt danh thầy là Th.”bánh bò” vì thầy có người nhà bán bánh bò cho học sinh lúc giờ chơi. Thầy thỉnh thỏang quảng cáo khéo cho bánh bò bằng cách khuyên học sinh đừng mua quà bánh ở ngòai mà nên mua ở cantine trường. Có anh chơi xỏ lá dám hỏi thầy “Có bán bánh bò không thầy ?” Thầy cũng đáp tỉnh: “ Có bán chớ, anh chị cứ ra mua”.
Môn Pháp văn cô K.A tiếp tục dạy chúng tôi. Tình hình anh em mất căn bản trong lớp trở nên cao dần. Do sách giáo khoa sọan đi quá nhanh. Điểm xấu trong lớp tăng dần khiến nhiều anh em nản chí. Chỉ có học thêm mới hy vọng theo kịp nhưng cô K.A không ưa dạy thêm (cô có công việc làm thêm ở ngòai như đã nói) mà giáo viên lúc đó cũng chưa nghĩ tới vì học sinh đa số còn nghèo.
Có bữa cô K.A đi vắng ra ngòai 15 phút, Ng.Ng.B liều mạng mở sổ để sửa điểm cứu anh em. Phi vụ trót lọt vài lần. Thầy S. dạy môn Địa lý có đặc điểm là không bao giờ mang sách vở gì đến lớp. Thầy liếc sơ sách giáo khoa tại chổ rồi giảng theo cảm hứng. Học theo thầy như đi chơi, gần như chẳng cần học bài nhiều, không ai rớt.
Môn hướng nghiệp được đem vô lớp dạy trong giờ học bình thường thay vì học ngòai giờ như năm trước. Khổ nổi lần này bắt nam nử đều học nghề mộc. (lần này tréo cẳng ngổng cho nữ trong khi hồi cấp 1 thì nam lại phải học nữ công !) Khá hơn năm trước là có đem cưa bào vô lớp rồi tới khi kiểm tra bắt lên tháo ráp bàođể tính điểm. Chúng tôi hay cười khi thấy nữ lên bảng lọng cọng tháo ráp bào.
23
Bạn bè thỉnh thỏang nghỉ học bất tử mấy người. Ai nghỉ lâu mà điểm danh không thấy là trường xóa tên. Đa số là do..vượt biên.Có anh bạn chơi thân với tôi, H.” Sạc-lô”, nghì một mạch trên 10 ngày. Ai cũng tưởng H. chết do sự kiện chìm ghe vượt biên ở cầu chữ Y (4-1983). Mãi đến ngày thi thì thấy H.đờ đẫn xách cặp vô, mặt xanh như tàu lá. Mới biết H. bịnh nặng vừa khỏi. Mừng bạn còn sống !
Cuối năm tôi vẫn được tiên tiến. Coi như 3 năm liền tiên tiến. Cuối học kỳ 1 còn được trường tặng ít tiền học bổng.
Nguyên nhân khá hy hữu: trường cho rằng tôi là học sinh nghèo học giỏi vì bề ngòai ăn mặc bê bối và hơi.. ở dơ. Không ngờ tôi vô tình đóng kịch nhà nghèo khá đạt. (nếu đóng phim “nghèo” thì có lẽ đã nổi tiếng và ra trường sớm ! ). Trong khi đó em tôi ăn mặc tươm tất hơn, học chung trường mà không ai xem nó nghèo mặc dù anh em với nhau ai cũng biết.
Cuối năm lại lãnh thêm một mùa hè chết tiệt đáng nguyền rủa với sinh họat hè và bị réo kéo đi tập thể dục sáng sớm. Ghét !!!!!
Thêm trò sinh họat hè kiểu mới được ai đó rặn ra. Tôi thấy đám con nít nhỏ hơn có cái trò ngồi vòng tròn vổ tay, một đứa nói một câu gì đó rồi tùy theo câu nói đó mà mấy đứa còn lại vổ tay hỏi” thấy cái gì, gì gì?”hay “ biết cái gì, gì, gì?” hay … Chúng vổ tay ra rả như két suốt cả buổi như vậy.
Lớp 9
Nhóm học Pháp văn 8NP của tôi kết hợp với lớp 8P thành lớp 9/5, học buổi
sáng. Cô P.L dạy Hóa chủ nhiệm.Các nhóm quậy lại nhập với nhau. Có thêm
vài anh lưu ban lớn tuổi, hơn nữa, mấy anh giỏi văn, tóan chuyển sang
lớp 9/6 làm lớp tôi hết sạch nhân tài.
Lớp tôi ở trên lầu, lại ở đầu hành lang. Nên các lớp 9 khác đi qua đều bị tụi tôi phá phách, bất kể nam nử.Nhóm “xóm nhà lá” như: Ng.Nh.S, Ng.V.S, Tr.Ng.H, Ng.H.T, D.Q.K, Ng.H.L, Ng.H,.. Nhóm “nữ quái”Th.Q, “bà Tư Hù” B.V, Th.K, Th.Tr.. nổi tiếng sang cả trường khác, ăn hàng, quậy phá, đánh lộn, cúp cua..chẳng ai chịu thua ai.
Lớp tôi ở trên lầu, lại ở đầu hành lang. Nên các lớp 9 khác đi qua đều bị tụi tôi phá phách, bất kể nam nử.Nhóm “xóm nhà lá” như: Ng.Nh.S, Ng.V.S, Tr.Ng.H, Ng.H.T, D.Q.K, Ng.H.L, Ng.H,.. Nhóm “nữ quái”Th.Q, “bà Tư Hù” B.V, Th.K, Th.Tr.. nổi tiếng sang cả trường khác, ăn hàng, quậy phá, đánh lộn, cúp cua..chẳng ai chịu thua ai.
Có lần cả nhóm này cúp cua xem phim. Bấy giờ có phim “Cân Bằng” của Liên
Xô nổi tiếng với những pha “cấp 3” tươi mát gây tò mò câu khách, dành
cho người trên 15 tuổi. Khi cả nhóm vô mua vé, chỉ có nữ được vô coi,
đám con trai bị sóat vé không cho vào vì thấy mặt con nít quá (!).
Đánh bài trong lớp lâu lâu xảy ra. Có anh tìm đâu báo Playboy đem vô cho
anh chị em cùng xem và bình luận với nhau,. Mấy cán bộ lớp như tôi cũng
ngó..cho biết ! Trước mắt không coi..phí của giời! Chưa kể nếu không,
còn sợ mang tiếng đạo đức giả. Có anh bày đặt nói “ghê” không dám nhìn
vì sợ bị bắt làm kiểm điểm. Bên ngòai, lâu nghe tin học trò đánh lộn
nhau giữa các trường. Nguyên nhân không ngòai việc..cua gái là chính.
Còn xích mích cá nhân với nhau cũng không phải là không có với cảnh lớp
này kéo đi đánh lớp kia.
Tôi được bầu làm lớp phó học tập. Nhưng vì phá phách một cách “khoa học”
hơn nên ít bị phát hiện và bị phê bình. Vì là năm cuối cấp sẽ phải thi
môn Văn, Tóan cùng với 2 môn mà Sở giáo dục còn “ bí mật” chưa công bố.
Nên bắt buộc học nghiêm chỉnh văn và tóan trước tiên.
Môn văn lúc gần thi vô lớp 10 tôi mới đi học thêm cho yên bụng . Dù sao
tôi tự tin khả năng viết văn của tôi đủ để tồn tại qua truông “bĩ cực”.
Bên cạnh thầy Tr. dạy Đại số, thầy V. trưởng bô môn phụ trách môn hình học cho lớp. Sự nghiêm khắc nổi tiếng của thầy khiến thiên hạ đồn thầy nằm trong hội đồng kỷ luật của trường. Nhứt là thầy chuyên làm giám thị hành lang trong ngày thi tóan.
Tôi cảm thấy môn tóan là bắt đầu có những cái khó thật sự. Không dễ như năm ngóai. Làm bài được 7 điểm là rất chật vật. Khiến cho sang học kỳ 2 tôi đi học thêm tóan để củng cố kiến thức. Cũng nhờ công hướng dẫn của thầy V. mà tôi thi cử dễ dàng với điểm cao.
Bên cạnh thầy Tr. dạy Đại số, thầy V. trưởng bô môn phụ trách môn hình học cho lớp. Sự nghiêm khắc nổi tiếng của thầy khiến thiên hạ đồn thầy nằm trong hội đồng kỷ luật của trường. Nhứt là thầy chuyên làm giám thị hành lang trong ngày thi tóan.
Tôi cảm thấy môn tóan là bắt đầu có những cái khó thật sự. Không dễ như năm ngóai. Làm bài được 7 điểm là rất chật vật. Khiến cho sang học kỳ 2 tôi đi học thêm tóan để củng cố kiến thức. Cũng nhờ công hướng dẫn của thầy V. mà tôi thi cử dễ dàng với điểm cao.
24
Tôi nhớ thầy V. có thói quen ăn phở buổi sáng ngay tiệm phở đầu dốc căn hẻm ngoằn ngòeo gần góc Nam Kỳ khởi nghĩa- Lý Chính Thắng. Thầy dùng phở gần như đều đặn mỗi ngày.
Nhà trường cho học sinh làm quen không khí thi cử trong các lần kiểm tra tóan 1 tiết bằng cách chia phòng, lập phiếu báo danh. Sự có mặt của thầy V. khiến không ai dám quay qua lại chép bài với nhau. Nhờ vậy chúng tôi không bở ngỡ khi đi thi sau này.
Các môn còn lại, Sữ, Địa, tôi chỉ đậu 6,7 không khá hơn. Chỉ riêng môn sinh vật tôi học xuất sắc với điểm trung bình 9,8 cả năm.
Về môn Hóa của cô P.L, tôi chỉ nhớ lần thực hành thí nghiệm ở bên trường Tân Định. Bài thí nghiệm với acetylene bỏ trong nước tạo khí cháy. L.M.H ngồi cạnh tôi chưa kịp nghe hướng dẫn, đong nước đầy ống nghiệm rồi bỏ liên tiếp mấy cục acetylene vô làm nước sủi bọt ra lênh láng và mùi khí đá bay nồng nặc cả phòng khiến tổ tôi bị cấm tiếp tục thực hành.
Cô S. dạy Văn, dạy không truyền cảm lắm nhưng tôi không quan tâm vì ấn tượng lâu nay là văn thì ai giảng cũng vậy vậy chưa chắc hấp dẫn mình được. Tôi tự tin có bí quyết làm văn của mình. Cái chính tập làm sao viết nhanh để viết..dài tạo tâm lý chịu khó đào sâu suy nghĩ dù thực chất ... rỗng tuếch ý tưởng.
Học cả năm chỉ có bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh là được tôi cho là hay về nội dung lẫn nghệ thuật hơn các tác phẩm khác.
Tôi bày ra trò “văn học chế” để rồi chế biến nội dung chuyện “Tắt đèn”, “Hòn Đất” để anh em cười chơi. Thậm chí mắm muối các bài trong sách giảng văn bằng cách kết hợp thêm mấy câu thơ “tục” lấy từ cuốn “Tục ngữ phong dao” (Nguyễn Văn Ngọc) chen vô làm anh em tưởng tôi có khiếu làm thơ trào phúng vậy.
Nghe kể lại chuyện một hậu quả của “văn chế”: một em thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố bị “trên” kỷ luật do sơ ý ghi nhầm:
Giặc bắn chết em rồi quăng mất xác
Đáng đời em là du kích em ơi.
(nguyên văn: chỉ vì..)
(Bài Quê Hương của Giang Nam)
Bài “ Vè trong ngục” trong sách văn học nào đó thấy vui vui nên có lần tôi cũng ráng chêm ít câu vô bài văn cho “lạ”, “ có phong cách”, nhứt là tạo tâm lý cho thấy mình có tham khảo sách ở ngòai:
Mình đi vào khám như công chúa vào lầu
Mặc áo không bâu như mình mang giáp trụ
Càn rừng lướt bụi như thái tử đi săn
Cuốc giá lăng xăng như Trương Phi thi võ
Chúa Nhựt ngồi nhổ có như Khương Thượng điểm binh
Lặn lội dưới sình như Uất Trì tắm ngựa
Sáu giờ trịch cửa như Hà Tôn Hiến lập trận Trường Xả
Nắm cổ kéo ra như Địch Thanh trấn ải
Mười giờ tựu lại như hương sĩ nhập tràng
Cơm dọn hai hàng như làng ăn trùng cửu
Ăn rồi đi ngủ như Lưu Bị viếng Khổng Minh
Trống đánh ình ình như La Thông tảo Bắc
Mưa tuôn ướt mặt như rưới nước Cam lồ
Quần áo không khô như Hòang Cô tắm gội
Gẫm mình bị tội như Phật Tổ mắc nàn
Áo quần chiếu rách lang thang như Mỵ Nương nằm trướng ngọc
Trối mây vô óc như roi đả trung thần
Đêm ngủ không quần như phượng hòang ấp trứng
Tứ bề chết đứng như Tiết Nhơn Quý xuống hang
Còng sắt hai hàng như Lê Huê đeo kiềng cẳng
Nghĩ mình tội nặng như đức hòang đế đi tu
Ở mãn năm tù như Cù tu ba năm mới dậy
Ra về vừa đi vừa nhảy như nước chảy qua đèo
Bà con cô bác mừng rao như pháo nổ ba ngày tết
Vợ con mất hết nhà cửa cũng không
Miệng vái Quan Công, mãn khóa này xin thêm vài khóa nữa.
Môn đạo đức chính trị do cô K.A hiệu phó dạy. Mới đầu chưa quen với các
thuật ngữ chính trị nên điểm tôi quá “ẹ” dưới trung bình nên có lần cùng
với 2 anh bạn nữa thuộc dạng “ưu tiên một” để báo giáo viên chủ nhiệm
do học kém. Dần dần sau này mẹo môn văn được áp dụng nên khá hơn tý. Đến
khi vô năm cuối đại học, tôi đã tiến bộ đến mức là can đảm dùng nhiều
dữ liệu “ma” để dẫn chứng kết hợp với văn chương “làm sẵn” khiến thầy mờ
mắt và cho tôi điểm cao nhất lớp.
Năm 1984, có phong trào “em yêu chiến sĩ Điện Biên” kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nghe đồn ông hiệu trưởng Đ.Q.H. mới chuyển về (thay thế bà Nh.) bị cấp trên “giũa” vì lý do sau:
25
Trong ngày 7-5, các trường tổ chức lễ, và bắt các học sinh đeo lá ngụy trang tua tủa trên mình đi đầy ngòai đường như là bộ đội. Nhứt là bắt tất cả phải đi dự lễ đầy đủ.
Không hiểu như có đồng lòng trước, các lớp 9 đàn anh rủ nhau trốn gần hết 3 lớp (tổng số 6 lớp). Các lớp chỉ có một anh vô cắm bảng tên lớp rồi biến nên ban đầu tưởng là có mặt đủ, khi đến tận nơi thì chỉ có một bảng tên lớp trơ trọi với lác đác mấy trò nghiêm túc. Còn chúng tôi thì cứ đổ thừa là đến nơi không thấy ai nên đi về gần hết sạch (!)
Mấy hôm sau, ông hiệu trưởng tức tối lên lớp tôi (vì dạy môn đạo đức chính trị cho lớp ờ học kỳ 2), bỏ hết 2 tiết dạy để rầy la đến hết giờ. Vừa hít hà tức giận, hăm dọa buộc tội chúng tôi chống đối, vô kỷ luật, không có tinh thần tập thể.. và bắt tất cả ai đã vắng mặt về làm kiểm điểm kèm chữ ký phụ huynh. Dễ ợt ! Với lý do “không gặp ai” giúp chúng tôi lấy được chữ ký phụ huynh dễ dàng. Tờ tự kiểm gởi lên đầy đủ và sốt sắng khác hẵn tinh thần buổi lể hôm trước.
Năm 1984, có phong trào “em yêu chiến sĩ Điện Biên” kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nghe đồn ông hiệu trưởng Đ.Q.H. mới chuyển về (thay thế bà Nh.) bị cấp trên “giũa” vì lý do sau:
25
Trong ngày 7-5, các trường tổ chức lễ, và bắt các học sinh đeo lá ngụy trang tua tủa trên mình đi đầy ngòai đường như là bộ đội. Nhứt là bắt tất cả phải đi dự lễ đầy đủ.
Không hiểu như có đồng lòng trước, các lớp 9 đàn anh rủ nhau trốn gần hết 3 lớp (tổng số 6 lớp). Các lớp chỉ có một anh vô cắm bảng tên lớp rồi biến nên ban đầu tưởng là có mặt đủ, khi đến tận nơi thì chỉ có một bảng tên lớp trơ trọi với lác đác mấy trò nghiêm túc. Còn chúng tôi thì cứ đổ thừa là đến nơi không thấy ai nên đi về gần hết sạch (!)
Mấy hôm sau, ông hiệu trưởng tức tối lên lớp tôi (vì dạy môn đạo đức chính trị cho lớp ờ học kỳ 2), bỏ hết 2 tiết dạy để rầy la đến hết giờ. Vừa hít hà tức giận, hăm dọa buộc tội chúng tôi chống đối, vô kỷ luật, không có tinh thần tập thể.. và bắt tất cả ai đã vắng mặt về làm kiểm điểm kèm chữ ký phụ huynh. Dễ ợt ! Với lý do “không gặp ai” giúp chúng tôi lấy được chữ ký phụ huynh dễ dàng. Tờ tự kiểm gởi lên đầy đủ và sốt sắng khác hẵn tinh thần buổi lể hôm trước.
Tuy đã bị hiệu trưởng bắt làm tự kiểm trước cho thầy đỡ tức, chúng tôi
cùng với các anh em lớp khác còn bị cô K.A hiệu phó (chúng tôi hay nói
cô này đẹp mà dữ trời thần ! Với cái nhìn quạu quạu giống nghệ sĩ Thanh
Nga trong phim “ Xa lộ không đèn”) ra lệnh những ai vắng mặt phải vô hội
trường vào buổi chiều để cô “thuyết” một trận nữa. Đúng là chúng tôi
lãnh “đòn thù” liên tục từ các cấp ban giám hiệu. Gì thì gì, mọi chuyện
cũng qua hết. Buổi lể chẳng bao giờ lặp lại nữa.
Chưa hết, còn chuyện trường hô hào tổ chức “trò chơi lớn” như đánh trận giả, chia 2 phe Pháp-Việt. Bên lớp
9 làm phe Pháp (do bự con hơn ?), bên lớp dưới làm phe Việt. Bên lớp dưới phải rượt tấn công bên kia.
Không dè lớp trên dùng sức giựt mất cây cờ và ôm leo tuốt lên nóc nhà. Đám đàn em chỉ còn đứng ngó. Cuộc chơi phải đành hủy vì hòan cảnh khách quan bất lợi ngòai sắp xếp!
Cuối năm mới biết thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở có thêm môn Sinh và Sử. Trường tăng giờ học 2 môn này để ôn tập.
Tôi được tiên tiến lần này đạt 4 năm liền. Có nhiều môn xuất sắc.
Tôi đậu tốt nghiệp phổ thông cơ sở 28 điểm: Tóan 9, Văn 3, Sinh 10, Sử 6.
Sau 3 tháng lo luyện thi Tóan, Văn, ngày 1-8-1984, kỳ thi tuyển vô lớp 10 diễn ra và kết quả tuần sau tôi đạt 14 điểm (Tóan 9, Văn 5). Thở phào thóat nạn ! Anh em thi rớt không đáng kể.
Suy nghĩ lại thấy tôi được huấn luyện lòng căm thù, bắn giết, chiến đấu, tự hào.. quá nhiều thay vì học về lòng nhân ái, ý thức công dân. Kết quả sau khi chúng tôi ra trường vài năm, hiện tượng trò đánh thầy, phụ huynh đánh giáo viên rộ lên dần. Mở màn là chuyện “cô giáo ở Bảo Lộc bị phụ huynh tát tai” được đăng tải trên các báo. Và tiếp tục nhiều nữa..
Tạm gọi tôi đã trải qua thời kỳ “trui rèn trong lửa đạn” với điểm học tập của tôi được in dấu từ 0 đến 10.Chưa hết, còn chuyện trường hô hào tổ chức “trò chơi lớn” như đánh trận giả, chia 2 phe Pháp-Việt. Bên lớp
9 làm phe Pháp (do bự con hơn ?), bên lớp dưới làm phe Việt. Bên lớp dưới phải rượt tấn công bên kia.
Không dè lớp trên dùng sức giựt mất cây cờ và ôm leo tuốt lên nóc nhà. Đám đàn em chỉ còn đứng ngó. Cuộc chơi phải đành hủy vì hòan cảnh khách quan bất lợi ngòai sắp xếp!
Cuối năm mới biết thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở có thêm môn Sinh và Sử. Trường tăng giờ học 2 môn này để ôn tập.
Tôi được tiên tiến lần này đạt 4 năm liền. Có nhiều môn xuất sắc.
Tôi đậu tốt nghiệp phổ thông cơ sở 28 điểm: Tóan 9, Văn 3, Sinh 10, Sử 6.
Sau 3 tháng lo luyện thi Tóan, Văn, ngày 1-8-1984, kỳ thi tuyển vô lớp 10 diễn ra và kết quả tuần sau tôi đạt 14 điểm (Tóan 9, Văn 5). Thở phào thóat nạn ! Anh em thi rớt không đáng kể.
Suy nghĩ lại thấy tôi được huấn luyện lòng căm thù, bắn giết, chiến đấu, tự hào.. quá nhiều thay vì học về lòng nhân ái, ý thức công dân. Kết quả sau khi chúng tôi ra trường vài năm, hiện tượng trò đánh thầy, phụ huynh đánh giáo viên rộ lên dần. Mở màn là chuyện “cô giáo ở Bảo Lộc bị phụ huynh tát tai” được đăng tải trên các báo. Và tiếp tục nhiều nữa..
Lớp 10
Tôi vô lớp 10P2. Học buổi chiều trở lại. Cô Ng.Th.H dạy Pháp văn, làm chủ nhiệm.
Lớp 9/5 năm trước chỉ có một anh Ph.H.T. và “bà Tư Hù” B.V phải đi qua 10P1. Chẳng hiểu sao.
Tôi mừng được học lại chung với X.K. , một học sinh chuyên văn của lớp 9/6 được tuyển thẳng vô lớp 10.
Mới đầu năm mấy anh “dân quậy” bắt đầu phải kiêng dè ông surveillant
biệt hiệu là “ông già Rossi”. Riêng lớp chúng tôi thì lại ngán “bà
chằng” Ph. giám thị gầy đen như con mắm nhưng thần mắt tràn trề sát khí.
Số là hôm đó nghỉ tiết, đám “nử quái” ra ngòai cửa sổ đứng trên
terrasse mái đón cười giỡn, nhăn răng cười ha hả làm náo động xung
quanh. “Bà chằng” đi thẳng vô lớp chỉ mặt Th.Q., H.H. và Th.H. và kêu cả
3 đứng lên để rầy la một trận, quở nào là tóc tai để lỏa xỏa như gái
phòng trà, cười ha hả như “bị ai bóp cổ” (!),nhảy nhót như ở RỪNG, ở RÚ
(cô nói gằng giọng). Cả lớp bữa đó vừa bấm bụng cười thầm mà ngòai mặt
thì ai cũng rét như ai. Để rồi sau này dù đang quậy ồn ào cách mấy mà
thấy bóng “bà chằng” là tất cả ù té trốn đùng đùng một mạch về lớp.
Chúng tôi lại kính phục bà hiệu trưởng L.A. Một người nhỏ thó khắc khổ
nhưng hiền từ như bà soeur không như bà Nh. hồi xưa có thói quen lúc nào
cũng ăn nói ào ào. Số là sau khi chào cờ, trước khi nói chuyện với học
sinh, cô thong thả đề nghị các học sinh lựa chổ mát mà ngồi tránh nắng
trước khi cô nói. Ngày Noel, cô cho phép cho học sinh nghỉ dù trường
khác vẫn bắt đi học. Mùng 6 tết cô mới cho học sinh đi học trở lại thay
vì mùng 5 như Sở giáo dục quy định.
Sự việc bị phát hiện vào năm sau. Có công văn bắt học sinh phải tiếp tục đi học từ trên Sở gởi xuống ngay sau khi hay tin cô cho học sinh nghỉ Noel như năm trước.
26Sự việc bị phát hiện vào năm sau. Có công văn bắt học sinh phải tiếp tục đi học từ trên Sở gởi xuống ngay sau khi hay tin cô cho học sinh nghỉ Noel như năm trước.
Vấn đề học phí manh nha xuất hiện dưới danh nghĩa là “tiền bảo trợ”. Anh
nào gia đình chính sách hay có cha mẹ làm nghể dạy học thì được miễn.
Tôi nằm trong trường hợp sau cùng. Số tiền ban đầu đóng tuy không lớn
nhưng cũng làm nhiều người khó chịu.
Lần đổi tiền cuối cùng cứ 10 đồng cũ lấy 1 đồng mới với tối đa mỗi hộ đổi không quá 2000 đồng mới và tiền lẻ khan hiếm làm nhiều giao dịch đình trệ. Th.Q bấy giờ làm thủ quỷ lớp, đang ôm đống tiền quỹ lớp. Trongnhững ngày sau đổi tiền, tôi phải chạy ghé tìm Q. để đổi lấy tiền lẻ về xài. Trong những thời gian này các phong trào liên quan tới tiền bạc của lớp bị đình trệ. Chưa kể cảnh hiểu nhầm đồng cũ, đồng mới rồi gây cãi lộn nhiều nơi.
Tờ 30 đồng đầu tiên trên thế giới phát hành hân hạnh được tất cả chúng tôi dùng. Tờ giấy bạc chưa từng “đụng hàng” cho đến ngày nay.
Riêng tôi đi học mang rất ít tiền, thậm chí có bữa không đồng dính túi lâu ngày nên ít lo lắng.Lần đổi tiền cuối cùng cứ 10 đồng cũ lấy 1 đồng mới với tối đa mỗi hộ đổi không quá 2000 đồng mới và tiền lẻ khan hiếm làm nhiều giao dịch đình trệ. Th.Q bấy giờ làm thủ quỷ lớp, đang ôm đống tiền quỹ lớp. Trongnhững ngày sau đổi tiền, tôi phải chạy ghé tìm Q. để đổi lấy tiền lẻ về xài. Trong những thời gian này các phong trào liên quan tới tiền bạc của lớp bị đình trệ. Chưa kể cảnh hiểu nhầm đồng cũ, đồng mới rồi gây cãi lộn nhiều nơi.
Tờ 30 đồng đầu tiên trên thế giới phát hành hân hạnh được tất cả chúng tôi dùng. Tờ giấy bạc chưa từng “đụng hàng” cho đến ngày nay.
Chúng tôi phải tham gia “tuần lễ lao động”. Tùy theo trường mà phải đi
lao động xa hay gần. Có trường học sinh phải đạp xe cả chục cây lên nhà
máy xi măng Hà Tiên làm rồi chiều đi về. Lớp tôi may mắn chỉ đi cuốc đất
nhỏ cỏ ở Dinh Độc Lập (chúng tôi còn quen gọi là vậy). Sáng làm cỏ, lợi
dụng lúc vắng người đi hái mận chín trong khuôn viện gần đó chia nhau.
Trưa ngồi nghỉ ở nhà Vọng Nguyệt trên đồi. Sẳn có sân cỏ rộng lý tưởng
cho đá banh hay chơi “u” khi rảnh. Coi như đi cắm trại là chính. Trong
khi học sinh nơi khác phải làm nặng nhọc hơn nhiều.Mỗi tháng một lần
chúng tôi phải vô trường lúc 5h sáng để làm lao động quét sân. Việc thay
phiên từng lớp
từ lớp 10 đến lớp 12.
Tôi để ý từ năm lớp 10, học sinh không hát chào cờ như trước. Nhà trường mở băng cassette bài Quốc ca, học sinh đứng nghiêm cho hết bài. Việc đơn giản khiến trường không mất công canh chừng, khiển trách học trò không đáng hòang như mấy năm trước.
Chúng tôi phải học hướng nghiệp bên trường Lê Thị Hồng Gấm mỗi sáng thứ
3, môn hàn điện. Năm này lý thuyết thực hành dạy bài bản hơn các khóa
hướng nghiệp học hồi cấp 2. Nữ học may thêu ở lớp riêng. Bài tập thể dục
giữa giờ hơi khác so với cấp dưới. Mãi tới năm 12 thì bài thể dục giữa
giờ bị thay đổi một cách quái đản, như một trò hề. Sẽ kể sau..từ lớp 10 đến lớp 12.
Tôi để ý từ năm lớp 10, học sinh không hát chào cờ như trước. Nhà trường mở băng cassette bài Quốc ca, học sinh đứng nghiêm cho hết bài. Việc đơn giản khiến trường không mất công canh chừng, khiển trách học trò không đáng hòang như mấy năm trước.
Trong lớp, tổ của tôi được sắp xếp và may mắn được duy trì đến hết năm 12:
Phía trước mặt tôi là bộ ba: Ng.D.Tr, Ng.Ng.M.A, Ph.Th.Q.L.
Phía sau tôi: “chị Tư” Đ.K.P, H.Th.Th.T, Ng.Ng.L.
Bên trái tôi là X.K., bên kia là Th.Q. Ba bàn chúng tôi ngồi chung nhau đến hết năm 12. Tôi là thằng sinh sau đẻ muộn nhất (Q.L lấy chồng lúc cuối năm, nghỉ học luôn; M.A và D.Tr. sau này đi Pháp; X.K., Th.T., Ng.L đi Mỹ; K.P đi Úc; chỉ còn Th.Q và tôi còn ở lại)
“Chuyện ba người” chúng tôi (Th.Q, X.K. và tôi) liên kết nhau trong học
tập, đúng ra là phân công giúp nhau trong thi cử theo kiểu “hợp tác 3
bên cùng có lợi”. Tuy học bài đàng hòang nhưng thói quen cho chép bài
copy lẫn nhau trong giờ kiểm tra thường để tạo tâm lý an tòan, có khi
“cứu” luôn cả mấy bàn lân cận. Tôi ngồi giữa nên làm trung gian cho các
bên và được hưởng lợi từ 2 phía. Q. tính tình rộng rãi hay mua quà bánh
khao anh em. Cái bao tử tôi nhờ ơn Q. mà không phải lo co giật cồn cào
chống lại cơn “tự diễn biến tiêu hóa” vào tiết 4,5 cuối buổi. Q. cũng
nắm ít mánh vặt để tiếp tay tôi trong thi cử. Có điều tật “phát ngôn bừa
bãi” của tôi khiến Q. không ít bực bội và quen tay vổ đầu tôi như vổ
đầu... thằng em út trời đánh không chết !
X.K., một tay chuyên văn, giúp tôi làm văn bằng cách dạy tôi ban đầu cứ thỉnh thỏang liếc thấy X.K. làm ý nào thì bám ý đó theo mà khai triển chế biến. X.K. viết chữ lớn và có khiếu viết “tràng giang đại hải” nên nộp bài 5 tờ giấy đôi không chừa lề là thường. Tôi chỉ bám chừng một phần tư ý của X.K. là chắc ăn trên trung bình.
Hơn nữa, X.K. bày tôi là ngay cả môn sử, địa cũng theo kiểu đó mà làm, tất nhiên là cũng phải theo kiểu ca ngợi, khen, chê tùy trường hợp cụ thể như cách làm văn nghị luận từ ban đầu của tôi. Bài Sử, Địa cũng cứ bình luận như môn văn đến nổi không có vẻ gì là làm bài Sử , Địa thuần túy. Nhờ X.K. không dấu nghề và tận tình giúp nên điểm bài làm của tôi cao hơn lúc trước đáng kể.
X.K., một tay chuyên văn, giúp tôi làm văn bằng cách dạy tôi ban đầu cứ thỉnh thỏang liếc thấy X.K. làm ý nào thì bám ý đó theo mà khai triển chế biến. X.K. viết chữ lớn và có khiếu viết “tràng giang đại hải” nên nộp bài 5 tờ giấy đôi không chừa lề là thường. Tôi chỉ bám chừng một phần tư ý của X.K. là chắc ăn trên trung bình.
Hơn nữa, X.K. bày tôi là ngay cả môn sử, địa cũng theo kiểu đó mà làm, tất nhiên là cũng phải theo kiểu ca ngợi, khen, chê tùy trường hợp cụ thể như cách làm văn nghị luận từ ban đầu của tôi. Bài Sử, Địa cũng cứ bình luận như môn văn đến nổi không có vẻ gì là làm bài Sử , Địa thuần túy. Nhờ X.K. không dấu nghề và tận tình giúp nên điểm bài làm của tôi cao hơn lúc trước đáng kể.
Bí quyết này giờ tôi mới biết ! Dân yếu văn gặp X.K. như bắt được vàng.
Khó nhứt làm sao ý tưởng mình tuôn trào ồ ạt như “Tào Tháo” để viết cho
dài mà không cần suy nghĩ mất giờ.
27 X.K. nhận xét văn phong của tôi không giống văn phong “bây giờ” do ảnh hưởng đọc sách “hồi xưa” nhiều quá.
Giờ kiểm tra bài sọan môn giảng văn, nhờ ngồi kế X.K. khi cô đến bàn kiểm bài, cô đọc bài K. khá lâu.. sau đó vì sợ hết giờ nên liền qua bàn kế để kiểm tiếp. Vì vậy cô thường bỏ qua tôi . Nên dù không sọan bài, tôi
cũng chẳng bao giờ bị phát hiện. Mà năm nào cũng vậy.
Phải nói , X.K. trong 3 năm cấp 3, đã cứu tôi thóat “họa học văn”. Và tôi “không khả năng chi trả” món nợ văn chương này.
Cô Ng.Th.H. đã đề nghị trường đưa tôi vào danh sách thi học sinh giỏi
Pháp văn. Cô dạy “bồi dưỡng” cho tôi và Th.Ng.T. cùng lớp với Ng.B. (học
trong lớp chuyên văn) hàng tuần. Trước ngày thi trường gởi ít tiền cho
chúng tôi bồi dưỡng ăn sáng. Tóm lại chúng tôi được ưu đãi. Nhóm chúng
tôi thi đâu đậu đó.27 X.K. nhận xét văn phong của tôi không giống văn phong “bây giờ” do ảnh hưởng đọc sách “hồi xưa” nhiều quá.
Giờ kiểm tra bài sọan môn giảng văn, nhờ ngồi kế X.K. khi cô đến bàn kiểm bài, cô đọc bài K. khá lâu.. sau đó vì sợ hết giờ nên liền qua bàn kế để kiểm tiếp. Vì vậy cô thường bỏ qua tôi . Nên dù không sọan bài, tôi
cũng chẳng bao giờ bị phát hiện. Mà năm nào cũng vậy.
Phải nói , X.K. trong 3 năm cấp 3, đã cứu tôi thóat “họa học văn”. Và tôi “không khả năng chi trả” món nợ văn chương này.
Tôi nhớ trước ngày th học sinh giỏi, tôi có hỏi cô Ng.Th.H nhờ dịch cho ít từ ngữ có tính “đương thời” đề phòng khi bài thi có đề cập thì mình có thể ứng phó. Cô chịu thua khi dịch hai chữ: “Quan liêu bao cấp” vì “Hạch tóan kinh tế”. May là hôm thi không đến nỗi khó như tôi tưởng.
Cô H. chủ nhiệm không bao giờ ép chúng tôi “chạy đua” theo phong trào như các thầy cô lớp khác. Đó là điều may cho chúng tôi. Cô lại cai quản thành công cái lớp vốn từng bị cho là bất trị trong nhiều năm. Năm đó, có một vụ đánh lộn lớn với trường khác làm 2 người bị đâm máu me đầm đìa phải chở xích lô đi nhà thương với chánh phạm không ai khác là L.M.T lớp chúng tôi cùng với thêm ít người ở lớp khác. T. sau vụ đó bỏ học nhưng vẫn lảng vảng vô trường để quậy một thời gian. Việc phải nhờ công an phường 6 gần đó can thiệp nhưng không ăn thua. Việc này lớp tôi lại tái nổi tiếng..tiêu cực. Ở các trường nhen nhúm, bên cạnh các vụ học trò hút thuốc, là nghiện cần sa, chơi “xì-cọt” hay thuốc an thần Imenoctane (mua lại thuốc quá hạn để dùng), nhớ giá lúc đó 30 đồng/viên so với giá gởi xe đạp là 5 hào.
Các biện pháp của trường gần như không thấy đưa ra rõ rệt.
Tôi ngòai giờ đi học vẫn học Pháp văn do ông ngọai dạy và học thêm với
cô B.Th.L. , một cựu giáo sư Pháp văn của trường Marie Curie.
Vô Đòan thì không bắt buộc nhưng nghe nói sẽ được ưu tiên vô đại học như tiêu chuẩn lý lịch. Có mấy anh “cán bộ lớp” gương mẫu được vô Đòan trước, lúc nghỉ hè được giới thiệu lên trường Đòan Trung ương I hay II gì đó ở Thủ Đức để học bồi dưỡng công tác thêm. Nghe Th.Ng.T đi học về kể lại ngủ đêm trên đó bị rệp cắn sưng vù mình mẩy. Chưa biết học được cái gì hay ho chưa mà phải ì ạch đạp xe xa xôi lên đó ở nội trú.
Khi về T. khoe đã học mấy điệu nhảy đầm trá hình dưới cái tên “múa hữu nghị” hay “vũ quốc tế” dùng trong những buổi sinh họat theo xỳ-tin sinh họat hè có sẵn để tạo các fantaisies cho kịp thời đại. Bấy giờ, báo chí có nhắc tới việc nhà văn hóa Lao Động tổ chức kinh doanh bán vé khiêu vũ. Dưới 18 tuổi vẫn được mua vé tự do. Báo khác lại khen khiêu vũ là bộ môn giải trí lành mạnh: vì khiêu vũ sau ngày làm việc mệt nhọc sẽ giúp cho ngày hôm sau mình đi làm thỏai mái đạt năng suất lao động cao hơn (!)
Khác với nhiều năm trước, nhảy đầm bị cấm vì bị xem là trụy lạc, nếu phát hiện có thể bị bắt.
Mùa hè này tôi thóat được sinh họat hè lần nữa. Cô B.Th.L. bày cách giúp tôi bằng cách “chạy” cho tôi tờ giấy xác nhận đi làm trong cơ sở sơn mài của chồng cô trong dịp hè. Tôi nộp tờ này cho trường đầu năm lớp 11. Có nghe răn đe là không có giấy thì không được vô lớp. Chưa biết thiệt giả làm sao. Chứ thiệt ra nếu đi sinh họat ở phường thì càng quê, nhứt là khi đó ờ phường không còn đứa cấp 3 nào sinh họat, chẳng lẻ một mình lại đi sinh họat chung với đám con nít ? Đúng là tôi nghe nói rõ là cấp 3 vẫn còn phải sinh họat hè.
Trước mắt là phải bị réo đi tập thể dục buổi sáng. Thường trên lầu cao
tôi thấy luôn luôn có một công an đứng canh chừng một nhóm sinh họat hè
tập thể dục sáng. Không biết mức độ gì quan trọng vậy ? Khó hiểu.Vô Đòan thì không bắt buộc nhưng nghe nói sẽ được ưu tiên vô đại học như tiêu chuẩn lý lịch. Có mấy anh “cán bộ lớp” gương mẫu được vô Đòan trước, lúc nghỉ hè được giới thiệu lên trường Đòan Trung ương I hay II gì đó ở Thủ Đức để học bồi dưỡng công tác thêm. Nghe Th.Ng.T đi học về kể lại ngủ đêm trên đó bị rệp cắn sưng vù mình mẩy. Chưa biết học được cái gì hay ho chưa mà phải ì ạch đạp xe xa xôi lên đó ở nội trú.
Khi về T. khoe đã học mấy điệu nhảy đầm trá hình dưới cái tên “múa hữu nghị” hay “vũ quốc tế” dùng trong những buổi sinh họat theo xỳ-tin sinh họat hè có sẵn để tạo các fantaisies cho kịp thời đại. Bấy giờ, báo chí có nhắc tới việc nhà văn hóa Lao Động tổ chức kinh doanh bán vé khiêu vũ. Dưới 18 tuổi vẫn được mua vé tự do. Báo khác lại khen khiêu vũ là bộ môn giải trí lành mạnh: vì khiêu vũ sau ngày làm việc mệt nhọc sẽ giúp cho ngày hôm sau mình đi làm thỏai mái đạt năng suất lao động cao hơn (!)
Khác với nhiều năm trước, nhảy đầm bị cấm vì bị xem là trụy lạc, nếu phát hiện có thể bị bắt.
Mùa hè này tôi thóat được sinh họat hè lần nữa. Cô B.Th.L. bày cách giúp tôi bằng cách “chạy” cho tôi tờ giấy xác nhận đi làm trong cơ sở sơn mài của chồng cô trong dịp hè. Tôi nộp tờ này cho trường đầu năm lớp 11. Có nghe răn đe là không có giấy thì không được vô lớp. Chưa biết thiệt giả làm sao. Chứ thiệt ra nếu đi sinh họat ở phường thì càng quê, nhứt là khi đó ờ phường không còn đứa cấp 3 nào sinh họat, chẳng lẻ một mình lại đi sinh họat chung với đám con nít ? Đúng là tôi nghe nói rõ là cấp 3 vẫn còn phải sinh họat hè.
Lớp 11
Tôi học lớp 11P2. Học buổi sáng. Cô Đ. chủ nhiệm dạy môn văn.
Tôi bắt đầu đi học luyện thi đại học từ từ. Vì định thi vô kiến trúc nên phải luyện thi vẽ mỹ thuật, Tóan. Môn Lý tôi ban đầu nhờ ông anh họ dạy kèm, chưa đi học vội.
28
Vì sẽ không phải thi môn Hóa nên tôi nhẹ gánh hơn anh em khối A khác. Nhưng yêu cầu thi vẽ bắt tôi mỗi ngày phải ký họa một vật gì đó 15 phút/ngày. Cứ tưởng tượng trước khi ăn, ký họa cái chén, trước khi ngủ ký họa cái giường, trước khi tắm thì vẽ.. nói chung ký họa bất cứ cái gì khi buồn rảnh tay. Tôi quen với Tr.Đ.Tr. bên lớp 11A2, cùng học luyện thi vẽ chung 3 buổi chiều/tuần.
Học chừng vài tháng, chúng tôi phải trải qua “ tuần lễ lao động”. May mắn lần này lại tiếp tục đi nhổ cỏ ở Dinh Độc Lập. Coi như chơi là chính, y chang năm ngóai. Trước đó có tin đồn học sinh phải khăn gói đi lên Lê Minh Xuân, hoặc Củ Chi, Duyên Hải khiến chúng tôi, nhứt là nữ, hoang mang vì không biết điều kiện ăn ở trên đó thế nào.
Giữa năm có đợt chúng tôi phải lao động nhổ cỏ trong đại học Bách khoa. Lần này tiến độ bị ép gay gắt. Các cán bộ Đòan và lớp đứng ra chỉ tay đôn đốc khẩn trương và đã gây sự bất mãn cho anh em. Anh V.H.Th đã bực bội đứng lên phản đối nói thẳng: “Đ.m làm không công , đòi hỏi dữ vậy ? Thôi nghỉ ! Đ. làm nữa”. Có Đòan viên định đưa Th. và vài người nữa ra kỷ luật vì “tư tưởng xấu” nhưng vì anh em phản đối bửa đó quá đông nên phải lờ đi.
Các anh em trong lớp bàn bạc nhau lập kế họach tìm cách đưa thêm một số người vô Đòan để giúp nhau hy vọng có thêm tiêu chuẩn vô đại học nếu được. Và chúng tôi cũng phải đi học đối tượng Đòan mấy buổi. Ngày xét duyệt, lớp tôi có sự tranh cãi lớn do Tr.H.G không đồng ý cho X.K. được kết nạp chỉ vì X.K. theo đạo Công giáo. Chúng tôi phải dùng đa số để ủng hộ X.K. Cuối cùng chúng tôi thành công nhưng H.G. còn lên tiếng buộc tội X.K. là “phản động” cũng vì lý do trên. Tôi nghe thấy khó chịu quá.
Buổi kết nạp Đòan diễn ra chớp nhóang cho tôi và mấy anh em, Lời thề Đòan viên được V.H.H đại diện đứng ra đọc, anh em khác lè nhè “x..x...i…in…th..ề…ề…ề…” cho qua chuyện. Miễn đúng thủ tục. Lúc đó chưa có màn liên hoan vì ai nấy ít tiền.
Từ đó cứ vài tuần có thêm việc ở lại họp hay sinh họat Đòan sau 2 tiết học ngày thứ 5. Tôi không mấy thiện cảm vì không được ra về nghỉ ngơi như anh em ngòai Đòan khác. Tất nhiên không tránh bị làm trò “làm khỉ đít đỏ Trường Sơn” nhảy nhót ca hát tung tăng. Thứ mà tôi ghét cay ghét đắng xưa nay.
Tinh thần ‘đạo đức giả” được thể hiện ra mặt ở một số Đòan viên. Những chuyện mà tôi thấy không phục:
- Một buổi học đạo đức chính trị, cô H.Ch. có đề cập đến việc hạn chế yêu đương linh tinh để tránh dẫn đến tự tử đáng tiếc như trường hợp có thật vừa xảy ra ở một trường nào đó. Chỉ vậy thôi mà bửa sau nghe cô bực tức kể là có anh Đòan viên nào đó đã tố cáo lên hiệu trưởng để rồi cô bị khiển trách vô lý. Oan mạng cho cô !
- Đòan viên H.G có để ý.Tr.K.L.Th trong lớp, có tâm sự đại khái là sau này đi bộ đội xong về sẽ cưới (!)
Chuyện nghe tưởng không có gì nhưng kết cục sau này G. đăng ký thi đại học hàng hải chứ không phải đi bộ đội như đã từng tuyên bố. Hơn nữa gần đây G. đã du học sang Mỹ, tới giờ không tin tức.
- Đòan viên Th.Ng.T tỏ ra sốt sắng thi đua phong trào, .. cũng không ngòai mục đích lên tiêu chuẩn lý lịch để thi đậu vô đại học hàng hải. Sau này khi được du học bên Liên Xô. T. đã đi luôn không về, trong khi trước đây luôn ra rả nói là học tốt để “phục vụ” người khác.
Tôi chơi “không kén” nhóm. Từ nhóm cán bộ lớp tới phe “nhà lá”, tôi chơi tuốt. Có lẽ vậy nên sau này ra trường may mắn được anh em không ghét vì “chảnh”.
Môn hướng nghiệp chúng tôi phải tiếp tục học ờ bên Lê Thị Hồng Gấm chiều thứ 3. Có điều năm nay dạy thế nào không biết mà chúng tôi tay không bị bắt dọn kho sắt vụn mấy tuần liền. Chúng tôi âm thầm rủ nhau nghỉ học, không báo cho nhà trường biết. Đến khi công văn gần cuối học kỳ 2 gởi về trường phản ánh và tuyên bố xóa tên thì chúng tôi đã bỏ học xong mấy tháng. Chuyện đã rồi. Khi bị cô chủ nhiệm hỏi lý do thì chúng tôi viện cớ là phải học luyện thi đại học. Trước số đông đồng lòng, nhà trường đành bỏ qua.
Cuối cùng chỉ duy nhứt anh Ng.Tr.Đ. bên lớp 12P1 chịu khó đi theo học đến hết học kỳ 2 và được trường Lê Thị Hồng Gấm cấp chứng chỉ thợ hàn bậc 1.
Môn Văn của tôi được X.K. chỉ vẽ thêm nhiều thứ. Quan trọng là khen chê đúng chỗ. Không riêng gì văn, các môn nào có sự phân biệt ta-địch thì phải “khen ta, chê địch”, “ta thắng, địch thua”.. với các công thức đại khái như sau:
- Ta: Kiên cường chống trả; Thất bại là tạm thời, chỉ là cuộc tổng diễn tập cho chiến thắng gì đó sau này; thành công là tất yếu; hòan cảnh khách quan thuận lợi cho ta; ta càng đáng càng hăng; chiến thắng giòn giã như chẻ tre, trước sự phản công của địch, ta rút lui an tòan mặc dù có nhiều tổn thất do lực lượng địch còn mạnh (không bao giờ có số liệu kèm theo, trong sách cũng không thấy ghi)..
29
- Địch: ngoan cố chống trả; thất bại là tất yếu; cuộc chiến gây cho địch hoang hoang; tinh thần chiến đấu suy sụp; địch càng đánh càng thua; có nơi chưa đánh đã tan hàng; quân địch lũ lượt kéo nhau ra hàng; máy bay thù lần lượt rụng như sung; địch tổn thấy nặng nề với xxx quân vửa chết vừa bị thương, yyy vũ khí bị thiệt hại và phần lớn rơi vào tay quân ta..
Sau này lên lớp 12, K. còn giúp tôi ít cẩm nang để tự tồn qua các kỳ thi “liên quan đến văn” khác.
Nói vậy chứ tôi cũng phải giúp K. trong một vài môn khác nếu cần coi như giúp lẫn nhau. Việc này khác hẳn với học sinh ngày nay càng trở nên ích kỷ không dám giúp đỡ nhau, thậm chí còn không cho bạn mượn chép bài khi bạn lỡ bị bịnh ở nhà, chứ đừng nói là chép bài dùm bạn khi bạn nghỉ học như chúng tôi sau này.
Môn Địa lý thế giới là môn mà tôi theo cách hướng dẫn của K. để áp dụng. Khi làm bài so sánh kinh tế các nước với nhau. Cứ chê mấy nước Nam Triều Tiên, Thái Lan, .. nghèo nàn, phát triển què quặt, không đồng bộ do nền kinh tế quân sự hóa, công nhân bị bóc lột do các tập đòan kinh tế độc quyền của các nước đế quốc lũng đọan.. Khen các nước Bắc Triều Tiên, Cuba, Đông Âu,.. kinh tế xuất nhiều hơn nhập, cân đối tòan diện..
Cứ bám đúng theo sách, phăng đúng theo bài là ăn chắc và .. không bao giờ rớt.
Tất nhiên môn Sử lại càng phải bám sát quy luật trên hơn nữa và chịu khó nhớ thêm các năm, tháng ngày giờ mới được. Cũng đừng ngu dại phăng hay chép theo sách ngòai luồng mà rớt oan mạng. Có lần bài kiểm tra môn Sử có câu: phân tích nguyên nhân thất bại của phòng trào Cần Vương, Văn Thân.
Sau khi ghi hết ý trong sách giáo khoa, vì thấy bài còn ngắn, tôi rảnh tay ghép thêm ý lấy từ “Việt Sử” lớp đệ nhất của nxb Tao Đàn (1960-1961) với đại ý như sau:
Khuyết điểm của phong trào chỉ thiên về quân sự, bỏ rơi công tác chính trị và theo chủ trương tôn giáo hẹp hòi. Thay vì đòan kết các tầng lớp chống Pháp thì lại tàn sát giáo dân. Không thể vì một thiểu số theo giặc mà coi cả giáo dân như thù địch. Do vậy, nhiều giáo dân chống lại nghĩa quân để bảo vệ tài sản tính mạng, nhất là lòng tính ngưỡng.
Bài bị cô giáo gạch bỏ hết đọan này. Cũng không phê lý do tại sao.. Tóm lại là vì ý “ngòai sách” có thể gây “ mất đòan kết” (???)
Ban đầu thầy L. dạy Pháp Văn cho lớp chúng tôi. Nhưng vì ít kinh nghiệm nên khi giảng bài, nên thầy lọng cọng khiến mấy mình mệt mỏi theo . Thỉnh thỏang thầy cũng sơ ý sai lỗi chính tả hay văn phạm. Chúng tôi phản ảnh qua giấy nhận xét giáo viên gởi lên bộ môn khiến cô H. trưởng bộ môn phải dự giờ liên tục 2 buổi liền để xác minh. Sau đó, thầy Nh. thay thế thầy L. dạy chúng tôi.
Cách dạy của thầy Nh. quá kinh điển dựa theo sách xưa nên tôi dù đã học trước mà trong lớp vẫn theo khá mệt. Có điều khi học với thầy một thời gian thì thấy căn bản mình rất vững. Tôi vẫn được đi thi học sinh giỏi Pháp Văn. Dù rằng điểm trung bình học kỳ Pháp văn của tôi thấp hơn năm trước.
Thầy Nh. có đặc điểm khác thầy cô khác: lau bảng sạch sẽ trước khi đi về. Điều này đến nay tôi chưa từng thấy ở bất cứ giáo viên khác.
Môn Hóa tôi học khá lận đận. Được điểm trên trung bình chỉ đạt 5, 6 hay 7. Tôi không dám đòi hỏi cao hơn. Trong lần thi học kỳ 2 môn Hóa, khi giám thị yêu cầu học sinh để tòan bộ cặp sách trên bảng, tôi phát hiện quên bảng tuần hòan Mendeleev trong cặp sau khi chép xong đề. Trong cái rủi có cái may, tôi nhanh trí xin lên bảng mở cặp lấy bảng tuần hòan. Tôi lục tập Hóa lấy bảng tuần hòan và nhân tiện liếc sang bài mà không ai thấy. Nhờ vậy tôi làm bài thành công mà không ai để ý tại sao !
Môn Sinh vật, do cô L. dạy. Môn học cơ thể người làm tôi theo khá mệt mỏi vì khó nhớ với quá nhiều chi tiết so với chương trình lớp 9. Đã vậy cả lớp hay cười cách phát âm của cô. Như acide adrénalique thì cô đọc chậm rãi “a-xít a-dờ-rê-na-líc” với các âm bời rời với nhau.
Tôi mất tiên tiến học kỳ I vì điểm trung bình môn Sinh vật bị dưới 5 điểm do thi bị 3 điểm.
Nhiều đứa chọc tôi rớt là vì “coi lổ, khổ 3 năm”.
Số là tối thứ 7, tôi dạy kèm thằng em họ rồi ngủ luôn ở nhà nó. Khuya, thằng em buồn thức dậy lén leo qua nóc nhà hàng xóm tìm chuyện phá chơi. Thấy phòng ông hàng xóm mở đèn, nhạc xập xình, cửa che rèm hờ, với … cảnh phòng the của “chủ nhà +đối tác”. Nó ngoắc tôi bò qua “khai nhãn” lấy hên.
30
Pha cụp lạc “3 chiều” được kể lại làm thay đổi cái không khí đọc lén chuyện tình ái chép tay ( Cô giáo Thảo, Chú Kim, 7 đêm khoái lạc.. ) gây một bước nhảy vọt đột phá “sinh lý giáo dục tự phát” ở lớp, tạo thứ mới lạ cười chơi. Tất nhiên không ai dè một cán bộ lớp ngây thơ và gương mẫu như tôi lại quỷ quái như vậy. Nhưng lý do thi rớt lại là khác. Tôi không những không ngu mà thấy mình càng học càng sáng quán triệt theo tinh thần khẩu hiệu “ta càng đánh càng hăng”..
Lớp chúng tôi năm đó có tin sốt dẻo..đã rồi. Cô G.T.T.G trong lớp đi lấy chồng sau mấy ngày vắng mặt rồi đi học lại. Khi ấy cả lớp tò mò mượn mấy cuốn album hình màu đám cưới coi cho biết. Chuyện tưởng gây xích mích, hiều lẩm do lần đó một cuốn album xém bị thất lạc. Quả thật thời đó, chụp phim màu khá tốn kém. Ai cũng thông cảm. Mà “Đời chỉ có một lần” vừa là “lần đầu tiên trong đời” nên mới vậy.
May thay cho tôi, chưa Đoàn viên nào cáo buộc rằng tôi đã kể chuyện “ấy” khiến G.T.T.G nghe “chịu không nổi” phải đi lấy chồng, mê xuân tình bỏ bê việc học..
Học kỳ II tôi lấy lại danh hiệu tiên tiến. Tôi vẫn chưa bị xúi quẩy học ngu như ông bà từng quở.
Môn tóan cả năm không đến nỗi căng thẳng. Thầy C., đặc trưng với hình ảnh ông giáo già, mặt chữ Điền, đội cái nón cối trắng lọai “colonial” , đi chiếc xe đạp sườn ngang cọc cạch, hàng ngày vui vẻ lên giảng. Thầy dạy tận tình và sôi nổi. Khổ cho thầy với mấy anh chuyên tóan hay cắc cớ hỏi thầy mấy bài tóan luyện thi hóc búa làm thầy đôi khi lúng túng.
Có lần ai đó nói đề thầy ra nghi ngờ là bị in sai đâu đó (!?). Thầy liền tuyên bố như đinh đóng cột: “Tôi nói các anh chị biết nhé! Đồng hồ Liên Xô (thầy nhấn mạnh)…có thể thua đồng hồ Nhật, nhưng toán Liên Xô in ra...(nhấn mạnh tiếp) không bao giờ sai ! Cứ tin tôi như thế. ”
Một trận cười như ong vở tổ. thấy vậy thầy cũng cười theo.
Sau này học luyện thi, trước các bài tập của quyển “tóan sơ cấp” của Liên Xô, tôi thấy câu nói thầy là đúng không phải đùa như chúng tôi cười.Với bài tóan cực kỳ khó giải trong đó, nhiều người khẳng định ai giải hết nổi cuốn đó kể như lấy được bằng cử nhân tóan của Việt Nam.
Môn Lý tôi chưa phải đi học thêm và kết quả học cũng đạt lọai khá. Học
kỳ 1 tôi may mắn được duy trì điểm trung bình lọai khá chỉ là do kết quả
chung cả học kỳ. Bài thi học kỳ của tôi bị 4 điểm do đêm hôm trước quên
học bài do mải mê coi một pha đánh ghen “spectaculaire’ (ngọan mục) ở
nhà hàng xóm. (năm này tôi được xem khá nhiều trận đánh ghen nữa, nhưng
may là không bỏ học bài như trước).Môn tóan cả năm không đến nỗi căng thẳng. Thầy C., đặc trưng với hình ảnh ông giáo già, mặt chữ Điền, đội cái nón cối trắng lọai “colonial” , đi chiếc xe đạp sườn ngang cọc cạch, hàng ngày vui vẻ lên giảng. Thầy dạy tận tình và sôi nổi. Khổ cho thầy với mấy anh chuyên tóan hay cắc cớ hỏi thầy mấy bài tóan luyện thi hóc búa làm thầy đôi khi lúng túng.
Có lần ai đó nói đề thầy ra nghi ngờ là bị in sai đâu đó (!?). Thầy liền tuyên bố như đinh đóng cột: “Tôi nói các anh chị biết nhé! Đồng hồ Liên Xô (thầy nhấn mạnh)…có thể thua đồng hồ Nhật, nhưng toán Liên Xô in ra...(nhấn mạnh tiếp) không bao giờ sai ! Cứ tin tôi như thế. ”
Một trận cười như ong vở tổ. thấy vậy thầy cũng cười theo.
Sau này học luyện thi, trước các bài tập của quyển “tóan sơ cấp” của Liên Xô, tôi thấy câu nói thầy là đúng không phải đùa như chúng tôi cười.Với bài tóan cực kỳ khó giải trong đó, nhiều người khẳng định ai giải hết nổi cuốn đó kể như lấy được bằng cử nhân tóan của Việt Nam.
Môn học mới: kỹ thuật nông nghiệp với phần trồng lúa, phân bón. Cả lớp thấy chán nản nên nói chuyện không nghe giảng là thường. Riêng tôi thấy cần thiết vì có trồng cây kiểng tại nhà nên áp dụng được ít nhiều kiến thức.
Chúng tôi tới tuổi được nhận giấy gọi bắt buộc tình nguyện đang ký nghĩa vụ quân sự. Tờ xác nhận đăng ký là một trong những giấy bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký thi đại học.
Đám con trai chúng tôi nhiều anh ,nhằm ngay bữa kiểm tra bài cũng phải nghỉ học đột xuất một buổi để đi ra ban chỉ huy quân sự phường đăng ký.
Anh ĐVK trong lớp đi đăng ký ngay ngày kiểm tra 1 tiết môn Pháp văn.
Thầy Nh. có quy ước với cả lớp hồi đầu năm rằng ai vắng mặt hôm kiểm tra
coi như lấy điểm thấp nhất của bài trong lớp bửa đó là điểm của mình.
Nên hôm đó K phải chịu điểm thấp không khiếu nại gì được.
Kỳ nghỉ hè là lúc học luyện thi căng thẳng. Ngòai các trung tâm học thêm ở khắp nơi, còn có nhóm các học sinh hùn tiền thuê thầy dạy theo nhóm tại nhà hay nơi nào thỏa thuận. Các thầy nổi tiếng tính tiền trọn khóa dạy đến 1-2 chỉ/người, nói chung là tính thẳng thừng học phí theo giá vàng, lấy tiền trước. Ai lỡ vừa đóngtiền mà chưa kịp học và đổi ý không học coi như mất tiền hay vàng. Giới thiệu người khác vô thay thế cũng không được chấp nhận. Mà một lớp trung bình 5-10 người. Thầy nào cũng dạy liên tục không nghỉ từ sáng đến tối trong suốt mùa thi.
Thời điểm đó có thầy đã sắm xe hơi dễ dàng sau mùa thi. Tệ lắm cũng sắm xe honda “cub” mới.
Kỳ nghỉ hè là lúc học luyện thi căng thẳng. Ngòai các trung tâm học thêm ở khắp nơi, còn có nhóm các học sinh hùn tiền thuê thầy dạy theo nhóm tại nhà hay nơi nào thỏa thuận. Các thầy nổi tiếng tính tiền trọn khóa dạy đến 1-2 chỉ/người, nói chung là tính thẳng thừng học phí theo giá vàng, lấy tiền trước. Ai lỡ vừa đóngtiền mà chưa kịp học và đổi ý không học coi như mất tiền hay vàng. Giới thiệu người khác vô thay thế cũng không được chấp nhận. Mà một lớp trung bình 5-10 người. Thầy nào cũng dạy liên tục không nghỉ từ sáng đến tối trong suốt mùa thi.
Thời điểm đó có thầy đã sắm xe hơi dễ dàng sau mùa thi. Tệ lắm cũng sắm xe honda “cub” mới.
31
Theo tôi biết, có mấy thầy nổi tiếng:
- Tóan : thầy C.A.H, Ng.V.
- Lý: thầy Ng.Th.L., thầy Ng.Th.V.,
- Hóa: thầy Th.
- Và nhiều thầy khác…
Tôi học tóan: thầy Ng.V, lý: thầy Ng.Th.V và thầy Ng.Th.L., Vẽ mỹ thuật: thầy Tr.V.Ng.
Môn Tóan, Lý người ta dặn thêm tôi nên chú trọng chương trình lớp 10. Lý do vì bài thi đại học nào cũng có phần đề tự chọn. mà một trong đó luôn có phần chương trình lớp 10, khá dễ. Mục đích ưu tiên dành cho thí sinh hệ 10 năm ở Miền Bắc. Nó là kẽ hở để cứu nguy gỡ điểm.
Do vậy học ôn lại chương trình lớp 10 chiếm thêm thì giờ và phải học song song với chương trình đang học.
Đến đây tôi thóat vĩnh viễn ám ảnh sinh họat hè. Đúng ra là phải chuyển công tác Đòan về phường. Quá 3 tháng không sinh họat coi như bị đuổi khỏi Đòan. Mà lúc ấy không ai thèm nhắc đến nữa.
Lớp 12
Tôi học lớp 12P2 vào buổi sáng với cô chủ nhiệm V.H dạy môn Sinh vật. Lớp chúng tôi điểm lại, đa số học chung với nhau từ hồi lớp 6P (niên khóa 80-81).Sáng chúng tôi học ở trường, chiều đi học thêm, tối học bài và ôn luyện thi. Giờ giấc bắt đầu kín kẽ.
Chưa kể ban đêm phải thức khuya học ôn lại chương trình lớp 10, 11.
Tôi vẫn còn thì giờ học thêm Pháp văn. Cô B.Th.L bắt đầu “nâng cấp” tôi bằng cuốn “ Stylistique Francaise”. Quá khó !
Tất cả chúng tôi cật lực học, nhiều anh lý lịch “có vấn đề” thì càng
ráng học hy vọng tới đâu hay tới đó. Buổi họp phụ huynh đầu năm đã có
trận cãi lộn về vấn đề lý lịch này. Người nhà đi họp về kể lại: có phụ
huynh đưa ra lý do vì lý lịch xấu nên con mình không thèm học vì thi đại
học cũng rớt, vậy xin nhà trường giải thích thế nào về chuyện này. Một
ông phụ huynh khác nói là chế độ thi rất công bằng , làm gì có chuyện
đó. Rồi hai phụ huynh cãi nhau.. khiến cô chủ nhiệm phải giảng hòa.
Trong lớp có đề nghị kết nạp thêm mấy anh em vào Đòan để cứu lý lịch thêm người nào hay người đó. Trong năm có đợt kiểm tra chất lượng Đoàn viên bằng cách tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đòan. Mỗi anh thực hiện màn “hái hoa dân chủ” (bốc thăm) câu hỏi rồi trả lời. Tôi bị phê bình là không đạt yêu cầu. Ban đầu không biết có bị phê cái gì xấu trong lý lịch hay không nên hơi lo. Anh V.H.H bị nhận xét không đạt yêu cầu
nên khiếu nại khá kịch liệt. Riêng X.K. đã rỉ tai tôi không nên phản đối, cứ nằm yên chờ đó vì nghi ngờTrong lớp có đề nghị kết nạp thêm mấy anh em vào Đòan để cứu lý lịch thêm người nào hay người đó. Trong năm có đợt kiểm tra chất lượng Đoàn viên bằng cách tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đòan. Mỗi anh thực hiện màn “hái hoa dân chủ” (bốc thăm) câu hỏi rồi trả lời. Tôi bị phê bình là không đạt yêu cầu. Ban đầu không biết có bị phê cái gì xấu trong lý lịch hay không nên hơi lo. Anh V.H.H bị nhận xét không đạt yêu cầu
Th.Ng.T sẽ âm thầm nhượng bộ rồi “đâm sau lưng” hồi nào không biết. “Tao sẽ tính, dàn xếp đâu vô đó, đừng lo !” K.nói tôi.
Tuần lễ lao động năm nay được thay thế một ngày đi lột sò điệp ở xí nghiệp Cầu Tre. Một số lớp khác được đi lao động cho nhà máy thuốc lá MIC. Tôi cho rằng nhà trường dùng chiêu bài thi đua bắt chúng tôi làm
việc với hợp đồng nhà trường đã ký với xí nghiệp.
Khối 10 của em tôi đi làm lao động trước. Khi em tôi về nhà với mùi tanh sò ốc trên mình làm vài người nhăn mặt! Tôi “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, chưa ớn..
Tuần sau đến khối 12 chúng tôi đi lao động. Công việc nặng nhưng tiến độ đã ép chúng tôi làm cật lực với số
lượng sò điệp định sẵn tối thiểu cho mỗi lớp phải lột trong ngày.
Điểm thi đua tùy thuộc năng suất từng lớp, từng tổ.
Khi vô xí nghiệp, mùi hôi làm chúng tôi chóang lúc ban đầu, riết “mải mê lao động” lại quên đi..
Khi về nhà thì ôi thôi ! Mới bước vô nhà thì mới biết mình có mùi tanh dữ dội . Ông bà cha mẹ có đầy đủ ở nhà nên lảnh đủ hết và mạnh ai nấy la làng ! Tôi tức tốc đi tắm. Tắm , kỳ cọ tới nước xà bông thứ 3 mới thấy tạm “thơm tho”. Áo quần đem ngâm giặt lập tức.. Tới ngày nay, chưa từng tái ngộ “cái hôi hôm ấy”.
Chỉ có các lớp đi lao động ở nhà máy thuốc lá được trả ít thù lao. Còn đám chúng tôi thì không có một đồng “húp cháo sò”.
Một lần đặc biệt nhà trường yêu cầu bí thư Đòan đi vận động anh em mua vé số để ủng hộ phong trào. Lần nọ vé số bán ế thê thảm trong lớp tôi. Lớp khác không biết thế nào. Tôi có dịp đi theo bí thư Đòan lớp để lên báo cáo tình hình ế ẩm. Thầy H. bí thư Đòan trường lạnh lùng ra lệnh: bảo mỗi bạn đóng tiền với số tiền bằng giá một tờ vé số (!). Nhưng kết quả không thành.
Chúng tôi may mắn gặp nhiều thầy dạy hay, tận tình nhưng mỗi thầy mỗi tánh.
32
Môn Tóan được thầy L. hướng dẫn. Bài thầy cho làm kiểm tra thường khá dài, đa số làm không kịp. Bài ít khi được trả về nên chúng tôi chỉ hay ước chừng mình làm bao nhiều phần trăm rồi tự lượng sức. Chỉ biết cuối năm những anh khá được điểm 10 khá nhiều (dù biết rằng mình làm không hết) . Việc biết được do có anh lén đọc sổ điểm thầy rồi kể lại.
Có anh chơi phá thầy bằng cách nhờ thầy giải bài tích phân vô hạn ∫xx . Khiến thầy suy nghĩ cả buổi quên dạy. Khi giải không ra thầy hỏi có phải là bài do ông C.A.H đưa ra hay không ?Hễ thấy bài khó là tưởng đề của thầy C.A.H đưa ra!
Môn Lý được thầy N. dạy. Thầy dạy lâu lâu hay ngoéo qua so sánh đồ Liên Xô thua đồ Mỹ. Hễ như vậy thì anh em cười và thường vậy khi nhìn ra phía sau thì thấy anh Đòan viên trung kiên H.G sa sầm nét mặt nhưng chưa thể tố cáo thầy lên ban giám hiệu như ai đó đã từng tố cáo cô H.Ch. năm ngóai. Thầy N. nổi tiếng với bài tóan mẹo khá đơn giản. Bài tập không có tính cạm bẫy hay gây áp lực cho anh em.
Có điều anh nào hay phát biểu linh tinh thì hay bị thầy mời lên trả bài “nắn gân”
Tôi là người bị thầy kêu trả bài đầu tiên. Khi thầy hỏi xem cả lớp có học bài hay không. Tôi “nói leo” một câu làm cả lớp cười: “Học gì nổi thầy ? Mắc lột sò Cầu tre!” May là tôi thuộc bài nên không sao.
Thầy Ph. dạy Hóa quá nghiêm khắc. Ra đề khó. Nhứt là hay đì cho vui mấy anh mà thầy biết sẽ thi khối C,D, kiến trúc (có môn Hóa). Tôi nằm trong số đó nên bị kêu lên bảng làm bài tập thường xuyên. Rốt cuộc thêm áp lục học Hóa hồi nào không biết. Ở lớp bạn (12A 2), Tr.Đ.Tr thi kiến trúc nên cũng bị thầy luôn bắt lên bảng làm bài y chang tôi bên này.
Bài kiểm tra chất lượng thầy ra hồi đầu năm khó đến nỗicả trường gần như rớt sạch. Tôi bị 2 điểm. Ì ạch cả học kỳ cũng không khá hơn. Đến thi học kỳ 1, tôi may mắn được 7.5 điểm , làm tròn lên 8 điểm. Với tình hình cả trường điểm xấu, có lịnh cộng mỗi người thêm 1 điểm nên tôi được 9 điểm. Sau khi lấy điểm trung bình học kỳ tôi được trên 5,6. Thóat nạn !
Một sự cố trong phòng thí nghiệm Hóa khi dùng đến phenol. H.M ngổi bàn sau táy máy thế nào úp cả ống nghiệm phenol lên lưng H.H. khiến H. la làng làm lớp náo động. Thầy Ph. phải dàn xếp và cảnh cáo.
Tôi tiến bộ từ từ môn Văn nhờ mẹo X.K dạy. X.K chỉ tôi một mẫu làm bài khác có thể áp dụng vô các bài làm văn. Nếu X.K viết 10 tờ, 9 điểm thì tôi cũng được 4 tờ, 7 điểm. Có lần nhờ ông anh họ làm bài giúp, tôi được điểm 8 gần bằng với X.K và được cô đọc làm bài mẫu. Chỉ là do phong cách văn “ xé rào” không giống ai.
Một chuyện lạ được tôi phát hiện…
Bài X.K. được cô cho điểm cao, phê là giỏi.. nhưng thật ra cô không đọc hết. Nguyên nhân tôi biết: Lúc nộp tôi thấy X.K sơ ý đế một tờ lật ngược trang. Khi bài trả vể, tôi có mượn để đọc lại một tý và thấy trang lật ngược còn y nguyên như không ai đụng tới!
Tôi duy nhứt một lần bị môn văn “hớp hồn” đến nổi miệng há hốc khiến anh em cười chọc quê . Cô Tr.Th.V. trưởng bộ môn văn (sau này làm hiệu trưởng rồi bị mất chức năm 2007) dạy văn thay thế một buổi. Phải công nhận cô giảng hấp dẫn hơn tôi tưởng cũng vừa tiếc rằng mình mê văn cũng quá muộn.
Môn Pháp Văn chúng tôi học cô H. trưởng bộ môn đứng lớp. Cách dạy của cô sôi nổi hơn cả cô Ng.Th.H. Chính cô trực tiếp dạy “bồi dưỡng” cho tôi bà Ng.B thi học sinh giỏi , dù chúng tôi đã có theo một lớp của Sở Giáo dục mở để dạy cho học sinh giỏi thi toàn quốc. Nhóm Pháp văn chúng tôi học thầy Tr. cùng với một số anh em giỏi Pháp Văn của trường khác. Kỳ thi tòan quốc tôi đậu hạng 3. Ng.B hạng 2. Riêng hạng nhất.. không có !
Có lần tôi bị gọi lên trả bài “Le Cinema” với câu hỏi cuối cùng là “nếu làm đạo diễn phim “Ba người lính Ngự Lâm”, bạn chọn ai trong lớp cho trong các nhân vật?” Tôi chọn anh này làm Athos, anh kia làm Aramis… và cuối cùng tôi chọn Th.Q. vai Milady khiến cho anh em cười lăn lộn. Th.Q. lúc đó trợn trừng “đôi mắt mang hình viên đạn” vào tôi . Cô H.cũng cười ngất, tôi được 10 điểm về chổ. Th.Q vừa cười vừa vổ đầu thằng tôi mấy cái cho đỡ tức! Cũng vui !
33
Cô H. có lần ưu ái tặng tôi và Th.Ng.T mỗi người một vé coi video phim “Cléopâtre” (E.Taylor đóng) tại rạp chiếu phim tư liệu ở Phan Kế Bính. Vì là phim hay trong thời video còn hiếm, tôi cúp học luyện thi để đi coi.
Sau này video được chiếu tràn lan điển hình là tệ nạn “xóm video đen”, “xóm phim sex” ở Tân Sơn Nhứt, phim ảnh dần dần không còn khan hiếm như trước, nhứt là từ khi người dân được phép mua đầu máy tự do.Ấy là chuyện sau này..
Thầy Th. dạy Sử giống thầy S. hồi lớp 8 ở chổ là không bao giờ cầm sách dạy. Thầy giảng bằng cách đọc lòng vanh vách cả cuốn sách nếu mở sách dò theo. Nét “hầu tướng” của thầy khiến có anh gọi thầy là “người tiền Sử”. Bài kiểm tra làm xong, không bao giờ thầy phát trả lại. Coi như cho anh em đậu hết, khỏi lo gì nữa.
Lúc cuối năm, sau thi học kỳ, khi thấy anh em xao lãng không thèm học cho hết chương trình, thầy rất cáu kỉnh vì tự ái.
Cái môn học kỹ thuật nông nghiệp oan nghiệt cho chúng tôi với khóa dạy nuôi heo suốt năm do cô H. giảng. Thầy đánh rớt trò vì lười, trò bực bội vì môn phụ bị quan trọng hóa. Cô bị đặt biệt danh là bà “Yorshire”. Tôi lãnh thẹo lai rai suốt năm. Đến nổi cuối năm, trong kỳ nhận xét môn học, tất cả đồng tình yêu cầu bãi bỏ môn này cho đàn em đở khổ. Nhiều chuyện kể về môn này..
Người trả bài đầu tiên trong năm là tôi. Cô có hỏi các bộ phận trên cơ thể heo. Tôi trình bày đầu tiên nhơ: “cái đuôi, (cả lớp cười rần) kế tiếp là…v..vv.. mà chưa đủ. Cô hỏi riết là còn cái gì nữa? tôi bí quá nói “hậu môn”. Thầy trò cười nghiêng ngả.
Tôi về chổ với 7 điểm. Nghe nói kể lại sau này là nếu cô vui được là mình được điểm đậu!
Lần kiểm tra 15 phút, tôi bị rớt. Giờ sinh họat cuối tháng đầu tiên của năm học, trong phần nhận xét các
môn học, Tôi đứng lên phản ảnh sự “kỳ cục” của môn này cùng với cách “đòi hỏi quá đáng” mất thì giờ của
một môn không cần thiết. Mỗi khi tôi kết thúc câu, phía bàn của M.C.Đ vừa cười đồng thanh hô: Thưa cô,
đúng ! ...Thưa cô, có!... khiến cả lớp cười rộ từng đợt khi nghe tôi khiếu nại phản ảnh.
Cô H. tuần sau vô lớp có vẻ tức về vụ này. Vẫn chưa biết tôi đã phản ảnh.
Khi học bài học vể sán lãi heo, cô có hỏi thấy con nít sán lãi thế nào thì heo sẽ thế đó. Tôi vọt miệng nói:
“bụng bự”. Cả lớp cười ầm. Tôi ngó kỹ mới biết là cô đang ..có bầu mấy tháng !
Bài thi trắc nghiệm cuối học kỳ 2, tôi vửa đủ điểm đậu. Trong bài có hỏi ngày heo đẻ khi gieo nọc ngày… tôi
tính không ra nên ghi đại 8/3 cho bỏ ghét. Cô gạch và cho 0 điểm câu đó (chắc bực lắm !)
Tôi thấy Th.Ng.T liên tục khiếu nại các điểm thi kể cả những môn phụ như môn này. Mục đích không ngòai
tham vọng đạt Đòan viên xuất sắc tòan diện để ưu tiên lý lịch vào đại học. Mệt mỏi quá !
Bài thể dục giữa giờ năm đó, không biết trên Sở có ai sáng kiến đề xướng đổi thành bài thể dục nhịp điệu.
Lúc giờ tập, cả trường nghe theo nhạc mà múa may đủ thứ như bầy khỉ. Cô học sinh làm mẫu cho chúng tôi
tập theo thì thấy coi còn được được do mình mẩy, nhan sắc xinh đẹp hơn hẳn chúng tôi cũng như uốn éo
đúng điệu hơn. “Bầy Khỉ” chúng tôi múa máy quay cuồng cho hết bài, vừa cười giỡn chế biến tư thế. Vô
duyên nhứt là động tác giơ cẳng ngang ngang như..chó đái !
Tôi được tiên tiến học kỳ 1. Được thưởng ít tiền học bổng. Với nhu cầu ít xài vặt nên tôi cho số tiền là lớn và cũng…đở khổ ! vì cứu đói ăn hàng lai rai.
Ngày 26 tháng 3 ngày thành lập Đòan, ngày Chủ Nhựt gần đó, nhà trường tổ chức cắm trại tòan trường.
Chiều có cuộc thi vẽ tranh biếm họa. Tối có vũ hội hóa trang theo từng nước đã phân công cho học sinh “khiêu vũ thỏai mái tới khuya”. Tôi nhớ lớp tôi hóa trang nước Ấn Độ, anh em chọn bài Alibaba. Lúc tập thì đi điệu Chachacha!
Nghe cô nói buổi tối được “ôm nhau nhảy”, ai cũng khóai rần rật hai cẳng.
Tôi được phân công vẽ tranh biếm họa nhưng tôi báo trước là không có khả năng sáng tác, chỉ biết vẽ theo mẫu. Áp lực các Đoàn viên và cô chủ nhiệm gài ép buộc tôi vô thế kẹt. Tôi có ý định trốn về cho biết..
Bức tranh biếm họa “Đôi bạn học tập”: điếu thuốc lá cùng cây viết đặt song hàng giấu trong cuốn tập học trò hôm đó được giải nhứt và báo Tuổi Trẻ Cười đã trích đăng. Không nhớ tác giả nào. Ý tưởng hay. Trưa , tôi trốn đại về nhà để chiều đi học luyện thi Tóan. Tối tôi không thèm quay về trường.
Chiều tối trời đổ mưa và trường bị cúp điện. Màn khiêu vũ bị hủy bỏ. Coi như cứ đổ thừa “hòan cảnh khách quan và chủ quan đều không thuận lợi cho ta” cho đỡ tức.
34
Hôm sau tôi bị khiển trách, kiểm điểm đủ thứ do “trốn trại” khiến
Ph.Tr.B bị chỉ định thay thế tôi. Vủ hội hóa trang dời qua sáng Chủ Nhựt
khác. Lần này thành công vì điều kiện khách quan thuận lợi: trời nắng.
Các lớp hóa trang theo dân tộc từng nước thay phiên lên nhảy biểu diển
khỏang 15 phút rồi nhà trường chấm điểm. Không biết sao lớp tôi không
tham gia khiêu vũ bữa đó. Mức xập xình tưng bừng không như mong
muốn nhưng ít ra đỡ ngứa giò ngứa cẳng. Tất nhiên nhảy đêm vẫn “thú” hơn nhiều!
Nhà trường tổ chức cho các học sinh nộp hồ sơ thi đại học. Bảng tiêu chuẩn ưu tiên lý lịch được niêm yết. Chúng tôi thất vọng vì các lý lịch Đòan viên bình thường như chúng tôi không được ưu tiên gì thêm như dự tính. Ngọai trừ Đòan viên xuất sắc- quá khó !. Chúng tôi thuộc diện đối tượng ưu tiên 10: lý lịch trung bình không tốt, không xấu. Trong khi các đối tượng cao hơn lọai “Ba đời cùng thi làm gì chẳng đỗ” được ưu tiên nhiều điểm, thậm chí được tuyển thẳng vào đại học (anh hùng lao động hay anh hùng quân đội). Các anh đối tượng 11 trở đi với lý lịch xấu coi như..tuyệt vọng, thi cho biết , đỡ buồn là chính. Nhiều anh chị không thèm làm đơn, chán nản cầm cự tốt nghiệp phổ thông trung học cho xong.
Tất nhiên sinh họat Đòan chúng tôi bỏ hẳn. Dù có quy định sau khi ra
trường phải chuyển sinh họat về địa phương để không bị ra khỏi Đòan sau 3
tháng không họat động , tôi bỏ luôn. Ra sao thì ra. Quy định chỉ cho
nộp đơn một trường và một nguyện vọng 2 khi không đủ điểm. Nếu phát hiện
nộp đơn trường thứ 2 thí sinh sẽ bị lọai cấm thi.muốn nhưng ít ra đỡ ngứa giò ngứa cẳng. Tất nhiên nhảy đêm vẫn “thú” hơn nhiều!
Nhà trường tổ chức cho các học sinh nộp hồ sơ thi đại học. Bảng tiêu chuẩn ưu tiên lý lịch được niêm yết. Chúng tôi thất vọng vì các lý lịch Đòan viên bình thường như chúng tôi không được ưu tiên gì thêm như dự tính. Ngọai trừ Đòan viên xuất sắc- quá khó !. Chúng tôi thuộc diện đối tượng ưu tiên 10: lý lịch trung bình không tốt, không xấu. Trong khi các đối tượng cao hơn lọai “Ba đời cùng thi làm gì chẳng đỗ” được ưu tiên nhiều điểm, thậm chí được tuyển thẳng vào đại học (anh hùng lao động hay anh hùng quân đội). Các anh đối tượng 11 trở đi với lý lịch xấu coi như..tuyệt vọng, thi cho biết , đỡ buồn là chính. Nhiều anh chị không thèm làm đơn, chán nản cầm cự tốt nghiệp phổ thông trung học cho xong.
Tôi có sẵn cái phao cứu sinh mà tôi không dùng: Với danh hiệu học sinh giỏi cấp tòan quốc, theo luật tuyển sinh, tôi đương nhiên được thẳng vô Sư Phạm nếu muốn. Thầy Nh. dạy Pháp văn đã tận tâm làm dùm tôi giấy xác nhận của Sở Giáo dục. Coi như thầy giúp học trò mình tới nơi tới chốn.
Anh em mỗi người tốn thêm ít thời gian đi về địa phương xác nhận hồ sơ để cho nhà trường nộp lên Ban tuyển sinh. Lúc này cô V.H hơi bực bội do nhiều người chúng tôi xin về sớm để lo “ chạy giấy tờ”. Có quen một anh bạn tên H. lớp 12A5 không thể dự thi vì hộ khẩu ở Hà Nội nên không thể về Hà Nội xác nhận được. Phải bỏ đăng ký thi đại học.
Nhắc lại chơi vài chuyện khác đỡ buồn..
Không nhắc đến học phí trá hình mang tên “tiền bảo trợ” là một thiếu sót lớn.
Tôi đột nhiên bị bắt đóng tiền trong khi 2 năm trước đều được đã miễn đóng trong khi có giấy xác nhận cha làm nghề giáo. Cô chủ nhiệm nói lả trường chỉ chấp nhận khi phụ huynh làm giáo viên phổ thông mà thôi. Trường hợp ba tôi là giảng viên đại học không được giải quyết. Trong khi em tôi học cùng trường thì vẫn còn được miễn phí.
Tôi có lần trình bày với thầy Ng.V trong buổi học luyện thi. Thầy cười nói: chú mày phải ghi cha làm giáo viên, đừng ghi làm giảng viên nữa là được miễn chứ gì !
Sang học kỳ 2, Tôi làm theo, đúng như thầy Ng.V. nói, tôi được miễn tiền bảo trợ. Trong khi em tôi bị cô chủ nhiệm phát hiện cha không phải là giáo viên phổ thông, nên lại phải đóng tiền mặc dù có giấy xác nhận như tôi !
Nói chuyện la làng vì bị trường “lấy tiền”, cũng như nhắc tới “tiền công”, “làm chùa”, “đi học là học cho bản thân mình trước” là điều nhạy cảm mà tư tưởng đạo đức né tránh (?). Tư tưởng “mê đi nước ngòai không muốn ờ lại phục vụ” còn bị phê bình nặng hơn nữa.
Bấy giờ báo đăng một em viết thư xin Thành ủy (hình như lúc đó gởi cho ông Kiệt) can thiệp cho khỏi phải “bị” đi theo gia đình xuất cảnh với bài tựa là “Vấn đề đi-ở”. Trong các lớp, Các bí thư Đòan yêu cầu tập thể lớp tập trung nghe một anh đứng đọc bài báo đó và tất cả thảo luận. Ngồi nghe cho qua chuyện rồi bỏ, nên lớp không ai thèm cũng như là chẳng biết gì để thảo luận. Chuyện cũng cho qua dù có anh ngạo là “sợ mình phải chuẩn bị “đi ở - ở đợ” trước để có tiền sống, nghèo quá rồi!”. Quan trọng hơn là ngày thi gần kề, ai cũng sốt vó, kể cả các Đòan viên gương mẫu. Hết ai dám sinh họat kiểm điểm nhăng nhít.
Trong trường có vài vụ đánh lộn khá kịch liệt của đám COCC (con ông cháu cha) với nhau. Cuối cùng được tự dàn xếp nội bộ êm thấm do phụ huynh đà từng quen biết nhau sẵn. Do vậy nhà trường cũng không mất công xử lý kỷ luật.
Nhóm “nhà lá” lớp chúng tôi được tăng dân số do có nhiều người biết thi đại học cũng rớt nên không thèm học gia nhập.
Kinh tế lúc này có thay đồi ít nhiều. Trong trường, đã có một vài người lái xe honda. Có chiếc “Dame” đã là có thớ lắm. Xe “Cub” còn trong mơ, chưa ai dám rớ.
35
Nói tới tuổi mới lớn mà không nhắc chuyện bồ bịch yêu đương quả là một thiếu sót để tạo hấp dẫn câu khách. Tôi cũng ráng nhét vô cho thi vị tới đâu hay tới đó.
Chuyện cáp đôi với nhau thì vốn xưa nay đã được anh em chọc ghẹo với nhau. Có cặp chỉ giỡn chơi, có cặp “cặp” nhau thiệt. Đặc biệt việc nhà trường đề xướng phong trào “Đôi bạn học tập” thì coi như vô tình tiếp tay tạo điều kiện thuận lợi giúp đôi trẻ được bên nhau. Mà theo chủ trương thì ai cũng phải tìm bạn học tập của mình rồi đăng ký cho lớp biết.
Bàn của tôi ngồi lúc này được “tăng cường” L.L.Th. ngồi cạnh X.K. Gánh nặng “chia lửa” trong giờ kiểm tra bài ở lớp tất nhiên phải tăng một tý chia đều 4 người. Tuy nhiên nếu chia theo cặp như vậy thì tôi phải “cặp chung xuồng” với Th.Q.
Cặp K.-Th ban đầu tôi không để ý. Khi anh em thầy cô đồn đại thì tôi cũng để ý đôi chút khi thấy 2 người đạp xe song song nắm tay nhua lúc đi học và về.
Thấy vậy mới thấm thía khi nghe bài “Môi Tím”:
Tình mình là tình đẹp nhất đó anh,
Tình tuổi học trò mực tím áo xanh,
Kỷ niệm lần đầu hẹn nhau hai đứa
Vui say sưa dắt nhau đi ngòai mưa..
Dù sao cũng phải mừng cho bạn. Mừng hơn là tôi còn “khôn hồn” mà chưa yêu sớm để rồi thi rớt như nhiều ai khác. Nếu mà tôi lều mạng thích Th. nữa chắc cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” không tránh khỏi.
Câu chuyện K.-Th kết thúc dang dở lãng nhách. Nghe X.K. kể là có người đâm sau lưng mình và châm dầu vô lửa bằng cách mắm muối câu chuyện để ba mẹ L.L.Th. hiểu lầm X.K. . Cuối cùng, L.L.Th. bị gia đình cho đi “hợp tác lao động” bên Đông Đức để chấm dứt mối quan hệ này. Tôi không theo dõi tiếp câu chuyện sau đó…Buồn và thông cảm cho hai bạn. L.L.Th cũng mất liên lạc với chúng tôi sau này. Chuyện “bí mật thi cử” cũng giống như năm lớp 9.
Dù biết chắc có 3 môn thi: Văn, tóan, Ngọai ngữ, nhưng môn thi thứ 4 vẫn được giữa kín đến giờ chót.
Khi nghe tin thi môn thứ 4 là môn Hóa, tôi hơi lo vì mình bị “ăn thẹo” môn Hóa lâu nay.
Kỳ thi học kỳ của chúng tôi diễn ra suông sẻ.
Tôi bất mãn với cách xét hạnh kiểm. Khi mà chỉ có Đòan viên mới được hạnh kiểm tốt. Tất cả ai khác dù thế nào cũng chỉ là lọai khá. Với tư cách Đòan viên lúc đó tôi thấy không công bằng cho anh em. Có một trường hợp của H.Th.Th.T khi xét điểm học tập nằm ở mức học sinh trung bình cũng không, mà lại cao hơn mức yếu. Chúng tôi đề nghị chọn mức trung bình cho rồi. Nhưng cô V.H chọn mức yếu vì nói là mức trung bình không đạt. thấy cũng kỳ cục với kẽ hở quy định này.
Tôi mất tiên tiến học kỳ 2, coi như mất tiên tiến cả năm do nhiều môn mình học thả nổi chỉ vừa đủ lấy trung bình.
Cái gọi là “chiến tranh hiện đại” của tôi là những phương pháp cọp-pi để thóat hiểm khi làm kiểm tra “những môn không cần thiết”:
- Tôi dùng viết chì vẽ mềm (cho dễ xóa bằng tay) ghi lại bài trên bàn gỗ tại vị trí ngược sáng. Khi ánh sáng chiếu phản xạ từ bàn lên, tôi có thể đọc được những gì tôi chép nhưng thầy cô đứng theo chiều ánh sáng xuôi không bao giờ phát hiện chữ. Khi làm xong tới đâu, tôi làm bộ vươn vai, dùng tay chà lên những gì đã viết và xóa sạch chữ. Dùng khi kiểm tra trong lớp khi mình không bị đổi chổ.
- Dùng “microfilm”: viết chữ trên giấy “đi cầu” lọai mỏng (vì thời đó
khăn giấy còn hiếm) rồi xếp nhỏ trên tay. Bị phát hiện thì cho thẳng vô
miệng..nuốt phi tang. Cách này có nhược điểm: ai bị đổ mồ hôi tay, coi
chừng chữ lem hết sạch! Chưa kể nuốt không trôi, ói ngược ra.
- Lấy tập học thêm ngọai ngữ ghi bằng ngọai ngữ những gì sợ bị quên trong đó. (có thể nguệch ngọac nét viết đỏ lêncho giống là có..thầy sửa). Nếu giám thị hỏi thì lấy lý do bàn sần sùi nên phải lót tập để viết cho êm. (sau này bàn viết hết sần sùi như xưa, cách này hết dùng).
- Cách viết tốc ký tôi có nghĩ tới nhưng không có thì giờ học và áp dụng.
Nhà trường sau đó tổ chức ôn tập cho tốt nghiệp bằng cách tăng thời gian học các môn thi.
36
Trong cái rủi có cái may khi mà tôi bị thầy Ph. dạy Hóa đì và cho nhiều bài tập khó khi lên bảng liên tục. Chưa kể thầy Ph. vốn ưa ra đề khó. Vì vậy tôi thấy đề thi dễ hơn bài thi kiểm tra trong lớp quá nhiều. Hầu hết chúng tôi đạt điểm trên trung bình.
Sự thật là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học không khó khăn. Xưa nay rất ít thấy ai rớt đến nỗi người ta nói là rất khó rớt. Tôi mạnh miệng tuyên bố nếu tôi rớt thì chẳng còn ai đậu.
Kết quả kỳ thi khả quan đúng như bài bản xưa nay là tỷ lệ đậu trên 95%. Tôi đậu với 35 điểm (Tóan: 9, Văn:6, Ngọai ngữ: 10, Hóa: 10).
Từ đây, tất cả lo ráo riết học luyện thi Đại học…- Lấy tập học thêm ngọai ngữ ghi bằng ngọai ngữ những gì sợ bị quên trong đó. (có thể nguệch ngọac nét viết đỏ lêncho giống là có..thầy sửa). Nếu giám thị hỏi thì lấy lý do bàn sần sùi nên phải lót tập để viết cho êm. (sau này bàn viết hết sần sùi như xưa, cách này hết dùng).
- Cách viết tốc ký tôi có nghĩ tới nhưng không có thì giờ học và áp dụng.
Nhà trường sau đó tổ chức ôn tập cho tốt nghiệp bằng cách tăng thời gian học các môn thi.
36
Trong cái rủi có cái may khi mà tôi bị thầy Ph. dạy Hóa đì và cho nhiều bài tập khó khi lên bảng liên tục. Chưa kể thầy Ph. vốn ưa ra đề khó. Vì vậy tôi thấy đề thi dễ hơn bài thi kiểm tra trong lớp quá nhiều. Hầu hết chúng tôi đạt điểm trên trung bình.
Sự thật là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học không khó khăn. Xưa nay rất ít thấy ai rớt đến nỗi người ta nói là rất khó rớt. Tôi mạnh miệng tuyên bố nếu tôi rớt thì chẳng còn ai đậu.
Kết quả kỳ thi khả quan đúng như bài bản xưa nay là tỷ lệ đậu trên 95%. Tôi đậu với 35 điểm (Tóan: 9, Văn:6, Ngọai ngữ: 10, Hóa: 10).
Thi Đại học
Tôi nhớ ngày thi là 2 và 3 tháng 7-1987.
Bên kiến trúc của chúng tôi năm đó có tỷ lệ chọi 1:67. Quá thấp so với đại học khác.
Năm đó đề thi Tóan bị “ngựa về ngược”. Phần hình học là hình học phẳng thay vì hình học không gian như mọi năm. Đa số chú tâm hình học không gian nên lần này không ít người bối rối. Đa số bị bí câu a. Rồi kẹt luôn.
Riêng tôi, tôi bỏ qua câu a, và chấp nhận dữ kiện của nó để làm tiếp các câu kế.
Khi trục trặc ở bài giải tích, tôi dùng phép khảo sát hàm số đơn giản để giải quyết dù mất nhiều thời gian hơn phương pháp khác.
Nói chung tôi dùng các phép “dở nhứt” miễn là làm xong được.
Mấy thầy dạy luyện thi sau này gặp lại học trò mình trách việc này dữ lắm vi bài dễ mà rớt đông.
Riêng phòng thi của tôi, buổi đầu tiên đã bỏ cuộc khá đông. Giám thị gọi mấy tên mới có một người bước vô.
Vắng mặt đến nỗi tôi ngồi giữa, ở bàn đầu, 2 bên trống vắng; cả bàn phía sau: trống phộc! Tôi bị cách ly với xung quanh.
Buổi thi Lý chiều hôm đó thì tình hình tệ hại hơn với thêm nhiều anh bỏ cuộc.
Như có linh tính báo, tôi đã tức tốc mở tập ôn bài “sóng giao thoa” sau khi về ăn trưa để rồi buổi chiều đề lý thuyết ra có nội dung na ná nên tôi lên tinh thần và làm trọn bài thi nhanh chóng. Thật dự bài không khó.
Tiếc rằng đáp số cuối sai vì thiếu dấu phẩy.
Sang hôm sau, môn vẽ coi như dễ dàng. Thấy có thêm vài người nữa bỏ cuộc.
Tôi đậu 19 điểm (Tóan 5,5; Lý: 7,5, Vẽ: 6) trong khi thủ khoa là anh Ng.Đ.H được 19,5 điểm (Tóan: 6; Lý:
8; Vẽ: 5). Điểm chuẩn giờ chót đưa ra là 15,5.
Anh em bạn bè chung lớp rớt khá đông, nhiều người không thèm thi vì biết chắc không đậu.
Tôi nhớ lớp tôi có chừng khỏang 10 người đậu.
H.G thi đậu nhưng không học, không rõ lý do, để rồi năm sau thi trường khác.
Th.Ng.T được tiêu chuẩn đi du học Liên Xô. T. được học tiếng Nga một năm, sau đó đi du học.
Sau này vô đại học bị bắt học tiếng Nga, tôi nhờ T. giúp làm cho tôi một bảng văn phạm tóm tắt để tôi dễ học. Tôi mừng vì khi đó nếu được đi du học chắc tôi cũng bỏ chạy. Tiếng Nga khó nuốt !
Nghe kể là T. bị người bạn học cũ, cùng du học chung, vì “ghét người khác hơn mình” rồi chơi tố cáo bậy.
Khiến T. bị cảnh sát câu lưu mấy ngày để điều tra. May là T. được thả sớm, kịp để lên máy bay đi du học.
Sau hơn 20 năm, tôi góp nhặt “tàn quân 12P2” chỉ còn lại: Ng.Ng.M.A, Ph.Tr.B. , M.C.Đ., Ph.Th.H.H.,
Ng.H., Ng.Th.H. Tr.Ng.H., Đ.V.K., Ng.X..K., Ng.H.L., L.Ch.Th.Q., Ng.Q.S., Ng.Nh.S., H.Th.Th.T.,
V.H.Th., L.D.Tr., D.Th.T., Ng.T.B.V, Tr.Th.V.X.
Sau khi vô đại học, tôi gom hết tập vở cũ, thẻ Đòan, giấy khen,.. đem bỏ sạch! Ít nhiều cho bớt nổi ám ảnh học thêm, thi cử, sinh họat hè, phong trào,.. đã đày đọa tôi trong 12 năm.
Chỉ còn học bạ và bằng tốt nghiệp được giữ lại.
Vẫn không thể chối bỏ và quên được quá khứ. Nên phải:
Viết mấy trang này cho anh em nhớ lại vài kỷ niệm và sự kiện. Tệ lắm cũng.. giải trí chút đỉnh.
37
Vài lời kết.
Nhiều người đọc qua và trách tôi cực đoan quơ đũa cả nắm chỉ vì con sâu làm rầu nồi canh.
Có kẻ chê tôi quá cầu tòan không chịu chấp nhận rằng cái tiêu cực vốn luôn tồn tại.
Tôi chỉ cho rằng:
Phải truy nguyên: Có nấu nồi canh được chưa ? Khi trước mắt, bầy sâu mập cỡ “đại gia” bò lúc nhúc ngập trong rau. Nếu không có sâu tức là rau đã bị nhiểm hóa chất độc hại. Vì hiện nay tất cả không chỉ riêng tôi đều thấy hai trường hợp này là chính. Hay nhứt là đổ bỏ hết đống rau cho được việc. Ngòai ra Rau ít sâu, không hóa chất thì mẫu mã không đẹp nên ít ai thèm mua, không cạnh tranh được trên thị trường. Rau sạch, vừa có bề ngòai đẹp lại … quá mắc, cũng chưa hẳn là không có hóa chất.
Đâu cũng có tiêu cực nhưng không phải vì như vậy mà ta nằm co chịu trận không giải quyết. Giả sử nhà mình có bãi “C.” bự tổ mẹ, thúi hoắc khắp xóm, ai dám chấp nhận “tiêu cực” mà không thèm dọn? Khi người ta kiện nhờ chính quyền can thiệp, ai dám không chấp hành viện lý do là chuyện nội bộ nhà mình không ai có quyền can thiệp hay không? Nhứt là thời buổi văn minh ngày nay, vì ích lợi chung của tập thể, cộng đồng,mà tất cả phải thỏa thuận và tuân thủ với nhau qua các luật lệ, cam kết, hiến pháp, công ước...
Ông bạn vong niên đã từng đọc tôi nghe một bài thơ trong sách xưa. Tôi dùng nó để kết thúc hồi ký:
Ngon là mật mỡ, tốt vàng son,
Vì học mà nên, ở các con.
Hai chữ công danh, tua gắng chí,
Tôi ngay con thảo, nước nhà còn.
Cổ Minh Tâm.
Bắt đầu viết ngày 20 tháng 9 năm 2009 lúc 13:00.
Viết xong ngày 6 tháng 10 năm 2009 lúc 16:45..
“Hồi ký tôi để Lịch Sử kiểm duyệt
CHÍNH LUẬN
CŨNG BỞI THẰNG DÂN NGU QUÁ LỢN
Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !
Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bả của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?
Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.
Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.
Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.
Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, na uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT việt nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu
Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?
Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Đên đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."
(Bài viết nầy của tác giả lấy bút hiệu Shinra được đăng trên diễn đàn lề phải hoangsa.org . Bài viết bị bôi đỏ (dĩ nhiên) nhưng được nhiều thành viên trong nước yêu thích .)
Saturday, October 10, 2009
THI CA * ĐỖ TRUNG QUÂN
Đỗ Trung Quân, tác giả bài thơ nổi tiếng Quê Hương vừa công bố bài Tạ Lỗi Trường Sơn viết từ năm 27t (1982). Đã 27 năm qua rồi đến nay mới dám công khai,
Đã 34 năm trôi qua. Hòa bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử. Chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này, nó thay đổi hình thái xã hội, thay đổi số phận con người. Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi, bảy năm sau hòa bình (1982) - nay nhìn lại, tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ này. Khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến, người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau “mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã “yên vị” khói hương trên bàn thờ gia đình. Còn nhớ những năm của thập niên 80, giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn Giải Phóng “Sen hay Bùn” về danh xưng khi nào thì gọi là thành phố Hồ Chí Minh, khi nào thì gọi là Sài Gòn? và ông khẳng định cái tốt thì gọi tp HCM, cái tệ nạn, cái xấu, cái "tồn đọng" thì gọi là Sài Gòn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác (tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo SGGP như trong một xã hội bình thường), ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng (nó vẫn còn đến tận hôm nay), còn một nhà máy thuốc lá Sài Gòn, còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn (nay đã không còn)… Bài thơ này, có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn, những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi… Hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình...
TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh - buồn nôn - phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi - của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc
3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…
4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, ti-vi, cassette, radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?Đỗ Trung Quân (1982)
Tuesday, October 6, 2009
CỘNG SẢN XỬ ÁN NHÀ THƠ TRẦN ĐỨC THẠCH
Từ trong bóng tối địa ngục, Cộng sản Việt Nam đã xử án tù
nhà thơ Trần Đức Thạch, tác giả ‘’Hố Chôn Người Ám Ảnh’’
Bài tường thuật của nhà báo độc lập Dương Thị Xuân từ Hà Nội
Vụ
xử án nhà thơ Trần Đức Thạch tại Hà Nội sáng nay ngày 06/10/2009 và
một số diễn biến mới nhất xung quanh các vụ xử án chính trị khác trong
những ngày sắp tới
Sáng sớm nay, ngày 06/10/2009 nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội bất
ngờ đem thi sĩ Trần Đức Thạch ra trước tòa án chế độ để gọi là “xét xử”
theo “đúng pháp luật” của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam !?.
Việc đem cây bút đối kháng này ra trước pháp đình của nhà nước
độc tài cộng sản VN là hoàn toàn bất ngờ và hết sức đường đột. Vì trước
đó chỉ có chút ít thông tin nửa kín nửa hở, kiểu rò rỉ do thân nhân của
các chính trị phạm bị bắt giam hàng loạt vào mùa thu năm ngoái mà dư
luận lâu nay rất quan tâm theo dõi và ít nhiều còn có một vài tin tức
do đôi ba lần gia đình họ thăm nuôi biết được lọt ra thế giới bên ngoài
mà thôi. Còn riêng trường hợp ông Trần Đức Thạch- 57 tuổi quê quán và
cư trú tại tỉnh Nghệ An, cũng là người bị bắt giam cùng sinh viên Bùi
Quang Toản quê tỉnh Thái Bình vào cuối tháng 9 năm ngoái 2008 thì không
có một chút thông tin nhỏ nào được lọt ra ngoài cả. Bởi vì trong hơn 1
năm qua kể từ khi ông Thạch bị bắt giam không hề có được thân nhân nào
trong gia đình tiếp tế thực phẩm, quà cáp, tiền bạc hay thăm gặp trực
tiếp lần nào cả và cũng không ai biết ông đã bị giam cầm ở đâu, sức
khỏe ốm đau hay sống chết ra sao...v.v…
Vụ xử án nhà thơ Trần Đức Thạch sáng nay đã diễn ra rất chóng
vánh, qua quýt chiếu lệ chỉ có hơn 2 giờ đồng hồ thôi và cũng không có
luật sư biện hộ nào được quyền bào chữa cho “nhà thơ bị cáo” này trước
tòa án. Theo tin sơ bộ ban đầu, ông Thạch đã bị cáo buộc với tội danh
do “vi phạm pháp luật” theo điều 88 bộ luật hình sự của chế độ toàn trị
mà án tù tối đa trong khung hình phạt là 20 năm tù giam. Tòa án nhà
nước CSVN sáng nay, cụ thể đã buộc tội cho ông vì đã sáng tác ra thơ
ca, viết ra các bài báo có nội dung chống đảng CSVN và nhà nước XHCN
của họ để cổ vũ cho dân chủ tự do rồi phổ biến trên rộng rãi mạng
internet trong mấy năm qua. Họ cũng đã cáo buộc cho nhà thơ xứ Nghệ này
vì đã nhiều lần trả lời phỏng vấn với các đài phát thanh hải ngoại của
cộng đồng người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam , của đài Á
Châu Tự Do – RFA để chống phá nhà nước và chế độ XHCN. Cũng như họ buộc
tội do việc ông đã tham gia tờ báo Tổ quốc trên mạng gây tổn hại
nghiêm trọng đến cái gọi là “an ninh quốc gia”, “an ninh chế độ” CS
toàn trị. Đặc biệt họ đánh giá hành vi của thi sĩ Trần Đức Thạch còn
nghiêm trọng, là ở việc ông đã tham gia một số hoạt động đấu tranh trên
thực tế với các anh chị em hoạt động dân chủ khác tại Hà Nội, Hải
Phòng… Nổi bật nhất là ông đã bị bắt giữ khi dẫn đầu đoàn biểu tình gồm
14 thân nhân đại diện cho gia đình những nạn nhân là ngư dân thuộc
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ra thủ đô Hà Nội để phản kháng ngọn đuốc
Olympic -2008 Bắc kinh ô nhục khi được rước qua lãnh thổ Việt Nam vào
ngày 28-29/4/2008. Vụ biểu tình này nhằm chống và tố cáo tội ác của
chính phủ Trung Cộng đã ra lệnh cho hải quân của chúng bắn giết, tàn
sát hàng loạt đồng bào ta khi đang đánh cá trên vùng biển VN vào năm
2005, mà cuộc đấu tranh này đã bị công an Hà Nội đàn áp tan hoang trước
cổng chợ Đồng Xuân và dư luận đã biết rất rõ.
Kết quả vụ xử án bất công đầy gian trá, khuất tất, không minh
bạch đàng hoàng và cũng không tuân theo đúng quy định của pháp luật
trong nước, mà chỉ tuân theo sự chỉ đạo của thượng cấp trên trung ương
vào sáng nay thì nhà thơ Trần Đức Thạch đã bị tòa án chế độ kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn án tù.
Để phiên tòa lố bịch có án bỏ túi sẵn như vậy được trình diễn
“xét xử” những công dân yêu nước không gây vang động quá lớn ra xã hội
làm quần chúng nhân dân biết nhiều đến. Nhất là đặc biệt là tránh đánh
động để thu hút thêm nhiều sự chú ý, quan tâm của dư luận trong và
ngoài nước mà quan trọng nhất là của công luận quốc tế. Vì vậy nên nhà
cầm quyền CSVN sáng nay ngoài việc bất ngờ đưa nhân vật tranh đấu Trần
Đức Thạch ra xử tù thì họ đã triển khai từ rất sớm kế hoạch đặt chốt
canh gác, nhằm cô lập tư gia các nhà đấu tranh dân chủ rất chặt chẽ, kỹ
càng.
Cụ thể tại Hà Nội có nhà riêng gia đình ông Nguyễn Khắc Toàn,
các anh Lê Thanh Tùng, Nguyễn Vũ Bình,…( Còn theo ông Bùi Vi Quân ở 31
phố Lê Gia Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là 1 thân hữu của ông Thanh
Giang cho biết tư dinh Ô / Nguyễn Thanh Giang và nhà riêng cựu giáo
viên Nguyễn Thượng Long trong Hà Đông sáng nay không bị công an phong
tỏa). Tại tỉnh Nghệ An, tuy công an không đặt chốt canh trước nhà
chiến sỹ Hồ Thị Bích Khương trắng trợn, lộ liễu như tại thủ đô Hà Nội
nhưng một số mật vụ an ninh xuất hiện đã lảng vảng xung quanh hàng xóm
để dò la xem cô có đi ra Hà Nội dự xử án như đã thực hiện hôm 24/9/2009
không để công an tỉnh này còn ngăn chặn kịp thời. Ở Lạng Sơn có nhà
riêng ông Vi Đức Hồi cũng đã bị vây hãm chặt chẽ nhằm ngăn chặn không
cho nhân vật này về Hà Nội hay đi Hải Phòng dự các phiên tòa chính trị
đang và sắp diễn ra. Đến 12 giờ 15 phút trưa nay, công an, dân phòng đã
tạm thời giải tán chốt canh bên nội thành Hà Nội khi kết thúc vụ xử án
nhà thơ Trần Đức Thạch, nhưng chốt canh trước nhà anh Lê Thanh Tùng
vẫn còn duy trì cho đến chiều tối và có thể là suốt đêm nay, thậm chí
kéo dài cho đến hết ngày 09/10/2009 khi kết thúc vụ xử án dưới TP- Hải
Phòng. Sở dĩ công an phải “chăm sóc” anh Lê Thanh Tùng chu đáo đặc biệt
như vậy, là vì họ đề phòng anh có thể vượt thoát sang nội thành Hà Nội
ngủ qua đêm để xông đến chứng kiến bên ngoài phiên tòa xử anh Vũ Văn
Hùng vào ngày mai 07/10/2009 và xử anh Phạm Văn Trội vào ngày kia 08/10/
2009.
Theo các nguồn tin ban đầu đáng tin cậy do chính lực lượng an
ninh CSVN đã trực tiếp tham gia bảo vệ phiên tòa trên đây vào sáng hôm
nay, thì tinh thần đấu tranh trước tòa án chế độ độc tài CS Hà Nội của
nhà thơ Trần Đức Thạch là rất vững vàng, tỏ có rõ bản lĩnh. Nhà thơ họ
Trần này, nguyên là cựu chiến binh, hội viên hội văn nghệ tỉnh Nghệ An
mà trước đó do ông tham gia phong trào đấu tranh dân chủ trong nước.
Rồi tiếp sau đó nữa do ông có ra thủ đô Hà Nội dự tang lễ nhà ái quốc
Hoàng Minh Chính vào ngày 16/2/2008 nên đã bị khai trừ khỏi hội đoàn
này ngay sau khi từ Hà Nội trở về quê hương. Hôm nay tuy ông phải đứng
trước vành móng ngựa của chế độ toàn trị trong vị trí là “bị cáo” bị xử
án tù. Thế nhưng trong phần đối đáp, tranh tụng với hội đồng xử án,
nhất là với quan chức CS là kiểm sát viên giữ quyền công tố nhà nước để
buộc tội thì thi sĩ Trần Đức Thạch đã nêu cao khí phách của người
tranh đấu rất thẳng thắn, không hề tỏ ra khiếp nhược cúi đầu để nhận
tội như mong chờ của đảng và nhà nước CSVN. Trái lại ông đã tỏ rõ tư
thế can đảm ngoan cường, bác bỏ mọi cáo buộc sằng bậy của tòa án gán
ghép tội lỗi cho mình. Đồng thời ông đã thẳng thừng tranh cãi không
khoan nhượng trước nhiều luận điệu vu cáo của cái hội đồng xử án vốn chỉ
mang nặng tính bù nhìn và thực chất là công cụ đàn áp của nhà nước độc
đoán chuyên chế để khẳng định mình là hoàn toàn vô tội…vv…
Nhìn chung không khí xung quanh tòa án và tại Hà Nội rất
nghiêm ngặt, căng thẳng đến ngột ngạt, bởi lý do lực lượng an ninh, mật
vụ, công an, cảnh sát CSVN dầy đặc được huy động để bảo vệ. Báo chí, hệ
thống truyền hình, đài phát thanh của chính nhà nước CSVN hầu như bị
cấm đưa tin với lý do đưa ra đây là “vụ án xâm phạm an ninh quốc gia
đặc biệt nghiêm trọng” có thể gây bất lợi cho nhà nước Việt Nam XHCN
đang có uy tín ngày cang cao trên trường quốc tế...??? Các sĩ quan an
ninh chính trị trong và quanh tòa án còn ra lệnh miệng cấm không cho
mọi người dân được tò mò lại gần tòa có trụ sở tại số 43 phố Hai Bà
Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để hỏi han tin tức và tìm hiểu mọi diễn
biến phiên tòa được gọi là “xét xử công khai” các đối tượng chống đối
chế độ theo đúng trình tự luật pháp của “nhà nước pháp quyền XHCN” !!!
Trong khi đó, hiện nay các thân nhân nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa, cựu chiến binh Nguyễn Văn Túc…tuy đã có giấy báo triệu tập phải
có mặt tại tòa án TP – Hải Phòng nhưng mấy ngày nay công an chính trị
liên tục đến tận nhà để răn đe và thăm dò xem họ có lôi kéo đông người
đến dự xử án không để nhà cầm quyền còn có biện pháp ngăn chặn kịp
thời. Riêng tại Thái Bình công an đã đến gặp bà Bùi Thị Rề là vợ cựu
quân nhân, nông dân Nguyễn Văn Túc và các anh chị em trong họ hàng để
khủng bố đe dọa, và họ nói rõ cấm không được kéo đông người đến Hải
Phòng vào ngày 08/10/2009 tới đây. Công an huyện Đông Hưng và tỉnh Thái
Bình nói rõ nếu không chấp hành lệnh truyền miệng của nhà chức trách
như nội dung đã tuyên bố thì họ sẽ ra tay chặn bắt giữa đường để giải
về địa phương trị tội tiếp, vì vậy làm không khí lo sợ bao trùm lên
khắp làng xóm thôn quê...
Trong giấy triệu tập đến tòa án với gia đình dân oan, chiến sĩ
Nguyễn Văn Túc đã gửi cho 2 mẹ con bà Bùi Thị Rề với tư cách là những
người có liên quan đến vụ án treo biểu ngữ, rải truyền đơn chống đối
đảng nhà nước CSVN do chồng thực hiện, thì tòa án ghi rõ cấm họ không
được mang vào phòng xử án máy chụp ảnh, máy quay phim camera, điện
thoại, máy ghi âm…Ngoài ra gia đình bà Rề còn cho biết công an Hải
Phòng, an ninh trên bộ ở Hà Nội về đã cử an ninh đến tận nhà anh trai
bà đang sống tại Hải Phòng cấm không được cho ai tá túc tại nhà trong
mấy ngày này vì rất lo ngại dân làng nơi quê hương bản quán anh Nguyễn
Văn Túc sẽ lũ lượt kéo đến thành phố cảng này để phản đối vụ án vi phạm
nhân quyền và đòi trả tự do cho các chính trị phạm vụ án.
Các gia đình khác có thân nhân sắp bị ra tòa, như chị Huyền
Trang vợ Phạm Văn Trội, chị Tuyết Mai vợ Vũ Hùng ở tỉnh Hà Tây cũ, bà
Dương Thị Hài vợ ông Nguyễn Văn Tính ở Hải Phòng…vv…thì cho đến nay một
mặt họ đã được các quan chức có trách nhiệm của các tòa án ở Hà Nội và
Hải Phòng đã nói rõ cho họ biết thái độ. Đó là : “Các trường hợp này
sẽ không được giấy mời vào dự khán xét xử vì lý do an ninh quốc gia đặc
biệt nghiêm trọng…”, nhưng mặt khác lại cử nhiều công an đến gặp gỡ
từng bà vợ các gia đình này để vừa giả thăm hỏi, an ủi, động viên vỗ về
nào là sẽ được vào dự xử án và vừa ra sức răn đe khủng bố họ. Như vậy
là, rõ ràng nhà cầm quyền độc tài CSVN đã tìm mọi cách nhằm không cho
các thông tin trung thực đã diễn ra trong các phiên tòa sắp tới này được
lọt thoát ra thế giới bên ngoài và hành động này chỉ với mục đích duy
nhất là nhằm bưng bít thông tin không đến được nhiều với công luận rộng
rãi mà thôi !!!
Ngày mai trước tư gia các nhân vật bất đồng chính kiến tại Hà
Nội sẽ tiếp tục bị thiết lập chốt canh gác chặt chẽ như sáng nay. Nhóm
phóng viên tự do của anh chị em chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin đến độc
giả rộng rãi trong những bản tin tiếp theo. Trong bản tin nhanh này
chúng tôi có kèm theo bài viết của nhà thơ Trần Đức Thạch tựa đề “Hố chôn người ám ảnh”
do ông suy tư hồi ức ra để viết lại những năm tháng kinh hoàng phải
tham gia cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn 1954-1975, mà chính tác giả
là một nhân chứng sống đã chứng kiến.
Trường hợp cô Phạm Thanh Nghiên thì hiện nay công an thành phố
này cho biết cô vẫn bị tạm giam tại nhà tù “Trần Phú” thuộc trung tâm
TP – Hải Phòng và chưa có tin tức chính xác là bao giờ sẽ bị đưa ra “xử
tội”. Trong khi đó thân mẫu của cô được công an Hải Phòng và trên bộ
ra sức động viên bà nên khuyên con gái viết bản nhận tội để xin nhà
nước khoan hồng tha thứ sớm trở về đoàn tụ gia đình, gặp lại mẹ già ?!
Trong hơn 1 năm qua, nữ tù nhân Phạm Thanh Nghiên không hề
được gặp mặt thân nhân, gia đình của mình lần nào, và cũng theo vợ ông
Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết, thái độ, lập trường tranh đấu của cô là rất
kiên định, vững vàng, rất cứng rắn không gì lay chuyển được….
Khi bản tin này viết xong thì đến 18 giờ 50 phút được tin từ
nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho biết đã mất hoàn toàn liên lạc với nhân vật
đấu tranh Lê Thanh Tùng bên Phù Lỗ, Sóc Sơn cách Hà Nội hơn 31 km .
Lần cuối cùng anh Khắc Toàn còn trao đổi được với Thanh Tùng là vào
khoảng 15 giờ 30 phút chiều nay. Số điện thoại của vợ anh là chị Trần
Thị An tối nay vào lúc gần 20 giờ cũng bị cắt hoàn toàn, như vậy rất có
thể chiến sĩ đấu tranh Lê Thanh Tùng đã bị đông đảo công an Hà Nội ập
vào khám nhà và đọc lệnh bắt giam chính thức từ chiều tối nay. Về sự
kiện bất ngờ này chúng tôi sẽ thông tin tới dư luận toàn cầu khi có
được các tin tức cụ thể, chính xác nhất trong thời gian tới đây. Ngoài
ra trong bản tin khẩn cấp này được công bố, chúng tôi có kèm theo hình
ảnh bên ngoài phiên tòa hoãn xử anh Phạm Văn Trội vào sáng ngày
24/9/2009 do nhà báo đối lập Nguyễn Khắc Toàn chụp để minh họa thêm
sinh động.
Hà Nội hồi 23 giờ 30 phút Ngày 06/10/2009
Thay mặt nhóm phóng viên Phong trào đấu tranh đòi dân chủ, tự do, nhân quyền
Ký giả tự do Dương Thi Xuân
Chú thích
: Số điện thoại của thân nhân các chính trị phạm những vụ án sắp diễn
ra tại quốc nội rất cần liên lạc để tìm hiểu và biết rõ mọi thông tin
liên quan, hoặc để thực hiện phỏng vấn với giới truyền thông hải ngoại
và quốc tế như sau :
1- Bà Nguyễn Thị Nga vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa số : 0169-429-3450
2- Bà Dương Thị Hài vợ cựu tù nhân Nguyễn Văn Tính số : 0126-638-3166
3- Bà Bùi Thị Rề vợ cựu chiến binh Nguyễn Văn Túc số : 0972-753-049
4- Bà Nguyễn Thị Lợi mẹ đẻ cô Phạm Thanh Nghiên số : 031-374-1629
5- Nhà
báo Nguyễn Khắc Toàn là người với tư cách làm chứng trong vụ án anh
Phạm Văn Trội tuy đã có giấy báo mời dự phiên tòa, thế nhưng vẫn bị
công an Hà Nội đặt chốt canh ngăn cản không cho dự thính vụ xét xử này,
số điện thoại là : 0125-272-4352
********************************************************
Monday, October 5, 2009
QUỐC TẾ * PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Báo Czech phỏng vấn Hoà thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quảng ĐộNhững người cộng sản ác độc như hổ báo
Trò chuyện với nhà sư đối lập nổi tiếng Thích Quảng Độ với chủ đề khi nào đất nước của ông sẽ chấm dứt sự cầm quyền của những người cộng sản.
Sài Gòn - Ông đón tôi trong bộ đồ tu hành mầu nâu với nụ cười nở rộng trước cửa chùa Thanh Minh. Ngôi chùa này không xa trung tâm t/p Sài Gòn. Nơi đây là chỗ tu hành của nhà sư đối lập nổi tiếng cũng như nơi ông bị giam lỏng.
Nhà tu hành với diện mạo như một ông tiên trong truyện cổ tích luôn ban phát những điều tốt đẹp, trông ông có vẻ bình thản, luôn tươi cười nhưng điều đó không giấu được nỗi u uất bất lực trước chính quyền cs,cũng như cảnh cô lập trước đời sống thường nhật của xã hội. Trong lúc loay hoay mở nút chai nước lọc, ông hỏi:
” Những người dân Séc phải thật hạnh phúc, khi chỗ họ thay đổi tình hình chính trị ”
Phóng viên: Chắc chắn vậy.
HT Thích Quảng Độ: Tuy nhiên tại sao đất nước tôi chính quyền cộng sản không sụp đổ vào thời điểm 1989, bởi các bạn ít ra còn có tí chút tự do trong một chừng mực nhất định, ở đây chúng tôi luôn luôn bị theo dõi,không riêng tôi,mà tất cả mọi người dân thường khác,chúng tôi bị kèm kẹp nặng nề.
Phóng viên: Trước đây đất nước tôi (CH Séc) những điều đó cũng đã xẩy ra giống vậy
HT TQĐ: Thế nhưng ở đây (Việt Nam) người dân luôn bị nỗi sợ hãi ám ảnh. Nói đến chính trị là điều tối kỵ, ngay cả trong gia đình họ sợ tố giác lẫn nhau, kể từ anh em, vợ chồng, cha mẹ, người với người không tin nhau.
Phóng viên: Tôi đã thử hỏi nhiều người Việt Nam, nhưng đa số đều trả lời họ không quan tâm đến chính trị, quan trọng với họ là công việc làm ăn, buôn bán. Ông nghĩ sao? Thật sự dân chúng mong muốn thay đổi chế độ, khi mà công chuyện làm ăn của họ không ai thò mũi vào?
HT TQĐ: Trước mặt anh, một người ngoại quốc, họ sẽ không nói những gì họ nghĩ.
Phóng viên: Việt Nam đang phát triển nhanh, những người Việt Nam có cơ hội thời điểm những năm 90 làm ăn buôn bán tự do nay giàu có, liệu họ có muốn thêm những tự do khác?
HT TQĐ: Ở thời kỳ bao cấp 70-80, với chính sách quốc hữu hoá, đời sống thật cơ cực, người dân thường xuyên sống trong cảnh đói ăn, thiếu mặc, chính quyền nhận ra rằng, họ phải thay đổi cơ chế về kinh tế, họ thả lỏng buôn bán tư nhân, mức sống người dân đã được cải thiện. Tuy nhiên về chính trị thì không, đất nước này vẫn ở thời kỳ trước đây 34 năm.
Phóng viên: Thế nhưng ở Việt Nam thỉnh thoảng vẫn có những cuộc khiếu kiện nhỏ lẻ công khai, chủ yếu nhắm tới các tệ nạn tham nhũng ở cửa công quyền. Liệu những phản đối này có thể đem đến một điều gì to tát hơn không?
HT TQĐ: Tôi có thể ngồi đây và phản đối cả ngày, thế nhưng ngoài đường phố thì không, người dân không được phép tụ tập, nếu đâu đó có có tụ họp, lập tức cảnh sát tới can thiệp. Vấn đề lớn nhất là làm sao đoàn kết được toàn dân, chung sức đấu tranh đòi quyền tự do và dân chủ. Chúng tôi cần một người lãnh đạo, có khả năng tập hợp tổng thể nhân dân. Để có một lúc ngày ấy sẽ đến, tất cả cùng đứng lên. Sẽ giống như đất nước các anh.
Phóng viên: Vậy phương tây sẽ phải làm gì! Để ngày ấy có thể đến gần nhất?
HT TQĐ: Phương Tây chỉ chú trọng đến buôn bán, chính trị họ không quan tâm. Chẳng hạn Bush đã hứa hẹn, rằng Hoa Kỳ sẽ đứng về phía những người đang đấu tranh cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Nhưng chuyến thăm Hà Nội đã không đả động đến vấn đề nhân quyền.
Phóng viên: Ông nói rằng, những người đối lập không có người lãnh đạo. Vậy liệu sẽ tìm ở đâu ra người đó?
HT TQĐ: Có thể ngay trong chính đảng cộng sản Việt Nam.
Phóng viên: Khoan đã ông. Tại sao lại ở trong cái đảng bị oán ghét trăm đường này?
HT TQĐ: Có thể lắm chứ. Nhưng phải là một đảng viên đã có tư tưởng, quan điểm khác, đã nhìn ra rằng chế độ không thể tồn tại mãi như vầy. Có lẽ sẽ giống như những gì đã xẩy ra ở Nga.
Phóng viên: Ông thấy những tín hiệu có người có khả năng lãnh đạo phe đối kháng giữa những người cộng sản?
HT TQĐ: Họ vẫn ở trong bóng tối, khi thời điểm chín mùi, chắc chắn họ sẽ xuất hiện.
Phóng viên: Ông bị giam lỏng tại gia, chính xác là như thế nào, Ông có thể ra ngoài chứ?
HT TQĐ: Công an luôn canh chừng bên nhà đối diện, quan sát theo dõi mọi sự ra vào của chùa. Tôi chỉ ra ngoài mỗi tháng một lần, đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ, trên đường đi về đều bị theo dõi.
Phóng viên: Vậy nhưng trước đây hai năm Ông đã xuất hiện trước đám đông những người dân oan đi khiếu kiện.
HT TQĐ: Vâng. Họ có khoảng một ngàn người, tôi đã ở đó một lúc và nói chuyện với họ, giúp họ một ít tiền. Tối đến đám đông bị công an bắt giữ và đưa phân tán về các vùng quê, khiến họ không có khả năng tụ hợp trở lại.
Phóng viên: Vậy có nghĩa rằng ông có thể đi ra ngoài, khi ông muốn? Ông có thể đi ra khỏi Sài Gòn?
HT TQĐ: Vâng. Nhưng họ sẽ bố trí cảnh tai nạn giao thông, để loại trừ tôi.
Phóng viên: Người dân thường Việt Nam biết tiếng ông? Hiểu những phản đối của ông?
HT TQĐ: Người Việt biết tôi nhiều ở Hoa Kỳ. Tại Việt Nam họ biết về tôi rất ít. Trên phương tiện truyền thông không nói về tôi. Không khi nào tôi được nói trên radio hoặc tivi. Tôi hoàn toàn bị cô lập.
Phóng viên: Vậy ông nắm được thật sự cuộc sống Việt Nam như thế nào?
HT TQĐ: Tôi nhận được tin tức qua internet, qua đó tôi theo dõi các sự kiện, tôi nghe radio.
Phóng viên: Vâng, nhưng điều đó có đủ để ông nắm được những thông tin, chẳng hạn thực trạng của vùng quê Việt Nam.
HT TQĐ: Tôi thật biết rất ít về nông thôn, chỉ thỉnh thoảng có người ở quê lên thăm tôi.
Phóng viên: Những người cộng sản lên cầm quyền đã làm những gì tốt đẹp?
HT TQĐ: Không có gì. Họ đã giết quá nhiều người chẳng hạn qua đợt cải cách ruộng đất.
Phóng viên: Nhưng chuyện đó đã cách vài chục năm. Chế độ ngày nay phải có gì khác với hồi chấm dứt nội chiến?
HT TQĐ: Vâng, nhưng chỉ một ít thôi, họ vẫn luôn kìm kẹp người dân và không cho nhân dân nói những gì nhân dân muốn.
Phóng viên: Nhưng họ không giết người như trước.
HT TQĐ: Bây giờ họ không thể, trước kia thì họ tự cho mình cái quyền đó, ngày nay cả thế giới sẽ phản đối. Tuy nhiên những người cộng sản vẫn bí mật giết hại ngững người đối lập trong nhà tù. Đơn giản là họ bị bắt và một đi không trở về. Nếu như có phản kháng lớn của dân chúng, nhà nước Cộng sản sẽ không ngần ngại đàn áp bắn giết thẳng tay. Cũng giống như Trung quốc thời 1989. Những người cộng sản ác độc như hổ báo.
Phóng viên: Nhưng ít ra họ cũng giành được độc lập cho Việt Nam, khi họ đánh bại thực dân Pháp.
HT TQĐ: Không, Họ chỉ lợi dụng ý nguyện và tình yêu tổ quốc của người Việt Nam, để đạt được mục đích tiếm quyền. Những người cộng sản vô thần, họ không có gia đình và cũng như tổ quốc.
Phóng viên: Ông đã sống trải qua hai chế độ độc tài, trước là Ngô Đình Diệm thập niên 50-60, sau là chế độ độc tài cộng sản Bắc Việt Nam. Cả hai chế độ đều giam cầm ông, vậy chế độ nào tồi tệ hơn?
HT TQĐ: Cả hai đều kinh khủng. Nhưng với cộng sản thì khó khăn hơn để chống lại. Trong khi Ngô Đình Diệm để chúng tôi tự do trong chùa chiền không can thiệp,chỉ quan tâm đến chúng tôi làm gì ngoài xã hội thì cộng sản thâm nhập đánh phá sâu vào tận trong nội bộ Phật giáo.
Phóng viên: Tại sao ông đấu tranh chống lại sự độc tài?
HT TQĐ: Tôi tin vào đất nước này, cũng như vạn vật trong cuộc sống, sự độc tài rồi cũng sẽ phải bị thay đổi,hôm nay là nó nhưng ngày mai sẽ không còn. Hơn nữa một chế độ bóp nghẹt quyền sống cơ bản của con người sẽ không tồn tại lâu dài. Bởi vậy tôi sẽ tranh đấu đến cùng,khi tôi còn sống.
Phóng viên: Đã nhiều lần ông được đề cử vào giải Nobel hoà bình vì những đóng góp cho quyền được sống của con người, với ông điều này có ý nghĩa sao?
HT TQĐ: Không khi nào và tôi cũng không hy vọng rằng tôi sẽ nhận giải Nobel, kể cả khi điều đó xẩy ra thì cũng chỉ ảnh hưởng rất nhỏ tới hiện tình tại Việt Nam.Tôi không nghĩ rằng tôi đã làm được gì lớn lao cho nhân loại, thế giới như chẳng hạn ngài Ban Ki-moon (Tổng thư ký Liên hiệp quốc). Tôi chỉ làm những điều nhỏ cho dân tộc Việt.
Nguồn: zpravy.idnes.cz
BÌNH LUẬN * TÂM LÝ XÃ HỘI
Đoàn Kết và Chia Rẽ
Gs. Nguyễn Hữu Chi
Tiến sĩ Tâm Lý Chính Trị Học
1. Đoàn Kết Để Làm Gì? Bất cứ người Việït Nam nào (kể cả Việt gian, Việt Cộng, lẫn Việt Kiều), khi thấy cảnh chia rẻ trong xã hội hoặc cộng đồng đều cảm thấy đau lòng vì chúng ta không biết “đồng lòng cùng đi”. Câu hỏi ngớ ngẩn được đặt ra ở đây là: “Đi đâu?”. Chẳng lẽ đi “phanh thây uống máu quân thù”? “Đi” kiểu này thì không lôi cuốn được một số người không thích “uống máu”. Còn “đi” để “hy sinh tiếc gì thân sống” thì khó quá, vì nó trái ngược với bản tính tự tồn của mọi sinh vật trên cõi đời này.
Hơn nữa, sống trong Miền Nam Tự Do, người dân có quyền tự do chọn lựa giữa hai trách nhiệm đối nghịch: hoặc sẵn sàng chết trong vinh quang để bảo vệ lý tưởng tự do, hoặc sống chui rúc để “làm tròn chữ Hiếu”, tức là sống khổ nhục để chăm lo đàn con và bố mẹ già, nhất là khi người già và cô nhi quả phụ ở nước ta không được hưởng tiền trợ cấp. Nhưng khi chúng ta sang tới đây, không ai đòi hỏi chúng ta phải “hy sinh tiếc gì thân sống”, hoặc bắt chúng ta phải “phanh thây uống máu quân thù”. Do đó, vấn đề đoàn kết lại được đặt ra một cách rất ư là khẩn trương. Câu hỏi nêu ra ở đây vẫn là: “Đoàn kết để làm gì?”.
Quả thực, câu hỏi này dễ trả lời lắm vì ai cũng biết một điều hiển nhiên: Trong số hơn 2 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, thì có hơn 2 triệu câu trả lời khác nhau. May thay, không ai đồng ý với nhau, nên chúng ta có dịp sống trong cảnh “trăm hoa đua nở” – càng nhiều hoa càng vui. Chỉ những người không biết cười, luôn luôn trang nghiêm nín thở, hoặc những tên không biết “chơi hoa”, mới vuốt bụng thở dài theo kiểu Chu Du: “Tại sao Trời sinh ra ta, lại sinh ra ông Hùng Vương?”. Vì chúng ta bất đồng ý kiến về vấn đề đoàn kết, nên có người bèn đổi lối nói: khuyên chúng ta nên “ngồi lại với nhau”. Tiếc thay, trong nhiều cuộc tổ chức “ngồi lại với nhau”, sau màn đứng lên chào cờ và mặc niệm, chúng ta khoan thai ngồi xuống để thảo luận một vấn đề trọng đại nào đó.
Vấn đề đưa ra để bàn cãi càng cao siêu bao nhiêu, thì chúng ta càng hăng say bàn luận bấy nhiêu. Rất ư là hùng hồn! Hí trường vang vang lời đại cuộc! Thế là sau mấy giờ đồng hồ ngồi mổ sẻ những ý kiến “ngu xuẩn” của những tên “ngớ ngẩn” hoặc những tên “quá ngây thơ, ấu trĩ”, mọi người “thơ thới và hân hoan” kéo nhau ra về. Rồi sau đó lại còn dùng điện thoại để khoe với bạn bè: “tôi đã lột mặt nạ tụi nằm vùng”, hoặc “tôi đã dạy tụi mê tín một bài học về đa văn hóa” v.v… Ôi cộng đồng đã tan hoang, lại còn tan hoang hơn nữa chỉ vì … mấy cái máy điện thoại rẻ tiền! Lại còn có người hỏi nhau: “Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau xung quanh bàn rượu, có phải vui vẻ hơn không?”. Thật là câu hỏi thiển cận. Ai mà chẳng biết rằng “rượu vào” tất nhiên “lời phải ra”. “Lời ra rồi” sẽ thúc đẩy người dự tiệc nên “đồng lòng” đập tan bàn tiệc. Đoàn kết theo kiểu “đổ rượu, đập ly” thì không nên. Chắc chắn là Lý Thái Bạch cũng không chấp nhận giải pháp “bất nhân” này. Bây giờ tôi xin nói chuyện nghiêm chỉnh hơn một chút (theo kiểu ông giáo làng). Thực ra, thiếu đoàn kết vì ba lý do: (1) môi trường xã hội ở hải ngoại; (2) văn hóa truyền thống Việt Nam, và (3) áp lựïc tâm lý. 2. Môi Trường Xã Hội Ở Hải Ngoại Những người di tản sang các nước Tây Phương, đều phải thích ứng. Đó là chuyện sống còn. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta “thích ứng quá đà” nên bị chỉ trích về “tội mất gốc”; nếu chúng ta “thích ứng bất cập” thì bị chê cười vì “tác phong quê mùa hủ lậu”. Thực ra, đa số chúng ta có khuynh hướng thích ứng nửa vời trong chế độ tự do. Nói một cách cụ thể hơn, chúng ta biết, và thích, dùng quyền tự do ngôn luận để phê phán người khác, nhưng chúng ta không ý thức được tinh thần dung hòa để chấp nhận sự sai biệt giữa những người sống chung quanh ta. Trước đây, chúng ta sống trong một xã hội thiếu tự do, gò bó trong tôn ti trật tự. “Kính trên, nhường dưới” là nguyên tắc căn bản của xã hội cổ truyền. Tối thiểu, chúng ta cũng đại khái biết lời dạy đạo đức “trên ra trên, dưới ra dưới”. Giờ đây, khi ta thoát khỏi định chế khắt khe đó, và đến lập nghiệp trong xã hội tự do, lòng thèm khát tự do trong lòng ta được bộc phát mãnh mẽ như một bình hơi nổ lớn. Thật vậy, sau khi chúng ta đến sống trong thế giới tự do, phản ứng tự nhiên là “thí nghiệm thực tại” (reality testing), tức là ta thăm dò giới hạn tự do. Thí dụ cụ thể nhất là ta cố gắng làm sao có tấm passport Bắc Mỹ để “thực nghiệm” (testing) quyền tự do đi lại. Đối với tự do ngôn luận, nhiều khi vô tình ta vượt giới hạn tự do mà không ý thức được sự va chạm với người sống quanh ta.
Có ngưòi đã vượt ra khỏi tôn ti trật tự cổ truyền, rồi đôi khi dùng lời Mao Trạch Đông chê bai những người có bằng cấp là “những tên khoa bảng không bằng đống phân”. Bị lên án như vậy, nhiều bậc “sĩ phu” vội từ bỏ nhiệm vụ “sĩ phu” để rút lui vào trong bóng tối, sống trong cảnh “vinh thân phì gia” theo đúng truyền thống khoa bảng truớc ngày di tản. Đó là trường hợp mà các nhà xã hội học Tây phương gọi là hiện tượng “self fulfilling prophecy” (tạm dịch là “đoán sao được vậy”). Thực ra, sống trong xã hội tư bản vật chất này, ai cũng nhận thấy nguyên tắc thực tế “tay làm, hàm nhai”, không ai cầu ai, hoặc cần ai.
Ngay đến các cụ già cũng không cần đàn con giữ “tròn chữ hiếu” vì các cụ được chính phủ gửi “tiền già” đến nhà đều đều mỗi tháng. Chỉ trong các xã hội nghèo đói, “chứ hiếu” mới quan trọng: cha mẹ cần phải nhồi “chữ hiếu” vào đầu các con từ ngày biết nói, nếu muốn được sống thoải mái trong lúc xế chiều. Nói tóm lại, sống trong các xứ tự do và phồn thình, ta thấy dây liên hệ giữa hai thế hệ trở nên lỏng lẻo, có khi “trên, dưới” đổi ngược vị thế: “con đặt đâu cha mẹ ngồi đó”. Bên ngoài phạm vi gia đình, mọi người phải “tự lập cách sinh”. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nghe thấy một người thốt ra một câu bất hủ trong lúc trà dư tửu hậu: “Sang tới đây, tao đéo sợ thằng nào ráo chọi”. Ông này sang đây làm nghề thợ điện, có bằng hành nghề chuyên nghiệp, nên rất thành công về tiền bạc.
Nhưng ông ta bị mặc cảm vì rơi trong cảnh “phân cấp tréo cẳng ngỗng” (status discrepancy). Của chìm của ông lên đến cả triệu, nên xã hội Bắc Mỹ có thể coi ông thuộc thành phần giầu có (upper class), nhưng ông vẫn bị một số người Việt Nam coi là một thành phần thợ thuyền (blue-collar worker). Vì mặc cảm đó, nên ông dễ bị mếch lòng, rồi làm mếch lòng những người khi thốt ra câu hớ hênh “chạm nọc” ông (không biết hớ hênh vì vô tình hay hữu ý). Đó là thí dụ điển hình trong đám người “lên voi”. Còn người “xuống chó” thì lại kiêu hãnh cùng mình vì trước kia đã từng là một vị “sĩ phu”, bây giờ phải làm nghề chân tay để sinh sống. Vị “sĩ phu” lỗi thời này thường hay dạy khôn người khác, nên dễ nổi nóng khi không ai muốn “học khôn” – nhất là những người đã “học” nhiều năm trong các “trường cải tạo”. Thế là ông “sĩ phu” này nổi cơn tam bành, chê bai tùm lum.
Chê bai mãi thấy không ai nghe, ông bèn đi theo chữ “thiền”, và mạt sát những kẻ nào không biết “thiền đúng kiểu”. Sau khi trình bày nỗi khó khăn trong công cuộc xây dựng cộng đồng, tôi phải trình bày điểm son của chúng ta. Tuy chúng ta hăng xay cãi nhau, nhưng chúng ta vẫn được dân bản xứ khen ngợi là biết đoàn kết và biết nâng đỡ lẫn nhau. Các cộng đồng khác “lạc hậu” hơn nhiều. Thí dụ cụ thể nhất là cộng đồng Tàu. Ta thường nghĩ rằng người Hoa biết đoàn kết. Thực tế là người Hoa chia năm xẻ bẩy, theo vùng, theo bang, theo họ hàng, theo thổ ngữ… Họ đánh nhau dữ dội đến nỗi phải mời tôi ra ứng cử Hội Đồng Hoa ở Ottawa để “gỡ mối tơ lòng” cho họ. Tôi từ chối vì hai lý do: (1) Không biết tiếng Hoa, và (2) Không phải là người Hoa. Ông bạn Hoa tôi nói rằng: “
Đó là chuyện nhỏ vì (1) trong những cuộc họp của Hội Đồng Hoa, chúng tôi dùng English để đối thoại, và (2) người Việt và người Hoa thì cũng “same, same” như nhau.” Nghe ghê chưa. Hy vọng khi “Đảng ta” đọc bài báo này sẽ tỉnh ngộâ. Ngoài cộng đồng Hoa ra, tôi thấy cộng đồng Ukrainian cũng chẳng khác gì. Cộng đồng này bỏ ra cả triệu bạc để xây một nhà thờ Orthodox, nhưng mải cãi nhau nên cả mấy năm trời cũng không hoàn thành dự án xây cất nơi an cư lạc nghiệp cho Chúa. Họ cãi nhau đến mức có người phải viết kiến nghị yêu cầu tôi sa thải một giáo sư chánh ngạch người Ukranian. Lúc đó tôi đang làm phân khoa trưởng nhưng không có quyền làm chuyện “ruồøi bu” như vậy.
Dân Hoa hơn dân Ukrainian là biết “đóng cửa dạy nhau”. Cũng như người Hoa, cộng đồng Việt Nam cũng không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Chúng ta biết che dấu chuyện chia rẽ nội bộ. Thí dụ như ở Ottawa, ban chấp hành một ngôi chùa lớn không thích sư vì sư muốn giữ độc quyền quản trị chùa và thùng Phước Sương. Sau một thời gian căng thẳng, sư bèn đưa nhóm Phật tử “biết thương thầy” đi nơi khác, rồi cố gắng xây cất một ngôi chùa khác to hơn và đẹp hơn ngôi chùa cũ rất nhiều. Câu chuyện này cho ta thấy trong tổ chức chùa chiền tuy có nhiều mâu thuẫn nội bộä, nhưng không ai muốn hại uy tín người Việt Nam vì các phật tử biết ngưng kịp thời, không châm ngòi nổ như dân Ukrainian. Nhờ đó, ở Ottawa có một ngôi chùa, rồi sau đó ngôi chùa này sinh ra hai ngôi chùa, hai chùa sinh ra ra bốn ngôi chùa … Cứ thế phong trào Phật giáo bành trướng trong bầu không khí “trăm hoa đua nở”. “Trăm hoa đua nở” đẹp vô cùng. Ai dám bảo chia rẽ sẽ đưa đến suy bại.
Ta phải coi chừng những kẻ nào kêu gào “trăm người như một” tức là kẻ đó muốn cai trị ta như một đàn cừu non ngu dại. 3. Văn Hóa “Quỳ” hay Văn Hóa “Đối Kháng” ? Cách đây mấy năm, có một vị Hồng Y khuyên các “con chiên” ở Mỹ không nên trưng lá Cờ Vàng trong những cuộc họp mặt, lễ nghi. Một số “con chiên” không tán thành ý kiến của Ngài, rồi viết nhiều bài bình luận đăng trên các báo Công Giáo và internet. Không ngờ bị “con chiên” phản đối, Ngài bèn than phiền: “Người Việt nam có thói đối kháng!” Thế là các “con chiên” đùng đùng nổi cơn “đối kháng” thứ thiệt, vì cho rằng Ngài đã khiêu khích những người đã từng sống chết với lá Cờ Vàng.
Thế là từ ngày đó, Cờ Vàng phơi phới tung bay khắp nơi trong các cộng đồng Công giáo. Thế rồi hàng ngàn lá Cờ Vàng kéo nhau bay đến tận La Mã, và được choàng lên vai Đức Giáo Hoàng! Với lá Cờ Vàng khoác trên vai, Đức Thánh Cha giơ tay ban phước lành cho nhóm người có “thói đối kháng”. Câu chuyện “Cờ Vàng” này làm tôi nghĩ nhiều về văn hóa người Việt. Có thật người Việt Nam không biết đoàn kết vì “thói đối kháng” hay không? Mấy năm trước đây, một học giả viết cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” đểõ “chứng minh” rằng văn hóa Việt Nam là một thứ “văn hóa quỳ”. Lẽ dĩ nhiên “văn hóa quỳ” đi ngược với “văn hóa đối kháng”. Đã thích quỳ thì không thích đối kháng, mà đã thích đối kháng thì không thích quỳ. Hơn nữa, “thói quỳ” dễ đưa đến đoàn kết “trăm người như một”, còn “thói đối kháng” thường tạo ra chia rẽ theo kiểu “trăm hoa đua nở”. Vậy, người Việt có “thói quỳ” hay “thói đối kháng”? Trên cõi đời này, có ai “thích” quỳ đâu? Nhưng nếu bị bắt phải quỳ, thì cũng đành phải quỳ, để tự bảo vệ “tấm thân đáng giá ngàn vàng” của mình. Đó là màn khởi đầu trong “lịch sử quỳ” vì sợ hãi. Nếu toàn dân bị bắt quỳ từ năm này sang năm khác, và khi đầu gối đã trở nên dầy như da voi, thì “chế độ quỳ” trở thành “truyền thống quỳ” hoặc “văn hóa quỳ”. Đến lúc này, người dân sẽ mất hết nhân tính, tự coi mình như con giun, con dế, nên đều cảm thấy hãnh diện khi được phép “quỳ” trước một tên lãnh tụ khát máu.
Phải chăng văn hóa nước ta đã thoái hóa đến độ trở thành “văn hóa quỳ”? Phải chăng dân ta đã “quỳ” qua nhiều thế hệ, nên không biết “đối kháng” là gì? Phải chăng toàn dân đã biết “đoàn kết trong văn hóa quỳ”? Để tìm hiểu thêm về vấn đề đoàn kết, tôi vội lội ngược giòng thời gian. Tôi thấy cách đây đã lâu lắm rồi, các cụ thấy dân ta hay chống đối nhau, bèn khuyên con cháu phải đoàn kết chặt chẽ, như một “bó đũa”. Thời đó, tụi con nít chúng tôi rất cảm phục khi đọc câu chuyện “bó đũa” đăng trong sách Luân Lý Giáo Khoa Thư. Bây giờ “đầu đã có sạn”, tôi mới thấy đó chỉ là một câu chuyện ngất ngơ nửa vời. Ai mà chẳng biết rằng “bó đũa” nào cũng cứng hơn cả ngàn đôi đũa rời.
Nhưng tại sao các cụ không cho con cháu biết kẻ nào sẽ đứng ra “trói” những đôi đũa rời thành một bó cứng? Tại sao các cụ không cho con cháu biết rằng hành động “trói đũa” là một hành động dã man, tàn bạo. Thật vậy, nếu tất cả đũa trong nước đều bị “trói chặt” lại thành một bó, tất nhiên không ai kiếm đâu ra được một đôi đũa rời để gắp đồ ăn bỏ vào mồm. Không có đũa, cả nước sẽ phải ăn bốc như một người hành khất chân chính mà thôi! Đó là bài học ngụ ngôn về “Bó Đũa” mà sau này toàn dân ta mới có dịp “học tập” đến nơi đến chốn. Giờ đây, không ai biết dân Việt Nam sống theo “văn hóa quỳ” hay “văn hóa đối kháng”. Văn hóa là một thứ rất mung lung và huyền ảo, làm sao mà ta biết được? Theo nhân chủng học, ta có thể suy luận từ huyền thoại lập quốc của mỗi nước để tìm hiểu một văn hóa nước đó. Thí dụ như ở nước Anh, ông Richard Coeur de Lion (gốc Pháp) đã được coi như là người đã có công đưa nước Anh vào thời đại mới.
Sau khi chém giết dân Hồi Giáo tơi bời ở Trung Đông, “người hùng” này hồi hương, rồi mời một số lãnh tụ băng đảng khét tiếng “ngồi lại với nhau” xung quanh một cái “bàn tròn”, theo kiểu “cá mè một lứa”: không ai ngồi đầu bàn chủ tọa, vì bàn tròn không có “đầu”, và cũng không có “đuôi” luôn. Truyền thống bình đẳng bình quyền đó dần dần đưa tới chế độ đại nghị, và cuối cùng đưa đến nền dân chủ sau này. Hiện nay cái “bàn tròn” biến hóa thành Viện Quý Tộc, đại diện các “con ông cháu cha”, với nhiệm vụ chính là … “ngồi chơi sơi nước”, không có quyền hành gì cả. (“Con ông cháu cha” trong các nước XHCN “tiến bộ” đâu có chịu “lép vế” như vậy). Tuy nước Anh là nước đa chủng tộc (English, Irish, Scotish, Welsh – bốn ngôn ngữ khác nhau), nhưng không ai đặt ra vấn đề “ly khai” hoặc “đoàn kết”, nhờ các vị lãnh đạo chính trị nước Anh đã khôn khéo “mua” luôn những kẻ nào manh nha đòi độc lập. Bắc Ái Nhĩ Lan, Scotland trở thành hai vùng tự trị.
Đó là một cách “đấm mõm” các lãnh tụ địa phương để những tên “đầu sỏ” này có dịp “ngồi chiếu trên” ăn hút phè phỡn. Còn sắc tộc Welsh (vùng Wales) rất nhỏ bé, không có lực lượng gì cả, nên chỉ được ban cho một cái “bánh vẽ”: theo giấy tờ, chúa tể vùng này là Đông Cung Thái Tử (“Prince of Wales”), một người Anh không có quyền và cũng không có tiền. Trong xã hội Anh, truyền thống “mua” sau này trở thành truyền thống “nuốt không trôi thì nhả”, tức là truyền thống “bán đại hạ giá để khỏi lỗ quá nhiều”. Nhờ truyền thống này, cuộc tranh đấu giành độc lập xảy ra trong các thuộc địa Anh (như ở Mỹ trước đây, hoặc ở Nam Phi, Mã Lai, Ấn Độ … sau này) không kéo dài và đẫm máu như chiến tranh của Pháp ở Đông Dương và Algerie. Rõ ràng là dân Anh có truyền thống mua bán rất thực tế hơn dân Pháp. Chẳng thế mà Nã-Phá-Luân mới chê xã hội Anh chỉ là một “xã hội chạp phô” (“a country of small shopkeepers”).
Canada cũng theo truyền thống “bàn tròn” như “nước mẹ” Anh-Cát-Lợi, tuy Canada không có quý tộc. Vì vậy, “bàn tròn” – mệnh danh là Thượng Nghị Viện – chỉ là một “bàn tiệc” để trả ơn hậu hĩnh các chính khách vô dụng hoặc già nua lú lẫn. Truyền thống “đút lót đàng hoàng” này cũng áp dụng cho các chủng tộc hoặc nhóm người nào đó biết “kêu Trời” thảm thiết như “Xin Trời cứu con, vì con là nạn nhân của chế độ bất công, khổ cực lắm!” Nói tóm lại, nhờ truyền thống “đút lót đàng hoàng”, nên dân Canada được thế giới khen ngợi là dân “biết điều”, biết trọng “nhân quyền”. Mỹ Quốc thì hết chỗ nói. Nước này được lập quốc nhờ phong trào … “trốn thuế”. Theo chủ trương “cách mạng”, không ai có quyền bắt dân Mỹ đóng thuế nếu không có sự thỏa thuận của người dân. Đó là hiệu lệnh trong cuộc xuống đường mệnh danh là “bữa tiệc trà” (tea party) ở Boston. Cách mạng Mỹ nói lên nguyên tắc “mua bán” sòng phẳng như vậy! Đó là nguồn gốc văn hóa dân chủ tư bản và tự do cạnh tranh. Truyền thống này vẫn được duy trì đến tận ngày nay, mà không cần phải “giáo huấn” người dân về vấn đề “đoàn kết”, hoặc bất cứ về vấn đề gì khác.
Thực ra, mọi người dân đều đồng tình tuân theo Hiếp Pháp, vì Hiến Pháp có ghi rõ rằng: ai cũng có quyền “mưu cầu hạnh phúc” (pursuit of happiness) và quyền mang súng để bảo vệ hạnh phúc của mình. Hơn nữa, người Mỹ còn tin rằng: “Nhà Nước chỉ giúp những người tự giúp mình mà thôi”. Vì thế, mọi người đồng lòng hì hục làm giầu, và khoái trò đeo súng bên hông để tự bảo vệ tiền trốn thuế (hoặc lập băng đảng, rồi dùng súng dọa nạt những kẻ không biết bắn súng). Hơn nữa, người Mỹ rất ngại ngùng khi phải nâng đỡ những người yếu thế không có khả năng “tự giúp mình”. Vì thế, “kêu Trời thảm thiết” theo kiểu Canadian thì cũng chẳng đi đến đâu. Có lẽ vì nước Mỹ chưa leo tới “đỉnh cao trí tuệ loài người”, nên chưa thấu triệt được truyền thống “thương dân như thương con” mà ta thường thấy trong các chế độ XHCN. Còn Dân Nhật thì sao? Dân này vỗ ngực là con cháu Thần Mặt Trời, nên khi mặt trời còn sáng, thì “anh em” đoàn kết rất ư là khăng khít, nhưng đến khi lặn mặt trời thì “anh em” mang kiếm chặt đầu nhau như chẻ tre. Nhật Hoàng tuy là con cháu “chính tông” của Thần Mặt Trời, nhưng không biết đánh lộn nên bị các sứ quân Nhật coi như cỏ rác.
Thời đó, Nhật Hoàng sống trong cảnh rất nghèo đói; có khi muốn có chút tiền còm mua cháo nuôi vợ con, Ngài phải ra ngồi đầu phố viết chữ nho bán cho những người qua lại, không khác chi những ông đồ nghèo ở Việt Nam khi xưa. Trong khi đó, các sứ quân cứ tiếp tục so tài đánh lộn, cho đến khi Tư Bản Mỹ vác súng sang “hỏi thăm sức khỏe”, rồi tặng cho con dân Thần Mặt Trời hai quả bom nổ sáng hơn Mặt Trời. Lúc đó các vị võ sĩ đạo kiêu hùng mới bừng mắt tỉnh ngộ, bèn vội vàng đổi nghề mài gươm, quay sang nghề rũa bù-loong dùng trong việc xây cất kỹ nghệ. Các sứ quân Nhật quả thật là những lãnh tụ thức thời. Khi cần, thì các tay múa kiếm này biến ngay võ trường thành thị trường tư bản. (Nghĩ đến Gia Long và các người kế vị không biết “mở mắt” mà bực cả cái mình). Ta cũng nên biết, truyền thống Samurai (võ-sĩ đạo) dựa trên căn bản trung thành và hỗ trợ lẫn nhau, nên vấn đề chia rẽ không cần phải đặt ra trong phạm vi lãnh thổ của mỗi sứ quân.
Truyền thống này cũng giúp kỹ nghệ Nhật phát triển một cách đặc biệt: mỗi “sứ quân”sau khi “gác kiếm cung” bèn tự tìm lấy một vùng kỹ nghệ thích hợp với sở trường của mình, để múa võ kinh doanh. Vì thế, nguyên tắc “tư bản cạnh tranh” ở Nhật thực sự chỉ là “tư bản cấu kết”, hoặc nôm na hơn, “tư bản chia nhau ăn có”. Kỹ nghệ xe hơi Mỹ không biết bí quyết “chia nhau ăn có”, nên mải cạnh tranh nhau cho đến lúc xập tiệm cả đám. Còn ông Ý, ông Tây, thì hết thuốc chữa. Hai dân này không biết “quỳ” vì bệnh “chia rẽ” trầm trọng. Do đó, từ ngày “cách mạng” đến giờ, truyền thống địa phương (Ý) hoặc vô chính phủ (Pháp) vẫn còn được duy trì cho đến tận ngày nay. Việt Nam ta thì hết xẩy! Huyền thoại dân ta oai hùng lắm. “Con Rồng, cháu Tiên” chứ đâu phải là trò đùa.
Tiếc thay, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau không được bao lâu đã “bái bai” nhau, chia đôi đàn con, rồi bỏ nhau ra đi, không thèm chú ý đến vấn đề “đoàn kết”, “thương yêu nhau đến tuổi bạc đầu”. Sau đó, Hùng Vương Thứ Nhất lên ngôi. Ngài biết rõ “thói đối kháng” trong đám “trung thần”, nên luôn luôn sợ đảo chính. Rất có thể những thằng em cấu kết với nhau, rồi xúm lại “đánh đòn hội chợ" thì biết chạy đi đâu cho thoát! Nhà Vua rất sợ, và … rất khôn. Ngài bèn năn nỉ xin bố mẹ kéo các em đi chỗ khác chơi cho tiện. (Đây là cuộc di tản đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Sau đó thì đến Nguyễn Hoàng, rồi TT Ngô Đình Diệm kéo dân đi di tản vào Nam. Rồi “đến ngày Giải Phóng”, toàn dân lại “đồng lòng cùng đi [di tản]”. Phải chăng dân ta không chịu “quỳ” vì có “thói đối kháng”, nên sẵn sàng đi ra khơi mà không “tiếc gì thân sống”?).
Xin trở lại với vua Hùng Vương Thứ Nhất. Rất có thể, vị lãnh tụ này nghĩ rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nên không muốn đối xử các em một cách quá ư tàn tệ như vậy. Do đó, tôi xin đưa ra giả thuyết thứ hai như sau: Gia đình họ Hùng rơi trong cảnh phân tán như vậy là vì Lạc Long Quân và Âu Cơ biết lũ con của mình là những tên tham vọng và bướng bỉnh. Nên ông Rồng, bà Tiên bèn quyết định chia đám con hư đốn này ra làm hai nhóm, mỗi người chịu trách nhiệm một nửa, rồi kéo “phần” của mình đi theo lên núi hoặc xuống biển, để tiện việc … quản thúc. Nếu quả thực chuyện xẩy ra như vậy, thì Lạc Long Quân và Âu Cơ đúng là bậc cha-mẹ gương mẫu biết dạy dỗ con cái! Rất có thể anh em tranh giành nhau vì không biết ai là trưởng (để lên ngôi) và ai là thứ (để quỳ mọt gối). Làm sao mà biết được chuyện ngôi thứ này, khi người mẹ đẻ ra 100 quả trứng, giống nhau như đúc. Trong khi mệt mỏi, làm sao bà biết được quả trứng nào lọt ra trước, quả trứng nào ra sau để phân lựa con cả, con thứ. Vì thế, con nào được chọn làm con trưởng để lên ngôi cũng bị dân chúng nghi ngờ và thắc mắc. Giải pháp hay nhất là “kẻ nào khoẻ thì làm vua, kẻ nào thua thì làm giặc”. “Làm giặc” mà không thành công thì cho đi đầy biệt xứ (đi Tây hay đi Mỹ cũng được). Phải chăng “truyền thống đảo chính” và “đối kháng mãnh liệt” đã bắt đầu từ đó?
Rất có thể ông Rồng, bà Tiên thấy đàn con “lai” (lai Rồng và lai Tiên) ngoan ngoãn và dễ thương, bèn thỏa thuận chia đều trách nhiệm nuôi con không cần đến Tòa Án Gia Đình phân xử, sợ làm xúc động đàn con ngây thơ của mình… Rất có thể … vân vân và vân vân. Vì không có sử liệu, xin độc giả cứ tự nhiên tiếp tục “phịa” vô tội vạ cho vui! Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng trong thực tế, lịch sử Việt Nam vẫn tiếp tục nghiền nát ngưòi dân “anh hùng”! (Làm “nghề anh hùng” khổ lắm ai ơi!!!) Xin trở lại thời Hồng Bàng. Sau khi giải quyết vấn đề gia đình để tránh tình trạng “huynh đệ tương tàn”, Hùng Vương Thứ Nhất thảnh thơi cai trị đất nước, và tạo một dân tộc “quỳ” theo lề lối người Hoa. Sau này, “truyền thống quỳ” bị hóa giải một phần bởi chế độ “Sứ Quân” (tương đương với “nạn Tướng Vùng” ở Miền Nam trước này 30-4-75).
Sau chuyện ly dị trong gia đình Hồng Bàng, lại đến chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ghen tuông, đánh nhau tơi bời hoa lá, chỉ vì một người đàn bà, làm cho “người dân anh hùng” muôn vàn cơ cực. Rồi đến huyền thoại Thần Kim Quy, cũng chỉ là một chuyện vợ chồng ly cách, lừa bịp và phản bội! Còn các triều đại sau này ư? Nhiều trung thần lập quốc bị tai vạ vì các quan đại thần vừa quỳ, vừa tâu xấu với vua về các bạn đồng nghiệp của mình, chỉ vì tội ghen ăn. Toàn dân khổ sở chỉ vì “Thiên Tử” ưa nịnh hót, “thần tử” tham lam vô độ, ai cũng thích “quỳ” để được đớp “miếng đỉnh chung”. Biết nói làm sao bây giờ? Với truyền thống như vậy, chuyện Trịnh-Nguyễn phân tranh, chuyện anh em Tây Sơn tranh giành quyền lợi, chuyện Cộng Sản Quốc Gia đồng lòng tiêu diệt “dân ta anh hùng” thì cũng dể hiểu. Trong thời đại gần đây, dân ta tưởng đã gạt bỏ được “truyền thống quỳ”ø sau khi học hỏi Cách Mạng Nhân Quyền ở Pháp (1789), Cách Mạng Sô-Viết ở Nga (1917), Cách Mạng Quốc Dân Đảng ởû Quảng Đông (hồi 1940), Cách Mạng Bần Cố Nông ở Trung Hoa (1949).
Tiếc thay, đến lúc cuối cùng, “truyền thống quỳ” được thay thế bằng “truyền thống sợ hãi” khi toàn dân được “trói” lại thành “một bó đũa biết quỳ”. Vì thế, sau này những người dân “anh hùng” trong nước sống khăng khít với nhau như một “bó đũa” mà không cần phải nêu ra vần đề “đoàn kết” như các Việt kiều cư ngụ trong các nước tự do Âu Mỹ. Nhờ sự “lãnh đạo sáng suốt” của “Đảng ta” như vậy, “văn hóa quỳ” lại được phát huy làm sáng tỏ khí thế “anh hùng” của “Đảng ta” và “dân tộc ta” trên khắp năm châu. Vài mẫu đất ở phía Bắc, mấy hòn đảo ở phía Đông, vùng thung lũng ở phía Tây … chỉ là chuyện “lặt vặt” không đáng kể. Nói tóm lại, dân ta bị “giằng co” giữøa “văn hóa đối kháng” và “văn hóa quỳ”. Mâu thuẫn văn hóa đó tạo ra một tâm trạng đặc biệt rất khó phân tách. Đây là một đề tài dễ làm trạnh lòng những độc giả hiên ngang và tự trọng. Vì thế, tôi phải cẩn thận, tìm cách “viết ra làm sao”, “lách khéo léo kiểu nào” để khỏi bị “đánh đòn hội chợ” .
Các cụ gọi “Viết-lách” là vậy. “Viết” mà không biết “lách” thì chỉ có chết! 4. Dân Tộc Tính Theo quan điểm nhân chủng học, môi trường văn hóa mỗi nước uốn nắn lối suy tư của mỗi người, và để lại một vết sâu trong tâm trạng những người sống trong cùng một hoàn cảnh. Tìm ra được những vết sâu đó, tức là đã tìm ra được những nét đặc thù của một dân tộc, mà ta thường gọi là “dân tộc tính”. Thí dụ như ở xã hội Mỹ, giáo sư E. Erickson đã thấy người Mỹ có khuynh hướng “bám váy mẹ” từ ngày còn bé, và luôn luôn muốn thành công đểõ làm vừa lòng người mẹ. Sau khi lớn lên, lòng thèm muốn đó biến dạng (sublimate) thành một ước ao được mọi người khen ngợi.
Có lẽ vì vậy, nên các nhà lãnh đạo Mỹ chú trọng đến “chỉ số dân yêu” (popularity index) khi theo dõi những cuộc thăm dò dư luận. Trái lại, các lãnh tụ Pháp không chú trọng đến vấn đề này một cách quá đáng như vậy. Phải chăng vì tinh thần cá nhân chủ nghĩa cực đoan bắt nguồn từ thời Cách Mạng 1789, nên dân Pháp không cần để ý đến người xung quanh mình. Đối với người Pháp, ai yêu, hay ai ghét thì cũng vậy: “Je m’en fous”. Về nhân cách người Đức, giáo sư E. Fromm cho rằng dưới thời Hitler, dân Đức có đặc tính “tàn ác” (sadism), có khi lại còn thích tìm “thú đau thương” (masochism).
Với tâm trạng này, những tên Nazis giết hàng triệu người mà không bao giờ nghĩ rằng mình là kẻ sát nhân ghê tởm. Trong khi đó, dân Đức hàng ngày chứng kiến các vụ tàn ác ngoài phố, ào ào hoan hô hỗ trợ, hoặc giúp mật vụ đi lùng bắt nạn nhân vô tội để mang đi giết. Thế mà sau này khi được báo chí ngoại quốc phỏng vấn, thì đa số dân Đức đều nói rằng: “Tôi không biết gì hết”. Những người dân này thực ra không muốn nói dối ai đâu, họ chỉ tự “dối lòng mình” mà thôi. Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên khi con người muốn chôn sâu những điều mình hổ thẹn hoặc sợ hãi vào tiềm thức để cho quên đi và không nghĩ tới nữa (Freudian denial – đây là một điểm quan trọng trong tâm lý chúng ta nên ghi nhớ: đừng vội phản đối khi nghe một người khác chê bai ta.) Giáo sư E. Hagen dựa vào tâm lý học để giải thích diễn tiến phát triển kinh tế ở Nhật. Ông cho rằng trí sáng kiến là một yếu tố rất quan trọng trong mọi ngành kinh tế. Trong buổi giao thời, những người “mất quyền thế” sẽ là thành phần sáng tạo, vì những người này phải đi tìm “đường mới” để tiến thủ.
Khi nước Nhật bị Mỹ bắt buộc phải “mở hải cảng”, các sứ quân ào ào nhập cảng súng ống Tây phương, để có phương tiện hữu hiệu tiêu diệt lẫn nhau. Những tên võ sĩ Samurai trước đây dựa vào tài múa kiếm để leo lên thang danh vọng, bây giờ mất hết “đất dụng võ”. Những người hùng thất thế này trở thành những “người sáng tạo” (innovator) đưa nước Nhật vào thời đại kỹ nghệ tân tiến. Từ đó, các xưởng kỹ nghệ ở Nhật đã được tổ chức như một doanh trại Samurai khi xưa: chủ hết lòng lo cho thợ, thợ thì hết lòng trung thành với chủ. Gần đây, một số nhà nghiên cứu về môi trường văn hóa Liên Xô cho rằng người Nga có khuynh hướng “vô chính phủ”(anarchism),ï thèm khát “tự do cực đoan”.
Tuy nhiên, sau mấy năm sống trong không khí “tự do rừng” dưới sự hướng dẫn vụng về của Yeltsin, người Nga thấy chế độ tự do mới thành lập đã đưa tới cảnh kinh tế suy sụp, xã hội suy đồi. Họ đành phải trao quyền kiềm chế lòng mình cho một chính phủ mạnh. Bây giờ người ta mới hiểu tại sao đa số dân Nga chiêm ngưỡng ông Putin, một tên chúa trùm trong cơ quan mật vụ nổi tiếng trong những vụ thủ tiêu người đối lập. 5. Tính Tình Người Việt Đa số chúng ta đều đã đọc hoặc nghe tới cuốnViệt Nam Sử Lược do cụ Trần Trọng Kim soạn thảo trong hồi tiền chiến. Cụ đã nghiên cứu xã hội Việt Nam từ cổ chí kim, rồi đưa ra vài nhận xét về tính tình người Việt như sau (trang 6-7): “Người Việt Nam … lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. ” Đọc đến đây tôi thấy sướng tỉnh người. Nhưng ngay sau đó, cụ lại phang cho tôi một búa tạ vào đầu khi cụ viết: “
Tuy vậy [người Việt Nam] vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ… Tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc… Kiêu ngạo và hay nói khoác…”. Bây giờ tôi xin trình bày nhận xét của nhà học giả lão thành này, theo nhãn quan tâm lý học như sau: (1) “tính tinh vặt”, “quỷ quyệt”, “nhút nhát, hay khiếp sợ”, “không kiên nhẫn”: Đó là một hội chứng tâm lý mà ta thường nhận thấy trong tâm trạng những tên cò mồi, láu cá vặt, không đủ kiên nhẫn để nghĩ đến ngày mai; hoặc là những tên mánh mung, nhút nhát, giật được một chút tiền còm rồi chạy biến. Nếu những tên lưu manh này không bị bản tính “nhút nhát” làm cho “khiếp sợ”để chùn tay lại, thì chúng có thể trở thành những chúa trùm trộm cướp, hoặc những tên độc tài khát máu. Nói chung, đó là đặc tính người vị kỷ (egocentrism), đã cắt đứt hết dây liên hệ tình cảm với người xung quanh (sociopath). (2) “bài bác nhạo chế”: Đó là thói quen của những người có khuynh hướng hung hãn (aggressivity), thích làm tổn thương người khác bằng lời nói sắc bén.
Vì bị kiềm chế bởi bản tính “nhút nhát, hay khiếp sợ”, loại người này không dám giở trò dao búa, nên chỉ biết “hung hãn bằng mồm” mà thôi (oral aggressivity). Ta cũng biết tật “dèm pha”, “nói xấu sau lưng người khác”, “nói cạnh, nói khoé” cũng là những hành vi “hung hãn bằng mồm”. Cũng như “dọa nạt”, hoặc “phê bình, kiểm thảo” đều làm cho nạn nhân cảm thấy sợ sệt, tuy rằng những kẻ “hung hãn” chỉ cần “múa võ mồm” cũng đủ làm dân ta sợ. Được “mời” ra “trụ sở” thì ai mà không khiếp đảm! (3) “tâm địa nông nổi”, “hay làm liều” và “mê cờ bạc”: Đó là dấu hiệu thiếu khả năng kìm chế lòng ham muốn của mình (lack of self control). Thêm vào đó là khuynh hướng tự tử (suicide tendency) vì tính thích liều mạng. Nếu đặc tính này đi cùng với bản tính “quỷ quyệt” thì đó là một tai họa chung cho xã hội. Như trong vụ Tết Mậu Thân, “Bác và Đảng ta” đã đánh “một canh bạc” rất lớn, rất “liều” và rất “quỷ quyệt”, nên thua cháy túi, nhưng cuối cùng lại thắng lớn. (4) “Khoe khoang”, “trương hoàng bề ngoài”, “kiêu ngạo và hay nói khoác”: Câu nhận xét này làm những người thích “nổ” như tôi cũng phải giật mình. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cười chua xót khi được nghe những câu khoe khoang thông thường: nào là “Đảng ta sáng suốt”, nào là “tư tưởng Bác cao siêu”, nào là dân ta có biệt tài nấu bếp vì đã nấu được “một cái bánh trưng to nhất thế giới”, v. v. Đối với các nhà tâm lý học, những câu khoe khoang bề ngoài hoặc tự khen quá lố chứng minh người khoe khoang thiếu tự tin một cách trầm trọng (lack of self esteem) vì mặc cảm tự ti (inferiority complex). Càng khoe khoang mình là “người anh hùng” bao nhiêu, càng chứng tỏ mình sợ mọi người cho mình là “thằng hèn” bấy nhiêu! Vỗ ngực cho rằng ta đã leo lên tới “đỉnh cao trí tuệ” chỉ vì sợ người khác cho mình là “cóc ngồi đáy giếng” mà thôi. Những “anh hùng” giả tạo thường có thái độ “kiêu ngạo”, cốt để lấp liếm cái giả tạo của mình. Danh sách những tật xấu mà cụ Trần Trọng Kim đã moi ra không biết có phản ảnh tâm tình người Việt Nam hay không. Cụ nói vậy thì chúng ta biết vậy. Tuy nhiên, chúng ta toàn là hạng người đàng hoàng, đạo đức cùng mình, v. v. làm sao có những tật xấu đó được. Nhưng trái lại, những người đứng sau lưng chúng ta, tuy không biết nhiều về chúng ta, lại “thấy rõ” những tật xấu của chúng ta. Phải chăng những người đó có tật xấu thích “bài bác” sau lưng chúng ta? Hay chúng ta “tự dối lòng” (Freudian denial) nên không dám “nhận tội”? 6. Tâm Trạng Mâu Thuẫn Bây giờ được cụ Trần Trọng Kim “che dù”, tôi bèn vung tay múa bút mà không sợ bị buộc tội “mạ lỵ giống nòi”. Tôi bèn mạnh dạn đưa ra vài nhận xét tâm lý về “hội chứng người Việt” liên quan tới vấn đề đoàn kết và chia rẽ. Tại sao chúng ta không đoàn kết, tuy rằng ai ai cũng thuộc lòng câu thần trú “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”? Phải chăng khuynh hướng “Biết một đằng, làm một nẻo” là một nét đặc thù trong tâm trạng người Việt? Có đúng như thế không? Như cụ Trần Trọng Kim đã nhận thấy, chúng ta thuộc lòng sách Khổng Mạnh về “ngũ thường”, mà hàng ngày vẫn sống theo tiêu chuẩn ngược hẳn. Tuy vậy, xin mọi người đừng nghĩ rằng dân ta là hạng người “đạo đức giả”. Vì thực ra trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẵn sàng chấp nhận “mâu thuẫn”, và phải cố gắng tìm một lối sống thích ứng với cảnh ngộ “mâu thuẫn”. Trong văn hóa chúng ta, còn gì mâu thuẫn hơn là hình ảnh vừa “quỳ”, vừa “đối kháng”? Khi dân ta bị bắt buộc phải “quỳ” trước mặt kẻ có quyền thế, thì cũng đành phải “quỳ”, tuy không ai “thích quỳ”. Nhưng đồng thời dân ta sẵn sàng chửi đổng vua, quan, và truyền thống phụ quyền. Ta hãy nghe chuyện Trạng Quỳnh hay Trạng Lợn, hoặc đọc thơ bà Đoàn Thị Điểm sẽ rõ. Đấy là không kể những chuyện tiếu lâm, những câu ca dao, tục ngữ làm nhức óc những người “ăn trên, ngồi trốc”. Hình như chúng ta có một truyền thống hơi lạ: đội lên đầu một số người “tai to mặt lớn”, rồi lại mang thần tượng đó xuống bổ ra thành củi để nướng đùi chó. Không biết “Bác Hồ” sau khi được đám đàn em thăng “Bác” lên chức “Bồ Tát” rồi, thì có bị dân chúng chửi thầm hay không? Dân ta sợ thì vẫn sợ, nhưng chửi thì vẫn chửi, tuy là chửi thầm! Tìm cách thích ứng với mâu thuẫn là vậy.
Nếu ta quan sát đời sống hàng ngày trong dân gian, ta sẽ thấy rất nhiều hành vi “tréo cẳng ngỗng”. Tại sao nhiều người Việt Nam “rất yêu nước ta” và “rất ghét nước Tàu”, lại thờ Quan Công, một tên tướng Tàu mang tài chặt đầu người như chẻ tre vì lòng trung thành với Lưu Bị? Tại sao chúng ta đi thờ ông tướng Tàu đó, mà không đốt được một cây nhang trong nhà để tưởng nhớ Lê Lai, một vị trung thần cứu quốc đã phải thí mạng mình để giúp Lê Lợi chạy thoát khỏi vòng vây? Tại sao có nhiều người không thích “tham, sân, si” lại ham mê cờ bạc cho đến khi mất hết nhà cửa, rồi lại nghĩ rằng mình đã sống theo đúng chữ “có có, không không”? Chúng ta sống trong mâu thuẫn, có lẽ vì chúng ta nửa sống trong hiện tại, nửa sống theo hư tưởng. Viết đến đây, tôi lại nhớ ngay một bà lên đồng trong làng tôi. Sau một hồi lạy lục, “Đức Thánh Trần” bèn “nhập hồn” vào bà đó.
Thế là “Đức Thánh Trần” nhảy tưng tưng, như người cưỡi ngựa, kéo quân đi dẹp giặc Tàu. Sau khi “cưỡi ngựa” một hồi rất ư là thỏa thuê, bà ngồi đồng tỉnh dạy và không nhớ gì cả. Điều đáng ghi nhận là sự lẫn lộn giữa thực tế và hình ảnh trong óc không có ảnh hưởng gì đến lý trí của bà lên đồng. Bà ta vẫn tỉnh táo sau khi “xuất đồng”. Theo lý thuyết phân tâm học, người lên đồng không phân biệt được giữa thực tế và hư tưởng (hullacinations). Ta có thể coi người đó đã rơi trong tình trạng “tâm ly phân liệt” (schizophrenia, hoặc split personality). Tôi phải nhấn mạmh thêm về điểm này: những người sống vui vẻ trong mâu thuẫn, hoặc tưởng mình là Đức Thánh Trần trong giây lát, không phải là người mắc bệnh điên. Thực ra chúng ta sống trong mâu thuẫn vì tâm trạng chúng ta gồm có hai nhân vật khác hẳn nhau. Mỗi nhân vật được chúng ta phát động ra (activate) tùy theo từng thời điểm “thuận tiện” cho chúng ta. Chúng ta sống theo hai “nhân vật” này không có nghĩa là chúng ta sống như con “thò lò”, khi thì “lá mặt”, khi thì “lá trái”.
Chúng ta đều biết, người “lá mặt, lá trái” là người gian dối, bịp bợm. Nhưng chúng ta không muốn bịp bợm ai khi chúng ta rơi trong tình trạng “tâm ly phân liệt”. Tuy nhiên, sống trong tình trạng “tâm ly phân liệt” không phải hoàn toàn thoải mái, nhất là khi ta cảm thấy bị điều khiển bởi hai “nhân vật đối nghịch nhau” (conflicting personalities). Bị lôi kéo như vậy, ta lo sợ không biết có giữ nổi “hòa khí” giữa hai nhân vật vô hình trong lòng ta hay không. Theo thuyết phân tâm học, dưới áp lực đó, chúng ta sợ rơi vào tình trạng “thực ngã tan vỡ” (ego disintegration). Khi thực ngã đã bị vở tan tành, thì nạn nhân mất hết liên lạc với thực tại, và sẽ hành động theo các “hồn ma” xát nhập vào tri thức cũng như tiềm thức của mình. Nhưng đại đa số chúng ta (trên 99,99%) không rơi trong tình trạng quá đáng như vậy.
Thường thường chúng ta chỉ bị ám ảnh nỗi lo sợ này mà thôi, tùy theo cường độ – từ tâm trạng “khiếp đảm” (schizophrenic paranoia nếu nặng), đến “lo âu triền miên” (latent anxiety nếu nhẹ), hoặc “lo sợ vẩn vơ, và hoài nghi” (gần như bình thường). Trong đời sống hàng ngày, áp lực lo âu làm chúng ta phải luôn luôn giữ “thế thủ” trong những liên hệ xã hội. Chúng ta sống theo “nhãn quan đẳng cấp” (hierarchical thinking), phân chia mọi người ra làm hai loại, kẻ khỏe và kẻ yếu, rồi hành động tùy theo trường hợp. Nếu “đối phương” có vẻ yếu thế hơn ta, thì ta chọn tác phong “đối kháng hung hãn” (aggressivity).
Trái lại, nếu “đối phương” có vẻ mạnh thế hơn ta, và nếu ta cảm thấy hàng động hung hãn của ta có thể nguy hiểm cho ta, thì ta đổi chiến lược: với vẻ điêïu bộ hiền hòa, nhã nhặn, hy vọng “kẻ mạnh” sẽ tha ta. Khuynh hướng “thượng đội, hạ đạp” bắt nguồn từ đó, rồi gây ra những va chạm hàng ngày trong cộng đồng người Việt. Sau đây tôi xin trình bày vài hành vi cụ thể làm thí dụ: · Tác phong Tào Tháo: Nhiều khi chúng ta rất ngại ngùng vì nghi ngờ khi gặp người không quen biết. Trong cộng đồng, chúng ta thường “thấy” chỗ nào cũng nhan nhản “Việt Cộng nằm vùng”. Khi bàn đến chuyện chính trị thế giới, chúng ta thường đưa những giả thuyết lờ mờ về một nhóm người có thế lực “ngồi trong bóng tối giật dây” – hoặc là tụi tư bản tài phiệt, hoặc là CIA, hoặc là người theo đạo Do Thái, hoặc là những con buôn vũ khí, v. v. . (conspiracy theory). Trong đời sống gia đình, có khi chúng ta còn nghi ngờ luôn cả người “chia chăn, sẻ gối” với chúng ta, mà không cần chứng cớ. ·
Luôn luôn giữ thế thủ: Trong các cuộc “ngồi lại với nhau”, chúng ta chỉ sợ bạn bè “chơi” chúng ta bằng lối “nói xỏ, nói xiên”. Vì thế, một câu nói vô tình làm chúng ta phản ứng một cách quá đáng: (1) hoặc chúng ta nổi giận, to tiếng làm tan vỡ hòa khí trong bàn tiệc; (2) hoặc chúng ta tảng lờ theo kiểu “nín thở qua sông”, nhưng trong bụng thì “thâm gan tím ruột”, tìm cách “trả miếng” sau này. · Nắm thế áp đảo: Theo binh thư, kẻ nào tấn công trước, kẻ đó giữ thế áp đảo chiến trường. Vì vậy, trong những cuộc họp mặt bạn bè, chúng ta thường “nửa đùa nửa thật” tìm cách làm hại uy tín người đối thoại, trước khi người này có dịp “kê tủ đứng vào mồm” chúng ta. Hơn nữa, muốn cho mọi người biết rằng chúng ta đang nắm “thế thượng phong” (tức là có địa vị cao trong xã hội), chúng ta phải tìm đủ mọi cách “chứng minh” chúng ta “hơn người” (khôn hơn, giầu sang hơn, con cái khôn ngoan hơn, học giỏi hơn, v. v. . ). Những người ngồi nghe sẽ “trả miếng” bằng một nụ cười “thán phục”, nhưng trong bụng lại chê thầm, cho rằng chúng ta là kẻ “khoe khoang, khoác lác”. · Kể chuyện pha trò để chửi bóng gió và chọc tức lẫn nhau: Đó cũng là phương pháp làm hạ uy tín những người mà chúng ta cho rằng “không đáng làm bạn” với chúng ta, chỉ vì người đó không cùng quê hương, hoặc không cùng tín ngưỡng với chúng ta.
Nhiều khi chúng ta chỉ trích những người chống Cộng hăng say hơn ta, hoặc kém ta. Có khi chúng ta có những hành động ác cảm đối với những người mà chúng ta tin rằng họ là “kẻ đối nghịch” với chúng ta. · Đạo đức cùng mình: Đây là phương pháp thông thường dùng để phê bình người khác, vì chúng ta muốn chứng tỏ chúng ta là người biết sống theo nguyên tắc “ngũ thường” hơn mọi người (để chiếm “thế áp đảo trong lãnh vực đạo đức”). Khổ nhất là cảnh “người sang sau” được “người sang trước” sponsor. Sau khi sang tới đây, “người sang sau” phải ngồi nghe “người sang trước” dạy lễ phép, kiểu “gọi dạ bảo vâng” (chứ không phải dạy những bài học thiết thực như phương pháp thích ứng vào xã hội mới). Đôi khi “người sang sau” không chịu học bài “Luân Lý Giáo Khoa Thư” đó, “người sang trước” bèn xỉa xói: “Tao mang mày sang đây, thế mà mày không biết ơn tao, v. v. ”.
Thế là chế độ đại gia đình bị rạn vỡ. · Đỗ lỗi nhưng không nhận lỗi: Hành động này rất là thông thường đối vời người lo sợ triền miên (latent anxiety) nên họ có khuynh hướng “đổ lỗi cho người khác” (extrapunitive) vì không có đủ can đảm để “tự phán xét chính bản thân mình” (intrapunitive). Theo nhãn quang đẳng cấp, thà buộc tội người khác để nắm thế “thượng phong” như một ông quan tòa, còn hơn là tự hạ mình “thú tội” như một phạm nhân trước “tòa án nhân dân”. · Kỳ thị chủng tộc lộn ngược: Chúng ta thường thấy những người da trắng khen chúng ta “hiền lành, dễ thương”. Quả thật, chúng ta có tác phong rất là “hiền lành, dễ thương” khi giao dịch với người da trắng. Trái lại, chúng ta còn lâu mới tỏ ra “hiền lành, dễ thương” khi có việc phải tiếp xúc với người đồng chủng. Ngay trong những nhà hàng Việt Nam, hoặc trên chuyến máy bay Air Viêt Nam, chúng ta đã từng thấy khách da trắng được tiếp đón vồn vã, còn khách da vàng thì ráng mà ngồi “chịu trận”.
Chúng ta đối sử “bên trọng, bên khinh” như vậy vì chúng ta nhìn đời theo nhãn quang đẳng cấp: chúng ta cho rằng nước tiền tiến (da trắng) giầu có hơn nước ta, tất nhiên người dân sinh trưởng trong các nước đó (người da trắng) phải có nhiều khả năng và đáng kính phục hơn chúng ta, tuy rằng trong thực tế, người da trắng không hơn chúng ta về khả năng cũng như đạo đức. Lối nhìn đời thiên lệch như vậy đâu có gì là trái với truyền thống: “thượng đội, hạ đạp”. Những hành vi mà tôi nêu ở trên để làm thí dụ. Không có nghĩa là chúng ta đều có tác phong đó. Đây là món “buffet tâm lý”, xin các bạn tự tiện chọn lựa, và gắp những “món” nào thích hợp với “khẩu vị” của mình nhất. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không bao giờ quên “gắp” những “món” đặc biệt nào đó để bỏ vào đĩa những người khác. Thực ra, “món” nào cũng có thể đưa cộng đồng chúng ta vào cảnh chia rẽ triền miên. Trước khi chấm dứt, tôi xin thú thực là ngoài những “món tâm lý” nói trên, còn rất nhiều yếu tố khác phá hoại tình đoàn kết giữa chúng ta. Làm sao mà kể ra hết được... Rất có thể vì dân tộc ta bị dân Chàm báo oán!
=
Gs. Nguyễn Hữu Chi
Tiến sĩ Tâm Lý Chính Trị Học
1. Đoàn Kết Để Làm Gì? Bất cứ người Việït Nam nào (kể cả Việt gian, Việt Cộng, lẫn Việt Kiều), khi thấy cảnh chia rẻ trong xã hội hoặc cộng đồng đều cảm thấy đau lòng vì chúng ta không biết “đồng lòng cùng đi”. Câu hỏi ngớ ngẩn được đặt ra ở đây là: “Đi đâu?”. Chẳng lẽ đi “phanh thây uống máu quân thù”? “Đi” kiểu này thì không lôi cuốn được một số người không thích “uống máu”. Còn “đi” để “hy sinh tiếc gì thân sống” thì khó quá, vì nó trái ngược với bản tính tự tồn của mọi sinh vật trên cõi đời này.
Hơn nữa, sống trong Miền Nam Tự Do, người dân có quyền tự do chọn lựa giữa hai trách nhiệm đối nghịch: hoặc sẵn sàng chết trong vinh quang để bảo vệ lý tưởng tự do, hoặc sống chui rúc để “làm tròn chữ Hiếu”, tức là sống khổ nhục để chăm lo đàn con và bố mẹ già, nhất là khi người già và cô nhi quả phụ ở nước ta không được hưởng tiền trợ cấp. Nhưng khi chúng ta sang tới đây, không ai đòi hỏi chúng ta phải “hy sinh tiếc gì thân sống”, hoặc bắt chúng ta phải “phanh thây uống máu quân thù”. Do đó, vấn đề đoàn kết lại được đặt ra một cách rất ư là khẩn trương. Câu hỏi nêu ra ở đây vẫn là: “Đoàn kết để làm gì?”.
Quả thực, câu hỏi này dễ trả lời lắm vì ai cũng biết một điều hiển nhiên: Trong số hơn 2 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, thì có hơn 2 triệu câu trả lời khác nhau. May thay, không ai đồng ý với nhau, nên chúng ta có dịp sống trong cảnh “trăm hoa đua nở” – càng nhiều hoa càng vui. Chỉ những người không biết cười, luôn luôn trang nghiêm nín thở, hoặc những tên không biết “chơi hoa”, mới vuốt bụng thở dài theo kiểu Chu Du: “Tại sao Trời sinh ra ta, lại sinh ra ông Hùng Vương?”. Vì chúng ta bất đồng ý kiến về vấn đề đoàn kết, nên có người bèn đổi lối nói: khuyên chúng ta nên “ngồi lại với nhau”. Tiếc thay, trong nhiều cuộc tổ chức “ngồi lại với nhau”, sau màn đứng lên chào cờ và mặc niệm, chúng ta khoan thai ngồi xuống để thảo luận một vấn đề trọng đại nào đó.
Vấn đề đưa ra để bàn cãi càng cao siêu bao nhiêu, thì chúng ta càng hăng say bàn luận bấy nhiêu. Rất ư là hùng hồn! Hí trường vang vang lời đại cuộc! Thế là sau mấy giờ đồng hồ ngồi mổ sẻ những ý kiến “ngu xuẩn” của những tên “ngớ ngẩn” hoặc những tên “quá ngây thơ, ấu trĩ”, mọi người “thơ thới và hân hoan” kéo nhau ra về. Rồi sau đó lại còn dùng điện thoại để khoe với bạn bè: “tôi đã lột mặt nạ tụi nằm vùng”, hoặc “tôi đã dạy tụi mê tín một bài học về đa văn hóa” v.v… Ôi cộng đồng đã tan hoang, lại còn tan hoang hơn nữa chỉ vì … mấy cái máy điện thoại rẻ tiền! Lại còn có người hỏi nhau: “Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau xung quanh bàn rượu, có phải vui vẻ hơn không?”. Thật là câu hỏi thiển cận. Ai mà chẳng biết rằng “rượu vào” tất nhiên “lời phải ra”. “Lời ra rồi” sẽ thúc đẩy người dự tiệc nên “đồng lòng” đập tan bàn tiệc. Đoàn kết theo kiểu “đổ rượu, đập ly” thì không nên. Chắc chắn là Lý Thái Bạch cũng không chấp nhận giải pháp “bất nhân” này. Bây giờ tôi xin nói chuyện nghiêm chỉnh hơn một chút (theo kiểu ông giáo làng). Thực ra, thiếu đoàn kết vì ba lý do: (1) môi trường xã hội ở hải ngoại; (2) văn hóa truyền thống Việt Nam, và (3) áp lựïc tâm lý. 2. Môi Trường Xã Hội Ở Hải Ngoại Những người di tản sang các nước Tây Phương, đều phải thích ứng. Đó là chuyện sống còn. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta “thích ứng quá đà” nên bị chỉ trích về “tội mất gốc”; nếu chúng ta “thích ứng bất cập” thì bị chê cười vì “tác phong quê mùa hủ lậu”. Thực ra, đa số chúng ta có khuynh hướng thích ứng nửa vời trong chế độ tự do. Nói một cách cụ thể hơn, chúng ta biết, và thích, dùng quyền tự do ngôn luận để phê phán người khác, nhưng chúng ta không ý thức được tinh thần dung hòa để chấp nhận sự sai biệt giữa những người sống chung quanh ta. Trước đây, chúng ta sống trong một xã hội thiếu tự do, gò bó trong tôn ti trật tự. “Kính trên, nhường dưới” là nguyên tắc căn bản của xã hội cổ truyền. Tối thiểu, chúng ta cũng đại khái biết lời dạy đạo đức “trên ra trên, dưới ra dưới”. Giờ đây, khi ta thoát khỏi định chế khắt khe đó, và đến lập nghiệp trong xã hội tự do, lòng thèm khát tự do trong lòng ta được bộc phát mãnh mẽ như một bình hơi nổ lớn. Thật vậy, sau khi chúng ta đến sống trong thế giới tự do, phản ứng tự nhiên là “thí nghiệm thực tại” (reality testing), tức là ta thăm dò giới hạn tự do. Thí dụ cụ thể nhất là ta cố gắng làm sao có tấm passport Bắc Mỹ để “thực nghiệm” (testing) quyền tự do đi lại. Đối với tự do ngôn luận, nhiều khi vô tình ta vượt giới hạn tự do mà không ý thức được sự va chạm với người sống quanh ta.
Có ngưòi đã vượt ra khỏi tôn ti trật tự cổ truyền, rồi đôi khi dùng lời Mao Trạch Đông chê bai những người có bằng cấp là “những tên khoa bảng không bằng đống phân”. Bị lên án như vậy, nhiều bậc “sĩ phu” vội từ bỏ nhiệm vụ “sĩ phu” để rút lui vào trong bóng tối, sống trong cảnh “vinh thân phì gia” theo đúng truyền thống khoa bảng truớc ngày di tản. Đó là trường hợp mà các nhà xã hội học Tây phương gọi là hiện tượng “self fulfilling prophecy” (tạm dịch là “đoán sao được vậy”). Thực ra, sống trong xã hội tư bản vật chất này, ai cũng nhận thấy nguyên tắc thực tế “tay làm, hàm nhai”, không ai cầu ai, hoặc cần ai.
Ngay đến các cụ già cũng không cần đàn con giữ “tròn chữ hiếu” vì các cụ được chính phủ gửi “tiền già” đến nhà đều đều mỗi tháng. Chỉ trong các xã hội nghèo đói, “chứ hiếu” mới quan trọng: cha mẹ cần phải nhồi “chữ hiếu” vào đầu các con từ ngày biết nói, nếu muốn được sống thoải mái trong lúc xế chiều. Nói tóm lại, sống trong các xứ tự do và phồn thình, ta thấy dây liên hệ giữa hai thế hệ trở nên lỏng lẻo, có khi “trên, dưới” đổi ngược vị thế: “con đặt đâu cha mẹ ngồi đó”. Bên ngoài phạm vi gia đình, mọi người phải “tự lập cách sinh”. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nghe thấy một người thốt ra một câu bất hủ trong lúc trà dư tửu hậu: “Sang tới đây, tao đéo sợ thằng nào ráo chọi”. Ông này sang đây làm nghề thợ điện, có bằng hành nghề chuyên nghiệp, nên rất thành công về tiền bạc.
Nhưng ông ta bị mặc cảm vì rơi trong cảnh “phân cấp tréo cẳng ngỗng” (status discrepancy). Của chìm của ông lên đến cả triệu, nên xã hội Bắc Mỹ có thể coi ông thuộc thành phần giầu có (upper class), nhưng ông vẫn bị một số người Việt Nam coi là một thành phần thợ thuyền (blue-collar worker). Vì mặc cảm đó, nên ông dễ bị mếch lòng, rồi làm mếch lòng những người khi thốt ra câu hớ hênh “chạm nọc” ông (không biết hớ hênh vì vô tình hay hữu ý). Đó là thí dụ điển hình trong đám người “lên voi”. Còn người “xuống chó” thì lại kiêu hãnh cùng mình vì trước kia đã từng là một vị “sĩ phu”, bây giờ phải làm nghề chân tay để sinh sống. Vị “sĩ phu” lỗi thời này thường hay dạy khôn người khác, nên dễ nổi nóng khi không ai muốn “học khôn” – nhất là những người đã “học” nhiều năm trong các “trường cải tạo”. Thế là ông “sĩ phu” này nổi cơn tam bành, chê bai tùm lum.
Chê bai mãi thấy không ai nghe, ông bèn đi theo chữ “thiền”, và mạt sát những kẻ nào không biết “thiền đúng kiểu”. Sau khi trình bày nỗi khó khăn trong công cuộc xây dựng cộng đồng, tôi phải trình bày điểm son của chúng ta. Tuy chúng ta hăng xay cãi nhau, nhưng chúng ta vẫn được dân bản xứ khen ngợi là biết đoàn kết và biết nâng đỡ lẫn nhau. Các cộng đồng khác “lạc hậu” hơn nhiều. Thí dụ cụ thể nhất là cộng đồng Tàu. Ta thường nghĩ rằng người Hoa biết đoàn kết. Thực tế là người Hoa chia năm xẻ bẩy, theo vùng, theo bang, theo họ hàng, theo thổ ngữ… Họ đánh nhau dữ dội đến nỗi phải mời tôi ra ứng cử Hội Đồng Hoa ở Ottawa để “gỡ mối tơ lòng” cho họ. Tôi từ chối vì hai lý do: (1) Không biết tiếng Hoa, và (2) Không phải là người Hoa. Ông bạn Hoa tôi nói rằng: “
Đó là chuyện nhỏ vì (1) trong những cuộc họp của Hội Đồng Hoa, chúng tôi dùng English để đối thoại, và (2) người Việt và người Hoa thì cũng “same, same” như nhau.” Nghe ghê chưa. Hy vọng khi “Đảng ta” đọc bài báo này sẽ tỉnh ngộâ. Ngoài cộng đồng Hoa ra, tôi thấy cộng đồng Ukrainian cũng chẳng khác gì. Cộng đồng này bỏ ra cả triệu bạc để xây một nhà thờ Orthodox, nhưng mải cãi nhau nên cả mấy năm trời cũng không hoàn thành dự án xây cất nơi an cư lạc nghiệp cho Chúa. Họ cãi nhau đến mức có người phải viết kiến nghị yêu cầu tôi sa thải một giáo sư chánh ngạch người Ukranian. Lúc đó tôi đang làm phân khoa trưởng nhưng không có quyền làm chuyện “ruồøi bu” như vậy.
Dân Hoa hơn dân Ukrainian là biết “đóng cửa dạy nhau”. Cũng như người Hoa, cộng đồng Việt Nam cũng không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Chúng ta biết che dấu chuyện chia rẽ nội bộ. Thí dụ như ở Ottawa, ban chấp hành một ngôi chùa lớn không thích sư vì sư muốn giữ độc quyền quản trị chùa và thùng Phước Sương. Sau một thời gian căng thẳng, sư bèn đưa nhóm Phật tử “biết thương thầy” đi nơi khác, rồi cố gắng xây cất một ngôi chùa khác to hơn và đẹp hơn ngôi chùa cũ rất nhiều. Câu chuyện này cho ta thấy trong tổ chức chùa chiền tuy có nhiều mâu thuẫn nội bộä, nhưng không ai muốn hại uy tín người Việt Nam vì các phật tử biết ngưng kịp thời, không châm ngòi nổ như dân Ukrainian. Nhờ đó, ở Ottawa có một ngôi chùa, rồi sau đó ngôi chùa này sinh ra hai ngôi chùa, hai chùa sinh ra ra bốn ngôi chùa … Cứ thế phong trào Phật giáo bành trướng trong bầu không khí “trăm hoa đua nở”. “Trăm hoa đua nở” đẹp vô cùng. Ai dám bảo chia rẽ sẽ đưa đến suy bại.
Ta phải coi chừng những kẻ nào kêu gào “trăm người như một” tức là kẻ đó muốn cai trị ta như một đàn cừu non ngu dại. 3. Văn Hóa “Quỳ” hay Văn Hóa “Đối Kháng” ? Cách đây mấy năm, có một vị Hồng Y khuyên các “con chiên” ở Mỹ không nên trưng lá Cờ Vàng trong những cuộc họp mặt, lễ nghi. Một số “con chiên” không tán thành ý kiến của Ngài, rồi viết nhiều bài bình luận đăng trên các báo Công Giáo và internet. Không ngờ bị “con chiên” phản đối, Ngài bèn than phiền: “Người Việt nam có thói đối kháng!” Thế là các “con chiên” đùng đùng nổi cơn “đối kháng” thứ thiệt, vì cho rằng Ngài đã khiêu khích những người đã từng sống chết với lá Cờ Vàng.
Thế là từ ngày đó, Cờ Vàng phơi phới tung bay khắp nơi trong các cộng đồng Công giáo. Thế rồi hàng ngàn lá Cờ Vàng kéo nhau bay đến tận La Mã, và được choàng lên vai Đức Giáo Hoàng! Với lá Cờ Vàng khoác trên vai, Đức Thánh Cha giơ tay ban phước lành cho nhóm người có “thói đối kháng”. Câu chuyện “Cờ Vàng” này làm tôi nghĩ nhiều về văn hóa người Việt. Có thật người Việt Nam không biết đoàn kết vì “thói đối kháng” hay không? Mấy năm trước đây, một học giả viết cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” đểõ “chứng minh” rằng văn hóa Việt Nam là một thứ “văn hóa quỳ”. Lẽ dĩ nhiên “văn hóa quỳ” đi ngược với “văn hóa đối kháng”. Đã thích quỳ thì không thích đối kháng, mà đã thích đối kháng thì không thích quỳ. Hơn nữa, “thói quỳ” dễ đưa đến đoàn kết “trăm người như một”, còn “thói đối kháng” thường tạo ra chia rẽ theo kiểu “trăm hoa đua nở”. Vậy, người Việt có “thói quỳ” hay “thói đối kháng”? Trên cõi đời này, có ai “thích” quỳ đâu? Nhưng nếu bị bắt phải quỳ, thì cũng đành phải quỳ, để tự bảo vệ “tấm thân đáng giá ngàn vàng” của mình. Đó là màn khởi đầu trong “lịch sử quỳ” vì sợ hãi. Nếu toàn dân bị bắt quỳ từ năm này sang năm khác, và khi đầu gối đã trở nên dầy như da voi, thì “chế độ quỳ” trở thành “truyền thống quỳ” hoặc “văn hóa quỳ”. Đến lúc này, người dân sẽ mất hết nhân tính, tự coi mình như con giun, con dế, nên đều cảm thấy hãnh diện khi được phép “quỳ” trước một tên lãnh tụ khát máu.
Phải chăng văn hóa nước ta đã thoái hóa đến độ trở thành “văn hóa quỳ”? Phải chăng dân ta đã “quỳ” qua nhiều thế hệ, nên không biết “đối kháng” là gì? Phải chăng toàn dân đã biết “đoàn kết trong văn hóa quỳ”? Để tìm hiểu thêm về vấn đề đoàn kết, tôi vội lội ngược giòng thời gian. Tôi thấy cách đây đã lâu lắm rồi, các cụ thấy dân ta hay chống đối nhau, bèn khuyên con cháu phải đoàn kết chặt chẽ, như một “bó đũa”. Thời đó, tụi con nít chúng tôi rất cảm phục khi đọc câu chuyện “bó đũa” đăng trong sách Luân Lý Giáo Khoa Thư. Bây giờ “đầu đã có sạn”, tôi mới thấy đó chỉ là một câu chuyện ngất ngơ nửa vời. Ai mà chẳng biết rằng “bó đũa” nào cũng cứng hơn cả ngàn đôi đũa rời.
Nhưng tại sao các cụ không cho con cháu biết kẻ nào sẽ đứng ra “trói” những đôi đũa rời thành một bó cứng? Tại sao các cụ không cho con cháu biết rằng hành động “trói đũa” là một hành động dã man, tàn bạo. Thật vậy, nếu tất cả đũa trong nước đều bị “trói chặt” lại thành một bó, tất nhiên không ai kiếm đâu ra được một đôi đũa rời để gắp đồ ăn bỏ vào mồm. Không có đũa, cả nước sẽ phải ăn bốc như một người hành khất chân chính mà thôi! Đó là bài học ngụ ngôn về “Bó Đũa” mà sau này toàn dân ta mới có dịp “học tập” đến nơi đến chốn. Giờ đây, không ai biết dân Việt Nam sống theo “văn hóa quỳ” hay “văn hóa đối kháng”. Văn hóa là một thứ rất mung lung và huyền ảo, làm sao mà ta biết được? Theo nhân chủng học, ta có thể suy luận từ huyền thoại lập quốc của mỗi nước để tìm hiểu một văn hóa nước đó. Thí dụ như ở nước Anh, ông Richard Coeur de Lion (gốc Pháp) đã được coi như là người đã có công đưa nước Anh vào thời đại mới.
Sau khi chém giết dân Hồi Giáo tơi bời ở Trung Đông, “người hùng” này hồi hương, rồi mời một số lãnh tụ băng đảng khét tiếng “ngồi lại với nhau” xung quanh một cái “bàn tròn”, theo kiểu “cá mè một lứa”: không ai ngồi đầu bàn chủ tọa, vì bàn tròn không có “đầu”, và cũng không có “đuôi” luôn. Truyền thống bình đẳng bình quyền đó dần dần đưa tới chế độ đại nghị, và cuối cùng đưa đến nền dân chủ sau này. Hiện nay cái “bàn tròn” biến hóa thành Viện Quý Tộc, đại diện các “con ông cháu cha”, với nhiệm vụ chính là … “ngồi chơi sơi nước”, không có quyền hành gì cả. (“Con ông cháu cha” trong các nước XHCN “tiến bộ” đâu có chịu “lép vế” như vậy). Tuy nước Anh là nước đa chủng tộc (English, Irish, Scotish, Welsh – bốn ngôn ngữ khác nhau), nhưng không ai đặt ra vấn đề “ly khai” hoặc “đoàn kết”, nhờ các vị lãnh đạo chính trị nước Anh đã khôn khéo “mua” luôn những kẻ nào manh nha đòi độc lập. Bắc Ái Nhĩ Lan, Scotland trở thành hai vùng tự trị.
Đó là một cách “đấm mõm” các lãnh tụ địa phương để những tên “đầu sỏ” này có dịp “ngồi chiếu trên” ăn hút phè phỡn. Còn sắc tộc Welsh (vùng Wales) rất nhỏ bé, không có lực lượng gì cả, nên chỉ được ban cho một cái “bánh vẽ”: theo giấy tờ, chúa tể vùng này là Đông Cung Thái Tử (“Prince of Wales”), một người Anh không có quyền và cũng không có tiền. Trong xã hội Anh, truyền thống “mua” sau này trở thành truyền thống “nuốt không trôi thì nhả”, tức là truyền thống “bán đại hạ giá để khỏi lỗ quá nhiều”. Nhờ truyền thống này, cuộc tranh đấu giành độc lập xảy ra trong các thuộc địa Anh (như ở Mỹ trước đây, hoặc ở Nam Phi, Mã Lai, Ấn Độ … sau này) không kéo dài và đẫm máu như chiến tranh của Pháp ở Đông Dương và Algerie. Rõ ràng là dân Anh có truyền thống mua bán rất thực tế hơn dân Pháp. Chẳng thế mà Nã-Phá-Luân mới chê xã hội Anh chỉ là một “xã hội chạp phô” (“a country of small shopkeepers”).
Canada cũng theo truyền thống “bàn tròn” như “nước mẹ” Anh-Cát-Lợi, tuy Canada không có quý tộc. Vì vậy, “bàn tròn” – mệnh danh là Thượng Nghị Viện – chỉ là một “bàn tiệc” để trả ơn hậu hĩnh các chính khách vô dụng hoặc già nua lú lẫn. Truyền thống “đút lót đàng hoàng” này cũng áp dụng cho các chủng tộc hoặc nhóm người nào đó biết “kêu Trời” thảm thiết như “Xin Trời cứu con, vì con là nạn nhân của chế độ bất công, khổ cực lắm!” Nói tóm lại, nhờ truyền thống “đút lót đàng hoàng”, nên dân Canada được thế giới khen ngợi là dân “biết điều”, biết trọng “nhân quyền”. Mỹ Quốc thì hết chỗ nói. Nước này được lập quốc nhờ phong trào … “trốn thuế”. Theo chủ trương “cách mạng”, không ai có quyền bắt dân Mỹ đóng thuế nếu không có sự thỏa thuận của người dân. Đó là hiệu lệnh trong cuộc xuống đường mệnh danh là “bữa tiệc trà” (tea party) ở Boston. Cách mạng Mỹ nói lên nguyên tắc “mua bán” sòng phẳng như vậy! Đó là nguồn gốc văn hóa dân chủ tư bản và tự do cạnh tranh. Truyền thống này vẫn được duy trì đến tận ngày nay, mà không cần phải “giáo huấn” người dân về vấn đề “đoàn kết”, hoặc bất cứ về vấn đề gì khác.
Thực ra, mọi người dân đều đồng tình tuân theo Hiếp Pháp, vì Hiến Pháp có ghi rõ rằng: ai cũng có quyền “mưu cầu hạnh phúc” (pursuit of happiness) và quyền mang súng để bảo vệ hạnh phúc của mình. Hơn nữa, người Mỹ còn tin rằng: “Nhà Nước chỉ giúp những người tự giúp mình mà thôi”. Vì thế, mọi người đồng lòng hì hục làm giầu, và khoái trò đeo súng bên hông để tự bảo vệ tiền trốn thuế (hoặc lập băng đảng, rồi dùng súng dọa nạt những kẻ không biết bắn súng). Hơn nữa, người Mỹ rất ngại ngùng khi phải nâng đỡ những người yếu thế không có khả năng “tự giúp mình”. Vì thế, “kêu Trời thảm thiết” theo kiểu Canadian thì cũng chẳng đi đến đâu. Có lẽ vì nước Mỹ chưa leo tới “đỉnh cao trí tuệ loài người”, nên chưa thấu triệt được truyền thống “thương dân như thương con” mà ta thường thấy trong các chế độ XHCN. Còn Dân Nhật thì sao? Dân này vỗ ngực là con cháu Thần Mặt Trời, nên khi mặt trời còn sáng, thì “anh em” đoàn kết rất ư là khăng khít, nhưng đến khi lặn mặt trời thì “anh em” mang kiếm chặt đầu nhau như chẻ tre. Nhật Hoàng tuy là con cháu “chính tông” của Thần Mặt Trời, nhưng không biết đánh lộn nên bị các sứ quân Nhật coi như cỏ rác.
Thời đó, Nhật Hoàng sống trong cảnh rất nghèo đói; có khi muốn có chút tiền còm mua cháo nuôi vợ con, Ngài phải ra ngồi đầu phố viết chữ nho bán cho những người qua lại, không khác chi những ông đồ nghèo ở Việt Nam khi xưa. Trong khi đó, các sứ quân cứ tiếp tục so tài đánh lộn, cho đến khi Tư Bản Mỹ vác súng sang “hỏi thăm sức khỏe”, rồi tặng cho con dân Thần Mặt Trời hai quả bom nổ sáng hơn Mặt Trời. Lúc đó các vị võ sĩ đạo kiêu hùng mới bừng mắt tỉnh ngộ, bèn vội vàng đổi nghề mài gươm, quay sang nghề rũa bù-loong dùng trong việc xây cất kỹ nghệ. Các sứ quân Nhật quả thật là những lãnh tụ thức thời. Khi cần, thì các tay múa kiếm này biến ngay võ trường thành thị trường tư bản. (Nghĩ đến Gia Long và các người kế vị không biết “mở mắt” mà bực cả cái mình). Ta cũng nên biết, truyền thống Samurai (võ-sĩ đạo) dựa trên căn bản trung thành và hỗ trợ lẫn nhau, nên vấn đề chia rẽ không cần phải đặt ra trong phạm vi lãnh thổ của mỗi sứ quân.
Truyền thống này cũng giúp kỹ nghệ Nhật phát triển một cách đặc biệt: mỗi “sứ quân”sau khi “gác kiếm cung” bèn tự tìm lấy một vùng kỹ nghệ thích hợp với sở trường của mình, để múa võ kinh doanh. Vì thế, nguyên tắc “tư bản cạnh tranh” ở Nhật thực sự chỉ là “tư bản cấu kết”, hoặc nôm na hơn, “tư bản chia nhau ăn có”. Kỹ nghệ xe hơi Mỹ không biết bí quyết “chia nhau ăn có”, nên mải cạnh tranh nhau cho đến lúc xập tiệm cả đám. Còn ông Ý, ông Tây, thì hết thuốc chữa. Hai dân này không biết “quỳ” vì bệnh “chia rẽ” trầm trọng. Do đó, từ ngày “cách mạng” đến giờ, truyền thống địa phương (Ý) hoặc vô chính phủ (Pháp) vẫn còn được duy trì cho đến tận ngày nay. Việt Nam ta thì hết xẩy! Huyền thoại dân ta oai hùng lắm. “Con Rồng, cháu Tiên” chứ đâu phải là trò đùa.
Tiếc thay, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau không được bao lâu đã “bái bai” nhau, chia đôi đàn con, rồi bỏ nhau ra đi, không thèm chú ý đến vấn đề “đoàn kết”, “thương yêu nhau đến tuổi bạc đầu”. Sau đó, Hùng Vương Thứ Nhất lên ngôi. Ngài biết rõ “thói đối kháng” trong đám “trung thần”, nên luôn luôn sợ đảo chính. Rất có thể những thằng em cấu kết với nhau, rồi xúm lại “đánh đòn hội chợ" thì biết chạy đi đâu cho thoát! Nhà Vua rất sợ, và … rất khôn. Ngài bèn năn nỉ xin bố mẹ kéo các em đi chỗ khác chơi cho tiện. (Đây là cuộc di tản đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Sau đó thì đến Nguyễn Hoàng, rồi TT Ngô Đình Diệm kéo dân đi di tản vào Nam. Rồi “đến ngày Giải Phóng”, toàn dân lại “đồng lòng cùng đi [di tản]”. Phải chăng dân ta không chịu “quỳ” vì có “thói đối kháng”, nên sẵn sàng đi ra khơi mà không “tiếc gì thân sống”?).
Xin trở lại với vua Hùng Vương Thứ Nhất. Rất có thể, vị lãnh tụ này nghĩ rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nên không muốn đối xử các em một cách quá ư tàn tệ như vậy. Do đó, tôi xin đưa ra giả thuyết thứ hai như sau: Gia đình họ Hùng rơi trong cảnh phân tán như vậy là vì Lạc Long Quân và Âu Cơ biết lũ con của mình là những tên tham vọng và bướng bỉnh. Nên ông Rồng, bà Tiên bèn quyết định chia đám con hư đốn này ra làm hai nhóm, mỗi người chịu trách nhiệm một nửa, rồi kéo “phần” của mình đi theo lên núi hoặc xuống biển, để tiện việc … quản thúc. Nếu quả thực chuyện xẩy ra như vậy, thì Lạc Long Quân và Âu Cơ đúng là bậc cha-mẹ gương mẫu biết dạy dỗ con cái! Rất có thể anh em tranh giành nhau vì không biết ai là trưởng (để lên ngôi) và ai là thứ (để quỳ mọt gối). Làm sao mà biết được chuyện ngôi thứ này, khi người mẹ đẻ ra 100 quả trứng, giống nhau như đúc. Trong khi mệt mỏi, làm sao bà biết được quả trứng nào lọt ra trước, quả trứng nào ra sau để phân lựa con cả, con thứ. Vì thế, con nào được chọn làm con trưởng để lên ngôi cũng bị dân chúng nghi ngờ và thắc mắc. Giải pháp hay nhất là “kẻ nào khoẻ thì làm vua, kẻ nào thua thì làm giặc”. “Làm giặc” mà không thành công thì cho đi đầy biệt xứ (đi Tây hay đi Mỹ cũng được). Phải chăng “truyền thống đảo chính” và “đối kháng mãnh liệt” đã bắt đầu từ đó?
Rất có thể ông Rồng, bà Tiên thấy đàn con “lai” (lai Rồng và lai Tiên) ngoan ngoãn và dễ thương, bèn thỏa thuận chia đều trách nhiệm nuôi con không cần đến Tòa Án Gia Đình phân xử, sợ làm xúc động đàn con ngây thơ của mình… Rất có thể … vân vân và vân vân. Vì không có sử liệu, xin độc giả cứ tự nhiên tiếp tục “phịa” vô tội vạ cho vui! Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng trong thực tế, lịch sử Việt Nam vẫn tiếp tục nghiền nát ngưòi dân “anh hùng”! (Làm “nghề anh hùng” khổ lắm ai ơi!!!) Xin trở lại thời Hồng Bàng. Sau khi giải quyết vấn đề gia đình để tránh tình trạng “huynh đệ tương tàn”, Hùng Vương Thứ Nhất thảnh thơi cai trị đất nước, và tạo một dân tộc “quỳ” theo lề lối người Hoa. Sau này, “truyền thống quỳ” bị hóa giải một phần bởi chế độ “Sứ Quân” (tương đương với “nạn Tướng Vùng” ở Miền Nam trước này 30-4-75).
Sau chuyện ly dị trong gia đình Hồng Bàng, lại đến chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ghen tuông, đánh nhau tơi bời hoa lá, chỉ vì một người đàn bà, làm cho “người dân anh hùng” muôn vàn cơ cực. Rồi đến huyền thoại Thần Kim Quy, cũng chỉ là một chuyện vợ chồng ly cách, lừa bịp và phản bội! Còn các triều đại sau này ư? Nhiều trung thần lập quốc bị tai vạ vì các quan đại thần vừa quỳ, vừa tâu xấu với vua về các bạn đồng nghiệp của mình, chỉ vì tội ghen ăn. Toàn dân khổ sở chỉ vì “Thiên Tử” ưa nịnh hót, “thần tử” tham lam vô độ, ai cũng thích “quỳ” để được đớp “miếng đỉnh chung”. Biết nói làm sao bây giờ? Với truyền thống như vậy, chuyện Trịnh-Nguyễn phân tranh, chuyện anh em Tây Sơn tranh giành quyền lợi, chuyện Cộng Sản Quốc Gia đồng lòng tiêu diệt “dân ta anh hùng” thì cũng dể hiểu. Trong thời đại gần đây, dân ta tưởng đã gạt bỏ được “truyền thống quỳ”ø sau khi học hỏi Cách Mạng Nhân Quyền ở Pháp (1789), Cách Mạng Sô-Viết ở Nga (1917), Cách Mạng Quốc Dân Đảng ởû Quảng Đông (hồi 1940), Cách Mạng Bần Cố Nông ở Trung Hoa (1949).
Tiếc thay, đến lúc cuối cùng, “truyền thống quỳ” được thay thế bằng “truyền thống sợ hãi” khi toàn dân được “trói” lại thành “một bó đũa biết quỳ”. Vì thế, sau này những người dân “anh hùng” trong nước sống khăng khít với nhau như một “bó đũa” mà không cần phải nêu ra vần đề “đoàn kết” như các Việt kiều cư ngụ trong các nước tự do Âu Mỹ. Nhờ sự “lãnh đạo sáng suốt” của “Đảng ta” như vậy, “văn hóa quỳ” lại được phát huy làm sáng tỏ khí thế “anh hùng” của “Đảng ta” và “dân tộc ta” trên khắp năm châu. Vài mẫu đất ở phía Bắc, mấy hòn đảo ở phía Đông, vùng thung lũng ở phía Tây … chỉ là chuyện “lặt vặt” không đáng kể. Nói tóm lại, dân ta bị “giằng co” giữøa “văn hóa đối kháng” và “văn hóa quỳ”. Mâu thuẫn văn hóa đó tạo ra một tâm trạng đặc biệt rất khó phân tách. Đây là một đề tài dễ làm trạnh lòng những độc giả hiên ngang và tự trọng. Vì thế, tôi phải cẩn thận, tìm cách “viết ra làm sao”, “lách khéo léo kiểu nào” để khỏi bị “đánh đòn hội chợ” .
Các cụ gọi “Viết-lách” là vậy. “Viết” mà không biết “lách” thì chỉ có chết! 4. Dân Tộc Tính Theo quan điểm nhân chủng học, môi trường văn hóa mỗi nước uốn nắn lối suy tư của mỗi người, và để lại một vết sâu trong tâm trạng những người sống trong cùng một hoàn cảnh. Tìm ra được những vết sâu đó, tức là đã tìm ra được những nét đặc thù của một dân tộc, mà ta thường gọi là “dân tộc tính”. Thí dụ như ở xã hội Mỹ, giáo sư E. Erickson đã thấy người Mỹ có khuynh hướng “bám váy mẹ” từ ngày còn bé, và luôn luôn muốn thành công đểõ làm vừa lòng người mẹ. Sau khi lớn lên, lòng thèm muốn đó biến dạng (sublimate) thành một ước ao được mọi người khen ngợi.
Có lẽ vì vậy, nên các nhà lãnh đạo Mỹ chú trọng đến “chỉ số dân yêu” (popularity index) khi theo dõi những cuộc thăm dò dư luận. Trái lại, các lãnh tụ Pháp không chú trọng đến vấn đề này một cách quá đáng như vậy. Phải chăng vì tinh thần cá nhân chủ nghĩa cực đoan bắt nguồn từ thời Cách Mạng 1789, nên dân Pháp không cần để ý đến người xung quanh mình. Đối với người Pháp, ai yêu, hay ai ghét thì cũng vậy: “Je m’en fous”. Về nhân cách người Đức, giáo sư E. Fromm cho rằng dưới thời Hitler, dân Đức có đặc tính “tàn ác” (sadism), có khi lại còn thích tìm “thú đau thương” (masochism).
Với tâm trạng này, những tên Nazis giết hàng triệu người mà không bao giờ nghĩ rằng mình là kẻ sát nhân ghê tởm. Trong khi đó, dân Đức hàng ngày chứng kiến các vụ tàn ác ngoài phố, ào ào hoan hô hỗ trợ, hoặc giúp mật vụ đi lùng bắt nạn nhân vô tội để mang đi giết. Thế mà sau này khi được báo chí ngoại quốc phỏng vấn, thì đa số dân Đức đều nói rằng: “Tôi không biết gì hết”. Những người dân này thực ra không muốn nói dối ai đâu, họ chỉ tự “dối lòng mình” mà thôi. Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên khi con người muốn chôn sâu những điều mình hổ thẹn hoặc sợ hãi vào tiềm thức để cho quên đi và không nghĩ tới nữa (Freudian denial – đây là một điểm quan trọng trong tâm lý chúng ta nên ghi nhớ: đừng vội phản đối khi nghe một người khác chê bai ta.) Giáo sư E. Hagen dựa vào tâm lý học để giải thích diễn tiến phát triển kinh tế ở Nhật. Ông cho rằng trí sáng kiến là một yếu tố rất quan trọng trong mọi ngành kinh tế. Trong buổi giao thời, những người “mất quyền thế” sẽ là thành phần sáng tạo, vì những người này phải đi tìm “đường mới” để tiến thủ.
Khi nước Nhật bị Mỹ bắt buộc phải “mở hải cảng”, các sứ quân ào ào nhập cảng súng ống Tây phương, để có phương tiện hữu hiệu tiêu diệt lẫn nhau. Những tên võ sĩ Samurai trước đây dựa vào tài múa kiếm để leo lên thang danh vọng, bây giờ mất hết “đất dụng võ”. Những người hùng thất thế này trở thành những “người sáng tạo” (innovator) đưa nước Nhật vào thời đại kỹ nghệ tân tiến. Từ đó, các xưởng kỹ nghệ ở Nhật đã được tổ chức như một doanh trại Samurai khi xưa: chủ hết lòng lo cho thợ, thợ thì hết lòng trung thành với chủ. Gần đây, một số nhà nghiên cứu về môi trường văn hóa Liên Xô cho rằng người Nga có khuynh hướng “vô chính phủ”(anarchism),ï thèm khát “tự do cực đoan”.
Tuy nhiên, sau mấy năm sống trong không khí “tự do rừng” dưới sự hướng dẫn vụng về của Yeltsin, người Nga thấy chế độ tự do mới thành lập đã đưa tới cảnh kinh tế suy sụp, xã hội suy đồi. Họ đành phải trao quyền kiềm chế lòng mình cho một chính phủ mạnh. Bây giờ người ta mới hiểu tại sao đa số dân Nga chiêm ngưỡng ông Putin, một tên chúa trùm trong cơ quan mật vụ nổi tiếng trong những vụ thủ tiêu người đối lập. 5. Tính Tình Người Việt Đa số chúng ta đều đã đọc hoặc nghe tới cuốnViệt Nam Sử Lược do cụ Trần Trọng Kim soạn thảo trong hồi tiền chiến. Cụ đã nghiên cứu xã hội Việt Nam từ cổ chí kim, rồi đưa ra vài nhận xét về tính tình người Việt như sau (trang 6-7): “Người Việt Nam … lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. ” Đọc đến đây tôi thấy sướng tỉnh người. Nhưng ngay sau đó, cụ lại phang cho tôi một búa tạ vào đầu khi cụ viết: “
Tuy vậy [người Việt Nam] vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ… Tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc… Kiêu ngạo và hay nói khoác…”. Bây giờ tôi xin trình bày nhận xét của nhà học giả lão thành này, theo nhãn quan tâm lý học như sau: (1) “tính tinh vặt”, “quỷ quyệt”, “nhút nhát, hay khiếp sợ”, “không kiên nhẫn”: Đó là một hội chứng tâm lý mà ta thường nhận thấy trong tâm trạng những tên cò mồi, láu cá vặt, không đủ kiên nhẫn để nghĩ đến ngày mai; hoặc là những tên mánh mung, nhút nhát, giật được một chút tiền còm rồi chạy biến. Nếu những tên lưu manh này không bị bản tính “nhút nhát” làm cho “khiếp sợ”để chùn tay lại, thì chúng có thể trở thành những chúa trùm trộm cướp, hoặc những tên độc tài khát máu. Nói chung, đó là đặc tính người vị kỷ (egocentrism), đã cắt đứt hết dây liên hệ tình cảm với người xung quanh (sociopath). (2) “bài bác nhạo chế”: Đó là thói quen của những người có khuynh hướng hung hãn (aggressivity), thích làm tổn thương người khác bằng lời nói sắc bén.
Vì bị kiềm chế bởi bản tính “nhút nhát, hay khiếp sợ”, loại người này không dám giở trò dao búa, nên chỉ biết “hung hãn bằng mồm” mà thôi (oral aggressivity). Ta cũng biết tật “dèm pha”, “nói xấu sau lưng người khác”, “nói cạnh, nói khoé” cũng là những hành vi “hung hãn bằng mồm”. Cũng như “dọa nạt”, hoặc “phê bình, kiểm thảo” đều làm cho nạn nhân cảm thấy sợ sệt, tuy rằng những kẻ “hung hãn” chỉ cần “múa võ mồm” cũng đủ làm dân ta sợ. Được “mời” ra “trụ sở” thì ai mà không khiếp đảm! (3) “tâm địa nông nổi”, “hay làm liều” và “mê cờ bạc”: Đó là dấu hiệu thiếu khả năng kìm chế lòng ham muốn của mình (lack of self control). Thêm vào đó là khuynh hướng tự tử (suicide tendency) vì tính thích liều mạng. Nếu đặc tính này đi cùng với bản tính “quỷ quyệt” thì đó là một tai họa chung cho xã hội. Như trong vụ Tết Mậu Thân, “Bác và Đảng ta” đã đánh “một canh bạc” rất lớn, rất “liều” và rất “quỷ quyệt”, nên thua cháy túi, nhưng cuối cùng lại thắng lớn. (4) “Khoe khoang”, “trương hoàng bề ngoài”, “kiêu ngạo và hay nói khoác”: Câu nhận xét này làm những người thích “nổ” như tôi cũng phải giật mình. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cười chua xót khi được nghe những câu khoe khoang thông thường: nào là “Đảng ta sáng suốt”, nào là “tư tưởng Bác cao siêu”, nào là dân ta có biệt tài nấu bếp vì đã nấu được “một cái bánh trưng to nhất thế giới”, v. v. Đối với các nhà tâm lý học, những câu khoe khoang bề ngoài hoặc tự khen quá lố chứng minh người khoe khoang thiếu tự tin một cách trầm trọng (lack of self esteem) vì mặc cảm tự ti (inferiority complex). Càng khoe khoang mình là “người anh hùng” bao nhiêu, càng chứng tỏ mình sợ mọi người cho mình là “thằng hèn” bấy nhiêu! Vỗ ngực cho rằng ta đã leo lên tới “đỉnh cao trí tuệ” chỉ vì sợ người khác cho mình là “cóc ngồi đáy giếng” mà thôi. Những “anh hùng” giả tạo thường có thái độ “kiêu ngạo”, cốt để lấp liếm cái giả tạo của mình. Danh sách những tật xấu mà cụ Trần Trọng Kim đã moi ra không biết có phản ảnh tâm tình người Việt Nam hay không. Cụ nói vậy thì chúng ta biết vậy. Tuy nhiên, chúng ta toàn là hạng người đàng hoàng, đạo đức cùng mình, v. v. làm sao có những tật xấu đó được. Nhưng trái lại, những người đứng sau lưng chúng ta, tuy không biết nhiều về chúng ta, lại “thấy rõ” những tật xấu của chúng ta. Phải chăng những người đó có tật xấu thích “bài bác” sau lưng chúng ta? Hay chúng ta “tự dối lòng” (Freudian denial) nên không dám “nhận tội”? 6. Tâm Trạng Mâu Thuẫn Bây giờ được cụ Trần Trọng Kim “che dù”, tôi bèn vung tay múa bút mà không sợ bị buộc tội “mạ lỵ giống nòi”. Tôi bèn mạnh dạn đưa ra vài nhận xét tâm lý về “hội chứng người Việt” liên quan tới vấn đề đoàn kết và chia rẽ. Tại sao chúng ta không đoàn kết, tuy rằng ai ai cũng thuộc lòng câu thần trú “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”? Phải chăng khuynh hướng “Biết một đằng, làm một nẻo” là một nét đặc thù trong tâm trạng người Việt? Có đúng như thế không? Như cụ Trần Trọng Kim đã nhận thấy, chúng ta thuộc lòng sách Khổng Mạnh về “ngũ thường”, mà hàng ngày vẫn sống theo tiêu chuẩn ngược hẳn. Tuy vậy, xin mọi người đừng nghĩ rằng dân ta là hạng người “đạo đức giả”. Vì thực ra trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẵn sàng chấp nhận “mâu thuẫn”, và phải cố gắng tìm một lối sống thích ứng với cảnh ngộ “mâu thuẫn”. Trong văn hóa chúng ta, còn gì mâu thuẫn hơn là hình ảnh vừa “quỳ”, vừa “đối kháng”? Khi dân ta bị bắt buộc phải “quỳ” trước mặt kẻ có quyền thế, thì cũng đành phải “quỳ”, tuy không ai “thích quỳ”. Nhưng đồng thời dân ta sẵn sàng chửi đổng vua, quan, và truyền thống phụ quyền. Ta hãy nghe chuyện Trạng Quỳnh hay Trạng Lợn, hoặc đọc thơ bà Đoàn Thị Điểm sẽ rõ. Đấy là không kể những chuyện tiếu lâm, những câu ca dao, tục ngữ làm nhức óc những người “ăn trên, ngồi trốc”. Hình như chúng ta có một truyền thống hơi lạ: đội lên đầu một số người “tai to mặt lớn”, rồi lại mang thần tượng đó xuống bổ ra thành củi để nướng đùi chó. Không biết “Bác Hồ” sau khi được đám đàn em thăng “Bác” lên chức “Bồ Tát” rồi, thì có bị dân chúng chửi thầm hay không? Dân ta sợ thì vẫn sợ, nhưng chửi thì vẫn chửi, tuy là chửi thầm! Tìm cách thích ứng với mâu thuẫn là vậy.
Nếu ta quan sát đời sống hàng ngày trong dân gian, ta sẽ thấy rất nhiều hành vi “tréo cẳng ngỗng”. Tại sao nhiều người Việt Nam “rất yêu nước ta” và “rất ghét nước Tàu”, lại thờ Quan Công, một tên tướng Tàu mang tài chặt đầu người như chẻ tre vì lòng trung thành với Lưu Bị? Tại sao chúng ta đi thờ ông tướng Tàu đó, mà không đốt được một cây nhang trong nhà để tưởng nhớ Lê Lai, một vị trung thần cứu quốc đã phải thí mạng mình để giúp Lê Lợi chạy thoát khỏi vòng vây? Tại sao có nhiều người không thích “tham, sân, si” lại ham mê cờ bạc cho đến khi mất hết nhà cửa, rồi lại nghĩ rằng mình đã sống theo đúng chữ “có có, không không”? Chúng ta sống trong mâu thuẫn, có lẽ vì chúng ta nửa sống trong hiện tại, nửa sống theo hư tưởng. Viết đến đây, tôi lại nhớ ngay một bà lên đồng trong làng tôi. Sau một hồi lạy lục, “Đức Thánh Trần” bèn “nhập hồn” vào bà đó.
Thế là “Đức Thánh Trần” nhảy tưng tưng, như người cưỡi ngựa, kéo quân đi dẹp giặc Tàu. Sau khi “cưỡi ngựa” một hồi rất ư là thỏa thuê, bà ngồi đồng tỉnh dạy và không nhớ gì cả. Điều đáng ghi nhận là sự lẫn lộn giữa thực tế và hình ảnh trong óc không có ảnh hưởng gì đến lý trí của bà lên đồng. Bà ta vẫn tỉnh táo sau khi “xuất đồng”. Theo lý thuyết phân tâm học, người lên đồng không phân biệt được giữa thực tế và hư tưởng (hullacinations). Ta có thể coi người đó đã rơi trong tình trạng “tâm ly phân liệt” (schizophrenia, hoặc split personality). Tôi phải nhấn mạmh thêm về điểm này: những người sống vui vẻ trong mâu thuẫn, hoặc tưởng mình là Đức Thánh Trần trong giây lát, không phải là người mắc bệnh điên. Thực ra chúng ta sống trong mâu thuẫn vì tâm trạng chúng ta gồm có hai nhân vật khác hẳn nhau. Mỗi nhân vật được chúng ta phát động ra (activate) tùy theo từng thời điểm “thuận tiện” cho chúng ta. Chúng ta sống theo hai “nhân vật” này không có nghĩa là chúng ta sống như con “thò lò”, khi thì “lá mặt”, khi thì “lá trái”.
Chúng ta đều biết, người “lá mặt, lá trái” là người gian dối, bịp bợm. Nhưng chúng ta không muốn bịp bợm ai khi chúng ta rơi trong tình trạng “tâm ly phân liệt”. Tuy nhiên, sống trong tình trạng “tâm ly phân liệt” không phải hoàn toàn thoải mái, nhất là khi ta cảm thấy bị điều khiển bởi hai “nhân vật đối nghịch nhau” (conflicting personalities). Bị lôi kéo như vậy, ta lo sợ không biết có giữ nổi “hòa khí” giữa hai nhân vật vô hình trong lòng ta hay không. Theo thuyết phân tâm học, dưới áp lực đó, chúng ta sợ rơi vào tình trạng “thực ngã tan vỡ” (ego disintegration). Khi thực ngã đã bị vở tan tành, thì nạn nhân mất hết liên lạc với thực tại, và sẽ hành động theo các “hồn ma” xát nhập vào tri thức cũng như tiềm thức của mình. Nhưng đại đa số chúng ta (trên 99,99%) không rơi trong tình trạng quá đáng như vậy.
Thường thường chúng ta chỉ bị ám ảnh nỗi lo sợ này mà thôi, tùy theo cường độ – từ tâm trạng “khiếp đảm” (schizophrenic paranoia nếu nặng), đến “lo âu triền miên” (latent anxiety nếu nhẹ), hoặc “lo sợ vẩn vơ, và hoài nghi” (gần như bình thường). Trong đời sống hàng ngày, áp lực lo âu làm chúng ta phải luôn luôn giữ “thế thủ” trong những liên hệ xã hội. Chúng ta sống theo “nhãn quan đẳng cấp” (hierarchical thinking), phân chia mọi người ra làm hai loại, kẻ khỏe và kẻ yếu, rồi hành động tùy theo trường hợp. Nếu “đối phương” có vẻ yếu thế hơn ta, thì ta chọn tác phong “đối kháng hung hãn” (aggressivity).
Trái lại, nếu “đối phương” có vẻ mạnh thế hơn ta, và nếu ta cảm thấy hàng động hung hãn của ta có thể nguy hiểm cho ta, thì ta đổi chiến lược: với vẻ điêïu bộ hiền hòa, nhã nhặn, hy vọng “kẻ mạnh” sẽ tha ta. Khuynh hướng “thượng đội, hạ đạp” bắt nguồn từ đó, rồi gây ra những va chạm hàng ngày trong cộng đồng người Việt. Sau đây tôi xin trình bày vài hành vi cụ thể làm thí dụ: · Tác phong Tào Tháo: Nhiều khi chúng ta rất ngại ngùng vì nghi ngờ khi gặp người không quen biết. Trong cộng đồng, chúng ta thường “thấy” chỗ nào cũng nhan nhản “Việt Cộng nằm vùng”. Khi bàn đến chuyện chính trị thế giới, chúng ta thường đưa những giả thuyết lờ mờ về một nhóm người có thế lực “ngồi trong bóng tối giật dây” – hoặc là tụi tư bản tài phiệt, hoặc là CIA, hoặc là người theo đạo Do Thái, hoặc là những con buôn vũ khí, v. v. . (conspiracy theory). Trong đời sống gia đình, có khi chúng ta còn nghi ngờ luôn cả người “chia chăn, sẻ gối” với chúng ta, mà không cần chứng cớ. ·
Luôn luôn giữ thế thủ: Trong các cuộc “ngồi lại với nhau”, chúng ta chỉ sợ bạn bè “chơi” chúng ta bằng lối “nói xỏ, nói xiên”. Vì thế, một câu nói vô tình làm chúng ta phản ứng một cách quá đáng: (1) hoặc chúng ta nổi giận, to tiếng làm tan vỡ hòa khí trong bàn tiệc; (2) hoặc chúng ta tảng lờ theo kiểu “nín thở qua sông”, nhưng trong bụng thì “thâm gan tím ruột”, tìm cách “trả miếng” sau này. · Nắm thế áp đảo: Theo binh thư, kẻ nào tấn công trước, kẻ đó giữ thế áp đảo chiến trường. Vì vậy, trong những cuộc họp mặt bạn bè, chúng ta thường “nửa đùa nửa thật” tìm cách làm hại uy tín người đối thoại, trước khi người này có dịp “kê tủ đứng vào mồm” chúng ta. Hơn nữa, muốn cho mọi người biết rằng chúng ta đang nắm “thế thượng phong” (tức là có địa vị cao trong xã hội), chúng ta phải tìm đủ mọi cách “chứng minh” chúng ta “hơn người” (khôn hơn, giầu sang hơn, con cái khôn ngoan hơn, học giỏi hơn, v. v. . ). Những người ngồi nghe sẽ “trả miếng” bằng một nụ cười “thán phục”, nhưng trong bụng lại chê thầm, cho rằng chúng ta là kẻ “khoe khoang, khoác lác”. · Kể chuyện pha trò để chửi bóng gió và chọc tức lẫn nhau: Đó cũng là phương pháp làm hạ uy tín những người mà chúng ta cho rằng “không đáng làm bạn” với chúng ta, chỉ vì người đó không cùng quê hương, hoặc không cùng tín ngưỡng với chúng ta.
Nhiều khi chúng ta chỉ trích những người chống Cộng hăng say hơn ta, hoặc kém ta. Có khi chúng ta có những hành động ác cảm đối với những người mà chúng ta tin rằng họ là “kẻ đối nghịch” với chúng ta. · Đạo đức cùng mình: Đây là phương pháp thông thường dùng để phê bình người khác, vì chúng ta muốn chứng tỏ chúng ta là người biết sống theo nguyên tắc “ngũ thường” hơn mọi người (để chiếm “thế áp đảo trong lãnh vực đạo đức”). Khổ nhất là cảnh “người sang sau” được “người sang trước” sponsor. Sau khi sang tới đây, “người sang sau” phải ngồi nghe “người sang trước” dạy lễ phép, kiểu “gọi dạ bảo vâng” (chứ không phải dạy những bài học thiết thực như phương pháp thích ứng vào xã hội mới). Đôi khi “người sang sau” không chịu học bài “Luân Lý Giáo Khoa Thư” đó, “người sang trước” bèn xỉa xói: “Tao mang mày sang đây, thế mà mày không biết ơn tao, v. v. ”.
Thế là chế độ đại gia đình bị rạn vỡ. · Đỗ lỗi nhưng không nhận lỗi: Hành động này rất là thông thường đối vời người lo sợ triền miên (latent anxiety) nên họ có khuynh hướng “đổ lỗi cho người khác” (extrapunitive) vì không có đủ can đảm để “tự phán xét chính bản thân mình” (intrapunitive). Theo nhãn quang đẳng cấp, thà buộc tội người khác để nắm thế “thượng phong” như một ông quan tòa, còn hơn là tự hạ mình “thú tội” như một phạm nhân trước “tòa án nhân dân”. · Kỳ thị chủng tộc lộn ngược: Chúng ta thường thấy những người da trắng khen chúng ta “hiền lành, dễ thương”. Quả thật, chúng ta có tác phong rất là “hiền lành, dễ thương” khi giao dịch với người da trắng. Trái lại, chúng ta còn lâu mới tỏ ra “hiền lành, dễ thương” khi có việc phải tiếp xúc với người đồng chủng. Ngay trong những nhà hàng Việt Nam, hoặc trên chuyến máy bay Air Viêt Nam, chúng ta đã từng thấy khách da trắng được tiếp đón vồn vã, còn khách da vàng thì ráng mà ngồi “chịu trận”.
Chúng ta đối sử “bên trọng, bên khinh” như vậy vì chúng ta nhìn đời theo nhãn quang đẳng cấp: chúng ta cho rằng nước tiền tiến (da trắng) giầu có hơn nước ta, tất nhiên người dân sinh trưởng trong các nước đó (người da trắng) phải có nhiều khả năng và đáng kính phục hơn chúng ta, tuy rằng trong thực tế, người da trắng không hơn chúng ta về khả năng cũng như đạo đức. Lối nhìn đời thiên lệch như vậy đâu có gì là trái với truyền thống: “thượng đội, hạ đạp”. Những hành vi mà tôi nêu ở trên để làm thí dụ. Không có nghĩa là chúng ta đều có tác phong đó. Đây là món “buffet tâm lý”, xin các bạn tự tiện chọn lựa, và gắp những “món” nào thích hợp với “khẩu vị” của mình nhất. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không bao giờ quên “gắp” những “món” đặc biệt nào đó để bỏ vào đĩa những người khác. Thực ra, “món” nào cũng có thể đưa cộng đồng chúng ta vào cảnh chia rẽ triền miên. Trước khi chấm dứt, tôi xin thú thực là ngoài những “món tâm lý” nói trên, còn rất nhiều yếu tố khác phá hoại tình đoàn kết giữa chúng ta. Làm sao mà kể ra hết được... Rất có thể vì dân tộc ta bị dân Chàm báo oán!
=
BÌNH LUẬN * CON NGƯỜI VIỆT CỘNG
Tôi không cảm thấy tự hào khi là người Việt
Đỗ Trường
Đó là suy nghĩ của ông bạn già, nguyên là giảng viên đại học, sống và làm việc tại Đức từ năm 1964. Cũng theo lời kể của anh, từ ngày về hưu, có nhiều phái đoàn trong nước sang, hoặc các hội đoàn người Việt hay mời anh giúp, thông dịch tiếng ĐB Bc. Không hiểu tại sao, các hội đoàn, các bậc cha mẹ thường gắn vào miệng các cháu thanh thiếu niên, nói tiếng Việt chưa sõi câu “Chúng cháu tự hào mình là người Việt nam“ như một cái máy, khi trả lời phỏng vấn báo chí, hay truyền hình.
Trong khi, các cháu cứ nằng nặc, đòi bỏ quốc tịch Viêt nam, nhập quốc tịch Đức. Ra đường hoặc đến trường học nhiều cháu không nhận mình là người Việt. Ngay bản thân bậc cha mẹ các cháu cũng phải giấu biến cái đuôi Việt của mình. Bằng chứng rất ít quán ăn, cửa hàng chủ người Việt , đặt tên cửa hàng bằng tên của quê hương, tổ quốc mình, mà toàn lấy tên ông Thái, ông Nhật, ông Tầu. Tên Việt chỉ được sử dụng trong khu chợ người Việt với nhau.
Thật vậy, chúng ta - TỰ RU- mình, không nhE1ng ở trong nước, mà nó đã lan ra tới hải ngoại. Ông bạn già cảnh báo đó là sự nguy hiểm vô cùng, cho đất nước và thế hệ trẻ. Chúng ta tự hào sao được khi truyền hình Việt nam ra rả trình chiếu các chương trình "trái tim cho em", kêu gọi ủng hộ các cháu nghèo hoàn cảnh khó khăn, thất học, v..v.v (Cũng theo anh bạn già này, đây cũng là một kiểu ăn mày). Ngay sáng nay thôi, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin, một thanh niên 25 tuổi ở ngay thủ đô Hà Nội bị rắn độc cắn không có tiền chữa trị, người vợ xin cho chồng ra viện để về nhà chết. Số tiền chữa trị cho thanh niên này tính ra, không bằng một bữa nhậu của một ông ĐẦY TỚ nhân dân. Nghĩ mà đau đớn, rẻ mạt, sinh mạng người dân quê tôi.
Vấn đề đặt ra, trách nhiệm20của chính phủ, xã hội ở đâu? Tại sao vô trách nhiệm như vậy. Đất nước cũng như một gia đình, chính phủ phải là trụ cột ,phải lo cho đời sống con dân của mình. Không làm được, thay cho những lời tốt đẹp sáo rỗng, mời các vị đứng sang một bên, nhường đường cho người khác. Đành rằng đã nghèo là hèn (làm sao mà tự hào được). Nhưng tôi cho rằng các quan chức Việt nam không nghèo một chút nào, nhìn họ và con cái họ sinh hoạt thì rõ thôi. Có một ông đứng đầu một ngành của tỉnh PT (tôi xin giấu tên cho ông), có con du học tự túc ở Đức, khi ông sang Đức thăm con, ăn tiêu của cha con ông, nếu bà thủ tướng hay các nhà đại tư bản Đức nhìn thấy cũng phải vái phục. Đấy chỉ là lãnh đạo ngành, của một tỉnh nghèo.
T ự hào sao được, khi gần tám mươi phần trăm người dân quê hương tôi sống bằng nông nghiệp, không có bảo hiểm y tế, không có tiền hưu trí, mặc dầu họ đã đóng thuế hàng năm cho nhà nước. Dạ dầy nông dân quê tôi cũng bị thắt lại vì mất đất cho đô thị hóa môt cách vô tổ chức, những sân golf, tennis của những ông tư bản trọc phú dưới vỏ bọc doanh nhân, những khu công nghiệp, nhà máy chứa đầy vi trùng, mầm mống của ung thư, đang hủy diệt sự sống trên quê tôi .
Ông Vũ Trọng Phụng có sống lại , tôi bảo đảm ông sẽ viết tiếp nhân vật Xuân tóc đỏ. Các quan hệ dòng họ, làng xóm cũng đang được cân đo đong đếm bằng tiền bạc. Không hiểu tại sao cán bộ ở VN đã không làm được việc, thiếu trách nhiệm lại tham quyền cố vị đến thế. Nói ra lại bảo vạch áo cho người xem lưng, ngay trong dòng họ tôi cũng vậy, sao mà nhiều ông làm cán bộ đến thế, ông nào cũng thích làm, máu làm. Đã lâu rồi, nhân có một đám giỗ trong họ, có đầy đủ các ông to bà lớn tham dự, trong lúc khật khừ bia rượu, tranh luận với mấy ông em họ, tôi hăng lên, thốt ra câu: Chẳng có cái nghề nào dễ làm bằng nghề cán bộ lãnh đạo, ông nông dân cũng có thể làm bộ trưởng được, vì có ông quái nào dám gánh trách nhiệm đâu... Tôi chưa nói hết câu, ở mâm trên tất cả ánh mắt dồn về phía tôi, mặt các bác phừng phừng:
- Cái thằng ăn nói hàm hồ, có im đi không.
Tự hào sao được, khi người dân quê tôi đã phải xa hương cầu thực nhưng vẫn lạnh nA 1i tình người. Năm 1996, sứ quán Việt Nam vẫn còn ở Bonn, Berlin chỉ có lãnh sự quán. Tệ nạn vợ con cán bộ sứ quán mở hàng bán báo, bán phở ngay phòng chờ đã dẹp bỏ. Nhưng tính trịnh thượng, công quyền như kiểu xin cho của cán bộ sứ quán với con dân của mình vẫn không có chiều hướng giảm. Một nhân viên tiếp nhận hồ sơ của lãnh sự quán Berlin tên Cường, năm ấy ông khoảng ngoài ba chục, mặt lúc nào cũng đỏ như gà chọi, ngón tay đeo hai ba loại nhẫn vàng chóe, cổ tay lủng liểng vòng bạc, cổ đeo thêm dây chuyền vàng, chườm ra khỏi áo mầu mỡ gà. Gặp ông, người ta cứ ngỡ gặp ông chủ giầu có nào đó trong phim Hồng Kông.
Ông hét ông mắng xa xả, những người đến nộp đơn từ, khi viết sai hay thiếu, hoặc làm phật ý ông . Từ bé đB Fn lớn, từ già đến trẻ, từ người học nhiều, đến kẻ ít học, ông chửi tuốt tuồn tuột, không kiêng nể một ai. Nhiều người yếu bóng vía, đưa giấy tờ cho ông, hai tay cứ run cầm cập. Có nhiều ý kiến phản ánh về đến cả Việt nam, nhưng chẳng ai làm gì được ông, vì bố ông còn đương chức to vật vã ở bộ ngoại giao.
Cũng mùa đông năm ấy, trời rét lắm, ông khật khưỡng bia rượu đâu đó về khuya, bị trúng gió độc lăn đùng ra chết. Nghe nói, biết tin này, có nhiều người Việt ở Đức mở rượu ăn mừng. Ôi! Cái tình người Việt nỡ đối xử với nhau như thế này sao? Bây giờ sứ quán VN đã chuyển về Berlin, trông có vẻ khang trang , nhưng không có chỗ đỗ xe cho khách, như các cơ quan công quyền Đức. Chỉ khổ cho c1c bác ở các thành phố khác đến làm việc, chưa quen đường tìm mãi mới có chỗ đỗ xe. Bẵng đi cũng đến gần chục năm, tôi cũng không đến sứ quán vì chẳng có công việc gì. Lúc nào nhớ nhà quá, cần visa, đã có dịch vụ mang đến tận nhà. Năm ngoái, tôi có lên sứ quán lấy cái giấy thôi quốc tịch của bà vợ (có lẽ về giấy tờ hành chính, Việt Nam làm lề mề chậm chạp,rắc rối nhất thế giới - thời gian từ ngày nộp đơn đến khi nhận kết quả hành nhau đến hai năm rưỡi).
Tôi đến phòng chờ vào đầu giờ sáng, mọi người đã đứng ngồi thấy gần trật phòng. Tôi đứng vào hàng sau ông tây, tay cầm tờ đơn xin visa du lịch. Nhìn lên, thấy có có hai ô cửa, một nhận hồ sơ, một trả hồ sơ. Phía hông bên trái=2 0có một cửa nhỏ, có dán biển báo -WC - (tức là nhà vệ sinh). Thỉnh thoảng lại thấy một nhân viên sứ quán thò đầu ra từ sau cánh cửa nhà vệ sinh, hai mắt đảo đi đảo lại tìm người, rồi vẫy gọi người ngồi dưới cùng, đang mải luyên thuyên chuyện trò. Họ cùng đi khuất vào sau cánh cửa nhà vệ sinh. Họ làm gì thế này, ban ngày ban mặt, hai ông kéo nhau vào nhà vệ sinh, (schwule), đồng cô chăng? Tôi thoáng nghĩ vậy.
Khoảng mươi mười lăm phút, người đàn ông khi nãy hớn hở đi ra, ông nhân viên sứ quán lại thò đầu ra hiệu cho một chị mặt bự phấn son đi vào. Lúc này tôi không nghĩ ông nhân viên sứ quán bị mắc chứng đồng tính nữa, nhưng ông tây cạnh tôi lắc đầu cười, khó hiểu. Thấy lạ, tôi gửi chỗ ông tây, giả vờ vào vệ20sinh xem sao. Mở cửa nhà vệ sinh, trời đất ơi, thẳng trước mặt tôi còn một phòng làm việc, bên trái tôi mới là nhà vệ sinh. Không hiểu sao phòng làm việc lại núp sau cái cánh cửa nhà vệ sinh như vậy? Sứ quán thay mặt cho nhà nước CHXHCN Việt Nam lại như thế này sao? Tại sao không thay tấm biển lớn –WC- bằng chữ - Phòng tiếp khách. Trên tường cạnh cửa bên trái treo biển, viết chữ nhỏ bằng ba thứ tiếng,Việt, Đức, Anh, hướng dẫn khách khi cần sử dụng nhà vệ sinh.
Ngay lúc đó tôi mang ý nghĩ này nói với nhân viên sứ quán khi nãy, ông ta nhìn tôi từ đầu đến chân, mặt hầm hầm, khinh khỉnh, có lẽ ông nghĩ tôi cũng như mấy người vì giấy tờ hay đến nhờ cậy xin xỏ ông, mà dám có ý kiến chăng? Qủa thật với phong cách làm việc này, người cC3 những suy nghĩ vô tư ,trong sáng đến mấy, cũng phải nghĩ đến những điều khuất tất trong đó. Và đến bao giờ chúng ta mới hết xấu hổ mỗi khi so sánh hoặc làm việc với cơ quan công quyền nước khác.
Tuần trước, mấy ông bạn có việc đến sứ quán về nói lại , cái biển "WC" vẫn còn nằm chình ình đó. Đến mười giờ tôi cũng rục rịch lên tới cửa tiếp nhận hồ sơ. Trình giấy ủy nhiệm, giấy mời đến lấy giấy thôi quốc tịch và đưa trả cuốn hộ chiếu Việt Nam. Cô nhân viên bảo tôi:
- Ba giờ rưỡi chiều anh quay lại lấy, và nộp 185 €
- Khi nộp hồ sơ, vợ tôi đã nộp 115 € rồi?
- Đó là tiền dịch, công chứng sang tiếng Việt ba bộ hồ sơ thôi quốc tịch. (Cả ba bộ hồ sơ của vợ tôi đ8 1u ghi bằng tiếng việt, chỉ duy nhất có giấy bảo đảm cho nhập quốc tịch của Đức, in ngắn gọn trên một mặt giấy phải dịch sang tiếng Việt, đánh máy, copy thành 3 bản mất khoảng mười lăm phút. Thành thật mà nói dân ta nghèo, nhất nhì thế giới, nhưng tiền lệ phí cho các công sở đắt nhất thế giới).
- Tôi xem trên mạng của bộ ngoại giao, tiền lệ phí cho thôi quốc tịch có 150usd, tức hơn 100€ một chút, sao ở đây nhiều gần gấp đôi vậy?
Cô nhân viên không trả lời tôi, cầm hộ chiếu định đi vào phía trong, tôi hỏi tiếp:
- Chị có thể cho tôi xin giấy chứng nhận hủy hộ chiếu được không?
Cô nhân viên không quay mặt lai, gắt:
- Anh này rắc rối quá đấy, chúng tôi thu, rồi chúng tôi sẽ hủy,không cần giấy chứng nhận nE1a.
Nằm khèo trên ô tô đánh một giấc dài, ba rưỡi chiều tôi lò dò quay trở lại sứ quán. Lúc này, trong phòng chờ, đông nhộn nhạo như một cái chợ con. Thỉnh thoảng có mấy ông trẻ đến sau, cứ trèo tuốt lên trên, không chịu xếp hàng, làm cho mấy ông tây bà đầm đứng sau lắc đầu ngán ngẩm. Đến 5 giờ chiều, tôi cũng nhận được giấy thôi quốc tịch, sau khi thanh toán đúng 185€. Hỏi xin cái hóa đơn thanh toán tiền, cô nhân viên trả lời tôi:
- Anh chờ đến năm giờ rưỡi mới có, bây giờ không có con dấu ở đây, tôi viết cho anh cái giấy đã nhận tiền.
Mấy người đứng dưới tôi hét toáng lên:
- Lẹ lên ông ơi, hóa đơn hóa từ cái con mẹ gì, chờ bao giờ mới lấy được, nhanh còn về, nhà xa lắm.
0AThu tiền không có hóa đơn chứng từ, không hiểu sứ quán quản lý và vào sổ sách như thế nào? Những đồng tiền này có vào ngân khố nhà nước hay lại chảy đi đâu? Báo chí trong nước mấy năm trước đưa tin Bộ ngoại giao lập quỹ ngoài ngân sách, nghĩ đến cứ thấy gai gai trong người.
Tôi viết đến đây mang cho ông bạn già đọc, đọc xong anh bảo:
- Chú viết ra như thế này, thế nào nhiều người không hiểu lại bảo anh em mình nói xấu đất nước.
Từ lâu chúng ta có những quan niệm hoặc những khẩu hiệu kỳ quặc – yêu chế độ tức là yêu nước- Yêu nước tức là yêu chế độ- Phê phán, góp ý cho là nói xấu đất nước, nói xấu tổ quốc, nặng nữa gán nghiến cho cái cái tội phản động. Tại sao chúng ta cứ nhDp nhằng lẫn lộn khái niệm Tổ quốc và chế độ là một. Tổ quốc, quê hương ai mà chẳng yêu, chẳng thương, chẳng nhớ, nhưng yêu hay chán ghét chế độ lại là chuyện khác. Đất nước nghèo, dân trí thấp quả thật chẳng có gì để đáng tự hào, khi ta mang quá khứ ra để che lấp.
Đỗ Trường
Đức quốc, 2-10-09.
CÂY MUÀ THU VỚI NGƯỜI
Cây đã sống qua mùa đông rét mướt
Hứng tuyết sương nuôi cành mới đâm chồi
Trong âm thầm nắn nót nụ hoa tươi
chờ dâng hiến cho đời bao sắc thắm
Cây đã sống qua muà xuân êm ấm
Ðón nắng hồng tô màu lá thêm xanh
Ðón gió đưa nhè nhẹ lá ru cành
Cành với lá nâng niu chùm hoa nở
Cây đã sống qua muà hè nắng đổ
Chở hạ vàng trên thân nám da khô
Vẫn hoài mong cho trái chín ai chờ
Trái ngọt mát dù thân cây cằn cỗi
Cây đã sống qua mấy muà thay đổi
Xuân có vui và Ðông có lạnh lùng
Giữa hạ nồng cây có khát hay không?
Khi đã vắt cho đời bao giọt nước
Cây có mỏi, nên khi hè vừa bước
Thu vội về để nhận lá vàng rơi
Thu ru cây ngủ giấc chết bên đời
Tìm nhựa sống mong ngày hồi sinh mới
Người nhìn cây có bao giờ tự hỏi
Cây với người ai gian khổ hơn ai?
Lá trên cây còn có những lần thay
Người trọn kiếp được mấy lần ngơi nghỉ
Nếu người được muà thu ru giấc ngủ
Rũ nhọc nhằn năm tháng bám trên vai
Người sẽ đi không ngại quãng đường dài
Ðể làm lại những gì còn đổ vỡ.
HUỲNH MAI HOA
AUTUMN TREES AND HUMANS
Trees have passed through the cold winter,
To nourish budding branches, receiving mist and snow.
In silence they create fresh flowers
To offer life so many beautiful colors to glow.
Trees have experienced the warm spring,
Welcoming rosy sunlight greener leaves to render,
Hosting the wind to softly lull the boughs
As twigs and blades cosset the blooms’ splendor.
Trees have subsisted through the sand season,
Bearing summer on trunks tanned and barks dry,
Still waiting for ripe fruits so long longed for,
The fresh sweet produce, being stunted to defy.
Trees have survived so many changing periods,
Feeling merry in spring and numbed in cold.
Do trees suffer thirst in sultry summer
After dripping for life so many drops of water gold?
Do trees sense fatigue so when summer just left
Autumn hurries back to accept falling yellow leaves?
Autumn lulls trees to a deadly sleep on the sidelines,
Awaited resuscitation, to seek for sap that achieves.
Have humans, looking at trees, ever wondered:
Trees or humans are to endure more displeasure?
Leaves on trees can be changed many times;
How many times may humans all life rest at leisure?
If humans were lulled by autumn to sleep
To cast off their shoulders what has been downbeat,
They would advance up in spite of long distances
To perfect everything that is still incomplete.
Translation by THANH-THANH
www.Thanh-Thanh.com
*
YÊU MA MANG LỐT TU SĨ
CHUYỆN DÀI VỀ ÔNG "VÔ NHẤT HẠNH"
Gian xảo tố cáo VNCH vô căn cứ, im lặng trước tội ác của CSVN. Với biến cố Bát Nhã, thực sư ươn hèn khi "đem con bỏ chợ".
Vòng đời luẩn quẩn
Cuộc đời là một vòng luẩn quẩn. Luật “luân hồi nhân quả” của nhà Phật, nghe thì cao vời vợi nhưng nhiều khi “quả báo nhãn tiền” cũng chẳng bao xa.
Thầy Thích Nhất Hạnh sinh ra ở miền Trung và lớn lên bằng cơm gạo của miền Nam Cộng Hòa. Trong trửong thành, thầy được chế độ Cộng Hòa ưu đãi nhiều hơn ai khác. Ở tuổi 30, trong khi bao nhiêu thanh niên cùng trang lứa với thầy đang trèo đèo, lội suối, vào sinh ra tử nơi địa đầu chiến tuyến, thì thày ung dung tự tại trau dồi kiến thức ở Đai Học Văn Khoa. Khi tốt nghiệp, thầy , được học bổng qua Mỹ du học tại một trường danh tiếng. Trong thời chiến, đi du học bên Hoa Kỳ không phải là chuyện dễ. Có lẽ, có một bàn tay nào đó đã nâng đỡ cho thày?
Về nước năm 1964, dạy ở Đại Học Vạn Hạnh một thời gian, để rồi lại xuất ngoại vào năm 1966, Lần này, chuyến Mỹ du của thày có mục đích để phổ biến những tư tưởng phản chiến. trong dư luận quốc tế. Với bộ áo của nhà tu hành, với trình độ của một sinh viên tốt nghiệp Đại Học Princeton, thày mau chóng tạo được uy tín với người ngoại quốc. Thày đi nói chuyện khắp nơi, lớn tiếng kết tội VNCH là hiếu chiến. Thầy nói: “Tôi ra đi để nói rõ là dân VN không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới một giải pháp hòa bình, và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm một chỗ để tranh dành ảnh hưởng nữa, đừng xử dụng ý thức hệ cũng như bom đạn trên đất nước nhỏ bé này…”
Ngày 2/6/66, thày tố cáo trước Thượng Viện Hoa Kỳ là Mỹ và VNCH: nguyên nhân gây ra thảm họa chiến tranh tại VN, đã bị nhân dân trong nước hết sức bất mãn và chống đối mạnh mẽ. Tội nghiệp cho chính thể VNCH, đã đặt biết bao kỳ vọng vào người “con yêu của đất nước” gửi đi du học. Người con yêu này, thay vì đem hết kiến thức thu nhận được, trở về phục vụ cho đất nước, cho đồng bào thì lại “gậy ông đập lưng ông”, dùng dao “đâm sau lưng chiến sĩ.” Lẽ dĩ nhiên, chính phủ VNCH không thể “nuôi ong tay áo”, “nuôi khỉ dòm nhà” được, nên đành phải cấm cửa đứa con “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” này trở về nơi quê cha đất tổ.
Không biết thầy lấy danh nghĩa gì mà phát biểu thay cho dân VN. Dân miền Nam khao khát hòa bình, nhưng phải là hòa bình đem lại độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc, chứ không phải là loại hoà bình dung túng cho chế độ VC độc tài, thối nát, tay sai ngoại bang.
Sau khi hòa bình đã vãn hồi trên đất nước thày NH không trở về VN. Thày ở lại Pháp xây dựng sự nghiệp, đồng thời cũng tiếp tục trải tư tưởng thiên cộng trong các tác phẩm của thày “Hoa Sen trong biển lửa, môt đề nghị hòa bình của Phật Giáo” lên án chính phủ VNCH và Hoa Kỳ đàn áp Phật Giáo, gây cảnh tang tóc cho nhân dân miền Nam, và đề cao chính nghĩa cũng như lòng yêu nước của MTGPMN.. Thày cũng không quên nhấn mạnh: “Trong đầu óc của người VN nói chung, HCM là vị anh hùng dân tôc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp.”
Thày TNH không trở về VN, thì tháng 1/2006, nhà nước gừi TT Thích Đức Nghi sang Làng Mai tu tập. Thày Thích Đức Nghi nhờ cư sử khôn khéo, biết làm vừa lòng sư phụ nên đã trở thành đệ tử tâm đắc của thày TNH. TT Thích Đức Nghi được giới thiệu sang thiền viện Lộc Uyển bên Hoa Kỳ để quyên tiền về xây dựng Thiền Viện Bát Nhã ở Lâm Đồng.
Theo lời mời của chính quyền Hà Nôi, ngày 1/12/05, TS TNH đem 100 tăng sinh Làng Mai về VN. TS được đón tiếp trọng thể với một đội ngũ tăng ni đông đảo, có tán vàng che đầu, có hoa thơm rắc lối đi. TT Thích Đức Nghi ngỏ ý muốn cúng dường tu viện Bát Nhã cho TS TNH để làm nơi cho các tăng sinh tu tập.
Trong thời gian 3 tháng lưu lại VN, TS TNH đi thuyết pháp nhiều nơi và tổ chức trai đàn, cầu siêu cho các vong linh đã nằm xuống trong thời kỳ chiến tranh. TS cũng được chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại Phủ Chủ Tịch vào tháng 5/2007.
Ngày 10/29/08, trưởng ban Tôn Giáo chính phủ tố cáo Tăng ni Làng Mai vi phạm Luật pháp VN và ít ngày sau đó, công an Lâm Đồng cưỡng bách trục xuất 400 đệ tử tu học Pháp môn Làng Mai ra khỏi Thiền viện Bát Nhã.
Có lẽ để xoa dịu dư luận, một phiên họp Phật giáo bất thường được tổ chức tại Saigon, không có mặt của đại diện Làng Mai, đã đưa quyết định mới: mọi người có thể tiếp tục tu học, ai chưa có đủ giấy tờ, cần bổ túc, ai quậy phá, sẽ bị xử lý. Về tài sản, thì 2 bên (Làng Mai và Bát Nhã) có thể tự giải quyết, hay nhờ pháp luật).
Ngày 27, 28, 29 tháng 6 năm 2009, 200 thanh niên thuộc xã hội đen tới Thiền Viện Bát Nhã đâp phá đồ đạc, vứt bỏ đồ ăn, cúp điện nước, khóa hết cửa ra vào. Mọi sự hỗ trợ bên ngoài đều vô vọng vì con đường độc đạo từ Bảo Lộc vào Bát Nhã đều có đám thanh niên tụ tập để kiểm tra.
Tin tức chính thức từ Bát Nhã Tu Viện gửi đi lên mạng toàn cầu kêu cứu. TT Thích Đức Nghi cũng lên tiếng yêu cầu mọi tăng ni và tăng sinh dời khỏi Tu viện Bát Nhã
Chắc TS TNH cũng biết rõ là ai đã làm ra những chuyện này?.
Những đê tử của thầy có nhiều người lớn tuổi bán nhà bán cửa ở Mỹ để đi về dưỡng già theo lời đường mất của thầy bây giờ không biết làm sao. Ra ngoại quốc trở lại thì nhà bán rồi, còn chỗ nào khác ngoài cách vào “nhà già” sống? Ở trong nước thì tá túc vào chỗ nào? Còn riêng cá nhân thầy tuy có bị VC và sư Thích Đức Nghi lât lọng làm cho hư bột hư đường mọi sự thì cũng đừng buồn. Bởi vì sự việc VC đối xử với thày hôm nay cũng giống như những gì thày đã đối xử với VNCH trước kia. Là người có đọc sách Phật, chắc thầy cũng nhìn thấy “Luật nhân quả” và “quả báo nhãn tiền”. Còn nếu thày chưa nhìn rỏ thì: Nam mô a di đà Phật, xin ngài khai thông huệ nhãn cho thầy.
Diệu Tiên
07/2009
Thiền Sư Nhất Hạnh: "Tẩu Vi Thượng Sách"
NAM MÔ A DI... ÐỪNG TIN CHI VIỆT CỘNG
NGUYỄN DUY THÀNH
Cobra Thích Nhất Hạnh và Cobra Thích Thanh Từ.
Sau tháng 4 năm 1975, ai đã từng trải qua trại tù (cải tạo) đều biết rằng, cứ khoảng 3 tháng thì trại viên đều phải viết Bản Kiểm Ðiểm Cá Nhân, đối với tù nhân chính trị thì mục Tư Tưởng Chính Trị trong bản viết tay này quan trọng lắm. Thay vì, ai cũng muốn viết cho hay, cho khôn khéo để tránh sự bắt bẻ, gây khó khăn xách nhiễu của công an, thì có vị Thượng tọa diễn giải ngắn gọn rằng:
“..Tôi không theo Mỹ, tôi không theo Ngụy, và tôi cũng không theo Việt Cộng. Tôi chỉ theo Phật”, rồi ông viết hai chữ “chấm hết” thật to, và khi tự đọc bản kiểm điểm của mình thì chính ông cũng đọc thật to hai chữ “chấm hết”.
Trong thế giới tù đày rất hiếm khi có được nụ cười, vì nó đâu như lát Sắn Mì sáng nào cũng có! Bởi thế, mỗi lần ngồi nghe đọc bản kiểm điểm, thì đám tù có dịp đưa tay bịt miệng cười cho đã... đời... khi ông Thượng tọa này tự kiểm điểm thái độ “cải tạo cà giựt cà tang” của ông. Lắm lúc, có người thắc mắc hỏi - “Sao Thầy không viết thêm vài câu cho lấy lệ?”. Nhưng ông Thượng tọa hiền lành chấp tay lầu rầu: - “Nam mô a di... đừng tin chi Việt Cộng”.
Thế rồi một sáng đầu thu, đám tù thấy ông Thượng tọa nằm chết cong queo trên sàn nhà, từ giã cỏi vô thường về miền cực lạc, hành trang theo bộ xương khô khoảng 20 kg của ông là một bầy Chấy rận và Rệp, dù rằng trước đó, vì thương ông nên đám tù đã “đè” vị Thượng tọa nằm xuống để vệ sinh giúp ông, nhưng ông cương quyết bồ tát rằng: - “Mình không tội tình chi mà họ cũng bắt mình vô đây. Bây giờ mình sắp chết thì cho Rận, Rệp ăn một trận cho đã, bắt bớ chúng làm chi cho tội tình.”
Hôm nay, nhân tiết trời cũng gần vào thu, nhắc lại câu nói của người tù bất khuất kia như một sự tưởng niệm, và cũng không ngoài gởi đến đọc giả một bài phân tích. Ðó là:
Trong cùng một lúc. Nhà cầm quyền Hà Nội mở chiến dịch đàn áp tôn giáo qua hai sự vụ Tam Tòa và Bát Nhã. Nhưng có người cho rằng, phần lớn người Việt Nam, nhất là giới truyền thông đã chú ý và dành thiện cảm nhiều hơn cho vụ Tam Tòa.
Vì sao?
Mời bạn đọc cùng lạm bàn một chút cho có sự công bằng.
Ở đời, người ta thường nói: - Chuyện gì cũng phải có đầu có đuôi. Vậy, phần đầu của sự vụ Bát Nhã là bắt đầu từ Làng Mai bên Pháp, đã gọi là chữ Làng thì người ta đều nhận ra được sự mộc mạc, khiêm tốn của người tu hành, nhưng tập hợp và tạo dựng được chữ Làng này không phải mấy ai đi tu cũng làm được! Muốn hiểu biết và học hỏi sự thành công này, thì phải xá thân đi vào đạo tràng mới hiểu hết ngọn nguồn của người sáng lập ra Làng đạo này, chứ người phàm tục trần chỉ biết rằng, là:
Mãi cho đến đầu năm 2004, dù rằng đảng Cộng Sản Việt Nam đã hối thúc các Sư quốc doanh niệm thần chú cầu nguyện, cùng kết hợp với các độc chiêu mà đảng đã tung ra hải ngoại, tuy đã dồn hết công lực nhưng Việt cộng vẫn bị nhốt kỹ trong chiếc lồng sắt CPC. Trong thế tuyệt vọng, nhưng rồi Việt Cộng như kẻ đang “Buồn ngủ thì gặp chiếu manh”, có người mách bảo Làng Mai là chiêu thức độc nhất để phá trận. Thế là, Việt Cộng gởi ngay võ sinh giỏi nhất qua Làng Mai cầu cứu. Trong Binh Pháp Tôn Tử có 13 Thiên và 36 Kế, nhưng Việt Cộng không dùng kế nào mà chỉ dùng kế “Lạy”. Ai ngờ! Kế này rất hiệu nghiệm.
Sau hơn 40 năm “viễn xứ đéo hoài quê”. Ngày 12.1.2005, người sáng lập Làng Mai quyết định nhận lời mời của đảng CSVN, và đã cùng 100 đệ tử môn sinh bay về cố quốc. Ðây là một chuyến đi không bình thường như những Việt kiều về thăm theo kiểu “Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê”, mà chuyến đi của vị Thiền sư đứng đầu Làng Mai theo thế chính trị đã được sắp xếp. Vì thế, giới cầm quyền Hà Nội đã quyết định “đánh bóng” chuyến viếng thăm này dưới hình thức như một vị quốc khách, bằng cách trải thảm đỏ và rải hoa thơm trên mọi nẻo đường mà vị Thiền Sư bước qua, ngay cả truyền thông các nước cũng được Hà Nội phát giấy mời, tất cả sự chuẩn bị rất đúng với nghĩa “Ngài về làng như thần hoàng về miếu”. Sau sự kiện vang dội này, các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ từng chỉ trích chính quyền Việt Nam kỳ thị tôn giáo đã có cái nhìn nhẹ nhàng hơn. Ðể tạo lòng tin cho thế giới nhìn vào Việt Nam về mặt nhân quyền, ban Tôn Giáo Chính Phủ còn tung ra Công văn số 525-TGCP-PG, nhằm cho phép cơ sở Bát Nhã được phép thành lập tu viện và hành đạo tại Việt Nam theo môn phái Làng Mai. Qua sự kiện này, không ít thì nhiều vị Thiền Sư đứng đầu Làng Mai đã đóng góp một phần không nhỏ cho giới cầm quyền Hà Nội thoát ra được khung củi sắt, bằng chứng ngày 17 tháng 11 năm 2006, trước khi đi dự hội nghị APEC, Tổng Thống Bush đã lấy tên Việt nam ra khỏi danh sách CPC.
Mọi chuyện thật êm đềm mát ngót. Nào ngờ, vị Thiền Sư được xem như là cao tay ấn nhất cũng không ngờ, Việt Cộng dùng một chiêu trong Tam Thập Lục Kế, mà Kế thứ 21 là Quá Kiều Triều Bản, tức qua cầu rút ván. Ôi thôi! Cái chiêu này thì bao nhiêu nhà đầu tư hay Việt kiều đã sạt nghiệp và “chạy làng” để bỏ của lấy người, thì trường hợp Làng Mai cũng vậy, cũng cái kiểu Nam mô a di nhà nước có làm chi mô..! Tất cả cũng chỉ vì sự phản bội của một ông đệ tử, mà vào tháng 1 năm 2006 chính vị Thiền Sư đã truyền đăng đắc pháp để trở thành giáo thọ Làng Mai, nay mọi chuyện từ thượng tới hạ đều do đệ tử đứng tên, nên trên mặt pháp lý thì việc “cúng dường” cho đệ tử này thì cũng là chuyện “phải đạo”.
Xa hơn nữa, một điểm chính trị của quốc gia, mà vị Thiền Sư cứ ngỡ như là chánh sự của đạo pháp. Ðó là Bát Nhã thuộc Lâm Ðồng có cách xa gì đâu với vụ Bauxite ở DarkNông! Một lãnh địa mà đàn anh Trung Cộng đang muốn độc quyền để tạo nên một Tây Tạng ngay giữa Việt Nam, với thế chiến lược như thế thì lẽ nào Trung Cộng muốn một giáo phái Pháp Luân Công thứ hai; hay một Ðạt Lai Ðạt Ma số hai xuất hiện trên vùng cứ địa này. Do đó, việc hối thúc đàn em Cộng Sản Việt Nam bóp chết Làng Mai ngay từ trong trứng nước, hơn nữa, sự có mặt của vị Thiền sư ở Việt Nam chẳng còn hữu dụng vì như trái Chanh đã vắt khô nước. Thật lầm lẫn và đớn đau!
Tuy nhiên, câu hỏi của công luận đặt ra là.. Trong cùng một lúc có sự vụ Tam Tòa và Bát Nhã, nhưng sự vụ Tam Tòa được dành nhiều thiện cảm hơn, nhất là phía quốc tế? Ðây là một câu hỏi cũng như sự trả lời cần phải tế nhị, nhưng công luận thường có sự tích lũy chứng minh của nó, ngay cả sự thiện cảm cũng thế.
Một: Xin thử đưa vấn đề quốc tế để nói, mà Hoa Kỳ là nước hay lên tiếng về nhân quyền, nhưng lại im lặng. Có lẽ, mấy ông bà Thượng Nghị Sĩ Mỹ có trí nhớ tốt, vì đúng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 quân khủng bố đánh sập tòa tháp đôi ở NewYork, thì cũng đúng là ngày Vị Thiền Sư đứng đầu Làng Mai có mặt tại Hoa Kỳ. Báo Mỹ viết đại loại rằng, lẽ ra vị sư này nên đọc kinh cầu nguyện cho 3000 nạn nhân thiệt mạng, thì ông lại tuyên bố nước Mỹ gây oan sai nhiều nên phải gặp oán, ngoài ra người đứng đầu Làng Mai còn bỏ ra 45.000 đô la để nhờ tờ New York Time đăng nguyên 2 trang A5 và A22, mà mục đích chỉ nhằm trả lời một câu hỏi của Ký giả Anne A Simpkinson về vụ Bến Tre trước năm 1975, vì trong sách của vị Thiền sư viết rằng, chỉ có mấy tên du kích bắn vu vơ nhưng Không lực của Mỹ đã tàn phá hơn Ba trăm ngàn căn nhà của dân chúng. Trong khi đó ngay trên hệ thống CNN cũng đã đưa ra sự kiện này, với sự bình luận của một số Ký giả thời chiến còn sống cho rằng, cuộc chiến của Tết Mậu Thân tại Bến Tre, Việt Cộng đã huy động đến 2000 quân, các chi tiết này được ghi trên tờ New York Time số ra ngày 25-9-2001.
Hai: Nếu vị Thiền sư đứng đầu Làng Mai kêu gọi thế giới, hay gần gủi nhất là cộng đồng Việt Nam hải ngoại tranh đấu vì giáo phái Làng Mai bị đàn áp tôn giáo, thì hình ảnh ngài Thiền sư được Cộng Sản Việt Nam che dù che lộng vẫn chưa phai, hoặc cái thế ngồi vắt chân cùng ông Chủ tịch uống trà vẫn chưa nhạt, tâm đắc hợp tác và hữu nghị như thế thì cớ gì gọi là đàn áp? Rất có thể vì sự nhớ dai này, phải chăng người Mỹ đã không lên tiếng trong sự vụ Bát Nhã hôm nay? Thôi, âu cũng là bài học cho đời sau để biết rằng sống trên đời phải có thủy có chung, hay nói theo kiểu con nhà Phật là: Nghiệp chướng.
Nhưng dù sao, theo dõi qua sự vụ, mọi người cũng nhận ra được. Vì tin Việt Cộng mà Bát Nhã đã chạy quá nhanh, rồi khấp chân đụng đầu với Bauxite và... Bùm... Tan...
Có thể “trận đấu” giữa vị Thiền Sư và con Ma nhà họ Hán, dù là Hán phương Bắc hay ngụy Hán Hà Nội phải có hồi kết thúc, và sẽ kết thúc sớm. Vì Lê Dũng phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao CSVN đã chính thức xác nhận “tối hậu thư” trục xuất tăng ni Làng Mai, bởi lý do không được giấy phép hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Thật thừa thãi thay! cho “tối hậu thư” này, vì người đứng đầu Làng Mai đã dùng Kế cuối cùng trong Tam Thập Lục Kế để Tẩu Vi Thượng Sách từ lâu, tội nghiệp cho các tu sinh còn lại phải bể đầu u trán vì đám côn đồ hành hung, xách nhiễu, nhưng Cộng Sản Việt Nam thủ lợi đứng cười.
Trong thế tiến thối lưỡng nan, vì không ít một số người đã bán hết tài sản để tìm sư học đạo, nay lâm cảnh đem con bỏ chợ, tất cả sự phũ phàng đó đã cho công luận Việt Nam những bài học giá trị về đạo lẫn đời là:
Dù là một lãnh đạo Quốc gia- Hội đoàn- Ðảng phái- Tôn giáo hoạt động và hành xử dưới một mục đích gì, mà không đặt sự hưng thịnh trường tồn của tổ quốc lên hàng tối thượng, cùng sự tồn vong của dân tộc lên hàng đầu, thì ắt hẳn phải đón nhận sự thất bại, cáo chung. Sự vụ Bát Nhã-Làng Mai là bài học quý giá nhất, hiện thực nhất cho các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo để chiêm nghiệm ra được, tầm quan trọng của câu: Có Quốc Mới Có Ðạo, nhất là hiện tình quốc gia Việt Nam đang bị nguy cơ Hán hóa. Cho nên, việc hiệp thông, hợp nhất tình đoàn kết yêu nước là trên hết, là tất thắng.
Còn tin vào lời kêu gọi cải cách, đổi mới của các chính sách: Song tịch, Ðầu tư, tôn giáo..vv..vv của Việt Cộng, thì hậu quả sẽ xảy ra như Bát Nhã - Làng Mai.
Trước khi tạm biệt. Kính chúc đọc giả an mạnh để cùng nhau hướng về Tam Tòa, và cũng xin đừng quên câu nói của vị Thượng tọa đã dặn dò:
Nam Mô A Di. Ðừng Tin Chi Việt Cộng..
NGUYỄN DUY THÀNH
TỪ BI PHẢI CÓ TRÍ TUỆ
Tuệ Quang
Đài RFA ngày 28-09-2009 đưa tin:
Hôm Chủ nhật 27-9, một lực lượng côn đồ và công an hùng hậu đã đến mạnh tay đàn áp, bắt bớ, hành hung, săn đuổi hàng trăm tăng ni, tu sinh tại tu viện Bát Nhã ở tỉnh Lâm Đồng.
Sự việc được giới truyền thông quốc tế tường thuật rộng rải với hàng tựa “ Mưa, Máu, Nước Mắt đang chảy tại Bát Nhã, Bảo Lộc”. Trong khi đó, cấp lãnh đạo địa phương cho là “Việc nội bộ của Phật Giáo” không liên can gì đến họ “…(Hết trích ).Pháp nạn tại Bát Nhã đã được tôi dự đoán cách đây 4 năm, vào năm 2005 khi Thiền sư Nhất Hạnh về thăm Việt Nam và được nhà nước CS Việt Nam tiếp đón như quốc khách. Trong bài “Suy nghĩ từ một chuyến trở về “đăng trên trang web Quê Mẹ ngày: 19/4/2005 tôi có viết :
… ”Cho nên chuyến trở về vừa rồi của Sư ông Nhất Hạnh được đạo diễn như một trò hề chính trị do nhà nước Việt Nam dựng lên nhằm tranh thủ sự ủng hộ cũa quốc tế trong việc xin gia nhập WTO và xoa dịu dư luận thế giới do áp lực từ Hoa Kỳ và Châu Âu, Sư ông với một tâm ý tốt đẹp khi trở về đã bị lợi dụng cho mục đích không trong sáng của nhà cầm quyền.. Nếu Sư ông Nhất Hạnh nêu ý nguyện về cư trú lâu dài, lập tự viện, thu đệ tử tại Việt Nam thì sẽ thấy được thực chất của sự tự do tôn giáo tại Việt Nam”
Tuy nhiên cảnh báo của tôi đã không được Thiền sư Nhất Hạnh và các đệ tử Làng Mai lưu ý một cách nghiêm túc.
Tôi nghĩ rằng, là một người phật tử nhất là các tăng sĩ phải luôn học và hành theo lời phật dạy, tức là phải trao dồi và thực hành Tam công (Bi, Trí , Dũng) Tứ lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xã) cho tròn đầy để làm sáng tỏ Phật tánh trong từng phật tử. Khi đã làm sáng tỏ Phật tánh tức là thấy rõ “Bản lai diện mục “tức là đạt tới sự Giác ngộ, đến sự giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đó chính là mục đích tối cao của Đạo Phật. Luôn luôn học hỏi và trao dồi tam công- tứ lượng cũng là cách ta báo hiếu Đức Phật vậy.
Tiếc rằng trong hàng phật tử hiện nay, một số Tăng sĩ mặc dù rất làu thông Kinh Luật Luận, luôn rao giảng về hạnh Từ Bi, khuyến khích tín đồ Phật tử thực hành bố thí, độ tha để hưởng phước báu. Điều này quả thật tốt, vì Từ Bi là hạnh đứng đầu trong các đức hạnh của người Phật tử, tuy nhiên các vị ấy quên rằng Từ bi phải có Trí tuệ, vì nếu không có trí tuệ thì tâm từ bi của người Phật tử sẻ trao nhầm chổ giống như kiểu “giao trứng cho ác”.
Khi Đại Nam quốc tự khánh thành tại Bình Dương cách đây ít năm, cả ngàn tăng sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến làm lể và quỳ lạy Phật, đồng thời lạy luôn Hồ Chí Minh - một biểu tượng của chủ nghĩa tam vô – các vị tăng sĩ này có trí tuệ không và có xứng là các trưởng tử của Phật hay không ?.
Một số Tăng sĩ khác, ngoài miệng thì hô hào “tôn giáo không làm chính trị” nhưng trong hành động lại cố chui vào Mặt trận Tổ quốc, cánh tay nối dài của Đảng CS, thậm chí vào hội đồng nhân dân, quốc hội để ngồi bàn những vấn đề rất phi Phật giáo như ngừa thai, phá thai… hoặc như Hoà thượng Thích Thanh Tứ dùng diễn đàn Quốc hội để đấu tố Hoà Thượng Quảng Độ, một đồng đạo của mình thì các vị này có thật sự không làm chính trị, có trí tuệ và có xứng là con Phật hay không ?
Một số tu viện và Phật tử ở Hoa Kỳ vài năm gần đây rất hâm mộ Đại đức Thích Nhật Từ nên thường xuyên mời vị tăng sĩ này từ Việt Nam sang Mỹ thuyết pháp, vị này cũng là người đi đầu trong việc kêu gọi “Tôn giáo không làm chính trị” và kêu gọi các mạnh thường quân đóng góp để tổ chức Vesak 2009 tại chùa Hồ Chí Minh- Việt Nam quốc tự tại Bình dương, nay rõ ra thì vị Đại đức này là một sĩ quan Công an tôn giáo với quân hàm trung tá, mọi người mới ngã ngữa, té ra bấy lâu nay , các” khúc ruột ngàn năm” đã rước ma quỹ để rao giảng (hay báng bổ) Phật pháp mà không hay, thật đúng là trí tuệ tối thui.
Riêng vấn đề Làng Mai tôi không dám nói Sư ông Nhất Hạnh non kém về chính trị nhưng rõ ràng việc Sư ông muốn thoả hiệp để cảm hoá Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn thất bại. Sau khi đã dùng xong con bài Làng mai , CS Việt Nam đã vắt chanh bỏ vỏ đúng như bản chất lưu manh,lật lọng của chúng từ mấy mươi năm nay.
Cho nên, như cố tổng thống Nga Enxin từng nói “ Cộng sản không thể cải tạo mà chỉ có thể dẹp bỏ nó mà thôi “.
Bài học Bát Nhã ngày hôm nay không chỉ dành cho Sư ông Nhất Hạnh mà còn cho bất cứ cá nhân hay tập thể nào còn muốn thỏa hiệp hay đi đêm với Chính quyền CS Việt Nam.
Từ bi phải luôn đi kèm trí tuệ, người Phật tử Việt Nam hôm nay hãy luôn tâm niệm điều này.
Sài gòn 30/09/2009
Tuệ Quang
Cobra Thích Nhất Hạnh và VC Phan Văn Khải tại Hà Nội
Hiện Tượng Bát Nhã
Phần Thưởng Hay Quả Báo Vô Minh?
Trong những bài trước đây, viết về tình hình của Phật giáo tại quê nhà, và sự kiện đàn áp dã man trong tiến trình “quyết tâm tiêu diệt tận gốc rễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” của ác đảng Cọng sản Việt Nam, chính tôi đã đề cập rất nhiều về Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai. Tôi cũng đã tỏ nỗi ưu tư của riêng mình đến với quý Ngài trong GHPGVNTN rằng: Phần đông Phật tử trong lẫn ngoài nước đã bị Thiền sư Nhất Hạnh thu phục chiếm lấy cảm tình hết cả rồi, vả lại cũng có nhiều thân hào nhân sĩ ngoại quốc biết Thiền sư Nhất Hạnh. Đang lúc quý Ngài trong GHPGVNTN không ngừng tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, nếu Thiền sư Nhất Hạnh chỉ cần một lần lên tiếng thôi thì có thể lôi kéo lớn mạnh lực lượng toàn dân ở hải ngoại, và Cọng sản Việt Nam cũng đã suy vi hoặc sụp đổ rồi. Tiếc rằng Thiền sư Nhất Hạnh và nhóm Tăng thân làng Mai chỉ biết thủ lợi riêng tư và nhu nhược quá!
Đó là tâm sự của chính tôi. Tôi cũng mong mỏi ở Thiền sư Nhất Hạnh sẽ có lối nhìn thực tế hơn trong vấn đề nhân quyền, tôn giáo.. Thế nhưng, càng đợi chờ, càng thất vọng! Để rồi, trong một bài viết mới đây (3/2007), tựa đề “Sư Ông Nhất Hạnh Ðang Ðốt Ngôi Nhà Chánh Pháp” tôi buộc lòng phải khổ tâm vừa nhắn nhủ, vừa chỉ trích: “Thuở xưa, nền móng chính trị đứng đắn ở thời Ðinh Lê Lý Trần, thường chú trọng đến minh sư, tiên sư để làm cho đạo đức vinh hoa, quốc gia thăng tiến, muôn dân an lạc. Ngày nay, chính trị lưu manh dối trá bất đạo như nhà nước Cọng sản Việt Nam thường hay chú trọng đến những kẻ tham danh tham vọng, dụng đạo cầu danh; vì thế nên hạng tục sư, ma sư lấp ló khắp nơi để mua danh bán đạo. Thậm chí những kẻ ở xa nửa quả địa cầu cũng tranh nhau bu tới hành nghề bám lợi, dù biết rằng ló ra là bị phản bác khắp nơi nhưng mớm lợi vốn đã làm mờ lý trí” mong đánh được tính tự ái, lòng từ bi và sự quan tâm tối thiểu của Thiền sư Nhất Hạnh đối với đồng đạo của mình. Ngược với lòng mong mỏi, đau đớn thay! Thiền sư Nhất Hạnh, hai lần liên tiếp trong những năm 1999 và 2005, đã dẫn hơn 300 Tăng thân làng Mai ồ ạt kéo về Việt Nam giải oan cứu nguy cho tập đoàn ác đảng CSVN, chính là việc dẫn đường cho George W Bush đã mang cõng 3 món quà giá trị và quý báu nhất từ Hoa Kỳ đến Việt Nam dâng hai tay lên cho ác đảng…
Diễn biến thấy rõ: Cả đàn con xuất thân từ Làng Mai, Làng Hồng không ngừng tiếp sức, giải oan, cứu lấy người mẹ của mình là đảng CSVN; họ đã kết lên trên áo “mẹ” họ một bông hồng rực rỡ và tự hào nhắc nhở “mẹ của mình muôn năm”. Nhưng, kết quả sẽ đến như thế nào? Mẹ đã tặng con lại cái gì? Ấy là những bông màu trắng mà “mẹ” đang gắn lên ngực, trên trái tim của các con với lối trù ẻo kín đáo rằng: Các con sống mà như đã chết, hoa trắng mà mẹ cho các con tượng trưng cho ngày tàn của các con, vốn bởi vì mẹ con chúng ta khác máu. Máu của con là máu Âu Cơ, còm máu của mẹ là máu Lê-Mác. Mẹ và Con chúng ta không cùng tồn tại, cũng chẳng thể sống chung một nhà với nhau được! Các con cài hoa hồng cho mẹ đây là do Ý THỨC của các con, ý thức non bé; còn mẹ gắn hoa trắng màu tang cho các con là vì BỔN PHẬN của mẹ, bổn phận phải thanh trừ tiêu diệt các con khi mẹ khỏe mạnh
Tình huống hôm nay diễn ra đúng như kế hoạch của “mẹ” đã sắp đặt. Ý THỨC của đàn con Làng Mai quá hạn hẹp kém cỏi, tưởng rằng cứu mẹ là mẹ sẽ biết ơn các con. Không ngờ khi mẹ nắm trong tay 3 món quà quý do George W Bush tặng, mẹ bóp cổ các con ngay lập tức. Đứa con hiếu thảo nhất của mẹ là “Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Miền Nam” tuy đã có công lớn cống hiến miền Nam cho mẹ nuốt chửng, nhưng khi mẹ đã thành công sau 4/1975 rồi, thì mẹ cũng xóa sổ nó thay, huống hồ là đứa con vẹp Làng Mai, Làng Hồng?
Rõ đã mấy tháng qua; “đàn con dại từ lâu vất vưỡng” ở các nơi như Tu viện Bát Nhã, Mây Đầu Núi, Bếp Lửa Hồng, Rừng Phương Bối - Việt Nam. Chùa thì có (Bát Nhã), to như điện Thiên, đẹp như cảnh Tiên, mà đàn con gồm hơn 400 người sống không nơi nương tựa, ăn rau rừng nhưng không đủ, ngủ trên sỏi cát mà cũng chẳng an, điện thành Hồ sáng toang mà ánh sáng chiếu chẳng tới; đèn dầu loạng choạng u ám như Thiền ngục vô minh; mưa ướt đẫm mình, lạnh teo da buốt dạ.
Quý ngài trong GHPGVNTN thấy đau lòng muốn can thiệp nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Thật thế, nếu không rõ lai lịch của người mình muốn cứu, hóa có phải hy sinh thân mạng mình để cứu tay chân của ác đảng vốn là kẻ thù của Dân tộc hay sao? Vì thế, theo bản Thông cáo Báo chí làm tại Paris ngày 22.9.2009, Thượng tọa Thích Viên Định đã lên tiếng như sau: “Thiền sư Nhất Hạnh là khách của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, về hợp tác với Giáo Hội và Nhà cầm quyền Cộng sản. Trong vụ này (công an cướp chùa, tống khử Tăng Ni ở tu viện Bát Nhã – người viết chú), chưa hề thấy thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp lên tiếng như thế nào. Sự việc chưa rõ ràng nên không biết căn cứ vào đâu để hỗ trợ. Nhưng, việc Nhà cầm quyền cộng sản trấn áp chư Tăng Chùa Bát Nhã bằng cách cúp điện, cúp nước, ném đá, ném phân, ngăn chặn đường, không cho người vào tiếp tế lương thực, là một hành động đàn áp tôn giáo quá rõ ràng. Việc đàn áp kéo dài, xảy ra ngay bên cạnh. Nạn nhân lại là đồng bào, đồng đạo, ai thấy mà không tức giận, đau lòng...
Không phải quí Hoà thượng trong GHPGVNTN không lên tiếng. Thực ra, quí ngài đã lên tiếng từ lâu rồi. Năm 1998, nghe tin Thiền sư Nhất Hạnh dự định về Việt Nam hợp tác với Nhà cầm quyền cộng sản, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã viết thư đề nghị Thiền sư Nhất Hạnh, bằng những lời nhẹ nhàng, tế nhị, đại ý: “Việt Nam chưa có tự do, dân chủ, nhân quyền, đừng về hợp tác, buôn bán, làm ăn, coi chừng sập tiệm, sẽ mất cả chì lẫn chài!... Bất chấp lời khuyên của Hoà thượng Thích Quảng độ, năm 2005, Thiền sư Nhất Hạnh về Việt Nam, kéo theo đoàn tùy tùng đông đảo lên đến 100 người. Chuyện đã lỡ, nhưng còn nước còn tát, Thượng toạ Thích Viên Định cố gắng viết một tâm thư, “Trả lời thư Thiền sư Nhất Hạnh” , phân tích lợi hại chuyến về Việt Nam không được khế thời, và tường trình cặn kẻ cho Thiền sư Nhất Hạnh biết, nhân dân Việt Nam đang bị khốn khổ vì nạn độc tài, độc đảng, nhân quyền, tôn giáo bị đàn áp rất nặng nề. Hy vọng qua thư đó, thấy rõ sự đau khổ của đồng bào Việt Nam, bị kiềm kẹp trong ách độc tài, Thiền sư sẽ đi theo con đường của GHPGVNTN, hợp cùng với các thân hào nhân sĩ và 85 triệu đồng bào, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.”
Ôi! Âu cũng do hậu quả của “ông Cha - là Thiền sư tiếng tăm lừng lẫy Làng Mai Pháp quốc” đã mang đàn con gồm mấy trăm Tăng Ni sinh về Việt Nam để hà hơi, tiếp sức, cứu nguy, giải độc cho “mẹ”; hô to khẩu hiệu cho thế giới biết rằng “bà Mẹ - là ác Đảng CSVN” thật sự có tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền.
Hôm nay, bà Mẹ thật sự ra tay giết sạch đàn con gồm 400 đứa: Tịch thu chiếu khán, đàn áp, đánh đập dã man... khiến cho họ khóc la thảm thiết, tiếng dậy vang trời, vọng khắp năm châu, lan tràn bốn biển. Đàn con 400 đứa từ Bát Nhã đã gào kêu cứu đến hết sức đứt hơi, vậy mà ông Cha tại Làng Mai Pháp quốc, vẫn an nhiên tọa thị, cắt đứt dây chuông, đóng kín Thiền môn, khép chặt màng nhĩ…
Phải chăng, Thiền sư Nhất Hạnh phải đành câm miệng như hến; thà chấp nhận vong ơn bội nghĩa, còn hơn mang tiếng u mê? Xin được phân tích:
1) Thứ nhất, chuyện đồng môn, đồng đạo và đệ tử ruột của mình bị Việt Cọng bức tử ở chùa Bát Nhã, Thiền sư Nhất Hạnh thật quá sức thấy, biết; nhưng tuyệt đối không muốn lên tiếng báo động thế giới để giải cứu cho họ ra khỏi nanh vuốt của CSVN. Đành phải ngậm đắng nuốt cay, cam chịu làm người vong ân, bội nghĩa. Thế thì còn gì để gọi là một vị Tu sĩ Phật giáo?
2) Thứ hai, giả sử nếu Thiền sư Nhất Hạnh lên tiếng phản đối chế độ Cọng sản Việt Nam, lên án tố cáo đảng CSVN để cứu lấy 400 đệ tử của mình, thì Thiền sư hẳn để lộ ra hai điểm như sau:
Bản chất tham lam, bội tín: Nghĩa là, Đảng cho ăn, cho mặc, cho cơ hội khoe danh, thì háo hức theo hầu nịnh hót. Đảng hết cho ăn mặc hoặc gây khó khăn, thì quay lại kết án chống Đảng. Người ta sẽ thấy rõ sự bội tín này của Thiền sư Nhất Hạnh!?
- Trí óc u mê: Đảng CSVN vốn là thứ Tam vô, gian ác; người người khinh ghét, thế giới chối từ; thế mà bản thân mình vốn là một vị Thiền sư sáng suốt, nhưng không nhận ra được điều này của Cọng sản, lại bám theo làm bạn, kết duyên. Cho mên kết quả mới thảm khốc thế này. Đó có phải là cái trí u mê của một “Thiền sư” hay không? Hơn thế, điều này còn ảnh hưởng không ít đến kho tàng sách vở của Thiền sư Nhất Hạnh. Bởi vì một sự thật trước mắt về đảng CSVN mà Thiền sư cũng nhận diện không rõ; vậy thì bao nhiêu sách vở mà Thiền sư viết, hóa được viết ra từ u minh đoản trí hay sao? Hỏi ai còn muốn đọc?
Qua hai điều 1) và 2) trên, thực hiện điều này thì bị vấp điều kia, đàng nào “Thiền sư” cũng tiêu tùng cả!
Nhưng, há lẽ Thiền sư cứ tiếp tục ngồi an nhiên, mặc kệ cho đàn đệ tử của mình bị CSVN bách hại hay sao??? Liệu khi chết, Thiền sư lúc chết có nhắm mắt nổi không? Nhưng phải cứu như thế nào để còn được lợi dân ích nước, ấy là điều mà Thiền sư cần phải cẩn trọng suy xét và hoạch định để khỏi phải giẵm vào một vùng vô minh thứ hai nữa.
Viết đến đây, Con vô cùng cảm phục trí anh minh, đức từ bi, lòng vị tha, tinh thần bất khuất và lập trường kiên cố của quý Ngài trong hàng Giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã kiên trì sống chết với bọn ác đảng Cọng sản Việt Nam, loại bỏ ma quân, quyết không hòa hợp. Con đây, sức mỏng tồi dày, chưa làm được gì cho quê hương. Nhưng quý Ngài, mặc dù tuổi tác đã cao, lại hy sinh quá nhiều cho Quốc gia Dân tộc và Đạo pháp, bị bọn Việt gian giáo gian đánh phá, vào tù ra tội, máu đổ xương rơi, mà đến bây giờ Quốc nạn vẫn chưa qua, Pháp nạn còn chưa khỏi. Con xin tâm thành cúi đầu đảnh lễ quý Ngài suốt một cuộc đời còn lại để tưởng nhớ công ơn hy sinh cao cả đó của quý Ngài cho mục đích thiêng liêng cao tột!
Còn riêng, xin quý Tăng Ni hiện đang phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Quốc doanh) hãy nên lấy sự vụ chùa Bát Nhã và sư Nhất Hạnh để làm bài học cho phương hướng hành hoạt và phụng sự Đạo pháp của mình cho hợp lẽ; hãy công khai thoát ly ngay khỏi cái Giáo hội quốc doanh ba búa đó. Mạnh Thát, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ cũng nên dùng Thiền sư Nhất Hạnh về vụ Bát Nhã để soi sáng cho mình; đừng có tưởng rằng triệt hạ Ngài Quảng Độ để mang GHPGVNTN về cho Mặt trận Tổ quốc là được tặng thưởng và ăn yên ngủ yên đâu nhé, mà đang có giây thòng lọng chờ treo cổ phía trên. Lại nữa, những kẻ làm Giáo gian, Việt gian hãy nên nhìn lại mấy thứ bại hoại như Trần Trường, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy để mau quay về đường chánh.. Những ai muốn cọng tác làm ăn với đám côn đồ ác đảng CSVN, hãy nên lấy trường hợp của tên “vua chả giò Hòa Lan Trịnh Vĩnh Bình” để soi! Bao cảnh đổ nát tang thương gây ra bởi CSVN cho những tên nhẹ dạ, vô thức, vô trí thật đếm không xuể. Tiếc rằng, bọn vô thức đứng từ bên bờ này, thấy miếng bánh mì bên bờ kia là cúi đầu lao đến, chứ chẳng chịu nhìn ở giữa cái vực hố thẳm sâu!!!
Tin tưởng và làm bạn với chó dữ, cọp đói; vẫn còn tốt và an toàn hơn ngàn lần so với việc tin tưởng hoặc làm bạn với bọn Cọng sản Việt Nam! Dứt khoát muôn đời như thế!
Lãnh hải, lãnh thổ, Hoàng Sa, Trường Sa, quê hương đất nước chung của Tổ tiên, của cả Dân tộc mà chúng còn mang dâng cho Tàu Cọng; huống hồ từng cá nhân, từng cọng đồng, từng tôn giáo mà nói làm gì? Thế mà có kẻ cam phận làm tay sai cho ác đảng khiến! Than ôi! Nhân phẩm ở đâu? Trí óc ở đâu rồi?
Biến cố xảy ra tại tu viện Bát Nhã, phải chăng là phần thưởng của đảng Cọng sản Việt Nam trao cho làng Mai vì đã có công giải độc cứu “mẹ”, hay là quả báo vô minh bởi đã cố tình phụng sự ma vương ác đảng của Tăng thân Làng Mai? Xin nhóm làng Mai hãy mở cửa phòng cho ánh sáng lọt vào, nhảy ra ngồi thiền dưới mặt nhật để quán tưởng
Và, cuối cùng xin được nhấn mạnh một lần nữa, thiết nghĩ Hiện tượng Bát Nhã, làng Mai và Thiền sư Nhất Hạnh là một BÀI HỌC ngàn đời quý báu cho toàn khối Phật giáo quốc doanh, Thiên Chúa giáo quốc doanh; cho toàn thể những tên Giáo gian, Việt gian đã bán rẻ linh hồn chiêu hồi ác đảng đang hại dân hại nước. Hãy nên mang bài học này về hằng đêm gối đầu, suy nghiệm; để sớm xa lìa ác đạo, phụng sự chính nghĩa, diệt kẻ thù chung. Chỉ mong có thế!
Hoài Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2009
BÀI HỌC TU VIỆN BÁT NHÃ
Từ nhiều năm qua, nhiều nguòi đã biêt thiền sư Nhât Hạnh hăng say làm việc cho cộng sản. Gần đây tin tưc từ trong nuoc cho biêt, cộng sản đã trả ơn sư Nhât Hạnh bằng cach chiếm đoạt tu viện Bat Nhã do công lao và tiền của thầy trò sư Nhât Hạnh xây dựng, và 400 đệ tử của sư Nhât Hạnh, trong số này có cả ni cô, đã bị đánh đập dã man và bị ném ra khỏi tu viện.
Đỗ Thái Nhiên
Trên địa bàn hành chánh công quyền, ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều chữ để xác định vị trí hành chánh của thành phần quan-chức-nhà-nước: Quan Văn, Quan Võ, Chánh Án, Thượng Thư, Tể Tướng, v.v… Những năm gần đây, công luận trong và ngoài nước thường nhắc tới một loại chức chưởng nghe rất lạ tai. Đó là “quan cướp ngày”. Thế nào quan cướp ngày? Câu hỏi vừa nêu đã được giới bình dân Việt Nam trả lời như đùa, nhưng rất nghiêm chỉnh:
“Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
(Ca dao Việt Nam)
Về mặt thời sự Việt Nam, các Quan Cộng Sản (CS) đang thực hiện một vụ cướp ngày nhằm vào Làng Mai Bát Nhã. Câu chuyện này chẳng khác nào một vỡ kịch gồm hai màn:
Màn Một - Hồi Một - Sơ giao và dụ dỗ con mồi:
Làng Mai là một trung tâm thiền tập do Thiền Sư Nhất Hạnh sáng lập. Trung tâm này hình thành tại miền Tây Nam nước Pháp năm 1982.
Năm 1998 chương trình “Hiểu và Thương” cùa Làng Mai nhận lời cộng tác với Thượng Tọa Đức Nghi để mở các lớp nhà trẻ tại Bảo Lâm và Bảo Lộc. Được biết Thầy Đức Nghi là thành viên của Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, gọi tắt là Phật Giáo Quốc Doanh. Vẫn năm 1998 thầy Đức Nghi đi Pháp để thăm Làng Mai và đi Mỹ thăm tu viện Lộc Uyển và để quyên tiền xây Chùa Bát Nhã. Năm 2001, 2003, 2005 cho đến nay thầy Đức Nghi và các đệ tử của thầy liên tục đến Pháp gọi là để tu học Pháp Môn Làng Mai.
Các năm 2003-2004 Thầy Đức Nghi mời một số Giáo Thọ (Giảng Viên) của Làng Mai về Việt Nam giảng dạy các khóa tu 5 ngày tại Chùa Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đồng thời Thầy Đức Nghi còn ngõ ý sẳn lòng bảo lãnh cho các giáo thọ Làng Mai được về Việt Nam 6 tháng mỗi năm để giảng dạy Pháp Môn Làng Mai cho đồng bào Phật Tử.
Cobra Nhất Hạnh gặp anh 5 Condom VNG
==
Đỗ Trường
Đó là suy nghĩ của ông bạn già, nguyên là giảng viên đại học, sống và làm việc tại Đức từ năm 1964. Cũng theo lời kể của anh, từ ngày về hưu, có nhiều phái đoàn trong nước sang, hoặc các hội đoàn người Việt hay mời anh giúp, thông dịch tiếng ĐB Bc. Không hiểu tại sao, các hội đoàn, các bậc cha mẹ thường gắn vào miệng các cháu thanh thiếu niên, nói tiếng Việt chưa sõi câu “Chúng cháu tự hào mình là người Việt nam“ như một cái máy, khi trả lời phỏng vấn báo chí, hay truyền hình.
Trong khi, các cháu cứ nằng nặc, đòi bỏ quốc tịch Viêt nam, nhập quốc tịch Đức. Ra đường hoặc đến trường học nhiều cháu không nhận mình là người Việt. Ngay bản thân bậc cha mẹ các cháu cũng phải giấu biến cái đuôi Việt của mình. Bằng chứng rất ít quán ăn, cửa hàng chủ người Việt , đặt tên cửa hàng bằng tên của quê hương, tổ quốc mình, mà toàn lấy tên ông Thái, ông Nhật, ông Tầu. Tên Việt chỉ được sử dụng trong khu chợ người Việt với nhau.
Thật vậy, chúng ta - TỰ RU- mình, không nhE1ng ở trong nước, mà nó đã lan ra tới hải ngoại. Ông bạn già cảnh báo đó là sự nguy hiểm vô cùng, cho đất nước và thế hệ trẻ. Chúng ta tự hào sao được khi truyền hình Việt nam ra rả trình chiếu các chương trình "trái tim cho em", kêu gọi ủng hộ các cháu nghèo hoàn cảnh khó khăn, thất học, v..v.v (Cũng theo anh bạn già này, đây cũng là một kiểu ăn mày). Ngay sáng nay thôi, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin, một thanh niên 25 tuổi ở ngay thủ đô Hà Nội bị rắn độc cắn không có tiền chữa trị, người vợ xin cho chồng ra viện để về nhà chết. Số tiền chữa trị cho thanh niên này tính ra, không bằng một bữa nhậu của một ông ĐẦY TỚ nhân dân. Nghĩ mà đau đớn, rẻ mạt, sinh mạng người dân quê tôi.
Vấn đề đặt ra, trách nhiệm20của chính phủ, xã hội ở đâu? Tại sao vô trách nhiệm như vậy. Đất nước cũng như một gia đình, chính phủ phải là trụ cột ,phải lo cho đời sống con dân của mình. Không làm được, thay cho những lời tốt đẹp sáo rỗng, mời các vị đứng sang một bên, nhường đường cho người khác. Đành rằng đã nghèo là hèn (làm sao mà tự hào được). Nhưng tôi cho rằng các quan chức Việt nam không nghèo một chút nào, nhìn họ và con cái họ sinh hoạt thì rõ thôi. Có một ông đứng đầu một ngành của tỉnh PT (tôi xin giấu tên cho ông), có con du học tự túc ở Đức, khi ông sang Đức thăm con, ăn tiêu của cha con ông, nếu bà thủ tướng hay các nhà đại tư bản Đức nhìn thấy cũng phải vái phục. Đấy chỉ là lãnh đạo ngành, của một tỉnh nghèo.
T ự hào sao được, khi gần tám mươi phần trăm người dân quê hương tôi sống bằng nông nghiệp, không có bảo hiểm y tế, không có tiền hưu trí, mặc dầu họ đã đóng thuế hàng năm cho nhà nước. Dạ dầy nông dân quê tôi cũng bị thắt lại vì mất đất cho đô thị hóa môt cách vô tổ chức, những sân golf, tennis của những ông tư bản trọc phú dưới vỏ bọc doanh nhân, những khu công nghiệp, nhà máy chứa đầy vi trùng, mầm mống của ung thư, đang hủy diệt sự sống trên quê tôi .
Ông Vũ Trọng Phụng có sống lại , tôi bảo đảm ông sẽ viết tiếp nhân vật Xuân tóc đỏ. Các quan hệ dòng họ, làng xóm cũng đang được cân đo đong đếm bằng tiền bạc. Không hiểu tại sao cán bộ ở VN đã không làm được việc, thiếu trách nhiệm lại tham quyền cố vị đến thế. Nói ra lại bảo vạch áo cho người xem lưng, ngay trong dòng họ tôi cũng vậy, sao mà nhiều ông làm cán bộ đến thế, ông nào cũng thích làm, máu làm. Đã lâu rồi, nhân có một đám giỗ trong họ, có đầy đủ các ông to bà lớn tham dự, trong lúc khật khừ bia rượu, tranh luận với mấy ông em họ, tôi hăng lên, thốt ra câu: Chẳng có cái nghề nào dễ làm bằng nghề cán bộ lãnh đạo, ông nông dân cũng có thể làm bộ trưởng được, vì có ông quái nào dám gánh trách nhiệm đâu... Tôi chưa nói hết câu, ở mâm trên tất cả ánh mắt dồn về phía tôi, mặt các bác phừng phừng:
- Cái thằng ăn nói hàm hồ, có im đi không.
Tự hào sao được, khi người dân quê tôi đã phải xa hương cầu thực nhưng vẫn lạnh nA 1i tình người. Năm 1996, sứ quán Việt Nam vẫn còn ở Bonn, Berlin chỉ có lãnh sự quán. Tệ nạn vợ con cán bộ sứ quán mở hàng bán báo, bán phở ngay phòng chờ đã dẹp bỏ. Nhưng tính trịnh thượng, công quyền như kiểu xin cho của cán bộ sứ quán với con dân của mình vẫn không có chiều hướng giảm. Một nhân viên tiếp nhận hồ sơ của lãnh sự quán Berlin tên Cường, năm ấy ông khoảng ngoài ba chục, mặt lúc nào cũng đỏ như gà chọi, ngón tay đeo hai ba loại nhẫn vàng chóe, cổ tay lủng liểng vòng bạc, cổ đeo thêm dây chuyền vàng, chườm ra khỏi áo mầu mỡ gà. Gặp ông, người ta cứ ngỡ gặp ông chủ giầu có nào đó trong phim Hồng Kông.
Ông hét ông mắng xa xả, những người đến nộp đơn từ, khi viết sai hay thiếu, hoặc làm phật ý ông . Từ bé đB Fn lớn, từ già đến trẻ, từ người học nhiều, đến kẻ ít học, ông chửi tuốt tuồn tuột, không kiêng nể một ai. Nhiều người yếu bóng vía, đưa giấy tờ cho ông, hai tay cứ run cầm cập. Có nhiều ý kiến phản ánh về đến cả Việt nam, nhưng chẳng ai làm gì được ông, vì bố ông còn đương chức to vật vã ở bộ ngoại giao.
Cũng mùa đông năm ấy, trời rét lắm, ông khật khưỡng bia rượu đâu đó về khuya, bị trúng gió độc lăn đùng ra chết. Nghe nói, biết tin này, có nhiều người Việt ở Đức mở rượu ăn mừng. Ôi! Cái tình người Việt nỡ đối xử với nhau như thế này sao? Bây giờ sứ quán VN đã chuyển về Berlin, trông có vẻ khang trang , nhưng không có chỗ đỗ xe cho khách, như các cơ quan công quyền Đức. Chỉ khổ cho c1c bác ở các thành phố khác đến làm việc, chưa quen đường tìm mãi mới có chỗ đỗ xe. Bẵng đi cũng đến gần chục năm, tôi cũng không đến sứ quán vì chẳng có công việc gì. Lúc nào nhớ nhà quá, cần visa, đã có dịch vụ mang đến tận nhà. Năm ngoái, tôi có lên sứ quán lấy cái giấy thôi quốc tịch của bà vợ (có lẽ về giấy tờ hành chính, Việt Nam làm lề mề chậm chạp,rắc rối nhất thế giới - thời gian từ ngày nộp đơn đến khi nhận kết quả hành nhau đến hai năm rưỡi).
Tôi đến phòng chờ vào đầu giờ sáng, mọi người đã đứng ngồi thấy gần trật phòng. Tôi đứng vào hàng sau ông tây, tay cầm tờ đơn xin visa du lịch. Nhìn lên, thấy có có hai ô cửa, một nhận hồ sơ, một trả hồ sơ. Phía hông bên trái=2 0có một cửa nhỏ, có dán biển báo -WC - (tức là nhà vệ sinh). Thỉnh thoảng lại thấy một nhân viên sứ quán thò đầu ra từ sau cánh cửa nhà vệ sinh, hai mắt đảo đi đảo lại tìm người, rồi vẫy gọi người ngồi dưới cùng, đang mải luyên thuyên chuyện trò. Họ cùng đi khuất vào sau cánh cửa nhà vệ sinh. Họ làm gì thế này, ban ngày ban mặt, hai ông kéo nhau vào nhà vệ sinh, (schwule), đồng cô chăng? Tôi thoáng nghĩ vậy.
Khoảng mươi mười lăm phút, người đàn ông khi nãy hớn hở đi ra, ông nhân viên sứ quán lại thò đầu ra hiệu cho một chị mặt bự phấn son đi vào. Lúc này tôi không nghĩ ông nhân viên sứ quán bị mắc chứng đồng tính nữa, nhưng ông tây cạnh tôi lắc đầu cười, khó hiểu. Thấy lạ, tôi gửi chỗ ông tây, giả vờ vào vệ20sinh xem sao. Mở cửa nhà vệ sinh, trời đất ơi, thẳng trước mặt tôi còn một phòng làm việc, bên trái tôi mới là nhà vệ sinh. Không hiểu sao phòng làm việc lại núp sau cái cánh cửa nhà vệ sinh như vậy? Sứ quán thay mặt cho nhà nước CHXHCN Việt Nam lại như thế này sao? Tại sao không thay tấm biển lớn –WC- bằng chữ - Phòng tiếp khách. Trên tường cạnh cửa bên trái treo biển, viết chữ nhỏ bằng ba thứ tiếng,Việt, Đức, Anh, hướng dẫn khách khi cần sử dụng nhà vệ sinh.
Ngay lúc đó tôi mang ý nghĩ này nói với nhân viên sứ quán khi nãy, ông ta nhìn tôi từ đầu đến chân, mặt hầm hầm, khinh khỉnh, có lẽ ông nghĩ tôi cũng như mấy người vì giấy tờ hay đến nhờ cậy xin xỏ ông, mà dám có ý kiến chăng? Qủa thật với phong cách làm việc này, người cC3 những suy nghĩ vô tư ,trong sáng đến mấy, cũng phải nghĩ đến những điều khuất tất trong đó. Và đến bao giờ chúng ta mới hết xấu hổ mỗi khi so sánh hoặc làm việc với cơ quan công quyền nước khác.
Tuần trước, mấy ông bạn có việc đến sứ quán về nói lại , cái biển "WC" vẫn còn nằm chình ình đó. Đến mười giờ tôi cũng rục rịch lên tới cửa tiếp nhận hồ sơ. Trình giấy ủy nhiệm, giấy mời đến lấy giấy thôi quốc tịch và đưa trả cuốn hộ chiếu Việt Nam. Cô nhân viên bảo tôi:
- Ba giờ rưỡi chiều anh quay lại lấy, và nộp 185 €
- Khi nộp hồ sơ, vợ tôi đã nộp 115 € rồi?
- Đó là tiền dịch, công chứng sang tiếng Việt ba bộ hồ sơ thôi quốc tịch. (Cả ba bộ hồ sơ của vợ tôi đ8 1u ghi bằng tiếng việt, chỉ duy nhất có giấy bảo đảm cho nhập quốc tịch của Đức, in ngắn gọn trên một mặt giấy phải dịch sang tiếng Việt, đánh máy, copy thành 3 bản mất khoảng mười lăm phút. Thành thật mà nói dân ta nghèo, nhất nhì thế giới, nhưng tiền lệ phí cho các công sở đắt nhất thế giới).
- Tôi xem trên mạng của bộ ngoại giao, tiền lệ phí cho thôi quốc tịch có 150usd, tức hơn 100€ một chút, sao ở đây nhiều gần gấp đôi vậy?
Cô nhân viên không trả lời tôi, cầm hộ chiếu định đi vào phía trong, tôi hỏi tiếp:
- Chị có thể cho tôi xin giấy chứng nhận hủy hộ chiếu được không?
Cô nhân viên không quay mặt lai, gắt:
- Anh này rắc rối quá đấy, chúng tôi thu, rồi chúng tôi sẽ hủy,không cần giấy chứng nhận nE1a.
Nằm khèo trên ô tô đánh một giấc dài, ba rưỡi chiều tôi lò dò quay trở lại sứ quán. Lúc này, trong phòng chờ, đông nhộn nhạo như một cái chợ con. Thỉnh thoảng có mấy ông trẻ đến sau, cứ trèo tuốt lên trên, không chịu xếp hàng, làm cho mấy ông tây bà đầm đứng sau lắc đầu ngán ngẩm. Đến 5 giờ chiều, tôi cũng nhận được giấy thôi quốc tịch, sau khi thanh toán đúng 185€. Hỏi xin cái hóa đơn thanh toán tiền, cô nhân viên trả lời tôi:
- Anh chờ đến năm giờ rưỡi mới có, bây giờ không có con dấu ở đây, tôi viết cho anh cái giấy đã nhận tiền.
Mấy người đứng dưới tôi hét toáng lên:
- Lẹ lên ông ơi, hóa đơn hóa từ cái con mẹ gì, chờ bao giờ mới lấy được, nhanh còn về, nhà xa lắm.
0AThu tiền không có hóa đơn chứng từ, không hiểu sứ quán quản lý và vào sổ sách như thế nào? Những đồng tiền này có vào ngân khố nhà nước hay lại chảy đi đâu? Báo chí trong nước mấy năm trước đưa tin Bộ ngoại giao lập quỹ ngoài ngân sách, nghĩ đến cứ thấy gai gai trong người.
Tôi viết đến đây mang cho ông bạn già đọc, đọc xong anh bảo:
- Chú viết ra như thế này, thế nào nhiều người không hiểu lại bảo anh em mình nói xấu đất nước.
Từ lâu chúng ta có những quan niệm hoặc những khẩu hiệu kỳ quặc – yêu chế độ tức là yêu nước- Yêu nước tức là yêu chế độ- Phê phán, góp ý cho là nói xấu đất nước, nói xấu tổ quốc, nặng nữa gán nghiến cho cái cái tội phản động. Tại sao chúng ta cứ nhDp nhằng lẫn lộn khái niệm Tổ quốc và chế độ là một. Tổ quốc, quê hương ai mà chẳng yêu, chẳng thương, chẳng nhớ, nhưng yêu hay chán ghét chế độ lại là chuyện khác. Đất nước nghèo, dân trí thấp quả thật chẳng có gì để đáng tự hào, khi ta mang quá khứ ra để che lấp.
Đỗ Trường
Đức quốc, 2-10-09.
THƠ NGHIÊU MINH
Flag this message
Tho NM (theo hi`nh): Suy gẫm
Friday, October 2, 2009 9:46 PM
From:
"Minhnghieu@aol.com"
Add sender to Contacts
To:
Minhnghieu@aol.com
(MThien)
Suy Gẫm
Hơn nữa đời banh mắt nhìn trời
Giờ khép lại gẫm suy con tạo
Từ nhiểu nhương đến thời bát nháo
Cứ chen lấn thở được bở hơi
Nhìn ai vinh danh, ai cùng cực
Lòng rau đậu cuối kỳ bất an
Làm sao biết giữa giả và thực
Như hình bóng trộn bụi trần gian!
Thời trai trẻ kỷ cương sáng tỏ
Tờ giấy trắng mực tím từng trang
Giờ mực tím trở thành mực đỏ
Giấy-thấm-lợi-danh ngày một loang!
Ai mài kiếm, nghe hoài như thiệt
Ai phục quốc, nước miếng liêu trai
Giờ ngồi đây bốn mùa tẩm liệm
Nhìn thế cờ hết chạy rồi bay!
Mưa cứ mưa và nắng cứ nắng
Thỉnh thoãng nghe cơn bão trôi người
Trái tim buồn then cài cửa đóng
Hé mắt nhìn trời, trời vẫn tươi!
Trời chưa kêu, chắc ăn ta dạ trước
Khi trời kêu ta kịp thay áo quần
Vì thời gian đầy dịch-cúm-ô-trược
Áo quần mục, sợ mục cả châu thân!
Nghiêu Minh
Tho NM (theo hi`nh): Suy gẫm
Friday, October 2, 2009 9:46 PM
From:
"Minhnghieu@aol.com"
Add sender to Contacts
To:
Minhnghieu@aol.com
(MThien)
Suy Gẫm
Hơn nữa đời banh mắt nhìn trời
Giờ khép lại gẫm suy con tạo
Từ nhiểu nhương đến thời bát nháo
Cứ chen lấn thở được bở hơi
Nhìn ai vinh danh, ai cùng cực
Lòng rau đậu cuối kỳ bất an
Làm sao biết giữa giả và thực
Như hình bóng trộn bụi trần gian!
Thời trai trẻ kỷ cương sáng tỏ
Tờ giấy trắng mực tím từng trang
Giờ mực tím trở thành mực đỏ
Giấy-thấm-lợi-danh ngày một loang!
Ai mài kiếm, nghe hoài như thiệt
Ai phục quốc, nước miếng liêu trai
Giờ ngồi đây bốn mùa tẩm liệm
Nhìn thế cờ hết chạy rồi bay!
Mưa cứ mưa và nắng cứ nắng
Thỉnh thoãng nghe cơn bão trôi người
Trái tim buồn then cài cửa đóng
Hé mắt nhìn trời, trời vẫn tươi!
Trời chưa kêu, chắc ăn ta dạ trước
Khi trời kêu ta kịp thay áo quần
Vì thời gian đầy dịch-cúm-ô-trược
Áo quần mục, sợ mục cả châu thân!
Nghiêu Minh
THƠ SONG NGỮ
CÂY MUÀ THU VỚI NGƯỜI
Cây đã sống qua mùa đông rét mướt
Hứng tuyết sương nuôi cành mới đâm chồi
Trong âm thầm nắn nót nụ hoa tươi
chờ dâng hiến cho đời bao sắc thắm
Cây đã sống qua muà xuân êm ấm
Ðón nắng hồng tô màu lá thêm xanh
Ðón gió đưa nhè nhẹ lá ru cành
Cành với lá nâng niu chùm hoa nở
Cây đã sống qua muà hè nắng đổ
Chở hạ vàng trên thân nám da khô
Vẫn hoài mong cho trái chín ai chờ
Trái ngọt mát dù thân cây cằn cỗi
Cây đã sống qua mấy muà thay đổi
Xuân có vui và Ðông có lạnh lùng
Giữa hạ nồng cây có khát hay không?
Khi đã vắt cho đời bao giọt nước
Cây có mỏi, nên khi hè vừa bước
Thu vội về để nhận lá vàng rơi
Thu ru cây ngủ giấc chết bên đời
Tìm nhựa sống mong ngày hồi sinh mới
Người nhìn cây có bao giờ tự hỏi
Cây với người ai gian khổ hơn ai?
Lá trên cây còn có những lần thay
Người trọn kiếp được mấy lần ngơi nghỉ
Nếu người được muà thu ru giấc ngủ
Rũ nhọc nhằn năm tháng bám trên vai
Người sẽ đi không ngại quãng đường dài
Ðể làm lại những gì còn đổ vỡ.
HUỲNH MAI HOA
AUTUMN TREES AND HUMANS
Trees have passed through the cold winter,
To nourish budding branches, receiving mist and snow.
In silence they create fresh flowers
To offer life so many beautiful colors to glow.
Trees have experienced the warm spring,
Welcoming rosy sunlight greener leaves to render,
Hosting the wind to softly lull the boughs
As twigs and blades cosset the blooms’ splendor.
Trees have subsisted through the sand season,
Bearing summer on trunks tanned and barks dry,
Still waiting for ripe fruits so long longed for,
The fresh sweet produce, being stunted to defy.
Trees have survived so many changing periods,
Feeling merry in spring and numbed in cold.
Do trees suffer thirst in sultry summer
After dripping for life so many drops of water gold?
Do trees sense fatigue so when summer just left
Autumn hurries back to accept falling yellow leaves?
Autumn lulls trees to a deadly sleep on the sidelines,
Awaited resuscitation, to seek for sap that achieves.
Have humans, looking at trees, ever wondered:
Trees or humans are to endure more displeasure?
Leaves on trees can be changed many times;
How many times may humans all life rest at leisure?
If humans were lulled by autumn to sleep
To cast off their shoulders what has been downbeat,
They would advance up in spite of long distances
To perfect everything that is still incomplete.
Translation by THANH-THANH
www.Thanh-Thanh.com
TÔN GIÁO & CHÍNH TRỊ
*
YÊU MA MANG LỐT TU SĨ
CHUYỆN DÀI VỀ ÔNG "VÔ NHẤT HẠNH"
Gian xảo tố cáo VNCH vô căn cứ, im lặng trước tội ác của CSVN. Với biến cố Bát Nhã, thực sư ươn hèn khi "đem con bỏ chợ".
Vòng đời luẩn quẩn
Cuộc đời là một vòng luẩn quẩn. Luật “luân hồi nhân quả” của nhà Phật, nghe thì cao vời vợi nhưng nhiều khi “quả báo nhãn tiền” cũng chẳng bao xa.
Thầy Thích Nhất Hạnh sinh ra ở miền Trung và lớn lên bằng cơm gạo của miền Nam Cộng Hòa. Trong trửong thành, thầy được chế độ Cộng Hòa ưu đãi nhiều hơn ai khác. Ở tuổi 30, trong khi bao nhiêu thanh niên cùng trang lứa với thầy đang trèo đèo, lội suối, vào sinh ra tử nơi địa đầu chiến tuyến, thì thày ung dung tự tại trau dồi kiến thức ở Đai Học Văn Khoa. Khi tốt nghiệp, thầy , được học bổng qua Mỹ du học tại một trường danh tiếng. Trong thời chiến, đi du học bên Hoa Kỳ không phải là chuyện dễ. Có lẽ, có một bàn tay nào đó đã nâng đỡ cho thày?
Về nước năm 1964, dạy ở Đại Học Vạn Hạnh một thời gian, để rồi lại xuất ngoại vào năm 1966, Lần này, chuyến Mỹ du của thày có mục đích để phổ biến những tư tưởng phản chiến. trong dư luận quốc tế. Với bộ áo của nhà tu hành, với trình độ của một sinh viên tốt nghiệp Đại Học Princeton, thày mau chóng tạo được uy tín với người ngoại quốc. Thày đi nói chuyện khắp nơi, lớn tiếng kết tội VNCH là hiếu chiến. Thầy nói: “Tôi ra đi để nói rõ là dân VN không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới một giải pháp hòa bình, và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm một chỗ để tranh dành ảnh hưởng nữa, đừng xử dụng ý thức hệ cũng như bom đạn trên đất nước nhỏ bé này…”
Ngày 2/6/66, thày tố cáo trước Thượng Viện Hoa Kỳ là Mỹ và VNCH: nguyên nhân gây ra thảm họa chiến tranh tại VN, đã bị nhân dân trong nước hết sức bất mãn và chống đối mạnh mẽ. Tội nghiệp cho chính thể VNCH, đã đặt biết bao kỳ vọng vào người “con yêu của đất nước” gửi đi du học. Người con yêu này, thay vì đem hết kiến thức thu nhận được, trở về phục vụ cho đất nước, cho đồng bào thì lại “gậy ông đập lưng ông”, dùng dao “đâm sau lưng chiến sĩ.” Lẽ dĩ nhiên, chính phủ VNCH không thể “nuôi ong tay áo”, “nuôi khỉ dòm nhà” được, nên đành phải cấm cửa đứa con “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” này trở về nơi quê cha đất tổ.
Không biết thầy lấy danh nghĩa gì mà phát biểu thay cho dân VN. Dân miền Nam khao khát hòa bình, nhưng phải là hòa bình đem lại độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc, chứ không phải là loại hoà bình dung túng cho chế độ VC độc tài, thối nát, tay sai ngoại bang.
Sau khi hòa bình đã vãn hồi trên đất nước thày NH không trở về VN. Thày ở lại Pháp xây dựng sự nghiệp, đồng thời cũng tiếp tục trải tư tưởng thiên cộng trong các tác phẩm của thày “Hoa Sen trong biển lửa, môt đề nghị hòa bình của Phật Giáo” lên án chính phủ VNCH và Hoa Kỳ đàn áp Phật Giáo, gây cảnh tang tóc cho nhân dân miền Nam, và đề cao chính nghĩa cũng như lòng yêu nước của MTGPMN.. Thày cũng không quên nhấn mạnh: “Trong đầu óc của người VN nói chung, HCM là vị anh hùng dân tôc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp.”
Thày TNH không trở về VN, thì tháng 1/2006, nhà nước gừi TT Thích Đức Nghi sang Làng Mai tu tập. Thày Thích Đức Nghi nhờ cư sử khôn khéo, biết làm vừa lòng sư phụ nên đã trở thành đệ tử tâm đắc của thày TNH. TT Thích Đức Nghi được giới thiệu sang thiền viện Lộc Uyển bên Hoa Kỳ để quyên tiền về xây dựng Thiền Viện Bát Nhã ở Lâm Đồng.
Theo lời mời của chính quyền Hà Nôi, ngày 1/12/05, TS TNH đem 100 tăng sinh Làng Mai về VN. TS được đón tiếp trọng thể với một đội ngũ tăng ni đông đảo, có tán vàng che đầu, có hoa thơm rắc lối đi. TT Thích Đức Nghi ngỏ ý muốn cúng dường tu viện Bát Nhã cho TS TNH để làm nơi cho các tăng sinh tu tập.
Trong thời gian 3 tháng lưu lại VN, TS TNH đi thuyết pháp nhiều nơi và tổ chức trai đàn, cầu siêu cho các vong linh đã nằm xuống trong thời kỳ chiến tranh. TS cũng được chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại Phủ Chủ Tịch vào tháng 5/2007.
Ngày 10/29/08, trưởng ban Tôn Giáo chính phủ tố cáo Tăng ni Làng Mai vi phạm Luật pháp VN và ít ngày sau đó, công an Lâm Đồng cưỡng bách trục xuất 400 đệ tử tu học Pháp môn Làng Mai ra khỏi Thiền viện Bát Nhã.
Có lẽ để xoa dịu dư luận, một phiên họp Phật giáo bất thường được tổ chức tại Saigon, không có mặt của đại diện Làng Mai, đã đưa quyết định mới: mọi người có thể tiếp tục tu học, ai chưa có đủ giấy tờ, cần bổ túc, ai quậy phá, sẽ bị xử lý. Về tài sản, thì 2 bên (Làng Mai và Bát Nhã) có thể tự giải quyết, hay nhờ pháp luật).
Ngày 27, 28, 29 tháng 6 năm 2009, 200 thanh niên thuộc xã hội đen tới Thiền Viện Bát Nhã đâp phá đồ đạc, vứt bỏ đồ ăn, cúp điện nước, khóa hết cửa ra vào. Mọi sự hỗ trợ bên ngoài đều vô vọng vì con đường độc đạo từ Bảo Lộc vào Bát Nhã đều có đám thanh niên tụ tập để kiểm tra.
Tin tức chính thức từ Bát Nhã Tu Viện gửi đi lên mạng toàn cầu kêu cứu. TT Thích Đức Nghi cũng lên tiếng yêu cầu mọi tăng ni và tăng sinh dời khỏi Tu viện Bát Nhã
Chắc TS TNH cũng biết rõ là ai đã làm ra những chuyện này?.
Những đê tử của thầy có nhiều người lớn tuổi bán nhà bán cửa ở Mỹ để đi về dưỡng già theo lời đường mất của thầy bây giờ không biết làm sao. Ra ngoại quốc trở lại thì nhà bán rồi, còn chỗ nào khác ngoài cách vào “nhà già” sống? Ở trong nước thì tá túc vào chỗ nào? Còn riêng cá nhân thầy tuy có bị VC và sư Thích Đức Nghi lât lọng làm cho hư bột hư đường mọi sự thì cũng đừng buồn. Bởi vì sự việc VC đối xử với thày hôm nay cũng giống như những gì thày đã đối xử với VNCH trước kia. Là người có đọc sách Phật, chắc thầy cũng nhìn thấy “Luật nhân quả” và “quả báo nhãn tiền”. Còn nếu thày chưa nhìn rỏ thì: Nam mô a di đà Phật, xin ngài khai thông huệ nhãn cho thầy.
Diệu Tiên
07/2009
Thiền Sư Nhất Hạnh: "Tẩu Vi Thượng Sách"
NAM MÔ A DI... ÐỪNG TIN CHI VIỆT CỘNG
NGUYỄN DUY THÀNH
Cobra Thích Nhất Hạnh và Cobra Thích Thanh Từ.
Sau tháng 4 năm 1975, ai đã từng trải qua trại tù (cải tạo) đều biết rằng, cứ khoảng 3 tháng thì trại viên đều phải viết Bản Kiểm Ðiểm Cá Nhân, đối với tù nhân chính trị thì mục Tư Tưởng Chính Trị trong bản viết tay này quan trọng lắm. Thay vì, ai cũng muốn viết cho hay, cho khôn khéo để tránh sự bắt bẻ, gây khó khăn xách nhiễu của công an, thì có vị Thượng tọa diễn giải ngắn gọn rằng:
“..Tôi không theo Mỹ, tôi không theo Ngụy, và tôi cũng không theo Việt Cộng. Tôi chỉ theo Phật”, rồi ông viết hai chữ “chấm hết” thật to, và khi tự đọc bản kiểm điểm của mình thì chính ông cũng đọc thật to hai chữ “chấm hết”.
Trong thế giới tù đày rất hiếm khi có được nụ cười, vì nó đâu như lát Sắn Mì sáng nào cũng có! Bởi thế, mỗi lần ngồi nghe đọc bản kiểm điểm, thì đám tù có dịp đưa tay bịt miệng cười cho đã... đời... khi ông Thượng tọa này tự kiểm điểm thái độ “cải tạo cà giựt cà tang” của ông. Lắm lúc, có người thắc mắc hỏi - “Sao Thầy không viết thêm vài câu cho lấy lệ?”. Nhưng ông Thượng tọa hiền lành chấp tay lầu rầu: - “Nam mô a di... đừng tin chi Việt Cộng”.
Thế rồi một sáng đầu thu, đám tù thấy ông Thượng tọa nằm chết cong queo trên sàn nhà, từ giã cỏi vô thường về miền cực lạc, hành trang theo bộ xương khô khoảng 20 kg của ông là một bầy Chấy rận và Rệp, dù rằng trước đó, vì thương ông nên đám tù đã “đè” vị Thượng tọa nằm xuống để vệ sinh giúp ông, nhưng ông cương quyết bồ tát rằng: - “Mình không tội tình chi mà họ cũng bắt mình vô đây. Bây giờ mình sắp chết thì cho Rận, Rệp ăn một trận cho đã, bắt bớ chúng làm chi cho tội tình.”
Hôm nay, nhân tiết trời cũng gần vào thu, nhắc lại câu nói của người tù bất khuất kia như một sự tưởng niệm, và cũng không ngoài gởi đến đọc giả một bài phân tích. Ðó là:
Trong cùng một lúc. Nhà cầm quyền Hà Nội mở chiến dịch đàn áp tôn giáo qua hai sự vụ Tam Tòa và Bát Nhã. Nhưng có người cho rằng, phần lớn người Việt Nam, nhất là giới truyền thông đã chú ý và dành thiện cảm nhiều hơn cho vụ Tam Tòa.
Vì sao?
Mời bạn đọc cùng lạm bàn một chút cho có sự công bằng.
Ở đời, người ta thường nói: - Chuyện gì cũng phải có đầu có đuôi. Vậy, phần đầu của sự vụ Bát Nhã là bắt đầu từ Làng Mai bên Pháp, đã gọi là chữ Làng thì người ta đều nhận ra được sự mộc mạc, khiêm tốn của người tu hành, nhưng tập hợp và tạo dựng được chữ Làng này không phải mấy ai đi tu cũng làm được! Muốn hiểu biết và học hỏi sự thành công này, thì phải xá thân đi vào đạo tràng mới hiểu hết ngọn nguồn của người sáng lập ra Làng đạo này, chứ người phàm tục trần chỉ biết rằng, là:
Mãi cho đến đầu năm 2004, dù rằng đảng Cộng Sản Việt Nam đã hối thúc các Sư quốc doanh niệm thần chú cầu nguyện, cùng kết hợp với các độc chiêu mà đảng đã tung ra hải ngoại, tuy đã dồn hết công lực nhưng Việt cộng vẫn bị nhốt kỹ trong chiếc lồng sắt CPC. Trong thế tuyệt vọng, nhưng rồi Việt Cộng như kẻ đang “Buồn ngủ thì gặp chiếu manh”, có người mách bảo Làng Mai là chiêu thức độc nhất để phá trận. Thế là, Việt Cộng gởi ngay võ sinh giỏi nhất qua Làng Mai cầu cứu. Trong Binh Pháp Tôn Tử có 13 Thiên và 36 Kế, nhưng Việt Cộng không dùng kế nào mà chỉ dùng kế “Lạy”. Ai ngờ! Kế này rất hiệu nghiệm.
Sau hơn 40 năm “viễn xứ đéo hoài quê”. Ngày 12.1.2005, người sáng lập Làng Mai quyết định nhận lời mời của đảng CSVN, và đã cùng 100 đệ tử môn sinh bay về cố quốc. Ðây là một chuyến đi không bình thường như những Việt kiều về thăm theo kiểu “Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê”, mà chuyến đi của vị Thiền sư đứng đầu Làng Mai theo thế chính trị đã được sắp xếp. Vì thế, giới cầm quyền Hà Nội đã quyết định “đánh bóng” chuyến viếng thăm này dưới hình thức như một vị quốc khách, bằng cách trải thảm đỏ và rải hoa thơm trên mọi nẻo đường mà vị Thiền Sư bước qua, ngay cả truyền thông các nước cũng được Hà Nội phát giấy mời, tất cả sự chuẩn bị rất đúng với nghĩa “Ngài về làng như thần hoàng về miếu”. Sau sự kiện vang dội này, các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ từng chỉ trích chính quyền Việt Nam kỳ thị tôn giáo đã có cái nhìn nhẹ nhàng hơn. Ðể tạo lòng tin cho thế giới nhìn vào Việt Nam về mặt nhân quyền, ban Tôn Giáo Chính Phủ còn tung ra Công văn số 525-TGCP-PG, nhằm cho phép cơ sở Bát Nhã được phép thành lập tu viện và hành đạo tại Việt Nam theo môn phái Làng Mai. Qua sự kiện này, không ít thì nhiều vị Thiền Sư đứng đầu Làng Mai đã đóng góp một phần không nhỏ cho giới cầm quyền Hà Nội thoát ra được khung củi sắt, bằng chứng ngày 17 tháng 11 năm 2006, trước khi đi dự hội nghị APEC, Tổng Thống Bush đã lấy tên Việt nam ra khỏi danh sách CPC.
Mọi chuyện thật êm đềm mát ngót. Nào ngờ, vị Thiền Sư được xem như là cao tay ấn nhất cũng không ngờ, Việt Cộng dùng một chiêu trong Tam Thập Lục Kế, mà Kế thứ 21 là Quá Kiều Triều Bản, tức qua cầu rút ván. Ôi thôi! Cái chiêu này thì bao nhiêu nhà đầu tư hay Việt kiều đã sạt nghiệp và “chạy làng” để bỏ của lấy người, thì trường hợp Làng Mai cũng vậy, cũng cái kiểu Nam mô a di nhà nước có làm chi mô..! Tất cả cũng chỉ vì sự phản bội của một ông đệ tử, mà vào tháng 1 năm 2006 chính vị Thiền Sư đã truyền đăng đắc pháp để trở thành giáo thọ Làng Mai, nay mọi chuyện từ thượng tới hạ đều do đệ tử đứng tên, nên trên mặt pháp lý thì việc “cúng dường” cho đệ tử này thì cũng là chuyện “phải đạo”.
Xa hơn nữa, một điểm chính trị của quốc gia, mà vị Thiền Sư cứ ngỡ như là chánh sự của đạo pháp. Ðó là Bát Nhã thuộc Lâm Ðồng có cách xa gì đâu với vụ Bauxite ở DarkNông! Một lãnh địa mà đàn anh Trung Cộng đang muốn độc quyền để tạo nên một Tây Tạng ngay giữa Việt Nam, với thế chiến lược như thế thì lẽ nào Trung Cộng muốn một giáo phái Pháp Luân Công thứ hai; hay một Ðạt Lai Ðạt Ma số hai xuất hiện trên vùng cứ địa này. Do đó, việc hối thúc đàn em Cộng Sản Việt Nam bóp chết Làng Mai ngay từ trong trứng nước, hơn nữa, sự có mặt của vị Thiền sư ở Việt Nam chẳng còn hữu dụng vì như trái Chanh đã vắt khô nước. Thật lầm lẫn và đớn đau!
Tuy nhiên, câu hỏi của công luận đặt ra là.. Trong cùng một lúc có sự vụ Tam Tòa và Bát Nhã, nhưng sự vụ Tam Tòa được dành nhiều thiện cảm hơn, nhất là phía quốc tế? Ðây là một câu hỏi cũng như sự trả lời cần phải tế nhị, nhưng công luận thường có sự tích lũy chứng minh của nó, ngay cả sự thiện cảm cũng thế.
Một: Xin thử đưa vấn đề quốc tế để nói, mà Hoa Kỳ là nước hay lên tiếng về nhân quyền, nhưng lại im lặng. Có lẽ, mấy ông bà Thượng Nghị Sĩ Mỹ có trí nhớ tốt, vì đúng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 quân khủng bố đánh sập tòa tháp đôi ở NewYork, thì cũng đúng là ngày Vị Thiền Sư đứng đầu Làng Mai có mặt tại Hoa Kỳ. Báo Mỹ viết đại loại rằng, lẽ ra vị sư này nên đọc kinh cầu nguyện cho 3000 nạn nhân thiệt mạng, thì ông lại tuyên bố nước Mỹ gây oan sai nhiều nên phải gặp oán, ngoài ra người đứng đầu Làng Mai còn bỏ ra 45.000 đô la để nhờ tờ New York Time đăng nguyên 2 trang A5 và A22, mà mục đích chỉ nhằm trả lời một câu hỏi của Ký giả Anne A Simpkinson về vụ Bến Tre trước năm 1975, vì trong sách của vị Thiền sư viết rằng, chỉ có mấy tên du kích bắn vu vơ nhưng Không lực của Mỹ đã tàn phá hơn Ba trăm ngàn căn nhà của dân chúng. Trong khi đó ngay trên hệ thống CNN cũng đã đưa ra sự kiện này, với sự bình luận của một số Ký giả thời chiến còn sống cho rằng, cuộc chiến của Tết Mậu Thân tại Bến Tre, Việt Cộng đã huy động đến 2000 quân, các chi tiết này được ghi trên tờ New York Time số ra ngày 25-9-2001.
Hai: Nếu vị Thiền sư đứng đầu Làng Mai kêu gọi thế giới, hay gần gủi nhất là cộng đồng Việt Nam hải ngoại tranh đấu vì giáo phái Làng Mai bị đàn áp tôn giáo, thì hình ảnh ngài Thiền sư được Cộng Sản Việt Nam che dù che lộng vẫn chưa phai, hoặc cái thế ngồi vắt chân cùng ông Chủ tịch uống trà vẫn chưa nhạt, tâm đắc hợp tác và hữu nghị như thế thì cớ gì gọi là đàn áp? Rất có thể vì sự nhớ dai này, phải chăng người Mỹ đã không lên tiếng trong sự vụ Bát Nhã hôm nay? Thôi, âu cũng là bài học cho đời sau để biết rằng sống trên đời phải có thủy có chung, hay nói theo kiểu con nhà Phật là: Nghiệp chướng.
Nhưng dù sao, theo dõi qua sự vụ, mọi người cũng nhận ra được. Vì tin Việt Cộng mà Bát Nhã đã chạy quá nhanh, rồi khấp chân đụng đầu với Bauxite và... Bùm... Tan...
Có thể “trận đấu” giữa vị Thiền Sư và con Ma nhà họ Hán, dù là Hán phương Bắc hay ngụy Hán Hà Nội phải có hồi kết thúc, và sẽ kết thúc sớm. Vì Lê Dũng phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao CSVN đã chính thức xác nhận “tối hậu thư” trục xuất tăng ni Làng Mai, bởi lý do không được giấy phép hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Thật thừa thãi thay! cho “tối hậu thư” này, vì người đứng đầu Làng Mai đã dùng Kế cuối cùng trong Tam Thập Lục Kế để Tẩu Vi Thượng Sách từ lâu, tội nghiệp cho các tu sinh còn lại phải bể đầu u trán vì đám côn đồ hành hung, xách nhiễu, nhưng Cộng Sản Việt Nam thủ lợi đứng cười.
Trong thế tiến thối lưỡng nan, vì không ít một số người đã bán hết tài sản để tìm sư học đạo, nay lâm cảnh đem con bỏ chợ, tất cả sự phũ phàng đó đã cho công luận Việt Nam những bài học giá trị về đạo lẫn đời là:
Dù là một lãnh đạo Quốc gia- Hội đoàn- Ðảng phái- Tôn giáo hoạt động và hành xử dưới một mục đích gì, mà không đặt sự hưng thịnh trường tồn của tổ quốc lên hàng tối thượng, cùng sự tồn vong của dân tộc lên hàng đầu, thì ắt hẳn phải đón nhận sự thất bại, cáo chung. Sự vụ Bát Nhã-Làng Mai là bài học quý giá nhất, hiện thực nhất cho các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo để chiêm nghiệm ra được, tầm quan trọng của câu: Có Quốc Mới Có Ðạo, nhất là hiện tình quốc gia Việt Nam đang bị nguy cơ Hán hóa. Cho nên, việc hiệp thông, hợp nhất tình đoàn kết yêu nước là trên hết, là tất thắng.
Còn tin vào lời kêu gọi cải cách, đổi mới của các chính sách: Song tịch, Ðầu tư, tôn giáo..vv..vv của Việt Cộng, thì hậu quả sẽ xảy ra như Bát Nhã - Làng Mai.
Trước khi tạm biệt. Kính chúc đọc giả an mạnh để cùng nhau hướng về Tam Tòa, và cũng xin đừng quên câu nói của vị Thượng tọa đã dặn dò:
Nam Mô A Di. Ðừng Tin Chi Việt Cộng..
NGUYỄN DUY THÀNH
TỪ BI PHẢI CÓ TRÍ TUỆ
Tuệ Quang
Đài RFA ngày 28-09-2009 đưa tin:
Hôm Chủ nhật 27-9, một lực lượng côn đồ và công an hùng hậu đã đến mạnh tay đàn áp, bắt bớ, hành hung, săn đuổi hàng trăm tăng ni, tu sinh tại tu viện Bát Nhã ở tỉnh Lâm Đồng.
Sự việc được giới truyền thông quốc tế tường thuật rộng rải với hàng tựa “ Mưa, Máu, Nước Mắt đang chảy tại Bát Nhã, Bảo Lộc”. Trong khi đó, cấp lãnh đạo địa phương cho là “Việc nội bộ của Phật Giáo” không liên can gì đến họ “…(Hết trích ).Pháp nạn tại Bát Nhã đã được tôi dự đoán cách đây 4 năm, vào năm 2005 khi Thiền sư Nhất Hạnh về thăm Việt Nam và được nhà nước CS Việt Nam tiếp đón như quốc khách. Trong bài “Suy nghĩ từ một chuyến trở về “đăng trên trang web Quê Mẹ ngày: 19/4/2005 tôi có viết :
… ”Cho nên chuyến trở về vừa rồi của Sư ông Nhất Hạnh được đạo diễn như một trò hề chính trị do nhà nước Việt Nam dựng lên nhằm tranh thủ sự ủng hộ cũa quốc tế trong việc xin gia nhập WTO và xoa dịu dư luận thế giới do áp lực từ Hoa Kỳ và Châu Âu, Sư ông với một tâm ý tốt đẹp khi trở về đã bị lợi dụng cho mục đích không trong sáng của nhà cầm quyền.. Nếu Sư ông Nhất Hạnh nêu ý nguyện về cư trú lâu dài, lập tự viện, thu đệ tử tại Việt Nam thì sẽ thấy được thực chất của sự tự do tôn giáo tại Việt Nam”
Tuy nhiên cảnh báo của tôi đã không được Thiền sư Nhất Hạnh và các đệ tử Làng Mai lưu ý một cách nghiêm túc.
Tôi nghĩ rằng, là một người phật tử nhất là các tăng sĩ phải luôn học và hành theo lời phật dạy, tức là phải trao dồi và thực hành Tam công (Bi, Trí , Dũng) Tứ lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xã) cho tròn đầy để làm sáng tỏ Phật tánh trong từng phật tử. Khi đã làm sáng tỏ Phật tánh tức là thấy rõ “Bản lai diện mục “tức là đạt tới sự Giác ngộ, đến sự giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đó chính là mục đích tối cao của Đạo Phật. Luôn luôn học hỏi và trao dồi tam công- tứ lượng cũng là cách ta báo hiếu Đức Phật vậy.
Tiếc rằng trong hàng phật tử hiện nay, một số Tăng sĩ mặc dù rất làu thông Kinh Luật Luận, luôn rao giảng về hạnh Từ Bi, khuyến khích tín đồ Phật tử thực hành bố thí, độ tha để hưởng phước báu. Điều này quả thật tốt, vì Từ Bi là hạnh đứng đầu trong các đức hạnh của người Phật tử, tuy nhiên các vị ấy quên rằng Từ bi phải có Trí tuệ, vì nếu không có trí tuệ thì tâm từ bi của người Phật tử sẻ trao nhầm chổ giống như kiểu “giao trứng cho ác”.
Khi Đại Nam quốc tự khánh thành tại Bình Dương cách đây ít năm, cả ngàn tăng sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến làm lể và quỳ lạy Phật, đồng thời lạy luôn Hồ Chí Minh - một biểu tượng của chủ nghĩa tam vô – các vị tăng sĩ này có trí tuệ không và có xứng là các trưởng tử của Phật hay không ?.
Một số Tăng sĩ khác, ngoài miệng thì hô hào “tôn giáo không làm chính trị” nhưng trong hành động lại cố chui vào Mặt trận Tổ quốc, cánh tay nối dài của Đảng CS, thậm chí vào hội đồng nhân dân, quốc hội để ngồi bàn những vấn đề rất phi Phật giáo như ngừa thai, phá thai… hoặc như Hoà thượng Thích Thanh Tứ dùng diễn đàn Quốc hội để đấu tố Hoà Thượng Quảng Độ, một đồng đạo của mình thì các vị này có thật sự không làm chính trị, có trí tuệ và có xứng là con Phật hay không ?
Một số tu viện và Phật tử ở Hoa Kỳ vài năm gần đây rất hâm mộ Đại đức Thích Nhật Từ nên thường xuyên mời vị tăng sĩ này từ Việt Nam sang Mỹ thuyết pháp, vị này cũng là người đi đầu trong việc kêu gọi “Tôn giáo không làm chính trị” và kêu gọi các mạnh thường quân đóng góp để tổ chức Vesak 2009 tại chùa Hồ Chí Minh- Việt Nam quốc tự tại Bình dương, nay rõ ra thì vị Đại đức này là một sĩ quan Công an tôn giáo với quân hàm trung tá, mọi người mới ngã ngữa, té ra bấy lâu nay , các” khúc ruột ngàn năm” đã rước ma quỹ để rao giảng (hay báng bổ) Phật pháp mà không hay, thật đúng là trí tuệ tối thui.
Riêng vấn đề Làng Mai tôi không dám nói Sư ông Nhất Hạnh non kém về chính trị nhưng rõ ràng việc Sư ông muốn thoả hiệp để cảm hoá Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn thất bại. Sau khi đã dùng xong con bài Làng mai , CS Việt Nam đã vắt chanh bỏ vỏ đúng như bản chất lưu manh,lật lọng của chúng từ mấy mươi năm nay.
Cho nên, như cố tổng thống Nga Enxin từng nói “ Cộng sản không thể cải tạo mà chỉ có thể dẹp bỏ nó mà thôi “.
Bài học Bát Nhã ngày hôm nay không chỉ dành cho Sư ông Nhất Hạnh mà còn cho bất cứ cá nhân hay tập thể nào còn muốn thỏa hiệp hay đi đêm với Chính quyền CS Việt Nam.
Từ bi phải luôn đi kèm trí tuệ, người Phật tử Việt Nam hôm nay hãy luôn tâm niệm điều này.
Sài gòn 30/09/2009
Tuệ Quang
Cobra Thích Nhất Hạnh và VC Phan Văn Khải tại Hà Nội
Hiện Tượng Bát Nhã
Phần Thưởng Hay Quả Báo Vô Minh?
Trong những bài trước đây, viết về tình hình của Phật giáo tại quê nhà, và sự kiện đàn áp dã man trong tiến trình “quyết tâm tiêu diệt tận gốc rễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” của ác đảng Cọng sản Việt Nam, chính tôi đã đề cập rất nhiều về Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai. Tôi cũng đã tỏ nỗi ưu tư của riêng mình đến với quý Ngài trong GHPGVNTN rằng: Phần đông Phật tử trong lẫn ngoài nước đã bị Thiền sư Nhất Hạnh thu phục chiếm lấy cảm tình hết cả rồi, vả lại cũng có nhiều thân hào nhân sĩ ngoại quốc biết Thiền sư Nhất Hạnh. Đang lúc quý Ngài trong GHPGVNTN không ngừng tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, nếu Thiền sư Nhất Hạnh chỉ cần một lần lên tiếng thôi thì có thể lôi kéo lớn mạnh lực lượng toàn dân ở hải ngoại, và Cọng sản Việt Nam cũng đã suy vi hoặc sụp đổ rồi. Tiếc rằng Thiền sư Nhất Hạnh và nhóm Tăng thân làng Mai chỉ biết thủ lợi riêng tư và nhu nhược quá!
Đó là tâm sự của chính tôi. Tôi cũng mong mỏi ở Thiền sư Nhất Hạnh sẽ có lối nhìn thực tế hơn trong vấn đề nhân quyền, tôn giáo.. Thế nhưng, càng đợi chờ, càng thất vọng! Để rồi, trong một bài viết mới đây (3/2007), tựa đề “Sư Ông Nhất Hạnh Ðang Ðốt Ngôi Nhà Chánh Pháp” tôi buộc lòng phải khổ tâm vừa nhắn nhủ, vừa chỉ trích: “Thuở xưa, nền móng chính trị đứng đắn ở thời Ðinh Lê Lý Trần, thường chú trọng đến minh sư, tiên sư để làm cho đạo đức vinh hoa, quốc gia thăng tiến, muôn dân an lạc. Ngày nay, chính trị lưu manh dối trá bất đạo như nhà nước Cọng sản Việt Nam thường hay chú trọng đến những kẻ tham danh tham vọng, dụng đạo cầu danh; vì thế nên hạng tục sư, ma sư lấp ló khắp nơi để mua danh bán đạo. Thậm chí những kẻ ở xa nửa quả địa cầu cũng tranh nhau bu tới hành nghề bám lợi, dù biết rằng ló ra là bị phản bác khắp nơi nhưng mớm lợi vốn đã làm mờ lý trí” mong đánh được tính tự ái, lòng từ bi và sự quan tâm tối thiểu của Thiền sư Nhất Hạnh đối với đồng đạo của mình. Ngược với lòng mong mỏi, đau đớn thay! Thiền sư Nhất Hạnh, hai lần liên tiếp trong những năm 1999 và 2005, đã dẫn hơn 300 Tăng thân làng Mai ồ ạt kéo về Việt Nam giải oan cứu nguy cho tập đoàn ác đảng CSVN, chính là việc dẫn đường cho George W Bush đã mang cõng 3 món quà giá trị và quý báu nhất từ Hoa Kỳ đến Việt Nam dâng hai tay lên cho ác đảng…
Diễn biến thấy rõ: Cả đàn con xuất thân từ Làng Mai, Làng Hồng không ngừng tiếp sức, giải oan, cứu lấy người mẹ của mình là đảng CSVN; họ đã kết lên trên áo “mẹ” họ một bông hồng rực rỡ và tự hào nhắc nhở “mẹ của mình muôn năm”. Nhưng, kết quả sẽ đến như thế nào? Mẹ đã tặng con lại cái gì? Ấy là những bông màu trắng mà “mẹ” đang gắn lên ngực, trên trái tim của các con với lối trù ẻo kín đáo rằng: Các con sống mà như đã chết, hoa trắng mà mẹ cho các con tượng trưng cho ngày tàn của các con, vốn bởi vì mẹ con chúng ta khác máu. Máu của con là máu Âu Cơ, còm máu của mẹ là máu Lê-Mác. Mẹ và Con chúng ta không cùng tồn tại, cũng chẳng thể sống chung một nhà với nhau được! Các con cài hoa hồng cho mẹ đây là do Ý THỨC của các con, ý thức non bé; còn mẹ gắn hoa trắng màu tang cho các con là vì BỔN PHẬN của mẹ, bổn phận phải thanh trừ tiêu diệt các con khi mẹ khỏe mạnh
Tình huống hôm nay diễn ra đúng như kế hoạch của “mẹ” đã sắp đặt. Ý THỨC của đàn con Làng Mai quá hạn hẹp kém cỏi, tưởng rằng cứu mẹ là mẹ sẽ biết ơn các con. Không ngờ khi mẹ nắm trong tay 3 món quà quý do George W Bush tặng, mẹ bóp cổ các con ngay lập tức. Đứa con hiếu thảo nhất của mẹ là “Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Miền Nam” tuy đã có công lớn cống hiến miền Nam cho mẹ nuốt chửng, nhưng khi mẹ đã thành công sau 4/1975 rồi, thì mẹ cũng xóa sổ nó thay, huống hồ là đứa con vẹp Làng Mai, Làng Hồng?
Rõ đã mấy tháng qua; “đàn con dại từ lâu vất vưỡng” ở các nơi như Tu viện Bát Nhã, Mây Đầu Núi, Bếp Lửa Hồng, Rừng Phương Bối - Việt Nam. Chùa thì có (Bát Nhã), to như điện Thiên, đẹp như cảnh Tiên, mà đàn con gồm hơn 400 người sống không nơi nương tựa, ăn rau rừng nhưng không đủ, ngủ trên sỏi cát mà cũng chẳng an, điện thành Hồ sáng toang mà ánh sáng chiếu chẳng tới; đèn dầu loạng choạng u ám như Thiền ngục vô minh; mưa ướt đẫm mình, lạnh teo da buốt dạ.
Quý ngài trong GHPGVNTN thấy đau lòng muốn can thiệp nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Thật thế, nếu không rõ lai lịch của người mình muốn cứu, hóa có phải hy sinh thân mạng mình để cứu tay chân của ác đảng vốn là kẻ thù của Dân tộc hay sao? Vì thế, theo bản Thông cáo Báo chí làm tại Paris ngày 22.9.2009, Thượng tọa Thích Viên Định đã lên tiếng như sau: “Thiền sư Nhất Hạnh là khách của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, về hợp tác với Giáo Hội và Nhà cầm quyền Cộng sản. Trong vụ này (công an cướp chùa, tống khử Tăng Ni ở tu viện Bát Nhã – người viết chú), chưa hề thấy thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp lên tiếng như thế nào. Sự việc chưa rõ ràng nên không biết căn cứ vào đâu để hỗ trợ. Nhưng, việc Nhà cầm quyền cộng sản trấn áp chư Tăng Chùa Bát Nhã bằng cách cúp điện, cúp nước, ném đá, ném phân, ngăn chặn đường, không cho người vào tiếp tế lương thực, là một hành động đàn áp tôn giáo quá rõ ràng. Việc đàn áp kéo dài, xảy ra ngay bên cạnh. Nạn nhân lại là đồng bào, đồng đạo, ai thấy mà không tức giận, đau lòng...
Không phải quí Hoà thượng trong GHPGVNTN không lên tiếng. Thực ra, quí ngài đã lên tiếng từ lâu rồi. Năm 1998, nghe tin Thiền sư Nhất Hạnh dự định về Việt Nam hợp tác với Nhà cầm quyền cộng sản, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã viết thư đề nghị Thiền sư Nhất Hạnh, bằng những lời nhẹ nhàng, tế nhị, đại ý: “Việt Nam chưa có tự do, dân chủ, nhân quyền, đừng về hợp tác, buôn bán, làm ăn, coi chừng sập tiệm, sẽ mất cả chì lẫn chài!... Bất chấp lời khuyên của Hoà thượng Thích Quảng độ, năm 2005, Thiền sư Nhất Hạnh về Việt Nam, kéo theo đoàn tùy tùng đông đảo lên đến 100 người. Chuyện đã lỡ, nhưng còn nước còn tát, Thượng toạ Thích Viên Định cố gắng viết một tâm thư, “Trả lời thư Thiền sư Nhất Hạnh” , phân tích lợi hại chuyến về Việt Nam không được khế thời, và tường trình cặn kẻ cho Thiền sư Nhất Hạnh biết, nhân dân Việt Nam đang bị khốn khổ vì nạn độc tài, độc đảng, nhân quyền, tôn giáo bị đàn áp rất nặng nề. Hy vọng qua thư đó, thấy rõ sự đau khổ của đồng bào Việt Nam, bị kiềm kẹp trong ách độc tài, Thiền sư sẽ đi theo con đường của GHPGVNTN, hợp cùng với các thân hào nhân sĩ và 85 triệu đồng bào, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.”
Ôi! Âu cũng do hậu quả của “ông Cha - là Thiền sư tiếng tăm lừng lẫy Làng Mai Pháp quốc” đã mang đàn con gồm mấy trăm Tăng Ni sinh về Việt Nam để hà hơi, tiếp sức, cứu nguy, giải độc cho “mẹ”; hô to khẩu hiệu cho thế giới biết rằng “bà Mẹ - là ác Đảng CSVN” thật sự có tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền.
Hôm nay, bà Mẹ thật sự ra tay giết sạch đàn con gồm 400 đứa: Tịch thu chiếu khán, đàn áp, đánh đập dã man... khiến cho họ khóc la thảm thiết, tiếng dậy vang trời, vọng khắp năm châu, lan tràn bốn biển. Đàn con 400 đứa từ Bát Nhã đã gào kêu cứu đến hết sức đứt hơi, vậy mà ông Cha tại Làng Mai Pháp quốc, vẫn an nhiên tọa thị, cắt đứt dây chuông, đóng kín Thiền môn, khép chặt màng nhĩ…
Phải chăng, Thiền sư Nhất Hạnh phải đành câm miệng như hến; thà chấp nhận vong ơn bội nghĩa, còn hơn mang tiếng u mê? Xin được phân tích:
1) Thứ nhất, chuyện đồng môn, đồng đạo và đệ tử ruột của mình bị Việt Cọng bức tử ở chùa Bát Nhã, Thiền sư Nhất Hạnh thật quá sức thấy, biết; nhưng tuyệt đối không muốn lên tiếng báo động thế giới để giải cứu cho họ ra khỏi nanh vuốt của CSVN. Đành phải ngậm đắng nuốt cay, cam chịu làm người vong ân, bội nghĩa. Thế thì còn gì để gọi là một vị Tu sĩ Phật giáo?
2) Thứ hai, giả sử nếu Thiền sư Nhất Hạnh lên tiếng phản đối chế độ Cọng sản Việt Nam, lên án tố cáo đảng CSVN để cứu lấy 400 đệ tử của mình, thì Thiền sư hẳn để lộ ra hai điểm như sau:
Bản chất tham lam, bội tín: Nghĩa là, Đảng cho ăn, cho mặc, cho cơ hội khoe danh, thì háo hức theo hầu nịnh hót. Đảng hết cho ăn mặc hoặc gây khó khăn, thì quay lại kết án chống Đảng. Người ta sẽ thấy rõ sự bội tín này của Thiền sư Nhất Hạnh!?
- Trí óc u mê: Đảng CSVN vốn là thứ Tam vô, gian ác; người người khinh ghét, thế giới chối từ; thế mà bản thân mình vốn là một vị Thiền sư sáng suốt, nhưng không nhận ra được điều này của Cọng sản, lại bám theo làm bạn, kết duyên. Cho mên kết quả mới thảm khốc thế này. Đó có phải là cái trí u mê của một “Thiền sư” hay không? Hơn thế, điều này còn ảnh hưởng không ít đến kho tàng sách vở của Thiền sư Nhất Hạnh. Bởi vì một sự thật trước mắt về đảng CSVN mà Thiền sư cũng nhận diện không rõ; vậy thì bao nhiêu sách vở mà Thiền sư viết, hóa được viết ra từ u minh đoản trí hay sao? Hỏi ai còn muốn đọc?
Qua hai điều 1) và 2) trên, thực hiện điều này thì bị vấp điều kia, đàng nào “Thiền sư” cũng tiêu tùng cả!
Nhưng, há lẽ Thiền sư cứ tiếp tục ngồi an nhiên, mặc kệ cho đàn đệ tử của mình bị CSVN bách hại hay sao??? Liệu khi chết, Thiền sư lúc chết có nhắm mắt nổi không? Nhưng phải cứu như thế nào để còn được lợi dân ích nước, ấy là điều mà Thiền sư cần phải cẩn trọng suy xét và hoạch định để khỏi phải giẵm vào một vùng vô minh thứ hai nữa.
Viết đến đây, Con vô cùng cảm phục trí anh minh, đức từ bi, lòng vị tha, tinh thần bất khuất và lập trường kiên cố của quý Ngài trong hàng Giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã kiên trì sống chết với bọn ác đảng Cọng sản Việt Nam, loại bỏ ma quân, quyết không hòa hợp. Con đây, sức mỏng tồi dày, chưa làm được gì cho quê hương. Nhưng quý Ngài, mặc dù tuổi tác đã cao, lại hy sinh quá nhiều cho Quốc gia Dân tộc và Đạo pháp, bị bọn Việt gian giáo gian đánh phá, vào tù ra tội, máu đổ xương rơi, mà đến bây giờ Quốc nạn vẫn chưa qua, Pháp nạn còn chưa khỏi. Con xin tâm thành cúi đầu đảnh lễ quý Ngài suốt một cuộc đời còn lại để tưởng nhớ công ơn hy sinh cao cả đó của quý Ngài cho mục đích thiêng liêng cao tột!
Còn riêng, xin quý Tăng Ni hiện đang phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Quốc doanh) hãy nên lấy sự vụ chùa Bát Nhã và sư Nhất Hạnh để làm bài học cho phương hướng hành hoạt và phụng sự Đạo pháp của mình cho hợp lẽ; hãy công khai thoát ly ngay khỏi cái Giáo hội quốc doanh ba búa đó. Mạnh Thát, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ cũng nên dùng Thiền sư Nhất Hạnh về vụ Bát Nhã để soi sáng cho mình; đừng có tưởng rằng triệt hạ Ngài Quảng Độ để mang GHPGVNTN về cho Mặt trận Tổ quốc là được tặng thưởng và ăn yên ngủ yên đâu nhé, mà đang có giây thòng lọng chờ treo cổ phía trên. Lại nữa, những kẻ làm Giáo gian, Việt gian hãy nên nhìn lại mấy thứ bại hoại như Trần Trường, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy để mau quay về đường chánh.. Những ai muốn cọng tác làm ăn với đám côn đồ ác đảng CSVN, hãy nên lấy trường hợp của tên “vua chả giò Hòa Lan Trịnh Vĩnh Bình” để soi! Bao cảnh đổ nát tang thương gây ra bởi CSVN cho những tên nhẹ dạ, vô thức, vô trí thật đếm không xuể. Tiếc rằng, bọn vô thức đứng từ bên bờ này, thấy miếng bánh mì bên bờ kia là cúi đầu lao đến, chứ chẳng chịu nhìn ở giữa cái vực hố thẳm sâu!!!
Tin tưởng và làm bạn với chó dữ, cọp đói; vẫn còn tốt và an toàn hơn ngàn lần so với việc tin tưởng hoặc làm bạn với bọn Cọng sản Việt Nam! Dứt khoát muôn đời như thế!
Lãnh hải, lãnh thổ, Hoàng Sa, Trường Sa, quê hương đất nước chung của Tổ tiên, của cả Dân tộc mà chúng còn mang dâng cho Tàu Cọng; huống hồ từng cá nhân, từng cọng đồng, từng tôn giáo mà nói làm gì? Thế mà có kẻ cam phận làm tay sai cho ác đảng khiến! Than ôi! Nhân phẩm ở đâu? Trí óc ở đâu rồi?
Biến cố xảy ra tại tu viện Bát Nhã, phải chăng là phần thưởng của đảng Cọng sản Việt Nam trao cho làng Mai vì đã có công giải độc cứu “mẹ”, hay là quả báo vô minh bởi đã cố tình phụng sự ma vương ác đảng của Tăng thân Làng Mai? Xin nhóm làng Mai hãy mở cửa phòng cho ánh sáng lọt vào, nhảy ra ngồi thiền dưới mặt nhật để quán tưởng
Và, cuối cùng xin được nhấn mạnh một lần nữa, thiết nghĩ Hiện tượng Bát Nhã, làng Mai và Thiền sư Nhất Hạnh là một BÀI HỌC ngàn đời quý báu cho toàn khối Phật giáo quốc doanh, Thiên Chúa giáo quốc doanh; cho toàn thể những tên Giáo gian, Việt gian đã bán rẻ linh hồn chiêu hồi ác đảng đang hại dân hại nước. Hãy nên mang bài học này về hằng đêm gối đầu, suy nghiệm; để sớm xa lìa ác đạo, phụng sự chính nghĩa, diệt kẻ thù chung. Chỉ mong có thế!
Hoài Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2009
BÀI HỌC TU VIỆN BÁT NHÃ
Từ nhiều năm qua, nhiều nguòi đã biêt thiền sư Nhât Hạnh hăng say làm việc cho cộng sản. Gần đây tin tưc từ trong nuoc cho biêt, cộng sản đã trả ơn sư Nhât Hạnh bằng cach chiếm đoạt tu viện Bat Nhã do công lao và tiền của thầy trò sư Nhât Hạnh xây dựng, và 400 đệ tử của sư Nhât Hạnh, trong số này có cả ni cô, đã bị đánh đập dã man và bị ném ra khỏi tu viện.
VC Nguyễn Minh Triết tiếp cobra Thích Nhất Hạnh,
(05/05/2007)
Đây là bài học cho những ai còn mơ ngủ theo cộng sản và làm việc cho chúng. Đối với cộng sản, kể cả lòng yêu nuoc của nhân dân, tài nguyên, đât đai, lãnh hải, hải đảo của tổ quôc, và những kẻ ngây thơ, nhẹ dạ, những kẻ cộng tác với chúng…đều là công cụ cho chúng xử dụng trong giai đoạn, để chúng đạt mục đich của chúng là chiếm đoạt quyền lực, tiền của cho riêng chúng thụ huỏng. Đây là chủ truong mà chúng gọi là “cứu cánh biện minh cho phuong tiện”. Dođó, cộng tác với cộng sản mà hy vọng chúng giữ lời hứa, có lòng nhân đạo, cư xử tử tế, thì có khác nào giao dịch với quỷ Satan mà hy vọng nó từ bỏ con đuòng gian ác.
Qua bài học ‘Tu viện Bat Nhã’, tôi không biêt sư Nhât Hạnh và nhóm Giao điểm đã mở măt ra chưa?
Cobra Nhất Hạnh về Việt Nam giải vây cho Việt Cộng khỏi danh sách CPC
Làng Mai bát nhã và kịch bản trắng tay
Đây là bài học cho những ai còn mơ ngủ theo cộng sản và làm việc cho chúng. Đối với cộng sản, kể cả lòng yêu nuoc của nhân dân, tài nguyên, đât đai, lãnh hải, hải đảo của tổ quôc, và những kẻ ngây thơ, nhẹ dạ, những kẻ cộng tác với chúng…đều là công cụ cho chúng xử dụng trong giai đoạn, để chúng đạt mục đich của chúng là chiếm đoạt quyền lực, tiền của cho riêng chúng thụ huỏng. Đây là chủ truong mà chúng gọi là “cứu cánh biện minh cho phuong tiện”. Dođó, cộng tác với cộng sản mà hy vọng chúng giữ lời hứa, có lòng nhân đạo, cư xử tử tế, thì có khác nào giao dịch với quỷ Satan mà hy vọng nó từ bỏ con đuòng gian ác.
Qua bài học ‘Tu viện Bat Nhã’, tôi không biêt sư Nhât Hạnh và nhóm Giao điểm đã mở măt ra chưa?
Cobra Nhất Hạnh về Việt Nam giải vây cho Việt Cộng khỏi danh sách CPC
Làng Mai bát nhã và kịch bản trắng tay
Đỗ Thái Nhiên
Trên địa bàn hành chánh công quyền, ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều chữ để xác định vị trí hành chánh của thành phần quan-chức-nhà-nước: Quan Văn, Quan Võ, Chánh Án, Thượng Thư, Tể Tướng, v.v… Những năm gần đây, công luận trong và ngoài nước thường nhắc tới một loại chức chưởng nghe rất lạ tai. Đó là “quan cướp ngày”. Thế nào quan cướp ngày? Câu hỏi vừa nêu đã được giới bình dân Việt Nam trả lời như đùa, nhưng rất nghiêm chỉnh:
“Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
(Ca dao Việt Nam)
Về mặt thời sự Việt Nam, các Quan Cộng Sản (CS) đang thực hiện một vụ cướp ngày nhằm vào Làng Mai Bát Nhã. Câu chuyện này chẳng khác nào một vỡ kịch gồm hai màn:
Màn Một - Hồi Một - Sơ giao và dụ dỗ con mồi:
Làng Mai là một trung tâm thiền tập do Thiền Sư Nhất Hạnh sáng lập. Trung tâm này hình thành tại miền Tây Nam nước Pháp năm 1982.
Năm 1998 chương trình “Hiểu và Thương” cùa Làng Mai nhận lời cộng tác với Thượng Tọa Đức Nghi để mở các lớp nhà trẻ tại Bảo Lâm và Bảo Lộc. Được biết Thầy Đức Nghi là thành viên của Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, gọi tắt là Phật Giáo Quốc Doanh. Vẫn năm 1998 thầy Đức Nghi đi Pháp để thăm Làng Mai và đi Mỹ thăm tu viện Lộc Uyển và để quyên tiền xây Chùa Bát Nhã. Năm 2001, 2003, 2005 cho đến nay thầy Đức Nghi và các đệ tử của thầy liên tục đến Pháp gọi là để tu học Pháp Môn Làng Mai.
Các năm 2003-2004 Thầy Đức Nghi mời một số Giáo Thọ (Giảng Viên) của Làng Mai về Việt Nam giảng dạy các khóa tu 5 ngày tại Chùa Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đồng thời Thầy Đức Nghi còn ngõ ý sẳn lòng bảo lãnh cho các giáo thọ Làng Mai được về Việt Nam 6 tháng mỗi năm để giảng dạy Pháp Môn Làng Mai cho đồng bào Phật Tử.
Cobra Nhất Hạnh gặp anh 5 Condom VNG
Năm
2005, lần đầu tiên, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn 100 Thiền Sinh
về thăm Việt Nam. Trước mặt đông đảo Tăng Ni, Đồng Bào Phật Tử, Cán Bộ
các cấp tỉnh Lâm Đồng, Thầy Đức Nghi long trọng tuyên xưng các lý lẽ sau
đây:
1. Thầy Đức Nghi rất tâm đắc với những tác phẩm của Thiền Sư Nhất Hạnh.
2. Thầy Đức Nghi muốn khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Hòa Thượng Nhất Hạnh sáng lập năm 1964 tại Việt Nam.
3. Sau nhiều năm đi thăm viếng những Trung Tâm Tu Học trên thế giới, Thầy Đức Nghi cho rằng: Pháp Môn Làng Mai là pháp môn thích hợp với Đồng Bào Việt Nam nhất.
4. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh là người yêu nước, có lòng tôn vinh Đạo Pháp và Dân Tộc.
Bởi các lý lẽ nêu trên Thầy Đức Nghi quyết định cúng dường Tu Viện Bát Nhã cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Làng Mai Pháp Quốc. “Được lời như cởi tấm lòng”, Thiền Sư Nhất Hạnh hoan hỉ chấp nhận sự cúng dường kia. Với tâm trạng “như cởi tấm lòng”, Thầy Nhất Hạnh tuyên bố:
Làng Mai chỉ chuyên phụ trách việc Tu Học Pháp Môn Làng Mai. Chủ bất động sản vẫn là Thầy Đức Nghi. Đồng thời Thầy Đức Nghi nắm giữ công việc Điều Hành Toàn Bộ các vấn đề Hành Chánh, Tài Chánh, thay mặt tu viện Bát Nhã tiếp xúc với cầm quyền các cấp. Từ đó, tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng nghiểm nhiên được gọi là Làng Mai Bát Nhã.
Tháng 1/2006, tại Làng Mai Pháp, Thầy Đức Nghi cùng với đệ tử là Thầy Thích Đồng Châu được Thiền Sư Nhất Hạnh truyền đăng đắc pháp, trở thành giáo thọ Làng Mai, đồng thời là đệ tử của Sư Ông.
Đầu tháng 5/2007, Thầy Nhất Hạnh và phái đoàn được Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại Phòng Khách, Phủ Chủ Tịch, Hà Nội.
Ngày 07/7/2006, bằng công văn số 525-TGCP-PG, Ban tôn giáo chính phủ đã chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo Pháp Môn Làng Mai.
VC Nguyễn Minh Triết Gặp Gỡ Cobra Nhất Hạnh
1. Thầy Đức Nghi rất tâm đắc với những tác phẩm của Thiền Sư Nhất Hạnh.
2. Thầy Đức Nghi muốn khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Hòa Thượng Nhất Hạnh sáng lập năm 1964 tại Việt Nam.
3. Sau nhiều năm đi thăm viếng những Trung Tâm Tu Học trên thế giới, Thầy Đức Nghi cho rằng: Pháp Môn Làng Mai là pháp môn thích hợp với Đồng Bào Việt Nam nhất.
4. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh là người yêu nước, có lòng tôn vinh Đạo Pháp và Dân Tộc.
Bởi các lý lẽ nêu trên Thầy Đức Nghi quyết định cúng dường Tu Viện Bát Nhã cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Làng Mai Pháp Quốc. “Được lời như cởi tấm lòng”, Thiền Sư Nhất Hạnh hoan hỉ chấp nhận sự cúng dường kia. Với tâm trạng “như cởi tấm lòng”, Thầy Nhất Hạnh tuyên bố:
Làng Mai chỉ chuyên phụ trách việc Tu Học Pháp Môn Làng Mai. Chủ bất động sản vẫn là Thầy Đức Nghi. Đồng thời Thầy Đức Nghi nắm giữ công việc Điều Hành Toàn Bộ các vấn đề Hành Chánh, Tài Chánh, thay mặt tu viện Bát Nhã tiếp xúc với cầm quyền các cấp. Từ đó, tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng nghiểm nhiên được gọi là Làng Mai Bát Nhã.
Tháng 1/2006, tại Làng Mai Pháp, Thầy Đức Nghi cùng với đệ tử là Thầy Thích Đồng Châu được Thiền Sư Nhất Hạnh truyền đăng đắc pháp, trở thành giáo thọ Làng Mai, đồng thời là đệ tử của Sư Ông.
Đầu tháng 5/2007, Thầy Nhất Hạnh và phái đoàn được Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại Phòng Khách, Phủ Chủ Tịch, Hà Nội.
Ngày 07/7/2006, bằng công văn số 525-TGCP-PG, Ban tôn giáo chính phủ đã chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo Pháp Môn Làng Mai.
VC Nguyễn Minh Triết Gặp Gỡ Cobra Nhất Hạnh
==
Wednesday, September 30, 2009
TIN THẾ GIỚI * HỘI NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
De : Trung tâm Nhà Van Viêt Nam Luu Vong (CEVEX)
Envoyé : lundi, 28. septembre 2009 23:57
À : Liên Hôi Nhân Quyên Viêt Nam o Thuy Si
Objet Văn Bút Quốc Tế Tiếp Tục Hành Động Để Bênh Vực Các Nhà Dân Chủ Đối Kháng Việt Nam Còn Bị Đàn Áp
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế tiếp tục Hành Động để Bênh Vực
các nhà Dân Chủ Đối Kháng Việt Nam còn bị đàn áp
Hội
Đồng Nhân Quyền họp ngày 24 tháng 9 năm 2009 đã thông qua bản Phúc
Trình của Nhóm Công tác Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu về tình trạng Nhân
Quyền dưới chế độ CSVN. Nội dung lẫn hình thức của bản Phúc Trình
A/HRC/12/11 do Nhóm Công tác công bố ngày 17 tháng 9 năm 2009 không khác
bản Dự thảo Phúc Trình A/HRC/WG.6/5L.10 ngày 12 tháng 5 năm 2009. Đối
chiếu hai tài liệu cho thấy chỉ có vài sự tu chỉnh đối với các Khuyến
cáo không được nhà cầm quyền CSVN ủng hộ để thi hành.
Lên
tiếng nhân dịp này, cùng với một số tổ chức Phi chính phủ độc lập khác
như Ân Xá Quốc Tế AI, Đài Quan Sát Nhân Quyền HRW, Liên Đoàn Quốc Tế Hội
Nhân Quyền FIDH, Văn Bút Quốc Tế đã đưa ra những nhận định nghiêm túc
và phê phán kiên quyết về thực tại Việt Nam trong lãnh vực những Quyền
Tự do ngôn luận,Truyền thông, và Tôn giáo.
Văn Bút Quốc Tế nhắc lại Báo cáo của CHXHCNVN có thừa nhận
tầm quan trọng của sự đa dạng trong ngành truyền thông đại chúng. Nhà
cầm quyền Hà Nội còn nói họ quan tâm nhiều đến việc đảm bảo những quyền
tự do dân sự và chính trị như tự do ngôn luận, báo chí, thông tin và tôn
giáo. Tuy nhiên, Báo cáo đó không phản ảnh đúng thực tại Việt Nam. Cho
nên hôm nay, trực diện Phó ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh* tại Hội
Đồng Nhân Quyền, Văn Bút Quốc Tế tố
cáo chế độ Hà Nội đang cầm tù hoặc quản thúc tại gia nhiều nhà văn, nhà
báo và nhà bất đồng chính kiến. Tội của những người này đối với CSVN là
đã công khai thể hiện quan điểm hay sự phản đối của họ trong những bài
viết bị nhà cầm quyền coi là bất hợp pháp vì được in không đưa kiểm
duyệt hoặc tùy tiện phổ biến trên Internet. Văn Bút Quốc Tế nhấn mạnh
rằng đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và
Chính Trị (ICCPR), mà Việt Nam là một nước thành viên. Hàng chục người
đang bị giam nhốt độc đoán. Họ bị kết án tù chỉ vì đã viết ra những suy
nghĩ của mình.
Đính
kèm bản Tuyên Bố của Văn Bút Quốc Tế là Kháng Nghị Thư đề ngày 15 tháng
9 đã được gởi đến chủ tịch, thủ tướng và ngoại trưởng CHXHCNVN. Nhắc
lại, cuối tháng 8 vừa qua, công an CSVN đã bắt giữ thêm nhiều người yêu
nước dùng Nhựt ký điện tử để phát biểu quan điểm đối kháng…Một số nạn
nhân được biết tiếng như bà Phạm Đoan Trang (Trang Ridiculous), bà
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), ông Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và
tác giả Sphinx. Kháng Nghị Thư đó cũng bày tỏ sự quan ngại đối với tin
báo rằng ba phiên tòa nhân dân sắp mở ra ở Hải Phòng và Hà Nội để xử
phạt 8 nhà cầm bút và trí thức dân chủ đối kháng (Tin giờ chót, các
phiên xử được hoãn lại). Kháng Nghị Thư đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện tất cả tù nhân ngôn luận và lương tâm. Đồng thời thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội chấm
dứt tất cả những sự hạn chế đối với những nhà cầm bút sử dụng Internet
và những nhà tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền, thi hành những biện pháp để
bảo đảm quyền Tự do Phát biểu quan điểm.
Văn Bút Quốc Tế tuyên bố tiếp tục hành động để những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam sớm
được trả lại tự do và để chấm dứt mọi cách thức đàn áp quyền tự do ngôn
luận. Đặc biệt, Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục thúc giục nhà cầm quyền Hà
Nội bãi bỏ cơ chế thanh lọc do chính quyền điều khiển, một cách thức
nhằm kiểm duyệt trước và sau khi xuất bản.
Như Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam từng nhận định trong một bản tin trước đây, nhà cầm quyền Hà Nội từ chối nhưng không có quyền phủ quyết và xóa bỏ 45 Khuyến cáo mà họ không bao giờ thích nghe nói đến và cũng rất lo sợ nếu phải đem ra thực thi.
Hơn nữa, tất cả những Khuyến cáo được CSVN ủng hộ để thực thi hay từ
chối ủng hộ đều được ghi chép thành văn bản chính thức của Liên Hiệp
Quốc. Tôn trọng và Bảo vệ Nhân Quyền, bao gồm tất cả các Quyền Tự Do Căn Bản của con người và của người dân, là một Bổn Phận, một Nghĩa Vụ thiêng liêng đối với mọi Nhà nước tự hào dân chủ, tiến bộ và văn minh.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã mở một chiến dịch tuyên truyền lừa dối cố hữu
không sợ tốn kém chung quanh cuộc Khảo Sát Nhân Quyền. Nhưng trái với sự
chờ đợi của họ, con số Khuyến cáo kỷ lục dành cho một nhà nước qua Cuộc
Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu tại Hội Đồng Nhân Quyền đã phơi bày, trong
lãnh vực Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, sự yếu kém bi thảm, chẳng có gì
để hãnh diện của chế độ CHXHCNVN. Những Khuyến cáo đủ loại ghi trong
Phúc Trình của Nhóm Công Tác Khảo Sát có thể được coi như là những Văn
Thư (có cầu chứng tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc) thúc giục nhà
nước CHXHCNVN cố gắng lo liệu mà hoàn trả cho nhân dân Việt Nam hàng
trăm món nợ không chịu trả từ hơn 50 năm qua. Đó là những món nợ về ‘’Bổn Phận và Nghĩa Vụ’’ tôn trọng và bảo vệ Nhân Quyền.
Nhà cầm quyền Hà Nội, giống như những kẻ mắc nợ không thể quỵt được, đã
nói ra mà không biết ngượng rằng họ không có khả năng và phương tiện để
hoàn trả hơn bốn mươi món nợ quan trọng nêu trong các Văn Thư thúc giục
Trả Nợ. Đúng hơn, đó là 45 Khuyến cáo mang số 35a, 35b, 35e, 35g, 35i ; 41b, 41d, 41e ;
44a, 41b; 47b, 47c, 47d); 51a, 51b; 55a; 56c; 59a, 59b, 59c, 59d); 60b,
60c; 61d; 63a, 63b, 63c, 63d; 64b, 64c, 64d, 64e; 66a, 66b, 66c, 66d;
83c, 83d; 85a, 85b, 85c; 87b; 89b; 90ª và 90c. Gần 100 Khuyến cáo còn
lại, kém quan trọng hơn, thì đại diện của họ đã miễn cưỡng hứa với Hội
Đồng Nhân Quyền rằng họ sẽ thực thi. Theo kiểu nói của những kẻ mắc nợ,
‘’chúng tôi sẽ hoàn trả dần dần’’. Nhanh chậm, tùy theo trình độ và ý
thức về Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền của cán bộ công an, tư pháp và hành
chánh, cùng sự tài trợ của ngoại quốc để phát triễn giáo dục công dân
về các tiêu chuẩn Nhân Quyền và Luật pháp quốc tế. Những con nợ tự biết
không quỵt hay xóa nợ được. Nhà nước CHXHCNVN tự biết không trốn tránh
được sự bắt buộc phải hoàn trả những món nợ về ‘’Bổn Phận và Nghĩa Vụ’’ tôn trọng và bảo vệ Nhân Quyền.
Bởi vì các lãnh tụ CSVN tiếp tục và thường xuyên bị áp lực của công
luận và lương tri thế giới, cùng với sự phát triển của phong trào yêu
sách Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền ngay trong nước.
Trong phần kết của bản Tuyên bố, Văn Bút Quốc Tế có viện dẫn 6
Khuyến cáo liên quan đến các Quyền Tự do phát biểu quan điểm, Tự do
truyền thông báo chí và Tự do tôn giáo mà nhà cầm quyền Hà Nội hứa sẽ
ủng hộ (việc thực thi). Nhắc lại để nhớ ít nhứt cũng có những
điều mà đại diện CSVN đã hứa làm. Nhắc lại để chuẩn bị những hành động
thích ứng với tình hình mới. Không thể để cho những ‘’lời hứa chính
thức’’ của một nhà nước vi luật trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
trở thành những ‘’lời hứa suông’’, ‘’những lời hứa hão’’, kiểu hứa xây
dựng một xã hội công bằng, không người bốc lột người, một ‘’thiên đường
cộng sản’’ cho nhân dân Việt Nam. Chưa kể là họ từng nổi tiếng bội ước,
thất tín, vi phạm, chà đạp lên những công ước, hiệp định quốc tế mà họ
đã long trọng ký kết trong quá khứ.
Cho
nên, Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới khẳng định rằng Văn Bút Quốc Tế cùng với
Ủy Ban Nhân Quyền sẽ tiếp tục khuyến cáo đòi Nhà nước Việt Nam bãi bỏ
mọi hạn chế đối với quyền tự do phát biểu quan điểm và sửa đổi hệ thống
pháp luật cho phù hợp với Điều 19, đồng thời yêu cầu họ chấm dứt hình
thức bỏ tù hoặc quản thúc tại gia đối với những người có quan điểm bất
đồng với chế độ.
Những
người Việt Nam yêu đất nước thương đồng bào, đang tranh đấu cho Chính
Nghĩa Dân Tộc Độc Lập - Dân Quyền Tự Do - Dân Sinh Hạnh Phúc ngay chính
trên quê hương mình đang sống như thể bị ‘’lưu đày’’, sẽ còn chịu đựng
nhiều sự trấn áp nghiệt ngã. Bởi vì những kẻ cầm quyền ngự trị ở Hà Nội
đã có thể lạnh lùng ra lệnh cho đại diện của họ tại Hội Đồng Nhân Quyền
từ chối tiếp nhận 45 Khuyến cáo xây dựng trên những cơ sở vững chắc với
thiện ý trong sáng của 18 nước có chính thể khác nhau và không có thái
độ gì gọi là ‘’thù nghịch’’ với nhân dân Việt Nam.
Những
chiến sĩ hiếu hòa nhưng quyết tâm hành động, với trí tuệ thông minh, sử
dụng tiếng nói và ngòi bút để phục hồi và bảo vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân
Quyền Việt Nam sẽ không bao giờ cô độc. Chắc chắn tình trạng vi phạm
Nhân Quyền Việt Nam tiếp tục là một mối quan tâm của nhiều nước dân chủ,
hội viên Liên Hiệp Quốc và thành viên Hội Đồng Nhân Quyền hoặc quan sát
viên tại cơ quan này. Chia xẻ mối quan tâm chung đó còn có các tổ chức
Phi Chính phủ bênh vực Nhân Quyền cũng như nhiều tổ chức quốc tế và các
Quốc hội dân chủ trên thế giới. Tất cả những người bạn tốt của dân tộc
Việt Nam sẽ xem xét CHXHCNVN có thực thi hay không và nếu có, thì thực
thi đến đâu, gần một trăm Khuyến cáo mà họ đã chấp thuận ghi trên Văn
kiện chính thức trước Hội Đồng Nhân Quyền. Tất cả sẽ tiếp tục đề cập,
truy hỏi, chất vấn nhà cầm quyền CSVN và đại diện của họ về những vấn đề
nêu ra trong 45 Khuyến cáo bị họ ngoan cố từ chối trước sự chứng giám
của công luận quốc tế.
Tham dự Khóa họp thứ 12 của Hội Đồng Nhân Quyền (từ 14/9 đến
2/10), đoàn đại diện Văn Bút Quốc Tế gồm nữ văn sĩ và triết gia Fawzia
Assaad, cựu Chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và thành viên Ban Chấp
hành Văn Bút Quốc Tế, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy ban
Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù, và nữ
văn hữu Elisabet Middelton, thành viên Ủy ban Văn Bút Na Uy Bênh vực Nhà
Văn bị Đàn áp và Cầm tù. Nữ văn hữu Fawzia Assaad đã đọc bản Tuyên Bố
của Văn Bút Quốc Tế về cuộc Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam. Tài liệu được
phân phát ngay trong phòng họp và được gởi bằng điện thư đến nhiều phái
bộ ngoại giao và giới truyền thông báo chí quốc tế.
Genève ngày 29 tháng 9 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
-------------------------------------------------------------------
* Ghi chú thêm của LHNQVN -TS:
Ân Xá Quốc Tế trân quý tên những nhà dân chủ đối kháng Việt Nam bị đàn áp.
Bản
Tuyên Bố của Ân Xá Quốc Tế có nhắc đến một số nhà dân chủ đối kháng
Việt Nam bị cầm tù. Đó là ba luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài
và Lê Công Định, Linh mục Nguyễn Văn Lý, các ông Nguyễn Tiến Trung, Trần
Anh Kim và Trần Huỳnh Duy Thức. Đồng nghiệp Marianne Lilliebjerg đại
diện Ân Xá Quốc Tế có nhờ nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đọc tên các nhà
dân chủ đối kháng và lập lại nhiều lần để giúp bà Orlaith Minogue, đồng
nghiệp của bà, học cách phát âm tiếng Việt. Sau đó, lúc đọc bản Tuyên Bố
viết bằng tiếng Anh , đồng nghiệp Orlaith Minogue đã cố gắng phát âm
tên tiếng Việt để chứng tỏ lòng quý mến của bà và Ân Xá Quốc Tế đối với
những người vì đã dấn thân tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền mà
bị đàn áp, tù đày ở Việt Nam.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay Cộng Hòa Trung Phi? Lầm lẫn hiếm thấy!
Từ
ngày 25 đến 29 tháng 9 năm 2009, trên trang thông tin điện tử của Cao
Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền, hồ sơ lưu trữ ghi chức vụ của
người đại diện CHXHCNVN đã dự phiên họp Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam của
Hội Đồng Nhân Quyền, nguyên văn như sau :
Consideration of the outcome on Viet Nam
A/HRC/12/11, A/HRC/12/11/Add.1
Viet Nam
H.E. Mr. Pham Binh Minh, Permanent Representative of the Central African Republic to the United Nations Office at Geneva (...)
Final remarks by the State under review
Viet Nam
H.E. Mr. Pham Binh Minh Permanent Representative of the Central African Republic to the United Nations Office at Geneva (...)
Dịch thoát :
Ô. Phạm Bình Minh, Đại diện thường trực nước Cộng hòa Trung Phi tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Cộng
hòa Trung Phi là một nước ở miền trung Châu Phi, nằm giữa các nước
Tchad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng Hòa Congo, Soudan và Cameroun. Còn
CHXHCNVN hiện nay ở bán đảo Đông Dương, giáp giới Trung Cộng, Lào cộng
và Vương quốc Cao Miên. Không hiểu vì sao mà cơ quan Liên Hiệp Quốc đã
có thể lầm lẫn như vậy được?
______________________________________________
Khóa Họp thứ 12 của Hội Đồng Nhân Quyền
Nhận xét Phúc Trình về cuộc Khảo sát Định kỳ Toàn cầu - Việt Nam
(Ngày Thứ Năm ngày 24 tháng Chín năm 2009)
Tuyên bố của Văn Bút Quốc Tế
(Tổ chức Phi chính phủ có tư cách Tư vấn cho ECOSOC)
Chúng
tôi, Văn Bút Quốc Tế, Hiệp hội các nhà văn thế giới đại diện cho các
thành viên tại 102 quốc gia tiếp nhận các ý kiến của Nhà nước Việt Nam
trong bản Báo cáo Quốc gia gửi tới Hội Đồng Nhân Quyền. Báo cáo đã thừa
nhận tầm quan trọng của sự đa dạng trong lĩnh vực truyền thông. Tổ chức
của chúng tôi cho rằng truyền thông tự do là một thành phần cốt yếu của
một nhà nước cởi mở và dân chủ, và chúng tôi hy vọng rằng các ý kiến đó
sẽ là một dấu hiệu cho thấy sự cởi mở của chính quyền Việt Nam trong
việc mở rộng hơn nữa sự tiếp cận thông tin cho nhân dân Việt Nam. Văn
Bút Quốc Tế cũng ghi nhận rằng nhà chức trách Việt Nam đã xác định những
ưu tiên đặc biệt trong việc đảm bảo “quyền tự do phát biểu quan điểm,
tự do báo chí và tự do thông tin”, cũng như việc thúc đẩy sự tôn trọng
các tôn giáo và tín ngưỡng.
Tuy
nhiên, nhân dịp này, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều nhà
văn, nhà báo và nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù hoặc bị quản thúc tại
gia chỉ vì những người này đã thể hiện quan điểm hay sự phản đối của họ
một cách công khai, trong những bài viết, ấn phẩm bị nhà cầm quyền coi
là bất hợp pháp vì được in không đưa kiểm duyệt trước hoặc được tùy tiện
phổ biến trên Internet. Đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), mà Việt Nam là một nước thành
viên. Căn cứ vào các hồ sơ hiện có của Văn Bút Quốc Tế, vẫn còn mười một
người bị cầm tù tại Việt Nam , bị kết án chỉ vì đã viết ra những suy
nghĩ của mình. Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục hành động để những người này
sớm được trả lại tự do và để chấm dứt mọi cách thức đàn áp quyền tự do
ngôn luận. Đặc biệt, Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục thúc giục nhà chức
trách Việt Nam bãi bỏ cơ chế thanh lọc do chính quyền điều khiển, một
cách thức nhằm kiểm duyệt trước và sau khi xuất bản. Về phương diện này,
chúng tôi viện dẫn những Khuyến cáo số 44, 45, 46, 47, 48 và 52 liên quan đến Quyền Tự do Phát biểu quan điểm (mà nhà cầm quyền Hà Nội cam chịu tuân thủ) *:
* II. PHẦN KẾT LUẬN và/hoặc KHUYẾN CÁO
Khuyến
cáo số 44. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng các công dân
có thể thực hiện hoàn toàn các quyền của mình về tự do phát biểu quan
điểm và tự do tôn giáo (Á Căn Đình).
Khuyến
cáo số 45. Bảo đảm quyền để tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức,
tài liệu và ý tưởng và ý tưởng phù hợp với Điều 19 của Công Ước Quốc Tế
về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (Ý).
Khuyến cáo số 46. Đệ trình dự án luật tiếp cận thông tin và cố gắng để dự án luật đó được ban hành lập tức (Gia Nã Đại).
Khuyến
cáo số 47. Áp dụng các biện pháp bảo đảm sự tôn trọng đầy đủ quyền tự
do phát biểu quan điểm, kể cả trên Internet, được thực thi trong công
tác sửa đổi để cải tiến luật về các phương tiện truyền thông báo chí
(Thụy Điển).
Khuyến
cáo số 48. Xem xét việc tăng cường các quy định bảo vệ tự do báo chí
nêu trong Luật báo chí năm 1999 (Úc); đảm bảo sao cho công cuộc duyệt
xét lại luật báo chí tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về chủ đề này, đặc
biệt là việc bảo vệ các nhà báo (Thụy Sĩ); đảm bảo sao cho các luật lệ
liên quan đến báo chí tuân thủ Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền
Dân Sự và Chính Trị (Hòa Lan).
Khuyến
cáo số 52. Nỗ lực tăng cường các hoạt động trong lãnh vực các quyền tự
do dân sự và chính trị, kể cả quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do báo
chí và tự do tôn giáo (Đại Hàn Dân Quốc).
(Trích Phúc Trình của Nhóm Công Tác về Khảo sát Định kỳ Toàn cầu - Việt Nam A/HRC/12/11 - 17 tháng 9 năm 2009).
Do
đó, Văn Bút Quốc Tế cùng với Ủy Ban Nhân Quyền sẽ tiếp tục khuyến cáo
đòi Nhà nước Việt Nam bãi bỏ mọi hạn chế đối với quyền tự do phát biểu
quan điểm và sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với Điều 19, đồng
thời yêu cầu họ chấm dứt hình thức bỏ tù hoặc quản thúc tại gia đối với
những người có quan điểm bất đồng với chế độ.
Bản dịch tiếng Việt của Hà Tản Viên
----------------------------------------
12th Session of the Human Rights Council
Consideration of the Universal Periodic Review Report on Viet Nam
(Thursday 24 September 2009)
Statement by International PEN (NGOs in Consultative Status with ECOSOC)
International
PEN, the world association of writers representing members in 102
countries, welcomes the comments made by the State of Viet Nam in its
National Report to the Human Rights Council that recognizes the
importance of media diversity. Our organization sees free media as an
essential part of a democratic and open state, and express the hope that
the comments in the report will prove to be a sign of the Vietnamese
government’s openness to giving greater access to information to its
people.
International
PEN also notes that the Viet Nam authorities have made among its
special priorities ensuring “freedom of expression, press and
information”, as well as facilitating respect for religions and beliefs.
However,
our organization takes this opportunity to highlight that there remain a
significant number of writers, journalists and dissidents held in
detention, or under house arrest, for having expressed their opinions or
dissent publicly, publishing underground or on the Internet, in
violation of Article 19 of the International Covenant on Civil and
Political Rights (ICCPR), to which Viet Nam is a state party. According
to International PEN’s present records, there are eleven people
imprisoned in Viet Nam today, convicted by the authorities solely for
their writings. International PEN will continue to press for their
release and an end to other official means of suppressing free speech.
In particular, International PEN urges the authorities to lift the
government-controlled screening mechanism, which aims at allowing pre-
and post- publication censorship. In this respect, we refer to recommendations 44, 45, 46, 47, 48 and 52 concerning Freedom of expression (which enjoyed the support of Viet Nam )*:
* II. CONCLUSIONS and/or RECOMMENDATIONS
The
recommendations formulated during the interactive dialogue have been
examined by Viet Nam and the recommendations listed below enjoyed the
support of Viet Nam (...)
44.
Take the necessary steps to ensure that citizens can fully exercise
their rights to freedom of expression and freedom of religion (
Argentina ).
45.
Fully guarantee the right to receive, seek and impart information and
ideas in accordance with Article 19 of International Covenant on Civil
and Political Rights ( Italy ).
46. Introduce and seek prompt passage of access-to-information legislation ( Canada ).
47.
Take steps to ensure full respect for the freedom of expression,
including on the Internet, is implemented in current preparations for
media law reform ( Sweden ).
48.
Consider strengthening press freedom protections contained in the1999
press law ( Australia ); ensure that the review of the press law
follows the international standards on this subject, particularly with
respect of the protection of journalists ( Switzerland ); ensure that
press laws are in compliance with Article 19 of International Covenant
on Civil and Political Rights ( Netherlands ).
52.
Strengthen efforts in the areas of civil and political freedoms,
including freedom of expression and the press and freedom of religion (
Republic of Korea ).
(Excerpts from Report of the Working Group on the Universal Periodic Review - Viet Nam A/HRC/12/11 - 17 September 2009)
International
PEN therefore concurs with the Human Rights Committee’s recommendation
to the Vietnamese State to put an end to restrictions on freedom of
expression and to bring legislation to comply with Article 19, and
demand the authorities to bring to an end the pattern of imprisonment
and residence surveillance against all those who hold dissenting views.
-----------------------------------------------------------
12ème Séance du Conseil des Droits de l’Homme
Considération sur le rapport de l’Examen Périodique Universel sur le Viet Nam
(Jeudi 24 septembre 2009)
Déclaration du PEN International (ONGs en statut consultatif avec ECOSOC)
PEN
International, association mondiale d’écrivains qui représente des
membres dans 102 pays, accueille les déclarations exprimées par l’Etat
du Viet Nam dans son rapport national au Conseil des Droits de l’Homme,
reconnaissant l’importance de la diversité dans les médias. Notre
organisation considère la liberté des médias comme partie intégrante et
essentielle d’un état démocratique et ouvert, et exprime l’espoir que
les commentaires de ce rapport prouveront bientôt le signe d’une
ouverture du gouvernement vietnamien pour permettre à sa population un
meilleur accès à l’information. PEN International prend note que les
autorités du Viet Nam ont parmi leurs priorités d’assurer la liberté
d’expression, de la presse et de l’information, ainsi que de faciliter
le respect de la religion et des croyances.
Malgré
tout, notre organisation profite de cette occasion pour rappeler qu’il
reste un nombre significatif d’écrivains, journalistes et dissidents en
prison ou en résidence surveillée pour avoir exprimé leurs opinions ou
leur désaccord publiquement dans des publications “clandestines’’ ou sur
Internet, ce qui est en violation de l’Article 19 du Pacte
International relatif aux Droits Civils et Politiques (PIDCP), dont le
l’Etat du Viet Nam est signataire. D’après les documents actuels du PEN
International, onze personnes sont aujourd’hui détenues au Viet Nam,
condamnées par les autorités uniquement pour leurs écrits. PEN
International continue à exiger leur libération ainsi que l’abandon
d’autres moyens utilisés par le gouvernement pour bâillonner la liberté
d’expression. Particulièrement, PEN International insiste que les
autorités suppriment le mécanisme de contrôles ayant pour but de mettre
en application la censure avant et après toute publication. À cet égard,
nous nous référons aux Recommandations 44, 45, 46, 47, 48 and 52 concernant la liberté d’expression, (auxquelles l’Etat du Viet Nam a souscrit) *.
* II. CONCLUSIONS et/ou RECOMMANDATIONS
Les
recommandations formulées au cours du dialogue ont été examinées par le
Viet Nam, qui a souscrit à celles qui sont énumérées ci-après: (...)
44.
Prendre les mesures nécessaires pour garantir que les citoyens peuvent
exercer pleinement les droits à la liberté d’expression et à la liberté
de religion (Argentine).
45.
Garantir pleinement le droit de rechercher, de recevoir et de répandre
des informations et des idées conformément à l’Article 19 du Pacte
international relatif aux droits civils et politiques (Italie).
46. Présenter une loi sur l’accès à l’information et s’efforcer d’en obtenir l’adoption au plus tôt (Canada).
47.
Prendre des mesures pour garantir que le plein respect de la liberté
d’expression y compris sur Internet, est appliqué dans les travaux
actuellement menés en vue de préparer la réforme de la loi sur les
médias (Suède).
48.
Envisager de renforcer les dispositifs protégeant la liberté de la
presse énoncée dans la loi de 1999 relative à la presse (Australie);
veiller à ce que la révision de la loi relative à la presse respecte les
normes internationales applicables en la matière, en particulier pour
ce qui est de la protection des journalistes (Suisse); veiller à ce que
les textes de loi relatifs à la presse soient conformes à l’Article 19
du Pacte international relatif aux droits civils et politiques
(Pays-Bas).
52.
Renforcer l’action menée dans le domaine des libertés civiles et
politiques, y compris la liberté d’expression, la liberté de la presse
et la liberté de religion (République de Corée).
(Extraits du Rapport du Groupe de Travail sur l’Examen Périodique Universel – Viet Nam A/HRC/12/11 - 17 septembre 2009)
Ainsi
PEN International s’entend avec le Comité des Droits de l’Homme sur la
recommandation à l’État vietnamien pour lui demander de cesser toute
entrave à la liberté d’expression, de modifier des lois conformément à
l’Article 19 et de mettre fin à la détention en prison et à la mise en
résidence surveillée contre tous ceux qui ont des idées dissidentes.
Bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên
trừ đoạn *II. CONCLUSIONS et/ou RECOMMANDATIONS 44. – 52. là nguyên văn.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TRIẾT HỌC
Đặng Phùng Quân
Khởi thảo lịch sử triết học,
Dưới lăng kính siêu quốc
Từ tư duy pháp đến khoa triết sử siêu quốc
Dưới lăng kính siêu quốc
Từ tư duy pháp đến khoa triết sử siêu quốc
Martial Guéroult là nhà nghiên cứu chuyên sâu về triết học thế kỷ 17, với những tác phẩm đã xuất bản như Descartes selon l'ordre des raisons: 1/ L'âme et Dieu; 2/ L'âme et le corps, 1953 [1]; Malebranche I La vision en Dieu, II Les cinq abimes de la Providence, 1955-58[2]; Spinoza: 1/ Dieu; 2/ L'âme, 1968[3]; Leibniz - Dynamique et métaphysique, 1934[4]. Tuy nhiên, dự trình chính của ông vẫn là “từ
lâu làm việc để thực hiện một quyển sách lớn - cũng không biết có thể
hoàn tất trước khi qua đời - về triết học, chân lý, lịch sử”. Ba vấn đề
đó chính là tiêu chí cho một công trình lịch sử triết học mà ông mệnh
danh là Tư duy pháp. Công trình này vẫn còn ở dạng bản thảo khi
ông mất, song theo Ginette Dreyfus, người biên tập để xuất bản di cảo
này cho biết những nhà nghiên cứu lịch sử triết học nổi tiếng như Léon
Robin và Émile Bréhier đã được đọc phần thứ hai ngay từ năm 1939. Trong
công trình đã xuất bản bao gồm hai phần: phần I trình bày Lịch sử về
lịch sử triết học từ cổ đại đến ngày nay và phần II đưa ra quan điểm
triết lý về lịch sử triết học của Guéroult, tập trung vào một vấn đề chủ
yếu mà ông muốn tìm ra đáp án dưới dạng thức: Một lịch sử triết học có giá trị về mặt khách quan theo quan điểm triết học và quan điểm lịch sử có khả hữu?
Một học giả hiện đại, Yves Charles
Zarka [5] khi nêu ra vấn nạn này của Guéroult đã tự đặt câu hỏi: làm thế
nào đáp ứng được hai yêu cầu trong việc hợp thức hóa nguyên tắc cho
một lịch sử triết lý của triết học mà không rơi vào con đường duy tâm
chủ nghĩa về nghiên cứu những hệ thống triết lý mang ý nghĩa tự trị
trong khung trời phi lịch sử của những ý niệm và cũng không phục hoạt
không chính đáng một nguyên tắc mục đích luận trên nền tảng lịch sử
triết học.
Những đáp án không sa vào duy tâm luận và cứu cánh luận là một thách đố cho những nhà nghiên cứu lịch sử triết học.
Trên con đường tìm kiếm của Kant,
Guéroult chỉ ra toan tính của Kant trong cuộc cách mạng Copernic muốn
thay thế những siêu hình học lịch sử bằng một siêu hình học mới phải có
tính khoa học, vì lịch sử triết học, trong ngữ vựng của Kant là lịch sử
siêu hình học, là lịch sử của một khoa học chưa thể tự tạo, chưa hiện
hữu. Guéroult dẫn lại lời Kant Nil actum reputans, si quid superesset agendum/không có gì hoàn tất nếu vẫn còn những cái tồn tại phải làm
để khẳng định triết học của Kant cũng như những người sau ông như
Reinhold, Fichte, Hegel trong hình thái khoa học, đã không thành công
trong việc chấm dứt lịch sử.
Lịch sử triết học diễn ra nhiều toan
tính làm cuộc cách mạng, từ đặt lại một nền tảng mới (như lời Fichte: ai
cũng đồng ý nói triết học là một khoa học, song lại không đồng ý trong
việc xác định khoa học này là cái gì), từ chỉ ra cái sai lạc to lớn
trong suốt quá trình tiến triển triết học từ sau Platon là lãng quên ý
nghĩa hữu thể đến quan niệm thực tiễn (biến đổi thế giới) - những cách
mạng triệt để trong ngôn ngữ và tư duy (như khác biệt triệt để giữa phân
tích và thông diễn), trong phương pháp tư duy, trong hướng đi của tư
tưởng, trong đối tượng của triết học.
Trong tác phẩm tập thể Làm thế nào để viết lịch sử triết học
dẫn trên, nhà triết học Pháp Pierre Aubenque (sinh năm 1929) chuyên
luận về Aristote đặt vấn đề về xung đột hiện tại trong lý giải phân tích
hay thông diễn [6], đã phản ảnh hai tư trào đối nghịch ở thế kỷ XX.
Thật sự, xung đột ấy đã trở thành định kiến phân chia hai nền triết học
mệnh danh là triết học Anh/Mỹ và triết học lục địa châu Âu [7], thậm chí
làm nổi bật tính kỳ thị nơi những nhà triết học của hai nền triết học
này, trong trước tác cũng như trong nghiên cứu lịch sử triết học.
Theo Aubenque, những tác giả thuộc
trường phái phân tích (viết bằng Anh ngữ) không đọc hay nói đến những
tác phẩm viết bằng những ngôn ngữ khác, có nghĩa là thực sự không đụng
độ với những công trình thông diễn. Còn ở Pháp, xung đột về những lý
giải ngay sau thế chiến Hai, như giữa Guéroult và Alquié về Descartes,
giữa tranh biện của V. Goldschmidt đối với những lý giải của Heidegger
về Platon thuộc về xung đột giữa “trật tự lý trí” và cấu trúc luận, giữa cái “không nói” hay “không nghĩ”
trong tranh cãi lý giải; phân tích là một lý giải ở độ không, có nghĩa
là giảm thiểu tới mực không xét đến vai trò của người lý giải, còn thông
diễn nhìn nhận phần chủ thể nơi vị thế lý giải. Aubenque hiểu “thông diễn” theo truyền thống lâu đời, khởi từ Aristote (không phải từ Schleiermacher) trong phần Peri Hermeneias của Bộ Luận/Organon ngôn ngữ không phải là ảnh tượng giống như/homoioma thực tại, mà là một “lý giải”. Thông diễn/Hermeneia
là một thông giao, chuyển đạt hay đăng ký từ một nơi này sang nơi khác,
chẳng hạn thông dịch bằng ngữ một nội dung của nghĩ; từ “thông dịch”
mang tính công chính nhất, ngay trong trường hợp một bức tranh, dầu
tượng hình, cũng không sao chép lại thực tại mà diễn giải thực tại.
Khi dẫn những triết gia cổ đại Hy lạp (như Platon, Aristote), Aubenque muốn xác định “ngôn
ngữ là thông dịch trong những từ quy ước/symbola những biểu tượng của
linh hồn, và chỉ những biểu tượng này là những ảnh tượng giống
như/homoiomata những sự vật.”
Cho nên quyết đoán/assertion ngữ học hàm chứa cái nguy hiểm dị nghĩa,
khả năng có nhiều nghĩa, do đó khu biệt giữa phân tích và thông diễn
sinh ra vô số những vấn đề về phương pháp luận:
a/ Vấn đề tính duy nhất của nghĩa: phân tích khởi từ quan điểm là “lịch sử triết học chủ yếu là đi tìm ý nghĩa đã mất”
(theo J. Brunschwig) vì ý nghĩa có thể thất lạc trong những thăng trầm
của việc truyền đạt những bản văn, điều hiển nhiên thường thấy nhiều dị
bản của một tác phẩm truyền đạt lại; thông diễn là đi làm cái công việc
xem xét dựng lại ý nghĩa công chính duy nhất cho một bản văn. Người lý
giải nhận thức một điều là ngôn ngữ nói ra độc lập với những ý hướng
biểu hiêïn của tác giả và đôi khi còn chống lại chúng. Cho nên cách ngôn
thông diễn là nhà lý giải làm sao để hiểu tác giả hơn chính bản thân
tác giả.
b/ Vấn đề tính lịch sử của bản văn:
khoảng cách lịch sử là một trở ngại cho việc lý hội trực tiếp đối với
nhà phân tích, cho nên lý giải phân tích thường không xét đến cội nguồn
bản văn trong ngữ cảnh xã hội mà coi tác giả như cùng thời với mình, có
nghĩa là không định vị trong thời gian. Nhà thông diễn phê phán thái độ
phi thời tục/anachronisme này. Chẳng hạn, nhà phân tích dựa trên lý luận
Russell nên xem việc phân tích động từ “hữu” trong thiên Sophistes
của Platon có gồm đủ ba chức năng liên kết, hiện hữu và đồng nhất. Đối
với nhà thông diễn, việc lẫn lộn không phân biệt này dẫn đến những giả
vấn đề triết học. Việc phân tích phi thời tục mang tính tự tôn vì nhà lý
giải đứng ở vị thế cao hơn khi xét lý chứng dẫn tới đâu, trong khi tác
giả chưa biết vào lúc còn đang khai phá lý chứng này. Nhà thông diễn xét
đến hai mặt mạnh và yếu của phân tích, mạnh vì phân tích ở sau bản văn
mà ông phân tích, song yếu vì thiếu yếu tố đồng cảm. Phê phán bản văn từ
những hậu quả của nó, không bắt buộc phải trói buộc trong học thuyết
vẫn đang ở động thái bắt đầu mà nhà lý giải đi tháo gỡ khởi sinh của nó
và chỉ nói đến trong những từ, những phạm trù và những tiền giả định của
học thuyết này.
Khác biệt giữa hai trường phái này
phản ảnh trong những tranh luận phương pháp luận, như tranh luận của
Jonathan Barnes về chuyện ngụ ngôn hang động của Platon. Barnes gọi
Heidegger là chuyên gia hang động/spéléologue và phê phán định ý thực
hiện một biến đổi trong lịch sử chân lý của Heidegger là phi lý vì theo Barnes những bản chất không thay đổi.
Phản ứng của Barnes không làm ta ngạc nhiên, đó là tâm ý chung của
nhiều chuyên gia nghiên cứu triết học cổ đại Hy lạp theo lối trường
quy/scolaire/éculé với diễn ngôn Platon, còn Heidegger theo Aubenque
“trái lại không ngần ngại giữ vị thế ngoại tại sẵn sàng vi phạm diễn
ngôn của Platon để đặt ông vào vị trí nói, không phải điều ông không nói
mà cái phi tư nghị khiến ông nói điều ông nói”.
Có thể so sánh lý giải Heidegger xây dựng trên siêu ngôn ngữ với lý
giải Russell khi phát hiện chức năng cú pháp của động từ “hữu”
giản lược chân lý hữu thể vào chân lý luận lý của phán đoán. Tôi sẽ trở
lại vấn đề này trong phần luận về triết học cổ đại. Ngụ ngôn hang động
của Platon trong lý giải Heidegger, như tôi đã nói đến trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ
như một xác định về triết gia là con người coi triết lý là bản tính của
hiện hữu, khai mở tra vấn về hữu, về bản chất, đi tới đáy của hiện thể,
mang theo khả năng khu biệt hữu và giả hình, khai mở và bế tỏa, chân và
giả - không triết gia nào thoát khỏi số phần cái chết trong hang động. Ở
một chỗ khác [8], tôi đề cập đến lý giải Derrida về khái niệm Pharmakon của Platon như một diễn ngữ hủy tạo cũng là một định ý khám phá vùng “bên ngoài” vòng rào đã áp đặt trong lịch sử triết học.
Học thuyết niệm tượng
luận/Schematismus theo Heidegger là trung tâm tư tưởng Kant như một diễn
ngữ hủy tạo khác, gây tranh biện với Cassirer ở Davos chỉ ra một viễn
tượng mở rộng của thông diễn là làm mới và làm phong phú tác phẩm. Trong
tác phẩm xuất bản năm 1929 Kant und das Problem der Metaphysik/Kant và vấn đề Siêu hình học cũnh như trong giáo trình tại Đại học Marburg vào sơ kỳ muà đông 1927-28 xuất bản thành sách năm 1977 Phänomenologische Interpretation von Kants Kritik der reinen Vernunft/Lý giải hiện tượng luận tác phẩm Phê phán lý trí thuần túy của Kant
Heidegger xác định: “Trong đường lối
đề ra nhằm lý giải mỹ tinh và phân tích siêu nghiệm, đặc biệt là diễn
dịch siêu nghiệm, về cơ bản chúng ta phải xét đến vấn đề niệm tượng
luận. Xét về phân bố biểu tượng của Kant, niệm tượng luận đặt nền móng
cho diễn dịch siêu nghiệm, mặc dầu Kant không hiểu niệm tượng luận theo
đường lối này. Xét về lý giải của chúng ta, niệm tượng luận là một quy
chiếu cho phạm vi nguyên ủy của cơ sở nền tảng khả hữu cho tri thức hữu
thể học. Mấy năm trước khi tôi nghiên cứu lại Phê phán lý trí thuần túy
và đọc nó trên cơ sở hiện tượng luận Husserl, đã làm tôi mở mắt và Kant
đối với tôi trở thành một đoan chắc cốt cán về tính chính xác con đường
tôi chọn trong khi nghiên cứu. Chắc chắn một thẩm quyền như vậy không
bao giờ là một biện chính/justification, và điều gì không thực chỉ vì
Kant đã không nói ra. Tuy nhiên Kant có một tầm quan trọng bao la trong
giáo dục đối với những công trình khoa học, triết lý; và người ta có thể
hoàn toàn tin cậy ông. Nơi Kant cũng như không ở nơi nhà tư tưởng nào
khác, người ta có thể đoan chắc là ông không có lừa bịp. Và mối nguy
hiểm khủng khiếp nhất trong triết học chính là lừa bịp, vì mọi nỗ lực
không có tính cách lớn lao của thực nghiệm khoa học tự nhiên hay từ một
nguồn lịch sử. Nhưng chỗ nào mà nguy hiểm lớn nhất của lừa bịp là nơi đó
cũng có khả năng tột cùng cho sự chân thật của nghĩ và tra vấn. Ý nghĩa
thực hiện triết học dựa vào việc đánh động nhu cầu cho sự chân thật này
và giữ cho nó luôn thức tỉnh [9].
Tôi dẫn nguyên văn những dòng cuối
của tác phẩm dẫn trên để chỉ ra thái độ khẳng định của Heidegger trong
bảo vệ luận cứ của ông. Thật sự, đó chính là thái độ triết lý cần thiết
của nhà lý giải trong triết học hay văn chương. Lịch sử triết học, ở một
bình diện nào đó, chính là kết tập những lý giải, vì người ta chỉ đọc
triết học của một nhà tư tưởng từ góc nhìn hiện đại, vì lịch sử diễn ra
những sự biến, những điều nhà triết học nghĩ và nói không hẳn đã thông
suốt với con người cùng thời đại. Cho nên người ta chỉ có thể đọc Kant
sau Heidegger, khác với một Kant sau Fichte hay Schelling.
Một trường hợp khác là Deleuze với
lịch sử triết học. Trong hành trạng tư tưởng Deleuze, ông đã dành thời
giờ cho việc đọc Hume, Spinoza, Leibniz, Kant, Nietzsche, Bergson. Ông
đã viết nên một lịch sử triết học dưới góc nhìn nội tại, những thái độ
triết lý chống lại xu hướng truyền thống giảm trừ phức thể vào nhất thể.
Một ý thức lịch sử đã do chính miệng Deleuze bày tỏ trong những đàm
thoại với Claire Parnet trong Dialogues và Raymond Bellour, François Ewald trong Pourparlers:
lịch sử triết học luôn là tác nhân quyền lực trong tư duy triết học,
giữ vai trò ức chế (vì làm sao người ta có thể suy nghĩ mà không đọc
Platon, Descartes, Kant và Heidegger , cũng như sách vở viết về họ?).
Triết học luôn luôn nhằm chế tác ra những khái niệm; triết gia mang lại
những khái niệm mới, bày chúng ra, song không nói hay không nói toàn
diện những vấn đề mà những khái niệm này đáp ứng. Chẳng hạn, Hume trình
bày một khái niệm độc đáo về tin tưởng, nhưng ông không nói tại sao hay
làm sao vấn đề nhận thức phô ra sao cho nhận thức thành một cách thế xác
định của tin tưởng. Lịch sử triết học phải không nói lại điều gì một
triết gia nói, mà nói điều gì thiết yếu ngầm hiểu, điều gì ông không nói
song hiện diện trong điều ông nói.
Chính những điều này minh thi cái ngộ
nhận sai lầm khi người ta phê phán là không có triết học Deleuze, vì
Deleuze chỉ lý giải những triết học của người khác. Thực ra ông đã viết
ra trước hết cho chính tư tưởng của mình.
Một nan đề trong lịch sử triết học
khi đối chiếu hai nền tư tưởng từ phương Đông với phương Tây,biểu hiện
rõ trong xung đột lý giải giữa hai nhà Hoa học Jean François Billeter và
François Jullien [10]. Ở đây tôi không nói đến nội vụ phê phán lẫn nhau
giữa hai học giả (Billeter sinh năm 1939, Jullien sinh năm 1951)[11] mà
chỉ từ những tranh cãi này rút ra hai điểm nổi bật trong triết học tỷ
giảo: một, khó khăn về thuật ngữ; hai, khó khăn về vị thế xem xét. Theo
Billeter, từ ngữ đạm/dan không chỉ có một nghĩa nhạt/fade, vô vị/insipide như Jullien hiểu và luận trong Éloge de la fadeur [12] mà trong nhiều trường hợp phải dịch đúng hơn là mảnh dẻ, nhẹ, tế nhị, bất khả giác, mỏng, loãng, lợt, thưa v.v..; từ ngữ Tao
mà Jullien dịch là quá trình thật ra có nhiều nghĩa, tùy trong ngữ
cảnh, như Billeter lấy những ví dụ trong Trang tử [13]: trong đối thoại
tưởng tượng của Trang tử để cho Khổng tử hỏi một người bơi lội giỏi: Ông
có Tao của bơi lội?, có thể dịch là đường lối hay kỹ thuật
về bơi lội; trong một đối thoại khác, một vị vương khen người mổ trâu
có tay nghề giỏi, người này đáp: cái quan tâm không phải là tay nghề, mà
sâu sắc hơn, đó là Tao có thể dịch là đạo hay cơ năng của sự vật/fonctionnement des choses
[14]. Billeter phê bình Jullien “để dựng lên những minh chứng của mình,
ông chọn cho mội từ [như tao/procès, shi/propension, dan/fadeur v.v..]
một từ ngữ Pháp duy nhất để dịch. Rõ ràng là phương cách này có cái nguy
là làm sai lạc ý nghĩa của khái niệm trung hoa hay làm giảm thiểu tầm
vóc của nó…song vẫn chọn như thế”. Theo Billeter, truớc hết phải tìm
cách dịch nguyên câu có từ ngữ và chuyển ngữ bằng một câu tiếng Pháp
cũng giản dị và trong sáng như câu tiếng Hoa.
Khó khăn về vị thế như tôi đã nói đến
trong khi bàn về triết học Đông/Tây, hành trạng từ Đông sang Tây và
ngược lại, về Paul Ricoeur phê phán công trình của Jullien ở chỗ trình
bày một tư tưởng của bên ngoài trong ngôn ngữ của bên trong,
làm thế nào văn tự này khả dĩ để tác giả là một nhà Hoa học có thể dùng
để nghĩ tiếng Hoa nhưng viết bằng tiếng Pháp?, về một điển hình là
những triết gia của trường phái Kyoto sử dụng ngôn ngữ , khái niệm của
triết học phương Tây diễn đạt và tranh luận những vấn đề kế thừa văn hóa
truyền thống châu Á. Lấy ngay trường hợp những học giả Á châu viết về
Lịch sử triết học của nước họ để đối
chiếu, xem ưu khuyết điểm ở chỗ nào. Khi Deleuze khẳng định: triết học
không thông giao, có phải là một cái nhìn bi quan hay thiển cận?
Vị thế của nhà nghiên cứu ở chỗ nào,
có thể xét đến trường hợp Đông phương luận/Orientalism và những nhà Đông
phương luận/Orientalists ở vùng Cận đông. Hai từ ngữ al-Istishrāq và al-mustashriqūn
để chỉ khoa và người nghiên cứu phương đông cũng gây tranh luận vì chức
năng hàm hồ, phức tạp của nó. Đông phương luận có thể là chấp nhận cung
cách đông phương (chủ quan), có thể là nghiên cứu phương Đông (khách
quan). Hiện tượng gây tranh cãi này có thể thấy ở việc nghiên cứu những
triết học bản địa, dầu là Cận Đông, Phi châu, Á đông, hay châu Mỹ La
tinh.
Viễn tượng xây dựng một triết học thế
giới như David A. Dilworth trên cơ sở thông diễn học tỷ giảo như ông
trình bày trong tác phẩm Triết học trong viễn tượng thế giới [15]
Dựa trên một cái nhìn lạc quan thời hiện đại: “quả
thực ngày nay chúng ta biết nhiều về những họa phẩm Đạo giáo hay những
vưòn Thiền, những nhạc khúc của Bach và Mozart hơn là những người sống
cùng thời với những công trình này được sáng tác ra. Tương tự như vậy,
chúng ta có một nhận thức tinh tế hơn về những tác phẩm của Homer,
Plato, Aristotle, Khổng, Lão, Chu Hy, Đạo Nguyên/Dōgen cũng như những
người khác so với mọi thời đại trước cộng lại.”
Phương pháp thông diễn học tỷ giảo của Dilworth xây dựng trên những
biểu đồ phân chia bốn loại phạm trù: viễn tượng, thực tại, phương pháp
và nguyên tắc, trong mỗi phạm trù lại có những hình thái khả hữu riêng.
Ông cũng kỳ vọng hai điều: một là những thế hệ tương lai chắc chắn phát
triển những tiếp cận tinh tế hơn về những công trình quá khứ của những
thiên tài nhân loại, hai là sản sinh ra những thiên tài khác đem lại
những công trình đóng góp vào những thành tựu lớn lao của quá khứ.
Đó cũng là thông điệp của triết gia
lớn Thời mới của Nhật, Nishida Kitarō (mà Dilworth là một dịch giả sang
Anh ngữ): Trong hai nền văn hóa, không thể nhân danh văn hóa này để phủ
nhận văn hóa kia, cũng không bao gồm cái này trong cái kia. Trái lại
phải soi sáng cả hai từ một ánh sáng mới bằng một tri thức sâu sắc hơn
về cơ sở nền tảng của chúng.
Thông điệp này biểu tỏ quan điểm siêu
quốc, mà tiếc thay tinh thần bá quyền của nước Nhật trước Thế chiến Hai
đã thể hiện thành hành động rước lấy thảm hại. Trong lịch sử triết học,
ý đồ ấy cũng thể hiện thành văn trong một tuyên ngôn mệnh danh là Tìm kiếm đạo lớn của Trung quốc (Trung quốc đại đạo): “Từ Nguyên Đạo của Hàn Dũ và Tân nguyên đạo
của Phùng Hữu Lan, chúng ta có phận sự phải tìm thấy lại bản chất của
văn hóa trung quốc cũng như đóng góp vào việc phục hưng đất nước của
chúng ta và tiến bộ của văn minh hoàn vũ. Vì Trung quốc đại đạo cũng bao
la và vững chắc, cũng sâu sắc không thể tả xiết. Giữa những người muốn
thăm dò nó, một số dừng lại giữa đường, một số khác sau lại phủ nhận nó,
song nó không bao giờ ngừng có đó, rất gần là đằng khác. Từ khi chúng
ta xa rời nó, chúng ta vấp phải nhiều khó khăn, bất hạnh tấn công chúng
ta. Từ khi chúng ta trở về, mọi sự hưng vượng, mọi công trình của chúng
ta mang lại thành quả: đó là quyền năng của Đạo, và đó là lý do tại sao
chúng ta mỗi lúc một đông hướng về nó. Văn minh phương Tây đã đạt tột
đỉnh và bây giờ là lúc suy thoái. Đại Đạo Trung quốc bị che lấp, nhưng
lại hiển lộ trở lại. Bao la và đầy quyền năng, Đại Đạo Trung quốc sẽ
mang lại hạnh phúc cho Trung quốc và hòa bình cho thế giới…”[16] Ý đồ bá
quyền ấy có một quá trình dài dặc trong lịch sử Trung quốc, khởi từ
thời Tần-Hán, trong giáo dục nhất thống của Nho giáo và củng cố chế độ
quân chủ chuyên chính, biểu hiện nơi tập đoàn cầm quyền chủ trương toàn
trị, không tương nhượng, không phân quyền, sẽ phân tích trong những
chương sau.
Tinh thần siêu quốc khác với ý đồ bá
quyền, dầu trong học thuật. Khởi thảo lịch sử triết học dưới lăng kính
siêu quốc xây dựng trên đề cương:
1/ Phân chia những thời kỳ lịch sử nhân loại:
1a. Thời kỳ trục, như phân chia theo Jaspers (đã nói nơi trên).
1b. Thời Trung cổ: từ triết học Hy-La
và Do thái- Cơ đốc giáo, Ấn giáo trung cổ, Tiểu thừa và Đại thừa Phật
giáo, Kỳ na giáo, Hồi giáo, triết học Tần-Hán, văn minh tiền Colombus ở
châu Mỹ trở đi; thời thống trị của tôn giáo Nhất thần, Kinh viện, phong
kiến.
1c. Thời đại mới: kể từ Bruno,
Descartes, Bacon ở phương Tây, thời đại cát cứ và chinh phục, phục hưng
tư tưởng Ấn sau thống trị của Hồi giáo, Tân Nho đến thế kỷ XX.
1d. Thời đại toàn cầu: kể từ quá độ trong triết học thế giới, khoa học kỹ thuật cao cấp, thông giao hoàn vũ.
2/ Những khái niệm về Tự nhiên, về Con người, về Tri thức trong viễn quan siêu quốc.
3/ Nghiên cứu tỷ giảo những tư tưởng của thời đại, học thuyết và triết gia trong viễn quan siêu quốc.
Nhà viết sử triết học dựa trên những
tiêu chí: tương đối của hệ thống, của tri thức, của giá trị, song không
phủ nhận giá trị tích cực của những lý tưởng triết học, và quá trình
tiến hoá, song luận tha tính/ngoại quan trong khi nghiên cứu.
------------------------------------
[1] Luận về Descartes theo trật tự lý lẽ: 1/ Linh hồn và Thượng đế; 2/ Linh hồn và thân thể.
[2] Luận về Malebranche: I Thượng đế quan - II Năm Thiên vực
[3] Luận về Spinoza: 1/ Thượng đế; 2/ Linh hồn.
[4] Luận về Leibniz - Động lực học và siêu hình học
[5] Xem: Yves Charles Zarka, Que nous importe l'histoire de la philosophie? in trong Comment écrire l'histoire de la philosophie? 2001,
tác phẩm tập thể vốn là tham luận của nhiều tác giả tham gia công trình
của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia/CNRS tổ chức vào tháng Chạp
năm 1999 để mở đầu cho một dự án có tầm quốc tế.
[6]Xem Aubenque, Le conflit des interprétations: analytique ou herméneutique? in trong Sdt, chú thích v.
[7] Xem: Đặng Phùng Quân, Cơ sở tư tưởng thời quá độ, 2007.
[8] Xem: Đặng Phùng Quân, Triết học và Văn chương, 1974.
[9]Theo bản dịch: Phenomenological Interpretation of Kant's Critique of Pure Reason, 1997 của Parvis Emad và Kenneth Maly.
[10] J.F. Billeter, Contre François Jullien, 2006; F. Jullien, Chemin faisant, connaître la Chine, relancer la philosophie, 2007.
[11] Xem: J.-F. Billeter, “Comment lire Wang Fuzi?” (Đọc Vương Phu Chi như thế nào?) in trong Études chinoises, tập IX, số 1, 1990 và phản biện của F. Jullien, “Lecture ou projection: Comment lire (autrement) Wang Fuzhi?” (Đọc hay phóng chiếu: Làm sao đọc (cách khác) Vương Phu Chi) in trong Etudes chinoises, tập IX, số 2, 1990. Tham gia vào tranh luận bênh vực Jullien có sách viết tập thể Oser construire: Pour François Jullien, 2007
do P. Chartier chủ biên, với những tham luận như của Paul Ricoeur,
Alain Badiou, Bruno Latout, Du Xiaozhen, Wolfgang Kubin v.v..
[12] Ca ngợi tính vô vị, 1991 khởi từ tư tưởng và mỹ học của Trung hoa.
[13] Xem: J.-F. Billeter, Leçons sur Tchouang-tseu, 2004 (lần x.b. thứ 7).
[14] Xem Trang tử, Nam hoa kinh,
bản dịch của Nhượng Tống: Thầy Khổng xem thác Lã lương, nước treo ba
mươi nhận, chẩy bọt bốn mươi dặm, nơi mà đà, giải, cá, ba ba không thể
bén mảng tới được. Thấy một người đàn ông bơi qua đó cho là có chuyện gì
cực khổ mà muốn chết…Thầy Khổng liền theo mà hỏi: Xin hỏi lội nước có
đạo chăng? Thưa: Không! Tôi không có đạo gì cả? Tôi bắt đầu với quen,
lớn với tính, thành với mệnh. (Thiên Hiếu sống).
Bào Đinh mổ trâu cho Văn Huệ Quân.
Nơi tay chạm, nơi vai tựa, nơi chân đạp, nơi gối tỳ, tiếng kêu lát chát,
dao đưa soàn soạt, không tiếng nào không đúng cung bậc, hợp với điệu
Tang Lâm, rồi đúng với khổ dồn bài nhạc Kinh Thư. Văn Huệ Quân nói: Ồ!
Nghề giỏi thật! Giỏi đến thế sao? Bào Đinh buông dao, thưa rằng: Cái tôi
ham là đạo, còn tiến hơn nghề. (Thiên Dưỡng sinh chủ).
[15]Xem David Dilworth, Philosophy in World Perspective, A Comparative Hermeneutic of the Major Theories/Triết học trong viễn tượng thế giới, Thông diễn học tỷ giào về những Lý thuyết lớn, 1989,
[16] Trên tạp chí Nguyên Đạo, số 10, 2005 xuất bản tại Bắc kinh, theo bản dịch của Billeter dẫn trong Contre François Jullien, 2006.
(Hết phần dẫn nhập)
Đặng Phùng Quân
No comments:
Post a Comment