TRẦN BÌNH NAM * OBAMA & GIẢI HÒA BÌNH
***
Giải hòa bình Nobel quá “đát”
www.tranbinhnam.com
***
Giải hòa bình Nobel quá “đát”
Trần Bình Nam
Hôm Thứ Sáu 9 tháng 10 vừa qua (09/10/2009) Ủy Ban Nobel tại Oslo tuyên bố trao giải Hòa bình Nobel năm 2009 cho tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ . Ông Chủ tịch Ủy Ban Nobel tuyên bố: “Chúng tôi chọn tổng thống Obama vì ông đã mang đến một không khí mới mẻ cho nền chính trị thế giới, và là người cầm ngọc đuốc của những người chủ trương giải hòa bình Nobel trong suốt 108 năm qua. Tổng thống Obama đã mang đến cho nhân loại viễn kiến và hy vọng vào tương lai ngay từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ của ông.”
Giải Nobel do kỹ sư Alfred B. Nobel người Thụy Điển thiết lập năm 1895 do một Ủy ban gọi là Nobel Foundation quản lý và hằng năm phát thưởng bằng tiền cho những ai làm, khám phá hay phát minh được những gì hữu ích cho nhân loại trong năm lĩnh vực Vật lý học, Hóa học, Văn chương, Y khoa và Hòa bình thế giới. Năm 1969 Ủy Ban Nobel lập thêm giải thưởng kinh tế do sự quan trọng của sinh hoạt kinh tế thế giới liên quan đến hòa bình và phát triển. Giải Nobel là một giải được trân trọng trên thế giới, nhất là những giải được trao trước năm 1973, trong đó có hai vị tổng thống Hoa Kỳ là tổng thống Theodore Roosevelt và tổng thống Woodrow Wilson.
Tổng thống Jimmy Carter được giải sau năm 1973 nhưng cũng là một giải xứng đáng được thế giới tán đồng và ca tụng. Tổng thống Theodore Roosevelt (hai nhiệm kỳ 1901 – 1909) được giải năm 1906 trong nhiệm kỳ 2, vì đã đóng một vai trò quan trọng đưa đến ổn định cho Tây Bán Cầu, và đã dùng chức vụ tổng thống Hoa Kỳ hòa giải Nga và Nhật Bản chấm dứt trận chiến Nga-Nhật năm 1905. Trong khi đó tổng thống Woodrow Wilson (hai nhiệm kỳ 1913-1921) cũng được chọn lãnh giải trong nhiệm kỳ 2 (1919) sau khi ông đã làm hết sức mình trong nhiệm kỳ thứ nhất để tạo một thế giới tự do, hòa bình và tôn trọng công lý. Ông là người khai sinh ra Hội Vạn quốc tiền thân của Liên hiệp quốc.
Tổng thống Carter (một nhiệm kỳ 1977-1981) được giải năm 2002 vì trong thời gian làm tổng thống ông đã đóng góp vào giải pháp hòa bình giữa Do thái và Ai Cập và sau khi rời chức vụ tổng thống ông đã đóng góp nhiều vào việc thực hiện và duy trì hòa bình tại nhiều nơi trên thế giới. Năm 1973 Ủy ban Hòa bình Nobel chính trị hóa giải hòa bình bằng quyết định trao giải cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, hai nhà thương thuyết đưa đến Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Thế giới bắt đầu nghi ngờ giá trị của giải. Mọi người đều biết ông Kissinger thương thuyết Hiệp Định ngưng bắn vì Hoa Kỳ đổi sách lược chứ chẳng phải vì hòa bình. Còn Lê Đức Thọ thương thuyết Hiệp Định ngưng bắn với ý đồ sẽ chiếm miền Nam bằng vũ lực sau khi Hoa Kỳ rút quân. Trao giải cho Kissinger và Lê Dức Thọ Ủy ban Nobel hy vọng vì hào nhoáng của giải hòa bình Hà nội sẽ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Định Paris. Một ảo tưởng. Đến năm 1994, Ủy ban Nobel chính trị hóa giải hòa bình một lần nữa khi trao giải cho ông Yasir Arafat, lãnh tụ Palestine, một tay khủng bố có thành tích, và hai chính khách Do Thái là Yitzhak Robin và Shimon Perez, những người làm hòa bình với định tâm chôn sống Palestine trong hòa bình. Ủy ban hy vọng giải hòa bình trao cho ba nhân vật trên sẽ thúc đẩy họ hòa giải và đem đến hòa bình cho Trung đông. Lại một ảo tưởng nữa.
Năm nay Ủy ban Nobel trao giải cho tổng thống Obama. Hơn ai hết dân chúng Hoa Kỳ ngạc nhiên trước nhất kể cả những người vốn ủng hộ ông Obama. Là một Thượng nghị sĩ trước khi ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ ông Obama chống việc khởi quân đánh Iraq. Nhưng đó chưa phải là thành tích. Và ở chức vụ tổng thống chưa đầy một năm ông Obama cũng chưa làm gì cụ thể để đóng góp và kiến tạo một nền hòa bình lâu dài cho thế giới . Việc trao giải của Ủy ban Nobel một lần nữa là một quyết định chính trị. Phải chăng Ủy ban Nobel muốn dùng giải hòa bình đế thuyết phục tổng thống Obama rút quân ra khỏi Afghanistan.
Việc rút quân hay đổ thêm quân vào Afghanistan lúc này là một quyết định sinh tử của Hoa Kỳ, và không thể vì cái hào nhoáng của giải Nobel 2009 mà Obama quyết đoán một cách vội vã được. Cách tốt nhất của tổng thống Obama là từ chối nhận lãnh giải hòa bình Nobel do Ủy ban Nobel trao tặng để có tự do hành động theo quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng rất tiếc ông Obama đã tuyên bố nhận giải.
Ông khiêm nhượng nói rằng Ủy ban trao giải cho ông chẳng phải vì thành tích cá nhân mà chỉ là một dấu hiệu thế giới chấp nhận sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Hình như những người Na Uy trong Ủy ban Nobel đang say mê giấc mộng hòa bình và không thấy được cái thực tế chính trị của Hoa Kỳ. Và một lần nữa dùng cái giải quốc tế quá “đát” của mình một cách vụng về. Trần Bình Nam October 10, 2009 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com
Hôm Thứ Sáu 9 tháng 10 vừa qua (09/10/2009) Ủy Ban Nobel tại Oslo tuyên bố trao giải Hòa bình Nobel năm 2009 cho tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ . Ông Chủ tịch Ủy Ban Nobel tuyên bố: “Chúng tôi chọn tổng thống Obama vì ông đã mang đến một không khí mới mẻ cho nền chính trị thế giới, và là người cầm ngọc đuốc của những người chủ trương giải hòa bình Nobel trong suốt 108 năm qua. Tổng thống Obama đã mang đến cho nhân loại viễn kiến và hy vọng vào tương lai ngay từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ của ông.”
Giải Nobel do kỹ sư Alfred B. Nobel người Thụy Điển thiết lập năm 1895 do một Ủy ban gọi là Nobel Foundation quản lý và hằng năm phát thưởng bằng tiền cho những ai làm, khám phá hay phát minh được những gì hữu ích cho nhân loại trong năm lĩnh vực Vật lý học, Hóa học, Văn chương, Y khoa và Hòa bình thế giới. Năm 1969 Ủy Ban Nobel lập thêm giải thưởng kinh tế do sự quan trọng của sinh hoạt kinh tế thế giới liên quan đến hòa bình và phát triển. Giải Nobel là một giải được trân trọng trên thế giới, nhất là những giải được trao trước năm 1973, trong đó có hai vị tổng thống Hoa Kỳ là tổng thống Theodore Roosevelt và tổng thống Woodrow Wilson.
Tổng thống Jimmy Carter được giải sau năm 1973 nhưng cũng là một giải xứng đáng được thế giới tán đồng và ca tụng. Tổng thống Theodore Roosevelt (hai nhiệm kỳ 1901 – 1909) được giải năm 1906 trong nhiệm kỳ 2, vì đã đóng một vai trò quan trọng đưa đến ổn định cho Tây Bán Cầu, và đã dùng chức vụ tổng thống Hoa Kỳ hòa giải Nga và Nhật Bản chấm dứt trận chiến Nga-Nhật năm 1905. Trong khi đó tổng thống Woodrow Wilson (hai nhiệm kỳ 1913-1921) cũng được chọn lãnh giải trong nhiệm kỳ 2 (1919) sau khi ông đã làm hết sức mình trong nhiệm kỳ thứ nhất để tạo một thế giới tự do, hòa bình và tôn trọng công lý. Ông là người khai sinh ra Hội Vạn quốc tiền thân của Liên hiệp quốc.
Tổng thống Carter (một nhiệm kỳ 1977-1981) được giải năm 2002 vì trong thời gian làm tổng thống ông đã đóng góp vào giải pháp hòa bình giữa Do thái và Ai Cập và sau khi rời chức vụ tổng thống ông đã đóng góp nhiều vào việc thực hiện và duy trì hòa bình tại nhiều nơi trên thế giới. Năm 1973 Ủy ban Hòa bình Nobel chính trị hóa giải hòa bình bằng quyết định trao giải cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, hai nhà thương thuyết đưa đến Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Thế giới bắt đầu nghi ngờ giá trị của giải. Mọi người đều biết ông Kissinger thương thuyết Hiệp Định ngưng bắn vì Hoa Kỳ đổi sách lược chứ chẳng phải vì hòa bình. Còn Lê Đức Thọ thương thuyết Hiệp Định ngưng bắn với ý đồ sẽ chiếm miền Nam bằng vũ lực sau khi Hoa Kỳ rút quân. Trao giải cho Kissinger và Lê Dức Thọ Ủy ban Nobel hy vọng vì hào nhoáng của giải hòa bình Hà nội sẽ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Định Paris. Một ảo tưởng. Đến năm 1994, Ủy ban Nobel chính trị hóa giải hòa bình một lần nữa khi trao giải cho ông Yasir Arafat, lãnh tụ Palestine, một tay khủng bố có thành tích, và hai chính khách Do Thái là Yitzhak Robin và Shimon Perez, những người làm hòa bình với định tâm chôn sống Palestine trong hòa bình. Ủy ban hy vọng giải hòa bình trao cho ba nhân vật trên sẽ thúc đẩy họ hòa giải và đem đến hòa bình cho Trung đông. Lại một ảo tưởng nữa.
Năm nay Ủy ban Nobel trao giải cho tổng thống Obama. Hơn ai hết dân chúng Hoa Kỳ ngạc nhiên trước nhất kể cả những người vốn ủng hộ ông Obama. Là một Thượng nghị sĩ trước khi ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ ông Obama chống việc khởi quân đánh Iraq. Nhưng đó chưa phải là thành tích. Và ở chức vụ tổng thống chưa đầy một năm ông Obama cũng chưa làm gì cụ thể để đóng góp và kiến tạo một nền hòa bình lâu dài cho thế giới . Việc trao giải của Ủy ban Nobel một lần nữa là một quyết định chính trị. Phải chăng Ủy ban Nobel muốn dùng giải hòa bình đế thuyết phục tổng thống Obama rút quân ra khỏi Afghanistan.
Việc rút quân hay đổ thêm quân vào Afghanistan lúc này là một quyết định sinh tử của Hoa Kỳ, và không thể vì cái hào nhoáng của giải Nobel 2009 mà Obama quyết đoán một cách vội vã được. Cách tốt nhất của tổng thống Obama là từ chối nhận lãnh giải hòa bình Nobel do Ủy ban Nobel trao tặng để có tự do hành động theo quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng rất tiếc ông Obama đã tuyên bố nhận giải.
Ông khiêm nhượng nói rằng Ủy ban trao giải cho ông chẳng phải vì thành tích cá nhân mà chỉ là một dấu hiệu thế giới chấp nhận sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Hình như những người Na Uy trong Ủy ban Nobel đang say mê giấc mộng hòa bình và không thấy được cái thực tế chính trị của Hoa Kỳ. Và một lần nữa dùng cái giải quốc tế quá “đát” của mình một cách vụng về. Trần Bình Nam October 10, 2009 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com
www.tranbinhnam.com
***
TÂN TỬ LĂNG * MAO TRẠCH ĐÔNG NGÀN NĂM CÔNG TỘI
Kỷ niệm ngày 1-10, quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
Huy Đức lược thuật cuốn Mao Trạch Đông – Ngàn năm công tội
Hôm
nay, trong cái ngày mà Bắc Kinh gọi là quốc khánh, chắc chắn chính
quyền Trung Quốc chỉ nói về sự trỗi dậy suốt hơn hai thập niên qua và
những đích đến phỉnh nịnh cơn thèm khát của nhiều người dân mộng bá
quyền Đại Hán. Mao Chủ Tịch vẫn cười tủm tỉm trước cửa Thiên An Môn.
Sáu
mươi năm trước Mao đã thắng trong một cuộc chiến “da thịt tàn nhau”,
đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Người dân Trung Quốc được dạy đấy là
công lao. Nhưng, rồi nhiều người trong số họ cay đắng nhận ra đó là ngày
Mao bắt đầu biến Đại Lục thành địa ngục. Sau đây là những thông tin lấy
từ cuốn Mao Trạch Đông – Ngàn năm công tội, được viết bởi một nhà
nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao Trung Quốc, Đại tá
Tân Tử Lăng.
Đại
tá Tân Tử Lăng viết: “Mọi sai lầm lớn của Mao như giết hại công thần,
gây bè phái trong đảng, bám chặt lấy chế độ lãnh đạo suốt đời và gia
đình trị, dung túng phe đảng Giang Thanh, đều thuộc thuật cầm quyền của
vua chúa”. Nhưng, cho dù lịch sử Trung Hoa có không ít hôn quân, có lẽ
không một thiết chế nào trước đó cho phép một con người có thể táng tận
như Mao tồn tại. Tháng 8-1958 khi cả nước mới chỉ sản xuất được 4,5
triệu tấn thép, Mao ra lệnh năm ấy phải nâng sản lượng thép lên 11 triệu
tấn. Mao nói: “Phải chuyên chế, phải kết hợp giữa Karl Marx và Tần Thuỷ
Hoàng”. Có lẽ không có nhà lãnh đạo quốc gia nào như Mao, ra lệnh “gom
phế liệu và tháo dỡ cả đường sắt để đúc thép nhằm hoàn thành chỉ tiêu
tăng trưởng”.
Cho
dù các con số sắt thép làm ra chỉ là những báo cáo dối trá, việc huy
động những người khoẻ mạnh đi làm “gang thép” đã khiến cho thóc lúa hư
hỏng ngoài đồng không có người thu hoạch. Ở huyện Tỉnh Nghiên, Tứ Xuyên,
năm 1959, vào lúc đói kém nhất, bình quân mỗi ngày một người chỉ được
phân phối 100 gam lương thực; cứ 8 người dân, có một người chết đói. Sau
gang thép, Mao phát động cao trào “đại tiến vọt” lần hai. Ngày
3-9-1958, Mao tuyên bố: “Sản lượng lương thực có thể tăng lên 370 triệu
tấn, gấp 2 lần năm ngoái. Nếu năm 1959 lại tăng gấp 2 lần thì sản lượng
lương thực sẽ là 750 triệu tấn”.
Khi
các địa phương báo lên sản lượng lương thực không những tăng mà còn xấu
hơn, Mao sợ bẽ mặt bèn cho rằng ‘lương thực bị giấu bớt” rồi hăm: “Phải
tiến hành một đợt giáo dục kiên quyết”. Để quán triệt tinh thần kiên
quyết của Mao, Khu ủy Tín Dương, tỉnh Hà Nam tập họp 6.000 người để đấu
tố 60 người “giấu bớt lương thực” không nộp cho nhà nước. Nhưng, chính
những người đi dự hôm ấy cũng đang không có lương ăn, một người chết đói
tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. Trên tinh thần ấy, tỉnh Hà
Nam dù thu hoạch 9,75 triệu tấn vẫn báo cáo lên 22,5 triệu tấn. Năm
1959, trên toàn quốc, theo báo cáo: 270 triệu tấn lương thực, thực tế
chỉ có 170 triệu tấn; năm 1960 giảm còn 143 triệu tấn.
Theo
Đại tá Tân Tử Lăng, mùa xuân 1960 nạn đói tràn lan, có làng 80 ngày
người dân không có một hạt gạo vào bụng, vậy mà Bí thư Khu ủy Tín Dương
vẫn lên giọng: “Không phải thiếu lương thực, 90% là vấn đề tư tưởng”.
Trước đó, khi Bí thư Tỉnh ủy An Huy Trương Khải Phong cho giải tán 4.000
nhà ăn tập thể vì không còn lương thực, Mao phê vào báo cáo: “Trương
Khải Phong đứng trên lập trường giai cấp tư sản, mưu toan phá hoại nền
chuyên chính vô sản”. Khu ủy Tín Dương sau đó lại càng “chuyên chính”
hơn, phong tỏa, không cho dân chúng ra khỏi làng. Theo tài liệu do Bộ
Chính trị Trung Quốc “giải mật” sau này, những năm ấy Tín Dương có hơn
một triệu người chết đói.
Trịnh
Đại Quân, một cán bộ Ban Công tác nông thôn huyện Sùng Khánh kể rằng,
một đội sản xuất có 82 hộ, chỉ trong một năm, từ tháng 12-1959 đến
11-1960 có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90%
số bé gái cùng độ tuổi. Trịnh Đại Quân kể, người ta phát hiện ra vụ ăn
thịt trẻ em đầu tiên do toán điều tra nhìn thấy “một làn khói mỏng tỏa
ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa”. Họ bao vây, vu hồi, rồi đồng loạt
nhảy vào: “Nhà Nhị Oa 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, nhưng chỉ còn lại 5.
Bé gái Thụ Tài đang bị luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm dây
trói can phạm, Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài nhai ngấu
nghiến”. Nạn ăn thịt trẻ con sau đó còn lan ra: “Kẻ nhẫn tâm thì ăn
thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì gạt nước mắt đổi con với
hàng xóm”…
Nạn
đói có thể không tới mức như vậy nếu như tháng 6-1959 mặc dù tình hình
lương thực giảm, Mao vẫn quyết định xuất khẩu 4,19 triệu tấn để lấy vàng
và đô la. Theo số liệu chính thức do Bộ Chính trị Trung Quốc giải mật
tháng 9-2005, sau 4 năm Mao phát động “cao trào xã hội chủ nghĩa ở nông
thôn” có tới 37,55 triệu người chết đói.
Nhưng,
“đói” chưa phải là bi kịch lớn nhất của người Trung Quốc. Ngày
30-4-1957, Mao gặp đại diện trí thức, động viên góp ý cho Đảng, giúp sửa
chữa sai lầm. Mục tiêu của Mao là dùng đại hội này để xác lập vị trí
lãnh đạo tư tưởng của mình trong giới trí thức, nhưng tình hình diễn
biến không như Mao trông đợi. La Long Cơ, Bộ trưởng Lâm Nghiệp, lãnh tụ
của giới trí thức từ Âu – Mỹ trở về phát biểu rằng: “Tiểu trí thức chủ nghĩa Marx-Lenin lãnh đạo đại trí thức của giai cấp tiểu tư sản là người mù chỉ đường cho người sáng mắt”.
Mao nổi giận. Một mặt vẫn cho thảo luận để “dụ rắn ra khỏi hang”. Một mặt, dựng lên “Vụ án
chống đảng”. Theo thống kê của Trung Quốc, có 552.877 trí thức là nạn nhân của “vụ án” do Mao lập ra này.
chống đảng”. Theo thống kê của Trung Quốc, có 552.877 trí thức là nạn nhân của “vụ án” do Mao lập ra này.
Nhưng,
Cách mạng văn hóa mới là trung tâm của địa ngục. Cuộc Cách mạng do
những thanh niên bị kích động được gọi là Hồng vệ binh, chỉ riêng hạ
tuần tháng 8-1966, khi mới bắt đầu, “nội thành Bắc Kinh đã có hàng ngàn
người bị đập chết tươi. Nhiều người khi ấy được chứng kiến những cuộc
tắm máu, những kiểu giết người man rợ thời Trung cổ”. Cả nước có 10
triệu gia đình bị lục soát. Sinh viên sư phạm Bắc Kinh kéo về Sơn Đông
“san bằng” mộ Khổng Tử. Lăng mộ Hạng Vũ, Gia Cát Lượng, Ngô Thừa Ân…
cũng bị đập phá.
Ngay
đến một người bạn chiến đấu của Mao, đang là Chủ tịch nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, ông Lưu Thiếu Kỳ, cũng bị Mao bỏ mặc cho Hồng vệ
binh tàn sát. Năm ấy ông Lưu đã 69 tuổi, tay bị thương khi cùng Mao
chiến tranh, tận mắt chứng kiến vợ là Vương Quang Mỹ bị bắt giam; ba
người con đang tuổi đi học bị đưa vào trường thẩm tra; bé út 6 tuổi phải
theo bảo mẫu ra khỏi Trung Nam Hải. Ông Lưu, bị giam ngay trong phòng
Chủ tịch nước, với 7 cái răng còn lại, cơm ăn thì thường là thiu, ông bị
tiêu chảy, lại không thể thay quần áo, trong phòng hôi nồng. Đã thế,
ngày nào cũng bị đấu tố, hạ nhục rồi bị lưu đày cho đến khi chết đau đớn
hơn cả một kẻ ăn mày. Cuộc Cách mạng văn hóa kéo dài 10 năm đã lấy thêm
sinh mạng của gần 20 triệu người dân Trung Quốc.
Đại
tá Tân Tử Lăng giải thích: Thoạt đầu Mao làm “đại tiến vọt” để đưa
Trung Quốc vượt qua các nước phương Tây hòng làm ‘lãnh tụ thế giới”. Khi
thất bại, dẫn tới cái chết của hàng chục triệu dân thì Mao lại làm tất
cả mọi việc để hòng che đậy những sai lầm ấy. Đại tá cho rằng: “Không có
sai lầm của đại tiến vọt thì không có đại cách mạng văn hóa để bức hại
Lưu Thiếu Kỳ, gạt bỏ Lâm Bưu, phế truất Đặng Tiểu Bình… nhằm đưa Giang
Thanh lên nắm quyền”. Theo Đại tá: “ Mao truyền ngôi cho Giang Thanh là
bất đắc dĩ. Nhưng, Mao cần có hai thế hệ: Giang Thanh và Mao Viễn Tân,
đủ để viết lại lịch sử, chối phắt trách nhiệm làm 37,55 triệu người chết
đói”.
Cuốn
sách mô tả rất chi tiết những mưu mô của Mao. Nhưng, Đại tá Tân Tử Lăng
cho rằng nếu như người dân có tiếng nói, các thiết chế đảng và nhà nước
có tiếng nói, những người có lương tri nói lên sự thật với Mao không bị
quy kết là “chống Đảng” thì Mao không thể gây ra những tội ác đau
thương cho nhân dân, cho đồng chí của mình như thế. Thật cay đắng khi
theo Đại tá Tân tử Lăng, chỉ khi “vị cứu tinh” chết đi nhân dân Trung
Quốc mới có đường để sống. Những cải cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Đặng Tiểu Bình khởi xướng là thực hiện lại một phần những gì mà người
dân Trung Hoa đã có từ trước ngày 1-10-1949. Đại tá Tân Tử Lăng lý giải:
“Chỉ cần trả lại quyền lợi và tự do cho nhân dân, tự họ sẽ lựa chọn con
đường phát triển và sáng tạo tương lai xán lạn”.
Cuốn
sách được xuất bản tháng 7-2007 và tái bản tháng 6-2008 tại Hong Kong,
nhưng đã gây chú ý đặc biệt và gây tranh cãi trong người dân Đại lục. Có
lẽ vẫn có những người dân Trung Quốc ngưỡng mộ Mao; có lẽ vì hơn 60 năm
qua họ đã được dạy Mao là người vĩ đại; có lẽ họ không muốn phủ nhận
chính họ vì một thời họ đã tôn sùng Mao, đã trở thành Hồng vệ binh gây
nhiều tội ác. Nhưng, có lẽ, cũng có nhiều người Trung Quốc tự hỏi, nếu
như không có ngày 1-10-1949, Trung Quốc có phải trải qua 3 thập kỷ địa
ngục như vậy không. Lịch sử không có chữ “nếu”, cho dù có ai đó đang
nghiên cứu về con đường mà Việt Nam lẽ ra đã đi nếu như Mao không nắm
quyền kể từ năm 1949.
Nghe
nói Thông tấn xã Việt Nam mới cho dịch và xuất bản cho các cơ quan, đơn
vị cuốn sách của Đại tá Tân Tử Lăng. Mục tiêu của Thông tấn xã Việt Nam
thường không phải kinh doanh. Hy vọng là đã có nhiều người Việt Nam đọc
được.
Huy Đức điểm sách
Nguồn: Blog Osin
***
__._,_.___
THƠ TRẦN MẠNH HẢO
Nếu Tổ Quốc Không Còn Biển
Trần Mạnh Hảo
>
> Nếu Tổ Quốc Không Còn Biển
> Oct 24, 2009 “…Nếu Tổ Quốc không còn
> biển, Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ,
> Chết đuối trên cao nguyên, Chết đuối trong bùn
> bô-xít…”
>
> Mất Hoàng Sa, Trường Sa
> Rồng Việt Nam không còn chỗ núp
> Không có lối ra
> Tổ Quốc như bị giam trong ngục
>
> Xin Ngô Quyền trở về
> Xin Trần Hưng Đạo trở về
> Dìm quân xâm lược
> Tổ Quốc nguy nan
> Mỗi người Việt Nam
> Hoá thành cọc nhọn
>
> Bán đảo Đông Dương biển mất gần hết
> Hồng Hà biết chảy về đâu?
> Cửu Long rồi giãy chết?
> Linh hồn cha Lạc Long Quân
> Không còn chốn đi về
>
> Cái lưỡi bò ngoại tộc
> Rót vào tai nhà đương cục
> Mười sáu chữ vàng
> Miệng vờ ôm hôn
> Tay lừa bóp cổ
> Lưỡi bò đang liếm sạch Biển Đông
>
> Trọng Thuỷ xưa
> Từng dùng lưỡi bò tỏ tình
> Lừa tình cướp nỏ
> Lừa tình cướp nước
> Trong miệng người anh em
> Giấu một lưỡi bò
>
> Nếu Tổ Quốc không còn biển
> Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ
> Chết đuối trên cao nguyên
> Chết đuối trong bùn bô-xít
>
> Tổ Quốc không chịu chết
> Biển Đông gầm đang hoá Bạch Đằng Giang
>
> Sài Gòn 11-9-2009
> Trần Mạnh Hảo
***
>
Wednesday, November 4, 2009
TRẦN KIÊM ĐOÀN. * LIÊN THÀNH & BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG
Đôi điều với Liên Thành về “Biến Động Miền Trung”
Sau hơn 30 năm ra nước ngoài im hơi lặng tiếng, gần đây ông Liên Thành, cựu thiếu tá trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế (xin viết tắt là LT), viết hồi ký nói lên những gì ông biết về tình hình chiến tranh, chính trị và xã hội tại Miền Trung Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1975.
Sau hơn 30 năm ra nước ngoài im hơi lặng tiếng, gần đây ông Liên Thành, cựu thiếu tá trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế (xin viết tắt là LT), viết hồi ký nói lên những gì ông biết về tình hình chiến tranh, chính trị và xã hội tại Miền Trung Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1975.
Được tin LT sẽ ra mắt sách tại thành phố thủ phủ tiểu bang California
vào đầu tháng 11 năm 2009. Đang là một cư dân tại thành phố nầy, tôi
xin gởi lời chào LT, một đồng hương xứ Huế và cũng người đồng trang lứa
với tôi. Trước cùng lớn lên và đã sống hơn nửa đời trong khung trời Huế
và nay trong cảnh “tha hương ngộ cố tri!” Tập sách “Biến Động Miền
Trung” (viết tắt BĐMT) và những bài viết của LT về một số nhân vật thành
danh xứ Huế đã tạo nhiều dư luận xôn xao trong cộng đồng người Việt hải
ngoại. Xôn xao, bởi vì về mặt tâm lý, khát vọng lý giải hậu quả bi
thảm của cuộc chiến Việt Nam đã trở thành một nỗi ám ảnh thường trực và
chung thân đối với tập thể người Việt tỵ nạn ở nước ngoài. Sự phân định,
xác quyết, chỉ danh điểm mặt hai tuyến nhân vật thiện–ác, chánh–tà
trong cuộc tương tranh ba mươi năm đầy máu lệ là một nhu cầu tình cảm,
tâm lý và tri thức của cả một thế hệ đang lần bước đến tuổi già, đang
từng tháng, từng ngày thay phiên nhau về đất.
Trong một tiến trình truy tìm bằng chứng, phân tích, lý giải để tìm câu trả lời cho một vấn đề, nếu chỉ đứng về mặt phương pháp luận thì Đông – Tây rất khác nhau. Người phương Tây thiên về lý, phương Đông ta thiên về tình; phương Tây thường lý luận và chứng minh bằng dữ kiện khách quan độc lập, phương Đông ta thường suy diễn bằng cảm nhận và kinh nghiệm chủ quan tập thể. Xác định điều nầy để nói lên sự dè dặt và cẩn trọng cần thiết về tính khả tín – mức độ đáng tin cậy – khi đọc và tìm hiểu một bản tin thời sự hay một tác phẩm liên quan đến tình hình thời cuộc như LT và BĐMT.
Qua những điều LT đã viết và đã nói trên đài phát thanh, trong các buổi hội luận thì chi tiết nầy kia có chỗ khác nhau, nhưng nội dung và chủ đích chỉ có 3 điều nổi rõ hơn cả: Thứ nhất, LT đã cố gắng tạo ra một bối cảnh xuất thân đầy sôi động về vai trò và quyền lực cá nhân trong vị thế trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế quá nhỏ bé và giới hạn của bản thân mình trong bối cảnh chung của toàn đất nước bằng một thế giới thiên hình vạn trạng của lĩnh vực “tình báo”. Đó là một thế giới của mê hồn trận mà trong lịch sử chiến tranh và chính trị kim cổ, cho đến nay, con người vẫn còn hoang mang trong vấn nạn nhiều hơn là giải đáp vì nó dày đặc huyền thoại nhiều hơn là dữ kiện. Thứ hai, LT đã cố ý cột buộc và đồng hóa phong trào đấu tranh Phật giáo 1963 và các hoạt động của Phật giáo trở về sau đều là cộng sản. Theo ông, các nhà sư Phật giáo trong hàng giáo phẩm lãnh đạo phong trào là đảng viên cộng sản. Từ đó, LT suy luận và diễn giải rằng, các sinh hoạt Phật giáo có liên quan gián tiếp hay trực tiếp với một tình hình xã hội miền Nam thời chiến đầy biến động là do Cộng sản Việt Nam (CSVN) điều khiển, giật giây.
Tự phong cho mình vai trò phán quan của một kiểu tòa án mặt trận thời chiến pha trộn với hình thức ngôn ngữ của các cuộc đấu tố, LT cho mình quyền tự do mạ lỵ không tiếc lời các đối tượng mà ông đã “phán” là cộng sản. Thứ ba, LT đã tự mình, cùng lúc, đứng ra làm thủ lãnh, chứng nhân, nạn nhân, quần chúng… của một thế giới ma để ông tha hồ gắn lên môi, lên mép, lên nhân dáng tưởng tượng của những người đã nằm im trong lòng đất những lời nói, ý tưởng, động thái, chứng tích không thể kiểm chứng và không còn ai đối chất. Từ đó, LT đã đơn giản yên trí rằng, ông đã “đả thông tư tưởng”, thuyết phục được độc giả và người nghe đứng về phía ông để cho đấy là “sử liệu sống” của thời nay. Tìm hiểu phản ứng của một số người giới hạn có dùng internet và đọc sách báo tiếng Việt thuộc mọi thành phần xã hội, tôn giáo, có biết đến LT và BĐMT thì được biết thái độ của họ đã thể hiện trong nhiều cách thế khác nhau: ·
Những người tin những điều ông nói là đúng sự thật và lên tiếng thì đứng khắp mọi phía bên nầy, bên kia; đằng nầy, đằng nọ nên kết luận phía nầy lắm lúc trở thành câu hỏi của phía khác. · Những người cho LT là dối trá thì phản ứng lạnh nhạt. Họ cho rằng đây chẳng qua là một cuộc đánh trống khua chiêng của LT tự quảng cáo mình một cách dễ dãi phù hợp với bản chất cố hữu của ông từ trước tới nay với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhóm “Phù Ngô phục hận” đầy bản lĩnh đang đứng ở hậu trường (?!) ·
Những người có quan tâm mà im lặng thường không phải là họ không biết, nhưng chỉ vì vấn đề và hoàn cảnh chẳng đáng quan tâm nên không đáng nói mà thôi. Trong giới hạn của một bài viết ngắn dưới hình thức “đôi điều góp ý”, thay cho lời chào hỏi xã giao khách phương xa đến viếng vùng mình, người viết không có tham vọng và có lý do đứng ở một vị trí nào đó để làm công việc biện minh không cần thiết và phán xét chưa đủ căn cứ cho các nhân vật và hoàn cảnh đã được nêu lên trong BĐMT. Những nhân vật lịch sử và những ván bài thời cuộc xin trả về cho lịch sử sẽ phán xét công bằng và chung quyết. Đây chỉ là đôi lời dấy lên như một phản ứng “qua đường thấy việc bất bằng chẳng tha” mà thôi.
Xin đi vào nội dung: Điệp báo và nói láo: Đó là nhan đề cuốn sách “Of Spies and Lies” của John F. Sullivan viết về mặt trận tình báo trong chiến tranh Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã trực tiếp hay gián tiếp nhắc đến nhiều trường hợp các nhân sự Việt Nam trong giới thường dân, công chức, cảnh sát, quân đội… làm cộng tác viên, điểm chỉ viên với các đơn vị tình báo của Mỹ đã bị các đơn vị đặc nhiệm phản tình báo của CSVN đánh tráo tin tức. Sự đánh lừa trong nhiều trường hợp đã tạo ra những nguồn tin sai lạc nhằm gây mâu thuẫn, phân hóa, chia rẽ, hạ bệ và bôi đen phẩm cách của những nhân vật “bị” nổi tiếng mà xét ra không có lợi cho ý đồ lâu dài trong sách lược chiếm trọn miền Nam của họ. Giới tình báo hành chánh bị lừa ngồi trong công sở và bàn giấy chỉ việc rung đùi nghe báo cáo từ các cộng tác viên, yên chí lớn là đã “nắm vững tin tức tình báo” để phản ứng.
Thái độ chấp nhận vấn đề – dối trá hóa thật – mà cứ mang ảo tưởng là nắm vững và giải quyết được vấn đề đã góp phần tạo nên những tai họa cho địa phương và cả miền Nam sau nầy. Đọc phần nói về vai trò tình báo bao quát trong mọi lĩnh vực, thấu suốt mọi vấn đề, nắm vững mọi hoàn cảnh, thấy được mọi ngõ ngách bao gồm luôn cả ta, địch và đồng minh của LT trong BĐMT, người đọc có cảm tưởng như đang coi chuyện võ hiệp kỳ tình. Trong đó, chưởng môn LT ngồi trong trướng võ đàn mà thấy hết hoàn toàn thiên hạ sự. Vì vậy, có thể tạm gọi BĐMT là một tập “hồi ức tạp ghi”… nghĩ chi nói nấy của tác giả LT; còn rất xa mới đủ tính khả tín của chứng tích và sử liệu.
Được biết LT lên tiếng là chỉ chấp nhận tranh luận “sự nghiệp tình báo” của ông với những người ở trong lĩnh vực tình báo mà thôi (?!). Riêng kẻ viết những dòng nầy chẳng thuộc nòi hổ báo, tình báo gì cả; nhưng chưa hẳn là kẻ “ngoại đạo” trong lĩnh vực nầy. Không biết nên chăng cần hé chút tâm sự riêng rằng, tôi đã từng dịch những hồ sơ “classified” cho Peter Downs, giám đốc cơ quan xã hội Tin Lành Việt Nam (VNCS: Vietnamese Christian Social Services) suốt mấy năm liền song song với nghề dạy học. Sau nầy mới biết ông ta là cục phó CIA đặc trách miền Trung. Vì chỉ “dịch nhi bất tác” nên sau 1975, tôi chỉ bị đuổi dạy, lái xe lam mà khỏi đi tù. Tôi có hai người anh ruột. Ông anh cả là chỉ huy trưởng lực lượng Biệt Kích Dù lần lượt ở các trại Biệt Kích trọng điểm như Thượng Đức, Khâm Đức và Khe Sanh, gắn liền số phận sinh tử với các tổ nhảy toán tình báo vào đất địch.
Anh đã tử trận ở Khe Sanh năm 1967 – “Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!” Ông anh thứ hai cũng ở trong lĩnh vực tình báo của quân lực Việt Nam Cộng hoà (VNCH), làm ở phòng an ninh Không đoàn 41. Thời gian làm việc với P. Downs và hoàn cảnh anh em chia sẻ, thông tin thường xuyên cho nhau đã giúp tôi học hỏi, làm quen và có được cái nhìn không ảo tưởng về một thế giới mà người khí tiết, kẻ gian tà, nhóm trung thành, phường phản bội biến hiện, quần thảo nhau như bóng với hình thường khó lòng phân biệt. Đó là thế giới tình báo hay nhân danh tình báo. Và, thêm vào đó, bản thân tôi cũng là chuyên viên điều tra tòa án (court investigator) về các hồ sơ tội phạm ngược đãi thanh thiếu niên thuộc chương trình CPS của chính phủ Hoa Kỳ trong suốt 18 năm công tác liên tục tại Sacramento.
Học hỏi và kinh nghiệm đã chỉ cho tôi biết rằng, đánh giá kết quả tình báo, điều tra là nhìn vào thành quả chứ không thể căn cứ vào hiện tượng chiến thuật và sách lược biểu hiện đầy vẻ “dung dăng, dung dẻ” biến hiện không lường trên bề mặt nổi. Kiểu cách dùng lời lẽ đại ngôn để vẽ hươu, vẽ vượn cốt làm hoa mắt thiên hạ về những điều vừa mâu thuẫn, vừa không thể nào chứng minh được là một lối diễn xuất phường tuồng, chẳng dính dáng gì đến tổ chức tình báo và tác dụng của tình báo đích thực cả. Hoàn cảnh thực tế của Thừa Thiên Huế trong thời kỳ LT làm trưởng ty cảnh sát chỉ còn cái lõi thành phố là tương đối còn an ninh trong phập phồng lo sợ. Có thể nói đây là thời kỳ tệ hại nhất về mặt an ninh của xứ nầy. Chiều chiều, từng đoàn người dân quê trong độ tuổi lao động từ các vùng nông thôn phải đạp xe đạp lên thành phố ngủ trọ qua đêm.
Bốn phía đều trở thành những vùng xôi đậu, ngày Quốc gia, đêm Việt cộng. Đi xe đạp rời khỏi cột cờ Phu Văn Lâu chừng 10 phút ra khỏi giới hạn An Hòa, Bao Vinh, Chợ Dinh, Dạ Lê, Thủy Xuân, Phường Đúc… sau chạng vạng tối là đã nơm nớp lo sợ du kích cộng sản bắt cóc hay bắn sẻ bất cứ lúc nào. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968 của CSVN trên toàn miền Nam thì Huế bị rơi vào tình trạng thê thảm nhất. Trên 5000 người dân vô tội bị thảm sát. Theo các nguồn thông tin đáng tin cậy thì thủ phạm điểm chỉ bắt người và giết người là những giao liên du kích cộng sản nội thành mà phần đông trước đó, đã quen đường thuộc lối, lên núi và về đồng bằng; vào thành phố Huế dễ dàng như đi chợ.
Nếu LT có một mạng lưới tình báo “cái gì cũng biết” như ông nói thì thực tế đau thương của Huế tự nó đã phản bác nghiêm khắc lời tự phong vu vơ, hoàn toàn thiếu căn cứ của ông. Theo tác giả chuyên nghiệp tình báo về cuộc chiến Việt Nam, James J. Wirtz, viết trong sách “Tổng công kích Tết: Sự thất bại của tình báo trong chiến tranh” (The Tet Offensive: Intelligence Failure in War) thì tình báo Mỹ đã biết trước cuộc tổng công kích nầy từ tháng 11 năm 1967, nhưng chưa xác định được ngày giờ đích xác.
Sự thất bại của tình báo Mỹ bắt nguồn từ sự thất bại của tình báo Việt Nam, mặc dầu đã biết trước sự cố từ hơn 3 tháng trước. Sự đại ngôn thái quá của LT trong lĩnh vực tình báo đã gây tác dụng ngược cho các chi tiết về những nhân vật và hoàn cảnh mà ông đã đưa ra với dụng ý chứng minh, phân loại và phê phán theo quan điểm tố cộng cực đoan và bất nhất riêng của mình. Mức độ đáng tin cậy về tính chất thiện, ác; chánh, tà của người và việc trong BĐMT cũng theo sự thổi phồng sai sự thật đó mà rơi xuống mức độ thấp nhất, hay trong nhiều trường hợp đã bị hiểu ngược lại. Chào mừng LT đến Sacramento, tôi chỉ muốn nhắc với người anh em đồng hương, đồng tuổi, thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn rằng, bản chất của tình báo là sự thông minh (intelligence) chứ chẳng phải là ngược lại.
Trả lời và câu hỏi. Như đã xác định theo tiêu đề của bài viết, đây chỉ là đôi điều góp ý ngắn gọn. Muốn phân tích và chia sẻ cho thấu tình đạt lý về vấn đề BĐMT với LT thì ít nhất cũng cần vài ba trăm trang như có người đã viết, vì nó liên quan đến quá nhiều nhân vật, nhiều sự cố đã thành cố sự. Do đó, tôi chỉ đi thẳng vào trọng tâm của vài ba vấn đề tiêu biểu. Trước hết là vấn đề Phật giáo với cộng sản. Phật giáo Việt Nam (PGVN) – nói chung chứ không phải là giáo hội PGVN thân chính quyền đang hiện diện trong nước – cơ bản theo tinh thần Đại Thừa.
Đạo Phật đi vào cuộc đời hiện thực nên có sự tương tác tùy duyên giữa đạo và đời; đời và đạo. Tinh thần nhập thế của đạo Phật Việt Nam đã được thể hiện hài hòa từ thời Lý Trần. Vua Trần Nhân Tông là một thiền sư. Nhưng khi cần, vua cũng cầm quân ra trận đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Khi thanh bình trở lại, vua treo kiếm, coi chuyện công danh như đôi dép bỏ, lên Trúc Lâm Yên Tử tu hành giác ngộ.
Đạo Phật Việt Nam uyển chuyển như một dòng sông; đi song song với dòng lịch sử dân tộc nên phải chảy qua những chặng đường quanh co, khúc khuỷu theo vận nước thăng trầm. Nhìn đạo Phật mà chỉ nhìn vào một giai đoạn, một bộ phái, một tổ chức hay một phong trào riêng lẻ nằm trong toàn thể sinh hoạt Phật giáo, rồi vội vàng kết luận đạo Phật như thế này, như thế kia… là nhìn biển qua sóng, nhìn sông qua bèo; nên có nhìn mà không thấy!
Khi Việt Minh (tiền thân CSVN) dấy lên phong trào toàn quốc chống Pháp vào mùa Thu năm 1945, những người Việt Nam yêu nước không phân biệt khuynh hướng, thành phần, giai cấp xã hội đều lên đường tham gia kháng chiến. Lịch sử còn ghi lại những hình ảnh cảm động của xóm đạo Tha La. Tuy đạo Thiên Chúa chịu nhiền ân nghĩa với Pháp, nhưng năm 1946, thanh niên xứ đạo Tha La bỏ ruộng vườn, xóm đạo lại đằng sau; Linh mục Nguyễn Bá Kính cũng cởi áo lên đường cứu nước.
PGVN với lịch sử gắn liền với vận nước nên nhiều nhà sư từ Bắc chí Nam cũng đã tham gia những phong trào cứu quốc nên đã bị Pháp gọi là “Giặc Thầy Chùa”! Sau thời kỳ Việt Minh trở thành CSVN thì sự hệ lụy giữa tôn giáo và chính trị kéo dài khi nỗi, khi chìm; nhưng chưa bao giờ đạo Phật quay lưng với đất nước và dân tộc. Trong BĐMT, LT đã nhìn thấy cộng sản khắp nơi. Điều nầy đúng. Khắp miền Nam, từ phủ tổng thống đến các nha, sở, bộ; trường học, chùa chiền, tu viện; thậm chí tư thất, tư dinh đều có cộng sản len lỏi vào. LT chọn bối cảnh cho “biến động miền Trung” bằng cách cắt một mảnh cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam từ 1963 đến 1975. Nghĩa là từ khi có phong trào tranh đấu Phật giáo và Ngô triều bị sụp đổ cho đến khi CSVN chiếm hết miền Nam.
Nội dung và chủ đích chính của LT và cái “Think Tank” (bồn trí tuệ) sau lưng ông là trang hoàng, sơn phết, làm đầy cho một cái khung định kiến đã đúc sẵn. Cái khung khép lại chỉ đơn giản như thế nầy: Phật giáo + Cộng sản = Đảo chánh nhà Ngô + Mất miền Nam Đó là… cứu cánh của cách đặt vấn đề trong BĐMT. Mọi phương tiện dầu đúng, dầu sai, dầu hay, dầu dở đều là phương kế khả thi nếu nó phục vụ cho cứu cánh đã đặt định. Điều khó hiểu nhất đối với một người đọc trung bình là có chăng trăm nghìn sự kiện mâu thuẫn và cách hành xử nghịch lý như những điều LT đã diễn tả trong BĐMT đã thực sự diễn ra tại miền Nam?
Những thắc mắc chính đáng của độc giả đã thể hiện qua những câu hỏi cụ thể, đại khái như: Tại sao một trưởng ty cảnh sát nhỏ bé như LT lại có quyền lực khắp nơi, khắp chốn như vậy? Tại sao một nhân viên cấp tỉnh như LT lại có uy quyền trên cả hàng tổng, bộ trưởng? Tại sao một hệ thống quân giai có kỷ cương như quân lực VNCH lại để cho một viên thiếu tá địa phương như LT có quyền hành xử tùy tiện và bất chấp như thế? Chỉ có một trong hai bên đúng: Hoặc là giới lãnh đạo quân đội và dân sự miền Nam hoàn toàn vắng bóng; hoặc là LT nói sai sự thật. Nói cường điệu quá đà toàn những chuyện không thật thì người Huế gọi đó là nói “phách tấu !” Mà lẽ nào người Hoàng phái như LT lại đi nói điều phách tấu?!
Có thể nói những tiết mục hấp dẫn nhất trong BĐMT là những màn “tình báo nổi”. Trong kỹ thuật tình báo kinh điển có nói đến phần nhận diện nhân dáng và quan sát tang vật hiện trường như một nghệ thuật “warm up” (hâm nóng) ban đầu để đo lường phản ứng của nhân vật; chuẩn bị tinh thần cho một tiến trình tra vấn tiếp theo. Nhưng không biết LT đã tốt nghiệp ở trường tình báo nào mà thường khi lẫn lộn giữa kỹ thuật nhận diện với tiểu xảo coi tướng của các ông thầy bói xem giò gà xứ Huế theo kiểu xếp bộ “mắt trắng môi thâm”, “tai dơi mặt chuột”… để sơ kết bản chất của những nhân vật mà ông sắp sửa kết án (nhưng chưa chắc đã thấy bao giờ). Cũng theo nguyên tắc tình báo quốc tế thì sự lẫn lộn giữa định kiến, cảm tính và lý tính sẽ “nullification” (vô hiệu) kết quả điều tra.
Trong số nhiều khuôn mặt được ông đưa ra tố cộng trong BĐMT, có hai nhân vật Phật giáo được LT chiếu cố tận tình nhất là thầy Trí Quang và thầy Đôn Hậu. Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng nhân vật Thích Trí Quang vẫn còn là một đối tượng tham khảo và phân tích của các học viện chính trị, nhân chủng và xã hội quốc tế, nhất là ở Mỹ. Mọi sự suy diễn đơn giản và phiến diện về nhân vật nầy là một trường hợp “nullification” dữ kiện đáng tiếc mà tôi đã có dịp nói ở trên. Gần 30 năm trước, lúc mới chân ướt chân ráo đến Mỹ thì tôi đã đọc một bài viết xuất phát từ vùng Tiểu Sài Gòn nói rằng, thầy Trí Quang là trung tá Việt cộng.
Ngày CSVN chiếm Sài Gòn, thầy mang lon đội mũ trung tá cầm cờ chạy rông ngoài đường phố hoan hô quân miền Bắc. Tin tức kiểu tiếu lâm AVT đó, nay mới nghe lại LT lập lại trong BĐMT! Không có gì thú vị và “xả hơi” hơn khi đọc về nhân vật Thích Trí Quang qua màn tình báo LT. Nguồn tin tình báo LT cho rằng, thầy Trí Quang là đảng viên cộng sản. Rằng, thầy là cộng sản gộc, nhận chỉ thị trung ương Đảng đứng ra sách động phong trào đấu tranh Phật giáo. Đi xa hơn nữa, LT còn viết là thầy Trí Quang có người yêu già nhân ngãi non vợ chồng là một cô bé làm thị giả 13 tuổi.
Có lý nào LT là cháu của danh tăng Thích Tịnh Khiết lại hiểu tổ chức Phật giáo Huế có tiếng về giới luật khắt khe, nghiêm ngặt một cách quá nông nổi và sai lạc đến như thế. Trong tổ chức Phật giáo làm sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng “thị giả” nữ 13 tuổi bên cạnh một thượng tọa là thế nào? Chưa hết, LT còn kể là ông đã cãi lệnh tướng tư lệnh cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan, vào lục soát phòng riêng của thầy Trí Quang và tìm thấy một bằng chứng hùng hồn cho sự nghiệp tình báo của ông là một cái xì líp đàn bà. Tưởng tượng vượt quá giới hạn đạo lý sẽ trở thành vô luân. Thầy Trí Quang là một tu sĩ nổi bật trong cuộc đấu tranh Phật giáo 1963.
Thầy được (hay bị?) báo chí Âu Mỹ và Việt Nam khai thác triệt để; hình thầy xuất hiện trên trang đầu của những tờ báo lớn như Time, FP với những lời bình luận nóng hổi. Đa số những bài viết đều có một điểm chung khá tương tự về khuynh hướng Dân Tộc của thấy Trí Quang: Không lệch theo con đường duy vật vô thần của khối Cộng sản; mà cũng chẳng nghiêng về con đường duy linh nhất thần của khối Tư bản.
Thầy đứng giữa “hai lằn đạn”. Bên tả cho thầy là CIA, bên hữu cho thầy là Cộng sản. Biến động 1966 phát xuất từ nguồn gốc là người Mỹ đã chuyển hướng biến Miền Nam thành kho súng đạn sau khi xoa tay bức tử triều đại Ngô Đình. Mỹ không muốn mất thời gian tái tổ chức một xã hội miền Nam theo mẩu mã dân sự ổn định như Hoa Kỳ mà nóng lòng muốn dứt điểm cuộc chiến Việt Nam để ôm Trung Quốc bằng cách quân đội hóa toàn miền Nam.
Mỹ là chuyên viên dựng lên những chính quyền quân sự ở các nước chậm tiến và bất ổn như một sự dằn mặt giới lãnh đạo đương quyền do Mỹ hỗ trợ rằng, hãy khôn hồn, đảo chánh và lật đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại sao một miền Nam đang đối đầu với một đối thủ có bộ máy chính trị quá chặt chẽ như miền Bắc mà đồng minh Hoa Kỳ lại áp dụng một sách lược “ăn xổi ở thì” như vậy? Những chính khách miền Nam chống cộng không nằm trong guồng máy hành chánh quân sự đều có chung mối quan ngại như thế.
Thầy Trí Quang và một số các nhà sư Phật giáo đã đứng lên đòi hỏi một hiến pháp và một sách lược mới thích hợp cho chính thể VNCH ổn định và có thực lực tại miền Nam trong thời điểm 1966 là đi ngược lại sách lược của Mỹ đang triển khai tại vùng châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, CSVNcũng thấy được nguy cơ của một miền Nam ổn định. Trong lúc đó, Kissinger đang đi đêm thương thuyết với Bắc Kinh và thuyết phục nội các Johnson bỏ rơi miền Nam. Vô hình chung, nhân vật Trí Quang trở thành đối đầu cùng lúc với cả Mỹ lẫn CSVN.
Và khi Mỹ đã bật đèn xanh với túi đô la lè kè bên cạnh thì dẫu cho họ có muốn sông cạn núi mòn trong chớp mắt cũng chẳng có gì là khó. Đã có quá nhiều tài liệu công bố nói rằng, Mỹ đã cho nhân vật Trí Quang một trong ba sự chọn lựa là: Im lặng bó tay vào chùa dịch kinh niệm Phật, lưu vong sang Hoa Kỳ hay về thăm… cụ Diệm (?!) Trong suốt 40 năm qua, thầy Trí Quang sống yên lặng trong chùa, “thủ khẩu như bình, thủ ý như thành”. Tất cả về thầy Trí Quang sau 1975 mà tôi được biết là hai tác phẩm dịch thuật.
Một là bản dịch kinh Kim Cương, 263 trang, do Mai Lan Lệ Ấn hải ngoại ấn hành năm 1987. Hai là bản dịch kinh Diệu Pháp Liên Hoa, 1162 trang, cùng nhà xuất bản năm 1996. Nhân vật thứ hai được LT mang ra trình làng là thầy Đôn Hậu. Hành tung và sự nghiệp của thầy được LT mô tả trong BĐMT thảy đều là “Việt cộng toàn ròn”. Rốt lại còn “dễ sợ” hơn là thầy Trí Quang! Ông Đỗ Trung Hiếu, bí danh Mười Anh, người Quảng trị, đảng viên cộng sản thâm niên, được Đảng giao làm công tác Tôn giáo vận, một thời là kiến trúc sư Phật giáo Nhà nước đã khách quan nhận định rằng, thầy Đôn Hậu bị phe Cách mạng cưỡng ép đưa lên núi sau vụ Tết Mậu Thân ở Huế và đem ra Hà Nội trong thời gian chiến tranh, gán cho chức Ủy viên Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam; năm 1976 là đại biểu Quốc hội khóa 6 và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc.
Nhưng một thời gian sau, để phản đối việc chính quyền cộng sản đàn áp Phật giáo ở miền Nam, thầy Đôn Hậu đã công khai bằng văn thư từ bỏ hết mọi danh vị và chức tước bị gán nói trên. Thầy cực lực chống đối việc thống nhất Phật giáo thành Phật Giáo Việt Nam (thường gọi là Phật giáo Nhà Nước hay Phật giáo Quốc doanh) để làm công cụ chính trị cho đảng Cộng sản. Thầy giữ vững lập trường này cho đến ngày viên tịch (23.4.92). Ý hướng của thầy đã biến thành hành động cụ thể. Cuối đời, thầy Đôn Hậu đã phó thác ấn tín lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) lại cho thầy Huyền Quang Trong truyền thống Phật giáo, truyền y bát cho nhân vật lãnh đạo kế thừa đồng nghĩa với sự phó thác tâm phúc nhất niềm tin và lý tưởng vào sự nghiệp hành đạo độ sanh của người kế vị.
Với ý nghĩa đó, tưởng cũng nên khách quan tìm lại những nét tiêu biểu nhất về chí hướng của nhân vật thừa kế thầy Đôn Hậu trong PGVNTN. Trong cao trào kháng chiến chống Pháp năm 1945, như tôi đã lược trình ở trên, thầy Huyền Quang tham gia Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 trong những ngày đầu của cao trào yêu nước chống ngoại xâm. Năm 1951, thầy bị Việt Minh lúc bấy giờ đã biến tướng thành CSVN bắt giam lỏng 4 năm vì phản kháng quyết định độc đoán biến Phật giáo thành hội đoàn của cộng sản. Năm 1963, thầy Huyền Quang là tổng thư ký của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, làm việc trực tiếp với Uỷ Ban Liên Bộ của chính phủ tổng thống Ngô Đình Diệm.
Năm 1977, thầy Huyền Quang bị CSVN bắt biệt giam cùng với các thầy Thiện Minh và thầy Quảng Độ. Năm 1992, sau khi được sự phó thác của thầy Đôn Hậu trở thành người lãnh đạo kế nhiệm của PGVNTN, thầy Huyền Quang đã viết yêu sách 9 điểm, nêu lên những sai lầm của nhà cầm quyền và yêu cầu nhà nước CSVN phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Kết quả là thầy đã bị CSVN quản chế cho đến ngày viên tịch (5-7-2008).
Ngoài ra, những tu sĩ Phật giáo ở vị thế lãnh đạo khác trong phong trào đấu tranh Phật giáo mà LT cho là do cộng sản dựng lên cũng đã bị CSVN ngược đãi, giam cầm như: Thầy Thiện Minh (chết bí mật năm 1978 sau thời gian bị giam cầm). Thầy Quảng Độ, thầy Đức Nhuận cũng bị tù tội triền miên. Một nhà văn nào đó đã kêu lên: “Trong cảnh tranh tối tranh sáng nầy, anh em nhìn rõ mặt nhau thật khó!” Nhìn rõ nhau đã khó, phán xét đúng càng khó hơn. Đôi điều với Liên Thành Sau 35 năm im lặng, khi LT lên tiếng để xác nhận sự hiện diện của mình nơi đất khách thì tiếng nói của ông cũng đã lạc hậu mất 30 năm!
Những ngày đầu sau 1975, người dân miền Nam hầu hết đều ngỡ ngàng trước thực tế. Câu hỏi lớn nhất vẫn là tại sao quân lực VNCH với phương tiện thủy, lục, không quân còn nguyên vẹn lại phải bị bức tử bỏ cuộc? Khi ra nước ngoài, những thư viện lưu trữ tài liệu về chiến tranh Việt Nam phần lớn nghiêm túc và đáng tin cậy trong các trường đại học Mỹ mà tôi đã theo học và giảng dạy; kết hợp với phương tiện truyền thông đại chúng tại các nước tự do Âu Mỹ về Việt Nam phong phú đã giúp tôi tìm hiểu sự thật nên xin được bày tỏ sự bất đồng hoàn toàn với những điều mang tính “hồi ức” và suy diễn theo cảm tính bốc đồng của LT trong BĐMT.
Sự kiện lịch sử đã nói lên quá rõ rằng, đồng minh Hoa Kỳ đã bỏ miền Nam vì quyền lợi của chính đất nước họ với đối tác mới Mỹ-Trung; cũng như trước đó, họ đã quyết định thay ngựa giữa dòng với chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm. Mỹ đã thực hiện rốt ráo nguyên tắc chi phối chính trị của họ trên toàn thế giới: Ai làm chủ túi tiền, người đó là vua. Chiến tranh và chính trị cũng chỉ là một hình thức “thương vụ” quốc tế. Có lời thì tiếp tục kinh doanh mà thua lỗ thì dẹp tiệm. Khi Mỹ đã quyết định thì họ đóng vai nguyên nhân, tất cả còn lại chỉ là nguyên cớ. Trước khi phong trào tranh đấu Phật giáo phát khởi tại Huế thì Mỹ đã quyết định thay chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm vì tâm huyết sâu sắc, lòng yêu nước đậm cốt cách liêm khiết Nho phong và cách dùng người nhân hậu của Cụ đã bị nịnh thần và phản thần chuyên quyền lợi dụng. Nhất là ở miền Trung, tham vọng quyền lực và vật chất của thế lực gian thần ngày càng tác oai tác quái đã làm mờ đi chính nghĩa của cụ Ngô.
Niềm tin khô cạn, nhân tâm lý tán. Thực trạng nầy làm chậm bước tiến chinh phục ảnh hưởng toàn vùng châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nên sự thay thế lãnh đạo là điều không tránh khỏi. Khi đèn xanh đèn đỏ của phú ông chi tiền đã chớp thì nếu không có phong trào Phật giáo nầy, cũng sẽ có vô số những phong trào tương tự khác, mang biển hiệu và màu sắc khác rộ lên. Ngày 29-3-1973, cả miền Nam có bóng dáng ông sư bà vải nào lên tiếng đâu, thế mà Mỹ vẫn đơn phương hoàn toàn rút quân ra khỏi Việt Nam.
Nguyên nhân ở tận Washington DC và Bắc Kinh chứ không phải ở Huế, Sài Gòn hay nằm trong đống hồ sơ vụn vặt của một ông trưởng ty tỉnh lẻ như Liên Thành. Trâu bò đại khánh, ruồi muỗi đánh nhau. Thảm trạng của thân phận nhược tiểu xưa nay là thế. Hoặc vì không đầu tư học hỏi nghiêm túc, không chịu tham khảo tới nơi tới chốn; hoặc vì một động cơ khó hiểu hay dễ dãi nào khác đã khiến LT đang đứng ở ngã tư thế giới nhưng vẫn tưởng như còn đang đứng ở Ngã Ba Bánh Bèo xứ Huế “mô rứa răng ri, thích chi noái nấy” qua 400 trang của BĐMT! Vì không dụng công, LT đã nhìn Phật giáo qua nhãn quan một chiều, qua sự hiểu biết giới hạn và qua nhận thức đóng khung của một viên cảnh sát trưởng địa phương.
LT đã mang định kiến xào trộn với mớ hồ sơ vi cảnh và cái gọi là “tình báo” đầy hoang tưởng để cột buộc Phật giáo với cộng sản. Hồi ký của những nhân vật trùm cuộc chiến Việt Nam, có đủ kiến văn, dữ liệu và thẩm quyền để nói như McNamara (viết trong In Retrospect), Kissinger (trong Diplomacy), Rusk (trong As I saw It), Nolting (trong From Trust to Tragedy)… Hay gần gũi với thế giới người Việt hơn là các hồi ký của hơn 20 nhân vật người Việt đã từng ở vị thế lãnh đạo trong cuộc chiến và thời kỳ cận đại, từ cựu hoàng Bảo Đại (Con Rồng Việt Nam) viết về thời kỳ 1913-1987; đến tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, (Khi Đồng Minh Tháo Chạy) viết về giai đoạn Mỹ tham chiến ở Việt Nam cho đến năm 1975 là những tư liệu lịch sử và chính trị đáng tham khảo.
Thế nhưng khi viết về những sự kiện có liên quan đến thời kỳ biến động trong cuộc chiến và phong trào Phật giáo thời 1963 vẫn còn nhiều dè dặt và giới hạn. Tác giả cũng như độc giả khi được phỏng vấn, đều có chung sự suy nghĩ rằng, những hình ảnh và chứng liệu cụ thể nặng tính dữ kiện và sử liệu khoa học vẫn còn chưa đủ tầm cỡ để nhận định và đánh giá chân xác, khách quan về bối cảnh và nhân vật liên quan đến những cuộc biến động miền Trung. Mớ tài liệu nhếch nhác chạy giặc mang theo, tầm hiểu biết hạn chế, vị trí nhỏ bé và hồi ức tuổi già của LT đã đưa ông đến chỗ can đảm một cách thảm hại không đúng thời, đúng chỗ, đúng đối tượng đã làm cho độc giả, ngay cả những chiến hữu một thời thân cận nhất của LT, thất vọng. Đây chưa phải là bài điểm sách và cũng chẳng phải là bài phản hồi nghiêm túc tương xứng với vấn đề đặt ra mà chỉ là đôi điều góp ý.
Cũng xuất thân là một người con trai đàn ông Huế như Liên Thành, điều góp ý gần gũi nhất là những gì liên quan đến quê hương xứ sở mình. Huế nghèo nhưng thanh bạch. Thanh bạch trong cách sống và trong lời nói. Người bốn phương yêu Huế vì cái phong cách Huế mà đặc biệt là sự tao nhã, tính văn hóa và dáng vẻ khiêm cung trong ngôn ngữ. Rất tiếc là LT rời Huế quá sớm nên không chứng kiến được sự dị ứng và trăn trở của Huế sau ngày miến Bắc thắng trận. Đó là khi một thiểu số thành phần xuất thân giữ trâu, giữ bò vô học trở thành người chiến thắng, có chút thế lực trong tay ngông nghênh dùng lời lẽ hạ cấp bất xứng với người thất thế. Những người này đã gọi là “thằng”, là “hắn” là “lũ” là tên nầy tên nọ tuốt luốt như: “Thằng Thiệu, thằng Kỳ, thằng Mỹ, thằng Ngụy…” với những người đáng tuổi cha ông của mình ở miền Nam bị liệt vào thành phần Mỹ, Ngụy; ngược lại thì cũng tương tự như những người mà LT liệt vào thành phần cộng sản trong BĐMT.
Loại ngôn ngữ hằn học, thô lỗ, thiếu văn hóa đó đã bị không những Huế mà tất cả người miền Nam khinh bỉ và lên án. Dẫu có ngoan cố bào chữa cách nào cũng không ai chấp nhận nên cuối cùng họ phải bỏ đi. Tôi hơi ngỡ ngàng khi bắt gặp loại ngôn ngữ thô bạo này trong BĐMT mà LT đã dành cho bất cứ ai, kể cả thầy dạy học cũ của mình, các vị tu sĩ Phật giáo cao niên, những nhân vật lớn nhỏ mà ông đã quy kết là cộng sản, theo cộng, hay thân cộng. Xuất thân là một sĩ quan, một sinh viên đại học Huế, một người Hoàng phái danh gia tử đệ mà vô tình ông Liên Thành đã dẫm lên vết chân của những người thuộc thành phần thấp kém từ Bắc mới vô Nam năm 1975 thì quả là điều xót xa và đáng tiếc!
Qua Mỹ đã hơn 30 năm và đã từng làm trong nghề an ninh trật tự xã hội, ông LT cũng hiểu ít nhiều về nguyên tắc luật lệ và trật tự của một xã hội có văn hóa và văn minh: Dẫu là người phạm tội rành rành nhưng chưa có phán quyết của tòa án thì vẫn còn là nghi can. Nhưng cho dẫu là tội phạm chăng nữa thì cũng phải đối xử công bằng và nhân bản. Lẽ nào LT không biết hay quên?! Được hân hạnh đón LT về thăm vùng đất tỵ nạn của mình đã sống trong hơn hai chục năm qua, tôi chỉ ước mong những người cùng thế hệ, cùng chịu chung nỗi vinh nhục của quê hương gặp nhau, nhìn nhau và thấy được nhau. Là một Phật tử độc lập, tôi chỉ biết theo giáo lý nhà Phật để tự giáo hóa chính mình tìm sự an lạc như phần đông các Phật tử xuất gia và tại gia khác. Có thêm được chỗ dựa tinh thần và năng lực hóa độ của tăng ni đạo cao đức trọng vẫn là ân đức mong tìm của người Phật tử.
Cho nên tôi vẫn thường lập đi lập lại hoài như một lời tâm niệm về hình ảnh đạo Phật là một biển thái hòa an lạc. Nước của trăm nguồn đổ về biển cả, dẫu cho trong sạch hay dơ bẩn đến mức độ nào thì cuối cùng cũng được hóa giải. Trên đường tìm cầu học hỏi, chúng tôi không ngây thơ cho rằng, tất cả tăng ni qua hình tướng đầu tròn áo vuông đều là thánh tăng hay chân tăng. Nhất là trong thời đại “kinh tế thị trường” vàng thau lẫn lộn nầy thì nhìn rõ chân tướng của nhau thật khó. Ai không an trú trong giới luật, sẽ thọ lãnh nghiệp quả của mình. Tiền thân của đức Phật là bồ tát Thường Bất Khinh. Gặp bất cứ ai, ngài cũng cất một lời khiêm tốn: “Thưa ngài, tôi không dám coi nhẹ ngài vì ngài là một đức Phật tương lai!” Nhân danh là những nguời Phật tử, chúng ta có thể nói với nhau một lời đơn giản mà sâu dày như thế được chăng.
Sacramento, cuối Thu 2009
Trần Kiêm Đoàn www. Trankiemdoan.net
+++
Trong một tiến trình truy tìm bằng chứng, phân tích, lý giải để tìm câu trả lời cho một vấn đề, nếu chỉ đứng về mặt phương pháp luận thì Đông – Tây rất khác nhau. Người phương Tây thiên về lý, phương Đông ta thiên về tình; phương Tây thường lý luận và chứng minh bằng dữ kiện khách quan độc lập, phương Đông ta thường suy diễn bằng cảm nhận và kinh nghiệm chủ quan tập thể. Xác định điều nầy để nói lên sự dè dặt và cẩn trọng cần thiết về tính khả tín – mức độ đáng tin cậy – khi đọc và tìm hiểu một bản tin thời sự hay một tác phẩm liên quan đến tình hình thời cuộc như LT và BĐMT.
Qua những điều LT đã viết và đã nói trên đài phát thanh, trong các buổi hội luận thì chi tiết nầy kia có chỗ khác nhau, nhưng nội dung và chủ đích chỉ có 3 điều nổi rõ hơn cả: Thứ nhất, LT đã cố gắng tạo ra một bối cảnh xuất thân đầy sôi động về vai trò và quyền lực cá nhân trong vị thế trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế quá nhỏ bé và giới hạn của bản thân mình trong bối cảnh chung của toàn đất nước bằng một thế giới thiên hình vạn trạng của lĩnh vực “tình báo”. Đó là một thế giới của mê hồn trận mà trong lịch sử chiến tranh và chính trị kim cổ, cho đến nay, con người vẫn còn hoang mang trong vấn nạn nhiều hơn là giải đáp vì nó dày đặc huyền thoại nhiều hơn là dữ kiện. Thứ hai, LT đã cố ý cột buộc và đồng hóa phong trào đấu tranh Phật giáo 1963 và các hoạt động của Phật giáo trở về sau đều là cộng sản. Theo ông, các nhà sư Phật giáo trong hàng giáo phẩm lãnh đạo phong trào là đảng viên cộng sản. Từ đó, LT suy luận và diễn giải rằng, các sinh hoạt Phật giáo có liên quan gián tiếp hay trực tiếp với một tình hình xã hội miền Nam thời chiến đầy biến động là do Cộng sản Việt Nam (CSVN) điều khiển, giật giây.
Tự phong cho mình vai trò phán quan của một kiểu tòa án mặt trận thời chiến pha trộn với hình thức ngôn ngữ của các cuộc đấu tố, LT cho mình quyền tự do mạ lỵ không tiếc lời các đối tượng mà ông đã “phán” là cộng sản. Thứ ba, LT đã tự mình, cùng lúc, đứng ra làm thủ lãnh, chứng nhân, nạn nhân, quần chúng… của một thế giới ma để ông tha hồ gắn lên môi, lên mép, lên nhân dáng tưởng tượng của những người đã nằm im trong lòng đất những lời nói, ý tưởng, động thái, chứng tích không thể kiểm chứng và không còn ai đối chất. Từ đó, LT đã đơn giản yên trí rằng, ông đã “đả thông tư tưởng”, thuyết phục được độc giả và người nghe đứng về phía ông để cho đấy là “sử liệu sống” của thời nay. Tìm hiểu phản ứng của một số người giới hạn có dùng internet và đọc sách báo tiếng Việt thuộc mọi thành phần xã hội, tôn giáo, có biết đến LT và BĐMT thì được biết thái độ của họ đã thể hiện trong nhiều cách thế khác nhau: ·
Những người tin những điều ông nói là đúng sự thật và lên tiếng thì đứng khắp mọi phía bên nầy, bên kia; đằng nầy, đằng nọ nên kết luận phía nầy lắm lúc trở thành câu hỏi của phía khác. · Những người cho LT là dối trá thì phản ứng lạnh nhạt. Họ cho rằng đây chẳng qua là một cuộc đánh trống khua chiêng của LT tự quảng cáo mình một cách dễ dãi phù hợp với bản chất cố hữu của ông từ trước tới nay với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhóm “Phù Ngô phục hận” đầy bản lĩnh đang đứng ở hậu trường (?!) ·
Những người có quan tâm mà im lặng thường không phải là họ không biết, nhưng chỉ vì vấn đề và hoàn cảnh chẳng đáng quan tâm nên không đáng nói mà thôi. Trong giới hạn của một bài viết ngắn dưới hình thức “đôi điều góp ý”, thay cho lời chào hỏi xã giao khách phương xa đến viếng vùng mình, người viết không có tham vọng và có lý do đứng ở một vị trí nào đó để làm công việc biện minh không cần thiết và phán xét chưa đủ căn cứ cho các nhân vật và hoàn cảnh đã được nêu lên trong BĐMT. Những nhân vật lịch sử và những ván bài thời cuộc xin trả về cho lịch sử sẽ phán xét công bằng và chung quyết. Đây chỉ là đôi lời dấy lên như một phản ứng “qua đường thấy việc bất bằng chẳng tha” mà thôi.
Xin đi vào nội dung: Điệp báo và nói láo: Đó là nhan đề cuốn sách “Of Spies and Lies” của John F. Sullivan viết về mặt trận tình báo trong chiến tranh Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã trực tiếp hay gián tiếp nhắc đến nhiều trường hợp các nhân sự Việt Nam trong giới thường dân, công chức, cảnh sát, quân đội… làm cộng tác viên, điểm chỉ viên với các đơn vị tình báo của Mỹ đã bị các đơn vị đặc nhiệm phản tình báo của CSVN đánh tráo tin tức. Sự đánh lừa trong nhiều trường hợp đã tạo ra những nguồn tin sai lạc nhằm gây mâu thuẫn, phân hóa, chia rẽ, hạ bệ và bôi đen phẩm cách của những nhân vật “bị” nổi tiếng mà xét ra không có lợi cho ý đồ lâu dài trong sách lược chiếm trọn miền Nam của họ. Giới tình báo hành chánh bị lừa ngồi trong công sở và bàn giấy chỉ việc rung đùi nghe báo cáo từ các cộng tác viên, yên chí lớn là đã “nắm vững tin tức tình báo” để phản ứng.
Thái độ chấp nhận vấn đề – dối trá hóa thật – mà cứ mang ảo tưởng là nắm vững và giải quyết được vấn đề đã góp phần tạo nên những tai họa cho địa phương và cả miền Nam sau nầy. Đọc phần nói về vai trò tình báo bao quát trong mọi lĩnh vực, thấu suốt mọi vấn đề, nắm vững mọi hoàn cảnh, thấy được mọi ngõ ngách bao gồm luôn cả ta, địch và đồng minh của LT trong BĐMT, người đọc có cảm tưởng như đang coi chuyện võ hiệp kỳ tình. Trong đó, chưởng môn LT ngồi trong trướng võ đàn mà thấy hết hoàn toàn thiên hạ sự. Vì vậy, có thể tạm gọi BĐMT là một tập “hồi ức tạp ghi”… nghĩ chi nói nấy của tác giả LT; còn rất xa mới đủ tính khả tín của chứng tích và sử liệu.
Được biết LT lên tiếng là chỉ chấp nhận tranh luận “sự nghiệp tình báo” của ông với những người ở trong lĩnh vực tình báo mà thôi (?!). Riêng kẻ viết những dòng nầy chẳng thuộc nòi hổ báo, tình báo gì cả; nhưng chưa hẳn là kẻ “ngoại đạo” trong lĩnh vực nầy. Không biết nên chăng cần hé chút tâm sự riêng rằng, tôi đã từng dịch những hồ sơ “classified” cho Peter Downs, giám đốc cơ quan xã hội Tin Lành Việt Nam (VNCS: Vietnamese Christian Social Services) suốt mấy năm liền song song với nghề dạy học. Sau nầy mới biết ông ta là cục phó CIA đặc trách miền Trung. Vì chỉ “dịch nhi bất tác” nên sau 1975, tôi chỉ bị đuổi dạy, lái xe lam mà khỏi đi tù. Tôi có hai người anh ruột. Ông anh cả là chỉ huy trưởng lực lượng Biệt Kích Dù lần lượt ở các trại Biệt Kích trọng điểm như Thượng Đức, Khâm Đức và Khe Sanh, gắn liền số phận sinh tử với các tổ nhảy toán tình báo vào đất địch.
Anh đã tử trận ở Khe Sanh năm 1967 – “Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!” Ông anh thứ hai cũng ở trong lĩnh vực tình báo của quân lực Việt Nam Cộng hoà (VNCH), làm ở phòng an ninh Không đoàn 41. Thời gian làm việc với P. Downs và hoàn cảnh anh em chia sẻ, thông tin thường xuyên cho nhau đã giúp tôi học hỏi, làm quen và có được cái nhìn không ảo tưởng về một thế giới mà người khí tiết, kẻ gian tà, nhóm trung thành, phường phản bội biến hiện, quần thảo nhau như bóng với hình thường khó lòng phân biệt. Đó là thế giới tình báo hay nhân danh tình báo. Và, thêm vào đó, bản thân tôi cũng là chuyên viên điều tra tòa án (court investigator) về các hồ sơ tội phạm ngược đãi thanh thiếu niên thuộc chương trình CPS của chính phủ Hoa Kỳ trong suốt 18 năm công tác liên tục tại Sacramento.
Học hỏi và kinh nghiệm đã chỉ cho tôi biết rằng, đánh giá kết quả tình báo, điều tra là nhìn vào thành quả chứ không thể căn cứ vào hiện tượng chiến thuật và sách lược biểu hiện đầy vẻ “dung dăng, dung dẻ” biến hiện không lường trên bề mặt nổi. Kiểu cách dùng lời lẽ đại ngôn để vẽ hươu, vẽ vượn cốt làm hoa mắt thiên hạ về những điều vừa mâu thuẫn, vừa không thể nào chứng minh được là một lối diễn xuất phường tuồng, chẳng dính dáng gì đến tổ chức tình báo và tác dụng của tình báo đích thực cả. Hoàn cảnh thực tế của Thừa Thiên Huế trong thời kỳ LT làm trưởng ty cảnh sát chỉ còn cái lõi thành phố là tương đối còn an ninh trong phập phồng lo sợ. Có thể nói đây là thời kỳ tệ hại nhất về mặt an ninh của xứ nầy. Chiều chiều, từng đoàn người dân quê trong độ tuổi lao động từ các vùng nông thôn phải đạp xe đạp lên thành phố ngủ trọ qua đêm.
Bốn phía đều trở thành những vùng xôi đậu, ngày Quốc gia, đêm Việt cộng. Đi xe đạp rời khỏi cột cờ Phu Văn Lâu chừng 10 phút ra khỏi giới hạn An Hòa, Bao Vinh, Chợ Dinh, Dạ Lê, Thủy Xuân, Phường Đúc… sau chạng vạng tối là đã nơm nớp lo sợ du kích cộng sản bắt cóc hay bắn sẻ bất cứ lúc nào. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968 của CSVN trên toàn miền Nam thì Huế bị rơi vào tình trạng thê thảm nhất. Trên 5000 người dân vô tội bị thảm sát. Theo các nguồn thông tin đáng tin cậy thì thủ phạm điểm chỉ bắt người và giết người là những giao liên du kích cộng sản nội thành mà phần đông trước đó, đã quen đường thuộc lối, lên núi và về đồng bằng; vào thành phố Huế dễ dàng như đi chợ.
Nếu LT có một mạng lưới tình báo “cái gì cũng biết” như ông nói thì thực tế đau thương của Huế tự nó đã phản bác nghiêm khắc lời tự phong vu vơ, hoàn toàn thiếu căn cứ của ông. Theo tác giả chuyên nghiệp tình báo về cuộc chiến Việt Nam, James J. Wirtz, viết trong sách “Tổng công kích Tết: Sự thất bại của tình báo trong chiến tranh” (The Tet Offensive: Intelligence Failure in War) thì tình báo Mỹ đã biết trước cuộc tổng công kích nầy từ tháng 11 năm 1967, nhưng chưa xác định được ngày giờ đích xác.
Sự thất bại của tình báo Mỹ bắt nguồn từ sự thất bại của tình báo Việt Nam, mặc dầu đã biết trước sự cố từ hơn 3 tháng trước. Sự đại ngôn thái quá của LT trong lĩnh vực tình báo đã gây tác dụng ngược cho các chi tiết về những nhân vật và hoàn cảnh mà ông đã đưa ra với dụng ý chứng minh, phân loại và phê phán theo quan điểm tố cộng cực đoan và bất nhất riêng của mình. Mức độ đáng tin cậy về tính chất thiện, ác; chánh, tà của người và việc trong BĐMT cũng theo sự thổi phồng sai sự thật đó mà rơi xuống mức độ thấp nhất, hay trong nhiều trường hợp đã bị hiểu ngược lại. Chào mừng LT đến Sacramento, tôi chỉ muốn nhắc với người anh em đồng hương, đồng tuổi, thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn rằng, bản chất của tình báo là sự thông minh (intelligence) chứ chẳng phải là ngược lại.
Trả lời và câu hỏi. Như đã xác định theo tiêu đề của bài viết, đây chỉ là đôi điều góp ý ngắn gọn. Muốn phân tích và chia sẻ cho thấu tình đạt lý về vấn đề BĐMT với LT thì ít nhất cũng cần vài ba trăm trang như có người đã viết, vì nó liên quan đến quá nhiều nhân vật, nhiều sự cố đã thành cố sự. Do đó, tôi chỉ đi thẳng vào trọng tâm của vài ba vấn đề tiêu biểu. Trước hết là vấn đề Phật giáo với cộng sản. Phật giáo Việt Nam (PGVN) – nói chung chứ không phải là giáo hội PGVN thân chính quyền đang hiện diện trong nước – cơ bản theo tinh thần Đại Thừa.
Đạo Phật đi vào cuộc đời hiện thực nên có sự tương tác tùy duyên giữa đạo và đời; đời và đạo. Tinh thần nhập thế của đạo Phật Việt Nam đã được thể hiện hài hòa từ thời Lý Trần. Vua Trần Nhân Tông là một thiền sư. Nhưng khi cần, vua cũng cầm quân ra trận đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Khi thanh bình trở lại, vua treo kiếm, coi chuyện công danh như đôi dép bỏ, lên Trúc Lâm Yên Tử tu hành giác ngộ.
Đạo Phật Việt Nam uyển chuyển như một dòng sông; đi song song với dòng lịch sử dân tộc nên phải chảy qua những chặng đường quanh co, khúc khuỷu theo vận nước thăng trầm. Nhìn đạo Phật mà chỉ nhìn vào một giai đoạn, một bộ phái, một tổ chức hay một phong trào riêng lẻ nằm trong toàn thể sinh hoạt Phật giáo, rồi vội vàng kết luận đạo Phật như thế này, như thế kia… là nhìn biển qua sóng, nhìn sông qua bèo; nên có nhìn mà không thấy!
Khi Việt Minh (tiền thân CSVN) dấy lên phong trào toàn quốc chống Pháp vào mùa Thu năm 1945, những người Việt Nam yêu nước không phân biệt khuynh hướng, thành phần, giai cấp xã hội đều lên đường tham gia kháng chiến. Lịch sử còn ghi lại những hình ảnh cảm động của xóm đạo Tha La. Tuy đạo Thiên Chúa chịu nhiền ân nghĩa với Pháp, nhưng năm 1946, thanh niên xứ đạo Tha La bỏ ruộng vườn, xóm đạo lại đằng sau; Linh mục Nguyễn Bá Kính cũng cởi áo lên đường cứu nước.
PGVN với lịch sử gắn liền với vận nước nên nhiều nhà sư từ Bắc chí Nam cũng đã tham gia những phong trào cứu quốc nên đã bị Pháp gọi là “Giặc Thầy Chùa”! Sau thời kỳ Việt Minh trở thành CSVN thì sự hệ lụy giữa tôn giáo và chính trị kéo dài khi nỗi, khi chìm; nhưng chưa bao giờ đạo Phật quay lưng với đất nước và dân tộc. Trong BĐMT, LT đã nhìn thấy cộng sản khắp nơi. Điều nầy đúng. Khắp miền Nam, từ phủ tổng thống đến các nha, sở, bộ; trường học, chùa chiền, tu viện; thậm chí tư thất, tư dinh đều có cộng sản len lỏi vào. LT chọn bối cảnh cho “biến động miền Trung” bằng cách cắt một mảnh cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam từ 1963 đến 1975. Nghĩa là từ khi có phong trào tranh đấu Phật giáo và Ngô triều bị sụp đổ cho đến khi CSVN chiếm hết miền Nam.
Nội dung và chủ đích chính của LT và cái “Think Tank” (bồn trí tuệ) sau lưng ông là trang hoàng, sơn phết, làm đầy cho một cái khung định kiến đã đúc sẵn. Cái khung khép lại chỉ đơn giản như thế nầy: Phật giáo + Cộng sản = Đảo chánh nhà Ngô + Mất miền Nam Đó là… cứu cánh của cách đặt vấn đề trong BĐMT. Mọi phương tiện dầu đúng, dầu sai, dầu hay, dầu dở đều là phương kế khả thi nếu nó phục vụ cho cứu cánh đã đặt định. Điều khó hiểu nhất đối với một người đọc trung bình là có chăng trăm nghìn sự kiện mâu thuẫn và cách hành xử nghịch lý như những điều LT đã diễn tả trong BĐMT đã thực sự diễn ra tại miền Nam?
Những thắc mắc chính đáng của độc giả đã thể hiện qua những câu hỏi cụ thể, đại khái như: Tại sao một trưởng ty cảnh sát nhỏ bé như LT lại có quyền lực khắp nơi, khắp chốn như vậy? Tại sao một nhân viên cấp tỉnh như LT lại có uy quyền trên cả hàng tổng, bộ trưởng? Tại sao một hệ thống quân giai có kỷ cương như quân lực VNCH lại để cho một viên thiếu tá địa phương như LT có quyền hành xử tùy tiện và bất chấp như thế? Chỉ có một trong hai bên đúng: Hoặc là giới lãnh đạo quân đội và dân sự miền Nam hoàn toàn vắng bóng; hoặc là LT nói sai sự thật. Nói cường điệu quá đà toàn những chuyện không thật thì người Huế gọi đó là nói “phách tấu !” Mà lẽ nào người Hoàng phái như LT lại đi nói điều phách tấu?!
Có thể nói những tiết mục hấp dẫn nhất trong BĐMT là những màn “tình báo nổi”. Trong kỹ thuật tình báo kinh điển có nói đến phần nhận diện nhân dáng và quan sát tang vật hiện trường như một nghệ thuật “warm up” (hâm nóng) ban đầu để đo lường phản ứng của nhân vật; chuẩn bị tinh thần cho một tiến trình tra vấn tiếp theo. Nhưng không biết LT đã tốt nghiệp ở trường tình báo nào mà thường khi lẫn lộn giữa kỹ thuật nhận diện với tiểu xảo coi tướng của các ông thầy bói xem giò gà xứ Huế theo kiểu xếp bộ “mắt trắng môi thâm”, “tai dơi mặt chuột”… để sơ kết bản chất của những nhân vật mà ông sắp sửa kết án (nhưng chưa chắc đã thấy bao giờ). Cũng theo nguyên tắc tình báo quốc tế thì sự lẫn lộn giữa định kiến, cảm tính và lý tính sẽ “nullification” (vô hiệu) kết quả điều tra.
Trong số nhiều khuôn mặt được ông đưa ra tố cộng trong BĐMT, có hai nhân vật Phật giáo được LT chiếu cố tận tình nhất là thầy Trí Quang và thầy Đôn Hậu. Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng nhân vật Thích Trí Quang vẫn còn là một đối tượng tham khảo và phân tích của các học viện chính trị, nhân chủng và xã hội quốc tế, nhất là ở Mỹ. Mọi sự suy diễn đơn giản và phiến diện về nhân vật nầy là một trường hợp “nullification” dữ kiện đáng tiếc mà tôi đã có dịp nói ở trên. Gần 30 năm trước, lúc mới chân ướt chân ráo đến Mỹ thì tôi đã đọc một bài viết xuất phát từ vùng Tiểu Sài Gòn nói rằng, thầy Trí Quang là trung tá Việt cộng.
Ngày CSVN chiếm Sài Gòn, thầy mang lon đội mũ trung tá cầm cờ chạy rông ngoài đường phố hoan hô quân miền Bắc. Tin tức kiểu tiếu lâm AVT đó, nay mới nghe lại LT lập lại trong BĐMT! Không có gì thú vị và “xả hơi” hơn khi đọc về nhân vật Thích Trí Quang qua màn tình báo LT. Nguồn tin tình báo LT cho rằng, thầy Trí Quang là đảng viên cộng sản. Rằng, thầy là cộng sản gộc, nhận chỉ thị trung ương Đảng đứng ra sách động phong trào đấu tranh Phật giáo. Đi xa hơn nữa, LT còn viết là thầy Trí Quang có người yêu già nhân ngãi non vợ chồng là một cô bé làm thị giả 13 tuổi.
Có lý nào LT là cháu của danh tăng Thích Tịnh Khiết lại hiểu tổ chức Phật giáo Huế có tiếng về giới luật khắt khe, nghiêm ngặt một cách quá nông nổi và sai lạc đến như thế. Trong tổ chức Phật giáo làm sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng “thị giả” nữ 13 tuổi bên cạnh một thượng tọa là thế nào? Chưa hết, LT còn kể là ông đã cãi lệnh tướng tư lệnh cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan, vào lục soát phòng riêng của thầy Trí Quang và tìm thấy một bằng chứng hùng hồn cho sự nghiệp tình báo của ông là một cái xì líp đàn bà. Tưởng tượng vượt quá giới hạn đạo lý sẽ trở thành vô luân. Thầy Trí Quang là một tu sĩ nổi bật trong cuộc đấu tranh Phật giáo 1963.
Thầy được (hay bị?) báo chí Âu Mỹ và Việt Nam khai thác triệt để; hình thầy xuất hiện trên trang đầu của những tờ báo lớn như Time, FP với những lời bình luận nóng hổi. Đa số những bài viết đều có một điểm chung khá tương tự về khuynh hướng Dân Tộc của thấy Trí Quang: Không lệch theo con đường duy vật vô thần của khối Cộng sản; mà cũng chẳng nghiêng về con đường duy linh nhất thần của khối Tư bản.
Thầy đứng giữa “hai lằn đạn”. Bên tả cho thầy là CIA, bên hữu cho thầy là Cộng sản. Biến động 1966 phát xuất từ nguồn gốc là người Mỹ đã chuyển hướng biến Miền Nam thành kho súng đạn sau khi xoa tay bức tử triều đại Ngô Đình. Mỹ không muốn mất thời gian tái tổ chức một xã hội miền Nam theo mẩu mã dân sự ổn định như Hoa Kỳ mà nóng lòng muốn dứt điểm cuộc chiến Việt Nam để ôm Trung Quốc bằng cách quân đội hóa toàn miền Nam.
Mỹ là chuyên viên dựng lên những chính quyền quân sự ở các nước chậm tiến và bất ổn như một sự dằn mặt giới lãnh đạo đương quyền do Mỹ hỗ trợ rằng, hãy khôn hồn, đảo chánh và lật đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại sao một miền Nam đang đối đầu với một đối thủ có bộ máy chính trị quá chặt chẽ như miền Bắc mà đồng minh Hoa Kỳ lại áp dụng một sách lược “ăn xổi ở thì” như vậy? Những chính khách miền Nam chống cộng không nằm trong guồng máy hành chánh quân sự đều có chung mối quan ngại như thế.
Thầy Trí Quang và một số các nhà sư Phật giáo đã đứng lên đòi hỏi một hiến pháp và một sách lược mới thích hợp cho chính thể VNCH ổn định và có thực lực tại miền Nam trong thời điểm 1966 là đi ngược lại sách lược của Mỹ đang triển khai tại vùng châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, CSVNcũng thấy được nguy cơ của một miền Nam ổn định. Trong lúc đó, Kissinger đang đi đêm thương thuyết với Bắc Kinh và thuyết phục nội các Johnson bỏ rơi miền Nam. Vô hình chung, nhân vật Trí Quang trở thành đối đầu cùng lúc với cả Mỹ lẫn CSVN.
Và khi Mỹ đã bật đèn xanh với túi đô la lè kè bên cạnh thì dẫu cho họ có muốn sông cạn núi mòn trong chớp mắt cũng chẳng có gì là khó. Đã có quá nhiều tài liệu công bố nói rằng, Mỹ đã cho nhân vật Trí Quang một trong ba sự chọn lựa là: Im lặng bó tay vào chùa dịch kinh niệm Phật, lưu vong sang Hoa Kỳ hay về thăm… cụ Diệm (?!) Trong suốt 40 năm qua, thầy Trí Quang sống yên lặng trong chùa, “thủ khẩu như bình, thủ ý như thành”. Tất cả về thầy Trí Quang sau 1975 mà tôi được biết là hai tác phẩm dịch thuật.
Một là bản dịch kinh Kim Cương, 263 trang, do Mai Lan Lệ Ấn hải ngoại ấn hành năm 1987. Hai là bản dịch kinh Diệu Pháp Liên Hoa, 1162 trang, cùng nhà xuất bản năm 1996. Nhân vật thứ hai được LT mang ra trình làng là thầy Đôn Hậu. Hành tung và sự nghiệp của thầy được LT mô tả trong BĐMT thảy đều là “Việt cộng toàn ròn”. Rốt lại còn “dễ sợ” hơn là thầy Trí Quang! Ông Đỗ Trung Hiếu, bí danh Mười Anh, người Quảng trị, đảng viên cộng sản thâm niên, được Đảng giao làm công tác Tôn giáo vận, một thời là kiến trúc sư Phật giáo Nhà nước đã khách quan nhận định rằng, thầy Đôn Hậu bị phe Cách mạng cưỡng ép đưa lên núi sau vụ Tết Mậu Thân ở Huế và đem ra Hà Nội trong thời gian chiến tranh, gán cho chức Ủy viên Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam; năm 1976 là đại biểu Quốc hội khóa 6 và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc.
Nhưng một thời gian sau, để phản đối việc chính quyền cộng sản đàn áp Phật giáo ở miền Nam, thầy Đôn Hậu đã công khai bằng văn thư từ bỏ hết mọi danh vị và chức tước bị gán nói trên. Thầy cực lực chống đối việc thống nhất Phật giáo thành Phật Giáo Việt Nam (thường gọi là Phật giáo Nhà Nước hay Phật giáo Quốc doanh) để làm công cụ chính trị cho đảng Cộng sản. Thầy giữ vững lập trường này cho đến ngày viên tịch (23.4.92). Ý hướng của thầy đã biến thành hành động cụ thể. Cuối đời, thầy Đôn Hậu đã phó thác ấn tín lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) lại cho thầy Huyền Quang Trong truyền thống Phật giáo, truyền y bát cho nhân vật lãnh đạo kế thừa đồng nghĩa với sự phó thác tâm phúc nhất niềm tin và lý tưởng vào sự nghiệp hành đạo độ sanh của người kế vị.
Với ý nghĩa đó, tưởng cũng nên khách quan tìm lại những nét tiêu biểu nhất về chí hướng của nhân vật thừa kế thầy Đôn Hậu trong PGVNTN. Trong cao trào kháng chiến chống Pháp năm 1945, như tôi đã lược trình ở trên, thầy Huyền Quang tham gia Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 trong những ngày đầu của cao trào yêu nước chống ngoại xâm. Năm 1951, thầy bị Việt Minh lúc bấy giờ đã biến tướng thành CSVN bắt giam lỏng 4 năm vì phản kháng quyết định độc đoán biến Phật giáo thành hội đoàn của cộng sản. Năm 1963, thầy Huyền Quang là tổng thư ký của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, làm việc trực tiếp với Uỷ Ban Liên Bộ của chính phủ tổng thống Ngô Đình Diệm.
Năm 1977, thầy Huyền Quang bị CSVN bắt biệt giam cùng với các thầy Thiện Minh và thầy Quảng Độ. Năm 1992, sau khi được sự phó thác của thầy Đôn Hậu trở thành người lãnh đạo kế nhiệm của PGVNTN, thầy Huyền Quang đã viết yêu sách 9 điểm, nêu lên những sai lầm của nhà cầm quyền và yêu cầu nhà nước CSVN phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Kết quả là thầy đã bị CSVN quản chế cho đến ngày viên tịch (5-7-2008).
Ngoài ra, những tu sĩ Phật giáo ở vị thế lãnh đạo khác trong phong trào đấu tranh Phật giáo mà LT cho là do cộng sản dựng lên cũng đã bị CSVN ngược đãi, giam cầm như: Thầy Thiện Minh (chết bí mật năm 1978 sau thời gian bị giam cầm). Thầy Quảng Độ, thầy Đức Nhuận cũng bị tù tội triền miên. Một nhà văn nào đó đã kêu lên: “Trong cảnh tranh tối tranh sáng nầy, anh em nhìn rõ mặt nhau thật khó!” Nhìn rõ nhau đã khó, phán xét đúng càng khó hơn. Đôi điều với Liên Thành Sau 35 năm im lặng, khi LT lên tiếng để xác nhận sự hiện diện của mình nơi đất khách thì tiếng nói của ông cũng đã lạc hậu mất 30 năm!
Những ngày đầu sau 1975, người dân miền Nam hầu hết đều ngỡ ngàng trước thực tế. Câu hỏi lớn nhất vẫn là tại sao quân lực VNCH với phương tiện thủy, lục, không quân còn nguyên vẹn lại phải bị bức tử bỏ cuộc? Khi ra nước ngoài, những thư viện lưu trữ tài liệu về chiến tranh Việt Nam phần lớn nghiêm túc và đáng tin cậy trong các trường đại học Mỹ mà tôi đã theo học và giảng dạy; kết hợp với phương tiện truyền thông đại chúng tại các nước tự do Âu Mỹ về Việt Nam phong phú đã giúp tôi tìm hiểu sự thật nên xin được bày tỏ sự bất đồng hoàn toàn với những điều mang tính “hồi ức” và suy diễn theo cảm tính bốc đồng của LT trong BĐMT.
Sự kiện lịch sử đã nói lên quá rõ rằng, đồng minh Hoa Kỳ đã bỏ miền Nam vì quyền lợi của chính đất nước họ với đối tác mới Mỹ-Trung; cũng như trước đó, họ đã quyết định thay ngựa giữa dòng với chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm. Mỹ đã thực hiện rốt ráo nguyên tắc chi phối chính trị của họ trên toàn thế giới: Ai làm chủ túi tiền, người đó là vua. Chiến tranh và chính trị cũng chỉ là một hình thức “thương vụ” quốc tế. Có lời thì tiếp tục kinh doanh mà thua lỗ thì dẹp tiệm. Khi Mỹ đã quyết định thì họ đóng vai nguyên nhân, tất cả còn lại chỉ là nguyên cớ. Trước khi phong trào tranh đấu Phật giáo phát khởi tại Huế thì Mỹ đã quyết định thay chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm vì tâm huyết sâu sắc, lòng yêu nước đậm cốt cách liêm khiết Nho phong và cách dùng người nhân hậu của Cụ đã bị nịnh thần và phản thần chuyên quyền lợi dụng. Nhất là ở miền Trung, tham vọng quyền lực và vật chất của thế lực gian thần ngày càng tác oai tác quái đã làm mờ đi chính nghĩa của cụ Ngô.
Niềm tin khô cạn, nhân tâm lý tán. Thực trạng nầy làm chậm bước tiến chinh phục ảnh hưởng toàn vùng châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nên sự thay thế lãnh đạo là điều không tránh khỏi. Khi đèn xanh đèn đỏ của phú ông chi tiền đã chớp thì nếu không có phong trào Phật giáo nầy, cũng sẽ có vô số những phong trào tương tự khác, mang biển hiệu và màu sắc khác rộ lên. Ngày 29-3-1973, cả miền Nam có bóng dáng ông sư bà vải nào lên tiếng đâu, thế mà Mỹ vẫn đơn phương hoàn toàn rút quân ra khỏi Việt Nam.
Nguyên nhân ở tận Washington DC và Bắc Kinh chứ không phải ở Huế, Sài Gòn hay nằm trong đống hồ sơ vụn vặt của một ông trưởng ty tỉnh lẻ như Liên Thành. Trâu bò đại khánh, ruồi muỗi đánh nhau. Thảm trạng của thân phận nhược tiểu xưa nay là thế. Hoặc vì không đầu tư học hỏi nghiêm túc, không chịu tham khảo tới nơi tới chốn; hoặc vì một động cơ khó hiểu hay dễ dãi nào khác đã khiến LT đang đứng ở ngã tư thế giới nhưng vẫn tưởng như còn đang đứng ở Ngã Ba Bánh Bèo xứ Huế “mô rứa răng ri, thích chi noái nấy” qua 400 trang của BĐMT! Vì không dụng công, LT đã nhìn Phật giáo qua nhãn quan một chiều, qua sự hiểu biết giới hạn và qua nhận thức đóng khung của một viên cảnh sát trưởng địa phương.
LT đã mang định kiến xào trộn với mớ hồ sơ vi cảnh và cái gọi là “tình báo” đầy hoang tưởng để cột buộc Phật giáo với cộng sản. Hồi ký của những nhân vật trùm cuộc chiến Việt Nam, có đủ kiến văn, dữ liệu và thẩm quyền để nói như McNamara (viết trong In Retrospect), Kissinger (trong Diplomacy), Rusk (trong As I saw It), Nolting (trong From Trust to Tragedy)… Hay gần gũi với thế giới người Việt hơn là các hồi ký của hơn 20 nhân vật người Việt đã từng ở vị thế lãnh đạo trong cuộc chiến và thời kỳ cận đại, từ cựu hoàng Bảo Đại (Con Rồng Việt Nam) viết về thời kỳ 1913-1987; đến tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, (Khi Đồng Minh Tháo Chạy) viết về giai đoạn Mỹ tham chiến ở Việt Nam cho đến năm 1975 là những tư liệu lịch sử và chính trị đáng tham khảo.
Thế nhưng khi viết về những sự kiện có liên quan đến thời kỳ biến động trong cuộc chiến và phong trào Phật giáo thời 1963 vẫn còn nhiều dè dặt và giới hạn. Tác giả cũng như độc giả khi được phỏng vấn, đều có chung sự suy nghĩ rằng, những hình ảnh và chứng liệu cụ thể nặng tính dữ kiện và sử liệu khoa học vẫn còn chưa đủ tầm cỡ để nhận định và đánh giá chân xác, khách quan về bối cảnh và nhân vật liên quan đến những cuộc biến động miền Trung. Mớ tài liệu nhếch nhác chạy giặc mang theo, tầm hiểu biết hạn chế, vị trí nhỏ bé và hồi ức tuổi già của LT đã đưa ông đến chỗ can đảm một cách thảm hại không đúng thời, đúng chỗ, đúng đối tượng đã làm cho độc giả, ngay cả những chiến hữu một thời thân cận nhất của LT, thất vọng. Đây chưa phải là bài điểm sách và cũng chẳng phải là bài phản hồi nghiêm túc tương xứng với vấn đề đặt ra mà chỉ là đôi điều góp ý.
Cũng xuất thân là một người con trai đàn ông Huế như Liên Thành, điều góp ý gần gũi nhất là những gì liên quan đến quê hương xứ sở mình. Huế nghèo nhưng thanh bạch. Thanh bạch trong cách sống và trong lời nói. Người bốn phương yêu Huế vì cái phong cách Huế mà đặc biệt là sự tao nhã, tính văn hóa và dáng vẻ khiêm cung trong ngôn ngữ. Rất tiếc là LT rời Huế quá sớm nên không chứng kiến được sự dị ứng và trăn trở của Huế sau ngày miến Bắc thắng trận. Đó là khi một thiểu số thành phần xuất thân giữ trâu, giữ bò vô học trở thành người chiến thắng, có chút thế lực trong tay ngông nghênh dùng lời lẽ hạ cấp bất xứng với người thất thế. Những người này đã gọi là “thằng”, là “hắn” là “lũ” là tên nầy tên nọ tuốt luốt như: “Thằng Thiệu, thằng Kỳ, thằng Mỹ, thằng Ngụy…” với những người đáng tuổi cha ông của mình ở miền Nam bị liệt vào thành phần Mỹ, Ngụy; ngược lại thì cũng tương tự như những người mà LT liệt vào thành phần cộng sản trong BĐMT.
Loại ngôn ngữ hằn học, thô lỗ, thiếu văn hóa đó đã bị không những Huế mà tất cả người miền Nam khinh bỉ và lên án. Dẫu có ngoan cố bào chữa cách nào cũng không ai chấp nhận nên cuối cùng họ phải bỏ đi. Tôi hơi ngỡ ngàng khi bắt gặp loại ngôn ngữ thô bạo này trong BĐMT mà LT đã dành cho bất cứ ai, kể cả thầy dạy học cũ của mình, các vị tu sĩ Phật giáo cao niên, những nhân vật lớn nhỏ mà ông đã quy kết là cộng sản, theo cộng, hay thân cộng. Xuất thân là một sĩ quan, một sinh viên đại học Huế, một người Hoàng phái danh gia tử đệ mà vô tình ông Liên Thành đã dẫm lên vết chân của những người thuộc thành phần thấp kém từ Bắc mới vô Nam năm 1975 thì quả là điều xót xa và đáng tiếc!
Qua Mỹ đã hơn 30 năm và đã từng làm trong nghề an ninh trật tự xã hội, ông LT cũng hiểu ít nhiều về nguyên tắc luật lệ và trật tự của một xã hội có văn hóa và văn minh: Dẫu là người phạm tội rành rành nhưng chưa có phán quyết của tòa án thì vẫn còn là nghi can. Nhưng cho dẫu là tội phạm chăng nữa thì cũng phải đối xử công bằng và nhân bản. Lẽ nào LT không biết hay quên?! Được hân hạnh đón LT về thăm vùng đất tỵ nạn của mình đã sống trong hơn hai chục năm qua, tôi chỉ ước mong những người cùng thế hệ, cùng chịu chung nỗi vinh nhục của quê hương gặp nhau, nhìn nhau và thấy được nhau. Là một Phật tử độc lập, tôi chỉ biết theo giáo lý nhà Phật để tự giáo hóa chính mình tìm sự an lạc như phần đông các Phật tử xuất gia và tại gia khác. Có thêm được chỗ dựa tinh thần và năng lực hóa độ của tăng ni đạo cao đức trọng vẫn là ân đức mong tìm của người Phật tử.
Cho nên tôi vẫn thường lập đi lập lại hoài như một lời tâm niệm về hình ảnh đạo Phật là một biển thái hòa an lạc. Nước của trăm nguồn đổ về biển cả, dẫu cho trong sạch hay dơ bẩn đến mức độ nào thì cuối cùng cũng được hóa giải. Trên đường tìm cầu học hỏi, chúng tôi không ngây thơ cho rằng, tất cả tăng ni qua hình tướng đầu tròn áo vuông đều là thánh tăng hay chân tăng. Nhất là trong thời đại “kinh tế thị trường” vàng thau lẫn lộn nầy thì nhìn rõ chân tướng của nhau thật khó. Ai không an trú trong giới luật, sẽ thọ lãnh nghiệp quả của mình. Tiền thân của đức Phật là bồ tát Thường Bất Khinh. Gặp bất cứ ai, ngài cũng cất một lời khiêm tốn: “Thưa ngài, tôi không dám coi nhẹ ngài vì ngài là một đức Phật tương lai!” Nhân danh là những nguời Phật tử, chúng ta có thể nói với nhau một lời đơn giản mà sâu dày như thế được chăng.
Sacramento, cuối Thu 2009
Trần Kiêm Đoàn www. Trankiemdoan.net
+++
Tuesday, November 3, 2009
CẢM ƠN ĐỜI
|
Thursday, October 29, 2009
Tưởng Năng Tiến * Đêm Havana và ngày Hà Nội
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay nhu ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …
Phùng Quán
Tôi
chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào
hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và
tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ
tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!
Tôi
sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ và nghe sao nói vậy thôi hà. Và cứ như vậy
mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng
không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội
(thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như:
"Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…"
"Một
cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố
gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải
gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta
thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng
hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử
với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).
Trời
đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận
– bới móc ra làm chi nữa, cha nội ? Thì rành rành là chuyện bây giờ,
thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y trang như hồi đó – chớ có khác (mẹ)
gì đâu:
"Những
đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được
mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập
niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen
với lo âu, sợ hãi…."
"Những
anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước.
Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái
rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một
người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một
phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một
phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong
hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn
tối tăm này" (Bùi Bích Hà, "Nhìn lại quê hương," Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).
Phạm
Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ
là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay
đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba
tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy
ghét) dữ vậy chớ?
Nguyễn
Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói
riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư
cách để nói về thủ đô "mến yêu của ta.". Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:
" Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy."
Ý,
trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang
vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta
vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng
quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!
Và
Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế
giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ
nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém:
"Ở
La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những
nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói,
mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du
khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt hoài của dân
địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển
qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu" (Trần Công Sung," Cuba Sí, Cuba No," Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).
Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt – bây giờ. Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng.
Ví
von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong
một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm
chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải
gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp!
Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam:
Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam:
"Có
người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía
Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế
giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…"
Havana,
tuy thế, vẫn còn "có phước" hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy
ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung:
"Đêm
xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên
dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên
embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu
du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà
phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…"
Nói
cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam không gác, Cuba vẫn nghỉ. Cho nó
khoẻ! Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana "có một cái
gọi là cái hồn ("âme"). Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua
những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó
cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong
cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn "chuyển qua từ trần") ở đất nước này.
Hà
Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù
CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói
đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra
đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy
cả.
Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: "Người
ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để
xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ
còn cầu phép lạ gieo xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để
bắt đầu lại."
Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas
– khi được hỏi "phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long," giáo sư
Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: "Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng."
Thiệt,
nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ
đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng
bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc) không ít
hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như Thăng
Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã
"mất hồn mất vía" và "chết tiệt" hết thế sao?
Tôi
không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN
quả thực đã hớp được hồn của một mớ "viện sĩ" ở Bắc Hà nhưng những chú
lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là
"những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới") chưa bao giờ thực sự nhìn ra
được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ "đụng" được tới nó.
Do
tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong
một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn
ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.
Chị
Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè,
gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có
vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.
Chị
Sợi bán hàng không đủ thu nhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang
nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như
thân xác "xuống cấp" của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp
dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.
"Trong
số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ,
còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng
chơi.
Anh đã kể
cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị
ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và
một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm
mắt giả cách ngủ.
Anh
thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa,
bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và
cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai
hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt
vào.
Người thứ
hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà
già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu
tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…
Bà
ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn
xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu
đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu
gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.
-
Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng
nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.
Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:
- Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.
Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.
- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.
Thì
ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu
côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà.
Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống
được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt
ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng
nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.
……
Mùa
rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến
nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả.
Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh
thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và
gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không
mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà
Mít nói:
-
Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài
giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho
mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.
Nhưng
cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện
chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà
trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai
đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở
đâu rồi!
Chị Sợi
kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng,
những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không
chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến.
Chị bảo anh:
Chị bảo anh:
- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.
- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?
- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.
Phải
đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước
của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…"
Chị
Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào
ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người
dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những
con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.
Chính
ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả
một dân tộc qua từng nhịp thở và nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được
cái hồn như thế, khi viết những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách
xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.
Sau khi đọc xong "Truyện không tên,"
tôi hỏi tìm số điện thoại của tác giả và gọi cảm ơn ông đã mở cho tôi
thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không
viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị
tâm sự – thế thôi.
Chị
Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào
ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi,
chúng ta cũng gặp được cái hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên
để nhận ra được, thế thôi.
Tưởng Năng Tiếnforums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=59746
***
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0117
Liên Thành trả lời một số thắc mắc trong bài về TCS
***
Đã có một số đọc giả góp ý cũng như thắc mắc sau loạt bài về TCS, vì thế tôi xin chính thức phúc đáp như sau:Bài giải trình của tôi, với tư cách là một cựu trưởng ty CSQG Thừa Thiên Huế, nói về một ổ CS nằm vùng lớn nhất, nguy hiểm nhất, gây tác hại nhất cho Miền Nam, trong đó có đề cập nhiều về Trịnh Công Sơn và những hoạt động nằm vùng của mạng lưới này, được viết theo lối vừa kể chuyện, vừa mang tính “phúc trình của cảnh sát”, thật tình không ngờ lại gây ra nhiều câu hỏi tùm lum như thế!. Tôi không phải là cây viết chuyên nghiệp, một gã “vừa cò vừa lính” kể chuyện, nghĩ sao viết vậy, chỉ muốn kể lại một sự thật. Cho nên, thiếu sót và không rõ ràng là chuyện tất nhiên. Đã có vài câu hỏi hoặc ý kiến mang tính mĩa mai xách mé, cố phủ nhận vấn đề. Nhưng cũng có rất nhiều câu hỏi đứng đắn rất đáng trân trọng. Quả tình khi viết, tôi đã không nghĩ ra được điều là tôi đang viết lại một câu chuyện tình báo cho công luận, chứ không phải là đang làm phúc trình cho một cơ quan tình báo của chính phủ. Vì bài viết khá ngắn gọn cho một câu chuyện dài dòng, nên đã gây ra những thắc mắc chính đáng, và cũng tạo cơ hội cho những ai thích bắt bẽ kiếm cớ. Điều chính yếu là, đây là những dữ kiện thật, có liên quan đến một giai đoạn lịch sử đầy biến động, mà tôi lại là người nằm sâu trong cuộc, ngay trong cái nôi đã đẻ ra nó, nên bổn phận của tôi là phải mở nó ra, để những người viết sử có thêm dữ kiện và rút ra bài học cho hậu thế. Để làm vấn đề được hiểu một cách đơn giản và dễ dàng, trong bài này, chúng tôi sẽ cố gắng đề cập sơ về một vài nguyên tắc sơ đẳng trong tình báo của mọi phía, cộng sản cũng như quốc gia dân chủ, nhằm hy vọng là những bài viết sau, tôi sẽ không bị lập lại những chất vấn cũ, hoặc giả những ý kiến hay câu hỏi mang tính xách mé chợ búa, làm tốn thì giờ người đọc. Và điều quan trọng nhất là, những nguyên tắc này có thể hữu ích cho những ai đang và sẽ tham gia các công việc nhằm dân chủ hóa đất nước, rút ra những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động, tránh bớt những sơ xẩy vô vàn đáng tiếc. Bên cạnh đó là nội gián nội thù, một vấn đề muôn thuở của tình báo, mà đã làm hủy hoại đi những tài năng của đất nước, như chuyện vừa mới xãy ra cho Luật sư trẻ Lê Công Định.Đáng lý việc TCS phải đưa ra ánh sáng sớm hơn, thời điểm nầy đưa ra là quá chậm.Tự cổ chí kim cái gì thuộc về Tình báo, tức thuộc về bí mật, thuộc về im lặng. Những ngừoi làm nghề nầy họ thường sống để bụng, chết m an g theo không bao giờ hở môi tiết lộ một điều gì cả. Tại sao? An ninh quốc gia. An ninh cho bản thân. An ninh cho đồng đội. An ninh cho những kẻ cộng tác với mình. Luật pháp quốc gia đã quy định, và có rất nhiều trường hợp đến ba hoặc bốn nưoi năm sau chính phủ mới giải mật một số hồ sơ hoặc cá nhân nào đó.Sau 1975 Việt nam Cộng Hòa không còn nữa, tuy nhiên vì an toàn cho đồng đội và những tình báo viên, mật báo viên còn kẹt lại trong vùng địch kiễm sóat nên không thể tiết lộ. Đó là đạo đức tối thiểu phải có của một ngừời rất bình thường như tôi.Tại sao không dám viết khi TCS còn sống? Liên Thành muốn nỗi tiếng?Cá nhân tôi khi viết về những gì tôi biết về TCS vì những lý do sau đây:Tôi không muốn m an g tiếng “tiếng bất nghĩa, hoặc vì lười, hoặc vì sợ mà không nói ra sự thật. Và cũng không muốn để những ai đã thương, ghét, TCS ở trong tình trạng mù mờ về mọi phương diện của cuộc đời TCS, trong khoảng thời gi an mà quốc gia, và đặc biệt là xứ Huế, trãi qua nhiều khổ nạn, xuất phát từ Đảng Cộng Sản VN, từ những kẻ buôn thần bán thánh, đội lốt tu hành như Trí Qu an g, Đôn Hậu.Viết về TCS để mọi người cùng nhìn thật rõ TCS là ai? quốc gia? Cộng Sản, nhân cách thật, con người thật, và cũng để làm rõ hơn những nhận xét của bằng hữu đối với TCS, nhất là nhận xét của Trịnh Cung, Đặng văn Âu, và vài người bạn của TCS nữa, rôi quý vị tự chọn cho mình một thái độ.Có người cho là tôi muốn bôi nhọTCS để nỗi tiếng.Có cần bôi nhọ thêm TCS nữa hay không? Vì tỵ hiềm, vì g an h nghét TCS? Thành thật mà nói, quan hệ cá nhân giữa tôi và TCS, nếu không đề cập tới lý tưởng và quan điểm chính trị, tôi và TCS không hề có oán thù cá nhân. Tôi cũng đã từng giúp TCS và gia đình TCS bằng cách lờ đi một số việc mà khó nói ra để gia đình TCS sinh sống. Ngoài ra, tôi còn là bạn của Trịnh Công Hà, chúng tôi là bạn võ sinh, thường xuyên tập Judo chung với nhau.Tôi cũng không có thói quen ganh ghét, tỵ hiềm bất cứ ai, nhất là thuộc cấp của mình.Còn nói bám vào TCS để nỗi tiếng.Xin hỏi, bám vào TCS để nỗi cái “tiếng”gì? Tôi xuất thân là cháu đích tôn đời thứ 7 của Gia Long Hoàng Đế, dòng Đông Cung Thái Tử Cảnh, cháu nội Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Bà nội tôi là cháu ngoại vua Thiệu Trị, chị của Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Nhân cách và lòng yêu nước của tiền nhân tôi không đủ cho tôi “nhờ vả” hay sao, mà phải nhờ vào nhạc sĩ nằm vùng TCS để nỗi tiếng? Tôi nói vậy thì thế nào cũng có điều tiếng rằng tôi là gã khoe khoang. Không sao cả, còn hơn là bị sĩ nhục ăn theo tên nhạc sĩ mất tư cách Trịnh Công Sơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sĩ nhục truyền thống gia đình tôi. TCS là thiên tài của ai cũng mặc kệ, nhưng nhất định không phải là thiên tài của tôi. Vả lại, nếu không biết thì thôi, còn đã biết rõ TCS như thế, liệu ai có can đảm để đứng gần TCS không? nói chi đến “nỗi tiếng”? Ngoài ra, có một kiểu nỗi tiếng nữa, mà tôi cùng rất nhiều bạn đồng ngũ đã nỗi tiếng, đó là “nỗi tiếng bỏ chạy” trước đồng đội. Cái nỗi tiếng này đã quá đủ để suy ngẩm đến cuối đời rồi, có cái nỗi tiếng nào mà có thể xóa được cái nỗi tiếng này không? cần thêm nữa không?Những bắt bẻ sao đợi đến bây giờ mới nói ra? Dám nói ra khi TCS còn sống không? Đợi TCS chết, rồi muốn nói sao thì nói? Rõ ràng là muốn ăn theo, muốn nỗi tiếng qua bài viết có tính cách nhục mạ một “thần tuợng, thiên tài”!Thật tình mà nói, cho dù là không có kiến thức tình báo, nhưng những điều trong cuộc sống hàng ngày cũng đủ cho mọi người hiểu một cách sơ đẳng là, giả sử tôi công bố điều này lúc TCS còn sống, thì hậu quả gì sẽ xãy ra cho đương sự và những người có liên quan đã cung cấp những tin tức về TCS cho tôi mà vẫn còn ở lại VN? Quý vị không tin tôi, nhưng Công An CSVN sẽ tin, và cơ quan tình báo nước ngoài tin tôi. Lý do chất vấn thì chỉ là một tiểu tiết nông cạn, rồi cho là toàn bộ dữ kiện tôi đưa ra là không đúng, thì quả là chỉ muốn kiếm cớ phủ lấp mà thôi. Và cũng kiểu lý luận sờ voi như thế, thì lịch sử kiểu này chỉ là lịch sử của người sống? Người chết kể như xù?Lý do mà tôi không thể công bố vấn đề TCS hoạt động 3 mang, khi đương sự còn sống, thì tôi đã nói ở trên, xin được nhắc lại một lần nữa. Thật ra, bất cứ ai là dân tình báo như tôi, đều hiểu ngay là tại sao như thế, mà không cần một lời giải thích nào. Tình báo có luật của tình báo. Nó căn cứ trên lương tâm, đạo đức và trách nhiệm đối với những người khác có liên quan, đã cung cấp thông tin cho CSQG vẫn còn ở lại VN. Ai có thể bảo đảm rằng TCS ko bị bắt nếu như tôi công bố rằng TCS đã từng hoạt động 2 mang cho tôi và tình báo ngoại quốc? mà hậu quả kéo theo những người khác nữa? Không gì có thể đặt trên tính mạng và an nguy của họ được. Câu chuyện mà chánh văn phòng cựu phó TT Mỹ Dick Cheney, Lewis “Scooter” Libby tiết lộ danh tính một điệp viên CIA, bà Valerie Plame, mặc dù đã được cho là” “degrade” đã gây rất nhiều sóng gió, hẳn quý vị còn nhớ? Tiện đây, Liên Thành tôi có đôi lời “tâm sự lòng thòng” dưới đây, để trả lời cho những kẽ cho là TCS quá nỗi tiếng, quá thiên tài, nên tôi muốn ăn theoTôi rời đất nước ngày 30/4/75, bước vào tuổi 33. Với cái tuổi này, biết bao nhiêu thanh niên trong nước, bao nhiêu quân nhân còn ở lại, lặng lẽ đi vào “chiến khu” với một tương lai đầy nguy hiểm và vô định : không lương tháng, không vũ khí quân trang quân dụng? không lương thực, đói khát! Không còn chính phủ, không còn tổ chức, nhưng họ vẫn liều mạng với một tương lai vô định. Vì sao vậy? Họ mơ uớc điều gì? Hoài vọng điều gì? Họ chiến đấu cho ai? Kết quả là những cái chết âm thầm nơi rừng thiêng nước độc, hay những bản án tử hình, những năm tháng tù đày suốt cả đời người! Vì sao những anh hùng vô danh này làm như vậy? Phải chăng là vì họ không thể nào chấp nhận được một thực tế là Miền Nam đã rơi vào tay CS? Đó là một niềm đau, một niềm uất nghẹn không thể chịu đựng được?Chúng tôi, mỗi người chọn một con đường, con đường tôi đi là con đường hèn, nhưng niềm đau thì giống như nhau như đúc. Đau không thể chịu đựng được, đau vô bờ!Tôi sang Mỹ, chôn chặt tất cả trong lòng, khóa kín nó lại, không dám nghĩ tới chuyện 30/4. Vẫn mơ mơ tỉnh tỉnh. Thật hay mộng đây? Những đêm mơ cố quận, đến khi tỉnh giấc, thật hãi hùng! Tôi lao vào mưu sinh, và cố gắng cho xong 4 năm đại học, để vừa như là một liều thuốc lãng quên ,vừa là có cái nghề nuôi bầy trẻ. Vừa làm 2, 3 job, vừa đi học. Nhọc nhằn tất bật để không có thời gian cho quá khứ hành hạ. Chuyện cũ vẫn cố đào cho sâu mà chôn nó đi theo ngày tháng. Nhưng nặng nề quá! khó quá! Qua tuổi lục tuần, về hưu, la cà bè bạn. Ngồi kể chuyện cũ với dăm ba thằng bạn lính, tụi nó há hốc mồm. Không ngờ chuyện tồi tệ đến vậy. Có thằng hỏi tôi, mày dám viết không? Dĩ nhiên là viết, chuyện thật có gì không dám? Chuyện láo mới không dám ! Vả lại ,nhân chứng sống vẫn còn đây. Trên 5000 nhân viên Ty CSQG cùng chia bùi xẽ ngọt với tôi,một số còn kẹt lại VN, một số lưu lạc khắp nơi, nhưng ít ra cũng còn khoảng 3000 rãi rác đầy thế giới.Lý do cuốn sách Biến Động Miền Trung ra đời là như thế. Càng viết, tôi càng thấy nhẹ người. Cuốn sách với tôi thật sự là một giải thoát!Vấn đề Mậu Thân 1968Tháng 5 năm 1967, HCM chủ tọa phiên họp của Bộ CT trung ương đảng CS Việt Nam để duyệt xét tình hình và kế hoạch cho chiến dịch đông xuân 1967-1968. Kế tiếp, từ ngày 20 đến ngày 24/10/1967, tại phiên họp của bộ chính trị, thay mặt Quân ủy trung ương, Tướng Văn Tiến Dũng trình bày dự thảo chiến dịch Đông-Xuân -Hè 1967-1968. Bộ CT quyết định mở cuộc tổng CK, tổng nỗi dậy vào đúng Tết Mậu Thân 1968.Như vậy cuộc TCKT nỗi dậy đã được bọn chúng quyết định vào tháng 10/1967, để đánh lừa và tạo bất ngờ, HCM tráo trở đề nghị hưu chiến 7 ngày trong dip tết Mậu Thân, nhưng chính phủ VNCH chỉ đồng ý 3 ngày mà thôi.Những hoat động của VC được cơ qu an tình báo CSQG Thừa Thiên Huế ghi nhận trước cuộc Tởng Công Kích, Tổng nỗi dậy tai Thừa Thiên Huế:1- Tình báo Kỷ thuật.Khoảng từ ngày 10 tháng 12 /1967, gần 20 ngày trước cuộc tấn công, cơ qu an tình báo dân sự đồng minh đã có một lọat không ảnh chụp được tại những vùng núi phía tây thành phố Huế: Như thượng nguồn sông Bồ, Khe Trái, động Chuối, sông Hữu Trạch, phát giác một số lượng đông đảo các lực lượng quân sự của VC đ an g tập trung tại các vùng trên. Tin tức tình báo kỹ thuật cũng nghi nhận một số điện đài quân sự địch đ an g họat động liên tục tại vùng nầy.Tôi đã được cơ quan tình báo dân sự đồng minh thông báo đầy đủ. Đồng thời họ cũng đã yêu cẩu tôi xử dụng lực lượng tình báo cơ Hữu CSĐB để phốii kiễm và xác nhận thêm các tin tức trên.2- Mười toán tình báo của 10 quận thuộc tỉnh Thừa thiên từ phía bắc là quận Phong Điền, xuống tận phía nam là quận Phú Lộc, đều báo cáo về BCH tỉnh những tin tức tương tự giống nhau: Dân chúng trong những vùng C,D,F ( lượng giá tình hình an ninh) đều được cơ sở VC địa phương thông báo: Mọi gia đình trong vùng đều phải mua trữ lương thực, dự trử thuốc men, chuẩn bị cho một cuộc đánh lớn sắp xãy ra.3- Một số cán bộ cộng sản từ cấp huyện trở lên cũng đã được lệnh rời khỏi địa bàn hoạt động lên mật khu hội họp.Tại thành phố Huế có 8 chi bộ đảng cộng sản và 80 cơ sở đảng bí mật có những họat động khác thường, bon chúng tiếp xúc với nhau thường xuyên hơn. Tại các trạm giao liên nội thành có rất nhiều kẻ lạ xuất hiện.4- Nhiều cơ sở qu an trọng nội thành được điều lên mật khu hội họp do Khu Ủy Trị Thiên tổ chức. Bọn họ rời thành phố lên Mật khu họp vào đầu tháng 12/1967 và trở về lại thành phố Huế vào khoảng 20 tháng 12/1967.Đương nhiên, trong số những cơ sở lên họp tại mật khu có cơ sở nội tuyến của chúng tôi. Vì vậy, khi họ trở về chúng tôi nhận được báo cáo của họ như sau:Khóa học tập này có khoảng 300 cán bộ và 130 cơ sở nồng cốt nội thành. Nội dung học tập là phương thức phát động quần chúng nỗi dậy tại nông thôn và đô thị. Nhiệm vụ của họ là sau khi trở về địa bàn họat động là thành lập các đội công tác làm nòng cốt phát động quần chúng tổng nỗi dậy khởi nghĩa.Cũng cần nói rõ thêm trong số những cơ sở nội thành được điều lên mật khu có cả Giáo sư Lê văn Hảo, và một số sinh viên đại học Huế, bọn chúng là cơ sở nội thành VC.Điểm chính và rất qu an trọng là chúng tôi phát hiện hầu hết các thành phần thân cận tr an h đấu của Thích Trí Qu an g vào năm 1966 đào thoát lên mật khu, nay trong những ngày cận Tết đã đột nhập trở lại, trú ngụ tại các căn cứ lõm của bọn chúng trong thành phố Huế. Căn cứ vào những sự việc vừa nêu trên, cộng thêm một số dữ kiện khác, chúng tôi, cơ qu an tình báo CSQG của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế và cơ qu an tình báo dân sự Hoa kỳ sau khị nhận định lượng giá đều đi đến một kết luận chung là.Việt Cộng sẽ tấn công Huế trong những ngày Tết Mậu Thân 1968.Câu hỏi được đặt ra, tại sao tin tức tình báo của các cơ qu an tình báo VNCH và đồng minh đầy đủ như vậy mà thảm họa vẫn xãy ra cho Huế. VC tấn công và chiếm giữ Huế 26 ngày kể từ 2 giờ 33 phút sáng, rạng ngày 2 Tết Mậu Thân 1968, tàn sát 5327 thuờng dân vô tội và bắt dẫn đi mất tích 1200 ngừời?Có những điều sau đây để có thể lý giải một phần nào:- Bản chất người quốc gia quá thiệt thà lương thiện, bị HCM và đảng Cộng Sản phỉnh gạt, hưu chiến 3 ngày. Chính quyền Miền Nam cũng như đồng bào Miền Nam đã không thể tưởng tượng nỗi rằng, cộng sản lại chọn ngày tết để chém giết đồng bào, vì dù sao chúng cũng là con người. Ai có thể ngờ những giờ phút thiêng liêng đầu năm của toàn dân tộc, dành để cúng giỗ ông bà, nhớ ơn tiền nhân, mà chúng lại nỡ đang tâm làm chuyện sát hại sinh linh vô tội. Chính quyền Miền Nam lúc ấy vẫn còn nghĩ là bọn CS không đến độ man rợ mất hết lương tri như thế. Cho nên, Miền Nam đã bỏ ngỏ tết Mậu Thân. Lợi dụng sự lương thiện của Miền Nam , chúng đã phát động chiến tranh và tàn sát đồng bào cùng màu da tiếng nói. Chúng dùng mọi thủ đoạn, nhất là khủng bố bằng máu để thắng hôm nay, nhưng muôn vạn đời sau, mỗi độ tết về, lịch sử lại nhắc rằng, bọn Cộng Sản Việt Nam đã lường gạt để cuồng sát đồng bào ngày tết Mậu Thân .- Các cấp chỉ huy Quân sự vô trách nhiệm, hoàn toàn không có kế hoạch phòng thủ cho Huế.- Quân số và lực luợng không đủ để phòng thủ khi bị địch tấn công, vì đã cho quân nhân, cảnh sát xã trại năm mưoi phần trăm nghỉ TếtVà qu an trọng nhất là tin tức tình báo từ lực lượng CSĐB/BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, một phúc trình rất đầy đủ, đích thân tôi đưa lên cho trưởng ty, đã bị ém nhẹm. Lý do: trưởng ty CSQG Đoàn công Lập lại là nội tuyến nằm vùng, hoạt động cho Hoàng Kim Loan. ĐCL lập luận là loan tin đi chỉ sẽ làm kinh động dân chúng, chắc gì có thật. Trong thời gian làm phó ty, cá nhân tôi thấy Đoàn Công Lập có những hành tung và cách xử sự rất đáng ngờ. Sau đó cơ quan Tình Báo Dân Sự Hoa Kỳ có cho tôi hay là họ đang theo dõi Đoàn Công Lập, đương sự có những hoạt động nội tuyến. Từ đó tôi theo dõi hắn rất sát. Và hình như hắn cũng biết là tôi đang nghi ngờ hắn. Chúng tôi và cơ quan tình báo dân sự Hoa Kỳ đang phối hợp theo dõi để lấy thêm bằng cớ phúc trình lên trung ương, thì lại xãy ra biến cố Mậu Thân. Đêm 30 tết chính Đoàn Công Lập đã mưu sát tôi bằng cách ra lệnh cho tôi vào dẫn một đơn vị CSDC đến quận Nam Hòa vì ĐCL cho có một toán du kích sẽ đến đó. Bụng đã nghi ngờ Đoàn Công Lập, cho nên tôi rất cẩn thận. Khi tôi và 6 anh em nữa đến đó, thì không phải là một tiểu đội mà là một tiểu đoàn địch đang di chuyển. Nếu chúng tôi không nín thở nằm im, thì giờ này tôi và 6 anh em CSQG đã xương tàn cốt rục. Khi tôi trở về báo cho ông ta biết là không phải một toán mà là một tiểu đoàn, ông ta không phản ứng gì, chỉ hỏi “Sao anh không nổ súng?” Tôi trả lời “ Nếu hồi đêm tôi nổ súng thì giờ này đâu gặp ông trưởng ty được nữa”.Vì tình hình quá sức khẩn cấp nghiêm trọng, tôi, theo nguyên tắc không được vượt quyền Đoàn Công Lập, đã vượt rào gặp Tỉnh Trưởng Thừa Thiên lúc đó là Trung Tá Phan Văn Khoa…để cố thuyết phục ông ta nên có kế hoạch chống đỡ tối thiểu, còn nước còn tát. Nhưng ông ta, không chú ý gì đến bản phúc trình của thằng trung úy quèn tôi cả, chỉ ừ hử qua chuyện. Kết quả:Rạng sáng ngày mùng hai tết Mậu Thân, lúc 2 giờ 33 phút sáng là giờ khởi đầu của 624 giờ địa ngục. Năm giờ 30 sáng, lờ mờ bóng quân đội nhân dân giải phóng trong thành phố. Sáu giờ sáng, quốc kỳ VNCH không còn trên kỳ đài Phú Văn Lâu, thay vào đó là cờ của lực lượng Liên minh Dân tộc, Dân chủ, Hòa Bình do ông Lê văn Hảo làm chủ tịch, ông Thích Đôn Hậu làm phó chủ tịch, gồm 2 mảnh màu xanh nhạt, ở giữa là màu đỏ sao vàng, không phải là cờ của MTGPMN. Bảy giờ sáng, Việt Cộng bắn xối xả vào đoàn dân chúng hốt hoảng chạy nạn. Thây người ngã gục, máu đào tuôn rơi. Dân chúng chạy trốn vào nhà thờ Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, trường trung học Gia Hội ,trường tiểu học Kiểu Mẫu, trường trung học, Thiên Hựu, chùa Diệu Đế, chùa Vàng, số còn lại trốn tại nhà. Dân quận I thì chạy về Cầu Kho , Mang Cá, nơi có BTL sư đoàn I để tìm sự bảo vệ. Suốt 2 tuần từ mùng hai tết, trời u ám , mây xám đặc phủ cả thành phố. Huế trong cơn mưa lạnh giá buốt và trong nỗi sợ hãi rúng động kinh hoàng. Trong khi lực lượng quân sự cộng sản tấn công những vị trí quan trọng trong thành phố, thì bộ phận an ninh chính trị của quân khu Trị thiên và tỉnh ủy, thị ủy Thừa Thiên Huế bắt đầu cuộc tắm máu tàn sát dân lành.Mùng 3 tết, Lê Chưởng, chính ủy mặt trận Huế, bắt đầu thi hành nghị quyết ngày 21/1/1968 của trung ương đảng, chỉ thị cho Trung Uơng cục Miền Nam, khu ủy khu 5, khu ủy Trị Thiên, Phạm Hùng, Võ Chí Công, và thiếu tướng Trần văn Quang, tư lệnh mặt trận Trị Thiên. Nghị quyết gồm 3 điểm;1/ Kêu gọi tổng nội dậy, thành lập chính quyền cách mạng2/Thành lập mặt trận Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ, Hòa Bình3/ Lùng diệt truy quét thành phần ác ôn, tàn binh ngụy, công an cảnh sát ngụy, thành phần làm tay sai cho Mỹ, CIAHầu hết đám nằm vùng theo Thích Trí Quang bao gồm giáo sư, sinh viên thanh niên tranh đấu đã thoát lên mật khu sau biến động 1966, nay trở về, đảm nhiệm phần nòng cốt cho các vai trò trên, đặc biệt là vai trò truy quét diệt thành phần Mỹ Ngụy ác ôn.Chính quyền cách mạng được thành lập như sau: Lê văn Hảo: chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Lêvăn Hảo là thành phần tranh đấu Phật Giáo năm 1966 bị bắt, được Đoàn Công Lập trả tự do, cán bộ trí vận. Cán bộ điều khiển y là Hoàng Kim Loan. Phó chủ tịch UBNDCM là Đào thị Yến tức Tuần Chi, hiệu trưởng trường Đồng Khánh, tình nhân của Thích Đôn Hậu, cán bộ trí vận, HKL điều khiển thị. Đồng phó chủ tịch là thường vụ thành ủy Hoàng Phương Thảo. Chủ tịch UBNDCM quận I là Nguyễn Hữu Vấn, GS trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ. Chủ tịch UBNDCM quận II là Nguyễn Thiết. Y vượt tuyến vào Nam 1957, là cơ sở nằm vùng rất lâu ở Huế, SV luật khoa, thành viên BCH tổng hội SV đại học Huế. Quận III chưa tổ chức kịp nên Bảy Lanh, trưởng ban an ninh thành ủy đảm trách.Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình: Vẫn Lê văn Hảo làm chủ tịch. Phó chủ tịch là Thích Đôn Hậu, tình nhân của Tuần Chi. Tổng thư ký: Hoàng P N Tường. Nguyễn Đắc Xuân, phụ trách thanh niên SVHS.Trách nhiệm truy quét ác ôn Mỹ Ngụy được thực hiện như sau:Nhiệm vụ thi hành bạo lực cách mạng được thực hiện bởi các “đội tự vệ khu phố”, do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, dưới sự điều khiển chỉ dạo của lực lượng an ninh quân khu và tỉnh. Gồm các cơ sở nằm vùng rất bí mật trong nội thành, các thành phần trong phong trào Phật Giáo đấu tranh thoát ly lên mật khu sau biến động miền trung 1966, lực luợng HSSV giải phóng thành phố Huế. Các đội tử thần này rãi đều khắp 3 quận, là lực lượng sát máu và tàn bạo nhất, hơn hẳn Hồng Vệ Binh. Ngoài NĐX, Chủ tịch quận I Nguyễn Hữu Vấn, quận II Nguyễn Thiết, tổng thư ký HPNT và HPNP, Hoàng văn Giàu, Nguyễn thị Đoan Trinh là những thành phần chủ chốt sát máu nhất của các đội này. Các đội tử thần này rãi đều trên các quận, chúng đi từng nhà, vừa đe dọa, vừa lục soát, vừa bắt những ai có trong sổ đen. Chúng chia làm 3 đợt. Chúng dụ địch, những ai tự ý trình diện giao nộp vũ khí trong đợt 1 và 2 đều được chúng cấp giấy khoan hồng cho về. Thấy vậy, nhiều người trốn tránh trong 2 đợt kia liền ra trình diện. Sau đợt 3, chúng tóm gọn cả 3 đợt, yêu cầu đi họp tập tại các địa điểm mà chúng quy định. Tin tưởng như các lần trước, đi rồi lại về, mọi người kéo nhau đi. Và họ đã đi mãi không trở lại. Tất cả đã chết, tất cả đã bị bọn nằm vùng và cộng sản dùng vật cứng đập đầu rồi chôn sống, lấp xuống hầm sâu hố cạn, vài nơi thì trong thành phố, hầu hết là ở các quận vành đai.Tổng cộng có cả thảy 26 hố chôn tập thể. Hố ít nhất 3 người, trung bình là 400 người, đông nhất là 800 người. Tôi cố gắng tóm tắt để trả lời quý vị. Muốn hiểu rõ danh sách đầy đủ hơn của bọn nằm vùng, chúng hoạt động chi tiết ra sao, những viên chức chính quyền, những quân nhân bị giết, giết như thế nào v.v xin xem trong cuốn Biến Động Miền Trung tôi ghi khá đủ, như phúc trình của cảnh sát vậyKết quả là Huế điêu tàn đổ nát, 5327 đồng bào vô tôi bị giết, 1200 người bị dẫn đi mất tích, khăn tang trắng ngập cả Cố Đô. Ngoài lực luợng chính quy CS Bắc Việt, những tay đại đồ tể nỗi cộm nằm vùng người Huế đã trực tiếp bắn, giết, đập đầu, chôn sống đồng bào gồm có: Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng văn Giàu, Nguyễn Thiết. Riêng nữ sinh Nguyễn thị Đoan trinh, con gái Nguyễn Đóa, y thị vô cùng tàn bạo sát máu. Y thị cỡi Honda, mang AK, chận hỏi mọi người, bất kỳ ai trả lời là lính, cảnh sát, nhân viên chính quyền là y thị nổ súng bắn chết ngay. Nhưng trời cao đôi khi không có mắt, y thi hiện nay vẫn sống chễm chệ trên tội ác, trở thành nữ thương gia giàu có tại Sài Gòn…Tóm lại, chịu trách nhiệm không bảo vệ được đồng bào trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân là chính quyền VNCH các cấp, trong đó có cả tôi.Còn thủ phạm tàn sát là đảng CSVN, tất cả các nhóm tranh đấu nằm vùng. Và trách nhiệm cũng thuộc về nhóm Phật Giáo Ấn Quang như các ông Đôn Hậu, Trí Quang, Thiện Siêu đã gây dựng cơ sở cho cộng sản, tạo mọi điều kiện cho chúng tràn vào Huế. Tuy các ông không tự tay tàn sát đồng bào như bọn cộng sản và đám Hoàng phủ, Hoàng văn Giàu, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết, nhưng các ông đã ủng hộ và đồng lõa, giúp tạo nên biến cố lịch sử thê thảm này….Sau Mậu Thân, tỉnh trưởng Phan văn Khoa bị cách chức trả về quân đội. Đoàn Công Lập bị bắt. Trung Úy Trương Công Ân là người thụ lý hồ sơ ĐCL, hiện đang ở Orange County
Trả lời câu hỏi: Sau 1975 Đoàn Công Lập cựu Trưởng Ty CSQG/Thừa Thiên-Huế trốn tránh VC tại Sàigon cho đến ngày bị bệnh qua đời. Như vậy Ông Đò an Công Lập có phải nội tuyến hay không?Đây là câu hỏi của một vị thầy giáo(?) đã dạy kèm cho con ông Lập tại Huế. Sau 1975 đã được Đoàn Công Lập che chỡ trốn tránh tại Sài gòn, như vậy Đoàn Công Lập khó có thể là CSTrong lịch sử tình báo, thật tình có nhiều chuyên không ngờ. Việc xãy ra vậy mà thực chất bên trong không phải vậy.Xin đưa ra một vài vụ điển hình:- Trong thời đệ I Cộng hòa, Ông Phạm Ngọc Thảo về hồi chánh đã cung cấp cho CP/VNCH nơi trú đóng của trung đoàn Quyết Thắng VC, Quân lực VNCH liền mở cuộc hành quân tiêu giệt gần trọn Trung đoàn nầy. Sau vụ nầy Ông Thảo đã tạo được lòng tin của chính phủ VNCH ông ta đã duợc nâng đỡ l an đến chức Tỉnh Truởng và cấp bậc cuối cùng là Trung Tá QLVNCH. Sau 1975 sự việc trung đoàn Quyết thắng mới một phần nào lộ ra ánh sáng:Hầu hết cán binh của trung đoàn này là thương phế binh, bọn VC thí đám tàn binh này, để Phạm Ngọc thảo dùng làm món quà đầu thú, tạo niềm tin với chính phủ VNCH. Một công hai việc, vừa tẩy trừ gánh nặng thương binh, vừa cài được điệp viên trong lòng địch. Sau 1975 Phạm Ngọc Thảo được phong là liệt sĩ. Đây có thể được gọi là “khổ nhục kế” mà tình báo từ ngàn xưa đã áp dụng- BTL/ CSQG tại Sàigòn cũng đã bị VC đặt chất nổ. Báo chí Sài Gòn hồi đó đã chê bai lực luợng CSQG là bất lực. Nhung họ đâu ngờ rằng để bảo vệ Tình báo viên nội tuyến của mình , BTLCSQG buộc lòng cho nổ theo lệnh của VC- Cá nhân tôi sau khi trình bày đầu mối xâm nhập và được phép Đại Tá Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên chấp thuận, tôi đã vẽ sơ đồ xã Thủy An cho Đặc Công VC tấn công.Với 3 ví dụ trên cho thấy việc Ông Đoàn Công Lập bảo vệ người thầy giáo chạy trốn cộng sản tại Saigòn thấy vậy, mà không phải vậy. Rất nhiều an h em bị bắt tại Sài Gòn là do ông lập chỉ điểm. Vụ kêu gọi an h em tham gia kháng chiến hẹn gặp tại xa lộ Đài Hàn để lên mật khu là do ông Lập dàn dựng. Tất cả đã bị Công An đợi sẵn và bắt trọn gói. Liên hệ với tình hình hiện tại, đó là việc tất cả hình ảnh thu thập được khi Ls Lê Công Định sang Thái Lan tiếp xúc với Nguyễn Sỹ Bình và “đại diện” Đảng Việt Tân để học tập về phương pháp đấu tranh bất bạo động do một chuyên viên từ khối Đông Âu sang giảng dạy. Theo nghề tình báo, chúng tôi phải đặt nghi vấn thủ phạm gài bẩy trước tiên phải là những người có mặt trong các cuộn phim tang chứng, rồi mới đến những nghi can khác. Chuyện chuyên viên Đông Âu, nghe qua, rõ ràng là một “brand name”, dĩ nhiên tạo được niềm tin cho những người đang mong mỏi dân chủ cho đất nước ngay tức thì, vì đó là cái nôi của việc lật đổ Cộng Sản. CS đã sử dụng nó để quyến rũ những trái tim nhiệt huyết nhưng hơi nhẹ dạ như LCĐ. Chuyện “đại diện” Việt Tân thì quá dễ dàng nhanh chóng kiểm chứng được là Việt Tân giả hay thật. Vấn đề Nguyễn Sỹ Bình bằng xương bằng thịt thì không thể gọi là Nguyễn Sỹ Bình giả được. Chuyện soạn thảo Hiến Pháp cũng là do chính y mớm lời và gài cho LCĐ sửa chửa, và còn nhiều rất nhiều chuyện nữa. Khi những thước phim đầy đủ việc gặp gỡ, trao đổi được đưa ra, làm sao LCĐ có thể phủ nhận?Việc dàn dựng Việt Tân giả nhằm hai mục đích: dụ dỗ những người nhẹ dạ có tâm huyết trong nước, ..........Riêng việc chọn lựa Nguyễn Sỹ Bình làm con mồi dụ địch thì nguyên tắc bắt buộc mà Cục Tình Báo Hải Ngoại của CS phải chọn, ứng viên phải là người có thành tích chống cộng ở tù cộng sản v.v.Càng chống cộng có bản án ở tù nhiều chừng nào, tốt chừng ấy. Đó là phương pháp “khổ nhục kế” mà tình báo tự cổ chí kim ai ai cũng đều áp dụng. Chúng tôi và cộng sản đều áp dụng rất nhiều. Chiêu nầy nó rất cũ rích, nhưng vẫn rất hiệu nghiệm trong quá khứ, bây giờ, và mãi mãi . Mong mọi người phải vô cùng cảnh giác. Việc dàn dựng lên các đảng phái chống cộng để bắt người mưu đồ chống cộng là điều đương nhiên cục tình báo CS quốc nội và hải ngoại bắt buộc phải làm. Chúng tôi, những người làm nghề tình báo, rất thuần thục trong vấn đề cài người và sử dụng khổ nhục kế, dễ dàng nhận thấy hiện nay có ít nhất 3 đảng chống cộng trong và và ngoài nước là do Công An Cộng Sản cò mồi dựng nên. Cha Lý, Công Nhân và Nguyễn văn Đài đã rớt vào cái rọ. Trong phạm vi bài viết này, tôi không thể phân tích đầy đủ tại sao tôi kết luận như thế. Xin hẹn dịp khác- Bửu Chỉ là ai?Đó cũng là một chuyện thấy vậy mà không phải vậy. Vì là bà con trong Hoàng Tộc nên tôi có thể nói rất nhiều về Bửu Chỉ, và Bửu Chỉ cũng đã mất vào ngày 14 tháng 12 năm 2002, nên xem như mọi việc làm của Bửu Chỉ phải được bạch hóa để trả lại danh dự, công bằng và những đóng góp của ông đối với quốc giaĐầu tiên xin nói về cá nhân Bửu Chỉ:Bửu chỉ thuộc dòng Tuy Lý Vuơng. Phụ thân của Bửu chỉ là Cụ Ưng Thuyên, cháu nội ngài Tuy Lý Vưong, chú ruột là thầy Ưng Quả, một người bạn rất thân với phụ thân của tôi. Cậu ruột là Nguyễn Dương Đôn, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục thời Đệ I Cộng Hòa.Nói về cá tính và thói quen của Bửu Chỉ, cán bộ điều khiển NPLH hiện đ an g trú ngụ tại Cali , U.S.A. đã cho tôi biết như sau:Sau 1975, Bửu Chỉ hút thuốc, uống rượu nặng, ham mê nữ sắc, nhưng lại thích sống cô độc. Mệ vì vậy mà sau 1975 đã ăn ở với vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường là Lâm thị Mỹ Dạ. Bửu Chỉ rất ghét xu nịnhBửu Chỉ học hội họa. Tr an h Bửu chỉ đẹp, bán rất đắt. Đã từng triễn lãm tại Pháp vào 1989. Vốn dòng dõi có truyền thống quốc gia yêu nước, Bửu chỉ ý thức được tai họa của chủ nghĩa cộng sản, chúng tôi lại là họ hàng rất thân nhau, nên chuyện cộng tác vì lý tưởng chung là chuyện tự nguyện . Điều thuận tiện của Bửu Chỉ là bạn thân TCS, Đinh Cường và rất nhiều thành phần tranh đấu và đám SV cộng sản nằm vùng, lại tài giỏi, nên Bửu Chỉ đã dễ dàng thành công trong nhiệm vụ của một điệp viên quốc gia cài đặt trong mạng lưới nằm vùng. TCS và Đinh Cường cũng như những thành phần hoạt động nằm vùng cho đến nay đều nghĩ 100% Bửu Chỉ là đồng bọn của họ. Thân với TCS và đám nằm vùng chỉ là nhiệm vụ, Bửu Chỉ là người quốc gia chân chính, đã đóng góp rất nhiều cho ty CSQG Thừa Thiên Huế trong việc phát hiện và theo dấu rất nhiều cơ sở nằm vùng, kể cả những hoạt động CS của TCS. Chính Bửu Chỉ là một trong nhiều nhân chứng đã khai và xác nhận là Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ngôì ghế ông tòa, chủ trì cái gọi là “ tòa án nhân dân” tại trường Gia Hội. Ông Tòa Tường đã ban lệnh xử tử 204 đồng bào vô tôi bằng cách đập đầu bằng vật cứng sau đó chôn sống tại một hầm tập thể cũng ngay tại trường Gia Hội. Sáng ngày 26/2/1968 chúng tôi phát hiện ra hố chôn tập thể này. Tất cả điều mà Bửu Chỉ khai đều phù hợp với rất nhiều nhân chứng, trong đó có những thân nhân vợ con của ngụy quân ngụy quyền, ngụy cảnh sát bị hắn tuyên bố có nợ máu với nhân dân đã có mặt tại phiên tòa hôm đó, và cũng hoàn toàn phù hợp với báo cáo của thiếu úy Trọng, trưởng toán tình báo khu vực quận 2, và lời khai của trung tá tình báo CS Hoàng Kim Loan mà chúng tôi bắt sau đó vào mùa hè 1972.Không như TCS, trái tim của Bửu Chỉ hoàn toàn dâng hiến cho quốc gia và lý tưởng tự do chân chính. Bửu Chỉ chết đi, không thẹn với tổ phụ, với non sôngTại sao không bắt đám nằm vùng và Trịnh công Sơn?Điều mà tôi bị chất vấn, hay đúng hơn là bị kết án nhiều nhất là: tại sao TCS và nguyên một danh sách dài đám trí thức nằm vùng không bị bắt! Tôi có thể khẳng định một cách đơn giản như thế này: “Nếu cha tôi làm CS thì tôi cũng bắt!”Và cũng để trả lời câu hỏi trên, tôi xin được hỏi ngược lại một câu: Chúng ta cần trốc cho tận gốc, hay chỉ cắt đi lớp cỏ bên ngoài? Để cho đám nằm vùng sinh sôi nẫy nỡ đến cỡ nào? lúc nào, và khi nào thì cần tóm gọn. Nên tóm những tên nào? Tên nào thì phải để lại cho nó thu hút những con ong chúa mới? Đó mới là việc mà giới tình báo chúng tôi phải suy tư tính toán.Bài viết “TCS và những hoạt động nằm vùng” chỉ một bài viết ngắn, nói đến những hoạt động nằm vùng của đương sự và đồng bọn mà thôi. Cho nên chúng tôi không tiện trình bày diễn tiến sự việc, kết cục ra sao, như trong cuốn sách BĐMT. Ngắn gọn là, qua theo dõi nhóm nằm vùng này, chúng tôi đã tóm gọn trên 1500 cơ sở quan trọng nội thành nguy hiểm, đưa đi Côn Đảo, trong một chiến dịch thần tốc có tên là “Chiến dịch Bình Minh”. Chiến dịch thật sự bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng ngày 6 tháng 5 1972, nhưng trước đó 2 tiếng, để bảo đảm thành công trọn vẹn, chúng tôi đã quyết định bắt tên điệp viên chủ chốt nguy hiểm nhất, hắn là kiến trúc sư trưởng của toàn mạng lưới nằm vùng tại Huế và Miền Trung: Trung tá điệp viên CS Hoàng Kim Loan. Loan rất thông minh, hành tung xuất quỷ nhập thần. Chúng tôi không thể để mất tên này. Hắn là cán bộ tực tiếp điều khiển Đôn Hậu, Trí Quang, thiết kế nên một mạng lưới nằm vùng tinh vi và chặt chẽ, dưới vỏ bọc rất tôn giáo: Phật tử tiểu thương chợ Đông ba, Học sinh sinh viên Phật tử. Rất nhiều lần Hoàng Kim Loan đã bí mật đến chùa Linh Mụ, Từ Đàm, gặp gỡ Đôn Hậu, Trí Quang. Chúng tôi theo dõi hắn và một số đồng bọn từ lâu. Và dĩ nhiên, chúng tôi muốn bắt hắn lúc nào mà chả được! Nhưng nếu làm như thế thì chỉ một vốn một lời. Chúng tôi muốn một vốn mười lời. Chúng tôi cần bắt trọn ổ, chứ không phải là vài ba tên tép riêu, đụng đâu bắt đó. Muốn đạt được điều này, chúng tôi theo dõi cặn kẽ, dài ngày và một kế hoạch cài người tinh vi mà phải tốn rất nhiều thời gian để có thể tạo được sự tin tưởng của bọn CS. Điều này đòi hỏi kiên nhẫn, công sức, nguy hiểm, và sự hy sinh rất lớn lao, ngay cả tính mạng, nhưng rất âm thầm đơn độc của biết bao nhiêu nhân viên CSĐB cài vào những cơ sỡ nằm vùng Huế.Tại sao chúng tôi chọn thời điểm ngày 6/5/1972? Sở dĩ như vậy là vì tình hình Huế lúc đó đang hết sức nguy ngập. Chúng tôi đánh giá là kể từ ngày 6/5/72 trở đi, Việt Cộng có thể khởi động một cuộc tổng nổi dậy như tết Mậu Thân một lần nữa, bất cứ lúc nào, để tạo sức mạnh cho Hiệp Định Paris . Nên điều tối cần thiết là phải ra tay tóm ngay những thành phần nguy hiểm này, trước khi chúng dấy loạn. Để khỏi bị lộ, chiến dịch Bình Minh đã được tính toán chi li, cố không bỏ sót tên nào. Tôi đã ký sẵn trên 2000 lệnh bắt. Chiến dịch được thực hiện khẩn cấp và ráo riết trong vòng 12 ngày, trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên, Huế. Nhóm không quan trọng như đám Trịnh Công Sơn, chúng tôi tiếp tục để chúng sinh sôi nẫy nỡ chờ các “ vụ mùa” mới tiếp. Xin kể một vài cái tên mà khá quen thuộc tại miền nam mà chúng tôi bắt được trong chiến dịch Bình minh:….Chúng tôi đã thảo ra một phương án theo dõi tinh vi bí mật mà bọn này đến chết cũng không thể ngờ. TCS đến giờ này, ở suối vàng cũng ko thể ngờ nhân viên tình báo chịu trách nhiệm theo sát y lại là X, một trong những người bạn thân ra vào gần gủi với y. Cũng như vậy, đó là trường hợp Lê Khắc Cầm, cán bộ điều khiển TCS. Chúng tôi giả lơ như không bao giờ để ý LKC, không bao giờ biết y là CS, và y đã tự do tung hoành. Cầm cứ tưởng những thông tin mà y chuyển qua những chuyến bay quân sự là an toàn số một. Ai dám đụng tới máy bay các ông tướng, ông tá? Thật ra các thư từ tin tức đó đều bị chúng tôi đọc và phối kiểm trước khi đến tay người nhận. Cho nên, tôi, Liên Thành, khẳng định lời của Lê Khắc Cầm nói rằng, tác giả của “ Thư gởi Ngô Kha” là TCS, là sự thật 100%. Người nhận cuối cùng của lá thư này là LKC. Khi cái “ thư gởi Ngô Kha” của TCS được đưa ra công luận của CS gần đây, thì liền bị tranh cãi kịch liệt. Gậy ông đập lưng ông. CS nói dối quá nhiều, cho nên kỳ này nói thật thì thiên hạ nghĩ ngược lại. Khi đọc qua bút tích này, những người hâm mộ nhạc TCS đều không tin nỗi. Lẽ nào một người siêu thực như TCS mà lại ham muốn quyền lực như vậy? Điều này là thực hay hư? Chính quyền CS muốn nỗi tiếng, nên ăn có theo TCS? Con người đầy tính “triết và thiền” của TCS không thể là chủ nhân của lá thư đầy ham muốn quyền lực trần trụi như thế!Nhiều tranh cãi đã xãy ra giữa nhóm bạn văn nghệ mới, cũ , trên chính báo chí của CS, đến nỗi,“nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân” phải cất công đi “nghiên cứu” với Lê Khắc Cầm, để xác nhận xem TCS có thật là chủ của nó không.Cái bề ngoài đeo kính rất trí thức, đượm chút bất cần đời, lời nhạc thi khó hiểu như triết học, đã giúp TCS rất nhiều trong việc dư luận dễ dàng phủ nhận lá thư này là của đương sự. Hoàng Tá Thích, chồng Trịnh Vĩnh Tâm, em rễ TCS, em ruột của đại tá cộng sản Hoàng Xuân Tùy , cũng nhảy vào ăn có. Ông em rễ Hoàng Tá Thích cam đoan là TCS không màng danh vọng chính trị gì sất!Tội nghiệp Lê Khắc Cầm. Ai không tin anh ta, nhưng tôi thì có thể làm nhân chứng cho anh ta, vì đó là sự thật. TCS là tác giả chính hiệu con nai vàng của cái ” Thư gởi Ngô Kha”, mà cơ quan CSĐB chúng tôi đã đọc quaCơ quan CSĐB của chúng tôi đã giảo nghiệm nét chữ, và sau đó có nhờ cơ quan tình báo bạn phối kiểm. Kết quả đều khẳng định là của chính hắn. Trong bức thư này, TCS đã nguyền rủa đời sống tại Miền Nam thậm tệ, và ao ước có ngày được nối vòng tử sinh với Hà Nội. Anh ta cũng khẳng định mình là một nhân vật của “đám đông” được đám đông thần tượng, nên anh ta phải có bổn phận với đám đông này. Đám đông đó là ai? Một đám thanh niên bạc nhược, chống chiến tranh trốn lính? Một đám thanh niên học sinh của thời thượng? chuyên nghe nhạc Trịnh, đọc sách Phạm công Thiện? Bổn phận của TCS đối với đám đông của đương sự là gì? Nối vòng tay lớn của chế độ tàn bạo và man rợ với vụ “Cãi Cách Ruộng Đất”?, vụ Quỳnh Lưu, vụ Nhân Văn Giai Phẩm cho Miền Nam ? Lá thư này đuợc viết vào mùa thu 1974 Xin quý vị tìm đọc là thư này ở www.damau.org để hiểu rõ thêm về TCS. Xin cho tôi miễn lời bình về nhân cách của TCS qua những lời mà y đã thóa mạ Miền NamMột giai thoại giữa tôi với TT Nguyễn văn Thiệu, xin kể ra để quý vị có thể tự trả lời câu hỏi tại sao chúng tôi không bắt TCS và nhóm nằm vùng Huế. Chúng tôi nhận được tin bọn CS sẽ đặt chất nỗ ở quán cơm Âm Phủ, khi Tổng Thống và các yếu nhân đến ăn ở đó. Tôi vào trình tổng thống chuyện này, lòng vô cùng băn khoăn lo lắng. Sau khi nghe tôi thuyết trình xong, ông cười tinmhr bơ và nói chỉ hai chữ: “Cho nỗ!”. Tôi tròn mắt ngó ông. Cái mà tôi chờ đợi không phải là 2 chữ đó, tôi chờ đợi 2 chữ khác, đó là “cho bắt”. Hiểu vẻ mặt sững sốt và hai con mắt đang trố ra của tên trưởng ty trẻ người non dạ, ngó thẳng vào tôi, ông điềm nhiên nói “Không biết mới sợ, biết thì còn sợ gì? Cho nỗ!” “ tổng thống cho lệnh em đó!” Và chúng tôi đã cho nỗ tại quán cơm Âm phủ. Tiếng nỗ long trời lỡ đất kèm theo sự mừng rỡ của nhóm MTGPMN , bọn nằm vùng, và CS Bắc Việt dĩ nhiên. Nhưng có điều, phía chính phủ VNCH không có ai bị giết như ý chúng mong muốn. Một thời gian sau, nhóm hoạt động khủng bố này đã bị chúng tôi tóm gọn. Riêng nhóm họat động chung với TCS, gần 5 năm sau, thời điểm tháng 6 năm 1972, khi chúng chuẩn bị tiếp một cuộc tắm máu thứ 2 như tết Mậu Thân, vẫn cái tên là cuộc “tổng nỗi dậy” vào ngày…chúng tôi bắt gọn 1500 sơ sở quan trọng của VC đưa đi côn đảo. Trong số đó có cả các viên chức VNCH, sĩ quan, quân nhân VNCH như nghị viên hội đồng tỉnh Lê Quang Nguyên là nằm vùng… Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi không thể trình bày chi tiết như trong cuốn BĐMT. Xin quý vị thông cảm. Riêng TCS , chúng tôi chưa bắt vội, hơn nữa khả năng y đang làm việc cho cơ quan tình báo ngoại quốc rất cao, chuyện bắt chưa chắc là hay, tốt nhất là cứ để tình trạng như vậy mà khai thác cả hai phía. Thêm vào câu hỏi này là ý kiến cho là nhạc TCS gây nguy hại cho đất nước, lại hoạt động nằm vùng, tại sao chính quyền không dẹp? tôi xin nhắc lại câu chuyện của tên nhà báo nằm vùng CS Vũ Hạnh. Sau khi chính quyền bắt tên CS Vũ Hạnh, liền bị một số rất đông các nhà văn nhà báo tên tuổi trong hàng ngủ quốc gia đã làm yêu sách chống đối này nọ, họ đã gây không ít sóng gió cho chính quyền, kết án chính quyền bịt miệng báo chí. Cuối cùng, chính phủ đành nhượng bộ, thả Vũ Hạnh. Sau 1975, Vũ Hạnh hiện nguyên hình là tên cộng sản, hắn thản nhiên giáng tội Mỹ Ngụy phản động cho rất nhiều “nhà” báo nhà văn đã nằng nặc đòi thả hắn ra. Và tôi cũng tự hỏi, nếu như giới hữu trách lúc ấy cho lệnh bắt TCS, liệu nhóm nhà văn nhà báo “quốc gia thứ thiệt” này có tha cho chính phủ không nữa? Tóm lại, âu đó cũng là điều đáng cho chúng ta suy gẫm, nhất là những ai đã ký tên yêu sách thả tên VC này. Các nhà văn nhà báo đó, có bao giờ họ tự nhận phần nào trách nhiệm với lịch sử ?Sự vụ lệnh của Trịnh công SơnCó trách cứ rằng tại sao tôi cấp Sự Vụ Lệnh cho TCS trốn lính trong khi đó lại chẳng nhận được gì đáng kể từ đương sự, cho nên, tôi cũng đáng chết theo TCS lắm lắm. Tôi hiểu lý do của sự bực tức này. Nghề của tôi là tình báo, nói trắng ra, tôi là một gã buôn tin tức. Những gì tôi cho TCS là một, thì tôi phải lấy lại ít nhất cũng là sáu bảy. Việc chúng tôi nói TCS chỉ cung cấp cho chúng tôi 1/10 tin tức mà đương sự biết, có nghĩa là chúng tôi đã biết tỏng 10/10 rồi. Không biết hết thì làm sao chúng tôi xác định là 1/10 được? Nói ra đây, chỉ là để công luận đánh giá tấm lòng của TCS có biết quay lại với lương tri con người hay không mà thôi, nhất là sau khi chính đương sự đã biết rõ cảnh đồng bào Huế của hắn bị trói lại từng xâu dài, bằng dây kẽm, dây điện thoại, dây thừng, từng xâu người, lần lượt bị đập đầu, kẻ sống người chết, đều bị chôn vùi trong những hầm tập thể. Đau cho Miền Nam là hắn vẫn chọn phía tội ác. Dù hắn chỉ cung cấp cho chúng tôi 1/10 những gì hắn biết, thì 1/10 đó cũng đủ cho chúng tôi phát hiện rất nhiều các tay CS nằm vùng liên hệ quanh hắn, chúng tôi cũng “lời bộn” rồi! Có người lại cho rằng Sự Vụ Lệnh mà tôi cấp cho TCS chỉ có giá trị tại Huế mà thôi, trong khi đó, đa phần là TCS lại ở Sài Gòn, thì tại sao TCS không bị bắt lính tại Sài Gòn? và như thế, toàn bộ chuyện mà tôi nói chỉ là “ láo”. Thưa, hãy bình tĩnh, chuyện có gì mà phải nóng nãy kết luận hồ đồ như thế? Muốn vạch lá tìm sâu nhưng lại không có một tí kiến thức gì về luật pháp cũng như giá trị của cái SVL rất ngon lành này. Nếu Cảnh Sát hoặc Quân Cảnh Sài Gòn hay của bất cứ tỉnh nào bắt TCS chẳng hạn, thì chỉ cần TCS xuất trình cái SVL này ra, cơ quan bạn phải gọi ngay cho Ty Cảnh Sát Thừa Thiên Huế. Chỉ cần chúng tôi xác nhận đó là người của chúng tôi, thì cơ quan bạn phải lập tức thả TCS ra vô điều kiện, mà không có quyền tra vấn gì thêm cả. Đó là luật của VNCH và cũng là luật của nhiều nước khác. Ở Mỹ cũng thế thôi! Như vậy, nó mới làm cho gã trốn lính TCS này thèm muốn mà phải cộng tác với chúng tôi chứ!?Riêng vấn đề TCS có hoạt động cho tình báo ngoại quốc hay không, và là ngoại quốc nào, tôi biết rõ 100%. Nhưng điều này tôi không thể viết rõ Chúng tôi đã theo dõi, đã mở hồ sơ thì con rồi bay qua chúng tôi cũng biết. Cũng như rất nhiều chuyện đời thường của đương sự mà nói ra thì quả thật khó tưởng tượng nỗi. Bởi vì sẽ ảnh hưởng đến an nguy của những người còn ở lại, và ngay cả chính cá nhân tôi. Và như tôi cũng đã nói, việc công bố những hoạt động tình báo 3 mang của TCS khi đương sự còn sống thì chẳng khác nào đưa một bản án tử hình cho đương sự và cho những người khác, đã âm thầm theo dõi những hoat động nằm vùng của TCS trước kia, mà nay còn bị kẹt lại ở quê nhà. Tôi lập lại, tình báo có luật của tình báo, đó là lương tâm, là đạo đức dành cho các cộng sự viên của mình. Tôi chỉ có thể viết đến thế là cùng. Điều này nó cũng gián tiếp trả lời cho câu hỏi ‘Tại sao tôi lại đưa tên nằm vùng TCS đi Mỹ?!” Tất nhiên, chuyện này đã gây nhiều phẫn nộ, và nó có vẽ rất mâu thuẫn, thậm chí gây ngờ vực đối với tôi. Tại sao một kẻ “ diệt cộng” như tôi lại rủ một tên nằm vùng đi Mỹ?Thưa đâu có gì mà khó hiểu? Trước đây, tôi là “cán bộ” điều khiển TCS. Tôi cũng là chỉ huy trưởng trung tâm Phụng Hoàng Huế.“Ai đó”, họ biết chứ! Và vì vậy, họ đã yêu cầu tôi làm việc này. Tôi chỉ là một kẻ trung gian cho “ai đó”( xin quý vị tự hiểu),“ mời” TCS đi Mỹ mà thôi, cũng như ông Đỗ Ngọc Yến vậy,ông ta cũng đã phải “rủ” TCS đi Mỹ ! Chuyện đơn giản có thế!Tôi cũng xin minh định một điều, tôi, lúc TT Ngô Đình Diệm bị thảm sát, chỉ mới 20 tuổi, còn là sinh viên, chưa hề giữ một chức vụ gì trong chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa. Tôi sinh vào tháng cuối cùng của năm 1942. Từ đó đến nay, tôi chưa hề tham gia bất kỳ một đảng phái chính trị nào.Tôi quý trọng nhân cách và tài năng của TT Ngô Đình Diệm, nhưng tôi cũng ủng hộ tinh thần chống cộng và đánh giá cao khả năng của TT Nguyễn văn Thiệu, trong số những người có tiềm năng lãnh đạo còn lại của Miền Nam. Điều này nghe ra, sẽ có một số người cho là nghịch lý, là ba phải. Vì “pro”TT Diệm mà sao lại còn ủng hộ cả Nguyễn văn Thiệu? kẽ đã bị kết án là một trong những thành viên tham gia đảo chánh, nhận 100 ngàn của Conine, có chứng từ chũ ký hẳn hoi!Thưa, quan điểm của tôi rất rõ: tôi không bao giờ mù quáng yêu thương hay đập đổ một chính quyền nào cả. Tôi chỉ hết lòng bảo vệ Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa, mà qua thể chế đó, quyền làm người được luật pháp minh định và thực thi, thông qua một chính quyền do dân bầu hợp pháp. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của tôi. Tôi không thể đang tâm đập phá một thể chế, một chính phủ đang điều hành đất nước, khi mà chưa có một chính phủ khác tốt hơn để thay thế. Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã có tham gia đảo chánh phá đổ nền đệ nhất cộng hòa, nhưng sau đó, nếu chúng ta không chọn ông thì chúng ta chọn ai? Dương văn Minh? Trần Thiện Khiêm? Vũ văn Mẫu, Nguyễn cao Kỳ? …Dù sao đi nữa, thì ông cũng là “ cái tốt nhất” còn lại mà chúng ta có. Nhất là ông đã được dân bầu và nhất là khi quốc gia với nền dân chủ còn non trẻ, lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh ghê khiếp nhất trong lịch sử loài người, đó là cuộc chiến tranh chống lại Chế Độ Cộng Sản. Kết quả thì người Việt Nam từ Nam chí Bắc đều thấy rồi đó! Cái mà lịch sử đã thế vào, sau khi một thiểu số ngông cuồng say sưa đập đổ chính phủ VNCH, là cái thể chế Cộng Sản!Tôi sẽ không bao giờ là người đập đổ bất cứ chính phủ VNCH nào do dân bầu lên, cho dù vị Tổng Thống đó tôi có ghét cay ghét đắng, nhất là lúc quốc gia đang trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Tôi chỉ muốn góp phần gìn giữ và làm cho nó tốt đẹp hơn, qua lá phiếu, theo sự suy nghĩ, theo cách của tôi. Vì nếu không làm như thế, thì tôi đã mặc nhiên giúp sức cho CS thanh toán chính quyền non trẻ VNCH, mà lại còn hợm hĩnh ngu xuẫn cho mình là có công với quốc gia dân tộc!Tôi không có ý định viết sử. Tôi chỉ muốn cung cấp cho lịch sử những vấn đề mà tôi biết, chuyện gì tôi đã làm, đã thấy. Để lịch sử phải đúng là lịch sử: Đó là, lịch sử phải là sự thật.Điều gì biết rất rõ thì tôi mới viết. Những gì còn mù mờ thì không bao giờ tôi đề cập đến. Đó là bản chất của tôi, để ngày nào gặp lại tổ tiên tôi, ông tôi, cha tôi, tôi không thẹn với các ngài là tôi đã không dám nói lên sự thật.Nhân tiện đây, với tư cách là thành viên Hội Đồng Hoàng Tộc Nguyễn Phúc, tôi có lời chia xẽ với bất cứ ai mang dòng máu Nguyễn Phúc là, dòng họ, tổ tiên chúng ta đã có công lớn trong việc mỡ mang, khai hoang lập ấp, giữ gìn phát triễn bờ cõi quốc gia. Ngày hôm nay, quê hương chúng ta không còn như khi các ngài còn tại thế. Lãnh thổ và lãnh hải đã mất, Cao Nguyên Trung phần Việt Nam cũng đang mất. Đến khi nào thì quốc gia mà đức Cao thế tổ Hoàng Đế Gia Long đã đặt tên là Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Bắc Kinh? Ai làm chuyện bán nước này? Nếu không phải là Cộng Sản Hà Nội? Và ai trong hoàng tộc đã và đang tiếp tay, cộng tác, phò tá cho bọn bán nước cộng sản tàn bạo này? Xin thưa, quý vị đã bán lương tâm, bán linh hồn, bán đi danh dự, làm đau lòng các bậc tiên đế dòng họ Nguyễn phúc! Phủ phục bọn bán nước CSVN, quý vị đã làm nhục các ngài!Tôn Nữ Thị Ninh là một trong những điển hình cho việc làm nhục anh linh tiên đế. Đề nghị Hoàng Tộc khai trừ tất cả các thành viên đã ít nhiều bắt tay giúp sức cho bọn CS bán nước.Bài viết này, tôi chỉ dành cho những ai yêu chuộng sự thật, và muốn thẳng thắn nhìn vào sự thật. Tôi không viết cho những kẻ muốn vạch lá tìm sâu, những kẻ chạy tội, những kẻ mù quáng phạm thượng đánh đồng tôn giáo với những người “lãnh đạo tôn giáo”, những kẽ cố tình đánh đồng những bậc chân tu với những tên cộng sản mượn áo tu hành của mọi tôn giáo.Tôi xin chia xẽ vài suy nghĩ về vấn nạn thần quyền lũng đoạn thế quyền mà trong đó cá nhân tôi đã là một nạn nhân. Cuối tháng 12/1969, chúng tôi nhận được tin tức từ cơ quan tình báo quân sự Hoa Kỳ CID tại Phú Bài cho biết có điên đài đang phát sóng tại địa điểm X, mà sau đóm, chúng tôi xác định đó là chùa Trà Am. Hai tháng sau, 4 tấm không ảnh chụp về đêm được nhận diện rất rõ có 3 tên VC vũ trang xuất hiện tại hậu trai của chùa. Tôi và đại úy Trương Công Ân trưởng phòng CSĐB liền thiết lập một trạm bí mật theo dõi. Chưa đầy 6 tuần lễ sau, chúng tôi phát giác một số đối tượng CS mà chúng tôi vẫn đang theo dõi lên chùa hội họp vào những ngày thứ bảy chủ nhật, khi mà có đông thiện nam tín nữ đến lễ chùa. Và trung tuần tháng 5/1970 sẽ có phiên họp của cơ sở nội thành diễn ra tại đây. Lúc 6giờ 30 sáng ngày 19/5 chúng tôi đổ 2 trung đội CSDC và 20 CSĐB đến vây chùa, bắt được một phụ nữ dưới 30 tuổi tên là Lê Thị Út, cán bộ an ninh thành ủy Huế,năm thanh niên, cùng thầy Thích Như ý. Tang vật gồm có một số tài liệu của CS gồm một nghị quyết mới nhất của trung ương đảng CS. Sau đó, qua khai thác 7 người này, chúng tôi biết được buổi họp tối hôm đó là để bố trí công tác cho 5 cơ sở nội thành, thực hiện một số mục tiêu phá hoại, đặt chất nổ tại các cơ quan quan trọng của chính quyền và hai rạp Ciné Tân Tân và Châu Tinh. Khi chúng tôi rời chùa Trà Am 9 giờ sáng ngày 19/5/1970 thì 3 giờ chiều cùng ngày, Phật Giáo bắt đầu biểu tình. Đoàn biểu tình rầm rộ kéo xuống tòa Hành Chánh Tỉnh phản đối chính quyền đàn áp Phật Giáo, yêu cầu thả người! Nghĩ mà cay đắng. Tất nhiên, chúng tôi không thể thả CS mà trong đó bao gồm ông Thích Như Ý. Ngày 20/5 lực lượng phật Giáo tiếp tục biểu tình rầm rộ hơn, phản đối chính quyền đàn áp Phật Giáo, yêu cầu thả người. Tình hình ngày lúc càng trầm trọng. Cùng ngày, chúng tôi nhận được 2 công điện khẩn, một từ văn phòng tư lệnh CSQG thiếu tướng Nguyễn Thanh Phong và một của đại tá trưởng khối CSĐB yêu cầu giải thích nội vụ chuyện bắt Thích Như Ý. Chung quy cũng vì cái chữ “Thích” của ông ta mà ra, nếu ông ta không mang họ “Thích” như mấy tên VC kia thì chính quyền địa phương, trung ương, và anh em chúng tôi đâu có phải căng thẳng khổ sở đến vậy. Và chuyện dĩ nhiên không dừng tại đó.. Chúng tôi tiên liệu chuyện sẽ nổ lớn, vì Thích Như Ý có liên hệ gia đình với Tượng Tọa Thích Trí Thủ, Tổng Thư Ký viện Hóa Đạo Sài Gòn. Khả năng một biến động về phật Giáo lại xãy ra chỉ là chuyện thời gian. Ban tham mưu chúng tôi không còn giải pháp nào hơn là nhanh chóng lập hồ sơ đưa ra hội đồng an ninh tỉnh hoặc giải tòa, cùng lúc thương lượng với phía Phật Giáo. Tối 21/5, tôi đích thân đến chùa Linh Quang, gặp thượng tọa Mật Nguyên. Là một người cao tăng đức độ, phật tử hay bất cứ ai gặp ông đều nể trọng, ông giữ chức chánh đại diện GHPGVNTN miền Vạn Hạnh sau khi Đôn Hậu thoát ly ra bắc. Mặc dù phải đương đầu với những áp lực nặng nề từ những tín đồ quá khích và đám cơ sở VC đội lốt tăng ni, ông luôn luôn chủ trương tìm cách hòa giải với chính quyền bằng tấm lòng ngay thẳng từ bi. Ông tiếp tôi tại nhà hậu trai. Sau khi tình cho ông những bằng chứng, bốn tấm không ảnh, lời khai của Thích Như Ý và đồng bọn. Tôi cho Thượng Tọa biết là chúng tôi sẽ đưa ra hội đồng anh ninh tỉnh hoặc ra tòa, có thể mở họp báo để công luận suy xét.Và tôi cũng đã hỏi ông: “ Bạch thầy, cứ mỗi lần lực lượng CSQG phá vỡ và bắt giữ một số cơ sở nội thành, thì giáo hội tại Huế lại tổ chức biểu tình, cho là chính quyền đàn áp Phật Giáo, bắt bớ tăng ni phật tử. Vậy những người biểu tình đó là ai? Họ ở bắc hay nam vĩ tuyến 17?” Trầm ngâm một lúc, cuối cùng, ông nói với tôi:“Con biết trong giáo hội Huế, người của bên kia cũng nhiều, khó mà kiểm soát được họ. Nhưng thôi, thầy không muốn đề cập dến chuyện này. Các cuộc biểu tình vừa rồi không phải là giáo hội hành động, mà là do một nhóm Phật giáo đồ. Khi nghe tin chùa Trà Am bị lục soát và thầy Như Ý bị bắt, họ hấp tấp biểu tình phản đối. Họ chẳng cần xin lệnh của giáo hội, chẳng có lệnh của Thầy. Mọi chuyện có thể trầm trọng hơn, thôi thì mỗi bên nhường nhịn nhau một tí. Thầy sẽ cho họ biết rõ nội vụ, yêu cầu họ chấm dứt biểu tình. Phần con cũng nên tha cho thầy Như Ý và mấy người đó đi, mọi chuyện hóa giải tất cả”. Tôi không đồng ý“Bạch thầy, thật khó cho con. Thầy Thích Như Ý và mấy người kia là cơ sở và cán bộ an ninh nội thành Việt Cộng. Họ đang mưu toan và đã có kế hoạch đặt chất nổ phá hoại, giết hại dân lành. Họ phải bị truy tố ra tòa” Thượng tọa ngắt ngang lời tôi:“Thôi được, mấy người kia là chuyện ngoài đời, thế tục, thầy không muốn nhúng tay vào. Riêng thầy Như Ý, con tha cho ông ta. Con có muốn thầy đứng ra bảo lãnh cho thầy Như Ý không?” tôi trả lời ông:“Dạ, không dám. Con chỉ có thể hứa với thầy là con sẽ đưa ra Ủy Ban An Ninh tỉnh, với đề nghị thật nhẹ. Nhưng với 6 người kia thì con vẫn lập thủ tục giải tòa. Và lời hứa thứ 2 là sẽ không họp báo công bố nội vụ, nhưng với điều kiện sẽ không có cuộc biểu tình nào nữa vào ngày mai”“ Con yên tâm đi. Thôi con về. Xe để ở đâu? Con ra cửa sau, cẩn thận đừng để ai thấy, kẻo thiên hạ lại tung tin thầy có quan hệ với ông Liên Thành, với Mỹ. Ngoại trừ có chuyện khẩn cấp, bình thường con cứ nói thằng Bích lên đây gặp thầy là được rồi”Ngày 22/5 hồ sơ Thích Như Ý và đồng bọn được chuyển qua hội đồng an ninh tỉnh truy tố với đề nghị: Thích Như Ý: 3 tháng. Sáu đồng bọn: 2 năm tái xét. Và cuộc biểu tình chấm dứt lúc 10 giờ sáng ngày 22/5/1970Mọi chuyển tưởng đã ổn, nhưng không. Ba ngày sau, 26/5, viên cố vấn CSĐBN gặp tôi:“Đại Úy Thành, ông gặp rắc rối rồi”. Ông ta cho biết, nội trong ngày, khoảng 2 hay 3 giờ chiều, thiếu tướng Nguyễn Thanh Phong, tư lệnh CSQG và một phái đoàn cao cấp của chính phủ gồm đại tá Nguyễn Khắc Bình, giám đốc phủ Đặc Ủy Trung Uơng tình báo, một đại tá thuộc cục an ninh quân đội, nếu tôi nhớ không lầm là đại tá Nhuận và 4 sĩ quan cao cấp thuộc khối CSĐB/BTL sẽ gặp tôi điều tra việc bắt Thích Như Ý và lục soát chùa Trà Am. Từ phi trường Phú Bài đích thân tướng Phong gọi cho tôi yêu cầu tôi trình diện ông ta tại phòng khách danh dự của phi trường. Biết là chuyện lớn, tôi cố gắng thu gom tất cả tài liệu, tang chứng, kể cả khối chất nỗ gồm 6kg chất nỗ TNT và 8 ngòi nỗ chậm, mà Lê thị Út đã chuyển từ mật khu về chùa Trà Am, sau đó đem cất giấu ở vùng nghĩa trang gần núi Ngự Bình, tôi để ở ngoài xe, cùng hình chụp tang vật.Sau gần 30 phút thuyết trình diễn tiến và kết cục của sự việc, tôi kết thúc bằng câu nói “Trình Thiếu Tướng và quý vị trong phái đoàn, khối chất nỗ và 8 ngòi nỗ chậm hiện đang để ngoài xe, quý vị muốn xem tôi mang vào?”“Không cần đâu Liên Thành. Thiếu Tướng muốn hỏi em một câu nữa, Tại sao Phật Giáo ngưng biểu tình?”Tôi thuật lại cuộc gặp gỡ và những thỏa thuận giữa Thượng Tọa Mật Nguyên và tôi cho ông nghe. Tôi hiểu phần trình bày của tôi đến đây là quá đủ. Tôi xin phép ra ngoài, để cho phái đoàn thảo luận và quyết định số phận của mình.Rời phòng khách danh dự, tôi đứng ở cửa dành cho hành khách ra phi cơ, ngước nhìn trời xanh mây trắng, lòng thanh thản vì đã chấm dứt được sự căng thẳng hơn tuần nay. Lúc đầu, đối đầu với chùa Trà Am, nay thì phải đối đầu với BTL/Cảnh Sát, Phủ Đặc Ủy tình Báo trung Uơng, Cục An Ninh quân đội.Tôi phó mặc cho định mạng, tự hỏi, không ngờ vụ này đụng chạm quá lớn?Một lúc sau, một thiếu tá đến mời tôi vào gặp lại Thiêú tướng Nguyễn Thanh Phong. Không khí phòng khách lúc này có vẽ bớt căng. Ông nói:“ Liên Thành, thiếu tướng và phái đoàn phải trở lại SàiGòn bây giờ. Vụ trà Am, Thiếu tướng và phái đoàn đã rõ.Tôi đưa Thiếu tướng và phái đoàn ra phi cơ. Trước khi bước lên phi cơ, ông nói với tôi;“ Huế khó lắm. Em chu toàn công việc như vậy là tốt rồi. Gắng lên! Về ông Như Ý, cũng nên nhẹ tay cho ông ta phần nào.”Mọi người lần lượt bắt tay tôi rồi bước lên máy bay. Đại Tá Nguyễn Khắc Bình siết chặt tay tôi. Tôi hiểu ông muốn biểu lộ sự thấu hiểu và chia sẽ nào đó. Tôi nói nhỏ, vừa đủ ông nghe: “Cảm ơn Đại Tá”Phi cơ cất cánh, để lại làn khói trắng phía sau giữa bầu trời trong xanh, và cũng để lại lòng tôi một nỗi cay đắng, mãi cho đến tận bây giờ.Thêm một chuyện nữa xãy ra cho tôi sau chiến dịch Bình Minh mà trên 1500 cơ sở nội thành, luôn cả những cơ sở kinh tài trọng yếu đã bị cơ quan chúng tôi bắt giữ. Đó là tôi bị “Phái đoàn Quốc hội VNCH” hỏi thăm sức khỏe, vì chuyện này.Nói là phái đoàn, nhưng thật ra chỉ có 4 dân biểu đối lập thuộc khối Ấn Quang, trong đó có Bà Kiều Mộng Thu Hai trong bốn người đó là gà nhà của Thích Thiện Siêu, chùa Từ Đàm. Họ đắc cữ là do quý thầy lo cho. Chuyện là họ là thường trú nhân tại Sài Gòn nhưng lại ứng cữ và đắc cữ đơn vị thừa Thiên Huế, thế mới là hay! Họ đến Huế trên danh nghĩa là thăm chiến trường Trị Thiên, nhưng lại không ra chiến trường hoặc vào bệnh viện thăm viếng thương bệnh binh, mà lại đòi vào tù thăm VC nằm vùng mà chúng tôi vừa mới bắt, theo lệnh của “thầy” Thiện Siêu. Mục đích nhằm tạo niềm tin cho các cơ sở VC rằng, đừng lo, đừng lo khai báo gì, có ô dù bảo lãnh ra thôi. Sau khi gặp đại tá tỉnh trưởng Tôn Thất Khiên, họ được đại tá chuyển lệnh cho tôi, đề nghị hướng dẫn phái đoàn viếng thăm tù nhân. Theo lẽ thông thường, tôi thuyết trình tình hình địch, tình hình bạn cho khách v.v..Nhưng vì đã biết rõ mục đích của họ, tôi đã không phí thời giờ làm việc này. Sau khi an vị, bà dân biểu vào đề ngay:“chúng tôi đã gặp đại tá tỉnh trưởng sáng nay, và được đại tá chấp thuận. Mong rằng thiếu tá trưởng ty cho chúng tôi được thăm viếng một số đồng bào đã bị thiếu tá bắt giữ trong mấy ngày vừa qua. Đây là danh sách những người mà chúng tôi muốn gặp và muốn trực tiếp nói chuyện với họ” Vừa nói vừa đưa cho tôi một danh sách dài những tên nằm vùngTôi nhìn vào một danh sách có khoảng 20 người, gồm: Bửu Chỉ, Nguyễn Hữu Đính kỹ sư canh nông, Hoàng thị Thọ học sinh, Nguyễn khoa Phẩm chủ tịch hội đồng thừa Thiên, Lê phước Á, giáo sư, Lê quang Nguyên, nghị viên hội đồng tỉnh v.v. Tôi cười, trả lại bản danh sách cho bà dân biểu“Thưa bà và quý vị dân biểu, tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của quý vị được. Bởi lẽ, những người này là cơ sở nội thành của trung tá CS Hoàng Kim Loan. Hơn nữa, họ đang trong thời gian thẩm vấn, không thể gặp gỡ thăm viếng được. Sau khi thẩm vấn quý vị sẽ được quyền gặp”Bốn dân biểu này đổi sắc mặt, giận dữ. Một ông người Huế nói, xin tạm dấu tên:“Ông trưởng ty nói chi? Chúng tôi là dân biểu, những người đại diện cho dân, chúng tôi có quyền thăm viếng những người dân lành vô tội bị ông bắt bớ bừa bãi”. Tôi yêu cầu ông ta đưa bằng chứng chúng tôi bắt bớ dân lành vô tội, nếu không ông ta vu khống nhân viên công lực. Ông ta yêu cầu cho xem hồ sơ. Chúng tôi từ chối vì ông ta tuy có nhiều quyền, nhất là quyền bất khả xâm phạm. Nhưng ông ta không có quyền xem hồ sơ đó. Ông ta đe dọa đưa ra quốc hội chuyện tôi bắt trên một ngàn “dân lành vô tội” và sẽ cắt ngân sách của bộ TL Cảnh Sát. Ông còn chữi tôi là một tên trưởng ty cảnh sát du đảng, không xem luật pháp ra gì. Tình hình mỗi lúc một gây cấn, bà Kiều mộng Thu xuống nước, chỉ xin thăm “dân lành”một tí thôi là xong ngay. Nhưng tôi vẫn giữ nguyên quyết định ban đầu. Ra lệnh cho tôi không xong, các ông bà con trời này đòi xông thẳng vào trung tâm thẩm vấn. Tôi nói với giọng rất từ tốn, nhưng chắc nịch:“ Tôi nhắc lại với ông dân biểu, Huế đang trong tình trạng chiến tranh, kẻ nào có mưu toan hoặc hành động xâm phạm cơ quan công quyền, nhất là trung tâm thẩm vấn, nơi đang giam giữ tù nhân Việt Cộng, tôi sẽ cho lệnh lính gác bắn hạ ngay, ông dân biểu nghe rõ chưa?”Hai ngày sau, ông dân biểu họp báo tại Sài Gòn, báo chí thân ông đăng tải những loạt bài bêu riếu, bôi nhọ tôi tàn tệ, nói rằng tôi vi phạm luật pháp, bắt bớ dân lành bừa bãi, đề nghị cách chức trưởng ty Liên Thành, truy tố ra tòa, đòi cắt ngân khoản cho CSQG, Chỉ có một điều duy nhất mà ông không tố tôi được, đó là tham nhũng. Tôi biết, ông đã cố moi móc ghê gớm, nhưng ông bó tay. Tôi chờ đợi bàn giao cho vị tân trưởng ty, lòng buồn nhưng không hề hối tiếc. Nhưng xui cho ông dân biểu, lần này Đại Tá Nguyễn khắc Bình đã nắm rõ vấn đề, nên tôi bình yên vô sự. Ông dân biểu nay cũng đã già, và cũng là người tỵ nạn CS đang ở Cali , tôi không nỡ nhắc tên ông. Nhưng không biết có bao giờ ông nghĩ rằng, một trong những nguyên nhân làm ông phải mang thân xứ người, là hậu quả của những hành động như ông đã từng làm?Qua vài mẫu chuyện mà chính tôi đã là nạn nhân, tôi muốn gióng lên một tiếng chuông, kêu gọi chúng ta hãy suy nghĩ về tương lai lâu dài của dân tộc. Giai đoạn từ 1963 đến 1966 là giai đoạn mà thần quyền đã lũng đoạn thế quyền. Cá nhân tôi cũng đã từng là một nạn nhân sống của vấn nạn này.Vấn nạn này đã làm sụp đổ một thể chế và kéo theo những hệ lụy khủng khiếp của nó. Vĩnh viễn chúng ta phải tránh vết xe đổ này. Lúc nào, thời đại nào cũng có những kẽ bất lương đội áo mũ tu hành để mưu đồ quyền lực tiền bạc. Cần có luật pháp minh bạch và một sự suy nghĩ độc lập sáng suốt để tránh những di hại cho quốc gia. Một số lớn các nước trong hệ thống Hồi Giáo vùng trung đông là một ví dụ rõ ràng nhất trong việc thần quyền điều khiển thế quyền. Các giáo sĩ đã lợi dụng quyền lực và lòng tín ngưỡng mù quáng của tín đồ để điều khiển chính quyền, nhào nặn ra các chính trị gia rồi giật dây họ để phục vụ cho các mưu đồ riêng của mình, gây rối loạn xã hội và chính trị, bất chấp tương lai và sự phát triễn lâu dài của đất nước, mà trong đó, dân chủ là một điều kiện tối cần để một xứ sở, một dân tộc có thể đi lên.Tại các nước phương tây, thần quyền không còn và không thể lũng đoạn thế quyền được nữa. Nhưng tại rất nhiều quốc gia khác, thần quyền đen vẫn là một uy lực khủng khiếp. Khi thần quyền lũng đoạn thế quyền, chuyện tất yếu là quốc gia sẽ trở thành miếng mồi ngon cho độc tài hoành hành, nhất là độc tài cộng sản. Và quốc gia sẽ phá sản.“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, câu nói rất quen cửa miệng, nhưng bao giờ thì mỗi người chúng ta thực hiện được?Liên Thành
***
Wednesday, October 28, 2009
TIN TỨC CỘNG ĐỒNG HẢI NGOẠI
TIN TỨC CỘNG ĐỒNG HẢI NGOẠI
Ba LanSắc thái Việt trong lòng WarsawChúng tôi đang đứng tại Praga, một khu phố nghèo của Warsaw và nhìn lên những căn nhà chọc trời qua màng sương tháng Mười. Nơi đây, với vô số cần cẩu xây dựng, trong vòng vài tuần nữa sẽ mọc lên một sân đá banh cho giải bóng đá Âu châu sắp đến. Ngay cạnh bên, theo ngôn ngữ dân gian là khu Tiểu Việtnam. Một khu chợ lớn bán đủ mọi thứ với giá rẻ. Thật thế, tất cả mọi thứ.
Dân Việtnam là cộng đồng ngoại quốc đông đảo duy nhất. Họ kéo đến từng bầy. Ba Lan là đất hứa, bởi số đông là giáo dân Ki tô ở Việtnam và đã từng sát cánh cùng với Phong trào Solidarność (Công đoàn Đoàn kết) chống cộng. Đến hôm nay họ vẫn còn ấp ủ thực hiện được giấc mơ ấy trên xứ sở Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việtnam của họ. Không ai biết được con số chính xác, nhưng có ít nhất 30.000 dân tị nạn người Việt trên Ba Lan, phần lớn bất hợp pháp. Chúng tôi biết đuợc cặn kẽ hơn từ một thành viên tranh đấu cho nhân quyền người Ba Lan thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do", hiện đang công tác giúp đỡ số cư dân này.Robert Krzysztoń, hiệp hội "Tiếng nói tự do":
"Đấy là một cái bẫy: Cuộc hành trình đến Ba Lan được băng nhóm Mafia Việtnam tổ chức. Dân tị nạn được đưa đến Moscow, chặng này không khó. Ở đây họ bị gom thu giấy tờ với chiêu bài, phải đi đóng thị thực nhập nội Ba Lan vào thông hành. Và tiếp theo họ được cho biết là có rắc rối, phải trả thêm 10.000 đến 15.000 $US Dollars. Một số tiền họ không thể có được, Thông hành bị giữ - họ đành phải chịu nợ để được đi tiếp đến Ba Lan. Một số nợ quá lớn và để trả nổi họ phải làm suốt đời. Dẫu họ có trúng số độc đắc đi chăng, đám Mafia đòi nợ vẫn sẽ hàng tháng đến nhà gỏ cửa.
Thật rất khó khăn mới thâu được những hình ảnh khu chợ Việtnam vào ống kính. Ai ai cũng e ngại chúng tôi, phần đông thấy may quay phim ai nấy đều bỏ chạy. Nhiều người sống ở đây đã nhiều năm vẫn không nói được một chữ Ba Lan. Chúng tôi làm quen với Ngan. Người phụ nữ 45 tuổi này hành nghề với một bếp ăn lưu động. Một ngày mới của cô ta bắt đầu từ 1 giờ đêm.
"Cách đây 9 năm tôi phải chạy trốn, vì sợ trả thù. Tôi không muốn kể nhiều hơn. Chồng và con còn ở lại Việtnam. Tôi nhớ chồng con lắm nhưng phải làm việc bù đầu 17 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, tôi không còn thì giờ nghĩ đến nữa. Tôi kiếm không được nhiều, nhưng nếu tiết kiệm tôi có thể dư tiền để gọi điện mỗi tuần một lần về nhà. Giờ thì tôi phải đi bán hàng ..."
Chúng tôi tháp tùng theo Ngan, nhưng chỉ vài phút sau phải bỏ ngang không quay tiếp. Bởi Ngan không bán được gì cả khi có mặt chúng tôi bên cạnh. Cô ta giận dỗi mắng: "Thôi cút đi, chỉ làm cản trở chuyện bán buôn". Sau đó chúng tôi mới nắm hiểu vì sao dân tị nạn ở đây lo sợ và Tòa Đại sứ Việtnam tại Warsaw khoác một vai trò tai tiếng bất hảo như thế nào. Chiều đến chúng tôi hẹn gặp tại ven ranh thành phố với một cảnh sát tình báo trách nhiệm điều tra trong khu vực cộng đồng người Việt.
"Họ sợ bọn Mafia. Đám doanh thương giầu có đem rất nhiều tiền từ Việtnam sang đây để rửa. Họ mua hãng xưởng và đầu tư tại Ba Lan. Bọn họ có đường dây rất chặt chẽ với chính quyền Hà Nội và với Tòa Đại sứ Việtnam tại Warsaw. Một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia."Và với Mafia thì không đùa được. Đám tị nạn bất hợp pháp phải nộp tiền cho chủ, và tụi ấy có phương pháp riêng cùa chúng.
"Đám Việtnam không bao giờ có văn bản hợp đồng. Lời nói là đủ. Khi một kẻ nào đó không trả tiền, sẽ bị bắt cóc và tra trấn cho đến khi phải xì tiền ra.
Một nhà báo Ba Lan đã mất hàng năm trường điều tra quyết phá vỡ bức tường im lặng này. Báo chí Ba Lan vừa rồi đã in bài tường thuật về những sự việc xảy ra trong chợ Việtnam.Ton Leszek Szymowski, nhá báo:
"Mỗi một con buôn trong chợ đều phải nộp thuế, đấy là nguyên tắc. Không cần biết anh buôn gì, giầy dép hoặc áo quần hoặc có một cửa hàng ăn uống, đều phải nộp thuế. Từ 100 đến 150 $ Dollars một tháng. Nếu không bọn hắn sẽ đốt cửa hàng anh. Chịu chi anh sẽ được bảo đảm an ninh, đối với mọi băng đảng.
Trong bếp một tiệm ăn, một dân tị nạn phi pháp rút hết can đảm kể cho chúng tôi nghe một cuộc vượt trốn liều lĩnh. Cuộc hành trình của Nguyen từ Việtnam đến Warsaw kéo dài hàng tháng trường.
"Thoạt tiên tôi muốn đi qua đường Moscow. Nhưng họ đề nghị tôi nên vượt rừng qua Trung hoa. Tôi tin nghe theo, sau đó phải ngồi mãi trên tàu lửa và rồi nằm trong một thùng carton trên một chiếc xe tải. Xe chạy đến Kiew/ Ukraine. Họ đưa chúng tôi đến biên giới Ba Lan - và khi không người canh giữ, xe vượt biên giới và chở chúng tôi đến chợ Việtnam, tại đấy họ tống tôi ra khỏi xe và thả tôi chơ vơ giữa đường.
Trả lời câu chúng tôi hỏi, người Việt sinh sống ở đâu. Anh ta trả lời đơn giản: Chỉ cần một người mướn được đâu đó trong những chung cư cao ốc một căn hộ, sẽ kéo thêm mười người nữa vào. Mười một người sinh sống trên 12 thước vuông.
"Tôi không hiện hữu, tôi ở ngoài vòng pháp luật. Công an chìm Việtnam vẫn con theo dõi tôi đến tận Ba Lan. Họ vẫn hăm dọa khủng bố tôi. Vài ba ngày một lần họ ghé qua đây, hăm tôi không được hoạt động chống đối chính quyền. Và để dằn mặt họ quần tôi mội tháng một lần.Một số ít dân tị nạn đến theo đường bay từ Moscow, với giấy tờ giả. Một ngày có hai chuyến Aeroflot đáp xuống Warsaw. Những giấy thông hành quá giá trị đến mức dân tị nạn Việtnam luôn luôn bất tử. Tại những nghĩa trang Ba Lan không hề có một nấm mồ của người Việt. Và điều này kiến Cảnh sát Ba Lan bức tai vò đầu bao năm nay.Dariusz Loranty, Cảnh sát Warsaw:Dân Việtnam - nói không ai tin - sống mãi, chưa hề có ma chay tang lễ. Trước đây vài năm, chúng tôi, Cảnh sát Warsaw, thật tình có phỏng đoán, đám ấy ăn thịt đồng loại (theo như tường thuật này thì đây cũng là một cách ăn thịt đồng loại - ND). Ai rồi cũng phải chết và phải được an táng. Một hôm chúng tôi kiếm được một xác chết bị quẳng đâu đấy vào trong rừng ở ven ranh Warsaw, đám Mafia thủ tiêu xác chết và sử dụng tiếp giấy tờ. Rồi lại thêm một kẻ tị nạn nữa sẽ đến từ Việtnam, mang tên họ của người đã chết mà không ai kiểm soát được. Và với chúng tôi thì người Việt nào cũng giống nhau, không phân biệt được.
Năm vừa qua chỉ có 800 người nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ba Lan, tất cả đều bị từ chối. Người Việt sống và bị đối xử phi nhân cách và dã man. Nhưng vào thời điểm cuối cuộc tường trình chúng tôi nghe được một tin đồn kinh khủng.
Robert Krzysztoń, hiệp hội "Tiếng nói tự do":
Có một sự việc liên quan đến dân Việt ở đây, không có chứng cớ, nhưng có thật. Tôi muốn nói về việc buôn bán bộ phận thân thể con người. Bọn Mafia đem người qua Ba Lan và sử dụng họ như một
kho lạnh biết đi. Những người trẻ và khỏe mạnh. Họ được phép đi lại một mình nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ. Những người này rồi sẽ bị giết và lấy đi những bộ phận thân thể. Mọi dấu tích sẽ được cẩn thận xóa sạch. Những con người đó sẽ biến mất, chỉ còn lại tin đồn. Chúng tôi không biết đã có bao nhiêu, nhưng nguồn tin này tuyệt đối khá tin cậy.
Đối với số 30.000 người Việt cư ngụ bất hợp pháp tại Ba Lan vùng đất hứa của họ phần lớn thật ra là một địa ngục trần gian. Bọn Mafia Việtnam hành xử nhóm người này tùy thích. Ngay giữa lòng châu Âu
Nguồn:
Weltspiegel am Sonntag (25.10.2009)
Tường thuật: Ulrich Adrian
Lê Cảnh Hoằng chuyển Việt ngữ
***
Tuesday, October 27, 2009
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * HÀNG TRUNG QUỐC & VIỆT NAM
***
HÀNG TRUNG QUỐC “MADE IN VIETNAM”
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://viettudan.net
Geneva, 22.10.2009
Từ
khi cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế bắt đầu, các nước, nhất là Trung
quốc và Nga luôn luôn lo sợ về tình trạng Ce Chở Mậu Dịch
(Protectionnisme/Protectionism) lớn mạnh. Ngỏ lời đầu tiên trong WEF
Davos 2008 (World Economic Forum Davos), Thủ tướng Nga và Thủ tướng
Trung quốc nhấn mạnh đến những nguy cơ Che Chở Mậu Dịch này.
Suốt
trong ba cuộc Họp của G20, tình trạng căng thẳng vẫn là vấn đề Che Chơ
Mậu Dịch. Trước cuộc Họp G20 tại Pittburgh, Hoa kỳ tăng thuế nhập cảng
lốp xe đến từ Trung quốc. Trung quốc phản ứng ngay bằng việc bù trừ về
việc nhập gà từ Mỹ. Đồng thời Trung quốc đòi buộc chứng chỉ về trùng cúm
heo đến từ Liên Aâu và Mỹ.
Tin tức mới về biện pháp kiểm sóat
Đối với hàng Việt Nam
Vào
năm 2010, hàng thủy sản Việt Nam nhập vào Châu Âu sẽ phải tuân thủ quy
định IUU, yêu cầu chứng nhận là sản phẩm được đánh bắt và khai thác hợp
pháp. Cùng lúc, hàng may mặc Việt Nam vào Mỹ (và một số sản phẩm khác)
cũng phải đạt chuẩn mực do đạo luật CPSIA quy định. Các rào cản kỹ thuật
này đang khiến giới xuất khẩu Việt Nam lo ngại.
Trong
tuần qua, một công văn của Ủy ban Châu Âu được báo chí tiết lộ cho biết
là định chế này sẽ đề nghị Liên Hiệp Châu Âu kéo dài thêm 15 tháng thời
hạn áp thuế chống phá giá lên giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung
Quốc. Áp dụng từ năm 2006, mức thuế đối với sản phẩm Việt Nam là 10%.
Việc
áp đặt thuế chống phá giá này là một trong những khó khăn mà ngành xuất
khẩu Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh các nước nhập khẩu hàng hoá
ngày càng dựng thêm các rào cản để bảo vệ nền sản xuất nội địa. Vấn đề
lại càng hệ trọng đối với Việt Nam khi mà các chướng ngại vật này lại
được các thị trường chủ yếu của hàng Việt dựng lên, như tại Châu Âu hay
Hoa Kỳ.
Quy định của Châu Âu về nguồn gốc hợp pháp của thủy sản
Tại
Châu Âu chẳng hạn, trong lúc mặt hàng giày da dự trù sẽ tiếp tục bị áp
thuế chống phá giá, thì kể từ tháng giêng năm 2010, đến lượt thủy sản
bắt đầu gặp khó khăn về mặt thủ tục khi nhập vào thị trường Liên Hiệp
Châu Âu. Vào lúc ấy, Châu Âu bắt đầu áp dụng những quy định gọi tắt là
IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing) nhằm chống các hoạt
động khai thác và đánh bắt thủy sản trái phép trên toàn thế giới.
Cá tra và cá ba sa xuất khẩu phải lọc đi toàn bộ phần mỡ.
Theo
các quy định này, thì tất cả các lô hải sản từ Việt Nam xuất qua châu
Âu đều phải được chứng nhận về tính hợp pháp, có tên tàu đánh bắt, vùng
biển khai thác vân vân, những vấn đề khó đáp ứng do phương thức đánh cá
còn cá thể, manh múm và thủ công của ngư dân Việt Nam.
Chuẩn mực mới về an toàn do Hoa Kỳ áp dụng
Khó
khăn cũng có thể đến từ Mỹ, thị trường quan trọng nhất của ngành xuất
khẩu Việt Nam. Trên nguyên tắc, kể từ tháng 2/2010, chính quyền Mỹ sẽ áp
dụng đạo luật có tên là Consumer Product Safety Improvment Act (CPSIA),
tạm dịch là Luật Cải thiện An Toàn Sản phẩm Tiêu dùng. Theo đó luật
này, các mặt hàng nhập vào thị trường Hoa Kỳ phải hội đủ các tiêu chuẩn
an toàn nghiêm ngặt.
Báo
Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thứ hai tuần trước đã nêu bật
một ví dụ liên quan đến hàng may mặc, theo đó nhà sản xuất phải cung cấp
nhiều loại giấy tờ như giấy kiểm tra về tính an toàn của vải khi bị
cháy, kèm theo hàm lượng chì trên vải chẳng hạn. Đạo luật CPSIA đang
khiến giới xuất khẩu Việt Nam lo ngại vì đã đặt ra nhiều loại tiêu chuẩn
cao về chất lượng và tính an toàn, buộc giới sản xuất tại Việt Nam phải
cố gắng rất nhiều mới thỏa mãn được.
Cùng trong WTO/OMC, nhưng có thể áp dụng
Những Biện pháp không giá biểu
(Mesures non-tarifaires)
Giá
biểu chính thức trong Tổ chức Mậu dịch quốc tế có những Giá biểu độc
lập của mỗi nước (Tarifs douaniers autonomes) và Giá biểu quan thuế ký
kết (Tarifs douaniers contractuels). Nhưng mỗi nước có thể nại ra những
lý do để áp dụng những Biện pháp không giá biểu (Mesures
non-tarifaires). Những biện pháp này có thể là:
=> Hạn chế về Lượng nhập cảng (Mesure de contingentement)
=> Hạn chế về Ngọai tệ (Mesure de Change)
=> Biện pháp Hành chánh (Mesure administrative)
Tạo ra những chậm trễ hành chánh cho nhập cảng
=> Biện pháp Kỹ thuật (Mesure Technique)
Đòi hỏi những thỏa mãn Kỹ thuật
=> Biện pháp Vệ sinh (Mesure d’Hygiène)
Đây
là Biện pháp mà các nước dễ lấy ra nhất để hạn chế nhập cảng. Mỗi nước
đặt ra những điều kiện Vệ sinh để bảo vệ Dân tiêu dùng của họ. Khi nói
đến vấn đề Vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho Dân, thì những nước khác khó lòng
chống lại. Hiện nay, những hàng đồ chơi cho trẻ con đang được đề cập
đến nhiều nhất từ những hàng Trung quốc. Thực phẩm đến từ Trung quốc,
Thuốc sản xuất từ Tầu, cũng phải được kiểm sóat gắt gao về vệ sinh.
Cách
đây hai tuần, khi đề cập đến câu hỏi của Đài RFI xem có cách nào chống
hàng Trung quốc đang lan tràn ở Việt Nam, chúng tôi đã đề nghị những
Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires), nhưng đã phải thất
vọng nói rằng:”CSVN sợ hãi Tầu, làm sao có thể cứng rắn áp dụng những
Biện pháp này !”
Hoa kỳ và Liên Aâu ngăn cản hàng
Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc
Những nhà chuyên môn Quan Thuế rất tinh ý về sự liên hệ giữa Việt Nam và Trung quốc. Hai nước có những điểm giống hệt nhau:
=> Cùng một Cơ Chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế
=> Bộ máy hành chánh đầy tham nhũng, bưng bít
=> Chỉ có thông tin một chiều của Nhà nước. Cấm cản mọi thông tin, báo chí có thể phanh phui sự thật.
=> Đàn áp tất cả những ai dám động chạm đến những sai trái, xậm xụi, tham nhũng của độc đảng Cộng sản.
=> Luật pháp do Nhà Nước tùy nghi xét định
Những khắng khít che đậy cho nhau giữa hai nước là công khai.
Chính
vì vậy, nếu muốn ngăn cản hàng Trung quốc, mà thả lỏng Việt Nam, thì
không thể có hiệu quả mong muốn, bởi vì Việt Nam sẽ gian giảo biến những
hàng độc hại của Trung quốc thành “Made in Vietnam” để xuất cảng cho
Trung quốc.
Hoa kỳ và Liên Aâu tuyên bố kiểm sóat chặt chẽ hàng hóa Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc:
=> Lần thứ nhất năm năm 2006về hàng bằng da đến từ Trung quốc và Việt Nam
=> Lần này mới được tuyên bố cũng cho Trung quốc và Việt Nam về thực phẩm
Những
cơ quan chuyên môn về Quan Thuế rất hiểu những quan hệ gian giảo giữa
hai nước. Những hàng phế thải, mang độc chất của Trung quốc, khi bị cấm
trực tiếp xuất cảng, đang tràn ngập vào Việt Nam. Những hàng này không
những diệt Kinh tế Việt Nam, mà còn làm hại sức khỏe những thế hệ sau
này. Đây là một cách diệt chủng.
Trước
đây, khi Trung quốc chưa vào WTO/OMC (Tổ chức Mậu dịch Thế giới), giới
Quan Thuế phải rất vất vả kiểm sóat nguồn gốc hàng hóa của Trung quốc.
Hồi ấy, Hồng Kông vẫn thuộc Anh quốc và có quyền xuất cảng hàng hóa sang
Thị trường Chung Aâu châu. Vì vậy, một số hàng hóa sản xuất ở Trung
quốc, tại những khu vực quanh Hồng Kông, đã gian lận đề là “Made in
HongKong”.
Giới
Quan Thuế hiểu rằng ngày nay, với những liên hệ không kiểm sóat nổi,
những hàng bị cấm xuất cảng trực tiếp từ Trung quốc, có thể được chuyển
qua Việt Nam và đề là “Made in Vietnam”. Những gian thương hay ngay cả
Nhà Nước Việt Nam, vì lợi lộc mà quên tương lai thiệt hại cho Dân tộc,
có thể chấp nhận làm công việc gian lận này cho Trung quốc. Thương hiệu
“Made in China” đang xuống dốc trầm trọng. Việt Nam chấp nhận làm công
việc gian lận sẽ kéo theo sự xuống dốc của Thương hiệu “Made in
Vietnam”. Việc phá Thương hiệu này sẽ tạo thiệt hai lâu dài.
Khi
Quốc tế kiểm sóat hàng hóa xuất cảng của Trung quốc và Việt Nam cùng
một lúc, đó là họ đã hiểu sự gian lận này của hai nước cấu kết với nhau
như Anh Em hay như Thầy Tớ.
Giáo sư Kinh tế NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.10.2009
TRẦN BÌNH NAM * BANG GIAO HOA KỲ &TRUNG QUỐC
Già Nhân Ngãi, Non Vợ Chồng
Trần Bình Nam
Đó là cách miêu tả của người Anh về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trước chuyến công du Bắc Kinh của tổng thống Obama tháng tới (11/2009). Cách miêu tả này được trình bày trong bài báo “The Odd couple” của tuần báo The Economist số ngày 24-30/10/2009 (*)
Trần Bình Nam
Đó là cách miêu tả của người Anh về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trước chuyến công du Bắc Kinh của tổng thống Obama tháng tới (11/2009). Cách miêu tả này được trình bày trong bài báo “The Odd couple” của tuần báo The Economist số ngày 24-30/10/2009 (*)
Bài
báo viết: Các chính trị gia Tây phương khi đọc diễn văn trước một cử
tọa người Trung quốc thường muốn tìm dẫn chứng từ nguồn văn học của
Trung quốc để tô điểm cho bản văn. Tổng thống Obama nói chuyện với một
số giới chức người Trung quốc và Hoa Kỳ tháng 7 vừa qua (TBN: trong buổi
trao đổi hằng năm đầu tiên trong chương trình “Strategic and Economic
Dialogue” do sáng kiến của tổng thống Obama để tạo điều kiện cho các nhà
làm chính sách của Trung quốc và Hoa Kỳ trao đổi ý kiến về những vấn đề
hai nước đang phải đương đầu) đã dẫn một thành ngữ của Mạnh Tử (TBN:
một triết gia Trung quốc, kế thừa triết lý của đức Khổng Phu Tử, sống
vào thế kỷ thứ 3 và thứ 4 trước Công nguyên) và sau này đã được Yao Minh
một tay chơi bóng rổ người Trung quốc nổi tiếng thế giới dùng: “Dù anh
là thành phần mới hay cũ trong một tập thể anh cũng cần có thời gian để
thích ứng với các thành phần khác.”
Trong ý nghĩa đó tổng thống Obama muốn nói, dù Hoa Kỳ và Trung quốc tái thiết lập bang giao với nhau đã 30 năm hai nước vẫn có nhu cầu thích ứng và tìm hiểu nhau. Vấn đề chính là Hoa Kỳ và Trung quốc đều không biết chắc quan hệ của hai nước sẽ dẫn tới đâu, mặc dù hai nước có rất nhiều điểm chung. Trong 10 năm qua kinh tế hai nước gắn chặt hữu cơ với nhau. Hoa Kỳ là nước vay nợ nhiều nhất và Trung quốc là nước chủ nợ lớn nhất. Hoa Kỳ và Trung quốc cũng là hai quốc gia đang hợp tác nhau để giải quyết hai vấn nạn lớn thế giới đang đối diện là (1) sự nóng dần của khí quyển, và (2) khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung quốc đều có một mối lo chung là quan hệ hiện nay có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh lạnh dai dẵng hay một cuộc đụng độ vũ trang.
Trung quốc đang có chương trình xây dựng lực lượng quân sự để một mai có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ tại Á châu và bảo vệ Đài Loan. Trung quốc đang âm thầm đóng Hàng không mẫu hạm và các tướng lãnh Trung quốc không hề hé răng với bất cứ ai về vấn đề này. Sau lưng nỗ lực bành trướng này là sức mạnh kinh tế của Trung quốc. Các công ty của Trung quốc đã “mua đứt” nhiều nước tại Phi châu và Nam Mỹ, và kết bạn với các quốc gia mà các nước Tây phương tránh xa (TBN: vì độc tài hoặc vi phạm nhân quyền trắng trợn chẳng hạn). Với nguồn ngoại tệ phong phú và khả năng trời cho trong nghề làm ăn buôn bán, số tiền đầu tư của Trung quốc tại các nước Tây phương càng ngày càng lớn. Và trên hết Hoa Kỳ nợ Trung quốc 800 tỉ mỹ kim là một lưỡi gươm treo lủng lẳng trên đầu nền kinh tế Hoa Kỳ.
Các quan sát viên trên thế giới cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ căng thẳng hơn trong những năm tới vì hai nguyên nhân: Thứ nhất, năm 2012 có hai cuộc bầu cử quan trọng tại Hoa Kỳ và Đài Loan, và đại hội 18 của đảng cộng sản Trung quốc. Thứ hai hai nước có nhu cầu điều chỉnh chính sách trước tương quan lực lượng mới. Thế giới đang nói tới khối G2 gồm Hoa Kỳ và Trung quốc, cho rằng nền kinh tế hai nước xem như ngang ngữa nhau và Hoa Kỳ và Trung quốc phải hợp tác nhau mới giải quyết được các vấn nạn chính của thế giới (TBN: The Economist cho rằng quan niệm này không sát thực tế nếu không muốn nói là nguy hiểm.)
Nền kinh tế Trung quốc hiện chỉ bằng 1/3 Hoa Kỳ và GDP tính theo đầu người chỉ bằng 1/14 của Hoa Kỳ, và khả năng sáng tạo của Trung quốc còn thua xa Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ hiện lớn gấp 6 lần ngân sách quốc phòng Trung quốc. Vũ khí duy nhất của Trung quốc là chủ nợ của Hoa Kỳ, nhưng Trung quốc cũng không dễ dàng gì để khai thác (TBN: như bán đổ công khố phiếu của Hoa Kỳ ra thị trường) vì khai thác thì đồng mỹ kim mất giá, kinh tế của Trung quốc cũng bị ảnh hưởng lây. Khi dân chúng Mỹ giảm tiêu thụ, trong khi Trung quốc tung tiền đẩy mạnh sự tiêu thụ trong nước, cán cân thương mãi đang bất lợi cho Hoa Kỳ sẽ được giảm thiểu. Trong khi đó, nếu Trung quốc đẩy mạnh sức ép kinh tế của mình ra các nước khác, thế giới sẽ có khuynh hướng co cụm, nhất là tại Hoa Kỳ chỉ số thất nghiệp đang lên cao làm cho khuynh hướng bảo hộ công nghiệp trong nước (protectionism) càng mạnh. Về phương diện địa chính trị (geopolitics) Trung quốc chưa có sức cũng như chưa có ý định đối đầu với Hoa Kỳ.
Trên mặt quốc tế Trung quốc có nhiều ưu thế và tự tin, nhưng trong nước họ phải đối đầu với sự bất mãn triền miên của dân chúng với hàng chục ngàn vụ biểu tình phản đối hằng năm. Tuy kinh tế phát triển nhưng tình hình trong nước khá căng thẳng về các mặt xã hội, văn hóa, dân số và tôn giáo. Điều này giải thích tại sao chính quyền Bắc Kinh hay nói tới tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ không nhất thiết cần áp dụng một đối sách cứng rắn với Trung quốc vì cho rằng mình đang bị Trung quốc đe dọa. Sẽ là một sai lầm nếu Hoa Kỳ do lo sợ sự lớn mạnh của Trung quốc mà gắt gao với Trung quốc về mặt kinh tế, đặc biệt là mậu dịch, mà lơ là về mặt nhân quyền.
Việc tổng thống Obama mới đây tăng thuế đối với vỏ bánh xe do Trung quốc chế tạo chẳng có lợi gì nếu không muốn nói chỉ khuyến khích tinh thần bảo hộ công nghiệp tại Hoa Kỳ. Đứng trước chỉ số thất nghiệp xấp xỉ 10%, quốc hội Hoa Kỳ sẽ có khuynh hướng chỉ trích chính sách xuất cảng ồ ạt của Trung quốc và giá trị quá thấp của đồng yuan (TBN: đồng yuan thấp, phẩm vật và hàng hóa Hoa Kỳ nhập cảng vào Trung quốc với giá bằng đồng yuan cao nên khó bán) và có thể tạo ra một trận chiến tranh mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung quốc. Trong trường hợp này cả hai nước đều bị tổn thương.
Trong chuyến công du Bắc Kinh sắp tới, chắc chắn rằng tổng thống Obama không từ bỏ cái giá trị thứ nhất của Hoa Kỳ là tự do mậu dịch thì tổng thống Obama cũng không nên từ bỏ cái giá trị thứ hai là quyền tự do của con người (personal freedom). Hoa Kỳ không thể quan niệm rằng vì Trung quốc đang lớn mạnh nên Trung quốc có quyền độc tài, và Hoa Kỳ chỉ dùng đến vũ khí nhân quyền để áp lực Trung quốc khi có lợi cho mình. Tổng thống Obama cần Trung quốc hợp tác để giải quyết sự khủng hoảng kinh tế thế giới và điều tiết khí hậu địa cầu không có nghĩa ông Obama phải im lặng không dám chỉ trích chế độ chính trị của Trung quốc. Thí dụ như mới đây tổng thống Obama ngần ngại không tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng để lấy lòng Trung quốc chuẩn bị cho chuyến đi tới của ông qua Tàu là một sự tránh né không cần thiết.
Đảng cộng sản Trung quốc có nhu cầu tạo uy tín đối với nhân dân Trung quốc nên cũng mong muốn chuyến thăm viếng này là một thành công như tổng thống Obama muốn. (TBN: The Economist lấy tâm lý của Mao Trạch Đông đối với cuộc thăm viếng Bắc Kinh của tổng thống Nixon năm 1972 để áp dụng vào cuộc thăm viếng này. Nhưng vị thế hai nước đã rất khác xa nhau trong hai trường hợp. Tuy Hoa Kỳ vẫn còn ưu thế đối với Trung quốc nhưng lần này tổng thống Obama lên đường trong một tư thế tương đối yếu hơn lúc tổng thống Nixon đi Trung quốc nhiều).
Tổng thống Obama cần chứng tỏ cho Trung quốc và thế giới thấy rằng chế độ dân chủ vẫn là một chế độ tốt hơn. Lúc này thế giới có vẻ khen Trung quốc về cung cách Trung quốc hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự nóng dần của khí quyển và nỗ lực chống sự lan tràn của dịch cúm heo, nhưng đừng quên rằng Trung quốc vẫn giải quyết các vấn đề trên theo cung cách một nước độc tài. Lấy thí dụ về chính sách trồng cây xanh (greenery) để chống sự nóng dần của khí quyển.
Do chế độ tập quyền không cần thảo luận dân chủ với dân và với các nước khác trên thế giới, Trung quốc thực hiện kế hoạch trồng cây xanh một cách ồ ạt và nhanh chóng, trong khi đáng lẽ cần giáo dục cho dân chúng biết sự quan trọng của kế hoạch (TBN: đối với tương lai của sự sống trên địa cầu để dân chúng hợp tác bảo vệ kế hoạch) và sắp xếp để trao đổi kỹ thuật trồng cây xanh với các nước khác trên thế giới thế nào để các nước có kỹ thuật tân tiến này không ngại sự hiểu biết của mình sẽ bị đánh cắp. Dưới bề mặt hoành tráng của cuộc diễn binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập chế độ cộng sản tại Trung quốc hôm 1 tháng 10 vừa qua tại Bắc Kinh là dấu hiệu của sự yếu đuối của chế độ.
Đảng cộng sản Trung quốc đã không cho dân chúng tự do đến xem diễn binh vì ngại các cuộc biểu tình phản đối của dân trước bàng quang thiên hạ. Trung quốc càng giàu mạnh, sự bất ổn trong nước càng lớn. Đảng cộng sản Trung quốc đã bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ, nhưng chính sách này sẽ không hữu hiệu về lâu về dài và sẽ thất bại. Trong chuyến thăm viếng Bắc Kinh sắp tới tổng thống Obama nên gặp vài nhà đấu tranh dân chủ thì sẽ thấy. Nếu Bắc Kinh có giận dữ thì nên để họ giận dữ cho quen. (TBN: nói dễ hơn làm. Tháng 11 năm 2007 khi tổng thống Bush đến Hà Nội tham dự hội nghị APEC ông Bush đã không dám gặp các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam đang bị canh gác và chận cửa ngày đêm thì cũng khó mà tổng thống Obama gặp các nhà đấu tranh Trung quốc đang bị chính quyền Trung quốc giam giữ). Trần Bình Nam Oct. 25, 2009 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com (*)
Nguyên văn Anh ngữ:
The odd couple
From The Economist print edition October 24th-30th, 2009 America should be much more confident in its dealings with its closest rival IT HAS become a tedious tradition for Westerners dealing with China to garnish their speeches with wisdom from the Chinese classics. Barack Obama, addressing Chinese and American leaders in July, used not just a banal quotation from Mencius, a Confucian sage, but a punchier one from Yao Ming, a Chinese basketball player: “No matter whether you are new or an old team member, you need time to adjust to one another.” Though it is 30 years since the two countries re-established diplomatic ties severed by the Communist takeover, both sides still badly need to adjust. The heart of the problem is a profound uncertainty in both countries about where the relationship may lead. In many respects the two countries are in the same bed. Their economies have become interlocked, especially in the past decade.
America is the world’s biggest debtor and China its biggest creditor. From climate change to the economic recovery, the world faces problems that demand China and America work in concert. Prussian blues, Chinese reds Yet relations are dogged by fears of a new cold war, or even a hot one, breaking out. Some Americans in Washington, DC, talk of China as “the new Prussia”. China has engaged in a rapid military build-up that could challenge America as the defender of Asian peace (and Taiwan’s sovereignty). Unannounced, China is building its first aircraft-carrier, yet its generals often refuse even to talk to their American peers. Underlying the strategic competition is China’s economic rise. Its companies are “colonising” swathes of Africa and Latin America, cosying up to regimes Westerners shun.
Its huge foreign-exchange holdings and its sniffing of bargains mean Chinese investment in the West will grow rapidly in the coming years. And to cap it all, China owns $800 billion of American government debt—enough to give it power of life and death over the American economy. Tensions will get worse in the next few years for two reasons. The first is unavoidable: 2012 witnesses important political transitions in the form of elections in Taiwan and America and a Communist Party Congress in China. Second—and more generally—there has been a recalibration of perceived power.
There is now talk of a G2 of China and America, implying that their global weights are nearly equal. In fact, as our special report argues, this is a misperception, and a dangerous one. China’s economy is still less than a third the size of America’s at market exchange-rates. Its GDP per head is one-fourteenth that of America. The innovation gap between the two countries remains huge. America’s defence budget is still six times China’s. As for the Treasury bills, dumping them is not an option for China: a tumbling dollar would hurt its own economy (see article). And as American consumers spend less, while Chinese stimulus boosts its domestic spending, the huge and politically troublesome trade imbalances are shrinking. In the meantime, the danger of overegging China’s economic expansion abroad is that it will fuel protectionism at a time when American unemployment is painfully high.
In terms of geopolitical power, China has neither the clout nor the inclination to challenge America. Confidently though China’s leaders now strut the world stage, they remain preoccupied by simmering discontent at home: there are tens of thousands of protests each year. For all the economic progress, all sorts of tensions—social, cultural, demographic, even religious—haunt the regime and help explain why it resorts to nationalism so often. So it is odd, and wrong, that America’s approach towards China is driven by its own insecurities. To simplify enormously, the danger is that a frightened United States will be too tough on China over the economy, especially trade; and not tough enough on human rights.
On money matters, Mr Obama’s foolish decision to slap tariffs on Chinese tyres has given dangerous encouragement to protectionists in America. As unemployment there climbs inexorably towards 10%, the pressure will grow for Congress to fuel a self-defeating attack on Chinese exports and the undervalued yuan. This is bad economics: both China and America would lose enormously from a trade war. If economic freedom is one American value that Mr Obama should not sacrifice on his first visit to China next month, the other is personal freedom.
Chinese authoritarianism is not somehow more acceptable because China is a rising power; nor are human rights bargaining chips to be played only when expedient. That Mr Obama needs Chinese help to fix the global economy and on climate-change mitigation does not mean the leader of the free world should stifle criticism of its political system. Avoiding a meeting with the Dalai Lama in Washington this month was an unnecessary sop to his hosts. The Communist Party, keen to bolster its image at home, wants the trip to appear successful as much as Mr Obama does.
Same bed, different dreams—and one is stronger A more confident approach is a bet on whose sort of system of government will prove ultimately stronger. At the moment China’s responses on the climate, the financial crisis and the emerging swine-flu pandemic have won it praise internationally.
But they have also borne the hallmarks of an authoritarian system. For instance, on greenery, it is clear that if China had exposed its response to the rigours of democratic debate, it would have acted more slowly: China’s system enables it to mobilise huge resources and make politically difficult decisions. But an effective long-term response to climate change needs public understanding of the issues and a legal environment that allows foreign owners of green technologies to transfer them without fear of theft.
China lacks both. Behind China’s façade of strength, on stunning display with its parade of tanks and missiles through Beijing on October 1st, lie fretful frailties—also on display that day, when spectators were banned for fear of protests. Social tensions in China are likely to rise, even as it grows richer. Locking up activists, as China has been wont to do recently, is not a lasting solution. Mr Obama should meet some of them in Beijing to find out for himself. If his hosts have a hissy fit, let them./.
**
Trong ý nghĩa đó tổng thống Obama muốn nói, dù Hoa Kỳ và Trung quốc tái thiết lập bang giao với nhau đã 30 năm hai nước vẫn có nhu cầu thích ứng và tìm hiểu nhau. Vấn đề chính là Hoa Kỳ và Trung quốc đều không biết chắc quan hệ của hai nước sẽ dẫn tới đâu, mặc dù hai nước có rất nhiều điểm chung. Trong 10 năm qua kinh tế hai nước gắn chặt hữu cơ với nhau. Hoa Kỳ là nước vay nợ nhiều nhất và Trung quốc là nước chủ nợ lớn nhất. Hoa Kỳ và Trung quốc cũng là hai quốc gia đang hợp tác nhau để giải quyết hai vấn nạn lớn thế giới đang đối diện là (1) sự nóng dần của khí quyển, và (2) khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung quốc đều có một mối lo chung là quan hệ hiện nay có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh lạnh dai dẵng hay một cuộc đụng độ vũ trang.
Trung quốc đang có chương trình xây dựng lực lượng quân sự để một mai có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ tại Á châu và bảo vệ Đài Loan. Trung quốc đang âm thầm đóng Hàng không mẫu hạm và các tướng lãnh Trung quốc không hề hé răng với bất cứ ai về vấn đề này. Sau lưng nỗ lực bành trướng này là sức mạnh kinh tế của Trung quốc. Các công ty của Trung quốc đã “mua đứt” nhiều nước tại Phi châu và Nam Mỹ, và kết bạn với các quốc gia mà các nước Tây phương tránh xa (TBN: vì độc tài hoặc vi phạm nhân quyền trắng trợn chẳng hạn). Với nguồn ngoại tệ phong phú và khả năng trời cho trong nghề làm ăn buôn bán, số tiền đầu tư của Trung quốc tại các nước Tây phương càng ngày càng lớn. Và trên hết Hoa Kỳ nợ Trung quốc 800 tỉ mỹ kim là một lưỡi gươm treo lủng lẳng trên đầu nền kinh tế Hoa Kỳ.
Các quan sát viên trên thế giới cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ căng thẳng hơn trong những năm tới vì hai nguyên nhân: Thứ nhất, năm 2012 có hai cuộc bầu cử quan trọng tại Hoa Kỳ và Đài Loan, và đại hội 18 của đảng cộng sản Trung quốc. Thứ hai hai nước có nhu cầu điều chỉnh chính sách trước tương quan lực lượng mới. Thế giới đang nói tới khối G2 gồm Hoa Kỳ và Trung quốc, cho rằng nền kinh tế hai nước xem như ngang ngữa nhau và Hoa Kỳ và Trung quốc phải hợp tác nhau mới giải quyết được các vấn nạn chính của thế giới (TBN: The Economist cho rằng quan niệm này không sát thực tế nếu không muốn nói là nguy hiểm.)
Nền kinh tế Trung quốc hiện chỉ bằng 1/3 Hoa Kỳ và GDP tính theo đầu người chỉ bằng 1/14 của Hoa Kỳ, và khả năng sáng tạo của Trung quốc còn thua xa Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ hiện lớn gấp 6 lần ngân sách quốc phòng Trung quốc. Vũ khí duy nhất của Trung quốc là chủ nợ của Hoa Kỳ, nhưng Trung quốc cũng không dễ dàng gì để khai thác (TBN: như bán đổ công khố phiếu của Hoa Kỳ ra thị trường) vì khai thác thì đồng mỹ kim mất giá, kinh tế của Trung quốc cũng bị ảnh hưởng lây. Khi dân chúng Mỹ giảm tiêu thụ, trong khi Trung quốc tung tiền đẩy mạnh sự tiêu thụ trong nước, cán cân thương mãi đang bất lợi cho Hoa Kỳ sẽ được giảm thiểu. Trong khi đó, nếu Trung quốc đẩy mạnh sức ép kinh tế của mình ra các nước khác, thế giới sẽ có khuynh hướng co cụm, nhất là tại Hoa Kỳ chỉ số thất nghiệp đang lên cao làm cho khuynh hướng bảo hộ công nghiệp trong nước (protectionism) càng mạnh. Về phương diện địa chính trị (geopolitics) Trung quốc chưa có sức cũng như chưa có ý định đối đầu với Hoa Kỳ.
Trên mặt quốc tế Trung quốc có nhiều ưu thế và tự tin, nhưng trong nước họ phải đối đầu với sự bất mãn triền miên của dân chúng với hàng chục ngàn vụ biểu tình phản đối hằng năm. Tuy kinh tế phát triển nhưng tình hình trong nước khá căng thẳng về các mặt xã hội, văn hóa, dân số và tôn giáo. Điều này giải thích tại sao chính quyền Bắc Kinh hay nói tới tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ không nhất thiết cần áp dụng một đối sách cứng rắn với Trung quốc vì cho rằng mình đang bị Trung quốc đe dọa. Sẽ là một sai lầm nếu Hoa Kỳ do lo sợ sự lớn mạnh của Trung quốc mà gắt gao với Trung quốc về mặt kinh tế, đặc biệt là mậu dịch, mà lơ là về mặt nhân quyền.
Việc tổng thống Obama mới đây tăng thuế đối với vỏ bánh xe do Trung quốc chế tạo chẳng có lợi gì nếu không muốn nói chỉ khuyến khích tinh thần bảo hộ công nghiệp tại Hoa Kỳ. Đứng trước chỉ số thất nghiệp xấp xỉ 10%, quốc hội Hoa Kỳ sẽ có khuynh hướng chỉ trích chính sách xuất cảng ồ ạt của Trung quốc và giá trị quá thấp của đồng yuan (TBN: đồng yuan thấp, phẩm vật và hàng hóa Hoa Kỳ nhập cảng vào Trung quốc với giá bằng đồng yuan cao nên khó bán) và có thể tạo ra một trận chiến tranh mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung quốc. Trong trường hợp này cả hai nước đều bị tổn thương.
Trong chuyến công du Bắc Kinh sắp tới, chắc chắn rằng tổng thống Obama không từ bỏ cái giá trị thứ nhất của Hoa Kỳ là tự do mậu dịch thì tổng thống Obama cũng không nên từ bỏ cái giá trị thứ hai là quyền tự do của con người (personal freedom). Hoa Kỳ không thể quan niệm rằng vì Trung quốc đang lớn mạnh nên Trung quốc có quyền độc tài, và Hoa Kỳ chỉ dùng đến vũ khí nhân quyền để áp lực Trung quốc khi có lợi cho mình. Tổng thống Obama cần Trung quốc hợp tác để giải quyết sự khủng hoảng kinh tế thế giới và điều tiết khí hậu địa cầu không có nghĩa ông Obama phải im lặng không dám chỉ trích chế độ chính trị của Trung quốc. Thí dụ như mới đây tổng thống Obama ngần ngại không tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng để lấy lòng Trung quốc chuẩn bị cho chuyến đi tới của ông qua Tàu là một sự tránh né không cần thiết.
Đảng cộng sản Trung quốc có nhu cầu tạo uy tín đối với nhân dân Trung quốc nên cũng mong muốn chuyến thăm viếng này là một thành công như tổng thống Obama muốn. (TBN: The Economist lấy tâm lý của Mao Trạch Đông đối với cuộc thăm viếng Bắc Kinh của tổng thống Nixon năm 1972 để áp dụng vào cuộc thăm viếng này. Nhưng vị thế hai nước đã rất khác xa nhau trong hai trường hợp. Tuy Hoa Kỳ vẫn còn ưu thế đối với Trung quốc nhưng lần này tổng thống Obama lên đường trong một tư thế tương đối yếu hơn lúc tổng thống Nixon đi Trung quốc nhiều).
Tổng thống Obama cần chứng tỏ cho Trung quốc và thế giới thấy rằng chế độ dân chủ vẫn là một chế độ tốt hơn. Lúc này thế giới có vẻ khen Trung quốc về cung cách Trung quốc hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự nóng dần của khí quyển và nỗ lực chống sự lan tràn của dịch cúm heo, nhưng đừng quên rằng Trung quốc vẫn giải quyết các vấn đề trên theo cung cách một nước độc tài. Lấy thí dụ về chính sách trồng cây xanh (greenery) để chống sự nóng dần của khí quyển.
Do chế độ tập quyền không cần thảo luận dân chủ với dân và với các nước khác trên thế giới, Trung quốc thực hiện kế hoạch trồng cây xanh một cách ồ ạt và nhanh chóng, trong khi đáng lẽ cần giáo dục cho dân chúng biết sự quan trọng của kế hoạch (TBN: đối với tương lai của sự sống trên địa cầu để dân chúng hợp tác bảo vệ kế hoạch) và sắp xếp để trao đổi kỹ thuật trồng cây xanh với các nước khác trên thế giới thế nào để các nước có kỹ thuật tân tiến này không ngại sự hiểu biết của mình sẽ bị đánh cắp. Dưới bề mặt hoành tráng của cuộc diễn binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập chế độ cộng sản tại Trung quốc hôm 1 tháng 10 vừa qua tại Bắc Kinh là dấu hiệu của sự yếu đuối của chế độ.
Đảng cộng sản Trung quốc đã không cho dân chúng tự do đến xem diễn binh vì ngại các cuộc biểu tình phản đối của dân trước bàng quang thiên hạ. Trung quốc càng giàu mạnh, sự bất ổn trong nước càng lớn. Đảng cộng sản Trung quốc đã bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ, nhưng chính sách này sẽ không hữu hiệu về lâu về dài và sẽ thất bại. Trong chuyến thăm viếng Bắc Kinh sắp tới tổng thống Obama nên gặp vài nhà đấu tranh dân chủ thì sẽ thấy. Nếu Bắc Kinh có giận dữ thì nên để họ giận dữ cho quen. (TBN: nói dễ hơn làm. Tháng 11 năm 2007 khi tổng thống Bush đến Hà Nội tham dự hội nghị APEC ông Bush đã không dám gặp các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam đang bị canh gác và chận cửa ngày đêm thì cũng khó mà tổng thống Obama gặp các nhà đấu tranh Trung quốc đang bị chính quyền Trung quốc giam giữ). Trần Bình Nam Oct. 25, 2009 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com (*)
Nguyên văn Anh ngữ:
The odd couple
From The Economist print edition October 24th-30th, 2009 America should be much more confident in its dealings with its closest rival IT HAS become a tedious tradition for Westerners dealing with China to garnish their speeches with wisdom from the Chinese classics. Barack Obama, addressing Chinese and American leaders in July, used not just a banal quotation from Mencius, a Confucian sage, but a punchier one from Yao Ming, a Chinese basketball player: “No matter whether you are new or an old team member, you need time to adjust to one another.” Though it is 30 years since the two countries re-established diplomatic ties severed by the Communist takeover, both sides still badly need to adjust. The heart of the problem is a profound uncertainty in both countries about where the relationship may lead. In many respects the two countries are in the same bed. Their economies have become interlocked, especially in the past decade.
America is the world’s biggest debtor and China its biggest creditor. From climate change to the economic recovery, the world faces problems that demand China and America work in concert. Prussian blues, Chinese reds Yet relations are dogged by fears of a new cold war, or even a hot one, breaking out. Some Americans in Washington, DC, talk of China as “the new Prussia”. China has engaged in a rapid military build-up that could challenge America as the defender of Asian peace (and Taiwan’s sovereignty). Unannounced, China is building its first aircraft-carrier, yet its generals often refuse even to talk to their American peers. Underlying the strategic competition is China’s economic rise. Its companies are “colonising” swathes of Africa and Latin America, cosying up to regimes Westerners shun.
Its huge foreign-exchange holdings and its sniffing of bargains mean Chinese investment in the West will grow rapidly in the coming years. And to cap it all, China owns $800 billion of American government debt—enough to give it power of life and death over the American economy. Tensions will get worse in the next few years for two reasons. The first is unavoidable: 2012 witnesses important political transitions in the form of elections in Taiwan and America and a Communist Party Congress in China. Second—and more generally—there has been a recalibration of perceived power.
There is now talk of a G2 of China and America, implying that their global weights are nearly equal. In fact, as our special report argues, this is a misperception, and a dangerous one. China’s economy is still less than a third the size of America’s at market exchange-rates. Its GDP per head is one-fourteenth that of America. The innovation gap between the two countries remains huge. America’s defence budget is still six times China’s. As for the Treasury bills, dumping them is not an option for China: a tumbling dollar would hurt its own economy (see article). And as American consumers spend less, while Chinese stimulus boosts its domestic spending, the huge and politically troublesome trade imbalances are shrinking. In the meantime, the danger of overegging China’s economic expansion abroad is that it will fuel protectionism at a time when American unemployment is painfully high.
In terms of geopolitical power, China has neither the clout nor the inclination to challenge America. Confidently though China’s leaders now strut the world stage, they remain preoccupied by simmering discontent at home: there are tens of thousands of protests each year. For all the economic progress, all sorts of tensions—social, cultural, demographic, even religious—haunt the regime and help explain why it resorts to nationalism so often. So it is odd, and wrong, that America’s approach towards China is driven by its own insecurities. To simplify enormously, the danger is that a frightened United States will be too tough on China over the economy, especially trade; and not tough enough on human rights.
On money matters, Mr Obama’s foolish decision to slap tariffs on Chinese tyres has given dangerous encouragement to protectionists in America. As unemployment there climbs inexorably towards 10%, the pressure will grow for Congress to fuel a self-defeating attack on Chinese exports and the undervalued yuan. This is bad economics: both China and America would lose enormously from a trade war. If economic freedom is one American value that Mr Obama should not sacrifice on his first visit to China next month, the other is personal freedom.
Chinese authoritarianism is not somehow more acceptable because China is a rising power; nor are human rights bargaining chips to be played only when expedient. That Mr Obama needs Chinese help to fix the global economy and on climate-change mitigation does not mean the leader of the free world should stifle criticism of its political system. Avoiding a meeting with the Dalai Lama in Washington this month was an unnecessary sop to his hosts. The Communist Party, keen to bolster its image at home, wants the trip to appear successful as much as Mr Obama does.
Same bed, different dreams—and one is stronger A more confident approach is a bet on whose sort of system of government will prove ultimately stronger. At the moment China’s responses on the climate, the financial crisis and the emerging swine-flu pandemic have won it praise internationally.
But they have also borne the hallmarks of an authoritarian system. For instance, on greenery, it is clear that if China had exposed its response to the rigours of democratic debate, it would have acted more slowly: China’s system enables it to mobilise huge resources and make politically difficult decisions. But an effective long-term response to climate change needs public understanding of the issues and a legal environment that allows foreign owners of green technologies to transfer them without fear of theft.
China lacks both. Behind China’s façade of strength, on stunning display with its parade of tanks and missiles through Beijing on October 1st, lie fretful frailties—also on display that day, when spectators were banned for fear of protests. Social tensions in China are likely to rise, even as it grows richer. Locking up activists, as China has been wont to do recently, is not a lasting solution. Mr Obama should meet some of them in Beijing to find out for himself. If his hosts have a hissy fit, let them./.
**
Monday, October 26, 2009
KHOA HỌC HUYỀN BÍ
***
Gasparetto (Brazil): môt họa sỉ kỳ tài
Trường hợp của anh họa sỉ này thật thần bi :
Không có khiếu hội họa, nhưng năm anh 13 tuổi, hồn một họa sĩ chết hơn một trăm năm trước đó đã nhập vào anh , mượn xác phàm của anh để vẽ một bức tranh tuyệt đẹp trong vòng có 3 phút.
Rồi từ đó hồn của nhiều những nhà danh họa từ thuở xa xưa đã nhập vào anh, nhờ tay và đôi khi cả chân anh để thực hiện những họa phẩm tuyệt tác với những họa pháp độc đáo và chữ ký hệt như họ đã ký trên những tác phẩm lúc sinh thời .
Những lúc này anh Gasperetto nhắm mắt và trong tinh trạng xuất hồn làm theo những lời sai bảo của người họa sĩ đến từ cõi u linh : khi vẽ bằng tay khi bằng chân, khi tay phải khi tay trái
lúc xuôi lúc ngược...
Anh Gasparetto không muốn trở thành họa sĩ chuyên nghiệp và cũng không muốn làm giầu bằng những họa phẩm đẹp ngoài sức tưởng tựong của con người mà anh đã vẽ thuê này. Một vấn đề siêu hình đã đươc đặt ra :
Vậy ngoài cái thế giới hữu hình này còn có thế giới khác với những
linh hồn bất diệt của những người đã chết ư ?
Xem video: http://www.youtube.com/watch?gl=FR&hl=fr&v=JhL4C78_YQs
Tài liệu:
http://motgocpho.com/forums/showthread.php?p=147796
http://www.wutang-corp.com/forum/blog.php?b=40
***
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Bỉ nhân là người trung thực, thấy sao nói vậy theo sự thực mắt thấy tai nghe mà không sợ ai thù ghét hay chê bai. Bỉ nhân cũng thuộc phe duy tâm thần bí mê tín dị đoan chứ không thuộc phái duy vật vô thần khoa học tiến bộ cho nên bàn chuyện ma quỷ, thần thánh mà không cảm thấy ngượng mồm như ai một mặt thì đả kích mê tín dị đoan mà lại muốn xưng thần xưng thánh như ông già xứ Nghệ, hay bọn cộng sản Việt Nam nay lại ca tụng khoa đồng cốt mà họ gọi là cảm xạ học trong đó có việc cầu hồn bác Hồ và thờ cúng "yêu râu xanh" dày vò đàn bà rồi ra tay hạ sát cho mất tang tích, và họ cho đó là đạo đức!
Rất nhiều sách và báo chí đã nói đến hiện tượng đầu thai, nhập đồng cốt, và ma quỷ.
Tại Việt Nam, trước đây có việc cầu tiên.Và nay đạo Cao Đài vẫn có việc cầu chư linh giáng bút. Trong quần chúng thì xưa nay vẫn có việc cầu đồng, cầu cơ, phu đồng chổi, phụ đồng roi. . .Ở đây, bỉ nhân xin nêu vài trường hợp:
I. HỒN SĨ QUAN VNCH
Nhiều bài báo đã tường thuật việc tù binh sĩ quan VNCH chết trong trại đã đạp đồng lên xưng tên tuổi quân số, ngày chết, yêu cầu cán bộ viết giấy phóng thích để họ được đi đầu thai! Không phải một hai trường hợp mà rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra cho nên ban giám đốc trại tù sau khi tù nhân chết liền ký giấy phóng thích. Không lẽ ở dưới đó cũng có tệ nạn quan liêu, bàn giấy như ở trần gian? Không phải " chết là hết" ư? Cũng phải có giấy xuất nhập trại, giấy chứng nhận, căn cước (chứng minh thư), hộ khẩu và các thủ tục khác như ở Việt Nam ? Trong các nhà giam, nhiều hiện tượng ma quỷ hiện lên khiến các cai tù cộng sản phải cúng mồng một, ngày rằm. Sự kiện này hoàn tòan trái với thuyết duy vật.
II.QUỶ SỨMột học sinh kể tôi nghe rằng ba anh ta chết, nhà lo việc chôn cất thì ông ta tỉnh dậy, bảo rằng ông bị công an mặc áo vàng bắt, ông xin phép về thăm nhà một chút. Họ đồng ý thả ông ra. Ông dặn dò mọi việc xong thì chết. Không lẽ dưới đó quỷ sứ cũng là công an cộng sản sao?
III.TƯỢNG ĐỊA TẠNG
Sau 1975, tôi ở gần nghĩa trang Chí Hòa là nơi người ta chôn xác vô thừa nhận trong Tết mậu thân (1968). Một sáng tôi đi qua nơi này, thấy xung quanh hàng ngàn người vây quanh. Tôi lại gần thì thấy cộng sản đương cho cần cẩu trục tượng đức Địa tạng. Một, hai cần cẩu mà vẫn không trục được, họ đem năm sáu cần cẩu cũng vô phương. Bọn họ lui binh và đồng bào cũng giải tán. Nghe nói các ông cộng sản phải nhờ một ông sư tụng kinh sau đó mới trục được bức tượng này.
Lúc bấy giờ, cộng sản vào Nam, họ phá hủy các nghĩa trang trong đó có nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Nghĩa trang Bắc Việt tương tế. . . Mục đích đầu tiên là để lấy đất, chiếm đất. Mục đích thứ hai là tìm xem quân quốc gia có chôn vũ khí tại các nghĩa trang ( như chúng đã làm) hay không. Mục đích thứ ba là tìm vàng bạc, ngọc thạch trong các nấm mộ. Trong trường hợp tượng Địa Tạng sơn đen tại nghĩa trang Chí Hòa cũng như hình đồng tiền viện trợ tại hồ Con Rùa trước cửa Viện Đại Học ở đường Duy Tân, họ nghĩ là đồng đen ( có giá trị hơn vàng) hay vàng sơn đen nên muốn lấy.IV. NGOẠI CẢM
Hiện nay, tại miền Bắc, phong trào tìm mộ tử sĩ lên cao.Phong trào đồng cốt cũng phát triển mà người cộng sản gọi là Ngoại cảm. Trước đây rất lâu, giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004) ở Đại Học Sư Phạm Hà Nội đã nghiên cứu môn này và gọi là Trường sinh học. Nga là cái nôi cộng sản nhưng nơi đây dân chúng vẫn tin bói toán, đồng cốt, ma quỷ và họ gọi môn này là Trường sinh học. Chính Trần Độ cũng ca tụng việc đồng cốt này trong bài ký Tìm mộ chị tôi.Tại sao vong các tử sĩ miền Bắc lại yêu cầu thân nhân đưa họ về quê còn vong linh tử sĩ miền Nam lại không có hiện tượng này?
Hai chế độ, hai nền văn minh khác nhau:
+Binh sĩ VNCH chết thì được thông báo cho gia đình và quân đội đưa đưa xác về quê,và gia đình cũng theo nghi thức tôn giáo mà cúng dường tử tế. Trong khi đó cộng sản không báo cho gia đình hoặc báo rất chậm cho gia đình vì họ sợ hậu phương hoang mang. Binh sĩ chết thì bỏ mặc chẳng chôn cất huống hồ công đâu, tiền đâu mang về cho gia đình mặc dầu Marx nói con người là vốn quý!
+ Binh sĩ VNCH ở vùng Biên Hòa Sài gòn được nhà nước chôn cất tại nghĩa trang Biên Hòa còn binh sĩ cộng sản sau 1975 được xây cất nghĩa trang nhưng phần lớn người ta làm mộ giả, lấy xương trâu, xương bò bỏ vào mà bảo là thi hài tử sĩ, mộ tử sĩ. Người ta làm dối để lấy tiền chứ không thực tâm thương xót tử sĩ
+Binh sĩ VNCH chết được gia đình thờ cúng, và chính phủ trợ cấp cho nên cũng được chút ấm áp tình đồng đội, tình gia đình trong khi vong linh người cộng sản bơ vơ, mang nhiều tủi hận.
Họ bị cấp trên bó buộc và lường gạt cho nên xuống suối vàng mà hồn và hận vẫn chưa tan!
Qua việc tìm cốt tử sĩ cộng sản tại miền Nam, ta thấy các binh sĩ hai bên cộng hòa và cộng sản vẫn thù hận nhau mà dường như quân cộng sản thắng thế hơn. Nếu thế thì những ai đưa hài cốt hay hũ tro về Việt Nam, hồn của họ có bị các anh công an, bộ đội đón đường hỏi:"Giấy nhập cảnh đâu? Mày mang về bao nhiêu đô la? Đưa hết cho tao! Mày có giấy phép cư trú không? " Ở bên đó bơ sữa sướng quá, mày còn về làm chi đây? Ai cho mày về đây? Mày về phá hoại XHCN ư? Tiên sư mày! Cút đi!"
V. BẢO NINH
Trong tác phẩm "Nỗi BUồn Chiến Tranh", Bảo Ninh đã kể nhiều chuyện về hồn các bộ đôi hiện về. Phải chăng đó là sư thực làm cho binh sĩ và nhân dân miền Bắc nay trở nên tin linh hồn, ma quỷ?
VI. Cố THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU (1929-1975)
Cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu đã bị tướng Nguyễn Văn Toàn hay Nguyễn Văn Thiệu giết vì sợ ông lật đổ Nguyễn Văn Thiệu.Ông Nguyễn Văn Tín, em trai của tướng Hiếu hiện ở Mỹ đêm nào cũng thấy anh mình hiện về và một động lực huyền bí thôi thúc ông phải viết về cuộc đời tướng Hiếu. Ông Tín đã theo " cơ bút" mà đã hoàn thành bộ sách Thiếu Tướng Hiếu xuất bản tại San Jose 2005, sách dày trên 545 trang.
(Xem trang nhà http://www.generalhieu.com/
Khi ông bắt đầu viết, ông đã kể chuyện cho tôi nghe và tôi bảo ông ấy đó là " cơ bút". Trong lời nói đầu quyển sách trên, ông viết như sau:
. . . cứ ba giờ sáng tôi bị dựng đầu dậy, ngồi vào bàn, mở máy điện toán, đánh tựa đề của bài, rồi không cần tới một dàn bài, không cần suy nghĩ, không cần dự tính hay tiên liệu, cứ vậy mà đánh gõ, cần tài liệu dẫn chứng thì không thu xếp mà đã có sẵn tầm tay với, ngón tay cứ vậy mà đánh gõ, cho đến sáu giờ sáng, xong một bài thì sang bài kế tiếp, nếu không xong thì sáng hôm sau ba giờ sáng lại bị đánh thức dậy gõ tiếp. Cứ như vậy bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm, ròng rã trong khoảng bốn năm trường.
Ngay từ đầu, tôi đã cảm nghiệm là mình chỉ là thợ đánh máy, mà tư tưởng phát hiện trên màn ảnh máy điện toán không phải là của mình, vì tôi có biết tí gì về quân sự đâu ! Ngay từ ngày 25 tháng 9 năm 1998, tôi đã kết luận bài Thay Lời Tựa với hàng chữ này, "Tôi có cảm tưởng hồn anh tôi xâm nhập vào tôi, lèo lái tâm tưởng tôi và đọc cho tôi viết những bài ký tên Nguyễn Văn Tín đăng trong cuốn sách này. Tôi chỉ là một khí cụ của anh tôi: cuốn sách Tướng Hiếu là lời tự thuật."
Có độc giả mách cho tôi đây là hiện tượng giáng bút hay cơ bút.
Vì vậy tôi chỉ am tường những gì liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến Anh Tôi, Tướng Hiếu, ngoài ra thì dốt đặc. Có độc giả ra ý kiến sao tôi chỉ "mèo khen mèo dài đuôi" để mà chỉ đề cao Tướng Hiếu thay vì tiếp qua luận viết về các vị tướng lãnh tài ba khác. Câu trả lời của tôi là: tôi đâu có khả năng viết lách về đề tài quân sự; nếu muốn tôi viết về ai, thì xin bảo người đó giáng bút cho tôi.
Kể ra nói là dốt đặc thì cũng không hẳn, vì sau khi nghe Tướng Hiếu đọc cho đánh gõ, tôi đã học lóm được đôi chút và thủ đắc được một mớ kiến thức quân sự.. . http://www.generalhieu.com/thebook-u.htmVII.Cơ bút bà Liễu Hạnh
Năm 1938, một số nhân sĩ Hà Nội như Phó bảng Nguyễn Can Mộng (1885-1953). nguyên giáo sư Đại Học Văn Khoa Hà Nội, giáo sư , nhà báo và nhà cách mạng Dương Bá Trạc, linh mục Lê Quang Oánh đến đền Ngọc Sơn Hà Nội cầu bà chúa Liễu Hạnh giáng bút về tình hình đất nước. Bà chúa giáng bút một bài thơ như sau.
(1).Thiên cơ chẳng dám nói ra
Có duyên đã gặp thì ta đãi lòng
Ba mầu đến độ suy vong
Khỉ về Gà gáy, vầng hồng nổi lên
(5).Cúc vàng rót chén rượu tiên
Uống mà xem lũ đảo điên luân thường
Mèo lùi Cáo nắm kỷ cương
Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương lạ kỳ
Nhân gian mấy độ hợp ly
(10). Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ tả tơi
Quỉ Ma giao chiến khắp nơi
Quỉ ở trên trời, Ma ở dưới hang
Cỏ cây non nước điêu tàn
Quỉ nọ ra hàng, Ma ấy mới thôi
(15).Vẩy Rồng tạm tách làm đôi
Bóng câu in dấu muôn đời nhuốc nhơ
Kể từ đôi ngũ nằm chờ
Thầy Tu mở nước bấy giờ mới hay
Chẳng qua cũng giống Quỉ Tây
(20). Ma tàn Quỉ hết đến ngày Long-Hoa
Khỉ về Gà gáy oa oa
Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời
Quỉ Ma đến lúc đi đời
Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng
(25), Chó mừng tân chủ rõ ràng
Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương
Long Hoa muôn thuở biên cương
Việt Thường con cháu Tiên Rồng vẻ vang.
(Tại Đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1938.)Chú thích bài thơ giáng bút của bà Liễu Hạnh.
Bài này đã đăng báo Việt Nam từ lâu tại Sài Gòn, nhất là sau 1954.
Câu 3: Ba mầu là cờ tam tài có 3 màu: xanh trắng đỏ của Pháp.
Câu 4: Khỉ là năm Thân 1945, Gà là năm Dậu 1946; Cộng sản cướp chính quyền vào tháng 8-1945 ( mùa thu cúc nở vàng). Vầng hồng là cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản .
Năm 1945 mèo là vua Bảo Đại thoái vị (so với ông Hồ, Bảo Đại chỉ là con mèo hiền lành), Cáo là Hồ Chí Minh lên nắm quyền.(Hồ, chồn , cáo đồng nghĩa gian manh )
Câu 11: Quỉ là thực dân Pháp, thường dùng máy bay ở trên trời; Ma là Cộng sản vì Cộng sản đào hầm, đào hang dưới đất, hoạt động ban đêm. Nói chung, thực dân và cộng sản là ma quỷ, là tàn ác.
Câu 14: Pháp đầu hàng cộng sản ở Điện Biên Phủ.
Câu 15: Hiệp định Genève 1954 cắt đôi Việt Nam.
Câu 18: Có bản ghi Thầy Tăng, nhưng cũng có bản ghi Thầy tu.
Có người giải thích Thầy tăng là thằng tây. Ông Ngô Đình Diệm (độc thân, sống ở các trường dòng bên Mỹ giống như thầy tu) lập chế độ Cộng hòa. Cũng có nghĩa là ông Diệm theo phe Mỹ ( Thằng Tây)? Ngày nay, người Việt Nam gọi người Tây phương (Nga, Mỹ, Pháp, Hung, Đức, Tiệp.. .) là Tây tuốt luốt !
Đôi ngũ: có người giải thích là 1955 ông Diệm tự xưng là tổng thống, lập chế độ cộng hòa.
Theo thiển kiến :đôi ngũ là 10 năm (tính theo kiểu Việt Nam), từ 1945-1954 thì Việt Nam chia đôi, Bảo Đại thể theo ý Mỹ đưa Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Năm 1954-1955, Ngô Đình Diệm lập chế độ cộng hòa và cũng được 10 năm (1954-1963).
Câu 19: Mỹ cũng là người Tây phương như Pháp (quỷ Tây)
Câu 20: Ma tàn Quỉ hết: Pháp Mỹ không còn mà cộng sản cũng biến khỏi Việt Nam.Đạo Cao Đài nói rằng sau này hội Long Hoa ra đời, tức kỷ nguyên Di Lạc theo ý trời, theo THIÊN CƠ sắp đặt,thế giới hòa bình, Việt Nam thịnh trị.
Câu 21 và 22: Khỉ là năm Thân ( 2016? 2028?) chiến tranh toàn cầu chấm dứt?
Câu 24 và 25: Phụ 阝và Nguyên 元 là 2 bộ của chữ Hán. Phụ 阝và Nguyên 元 ghép lại sẽ thành chữ Nguyễn 阮. một vĩ nhân mang họ NGUYỄN (tân chủ) xuất hiện . Đó là chế độ Đức trị tạo an vui hạnh phúc cho toàn dân, và lúc này dân Việt Nam thoát cảnh bị cộng sản áp bức bóc lột .
Về điểm này, sấm Trạng Trình cũng nói " Thân, Dậu niên lai kiến thái bình". Đức Phật Thầy Tây An cũng nói năm Thân Dậu, một người họ Nguyễn, là hậu thân của vua Minh Mạng sẽ "tân tạo" một Việt Nam hòa bình thịnh vượng (Minh Mạng tái sinh, Quân sư Trạng Trình.. .".
Trong dân gian cũng truyền tụng mấy câu thơ giống sấm Trạng Trình:
"Khi nao đá nổi lông chìm,
Đồng khô, hồ cạn, búa liềm ra tro".Câu này nói khi nào Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí MInh, Phạm Văn Đồng chết thì cộng sản sẽ bị tiêu diệt.
Câu 26: Ám chỉ vào năm Tuất (chó) tức là một năm sau nước ta được giải phóng khỏi độc tài cộng sản, Việt Nam lập chế độ mới, dân VN tị nạn khắp thế giới sẽ lũ lượt hồi hương trở về tổ quốc. Câu 27 và 28: Sau Hội Long Hoa, nòi giống Tiên Rồng, sẽ sống thực sự hòa bình hạnh phúc .
Hai mươi câu đầu đã đúng rồi! Còn 8 câu sau thì sao? Hãy đợi đấy!
***
Nói tóm lại, có thế giới bên này, thế giới bên kia, có đời này, đời sau. Đạo Phật tin quả báo luân hồi còn Thiên chúa giáo tin ngày phán xét cuối cùng. Tất cả đều tin rắng sau khi chết, linh hồn tồn tại. Như thế chủ nghĩa Marx là một sai lầm và thiển cận. Chính người cộng sản nay đã phủ nhận và phủ định Marx.
Gasparetto (Brazil): môt họa sỉ kỳ tài
Trường hợp của anh họa sỉ này thật thần bi :
Không có khiếu hội họa, nhưng năm anh 13 tuổi, hồn một họa sĩ chết hơn một trăm năm trước đó đã nhập vào anh , mượn xác phàm của anh để vẽ một bức tranh tuyệt đẹp trong vòng có 3 phút.
Rồi từ đó hồn của nhiều những nhà danh họa từ thuở xa xưa đã nhập vào anh, nhờ tay và đôi khi cả chân anh để thực hiện những họa phẩm tuyệt tác với những họa pháp độc đáo và chữ ký hệt như họ đã ký trên những tác phẩm lúc sinh thời .
Những lúc này anh Gasperetto nhắm mắt và trong tinh trạng xuất hồn làm theo những lời sai bảo của người họa sĩ đến từ cõi u linh : khi vẽ bằng tay khi bằng chân, khi tay phải khi tay trái
lúc xuôi lúc ngược...
Anh Gasparetto không muốn trở thành họa sĩ chuyên nghiệp và cũng không muốn làm giầu bằng những họa phẩm đẹp ngoài sức tưởng tựong của con người mà anh đã vẽ thuê này. Một vấn đề siêu hình đã đươc đặt ra :
Vậy ngoài cái thế giới hữu hình này còn có thế giới khác với những
linh hồn bất diệt của những người đã chết ư ?
Xem video: http://www.youtube.com/watch?gl=FR&hl=fr&v=JhL4C78_YQs
Tài liệu:
http://motgocpho.com/forums/showthread.php?p=147796
http://www.wutang-corp.com/forum/blog.php?b=40
***
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Bỉ nhân là người trung thực, thấy sao nói vậy theo sự thực mắt thấy tai nghe mà không sợ ai thù ghét hay chê bai. Bỉ nhân cũng thuộc phe duy tâm thần bí mê tín dị đoan chứ không thuộc phái duy vật vô thần khoa học tiến bộ cho nên bàn chuyện ma quỷ, thần thánh mà không cảm thấy ngượng mồm như ai một mặt thì đả kích mê tín dị đoan mà lại muốn xưng thần xưng thánh như ông già xứ Nghệ, hay bọn cộng sản Việt Nam nay lại ca tụng khoa đồng cốt mà họ gọi là cảm xạ học trong đó có việc cầu hồn bác Hồ và thờ cúng "yêu râu xanh" dày vò đàn bà rồi ra tay hạ sát cho mất tang tích, và họ cho đó là đạo đức!
Rất nhiều sách và báo chí đã nói đến hiện tượng đầu thai, nhập đồng cốt, và ma quỷ.
Tại Việt Nam, trước đây có việc cầu tiên.Và nay đạo Cao Đài vẫn có việc cầu chư linh giáng bút. Trong quần chúng thì xưa nay vẫn có việc cầu đồng, cầu cơ, phu đồng chổi, phụ đồng roi. . .Ở đây, bỉ nhân xin nêu vài trường hợp:
I. HỒN SĨ QUAN VNCH
Nhiều bài báo đã tường thuật việc tù binh sĩ quan VNCH chết trong trại đã đạp đồng lên xưng tên tuổi quân số, ngày chết, yêu cầu cán bộ viết giấy phóng thích để họ được đi đầu thai! Không phải một hai trường hợp mà rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra cho nên ban giám đốc trại tù sau khi tù nhân chết liền ký giấy phóng thích. Không lẽ ở dưới đó cũng có tệ nạn quan liêu, bàn giấy như ở trần gian? Không phải " chết là hết" ư? Cũng phải có giấy xuất nhập trại, giấy chứng nhận, căn cước (chứng minh thư), hộ khẩu và các thủ tục khác như ở Việt Nam ? Trong các nhà giam, nhiều hiện tượng ma quỷ hiện lên khiến các cai tù cộng sản phải cúng mồng một, ngày rằm. Sự kiện này hoàn tòan trái với thuyết duy vật.
II.QUỶ SỨMột học sinh kể tôi nghe rằng ba anh ta chết, nhà lo việc chôn cất thì ông ta tỉnh dậy, bảo rằng ông bị công an mặc áo vàng bắt, ông xin phép về thăm nhà một chút. Họ đồng ý thả ông ra. Ông dặn dò mọi việc xong thì chết. Không lẽ dưới đó quỷ sứ cũng là công an cộng sản sao?
III.TƯỢNG ĐỊA TẠNG
Sau 1975, tôi ở gần nghĩa trang Chí Hòa là nơi người ta chôn xác vô thừa nhận trong Tết mậu thân (1968). Một sáng tôi đi qua nơi này, thấy xung quanh hàng ngàn người vây quanh. Tôi lại gần thì thấy cộng sản đương cho cần cẩu trục tượng đức Địa tạng. Một, hai cần cẩu mà vẫn không trục được, họ đem năm sáu cần cẩu cũng vô phương. Bọn họ lui binh và đồng bào cũng giải tán. Nghe nói các ông cộng sản phải nhờ một ông sư tụng kinh sau đó mới trục được bức tượng này.
Lúc bấy giờ, cộng sản vào Nam, họ phá hủy các nghĩa trang trong đó có nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Nghĩa trang Bắc Việt tương tế. . . Mục đích đầu tiên là để lấy đất, chiếm đất. Mục đích thứ hai là tìm xem quân quốc gia có chôn vũ khí tại các nghĩa trang ( như chúng đã làm) hay không. Mục đích thứ ba là tìm vàng bạc, ngọc thạch trong các nấm mộ. Trong trường hợp tượng Địa Tạng sơn đen tại nghĩa trang Chí Hòa cũng như hình đồng tiền viện trợ tại hồ Con Rùa trước cửa Viện Đại Học ở đường Duy Tân, họ nghĩ là đồng đen ( có giá trị hơn vàng) hay vàng sơn đen nên muốn lấy.IV. NGOẠI CẢM
Hiện nay, tại miền Bắc, phong trào tìm mộ tử sĩ lên cao.Phong trào đồng cốt cũng phát triển mà người cộng sản gọi là Ngoại cảm. Trước đây rất lâu, giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004) ở Đại Học Sư Phạm Hà Nội đã nghiên cứu môn này và gọi là Trường sinh học. Nga là cái nôi cộng sản nhưng nơi đây dân chúng vẫn tin bói toán, đồng cốt, ma quỷ và họ gọi môn này là Trường sinh học. Chính Trần Độ cũng ca tụng việc đồng cốt này trong bài ký Tìm mộ chị tôi.Tại sao vong các tử sĩ miền Bắc lại yêu cầu thân nhân đưa họ về quê còn vong linh tử sĩ miền Nam lại không có hiện tượng này?
Hai chế độ, hai nền văn minh khác nhau:
+Binh sĩ VNCH chết thì được thông báo cho gia đình và quân đội đưa đưa xác về quê,và gia đình cũng theo nghi thức tôn giáo mà cúng dường tử tế. Trong khi đó cộng sản không báo cho gia đình hoặc báo rất chậm cho gia đình vì họ sợ hậu phương hoang mang. Binh sĩ chết thì bỏ mặc chẳng chôn cất huống hồ công đâu, tiền đâu mang về cho gia đình mặc dầu Marx nói con người là vốn quý!
+ Binh sĩ VNCH ở vùng Biên Hòa Sài gòn được nhà nước chôn cất tại nghĩa trang Biên Hòa còn binh sĩ cộng sản sau 1975 được xây cất nghĩa trang nhưng phần lớn người ta làm mộ giả, lấy xương trâu, xương bò bỏ vào mà bảo là thi hài tử sĩ, mộ tử sĩ. Người ta làm dối để lấy tiền chứ không thực tâm thương xót tử sĩ
+Binh sĩ VNCH chết được gia đình thờ cúng, và chính phủ trợ cấp cho nên cũng được chút ấm áp tình đồng đội, tình gia đình trong khi vong linh người cộng sản bơ vơ, mang nhiều tủi hận.
Họ bị cấp trên bó buộc và lường gạt cho nên xuống suối vàng mà hồn và hận vẫn chưa tan!
Qua việc tìm cốt tử sĩ cộng sản tại miền Nam, ta thấy các binh sĩ hai bên cộng hòa và cộng sản vẫn thù hận nhau mà dường như quân cộng sản thắng thế hơn. Nếu thế thì những ai đưa hài cốt hay hũ tro về Việt Nam, hồn của họ có bị các anh công an, bộ đội đón đường hỏi:"Giấy nhập cảnh đâu? Mày mang về bao nhiêu đô la? Đưa hết cho tao! Mày có giấy phép cư trú không? " Ở bên đó bơ sữa sướng quá, mày còn về làm chi đây? Ai cho mày về đây? Mày về phá hoại XHCN ư? Tiên sư mày! Cút đi!"
V. BẢO NINH
Trong tác phẩm "Nỗi BUồn Chiến Tranh", Bảo Ninh đã kể nhiều chuyện về hồn các bộ đôi hiện về. Phải chăng đó là sư thực làm cho binh sĩ và nhân dân miền Bắc nay trở nên tin linh hồn, ma quỷ?
VI. Cố THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU (1929-1975)
Cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu đã bị tướng Nguyễn Văn Toàn hay Nguyễn Văn Thiệu giết vì sợ ông lật đổ Nguyễn Văn Thiệu.Ông Nguyễn Văn Tín, em trai của tướng Hiếu hiện ở Mỹ đêm nào cũng thấy anh mình hiện về và một động lực huyền bí thôi thúc ông phải viết về cuộc đời tướng Hiếu. Ông Tín đã theo " cơ bút" mà đã hoàn thành bộ sách Thiếu Tướng Hiếu xuất bản tại San Jose 2005, sách dày trên 545 trang.
(Xem trang nhà http://www.generalhieu.com/
Khi ông bắt đầu viết, ông đã kể chuyện cho tôi nghe và tôi bảo ông ấy đó là " cơ bút". Trong lời nói đầu quyển sách trên, ông viết như sau:
. . . cứ ba giờ sáng tôi bị dựng đầu dậy, ngồi vào bàn, mở máy điện toán, đánh tựa đề của bài, rồi không cần tới một dàn bài, không cần suy nghĩ, không cần dự tính hay tiên liệu, cứ vậy mà đánh gõ, cần tài liệu dẫn chứng thì không thu xếp mà đã có sẵn tầm tay với, ngón tay cứ vậy mà đánh gõ, cho đến sáu giờ sáng, xong một bài thì sang bài kế tiếp, nếu không xong thì sáng hôm sau ba giờ sáng lại bị đánh thức dậy gõ tiếp. Cứ như vậy bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm, ròng rã trong khoảng bốn năm trường.
Ngay từ đầu, tôi đã cảm nghiệm là mình chỉ là thợ đánh máy, mà tư tưởng phát hiện trên màn ảnh máy điện toán không phải là của mình, vì tôi có biết tí gì về quân sự đâu ! Ngay từ ngày 25 tháng 9 năm 1998, tôi đã kết luận bài Thay Lời Tựa với hàng chữ này, "Tôi có cảm tưởng hồn anh tôi xâm nhập vào tôi, lèo lái tâm tưởng tôi và đọc cho tôi viết những bài ký tên Nguyễn Văn Tín đăng trong cuốn sách này. Tôi chỉ là một khí cụ của anh tôi: cuốn sách Tướng Hiếu là lời tự thuật."
Có độc giả mách cho tôi đây là hiện tượng giáng bút hay cơ bút.
Vì vậy tôi chỉ am tường những gì liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến Anh Tôi, Tướng Hiếu, ngoài ra thì dốt đặc. Có độc giả ra ý kiến sao tôi chỉ "mèo khen mèo dài đuôi" để mà chỉ đề cao Tướng Hiếu thay vì tiếp qua luận viết về các vị tướng lãnh tài ba khác. Câu trả lời của tôi là: tôi đâu có khả năng viết lách về đề tài quân sự; nếu muốn tôi viết về ai, thì xin bảo người đó giáng bút cho tôi.
Kể ra nói là dốt đặc thì cũng không hẳn, vì sau khi nghe Tướng Hiếu đọc cho đánh gõ, tôi đã học lóm được đôi chút và thủ đắc được một mớ kiến thức quân sự.. . http://www.generalhieu.com/thebook-u.htmVII.Cơ bút bà Liễu Hạnh
Năm 1938, một số nhân sĩ Hà Nội như Phó bảng Nguyễn Can Mộng (1885-1953). nguyên giáo sư Đại Học Văn Khoa Hà Nội, giáo sư , nhà báo và nhà cách mạng Dương Bá Trạc, linh mục Lê Quang Oánh đến đền Ngọc Sơn Hà Nội cầu bà chúa Liễu Hạnh giáng bút về tình hình đất nước. Bà chúa giáng bút một bài thơ như sau.
(1).Thiên cơ chẳng dám nói ra
Có duyên đã gặp thì ta đãi lòng
Ba mầu đến độ suy vong
Khỉ về Gà gáy, vầng hồng nổi lên
(5).Cúc vàng rót chén rượu tiên
Uống mà xem lũ đảo điên luân thường
Mèo lùi Cáo nắm kỷ cương
Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương lạ kỳ
Nhân gian mấy độ hợp ly
(10). Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ tả tơi
Quỉ Ma giao chiến khắp nơi
Quỉ ở trên trời, Ma ở dưới hang
Cỏ cây non nước điêu tàn
Quỉ nọ ra hàng, Ma ấy mới thôi
(15).Vẩy Rồng tạm tách làm đôi
Bóng câu in dấu muôn đời nhuốc nhơ
Kể từ đôi ngũ nằm chờ
Thầy Tu mở nước bấy giờ mới hay
Chẳng qua cũng giống Quỉ Tây
(20). Ma tàn Quỉ hết đến ngày Long-Hoa
Khỉ về Gà gáy oa oa
Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời
Quỉ Ma đến lúc đi đời
Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng
(25), Chó mừng tân chủ rõ ràng
Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương
Long Hoa muôn thuở biên cương
Việt Thường con cháu Tiên Rồng vẻ vang.
(Tại Đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1938.)Chú thích bài thơ giáng bút của bà Liễu Hạnh.
Bài này đã đăng báo Việt Nam từ lâu tại Sài Gòn, nhất là sau 1954.
Câu 3: Ba mầu là cờ tam tài có 3 màu: xanh trắng đỏ của Pháp.
Câu 4: Khỉ là năm Thân 1945, Gà là năm Dậu 1946; Cộng sản cướp chính quyền vào tháng 8-1945 ( mùa thu cúc nở vàng). Vầng hồng là cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản .
Năm 1945 mèo là vua Bảo Đại thoái vị (so với ông Hồ, Bảo Đại chỉ là con mèo hiền lành), Cáo là Hồ Chí Minh lên nắm quyền.(Hồ, chồn , cáo đồng nghĩa gian manh )
Câu 11: Quỉ là thực dân Pháp, thường dùng máy bay ở trên trời; Ma là Cộng sản vì Cộng sản đào hầm, đào hang dưới đất, hoạt động ban đêm. Nói chung, thực dân và cộng sản là ma quỷ, là tàn ác.
Câu 14: Pháp đầu hàng cộng sản ở Điện Biên Phủ.
Câu 15: Hiệp định Genève 1954 cắt đôi Việt Nam.
Câu 18: Có bản ghi Thầy Tăng, nhưng cũng có bản ghi Thầy tu.
Có người giải thích Thầy tăng là thằng tây. Ông Ngô Đình Diệm (độc thân, sống ở các trường dòng bên Mỹ giống như thầy tu) lập chế độ Cộng hòa. Cũng có nghĩa là ông Diệm theo phe Mỹ ( Thằng Tây)? Ngày nay, người Việt Nam gọi người Tây phương (Nga, Mỹ, Pháp, Hung, Đức, Tiệp.. .) là Tây tuốt luốt !
Đôi ngũ: có người giải thích là 1955 ông Diệm tự xưng là tổng thống, lập chế độ cộng hòa.
Theo thiển kiến :đôi ngũ là 10 năm (tính theo kiểu Việt Nam), từ 1945-1954 thì Việt Nam chia đôi, Bảo Đại thể theo ý Mỹ đưa Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Năm 1954-1955, Ngô Đình Diệm lập chế độ cộng hòa và cũng được 10 năm (1954-1963).
Câu 19: Mỹ cũng là người Tây phương như Pháp (quỷ Tây)
Câu 20: Ma tàn Quỉ hết: Pháp Mỹ không còn mà cộng sản cũng biến khỏi Việt Nam.Đạo Cao Đài nói rằng sau này hội Long Hoa ra đời, tức kỷ nguyên Di Lạc theo ý trời, theo THIÊN CƠ sắp đặt,thế giới hòa bình, Việt Nam thịnh trị.
Câu 21 và 22: Khỉ là năm Thân ( 2016? 2028?) chiến tranh toàn cầu chấm dứt?
Câu 24 và 25: Phụ 阝và Nguyên 元 là 2 bộ của chữ Hán. Phụ 阝và Nguyên 元 ghép lại sẽ thành chữ Nguyễn 阮. một vĩ nhân mang họ NGUYỄN (tân chủ) xuất hiện . Đó là chế độ Đức trị tạo an vui hạnh phúc cho toàn dân, và lúc này dân Việt Nam thoát cảnh bị cộng sản áp bức bóc lột .
Về điểm này, sấm Trạng Trình cũng nói " Thân, Dậu niên lai kiến thái bình". Đức Phật Thầy Tây An cũng nói năm Thân Dậu, một người họ Nguyễn, là hậu thân của vua Minh Mạng sẽ "tân tạo" một Việt Nam hòa bình thịnh vượng (Minh Mạng tái sinh, Quân sư Trạng Trình.. .".
Trong dân gian cũng truyền tụng mấy câu thơ giống sấm Trạng Trình:
"Khi nao đá nổi lông chìm,
Đồng khô, hồ cạn, búa liềm ra tro".Câu này nói khi nào Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí MInh, Phạm Văn Đồng chết thì cộng sản sẽ bị tiêu diệt.
Câu 26: Ám chỉ vào năm Tuất (chó) tức là một năm sau nước ta được giải phóng khỏi độc tài cộng sản, Việt Nam lập chế độ mới, dân VN tị nạn khắp thế giới sẽ lũ lượt hồi hương trở về tổ quốc. Câu 27 và 28: Sau Hội Long Hoa, nòi giống Tiên Rồng, sẽ sống thực sự hòa bình hạnh phúc .
Hai mươi câu đầu đã đúng rồi! Còn 8 câu sau thì sao? Hãy đợi đấy!
Chừng nào chi Pháp đã ra đi,
Là lúc Đạo Trời gặp vận suy.
Chức sắc chuộng quyền hơn chuộng Đạo,
Nhơn sanh lo cốt chẳng lo bì.
Mão cao dễ rớt nên thành nhát,
Cổ ngắn khôn kêu phải hóa lì.
Khảo thí lọc lừa trường hắc bạch,
Chung lo hiệp sức thoát cơn nguy.
Là lúc Đạo Trời gặp vận suy.
Chức sắc chuộng quyền hơn chuộng Đạo,
Nhơn sanh lo cốt chẳng lo bì.
Mão cao dễ rớt nên thành nhát,
Cổ ngắn khôn kêu phải hóa lì.
Khảo thí lọc lừa trường hắc bạch,
Chung lo hiệp sức thoát cơn nguy.
THANH SƠN ĐẠO SĨ.
Bài này cho biết sau khi Pháp bỏ Việt Nam (1955-1956), Việt Nam suy sụp. Các nhà tu hành cũng như dân chúng chạy theo quyền lợi.
Tối
29-4-Quí Mão (dl 22-5-1963), vài cựu sĩ quan Liên Minh lén họp nhau cầu
cơ hỏi các Đấng thiêng liêng về vụ Phật tử ở Huế nổi lên chống Ngô Đình
Diệm. Họ họp nhau tại nhà một cựu sĩ quan Cao Đài ở Ngã tư Ao Hồ.
Ông
Trương Định, một nhà ái quốc chống Pháp thế kỷ 19, giáng cơ, khuyên họ
không nên nhúng tay vào máu và cho bài thơ sau đây tiên tri về 2 anh em
ông Diệm.
Bài thơ nầy bằng chữ Hán (xin nhớ rằng hai em nhỏ học sinh ngồi làm đồng tử mù đặc chữ Nho):
Sơ nhất dương thời thế chuyển luân,
Ngọ hành mão đắc lục binh quân.
Ác nhân hạ mã bình minh nhị,
Tôn giáo an truyền đạo lý thuần.
Ngọ hành mão đắc lục binh quân.
Ác nhân hạ mã bình minh nhị,
Tôn giáo an truyền đạo lý thuần.
Trương Định.
Viết xong một câu, ông Trương Định ngưng cơ chờ ông Phạm Tài Đoan đọc lại có đúng không, rồi ông mới viết tiếp.
CHÚ GIẢI:
Sơ nhất: là ngày mùng 1; dương: là dương lịch; luân: là bánh xe, biểu hiệu sự luân hồi của Phật giáo; chuyển luân: chuyển bánh xe Phật giáo, nghĩa là làm cách mạng vì động cơ Phật giáo. Ngọ hành: 12 giờ trưa khởi cuộc cách mạng. Mão đắc: 6 giờ sáng thì cách mạng đắc thắng, thành công. Lục binh quân: quân trên bộ, bộ binh. Hạ mã: xuống ngựa, ý nói kẻ đang nắm quyền bị lật đổ; bình minh nhị: sáng ngày mùng 2. Thuần: không có gì pha trộn, ý khuyên tôn giáo không nên để chánh trị xen vào.
Giải nghĩa: Ngày mùng 1 dương lịch, cách mạng bùng nổ, vì nguyên nhân Phật giáo.
Binh chủng lục quân đứng lên làm cách mạng, khởi cuộc từ 12 giờ trưa đến 6 giờ sáng thành công.
Kẻ ác bị hạ bệ ngày mùng 2.
Tôn giáo muốn được an truyền thì phải thuần túy tôn giáo, không để chánh trị xen lẫn vào.
Ý
nghĩa bài thơ tiên tri thật rõ ràng, không chút gì bí hiểm, khó hiểu,
và cuộc cách mạng lật đổ Tổng Thống Diệm xảy ra đúng như đã tiên tri
trước năm tháng: Trưa (ngọ hành), ngày mùng 1 Tây (sơ nhất dương thời)
cuộc cách mạng bùng nổ, mà Phật giáo là cái ngòi (thế chuyển luân), 6
giờ sáng hôm sau ngày mùng 2 tuyên bố cách mạng thành công (mão đắc) và
một lúc sau loan báo, hai anh em Diệm Nhu bị giết (Ác nhân hạ mã bình
minh nhị). Lục quân binh cũng đúng vì chỉ có một mình binh chủng lục
quân đứng lên lật đổ ông Diệm, còn hải quân và không quân đứng ngoài
cuộc....
***
Nói tóm lại, có thế giới bên này, thế giới bên kia, có đời này, đời sau. Đạo Phật tin quả báo luân hồi còn Thiên chúa giáo tin ngày phán xét cuối cùng. Tất cả đều tin rắng sau khi chết, linh hồn tồn tại. Như thế chủ nghĩa Marx là một sai lầm và thiển cận. Chính người cộng sản nay đã phủ nhận và phủ định Marx.
***
Sunday, October 25, 2009
PHONG CÁCH CỘNG SẢN
Sơn Trung
Văn minh, trình độ văn hóa và chế độ chính trị thường thể hiện rõ rệt trong từng hành động nhỏ nhặt của các bậc lãnh đạo quốc gia cho đến nhân viên thùa hành các cấp.
Việc công an cộng sản bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án cộng sản cho thấy hành động dã man trắng trợn của cộng sản Việt Nam trước dư luận nhân dân trong nước và dư luận quốc tế. Việc cộng sản công khai cướp đất đai, nhà cửa của nhân dân và các giáo hội, việc các nhân viên văn phòng bộ viện, xã thôn, và các sứ quán hách dịch, thô lỗ với nhân dân cũng cho ta thấy trình độ văn hóa, chính trị độc đáo của cộng sản Việt Nam, của cái xứ mà người ta vỗ ngực là bách chiến bách thắng và đỉnh cao trí tuệ của loài người!
Cuộc gặp gỡ giữa Phan Văn Khải và tổng thống Bush cho thấy rõ hai quốc gia, hai chế độ, hai trình độ, hai phong cách khác nhau. Một vài tờ báo đã tường thuật buổi gặp gỡ này. Trong khi tổng thống Bush cười nói vui vẻ, rất tự nhiên còn Phan Văn Khải thì rút giấy ra đọc từng chữ. Tất nhiên ai cũng biết trình độ học vấn của Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và các lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất thấp kém, trung bình là chưa hết bậc tiểu học.
Tại sao họ phải rút giấy mà đọc? Trẻ con ở Âu Mỹ này, ba bốn tuổi, hàng tháng đã tập nói trước lớp học, không lẽ cộng sản lại kém như thế? Người ta thường bảo " Nói như Vẹm".lẽ nào cộng sản lại không biết nói năng? Nói xạo là "nghề của chàng" thế sao họ phải cầm giấy?
Lý do thông thường ai cũng biết là vì cộng sản biết mình ngu dốt, phải có phao, có phim cứu trợ.
Ngày trước 1975, các tuồng cải lương, hát chèo, hát bội, kịch đều phải có người nhắc tuồng. Nay đa số học sinh, sinh viên cộng sản cho đến các lãnh tụ cộng sản đều cần phải có phao, có phim... nếu không thể bể!
Nhưng ít ai biết lý do thứ hai, một lý do sâu kín đã trở thành một phong cách độc đáo của cộng sản.Tội nghiệp cho họ lắm! Dù họ là tổng bí thư, là thủ tướng, là bộ trưởng.. . cũng chỉ là một thứ nô lệ, cũng chỉ là con bò trên cánh đồng, là con ngựa trên nẻo đường thiên lý phải tuân theo cây roi của chủ nhân. Bên Liên Xô, chủ nhân là Stalin, bên Trung Quốc là Mao Trạch Đông, bên Việt Nam, Lê Đức Thọ một thời đã cưỡi cổ Hồ Chí Minh! Vi chủ nhân này đầy quyền hành. Lê Đức Thọ, Lê Duẩn đã kiểm duyệt và sửa đổi di chúc của Hồ Chí Minh!
Trước khi nói trước công chúng hay tiếp xúc với nhân vật nào, hoặc trước khi ban hành nghị định hay hành động gì, các tổng bí thư, thủ tướng,bộ trưởng phải trình lên đảng để đảng đồng ý, sửa chữa, kiểm duyệt rồi theo đó mà làm, không được sai một chữ. Sai một chữ là bất kính, là chống lại đảng, là phản lại mệnh lệnh của tập thể. Bởi vậy mà Phan Văn Khai khi nói chuyện với tổng thống Bush đã phải rút giấy ra đọc cho dù đối với quốc tế đó là những hành động quê mùa, kém cỏi.
Một cán bộ bình thường, được đề cử phát biểu trước đám đông cũng phải nộp trước bài phát biểu của mình để đảng duyệt thì mới có thể an tâm mà sống. Nếu không sẽ bị nạo tận xương. Họ kiểm duyệt, họ chấp thuận rồi mà mình còn bị hạch hỏi, bắt bẻ huống hồ tự phát mà nói lung tung là ăn cơm tù mệt nghỉ. Phạm Duy ăn nói lưu loát nhưng vừa rồi về Hà NỘi ca hát mà khi phát biểu cũng đã phải cầm giấy là do lý do này.
Tổng thống Bush tiêu biểu cho thế giới tư do, ai muốn nói gì cũng được, còn Phan Văn Khải tiêu biểu cho công sản mất tự do, dù thủ tướng cũng không có quyền ngôn luận. Khoảng 1980, Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình nói chuyện. Dân chúng nghe ông nói mà lắc đầu vì những điều ông nói thì dân đã nghe nhiều ở đài và báo chí. Dân chúng càng chán chường hơn khi ông nói:
"Những đều tôi nói đã được đảng cho phép "! Ôi, làm đại tướng mà khổ và nhục thế a?
Đừng tưởng chỉ dân chúng là khổ, là mất tự do. Các đảng viên cao cấp với nhân dân cũng sống trong ngục tù của đảng. Chỉ khác nhau là đảng viên cao cấp biết phục tùng, nịnh hót thì ăn sung sướng, ở rộng rãi còn đảng viên phạm tội phản động như nhóm Nhân Văn Văn Giai Phẩm thì bị tù mút mùa cũng như nhân dân bị kết tội địa chủ, tư sản, ngụy quân , ngụy quyền và phản động.
Dẫu sao, Võ Nguyên Giáp cũng còn chút sĩ khí. Có lần ông được đề cử làm thủ tướng hay tổng bí thư gì đó, ông đòi làm "toàn quyền" nhưng đảng không cho ông toàn quyền, bắt ông phải đeo cái ách của trâu cày hay cái lá đa che mắt của con ngựa. Vì vậy mà ông cam phận làm " tướng không quân".
Ai cũng biết trong chế độ cộng sản, trên tổng bí thư còn có một siêu chính phủ, trong đó có đại diện của đệ tam quốc tế , đại diện Nga, Tàu bên cạnh kềm cặp . Tổng bí thư, thủ tưởng, chủ tịch nhà nước, chủ tịch quốc hội, ủy ban trung ương đảng,hội đồng bộ trưởng, bộ chính trị chỉ là những bù nhìn của đế quốc cộng sản, của hoàng đế độc tài tàn bạo và ngu dốt.
***
TÂM SỰ M ỘT ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN
NHỮNG LỜI BỘC BẠCH CỦA 1 ĐẢNG VIÊN
HAY SỰ HẤP HỐI CỦA ĐẢNG?
Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ. Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết tông tích của những blogger “có vấn đề” để có cách xử lý thích đáng. Tôi thực sự sợ, có lẽ là tôi hèn nhát.
Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó. Và tôi cũng chỉ có nơi này để viết, để nói ra được sự thật, blog là nơi duy nhất ở xã hội này người ta có thể nói thật, còn lại đều là một cuộc sống dối trá với chính mình và mọi người.
Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi Đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi Đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó. Mà bỏ Đảng thì chỉ còn cách bỏ cơ quan. Đã suy nghĩ rất nhiều cách mưu sinh khác nhưng vẫn không thấy cái nào là được. Các con tôi phải còn vài năm nữa mới có thể tự lo được. Lương hai vợ chồng cộng lại mới hơn chục triệu. Riêng tôi mỗi năm được thêm vài công trình nghiên cứu, chia ra cũng được khoảng 30-40 triệu đồng. Cái này chính là bổng lộc mà cấp trên ban phát vì nghiên cứu cho có, xong cho vào tủ, chủ yếu là viết theo ý muốn cấp trên rồi lập hội đồng khen nhau mấy câu, thế là xong. Giàu thì chủ yếu là các sếp lớn vì đề tài nào các sếp cũng có tên để chia tiền dù chẳng làm gì, có khi cũng chẳng nhớ nổi cái tên đề tài. Còn chưa kể những thứ quyền lợi mua sắm khác.
Nói chung là nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật là ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muốn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cuối thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả 2 cái này tôi đều dỡ, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngạch cao câp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Tự an ủi trấn an mình “mưu sinh mà, thôi đành vậy…”
Những người Đảng viên như tôi, bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng, đến 95%. Hồi tháng 4 năm ngoái, tôi được đọc một bản nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, đây là tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính Trị. Qua đó nói rõ rằng Đảng viên bây giờ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng Sản và học thuyết Mác Lê-Nin nữa, Đảng viên chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng đã không còn đổi mới nữa, đang đi vào ngõ cụt. Hầu hết những Đảng viên như tôi bây giờ đều mong muốn một sự thay đổi, nhưng họ lại sợ thay đổi. Lý do quan trọng nhất là họ sợ bị trả thù như lịch sử đã từng xảy ra, như Đảng đã từng làm, họ nghe thấy sự hung hăng và cực đoan của các Việt Kiều qua các lần biểu tình chống đối người trong nước qua làm họ sợ. Rồi kiểu tuyên truyền của Đảng cũng tăng thêm điều đó, nếu bạn là Đảng viên, đi họp sinh hoạt Đảng thì sẽ nghe thấy những lời lẽ cảnh báo rất nặng nề, nào là các thế lực thù địch, nào là sẽ không đội trời chung với Đảng viên, âm mưu diễn biến hòa mình có thể mất nước v.v..
Nhưng cái làm xói mòn niềm tin ở Đảng nhất là tham nhũng và đặc quyền thì Đảng chẳng có một biện pháp hiệu quả nào ngăn chặn, nếu không muốn nói là Đảng phải duy trì nó để sống và để cai trị quan chức. Cơ quan tôi và nhiều nơi khác suốt ngày bàn tán về việc ông Lê Thanh Hải đã chi ra cả trăm tỷ đồng để hối lộ cho những vị ủy viên Bộ Chính Trị vào TpHCM để xem xét việc cách chức ông ta vì dính đến vụ PCI. Giờ ông ta tuyên bố với đám đàn em kinh tài là vững như bàn thạch vì không những thế, Thủ Tướng còn nhận của ông ta mấy triệu đô la nữa. Giờ là lúc ông ta ra sức vơ vét và tạo điều kiện cho các đàn em kinh tài vơ vét để bù lại những gì đã phải chi ra để chạy cho ông ấy. Những chuyện này giờ đây tồn tại như một sự tất yếu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Tôi đang đứng trước một trạng thái chông chênh, giữa những lựa chọn không dễ dàng: theo hiện trạng và thói xấu của xã hội để sống dễ dàng hoặc thay đổi để không theo nó, hay tham gia vào những sự thay đổi của người khác làm xã hội tốt hơn. Tôi muốn 2 cái sau nhưng nhiều lần đã không vượt qua được chính mình. Hàng này tôi bị buộc phải học và thực hành theo gương và đạo đức HCM nhưng toàn là những gì đạo đức giả và ngụy quân tử. Tôi là người luôn kính trọng Chủ Tịch HCM ngay cả khi đã đọc được những mặt trái của Bác. Tôi giữ thái độ đó vì tôi cho rằng Bác là một con người. Nhưng cách mà Đảng đang tuyên truyền về hình ảnh và đạo đức của Bác, bắt mọi
người học tấm gương của Bác là cách mà người ta thường làm để ca ngợi những vị giáo của các tôn giáo.
Thật đáng buồn là những điều như vậy chẳng những không làm tôn lên hình ảnh của Bác mà ngược lại, vì Bác không có những điều cần thiết của một giáo chủ tôn giáo.
Thời buổi bây giờ không còn là những thế kỷ trước, thông tin quá nhiều, nhanh và dễ kiểm chứng thì không thể tạo ra những myth để dẫn dắt lòng tin của mọi người được. Tôn giáo được tạo ra từ các myth vốn là những hiểu biết sai lầm, có thể là dối trá nhưng lại mang ý nghĩa huyền thoại, thần thoại. Người ta đang làm cho hình ảnh Bác ngày càng trở nên méo mó và dối trá.
Gần đây tôi bắt đầu tin dần vào những gì vô hình như là định mệnh, số phận, vận nước,… Không tìm thấy căn cứ khoa học nào, nhưng có lẽ niềm tin là tâm linh, không phải biện chứng khoa học. Do vậy, tôi cũng hy vọng như nhiều người dân đang hy vọng, hồn thiêng sông núi sẽ phù hộ cho vận mệnh của đất nước. Tôi muốn nói với những người muốn mưu sự lớn và thực sự vì đất nước nhân dân, hãy nhắm vào những gì thiết thực nhất vì cuộc sống của đa số người dân, đừng có giương ngọn cờ dân chủ nhân quyền làm mục đích chính, những điều đó với người dân còn xa vời lắm. Chính quyền hiện nay dù làm ra vẻ chống đối và mạnh tay với những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; giả bộ như là sợ những điều đó đe dọa sự cầm quyền của họ nhưng thực ra họ rất mong muốn những người đấu tranh này lao vào những mục tiêu như vậy vì chúng chẳng thể nào thu hút quần chúng trong vài chục năm nữa.
Họ ra vẻ cái này là gót chân Achile của Đảng nên phản ứng rất dữ dội, làm cho những người đấu tranh cứ tưởng thật là mình đã nhắm vào đúng tử huyệt của đối thủ và cứ thế hút đầu vào đá.
Những gì thiết thực đối với quần chúng thì rất nhiều, nhiều vô kể, không thể nhắm đến hết tất cả một lúc được. Những con người sáng suốt sẽ nhận ra một vài điểm thật quan trọng từ những nhu cầu này, nhấn mạnh nó, giương nó lên làm ngọn cờ để tạo ra động lực cho đa số dân chúng thì mới có thể tạo ra lực lượng và thế lực thay đổi cái hiện nay được. Điều đáng mừng là một vài năm gần đây đã thấy xuất hiện vài người có tầm nhìn như vậy, không lao vào những khẩu hiệu dân chủ nhân quyền mà nhìn được những mấu chốt từ những gì rất thiết thực. Tôi có hân hạnh được trao đổi với những người như vậy trên blog và cảm nhận được sức mạnh tư duy của họ cho dù họ không nói gì về điều đó.
Nếu ai muốn copy bài này để phổ biến thì cứ tự nhiên làm đừng hỏi ý kiến tôi. Mà cũng mong các bạn hãy làm điều đó vì có thể một ngày nào đó, tôi không đủ sự can đảm, không vượt qua nổi sự hèn nhát nên sẽ xóa hẳn cái blog này.
Tôi đã từng nghe cánh an ninh nói rằng sẽ dựa vào quan hệ của con rễ Thủ Tướng, là Việt Kiều trong giới tài phiệt, can thiệp với Yahoo để “lôi ra ánh sáng” kẻ nào là Change We Need để trị tội vì đã “vu khống” thanh danh của gia đình “phò mà”. Chuyện ấy cũng vài tháng nay rồi nhưng vẫn thấy Change tiếp tục viết bài, có thể là họ không làm được, và cũng có thể là chưa làm được. Nếu một ngày nào đó mọi người thấy blog này biến mất hẳn thì xin hãy hiểu và thông cảm cho tôi. Tôi rất biết ơn ai đó copy bài này về blog của mình để những gì tôi viết còn lưu lại được.
Đa số Đảng viên và quan chức hiện nay đều hèn nhát như tôi vậy, những người dũng cảm có tư cách thì rất ít, những người này đều không lên cao được. Những kẻ chức vụ càng cao thì không những hèn mà còn nhát, thượng đội hạ đạp. Bản chất bọn chúng là những kẻ sợ sệt đủ thứ, chúng chỉ hung hăng khi nắm quyền lực trong tay và đối xử thô bạo với kẻ dưới hoặc những người không có chút quyền gì.
Tôi đảm bảo rằng, khi có một sự thay đổi bọn người này là những kẻ trốn chạy đầu tiên hoặc quay ngoắc tức thì theo lực lượng mới. Bọn chúng đa số (tôi là thiểu số) đều là những kẻ giàu có, giờ thì lắm tiền nhiều của, sợ chết và sẵn sàng trở thành kẻ phản bội cho người khác sai bảo nếu được đảm bảo rằng không làm gì bọn chúng.
Sự sụp đổ và thay đổi là chắc chắc và không thể tránh khỏi, nhiều người bảo rằng sẽ rất nhanh, nhưng cũng có người bảo rằng sẽ chưa thể trong một hai năm nữa. Tôi thì nghĩ điều đó không tùy thuộc vào Đảng, vào Chính quyền nữa, cái này ngoài khả năng của họ rồi. Nó tuỳ thuộc vào lực lượng thay đổi có thể hành động lúc nào thì lúc đó
sẽ có sự thay đổi. Còn thay đổi như thế nào thì lại tuỳ thuộc vào cái lực lượng này có muốn làm điều tốt cho người dân hay không. Thật là khủng khiếp nếu đất nước này tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
Hãy tha thứ cho tôi nêu ai đó vô tình bị xúc phạm từ những điều tôi viết, nhưng tôi vẫn tin những người đó rất ít, đếm trên đầu ngón tay. Tạm biệt mọi người, cũng có thể là vĩnh biệt…. Chúc mọi người vui khỏe và an toàn, chúc Việt Nam thay đổi tốt đẹp.
Tôi đã thực sự ân hận vì đã vào Đảng.
***
Saturday, October 24, 2009
DANH NHÂN VIỆT NAM
***
Lê Hoàng Long
Đặng Thế Phong: Tài hoa bạc mệnh
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)
Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh, kẻ hồng nhan thường đa truân. Nhìn vào làng nhạc, nhạc sĩ Đặng Thế Phong là điển hình rõ nét nhất.
Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Ông là con trai Đặng Hiển Thế, thông phán Sơ? Trước ba. Nam Định. Thân phụ ông chẳng may mất sớm, gia đình túng thiểu, ông phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure, nay là lớp bảy cấp hai phổ thông).
Vướng vào cái nghiệp văn nghệ từ thủa còn nho? nên ông đã lên Hà Nội theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beanx Arts) với tư cách bàng thính viên (auditeur libre). Đặng Thế Phong đã thực sự lấy nghề nuôi nghiệp: thời gian theo học này, ông đã phải vẽ tranh cho báo Học Sinh (chủ báo là nhà văn Phạm Cao Củng) để có tiền ăn học. Trong một kỳ thi, ông đã vẽ một bức tranh cây cụt, không có một cành nào. Lúc nạp bài, giáo sư Tardieu, thầy dạy ông đã nói rằng có lẽ Đặng Thế Phong không thọ!
Ông đã phiêu du vào Sài Gòn rồi sang Nam Vang vào đầu năm 1941 và mở một lớp dạy nhạc tại kinh đô xứ Chùa Tháp cho đến mùa thu 1941 ông lại trở về Hà Nội.
Cũng giống như Mozart lúc sinh thời, Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ rất nghèo, nên cuộc sống của ông chật vật. Ngoài tài làm nhạc, vẽ tranh, ông còn có giọng hát khá hay, tuy chưa được là Ténor nhưng cũng được khán giả hâm mộ. Lần đầu tiên ông lên sân khấu, hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da Hà Nội) vào năm 1940, được hoan nghênh nhiệt liệt. Đặng Thế Phong là một thiên tài, nhưng vẫn không có được cuộc sống sung túc giữa cố đô Thăng Long lúc bấy giờ vì nhạc và tranh dù có hay, có đẹp đến mấy chăng nữa cũng chẳng có mấy ai mua.
Thời ấy, chính quyền bảo hộ Pháp có mở một phòng triến lãm tranh tại hội Khai Trí Tiến Đức, khu Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Sau lễ khai mạc được ông Đốc Lý thành phố Hà Nội đến cắt băng, người ta thấy những người đến xem tranh phần rất lớn toàn là ông Tây, bà đầm, còn người Việt thì đúng là lơ thơ tơ liễu buông mành, nhìn kỹ thấy toàn là các quan ta, những công chức cao cấp, giới trí thức, thượng lưu chứ chẳng thấy một dân thường nào! Ngoài ra, thời bấy giờ chính quyền Pháp có tổ chức mở phòng triển lãm là bảo trợ cho các hoạ sĩ Pháp trưng bày tranh của mình còn hoạ sĩ Việt Nam thì số người lọt được vào, ta có thể đếm trên đầu ngón tay. Đến nhạc thì nếu có in, mỗi lần xuất bản cũng chỉ in nhiều nhất là 500 bản, dân chúng chưa yêu chuộng nhạc cải cách (tân nhạc) nên dù có thực tài thì cũng không thể có được một cuộc sống sung túc nếu nhờ vào sức lao động nghệ thuật!
Đặng Thế Phong phải chịu một cuộc sống khó khăn, chật vật trong "kiếp con tằm đến thác vẫn còn vương tơ" cho đến đầu năm 1942, ông từ giã cõi đời tại căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng Nam Định vì bệnh lao màng (tuberculose péritonique), hưởng dương 24 tuổi, tuổi son trẻ, đầy thơ mộng, sắp bước vào thời xây dựng sự nghiệp (tam thập nhi lập).
Cuộc đời của Đặng Thế Phong thật quá ngắn ngủi nhưng đời sống tinh thần của ông rất phong phú và thi vị. Nhờ thế mà tuy sáng tác chỉ có ba bài :
Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu
Nhưng bài nào cũng trở thành vĩnh cửu, qua hơn nửa thế kỷ vẫn là những bài hay nhất của làng nhạc Việt Nam. Nhạc hứng chân thành đều phát xuất từ con tim, vì thế mà sáng tác của ông có hồn, đi vào lòng người và sống mãi ! Qua Đặng Thế Phong, ta chứng minh được văn nghệ tính phẩm chứ không tính lượng (quý hồ tinh bất quý hồ đa) .
Con người làm văn nghệ viết được một câu để đời đã là khó, được một tác phẩm để đời là đáng mãn nguyện lắm rồi . Với âm nhạc, người chuyên sư? dụng một nhạc cụ cho thật điêu luyện được tôn kính hơn là người biết sử dụng nhiều thứ đàn, chẳng thế nào có được một thứ thật tuyệt hảo. Về sáng tác cũng vậy, làm cho nhiều, cố nặn cho lắm, thê? điệu nào cũng có bài thì dù viết cả ngàn bài chưa chắc đă có lấy một bài có giá trị nghệ thuật và vĩnh cửu! Chỉ sáng tác có ba bài thôi, Đặng Thế Phong đã sống mãi trong lòng mọi người, chắc chắn là hơn người có cả ba trăm bài mà chẳng có một bài nào để người ta nhớ ! ...........................................
Với nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, muốn thành công là phải có tài năng thiên phú chứ không thể nhờ vào thời gian, kiên nhẫn, sách vở, trường lớp hay bằng cấp mà đạt được! Vì thế chúng tôi dám tôn vinh Đặng Thế Phong là một thiên tài của làng nhạc Việt, thật không ngoa.
Cuộc đời Đặng Thế Phong đã có được một mối tình thật chung thủy tuyệt đẹp : Khi còn ở Nam Định, Đặng Thế Phong đã đem lòng yêu một thiếu nữ buôn bán ở Chợ Sắt, chợ duy nhất và lớn nhất của thành phố. Cô này không đẹp nhưng lại rất có duyên. Sau nhiều ngày đi chơi chợ, Đặng Thế Phong đã lọt vào mắt mỹ nhân. Cặp tình nhân trai tài, gái đảm đã dìu nhau vào cuộc tình thật trong sáng và cao thượng! Điều đáng ca ngợi là chàng nhạc sĩ tài hoa ho. Đặng không bao giờ đụng chạm đến đồng tiền của người yêu, dù cho người đẹp, tên Tuyết, nhiều lần khôn khéo bày tỏ lòng mình muốn giúp chàng. Những buổi chiều trời quang, mây tạnh hay gió mát, trăng thanh, hai người đều dìu nhau trên những con đường ngoại ô để tâm tình. Thời bấy giờ, nhiều thanh niên rất ngưỡng mô. Đặng Thế Phong, khi biết mối tình của cặp Phong - Tuyết, đều mến trọng và tôn kính là một cuộc tình lý tưởng!
Đặc biệt nhất là mấy cô gái phố Hàng Đồng, gia đình rất khá giả tỏ lòng yêu mến Đặng Thế Phong, nhưng ông vẫn một lòng yêu cô Tuyết, dù cô không đẹp bằng mấy cô kia . Có một hôm, mấy cô kia đang đứng nói chuyện với nhau thấy Đặng Thế Phong đi qua, với lối đi có vẻ vội vã. Thấy bóng ông, mấy cô ngưng bặt, rồi chẳng cô ai bảo cô nào, tất cả ánh mắt đều hướng về ông như dán chặt vào người ông vậy. Khi Đặng Thế Phong vừa bước tới ngang chỗ các cô thì một giọng nói đầy hờn dỗi pha thêm mai mỉa, được nói lớn lên, cố ý cho Đặng Thế Phong nghe thấy:
- Mấy chị đứng dịch ra, người ta đi vội kẻo trễ hẹn.
Đặng Thế Phong nghe rõ nhưng coi như điếc, cứ rảo bước như không có gì xảy ra. Đến nơi hẹn, gặp cô Tuyết đã đứng chờ, Đặng Thế Phong kể cho cô nghe vụ vừa bị chọc ghẹo. Cô Tuyết không nói gì mà chỉ tủm tỉm cười với ánh mắt nhìn người yêu thật là trìu mến. Về nhà, Đặng Thế Phong không nói ra với anh chị em mà thầm thì kể cho ông chú họ, cùng lứa tuổi, là ông Nguyễn Trường Thọ biết thôi . Ngoài ra, ông còn kể cho ông Thọ nghe chuyện cô Tuyết có một chàng thông phán trẻ, đẹp trai, có tiền, có địa vị, làm ơ? Tòa Đốc Lý thành phố theo đuổi, còn nhờ cả hai người mai mối nhưng cô nhất quyết khước từ , bất chấp cả lời dị nghị của mọi người, nhất là gia đình cố ý gán ghép.
Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ơ? Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. Đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt ! ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cấm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra dưa cho Đặng Thế Phong một bao thư.
Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm Con Thuyền Không Bến buồn não ruột:
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi giòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng...
.. Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến?
Thuyền ơi thuyền trôi nơi nao
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu?...
Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau đê? sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng rạt rào tình cảm như rót vào tai cô bài Con Thuyền Không Bến mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô. Khi hát xong, Đặng Thế Phong phải lấy khăn tay ra nhẹ nhàng lau hai giòng lệ đang từ từ chảy xuống má cô với lòng xúc động không kém! Lúc ra về, Đặng Thế Phong nói: Làm được một bài nhạc nhờ em, nay về được hát cho em là người đầu tiên nghe, thế là anh sung sướng lắm rồi!
Cô Tuyết cũng đáp lại lòng tri kỷ: Là một người đàn bà tầm thường như em mà đã làm cho anh có được một bài hát thì với em đó là một vinh dự , một hạnh phúc thật cao sang, không phải ai ở trên đời cũng có được ! Tình anh trao cho em thật trọn vẹn, thật bất diệt, chắc chắn không bao giờ hình ảnh anh bị phai mờ trong tim trong óc em được, bây giờ và mãi mãi. Đến lúc ấy chi. Hằng mới ló mặt ra dịu dàng nhìn xuống trần thế và chứng giám hai người yêu nhau đang đứng sát bên nhau sau khi đã uống cạn lời nói của nhau. Sau hôm ấy, Đặng Thế Phong mới cho phổ biến rất hạn chế trong đám thanh niên tỉnh nhà bài Con Thuyền Không Bến, được mọi người yêu chuộng nên rất nhiều người biết đến.
Chính vì thế mà có một người ở Hà Nội mới mời Đặng Thế Phong lên Hà Nội để hát tại rạp chiếu bóng Olympia bài hát của mình. Trong buổi ấy, Đặng Thế Phong ra sân khấu hát Con Thuyền Không Bến đầy xúc động vì ngay ở hàng ghế đầu, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội nghe người yêu hát bài làm vì mình và cho mình! Riêng với Đặng Thế Phong, ông xúc động là phải vì với số khán giả đông đảo không đáng ngại mà là trong lòng ông thầm nghĩ hát hôm nay rất cần và chỉ cần để một người nghe là đủ nên phải mang hết tài trí ra biểu diễn sao cho thành công ! Hát xong, khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau một thời gian ở Bắc Giang, ông nhuốm bệnh. Vì lúc đó bệnh lao là nan y nên ông dấu mọi người, ai biết đều sợ bị lây nhiễm không hiểu sao cô Tuyết biết được. Cô Tuyết rất tế nhị và khôn khéo hỏi Đặng Thế Phong:
- Sao dạo này em thấy anh gầy và xanh lắm, Anh có bệnh gì không mà em thấy sút lắm ! Anh đi nhà thương khám và thuốc men, cho khoẻ để mình còn tính đến tương lai!
Ông ậm ừ cho qua Từ đó cô Tuyết âm thầm tìm mọi cách để giúp người yêu trong lúc nhà nghèo bệnh trọng. Đặng Thế Phong cũng đến nhà thương để khám bệnh. Sau khi dò hỏi, biết bệnh của ông, cô Tuyết nhân quen với một số y sĩ (médecin indochinois) làm ở nhà thương, mua thuốc rồi nhờ ông ta nhận là thuốc của nhà thương, ông lấy cho Đặng Thế Phong.
Thuốc bệnh lao lúc ấy vừa hiếm lại vừa đắt, cô Tuyết không những không ngại tốn kém, mà còn thường xuyên gặp Phong để săn sóc một cách kín đáo, kể cả không sợ bị lây . Về phần Đặng Thế Phong thì ông không hề biết thuốc là của cô Tuyết mua cho mình.
Trong các cuộc tình cao đẹp của văn nghệ sĩ , có hai nữ lưu đáng để người đời ca tụng : cô Tuyết biết người yêu bị bệnh nan y, rất dễ lây, Mộng Cầm biết Hàn Mặc Tử bị bệnh phong cùi, vừa ghê sơ. vừa dễ lây thế mà hai ngườí đã có tình yêu chân thật, chung thủy, không những không sợ mà còn hết lòng chăm sóc, thuốc men cho đến ngày tử biệt ! Thật hiếm hoi và cao quý vô cùng !
Mùa xuân năm 1941, cô Tuyết cùng Phong từ Nam Định lên Hà Nội dể tiễn chân và tạm biệt Đặng Thế Phong vào Sài Gòn (rồi đi Nam Vang). Ở kinh đô xứ Chùa Tháp, ơ? Hòn Ngọc Viễn Đông một thời gian thấy cuộc sống cũng không được thoải mái như ý mong muốn, Đặng Thế Phong trở về Hà Nội . Về lần này, Đặng Thế Phong không về Nam Định mà thuê một căn gác hẹp tường cây, mái lá ở làng trồng hoa Ngọc Hà, vùng ngoại ô thành phố Hà Nội . Đặng Thế Phong ở chung với chú là ông Nguyễn Trường Thọ. Bệnh tình Đặng Thế Phong tái phát ngày một nặng vì người bị bệnh này phải mua thuốc men đầy đủ, phải nghỉ ngơi và ăn uống tẩm bô? tối đa mà những điều phải ắt có và đầy đủ này, với Đặng Thế Phong không thể có được. Chính vì thế mà không tuần nào là cô Tuyết không lên thăm và lo chữa bệnh cho Đặng Thế Phong.
Tháng Bảy mưa ngâu tầm tã, rả rích suốt ngày này sang ngày nọ, tháng này qua tháng khác, gió lạnh kéo về, nhà thì tường cây, mái lá, lạnh buốt lọt xương, cuộc sống kham khổ khiến bệnh tình Đặng Thế Phong ngày càng trầm trọng. Từng cơn ho làm rũ người, tiếp đến những cơn thổ huyết làm cho Đặng Thế Phong ngày một sút hẳn đi . Một mình trên giường bệnh, Đặng Thế Phong nhớ gia đình thì ít mà nhớ người yêu thì nhiều . Thân xác thì bệnh tật khó qua, tâm trí thì luôn luôn phải vật lộn với trăm ngàn ý nghĩ và hình ảnh cuộc tình tươi đẹp nên bệnh mỗi lúc một tăng. Còn đâu những cuộc hẹn hò thơ mộng, quên làm sao được những lời thủ thỉ ân tình và hy vọng gì ở những ước vọng được thành đôi chim nhạn tung trời mà bay, tất cả đã được Đặng Thế Phong ngày đêm day dứt , tiếc thương, muốn níu kéo lại thì cũng chẳng còn gì dể bám víu !
Đặng Thế Phong đã mang lấy nghiệp vào thân thì đời con tằm đến thác cũng còn vương tơ, tránh sao thoát khỏi cái lưới trời thưa mà khó lọt ấy ? Chính vì lẽ ấy mà Đặng Thế Phong đã thực sự thê? hiện được câu các cụ đã dạy cọp chết để da, người ta chết để tiếng, dù cuộc đời ông ngắn ngủi với 24 mùa lá rụng, một cuộc đời ngắn đến nổi đo chửa đầy gang!
Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn Cô? Sầu . Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe . Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt Mưa Thu . Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng ?
Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về. Về nhà, lần này cô Tuyết đích thân đến hàng ngày để chăm sóc, thuốc men cho Đặng Thế Phong, không ngại mệt mỏi và không sợ nguy hiểm đến bản thân mình. Những người quen biết đến thăm, thấy cảnh ấy đều mũi lòng và khâm phục lẫn mến thương cuộc tình cao quý, chung thủy của cặp Phong -Tuyết.
Không biết có phải là tại thần giao cách cảm hay không mà một hôm, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ đột nhiên từ Hà Nội về Nam Định thăm Đặng Thế Phong lại vừa đúng lúc Đặng Thế Phong sắp lìa đời . Trên giường bệnh, phút lâm chung, không nói gì được với nhau, Bùi Công Kỳ ôm đàn hát cho Đặng Thế Phong nghe một lần chót bài Giọt Mưa Thu, Giọng hát Bùi Công Kỳ vừa dứt thì mọi người nhìn thấy Đặng Thế Phong mở cặp mắt nhìn như ngỏ lời chào vĩnh biệt rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng.
Một vì sao Bắc Đẩu của làng nhạc Việt Nam, vừa ló dạng trên bầu trời đã vụt tắt gây niềm xúc động mãnh liệt và niềm thương tiếc vô bờ trong lòng mọi người ! Trong tang lễ, nam nữ thanh niên của thành Nam đã lũ lượt kéo nhau đi , chật cả phố phường đê? tiễn đưa Đặng nhạc sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng với rất nhiều cặp mắt rưng rưng lệ ! Cô Tuyết xin phép và được cả hai gia đình, mặc đại tang, đúng như một người vợ trong tang lễ chồng, thật là cảm động.
Năm 1960, tại Phú Nhuận, tôi được tiếp một thiếu phụ chưa hề quen biết. Sau lời chào hỏi, bà tự giới thiệu tên là Tuyết, người Nam Định, di cư vào Nam hiện ơ? Ban Mê Thuộc. Nhân lần vô tình đọc trên báo Tư. Do, thấy quảng cáo trước cuốn Nhạc sĩ danh tiếng hiện đại (tập II) của tôi sắp xuất bản, viết về năm nhạc sĩ trong đó có Đặng Thế Phong, nên bà về gặp tôi để xin tôi cho bà mượn hình của cố nhạc sĩ, chụp lại để về thờ. Trước kia, bà đã có nhưng lúc sắp di cư tấm ảnh đó bị thất lạc, kiếm mãi không sao thấy .
Tôi vội lấy ảnh đưa ngay . Cậu cháu đi theo bà mang ngay ra tiệm hình ở đầu hẻm chụp gấp lấy ngay, xong trở vào gửi trả lại tôi . Trong lúc cậu cháu đi chụp hình, tôi có hỏi bà về chuyện tình tươi đẹp như bài thơ trong sáng như trăng mười sáu thì bà Tuyết xác nhận những điều tôi biết là đúng và còn bổ sung cho tôi thêm ít nhiều chi tiết . Bà cũng không quên nói lên điều thắc mắc là tại sao tôi biết rõ thế ? Tôi nói thật ngay là được ông chú Nguyễn Trường Thọ cho tôi mượn ảnh, kể rành rẽ cuộc đời ái tình của Đặng Thế Phong cho tôi nghe . Bà cười và nói :
- Chú Thọ tuy là chú nhưng cùng tuổi với anh Phong, nên hai người vừa là chú cháu vừa có tình bạn bè nên trong ggia đình chỉ có chú Thọ là được anh Phong tâm sự mà thôi . Thảo nào ông biết quá rõ, quá đúng và quá đủ ! sau lời cám ơn và trước khi ra về, bà Tuyết còn nói với tôi câu cuối cùng, đến nay đã 35 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ :
- Cho đến ngày hôm nay, và mãi mãi về sau, tôi tôn thờ anh Phong và đời tôi luôn luôn thương nhớ anh ấy với tất cả cái gì trân trọng nhất.
Viết ra những giòng trên đây, tôi xin được phép coi là nén hương lòng, suy tôn một bậc đàn anh khả kính và khả ái . Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc. Thể xác anh có thê? trở về hư không nhưng tinh anh vẫn còn lại muôn đời với giang sơn gấm vóc này . Cuộc đời con người ta, sinh ký, tử quy đó là luật muôn đời của tạo hoá nhưng khi sống cho ra sống, lúc về được qua Khải Hoàn Môn, khi cất ba tiếng khóc chào đời, mọi người hân hoan cười mừng đón ta, khi nhoẻn miệng cười để lìa đời, mọi người thương tiếc khóc ta, thế mới thật là sống, mới đáng sống ! Anh đã vĩnh viễn ra đi nhưng tất cả những thế hệ hậu sinh, dù chưa được biết anh, khi hát những bài hát bất hủ của anh để lại, đều tưởng nhớ đến anh, một thiên tài mà ta có thể nói anh là một MOZART của Việt Nam, với tất cả tấm lòng kính mến trang trọng nhất !
Tôi cả tin rằng, dưới suối vàng. anh cũng có thể mỉm cười mãn nguyện. Hiển linh, anh về chứng giám và nhận cho nén tâm nhang này.
***
Đặng Thế Phong: Tài hoa bạc mệnh
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)
Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh, kẻ hồng nhan thường đa truân. Nhìn vào làng nhạc, nhạc sĩ Đặng Thế Phong là điển hình rõ nét nhất.
Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Ông là con trai Đặng Hiển Thế, thông phán Sơ? Trước ba. Nam Định. Thân phụ ông chẳng may mất sớm, gia đình túng thiểu, ông phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure, nay là lớp bảy cấp hai phổ thông).
Vướng vào cái nghiệp văn nghệ từ thủa còn nho? nên ông đã lên Hà Nội theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beanx Arts) với tư cách bàng thính viên (auditeur libre). Đặng Thế Phong đã thực sự lấy nghề nuôi nghiệp: thời gian theo học này, ông đã phải vẽ tranh cho báo Học Sinh (chủ báo là nhà văn Phạm Cao Củng) để có tiền ăn học. Trong một kỳ thi, ông đã vẽ một bức tranh cây cụt, không có một cành nào. Lúc nạp bài, giáo sư Tardieu, thầy dạy ông đã nói rằng có lẽ Đặng Thế Phong không thọ!
Ông đã phiêu du vào Sài Gòn rồi sang Nam Vang vào đầu năm 1941 và mở một lớp dạy nhạc tại kinh đô xứ Chùa Tháp cho đến mùa thu 1941 ông lại trở về Hà Nội.
Cũng giống như Mozart lúc sinh thời, Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ rất nghèo, nên cuộc sống của ông chật vật. Ngoài tài làm nhạc, vẽ tranh, ông còn có giọng hát khá hay, tuy chưa được là Ténor nhưng cũng được khán giả hâm mộ. Lần đầu tiên ông lên sân khấu, hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da Hà Nội) vào năm 1940, được hoan nghênh nhiệt liệt. Đặng Thế Phong là một thiên tài, nhưng vẫn không có được cuộc sống sung túc giữa cố đô Thăng Long lúc bấy giờ vì nhạc và tranh dù có hay, có đẹp đến mấy chăng nữa cũng chẳng có mấy ai mua.
Thời ấy, chính quyền bảo hộ Pháp có mở một phòng triến lãm tranh tại hội Khai Trí Tiến Đức, khu Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Sau lễ khai mạc được ông Đốc Lý thành phố Hà Nội đến cắt băng, người ta thấy những người đến xem tranh phần rất lớn toàn là ông Tây, bà đầm, còn người Việt thì đúng là lơ thơ tơ liễu buông mành, nhìn kỹ thấy toàn là các quan ta, những công chức cao cấp, giới trí thức, thượng lưu chứ chẳng thấy một dân thường nào! Ngoài ra, thời bấy giờ chính quyền Pháp có tổ chức mở phòng triển lãm là bảo trợ cho các hoạ sĩ Pháp trưng bày tranh của mình còn hoạ sĩ Việt Nam thì số người lọt được vào, ta có thể đếm trên đầu ngón tay. Đến nhạc thì nếu có in, mỗi lần xuất bản cũng chỉ in nhiều nhất là 500 bản, dân chúng chưa yêu chuộng nhạc cải cách (tân nhạc) nên dù có thực tài thì cũng không thể có được một cuộc sống sung túc nếu nhờ vào sức lao động nghệ thuật!
Đặng Thế Phong phải chịu một cuộc sống khó khăn, chật vật trong "kiếp con tằm đến thác vẫn còn vương tơ" cho đến đầu năm 1942, ông từ giã cõi đời tại căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng Nam Định vì bệnh lao màng (tuberculose péritonique), hưởng dương 24 tuổi, tuổi son trẻ, đầy thơ mộng, sắp bước vào thời xây dựng sự nghiệp (tam thập nhi lập).
Cuộc đời của Đặng Thế Phong thật quá ngắn ngủi nhưng đời sống tinh thần của ông rất phong phú và thi vị. Nhờ thế mà tuy sáng tác chỉ có ba bài :
Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu
Nhưng bài nào cũng trở thành vĩnh cửu, qua hơn nửa thế kỷ vẫn là những bài hay nhất của làng nhạc Việt Nam. Nhạc hứng chân thành đều phát xuất từ con tim, vì thế mà sáng tác của ông có hồn, đi vào lòng người và sống mãi ! Qua Đặng Thế Phong, ta chứng minh được văn nghệ tính phẩm chứ không tính lượng (quý hồ tinh bất quý hồ đa) .
Con người làm văn nghệ viết được một câu để đời đã là khó, được một tác phẩm để đời là đáng mãn nguyện lắm rồi . Với âm nhạc, người chuyên sư? dụng một nhạc cụ cho thật điêu luyện được tôn kính hơn là người biết sử dụng nhiều thứ đàn, chẳng thế nào có được một thứ thật tuyệt hảo. Về sáng tác cũng vậy, làm cho nhiều, cố nặn cho lắm, thê? điệu nào cũng có bài thì dù viết cả ngàn bài chưa chắc đă có lấy một bài có giá trị nghệ thuật và vĩnh cửu! Chỉ sáng tác có ba bài thôi, Đặng Thế Phong đã sống mãi trong lòng mọi người, chắc chắn là hơn người có cả ba trăm bài mà chẳng có một bài nào để người ta nhớ ! ...........................................
Với nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, muốn thành công là phải có tài năng thiên phú chứ không thể nhờ vào thời gian, kiên nhẫn, sách vở, trường lớp hay bằng cấp mà đạt được! Vì thế chúng tôi dám tôn vinh Đặng Thế Phong là một thiên tài của làng nhạc Việt, thật không ngoa.
Cuộc đời Đặng Thế Phong đã có được một mối tình thật chung thủy tuyệt đẹp : Khi còn ở Nam Định, Đặng Thế Phong đã đem lòng yêu một thiếu nữ buôn bán ở Chợ Sắt, chợ duy nhất và lớn nhất của thành phố. Cô này không đẹp nhưng lại rất có duyên. Sau nhiều ngày đi chơi chợ, Đặng Thế Phong đã lọt vào mắt mỹ nhân. Cặp tình nhân trai tài, gái đảm đã dìu nhau vào cuộc tình thật trong sáng và cao thượng! Điều đáng ca ngợi là chàng nhạc sĩ tài hoa ho. Đặng không bao giờ đụng chạm đến đồng tiền của người yêu, dù cho người đẹp, tên Tuyết, nhiều lần khôn khéo bày tỏ lòng mình muốn giúp chàng. Những buổi chiều trời quang, mây tạnh hay gió mát, trăng thanh, hai người đều dìu nhau trên những con đường ngoại ô để tâm tình. Thời bấy giờ, nhiều thanh niên rất ngưỡng mô. Đặng Thế Phong, khi biết mối tình của cặp Phong - Tuyết, đều mến trọng và tôn kính là một cuộc tình lý tưởng!
Đặc biệt nhất là mấy cô gái phố Hàng Đồng, gia đình rất khá giả tỏ lòng yêu mến Đặng Thế Phong, nhưng ông vẫn một lòng yêu cô Tuyết, dù cô không đẹp bằng mấy cô kia . Có một hôm, mấy cô kia đang đứng nói chuyện với nhau thấy Đặng Thế Phong đi qua, với lối đi có vẻ vội vã. Thấy bóng ông, mấy cô ngưng bặt, rồi chẳng cô ai bảo cô nào, tất cả ánh mắt đều hướng về ông như dán chặt vào người ông vậy. Khi Đặng Thế Phong vừa bước tới ngang chỗ các cô thì một giọng nói đầy hờn dỗi pha thêm mai mỉa, được nói lớn lên, cố ý cho Đặng Thế Phong nghe thấy:
- Mấy chị đứng dịch ra, người ta đi vội kẻo trễ hẹn.
Đặng Thế Phong nghe rõ nhưng coi như điếc, cứ rảo bước như không có gì xảy ra. Đến nơi hẹn, gặp cô Tuyết đã đứng chờ, Đặng Thế Phong kể cho cô nghe vụ vừa bị chọc ghẹo. Cô Tuyết không nói gì mà chỉ tủm tỉm cười với ánh mắt nhìn người yêu thật là trìu mến. Về nhà, Đặng Thế Phong không nói ra với anh chị em mà thầm thì kể cho ông chú họ, cùng lứa tuổi, là ông Nguyễn Trường Thọ biết thôi . Ngoài ra, ông còn kể cho ông Thọ nghe chuyện cô Tuyết có một chàng thông phán trẻ, đẹp trai, có tiền, có địa vị, làm ơ? Tòa Đốc Lý thành phố theo đuổi, còn nhờ cả hai người mai mối nhưng cô nhất quyết khước từ , bất chấp cả lời dị nghị của mọi người, nhất là gia đình cố ý gán ghép.
Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ơ? Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. Đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt ! ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cấm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra dưa cho Đặng Thế Phong một bao thư.
Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm Con Thuyền Không Bến buồn não ruột:
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi giòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng...
.. Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến?
Thuyền ơi thuyền trôi nơi nao
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu?...
Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau đê? sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng rạt rào tình cảm như rót vào tai cô bài Con Thuyền Không Bến mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô. Khi hát xong, Đặng Thế Phong phải lấy khăn tay ra nhẹ nhàng lau hai giòng lệ đang từ từ chảy xuống má cô với lòng xúc động không kém! Lúc ra về, Đặng Thế Phong nói: Làm được một bài nhạc nhờ em, nay về được hát cho em là người đầu tiên nghe, thế là anh sung sướng lắm rồi!
Cô Tuyết cũng đáp lại lòng tri kỷ: Là một người đàn bà tầm thường như em mà đã làm cho anh có được một bài hát thì với em đó là một vinh dự , một hạnh phúc thật cao sang, không phải ai ở trên đời cũng có được ! Tình anh trao cho em thật trọn vẹn, thật bất diệt, chắc chắn không bao giờ hình ảnh anh bị phai mờ trong tim trong óc em được, bây giờ và mãi mãi. Đến lúc ấy chi. Hằng mới ló mặt ra dịu dàng nhìn xuống trần thế và chứng giám hai người yêu nhau đang đứng sát bên nhau sau khi đã uống cạn lời nói của nhau. Sau hôm ấy, Đặng Thế Phong mới cho phổ biến rất hạn chế trong đám thanh niên tỉnh nhà bài Con Thuyền Không Bến, được mọi người yêu chuộng nên rất nhiều người biết đến.
Chính vì thế mà có một người ở Hà Nội mới mời Đặng Thế Phong lên Hà Nội để hát tại rạp chiếu bóng Olympia bài hát của mình. Trong buổi ấy, Đặng Thế Phong ra sân khấu hát Con Thuyền Không Bến đầy xúc động vì ngay ở hàng ghế đầu, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội nghe người yêu hát bài làm vì mình và cho mình! Riêng với Đặng Thế Phong, ông xúc động là phải vì với số khán giả đông đảo không đáng ngại mà là trong lòng ông thầm nghĩ hát hôm nay rất cần và chỉ cần để một người nghe là đủ nên phải mang hết tài trí ra biểu diễn sao cho thành công ! Hát xong, khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau một thời gian ở Bắc Giang, ông nhuốm bệnh. Vì lúc đó bệnh lao là nan y nên ông dấu mọi người, ai biết đều sợ bị lây nhiễm không hiểu sao cô Tuyết biết được. Cô Tuyết rất tế nhị và khôn khéo hỏi Đặng Thế Phong:
- Sao dạo này em thấy anh gầy và xanh lắm, Anh có bệnh gì không mà em thấy sút lắm ! Anh đi nhà thương khám và thuốc men, cho khoẻ để mình còn tính đến tương lai!
Ông ậm ừ cho qua Từ đó cô Tuyết âm thầm tìm mọi cách để giúp người yêu trong lúc nhà nghèo bệnh trọng. Đặng Thế Phong cũng đến nhà thương để khám bệnh. Sau khi dò hỏi, biết bệnh của ông, cô Tuyết nhân quen với một số y sĩ (médecin indochinois) làm ở nhà thương, mua thuốc rồi nhờ ông ta nhận là thuốc của nhà thương, ông lấy cho Đặng Thế Phong.
Thuốc bệnh lao lúc ấy vừa hiếm lại vừa đắt, cô Tuyết không những không ngại tốn kém, mà còn thường xuyên gặp Phong để săn sóc một cách kín đáo, kể cả không sợ bị lây . Về phần Đặng Thế Phong thì ông không hề biết thuốc là của cô Tuyết mua cho mình.
Trong các cuộc tình cao đẹp của văn nghệ sĩ , có hai nữ lưu đáng để người đời ca tụng : cô Tuyết biết người yêu bị bệnh nan y, rất dễ lây, Mộng Cầm biết Hàn Mặc Tử bị bệnh phong cùi, vừa ghê sơ. vừa dễ lây thế mà hai ngườí đã có tình yêu chân thật, chung thủy, không những không sợ mà còn hết lòng chăm sóc, thuốc men cho đến ngày tử biệt ! Thật hiếm hoi và cao quý vô cùng !
Mùa xuân năm 1941, cô Tuyết cùng Phong từ Nam Định lên Hà Nội dể tiễn chân và tạm biệt Đặng Thế Phong vào Sài Gòn (rồi đi Nam Vang). Ở kinh đô xứ Chùa Tháp, ơ? Hòn Ngọc Viễn Đông một thời gian thấy cuộc sống cũng không được thoải mái như ý mong muốn, Đặng Thế Phong trở về Hà Nội . Về lần này, Đặng Thế Phong không về Nam Định mà thuê một căn gác hẹp tường cây, mái lá ở làng trồng hoa Ngọc Hà, vùng ngoại ô thành phố Hà Nội . Đặng Thế Phong ở chung với chú là ông Nguyễn Trường Thọ. Bệnh tình Đặng Thế Phong tái phát ngày một nặng vì người bị bệnh này phải mua thuốc men đầy đủ, phải nghỉ ngơi và ăn uống tẩm bô? tối đa mà những điều phải ắt có và đầy đủ này, với Đặng Thế Phong không thể có được. Chính vì thế mà không tuần nào là cô Tuyết không lên thăm và lo chữa bệnh cho Đặng Thế Phong.
Tháng Bảy mưa ngâu tầm tã, rả rích suốt ngày này sang ngày nọ, tháng này qua tháng khác, gió lạnh kéo về, nhà thì tường cây, mái lá, lạnh buốt lọt xương, cuộc sống kham khổ khiến bệnh tình Đặng Thế Phong ngày càng trầm trọng. Từng cơn ho làm rũ người, tiếp đến những cơn thổ huyết làm cho Đặng Thế Phong ngày một sút hẳn đi . Một mình trên giường bệnh, Đặng Thế Phong nhớ gia đình thì ít mà nhớ người yêu thì nhiều . Thân xác thì bệnh tật khó qua, tâm trí thì luôn luôn phải vật lộn với trăm ngàn ý nghĩ và hình ảnh cuộc tình tươi đẹp nên bệnh mỗi lúc một tăng. Còn đâu những cuộc hẹn hò thơ mộng, quên làm sao được những lời thủ thỉ ân tình và hy vọng gì ở những ước vọng được thành đôi chim nhạn tung trời mà bay, tất cả đã được Đặng Thế Phong ngày đêm day dứt , tiếc thương, muốn níu kéo lại thì cũng chẳng còn gì dể bám víu !
Đặng Thế Phong đã mang lấy nghiệp vào thân thì đời con tằm đến thác cũng còn vương tơ, tránh sao thoát khỏi cái lưới trời thưa mà khó lọt ấy ? Chính vì lẽ ấy mà Đặng Thế Phong đã thực sự thê? hiện được câu các cụ đã dạy cọp chết để da, người ta chết để tiếng, dù cuộc đời ông ngắn ngủi với 24 mùa lá rụng, một cuộc đời ngắn đến nổi đo chửa đầy gang!
Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn Cô? Sầu . Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe . Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt Mưa Thu . Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng ?
Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về. Về nhà, lần này cô Tuyết đích thân đến hàng ngày để chăm sóc, thuốc men cho Đặng Thế Phong, không ngại mệt mỏi và không sợ nguy hiểm đến bản thân mình. Những người quen biết đến thăm, thấy cảnh ấy đều mũi lòng và khâm phục lẫn mến thương cuộc tình cao quý, chung thủy của cặp Phong -Tuyết.
Không biết có phải là tại thần giao cách cảm hay không mà một hôm, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ đột nhiên từ Hà Nội về Nam Định thăm Đặng Thế Phong lại vừa đúng lúc Đặng Thế Phong sắp lìa đời . Trên giường bệnh, phút lâm chung, không nói gì được với nhau, Bùi Công Kỳ ôm đàn hát cho Đặng Thế Phong nghe một lần chót bài Giọt Mưa Thu, Giọng hát Bùi Công Kỳ vừa dứt thì mọi người nhìn thấy Đặng Thế Phong mở cặp mắt nhìn như ngỏ lời chào vĩnh biệt rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng.
Một vì sao Bắc Đẩu của làng nhạc Việt Nam, vừa ló dạng trên bầu trời đã vụt tắt gây niềm xúc động mãnh liệt và niềm thương tiếc vô bờ trong lòng mọi người ! Trong tang lễ, nam nữ thanh niên của thành Nam đã lũ lượt kéo nhau đi , chật cả phố phường đê? tiễn đưa Đặng nhạc sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng với rất nhiều cặp mắt rưng rưng lệ ! Cô Tuyết xin phép và được cả hai gia đình, mặc đại tang, đúng như một người vợ trong tang lễ chồng, thật là cảm động.
Năm 1960, tại Phú Nhuận, tôi được tiếp một thiếu phụ chưa hề quen biết. Sau lời chào hỏi, bà tự giới thiệu tên là Tuyết, người Nam Định, di cư vào Nam hiện ơ? Ban Mê Thuộc. Nhân lần vô tình đọc trên báo Tư. Do, thấy quảng cáo trước cuốn Nhạc sĩ danh tiếng hiện đại (tập II) của tôi sắp xuất bản, viết về năm nhạc sĩ trong đó có Đặng Thế Phong, nên bà về gặp tôi để xin tôi cho bà mượn hình của cố nhạc sĩ, chụp lại để về thờ. Trước kia, bà đã có nhưng lúc sắp di cư tấm ảnh đó bị thất lạc, kiếm mãi không sao thấy .
Tôi vội lấy ảnh đưa ngay . Cậu cháu đi theo bà mang ngay ra tiệm hình ở đầu hẻm chụp gấp lấy ngay, xong trở vào gửi trả lại tôi . Trong lúc cậu cháu đi chụp hình, tôi có hỏi bà về chuyện tình tươi đẹp như bài thơ trong sáng như trăng mười sáu thì bà Tuyết xác nhận những điều tôi biết là đúng và còn bổ sung cho tôi thêm ít nhiều chi tiết . Bà cũng không quên nói lên điều thắc mắc là tại sao tôi biết rõ thế ? Tôi nói thật ngay là được ông chú Nguyễn Trường Thọ cho tôi mượn ảnh, kể rành rẽ cuộc đời ái tình của Đặng Thế Phong cho tôi nghe . Bà cười và nói :
- Chú Thọ tuy là chú nhưng cùng tuổi với anh Phong, nên hai người vừa là chú cháu vừa có tình bạn bè nên trong ggia đình chỉ có chú Thọ là được anh Phong tâm sự mà thôi . Thảo nào ông biết quá rõ, quá đúng và quá đủ ! sau lời cám ơn và trước khi ra về, bà Tuyết còn nói với tôi câu cuối cùng, đến nay đã 35 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ :
- Cho đến ngày hôm nay, và mãi mãi về sau, tôi tôn thờ anh Phong và đời tôi luôn luôn thương nhớ anh ấy với tất cả cái gì trân trọng nhất.
Viết ra những giòng trên đây, tôi xin được phép coi là nén hương lòng, suy tôn một bậc đàn anh khả kính và khả ái . Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc. Thể xác anh có thê? trở về hư không nhưng tinh anh vẫn còn lại muôn đời với giang sơn gấm vóc này . Cuộc đời con người ta, sinh ký, tử quy đó là luật muôn đời của tạo hoá nhưng khi sống cho ra sống, lúc về được qua Khải Hoàn Môn, khi cất ba tiếng khóc chào đời, mọi người hân hoan cười mừng đón ta, khi nhoẻn miệng cười để lìa đời, mọi người thương tiếc khóc ta, thế mới thật là sống, mới đáng sống ! Anh đã vĩnh viễn ra đi nhưng tất cả những thế hệ hậu sinh, dù chưa được biết anh, khi hát những bài hát bất hủ của anh để lại, đều tưởng nhớ đến anh, một thiên tài mà ta có thể nói anh là một MOZART của Việt Nam, với tất cả tấm lòng kính mến trang trọng nhất !
Tôi cả tin rằng, dưới suối vàng. anh cũng có thể mỉm cười mãn nguyện. Hiển linh, anh về chứng giám và nhận cho nén tâm nhang này.
***
KHOA HOC
KHÁM PHÁ MớI VỀ GẠO LỨC
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.
Đây là một khám phá mới nhất của khoa học..
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng."
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế
"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
Các
khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme,
có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở
trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi
phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin,
Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
Các
nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất
dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa
học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Bác
sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF
trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài
ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả
năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.
Tham Chiếu:
- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16:11:14
- Date Reviewed: Dec 18 2000
- ABC Science Online, Australia 19 December 2000
GIỚI THIỆU VỀ GẠO LỨC
Gạo
Lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lúa chứ không
bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây
cho biết những thực phẩm có nhiều chất xơ, như gạo lứt và các loại đậu
khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột không phải vì chất xơ mà
chính là chất phytate chứa trong chất xơ. Các nhà khoa học cũng tìm
thấy ở trong chất cám gạo lứt có một thứ dầu đặc biệt mang tên là
tocotrienol factor TRF có khả năng chống cholesterol xấu LDL và khử trừ
những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu. Bác sĩ Asaf Qureshi
thuộc University of Wisconsin Hoa kỳ đã thử nghiệm trên một
số người thì thấy rằng chất TRF trong cám gạo lứt đã làm giảm 12 đến
16% cholesterol trong máu. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng có một chất dầu
khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzym HMG-CoA, một chất có
khuynh hướng giúp tăng lượng cholesterol tốt
HDL.
HDL.
Gạo lức gồm có ba loại: gạo lức tẻ hột dài (long grain brown rice), gạo lức tẻ hột tròn (short-grain brown rice), và gạo lức nếp (sweet brown rice). Tất cả gạo lức đều bổ dưỡng, nên cần được ăn trong các bữa ăn hằng ngày. Mặc dầu thời gian nấu gạo lức lâu khỏang 45 phút, nhưng có thể nấu một lần cho một tuần thì cũng tiết kiệm được nhiều thì giờ.
KỸ THUẬT NẤU NGŨ CỐC LỨC
Cứ
một cup gạo lứt cần hai cup nước và khi chín sẽ cho khoảng ba cups cơm,
dùng cho ba người ăn. Sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước
tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on), chờ cho sôi
đều xong là tắt (turn off) cho đến khi mặt nước cạn bằng với mặt gạo là
bật công tắc lại (turn on), rồi để nó tự động tắt. (lối này hơi mất công
nhưng gạo khi chín thành cơm thường không bị bể hột)
Thời gian mất khoảng 55 phút. Cũng có thể nấu như gạo thường, nghĩa là sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on) là xong.
Thời gian mất khoảng 55 phút. Cũng có thể nấu như gạo thường, nghĩa là sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on) là xong.
Cơm
ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ.
Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh,
khi ăn chỉ việc cho vào micro-wave hay bỏ vào non-stick pan để trên bếp
lửa là cơm trở lại tình trạng nóng hổi bình thường.
Tâm Linh
(Dinh Dưỡng Ngăn Ngừa Bệnh Tật
***
(Dinh Dưỡng Ngăn Ngừa Bệnh Tật
***
Friday, October 23, 2009
KHOA HOC
***
MẬT ONG & SỮA ONG CHÚA
MẬT ONG & SỮA ONG CHÚA
Huỳnh Chiếu Đẳng
Hầu hết quí bạn thấy tổ ong dâu dám lại
gần, do vậy không rỏ tình hình tổ chức và sinh
hoạt của loài ong đâu. Xã hội loài ong tiến
bộ hơn xã hội loài người nhiều. Nếu xã hội
loài người được như vậy thì là thiên đàng
> dưới thế rồi. Xin nhắc lại tôi rành ba cái
> vụ nầy là vì tôi có một thời nuôi ong mật,
> và đã viết một quyển sách “Cẩm Nang Nuôi
> Ong” cùng anh bạn Thái Văn Ánh, và có lẽ đó
> là quyển sách tiếng Việt đầu tiên về nuôi ong
> mật. Những gì tôi viết ra đây là do kinh nghiệm
> không phải chỉ là sách vở suông.
> Về câu hỏi của anh Danh thì nó như thế nầy
> đây:
> Nhiệm vụ ong chúa là đẻ trứng, mỗi ngày từ
> 500 tới 2000 trứng. Trong tổ chỉ có ong chúa là
> đẻ trứng thôi, không có con ong nào đẻ trứng
> cả. Trong tổ ong
> mật chỉ có một con ong chúa duy nhất thôi.
> Ngoài ong chúa ra trong tổ ong còn có đa số là ong
> thợ. Quí bạn thấy ong bay theo các bông hoa hút
> mật đó là ong thợ. Ngoài ra trong thùng ong còn
> chừng 200 ong đực, trong số 200 con ong đực nầy
> chỉ có một con may mắn duy nhất là thụ tinh cho
> ong chúa một lấn duy nhất. Ong chúa dài, to gấp
> đôi ong thợ, ong đực tròn tròn cục mịch đen
> thùi lớn cở ong thợ. Còn ong thợ là con ong mật
> dẹp đẻ như quí bạn thấy trên các cánh hoa.
> Nhiệm vụ ong chúa là đẻ trứng, nhiệm vụ ong
> đực là thụ tinh cho ong chúa, một lần duy nhất
> trong đời ong chúa. Nhiệm vụ ong thợ nặng hơn
> hết tóm tắc như sau:
> 1. Ði lấy mật, lấy phấn hoa, để nuôi toàn
> thể thùng ong. Mùa hoa nở rộ trong một ngày,
> một tổ ong sản xuất chừng nữa lít mật. Ðó
> là ong mật Việt Nam
> nhỏ con, ong Mỹ to con sản xuất mỗi ngày vài
> pound mật (khoàng 1Kg) . Con số nầy tôi nhớ mang
> máng, hơn 20 năm rồi mà. Hai cục vàng vàng trên
> chân ong khi bay về tổ là phấn hoa, cũng là thực
> phẩm (protein là đa số) cần cho cả tổ.
> 2.. Nhiệm vụ kế tiếp là nuôi nhọng (trứng).
> Ong chúa chỉ đẻ có một loại trứng duy nhất
> thôi. Tùy theo thực phẩm ong thợ bỏ vào ngăn
> trứng mà cái trứng đó sẽ thành ong thợ, sẽ
> thành ong đực hay sẽ thành ong chúa. Ngăn chứa
> trứng tương lai thành ong chúa được xây rộng ra
> từa tựa cái trứng chim nhỏ xíu, gọi là mũ
> chúa.
> Trứng nằm trong đó là trứng thường, nhưng ong
> thợ bỏ vào đó thức ăn khác hơn bình thường
> dó là sữa ong chúa. Tất cả thực phẩm nuôi
> mọi loại trứng đều do ong thợ ăn mật xong
> nhả ra bỏ đầy vào mỗi lổ tàng ong, trước khi
> trám kín bằng sáp. Mũ chúa cũng vậy, chúng bỏ
> vào đó một chất đục đục trắng như sữa,
> thề keo, gọi là sữa ong chúa. Sau khi bỏ đầy
> rồi chúng trám bít bằng sáp. Cái mũ chúa trông
> giống như đầu ngón tai út trẻ con. Sau hai tuần
> (nhớ mang máng, trong sách vở ghi rõ từng ngày)
> cái trứng thành nhọng rồi thành ong chúa nhờ ăn
> sữa ong chúa được bỏ vào niêm kín trước
> đó.
> Mỗi thùng ong trong một năm chỉ có chừng 10 mũ
> ong chúa vào mùa chia đàn. Ở Mỹ nầy là tháng
> năm trong năm. Là tháng mà bông hoa nở rộ.
> Người nuôi ong kiểm
> soát việc chia đàn bằng cách gở bỏ mũ chúa,
> hay sang các tàng có mũ chúa qua thùng mới. Mũ
> chúa gở bỏ khi ong thợ vừa trám bít chúa đầy
> sữa ong chúa (chừng 0.5 phân khối). Hồi ở Việt
> Nam
> dân nuôi ong ăn cái nầy, bỏ uổng.. Vì chất nầy
> biến trứng bình thường thành ong chúa to và
> sống lâu, nên mới có huyền thoại sữa nuôi ong
> chúa bổ dưỡng có tính cải lảo hoàn đồng.
> Trong ngăn ong thợ hay ngăn ong đực cũng có đầy
> chất sữa trắng đục như vậy, Nhưng loại sữa
> nầy chỉ biến ấu trùng thành ong thợ hay ong
> đực mà thôi.. Sữa nầy cũng do ong thợ ăn mật
> và phấn hoa nhả
> ra.
> Sữa
> ong chúa do ong thợ tiết ra khi ăn mật, dùng nuôi
> ấu trùng thành con ong chúa, theo tôi không có giá
> trị chi nhiều như người ta quảng
> cáo. Và
> tôi nghe nói một vị “lương y” quảng cáo trong
> radio rằng một thùng ong mỗi năm cho tới mấy
> kilô sữa ong chúa. Tầm bậy hết sức, chắc là
> sữa giả, chớ làm chi mà có nhiều như vậy.
> Vào mùa sung sức (tháng 5 ở Mỹ) mỗi lần thùng
> ong chỉ sinh ra mươi cái mủ chúa thôi. Thề tích
> mỗi cái chừng 0.5cc, tổng cộng nguyên thùng có
> chừng 5 gram sữa nuôi ong chúa mà thôi. Mùa nầy
> dân nuôi ong canh chừng các thùng ong mệt
> lắm. Thấy mũ chúa là phải tính liền, hoặc
> ngắt bỏ hoặc chia đàn (tách thùng ong ra làm
> đôi). Không ngắt bỏ đi hay chia đôi đàn ong thì
> khi ong chúa con nở, chúa con ở lại, chúa già kéo
> nửa lực lượng ra đi. Ði bắt lại vất vả,
> bỏ thì mất nguyên nửa bầy ong.
> Trong thời gian nuôi ong tôi cũng thường ăn sữa
> nuôi ong chúa vì bỏ thì uổng. Ăn nguyên chất
> nhưng thấy có khỏe mạnh chi đâu. Dân nuôi ong
> ngày trước cũng vậy lúc đó ít ai đề cao sữa
> ong chúa, nên ngắt bỏ mũ chúa ăn chớ ít khi bán
> được cho ai. Ngày nay chắc họ để dành bán cho
> quí vị “lương y”. Các bạn nên nhớ rằng
> sữa nuôi ong chúa ít lắm, không đủ làm thuốc
> bán cho cả bàn dân thiên hạ như quảng cáo đâu.
> Mà dân chuyên ăn sữa ong chúa thứ thiệt cũng
> chẳng mạnh giỏi hơn ai, nói chi là
> người mua thuốc có tí ti sữa ong chúa giả.
> Nhân đây nói thêm chút xíu về mật ong.. Hồi
> xưa mật ong còn khan hiếm nên mới có chuyện làm
> mật ong giả. Ngày nay tại Mỹ nầy tất cả mật
> ong đều là thứ thật. Tuy nhiên mật ong có
> nhiều thứ bậc khác nhau tùy loại hoa thí dụ
> như mật hoa cam, mật hoa hướng dương, mật hoa
> dại (đủ loại hoa rừng), mật hoa tràm (thứ
> nầy Việt Nam
> nhiểu nhất). Mật hoa cam có mùi thơm và vị thanh
> thanh. Mật hoa gòn (chắc chỉ có ở Việt
> Nam)
> béo béo y như có pha nước cốt dừa trong đó.
> Mật ong chỉ là đường, không có giá trị bổ
> dưỡng chi khác hơn là đường, nhưng tùy loại
> hoa mà hương và vị khác nhau Các bạn chớ tin
> huyền thoại về mật ong, nó không phài là thần
> dược hay nên thuốc chi cả. Mật ong cũng làm béo
> phì, cũng không tốt cho người bị bịnh tiều
> đường.
> Ngoài mật ra tổ ong còn có phấn hoa, chứa
> nhiều protein và sinh tố hơn mật ong. Mỗi tổ ong
> có khá nhiều phấn hoa, lý do là ong sinh sống
> bằng phấn hoa và bằng mật. So với con người
> thì phấn hoa là thịt cá rau đậu, còn mật ong
> là cơm và đường cho loài ong. Chúng phải ăn cả
> hai mới sống mạnh được. Tổ ong tổ chức ngăn
> nắp lắm. Tầng chứa mật
> nằm trên, riêng ra với tầng nuôi nhọng. Nếu
> thùng ong nhỏ (ít quân) thì phần trên tàng ong
> chứa mật, phần dưới chứa nhọng. Phấn hoa do
> ong lấy về được chứa riêng tương tợ như
> mật. Phấn hoa ăn không ngon lắm, hơi ngọt, ăn
> giống như ăn bánh. Người thường ít có dịp ăn
> phấn hoa, dân nuôi ong thì dễ có hơn.
> 3. Nhiệm vụ kế của ong thở là quét dọn tổ.
> Tổ ong sạch hơn bất cứ tổ sinh vật nào khác,
> sạch như lau.
> 4. Kế đó là nhóm ong thợ quạt mát tổ trong
> mùa hè, sưởi ấm tổ trong mùa đông. Nhiệt độ
> trong thùng ong cố định y như nhiệt độ cơ thể
> con người, cũng nằm trong mức tương tợ.
> 5. Nhiệm vụ kế của ong thợ là giử tổ chống
> ngoại xâm, chống kẻ thù , chống kiến, côn
> trùng…Ong có rất nhiều kẻ thù lý do là vì
> chúng có kho tàng
> đầy mật. Mà kẻ thù nguy hiểm nhất của
> chúng là loài người. Bốc lột chúng dã man.
> 6. Nhiệm vụ khác là quạt mật hoa (nectarine)
> vừa được ong thợ lầy mật mang về cho mật
> bốc hơi nước thành mật ong (honey) xong trám ngăn
> chứa mật lại bằng sáp.
> 6. Còn vài nhiệm vụ khác không quan trọng tôi
> quên.
> Nói chung thì đời sống ong thợ và ong đực
> rất ngắn so với dời sống ong chúa. Tùy theo
> tuổi mà ong thợ lần lượt giử các nhiêm vụ
> trên theo thứ tự định trước. Ong thợ chích
> người hay vật gì đó xong thì chúng sẽ chết
> trong ngày. Quí bạn thấy chúng hiền cở nào,
> chỉ ớ bước đừng cùng mới hy sinh phải không.
> Tấn công kẽ khác tức là tự sát.
> Nói hoài còn hoài, xin tạm ngưng, vui miệng nói
> nữa mỏi tay lắm.
> Cái thú nuôi ong là ngắm nhìn cái trật
> tự, ngăn nắp, cái siêng năng và sự êm đềm
> thanh bình của một thùng ong. Sáng sớm ra ngồi
> cạnh thùng ong xem chúng đi về rần rần, mùi hoa
> thơm ngát tỏa chung quanh quả là một cái thú khó
> quên. Ðó là chưa kể tới được ăn mật ong tinh
> khiết ngay trên tàng ong. Mỗi loại hoa cho một
> loại mật hương vị khác nhau.
> Kẹt một chút là quí bạn không thể mang cà phê
> hay trà lại gần đâu, có mùi lạ ong không thích
> và có khi quí bạn bị sưng mặt đó. Ngay như
> quần áo tóc tai quí bạn cũng không được có
> mùi hôi, ong không ưa đâu. Muốn mở thùng ong ra
> lấy một miếng mật trên tàng để thường thức
> mà không cần mang lưới che, không cần xông khói,
> thì quí bạn bạn phải mặc quần áo sạch rửa
> tay cho sạch… Nhưng yếu tố quan trọng hơn hết
> là quí bạn phải từ tốn trầm
> tĩnh. Loài ong như loài chó, chúng “cảm”
> được sự sợ hải của bạn. Khi bạn sợ thì
> bạn là kẻ thù của chúng. Khi bạn thân thiện
> không sợ thì bạn không là vật có hại cho
> chúng. Hợp lý quá đó chớ? Tôi không biết đó
> là kinh nghiệm thực tế của tôi. Khi bị một con
> ong chích thì rán chịu đau, phải trầm tĩnh,
> đừng gở kim ra hay phủi con ong đó vội, nếu
> quí bạn làm vở túi nọc ra, có mùi nọc ong tỏa
> ra là cả bầy ong nhào vào ăn thua đủ ngay.
> Viết ít hàng quí bạn đọc chơi cũng là để
> nhớ lại một chút kỹ niệm trong đới. HCD
> (11-May-07)
***
TRÀO PHÚNG
Luận về con công
- Con công chết thì gọi là CÔNG TỬ
- Con công màu vàng là CÔNG NGHỆ
- Công ở bên Tây là CÔNG PHÁP
- Con công ở bên Đức gọi là CÔNG ĐỨC
- Con công ở xứ Phù Tang là CÔNG NHẬT
- Con công ở Ấn Độ là CÔNG ẤN
- Con công ngoài Huế gọi là CÔNG TẰNG
- Con công ở Bạc Liêu là CÔNG TỬ BẠC LIÊU
- Công theo cộng sản gọi là CÔNG CỘNG
- Nguyên một bầy công thì gọi là CÔNG ĐOÀN
- Bầy công đi thành hàng một thì gọi là CÔNG VOA
- Chỗ bầy công picnic gọi là CÔNG VIÊN
- Con công bỏ đi xa bầy đó là CÔNG XA
- Con công lành lặn, không bị rớt cọng lông nào, gọi là CÔNG NGUYÊN
- Con công không làm quan, làm tướng, thì gọi là CÔNG DÂN
- Chỗ làm việc của con công gọi là CÔNG SỞ
- Con công làm cảnh sát thì gọi là CÔNG LỰC
- Con công thuộc giới lao động gọi là CÔNG PHU
- Con công nào ho hen ốm yếu gọi là CÔNG LAO
- Loài công thích chơi đồ xịn thì gọi là CÔNG HIỆU
- Loài công hay nghinh nghinh cái mặt gọi là CÔNG NGHÊNH
- Loài công thích đánh lộn gọi là CÔNG KÍCH
- Loài công không biết chối gọi là loài CÔNG NHẬN
- Cái váy của con công gọi là CÔNG KHỐ
- Loài công hay đưa tin thất thiệt gọi là CÔNG ĐỒN
- Con công liến khỉ gọi là CÔNG HẦU
- Con công thi đậu hạng nhất gọi là CÔNG TRẠNG
- Loài công ham được tiếng tăm gọi là CÔNG DANH
- Cái của con công ị ra gọi là CÔNG PHẪN
- Con công đái dầm thường bị chê là CÔNG KHAI
- Con công bị thiến gọi là... CÔNG CÔNG
- Con công mà không ngủ gọi là CÔNG THỨC
- Con công nào không thức gọi là CÔNG …NGỦ
- Con công vặn đèn gọi là CÔNG ĐIỆN
- Con công làm sếp gọi là CÔNG CHÚA
- Con công nuôi ở chùa gọi là CÔNG CHÙA
- Con công đi lính gọi là CÔNG BINH
- Con công thích lên làm người gọi là CÔNG NHÂN
- Con công chịu khó gọi là CÔNG VIỆC
- Nơi công ở gọi là CÔNG CỐC
- Công treo tòn ten trên nhánh cây là CÔNG QUẢ
- Con công an phận là CÔNG AN
- Con Công dựa vào con khác để đứng gọi là CÔNG NƯƠNG
- Con Công ra đứng giữa đường gọi là CÔNG LỘ
- Con công lạc vào trường học gọi là CÔNG TRƯỜNG
- Con công đầu đàn là THỦ CÔNG
- Con công có chức phận gọi là CÔNG CHỨC
- Con công thông minh gọi là CÔNG MINH
- Con công không bị lai gọi là CÔNG CHÍNH
- Con Công hì hục làm "nhiệm vụ" gọi là CÔNG XUẤT
- Con công gáy gọi là CÔNG TÁC
- Con công biết thưa biết trình gọi là CÔNG TRÌNH
- Con công cha gọi là CÔNG BỐ
- Con công thích lý sự gọi là CÔNG LÝ
- Con công thích viết báo gọi là CÔNG LUẬN
- Con công thích thưa gửi gọi là CÔNG MÔN
- Con công thương nhau gọi là CÔNG THƯƠNG
- Công ăn lạp xưởng là CÔNG XƯỞNG
- Công cao niên là CÔNG CỤ
- Công đi ở đợ cho công khác là CÔNG BỘC
- Công làm việc trong Ty là CÔNG TY
- Con công không thích làm Phó hay Phụ Tá gọi là con CÔNG CHÁNH
- Con công thích mơ mộng gọi là CÔNG ƯỚC
- Con công làm việc phòng nhì gọi là CÔNG MẬT
- Con công bị cụt đuôi gọi là CÔNG BẰNG
- Con công chạy lung tung gọi là CỜ LÔNG CÔNG
- Con công đang "đạp mái' gọi là CÔNG KÊNH
- Con công ích kỷ gọi là CÔNG ÍCH
- Con công thích chỉ tay 5 ngón là CÔNG LỆNH
- Con công đứng đái đường gọi là CÔNG XÚC TU SĨ
- Con công thích nhảy múa gọi là VŨ CÔNG
- Con công thích âm nhạc gọi là NHẠC CÔNG
- Con công nhiều nghề gọi là SĨ NÔNG CÔNG THƯƠNG
THÔNG BẠCH CỦA PGVNTN
Hòa thượng Quảng Độ
THÔNG CÁP BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 21.10.2009Thượng
toạ Thích Viên Định ký Thông bạch kêu gọi hưởng ứng “Lời Kêu Gọi Không
dùng Hàng hoá Trung quốc” của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ
PARIS,
ngày 21.10.2009 (PTTPGQT) - Thừa uỷ nhiệm Viện trưởng Viện Hóa Đạo,
Thượng toạ Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Hoá
Đạo, Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), ký Thông bạch số
9/VHĐ/TB/VT ngày 14.10.2009 hưởng ứng “Lời Kêu gọi Không dùng Hàng hoa' Trung cộng” của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN ban hành hôm 3.10.2009.
Thông
bạch gửi tới 21 Ban Đại Diện các Miền, Tỉnh, Thành, Quận, Huyện
GHPGVNTN trên toàn quốc để kêu gọi sự hưởng ứng. Qua Thông bạch, Thượng
toạ Thích Viên Định báo động rằng “Trong trận bão số 09, ngày
27.9.2009, sau khi vào được cảng Hữu Nhật trên đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam để trú bão, 17 chiếc ghe đánh cá của 200 ngư dân thuộc
Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bị linh Trung cộng,
chiếm đóng trên đảo Hoàng Sa, bắn ghe tàu, đánh người, cướp tài sản.
Tất cả máy móc, thức ăn, cá mắm trên ghe đều bị cướp sạch hết, may mắn
lắm, ngư dân mới thoát chết, vì không còn phương tiện để định vị, liên
lạc ngoài biển khơi trong cơn bảo tố, có ghe chạy lạc vào tận cảng Qui
Nhơn”.
“Năm
2005, 2006, ngư dân Thanh Hoá ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam
quen thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt người bị thương,
cướp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải Nam Trung quốc. Năm 2009,
Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên biển Đông, bắt tàu thuyền, ngư dân
Việt Nam, đòi tiền chuộc…
“Trung
quốc đã xâm lăng Việt Nam toàn diện và khắp nơi, từ lãnh thổ phía Bắc,
sang Tây nguyên, xuống các hải đảo Hoàng sa, Trường sa ở biển Đông ; từ
tư tưởng, văn hoá, chính trị, đến kinh tế. Hoạ mất nước đang đến từng
ngày, từng giờ”.
Xin
mời quý độc giả đọc dưới đây toàn văn bản Thông bạch. Chúng tôi cũng
xin lỗi loan tải trễ Thông bạch này, vì hơn một tuần lễ qua máy vi tính
của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế bị hỏng nên không nhận cũng như
không gửi đi được các E.mail cần thiết.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTVIỆN HÓA ĐẠOThanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phật lịch 2553 Số 09/VHĐ/TB/VT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phật lịch 2553 Số 09/VHĐ/TB/VT
Thông Bạch
(Trích yếu : V/v hưởng ứng Lời Kêu Gọi “Không Dùng Hàng Hoá Trung cô.ng”)
Kính gửi :
Ban Đại Diện các Miền, Tỉnh, Thành, Quận, Huyện GHPGVNTN trên toàn quốc.
Kính Bạch chư Tôn đức cùng Quí liệt vị,
Ngày
03.10.2009 vừa qua, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, thay mặt Hội
Đồng Lưỡng Viện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ký thông bạch,
đưa ra Lời Kêu Gọi “Không Dùng Hàng Hoá Trung cộng”. Lời Kêu Gọi này là tiếp nối Lời Kêu Gọi “Tháng 5 Bất Tuân Dân Sự, Biểu Tình Tại Gia”
công bố ngày 29.3.2009, trước nguy cơ mất nước của dân tộc. Nguy cơ này
không giống với thời kỳ Bắc thuộc ở những thiên niên kỷ trước. Đây là
một cuộc xâm lăng kiểu mới, rất tinh vi, quân dân Trung cộng đang đổ bộ
vào chiếm đóng nước ta một cách nhẹ nhàng, êm thắm, qua hình thức trá
hình là những công nhân, không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu.
Một cuộc xâm lăng toàn diện trên các lĩnh vực sinh tử như tư tưởng,
chính trị, văn hóa, kinh tế, là trùng điệp vi khuẩn độc hại hoành phá
tinh não Việt Nam.
Lời
Kêu gọi không dùng hàng hóa, tức tẩy chay hàng Trung cộng, mà Đại Lão
Hoà thượng Thích Quảng Độ kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước hưởng
ứng, “không phải là biểu tỏ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi chống nhân dân Trung cộng, chống công nhân Trung cộng. Vì nhân dân Trung cộng, công nhân Trung cộng cũng là nạn nhân của Đảng Cộng sản như nhân dân, công nhân và nông dân Việt Nam. Tẩy chay hàng Trung cộng
là tẩy chay chủ nghĩa bá quyền xâm lược của Nhà cầm quyền Cộng sản Bắc
Kinh. Ngoài lý do chính trị mà tẩy chay, còn lý do hàng xấu và hàng độc
Trung cộng đang gây nguy hại cho cơ thể và môi sinh người tiêu dùng Việt Nam”.
Trong
trận bão số 09, ngày 27.9.2009, sau khi vào được cảng Hữu Nhật trên đảo
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam để trú bão, 17 chiếc ghe đánh cá của
200 ngư dân thuộc Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bị linh Trung cộng,
chiếm đóng trên đảo Hoàng Sa, bắn ghe tàu, đánh người, cướp tài sản. Tất
cả máy móc, thức ăn, cá mắm trên ghe đều bị cướp sạch hết, may mắn lắm,
ngư dân mới thoát chết, vì không còn phương tiện để định vị, liên lạc
ngoài biển khơi trong cơn bảo tố, có ghe chạy lạc vào tận cảng Qui Nhơn.
Năm
2005, 2006, ngư dân Thanh Hoá ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam
quen thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt người bị thương,
cướp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải Nam Trung cộng. Năm 2009,
Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên biển Đông, bắt tàu thuyền, ngư dân
Việt Nam, đòi tiền chuộc…
Trung
cộng đã xâm lăng Việt Nam toàn diện và khắp nơi, từ lãnh thổ phía Bắc,
sang Tây nguyên, xuống các hải đảo Hoàng sa, Trường sa ở biển Đông ; từ
tư tưởng, văn hoá, chính trị, đến kinh tế. Hoạ mất nước đang đến từng
ngày, từng giờ.
Lời Kêu Gọi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ còn nhắm vào hai Quốc nạn song hành :
“Đồng bào trong và ngoài nước hãy có thái độ trước hai hiện trạng Trung cộng xâm lấn và Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bó tay đầu hàng.
Người
dân Việt không có các tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp,
cũng không có chính quyền hay quân đội để trực tiếp và mạnh mẽ phản
chống nạn xâm lăng quân sự, xâm lăng tư tưởng và xâm lăng kinh tế. Vũ
khí của người dân bị trị ngày nay là THÁI ĐỘ. Chúng ta cần biểu tỏ qua
THÁI ĐỘ để chống hai quốc nạn Nội xâm và Ngoại xâm”.
Viện
Hoá Đạo yêu cầu Chư Tôn đức và các Ban Đại Diện GHPGVNTN các Miền,
Tỉnh, Thành, Quận, Huyện, tích cực phổ biến, vận động Tăng, Tín đồ Phật
tử và tất cả đồng bào Việt Nam hãy biểu tỏ lòng yêu nước, chống ngoại
xâm, bằng cách, hưởng ứng Lời Kêu Gọi của Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng
Độ : “Không Dùng Hàng Hoá Trung cộng”.
Công
cuộc giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn cùng vận động cho Tự Do, Dân Chủ,
Nhân Quyền cho Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất, đặc biệt là thành viên các Ban Đại Diện địa phương, còn
phải vượt qua nhiều gian nan, thủ thách.
Kính chúc Chư Tôn đức, quí Ban Đại Diện cùng đồng bào Phật tử, dũng mãnh, tinh tấn trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Chùa Giác Hoa, ngày 14 tháng 10 năm 2009
T.U.N.Đại Lão Hòa thượng Xử Lý
Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo
Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký
Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN(ấn ký)
T.U.N.Đại Lão Hòa thượng Xử Lý
Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo
Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký
Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN(ấn ký)
**
Tuesday, October 20, 2009
THƠ SONG NGỮ
TIẾNG CÒI XE LỬA
Có đường xe lửa nơi tôi ở,
Văng vẳng còi tàu hú mỗi đêm,
Tôi lại ngậm ngùi liên tưởng đến
Giấc mơ thân phụ lúc sanh tiền.
Người đã một lần tỏ ước ao:
Sau này đất nước hết binh đao,
Người đi tàu suốt Nam ra Bắc
Ngắm lại non sông đẹp thuở nào.
Thế rồi thân phụ biệt trời xanh,
Ước nguyện đơn sơ chửa đạt thành!
Ví phỏng ngày nay còn tuổi hạc,
Người càng đau xót lúc đêm thanh.
Còn gì mai mỉa nhất trần gian:
Khi lửa can qua đã lụi tàn,
Thiên hạ đổ xô tìm đất sống,
Trùng dương bất chấp vạn nguy nan!
Tôi vẫn chờ mong, vẫn đợi mong
Ngày về chấm dứt kiếp lưu vong,
Thay ai thực hiện điều mơ ước,
Ngắm lại non sông dưới nắng hồng.
Ngắm lại non sông đẹp tuyệt trần,
Nơi từng lấp lánh kiếm tiền nhân,
Nơi từng sáng chói gương khôi phục
Một dải sơn hà bất khả phân!
*
Có đường xe lửa nơi tôi ở,
Văng vẳng còi tàu hú mỗi đêm;
Nghe bánh xe lăn đường sắt lạnh,
Lòng sầu viễn xứ xót xa thêm...
HỒ MỘNG THIỆP
THE TRAIN WHISTLE
There is a railroad not far from where I dwell;
The night train wails within listening distance.
Its whistle in my remembrance recalls well
My dad’s eager dream throughout his existence.
At least once he yearned, by his ardor urged,
To ride an express train from South to North
Right after the country from hostilities emerged,
To revisit old beautiful sceneries henceforth.
Alas, one day he deceased, still discontent,
Leaving behind the modest wish yet not come true.
But, were he to live unto this day of no consent,
He would feel each night more grief so undue.
What of the world that exceeds the irony bitter,
If not that upon the end of all firing and dying
The crowds had to rush and seek refuge hither,
Crossing the risky oceans, any dangers defying?
Here, I have been longing and will still wait
For a glorious return from this exile line,
For his sake to realize his reverie, though late,
To contemplate again the landscapes in the shine.
Yes, to admire the divinely splendid country
Where ancesters had drawn swords since foundation,
Setting bright examples of national recovery
To dutiful heirs of that inseverable nation.
*
But there each night the train whistles and wails
Since the railroad is close to where I reside.
As steel wheels are rolling on chill steel rails,
Its whistle rends my heart with nostalgia inside.
translation by THANH-THANH
www.Thanh-Thanh.com
No comments:
Post a Comment