NGUYỄN ĐẠT THỊNH * GIÁO DỤC
Sức nặng của kiến thứcNguyễn Ðạt Thịnh
Ðể trả lời bài chỉ trích của hai giáo sư Harvard, Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson,ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Việt Cộng nói, “Quần chúng là một dãy số không. Nhưng sức mạnh của dãy số ấy được nhân lên bao nhiêu lần, tùy thuộc vào con số đứng trước các con số đó là bao nhiêu.”
Bài chỉ trích của Harvard nhận xét, “Việt Nam không có một trường đại học nào được công nhận là có giá trị; không một trường Việt Nam nào có tên trong bất cứ danh sách nào liệt kê các trường đại học hàng đầu ở châu Á.”
Là phụ tá giám đốc của “Chương trình Việt Nam” --một chương trình của trường John F. Kennedy School of Government nhằm giúp đỡ nhà nước Việt Cộng xây dựng nền đại học-- ông Wilkinson biết rất rõ về tình hình đào tạo trí thức và chuyên viên của nhà nước Việt Cộng.
Bài viết của ông và ông Vallely nêu lên tình trạng tụt hậu khiếp đảm của Việt Cộng, so sánh với những quốc gia lân cận. Ông nói những nước Đông Nam Á khác, đều có thể tự hào, ít nhất về một vài cơ sở đại học nổi tiếng, trong lúc các trường đại học Việt Nam vẫn không hội nhập được vào khối kiến thức quốc tế.
Hai ông này nêu lên một góc cạnh của sinh hoạt kiến thức quốc tế qua việc bài viết của những giáo sư đại học của mỗi nước được đăng trên các tạp chí khoa học trong năm 2007, để hình dung chỗ đứng thấp nhất của trí thức Việt Nam.
Bài viết được xuất bản
trên các tạp chí khoa học năm 2007
Cơ sở
Quốc gia
Số bài
viết
Đại học tổng hợp Quốc gia Seoul
Nam Hàn
5.060
Đại học tổng hợp Quốc gia Singapore
Singapore
3.598
Đại học tổng hợp Bắc Kinh
Trung Quốc
3.219
Đại học tổng hợp Phúc Đan
Trung Quốc
2.343
Đại học tổng hợp Mahidol
Thái Lan
950
Đại học tổng hợp Chulalongkorn
Thái Lan
822
Đại học tổng hợp Malaya
Malaysia
504
Đại học tổng hợp Philippines
Philippines
220
Đại học Quốc gia Việt Nam (Hà Nội và Sài Gòn)
Việt Nam
52
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Việt Nam
44
Nguồn: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuters
Tổng cộng chúng ta có 96 bài viết được phổ biến trên các cơ quan trí thức thế giới, không bằng một nửa Phi Luật Tân, quốc gia đứng gần chót trên bảng so sánh, và không bằng 1/52 Nam Hàn, quốc gia đứng đầu với 5060 bài viết.
Bài viết của một giáo sư được thế giới quan tâm tối thiểu phải có hai điều kiện: một là đề tài lựa chọn phải đủ quan trọng, và hai là tầm mức suy luận phải đủ chính xác, đủ uyên bác. Tôi thèm được đọc 96 bài viết này để tìm chút hãnh diện về phẩm, dù Việt Nam đứng hạng bét về số lượng.
Bài viết chỉ là một trong nhiều tiêu mốc đánh giá tầm mức trí thức của một dân tộc; một tiêu mốc khác, thực tế hơn, là chỉ số sáng tạo
Chỉ số sáng tạo
Quốc gia
Số bằng sáng chế
được cấp năm 2006
Hàn Quốc
102.633
Trung Quốc
26.292
Singapore
995
Thailand
158
Malaysia
147
Philippines
76
Việt Nam
0
Nguồn: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review.
Chỉ trong một năm người Nam Hàn có 102,633 bằng sáng chế trong lúc Việt Nam chúng ta không có một sáng kiến nào xứng đáng để tác giả xin bằng sáng chế giữ độc quyền.
Nhận định của hai giáo sư Harvard cho là tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng giáo dục đại học Việt Nam không thể phóng đại hơn được, vì thực tế đã quá bi đát.
“Chúng tôi tin rằng nếu không có một sự cải cách khẩn cấp và cải cách từ căn bản hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng, Việt Nam sẽ không đáp ứng đúng mức tiềm năng to lớn của mình,” bài nhận định viết.
Câu trả lời của ông Nguyễn Minh Thuyết đúng: ông nói một triệu bạc không đáng gì cả nếu không có con số 1 đứng đầu 6 con số không; đúng vì ông xác nhận là cả 3, 4 ông bình vôi ngồi tại Hà Nội cộng với bộ chính trị của đảng Việt Cộng cũng chỉ là những con số không to tướng, nếu xét về giá trị trí thức.
Mới tuần trước, ông Nguyễn thiện Nhân, bộ truởng giáo dục của Việt Cộng, còn khen tình hình giáo dục có tiến bộ, và nhờ tiến bộ đó ông tự cho phép mình ngủ thêm mỗi ngày một tiếng đồng hồ (điều chính miệng ông ta khoe khoang).
Ðể giải quyết cuộc khủng hoảng giáo dục khiếp đảm này, Harvard viết, “Chúng tôi đi đến kết luận bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới về mặt thể chế như một thành tố cần thiết của một quá trình cải cách hiệu quả.”
Hai giáo sư này không còn đứng ngoài địa hạt chính trị như thái độ dè dặt thường thấy trong giới trí thức nữa. Họ không ra miệng khuyến cáo việc giải thể cộng sản, nhưng họ đặt chúng ta trước sự lựa chọn: hoặc đổi mới thể chế hoặc chấp nhận những trường đại học học đại.
Bên cạnh bài nhận xét về cuộc khủng hoảng đại học tại Việt Nam do Harvard phổ biến, một nhà văn Việt Nam, ông Tạ Duy Anh, nhận xét về cuộc khủng hoảng này trên toàn bộ nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay.
So sánh thành quả giáo dục của chế độ cộng sản trong nước và của những chế độ tự do bên ngoài, ông Anh nhận xét về một du sinh, “… tại sao khi học sinh của mình ra nước ngoài, vẫn là em ấy, nhưng khi trở về, tất cả những hành vi đều khác, văn minh hơn hẳn và cái phản ứng trước xã hội cũng khác. Nó vừa tự tin vừa không kiêu ngạo.”
Nó khác những đứa trẻ tàn nhẫn, lạnh lùng mà ông mô tả như thành quả của nền giáo dục hiện nay. Khác chỉ vì được giáo dục cách khác.
Ông Thuyết mượn một câu danh ngôn ngoại quốc để mô tả quần chúng Việt Nam là một đám những con số không, nhưng thật ra những người đứng trong hàng ngũ quần chúng bị ông Thuyết miệt thị, như ông Anh, cô Lê Thị Công Nhân, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Công Ðịnh, và rất nhiều người khác là những con số từ 1 đến 9. Nếu họ thay bộ tam xên Mạnh-Dũng-Triết để đứng đằng trước con số 100 triệu người Việt Nam, thì sức mạnh trí thức của Việt Nam sẽ từ 100,000,000 đến 900,000,000.
Xuống đi thôi, những con số không đứng đằng trước đang làm dân tộc Việt Nam tụt hậu.
Nguyễn Ðạt Thịnh
Ðể trả lời bài chỉ trích của hai giáo sư Harvard, Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson,ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Việt Cộng nói, “Quần chúng là một dãy số không. Nhưng sức mạnh của dãy số ấy được nhân lên bao nhiêu lần, tùy thuộc vào con số đứng trước các con số đó là bao nhiêu.”
Bài chỉ trích của Harvard nhận xét, “Việt Nam không có một trường đại học nào được công nhận là có giá trị; không một trường Việt Nam nào có tên trong bất cứ danh sách nào liệt kê các trường đại học hàng đầu ở châu Á.”
Là phụ tá giám đốc của “Chương trình Việt Nam” --một chương trình của trường John F. Kennedy School of Government nhằm giúp đỡ nhà nước Việt Cộng xây dựng nền đại học-- ông Wilkinson biết rất rõ về tình hình đào tạo trí thức và chuyên viên của nhà nước Việt Cộng.
Bài viết của ông và ông Vallely nêu lên tình trạng tụt hậu khiếp đảm của Việt Cộng, so sánh với những quốc gia lân cận. Ông nói những nước Đông Nam Á khác, đều có thể tự hào, ít nhất về một vài cơ sở đại học nổi tiếng, trong lúc các trường đại học Việt Nam vẫn không hội nhập được vào khối kiến thức quốc tế.
Hai ông này nêu lên một góc cạnh của sinh hoạt kiến thức quốc tế qua việc bài viết của những giáo sư đại học của mỗi nước được đăng trên các tạp chí khoa học trong năm 2007, để hình dung chỗ đứng thấp nhất của trí thức Việt Nam.
Bài viết được xuất bản
trên các tạp chí khoa học năm 2007
Cơ sở
Quốc gia
Số bài
viết
Đại học tổng hợp Quốc gia Seoul
Nam Hàn
5.060
Đại học tổng hợp Quốc gia Singapore
Singapore
3.598
Đại học tổng hợp Bắc Kinh
Trung Quốc
3.219
Đại học tổng hợp Phúc Đan
Trung Quốc
2.343
Đại học tổng hợp Mahidol
Thái Lan
950
Đại học tổng hợp Chulalongkorn
Thái Lan
822
Đại học tổng hợp Malaya
Malaysia
504
Đại học tổng hợp Philippines
Philippines
220
Đại học Quốc gia Việt Nam (Hà Nội và Sài Gòn)
Việt Nam
52
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Việt Nam
44
Nguồn: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuters
Tổng cộng chúng ta có 96 bài viết được phổ biến trên các cơ quan trí thức thế giới, không bằng một nửa Phi Luật Tân, quốc gia đứng gần chót trên bảng so sánh, và không bằng 1/52 Nam Hàn, quốc gia đứng đầu với 5060 bài viết.
Bài viết của một giáo sư được thế giới quan tâm tối thiểu phải có hai điều kiện: một là đề tài lựa chọn phải đủ quan trọng, và hai là tầm mức suy luận phải đủ chính xác, đủ uyên bác. Tôi thèm được đọc 96 bài viết này để tìm chút hãnh diện về phẩm, dù Việt Nam đứng hạng bét về số lượng.
Bài viết chỉ là một trong nhiều tiêu mốc đánh giá tầm mức trí thức của một dân tộc; một tiêu mốc khác, thực tế hơn, là chỉ số sáng tạo
Chỉ số sáng tạo
Quốc gia
Số bằng sáng chế
được cấp năm 2006
Hàn Quốc
102.633
Trung Quốc
26.292
Singapore
995
Thailand
158
Malaysia
147
Philippines
76
Việt Nam
0
Nguồn: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review.
Chỉ trong một năm người Nam Hàn có 102,633 bằng sáng chế trong lúc Việt Nam chúng ta không có một sáng kiến nào xứng đáng để tác giả xin bằng sáng chế giữ độc quyền.
Nhận định của hai giáo sư Harvard cho là tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng giáo dục đại học Việt Nam không thể phóng đại hơn được, vì thực tế đã quá bi đát.
“Chúng tôi tin rằng nếu không có một sự cải cách khẩn cấp và cải cách từ căn bản hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng, Việt Nam sẽ không đáp ứng đúng mức tiềm năng to lớn của mình,” bài nhận định viết.
Câu trả lời của ông Nguyễn Minh Thuyết đúng: ông nói một triệu bạc không đáng gì cả nếu không có con số 1 đứng đầu 6 con số không; đúng vì ông xác nhận là cả 3, 4 ông bình vôi ngồi tại Hà Nội cộng với bộ chính trị của đảng Việt Cộng cũng chỉ là những con số không to tướng, nếu xét về giá trị trí thức.
Mới tuần trước, ông Nguyễn thiện Nhân, bộ truởng giáo dục của Việt Cộng, còn khen tình hình giáo dục có tiến bộ, và nhờ tiến bộ đó ông tự cho phép mình ngủ thêm mỗi ngày một tiếng đồng hồ (điều chính miệng ông ta khoe khoang).
Ðể giải quyết cuộc khủng hoảng giáo dục khiếp đảm này, Harvard viết, “Chúng tôi đi đến kết luận bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới về mặt thể chế như một thành tố cần thiết của một quá trình cải cách hiệu quả.”
Hai giáo sư này không còn đứng ngoài địa hạt chính trị như thái độ dè dặt thường thấy trong giới trí thức nữa. Họ không ra miệng khuyến cáo việc giải thể cộng sản, nhưng họ đặt chúng ta trước sự lựa chọn: hoặc đổi mới thể chế hoặc chấp nhận những trường đại học học đại.
Bên cạnh bài nhận xét về cuộc khủng hoảng đại học tại Việt Nam do Harvard phổ biến, một nhà văn Việt Nam, ông Tạ Duy Anh, nhận xét về cuộc khủng hoảng này trên toàn bộ nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay.
So sánh thành quả giáo dục của chế độ cộng sản trong nước và của những chế độ tự do bên ngoài, ông Anh nhận xét về một du sinh, “… tại sao khi học sinh của mình ra nước ngoài, vẫn là em ấy, nhưng khi trở về, tất cả những hành vi đều khác, văn minh hơn hẳn và cái phản ứng trước xã hội cũng khác. Nó vừa tự tin vừa không kiêu ngạo.”
Nó khác những đứa trẻ tàn nhẫn, lạnh lùng mà ông mô tả như thành quả của nền giáo dục hiện nay. Khác chỉ vì được giáo dục cách khác.
Ông Thuyết mượn một câu danh ngôn ngoại quốc để mô tả quần chúng Việt Nam là một đám những con số không, nhưng thật ra những người đứng trong hàng ngũ quần chúng bị ông Thuyết miệt thị, như ông Anh, cô Lê Thị Công Nhân, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Công Ðịnh, và rất nhiều người khác là những con số từ 1 đến 9. Nếu họ thay bộ tam xên Mạnh-Dũng-Triết để đứng đằng trước con số 100 triệu người Việt Nam, thì sức mạnh trí thức của Việt Nam sẽ từ 100,000,000 đến 900,000,000.
Xuống đi thôi, những con số không đứng đằng trước đang làm dân tộc Việt Nam tụt hậu.
Nguyễn Ðạt Thịnh
Wednesday, September 23, 2009
PHÓNG SỰ XÃ HỘI VIỆT NAM
NGƯỜI
VIỆT HẢI NGOẠI KHI ZI`A THĂM QUÊ NHÀ HÃY CẢNH GIÁC VỚI CÁC MÓN ĂN ĐẶC
SẢN TRUYỀN THỐNG TỪ QUÊ HƯƠNG MAO CHỦ TỊT, CHÁNH GỐC "SƯ FOU" CHƠN
TRUYỀN CỦA BÔ. CHÁNH TRI. VẸM
Đột kích lò chế biến “vịt đực quay” hay "chim đồng quê"
(Dân trí) - Vịt đực vừa nở được làm sạch lông, chặt vát mỏ, rạch màng chân cho giống chân chim sẻ, nhúng “nước” để bảo quản cho vịt được tươi lâu trong nhiều tháng rồi quẳng vào ngăn lạnh của tủ bảo ôn. Biết cách bảo quản và tẩm ướp, vịt loại nào khách cũng khen ngon!. >> Vịt đực “biến hóa” thành “chim sẻ quay”
Vịt đực đội lốt sẻ quay
“Minh oan” cho chim sẻ
Hàng nghìn con “chim sẻ quay” bốc mùi hôi tanh nằm lăn lóc trong chậu, ruồi bay nhập nhằng quanh miệng chậu, những thứ nước vàng rỉ ra... Đó là những hình ảnh phóng viên Dân trí ghi lại được khi thâm nhập đường dây kinh doanh “chim sẻ quay” đang khá rầm rộ hiện nay ở Hà Nội.
“Đầu nậu Hòa” - nhà ở ngã 3 Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), một trong những đầu mối buôn bán dòng vịt đực “đội lốt” chim sẻ quay lớn nhất tại miền Bắc - được chúng tôi tìm đến đặt hàng. Hòa khẳng định: “Làm gì có chim sẻ nào rẻ đến mức 2 nghìn đồng một con, mà bói đâu ra lắm chim sẻ thế. Làm ăn với nhau cứ nói thẳng, chim sẻ quay chính là vịt đực mới nở đem làm thịt liền”.
Hòa cho biết những chú vịt đực này được các nhà chăn nuôi dùng “công nghệ soi” phát hiện ra từ khi còn trong trứng. Khi vừa nở ra ngay lập tức được đem làm sạch lông, sau đó nhúng xuống “nước” (có thể là một loại hóa chất bảo quản cho thực phẩm tươi lâu, nhưng Hòa không tiết lộ vì giữ ngón nghề làm ăn - PV) để bảo quản cho vịt được tươi lâu trong vòng nhiều tháng.
Sau khi làm thịt xong, tất cả những chú vịt này được chặt vát mỏ; cắt, rạch các màng ở chân sao cho khách hàng tiêu dùng nhìn giống chim sẻ và quẳng vào các ngăn lạnh của tủ bảo ôn.
Cách giờ bán hàng khoảng vài tiếng đồng hồ thì đem bỏ thứ vịt này ra khỏi ngăn lạnh cho tan hết đá đóng băng rồi đem đi ướp tẩm gia vị, chao qua một lớp dầu rán, rồi tiếp tục nướng qua than hồng và bán cho khách với giá 2 nghìn đồng/1con.
Vịt đực được chặt vát mỏ "hóa trang" thành chim sẻ
Theo Hòa, hiện nay loại vịt đực này có hai nguồn gốc xuất xứ, một là được nhập về từ Trung Quốc, hai là vịt đực tại Việt Nam 100%.
Điểm khác biệt giữa hàng Trung Quốc và hàng Việt Nam là: hàng Trung Quốc nhập về Việt Nam thì toàn bộ vịt đực đã được chặt đầu sẵn vì lí do, nếu không chặt đầu thì mắt của vịt dễ bị thối, toàn bộ con vịt sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Còn vịt Việt Nam vẫn còn nguyên cả đầu, do xuất xưởng đến đâu là tiêu thụ hết đến đó. Nhưng hàng Việt Nam, khi vịt vừa nở là phải thịt ngay và nhúng qua “nước”. Nếu không thì toàn bộ con vịt sẽ bị teo lại chỉ bằng ngón tay và sẽ rất nhanh hỏng.
Công nghệ ướp tẩm và cách “né” cơ quan chức năng
Hòa cho biết, tháng 8 tới là tháng vịt trong giai đoạn thôi ấp trứng nên hàng rất khan hiếm. Ngay từ bây giờ nhà Hòa đã phải tích trữ vịt chật cứng 4 tủ bảo ôn.
Hòa khoe, riêng vịt đực được vợ chồng anh sơ chế bán cho các nhà hàng và chuyển về một số tỉnh lẻ như Hải Phòng, Vĩnh Phúc hàng ngày đã lên đến hàng nghìn con.
Hàng nghìn con vịt đực hôi rình, tanh ngòm mà chúng tôi mới nhìn đã muốn nôn ọe, nhưng khi qua công nghệ ướp tẩm của Hòa, tất cả lại thơm lừng.
Khi chúng tôi đặt vấn đề mua khoảng nghìn con vịt đực về bán thử, vợ chồng Hòa mừng ra mặt và ngay lập tức ra giá. Nếu mua vịt sống nguyên thì giá 1.200 đồng/con, vịt tẩm ướp sẵn và chao qua hai lớp dầu có giá 1.500 đồng/con.
Hòa dạy chúng tôi, muốn có “chim sẻ quay” thơm, ngon, “bổ” thì khâu ướp tẩm là quyết định. Trước khi ướp tẩm phải dùng tay bóp cho vịt ra hết nước để khi đổ vịt vào chảo dầu rán sẽ không bị dầu bắn, vịt cũng sẽ không bị nổ đầu; sau đó nêm gia vị, nước mắm, hồ tiêu, hồi, quế.
Trong bụng vịt thì nhồi lá chanh, củ sả băm nhỏ để khoảng 15-30 phút cho tất cả gia vị ngấm vào vịt rồi đổ vịt vào chảo dầu đang sôi chao qua hai lượt, vớt ra, để nguội. Tẩm ướp, chế biến đúng quy trình như vậy thì vịt có ôi, thiu đến đâu, sau khi nướng lên cũng thơm và giòn “ngon hết biết”.
Hòa dặn chúng tôi phải mua loại dầu thật rẻ để rán, nếu xài dầu ngon thì tiền vịt không bằng tiền dầu, lỗ vốn là cái chắc.
Hòa cho biết, những chú vịt này sau khi được nhúng "nước" có thể để trong tủ bảo ôn hàng chục tháng, mang ra bán cho khách hàng vẫn khen ngon.
Thời gian qua, khi thực hiện bài viết phản ánh về đề tài này tại đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), chúng tôi để ý các quầy bán “chim sẻ quay” liên tục bị các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ trật tự dẹp đuổi, nhưng vợ chồng Hòa luôn né được những đợt truy quét đó.
Hòa tiết lộ hồi đầu mới kinh doanh anh cũng liên tục bị thu đồ nghề, bị dẹp đuổi, nhưng chỉ qua vài tiếp xúc với một số người thì mọi chuyện lại suôn sẻ bởi Hòa luôn nắm được giờ của lực lượng đi tuần.
Hòa mách nước: mang hàng ra bán thì đem ít một ra bày bán thôi, số hàng còn lại giấu vào nơi khác để nếu có bị thu thì vẫn còn hàng bán tiếp; chứ mang hết ra mà bị tóm sạch là “treo niêu”.
Một số hình ảnh về món vịt đực quay:
Vịt đực không kiểm dịch, không nguồn gốc xuất xứ được sơ chế dưới mác "chim sẻ quay" để bán cho khách hàng
Hàng trăm con vịt đực được bỏ ra khỏi tủ bảo ôn vẫn còn đóng bánh
Những chú vịt đực này, sau nhiều ngày (hoặc nhiều tháng) đóng băng trong tủ bảo ôn, được đem ra ướp tẩm gia vị rồi bán cho khách hàng.
Chiều 11/6, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, mặt hàng chim quay hay vịt quay đều không phải là mặt hàng cấm bán. Tuy nhiên, sau khi có thông tin trên báo chí về việc các điểm bán rong trên một số tuyến phố kinh doanh mặt hàng chim sẻ quay, nhưng thực chất là vịt bao tử, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra.
Mới đây, Chi cục đã đi kiểm tra một loạt dọc các phố đường Bưởi, Hoàng Hoa Thám… nhưng không thấy hàng nào bán. Theo ông Đức, có lẽ khi báo chí vào cuộc, người kinh doanh bị “đánh động” nên đã kinh doanh kín đáo hơn.
Chi cục cũng đã lấy một số mẫu chim sẻ quay để xét nghiệm xem có chất phẩm màu và chất bảo quản hay không; khoảng 1 tuần nữa sẽ có kết quả xét nghiệm.
Trước mắt, Chi cục đã chỉ đạo các quận, huyện giám sát cơ sở kinh doanh thực phẩm nói chung, trong đó có mặt hàng chim quay, vịt quay. Nếu cơ sở không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bán chim sẻ, vịt quay là đồ ăn chín mà không có phương tiện che đậy đạt tiêu chuẩn thì sẽ phải đình chỉ kinh doanh.
Còn về nguồn hàng “chim sẻ quay”, theo ông Đỗ Phú Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, hiện vẫn chưa thể xác định “chim sẻ quay” là vịt hay gà con vì khi được nướng chín, cắt mỏ, cắt chân thì việc phân biệt giữa hai loài gia cầm này không dễ dàng.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, dù là gà hay vịt bao tử, nếu xác định được nguồn gốc, được ấp nở từ đàn gà, vịt đã được tiêm phòng, kiểm dịch, được ấp nở theo đúng quy trình thì vẫn là nguồn thực phẩm an toàn, được phép lưu thông trên thị trường.
“Vì vịt sinh ra từ ngày tuổi 21 đến 28 sẽ được tiêm phòng. Thực tế tại nước ta, vịt thường được tiêm vắc xin phòng bệnh khi được 25 ngày tuổi. Vì vậy, nếu vịt bao tử, vịt ít ngày tuổi mà được ấp trứng từ đàn vịt mẹ đã tiêm phòng coi như đảm bảo về kiểm dịch, còn nếu từ đàn vịt chưa được tiêm phòng thì sẽ là gia cầm chưa được kiểm dịch”, ông Trần Mạnh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội giải thích.
Ông Sơn cho biết thêm, hiện tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội) có hơn 100 cơ sở ấp nở trứng gia cầm đều được cán bộ thú y kiểm tra, giám sát thường xuyên. Còn tại các địa phương khác, ở mỗi xã đều có cán bộ thú y nên việc giám sát rất chặt chẽ.
Ông Trần Mạnh Giang cho biết thêm, thời gian gần đây, Chi cục Thú y Hà Nội đã phát hiện nhiều gà, vịt từ 1-2 ngày tuổi đến gà vịt lớn hơn từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Tất cả số gà, vịt được phát hiện này đều đã bị tiêu huỷ vì không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch.
Đột kích lò chế biến “vịt đực quay” hay "chim đồng quê"
(Dân trí) - Vịt đực vừa nở được làm sạch lông, chặt vát mỏ, rạch màng chân cho giống chân chim sẻ, nhúng “nước” để bảo quản cho vịt được tươi lâu trong nhiều tháng rồi quẳng vào ngăn lạnh của tủ bảo ôn. Biết cách bảo quản và tẩm ướp, vịt loại nào khách cũng khen ngon!. >> Vịt đực “biến hóa” thành “chim sẻ quay”
Vịt đực đội lốt sẻ quay
“Minh oan” cho chim sẻ
Hàng nghìn con “chim sẻ quay” bốc mùi hôi tanh nằm lăn lóc trong chậu, ruồi bay nhập nhằng quanh miệng chậu, những thứ nước vàng rỉ ra... Đó là những hình ảnh phóng viên Dân trí ghi lại được khi thâm nhập đường dây kinh doanh “chim sẻ quay” đang khá rầm rộ hiện nay ở Hà Nội.
“Đầu nậu Hòa” - nhà ở ngã 3 Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), một trong những đầu mối buôn bán dòng vịt đực “đội lốt” chim sẻ quay lớn nhất tại miền Bắc - được chúng tôi tìm đến đặt hàng. Hòa khẳng định: “Làm gì có chim sẻ nào rẻ đến mức 2 nghìn đồng một con, mà bói đâu ra lắm chim sẻ thế. Làm ăn với nhau cứ nói thẳng, chim sẻ quay chính là vịt đực mới nở đem làm thịt liền”.
Hòa cho biết những chú vịt đực này được các nhà chăn nuôi dùng “công nghệ soi” phát hiện ra từ khi còn trong trứng. Khi vừa nở ra ngay lập tức được đem làm sạch lông, sau đó nhúng xuống “nước” (có thể là một loại hóa chất bảo quản cho thực phẩm tươi lâu, nhưng Hòa không tiết lộ vì giữ ngón nghề làm ăn - PV) để bảo quản cho vịt được tươi lâu trong vòng nhiều tháng.
Sau khi làm thịt xong, tất cả những chú vịt này được chặt vát mỏ; cắt, rạch các màng ở chân sao cho khách hàng tiêu dùng nhìn giống chim sẻ và quẳng vào các ngăn lạnh của tủ bảo ôn.
Cách giờ bán hàng khoảng vài tiếng đồng hồ thì đem bỏ thứ vịt này ra khỏi ngăn lạnh cho tan hết đá đóng băng rồi đem đi ướp tẩm gia vị, chao qua một lớp dầu rán, rồi tiếp tục nướng qua than hồng và bán cho khách với giá 2 nghìn đồng/1con.
Vịt đực được chặt vát mỏ "hóa trang" thành chim sẻ
Theo Hòa, hiện nay loại vịt đực này có hai nguồn gốc xuất xứ, một là được nhập về từ Trung Quốc, hai là vịt đực tại Việt Nam 100%.
Điểm khác biệt giữa hàng Trung Quốc và hàng Việt Nam là: hàng Trung Quốc nhập về Việt Nam thì toàn bộ vịt đực đã được chặt đầu sẵn vì lí do, nếu không chặt đầu thì mắt của vịt dễ bị thối, toàn bộ con vịt sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Còn vịt Việt Nam vẫn còn nguyên cả đầu, do xuất xưởng đến đâu là tiêu thụ hết đến đó. Nhưng hàng Việt Nam, khi vịt vừa nở là phải thịt ngay và nhúng qua “nước”. Nếu không thì toàn bộ con vịt sẽ bị teo lại chỉ bằng ngón tay và sẽ rất nhanh hỏng.
Công nghệ ướp tẩm và cách “né” cơ quan chức năng
Hòa cho biết, tháng 8 tới là tháng vịt trong giai đoạn thôi ấp trứng nên hàng rất khan hiếm. Ngay từ bây giờ nhà Hòa đã phải tích trữ vịt chật cứng 4 tủ bảo ôn.
Hòa khoe, riêng vịt đực được vợ chồng anh sơ chế bán cho các nhà hàng và chuyển về một số tỉnh lẻ như Hải Phòng, Vĩnh Phúc hàng ngày đã lên đến hàng nghìn con.
Hàng nghìn con vịt đực hôi rình, tanh ngòm mà chúng tôi mới nhìn đã muốn nôn ọe, nhưng khi qua công nghệ ướp tẩm của Hòa, tất cả lại thơm lừng.
Khi chúng tôi đặt vấn đề mua khoảng nghìn con vịt đực về bán thử, vợ chồng Hòa mừng ra mặt và ngay lập tức ra giá. Nếu mua vịt sống nguyên thì giá 1.200 đồng/con, vịt tẩm ướp sẵn và chao qua hai lớp dầu có giá 1.500 đồng/con.
Hòa dạy chúng tôi, muốn có “chim sẻ quay” thơm, ngon, “bổ” thì khâu ướp tẩm là quyết định. Trước khi ướp tẩm phải dùng tay bóp cho vịt ra hết nước để khi đổ vịt vào chảo dầu rán sẽ không bị dầu bắn, vịt cũng sẽ không bị nổ đầu; sau đó nêm gia vị, nước mắm, hồ tiêu, hồi, quế.
Trong bụng vịt thì nhồi lá chanh, củ sả băm nhỏ để khoảng 15-30 phút cho tất cả gia vị ngấm vào vịt rồi đổ vịt vào chảo dầu đang sôi chao qua hai lượt, vớt ra, để nguội. Tẩm ướp, chế biến đúng quy trình như vậy thì vịt có ôi, thiu đến đâu, sau khi nướng lên cũng thơm và giòn “ngon hết biết”.
Hòa dặn chúng tôi phải mua loại dầu thật rẻ để rán, nếu xài dầu ngon thì tiền vịt không bằng tiền dầu, lỗ vốn là cái chắc.
Hòa cho biết, những chú vịt này sau khi được nhúng "nước" có thể để trong tủ bảo ôn hàng chục tháng, mang ra bán cho khách hàng vẫn khen ngon.
Thời gian qua, khi thực hiện bài viết phản ánh về đề tài này tại đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), chúng tôi để ý các quầy bán “chim sẻ quay” liên tục bị các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ trật tự dẹp đuổi, nhưng vợ chồng Hòa luôn né được những đợt truy quét đó.
Hòa tiết lộ hồi đầu mới kinh doanh anh cũng liên tục bị thu đồ nghề, bị dẹp đuổi, nhưng chỉ qua vài tiếp xúc với một số người thì mọi chuyện lại suôn sẻ bởi Hòa luôn nắm được giờ của lực lượng đi tuần.
Hòa mách nước: mang hàng ra bán thì đem ít một ra bày bán thôi, số hàng còn lại giấu vào nơi khác để nếu có bị thu thì vẫn còn hàng bán tiếp; chứ mang hết ra mà bị tóm sạch là “treo niêu”.
Một số hình ảnh về món vịt đực quay:
Vịt đực không kiểm dịch, không nguồn gốc xuất xứ được sơ chế dưới mác "chim sẻ quay" để bán cho khách hàng
Hàng trăm con vịt đực được bỏ ra khỏi tủ bảo ôn vẫn còn đóng bánh
Những chú vịt đực này, sau nhiều ngày (hoặc nhiều tháng) đóng băng trong tủ bảo ôn, được đem ra ướp tẩm gia vị rồi bán cho khách hàng.
Chiều 11/6, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, mặt hàng chim quay hay vịt quay đều không phải là mặt hàng cấm bán. Tuy nhiên, sau khi có thông tin trên báo chí về việc các điểm bán rong trên một số tuyến phố kinh doanh mặt hàng chim sẻ quay, nhưng thực chất là vịt bao tử, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra.
Mới đây, Chi cục đã đi kiểm tra một loạt dọc các phố đường Bưởi, Hoàng Hoa Thám… nhưng không thấy hàng nào bán. Theo ông Đức, có lẽ khi báo chí vào cuộc, người kinh doanh bị “đánh động” nên đã kinh doanh kín đáo hơn.
Chi cục cũng đã lấy một số mẫu chim sẻ quay để xét nghiệm xem có chất phẩm màu và chất bảo quản hay không; khoảng 1 tuần nữa sẽ có kết quả xét nghiệm.
Trước mắt, Chi cục đã chỉ đạo các quận, huyện giám sát cơ sở kinh doanh thực phẩm nói chung, trong đó có mặt hàng chim quay, vịt quay. Nếu cơ sở không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bán chim sẻ, vịt quay là đồ ăn chín mà không có phương tiện che đậy đạt tiêu chuẩn thì sẽ phải đình chỉ kinh doanh.
Còn về nguồn hàng “chim sẻ quay”, theo ông Đỗ Phú Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, hiện vẫn chưa thể xác định “chim sẻ quay” là vịt hay gà con vì khi được nướng chín, cắt mỏ, cắt chân thì việc phân biệt giữa hai loài gia cầm này không dễ dàng.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, dù là gà hay vịt bao tử, nếu xác định được nguồn gốc, được ấp nở từ đàn gà, vịt đã được tiêm phòng, kiểm dịch, được ấp nở theo đúng quy trình thì vẫn là nguồn thực phẩm an toàn, được phép lưu thông trên thị trường.
“Vì vịt sinh ra từ ngày tuổi 21 đến 28 sẽ được tiêm phòng. Thực tế tại nước ta, vịt thường được tiêm vắc xin phòng bệnh khi được 25 ngày tuổi. Vì vậy, nếu vịt bao tử, vịt ít ngày tuổi mà được ấp trứng từ đàn vịt mẹ đã tiêm phòng coi như đảm bảo về kiểm dịch, còn nếu từ đàn vịt chưa được tiêm phòng thì sẽ là gia cầm chưa được kiểm dịch”, ông Trần Mạnh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội giải thích.
Ông Sơn cho biết thêm, hiện tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội) có hơn 100 cơ sở ấp nở trứng gia cầm đều được cán bộ thú y kiểm tra, giám sát thường xuyên. Còn tại các địa phương khác, ở mỗi xã đều có cán bộ thú y nên việc giám sát rất chặt chẽ.
Ông Trần Mạnh Giang cho biết thêm, thời gian gần đây, Chi cục Thú y Hà Nội đã phát hiện nhiều gà, vịt từ 1-2 ngày tuổi đến gà vịt lớn hơn từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Tất cả số gà, vịt được phát hiện này đều đã bị tiêu huỷ vì không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch.
(Hồng Hải)
=
TRUYỆN NGẮNKHUYẾT DANH * CON CỌP
CON CỌP YÊU QUÝ CỦA TÔI
Tôi
nhất đinh đòi thày bu tôi phải cưới Hương cho tôi. Tôi thích nàng, tôi
yêu nàng và tôi phải lấy nàng cho bằng được. Nếu thày bu tôi không hỏi
cưới nàng cho tôi thì tôi sẽ bỏ nhà ra đi, đi giang hồ hay đi theo
Việt Minh cho Tây nó bắn tôi lòi ruột ra. Chẳng thà thế chứ sống mà
thiếu Hương tôi sống không được. Tôi cũng đã ngỏ ý ấy với nàng và nàng
bảo hễ cứ có mai mối bên nhà tôi tới là bên nhà nàng bằng lòng ngay.
Tình
yêu của tôi đối với Hương nó vĩ đại và mãnh liệt như thế có lẽ cả làng
ai cũng biết. Biết nhưng có ai giúp gì được cho tôi đâu, có khi họ còn
nói ra nói vô khiến bu tôi càng quyết liệt không cho tôi lấy Hương, và
khi nghe tôi dọa đi theo Việt Minh cho Tây nó bắn tôi lòi ruột ra, bu
tôi còn bảo:
-
Chẳng thà Tây nó bắn mày chứ bu giết mày không được con ạ – Bu tôi rơm
rớm nước mắt – Ðẻ mày ra, nuôi mày tới bây lớn sao tự dưng mày lại
không muốn sống nữa hở con? Gái
làng này thiếu gì sao mày không lấy mà mày lại đòi lấy cái con tuổi
cọp ấy? Mày tuổi lợn mà bu lại cưới vợ tuổi cọp cho mày thì có khác nào
bu giết mày không?!
Thày
bu tôi hiếm muộn chỉ sanh được có 8 người con, 5 trai 3 gái. Các chú
các bác tôi người nào cũng từ 10 đến 12 con cơ. Chỉ cái việc có 5 thằng
con trai thôi mà đã gây ra một sự xì xèo rồi. Người ta bảo sanh 5 đứa
con gái là sanh được “Ngũ Long Công Chúa” quý lắm, cha mẹ thế nào cũng
được nhờ, tha hồ ngồi rung đùi mà hưởng. Chả thế mà ca dao Việt Nam ta
đã có những câu:
Mẹ sinh con trai làm chi
Ðầu gà má lợn đem đi cho người!
Mẹ sinh con gái như tôi
Ðầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ sơi!
Lúc
đầu bu tôi làm liền tù tì một lèo 3 đứa con gái, thày tôi khoái chí
bảo: “Bu mày ráng thêm 2 con tèo nữa cho đủ Ngũ Long Công Chúa, sau đó
làm thêm vài thằng cu tí nữa là tha hồ mà sướng!” Nhưng bu tôi chỉ
sanh có 3 đứa con gái, kế đó lại làm một lèo 5 thằng con trai rồi thôi
luôn.
Chơi
tam cúc có 4 con tốt cùng loại đỏ hay đen thì gọi là tứ tử, có 5 tốt
là ngũ tử. Tứ tử trình làng, ngũ tử cướp cái, khéo chơi một chút là ăn
trùm làng. Còn đẻ mà 5 thằng con trai thì người ta lại bảo là ngũ quỷ,
thế nào trong 5 thằng cũng có một, hai thằng chẳng ra gì. Trong 5 anh
em trai thì tôi là thằng thứ ba, nếu tính cả ba người con gái thì tôi
là thằng thứ sáu. Hai ông anh trước tôi đã lập gia đình rồi, các ông ấy
củ mỉ cù mì, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Lấy vợ xong là chí thú làm
ăn, chỉ mong sao nói được nghiệp nhà, cầy ruộng cấy lúa. Nói một cách
giản dị là làm một anh nông dân chứ không có cao vọng gì cả. Hai đứa em
trai thì còn đi học, chúng chưa biết gì, có muốn vợ cũng phải chờ vài
năm nữa.
“Nữ
thập tam, nam thập lục” các cụ ta đã bảo như thế nên dù tôi mới 16
tuổi đã đòi vợ cũng không ai nói gì được. Cái điều ồn ào nhất là tôi
tuổi heo mà lại đòi lấy vợ tuổi cọp. Hương kém tôi 3 tuổi, mới 13 thôi
mà trông cứ mơn mởn ra, mỗi lần gặp nàng là tôi chỉ muốn cắn cho một
cái. Trai làng tôi nhiều thằng nhìn nàng đôi mắt cứ hau háu, thèm nhỏ
dãi, nhưng chúng chỉ dám đứng xa xa mà nhìn thôi chứ không dám xáp lại
gần. Lấy vợ tuổi cọp để về chầu ông bà ông vải sớm à?! Con gái tuổi Dần
khó lấy chồng lắm, chả biết đã có bao nhiêu bà bị ở giá xuốt đời vì
sanh nhằm năm Dần và đã có bao nhiêu ông sớm ngỏm củ tỏi vì lấy phải vợ
tuổi cọp, thế nhưng người ta vẫn cứ kiêng “có thờ có thiêng, có kiêng
có lành” mà lị!
Thày
tôi ngày trước có đi lính Pháp, dù gì thì cũng đã có tiếp xúc với Tây
học một tý nên không đến nỗi nào. Thấy tôi tuyên bố nhất định phải lấy
Hương, dù hôm trước cưới, hôm sau có đi ngủ với giun ngay cũng cứ lấy,
thày tôi bảo:
-
Nó đã nhất định như thế thì mình cứ đi nói con đó cho nó. Biết đâu
thằng này chẳng đặc biệt hơn người ta, tôi nghe kể heo rừng mà thuộc
loại “lăn chai” thì cọp cụng chả làm gì được!
Nghe thày tôi nói, tôi đã mừng mừng nhưng bu tôi lại gắt lên:
-
Ông có đẻ đâu mà ông đau, đã không cản nó thì chớ lại còn nối láo cho
giặc, không nghe cụ Lý Ngọ bảo “Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung” đấy à?
Ai lại đi cưới con gái tuổi Dần về cho con mình, có mà điên!
Thày tôi cười khà khà:
-
Gớm, cái lão Lý Ngọ ấy nói đã chắc gì đúng. Lão để mồ, để mả, coi
hướng nhà hướng cửa, bói toán cho người khác thì được thế mà chính lão
lại nghèo rớt mồng tơi!
Cụ
Lý Ngọ người làng bên, làm thày địa lý và coi bói, cũng phét lác khiếp
lắm. Nhờ cụ coi thế đất hoặc sửa hướng cửa, hướng nhà cho thì chỉ một
bữa rượu với vài đồng bạc. Cụ khoe là đã để mồ để mả cho nhiều người,
có người nhờ cụ mà ăn nên làm ra hoặc con cái học hành đỗ đạt làm đến
tri phủ, tri huyện, còn những hạng như lý trưởng, chánh tổng thì khối.
Có điều cụ làm cho người ta được, còn làm cho chính mình lại không được,
hoặc giả là cụ quên chưa làm cho mình nên lúc nào cụ cũng chỉ có một
cái quần cháo lòng với cái áo the thâm rách và cái khăn xếp dán nhấm tứ
tung. Một hôm đi qua trước cửa nhà tôi, cụ đứng ngắm nghía một lát rồi
lững thững bước vào. Nghe chó sủa, thày tôi chạy ra, may mà đúng lúc,
nếu không thì cụ đã bị mấy con chó cắn cho te tua rồi, “chó cắn áo
rách” mà lị!
Sau một tuần trà nước, cụ bảo:
- Tại căn nhà này quay về hướng Nam , chứ nếu mà hướng Bắc thì ông đã có 5 đứa con gái thay vì 5 thằng con trai rồi!
Chắc
ý cụ muốn nói thay vì “Ngũ Quỷ” là “Ngũ Long” chứ gì. Thấy tôi ngồi
học ở bàn, cụ gọi đến cho cụ coi, ngắm nghía một lát, cụ phán:
- Thằng này tướng mạo coi cũng tạm được, nhưng mặt này là mặt bán trời không mời Thiên Lôi đây!
Khi cụ đi rồi, tôi nghe thày tôi lẩm bẩm:
-
Làm cửa về hướng Bắc để mùa Ðông gió Bấc thổi vào cho mà chết rét, còn
nhà có nhiều con gái chỉ tổ lo ngay ngáy chứ nước mẹ gì, dốt thế mà
cũng bàn!
Riêng tôi, chỉ nhìn hình dáng cụ là đã chán rồi, tôi hỏi thày tôi:
- Chắc nhà ông thày Ðịa Lý này ngon lành lắm hở thày?
- Không bằng cái bếp nhà mình!
Có
tin vào thày bói cũng chỉ nên tin một phần nào cho nó vui thôi chứ
chẳng nên tin nhiều làm gì. Những vị có chân tài, đọc nhiều, hiểu rộng
và có nhiều kinh nghiệm chả nói làm gì, còn phần đông là những tay ấm
ớ, nghèo rớt mồng tơi lại chỉ cách cho người khác làm giầu mới tiếu lâm
chứ?! Cứ tin vào những điều các vị ấy tán hiêu tán vượn thì có ngày đổ
thóc giống ra mà ăn! Làm cái gì cũng phải coi ngày, coi giờ, hạp với
không hạp, kiêng cái này cữ cái kia... Cứ như việc lấy vợ của hai ông
anh tôi thì rõ. Tước khi cưới dâu, bu tôi đã nhờ thày so tuổi, coi ngày
đủ thứ, thế nên hai ông anh tôi mới dinh về được hai bà vợ, một bà thì
như cái hột mít, còn một bà lại gầy đét như con cá hố! Hai người con
dâu này đều do bu tôi chọn cả. Tôi ấy à, nếu không lấy được người tôi
yêu chẳng thà tôi ở giá cho đến già hoặc đi theo Việt Minh cho Tây nó
bắn lòi phèo ra chứ nhất định không chịu bắt chước mấy ông anh tôi.
Thày
tôi xem chừng đã ngả hẳn về phía tôi, chỉ riêng bu tôi là còn găng
lắm, có lúc bà nổi cơn tam bành chửi tôi thậm tệ, bà nhiếc: “Cho mày đi
học ngậm bút sắt hay ngậm cái gì mà mày ngu thế? Tử tế không muốn lại
muốn rước cái của nợ vào mình”.
Có lần bu tôi lại dùng tình cảm để lung lạc tôi, bà mếu máo:
Có lần bu tôi lại dùng tình cảm để lung lạc tôi, bà mếu máo:
-
Mày có chọc phá đền miếu nào không hở con, để đến nỗi những người
khuất mày khuất mặt nổi giận mà phạt mày trở nên dở dở ương ương thế?
Có thì bảo cho bu biết để bu sửa lễ tạ lỗi cho, kẻo càng ngày nó càng
lậm vào thì khổ đấy con ạ, chứ cưới vợ đẹp về rồi lăn đùng ra chết thì
cưới làm gì?! Mày nghe lời bu đi, chọn con khác, hễ bu nhờ thày coi
tuổi mà thấy hạp là bu cưới ngay cho!
Mặc
bu tôi nói gì thì nói, tôi vẫn khăng khăng chỉ lấy Hương của tôi thôi.
Nói mãi mỏi mồm, bu tôi bèn đổi chiến thuật là không thèm nói gì đến
tôi nữa. Trong làng tôi lại có tiếng xì xèo: “Ðã bảo là đẻ 5 thằng con
trai, Ngũ Quỷ thì thế nào chả có một, hai thằng chẳng ra gì mà”! Ngoài
ra họ còn đồn tôi là thằng dở hơi hoặc điên điên khùng khùng... Một lần
Dì Năm, em gái của bu tôi tới chơi, lấy tay sờ trán tôi như mấy bà mẹ
thường khám xem con mình có ấm đầu không rồi Dì hỏi:
- Mày có bị làm sao không thế hở con?
Tôi hỏi lại:
- Làm sao là làm sao hả Dì?
- Nghĩa là mày có ốm đau, bệnh tật gì không mà mày lại kỳ cục thế?
- Con có làm gì đâu mà Dì bảo là kỳ cục?
- Không kỳ cục làm sao mày tuổi Hợi lại đòi cưới con vợ tuổi Dần?
- Thế tuổi nào mới lấy vợ tuổi Dần được?
- Không tuổi nào lấy vợ tuổi Dần được!
Tôi ngập ngừng:
-Thế nếu Dì cũng tuổi Dần thì Dì có bảo là không tuổi nào lấy vợ tuổi Dần được không?
Bu tôi đứng bên cạnh, cho là tôi hỗn với Dì, sẵn tay cầm cái chổi, bà đập lên đầu tôi cái cốp làm tôi giật mình bỏ chạy.
Thế
mới biết ở đời làm chuyện gì cũng phải có quyết tâm mới được. Việc
càng khó thì quyết tâm càng phải cao, chứ nếu cứ xìu xìu ển ển, đến đâu
hay đến đó thì còn lâu mới thành công được. Thày tôi tuy đã ngả hẳn về
phía tôi nhưng là theo kiểu thụ động thôi, chứ thày tôi cũng không thể
bênh vực tôi một cách tích cực được, dù gì thì cụ ông cũng phải nể cụ
bà chứ! Riêng tôi, đã “chót đành phải chét”, làm một phát tháu cáy. Nếu
bu tôi theo ván bài này tới cùng có lẽ tôi phải đổi chiến thuật khác.
Thú thật, bỏ Hương để lấy người khác thì tôi không bỏ được, còn bỏ nhà
đi theo Việt Minh cho Tây nó bắn lòi phèo ra tôi cũng teo lắm, thế
nhưng tôi vẫn phải tố một cú chót xem sao.
Một
hôm tôi giả vờ sắp xếp quần áo bỏ vào một cái rương nhỏ, như đang
chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Tôi cố làm dềnh dang cho bu tôi thấy.
Quả nhiên, tưởng tôi sắp bỏ nhà đi xa thật, bu tôi khóc bù lu bù loa:
-
Ối giời ơi, con ơi! mày tính bỏ thày bỏ bu mày đi thật đấy à? Mày muốn
lấy vợ thì bu lấy cho mày chứ bu có cấm cản gì mày đâu? Chẳng qua là
bu chỉ không bằng lòng cho mày lấy cái con tuổi Dần ấy thôi. Ðẻ mày ra,
nuôi mày từ lúc một bàn tay không hết, hai bàn tay không đầy cho tới
bây lớn để mày giả nghĩa thày, nghĩa bu như thế đấy hở con?!
Dù
chỉ mới dàn giáo thế thôi chứ tôi đã định đi ngay đâu, nhưng thấy bu
tôi khóc thảm thiết quá, tôi cũng mủi lòng nước mắt, nước mũi chẩy lã
chã, nói không nên lời:
- Bu không thương con thì bu cứ để con đi chết trận chết mạc, chết đông chết tây cho rồi!...
Quả
thật là tiến thoái lưỡng nan. Làm cho bu tôi tưởng là tôi sắp đi, bây
giờ không đi cũng kỳ, còn đi thật thì biết đi đâu? Ðang lúng túng không
biết phải làm sao, thì may quá, cậu Út tôi tới. Bên Ngoại tôi chỉ có
cậu Út là người danh giá và có uy tín với chúng tôi hơn cả. Chẳng những
cậu có uy tín với đám trẻ mà còn uy tín cả với người lớn nữa. Cậu có
bằng Ðíp lôm lại đang làm Nhật trình ở trên Hà Nội. Ngày đó ở quê tôi,
các vị làm văn, làm báo được coi là danh giá lắm. Cậu Út làm Nhật trình
tức là làm báo.
Thỉnh thoảng cậu mới về thăm nhà một lần, đầu cậu chải bi-dăng-tin bóng loáng, tóc để cánh gà úp sát vào tai, chân đi giầy đơ-cu-lơ, quần tây trắng, áo sơ mi trắng bỏ trong quần, túi áo cài chiếc bút máy hiệu Kaolo, thứ bút mà mỗi khi viết phải mở nắp rồi xoay xoay cho cái ngòi bút trồi lên, viết xong lại vặn cho cái ngòi bút tụt xuống rồi đậy nắp lại. Ngày ấy bọn trẻ chúng tôi thì thào chỉ mấy ông làm Nhật trình mới có loại bút đó. Mỗi lần cậu Út về, cậu kể chuyện Hà Nội tưng bừng, cậu nói gì người lớn cũng như đám trẻ chúng tôi đều tin hết.
Thỉnh thoảng cậu mới về thăm nhà một lần, đầu cậu chải bi-dăng-tin bóng loáng, tóc để cánh gà úp sát vào tai, chân đi giầy đơ-cu-lơ, quần tây trắng, áo sơ mi trắng bỏ trong quần, túi áo cài chiếc bút máy hiệu Kaolo, thứ bút mà mỗi khi viết phải mở nắp rồi xoay xoay cho cái ngòi bút trồi lên, viết xong lại vặn cho cái ngòi bút tụt xuống rồi đậy nắp lại. Ngày ấy bọn trẻ chúng tôi thì thào chỉ mấy ông làm Nhật trình mới có loại bút đó. Mỗi lần cậu Út về, cậu kể chuyện Hà Nội tưng bừng, cậu nói gì người lớn cũng như đám trẻ chúng tôi đều tin hết.
Bước
vào nhà, thấy bu tôi đang bù lu bù loa, còn tôi thì mếu máo, cậu mới
hỏi đầu đuôi sự việc. Bu tôi kể câu chuyện tôi đòi lấy vợ tuổi Dần cho
cậu nghe. Ðợi bu tôi nói xong, tôi cũng bầy tỏ nỗi lòng để cậu hiểu.
Nghe xong, cậu cười cười hỏi tôi:
-
Cháu định lấy cái con Hương, con ông Chánh Ðoàn ở xóm Giữa chứ gì? Vừa
rồi đi đường cậu cũng có gặp nó, con này được, đã thắt đáy lưng ong
lại mảnh mày hay hạt...
Quay về phía bu tôi, cậu tiếp:
-
Chị mà được đứa con dâu như thế là quý lắm rồi còn đòi chi nữa. Còn
cái vụ tuổi tác, hạp với không hạp, nó xưa quá rồi chị ơi. Cứ tin vào
mấy ông thày bói thì có ngày đổ thóc giống ra mà ăn rồi hoa hồng không
trưng đi trưng hoa cứt lợn!...
Thật
cậu là người ăn học có khác, cậu nói câu nào cứ chắc nình nịch câu ấy.
Chiều hôm đó, cậu ở lại dùng cơm với gia đình tôi và cũng nhờ sự dẫn
giải của cậu mà bu tôi nghe ra. Cuối năm đó, tôi rước được con cọp yêu
quý của tôi về nhà. Cậu Út tôi lại còn bảo:
-
Cưới vợ rồi, nếu mày không muốn ở nhà quê thì lên Hà Nội làm Nhật
trình với cậu. Cũng phải ra ngoài để mở mắt ra với người ta, chứ cứ lúi
húi thế này mãi đến bao giờ mới khôn được?!
Người
xưa có câu “Không vào hang hùm sao bắt được cọp con” thật đúng quá
sức. Tôi không chỉ vào “hang hùm” một lần, mà đã mò mẫm vào nhiều lần,
có thể nói là rất nhiều lần.. Cứ thế rỉ rả tôi đã khều ra được gần một
tá cọp con, con nào con nấy đều rất dễ thương, còn con cọp mẹ thì càng
ngày càng hiền khô à. Nghe đến đây có lẽ quý vị thày bói cảm thấy ngứa
tai, “nghịch nhĩ” lắm đấy: Ừ, ba hoa cho lắm vào, đến khi lăn đùng ra
chết nhăn răng mới không kịp hối! Quý vị rủa tôi như thế cũng chẳng sao.
Tôi sinh năm 1935, tuổi Ất Hợi, còn con cọp cưng của tôi sinh năm
1938, tuổi Mậu Dần. Con Heo 64, con Cọp 61.. Hai con ôm nhau ngủ đã gần
50 năm nay mà chẳng có chuyện gì xẩy ra cả. Giả như bây giờ tôi có
nhắm mằt xuôi tay mà về chầu ông bà đi chăng nữa thì cái câu “Tứ Hành
Xung” của quý vị thày bói cũng là sai rồi!..
Tuesday, September 22, 2009
NGÔ NHÂN DỤNG * TRUNG QUỐC
Điều lo nhất về Trung Quốc
| |
Ngô Nhân Dụng
Có
bẩy triệu người Việt Nam đă vào mạng lưới của nhóm trí thức chống việc
các công ty Trung Quốc khai thác bô xít (bauxite). Người Việt ở trong và
ngoài nước đều lo lắng về vụ này. Không biết đến lúc nào những người
chủ trương mạng lưới đó sẽ bị bắt, như các ông Điếu Cầy và Người Buôn
Gió.
Người Việt Nam cũng lo lắng về chủ trương bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Tờ
Tuổi Trẻ tại Sài G̣n mới thuật lại cuộc chiến đấu của Hải quân Việt Nam
Cộng Ḥa chống quân Trung Quốc chiếm Hoàng Sa vào Tháng Chín năm 1974.
Trên các mạng lưới đang truyền nhau những tin tức về việc Trung Quốc
phát triển hải quân và so sánh lực lượng giữa nước này với nước Mỹ ở
vùng Á Đông.
Các hiện tượng trên cho thấy hai mối lo lớn của người Việt trước mối đe dọa của nước láng giềng phía Bắc: Một
là Trung Quốc đang củng cố sức mạnh quân sự, họ có thể tái diễn những
cuộc xâm lăng Việt Nam như vào thế kỷ 15 và 18 hay chăng? Hai
là một “diễn biến ḥa b́nh,” đang biến nước Việt Nam thành mảnh đất cho
người Trung Quốc khai thác mà không cần phải xâm chiếm. Họ chỉ cần nắm đầu được một đảng độc tài là có thể sai bảo cả công an lẫn quân đội để dẹp tan những đám dân Việt phản đối.
Nhưng thực sự đâu là mối lo lâu dài và lớn nhất của dân tộc Việt Nam trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh?
Một
người bạn tôi mới trở về Mỹ sau nhiều chuyến đi Tầu có một nhận định
khác. Theo anh, những vụ Hoàng Sa, Trường Sa và Bô xít chỉ là chuyện
trước mắt và ngắn hạn.
Mối lo dài hạn cần chú ư là trong lúc người Trung Hoa đang quyết tâm tiến tới trên con đường cải tổ để bước vào thế kỷ 21 th́ người Việt Nam vẫn bị lúng túng không thoát ra khỏi t́nh trạng lạc hậu c̣n rơi rớt từ thế kỷ 19. Cứ
như vậy th́ trong một hai thế hệ nữa người ḿnh sẽ trở thành lệ thuộc,
nếu không phải là “nô lệ” cho người Trung Hoa; dù họ không đem quân
chiếm nước ḿnh, dù ḿnh vẫn c̣n tên nước Việt Nam, vẫn có một chính phủ
người Việt cai trị dân Việt. Trung Quốc sẽ làm chủ, người Việt làm
"nhân công rẻ tiền" , và cả thế giới coi đó là chuyện tự nhiên không cần
can thiệp. V́ trong thế cạnh tranh, dân tộc nào yếu th́ sẽ đóng vai làm công cho dân tộc mạnh.
Tại sao có thể xẩy ra t́nh trạng đó?
Anh Trần là người Vietnam quốc tịch Mỹ, công ty anh đang đầu tư ở Trung Quốc làm một sản phẩm mới, sản phẩm này đang thông dụng rồi sẽ tràn ngập khắp thế giới trong vài chục năm nữa, chúng tôi xin phép không nói rơ hơn để khỏi làm phiền cho bản thân anh. Những cuộc gặp gỡ với quan chức và cán bộ quản lư kinh doanh ở Trung Quốc làm cho một người Việt như anh phải thấy sợ. Người Trung Quốc họ làm việc ào ào, mở rộng cửa đón tư bản nước ngoài để tiếp nhận các kỹ thuật mới, học cách tấn công các thị trường mới. Anh Trần so sánh giới quan chức, cán bộ Trung Quốc khác những người ở Việt Nam : Họ có ăn nhưng làm việc tận lực. Trong khi ở nước ḿnh th́ không làm việc mà chỉ ăn. Công ty của anh đă thăm ḍ việc đầu tư ở Việt Nam mấy năm trước đây; nhưng phải bỏ ư định đó v́ cả guồng máy cai trị từ trên xuống dưới vẫn coi người ngoài quốc đến nước ḿnh đầu tư là đến “xin ân huệ” chứ không phải đem đến cho dân ḿnh kỹ thuật mới, mở mang cho nước ḿnh những ngành hoạt động mới. Có lẽ họ coi thường đồng bào người Việt mà chỉ biết kính trọng các ông chủ ngoại quốc. Nhưng họ vẫn giữ một thói quen: Chỉ lo ḅn rút cho bản thân ḿnh, không cần đến công việc.
Ở Trung Quốc th́ khác. Từ trung ương đến các tỉnh, thành phố, họ chiều đăi các công ty ngoại quốc đến đầu tư:
Họ sẵn sàng cung cấp đất để mở cơ xưởng mà không lấy tiền thuê đất
trong nhiều năm. Họ sẵn sàng góp một phần vốn nhỏ hơn 50% và người ngoại quốc đầu tư có quyền mua lại số cổ phần đó trong tương lai.
Nghĩa là nếu công việc thất bại th́ người ngoại quốc chỉ mất ít, là
phần vốn đă bỏ vô dưới 100%; mà nếu thành công th́ vẫn có hy vọng hưởng
nhiều hơn bằng cách mua lại các cổ phần của người Trung Quốc. Một viên
chức trẻ tuổi ở Bắc Kinh nói thẳng rằng anh ta có một quỹ đầu tư hàng tỷ
Mỹ kim, lấy trong số ngoại tệ dự trữ hơn 2,000 tỷ của ngân hàng trung
ương; và anh ta có quyền chi vào các dự án đầu tư với người nước ngoài.
Họ
có tham nhũng hay không? Anh Trần thấy chắc là phải có. Thế nào họ cũng
chấm mút khi được quyền sử dụng những món tiền lớn như vậy. Cứ xem cách
ăn ở, giao dịch của họ th́ biết. Nhưng có một điều là họ làm việc thực sự,
một dự án nhà máy được hai bên đồng ư và chấp thuận rồi, ba tháng sau
nhà máy đă được khánh thành. Họ chạy hối hả, và họ biết rơ đang muốn ǵ:
Sản xuất đến xuất cảng. Du nhập kỹ thuật mới, phương pháp quản lư mới,
phương pháp mới để chinh phục thị trường thế giới như các công ty Mỹ
đang làm. Sang năm 2010 hội chợ Thượng Hải sẽ trưng bầy những sản phẩm
mới cho cả thế giới thấy, trong đó sẽ có những sản phẩm của công ty anh
Trần đang làm.
Họ
coi anh Trần là người Mỹ, và nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên lúc đầu khi
anh tự giới thiệu là gốc người Việt Nam . Họ rất lễ phép và kính trọng
anh, nhưng không ngần ngại bày tỏ là họ rất coi thường người Việt Nam:
Người Trung Hoa vẫn nhắc đến vụ đảng Cộng Sản Việt Nam “vô ơn bạc nghĩa”
khi sau năm 1975 quay theo Nga để chống Tầu. Họ nhắc lại sự kiện này
như để giải thích thái độ của họ: Khinh thường người Việt Nam, bất khả
tín! Chúng ta có thể thấy trong những mạng lưới bên Tầu khi họ công khai
phổ biến những tài liệu chứng tỏ nếu không có quân đội Tầu giúp th́
người Việt Nam không chống nổi Pháp mà cũng không đánh nổi Mỹ! Họ không
ngần ngại nói những lời miệt thị tất cả giới lănh đạo của đảng Cộng Sản
Việt Nam, dù trước mặt anh Trần mà họ rất lịch sự, tôn kính. Ngay bây
giờ, nhiều người Trung Hoa ở lục địa và các công ty Trung Quốc vẫn c̣n
chú ư đến thị trường Việt Nam một chút. V́ họ coi đó là một nơi để “đổ rác,” tức là những sản phẩm thiếu tiêu chuẩn không được thị trường thế giới chấp nhận. Chính người Trung Hoa có tiền cũng không muốn mua những sản phẩm tiêu chuẩn thấp đó. Các xí nghiệp Trung Quốc sẵn sàng bán đổ bán tháo (dumping) những món hàng này sang Việt Nam
, v́ nếu không cũng vứt bỏ đi. V́ vậy, bán giá nào cũng được; mà người
Việt Nam thấy rẻ th́ vẫn ham mua. Nhưng đối với Trung Quốc, Việt Nam
không đáng quan tâm. Họ lo chinh phục cả thế giới, và chỉ tôn trọng
những nước có lực, có tiền!
Nhưng điều anh Trần lo lắng muốn chia sẻ với chúng tôi khi anh trở về Mỹ sau nhiều chuyến đi Tầu lo công việc, là người Trung Hoa họ quyết tâm tiến bộ thật, trong khi nước ḿnh vẫn lúng lúng v́ cả guồng máy cai trị tham nhũng và bất lực.
Anh nhắc lại nhiều lần: Chúng nó cũng ăn, nhưng chúng nó làm việc thật.
Quan chức Việt Nam th́ chỉ làm khó người thực tâm đầu tư để kiếm ăn!
Trong vài chục năm nữa, người Tầu sẽ tiến xa, khoảng cách phát triển
giữa hai dân tộc sẽ càng ngày càng rộng. Và lúc đó ḿnh sẽ hoàn toàn
đóng vai một nước phụ thuộc, nếu không nói là lệ thuộc, biến thành một thị trường và người làm công cho cường quốc kinh tế lớn nhất nh́ thế giới ở ngay bên láng giềng!
Hiện
nay người Việt chúng ta coi việc khai thác Bô xít ở Tây nguyên là một
cuộc xâm lăng kinh tế đe dọa chủ quyền đất nước. Nhưng đối với người
Trung Hoa ở lục địa th́ đó cũng chỉ là một dự án nhỏ trong hàng ngàn dự
án đầu tư để khai thác tài nguyên khắp thế giới, từ Á Châu sang Phi Châu
và Châu Mỹ La Tinh. Họ cũng sang Congo , sang Sudan khai thác quặng mỏ.
Họ đầu tư vào dầu khí ở các nước Trung Á, ở Canada . Các công ty Trung
Quốc đang đi mua cổ phần của các công ty tiên tiến nhất từ Âu Châu sang
Mỹ Châu, dù chỉ một phần nhỏ. Một vụ nổi tiếng là dự án của Chinalco
tính bỏ ra 19 tỷ rưỡi để tăng gấp đôi phần hùn trong công ty Rio Tinto ở
Úc lên 18%, đă bàn căi cả năm và mới bị Úc gạt bỏ vào Tháng Sáu vừa
qua. Trung Quốc là thị trường lớn nhất mua quặng mỏ của Úc. Nhưng chính
phủ Úc vẫn không cảm thấy sợ sệt lo làm vui ḷng chính quyền Trung Quốc.
Ông
thủ tướng Úc nói tiếng Tầu thông thạo, nhưng không ngần ngại tỏ ra bất
cần trước những áp lực của Bắc Kinh. Trước khi ông Nguyễn Minh Triết
sang Úc, một người đă được dân Úc tiếp đón là bà Rebiya Kadeer, một
người gốc Uighur đang sống ở Mỹ và đang bị bộ máy tuyên truyền của Bắc
Kinh mô tả là người thúc đẩy dân Uighur ở Tân Cương nổi loạn. Đầu Tháng
Tám, khi nghe tin dân Úc sắp mời bà Kadeer sang dự một liên hoan phim
ảnh tại Melbourne trong đó chiếu một cuốn phim về cuộc đời tranh đấu của
bà, Ngoại Trưởng Trung Quốc Hà Á Phi đă băi bỏ một chuyến viếng thăm để
tỏ ư phản đối. Chính phủ Tầu c̣n làm áp lực với ban tổ chức yêu cầu họ
ngưng chiếu cuốn phim đó. Họ cũng làm áp lực lên thị trưởng thành phố
Melbourne , đ̣i băi bỏ việc kết nghĩa giữa thành phố này với Thiên Tân.
Và họ làm áp lực cả với câu lạc bộ Báo chí Quốc gia tại thủ đô Canberra
không muốn họ mời bà Kadeer đến diễn thuyết. Nhưng tất cả các áp lực đó
đều vô hiệu. Và bên cạnh những la lối ồn ào đó, các bộ trưởng hai nước
vẫn kư một hợp đồng, công ty PetroChina Trung Quốc mua 41 tỷ Mỹ kim khí
đốt của công ty Exxon Mobil tại Úc. Dân Úc chống, cứ tự do chống. Chính
phủ Trung Quốc không bằng ḷng th́ rán chịu.
Trong lúc chính quyền Úc b́nh tĩnh và cứng rắn đối với Trung Quốc như vậy, th́ ở Việt Nam những ai bầy tỏ ư kiến chống đối việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa trước sau đều bị đàn áp.
Đàn áp để làm ǵ? Có phải v́ công an bắt người Việt Nam không được mặc
áo phông viết chữ bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa mà chính quyền Bắc Kinh tử
tế hơn với nước Việt Nam , với đảng Cộng Sản Việt Nam hay không?
Mà
trong lúc chính quyền Cộng Sản chỉ lo đàn áp dân như thế, người Trung
Hoa họ vẫn tiến tới. Thế giới sẽ không thèm quan tâm đến chủ quyền của
Việt Nam trên những vùng đất và biển đă bị chiếm. V́ nước nào lo quyền lợi của nước đó, không ai lo giúp chuyện người ngoài, dân tộc nào cố giữ lấy chủ quyền của ḿnh.
Bây giờ người Trung Quốc đă bắt đầu sang Việt Nam đóng vai ông chủ ở
Cao Bằng, Lạng Sơn; cho người Việt đóng vai làm công và chạy việc. Anh
Trần lo sẽ có ngày chính người Trung Quốc cũng không thèm đóng vai ông
chủ nhỏ ở Việt Nam nữa. V́ họ c̣n lo đầu tư ở những nơi sinh lợi hơn và
lo đi chinh phục các thị trường khắp thế giới.
Vậy
th́ người Việt Nam chúng ta phải làm ǵ? Đây là một câu hỏi để mọi
người Việt cùng suy nghĩ và thảo luận. Bởi v́ dân Việt Nam không phải là
dân hèn. Hăy coi mối lo lắng của anh Trần là tiếng chuông báo động.
|
HUY PHƯƠNG * TRUYỆN NGẮN
ĐỨA CON BẤT HIẾU
-Huy Phương
“Mà thương mạ vẫn thường hay tựa cửa
Bên mâm cơm, vắng bóng đứa con về”. (hp)
Người
xưa thường nói “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”(1), điều đó hẳn là không
sai, vì ngày nay, chúng ta cực khổ vì con chừng nào thì nghĩ đến ngày
trước, khi chúng ta nhỏ bé, ấu thơ, cha mẹ đã khổ vì ta chừng ấy. Nhưng
có điều ngậm ngùi nhất là khi về già, ngẫm lại chúng ta thấy quả chúng
ta là những đứa con bất hiếu, vì có những điều chúng ta thường mong đợi
nơi con chúng ta hôm nay, chúng ta chưa hề làm cho cha mẹ.
Có
phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất
Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang, đứa xa nhất cũng
một vài giờ xe. Những ngày lễ cuối năm hay khi hữu sự, có đầy đủ con
cái trong gia đình về sum họp, cháu chắt đầy nhà, bận rộn nhưng trong
lòng thấy hạnh phúc vui tươi. Thế mà ngày xưa, khi đủ lông đủ cánh, tôi
như con chim chỉ muốn bay xa, thật xa không muốn về đậu nơi gần tổ cũ.
Khi có gia đình rồi lại muốn đi xa hơn nữa. Cha mẹ tôi ở Huế, nhưng tôi
lại muốn vào làm việc ở Saigon, quả thật đôi khi cũng vì công vụ, nhưng
thật lòng không bao giờ tôi muốn về nơi đó để hôm sớm có cha có mẹ. Như
vậy dù mỗi năm một lần trở về viếng thăm cha mẹ già, điều đó đã đủ chưa?
Ðối với đứa con, nó cho là đủ, nhưng với sự mong chờ của cha mẹ, hãy
còn quá ít
Tôi biết nỗi cô đơn
của những người già trông đợi con, nhưng mỗi đứa con lớn lên đều có đời
sống riêng, một mái gia đình riêng và những nỗi lo lắng riêng. Hình ảnh
cha mẹ trong lòng mỗi đứa con, đôi khi tưởng như mờ nhạt, nhưng mỗi đứa
con dù đã lớn khôn, có gia đình riêng vẫn ở trong lòng của mỗi người
cha, mỗi người mẹ rất đậm nét. Thương con rồi còn lo nghĩ đến thế hệ
cháu. Chúng có được mặc ấm không? Ði nghỉ Hè có được cha mẹ để mắt trông
chúng khi chúng xuống biển hay khi qua đường không? Hôm nay trời nóng,
chúng có uống nhiều nước không? Sáng nay trời lạnh, đến trường chúng có
mặc đủ ấm không? Những câu hỏi thường làm cha mẹ chúng bực mình, nhiều
khi trả lời gay gắt với chúng ta, và ngày xưa chúng ta cũng đã từng nói
như thế với cha mẹ. Ngày xưa khi tôi có dịp về thành phố, nơi cha mẹ
đang sinh sống, tôi thường đi theo bạn bè hay đồng nghiệp ở một vài ngày
nơi khách sạn bên kia sông, hơn là về nhà cha mẹ nằm ngủ trong cái mùng
cũ kỹ, ố vàng hay ăn một bữa cơm rau dưới ánh đèn lù mù. Tôi biết cha
mẹ tôi đã mừng rỡ như thế nào khi nghe tin tôi về nhà, mẹ tôi đã chắt
chiu nấu cho tôi món canh măng hay món cá kho mà tôi vẫn thích từ thuở
nhỏ. Khi tôi về trễ, mâm cơm dọn sẵn vẫn còn đậy trong cái “lồng bàn”
chờ tôi, nhưng tôi đã ăn no, cũng không buồn dở mâm cơm ra, cầm đũa lên,
xuýt xoa trước những món ăn quen thuộc thời thơ ấu cho mẹ tôi vui lòng.
Quả thật tôi là đứa con bất hiếu.
Ngày
nay mỗi lần thấy một bóng chiếc xe quen quẹo vào khu parking, vợ tôi cứ
tưởng là có con ghé nhà, điều ấy có khác chi ngày xưa cha tôi vẫn dõi
mắt ra đường lộ, nhìn những người khách lạ vừa xuống chuyến xe đò, ngỡ
là đứa con của mình vừa trở lại quê nhà. Ngày nay theo vận nước, con
người nổi trôi đi khắp chân trời góc biển, nhiều gia đình con cái phân
tán, đứa ở trời Tây đứa ở phương Ðông, dù vật chất dư thừa, nhưng làm
sao có được cái ấm cúng, sum vầy, nhất là lúc “tối lửa tắt đèn”.
Ngày
xưa, tôi không thích tham dự những ngày giỗ kỵ trong gia đình vẫn
thường phải bó buộc giờ giấc, nhưng nếu không có những ngày giỗ kỵ như
thế, khó có dịp gặp lại được đông đủ bà con quyến thuộc. Bây giờ chẳng
ai còn cho những ngày giỗ tổ tiên là quan trọng, nhiều lắm là dành cho
cha mẹ, còn như lên cao hơn đến ông bà thì ít ai còn nghĩ đến. Tôi biết
một ông cụ ngày xưa giữ đến chức Tuần Vũ, có đến năm bà, mỗi bà trung
bình có năm đến bảy con, tổng cộng ông có đến ba mươi người con, nếu
không có những ngày giỗ kỵ, sum họp gia đình nghiêm ngặt, thì đến anh em
ruột cũng không biết nhau, nói gì đến hàng cháu nội ngoại ra đường nhìn
nhau như người dưng, rồi chuyện gì cũng có thể xẩy ra giữa anh em, họ
hàng.
Ngày nay
ở hải ngoại, con cái đi làm ăn xa, tình gia tộc không còn khắng khít
như xưa, may lắm là những ngày lễ cuối năm có những cuộc đoàn tụ trong
từng mỗi gia đình nho nhỏ, còn như họ hàng thì càng ngày càng xa cách.
Chúng ta thường thấy các cuộc họp đồng hương hay những cuộc hội ngộ với
các chiến hữu trong đơn vị cũ, nhưng trong mỗi họ, mỗi gia tộc thì chỉ
còn gặp nhau trong các tiệc cưới hy hữu mà thôi.
Nếu
ngày xưa chúng ta vô tình hay thờ ơ với cha mẹ, để ngày nay, chúng ta
đôi khi cũng gặp lại những cảnh huống như thế thì chúng ta lại cho là
luật đời. Có người lại cho là chuyện nhân quả, gieo đậu thì có đậu,
trồng khoai thì có khoai. Những điều chúng ta mong mỏi được con cái đối
xử ngày hôm nay, chúng ta chưa hề làm cho cha mẹ. Khi biết ra thì cha mẹ
đã qua đời, có hối hận luyến tiếc thì cũng không sao níu kéo lại được
thời gian đã mất, bây giờ chỉ còn lại những nấm mồ đã xanh cỏ. Mỗi lần
có người trong họ hàng qua đời, câu hỏi thân tình của chúng ta là “không
biết các cháu có về đông đủ không?”
Và
đến khi nằm xuống, chắc chắn chúng ta ai cũng mong như thế. Khi cha tôi
qua đời ở miền Trung, tôi đang ở trong nhà tù đất Bắc. Khi mẹ tôi ra đi
ở quê nhà, tôi đang ở cách nơi đó nửa vòng trái đất. Dù với bất cứ lý
do nào đi nữa, tôi cũng là đứa con bất hiếu, không về để phục tang,
chống chiếc gậy tre bên quan tài cha tôi hay tiễn mẹ tôi đi một đoạn
đường. Những món ngon vật lạ dâng lên bàn thờ cha mẹ, bây giờ đâu còn
chút ý nghĩa gì. Ðám tang cho lớn, nghi thức rềnh rang chỉ dành tiếng
tăm cho người sống, còn người chết chỉ mãn nguyện được ra đi thanh thản,
hạnh phúc vì lúc còn sống được con cái hiếu thuận, phụng dưỡng, thương
yêu. Ngày xưa, khi ra làm quan, thầy Tử Lộ buồn than vì không còn cha mẹ
để phụng dưỡng, nhưng thuở hàn vi, thầy đã vất vả đội gạo, làm thuê để
nuôi cha mẹ, cũng đã trọn đạo làm con rồi.
Chúng
ta ai cũng mong có con cái quanh quẩn bên mình, hỏi han săn sóc, lưu
tâm đến đời sống của cha mẹ, nhưng nếu không được như thế cũng nên thuận
lòng, vì thường tình, đứa con đối với một bà mẹ là tất cả, nhưng cha mẹ
đối với những đứa con chỉ là một phần nối tiếp của cuộc đời. Về già,
tôi mới nhận ra tôi là đứa con bất hiếu, và mỗi khi tôi muốn trách con
cái một điều gì, tôi thường nhận ra những khiếm khuyết của mình đối với
cha mẹ ngày xưa, đành diện bích, đối bóng mà nghĩ lại thân mình, không
khỏi thấy lòng hổ thẹn.
(1) “Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân”- La Tiên Sinh)
Friday, September 18, 2009
TRUYỆN NGẮN * LÒNG KIÊN TRÌ
Một câu chuyện về lòng kiên trì
Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc". Một trong những học sinh đó là Robby.
Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.
Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. "Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…", cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.
Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.
"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ?"
Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó?". Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".
Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.
=
Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc". Một trong những học sinh đó là Robby.
Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.
Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. "Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…", cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.
Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.
"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ?"
Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó?". Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".
Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.
=
Thursday, September 17, 2009
SAIGON TRỜI MƯA HAY NẮNG?
LUẬN VĂN TẢ CẢNH
Học sinh Tiểu học
Bé Việt hôm nay đi học về không được vui. Mẹ thấy thế hỏi bé bị cô la rầy hay bạn bè trêu chọc gì không. Bé trả lời
- Con nộp bài cô giáo trả lại . Bắt phải về làm lại. Nếu không, sẽ không được điểm .
- Thế con viết gì nào hở bé con của mẹ ?
- Thì con viết thế này này
Bà mẹ cầm tờ giấy đọc :
Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Sài Gòn . Người Sài Gòn hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường .....
- Có gì sai hở con ?
- Ngay cả mẹ không biết sai gì ư ?
- Sai gì nào ?
-Thì đấy ... Cô bảo con phải thay thế tất cả các từ Sài Gòn là Hồ Chí Minh .
- Mẹ tưởng gì . Chỉ đơn giản vậy thôi à . Thì con cứ sửa lại cho đúng .
Đứa bé mặt mày tiu nghỉu ngồi viết bài lại ...
Sáng hôm sau, bé hớn hở, hân hoan chạy vào lớp . Khoe cô giáo bài viết đã được sửa . Cô giáo cầm đọc . Càng đọc, sắc mặt cô càng tím tái .....
Chiều nay, bầu trời Hồ Chí Minh đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Hồ Chí Minh . Người Hồ Chí Minh hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường .....
Chẳng bao lâu sau, Hồ Chí Minh bị ngập nước . Bộ mặt Hồ Chí Minh bây giờ trông thật thảm . Nước càng lúc càng nhiều, dâng cao, kéo theo nào là rác rưởi phủ đầy ngỏ ngách Hồ Chí Minh . Du khách nhìn Hồ Chí Minh ngao ngán .
Em ngồi nhìn Hồ Chí Minh mưa mà thấy chán . Vì cơn mưa có lẽ kéo dài đến tối . Không phải như mọi người thường nói " Sau cơn mưa trời lại sáng " Với Hồ Chí Minh, sau cơn mưa thường cúp điện . Cho nên Hồ Chí Minh tối thui tối thủi . Và vậy là sẽ không được đi dạo chơi Hồ Chi Minh đêm nay, đêm cuối tuần .
Tội nghiệp du khách đến chơi Hồ Chí Minh vào mùa mưa thì coi như bó chân không đi đâu được . Nhưng người ta vẫn đến vì tò mò, vì Hồ Chí Minh có đủ các món ăn chơi của ba miền gộp lại .
Em không thích Hồ Chí Minh nhưng em phải sống với Hồ Chí Minh vì mẹ em đã sống với Hồ Chí Minh mấy mươi năm nay . Mẹ bảo không thể bỏ đi vì Hồ Chí Minh là nơi chôn nhau cắt rún gì gì đó của mẹ .
Chiều nay, Hồ Chí Minh mưa to, em vẫn ngồi nhìn Hồ Chí Minh chẳng biết chơi gì ngoài hy vọng Hồ Chí Minh đừng mưa nữa .
==
Wednesday, September 16, 2009
TRẦN MẠNH HẢO * NGỤY VĂN THÀ
NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh :
Là Ngụy Văn Thà (*)
Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người
Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu
Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
Linh hồn anh hú gọi đất liền
Ngụy Văn Thà
Tên anh không phải bài ca
Tên anh là lời thề độc :
- Phải giành lại Hoàng Sa
Sóng vẫn vồ lấy đảo…
Sài Gòn 15-9-2009
Trần Mạnh Hảo
(*) Ghi chú : Theo báo Tuổi Trẻ ra ngày 14-9-2009 : liệt sĩ thiếu tá Ngụy Văn Thà hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa và đồng đội đã anh dũng hi sinh bảo vệ đảo Hoàng Sa ( cùng các chiến hạm khác : HQ-4,HQ-5,HQ-16) trong trận hải chiến đẫm máu với tàu Trung Quốc xâm lược ngày 19-01-1974
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh :
Là Ngụy Văn Thà (*)
Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người
Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu
Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
Linh hồn anh hú gọi đất liền
Ngụy Văn Thà
Tên anh không phải bài ca
Tên anh là lời thề độc :
- Phải giành lại Hoàng Sa
Sóng vẫn vồ lấy đảo…
Sài Gòn 15-9-2009
Trần Mạnh Hảo
(*) Ghi chú : Theo báo Tuổi Trẻ ra ngày 14-9-2009 : liệt sĩ thiếu tá Ngụy Văn Thà hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa và đồng đội đã anh dũng hi sinh bảo vệ đảo Hoàng Sa ( cùng các chiến hạm khác : HQ-4,HQ-5,HQ-16) trong trận hải chiến đẫm máu với tàu Trung Quốc xâm lược ngày 19-01-1974
TRẦN BÌNH NAM * TỔNG CỤC 2
font-family:"Times New Roman";}
Từ Đại hội 10 của đảng cộng sản Việt Nam dư luận đã được nghe nhiều giới chức cao cấp trong đảng cộng sản như các tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh kêu gọi đảng giải quyết vấn đề TC2. Nhưng rồi mọi việc vẫn rơi vào im lặng một cách khó hiểu. Hôm 12 tháng 9 trong một bài báo nhan đề: “Chinese shadow over Vietnamese repression” (Cái bóng của Trung quốc sau lưng những cuộc đàn áp tại Việt Nam) trên tờ báo mạng Asia Times, ký giả Shawn W. Crispin đã giải thích phần nào sự khó hiểu này. Sau đây là các điểm chính của bài báo.
*** Trần Bình Nam ***
Cuộc trấn áp nặng tay những phát biểu hay các bài báo chống Trung quốc tại Việt Nam hiện nay báo hiệu sự đấu tranh trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam trước đại hội 11 dự tính triệu tập vào năm 2011 làm cho dư luận thế giới và đồng bào trong ngoài nước quan tâm đến vai trò của Tổng Cục 2 (TC2). TC2 là một bộ phận tình báo độc lập của đảng, trên nguyên tắc có nhiệm vụ theo dõi và đàn áp mầm chống đối đảng ở trong nước. Trong mầy tuần vừa qua công an Việt Nam đã bắt bớ những nhà báo và những người chơi blogger viết những bài báo có tính cách chống báng Trung quốc, kể cả những vụ Trung quốc khai thác bauxite trên cao nguyên miền Trung Việt Nam và việc lấn chiến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nỗ lực dập tắc sự chống đối Trung quốc của đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu sau Hội Nghị APEC họp tại Hà Nội năm 2007, và sau đó Việt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organization – WTO). Chính quyền cộng sản đã bắt blogger Điếu Cày với tội ngụy tạo “trốn thuế”. Ông Điếu Cày đã dùng blog chống cuộc rước đuốc Thế Vận mùa hè 2008 (tổ chức tại Bắc Kinh) qua Sài gòn. Mới đây công an Việt Nam đã bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang vì cô đã viết bài nói về sự tranh chấp đất đai giữa Việt Nam và Trung quốc. Bài viết của cô trên mạng đã bị lấy xuống. Hệ thống Những Nhà Báo Việt Nam Tự Do (Free-Journalists Network of Vietnam) cho biết cô Trang đặc biệt được công an theo dõi vì cô tiết lộ có một giới chức Trung quốc đã áp lực giới chức Việt Nam đàn áp các tiếng nói không thân thiện với Trung quốc.
Những bloggers khác cũng bị bắt giữ chỉ vì cho ảnh của mình mặc T-shirt có dòng chữ “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” lên mạng. Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích tại sao chính quyền đảng cộng sản Việt Nam lại mau mắn bênh vực Trung quốc như vậy. Một giả thuyết nói rằng đầu năm 2009, trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam thiếu dự trữ ngoại tệ và đã được Trung quốc bí mật cứu nguy. Đổi lại, Việt Nam đã ưu tiên cho Trung quốc khai thác bauxite tại cao nguyên Việt Nam. Giả thuyết khác cho rằng sự đàn áp hiện nay là thể hiện sự tranh chấp giữa hai khuynh hướng trong đảng cộng sản Việt Nam giành quyền kiểm soát nghị trình của Đại hội đảng thứ 11 dự trù triệu tập đầu năm 2011.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là đối tượng đánh phá bởi nhóm thân Trung quốc. Nhiều nhà phân tích tin rằng Dũng có thể sẽ mất chỗ đứng vì nhóm thân Trung quốc cho rằng Dũng quá thiên về kinh tế thị trường do ảnh hưởng của Hoa Kỳ và đã làm cho Việt Nam bị kéo vào cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Ngoài ra Dũng có lối lãnh đạo cá nhân không phù hợp với lề lối lãnh đạo tập thể không xuất hiện tên tuổi như truyền thống của đảng. Nhưng quyết định đi vào con đường cởi mở kinh tế thị trường đã được thống nhất y kiến từ lâu. Cho nên cuộc tranh chấp hiện nay chỉ là tranh chấp quyền và lợi. Và theo một vài nhà phân tích khác nó mang mầu sắc một cuộc tranh chấp để tranh thủ ảnh hưởng trong vùng Á châu-Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc khá tế nhị. Hai nước đánh nhau trong một trận chiến đẫm máu năm 1979. Gần đây Việt Nam lại hoàn toàn theo đường lối của Trung quốc, cởi mở kinh tế và bóp chặt chính trị, thẳng tay đàn áp mọi khuynh hướng tự do kể cả giới truyền thông. Các nhà đấu tranh dân chủ tin rằng, Trung quốc đóng một vai trò quan trọng sau lưng phong trào đàn áp những tiếng nói của nhân dân chống Trung quốc gần đây. Và TC2 là bàn tay nối dài của Trung quốc. Trong thập niên 1990 Trung quốc đã trang bị những phương tiện tối tân nhất cho TC2 để theo dõi tình cảm và suy tư của quần chúng, ngay cả các giới chức cao cấp của đảng, và gần đây trang bị phương tiện điện toán để theo dõi mọi thông tin trên mạng và internet. TC2 là động cơ của các cuộc đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ và tôn giáo gần đây. Một nhà đấu tranh hải ngoại nói rằng ai cũng biết TC2 là bàn tay nối dài Trung quốc dùng để đàn áp tình cảm chống Trung quốc tại Việt Nam .
Vấn đề Trung quốc ảnh hưởng đến chính sách của Việt Nam là một điều hết sức nhạy cảm và người Việt trên toàn thế giới đều tỏ ra bất mãn. Phó thủ tướng Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu TC2 gần như ngoài sự kiểm soát của đảng, cũng như nhạc phụ của Vịnh, ông Ching Vu Dung, một người có khuynh hướng thân Trung quốc cầm đầu ngành Tình báo Quân sự trong thời gian Việt Nam đi giây giữa Trung quốc và Liên bang Xô viết trong thời kỳ còn cuộc Chiến tranh Lạnh. Vịnh là nhân vật thân Trung quốc quan trọng nhất trong đảng do Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và Phạm Quang Nghị cựu bộ trưởng bộ Thông Tin và Giáo dục cầm đầu. Tô Huy Rứa và Phạm Quang Nghị đều là Ủy viên Bộ chính trị. Rứa làm việc chặt chẽ với Trung quốc trên mặt ý thức hệ. Giáo sư Carlyle Thayer người Úc châu, một chuyên viên về các vấn đề Việt Nam đã tiên đoán một cách chính xác trong một bài viết ông viết tháng Giêng năm 2008 rằng: “Tô Huy Rứa vào Bộ chính trị có nghĩa là đảng cộng sản Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp kiềm chế các nhà trí thức, giới đại học, nhà báo và các những ai giỏi tin học.” Tô Huy Rứa có tham vọng trở thành Tổng bí thư đảng qua đại hội 11 khi Nông Đức Mạnh nghỉ hưu, mặc dù Tô Huy Rứa còn quá trẻ.
Nguyền Chí Vịnh là Trung tướng và đang chạy vạy để lên Đại tướng, có thể - qua tranh chấp nội bộ - sẽ xoay xở để vào Trung ương đảng và giành chức Bộ trưởng Quốc phòng tại Đại hôi 11. Nhóm thân Trung quốc đang ra sức vận động để kiểm soát hoàn toàn nghị trình của đại hội 11. Năm 2006 đại hội 10 của đảng, nhóm Nguyễn Tấn Dũng đang lên, nhóm thân Trung quốc chưa đủ mạnh và TC2 bị nhiều tai tiếng nên Vịnh không được vào Trung ương đảng. Năm 2001 một số đảng viên cao cấp của đảng tố cáo TC2 nghe lén điện thoại của các đảng viên cao cấp khác, và hôm nay sẽ không ngạc nhiên nếu TC2 đang thu thập một hồ sơ của Nguyễn Tấn Dũng để lật Dũng trong Đại hôi 11 dành chỗ cho người thân Trung quốc.
Tin đồn được khéo léo đưa lên mạng nói Dũng lợi dụng kiếm tiền trong vụ khai thác Bauxite, và con gái và rễ của Dũng lợi dụng chức vụ thủ tướng của Dũng để tranh thủ vị trí ưu tiên trong việc giải tư các cơ sở quốc doanh. Theo sự nghiên cứu của giáo sư Thayer, TC2 trên nguyên tắc là một cơ sở tình báo trung lập (giữa các đảng viên) thật ra đã nhúng tay vào hoạt động phe cánh. Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã dùng hồ sơ (của các đảng viên khác) do TC2 thu thập để tranh thủ vị trí ưu tiên cho người của Phiêu trước ngày tổ chức Đại hội 9 năm 2001. Năm 2004 hai tướng hồi hưu Võ Nguyên giáp và Nguyễn Nam Khánh đã công khai yêu cầu điều tra các hành động mờ ám của TC2 như “bịa đặt nói xấu, đe dọa, tra tấn và ám sát chính trị”. TC2 còn cho tiết lộ các tin tức ngụy tạo tố cáo một số giới chức cao cấp của đảng cộng sản làm việc cho Trung ương tình báo (CIA) của Hoa Kỳ. Vụ được nói đến nhiều nhất là vụ T-4 gây nhiều xôn xao tại đại hội 10 (2006) khi TC2 xì tin cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt và tướng Võ Nguyên Giáp từng hợp tác được trả lương với CIA.
Tướng Giáp đã mạnh mẽ phủ nhận những điều tố cáo của TC2 và tháng 6 vừa qua chính thức yêu cầu Ban Bí thư Trung ương đảng cho mở lại cuộc điều tra về mối quan hệ giữa TC2 và Trung quốc. Đảng vẫn im lặng trước đòi hỏi của tướng Giáp như trước đây từng im lặng. Đảng sợ một cuộc điều tra sẽ tạo ra một sự đổ vỡ nội bộ. Năm 2004 Trung ương đảng ban hành chỉ thị xác định các cơ quan tình báo kể cả TC2 phải làm việc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước và sự kiểm soát của Quốc Hội, nhưng những ai quan sát tình hình Việt Nam đều biết TC2 của Vịnh vẫn làm việc dưới ảnh hưởng của Trung quốc. Trong bối cảnh Hoa Kỳ cần củng cố thế lực trong vùng (Á châu – Thái Bình Dương), Trung quốc càng nỗ lực gây chia rẽ nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Một đảng cộng sản đoàn kết có thể đi đến quyết định liên minh với Hoa Kỳ và sẽ cho phép Hoa Kỳ xử dụng căn cứ Cam Ranh.
Các chỉ dẫn cho thấy đảng cộng sản Việt Nam đang cố giữ thế thăng bằng giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Nếu một chiến hạm Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam thì một chiến hạm khác của Trung quốc sẽ được mời đến thăm sau đó. Năm 2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du Hoa Kỳ thì một tháng trước Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vội vàng đi thăm thân hữu Trung quốc. Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak tại Việt Nam vừa lên tiếng bày tỏ sự quan tâm của ông đối với các vụ bắt giữ các nhà báo và đàn áp truyền thông. Mười sáu (16) dân biểu Hạ nghị viện Hoa Kỳ cũng vừa đệ nạp một Quyết Nghị kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các bloggers và tôn trọng sự tự do thông tin qua internet. Hiện nay Trung quốc là một cường quốc đang lên, có tiền đầu tư khắp nơi trên thế giới và sẽ là người chủ nợ rộng lượng của Việt Nam. Hơn nữa nhóm thân Trung quốc trong đảng đang được củng cố thế lực. Cho nên người ta tin rằng những tiếng nói chống Trung quốc tại Việt Nam sẽ được nhóm thân Trung quốc mạnh mẽ tìm cách dập tắt.
Trần Bình Nam Sept. 14, 2009 binhnam@sbcblobal.net www.tranbinhnam.com
Tổng Cục 2: Lá bài chinh phục Việt Nam của Trung quốc?
Trần Bình NamTừ Đại hội 10 của đảng cộng sản Việt Nam dư luận đã được nghe nhiều giới chức cao cấp trong đảng cộng sản như các tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh kêu gọi đảng giải quyết vấn đề TC2. Nhưng rồi mọi việc vẫn rơi vào im lặng một cách khó hiểu. Hôm 12 tháng 9 trong một bài báo nhan đề: “Chinese shadow over Vietnamese repression” (Cái bóng của Trung quốc sau lưng những cuộc đàn áp tại Việt Nam) trên tờ báo mạng Asia Times, ký giả Shawn W. Crispin đã giải thích phần nào sự khó hiểu này. Sau đây là các điểm chính của bài báo.
*** Trần Bình Nam ***
Cuộc trấn áp nặng tay những phát biểu hay các bài báo chống Trung quốc tại Việt Nam hiện nay báo hiệu sự đấu tranh trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam trước đại hội 11 dự tính triệu tập vào năm 2011 làm cho dư luận thế giới và đồng bào trong ngoài nước quan tâm đến vai trò của Tổng Cục 2 (TC2). TC2 là một bộ phận tình báo độc lập của đảng, trên nguyên tắc có nhiệm vụ theo dõi và đàn áp mầm chống đối đảng ở trong nước. Trong mầy tuần vừa qua công an Việt Nam đã bắt bớ những nhà báo và những người chơi blogger viết những bài báo có tính cách chống báng Trung quốc, kể cả những vụ Trung quốc khai thác bauxite trên cao nguyên miền Trung Việt Nam và việc lấn chiến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nỗ lực dập tắc sự chống đối Trung quốc của đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu sau Hội Nghị APEC họp tại Hà Nội năm 2007, và sau đó Việt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organization – WTO). Chính quyền cộng sản đã bắt blogger Điếu Cày với tội ngụy tạo “trốn thuế”. Ông Điếu Cày đã dùng blog chống cuộc rước đuốc Thế Vận mùa hè 2008 (tổ chức tại Bắc Kinh) qua Sài gòn. Mới đây công an Việt Nam đã bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang vì cô đã viết bài nói về sự tranh chấp đất đai giữa Việt Nam và Trung quốc. Bài viết của cô trên mạng đã bị lấy xuống. Hệ thống Những Nhà Báo Việt Nam Tự Do (Free-Journalists Network of Vietnam) cho biết cô Trang đặc biệt được công an theo dõi vì cô tiết lộ có một giới chức Trung quốc đã áp lực giới chức Việt Nam đàn áp các tiếng nói không thân thiện với Trung quốc.
Những bloggers khác cũng bị bắt giữ chỉ vì cho ảnh của mình mặc T-shirt có dòng chữ “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” lên mạng. Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích tại sao chính quyền đảng cộng sản Việt Nam lại mau mắn bênh vực Trung quốc như vậy. Một giả thuyết nói rằng đầu năm 2009, trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam thiếu dự trữ ngoại tệ và đã được Trung quốc bí mật cứu nguy. Đổi lại, Việt Nam đã ưu tiên cho Trung quốc khai thác bauxite tại cao nguyên Việt Nam. Giả thuyết khác cho rằng sự đàn áp hiện nay là thể hiện sự tranh chấp giữa hai khuynh hướng trong đảng cộng sản Việt Nam giành quyền kiểm soát nghị trình của Đại hội đảng thứ 11 dự trù triệu tập đầu năm 2011.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là đối tượng đánh phá bởi nhóm thân Trung quốc. Nhiều nhà phân tích tin rằng Dũng có thể sẽ mất chỗ đứng vì nhóm thân Trung quốc cho rằng Dũng quá thiên về kinh tế thị trường do ảnh hưởng của Hoa Kỳ và đã làm cho Việt Nam bị kéo vào cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Ngoài ra Dũng có lối lãnh đạo cá nhân không phù hợp với lề lối lãnh đạo tập thể không xuất hiện tên tuổi như truyền thống của đảng. Nhưng quyết định đi vào con đường cởi mở kinh tế thị trường đã được thống nhất y kiến từ lâu. Cho nên cuộc tranh chấp hiện nay chỉ là tranh chấp quyền và lợi. Và theo một vài nhà phân tích khác nó mang mầu sắc một cuộc tranh chấp để tranh thủ ảnh hưởng trong vùng Á châu-Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc khá tế nhị. Hai nước đánh nhau trong một trận chiến đẫm máu năm 1979. Gần đây Việt Nam lại hoàn toàn theo đường lối của Trung quốc, cởi mở kinh tế và bóp chặt chính trị, thẳng tay đàn áp mọi khuynh hướng tự do kể cả giới truyền thông. Các nhà đấu tranh dân chủ tin rằng, Trung quốc đóng một vai trò quan trọng sau lưng phong trào đàn áp những tiếng nói của nhân dân chống Trung quốc gần đây. Và TC2 là bàn tay nối dài của Trung quốc. Trong thập niên 1990 Trung quốc đã trang bị những phương tiện tối tân nhất cho TC2 để theo dõi tình cảm và suy tư của quần chúng, ngay cả các giới chức cao cấp của đảng, và gần đây trang bị phương tiện điện toán để theo dõi mọi thông tin trên mạng và internet. TC2 là động cơ của các cuộc đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ và tôn giáo gần đây. Một nhà đấu tranh hải ngoại nói rằng ai cũng biết TC2 là bàn tay nối dài Trung quốc dùng để đàn áp tình cảm chống Trung quốc tại Việt Nam .
Vấn đề Trung quốc ảnh hưởng đến chính sách của Việt Nam là một điều hết sức nhạy cảm và người Việt trên toàn thế giới đều tỏ ra bất mãn. Phó thủ tướng Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu TC2 gần như ngoài sự kiểm soát của đảng, cũng như nhạc phụ của Vịnh, ông Ching Vu Dung, một người có khuynh hướng thân Trung quốc cầm đầu ngành Tình báo Quân sự trong thời gian Việt Nam đi giây giữa Trung quốc và Liên bang Xô viết trong thời kỳ còn cuộc Chiến tranh Lạnh. Vịnh là nhân vật thân Trung quốc quan trọng nhất trong đảng do Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và Phạm Quang Nghị cựu bộ trưởng bộ Thông Tin và Giáo dục cầm đầu. Tô Huy Rứa và Phạm Quang Nghị đều là Ủy viên Bộ chính trị. Rứa làm việc chặt chẽ với Trung quốc trên mặt ý thức hệ. Giáo sư Carlyle Thayer người Úc châu, một chuyên viên về các vấn đề Việt Nam đã tiên đoán một cách chính xác trong một bài viết ông viết tháng Giêng năm 2008 rằng: “Tô Huy Rứa vào Bộ chính trị có nghĩa là đảng cộng sản Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp kiềm chế các nhà trí thức, giới đại học, nhà báo và các những ai giỏi tin học.” Tô Huy Rứa có tham vọng trở thành Tổng bí thư đảng qua đại hội 11 khi Nông Đức Mạnh nghỉ hưu, mặc dù Tô Huy Rứa còn quá trẻ.
Nguyền Chí Vịnh là Trung tướng và đang chạy vạy để lên Đại tướng, có thể - qua tranh chấp nội bộ - sẽ xoay xở để vào Trung ương đảng và giành chức Bộ trưởng Quốc phòng tại Đại hôi 11. Nhóm thân Trung quốc đang ra sức vận động để kiểm soát hoàn toàn nghị trình của đại hội 11. Năm 2006 đại hội 10 của đảng, nhóm Nguyễn Tấn Dũng đang lên, nhóm thân Trung quốc chưa đủ mạnh và TC2 bị nhiều tai tiếng nên Vịnh không được vào Trung ương đảng. Năm 2001 một số đảng viên cao cấp của đảng tố cáo TC2 nghe lén điện thoại của các đảng viên cao cấp khác, và hôm nay sẽ không ngạc nhiên nếu TC2 đang thu thập một hồ sơ của Nguyễn Tấn Dũng để lật Dũng trong Đại hôi 11 dành chỗ cho người thân Trung quốc.
Tin đồn được khéo léo đưa lên mạng nói Dũng lợi dụng kiếm tiền trong vụ khai thác Bauxite, và con gái và rễ của Dũng lợi dụng chức vụ thủ tướng của Dũng để tranh thủ vị trí ưu tiên trong việc giải tư các cơ sở quốc doanh. Theo sự nghiên cứu của giáo sư Thayer, TC2 trên nguyên tắc là một cơ sở tình báo trung lập (giữa các đảng viên) thật ra đã nhúng tay vào hoạt động phe cánh. Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã dùng hồ sơ (của các đảng viên khác) do TC2 thu thập để tranh thủ vị trí ưu tiên cho người của Phiêu trước ngày tổ chức Đại hội 9 năm 2001. Năm 2004 hai tướng hồi hưu Võ Nguyên giáp và Nguyễn Nam Khánh đã công khai yêu cầu điều tra các hành động mờ ám của TC2 như “bịa đặt nói xấu, đe dọa, tra tấn và ám sát chính trị”. TC2 còn cho tiết lộ các tin tức ngụy tạo tố cáo một số giới chức cao cấp của đảng cộng sản làm việc cho Trung ương tình báo (CIA) của Hoa Kỳ. Vụ được nói đến nhiều nhất là vụ T-4 gây nhiều xôn xao tại đại hội 10 (2006) khi TC2 xì tin cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt và tướng Võ Nguyên Giáp từng hợp tác được trả lương với CIA.
Tướng Giáp đã mạnh mẽ phủ nhận những điều tố cáo của TC2 và tháng 6 vừa qua chính thức yêu cầu Ban Bí thư Trung ương đảng cho mở lại cuộc điều tra về mối quan hệ giữa TC2 và Trung quốc. Đảng vẫn im lặng trước đòi hỏi của tướng Giáp như trước đây từng im lặng. Đảng sợ một cuộc điều tra sẽ tạo ra một sự đổ vỡ nội bộ. Năm 2004 Trung ương đảng ban hành chỉ thị xác định các cơ quan tình báo kể cả TC2 phải làm việc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước và sự kiểm soát của Quốc Hội, nhưng những ai quan sát tình hình Việt Nam đều biết TC2 của Vịnh vẫn làm việc dưới ảnh hưởng của Trung quốc. Trong bối cảnh Hoa Kỳ cần củng cố thế lực trong vùng (Á châu – Thái Bình Dương), Trung quốc càng nỗ lực gây chia rẽ nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Một đảng cộng sản đoàn kết có thể đi đến quyết định liên minh với Hoa Kỳ và sẽ cho phép Hoa Kỳ xử dụng căn cứ Cam Ranh.
Các chỉ dẫn cho thấy đảng cộng sản Việt Nam đang cố giữ thế thăng bằng giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Nếu một chiến hạm Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam thì một chiến hạm khác của Trung quốc sẽ được mời đến thăm sau đó. Năm 2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du Hoa Kỳ thì một tháng trước Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vội vàng đi thăm thân hữu Trung quốc. Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak tại Việt Nam vừa lên tiếng bày tỏ sự quan tâm của ông đối với các vụ bắt giữ các nhà báo và đàn áp truyền thông. Mười sáu (16) dân biểu Hạ nghị viện Hoa Kỳ cũng vừa đệ nạp một Quyết Nghị kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các bloggers và tôn trọng sự tự do thông tin qua internet. Hiện nay Trung quốc là một cường quốc đang lên, có tiền đầu tư khắp nơi trên thế giới và sẽ là người chủ nợ rộng lượng của Việt Nam. Hơn nữa nhóm thân Trung quốc trong đảng đang được củng cố thế lực. Cho nên người ta tin rằng những tiếng nói chống Trung quốc tại Việt Nam sẽ được nhóm thân Trung quốc mạnh mẽ tìm cách dập tắt.
Trần Bình Nam Sept. 14, 2009 binhnam@sbcblobal.net www.tranbinhnam.com
MAI THANH TRUYẾT * VẤN ĐỀ BAUXITE TẠI TÂY NGUYÊN
Quặng Bauxite hay Quặng Phóng Xạ
Vén Lên Màn Bí Mật Tại ViệT Nam:
Quặng Bauxite hay Quặng Phóng Xạ?
Ts Mai Thanh Truyết
http://maithanhtruyet.blogspot.com
Ông Mai Thanh Truyết tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa Học, Institut de Chimie, Besancon, Pháp.
Nguyên là giảng sư và trưởng ban Hóa học thuộc Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975.
Giám đốc Học vụ, Viện Đại học Cao Đài Tây Ninh, Việt Nam. Tại Hoa kỳ, Ts Mai Thanh Truyết
hiện là chuyên gia nghiên cứu của viện National Institute of Health thuộc Đại học Minnesota.
Giám đốc phòng thí nghiệm Chemical Waste Management tại California. Giám đốc cơ quan
giải quyết chất phế thải lỏng & rắn thuộc công ty Greenfield Environmental, California.
Giám đốc cơ quan kiểm soát An toàn và Phẩm chất thuộc Weck Laboratories, California.
Giám đốc nhà máy thanh lọc nước thải BKK Corporation tại California.
Nguyên là giảng sư và trưởng ban Hóa học thuộc Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975.
Giám đốc Học vụ, Viện Đại học Cao Đài Tây Ninh, Việt Nam. Tại Hoa kỳ, Ts Mai Thanh Truyết
hiện là chuyên gia nghiên cứu của viện National Institute of Health thuộc Đại học Minnesota.
Giám đốc phòng thí nghiệm Chemical Waste Management tại California. Giám đốc cơ quan
giải quyết chất phế thải lỏng & rắn thuộc công ty Greenfield Environmental, California.
Giám đốc cơ quan kiểm soát An toàn và Phẩm chất thuộc Weck Laboratories, California.
Giám đốc nhà máy thanh lọc nước thải BKK Corporation tại California.
Trong
hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện
là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên
quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như
mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu…những nơi
có dấu chân TC khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản
xuất khác tại những nơi nầy.
Cộng
sản Việt Nam cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cải được
nhận định trên. Tại Việt Nam, người Trung hoa dù dưới dạng công nhân hay
chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn
riêng rẽ , nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều
trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các
cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp,
đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện
tượng nầy xảy ra ngay chính trên mãnh đất quê hương của mình mà cán bộ
hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.
Những
khu biệt lập nầy do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người
"lạ" nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mãn đến được, mặc dù
những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý.
Cho
đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo
nên một luồn sóng phẩn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những
người công nhân lương thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công
nhân thực sự và sẽ không để công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.
Những
sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm
nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt
tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân,
nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống
hách, ức hiếp của người Hán trên mãnh đất quê hương của người bản xứ.
Trờ
lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó
là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được
TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn một năm nay dưới
sự đồng thuận của CS VN.
Sau
khi không thể bưng bít được từ hơn 6 tháng nay, cs VIỆT NAM đã phải
bạch hoá công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết với TC từ năm 2001
giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào, qua quá nhiều áp lực của đông đảo
từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiễm hoạ
từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác
hai vùng nầy.
Nhưng
trầm trọng hơn cả là qua việc nhường bước cho TC khai thác, cs VIỆT NAM
để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (?) (mà bây giờ đã biến thành tinh
thần quốc tế hữu sản chăng?) trong việc hợp tác với TC. Và đây cũng có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC.
Ngay
từ giờ phút nầy (8/2009), đã có sự hiện diện của trên 570 công nhân TC ở
Tân Rai và trên 300 ở Nhân Cơ. Đây là những con số do chính Ủy Ban nhân
dân ở hai tỉnh trên công bố. Thiết nghĩ, con số thực sự chắc phải cao
hơn nhiều và theo như dự kiến của hai công trình khai thác trên, con số
công nhân TC sẽ đạt đến 5.000 người cho mỗi nơi.
Có
nhiều câu hỏi được đặt ra cho tình trạng nhân sự TC ở hai địa điểm trên
là, tại sao họ có mặt hơn một năm qua mà vẫn chưa hoàn tất việc chuẩn
bị mặt bằng cho cơ xưởng, giải quyết các vụ đuổi nhà, chiếm cứ các vườn
trồng cây công nghiệp của dân như trà, cà phê, cao su v.v…mà chỉ lo xây
dựng láng trại và nhà ở cho công nhân và chuyên viên cùng những dịch vụ
sinh hoạt khác như giải trí riêng biệt và cách ly hoàn toàn với thế giới
bên ngoài bằng hàng rào được thiết lập chung quanh? Đây là một tiến độ
công trình rất chậm so với số lượng nhân công hiện có và thời gian thi
công. Và điều nầy đang làm ngạc nhiên cho những nhà quan sát có kinh
nghiệm về hoạt động công trường.
Từ đó, câu hỏi khác được đặt ra là, họ có thực tâm đến đây để khai thác quặng mỏ bauxite hay không?
Hay là họ có những dự tính thâm độc nào khác mà việc khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là Diện để chứng minh sự có mặt của họ, và trọng tâm chính của họ là Điểm, là khai thác một công trình bí mật nào khác?
Để
trả lời và khơi mở một số nghi vấn trên, cũng như qua đề tựa của bài
viết, người viết xin lần lượt tạo dựng ra nhiều giả thuyết qua các thông
tin có được để từ đó chứng minh sự hiện diện và hành động của TC trên
mãnh đất quê hương Việt Nam.
Việc khai thác quặng mỏ Uranium
Cao
nguyên Trung phần Việt Nam là một phần của cao nguyên Bolloven. Nơi sau
nầy là một vùng đất bazan, chuyển hoá từ phún xuất thạch của núi lửa
hàng triệu năm qua. Do đó, hàm lượng phóng xạ của vùng đất nầy rất cao
so với các vùng đất tự nhiên khác. Và sác xuất có quặng mỏ Uranium cũng
rất cao.
Để
có khái niệm về việc khai thác quặng mỏ Uranium, sau đây là quy trình
sơ lược dựa theo các nguyên tắc căn bản đang được sử dụng trên thế giới.
Thông thường quặng Uranium có được là do sự phối hợp của hai chất đồng
vị (isotope) Uranium: Uranium 235 và Uranium 238. U 238 được xem như là đồng vị nặng vì có 3 electron nhiều hơn U 235 . Chính U 235 mới
đích thực là tác nhân tạo ra nguồn năng lượng cho nhân loại và thông
thường có trữ lượng trong hỗn hợp quặng mỏ là 0,7% mà thôi.
Việc khai thác gồm:
· Quặng Uranium trong thiên nhiên cần phải được tách rời hai đồng vị 238 và 235;
· Sau
đó Uranium 235 sẽ được tinh luyện hay làm giàu (enrich) để đạt được
nồng độ Uranium cần thiết để ứng dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau.
Việc
tinh luyện Uranium gồm 3 phương pháp: ly tâm, khuếch tán vật lý, và
dùng tia laser. Các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên hay
Iran vẫn còn đang áp dụng phương pháp cổ điển là ly tâm. Trong lúc đó, ở
các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và Tây Âu, hai phương pháp sau
được dùng đến vì có hiệu quả và năng suất cao hơn. Muốn chế tạo ra bom
nguyên tử, ít nhứt, nồng độ của Uranium cần phải đạt được là 80%. Đối
với các nồng độ thấp hơn, tuỳ thuộc vào những ứng dụng khác nhau trong
việc dùng trong các nhà máy phát điện nguyên tử hay các hệ thống an toàn
trong một số dịch vụ thật chính xác trong quy trình sản xuất mà con
người không đủ khả năng để điều chỉnh bằng tay hay mắt được.
Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc
Đây
là một trung tâm nghiên cứu về nguyên tử và phóng xạ được người Pháp
xây dựng từ giữa thập niên 50 ở thế kỷ trước. Hiện nay, Trung Tâm vẫn
còn hoạt động. CS VIỆT NAM dùng Trung tâm nầy để sản xuất các dụng cụ,
hệ thống sensor để kiểm soát hay vận hành những khu vực hiểm yếu trong
các công nghệ mhư khai thác mỏ than, hay các thiết bị kiểm soát trên tàu
bè, cũng như trong các lãnh vực kiểm soát các valve an toàn về áp suất
hay nhiệt độ, hoặc điều chỉnh một cách chính xác việc thay đổi điều kiện
trong các quy trình sản xuất. Quan trọng hơn cả là việc ứng dụng vào
các valve an toàn khi có vấn đề cấp bách trong vận hành để hạn chế hay
tránh tai nạn.
Hiện tại, Việt Nam đang nhập cảng nguyên liệu phóng xạ từ nước ngoài.
Câu
hỏi được đặt ra nơi đây là, tại sao người Pháp cho lấp đặt Trung Tâm
nầy tại Đà Lạt vào thời điểm trên, trong khi quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn
và Đà Lạt chỉ là một con lộ thô sơ, chưa được tráng nhựa đẩy đủ?
Phải có điều gì bí ẩn khiến cho họ thành lập Trung Tâm nầy?
Để
trả lời hai câu hỏi trên, phải chăng là họ muốn xây dựng Trung Tâm gần
nơi vùng có phóng xạ để nghiê cứu, thăm dò, và khai thác nguồn nguyên
liệu phóng xạ tại chỗ?
Ngược
dòng lịch sử, trong giai đoạn chiếm đóng ngắn ngũi của Nhât Bổn vào thế
chiến thứ hai, họ cũng đã gởi nhiều phái đoàn địa chất để thăm dò vùng
nầy. Và trong thời gian chiến tranh Mỹ-Việt, nhiều phái đoàn nghiên cứu
của Hoa Kỳ cũng đi lại thường xuyên trên vùng Bolloven nầy. Thêm một
nguồn tin từ một niên trưởng giáo sư hiện ở Phoenix, vào cuối năm 1944,
một chiếc tàu Nhật trên đường từ Việt Nam trở về Nhật bị quân đội Đồng
minh đánh chìm vì bị nghi có chở một số mẫu quặng mõ Uranium lầy từ Cao
nguyên Trung phần.
Nhưng
tất cả đều được giữ bí mật. Không có một báo cáo khoa học nào công bố
về vấn đề trên hay cho biết vùng đất nghiên cứu có chứa nguồn nguyên
liệu phóng xạ Uranium hay không?
Giả thuyết về sự hiện diện của TC trong vùng Cao nguyên Trung phần
Ngày
21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada,
Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với
đối tác là Việt Nam rằng, Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc
chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật.
Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam
với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu
nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để
đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.
Theo
ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210
ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và ở
một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than
Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung
bình với oxid uranium ở Cao nguyên.
Qua
hai thông tin trên, một lần nữa có thể cho chúng ta có một kết luận một
cách xác tín là với mức độ quan trọng về nguồn nguyên liệu nầy khiến
cho nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, và Hoa Kỳ đã biết trước nhưng không
công bố mà thôi vì điều kiện an ninh của Việt Nam trong thời chiến lúc
bấy giờ không cho phép.
Ngày
hôm nay, TC đã biết và thay vì đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên
liệu quý giá về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để
nói tráo qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite.
Với
hàm lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng
trăm Kg Uranium có nồng độc cao có thể ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc
phòng và quân sự.
Thêm nữa có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TC đang bí mật chuẩn bị việc khai thác quặng mỏ Uranium:
· Mỏ
than Nông Sơn đã được VNCH khai thác từ năm 1961, và vẫn được vận hành
từ đó đến nay, và hoàn toàn không có tai nạn nào xảy ra ở TQ. TC với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên viên vào nơi đây từ 6 tháng qua?
· Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã được TC thuê mướn trong vòng 50 năm?
Hai
chỉ dấu sau nầy chính là cái chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật giữa
cs VN và TC trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Trung
phần Việt Nam.
Việc
khai thác nầy chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc
tìm kiếm, khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium 235 để
làm tăng lợi khí "cường quốc" của Hán tộc.
Và đây mới là điểm then chốt của tham vọng quyền lực của TC với sự đồng thuận của đảng cộng sản Việt Nam.
Ảnh hưởng của việc khai thác quặng mỏ Uranium
Đứng
về mặt môi trường, quy trình khai thác quặng mỏ Uranium tương đối phát
thải phế thải ít hơn và dễ bảo quản cũng như kiểm soát hơn việc khai
thác bauxite. Tuy hai công trình đều đem đến sự hủy diệt thảm thực vật ở
miền Cao nguyên nầy, nhưng đứng về hiệu quả kinh tế, phát triển quốc
gia, cũng như quốc phòng, việc khai thác Uranium chiếm nhiều ưu thế hơn
cả. Lý do là trong vòng 10 năm nữa Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động hai nhà
máy phát điện nguyên tử tại Ninh Thuận, cho nên việc khai thác Uranium
235 nầy có thể là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, và Việt Nam có
được tính chủ động không tùy thuộc vào nước ngoài để có thể bị áp lực
của các quốc gia cung cấp nguyên liệu phóng xạ trên.
Thêm
một điểm cần lưu ý là, nếu Việt Nam chủ động và làm chủ được nguồn
nguyện liệu quan trọng và hiếm quý nầy, vị trí của Việt Nam trên thương
trường quốc tế sẽ được bảo đảm cũng như tư thế chính trị cũng sẽ được
nâng cao vì nguyên liệu nầy sẽ là một yếu tố quyết định trong các mặc cả
trong nhiều lãnh vực nhứt là quốc phòng đối với những quốc gia khác
trên thế giới.
Thay lời kết
Qua
những nhận định vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ
Uranium ở Cao nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao.
Và giả thuyết nầy lại là một lý giải cho sự hiện diện của những người
lính dưới dạng công nhân ở hai nơi nầy.
Nếu
suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và
hải ngoại phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương?
Một
điều không thể chối cải được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã
thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường
hợp của Tân Cương và Tây Tạng.
Ngay
sau khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhứt là lợi dụng tình trạng
còn lõng lẽo của Hội Quốc liên, tiền thân của Liên Hiệp quốc thời bấy
giờ (1949), Mao Trạch Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Tây Turquistan
và đổi tên thành Tân Cương, cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp
theo sau, chính sách Hán hóa bắt đầu thực hiện bằng cách cho người Hán
nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng hóa bằng những cuộc hôn nhân
dị chủng. Hồ Cẩm Đào, ngày nay vẫn tiếp tục chương trình trên và kết
quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính quê hương
mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số cư dân tại nơi
đây.
Qua
hai diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong "tầm
bắn" của TC trong chính sách nầy trong một tương lai không xa.
Hẳn
chúng ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai
món hàng dầu hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền
thời bấy giờ mặc cả với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu
vãn miền Nam, nhưng bị thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên
liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào tay TC rất cao.
Chính
vì thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho
thế giới biết rõ âm mưu của TC về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao
nguyên và Nông Sơn, để từ đó mượn áp lực chính trị và kinh tế của thế
giới để đình chỉ việc khai thác trên.
Nếu
không, TC, một khi làm chủ được nguồn nguyên liệu nầy sẽ mọc "thêm râu
thêm cánh" và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh
thần Hán tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TC càng được đẩy
mạnh thêm lên qua quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gốm thâu cả
vùng Đông Nam Á, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn
v.v…
Bằng
bất cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy
lọt vào tay TC. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp
quốc tế và thảm họa sẽ khó lường trong tương lai một khi đã có tranh
chấp.
Việc
liên kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn
trong các cuộc tranh chấp với TC là một trong những điều kiện tối cần
thiết trong lúc nầy. Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ,
một đối lực ngang ngữa với TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có
một quyết định sáng suốt trước hiễm hoại TC là chấm dứt hợp đồng xây
dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ, Miến Điện và Vân Nam (TQ).
Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhứt trước sự bành trướng của TC.
Sư
kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần
thiết trong lúc nầy vì chính đảng Cộng sản Việt Nam đã bất lực một khi
để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ
lúc đầu.
Lịch sử Việt Nam sẽ không quên tội ác kể trên!
Mai Thanh Truyết
08/2009
Ghi
chú 1: Tin giờ chót, Theo báo Thanh Niên ngày 6/8/2009, Ông Trần Xuân
Hương, Bộ trưởng Bộ Môi trường & Tài nguyên vừa công bố ngày 4 tháng
8 là Việt Nam quyết định thăm dò và khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông
Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng oxid uranium U3O8. Việc khai
thác nầy chia làm hai đợt cho đến 2020.. Đối với một số địa điểm khác,
ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể như trường hợp
Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Phải chăng đây
là hai vị trí cấm kỵ và nhạy cảm vì còn nằm dưới chiêu bài khai thác
quặng mỏ bauxite của TC?
Và
Ông cũng cho biết là đã ký Biên bàn ghi nhớ (Memorendum of
Understanding) với Ấn Độ trong việc nghiên cứu và định hướng về công
nghệ áp dụng cho việc khai thác quặng mỏ Uranium trên.
Ghi
chú 2: Đề tài nầy đã được Đài Á châu Tự Do (RFA), Đài Úc châu Trong
Chương trình Ban Việt Ngữ Express Radio, Đài truyền hình VHN (CA, USA)
cùng Radio Bolsa (CA) phỏng vấn.
Posted by mtt
Xin Xem chất độc bùn đỏ tại Trung Quốc
Xin Xem chất độc bùn đỏ tại Trung Quốc
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0115
NGÔ NHÂN DỤNG * XÃ HỘI
Phep la xa hoi
Ngô Nhân Dụng (Đỗ Quý Toàn)
"…Sức mạnh của các quốc gia đó nằm trong truyền thống đạo lý của họ, tạo nên phép lạ mà một người Mỹ phải kính trọng. Dân Việt Nam cũng có đủ các hạt giống tốt đó, chỉ cần được tưới tẩm, vun trồng trở lại mà thôi…"
Ở nước Mỹ có những nơi người ta không có thói quen khoá cửa xe khi đậu ngoài đường ban đêm. Tại Brattleborrough, tiểu bang Vertmont, khi tôi cẩn thận khoá cửa xe trước khi vào nhà, người bạn Mỹ cười: “Anh vẫn làm như ở thành phố lớn nhỉ?” Tại thị xã Dubuque, Iowa, có 100,000 dân, gia đình con gái tôi cũng không quen khoá xe khi đậu trước cửa nhà qua đêm. Ban ngày, cả nhà đi làm hoặc đi học, lúc đi cũng không khoá cửa nhà. Tất nhiên trong các thành phố lớn thì khác.
Nhưng ở Nhật Bản, thủ đô Tokyo là một thành phố lớn 26 triệu người, một ký giả Mỹ ở đó 5 năm trời, cũng ngạc nhiên vì trong xóm không ai lo nạn trộm cắp. Các con anh đi xe đạp về nhà bỏ xe trước cửa không bao giờ phải khoá. Và không bao giờ bị mất. Ðứa con gái 9 tuổi được một cô bạn Nhật rủđi chơi sở thú, mỗi chuyến đi xe điện mất 90 phút, đổi tầu ba lần, nhưng cha mẹ cô bé người Nhật không tỏ vẻ gì lo âu. Anh coi đây là một phép lạ!
Sau những năm 1970, chúng ta thường nghe nói đến “Phép lạ kinh tế” của những con rồng nhỏ Á Ðông: Những nước Ðài Loan, Nam Hàn, Singapore và lãnh thổ Hồng Kông phát triển kinh tế nhanh chóng. Một nhà báo Mỹ đã nhìn thấy một thứ phép lạ khác: Phép lạ xã hội trong vùng đất này.
T.R. Reid đã sống nhiều năm ở Nhật Bản và đi khắp miền Ðông Châu Á. Năm 1997 có một cuộc khủng hoảng tài chánh và khủng hoảng kinh tế ở vùng này. Năm sau, Reid giúp hướng dẫn một đoàn quay phim Mỹ đi làm một phim tài liệu về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế suy sụp trên xã hội Nhật Bản. Ði mãi, nhà sản xuất hỏi nhà báo: Ðâu? Khủng hoảng đâu? Ði tìm những nơi tụ tập người vô gia cư coi? Phải tìm ra một cảnh gia đình tan vỡ để phỏng vấn chứ? Ðoàn quay phim thất vọng.
T. R. Reid kể vào giữa thập niên 1990 anh đã chứng kiến cảnh suy sụp của thị trường chứng khoán Tokyo và bao nhiêu người phá sản vì trái bong bóng trong thị trường địa ốc cũng bể vỡ. Ba bốn năm sau kinh tế vẫn tiếp tục đi xuống, anh đã tới phỏng vấn vị tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, để hỏi xem số người phạm pháp đã tăng lên như thế nào. Người chỉ huy cảnh sát cả nước Nhật lễ phép trả lời anh rằng số tội phạm đã giảm xuống trong 20 năm qua, và trong hai năm gần đây vẫn tiếp tục giảm. Reid giải thích rằng theo các cuộc nghiên cứu xã hội học ở Mỹ thì khi kinh tế xuống tình trạng phạm pháp, số gia đình ly dị thế nào cũng tăng, vì thế anh mới đặt câu hỏi. Ông cảnh sát trưởng chỉ biết gật đầu một cách lịch sự: “À, ra thế”.
Sau khi đi thăm các quốc gia khác trong vùng, T.R. Reid khám phá ra một phép lạ khác ngoài phép lạ kinh tế, đó là một “phép lạ xã hội” mà các dân tộc này đã thực hiện được, mà người Tây phương chưa nhìn thấy. Kinh tế không quyết định lối sống của con người trong xã hội khi đối đãi với nhau. Những số thống kê cho thấy tỉ lệ tội phạm ở nhiều thành phố Mỹ cao gấp hàng chục lần, có nơi hàng trăm lần tỉ lệ ở Tokyo. Trong những năm kinh tế khủng hoảng sau năm 1997, số người phạm pháp ở Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan, từ tội sát nhân đến trộm cắp không tăng lên. Những quốc gia này đã tạo được một nền tảng tinh thần vững chắc, từ hàng ngàn năm, nền tảng đạo đức đó không lên xuống theo chỉ số thị trường và thống kê về tổng sản lượng nội địa. Ðó là một phép lạ xã hội làm một người Tây phương kinh ngạc.
Reid nhận thấy nền tảng đạo lý truyền thống trong các nước Á Ðông này là do lối giáo dục Khổng Giáo. Vì ông hàng xóm người Nhật của anh luôn luôn giải thích các điều anh thắc mắc về cách cư xử của người Nhật bằng một câu mở đầu: “Ðức Khổng Tử nói rằng...”
Những nhà kinh tế Nhật Bản mà tôi đọc giải thích cả nền đạo lý của nước họ là do ảnh hưởng đạo Khổng, được dạy theo lối các triết gia đời Tống bên Trung Quốc. Những quy tắc sống như Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ được các ông Trình, ông Chu đề cao đã tạo nên tinh thần các võ sĩ đời xưa cũng như cách hành động của các doanh nhân bây giờ. Lề lối quản trị xí nghiệp cũng như guồng máy hành chánh đều theo tinh thần Tống Nho. Nhiều tác giả Việt Namtrước đây hay trút hết mọi suy đồi trong xã hội mình vào thế kỷ 19 là do Tống Nho gây nên. Nhưng thứ Tống Nho đã gây ra tình trạng trì trệ về trí thức và ỷ lại về tinh thần đó thực ra do những Âu Dương Tu, Tư Mã Quang để lại. Ho đã củng cố chế độ nhà Tống bằng cách thiết lập một kỷ cương cho chếđộ quân chủ tập quyền; họ ấn định phương pháp tuyển mộ quan lại bằng khoa cử, dần dần sinh ra bọn hủ Nho trọng khoa cử và bằng cấp, chỉ biết học thuộc lòng rồi lập lại nhưng điều học trong sách; còn trong hành động thì chỉ biết vâng lời vua quan. Chính đó là mầm mống gây nên cảnh suy đồi của giới trí thức Nho Giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, trong nhiều thế kỷ. Người Nhật cũng theo Tống Nho nhưng không tổ chức thi cử, trọng thực tài và thực dụng, chỉ dạy nhau các đạo nghĩa sống ở đời theo “Trình Chu sự nghiệp”.
Ðến thế kỷ 20 vừa qua, hai nước Việt Nam và Trung Hoa đã thay đổi bằng cách du nhập chủ nghĩa Mác Lê Nin và đem guồng máy cai trị kiểu Stalin vào áp dụng trong việc chính trị. Những định chế thượng tầng này trong bản chất không khác gì chủ trương tôn quân và lối học từ chương nô lệ đời trước. Các chế độ Cộng Sản chỉ thay thế ông Vua bằng Ðảng. Các cán bộ, đảng viên đóng vai trò các hủ nho mới, tuyệt đối trung thành với đảng, cố học thuộc lòng các khẩu hiệu do các lãnh tụ nói ra, và không chấp nhận cho ai bất đồng ý kiến.
Cuốn sách mà Mao Trạch Ðông đọc hàng ngày không phải là sách của Karl Marx mà của Tư Mã Quang. Chế độ chính trị mà đảng Cộng Sản Trung Quốc lập ra không khác gì chế độ nhà Thanh, trừ các tên gọi. Cũng một chính quyền tập trung quyền hành, cũng một guồng máy thư lại làm tay sai cho Vua, hoặc Ðảng, và cả nước phải tôn thờ những ông thánh mới, học thuộc lòng cuốn Sách Ðỏ của Mao Chủ Tịch coi là một cuốn sách vạn năng. Nhà Nguyễnở nước ta đã thiết lập một chế độ theo khuôn khổ nhà Thanh cai trị dân Hán. Luật Gia Long thay thế Luật Hồng Ðức cũng đề cao quân quyền; đề cao quyền của người đàn ông và giảm quyền phụ nữ; cũng ngăn cấm không cho học trò được viết những ý kiến mới dù chỉ cho bạn bè cùng đọc; cũng cấm dân không được phê bình quan lại, vân vân. Ðó là một guồng máy cai trị của một nhóm thiểu số ở Trung Quốc dùng để kiểm soát khối dân đa số. Nhưng đã được áp dụng vào nước ta từ thế kỷ 19.
Photobucket - Video and Image Hosting
Chủ nghĩa Mác Lênin gieo vào Trung Quốc gặp đúng mảnh đất đã được nhà Mãn Thanh chuẩn bị, chỉ cần hô ra những khẩu hiệu mới. Hồ Chí Minh theo đúng con đường mà Mao Trạch Ðông vạch ra; không khác gì Vua Gia Long theo Thanh triều. Hai nước cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đả kích Khổng Giáo để thay thế ý thức hệ cũ bằng chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng họ học Mác Xít theo lối dạy của Stalin cho nên vẫn là lối học nô lệ cũ. Như Hồ Chí Minh thường nói với các cán bộ: Bác Stalin không thể nào nhầm được. Vì tinh thần nô lệ tư tưởng và “suy tôn Ðảng như suy tôn Vua” như vậy cho nên các chế độ Cộng Sản đã không giúp được hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa thoát khỏi nền nếp mà đám hủ Nho đã tạo ra trên hai quốc gia này trong các thế kỷ trước.
Trong khi đó, các nước Á Ðông khác may mắn không theo chủ nghĩa Cộng Sản và tự giải phóng khỏi những gông xiềng quá khứ. Họ không tôn thờ Nho học nữa, mà cũng không cần nhập cảng một chủ nghĩa, một lý thuyết nào thay thế Nho Giáo. Nhưng vì các quốc gia này vẫn bảo vệ truyền thống cho nên những tinh túy trong nền đạo lý cũ vẫn được cả xã hội đề cao. Lễ Nghĩa Liêm Sỉ là cách sống với mọi người. Chính nền đạo lý mà Nho Giáo đã tạo raở các nước Á Ðông là một nguyên nhân giúp các nước này bước vào thế kỷ 21 với sức mạnh kinh tế và niềm tự tin vào dân tộc của họ.
Ðọc cuốn sách Ông Khổng Tử bên hàng xóm của T.R. Reid (Confucius lives next door), thấy ký giả này thán phục khi mô tả những đức tính của người Nhật trong việc cư xử với láng giềng, trong trường học, trong sở làm, đối với người ngoại quốc, vân vân. Người đọc phải thấy là người Nhật được cha mẹ, ông bà dạy dỗ những điều chẳng khác gì người Việt Nam mình, ít nhất là trong các gia đình Việt Nam vẫn giữ lễ giáo. Mà trong tất cả các trường họcở miền Nam trước năm 1975 các thầy cô cũng dạy học sinh như vậy. Phải tôn trọng của công? Phải giữ lời hứa? Phải kính trọng người lớn tuổi? Phải hòa thuận với xóm làng? Phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo? Phải giúp đỡ người hoạn nạn? Nếu ai đã được học Gia Huấn Ca thì đều biết đó là những quy tắc luân lý bình thường mà gia đình Việt Nam nào cũng phải dạy con cái. Hiện nay ở nước ta các gia đình có lễ giáo vẫn dạy con cái như thế, không khác gì người Nhật Bản cả. Mà hàng ngàn năm trước đây, người Việt Nam vẫn dạy con như thế. Vậy tại sao một người ngoại quốc như T.D. Reid đã thán phục xã hội Nhật Bản sống đạo đức và an hòa trong khi hiện nay chính nhiều người Việt Nam cũng nhiều lúc đau lòng vì phong hoá, đạo đức xuống dốc? Khi so sánh nước mình với các con rồng Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Singapore, chỉ có một điểm khác biệt lớn, là các nước đó không sống dưới một chếđộ độc tài Cộng Sản như ở nước ta.
Cho nên nếu có một chế độ chính trị thích hợp, dân tộc Việt Nam vẫn có thể phục hồi được truyền thống Lễ Nghĩa Liêm Sỉ không khác gì các nước Á Ðông khác. Phải có một chế độ đề cao chữ Tín thì trẻ em đến trường học chữ Tín dễ dàng hơn. Phải xoá bỏ hệ thống tham nhũng, thì trẻ em và người lớn mới tin ở điều Thiện. Phải chấm dứt chế độ độc quyền chính trị thì những người có thiện chí và có khả năng mới được tiến lên thay thế những người chỉ quen nịnh hót và luồn lọt. Chúng ta có thể tin tưởng rằng dân tộc Việt Nam có khả năng đó.
Một điều đáng lo là nhiều người quá quan tâm đến vấn đề kinh tế, chỉ muốn bắt chước các con rồng Á Ðông trên mặt phát triển kinh tế mà quên mất mối lo về xã hội. Sức mạnh của các quốc gia đó nằm trong truyền thống đạo lý của họ, tạo nên phép lạ mà một người Mỹ phải kính trọng. Dân Việt Namcũng có đủ các hạt giống tốt đó, chỉ cần được tưới tẩm, vun trồng trở lại mà thôi.
Sẽ có ngày người dân Việt sống ở một thị xã như Cà Mau, Hội An, Bắc Giang có thể để xe trước cửa nhà mà không cần khoá, đêm không khoá cổng cũng vẫn ngủ ngon. Người ta ra đường không lo bị trấn lột. Trẻ em biết lễ phép, làng xóm sống hòa thuận. Sẽ có ngày phép lạ xã hội cũng xuất hiện với nước ta.
Ở nước Mỹ có những nơi người ta không có thói quen khoá cửa xe khi đậu ngoài đường ban đêm. Tại Brattleborrough, tiểu bang Vertmont, khi tôi cẩn thận khoá cửa xe trước khi vào nhà, người bạn Mỹ cười: “Anh vẫn làm như ở thành phố lớn nhỉ?” Tại thị xã Dubuque, Iowa, có 100,000 dân, gia đình con gái tôi cũng không quen khoá xe khi đậu trước cửa nhà qua đêm. Ban ngày, cả nhà đi làm hoặc đi học, lúc đi cũng không khoá cửa nhà. Tất nhiên trong các thành phố lớn thì khác.
Nhưng ở Nhật Bản, thủ đô Tokyo là một thành phố lớn 26 triệu người, một ký giả Mỹ ở đó 5 năm trời, cũng ngạc nhiên vì trong xóm không ai lo nạn trộm cắp. Các con anh đi xe đạp về nhà bỏ xe trước cửa không bao giờ phải khoá. Và không bao giờ bị mất. Ðứa con gái 9 tuổi được một cô bạn Nhật rủđi chơi sở thú, mỗi chuyến đi xe điện mất 90 phút, đổi tầu ba lần, nhưng cha mẹ cô bé người Nhật không tỏ vẻ gì lo âu. Anh coi đây là một phép lạ!
Sau những năm 1970, chúng ta thường nghe nói đến “Phép lạ kinh tế” của những con rồng nhỏ Á Ðông: Những nước Ðài Loan, Nam Hàn, Singapore và lãnh thổ Hồng Kông phát triển kinh tế nhanh chóng. Một nhà báo Mỹ đã nhìn thấy một thứ phép lạ khác: Phép lạ xã hội trong vùng đất này.
T.R. Reid đã sống nhiều năm ở Nhật Bản và đi khắp miền Ðông Châu Á. Năm 1997 có một cuộc khủng hoảng tài chánh và khủng hoảng kinh tế ở vùng này. Năm sau, Reid giúp hướng dẫn một đoàn quay phim Mỹ đi làm một phim tài liệu về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế suy sụp trên xã hội Nhật Bản. Ði mãi, nhà sản xuất hỏi nhà báo: Ðâu? Khủng hoảng đâu? Ði tìm những nơi tụ tập người vô gia cư coi? Phải tìm ra một cảnh gia đình tan vỡ để phỏng vấn chứ? Ðoàn quay phim thất vọng.
T. R. Reid kể vào giữa thập niên 1990 anh đã chứng kiến cảnh suy sụp của thị trường chứng khoán Tokyo và bao nhiêu người phá sản vì trái bong bóng trong thị trường địa ốc cũng bể vỡ. Ba bốn năm sau kinh tế vẫn tiếp tục đi xuống, anh đã tới phỏng vấn vị tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, để hỏi xem số người phạm pháp đã tăng lên như thế nào. Người chỉ huy cảnh sát cả nước Nhật lễ phép trả lời anh rằng số tội phạm đã giảm xuống trong 20 năm qua, và trong hai năm gần đây vẫn tiếp tục giảm. Reid giải thích rằng theo các cuộc nghiên cứu xã hội học ở Mỹ thì khi kinh tế xuống tình trạng phạm pháp, số gia đình ly dị thế nào cũng tăng, vì thế anh mới đặt câu hỏi. Ông cảnh sát trưởng chỉ biết gật đầu một cách lịch sự: “À, ra thế”.
Sau khi đi thăm các quốc gia khác trong vùng, T.R. Reid khám phá ra một phép lạ khác ngoài phép lạ kinh tế, đó là một “phép lạ xã hội” mà các dân tộc này đã thực hiện được, mà người Tây phương chưa nhìn thấy. Kinh tế không quyết định lối sống của con người trong xã hội khi đối đãi với nhau. Những số thống kê cho thấy tỉ lệ tội phạm ở nhiều thành phố Mỹ cao gấp hàng chục lần, có nơi hàng trăm lần tỉ lệ ở Tokyo. Trong những năm kinh tế khủng hoảng sau năm 1997, số người phạm pháp ở Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan, từ tội sát nhân đến trộm cắp không tăng lên. Những quốc gia này đã tạo được một nền tảng tinh thần vững chắc, từ hàng ngàn năm, nền tảng đạo đức đó không lên xuống theo chỉ số thị trường và thống kê về tổng sản lượng nội địa. Ðó là một phép lạ xã hội làm một người Tây phương kinh ngạc.
Reid nhận thấy nền tảng đạo lý truyền thống trong các nước Á Ðông này là do lối giáo dục Khổng Giáo. Vì ông hàng xóm người Nhật của anh luôn luôn giải thích các điều anh thắc mắc về cách cư xử của người Nhật bằng một câu mở đầu: “Ðức Khổng Tử nói rằng...”
Những nhà kinh tế Nhật Bản mà tôi đọc giải thích cả nền đạo lý của nước họ là do ảnh hưởng đạo Khổng, được dạy theo lối các triết gia đời Tống bên Trung Quốc. Những quy tắc sống như Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ được các ông Trình, ông Chu đề cao đã tạo nên tinh thần các võ sĩ đời xưa cũng như cách hành động của các doanh nhân bây giờ. Lề lối quản trị xí nghiệp cũng như guồng máy hành chánh đều theo tinh thần Tống Nho. Nhiều tác giả Việt Namtrước đây hay trút hết mọi suy đồi trong xã hội mình vào thế kỷ 19 là do Tống Nho gây nên. Nhưng thứ Tống Nho đã gây ra tình trạng trì trệ về trí thức và ỷ lại về tinh thần đó thực ra do những Âu Dương Tu, Tư Mã Quang để lại. Ho đã củng cố chế độ nhà Tống bằng cách thiết lập một kỷ cương cho chếđộ quân chủ tập quyền; họ ấn định phương pháp tuyển mộ quan lại bằng khoa cử, dần dần sinh ra bọn hủ Nho trọng khoa cử và bằng cấp, chỉ biết học thuộc lòng rồi lập lại nhưng điều học trong sách; còn trong hành động thì chỉ biết vâng lời vua quan. Chính đó là mầm mống gây nên cảnh suy đồi của giới trí thức Nho Giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, trong nhiều thế kỷ. Người Nhật cũng theo Tống Nho nhưng không tổ chức thi cử, trọng thực tài và thực dụng, chỉ dạy nhau các đạo nghĩa sống ở đời theo “Trình Chu sự nghiệp”.
Ðến thế kỷ 20 vừa qua, hai nước Việt Nam và Trung Hoa đã thay đổi bằng cách du nhập chủ nghĩa Mác Lê Nin và đem guồng máy cai trị kiểu Stalin vào áp dụng trong việc chính trị. Những định chế thượng tầng này trong bản chất không khác gì chủ trương tôn quân và lối học từ chương nô lệ đời trước. Các chế độ Cộng Sản chỉ thay thế ông Vua bằng Ðảng. Các cán bộ, đảng viên đóng vai trò các hủ nho mới, tuyệt đối trung thành với đảng, cố học thuộc lòng các khẩu hiệu do các lãnh tụ nói ra, và không chấp nhận cho ai bất đồng ý kiến.
Cuốn sách mà Mao Trạch Ðông đọc hàng ngày không phải là sách của Karl Marx mà của Tư Mã Quang. Chế độ chính trị mà đảng Cộng Sản Trung Quốc lập ra không khác gì chế độ nhà Thanh, trừ các tên gọi. Cũng một chính quyền tập trung quyền hành, cũng một guồng máy thư lại làm tay sai cho Vua, hoặc Ðảng, và cả nước phải tôn thờ những ông thánh mới, học thuộc lòng cuốn Sách Ðỏ của Mao Chủ Tịch coi là một cuốn sách vạn năng. Nhà Nguyễnở nước ta đã thiết lập một chế độ theo khuôn khổ nhà Thanh cai trị dân Hán. Luật Gia Long thay thế Luật Hồng Ðức cũng đề cao quân quyền; đề cao quyền của người đàn ông và giảm quyền phụ nữ; cũng ngăn cấm không cho học trò được viết những ý kiến mới dù chỉ cho bạn bè cùng đọc; cũng cấm dân không được phê bình quan lại, vân vân. Ðó là một guồng máy cai trị của một nhóm thiểu số ở Trung Quốc dùng để kiểm soát khối dân đa số. Nhưng đã được áp dụng vào nước ta từ thế kỷ 19.
Photobucket - Video and Image Hosting
Chủ nghĩa Mác Lênin gieo vào Trung Quốc gặp đúng mảnh đất đã được nhà Mãn Thanh chuẩn bị, chỉ cần hô ra những khẩu hiệu mới. Hồ Chí Minh theo đúng con đường mà Mao Trạch Ðông vạch ra; không khác gì Vua Gia Long theo Thanh triều. Hai nước cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đả kích Khổng Giáo để thay thế ý thức hệ cũ bằng chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng họ học Mác Xít theo lối dạy của Stalin cho nên vẫn là lối học nô lệ cũ. Như Hồ Chí Minh thường nói với các cán bộ: Bác Stalin không thể nào nhầm được. Vì tinh thần nô lệ tư tưởng và “suy tôn Ðảng như suy tôn Vua” như vậy cho nên các chế độ Cộng Sản đã không giúp được hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa thoát khỏi nền nếp mà đám hủ Nho đã tạo ra trên hai quốc gia này trong các thế kỷ trước.
Trong khi đó, các nước Á Ðông khác may mắn không theo chủ nghĩa Cộng Sản và tự giải phóng khỏi những gông xiềng quá khứ. Họ không tôn thờ Nho học nữa, mà cũng không cần nhập cảng một chủ nghĩa, một lý thuyết nào thay thế Nho Giáo. Nhưng vì các quốc gia này vẫn bảo vệ truyền thống cho nên những tinh túy trong nền đạo lý cũ vẫn được cả xã hội đề cao. Lễ Nghĩa Liêm Sỉ là cách sống với mọi người. Chính nền đạo lý mà Nho Giáo đã tạo raở các nước Á Ðông là một nguyên nhân giúp các nước này bước vào thế kỷ 21 với sức mạnh kinh tế và niềm tự tin vào dân tộc của họ.
Ðọc cuốn sách Ông Khổng Tử bên hàng xóm của T.R. Reid (Confucius lives next door), thấy ký giả này thán phục khi mô tả những đức tính của người Nhật trong việc cư xử với láng giềng, trong trường học, trong sở làm, đối với người ngoại quốc, vân vân. Người đọc phải thấy là người Nhật được cha mẹ, ông bà dạy dỗ những điều chẳng khác gì người Việt Nam mình, ít nhất là trong các gia đình Việt Nam vẫn giữ lễ giáo. Mà trong tất cả các trường họcở miền Nam trước năm 1975 các thầy cô cũng dạy học sinh như vậy. Phải tôn trọng của công? Phải giữ lời hứa? Phải kính trọng người lớn tuổi? Phải hòa thuận với xóm làng? Phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo? Phải giúp đỡ người hoạn nạn? Nếu ai đã được học Gia Huấn Ca thì đều biết đó là những quy tắc luân lý bình thường mà gia đình Việt Nam nào cũng phải dạy con cái. Hiện nay ở nước ta các gia đình có lễ giáo vẫn dạy con cái như thế, không khác gì người Nhật Bản cả. Mà hàng ngàn năm trước đây, người Việt Nam vẫn dạy con như thế. Vậy tại sao một người ngoại quốc như T.D. Reid đã thán phục xã hội Nhật Bản sống đạo đức và an hòa trong khi hiện nay chính nhiều người Việt Nam cũng nhiều lúc đau lòng vì phong hoá, đạo đức xuống dốc? Khi so sánh nước mình với các con rồng Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Singapore, chỉ có một điểm khác biệt lớn, là các nước đó không sống dưới một chếđộ độc tài Cộng Sản như ở nước ta.
Cho nên nếu có một chế độ chính trị thích hợp, dân tộc Việt Nam vẫn có thể phục hồi được truyền thống Lễ Nghĩa Liêm Sỉ không khác gì các nước Á Ðông khác. Phải có một chế độ đề cao chữ Tín thì trẻ em đến trường học chữ Tín dễ dàng hơn. Phải xoá bỏ hệ thống tham nhũng, thì trẻ em và người lớn mới tin ở điều Thiện. Phải chấm dứt chế độ độc quyền chính trị thì những người có thiện chí và có khả năng mới được tiến lên thay thế những người chỉ quen nịnh hót và luồn lọt. Chúng ta có thể tin tưởng rằng dân tộc Việt Nam có khả năng đó.
Một điều đáng lo là nhiều người quá quan tâm đến vấn đề kinh tế, chỉ muốn bắt chước các con rồng Á Ðông trên mặt phát triển kinh tế mà quên mất mối lo về xã hội. Sức mạnh của các quốc gia đó nằm trong truyền thống đạo lý của họ, tạo nên phép lạ mà một người Mỹ phải kính trọng. Dân Việt Namcũng có đủ các hạt giống tốt đó, chỉ cần được tưới tẩm, vun trồng trở lại mà thôi.
Sẽ có ngày người dân Việt sống ở một thị xã như Cà Mau, Hội An, Bắc Giang có thể để xe trước cửa nhà mà không cần khoá, đêm không khoá cổng cũng vẫn ngủ ngon. Người ta ra đường không lo bị trấn lột. Trẻ em biết lễ phép, làng xóm sống hòa thuận. Sẽ có ngày phép lạ xã hội cũng xuất hiện với nước ta.
TIN VIET NAM *GIÁO DỤC ĐỒI TRỤY
Hà Giang:
Cập nhật lúc 03:36, Thứ Bảy, 12/09/2009 (GMT+7)
,
Tờ trình của Sở GD-ĐT Hà Giang |
Ngay sau khi có sự việc trên, ngày 8/9, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Hà
Giang, ông Lương Văn Soòng, đã gửi tờ trình số 222/TTr – SGD
tới UBND tỉnh Hà Giang với nội dung đề nghị đình chỉ công tác
đối với ông Sầm Đức Xương.
Trước đó một ngày, cơ quan cảnh
sát điều tra - Công an huyện Vị Xuyên đã có văn bản số 64/ĐN
đề nghị tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Sầm Đức Xương, Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh để phục vụ công tác điều tra.
Trong nội dung văn bản này, cơ quan điều tra đưa ra lý do: ông Sầm Đức Xương đã có hành vi nhiều lần mua dâm người chưa thành niên là các em học sinh Trường THCS thị trấn Việt Lâm và Trường THPT Việt Lâm (huyện Vị Xuyên).
Căn cứ đề nghị nói trên, Sở Giáo dục Đào tạo đã cùng Sở Nội vụ trình UBND tỉnh Hà Giang xem xét ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Sầm Đức Xương.
Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh
Hà Giang cũng đề nghị, trong thời gian ông Sầm Đức Xương bị
đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra, việc điều
hành công việc tại Trường THPT Việt
Vinh (huyện Bắc Quang) sẽ được giao cho ông Trần Văn Dũng – Phó
hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh, cho đến khi có hiệu trưởng
mới.
Đề nghị đình chỉ công tác hiệu trưởng Sầm Đức Xương của hai Sở |
“Chúng tôi rất bất ngờ và xót xa, bởi không ngờ cán bộ của mình lại có những hành vi như thế!” - ông Sử nói.
Thông
tin cụ thể số lượng các em học sinh vị thành niên là nạn
nhân của ông Sầm Đức Xương, ông Vũ Văn Sử từ chối trả lời.
“Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra. Tôi nghĩ, đấy là một sai phạm cực kỳ nghiêm trọng, thế cho nên anh Xương mới bị bắt giữ ngay như vậy” - ông Sử thông tin.
Được biết, cơ quan công an đang tích cực thu thập chứng cứ chứng minh hành vi mua và bán dâm trẻ vị thành niên.
- Kiên Trung
,
Saturday, September 12, 2009
NGUYỄN THỤY LONG
BBC Vietnamese
Cập nhật: 13:40 GMT - thứ sáu, 4 tháng 9, 2009
NHÀ VĂN NGUYỄN THỤY LONG ĐÃ QUA ĐỜI
NHÀ VĂN NGUYỄN THỤY LONG ĐÃ QUA ĐỜI
Nhà
văn Nguyễn Thuỵ Long, nổi tiếng với các tác phẩm trước năm 1975
ở Sài Gòn, vừa qua đời tại Việt Nam ngày 03/9 vừa qua.
Ông
sinh năm 1938 tại Hà Nội và là tác giả của nhiều cuốn truyện ngắn
hoặc tiểu thuyết nổi tiếng như: Vác Ngà Voi, Loan Mắt Nhung (từng được
dựng thành phim), Chim Trên Ngọn Khô, Trong Vòng Tay Ðàn Ông.Ngoài ra, các tác phẩm Vết Thù, Bà Chúa Tám Cửa Ngục, Ðêm Ðen, Gái Thời Loạn, Nữ Chúa, Nợ Máu, Ven Ðô, Sầu Ðời, Gió Hú...cũng được rất nhiều người đón đọc.
Trong khoảng 30 tác phẩm được xuất bản trước năm 1975 của ông, có chừng 20 tác phẩm hiện được lưu tại thư viện của Viện Ðại Học Cornell, New York.
Trong truyện "Người Xây Lò" viết mùa đông năm 2001, ông mô tả cảnh lao động thời sau 1975 và thân phận của người tù cải tạo, và bày tỏ nỗi đau của những người Việt bỏ nước ra đi.
"Như những người vượt biên bằng chiếc thuyền chỉ dài mười hai thước, mỏng manh như chiếc lá giữa đại dương, có thể bị sóng to gió lớn vùi lấp bất cứ lúc nào, không kể bọn côn đồ trên biển, bọn hải tặc Thái Lan mất nhân tính, đe dọa tính mạng, trinh tiết của phụ nữ."
"Người ta vẫn cứ ra đi, tâm niệm tất cả những người ấy đều giống nhau qua câu "tự do hay là chết".
"Đồng bào tôi đau khổ quá, như tôi vậy, bỗng nhiên mang thân tù tội, không biết ngày nào ra, dù rằng từ cái lồng nhỏ ra cái lồng lớn hơn."
Theo báo Người Việt tại California, ông Nguyễn Thụy Long học trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sau bỏ để vào Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh theo nghề bố, một họa sĩ.
Tuy nhiên sau khi thân phụ mất ông vào đời rất sớm, kể cả đi bụi “sống với tầng lớp dao búa, sống ở những nơi hạ lưu của xã hội,” như lời của chính nhà văn.
Nguyệt san văn hóa văn học nghệ thuật Khởi Hành, của chủ nhiệm, chủ bút Viên Linh, với trụ sở tại Nam California, đã trao giải “Văn Chương Toàn Sự Nghiệp” cho nhà văn Nguyễn Thụy Long vào năm 2005.
Vẫn theo Người Việt, nhà thơ Du Tử Lê, người từng gặp nhà văn Nguyễn Thụy Long tại tòa soạn báo “Sống” của Chu Tử trước 1975, nói rằng ông Nguyễn Thụy Long là người "chân thành với bằng hữu".
Người xây lò
Nguyễn Thụy Long
Tôi không nhớ ai là người giới thiệu cho tôi vào làm việc ở công ty thủy tinh. Hiện tôi là một công nhân viên thuộc công ty. Một công nhân viên không biên chế, nghĩa là một anh cu li, nếu nói theo thời thực dân tôi là một thằng cu li hạng bét. Có được việc làm thời mới giải phóng miền Nam là may mắn rồi, bao nhiêu người thất nghiệp, hoặc bị ngưng việc ngang, công việc làm không thích hợp hoặc chưa thể thích hợp được, vì chưa được học tập đường lối chính trị của nhà nước. Nhưng lao động là vinh quang, lang thang là chết đói, hay nói thì ở tù. Khẩu hiệu khuôn vàng thước ngọc đã đề ra như vậy, đừng có lôi thôi.
Anh làm bất cứ nghề gì, miễn là có việc làm, lại được cơ quan nhà nước chứng nhận là công nhân viên, lương hướng dù không đáng bao nhiêu, nhưng cũng đáng kể đấy. Người không chê việc mà việc không chê người. Đừng có ỷ ôi lựa chọn, kiểu việc này thích hợp, kiểu việc kia không thích hợp. Mọi con người bình đẳng. Hình như hiến chương Liên Hiệp Quốc đã ghi, bác Hồ đã nói trong tuyên ngôn độc lập như vậy.
Người ta sẽ tìm ra ngọc trong đá thôi. Anh có thể trả lời với nhà cầm quyền ở phường anh là người lao động có cơ sở chứng minh, không ăn bám ai cả, công an và mấy vị chức sắc ở phường để anh yên thân, anh không bị đòi lên Công An phường làm kiểm điểm vì tội chây lười lao động, hoặc anh bị tống đi làm thủy lợi đào kinh vét mương, tự anh lo lấy miếng ăn cho anh, đuổi khỏi nhà anh cho đi xây dựng vùng Kinh Tế Mới, một công việc được coi là ăn cơm nhà vác ngà voi. Không chấp hành thì anh phải trốn chui trốn nhũi ra chợ trời buôn gian bán lận. Tất cả đều là quốc doanh. Ắn tô phở phải mua phiếu, phải đứng xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ, đồng một loạt phở bò lèo tèo mấy tiếng thịt chín, nước lèo lạt thếch, đục ngầu ngầu, lại phải tự hầu lấy mình, bưng tô lấy đũa. Ôi còn đâu thuở ăn phở tái chín nạm gầu, nước béo hành trần, tương ớt rau giá ăn thả cửa.
Thuở đó cách nay không lâu, nhưng cũng coi như lâu lắm rồi. Một kỷ niệm khi nghĩ đến khiến chảy nước mắt, nhưng chỉ nên khóc thầm thôi, anh khóc thật thì bị mang tội phản động đấy, liệu cái thần hồn. Tư tưởng anh lệch lạc anh có thể được đi học tập cải tạo mút mùa Lệ Thủy, khi nào anh học tập tốt nhà nước khoan hồng cho anh về sum họp với gia đình. Anh chọn cách sống nào thì chọn, tôi chọn làm thinh.
Lao động suốt tám tiếng đồng hồ một ngày, tôi đẩy hàng mấy chục xe thủy tinh vỡ bể vào nhà kho cho mấy chục nữ công nhân lựa chọn, mầu thứ nào ra thứ nấy. Tiếng bánh xe sắt ở chiếc xe cút kít tôi đẩy nghiến trên đường cót két như một điệp khúc buồn nản. Cán bộ chấm công đứng dọc đường đi miệng quang quác hối thúc, động viên:
"Khẩn trương, khẩn trương nên, không được nề mề, vượt chỉ tiêu nào…”
Anh ta chính là cai cu li, trên tay chỉ thiếu cái roi quất cu li túi bụi, nhưng đủ khiếp rồi, lời anh hót còn sót sa còn hơn roi vọt. Chớ ngu dại mà gọi anh là cai cu ly, mang họa đấy. Phải gọi anh là trưởng ban thi công cho ra vẻ cách mạng. Cũng đừng gọi anh ta là "đại ca" xách mé giang hồ kiểu Đơn Hùng Tín của người miền Nam. Tốt hơn hết là làm thinh, mặt mũi ngu độn một chút cho hợp thời. Ngu độn thôi chứ đừng làm mặt khổ. Không ai chấp nhận cái mặt khổ của anh, có cuốn sổ chấm công, giá một xu một xe đẩy đầy có ngọn. Cũng chẳng thiếu gì người vượt chỉ tiêu, được phong anh hùng lao động.
Thèm một đĩa cơm bình dân đầu đường ghê, mà tôi không mua nổi. Cơm cũng phải bán "chui" ngoài cửa xí nghiệp. Ly cà phê bắp rang cháy cũng vậy. Cũng bán chui. Tôi không dám ăn uống thứ lương thực xa xỉ ấy. Bữa cơm trưa của tôi là mấy củ khoai lang sùng đắng nghen nghét và bình nước lạnh mang theo. Khoai mẹ tôi phải đứng xếp hàng mua ở tổ Hợp Tác Xã phường. Không có tên trong sổ lương thực, anh phải có tên trong hộ khẩu. Cái tên đó có thể bị gạch xóa đi bất cứ lúc nào, nếu anh bị ghét bỏ, phường không chịu quản lý con người anh nữa thì bỏ mẹ. Không khí hãi sợ trùm lên tất cả mọi người.
Tôi ở tuổi 40 rồi, sức lao động cũng kém đi, chưa bao giờ tôi đạt chỉ tiêu qua những chuyến xe đẩy thủy tinh vỡ. Tôi là nhà văn tự gác bút, mấy anh bạn đồng hành đẩy xe với tôi, người là luật sư, dược sĩ, người là nhà giáo "mất dậy", thay phiên nhau đứng hạng bét, dù cố gắng thế nào cũng không đạt chỉ tiêu trên đề ra, chứ chẳng mong gì đạt chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu. Anh hùng lao động chỉ là điều mơ ước, khó còn hơn làm luận án thi tiến sĩ.
Con đường chúng tôi đi từ cổng vào đến nhà kho, lẩn thẩn mà tính ra cũng phải đẩy xe cả trăm cây số mỗi ngày. Thuở mới đổi tiền, từ tiền Ngụy sang tiền Cách Mạng, tỉ lệ một ăn mười. Đồng tiền không vàng bảo chứng cũng quí giá vô cùng. Tìm ra nó khó ngàn lần vào rừng ngậm ngải tìm trầm.
Giờ nghỉ giải lao buổi trưa chỉ có một tiếng đồng hồ vừa ăn vừa nghỉ. Bình nước ni lông tôi mang theo uống từ sáng đến giờ đã hết, tôi ra bể nước vục bình xuống múc. Cái bình chứa hơn phân nửa nước vẫn nổi lềnh bềnh trong bể. Tôi nghịch ngợm nhấn chìm xuống, thả tay ra, cái bình vẫn nổi lên như cái phao. Nghĩa là bình còn một phần không khí chứa bên trong thì cái bình vẫn nổi. Có một người đang đứng nhìn tôi nghịch ngợm, anh kỹ sư xây lò của công ty. Nghe đâu anh ta là người chế độ cũ, làm việc ở công ty này lâu năm, nay được cách mạng lưu dùng (lưu dùng chứ không phải lưu dụng). Hành động đùa nghịch của tôi giờ nghỉ nên sẽ không bị khiển trách hay phê bình. Anh đứng xem tôi nghịch ngợm, rồi nở nụ cười, buột miệng nói:
"Cám ơn nhà văn, anh đã cho tôi ý tưởng hay."
Tôi ngừng chơi, tròn xoe mắt nhìn anh, không nói được mà chỉ há hốc miệng. Một lát sau tôi mới lắp bắp chối:
"Không anh nhầm rồi tôi là… là cu li, không, công nhân viên."
Anh kỹ sư vẫn cười:
"Thôi đừng chối nữa, tôi biết mà, tên anh có trong kia, tôi không lạ gì anh, tôi từng là độc giả của anh. Tôi không phải công an, đừng lo. Anh ăn cơm chưa?"
Tôi hoàn hồn, lắc đầu:
"Không ăn được, mấy củ khoai sùng đắng nghét."
"Vậy tôi mời anh ra cổng ăn đĩa cơm bình dân chui với tôi, uống ly cà phê bắp rang."
Tôi toan từ chối, nhưng anh đã thân mật vỗ vai tôi:
"Đừng từ chối, tôi người Nam, thật tình đó."
Thế là tôi với anh cùng nhau ra cổng. Đĩa cơm chui rưới nước mắm ớt, đậu que xào loáng thoáng mỡ, "chạy qua" hàng thịt mà ngon lành làm sao. Xong bữa cơm anh lại mời tôi qua đường uống cà phê đen, đường tán cạo ra xúc được nửa thìa vừa đắng vừa thiếu ngọt, hút điếu thuốc rê vấn sẵn.
Anh kỹ sư chẳng thèm hỏi đến thân phận cùn mằn của tôi bây giờ ra sao, có lẽ anh cũng thừa biết rồi. Anh hỏi tôi:
"Mấy ngày hôm nay anh có thấy những phái đoàn đến thăm cơ sở của ta không?"
"Có, đi xe ô tô con, có vệ sĩ đi hộ vệ nữa."
Anh hớp một miếng cà phê đắng nghét, nhăn mặt:
"Cho thêm tí đường đi, đắng quá."
Cô hàng cà phê xúc cho thêm tí đường tán cạo, anh kỹ sư có vẻ hài lòng, không còn xin thêm chất ngọt nữa.
"Còn hơn là uống cà phê quốc doanh, đắng xin thêm tí đường mà sợ bỏ mẹ. Thằng bảo vệ nhìn mình chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống. Đừng coi thường chúng nó, chúng có thế có quyền đấy, có ô dù che chắn."
Tôi đồng ý với anh, vì tôi từng thấy cảnh này. Anh kỹ sư như chợt nghĩ lại chuyện các phái đoàn đến công ty. Anh nói:
"Toàn những cấp lớn, phái đoàn bự."
"Họ tới chi vậy?"
"Tới vì việc xây lò nấu thủy tinh, xem bản vẽ thiết kế xây lò của tôi."
"Vậy hả, chính anh là người thiết kế xây lò?"
"Ờ chính tôi, tôi đã làm việc này nhiều năm, có tay nghề."
"Mừng cho anh."
Anh kỹ sư gắt lên:
"Mừng cái mẹ gì, tôi đang lo này."
"Lo gì?"
"Chuyện lắm thầy thối ma như thế nào tôi không biết sao. Đúng là lắm thầy thối ma, nhiều cha con khó lấy chồng. Ông nào cũng to cũng có quyền hết. Tôi giải thích, thậm chí lấy chuyên môn ra lý luận cũng không xong. Tôi mang tiếng là cãi lệnh cấp trên, chống đối lại ý kiến xây dựng của lãnh đạo. Tôi đành phải chiều theo ý kiến xây dựng của họ. Nhưng tôi yêu cầu họ ký tên vào sự sửa đổi ấy ngay dưới bản vẽ, vị nào cũng xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi không thể làm ngần ấy cái cửa lò trong một cái lò.
Tôi sẽ lấy ý kiến cuối cùng, ý kiến ấy mới có ở phái đoàn sáng nay. Tôi biết sẽ thất bại, sẽ không ổn nhưng cũng đành phải nghe theo thôi. Lò sẽ nổ tung hay xụp đổ vào ngày khánh thành, đốt lò. Khi đó chẳng ai chịu trách nhiệm hết ngoài thằng kỹ sư xây dựng lò là tôi. Vứt đi hàng bao nhiêu ngàn viên gạch chịu nóng, loại gạch đặc biệt phải mua của nước ngoài giá đến mười đồng mới đổi một viên chứ có ít đâu, chưa kể phải kê giá lên cao theo lệnh cấp trên.
Tôi há hốc miệng nghe anh kỹ sư tả oán. Tôi không có ý kiến gì, vì tôi dốt đặc cán mai về nghề xây lò. Tôi dụt dè hỏi anh kỹ sư:
"Anh đã có cách nào thoát khỏi ‘kiếp nạn’ này chưa?"
Anh mỉm cười gật đầu:
"Có rồi, mới trưa nay thôi, khi nhìn anh đổ nước vào bình."
Trời đất ơi, tôi có liên quan gì đến chuyện này, tôi thầm kêu lên như vậy. Nhưng anh không giải thích cho tôi, anh quay sang một chuyện khác:
"Tôi có một người bạn làm thợ máy không quân. Sau giải phóng anh chạy không kịp nên được lưu dùng, làm việc tại phi đoàn trực thăng, vẫn công việc sửa máy bay của anh ta xưa kia. Ai cũng nói anh được may mắn, có công việc làm, không phải đi học tập cải tạo. Một ngày kia, anh nhận thấy loạt bu gi của máy bay đã hết hạn xài, vì thứ đó cần được thay thế vì đã xài đến hằng ngàn giờ bay rồi, phải liệng đi thôi, thay thế cái mới. Kho tiếp liệu lại hết đồ, anh đành lên báo cáo với tân chỉ huy trưởng phi đoàn.
Chỉ huy trưởng không giải quyết chuyện này mà chỉ ra lệnh vắn tắt: "Khắc phục! Anh cạo bu gi, mài lại vít lửa, báo cáo với tôi làm gì, rồi chờ Liên Xô viện trợ thì thay thế. Anh cứ thi hành lệnh của tôi, tôi chịu trách nhiệm. Anh không làm thì có người của chúng tôi làm, anh có thể xin nghỉ việc, không phải chỉ anh mới là người giỏi, tôi không thể bao che cho anh mãi được, cách mạng từng chế ra tên lửa bắn rơi được B52 của Mỹ, nữa là cái chuyện vặt này có gì quan trọng đâu". Hú hồn, anh ta làm đơn xin nghỉ việc liền, mới đây tôi gặp anh ta ngồi lề đường sửa xe gắn máy, xe đạp. Anh tha hồ cạo bu gi, phục hồi bu gi và mài vít lửa. Anh hiểu chứ, chiếc Honda đang chạy trên đường bỗng nhiên chết máy còn giắt bộ mang đi sửa được. Chứ cái máy bay đang bay bỗng nhiên bị tịt ngòi bu gi giữa trời khắc phục cái nỗi gì."
Dứt câu chuyện, anh kỹ sư cười hì hì:
"Tôi thì không có may mắn bằng người lính thợ bạn tôi, vì tôi không được phép làm đơn xin nghỉ việc. Mãi ngày hôm nay tôi mới tìm ra cách thoát thân, một sống một chết mà. Cùng tắc biến, biến tắc thông phải không anh. Sắp đến giờ lao động rồi, chúng ta vào thôi. Mai Chủ nhật rảnh mời anh sang nhà tôi chơi. Tôi ở Nhà Bè, tôi chỉ đường cho dễ tìm lắm. Thứ Hai này khởi công xây lò rồi.Tôi bận mất mấy ngày.
Tôi tìm nhà anh kỹ sư xây lò nấu thủy tinh ở Nhà Bè không khó, anh đã chỉ dẫn đường đi nước bước cho tôi cặn kẽ, cặn kẽ từng chi tiết, vả lại bấy giờ chưa đổi tên đường. Tôi cọt kẹt đạp chiếc xe đạp cũ rích sang nhà anh chơi. Anh đón tôi ngoài cửa nhà cười toe toét. Căn nhà của anh là một chiếc bè, thả nổi trên sông, neo ngay cạnh bờ, lối lên xuống là chiếc cầu gỗ vững chãi, nhưng cũng tiện lợi, có thể điều khiển được, rút cầu lên, chiếc cầu ở trên bè, bởi vì anh ta là một người khoa học, hình như chiếc bè ấy còn di chuyển được. Tôi nhìn thấy một cánh buồm cuốn lại, không biết còn máy móc gì khác không.
Trước mắt tôi là một căn nhà gỗ đơn sơ nhưng khá vững chắc. Đời sống của con người này, một vợ và một con nhỏ có vẻ bụi đời. Nhưng thực ra chẳng bụi đời tí nào, khi vào hẳn căn nhà của anh tôi mới rõ. Một căn nhà đầy đủ tiện nghi, có máy phát điện riêng, cầu tiêu buồng tắm, bếp núc, kho chứa lương thực nước ngọt. Tôi dạo chơi thăm căn nhà anh một vòng, tôi rất hài lòng và ao ước có một căn nhà như thế, cây kiểng xung quanh nhà được trồng trong chậu sành, bè là những thân gỗ lớn, ghép lại bằng bù loong và dây xích sắt. Tôi hỏi anh:
"Sao anh lại có căn nhà này, mới đây hay từ lâu rồi?"
"Mới đây thôi, từ khi tôi bán căn nhà ở đường Trịnh Minh Thế."
"Tại sao anh phải bán căn nhà đó?"
"Nhà tôi rộng nên Cách Mạng xin vào ở chung, làm nhà tập thể, tôi không muốn sự chung chạ nào, cũng không thích tập thể, phiền lắm.
"Làm cách nào mà anh bán được căn nhà anh đang ở?"
"Một người cách mạng lớn cần một căn nhà cho phù hợp với địa vị của ông ta, tôi bán với giá bèo ấy mà, tiền bạc ấy tôi xây dựng cái bè này, làm nhà cây lên trên, vậy là cả gia đình tôi ở được. Tôi muốn di chuyển đi đâu cũng dễ, về quê chẳng hạn, cả gia đình tôi cho chạy về quê, chỉ cần nhổ neo giong buồm lên, cần thì máy đuôi tôm hỗ trợ. Miền nam mình thiếu gì sông ngòi. Cả gia đình tôi như con ốc, đi đâu mang theo cái nhà của mình, chắc ăn."
"Tại sao anh có sáng kiến ấy, nhà anh có hộ khẩu không?"
"Có chứ, hộ khẩu thành phố đàng hoàng. Sáng kiến làm căn nhà biết bơi này tôi cũng mượn ý qua một chuyện ngắn ‘Căn nhà biết đi’ đăng trên báo, cũng do chuyện đó tôi xin hộ khẩu tại căn nhà này, như nhân vật nào đó trong truyện ngắn xin hộ khẩu trên toa xe lửa bỏ hoang, vô tình toa xe lửa ấy của hỏa xa, bị kéo đi ra Nha Trang sửa chữa, thế là chủ hộ khẩu mất nhà. Trường hợp tôi thì không, tài sản này của tôi không thể mất được, vì chính tôi làm chủ hộ khẩu và chủ căn nhà. Thời buổi này gạo châu củi quế phải không, tôi vẫn sống đầy đủ đó anh, cần gạo thì tôi về nhà quê rồi lên, không lẽ người ta khám xét nhà tịch thu gạo, tịch thu đồ kho dự trữ ."
Tôi khen:
"Ý kiến anh rất hay, sống ngay trong thành phố mà anh tự do, không theo luật lệ nào hết, nhiều người ao ước như vậy mà không được đấy. Anh coi chừng bị kết tội là phản động."
"Ấy không, tôi vẫn đi họp tổ dân phố đều đặn, có điều lương thực tôi được phép mua nhường lại cho người khác thôi. Tôi là một công dân hợp pháp."
Anh kỹ sư cười với tôi:
"Hôm nay anh ở lại đây ăn với tôi một bữa cơm thịt cá, cơm trắng gạo Long An, cá tươi tôi mới lưới đêm qua, nhậu rượu đế Gò Đen, tráng miệng bằng xoài, thơm Bến Lức, để anh biết Nhà Bè là như thế nào. Miền Nam ta là xứ chim trời cá nước, đừng ép nhau quá. Tôi nguyên là gốc nông dân từ mấy đời nay, tôi không sợ đói, không cần lệ thuộc vào một thế lực nào hết. Cần lúa gạo thì trời cũng cho. Hẳn anh có nghe tại miền Nam này có loại lúa mọc tự nhiên, không phải do người gieo trồng mà trời cho. Hoàn cảnh khó khăn này tôi sẽ sống như thế đấy… Hoàn cảnh của tôi còn may mắn hơn Robinson Crusoé lạc trên đảo hoang. Tôi phải tồn tại."
Tôi tưởng chừng như đã lâu lắm mới được ăn một bữa cơm ngon như vậy. Đúng là tôi đã gặp một quái nhân, sống khắc phục trong mọi hoàn cảnh. Anh không hề than phiền về đời sống hiện tại.
Rượu vào lời ra, ly rượu đế nếp Gò Đen thơm ngon nhậu với gỏi soài xanh khô cá lóc bắt đáo để. Chẳng mấy chốc chúng tôi trở nên thân thiết, bóc ruột bóc gan ra với nhau, tinh thần tôi vốn dĩ nhiễm tinh thần người Nam Kỳ. Tôi nói với anh:
"Anh buồn gì nào, đời sống anh đầy đủ như thế này khối người thèm đấy, buồn thì anh về quê. Còn như tôi có quê đâu mà về, nay thống nhất rồi, quê tôi ở miền Bắc xa xôi, nay khác lắm rồi."
"Quê tôi ở miền Nam, nhưng bây giờ cũng vậy cả thôi, rập khuôn một mẫu mã, nhiều con người họ hàng bà con cũng đã thay đổi, không giống thời gian tôi sống và lớn lên. Họ phải sống theo thời như thế mới tồn tại được. Tôi buồn là vậy đó, tôi muốn đi khỏi đất nước này từ mấy tháng trước. Yêu quê hương thì có yêu chứ, nhưng cũng đành thôi. Tôi cứ nấn ná mãi cho đến lúc nhận lệnh xây cái lò, tưởng rằng mọi chuyện xuông xẻ, không ngờ?"
"Chính vậy, tôi có xây cái lò theo ý tôi được đâu, tức là theo kinh nghiệm chuyên môn mà tôi đã làm từ hai chục năm qua. Làm cái đếch gì cũng bị biên tập thì làm sao nổi, nó sẽ ra cái quái thai nào. Họ ngoan cố mà có giáp trụ phòng thân, tôi thì có gì, như anh vậy, anh có gì? Lần này thì tôi đi xa, mang cả vợ con đi. Tôi ở đây không toi mạng thì cũng tù mọt gông. Cũng vì công việc xây lò, tôi biết chắc chắn rằng cái lò của tôi thiết kế thế nào cũng tiêu vào ngày khánh thành. Vậy thì ‘tẩu vi thượng sách’.
Dù có bao nhiêu chữ ký đi nữa, nhưng rồi khi có ‘sự cố’ xảy ra thì tôi người xây lò vẫn phải chịu sự ‘truy cứu trách nhiệm hình sự’. Biết vậy nên tôi phải tìm cách trốn đi bằng chính chiếc bè nhà tôi. Chuyện vượt biển không phải chuyện dễ, nhưng tôi phải liều thôi, tìm cái sống trong cái chết. Nói theo người miền Nam thì ‘nhất chín nhì bù’. Tôi đã lo liệu mọi thứ cho sự an toàn ‘chỉ mành treo chuông’ này, nhưng còn một thứ tôi ưu tư là lượng nước ngọt mang theo những ngày còn lênh đênh trên biển, sợ không đủ dùng.
Ngày hôm qua, nhìn anh cho nước vào bình, anh nghịch ngợm, nhấn chìm mãi cái bình nước mà cái bình không đầy nước cứ nổi lên lềnh bềnh, tôi nẩy ra sáng kiến, chứa nước vào những thùng phuy, đổ vào mỗi thùng phuy chỉ 2/3 phuy thôi, gắn xuống đáy bè, khi nào dùng đến nước uống thì cứ việc bơm lên thôi, tôi an tâm ở chuyến ra đi này, dù rằng phiêu lưu đó, giao cả sinh mạng của mình và sinh mạng vợ con cho biển cả. Khi cần thì tôi chạy bằng máy, khi chạy bằng buồm, tôi hy vọng rằng tôi chỉ ra khỏi hải phận là thoát."
Anh kỹ sư có vẻ tin tưởng, anh nói với tôi rằng anh sẽ không có mặt vào ngày khai trương lò, dặn tôi tránh xa lò khi người ta đốt lò. Anh mơ mộng không, hay hoang tuởng trong một vụ thoát thân? Như gần dây có tin đồn có người đã thoát thân được bằng khinh khí cầu tự chế. Chuyện ấy có thật hay không, nhưng lời đồn đại thì um xùm trong thành phố, chốn chợ trời, có người tin và người không tin, nhưng lời đồn thì có đó.
*
Tôi
không được chứng kiến và tham dự ngày khánh thành lò nấu thủy tinh, nên
không được biết kết quả lành dữ ra sao, dù tôi rất muốn chứng kiến
ngày trọng đại ấy. Tôi không có cái hân hạnh, vì chỉ một tuần lễ sau,
tôi bị vồ ở chợ trời, do giao du với những phần tử phản động. Tôi lên
trại học tập cải tạo, những năm tháng chán nản tôi cũng muốn quên đi,
điều duy nhất tôi còn quan tâm là số phận anh kỹ sư và gia đình anh có
thoát được không?Dù chuyện ấy rất phiêu như người thoát thân bằng khinh khí cầu, treo người trên cái giỏ cần xế, mặc cho gió đưa đi rồi hạ cánh xuống đâu cũng được, miễn là xa dời được quê hương yêu dấu. Như những người vượt biên bằng chiếc thuyền chỉ dài mười hai thước, mỏng manh như chiếc lá giữa đại dương, có thể bị sóng to gió lớn vùi lấp bất cứ lúc nào, không kể bọn côn đồ trên biển, bọn hải tặc Thái Lan mất nhân tính, đe dọa tính mạng, trinh tiết của phụ nữ. Người ta vẫn cứ ra đi, tâm niệm tất cả những người ấy đều giống nhau qua câu" tự do hay là chết". Đồng bào tôi đau khổ quá, như tôi vậy, bỗng nhiên mang thân tù tội, không biết ngày nào ra, dù rằng từ cái lồng nhỏ ra cái lồng lớn hơn.
Một ngày kia, trại học tập tôi đang ở tiếp nhật một đám tù mới từ trại nào đó chuyển tới. Tôi nhận ra một người quen, anh ba luật sư làm cu ly với tôi ở công ty sành sứ thủy tinh hồi nào. Việc đầu tiên tôi hỏi anh về số phận cái lò nấu thủy tinh, anh cho biết cái lò ấy vì xây không đúng qui cách nên nóng quá đã sụp rồi. Tác giả cái lò bị qui trách nhiệm là phá hoại và bị truy nã, vì anh ta đã trốn mất tiêu với gia đình, không biết anh ta đi đâu. Riêng tôi biết anh ta đã trốn ra biển, việc thoát được hay không, tôi không biết, vì nhiều năm sau không nghe một trường hợp thoát thân như thế.
Hai mươi lăm năm đã trôi qua, một phần tư cuộc đời.
Ấp Đông Ba, cuối năm 2001.
quasimodo
nguyễn thụy long
Hầu hết chúng là tù hình sự, đủ các thứ tội. Bọn chúng hầu hết là những phần tử lưu manh, trộm cắp chuyên nghiệp, nên "làm mặt khổ" rất tài tình. Nhưng che đậy với ai kìa, chứ che đậy với quản giáo, những đại bàng làm nhiệm vụ trật tự ở đây thì khó đó, những đại bàng cũng xuất thân từ lò chúng ra mà thôi, bây giờ cần lấy điểm, không vì ân sâu nghĩa nặng thì đừng hòng chúng che chở cho. Những hình, những chữ xâm trên mình chúng, dù dữ dằn kinh khiếp đến đâu cũng chẳng lừa gạt nổi ai. Bọn đại bàng cầm cây gậy đi rảo quanh, thấy bộ mặt nào đáng ghét sẵn sàng phang cho vài cây. A "con đĩ chó" kia đừng hòng qua mặt bố mày. Rõ ràng mày là thằng đực mà sao lại sơn móng chân móng tay, uốn tóc "mô đen". Bố mày thì rút mẹ nó cả móng chân móng tay mày cho mà biết thân.. .Mà thôi mày cũng giống con ghẹ lắm, mày "pê đê" phải không, cứ thành thật khai báo.
Được rồi có lần tụi tao sài đến mày. Thằng điếm đực kia, mày có bí quyết gì với mấy con ghẹ nạ dòng. Không khai hả, tao biết cả rồi, mày có lận bi chứ gì, vào y tế tụi tao kiểm tra. Con quái vật dơ bẩn kia, quần áo mày đâu, tên gì, ở đâu, khai ra, sao mày tởm quá vậy ? Bộ mấy chục năm rồi mày không tắm rửa sao, ở đây tao quăng mày xuống suối cho cá rỉa xác mày. Tôi nhìn thằng người ghê tởm đó, đúng là một thằng người dơ bẩn hết ý. Cái quần đùi hắn mặc rách teng beng, hở hang không chịu nổi. Hắn chỉ còn chút xíu để người ta phân biệt được nó là con người. Cái đầu y tóc tai nham nhở,dồ đằng trước, dồ đằng sau, khuôn mặt bẹt gẫy, răng chìa ra như bồ cào, đôi mắt như hai cái lỗ đáo, mũi chẳng ra mũi, môi tụt đi đâu mất, chỉ còn một mẩu thịt thưỡi ra. Cái ót phía sau đầu sao lại bằng như cái mặt đĩa.
Chân tay thì khòng khoèo như rễ cây, cái lưng một phần xương sống nhô lên khá cao rồi vẹo sang một bên thành cái bướu. Thân xác xấu xí như vậy mà là một con người đấy. Nếu gọi y là ngợm thì chính xác nhất. Thực tình tôi nghe danh từ "người-ngợm" đã lâu, nhưng con người thì thấy, con ngợm tôi chưa thấy bao giờ, có lẽ thằng đó là con ngợm. Khắp người hắn xông lên mùi xú uế nồng nặc khiến chẳng ai dám đến gần, hắn ngồi thu lu như một đống củi khô, mấy người tù giải đi cùng chuyến xe với hắn cũng phải cố tình ngồi tránh xa. Cây gậy trong tay gã trật tự ở xa chọc vào người hắn: "Ê mày tên gì?" Hắn ngơ ngác rồi lắc đầu. Một gã lẻo mép khác trả lời thay: "Nó không có tên, cán bộ đặt tên cho nó là Nguyễn văn Tèo. Bị bắt ở quận 1 nên địa chỉ của nó ở quận một thành phố Hồ Chí Minh." "Tội gì, ăn trộm hay trấn lột?" "Chiến dịch!" Tôi hiểu tội chiến dịch là gì, nghĩa là chẳng có tội gì hết, nếu coi là tội thì là tội lang thang, không nhà không cửa. Người ta mở chiến dịch thu gom tất cả những kẻ vô gia cư vô nghề nghiệp.
Một cách làm sạch đẹp thành phố thôi, như nhân viên vệ sinh thu gom rác rưởi. Mớ rác rưởi này không thu gom để đốt đi, chúng được tống lên các trại học tập cải tạo, gọi là trường công nông nghiệp cải tạo, để làm ra của cải vật chất, xây dựng đất nước, thực chất của nó là những trại tù khổ sai. Khi nào học tập tốt thì về... Tôi cũng là một tên tù tập trung cải tạo lao động, tội vượt biên. Dĩ nhiên tôi phải lấy một tên giả, một lý lịch giả và cả địa chỉ giả như nhiều người vượt biên khác. Điều này thì chủ tầu dậy cho tôi. Tôi cùng hai trăm người đồng bọn từ Chí Hoà lên đây, dù bị bạc đãi nhưng không bị bạc đãi bằng các tù hình sự. Dù sao chúng tôi cũng có cái mẽ bề ngoài. Ra vẻ có có tiền có bạc, được thăm nuôi. Bỏ ra ba bốn cây vàng để thoát thân, bỏ quê hương mà đi, chứ chẳng lừa đảo ai cả, cũng không phải phường trộm cắp. Dù sao cũng nhiều tính tốt hơn tính xấu. Tôi không có xu mẹ nào mà cũng vượt biên, đó là do chỗ thương tình của chủ tầu với tôi, có lòng giúp đỡ tôi thôi.
Nhưng vào nơi tù tội này tôi được thơm lây tội danh tù vượt biên. Lên trại học tập này mới đầu tôi làm thầy giáo để dậy học cho tù hình sự mù chữ. Sau này leo lên chức đội trưởng đội 10, mang danh là đội tự quản không bị canh chừng, đội 10 là trái tim của toàn trường, đội trưởng đại diện cho tất cả các đội trưởng khác. Tôi trở thành kẻ có đức cao vọng trọng. Sĩ quan cao cấp, các đội trưởng ở các đội khác cũng được coi là sĩ quan nhưng dĩ nhiên không cao cấp bằng tôi, cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao người ta lại gọi lũ chúng tôi là sĩ quan nữa, tôi thì như con gà chết, chẳng có uy chút nào . Các đại bàng các quỉ sứ cũng được coi là sĩ quan. Còn tất cả bọn tù là lính là lâu la. Cuộc sống của tôi trở nên nhàn nhã, một buổi dậy học, rồi giắt đội mười tên"bể càng gẫy gọng" đi trồng điều quanh trại rồi về. Lên căng tin do tù nữ bán uống cà phê, không tiền sẵn sàng có người trả. Buổi tối ở trong lán trại chán nghe quay phim thì xách đèn ra ngoài trại, đến nhà út Chung, nguyên là trại trưởng mất chức, uống rượu giải sầu. Ông ta còn được ân huệ coi như về hưu non, làm nhà bên suối sống chung với một người đẹp, nguyên là gái làng chơi, trước ở trong trường công nông nghiệp cải tạo này.
Ông út Chung, giám hiệu bị tiếng sét ái tình đánh trúng, vì tình yêu, ông đành rút khỏi chức vụ mà ông đã phải bỏ ra ba mươi năm vun trồng rồi về nhà bên suối vẽ lông mày cho người đẹp, tình yêu lãng mạn như tình sử Trác Văn Quân với Tư mã Tương Như. Mặc tiếng đời dị nghị, mặc luôn cả sự nghiệp ông đã vun trồng , kể cả chức đảng viên của ông. Bà út Chung đã là người hoàn lương, chán nơi giang hồ gió tanh mưa máu, về ở bên người chồng luống tuổi, nửa đời người theo cách mạng, từng tập kết ra miền Bắc rồi lại chẻ dọc Trường Sơn trở về giải phóng miền Nam đến lúc thành công. Hai ông bà bây giờ có một tiệm tạp hoá, bán đồ cho tù có tiền và dân quanh vùng. Ông út vác cần câu đi kiếm thêm lương thực, kiếm vài ba con cá làm đậm đà thêm bữa nhậu, đặc sệt mùi Nam bộ, đêm xách súng vào rừng cũng có khi săn được con nai con nhím, xẻ thịt bán cho tù có tiền. Có những đêm trời tối, ông ngồi khề khà với xị rượu, nói chuyện đời chơi cho đỡ buồn. Ông mến tôi,bởi tại tôi thường nói chuyện Hà Nội với ông, một vùng đất ông đã sống một thời gian dài thuở ông đi tập kết.
Tôi ra khỏi trại, xách cái đèn bão đến nhà ông Út, cái đèn cũng của ông cho mượn. Ông Út nói: "Mày tắt đèn đi tiết kiệm dầu, khi nào về hãy châm lên. Coi nào, còn dầu không, khi nào hết tao đổ thêm cho. Về khuya tắt đèn vào trại thì khốn đó, không phải thằng nào cũng như tao đâu, mày gặp thằng Tư AK là bỏ mẹ. Nào ngồi xuống đây làm một chung, rượu ngâm với rễ cây huyết rồng ra mầu đẹp đáo để, tao lại ngâm thêm cái bao tử nhím, cả chục con tắc kè còn nguyên đuôi." Toàn là những chuyện tào lao giải sầu: "Ngày hôm nay tao vào trại, nhà các cán bộ ở, tao nghe thằng Nội đang tập hát bài :Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu..Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái bay theo mây trời..Hà Nội ơi biết ngày nào gặp nhau, biết tìm về nơi đâu..ân ái trao nàng mấy câu...Thăng Long ơi..năm tháng đã xa thật rồi..
Không biết một thằng tù vượt biên nào đó dậy cho nó. Nhưng nó hát dở quá. Tiên sư cái thằng đó nó cứ tưởng nó là "giai" Hà Nội, thật ra nó là người dân tộc mạn ngược tao còn lạ gì. Có phải bài hát đó làm từ năm năm tư, bọn Bắ? kỳ chúng mày di cư vào miền Nam không?" "Đúng vậy anh Út à!" Út Chung vỗ đùi đến đét một cái: "Tao biết ngay mà, khung cảnh Hà Nội trong bài hát đó, tao thấy không giống như Hà Nội thời tao tập kết ra ngoài đó. Nhưng hay và tình tứ quá đi. Chừng nào mày ra Hà Nội nhớ đi ăn bánh tôm Hồ Tây nhé. Hôm nay nhậu mà có mấy viên lạc rang húng lìu thì tuyệt cú mèo.
Hồi đó tụi tao nhớ miền Nam nhậu rượu quốc lủi với mấy viên lạc rang húng lìu mà thấy ngon quá xá quà xa." "Lạc rang húng lìu của lã? Tầu bán bên bờ hồ Gươm mới thật là ngon." "Lão chết rồi, tao ra Hà Nội mấy năm thì lão chết. Sau này cũng có lạc rang húng lìu, nhưng không bùi thơm ngon như của lão Tầu, nghề rang lạc của lão bị thất truyền, người Tầu thâm lắm." "Tôi nghiện ăn lạc rang của lão Tầu từ bé, buổi tối trời lạnh có một gói lạc rang của lão gói giấy quấn bồ đà không có gì thú vị bằng." Câu chuyện chỉ tào lao như vậy đến lúc tôi ra về. Út Chung tỏ ra quan tâm đến tôi: "Mày để tao đưa mày về, cứ thắp đèn lên cho bọn lính canh coi cho rõ." "Tôi còn phải đi lên nhà phát điện, máy móc không biết chạy ra sao mà cứ lập loà lập loè." "Ừ phải, tao cũng phải xin một ngọn điện của trại cho nhà tao, hôm rồi tao có xin nó biểu tao phải làm đơn, thiệt là mệt, nhưng được thôi, khi nào tao làm thì mày kêu lính kéo dây cho tao nhé." "Xong ngay mà anh Út."
Đi bên cạnh út Chung , anh ta nói chuyện oang oang. Lính canh trên vọng gác nhận ra ngay. ■ Bọn tù mới bị lùa ra trước trạm xá để khám sức khoẻ. Tôi nghe tiếng la hét trong trạm xá vọng ra. Cô y tá cũng là tù vượt biên mặt đỏ bừng chạy ra, gặp tôi, cô ta nói: "Kỳ quá thầy ơi, tôi không khám đâu." "Cái gì vậy Hồng Các?" Cô ta không trả lời mà chạy thẳng về đội mình. Sao thế hở, tôi chạy thẳng vào trong trạm xá. Có hai thằng tù bị lột trần truồng còng dang hai tay lên tường. Thằng pê đê giả gái có khuôn ngực no tròn như ngực con gái dậy thì, đây là cái trò bơm sê li côn của mấy anh lang băm thẩm mỹ viện rẻ tiền. Nhưng phần hạ bộ của nó lại là đàn ông trưởng thành bình thường, thật chẳng ra làm sao.
Thằng điếm đực thì bị kẹp vào đầu dương vật đến năm cái kéo kẹp bông y tế thường dùng để rửa vết thương, những cái kéo này lại kẹp thẳng vào thịt, bấu thịt ra. Thằng đó đang la hét vì đau đớn, năm cái kéo bỏ lòng thòng xuống háng coi mà khiếp. Một thằng quỉ sứ bóp vú thằng pê đê, nhồi như nhồi bột, hắn nham nhở ra mặt. Tôi la lên: "Thằng kia, mày làm gì người ta thế?" "Em trừng phạt nó cho chừa thói lưu manh, nó chuyên lừa gạt những tay chơi lương thiện." "Mày tội gì?" "Em cũng là lưu manh, nhưng em đã học tập tốt nên chừa rồi, em dậy lại tính lương thiện cho thằng này thôi mà." Trời ơi là trời, một bọn quỉ sứ trên địa ngục trần gian. Tôi thầm kêu lên như vậy. Tôi quay sang thằng bị kẹp dương vật: "Còn thằng này nữa, sao tụi bay làm vậy, thả nó ra." Một thằng quỉ lên tiếng: "Dạ không dám đâu, cán bộ Tư AK làm đó, cán bộ muốn xem nó lận bi cách nào, cán bộ đi lên căng tin rồi, anh muốn xin cho nó thì đi gặp cán bộ." Tôi gặp cán bộ trên căng tin, nói với ông ta điều đó. Anh cán bộ Tư AK cười hề hề: "Được thôi, tôi sẽ lận mấy hòn bi của nó ra xem rồi thả, tôi nghe nó khai học được phương pháp lưu manh này của mấy thằng tù lưu manh người Thái Lan, làm tăng khoái cảm cho phụ nữ. Trừng trị lưu manh mà, anh đừng xía vô lại mang tội dung dưỡng lưu manh đó."
Tôi thua như nhiều lần thua khác trong đời. Buổi tối về phòng, cảnh tượng còn man rợ hơn với thủ tục "chào phòng" áp dụng cho bọn tù mới. Do bọn quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa thi hành, cũng như lần đầu chúng tôi bị đưa lên trại này. Ngày đó cơ khổ với bọn quỉ hèn hạ này, chúng bóc lột từ cái đồng hồ, cái kính đeo mắt đến khâu vàng, tí tiền còm lận túi. Roi vọt đấm đá trên thân thể chúng tôi. Mà phải chịu đấy, dù nhà tù làm bằng tre rất mỏng manh, xem ra đồng tâm mà trốn đi cũng chẳng mấy khó khăn. Ban giám thị trại cố tình duy trì tình trạng đó, làm thành truyền thống để tù trị tù, chính nó là bức tường vữ?g chắc nhất, ở đây chỉ có bạo lực, không có một chút lòng nhân ái hay tình người. Những tên tù không thể thoát ra được, đành cam tâm làm số phận nô lệ rồi tìm cách vượt lên.
Những giỏ thăm nuôi hậu hĩnh, những đồng tiền gia đình gửi cho biến đổi dần số phận những tên tù vượt biên. Tôi tuy không có gì nhưng có một chút ít chữ nghĩa , rất hiếm hoi trong trại tù khổng lồ này, gọi là trường giáo dục công nông nghiệp cải tạo. Tôi đi dậy học, và dậy luôn cả con cái cán bộ, nơi chưa có một trường tiểu học cho ra hồn. Trong khi nhà nước có chủ trương giáo dục người lầm lỡ. Tôi lại có tài đánh máy chữ nhanh như gió, làm được đủ thứ đơn từ nên được hậu đãi thôi. Tôi chán đời ra mặt chẳng nghĩ đến ngày được tha, nên ban giám hiệu không sợ tôi trốn trại, tôi muốn đi đâu thì đi, chẳng ai phải canh chừng. Bọn tù mới được xếp nằm trên sạp tre, không nhúc nhích, xếp như xếp cá hộp. Để dễ kiểm soát chúng phải tự đếm số từ số đầu tiên đến số cuối cùng. Thằng ngợm nằm cuối cùng, cách xa hẳn tập thể vì nó đáng ghê tởm và hôi thối quá. Đánh đập nó bẩn cả tay, bẩn luôn cả gậy gộc roi vọt. Người ta còn miễn luôn cho nó đếm số, vì nó nằm sát với cầu tiêu hôi thối không thua gì nó. Người ta đặt tên cho nó là thằng Ngợm Quái Vật Một lát trong tiếng đếm số đều đều, tôi nghe tiếng la của thằng đại bàng trật tự: "Ê thằng số 15 kia, mày ngồi dậy chi vậy, trốn trại hả?"
Thằng số 15 giải thích: "Không có đâu, em đau bụng muốn đi cầu." "Đi cầu cũng phải giơ tay báo cáo xin phép, các sĩ quan cho phép được đi mới đi, còn sĩ quan nói "cai" thì rán mà chịu, ở đây chúng tao bắt mạch đúng bệnh còn hơn bác sĩ kìa. Cho phép mày xuống đây, móc hai giò lên sạp nằm, thằng Tí Cò đâu đá vô mang nó cho tao, nếu nó vọt cứt ra thì bắt nó dùng tay hốt vô cầu tiêu, thi hành bản án." Khỏi có xin xỏ khóc lóc chi hết, quân lệnh như thái sơn, Tôi cũng phải làm ngơ, không nên giẫm chân lên nhau ở nơi " thượng tôn pháp luật " này, dù luật pháp đó là thứ luật gì, những cái đá hự hự và tiếng la hét, tiếng van lậy của kẻ bị đòn. Tiếng thằng quỉ sứ dữ dằn, cay nghiệt: "Móc giò lên, tao đá lại, chừng nào vọt cứt ra thì tha. Chết bỏ mày biết không, chỉ cần một tờ báo cáo." Đêm trôi trong những hình phạt rùng rợn của con người với con người, cũng là cuộc giải trí thú vị với các loài quỉ dữ. Thằng Ngợm Quái Vật nằm thu lu một đống cuối lán trại, hình như nó ngủ say, không cần biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi thì thắc mắc về nó, không nhớ ra tôi đã gặp thằng này ở đâu. Tôi lục tìm dĩ vãng, bới tung lên mà vẫn không thấy. Đến sáng tôi cũng không thể nào nhớ ra.
■ Thằng Ngợm Quái Vật mỗi ngày thêm dơ bẩn, dù rằng bây giờ nó đã được phát bộ quần áo tù để đi lao động. Nhưng mùi xú uế ở con người nó toả ra đến là khiếp, khiến chẳng ai dám đến gần. Mùi ở người nó toát ra như mùi chồn hôi. Bọn tù nói rằng đến đi cầu nó cũng không lau chùi như con người. Chỉ có con vật mới không làm chuyện đó. Sự ăn uống của nó cũng như cách ăn của con vật, bốc bải nhai nuốt., vũng nước nào nó cũng vục miệng xuống uống được. Hình như các loại vi trùng đều miễn nhiễm với nó. Người ta thây kệ nó, nó như con vật bị bỏ quên trong tập thể. Rồi một đêm thì nó biến mất. Buổi sáng bọn trực phòng la lên : "Thằng Ngợm Quái Vật trốn trại rồi." "Nó trốn ngoài bãi hay ngay trong lán trại?" "Ngay trong lán trại mới thần tình chứ." Thằng Tí Cò trả lời. Cửa khoá bên ngoài, sau khi đội 10 về đủ, sự canh gác cẩn mật như vậy thì nó trốn đi bằng đường nào. Nhưng rồi người ta cũng điều tra ra.
Chỉ có cái lỗ cầu tiêu, bên dưới là cái thùng phân đổ nghiêng, phân đổ tung toé. Một cây thang ngang trên cầu tiêu bị long đinh. Một con người có thể chui lọt, nhưng dơ bẩn quá, từ lỗ đó thoát ra ngoài lán trại, ra hàng rào tre có thể vẹt một lỗ chui ra, thoát khỏi trại. Bọn quỉ sứ coi lán trại đêm hôm đó phải chịu trách nhiệm vì đã đánh mất một con người. Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào danh sách thì thằng Ngợm Quái Vật là một con người lao động quí giá. Đánh mất một con người thì phải đền. Vị cán bộ phụ trách ban văn thư nói : "Mặc kệ các anh, tên Nguyễn văn Tèo là người, cách mạng tôn trọng con người, các anh đánh mất nó, các anh phải đền, phải bị chồng án lao động thay cho nó, chỉ có thế thôi."
Bọn quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa này có cái đít khô mà đền à, cuối cùng giải quyết bằng cách ban giám hiệu phải cho một toán đi lùng tìm, có cán bộ võ trang đi theo kềm cặp. Đến buổi trưa thì ban săn tìm bắt lại được thằng Ngợm Quái Vật. Nó bị lùa đi trước, bọn đầu trâu mặt ngựa đi sau phang đập thằng Ngợm Quái Vật chí tử. Cán bộ võ trang đi sau rốt kèm súng coi chừng. Cán bộ giám hiệu đứng trên thềm nhà " khung " quát tháo hỏi: "Mày tên gì?" Ông ta bịt mũi, xua tay, hình như cũng chẳng buồn nghe câu trả lời, nhưng thằng tù trốn trại vẫn phải sợ sệt trả lời: "Tôi tên Ca... si... mo... đô..." Một thằng la lên: "Láo, mày tên Tây à, vào đây còn nói láo." Ông cán bộ giám hiệu xua tay: "Tao đã nói, mang nó ra suối dìm nước tắm rửa cho nó, rồi cùm lại, có sạch sẽ mới ngồi trước cán bộ hỏi cung được chứ." Thằng Ngợm quái vật không nói láo, nó nói thật tên của nó, hèn chi bấy lâu nay tôi thấy nó quen quen mà không nhớ ra. Nó là thằng Quasimodo, ở sân cỏ trường đại học Văn Khoa thuở nào, Khám Lớn Sài Gòn xưa thời ông tổng thống Diệm được đập phá đi, để mị dân, rằng chế độ của ngài không có nhà tù, đất đó để xây Thư Viện Quốc Gia, trường đại học Văn Khoa, hội Hoạ Sĩ Trẻ, tất cả đều dính dáng đến văn hoá, ngay giữa lòng thành phố. Thư Viện Quốc Gia ngày ấy chưa xây dựng, còn để một khoảng đất trống, cỏ mọc nhìn ra đường Gia Long.
Thằng bé vừa gù vừa xấu xí xuất hiện tại bãi cỏ này, nó nguyên không có tên, sinh viên Văn Khoa thấy hình thể nó dị hợm nên đặt tên cho nó là Quasimodo, nhân vật thằng gù trong tiểu thuyết Notre dame de Paris của văn hào Pháp Victor Hugo. Trên bãi cỏ rộng ấy, sinh viên mở quán cà phê, cũng là nơi trình diễn văn nghệ. Tôi là một nhà báo trẻ thường đến đó chơi mỗi chiều, cùng mấy người bạn nghệ sĩ chưa thành danh. Nhạc sĩ họ Trịnh, ca sĩ Ly Ly từ Đà Lạt xuống. Thằng Quasimodo coi cổ quái như vậy mà hiền khô, trung thành với mọi người chủ trên bãi cỏ, ai sai gì làm nấy, ai cho gì ăn nấy.. Sai đi mua gói thuốc lá, tiền thối lại người ta cho nó, nó ra mua cái bắp nướng phết hành mỡ ngồi gặm ngon lành. Ngày đó nó không đến đỗi bẩn ghê tởm như bây giờ. Quần áo cũ người ta cho nó mặc tuốt, đêm ngủ ở bậc thềm trường đại học Văn Khoa, hay hàng hiên hội Hoạ Sĩ Trẻ. Sau năm 1975, sẩy đàn tan nghé, tôi không còn gặp thằng Quasimodo nữa, tôi nghĩ nó đã chết rồi, cái thân tôi còn lo không xong nữa mà nghĩ đến ai.
Hôm nay nghe nó nói tên Quasimodo. Tôi lại nhớ ra, một cái tên huyền thoại ai tin cho được. Nhưng cái tên đó lại bật sáng trong đầu tôi. Tôi nhớ lại tất cả, thì ra nó cũng là một con người. Một con người khao khát tự do. làm nên một cuộc trốn trại vô tiền khoáng hậu. Cuộc trốn trại không rùng rợn mà rùng mình vì ghê tởm?#46;.dù không làm đổ máu ai cả. Chưa một con người nào dám làm điều đó, nơi nó về hưởng tự do của nó ở đâu, ai biết, và nó về với ai, cũng chẳng ai biết được. Thằng Quasimodo bị giam ở căn nhà vách đất kia, ngay cạnh lán trại tôi đang ở. Căn nhà đó nguyên là nơi khâm liệm những tên tù chẳng may mạng vong. Thường thì bỏ hoang... Tôi bới giỏ đồ thăm nuôi lấy ra một gói mì, một tán đường và một bọc ni lông cà phê. Tôi cầm những thứ đó xuống nhà giam thằng Quasimodo.
Cửa không đóng, mở toang hoang. Thằng Quasimodo bị cùm bằng ống tre chẻ dọc, khoét hai lỗ bỏ vừa hai cổ chân rồi đóng chốt ở hai đầu cây tre. Quasimodo bị trói ngồi dựa tường, nhưng hai bàn tay hắn được tự do, nhưng vẫn không thể với tới dây trói. Người y cũng đỡ hôi thối sau cú tắm suối, quần áo hắn thì ướt mèm đang khô. Tôi đưa hắn gói mì, tán đường và bọc cà phê : "Ắn uống đi Quasimodo." Đôi mắt như hai cái lỗ thao láo nhìn tôi, hắn chưa ăn mà nhìn, tôi thấy hai tròng mắt của hắn đảo lên đảo xuống trong hố. Tôi hỏi: "Mày có phải là Quasimodo không?" Gã gật đầu: "Phải, tên trước kia." "Chắc mày nhớ bãi cỏ trường đại học Văn Khoa?" "Nhớ, cũng lâu rồi.." Trong đầu hắn chắc chắn còn ý niệm dĩ vãng. Tôi nói: "Thôi ăn đi." Dù tôi nói thế, nó vẫn chưa ăn, nó nhìn tôi chăm chú. Tự nó nói ra: "Tôi trốn đi, tôi muốn về nơi đó.." Quasimodo nói nơi đó là nơi nào, không xác định. Trong đầu óc sâu thẳm của nó đang nghĩ gì, chỉ mình hắn biết. Tôi chẳng hỏi thêm. Khi tôi quay trở ra, hắn nói với theo: "Thầy có nhờ tôi mua thuốc lá không?" Tôi không trả lời, nhưng tôi biết nó đã nhớ lại tất cả. Sân trường đại học Văn Khoa, bãi cỏ và có thể cả tôi nữa. Giấc mơ tự do của nó không hoang tưởng. Hiện giờ thì hắn đang thụ án, trả nợ cho giấc mơ tự do của gã.
Đã 15 năm qua rồi, tôi không gặp lại Quasimodo lần nào. Không biết y còn tồn tại trên thế gian này không? Giấc mơ tự do của hắn không hoang tưởng thì đi đến đâu rồi. Sân trường đại học Văn Khoa, bãi cỏ Thư viện Quốc Gia nay không phải nơi dễ ra vào.
Nguyễn Thụy Long
Ấp Đông Ba Gia Định xưa tháng Tư năm 2001
=
=
Wednesday, September 9, 2009
THƠ NGHIÊU MINH
(huynhmythuan)
Lãng đãng tuổi chiều
Tuổi bình yên xa bầy chen lấn
Xa lợi danh nhìn ruồi muỗi bay
Chiều nhâm nhi vài hạt đậu phộng
Viết câu thơ ngâm với cỏ cây!
Ta ngồi đây giữa hàng tre trúc
Un khói lên nướng con chuột đồng
Ồ sang quá, giữa tuồng vinh nhục
Đòi hỏi chi hơn, nước lớn ròng?
Hồn sảng khoái nhìn đất trời như một
Chút nệm êm thơm mùi rạ rơm
Đừng hỏi ta là xe ngựa chốt
Mà hỏi ta chừng nào về nguồn?
Tự dưng ta thèm một hơi thuốc
Mùi thuốc rê vấn giấy nhật trình
Như thuở ta gặp em ngoài ruộng
Và rước về xây một cuộc tình
Từ đó, ta tù mù lãng đãng
Mê vọng cổ hát bóng cải lương
Bởi em, cành trúc xinh cổ án
Đêm hiện về trên vách ...soi gương!
Và cứ thế... bình thường đơn giản
(Đến hôm nay mới biết ...bình thường!)
Khi xung quanh còn miểng súng đạn
Ta cười tươi, nghĩa là trời còn thương!
Nghiêu Minh
Tuesday, September 8, 2009
TRUYỆN KHỔNG TỬ
Chuyện Nồi-cơm của Khổng-Tử - chí lý thay
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Trong
thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân
chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng
lâm vào cản h rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói,
nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết
tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày
đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử,
nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn
các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi
cơm.
Tại
sao Khổng T lại giao cho Nhan Hồi - một đệ tử đạo cao đức trọng mà
Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất - phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong
hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau
khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà
bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một
cái sân nhỏ.
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp”
từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy
Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm
nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ
từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao
ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như
thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây
khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các
con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng
vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà
các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc
nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói
cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu
tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa
com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ.
Th7y nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng
cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi
cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một c
ơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm.
Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp
cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông,
nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em
hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh
em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả
anh em …
Thưa
thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép
không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầ y, nồi cơm đã ăn
trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!” |
TRUNG TƯỚNG ĐẶNG QUỐC BẢO
Cựu Trung tướng CS Đặng Quốc Bảo vừa nói những gì vậy?
• BuiTin's Blog-Chuyện Quê Hương:
(trên VOA-tiếng Việt)
Trong giới báo chí, trí thức, đảng viên CS lâu năm ở Hànội đang lưu truyền một tài liệu đánh máy 5 trang, ghi lại cuộc phỏng vấn cựu trung tướng Đặng Quốc Bảo do 2 nhà báo quân đội là đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng thực hiện.
Cuộc phỏng vấn được tiến hành ngày 26/6/2009, chưa được đăng trên báo hay mạng trong nước, chỉ xuất hiện trên mạng Talawas gần đây - đầu tháng 9-2009.
Tướng Đặng Quốc Bảo năm nay 81 tuổi, là trung tướng về hưu, từng là uỷ viên trung ương ĐCS VN tại Đại hội IV (cuối 1976), từng là Hiệu trưởng trường đại học kỹ thuật quân sự trong thời chiến, sau đó là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, rồi thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là Trưởng ban Khoa giáo TW đảng. Một gương mặt hấp dẫn nhất hiện nay ở Hànội.
Tôi quen biết trực tiếp ông Bảo trong một thời gian dài, từ hồi 1970 đến 1990, có nhiều cuộc trao đổi ý kiến lý thú với ông. Ông là một cán bộ cấp cao đảng CS rất hiếm, cực hiếm, là ham học, ham đọc, ham tranh luận, và luôn có ý kiến riêng của chính mình, do có nếp độc lập suy nghĩ.
Ngay từ sau 30-4-1975 ông đã rất băn khoăn, lấy làm khó hiểu về cái gọi là chính sách "cải tạo" - thực tế là bỏ tù, đầy ải, trả thù - hàng chục vạn viên chức và sỹ quan của chế độ miền Nam. Ông thổ lộ : "để làm gì ? Mất một cơ hội hoà hợp bằng vàng! Mất đứt một khối nhân lực, chất xám! Pure perte ! ( mất đứt !)".
Trước khi Đại hội X họp, ông công khai lên tiếng trong một cuộc họp Chi bộ đảng: "báo cáo chính trị được dự thảo không ngang tầm ! đảng đang lâm vào khủng hoảng về tư duy, về lý luận; thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu tư duy chiến lược ".
Trong một bức thư gửi lãnh đạo, ông cảnh báo : " Đạo đức suy đồi, tham nhũng bất trị lan tràn vì lãnh đạo không thật sự quyết chiến với nó. Nó sẽ phá đảng từ bên trong, vì làm mất lòng tin của quần chúng. Không ai phá, lật đổ, chính kẻ biến chất trong đảng tự phá, tự 'lật đổ' cái đảng này !".
Ông là em chú bác với ông Trường Chinh; từ năm 1981, ông đã trả lời thẳng thắn ông Trường Chinh rằng chủ nghĩa cộng sản hiện thực không ổn, từ khi Trung quốc khai chiến với Liên xô là biểu hiện thất bại về đường lối. Đảng không nhận ra sự thật để thay đổi mạnh dạn, thì ông sẵn sàng ra khỏi trung ương và ông không còn lý do để nắm đoàn thanh niên vì tương lai của đoàn cũng không còn !
Ông là người rất hiếm, là uỷ viên trung ương một khóa duy nhất, chỉ vì, như ông nói:
"người ta bảo tôi bướng, cứng đầu ! Nhưng tôi phải là tôi chứ!". Chính ông đã quyết định kỷ luật với sinh viên Nguyễn Chí Vịnh, con đại tướng Nguyễn Chí Thanh hồi 1974 khi Vịnh phạm kỷ luật sống bê tha, gian dối, gây gổ với đồng học, không đủ tiêu chuẩn thành sỹ quan, phải chuyển về một đon vị thông tin để rèn luyện.
Vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn mới rồi, tướng Đặng Quốc Bảo (huân chương Hồ Chí Minh - có cả một lực lượng ngưỡng mộ đông đảo trong trí thức, tuổi trẻ) đã nói những gì ? Có thể tóm tắt là ông vẫn mạnh dạn," bướng bỉnh", vẫn cứng đầu, tự tin, nói công khai, minh bạch ý kiến của mình đối với những vấn đề nóng bỏng nhất.
Đó là : - An ninh quốc gia là vấn đề đầu tiên, là yếu tố đầu tiên của phát triển đất nước. - Vấn đề Trung Quốc đang nổi lên thành vấn đề lớn nhất, quan trọng nhất, cũng là khó khăn nhất đối với nền an ninh quốc gia Việt nam.
- Trung quốc luôn thực hiện chiến lược đen tối với Việt nam; "Chúng nó đang nhất định thực hiện các mưu đồ xâm lược Việt nam. Trên thế giới chưa ai mưu sâu như Trung Quốc, chưa ai xảo trá, nham hiểm bằng Trung Quốc. Trung Quốc là xứ sở của nguỵ biện và ngộ biện. Hiện nay Việt nam chưa có nhân vật nào chọi được với Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc giàu, mạnh, tham ... là một hiểm họa ".
- Tai hoạ sẽ đến với Việt nam, nếu như những người lãnh đạo không nhìn rõ, không thấy được Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm.
- Về trí thức hiện nay, họ có độc lập suy nghĩ, nhưng thiếu những người có tư duy chiến lược, đại bộ phận phải lo miếng ăn, bát cơm của họ.
- Về thanh niên, sinh viên, học sinh ngày nay : họ rất thụ động, họ bị ru ngủ, bị đánh lừa. Sinh viên học sinh sống cực khổ, họ phải đi tìm chỗ giải quyết khó khăn cho gia đình và cho bản thân.
- Về Đoàn thanh niên CS : rất có tội, khi hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào đảng cộng sản ;
- Cái thiếu chung hiện nay là thiếu ngọn cờ, thiếu trào lưu, thiếu phong trào;
- Phải nói đến giới luật, luật gia; họ là những người hiểu biết, cho nên họ có nhiều tiếng nói phản biện. "Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sự khởi động. Giới luật gia có thể trở thành một động lực chính trị ".
- Trong giai đoạn phát triển, chúng ta cần có Nhà nước pháp quyền, phải có pháp trị. Thời Hồ Chí Minh là điển hình của việc không dùng pháp trị (giải tán trường Luật). Sai lầm là không nhấn mạnh dân chủ và pháp trị.
- Về cái nguy cơ không dân chủ, thiếu luật, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã cảnh báo từ năm 1950;
- " Độc tài của cộng sản ghê gớm lắm. Thâu tóm quyền lực; lừa bịp nhân dân; biến người thành nô lệ". Xưa là thần dân của phong kiến, sau là thần dân của tư bản, bây giờ là thần dân của cộng sản. Là thần dân, chưa là công dân đích thực;
- " Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở chủ nghĩa tư bản ".
- " Bác Hồ thất bại là chưa tìm ra con đường phát triển cho dân tộc, chưa chỉ ra con đường phát triển. Thế mà cứ nói là đi theo con đường bác Hồ đã chỉ thì thật là vô lý. Bác đã chỉ đâu mà theo ! ".
- Chúng ta phải tham gia luật chơi chung của thế giới và Liên Hợp quốc, phải thâm nhập, hoà nhập; phải liên kết chặt chẽ với khối ASEAN. Phải cải tạo chính trị, chống độc tài.
Tôi tóm tắt những ý chính trên đây, không thêm một ý nào, một chữ nào. Để bạn đọc hiểu rõ những ý chính mà ông Đặng Quốc Bảo muốn truyền đạt. Ông từng bị lãnh đạo coi là "cứng đầu", "bướng", nay đã 81 tuổi, càng không biết sợ ai.
Ông dám nói những điều ngược hẳn với bộ chính trị hiện tại, mà toàn là về đường lối, về những vấn đề cơ bản nhất. Nói rõ, nói "toạc móng heo" như có lần ông nói với tôi. Điều này càng giải thích vì sao cả bộ máy thông tin tuyên truyền trong nước lại im re, vì sao bộ 4 T, bộ "lề phải" và bộ công an ráo riết ngăn chặn việc lưu truyền 5 trang đánh máy ghi lại cuộc phỏng vấn suốt 2 tháng nay; và Talawas đã làm một việc rất hay, có hiệu quả xã hội, đúng vào lúc ĐCS bước vào chuẩn bị đại hội XI.
Chẳng lẽ trung tướng Đặng Quốc Bảo và 2 đại tá nhà báo Tạ Cao Sơn, Quách Hải Lượng lại sắp bị hỏi thăm sức khoẻ và viết bản kiểm điểm, để rồi ra trước vô tuyến truyền hình diễn trò phản tỉnh, xin ân xá? Họ cay, nhưng có dám ? Xin chờ xem .
Bùi Tín Paris 6-9-2009.
***************
Xem: Trò chuyện với nguyên Ủy viên BCHTƯĐCSVN Đặng Quốc Bảo
• BuiTin's Blog-Chuyện Quê Hương:
(trên VOA-tiếng Việt)
Trong giới báo chí, trí thức, đảng viên CS lâu năm ở Hànội đang lưu truyền một tài liệu đánh máy 5 trang, ghi lại cuộc phỏng vấn cựu trung tướng Đặng Quốc Bảo do 2 nhà báo quân đội là đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng thực hiện.
Cuộc phỏng vấn được tiến hành ngày 26/6/2009, chưa được đăng trên báo hay mạng trong nước, chỉ xuất hiện trên mạng Talawas gần đây - đầu tháng 9-2009.
Tướng Đặng Quốc Bảo năm nay 81 tuổi, là trung tướng về hưu, từng là uỷ viên trung ương ĐCS VN tại Đại hội IV (cuối 1976), từng là Hiệu trưởng trường đại học kỹ thuật quân sự trong thời chiến, sau đó là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, rồi thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là Trưởng ban Khoa giáo TW đảng. Một gương mặt hấp dẫn nhất hiện nay ở Hànội.
Tôi quen biết trực tiếp ông Bảo trong một thời gian dài, từ hồi 1970 đến 1990, có nhiều cuộc trao đổi ý kiến lý thú với ông. Ông là một cán bộ cấp cao đảng CS rất hiếm, cực hiếm, là ham học, ham đọc, ham tranh luận, và luôn có ý kiến riêng của chính mình, do có nếp độc lập suy nghĩ.
Ngay từ sau 30-4-1975 ông đã rất băn khoăn, lấy làm khó hiểu về cái gọi là chính sách "cải tạo" - thực tế là bỏ tù, đầy ải, trả thù - hàng chục vạn viên chức và sỹ quan của chế độ miền Nam. Ông thổ lộ : "để làm gì ? Mất một cơ hội hoà hợp bằng vàng! Mất đứt một khối nhân lực, chất xám! Pure perte ! ( mất đứt !)".
Trước khi Đại hội X họp, ông công khai lên tiếng trong một cuộc họp Chi bộ đảng: "báo cáo chính trị được dự thảo không ngang tầm ! đảng đang lâm vào khủng hoảng về tư duy, về lý luận; thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu tư duy chiến lược ".
Trong một bức thư gửi lãnh đạo, ông cảnh báo : " Đạo đức suy đồi, tham nhũng bất trị lan tràn vì lãnh đạo không thật sự quyết chiến với nó. Nó sẽ phá đảng từ bên trong, vì làm mất lòng tin của quần chúng. Không ai phá, lật đổ, chính kẻ biến chất trong đảng tự phá, tự 'lật đổ' cái đảng này !".
Ông là em chú bác với ông Trường Chinh; từ năm 1981, ông đã trả lời thẳng thắn ông Trường Chinh rằng chủ nghĩa cộng sản hiện thực không ổn, từ khi Trung quốc khai chiến với Liên xô là biểu hiện thất bại về đường lối. Đảng không nhận ra sự thật để thay đổi mạnh dạn, thì ông sẵn sàng ra khỏi trung ương và ông không còn lý do để nắm đoàn thanh niên vì tương lai của đoàn cũng không còn !
Ông là người rất hiếm, là uỷ viên trung ương một khóa duy nhất, chỉ vì, như ông nói:
"người ta bảo tôi bướng, cứng đầu ! Nhưng tôi phải là tôi chứ!". Chính ông đã quyết định kỷ luật với sinh viên Nguyễn Chí Vịnh, con đại tướng Nguyễn Chí Thanh hồi 1974 khi Vịnh phạm kỷ luật sống bê tha, gian dối, gây gổ với đồng học, không đủ tiêu chuẩn thành sỹ quan, phải chuyển về một đon vị thông tin để rèn luyện.
Vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn mới rồi, tướng Đặng Quốc Bảo (huân chương Hồ Chí Minh - có cả một lực lượng ngưỡng mộ đông đảo trong trí thức, tuổi trẻ) đã nói những gì ? Có thể tóm tắt là ông vẫn mạnh dạn," bướng bỉnh", vẫn cứng đầu, tự tin, nói công khai, minh bạch ý kiến của mình đối với những vấn đề nóng bỏng nhất.
Đó là : - An ninh quốc gia là vấn đề đầu tiên, là yếu tố đầu tiên của phát triển đất nước. - Vấn đề Trung Quốc đang nổi lên thành vấn đề lớn nhất, quan trọng nhất, cũng là khó khăn nhất đối với nền an ninh quốc gia Việt nam.
- Trung quốc luôn thực hiện chiến lược đen tối với Việt nam; "Chúng nó đang nhất định thực hiện các mưu đồ xâm lược Việt nam. Trên thế giới chưa ai mưu sâu như Trung Quốc, chưa ai xảo trá, nham hiểm bằng Trung Quốc. Trung Quốc là xứ sở của nguỵ biện và ngộ biện. Hiện nay Việt nam chưa có nhân vật nào chọi được với Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc giàu, mạnh, tham ... là một hiểm họa ".
- Tai hoạ sẽ đến với Việt nam, nếu như những người lãnh đạo không nhìn rõ, không thấy được Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm.
- Về trí thức hiện nay, họ có độc lập suy nghĩ, nhưng thiếu những người có tư duy chiến lược, đại bộ phận phải lo miếng ăn, bát cơm của họ.
- Về thanh niên, sinh viên, học sinh ngày nay : họ rất thụ động, họ bị ru ngủ, bị đánh lừa. Sinh viên học sinh sống cực khổ, họ phải đi tìm chỗ giải quyết khó khăn cho gia đình và cho bản thân.
- Về Đoàn thanh niên CS : rất có tội, khi hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào đảng cộng sản ;
- Cái thiếu chung hiện nay là thiếu ngọn cờ, thiếu trào lưu, thiếu phong trào;
- Phải nói đến giới luật, luật gia; họ là những người hiểu biết, cho nên họ có nhiều tiếng nói phản biện. "Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sự khởi động. Giới luật gia có thể trở thành một động lực chính trị ".
- Trong giai đoạn phát triển, chúng ta cần có Nhà nước pháp quyền, phải có pháp trị. Thời Hồ Chí Minh là điển hình của việc không dùng pháp trị (giải tán trường Luật). Sai lầm là không nhấn mạnh dân chủ và pháp trị.
- Về cái nguy cơ không dân chủ, thiếu luật, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã cảnh báo từ năm 1950;
- " Độc tài của cộng sản ghê gớm lắm. Thâu tóm quyền lực; lừa bịp nhân dân; biến người thành nô lệ". Xưa là thần dân của phong kiến, sau là thần dân của tư bản, bây giờ là thần dân của cộng sản. Là thần dân, chưa là công dân đích thực;
- " Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở chủ nghĩa tư bản ".
- " Bác Hồ thất bại là chưa tìm ra con đường phát triển cho dân tộc, chưa chỉ ra con đường phát triển. Thế mà cứ nói là đi theo con đường bác Hồ đã chỉ thì thật là vô lý. Bác đã chỉ đâu mà theo ! ".
- Chúng ta phải tham gia luật chơi chung của thế giới và Liên Hợp quốc, phải thâm nhập, hoà nhập; phải liên kết chặt chẽ với khối ASEAN. Phải cải tạo chính trị, chống độc tài.
Tôi tóm tắt những ý chính trên đây, không thêm một ý nào, một chữ nào. Để bạn đọc hiểu rõ những ý chính mà ông Đặng Quốc Bảo muốn truyền đạt. Ông từng bị lãnh đạo coi là "cứng đầu", "bướng", nay đã 81 tuổi, càng không biết sợ ai.
Ông dám nói những điều ngược hẳn với bộ chính trị hiện tại, mà toàn là về đường lối, về những vấn đề cơ bản nhất. Nói rõ, nói "toạc móng heo" như có lần ông nói với tôi. Điều này càng giải thích vì sao cả bộ máy thông tin tuyên truyền trong nước lại im re, vì sao bộ 4 T, bộ "lề phải" và bộ công an ráo riết ngăn chặn việc lưu truyền 5 trang đánh máy ghi lại cuộc phỏng vấn suốt 2 tháng nay; và Talawas đã làm một việc rất hay, có hiệu quả xã hội, đúng vào lúc ĐCS bước vào chuẩn bị đại hội XI.
Chẳng lẽ trung tướng Đặng Quốc Bảo và 2 đại tá nhà báo Tạ Cao Sơn, Quách Hải Lượng lại sắp bị hỏi thăm sức khoẻ và viết bản kiểm điểm, để rồi ra trước vô tuyến truyền hình diễn trò phản tỉnh, xin ân xá? Họ cay, nhưng có dám ? Xin chờ xem .
Bùi Tín Paris 6-9-2009.
***************
Xem: Trò chuyện với nguyên Ủy viên BCHTƯĐCSVN Đặng Quốc Bảo
THƯ CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh –
Thư gửi Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng
30/08/2009 | 5:00 chiều | 1 phản hồi
Tác giả: talawas
talawas – Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
sinh năm 1916, tham gia cách mạng từ 1937, từng giữ các chức vụ như:
chính uỷ Khu 1 (1947), Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị
(1950); Chính uỷ Quân khu 1 (1958), Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá
(1961-1964), uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng (1960-1976), Đại sứ Việt
Nam tại Trung Quốc (1974-1989), hiện là phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân
công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến
thắng hạng nhất.
Trong thời gian gần đây, dư luận chú ý đến bức thư của ông gửi Chủ tịch và các đại biểu Quốc hội,
đề nghị dừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Chúng tôi xin giới
thiệu bức thư gửi Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng đang được
chuyền tay của ông.
________________________________
Hà Nội, ngày 20/7/2009
Kính gửi: BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CÁC ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
Kính thưa các đồng chí,
Được biết Lãnh đạo đã bắt đầu chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XI, tôi xin kiến nghị:
Thực hiện dân chủ và đổi mới quy chế trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội lần thứ XI sắp tới.
Tôi xin được phép nói thẳng, nói thật.
I. Từ sau Đại hội VIII, có nhiều biểu hiện hạn chế dân chủ và mất dân chủ
Trước
Đại hội VIII, hàng năm 2 lần Bộ Chính trị thường mời các cán bộ lão
thành cao cấp và các ủy viên Trung ương cũ họp để nghe thông báo tình
hình đất nước và góp ý kiến với Trung ương. Kể cả có ý kiến phê bình.
Từ Đại hội IX không thực hiện nữa.
Từ sau Đại hội IX đến nay, 2 lần có quyết định của Bộ Chính trị quy định 19 điều cấm đảng viên không được làm
trong đó có những điều trái với hiến pháp, đảng viên không được hưởng
quyền công dân, không có quyền cùng tập thể bảo vệ quyền lợi chính đáng
của mình. Khi thấy có những quyết định không phù hợp, cũng không được
đề đạt ý kiến trái ngược… Thời Bác Hồ còn sống, Đảng ta chỉ có điều lệ,
không đề ra điều cấm nào, thế mà đảng viên ít vi phạm kỹ luật Đảng, ít
vi phạm pháp luật, Đảng lúc ấy đoàn kết, trong sạch hơn bây giờ nhiều.
Uy tín của Đảng trong dân rất cao. Gần đây Bộ Chính trị đã nêu: “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhưng đã có những việc cực kỳ
quan trọng như việc vội vã phá hội trường rồi để đó hàng gần 2 năm, mỗi
lần có cuộc họp lớn phải đi thuê hội trường, việc xóa sổ cả một tỉnh,
mở rộng Thủ đô, liên doanh với Trung Quốc khai thác bô xít Tây Nguyên…
dân đâu được biết, được bàn, đến khi biết thì cán bộ đảng viên lão
thành cách mạng, trí thức, nhà khoa học, các vị lãnh đạo tiền nhiệm,
khai quốc công thần… hàng trăm hàng ngàn người góp ý kiến xác đáng, đều
bị bỏ ngoài tai. Đó là biểu hiện mất dân chủ!
Do
hạn chế và mất dân chủ nên không có sự đoàn kết nhất trí trong Đảng,
không được lòng dân và dễ mắc sai lầm. Không dân chủ nên không phát huy
được tinh thần sáng tạo, không tiếp thu được kế hay, ý tốt, đất nước
hơn 30 năm sau chiến tranh vẫn còn là một nước nghèo, tiến bộ chậm.
II. Cần phát huy dân chủ thật sự trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội XI
1.
Các dự thảo văn kiện Đại hội cần công bố công khai sớm để đảng viên,
các cấp ủy tham gia ý kiến trên tinh thần tự do tư tưởng. Điều quan
trọng là cần có tinh thần tiếp thu những ý kiến bổ sung hoặc
phản biện xác đáng, phân tích có căn cứ, có cơ sở lý luận và thực tiễn
để sửa vào văn kiện.
2. Cấu tạo Ban chấp hành Trung ương
a. Tiêu chuẩn ủy viên Trung ương phải là:
- Có đạo đức cách mạng: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;
- Có trình độ, có kiến thức và trung thành với lý tưởng “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”;
- Có ý thức dân chủ và tác phong quần chúng;
-
Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. Lấy sức khỏe làm một tiêu
chuẩn, không nên quy định về tuổi, tất nhiên sẽ có trẻ, có trung niên,
có tuổi cao trên 60, đảng viên không phải là công chức, còn sức khỏe,
còn đảm đương công việc của Đảng đến suốt đời;
-
Người lãnh đạo chủ chốt của Đảng phải có tiêu chuẩn cao hơn, phải có
bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy bén, có nhãn quan chiến lược, có ý
thức dân chủ, đồng thời phải có khả năng quyết đoán.
Chỉ
có căn cứ vào tiêu chuẩn mà chọn lựa bầu, không chia phần đều vùng,
miền, ngành, ban, thì chúng ta mới có một Ban Chấp hành Trung ương thật
sự mạnh. Là bộ phận có đức tài hơn hết trong toàn Đảng. Có ngành, có
tỉnh sẽ không nhất thiết phải có Ủy viên Trung ương. Bộ phận chủ trì
chủ chốt, các vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước phải là bộ phận và
đảng viên ưu tú nhất của toàn Đảng, đức tài nổi trội, không nên chia
phần vùng, miền, vì Đảng ta là thống nhất.
b. Giới thiệu và lập danh sách dự bầu
Từ
trước đến nay BCH Trung ương mãn nhiệm chuẩn bị và giới thiệu toàn bộ
danh sách BCH Trung ương sắp tới, và chốt danh sách giới thiệu chỉ dư
ra mấy người so với số cần bầu, đại biểu không có điều kiện chọn lựa,
cuối cùng đa số phải bỏ phiếu chấp thuận. Nói thẳng ra là: Thực chất
BCH trước bầu BCH mới, đại biểu bỏ phiếu chỉ là hợp thức. Như vậy không
thật sự dân chủ.
Tôi mạnh dạn đề nghị thay đổi:
Nếu
số cần bầu là 100 thì BCH mãn nhiệm chỉ nên chuẩn bị và giới thiệu
2/3, còn lại 1/3 để cho đảng viên và các Đảng bộ để cử hoặc ứng cử. Số
danh sách chốt lại trước khi bỏ phiếu phải dư ra so với số cần bầu ít
nhất 20% để đại biểu có chỗ lựa chọn. Không nên sợ phân tán phiếu mà chỉ
nên sợ không dân chủ.
Bộ Chính
trị, nếu cần bầu 15 thì cũng nên chuẩn bị nêu ra 20 người. Tổng Bí thư
dù do BCH Trung ương bầu hay Đại hội bầu cũng nên giới thệu 2, 3 người
để người bầu có điều kiện cân nhắc.
3. Cải tiến nội dung thảo luận trong Đại hội
Không
nên làm theo kiểu đọc tham luận tràng giang đại hải như từ trước đến
nay không mấy bổ ích và nhàm chán, mà nên để cho đại biểu thảo luận.
Hoặc là có những ý kiến mới mà đại biểu nêu lên, hoặc là những ý kiến
còn khác nhau trong khi chuẩn bị văn kiện, hoặc có những vấn đề chưa rõ,
Chủ tịch đoàn cần nêu lên để đại biểu thảo luận, tranh luận, sau thời
gian tranh luận, nêu ý kiến còn chưa nhất trí thì lấy biểu quyết. Như
vậy mới có dân chủ, mới đạt được sự đúng đắn và có sức thuyết phục.
4. Cần lập ra Ban giám sát do Đại hội bầu
Ban kiểm tra hiện nay do BCH Trung ương bầu, chức năng, quyền hạn hạn chế. Ban giám sát do Đại hội bầu có chức năng:
- Giám sát việc thực hiện cương lĩnh và Nghị quyết của Đại hội;
- Chỉ đạo việc chấp hành điều lệ và kỷ luật Đảng;
- Xử lý các cấp ủy Đảng và các đảng viên vi phạm kỷ luật, kể cả ủy viên Trung ương vi phạm.
5.
Đại hội từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trở xuống chỉ nên thảo luận
các báo cáo của cấp mình, không phải thảo luận các văn kiện của các cấp
trên.
Các dự thảo văn kiện
của Trung ương cũng như của tỉnh, thành đều đã được công bố sớm để lấy
ý kiến rộng rãi của đảng viên và cấp ủy dưới, đảng viên và các cấp ủy
dưới đã được tham gia ý kiến trước khi Đại hội cấp mình diễn ra. Sau
Đại hội Toàn quốc và Đại hội tỉnh, thành sẽ truyền đạt Nghị quyết cho
các cấp dưới để chấp hành điều liên quan đến trách nhiệm cấp mình. Từ
trước đến nay, Đại hội các Đảng bộ cấp dưới phải thảo luận nhiều văn
kiện của các cấp trên quá, thời gian có hạn, có đọc cũng chưa hết, đâu
còn thì giờ thảo luận sinh ra hình thức, nên đổi mới. Ví dụ Đại hội
quận, huyện có 4 ngày mà phải thảo luận cả báo cáo Trung ương, của tỉnh
hoặc thành và của cấp mình thì làm sao có thì giờ? Đại hội xã, phường
có độ 2 ngày, nếu phải thảo luận 4 văn kiện (TƯ, tỉnh, hoặc thành, quận
hoặc huyện, báo cáo tình hình và nhiệm vụ của cấp mình thì rõ ràng là
không thể làm được và vô hình trung thành ra hình thức.
Kính chúc sức khỏe các đồng chí!
Nguyễn Trọng Vĩnh
Đảng viên 93 tuổi đời, 70 tuổi Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương dự khuyết Khóa III
__________
Phụ lục
Bộ Chính trị quy định
Những điều đảng viên không được làm
1-
Nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ
thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp
luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm.
2-
Cung cấp những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc
những việc chưa được phép công bố; tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục
người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình
thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
3- Tố cáo mang
tính bịa đặt; viết đơn, thư tố cáo nặc danh, mạo danh; viết, ký tên tập
thể vào đơn, thư tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua
chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. Gửi, tán phát đơn, thư
khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
4-
Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây
mất đoàn kết. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý
kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ
tiện đối với người khác. Đe dọa, trù dập người tố cáo, phê bình, góp ý
trái với ý kiến mình.
5- Viết bài,
cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội
danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải
chính theo quy định của pháp luật. Sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, viết, phát hành hồi ký không lành mạnh, không đúng sự thật, mang
tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.
6-
Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật. Tổ chức, tham
gia mít tinh, biểu tình khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
7-
Không chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức đảng, đảng viên tự
ứng cử, cấp uỷ viên tự ứng cử hoặc tự nhận đề cử vào các chức danh của
tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội khi chưa được các tổ
chức đảng có thẩm quyền giới thiệu.
8-
Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, để cơ
quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng
mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các
tiêu cực khác.
9- Làm trái quy định
của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong những việc: quản lý nhà, đất,
quỹ, thuế; kinh doanh chứng khoán, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước;
các hoạt động giám định quản lý và cấp phát các loại giấy đăng ky, giấy
chứng nhận, giấy phép; cấp, sử dụng, chứng thực, xác nhận hồ sơ, tài
liệu, văn bằng, chứng chỉ; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, giao, nhận
dự án; giao đất; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, kỷ luật cán bộ, công chức
và người lao động; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án.
10- Can thiệp,
tác động đến cá nhân, tổ chức để bản thân hoặc người khác được bổ
nhiệm, đi học, đi nước ngoài trái quy định của pháp luật. Ép buộc, mua
chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
11-
Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái với quy
định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cố ý để người thân lợi dụng
vị trí công tác của mình trục lợi.
12- Đưa,
nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng
vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái với
quy định của pháp luật. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa
hồng trái quy định của pháp luật.
13-
Kê khai không đầy đủ tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật;
trốn, trì hoãn nộp thuế; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định của
pháp luật; tham gia hoạt động rửa tiền.
14- Dùng
công quỹ xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm
việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá định mức và sử dụng trái quy
định của pháp luật.
15- Dùng công
quỹ để tiếp khách, tặng quà trái quy định của pháp luật hoặc để xây
đựng các công trình vui chơi giải trí cho một số ít người. Cho thuê,
cho mượn tài sản của Nhà nước được giao quản lý, sử dụng trái quy định
của pháp luật.
16- Tự mình
hoặc để người trong gia đình đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở
trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước
hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm
quyền.
17- Tổ chức, thạm gia đánh
bạc, số đề, cá cược, cho vay trái quy định của pháp luật, sử dụng các
chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha, mất tư cách và các tệ nạn
xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số
,và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản
thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
18- Mê
tín, hoạt động mê tín (hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói; lập
đền, miếu trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp).
19-
Tổ chức việc cưới, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới;
mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác nhằm vụ lợi.
HỒNG LĨNH * GIÁO DỤC VIỆT NAM
Date: Saturday, September 5, 2009, 11:04 AM
Trích tin trong nước: Xây dựng công viên Văn Miếu đương đại: “Công viên Văn Miếu đương đại đậm đà nét dân tộc và thời đại được coi là hạt nhân của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ VN” - PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ VN, khẳng định như vậy tại hội nghị khởi động dự án diễn ra ngày 27-9 ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh: đây là lần đầu tiên VN có công viên Văn Miếu đương đại nhằm lưu giữ một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học những di sản của các nhà khoa học, các vị tiến sĩ đương đại. Sự trường tồn của các văn miếu trong cả nước mà tiêu biểu là Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội chỉ lưu giữ được thông tin về các tiến sĩ những thế kỷ trước. Sự ra đời của công viên Văn Miếu đương đại chính là nhằm tiếp bước cha ông, tôn vinh nhân tài đất nước và khơi nguồn nguyên khí quốc gia.
Ngay trong giai đoạn 1 của dự án 2008-2010, công viên Văn Miếu đương đại sẽ bước đầu được xây dựng tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình theo hướng đa chức năng cùng với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ VN.
Công viên Văn Miếu đương đại sẽ gồm các khu tưởng niệm, mô phỏng Văn Miếu cũ và hệ thống văn bia mới dành cho các nhà khoa học, các tiến sĩ thời cận, hiện đại. Quy hoạch kiến trúc của các công trình trong công viên dựa trên ý tưởng biểu trưng linh vật là Kim quy. ( Theo TTXVN)
I. Dẫn nhập:
Vào đầu năm nay các Uỷ Viên Hoa Kỳ thuộc Ủy Ban Đặc Nhiệm song phương về Giáo Dục Cao Đẳng tại Việt Nam đã nhận được phúc trình của các chuyên gia nghiên cứu từ Harvard Kennedy School về hiện trạng khủng hoảng suy sụp của nền giáo dục cao đẳng - đại học tại Viêt Nam.
Phúc trình này tập trung vào hai phạm vi:
1. Phân tích tầm mức nghiêm trọng của hiện trạng khủng hoảng suy sụp và các nguyên nhân gốc rễ tạo ra khủng hoảng;
2. Lượng định về phương cách phản ứng của các tác nhân chủ động để đối phó với khủng hoảng: từ chính quyền Nhà Nước, từ nhân dân Việt Nam và từ cộng đồng quốc tế.
Phúc trình này kết luận bằng cách nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự cách tân mọi thể chế của hệ thống giáo dục đại học là yếu tố tối cần để làm nền tảng cho một công cuộc cải tạo có hiệu quả.
II. Tầm mức của hiện trạng khủng hoảng suy sụp:
Bản phúc trình thú nhận rằng, quả thật khó mà phóng đại hơn được nữa mức độ sâu rộng và nghiêm trọng của hiện trạng khủng hoảng suy sụp trong hệ thống giáo dục cao đẳng mà Việt Nam đang đối đầu.
Các chuyên gia nghiên cứu tin rằng nếu không có một công cuộc cải tổ cấp thời từ thể chế cho hệ thống giáo dục đại học thì Việt Nam sẽ thất bại hoàn toàn trong mục tiêu đạt đến các tiềm năng to lớn của quốc gia này.
Sự phát triển kinh tế của vùng Đông Á và Đông Nam Á cho thấy một mối liên hệ mật thiết giữa sự phát triển quốc gia và nền giáo dục cao đẳng.
Mặc dầu mỗi một quốc gia phồn thịnh trong vùng như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và gần đây hơn nữa là Trung Quốc đã đi theo những đường lối phát triển cá biệt, nhưng chủ đề chung trong sự thành công của họ là công cuộc chuyên tâm đeo đuổi sự ưu việt trong lãnh vực khoa học và nền giáo dục cao đẳng-đại học.
Các quốc gia tương đối kém thành công trong vùng như Thái Lan, Philippines và Indonesia cho thấy một sự kiện cần lưu ý. Những quốc gia này, môt cách tổng quát, không đạt được sự xuất sắc trong nền giáo dục cao đẳng và đã thất bại trong công cuộc phát triển kinh tế tân tiến.
Thực là một điều chẳng lành cho tương lai Việt Nam vì các đại học ở Việt Nam còn sa sút quá xa đàng sau ngay cả đối với những nước lân cận kém mở mang.
Bảng Tổng Kê bên cạnh lượng định tiềm năng của hệ thống giáo dục đại học tại các quốc gia trong vùng:
Việt Nam thiếu ngay cả MỘT đại học đơn lẻ có phẩm chất được công nhận.
Không có một đại học nào ở Việt Nam xuất hiện trên bất kỳ các bảng xếp hạng phổ thông thường kỳ nào của các đại học có phẩm chất tại Á Châu.
Về phương diện này, Việt Nam thua sụt đối với ngay cả các quốc gia ở Đông Nam Á. Phần lớn các quốc gia này cũng khoa trương ít nhất một vài học viện đứng đầu của họ trong các bảng xếp hạng này.
Đại học Việt Nam phần lớn bị tách biệt ra khỏi các dòng kiến thức quốc tế, như số liệu nghèo nàn tồi tệ của ĐH Việt Nam về các công trình khảo cứu được xuất bản từ Bản Tổng Kê (Table 1).
Đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có giáo dục để đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam.
Các cuộc khảo sát do các cơ quan liên hệ với Nhà Nước cho thấy có tới 50 phần trăm các chuyên viên VN tốt nghiệp ĐH không thể tìm được việc làm trong ngành nghề chuyên môn của họ, bằng chứng cho thấy một sự gián đoạn to lớn giữa lớp học và thị trường công việc.
Với mức độ 25 phần trăm giáo trình ĐH bị bắt buộc tập trung vào giáo điều chính trị (political indoctrination) thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên Việt Nam chỉ được chuẩn bị một cách tồi tệ cho cuộc sống chuyên viên hoặc cho các học trình cao đẳng ở nước ngoài.
Sự kiện Công ty Intel đã phải lăn lộn vất vả để mướn các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở TP HCM là một ví dụ điển hình. Khi Công ty này tiến hành một cuộc khảo hạch cho 2000 ứng viên IT của Việt Nam thì chỉ có 90 ứng viên, tức 5%, đạt tiêu chuẩn. Và trong nhóm này, chỉ có 40 ứng viên vừa hội đủ trình độ Anh ngữ để có thể mướn được.
Công ty Intel “khẳng định” rằng đây là kết qủa tồi tệ nhất mà họ gặp phải trong bất kỳ quốc gia nào mà họ đầu tư vào.
Các doanh gia quốc tế đều than phiền là sự thiếu hụt quản trị viên và công nhân lành nghề là trở ngại chủ yếu cho sự phát triển bành trướng của các công ty.
Sự nghèo nàn về phẩm chất của nền giáo dục ĐH Việt Nam còn mang lại nhiều tai hại khác nữa: trái ngược với sinh viên Ấn Độ hoặc Trung Quốc, sinh viên VN không thể cạnh tranh nổi để được thâu nhận vào những chương trình cao học tinh túy tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
(Bên trái là bảng tổng kê số Bằng Phát Minh của các quốc gia trong vùng Đông Á - với Việt Nam nằm ở hàng cuối cùng mang con số zero)
III. Nguyên nhân tạo ra khủng hoảng suy sụp:
A. Di sản lịch sử:
Những vấn nạn Việt Nam đang đối đầu trong hệ thống giáo dục cao đẳng ngày nay một phần là do hậu quả từ một lịch sử cận đại bi thảm của đất nước.
Chế độ thực dân Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 cho đến năm 1945 đã đầu tư rất ít vào hệ thống giáo dục cao đẳng, ngay cả khi đem so sánh với các thế lực thực dân khác như Anh và Tây Ban Nha. Hậu quả là Việt Nam đã vuột mất cơ hội khi làn sóng cách tân thể chế giáo dục cao đẳng tràn quét phần lớn lục địa Châu Á, trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Đây là thời gian rất nhiều học viện hàng đầu được thành lập tại vùng này.
Hậu quả là sau khi thu hồi độc lập, VN chỉ có một thể chế giáo dục cao đẳng rất yếu kém để làm căn bản xây dựng. Đây là một điểm tương phản rõ rệt so với Trung Quốc, nơi mà, cho đến ngày nay, phần lớn các trường ĐH hàng đầu đã được thành lập rất lâu trước cuộc cách mạng Cộng Sản. Trong thời kỳ này tại Việt Nam, sự tổn hại trước hết do chiến tranh, và kế đến là do giai đoạn cai trị độc tài nặng nề của chế độc xã hội chủ nghĩa, đã không có chỉ đạo trong việc xây dựng những học viện có phẩm chất cao cho nền giáo dục cao đẳng.
B. Đường lối cai trị của Nhà Nước:
Nguyên nhân cận kề tức khắc tạo nên khủng hoảng suy sụp của nền giáo dục đại học ngày nay là sự thất bại sâu rộng trong chính sách cai trị của Nhà Nước.
Các đại học có phẩm chất cao từ Boston cho đến Beijing đều được thụ hưởng những đặc quyền nhất định mà Việt Nam hiện nay không có.
Vấn đề tự trị và tự quản tại đại học:
Tất cả mọi học viện cao đẳng và đại học tại Việt Nam đều lệ thuộc vào một hệ thống tập quyền trung ương với sự kiểm soát cao độ. Chính Nhà Nước quyết định con số sinh viên được tuyển nhận, và tại các trường công lập, mức lương của các giảng viên. Ngay cả những quyết định về điều hành cũng như việc thăng thưởng của các Khoa Ban đều lệ thuộc vào sự kiểm soát trung ương. Hệ thống kiểm soát này gạt bỏ ra ngoài những khuyến khích cần thiết cho việc cải tổ và tiến thủ của các đại học.
Lương thưởng được dựa trên thâm niên và lương chính thức thấp kém đến nỗi các giảng viên phải làm việc phụ trội vượt mức mới đủ sống. Ngược lại với Trung Quốc, Việt Nam chưa có chế độ hậu đãi những chuyên viên tốt nghiệp từ nước ngoài.
Cơ cấu tuyển chọn dựa vào thành quả:
Tham nhũng tràn lan và việc mua bán bằng cấp, tước vị là điều quá phổ biến. Hệ thống nhân viên cán bộ thì mập mờ và mọi sự thăng thưởng đều dựa trên những tiêu chuẩn bên ngoài khả năng học thuật, như mức độ thâm niên, lai lịch chính trị, lai lịch gia đình, cũng như sự móc nối cá nhân.
Giảng viên các Khoa và Ban quản trị cao cấp của hệ thống đại học có khuynh hướng bị thống trị bởi những cá nhân được huấn luyện từ Liên Sô hoặc Đông Âu, không nói được Anh ngữ và thưòng có ác cảm với các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn được giáo dục từ Tây Phương.
Tiêu chuẩn quốc tế và sự liên kết quốc tế:
Phát sinh kiến thức là một công trình không biên giới, nhưng các học viện tại VN thiếu hẳn những mối liên hệ quốc tế. Thực tế là các học giả trẻ, được đào tạo từ nước ngoài thường viện dẫn mối lo ngại là họ không thể giao lưu được với những nguồn kiến thức đương thời, khiến họ tránh né các ngành nghề giảng dạy tại ĐH Việt Nam.
Như GS Hoàng Tụy (một nhà toán học lỗi lạc của Việt Nam và cũng là nhà phê bình thường xuyên chỉ trích thẳng thắn hệ thống ĐH Việt Nam) mô tả, các học viện tại VN rất hướng nội và không lượng giá chính mình dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.
Giám định và Thanh tra:
Đại học VN không phải báo cáo hoặc chịu trách nhiệm trước các cơ quan thanh tra từ bên ngoài. Trong hệ thống ĐH công cộng, các nguồn tài trợ không dựa vào phẩm chất hoặc thành qủa của ĐH. Tương tự như thế, tài trợ của Nhà Nước cho các công trình nghiên cứu được phân phát không dựa trên khả năng nhưng như là một hình thức lương bổng phụ trội.
Bởi vì số chỗ dành cho tuyển sinh trong các ĐH rất thấp nên chí có 1 trong 10 học sinh thuộc lứa tuổi ĐH được nhận vào ĐH. Do đó, ĐH Việt Nam không bị ép buộc phải cải tổ.
Tự do trong giáo trình:
Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, ĐH Việt Nam rất nổi bật về mức độ thiếu sót trầm trọng trong lãnh vực năng động tri thức. Ngay cả khi các viện đại học VN được dần dà cởi mờ hơn, một mạng lưới kiểm soát chính thức cũng như trá hình vẫn còn vây bọc, khiến các ĐH Việt Nam vẫn ở trong tình trạng suy tàn về tri thức.
Có rất nhiều hàm ý xuất phát từ những tham luận trên đây:
Thứ nhất, chướng ngại chủ yếu cho sự cải tiến trong nền giáo dục cao đẳng không nhất thiết là vấn đề tài chánh. Thực ra, như là bách phân của GDP, Việt Nam tiêu dụng nhiều hơn các quốc gia khác trong vùng cho giáo dục. Nhưng cách sử dụng các nguồn tài chánh đó như thế nào là một vấn đề khác.
Thứ hai, đầu tư vào du học nước ngoài không đủ để cải tiến hệ thống. Trừ khi môi trường sinh sống và làm việc cho chuyên viên được cải tổ, thật là khó mà quy tụ được hơn một nhúm chuyên viên được đào tạo tại nước ngoài muốn trở về làm công tác giảng dạy ĐH.
IV. Phản Ứng
A. Chính Sách của Nhà Nước:
Phần lớn thời gian trong giai đoạn từ 1986 khi VN bước vào giai đoạn Đổi Mới, quá trình cải cách kinh tế và mở cửa, tốc độ của việc cải tổ nền giáo dục cao đẳng vẫn ở trong tình trạng đóng băng. Trong giai đoạn này, phẩm chất giáo dục của những môn khoa học căn bản đã bị tụt hậu.
Trong ba năm vừa qua, Nhà Nước đã đưa vấn đề cải tổ giáo dục cao đẳng vào ưu tiên cao hơn. Năm 2005 Nhà Nước nêu lên chủ trương áp dụng Nghị Quyết 14 cho việc cải tổ toàn diện nền giáo dục cao đẳng vào năm 2020. Đây là một bước ngoặt kêu gọi cải cách trong việc điều hành, bao gồm mức độ cao hơn cho việc tự trị và hệ thống tuyên chọn dựa vào thành quả. Mặc dầu rất khó để theo dõi diến tiến của quá trình này, nhưng tốc độ thay đổi vẫn rất chậm.
Gần đây hơn, chính quyền đã loan báo những dự kiến để thiết lập những học viện với các đối tác quốc tế với nguồn tài chánh được chính quyền vay mượn từ World Bank. Trong khi những hoạch định này là dấu hiệu tốt trong việc nhận ra nhu cầu thiết yếu của các học viện cao đẳng, rất nhiều vấn nạn vẫn tồn tại.
Các chức quyền giáo dục tại VN vẫn còn ôm giữ quan niệm Nhà Nước là trọng tâm trong các công trình đối tác này, lẽ ra phải là các học viện. Tiến trình tiếp cận này rất khó phù hợp để đối tác với hệ thống phân quyền cao độ của hệ thống đại học Hoa Kỳ, trong đó, các học viện là nhân tố chính và chính quyền chỉ giữ một vai trò rất hạn chế.
Thứ hai, Nhà Nước vẫn phô bày một não trạng “kế hoạch trung ương” trong việc hoạch định những chương trình này, ngay cả các Khoa Ban và chuyên ngành mà các học viện này sẽ phát triển. Dự án khởi đầu gợi ý về các ngành liên quan đến khoa học và kỹ thuật, loại trừ các khoa Nhân Văn và rất nhiều các ngành Xã Hội Học.
Thứ ba, mặc dầu các dự án được hoạch định trên căn bản là các đối tác quốc tế sẽ cung cấp các quản trị viên và nhân viên giảng huấn, nhưng cách thức phân phối các nguồn tài chánh như thế nào thì không được xác định, không ai biết các đối tác quốc tế có được dành ra những khoản tiền vay mượn này hay không. (Phần lớn các các học viện này vẫn chỉ có phẩm chất đồng bộ rất thấp).
Cuối cùng, phải chờ xem mức độ tự trị và tự quản mà các học viện này thực sự được cho phép như thế nào. (“Vietnam Germany University” là một trong những học viện mới này.)
B. Trao Đổi Sinh Viên:
Sinh viên VN đã ra du học nước ngoài với con số gia tăng lớn từ năm 1986. Trong những năm đầu của Đổi Mới, phần lớn các sinh viên du học qua các chương trình học bổng song hoặc đa phương như các chương trình Fullbright hoặc chương trình World Bank… Với xã hội VN trở nên khá giả hơn, gia đình VN đã bắt đầu cho con cái đi du học với phương tiện tự túc. Những năm gần đây, con số sinh viên VN đi du học tại Mỹ gia tăng nhanh chóng một cách đặc biệt. VN nằm trong số 20 quốc gia hàng đầu gửi SV đến Hoa Kỳ du học. Các kinh tế gia VN ước lượng các gia đình VN đang tiêu dùng ít nhất 1 tỷ đô-la mỗi năm cho việc du học.
Du học nước ngoài là một phản ứng quan trọng trước khủng hoảng của nền giáo dục cao đẳng tại VN, nhưng nó không thể nào là một giải pháp được.
Trước tiên và chính yếu nhất đó chỉ là một lựa chọn cho một thiểu số cực nhỏ cho những gia đình có khả năng trang trải hoặc những ai may mắn trúng được học bổng. Đang có một sự chênh lệch to lớn và ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn, giữa một thiểu số giàu có tột đỉnh và một tuyệt đại đa số dân chúng vẫn còn nghèo túng. VN là một nước lớn và không thể nào “khoán trắng” nền giáo dục cao đẳng cho các trường ĐH nước ngoài.
Thứ hai, ngày nào mà các ĐH tại VN vẫn còn tiếp tục duy trì tình trạng làm việc thảm hại thì các chuyên viên được đào tạo từ nước ngoài vẫn tránh né các ngành nghề giảng huấn tại ĐH.
C. Nhân Tố Quốc Tế:
Các cơ quan tài trợ quốc tế đã hỗ trợ các chương trình trao đổi SV trong nhiều năm qua. Do yêu cầu của chính phủ VN, các cơ quan này đã đầu tư rất nhiều vào hê thống giáo dục cao đẳng.
Các chuyên gia tại Harvard cho rằng, các nỗ lực của các cơ quan nói trên trong lãnh vực này không có hiệu quả, bởi vì các cơ quan này không đả động gì đến vấn đề điều hành và quản trị ĐH. Các khoản tài trợ này đã không được phân phối trên tiêu chuẩn khả năng và các học viện cũng không được tham khảo về thể thức các tài khoản này được sử dụng.
Các ĐH quốc tế đã được khuyến khích để thiết lập các chương trình huấn luyện tại VN, hoặc độc lập hoặc bằng cách đối tác với các học viện trong nước. Với một vài ngoại lệ, các dự án này chỉ nhằm mục tiêu trục lợi và do đó chỉ nhắm vào những ngành thực dụng đã sẵn có nhu cầu. Việc tuyển lựa SV phần lớn dựa vào khả năng trả học phí và phần lớn vượt quá tầm tay của đại chúng. Những học viện này không đáp ứng được nhu cầu giáo dục cao đẳng có phẩm chất cao.
Chính quyền VN rất nhạy bén trong việc thu hút sự tham gia hợp tác của những đại học hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là các ĐH tại Hoa Kỳ. Các chuyên gia nghiên cứu tranh luận rằng có ít nhất ba chìa khóa để đạt được mục tiêu này.
Thứ nhất, chính quyền phải nhận ra rằng, các ĐH có phẩm chất cao sẽ không vào VN như là những công ty đầu tư. Hơn nữa, trong cuộc chaỵ đua toàn cầu để tìm tài năng xuất sắc, các ĐH Hoa Kỳ luôn luôn là những đối tác được đeo đuổi. Nói thẳng ra là, VN phải chấp nhận trả gía cao.
Thứ hai, cũng quan trọng không kém, các chuyên gia Harvard nhấn mạnh rằng, các trường ĐH danh tiếng sẽ không tự làm hại hạ thấp tiêu chuẩn của họ nếu chính quyền VN không có quyết tâm đạt tới quy cách điều hành tồt cho hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm sự cho phép tự do trong giáo trình và chế độ tự quản tự trị cho ĐH mà hiện nay không có.
Thứ ba, bởi vì hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tại Hoa Kỳ mang bản chất phân quyền cao độ, chính phủ Hoa Kỳ chỉ đóng một vai trò hạn chế trong việc cổ võ cho sự tham gia hợp tác từ các viện ĐH Hoa Kỳ vào vấn đề này.
IV. Kết Luận: Nhu Cầu thiết yếu cho công cuộc Cải Tạo từ Thể Chế hệ thống Giáo Dục Đại Học-Cao Đẳng
Cải tổ toàn bộ thể chế điều hành của hệ thống là chìa khóa để cải tiến nền giáo dục cao đẳng tại VN. Tuy nhiên, cải tổ các học viện giảng huấn ở bất cứ nơi đâu là một tiến trình lâu dài. Đây là lý do các chuyên gia Harvard xác quyết rằng, VN bắt buộc phải xây dựng một học viện kiểu mẫu mới với thể chế điều hành tốt nằm trong DNA của nó. Những nỗ lực như thế sẽ tạo nên những tác động chuyển biến vào hệ thống giáo dục cao đẳng.
Một học viện mới như thế sẽ cung cấp một cái “nhà” cho các học giả và khoa học gia trẻ mà hiện nay chẳng có tha thiết gì trong việc đeo đuổi các ngành nghề giảng huấn tại VN.
Thứ hai, một học viện mới như thế sẽ là kiểu mẫu cho các học viện khác học hỏi và thi đua cũng như là nguồn cho sự cạnh tranh tốt đẹp đang rất mực cần thiết.
Các chuyên gia Harvard tin rằng Ủy Ban Đặc Nhiệm về giáo dục cao đẳng có một vị trí độc nhất vô nhị cả về mặt xúc tiến khóa trình cải cách cũng như việc phát triển một lược đồ toàn diện cho công cuộc cải tạo toàn bộ thể chế cho hệ thống tại Việt Nam.
Một Ít Nhận Xét về Bản Phúc Trình:
Chúng tôi xin mượn lời của Giáo Sư Hoàng Tụy trong nước diễn tả hiện trạng của trí thức VN hôm nay:
“Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư và gần đây rộ lên cả mấy tá viện sĩ (chức danh này chưa có ở VN, nhưng nếu muốn trưng ra thì cả nước hiện nay cũng có thể trưng ra cả nghìn viện sĩ kiểu này chứ không ít), rồi lại có cả những “bộ óc vĩ đại thế kỷ 21”, nhiều nhân vật trí thức xuất chúng đến nỗi đang có kế hoạch phải dành 25 hecta đất vào thời buổi đất quý hơn vàng, để xây một Văn Miếu hiện đại mới đủ chỗ vinh danh bấy nhiêu bậc đại trí. Thế nhưng có ai dám chắc cái gia tài trí thức lớn ấy sau này sẽ được con cháu hoan nghênh khi đất nước đến hồi hưng thịnh?
(Trí thức VN) Dễ bị lâm vào thế ếch ngồi đáy giếng, dễ mắc bệnh vĩ cuồng, không hòa nhập vào dòng chảy văn minh của thời đại, không chấp nhận luật chơi quốc tế, rồi ngày càng tụt hậu mà vẫn tự ru ngủ mình, tự đánh lừa mình, và đánh lừa nhân dân mình với những thành tích không có thật. Chạy theo danh hão, chạy theo quyền lực, chạy theo chức tước, là căn bệnh thời đại của trí thức VN. Chưa bao giờ trong xã hội ta có nhiều Xuân Tóc Đỏ như bây giờ.
(Nguồn: Tia Sáng)
Chẳng cần nhìn đâu xa, chúng ta có thể thấy ngay đó chính là sản phẩm trực tiếp của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là con đẻ của Đạo Đức Hồ Chí Minh.
Đến hôm nay thì có lẽ Ngài Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huy cùng với tập đoàn của ông sắp hoàn thành công trình “Công Viên Văn Miếu Đương Đại” để bảo tồn và vinh danh con số zero tròn trịa trong Bảng Innovation Index.
Qua phát biểu tại hội nghị khởi động, Ngài Phó Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy phô bày trọn vẹn nét dối trá trâng tráo đến trơ trẽn tột độ. Ngài là hiện thân của một tầng lớp Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Tự Phát …Khùng đầy rẫy tại Đất Nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Lầm Than…
Và do mù lòa từ dốt nát, kiêu căng và dối trá, họ cùng với tập đoàn lãnh đạo của Đảng đang đẩy toàn khối dân tộc vào kiếp nô lệ cho ngoại bang Bắc phương… một cách hồ hởi phấn khởi.
1. Vietnam Higher Education: Crisis and Response. Thomas J. Vallely- Ben Wilkinson. Harvard Kennedy School
2. Peril and Promise: The Challenge of Higher Education in Developing Countries. Henry Rosovsky
Hồng Lĩnh tổng lược
=
Monday, September 7, 2009
PHẠM LÊ HOÀNG * DIỄN VĂN HAY NHẤT
Diễn
văn của luật sư Georger Graham Vest tại một phiên toà xét xử vụ kiện
người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên Wiliam
Safire của Báo The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các
bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 1000 năm qua.
Thưa quý ngài nội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể có một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình thương yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người gởi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận. Duy có một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay trắc trở, đó là con chó của ta.
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết vùi miễn sao được kề cận bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng, dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được là kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.
Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyết thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã chết rồi.
=
Thưa quý ngài nội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể có một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình thương yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người gởi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận. Duy có một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay trắc trở, đó là con chó của ta.
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết vùi miễn sao được kề cận bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng, dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được là kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.
Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyết thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã chết rồi.
=
Sunday, September 6, 2009
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ
TIẾNG KÊU CẤP BÁCH
CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TRUNG QUỐC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếUNICODE: http://viettudan.net
Geneva, 03.09.2009
Chúng tôi đã phổ biến rộng rãi trên Diễn Đàn về cuộc xâm lăng Kinh tế của Trung quốc đối với Việt Nam. Trong số báo này, chúng tôi cũng đăng lại rất nhiều bài nói lên sự thật về cuộc xâm lăng Kinh tế. Tương lai Kinh tế Việt Nam thực đen tối. Đây không phải là nhận xét của riêng chúng tôi, mà chính la LỜI KÊU CỨU CẤP BÁCH của một số Chuyên gia Kinh tế tại Quốc nội họp Trực tuyến do TUANVIETNAM tổ chức.
TUÂN VIỆT NAM từ Quốc Nội đễ viết như sau :
(TUANVIETNAM)-“Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.”
Tin của Đài BBC ngày 1.08.2009 về Lao động Trung quốc tràn vào Việt Nam đã đập vào mắt chúng tôi mà chúng tôi coi như TIẾNG CÒI BÁO ĐỘNG đến từ chính phía Nhà Nước VN. Tôi xin đăng lại đây như lời Kết Luận sống động về mối nguy ngập của Kinh tế Việt Nam:
“BBC: Trên ba vạn rưởi lao động TQ ở VN
http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ 2009/07/090731_ chinese_labourer s.shtml
“35.000 người là số thống kê chưa đầy đủ.
Báo trong nước trích nguồn từ Bộ Công an cho hay hiện có trên 35.000 lao động người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời thiếu tướng Đặng Thái Giáp, cục trưởng Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng thuộc Bộ Công an nói số lao động này tập trung ở "ở một số địa bàn trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và miền Trung".
Gần đây dư luận và báo chí trong nước bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên cơ quan an ninh chính thức xác nhận con số lớn lao động Trung Quốc.
Một lý do đông lao động Trung Quốc được nói là nhiều công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất... về tay nhà thầu Trung Quốc. Các công ty này mang công nhân của họ vào Việt Nam, mỗi công trình có thể lên tới hàng nghìn người.
Thiếu tướng Đặng Thái Giáp cũng được trích lời nói "tình hình lao động TQ, nhất là số lao động phổ thông, tự phát nhập cảnh vào VN với nhiều lý do khác nhau như du lịch, thăm thân... rồi tìm cách gia hạn để cư trú trái phép, làm ăn lâu dài tại VN có xu hướng ngày càng gia tăng và khá phức tạp'.
Ông Giáp cũng thừa nhận con số trên chỉ là thống kê chính thức từ các doanh nghiệp được quản lý theo dõi "còn trên thực tế vẫn có một số lao động chui chưa thể thống kê hết".
Công tác quản lý lao động nước ngoài tại các địa phương bị nhận xét là còn "buông lỏng và thiếu hiệu quả".
Đã có nhiều trường hợp lao động TQ xô xát, ẩu đả với người Việt ở địa phương.
Chủ trương đưa người lao động ra các nước ngoài đã được Trung Quốc thực hiện một vài năm nay như một biện pháp giúp giải quyết công ăn việc làm và kích cầu kinh tế.
Trong riêng năm 2007, có tới 750.000 công nhân Trung Quốc đã theo các dự án của Trung Quốc.
Tình trạng thất nghiệp đang đe dọa xã hội Trung Quốc, với ước tính mười triệu người mất việc vì kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên Việt Nam cũng đang đối diện nạn thất nghiệp gia tăng, một báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội ước tính có tới 400.000 người mất việc trong năm nay.”
Xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc là một là việc cấp bách. Nhà Nước chỉ than lên, nhưng không dám có những biện pháp vì quá lệ thuộc vào quyền hành mà Trung quốc là quan thầy che chở.
Nhưng tiếng kêu cứu của những Chuyên gia Kinh tế qua cuộc Họp trực tuyến TUANVIETNAM đáng cho chúng ta lưu ý nhập cuộc: “Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.”
Chúng tôi quyết định nhập cuộc với các Chuyên gia Kinh tế Việt Nam qua ĐỐI THỌAI để tìm những biện pháp cấp bách chống lại cuộc xâm lăng Kinh tế Trung quốc. ĐỐI THỌAI không có nghĩa Hòa Hợp bởi vì chúng tôi chưa tin ở sự độc lập của những Chuyên gia Kinh tế làm việc dưới một CƠ CHẾ độc tài Chính trị tìm mọi cách để hù dọa. Tuy vậy, có những nguyên tắc khách quan Kinh tế làm mẫu số chung ĐỐI THỌAI.
Chúng tôi không đứng ngòai cuộc, mà là NHẬP CUỘC vì tương lai Kinh tế Việt Nam. Nhập cuộc đầu tiên của chúng tôi là ĐỐI THỌAI về tương lai Kinh tế Việt Nam dưới CƠ CHẾ CSVN hiện hành đầy Tham Nhũng. Mà việc lan tràn Tham Những này là do chính CƠ CHẾ ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NĂM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ.
Đã từ lâu, khi viết những bài QUAN ĐIỂM cho Tuần Báo VietTUDAN để phân tích tại sao phải DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN Kinh tế bền vững và từ đó mới có sức mạnh khả dĩ chống lại ngọai xâm Kinh tế, đồng thời mới đủ khả năng Hội nhập Kinh tế Thế giới giữa những cạnh tranh gay gắt. Cũng đã từ lâu, chúng tôi lên tiếng đề nghi cuộc ĐỐI THỌAI VỀ KINH TẾ VỚI PHÍA CHUYÊN GIA CSVN. Chúng tôi không muốn đối thọai về Chính Trị vì đám bán nước Bộ Chính Trị đảng CSVN lì lợm, cối chầy, mặt dầy mày dạn, không xứng đáng cho chúng tôi ĐỐI THỌAI.
Ước mong cuộc ĐỐI THỌAI sẽ vạch trần sự thật về một CƠ CHẾ làm phát sinh và chủ trương bao che THAM NHŨNG khiến Kinh tế Việt Nam biến thành Kinh tế Mafia làm giầu cho một số người và khiến đại đa số dân chúng (75%) phải đói nghèo. Chính cái CƠ CHẾ Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế này đã và đang tăng cường rước Kinh tế Trung quốc vào thống trị Kinh tế Việt Nam dài hạn.
Sách của chúng tôi làm căn bản để đối thoại:
1) NGUYỄN PHÚC LIÊN:
“DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN“ (216 trang)
Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, 2009
2) NGUYỄN PHÚC LIÊN:
“TÀI CHÁNH/KINH TẾ THẾ GIỚI:”
“KHỦNG HOẢNG 2007/2008 & HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM“ (425 trang)
Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, 2009
3) NGUYỄN PHÚC LIÊN:
“VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO:”
“ĐIỀU KIỆN TẠO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH“ (300 trang)
Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, 2009
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
=
CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TRUNG QUỐC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếUNICODE: http://viettudan.net
Geneva, 03.09.2009
Chúng tôi đã phổ biến rộng rãi trên Diễn Đàn về cuộc xâm lăng Kinh tế của Trung quốc đối với Việt Nam. Trong số báo này, chúng tôi cũng đăng lại rất nhiều bài nói lên sự thật về cuộc xâm lăng Kinh tế. Tương lai Kinh tế Việt Nam thực đen tối. Đây không phải là nhận xét của riêng chúng tôi, mà chính la LỜI KÊU CỨU CẤP BÁCH của một số Chuyên gia Kinh tế tại Quốc nội họp Trực tuyến do TUANVIETNAM tổ chức.
TUÂN VIỆT NAM từ Quốc Nội đễ viết như sau :
(TUANVIETNAM)-“Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.”
Tin của Đài BBC ngày 1.08.2009 về Lao động Trung quốc tràn vào Việt Nam đã đập vào mắt chúng tôi mà chúng tôi coi như TIẾNG CÒI BÁO ĐỘNG đến từ chính phía Nhà Nước VN. Tôi xin đăng lại đây như lời Kết Luận sống động về mối nguy ngập của Kinh tế Việt Nam:
“BBC: Trên ba vạn rưởi lao động TQ ở VN
http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ 2009/07/090731_ chinese_labourer s.shtml
“35.000 người là số thống kê chưa đầy đủ.
Báo trong nước trích nguồn từ Bộ Công an cho hay hiện có trên 35.000 lao động người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời thiếu tướng Đặng Thái Giáp, cục trưởng Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng thuộc Bộ Công an nói số lao động này tập trung ở "ở một số địa bàn trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và miền Trung".
Gần đây dư luận và báo chí trong nước bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên cơ quan an ninh chính thức xác nhận con số lớn lao động Trung Quốc.
Một lý do đông lao động Trung Quốc được nói là nhiều công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất... về tay nhà thầu Trung Quốc. Các công ty này mang công nhân của họ vào Việt Nam, mỗi công trình có thể lên tới hàng nghìn người.
Thiếu tướng Đặng Thái Giáp cũng được trích lời nói "tình hình lao động TQ, nhất là số lao động phổ thông, tự phát nhập cảnh vào VN với nhiều lý do khác nhau như du lịch, thăm thân... rồi tìm cách gia hạn để cư trú trái phép, làm ăn lâu dài tại VN có xu hướng ngày càng gia tăng và khá phức tạp'.
Ông Giáp cũng thừa nhận con số trên chỉ là thống kê chính thức từ các doanh nghiệp được quản lý theo dõi "còn trên thực tế vẫn có một số lao động chui chưa thể thống kê hết".
Công tác quản lý lao động nước ngoài tại các địa phương bị nhận xét là còn "buông lỏng và thiếu hiệu quả".
Đã có nhiều trường hợp lao động TQ xô xát, ẩu đả với người Việt ở địa phương.
Chủ trương đưa người lao động ra các nước ngoài đã được Trung Quốc thực hiện một vài năm nay như một biện pháp giúp giải quyết công ăn việc làm và kích cầu kinh tế.
Trong riêng năm 2007, có tới 750.000 công nhân Trung Quốc đã theo các dự án của Trung Quốc.
Tình trạng thất nghiệp đang đe dọa xã hội Trung Quốc, với ước tính mười triệu người mất việc vì kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên Việt Nam cũng đang đối diện nạn thất nghiệp gia tăng, một báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội ước tính có tới 400.000 người mất việc trong năm nay.”
Xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc là một là việc cấp bách. Nhà Nước chỉ than lên, nhưng không dám có những biện pháp vì quá lệ thuộc vào quyền hành mà Trung quốc là quan thầy che chở.
Nhưng tiếng kêu cứu của những Chuyên gia Kinh tế qua cuộc Họp trực tuyến TUANVIETNAM đáng cho chúng ta lưu ý nhập cuộc: “Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.”
Chúng tôi quyết định nhập cuộc với các Chuyên gia Kinh tế Việt Nam qua ĐỐI THỌAI để tìm những biện pháp cấp bách chống lại cuộc xâm lăng Kinh tế Trung quốc. ĐỐI THỌAI không có nghĩa Hòa Hợp bởi vì chúng tôi chưa tin ở sự độc lập của những Chuyên gia Kinh tế làm việc dưới một CƠ CHẾ độc tài Chính trị tìm mọi cách để hù dọa. Tuy vậy, có những nguyên tắc khách quan Kinh tế làm mẫu số chung ĐỐI THỌAI.
Chúng tôi không đứng ngòai cuộc, mà là NHẬP CUỘC vì tương lai Kinh tế Việt Nam. Nhập cuộc đầu tiên của chúng tôi là ĐỐI THỌAI về tương lai Kinh tế Việt Nam dưới CƠ CHẾ CSVN hiện hành đầy Tham Nhũng. Mà việc lan tràn Tham Những này là do chính CƠ CHẾ ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NĂM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ.
Đã từ lâu, khi viết những bài QUAN ĐIỂM cho Tuần Báo VietTUDAN để phân tích tại sao phải DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN Kinh tế bền vững và từ đó mới có sức mạnh khả dĩ chống lại ngọai xâm Kinh tế, đồng thời mới đủ khả năng Hội nhập Kinh tế Thế giới giữa những cạnh tranh gay gắt. Cũng đã từ lâu, chúng tôi lên tiếng đề nghi cuộc ĐỐI THỌAI VỀ KINH TẾ VỚI PHÍA CHUYÊN GIA CSVN. Chúng tôi không muốn đối thọai về Chính Trị vì đám bán nước Bộ Chính Trị đảng CSVN lì lợm, cối chầy, mặt dầy mày dạn, không xứng đáng cho chúng tôi ĐỐI THỌAI.
Ước mong cuộc ĐỐI THỌAI sẽ vạch trần sự thật về một CƠ CHẾ làm phát sinh và chủ trương bao che THAM NHŨNG khiến Kinh tế Việt Nam biến thành Kinh tế Mafia làm giầu cho một số người và khiến đại đa số dân chúng (75%) phải đói nghèo. Chính cái CƠ CHẾ Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế này đã và đang tăng cường rước Kinh tế Trung quốc vào thống trị Kinh tế Việt Nam dài hạn.
Sách của chúng tôi làm căn bản để đối thoại:
1) NGUYỄN PHÚC LIÊN:
“DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN“ (216 trang)
Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, 2009
2) NGUYỄN PHÚC LIÊN:
“TÀI CHÁNH/KINH TẾ THẾ GIỚI:”
“KHỦNG HOẢNG 2007/2008 & HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM“ (425 trang)
Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, 2009
3) NGUYỄN PHÚC LIÊN:
“VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO:”
“ĐIỀU KIỆN TẠO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH“ (300 trang)
Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, 2009
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
=
BÙI TRỌNG LIỄU * GIÁO DỤC
LÀM SAO ĐỂ ĐÀO TẠO NGƯỜI CÓ “TƯ DUY SÁNG TẠO”?
Posted on 05/09/2009 by civillawinfor
BÙI TRỌNG LIỄU – Nguyên giáo sư Đại học Paris, Pháp
Trước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ “tư duy sáng tạo” mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người “biết suy luận” (có người gọi là có “tính chủ động tư duy”) thì tôi hiểu. Còn từ “sáng tạo” thì tôi hiểu theo nghĩa là “phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình”. Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người biết suy luận.
Không thể có suy luận, không thể có sáng tạo nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu
Tôi nghĩ loài người tiến bộ là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình, chứ không phải là mỗi thế hệ luôn trở lại thời đồ đá rồi tự phát minh lại từ đầu. Cho nên ở mức độ bình thường thì nên học cho đủ hiểu biết đã. Tôi nói điều này cho tất cả mọi cấp học, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và những năm đầu đại học, ngoại trừ cấp “đào tạo qua nghiên cứu”. Nói như vậy không có nghĩa là người học (học sinh, sinh viên) hoàn toàn thụ động, học kiểu học vẹt: nếu nhà giáo có nhiệm vụ chuyển giao kiến thức qua bài giảng, người học, ngoài việc phải tiếp thu còn phải được hướng dẫn để biết tự mình tra sách, tìm tài liệu tại thư viện hay bằng những phương tiện khác như tìm trên mạng… để bổ sung sự hiểu biết của mình.
Ở đây, tôi thấy cần nói thật rõ để tránh hiểu lầm. Học vẹt có thể điển hình bằng một thí dụ “cực cấp”: ở nước nào có quốc giáo (thần tiên hay trần tục) thì có việc học thánh kinh, mà đã là học thánh kinh thì không có chuyện đòi suy luận, chỉ có việc học sao cho thuộc để tụng lại.
Từ thái cực này sang thái cực khác, một số nhà sư phạm chủ trương cần để cho người học (dù nhỏ tuổi) tự mày mò, tìm tòi hiểu biết. Thí dụ như theo họ, sinh viên đại học phải hoàn toàn tự học từ sách và tài liệu, nhà giáo chỉ hướng dẫn (!?) mà không cần lên lớp (vậy thì nhà giáo đại học tồn tại để làm gì?). Theo tôi, một bài giảng của nhà giáo có trình độ và lương tâm, trong mỗi tiết học mang lại cho người học một khối lượng hiểu biết hoàn chỉnh (chính vì vậy tránh được việc học quá tải, thu gọn được số giờ học) kèm theo những chỉ dẫn về phương pháp và tài liệu tra cứu mà tự sinh viên có thể không có được, như vậy tiết kiệm được thời giờ cho người học rất nhiều và tạo điều kiện tối đa cho họ dùng số thời giờ còn lại để tự trau dồi thêm hiểu biết.
Để minh họa cho rõ ý, lấy thí dụ tại Pháp, ở các lớp C.P.G.E. – lớp ở mức tú tài + 1 và tú tài + 2, sửa soạn để thi tuyển vào các Grandes Ecoles (trường lớn) của Pháp – không có chuyện nhà giáo ngồi trên bục giảng nêu vấn đề để rồi sinh viên “trầm tư mặc tưởng”. Hai năm học này là hai năm dạy và học rất căng, rất nghiêm túc, chặt chẽ, luyện cho học sinh một cách học có quy củ.
Ở mức độ này, học sinh phải hấp thụ các kiến thức cần thiết, chưa có chuyện mày mò sáng tạo. Nếu ai tán dương sự thành công của hệ thống Grandes Ecoles thì đừng lẫn lộn việc học căng (dạy nhiều, học nhiều nhưng phải tiêu hóa được) với việc học vẹt (nhồi mà học sinh không hiểu).
Điều kiện để có một nền giáo dục – đào tạo hợp lý như kể trên phụ thuộc nhiều điều:
1) Đào tạo được những nhà giáo đúng chuẩn;
2) Nhà giáo có được phương tiện đủ sống để hành nghề nghiêm chỉnh;
3) Bảo đảm điều kiện vật chất tối thiểu về trường lớp;
4) Bảo đảm điều kiện vật chất và thời gian tối thiểu cần thiết cho người học;
5) Luật lệ và phong tục không dung thứ những tha hóa làm nhiễu môi trường học tập.
Những điều này tất nhiên phần lớn phụ thuộc ở những quan chức có thẩm quyền, nhưng cũng phần nào phụ thuộc các thành phần khác của xã hội có quan tâm đến vị trí quan trọng của giáo dục – đào tạo trong xã hội hiện tại và tương lai hay không. Những chủ trương như coi giáo dục là một “hàng hóa thuận mua vừa bán” trong một thị trường hoàn toàn tự do, ưu tiên số lượng so với chất lượng… không phải là những chủ trương thuận lợi cho việc thực hiện những điều kể trên.
Vấn đề sáng tạo
Trong cụm từ “đào tạo người có tư duy sáng tạo”, hình như đâu đó có một ẩn ý mong muốn đất nước có được một đội ngũ đông đảo những nhà nghiên cứu sáng chế những cái mới. Có hai dạng thông minh.
Dạng thứ nhất là dạng học giỏi theo nghĩa hiểu nhanh, chóng tiếp thu (đôi khi đoán được) ý của người khác, trả lời được những câu hỏi của những ban giám khảo, dạng này thường thấy ở những người là thủ khoa, á nguyên của các kỳ thi.
Đấy là dạng mà nhiều người nước ta ưa chuộng, từ thuở xa xưa cho đến ngày nay.
Dạng thứ nhì là dạng có óc sáng tạo, biết phát minh ra cái mới chưa từng có, hoặc (mở rộng định nghĩa hơn nữa) biết “phù hợp hóa” vào điều kiện của mình những phát minh ở nơi khác. Cả hai dạng này đều do bẩm sinh. (Đây là một nhận xét, không phải là sự đề cao năng khiếu).
Ở một người có thể hội tụ cả hai dạng thông minh này, nhưng không phải ai cũng có may mắn ấy. Tôi từng thấy những người thông minh dạng thứ nhất, nhưng khi đi vào nghiên cứu thì chẳng phát minh được cái gì mới, thậm chí có khi không thực hiện nổi một luận án. Ngược lại cũng có những người không thuộc dạng thứ nhất nhưng lại có những phát minh mà sử sách còn ghi.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi sự đều tự phát. Dù là người thuộc dạng nào đi nữa cũng phải nhờ một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc, cho họ những kiến thức cơ bản đầy đủ để sau đó họ phát huy được khả năng, chính là điều mà tôi nhấn mạnh ở đây.
Trong một xã hội đang trên đà tiến triển, nhu cầu cần giải đáp các vấn đề nảy sinh, làm cho việc tìm tòi, nghiên cứu trở nên quan trọng: phải biết suy luận, đón trước những vấn đề cần được nêu ra và phải biết mang lại lời giải cho những vấn đề đó hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ. Có lẽ vì vậy mà nhiều người Việt Nam trăn trở với cụm từ “tư duy sáng tạo” chăng? Tuy nhiên, phải biết phân biệt “tìm” và “tìm thấy”.
Ngoài ra, xin nhắc lại một câu chuyện đã cũ. Cách đây mấy chục năm, một quan chức cao cấp trong nước hỏi tôi liệu bao năm nữa ta có thể có được một giải Nobel khoa học. Tôi trả lời nước người ta có một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc; khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa… của họ phát triển mạnh thì tới một lúc nào đó họ có được giải Nobel khoa học. Ngược lại, giả sử đem một nhà khoa học đã có giải Nobel cài vào một xã hội “lem nhem” thì người đó cũng chỉ cằn cỗi đi và khó có thể tiếp tục làm được gì đáng kể.
Trích dẫn từ: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Giao-Duc/Lam_sao_de_dao_tao_nguoi_co_tu_duy_sang_tao/
=
Posted on 05/09/2009 by civillawinfor
BÙI TRỌNG LIỄU – Nguyên giáo sư Đại học Paris, Pháp
Trước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ “tư duy sáng tạo” mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người “biết suy luận” (có người gọi là có “tính chủ động tư duy”) thì tôi hiểu. Còn từ “sáng tạo” thì tôi hiểu theo nghĩa là “phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình”. Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người biết suy luận.
Không thể có suy luận, không thể có sáng tạo nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu
Tôi nghĩ loài người tiến bộ là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình, chứ không phải là mỗi thế hệ luôn trở lại thời đồ đá rồi tự phát minh lại từ đầu. Cho nên ở mức độ bình thường thì nên học cho đủ hiểu biết đã. Tôi nói điều này cho tất cả mọi cấp học, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và những năm đầu đại học, ngoại trừ cấp “đào tạo qua nghiên cứu”. Nói như vậy không có nghĩa là người học (học sinh, sinh viên) hoàn toàn thụ động, học kiểu học vẹt: nếu nhà giáo có nhiệm vụ chuyển giao kiến thức qua bài giảng, người học, ngoài việc phải tiếp thu còn phải được hướng dẫn để biết tự mình tra sách, tìm tài liệu tại thư viện hay bằng những phương tiện khác như tìm trên mạng… để bổ sung sự hiểu biết của mình.
Ở đây, tôi thấy cần nói thật rõ để tránh hiểu lầm. Học vẹt có thể điển hình bằng một thí dụ “cực cấp”: ở nước nào có quốc giáo (thần tiên hay trần tục) thì có việc học thánh kinh, mà đã là học thánh kinh thì không có chuyện đòi suy luận, chỉ có việc học sao cho thuộc để tụng lại.
Từ thái cực này sang thái cực khác, một số nhà sư phạm chủ trương cần để cho người học (dù nhỏ tuổi) tự mày mò, tìm tòi hiểu biết. Thí dụ như theo họ, sinh viên đại học phải hoàn toàn tự học từ sách và tài liệu, nhà giáo chỉ hướng dẫn (!?) mà không cần lên lớp (vậy thì nhà giáo đại học tồn tại để làm gì?). Theo tôi, một bài giảng của nhà giáo có trình độ và lương tâm, trong mỗi tiết học mang lại cho người học một khối lượng hiểu biết hoàn chỉnh (chính vì vậy tránh được việc học quá tải, thu gọn được số giờ học) kèm theo những chỉ dẫn về phương pháp và tài liệu tra cứu mà tự sinh viên có thể không có được, như vậy tiết kiệm được thời giờ cho người học rất nhiều và tạo điều kiện tối đa cho họ dùng số thời giờ còn lại để tự trau dồi thêm hiểu biết.
Để minh họa cho rõ ý, lấy thí dụ tại Pháp, ở các lớp C.P.G.E. – lớp ở mức tú tài + 1 và tú tài + 2, sửa soạn để thi tuyển vào các Grandes Ecoles (trường lớn) của Pháp – không có chuyện nhà giáo ngồi trên bục giảng nêu vấn đề để rồi sinh viên “trầm tư mặc tưởng”. Hai năm học này là hai năm dạy và học rất căng, rất nghiêm túc, chặt chẽ, luyện cho học sinh một cách học có quy củ.
Ở mức độ này, học sinh phải hấp thụ các kiến thức cần thiết, chưa có chuyện mày mò sáng tạo. Nếu ai tán dương sự thành công của hệ thống Grandes Ecoles thì đừng lẫn lộn việc học căng (dạy nhiều, học nhiều nhưng phải tiêu hóa được) với việc học vẹt (nhồi mà học sinh không hiểu).
Điều kiện để có một nền giáo dục – đào tạo hợp lý như kể trên phụ thuộc nhiều điều:
1) Đào tạo được những nhà giáo đúng chuẩn;
2) Nhà giáo có được phương tiện đủ sống để hành nghề nghiêm chỉnh;
3) Bảo đảm điều kiện vật chất tối thiểu về trường lớp;
4) Bảo đảm điều kiện vật chất và thời gian tối thiểu cần thiết cho người học;
5) Luật lệ và phong tục không dung thứ những tha hóa làm nhiễu môi trường học tập.
Những điều này tất nhiên phần lớn phụ thuộc ở những quan chức có thẩm quyền, nhưng cũng phần nào phụ thuộc các thành phần khác của xã hội có quan tâm đến vị trí quan trọng của giáo dục – đào tạo trong xã hội hiện tại và tương lai hay không. Những chủ trương như coi giáo dục là một “hàng hóa thuận mua vừa bán” trong một thị trường hoàn toàn tự do, ưu tiên số lượng so với chất lượng… không phải là những chủ trương thuận lợi cho việc thực hiện những điều kể trên.
Vấn đề sáng tạo
Trong cụm từ “đào tạo người có tư duy sáng tạo”, hình như đâu đó có một ẩn ý mong muốn đất nước có được một đội ngũ đông đảo những nhà nghiên cứu sáng chế những cái mới. Có hai dạng thông minh.
Dạng thứ nhất là dạng học giỏi theo nghĩa hiểu nhanh, chóng tiếp thu (đôi khi đoán được) ý của người khác, trả lời được những câu hỏi của những ban giám khảo, dạng này thường thấy ở những người là thủ khoa, á nguyên của các kỳ thi.
Đấy là dạng mà nhiều người nước ta ưa chuộng, từ thuở xa xưa cho đến ngày nay.
Dạng thứ nhì là dạng có óc sáng tạo, biết phát minh ra cái mới chưa từng có, hoặc (mở rộng định nghĩa hơn nữa) biết “phù hợp hóa” vào điều kiện của mình những phát minh ở nơi khác. Cả hai dạng này đều do bẩm sinh. (Đây là một nhận xét, không phải là sự đề cao năng khiếu).
Ở một người có thể hội tụ cả hai dạng thông minh này, nhưng không phải ai cũng có may mắn ấy. Tôi từng thấy những người thông minh dạng thứ nhất, nhưng khi đi vào nghiên cứu thì chẳng phát minh được cái gì mới, thậm chí có khi không thực hiện nổi một luận án. Ngược lại cũng có những người không thuộc dạng thứ nhất nhưng lại có những phát minh mà sử sách còn ghi.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi sự đều tự phát. Dù là người thuộc dạng nào đi nữa cũng phải nhờ một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc, cho họ những kiến thức cơ bản đầy đủ để sau đó họ phát huy được khả năng, chính là điều mà tôi nhấn mạnh ở đây.
Trong một xã hội đang trên đà tiến triển, nhu cầu cần giải đáp các vấn đề nảy sinh, làm cho việc tìm tòi, nghiên cứu trở nên quan trọng: phải biết suy luận, đón trước những vấn đề cần được nêu ra và phải biết mang lại lời giải cho những vấn đề đó hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ. Có lẽ vì vậy mà nhiều người Việt Nam trăn trở với cụm từ “tư duy sáng tạo” chăng? Tuy nhiên, phải biết phân biệt “tìm” và “tìm thấy”.
Ngoài ra, xin nhắc lại một câu chuyện đã cũ. Cách đây mấy chục năm, một quan chức cao cấp trong nước hỏi tôi liệu bao năm nữa ta có thể có được một giải Nobel khoa học. Tôi trả lời nước người ta có một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc; khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa… của họ phát triển mạnh thì tới một lúc nào đó họ có được giải Nobel khoa học. Ngược lại, giả sử đem một nhà khoa học đã có giải Nobel cài vào một xã hội “lem nhem” thì người đó cũng chỉ cằn cỗi đi và khó có thể tiếp tục làm được gì đáng kể.
Trích dẫn từ: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Giao-Duc/Lam_sao_de_dao_tao_nguoi_co_tu_duy_sang_tao/
=
No comments:
Post a Comment