Friday, November 13, 2009
ÂM NHẠC
***
Lớp Ba Trường Làng
hợp soạn Bảo Tố & Sáu Lèo (quốc nội)
Đảng ta chống phá Quốc Gia,
Bởi vì đảng học Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta một lũ lang bang,
Cũng vì chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Đảng trị không hết cúm gà,
Vì đảng chưa tới Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta mất dạy ngang tàng,
Rõ ràng chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Nước nhà lắm bệnh SIDA,
Cũng tại vì Đảng Lớp 3 Trường Làng.
Làm cho dân tộc lầm than,
Cũng do cái đảng Trường Làng Lớp 3.
Đảng đem đấu tố Mẹ Cha,
Tại vì trình độ Lớp 3 Trường Làng.
Bản chất của đảng dã man,
Thì ra là đảng Trường Làng Lớp 3.
Nghị quyết 3 - 6 đảng ra,
Ê a chưa hết lớp 3 Trưòng Làng.
Đảng đi bợ đít Nga Tàu,
Tại vì đảng chỉ Trường Làng Lớp 3.
Đảng ta dâng bán San Hà,
Là vì cái thói Lớp 3 Trường Làng.
Cờ Đỏ với cái sao vàng,
Cũng là tác phẩm Trường Làng Lớp 3.
Đảng là một lũ bê tha,
Người dân chửi đảng Lớp 3 Trường Làng.
Xì ke, cướp giựt đầy đàng,
Đường lối chỉ đạo Trường Làng Lớp 3.
Đảng gồm một lũ tú bà,
Ma cô lãnh đạo Lớp 3 Trường Làng.
Cháu ngoan Bác quấn khăn quàng,
Cũng từ tác phẩm Trường Làng Lớp 3.
Thấy gái thì mắt sáng ra,
Một lũ dâm tặc Lớp 3 Trường Làng.
Ngu dốt mà lại làm quan,
Không cần học hết Trường Làng Lớp 3.
Người dân đói rách không nhà,
Cũng do cái đảng Lớp 3 Trường Làng.
Phái nữ đem bán ngoại bang,
Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3.
Bị kiện vụ cá ba sa,
Bán buôn ma giáo Lớp 3 Trường Làng.
Đàn áp Tôn Giáo bạo tàn,
Cái đảng sát máu Trường Làng Lớp 3.
Cõng rắn về cắn gà nhà,
Đảng Lê chiêu Thống Lớp 3 Trưòng Làng.
Đi thờ chủ nghĩa hoang đàng,
Ngu đần là đảng Trường Làng Lớp 3.
Thờ Hồ hơn kính Ông Bà,
Đảng là súc vật Lớp 3 Trường Làng.
Gia đình dân phải ly tan,
Đảng vơ, đảng vét Trường Làng Lớp 3.
Đảng sợ Tôn Giáo thăng hoa,
Đảng vô tôn giáo Lớp 3 Trường Làng.
Ti vi nó chạy đầy đàng,
Cũng vì ngu dốt Trường Làng Lớp Ba.
Luật đảng là luật rừng già,
Sống chung với khỉ Lớp 3 Trường Làng.
Đảng cộng đang học làm sang,
Học đòi theo lối Trường Làng Lớp 3.
Việt Nam Văn Hoá trên đà,
Tụt hậu xuống dốc Lớp 3 Trường Làng.
Đốc tờ Việt Cộng giỏi giang,
Toàn là y tá Trường Làng Lớp 3.
Đuổi Mỹ rồi lạy Mỹ qua,
Rõ phường tráo trở Lớp 3 Trường Làng.
Ai ơi nên nhớ cho rằng,
“Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3!”
Ai ơi nên tránh cho xa...
END
Lớp Ba Trường Làng
hợp soạn Bảo Tố & Sáu Lèo (quốc nội)
Đảng ta chống phá Quốc Gia,
Bởi vì đảng học Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta một lũ lang bang,
Cũng vì chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Đảng trị không hết cúm gà,
Vì đảng chưa tới Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta mất dạy ngang tàng,
Rõ ràng chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Nước nhà lắm bệnh SIDA,
Cũng tại vì Đảng Lớp 3 Trường Làng.
Làm cho dân tộc lầm than,
Cũng do cái đảng Trường Làng Lớp 3.
Đảng đem đấu tố Mẹ Cha,
Tại vì trình độ Lớp 3 Trường Làng.
Bản chất của đảng dã man,
Thì ra là đảng Trường Làng Lớp 3.
Nghị quyết 3 - 6 đảng ra,
Ê a chưa hết lớp 3 Trưòng Làng.
Đảng đi bợ đít Nga Tàu,
Tại vì đảng chỉ Trường Làng Lớp 3.
Đảng ta dâng bán San Hà,
Là vì cái thói Lớp 3 Trường Làng.
Cờ Đỏ với cái sao vàng,
Cũng là tác phẩm Trường Làng Lớp 3.
Đảng là một lũ bê tha,
Người dân chửi đảng Lớp 3 Trường Làng.
Xì ke, cướp giựt đầy đàng,
Đường lối chỉ đạo Trường Làng Lớp 3.
Đảng gồm một lũ tú bà,
Ma cô lãnh đạo Lớp 3 Trường Làng.
Cháu ngoan Bác quấn khăn quàng,
Cũng từ tác phẩm Trường Làng Lớp 3.
Thấy gái thì mắt sáng ra,
Một lũ dâm tặc Lớp 3 Trường Làng.
Ngu dốt mà lại làm quan,
Không cần học hết Trường Làng Lớp 3.
Người dân đói rách không nhà,
Cũng do cái đảng Lớp 3 Trường Làng.
Phái nữ đem bán ngoại bang,
Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3.
Bị kiện vụ cá ba sa,
Bán buôn ma giáo Lớp 3 Trường Làng.
Đàn áp Tôn Giáo bạo tàn,
Cái đảng sát máu Trường Làng Lớp 3.
Cõng rắn về cắn gà nhà,
Đảng Lê chiêu Thống Lớp 3 Trưòng Làng.
Đi thờ chủ nghĩa hoang đàng,
Ngu đần là đảng Trường Làng Lớp 3.
Thờ Hồ hơn kính Ông Bà,
Đảng là súc vật Lớp 3 Trường Làng.
Gia đình dân phải ly tan,
Đảng vơ, đảng vét Trường Làng Lớp 3.
Đảng sợ Tôn Giáo thăng hoa,
Đảng vô tôn giáo Lớp 3 Trường Làng.
Ti vi nó chạy đầy đàng,
Cũng vì ngu dốt Trường Làng Lớp Ba.
Luật đảng là luật rừng già,
Sống chung với khỉ Lớp 3 Trường Làng.
Đảng cộng đang học làm sang,
Học đòi theo lối Trường Làng Lớp 3.
Việt Nam Văn Hoá trên đà,
Tụt hậu xuống dốc Lớp 3 Trường Làng.
Đốc tờ Việt Cộng giỏi giang,
Toàn là y tá Trường Làng Lớp 3.
Đuổi Mỹ rồi lạy Mỹ qua,
Rõ phường tráo trở Lớp 3 Trường Làng.
Ai ơi nên nhớ cho rằng,
“Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3!”
Ai ơi nên tránh cho xa...
END
TRẦN MINH ĐĂNG * THƯ GỬI MẸ NẤM
**
**
THƯ GỞI MẸ NẤM VÀ CÁC BLOGGER TRONG "LÀNG DÂN BÁO VIỆT NAM" | Sep 27, '09 8:21 AM |
Quyền
Tự Do Ngôn Luận, trong đó có quyền Tự Do Internet là của chúng ta,
chúng ta không cần xin của ai và không ai có quyền ngăn cản.
Tôi
đã vô cùng xúc động khi đọc lá thư của blogger Mẹ Nấm viết sau khi bị
Công An Nha Trang bắt lần thứ nhì. Chị viết như sau: “Qua 10 ngày và 9
đêm mất tự do, tôi tuyên bố mình bỏ cuộc”.
Thưa Mẹ Nấm và quý bạn, quyền tự do ngôn luận cho xã hội là đáng quý, nhưng không xã hội văn minh nào lại đòi hỏi một thiếu phụ phải hy sinh tình mẫu tử và trách nhiệm đối với đứa con 3 tuổi để đổi lấy cái quyền tự do ngôn luận đó. Cho nên khi công an bắt "hứa không viết blog" mới thả về nhà với con, Mẹ Nấm phải hứa là đúng rồi ! Tuy nhiên một sự "chọn lựa" sau 10 ngày 9 đêm mất tự do chỉ là điều bị ép buộc, Mẹ Nấm không có nghĩa vụ gì phải tôn trọng một "lời hứa" bị ép buộc bởi những kẻ công an khủng bố! Dầu nói như vậy, nhưng sự quyết định là ở Mẹ Nấm, và chúng tôi luôn tôn trọng những quyết định của một phụ nữ can đảm và dũng cảm như em. Chúng tôi là những người ở ngoài khả năng áp bức và trả thù nhỏ mọn của công an Nhà Nước VN nên chúng tôi có thể nói thẳng với họ rằng đem quyền lực ra áp bức hai mẹ con một thiếu phụ là một việc làm thiếu lương tâm, nhưng chúng tôi đã không ngăn cản được họ hành động một cách vô liêm sỉ như vậy.
Trong khi chờ đợi blogger Mẹ Nấm dành lại toàn vẹn quyền viết blog của mình, chúng tôi đã quyết định mở 1 trang blog đặc biệt lấy tên là “Bạn của Mẹ Nấm” để tiếp tục viết về những gì Mẹ Nấm đã từng tranh đấu và nỗ lực bảo vệ, để dầu bị công an Nhà Nước ngăn cản Mẹ Nấm vẫn hiện diện trong sinh hoạt của cộng đồng dân báo. Quý bạn blogger có điều gì nhắn gửi với Mẹ Nấm hay thông tin về Mẹ Nấm có thể sử dụng trang blog này, coi như đây là một trang blog thứ nhì của Mẹ Nấm.
Trang blog này tất nhiên sẽ rất vui mừng được loan tải những gì do Mẹ Nấm viết, nhưng vì Mẹ Nấm đang bị áp lực bởi công an, chúng tôi sẽ không loan tải những bài nào nghi ngờ là mạo nhận hoặc bài có chỉ dấu Mẹ Nấm phải viết dưới áp lực của công an.
Rất mong tới ngày Mẹ Nấm lấy lại được quyền Tự Do Internet, viết blog mà không bị áp lực, lúc đó chúng tôi sẽ xin chấm dứt trang blog này vì không còn cần thiết nữa.
Thế giới của mẹ Nấm – Một thế giới vì quê hương!
Trần Minh Đăng
Ghi chú: Bài vở hay ý kiến của quý bạn có thể gửi thẳng lên trang blog này hoặc gửi về địa chỉ email: tranminhdangbmn@gmail.com
Thưa Mẹ Nấm và quý bạn, quyền tự do ngôn luận cho xã hội là đáng quý, nhưng không xã hội văn minh nào lại đòi hỏi một thiếu phụ phải hy sinh tình mẫu tử và trách nhiệm đối với đứa con 3 tuổi để đổi lấy cái quyền tự do ngôn luận đó. Cho nên khi công an bắt "hứa không viết blog" mới thả về nhà với con, Mẹ Nấm phải hứa là đúng rồi ! Tuy nhiên một sự "chọn lựa" sau 10 ngày 9 đêm mất tự do chỉ là điều bị ép buộc, Mẹ Nấm không có nghĩa vụ gì phải tôn trọng một "lời hứa" bị ép buộc bởi những kẻ công an khủng bố! Dầu nói như vậy, nhưng sự quyết định là ở Mẹ Nấm, và chúng tôi luôn tôn trọng những quyết định của một phụ nữ can đảm và dũng cảm như em. Chúng tôi là những người ở ngoài khả năng áp bức và trả thù nhỏ mọn của công an Nhà Nước VN nên chúng tôi có thể nói thẳng với họ rằng đem quyền lực ra áp bức hai mẹ con một thiếu phụ là một việc làm thiếu lương tâm, nhưng chúng tôi đã không ngăn cản được họ hành động một cách vô liêm sỉ như vậy.
Trong khi chờ đợi blogger Mẹ Nấm dành lại toàn vẹn quyền viết blog của mình, chúng tôi đã quyết định mở 1 trang blog đặc biệt lấy tên là “Bạn của Mẹ Nấm” để tiếp tục viết về những gì Mẹ Nấm đã từng tranh đấu và nỗ lực bảo vệ, để dầu bị công an Nhà Nước ngăn cản Mẹ Nấm vẫn hiện diện trong sinh hoạt của cộng đồng dân báo. Quý bạn blogger có điều gì nhắn gửi với Mẹ Nấm hay thông tin về Mẹ Nấm có thể sử dụng trang blog này, coi như đây là một trang blog thứ nhì của Mẹ Nấm.
Trang blog này tất nhiên sẽ rất vui mừng được loan tải những gì do Mẹ Nấm viết, nhưng vì Mẹ Nấm đang bị áp lực bởi công an, chúng tôi sẽ không loan tải những bài nào nghi ngờ là mạo nhận hoặc bài có chỉ dấu Mẹ Nấm phải viết dưới áp lực của công an.
Rất mong tới ngày Mẹ Nấm lấy lại được quyền Tự Do Internet, viết blog mà không bị áp lực, lúc đó chúng tôi sẽ xin chấm dứt trang blog này vì không còn cần thiết nữa.
Thế giới của mẹ Nấm – Một thế giới vì quê hương!
Trần Minh Đăng
Ghi chú: Bài vở hay ý kiến của quý bạn có thể gửi thẳng lên trang blog này hoặc gửi về địa chỉ email: tranminhdangbmn@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
**
NGUYỄN HUY THIỆP * TRUYỆN NGẮN
**
**
Chuyện Ông Móng
**
Mấy năm trước nghe nói ở ngoại thành có một chợ bán phân nổi tiếng, " độc nhất vô nhị " nên tôi tò mò đến xem.
Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho mục ra, cho chín phân. Thế nào là ủ phân ? Phân tươi có nhiều loại : phân trâu bò, phân lợn, phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc) nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi. Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này. Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng. Người ta đào một cái hố ở ruộng, chất phân vào cùng với tro, trấu, rồi trát bùn non trộn với rơm bên ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân.
Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi, hoàn toàn không có phân ủ (phân chín) không có phân xanh (phân làm từ các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người.
Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được lót bằng bao ni-lông). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học sinh hay giấy báo.
Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc " mặt hàng " của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhạnh Dưới ánh đèn cao áp tựa như ánh trăng và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự bẩn thỉu, sự nghèo hèn, lam lũ và cần lao.
Những người bán phân đều bịt mặt hay đeo khẩu trang. Tất cả đều bán mua, mua bán một cách âm thầm chịu đựng, ít nhất đấy cũng là cảm giác ban đầu của tội Không có ai nói to tiếng hoặc mặc cả ráo riết như ở các chợ khác, chỉ trừ có mỗi một người, người này có vẻ như " ông chủ chợ ". Ông ta khoảng 60 tuổi, dáng người thấp đậm, đầu húi cua, mắt trố, quai hàm bạnh, ngực nở nang, chân tay rắn chắc. Ông ta không đeo khẩu trang hay bịt mặt, hoàn toàn chẳng có vẻ gì sợ hãi hay ghê tởm khi phải tiếp xúc, đụng chạm với các thùng phân bẩn thỉu và các dụng cụ dơ dáy ở đây. Tôi để ý thấy ông ta không mua, cũng không bán nhưng ông ta đi đi lại lại, nhắc nhở mọi người, xem xét, đánh giá từng thùng phân, bông đùa, góp ý cho những ai còn đang băn khoăn hay lưỡng lự. Ông ta khá linh hoạt, lanh lẹn. Sự linh hoạt của ông ta khiến cho phiên chợ sôi nổi hẳn lên nhưng cũng có vẻ gì khá bất nhẫn. Ông ta như một vị nhạc trưởng, như người giữ nhịp điệu cho cả phiên chợ quái đản này.
Có mấy người đôi co về hai sọt phân của một phụ nữ. Người phụ nữ này ăn mặc quần áo như một nhân viên Công ti vệ sinh. Người phụ nữ cầu cứu "ông chủ chợ " :
- Bác Móng ! Phân này của cháu mà chê là chua thì có ức không ?
Ông Móng (tức " ông chủ chợ ") đến gần xem xét. Ông ta dùng một cái gắp phân bằng cật tre, trông hơi giống một cái đũa cả sục sâu vào đáy sọt phân rồi rút ra, đưa lên mũi ngửi. Một con nhặng xanh bay nhoằng ở ngay trước mặt ông ta. Ông ta lùi một bước, quắc mắt, chuyển cái gắp phân từ tay trái sang tay phải rồi ước lượng đón đầu đường bay của con nhặng xanh, đập véo một cái vào không trung. Ông ta hô lớn :
- Chết này !
Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật xuống ở giữa sọt phân. Ông ta bình thản bảo người mua hàng :
- Phân tốt đấy, không chua đâu ! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào !
Người phụ nữ bảo :
- Vâng đúng ! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ tương đây này !
Ông Móng bảo :
- Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua ! Nát nhẽo nát nhèo... Thôi thì giảm một giá...
Người phụ nữ bảo :
- Cháu gánh kẽo kẹt suốt từ cửa ngoài ô đến đây, nặng ơi là nặng. . .
Ông Móng bảo :
- Cho chết ! Ai bảo tham múc nhiều nước vào. . . Mày phải chắt cho kiệt nước đi thì phân mới ngon !
Ở cuối chợ có ai trút hai thùng phân sang hai cái thúng sơn bị đổ ra đường. Ông Móng quát :
- Vét ngay ! Vét cho thật sạch ! Ban ngày người ta mà thấy phân dây ra đường là không còn để cho họp chợ nữa đâu !
Người bán hàng vét phân bằng một dụng cụ làm bằng tôn hơi giống như một cái thìa xúp to, có cán dài, cái này cũng gọi là móng. Tuy đã vét sạch nhưng trên mặt đường nhựa vẫn lầy nhầy một lớp váng nước bu đầy ruồi nhặng. Ông Móng đi đến, bắt người kia phải đi múc nước từ một con mương gần đấy lên để rửa đường.
Một thanh niên trẻ, người gầy nhẳng đẩy một xe phên đi đến. Đây là chiếc xe vẫn dùng để gom rác nhưng được sửa đi để đựng phận Những người không bán được hàng (ế hàng) hoặc hàng xấu (tức là phân lõng bõng toàn nước hay nhiều dòi quá) đều trút cả vào xe cho anh tạ Anh ta mua hết nhưng đều với giá rẻ, mọi người gọi là giá bèo, giá vứt đi, giá hết chợ. Ông Móng và anh này có vẻ thân nhạu Ông Móng khen :
- Làm được nhà, lấy được vợ chỉ nhờ vào phân ! Thế là nhất !
Anh ta cười, vẻ mãn nguyện, lấy thuốc lá ra mời ông Móng. Hai người đứng hút thuốc lá, bàn tán những chuyện gì đó không rõ nhưng nghe loáng thoáng có câu " nhất nghệ tinh, nhất thân vinh " với " sinh ư nghệ, tử ư nghệ ". . .
Phía cánh đồng ngoại thành bóng tối lễnh loãng dần, bắt đầu mờ mờ nhìn rõ mặt người. Những tia mặt trời đầu tiên hân hoan báo hiệu một ngày mới đang đến dần. Những tiếng rung động đầu tiên rất khẽ rồi cứ thế lan toả ra, lớn dần lên, liên hoàn ầm ào như có muôn ngàn tiếng sóng vỗ, như có muôn ngàn tiếng chim đập cánh, như rùng rùng tiếng dậm chân của cả đoàn người. Tiếng còi xe lửa, tiếng còi ô-tô lảnh lót vang lện Thành phố bắt đầu cựa mình thức dậy như một con mãnh thú to lớn, như một tên khổng lồ vĩ đại có rất nhiều tham vọng phàm tục, có rất nhiều ước mơ táo bạo cùng với năng lực ẩn tàng. Hắn vừa chậm rãi, lại nhanh nhẹn, vừa ngáp ngủ, lại tỉnh thức. Người ta không thể lường được một ngày của hắn rồi sẽ thế nào, hắn sẽ làm gì, hắn sẽ bắt đầu bữa tiệc thịt người ngay tức khắc hay sẽ hào hiệp vung tay gia ân rải bạc vàng lên khắp chốn cùng nơi như một đế vượng Thành phố ! Đấy là bao nhiêu nỗi kinh hoàng, bao nhiêu niềm vui hoan lạc ! Thành phố ! Ở đấy có cả biết bao cảnh giới thiên đường và sự đoạ đầy trong tầng tầng địa ngục !
Những người họp chợ phân tản đi rất nhanh, loáng cái chẳng thấy còn một người nào, cứ như là chui xuống đất. Ông Móng đi dọc cái chợ không còn một ai xem xét. Không biết ông ta lấy đâu ra một cái chổi nan dài, chỗ nào còn rớt lại ít phân thì ông ta dùng chổi rấp ngay vào bên rệ đường như để phi tạng Xong xuôi ông ta bước xuống con mương gần đấy rửa tay rồi lững thững đi vào quán phở vừa mới mở cửa bên đường. Ở đây ông được đón tiếp như một khách hàng quen biết thường xuyên đặc biệt. Chủ quán biết rõ ông thích ăn gì và ăn thế nào.
Sau lần tôi đến chợ phân, tôi đã làm quen với ông Móng, tìm cách trò chuyện với ông ta nhưng ông ta kín như bựng Tôi cũng đã nghe thiên hạ kể về ông ta nhiều chuyện nhưng đều " bán tín bán nghi ", chẳng biết thực hư thế nào.
Bốn chục năm trước, Móng là một thanh niên nông thôn chất phác. Anh ta sống ở một làng quê ven thành. Lớn lên Móng đi lính, đã từng sang Lào và Campuchia. Cũng có người nói hồi trẻ Móng khá tài hoa, cầm, kỳ, thi, hoạ đủ mùi.
Một dạo, đóng quân ở một vùng xa, Móng có làm quen và yêu một cô gái Chặm Cô gái tóc xoăn, da nâu, nồng nàn như lửa. Anh lính nhà quê chất phác si tình như bị hớp hồn. Họ kéo nhau vào rừng trước một pho tượng đá cổ tạc những hình thù kỳ dị mà mãi về sau Móng được nghe giải thích là tượng linga. Móng đòi cô gái trao thận Cô gái bắt Móng phải thề chung thuỷ với cộ Nửa đùa nửa thật, Móng thề :
- Nếu tôi không chung thuỷ với em thì suốt đời tôi đi hót cứt !
Cô gái vui vẻ, tự nguyện trao thận Sau đó Móng đã chuyển đi nơi khác. Anh ta quên ngay cô gái người Chặm Cuộc đời chinh chiến giang hồ bôn ba khắp nẻo, sau này Móng cũng đã nhiều lần gặp gỡ không ít những cô gái khác. Hết chiến tranh trở về quê quán, giống như nhiều người đàn ông có giáo dục và lương thiện khác đã qua thử thách, Móng lấy một cô gái làng, lập gia đình và sống cần cù, gương mẫu.
Tôi nghe kể nhưng không tin lắm vào câu chuyện trện Tôi hỏi ông Móng và biết ông làm việc ở chợ phân này mấy chục năm nay tình nguyện và không vụ lợi. Nhiều người cũng đã xác nhận việc ấy với tội Không có lẽ ông lại có tình yêu và lòng say mê với phân như khối người dở hơi chúng ta vẫn say mê văn chương nghệ thuật, toán học, chính trị hay đồ cổ ? Tôi có mang chuyện này trao đổi với một nhà sự Ông bảo :
- Sám hối vẫn thường là một nhu cầu tâm linh của người ta khi đã về già. Thế nào gọi là sám ? Thế nào gọi là hối ? Sám có nghĩa là ăn năn về những lỗi lầm mình đã phạm từ trước. Các nghiệp ác, các tội ngu si mê chấp, kiêu ngạo khinh mạn. . . hoàn toàn xin ăn năn hối lỗi, từ nay về sau không còn gây ra nữa. Thế gọi là sám. Hối có nghĩa là hối cải những điều lỗi có thể phạm phải sau này. Các nghiệp ác, các tội ngu mê, kiêu ngạo, ngông cuồng, ghen ghét. . . đã được giác ngộ sẽ phải dứt bỏ hẳn, không gây ra nữa. Thế gọi là hối, gọi chung là sám hối. Kẻ phàm phu mê chấp chỉ biết ăn năn những tội lỗi đã phạm phải từ trước mà không biết hối cải những tội lỗi về sau của mình thế là tội trước chưa diệt, lỗi sau lại sinh, vậy chưa thể gọi là sám hối được. Mỗi một thiện trí thức phải nung nấu lắm !
Tôi ngồi nghe, không hoàn toàn bằng lòng với cách giải thích như trên vì thấy ông Móng không có vẻ gì đang là người ăn năn sám hối. Tôi cũng đã dò hỏi về " linga " và các quan niệm về quả báo của người xựa Trong bái vật tổ - tôn giáo nguyên thuỷ (nhiều người coi là tà giáo) - hình tượng âm vật, dương vật giao cấu cũng khá phổ biến, chưa nghe nói vì báng bổ mà đến nỗi phải rước tai hoạ gì. Chắc chắn không hề có chuyện mê tín ở đậy Tiếp xúc với ông Móng, tôi thấy ông là người vô thần, cũng khá hồn nhiên chất phác yêu đời. Tôi băn khoăn quá, giải thích chuyện này cho thật thấu đáo kể cũng đau đầu.
- Không tôn giáo, không chính trị, không vụ lợi, không " sếch-xy " - Ông Móng bảo tôi - Nghề hót phân trên đời là nhất !
NGUYỄN HUY THIỆP
Hà Nội, xuân Tân Tị 2001
*
Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho mục ra, cho chín phân. Thế nào là ủ phân ? Phân tươi có nhiều loại : phân trâu bò, phân lợn, phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc) nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi. Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này. Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng. Người ta đào một cái hố ở ruộng, chất phân vào cùng với tro, trấu, rồi trát bùn non trộn với rơm bên ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân.
Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi, hoàn toàn không có phân ủ (phân chín) không có phân xanh (phân làm từ các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người.
Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được lót bằng bao ni-lông). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học sinh hay giấy báo.
Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc " mặt hàng " của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhạnh Dưới ánh đèn cao áp tựa như ánh trăng và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự bẩn thỉu, sự nghèo hèn, lam lũ và cần lao.
Những người bán phân đều bịt mặt hay đeo khẩu trang. Tất cả đều bán mua, mua bán một cách âm thầm chịu đựng, ít nhất đấy cũng là cảm giác ban đầu của tội Không có ai nói to tiếng hoặc mặc cả ráo riết như ở các chợ khác, chỉ trừ có mỗi một người, người này có vẻ như " ông chủ chợ ". Ông ta khoảng 60 tuổi, dáng người thấp đậm, đầu húi cua, mắt trố, quai hàm bạnh, ngực nở nang, chân tay rắn chắc. Ông ta không đeo khẩu trang hay bịt mặt, hoàn toàn chẳng có vẻ gì sợ hãi hay ghê tởm khi phải tiếp xúc, đụng chạm với các thùng phân bẩn thỉu và các dụng cụ dơ dáy ở đây. Tôi để ý thấy ông ta không mua, cũng không bán nhưng ông ta đi đi lại lại, nhắc nhở mọi người, xem xét, đánh giá từng thùng phân, bông đùa, góp ý cho những ai còn đang băn khoăn hay lưỡng lự. Ông ta khá linh hoạt, lanh lẹn. Sự linh hoạt của ông ta khiến cho phiên chợ sôi nổi hẳn lên nhưng cũng có vẻ gì khá bất nhẫn. Ông ta như một vị nhạc trưởng, như người giữ nhịp điệu cho cả phiên chợ quái đản này.
Có mấy người đôi co về hai sọt phân của một phụ nữ. Người phụ nữ này ăn mặc quần áo như một nhân viên Công ti vệ sinh. Người phụ nữ cầu cứu "ông chủ chợ " :
- Bác Móng ! Phân này của cháu mà chê là chua thì có ức không ?
Ông Móng (tức " ông chủ chợ ") đến gần xem xét. Ông ta dùng một cái gắp phân bằng cật tre, trông hơi giống một cái đũa cả sục sâu vào đáy sọt phân rồi rút ra, đưa lên mũi ngửi. Một con nhặng xanh bay nhoằng ở ngay trước mặt ông ta. Ông ta lùi một bước, quắc mắt, chuyển cái gắp phân từ tay trái sang tay phải rồi ước lượng đón đầu đường bay của con nhặng xanh, đập véo một cái vào không trung. Ông ta hô lớn :
- Chết này !
Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật xuống ở giữa sọt phân. Ông ta bình thản bảo người mua hàng :
- Phân tốt đấy, không chua đâu ! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào !
Người phụ nữ bảo :
- Vâng đúng ! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ tương đây này !
Ông Móng bảo :
- Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua ! Nát nhẽo nát nhèo... Thôi thì giảm một giá...
Người phụ nữ bảo :
- Cháu gánh kẽo kẹt suốt từ cửa ngoài ô đến đây, nặng ơi là nặng. . .
Ông Móng bảo :
- Cho chết ! Ai bảo tham múc nhiều nước vào. . . Mày phải chắt cho kiệt nước đi thì phân mới ngon !
Ở cuối chợ có ai trút hai thùng phân sang hai cái thúng sơn bị đổ ra đường. Ông Móng quát :
- Vét ngay ! Vét cho thật sạch ! Ban ngày người ta mà thấy phân dây ra đường là không còn để cho họp chợ nữa đâu !
Người bán hàng vét phân bằng một dụng cụ làm bằng tôn hơi giống như một cái thìa xúp to, có cán dài, cái này cũng gọi là móng. Tuy đã vét sạch nhưng trên mặt đường nhựa vẫn lầy nhầy một lớp váng nước bu đầy ruồi nhặng. Ông Móng đi đến, bắt người kia phải đi múc nước từ một con mương gần đấy lên để rửa đường.
Một thanh niên trẻ, người gầy nhẳng đẩy một xe phên đi đến. Đây là chiếc xe vẫn dùng để gom rác nhưng được sửa đi để đựng phận Những người không bán được hàng (ế hàng) hoặc hàng xấu (tức là phân lõng bõng toàn nước hay nhiều dòi quá) đều trút cả vào xe cho anh tạ Anh ta mua hết nhưng đều với giá rẻ, mọi người gọi là giá bèo, giá vứt đi, giá hết chợ. Ông Móng và anh này có vẻ thân nhạu Ông Móng khen :
- Làm được nhà, lấy được vợ chỉ nhờ vào phân ! Thế là nhất !
Anh ta cười, vẻ mãn nguyện, lấy thuốc lá ra mời ông Móng. Hai người đứng hút thuốc lá, bàn tán những chuyện gì đó không rõ nhưng nghe loáng thoáng có câu " nhất nghệ tinh, nhất thân vinh " với " sinh ư nghệ, tử ư nghệ ". . .
Phía cánh đồng ngoại thành bóng tối lễnh loãng dần, bắt đầu mờ mờ nhìn rõ mặt người. Những tia mặt trời đầu tiên hân hoan báo hiệu một ngày mới đang đến dần. Những tiếng rung động đầu tiên rất khẽ rồi cứ thế lan toả ra, lớn dần lên, liên hoàn ầm ào như có muôn ngàn tiếng sóng vỗ, như có muôn ngàn tiếng chim đập cánh, như rùng rùng tiếng dậm chân của cả đoàn người. Tiếng còi xe lửa, tiếng còi ô-tô lảnh lót vang lện Thành phố bắt đầu cựa mình thức dậy như một con mãnh thú to lớn, như một tên khổng lồ vĩ đại có rất nhiều tham vọng phàm tục, có rất nhiều ước mơ táo bạo cùng với năng lực ẩn tàng. Hắn vừa chậm rãi, lại nhanh nhẹn, vừa ngáp ngủ, lại tỉnh thức. Người ta không thể lường được một ngày của hắn rồi sẽ thế nào, hắn sẽ làm gì, hắn sẽ bắt đầu bữa tiệc thịt người ngay tức khắc hay sẽ hào hiệp vung tay gia ân rải bạc vàng lên khắp chốn cùng nơi như một đế vượng Thành phố ! Đấy là bao nhiêu nỗi kinh hoàng, bao nhiêu niềm vui hoan lạc ! Thành phố ! Ở đấy có cả biết bao cảnh giới thiên đường và sự đoạ đầy trong tầng tầng địa ngục !
Những người họp chợ phân tản đi rất nhanh, loáng cái chẳng thấy còn một người nào, cứ như là chui xuống đất. Ông Móng đi dọc cái chợ không còn một ai xem xét. Không biết ông ta lấy đâu ra một cái chổi nan dài, chỗ nào còn rớt lại ít phân thì ông ta dùng chổi rấp ngay vào bên rệ đường như để phi tạng Xong xuôi ông ta bước xuống con mương gần đấy rửa tay rồi lững thững đi vào quán phở vừa mới mở cửa bên đường. Ở đây ông được đón tiếp như một khách hàng quen biết thường xuyên đặc biệt. Chủ quán biết rõ ông thích ăn gì và ăn thế nào.
Sau lần tôi đến chợ phân, tôi đã làm quen với ông Móng, tìm cách trò chuyện với ông ta nhưng ông ta kín như bựng Tôi cũng đã nghe thiên hạ kể về ông ta nhiều chuyện nhưng đều " bán tín bán nghi ", chẳng biết thực hư thế nào.
Bốn chục năm trước, Móng là một thanh niên nông thôn chất phác. Anh ta sống ở một làng quê ven thành. Lớn lên Móng đi lính, đã từng sang Lào và Campuchia. Cũng có người nói hồi trẻ Móng khá tài hoa, cầm, kỳ, thi, hoạ đủ mùi.
Một dạo, đóng quân ở một vùng xa, Móng có làm quen và yêu một cô gái Chặm Cô gái tóc xoăn, da nâu, nồng nàn như lửa. Anh lính nhà quê chất phác si tình như bị hớp hồn. Họ kéo nhau vào rừng trước một pho tượng đá cổ tạc những hình thù kỳ dị mà mãi về sau Móng được nghe giải thích là tượng linga. Móng đòi cô gái trao thận Cô gái bắt Móng phải thề chung thuỷ với cộ Nửa đùa nửa thật, Móng thề :
- Nếu tôi không chung thuỷ với em thì suốt đời tôi đi hót cứt !
Cô gái vui vẻ, tự nguyện trao thận Sau đó Móng đã chuyển đi nơi khác. Anh ta quên ngay cô gái người Chặm Cuộc đời chinh chiến giang hồ bôn ba khắp nẻo, sau này Móng cũng đã nhiều lần gặp gỡ không ít những cô gái khác. Hết chiến tranh trở về quê quán, giống như nhiều người đàn ông có giáo dục và lương thiện khác đã qua thử thách, Móng lấy một cô gái làng, lập gia đình và sống cần cù, gương mẫu.
Tôi nghe kể nhưng không tin lắm vào câu chuyện trện Tôi hỏi ông Móng và biết ông làm việc ở chợ phân này mấy chục năm nay tình nguyện và không vụ lợi. Nhiều người cũng đã xác nhận việc ấy với tội Không có lẽ ông lại có tình yêu và lòng say mê với phân như khối người dở hơi chúng ta vẫn say mê văn chương nghệ thuật, toán học, chính trị hay đồ cổ ? Tôi có mang chuyện này trao đổi với một nhà sự Ông bảo :
- Sám hối vẫn thường là một nhu cầu tâm linh của người ta khi đã về già. Thế nào gọi là sám ? Thế nào gọi là hối ? Sám có nghĩa là ăn năn về những lỗi lầm mình đã phạm từ trước. Các nghiệp ác, các tội ngu si mê chấp, kiêu ngạo khinh mạn. . . hoàn toàn xin ăn năn hối lỗi, từ nay về sau không còn gây ra nữa. Thế gọi là sám. Hối có nghĩa là hối cải những điều lỗi có thể phạm phải sau này. Các nghiệp ác, các tội ngu mê, kiêu ngạo, ngông cuồng, ghen ghét. . . đã được giác ngộ sẽ phải dứt bỏ hẳn, không gây ra nữa. Thế gọi là hối, gọi chung là sám hối. Kẻ phàm phu mê chấp chỉ biết ăn năn những tội lỗi đã phạm phải từ trước mà không biết hối cải những tội lỗi về sau của mình thế là tội trước chưa diệt, lỗi sau lại sinh, vậy chưa thể gọi là sám hối được. Mỗi một thiện trí thức phải nung nấu lắm !
Tôi ngồi nghe, không hoàn toàn bằng lòng với cách giải thích như trên vì thấy ông Móng không có vẻ gì đang là người ăn năn sám hối. Tôi cũng đã dò hỏi về " linga " và các quan niệm về quả báo của người xựa Trong bái vật tổ - tôn giáo nguyên thuỷ (nhiều người coi là tà giáo) - hình tượng âm vật, dương vật giao cấu cũng khá phổ biến, chưa nghe nói vì báng bổ mà đến nỗi phải rước tai hoạ gì. Chắc chắn không hề có chuyện mê tín ở đậy Tiếp xúc với ông Móng, tôi thấy ông là người vô thần, cũng khá hồn nhiên chất phác yêu đời. Tôi băn khoăn quá, giải thích chuyện này cho thật thấu đáo kể cũng đau đầu.
- Không tôn giáo, không chính trị, không vụ lợi, không " sếch-xy " - Ông Móng bảo tôi - Nghề hót phân trên đời là nhất !
NGUYỄN HUY THIỆP
Hà Nội, xuân Tân Tị 2001
*
VĂN HÓA VIỆT NAM
***
Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Lê Mộng Nguyên Friday, 09 November 2001 Bảo Trâm
Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Lê Mộng Nguyên
Bảo Trâm (BT): Thầy bắt đầu sáng tác vào năm bao nhiêu tuổỉ,
Trong trường hợp, cảnh huống nào?
Lê Mộng Nguyên (LMN): Xin bắt đầu nói về thi văn, nguồn gốc của sáng tác nhạc trong trường hợp tôi. Làm thơ từ 9 tuổi và được nổi tiếng giỏi Việt văn ngay từ dạo ấy ở Huế, tại trường cao đẳng tiểu học Chaigneau, tôi diễn tả "Cái ghen của Hoạn Thư" trong một bài thi lên lớp được thầy quá khen và đã không ngần ngại cho điểm 20 trên 20... và sau này trong tuyển thi giữa các thí sinh trường trung học (concours général) ở cựu thủ đô đế quốc An - Nam, tôi chiếm Giải Nhất (Giải Thương Bảo Đại). Sở dĩ tôi bắt đầu bằng thơ và quốc ngữ vì hai điểm này có dính dáng đến sự nghiệp sáng tác âm nhạc của tôi. Nguyên do: hồi ấy, cạnh nhà tôi ở Chợ Cống (Phú Xuân) có anh Trần Kim Ngọc lớn hơn tôi độ ba bốn tuổi, biết tiếng tôi viết văn hay nên nhờ tôi đặt lời cho vài bản nhạc của anh sáng tác qua cây đàn mandoline.
Để thuận tiện, anh Ngọc dạy cho tôi đàn măng cầm và bán rẻ cho tôi cây đàn của anh vì anh quá thích lời tôi viết cho nhạc của anh. Từ đó, tôi tập đàn và bắt đầu sáng tác trên măng cầm (sau này, qua lục huyền cầm Y pha nho) và mặc dầu chưa đọc một sách nhạc lý nào cả, tôi tìm kiếm một mình và tự học qua những bản nhạc đã xuất bản lúc bấy giờ của Lưu Hữu Phước, như "Bạch Đằng Giang", "Nam Tiến", "Hội Nghị Diên Hồng"... hoặc nhạc hướng đạo như "Lên Đàng", "Gọi Đoàn"... hoặc những bản ca quốc tế đặt lời Việt như trong tập "Đời Vui Sướng" của Phạm Văn Xung, "Tiếng Chim Ca" của Lưu Ngọc Văn và Đào Văn Thiết...
Bài "Xuân Tươi" là bài tôi sáng tác đầu tiên năm 15 tuổi, tôi rất hãnh diện được báo "Quốc Gia" cho đăng ngay trong "Đặc San Mùa Xuân" (dưới bút hiệu Lan Đào là tên 2 người em gái của một người bạn thân thiết, anh Trần Đình Bá): Xuân về chào đời, Ngàn thắm tươi, Xuân về đầy lời tràn núi sông, Hát vang trong bao nhiêu lòng, Chào Quốc gia, mừng hát ca đời thắm hoa!... vân vân . Lời nhạc trong sáng, vô tư, đúng là hình ảnh của một thời êm đẹp đã qua! Sau đó tôi tự học (autodidacte) nhạc lý trong sách "La deuxieme année De Musique Solfège et Chants" của A. Marmontel, Paris Armand Colin 1890, cả thảy 336 trang nhưng rất đầy đủ vì có rất nhiều tỉ dụ lấy từ những bài nhạc lừng danh .
Về phần hoà âm, tác giả cho vài "Notions élémentaires d'harmonie", vỏn vẹn 6 trang mà thật quá ích lợi cho bất cứ người nào mới bắt đầu trong lãnh vực. Hiện giờ, tôi vẫn giữ cuốn sách cũ kỹ này của ông Marmontel với những lời mở đầu do các nhạc sĩ đại tài thuộc Bác sĩ Học viện Pháp (Institut de France) như Gounod, Massenet, Saint-Saẽns, Delibes... như một kỷ vật đáng tôn thờ. Từ nhạc vui mạnh đếnnhạc buồn lãng mạn (vì hoàn cảnh chiến tranh và những cuộc tình dang dở) và để tiếp theo hứng cảm của các tác giả tôi yêu chuộng như Văn Cao (Suối Mơ), Đặng Thế Phong (Con Thuyền Không Bến), Nguyễn Văn Thương (Đêm Đông), Hoàng Giác (Ngày Về), Dzoãn Mẫn (Biệt Ly), Anh Việt (Bến Cũ)... tôi đã làm trong những năm 1948, 49, 50 những bản nhạc mà hơn nửa thế kỷ sau người ta vẫn còn ưa thích, như : Nhớ Huế, Bài Thơ Huế, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Trăng Mờ Bên Suối... BT: Trong thời gian du học tại Pháp, thầy có sáng tác gì nữa không ? Nếu có, thì những sáng tác ấy mang chủ đề gì? Nếu không, xin thầy cho biết lý do tại sao ?
LMN: Trong mấy năm đầu: 1951, 1952 và 1953... ở Paris, tôi tiếp tục sáng tác, hôm nay dở lại bản thảo, thấy có nhiều bài diễn tả nỗi lòng cô quạnh của một người trai trẻ sống trên đất khách, xa nhà, quê hương và người yêu dấụ Nhớ nhà và ân nghĩa sinh thành, tôi viết bài "Lá Thư Cho Mẹ" và sau khi ba tôi mất, bài "Tìm Lại Ngày Xưa" để tặng hương hồn người thân phụ quá cố. Tôi có kể chuyện này trong bài tuỳ bút "Những cái chết đã qua trong đời tôi hay là những mảnh đời không tươi sáng ..." (xem Hồn Quê 6, ngày 15-06-2001). Về phần tình cảm và lãng mạn nhớ nhung, có bài "Tha Hương" (viết đêm 11-12-1950, 2 tháng sau khi tôi đặt chân xuống phi trường Orly (Paris) ngày 05-10- 1950, cung ré mineur với (hành nhạc): Tempo di English Waltz), chưa đặt lời... tôi cũng không hiểu tại sao . Đến lượt "Xuân Tha Hương" rất thiểu nảo, vân vân và từ Hiệp định Genève, một số bài tiêu biểu như: Sông Seine, bao giờ ta về nước Nảm Kiếp Giang Hồ, Xuân Về Nhớ Mãi Quê Hương, Bụi Đời (cảm đề phim do Lê Mộng Hoàng đạo diễn), và gần đây: Quê Tôi, đó là không kể Thu Trên Sông Seine, Giao Mùa, Thề Non Nước là những bài thơ của Vương Thu Thuỷ, Phạm Ngọc, Tản Đà được tôi phổ nhạc.
BT: 30 tháng 4 năm 1975, thầy đã nghĩ gì và làm gì trong ngày hôm ấy?
LMN: Ngày 30 tháng tư năm 1975, tôi đang có mặt ở Đại Học Besancon cách Paris chừng 400 cây số. Thật ra, tôi ở lại đây từ thứ hai 28 tây để giảng dạy Droit fiscal và Institutions financières và chấm thi khẩu vấn một số thí sinh, một tuần trước tuần cuối cùng của niên học 1974-1975. Trong Agenda, tôi có ghi: 14 thí sinh ngày 28, 6 ngày 29 và 30 ngày 30-04-1975. Và dưới ngày 30: Chute de Saigon. Tôi lấy tàu tối hôm ấy trở lại Paris mà lòng buồn vô hạn. Dạo ấy, tôi thuộc về giới "Turbo-Prof". (ở Paris, nhưng lấy tàu đi dạy ở tỉnh mỗi tuần một hai lần). Lẽ dĩ nhiên lúc nghe tin Saigon thủ đô VNCH mất, tôi không cầm được nước mắt. Nhưng tôi không ngạc nhiên vì đã được sửa soạn lâu trước về thảm hoạ nàỵ Ngày 26-03-1975: Huế thất thủ: tôi nhận được tin từ Saigon của anh Lê Mộng Đào (thư đề ngày 27-03-1975): Mạ, gia đình anh Tùng, chị Thừa đã di tản từ Huế trên con đường máu vào Đà Nẵng từ hôm 20/03.
Xe bò ngót hơn 24 tiếng trên đoạn đường 100 cây số. Đã vận động mọi cách, mạ mới vào được Saigon tối hôm qua, 26 tháng 03. Chỉ riêng một mình mạ, còn hai gia đình thân nhất là anh Tùng và chị Sum (khoảng 25 người) còn kẹt lại Đà Nẵng... Ngày 30-03-1975, Đà Nẳng mất: trong thư ngày 27/03 anh Lê Mộng Đào cho biết : ...Hôm nay lại nghe Đà Nẳng phải di tản đây! Sẽ có tàu thuỷ và máy bay ngoại quốc đến di tản. Không biết gia đình mình có di tản được không . Đành phú cho số mệnh... Ngày 17-03-1975: Chute de Phnom-Penh... và ngày 30- 04-1975! Tôi rất buồn vì từ nay sẽ không bao giờ gặp mặt lại gia đình mà tôi vừa mới về thăm tại Saigon và Huế từ ngày 12-12-1974 đến ngày 07-01-1975. Lúc tôi còn ở thủ đô VNCH, đã nghe tin Phước Long mất (ngày 03-01-1975).
BT: Lần đầu Trâm gặp thầy, trong giảng đường đại học vào năm 1986, Trâm lên bục giảng hỏi thầy: Phải thầy là tác giả của "Trăng Mờ Bên Suối" không ? Thầy đã nghĩ gì lúc ấY? Tâm trạng thế nàỏ Ngạc nhiên? Vui? Ngậm ngùi.
LMN: Trước hết, xin cảm ơn Trâm đã kể lại cuộc "gặp gở này trên NET và gần đây trên báo Nghệ Thuật của nhạc sĩ Lê Dinh ở Montréal, qua bài tuỳ bút "Kỷ niệm với tác giả của Trăng Mờ Bên Suối" rất dịu dàng và nhung nhớ, đã làm tôi xúc động vô cùng. Trâm viết năm 1998 mà tôi chỉ mới được đọc hồi tháng tư năm nay (2001) nghĩa là từ ngày tôi có Internet và gia nhập "Nhóm Sáng Tác" của Trâm và một số thân hữu chủ trương . Hồi ấy tôi chỉ thoáng nghe Phương Khanh nói là Trâm có viết một bài kỷ niệm với tôi rất hay nhưng tôi chưa vào Internet mà cũng không biết cách nào để đọc trên máy người khác. Lúc Trâm đến hỏi tôi năm 1986 sau bài học "Science Politique" tôi dạy hôm ấy cho sinh viên của Département "d'Administration Economique et Sociale" mà tôi được hân hạnh làm giám đốc (directeur) ở đại học Paris VIII, tôi hơi ngạc nhiên trong khoảnh khắc vì chuyện đã xưa rồi mà nay vẫn còn có người (một cô sinh viên nhỏ nhắn, xinh xắn và e dè) nhắc nhở trên đất khách, nhưng lòng thấy vui vui như một hạnh phúc mong manh đã trở lại sươi ấm một quả tim lưu lạc.
Hồi ấy, tôi không liên lạc nhiều với cộng đồng VN, nhưng mỗi lần gặp một sinh viên VN nhất là phái nữ ghi tên theo dõi những "khoa quyết tuyển" (matières à option) của tôi, là một nguồn hãnh diện mới... Sau đó, Trâm có tặng tôi một tập thơ (7 bài) với nhan đề "Hoàng Hôn Trắng" và một băng cassette audio trong đó Trâm tự hát và ghi âm (đàn đệm lục huyền cầm) những bài đượm tình nhung nhớ (như tôi đã kể lại trong "Từ Mây Khúc đến Hẹn Anh 15 Năm của Bảo Trâm - Trang Thanh Trúc hay là Paris và Montréal trong tình đời và tình người", ns Hồn Quê 7, ngày 15-07-2001).
BT: Trâm xem lại một số sáng tác của thầy, thấy chủ đề quê hương rất nhiều, hoặc nhắc về một tình yêu nào đó trong dĩ vãng và cái dĩ vãng ấy luôn luôn được lồng trong khung cảnh quê huơng . Có đúng như vậy không ? Và nếu quê hương luôn luôn hiện diện trong những nhạc phẩm của thầy, thầy có bao giờ trở lại quê quán chưa ? Có hoặc không, xin thầy có thể cho biết lý do ?
LMN: Xin Trâm biết rằng không những chỉ trong một số sáng tác mà hơn nữa tôi có thể nói là trong tất cả những sáng tác của tôi, bất kể là nhạc hùng từ Vó Ngựa Giang Hồ (1948) đến Việt Nam Thắm Tươi (2001) hay nhạc tình cảm từ Trăng Mờ Bên Suối (1949) hay Nhớ Huế (1950) cho đến Thề Non Nước (2001), qua gần một trăm bản nhạc mà tôi đã cho in hay viết ra, chủ đề duy nhất là quê hương đất nước, hứng cảm tận cùng là làng mạc, thôn xóm, sông Hương, núi Ngự với một dĩ vãng vừa êm dịu vừa thương đau, một mối tình dang dở nhưng đã trở thành bất diệt như bài Trăng Mờ Bên Suối (1949) làm tại quốc nội (xin xem tuỳ bút "TMBS hay là cuộc hành trình trong một quá khứ lãng mạn và thương yêu" của Lê Mộng Nguyên, Hồn Quê 9, ngày 15-09-2001) hay Xuân Tha Hương (hoặc Kiếp Tha hương) viết tại Paris (1952) trong những ngày đau khổ và cô quạnh trên đất khách...: Chỉ thiếu một mình em chiều nay phương trời Âu xa vờị Mây kéo lê thê, trời nước bao la kìa dòng sông Seine lơ lửng xuôi ngày tháng.
Mùa xuân đến khắp trời, khắp nơi người ta đi lướt thướt. Riêng tôi đứng nhìn, nhớ lại ngày qua cùng em sánh vai bên dòng đời âm thầm! Tôi nhớ sông Hương với giọng hò cô láị Khi thấy sông Seine nước đục lờ không tình yêu! Vườn hoa nơi đây lại gợi nhớ Văn Lâu . Sao lúc xuân về mà nước non âu sầủ Xa cách muôn trùng bởi vì đâu còn lưu luyến? Ngày xưa tiếng đàn còn thiết tha tình duyên! Bài này (do nhà xuất bản An Phú phát hành ở Saigon) đã được Thái Thanh hát lần đầu tiên tại Đài phát thanh Saigon trong năm 51-52 theo lời yêu cầu của người yêu của tôi còn ở lại bên nhà. Đầu năm nay (2001), tôi có viết nhạc phẩm "Ma Vie Sans Toi" (Đời Không Có Em), lời bằng tiếng Pháp (mà cũng là cả một bài thơ) theo nhạc của TMBS:
Pourquoi ne viens-tu pas en France?
Òu il fait bon vivre, ensemble
Nous continuons notre amour
Au bord de la Seine du bonheur.
Sous le beau ciel bleu de Paris
Notre idylle le jour, la nuit
Reprend son cours et sa passion
En bravant le destin du monde
AMOUR! Pour la vie ou pour un jour
Mon coeur bat pour toi mille fois encore
AMOUR! de mes jeunes années passées
à travers champs, dans les prés
les nuits d'été
Je ne sais pas pourquoi la vie
nous lie et nous désunit
Ma vie depuis ná cauun sens
Loin du pays de mon enfance
Souffrant, je vis au jour le jour
Dans cette vie sans ton amour
Từ ngày Saigon mất và để trả lời câu hỏi của Trâm, tôi không bao giờ có ý định trở lại cố hương... Tôi sẽ trở lại quê quán một ngày mai nước Việt thanh bình và dân tộc ấm no, hạnh phúc. Xin lỗi Trâm, tôi không muốn nói thêm nhiều về chuyện này.
BT: Trâm quen biết thầy từ năm 1986, nhưng không bao giờ thấy thầy có mặt trong những buổi sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng VN. Mà phải chờ mãi đến đầu những năm 90, tình cờ mới được gặp thầy trong một buổi văn nghệ của Tổng Hội Sinh Viên VN tại Paris tổ chức. Xin thầy cho biết, trong cái khoảng thời gian ấy, có nghĩa là từ lúc Trâm gặp thầy vào năm 1986 đến 1990, sinh hoạt thường ngày của thầy là gì và những sáng tác vẫn tiếp tục ra đời hay đã bị gián đoạn?
LMN: Nếu riêng Trâm lần đầu thấy tôi trong đêm văn nghệ Tết của THSV năm 1990, đó không phải là lần đầu tôi có mặt trong một buổi văn nghệ của đồng bào mình tổ chức. Thật ra, những năm trước đó, năm nào tôi cũng có mặt tại Nhà Hát Lớn Maubert- Mutualité để ủng hộ sinh viên quốc gia (nhà tôi cách đó chừng hai phút đi bộ thôi). Trước 1990 và ngay từ năm 1977-1978, tôi đã thuộc vào nhóm tranh đấu cho tái lập nhân quyền ở VN và cứu trợ nạn thuyền nhân vượt biển (boat people) do chủ nhiệm báo Quê Mẹ Võ Văn Ái cùng Phương Anh và Ỷ Lan đề khởi, nhắm mục đích việc thuê chiếc Tàu "Đảo Ánh Sáng" - Ile đe-Lumière (lúc ấy Trâm mới 12 tuổi mà cũng vừa mới đặt chân trên đất Pháp thành thử không làm sao theo dõi được) vào khoảng tháng 4-1979, với sự kêu gọi ủng hộ của các nhóm trí thức người Pháp không phân biệt tả hữu, như Jean-Paul Sartre, Raymond Aron, Simone de Beauvoir, Maurice Clavel, Jean Lacouture, André Glucksman, Yves Montand, Olivier Tođ,
Bernard Kouchner...
Từ dạo ấy tôi có viết nhiều bài báo phần đông bằng tiếng Pháp về vấn đề Việt Nam, ngoài ra phải lo giảng dạy ở đại học Besancon, hơn nữa (tương tự bất cứ giảng sư đại học nào) phải làm "travaux scientifiques" rất nhiều (khảo cứu về luật hiến pháp và khoa học chính trị, đăng báo và xuất bản nhiều sách) để được thăng trật và thuyên chuyển lên đại học Paris VIII từ năm 1984-1985. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1990, tôi không có nhiều thì giờ để sáng tác nhạc mặc dầu hứng cảm lúc nào cũng dồi dào (lâu lâu cho đăng một nhạc mới trên báo chí hải ngoại và nhất là trên những đặc san Mùa Xuân).
Ngoài ra, bắt đầu 1993 tôi viết thường xuyên những bài về chính trị VN và quốc tế (bằng Pháp ngữ) trên bán nguyệt san "L'Appel de la Nation", và từ 1995 trên nguyệt san song ngữ "Tin Tức" cùng trên tạp chí tam cá nguyệt "Human Rights" (Huntington Beach) hay những bài phê bình văn nghệ trên Nguyệt san Nghệ Thuật của nhạc sĩ Lê Dinh ở Montréal...
BT: Động cơ nào thúc đẩy thầy gia nhập những sinh hoạt của cộng đồng VN tại Paris?
LMN: Nỗi nhớ nhà, thương nước, thương đồng bào, hận vong quốc... đã là những lý do trong việc tôi tham gia (với chút thì giờ còn lại ngoài công ăn việc làm và viết lách), tôi nói tham gia chứ không phải gia nhập vào hội này hội khác. Tôi muốn đứng ngoài hội hè để làm việc có hiệu quả hơn, cho nên luôn từ chối làm chủ tịch, tổng thư ký hay thành viên ban quản trị của nhóm này hay nhóm khác. Tôi muốn, với những bài báo, bài nhạc, bài thơ, làm cho dư luận quốc tế chú ý đến tình trạng đau khổ của đồng bào quốc nộị Bài "Thề Non Nước" tôi phổ nhạc thơ Tản Đà, muốn nói lên nỗi đoạn trường vô cùng tận của tôi trên xứ lạ, lúc nào cũng hướng về quê cha đất tổ và như nữ sĩ Bảo Trâm đã viết rất chính xác để kết thúc bài tuỳ bút êm đẹp và nhung nhớ của nàng "Kỷ Niệm Với Tác Giả Của Trăng Mờ Bên Suối": Nước có trôi đến đâu cũng trở về nguồn!
BT: Xin thầy cho biết những dự định trong tương lai?
LMN: Tôi sống rất nhiều trong hiện tại... Nhưng để trả lời câu hỏi của Trâm: Trong tương lai rất gần (nghĩa là trong một, hai hoặc ba tháng... hay sang năm) tôi sẽ cho xuất bản sách "Phê Bình Văn Nghệ" (Thi Văn Nhạc Sĩ Hải Ngoại), và một tuyển tập bằng Pháp ngữ "Contes philosophiques asiatiques" cùng một biên khảo "La Guerre Civile Vietnamienne" (khoảng chừng 500 trang). Về phần sáng tác âm nhạc, tôi vừa nhận được thư của một nhà xuất bản Pháp muốn liên lạc với tôi (qua SACEM) xin cho in một số nhạc của tôi như: Ma Vie Sans Toi, La Légende de My Chau et Trong Thuy, v.v...
BT: Để kết thúc, Trâm có vài câu hỏi nhỏ mà thầy chỉ cần trả lời bằng một câu hay một chữ mà thôi. Một chữ thôi cũng đủ nói lên tất cả: Tôn giáo?
- Tự Do Tín Ngưỡng (Liberté de Croyance).
- Chủ Nghĩa?
- Dân Chủ Tự Do (Démocratie Libérale) .
- Màu sắc?
- Xanh trời (Bleu ciel).
- Mùa
- Mùa Thu (Automne).
- Thần tượng?
- Gandhi (1869-1948).
- Điện ảnh?
- Apocalypse Now của F.F. Coppola.
- Văn chương?
- Nguyễn Du (Kim Vân Kiều); Victor Hugo (Les Misérables).
- Âm nhạc?
- Mozart.
- Uư điểm?
- Tôi là một con người tình cảm (Je suis un sentimental).
- Khuyết điểm?
- Tôi không biết nói: Không! (Je ne sais pas dire non !).
- Câu dẫn chứng tiêu biểu?
- Bốn câu thơ của Lamartine (trích bài "L'Isolement", trong thi tập
"Méditations Poétiques"):
Que me font ces vallons, ces palais, ces chaumières,Xin tạm dịch:
Vains objets dont pour moi le charme est envolé?
Fleuves, rochers, forêts, solitudes si chères,
Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé!
Trước thung lũng, đền đài và nhà lá- Tôi hy vọng trong một ngày mai rất gần tất cả nhân loại sẽ
Ngoại vật trống không, mê ảo rụng rời
Cả những sông, núi đá, khu rừng thẳm
Từng ẩn núp mộng tương với cô liêu
Nay thiếu bóng một người yêu muôn thuở
Tâm hồn ta như hoang vắng, quạnh hịu
Khát vọng?
chung sống trong tự do, hạnh phúc và thân tình.
Pourquoi ne viens-tu pas en France?
Òu il fait bon vivre, ensemble
Nous continuons notre amour
Au bord de la Seine du bonheur.
Sous le beau ciel bleu de Paris
Notre idylle le jour, la nuit
Reprend son cours et sa passion
En bravant le destin du monde
AMOUR! Pour la vie ou pour un jour
Mon coeur bat pour toi mille fois encore
AMOUR! de mes jeunes années passées
à travers champs, dans les prés
les nuits d'été
Je ne sais pas pourquoi la vie
nous lie et nous désunit
Ma vie depuis ná cauun sens
Loin du pays de mon enfance
Souffrant, je vis au jour le jour
Dans cette vie sans ton amour
Từ ngày Saigon mất và để trả lời câu hỏi của Trâm, tôi không bao giờ có ý định trở lại cố hương... Tôi sẽ trở lại quê quán một ngày mai nước Việt thanh bình và dân tộc ấm no, hạnh phúc. Xin lỗi Trâm, tôi không muốn nói thêm nhiều về chuyện này.
BT: Trâm quen biết thầy từ năm 1986, nhưng không bao giờ thấy thầy có mặt trong những buổi sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng VN. Mà phải chờ mãi đến đầu những năm 90, tình cờ mới được gặp thầy trong một buổi văn nghệ của Tổng Hội Sinh Viên VN tại Paris tổ chức. Xin thầy cho biết, trong cái khoảng thời gian ấy, có nghĩa là từ lúc Trâm gặp thầy vào năm 1986 đến 1990, sinh hoạt thường ngày của thầy là gì và những sáng tác vẫn tiếp tục ra đời hay đã bị gián đoạn?
LMN: Nếu riêng Trâm lần đầu thấy tôi trong đêm văn nghệ Tết của THSV năm 1990, đó không phải là lần đầu tôi có mặt trong một buổi văn nghệ của đồng bào mình tổ chức. Thật ra, những năm trước đó, năm nào tôi cũng có mặt tại Nhà Hát Lớn Maubert- Mutualité để ủng hộ sinh viên quốc gia (nhà tôi cách đó chừng hai phút đi bộ thôi). Trước 1990 và ngay từ năm 1977-1978, tôi đã thuộc vào nhóm tranh đấu cho tái lập nhân quyền ở VN và cứu trợ nạn thuyền nhân vượt biển (boat people) do chủ nhiệm báo Quê Mẹ Võ Văn Ái cùng Phương Anh và Ỷ Lan đề khởi, nhắm mục đích việc thuê chiếc Tàu "Đảo Ánh Sáng" - Ile đe-Lumière (lúc ấy Trâm mới 12 tuổi mà cũng vừa mới đặt chân trên đất Pháp thành thử không làm sao theo dõi được) vào khoảng tháng 4-1979, với sự kêu gọi ủng hộ của các nhóm trí thức người Pháp không phân biệt tả hữu, như Jean-Paul Sartre, Raymond Aron, Simone de Beauvoir, Maurice Clavel, Jean Lacouture, André Glucksman, Yves Montand, Olivier Tođ,Bernard Kouchner...
Từ dạo ấy tôi có viết nhiều bài báo phần đông bằng tiếng Pháp về vấn đề Việt Nam, ngoài ra phải lo giảng dạy ở đại học Besancon, hơn nữa (tương tự bất cứ giảng sư đại học nào) phải làm "travaux scientifiques" rất nhiều (khảo cứu về luật hiến pháp và khoa học chính trị, đăng báo và xuất bản nhiều sách) để được thăng trật và thuyên chuyển lên đại học Paris VIII từ năm 1984-1985. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1990, tôi không có nhiều thì giờ để sáng tác nhạc mặc dầu hứng cảm lúc nào cũng dồi dào (lâu lâu cho đăng một nhạc mới trên báo chí hải ngoại và nhất là trên những đặc san Mùa Xuân).
Ngoài ra, bắt đầu 1993 tôi viết thường xuyên những bài về chính trị VN và quốc tế (bằng Pháp ngữ) trên bán nguyệt san "L'Appel de la Nation", và từ 1995 trên nguyệt san song ngữ "Tin Tức" cùng trên tạp chí tam cá nguyệt "Human Rights" (Huntington Beach) hay những bài phê bình văn nghệ trên Nguyệt san Nghệ Thuật của nhạc sĩ Lê Dinh ở Montréal...
BT: Động cơ nào thúc đẩy thầy gia nhập những sinh hoạt của cộng đồng VN tại Paris?
LMN: Nỗi nhớ nhà, thương nước, thương đồng bào, hận vong quốc... đã là những lý do trong việc tôi tham gia (với chút thì giờ còn lại ngoài công ăn việc làm và viết lách), tôi nói tham gia chứ không phải gia nhập vào hội này hội khác. Tôi muốn đứng ngoài hội hè để làm việc có hiệu quả hơn, cho nên luôn từ chối làm chủ tịch, tổng thư ký hay thành viên ban quản trị của nhóm này hay nhóm khác. Tôi muốn, với những bài báo, bài nhạc, bài thơ, làm cho dư luận quốc tế chú ý đến tình trạng đau khổ của đồng bào quốc nộị Bài "Thề Non Nước" tôi phổ nhạc thơ Tản Đà, muốn nói lên nỗi đoạn trường vô cùng tận của tôi trên xứ lạ, lúc nào cũng hướng về quê cha đất tổ và như nữ sĩ Bảo Trâm đã viết rất chính xác để kết thúc bài tuỳ bút êm đẹp và nhung nhớ của nàng "Kỷ Niệm Với Tác Giả Của Trăng Mờ Bên Suối": Nước có trôi đến đâu cũng trở về nguồn!
BT: Xin thầy cho biết những dự định trong tương lai?
LMN: Tôi sống rất nhiều trong hiện tại... Nhưng để trả lời câu hỏi của Trâm: Trong tương lai rất gần (nghĩa là trong một, hai hoặc ba tháng... hay sang năm) tôi sẽ cho xuất bản sách "Phê Bình Văn Nghệ" (Thi Văn Nhạc Sĩ Hải Ngoại), và một tuyển tập bằng Pháp ngữ "Contes philosophiques asiatiques" cùng một biên khảo "La Guerre Civile Vietnamienne" (khoảng chừng 500 trang). Về phần sáng tác âm nhạc, tôi vừa nhận được thư của một nhà xuất bản Pháp muốn liên lạc với tôi (qua SACEM) xin cho in một số nhạc của tôi như: Ma Vie Sans Toi, La Légende de My Chau et Trong Thuy, v.v...
BT: Để kết thúc, Trâm có vài câu hỏi nhỏ mà thầy chỉ cần trả lời bằng một câu hay một chữ mà thôi. Một chữ thôi cũng đủ nói lên tất cả: Tôn giáo?
- Tự Do Tín Ngưỡng (Liberté de Croyance).
- Chủ Nghĩa?
- Dân Chủ Tự Do (Démocratie Libérale) .
- Màu sắc?
- Xanh trời (Bleu ciel).
- Mùa
- Mùa Thu (Automne).
- Thần tượng?
- Gandhi (1869-1948).
- Điện ảnh?
- Apocalypse Now của F.F. Coppola.
- Văn chương?
- Nguyễn Du (Kim Vân Kiều); Victor Hugo (Les Misérables).
- Âm nhạc?
- Mozart.
- Uư điểm?
- Tôi là một con người tình cảm (Je suis un sentimental).
- Khuyết điểm?
- Tôi không biết nói: Không! (Je ne sais pas dire non !).
- Câu dẫn chứng tiêu biểu?
- Bốn câu thơ của Lamartine (trích bài "L'Isolement", trong thi tập
"Méditations Poétiques"):
Xin tạm dịch:
Que me font ces vallons, ces palais, ces chaumières,
Vains objets dont pour moi le charme est envolé?
Fleuves, rochers, forêts, solitudes si chères,
Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé!
Trước thung lũng, đền đài và nhà lá- Tôi hy vọng trong một ngày mai rất gần tất cả nhân loại sẽ
Ngoại vật trống không, mê ảo rụng rời
Cả những sông, núi đá, khu rừng thẳm
Từng ẩn núp mộng tương với cô liêu
Nay thiếu bóng một người yêu muôn thuở
Tâm hồn ta như hoang vắng, quạnh hịu
Khát vọng?
chung sống trong tự do, hạnh phúc và thân tình.
Bảo Trâm thực hiện
(Paris, ngày 31 tháng 10-2001)
http://www.vietnhac.org/cms/index.php?option=com_content&task=view&id=190&Itemid=53
KINH TẾ
***
KHUYNH HƯỚNG THẬN TRỌNG
TRƯỚC TÌNH HÌNH KINH TẾ THOÁI TRÀO?
KHUYNH HƯỚNG THẬN TRỌNG
TRƯỚC TÌNH HÌNH KINH TẾ THOÁI TRÀO?
GS. Nguyễn Cao Hách
Vì quá nhiều người lo sợ là nền kinh tế nói chung sẽ “rơi”
vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài, nên cuộc lo sợ
chung về một tương lai quá mờ ám đã gây nên một khủng hoảng tâm
lý: tỷ số kỹ nghệ Dow Jones (Dow Jones Industrial Average) đã sụt
mạnh, sụt thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Tổng số cầu đối với
mọi hàng hóa và dịch vụ đã giảm bớt rất nhiều, và tổng số thu
hoạch của các ngân hàng đã sụt rất sâu. Các số thống kê của kinh
tế Mỹ báo hiệu là: toàn thể nền kinh tế Mỹ rất có thể xuống thấp
hơn bao giờ hết so với giai đoạn 30 năm vừa qua. Các tin tức bất
ổn đó, đi đôi với tin tức bi quan trên thị trường chứng khoán và thị
trường tín dụng (credit market) đủ để quét sạch mọi thái độ và tin
tưởng lạc quan sau mấy vụ tăng số lượng tín dụng cho các ngân
hàng tín dụng ngay ngày 13-10 vừa qua. Tỷ số Dow vừa mới tụt giốc
733 điểm, tức là gần 8%, vì quá nhiều người lo sợ là Mỹ bắt đầu
một giai đoạn kinh tế thoái trào (economic recession). Không ai
tin tưởng là các ngân hàng thương mại (commercial banks) có đủ
khả năng và thiện chí để đẩy toàn thể nền kinh tế lên một giai
đoạn thịnh vượng lâu dài. Người nào có sẵn tiết kiệm (savings)
đều tỏ thái độ dè dặt, không tin tưởng lạc quan về tương lai, ảnh
hưởng đến tiêu thụ và đầu tư.
Không những tỷ số Dow mà thôi: nhiều tỷ số kinh tế khác
cũng biến chuyển theo cùng chiều: tỷ số Standard & Poor’s 500
cũng tụt giốc 9%. Nói tổng quát thì giới đầu tư chứng khoán bị
thiệt mất một triệu triệu (số 1 theo sau bởi 12 số không) vì thị
trường chứng khoán đã tụt giốc quá mạnh. Còn nhiều triệu chứng
suy bại khác nữa: tổng số cầu đối với các nguyên liệu kỹ nghệ
(industrial raw materials) cũng tụt giốc mau chóng, nhất là giá dầu hỏa
và kim khí đồng (copper). Tụt giốc của các chứng khoán (stocks)
đã đẩy giới đầu tư (investors) vào khu vực chắc chắn hơn, nhất là
trái phiếu kho bạc (Treasury Bond). Vì số cầu tăng quá mau, nhất
là Trái Phiếu Kho Bạc hai năm (Two-year Treasury Bond) nên giá
đã tăng và số lời đã tụt xuống 1.6%. Nhiều biến chuyển bất lợi
dồn dập, rồi lại nhiều tin đồn đại về nhược điểm của toàn thể hệ
thống kinh tài, nhất là trong lãnh vực kỹ nghệ quỹ đầu cơ
((hedge-fund industry).
Thế vẫn chưa đủ để gây một bầu không khí hoang mang. Mới
đây, chủ tịch Dự Trữ Liên bang (Federal Reserve chairman) Ben
Bernanke nhấn mạnh là toàn thể nền kinh tế sẽ gặp một thời kỳ khó
khăn mặc dù là chính phủ liên bang (Federal Government) đã giải
phóng 700 tỉ ($700 billion, nghĩa là số 7 theo sau 11 số không)
để các ngân hàng kinh tế có đủ phương tiện tăng hoạt động kinh tê
toàn diện. Ông Bernanke đã nói: “Ổn cố
thị trường tài chánh là bước quan trọng đầu tiên, nhưng dù nó có
ổn cố như ta hy vọng, không phải vì thế mà kinh tế phục hưng lập
tức. Sau chót, đường tiến của hoạt động kinh tế, sau thời kỳ ngắn
sắp tới, sẽ tùy thuộc phần lớn vào thị trường tài chánh và tín
dụng trở lại mức hoạt động bình thường hơn”
(“Stabilization of the financial markets is a critical first
step, but even if they stabilize as we hope they will, broader
economic recovery will not happen right away. Ultimately, the trajectory
of economic activity beyond the next few quarters will depend
greatly on the extent to which financial and credit markets
return to more normal functioning”.
Ông Bernanke nhấn mạnh rằng nền kinh tế đã bắt đầu thoái
hoá ngay trước cuộc khủng hoảng tài chánh trong tháng 9 vừa qua:
thí dụ, toàn thể guồng máy sản xuất đã chậm lại; khối xuất cảng
đã giảm dần; giá bất động sản đã tụt giốc mau chóng; sức tiêu thụ
của toàn dân đã tiệm giảm; khối đầu tư tổng quát xuống giốc; vốn
đầu tư cũng xuống.. Ông Bernanke không nói rõ một điểm quan trọng là lãi suất (interest
rate) có xuống hay không, vì nó là một điểm đặc biệt trong mọi
dự án đầu tư. Hiện nay còn một trạng thái quan trọng hơn nhiều:
người ta e rằng toàn thể nền kinh tế Mỹ bắt đầu một giai đoạn khó
khăn hơn nữa vì người nào có khả năng đầu tư cũng hy vọng và đòi hỏi
một lãi suất quá lớn, số lãi đặc biệt để đền bù vào số lỗ vốn mà ai
cũng lo sợ vì kinh nghiệm vừa qua quá sâu cay. Trước những biến
chuyển quá bất lợi nó có thể làm mất hết số vốn đầu tư, thì một
lãi suất, dù lớn tới đâu, cũng có thể biến số vốn thành con số
không. Biến chuyển gần đây biểu thị chiều hướng nào?
Người ta e rằng toàn thể nền kinh tế Mỹ không sao tránh
được một thời suy bại nặng nề. Triệu chứng đầu tiên là rất nhiều
người lo sợ vì hiện nay rất nhiều người đã mất việc; lợi tức của
những người làm thuê cứ giảm dần vì số người thất nghiệp tăng quá
mau, nó khiến các thứ nhật dụng rất khó bán, và mọi đồ nhật dụng
quá ế ẩm sẽ khiến lợi tức của các nhà sản xuất ra chúng giảm;
nghĩa là khả năng tiêu thụ của đại chúng giảm có thể lôi toàn thể
nền kinh tế xuống giốc. Bộ Thương Mại (Commerce Department) vừa cho
biết rằng trong tháng vừa qua số tiêu thụ đại chúng đã giảm 2%,
nghĩa là ta có thể bắt đầu một giai đoạn suy bại. Phải chăng ta
đang bắt đầu một thời kỳ suy bại? Có phải là quá bi quan hay
không nếu ta chờ đợi một giai đoạn xuống giốc còn sâu xa hơn nữa?
Các số chi về tiêu thụ (consumer spending) vẫn được coi là căn
bản để đo lường hướng tiến của toàn thể nền kinh tế. Khả năng
tiêu thụ của toàn dân cứ giảm dần tức là toàn thể nền kinh tế bắt
đầu một thời kỳ suy bại. Vì chi về tiêu thụ (consumer spending) đo
lường khả năng kiếm lợi tức của toàn dân, - nghĩa là đo lường
hướng tiến của toàn thể nền kinh tế. Mà thống kê (statistics)
xuất bản tới nay không cho phép lạc quan chút nào. Trong ba tháng
vừa qua, số xe hơi bán đã giảm 3.8%, và cùng thời kỳ đó, mọi thứ
nhật dụng khác đều giảm bớt: đồ đạc, điện khí (electronics),
quần áo, thực phẩm mọi loại.
Không những tại Hoa Kỳ mà thôi: nhiều xứ khác tại Âu và Á
Châu cũng bắt đầu một giai đoạn tương tự. Giá xăng đang lên cao
(quá 4 dollars một gallon) nay sụt xuống (gần 3 dollars một
gallon) vì mọi người cố sức giảm số tiêu thụ để nhường bước cho
nhiều thứ chi tiêu khác cần thiết hơn. Dầu thô (crude oil) đang
quá 100 dollars một thùng, nay giảm xuống còn dưới 70 dollars một thùng
(tuần thứ ba của tháng 10/08), mà tổng số tiêu thụ vẫn cứ giảm
dần mãi! Trong khi đó, thị trường tín dụng vẫn gặp nhiều khó
khăn, nghĩa là các ngân hàng thương mại không cho vay được để
thúc đẩy kinh tế hoạt động, - mà guồng máy sản xuất sẽ không hoạt
động thêm được vì khả năng tiêu thụ của toàn dân quá yếu kém.
Ngay tại Hoa Kỳ, chính phủ đầu tư vào hệ thống ngân hàng
tới 700 tỉ Mỹ Kim mà toàn thể nền kinh tế vẫn không thấy hoạt
động hơn chút nào, nghĩa là hoạt động sản xuất vẫn chưa thấy
tăng. Tại sao thế? Vì một phần lớn kinh tế Mỹ hoạt động trong
ngành xuất cảng, mà các xứ vẫn tiêu thụ hàng Mỹ đang bị trói buộc
trong một thời kỳ suy bại. Vả lại, ngay hệ thống ngân hàng Mỹ cũng đang
lúng túng. Nhà nước cấp phát 700 tỉ dollars để ngân hàng thúc
đẩy guồng máy sản xuất hoạt động nhiều hơn; nhưng sản xuất nhiều
hơn thì bán cho ai?, vì mãi lực của người tiêu thụ hiện quá yếu
kém!
Ta hãy xét trường hợp của hai ngân hàng thương mại lớn bậc
nhất tại xứ này: J. P. Morgan Chase và Wells Fargo. Cả hai cùng
tuyên bố rằng bộ cho vay (consumer operations department) không
thể hoạt động thêm vì tùy thuộc vào khối tín dụng (volume of
credit) tăng hay giảm, không phải vì ngân hàng muốn cho vay nhiều
hay ít. Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã tóm tắt mức hoạt động kinh tế từng
khu vực trong toàn quốc, đo lường điều kiện hoạt động của mỗi ngành,
và đã đo lường rõ ràng điều kiện hoạt động quá khó khăn của mỗi
khu vực. Toàn xứ thì tóm tắt như sau: Sở dĩ toàn thể nền kinh tế trì trệ là vì không mấy ai tin tưởng lạc quan vào tương lai (high level of uncertainty about the economic outlook or concerns over the availability of credit).
Nói chung thì giới giàu có xưa nay vẫn thừa mãi lực trong
các tiêu thụ phô trương (conspicuous consumption) nay cũng tự
giới hạn trong các dịch vụ mua bán (cautious shoppers). Tự nhiên,
các sản phẩm xa xỉ nay ế ẩm, như xe hơn loại sang, các sản phẩm
điện tử (electronics), các hàng phô trương (như đồ fashion,
jewelry), du lịch xa xỉ v.v. Ngày nay, các tiêu thụ phô trương đó
đều giảm bớt. Đó cũng là một khía cạnh đẩy nền kinh tế từ từ xuống
giốc./.
GS.Nguyễn Cao Hách
**
LICH SỬ VIỆT NAM
***
"Thời đại của tôi" tập 1, là phần trình bày lịch sử nước nhà từ lúc quân Pháp chiếm miền Nam Việt Nam từ cuối những năm 1850, tới giai đoạn Việt Nam trong cuộc thế chiến 1939-1945, rồi Việt Nam giành độc lập, sau đó trong cảnh phân chia lãnh thổ, tái thống nhất, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa dẫn tới phong trào di tản ra nước ngoài của hàng triệu người Việt Nam…. quả đúng là một công trình nghiên cứu lịch sử nước nhà thời cận đại và hiện đại.
Nhưng phần mục lục tập 2 quyển "Thời đại của tôi" được tác giả giới thiệu trước ở những trang cuối cho thấy thực ra, ngoài vai trò biên khảo, "Thời đại của tôi" tập 1 là phần dạo đầu quyển tự thụật của một chứng nhân lịch sử, đã kinh qua bao nỗi thăng trầm của đất nước và của chế độ miền nam Việt Nam.
Điều đáng nói, "Thời đại của tôi" , tập 1 là một cách nhìn mới mẻ về lịch sử Việt Nam 100 năm qua. Mới mẻ cũng vì cách sưu tầm tài liệu và cũng vì tư cách không phải là sử gia của tác giả, tạo thú vị cho người đọc
**
"Thời đại của tôi", một cách nhìn lại lịch sử cận và hiện đại Việt Nam
Ánh Nguyệt
Bài đăng ngày 21/10/2009 Cập nhật lần cuối ngày 22/10/2009 13:20 TU
"Thời
đại của tôi" là một tác phẩm biên khảo dày 400 trang vừa được xuất bản
tại Pháp. Tác giả quyển sách là giáo sư Vũ Quốc Thúc, đưa ra một cách
nhìn khác về lịch sử cận và hiện đại Việt Nam. Được biết là quyển biên
khảo này gồm hai tập, tập nhì sẽ được cho ra mắt độc giả trong thời gian
tới
Nói rằng ‘’Thời đại của tôi’’,
quyển sách của giáo sư Vũ Quốc Thúc do hội Bạn Văn vừa xuất bản tại
Pháp là một tác phẩm biên khảo lịch sử như tiểu tựa sách có ghi ‘’Nhìn
lại 100 năm lịch sử’’, điều này không sai nhưng cũng không hoàn toàn
đúng hẳn. "Thời đại của tôi" tập 1, là phần trình bày lịch sử nước nhà từ lúc quân Pháp chiếm miền Nam Việt Nam từ cuối những năm 1850, tới giai đoạn Việt Nam trong cuộc thế chiến 1939-1945, rồi Việt Nam giành độc lập, sau đó trong cảnh phân chia lãnh thổ, tái thống nhất, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa dẫn tới phong trào di tản ra nước ngoài của hàng triệu người Việt Nam…. quả đúng là một công trình nghiên cứu lịch sử nước nhà thời cận đại và hiện đại.
Nhưng phần mục lục tập 2 quyển "Thời đại của tôi" được tác giả giới thiệu trước ở những trang cuối cho thấy thực ra, ngoài vai trò biên khảo, "Thời đại của tôi" tập 1 là phần dạo đầu quyển tự thụật của một chứng nhân lịch sử, đã kinh qua bao nỗi thăng trầm của đất nước và của chế độ miền nam Việt Nam.
Điều đáng nói, "Thời đại của tôi" , tập 1 là một cách nhìn mới mẻ về lịch sử Việt Nam 100 năm qua. Mới mẻ cũng vì cách sưu tầm tài liệu và cũng vì tư cách không phải là sử gia của tác giả, tạo thú vị cho người đọc
**
VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM
**
Sản xuất bì heo từ nguyên liệu bị phân hủy.
|
VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM
***
“Pê đê” khoả thân trong đám tang ở “Khu phố văn hoá"
Thursday, November 12, 2009
CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI *PHỎNG VẤN GORBACHEV
**
Chuyên mục: Chính trị - Xã hội, Thế giớiThẻ: Chiến tranh Lạnh > Hai mươi năm Bức tường Berlin sụp đổ > Reagan
Phan Đằng Giang dịch
Lời người dịch: Katrina vanden Heuvel và chồng bà, ông Stephen F. Cohen đều là biên tập viên tờ The Nation
đã có cuộc phỏng vấn Mikhail Gorbachev, cựu Tổng thống Liên Xô tại trụ
sở Quĩ mang tên ông ở Moskva. Nhân kỉ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin
sụp đổ, xin giới thiệu với độc giả talawas ý kiến của một trong những
nhà lãnh đạo đã có đóng góp nhiều nhất vào sự kiện trọng đại này.
___________
Katrina vanden Heuvel và Stephen F. Cohen: Các
sự kiện lịch sử thường nhanh chóng tạo ra các huyền thoại lịch sử. Ở Mĩ
người ta thường nói rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin và chấm dứt
Chiến tranh Lạnh là do cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu hoặc do sức mạnh
của Hoa Kì hoặc cả hai. Xin ông cho biết ý kiến của ông?
Mikhail Gorbachev:
Những sự kiện này là kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô, quá trình
chuyển hoá theo hướng dân chủ đã đạt đến đỉnh điểm vào tháng 3 năm 1989,
tức là thời điểm khi lần đầu tiên trong lịch sử Nga đã diễn ra những
cuộc bầu cử dân chủ và có tính cạnh tranh. Hẳn các vị còn nhớ nhân dân
đã phấn khởi tham gia vào những cuộc bầu Quốc hội mới của Liên Xô như
thế nào. Kết quả là 35 bí thư đảng uỷ khu vực đã thất cử. Xin nói thêm
là 84 phần trăm đại biểu được bầu là đảng viên vì rất nhiều đảng viên
bình thường là công nhân và người lao động trí óc.
Ngay
hôm sau bầu cử tôi đã gặp Bộ Chính trị và nói: “Xin chúc mừng các đồng
chí!”. Họ tỏ ra rất lo lắng. Có người hỏi: “Vì chuyện gì?”. Tôi giải
thích: “Đấy là thắng lợi của cải tổ. Chúng ta đã chạm vào đời sống của
nhân dân. Hiện nay rất khó khăn, tuy nhiên họ vẫn bầu cho đảng viên”.
Bỗng nhiên có một uỷ viên Bộ Chính trị lên tiếng: “Nhưng đấy là đảng
viên kiểu gì chứ!” Đây là những cuộc bầu cử cực kì quan trọng. Có nghĩa
là phong trào đã đi theo hướng dân chủ, công khai và đa nguyên.
Những
quá trình tương tự cũng diễn ra ở Trung và Đông Âu. Ngày tôi trở thành
nhà lãnh đạo Liên Xô, tháng 3 năm 1985, tôi đã gặp các nhà lãnh đạo các
nước khối Warszawa, tôi bảo họ: “Các đồng chí là những nước độc lập,
chúng tôi cũng là nước độc lập. Các đồng chí chịu trách nhiệm về chính
sách của mình, chúng tôi chịu trách nhiệm về chính sách của chúng tôi.
Chúng tôi không can thiệp vào công việc của các đồng chí, tôi xin hứa
với các đồng chí như thế.” Và chúng tôi đã không can thiệp, chưa bao giờ
can thiệp, ngay cả khi họ yêu cầu. Do ảnh hưởng của cải tổ, xã hội của
họ bắt đầu hành động. Cải tổ là công cuộc chuyển hoá dân chủ mà Liên Xô
cần. Và chính sách không can thiệp vào Trung và Đông Âu của tôi có vai
trò quyết định. Hãy tưởng tượng, chỉ riêng ở Đông Đức đã có 300 ngàn
quân Liên Xô trang bị đến tận răng – đấy là những chiến sĩ tinh nhuệ,
được lựa chọn đặc biệt! Quá trình chuyển hoá đã bắt đầu ở đây và cả các
nước khác nữa. Nhân dân bắt đầu lựa chọn, đấy là quyền tự nhiên của họ.
Nhưng
vấn đề nước Đức bị chia cắt vẫn còn. Nhân dân Đức coi đấy là hiện tượng
bất bình thường và tôi chia sẻ tình cảm đó của họ. Chính phủ mới ở cả
Đông và Tây Đức được thành lập, quan hệ mới giữa hai nước cũng được
thiết lập. Tôi cho rằng Erich Honecker, lãnh tụ Đông Đức, không đến nỗi
ngoan cố như thế – tất cả chúng ta, kể cả người mà các vị đang phỏng vấn
đều đau nỗi đau này – ông ta sẽ tiến hành thay đổi theo hướng dân chủ.
Nhưng lãnh tụ Đông Đức không khởi sự công cuộc cải tổ của mình. Vì vậy
mà cuộc đấu tranh đã diễn ra. Người Đức là dân tộc rất giàu tiềm năng.
Ngay cả sau những gì họ phải chịu đựng dưới thời Hitler và sau đó nữa,
họ đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng họ có thể xây dựng được một đất
nước dân chủ. Nếu Honecker biết sử dụng tiềm năng của dân tộc mình thì
những cuộc cải cách dân chủ và cải cách kinh tế đã có kết quả khác.
Chính
tôi đã thấy điều đó. Ngày 7 tháng 10 năm 1989 tôi đã chứng kiến cuộc
diễu binh ở Đông Đức, cùng với Honecker và các nhà lãnh đạo khác của
khối hiệp ước Warszwa. Những nhóm người từ hai mươi vùng khác nhau của
Đông Đức diễu qua với đèn đuốc, khẩu hiệu, họ hò reo và hát. Cựu Thủ
tướng Ba Lan, ông Mieczyslaw Rakowski, hỏi tôi có biết tiếng Đức không.
“Tôi chỉ đọc được các khẩu hiệu. Họ nói về dân chủ và chuyển hoá. Họ
bảo: ‘Gorbachev, hãy ở lại với nước chúng tôi!’”. Rakowski nhận xét:
“Nếu đúng đây là đại diện từ hai mươi vùng thì có nghĩa là mọi sự đã
chấm dứt”. Tôi bảo: “Tôi cho là anh nói đúng”.
Nghĩa là sau cuộc bầu cử ở Liên Xô vào tháng 3 năm 1989, việc Bức tường Berlin sụp đổ là không thể tránh khỏi?
Hoàn toàn đúng như thế!
Ông có tiên đoán được kết quả không?
Mọi
người đều tuyên bố rằng đã nhìn thấy trước kết quả. Tháng 6 năm 1989
tôi gặp Thủ tướng Đức Helmut Kohl, sau đó chúng tôi có cuộc họp báo. Các
phóng viên hỏi chúng tôi có thảo luận vấn đề Đức không. Tôi trả lời như
sau: “Lịch sử đã đặt ra vấn đề này và lịch sử sẽ giải quyết. Đấy là ý
kiến của tôi. Nếu bạn hỏi Thủ tướng Kohl thì ông sẽ nói với bạn rằng đấy
là vấn đề của thế kỉ XXI”.
Tôi
còn gặp các nhà lãnh đạo cộng sản Đông Đức, tôi lại bảo họ rằng: “Đấy
là vấn đề của các đồng chí và các đồng chí có trách nhiệm giải quyết”.
Nhưng tôi cũng cảnh báo họ: “Kinh nghiệm đã dạy chúng ta điều gì? Trâu
chậm uống nước đục”. Nếu họ đi theo con đường cải cách, thay đổi một
cách từ từ – nếu có thoả thuận hoặc hiệp ước giữa hai phần của nước Đức,
thoả thuận về tài chính hay một kiểu liên bang thì việc tái thống nhất
có thể đã diễn ra một cách từ từ. Nhưng trong những năm 1989 – 1990, tất
cả người Đức, cả Đông và Tây đều nói: “Thống nhất ngay lập tức”. Họ sợ
rằng cơ hội sẽ bị bỏ lỡ.
Một
câu hỏi có liên quan: Chiến tranh Lạnh thực sự chấm dứt khi nào? Ở Mĩ
có nhiều cách trả lời: năm 1989, khi Bức tường Berlin sụp đổ; trong
những năm 1990-1991, sau khi thống nhất nước Đức; và câu trả lời được
nhiều người chia sẻ, thậm chí trở thành chính thống, là Chiến tranh Lạnh
chỉ thật sự kết thúc khi Liên Xô cáo chung vào tháng 12 năm 1991.
Không.
Nếu Tổng thống Ronald Reagan và tôi không kí hiệp ước giải trừ quân bị
và bình thường hoá quan hệ hai nước vào các năm 1985-1988 thì sự tiến
triển về sau là không thể tưởng tượng được. Nhưng chuyện xảy ra giữa tôi
và Reagan cũng không thể tưởng tượng được nếu trước đó chúng tôi không
bắt đầu công cuộc cải tổ ở Liên Xô. Không có cải tổ thì Chiến tranh Lạnh
không thể nào chấm dứt được. Nếu còn mối đe doạ hạt nhân thì thế giới
không thể tiếp tục phát triển như trong thời gian qua.
Đôi
khi có người hỏi tại sao tôi lại khởi động công cuộc cải tổ. Lí do chủ
yếu là lĩnh vực đối nội hay đối ngoại? Lí do đối nội dĩ nhiên là chính
rồi, nhưng mối đe doạ của chiến tranh hạt nhân cũng nghiêm trọng đến mức
nó là tác nhân không kém phần quan trọng. Phải làm một cái gì đó trước
khi chúng ta lao vào tiêu diệt lẫn nhau chứ. Cho nên sự thay đổi to lớn
diễn ra với tôi và Reagan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Và George H.W.
Bush, người kế nhiệm, đã quyết định tiếp tục tiến trình. Và trong cuộc
gặp vào tháng 12 năm 1989 ở Malta, Bush và tôi đã tuyên bố rằng chúng ta
không còn là kẻ thù hay đối thủ nữa.
Như vậy là Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1989?
Tôi nghĩ thế.
Nhiều người không đồng ý, kể cả những nhà sử học Mĩ.
Các
nhà sử học muốn nghĩ thế nào thì nghĩ. Nhưng nếu không có những điều
tôi vừa trình bày thì kết quả cũng bằng không. Hãy để tôi nói với bạn
vài điều. Ông George Shultz, Bộ trưởng Ngoại giao thời Reagan, hai hay
ba năm trước đây có đến gặp tôi. Chúng tôi nói chuyện khá lâu – như
những người lính ôn lại những trận đánh ngày xưa vậy. Tôi rất tôn trọng
Shultz, tôi hỏi ông ta: “Này George, hãy nói cho tôi biết, nếu Reagan
không làm Tổng thống thì ai có thể thay thế vai trò của ông ta?”. Shultz
suy nghĩ vài giây rồi nói: “Lúc đó đúng là không có ai. Reagan mạnh ở
chỗ ông đã dành trọn nhiệm kì thứ nhất cho việc củng cố nước Mĩ, tránh
được mọi dao động. Tinh thần của nước Mĩ đã phục hồi. Nhưng để thực hiện
những bước nhằm bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và giảm bớt kho vũ
khí hạt nhân thì lúc đó không ai ngoài ông ấy có thể làm được”.
Nhân
tiện xin nói rằng năm 1987, sau chuyến thăm đầu tiên của tôi đến Mĩ,
phó Tổng thống Bush, trong khi tiễn tôi ra phi trường, đã nói: “Reagan
là người bảo thủ. Cực kì bảo thủ. Tất cả bọn ngu ngốc và đần độn đều ủng
hộ ông ta, khi ông ta bảo rằng điều gì đó là cần thiết thì họ tin liền.
Nhưng nếu một người dân chủ đề nghị Reagan làm một việc gì đó, với ông,
thì họ có thể đã không tin ông ta”. Nói thế, tôi chỉ đơn giản là muốn
muốn thề hiện sự ngưỡng mộ mà Reagan xứng đáng được hưởng. Tôi thấy rất
khó làm việc với ông ta. Chúng tôi gặp nhau lần đầu vào năm 1985, sau
khi chúng tôi nói chuyện, người của tôi hỏi tôi nghĩ ông ta là người thế
nào. “Một con khủng long thực sự”, tôi đáp. Còn Reagan lại bảo:
“Gorbachev là một người Bolshevik thâm căn cố đế”.
Một con khủng long và một người đảng viên Bolshevik?
Thế
mà hai con người đó lại đi đến những quyết định mang tính lịch sử, vì
có một số vấn đề phải đứng trên những tín điều ý thức hệ. Dù chúng tôi
có gặp khó khăn đến mức nào, dù ở Geneva Reagan và tôi có thảo luận bao
lâu, trong lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới chúng tôi vẫn viết: “Chiến
tranh hạt nhân là không thể chấp nhận được, trong cuộc chiến tranh đó sẽ
không có người chiến thắng”. Và năm 1986, trong cuộc gặp ở Reykjavik,
chúng tôi thậm chí còn đồng ý là vũ khí hạt nhân phải bị loại bỏ. Quan
điểm này cho thấy sự trưởng thành của những người lãnh đạo từ cả hai
phía. Không chỉ Reagan mà các nhà lãnh đạo phương Tây nói chung, họ đã
đi đến kết luận đúng đắn rằng cần phải chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Tóm lại, Gorbachev, Reagan và Tổng thống Bush Cha đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh?
Vâng,
vào năm 1989-90. Đấy không phải là một hành động đơn lẻ mà là một quá
trình. Ông Bush và tôi đã tuyên bố như thế ở Malta, nhưng Reagan cũng có
đầy đủ cơ sở để nói rằng ông ta đã có vai trò cực kì quan trọng vì ông
ấy, cùng với chúng tôi, đã thay đổi căn bản về quan điểm. Vì vậy tất cả
chúng tôi đều là người chiến thắng: tất cả chúng tôi đã thắng cuộc Chiến
tranh Lạnh vì chúng tôi đã thôi chi 10 tỉ $ cho nó, đấy là nói mỗi bên.
Điều gì là quan trọng nhất – hoàn cảnh lúc đó hay là các lãnh tụ?
Các
thời đại hoạt động thông qua những con người trong lịch sử. Tôi sẽ kể
cho các bạn nghe vài việc cực kì quan trọng đã xảy ra trên đất nước các
bạn sau đó. Khi dân chúng đi đến quyết định rằng họ đã thắng cuộc Chiến
tranh Lạnh thì họ cũng quyết định rằng họ không cần thay đổi nữa. Hãy để
người khác thay đổi. Đây là quan điểm sai lầm và nó huỷ hoại điều mà
chúng tôi đã dự định cho châu Âu tức là phá hoại ngay kế hoạch an ninh
tập thể cho mọi người và cho trật tự thế giới mới. Tất cả những điều đó
đều đã bị bỏ lỡ vì tư duy luẩn quẩn như thế ở đất nước các bạn và chính
điều đó đã làm cho việc cộng tác trở thành khó khăn đến mức nào. Bây giờ
lãnh đạo thế giới được hiểu là Mĩ ra lệnh.
Đấy
có phải là lí do vì sao hai mươi năm sau khi ông nói rằng Chiến tranh
Lạnh đã chấm dứt mà quan hệ giữ hai nước chúng ta lại xấu đến nỗi Tổng
thống Obama nói rằng phải “điều chỉnh”? Sai ở chỗ nào?
Ngay
cả trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Reagan, Bush và tôi đã tranh
luận, nhưng chúng tôi đã bắt đầu loại bỏ hai loại vũ khí hạt nhân. Chúng
tôi đã tiến rất xa, tiến đến giới hạn không thể quay lại được nữa.
Nhưng mọi việc đã hỏng vì cải tổ đã bị phá hoại và có sự thay đổi trong
ban lãnh đạo Nga và thay đổi quan điểm từ cải cách từ từ sang cú nhảy
đột ngột. Vì Tổng thống Nga, ông Boris Yeltsin, với kế hoạch do phương
Tây lập ra, cho rằng điều đó sẽ dẫn đến thành công một cách nhanh chóng.
Ông ta là môt kẻ phiêu lưu. Sự sụp đổ của Liên Xô là thời khắc quyết
định, nó là nguyên nhân của tất cả những gì xảy ra sau đó, kể cả những
điều mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay. Như tôi đã nói, dân chúng
trong nước các bạn đã bị choáng váng vì cái chiến thắng tưởng tượng đó:
họ cho rằng mọi việc đều là thắng lợi của họ vậy.
Washington
đã chia tay với một kẻ lệ thuộc là Yeltsin vì ông ta nghĩ rằng với chủ
nghĩa chống cộng của ông ta thì ông ta sẽ được người ta o bế. Hết
đoàn này đến đoàn khác, kể cả Tổng thống Bill Clinton, đã đến thăm Nga,
nhưng sau đó họ không đến nữa. Hoá ra không ai cần Yeltsin. Nhưng lúc
đó thì một nửa, thậm chí 60% nền công nghiệp Nga đã bị tàn phá. Một đất
nước với nền kinh tế không có khả năng cạnh tranh đã mở tung cửa ra với
thị trường thế giới và lệ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Biết bao nhiêu
thứ bị ảnh hưởng! Tất cả các kế hoạch của chúng tôi cho một châu Âu mới
và kiến trúc mới cho nền an ninh chung. Tất cả đều biến mất. Thay vào
đó là đề nghị mở rộng ảnh hưởng của NATO ra toàn thế giới. Nhưng đúng
lúc đó thì Nga bắt đầu hồi sinh. Trận mưa dollar nhận được do giá dầu
cao đã mở ra những khả năng mới. Các vấn đề xã hội và sản xuất bắt đầu
được giải quyết. Và nước Nga bắt đầu lên giọng, nhưng các nhà lãnh đạo
phương Tây lại tỏ ra tức tối. Họ đã quen với việc nước Nga cứ nằm yên ở
đó. Họ nghĩ rằng họ có thể rút chân ra bất cứ khi nào họ muốn.
Bài
học là – ở châu Âu cái gì cũng có bài học hết – dưới sự lãnh đạo của
tôi, đất nước đã bắt đầu các cuộc cải cách, mở ra khả năng cho một nền
dân chủ ổn định, tránh được chiến tranh hạt nhân và nhiều thứ khác. Đất
nước này cần sự ủng hộ và giúp đỡ, nhưng chẳng nhận được gì. Thay vào
đó, khi chúng tôi gặp khó khăn thì Mĩ vỗ tay. Một lần nữa, đấy là cố
gắng có tính toán nhằm kéo nước Nga lại đằng sau. Tôi có tỏ ra nóng nảy ở
đây, nhưng tôi đang nói cho các bạn nghe những điều đã diễn ra.
Nhưng
bây giờ, Washington quay sang giúp nước Nga, khẩn cấp nhất có thể là
Afghanistan. Đúng hai mươi năm trước ông đã chấm dứt cuộc chiến ở
Afghanistan. Ông đã học được bài học nào mà Tổng thống Obama phải chú ý
khi đưa ra quyết định về Afghanistan?
Một
là vấn đề sẽ không thể được giải quyết bằng vũ lực. Ở những nước khác
cũng đều hỏng cả. Nhưng hơn thế nữa, ép buộc ý tưởng về trật tự của một
nước cho một nước khác mà không tính đến quan điểm của dân chúng nước đó
là không thể chấp nhận được. Những bậc tiền bối của tôi đã thử xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Afghanistan, nơi mà tất cả đều nằm trong tay lãnh
đạo các bộ tộc hay các băng nhóm, còn chính phủ trung ương thì quá yếu.
Kiểu chủ nghĩa xã hội gì vậy? Nó chỉ làm hỏng mối quan hệ với một đất
nước mà chúng tôi đã có quan hệ tốt đẹp trong suốt hai mươi năm trước
đó.
Ngay
bây giờ tôi vẫn còn bị chỉ trích là phải cần đến ba năm mới rút quân,
nhưng chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề thông qua thương lượng –
với Mĩ, với Ấn Độ, và với cả hai phía bên trong Afghanistan, và chúng
tôi đã tham gia một hội nghị quốc tế. Chúng tôi không đơn giản là xắn
quần lên và chạy, mà cố gắng giải quyết vấn đề bằng biện pháp chính trị,
với ý tưởng là biến Afghanistan thành một nước trung lập và hoà bình.
Nói thêm rằng, khi chúng tôi sắp rút quân, chúng tôi đã chuẩn bị hiệp
ước rút quân, thì nước Mĩ đã làm gì? Họ ủng hộ ý tưởng đào tạo tôn giáo
cho thanh niên Afghanisatn – đấy chính là Taliban. Kết quả là bây giờ
Taliban chống lại Mĩ. Hiện nay, một lần nữa, không chỉ Mĩ và Nga có thể
tham gia giải quyết vấn đề. Tất cả các nước láng giềng với Afghanistan
phải cùng tham gia. Không được bỏ qua Iran, Mĩ không có quan hệ tốt với
Iran là sai.
Cuối
cùng, xin hỏi về tiểu sử chính trị-tri thức của ông. Có tác giả đã gọi
ông là “người làm thay đổi thế giới”. Ai hay cái gì có thể thay đổi được
cách suy nghĩ của ông?
Gorbachev
không có một đạo sư nào hết. Tôi tham gia hoạt động chính trị từ năm
1955, sau khi tốt nghiệp đại học, khi đó vẫn còn nạn đói, đấy là do
Chiến tranh Thế giới II để lại. Tôi được định hình bởi giai đoạn đó,
cũng như bởi việc mình tham gia hoạt động chính trị. Ngoài ra, bản thân
tôi là người ham hiểu biết và tôi hiểu rằng nhiều việc cần thay đổi, cần
phải nghĩ đến những chuyện đó, dù mình có thể gặp khó khăn. Tôi bắt đầu
tiến hành công cuộc cải tổ tinh thần, ở bên trong – tức là cải tổ quan
điểm của cá nhân mình. Bên cạnh đó, văn học Nga, thực ra, tất cả nền văn
học, cả châu Âu lẫn Mĩ, đã có ảnh hưởng lớn đối với tôi. Tôi đặc biệt
say mê triết học. Vợ tôi, bà Raisa, bà ấy đọc nhiều triết hơn tôi, lúc
nào cũng ở bên cạnh tôi. Tôi không chỉ học các sự kiện lịch sử mà còn cố
gắng đưa chúng vào khuôn khổ triết lí hoặc khái niệm nữa.
Tôi
bắt đầu hiểu rằng xã hội cần một cách nhìn mới – chúng tôi cần phải
nhìn thế giới với đôi mắt mở to, chứ không phải chỉ thông qua quyền lợi
cá nhân của mình mà được. Đấy là cách tư duy mới của chúng tôi hồi đầu
những năm 1980, khi chúng tôi hiểu rằng quan điểm cũ không còn phù hợp
nữa. Trong cuộc chạy đua vũ trang, tôi được một người Mĩ tặng một món
quà, đấy là bức tượng nhỏ một con ngỗng đang bay. Tôi vẫn giữ nó trong
khu nhà nghỉ của mình. Loài ngỗng này mùa hè thì sống ở miền bắc Nga,
còn mùa đông thì di cư sang Mĩ. Dù có xảy ra chuyện gì trên đất nước
chúng ta thì hàng năm chúng vẫn di cư như thế. Đấy là ý nghĩa của món
quà và đấy là lí do vì sao tôi lại kể cho các bạn nghe câu chuyện này.
Ngồi nghe ông nói, chúng tôi có cảm tưởng ông đã trở thành một người xa lạ về mặt chính trị trong đất nước ông.
Tôi
nghĩ là đúng thế. Tôi muốn nói thêm là bây giờ tôi hiểu khá rõ nước Mĩ,
tôi thường xuyên nói chuyện ở đấy, có rất đông thính giả. Ba năm trước
tôi đã đăng đàn ở Midwest, một người Mĩ hỏi: “Tình hình ở Mĩ đang phát
triển theo hướng rát đáng lo ngại. Ông có thể khuyên điều gì?” Tôi nói:
“Tôi không thể khuyên, nhất là lại khuyên người Mĩ”. Nhưng tôi có nói
một ý chung chung: có vẻ như nước Mĩ cũng cần công cuộc cải tổ của chính
mình. Không phải cải tổ của chúng tôi. Chúng tôi cần công cuộc cải tổ
của chúng tôi, các bạn cần cải tổ của các bạn. Cả hội trường đứng dậy và
vỗ tay đến năm phút.
Ông có nghĩ rằng Tổng thống Obama sẽ là nhà lãnh đạo của công cuộc cải tổ ở Mĩ không?
Theo
tôi biết, người Mĩ đã không lầm khi bầu ông. Barack Obama có đầy đủ khả
năng lãnh đạo xã hội các bạn và hiểu xã hội đó hơn tất cả các chính
khách mà tôi biết. Ông là người có học và rất có khả năng đối thoại, đấy
là điều vô cùng quan trong. Cho nên tôi xin chúc mừng các bạn
***
VIỆT NAM * KHỐI NGỌC VĨ ĐẠI
**
VIÊN NGỌC NẶNG 35 TẤN VÀ 12 NGÀY ĐÊM MẤT NGỦ
Sau khi mua được khối ngọc, ông Cường đã thuê một chiếc xe siêu trường siêu trọng chở về Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn. Do khối ngọc bích quá nặng, nên 4 lần xe bị nổ lốp. Chiếc đại xa bò ì ạch suốt 12 ngày đêm
mới về đến Việt Nam.
Thất bại trong cuộc đấu giá khối ngọc khổng lồ ở Myanmar, nghệ nhân Đào Trọng Cường rất tiếc. Mới đây, khi tượng Phật Ngọc của một nghệ nhân Canada được cung nghinh sang Việt Nam, nỗi tiếc nuối không mua được khối ngọc trong ông lại trào dâng. Nếu như mua được khối ngọc đó, bức tượng Đức Phật Ngọc do ông chế tác sẽ lớn nhất thế giới, chứ không phải khối ngọc của một nghệ nhân người Canada.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương chụp ảnh kỷ niệm bên khối ngọc. “Thông thường, khi các đại gia mua ngọc về, lập tức ngọc sẽ bị xẻ để làm trang sức hoặc sản phẩm gì đó. Nhưng trời Phật run rủi thế nào mà tôi lại gặp được khối ngọc khổng lồ này, vẫn còn nguyên vẹn. Điều này thật lạ!” - Ông Cường cứ nhắc đi nhắc lại điều đó với suy nghĩ đậm chất tâm linh.
Theo lời ông Cường, một lần sang Trung Quốc sắm máy mài và cắt ngọc, ông đã đưa cho một người bạn, cũng là nghệ nhân chế tác ngọc xem tấm hình ông chụp khối ngọc khổng lồ ở Myanmar và bày tỏ sự tiếc nuối khi không mua được khối ngọc đó. Không ngờ, người bạn Trung Quốc kia bảo rằng, chính bạn của anh ta đã mua được khối ngọc khổng lồ đó ở hội chợ đấu giá đá quý ở Myanmar. Viên ngọc đó vẫn chưa bị anh ta xẻ ra. Nghe tin đó, tim ông Cường cứ đập thình thịch. Ông "đề nghị" người bạn lập tức chở đi xem khối ngọc bích cách nơi bạn ông Cường ở 200km. Tận mắt trông thấy khối ngọc vẫn nguyên vẹn hình hài như xưa, ông đã không nén được xúc động, hôn lấy hôn để lên khối ngọc.
Đại gia người Trung Quốc này đã mua khối ngọc với ý định bán kiếm lời, nhưng gặp đúng thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, nên suốt 3 năm trời chưa bán được cho ai. Nếu xẻ khối ngọc trị giá gần 60 tỉ đồng này làm trang sức không những khó có lãi, mà có thể còn trắng tay.
"Khi tận mắt khối ngọc bích khổng lồ này, tôi chợt nảy ra ý nghĩ, ta nên làm một ngôi chùa bằng ngọc rồi đặt pho tượng Phật Ngọc vào đó. Tôi tin rằng, ngôi chùa và pho tượng ngọc sẽ không những quảng bá được nghề ngọc mà còn quảng bá được cả thương hiệu đất nước mình ra thế giới". - Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.
Người sở hữu khối ngọc này đã không dám "đánh bạc", nên vẫn để khối ngọc nguyên vẹn như vậy. Mục đích sở hữu khối ngọc này của ông Cường không phải để làm trang sức, mà để tạc tượng, nên ông mới dám chi ra số tiền rất lớn để mua. Sau tổng cộng 16 lần đi về thương thuyết, trả giá, ông Cường đã mua được khối ngọc của đại gia người Trung Quốc. Số tiền ông Cường bỏ ra mua khối ngọc là bao nhiêu, thì chỉ có ông Cường và đại gia bán ngọc người Trung Quốc kia biết rõ. Chỉ biết rằng, để có đủ tiền mua khối ngọc bích khổng lồ này, ông Cường đã phải bán gấp một ngôi nhà lớn ở cạnh Hồ Tây, chấp nhận lỗ mất nửa triệu USD so với giá thực.
Vết mài làm phát lộ ánh ngọc bích.Sau khi mua được khối ngọc, ông Cường đã thuê một chiếc xe siêu trường siêu trọng chở về Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn. Do khối ngọc bích quá nặng, nên 4 lần xe bị nổ lốp. Chiếc đại xa bò ì ạch suốt 12 ngày đêm mới về đến Việt Nam. Lúc khối ngọc tiếp đất tại xưởng chế tác đá quý ở Hải Dương là 2h sáng ngày 10/10, đúng ngày kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội.
Bản thân khối ngọc này nặng 55 tấn, nhưng do không cẩu được nên đã bị cắt làm đôi. “12 ngày chờ đợi khối ngọc về Việt Nam là 12 ngày đêm tôi mất ăn mất ngủ. Đến bữa thì uống nước sâm, húp cháo loãng. Nhân viên y tế thường trực bên cạnh để đo huyết áp, vì huyết áp lúc nào cũng cao vọt. Khi nhận tin khối ngọc đã qua được cửa khẩu về Việt Nam, huyết áp tự dưng tụt đột ngột xuống còn 80. Đây quả là kỷ niệm khó quên đối với tôi. Sau này tôi tính sẽ viết một cuốn hồi ký và dựng một bộ phim về quá trình mua khối ngọc này” - Ông Cường tâm sự với mọi người trong buổi cắt niêm phong khối ngọc.
Tác phẩm Ba miền của nghệ nhân Đào Trọng Cường được bán với giá 1,830 tỉ đồng trong một cuộc đấu giá. Toàn bộ số tiền ủng hộ Quỹ Vì người nghèo.
Theo anh Nam, Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar "Bản thân khối ngọc này nặng tới 55 tấn". Mấy chiếc máy cẩu được trưng dụng vào mỏ, song chiếc thì lật nhào, chiếc gẫy cần trục, nên chủ mỏ phải cắt khối ngọc này thành hai miếng, một miếng nặng 20 tấn và một miếng nặng 35 tấn. Để chở được khối ngọc này từ mỏ Monghsu về Rangoon, trên đoạn đường 850km, phải mất đúng 2 năm trời. Đường sá hiểm trở là một chuyện, nhưng do khối ngọc quá nặng, nên đã có mấy chiếc xe tải bị sập khung. Mỗi lần như thế, chủ mỏ lại mất mấy tháng trời để đưa xe cẩu vào nhấc khối đá khỏi giàn xe, rồi đưa xe đi thay khung mới.
Tác phẩm Tam đa làm từ ngọc Myanmar do nghệ nhân Đào Trọng Cường chạm khắc có giá 270.000USD.
Nghệ nhân Đào Trọng Cường cho biết, ông sẽ cưa đôi khối ngọc bích này thành hai miếng, một miếng nặng 20 tấn, một miếng nặng 15 tấn. Miếng 20 tấn sẽ tạc Đức Phật nặng chừng 15 tấn, miếng còn lại sẽ tạc Đức tổ Hùng Vương nặng 7-8 tấn. Tháng 12 năm nay, ông Cường sẽ mời một số nhà sử học, các nghệ nhân chế tác ngọc hàng đầu Việt Nam sang Nêpan và Ấn Độ để tham khảo tượng Đức Phật nguyên mẫu. Ông hy vọng sẽ tạc được tượng Đức Phật vừa đảm bảo giống nguyên mẫu, lại phù hợp với tín ngưỡng của người Việt.
Mẫu tượng Phật Ngọc do ông Cường phác thảo sơ lược.
Để hoàn thành pho tượng này, ông Cường sẽ phải chi phí cả triệu USD cho việc sắm máy chế tác ngọc và thuê 50 nghệ nhân chế tác ngọc hàng đầu trong và ngoài nước. Công việc tạc tượng Vua Hùng sẽ khó khăn hơn vì từ trước đến nay chưa hề có một nguyên mẫu nào cả. Nghệ nhân Đào Trọng Cường sẽ còn phải tham khảo nhiều mới dám tạc pho tượng này.
Tham vọng của nghệ nhân Đào Trọng Cường là trong 2-3 năm nữa, Việt Nam sẽ có một pho tượng Đức Phật Ngọc lớn nhất thế giới, được ghi tên vào sách Guinness. Pho tượng Phật Ngọc hiện được coi là kỷ lục thế giới chỉ nặng có 3,9 tấn, bằng ¼ pho tượng mà ông Cường sẽ tạc. Đấy là chưa kể chất liệu của khối ngọc này tốt hơn nhiều so với ngọc tạc tượng Đức Phật của nghệ nhân Canada. “Tôi muốn góp phần nhỏ công sức của mình để thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn nữa!” - Ông Cường chia sẻ.
Phạm Ngọc Dương
(vtc.vn)
HÀNH TRÌNH VỀ VIỆT NAM CỦA VIÊN NGỌC BÍCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Viên ngọc bích (Jade) lớn nhất thế giới đã có mặt tại VN đúng ngày kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 999 năm và kỷ niệm 55 năm giải phóng Thủ đô (10/10). Để đưa được viên ngọc bích này về VN, chủ nhân của nó đã phải trải qua hành trình khó khăn, nguy hiểm.
Phiên đấu giá ở “vương quốc ngọc bích”
Như tin đã đưa, vào ngày 18/10, trước sự chứng kiến của hàng trăm người (trong đó có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu), nghệ nhân Đào Trọng Cường - Chủ tịch HĐQT Cty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt đã mở niêm phong viên ngọc bích lớn nhất thế giới với trọng lượng 35 tấn, cao 3 m, rộng 2,3m, dày 2,4m xuất xứ Myanmar - quốc gia được mệnh danh “vương quốc ngọc bích”.
Những ngày này, nghệ nhân Đào Trọng Cường rất bận bịu. Dáng người cao dỏng, tóc muối tiêu, tự tin, bản lĩnh, hơi ngông là những gì nhìn thấy được ở vị chủ nhân của viên đá quý. Ông không chỉ được biết đến là người Việt Nam đầu tiên đưa chất liệu đá quý vào hội họa mà còn là người “có số, có má” trong giới đá quý khu vực.
Biết tôi muốn tìm hiểu về viên ngọc bích lớn nhất thế giới, ông dè dặt, cẩn trọng trong từng lời nói. Ông cho biết, theo thông lệ hằng năm, Myanmar thường tổ chức hai cuộc đấu giá ngọc bích. Những cuộc đấu giá này thu hút hàng ngàn chuyên gia, giới doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực đá quý trên thế giới, vì ngọc bích Myanmar có số lượng nhiều và được nhiều người gọi là tốt nhất thế giới. Từ ngọc bích, các nghệ nhân có thể chế tác thành nhiều vật phẩm có giá trị, phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân, nhất là trang sức cho phái đẹp.
Giữa năm 2006, trong một phiên đấu giá, ông Cường đã tiếp cận được với viên ngọc bích. Trong số 5.000 chuyên gia và doanh nhân tham dự phiên đấu giá, chỉ có hai người Việt Nam, trong đó có ông Cường. Trước lực lượng hùng hậu và áp đảo, viên đá quý đã thuộc về một thương gia Trung Quốc khi ra giá 1.500.000 USD.
Thất bại vì không mua được viên đá quý để về làm tượng như ý định nung nấu bao năm nay, ông Cường đứng tựa lưng vào viên ngọc, người bần thần như vừa mất đi thứ gì đó quý giá. Ông nghĩ, mình sẽ không bao giờ được gặp lại viên Jade đó nữa. Trở về Việt Nam, ông vẫn tiếc nuối. Cơ hội sở hữu đã thoát khỏi tầm tay?. Ông kiên trì tìm kiếm trên mạng và nhờ bạn bè trong giới đá quý truy lùng tung tích, nhưng thông tin về viên ngọc vẫn mù mịt. Theo ông, viên Jade này rất quý và đẹp, không có vết nứt nào. Hơn nữa, nó quý vì có độ cứng cao gần gấp đôi đá mabô và rubi. Nếu đá mabô và rubi cứng 3 - 4 độ thì viên ngọc bích có độ cứng 6 - 7 độ.
Bán nhà mua đá quý
“Vậy làm sao ông lại mua được viên ngọc bích?” - Tôi hỏi. Chủ nhân Thần Châu Ngọc Việt cho rằng đó là một điều kỳ diệu và có chút gì đó tâm linh. Đó là, trong một lần đi mua dụng cụ máy móc đưa về nước phục vụ việc chế tác ngọc bích, ông may mắn gặp một nghệ nhân chuyên làm tượng ở Bình Châu (Trung Quốc). Sau khi hỏi tung tích viên ngọc, nghệ nhân này cho biết bạn ông ta là người đang sở hữu viên Jade quý đó.
Sau khi biết thông tin về viên ngọc, ông Cường như bắt được vàng. Ông càng vui hơn, khi vị nghệ nhân còn tiết lộ rằng bạn ông ta đang muốn bán viên ngọc đó. Cảm giác về Việt Nam lần này khác với lần trước khi thất bại, vì không mua được viên ngọc ở Myanmar. Ông Cường liền xúc tiến việc “dồn” tiền để mua bằng được viên ngọc đưa về Việt Nam. Sau khi đặt vấn đề với các ngân hàng, ông còn bán cả ngôi biệt thự tại Hồ Tây để chuyển khoản qua Trung Quốc. Tưởng mọi chuyện đã xong, nhưng đến hạn vẫn chưa có ngân hàng nào cho vay. Khi ông đang đứng mân mê viên ngọc để tạm biệt lần hai thì đối tác cho biết họ đã nhận được tiền chuyển khoản. Ông mừng quýnh và kể từ đó chính thức trở thành chủ nhân viên ngọc bích lớn nhất thế giới.
Ông Cường cho biết, đã mua viên ngọc với giá 1.450.000 USD. “Vậy ông đã mua rẻ hơn khi viên Jade được mua tại phiên đấu giá ở Myanmar?”. Thấy tôi thắc mắc, ông giải thích: “Đó là rủi ro của người chơi ngọc bích. Có khi mua ngọc về chỉ để ngắm và mất hàng đống tiền vì nó không đạt mục đích ban đầu”. Ông cho biết thêm, nếu viên ngọc bích này khi bổ ra làm tượng, chỉ cần có một khối xanh thôi thì thiên đường sẽ mở ra với ông.
Tạc bức tượng Phật bằng ngọc bích lớn nhất thế giới
Sau khi mua thành công viên ngọc bích, một khó khăn nữa lại đến. Đó là việc vận chuyển về Việt Nam sao cho an toàn và hoàn tất thủ tục hải quan. Sau khi đóng thuế cho Nhà nước ba tỷ đồng, viên ngọc đã có mặt tại Việt Nam đúng ngày kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 999 năm và kỷ niệm 55 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10). “Đó là định mệnh” - ông Cường nói.
Rồi ông giải thích, trong năm vừa qua, Việt Nam đã nhận được bảy viên xá lỵ Phật ngọc trong tổng số 7.200 viên và được xếp vào danh sách là nước thứ tám có xá lỵ Phật ngọc.
Theo ông, ở đâu có xá lỵ Phật ngọc, ở đó khắc có sự hiện thân của Đức Phật và nơi đó mới có thể làm được tượng Phật bằng ngọc bích. Hơn nữa, cho đến nay, pho tượng Phật ngọc được ghi nhận lớn nhất thế giới và cũng từng được cung thỉnh sang Việt Nam (tháng 3/2009) có trọng lượng 3,9 tấn, cao 2,5m, được chế tác từ khối ngọc bích Nephrite nặng 18 tấn.
“Tôi đang nung nấu sẽ làm bức tượng Phật lớn nhất thế giới từ viên ngọc bích này. Sau khi làm xong, bức tượng sẽ nặng 15 tấn và đó sẽ là bức tượng Phật bằng ngọc bích lớn nhất thế giới” - ông quả quyết.
Chủ nhân viên ngọc cho biết thêm: "Cty Thần Châu Ngọc Việt sẽ cử chuyên gia tạc tượng bằng ngọc bích sang đất Phật Ấn Độ và Lumbini (Nepan) để tham khảo các pho tượng Phật - nơi được coi là nguyên mẫu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước khi đưa ra phương án cuối cùng về hình thái pho tượng Phật sẽ được tạc từ viên ngọc này". Sau khi có nguyên mẫu, các nghệ nhân tạc tượng hàng đầu thế giới được thuê từ Trung Quốc sẽ làm việc trong 2 - 3 năm. Tổng kinh phí để hoàn thành bức tượng, theo ông Cường là khoảng 800 ngàn USD. Dự kiến, đầu năm 2010, Cty sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về việc chọn bức ảnh nào để đúc tượng Phật.
Phong Cầm
(tienphong.vn)
CẨM THẠCH VÀ TÂM LINH
Trong thế giới đá quý, ngọc cẩm thạch (ngọc Jade) được xếp vào hàng cao cấp. Đặc biệt đối với người tiêu dùng Á đông, ngọc Jade được yêu thích không những là vật trang sức vì màu sắc, đẳng cấp, nghệ thuật và hướng về nhu cầu tâm linh của con người. Trong lịch sử các triều đại vua chúa hàng nghìn năm qua của nhiều nước hiện còn bảo tồn những di vật vô giá bằng ngọc Jade. Trong thế giới đương đại, các bà các cô từ hàng quý phái cho đến bình dân đều rất đam mê những chuỗi ngọc, vòng ngọc, nhẫn ngọc… nếu là ngọc màu xanh lý thì là tuyệt đỉnh.
Các nhà sưu tập rất tự hào về những bức phù điêu, những tượng phật, tượng các con vật độc đáo như rồng, cóc, kỳ, hươu v.v…; kích thước càng lớn càng quý, nhưng vẫn có màu xanh lý hấp dẫn và hiếm hoi. Người sành chơi việc lựa chọn vật phẩm không phải chỉ vì màu sắc mà còn vì đẳng cấp của ngọc Jade, đương nhiên màu sắc và độ trong vẫn là những tiêu chí ban đầu. Ngọc cẩm thạch còn có ý nghĩa trong sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hướng về nhu cầu tâm linh của con người: tượng các vị thần linh, tượng phật, tượng các vị anh hùng dân tộc. Vậy ngọc Jade có những đẳng cấp nào được phân loại theo các tiêu chí khoa học và độ quý hiếm, màu sắc ở những cấp độ khác nhau theo cảm quan của người sành chơi.
Như vậy, bên cạnh các tiêu chí khoa học, quan trọng hơn vẫn là độ đam mê của giới thượng lưu đối với họ ngọc Jade cũng thuộc hàng quý tộc trong vương quốc đá quý mà thiên nhiên đã tạo dựng. Các cuộc đấu giá quốc tế của các hãng lừng danh như Christie, Sothby’s v.v… là nơi định hình các đẳng cấp ngọc Jade. Cũng cần nói thêm là đối với kim cương việc phân biệt đẳng cấp của chúng đơn giản hơn nhiều, ngày nay người ta còn có những thiết bị khoa học tinh vi và hiện đại góp phần phân cấp chính xác chất lượng kim cương. Nhưng đối với ngọc Jade thì cặp mắt của những nhà sưu tập sành chơi nhất lại là thiết bị tinh vi nhất!
Vậy khi nói một hàng trang sức bằng ngọc Jade thuộc đẳng cấp cao nhất thì diễn đạt bằng cách nào đây? Bằng trị giá đô la mà người ta đã thắng cuộc trong một trận đấu giá ư? Bằng tên chủ nhân của nó là một hoàng đế xứ Ba Tư hay một minh tinh màn bạc nổi tiếng? Thật không phải điều dễ dàng gì. Có lẽ không thể sa đà vào những lối đi không có đường thoát như vậy được.
Theo khoáng vật học, Ja-đê-it [ Na(Al,Fe3+)Si2O6 ] là thành phần chủ yếu của ngọc Jade Miến Điện. Ja-đê-it là khoáng vật có một lý lịch cực kỳ hiếm có. Thoạt đầu những dòng dung nham bazan tích đọng dưới đáy biển nằm cạnh một đường nứt lớn của Trái đất phân chia đại dương và lục địa.
Đáy đại dương bị hút chìm theo đường nứt đó đến độ sâu trên 60km, đương nhiên ở đó không còn nước biển nữa mà chỉ có những lớp bùn biển bị vùi lấp theo và cùng chịu áp lực rất cao của khối lục địa nằm trên nên hoàn toàn bị biến chất. Khối đá bazan biến thành ngọc màu xanh lý: ngọc Ja-đê-it. Về sau toàn bộ các lớp đá biến chất lại trồi lên theo vận động của Trái đất tạo nên dãy núi kéo dài. Ví dụ dãy núi kéo dài từ Myanma cho đến dãy núi Ural (Nga). Dọc theo dãy núi cổ có thể tìm thấy ngọc Ja-đê-it. Với lý lịch kỳ bí đó, ngọc Ja-đê-it rất khó tìm thấy, mà nếu tìm thấy thì cũng rất hiếm.
Myanma là một quốc gia được thiên nhiên ban phát những mỏ Ja-đê-it lớn nhất và đẹp nhất mà cho đến nay chưa có quốc gia nào khác có được. Tuy vậy Myanma lại không là chủ sở hữu của những tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới. Hiện nay, một ngôi chùa ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) có hai tượng Phật bằng ngọc Ja-đê-it Miến Điện thuộc loại lớn nhất thế giới hiện nay. Trong đó tượng Phật ngồi cao 1,95m nặng 3 tấn. Tượng thứ hai là tượng Phật nằm. Trong lịch sử đấu giá của hãng Christie đã có những vòng đeo tay bằng ngọc Ja-đê-it Miến Điện, mỗi vòng giá bán được trên một triệu USD. Có lẽ những thông tin định lượng đó đủ nói lên đẳng cấp bậc nhất của ngọc Ja-đê-it Miến Điện. Thuộc đẳng cấp thứ hai là ngọc Nephrit [ Ca2(Mg,Fe2+)5[Si8O22](OH,F)2 không có lý lịch quá phức tạp như vậy nên dễ tìm thấy hơn và không quý bằng.
Tượng Phật nặng gần 4 tấn được trình bày tại ngôi chùa ở Bắc Ninh vào đầu năm vừa qua được tạc bằng nephrit có xuất xứ từ Canada. Chưa có vật trang sức nào bằng nephrit có thể đạt đến hàng triệu USD như ngọc Ja-đê-it Miến Điện. Năm 1982 tượng Phật nặng 260 tấn được lập kỷ lục Guiness thế giới tại thành phố An Sơn (tỉnh Liễu Ninh - Trung Quốc) thuộc ngọc Jade đẳng cấp thứ ba: ngọc secpentin. Ngọc secpentin có thể tìm thấy nhiều nơi ở Việt Nam ta: Ngọc Hồi (Kon Tum), Núi Nưa (Thanh Hoá), v.v… Chúng không thuộc loại quý hiếm.
Vào tháng 10 năm 2009, Công ty Thần Châu - Ngọc Việt của doanh nhân Đào Trọng Cường đã nhập khẩu từ Myanma một khối ngọc Ja-đê-it nặng trên 35 tấn để tạc tượng Phật. Hy vọng sau hai năm chế tác, ông Đào Trọng Cường sẽ là chủ nhân của một tượng Phật trên 10 tấn, có thể ghi tên vào Guiness thế giới: tượng tạc từ khối ngọc thuộc đẳng cấp cao nhất của dòng họ ngọc Jade.
Phan Trường Thị
(ViệtNam net)
***
PHIM TÀI LIỆU HÀ NỘI
***
***
HA NOI TRONG MAT AI LA` TAP 1
CHUYEN TU TE LA` TAP 2
|
***
TRẦN BÌNH NAM * KINH TẾ THẾ GIỚI
Một năm nhìn lại:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tháng 9 năm 2008
Trần Bình Nam
Vào
ngày 15 tháng 9 năm nay (2009) vừa đúng một năm tròn ngày bắt đầu cuộc
khủng hoảng kinh tế lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1929. Cuộc khủng hoảng
này đã nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Dấu hiệu đáng mừng là đánh dấu một năm, các chỉ dẫn kinh tế cho thấy Hoa Kỳ hình như đang thoát dần ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Chỉ
số chứng khoáng Dow Jones vượt trên mức 9700 điểm, cao nhất kể từ tháng
11/2008. Giá dầu thô đã đạt đến con số 75 mỹ kim một thùng barrel (dấu
hiệu các nhà máy sản xuất và công ty chế tạo bắt đầu hoạt động trở lại),
và thị trường nhà cửa cũng có hướng khởi sắc.
Một số kinh tế gia cho rằng “sự phục hồi đã ở trong tầm tay”
(the recovery is at hand). Nhưng với sự dè dặt thường lệ, đa số chưa
nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới đang trên đà phục hồi. Chỉ số thất nghiệp
tại Hoa Kỳ vẫn còn cao, và có thể còn lên nữa trước khi ngừng lại. Các
vụ ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhà trả mortgage trễ (foreclosures) vẫn
còn gia tăng. Các ngân hàng vẫn còn dè dặt khi cho vay, và cho vay với
những điều kiện đòi hỏi hơn. Và nền kinh tế của California, một tiểu
bang xưa nay vốn là tiêu biểu của sự sung mãn của Hoa Kỳ vẫn còn tiêu
điều. Chỉ số thất nghiệp trên 12%!
Người
lạc quan thì chờ đợi, và cho rằng đà suy thoái đang dậm chân tại chỗ và
nền kinh tế Hoa Kỳ đang chờ thời điểm thuận lợi để vươn lên.
Nhớ
lại một năm trước vào giữa tháng 9, trước khi mùa thu tới, nhân dân Hoa
Kỳ vẫn chưa hoàn hồn vì trong cùng một ngày hai cơ sở tài chánh làm
trung gian buôn bán chứng khoán lớn và uy tín nhất của Hoa Kỳ là Merryl
Lynch và Lehman Brothers đua nhau sụp đổ.
Trước
đó các cơ sở tài chánh lớn khác của Hoa Kỳ như Fannie Mae, Freddie Mac
(đại công ty cho vay mua nhà cửa) và American International Group – AIG
(đại công ty bảo hiểm) cũng đã có vấn đề.
Vào
tháng 7, 2008 hai đại công ty Fannie Mae và Freddie Mac đã được chính
phủ Hoa Kỳ giành quyền kiểm soát để giữ niềm tin của các nhà đầu tư nước
ngoài và qua đó duy trì sự sinh hoạt bình thường của thị trường nhà
cửa, một hoạt động tài chánh nòng cốt của nền kinh tế Hoa Kỳ, đang bị đe
dọa bởi tình hình “foreclosures”, hậu quả của hoạt động cho vay tiền
mua nhà dễ dãi với chương trình subprime mortgage.
Tiếp theo Merryl Lynch thoát nạn phá sản trong đường tơ kẻ tóc sau khi bán cho Bank of America với giá 50 tỉ mỹ kim.
Và
cao điểm, cũng là điểm mốc báo hiệu cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất
đầu thế kỷ đã đến khi công ty Lehman Brothers khai phá sản với tòa án
liên bang New York ngày 15 tháng 9 năm 2008.
Sau
khi Lehman Brothers khai phá sản, thị trường chứng khoán Dow Jones tụt
hơn 500 điểm (lớn nhất sau vụ đánh khủng bố tháng 9 năm 2001) làm các
quỹ hưu bổng và các nhà đầu tư lỗ 700 tỉ mỹ kim.
Cuộc
khủng hoảng tài chánh nói trên tạo ra sự khan hiếm tín dụng (credit
crunch) vì các ngân hàng không còn tiền và cũng không muốn cho vay một
cách dễ dãi như trước vì lo ngại trước tình hình kinh tế bấp bênh người
vay nợ sẽ không có điều kiện trả sòng phẳng. Và một khi thiếu tín dụng,
hoạt động đầu tư – và do đó - sinh hoạt kinh tế ngưng trệ.
Chính
phủ Bush, và sau đó chính phủ Obama đã nhanh chóng ban hành các biện
pháp cứu nguy. Đầu tháng 10/2008 một tháng trước ngày bầu cử tổng thống,
tổng thống Bush ký ban hành bộ luật 700 tỉ mỹ kim khẩn cấp cứu vãn cuộc
khủng hoảng tín dụng. Và tổng thống Obama sau khi nhậm chức vào tháng
1, 2009 đã thúc đẩy quốc hội thông qua và ký ban hành bộ luật kích thích
kinh tế 787 tỉ mỹ kim vào trung tuần tháng 2/2009 nhắm mục đích tạo
công ăn việc làm và đặt nền móng cho sinh hoạt kinh tế trong tương lai .
Các
chính trị gia cũng như các kinh tế gia thuộc các trường phái khác nhau
tranh cãi nhiều về ảnh hưởng của hai bộ luật nói trên. Nhưng qua một
năm, các dấu hiệu kinh tế cho thấy chúng bắt đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt
kinh tế theo hướng tích cực như định ý của các nhà lập pháp.
Nhưng câu hỏi chính là: Cuộc khủng hoảng kinh tế này để lại những dấu ấn gì trong đời sống kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ?
Trước
hết là ảnh hưởng chính trị. Nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng kinh
tế tháng 9/2008 xẩy ra trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hơn 2 tháng
là trận mưa bão biến thành trận lũ kéo phăng chế độ đảng Cộng hòa của
George Bush qua một bên lề lịch sử và đã tạo cơ hội để Hoa Kỳ có một vị
tổng thống da đen đầu tiên. Biến cố lịch sử này của nước Mỹ có thể sẽ
chưa xẩy ra nếu không có cuộc khủng hoảng kinh tế nói trên.
Hậu quả khác là các nhà kinh tế học và các chính trị gia không còn nhìn hai nguyên tắc căn bản của kinh tế tư bản như trickle –down economics (giúp đỡ cho các đại công ty phát triển làm ăn, tin rằng người nghèo sẽ được hưởng phúc lợi theo) và supply-side economics
(giảm thuế - nhất là giảm thuế cho những người giàu có, những tay tư
bản – để các nhà tư bản có thêm tiền đầu tư làm cho nền kinh tế chuyển
vận mang lại phúc lợi cho xã hội) như là những nguyên tắc vận hành bảo
đảm một sự phát triễn kinh tế lâu dài và bền vững.
Bài
học có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng tháng 9/2008 là nếu các khâu kiểm
soát (regulations) không được coi trọng thì những nguyên tắc quý báu
trên có thể tạo ra một khung cảnh sinh hoạt kinh tế thiếu kiểm soát đưa
đến quá đáng và lợi dụng. Thiếu kiểm soát, giới tư bản (tượng trưng là
Wall Street và Main Street – Thị trường Chứng khoán và Ngân hàng) vì
nhắm lợi nhuận trước mắt, trở nên chủ quan làm ăn thiếu nguyên tắc. Thí
dụ như Ngân hàng Trung ương giảm lãi xuất quá thấp và quá lâu, các dân
biểu kiếm phiếu bằng cách khuyến khích mọi người mua nhà dù không đủ
điều kiện và làm ngơ trước mọi dấu hiệu bất ổn.
Cuộc
khủng hoảng cho thấy những lỗ hổng của chủ nghĩa tư bản quá khích và
nhất là nhược điểm của nền kinh tế “tiêu thụ” của Hoa Kỳ. Khi quốc hội
thảo luận luật cho phép chi 700 tỉ mỹ kim để cứu nguy các ngân hàng, và
sau đó luật kích cầu kinh tế 787 tỉ mỹ kim, nhân dân Hoa Kỳ mới ý thức
rằng tiền đó một phần do Ngân Hàng Trung Ương in ra, phần khác là vay
mượn (qua sự phát hành ngân khố phiếu) và chủ nợ lớn nhất là Trung quốc,
một nước đang tranh giành thế lực với Hoa Kỳ trên mọi mặt.
Ngoãnh
nhìn lại, cuộc khủng hoảng tháng 9 năm 2008 như một cơn gió mạnh sắp
qua, và có thể cần một năm hay hai năm nữa để qua hẵn, nhưng sự thể sẽ
không còn như nếp cũ.
Cuộc
khủng hoảng này báo hiệu rằng Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 có thể không còn
là siêu cường duy nhất, và Hoa Kỳ cũng không còn các ưu thế kinh tế cũng
như quân sự như đã có trong suốt thế kỷ 20 vừa qua./.
Trần Bình Nam
Sept. 22, 2009
Trần Bình
|
http://www.tranbinhnam.com
|
***
THƠ SONG NGỮ
***
Wednesday, November 11, 2009 1:07 PM
Thơ song ngữ TRẦN VẤN LỆ - THANH-THANH
From:
To:
undisclosed-recipients
BỐN ĐOẠN NÀY LÀ THƠ PHẢI KHÔNG?
Một hôm, buồn quá, tôi ra biển
núp bóng thùy dương ngó nước mây
ẩn hiện một người con gái đẹp
tóc vàng như thể gái phương Tây
Người con gái đó bay trên biển
như chiếc thuyền trôi với cánh buồm
như chiếc thuyền trôi thời bỏ xứ
trôi hoài trên đại hải trùng dương...
Tôi buồn đến nỗi nghe tôi khóc
tiếng sóng thương tôi cũng nghẹn ngào
Tôi muốn làm thơ mà bất lực
thả hồn cho gió thổi lên cao
Lên cao, tôi gặp mây, trên đó,
nhìn xuống, chao ôi, biển chập chùng
Biển vẫn còn kia, người đã mất
như là lời Phật: “Có là Không!”...
Tôi buồn không biết vì sao vậy
(trước đó và sau đó, thật buồn)
Núp nắng, nên chi lòng lạnh ngắt:
Giữa trời, lòng vẫn lạnh như sương!
Phải chăng cô gái là ma hiện
để dẫn tôi về thăm Cố Hương?
Thăm những mảnh thuyền trôi lại chỗ
rong rêu nằm tắp gốc thùy dương?
Một hôm... giờ đã mười năm chẵn
rồi sẽ thiên thu... hỡi một người!
Không phải một mà muôn triệu nhé!
Buồn ơi Tổ Quốc của tôi ơi!
Đất lành sao lũ chim không đậu?
Cọp dữ còn thân thiết với người.
Chế độ là gì... sao nước mắt
tôi cầm không được, để tuôn rơi!
Một hôm... cầm bút. Và tôi viết:
bốn đoạn trên là thơ, phải không?
TRẦN VẤN LỆ
|
POETRY, THESE FOUR PARAGRAPHS?
One day, too heartsick, I got to the beach;
Under the willows, I gazed at the sea and the air.
There loomed a beautiful girl
Like an Western young lady with blond hair.
She flew over the surf
As a boat that floated with its sail so bare
Like so many boats while deserting their country
Continuing to float on the vast ocean in despair...
I was so sad that I heard myself weeping;
The waves so pitied me they choked their sound.
I wanted to write a poem but unable;
I let my soul soar high by the wind bound.
Up at the height I met the clouds over there,
Looking down - Oh, how the sea was profound:
It was still there, why people had passed away!
Now there then nowhere, as Buddha did expound.
I felt melancholy (there was deep grief
Before that and after that), I did not know why.
Sheltering in the shade I sensed my soul cold;
My heart was frore like frost under the warm sky.
Was that girl actually a ghost that appeared
To lead me back to my old country on the sly
To visit the pieces of those boats that drifted
Over to the foot of the willows mossy there to lie?
One day... it has been ten years ago, then it was
Into eternity... one human being, once and for all
And not only one but thousands, millions:
How dismal my Fatherland, you heard my call?
Were branches gentle, why birds did not perch
While tigers might be friendly with men not gall?
What has it stood for, that regime?
Why I could not hold back, but let my tears fall!
One day... I took my pen. And I wrote
The four paragraphs above, poetry was it withal?
Translation by THANH-THANH
|
***
DAVID FEITH * ZENG FENG VÀ THIÊN AN MÔN
***
http://www.danlentieng.net/spip.php?article5178
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith
LGT: Ông Trịnh Phương, đảng viên Đảng CSTQ, là một tr ong trăm ngàn sinh viên có mặt tr ong cuộc biểu tình ôn hòa nhiều ngày đêm tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ngày 4 tháng Sáu năm ấy, ông cùng chiến hữu bị xe tăng quân đội TQ tiến vào đè bẹp theo lệnh Đặng Tiểu Bình, khi đang cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Nhà nước TQ cố tình bưng bít thông tin về nguyên nhân què cụt của ông khi ông nỗ lực vượt lên khỏi số phận của mình để trở thành một vận động viên tàn tật xuất sắc.
Trước nguy cơ bị lộ thông tin, họ cấm ông thi đấu và bỏ mặc số phận của ông. Nhưng ông kiên nhẫn chờ đợi. Và đến khi có dịp thoát khỏi bàn tay độc tài, tị nạn sang Mỹ, bè bạn bốn phương, những con người biết quý trọng nhân phẩm, đã xúm nhau lại, tìm cách để ông có lại một "đôi chân" mới. Trịnh Phương vụt trở thành một biểu tượng thách thức với bóng tối, ông lại bay lượn khiêu vũ trên đôi chân của tự do.
Tr ong hàng nghìn năm lịch sử, nước "An Nam" láng giềng nhỏ bé sát nách Trung Hoa luôn luôn bị "thiên triều" xấc xược lấn áp, lăm le nghiền nát không biết bao nhiêu lần; nhưng tr ong mọi trường hợp gay go nghìn cân treo sợi tóc, bằng chính mối đoàn kết "Diên Hồng" bắt rễ sâu tr ong tình cảm của toàn dân tộc, người Việt Nam chứ không có ai khác, đều đã tìm được đôi chân thần kỳ của Trịnh Phương - đó cũng chính là biểu tượng "ngựa sắt Phù Đổng" tr ong tâm thức dân tộc chúng ta.
Vậy ngày nay đôi chân ấy ở đâu? Đầu óc ngu xuẩn nào và lợi ích của tập đoàn nào đang cố tình làm tê liệt nó, thậm chí muốn tiếp tay cho kẻ thù nghiền nát nó? Một dân tộc tr ong vòng tối tăm, quờ quạng không lần ra ánh sáng của tự do dân chủ là một dân tộc hai chân bị đem lên thớt. Chắc chắn dân tộc Việt Nam sẽ sớm tìm thấy đôi chân của Trịnh Phương chứ không bao giờ chấp nhận một sự hành hình như vậy. Nguyễn Huệ Chi
---o0o---
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith, Wall Street Journal 25/9/2009
Tr ong kỷ nguyên tài chính toàn cầu này, Mỹ và Trung Quốc có nhiều quyền lợi c hung về thương mại và nợ nần. Tuy nhiên tính cách cốt lõi của một quốc gia được thể hiện không phải qua hoàn cảnh kinh tế, mà qua sự tôn trọng nhân quyền. Tr ong lĩnh vực này Mỹ và Trung Quốc ít có điểm gì c hung , như câu chuyện bi hùng của Trịnh Phương (Zheng Fang) cho thấy. Năm 1989 ông Phương là một tr ong cả trăm ngàn người Trung Quốc tràn ngập Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để biểu tình đòi quyền dân chủ. Lúc đó ông là đảng viên và là sinh viên trường Đại học Thể thao Bắc Kinh, đồng thời cũng là vận động viên chạy nước rút loại giỏi. Nhưng vì tham gia biểu tình ôn hòa, ông đã trở thành kẻ thù của nhà nước.
Khi chính quyền ra lệnh cho quân đội trấn áp, Giải phóng quân Nhân dân đã sát hại và gây tàn phế cho hàng ngàn sinh viên tay không. Ông Phương là một tr ong những sinh viên này. Ngày 4 tháng Sáu năm 1989 ông bị xe tăng cán khi cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Đôi chân của ông Trịnh Phương bị xe tăng nghiền nát. Những sinh viên bị chiến xa cán chết, xác nằm la liệt bên đường. Ngay sau đó, các viên chức Trung Quốc bắt đầu gây áp lực buộc ông Phương phải “thừa nhận” rằng ông bị tàn phế là do một tai nạn giao thông đơn thuần. Ông từ chối, ngay cả khi chính quyền không cấp bằng đại học cho ông khiến ông khó tìm việc. Thay vì nản lòng, ông quyết tâm phải giỏi trở lại tr ong thể thao. Từ một kẻ tàn phế phải ngồi trên xe lăn, ông trở thành vận động viên vô địch về ném đĩa và phóng lao, phá hai kỷ lục châu Á tr ong cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật toàn Trung Quốc năm 1992.
Ông lọt vào cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật Nam Thái Bình Dương và Viễn Đông và chấp nhận điều yêu cầu của chính quyền là ông không được hé lộ với phóng viên về đôi chân của ông. Nhưng vào trước cuộc tranh tài này, rõ ràng do sợ rằng thế giới phát giác ra nguyên nhân sự tàn phế của ông, các viên chức Trung Quốc đã cấm ông thi đấu. Rồi từ đó ông không bao giờ được mời tham gia vào một cuộc tranh tài thể thao nào nữa. Trở về tỉnh Hải Nam, ban đầu ông Phương làm việc cho văn phòng địa ốc nhưng rồi phải xoay sang ngồi bán thuốc lá và nước giải khát bên đường.
Tr ong thời gian này ông cũng liên lạc với các cơ quan truyền thông nước ngoài để phát biểu về vụ thảm sát Thiên An Môn và về mưu toan của chính quyền nhằm che đậy vụ tai tiếng này. Chẳng bao lâu sau ông thường xuyên bị quấy rầy. Người yêu của ông, rõ ràng bị Cục An ninh Trung Quốc gây áp lực, đã bỏ ông. Điện thoại nhà ông bị cắt thường xuyên, đôi lúc bị cắt ngang khi ông đang trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông nước ngoài như đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Năm 1999, đang trên đường lên Bắc Kinh tìm việc làm, ông bị công an chặn lại ở một nhà ga, bắt giữ cả tuần lễ, rồi cảnh cáo không được rời nơi cư trú nếu không được phép. Nhưng ông Phương vẫn tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình không dè dặt.
Năm 2001 ông nói với tờ New York Times: “Tr ong tương lai gần, rất có thể chính quyền sẽ không đảo ngược quan điểm của họ về vụ ngày 4 tháng Sáu. Có thể họ bắt đầu từ từ, như nói rằng sử dụng xe tăng là sai lầm.” Với lý lịch như vậy, thật là kinh ngạc khi chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu cho ông Phương vào tháng Tám năm 2008. Có lẽ họ nghĩ rằng cho ông ra định cư ở nuớc ngoài sẽ chẳng quan trọng gì đối với bất kỳ ai ngoài ông. Họ đã lầm. Ông Phương đến Mỹ nhập cư vào tháng Hai vừa qua, và chờ đón ông là các nhà hoạt động nhân quyền, đứng đầu là ông Chu Ph ong Tỏa (Zhou Fengsuo), người đã từng là sinh viên Thiên An Môn hiện sống ở San Francisco; bà Sài Linh (Chai Ling), từng là một lãnh đạo của các cuộc biểu tình sinh viên Thiên An Môn sống ở Boston; và ông Michael Horowitz, thành viên của Viện Nghiên cứu Hudson của Washington.
Giờ đây họ công bố câu chuyện của ông và giúp ông giành lại những gì chính quyền Trung Quốc đã cướp đi của ông cách đây 20 năm, đó là khả năng đi lại. Nhờ các bác sĩ và các chuyên gia làm việc miễn phí, ông Phương đang điều trị vật lý trị liệu ở bệnh viện phục hồi chức năng Adventist ở Maryland. Ông đang tập đi lại bằng đôi chân giả kỹ thuật cao do công ty Ossur thân tặng (công ty này cũng chế tạo chân tay giả cho thương binh Mỹ). Ngày 7 tháng 10 tới, ông Phương dự kiến sẽ khiêu vũ lần đầu tiên tr ong đời với vợ ở thủ đô Washington. Dịp này sẽ có sự tham dự của các vị dân cử tr ong Quốc hội Mỹ và sẽ được đưa lên YouTube. Khi ông khiêu vũ, người xem trên khắp toàn cầu “sẽ so sánh giữa hai hệ thống, giữa số phận của ông ở Trung Quốc và số phận của ông ở thể chế dân chủ,” ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), người từng là sinh viên Thiên An Môn, và đã bị tù từ năm 2002 đến 2007, nói với tôi. Bà Linh nhận xét với tôi là dịp khiêu vũ này của ông Phương “sẽ phát đi một thông điệp rất hùng hồn cho bao người đang đấu tranh tại Trung Quốc rằng họ không bị lãng quên.”
Một thông điệp như thế hiện nay đang rất cần, khi mà chính phủ Mỹ đang hạ thấp tầm quan trọng của nhân quyền. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố vào tháng Hai rằng vấn đề nhân quyền “không thể ảnh hưởng” đến sự hợp tác Mỹ – Trung Quốc về kinh tế và về thay đổi khí hậu. Các viên chức cấp cao Mỹ cũng từ chối công khai gặp Đức Dalai Lama, người đại diện cho dân tộc thiểu số Tây Tạng bị đau khổ triền miên tại Trung Quốc. Bây giờ bà Clinton có một cơ hội để chứng tỏ rằng bà không hoàn toàn quên về nhân quyền: bà hãy mời ông Phương khiêu vũ lần thứ hai tr ong đời ông cùng với bà. David Feith là trợ lý biên tập tạp chí Foreign Affairs. Trần Quốc Việt dịch
http://bauxitevietnam.info/c/11579.html ---o0o--- Dancing With Fang Zheng
The sprinter’s legs were crushed by a tank at Tiananmen. By DAVID FEITH In this era of global finance the United States and China have common interests regarding trade and debt. However, the essential character of a state is revealed not in its economic circumstances, but in its respect for human rights. In this field the U.S. and China have little in common—as illustrated by the harrowing and heroic story of Fang Zheng. In 1989, Mr. Fang was am ong the 100,000 Chinese who flooded into Beijing ’s Tiananmen Square to demonstrate for democratic rights. He was then a Communist Party member, a student studying at Beijing College of Physical Science, and an accomplished sprinter. But by joining the peaceful protests, he became an enemy of the state. When the government ordered a military crackdown, the People’s Liberation Army killed or mai med thousands of unarmed students. Mr. Fang was one of them. On June 4, 1989, he was run over by a tank as he and other students retreated from the square. He survived, but both of his legs were crushed. His left leg was amputated below the knee, and his right leg at mid-thigh. Immediately, Chinese officials began pressuring Mr. Fang to "admit" that his injuries were caused by a mere road accident. He refused, even when the government denied him his college degree, which made it difficult to find work. Instead, he resolved to excel again athletically. From a wheelchair, he became a champion in discus and javelin, breaking two Asian records at the 1992 All-China Disabled Athletic Games. He qualified for the 1994 Far East and South Pacific Disabled Games and accepted the government’s demand that he not speak with journalists about his legs. But on the eve of the Games, evidently fearing that the origin of his injuries would become known, Chinese officials banned Mr. Fang from competing. He was never invited to participate in athletics again. Back in Hainan Province Mr. Fang worked first in a real estate office and then selling cigarettes and soda at a roadside stand. He also reached out to foreign media to speak about the Tiananmen massacre and the government’s efforts to cover it up. Soon he found himself regularly harassed. His girlfriend—apparently under pressure from China ’s National Security Bureau—left him. His phone line was often cut, sometimes while he was on the phone with media outlets, such as Voice of America.
In 1999, while traveling to Beijing to seek work, he was stopped at a train station by police, detained for a week, and told he could not leave his town without permission. Yet Mr. Fang continued to speak out. In 2001, he told the New York Times, "It isn’t very likely that the government will reverse its position on June 4 anytime soon. Maybe they will start in some gradual way, like by saying that using tanks was a mistake." Given this record, it is amazing that in August 2008 the Chinese government issued Mr. Fang a passport. Perhaps Chinese officials thought that his emigration would be of little consequence to anyone other than Mr. Fang. They were wr ong .
Mr. Fang immigrated in February to the U.S., where human rights activists—led by Fengsuo Zhou, a Tiananmen veteran living in San Francisco; Ling Chai, who was a leader of the Tiananmen student demonstrations and lives in Boston; and Michael Horowitz, a fellow at Washington’s Hudson Institute—were waiting for him. They are now publicizing his story and helping him get back what the Chinese government took from him 20 years ago—his ability to walk. Aided by doctors and specialists working pro bono, this month Mr. Fang is undergoing physical therapy at Adventist Rehabilitation Hospital in Maryland .
He is learning to walk with high-tech prosthetics legs donated by the Ossur Corporation (which also engineers prosthetics for injured American soldiers). On Oct. 7, Mr. Fang plans to dance with his wife for the first time, at a Washington , D.C. , event to be attended by members of C ong ress and broadcast on YouTube.
When he does, viewers across the globe "will make a comparison between two systems—between his fortune in China and his fortune in democracy," Yang Jianli, a Tiananmen veteran who was imprisoned in China from 2002 to 2007, told me. Mr. Fang’s dance, Ms. Ling told me, "will send such a powerful message to struggling people in China —that they have not been forgotten." Such a message is especially needed today, when the U.S. government is downplaying the importance of human rights. Secretary of State Hillary Clinton said in February that human rights issues "can’t interfere" with U.S.-China cooperation on economics and climate change.
Senior U.S. officials are also refusing to meet publicly with the Dalai Lama, who represents China ’s l ong -suffering Tibetan minority. Now Mrs. Clinton has an opportunity to show that she hasn’t completely forgotten about human rights—by requesting to have Mr. Fang’s second dance. Mr. Feith is assistant editor of Foreign Affairs.
***
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith
LGT: Ông Trịnh Phương, đảng viên Đảng CSTQ, là một tr ong trăm ngàn sinh viên có mặt tr ong cuộc biểu tình ôn hòa nhiều ngày đêm tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ngày 4 tháng Sáu năm ấy, ông cùng chiến hữu bị xe tăng quân đội TQ tiến vào đè bẹp theo lệnh Đặng Tiểu Bình, khi đang cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Nhà nước TQ cố tình bưng bít thông tin về nguyên nhân què cụt của ông khi ông nỗ lực vượt lên khỏi số phận của mình để trở thành một vận động viên tàn tật xuất sắc.
Trước nguy cơ bị lộ thông tin, họ cấm ông thi đấu và bỏ mặc số phận của ông. Nhưng ông kiên nhẫn chờ đợi. Và đến khi có dịp thoát khỏi bàn tay độc tài, tị nạn sang Mỹ, bè bạn bốn phương, những con người biết quý trọng nhân phẩm, đã xúm nhau lại, tìm cách để ông có lại một "đôi chân" mới. Trịnh Phương vụt trở thành một biểu tượng thách thức với bóng tối, ông lại bay lượn khiêu vũ trên đôi chân của tự do.
Tr ong hàng nghìn năm lịch sử, nước "An Nam" láng giềng nhỏ bé sát nách Trung Hoa luôn luôn bị "thiên triều" xấc xược lấn áp, lăm le nghiền nát không biết bao nhiêu lần; nhưng tr ong mọi trường hợp gay go nghìn cân treo sợi tóc, bằng chính mối đoàn kết "Diên Hồng" bắt rễ sâu tr ong tình cảm của toàn dân tộc, người Việt Nam chứ không có ai khác, đều đã tìm được đôi chân thần kỳ của Trịnh Phương - đó cũng chính là biểu tượng "ngựa sắt Phù Đổng" tr ong tâm thức dân tộc chúng ta.
Vậy ngày nay đôi chân ấy ở đâu? Đầu óc ngu xuẩn nào và lợi ích của tập đoàn nào đang cố tình làm tê liệt nó, thậm chí muốn tiếp tay cho kẻ thù nghiền nát nó? Một dân tộc tr ong vòng tối tăm, quờ quạng không lần ra ánh sáng của tự do dân chủ là một dân tộc hai chân bị đem lên thớt. Chắc chắn dân tộc Việt Nam sẽ sớm tìm thấy đôi chân của Trịnh Phương chứ không bao giờ chấp nhận một sự hành hình như vậy. Nguyễn Huệ Chi
---o0o---
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith, Wall Street Journal 25/9/2009
Tr ong kỷ nguyên tài chính toàn cầu này, Mỹ và Trung Quốc có nhiều quyền lợi c hung về thương mại và nợ nần. Tuy nhiên tính cách cốt lõi của một quốc gia được thể hiện không phải qua hoàn cảnh kinh tế, mà qua sự tôn trọng nhân quyền. Tr ong lĩnh vực này Mỹ và Trung Quốc ít có điểm gì c hung , như câu chuyện bi hùng của Trịnh Phương (Zheng Fang) cho thấy. Năm 1989 ông Phương là một tr ong cả trăm ngàn người Trung Quốc tràn ngập Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để biểu tình đòi quyền dân chủ. Lúc đó ông là đảng viên và là sinh viên trường Đại học Thể thao Bắc Kinh, đồng thời cũng là vận động viên chạy nước rút loại giỏi. Nhưng vì tham gia biểu tình ôn hòa, ông đã trở thành kẻ thù của nhà nước.
Khi chính quyền ra lệnh cho quân đội trấn áp, Giải phóng quân Nhân dân đã sát hại và gây tàn phế cho hàng ngàn sinh viên tay không. Ông Phương là một tr ong những sinh viên này. Ngày 4 tháng Sáu năm 1989 ông bị xe tăng cán khi cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Đôi chân của ông Trịnh Phương bị xe tăng nghiền nát. Những sinh viên bị chiến xa cán chết, xác nằm la liệt bên đường. Ngay sau đó, các viên chức Trung Quốc bắt đầu gây áp lực buộc ông Phương phải “thừa nhận” rằng ông bị tàn phế là do một tai nạn giao thông đơn thuần. Ông từ chối, ngay cả khi chính quyền không cấp bằng đại học cho ông khiến ông khó tìm việc. Thay vì nản lòng, ông quyết tâm phải giỏi trở lại tr ong thể thao. Từ một kẻ tàn phế phải ngồi trên xe lăn, ông trở thành vận động viên vô địch về ném đĩa và phóng lao, phá hai kỷ lục châu Á tr ong cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật toàn Trung Quốc năm 1992.
Ông lọt vào cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật Nam Thái Bình Dương và Viễn Đông và chấp nhận điều yêu cầu của chính quyền là ông không được hé lộ với phóng viên về đôi chân của ông. Nhưng vào trước cuộc tranh tài này, rõ ràng do sợ rằng thế giới phát giác ra nguyên nhân sự tàn phế của ông, các viên chức Trung Quốc đã cấm ông thi đấu. Rồi từ đó ông không bao giờ được mời tham gia vào một cuộc tranh tài thể thao nào nữa. Trở về tỉnh Hải Nam, ban đầu ông Phương làm việc cho văn phòng địa ốc nhưng rồi phải xoay sang ngồi bán thuốc lá và nước giải khát bên đường.
Tr ong thời gian này ông cũng liên lạc với các cơ quan truyền thông nước ngoài để phát biểu về vụ thảm sát Thiên An Môn và về mưu toan của chính quyền nhằm che đậy vụ tai tiếng này. Chẳng bao lâu sau ông thường xuyên bị quấy rầy. Người yêu của ông, rõ ràng bị Cục An ninh Trung Quốc gây áp lực, đã bỏ ông. Điện thoại nhà ông bị cắt thường xuyên, đôi lúc bị cắt ngang khi ông đang trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông nước ngoài như đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Năm 1999, đang trên đường lên Bắc Kinh tìm việc làm, ông bị công an chặn lại ở một nhà ga, bắt giữ cả tuần lễ, rồi cảnh cáo không được rời nơi cư trú nếu không được phép. Nhưng ông Phương vẫn tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình không dè dặt.
Năm 2001 ông nói với tờ New York Times: “Tr ong tương lai gần, rất có thể chính quyền sẽ không đảo ngược quan điểm của họ về vụ ngày 4 tháng Sáu. Có thể họ bắt đầu từ từ, như nói rằng sử dụng xe tăng là sai lầm.” Với lý lịch như vậy, thật là kinh ngạc khi chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu cho ông Phương vào tháng Tám năm 2008. Có lẽ họ nghĩ rằng cho ông ra định cư ở nuớc ngoài sẽ chẳng quan trọng gì đối với bất kỳ ai ngoài ông. Họ đã lầm. Ông Phương đến Mỹ nhập cư vào tháng Hai vừa qua, và chờ đón ông là các nhà hoạt động nhân quyền, đứng đầu là ông Chu Ph ong Tỏa (Zhou Fengsuo), người đã từng là sinh viên Thiên An Môn hiện sống ở San Francisco; bà Sài Linh (Chai Ling), từng là một lãnh đạo của các cuộc biểu tình sinh viên Thiên An Môn sống ở Boston; và ông Michael Horowitz, thành viên của Viện Nghiên cứu Hudson của Washington.
Giờ đây họ công bố câu chuyện của ông và giúp ông giành lại những gì chính quyền Trung Quốc đã cướp đi của ông cách đây 20 năm, đó là khả năng đi lại. Nhờ các bác sĩ và các chuyên gia làm việc miễn phí, ông Phương đang điều trị vật lý trị liệu ở bệnh viện phục hồi chức năng Adventist ở Maryland. Ông đang tập đi lại bằng đôi chân giả kỹ thuật cao do công ty Ossur thân tặng (công ty này cũng chế tạo chân tay giả cho thương binh Mỹ). Ngày 7 tháng 10 tới, ông Phương dự kiến sẽ khiêu vũ lần đầu tiên tr ong đời với vợ ở thủ đô Washington. Dịp này sẽ có sự tham dự của các vị dân cử tr ong Quốc hội Mỹ và sẽ được đưa lên YouTube. Khi ông khiêu vũ, người xem trên khắp toàn cầu “sẽ so sánh giữa hai hệ thống, giữa số phận của ông ở Trung Quốc và số phận của ông ở thể chế dân chủ,” ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), người từng là sinh viên Thiên An Môn, và đã bị tù từ năm 2002 đến 2007, nói với tôi. Bà Linh nhận xét với tôi là dịp khiêu vũ này của ông Phương “sẽ phát đi một thông điệp rất hùng hồn cho bao người đang đấu tranh tại Trung Quốc rằng họ không bị lãng quên.”
Một thông điệp như thế hiện nay đang rất cần, khi mà chính phủ Mỹ đang hạ thấp tầm quan trọng của nhân quyền. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố vào tháng Hai rằng vấn đề nhân quyền “không thể ảnh hưởng” đến sự hợp tác Mỹ – Trung Quốc về kinh tế và về thay đổi khí hậu. Các viên chức cấp cao Mỹ cũng từ chối công khai gặp Đức Dalai Lama, người đại diện cho dân tộc thiểu số Tây Tạng bị đau khổ triền miên tại Trung Quốc. Bây giờ bà Clinton có một cơ hội để chứng tỏ rằng bà không hoàn toàn quên về nhân quyền: bà hãy mời ông Phương khiêu vũ lần thứ hai tr ong đời ông cùng với bà. David Feith là trợ lý biên tập tạp chí Foreign Affairs. Trần Quốc Việt dịch
http://bauxitevietnam.info/c/11579.html ---o0o--- Dancing With Fang Zheng
The sprinter’s legs were crushed by a tank at Tiananmen. By DAVID FEITH In this era of global finance the United States and China have common interests regarding trade and debt. However, the essential character of a state is revealed not in its economic circumstances, but in its respect for human rights. In this field the U.S. and China have little in common—as illustrated by the harrowing and heroic story of Fang Zheng. In 1989, Mr. Fang was am ong the 100,000 Chinese who flooded into Beijing ’s Tiananmen Square to demonstrate for democratic rights. He was then a Communist Party member, a student studying at Beijing College of Physical Science, and an accomplished sprinter. But by joining the peaceful protests, he became an enemy of the state. When the government ordered a military crackdown, the People’s Liberation Army killed or mai med thousands of unarmed students. Mr. Fang was one of them. On June 4, 1989, he was run over by a tank as he and other students retreated from the square. He survived, but both of his legs were crushed. His left leg was amputated below the knee, and his right leg at mid-thigh. Immediately, Chinese officials began pressuring Mr. Fang to "admit" that his injuries were caused by a mere road accident. He refused, even when the government denied him his college degree, which made it difficult to find work. Instead, he resolved to excel again athletically. From a wheelchair, he became a champion in discus and javelin, breaking two Asian records at the 1992 All-China Disabled Athletic Games. He qualified for the 1994 Far East and South Pacific Disabled Games and accepted the government’s demand that he not speak with journalists about his legs. But on the eve of the Games, evidently fearing that the origin of his injuries would become known, Chinese officials banned Mr. Fang from competing. He was never invited to participate in athletics again. Back in Hainan Province Mr. Fang worked first in a real estate office and then selling cigarettes and soda at a roadside stand. He also reached out to foreign media to speak about the Tiananmen massacre and the government’s efforts to cover it up. Soon he found himself regularly harassed. His girlfriend—apparently under pressure from China ’s National Security Bureau—left him. His phone line was often cut, sometimes while he was on the phone with media outlets, such as Voice of America.
In 1999, while traveling to Beijing to seek work, he was stopped at a train station by police, detained for a week, and told he could not leave his town without permission. Yet Mr. Fang continued to speak out. In 2001, he told the New York Times, "It isn’t very likely that the government will reverse its position on June 4 anytime soon. Maybe they will start in some gradual way, like by saying that using tanks was a mistake." Given this record, it is amazing that in August 2008 the Chinese government issued Mr. Fang a passport. Perhaps Chinese officials thought that his emigration would be of little consequence to anyone other than Mr. Fang. They were wr ong .
Mr. Fang immigrated in February to the U.S., where human rights activists—led by Fengsuo Zhou, a Tiananmen veteran living in San Francisco; Ling Chai, who was a leader of the Tiananmen student demonstrations and lives in Boston; and Michael Horowitz, a fellow at Washington’s Hudson Institute—were waiting for him. They are now publicizing his story and helping him get back what the Chinese government took from him 20 years ago—his ability to walk. Aided by doctors and specialists working pro bono, this month Mr. Fang is undergoing physical therapy at Adventist Rehabilitation Hospital in Maryland .
He is learning to walk with high-tech prosthetics legs donated by the Ossur Corporation (which also engineers prosthetics for injured American soldiers). On Oct. 7, Mr. Fang plans to dance with his wife for the first time, at a Washington , D.C. , event to be attended by members of C ong ress and broadcast on YouTube.
When he does, viewers across the globe "will make a comparison between two systems—between his fortune in China and his fortune in democracy," Yang Jianli, a Tiananmen veteran who was imprisoned in China from 2002 to 2007, told me. Mr. Fang’s dance, Ms. Ling told me, "will send such a powerful message to struggling people in China —that they have not been forgotten." Such a message is especially needed today, when the U.S. government is downplaying the importance of human rights. Secretary of State Hillary Clinton said in February that human rights issues "can’t interfere" with U.S.-China cooperation on economics and climate change.
Senior U.S. officials are also refusing to meet publicly with the Dalai Lama, who represents China ’s l ong -suffering Tibetan minority. Now Mrs. Clinton has an opportunity to show that she hasn’t completely forgotten about human rights—by requesting to have Mr. Fang’s second dance. Mr. Feith is assistant editor of Foreign Affairs.
***
NGUYÊN SANG * CHÍNH LUẬN
***
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Bài viết của bạn Nguyên Sang rất đúng và rất hay. Tại sao dân ta bỏ quê hương mà đi? Khi ra nước ngoài, muốn định cư tại ngọai quốc, ai cũng khai là nạn nhân cộng sản. Nhưng thực ra có bốn loại thuyền nhân, bốn loại đi tìm tự do:
+ Hạng thứ nhất: Nạn nhân cộng sản. Họ vì sợ cộng và ghét cộng sản mà bỏ nước ra đi. Đó là hạng tị nạn chính trị. Đây là mẫu người chân thực vì họ đã là nạn nhân cộng sản, trong đó có thành phần các chiến sĩ và nhân dân VNCH.
+Hạng thứ hai: tị nạn kinh tế: Phần đông là dân lao động XHCN, sang Hung, Tiệp, Đức, Nga lao động, rồi bỏ trốn qua Đức, Mỹ, Pháp, Canada. Thực ra , trên căn bản, họ đã có ý hướng chính trị vì chủ nghĩa cộng sản nghèo khổ nên phải sang các nước tư bản bơ sữa, cầu xin tư bản bóc lột.
+Hạng thứ ba: Công an, mật vụ, gián điệp cộng sản giả làm người tị nạn.
+Hạng thứ tư: Không có ý hướng gì, thấy người ta đi, mình cũng đi.
***
Ra ngoại quốc, một số lấy sự vui chơi làm nguồn vui, không muốn tranh đấu, và lên giọng nhân nghĩa, hòa bình, ghét đấu tranh. Một ông giáo sư, hội trưởng một hội đoàn Ái hữu trường nọ, gửi thư cho các thân hữu mời viết cho tập san xuân của trường ông, trong đó có đoạn " xin đừng viết đề tài chính trị". Một vài hội đoàn cựu quân nhân, có kẻ tuyên bố" Lập hội để nhảy múa, ăn nhậu, vui chơi. . ."
Ôi! Người ta hay quên quá, chẳng trách Câu Tiễn đã phải " nằm gai, nếm mật" để quyết tâm giải phóng quê hương!
Ngày xưa, các bạn đã khai với chức trách quốc tế rằng phải ra đi vì lý do tị nạn cộng sản, bây giờ bạn lại nói không muốn bàn chính trị, tham gia tranh đấu, vậy bạn nói sao với con cháu các bạn lý do bạn ra đi? Bạn nói sao với những người cứu vớt bạn , những người cho bạn đinh cư? Không lẽ bạn nói rằng bạn là kẻ nói láo?
***
TÔI KHÔNG THÍCH CHÍNH TRi
NGUYÊN SANG
Có
người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là
những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nẫy lên mà rằng: “Tôi không thích nói chuyện chính trị”. Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bỉu môi: “Tôi không thích những người làm chuyện chính trị”.
Thưa bạn! Nếu tôi bảo: “Chính
suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng
những nuôi dưỡng chế độ CS, mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra
hải ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn”. Chắc
chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi
những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không tìm thấy trong từ
điển.
Nầy
nhé! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi
một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền
đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông
Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh “ý thức hệ”.
Phía
Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lảnh đạo), và tuân theo sách
lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, “ý thức Quốc gia”, chỉ là một ý
niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá,
không thể đương đầu nỗi với lý thuyết “CS”. Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra
đối sách, với học thuyết “Nhân Vị”, tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không
đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.
Miền
Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có
chung lý tưởng Quốc tế Vô Sản. Miền Nam, Mỹ hổ trợ về quân sự là chính.
Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý
thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là
một nước “Tư Bản”, chuyện đối kháng với Cộng Sản, là chuyện đương
nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ
nhân dân. Họ chỉ có “Tâm lý chiến”, mục đích phục vụ và nâng cao tinh
thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ dem mô hình của mình đến miền Nam và
chỉ yễm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và
cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.
Điều
dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội: CS Bắc Việt đặt chính trị
trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân
đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không
chút thực quyền.
Kết
quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ
chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng
vạn nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức:
đấu tố, đấp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công…
Nhân
dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ chôn tập
thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải phóng
miền Nam, chứ không hề thấy hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui
Bắc Việt xâm nhập miền Nam… Thưa bạn. Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn?
Bây
giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc một điều. VN là một nước Xã Hội
Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là khẳng định đường lối chính
trị đó bạn!), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là tổ chức chính trị thì là
gì, hở bạn?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo
thêm). Hỏi Bạn một câu: Nếu Bạn hợp tác với VNCS, có phải bạn chấp nhận
những điều nêu trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS có khẩu
hiệu: “Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa”. Họ gài bạn đấy!
Họ
khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho
Bạn cái lập trường chính trị, Bạn không muốn cũng không được. Nếu Bạn cố
cải chầy cải cối, là Bạn chỉ đem tài năng và chất xám phục vụ Tổ quốc,
chứ không màng chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu:”Hồng hơn Chuyên”. Cộng
sản đặt nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ! Vẫn chưa tin ư? Bạn cứ
phạm tội hình sự đi, Bạn sẽ được xét xử tại Toà án, và có ngày về. Còn
nếu Bạn dính dấp đến chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị “cải tạo” trong tù,
vô hạn định. Có lần, nếu Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn biết sự kiện
một chiếc tàu y tế bị cấm nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động chuyên môn
phục vụ nhân đạo cũng phải chào thua “phục vụ chính trị”.
Cũng
chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước
các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả và tự bày tỏ lập trường thân Cộng
rồi.
Đôi khi những hành động tưởng như vô tình, làm theo “feeling” của mình.
Bạn lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống
Cộng. Cái đó gọi là “thiếu ý thức chính trị”, là “vô tình hại bạn”, là “đâm sau lưng chiến sĩ”.
Có
hai sự kiện “nhạy cảm” mà cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng “bức
xúc” (xin lỗi vì dùng chữ của CS). Sự kiện thứ nhất là “các nghệ sĩ VN
qua”. Sự kiện thứ hai là “các nhà từ thiện về”. Nửa ý kiến ủng hộ, nửa
chống đối. Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện nầy, ở đây, tôi chỉ
nhìn qua khía cạnh chính trị.
Bạn
ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm. Bạn nghỉ sao, nếu bức
ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Cộng Sản minh họa trong
chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là: ”Việt kiều niềm nở đón tiếp
các nghệ sĩ từ trong nước qua, trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân
Tộc”?.
Bạn vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không?
Một hành động nhỏ và “mua vui trong chốc lát” của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu dài. Tuy
nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ cần buổi văn nghệ đó, có nền là cờ
vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS, tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm mà không bị ai lợi dụng và cũng không hại ai cả.
Vấn
đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN, tôi không chống đối, dù thâm
tâm tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp Nhà Nước CS, lo chuyện an sinh
xã hội, để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ củng cố phương tiện
tuyên truyền thò tay đánh phá cộng đồng (như các chưong trình Duyên Dáng
VN tiêu pha hàng triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình VTV4…).
Tôi cũng suy nghĩ, thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người được giúp đỡ
là bất hạnh, mà hầu như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh và cần
được giúp đỡ. Nhưng thôi, tôi nhìn sự kiện trên dây, qua gốc độ ý thức
chính trị. Giả dụ mà các cơ quan từ thiện nầy treo được tấm bảng : “Tổ
chức nầy của Việt kiều… tặng”, cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là
chính Việt kiều chứ không phải Việt Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấy.
Nếu
không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị Cộng Sản lợi dụng và tuyên truyền
lếu láo: “Đảng đã vận động được khúc ruột xa nghìn dặm về giúp Đảng,
giúp dân” . Cướp công, cướp của là nghề của họ. Bạn chịu khó lật lại
trang sử của Đảng, Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc cướp công
kháng chiến, cướp chính quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam.
“Cứu cánh biện minh cho phương tiện” là
kim chỉ nam cho họ, Từ lời nói đến việc làm, họ dùng mọi phương cách dù
tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến đâu… miễn sao đạt được thắng
lợi, đạt được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì của Cựu Tổng Thống Thiệu:
“Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm” , chỉ phản ảnh một khía cạnh dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác độc và tàn nhẫn.
Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế, tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của Bạn.
Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ.
Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện. Họ khuyến khích, tạo điều
kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt
gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi quan tâm đến
tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính nầy của người Mỹ.
Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là
người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng đồng
tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh
cánh về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.
Chuyện
thiện nguyện rất đơn giản. “Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì
cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng, không làm đồng hương phiền
lòng, nản lòng” .
Bạn
không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị của người
khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm
một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là “giữ im lặng” trước
công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin
đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp
giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó!
Thực
ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay
gián tiếp (do gia đình bảo lãnh), khỏi nói, Bạn cũng phải hiểu rằng: Hai chữ chính trị, gắn liền vào cuộc đời của người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn nhận hay không muốn nhận.
Lại
nữa, nếu bạn là một “con người” đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người
Bổn Phận và Trách Nhiệm từ trong gia đình, cho đến ra ngoài xã hội, cao
hơn cả là Tổ quốc, tùy theo vai trò của mình. Trong gia đình, vai trò là
một người con, bạn phải có bổn phận và trách nhiệm với Cha Mẹ. Là Chồng
phải có bổn phận và trách nhiệm với vợ…v..v.. Là một thành viên của
cộng đồng, bạn không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm trước Cộng
Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với dân tộc và
nghĩa vụ với quốc gia.
Chúng
ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn có quyền tự do “không thích
chính trị”. Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn
không thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn
gặp trở ngại với CS. Tôi nghĩ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự
toại, thụ hưởng thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.
Tôi
cũng chẳng có ý nghỉ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng
đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là
xa lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các
cửa hàng, chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có
cái gì liên hệ với CS mà không mang chất chính trị trong đó.
Lấy
một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có
dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng “ảo” ông công an thật dễ thương dễ
mến!… Chính trị chỗ đó, đó bạn!
Bạn
không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng
tiêu thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công
tâm, mới “fair” với tôn chỉ “không thích chính trị” của bạn.
Chắc là việc nầy không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn?
Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng nầy.
Chào Bạn.
____VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Bài viết của bạn Nguyên Sang rất đúng và rất hay. Tại sao dân ta bỏ quê hương mà đi? Khi ra nước ngoài, muốn định cư tại ngọai quốc, ai cũng khai là nạn nhân cộng sản. Nhưng thực ra có bốn loại thuyền nhân, bốn loại đi tìm tự do:
+ Hạng thứ nhất: Nạn nhân cộng sản. Họ vì sợ cộng và ghét cộng sản mà bỏ nước ra đi. Đó là hạng tị nạn chính trị. Đây là mẫu người chân thực vì họ đã là nạn nhân cộng sản, trong đó có thành phần các chiến sĩ và nhân dân VNCH.
+Hạng thứ hai: tị nạn kinh tế: Phần đông là dân lao động XHCN, sang Hung, Tiệp, Đức, Nga lao động, rồi bỏ trốn qua Đức, Mỹ, Pháp, Canada. Thực ra , trên căn bản, họ đã có ý hướng chính trị vì chủ nghĩa cộng sản nghèo khổ nên phải sang các nước tư bản bơ sữa, cầu xin tư bản bóc lột.
+Hạng thứ ba: Công an, mật vụ, gián điệp cộng sản giả làm người tị nạn.
+Hạng thứ tư: Không có ý hướng gì, thấy người ta đi, mình cũng đi.
***
Ra ngoại quốc, một số lấy sự vui chơi làm nguồn vui, không muốn tranh đấu, và lên giọng nhân nghĩa, hòa bình, ghét đấu tranh. Một ông giáo sư, hội trưởng một hội đoàn Ái hữu trường nọ, gửi thư cho các thân hữu mời viết cho tập san xuân của trường ông, trong đó có đoạn " xin đừng viết đề tài chính trị". Một vài hội đoàn cựu quân nhân, có kẻ tuyên bố" Lập hội để nhảy múa, ăn nhậu, vui chơi. . ."
Ôi! Người ta hay quên quá, chẳng trách Câu Tiễn đã phải " nằm gai, nếm mật" để quyết tâm giải phóng quê hương!
Ngày xưa, các bạn đã khai với chức trách quốc tế rằng phải ra đi vì lý do tị nạn cộng sản, bây giờ bạn lại nói không muốn bàn chính trị, tham gia tranh đấu, vậy bạn nói sao với con cháu các bạn lý do bạn ra đi? Bạn nói sao với những người cứu vớt bạn , những người cho bạn đinh cư? Không lẽ bạn nói rằng bạn là kẻ nói láo?
***
THƠ SONG NGỮ
"Thanh-Thanh"
|
NGUYÊN HÀ * CÕI CHẾT KHÔNG BUỒN
***
Cõi Chết Không Buồn
Xin thưa ngay cùng các bạn, tôi là một người đàn ông có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, từ lúc thiếu thời cho đến khi kể cho các bạn nghe câu tự chuyện có vẻ huyền bí này. Nhưng thực sự, tất cả đã xảy ra mà diễn tiến đúng như những gì tôi sắp kể, không hề có ý thêm bớt, đặt điều.
Các bạn tin hay không tin, cũng không phải là điều thật sự cần thiết, vì ý của tôi là chỉ muốn được có cơ hội nói ra tất cả những cảm giác khác thường của một người đã chết đi sống lại trong một khoảng thời gian khá dài ngay tại xứ sở được tiếng là văn minh tiến bộ nhất này, mà đối với lý luận khoa học, chưa bao giờ có sự thừa nhận chính thức, cho dù chính mắt họ là những người đã có mặt bên cạnh tôi từ khi tôi được đưa vào bệnh viện cho đến khi tôi được các bác sĩ khám nghiệm chứng nhận đã sống lại và đã trở về sinh hoạt như bao nhiêu người bình thường...
Chưa hết, còn chính mắt bè bạn, thân nhân vợ con tôi là những nhân chứng sống nữa cơ mà. Tất cả, họ đã chứng kiến tận mắt và vẫn đang hiện diện nơi đây. Tôi chắc họ cũng chẳng ngại ngùng gì để sẵn sàng làm chứng cho điều tôi tự thuật về "một lần ra đi và một lần trở lại" của một xác chết hồi sinh, trở lại sống kiếp người bình thường...
Sáng hôm ấy là ngày sinh nhật thằng con út của tôi. Mẹ nó và con chị, cùng với cả các bác các anh chị cô chú trong gia đình nội ngoại của chúng tôi ở đây, từ cả tháng trước đã sắp đặt một chương trình vui chơi cho nó. Xem vậy mà tôi chỉ là một nhân vật phụ trong những dịp tổ chức như thế này trong gia đình cho nên tôi chỉ cần thi hành đầy đủ những gì mà vợ con tôi đề nghị. Quan trọng nhất là việc làm tài xế lái xe cho mẹ nó và hai cháu. Muốn đi đâu họ cứ việc nói, tôi chở đi ngay, còn bao nhiêu chuyện khác, mọi người đã sắp đặt toan tính đâu vào đó cả.
Nhiệm vụ "then chốt" của tôi chỉ có vậy, cho nên, cá nhân tôi, tự nhiên được nhờ ơn vợ con họ hàng, các anh các chị thương yêu "kẻ sĩ", đâm ra sung sướng, chẳng phải quán xuyến chuyện gì. Mỗi khi có hội hè đình đám trong gia tộc là tôi cứ lè phè, không bị mệt đầu óc tính toán này kia. Muốn đi đâu làm gì tùy ý với cái máy gọi (pager) phải luôn luôn mở (turn-on). Và như thế, bổn phận tài xế của tôi, nhất thiết, không thể lơ là. Lý do cũng dễ hiểu vì các con còn bé, vợ tôi thì suốt gần 20 năm làm bạn với màn ảnh computer ở sở cũng như ở nhà nên đôi mắt nàng có đẹp và quyến rũ thật nhưng lại bị cận thị quá nặng nề nên thời tiết và ban đêm mà bảo nàng lái xe đi đâu, kể như ... xúi trẻ con đi ăn cướp nhà băng ở đất Mỹ.
Lễ sinh nhật của thằng con tôi được mẹ nó, các bác các cô, các anh chị nó ấn định vào cuối tuần để cho mọi người trong nhà có thời giờ đến tham dự vui chơi ăn uống, đánh bài "mà chược", "xì phé", ca hát "karaôkê". Buổi sáng thứ bảy đó, giống như bao nhiêu vụ hội hè đình đám gia tộc chúng tôi đã làm như một thói quen không bao giờ thiếu ở xứ Mỹ này, điện thoại trong nhà gọi đi order thức ăn ở nơi chuyên làm thức ăn đãi tiệc, có lúc chuông reo inh ỏi của các chị em bạn gái trong nhà gọi đến từ những vùng lân cận, chẳng có lúc nào ngưng, đường dây cứ thế mà bận liên tục...
Dù tôi không có nhiệm vụ phải dậy sớm cũng không thể nào ngủ nướng thêm được với một buổi sáng rộn rịp như thế này, đành phải ra khỏi cái giường êm ấm. Định gọi một anh bạn thân, xuống cái quán quen ở khu Bolsa uống cà phê tán láo, cũng không thể xen vào "đường dây điện thoại đỏ" đang được vợ tôi và các cô em xử dụng liên hồi.
Tôi chẳng lấy thế làm phiền não về chuyện này giống như tôi đã từng không phiền não trước hàng trăm thứ chuyện xảy ra hàng ngày trên đất Mỹ, bèn ra phòng ăn cầm ly cà phê sữa còn ấm vợ tôi đã pha sẵn, rồi tôi lững thững với gói thuốc lá bước ra sân sau, chỗ cái bàn bằng nhựa trắng ngồi uống cà phê một mình, ngắm khung cảnh ẩn hiện qua làn sương mai ở dưới cuối chân đồi đang được ánh nắng đầu ngày điểm cho một màu vàng trác tuyệt.
Trước khi tới cái bàn nhựa kê ở góc sân, tôi đảo bước chân theo thói quen dọc theo con suối nhân tạo mà tôi đã mất nhiều tốn kém và công phu thuê mấy người "Landscaper" (thợ làm cây cảnh cho tư gia) đến xây dựng cho, từ ngay khi chúng tôi mua căn nhà giá cả khá cao nằm trên đỉnh đồi này, nên trong khuôn viên sau căn nhà chúng tôi có một khung cảnh tương đối sang trọng nên thơ và đẹp mắt với một hòn non bộ đầy màu sắc, các loại cây cảnh Trung Quốc xỏa tàng lá đó đây bên dòng suối quanh co nước chảy róc rách với lũ cá cảnh xanh trắng đỏ vàng, chung quanh khu vườn đầy hoa tươi rực rỡ.
Tôi bước trên những phiến đá gập ghềnh còn đọng ướt, trơn trợt sương đêm. Bỗng nhiên bàn chân trái của tôi vô ý bước lọt vào giữa hai cục đá, ly cà phê bên tay trái, gói thuốc lá và cái bật lửa bên tay phải của tôi bất ngờ bị hất tung lên trời, cả người tôi mất thăng bằng ngã ngang trên con suối nhỏ mà bờ suối không quá rộng, ở bên kia cũng có những cục đá xếp lô nhô lên như chờ đợi đón lấy các đầu của tôi sẽ đập xuống một cách vô tình chưa đầy một phút đồng hồ.
Tôi nghe một tiếng rầm thật to, thật vang động trong đầu tôi rồi không còn biết gì ở thực tại mà tôi vừa hiện diện nữa.
HỒN LÌA THÂN XÁC LẨN QUẨN BÊN VỢ CON
Người tôi ngay sau phút ấy không còn trọng lực nữa, tôi nghe nhẹ hẩng trong không gian, việc xê dịch, đi đứng khoan thai thật thảnh thơi dễ dàng, không còn chút trở ngại nặng nề cùng với một cảm giác lâng lâng hạnh phúc. Từ một khoảng 180 độ đằng trước mặt, tôi có thể nhìn rõ tất cả những gì hiện ra trước mắt.
Nhưng 180 độ phía sau lưng, mỗi khi ngoái đầu nhìn lại, tôi chỉ thấy một vùng sương trắng dầy đặc, không có bất cứ vật thể gì. Tôi còn nghe được rõ ràng mọi người đang nói chuyện với nhau lao nhao láo nháo hết sức ồn ào. Vợ tôi đang cuống cuồng trả lời những gì các ông bà Mỹ đến lập thủ tục, điều tra. Thường nhật nàng vốn là một phụ nữ có đầy nghị lực, không khóc lóc dễ dàng, nhưng giọng nói và tia mắt lúc này thì quá đỗi phiền muộn, trông thật là tội nghiệp. Hai đứa con của tôi thì vô cùng thê thảm, chúng quấn quít bên cạnh cái xác của tôi giống như lúc thường có tôi nằm ngủ và chúng thì lẩn quẩn ở bên hoặc xem video con nít, hoặc xoay quanh những món đồ chơi điện tử trong nhà. Giờ đây chúng im lìm không nói gì cả. Chúng cứ dán mắt vào thân thể nằm thẳng đơ của tôi đặt nằm trên một chiếc băng ca, sắp sửa được chuyển ra chiếc xe cấp cứu đang cùng đậu chung với xe cứu hỏa, xe cảnh xát, đèn chớp loang loáng trước sân nhà.
Tôi được chuyển vào một bệnh viện lớn, qui mô nhất ở gần nhà một cách khẩn cấp sau khi vợ tôi ký tên trên những văn kiện hành chánh theo đúng thủ tục bình thường. Rồi bốn năm vị bác sĩ nam nữ người Mỹ cùng với một nữ bác sĩ giải phẫu người Việt Nam bu lại chung quanh xác tôi. Tùy theo phương vị của từng người, họ đang làm những thủ tục khảo nghiệm. Sau cùng, trên tờ báo cáo y khoa sơ khởi, họ giải thích cho vợ con cùng các anh chị họ hàng trong thân quyến tôi nghe:
- Ông ta bị té đập mạnh đầu vào một viên đá nhọn. Tình trạng hôn mê tê liệt nặng nề nhưng chưa chết vì thân nhiệt vẫn còn, cho nên chúng tôi sẽ cho áp dụng những phương pháp cấp cứu hiện đại nhất để hy vọng giữ được mạng sống của ông ta.
Một hai ngày sau, hồn của tôi cũng chẳng cần ngó ngàng gì tới thân xác cũ của tôi vẫn còn nằm cứng đơ trong phòng hồi sinh với cả chục y sĩ, y tá suốt ngày đêm khám nghiệm, theo dõi, hết sức lo lắng, tận tình. Nhìn thấy vợ con tôi hằng ngày buồn phiền ủ rũ sa sút bên cạnh xác tôi, tôi cảm thấy ái ngại và thương xót họ tận cùng nhưng không thể làm hay nói gì hơn được.
Đã mấy lần tôi đến đứng trước mặt vợ và ôm lấy hai đứa con đầy yêu dấu của tôi để nói với nàng rằng tôi không có sao cả, tôi lúc nào cũng ở cạnh họ và có lẽ chỉ ít hôm nữa là tôi có thể trở về, nhưng thật là oái oăm, họ không hề nghe được những gì tôi đã nói, cảm được những gì tôi đã làm như là tôi đã ôm từng đứa con, xoa đầu, nắm tay và hôn chúng, giúp cho vợ tôi tránh suýt đi đụng phải một cái cột đèn trong khu parking lot của bệnh viện và giúp mở khóa phòng ngủ cho họ lúc trở về đến nhà. Có lẽ vì quá xúc động và còn đang bị ám ảnh về tai nạn chết chóc của tôi nên họ không hề để ý. Thậm chí, hai đứa nhỏ nhà tôi, khi vắng tôi trong những đêm đi ngủ, chúng cứ trằn trọc lăn qua xoay lại trên giường và không ngủ được, tôi đã ôm lấy chúng thì thầm với chúng bên tai như thường lệ thì dường như chúng chỉ cảm được ở trong lòng mà không hề biết tại sao mình đang được an ủi vỗ về, chừng đó mới chịu nằm im rồi chìm dần vào giấc ngủ cho đến sáng hôm sau, nhỏm dậy ngó quanh quất trong phòng, câu đầu tiên chúng hỏi mẹ là:
- Bố đâu?
Mẹ nó, lệ ướt lưng tròng trên đôi mắt mất ngủ, sưng vù và đỏ hoe vì thầm khóc đã mấy đêm, chỉ nhỏ nhẹ nói:
- Các con dậy sửa soạn tắm rửa ăn uống rồi vào với bố ở nhà thương, nhanh lên, mẹ đã hẹn với bác sĩ ở đó rồi!
Hai đứa con tôi lầm lũi rủ nhau đi vào phòng tắm. Thằng út còn bé, không thể với tay lấy được cái bàn chải đánh răng riêng biệt mẹ nó để ở trên cao nên đang cố gắng nhón gót lên lấy, nhưng bàn tay bé nhỏ của nó vẫn không thể nào với tới được. Cố nhưng lấy không được, cu cậu tức quá cằn nhằn. Tôi đứng nhìn nó mà phát phì cười, vội lấy cái bàn chải đưa dùm cho nó, nhưng hỡi ôi! Bàn tay tôi chỉ đặt vào không mà thôi, chiếc bàn chải bé nhỏ lọt qua bàn tay tôi như lọt vào khoảng không vô ảnh, tôi cũng chẳng giúp gì được cho con trai tôi dù chỉ là một việc hết sức bình thường như vậy.
Tuy thật gần gũi vợ con cùng tất cả mọi người thân thiết, chia xẻ với họ tất cả mọi điều, nhưng tôi không có cách nào tham dự và làm cho họ nghe, họ thấy được ý mình muốn gì. Tôi nản chí rời khỏi họ và bắt đầu một mình đi phiêu bạt khắp nơi với ý nghĩ tại sao hồn tôi không lợi dụng hoàn cảnh này để chu du mọi nơi, mọi chốn mà lúc sinh thời, mình từng mong ước được đặt chân đến hoặc trở lại những vùng đất cố hương mà đã gần 20 năm qua, vì lưu lạc và sinh kế, tôi đã chưa thể trở về thăm viếng lại. Nhất là cái làng Cồn Tròn hiền hòa bé nhỏ nằm cạnh ven biển thuộc Tỉnh Nam Định miền Bắc nước Việt Nam, nơi mà cho đến bây giờ bao nhiêu hình ảnh cùng kỷ niệm thời thơ ấu thần tiên vẫn còn in dấu trong tâm khảm của tôi.
Những kỷ niệm đẹp đẽ và êm đềm đến độ xót xa mỗi khi tôi hồi tưởng lại hoặc tiếc thầm cho quãng đời thơ dại của các con, các cháu của tôi ở nơi xứ lạ quê người, chúng đã đánh mất hẳn đi nhiều cơ hội được sống và trải qua những ngày tháng bé thơ, những hình ảnh thiên nhiên chân chất vẹn toàn, không hề vương vấn chút gì về những tiến bộ văn minh cơ khí, cho dù so với thời đại của tôi, đời sống vật chất của chúng tôi đầy đủ hơn rất nhiều. Nghĩ xong là tôi quyết định làm theo ước muốn.
ĐI VÀO CÕI CHẾT
Nhưng tôi quên chưa kể cho các bạn nghe về những giây phút đầu tiên khi hồn tôi rời khỏi thân xác. Nó thật là hữu ích và mang tính chất khác thường. Hữu ích, theo ý tôi suy luận, là để cho chính tôi hoặc các bạn, sau này nếu có một lần nào đó, trong giờ phút lâm chung hồn phải lìa khỏi xác, thì mình đã biết trước để không bị bỡ ngỡ và làm theo một số qui cách, hoặc chuẩn bị cho một chuyến đi vĩnh cửu, không vướng những phiền bận sau này về một chuyển nghiệp tái sinh.
Như đã kể cho các bạn nghe ở phần mở đầu câu chuyện có vẻ huyển hoặc này. Tôi bị mất trọng lực một cách tự nhiên, rồi gần như không còn cảm thấy bất cứ điều gì nữa. Nhưng thực sự không hẳn là như vậy. Có nghĩa là tôi vẫn còn có riêng ý thức của tôi, vẫn còn biết thật rõ rệt tôi là một thực thể đang bị một sức hút vô hình cuốn đi thật nhanh và thật mạnh, mạnh đến đỗi tôi tưởng không có gì có thể cản lại được. Trong tia nhìn mọi người mọi vật, tôi có thể thấy thấu suốt tất cả mọi thứ được che dấu bằng gỗ, bằng xi măng hay bằng các loại vải vóc y phục trên thân thể mọi người.
Ngay lúc bấy giờ, có khoảng 5 vùng hào quang màu sắc khác nhau với các luồng ánh sáng từ sáu cõi cùng phóng hiện ra ở quanh tôi và dường như vùng ánh sáng nào cũng có một sức hút riêng rẽ, như sẵn sàng để hút lấy tôi và cuốn vào, sau đó sẽ ra sao thì tôi không được biết. Tôi tự hỏi: "đây là những vùng hào quang và ánh sáng gì? Có nên hòa nhập vào nó?" Mãi về sau khi được sống lại, tìm đọc các loại sách thông thiên huyền bí, tôi mới có cơ hội hiểu được ý nghĩa của các hào quang và ánh sáng đó như sau:
-Luồng ánh sáng mờ là của Chư Thiên.
-Luồng ánh sáng màu lục mờ là của A-Tu-La.
-Luồng ánh sáng màu vàng mờ là của loài người.
-Luồng ánh sáng xanh mờ là của loài xúc sanh.
-Luồng ánh sáng đỏ mờ là của loài quỷ.
-Luồng ánh sáng xám mờ khói là của địa ngục.
Riêng tôi lại bay bổng, lửng lơ và thoát đi bằng một tốc độ siêu phàm, trôi ra một không gian biệt lập, chỉ có một bên là bóng tối mênh mông và một bên là dày đặc sương mù, cũng mênh mông không kém. Tôi chới với trong cõi không vô tận. Tuy không cảm thấy gì đáng lo sợ, nhưng cũng có hơi chút quản ngại về những giây phút sắp tới của mình.
Bất đồ, tôi như được một sức mạnh đẩy tới vòng bên ngoài chung quanh các vị Trì minh với vô số các nhóm Không Tiến Nữ (tiên giới). Nào là các vị Không Tiến Nữ của tám chỗ hỏa táng, Không Tiến Nữ của bốn giai cấp ta bà, Không Tiến Nữ của 3 nơi tạm trú, Không Tiến Nữ của 30 vị chí thánh cùng của 80 chỗ hành hương, rồi đến các vị anh hùng, nữ anh hùng, các thiên tướng, các thiên thần bảo vệ đức tin nam nữ, mỗi vị được trang sức với sáu món mang trên người: một tấm phướn to lớn hình như làm bằng da người, tàn che và cờ hiệu cũng làm bằng da người. Những vị này vừa đốt mỡ người cho khói bay lên vi vút, vừa mang vô số nhạc cụ và làm cho vang động thiên giới bằng cách khua, đập hay rung các loại nhạc cụ ấy cho chúng phát ra những âm thanh huyên náo, mạnh mẽ đến nhức óc đinh tai. Các vị này cũng nhảy múa theo các nhịp điệu khác nhau. Họ xuất hiện, dường như để nghênh đón những người vừa mới lìa đời, hiền lương hoặc tội lỗi.
Tôi nhìn thấy vô số con người đã có mặt ở nơi tụ hội này. Họ tuần tự đến đây trước tôi, sau tôi liên tục thật đông đảo, đủ mọi màu da sắc tộc, đủ cả giai cấp lớn bé già trẻ giống như một ngày hội cực kỳ lớn ở trên dương trần. Lần lượt, tất cả mọi người được các vị Thiên tướng nêu trên đón và đưa vào hai ngõ chính: cuốn hút lên không gian chín tầng hoặc lao sâu xuống 7 tầng địa ngục, để rồi sau đó sẽ như thế nào thì tôi không có cơ hội được biết.
Các luồng hào quang, ánh sáng vẫn liên tục chiếu sáng, nhã nhạc, âm thanh vang động cùng khắp cõi trời. Từng làn gió mát mẻ quyện theo hương thơm ngào ngạt tỏa rộng cùng khắp mọi nơi. Tôi đứng nhìn mãi, chẳng thấy ai ngó ngàng chi đến mình, cũng không hề bị cuốn hút vào các luồng ánh sáng ngũ sắc để đi sâu xuống hoặc đi lên một cõi nào đó của tầng trời, tôi đang ở cõi an nhiên tự tại vô cùng, bèn lang thang bồng bềnh xoay chuyển tâm thức về miền tục giới.
Bạn không thể nào tin được hiện tượng hết sức lạ lùng xảy đến cho tôi trong tâm thức như thế này. Đó là, mỗi khi tôi nghĩ đến bất cứ nơi nào, người nào dù còn sống hay đã chết, ở trần gian hay âm giới với ước muốn chân thành tôi muốn được giáp mặt hoặc được hiện diện nơi đó, thì chỉ trong vòng một "séc-na" ngắn ngủi là tôi đã được toại nguyện tức thì, có nghĩa là, nghĩ đến ai, nơi nào hoặc những ao ước về cảm xúc, ngay lập tức, tôi cảm nhận được liền một cách rõ ràng đầy đủ và trọn vẹn hơn cả lúc thường.
Như tôi đã kể cùng các bạn rằng lúc còn bình thường ở dương trần, tôi vẫn nuôi một ước vọng là được trở về thăm lại làng Cồn Tròn của tôi ở tận Bắc Việt, nơi chôn rau cắt rốn cùng những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ. Tôi cũng đã được về, chỉ trong khoảnh khắc. Nhưng tôi đã thất vọng não nề vì làng cũ còn, nhưng cảnh làng sau hơn bốn mươi năm dâu biển, chẳng còn chút gì là dấu tích năm xưa. Tôi đã cố gắng vận dụng tất cả tiềm thức để cố tìm lại một vài di tích, địa thế trong làng thì tôi đã làm được điều đó. Như con sông nhỏ chảy quanh trong làng ra một cái lạch lớn thì đã bị lấp bằng từ thuở nào.
Bên cạnh con sông nhỏ về hướng tây bắc, có cây đa gốc bự cả chục người ôm là cơ ngơi gia phả của cha mẹ tôi hồi trước với một ngôi nhà chính năm gian, có bàn thờ Thiên Chúa ngự trị trang trọng ở giữa nhà, hai bên là những phòng ngủ có cửa sổ nhìn ra cái sân lót gạch màu đỏ khang trang, gồm một cái bể lớn chứa nước mưa mát lịm dùng để ăn uống cho cả nhà quanh năm không bao giờ cạn, có những cây cau già cao ngất ngưởng, cạnh đó, là một dãy nhà ngang nối liền nhà trên với nhà dưới gồm có bếp, nhà kho, nhà cho các anh chị gia đinh cư trú, ở trong nhà và bên ngoài khu vực đó là chuồng nuôi heo thành giống như một cái hình chữ U. Sau dãy nhà bếp là một vườn cây xum xuê hoa trái quanh năm với một hàng rào tre trúc ngập lá vàng.
Chính ở hàng rào tre trúc này là thiên đường thơ ấu của anh chị em chúng tôi suốt thời kỳ thơ ấu với những giấc ngủ trưa hè êm đềm thơ mộng hoặc là chỗ trốn bắt chơi đùa, nghịch ngợm. Cũng là lối đi riêng biệt kín đáo để chốn tránh cha mẹ, do anh chị em chúng tôi tự làm lấy để có chỗ đi về nhà mỗi khi phạm lỗi, chúng tôi bị la mắng, có khi ôn bài học hay cùng ăn và ngủ chung nhau cũng chính ở nơi đây, dưới gốc cây sung thật sai trái năm nào.
Phía sau nhà là cái ao mênh mông của cha tôi nuôi và dụ bắt cá vào ao trong những mùa nước lũ hàng năm từ một cánh đồng ngay đó chảy vào. Đến thời kỳ di cư vội vã, cha tôi đã thả xuống ao biết bao nhiêu lư đỉnh thau đồng mâm bạc quí giá, là những tài sản mồ hôi nước mắt của gia đình và tài kinh thương của ông thì nay cũng chẳng còn, giờ chỉ là bình địa với một nhà máy chế tạo muối từ nguồn nước biển ở cạnh trong làng mọc lên.
Thậm chí đến ngôi giáo đường cổ kính với tháp cao, ngạo nghễ giữa bầu trời, nơi anh em chúng tôi và lũ trẻ trong làng leo lên đó đánh đáo bắt chim, nghe tiếng sáo diều, nay cũng đã thay đổi. Gác chuông đã bị sập từ năm nào và giáo đường thì tiêu điều hoang phế. Dân trong làng, cố nhiên, tôi không thể nào biết được một ai, thành ra xa lạ hết, chẳng bù với bốn chục năm xưa, niềm thân ái với tất cả mọi người trong làng đã trở thành một sợi dây thân tình gắn bó, không chuyện gì vui buồn sướng khổ xảy ra mà ở nhà này mà nhà kia không biết, để chia xẻ, ủi an. Bờ biển năm xưa bằng phẳng với những hàng thông chạy dài trên bãi cát trắng phau trải ngập lá thông khô sù sì, giờ bỗng mọc lên những cây cầu tân lập chạy xa ra ngoài biển dùng để tiếp nhận và chuyên chở hải sản...
HỒN VỀ THĂM SÀI GÒN
Ngao ngán trong lòng với giấc mộng về thăm quê cũ, tôi bèn nghĩ đến một quê hương thứ hai "Sài Gòn" thì ngay lập tức tôi đã đứng giữa bùng binh của chợ Sài Gòn có công trường Quách Thị Trang. Tượng Quách Thị Trang cũ nay không còn, thay vào đó là một cái "kiosque" với đầy khẩu hiệu mang những ý nghĩ kỳ cục ở chung quanh. Không khí bụi bậm, ồn ào và ngộp thở giữa ánh nắng chói chang của mùa hạ với những cơn mưa bóng mây ào xuống bất chợt... Đường phố nhà cửa cũ kỹ tiêu điều với phần lớn là xe đạp, xe gắn máy dầu, xe hơi chen chúc nhau bò qua lấn lại, nhớp nhúa ghê hồn.
Ngắm làm gì cái phố xá hỗn tạp và nghèo nàn tả tơi này. Tôi nghĩ đến con đường Trương Minh Giản khi xưa. Tìm mãi mà cũng không thấy tên đường nào như vậy, dù chính đây là cây cầu bắt ngang con lạch nước đen ao tù, nối liền Trương Minh Giản với đường Trương Minh Ký về hướng nhà thờ thánh Thomas, nhà thờ Tân Sa Châu, Lăng Gia Cả rồi đến khu phi trường. Tôi không thể nào lầm lẫn hay quên những địa điểm này được. Nhưng tên các con đường nay đã được đổi thành tên các chiến sĩ anh hùng của chế độ mới. Chính vậy mà tôi ngỡ đã bị lầm.
Căn nhà lầu của gia đình tôi xưa kia nay vẫn còn đó, nhưng kiểu cách, màu sơn căn nhà cũ nay đã thay đổi hoàn toàn. Nơi đây, cha mẹ tôi đã, cách nhau khoảng 3-4 năm thở hơi cuối cùng với một nguyện vọng được trông thấy mặt tôi lần cuối, nhưng tôi đã không về trong giờ các cụ lâm chung. Cha mẹ tôi, dù đã được ơn chết lành giống như người say ngủ theo như thư từ hình ảnh mà các em tôi gởi sang Mỹ cho tôi trước đây, dù sao, lúc về trời, các cụ cũng không khỏi ngậm ngùi vì không được thấy mặt tôi lần cuối, đứa con trai mà hai cụ thương yêu và đặt nhiều kỳ vọng nhất trong gia đình.
Ngay tức khắc, tôi đảo mắt đi tìm hình bóng hai cụ trong âm giới, nhưng nào thấy đâu. Tôi định bụng sẽ đi kiếm vị phán quan giữ sổ thiên tào để tìm ra cha mẹ sau khi thăm viếng gia đình các em các cháu của tôi.
Tôi liên tưởng ngay đến phía trong căn nhà thì thấy cô em gái của tôi, nay đã là một bà già thật sự với số tuổi trên 40 một vài năm gì đó, đang ngồi trên võng với một đứa trẻ còn phải ẵm trên tay. Tôi biết đứa trẻ này là cháu nội của Thư, cô em gái ngang ngược của chúng tôi ngày nào...
Cô Thư với đứa cháu nội, con của thằng cháu Thăng (con trai trưởng vợ chồng Thư) kháu khỉnh và đẹp như thiên thần đang đong đưa à ơi trên võng. Còn chồng của Thư, chú Thịnh thì đang mải miết với cái tiệm làm xe đạp ở gần khu Lữ Gia Phú Thọ. Chú Thịnh, lúc này trông cũng tươi tốt với cái hàm râu quai nón, đang "điều binh khiển tướng" trong phân xưởng chế tạo của mình. Thằng cháu Thăng thì giờ đây đã là một ông kỹ sư chuyên môn về trồng trọt. Vợ nó, một cô gái tuổi ngoài hai mươi cũng khá xinh đẹp và trẻ trung, cũng đang tíu tít bận rộn trong một ngân hàng.
Còn chú Khoa, em trai kế của tôi, có vợ đã sang Mỹ với tôi, đi cùng tàu với hai đứa cháu trai là con chung của Khoa, nhưng nay vợ Khoa đã bỏ nó đi lấy chồng khác người Hawaii, bỏ Khoa ở lại Việt Nam. Khoa cũng đã lấy một cô gái trẻ đẹp từ Hànội vào Nam. Hai vợ chồng Khoa xem ra cũng hạnh phúc, công việc làm ăn có vẻ là một anh nhà giàu với hai ba cửa hàng bán đồ điện tử, máy hát.
Tôi nhìn thấy vợ chồng chú ấy, nhưng cả hai lại rất vô tình, không đếm xỉa gì đến tôi lúc đó với tâm trạng thật nôn nao khó tả vì được gặp lại những người thân yêu.
Tôi liên tưởng đến người bạn thân, anh Nguyễn Đình Kính nhà ở số - đường Hai Bà Trưng - Tân Định. Giờ đây Kính đã nghiễm nhiên là một ông trung niên râu tóc bạc phơ um tùm, trông y như một ông tây mũi tẹt, anh đã lấy lại phong độ của một ông công tử khi xưa với cửa hàng gia truyền chuyên làm nệm da ghế cho xe hơi các loại.
Tôi nhớ lại tất cả kỷ niệm năm xưa với gia đình người bạn chí cốt này cùng hai cô em gái tên Hồng và Hạnh. Hồng thì đã đi tu ngay từ năm học xong đại học. Còn Hạnh thì nay cũng đã hết giận tôi, nàng vẫn giữ nguyên nhân dáng của một cô chủ nhà, tiểu thư và đài các, trên đôi mắt long lanh ngấn lệ thuở nào nay còn vương in nỗi buồn vạn cổ, thân thể của Hạnh chỉ hơi đẫy đà và vết sẹo trên lưng vì đạn pháo kích hồi Tết Mậu Thân nay chỉ còn lại một vết mờ trên tấm lưng tròn trịa, trắng mềm như tuyết, khiến tôi không dám để mãi tầm mắt âm lực có thể trông thấy thấu suốt mọi loại y phục che thân của con người trên thân thể lồ lộ của Hạnh.
Tôi nhìn Hạnh mà nghe tâm tư xao động với những kỷ niệm tình ái hiện về. Thôi, Hạnh ạ! Âu cũng là duyên mệnh phù du. Dạo ấy, tôi vừa mới ra trường quân sự, người ngợm đen như hòn than, đầu tóc nhẵn thín như vị sư, hướng đời chưa biết dọc ngang may rủi bởi chiến tranh sẽ như thế nào. Chỉ vì tội nghiệp Hạnh nên tôi làm tuồng, giả vờ cứng cỏi, từ chối hôn nhân với nàng theo lời đề nghị của cha mẹ tôi và gia đình của Hạnh. Nàng giận tôi, buồn riêng suốt nhiều năm tháng cho đến lúc tôi đến được Mỹ đã gần bốn năm. Kính báo tin cho tôi biết Hạnh đã lấy thằng Hoàng, con trai cụ Cử Phán, hắn là một luật sư, nay đang là cố vấn pháp luật cho nhà nước đương thời, nhưng hai vợ chồng Hạnh, Hoàng không sanh được đứa con nào hết.
Tôi và Kính đều hiểu rõ lý do tuyệt tự này từ lúc thằng Hoàng còn đi học. Nó ỷ nhà giàu, ăn chơi hoang đàng chi địa, bị bịnh và sẽ không thể có con. Nhưng nó dấu Hạnh, không cho Hạnh biết lý do này cho nên Hạnh chỉ buồn vì không có con mà không hề biết tại sao vợ chồng nàng lại hiếm muộn như vậy, suốt đời nàng cứ đi hì hục khấn vái, mà trời đất lại chẳng động tâm. Tôi nhìn thằng Hoàng dâm tặc đang ngồi trong văn phòng riêng tại tòa án với đám nữ thư ký xoắn xuýt hai bên, đã biết hắn từng làm cho Hạnh khổ sở thật nhiều. Tôi trừng mắt nhìn hắn, tiến lại định cho hắn cái tát nên thân, song khổ nỗi, tôi vốn chỉ là một hồn ma vô hình, tôi không thể nào làm được bất cứ chuyện gì cần đến dương lực của một con người trên trần thế.
Tôi tiến lại chỗ Hạnh đang ngồi hong nắng. Tấm thân Hạnh trắng ngần, gương mặt êm đềm với đôi mắt đen đậm buồn suốt kiếp. Cô người ở từ trong bưng ra một tách trà nghi ngút khói, đặt trên chiếc bàn lim bên cạnh cây đàn dương cầm của Hạnh, rồi khép nép bước vào nhà trong. Tôi đứng trước mặt nàng, lòng rộn lên bao nhiêu là xúc động. Bỗng Hạnh có ý đứng lên. Tôi tự chế không dám động tĩnh gì, bèn đến bên Hạnh thì thầm nho nhỏ:
- Chào Hạnh anh đi. Rồi tôi hôn nhẹ lên mái tóc Hạnh ướp đẫm hương trầm của tôi ngày nào.
PHÁN QUAN CÕI ÂM NÓI CHUYỆN QUẢ BÁO
Rồi tôi nghĩ đến việc phải đi tìm cha mẹ.
Bỗng một vị phán quan hiện ra trước mặt, sửng sốt ngó tôi:
- Tại sao anh còn ở lại chốn này? Số của anh chưa đến ngày đến tháng, chỉ là một sự lầm lẫn của người giữ sổ thiên tào mà thôi. Hãy mau trở về, vợ con anh và mọi người đang bấn loạn vì không biết phải xử trí ra sao với cái xác của anh vẫn còn hơi nóng.
Tôi khúm núm trình rõ sự tình cùng ước nguyện truy tìm tông tích của cha mẹ. Vị phán quan già chậm rãi nói với tôi:
- Người cha già mà anh đang đi tìm đó chính là thằng con út của anh bây giờ. Ông già của anh trong giờ chết, vẫn còn quá nhiều luyến ái vì chưa được gặp anh. Sau khi cứ lần lữa mãi không chịu đi, thiên tào đã cho ông ta đầu thai làm con trai của anh để cho thỏa lòng thương nhớ.
Tôi ra vẻ không tin. Vị phán quan ôn tồn:
- Anh hãy trở về nhập lại thân xác rồi xem kỹ trên cánh tay phải và chỗ thiên căn trên đỉnh đầu của con anh, sẽ có in những dấu tích của cha anh khi còn sinh tiền. Còn bà mẹ anh, nhờ hiện nghiệp suốt đời khổ hạnh và chay tịnh, bố thí làm phúc nên bà ta đã thoát ra khỏi vòng luân hồi tử sanh, hiện bà ta là tiên nữ ở cõi thứ sáu của tầng trời. Anh không còn cơ duyên gặp lại nữa.
Tôi muốn nhân cơ hội hy hữu này nấn ná trò chuyện với vị phán quan để tìm biết thêm về một số điều bí ẩn của con người còn tồn tại ở trên dương thế. Vị phán quan bắt tôi phải hứa không được tiết lộ qui luật nhà trời và ông đã cho tôi được biết riêng rất nhiều điều hết sức quý báu. Những điều đó thật ra, khi còn tại thế, không những tôi mà muôn triệu người khác đã thấy, đã đọc nhan nhãn trong các bộ kinh Phật, kinh Chúa cả rồi. Chỉ có điều là con người quá ư là ngạo mạn, miệt thị cả thánh thư cho nên rất nhiều người có đời sống mà xem như đã chết, có đọc đó mà chẳng hiểu biết, mở mang được điều gì cho phần tư duy thánh thiện rồi cứ như một dòng sông chảy xiết chẳng có lúc ngừng để gạn lọc cho đến ngày tận số về trời, lãnh lấy những nghiệp báo của đời sau.
Chỉ sang những cửa ngục đọa hình, vị phán quan phân giải cho tôi thấu hiểu từng loại tội phạm với những khổ hình đau khổ, kể sao cho xiết. Tôi nhận được nhiều khuôn mặt nhân dáng thân sơ. Tôi nhớ ra được rõ rệt từng thành quả của họ đã tạo nghiệp ở đời. Có người tôi ngỡ ăn ngay ở lành, thì tại nơi đây, họ đang cam tâm thọ án. Chả là vì khi còn sống, những người này quá khôn khéo che đậy những tội ác của họ mà thôi.
Lại có những người trước đây tôi có định kiến, xem họ là những người xấu, ở nơi đây họ lại là những hồn lành, hưởng phước đời đời nếu họ không còn trong vòng tử sinh tái kiếp, chỉ vì họ là những người trung trực không hề gian dối che lấp những ý nghĩ và hành động thật sự trong lòng.
Nhưng đa số những vong hồn khi còn sống là những kẻ thất thế nghèo nàn, sa cơ lỡ vận, thường bị những hàm oan thống khổ, khi về trời, họ lại được đền bù và an ủi bằng tất cả ân phước của đấng tối cao.
Vị phán quan nhìn tôi chằm chằm:
- Thấy rồi thì nên sám hối, không được tự dối chính bản thân ngươi. Nếu không ngục tối cực hình dành cho nhà ngươi không phải là điều không thể có. Hãy mau quay gót trở về.
Lòng tôi cảm động bồi hồi. Hứa với phán quan sẽ quay về nhập xác, trở lại dương trần cam tâm đền trả cho hết kiếp phàm nhân sau khi cố nài nỉ xin được ít phút giây tìm lại những người quen biết đã lìa đời. Phán quan vui lòng chấp thuận. Tôi cúi đầu lạy tạ để đi ra.
Hồn phách tôi siêu thăng đến khắp cõi ta bà, lâng lâng thanh thản, nhẹ nhàng tựa như sương khói không chút vướng bận suy tư. Trong suốt khoảng thời gian này, tôi không hề còn lại chút gì thuộc trạng thái vui buồn khổ ải, ưu tư của suốt bằng ấy năm tháng đằng đẵng với kiếp làm người, cũng không hề bận tâm về con đường sinh, lão, bệnh. Chỉ có mỗi một niềm thanh nhẹ hân hoan vui vẻ tận cùng. Liên tưởng đến đâu, nơi đó đã hiện ngay ở trước mặt rồi. Ao ước điều gì hạnh phước gì nó đã xảy đến ngay trong tiềm thức hư vô. Ngôn ngữ và cảm giác nơi đây là ngôn ngữ và cảm giác được kinh qua bằng một cách thức vô hình. Chỉ cần có sự ước ao đã hẳn nhiên biến thành sự thật tức thì.
Tôi đã gặp được hầu hết những người quen biết thân sơ, cả những cá nhân tôi chỉ nghe tăm tiếng của họ lúc sanh tiền mà chưa bao giờ có cơ hội thân thiết. Tất cả đều có mặt nơi đây.
Nhưng tùy theo mệnh nghiệp của từng người. Ở chốn này, có người thì quằn quại thọ phạt khổ hình. Sau đó, sẽ bị đọa làm kiếp tái sinh, tùy theo phước báu, công tội lúc sinh thời.
Có rất nhiều người khi sống, phải cam chịu nghèo khổ lam lũ nhọc nhằn, hoặc từng bị những hàm oan đố kỵ, nhưng vẫn nhất mực cam tâm, không kình chống lại hiện nghiệp mệnh trời. Nay họ là những chư liệt vị thuộc giới chư thiên cao cả, hạnh phúc tột cùng, bay bổng nhẹ nhàng với thiên đường trăm hồng nghìn tía, nhởn nhơ nhàn nhã ung dung, đàn ca múa hát đúng thật là cảnh giới viên mãn siêu thăng tịnh độ của cõi Thiên Đường.
Có những vong hồn nam nữ dung mạo no đầy rượu thịt, thú tính dâm ô, mưu thần chước quỷ, hãm hại đồng loại chúng sanh để thu tóm bổng lộc uy quyền, vơ vét cái ăn cái mặc, cùng bao nhiêu danh lợi vốn là của chung đem về cho riêng mình, cùng những tật xấu xa đê tiện, ngôn khẩu giết người, dèm pha đố kỵ, lợi dụng trí lực, hành hạ đồng loại, họ đang bị quằn quại bi thương, bị banh da lóc thịt, rên xiết kêu khóc đêm ngày, ăn uống thì được cho ăn như loài ngạ quỷ, toàn là thịt hôi thúi máu thiu, diện mạo kinh khiếp khác hẳn lúc thường...Thân thể thì lõa lồ ngày đêm dòi bọ đục rữa, nhất là với những vong hồn có tiền kiếp dâm ô, đĩ điếm, dối gạt quanh co.
Phán quan cho biết, của cải thực phẩm cùng hạnh phúc là của chung nhân loại. Tại sao xảy ra cảnh kẻ giàu người nghèo? Tại sao có nạn người uy quyền kẻ nô lệ. Những người này đã dùng mưu thần chước quỷ, phế bỏ luật trời, nên bây giờ sau khi chết, họ phải trả quả và sẽ bị đọa vào hậu kiếp tái sinh, họ sẽ phải làm loại súc sanh đê tiện, làm thân trâu ngựa hùm beo rắn rít vì những tội lỗi tham dục tàn nhẫn tạo nghiệp trên đời.
TRỞ VỀ NHẬP XÁC
Trước bối cảnh kinh hoàng như vậy, hồn tôi bỗng lạc vào một vầng sáng màu vàng nhạt mênh mông lai láng. Tai thoáng nghe những âm thanh quen thuộc của mấy chục năm làm người. Tôi lại nhìn thấy xác của tôi trong một căn phòng hồi dưỡng với năm sáu người mà tôi đã trông thấy họ ở thế giới bên kia. Họ đã chết thật rồi vì tôi đã thoáng nhìn thấy họ bị cuốn sâu vào từng luồng ánh sáng vô biên, đi mãi ngàn năm và không thể trở lại được nơi này, còn tôi thì tự nhiên bị đẩy bật ra khỏi sức hút của những luồng ánh sáng đó, đi phiêu bạt đó đây rồi được phán quan khuyến cáo phải trở lại gấp nơi này để nhập xác.
Nhưng tôi tự tìm mãi mà không thấy được cửa sinh tử môn nằm giữa đỉnh đầu thì làm sao tôi có thể nhập vào thân xác? Đợi mãi cũng chẳng làm được gì vì cửa sinh môn đang bị bịt kín bởi một cái nón có trang bị những dụng cụ duy trì sự sống cho cái xác của tôi. Tôi nhìn thấy một cái cửa phụ nằm ở kẽ xương quai hàm bên vai trái, tuy nhỏ và rất đau đớn khi hồn tôi nhập vào, nhưng còn cách nào hơn cơ chứ!
Nắng ngoài sân bệnh viện đã lên cao. Hàng ngàn tiếng lao xao báo hiệu một ngày làm việc tất bật của khu bệnh viện lớn lao này. Vợ và hai đứa con của tôi thì đang ngồi đợi chờ ở "front-desk" trong bệnh viện, họ đến để tiếp tục kiên nhẫn ngồi canh bên cạnh cái xác còn nóng hổi của tôi.
Dường như hôm nay là thời hạn chót để các vị bác sĩ chuyên khoa về tử thi họp bàn quyết định về số phận của cái xác không hồn này. Chính nhờ vào những tiến bộ của khoa học mà ngoài nhiệt độ duy trì cho cái xác thoi thóp sống, nó còn không bị thối rữa như những xác chết bình thường sau chừng 5 ngày cho đến hơn một tuần lễ.
Xem lại lối vào chỗ khớp xương quai xanh một lần nữa rồi tôi vận hết sức, dùng nội lực để len vào. Một cảm giác đau đớn tận cùng tỏa khắp hồn tôi trong một khoảnh khắc nhanh chóng. Thoát nhiên, cảm giác đau đớn đó chuyển động và chạy ran khắp cái thân xác đang nằm bất động ở trên giường.
Trạng thái đầu tiên tôi ghi nhận được khi hồn tôi trở về với thân xác cũ đã nằm bất động gần trọn một tuần là cơn buồn phiền ngột ngạt và còn có một sức nặng nề ghê hồn trì kéo nặng nề trên toàn thân thể. Tôi như bị kềm hãm trong một cái khuôn không cách thoát ra được. Sau đó là xúc giác đau đớn trĩu nặng ở trên đầu, phía sau ót. Tôi nhớ lại rồi. Điều này không có gì là khó hiểu. Đó chính là vết thương sau sọ chưa thực sự lành lại sau khi được các vị tây y chữa trị và khâu lại vết nứt bên ngoài.
Sức trì kéo nặng nề tôi vừa kể vẫn bao phủ trong toàn thân tôi. Ngoài sự đau đớn ở vết thương trên đầu, tôi cảm thấy toàn thân như rũ liệt, rồi cơn đói bổ đến cồn cào. Bao tử của tôi hoàn toàn trống rỗng sau nhiều ngày được các y sĩ tẩy uế. Thân thể của tôi chỉ được dinh dưỡng bằng những phương thức vật lý y khoa trị liệu cho nên giờ đây nó bắt đầu làm việc với những đòi hỏi cấp bách nêu trên.
Ngước đôi mắt mệt mỏi nhưng vô cùng tỉnh táo nhìn lên trần phòng với những hộp đèn néon trắng dịu, tôi vẫn nhớ như in chuyến hành trình thần tiên vừa qua từ cõi âm đầy khác lạ trở về. Linh hồn tôi không có dấu hiệu hoặc dư vị nào của thương tích, vẫn mạnh mẽ bình thường. Nhưng cái xác của tôi thì thật sự yếu đuối, bởi nó bị thương và bất động đã mấy ngày qua. Vận dụng nghị lực, tôi cố nhổm người lên, đảo mắt nhìn chung quanh căn phòng hồi dưỡng im lìm với những thân người nằm ngay đơ bên trong làn vải trắng. Hình ảnh này tôi đã thấy ban nãy khi tôi trở về, nên không lấy gì làm lạ.
Tôi còn có thể đoán chắc, có hai cái xác, một ở cuối phòng là một cô gái người Mỹ và một là người đàn ông gốc Do Thái đang nằm cách tôi hai xác nữa. Cô gái Mỹ bị lăn té trên thang lầu và người đàn ông Do Thái thì bị nghẽn mạch máu. Họ bị "chết giả", bị hôn mê, và họ cũng sắp sửa "trở về", sắp sửa hồi tỉnh giống y như tôi vừa mới hồi tỉnh. Tôi từng nhìn thấy họ ở thế giới bên kia. Cơn đói trần gian khiến tôi vô cùng khổ sở và liên tưởng ngay đến thói quen bó buộc phải ăn uống của người trần.
Tôi mong vợ con tôi thật chóng trở vào để giúp tôi trở về nhà cũ. Mùi nhà thương khiến tôi ngộp thở lắm rồi, lại còn bị hành hạ bởi những cơn đau đớn và cái đói kỳ khôi.
Ngay lúc đó, ổ khóa lách cách kêu lên. Cánh cửa phòng hồi dưỡng mở ra. Tôi thấy bóng dáng vợ tôi ủ rũ và rất mệt mỏi bước vào, đi cùng với người gác nhà thương và một hai gia đình người Mỹ khác. Tôi cố gắng nhúc nhích để cho vợ tôi biết rằng tôi đã hồi tỉnh, đã "trở về" mới đúng. Quả nhiên, nàng nhận ra ngay và òa lên khóc um sùm vì quá mừng rỡ khiến người gác phòng hồi dưỡng hiểu ra ngay rằng có một xác chết đã năm sáu ngày nay bỗng hồi sinh.
Ông ta chụp lấy cái điện thoại ở trên tường và thông báo ngay lập tức cho vị y sĩ trực hôm đó là một nữ bác sĩ người Trung Hoa. Bà ta cùng bốn năm vị bác sĩ đàn ông khác xuống tận chỗ, khảo nghiệm lại "tử thi" hồi sinh của tôi rồi ra lệnh cho y tá đẩy chiếc giường của tôi trở lại phòng cấp cứu hôm nào để làm không biết bao nhiêu là thử nghiệm khác để xác nhận rằng thể xác của tôi đã hoạt động lại hết sức bình thường, ngoại trừ vết thương trên đầu cần được tái khám đúng hẹn và phải uống thêm thuốc trong một vài ngày nữa ở nhà thương.
Đợi đến lúc không còn ai hiện diện, tôi nói quả quyết với vợ tôi:
- Anh không có sao cả. Chỉ hơi nhức đầu và mệt mỏi mà thôi. Em cố gắng tìm đủ mọi cách đưa anh về nhà, khung cảnh và mùi vị nhà thương làm cho anh sợ lắm. Đi đi em! Đi tìm bà bác sĩ người Tàu năn nỉ bà ta chắc sẽ có kết quả.
Cuối cùng vợ tôi đã đạt được sự thành công với điều kiện nàng phải ký giấy cam kết, chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc này. Tôi gật đầu ra dấu cho nàng cứ ký giấy cam kết. Sau đó, vợ tôi dìu tôi đứng dậy khoác hai tay tôi lên vai hai cô y tá đỡ tôi ngồi lên chiếc xe lăn, rồi đẩy tôi ra xe đã được nàng lái đến đậu sẵn tại cửa chánh bệnh viện để trở về nhà.
- Thật là một phép lạ vô thường vì lời khấn nguyện van vái thần linh Chúa Phật liên tiếp nhiều ngày đêm của em và hai con cho anh được thoát khỏi tai nạn ngặt nghèo và quả là linh hiển. Em đã được các vị thần linh nhận lời, anh đã hồi tỉnh.
Tôi im lặng nhìn dáng vẻ của vợ tôi nghiêm trang thành khẩn kể lại những gì mà nàng đã tận sức để níu kéo lại đời sống của người chồng đầu ấp tay gối. những ý nghĩ của tôi thì giữ kín trong lòng không nói gì với nàng cả. Tôi không nỡ làm tiêu tán đức tin thánh thiện của nàng đối với các đấng bề trên. Bởi tôi đã bị chết đi và sống lại một cách tình cờ, không phải vì thượng đế không linh hiển mà chỉ vì định mệnh cuộc đời của tôi chưa đến lúc phải ra đi. Thần linh không hề can dự vào số phận của một đơn vị quá bé nhỏ là tôi.
Đó chỉ là một tai nạn bất ngờ để cho tôi có một cơ hội bằng vàng đi về bên kia thế giới, thăm thú, và tìm hiểu xong rồi lại được trở lại trần gian để đi hết kiếp người.
Tôi thầm cảm tạ ơn trời ở điểm, số tôi chưa đến, còn được sum vầy đoàn tụ với vợ con để mà kiểm chứng thêm những hiểu biết về cõi âm luôn luôn mang tính cách bí mật muôn đời. Ngoài điều này ra, cõi phàm trần thực chẳng có gì đáng để cho tôi cần phải luyến tiếc đến nỗi chuốc lấy ngàn vạn khổ đau. Vì có mấy ai chịu chấp nhận một sự thật là cuộc sống chính là con đường đang được rút ngắn để trở về, trở về chốn quê hương vĩnh cửu, xóa sạch những vướng vít, nợ nần với thế gian.
HẾT
"Những Chuyện Huyền Bí Có Thật" Cuốn 1 của Nguyên Hà.
Do Thi Thuan
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=1221
**
Cõi Chết Không Buồn
Xin thưa ngay cùng các bạn, tôi là một người đàn ông có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, từ lúc thiếu thời cho đến khi kể cho các bạn nghe câu tự chuyện có vẻ huyền bí này. Nhưng thực sự, tất cả đã xảy ra mà diễn tiến đúng như những gì tôi sắp kể, không hề có ý thêm bớt, đặt điều.
Các bạn tin hay không tin, cũng không phải là điều thật sự cần thiết, vì ý của tôi là chỉ muốn được có cơ hội nói ra tất cả những cảm giác khác thường của một người đã chết đi sống lại trong một khoảng thời gian khá dài ngay tại xứ sở được tiếng là văn minh tiến bộ nhất này, mà đối với lý luận khoa học, chưa bao giờ có sự thừa nhận chính thức, cho dù chính mắt họ là những người đã có mặt bên cạnh tôi từ khi tôi được đưa vào bệnh viện cho đến khi tôi được các bác sĩ khám nghiệm chứng nhận đã sống lại và đã trở về sinh hoạt như bao nhiêu người bình thường...
Chưa hết, còn chính mắt bè bạn, thân nhân vợ con tôi là những nhân chứng sống nữa cơ mà. Tất cả, họ đã chứng kiến tận mắt và vẫn đang hiện diện nơi đây. Tôi chắc họ cũng chẳng ngại ngùng gì để sẵn sàng làm chứng cho điều tôi tự thuật về "một lần ra đi và một lần trở lại" của một xác chết hồi sinh, trở lại sống kiếp người bình thường...
Sáng hôm ấy là ngày sinh nhật thằng con út của tôi. Mẹ nó và con chị, cùng với cả các bác các anh chị cô chú trong gia đình nội ngoại của chúng tôi ở đây, từ cả tháng trước đã sắp đặt một chương trình vui chơi cho nó. Xem vậy mà tôi chỉ là một nhân vật phụ trong những dịp tổ chức như thế này trong gia đình cho nên tôi chỉ cần thi hành đầy đủ những gì mà vợ con tôi đề nghị. Quan trọng nhất là việc làm tài xế lái xe cho mẹ nó và hai cháu. Muốn đi đâu họ cứ việc nói, tôi chở đi ngay, còn bao nhiêu chuyện khác, mọi người đã sắp đặt toan tính đâu vào đó cả.
Nhiệm vụ "then chốt" của tôi chỉ có vậy, cho nên, cá nhân tôi, tự nhiên được nhờ ơn vợ con họ hàng, các anh các chị thương yêu "kẻ sĩ", đâm ra sung sướng, chẳng phải quán xuyến chuyện gì. Mỗi khi có hội hè đình đám trong gia tộc là tôi cứ lè phè, không bị mệt đầu óc tính toán này kia. Muốn đi đâu làm gì tùy ý với cái máy gọi (pager) phải luôn luôn mở (turn-on). Và như thế, bổn phận tài xế của tôi, nhất thiết, không thể lơ là. Lý do cũng dễ hiểu vì các con còn bé, vợ tôi thì suốt gần 20 năm làm bạn với màn ảnh computer ở sở cũng như ở nhà nên đôi mắt nàng có đẹp và quyến rũ thật nhưng lại bị cận thị quá nặng nề nên thời tiết và ban đêm mà bảo nàng lái xe đi đâu, kể như ... xúi trẻ con đi ăn cướp nhà băng ở đất Mỹ.
Lễ sinh nhật của thằng con tôi được mẹ nó, các bác các cô, các anh chị nó ấn định vào cuối tuần để cho mọi người trong nhà có thời giờ đến tham dự vui chơi ăn uống, đánh bài "mà chược", "xì phé", ca hát "karaôkê". Buổi sáng thứ bảy đó, giống như bao nhiêu vụ hội hè đình đám gia tộc chúng tôi đã làm như một thói quen không bao giờ thiếu ở xứ Mỹ này, điện thoại trong nhà gọi đi order thức ăn ở nơi chuyên làm thức ăn đãi tiệc, có lúc chuông reo inh ỏi của các chị em bạn gái trong nhà gọi đến từ những vùng lân cận, chẳng có lúc nào ngưng, đường dây cứ thế mà bận liên tục...
Dù tôi không có nhiệm vụ phải dậy sớm cũng không thể nào ngủ nướng thêm được với một buổi sáng rộn rịp như thế này, đành phải ra khỏi cái giường êm ấm. Định gọi một anh bạn thân, xuống cái quán quen ở khu Bolsa uống cà phê tán láo, cũng không thể xen vào "đường dây điện thoại đỏ" đang được vợ tôi và các cô em xử dụng liên hồi.
Tôi chẳng lấy thế làm phiền não về chuyện này giống như tôi đã từng không phiền não trước hàng trăm thứ chuyện xảy ra hàng ngày trên đất Mỹ, bèn ra phòng ăn cầm ly cà phê sữa còn ấm vợ tôi đã pha sẵn, rồi tôi lững thững với gói thuốc lá bước ra sân sau, chỗ cái bàn bằng nhựa trắng ngồi uống cà phê một mình, ngắm khung cảnh ẩn hiện qua làn sương mai ở dưới cuối chân đồi đang được ánh nắng đầu ngày điểm cho một màu vàng trác tuyệt.
Trước khi tới cái bàn nhựa kê ở góc sân, tôi đảo bước chân theo thói quen dọc theo con suối nhân tạo mà tôi đã mất nhiều tốn kém và công phu thuê mấy người "Landscaper" (thợ làm cây cảnh cho tư gia) đến xây dựng cho, từ ngay khi chúng tôi mua căn nhà giá cả khá cao nằm trên đỉnh đồi này, nên trong khuôn viên sau căn nhà chúng tôi có một khung cảnh tương đối sang trọng nên thơ và đẹp mắt với một hòn non bộ đầy màu sắc, các loại cây cảnh Trung Quốc xỏa tàng lá đó đây bên dòng suối quanh co nước chảy róc rách với lũ cá cảnh xanh trắng đỏ vàng, chung quanh khu vườn đầy hoa tươi rực rỡ.
Tôi bước trên những phiến đá gập ghềnh còn đọng ướt, trơn trợt sương đêm. Bỗng nhiên bàn chân trái của tôi vô ý bước lọt vào giữa hai cục đá, ly cà phê bên tay trái, gói thuốc lá và cái bật lửa bên tay phải của tôi bất ngờ bị hất tung lên trời, cả người tôi mất thăng bằng ngã ngang trên con suối nhỏ mà bờ suối không quá rộng, ở bên kia cũng có những cục đá xếp lô nhô lên như chờ đợi đón lấy các đầu của tôi sẽ đập xuống một cách vô tình chưa đầy một phút đồng hồ.
Tôi nghe một tiếng rầm thật to, thật vang động trong đầu tôi rồi không còn biết gì ở thực tại mà tôi vừa hiện diện nữa.
HỒN LÌA THÂN XÁC LẨN QUẨN BÊN VỢ CON
Người tôi ngay sau phút ấy không còn trọng lực nữa, tôi nghe nhẹ hẩng trong không gian, việc xê dịch, đi đứng khoan thai thật thảnh thơi dễ dàng, không còn chút trở ngại nặng nề cùng với một cảm giác lâng lâng hạnh phúc. Từ một khoảng 180 độ đằng trước mặt, tôi có thể nhìn rõ tất cả những gì hiện ra trước mắt.
Nhưng 180 độ phía sau lưng, mỗi khi ngoái đầu nhìn lại, tôi chỉ thấy một vùng sương trắng dầy đặc, không có bất cứ vật thể gì. Tôi còn nghe được rõ ràng mọi người đang nói chuyện với nhau lao nhao láo nháo hết sức ồn ào. Vợ tôi đang cuống cuồng trả lời những gì các ông bà Mỹ đến lập thủ tục, điều tra. Thường nhật nàng vốn là một phụ nữ có đầy nghị lực, không khóc lóc dễ dàng, nhưng giọng nói và tia mắt lúc này thì quá đỗi phiền muộn, trông thật là tội nghiệp. Hai đứa con của tôi thì vô cùng thê thảm, chúng quấn quít bên cạnh cái xác của tôi giống như lúc thường có tôi nằm ngủ và chúng thì lẩn quẩn ở bên hoặc xem video con nít, hoặc xoay quanh những món đồ chơi điện tử trong nhà. Giờ đây chúng im lìm không nói gì cả. Chúng cứ dán mắt vào thân thể nằm thẳng đơ của tôi đặt nằm trên một chiếc băng ca, sắp sửa được chuyển ra chiếc xe cấp cứu đang cùng đậu chung với xe cứu hỏa, xe cảnh xát, đèn chớp loang loáng trước sân nhà.
Tôi được chuyển vào một bệnh viện lớn, qui mô nhất ở gần nhà một cách khẩn cấp sau khi vợ tôi ký tên trên những văn kiện hành chánh theo đúng thủ tục bình thường. Rồi bốn năm vị bác sĩ nam nữ người Mỹ cùng với một nữ bác sĩ giải phẫu người Việt Nam bu lại chung quanh xác tôi. Tùy theo phương vị của từng người, họ đang làm những thủ tục khảo nghiệm. Sau cùng, trên tờ báo cáo y khoa sơ khởi, họ giải thích cho vợ con cùng các anh chị họ hàng trong thân quyến tôi nghe:
- Ông ta bị té đập mạnh đầu vào một viên đá nhọn. Tình trạng hôn mê tê liệt nặng nề nhưng chưa chết vì thân nhiệt vẫn còn, cho nên chúng tôi sẽ cho áp dụng những phương pháp cấp cứu hiện đại nhất để hy vọng giữ được mạng sống của ông ta.
Một hai ngày sau, hồn của tôi cũng chẳng cần ngó ngàng gì tới thân xác cũ của tôi vẫn còn nằm cứng đơ trong phòng hồi sinh với cả chục y sĩ, y tá suốt ngày đêm khám nghiệm, theo dõi, hết sức lo lắng, tận tình. Nhìn thấy vợ con tôi hằng ngày buồn phiền ủ rũ sa sút bên cạnh xác tôi, tôi cảm thấy ái ngại và thương xót họ tận cùng nhưng không thể làm hay nói gì hơn được.
Đã mấy lần tôi đến đứng trước mặt vợ và ôm lấy hai đứa con đầy yêu dấu của tôi để nói với nàng rằng tôi không có sao cả, tôi lúc nào cũng ở cạnh họ và có lẽ chỉ ít hôm nữa là tôi có thể trở về, nhưng thật là oái oăm, họ không hề nghe được những gì tôi đã nói, cảm được những gì tôi đã làm như là tôi đã ôm từng đứa con, xoa đầu, nắm tay và hôn chúng, giúp cho vợ tôi tránh suýt đi đụng phải một cái cột đèn trong khu parking lot của bệnh viện và giúp mở khóa phòng ngủ cho họ lúc trở về đến nhà. Có lẽ vì quá xúc động và còn đang bị ám ảnh về tai nạn chết chóc của tôi nên họ không hề để ý. Thậm chí, hai đứa nhỏ nhà tôi, khi vắng tôi trong những đêm đi ngủ, chúng cứ trằn trọc lăn qua xoay lại trên giường và không ngủ được, tôi đã ôm lấy chúng thì thầm với chúng bên tai như thường lệ thì dường như chúng chỉ cảm được ở trong lòng mà không hề biết tại sao mình đang được an ủi vỗ về, chừng đó mới chịu nằm im rồi chìm dần vào giấc ngủ cho đến sáng hôm sau, nhỏm dậy ngó quanh quất trong phòng, câu đầu tiên chúng hỏi mẹ là:
- Bố đâu?
Mẹ nó, lệ ướt lưng tròng trên đôi mắt mất ngủ, sưng vù và đỏ hoe vì thầm khóc đã mấy đêm, chỉ nhỏ nhẹ nói:
- Các con dậy sửa soạn tắm rửa ăn uống rồi vào với bố ở nhà thương, nhanh lên, mẹ đã hẹn với bác sĩ ở đó rồi!
Hai đứa con tôi lầm lũi rủ nhau đi vào phòng tắm. Thằng út còn bé, không thể với tay lấy được cái bàn chải đánh răng riêng biệt mẹ nó để ở trên cao nên đang cố gắng nhón gót lên lấy, nhưng bàn tay bé nhỏ của nó vẫn không thể nào với tới được. Cố nhưng lấy không được, cu cậu tức quá cằn nhằn. Tôi đứng nhìn nó mà phát phì cười, vội lấy cái bàn chải đưa dùm cho nó, nhưng hỡi ôi! Bàn tay tôi chỉ đặt vào không mà thôi, chiếc bàn chải bé nhỏ lọt qua bàn tay tôi như lọt vào khoảng không vô ảnh, tôi cũng chẳng giúp gì được cho con trai tôi dù chỉ là một việc hết sức bình thường như vậy.
Tuy thật gần gũi vợ con cùng tất cả mọi người thân thiết, chia xẻ với họ tất cả mọi điều, nhưng tôi không có cách nào tham dự và làm cho họ nghe, họ thấy được ý mình muốn gì. Tôi nản chí rời khỏi họ và bắt đầu một mình đi phiêu bạt khắp nơi với ý nghĩ tại sao hồn tôi không lợi dụng hoàn cảnh này để chu du mọi nơi, mọi chốn mà lúc sinh thời, mình từng mong ước được đặt chân đến hoặc trở lại những vùng đất cố hương mà đã gần 20 năm qua, vì lưu lạc và sinh kế, tôi đã chưa thể trở về thăm viếng lại. Nhất là cái làng Cồn Tròn hiền hòa bé nhỏ nằm cạnh ven biển thuộc Tỉnh Nam Định miền Bắc nước Việt Nam, nơi mà cho đến bây giờ bao nhiêu hình ảnh cùng kỷ niệm thời thơ ấu thần tiên vẫn còn in dấu trong tâm khảm của tôi.
Những kỷ niệm đẹp đẽ và êm đềm đến độ xót xa mỗi khi tôi hồi tưởng lại hoặc tiếc thầm cho quãng đời thơ dại của các con, các cháu của tôi ở nơi xứ lạ quê người, chúng đã đánh mất hẳn đi nhiều cơ hội được sống và trải qua những ngày tháng bé thơ, những hình ảnh thiên nhiên chân chất vẹn toàn, không hề vương vấn chút gì về những tiến bộ văn minh cơ khí, cho dù so với thời đại của tôi, đời sống vật chất của chúng tôi đầy đủ hơn rất nhiều. Nghĩ xong là tôi quyết định làm theo ước muốn.
ĐI VÀO CÕI CHẾT
Nhưng tôi quên chưa kể cho các bạn nghe về những giây phút đầu tiên khi hồn tôi rời khỏi thân xác. Nó thật là hữu ích và mang tính chất khác thường. Hữu ích, theo ý tôi suy luận, là để cho chính tôi hoặc các bạn, sau này nếu có một lần nào đó, trong giờ phút lâm chung hồn phải lìa khỏi xác, thì mình đã biết trước để không bị bỡ ngỡ và làm theo một số qui cách, hoặc chuẩn bị cho một chuyến đi vĩnh cửu, không vướng những phiền bận sau này về một chuyển nghiệp tái sinh.
Như đã kể cho các bạn nghe ở phần mở đầu câu chuyện có vẻ huyển hoặc này. Tôi bị mất trọng lực một cách tự nhiên, rồi gần như không còn cảm thấy bất cứ điều gì nữa. Nhưng thực sự không hẳn là như vậy. Có nghĩa là tôi vẫn còn có riêng ý thức của tôi, vẫn còn biết thật rõ rệt tôi là một thực thể đang bị một sức hút vô hình cuốn đi thật nhanh và thật mạnh, mạnh đến đỗi tôi tưởng không có gì có thể cản lại được. Trong tia nhìn mọi người mọi vật, tôi có thể thấy thấu suốt tất cả mọi thứ được che dấu bằng gỗ, bằng xi măng hay bằng các loại vải vóc y phục trên thân thể mọi người.
Ngay lúc bấy giờ, có khoảng 5 vùng hào quang màu sắc khác nhau với các luồng ánh sáng từ sáu cõi cùng phóng hiện ra ở quanh tôi và dường như vùng ánh sáng nào cũng có một sức hút riêng rẽ, như sẵn sàng để hút lấy tôi và cuốn vào, sau đó sẽ ra sao thì tôi không được biết. Tôi tự hỏi: "đây là những vùng hào quang và ánh sáng gì? Có nên hòa nhập vào nó?" Mãi về sau khi được sống lại, tìm đọc các loại sách thông thiên huyền bí, tôi mới có cơ hội hiểu được ý nghĩa của các hào quang và ánh sáng đó như sau:
-Luồng ánh sáng mờ là của Chư Thiên.
-Luồng ánh sáng màu lục mờ là của A-Tu-La.
-Luồng ánh sáng màu vàng mờ là của loài người.
-Luồng ánh sáng xanh mờ là của loài xúc sanh.
-Luồng ánh sáng đỏ mờ là của loài quỷ.
-Luồng ánh sáng xám mờ khói là của địa ngục.
Riêng tôi lại bay bổng, lửng lơ và thoát đi bằng một tốc độ siêu phàm, trôi ra một không gian biệt lập, chỉ có một bên là bóng tối mênh mông và một bên là dày đặc sương mù, cũng mênh mông không kém. Tôi chới với trong cõi không vô tận. Tuy không cảm thấy gì đáng lo sợ, nhưng cũng có hơi chút quản ngại về những giây phút sắp tới của mình.
Bất đồ, tôi như được một sức mạnh đẩy tới vòng bên ngoài chung quanh các vị Trì minh với vô số các nhóm Không Tiến Nữ (tiên giới). Nào là các vị Không Tiến Nữ của tám chỗ hỏa táng, Không Tiến Nữ của bốn giai cấp ta bà, Không Tiến Nữ của 3 nơi tạm trú, Không Tiến Nữ của 30 vị chí thánh cùng của 80 chỗ hành hương, rồi đến các vị anh hùng, nữ anh hùng, các thiên tướng, các thiên thần bảo vệ đức tin nam nữ, mỗi vị được trang sức với sáu món mang trên người: một tấm phướn to lớn hình như làm bằng da người, tàn che và cờ hiệu cũng làm bằng da người. Những vị này vừa đốt mỡ người cho khói bay lên vi vút, vừa mang vô số nhạc cụ và làm cho vang động thiên giới bằng cách khua, đập hay rung các loại nhạc cụ ấy cho chúng phát ra những âm thanh huyên náo, mạnh mẽ đến nhức óc đinh tai. Các vị này cũng nhảy múa theo các nhịp điệu khác nhau. Họ xuất hiện, dường như để nghênh đón những người vừa mới lìa đời, hiền lương hoặc tội lỗi.
Tôi nhìn thấy vô số con người đã có mặt ở nơi tụ hội này. Họ tuần tự đến đây trước tôi, sau tôi liên tục thật đông đảo, đủ mọi màu da sắc tộc, đủ cả giai cấp lớn bé già trẻ giống như một ngày hội cực kỳ lớn ở trên dương trần. Lần lượt, tất cả mọi người được các vị Thiên tướng nêu trên đón và đưa vào hai ngõ chính: cuốn hút lên không gian chín tầng hoặc lao sâu xuống 7 tầng địa ngục, để rồi sau đó sẽ như thế nào thì tôi không có cơ hội được biết.
Các luồng hào quang, ánh sáng vẫn liên tục chiếu sáng, nhã nhạc, âm thanh vang động cùng khắp cõi trời. Từng làn gió mát mẻ quyện theo hương thơm ngào ngạt tỏa rộng cùng khắp mọi nơi. Tôi đứng nhìn mãi, chẳng thấy ai ngó ngàng chi đến mình, cũng không hề bị cuốn hút vào các luồng ánh sáng ngũ sắc để đi sâu xuống hoặc đi lên một cõi nào đó của tầng trời, tôi đang ở cõi an nhiên tự tại vô cùng, bèn lang thang bồng bềnh xoay chuyển tâm thức về miền tục giới.
Bạn không thể nào tin được hiện tượng hết sức lạ lùng xảy đến cho tôi trong tâm thức như thế này. Đó là, mỗi khi tôi nghĩ đến bất cứ nơi nào, người nào dù còn sống hay đã chết, ở trần gian hay âm giới với ước muốn chân thành tôi muốn được giáp mặt hoặc được hiện diện nơi đó, thì chỉ trong vòng một "séc-na" ngắn ngủi là tôi đã được toại nguyện tức thì, có nghĩa là, nghĩ đến ai, nơi nào hoặc những ao ước về cảm xúc, ngay lập tức, tôi cảm nhận được liền một cách rõ ràng đầy đủ và trọn vẹn hơn cả lúc thường.
Như tôi đã kể cùng các bạn rằng lúc còn bình thường ở dương trần, tôi vẫn nuôi một ước vọng là được trở về thăm lại làng Cồn Tròn của tôi ở tận Bắc Việt, nơi chôn rau cắt rốn cùng những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ. Tôi cũng đã được về, chỉ trong khoảnh khắc. Nhưng tôi đã thất vọng não nề vì làng cũ còn, nhưng cảnh làng sau hơn bốn mươi năm dâu biển, chẳng còn chút gì là dấu tích năm xưa. Tôi đã cố gắng vận dụng tất cả tiềm thức để cố tìm lại một vài di tích, địa thế trong làng thì tôi đã làm được điều đó. Như con sông nhỏ chảy quanh trong làng ra một cái lạch lớn thì đã bị lấp bằng từ thuở nào.
Bên cạnh con sông nhỏ về hướng tây bắc, có cây đa gốc bự cả chục người ôm là cơ ngơi gia phả của cha mẹ tôi hồi trước với một ngôi nhà chính năm gian, có bàn thờ Thiên Chúa ngự trị trang trọng ở giữa nhà, hai bên là những phòng ngủ có cửa sổ nhìn ra cái sân lót gạch màu đỏ khang trang, gồm một cái bể lớn chứa nước mưa mát lịm dùng để ăn uống cho cả nhà quanh năm không bao giờ cạn, có những cây cau già cao ngất ngưởng, cạnh đó, là một dãy nhà ngang nối liền nhà trên với nhà dưới gồm có bếp, nhà kho, nhà cho các anh chị gia đinh cư trú, ở trong nhà và bên ngoài khu vực đó là chuồng nuôi heo thành giống như một cái hình chữ U. Sau dãy nhà bếp là một vườn cây xum xuê hoa trái quanh năm với một hàng rào tre trúc ngập lá vàng.
Chính ở hàng rào tre trúc này là thiên đường thơ ấu của anh chị em chúng tôi suốt thời kỳ thơ ấu với những giấc ngủ trưa hè êm đềm thơ mộng hoặc là chỗ trốn bắt chơi đùa, nghịch ngợm. Cũng là lối đi riêng biệt kín đáo để chốn tránh cha mẹ, do anh chị em chúng tôi tự làm lấy để có chỗ đi về nhà mỗi khi phạm lỗi, chúng tôi bị la mắng, có khi ôn bài học hay cùng ăn và ngủ chung nhau cũng chính ở nơi đây, dưới gốc cây sung thật sai trái năm nào.
Phía sau nhà là cái ao mênh mông của cha tôi nuôi và dụ bắt cá vào ao trong những mùa nước lũ hàng năm từ một cánh đồng ngay đó chảy vào. Đến thời kỳ di cư vội vã, cha tôi đã thả xuống ao biết bao nhiêu lư đỉnh thau đồng mâm bạc quí giá, là những tài sản mồ hôi nước mắt của gia đình và tài kinh thương của ông thì nay cũng chẳng còn, giờ chỉ là bình địa với một nhà máy chế tạo muối từ nguồn nước biển ở cạnh trong làng mọc lên.
Thậm chí đến ngôi giáo đường cổ kính với tháp cao, ngạo nghễ giữa bầu trời, nơi anh em chúng tôi và lũ trẻ trong làng leo lên đó đánh đáo bắt chim, nghe tiếng sáo diều, nay cũng đã thay đổi. Gác chuông đã bị sập từ năm nào và giáo đường thì tiêu điều hoang phế. Dân trong làng, cố nhiên, tôi không thể nào biết được một ai, thành ra xa lạ hết, chẳng bù với bốn chục năm xưa, niềm thân ái với tất cả mọi người trong làng đã trở thành một sợi dây thân tình gắn bó, không chuyện gì vui buồn sướng khổ xảy ra mà ở nhà này mà nhà kia không biết, để chia xẻ, ủi an. Bờ biển năm xưa bằng phẳng với những hàng thông chạy dài trên bãi cát trắng phau trải ngập lá thông khô sù sì, giờ bỗng mọc lên những cây cầu tân lập chạy xa ra ngoài biển dùng để tiếp nhận và chuyên chở hải sản...
HỒN VỀ THĂM SÀI GÒN
Ngao ngán trong lòng với giấc mộng về thăm quê cũ, tôi bèn nghĩ đến một quê hương thứ hai "Sài Gòn" thì ngay lập tức tôi đã đứng giữa bùng binh của chợ Sài Gòn có công trường Quách Thị Trang. Tượng Quách Thị Trang cũ nay không còn, thay vào đó là một cái "kiosque" với đầy khẩu hiệu mang những ý nghĩ kỳ cục ở chung quanh. Không khí bụi bậm, ồn ào và ngộp thở giữa ánh nắng chói chang của mùa hạ với những cơn mưa bóng mây ào xuống bất chợt... Đường phố nhà cửa cũ kỹ tiêu điều với phần lớn là xe đạp, xe gắn máy dầu, xe hơi chen chúc nhau bò qua lấn lại, nhớp nhúa ghê hồn.
Ngắm làm gì cái phố xá hỗn tạp và nghèo nàn tả tơi này. Tôi nghĩ đến con đường Trương Minh Giản khi xưa. Tìm mãi mà cũng không thấy tên đường nào như vậy, dù chính đây là cây cầu bắt ngang con lạch nước đen ao tù, nối liền Trương Minh Giản với đường Trương Minh Ký về hướng nhà thờ thánh Thomas, nhà thờ Tân Sa Châu, Lăng Gia Cả rồi đến khu phi trường. Tôi không thể nào lầm lẫn hay quên những địa điểm này được. Nhưng tên các con đường nay đã được đổi thành tên các chiến sĩ anh hùng của chế độ mới. Chính vậy mà tôi ngỡ đã bị lầm.
Căn nhà lầu của gia đình tôi xưa kia nay vẫn còn đó, nhưng kiểu cách, màu sơn căn nhà cũ nay đã thay đổi hoàn toàn. Nơi đây, cha mẹ tôi đã, cách nhau khoảng 3-4 năm thở hơi cuối cùng với một nguyện vọng được trông thấy mặt tôi lần cuối, nhưng tôi đã không về trong giờ các cụ lâm chung. Cha mẹ tôi, dù đã được ơn chết lành giống như người say ngủ theo như thư từ hình ảnh mà các em tôi gởi sang Mỹ cho tôi trước đây, dù sao, lúc về trời, các cụ cũng không khỏi ngậm ngùi vì không được thấy mặt tôi lần cuối, đứa con trai mà hai cụ thương yêu và đặt nhiều kỳ vọng nhất trong gia đình.
Ngay tức khắc, tôi đảo mắt đi tìm hình bóng hai cụ trong âm giới, nhưng nào thấy đâu. Tôi định bụng sẽ đi kiếm vị phán quan giữ sổ thiên tào để tìm ra cha mẹ sau khi thăm viếng gia đình các em các cháu của tôi.
Tôi liên tưởng ngay đến phía trong căn nhà thì thấy cô em gái của tôi, nay đã là một bà già thật sự với số tuổi trên 40 một vài năm gì đó, đang ngồi trên võng với một đứa trẻ còn phải ẵm trên tay. Tôi biết đứa trẻ này là cháu nội của Thư, cô em gái ngang ngược của chúng tôi ngày nào...
Cô Thư với đứa cháu nội, con của thằng cháu Thăng (con trai trưởng vợ chồng Thư) kháu khỉnh và đẹp như thiên thần đang đong đưa à ơi trên võng. Còn chồng của Thư, chú Thịnh thì đang mải miết với cái tiệm làm xe đạp ở gần khu Lữ Gia Phú Thọ. Chú Thịnh, lúc này trông cũng tươi tốt với cái hàm râu quai nón, đang "điều binh khiển tướng" trong phân xưởng chế tạo của mình. Thằng cháu Thăng thì giờ đây đã là một ông kỹ sư chuyên môn về trồng trọt. Vợ nó, một cô gái tuổi ngoài hai mươi cũng khá xinh đẹp và trẻ trung, cũng đang tíu tít bận rộn trong một ngân hàng.
Còn chú Khoa, em trai kế của tôi, có vợ đã sang Mỹ với tôi, đi cùng tàu với hai đứa cháu trai là con chung của Khoa, nhưng nay vợ Khoa đã bỏ nó đi lấy chồng khác người Hawaii, bỏ Khoa ở lại Việt Nam. Khoa cũng đã lấy một cô gái trẻ đẹp từ Hànội vào Nam. Hai vợ chồng Khoa xem ra cũng hạnh phúc, công việc làm ăn có vẻ là một anh nhà giàu với hai ba cửa hàng bán đồ điện tử, máy hát.
Tôi nhìn thấy vợ chồng chú ấy, nhưng cả hai lại rất vô tình, không đếm xỉa gì đến tôi lúc đó với tâm trạng thật nôn nao khó tả vì được gặp lại những người thân yêu.
Tôi liên tưởng đến người bạn thân, anh Nguyễn Đình Kính nhà ở số - đường Hai Bà Trưng - Tân Định. Giờ đây Kính đã nghiễm nhiên là một ông trung niên râu tóc bạc phơ um tùm, trông y như một ông tây mũi tẹt, anh đã lấy lại phong độ của một ông công tử khi xưa với cửa hàng gia truyền chuyên làm nệm da ghế cho xe hơi các loại.
Tôi nhớ lại tất cả kỷ niệm năm xưa với gia đình người bạn chí cốt này cùng hai cô em gái tên Hồng và Hạnh. Hồng thì đã đi tu ngay từ năm học xong đại học. Còn Hạnh thì nay cũng đã hết giận tôi, nàng vẫn giữ nguyên nhân dáng của một cô chủ nhà, tiểu thư và đài các, trên đôi mắt long lanh ngấn lệ thuở nào nay còn vương in nỗi buồn vạn cổ, thân thể của Hạnh chỉ hơi đẫy đà và vết sẹo trên lưng vì đạn pháo kích hồi Tết Mậu Thân nay chỉ còn lại một vết mờ trên tấm lưng tròn trịa, trắng mềm như tuyết, khiến tôi không dám để mãi tầm mắt âm lực có thể trông thấy thấu suốt mọi loại y phục che thân của con người trên thân thể lồ lộ của Hạnh.
Tôi nhìn Hạnh mà nghe tâm tư xao động với những kỷ niệm tình ái hiện về. Thôi, Hạnh ạ! Âu cũng là duyên mệnh phù du. Dạo ấy, tôi vừa mới ra trường quân sự, người ngợm đen như hòn than, đầu tóc nhẵn thín như vị sư, hướng đời chưa biết dọc ngang may rủi bởi chiến tranh sẽ như thế nào. Chỉ vì tội nghiệp Hạnh nên tôi làm tuồng, giả vờ cứng cỏi, từ chối hôn nhân với nàng theo lời đề nghị của cha mẹ tôi và gia đình của Hạnh. Nàng giận tôi, buồn riêng suốt nhiều năm tháng cho đến lúc tôi đến được Mỹ đã gần bốn năm. Kính báo tin cho tôi biết Hạnh đã lấy thằng Hoàng, con trai cụ Cử Phán, hắn là một luật sư, nay đang là cố vấn pháp luật cho nhà nước đương thời, nhưng hai vợ chồng Hạnh, Hoàng không sanh được đứa con nào hết.
Tôi và Kính đều hiểu rõ lý do tuyệt tự này từ lúc thằng Hoàng còn đi học. Nó ỷ nhà giàu, ăn chơi hoang đàng chi địa, bị bịnh và sẽ không thể có con. Nhưng nó dấu Hạnh, không cho Hạnh biết lý do này cho nên Hạnh chỉ buồn vì không có con mà không hề biết tại sao vợ chồng nàng lại hiếm muộn như vậy, suốt đời nàng cứ đi hì hục khấn vái, mà trời đất lại chẳng động tâm. Tôi nhìn thằng Hoàng dâm tặc đang ngồi trong văn phòng riêng tại tòa án với đám nữ thư ký xoắn xuýt hai bên, đã biết hắn từng làm cho Hạnh khổ sở thật nhiều. Tôi trừng mắt nhìn hắn, tiến lại định cho hắn cái tát nên thân, song khổ nỗi, tôi vốn chỉ là một hồn ma vô hình, tôi không thể nào làm được bất cứ chuyện gì cần đến dương lực của một con người trên trần thế.
Tôi tiến lại chỗ Hạnh đang ngồi hong nắng. Tấm thân Hạnh trắng ngần, gương mặt êm đềm với đôi mắt đen đậm buồn suốt kiếp. Cô người ở từ trong bưng ra một tách trà nghi ngút khói, đặt trên chiếc bàn lim bên cạnh cây đàn dương cầm của Hạnh, rồi khép nép bước vào nhà trong. Tôi đứng trước mặt nàng, lòng rộn lên bao nhiêu là xúc động. Bỗng Hạnh có ý đứng lên. Tôi tự chế không dám động tĩnh gì, bèn đến bên Hạnh thì thầm nho nhỏ:
- Chào Hạnh anh đi. Rồi tôi hôn nhẹ lên mái tóc Hạnh ướp đẫm hương trầm của tôi ngày nào.
PHÁN QUAN CÕI ÂM NÓI CHUYỆN QUẢ BÁO
Rồi tôi nghĩ đến việc phải đi tìm cha mẹ.
Bỗng một vị phán quan hiện ra trước mặt, sửng sốt ngó tôi:
- Tại sao anh còn ở lại chốn này? Số của anh chưa đến ngày đến tháng, chỉ là một sự lầm lẫn của người giữ sổ thiên tào mà thôi. Hãy mau trở về, vợ con anh và mọi người đang bấn loạn vì không biết phải xử trí ra sao với cái xác của anh vẫn còn hơi nóng.
Tôi khúm núm trình rõ sự tình cùng ước nguyện truy tìm tông tích của cha mẹ. Vị phán quan già chậm rãi nói với tôi:
- Người cha già mà anh đang đi tìm đó chính là thằng con út của anh bây giờ. Ông già của anh trong giờ chết, vẫn còn quá nhiều luyến ái vì chưa được gặp anh. Sau khi cứ lần lữa mãi không chịu đi, thiên tào đã cho ông ta đầu thai làm con trai của anh để cho thỏa lòng thương nhớ.
Tôi ra vẻ không tin. Vị phán quan ôn tồn:
- Anh hãy trở về nhập lại thân xác rồi xem kỹ trên cánh tay phải và chỗ thiên căn trên đỉnh đầu của con anh, sẽ có in những dấu tích của cha anh khi còn sinh tiền. Còn bà mẹ anh, nhờ hiện nghiệp suốt đời khổ hạnh và chay tịnh, bố thí làm phúc nên bà ta đã thoát ra khỏi vòng luân hồi tử sanh, hiện bà ta là tiên nữ ở cõi thứ sáu của tầng trời. Anh không còn cơ duyên gặp lại nữa.
Tôi muốn nhân cơ hội hy hữu này nấn ná trò chuyện với vị phán quan để tìm biết thêm về một số điều bí ẩn của con người còn tồn tại ở trên dương thế. Vị phán quan bắt tôi phải hứa không được tiết lộ qui luật nhà trời và ông đã cho tôi được biết riêng rất nhiều điều hết sức quý báu. Những điều đó thật ra, khi còn tại thế, không những tôi mà muôn triệu người khác đã thấy, đã đọc nhan nhãn trong các bộ kinh Phật, kinh Chúa cả rồi. Chỉ có điều là con người quá ư là ngạo mạn, miệt thị cả thánh thư cho nên rất nhiều người có đời sống mà xem như đã chết, có đọc đó mà chẳng hiểu biết, mở mang được điều gì cho phần tư duy thánh thiện rồi cứ như một dòng sông chảy xiết chẳng có lúc ngừng để gạn lọc cho đến ngày tận số về trời, lãnh lấy những nghiệp báo của đời sau.
Chỉ sang những cửa ngục đọa hình, vị phán quan phân giải cho tôi thấu hiểu từng loại tội phạm với những khổ hình đau khổ, kể sao cho xiết. Tôi nhận được nhiều khuôn mặt nhân dáng thân sơ. Tôi nhớ ra được rõ rệt từng thành quả của họ đã tạo nghiệp ở đời. Có người tôi ngỡ ăn ngay ở lành, thì tại nơi đây, họ đang cam tâm thọ án. Chả là vì khi còn sống, những người này quá khôn khéo che đậy những tội ác của họ mà thôi.
Lại có những người trước đây tôi có định kiến, xem họ là những người xấu, ở nơi đây họ lại là những hồn lành, hưởng phước đời đời nếu họ không còn trong vòng tử sinh tái kiếp, chỉ vì họ là những người trung trực không hề gian dối che lấp những ý nghĩ và hành động thật sự trong lòng.
Nhưng đa số những vong hồn khi còn sống là những kẻ thất thế nghèo nàn, sa cơ lỡ vận, thường bị những hàm oan thống khổ, khi về trời, họ lại được đền bù và an ủi bằng tất cả ân phước của đấng tối cao.
Vị phán quan nhìn tôi chằm chằm:
- Thấy rồi thì nên sám hối, không được tự dối chính bản thân ngươi. Nếu không ngục tối cực hình dành cho nhà ngươi không phải là điều không thể có. Hãy mau quay gót trở về.
Lòng tôi cảm động bồi hồi. Hứa với phán quan sẽ quay về nhập xác, trở lại dương trần cam tâm đền trả cho hết kiếp phàm nhân sau khi cố nài nỉ xin được ít phút giây tìm lại những người quen biết đã lìa đời. Phán quan vui lòng chấp thuận. Tôi cúi đầu lạy tạ để đi ra.
Hồn phách tôi siêu thăng đến khắp cõi ta bà, lâng lâng thanh thản, nhẹ nhàng tựa như sương khói không chút vướng bận suy tư. Trong suốt khoảng thời gian này, tôi không hề còn lại chút gì thuộc trạng thái vui buồn khổ ải, ưu tư của suốt bằng ấy năm tháng đằng đẵng với kiếp làm người, cũng không hề bận tâm về con đường sinh, lão, bệnh. Chỉ có mỗi một niềm thanh nhẹ hân hoan vui vẻ tận cùng. Liên tưởng đến đâu, nơi đó đã hiện ngay ở trước mặt rồi. Ao ước điều gì hạnh phước gì nó đã xảy đến ngay trong tiềm thức hư vô. Ngôn ngữ và cảm giác nơi đây là ngôn ngữ và cảm giác được kinh qua bằng một cách thức vô hình. Chỉ cần có sự ước ao đã hẳn nhiên biến thành sự thật tức thì.
Tôi đã gặp được hầu hết những người quen biết thân sơ, cả những cá nhân tôi chỉ nghe tăm tiếng của họ lúc sanh tiền mà chưa bao giờ có cơ hội thân thiết. Tất cả đều có mặt nơi đây.
Nhưng tùy theo mệnh nghiệp của từng người. Ở chốn này, có người thì quằn quại thọ phạt khổ hình. Sau đó, sẽ bị đọa làm kiếp tái sinh, tùy theo phước báu, công tội lúc sinh thời.
Có rất nhiều người khi sống, phải cam chịu nghèo khổ lam lũ nhọc nhằn, hoặc từng bị những hàm oan đố kỵ, nhưng vẫn nhất mực cam tâm, không kình chống lại hiện nghiệp mệnh trời. Nay họ là những chư liệt vị thuộc giới chư thiên cao cả, hạnh phúc tột cùng, bay bổng nhẹ nhàng với thiên đường trăm hồng nghìn tía, nhởn nhơ nhàn nhã ung dung, đàn ca múa hát đúng thật là cảnh giới viên mãn siêu thăng tịnh độ của cõi Thiên Đường.
Có những vong hồn nam nữ dung mạo no đầy rượu thịt, thú tính dâm ô, mưu thần chước quỷ, hãm hại đồng loại chúng sanh để thu tóm bổng lộc uy quyền, vơ vét cái ăn cái mặc, cùng bao nhiêu danh lợi vốn là của chung đem về cho riêng mình, cùng những tật xấu xa đê tiện, ngôn khẩu giết người, dèm pha đố kỵ, lợi dụng trí lực, hành hạ đồng loại, họ đang bị quằn quại bi thương, bị banh da lóc thịt, rên xiết kêu khóc đêm ngày, ăn uống thì được cho ăn như loài ngạ quỷ, toàn là thịt hôi thúi máu thiu, diện mạo kinh khiếp khác hẳn lúc thường...Thân thể thì lõa lồ ngày đêm dòi bọ đục rữa, nhất là với những vong hồn có tiền kiếp dâm ô, đĩ điếm, dối gạt quanh co.
Phán quan cho biết, của cải thực phẩm cùng hạnh phúc là của chung nhân loại. Tại sao xảy ra cảnh kẻ giàu người nghèo? Tại sao có nạn người uy quyền kẻ nô lệ. Những người này đã dùng mưu thần chước quỷ, phế bỏ luật trời, nên bây giờ sau khi chết, họ phải trả quả và sẽ bị đọa vào hậu kiếp tái sinh, họ sẽ phải làm loại súc sanh đê tiện, làm thân trâu ngựa hùm beo rắn rít vì những tội lỗi tham dục tàn nhẫn tạo nghiệp trên đời.
TRỞ VỀ NHẬP XÁC
Trước bối cảnh kinh hoàng như vậy, hồn tôi bỗng lạc vào một vầng sáng màu vàng nhạt mênh mông lai láng. Tai thoáng nghe những âm thanh quen thuộc của mấy chục năm làm người. Tôi lại nhìn thấy xác của tôi trong một căn phòng hồi dưỡng với năm sáu người mà tôi đã trông thấy họ ở thế giới bên kia. Họ đã chết thật rồi vì tôi đã thoáng nhìn thấy họ bị cuốn sâu vào từng luồng ánh sáng vô biên, đi mãi ngàn năm và không thể trở lại được nơi này, còn tôi thì tự nhiên bị đẩy bật ra khỏi sức hút của những luồng ánh sáng đó, đi phiêu bạt đó đây rồi được phán quan khuyến cáo phải trở lại gấp nơi này để nhập xác.
Nhưng tôi tự tìm mãi mà không thấy được cửa sinh tử môn nằm giữa đỉnh đầu thì làm sao tôi có thể nhập vào thân xác? Đợi mãi cũng chẳng làm được gì vì cửa sinh môn đang bị bịt kín bởi một cái nón có trang bị những dụng cụ duy trì sự sống cho cái xác của tôi. Tôi nhìn thấy một cái cửa phụ nằm ở kẽ xương quai hàm bên vai trái, tuy nhỏ và rất đau đớn khi hồn tôi nhập vào, nhưng còn cách nào hơn cơ chứ!
Nắng ngoài sân bệnh viện đã lên cao. Hàng ngàn tiếng lao xao báo hiệu một ngày làm việc tất bật của khu bệnh viện lớn lao này. Vợ và hai đứa con của tôi thì đang ngồi đợi chờ ở "front-desk" trong bệnh viện, họ đến để tiếp tục kiên nhẫn ngồi canh bên cạnh cái xác còn nóng hổi của tôi.
Dường như hôm nay là thời hạn chót để các vị bác sĩ chuyên khoa về tử thi họp bàn quyết định về số phận của cái xác không hồn này. Chính nhờ vào những tiến bộ của khoa học mà ngoài nhiệt độ duy trì cho cái xác thoi thóp sống, nó còn không bị thối rữa như những xác chết bình thường sau chừng 5 ngày cho đến hơn một tuần lễ.
Xem lại lối vào chỗ khớp xương quai xanh một lần nữa rồi tôi vận hết sức, dùng nội lực để len vào. Một cảm giác đau đớn tận cùng tỏa khắp hồn tôi trong một khoảnh khắc nhanh chóng. Thoát nhiên, cảm giác đau đớn đó chuyển động và chạy ran khắp cái thân xác đang nằm bất động ở trên giường.
Trạng thái đầu tiên tôi ghi nhận được khi hồn tôi trở về với thân xác cũ đã nằm bất động gần trọn một tuần là cơn buồn phiền ngột ngạt và còn có một sức nặng nề ghê hồn trì kéo nặng nề trên toàn thân thể. Tôi như bị kềm hãm trong một cái khuôn không cách thoát ra được. Sau đó là xúc giác đau đớn trĩu nặng ở trên đầu, phía sau ót. Tôi nhớ lại rồi. Điều này không có gì là khó hiểu. Đó chính là vết thương sau sọ chưa thực sự lành lại sau khi được các vị tây y chữa trị và khâu lại vết nứt bên ngoài.
Sức trì kéo nặng nề tôi vừa kể vẫn bao phủ trong toàn thân tôi. Ngoài sự đau đớn ở vết thương trên đầu, tôi cảm thấy toàn thân như rũ liệt, rồi cơn đói bổ đến cồn cào. Bao tử của tôi hoàn toàn trống rỗng sau nhiều ngày được các y sĩ tẩy uế. Thân thể của tôi chỉ được dinh dưỡng bằng những phương thức vật lý y khoa trị liệu cho nên giờ đây nó bắt đầu làm việc với những đòi hỏi cấp bách nêu trên.
Ngước đôi mắt mệt mỏi nhưng vô cùng tỉnh táo nhìn lên trần phòng với những hộp đèn néon trắng dịu, tôi vẫn nhớ như in chuyến hành trình thần tiên vừa qua từ cõi âm đầy khác lạ trở về. Linh hồn tôi không có dấu hiệu hoặc dư vị nào của thương tích, vẫn mạnh mẽ bình thường. Nhưng cái xác của tôi thì thật sự yếu đuối, bởi nó bị thương và bất động đã mấy ngày qua. Vận dụng nghị lực, tôi cố nhổm người lên, đảo mắt nhìn chung quanh căn phòng hồi dưỡng im lìm với những thân người nằm ngay đơ bên trong làn vải trắng. Hình ảnh này tôi đã thấy ban nãy khi tôi trở về, nên không lấy gì làm lạ.
Tôi còn có thể đoán chắc, có hai cái xác, một ở cuối phòng là một cô gái người Mỹ và một là người đàn ông gốc Do Thái đang nằm cách tôi hai xác nữa. Cô gái Mỹ bị lăn té trên thang lầu và người đàn ông Do Thái thì bị nghẽn mạch máu. Họ bị "chết giả", bị hôn mê, và họ cũng sắp sửa "trở về", sắp sửa hồi tỉnh giống y như tôi vừa mới hồi tỉnh. Tôi từng nhìn thấy họ ở thế giới bên kia. Cơn đói trần gian khiến tôi vô cùng khổ sở và liên tưởng ngay đến thói quen bó buộc phải ăn uống của người trần.
Tôi mong vợ con tôi thật chóng trở vào để giúp tôi trở về nhà cũ. Mùi nhà thương khiến tôi ngộp thở lắm rồi, lại còn bị hành hạ bởi những cơn đau đớn và cái đói kỳ khôi.
Ngay lúc đó, ổ khóa lách cách kêu lên. Cánh cửa phòng hồi dưỡng mở ra. Tôi thấy bóng dáng vợ tôi ủ rũ và rất mệt mỏi bước vào, đi cùng với người gác nhà thương và một hai gia đình người Mỹ khác. Tôi cố gắng nhúc nhích để cho vợ tôi biết rằng tôi đã hồi tỉnh, đã "trở về" mới đúng. Quả nhiên, nàng nhận ra ngay và òa lên khóc um sùm vì quá mừng rỡ khiến người gác phòng hồi dưỡng hiểu ra ngay rằng có một xác chết đã năm sáu ngày nay bỗng hồi sinh.
Ông ta chụp lấy cái điện thoại ở trên tường và thông báo ngay lập tức cho vị y sĩ trực hôm đó là một nữ bác sĩ người Trung Hoa. Bà ta cùng bốn năm vị bác sĩ đàn ông khác xuống tận chỗ, khảo nghiệm lại "tử thi" hồi sinh của tôi rồi ra lệnh cho y tá đẩy chiếc giường của tôi trở lại phòng cấp cứu hôm nào để làm không biết bao nhiêu là thử nghiệm khác để xác nhận rằng thể xác của tôi đã hoạt động lại hết sức bình thường, ngoại trừ vết thương trên đầu cần được tái khám đúng hẹn và phải uống thêm thuốc trong một vài ngày nữa ở nhà thương.
Đợi đến lúc không còn ai hiện diện, tôi nói quả quyết với vợ tôi:
- Anh không có sao cả. Chỉ hơi nhức đầu và mệt mỏi mà thôi. Em cố gắng tìm đủ mọi cách đưa anh về nhà, khung cảnh và mùi vị nhà thương làm cho anh sợ lắm. Đi đi em! Đi tìm bà bác sĩ người Tàu năn nỉ bà ta chắc sẽ có kết quả.
Cuối cùng vợ tôi đã đạt được sự thành công với điều kiện nàng phải ký giấy cam kết, chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc này. Tôi gật đầu ra dấu cho nàng cứ ký giấy cam kết. Sau đó, vợ tôi dìu tôi đứng dậy khoác hai tay tôi lên vai hai cô y tá đỡ tôi ngồi lên chiếc xe lăn, rồi đẩy tôi ra xe đã được nàng lái đến đậu sẵn tại cửa chánh bệnh viện để trở về nhà.
- Thật là một phép lạ vô thường vì lời khấn nguyện van vái thần linh Chúa Phật liên tiếp nhiều ngày đêm của em và hai con cho anh được thoát khỏi tai nạn ngặt nghèo và quả là linh hiển. Em đã được các vị thần linh nhận lời, anh đã hồi tỉnh.
Tôi im lặng nhìn dáng vẻ của vợ tôi nghiêm trang thành khẩn kể lại những gì mà nàng đã tận sức để níu kéo lại đời sống của người chồng đầu ấp tay gối. những ý nghĩ của tôi thì giữ kín trong lòng không nói gì với nàng cả. Tôi không nỡ làm tiêu tán đức tin thánh thiện của nàng đối với các đấng bề trên. Bởi tôi đã bị chết đi và sống lại một cách tình cờ, không phải vì thượng đế không linh hiển mà chỉ vì định mệnh cuộc đời của tôi chưa đến lúc phải ra đi. Thần linh không hề can dự vào số phận của một đơn vị quá bé nhỏ là tôi.
Đó chỉ là một tai nạn bất ngờ để cho tôi có một cơ hội bằng vàng đi về bên kia thế giới, thăm thú, và tìm hiểu xong rồi lại được trở lại trần gian để đi hết kiếp người.
Tôi thầm cảm tạ ơn trời ở điểm, số tôi chưa đến, còn được sum vầy đoàn tụ với vợ con để mà kiểm chứng thêm những hiểu biết về cõi âm luôn luôn mang tính cách bí mật muôn đời. Ngoài điều này ra, cõi phàm trần thực chẳng có gì đáng để cho tôi cần phải luyến tiếc đến nỗi chuốc lấy ngàn vạn khổ đau. Vì có mấy ai chịu chấp nhận một sự thật là cuộc sống chính là con đường đang được rút ngắn để trở về, trở về chốn quê hương vĩnh cửu, xóa sạch những vướng vít, nợ nần với thế gian.
HẾT
"Những Chuyện Huyền Bí Có Thật" Cuốn 1 của Nguyên Hà.
Do Thi Thuan
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=1221
**
Monday, November 9, 2009
THƠ SƠN TRUNG
NGÀY XƯA
Sáng kia, mặc váy hồng
Em ra tắm ngoài sông.
Giữa dòng nước tươi mát
Sao da em màu hồng?
Chiều qua, mang yếm đỏ
Em ra vườn cắt cỏ,
Cỏ xanh như màu ngọc
Sao gót chân em hồng?
Và môi em thơm nồng?
Sáng nay, giây lưng thao
Em ra hái hoa đào
Em vươn tay bắt bướm
Làm ngực em nhô cao!
Trưa nay, áo lụa đào
Em ra giặt cầu ao.
Đôi chân em trắng quá
Đàn cá lội xôn xao!
Chiều nay đi guốc cao
Em lên chùa lễ Phật
Anh quỳ ở hàng sau
Nghe hương em thơm ngát!
Trong khói trầm nghi ngút
Phật trăm tay nghìn mắt
Lòng anh ở phương nào?
9-11-2009
***
Sunday, November 8, 2009
SƠN TRUNG * CHÍNH LUẬN
***
ĐỘC LẬP & TỰ DO CHO VIỆT NAM
Sơn Trung
Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tích cực tranh đấu cho độc lập và tự do của Việt Nam.Sau 1945, và sau 1975, nhân dân Việt Nam lại phải lên đường làm những cuộc tranh đấu nữa cho độc lập và tự do của Việt Nam.
Cộng sản cũng hô hào tranh đấu cho độc lập và tự do cho ViệtNam
nhưng đó là độc lập và tự do giả hiệu. Dưới ách cộng sản, dân ta không
có tự do, dân chủ. Cộng sản sát hại, giam cầm những nhà tranh đấu cho tự
do, dân chủ. Chúng tước đoạt mọi quyền tự do như tự do tôn giáo, tự do
ngôn luận, tự do cư trú, tự do lao động. Chúng cướp đất đai, tài sản của
nhân dân và của các giáo hội. . .
Dưới ách cộng sản, nước ta cũng không có độc lập vì nước ta bị lệ thuộc Nga Tàu, nhất là hiện nay, nước ta đang đứng trước hiểm họa bị Trung Cộng xâm lược.
Trung cộng không những là hiểm họa của dân tộc ViệtNam
mà còn là mối đe dọa hoà bình thế giới. Sau khi Mỹ rút lui khỏi Việt
Nam, và Liên Xô không còn xưng hùng xưng bá nữa, Trung Cộng quyết tâm
xâm chiếm Thái Bình dương và bành trướng khắp thế giới.
Chúng đã đến Cao Nguyên và xâm chiếm nhiều địa điểm tại Việt Nam dưới hỉnh thức xâm lược kinh tế nhưng sự thực đó là những đội quân tiền phong của đế quốc Trung Cộng. Nhưng quan trọng nhất là chúng đã cho người của chúng nắm chính quyền Việt Nam. Bọn cộng sản ViệtNam
nay là những tên bù nhìn, nô lệ Trung Quốc. Chúng là những Mạc Đăng
Dung, Lê Chiêu Thống cắt đất dâng ngọai bang, rước voi về giày mả tổ.
Trong đại hội đảng cộng sản Việt Nam kỳ trước, Hồ Cẩm Đào đã sang chủ
tọa và ra lịnh cho bọn cộng sản Việt Nam phải bầu cho Nông Đức Mạnh tiếp
tục làm Tổng bí thư để phục vụ quyền lợi Trung Quốc. Đó là một bằng
chứng cụ thể cho việc cộng sản bán nước, nô lệ Trung Quốc.
Trước sự xâm lược của Trung Quốc, bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ biết cúi đầu tuân lệnh trong khi chúng hung hãn khủng bố nhân dân, bỏ tù các nhà báo, nhà tranh đấu , sinh viên, học sinh và thanh niên lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược.
Trước nguy cơ này, nhân dân ta có hai nhiệm vụ song song:
1-Tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam
Phải lật đổ, phải tiêu diệt cộng sản để đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.Còn cộng sản thì tổ quốc bị phản bội, nhân dân bị khủng bố và bị bóc lột. Chúng ta không thể nào tin tưởng vào những lời giả dối của cộng sản ViệtNam .
2-Tranh đấu chống Trung Quốc xâm lược
Ông cha ta đã tốn xưong máu xây dựng tổ quốc Việt Nam nhưng bọn Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh đã bán nước cho Trung Quốc, cam tâm làm nô lệ Trung Quốc. Chúng ta phải tranh đấu đòi lại núi sông và biển cả đã và đang bị xâm lược.
Cộng sản là trở ngại chính cho công cuộc giải phóng dân tộc vì hầu hết bọn chúng đã bán linh hồn cho Trung Quốc.Còn cộng sản là còn nô lệ cho Trung Quốc và nô lệ cho giai cấp cộng sản thống trị tàn ác và hèn nhát.
Tự nhân dân ta phải tranh đấu đòi tự do, hạnh phúc cho mình và độc lập cho Tổ quốc. Phải tiêu diệt cộng sản, ta mới xây dựng một nước ViệtNam
hùng mạnh để đem lại tự do, dân chủ cho nhân dân và đương đầu với Trung
Quốc và các thế lực xâm lược. Phải tiêu diệt cộng sản, chúng ta mới
được thế giới ủng hộ trong công cuộc vệ quốc và kiến quốc.
Chúng ta phải tiêu diệt cộng sản thì mới có thể đoàn kết với các nước lân bang và các các cường quốc trên thế giới để chống bá quyền Trung Quốc.
Phải giải trừ cộng sản thì nhân dân quốc nội và quốc ngoại mới cùng nhau đoàn kết xây dựng ViệtNam thực sự độc lập, tư do và dân chủ.
Nếu nhân dân ta cúi đầu theo lệnh Trung Cộng và Việt Cộng, thì không bao lâu, bản đồ ViệtNam và nòi giống Việt Nam sẽ không còn tồn tại.
Sơn Trung
***
Sơn Trung
Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tích cực tranh đấu cho độc lập và tự do của Việt Nam.Sau 1945, và sau 1975, nhân dân Việt Nam lại phải lên đường làm những cuộc tranh đấu nữa cho độc lập và tự do của Việt Nam.
Cộng sản cũng hô hào tranh đấu cho độc lập và tự do cho Việt
Dưới ách cộng sản, nước ta cũng không có độc lập vì nước ta bị lệ thuộc Nga Tàu, nhất là hiện nay, nước ta đang đứng trước hiểm họa bị Trung Cộng xâm lược.
Trung cộng không những là hiểm họa của dân tộc Việt
Chúng đã đến Cao Nguyên và xâm chiếm nhiều địa điểm tại Việt Nam dưới hỉnh thức xâm lược kinh tế nhưng sự thực đó là những đội quân tiền phong của đế quốc Trung Cộng. Nhưng quan trọng nhất là chúng đã cho người của chúng nắm chính quyền Việt Nam. Bọn cộng sản Việt
Trước sự xâm lược của Trung Quốc, bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ biết cúi đầu tuân lệnh trong khi chúng hung hãn khủng bố nhân dân, bỏ tù các nhà báo, nhà tranh đấu , sinh viên, học sinh và thanh niên lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược.
Trước nguy cơ này, nhân dân ta có hai nhiệm vụ song song:
1-Tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam
Phải lật đổ, phải tiêu diệt cộng sản để đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.Còn cộng sản thì tổ quốc bị phản bội, nhân dân bị khủng bố và bị bóc lột. Chúng ta không thể nào tin tưởng vào những lời giả dối của cộng sản Việt
2-Tranh đấu chống Trung Quốc xâm lược
Ông cha ta đã tốn xưong máu xây dựng tổ quốc Việt Nam nhưng bọn Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh đã bán nước cho Trung Quốc, cam tâm làm nô lệ Trung Quốc. Chúng ta phải tranh đấu đòi lại núi sông và biển cả đã và đang bị xâm lược.
Cộng sản là trở ngại chính cho công cuộc giải phóng dân tộc vì hầu hết bọn chúng đã bán linh hồn cho Trung Quốc.Còn cộng sản là còn nô lệ cho Trung Quốc và nô lệ cho giai cấp cộng sản thống trị tàn ác và hèn nhát.
Tự nhân dân ta phải tranh đấu đòi tự do, hạnh phúc cho mình và độc lập cho Tổ quốc. Phải tiêu diệt cộng sản, ta mới xây dựng một nước Việt
Chúng ta phải tiêu diệt cộng sản thì mới có thể đoàn kết với các nước lân bang và các các cường quốc trên thế giới để chống bá quyền Trung Quốc.
Phải giải trừ cộng sản thì nhân dân quốc nội và quốc ngoại mới cùng nhau đoàn kết xây dựng Việt
Nếu nhân dân ta cúi đầu theo lệnh Trung Cộng và Việt Cộng, thì không bao lâu, bản đồ Việt
Sơn Trung
***
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * CHÍNH LUẬN
***
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
***
DỰ PHÓNG
MỘT QUAN ĐIỂM ĐẤU TRANH
Tham Luận cho cuộc họp mở rộng
ngày 28-29/11/2009
của Phong Trào Hiến Chương 2000:
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 26.10.2009
Discussion Paper:
Suggestion of a struggle strategy to effectively neutralize the Vietnamese communist oppression
(SUMMARY BY PHONG TRAO HIEN CHUONG 2000/ CHARTER 2000/ CHARTE 2000)
In
this discussion paper, Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN made a review of the
situation of the society of VN under the Vietnamese communist regime, to
project a struggle strategy to effectively neutralize the Vietnamese
communist oppression based on Article 88 of the Penal Code.
The
writer pointed out several periods of the struggle path of the
Vietnamese refugees and the people in the homeland, as well as the
policy changes of the Vietnamese communists to cope with the dissolution
of the Soviet empire and the era of globalization:
- During the years of the refugee exodus until the days of the collapse of the communist empire in Eastern Europe and the Soviet Union
(end of the 1980s and early 1990s), the overseas Vietnamese, in
general, took care of the struggle against the Vietnamese communist
regime, mostly by military solutions (such as Hoang Co Minh’s group).
The efforts failed.
- The period of opening to the Western world and "Renovation" : Upon the collapse of the Soviet Union and Eastern Europe,
the Vietnamese communists realized a dead end as no more aids came from
the communist bloc; they moved to the Western world and the overseas
Vietnamese for survival. They opened in economics but still controlled
in politics, in what is called: "market economy
under the socialist directions". In this period, the struggle of the
overseas Vietnamese was mostly in human rights and political rights.
-
The struggle initiated by Rev. Thaddeus NGUYEN VAN LY: To the end of
the year 2000, Rev. NGUYEN VAN LY was the first man who created a direct
struggle battle against the Vietnamese communist regime, under his
famous slogan: "Freedom of religion
or death!". The struggle was suppressed, but the spirit of Rev. LY has
since inspired numerous democracy and church activists to follow his
cause. He has become a flame to shine the way for the people to stand up
without fear. The struggle forces and the strength of the people in the
homeland to stand up for themselves is decisive, Viet struggle
organizations overseas can only serve as supportive forces.
- The acceptance of the market economy
to participate in the WTO and integrate into the world in the
globalization era: 2006 marked the final preparation stage for the
Vietnamese communist regime to join the WTO following the APEC Summit in
Hanoi, with the decisive help of the U.S. (removed VN from the CPC list
by President Bush and other things). The democratic movements (such as the 8406 Bloc) were also given birth in 2006.
-
Problems with communist China and the fierce reactions of the people in
the homeland: while the Vietnamese communist leaders serve as lackeys
and servants to Beijing,
they are determined to suppress the democratic movements, victims of
injustice, religious churches (Thai Ha, Tam Toa, Bat Nha etc), and even
workers who strike to struggle for their working and living conditions.
The Bauxite mining exploitation project in the Central Highlands offered
to China by the Nguyen Tan Dung government caused fierce waves of challenge, from the military ranks, intellectuals, and religious leaders.
The writer raised nine points to prove that the people of VN are standing up against the Vietnamese communist regime. Oppression and treason of the Communist Party
of VN to serve Beijing only leads to more unforeseeable reactions of
the religious disciples, intellectuals, students and youths, cadres and
officers, army generals, workers and victims of injustice.
Prof.
Dr. NGUYEN PHUC LIEN’s suggestion of the ultimate move in the struggle
battle in VN is to remove the reactionary mechanism of the current
communist regime to pave the way for a smooth transformation to a real market economy,
to eliminate the mafia and dictatorial system which is the origin of
corruption, jungle laws, sweating the people etc. The main SLOGAN is:
"STRUGGLE FOR ECONOMIC ATTAINMENTS" , not political struggle that is
subject to the application of Article 88 of the Penal Code.
For
more information, please refer to the writer’s discussion paper in
Vietnamese submitted to the two-day meeting of the Charter 2000 Movement
in Toronto on 28-29 November 2009 that is published in this issue.
Bài này đi từ nhận định tình hình xã hội tại VN dưới quyền cai trị của độc đảng CSVN để đi tới dự phóng một quan điểm đấu tranh.
NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH
Từ khi đảng CSVN đặt ách thống trị trên tòan lãnh thổ Việt Nam 1975, tình hình đấu tranh đã chuyển biến rất nhiều từ những năm đầu sánh với ngày naỵ
Cho đến ngày sụp đổ
của Đế quốc Cộng sản Nga và Đông Âu
Cuộc
đấu tranh đặt nặng ở phía người Việt Hải ngọai, trong khi ấy tại Quốc
nội, Dân chúng sống trong sợ sệt dưới quyền cai trị hòan tòan khắt khe
và đàn áp của đảng CSVN. Cuộc đấu tranh của người Việt Hải ngọai đặt
chính yếu vào giải pháp quân sự nhằm giải phóng Quê Hương. Có những xâm
nhập từ ngòai vào, nhưng dân chúng Việt Nam vẫn đang bàng hòang về cuộc
chiến mới đây, nhất là đang sống dưới cùm kẹp khát máu của CSVN, nên
những xâm nhập này không đủ sức dấy động một cuộc nổi dậy của quần
chúng.
Giai đọan CSVN
buộc lòng phải mở cửa và "đổi mới"
Khi
Cộng sản Nga và Đông Aâu sụp đổ, đảng và Nhà Nước CSVN hòan tòan ở
trong thế bí về ngân sách vì không còn sự giúp đỡ của Nga và Đông Aâu
nữạ Dân chúng đã phải ăn bo bo trước đây, bây giờ rơi vào tình trạng đói
ăn thực sư.. Biết rằng phá hàng rào tre khép kín Chế độ là nguy hiểm,
nhưng đảng và Nhà Nước CSVN bắt buộc phải mở cửa chơi với phía Thế giới
Tự do vì bí miếng ăn. Người ngọai quốc và Việt kiều có thể vào Việt Nam
và giao tiếp với dân chúng quốc nộị Qua những giao tiếp này, người quốc
nội biết đến ý chí đấu tranh của khối người Việt tỵ nạn. Cũng trong
thời kỳ này, việc đấu tranh, vẫn chính yếu từ Hải ngọai, nhưng chuyển
hướng sang đấu tranh cho ý thức Chính trị, Nhân quyền, hơn là giải pháp
quân sự như thời gian trước đâỵ
Cuộc đấu tranh của Lm.NGUYỄN VĂN LÝ:
một ngọn lửa công khai đốt lên
Những
giao tiếp với nước ngòai và với Việt kiều cho dân quốc nội biết đến ý
chí đấu tranh tại Hải ngọai, nhưng giới biết tin vẫn còn dè dặt chưa lên
tiếng. Chính trong tình hình dè dặt này mà cuộc đấu tranh của Linh mục
NGUYỄN VĂN LÝ được coi là tiên phong thắp lên NGỌN LỬA đấu tranh . Cuộc
đấu tranh của Linh mục tuy bị đàn áp, nhưng việc làm này đã mang lại
hiệu quả tác động tâm lý, nói lên ý nghĩa phải can đảm đứng lên từ quốc
nội thì mới hy vọng thay đổi được Cơ Chế đàn áp của CSVN. Điều quan
trọng ở đây là phải đặt tầm quyết định ở LỰC LƯỢNG QUỐC NỘI tự giải
phóng mình. Ý chí đấu tranh giải phóng Quê Hương của Hải ngọai trở thành
ý chí HỖ TRỢ cho Quốc Nộị
Tuyên bố chấp nhận Kinh tế Tự do và Thị trường
để sửa sọan vào WTO hội nhập với Thế giới
Cách
đây 7 năm, đảng và Nhà Nước CSVN đồng lọat tuyên bố chấp nhận nền Kinh
tế Tự do và Thị trường. Họ thêm cái đuôi "định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa".
Thực ra, một là để chữa thẹn, hai là một cái vỏ bọc cho một CƠ CHẾ vẫn
giữ độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Với Cơ Chế này việc tuyên
bố chấp nhận Kinh tế Tự do và Thị trường là tréo cẳng ngỗng.
Nhờ
sự giúp đỡ của Hoa kỳ, Việt Nam đã vào được WTỌ Khi giúp đỡ như vậy,
TT.BUSH đồng thời cũng mong mỏi một Tiến Trình Dân Chủ hóa Việt Nam.
Cuộc
đấu tranh tại Quốc nội cũng như Hải ngọai khởi sắc lên như trông đợi ở
áp lực của Hoa kỳ và Tây phương. Tại Quốc nội một Phong trào gọi là
những Nhà Dân chủ đã công khai ra mặt. Tại Hải ngọai, một số nhóm Chính
trị, nào thành lập những Chính phủ lưu vong, nào là hé cho thấy chủ
trương Hòa Giải Hòa Hợp. Họ có lẽ hy vọng vào áp lực của Hoa kỳ để được
về Việt Nam cùng với CSVN thực hiện Tiến Trình Dân Chủ Hóạ
Nếu
có hứa với TT.BUSH để được ra khỏi danh sách Những Nước Bị Quan Tâm Đặc
Biệt vì vi phạm Tự do Tôn giáo, rồi vào WTO, vào Hội đồng Bảo An Liên
Hiệp Quốc, thì ngày nay CSVN đã phản bội lại lời hứa Tiến Trình Dân chủ
hóạ
Sa lầy với Trung Cộng và
việc đứng lên mạnh mẽ tại Quốc nội
"Đi
với Mỹ thì mất đảng; Đi với Tầu thì mất nước", đó là câu mà dân Hà Nội
thường nói với nhaụ CSVN không muốn mất đảng, thà là mất nước. Đảng và
Nhà Nước CSVN ngày nay đã hòan tòan chọn lựa đi với Trung Cộng để mất
nước. CSVN đã thẳng tay đàn áp các Phong trào Dân Chủ, đàn áp tất cả
những ai động chạm đến cuộc xâm lăng Lãnh Thổ, Lãnh Hải và Kinh tế của
Trung Cô.ng.
Chính những cuộc đàn áp không chính đáng này đã tạo lên làn sóng phản kháng từ mọi giới tại Việt Nam:
1) Dân Oan
mất Nhà, Đất đã công khai kéo về Sài Gòn và Hà Nộị Cuộc đàn áp mà không
giải quyết cho có Công lý càng làm tăng thên uất ức sẵn sàng bùng nổ
nơi Dân Oan.
2) Công nhân
đã làm những cuộc đình công. Ngày nay hậu quả của Khủng hỏang Tài
chánh/Kinh tế Thế giới và việc nhân công Trung quốc ồ ạt vào VN càng làm
công nhân VN thất nghiệp. Nguồn phản kháng này mỗi ngày một nhen nhúm,
đe dọa nổ lớn.
3) Những vụ Tòa Khâm sứ Hà Nội, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý làm hàng Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân Công giáo đòan kết quyết tâm đấu tranh cho CÔNG LÝ.
4) Việc Trung Cộng cấm đóan Ngư dân miền Trung
đánh cá trong vùng Biển VN, rồi đánh đập, cướp bóc Ngư dân lánh nạn bão
số 9 vừa qua đang tạo phẫn nộ từ dân chúng đối với Nhà Nước CSVN hèn
yếụ
5) Vụ Bôxít Tây Nguyên đã dấy động lên phong trào phản đối công khai của giới Trí thức và ngay cả phía quân độị
6) Từ vụ Bôxit đến hàng hóa Trung quốc tràn ngập Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã công khai kêu gọi tòan dân cứu nguy Đất Nước, không xài hàng Trung quốc.
7) Trước nạn xâm lăng Kinh tế của Trung quốc, giới chuyên gia Kinh tế VN đã công khai lên tiếng phản đối và kêu gọi cứu nguy Đất Nước. Vietnamnet ngày 15.06.2009 đã viết: "Êm
như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, "quét" sạch hàng nội,
moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho
thấy các doanh nghiệp VN đang "thua trắng bụng". Để không bị làn sóng
này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới doanh nghiệp và người tiêu
dùng – có thể đứng ngoài cuộc."
8) Theo lệnh của Trung quốc, qua Tùy viên Thương mại Hồ Tỏa Cẩm, Nguyễn Tấn Dũng ra Quyết Định 97 ngày 24.07.2009 cấm đóan giới Trí thức phản biện đụng chạm đến Tầụ Tổ chức IDS tự giải tán vì lý do Quyết Định bịt miệng nàỵ
9) Một cuộc Thảo Luận công khai được tổ chức ngày 22.09.2009 gồm những Giáo sư Đại học về Kinh tế
đã nói lên tính cách tréo cẳng ngỗng của mô hình Kinh tế Tự do Thị
trường "định hướng XHCN", nghĩa là một CƠ CHẾ vẫn chủ trương độc tài
Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Giáo sư Tiến sĩ TRẦN NGỌC HIÊN phát
biểu: "Sự phát triển của nhà nước pháp quyền và
chế độ dân chủ trở thành mắt xích chủ yếu giữa kinh tế thị trường với
thể chế chính tri.. Về mặt chính trị, sự phát triển kinh tế thị trường
trở thành bước ngoặc kết thúc các chế độ chuyên chế và hình thành chế độ
dân chủ. "Không thể coi là đã hình thành nền kinh tế thị trường khi nhà
nước chưa ra khỏi tình trạng quan liêu, tham nhũng phổ biến. Không thể
coi là đã có nhà nước pháp quyền khi trong xã hội còn thiếu dân chủ và
tính tự phát của người dân còn phổ biến". Câu nói cho thấy rằng nền Kinh tế Tự do Thị trường thực sự phải dẫn đến DÂN CHỦ.
Tình hình qua 9 điểm
kể ra trên đây cho thấy rằng Quốc Nội đang đứng lên dắu tranh, từ giới
đại đa số là Dân nghèo, đến giới Trí thức và Lực lượng các Tôn giáọ Cuộc
đấu tranh của Lực Lượng Quốc nội mỗi ngày mỗi tăng. Đảng và Nhà Nước
CSVN càng đàn áp bao nhiêu, thì càng đi vào chỗ bí vì dựa vào lý do bất
chính và càng làm cho dân chúng phẫn nộ vì biết rõ đây là hành động cả
vú lấp miệng em mà thôị
DỰ PHÓNG
MỘT QUAN ĐIỂM ĐẤU TRANH
Trong
khí thế đấu tranh đang lên mạnh của tòan dân gồm mọi giới, chúng tôi
xin mạn phép đưa ra một quan điểm đấu tranh gồm những điểm sau đây:
1) Mục đích tối hậu đi tới của đấu tranh:
DỨT BỎ CƠ CHẾ HIỆN HÀNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Mục
đích này hòan tòan mang tính cách Kinh tế. Chúng ta nhằm vào việc phát
triển Kinh tế Đất Nước. Nhân danh việc phát triển này, chúng ta không
thể để việc độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cái CƠ CHẾ chủ
trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế là nguồn gốc những tham
nhũng, hối lộ, bất công. Không thể phát triển Kinh tế chỉ cho một nhóm
ngườị Thực vậy, chính CƠ CHẾ này đang tạo Kinh tế Mafia: nhóm người tham
nhũng hối lộ giầu nứt khố và dân lam lũ làm ăn nghèo kiết xác.
Chúng
ta lấy lý do dấu tranh là Kinh tế, đó là xây dựng và không phải là phạm
điều 88 mà CSVN cố ngụy biện gán cho những ai không đồng ý với những
cướp bóc của ho..
Chính
sự phát triển Kinh tế Tự do này đặt nền tảng để những tác nhân Kinh tế
(mọi người) thiết lập ra nguyên tắc DÂN CHỦ trước hết để giải quyết
những tranh chấp quyền lợi, sau đó cùng nhau chấp nhận hệ thống Pháp
Luật cho cuộc sống chung đụng xã hội cho CÔNG BẰNG.
DÂN
CHỦ là nguyên tắc hệ quả của việc phát triển Kinh tế Tự dọ Nhắc hai chữ
Dân chủ, CSVN ngụy biện nói chúng ta phạm điều 88. Chúng ta chỉ nói
Phát triển Kinh tế Tự dọ
2) Những điểm cụ thể đấu tranh
Chúng
ta phải đấu tranh với một Nhà Nước độc tài và ngụy biện, xử dụng vũ lực
và nhà tù để đàn áp. Vì vậy, trước khi đấu tranh, chúng ta phải nghĩ
đến chống đỡ cho điểm mình đấu tranh. Chúng tôi nêu ra những điểm đấu
tranh sau đây:
ạ. Đấu tranh đòi CÔNG LÝ
Khi đòi CÔNG LÝ, chúng ta được sự ủng hộ của khối Dân Oan và Lực lượng các Tôn giáọ Dân Oan và Tôn giáo đang đòi Công lý.
b. Đấu tranh bênh vực nghề nghiệp cho Công nhân và Ngư dân
Công nhân mỗi ngày mỗi mất việc vì nhân công Trung quốc tràn vàọ Ngư dân mất nơi đánh cá do Tầu chiếm Biển và Hải đảọ
c. Đấu tranh chống khai thác Bôxit Tây Nguyên và việc Tầu xâm lăng Hòang/Trường Sa
Đây là việc dấy động giới Trẻ Sinh viên Học sinh và giới Trí thức, cũng như nhiều giới khác, nghĩ đến Tiền đồ Đất Nước.
d. Đấu tranh chống xâm lăng Kinh tế Trung quốc
Hàng Trung quốc, nhất là hàng độc, lan tràn Việt Nam và giết Kinh tế Việt Nam. Những Dự án rơi vào tay Trung quốc. Mỗi Dự án hàm ngụ việc xuất cảng thiết bị và công nhân Tầu sang Việt Nam.
Mỗi Dự án là việc nhận nợ mà Thế hệ tương lai phải oằn lưng trả nơ..
Dây là khía cạnh dấy động tòan dân, đặc biệt giới doanh nhân.
ẹ Triệt để chống Tham nhũng, Lãng phí
Đây
không phải là cá nhân, mà chính là CƠ CHẾ làm phát sinh và nuôi dưỡng
vi trùng Tham nhũng, Lãng phí ăn ruỗng đời sống Kinh tế của tòan dân.
Chống Tham nhũng, Lãng phí là chống chính cái CƠ CHẾ hiện hành vậỵ CSVN
không thể nói việc chống tham nhũng là phạm điều 88.
f. Đấu tranh cho Tự do phản biện xây dựng Kinh tế
Nếu
CSVN ngụy biện cấm phản biện đối với khía cạnh Chính trị, thì chúng ta
tối thiểu đòi Tự do phản biện để XÂY DỰNG KINH TẾ, phát triển Đất nước.
Chúng
tôi ao ước rằng những điểm ĐỀ NGHỊ ĐẤU TRANH trên đây trở thành PHONG
TRÀO, nghĩa là các Nhóm đấu tranh CÙNG NHAU nói lên MỘT tiếng nói cho
ma.nh.
***
BS. ĐỖ HỒNG NGỌC * Y HOC
Từ bi với mình…
> BS Đỗ Hồng Ngọc >
>
>
> Hình như ta chẳng bao giờ thực sống trong hiện tại cả! Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có đựơc cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những phút giây hiện tại. Từ ngày “thế giới phẳng”, ta còn sống với đời sống ảo.
>
>
> Ta ngồi đây với bạn nhưng trò chuyện với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận
> dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ
> nhịp! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết qúy thời gian hơn, quý phút giây hiện
> tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại thì không có già,
> không có trẻ, không có quá khứ, vị lai. Dĩ nhiên, không phải là trốn chạy già mà hiểu nó,
> chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết “enjoy” nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá. Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75! Vậy sao ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải… nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó không?
>
>
> Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào
> đẹp hơn nữa! Ta cũng có thể gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch… Cơ thể ta cứ tiến triển theo một “lộ trình” đã được vạch
> sẵn của nó, không cần biết có ta! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với
> nó, nó càng làm dữ.
>
>
> Trái lại nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ,
> biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp
> nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn.
>
>
> Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một
> chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn,
> nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki).
>
> Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa.
> Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười
> cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc
> gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá! Một người cô tôi “ăn không được”, ăn “không
> biết ngon” vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương bà quá, mua toàn sữa
> Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn
> ngon, làm sao không béo phì cho được? Giá nghèo một chút thì hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn bà ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi cũng biết cho con lừa của mình ngủ hơn. Ngủ đẫy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy.
> Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được!
>
>
> Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: cơ tắc xan hề khốn tắc miên! Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền! trong bài Cư trần lạc đạo, ở đời mà vui đạo! Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường
> ngôi cho con, lên tu ở núi Yên tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nứơc ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp!
>
> Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!
>
> Cũng nhớ rằng tới tuổi nào đó tai cũng sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đầu óc bắt đầu kém sắc sảo. Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy
> những điều gai mắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi!
> Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe, không thì đóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy, không thì khép lại. Thế là “căn” hết tiếp xúc được với “trần”. Tự dưng không tu hành gì
> cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!
>
> Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn
> thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia..
> Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành. Cái mà người xưa gọi là “hoa đốm hư không” chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình!
>
> Chính cái “tưởng” của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua.
>
> Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.
>
> Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến
> 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả!
>
> Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút vậy!
>
> BS Đỗ Hồng Ngọc
http://www.dohongngoc.com/web/huom-huom/gia-oi-chao-ban/tu-bi-voi-minh/
***
> BS Đỗ Hồng Ngọc >
>
>
> Hình như ta chẳng bao giờ thực sống trong hiện tại cả! Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có đựơc cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những phút giây hiện tại. Từ ngày “thế giới phẳng”, ta còn sống với đời sống ảo.
>
>
> Ta ngồi đây với bạn nhưng trò chuyện với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận
> dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ
> nhịp! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết qúy thời gian hơn, quý phút giây hiện
> tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại thì không có già,
> không có trẻ, không có quá khứ, vị lai. Dĩ nhiên, không phải là trốn chạy già mà hiểu nó,
> chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết “enjoy” nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá. Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75! Vậy sao ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải… nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó không?
>
>
> Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào
> đẹp hơn nữa! Ta cũng có thể gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch… Cơ thể ta cứ tiến triển theo một “lộ trình” đã được vạch
> sẵn của nó, không cần biết có ta! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với
> nó, nó càng làm dữ.
>
>
> Trái lại nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ,
> biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp
> nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn.
>
>
> Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một
> chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn,
> nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki).
>
> Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa.
> Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười
> cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc
> gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá! Một người cô tôi “ăn không được”, ăn “không
> biết ngon” vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương bà quá, mua toàn sữa
> Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn
> ngon, làm sao không béo phì cho được? Giá nghèo một chút thì hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn bà ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi cũng biết cho con lừa của mình ngủ hơn. Ngủ đẫy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy.
> Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được!
>
>
> Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: cơ tắc xan hề khốn tắc miên! Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền! trong bài Cư trần lạc đạo, ở đời mà vui đạo! Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường
> ngôi cho con, lên tu ở núi Yên tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nứơc ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp!
>
> Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!
>
> Cũng nhớ rằng tới tuổi nào đó tai cũng sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đầu óc bắt đầu kém sắc sảo. Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy
> những điều gai mắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi!
> Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe, không thì đóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy, không thì khép lại. Thế là “căn” hết tiếp xúc được với “trần”. Tự dưng không tu hành gì
> cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!
>
> Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn
> thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia..
> Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành. Cái mà người xưa gọi là “hoa đốm hư không” chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình!
>
> Chính cái “tưởng” của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua.
>
> Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.
>
> Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến
> 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả!
>
> Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút vậy!
>
> BS Đỗ Hồng Ngọc
http://www.dohongngoc.com/web/huom-huom/gia-oi-chao-ban/tu-bi-voi-minh/
***
CƠ THỂ BÁO ĐỘNG * Y HOC
**
Những dấu hiệu báo động của cơ thể.
**
Các vụ đau đớn hay bệnh tật thông thường rất có thể là chẳng có gì quan trọng… nhưng đôi khi lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cẩn phải cẩn thận cân nhắc những gì phải làm mỗi khi sự việc xẩy ra cho chúng ta.
1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở
Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus).
Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên
Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack).
Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) .Nên liên lạc với bác sĩ ngay.
3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường
Lý do: có thể là do huyết áp thấp.
Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Một lý do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.
4- Nước tiểu rò rỉ
Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu đường
Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan
5- Đầu đau như búa bổ
Lý do: có thể là do xuất huyết não
Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não. Cẩn đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.
6- Mắt bị sưng vù
Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis).
Nhận xét: Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.
7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)
Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩ
Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.
8- Tự nhiên giảm sút ký
Lý do: có thể là do ung thư.
Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.
9- Đột nhiên đau háng
Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn
Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.
10 - Đau nhói gan bàn chân
Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) .
Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.
11- Vết thâm tím mãi không tan
Điều gì xẩy ra: bệnh tiểu đường.
Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.
12 - Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la
Điều gì sẽ xẩy ra: viêm lợi.
Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.
13 - Vòng eo rộng 42 inch
Điều gì sẽ xẩy ra: bất lực.
Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.
14 - Mắt thoáng không thấy gì - chỉ trong một giây
Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke).
Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.
15 - Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)
Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina).
Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành không ổn định" (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.
16 - Đau lưng nhiều
Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm).
Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể. Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này - kém phần nguy hiểm hơn - là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo.
17- Ngồi lâu trên ghế không yên
Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng.
Nhận xét : Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.
18 - Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp
Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn.
Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.
19 - Tay bị run khi tập thể dục
Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt.
Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.
20 - Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng
Lý do: do bạn đã quá chén.
Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.
21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân
Lý do: nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture).
Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.
22 - Đau như cắt ở bụng
Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.
Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.
23- Cẳng chân bị đau và sưng to
Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis –DVT).
Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.
24 - Tiểu tiện bị đau
Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái).
Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên (Theo "24 warning signs you cannot afford to ignore").
http://www.indiaonrent.com/view/2/24-warning-signs-you-cannot-afford-to-ignore.html
***
Saturday, November 7, 2009
THANH THANH * LÊ MỘNG BẢO
Tôi được hân hạnh biết, quen, rồi thân với nhạc sĩ Lê Mộng Bảo từ năm tôi 14 tuổi (năm 1944).
Thuở ấy, nhạc tiếng Việt mà bọn nhỏ chúng tôi thường nghe, và thường hát theo, hầu như chỉ có:
1/ Bản "Đăng Đàn Cung"
của triều đình nhà Nguyễn, trỗi lên mỗi lần hoàng đế Bảo Đại đến chủ
tọa lễ phát phần thưởng cho học sinh ưu tú cuối học kỳ (tại hội đường
"Accueil"), hoặc các cuộc tranh tài thể thao cuối tuần (tại thể vận
trường "Bảo Long"); đại khái:
"Kìa, núi vàng, bể bạc,
Có sách Trời, sách Trời định phần.
Một dòng ta, gầy non sông vững chặt,
Đã ba nghìn sáu trăm năm,
Bắc Nam gồm một Nhà:
Con Hồng, cháu Lạc,
Văn Minh đào tạo,
Màu gấm hoa càng đượm,
Rạng vẻ nòi giống Tiên Long", v.v...
2/ Bài "Dậy!" (?) (không phải "Dậy Mà Đi!") của thực dân Pháp, phổ biến rộng rãi trong các trường học cũng như tại các buổi họp đông người; đại khái:
"Dậy! Dậy! Dậy!
Mở mắt xem toàn Châu,
Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu:
Ngọn đèn thông thương ngàn dặm,
Xe, tàu điện, tàu nước, tàu bay...", v.v...
3/ Bài "Đi Dạo Bờ Hồ" của thực dân Pháp, lưu hành trong giới "Khố Đỏ", "Khố Xanh", nhưng ở trong dân thỉnh thoảng cũng có người hát; đại khái:
"Mình ơi, có đi bờ hồ?
Cùng nhau anh em ta dạo!
- Xin mình là mình đừng đi!
- Cứ đi là đi mình nhé!", v.v...
Về nhạc tiếng Pháp, chúng tôi phải hát những bài ca tụng thống chế Pétain, quốc trưởng bù nhìn do Đức Quốc Xã dựng lên, như "Maréchal! Nous voilà!"; đại khái:
Maréchal! Nous voilà!
Devant toi, the sauveur de la France,
Nous jurons nos égards
D'obéir et de suivre tes pas!", v.v... hoặc "Debout, Belle Jeunesse!"; đại khái:
"Debout! belle jeunesse!
Voici l'heure d'agir!
Et voici la promesse
De toujours obéir!", v.v...
Để
đối lại với thể loại văn hóa lạc hậu và nô lệ ấy, nhất là từ khi có phi
cơ của Mỹ đến oanh tạc thường xuyên các căn cứ quân sự của Nhật, các nỗ
lực đổi mới văn hóa (trong đó có âm nhạc) đã được gấp rút gia tăng. Một trong các nhóm văn nghệ sĩ tích cực hoạt động bấy giờ là "Đoàn Văn Nghệ Quê Hương" (sân khấu và tuần báo) ở Huế. Tôi nhờ đã có thơ văn đăng trên các tạp chí "Truyền Bá" và "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" ở Hà Nội từ năm 1943, nên được thi sĩ Phan Khắc Khoan, trưởng Đoàn, nhận vào Đoàn. Tại
đây, tôi gặp Lê Mộng Bảo, Hồ Mộng Thiệp, và Quốc Dân; riêng anh Bảo là
người trước đó tôi thấy làm việc ở Sở Bưu Điện trung ương. Thì
ra anh là một nhạc sĩ rường cột trong Đoàn, đang tiếp sức các nhạc sĩ
tân nhạc tiền phong, cống hiến thính giả Việt Nam những điệu nhạc và lời
ca hùng mạnh, trẻ trung.
Tuy
nhiên, phải đợi đến tháng 8 năm 1945 mới có nhạc phẩm riêng đầu tiên
của Lê Mộng Bảo được chính thức phổ biến và hoan nghênh từ Bắc chí Nam;
đó là bản "Không Làm Nô Lệ", cảm hứng nhiệt tình từ cuộc "Cách Mạng Mùa Thu" của toàn dân Việt Nam.
*
Sau năm 1947, hồi cư về Huế, tôi gặp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo thường xuyên. Họ
Lê phụ trách "Nhà Xuất Bản Tân Hoa" (về sau đổi ra là "Tinh Hoa" rồi
"Tinh Hoa Miền Nam"), thực hiện đặc san "Tin Nhạc", với nội dung không
chỉ về nhạc mà còn về nhiều thể loại khác. Riêng về thơ, có những bài giá trị mà tác giả ký tên là Mộng Quỳnh. Về sau tôi mới khám phá ra: thi sĩ Mộng Quỳnh cũng chính là anh (về sau anh còn ký tên là Hoa Linh Bảo nữa).
*
Tháng Tư Đen đã phủ xuống cuộc đời của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo một bức màn đen dày kín. Nhưng bức màn đen 1975 dày kín quá, họ Lê xé mãi không rách, lách mãi không ra.
Nói như thi sĩ Tản Đà, nếu mỗi đời người là một "giấc mộng lớn", thì trong mỗi "giấc mộng lớn" đều có khá nhiều "giấc mộng con". Thế mà, với anh:
Sở nguyện phụng dưỡng mẹ già đã không đạt thành như ước mơ!
Vốn liếng gửi gắm người thân, tưởng như thoát được số phận của mấy căn phố lầu giữa trung tâm đô thành, đã không cánh mà bay! Tủi biết ngần nào khi đón tiếp bạn bè mà không đãi nổi một ly cà phê!
Hương lửa mặn nồng ngày nào, giờ đây chỉ là tro tàn bếp lạnh đêm đông!
Còn
lại một tấm thân gầy, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đi lang thang như người mất
trí, một hôm bỗng bị một cái cưa từ trên lầu cao rơi xuống cưa trúng đầu
mình! May nhờ thi sĩ Tô Như, bạn thân, nhà ở gần đó, chở kịp đến nhà thương, nếu không thì máu đã ra hết mà bỏ xác dọc đường rồi! Hậu quả của tai nạn ấy là đôi mắt, cửa sổ của tâm hồn, của nhạc sĩ họ Lê, ngày càng mờ đi!
Trong hoàn cảnh khốn khổ ấy, Tạo Hóa lại trớ trêu đưa đẩy đến cho anh một mỹ nhân tài sắc tuyệt vời. Nàng là tri âm tri kỷ của anh, là thế giới mới của anh. Hạnh phúc bỗng như hồng ân ban xuống từ trên Trời cao... Thế
nhưng, lại là chữ "nhưng" quái ác, người đẹp vốn đã cởi bỏ áo dòng, nay
lại xa lìa họ Lê, mang theo qua châu Âu một giọt máu của chàng.
Từ
ngày tôi ra khỏi trại "cải tạo" vào năm 1987, tuần nào tôi cũng nhận
được ít nhất là một bài thơ, khá dài, của Lê Mộng Bảo, chia sẻ với tôi
những nỗi niềm bi phẫn tự đáy lòng anh. Nếu như
trước kia, tôi còn giữ được những băng nhạc và ấn bản đặc biệt nhạc phẩm
(in hai lớp giấy dày) của anh gửi tặng tôi với chữ ký và triện son, thì
tôi đã có thể đem các băng nhạc ra nghe để nhớ thương và đồng cảm với
anh, qua các bản nhạc của anh với tiếng hát của Duy Khánh, Thanh Vũ,
Khánh Ly, Trúc Ly, Giao Linh, Giáng Thu, Phương Dung, Trang Mỹ Dung, Hà
Thanh, v.v...
Mộng riêng của anh là được gần gũi để tâm sự với nàng, nhưng cuộc tình đã dang dở giữa chừng. Mộng
chung của anh là được trở lại với Âm Nhạc, nhưng tình hình chính trị
cộng với bệnh hoạn và nỗi buồn riêng tư đã đẩy anh vào cơn chán ngán
triền miên, biến một tay hoạt động xã hội có tinh thần Hướng Đạo cao như
anh thành một nạn nhân tuyệt vọng trong một cảnh đời éo le, nên anh
không còn sáng tác được gì.
Do đó, thi sĩ Tô Như, bạn thân của chúng tôi, trước khi qua đời, đã đặt cho Lê Mộng Bảo cái tên "Lao Mộng Bể": lao vào mộng, mà mộng nào cũng bể (vỡ) tan!
*
Khi gặp lại nhau trên vùng đất Tự Do này, nghe đến cái tên nói-lái-đùa mà được xem như là điềm-ứng đó, tôi không tán đồng. Tôi quyết góp phần hồi phục Niềm Tin Yêu Đời cho người bạn thâm niên và vong niên của mình (anh lớn hơn tôi hơn nửa giáp). Tôi
cùng vợ tôi đến thăm và tạo không khí thân mật hàn gắn phần nào sự bất
hòa trong gia đình anh; chúng tôi đưa anh chị Bảo đi hội chợ Tết; chúng
tôi đưa anh Bảo, cùng chị Agnès, quả phụ của cố thi sĩ Hồ Mộng Thiệp, đi
dự các buổi sinh hoạt văn nghệ tại San Jose. Bạn bè gần xa đều niềm nở chào hỏi anh, và anh đã trở lại thường xuyên nở một nụ cười thật tươi trên khuôn mặt hiền lành. Tôi đặt lại tên cho anh, Lê Mộng Bảo, là "Lão Mộng Bê", nghĩa là tuy già lão rồi, nhưng hãy vẫn cứ bê (ôm) các giấc mộng của mình!
Và có hiệu quả thật.
Từ
trong đáy hành trang, Lê Mộng Bảo đã đem ra lại những chứng tích mà anh
may mắn còn giấu giữ được, những kỷ vật mà anh trân quý tự ngày xưa: một
số ấn bản nhạc phẩm của anh, một số thủ bút của bạn bè, vô số hình ảnh
của đa số các nam nữ nghệ sĩ tên tuổi của Việt Nam trước năm 1975 (trong
đó có cả một tấm hình của tôi, Thanh-Thanh, chụp chung với Như Trị, Tô
Kiều Ngân, hồi mới hai mươi!)
Nhờ đó mới có bản nhạc "Tìm Lại Quê Hương", mà anh đã phổ từ thơ của Hồ Mộng Thiệp, một người bạn thân của chúng tôi, để in trong thi tập "Ngàn Năm Gởi Mây Bay" mà chị Agnès, quả phụ của cố thi sĩ họ Hồ, đã xuất bản (di cảo của chồng) trong năm 1996.
*
Có
một điều lạ là Lê Mộng Bảo đã sáng tác được cả một tập nhiều trăm trang
thơ, trong đó có vài bài đã được diễn ngâm trên làn sóng phát thanh ở
Thung Lũng Hoa Vàng này.
Anh
cũng nghiên cứu, phát minh ra một cách làm thơ theo lối bói số: cứ chọn
đại 4 con số, rồi tra bảng kê có sẵn, mỗi con số đưa đến 7 con số khác,
rồi tra bảng kê "số đổi thành chữ", ta có ngay 4 câu thơ thất ngôn đúng
niêm đúng luật đường hoàng!
*
Trở lại với âm nhạc, ở hải ngoại, dù sức khỏe quá yếu, anh cũng đã cố gắng sáng tác thêm được hai bản ("Đi Tìm Anh" và "Nghe Loài Chim Hát" trích từ tập nhạc chủ đề "Những Khúc Tình Ca Viết Trên Lưng Ngựa Hoang" của anh), đã được phổ biến trên "Chánh Đạo", "Việt Nam", "Mẹ Việt Nam", v.v...
Anh cũng soạn lại và cho in lại thiên biên khảo công phu "Thử Nhìn Lại Các Dòng Ca Khúc Việt Nam Trước Và Sau Năm 1945 Qua Các Giai Đoạn" để lưu lại một tài liệu quý báu cho nhạc sử nước nhà.
Liên
lạc lại với các bạn cũ, ôn lại quãng đời xưa, Lê Mộng Bảo vui sướng đã
dự được một phần đáng kể trong quá trình và công trình khai phá cũng như
quảng bá nền Tân Nhạc Việt Nam từ thuở ban đầu. Thành
tích ấy đã được tái xác nhận với các lớp hậu sinh, qua nhiều báo chí
hải ngoại như: "Mẹ Việt Nam" của Như Hảo ở miền bắc Cali, ký giả Trần
Quốc Bảo trên "Thế Giới Nghệ Sĩ" ở miền nam Cali, nữ sĩ Vi Khuê trên
"Phụ Nữ Diễn Đàn" ở Virginia, nhạc sĩ Lê Dinh trên "Nghệ Thuật" ở
Montréal (Canada); ký giả Trường Kỳ trong tuyển tập "Nghệ Sĩ'" (cũng ở
Canada), nhà văn Nhật Thịnh và Khuê Dung đã viết trên "Mẹ Việt Nam" và
gần đây trên "Tiếng Vang" của Trần Văn ở Sacramento, v.v... cũng
như qua chương trình "Văn Học Nghệ Thuật" giới thiệu "Tác Giả và Tác
Phẩm" của các phối hợp viên Trái Phạm, Sơn Tuyền và Hồ Văn Cao trên đài
"Tiếng Nói Hoa Kỳ"...
Những "giấc mộng con" của anh lại được anh tiếp tục "bê", dù rất khó khăn. Chương
trình ca nhạc đặc biệt ngày 6 tháng 8 năm 2000 tại sân khấu "Le Petit
Trianon" ở San Jose, dành để vinh danh Lê Mộng Bảo, được các nghệ sĩ
thân hữu tổ chức, và khán thỉnh giả đồng hương ủng hộ nồng nhiệt, cụ thể
đối với anh quả là một giấc mộng đã thành.
*
Trong
số các lời giới thiệu nhạc Lê Mộng Bảo, anh thích nhất đoạn viết sau
đây của nhà nhạc học Thế Phong, mà tôi xin trích để kết thúc mẩu chuyện
phiếm này:
"Không
phải là không hữu lý, một khi thi triết gia Frederick Nietzche bàn về
nhạc, mà cho rằng thảm kịch đã sinh ra thiên tài và nhạc tính... Nhạc
Lê Mộng Bảo chịu ảnh hưởng của nhiều ca khúc Nietzche, từ Kinh Vê Đăng
Ta (Vệ Đà) và Triết Phật, những khúc Krakiviak của Chopin, từ cuộc sống
lưu đày tang thương của nhạc sĩ Adam Czartoryska... nên
Tình Khúc của anh là những âm thanh kết tinh từ điêu linh của Dân Tộc
Việt, hơn ba mươi năm không ngơi nghỉ chiến tranh, mà nhạc sĩ đã chịu
đựng đến mức tột cùng..."
THANH-THANH
LÊ XUÂN NHUẬN
TÌNH BẠN GIỮA LÊ MỘNG BẢO
VÀ THANH-THANH
Anh Lê Mộng Bảo vô cùng thân+thương,
Đây là giờ phút cuối-cùng mà em cùng với mọi người đến đây để tiễn-đưa anh về cõi vĩnh-hằng.
Chính lúc này là lúc mà đầu-óc em tràn-ngập bao nhiêu kỷ-niệm vui/buồn đã có với anh.
Giữa chúng mình không những chỉ là tình bạn, mà còn là tình anh+em không khác chi ruột-thịt một nhà. Nhất
là sau năm 1975, anh+chị Hồ Mộng Thiệp thì đã vượt biển qua Hoa-Kỳ,
anh+chị Tô-Như thì bận vật lộn với sự sống hằng ngày, riêng anh thì sau
khi thoát khỏi mạng lưới chính-trị lại vướng ngay vào mắc lưới ái-tình. Hoàn-cảnh
của anh, anh đã trình-bày trong những bức thư và những bài thơ mà anh
liên-tiếp gửi ra Nha-Trang cho em, tưởng như suốt ngày anh chỉ làm có
một việc là giãi-bày tâm-sự với em. Tuy nhiên, anh còn dành nhiều thì-giờ để đi nhà thờ, tham-gia ca-đoàn, học Kinh Thánh, và... gặp người kia. Việc đó vừa là hậu-quả vừa là nguyên-nhân làm cho sự rạn nứt trở thành đổ vỡ trong gia-đình anh.
Cuối
năm 1991 cho đến đầu năm 1992, vợ+chồng chúng em vào Sài-Gòn để làm
thủ-tục xuất-ngoại, trực-tiếp gặp anh+chị nhiều lần, làm một nhịp cầu
thông-cảm phần nào cho cả hai bên. Trong những bài thơ mà anh gửi em, đã có biết bao nhiêu lần anh viết "Nết em ơi! Nết em ơi!" Rõ thật: giận thì giận, mà thương thì thương! Cho nên chúng em rất mừng khi được anh+chị ngồi chung một bàn nâng ly chúc tiễn chúng em đi...
Sau này, anh+chị qua Mỹ, tình-hình hầu như càng căng thẳng thêm. Thế
nhưng, mỗi lần vợ+chồng chúng em đến thăm vẫn được anh+chị ngồi chung
tiếp chuyện chúng em, có lần đi chung cùng với chúng em, và mới đây
nhất, khi nhà em qua đời, anh+chị cũng đã đi chung với nhau, cùng chị Hồ
Mộng Thiệp, lên Alameda thắp nhang tiễn-biệt nhà em. Nếu giữa anh+chị và chúng em mà không có một tình thân sâu đậm thì thật khó mà có sự nhường-nhịn ấy. Em
cám ơn anh+chị đã nể tình đôi bạn vong-niên, cũng như đã nể chị Hồ Mộng
Thiệp, là người bảo-trợ, đón tiếp, và thu-xếp nơi ăn chốn ở lúc ban đầu
khi anh+chị và cháu Tuyết mới qua đây.
Và em vẫn đều đều, mỗi lần về San Jose, chở anh, và chị Hồ Mộng Thiệp cùng với nhà em, đi dự các buổi sinh-hoạt văn nghệ. Anh
kiếm để dành cho em hầu hết các loại báo-chí, có khi quá nhiều đến nỗi
cả anh lẫn em cùng với cháu Tuyết phải ôm nhiều lần từ nhà ra xe; và khi
có một tin-tức gì lạ thì anh gửi liền lên em, thật là chu-đáo và
tận-tình.
Trong chỗ bạn-bè với nhau, đã có vài người vui miệng hỏi anh về chuyện gia-đình. Anh đã mộc-mạc trả lời: "Bảo rất muốn ăn cơm nhà, nhưng vì nhà không dọn cơm, nên Bảo phải đi ăn cơm bên ngoài!" Em lại thấy rõ lòng anh trong câu nói đó: giận thì giận, mà thương thì thương!
Nhưng có một kỷ-niệm mà em không thể không nhắc lên đây:
Về
buổi ca-nhạc chủ-đề "50 Năm Âm-Nhạc Lê Mộng Bảo" được tổ-chức tại Le
Petit Trianon, San Jose, vào chiều 6 tháng 8 năm 2000, em có một bài
phát-biểu, theo lời yêu-cầu của anh. Khi nhắc đến chuyện "người đẹp vốn đã cởi bỏ áo dòng, nay lại xa lìa họ Lê, mang theo qua châu Âu một giọt máu của chàng" em có viết thêm một đoạn sau đây:
"Chưa hết! Trong
lúc con người tài hoa ấy, tác giả của những bản tình ca đã một thời làm
xao xuyến bao nhiêu con tim, xác ở nước Mỹ này mà hồn vọng hướng Paris,
đọc lại những dòng thư cũ, "Mỗi lần nhớ đến Anh, Lòng em thấy ấm áp lạ
lùng... Yêu thương con Bằng yêu thương Anh", để được an ủi và tự an ủi mình, thì bỗng vũ trụ của anh sụp đổ: Định
Mệnh lại giáng xuống đời Lê Mộng Bảo một đòn oan nghiệt nữa: bên kia
Đại Tây Dương, người-trong-mộng của anh đã vĩnh biệt cõi trần!"
Em
viết như thế là vì đã thấy trong buồng ngủ riêng của anh, có một bàn
thờ, với ảnh của nàng; hỏi anh thì anh bảo là "cô ấy" đã qua đời rồi. Tôn-trọng nỗi buồn riêng-tư của anh, em không dám hỏi gì thêm.
Thế
nhưng trước khi em lên sân khấu, anh đã lấy bài của em, xóa bỏ đoạn ấy,
và giải-thích rằng: cô ấy không chết, vì muốn cho "bả" yên tâm, Bảo đã
loan tin như thế và làm như là sự thật, để cho yên cửa yên nhà!
Anh
Bảo ơi! kỷ-niệm về anh thì còn rất nhiều, nhưng qua chuyện đó, em thấy
rằng anh, trôi giữa đôi bờ, cũng đau lòng lắm; và em cũng dám tin thêm,
nhất là trong giờ phút này, rằng chị cũng cùng tâm-trạng với anh: giận
thì giận, mà thương thì thương!
Em thì không có chuyện gì, đúng ra là không có tư-cách gì, để giận anh, nhưng thương anh thì thương vô cùng, anh Bảo ơi!
LÊ XUÂN NHUẬN
KHÓC ANH LÊ MỘNG BẢO
Bảo ơi, đàn đã vỡ rồi!
Bao nhiêu mộng đẹp cuối đời đã tan!
Xuôi tay sạch nợ trần-gian,
Thiên-đuờng cũng được, niết-bàn cũng yên!
Nhớ xưa, từ trung (hay) cao-nguyên,
Hễ vào đô-thị (em) đến liền nhà anh.
Chị lo cơm nước ngon lành;
Các cháu sẵn dành chỗ ngủ ấm êm;
Anh lái (xe hơi) chở em đi xem
Vũ-trường, nhạc-hội, cảnh đêm Sài-thành...
Ở xa, em đã có anh
Lo giùm ấn-loát, phát-hành thơ văn;
Đại-Hội Văn-Hóa Miền Nam,
Có tay anh giúp em làm nên công.*
Thế rồi trời nổi tố giông,
Gia-tài sự-nghiệp bỗng không còn gì!
Anh dệt những vần sầu bi
Giãi cùng em, bạn cố-tri, nỗi-niềm...
Cho nên, trong cuộc lụy phiền,
Gặp nhau, tài sắc đắm thuyền, níu nhau:
Anh cần thuốc giảm cơn đau,
Giữa ngày xưa với ngày sau rối bời...
Vợ chồng em, nhỏ tuổi đời,
Nhưng chân-tình vẫn góp lời can khuyên.
Lòng buồn tạm gác qua bên,
Anh chị đồng tiễn chúng em lên đường.
Cảm-thông trong cảnh đoạn-trường,
Em dành chút ít thân thương gửi về.
Đến khi anh chị rời quê,
Tưởng như giai-đoạn não-nề đã qua;
Ai ngờ trời vẫn phong-ba!
Chúng em vẫn đứng giải hòa hai bên...
Và rồi, cố gắng lắng yên,
Anh chị lại đã đồng lên chia buồn:
Vợ em vui thỏa về nguồn,
Vẫn mong anh chị được luôn thuận hòa.
Bây giờ thì anh đi xa,
Có nói chi nữa cũng là... hư không!
Bảo ơi, thương nhớ vô cùng!
Khóc anh, nuốt lệ vô lòng, Bảo ơi!...
THANH-THANH
18-10-2007
*Thi-văn-đoàn "Xây-Dựng" của Thanh-Thanh được
Đại-Hội Văn-Hóa Toàn-Quốc cuối thập-niên 1950
công-nhận là một cành trong Cây Đa Văn-Hiến Việt Nam.
HIỆN THỰC XÃ HỘI VIỆT NAM
Thủ đô văn hóa của đỉnh cao trí tuệ CSVN
Cờ bạc ngang nhiên giữa trung tâm Thủ đô
Vườn hoa Con Cóc trên phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, lúc nào cũng có hàng chục, thậm chí có lúc cả trăm người tụ họp chơi cờ bạc công khai.
Hiện tượng này diễn ra giữa ban ngày, trong một thời gian dài nhưng chưa được xử lý triệt để.
Rất nhiều người chứng kiến cảm thấy chạnh lòng trước vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội bị "ố" khi Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đang đến rất gần.
Gần trăm con người ngang nhiên tụ tập đánh bài bạc ngay cạnh vườn hoa Con Cóc trên phố Lý Thái Tổ, cạnh Khách sạn Metropol.
Người đánh bạc, người chầu rìa rất tự do, thoải mái.
Rất nhiều hình thức cờ bạc ăn tiền diễn ra tại đây.
Hàng nước phục vụ tại chỗ cho dân chơi, thậm chí cả cơm hộp cũng được đưa đến tận nơi.
Tiền được dân chơi giấu rất cẩn thận (trong giầy).
__._,_.___
PHAN HẠNH * VỀ TRUYỆN THẰNG RÁI CÁ
Thằng Rái Cá:
chuyện thật hay là huyền thoại?
Phan Hạnh, Toronto
Liên mạng ngày nay đã trở thành một thứ diễn đàn đầy sương mù như sàn sân khấu trình diễn được phun khói. Ai cũng có thể viết blog, lập trang blog miễn phí và trở thành một blogger, muốn viết gì thì viết, muốn đưa lên Internet bài viết của ai thì cứ tự nhiên (chứ không phải “vô tư” như ngôn ngữ thời thượng bây giờ trong nước); đưa mà không cần biết tác giả là ai và câu chuyện có xuất xứ đáng tin cậy hay không. Trong thời gian mấy tháng qua, chắc nhiều người trong chúng ta đã có đọc từ các trang mạng Việt ngữ chuyện Thằng Rái Cá (The Otter Boy) hoặc được bạn bè thân hữu câu chuyện cảm động và hấp dẫn nầy vào hộp thư của chúng ta. Thấy một câu chuyện hay, chúng ta lại chuyển tiếp cho nhiều thân nhân bạn bè khác đọc qua email hoặc post lên diễn đàn của các nhóm thân hữu. Chúng ta đọc để thưởng thức ý tưởng nói lên tấm lòng bác ái, tinh thần hi sinh sự an nguy của cá nhân để cứu giúp người hoạn nạn. Có lẽ mục đích duy nhất của người tạo ra câu chuyện nầy cũng chỉ có thế: truyền đạt một thông điệp của sự yêu thương đồng loại.
Câu chuyện Thằng Rái Cá được tìm thấy trên các trang mạng liệt kê sau đây, có thể là còn nhiều diễn đàn và điểm lưu ký khác nữa.
1) Trang nhà: Văn Hóa Việt. Nguồn mạng:
http://www.yahoovanhoaviet.com/news/index.php?act=view&code=post&cid=23&id=37425
Tựa: “Câu chuyện của lãnh tụ và viên thuốc Penicilin”. Người kể (thay vì tên tác giả): Trần Quốc Bảo. Ngày đăng: 14 tháng Chín 2009.
2) Trang nhà Gia Ðình Ban Mê Lê Bảo Tịnh. Nguồn mạng: http://lebaotinhbmt.com/index.php?nv=News&at=article&sid=741
Ngày đăng: 04 tháng Chín 2009. Tựa “Thằng Rái Cá”. Tên tác giả: không có, chỉ ghi là Sưu Tầm (ý muốn nói tác giả nặc danh?)
3) Trang nhà: Hãy Yêu Thương Nhau. Nguồn mạng: http://hayyeuthuongnhau.org/site2008/index.php?option=com_content&task=view&id=869&Itemid=37
Ngày đăng: 30 tháng Tám 2009. Tựa: “Câu Chuyện Thần Thoại”. Tên tác giả: “Người viết sưu tầm từ Internet”
4) Trang nhà: Trường Tiểu Học Kim Ðồng Gò Vấp. Nguồn mạng:
http://www.kimdonggv.com/index.php?cid=69&news_id=2085
Ngày đăng: 28 tháng Tám 2009. Tựa: “Một Câu Chuyện Nên Ðọc”. Tên tác giả: không có, chỉ đề tên người gởi là Xuân Thu, Email : nuabonmua@gmail.com
5) Trang nhà: Ðiện Báo Ánh Dương Online. Nguồn mạng: http://siteground124.com/~anhduong/index.php?option=com_content&task=view&id=4648&Itemid=1
Ngày đăng: 27 tháng Tám 2009. Tựa: “Thằng Rái Cá”. Tên tác giả: Bùi Bảo Sơn CVA 65 (Chu Văn An 1965) www.cva646566. com
6) Trang nhà: Mẹ Maria. Nguồn mạng:
http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=38&tabId=416&ArticleID=22753
Ngày đăng: 27 tháng Tám 2009. Tựa: “Chuyện Thật Như Thần Thoại”. Tên tác giả: Trần Quốc Bảo.
7) Trang nhà: Dũng Lạc Gọi Nắng Vào Tim. Nguồn mạng: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=8534
Ngày đăng: không đề. Tựa: “Chuyện Thật Như Thần Thoại” (Gọi Nắng ào Tim).
Tên tác giả: Trần Quốc Bảo (sưu tầm).
8) Trang nhà: Thăng Tiến Việt Nam. Nguồn mạng:
http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=4172&Itemid=311
Ngày đăng: 07 tháng Chín 2009. Tựa: “Thằng Rái Cá” Chuyện Thật Như Thần Thoại. Tên tác giả: không có.
9) Trang nhà: Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tại Ðức. Nguồn mạng: http://ldcg.de/index.php?option=com_content&task=view&id=1217&Itemid=145
Ngày đăng: 06 tháng Chín 2009. Tựa: “Thằng Rái Cá”. Tên tác giả: Trần Quốc Bảo.
Nhìn qua chín trang mạng trên, chúng ta sẽ nhận thấy mặc dù cùng một câu chuyện với nội dung giống y hệt nhau nhưng ngay chính cái tựa và ngay cả tên tác giả cũng không đồng nhất. Ðiều nầy cho thấy rằng các trang mạng trên, theo như tình trạng chung, làm việc với một tinh thần thiếu nghiêm túc và cẩn trọng. Họ vốn là những trang mạng hội đoàn nhỏ với ngân khoản điều hành khiêm nhường, thiếu thốn và nghèo nàn về nhân sự lẫn khả năng tài chánh được điều hành bởi một hoặc vài cá nhân tự nguyện hoặc với lợi tức tượng trưng và có khi chỉ làm việc bán thời gian. Khuyết điểm, lầm lẫn, thiếu sót hay sai lệch dĩ nhiên sẽ rất dễ xảy ra. Chẳng ai có công sức hoặc thì giờ đâu để kiểm chứng xem câu chuyện ấy có thật hay không. Thế thì chuyện ấy có thật không? Ít ra có vài trang mạng đặt cho nó cái tựa “Chuyện Thật Như Thần Thoại” kia mà.
Nhưng tiếc thay đó lại không phải là một câu chuyện thật trong lịch sử. Ðó chỉ là một trong nhiều huyền thoại được con người thêu dệt dựng lên quanh nhân vật chính khách lỗi lạc Winston Churchill của nước Anh. Huyền thoại trong câu chuyện Thằng Rái Cá đã được một cơ quan thẩm quyền là Trung Tâm và Bảo Tàng Viện Churchill tại Các Phòng Hành Quân của Nội Các Chiến Tranh ở Luân Ðôn (The Churchill Centre and Museum at The Cabinet War Rooms, London) chính thức lên tiếng bác bỏ. (Nguồn mạng: http://www.winstonchurchill.org/learn/myths/myths/fleming-saved-him-from-drowning).
Trước khi đọc qua lời lên tiếng chính thức của Bảo Tàng Viện Churchill, thiết tưởng chúng ta nên đọc lại câu chuyện Thằng Rái Cá tại địa chỉ các trang mạng đã dẫn. Hoặc chúng ta có thể xem câu chuyện chưa “bị” thêm thắt râu ria, lần đầu tiên được gửi đến Viện Bảo Tàng Churchill ngày 16 tháng Sáu năm 2000 bởi một người tên Rob Burge, địa chỉ rburge@jaguar.com. như sau:
“Tên ông đó là Fleming, và ông ta là một nông dân Tô Cách Lan nghèo. Một ngày nọ trong khi làm việc trong nông trại để nuôi sống gia đình, ông nghe tiếng kêu cầu cứu của ai đó từ vũng lầy gần bên vang lại. Ông buông đồ dùng đang cầm trên tay và chạy về hướng đó. Ông thấy một cậu bé đang vùng vẫy la thét dưới vũng bùn đen ngập tới thắt lưng. Ông nông dân Fleming đã cứu cậu bé thoát khỏi cái chết từ từ và kinh khủng. Ngày hôm sau, một chiếc xe ngựa sang trọng đỗ xịt trước ngôi trại xác xơ của Fleming. Một người quí phái ăn mặc lịch lãm bước ra và tự giới thiệu mình chính là cha của cậu bé mà nông dân Fleming đã cứu sống. Nhà quí phái nói: “Ông đã cứu con tôi, vậy tôi muốn đền tiền cho ông.”
Ông nông dân Fleming xua tay khước từ và đáp: “Không! Tôi không thể nhận món tiền nầy. Ðiều tôi làm chỉ là bản năng tự nhiên chứ không phải tôi làm để mong được đền đáp.” Vừa lúc đó, con trai của người nông dân từ trong ngôi nhà tồi tàn bước ra. Nhà quí tộc hỏi: “Phải con ông đó không?” Người nông dân hãnh diện đáp: “Phải.” Nhà quí tộc nói: “Vậy tôi xin thương lượng với ông như vầy, để tôi đem con ông theo và nuôi cho cậu ăn học thành tài. Nếu cậu có tánh tình tốt giống cha cậu, sau nầy cậu sẽ trở thành một người làm cho ông hãnh diện.” Và ông đã làm đúng như thế. Cậu con của ông nông dân Fleming đã tốt nghiệp Trường Y Khoa St. Mary ở Luân Ðôn và sau đó đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cậu bé đó chính là Alexander Fleming, cha đẻ của thuốc trụ sinh Penicillin.
Nhiều năm sau, người con trai của nhà quí tộc bị sưng phổi, và đã được cứu mạng bởi thuốc Penicillin. Còn tên của nhà quí tộc ư? Ðó chính là Randolph Churchill. Còn tên người con của ông ta? Winston Churchill.”
Và sau đây là sự thật do Viện Bảo Tàng Churchill đưa ra.
Hỏi: Có đúng là Alexander Fleming đã cứu mạng Churchill?
Ðáp: Câu chuyện cho rằng nhà bác học Alexander Fleming (hoặc cha của ông ta, tùy theo cách sắp xếp khác nhau của câu chuyện) đã cứu mạng Churchill từng lan truyền trên Internet trong thời gian qua. Ít nhất có năm mươi bức điện thư gửi về Viện Bảo Tàng nói về chuyện nầy. Nghe cảm động thật đấy, nhưng đó là chuyện hoàn toàn hư cấu. Câu chuyện đó xuất hiện trong Chương sách có tựa đề "The Power of Kindness", Sức Mạnh của Nhân Từ, phát sinh từ quyển sách Các Chương Trình Thờ Phượng Dành Cho Thiếu Nhi của hai tác giả Alice A. Bays và Elizabeth Jones Oakbery xuất bản trong thập niên 1950 bởi một cơ quan tôn giáo Hoa Kỳ. Theo hai bà tác giả nầy, Churchill được một cậu trai quê mùa tên Alex cứu khỏi chết đuối tại một hồ nhỏ ở Tô Cách Lan. Mấy năm sau đó, Churchill gọi điện thoại cho Alex bảo rằng để đền ơn, cha mẹ cậu sẽ đỡ đầu cho Alex theo học trường y. Alex tốt nghiệp hạng danh dự năm 1928 và khám phá ra rằng có loại vi khuẩn không thể phát triển trên một số mốc rau cải. Năm 1943, khi Churchill bị bệnh ở Cận Ðông, penicillin, phát minh tuyệt vời của Alex, được gửi bằng phi cơ để kịp thời cứu Churchill. Thế là Alexander Fleming một lần nữa đã cứu mạng của Winston Churchill.
Nhưng vấn đề cội rễ của câu chuyện là chứng sưng phổi của Churchill không phải được chữa khỏi bằng penicillin mà bằng thuốc M&B, tên rút gọn của thuốc sulfadiazine bào chế bởi Hãng Dược Phẩm May&Baker. Bệnh sưng phổi khá trầm trọng của Churchill là do vi khuẩn tấn công chứ không phải bị nhiễm trùng. Khỏi bệnh nhờ M&B, Churchill mừng lắm và gọi hai bác sĩ riêng của ông, tên Moran và Bedford, là M&B. Không có bằng chứng, tài liệu hay hồ sơ lưu trữ nào cho thấy ông dùng penicillin cho lần sưng phổi trong thời chiến đó cả. Mãi sau nầy gần lúc cuối đời ông có bị nhiễm trùng vài lần và có dùng thuốc trụ sinh ampicillin mà lúc bấy giờ đã trở nên khá phổ biến rồi. Theo Nhật Ký của Ðức Ông Moran (Diaries of Lord Moran, nhà xuất bản Houghton Muffin, Boston năm 1966, trang 335), bác sĩ riêng của Churchill, thì Churchill có hỏi ý kiến của Sir Alexander Fleming ngày 27 tháng Sáu năm 1946 về sự nhiễm trùng khuẩn tụ cầu; nhung Churchill không hề dùng penicillin vì khuẩn tụ cầu đề kháng loại thuốc trụ sinh nầy.
Người viết tiểu sử chính thức của Churchill là Sir Martin Gilbert kể thêm rằng sự chênh lệch về tuổi tác của Churchill và Fleming (hoặc cha của Fleming) đều không thể hỗ trợ cho các cách thuật lại khác nhau của câu chuyện. Alexander Fleming (1881-1955) trẻ hơn Churchill (1874-1965) 7 tuổi. Không có chứng liệu nào cho thấy Churchill suýt chết đuối ở Tô Cách Lan ở lứa tuổi thanh thiếu niên hay bất cứ tuổi nào khác. Và cũng không hề có chứng liệu nào nói về Ðức Ông Randolph Churchill nuôi Alexander Fleming ăn học thành bác sĩ cả. Sir Martin Gilbert, nhà nghiên cứu tiểu sử Churchill, cũng nhấn mạnh rằng suốt toàn bộ nhật ký của Moran không hề đề cập đến penicillin hay vụ cho phi cơ chở pinicillin sang Cận Ðông cho Churchill.
Alexander Fleming sinh ra trong một gia đình có 8 người con ở một vùng quê xa xôi của Tô Cách Lan. Năm14 tuổi, ông đã rời quê nhà để lên Luân Ðôn học nhờ có một người anh vừa tốt nghiệp trường y và đang hành nghề bác sĩ ở đấy. Tốt nghiệp ngành kinh doanh, ông đi làm cho hãng vận chuyển hàng hải một thời gian, đăng lính năm 1900, năm sau quay lại học y khoa, tốt nghiệp năm1906, phục vụ ngành quân y trên chiến trường nước Pháp trong thời gian Ðệ Nhất Thế Chiến. Năm 1918, chiến tranh kết thúc, ông trở về trường cũ St. Mary’s Hospital nghiên cứu và giảng dạy. Ngày 28 tháng Chín 1928, ông tìm ra penicillin.
Trở lại với câu chuyện Thằng Rái Cá nêu ở phần đầu của bài viết nầy, chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao một câu chuyện đã được thi vị hóa và huyền thoại hóa từ 60 năm trước để dạy cho trẻ con về sức mạnh của lòng tử tế, đã được tái chế biến, thêm mắm dậm muối và đưa lên xa lộ thông tin Anh ngữ từ mười năm trước, bây giờ nó lại lan truyền trên nhiều trang mạng Việt Ngữ? Có lẽ chúng ta nên có thái độ tích cực, xem đó như là một thông điệp mạnh mẽ đánh động lương tri vì lòng tử tế dường như ngày càng trở nên hiếm hoi. Và giới đọc giả chúng ta ước mong các trang mạng Việt ngữ có nhiều khả năng và phương tiện hơn để làm việc một cách cẩn thận và nghiêm túc hơn trong việc kiểm định giá trị bài vở và đưa tin chính xác.
**
chuyện thật hay là huyền thoại?
Phan Hạnh, Toronto
Liên mạng ngày nay đã trở thành một thứ diễn đàn đầy sương mù như sàn sân khấu trình diễn được phun khói. Ai cũng có thể viết blog, lập trang blog miễn phí và trở thành một blogger, muốn viết gì thì viết, muốn đưa lên Internet bài viết của ai thì cứ tự nhiên (chứ không phải “vô tư” như ngôn ngữ thời thượng bây giờ trong nước); đưa mà không cần biết tác giả là ai và câu chuyện có xuất xứ đáng tin cậy hay không. Trong thời gian mấy tháng qua, chắc nhiều người trong chúng ta đã có đọc từ các trang mạng Việt ngữ chuyện Thằng Rái Cá (The Otter Boy) hoặc được bạn bè thân hữu câu chuyện cảm động và hấp dẫn nầy vào hộp thư của chúng ta. Thấy một câu chuyện hay, chúng ta lại chuyển tiếp cho nhiều thân nhân bạn bè khác đọc qua email hoặc post lên diễn đàn của các nhóm thân hữu. Chúng ta đọc để thưởng thức ý tưởng nói lên tấm lòng bác ái, tinh thần hi sinh sự an nguy của cá nhân để cứu giúp người hoạn nạn. Có lẽ mục đích duy nhất của người tạo ra câu chuyện nầy cũng chỉ có thế: truyền đạt một thông điệp của sự yêu thương đồng loại.
Câu chuyện Thằng Rái Cá được tìm thấy trên các trang mạng liệt kê sau đây, có thể là còn nhiều diễn đàn và điểm lưu ký khác nữa.
1) Trang nhà: Văn Hóa Việt. Nguồn mạng:
http://www.yahoovanhoaviet.com/news/index.php?act=view&code=post&cid=23&id=37425
Tựa: “Câu chuyện của lãnh tụ và viên thuốc Penicilin”. Người kể (thay vì tên tác giả): Trần Quốc Bảo. Ngày đăng: 14 tháng Chín 2009.
2) Trang nhà Gia Ðình Ban Mê Lê Bảo Tịnh. Nguồn mạng: http://lebaotinhbmt.com/index.php?nv=News&at=article&sid=741
Ngày đăng: 04 tháng Chín 2009. Tựa “Thằng Rái Cá”. Tên tác giả: không có, chỉ ghi là Sưu Tầm (ý muốn nói tác giả nặc danh?)
3) Trang nhà: Hãy Yêu Thương Nhau. Nguồn mạng: http://hayyeuthuongnhau.org/site2008/index.php?option=com_content&task=view&id=869&Itemid=37
Ngày đăng: 30 tháng Tám 2009. Tựa: “Câu Chuyện Thần Thoại”. Tên tác giả: “Người viết sưu tầm từ Internet”
4) Trang nhà: Trường Tiểu Học Kim Ðồng Gò Vấp. Nguồn mạng:
http://www.kimdonggv.com/index.php?cid=69&news_id=2085
Ngày đăng: 28 tháng Tám 2009. Tựa: “Một Câu Chuyện Nên Ðọc”. Tên tác giả: không có, chỉ đề tên người gởi là Xuân Thu, Email : nuabonmua@gmail.com
5) Trang nhà: Ðiện Báo Ánh Dương Online. Nguồn mạng: http://siteground124.com/~anhduong/index.php?option=com_content&task=view&id=4648&Itemid=1
Ngày đăng: 27 tháng Tám 2009. Tựa: “Thằng Rái Cá”. Tên tác giả: Bùi Bảo Sơn CVA 65 (Chu Văn An 1965) www.cva646566. com
6) Trang nhà: Mẹ Maria. Nguồn mạng:
http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=38&tabId=416&ArticleID=22753
Ngày đăng: 27 tháng Tám 2009. Tựa: “Chuyện Thật Như Thần Thoại”. Tên tác giả: Trần Quốc Bảo.
7) Trang nhà: Dũng Lạc Gọi Nắng Vào Tim. Nguồn mạng: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=8534
Ngày đăng: không đề. Tựa: “Chuyện Thật Như Thần Thoại” (Gọi Nắng ào Tim).
Tên tác giả: Trần Quốc Bảo (sưu tầm).
8) Trang nhà: Thăng Tiến Việt Nam. Nguồn mạng:
http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=4172&Itemid=311
Ngày đăng: 07 tháng Chín 2009. Tựa: “Thằng Rái Cá” Chuyện Thật Như Thần Thoại. Tên tác giả: không có.
9) Trang nhà: Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tại Ðức. Nguồn mạng: http://ldcg.de/index.php?option=com_content&task=view&id=1217&Itemid=145
Ngày đăng: 06 tháng Chín 2009. Tựa: “Thằng Rái Cá”. Tên tác giả: Trần Quốc Bảo.
Nhìn qua chín trang mạng trên, chúng ta sẽ nhận thấy mặc dù cùng một câu chuyện với nội dung giống y hệt nhau nhưng ngay chính cái tựa và ngay cả tên tác giả cũng không đồng nhất. Ðiều nầy cho thấy rằng các trang mạng trên, theo như tình trạng chung, làm việc với một tinh thần thiếu nghiêm túc và cẩn trọng. Họ vốn là những trang mạng hội đoàn nhỏ với ngân khoản điều hành khiêm nhường, thiếu thốn và nghèo nàn về nhân sự lẫn khả năng tài chánh được điều hành bởi một hoặc vài cá nhân tự nguyện hoặc với lợi tức tượng trưng và có khi chỉ làm việc bán thời gian. Khuyết điểm, lầm lẫn, thiếu sót hay sai lệch dĩ nhiên sẽ rất dễ xảy ra. Chẳng ai có công sức hoặc thì giờ đâu để kiểm chứng xem câu chuyện ấy có thật hay không. Thế thì chuyện ấy có thật không? Ít ra có vài trang mạng đặt cho nó cái tựa “Chuyện Thật Như Thần Thoại” kia mà.
Nhưng tiếc thay đó lại không phải là một câu chuyện thật trong lịch sử. Ðó chỉ là một trong nhiều huyền thoại được con người thêu dệt dựng lên quanh nhân vật chính khách lỗi lạc Winston Churchill của nước Anh. Huyền thoại trong câu chuyện Thằng Rái Cá đã được một cơ quan thẩm quyền là Trung Tâm và Bảo Tàng Viện Churchill tại Các Phòng Hành Quân của Nội Các Chiến Tranh ở Luân Ðôn (The Churchill Centre and Museum at The Cabinet War Rooms, London) chính thức lên tiếng bác bỏ. (Nguồn mạng: http://www.winstonchurchill.org/learn/myths/myths/fleming-saved-him-from-drowning).
Trước khi đọc qua lời lên tiếng chính thức của Bảo Tàng Viện Churchill, thiết tưởng chúng ta nên đọc lại câu chuyện Thằng Rái Cá tại địa chỉ các trang mạng đã dẫn. Hoặc chúng ta có thể xem câu chuyện chưa “bị” thêm thắt râu ria, lần đầu tiên được gửi đến Viện Bảo Tàng Churchill ngày 16 tháng Sáu năm 2000 bởi một người tên Rob Burge, địa chỉ rburge@jaguar.com. như sau:
“Tên ông đó là Fleming, và ông ta là một nông dân Tô Cách Lan nghèo. Một ngày nọ trong khi làm việc trong nông trại để nuôi sống gia đình, ông nghe tiếng kêu cầu cứu của ai đó từ vũng lầy gần bên vang lại. Ông buông đồ dùng đang cầm trên tay và chạy về hướng đó. Ông thấy một cậu bé đang vùng vẫy la thét dưới vũng bùn đen ngập tới thắt lưng. Ông nông dân Fleming đã cứu cậu bé thoát khỏi cái chết từ từ và kinh khủng. Ngày hôm sau, một chiếc xe ngựa sang trọng đỗ xịt trước ngôi trại xác xơ của Fleming. Một người quí phái ăn mặc lịch lãm bước ra và tự giới thiệu mình chính là cha của cậu bé mà nông dân Fleming đã cứu sống. Nhà quí phái nói: “Ông đã cứu con tôi, vậy tôi muốn đền tiền cho ông.”
Ông nông dân Fleming xua tay khước từ và đáp: “Không! Tôi không thể nhận món tiền nầy. Ðiều tôi làm chỉ là bản năng tự nhiên chứ không phải tôi làm để mong được đền đáp.” Vừa lúc đó, con trai của người nông dân từ trong ngôi nhà tồi tàn bước ra. Nhà quí tộc hỏi: “Phải con ông đó không?” Người nông dân hãnh diện đáp: “Phải.” Nhà quí tộc nói: “Vậy tôi xin thương lượng với ông như vầy, để tôi đem con ông theo và nuôi cho cậu ăn học thành tài. Nếu cậu có tánh tình tốt giống cha cậu, sau nầy cậu sẽ trở thành một người làm cho ông hãnh diện.” Và ông đã làm đúng như thế. Cậu con của ông nông dân Fleming đã tốt nghiệp Trường Y Khoa St. Mary ở Luân Ðôn và sau đó đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cậu bé đó chính là Alexander Fleming, cha đẻ của thuốc trụ sinh Penicillin.
Nhiều năm sau, người con trai của nhà quí tộc bị sưng phổi, và đã được cứu mạng bởi thuốc Penicillin. Còn tên của nhà quí tộc ư? Ðó chính là Randolph Churchill. Còn tên người con của ông ta? Winston Churchill.”
Và sau đây là sự thật do Viện Bảo Tàng Churchill đưa ra.
Hỏi: Có đúng là Alexander Fleming đã cứu mạng Churchill?
Ðáp: Câu chuyện cho rằng nhà bác học Alexander Fleming (hoặc cha của ông ta, tùy theo cách sắp xếp khác nhau của câu chuyện) đã cứu mạng Churchill từng lan truyền trên Internet trong thời gian qua. Ít nhất có năm mươi bức điện thư gửi về Viện Bảo Tàng nói về chuyện nầy. Nghe cảm động thật đấy, nhưng đó là chuyện hoàn toàn hư cấu. Câu chuyện đó xuất hiện trong Chương sách có tựa đề "The Power of Kindness", Sức Mạnh của Nhân Từ, phát sinh từ quyển sách Các Chương Trình Thờ Phượng Dành Cho Thiếu Nhi của hai tác giả Alice A. Bays và Elizabeth Jones Oakbery xuất bản trong thập niên 1950 bởi một cơ quan tôn giáo Hoa Kỳ. Theo hai bà tác giả nầy, Churchill được một cậu trai quê mùa tên Alex cứu khỏi chết đuối tại một hồ nhỏ ở Tô Cách Lan. Mấy năm sau đó, Churchill gọi điện thoại cho Alex bảo rằng để đền ơn, cha mẹ cậu sẽ đỡ đầu cho Alex theo học trường y. Alex tốt nghiệp hạng danh dự năm 1928 và khám phá ra rằng có loại vi khuẩn không thể phát triển trên một số mốc rau cải. Năm 1943, khi Churchill bị bệnh ở Cận Ðông, penicillin, phát minh tuyệt vời của Alex, được gửi bằng phi cơ để kịp thời cứu Churchill. Thế là Alexander Fleming một lần nữa đã cứu mạng của Winston Churchill.
Nhưng vấn đề cội rễ của câu chuyện là chứng sưng phổi của Churchill không phải được chữa khỏi bằng penicillin mà bằng thuốc M&B, tên rút gọn của thuốc sulfadiazine bào chế bởi Hãng Dược Phẩm May&Baker. Bệnh sưng phổi khá trầm trọng của Churchill là do vi khuẩn tấn công chứ không phải bị nhiễm trùng. Khỏi bệnh nhờ M&B, Churchill mừng lắm và gọi hai bác sĩ riêng của ông, tên Moran và Bedford, là M&B. Không có bằng chứng, tài liệu hay hồ sơ lưu trữ nào cho thấy ông dùng penicillin cho lần sưng phổi trong thời chiến đó cả. Mãi sau nầy gần lúc cuối đời ông có bị nhiễm trùng vài lần và có dùng thuốc trụ sinh ampicillin mà lúc bấy giờ đã trở nên khá phổ biến rồi. Theo Nhật Ký của Ðức Ông Moran (Diaries of Lord Moran, nhà xuất bản Houghton Muffin, Boston năm 1966, trang 335), bác sĩ riêng của Churchill, thì Churchill có hỏi ý kiến của Sir Alexander Fleming ngày 27 tháng Sáu năm 1946 về sự nhiễm trùng khuẩn tụ cầu; nhung Churchill không hề dùng penicillin vì khuẩn tụ cầu đề kháng loại thuốc trụ sinh nầy.
Người viết tiểu sử chính thức của Churchill là Sir Martin Gilbert kể thêm rằng sự chênh lệch về tuổi tác của Churchill và Fleming (hoặc cha của Fleming) đều không thể hỗ trợ cho các cách thuật lại khác nhau của câu chuyện. Alexander Fleming (1881-1955) trẻ hơn Churchill (1874-1965) 7 tuổi. Không có chứng liệu nào cho thấy Churchill suýt chết đuối ở Tô Cách Lan ở lứa tuổi thanh thiếu niên hay bất cứ tuổi nào khác. Và cũng không hề có chứng liệu nào nói về Ðức Ông Randolph Churchill nuôi Alexander Fleming ăn học thành bác sĩ cả. Sir Martin Gilbert, nhà nghiên cứu tiểu sử Churchill, cũng nhấn mạnh rằng suốt toàn bộ nhật ký của Moran không hề đề cập đến penicillin hay vụ cho phi cơ chở pinicillin sang Cận Ðông cho Churchill.
Alexander Fleming sinh ra trong một gia đình có 8 người con ở một vùng quê xa xôi của Tô Cách Lan. Năm14 tuổi, ông đã rời quê nhà để lên Luân Ðôn học nhờ có một người anh vừa tốt nghiệp trường y và đang hành nghề bác sĩ ở đấy. Tốt nghiệp ngành kinh doanh, ông đi làm cho hãng vận chuyển hàng hải một thời gian, đăng lính năm 1900, năm sau quay lại học y khoa, tốt nghiệp năm1906, phục vụ ngành quân y trên chiến trường nước Pháp trong thời gian Ðệ Nhất Thế Chiến. Năm 1918, chiến tranh kết thúc, ông trở về trường cũ St. Mary’s Hospital nghiên cứu và giảng dạy. Ngày 28 tháng Chín 1928, ông tìm ra penicillin.
Trở lại với câu chuyện Thằng Rái Cá nêu ở phần đầu của bài viết nầy, chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao một câu chuyện đã được thi vị hóa và huyền thoại hóa từ 60 năm trước để dạy cho trẻ con về sức mạnh của lòng tử tế, đã được tái chế biến, thêm mắm dậm muối và đưa lên xa lộ thông tin Anh ngữ từ mười năm trước, bây giờ nó lại lan truyền trên nhiều trang mạng Việt Ngữ? Có lẽ chúng ta nên có thái độ tích cực, xem đó như là một thông điệp mạnh mẽ đánh động lương tri vì lòng tử tế dường như ngày càng trở nên hiếm hoi. Và giới đọc giả chúng ta ước mong các trang mạng Việt ngữ có nhiều khả năng và phương tiện hơn để làm việc một cách cẩn thận và nghiêm túc hơn trong việc kiểm định giá trị bài vở và đưa tin chính xác.
- Phan Hạnh, Toronto.
**
NGUYỄN HUY THIỆP * VÀNG LỬA
Rầu lòng vậy... Cầm lòng vậy...
(Dân ca)
Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: “Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra” không ra gì Bài hát “Tài mệnh tương đô” có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích...”
Nhận được thư tôi đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật độc đáo. Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.
*
Năm 1802, Nguyễn Phúc ánh chiếm Thăng Long, lên ngôi vua, đặt tên hiệu là Gia Long. Bên cạnh nhà vua có vài người châu âu giúp việc. Trong số ấy có một người Pháp tên là Phrăngxoa Pơriê do chính giám mục Pi nhô đờ Bê hen (Bá Đa Lộc) tiến cử. Nhà vua thường gọi y là Phăng.
Phăng từ nhỏ đã thích phiêu lưu. Y từng tham gia cách mạng 1789, bạn với Xanh Giuýt. Năm 1794, cách mạng thất bại, Phăng trốn ra nước ngoài. Năm 1797, Phăng theo chân một tàu buôn trôi dạt dến Hội An. Người ta không rõ cuộc gặp gỡ của y với Bá Đa Lộc, chỉ biết Bá Đa Lộc có viết thư giới thiệu Phăng với vua Gia Long.
Trong tập bút ký của mình sau này, Phăng viết:
“Nhà vua là một khôí cô đơn khổng lồ. Ông đóng trò rất giỏi trong triều đình. Ông đi, đứng, ra, vào, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần. Ông là người cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ, đần độn. Là người chồng đáng kính của các bà vợ tầm thường... Ông biết ông đã già, với bọn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp ông bất lực. Ông biết rõ cái triều đình thiển cận do ông dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói. Ông luôn lo sợ bởi quyền lực nắm trong tay, nó lớn ngoài sức chứa một con người...”
Trong một chuyến đi săn ở phía Bắc kinh thành Huế, Phăng đi theo vua Gia Long. Phăng kể: Nhà vua cưỡi ngựa, lưng rất thẳng. ở giữa thiên nhiên, trông ông rạng rỡ mất đi vẻ đăm chiêu cau có hàng ngày. Ông vui vẻ vào cuộc săn hào hứng. Buổi tối, nói với tôi, ông bảo: “Khanh biết không, cái lũ chó chết ấy, chúng nó chuẩn bị cả rồi, chỗ nào trẫm đi qua thì chúng thả thú ra”. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao nhà vua (vốn xuất thân là một võ tướng) lại chịu được sự nhục mạ ấy.
Ông cười: “Khanh chẳng hiểu gì. Vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục”. Tôi ngồi nghe nhà vua, nhận thấy ông trải đời ghê gớm. Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh. Số phận ngẫu nhiên giao cho ông đứng trên đỉnh cao nhất, ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững. Tôi có hỏi nhà vua về các nhà lư tưởng phương Đông. Tôi nhận thấy ông không quan tâm đến họ.
Ông bảo: “Tất cả do cay cú đời sống. Họ là quá khứ. Thời khắc đang sống, là đáng kể”. Nhà vua chăm chú ăn món gân hổ, hơn là tiếp chuyện tôi...”.
Phăng được vua Gia Long cho phép đi lại nhiều nơi, Phăng từng gặp Nguyễn Du, bấy giờ đang giữ chức tri huyện. Phăng kể:
“Trước mặt tôi là một người bé nhỏ, mặt nhàu nát vì đau khổ. Ông nổi tiếng là một nhà thơ có tài. Tôi thấy ông hoàn toàn không hiểu gì về chính trị. Trước sau, ông là một viên quan tận tụy. Ông hơn những người khác ở nhân cách nhưng nhân cách ấy có giá trị gì khi cuộc đời thực của ông xúi xó, túng kiết. Ông hoàn toàn thiếu tiện nghi. Ông không phù phiếm nhưng sự hào hoa cũng không có nốt. Đời sống tinh thần bóp nghẹt ông. Ông nói chuyện giản dị và hóm hỉnh. Trực giác tuyệt vời. Cũng như vua Gia Long, ông là một khối nguyên liệu to lớn nhưng nhẹ đồng cân hơn, hợp chất tạo thành ít hơn, độ bám của bụi bặm cũng ít hơn. Cả hai đều là những khối nguyên liệu vô giá, những vật quốc bảo”.
Phăng được Nguyễn Du dẫn đi thăm một vài nơi trong địa hạt của mình. Phăng viết:
“Ông ta (tức Nguyễn Du) có sự thông cảm sâu sắc với nhân dân. Ông yêu nhân dân mình. Ông đại diện cho nhân dân ở phần u uất nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng thương nhất. Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp. Nhà vua có cách nhìn thực tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản thân mình. Nhà vua biết xót thân. Nguyễn Du thì khác, Nguyễn Du không biết xót thân.
Nguyễn Du thông cảm với những đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi nỗi đau khổ lớn của dân tộc. Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy.
Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy. Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đuơng thời) giấu giếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau nguời ta mới thấy điều này vô nghĩa. Nguyễn Du sống dân dã, ông hồn nhiên chịu đựng sự nghèo tùng cùng nhân dân.
Ông không đứng cao hơn họ, không hưởng thụ cao hơn họ, và như thế, ông hoàn toàn không biết làm chính trị. Tất cả đời sống vật chất của ông do những hoạt động cù lần mang lại, năng suất thấp, chỉ thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu. Lòng tốt của ông là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu được ai. Vua Gia Long thì khác. Ông khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với Tạo hóa, dám mang cả dân tộc mình ra lường gạt phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên.
Đấy là lòng tốt lớn của nhà chính trị. Lòng tốt lớn của nhà chính trị không chỉ là làm việc thiện với một số phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy của ông ta với khối cộng đồng. Từng phần tử trong cộng đồng do luật tự nhiên chi phối sẽ tự tồn tại, định hướng và phát triển. Không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé xiết bao bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại vừa tàn nhẫn...
Phăng có kể lại cho vua Gia Long ấn tượng khi gặp Nguyễn Du. Phăng viết:
“Nhà vua nghe tôi một cách lơ đãng. Tôi có cảm giác ông bị nặng tai nhưng không phải. Ông không coi Nguyễn Du ra gì, hoặc có thể ông coi Nguyễn Du là con ngựa giống tốt trong cả đàn ngựa, lợn, bò, gà mà ông chăn dắt. Ông bảo: “Trẫm có biết người ấy. Cha nó là Nguyễn Nghiễm. Anh nó là Nguyễn Khản”. Tôi thấy nhà vua hiểu sự bất lực của ông đối với đời sống nghèo khó và những trì trệ của dân tộc ông.
Ông không tin học vấn có thể cải tạo giống nòi. Điều ấy có lý. Trước hết là vật chất. Những hoạt động kinh tế cù lần chỉ đủ sức cho một dân tộc sống khắc khoải. Vấn đề ở chỗ phải đứng lên vươn mình thành một cường quốc. Làm điều đó, phải có gan chịu đụng sự va xiết trong quan hệ với cộng đông nhân loại. Thói hủ nho và thủ dâm chính trị sẽ không bao giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa “.
Năm 1814, người ta phát hiện ra một nơi có vàng, Phăng xin vua Gia Long cho một số người châu âu cùng mình đi tìm kiếm. Vua Gia Long đồng ý. Phăng không để lại tư liệu nào kể về chuyến đi tìm vàng này. Tuy nhiên có một người Bồ Đào Nha tham gia đoàn tìm vàng đã viết hồi ký. Người Bồ Đào Nha này kể lại: Đoàn chúng tôi có mười một người gồm bốn người Bồ Đào Nha, một người Hà Lan, năm người Pháp và một người Việt dẫn đường. Chỉ huy chúng tôi là Phơrăngxoa Pơriê. Y là một người tàn bạo được vua Gia Long tin cậy...
Chúng tôi đi ngựa, mang theo vũ khí và những dụng cụ đãi vàng như dân tìm vàng hồi thế kỷ trước ở Bắc Mỹ. Ngay Phơrăngxoa Pơriê cũng không lường trước sự việc diễn ra. Điều ấy khiến cho chúng tôi sau này phải trả giá đắt. Đa số chúng tôi tham gia chuyến đi vì sự hiếu kỳ. Chúng tôi chuẩn bị lương thực đủ trong một tháng. Chúng tôi luồn rừng và đến nơi sau một tuần đi đường. Nơi đây là thượng nguồn một con sông lớn nằm kẹp trong thung lũng hoang vắng. Không hề thấy một bóng người qua lại.
Quạ bay hàng đàn. Trong bản đồ, Phrăngxoa Pơriê gọi đây là thung lũng Quạ. Chúng tôi cắm lều ngay trên bờ sông. Ngay ngày đầu tiên, người Hà Lan trong đoàn đã lên cơn sốt. Ông ta lên những cơn co giật khủng khiếp, người nóng như than, mặt xám lại Chúng tôi đề nghị để lại một người chăm sóc ông ta nhưng Phơrăngxoa Pơriê không nghe. Y dồn tất cả chúng tôi vào núi đào vàng và lọc quặng. Buổi tôí, khi chúng tôi trở về thì người Hà Lan đã chết. Phơrăngxoa Pơriê sai ném xác người Hà Lan xuống sông. Quạ lập tức bu đen trên thây người chết...
Mỏ vàng gần như lộ thiên. Sụ hào hứng khiến chúng tôi quên mệt nhọc. Đến ngày thứ ba, chúng tôi bị thổ dân tấn công. Chúng tôi co cụm lại. Những người thổ dân cầm dao, gậy đứng từ xa chửi rủa và dùng đá ném chúng tôi. Họ có ý muốn đuổi chúng tôi chứ không có ý gì khác. Người Việt dẫn đường đi theo chúng tôi đã biến mất ngay từ khi những người thổ dân xuát hiện. Phơrăngxoa Pơriê nói tiếng Việt rất tồi.
Y giơ cao tấm thẻ tín bài của vua Gia Long nhưng vô hiệu. Đáng lẽ chúng tôi phải rút ngay nhưng Phơrăngxoa Pơriê không kìm chế được. Y nổ súng. Một người thổ dân trúng đạn. Số còn lại chạy tán loạn. Chúng tôi đòi Phơrăngxoa Pơriê quay về nhưng y không nghe, y bắt chúng tôi tiếp tục làm việc. Vàng đã làm cho y lóa mắt và mụ mị đi. Buổi chiều khi chúng tôi quay về lều thì thấy đầu lâu của người Việt dẫn đường cắm trên cọc nhọn ngay bên cạnh đấy.
Trời nóng như thiêu, chúng tôi thấy rất nhiều quạ bay từ rừng trên, vừa bay vừa kêu những tiếng man rợ. Khoảng nửa đêm, lửa bốc cháy dữ dội xung quanh lều. Những mũi tên lẩm thuốc độc ở đâu bắn đến như mưa. Năm người trong đoàn chúng tôi chết ngay. Phơrăngxoa Pơriê mang theo số vàng đãi được mở con đường máu thoát ra. Lửa nóng quá. Trước mặt, sau lưng, trên trời, dưới đất, đâu đâu cũng thấy lửa cháy rùng rực...”
Hồi ký của người Bồ Đào Nha vô danh không viết gì thêm. Tôi, người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu. Tõi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đoc tùy ý lựa chọn.
Đoạn Kết I.
Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người. Phăng bảo toàn nguyên vẹn số vàng đào được mang về. Vua Gia Long vui mừng vì đã tìm được mỏ vàng. Nhà vua cho khoanh vùng thung lũng Quạ và cho tiến hành khai thác mỏ. Phăng được cử trông coi việc này. Hai người châu âu sót lại trong đoàn tìm vàng cũng được mời tham gia nhưng họ từ chối. Phăng trông coi việc khai thác mỏ vàng trong hai năm. Vua Gia Long rất tin cẩn y và thường ban cho y những bổng lộc hậu hĩnh. Một hôm, người ta đưa đến cho y món ăn quý do nhà vua ban: món chim hầm bát bảo nấu rất công phu. Phăng an xong thì thấy bụng đau cồn cào dữ dội, mắt trợn ngược, máu ộc ra đầy mồm miệng. Y chết ngay trên bàn ăn. Trong một quyển sổ ghi chép còn sót lại của y, người ta đọc thấy những dòng chữ sau:
“Tất cả những cố gắng của con người hướng về điều thiện đều là nhũng cô gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng và sau đó phải được vàng bảo đảm nữa mới có giá trị thực.
Chúng ta sống vô nghĩa, nghèo khó và đau khổ trong những lý thuyết chắp vá đầy ngụy biện; những môí bất hòa kỳ thị dân tộc và đẳng cấp; những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt xiết bao. Đến bao giờ, hỏi đến bao giờ, trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ?”
Đoạn Kết IIThoát khỏi biển lửa, đoàn tìm vàng sót lại một mình Phăng. Y mang số vàng tìm đến được dinh quan sở tại. Phăng đưa tấm thẻ tín bài có dấu triện của vua Gia Long xin được che chở. Quan huyện là một vị túc nho già, biết nghề thuốc. Phăng đã dưỡng bệnh ngay tại huyện lỵ hẻo lánh này. Con gái quan huyện là Vũ Thị còn trẻ nhưng góa chồng mang lòng yêu mến y. Sau khi Phăng vể kinh đô, y được vua Gia Long ban thưởng hậu hĩnh. Nhà vua đã cho tiến hành khai thác mỏ vàng.
Lúc này ở châu âu , nền Đế chế của Napôlêông Bonapac đã sụp đổ. Châu âu chín chắn hơn. Họ đã bắt đầu hiểu vẻ đẹp và vinh quang một dân tộc không phải do cách mạng hoặc chiến tranh mang lại, cũng không phải do các nhà tư tưởng hoặc các Hoàng đế mang lại, bởi vậy họ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn. Phăng xin vua Gia Long mang theo Vũ Thị và một số vàng lớn hồi hương. Về Pháp, ông lập một ngân hàng và sống sung sướng đến già. Ông thường kể lại cho con cháu nghe về những kỷ niệm quá khứ, về những biến cố ở xứ An Nam xa xôi. Theo ông, thời kỳ ông ở An Nam mới là sự bắt đầu lịch sử của quốc gia người Việt, khi này biên giới phân định, chữ viết có gốc từ chữ La tinh phổ biến, người Việt dần thoát ra sự cầm tù đáng sợ của nền văn minh Trung Hoa, có những mối giao lưu chung với cộng đồng nhân loại.
Đoạn Kết IIITất cả đoàn tìm vàng bị giết chết. Lính triều đình bao vây và tấn công họ chứ chẳng có thổ dân nào cả như trong hồi ký của người Bồ Đào Nha vô danh lầm tưởng. Người ta tìm được vàng giấu trong đồ đạc của những người châu âu, nó lẫn trong quần áo và ở cả trong những sổ sách ghi chép. Vua Gia Long cho xung công và sau đó cử một người trong hoàng tộc đứng ra lo việc khai thác mỏ vàng. Cuối đời, vua Gia long sống trong cung cấm, tìm cách tránh mọi tiếp xúc với bên ngoài. Nhà vua rất ghét những ai nhắc lại mối quan hệ với người này, người nọ khi nhà vua còn hàn vi, dù đấy là người Việt, người Trung Hoa hay người châu âu nào khác. Triều Nguyễn của vua Gia Long lập ra là một triều đại tệ hại. Chỉ xin lưu ý bạn đọc đây là triều đại để lại nhiều lăng.
***
(Dân ca)
Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: “Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra” không ra gì Bài hát “Tài mệnh tương đô” có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích...”
Nhận được thư tôi đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật độc đáo. Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.
*
Năm 1802, Nguyễn Phúc ánh chiếm Thăng Long, lên ngôi vua, đặt tên hiệu là Gia Long. Bên cạnh nhà vua có vài người châu âu giúp việc. Trong số ấy có một người Pháp tên là Phrăngxoa Pơriê do chính giám mục Pi nhô đờ Bê hen (Bá Đa Lộc) tiến cử. Nhà vua thường gọi y là Phăng.
Phăng từ nhỏ đã thích phiêu lưu. Y từng tham gia cách mạng 1789, bạn với Xanh Giuýt. Năm 1794, cách mạng thất bại, Phăng trốn ra nước ngoài. Năm 1797, Phăng theo chân một tàu buôn trôi dạt dến Hội An. Người ta không rõ cuộc gặp gỡ của y với Bá Đa Lộc, chỉ biết Bá Đa Lộc có viết thư giới thiệu Phăng với vua Gia Long.
Trong tập bút ký của mình sau này, Phăng viết:
“Nhà vua là một khôí cô đơn khổng lồ. Ông đóng trò rất giỏi trong triều đình. Ông đi, đứng, ra, vào, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần. Ông là người cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ, đần độn. Là người chồng đáng kính của các bà vợ tầm thường... Ông biết ông đã già, với bọn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp ông bất lực. Ông biết rõ cái triều đình thiển cận do ông dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói. Ông luôn lo sợ bởi quyền lực nắm trong tay, nó lớn ngoài sức chứa một con người...”
Trong một chuyến đi săn ở phía Bắc kinh thành Huế, Phăng đi theo vua Gia Long. Phăng kể: Nhà vua cưỡi ngựa, lưng rất thẳng. ở giữa thiên nhiên, trông ông rạng rỡ mất đi vẻ đăm chiêu cau có hàng ngày. Ông vui vẻ vào cuộc săn hào hứng. Buổi tối, nói với tôi, ông bảo: “Khanh biết không, cái lũ chó chết ấy, chúng nó chuẩn bị cả rồi, chỗ nào trẫm đi qua thì chúng thả thú ra”. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao nhà vua (vốn xuất thân là một võ tướng) lại chịu được sự nhục mạ ấy.
Ông cười: “Khanh chẳng hiểu gì. Vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục”. Tôi ngồi nghe nhà vua, nhận thấy ông trải đời ghê gớm. Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh. Số phận ngẫu nhiên giao cho ông đứng trên đỉnh cao nhất, ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững. Tôi có hỏi nhà vua về các nhà lư tưởng phương Đông. Tôi nhận thấy ông không quan tâm đến họ.
Ông bảo: “Tất cả do cay cú đời sống. Họ là quá khứ. Thời khắc đang sống, là đáng kể”. Nhà vua chăm chú ăn món gân hổ, hơn là tiếp chuyện tôi...”.
Phăng được vua Gia Long cho phép đi lại nhiều nơi, Phăng từng gặp Nguyễn Du, bấy giờ đang giữ chức tri huyện. Phăng kể:
“Trước mặt tôi là một người bé nhỏ, mặt nhàu nát vì đau khổ. Ông nổi tiếng là một nhà thơ có tài. Tôi thấy ông hoàn toàn không hiểu gì về chính trị. Trước sau, ông là một viên quan tận tụy. Ông hơn những người khác ở nhân cách nhưng nhân cách ấy có giá trị gì khi cuộc đời thực của ông xúi xó, túng kiết. Ông hoàn toàn thiếu tiện nghi. Ông không phù phiếm nhưng sự hào hoa cũng không có nốt. Đời sống tinh thần bóp nghẹt ông. Ông nói chuyện giản dị và hóm hỉnh. Trực giác tuyệt vời. Cũng như vua Gia Long, ông là một khối nguyên liệu to lớn nhưng nhẹ đồng cân hơn, hợp chất tạo thành ít hơn, độ bám của bụi bặm cũng ít hơn. Cả hai đều là những khối nguyên liệu vô giá, những vật quốc bảo”.
Phăng được Nguyễn Du dẫn đi thăm một vài nơi trong địa hạt của mình. Phăng viết:
“Ông ta (tức Nguyễn Du) có sự thông cảm sâu sắc với nhân dân. Ông yêu nhân dân mình. Ông đại diện cho nhân dân ở phần u uất nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng thương nhất. Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp. Nhà vua có cách nhìn thực tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản thân mình. Nhà vua biết xót thân. Nguyễn Du thì khác, Nguyễn Du không biết xót thân.
Nguyễn Du thông cảm với những đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi nỗi đau khổ lớn của dân tộc. Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy.
Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy. Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đuơng thời) giấu giếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau nguời ta mới thấy điều này vô nghĩa. Nguyễn Du sống dân dã, ông hồn nhiên chịu đựng sự nghèo tùng cùng nhân dân.
Ông không đứng cao hơn họ, không hưởng thụ cao hơn họ, và như thế, ông hoàn toàn không biết làm chính trị. Tất cả đời sống vật chất của ông do những hoạt động cù lần mang lại, năng suất thấp, chỉ thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu. Lòng tốt của ông là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu được ai. Vua Gia Long thì khác. Ông khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với Tạo hóa, dám mang cả dân tộc mình ra lường gạt phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên.
Đấy là lòng tốt lớn của nhà chính trị. Lòng tốt lớn của nhà chính trị không chỉ là làm việc thiện với một số phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy của ông ta với khối cộng đồng. Từng phần tử trong cộng đồng do luật tự nhiên chi phối sẽ tự tồn tại, định hướng và phát triển. Không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé xiết bao bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại vừa tàn nhẫn...
Phăng có kể lại cho vua Gia Long ấn tượng khi gặp Nguyễn Du. Phăng viết:
“Nhà vua nghe tôi một cách lơ đãng. Tôi có cảm giác ông bị nặng tai nhưng không phải. Ông không coi Nguyễn Du ra gì, hoặc có thể ông coi Nguyễn Du là con ngựa giống tốt trong cả đàn ngựa, lợn, bò, gà mà ông chăn dắt. Ông bảo: “Trẫm có biết người ấy. Cha nó là Nguyễn Nghiễm. Anh nó là Nguyễn Khản”. Tôi thấy nhà vua hiểu sự bất lực của ông đối với đời sống nghèo khó và những trì trệ của dân tộc ông.
Ông không tin học vấn có thể cải tạo giống nòi. Điều ấy có lý. Trước hết là vật chất. Những hoạt động kinh tế cù lần chỉ đủ sức cho một dân tộc sống khắc khoải. Vấn đề ở chỗ phải đứng lên vươn mình thành một cường quốc. Làm điều đó, phải có gan chịu đụng sự va xiết trong quan hệ với cộng đông nhân loại. Thói hủ nho và thủ dâm chính trị sẽ không bao giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa “.
Năm 1814, người ta phát hiện ra một nơi có vàng, Phăng xin vua Gia Long cho một số người châu âu cùng mình đi tìm kiếm. Vua Gia Long đồng ý. Phăng không để lại tư liệu nào kể về chuyến đi tìm vàng này. Tuy nhiên có một người Bồ Đào Nha tham gia đoàn tìm vàng đã viết hồi ký. Người Bồ Đào Nha này kể lại: Đoàn chúng tôi có mười một người gồm bốn người Bồ Đào Nha, một người Hà Lan, năm người Pháp và một người Việt dẫn đường. Chỉ huy chúng tôi là Phơrăngxoa Pơriê. Y là một người tàn bạo được vua Gia Long tin cậy...
Chúng tôi đi ngựa, mang theo vũ khí và những dụng cụ đãi vàng như dân tìm vàng hồi thế kỷ trước ở Bắc Mỹ. Ngay Phơrăngxoa Pơriê cũng không lường trước sự việc diễn ra. Điều ấy khiến cho chúng tôi sau này phải trả giá đắt. Đa số chúng tôi tham gia chuyến đi vì sự hiếu kỳ. Chúng tôi chuẩn bị lương thực đủ trong một tháng. Chúng tôi luồn rừng và đến nơi sau một tuần đi đường. Nơi đây là thượng nguồn một con sông lớn nằm kẹp trong thung lũng hoang vắng. Không hề thấy một bóng người qua lại.
Quạ bay hàng đàn. Trong bản đồ, Phrăngxoa Pơriê gọi đây là thung lũng Quạ. Chúng tôi cắm lều ngay trên bờ sông. Ngay ngày đầu tiên, người Hà Lan trong đoàn đã lên cơn sốt. Ông ta lên những cơn co giật khủng khiếp, người nóng như than, mặt xám lại Chúng tôi đề nghị để lại một người chăm sóc ông ta nhưng Phơrăngxoa Pơriê không nghe. Y dồn tất cả chúng tôi vào núi đào vàng và lọc quặng. Buổi tôí, khi chúng tôi trở về thì người Hà Lan đã chết. Phơrăngxoa Pơriê sai ném xác người Hà Lan xuống sông. Quạ lập tức bu đen trên thây người chết...
Mỏ vàng gần như lộ thiên. Sụ hào hứng khiến chúng tôi quên mệt nhọc. Đến ngày thứ ba, chúng tôi bị thổ dân tấn công. Chúng tôi co cụm lại. Những người thổ dân cầm dao, gậy đứng từ xa chửi rủa và dùng đá ném chúng tôi. Họ có ý muốn đuổi chúng tôi chứ không có ý gì khác. Người Việt dẫn đường đi theo chúng tôi đã biến mất ngay từ khi những người thổ dân xuát hiện. Phơrăngxoa Pơriê nói tiếng Việt rất tồi.
Y giơ cao tấm thẻ tín bài của vua Gia Long nhưng vô hiệu. Đáng lẽ chúng tôi phải rút ngay nhưng Phơrăngxoa Pơriê không kìm chế được. Y nổ súng. Một người thổ dân trúng đạn. Số còn lại chạy tán loạn. Chúng tôi đòi Phơrăngxoa Pơriê quay về nhưng y không nghe, y bắt chúng tôi tiếp tục làm việc. Vàng đã làm cho y lóa mắt và mụ mị đi. Buổi chiều khi chúng tôi quay về lều thì thấy đầu lâu của người Việt dẫn đường cắm trên cọc nhọn ngay bên cạnh đấy.
Trời nóng như thiêu, chúng tôi thấy rất nhiều quạ bay từ rừng trên, vừa bay vừa kêu những tiếng man rợ. Khoảng nửa đêm, lửa bốc cháy dữ dội xung quanh lều. Những mũi tên lẩm thuốc độc ở đâu bắn đến như mưa. Năm người trong đoàn chúng tôi chết ngay. Phơrăngxoa Pơriê mang theo số vàng đãi được mở con đường máu thoát ra. Lửa nóng quá. Trước mặt, sau lưng, trên trời, dưới đất, đâu đâu cũng thấy lửa cháy rùng rực...”
Hồi ký của người Bồ Đào Nha vô danh không viết gì thêm. Tôi, người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu. Tõi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đoc tùy ý lựa chọn.
Đoạn Kết I.
Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người. Phăng bảo toàn nguyên vẹn số vàng đào được mang về. Vua Gia Long vui mừng vì đã tìm được mỏ vàng. Nhà vua cho khoanh vùng thung lũng Quạ và cho tiến hành khai thác mỏ. Phăng được cử trông coi việc này. Hai người châu âu sót lại trong đoàn tìm vàng cũng được mời tham gia nhưng họ từ chối. Phăng trông coi việc khai thác mỏ vàng trong hai năm. Vua Gia Long rất tin cẩn y và thường ban cho y những bổng lộc hậu hĩnh. Một hôm, người ta đưa đến cho y món ăn quý do nhà vua ban: món chim hầm bát bảo nấu rất công phu. Phăng an xong thì thấy bụng đau cồn cào dữ dội, mắt trợn ngược, máu ộc ra đầy mồm miệng. Y chết ngay trên bàn ăn. Trong một quyển sổ ghi chép còn sót lại của y, người ta đọc thấy những dòng chữ sau:
“Tất cả những cố gắng của con người hướng về điều thiện đều là nhũng cô gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng và sau đó phải được vàng bảo đảm nữa mới có giá trị thực.
Chúng ta sống vô nghĩa, nghèo khó và đau khổ trong những lý thuyết chắp vá đầy ngụy biện; những môí bất hòa kỳ thị dân tộc và đẳng cấp; những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt xiết bao. Đến bao giờ, hỏi đến bao giờ, trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ?”
Đoạn Kết IIThoát khỏi biển lửa, đoàn tìm vàng sót lại một mình Phăng. Y mang số vàng tìm đến được dinh quan sở tại. Phăng đưa tấm thẻ tín bài có dấu triện của vua Gia Long xin được che chở. Quan huyện là một vị túc nho già, biết nghề thuốc. Phăng đã dưỡng bệnh ngay tại huyện lỵ hẻo lánh này. Con gái quan huyện là Vũ Thị còn trẻ nhưng góa chồng mang lòng yêu mến y. Sau khi Phăng vể kinh đô, y được vua Gia Long ban thưởng hậu hĩnh. Nhà vua đã cho tiến hành khai thác mỏ vàng.
Lúc này ở châu âu , nền Đế chế của Napôlêông Bonapac đã sụp đổ. Châu âu chín chắn hơn. Họ đã bắt đầu hiểu vẻ đẹp và vinh quang một dân tộc không phải do cách mạng hoặc chiến tranh mang lại, cũng không phải do các nhà tư tưởng hoặc các Hoàng đế mang lại, bởi vậy họ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn. Phăng xin vua Gia Long mang theo Vũ Thị và một số vàng lớn hồi hương. Về Pháp, ông lập một ngân hàng và sống sung sướng đến già. Ông thường kể lại cho con cháu nghe về những kỷ niệm quá khứ, về những biến cố ở xứ An Nam xa xôi. Theo ông, thời kỳ ông ở An Nam mới là sự bắt đầu lịch sử của quốc gia người Việt, khi này biên giới phân định, chữ viết có gốc từ chữ La tinh phổ biến, người Việt dần thoát ra sự cầm tù đáng sợ của nền văn minh Trung Hoa, có những mối giao lưu chung với cộng đồng nhân loại.
Đoạn Kết IIITất cả đoàn tìm vàng bị giết chết. Lính triều đình bao vây và tấn công họ chứ chẳng có thổ dân nào cả như trong hồi ký của người Bồ Đào Nha vô danh lầm tưởng. Người ta tìm được vàng giấu trong đồ đạc của những người châu âu, nó lẫn trong quần áo và ở cả trong những sổ sách ghi chép. Vua Gia Long cho xung công và sau đó cử một người trong hoàng tộc đứng ra lo việc khai thác mỏ vàng. Cuối đời, vua Gia long sống trong cung cấm, tìm cách tránh mọi tiếp xúc với bên ngoài. Nhà vua rất ghét những ai nhắc lại mối quan hệ với người này, người nọ khi nhà vua còn hàn vi, dù đấy là người Việt, người Trung Hoa hay người châu âu nào khác. Triều Nguyễn của vua Gia Long lập ra là một triều đại tệ hại. Chỉ xin lưu ý bạn đọc đây là triều đại để lại nhiều lăng.
***
No comments:
Post a Comment