HOÀNG LAN CHI * KÝ
*
Tôi nhìn anh chàng cười duyên một cái. Này các ông “ Chu văn An” ạ, con gái Bắc Kỳ cũng ranh ma lắm đấy chứ chả vừa đâu. Thấy mình có cái gì “đèm đẹp” là lợi dung tối đa. Ví dụ tôi biết có đôi mắt nai rất ư là “tồ và ngố” nên chuyên môn mở to mắt ra cái điều em ngây thơ lắm em chả biết gì đâu. Hay biết mình có cái răng hơi “khênh khểnh” nên gặp dịp tốt là nàng khoe ngay tắp lự! Cũng chả biết ma xui đất khiến thế nào mà sau đó chúng tôi chơi với nhau rất lâu. Nhưng duyên số không có nên sau khi ra trường một năm thì đường ai nấy đi. Mấy chục năm sau chúng tôi gặp lại trên đất khách sau khi gặp nhau ở net! Việc gặp lại này xin nhường cho CVA Đàm Trung Phán (biệt danh Lãng Xẹt) kể nhé:
*******
Tối đó, anh gọi về Việt Nam cho tôi và hai anh em cười vui hể hả. Từ câu chuyện của anh đã gợi hứng cho tôi viết “Bẩy ngày ngà ngọc”, một chuyện tình lồng trong phong cảnh Việt Nam và được nhiều “netters” đón nhận. Thậm chí một trang web nào đó còn lấy ra đọc. “Bẩy ngày ngà ngọc”, nghe thì tưởng “nhảm nhí” nhưng thực ra thì chả nhảm tí nào mà lại rất lãng mạn mơ mộng. Ông chồng cũ của ca sĩ Lệ Thu, ký giả Hồng Dương viết cho tôi “Lan Chi ơi, truyện này dễ thương, giọng văn cao sang lắm…”
Tôi nói với Pat Lâm “Chắc ngày xưa ông hát hay lắm. Bây giờ nghe hơi khàn khàn nhưng còn chất lắm đó! Sau nữa nghe ông huýt sáo làm tôi nhớ thuở sinh viên của tụi mình quá”. Bản nhạc của Pat Lâm được ai đó làm youtube và khá phổ biến ở net. Buồn cười là từ người xa lại nhận họ hàng với người gần. Nôm na thế này, nghe Pat Lâm kể về web CVA, tôi kể cho Pat Lâm nghe, tôi và Bùi Bảo Sơn chưa gặp bao giờ nhưng không xa lạ vì hai gia đình là bằng hữu từ thuở Thái Bình.
Ông Bùi văn Bảo, thân phụ Bùi Bảo Sơn là bạn thân bác và cả cha tôi. Sau đó anh Sơn gửi mail với cái tựa “Nhận họ hàng”! Một cư dân CVA khác nhưng “duyên” tái ngộ không phải từ diễn đàn CVA mà là từ “group” Tổng Nha Kế Hoạch. Tổng Nha Kế Hoạch, nơi tôi làm việc đầu tiên ngay sau khi ra trường năm 1971, trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia. Năm 2008, vô tình tôi “lụm” được ông Phó Tổng Giám Đốc Trần Lương Ngọc từ “group CP” (nhóm du học thời VNCH với học bổng Colombo, CP là Colombo Plan). Sau đó tôi viết bài “Bác Phó của tôi”. Rồi “Bác Phó” giới thiệu bài với group “Tổng Nha” của bác. Từ đó, tôi lai rai trò chuyện trong group này cũng như group Khoa Học của tôi.
Một chuyên viên Tổng Nha, cư dân CVA, đã viết lại kỷ niệm xưa thật dễ thương làm trái tim già cỗi của tôi bồi hồi. Cư dân CVA này viết như sau, thử hỏi quý cụ CVA là có đúng dân CVA “lém” như Lan Chi nhận xét không nhé: “ Cô Quỳnh Giao này có trí nhớ tốt thật. Tôi nhớ lúc ấy tôi làm ở Nha Viện Trợ. Anh Từ Trì đã chuyển sang Bộ Ngoại Giao. Giám Đốc NHa Viện Trợ lúc đó là anh Trần Hữu Dũng. Khi cô Quỳnh Giao đến làm việc, thấy cô bé này " hay hay" nên mấy anh chuyên viên trẻ thách nhau đến làm quen. Và tôi đã nhận lời đưa cô nhân viên mới này đi giới thiệu khắp nơi. Tôi nhớ mình thắng được chầu cà phê vỉa hè đường Lê Thánh Tôn. It lâu sau tôi chuyển sang làm việc ở trụ sở 244 Phan Thanh Giản, cùng bộ phận nghiên cứu dưới quyền Ông Nguyễn Như Cương và không có dịp gặp lại cố nhân Quỳnh Giao nữa.
Vậy mà đã hơn 30 năm rồi. Năm ngoái, khi đọc lại bài viết của Lan Chi về ngày cô vào làm ở Tổng Nha Kê Hoạch, tôi làm được một bài thơ ngắn, trong đó có mấy câu :
" Một vùng như thể" trên trang Web
Người vẫn nguyên đài các diễm kiều
Có nhớ Saigon ngày xưa ấy
Có kẻ vì ai đã mộng nhiều
"Một vùng như thể " là tôi lấy phần đầu câu Kiều.( Một vùng như thể cây Quỳnh cành Giao )Trên trang Web là cô em gái Đỗ Nghiêm Trinh gởi hình Lan Chi trên e mail cho những anh em Kế Hoạch . Ngay từ ngày Quỳnh Giao vào làm ở Kế Hoạch là tôi nghĩ đến câu thơ này mỗii lần nghĩ đến cô, và hình như tôi nghĩ đến cô hơi nhiều. LQT”
Oregon hay mưa. Mưa Oregon không gợi nhớ mưa Sài Gòn vì rả rích. Anh bạn CVA bắt viết cho đặc san CVA, không cho Lan Chi “xu huyền” mà Lan Chi thì không biết viết gì nữa. Thôi thì nhắc lại chuyện “Những người tình CVA” vậy! Tình cũ có, tình mới có nhưng điều ngậm ngùi là: …có những “người tình CVA” mà Lan Chi thấy rất đáng yêu bởi dân CVA lúc nào cũng đáng yêu cả vì thông minh, lém lỉnh, dí dỏm nhưng không yêu được vì quý cụ đang là “chim hót trong lồng”!!!
Thành phố hoa hồng Portland 2010 Hoàng Lan Chi
*
Những người tình “ Chu văn An”!
Hoàng Lan Chi
Tôi là dân Bắc kỳ chín nút tức Bắc Kỳ di cư 1954. Bắc kỳ này khi di cư vào Nam còn “nhỏ híu” nhưng “chảnh” lắm, nhất định giữ giọng Bắc của mình cơ chứ không lai căng gì cả. Nhất là tôi lại học Gia Long chứ chả học Trưng Vương vậy mà giọng nói không bị lai là vì yêu tiếng Bắc của mình lắm lắm. Lý do nào tôi học Gia Long thì đã viết trong nhiều tuỳ bút. Ở đây chỉ nhắc lại là thường thì Gia Long “bồ tèo” với Petrus Ký nhưng cái cô Gia Long Bắc Kỳ này không thân thiết với dân ấy mà lại thích dân “Chu Văn An” cơ. Có gì đâu, cùng tông bắc kỳ mà!
Người miền Nam sợ con rể Bắc vì nói con trai Bắc hay có tính gia trưởng này và …láu cá nữa chứ. Còn tôi, tôi chỉ thấy con trai Bắc thông minh, lém, ăn nói dí dỏm làm mình vui chứ mấy ông “Nam Cờ” lắm khi thành thật quá thấy “cù lần lửa” chết đi được! Tôi chỉ chơi nhiều với dân Chu Văn An khi lên đại học. Lý do chính là “made in con nhà giáo”! Thuở trung học bị ông bố kềm kẹp cấm không có bạn trai thì lấy đâu ra bạn mà chơi. Phí của giời vì: Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba (Thơ Nguyên Sa) Cái ông thi sĩ này yêu con gái còn vị thành niên khôn bỏ xừ đi ấy.
Tuổi mươì ba là tuổi mới truởng thành, còn ngây thơ vô tội chứ chưa vô số tội! Vì ngây thơ vô tội thì tình yêu sẽ thuần tuý tình yêu và chưa hề tính toán. Nói theo kiểu các bạn trẻ bây giờ là “yêu anh vì đó là anh”! Tôi quen một dân Chu Văn An ngay đầu năm thứ hai đại học. Trường hợp quen cũng dễ thương tuy không lãng mạn theo kiểu mưa rơi và trú cùng mái hiên. Hôm đó, anh chàng đứng cạnh tôi nơi cửa sổ ghi danh.
Một con sâu từ cây còng me tây chơi gian ác đu xuống rồi bình thản đậu trên tay cô nàng Bắc Kỳ chỉ sợ …ma và sâu. Nói nào ngay hồi đó tôi hiền lắm chứ chả như bây giờ. Bây giờ ấy à, chị Ngô Minh Hằng chọc tôi “Người đánh Nam dẹp Bắc mà lại sợ ma và sâu”! Ý chị Hằng ám chỉ việc tôi viết bài “uýnh” việt gian cứ bén như dao bổ cau ấy mà. Con sâu dù bé tí cũng đủ làm hồn vía lên mây và tôi hét lớn. Có lẽ vì âm thanh quá lớn… làm phiền hàng xóm nên anh chàng giật mình và túm cổ con sâu vặt ra làm sáu mảnh!
Hoàng Lan Chi
Tôi là dân Bắc kỳ chín nút tức Bắc Kỳ di cư 1954. Bắc kỳ này khi di cư vào Nam còn “nhỏ híu” nhưng “chảnh” lắm, nhất định giữ giọng Bắc của mình cơ chứ không lai căng gì cả. Nhất là tôi lại học Gia Long chứ chả học Trưng Vương vậy mà giọng nói không bị lai là vì yêu tiếng Bắc của mình lắm lắm. Lý do nào tôi học Gia Long thì đã viết trong nhiều tuỳ bút. Ở đây chỉ nhắc lại là thường thì Gia Long “bồ tèo” với Petrus Ký nhưng cái cô Gia Long Bắc Kỳ này không thân thiết với dân ấy mà lại thích dân “Chu Văn An” cơ. Có gì đâu, cùng tông bắc kỳ mà!
Người miền Nam sợ con rể Bắc vì nói con trai Bắc hay có tính gia trưởng này và …láu cá nữa chứ. Còn tôi, tôi chỉ thấy con trai Bắc thông minh, lém, ăn nói dí dỏm làm mình vui chứ mấy ông “Nam Cờ” lắm khi thành thật quá thấy “cù lần lửa” chết đi được! Tôi chỉ chơi nhiều với dân Chu Văn An khi lên đại học. Lý do chính là “made in con nhà giáo”! Thuở trung học bị ông bố kềm kẹp cấm không có bạn trai thì lấy đâu ra bạn mà chơi. Phí của giời vì: Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba (Thơ Nguyên Sa) Cái ông thi sĩ này yêu con gái còn vị thành niên khôn bỏ xừ đi ấy.
Tuổi mươì ba là tuổi mới truởng thành, còn ngây thơ vô tội chứ chưa vô số tội! Vì ngây thơ vô tội thì tình yêu sẽ thuần tuý tình yêu và chưa hề tính toán. Nói theo kiểu các bạn trẻ bây giờ là “yêu anh vì đó là anh”! Tôi quen một dân Chu Văn An ngay đầu năm thứ hai đại học. Trường hợp quen cũng dễ thương tuy không lãng mạn theo kiểu mưa rơi và trú cùng mái hiên. Hôm đó, anh chàng đứng cạnh tôi nơi cửa sổ ghi danh.
Một con sâu từ cây còng me tây chơi gian ác đu xuống rồi bình thản đậu trên tay cô nàng Bắc Kỳ chỉ sợ …ma và sâu. Nói nào ngay hồi đó tôi hiền lắm chứ chả như bây giờ. Bây giờ ấy à, chị Ngô Minh Hằng chọc tôi “Người đánh Nam dẹp Bắc mà lại sợ ma và sâu”! Ý chị Hằng ám chỉ việc tôi viết bài “uýnh” việt gian cứ bén như dao bổ cau ấy mà. Con sâu dù bé tí cũng đủ làm hồn vía lên mây và tôi hét lớn. Có lẽ vì âm thanh quá lớn… làm phiền hàng xóm nên anh chàng giật mình và túm cổ con sâu vặt ra làm sáu mảnh!
Tôi nhìn anh chàng cười duyên một cái. Này các ông “ Chu văn An” ạ, con gái Bắc Kỳ cũng ranh ma lắm đấy chứ chả vừa đâu. Thấy mình có cái gì “đèm đẹp” là lợi dung tối đa. Ví dụ tôi biết có đôi mắt nai rất ư là “tồ và ngố” nên chuyên môn mở to mắt ra cái điều em ngây thơ lắm em chả biết gì đâu. Hay biết mình có cái răng hơi “khênh khểnh” nên gặp dịp tốt là nàng khoe ngay tắp lự! Cũng chả biết ma xui đất khiến thế nào mà sau đó chúng tôi chơi với nhau rất lâu. Nhưng duyên số không có nên sau khi ra trường một năm thì đường ai nấy đi. Mấy chục năm sau chúng tôi gặp lại trên đất khách sau khi gặp nhau ở net! Việc gặp lại này xin nhường cho CVA Đàm Trung Phán (biệt danh Lãng Xẹt) kể nhé:
*******
Lãng
Xẹt và Hoàng Lan Chi Khoảng năm 2001, tôi đọc trên Internet thấy tên
một tác giả nghe rất ngộ: Hoàng Lan Chi (HLC) và tôi bắt đầu đọc những
bài viết của HLC. Tác giả viết văn theo lối học trò, mang một niềm nuối
tiếc không những của thời còn là một nữ sinh Gia Long, một sinh viên
trường Khoa Học mà còn cả một bầu trời Miền Nam nước Việt trước năm
1975. Ðiều đặc biệt là tuy tác giả còn đang sống tại Việt Nam mà “Bà Bà
LC” cứ thẳng tay mà “vuốt mặt nhà nước”. Thời kỳ này, Lãng tôi bắt đầu
vào đọc và viết trên Vietbao Online. Cũng vì vậy mà Xẹt tôi đã có dịp
“gặp” HLC vừa trên Phố Rùm (Forums), vừa qua I- Meo. Một hôm tôi đọc
trên Quán Gió bài viết “Những người tình Chu Văn An” của HLC. Tôi nhìn
con ruồi bay qua màn hình điện toán và mỉm cười vu vơ, chẳng qua là vì
tôi cũng đã là một cựu học sinh của trường Chu Văn An. Ðọc đến đoạn HLC
nhắc tới người tình CVA mang tên T nay đã có vợ Mỹ và năm đứa con, tôi
cười hô hố và suýt té khỏi cái ghế có năm cái bánh xe. Nhân vật T này
rất đặc biệt vì hai “điểm son” đó nhưng lại chẳng có xa lạ gì với tôi:
hắn là bà con với bà Cai BN của tôi! Hắn không những đã “dám” lấy vợ Mỹ
mà còn “dám” có một lúc 5 đứa con trên cái
“cõi-đờí-thiên-hạ-có-ít-con” này nữa. Tôi ngưng cười và gọi BN vào đọc
bài viết này. Xẹt tôi bèn I- meo ngay cho “chàng Trương” để nghe hắn
tâm sự ra sao. Sau khi tôi được nghe đương sự “thú nhận tội lỗi”, T và
BN kể cho tôi nghe nhiều mẩu chuyện của thời sinh viên ngày xưa và tôi
cũng được trở về với khung cảnh của Việt Nam vào cuối thập niên 60 và
trước hồi tháng 4,1975. Vì những kỷ niệm dễ thương của thuở mới vào đời
đó mà vợ chồng tôi bắt đầu viết I- meo cho HLC. BN và HLC cùng là dân
Bắc Kỳ 9 Nút và cựu nữ sinh Gia Long! Lúc đó, HLC vẫn còn đang kẹt lại ở
Việt Nam . HLC và tôi thường hay “gặp” nhau trên Phố Rùm của Vietbao
Online. Vâng, từ CVA Lãng Xẹt Đàm Trung Phán, khi đọc tuỳ bút của tôi, T
nhận ra ngay Hoàng Lan Chi chính là QG ngày xưa vì thuở sinh viên
chàng ta chuyên bỏ giờ học ngồi bậc thềm xem truyện ngắn của tôi đăng
trên các báo thời đó. “Văn QG lúc nào cũng vậy”.
T viết như thế. Ngày tôi đến Virginia , thành phố tình nhân xứ hoa anh đào thì T lên gặp tôi. Mấy chục năm hội ngộ nơi đất khách, hai mái đầu đã bạc. Chút kỷ niệm xưa chỉ còn là kỷ niệm. Khi tôi gửi bài “Những người tình Chu Văn An” đầu tiên lên web Quán Gió khoảng năm 2001 thì giời ơi, bao ông CVA xôn xao. Ông nhận mình là T, ông nhận mình là L…Đó là do ông webmaster tường trình vì chính anh ta cũng khoái “con bé” và nhận làm em gái văn nghệ! Một cựu CVA là ông Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cũng chú ý bài ấy. Năm 2006 có việc phỏng vấn ông Vinh, ông hỏi tôi về bài đó, tôi ngớ người ra vì không dè ông Vinh cũng nhớ bài ấy.
Toàn bộ “Những người tình CVA” trong bài viết ấy đều là có thật trăm phần trăm nhưng gia vị mắm muối bột ngọt tôi nêm vào đó thì chỉ có tôi và các đương sự biết! Nhớ lại thuở trước chúng ta có những nề nếp mà bây giờ đã quá lỗi thời. Nhắc lại nếp xưa sẽ làm chùng tim cao niên chúng ta nhưng với bọn trẻ thời nay thì có khi họ lại ré lên cười. Chẳng hạn như cô em họ tôi “Mẹ em bảo ngày xưa mẹ đi học về, mỗi góc phố đều có người đứng nhìn! Còn em bây giờ mà thấy thằng nào như vậy, em nghĩ thằng đó khùng hay vô gia cư vô nghề nghiệp!” Ừ nhỉ, đã qua rồi thời chúng ta với thuở quen nhau thật lãng mạn!
Tôi còn nhớ chàng T của tôi thuổng ở đâu đó được bài thơ như sau: Em có biết đường đến trường mấy ngả Con đường nào anh đếm bước nhiều hơn Gốc cây nào anh thường quen đứng đợi Nhớ nhung gì khi bóng ngả hoàng hôn Hồi đó tôi khờ và tồ lắm, cứ ngỡ thơ của chàng cơ nên tôi viết cho chàng như sau: Em vẫn biết đường đến trường nhiều ngả Đường không em anh đếm bước nhiều hơn Gốc me tây anh thường quen đứng đợi Nhớ em nhiều khi bóng ngả hoàng hôn! Ấy, tôi viết đúng ‘thực tế” lắm đó nhé. Là nhiều lần chàng đứng đợi tôi nè. Là trường Khoa Học có nhiều cây còng me tây lắm cơ.
Chỉ có điều tôi phịa là “Nhớ em nhiều khi bóng ngả hoàng hôn”! Chàng viết và hỏi thế thì mình cứ nhận chàng nhớ mình đâu có siu phải không? Nhưng nói nào ngay, chàng này có lời tỏ tình mà tôi đã viết thành một tuỳ bút với cái tựa là “Lời tỏ tình dễ thương” và các netter “nhí” tha đi khắp nơi. Bây giờ chàng chỉ còn là một hình ảnh của dĩ vãng đã vô cùng xa mờ. Hiện nay tôi có nhiều “Người tình Chu Văn An” khác! Tôi phải “copy” lại cái câu tôi viết vào khoảng năm 2001 trong bài “Hỡi người tình Chu Văn An” nhé. Đó là “Người tình không phải là người tình mà là người tôi có cảm tình”! Ca va! C’est tout! Ấy, từ khi sang xứ Cờ Hoa tôi bực mình vì cái vốn Anh văn của mình quá.
Ngày xưa sinh ngữ chính là Pháp, còn Anh Văn chỉ học vỏn vẹn ba năm và xì tốp cả hai thứ khi vào đại học. Do đó sang đây tôi bị trở ngại ngôn ngữ ghê quá. Chính vì thế trong giai đoạn đầu tôi luôn nhờ vả “người tình T” của tôi và sau đó đã viết “Vẫn có anh bên đời” để ám chỉ việc, mấy chục năm sau, “Quỳnh ngày xưa vẫn có anh nhưng …là thông dịch cho Quỳnh!’ Vì thế lâu lâu phải xổ Pháp ra cho đỡ bực mình vì có biết tiếng Anh đâu cưa chứ?! “Người tình CVA” là “fan” của tôi thì khá nhiều.
Đa số quý cụ CVA đọc văn thấy nghịch ngợm, gợi nhớ ngày xưa nên thích. Ai thì tôi cũng chơi hết cả nhưng mức độ thân thì sau này tôi không dám thân với ai. Lý do năm 2001 gì đó, tôi khá thân với một anh vì anh làm thơ, viết văn đều hay cả dù xuất thân ngành khoa học. Chúng tôi chơi công khai ở một forum, nơi có nhiều người tham gia. Anh đã viết một câu chuyện ngồ ngộ làm “netters” thích thú theo dõi và sau đó ở đoạn cuối anh làm các “netters” chưng hửng vì nhân vật nữ chính của câu chuyện đó là …Lan Chi! Chính tôi cũng bị bất ngờ.
T viết như thế. Ngày tôi đến Virginia , thành phố tình nhân xứ hoa anh đào thì T lên gặp tôi. Mấy chục năm hội ngộ nơi đất khách, hai mái đầu đã bạc. Chút kỷ niệm xưa chỉ còn là kỷ niệm. Khi tôi gửi bài “Những người tình Chu Văn An” đầu tiên lên web Quán Gió khoảng năm 2001 thì giời ơi, bao ông CVA xôn xao. Ông nhận mình là T, ông nhận mình là L…Đó là do ông webmaster tường trình vì chính anh ta cũng khoái “con bé” và nhận làm em gái văn nghệ! Một cựu CVA là ông Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cũng chú ý bài ấy. Năm 2006 có việc phỏng vấn ông Vinh, ông hỏi tôi về bài đó, tôi ngớ người ra vì không dè ông Vinh cũng nhớ bài ấy.
Toàn bộ “Những người tình CVA” trong bài viết ấy đều là có thật trăm phần trăm nhưng gia vị mắm muối bột ngọt tôi nêm vào đó thì chỉ có tôi và các đương sự biết! Nhớ lại thuở trước chúng ta có những nề nếp mà bây giờ đã quá lỗi thời. Nhắc lại nếp xưa sẽ làm chùng tim cao niên chúng ta nhưng với bọn trẻ thời nay thì có khi họ lại ré lên cười. Chẳng hạn như cô em họ tôi “Mẹ em bảo ngày xưa mẹ đi học về, mỗi góc phố đều có người đứng nhìn! Còn em bây giờ mà thấy thằng nào như vậy, em nghĩ thằng đó khùng hay vô gia cư vô nghề nghiệp!” Ừ nhỉ, đã qua rồi thời chúng ta với thuở quen nhau thật lãng mạn!
Tôi còn nhớ chàng T của tôi thuổng ở đâu đó được bài thơ như sau: Em có biết đường đến trường mấy ngả Con đường nào anh đếm bước nhiều hơn Gốc cây nào anh thường quen đứng đợi Nhớ nhung gì khi bóng ngả hoàng hôn Hồi đó tôi khờ và tồ lắm, cứ ngỡ thơ của chàng cơ nên tôi viết cho chàng như sau: Em vẫn biết đường đến trường nhiều ngả Đường không em anh đếm bước nhiều hơn Gốc me tây anh thường quen đứng đợi Nhớ em nhiều khi bóng ngả hoàng hôn! Ấy, tôi viết đúng ‘thực tế” lắm đó nhé. Là nhiều lần chàng đứng đợi tôi nè. Là trường Khoa Học có nhiều cây còng me tây lắm cơ.
Chỉ có điều tôi phịa là “Nhớ em nhiều khi bóng ngả hoàng hôn”! Chàng viết và hỏi thế thì mình cứ nhận chàng nhớ mình đâu có siu phải không? Nhưng nói nào ngay, chàng này có lời tỏ tình mà tôi đã viết thành một tuỳ bút với cái tựa là “Lời tỏ tình dễ thương” và các netter “nhí” tha đi khắp nơi. Bây giờ chàng chỉ còn là một hình ảnh của dĩ vãng đã vô cùng xa mờ. Hiện nay tôi có nhiều “Người tình Chu Văn An” khác! Tôi phải “copy” lại cái câu tôi viết vào khoảng năm 2001 trong bài “Hỡi người tình Chu Văn An” nhé. Đó là “Người tình không phải là người tình mà là người tôi có cảm tình”! Ca va! C’est tout! Ấy, từ khi sang xứ Cờ Hoa tôi bực mình vì cái vốn Anh văn của mình quá.
Ngày xưa sinh ngữ chính là Pháp, còn Anh Văn chỉ học vỏn vẹn ba năm và xì tốp cả hai thứ khi vào đại học. Do đó sang đây tôi bị trở ngại ngôn ngữ ghê quá. Chính vì thế trong giai đoạn đầu tôi luôn nhờ vả “người tình T” của tôi và sau đó đã viết “Vẫn có anh bên đời” để ám chỉ việc, mấy chục năm sau, “Quỳnh ngày xưa vẫn có anh nhưng …là thông dịch cho Quỳnh!’ Vì thế lâu lâu phải xổ Pháp ra cho đỡ bực mình vì có biết tiếng Anh đâu cưa chứ?! “Người tình CVA” là “fan” của tôi thì khá nhiều.
Đa số quý cụ CVA đọc văn thấy nghịch ngợm, gợi nhớ ngày xưa nên thích. Ai thì tôi cũng chơi hết cả nhưng mức độ thân thì sau này tôi không dám thân với ai. Lý do năm 2001 gì đó, tôi khá thân với một anh vì anh làm thơ, viết văn đều hay cả dù xuất thân ngành khoa học. Chúng tôi chơi công khai ở một forum, nơi có nhiều người tham gia. Anh đã viết một câu chuyện ngồ ngộ làm “netters” thích thú theo dõi và sau đó ở đoạn cuối anh làm các “netters” chưng hửng vì nhân vật nữ chính của câu chuyện đó là …Lan Chi! Chính tôi cũng bị bất ngờ.
Tối đó, anh gọi về Việt Nam cho tôi và hai anh em cười vui hể hả. Từ câu chuyện của anh đã gợi hứng cho tôi viết “Bẩy ngày ngà ngọc”, một chuyện tình lồng trong phong cảnh Việt Nam và được nhiều “netters” đón nhận. Thậm chí một trang web nào đó còn lấy ra đọc. “Bẩy ngày ngà ngọc”, nghe thì tưởng “nhảm nhí” nhưng thực ra thì chả nhảm tí nào mà lại rất lãng mạn mơ mộng. Ông chồng cũ của ca sĩ Lệ Thu, ký giả Hồng Dương viết cho tôi “Lan Chi ơi, truyện này dễ thương, giọng văn cao sang lắm…”
Tôi không hiểu giọng văn cao sang là sao? Còn Vũ Trung Hiền, em ruột
nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm cũng khen nhưng bảo tôi “Cái chi tiết hai người
kéo nhau lên Ban Mê Thuột mà …chả có gì nghe không thực”! Ơ hay, Vũ
Trung Hiền “trần tục” quá đi, tại sao hai người lại “phải có gì”!
Trở lại anh bạn trên. Sau đó khi khổng khi không bà xã anh (cũng sinh
hoạt cùng trang net đó và chính chị làm quen tôi trước anh) nổi cơn
Hoạn Thư. Từ đó khi gặp quý cụ fan, tôi cũng chơi nhưng sau một thời
gian thì “ông/tôi” để các bà khỏi mất công ghen. Năm 2008 tôi nhận
mail của CVA Pat Lâm xin phép phổ bài thơ.
Tôi không nhớ nổi thơ nào liên quan đến dân CVA cả để mà chấp thuận đơn thỉnh cầu của đương sự! Pat Lâm kêu trời “Thơ mình mà không nhớ?!”! Sau đó Pat Lâm phải giải thích, đó là một ông CVA gửi truyện “Những người tình CVA” và Pat Lâm thích mấy câu thơ cuối của bài viết và đã phổ nhạc. Anh Bùi Bảo Sơn đưa lên web CVA 65-66 gì đó của anh. Thú thật nghe bản nhạc thấy cũng vui vui và vì tôi thích tiếng huýt sáo!
Tôi không nhớ nổi thơ nào liên quan đến dân CVA cả để mà chấp thuận đơn thỉnh cầu của đương sự! Pat Lâm kêu trời “Thơ mình mà không nhớ?!”! Sau đó Pat Lâm phải giải thích, đó là một ông CVA gửi truyện “Những người tình CVA” và Pat Lâm thích mấy câu thơ cuối của bài viết và đã phổ nhạc. Anh Bùi Bảo Sơn đưa lên web CVA 65-66 gì đó của anh. Thú thật nghe bản nhạc thấy cũng vui vui và vì tôi thích tiếng huýt sáo!
Tôi nói với Pat Lâm “Chắc ngày xưa ông hát hay lắm. Bây giờ nghe hơi khàn khàn nhưng còn chất lắm đó! Sau nữa nghe ông huýt sáo làm tôi nhớ thuở sinh viên của tụi mình quá”. Bản nhạc của Pat Lâm được ai đó làm youtube và khá phổ biến ở net. Buồn cười là từ người xa lại nhận họ hàng với người gần. Nôm na thế này, nghe Pat Lâm kể về web CVA, tôi kể cho Pat Lâm nghe, tôi và Bùi Bảo Sơn chưa gặp bao giờ nhưng không xa lạ vì hai gia đình là bằng hữu từ thuở Thái Bình.
Ông Bùi văn Bảo, thân phụ Bùi Bảo Sơn là bạn thân bác và cả cha tôi. Sau đó anh Sơn gửi mail với cái tựa “Nhận họ hàng”! Một cư dân CVA khác nhưng “duyên” tái ngộ không phải từ diễn đàn CVA mà là từ “group” Tổng Nha Kế Hoạch. Tổng Nha Kế Hoạch, nơi tôi làm việc đầu tiên ngay sau khi ra trường năm 1971, trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia. Năm 2008, vô tình tôi “lụm” được ông Phó Tổng Giám Đốc Trần Lương Ngọc từ “group CP” (nhóm du học thời VNCH với học bổng Colombo, CP là Colombo Plan). Sau đó tôi viết bài “Bác Phó của tôi”. Rồi “Bác Phó” giới thiệu bài với group “Tổng Nha” của bác. Từ đó, tôi lai rai trò chuyện trong group này cũng như group Khoa Học của tôi.
Một chuyên viên Tổng Nha, cư dân CVA, đã viết lại kỷ niệm xưa thật dễ thương làm trái tim già cỗi của tôi bồi hồi. Cư dân CVA này viết như sau, thử hỏi quý cụ CVA là có đúng dân CVA “lém” như Lan Chi nhận xét không nhé: “ Cô Quỳnh Giao này có trí nhớ tốt thật. Tôi nhớ lúc ấy tôi làm ở Nha Viện Trợ. Anh Từ Trì đã chuyển sang Bộ Ngoại Giao. Giám Đốc NHa Viện Trợ lúc đó là anh Trần Hữu Dũng. Khi cô Quỳnh Giao đến làm việc, thấy cô bé này " hay hay" nên mấy anh chuyên viên trẻ thách nhau đến làm quen. Và tôi đã nhận lời đưa cô nhân viên mới này đi giới thiệu khắp nơi. Tôi nhớ mình thắng được chầu cà phê vỉa hè đường Lê Thánh Tôn. It lâu sau tôi chuyển sang làm việc ở trụ sở 244 Phan Thanh Giản, cùng bộ phận nghiên cứu dưới quyền Ông Nguyễn Như Cương và không có dịp gặp lại cố nhân Quỳnh Giao nữa.
Vậy mà đã hơn 30 năm rồi. Năm ngoái, khi đọc lại bài viết của Lan Chi về ngày cô vào làm ở Tổng Nha Kê Hoạch, tôi làm được một bài thơ ngắn, trong đó có mấy câu :
" Một vùng như thể" trên trang Web
Người vẫn nguyên đài các diễm kiều
Có nhớ Saigon ngày xưa ấy
Có kẻ vì ai đã mộng nhiều
"Một vùng như thể " là tôi lấy phần đầu câu Kiều.( Một vùng như thể cây Quỳnh cành Giao )Trên trang Web là cô em gái Đỗ Nghiêm Trinh gởi hình Lan Chi trên e mail cho những anh em Kế Hoạch . Ngay từ ngày Quỳnh Giao vào làm ở Kế Hoạch là tôi nghĩ đến câu thơ này mỗii lần nghĩ đến cô, và hình như tôi nghĩ đến cô hơi nhiều. LQT”
Oregon hay mưa. Mưa Oregon không gợi nhớ mưa Sài Gòn vì rả rích. Anh bạn CVA bắt viết cho đặc san CVA, không cho Lan Chi “xu huyền” mà Lan Chi thì không biết viết gì nữa. Thôi thì nhắc lại chuyện “Những người tình CVA” vậy! Tình cũ có, tình mới có nhưng điều ngậm ngùi là: …có những “người tình CVA” mà Lan Chi thấy rất đáng yêu bởi dân CVA lúc nào cũng đáng yêu cả vì thông minh, lém lỉnh, dí dỏm nhưng không yêu được vì quý cụ đang là “chim hót trong lồng”!!!
Thành phố hoa hồng Portland 2010 Hoàng Lan Chi
*
Monday, April 12, 2010
PHAN QUỲNH * VĂN HÓA VIỆT NAM
*
NON BỘ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Phan Quỳnh
Non bộ : Hòn Cau, Tác giả Phan Quỳnh
Vietnam Miniature Landscape Exhibition
At San Diego Model Railroad Museum in Bolboa Park, California,
from May 1 to May 21, 2000
Chơi cây cảnh , chơi đá tảng , chơi non bộ , là môn chơi tao nhã , hấp dẫn , từ ngàn xưa của người Việt , kể cả các dân tộc phương đông và ngày nay thú chơi này đã lan rộng sang các nước phương tây .
Non bộ là núi nhân tạo , dùng đá , vữa hồ , đất , ... , tạo cảnh thiên nhiên hùng vĩ với hang động , ghềnh thác , núi cao biển rộng của cảnh thật hay cảnh tưởng tượng , được bàn tay nghệ nhân khéo léo bầy xếp , gắn tạc , đục đẽo , để dàn trải trong vườn cảnh , hay trong hồ cá , hoặc ngay trong chậu cạn , đồng thời điểm xuyết, trang trí rêu cỏ , cây cối nhỏ bé có dáng vóc cổ thụ , một số hình tượng (như mục đồng , ngư ông , tiều phu , tiên ông , đạo sĩ , ... , chùa tháp , đền miếu , cầu đường , ghe thuyền, thác nước đổ , phun sương , phun khói , cù lao , muông thú bằng sành , bằng đất sét v.v. ...) hầu diễn tả một sự tích , một câu chuyện làm cho non bộ có nội dung và linh hoạt , gợi hình , gợi cảm cho người thưởng ngoạn .
Có non bộ cao lớn hàng chục , hàng trăm thước tây , ví dụ hòn “ Vạn Tuế Sơn” của vua Lý Thái Tông chế tác năm Mậu Thìn 1028 , và cũng có non bộ bé nhỏ bằng gang tay hay nhỏ hơn .
Theo Lê Văn Siêu thì : không thể căn cứ vào lớn nhỏ mà luận về sự quí giá của non bộ . Nhiều khi nhỏ mà toàn thể là một cục long não , hoặc là một hình hết sức đẹp bầy trên án thư của nhà ẩn sĩ , để những khi nhà ẩn sĩ mở sách thánh hiền ra đọc và đốt một đỉnh hương trầm cho khói tỏa lên cây lên núi như những làn mây thì dẫu người trần mắt thịt đến đâu cũng phải thấy ngay một vẻ gì là tiên phong đạo cốt.
Người ta lại còn dùng núi đá ấy để làm nghiên mực nữa . Ta hãy tưởng tượng một cái bể nước con con với rêu , cỏ , cây , nhỏ lí tí trên một hòn non nhỏ bằng đá trắng , với những từng đá lăn tăn như dợn sóng , ôm lấy một mảng đá như một cái thung lũng để mài mực , và nhà nho cầm bút chấm vào nghiên mực ấy để viết những vần thơ , thì ta thấy rằng người Việt Nam xưa dẫu chẳng tiên thì cũng đã chẳng còn gì là tục nữa . (1)
I/.- Nghĩa ngữ .
Non bộ là thuật ngữ cổ thuộc gốc Nam Á .
Từ Bộ có nghĩa là dáng vẻ, bắt chước, phỏng theo, nhái theo, kiểu cách, mô phỏng, ra vẻ, v.v.... ví dụ : giả bộ, làm bộ, điệu bộ, bộ dạng...
Từ Non có nghĩa là núi .
Cùng một nghĩa chỉ núi với các từ trong ngữ hệ Malayo-Polynesiene và Mon-Khmer thuộc văn minh Nam Á , chúng ta thấy từ Ph-num của người Miên, từ Phơnơm của người Mạ, từ Bơnơn của người Bà-na dọc Trường sơn , từ B-non của người Ê-đê nam Tây nguyên , từ Gu-nong hay phunông của người Mã-lai, , từ Phu của người Thái, từ B-nam của cổ Phù-nam (2), v.v. ...
Khi xưa tiếng Hán đang còn đóng khung ở• vùng phía bắc sông Hoàng-hà, sông Vị-hà thì nó chưa thể có nhiều những từ nêu lên tên gọi của những sản vật mà chỉ phương nam mới có , do đó có sự vay mượn , ảnh hưởng qua lại . Những danh từ chỉ thực vật như cảm lãm ( trám ) , phù lưu ( trầu ) ba la mật ( mít ) v.v. ... chắc chắn là những danh từ vay mượn các ngôn ngữ vùng nhiệt đới . Để chỉ sông , phía Bắc , người Hán gọi là Hà , nhưng từ sông Dương Tử trở về Nam lại gọi là Giang . Theo các nhà Địa danh học “giang” là một từ vay mượn , thanh phù công () đứng cạnh bộ chấm thuỷ () trong chữ giang ( ) rất dễ dàng gợi cho chúng ta nghĩ đến Kion ( Miến ) , Kon ( Katu ) , Karan (Mơ Nông ) , Krong ( Chăm ) , Không ( Mường ) , Hông ( Khả) , Krông ( Bà Na ) , Khung ( Thái ) , Sôngai ( Mã Lai ) , cũng như nghĩ đến Sông trong tiếng Việt (3) , (Việt Miên Lào . . .có chung con sông là Mê kông ).
Có khi chiều ảnh hưởng chỉ đi theo một đường thẳng đơn giản, từ bên này sang bên kia, nhưng cũng nhiều khi mũi tên có thể đi đường vòng từ A sang B, rồi lại từ B quay trở về A. Ví dụ • tiếng Nam Á có danh từ chỉ một thứ võ khí ta gọi là Ná (So sánh với Na của Mường , của Chức , nả của La-ha [Mường-la] , Hna của Bà Na , của Ê-dê, Mnaá của Sơ Đăng, Sa-Na của Kơ-ho, S-Na của Miên, Snao của Raglai, Na của Mạ, Hnaá của Gia Rai , Sơ-Na của Srê, Sna của Chăm Phan Rang, Phan Rí, Nả của Thái hay Pnả của Mã Lai ), có nhiều cơ sở để có thể khẳng định chính từ tên gọi này được nhập vào vốn từ vựng của người Trung Quốc , sản sinh ra tiếng Hán có cách đọc Hán Việt cổ là Nõ hay Hán Việt hiện nay là Nỗ ( [] tổng hợp của thanh phù Nô [ như nô bộc] đứng trên chữ Cung tượng hình []) rồi lại quay trở về Việt Nam được đọc theo Nôm là Nỏ. Nỏ là một phát minh của người phương Nam .
Từ NON BỘ hay Bơnơn Bouy là mô phỏng núi , dáng vẻ núi non, nhái theo núi non, hoặc còn gọi là núi giả , sau này được các nho sĩ, sử gia chuyển ngữ sang chữ Hán mà cách đọc Hán Việt là giả sơn . Nhưng thuật ngữ giả sơn lại không được thông dụng •ở Trung quốc , kể cả Hoa Nam và Hoa Bắc . Người Trung quốc quen dùng thuật ngữ Bồn tài (p-en tsai - cây trong chậu) , Bồn cảnh (p-en ching - cảnh trong chậu) , mãi đến cuối thời Nguyên (1271-1368) , thời Minh (1369-1643) mới xuất hiện danh từ chữ Hán hoàn chỉnh có cách đọc Hán Việt là Sơn Thủy Bồn Cảnh ( shan shui p-en ching - cảnh sơn thuỷ trong chậu ) (4) , để chỉ lối chơi giống hệt như lối chơi non bộ ở Việt Nam .
Người Thái Lan có lối chơi Mai khèn ( cây lùn ) hay Mai dăt ( cây uốn ) , người Nhật có lối chơi Bonsai ( bồn tài - cây trong khay , trong chậu ) , Bonseki (bồn thạch - đá trong khay , trong chậu ) . Theo tác giả Nguyễn Vọng thì : Người Nhật có nghệ thuật đặt đá trên khay để trưng , không có cây cỏ . Giả thử đá ấy có hình dáng một trái núi thu nhỏ ta cũng không nên coi đó là một non bộ (5) .
II/.- Những gợi ý của non bộ .
*Non bộ ở Việt Nam có từ bao giờ ?
Chưa thấy có tài liệu nào trả lời dứt khoát câu hỏi này, nhưng rõ ràng cây và đá đã có sự liên hệ mật thiết lâu đời và đóng góp tích cực vào sinh hoạt vật chất và tinh thần của tổ tiên người Việt .
Ngay từ thời đại các vua Hùng dựng nước , ngót năm ngàn năm nay, chúng ta đã được biết hình ảnh mơ hồ của một non bộ : có đá, có cây, có mây nước, có đền miếu, v.v... gói trọn trong một tình tiết cảm động . Đó là truyện Trầu cau ( xem Lĩnh Nam Chích Quái) , một nguồn cảm hứng dồi dào cho các văn nhân nghệ sĩ sau này của các bộ môn thơ , văn , vũ , nhạc , họa , điêu khắc v.v....
*Những tín ngưỡng tối cổ .
1/.Trở ngược thời gian về hàng chục ngàn năm trước Công nguyên, sau khi dời bỏ đời sống trong hang động và săn bắn hái lượm để xuống định cư tại đồng bằng sông Hồng , sông Mã , chuyển sang đời sống nông nghiệp lúa nước (lạc điền), người Việt cổ vẫn còn bảo lưu được những đồ trang sức , những dụng cụ và công cụ sản xuất xa xưa bằng đá được đẽo mài , khoan , tiện, chế tác rất xinh xắn , đều đặn , khéo léo như vòng tay , khuyên tai , nhạc khí (đàn đá ) , rìu đá , cuốc đá , mũi tên đá , v.v.... đồng thời họ còn giữ tục thờ đá , tục thờ cây , tín ngưỡng tối cổ của nhân loại mà nay vẫn còn tàn dư •ở các nhóm dân tộc tại bán đảo Đông Dương và trải rộng đến các vùng hải đảo miền đông nam châu Á .
Trước 1945, tại một số làng thôn quê Bắc Việt, chúng ta vẫn còn thấy trước cổng mỗi nhà về phía trái dựng một hòn đá . Theo các cụ già xưa kể lại thì hòn đá này được gọi là con chó đá , đặt trước cổng để xua đuổi tà ma , quỉ mị , bảo vệ gia chủ , cho dù hòn đá không có vóc dáng của một con chó . Vua Lê Thánh Tông có bài thơ tả con chó đá này như một tướng quân chức quyền bao trùm một cõi , lòng son sắt thờ chúa , gìn giữ giang sơn .
Đọc Lĩnh Nam Chích Quái , đọc Việt Điện U Linh Tập , hoặc Quảng Châu kí, . . ., cho dù các sử liệu cổ xưa này đã bị các nho sĩ , sử gia xưa nhuận sắc , uốn sửa theo lăng kính Khổng giáo , chúng ta ngày nay vẫn nhìn thấy nhiều khe hở• nói về tục thờ đá thờ cây xa xưa •ở Việt Nam xuyên qua các từ ngữ như Ông Đống ( pù đống trong tiếng Tày), Thạch Khanh , ..., truyện tảng đá có vết chân to lớn của người anh hùng làng Dóng thời Hùng vương ở• núi Sóc Sơn , Bắc Ninh , hoặc truyện Mộc tinh , hay truyện Đô Lỗ Thạch thần , vị thần bảo trợ cho Thục An Dương Vương tại thành Cổ Loa, truyện Man Nương với phép linh của phiến đá , nằm trong một gốc cổ thụ , tạc thành bốn tượng Vân, Vũ, Lôi, Điện tại chùa Dâu.
Tương tự ở• các nhóm dân tộc Nam Á khác cũng có những nghi thức cầu nguyện hay thờ phụng thần cây thần đá . Ví dụ người Chăm Phan Rang , Phan Rí có tục thờ hòn đá tượng chưng cho Kút , thờ Linga, người Sê-đăng nam Tây nguyên có thần thoại thần đá, thần núi xuyên qua truyện Nữ thần Hoa Lan , người Lào có tục thờ Thitsana Hỉn, người Thái có tục Soat-non conhin , người Tagalog vùng đảo Luzon có tục Bato manalangin ( thờ đá) , tục Puno pananampalataya (thờ cây) , người Visaya vùng đảo Palawan có tục Batu gui-ampo (thờ đá) , người Ilocano vùng đảo Mindanao có tục Mula Icararag (6) .
2/.Ngoài tục thờ đá , thờ cây , một gợi ý nữa liên quan đến thú chơi non bộ •ở VN là tín ngưỡng về hang động và Thần Tiên Bất Tử .
Trong những năm 1934-1939 trường Viễn Đông Bác Cổ • Hà Nội đã khai quật một số cổ mộ của cư dân tỉnh Bắc Ninh , Bắc Việt , khoảng các thế kỷ trước và sau Công nguyên . Những mộ táng này được xây bằng gạch , đôi khi bằng đá , gắn nhau bởi một thứ hồ vữa đặc biệt rất dắn chắc để nhái theo hình thể hang động thiên nhiên , có nhiều động , nhiều phòng , mái vòm cong , thông nhau bởi những đường hầm địa đạo . Khảo cổ học đã xếp những mộ táng này vào giai đoạn văn minh Lạch Trường (7) . Văn minh Lạch Trường mà mộ táng trải rộng ở các tỉnh Bắc Việt, bắc Trung Việt và lưa thưa ở• một vài nơi phía nam Hoa Nam thuộc Trung Quốc, liên quan đến một tín ngưỡng dân gian người Việt thời thượng cổ : tín ngưỡng về Hang Động, còn gọi là Động Trời hay Động Thiên .
Theo tín ngưỡng này thì trong lòng một hòn núi lớn có những hang động rất linh thiêng mà cái vòm tượng trưng vòm trời , lòng đáy phù hợp với đất , cửa vào những hang ấy là biên giới giữa thế giới vật chất và thế giới siêu hình (8) .
Từ xưa, sống lâu vẫn là mơ ước của con người , họ than thở• về sự ngắn ngủi của đời sống trần gian và người Việt xưa nay thường tin tưởng và khao khát về một đời sống trường cửu nơi thế giới bên kia về sau bên bờ biển xa xăm hay siêu việt trên núi cao vút chín từng mây , hang động được coi rất thiêng liêng và là cung điện của các Thần Tiên bất-tử .
Tín ngưỡng hang động với Thần Tiên bất tử có một dấu ấn đậm nét của triết lý phồn thực , đặc trưng của các dân tộc •ở Nam Á trước khi có ảnh hưởng văn hóa Hán Tạng tràn từ phương Bắc xuống. Do đó không lạ gì hòn non bộ thường được đặt vào những nơi thờ nữ thần •ở Việt Nam mà Rolf A. Stein hay nói đến.
Ta thấy có những tục lệ đã nói lên được một ý thức tập thể về hang động hoặc thần thoại về Thần Tiên . Động Thẩm Lệ •ở Yên Bái , Bắc Việt , được coi linh thiêng , hàng năm trai gái đến tụ tập hát giao duyên , khai xuân phát động nguồn sinh lực của tạo vật , thần thoại về Việt Tĩnh , thần thoại Giáng Tiên với hang Từ Thức , thần thoại Hồ Công động , Kim Sơn động , Chấn Linh động , Hương Tích động , v.v. ... , ngoài ra còn cả một nhóm thần thoại dòng Đạo Nội lấy Chử Đồng Tử làm Sáng tổ của đạo Thần Tiên bất-tử (9).
Triết sử gia Hồ Thích nhận xét rằng từ khi Trung Quốc bắt đầu “khai hóa“ các dân tộc xung quanh , chủ yếu là các dân tộc phương Nam , thì đồng thời với việc các dân tộc này hấp thụ nền văn hóa phương Bắc , đạo Thần Tiên Bất Tử cùng với các chuyện thần thoại giàu chất trữ tình hấp dẫn của họ cũng được mang vào Trung Nguyên . Trong sách Trung Quốc Triết Học Sử , ông viết :
Các tân dân tộc hấp thụ nền văn hóa Trung-nguyên là điều rõ ràng, thiết-tưởng không cần phải nói thêm. Nhưng cùng một lúc, các chuyện thần thoại giầu tính-chất hấp dẫn của các quốc gia trên được mang vào đất Trung-nguyên.
Chúng ta thử xem các chuyện thần-thoại trong các tác phẩm văn học của Khuất Nguyên, Tống Ngọc(người Sở thuộc Bách Việt), tất cả đều là những mẫu chuyện mà nền văn học phương Bắc không bao giờ có, ... Có lẽ thuyết thần-tiên cũng do đấy mang sáp-nhập vào văn-minh Trung-quốc chăng ? (10)
Học giả Rolf A. Stein của trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổng kết : Từ địa linh và tiên cảnh , thế giới của Thần Tiên bất tử , đến quá trình ma thuật tiền hóa học , và đến sự trầm tư mặc tưởng thần bí, tất cả đều qui về một toàn bộ rất hệ thống mạch lạc những đề tài, hình ảnh, liên tưởng hệt như hệ thống cảnh hòn non bộ.
(From the holy place and paradisiacal site, the land of the Immortals, to alchemical processes and mystical meditation, everything leads to a strongly coherent assemblage of themes, images, associations - a complex identical to that accompanying miniature gardens)(11)
Rolf A. Stein còn cho biết tại các đền miếu chùa chiền và tư gia ở• Việt Nam , dù giàu hay nghèo đều chơi non bộ .
(Two preliminary facts about Indochina should be presented right away: nui non bo (miniature rocks covered with dwarf plants and set incotainers of water) are commonly present in both pagodas and private homes, even in those of the poor (not often in Hanoi, but frequently in Hue) ; and the rocks placed in the courts of pagodas, thus forming part of the sacred enclosure, are almost always accompanied by parallel verses in Chinese.)(12)
Một hiện tượng cần được nghiên cứu kỹ hơn để kết luận là trong khi ảnh hưởng văn hóa phương Bắc đã tràn ngập vào đất nước Vạn Xuân và sau này là Đại Cồ Việt , lối chơi non bộ đã rộ phát tại phương Nam nhưng chưa thấy sử sách hay tài liệu nào nói về lối chơi này ở phương Bắc, cho mãi đến thời kỳ các triều đại Nguyên, Minh, Thanh chúng ta mới thấy hiện tượng chơi non bộ Sơn Thủy Bồn Cảnh nở rộ tại Trung quốc.
III/.- Non bộ trong Việt sử.
Một non bộ cổ nhất •ở Việt Nam vào thế kỷ thứ X và có lẽ cổ nhất trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại và được bảo quản tại Hoa Lư tỉnh Ninh Bình , Bắc Việt. Sách Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ , xuất bản năm 1930 , ghi :
Ở huyện Gia Viễn (Ninh Bình) thuộc xã Trường Yên có động Hoa Lư, xưa là kinh đô nhà Đinh và nhà Tiền Lê , hiện nay còn lăng và đền thờ vua Đinh và vua Lê .
Ở bến đò lên, có một con đường hẹp lởm chởm những đá, đi độ nửa giờ thì đến làng An Hạ có đền thể vua Lê . Mới đến có một cái sập đá rồi qua cửa tam quan thì một bên có một cái giếng , một bên có một cái núi non bộ bằng một tảng đá lớn (13).
Theo truyền thuyết vùng Ninh Bình thì ngay từ hồi vua Lê Đại Hành (980-1005) còn sinh tiền, tại kinh đô Hoa Lư , song song với việc xây dựng các cung điện như Bạch Bảo Thiên Tuế , điện Phong Lưu , điện Vinh Hoa , điện Bồng Lai , điện Cực Lạc , điện Trường Xuân v.v. ...thì hòn non bộ nói trên được chế tác để chúc thọ nhà vua .
Sử cũ đã ghi : Năm Ất Dậu, hiệu Thiên Phúc thứ 5 (985), mùa thu, tháng bẩy, ngày Đinh Tị là ngày sinh của vua. Vua sai người đóng thuyền ở giữa sông dùng tre làm núi giả ở trên thuyền gọi là Nam Sơn (14).
Từ đấy, năm nào cũng giữ làm lệ thường (15).
Triều đại nhà Lý (1009-1225) là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc , sau hơn nghìn năm sống trong màn đêm thống trị của phương Bắc. Năm 1010 , vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, tiện nghi và rộng rãi hơn Hoa Lư, để xây dựng nên một trung tâm văn hóa tầm kích lớn cho Đại Việt , có ý muốn sánh ngang hàng với Đại Đường , Đại Tống phương bắc . Phật giáo và Lão giáo đã chiếm những chỗ đứng ưu thế trong đi sống tín ngưỡng dân gian , dần dần trở thành quốc giáo , chính vua Lý Thánh Tông đã lập ra phái Thảo Đường , bước đầu tạo sự phối hợp hài hòa giữa đạo và đời.
Kinh đô Thăng Long được các vua Lý mở mang ngày một lớn rộng . Các cung điện , lầu gác , đình tọa , chùa tháp, v.v. ..., được dựng lên và tu bổ liên tục , như điện Thiên An, điện Thiên Khánh, điện Trường Xuân, lầu Chính Dương, lầu Long Đồ để vua dạo ngắm hay điện Long Thụy, Long An để vua nghỉ ngơi, chắc hẳn những nơi ấy có vườn cảnh, cây cảnh, non bộ , để vua thưởng ngoạn.
Triều vua Lý Thái Tổ (1010-1028) , Việt Sử Lược ghi : Năm Tân Dậu , hiệu Thuận Thiên thứ 12 (1021) Mùa xuân , tháng 2 ngày Mậu Tí lấy ngày sinh của vua làm tiết Thiên Thành , xây Vạn Tuế Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc , làm nhiều hình chim bay , thú chạy , bày la liệt ở trên .(16)
Cùng sự việc này , sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư lại ghi : Lấy tre làm một ngọn núi gọi là Vạn Thọ Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc, trên núi làm nhiều hình chim bay , thú chạy, muôn vẻ lạ kỳ. Lại sai người bắt chước tiếng cầm thú làm vui để ban yến cho bày tôi.
Năm Nhâm Tuất (1022), mùa xuân , tháng 2, vua thấy tiết Thiên Thành làm núi giả khó nhọc cho dân, bãi đi, chỉ đặt yến lễ mà thôi (17).
Dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) , sử cũ cho biết năm Mậu Thìn 1028 : Tháng sáu, lấy ngày sinh vua làm tiết Thiên Khánh, xây Vạn Tuế Sơn ở Long Trì, có năm ngọn, ngọn ở giữa dựng bức tranh Trường Thọ Tiên, hai bên tả hữu đều có hạc trắng (18); trên núi làm những hình tiên bay, chim , thú ; lưng chừng núi lại có thần long vây quấn, cắm cờ, treo vàng ngọc , sai bọn phường tuồng (linh nhi) • trên núi thổi sáo, ca múa làm vui (19) .
Năm Kỷ Sửu (1049) Mùa thu , tháng 8 , đào ngòi ngự •ở phía ngoài Phượng-thành ; lại đào ao Kim-minh vạn-tuế. Khi mới đào , trong ao có tiếng kêu xoang xoảng , đào lên , được một khối vàng nặng 50 lạng , cho nên đặt tên đó . Lại đắp núi đá có ba ngọn ở trên ao , xây cầu Vũ-phượng (20).
Năm Tân Mão, hiệu Sung Hưng Đại Bảo năm thứ 3 (1051), đào ao Thụy Thanh, ao Ứng Minh • vườn Thắng Cảnh (21).
Triều vua Lý Thánh Tông (1054-1072) , sử cũ cũng nói về vườn cảnh và non bộ của nhà vua :
Năm Đinh Dậu (1057) Mùa hạ , tháng 4 , ngày Giáp Ngọ rồng vàng từ vườn Quỳnh-lâm hiện ra • phía trước điện Trưng -xuân (22) .
Năm Mậu Tuất , hiệu Long-thụy thái-bình năm thứ 5 (1058) , xây điện Hồ-thiên bát giác ở ao Kim-minh .
Tháng 3 , mở cửa Tường-phù , xây lầu ở trên đó
Tháng 6 , xây điện Linh-quang , bên trái dựng điện Kiến-lễ , bên phải dựng điện Sùng-nghi . phía trước điện dựng lầu chuông , một cột , sáu cạnh hình hoa sen ( độc trụ lục giác liên hoa chung lâu ) (23).
Năm Ất Tị (1065) , tháng 8 , mở vườn Thượng-lâm (24).
Triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127) , năm Mậu Dần , hiệu Hội-phong năm thứ 7 (1098) mùa thu , tháng 8 , lập núi Ngao-sơn trên đất (25). Sự kiện này , Hoàng Xuân Hãn có chi tiết hơn : Vua 35 tuổi, vẫn chưa có hoàng tử. Vua lập đàn, có xây núi Ngao Sơn trên đất cạn; dựng đài cao, , chung quanh treo đèn đủ sắc, đủ kiu, • trên có vũ nữ múa, nhạc công cử nhạc . (26)
Tháng 9 (1098), xây điện Xùng-uyên ở ao Phượng-liên , bên trái đặt điện Huy-dương, đình Lai-phượng, bên phải dựng điện Ảnh-thiềm , đình Át-vân , phía trước xây lầu Trường-minh , phía sau bắc cầu Ngoạn-hoa (27).
Tháng 9 Tân Hợi (1131, đời Lý Thần Nông) mở vườn Bảo Hoa (28).
Vua Lý Anh Tông (1138-1175) sai xây dựng nhà cửa lớn, làm điện Thụy Quang , đình Thưởng Hoa , ao Kim Liên, cầu Minh Nguyệt, ... (29).
Những công trình tạo tác như vậy vẫn liên tục tới cuối thời Lý chưa ngưng nghỉ. Năm Quí Hợi 1203 vua Lý Cao Tông cho xây thêm nhiều cung điện lầu gác, trong đó có gác Thánh Thọ .... ao Dưỡng Ngư , trên ao xây đình Ngoạn Y . Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ , nước ao thông với sông , cách chạm trổ , trang sức khéo léo , công trình thổ mộc đẹp đẽ , xưa chưa từng có vậy (30) .
Các chùa tháp thời Lý phần lớn do nhà vua, hoàng gia hay các quan lại giới quí tộc bỏ tiền ra xây dựng ở kinh đô Thăng Long , hay ở những nơi có cảnh đẹp núi sông, mà trong khuôn viên chùa chiền hay đền miếu thường có vườn cảnh, cây cảnh , non bộ . Năm 1077 Thái Sư Lý Thường Kiệt giúp nhà sư Đạo Dung trùng tu, sửa chữa chùa Hương Nghiêm (xây dựng đời Hậu Đường năm 923-937) ở Thanh Hóa , bia chùa Hương Nghiêm dựng năm Giáp Thìn 1124 ghi rõ “ Sư liền sai thợ sửa chữa. Tô tượng Phật ngồi trên Bàn Đá. Đào hồ, giữa hồ, xây bệ; đặt tượng Phật trên. Chùa cao, cửa rộng, mái ngói. Mé tả có lầu chuông , mé hữu dựng bia đá ghi công. Xung quanh đều xây tường. Vườn giồng hoa cỏ “ (31) . Thực ra nhiều cảnh chùa thời Lý , nhìn toàn bộ , rõ ràng là những vườn cảnh lớn . Ví dụ vua Lý Nhân Tông cho trùng tu chùa Diên Hựu ( xây dựng năm 1049 ) • phía tây Thăng Long cạnh núi Nùng sông Nhị , bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ghi như sau :
Mở chùa Diên Hựu ở tại vườn Tây . Dấu vết theo qui mô thuở• trước , lo toan do ý thánh ngày nay. Đào ao thơm Linh chiểu . Giữa ao trồi lên một cột đá. Trên cột có một đóa hoa sen nghìn cánh xòe ra . Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm . Trong đền đặt pho tượng sắc vàng . Ngoài ao có hành lang bao bọc . Ngoài hành lang lại đào ao Bích Trì , bắc cầu cong để đi lại . Ở sân trước cầu , hai bên tả hữu xây bảo tháp Lưu Ly ... (32) .
Không chỉ riêng kinh đô Thăng Long , các địa phương cũng cố gắng xây dựng lâu đài đền miếu, vườn tược . Bia Sùng Nghiêm Diên Thánh ghi rõ năm 1115, khi Chu Văn Thường đến thay thế lão tướng Lý Thường Kiệt, quản nhiệm quận Cửu Chân (Thanh Hóa) : nhà vua xuống chiếu sai ông thống lĩnh dân chúng, sửa sang nhà thự ở quận , xây dựng điện đường cùng lang vũ chung quanh , củng cố thành quách , chia đặt trạm dịch , khai đào sông ngòi , mở mang vườn tược (33).
Chơi vườn cảnh, cây cảnh, non bộ , không chỉ riêng vua quan giới quí tộc thời Lý, mà còn thấy •ở nơi dân dã hay nơi các dân tộc ít người khác tại Việt Nam khoảng các thế kỷ XI , XII và XIII . Sách Lĩnh Nam Dật Sử của Ma Văn Cao viết bằng chữ Mường thời Lý , được danh tướng Trần Nhật Duật chuyển ngữ sang chữ Hán năm Đinh Dậu 1297 , rồi Bùi Đàn dịch sang Việt văn, có đoạn nói về non bộ như sau :
Trở lại chuyện Quý Nhi tiến vào trong vườn , thấy một vườn hoa đắp dựa theo núi ; dưới núi có một tòa lầu nho nhỏ , xung quanh trồng toàn cây có hoa , bên tả là một hòn non bộ thiên nhiên , lóng lánh như ngọc . Dưới hòn non bộ , có suối chảy vào thành ao , nước trong suốt như gương . Cạnh hòn non bộ có một lối đi nhỏ quanh co hai bên trồng trúc đào ... (34).
Về hình thức , để chế tác non bộ đẹp và gợi cảm cho khách thưởng ngoạn , ngoài những hoàn chỉnh về dáng , về không gian , về ngôi chủ khách , yếu tố thực hư , động tĩnh , về tương quan tỷ lệ , sáng tối , v.v... , phần điểm xuyết trang trí cũng quan trọng , kể cả các máy móc trang bị phụ thuộc như máy bơm nước hay bơm cát trắng giả làm thác đổ , ghềnh suối , máy phun khói giả làm mây , làm sương mờ cho núi v.v... . Nghệ nhân thời Lý đã phát minh được nhiều máy móc tự động trang trí cho hòn non . Đây là một phát kiến mới lạ đầu tiên cho môn chơi non bộ tại Việt Nam , cũng như trên thế giới ngay từ thế kỷ XI , XII . Bia Sùng Thiện Diên Linh ở núi Long Đội ( Duy-tiên , Nam Hà ), dựng năm 1121 , do Lý Công Bật soạn , đã mô tả rõ một số những máy móc tự động được thực hiện dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127) như máy Kim ngao , máy quay đèn , người nộn chuyển động:
Máy Kim ngao : Ngày Trung thu và ngày Tết , Nhân Tông ngự • điện Linh Quang trên bể sông Lô ... Ở giữa sông một con rùa vàng nổi , lưng đội ba hòn núi . Rùa lội rù r trên mặt nước , lộ vân trên vỏ và rè bốn chân . Chuyển mắt nhìn lên bể , miệng thì phun nước lên bến . Quay đầu hướng tới ngai vua mà cúi đầu chào ... . Các thần tiên xuất hiện , nét mặt nhuần nhị thanh tân , ... Chim phượng có sừng họp nhau thành đội ra múa may , phô diễn . Hươu nai họp thành đàn đi lại , nhẩy nhót ...
Đây là máy đèn quay và người nộn đánh chuông : Ấy là lúc vua kén Hoàng Hậu . Nhân Tông đặt hội đèn Quảng Chiếu : dựng đài Quảng Chiếu ngoảnh ra cửa Đoan Môn . Giữa nêu một cái cột , ngoài đặt bẩy từng , rồng cuốn mà đỡ tòa kim liên , rèm lồng mà che đèn sáng rực . Có máy dấu kín dưới đất , làm đài quay như bánh xe . Lại có hai tòa hoa lâu , treo quả chuông đồng , tạc chú tiu mặc áo cà sa , vặn máy kín thì giơ dùi đánh . Nghe tiếng sáo , liền quay mặt lại . Thấy bóng vua lại biết cúi đầu , tựa hồ như có trí khôn , biết khi động khi tĩnh (35) .
*
Đến thời Trần (1225-1413), đất nước tuy đã trải qua hơn một thế kỷ sạch bóng quân xâm lược, nhưng nền độc lập dân tộc vẫn bị ngoại xâm đe dọa. Do đó, •ở thời này tinh thần tự cường tự chủ vẫn là cơ sở thôi thúc toàn dân không ngừng vươn lên, xây dựng một đất nước giầu mạnh.
Nho giáo đã có một vị trí vững chắc , làm một chân kiềng cho tam giáo Khổng Lão Thích hòa đồng để tạo một nhân-sinh-quan vững mạnh cho hào khí Đông A , sức bật tất yếu cho ba cuộc chiến thắng Nguyên Mông về quân sự vào những năm 1257 , 1285 và 1288, cũng như cho văn hóa dân tộc, ví dụ chú ý đến việc thi cử để đào tạo nhân tài, làm giường cột cho đất nước hoặc việc phổ biến chữ Nôm rộng rãi bên cạnh chữ Hán (36).
Trải qua ba lần xâm lược của giặc Nguyên Mông, kinh đô Thăng Long bị tàn phá nặng nề. Năm 1289 , triều đình đã tổ chức xây dựng trùng tu lại các cung điện, lầu gác, vườn tược, bắt quân dân những ai hàng giặc phải chuyên chở• gỗ , đá làm cung điện để chuộc tội (37).
Công việc tu sửa liên tục không ngưng nghỉ. Sử cũ ghi năm Quý Mão 1363 vua Trần Dụ Tông đã cho : đào hồ ở vườn ngự trong Hậu cung, trong hồ xếp đá làm núi, bốn mặt khai ngòi, chảy thông nhau, trên mặt hồ trồng cây tùng , cây trúc và các thứ hoa cỏ lạ, lại nuôi chim quý, thú lạ trong ấy. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế, lại gọi là điện Lạc Thanh. Hồ ấy gọi là hồ Lạc Thanh. Lại làm riêng hồ con, sai người ở Hải Đông chở• nước mặm chứa vào, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cá , thuồng luồng ... nuôi ở đấy. Lại sai người ở châu Hóa chở• cá sấu đến thả, lại có hồ Thanh Ngư thả cá thanh phụ (cá diếc) (38).
Song song với việc tu sửa ở Thăng Long, các vua Trần đã cho xây dưng tại quê hương mình ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường , hàng loạt cung điện, lầu gác, nhà cửa, để làm nơi ở cho con cháu họ hàng thân thuộc và ngay cả bản thân mình sau khi nhường ngôi vua, lên chức Thái Thượng Hoàng. Những cung điện này chắc hẳn phải bề thế, đẹp đẽ. có vườn tược, cây cảnh, non bộ, nên trong bài thơ của Trần Nguyên Đán làm họa lại thơ của Thái Thượng Hoàng Nghệ Tông lúc về Tức Mặc, đã ví nó như cung điện ở đất Phong, đất Bái nổi tiếng của nhà Hán bên Trung Quốc (39) , hoặc bài thơ tả cung điện lầu gác ở phủ Thiên Trường của vua Trần Thánh Tông :
Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhị tiên châu thứ nhất châu ... (39A)
[ Cảnh thanh u vật cũng thanh u.
Mưi hai cõi tiên âu chốn này là một ]
(Hạnh Thiên Trưng Hành Cung)
Đặc điểm của thời Trần là chế độ phong ấp cho thân vương và quan lại đã kích thích phong trào chơi non bộ càng lan rộng hơn từ thế kỷ XIII, XIV, trở về sau.
Ngoài các cung điện của các vua Trần tại Thăng Long và phủ Thiên Trường, vườn tược, cây cảnh, non bộ còn được chế tác xây đắp trong các điền-trang thái-ấp của các hoàng-thân quốc-thích và của giới quý tộc với lầu son gác tía như các công trình xây dựng trang ấp của Chiêu Minh đại vương Thái sư Trần Quang Khải với khu vườn Phúc Hưng nổi tiếng vừa trồng cây cảnh vừa trồng cây thuốc ở thôn Độc Lập, xã Mỹ Thành , huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Hà ngày nay) , của Trần Quang Điền ở Quặc Hương , của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (nay là Kiếp Bạc thuộc Chí Linh Hải Hưng) với vườn cảnh An Lạc và vườn trồng thuốc nam rộng lớn cả một quả núi đến nay ở đó vẫn mang tên là Dược Sơn, của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư • ở Vân Đồn hay của Phạm Ngũ Lão ở Phù Ủng, Nguyễn Khoái được phong tước hầu và được phong cấp cả một hương (tương đương quận hay huyện sau này) gọi là Khoái lộ (Khoái châu, Hải-hưng) để làm thang mộc ấp : Phạm Ngô giữ chức Tham tán nhung vụ cũng được cấp 80 mẫu ruộng . (các vương hầu có thể đem hàng trăm, hàng ngàn mẫu ruộng cúng vào nhà chùa v.v. ... )
Trong tập thơ Lạc Đạo của Trần Quang Khải nguyên văn chữ Nho chép trong Lịch triều hiến chương loại chí : Văn tịch chí (q. 42-45) của Phan Huy Chú (1782-1840) , có những câu thơ về cây cảnh mai, trúc , .... • ở vườn Phúc Hưng như sau :
Phúc Hưng nhất khúc, thuỷ hồi hoàn,
Trunh hữu bình viên sổ mâũ khoan.
Mai ổ tuyết tiêu châu bội lỗi.
Trúc đình vân quyển, bích lang can. (39B)
(Phúc Hưng ngòi nước chẩy quanh quanh
Vườn rộng phẳng phiu mấy mẫu lành
Tan tuyết , chòm mai hoa lấp lánh
Cuốn mây , bụi trúc ngọc biếc xanh .)
Ngay cả giới quan lại , nho sĩ đương thời cũng có những tư dinh ở địa phương làm nơi dậy học, dưỡng nhàn, cùng bạn bè lui tới ngâm vịnh. Ví dụ như nhà dậy học và ẩn cư của Chu Văn An ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh Hải Hưng ), còn gọi là núi Lan Phụng , ở đấy có điện Tử Cực, điện Lưu Quang , chân núi có suối Miết Trì, lưng núi có chùa Lệ Kỳ , có hang động Huyền Vân , Chu Văn An có bài thơ ngâm vịnh cảnh đẹp ở đây:
Vạn điệp thanh sơn thốc hoạ hình
Tà dương đảo quải bán khê minh
Thúy la kinh lý vô nhân đáo
Sơn hạc đề yên thới nhất thanh
(Muôn lớp núi xanh bình phong vẽ
Bóng chiều chiếu xế sáng nửa khe
Lối xanh rì dây leo không ai đi đến
Hạc núi trong mây thỉnh thoảng môt tiếng kêu)
Đề Động Hiên Đàn Việt Giả Sơn
Hoa mộc di duyên chủng tác sơn,
Lung yêu trạo nguyệt lạc hoa hàn,
Tòng tư niệm lự đô cô tục,
Doanh đắc thanh phong nhất chẩm an.
Tác giả Lý Đạo Tái, tức Thích Huyền Quang (1254-1334), tổ thứ ba dòng Thiền Trúc Lâm.
Trích Thơ Văn Lý Trần,, tập II quyển thượng, Hà Nội, nxb KHXH, 1989, trang 695
Dịch nghĩa :
Đề núi non bộ của thí chủ ở Đông Hiên
Trồng hoa và cây quấn quít làm thành núi non bộ
Khói tỏa trăng lồng, hoa rơi lạnh lẽo,
Từ nay những mối suy nghĩ không còn vương tục lụy
Giành được giấc ngủ êm đềm trướ luồng gió trong mát.
Dịch thơ
Quanh quất cây leo, núi chất chồng,
Hoa rơi lạnh giữa khói trăng lồng,
Từ nay niềm tục thôi vương vấn,
Chiếc gối an nhàn trước gió trong.
Huệ Chi
Am Bích Động của nhà thơ Văn-huệ vương Trần Quang Triều ở chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh (40) , hoặc Phúc Am của Trương Hán Siêu , ai trông thấy cũng mến chuộng với thắng cảnh sơn thuỷ núi Dục Thuý , v.v. ... Trong số này phải kể đến công trình đẹp, có tiếng như động Thanh Hư của Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn (Chí Linh Hải Hưng ).
Sau khi cáo quan về Côn Sơn, Trần Nguyên Đán đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giá trị, có vườn tược, có cây cảnh, có non bộ, đặt tên chung là động Thanh Hư. Ngoài nhà cửa lầu gác, ông còn cho làm chiếc cầu Thấu Ngọc, một công trình đặc sắc đã được sách Đại Thanh Nhất Thống Chí của Trung Quốc liệt vào một trong những kỳ công thời bấy giờ (41) . Cảnh đẹp hùng vĩ của Côn Sơn đã được cháu ngoại Trần Nguyên Đán là Nguyễn Trãi cũng về trí-sĩ tại đây viết như sau :
Côn Sơn có suối nước trong,
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.
Côn Sơn có đá tần-vần,
Mưa tuôn đá sạch ta ngồi ta chơi.
Côn Sơn thông tốt ngất trời,
Ngả-nghiêng dưới bóng ta thời tự-do.
Côn Sơn trúc mọc đầy gò,
Lá xanh bóng rợp tha hồ tiêu dao.
.......
(Nguyễn Trọng Thuật diễn nôm , Nam Phong Tạp Chí, t. XXVI, số 148)
Viết về Trần Nguyên Đán, Rolf A. Stein lại cho chúng ta biết thêm mối liên hệ giữa non bộ và hang động tại VN :
Trần Nguyên Đán về ẩn ở động Thanh Hư. Tên hiệu là Băng Hồ không phải chỉ là một ngụ ý văn chương của một bài thơ danh tiếng. Từ ấy còn gợi nên tất cả giá trị nguyên thủy của nó. Chúng ta biết rằng những bầu Hồ có thể là những thế giới bầu trời hệt như một hang động là những tầng trời, thế giới Thiên đường, Động Thiên. Tên Thanh Hư được đặt cho tên động của ông chính là tên của cái đệ nhất Động Thiên ghi trong sách Vô Thượng Bí Yếu ( của Đạo tạng ) . [Băng] Hồ là thế giới thanh khiết , cảnh giới thứ nhất của Thần Tiên bất tử .
( ... let us go back to the retreat of Trần Nguyên Đan. His sobriquet Băng-hô is not a simple literary allusion to a famous poem. The expression keeps its primitive force. We know that the hu vessels could be worlds, just as certain caves are heavens (paradisiacal worlds, tung t ien). The mane Thanh-hư given to the cave on this site is the very name of the first cave-heaven (tung t’ien) listed in the Wu-shang pi-yao (Tao-tsang). The hu vessel made of jade or ice is thus an immaculate world like the first of the abodes of the Immortals (42).)
Một tài liệu thư tịch cổ cho biết nghệ thuật chơi non bộ ở nước ta thời Trần đã du nhập vào lối giải trí, thưởng ngoạn trong cung điệân vua quan nhà Nguyên bên Trung quốc :“ Sách Nguyên sử chép : Đất Giao-chỉ, dưới thời vua Trần, vua cho đem thổ sản sang cống triều Nguyên, vua Nguyên không nhận hết cả, chỉ lấy có giả sơn bằng gỗ trầm hương (núi non bộ), thứ chặn giấy bằng ngà voi, giá bút bằng thủy tinh; còn một nửa đem cho Bất hốt truật”(42B ) .
Năm 1397 , Hồ Quý Ly , người có quyền thế lớn nhất trong triều Trần được phong tước đại vương, cho xây dựng kinh đô mới , gọi là Tây-đô (nhân dân thường gọi thành nhà Hồ). Hoàng Xuân Hãn viết : Làng Đại Lại (Thanh Hóa) là quê của Hồ Quý Ly. Năm 1398 , Quý Ly dựng cung Bảo Thanh ở• dưới chân núi Đại Lại , để ép vua Trần Thuận Tông ở•. Sau khi Quý Ly lên ngôi, thường hay về nghỉ mát ở đó. Dựng cung gọi là Ly Cung. Có bể tắm, xây đá, có chạm trổ rất đẹp. Bể tắm, thì lấy nước suối cho vào. Nay vết tích bể tắm còn (43).
Kinh thành Tây-đô nằm giữa vùng núi sông hiểm trở , nhìn từ cao xuống thấy giống như một hòn non bộ hùng vĩ . Tây-đô ở gần núi đá vôi An-tôn, phía bắc có núi Voi, phía nam có núi Đốn-sơn, phía đông có núi Hắc-khuyển và sông Bái bao quanh, phía tây có sông Mã bao bọc . Thành xây toàn bằng đá khối chữ nhật rất lớn.
Sách Việt Sử Tiêu Án của Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ (1726-1780) ghi một giai thoại về non bộ và cây tùng cảnh của Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly muốn nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương (Xương) bèn mượn hòn đá non bộ nhỏ dùng làm nghiên mực của mình để ra câu đối :
“Thử nhất quyền kỳ thạch , hữu thời vi vân vi vũ dĩ nhuận sinh-dân”
( Hòn đá kỳ lạ này có lúc làm mây mưa để ban ơn cho dân, tỏ khí độ một vị vua),
bắt các con đối , để xem chí khí thế nào, người con lớn là Hồ Nguyên Trừng biết được ý cha mình, mới đối rằng :
“Giá tam thốn tiểu tùng tha nhật tác đống tác lương kham phò xã-tắc”
(Cây thông nhỏ ba tấc gỗ này một ngày kia sẽ làm dường cột giúp xã-tắc)
để tỏ ý mình chỉ đáng làm người giúp việc thôi.(44)
*
Trong 20 năm bị quân Minh thống trị , nền văn hóa của dân tộc bị huỷ hoại nghiêm trọng . Ngay từ những ngày đầu xâm lược , quân Minh đã có âm mưu đồng hóa dân Việt , tiêu hủy toàn bộ kho tàng văn hóa của dân tộc vốn có từ xưa để lại . Sử cũ còn ghi ngày 21-8-1406 Minh Thành Tổ đã lệnh cho Chu Năng là tướng cầm đầu : lúc vào đến nước ta , quân Minh phải tìm cách đốt hết , phá hết các di sản văn hóa, chỉ trừ bia Trung Quốc. Năm sau , vua Minh lại ra thêm lệnh về việc này để quân lính thi hành triệt để hơn : sách vở , bia ký đều bị tiêu hủy , những công trình nghệ thuật to lớn cũng bị thiêu hủy , kể cả tượng Phật cũng bị phá nát . Bia chùa Ngô Xá ghi rõ :
Đến khi giặc Ngô cất binh xâm chiếm bể cõi nước ta có mang lòng độc ác phá hết các pho tượng Phật(45) .
Những vườn cảnh, non bộ đẹp cũng chung số phận như các công trình mỹ thuật khác dưới bàn tay thô bạo của giặc Minh.
Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược , Lê Lợi dựng nên chính quyền Lê sơ theo qui cách của các triều đại trước ở VN . Đến đầu thế kỷ XVI , mọi tổ chức chính trị, kinh tế , quân sự , văn hóa , xã hội của nhà nước đều đi đến chỗ hoàn bị và chặt chẽ .
Lê triều dùng phép dựng nước trị dân theo tư tưởng của học thuyết Tống Nho . Điều đó khiến cho văn hóa phương Bắc ảnh hưởng đến các công trình văn hóa nghệ thuật của nước ta không ít . Học thuyết Tống Nho do các nhà nho đời Tống xây dựng trên cơ sở học thuyết của Khổng-tử nhằm phục vụ yêu cầu phát triển mới của chế độ phong kiến Trung-quốc lúc bấy giờ , ra sức biện hộ cho chế độ quân chủ chuyên chế , củng cố sự phân biệt đẳng cấp và các trật tự phong kiến, khác với tư tưởng Nguyên Nho thời Tiên Tần .
Trong suốt một thế kỷ tồn tại (1427-1527) , nhà Hậu Lê đã cho tu sửa và xây dựng lại tất cả mọi cơ sở vật chất từ cung điện , lầu gác của nhà vua và hoàng tộc cho đến các dinh thự của quan lại ở trung ương và ở các địa phương . Tiêu biểu nhất là các công trình tập trung trong hai khu vực lớn : Đông kinh và Lam kinh .
Đông kinh .
Đông kinh là Thăng Long cũ . Thành có hai vòng lớp khép kín . Vòng trong là Hoàng thành , nơi ở và làm việc của vua và triều đình . Vòng ngoài là nơi ở của quan lại , sĩ phu , và các tầng lớp nhân dân . Cả hai vòng đều được tu sửa hay xây dựng thêm nhiều công trình cung điện lầu gác mà các sử gia khen lộng lẫy hơn xưa , nổi danh với vườn Thượng Uyển rộng lớn nuôi cả hươu nai và các muông thú lạ khác. Vườn có trồng nhiều cây quế, chính vua Lê Thái-tông lấy tên hiệu là Quế Lâm động chủ (45B).
Lê Quí Đôn , trong Kiến Văn Tiểu Lục , đã miêu tả nghi lễ chúc thọ vua bằng cây cảnh , cây thiên tuế , như sau :
Năm Quang Thuận thứ tám (1467 đời vua Lê Thánh Tông) dùng ngày 16 tháng giêng làm lễ mừng thọ • điện Cần Chíùnh, bèn định thành thể lệ . Từ lúc Trung hưng trở đi , hàng năm đến ngày 27 tháng giêng, cử hành lễ mừng thọ • điện Vạn thọ, trước ngày hành lễ , dựng đình bằng lá • chợ huyện , đặt giường ngư, đến ngày làm lễ , vệ binh cầm cờ quạt, nghi trượng , âm nhạc và khiêng hương án , viên quan giữ nghi lễ khánh hạ bưng cây thiên tuế từ trong nội điện ra đến đình , đặt lên trên giường , che quạt vả để hộ vệ, thày cúng quì ở• trước hương án khấn khứa cầu đảo , gieo quẻ xin âm dương , quẻ gieo được tốt thì hoan hô, quạt vả mở ra , trăm quan đều mặc triều phục chia ra từng ban đứng ở• giữa đường , hướng vào hương án mà lạy , lạy xong trở ra đi trước dẫn đường, viên quan giữ lễ khánh hạ lại bưng cây thiên tuế đi trước hương án , nghi trượng theo sau, vào đến giữa điện trước giường ngự , đi vòng quanh chín lần, xong rồi , kính đặt cây trước xa giá , thị vệ bưng cây yên trí vào trong trướng . Nghi lễ đã cử hành xong , vua ngự •ở điện , trăm quan lạy mừng, chia làm hai ban ngồi chầu, vua ban yến cho uống hải tửu (46) .
Lam kinh .
Lam kinh là Lam Sơn ( Thanh Hóa ) , quê hương và là nơi xuất phát cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi . Sau khi bị hỏa hoạn , Lam kinh được triều đình nhà Lê tổ chức xây cất lại cung điện , lầu gác , vườn tược , rất lộng lẫy và dần dần trở thành nơi tụ hội tấp nập đông người . Lam kinh không phải là thành phố chính trị mà chỉ là nơi cư ngụ của họ hàng nhà vua và là nơi vua và các quan về tế mộ tổ . Lăng miếu của các vua Lê đều để cả ở nơi đây . Do đó kiến trúc Lam kinh giống như một trung tâm nghỉ mát của vua quan nhà Lê , nên vườn cảnh , cây cảnh , non bộ , chắc hẳn phải được xây dựng , tu sửa , chăm sóc kỹ càng .
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết : (năm Giáp Dần 1434, đời vua Lê Thái Tông) Bấy giờ các đại thần đều sai riêng quân lính làm nhà cửa lớn cho mình. Vua thấy thế, sai (Phan) Thiên Tước đi khắp các nhà đại thần xem xét cho rõ ràng (47).
Nói chung , giống như các triều đại trước ở nước ta , các vua quan giới quí tộc thời Lê sơ cũng rất thích xây dựng vườn cảnh , cây cảnh , non bộ , riêng trong dinh cơ của mình , ngay cả ông vua có cuộc đời làm vua ngắn ngủi , vua Lê Uy Mục , cũng đã xây dựng cung điện , vườn tược riêng để thưởng ngoạn . Trong tờ hịch tố giác tội ác của Lê Uy Mục do Lương Đắc Bằng soạn , có đoạn vạch rõ : ... Huống chi lại làm cung thất to , làm vườn hoa rộng . Bắt dân trồng cây theo bánh xe đổ gò Hoa Cương thời Tống (bên Trung Quốc) ; lấp biển làm điện , nối gót hôn mê cung A-phòng nhà Tần . Việc thổ mộc làm lại thôi , thôi lại làm , mệt nhọc dân Hải Dương, Kinh Bắc(48) .
*
Bước sang giai đoạn phân tranh Nam Bắc triều (1527-1802) , từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê , xuyên qua thời kỳ Trịnh-Nguyễn cho đến khi Gia Long lên ngôi, giai đoạn mở đầu thời kỳ phân liệt và bước vào giai đoạn suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam sau già nửa thiên niên kỷ tồn tại . Nền kinh tế , xã hội có những biến động lớn làm thay đổi diện mạo của nền văn hóa nghệ thuật vốn rất mỹ lệ dưới thời Lý Trần , nghiêm lạnh dưới thời Lê sơ . Đây là những thế kỷ chấn hưng của Phật giáo sau hàng trăm năm bị ức chế bởi• chủ trương dương Nho ức Phật của nhà nước Lê sơ . Cùng với Đạo giáo , Phật giáo buột khỏi tay các vương hầu quí tộc nơi kinh kỳ, tràn về các làng quê . Nho giáo không còn địa vị độc tôn . Cả ba tôn gíáo đã hòa đồng trong tâm thức dân gian, dưới ảnh hưởng to lớn của Phật giáo . Thời Mạc , nhiều đình , chùa , quán , đền , miếu , được tu sửa , xây dựng thêm tại nông thôn mà khuôn viên hẳn có cây cảnh , non bộ .
Theo gót các triều vua thời Trần và Lê sơ xây dựng kinh đô thứ hai ở• quê nhà như Thiên Trường hay Lam kinh , các vua Mạc đã cho xây dựng ở• vùng Hải Dương , quê hương của mình , nhiều cung điện , lầu gác cùng với vườn cảnh , cây cảnh , non bộ , và được gọi là Dương kinh . Dương kinh có những cung điện nổi danh như điện Phúc Huy , điện Hưng Quốc . Ngoài ra , Mạc Đăng Dung còn cho xây điện Sùng Đức ngay trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi , ông tổ của mình , •ở xã Lũng Động , Chí Linh , nhằm nêu cao truyền thống dòng họ Mạc (49) .
Ngoài những công trình của triều đình và các vua chúa , nhiều tầng lớp thống trị và trí thức khác cũng tổ chức xây dựng cho mình những dinh thự , những am quán. Truyện Lý tướng quân trong tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục viết bằng chữ nho của Nguyễn Dữ (đầu thế kỷ 16) là một thí dụ, truyện kể ông tướng tham bạo Lý Hữu Chi “tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao , dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất , đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về” (50).
Những công trình mang tính chất sinh hoạt của cá nhân này xuất hiện rải rác trong mọi miền mà tiếng tăm và quen thuộc với chúng ta nhất là am Bạch Vân và quán Trung Tân (Hải Dương) của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) hoặc trại Bùi Phong (Thanh Hóa), nơi ẩn cư của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1801), trong bài ký Hạnh Am, Phu Tử viết : “ Sau lúc bỏ học khoa cử , núi sông miền Nam Châu, dấu chân có gần khắp. Thường hay chơi núi Thiên Nhận ở• Nam Hà. Phía Đông có núi Lạp Đính, phía Tây có núi Bạch Tượng, khoảng giữa thấy một núi con , tên gọi Bùi Phong. Có ghềnh suối ẩn kín, không hổ báo quấy nhiễu. Núi trồng cây được, khe đánh cá đươc, đất hoang dễ cày, cỏ tốt dễ giữ. Ta mừng thay ” .(51).
Chán nản trước những rối ren của xã hội , Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi làm quan cho nhà Mạc được tám năm thì rút lui khỏi chính trường trở về quê . Ông đã cho xây dựng ở đây am Bạch Vân và quán Trung Tân để làm nơi dưỡng nhàn , dậy học , và cũng là nơi làm thơ cùng giao tiếp với bạn bè . Tuy những công trình kiến trúc này nhỏ bé vừa phải , không mang tính chất phô trương sự giầu có sang trọng vốn là đặc điểm của kiến trúc cung đình , nhưng câu chuyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm cho chúng ta một giai thoại về thú chơi non bộ ở thế kỷ XVI , đồng thời hé mở cho chúng ta biết thêm về một trong những sở thích của sĩ phu đương thời .
Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân , trong bài tựa viết cho tập gia phả của dòng họ Trạng Trình , đã nói đến thú vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau :
Ngoài ra , Tiên sinh còn tu bổ chùa chiền, tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận , và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim-hải hay Úc-hải để xem người đánh cá . Các chỗ danh lam thắng cảnh như An Tử , Ngọa Vân , Kinh Chủ , Đồ Sơn ; nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên , thừa hứng ngâm vịnh , có khi quên cả sớm chiều . Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót , rừng rậm xanh rờn , gió động rì rào , chim ca thánh thót , tiên sinh lại hớn hở• tự đắc , phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở• thế gian) (52) .
Một chuyện khác về non bộ :
Nguyễn Hoàng , con trai thứ của Nguyễn Kim , •ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm sát hại , bèn cho sứ giả bí mật về am Bạch Vân nhờ Trạng Trình chỉ giúp một lối sống . Sứ giả cố năn nỉ hỏi , tiên sinh không đáp , chỉ nhìn hòn non bộ trước sân , rồi ngâm lớn :
Hoành Sơn nhất đái , vạn đại dung thân .
(Một giải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đi ) .
Sứ giả về thuật lại , Nguyễn Hoàng hiểu ý , nghĩ ra kế xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa vào năm Mậu Ngọ 1558 (53) và kiêm trấn thủ Quảng Nam (năm 1570) để xây dựng lực lượng cát cứ . Vùng Thuận-Quảng từ đó trở thành giang sơn riêng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn. Sau đó, sông Gianh được qui định làm giới tuyến: Bắc-hà (Đàng ngoài) và Nam-hà (Đàng-trong).
Lê Quí Đôn đã tả sự giầu sang, nhà cửa ruộng vườn sứ • đàng trong : Thuận-hóa được bình yên đã lâu, công tư đều dồi dào, mặc dùng tươi đẹp, lại trải qua thời Nguyễn Phúc Khoát hào phóng bắt chước nhau, làm thành thói quen, quan viên lớn nhỏ không ai là không nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yean cương vàngbạc, y phục gamá vóc, chiếu đệm mây hoa, phú quí phong lưu, đua nhau khoe đẹp. Những sắc mục ở dân gian cũng mặc áo đoạn hoa bát ty và áo sa, lương, địa làm đồ mặc ra vào thường, lấy áo vải áo mộc làm hổ thẹn. Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ , hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đĩa bát ăn uống thì không cái gì là khôngphải hàng Bắc (tàu), moat bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà con gái thì đều mặc áo the là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực (54).
Tại Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát dựng điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ , mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ , .. , tường bao quanh, cửa bốn bề, chạm khắc vẽ vời, khéo đẹp cùng cực, .... Vườn sau thì núi giả đá quí, ao vuông hồ quanh, cầu vồng thuỷ tọa, tường trong tường ngoài đều xây dầy mấy thước, lấy vôi và mảnh sứ đắp thành hình rồng phượng, lân hổ, cỏ hoa. (54B)
Ở Bắc hà, đây là một đoạn bút ký của người nước ngoài tả cung vua, phủ chúa ở Thăng-long : “Một sự huy hoàng lớn lao ! Cung vua gồm nhiều tòa nhà lớn và nhiều vườn rất rộng, có tường thành 2-3 dặm bao quanh. Muốn vào nội điện, phải đi qua nhiều sân rất rộng, trên sân có trại lính, chuồng voi, chuồng ngựa . . . Sảnh đường có những hàng cột lim đen nhánh, nổi vân do dùng lá chuối khô đánh bóng; những hàng cột bóng đến mức trong gần như thủy tinh, phản quang lại khiến đi trong đó có cảm tưởng như đi trong một tòa nhà bằng pha lê và kim cương của các truyện thần thọai. Cột cao đến 40 bộ (=40x0,324m), chu vi chân cột là 5 bộ (=5x0,324). (54C)
Sách Tang Thương Ngẫu Lục có ghi một chuyện liên quan đến một trong những non bộ trong Vương phủ chúa Trịnh như sau :
Đúng hôm rằm (Trung thu) , Chúa ngự ra chơi Bắc cung. Cung này có cái ao gọi là Long Trì , rộng độ nửa dặm, giồng nhiều hoa : hoa sen , hoa súng , v.v... Bên bờ ao đắp đất, chồng đá làm núi , chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt mặt trước mặt sau , trông đường nào cũng có thế đẹp . . . Trên bờ ao có giồng mấy trăm gốc phù-dung , (55) .
Trong một tác phẩm khác , tác giả Phạm Đình Hổ (1768-1829) đã ghi lại thú chơi non bộ của chúa Trịnh đến độ say mê :
Khi ấy phàm bao nhiêu những loài trân-cầm , dị thú , cổ mộc , quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian đều sức thu lấy không thiếu một thứ gì ... Trong phủ tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non-bộ trông như bến bể đầu non . Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng , tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề , hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp , vỡ tổ tan đàn(56) .
Năm 1782 , Thượng Hải Lãn Ông Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm ( 1767-1782 ) triệu ra kinh đô để chữa bệnh cho con là Trịnh Cán ở lầu Tử-các . Ông ghi lại cho chúng ta biết thêm một tài liệu về non bộ nơi Hoàng cung như sau :
Đi được độ vài trăm bước , qua mấy lần cửa ngăn mới đến cái điếm Hậu-mã quân túc-trực , điếm làm ở bên một cái hồ lớn , có những thứ cây lạ lùng và những đá non bộ kỳ-quái , kiểu điếm thì cột với bao-lơn lượn ra ngoắt vào xem có một cách kỳ-xảo (57) .
Đọc Đoạn Trường Tân Thanh , chúng ta thấy ít nhất ba lần Nguyễn Du đã đề cập đến vườn cảnh, cây cảnh , non bộ ; đây có thể tiêu biểu tính phổ quát , phản ánh tính phát triển rộng lớn thú chơi non bộ nơi các tầng lớp từ vua chúa , quan lại giới quí tộc, thượng lưu đến thứ dân tầm thường thời hậu bán thế kỷ XVIII và tiền bán thế kỷ XIX :
Lần thứ nhất : Trong vườn nơi Kim Trọng trọ học phía sau nhà Thúy Kiều :
Lấy điều du học hỏi thuê.
Túi đàn , cặp sách , đề huề dọn sang
Có cây , có đá , sẵn sàng.
Có hiên Lãm Thúy , nét vàng chua phai. (58)
Lần thứ hai : Trong vườn nhà Thúy Kiều , để sang nhà Kim Trọng , Thúy Kiều phải đi vòng theo hòn non bộ này :
Lần theo núi giả đi vòng,
Cuối tường dường có nẻo thông mới rào ;
Xắn tay mở khóa động đào,
Rẽ mây trong tỏ lối vào Thiên Thai. (59)
Lần thứ ba : Trong vườn nhà Hoạn Thư , khi nàng cho Thúy Kiều ra tu tại Quan-âm các :
Sẵn Quan-âm các vườn ta,
Có cây trăm thước , có hoa bốn mùa ,
Có cổ thụ , có sơn hồ ,
Cho nàng ra đó , giữ chùa tụng kinh. (60)
.
*
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua , mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn , không dùng Thăng Long làm kinh đô mà là Huế.
Nhà Nguyễn củng cố nền thống trị bằng cách tăng cường chế độ chuyên chế. Các vua Nguyễn đã thâu tóm vào tay tất cả mọi quyền hành , không muốn ai chia sẻ hoặc lấn át quyền lực của mình , đặt ra lệ Ngũ bất :
-bất lập hoàng hậu
-bất lập thái tử
-bất phong vương tước
-bất cử trạng nguyên
-bất thiết tể tướng (61).
Nguyễn triều đã đoạn tuyệt với những truyền thống và tư tưởng luật pháp trước đây, thủ tiêu những định chế tương đối tiến bộ của bộ luật Hồng-đức. Hoàng- triều luật lệ ban hành năm 1815 ( thường gọi là bộ luật Gia Long ) thực ra chỉ là bản sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Mãn Thanh bên Trung Quốc.
Tư tưởng giáo điều Nho Giáo giải thích theo lối Tống Nho chủ trương tôn quân triệt để đã có cơ hội thuận tiện để phát triển trở lại, nhất là từ đời Minh Mạng trở đi , vì nhà vua này và những người kế vị ông là những người sùng tín Nho Giáo. Để phổ biến các giáo lý Nho Giáo thuận lợi cho việc củng cố ngai vàng, Minh Mạng đã ban 10 điều huấn dụ bắt nhân dân toàn quốc phải học tập, và đồng thời với tư tưởng vọng ngoại của nhà Nguyễn đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi sinh hoạt chính trị , quân sự , kinh tế , xã hội , văn hóa nghệ thuật và đi sống vật chất lẫn tinh thần mọi tầng lớp nhân dân suốt thế kỷ XIX cho đến nay .
Các vua Nguyễn cấm dân thường không được làm nhà kiểu chữ “công” ( ), chữ “môn” ( ), không được chọn hình long , ly , quy , phượng ; không được mặc đồ gấm vóc , dùng các màu vàng , tía ; không được dùng các loại gỗ quý ... hoặc Huấn điều về việc làm nhà ở thành thị của Minh Mạng sau đây:
Dân phường nhà giáp đường quan
Không được làm gác trông ngang ra đường
Có cần làm chỗ chứa hàng
Chiều cao không được cao bằng kiệu quan !
Điều 156 bộ luật Gia Long quy định :
Tất cả nhà cửa , xe cộ , quần áo và tất cả mọi vật dụng của quan chức và thường-dân phải phân biệt rõ rệt . Ai dùng trái phép thì bị tội . Nhà cửa thường-dân không dựng trên một bệ đôi , lợp mái đôi và làm gác . Trong nhà không được sơn phết trang hoàng (62).
Nền văn hóa nghệ thuật đã nẩy bật hai khuynh hướng khác nhau cả về hình thức lẫn nội dung : khuynh hướng cung đình và khuynh hướng dân gian .
Khuynh hướng cung đình , với ảnh hưởng sâu đậm rất lộ liễu nhà Mãn Thanh và phương Tây , đã đoạn tuyệt hẳn với truyền thống lâu đời của dân tộc . Ví dụ lối kiến trúc cung điện , lầu gác , vườn tược của vua quan và giới quí tộc triều Nguyễn hệt như cung điện , lầu gác , vườn tược bên Trung Quốc hay thành quách ở Huế chỉ là bản sao của thành Vauban bên Pháp . Mỗi lăng miếu của các vua Nguyễn đều là những vườn cảnh với cây , đá , mà bài trí rập khuôn của lối chơi ở các vua quan nhà Mãn Thanh . Hòn non bộ ở Tử Cấm thành , chỗ ăn chơi của vua , nơi chỉ có hoàng gia và các bậc đại thần mới được vào , rõ ràng là kiểu cách Sơn Thủy Bồn Cảnh của Trung quốc , dàn trải đá , cây , chênh vênh chen chúc như núi Kiếm Các , núi Nga Mi với những khoảng cách mà chim bay không lọt . (Những hình tượng trang trí trên non bộ cũng đều đặt mua từ bên Trung Quốc ).
Trong khi khuynh hướng cung đình chỉ tập trung tại kinh đô Huế hay các tỉnh thành thì khuynh hướng dân gian vẫn tiếp tục bảo lưu nơi thôn làng . Riêng về lãnh vực non bộ , khuynh hướng dân gian có hai kiểu cách chế tác :
Kiểu cách thứ nhất : tạo dựng lại những danh lam thắng cảnh , núi , sông , hang động , thác ghềnh nổi tiếng ở Việt Nam , như vịnh Hạ Long, Hòn Gà Chọi, Hòn Chồng, Hồ Ba Bể, Bích Động, núi chùa Non Nước, Hòn Vọng Phu, Tô Thị, v.v. . .
Kiểu cách thứ hai : sáng tạo các dạng lạ của phong cảnh theo trí tưởng tượng hoặc theo thần thoại , các sự tích tôn giáo , các hình thể mỹ thuật theo qui ước cổ điển, các dạng linh vật như :
-Một sơn thể : Thiềm thử quá hái , Mãnh hổ khai địa , Phượng hoàng đảo dực , Sư tử hí cầu , Hoàng hạc hạ sơn ,
-Hai sơn thể : Long phụng giao đầu , Lưỡng long tranh châu , Phụ tử tình thâm , Mẫu tử tình thâm , Đồng tử bái Quan Âm ,
-Ba sơn thể : Thiên dịa nhân , Tam Cương,
-Bốn sơn thể : Tứ quí,
-Năm sơn thể : Ngũ hành , Ngũ thường , Ngũ nhạc,
-Bẩy sơn thể : Thất hiền
-Tám sơn thể : Bát tiên,
-Nhiều sơn thể: Quần lập, v.v. ...
Lối chơi cây cảnh trong dân gian dưới triều Nguyễn cũng bị hạn chế :
- Hoàng đế được quyền chơi cây thông .
- Tước Vương được phép chơi cây trắc bá .
- Bậc Đại thần được phép chơi cây loan dương, cây bồ hòn .
- Nho sĩ trí thức được phép chơi cây keo , cây du , cây si
- Dân dã được phép chơi cây dương liễu , hoặc các cây sim , me , tràm , chổi, . . . ; ngọn cây phải uốn chúc xuống , gọi là hồi đầu , cây cảnh không được để ngọn chĩa thẳng lên trời, sợ phạm thượng.
Chế tác non bộ phải tuân hành theo luật Năm không :
- Không xuyên tâm
- Không xẻ đầu
- Không phản chủ
- Không triệt bộ
- Không vô lý .
- Không xuyên tâm : điều cấm kỵ là để một lỗ xuyên từ bên này qua bên kia thân hòn non bộ , không ai dám tạo ra , nếu có sẵn trong tự nhiên cũng không được đụng đến giống như người có biệt tài song lại có tật.
- Không phản chủ : là phải có hòn chủ to cao , dứt khoát , giữ vai trò sinh mệnh của hòn non bộ- phân biệt rõ chủ khách ...
- Không cắt đầu là hòn núi chính , phải có phong thức là cao phong , không bị cắt bằng ngang đầu nhưng cũng không nên để tiêm đầu là đầu nhọn quắc không đẹp làm sao cho ngọn núi phải nhấp nhô , không nhọn , không bằng , tự nhiên mới đẹp .
- Không triệt bộ : là phải có đường nhỏ để đi - hợp tình hợp lý chớ không bị dẫn đến đường cùng, không có lối thoát ...
- Không vô lý : là gắn nhà cửa , người , thú phải đúng tỷ lệ , không để mục đồng chăn trâu và ngư ông ngồi câu cá trên đỉnh núi , không để con dê , con trừu kế bên con beo, con hổ ... Tóm lại phải thực tế , giống khung cảnh của thiên nhiên , trái ngược lại quy luật tự nhiên là không đẹp (63).
Các thế núi chính gồm : thế cao phong, thế huyền nham , thế bích lập, thế viễn sơn, v.v. . .
-Thế cao phong :
Ngọn cao vút, đầu núi hơn tròn để tránh vẻ khiêm tốn và thể hiện một hòn núi già cổ kính. Thân núi hơi phình to, tròn có ít hang hốc , cây cỏ lưa thưa và nên có một cây nhỏ thế huyền hay hoành • gần dỉnh hay ngang lưng . Chân núi hơi thót vào, dưới chân núi có nhà , đình, tháp, người và vật, cây cối. Núi thường dược đặt cao tầm mặt người xem tạo cho hòn non bộ càng có vẻ cao vút lên mà vẫn rất vững chãi.
-Thế huyền nham :
Thế này cũng có một ngọn trông cao vút, chân vững vàng nhưng thế núi như treo, trong thế đổ gục. Trên ngọn có thể đặt đình tạ và một cây có thế huyền hay hoành để như ấn thêm ngọn núi xuống.
-Thế bích lập :
Thế núi có một mặt phẳng đứng như tường vách, cũng chỉ cần một ngọn, chân núi vững chắc có thể thót vào ở một phía. Cây cối, bể cạn, vị trí đặt bể gần giống như thế cao phong.
-Thế viễn sơn:
Gồm nhiều hòn núi xếp lô xô cao thấp, thoải dần từ tâm ra xa, có làn nước uốn lượn giữa các chân núi. Núi đặt dưới thấp hơn tầm mắt để khi nhìn dễ cảm thấy như một vùng trời nước bao la.
Ngày xưa , các cụ thường chơi thế núi Viễn sơn , cho thế Cao phong là ngạo mạn, thiếu khiêm tốn . Nó chỉ được tạo ra bởi những người có chí ngang tàng, bất khuất. Thế núi huyền nham thường bị kiêng bởi sợ vận vào chủ của nó sự đổ bể không hay.
ĐểÅ tạm chấm dứt bài viết này, xin kể lại thú say mê chơi non bộ được mô tả bởi một vài tác giả :
Cái bí quyết kỳ lạ gì mà làm được cho những cây tùng, cây bách, cây chuối, cây liễu , cây đa , cây đào , cây mận , cây tre , ... lớn là thế mà rồi trên hòn non bộ , nó chỉ còn chừng độ vài gang tay và rồi cũng có hoa quả , cũng cành lá mầu sắc ấy , hình thù ấy nhưng nhỏ đi theo với sự nhỏ của thân cây ?
Có người kể lại là người ta đã phải lấy những hột giống choắt choeo của những cây đã cằn cỗi để gieo . rồi người ta đã phải cắt những rễ cái đi chỉ để cho rễ con hút nhựa sống , trong khi giam cây vào chỗ thật là chật hẹp và thiểu giảm hết sức những phân bón cho cây . Ta hãy tưởng tượng cây nhỏ như thế , mà trong khi mới mọc nữa , thì rễ cái nó bằng bao nhiêu và rễ con của nó bằng bao nhiêu , để lách mũi dao lại bằng bao nhiêu nữa vào mà tỉa gọt ! Nhưng công việc không phải đã chỉ có thế . Còn phải làm sao cho thân cây thắt lại, khẳng khiu đi , hoặc là bằng cách lấy dây thắt lại , hoặc là vặn thân cây đi , để bắt nhựa cây phải chạy chậm lại và bắt nó phải dẫn đi dài dòng hơn . Lại phải làm sao cho thân cây bật ra những cái bướu kỳ dị bằng cách tỉa gọt dần , bằng cách kẹp phía này cho phía kia nẩy chồi ra , bằng cách cắt xén , buộc dây đeo đá nặng vào để kéo vít cành xuống .
Thật là những công phu đáng kinh sợ .
Nhưng việc lựa cục đá để làm hòn non cho cây cối ấy mọc lên lại còn công phu đáng sợ hơn nữa . Không phải đá nào cũng dùng được . Nó phải là thứ đá rắn , nhưng mà sốp , thứ đá có lỗ nhỏ lời ti như lỗ chân lông người ta để hút được nước • dưới bể cạn lên cho đá lúc nào cũng ẩm ướt mà nuôi cây và có chỗ cho rễ cây đâm vào hút nước . Đá lại phải có hình thù của một cái gì hay của một con vật gì . Hình thù tự nhiên thì hay lắm ; mà hình thù gần gần giống để cho người đẽo gọt thêm chút ít rồi trồng thêm cây vào cho thành thế núi thì cũng hay .
Thường người ta đã phải mầy mò tìm kiếm không biết mất bao nhiêu thì giờ ở các hang động để lấy các nhũ đá , rồi nhìn ngắm , rồi tưởng tượng , mãi mãi mới có thể quyết định được là đặt cưa vào cắt theo chiều thẳng này hay chiều nghiêng kia . Để rồi khi đem về đến nhà , lại nhìn ngắm , lại tưởng tượng cho cây này mọc ở chỗ nào , cây kia uốn mình ở chỗ nào , ra hoa ở chỗ nào , cao đến độ nào , để toàn thể cả cây lẫn núi thành một hình thù mà mình muốn có .
Đúng y như một ông Tạo Hóa con , để hết tất cả tinh thần tâm trí vào tạo một vưu vật mà gần như đã truyền cả hồn của mình vào đó vậy .
Những hình thù này theo lời kể lại của nhà khảo cổ R. Stein (1) người ta đã đếm ra có đến trên 30 thứ . Và những cây nhỏ để trồng trên hòn non người ta cũng đếm được 68 thứ .
Đứng trước những hòn non bộ như vậy , khi thì là hình con rồng , con phượng , con rùa , con long mã , khi thì là hình con cá , con cọp , hình người , hình mẹ bồng con , hình anh em v.v.... người ta cảm thấy lý thú lạ lùng . Nhưng có một sự thực ai cũng nhận ra được ngay là : người có tiền bỏ ra mua được một hòn non ấy về mà nhìn ngắm hàng ngày , thì cái thú cũng chỉ thú một phần về tính cách kỳ lạ và quý giá của nó . Còn chính người làm ra hòn non ấy từ đầu chí cuối , hàng ngày hàng giờ , hết năm này qua tháng khác , bên cạnh nó và săn sóc cho nó thì cái thú mới kể là vô cùng nữa .
Đó là cái thú thoát tục , cái thú quên những phiền muộn của cuộc sống hiện tại , quên những ràng buộc vật chất và tinh thần để thả hồn phiêu diêu vào những khe vách đá , vào những dòng suối mát , vào những bóng dâm , vào những cầu quán , những hang động ... Tóm lại , là cái thú của những người đã lăn lóc với cuộc sống , đã đầy đủ bổn phận với gia đình và xã hội , và bây giờ đến lúc già về hưu , thì mượn nó làm phương tiện để xuất thần , coi như giải quyết một cần dùng của người chơi văn nghệ vậy .
Đã có những cụ già đứng trước những cây tùng của hòn non thân bằng cổ tay , lá bằng mũi kim , vào giữa mùa nắng tháng 6 mà nói rằng thấy mát cả người , như đã bước chân vào rừng tùng vậy .
Lại đã có những cụ đứng trước những bụi cỏ tranh của hòn non giữa mùa đông lạnh lẽo với những nụ đào nụ mai trên sườn non mà nói là có thể quên được cả ăn .
Ta có thể tưởng tượng cái thú ấy đã làm say người như thế nào ! Say đến nỗi không cần biết đến ngày giờ trôi qua . Say đến nỗi đôi bạn tri kỷ cứ uống rượu ngắm cảnh có khi không nói với nhau lấy một tiếng , tuồng như quên cả người ngồi trước mặt mình .
Cái say ấy đã khiến người ta không ngại tốn kém , nghe thấy đâu có hòn non đẹp và lạ là phải lần tới xem nếu hỏi mua không được . Nhiều những vị quan chức khi sắp về hưu , được dịp qua Tầu thông sứ hoặc làm gì đó , đã nhân tiện chuốc về những đá kỳ lạ và hiếm để làm hòn non .
Có khi những hòn non này rất lớn , cao đến hai ba thước , cũng có khi nó chỉ nhỏ độ một vài gang . Nhưng không thể căn cứ vào lớn nhỏ mà luận về sự quý giá của nó . Nhiều khi nhỏ mà toàn thể là một cục long não , hoặc là một hình hết sức đẹp bầy trên án thư của nhà ẩn sĩ , để những khi nhà ẩn sĩ mở sách thánh hiền ra đọc và đốt một đỉnh hương trầm cho khói tỏa lên núi như những làn mây , thì dẫu người trần mắt thịt đến đâu cũng phải thấy ngay một vẻ gì là tiên phong đạo cốt .
Cũng những núi đá ấy , người ta đã có thể lợi dụng được cả những hang hốc của nó để đặt đỉnh hương trầm vào trong , cho khói thơm bay ra ngào ngạt • các khe các lỗ , như những làn khói lam chiều trên các mái lá ở sườn non . Người ta quả đã yêu thiên nhiên lắm , và quả đã muốn nhập một cái thiên nhiên thì mới tìm ra được cách chơi tế nhị và đầy thi vị ấy .
Cho nên , kể từ bậc nho sĩ trở lên đến các bậc vua chúa , ai cũng có thú chơi này , gần như là một sự dua nhau theo cho kịp một cách biểu thị của thời thượng , của hàng thượng lưu trong xã hội , khiến ảnh hưởng đến dân chúng và dân chúng rồi cũng đua theo đó mà chơi . Và khiến cho vì đó mà thành một cái luật để chỉ trông vào bể và non bộ cũng đã nhận biết được ngay đó là của bậc vua chúa , bậc đại thần , hay đó là của những nho sĩ , những dân dã (64)
*
Trong sách Đất Lề Quê Thói , tác giả Nhất Thanh đã nói về non bộ đầu thế kỷ XX như sau :
Dưới giàn hoa là hòn non bộ trong bể nước thả cá vàng . những hòn núi tìm kiếm được nguyên vẹn là quí nhất , nhưng rất hiếm ; người ta thường chắp nối nhiều miếng đá hoặc đắp cả hòn núi nhỏ với hình thể theo ý muốn . Trên non bộ có tháp có chùa , có lối đăng sơn , cầu bắc qua khe suối , đá núi rêu phong , cỏ cây vui mắt ; có khi là bàn cờ với hai ba ông tiên dưới gốc cổ thụ ; có khi là hoạt cảnh những người câu cá , kiếm củi, cầy ruộng , đọc sách (Ngư, tiều, canh, độc) . Những tượng hình chùa , tháp , cầu , quán , người ngựa , có bán sẵn bằng sành , bằng sứ , đủ màu đủ cỡ do người Tàu đem sang ; nhiều tượng người , đầu không bằng hạt đậu xanh mà cũng đủ râu mày mắt mũi với vẻ say sưa la đà bên hồ rượu , hay với vẻ chăm chú dồn hết tinh thần vào cuộc cờ trên phiến đá , hay với dáng điệu thảnh thơi ngẩng nhìn trời mây quên hết việc đi .
Đối cảnh sinh tình , nhà thơ Nguyễn Khuyến đã xót lòng vì nước vì non , nặng lời trách hỏi một tượng sành trên non bộ của ông :
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
Non nước vơi đầy có biết không ?
Ngày nay thỉnh thoảng cũng có thấy núi giả đôi khi cao đến bảy tám thước tây hoặc hơn , chồng đắp bằng những tảng đá lớn có hang hốc , hình thế quanh co , ngọn lởm chởm , bầy vào bể lớn xây nông giữa vườn , hoặc trong hồ sâu trồng sen , có nhà thủy tọa , cảnh trí mường tượng như được gần với thiên nhiên , dù trong muôn một ... Nhưng đa số người thích chơi không có hoàn cảnh tạo lập được như vậy , thì cũng cố gắng có một hòn non bộ , cũng đủ cỏ cây cầu quán , trông thật là kỳ thú , để những lúc nhàn rỗi ngồi ngắm cảnh như tìm cách nhích gần lại Tạo-Vật để cố quên lãng những ưu tư phiền bận. (65)-.
Phan Quỳnh
Chú thích :
(1) Lê Văn Siêu , Văn Minh Việt Nam , Saigon , nhà xuất bản (nxb) Nam Chi Tùng Thư , 1964 , trang (trg) 315-316.
(2) Bình-nguyên Lộc , Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt nam , Saigon , Bách Bộc xuất bản (xb) , 1971 , trg 334 và 626.
(3) Nguyễn Tài Cẩn , Nguồn Gốc Và Quá Trình Hình Thành Cách Đọc Hán Việt , Hà Nội, nxb Khoa Học Xã Hội (KHXH), 1979, trg 26.
(4) Hồ Vận Hoa và những người khác, Trung quốc bồn cảnh -Giai tác thưởng thức nghệ thuật, An Huy Trung quốc , nxb Khoa Học Kỹ Thuật, 1986.
(5) Nguyễn Vọng , Nghệ thuật non bộ , tạp chí Làng Văn , Toronto Canada , số 112 ngày 15-12-93 , trg 34 .
(6) Phan Quỳnh , Tư liệu điền dã Dân tộc học, in Ronéo , Saigon , 1975 , trg 42 .
(7) Nguyễn Đăng Thục, Tư-tưởng Việt Nam - Tư-tưởng Bình-dân Việt Nam, Lịch sử triết học đông-phương IV , Saigon , nxb Khai Trí , 1964 , trg 44.
(8) Olov Jansé , Viêt Nam Carrefour de peuples et de civilisations , Tokyo , France-Asie ed. , 1961 , trg 1653.
(9) Nguyễn Đăng Thục, Tư Tưởng Việt Nam , sđd, trg 46.
(10) Hồ Thích , Trung Quốc Triết Học Sử , Huỳnh Minh Đức dịch, gs Nguyễn Đăng Thục giới thiệu , Saigon, Khai Trí xb, 1970, trg 743-744.
(11) Rolf A. Stein, The World in Miniature - Container Gardens and Dwellings in Far Eastern Religious Thought, translated by Phyllis Brooks, California, Stanford University Press, 1990, trg 73-74.
(12) Rolf A. Stein, sđd, trg 13.
(13) Đỗ Đình Nghiêm , Ngô Vi Liễn , Phạm văn Thư , Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ, Hà Nội, nhà in Lê Văn Tân in lần thứ 3, 1930 , trg 65.
(14) Việt Sử Lược , tác giả khuyết danh thời Trần thế kỷ XIV, Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải , Hà Nội , nxb Văn Sử Địa , 1960 , trg 57.
(15) Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, tập một, , tổ biên dịch HoaBằng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp hiệu đính và chú giải, Hà Nội , nxb Giáo Dục , 1998 , trg 254.
(16) Việt Sử Lược, sđd, trg 74.
(17) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mộc bản khăc năm Chính Hòa thứ 18, tập I, dịch và chú thích Ngô Đực Thọ, hiệu dính : gs Hà Văn Tấn, Hà Nội, nxb KHXH, 1993, trg 241-2.
(18) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên lại ghi là : • đỉnh bên ngọn tả hữu dựng núi Bạch Hạc .
(19) Việt Sử Lược, sđd, trg 78.
(20) Việt Sử Lược , sđd , trg 89-90.
(21) Việt Sử Lược, sđd, trg 91.
(22) Việt Sử Lược , sđd , trg 95.
(23) Việt Sử Lược , sđd , trg 96.
(24) Việt Sử Lược , sđd , trg 100.
(25) Việt Sử Lược, sđd, trg 119.
(26) Hoàng Xuân Hãn , Lý Thường Kiệt. Hanoi , Sông Nhị , 1950 , nxb Hà Nội in lại, lời bạt của Hà Văn Tấn, 1996 , trg 378-379.
(27) Việt Sử Lược , sđd , trg 119.
(28) Đai Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Chinh Hòa , sđd, trg 305.
(29) Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ , Việt Sử Tiêu Án , Saigon ,Hội Việt Nam Nghiên Cựu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch và xuất bản , 1960 , trg 150.
(30) Việt Sử Lược, sđd, trg166.
(31) Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt , sđd, trg 457.
(32) Nguyễn Công Bật , Đại Việt Quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiên Diên Linh tháp bi (1121) . Bản dịch của viện Mỹ Thuật Mỹ Nghệ Hà Nội .
(33) Pháp Bảo : Sùng Nghiêm Diên Thánh bi ký (1118). bản dịch của viện Mỹ Thuật Mỹ Nghệ Hà Nội.
(34) Ma Văn Cao , Lĩnh Nam Dật Sử , nguyên bản bằng Mường ngữ vào thời nhà Lý , Trần Nhật Duật đề tựa , phiên dịch sang Hán văn năm 1297 có thêm lời bàn của Trần Quốc Toản và Trương Hán Siêu , Bùi Đàn dịch sang Việt văn , Saigon , 1968 , quyển II , trg 100-101.
(35) Nguyễn Đăng Thục , Thiền Học Việt Nam , Saigon , Lá Bối xb , 1967 , trg 162 .Chép theo bia tháp Sùng Thiên Diên Linh.
(36) Nhưng việc học hành thi cử này thời Trần đã đào tạo nhiều nhân tài lỗi lạc như Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh , v.v. ... Chữ Nôm có từ trước đến thời Trần phổ biến rộng rãi hơn.
(37) Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án, sđd, trg 305 .
(38) Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê , Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , Hà Nội , KHXH , 1971 , tập II, trg 166.
(39) Trần Nguyên Đán : Phụng Canh Thái Thượng Hoàng Ngự Chế Thiên Trường Phủ, Trùng Quang Cung ( thơ chữ Hán ) - Phong , Bái là đất phát tích của nhà Hán. (39A) (39B) Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, tập IV, Binh Chế Chí, Văn Tịch Chí, Bang Giao Chí, tổ phiên dịch Viện Sử Học Việt Nam phiên dịch và chú giải Ha Nội, nxb Sử Học, 1961, trg 62.
(40) Trần Quang Triều đã cùng Nguyễn Xương, Nguyễn Úc và các bạn bè khác của ông lập ra phái thơ Bích Động Thời Xã. Họ cho dựng am Bích Động tại chùa Quỳnh Lâm để cùng nhau ngâm vịnh tại đây.
(41) Theo tài liệu của học giả Lê Thước.
(42) Rold A. Stein, sđd, trg 73. ( 42B) Quế Đường Lê Quí Đôn, Việt-Nam Bách-Khoa Toàn-Thư VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ , Phạm Vũ & Lê Hiền dịch và chú giải, Saigon, Miền Nam xb, 1973, trang 429.
(43)Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt , sđd , trg 473.
(44) Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ , Việt Sử Tiêu Án , sđd , trg 276-277.
(45) Bia chùa Ngô Xá , niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) Bản dịch của viện Mỹ Thuật Hà Nội . (45B) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mộc bản khăc năm Chính Hòa thứ 18, tập II, dịch và chú thích Hoàng Văn Lâu, hiệu dính : gs Hà Văn Tấn, Hà Nội, nxb KHXH, 1993, trg 309
(46) Lê Quí Đôn Toàn Tập, tập II, KIẾN VĂN TIỂU LỤC , Hà Nội , nxb KHXH, 1977 , trg 68. (47) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Chính Hoà 18, tập II dịch và chú thích Hoàng Văn Lâu, Hà Nộ, nhà xb KHXH, 1993, trg 323.
(48) Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê , Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , Hà Nội , KHXH, 1973, tập IV, trg 52.
(49) Lê Quí Đôn Toàn Tập , Hà Nội , nxb KHXH , 1978 , tập III , trg 265.
(50) Nguyễn Dữ , Truyền Kỳ Mạn Lục , Trúc Khê Lê Văn Triện dịch, Hà Nội , nxb Tân Việt , 1952.
(51) Hoàng Xuân Hãn, La Sơn Phu Tử, Paris, Minh Tân, 1952, trg 94-95.
(52) Phạm Đan Quế, Giai thoại và sấm kí Trạng Trình, TPHCM , nxb Văn nghệ, 1992. nxb Đại Việt tại USA in lại , 1994 , trg 121-122.
(53) Phan Khoang , Việt Sử : Xứ Đàng Trong 1558-1777, Saigon, 1967 , quyển thượng , trg 136-137.
(54) Lê Quí Đôn Toàn Tập, tập 1 Phủ Biên Tạp Lục , Hà Nội, nxb KHXH, 1977, trg 335.
(54B) Lê Quí Đôn Toàn Tập, tập 1 Phủ Biên Tạp Lục , Hà Nội, nxb KHXH, 1977, trg 112. (54C)Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội Nghìn Xưa, Hà Nội, Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội xuất bản, 1975, trg 17.
(55) Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án , Tang Thương Ngẫu Lục , Đạm Nguyên dịch , Saigon , Bộ QGGD xb, 1962, quyển nhất, trg 28-29.
(56) Phạm Đình Hổ , Vũ Trung Tùy Bút , Đông Châu dịch , Nam Phong tạp chí , t. XXI , số 121 . Dương Quảng Hàm trích in trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu , Saigon , Bộ GD Trung tâm học liệu tái bản lần thứ 10 , 1968 , trg 330-331.
(57) Lê Hữu Trác , Thượng Kinh kỷ sự , Nguyễn Trọng Thuật dịch , Nam Phong tạp chí , t. XII , số 78 . Dương Quảng Hàm trích in trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu , sđd , trg 315.
(58)(59)(60) Nguyễn Du , Truyện Thúy Kiều ( Đoạn Trường Tân Thanh ) , Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, in lần thứ bẩy , Cơ sở xbể Đại Nam in lại tại Hoa Kỳ , trg 72 , 78 và 153.
(61)Nguyễn Ngọc Huy, Quốc Triều Hình Luật , quyển A , USA , Việt Publisher Thư Quán , 1989 , trg 120.
(62) Toan Ánh , Nếp cũ : Con người Việt Nam , Saigon , Nam Chi Tùng Thư , 1965 , trg 266. (63) Huỳnh Văn Thới , Kiểng cổ - Chậu xưa , TPHCM , nxb Trẻ , 1995 ,trg 100.
*
(64) Lê Văn Siêu, Văn Minh Việt Nam, sđd, trg 312-315. (65) Nhất Thanh , Đất Lề Quê Thói (Phong-tục Việt-nam) , Saigon , 1968 , Sống Mới in lại tại Hoa Kỳ , trg 245-246.
NON BỘ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Phan Quỳnh
Non bộ : Hòn Cau, Tác giả Phan Quỳnh
Vietnam Miniature Landscape Exhibition
At San Diego Model Railroad Museum in Bolboa Park, California,
from May 1 to May 21, 2000
Chơi cây cảnh , chơi đá tảng , chơi non bộ , là môn chơi tao nhã , hấp dẫn , từ ngàn xưa của người Việt , kể cả các dân tộc phương đông và ngày nay thú chơi này đã lan rộng sang các nước phương tây .
Non bộ là núi nhân tạo , dùng đá , vữa hồ , đất , ... , tạo cảnh thiên nhiên hùng vĩ với hang động , ghềnh thác , núi cao biển rộng của cảnh thật hay cảnh tưởng tượng , được bàn tay nghệ nhân khéo léo bầy xếp , gắn tạc , đục đẽo , để dàn trải trong vườn cảnh , hay trong hồ cá , hoặc ngay trong chậu cạn , đồng thời điểm xuyết, trang trí rêu cỏ , cây cối nhỏ bé có dáng vóc cổ thụ , một số hình tượng (như mục đồng , ngư ông , tiều phu , tiên ông , đạo sĩ , ... , chùa tháp , đền miếu , cầu đường , ghe thuyền, thác nước đổ , phun sương , phun khói , cù lao , muông thú bằng sành , bằng đất sét v.v. ...) hầu diễn tả một sự tích , một câu chuyện làm cho non bộ có nội dung và linh hoạt , gợi hình , gợi cảm cho người thưởng ngoạn .
Có non bộ cao lớn hàng chục , hàng trăm thước tây , ví dụ hòn “ Vạn Tuế Sơn” của vua Lý Thái Tông chế tác năm Mậu Thìn 1028 , và cũng có non bộ bé nhỏ bằng gang tay hay nhỏ hơn .
Theo Lê Văn Siêu thì : không thể căn cứ vào lớn nhỏ mà luận về sự quí giá của non bộ . Nhiều khi nhỏ mà toàn thể là một cục long não , hoặc là một hình hết sức đẹp bầy trên án thư của nhà ẩn sĩ , để những khi nhà ẩn sĩ mở sách thánh hiền ra đọc và đốt một đỉnh hương trầm cho khói tỏa lên cây lên núi như những làn mây thì dẫu người trần mắt thịt đến đâu cũng phải thấy ngay một vẻ gì là tiên phong đạo cốt.
Người ta lại còn dùng núi đá ấy để làm nghiên mực nữa . Ta hãy tưởng tượng một cái bể nước con con với rêu , cỏ , cây , nhỏ lí tí trên một hòn non nhỏ bằng đá trắng , với những từng đá lăn tăn như dợn sóng , ôm lấy một mảng đá như một cái thung lũng để mài mực , và nhà nho cầm bút chấm vào nghiên mực ấy để viết những vần thơ , thì ta thấy rằng người Việt Nam xưa dẫu chẳng tiên thì cũng đã chẳng còn gì là tục nữa . (1)
I/.- Nghĩa ngữ .
Non bộ là thuật ngữ cổ thuộc gốc Nam Á .
Từ Bộ có nghĩa là dáng vẻ, bắt chước, phỏng theo, nhái theo, kiểu cách, mô phỏng, ra vẻ, v.v.... ví dụ : giả bộ, làm bộ, điệu bộ, bộ dạng...
Từ Non có nghĩa là núi .
Cùng một nghĩa chỉ núi với các từ trong ngữ hệ Malayo-Polynesiene và Mon-Khmer thuộc văn minh Nam Á , chúng ta thấy từ Ph-num của người Miên, từ Phơnơm của người Mạ, từ Bơnơn của người Bà-na dọc Trường sơn , từ B-non của người Ê-đê nam Tây nguyên , từ Gu-nong hay phunông của người Mã-lai, , từ Phu của người Thái, từ B-nam của cổ Phù-nam (2), v.v. ...
Khi xưa tiếng Hán đang còn đóng khung ở• vùng phía bắc sông Hoàng-hà, sông Vị-hà thì nó chưa thể có nhiều những từ nêu lên tên gọi của những sản vật mà chỉ phương nam mới có , do đó có sự vay mượn , ảnh hưởng qua lại . Những danh từ chỉ thực vật như cảm lãm ( trám ) , phù lưu ( trầu ) ba la mật ( mít ) v.v. ... chắc chắn là những danh từ vay mượn các ngôn ngữ vùng nhiệt đới . Để chỉ sông , phía Bắc , người Hán gọi là Hà , nhưng từ sông Dương Tử trở về Nam lại gọi là Giang . Theo các nhà Địa danh học “giang” là một từ vay mượn , thanh phù công () đứng cạnh bộ chấm thuỷ () trong chữ giang ( ) rất dễ dàng gợi cho chúng ta nghĩ đến Kion ( Miến ) , Kon ( Katu ) , Karan (Mơ Nông ) , Krong ( Chăm ) , Không ( Mường ) , Hông ( Khả) , Krông ( Bà Na ) , Khung ( Thái ) , Sôngai ( Mã Lai ) , cũng như nghĩ đến Sông trong tiếng Việt (3) , (Việt Miên Lào . . .có chung con sông là Mê kông ).
Có khi chiều ảnh hưởng chỉ đi theo một đường thẳng đơn giản, từ bên này sang bên kia, nhưng cũng nhiều khi mũi tên có thể đi đường vòng từ A sang B, rồi lại từ B quay trở về A. Ví dụ • tiếng Nam Á có danh từ chỉ một thứ võ khí ta gọi là Ná (So sánh với Na của Mường , của Chức , nả của La-ha [Mường-la] , Hna của Bà Na , của Ê-dê, Mnaá của Sơ Đăng, Sa-Na của Kơ-ho, S-Na của Miên, Snao của Raglai, Na của Mạ, Hnaá của Gia Rai , Sơ-Na của Srê, Sna của Chăm Phan Rang, Phan Rí, Nả của Thái hay Pnả của Mã Lai ), có nhiều cơ sở để có thể khẳng định chính từ tên gọi này được nhập vào vốn từ vựng của người Trung Quốc , sản sinh ra tiếng Hán có cách đọc Hán Việt cổ là Nõ hay Hán Việt hiện nay là Nỗ ( [] tổng hợp của thanh phù Nô [ như nô bộc] đứng trên chữ Cung tượng hình []) rồi lại quay trở về Việt Nam được đọc theo Nôm là Nỏ. Nỏ là một phát minh của người phương Nam .
Từ NON BỘ hay Bơnơn Bouy là mô phỏng núi , dáng vẻ núi non, nhái theo núi non, hoặc còn gọi là núi giả , sau này được các nho sĩ, sử gia chuyển ngữ sang chữ Hán mà cách đọc Hán Việt là giả sơn . Nhưng thuật ngữ giả sơn lại không được thông dụng •ở Trung quốc , kể cả Hoa Nam và Hoa Bắc . Người Trung quốc quen dùng thuật ngữ Bồn tài (p-en tsai - cây trong chậu) , Bồn cảnh (p-en ching - cảnh trong chậu) , mãi đến cuối thời Nguyên (1271-1368) , thời Minh (1369-1643) mới xuất hiện danh từ chữ Hán hoàn chỉnh có cách đọc Hán Việt là Sơn Thủy Bồn Cảnh ( shan shui p-en ching - cảnh sơn thuỷ trong chậu ) (4) , để chỉ lối chơi giống hệt như lối chơi non bộ ở Việt Nam .
Người Thái Lan có lối chơi Mai khèn ( cây lùn ) hay Mai dăt ( cây uốn ) , người Nhật có lối chơi Bonsai ( bồn tài - cây trong khay , trong chậu ) , Bonseki (bồn thạch - đá trong khay , trong chậu ) . Theo tác giả Nguyễn Vọng thì : Người Nhật có nghệ thuật đặt đá trên khay để trưng , không có cây cỏ . Giả thử đá ấy có hình dáng một trái núi thu nhỏ ta cũng không nên coi đó là một non bộ (5) .
II/.- Những gợi ý của non bộ .
*Non bộ ở Việt Nam có từ bao giờ ?
Chưa thấy có tài liệu nào trả lời dứt khoát câu hỏi này, nhưng rõ ràng cây và đá đã có sự liên hệ mật thiết lâu đời và đóng góp tích cực vào sinh hoạt vật chất và tinh thần của tổ tiên người Việt .
Ngay từ thời đại các vua Hùng dựng nước , ngót năm ngàn năm nay, chúng ta đã được biết hình ảnh mơ hồ của một non bộ : có đá, có cây, có mây nước, có đền miếu, v.v... gói trọn trong một tình tiết cảm động . Đó là truyện Trầu cau ( xem Lĩnh Nam Chích Quái) , một nguồn cảm hứng dồi dào cho các văn nhân nghệ sĩ sau này của các bộ môn thơ , văn , vũ , nhạc , họa , điêu khắc v.v....
*Những tín ngưỡng tối cổ .
1/.Trở ngược thời gian về hàng chục ngàn năm trước Công nguyên, sau khi dời bỏ đời sống trong hang động và săn bắn hái lượm để xuống định cư tại đồng bằng sông Hồng , sông Mã , chuyển sang đời sống nông nghiệp lúa nước (lạc điền), người Việt cổ vẫn còn bảo lưu được những đồ trang sức , những dụng cụ và công cụ sản xuất xa xưa bằng đá được đẽo mài , khoan , tiện, chế tác rất xinh xắn , đều đặn , khéo léo như vòng tay , khuyên tai , nhạc khí (đàn đá ) , rìu đá , cuốc đá , mũi tên đá , v.v.... đồng thời họ còn giữ tục thờ đá , tục thờ cây , tín ngưỡng tối cổ của nhân loại mà nay vẫn còn tàn dư •ở các nhóm dân tộc tại bán đảo Đông Dương và trải rộng đến các vùng hải đảo miền đông nam châu Á .
Trước 1945, tại một số làng thôn quê Bắc Việt, chúng ta vẫn còn thấy trước cổng mỗi nhà về phía trái dựng một hòn đá . Theo các cụ già xưa kể lại thì hòn đá này được gọi là con chó đá , đặt trước cổng để xua đuổi tà ma , quỉ mị , bảo vệ gia chủ , cho dù hòn đá không có vóc dáng của một con chó . Vua Lê Thánh Tông có bài thơ tả con chó đá này như một tướng quân chức quyền bao trùm một cõi , lòng son sắt thờ chúa , gìn giữ giang sơn .
Đọc Lĩnh Nam Chích Quái , đọc Việt Điện U Linh Tập , hoặc Quảng Châu kí, . . ., cho dù các sử liệu cổ xưa này đã bị các nho sĩ , sử gia xưa nhuận sắc , uốn sửa theo lăng kính Khổng giáo , chúng ta ngày nay vẫn nhìn thấy nhiều khe hở• nói về tục thờ đá thờ cây xa xưa •ở Việt Nam xuyên qua các từ ngữ như Ông Đống ( pù đống trong tiếng Tày), Thạch Khanh , ..., truyện tảng đá có vết chân to lớn của người anh hùng làng Dóng thời Hùng vương ở• núi Sóc Sơn , Bắc Ninh , hoặc truyện Mộc tinh , hay truyện Đô Lỗ Thạch thần , vị thần bảo trợ cho Thục An Dương Vương tại thành Cổ Loa, truyện Man Nương với phép linh của phiến đá , nằm trong một gốc cổ thụ , tạc thành bốn tượng Vân, Vũ, Lôi, Điện tại chùa Dâu.
Tương tự ở• các nhóm dân tộc Nam Á khác cũng có những nghi thức cầu nguyện hay thờ phụng thần cây thần đá . Ví dụ người Chăm Phan Rang , Phan Rí có tục thờ hòn đá tượng chưng cho Kút , thờ Linga, người Sê-đăng nam Tây nguyên có thần thoại thần đá, thần núi xuyên qua truyện Nữ thần Hoa Lan , người Lào có tục thờ Thitsana Hỉn, người Thái có tục Soat-non conhin , người Tagalog vùng đảo Luzon có tục Bato manalangin ( thờ đá) , tục Puno pananampalataya (thờ cây) , người Visaya vùng đảo Palawan có tục Batu gui-ampo (thờ đá) , người Ilocano vùng đảo Mindanao có tục Mula Icararag (6) .
2/.Ngoài tục thờ đá , thờ cây , một gợi ý nữa liên quan đến thú chơi non bộ •ở VN là tín ngưỡng về hang động và Thần Tiên Bất Tử .
Trong những năm 1934-1939 trường Viễn Đông Bác Cổ • Hà Nội đã khai quật một số cổ mộ của cư dân tỉnh Bắc Ninh , Bắc Việt , khoảng các thế kỷ trước và sau Công nguyên . Những mộ táng này được xây bằng gạch , đôi khi bằng đá , gắn nhau bởi một thứ hồ vữa đặc biệt rất dắn chắc để nhái theo hình thể hang động thiên nhiên , có nhiều động , nhiều phòng , mái vòm cong , thông nhau bởi những đường hầm địa đạo . Khảo cổ học đã xếp những mộ táng này vào giai đoạn văn minh Lạch Trường (7) . Văn minh Lạch Trường mà mộ táng trải rộng ở các tỉnh Bắc Việt, bắc Trung Việt và lưa thưa ở• một vài nơi phía nam Hoa Nam thuộc Trung Quốc, liên quan đến một tín ngưỡng dân gian người Việt thời thượng cổ : tín ngưỡng về Hang Động, còn gọi là Động Trời hay Động Thiên .
Theo tín ngưỡng này thì trong lòng một hòn núi lớn có những hang động rất linh thiêng mà cái vòm tượng trưng vòm trời , lòng đáy phù hợp với đất , cửa vào những hang ấy là biên giới giữa thế giới vật chất và thế giới siêu hình (8) .
Từ xưa, sống lâu vẫn là mơ ước của con người , họ than thở• về sự ngắn ngủi của đời sống trần gian và người Việt xưa nay thường tin tưởng và khao khát về một đời sống trường cửu nơi thế giới bên kia về sau bên bờ biển xa xăm hay siêu việt trên núi cao vút chín từng mây , hang động được coi rất thiêng liêng và là cung điện của các Thần Tiên bất-tử .
Tín ngưỡng hang động với Thần Tiên bất tử có một dấu ấn đậm nét của triết lý phồn thực , đặc trưng của các dân tộc •ở Nam Á trước khi có ảnh hưởng văn hóa Hán Tạng tràn từ phương Bắc xuống. Do đó không lạ gì hòn non bộ thường được đặt vào những nơi thờ nữ thần •ở Việt Nam mà Rolf A. Stein hay nói đến.
Ta thấy có những tục lệ đã nói lên được một ý thức tập thể về hang động hoặc thần thoại về Thần Tiên . Động Thẩm Lệ •ở Yên Bái , Bắc Việt , được coi linh thiêng , hàng năm trai gái đến tụ tập hát giao duyên , khai xuân phát động nguồn sinh lực của tạo vật , thần thoại về Việt Tĩnh , thần thoại Giáng Tiên với hang Từ Thức , thần thoại Hồ Công động , Kim Sơn động , Chấn Linh động , Hương Tích động , v.v. ... , ngoài ra còn cả một nhóm thần thoại dòng Đạo Nội lấy Chử Đồng Tử làm Sáng tổ của đạo Thần Tiên bất-tử (9).
Triết sử gia Hồ Thích nhận xét rằng từ khi Trung Quốc bắt đầu “khai hóa“ các dân tộc xung quanh , chủ yếu là các dân tộc phương Nam , thì đồng thời với việc các dân tộc này hấp thụ nền văn hóa phương Bắc , đạo Thần Tiên Bất Tử cùng với các chuyện thần thoại giàu chất trữ tình hấp dẫn của họ cũng được mang vào Trung Nguyên . Trong sách Trung Quốc Triết Học Sử , ông viết :
Các tân dân tộc hấp thụ nền văn hóa Trung-nguyên là điều rõ ràng, thiết-tưởng không cần phải nói thêm. Nhưng cùng một lúc, các chuyện thần thoại giầu tính-chất hấp dẫn của các quốc gia trên được mang vào đất Trung-nguyên.
Chúng ta thử xem các chuyện thần-thoại trong các tác phẩm văn học của Khuất Nguyên, Tống Ngọc(người Sở thuộc Bách Việt), tất cả đều là những mẫu chuyện mà nền văn học phương Bắc không bao giờ có, ... Có lẽ thuyết thần-tiên cũng do đấy mang sáp-nhập vào văn-minh Trung-quốc chăng ? (10)
Học giả Rolf A. Stein của trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổng kết : Từ địa linh và tiên cảnh , thế giới của Thần Tiên bất tử , đến quá trình ma thuật tiền hóa học , và đến sự trầm tư mặc tưởng thần bí, tất cả đều qui về một toàn bộ rất hệ thống mạch lạc những đề tài, hình ảnh, liên tưởng hệt như hệ thống cảnh hòn non bộ.
(From the holy place and paradisiacal site, the land of the Immortals, to alchemical processes and mystical meditation, everything leads to a strongly coherent assemblage of themes, images, associations - a complex identical to that accompanying miniature gardens)(11)
Rolf A. Stein còn cho biết tại các đền miếu chùa chiền và tư gia ở• Việt Nam , dù giàu hay nghèo đều chơi non bộ .
(Two preliminary facts about Indochina should be presented right away: nui non bo (miniature rocks covered with dwarf plants and set incotainers of water) are commonly present in both pagodas and private homes, even in those of the poor (not often in Hanoi, but frequently in Hue) ; and the rocks placed in the courts of pagodas, thus forming part of the sacred enclosure, are almost always accompanied by parallel verses in Chinese.)(12)
Một hiện tượng cần được nghiên cứu kỹ hơn để kết luận là trong khi ảnh hưởng văn hóa phương Bắc đã tràn ngập vào đất nước Vạn Xuân và sau này là Đại Cồ Việt , lối chơi non bộ đã rộ phát tại phương Nam nhưng chưa thấy sử sách hay tài liệu nào nói về lối chơi này ở phương Bắc, cho mãi đến thời kỳ các triều đại Nguyên, Minh, Thanh chúng ta mới thấy hiện tượng chơi non bộ Sơn Thủy Bồn Cảnh nở rộ tại Trung quốc.
III/.- Non bộ trong Việt sử.
Một non bộ cổ nhất •ở Việt Nam vào thế kỷ thứ X và có lẽ cổ nhất trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại và được bảo quản tại Hoa Lư tỉnh Ninh Bình , Bắc Việt. Sách Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ , xuất bản năm 1930 , ghi :
Ở huyện Gia Viễn (Ninh Bình) thuộc xã Trường Yên có động Hoa Lư, xưa là kinh đô nhà Đinh và nhà Tiền Lê , hiện nay còn lăng và đền thờ vua Đinh và vua Lê .
Ở bến đò lên, có một con đường hẹp lởm chởm những đá, đi độ nửa giờ thì đến làng An Hạ có đền thể vua Lê . Mới đến có một cái sập đá rồi qua cửa tam quan thì một bên có một cái giếng , một bên có một cái núi non bộ bằng một tảng đá lớn (13).
Theo truyền thuyết vùng Ninh Bình thì ngay từ hồi vua Lê Đại Hành (980-1005) còn sinh tiền, tại kinh đô Hoa Lư , song song với việc xây dựng các cung điện như Bạch Bảo Thiên Tuế , điện Phong Lưu , điện Vinh Hoa , điện Bồng Lai , điện Cực Lạc , điện Trường Xuân v.v. ...thì hòn non bộ nói trên được chế tác để chúc thọ nhà vua .
Sử cũ đã ghi : Năm Ất Dậu, hiệu Thiên Phúc thứ 5 (985), mùa thu, tháng bẩy, ngày Đinh Tị là ngày sinh của vua. Vua sai người đóng thuyền ở giữa sông dùng tre làm núi giả ở trên thuyền gọi là Nam Sơn (14).
Từ đấy, năm nào cũng giữ làm lệ thường (15).
Triều đại nhà Lý (1009-1225) là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc , sau hơn nghìn năm sống trong màn đêm thống trị của phương Bắc. Năm 1010 , vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, tiện nghi và rộng rãi hơn Hoa Lư, để xây dựng nên một trung tâm văn hóa tầm kích lớn cho Đại Việt , có ý muốn sánh ngang hàng với Đại Đường , Đại Tống phương bắc . Phật giáo và Lão giáo đã chiếm những chỗ đứng ưu thế trong đi sống tín ngưỡng dân gian , dần dần trở thành quốc giáo , chính vua Lý Thánh Tông đã lập ra phái Thảo Đường , bước đầu tạo sự phối hợp hài hòa giữa đạo và đời.
Kinh đô Thăng Long được các vua Lý mở mang ngày một lớn rộng . Các cung điện , lầu gác , đình tọa , chùa tháp, v.v. ..., được dựng lên và tu bổ liên tục , như điện Thiên An, điện Thiên Khánh, điện Trường Xuân, lầu Chính Dương, lầu Long Đồ để vua dạo ngắm hay điện Long Thụy, Long An để vua nghỉ ngơi, chắc hẳn những nơi ấy có vườn cảnh, cây cảnh, non bộ , để vua thưởng ngoạn.
Triều vua Lý Thái Tổ (1010-1028) , Việt Sử Lược ghi : Năm Tân Dậu , hiệu Thuận Thiên thứ 12 (1021) Mùa xuân , tháng 2 ngày Mậu Tí lấy ngày sinh của vua làm tiết Thiên Thành , xây Vạn Tuế Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc , làm nhiều hình chim bay , thú chạy , bày la liệt ở trên .(16)
Cùng sự việc này , sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư lại ghi : Lấy tre làm một ngọn núi gọi là Vạn Thọ Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc, trên núi làm nhiều hình chim bay , thú chạy, muôn vẻ lạ kỳ. Lại sai người bắt chước tiếng cầm thú làm vui để ban yến cho bày tôi.
Năm Nhâm Tuất (1022), mùa xuân , tháng 2, vua thấy tiết Thiên Thành làm núi giả khó nhọc cho dân, bãi đi, chỉ đặt yến lễ mà thôi (17).
Dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) , sử cũ cho biết năm Mậu Thìn 1028 : Tháng sáu, lấy ngày sinh vua làm tiết Thiên Khánh, xây Vạn Tuế Sơn ở Long Trì, có năm ngọn, ngọn ở giữa dựng bức tranh Trường Thọ Tiên, hai bên tả hữu đều có hạc trắng (18); trên núi làm những hình tiên bay, chim , thú ; lưng chừng núi lại có thần long vây quấn, cắm cờ, treo vàng ngọc , sai bọn phường tuồng (linh nhi) • trên núi thổi sáo, ca múa làm vui (19) .
Năm Kỷ Sửu (1049) Mùa thu , tháng 8 , đào ngòi ngự •ở phía ngoài Phượng-thành ; lại đào ao Kim-minh vạn-tuế. Khi mới đào , trong ao có tiếng kêu xoang xoảng , đào lên , được một khối vàng nặng 50 lạng , cho nên đặt tên đó . Lại đắp núi đá có ba ngọn ở trên ao , xây cầu Vũ-phượng (20).
Năm Tân Mão, hiệu Sung Hưng Đại Bảo năm thứ 3 (1051), đào ao Thụy Thanh, ao Ứng Minh • vườn Thắng Cảnh (21).
Triều vua Lý Thánh Tông (1054-1072) , sử cũ cũng nói về vườn cảnh và non bộ của nhà vua :
Năm Đinh Dậu (1057) Mùa hạ , tháng 4 , ngày Giáp Ngọ rồng vàng từ vườn Quỳnh-lâm hiện ra • phía trước điện Trưng -xuân (22) .
Năm Mậu Tuất , hiệu Long-thụy thái-bình năm thứ 5 (1058) , xây điện Hồ-thiên bát giác ở ao Kim-minh .
Tháng 3 , mở cửa Tường-phù , xây lầu ở trên đó
Tháng 6 , xây điện Linh-quang , bên trái dựng điện Kiến-lễ , bên phải dựng điện Sùng-nghi . phía trước điện dựng lầu chuông , một cột , sáu cạnh hình hoa sen ( độc trụ lục giác liên hoa chung lâu ) (23).
Năm Ất Tị (1065) , tháng 8 , mở vườn Thượng-lâm (24).
Triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127) , năm Mậu Dần , hiệu Hội-phong năm thứ 7 (1098) mùa thu , tháng 8 , lập núi Ngao-sơn trên đất (25). Sự kiện này , Hoàng Xuân Hãn có chi tiết hơn : Vua 35 tuổi, vẫn chưa có hoàng tử. Vua lập đàn, có xây núi Ngao Sơn trên đất cạn; dựng đài cao, , chung quanh treo đèn đủ sắc, đủ kiu, • trên có vũ nữ múa, nhạc công cử nhạc . (26)
Tháng 9 (1098), xây điện Xùng-uyên ở ao Phượng-liên , bên trái đặt điện Huy-dương, đình Lai-phượng, bên phải dựng điện Ảnh-thiềm , đình Át-vân , phía trước xây lầu Trường-minh , phía sau bắc cầu Ngoạn-hoa (27).
Tháng 9 Tân Hợi (1131, đời Lý Thần Nông) mở vườn Bảo Hoa (28).
Vua Lý Anh Tông (1138-1175) sai xây dựng nhà cửa lớn, làm điện Thụy Quang , đình Thưởng Hoa , ao Kim Liên, cầu Minh Nguyệt, ... (29).
Những công trình tạo tác như vậy vẫn liên tục tới cuối thời Lý chưa ngưng nghỉ. Năm Quí Hợi 1203 vua Lý Cao Tông cho xây thêm nhiều cung điện lầu gác, trong đó có gác Thánh Thọ .... ao Dưỡng Ngư , trên ao xây đình Ngoạn Y . Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ , nước ao thông với sông , cách chạm trổ , trang sức khéo léo , công trình thổ mộc đẹp đẽ , xưa chưa từng có vậy (30) .
Các chùa tháp thời Lý phần lớn do nhà vua, hoàng gia hay các quan lại giới quí tộc bỏ tiền ra xây dựng ở kinh đô Thăng Long , hay ở những nơi có cảnh đẹp núi sông, mà trong khuôn viên chùa chiền hay đền miếu thường có vườn cảnh, cây cảnh , non bộ . Năm 1077 Thái Sư Lý Thường Kiệt giúp nhà sư Đạo Dung trùng tu, sửa chữa chùa Hương Nghiêm (xây dựng đời Hậu Đường năm 923-937) ở Thanh Hóa , bia chùa Hương Nghiêm dựng năm Giáp Thìn 1124 ghi rõ “ Sư liền sai thợ sửa chữa. Tô tượng Phật ngồi trên Bàn Đá. Đào hồ, giữa hồ, xây bệ; đặt tượng Phật trên. Chùa cao, cửa rộng, mái ngói. Mé tả có lầu chuông , mé hữu dựng bia đá ghi công. Xung quanh đều xây tường. Vườn giồng hoa cỏ “ (31) . Thực ra nhiều cảnh chùa thời Lý , nhìn toàn bộ , rõ ràng là những vườn cảnh lớn . Ví dụ vua Lý Nhân Tông cho trùng tu chùa Diên Hựu ( xây dựng năm 1049 ) • phía tây Thăng Long cạnh núi Nùng sông Nhị , bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ghi như sau :
Mở chùa Diên Hựu ở tại vườn Tây . Dấu vết theo qui mô thuở• trước , lo toan do ý thánh ngày nay. Đào ao thơm Linh chiểu . Giữa ao trồi lên một cột đá. Trên cột có một đóa hoa sen nghìn cánh xòe ra . Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm . Trong đền đặt pho tượng sắc vàng . Ngoài ao có hành lang bao bọc . Ngoài hành lang lại đào ao Bích Trì , bắc cầu cong để đi lại . Ở sân trước cầu , hai bên tả hữu xây bảo tháp Lưu Ly ... (32) .
Không chỉ riêng kinh đô Thăng Long , các địa phương cũng cố gắng xây dựng lâu đài đền miếu, vườn tược . Bia Sùng Nghiêm Diên Thánh ghi rõ năm 1115, khi Chu Văn Thường đến thay thế lão tướng Lý Thường Kiệt, quản nhiệm quận Cửu Chân (Thanh Hóa) : nhà vua xuống chiếu sai ông thống lĩnh dân chúng, sửa sang nhà thự ở quận , xây dựng điện đường cùng lang vũ chung quanh , củng cố thành quách , chia đặt trạm dịch , khai đào sông ngòi , mở mang vườn tược (33).
Chơi vườn cảnh, cây cảnh, non bộ , không chỉ riêng vua quan giới quí tộc thời Lý, mà còn thấy •ở nơi dân dã hay nơi các dân tộc ít người khác tại Việt Nam khoảng các thế kỷ XI , XII và XIII . Sách Lĩnh Nam Dật Sử của Ma Văn Cao viết bằng chữ Mường thời Lý , được danh tướng Trần Nhật Duật chuyển ngữ sang chữ Hán năm Đinh Dậu 1297 , rồi Bùi Đàn dịch sang Việt văn, có đoạn nói về non bộ như sau :
Trở lại chuyện Quý Nhi tiến vào trong vườn , thấy một vườn hoa đắp dựa theo núi ; dưới núi có một tòa lầu nho nhỏ , xung quanh trồng toàn cây có hoa , bên tả là một hòn non bộ thiên nhiên , lóng lánh như ngọc . Dưới hòn non bộ , có suối chảy vào thành ao , nước trong suốt như gương . Cạnh hòn non bộ có một lối đi nhỏ quanh co hai bên trồng trúc đào ... (34).
Về hình thức , để chế tác non bộ đẹp và gợi cảm cho khách thưởng ngoạn , ngoài những hoàn chỉnh về dáng , về không gian , về ngôi chủ khách , yếu tố thực hư , động tĩnh , về tương quan tỷ lệ , sáng tối , v.v... , phần điểm xuyết trang trí cũng quan trọng , kể cả các máy móc trang bị phụ thuộc như máy bơm nước hay bơm cát trắng giả làm thác đổ , ghềnh suối , máy phun khói giả làm mây , làm sương mờ cho núi v.v... . Nghệ nhân thời Lý đã phát minh được nhiều máy móc tự động trang trí cho hòn non . Đây là một phát kiến mới lạ đầu tiên cho môn chơi non bộ tại Việt Nam , cũng như trên thế giới ngay từ thế kỷ XI , XII . Bia Sùng Thiện Diên Linh ở núi Long Đội ( Duy-tiên , Nam Hà ), dựng năm 1121 , do Lý Công Bật soạn , đã mô tả rõ một số những máy móc tự động được thực hiện dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127) như máy Kim ngao , máy quay đèn , người nộn chuyển động:
Máy Kim ngao : Ngày Trung thu và ngày Tết , Nhân Tông ngự • điện Linh Quang trên bể sông Lô ... Ở giữa sông một con rùa vàng nổi , lưng đội ba hòn núi . Rùa lội rù r trên mặt nước , lộ vân trên vỏ và rè bốn chân . Chuyển mắt nhìn lên bể , miệng thì phun nước lên bến . Quay đầu hướng tới ngai vua mà cúi đầu chào ... . Các thần tiên xuất hiện , nét mặt nhuần nhị thanh tân , ... Chim phượng có sừng họp nhau thành đội ra múa may , phô diễn . Hươu nai họp thành đàn đi lại , nhẩy nhót ...
Đây là máy đèn quay và người nộn đánh chuông : Ấy là lúc vua kén Hoàng Hậu . Nhân Tông đặt hội đèn Quảng Chiếu : dựng đài Quảng Chiếu ngoảnh ra cửa Đoan Môn . Giữa nêu một cái cột , ngoài đặt bẩy từng , rồng cuốn mà đỡ tòa kim liên , rèm lồng mà che đèn sáng rực . Có máy dấu kín dưới đất , làm đài quay như bánh xe . Lại có hai tòa hoa lâu , treo quả chuông đồng , tạc chú tiu mặc áo cà sa , vặn máy kín thì giơ dùi đánh . Nghe tiếng sáo , liền quay mặt lại . Thấy bóng vua lại biết cúi đầu , tựa hồ như có trí khôn , biết khi động khi tĩnh (35) .
*
Đến thời Trần (1225-1413), đất nước tuy đã trải qua hơn một thế kỷ sạch bóng quân xâm lược, nhưng nền độc lập dân tộc vẫn bị ngoại xâm đe dọa. Do đó, •ở thời này tinh thần tự cường tự chủ vẫn là cơ sở thôi thúc toàn dân không ngừng vươn lên, xây dựng một đất nước giầu mạnh.
Nho giáo đã có một vị trí vững chắc , làm một chân kiềng cho tam giáo Khổng Lão Thích hòa đồng để tạo một nhân-sinh-quan vững mạnh cho hào khí Đông A , sức bật tất yếu cho ba cuộc chiến thắng Nguyên Mông về quân sự vào những năm 1257 , 1285 và 1288, cũng như cho văn hóa dân tộc, ví dụ chú ý đến việc thi cử để đào tạo nhân tài, làm giường cột cho đất nước hoặc việc phổ biến chữ Nôm rộng rãi bên cạnh chữ Hán (36).
Trải qua ba lần xâm lược của giặc Nguyên Mông, kinh đô Thăng Long bị tàn phá nặng nề. Năm 1289 , triều đình đã tổ chức xây dựng trùng tu lại các cung điện, lầu gác, vườn tược, bắt quân dân những ai hàng giặc phải chuyên chở• gỗ , đá làm cung điện để chuộc tội (37).
Công việc tu sửa liên tục không ngưng nghỉ. Sử cũ ghi năm Quý Mão 1363 vua Trần Dụ Tông đã cho : đào hồ ở vườn ngự trong Hậu cung, trong hồ xếp đá làm núi, bốn mặt khai ngòi, chảy thông nhau, trên mặt hồ trồng cây tùng , cây trúc và các thứ hoa cỏ lạ, lại nuôi chim quý, thú lạ trong ấy. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế, lại gọi là điện Lạc Thanh. Hồ ấy gọi là hồ Lạc Thanh. Lại làm riêng hồ con, sai người ở Hải Đông chở• nước mặm chứa vào, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cá , thuồng luồng ... nuôi ở đấy. Lại sai người ở châu Hóa chở• cá sấu đến thả, lại có hồ Thanh Ngư thả cá thanh phụ (cá diếc) (38).
Song song với việc tu sửa ở Thăng Long, các vua Trần đã cho xây dưng tại quê hương mình ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường , hàng loạt cung điện, lầu gác, nhà cửa, để làm nơi ở cho con cháu họ hàng thân thuộc và ngay cả bản thân mình sau khi nhường ngôi vua, lên chức Thái Thượng Hoàng. Những cung điện này chắc hẳn phải bề thế, đẹp đẽ. có vườn tược, cây cảnh, non bộ, nên trong bài thơ của Trần Nguyên Đán làm họa lại thơ của Thái Thượng Hoàng Nghệ Tông lúc về Tức Mặc, đã ví nó như cung điện ở đất Phong, đất Bái nổi tiếng của nhà Hán bên Trung Quốc (39) , hoặc bài thơ tả cung điện lầu gác ở phủ Thiên Trường của vua Trần Thánh Tông :
Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhị tiên châu thứ nhất châu ... (39A)
[ Cảnh thanh u vật cũng thanh u.
Mưi hai cõi tiên âu chốn này là một ]
(Hạnh Thiên Trưng Hành Cung)
Đặc điểm của thời Trần là chế độ phong ấp cho thân vương và quan lại đã kích thích phong trào chơi non bộ càng lan rộng hơn từ thế kỷ XIII, XIV, trở về sau.
Ngoài các cung điện của các vua Trần tại Thăng Long và phủ Thiên Trường, vườn tược, cây cảnh, non bộ còn được chế tác xây đắp trong các điền-trang thái-ấp của các hoàng-thân quốc-thích và của giới quý tộc với lầu son gác tía như các công trình xây dựng trang ấp của Chiêu Minh đại vương Thái sư Trần Quang Khải với khu vườn Phúc Hưng nổi tiếng vừa trồng cây cảnh vừa trồng cây thuốc ở thôn Độc Lập, xã Mỹ Thành , huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Hà ngày nay) , của Trần Quang Điền ở Quặc Hương , của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (nay là Kiếp Bạc thuộc Chí Linh Hải Hưng) với vườn cảnh An Lạc và vườn trồng thuốc nam rộng lớn cả một quả núi đến nay ở đó vẫn mang tên là Dược Sơn, của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư • ở Vân Đồn hay của Phạm Ngũ Lão ở Phù Ủng, Nguyễn Khoái được phong tước hầu và được phong cấp cả một hương (tương đương quận hay huyện sau này) gọi là Khoái lộ (Khoái châu, Hải-hưng) để làm thang mộc ấp : Phạm Ngô giữ chức Tham tán nhung vụ cũng được cấp 80 mẫu ruộng . (các vương hầu có thể đem hàng trăm, hàng ngàn mẫu ruộng cúng vào nhà chùa v.v. ... )
Trong tập thơ Lạc Đạo của Trần Quang Khải nguyên văn chữ Nho chép trong Lịch triều hiến chương loại chí : Văn tịch chí (q. 42-45) của Phan Huy Chú (1782-1840) , có những câu thơ về cây cảnh mai, trúc , .... • ở vườn Phúc Hưng như sau :
Phúc Hưng nhất khúc, thuỷ hồi hoàn,
Trunh hữu bình viên sổ mâũ khoan.
Mai ổ tuyết tiêu châu bội lỗi.
Trúc đình vân quyển, bích lang can. (39B)
(Phúc Hưng ngòi nước chẩy quanh quanh
Vườn rộng phẳng phiu mấy mẫu lành
Tan tuyết , chòm mai hoa lấp lánh
Cuốn mây , bụi trúc ngọc biếc xanh .)
Ngay cả giới quan lại , nho sĩ đương thời cũng có những tư dinh ở địa phương làm nơi dậy học, dưỡng nhàn, cùng bạn bè lui tới ngâm vịnh. Ví dụ như nhà dậy học và ẩn cư của Chu Văn An ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh Hải Hưng ), còn gọi là núi Lan Phụng , ở đấy có điện Tử Cực, điện Lưu Quang , chân núi có suối Miết Trì, lưng núi có chùa Lệ Kỳ , có hang động Huyền Vân , Chu Văn An có bài thơ ngâm vịnh cảnh đẹp ở đây:
Vạn điệp thanh sơn thốc hoạ hình
Tà dương đảo quải bán khê minh
Thúy la kinh lý vô nhân đáo
Sơn hạc đề yên thới nhất thanh
(Muôn lớp núi xanh bình phong vẽ
Bóng chiều chiếu xế sáng nửa khe
Lối xanh rì dây leo không ai đi đến
Hạc núi trong mây thỉnh thoảng môt tiếng kêu)
Đề Động Hiên Đàn Việt Giả Sơn
Hoa mộc di duyên chủng tác sơn,
Lung yêu trạo nguyệt lạc hoa hàn,
Tòng tư niệm lự đô cô tục,
Doanh đắc thanh phong nhất chẩm an.
Tác giả Lý Đạo Tái, tức Thích Huyền Quang (1254-1334), tổ thứ ba dòng Thiền Trúc Lâm.
Trích Thơ Văn Lý Trần,, tập II quyển thượng, Hà Nội, nxb KHXH, 1989, trang 695
Dịch nghĩa :
Đề núi non bộ của thí chủ ở Đông Hiên
Trồng hoa và cây quấn quít làm thành núi non bộ
Khói tỏa trăng lồng, hoa rơi lạnh lẽo,
Từ nay những mối suy nghĩ không còn vương tục lụy
Giành được giấc ngủ êm đềm trướ luồng gió trong mát.
Dịch thơ
Quanh quất cây leo, núi chất chồng,
Hoa rơi lạnh giữa khói trăng lồng,
Từ nay niềm tục thôi vương vấn,
Chiếc gối an nhàn trước gió trong.
Huệ Chi
Am Bích Động của nhà thơ Văn-huệ vương Trần Quang Triều ở chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh (40) , hoặc Phúc Am của Trương Hán Siêu , ai trông thấy cũng mến chuộng với thắng cảnh sơn thuỷ núi Dục Thuý , v.v. ... Trong số này phải kể đến công trình đẹp, có tiếng như động Thanh Hư của Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn (Chí Linh Hải Hưng ).
Sau khi cáo quan về Côn Sơn, Trần Nguyên Đán đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giá trị, có vườn tược, có cây cảnh, có non bộ, đặt tên chung là động Thanh Hư. Ngoài nhà cửa lầu gác, ông còn cho làm chiếc cầu Thấu Ngọc, một công trình đặc sắc đã được sách Đại Thanh Nhất Thống Chí của Trung Quốc liệt vào một trong những kỳ công thời bấy giờ (41) . Cảnh đẹp hùng vĩ của Côn Sơn đã được cháu ngoại Trần Nguyên Đán là Nguyễn Trãi cũng về trí-sĩ tại đây viết như sau :
Côn Sơn có suối nước trong,
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.
Côn Sơn có đá tần-vần,
Mưa tuôn đá sạch ta ngồi ta chơi.
Côn Sơn thông tốt ngất trời,
Ngả-nghiêng dưới bóng ta thời tự-do.
Côn Sơn trúc mọc đầy gò,
Lá xanh bóng rợp tha hồ tiêu dao.
.......
(Nguyễn Trọng Thuật diễn nôm , Nam Phong Tạp Chí, t. XXVI, số 148)
Viết về Trần Nguyên Đán, Rolf A. Stein lại cho chúng ta biết thêm mối liên hệ giữa non bộ và hang động tại VN :
Trần Nguyên Đán về ẩn ở động Thanh Hư. Tên hiệu là Băng Hồ không phải chỉ là một ngụ ý văn chương của một bài thơ danh tiếng. Từ ấy còn gợi nên tất cả giá trị nguyên thủy của nó. Chúng ta biết rằng những bầu Hồ có thể là những thế giới bầu trời hệt như một hang động là những tầng trời, thế giới Thiên đường, Động Thiên. Tên Thanh Hư được đặt cho tên động của ông chính là tên của cái đệ nhất Động Thiên ghi trong sách Vô Thượng Bí Yếu ( của Đạo tạng ) . [Băng] Hồ là thế giới thanh khiết , cảnh giới thứ nhất của Thần Tiên bất tử .
( ... let us go back to the retreat of Trần Nguyên Đan. His sobriquet Băng-hô is not a simple literary allusion to a famous poem. The expression keeps its primitive force. We know that the hu vessels could be worlds, just as certain caves are heavens (paradisiacal worlds, tung t ien). The mane Thanh-hư given to the cave on this site is the very name of the first cave-heaven (tung t’ien) listed in the Wu-shang pi-yao (Tao-tsang). The hu vessel made of jade or ice is thus an immaculate world like the first of the abodes of the Immortals (42).)
Một tài liệu thư tịch cổ cho biết nghệ thuật chơi non bộ ở nước ta thời Trần đã du nhập vào lối giải trí, thưởng ngoạn trong cung điệân vua quan nhà Nguyên bên Trung quốc :“ Sách Nguyên sử chép : Đất Giao-chỉ, dưới thời vua Trần, vua cho đem thổ sản sang cống triều Nguyên, vua Nguyên không nhận hết cả, chỉ lấy có giả sơn bằng gỗ trầm hương (núi non bộ), thứ chặn giấy bằng ngà voi, giá bút bằng thủy tinh; còn một nửa đem cho Bất hốt truật”(42B ) .
Năm 1397 , Hồ Quý Ly , người có quyền thế lớn nhất trong triều Trần được phong tước đại vương, cho xây dựng kinh đô mới , gọi là Tây-đô (nhân dân thường gọi thành nhà Hồ). Hoàng Xuân Hãn viết : Làng Đại Lại (Thanh Hóa) là quê của Hồ Quý Ly. Năm 1398 , Quý Ly dựng cung Bảo Thanh ở• dưới chân núi Đại Lại , để ép vua Trần Thuận Tông ở•. Sau khi Quý Ly lên ngôi, thường hay về nghỉ mát ở đó. Dựng cung gọi là Ly Cung. Có bể tắm, xây đá, có chạm trổ rất đẹp. Bể tắm, thì lấy nước suối cho vào. Nay vết tích bể tắm còn (43).
Kinh thành Tây-đô nằm giữa vùng núi sông hiểm trở , nhìn từ cao xuống thấy giống như một hòn non bộ hùng vĩ . Tây-đô ở gần núi đá vôi An-tôn, phía bắc có núi Voi, phía nam có núi Đốn-sơn, phía đông có núi Hắc-khuyển và sông Bái bao quanh, phía tây có sông Mã bao bọc . Thành xây toàn bằng đá khối chữ nhật rất lớn.
Sách Việt Sử Tiêu Án của Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ (1726-1780) ghi một giai thoại về non bộ và cây tùng cảnh của Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly muốn nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương (Xương) bèn mượn hòn đá non bộ nhỏ dùng làm nghiên mực của mình để ra câu đối :
“Thử nhất quyền kỳ thạch , hữu thời vi vân vi vũ dĩ nhuận sinh-dân”
( Hòn đá kỳ lạ này có lúc làm mây mưa để ban ơn cho dân, tỏ khí độ một vị vua),
bắt các con đối , để xem chí khí thế nào, người con lớn là Hồ Nguyên Trừng biết được ý cha mình, mới đối rằng :
“Giá tam thốn tiểu tùng tha nhật tác đống tác lương kham phò xã-tắc”
(Cây thông nhỏ ba tấc gỗ này một ngày kia sẽ làm dường cột giúp xã-tắc)
để tỏ ý mình chỉ đáng làm người giúp việc thôi.(44)
*
Trong 20 năm bị quân Minh thống trị , nền văn hóa của dân tộc bị huỷ hoại nghiêm trọng . Ngay từ những ngày đầu xâm lược , quân Minh đã có âm mưu đồng hóa dân Việt , tiêu hủy toàn bộ kho tàng văn hóa của dân tộc vốn có từ xưa để lại . Sử cũ còn ghi ngày 21-8-1406 Minh Thành Tổ đã lệnh cho Chu Năng là tướng cầm đầu : lúc vào đến nước ta , quân Minh phải tìm cách đốt hết , phá hết các di sản văn hóa, chỉ trừ bia Trung Quốc. Năm sau , vua Minh lại ra thêm lệnh về việc này để quân lính thi hành triệt để hơn : sách vở , bia ký đều bị tiêu hủy , những công trình nghệ thuật to lớn cũng bị thiêu hủy , kể cả tượng Phật cũng bị phá nát . Bia chùa Ngô Xá ghi rõ :
Đến khi giặc Ngô cất binh xâm chiếm bể cõi nước ta có mang lòng độc ác phá hết các pho tượng Phật(45) .
Những vườn cảnh, non bộ đẹp cũng chung số phận như các công trình mỹ thuật khác dưới bàn tay thô bạo của giặc Minh.
Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược , Lê Lợi dựng nên chính quyền Lê sơ theo qui cách của các triều đại trước ở VN . Đến đầu thế kỷ XVI , mọi tổ chức chính trị, kinh tế , quân sự , văn hóa , xã hội của nhà nước đều đi đến chỗ hoàn bị và chặt chẽ .
Lê triều dùng phép dựng nước trị dân theo tư tưởng của học thuyết Tống Nho . Điều đó khiến cho văn hóa phương Bắc ảnh hưởng đến các công trình văn hóa nghệ thuật của nước ta không ít . Học thuyết Tống Nho do các nhà nho đời Tống xây dựng trên cơ sở học thuyết của Khổng-tử nhằm phục vụ yêu cầu phát triển mới của chế độ phong kiến Trung-quốc lúc bấy giờ , ra sức biện hộ cho chế độ quân chủ chuyên chế , củng cố sự phân biệt đẳng cấp và các trật tự phong kiến, khác với tư tưởng Nguyên Nho thời Tiên Tần .
Trong suốt một thế kỷ tồn tại (1427-1527) , nhà Hậu Lê đã cho tu sửa và xây dựng lại tất cả mọi cơ sở vật chất từ cung điện , lầu gác của nhà vua và hoàng tộc cho đến các dinh thự của quan lại ở trung ương và ở các địa phương . Tiêu biểu nhất là các công trình tập trung trong hai khu vực lớn : Đông kinh và Lam kinh .
Đông kinh .
Đông kinh là Thăng Long cũ . Thành có hai vòng lớp khép kín . Vòng trong là Hoàng thành , nơi ở và làm việc của vua và triều đình . Vòng ngoài là nơi ở của quan lại , sĩ phu , và các tầng lớp nhân dân . Cả hai vòng đều được tu sửa hay xây dựng thêm nhiều công trình cung điện lầu gác mà các sử gia khen lộng lẫy hơn xưa , nổi danh với vườn Thượng Uyển rộng lớn nuôi cả hươu nai và các muông thú lạ khác. Vườn có trồng nhiều cây quế, chính vua Lê Thái-tông lấy tên hiệu là Quế Lâm động chủ (45B).
Lê Quí Đôn , trong Kiến Văn Tiểu Lục , đã miêu tả nghi lễ chúc thọ vua bằng cây cảnh , cây thiên tuế , như sau :
Năm Quang Thuận thứ tám (1467 đời vua Lê Thánh Tông) dùng ngày 16 tháng giêng làm lễ mừng thọ • điện Cần Chíùnh, bèn định thành thể lệ . Từ lúc Trung hưng trở đi , hàng năm đến ngày 27 tháng giêng, cử hành lễ mừng thọ • điện Vạn thọ, trước ngày hành lễ , dựng đình bằng lá • chợ huyện , đặt giường ngư, đến ngày làm lễ , vệ binh cầm cờ quạt, nghi trượng , âm nhạc và khiêng hương án , viên quan giữ nghi lễ khánh hạ bưng cây thiên tuế từ trong nội điện ra đến đình , đặt lên trên giường , che quạt vả để hộ vệ, thày cúng quì ở• trước hương án khấn khứa cầu đảo , gieo quẻ xin âm dương , quẻ gieo được tốt thì hoan hô, quạt vả mở ra , trăm quan đều mặc triều phục chia ra từng ban đứng ở• giữa đường , hướng vào hương án mà lạy , lạy xong trở ra đi trước dẫn đường, viên quan giữ lễ khánh hạ lại bưng cây thiên tuế đi trước hương án , nghi trượng theo sau, vào đến giữa điện trước giường ngự , đi vòng quanh chín lần, xong rồi , kính đặt cây trước xa giá , thị vệ bưng cây yên trí vào trong trướng . Nghi lễ đã cử hành xong , vua ngự •ở điện , trăm quan lạy mừng, chia làm hai ban ngồi chầu, vua ban yến cho uống hải tửu (46) .
Lam kinh .
Lam kinh là Lam Sơn ( Thanh Hóa ) , quê hương và là nơi xuất phát cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi . Sau khi bị hỏa hoạn , Lam kinh được triều đình nhà Lê tổ chức xây cất lại cung điện , lầu gác , vườn tược , rất lộng lẫy và dần dần trở thành nơi tụ hội tấp nập đông người . Lam kinh không phải là thành phố chính trị mà chỉ là nơi cư ngụ của họ hàng nhà vua và là nơi vua và các quan về tế mộ tổ . Lăng miếu của các vua Lê đều để cả ở nơi đây . Do đó kiến trúc Lam kinh giống như một trung tâm nghỉ mát của vua quan nhà Lê , nên vườn cảnh , cây cảnh , non bộ , chắc hẳn phải được xây dựng , tu sửa , chăm sóc kỹ càng .
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết : (năm Giáp Dần 1434, đời vua Lê Thái Tông) Bấy giờ các đại thần đều sai riêng quân lính làm nhà cửa lớn cho mình. Vua thấy thế, sai (Phan) Thiên Tước đi khắp các nhà đại thần xem xét cho rõ ràng (47).
Nói chung , giống như các triều đại trước ở nước ta , các vua quan giới quí tộc thời Lê sơ cũng rất thích xây dựng vườn cảnh , cây cảnh , non bộ , riêng trong dinh cơ của mình , ngay cả ông vua có cuộc đời làm vua ngắn ngủi , vua Lê Uy Mục , cũng đã xây dựng cung điện , vườn tược riêng để thưởng ngoạn . Trong tờ hịch tố giác tội ác của Lê Uy Mục do Lương Đắc Bằng soạn , có đoạn vạch rõ : ... Huống chi lại làm cung thất to , làm vườn hoa rộng . Bắt dân trồng cây theo bánh xe đổ gò Hoa Cương thời Tống (bên Trung Quốc) ; lấp biển làm điện , nối gót hôn mê cung A-phòng nhà Tần . Việc thổ mộc làm lại thôi , thôi lại làm , mệt nhọc dân Hải Dương, Kinh Bắc(48) .
*
Bước sang giai đoạn phân tranh Nam Bắc triều (1527-1802) , từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê , xuyên qua thời kỳ Trịnh-Nguyễn cho đến khi Gia Long lên ngôi, giai đoạn mở đầu thời kỳ phân liệt và bước vào giai đoạn suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam sau già nửa thiên niên kỷ tồn tại . Nền kinh tế , xã hội có những biến động lớn làm thay đổi diện mạo của nền văn hóa nghệ thuật vốn rất mỹ lệ dưới thời Lý Trần , nghiêm lạnh dưới thời Lê sơ . Đây là những thế kỷ chấn hưng của Phật giáo sau hàng trăm năm bị ức chế bởi• chủ trương dương Nho ức Phật của nhà nước Lê sơ . Cùng với Đạo giáo , Phật giáo buột khỏi tay các vương hầu quí tộc nơi kinh kỳ, tràn về các làng quê . Nho giáo không còn địa vị độc tôn . Cả ba tôn gíáo đã hòa đồng trong tâm thức dân gian, dưới ảnh hưởng to lớn của Phật giáo . Thời Mạc , nhiều đình , chùa , quán , đền , miếu , được tu sửa , xây dựng thêm tại nông thôn mà khuôn viên hẳn có cây cảnh , non bộ .
Theo gót các triều vua thời Trần và Lê sơ xây dựng kinh đô thứ hai ở• quê nhà như Thiên Trường hay Lam kinh , các vua Mạc đã cho xây dựng ở• vùng Hải Dương , quê hương của mình , nhiều cung điện , lầu gác cùng với vườn cảnh , cây cảnh , non bộ , và được gọi là Dương kinh . Dương kinh có những cung điện nổi danh như điện Phúc Huy , điện Hưng Quốc . Ngoài ra , Mạc Đăng Dung còn cho xây điện Sùng Đức ngay trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi , ông tổ của mình , •ở xã Lũng Động , Chí Linh , nhằm nêu cao truyền thống dòng họ Mạc (49) .
Ngoài những công trình của triều đình và các vua chúa , nhiều tầng lớp thống trị và trí thức khác cũng tổ chức xây dựng cho mình những dinh thự , những am quán. Truyện Lý tướng quân trong tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục viết bằng chữ nho của Nguyễn Dữ (đầu thế kỷ 16) là một thí dụ, truyện kể ông tướng tham bạo Lý Hữu Chi “tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao , dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất , đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về” (50).
Những công trình mang tính chất sinh hoạt của cá nhân này xuất hiện rải rác trong mọi miền mà tiếng tăm và quen thuộc với chúng ta nhất là am Bạch Vân và quán Trung Tân (Hải Dương) của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) hoặc trại Bùi Phong (Thanh Hóa), nơi ẩn cư của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1801), trong bài ký Hạnh Am, Phu Tử viết : “ Sau lúc bỏ học khoa cử , núi sông miền Nam Châu, dấu chân có gần khắp. Thường hay chơi núi Thiên Nhận ở• Nam Hà. Phía Đông có núi Lạp Đính, phía Tây có núi Bạch Tượng, khoảng giữa thấy một núi con , tên gọi Bùi Phong. Có ghềnh suối ẩn kín, không hổ báo quấy nhiễu. Núi trồng cây được, khe đánh cá đươc, đất hoang dễ cày, cỏ tốt dễ giữ. Ta mừng thay ” .(51).
Chán nản trước những rối ren của xã hội , Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi làm quan cho nhà Mạc được tám năm thì rút lui khỏi chính trường trở về quê . Ông đã cho xây dựng ở đây am Bạch Vân và quán Trung Tân để làm nơi dưỡng nhàn , dậy học , và cũng là nơi làm thơ cùng giao tiếp với bạn bè . Tuy những công trình kiến trúc này nhỏ bé vừa phải , không mang tính chất phô trương sự giầu có sang trọng vốn là đặc điểm của kiến trúc cung đình , nhưng câu chuyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm cho chúng ta một giai thoại về thú chơi non bộ ở thế kỷ XVI , đồng thời hé mở cho chúng ta biết thêm về một trong những sở thích của sĩ phu đương thời .
Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân , trong bài tựa viết cho tập gia phả của dòng họ Trạng Trình , đã nói đến thú vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau :
Ngoài ra , Tiên sinh còn tu bổ chùa chiền, tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận , và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim-hải hay Úc-hải để xem người đánh cá . Các chỗ danh lam thắng cảnh như An Tử , Ngọa Vân , Kinh Chủ , Đồ Sơn ; nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên , thừa hứng ngâm vịnh , có khi quên cả sớm chiều . Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót , rừng rậm xanh rờn , gió động rì rào , chim ca thánh thót , tiên sinh lại hớn hở• tự đắc , phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở• thế gian) (52) .
Một chuyện khác về non bộ :
Nguyễn Hoàng , con trai thứ của Nguyễn Kim , •ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm sát hại , bèn cho sứ giả bí mật về am Bạch Vân nhờ Trạng Trình chỉ giúp một lối sống . Sứ giả cố năn nỉ hỏi , tiên sinh không đáp , chỉ nhìn hòn non bộ trước sân , rồi ngâm lớn :
Hoành Sơn nhất đái , vạn đại dung thân .
(Một giải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đi ) .
Sứ giả về thuật lại , Nguyễn Hoàng hiểu ý , nghĩ ra kế xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa vào năm Mậu Ngọ 1558 (53) và kiêm trấn thủ Quảng Nam (năm 1570) để xây dựng lực lượng cát cứ . Vùng Thuận-Quảng từ đó trở thành giang sơn riêng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn. Sau đó, sông Gianh được qui định làm giới tuyến: Bắc-hà (Đàng ngoài) và Nam-hà (Đàng-trong).
Lê Quí Đôn đã tả sự giầu sang, nhà cửa ruộng vườn sứ • đàng trong : Thuận-hóa được bình yên đã lâu, công tư đều dồi dào, mặc dùng tươi đẹp, lại trải qua thời Nguyễn Phúc Khoát hào phóng bắt chước nhau, làm thành thói quen, quan viên lớn nhỏ không ai là không nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yean cương vàngbạc, y phục gamá vóc, chiếu đệm mây hoa, phú quí phong lưu, đua nhau khoe đẹp. Những sắc mục ở dân gian cũng mặc áo đoạn hoa bát ty và áo sa, lương, địa làm đồ mặc ra vào thường, lấy áo vải áo mộc làm hổ thẹn. Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ , hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đĩa bát ăn uống thì không cái gì là khôngphải hàng Bắc (tàu), moat bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà con gái thì đều mặc áo the là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực (54).
Tại Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát dựng điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ , mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ , .. , tường bao quanh, cửa bốn bề, chạm khắc vẽ vời, khéo đẹp cùng cực, .... Vườn sau thì núi giả đá quí, ao vuông hồ quanh, cầu vồng thuỷ tọa, tường trong tường ngoài đều xây dầy mấy thước, lấy vôi và mảnh sứ đắp thành hình rồng phượng, lân hổ, cỏ hoa. (54B)
Ở Bắc hà, đây là một đoạn bút ký của người nước ngoài tả cung vua, phủ chúa ở Thăng-long : “Một sự huy hoàng lớn lao ! Cung vua gồm nhiều tòa nhà lớn và nhiều vườn rất rộng, có tường thành 2-3 dặm bao quanh. Muốn vào nội điện, phải đi qua nhiều sân rất rộng, trên sân có trại lính, chuồng voi, chuồng ngựa . . . Sảnh đường có những hàng cột lim đen nhánh, nổi vân do dùng lá chuối khô đánh bóng; những hàng cột bóng đến mức trong gần như thủy tinh, phản quang lại khiến đi trong đó có cảm tưởng như đi trong một tòa nhà bằng pha lê và kim cương của các truyện thần thọai. Cột cao đến 40 bộ (=40x0,324m), chu vi chân cột là 5 bộ (=5x0,324). (54C)
Sách Tang Thương Ngẫu Lục có ghi một chuyện liên quan đến một trong những non bộ trong Vương phủ chúa Trịnh như sau :
Đúng hôm rằm (Trung thu) , Chúa ngự ra chơi Bắc cung. Cung này có cái ao gọi là Long Trì , rộng độ nửa dặm, giồng nhiều hoa : hoa sen , hoa súng , v.v... Bên bờ ao đắp đất, chồng đá làm núi , chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt mặt trước mặt sau , trông đường nào cũng có thế đẹp . . . Trên bờ ao có giồng mấy trăm gốc phù-dung , (55) .
Trong một tác phẩm khác , tác giả Phạm Đình Hổ (1768-1829) đã ghi lại thú chơi non bộ của chúa Trịnh đến độ say mê :
Khi ấy phàm bao nhiêu những loài trân-cầm , dị thú , cổ mộc , quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian đều sức thu lấy không thiếu một thứ gì ... Trong phủ tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non-bộ trông như bến bể đầu non . Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng , tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề , hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp , vỡ tổ tan đàn(56) .
Năm 1782 , Thượng Hải Lãn Ông Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm ( 1767-1782 ) triệu ra kinh đô để chữa bệnh cho con là Trịnh Cán ở lầu Tử-các . Ông ghi lại cho chúng ta biết thêm một tài liệu về non bộ nơi Hoàng cung như sau :
Đi được độ vài trăm bước , qua mấy lần cửa ngăn mới đến cái điếm Hậu-mã quân túc-trực , điếm làm ở bên một cái hồ lớn , có những thứ cây lạ lùng và những đá non bộ kỳ-quái , kiểu điếm thì cột với bao-lơn lượn ra ngoắt vào xem có một cách kỳ-xảo (57) .
Đọc Đoạn Trường Tân Thanh , chúng ta thấy ít nhất ba lần Nguyễn Du đã đề cập đến vườn cảnh, cây cảnh , non bộ ; đây có thể tiêu biểu tính phổ quát , phản ánh tính phát triển rộng lớn thú chơi non bộ nơi các tầng lớp từ vua chúa , quan lại giới quí tộc, thượng lưu đến thứ dân tầm thường thời hậu bán thế kỷ XVIII và tiền bán thế kỷ XIX :
Lần thứ nhất : Trong vườn nơi Kim Trọng trọ học phía sau nhà Thúy Kiều :
Lấy điều du học hỏi thuê.
Túi đàn , cặp sách , đề huề dọn sang
Có cây , có đá , sẵn sàng.
Có hiên Lãm Thúy , nét vàng chua phai. (58)
Lần thứ hai : Trong vườn nhà Thúy Kiều , để sang nhà Kim Trọng , Thúy Kiều phải đi vòng theo hòn non bộ này :
Lần theo núi giả đi vòng,
Cuối tường dường có nẻo thông mới rào ;
Xắn tay mở khóa động đào,
Rẽ mây trong tỏ lối vào Thiên Thai. (59)
Lần thứ ba : Trong vườn nhà Hoạn Thư , khi nàng cho Thúy Kiều ra tu tại Quan-âm các :
Sẵn Quan-âm các vườn ta,
Có cây trăm thước , có hoa bốn mùa ,
Có cổ thụ , có sơn hồ ,
Cho nàng ra đó , giữ chùa tụng kinh. (60)
.
*
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua , mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn , không dùng Thăng Long làm kinh đô mà là Huế.
Nhà Nguyễn củng cố nền thống trị bằng cách tăng cường chế độ chuyên chế. Các vua Nguyễn đã thâu tóm vào tay tất cả mọi quyền hành , không muốn ai chia sẻ hoặc lấn át quyền lực của mình , đặt ra lệ Ngũ bất :
-bất lập hoàng hậu
-bất lập thái tử
-bất phong vương tước
-bất cử trạng nguyên
-bất thiết tể tướng (61).
Nguyễn triều đã đoạn tuyệt với những truyền thống và tư tưởng luật pháp trước đây, thủ tiêu những định chế tương đối tiến bộ của bộ luật Hồng-đức. Hoàng- triều luật lệ ban hành năm 1815 ( thường gọi là bộ luật Gia Long ) thực ra chỉ là bản sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Mãn Thanh bên Trung Quốc.
Tư tưởng giáo điều Nho Giáo giải thích theo lối Tống Nho chủ trương tôn quân triệt để đã có cơ hội thuận tiện để phát triển trở lại, nhất là từ đời Minh Mạng trở đi , vì nhà vua này và những người kế vị ông là những người sùng tín Nho Giáo. Để phổ biến các giáo lý Nho Giáo thuận lợi cho việc củng cố ngai vàng, Minh Mạng đã ban 10 điều huấn dụ bắt nhân dân toàn quốc phải học tập, và đồng thời với tư tưởng vọng ngoại của nhà Nguyễn đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi sinh hoạt chính trị , quân sự , kinh tế , xã hội , văn hóa nghệ thuật và đi sống vật chất lẫn tinh thần mọi tầng lớp nhân dân suốt thế kỷ XIX cho đến nay .
Các vua Nguyễn cấm dân thường không được làm nhà kiểu chữ “công” ( ), chữ “môn” ( ), không được chọn hình long , ly , quy , phượng ; không được mặc đồ gấm vóc , dùng các màu vàng , tía ; không được dùng các loại gỗ quý ... hoặc Huấn điều về việc làm nhà ở thành thị của Minh Mạng sau đây:
Dân phường nhà giáp đường quan
Không được làm gác trông ngang ra đường
Có cần làm chỗ chứa hàng
Chiều cao không được cao bằng kiệu quan !
Điều 156 bộ luật Gia Long quy định :
Tất cả nhà cửa , xe cộ , quần áo và tất cả mọi vật dụng của quan chức và thường-dân phải phân biệt rõ rệt . Ai dùng trái phép thì bị tội . Nhà cửa thường-dân không dựng trên một bệ đôi , lợp mái đôi và làm gác . Trong nhà không được sơn phết trang hoàng (62).
Nền văn hóa nghệ thuật đã nẩy bật hai khuynh hướng khác nhau cả về hình thức lẫn nội dung : khuynh hướng cung đình và khuynh hướng dân gian .
Khuynh hướng cung đình , với ảnh hưởng sâu đậm rất lộ liễu nhà Mãn Thanh và phương Tây , đã đoạn tuyệt hẳn với truyền thống lâu đời của dân tộc . Ví dụ lối kiến trúc cung điện , lầu gác , vườn tược của vua quan và giới quí tộc triều Nguyễn hệt như cung điện , lầu gác , vườn tược bên Trung Quốc hay thành quách ở Huế chỉ là bản sao của thành Vauban bên Pháp . Mỗi lăng miếu của các vua Nguyễn đều là những vườn cảnh với cây , đá , mà bài trí rập khuôn của lối chơi ở các vua quan nhà Mãn Thanh . Hòn non bộ ở Tử Cấm thành , chỗ ăn chơi của vua , nơi chỉ có hoàng gia và các bậc đại thần mới được vào , rõ ràng là kiểu cách Sơn Thủy Bồn Cảnh của Trung quốc , dàn trải đá , cây , chênh vênh chen chúc như núi Kiếm Các , núi Nga Mi với những khoảng cách mà chim bay không lọt . (Những hình tượng trang trí trên non bộ cũng đều đặt mua từ bên Trung Quốc ).
Trong khi khuynh hướng cung đình chỉ tập trung tại kinh đô Huế hay các tỉnh thành thì khuynh hướng dân gian vẫn tiếp tục bảo lưu nơi thôn làng . Riêng về lãnh vực non bộ , khuynh hướng dân gian có hai kiểu cách chế tác :
Kiểu cách thứ nhất : tạo dựng lại những danh lam thắng cảnh , núi , sông , hang động , thác ghềnh nổi tiếng ở Việt Nam , như vịnh Hạ Long, Hòn Gà Chọi, Hòn Chồng, Hồ Ba Bể, Bích Động, núi chùa Non Nước, Hòn Vọng Phu, Tô Thị, v.v. . .
Kiểu cách thứ hai : sáng tạo các dạng lạ của phong cảnh theo trí tưởng tượng hoặc theo thần thoại , các sự tích tôn giáo , các hình thể mỹ thuật theo qui ước cổ điển, các dạng linh vật như :
-Một sơn thể : Thiềm thử quá hái , Mãnh hổ khai địa , Phượng hoàng đảo dực , Sư tử hí cầu , Hoàng hạc hạ sơn ,
-Hai sơn thể : Long phụng giao đầu , Lưỡng long tranh châu , Phụ tử tình thâm , Mẫu tử tình thâm , Đồng tử bái Quan Âm ,
-Ba sơn thể : Thiên dịa nhân , Tam Cương,
-Bốn sơn thể : Tứ quí,
-Năm sơn thể : Ngũ hành , Ngũ thường , Ngũ nhạc,
-Bẩy sơn thể : Thất hiền
-Tám sơn thể : Bát tiên,
-Nhiều sơn thể: Quần lập, v.v. ...
Lối chơi cây cảnh trong dân gian dưới triều Nguyễn cũng bị hạn chế :
- Hoàng đế được quyền chơi cây thông .
- Tước Vương được phép chơi cây trắc bá .
- Bậc Đại thần được phép chơi cây loan dương, cây bồ hòn .
- Nho sĩ trí thức được phép chơi cây keo , cây du , cây si
- Dân dã được phép chơi cây dương liễu , hoặc các cây sim , me , tràm , chổi, . . . ; ngọn cây phải uốn chúc xuống , gọi là hồi đầu , cây cảnh không được để ngọn chĩa thẳng lên trời, sợ phạm thượng.
Chế tác non bộ phải tuân hành theo luật Năm không :
- Không xuyên tâm
- Không xẻ đầu
- Không phản chủ
- Không triệt bộ
- Không vô lý .
- Không xuyên tâm : điều cấm kỵ là để một lỗ xuyên từ bên này qua bên kia thân hòn non bộ , không ai dám tạo ra , nếu có sẵn trong tự nhiên cũng không được đụng đến giống như người có biệt tài song lại có tật.
- Không phản chủ : là phải có hòn chủ to cao , dứt khoát , giữ vai trò sinh mệnh của hòn non bộ- phân biệt rõ chủ khách ...
- Không cắt đầu là hòn núi chính , phải có phong thức là cao phong , không bị cắt bằng ngang đầu nhưng cũng không nên để tiêm đầu là đầu nhọn quắc không đẹp làm sao cho ngọn núi phải nhấp nhô , không nhọn , không bằng , tự nhiên mới đẹp .
- Không triệt bộ : là phải có đường nhỏ để đi - hợp tình hợp lý chớ không bị dẫn đến đường cùng, không có lối thoát ...
- Không vô lý : là gắn nhà cửa , người , thú phải đúng tỷ lệ , không để mục đồng chăn trâu và ngư ông ngồi câu cá trên đỉnh núi , không để con dê , con trừu kế bên con beo, con hổ ... Tóm lại phải thực tế , giống khung cảnh của thiên nhiên , trái ngược lại quy luật tự nhiên là không đẹp (63).
Các thế núi chính gồm : thế cao phong, thế huyền nham , thế bích lập, thế viễn sơn, v.v. . .
-Thế cao phong :
Ngọn cao vút, đầu núi hơn tròn để tránh vẻ khiêm tốn và thể hiện một hòn núi già cổ kính. Thân núi hơi phình to, tròn có ít hang hốc , cây cỏ lưa thưa và nên có một cây nhỏ thế huyền hay hoành • gần dỉnh hay ngang lưng . Chân núi hơi thót vào, dưới chân núi có nhà , đình, tháp, người và vật, cây cối. Núi thường dược đặt cao tầm mặt người xem tạo cho hòn non bộ càng có vẻ cao vút lên mà vẫn rất vững chãi.
-Thế huyền nham :
Thế này cũng có một ngọn trông cao vút, chân vững vàng nhưng thế núi như treo, trong thế đổ gục. Trên ngọn có thể đặt đình tạ và một cây có thế huyền hay hoành để như ấn thêm ngọn núi xuống.
-Thế bích lập :
Thế núi có một mặt phẳng đứng như tường vách, cũng chỉ cần một ngọn, chân núi vững chắc có thể thót vào ở một phía. Cây cối, bể cạn, vị trí đặt bể gần giống như thế cao phong.
-Thế viễn sơn:
Gồm nhiều hòn núi xếp lô xô cao thấp, thoải dần từ tâm ra xa, có làn nước uốn lượn giữa các chân núi. Núi đặt dưới thấp hơn tầm mắt để khi nhìn dễ cảm thấy như một vùng trời nước bao la.
Ngày xưa , các cụ thường chơi thế núi Viễn sơn , cho thế Cao phong là ngạo mạn, thiếu khiêm tốn . Nó chỉ được tạo ra bởi những người có chí ngang tàng, bất khuất. Thế núi huyền nham thường bị kiêng bởi sợ vận vào chủ của nó sự đổ bể không hay.
ĐểÅ tạm chấm dứt bài viết này, xin kể lại thú say mê chơi non bộ được mô tả bởi một vài tác giả :
Cái bí quyết kỳ lạ gì mà làm được cho những cây tùng, cây bách, cây chuối, cây liễu , cây đa , cây đào , cây mận , cây tre , ... lớn là thế mà rồi trên hòn non bộ , nó chỉ còn chừng độ vài gang tay và rồi cũng có hoa quả , cũng cành lá mầu sắc ấy , hình thù ấy nhưng nhỏ đi theo với sự nhỏ của thân cây ?
Có người kể lại là người ta đã phải lấy những hột giống choắt choeo của những cây đã cằn cỗi để gieo . rồi người ta đã phải cắt những rễ cái đi chỉ để cho rễ con hút nhựa sống , trong khi giam cây vào chỗ thật là chật hẹp và thiểu giảm hết sức những phân bón cho cây . Ta hãy tưởng tượng cây nhỏ như thế , mà trong khi mới mọc nữa , thì rễ cái nó bằng bao nhiêu và rễ con của nó bằng bao nhiêu , để lách mũi dao lại bằng bao nhiêu nữa vào mà tỉa gọt ! Nhưng công việc không phải đã chỉ có thế . Còn phải làm sao cho thân cây thắt lại, khẳng khiu đi , hoặc là bằng cách lấy dây thắt lại , hoặc là vặn thân cây đi , để bắt nhựa cây phải chạy chậm lại và bắt nó phải dẫn đi dài dòng hơn . Lại phải làm sao cho thân cây bật ra những cái bướu kỳ dị bằng cách tỉa gọt dần , bằng cách kẹp phía này cho phía kia nẩy chồi ra , bằng cách cắt xén , buộc dây đeo đá nặng vào để kéo vít cành xuống .
Thật là những công phu đáng kinh sợ .
Nhưng việc lựa cục đá để làm hòn non cho cây cối ấy mọc lên lại còn công phu đáng sợ hơn nữa . Không phải đá nào cũng dùng được . Nó phải là thứ đá rắn , nhưng mà sốp , thứ đá có lỗ nhỏ lời ti như lỗ chân lông người ta để hút được nước • dưới bể cạn lên cho đá lúc nào cũng ẩm ướt mà nuôi cây và có chỗ cho rễ cây đâm vào hút nước . Đá lại phải có hình thù của một cái gì hay của một con vật gì . Hình thù tự nhiên thì hay lắm ; mà hình thù gần gần giống để cho người đẽo gọt thêm chút ít rồi trồng thêm cây vào cho thành thế núi thì cũng hay .
Thường người ta đã phải mầy mò tìm kiếm không biết mất bao nhiêu thì giờ ở các hang động để lấy các nhũ đá , rồi nhìn ngắm , rồi tưởng tượng , mãi mãi mới có thể quyết định được là đặt cưa vào cắt theo chiều thẳng này hay chiều nghiêng kia . Để rồi khi đem về đến nhà , lại nhìn ngắm , lại tưởng tượng cho cây này mọc ở chỗ nào , cây kia uốn mình ở chỗ nào , ra hoa ở chỗ nào , cao đến độ nào , để toàn thể cả cây lẫn núi thành một hình thù mà mình muốn có .
Đúng y như một ông Tạo Hóa con , để hết tất cả tinh thần tâm trí vào tạo một vưu vật mà gần như đã truyền cả hồn của mình vào đó vậy .
Những hình thù này theo lời kể lại của nhà khảo cổ R. Stein (1) người ta đã đếm ra có đến trên 30 thứ . Và những cây nhỏ để trồng trên hòn non người ta cũng đếm được 68 thứ .
Đứng trước những hòn non bộ như vậy , khi thì là hình con rồng , con phượng , con rùa , con long mã , khi thì là hình con cá , con cọp , hình người , hình mẹ bồng con , hình anh em v.v.... người ta cảm thấy lý thú lạ lùng . Nhưng có một sự thực ai cũng nhận ra được ngay là : người có tiền bỏ ra mua được một hòn non ấy về mà nhìn ngắm hàng ngày , thì cái thú cũng chỉ thú một phần về tính cách kỳ lạ và quý giá của nó . Còn chính người làm ra hòn non ấy từ đầu chí cuối , hàng ngày hàng giờ , hết năm này qua tháng khác , bên cạnh nó và săn sóc cho nó thì cái thú mới kể là vô cùng nữa .
Đó là cái thú thoát tục , cái thú quên những phiền muộn của cuộc sống hiện tại , quên những ràng buộc vật chất và tinh thần để thả hồn phiêu diêu vào những khe vách đá , vào những dòng suối mát , vào những bóng dâm , vào những cầu quán , những hang động ... Tóm lại , là cái thú của những người đã lăn lóc với cuộc sống , đã đầy đủ bổn phận với gia đình và xã hội , và bây giờ đến lúc già về hưu , thì mượn nó làm phương tiện để xuất thần , coi như giải quyết một cần dùng của người chơi văn nghệ vậy .
Đã có những cụ già đứng trước những cây tùng của hòn non thân bằng cổ tay , lá bằng mũi kim , vào giữa mùa nắng tháng 6 mà nói rằng thấy mát cả người , như đã bước chân vào rừng tùng vậy .
Lại đã có những cụ đứng trước những bụi cỏ tranh của hòn non giữa mùa đông lạnh lẽo với những nụ đào nụ mai trên sườn non mà nói là có thể quên được cả ăn .
Ta có thể tưởng tượng cái thú ấy đã làm say người như thế nào ! Say đến nỗi không cần biết đến ngày giờ trôi qua . Say đến nỗi đôi bạn tri kỷ cứ uống rượu ngắm cảnh có khi không nói với nhau lấy một tiếng , tuồng như quên cả người ngồi trước mặt mình .
Cái say ấy đã khiến người ta không ngại tốn kém , nghe thấy đâu có hòn non đẹp và lạ là phải lần tới xem nếu hỏi mua không được . Nhiều những vị quan chức khi sắp về hưu , được dịp qua Tầu thông sứ hoặc làm gì đó , đã nhân tiện chuốc về những đá kỳ lạ và hiếm để làm hòn non .
Có khi những hòn non này rất lớn , cao đến hai ba thước , cũng có khi nó chỉ nhỏ độ một vài gang . Nhưng không thể căn cứ vào lớn nhỏ mà luận về sự quý giá của nó . Nhiều khi nhỏ mà toàn thể là một cục long não , hoặc là một hình hết sức đẹp bầy trên án thư của nhà ẩn sĩ , để những khi nhà ẩn sĩ mở sách thánh hiền ra đọc và đốt một đỉnh hương trầm cho khói tỏa lên núi như những làn mây , thì dẫu người trần mắt thịt đến đâu cũng phải thấy ngay một vẻ gì là tiên phong đạo cốt .
Cũng những núi đá ấy , người ta đã có thể lợi dụng được cả những hang hốc của nó để đặt đỉnh hương trầm vào trong , cho khói thơm bay ra ngào ngạt • các khe các lỗ , như những làn khói lam chiều trên các mái lá ở sườn non . Người ta quả đã yêu thiên nhiên lắm , và quả đã muốn nhập một cái thiên nhiên thì mới tìm ra được cách chơi tế nhị và đầy thi vị ấy .
Cho nên , kể từ bậc nho sĩ trở lên đến các bậc vua chúa , ai cũng có thú chơi này , gần như là một sự dua nhau theo cho kịp một cách biểu thị của thời thượng , của hàng thượng lưu trong xã hội , khiến ảnh hưởng đến dân chúng và dân chúng rồi cũng đua theo đó mà chơi . Và khiến cho vì đó mà thành một cái luật để chỉ trông vào bể và non bộ cũng đã nhận biết được ngay đó là của bậc vua chúa , bậc đại thần , hay đó là của những nho sĩ , những dân dã (64)
*
Trong sách Đất Lề Quê Thói , tác giả Nhất Thanh đã nói về non bộ đầu thế kỷ XX như sau :
Dưới giàn hoa là hòn non bộ trong bể nước thả cá vàng . những hòn núi tìm kiếm được nguyên vẹn là quí nhất , nhưng rất hiếm ; người ta thường chắp nối nhiều miếng đá hoặc đắp cả hòn núi nhỏ với hình thể theo ý muốn . Trên non bộ có tháp có chùa , có lối đăng sơn , cầu bắc qua khe suối , đá núi rêu phong , cỏ cây vui mắt ; có khi là bàn cờ với hai ba ông tiên dưới gốc cổ thụ ; có khi là hoạt cảnh những người câu cá , kiếm củi, cầy ruộng , đọc sách (Ngư, tiều, canh, độc) . Những tượng hình chùa , tháp , cầu , quán , người ngựa , có bán sẵn bằng sành , bằng sứ , đủ màu đủ cỡ do người Tàu đem sang ; nhiều tượng người , đầu không bằng hạt đậu xanh mà cũng đủ râu mày mắt mũi với vẻ say sưa la đà bên hồ rượu , hay với vẻ chăm chú dồn hết tinh thần vào cuộc cờ trên phiến đá , hay với dáng điệu thảnh thơi ngẩng nhìn trời mây quên hết việc đi .
Đối cảnh sinh tình , nhà thơ Nguyễn Khuyến đã xót lòng vì nước vì non , nặng lời trách hỏi một tượng sành trên non bộ của ông :
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
Non nước vơi đầy có biết không ?
Ngày nay thỉnh thoảng cũng có thấy núi giả đôi khi cao đến bảy tám thước tây hoặc hơn , chồng đắp bằng những tảng đá lớn có hang hốc , hình thế quanh co , ngọn lởm chởm , bầy vào bể lớn xây nông giữa vườn , hoặc trong hồ sâu trồng sen , có nhà thủy tọa , cảnh trí mường tượng như được gần với thiên nhiên , dù trong muôn một ... Nhưng đa số người thích chơi không có hoàn cảnh tạo lập được như vậy , thì cũng cố gắng có một hòn non bộ , cũng đủ cỏ cây cầu quán , trông thật là kỳ thú , để những lúc nhàn rỗi ngồi ngắm cảnh như tìm cách nhích gần lại Tạo-Vật để cố quên lãng những ưu tư phiền bận. (65)-.
Phan Quỳnh
Chú thích :
(1) Lê Văn Siêu , Văn Minh Việt Nam , Saigon , nhà xuất bản (nxb) Nam Chi Tùng Thư , 1964 , trang (trg) 315-316.
(2) Bình-nguyên Lộc , Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt nam , Saigon , Bách Bộc xuất bản (xb) , 1971 , trg 334 và 626.
(3) Nguyễn Tài Cẩn , Nguồn Gốc Và Quá Trình Hình Thành Cách Đọc Hán Việt , Hà Nội, nxb Khoa Học Xã Hội (KHXH), 1979, trg 26.
(4) Hồ Vận Hoa và những người khác, Trung quốc bồn cảnh -Giai tác thưởng thức nghệ thuật, An Huy Trung quốc , nxb Khoa Học Kỹ Thuật, 1986.
(5) Nguyễn Vọng , Nghệ thuật non bộ , tạp chí Làng Văn , Toronto Canada , số 112 ngày 15-12-93 , trg 34 .
(6) Phan Quỳnh , Tư liệu điền dã Dân tộc học, in Ronéo , Saigon , 1975 , trg 42 .
(7) Nguyễn Đăng Thục, Tư-tưởng Việt Nam - Tư-tưởng Bình-dân Việt Nam, Lịch sử triết học đông-phương IV , Saigon , nxb Khai Trí , 1964 , trg 44.
(8) Olov Jansé , Viêt Nam Carrefour de peuples et de civilisations , Tokyo , France-Asie ed. , 1961 , trg 1653.
(9) Nguyễn Đăng Thục, Tư Tưởng Việt Nam , sđd, trg 46.
(10) Hồ Thích , Trung Quốc Triết Học Sử , Huỳnh Minh Đức dịch, gs Nguyễn Đăng Thục giới thiệu , Saigon, Khai Trí xb, 1970, trg 743-744.
(11) Rolf A. Stein, The World in Miniature - Container Gardens and Dwellings in Far Eastern Religious Thought, translated by Phyllis Brooks, California, Stanford University Press, 1990, trg 73-74.
(12) Rolf A. Stein, sđd, trg 13.
(13) Đỗ Đình Nghiêm , Ngô Vi Liễn , Phạm văn Thư , Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ, Hà Nội, nhà in Lê Văn Tân in lần thứ 3, 1930 , trg 65.
(14) Việt Sử Lược , tác giả khuyết danh thời Trần thế kỷ XIV, Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải , Hà Nội , nxb Văn Sử Địa , 1960 , trg 57.
(15) Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, tập một, , tổ biên dịch HoaBằng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp hiệu đính và chú giải, Hà Nội , nxb Giáo Dục , 1998 , trg 254.
(16) Việt Sử Lược, sđd, trg 74.
(17) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mộc bản khăc năm Chính Hòa thứ 18, tập I, dịch và chú thích Ngô Đực Thọ, hiệu dính : gs Hà Văn Tấn, Hà Nội, nxb KHXH, 1993, trg 241-2.
(18) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên lại ghi là : • đỉnh bên ngọn tả hữu dựng núi Bạch Hạc .
(19) Việt Sử Lược, sđd, trg 78.
(20) Việt Sử Lược , sđd , trg 89-90.
(21) Việt Sử Lược, sđd, trg 91.
(22) Việt Sử Lược , sđd , trg 95.
(23) Việt Sử Lược , sđd , trg 96.
(24) Việt Sử Lược , sđd , trg 100.
(25) Việt Sử Lược, sđd, trg 119.
(26) Hoàng Xuân Hãn , Lý Thường Kiệt. Hanoi , Sông Nhị , 1950 , nxb Hà Nội in lại, lời bạt của Hà Văn Tấn, 1996 , trg 378-379.
(27) Việt Sử Lược , sđd , trg 119.
(28) Đai Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Chinh Hòa , sđd, trg 305.
(29) Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ , Việt Sử Tiêu Án , Saigon ,Hội Việt Nam Nghiên Cựu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch và xuất bản , 1960 , trg 150.
(30) Việt Sử Lược, sđd, trg166.
(31) Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt , sđd, trg 457.
(32) Nguyễn Công Bật , Đại Việt Quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiên Diên Linh tháp bi (1121) . Bản dịch của viện Mỹ Thuật Mỹ Nghệ Hà Nội .
(33) Pháp Bảo : Sùng Nghiêm Diên Thánh bi ký (1118). bản dịch của viện Mỹ Thuật Mỹ Nghệ Hà Nội.
(34) Ma Văn Cao , Lĩnh Nam Dật Sử , nguyên bản bằng Mường ngữ vào thời nhà Lý , Trần Nhật Duật đề tựa , phiên dịch sang Hán văn năm 1297 có thêm lời bàn của Trần Quốc Toản và Trương Hán Siêu , Bùi Đàn dịch sang Việt văn , Saigon , 1968 , quyển II , trg 100-101.
(35) Nguyễn Đăng Thục , Thiền Học Việt Nam , Saigon , Lá Bối xb , 1967 , trg 162 .Chép theo bia tháp Sùng Thiên Diên Linh.
(36) Nhưng việc học hành thi cử này thời Trần đã đào tạo nhiều nhân tài lỗi lạc như Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh , v.v. ... Chữ Nôm có từ trước đến thời Trần phổ biến rộng rãi hơn.
(37) Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án, sđd, trg 305 .
(38) Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê , Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , Hà Nội , KHXH , 1971 , tập II, trg 166.
(39) Trần Nguyên Đán : Phụng Canh Thái Thượng Hoàng Ngự Chế Thiên Trường Phủ, Trùng Quang Cung ( thơ chữ Hán ) - Phong , Bái là đất phát tích của nhà Hán. (39A) (39B) Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, tập IV, Binh Chế Chí, Văn Tịch Chí, Bang Giao Chí, tổ phiên dịch Viện Sử Học Việt Nam phiên dịch và chú giải Ha Nội, nxb Sử Học, 1961, trg 62.
(40) Trần Quang Triều đã cùng Nguyễn Xương, Nguyễn Úc và các bạn bè khác của ông lập ra phái thơ Bích Động Thời Xã. Họ cho dựng am Bích Động tại chùa Quỳnh Lâm để cùng nhau ngâm vịnh tại đây.
(41) Theo tài liệu của học giả Lê Thước.
(42) Rold A. Stein, sđd, trg 73. ( 42B) Quế Đường Lê Quí Đôn, Việt-Nam Bách-Khoa Toàn-Thư VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ , Phạm Vũ & Lê Hiền dịch và chú giải, Saigon, Miền Nam xb, 1973, trang 429.
(43)Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt , sđd , trg 473.
(44) Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ , Việt Sử Tiêu Án , sđd , trg 276-277.
(45) Bia chùa Ngô Xá , niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) Bản dịch của viện Mỹ Thuật Hà Nội . (45B) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mộc bản khăc năm Chính Hòa thứ 18, tập II, dịch và chú thích Hoàng Văn Lâu, hiệu dính : gs Hà Văn Tấn, Hà Nội, nxb KHXH, 1993, trg 309
(46) Lê Quí Đôn Toàn Tập, tập II, KIẾN VĂN TIỂU LỤC , Hà Nội , nxb KHXH, 1977 , trg 68. (47) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Chính Hoà 18, tập II dịch và chú thích Hoàng Văn Lâu, Hà Nộ, nhà xb KHXH, 1993, trg 323.
(48) Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê , Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , Hà Nội , KHXH, 1973, tập IV, trg 52.
(49) Lê Quí Đôn Toàn Tập , Hà Nội , nxb KHXH , 1978 , tập III , trg 265.
(50) Nguyễn Dữ , Truyền Kỳ Mạn Lục , Trúc Khê Lê Văn Triện dịch, Hà Nội , nxb Tân Việt , 1952.
(51) Hoàng Xuân Hãn, La Sơn Phu Tử, Paris, Minh Tân, 1952, trg 94-95.
(52) Phạm Đan Quế, Giai thoại và sấm kí Trạng Trình, TPHCM , nxb Văn nghệ, 1992. nxb Đại Việt tại USA in lại , 1994 , trg 121-122.
(53) Phan Khoang , Việt Sử : Xứ Đàng Trong 1558-1777, Saigon, 1967 , quyển thượng , trg 136-137.
(54) Lê Quí Đôn Toàn Tập, tập 1 Phủ Biên Tạp Lục , Hà Nội, nxb KHXH, 1977, trg 335.
(54B) Lê Quí Đôn Toàn Tập, tập 1 Phủ Biên Tạp Lục , Hà Nội, nxb KHXH, 1977, trg 112. (54C)Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội Nghìn Xưa, Hà Nội, Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội xuất bản, 1975, trg 17.
(55) Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án , Tang Thương Ngẫu Lục , Đạm Nguyên dịch , Saigon , Bộ QGGD xb, 1962, quyển nhất, trg 28-29.
(56) Phạm Đình Hổ , Vũ Trung Tùy Bút , Đông Châu dịch , Nam Phong tạp chí , t. XXI , số 121 . Dương Quảng Hàm trích in trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu , Saigon , Bộ GD Trung tâm học liệu tái bản lần thứ 10 , 1968 , trg 330-331.
(57) Lê Hữu Trác , Thượng Kinh kỷ sự , Nguyễn Trọng Thuật dịch , Nam Phong tạp chí , t. XII , số 78 . Dương Quảng Hàm trích in trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu , sđd , trg 315.
(58)(59)(60) Nguyễn Du , Truyện Thúy Kiều ( Đoạn Trường Tân Thanh ) , Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, in lần thứ bẩy , Cơ sở xbể Đại Nam in lại tại Hoa Kỳ , trg 72 , 78 và 153.
(61)Nguyễn Ngọc Huy, Quốc Triều Hình Luật , quyển A , USA , Việt Publisher Thư Quán , 1989 , trg 120.
(62) Toan Ánh , Nếp cũ : Con người Việt Nam , Saigon , Nam Chi Tùng Thư , 1965 , trg 266. (63) Huỳnh Văn Thới , Kiểng cổ - Chậu xưa , TPHCM , nxb Trẻ , 1995 ,trg 100.
*
(64) Lê Văn Siêu, Văn Minh Việt Nam, sđd, trg 312-315. (65) Nhất Thanh , Đất Lề Quê Thói (Phong-tục Việt-nam) , Saigon , 1968 , Sống Mới in lại tại Hoa Kỳ , trg 245-246.
Sunday, April 11, 2010
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ MỸ HOA
*
MỸ VÀ TẦU TRONG THẾ ĐẤU ĐÁ THƯƠNG MẠI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế UNICODE: http://viettudan.net Geneva, 25.03.2009
Đây là bài thứ ba chúng tôi viết về căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc mà bắt nguồn là việc Trung quốc cố thủ giữ tỷ giá đồng Nhân D6an Tệ thấp đối với Đo-la Mỹ. Bài thứ nhất khi CHU TIỂU XUYÊN, THỐNG ĐỐC Ngân Hàng Trung ương Trung quốc tuyên bố trong cuộc Họp báo ngày 06.03.2010 rằng Trung quốc có thể nâng tỷ giá đồng Yuan. Bài thứ hai nhân bài Diễn văn của chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO ngày 14.03.2010, trong đó Oân Gia Bảo lại tuyên bố rất cứng rắn rằng Trung quốc sẽ không bao giờ khuất phục trước những áp lực nước ngòai về việc nâng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ.
Bài thứ ba hôm nay muốn phân tích quan điểm của Trung quốc và Hoa kỳ về sự cân bằng ích lợi chung của nền Kinh tế tòan cầu. Nội dung mỗi bài trên đây đã được Đài RFI phỏng vấn và phát thanh về Việt Nam. Tài liệu tham khảo Chúng tôi theo rõi vấn đề tỷ giá đồng Yuan và sự căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc qua những tin tức hòan tòan mang tính cách thời sự đăng trên các báo lớn quốc tế như tờ The Wall Street Journal, tờ Financial Times, tờ Le Monde và tờ Le Figaro.
Chúng tôi liệt kê nguồn những tài liệu này để độc giả tiện tham khảo: * Le Figaro 15.03.2010, trang 18 : PEKIN REJETTE LES CRITIQUES AMERICAINES * Financial Times 15.03.2010, trang 1 : CHINA PREMIER BRANDS PRESSURE OVER RENMINBI PROTECTIONISM * The Wall Street Journal 15.03.2010, trang 1: CHINA TAKES AIM AT U.S. OVER ECONOMY * Le Monde 16.03.2010, trang 16: CHINE: LE PREMIER MINISTRE RECONNAIT L’AGGRAVATION DES INEGALITES SOCIALES * The Wall Street Journal 16.03.2010, trang 23 : BEIJING IS STILL THE TOP HOLDER OF U.S.DEBT * Web Alternatives Economiques par Jacques ADDA, Article Web 17.03.2010: LA DOUBLE FACE DU YUAN * Financial Times 16.03.2010, trang 1: CONGRESS LETTER URGES ACTION ON RENMINBI * Fiancial Times 17.03.2010, trang 3: BEIJING ON OFFENSIVE OVER RENMINBI * The Wall Street Journal 17.03.2010, trang 1 & 3: CHINA ATTACKS QUALITY OF FOREIGN GOODS * Le Monde 18.03.2010, trang 16: TAUX DE CHANGE DU YUAN: PUGILAT AMERICANO-CHINOIS * Financial Times 18.03.2010, trang 2 : WORLD BANK OPTIMISTIC ON CHINA ? * The Wall Street Journal 18.03.2010, trang 14: MULTINATIONAL COMPANIES SOUR ON THEIR DEALINGS WITH CHINA.
*
Financial Times 22.03.2010, trang 6: CHINA’S US TRADE ALLIES LOSING FIGHT WITH HAWKS * Le Figaro 22.03.2010, trang 25: COMMERCE: LA CHINE DEFIE LES OCCIDENTAUX * The Wall Street Journal 23.03.2010, trang 10 : WEN MEETS WITH BUSINESS * The Wall Street Journal 24.03.2010, trang 9: RARE CHINA DEFICIT COULD BACK POLICY * Financial Times 24.03.2010, trang 8: ARBITYRARY CHINA
Bài thứ ba hôm nay trình bầy ba khía cạnh: => Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu => Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan => Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu Hai yếu tố chính về phát triển kinh tế Thế giới từ 1990 như sau: => Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990 => Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990, rồi tụt dốc với Khủng hỏang Thị trường tiêu thụ chính yếu hàng hóa của Thế giới quy tụ vào Hoa kỳ và Liên Ậu. Tỉ dụ ngay ngày nay, sức tiêu thụ hàng hóa của 1’300 triệu người Trung quốc chỉ bằng 16% sức tiêu thụ của 300 triệu dân Mỹ, chưa kể Liên Âu.
Trong thời gian này, các Ngân Hàng cấp phát dễ dàng Tín dụng cho Tiêu thụ. Cụ thể Tín dụng nguy hiểm Địa ốc (Subprime Mortgage Credit). Những Credit Cards Tiêu thụ được nhân lên. Nhưng từ khi có Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2007-2009, tiêu thụ Tây phương tụt dốc mà lý do là Thất nghiệp tăng, do đó thu nhập giảm, rồi tình trạng nợ nần của các Quốc gia Tây phương, nhất là Hoa kỳ làm giảm Tiêu thụ nhà nước. Nhưng tại Trung quốc, hàng hóa vẫn tăng để giữ đà phát triển làm hàng hóa phụ trội xuất cảng của Trung quốc kéo theo khuynh hướng xuống giá của Tây phương.
Theo Tây phương, Trung quốc cần phải cân bằng sản xuất của mình bằng cách tăng mãi lực của nội địa để tiêu thụ những hàng hóa phụ trội. Nhưng Trung quốc đã làm ngược lại là thay vì đầu tư vào vấn đề xã hội, giáo dục, họ lại cho đầu tư vào những công ty sản xuất làm tăng thêm phụ trội hàng hóa. Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành, đòi hỏi phải giảm hẳn xuống Chính sách cân bằng Kinh tế Thế giới đòi hỏi: Trung quốc phải tăng Lãi suất, tăng Tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Hai việc này có hiệu lực làm giảm đầu tư vào sản xuất, đồng thời cắt việc nâng đỡ xuất cảng để dành phụ trội cho Tiêu thụ nội địa. Nhưng Trung quốc đã không làm như vậy, mà ngược lại Trung quốc cho chi tiêu vào Hạ tầng cơ sở và giúp đỡ các Công ty sản xuất, nghĩa là không tăng mãi lực nội địa.
Họ tăng cường những công ty xi-măng, bauxite, lọc dầu và hóa chất. Về mặt Tiền tệ, theo giá cố định với Đo-la, khi đo-la xuống trong thời gian vừa qua, đồng Nhân dân tệ càng xuống và do đó họ tăng xuất cảng và càng làm tăng thất nghiệp cho Tây phương. Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan Trung quốc không nhìn tình trạng Kinh tế Tòan vầu như Tây phương. Họ đã gatï bỏ một cách cứng nhắc những yêu cầu của Tây phương cho tình trạng cân bằng của Kinh tế tòan cầu như đề nghị về Lãi suất tăng để giảm đầu tư và nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ để giảm xuất cảng và tăng cường tiêu thụ nội địa.
Trong cuộc họp báo ngày 14.03.2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gạt hẳn việc tăng lãi suất và nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trung quốc, để biện minh cho quan điểm của mình, họ đã nói: Về chi tiêu nhà nước trong nội địa Họ đã nêu ra: 27’000 nhà cửa xã hội, 200’000 cây số đường sá, 1 500 cây số đường xe lửa và tăng bảo trợ hưu dưỡng và sức khỏe. Nhưng ảnh hưởng này có tính cách dài hạn chứ không nhằm giải quyết sự mất cân bằng hiện nay của kinh tế tòan cầu là giảm xuất cảng và tăng liền mãi lực nội địa để tiêu thụ hàng hóa phụ trội do tăng cường đầu tư vào sản xuất. Về nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ Trung quốc nêu ra những nguy hiểm sau đây: * Nâng tỷ giá đồng Yuan sẽ tạo tình trạng đầu cơ vốn nước ngòai vào Trung quốc và tạo thổi phồng đầu cơ tại Thị trường Chứng khóan để kiếm lợi nhuận do chênh lệc tỷ giá đồng Yuan. Trung quốc nêu ra tỷ dụ Nam Hàn và Ba Tây cũng như Nhật vào những năm 1980.
* Tình trạng vốn nước ngòai ào vào còn làm tăng lạm phát, điều mà họ rất sợ vì lạm phát có thể gây xáo trộn xã hội và chính trị. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặc biệt nhấn mạnh về điểm này trong bài Diễn văn ngày 14.03.2010. * Trung quốc cần phải giữ tỷ giá thấp để nâng đỡ xuất cảng. Trung quốc cần phải duy trì xuất cảng để giải quyết nạn thất nghiệp đang tăng mạnh tại nước họ. Mỗi năm, Trung quốc phải giải quyết 24 triệu người trẻ và dân kiếm việc du mục đến từ đồng quê. Không có xuất cảng, rồi công ty đóng của, thì số tăng thất nghiệp hàng năm này sẽ gây xáo trộn xã hội và chính trị.
Theo thông tin mới nhất trong những ngày 23/24.03.2010, thì Trung quốc dường như đang muốn dùng thủ thuật hõan binh để “đánh lừa” làm giảm căng thẳng với Tây phương, bằng: * Gửi Thứ trưởng Kinh tế sang Mỹ để thảo luận * Xử dụng những Công ty Liên quốc (Multinationales) tại Trung quốc (chiếm 60% số hàng xuất cảng) để áp lực lên Hoa kỳ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp đại diện những Công ty nước ngòai thứ hai vừa rồi (Tin của The Wall Street Journal, 23.03.2010, p.10) * Họ tuyên bố thống kê tháng 03/2010 cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng: “Top Chinese officials have in recent days said numbers for March could show China imported more than it exported this month” (Những nhân viên cao cấp Trung quốc tuyên bố trong những ngày gần đây rằng những con số tháng Ba cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng) (The Wall Street Journal 24.03.2010, p.9) Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Tây phương coi quan điểm của Trung quốc là một Chủ nghĩa trọng Kim gây hấn, hay cũng gọi là Chủ nghĩa con buôn gây hấn (Mercantilisme agressif) đang làm phát sinh mau chóng một Chiến tranh Thương mại giữa Trung quốc và các nước Tây phương Hoa kỳ và Âu châu.
Nếu Trung quốc không tuân thủ luật tái cân bằng Kinh tế tòan cầu, nghĩa là cứ khăng khăng giữ thái độ Con Buôn gây hấn như trên, nhất là không nâng cao mãi lực nội địa để tiêu thụ những phụ trội hàng hóa, mà cứ giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp để tăng xuất cảng hàng hóa làm thiệt hại những nước khác, nhất là Tây phương, thì Chiến tranh Thương mại giữa Tây phương và Trung quốc phải xẩy ra. 130 Nghị sĩ Quốc Hội và một số Thượng nghị sĩ đã đưa Dự Luật áp lực lên TT.Obama để làm mạnh với Trung quốc. Trung quốc khăng khăng giữ quan điểm của mình. Tây phương bị đẩy dần dần vào thế chủ trương Che Chở Kinh tế/Thương mại. Hoa kỳ đang đi đến xếp Trung quốc vào lọai Giảo họat Tiền tệ (Label Currency Manipulator) Một số chuyên viên Thương mại đã hình dung cho Hoa kỳ những biện pháp như: => Hoa kỳ có thể yêu cầu IMF/FMI (Qũy Tiền Tệ Quốc tế) để đưa ra những trừng phạt về tiền tệ. => Hoa kỳ có thể đưa Trung quốc ra WTO/OMC (Tổ Chức Mậu Dịch Thế giới) để khiếu nại về vấn đề xử dụng tỷ giá hối đóai nâng đỡ sản xuất và thương mại. => Hoa kỳ cũng có thể lấy những lý do nội tại để định thuế quan cho những hàng nhập cảng từ Trung quốc.
Chúng ta đi vào những biện pháp trả đũa vậy (Mesures de représailles). Tăng mãi lực nội địa có nghĩ là dần dần Dân chủ hóa Kinh tế. Đây là việc mà một Chế độ độc tài không muốn làm. Họ muốn khai thác triệt để nhân lực của khối người nghèo nội địa. Một sự nổi dậy của dân nghèo bị khai thác có thể xẩy ra, đó là điều mà Oân Gia Bảo đã lo sợ trong bài Diễn Văn của Oâng trước Quốc Hội Nhân Dân vào ngày 14.03.2010. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
*
Geneva, 25.03.2010
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế UNICODE: http://viettudan.net Geneva, 25.03.2009
Đây là bài thứ ba chúng tôi viết về căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc mà bắt nguồn là việc Trung quốc cố thủ giữ tỷ giá đồng Nhân D6an Tệ thấp đối với Đo-la Mỹ. Bài thứ nhất khi CHU TIỂU XUYÊN, THỐNG ĐỐC Ngân Hàng Trung ương Trung quốc tuyên bố trong cuộc Họp báo ngày 06.03.2010 rằng Trung quốc có thể nâng tỷ giá đồng Yuan. Bài thứ hai nhân bài Diễn văn của chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO ngày 14.03.2010, trong đó Oân Gia Bảo lại tuyên bố rất cứng rắn rằng Trung quốc sẽ không bao giờ khuất phục trước những áp lực nước ngòai về việc nâng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ.
Bài thứ ba hôm nay muốn phân tích quan điểm của Trung quốc và Hoa kỳ về sự cân bằng ích lợi chung của nền Kinh tế tòan cầu. Nội dung mỗi bài trên đây đã được Đài RFI phỏng vấn và phát thanh về Việt Nam. Tài liệu tham khảo Chúng tôi theo rõi vấn đề tỷ giá đồng Yuan và sự căng thẳng Thương mại giữa Hoa kỳ và Trung quốc qua những tin tức hòan tòan mang tính cách thời sự đăng trên các báo lớn quốc tế như tờ The Wall Street Journal, tờ Financial Times, tờ Le Monde và tờ Le Figaro.
Chúng tôi liệt kê nguồn những tài liệu này để độc giả tiện tham khảo: * Le Figaro 15.03.2010, trang 18 : PEKIN REJETTE LES CRITIQUES AMERICAINES * Financial Times 15.03.2010, trang 1 : CHINA PREMIER BRANDS PRESSURE OVER RENMINBI PROTECTIONISM * The Wall Street Journal 15.03.2010, trang 1: CHINA TAKES AIM AT U.S. OVER ECONOMY * Le Monde 16.03.2010, trang 16: CHINE: LE PREMIER MINISTRE RECONNAIT L’AGGRAVATION DES INEGALITES SOCIALES * The Wall Street Journal 16.03.2010, trang 23 : BEIJING IS STILL THE TOP HOLDER OF U.S.DEBT * Web Alternatives Economiques par Jacques ADDA, Article Web 17.03.2010: LA DOUBLE FACE DU YUAN * Financial Times 16.03.2010, trang 1: CONGRESS LETTER URGES ACTION ON RENMINBI * Fiancial Times 17.03.2010, trang 3: BEIJING ON OFFENSIVE OVER RENMINBI * The Wall Street Journal 17.03.2010, trang 1 & 3: CHINA ATTACKS QUALITY OF FOREIGN GOODS * Le Monde 18.03.2010, trang 16: TAUX DE CHANGE DU YUAN: PUGILAT AMERICANO-CHINOIS * Financial Times 18.03.2010, trang 2 : WORLD BANK OPTIMISTIC ON CHINA ? * The Wall Street Journal 18.03.2010, trang 14: MULTINATIONAL COMPANIES SOUR ON THEIR DEALINGS WITH CHINA.
*
Financial Times 22.03.2010, trang 6: CHINA’S US TRADE ALLIES LOSING FIGHT WITH HAWKS * Le Figaro 22.03.2010, trang 25: COMMERCE: LA CHINE DEFIE LES OCCIDENTAUX * The Wall Street Journal 23.03.2010, trang 10 : WEN MEETS WITH BUSINESS * The Wall Street Journal 24.03.2010, trang 9: RARE CHINA DEFICIT COULD BACK POLICY * Financial Times 24.03.2010, trang 8: ARBITYRARY CHINA
Bài thứ ba hôm nay trình bầy ba khía cạnh: => Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu => Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan => Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Quan điểm của Tây phương về mất can bằng Kinh tế tòan cầu Hai yếu tố chính về phát triển kinh tế Thế giới từ 1990 như sau: => Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990 => Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành Tiêu thụ tăng mạnh từ phía Tây phương từ 1990, rồi tụt dốc với Khủng hỏang Thị trường tiêu thụ chính yếu hàng hóa của Thế giới quy tụ vào Hoa kỳ và Liên Ậu. Tỉ dụ ngay ngày nay, sức tiêu thụ hàng hóa của 1’300 triệu người Trung quốc chỉ bằng 16% sức tiêu thụ của 300 triệu dân Mỹ, chưa kể Liên Âu.
Trong thời gian này, các Ngân Hàng cấp phát dễ dàng Tín dụng cho Tiêu thụ. Cụ thể Tín dụng nguy hiểm Địa ốc (Subprime Mortgage Credit). Những Credit Cards Tiêu thụ được nhân lên. Nhưng từ khi có Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2007-2009, tiêu thụ Tây phương tụt dốc mà lý do là Thất nghiệp tăng, do đó thu nhập giảm, rồi tình trạng nợ nần của các Quốc gia Tây phương, nhất là Hoa kỳ làm giảm Tiêu thụ nhà nước. Nhưng tại Trung quốc, hàng hóa vẫn tăng để giữ đà phát triển làm hàng hóa phụ trội xuất cảng của Trung quốc kéo theo khuynh hướng xuống giá của Tây phương.
Theo Tây phương, Trung quốc cần phải cân bằng sản xuất của mình bằng cách tăng mãi lực của nội địa để tiêu thụ những hàng hóa phụ trội. Nhưng Trung quốc đã làm ngược lại là thay vì đầu tư vào vấn đề xã hội, giáo dục, họ lại cho đầu tư vào những công ty sản xuất làm tăng thêm phụ trội hàng hóa. Đầu tư sản xuất tại Trung quốc tăng vọt song hành, đòi hỏi phải giảm hẳn xuống Chính sách cân bằng Kinh tế Thế giới đòi hỏi: Trung quốc phải tăng Lãi suất, tăng Tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Hai việc này có hiệu lực làm giảm đầu tư vào sản xuất, đồng thời cắt việc nâng đỡ xuất cảng để dành phụ trội cho Tiêu thụ nội địa. Nhưng Trung quốc đã không làm như vậy, mà ngược lại Trung quốc cho chi tiêu vào Hạ tầng cơ sở và giúp đỡ các Công ty sản xuất, nghĩa là không tăng mãi lực nội địa.
Họ tăng cường những công ty xi-măng, bauxite, lọc dầu và hóa chất. Về mặt Tiền tệ, theo giá cố định với Đo-la, khi đo-la xuống trong thời gian vừa qua, đồng Nhân dân tệ càng xuống và do đó họ tăng xuất cảng và càng làm tăng thất nghiệp cho Tây phương. Quan điểm của Trung quốc: con dao hai lưỡi của tỷ giá đồng Yuan Trung quốc không nhìn tình trạng Kinh tế Tòan vầu như Tây phương. Họ đã gatï bỏ một cách cứng nhắc những yêu cầu của Tây phương cho tình trạng cân bằng của Kinh tế tòan cầu như đề nghị về Lãi suất tăng để giảm đầu tư và nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ để giảm xuất cảng và tăng cường tiêu thụ nội địa.
Trong cuộc họp báo ngày 14.03.2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gạt hẳn việc tăng lãi suất và nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trung quốc, để biện minh cho quan điểm của mình, họ đã nói: Về chi tiêu nhà nước trong nội địa Họ đã nêu ra: 27’000 nhà cửa xã hội, 200’000 cây số đường sá, 1 500 cây số đường xe lửa và tăng bảo trợ hưu dưỡng và sức khỏe. Nhưng ảnh hưởng này có tính cách dài hạn chứ không nhằm giải quyết sự mất cân bằng hiện nay của kinh tế tòan cầu là giảm xuất cảng và tăng liền mãi lực nội địa để tiêu thụ hàng hóa phụ trội do tăng cường đầu tư vào sản xuất. Về nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ Trung quốc nêu ra những nguy hiểm sau đây: * Nâng tỷ giá đồng Yuan sẽ tạo tình trạng đầu cơ vốn nước ngòai vào Trung quốc và tạo thổi phồng đầu cơ tại Thị trường Chứng khóan để kiếm lợi nhuận do chênh lệc tỷ giá đồng Yuan. Trung quốc nêu ra tỷ dụ Nam Hàn và Ba Tây cũng như Nhật vào những năm 1980.
* Tình trạng vốn nước ngòai ào vào còn làm tăng lạm phát, điều mà họ rất sợ vì lạm phát có thể gây xáo trộn xã hội và chính trị. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặc biệt nhấn mạnh về điểm này trong bài Diễn văn ngày 14.03.2010. * Trung quốc cần phải giữ tỷ giá thấp để nâng đỡ xuất cảng. Trung quốc cần phải duy trì xuất cảng để giải quyết nạn thất nghiệp đang tăng mạnh tại nước họ. Mỗi năm, Trung quốc phải giải quyết 24 triệu người trẻ và dân kiếm việc du mục đến từ đồng quê. Không có xuất cảng, rồi công ty đóng của, thì số tăng thất nghiệp hàng năm này sẽ gây xáo trộn xã hội và chính trị.
Theo thông tin mới nhất trong những ngày 23/24.03.2010, thì Trung quốc dường như đang muốn dùng thủ thuật hõan binh để “đánh lừa” làm giảm căng thẳng với Tây phương, bằng: * Gửi Thứ trưởng Kinh tế sang Mỹ để thảo luận * Xử dụng những Công ty Liên quốc (Multinationales) tại Trung quốc (chiếm 60% số hàng xuất cảng) để áp lực lên Hoa kỳ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp đại diện những Công ty nước ngòai thứ hai vừa rồi (Tin của The Wall Street Journal, 23.03.2010, p.10) * Họ tuyên bố thống kê tháng 03/2010 cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng: “Top Chinese officials have in recent days said numbers for March could show China imported more than it exported this month” (Những nhân viên cao cấp Trung quốc tuyên bố trong những ngày gần đây rằng những con số tháng Ba cho thấy Trung quốc nhập cảng nhiều hơn xuất cảng) (The Wall Street Journal 24.03.2010, p.9) Nếu vấn đề tỷ giá đồng Yuan không được giải quyết, thì hậu quả ra sao Tây phương coi quan điểm của Trung quốc là một Chủ nghĩa trọng Kim gây hấn, hay cũng gọi là Chủ nghĩa con buôn gây hấn (Mercantilisme agressif) đang làm phát sinh mau chóng một Chiến tranh Thương mại giữa Trung quốc và các nước Tây phương Hoa kỳ và Âu châu.
Nếu Trung quốc không tuân thủ luật tái cân bằng Kinh tế tòan cầu, nghĩa là cứ khăng khăng giữ thái độ Con Buôn gây hấn như trên, nhất là không nâng cao mãi lực nội địa để tiêu thụ những phụ trội hàng hóa, mà cứ giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp để tăng xuất cảng hàng hóa làm thiệt hại những nước khác, nhất là Tây phương, thì Chiến tranh Thương mại giữa Tây phương và Trung quốc phải xẩy ra. 130 Nghị sĩ Quốc Hội và một số Thượng nghị sĩ đã đưa Dự Luật áp lực lên TT.Obama để làm mạnh với Trung quốc. Trung quốc khăng khăng giữ quan điểm của mình. Tây phương bị đẩy dần dần vào thế chủ trương Che Chở Kinh tế/Thương mại. Hoa kỳ đang đi đến xếp Trung quốc vào lọai Giảo họat Tiền tệ (Label Currency Manipulator) Một số chuyên viên Thương mại đã hình dung cho Hoa kỳ những biện pháp như: => Hoa kỳ có thể yêu cầu IMF/FMI (Qũy Tiền Tệ Quốc tế) để đưa ra những trừng phạt về tiền tệ. => Hoa kỳ có thể đưa Trung quốc ra WTO/OMC (Tổ Chức Mậu Dịch Thế giới) để khiếu nại về vấn đề xử dụng tỷ giá hối đóai nâng đỡ sản xuất và thương mại. => Hoa kỳ cũng có thể lấy những lý do nội tại để định thuế quan cho những hàng nhập cảng từ Trung quốc.
Chúng ta đi vào những biện pháp trả đũa vậy (Mesures de représailles). Tăng mãi lực nội địa có nghĩ là dần dần Dân chủ hóa Kinh tế. Đây là việc mà một Chế độ độc tài không muốn làm. Họ muốn khai thác triệt để nhân lực của khối người nghèo nội địa. Một sự nổi dậy của dân nghèo bị khai thác có thể xẩy ra, đó là điều mà Oân Gia Bảo đã lo sợ trong bài Diễn Văn của Oâng trước Quốc Hội Nhân Dân vào ngày 14.03.2010. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
*
Geneva, 25.03.2010
GIAO CHỈ SAN JOSE * TRUYỆN KÝ
*
CHUYỆN THÁNG TƯ:
NGUYỄN THỊ NGỌC DI 33 NĂM TÌM ÐƯỢC XÁC CHỒNGGiao chỉ - San Jose, Apr 09, 2010
Cali Today News -
Câu chuyện tình bi thảm của một thời chinh chiến
– Giáo sư Bùi văn Phú bên Oakland nói rằng học sinh Nguyễn Bá Tòng 70 ai cũng biết hoa khôi Ngọc Di – Thầy Mạc Ðìa ỏ San Jose nói rằng anh em không quân ai cũng biết phi công Nguyễn văn Lộc – Ngọc Di quê Nha Trang vào học tại Saigon –
Trung úy Lộc quê Ðà Lạt về Nha Trang đi lính tàu bay – Ghé chơi nhà bạn chợt thấy tấm hình cô gái có đôi mắt “U uẩn chiều luân lạc” đâu biết rằng anh sẽ mệt vì đôi mắt người Nha Trang – Niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi Hoa Kỳ học lái phản lực. – Năm 71-72 cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng tốt nghiệp tú tài toàn phần và ghi danh trường luật.
Ðám cưới ở Nha Trang ngày 6 tháng 2/1974. – Một năm sau căn cứ không quân Phan Rang di tản. – Chồng đưa vợ có bầu lên máy bay chạy vào Saigon.– Trung úy phi công ở lại lo phi vụ hành quân.– Chia tay nhưng hẹn gặp lại tại Saigon.– Rồi vợ chồng tái ngộ trong niềm hạnh phúc.– Lại chia tay thêm lần nữa ngày 28 tháng 4/1975. –Ngọc Di có bầu 6 tháng lên máy bay đi Mỹ.– Người phi công phản lực ở lại với những phi vụ cuối cùng.– Chia tay nhưng vẫn hẹn găp lại, nhưng lần này là vĩnh biệt.– Người mẹ trẻ sinh con gái trong tỵ nạn ngày 18 tháng 7/1975. –Vợ vẫn không biết tin chồng, con không thấy mặt cha. –Anh phi công của Việt Nam Cộng Hòa nằm trong trại tù Long Giao tính được gần đúng ngày vợ sinh. –Ngày đêm anh sống với đôi mắt người tình Nha Trang. –Việt cộng hẹn 6 tháng học tập rồi sẽ trả tự do. –Sáu tháng trôi qua chưa được thả, anh âm mưu vượt ngục. –Bị bắn chết ngày 25 tháng 3/1976. –Chôn cùng người bạn phi công trốn trại.
–Vợ con bên Hoa Kỳ hoàn toàn không có tin tức. –10 năm sau, những người bạn tù qua được Hoa Kỳ lần lượt kể chuyện về chuyến vượt thoát bất thành. –Nhưng không ai biết xác chồng của Ngọc Di ở nơi nào. –Ba mươi ba năm sau, những bạn tù không quân mới tìm lại được xác chiến hữu. –Người quả phụ không quân đem con gái 33 tuổi về nhận di hài của phi công Nguyễn văn Lộc. –Trên chuyến bay hãng EVA đáp xuống phi trường LA ngày 3 tháng 11/2008 cô Ngọc Di ôm bình tro cốt của chồng. –Con gái cô ôm thêm bình tro cốt của người chiến hữu cùng chết bên cạnh anh.– Năm nay 2010 là ba mươi lăm năm nhìn lại con đường. –Tôi xin kể lại ngọn ngành 35 năm cuộc đời của người góa phụ không quân anh dũng muôn đời.
******************
Một thời chinh chiến:
Mỗi người trong chúng ta đều có riêng cho mình những kỷ niệm về tháng 4 năm 1975. Chuyện của cô Nguyễn Thị Ngọc Di thường được kể thêm vài hàng bên cạnh câu chuyện của người chồng anh hùng trốn trại và đã hy sinh. Nhưng tôi lưu ý riêng đến hoàn cảnh người vợ nên đã nghe cô Ngọc Di kể lại tâm sự cuộc tình. Cô nói rằng, dù đã đem được di hài anh Lộc về nhưng tâm tình u uẩn chưa nguôi.
Con gái của cháu tương đối ổn định, nhưng phần cháu, cuộc chiến vẫn chưa yên. Từ lúc 10 tuổi, hình ảnh mẹ cháu đi nhận xác chồng với di hài và vết máu trên áo trận của ba cháu vẫn theo đuổi cháu trong nhiều năm. Ðến thời gian cháu ở Phan Rang có mấy tháng đã chứng kiến cảnh cô vợ trẻ miền Tây, đẹp não nùng đi nhận xác anh không quân tử trận. Phi cơ bị rơi vẫn còn mang bom. Phi công không kịp nhảy dù. Bom mang theo nổ cùng con tàu. Xác chẳng còn gì. Căn cứ lấy 2 cây chuối cho vào quan tài, thêm 1 ít da thịt rồi đóng hòm thực kín. Khi cô vợ ra nhận xác chồng, vật vã xin mở ra nhìn mặt, nhưng còn thấy làm sao được. Cháu chứng kiến mà thấy tê dại cả người. Anh Lộc dìu cháu vào nhà ở khu sĩ quan độc thân. Anh nói rằng, anh cam đoan sẽ không bao giờ bị như thế. Như vậy là làm sao. Phải chăng lời tiên tri cho cả cuộc đời sau này. Lấy nhau từ tháng 2/74, chẳng bao giờ được gần nhau 1 tháng. Anh đi bay khắp mọi nơi.
Ðầu năm 75, cháu có bầu mới ra sống ở căn cứ Phan Rang. Vì không có nhà bên cư xá gia binh, phải tạm trú ở khu độc thân. Chứng kiến toàn chuyện hy sinh chết chóc. Cháu mới 19 tuổi, bác nghĩ coi làm sao mà sống được. Mới năm trước từ thời học sinh vô tư qua thời sinh viên hết sức thần tiên. Chợt bước chân vào đời vợ lính, lo lắng sợ hãi biết chừng nào.
Một thời để yêu:
Chờ cô Ngọc Di bớt cơn xúc động, tôi xin cô kể lại chuyện tình bắt đầu ra sao. Cô bình tĩnh và kể hết, không hề dấu diếm kề cả chuyện bay bướm và ngang tàng của anh Lộc.
Bác biết không, trước khi gặp cháu, anh Lộc đã quen với cô giáo Hương bên Ba Làng cũng tại Nha Trang. Bạn bè đã có người gọi anh là Lộc Ba Làng. Chuyện này về sau cháu mới biết. Ông anh họ không quân của cháu cũng không biết mới dẫn Lộc về nhà coi mắt chị cháu ở Nha Trang. Nhà cháu có đến 9 anh chị em. Nhưng coi bộ anh Lộc với chị Như Khuê của cô không hợp duyên, nên chỉ chuyện trò qua loa. Chợt anh Lộc thấy hình của Ngọc Di còn đang trọ học Saigon. Anh nói là đã mê đôi mắt từ lúc đó.
Qua niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi học bay tại Hoa Ky. Ngọc Di bắt đầu nhận được thư làm quen. Bạn bè của anh ở Mỹ nói rằng mỗi tuần anh đều nhận được thư của 2 cô. Cô giáo bên Ba Làng và cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng. Nhưng xem chừng đôi mắt người Nha Trang đã lấy trọn vẹn tình yêu của anh chàng không quân gốc Ðà Lạt. Dù rằng về phần Ngọc Di vẫn chưa thực sự rung động với tình yêu chiến sĩ.
Hồi hương được 3 ngày, Trung úy Lộc bèn vào trường Nguyễn Bá Tòng lừa cha giám học nhận là anh vào thăm cô em cùng họ Nguyễn. Ðây là đầu tiên 2 người gặp mặt. Từ trước chỉ biết qua hình ảnh. Anh chị có 2 tuần lễ đi chơi khắp Saigon, bao nhiêu là quà bên Mỹ, anh phi công hào hoa dành hết cho cô hoa khôi trường trung học..
Giáo sư Bùi Văn Phú thời đó học Nguyễn Bá Tòng cùng lớp với Ngọc Di kể lại rằng hình ảnh anh không quân xuất hiện đã làm cho biết bao nam sinh đau lòng.
Một hôm anh Lộc dẫn cô Di về nhà bà chị tại Saigon, chợt gặp cô giáo Ba Làng ra thăm.
Cuộc gặp gỡ bất chợt như trong thoại kịch trên sân khấu. Người yêu cũ chợt thấy bị phản bội, người yêu mới chợt thấy bị lừa dối. Anh không quân đưa Ngọc Di về nhà, nhưng cô cho rằng cuộc tình ngắn ngủi coi như chấm dứt. Cô cũng chưa yêu nên không thấy thực sự bẽ bàng. Sẵn sàng để anh Lộc trở về với người xưa của anh. Nhưng anh không quân đã trở thành Phạm Thái của Tiêu Sơn Tráng sĩ nhất định chết trong cặp mắt của giai nhân Trương Quỳnh Như.
Ngày hôm sau, trung úy phản lực trở lại nói là đã giải quyết xong mục tiêu. Cô gái Ba Làng buồn tủi trở về Nha Trang và anh Lộc quyết 1 lòng đi tới với Ngọc Di.
Cuộc tình duyên trải qua suốt năm tháng dài cho đến ngày đám cưới ở Nha Trang 6 tháng 2-1974.
Một thời hoạn nạn:
Khi đôi trẻ bắt đầu xây dựng gia đình qua lễ cưới là lúc đất nước bước vào năm tang tóc cuối cùng. Ngọc Di nhắc đi nhắc lại là cháu đâu có được làm vợ lính cho trọn vẹn một đời. Tuy hòa bình đã ký nhưng 2 bên vẫn còn chiến tranh dành dân lấn đất. Cô sinh viên vẫn lấy bài học luật đi về giữa Saigon Nha Trang và người chồng bất chợt lúc gặp ở Nha Trang, lúc thì Saigon. Mấy tháng cuối cùng sống chung ở căn cứ Phan Rang ngày đêm nghe tiếng phi cơ phản lực và những giây phút ngóng đợi chồng về.
Rồi khi tình thế nguy ngập, anh chồng đẩy cô vợ mang bầu lên C.130 với toàn những người xa lạ. Phi cơ cất cánh, nhìn anh còn đứng trên phi trường Phan Rang, nào biết bao giờ gặp lại nhau. Nhưng rồi anh đem phản lực về Saigon yểm trợ cho mặt trận Long Khánh.
Có tin vợ con phi công chiến đấu vào hết Tân Sơn Nhứt để chờ di tản. Ðêm định mệnh cuối cùng Ngọc Di vẫn còn ở nhà với mẹ và thân quyến tại Saigon. Các ông anh cũng có chương trình di tản cả nhà.
Nửa đêm 28 tháng 4/75 chợt có tiếng xe hồng thật tự chớp đèn bấm còi ấm ỹ. Anh Lộc gõ cửa kêu Ngọc Di khẩn cấp lên đường. Bà mẹ nói rằng hay con ở lại để đi với mẹ và anh em, nhưng Lộc kiên quyết kéo vợ đi ngay. Ánh mắt mẹ già buồn bã trông theo. Nhưng sau này cả nhà đều bị kẹt lại. Lên xe hồng thập tự thấy cảnh tượng hãi hùng, Trung úy Giới ngồi bên vợ là cô sản phụ vừa sinh con, ôm con trong khăn còn vết máu.
Thì ra xe bus chở gia đình phi công đã nổ máy chờ trong căn cứ, ông trung úy Giới lấy xe cứu thương của không quân chạy ra nhà thương rước vợ. Anh Lộc nhẩy theo, sau khi đón được vợ con mày, phải ghé nhà cho vợ tao đi. OK.
Xe Hồng thập tự bóp còi chớp đèn chạy như bay trong đêm Saigon. Các gia đình trên xe bus đang nổ máy chờ, thấy 1 bà mới sinh con và 1 bà bầu mặt còn trẻ thơ bước lên xe. Hai ông chồng vất vả đứng trông theo. Ngọc Di nhìn lại anh Lộc qua khung kính. Anh phi công hẹn sẽ gặp lại bên Mỹ. Vợ con đi rồi, còn mấy anh lái phản lực thì xoay sở dễ dàng, Ngọc Di không thể nghĩ rằng đấy là hình ảnh cuối cùng. Ðó là ngày 28 tháng 4-1975. Cô đi C.130 qua Côn Son rồi sau đó di tản qua đảo Guam. Hết sức cô đơn, không gia đình, không bà con thân thuộc. Ngay cả gia đình bạn bè trong không quân cô cũng không quen ai. Cô sống 1 cuộc đời tiểu thư từ nhỏ, số mệnh đột nhiên ném vào cuộc đời. Cô bắt dầu cuộc sống trong chờ đợi, đen tối mịt mùng, hoàn toàn tự lập suốt một phần tư thế kỹ.
Một thời định cư:
Vẫn tràn đầy hy vọng, cô nằm chờ ở đảo Guam. Các phi công lần lượt đến tìm vợ con và đoàn tụ bay vào lục địa. Anh chị Giới của chuyến xe Hồng thập tự định mệnh cũng đến rồi đi, không có tin gì về anh Lộc và không ai biết là Lộc mất tích, đã chết hay còn lạc loài nơi đâu. Rồi người ta không cho bà bầu ở lại đảo Guam. Cô phải đi vào Mỹ để còn lo sinh đẻ.
Ngọc Di lên đường mắt còn ngó lại biển Ðông. Các trại tỵ nạn Cali và Akansas đã tràn ngập người di tản. Người ta đưa cô về Floria. Nơi đây ngày xưa anh Lộc đã từng đến học bay.
Mỗi ngày vẫn còn người đến trại, dù muộn nhưng vẫn còn tìm được hạnh phúc đoàn tụ bên nhau. Nhưng cô vẫn mòn mỏi đợi chờ. Ngày 18 tháng 7/1975 Ngọc Di hạ sanh 1 bé gái. Nỗi truân chuyên và sống trong ray rứt đợi chờ đã hành hạ thêm cô gái trẻ với 16 giờ đồng hồ đau đớn chuyển dạ. Trước sau vẫn chỉ có một mình. Anh Lộc một năm trước đã đặt tên cho con trai tương lai là Phi Hải. Nhưng cô con gái được mẹ đặt tên là Nguyễn Lộc Ðan Vi. Nguyễn là họ của cha và mẹ, Lộc là tên cha. Ðan Vi là ý kiến của cô học sinh Nguyễn bá Tòng khi nghĩ đến những cây hoa tường vi đan vào nhau ở cổng nhà chồng trên Ðà lạt.
Sau khi sanh con, mẹ con cô tỵ nạn Việt Nam được ông bà bảo trợ đón về nông trại. Ngôn ngữ không quen, suốt vùng quê không có 1 người Việt Nam. Những năm đầu vừa buồn về cảnh ngộ vừa buồn vì cảnh vật. Ngọc Di ôm con sống bằng nước mắt. Duy chỉ có điều, bé gái với cặp mắt thần tiên của mẹ là nguồn an ủi cuối cùng.
Một thời để chết.
Cùng lúc đó trong trại tù, anh phi công thấy rằng không còn hy vọng được trả tự do. Thời gian ngộ nhận 15 ngày đã qua từ lâu. Thời gian hứa hẹn học tập 6 tháng cũng qua rồi. Cặp mắt người yêu Ngọc Di thôi thúc ngày đêm, anh phi công ngang tàng 1 thuở nhất định trốn trại, tìm tự do. Hai anh phi công Nguyễn văn Lộc và Lê văn Bé cùng vượt trại. Hy vọng tìm đường qua biên giới Cam Bốt rồi Thái Lan. Giữa 1 đêm mưa gió, cả 2 vượt thoát còn đem theo cả lựu đạn phòng thân.
Lính cộng sản đuổi theo. Lộc chạy trước. Bé ném lựu đạn chận hậu nhưng bị thương ngã xuống. Lộc bèn quay lại, đánh lựu đạn cứu bạn. Ðược biết lính cộng sản cũng bị chết vì lựu đạn. Vì vậy sau khi 2 anh phi công đã gục ngã chúng còn bắn điên cuồng vào 2 xác chết.
Hai anh chết ngày 25 tháng 3-1976. Cộng sản cho kéo xác để giữa sân trại Long Giao để rằn mặt anh em rồi đem chôn xấp 2 ngôi mộ bên nhau, nhưng không có mộ bia. Các bạn tù tìm cách làm dấu nhưng không rõ ràng. Vài năm sau, không còn ai biết rõ di hài của 2 người anh hùng không quân nằm ở đâu.
Một thời định cư:
Mẹ con Ngọc Di rời bỏ nông trại tìm đường về ở với bà con trên Nữu Ước. Cô nữ sinh hoa khôi Nguyễn bá Tòng, sinh viên luật Saigon tiếp tục cuộc sống lủi thủi với đứa con ngày càng rực rỡ với dấu vết người cha Ðà Lạt và đôi mắt bà mẹ Nha Trang.
Mấy năm sau, anh em và gia đình không quân họp mặt nên mẹ con cô Di có dịp về Cali găp gỡ mọi người. Sau cùng cô định cư tại quận Cam. Phải bắt đầu từ thập niên 80 trở đi mới có tin tức về cuộc trốn trại hào hùng và chuyện hy sinh của anh Lộc. Mẹ con bắt đầu nghĩ đến chuyện đi tìm dấu vết của người xưa. Tuy nhiên tất cả đều vô vọng. Không ai còn nhớ những ngôi mộ ở đâu, Cuộc sống vẫn bình thản diễn tiến. Anh chị em đoàn tụ. Me già gặp lại con gái. Cháu Ðan Vi tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa rồi lập gia đình. Vợ vẫn không thấy xác chồng. Con vẫn chưa thấy xác cha.
Một lần, hết sức vô tình, Ngọc Di gặp người trong gia đình HO. Anh ở Bắc Cali nói rằng trước có ở Long Giao. Cô Di hỏi rằng anh có biết trung úy Lộc không. Anh HO nói ngay rằng cô có phải là Ngọc Di không. Ngạc nhiên đến xững xờ, cô nói tôi là Nguyễn thị Ngọc Di, sao anh biết. Anh bạn trả lời: « Tôi ở gần anh Lộc trong trại. Anh ấy nói về đôi mắt của cô suốt ngày. Khi cô mới bước vào nhà tôi đã cảm thấy. Khi cô hỏi anh Lộc, tôi biết ngay cô là vợ anh. »Và câu chuyện 20 năm xưa tuôn chảy, nhưng sau cùng cũng không biết mộ anh ở đâu.
Một thời ngoại cảm:
Câu chuyện đi tìm mộ của anh Lộc đã trải qua 1 thời gian hết sức đặc biệt dựa trên các câu chuyện linh thiêng về lãnh vực ngoại cảm. Sau cùng, người bạn tù, người chiến hữu tận tụy của anh Lộc đã tìm được 2 ngôi mộ của những người phi công trốn trại năm 1976.
Các ngôi mộ được khai quật năm 2008 có cả sự tiếp sức của thầy Mặc Ðìa ngồi tại San Jose mà chỉ dẫn qua điện thoại. Mặc Ðìa ngày xưa cũng là sĩ quan của không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau cùng cô Ngọc Di đưa con gái là Nguyễn Lộc Ðan Vi về nhận xác người thân.
Ngày 3 tháng 11-2008 mẹ con ngồi trên phi cơ Eva ôm mỗi người một bình tro về Hoa Kỳ. Mẹ ôm tro của chồng, con ôm bình tro chiến hữu. Gia đình anh phi công Lê văn Bé nói rằng chiến hữu đã chết bên nhau thì cho đi Mỹ với nhau. Tuy nhiên bình tro của anh Bé chỉ có 1 nửa. Phân nửa gia đình lưu lại quê hương.
Ngày 8 tháng 11-2008 không quân Nam Cali làm lễ truy điệu cho 2 người anh hùng của họ. Có lễ trao cờ lại cho cô Ngọc Di cùng con gái.
Ngọc Di làm vợ lính có hơn 1 năm và làm quả phụ 33 năm mới nhận được xác chồng bằng tro tàn. Bác sĩ Ðan Vi không bao giờ thấy được người cha dù ở trên trời hay ở dưới đất.
Khi khai giấy tờ người ta hỏi rằng con đến Mỹ năm nào. Con khai là đi năm 1975. Con đi bằng phương tiện gì. Con nói là con đi trong bụng mẹ. Cha con bây giờ ở đâu. Con không biết. Có thể còn đang bay ở trên trời. Con không có cha làm sao ai nuôi con học thành bác sĩ. Trả lời: Mẹ con.
Ðan Vi là loài hoa tường vi đan vào nhau mọc ngoài cổng nhà anh phi công Nguyễn Văn Lộc.
Tuổi của cô là tuổi của cộng đồng. Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại năm nay 35 tuổi, cũng là tuổi của Ðan Vi, một cô gái khác ngày xưa sinh ra trên tàu Trường Xuân, trên biển Nam Hải, tên cô là Chiêu Anh, cũng 35 tuổi.
Chiều văn nghệ 35 năm nhìn lại tại San Jose vào ngày 23 tháng 5/2010 chúng tôi sẽ mời cả 2 cô lên sân khấu CPA. Một cô đi tàu biển vào Mỹ. Một cô đi tàu bay vào Mỹ. Lúc ra đi cả 2 đều trong bụng mẹ.
Cả 2 cô đều không phải là ca sĩ, nhưng vẫn được mời lên sân khấu trình diễn. Hai cô đều không biết hát, chỉ đứng đó cho khán giả vỗ tay. Bởi vì cuộc đời của các cô chính là những bài ca của nửa thế kỷ trầm luân. Ðó là những hài nhi của cộng đồng di tản, những công dân của thế hệ mới trưởng thành sau những đau thương của đất nước.
Các bạn hỏi rằng văn nghệ của chúng tôi sẽ có những danh ca nào trình diễn.
Chúng tôi có các nữ danh ca có tên có tuổi nhưng không biết hát.
Vậy ai là những người biết hát thì xin đến giúp một tay.
Và trời đất sẽ trả công cho quý vị.
Tất cả chỉ cần hát có 1 bài: Bài “Cô Gái Việt” của Nhạc sĩ Hùng Lân.
Giao chỉ, San Jose
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=aa5c07f04bce5bf402dffbc772c88ae6
*
CHUYỆN THÁNG TƯ:
NGUYỄN THỊ NGỌC DI 33 NĂM TÌM ÐƯỢC XÁC CHỒNGGiao chỉ - San Jose, Apr 09, 2010
Cali Today News -
Câu chuyện tình bi thảm của một thời chinh chiến
– Giáo sư Bùi văn Phú bên Oakland nói rằng học sinh Nguyễn Bá Tòng 70 ai cũng biết hoa khôi Ngọc Di – Thầy Mạc Ðìa ỏ San Jose nói rằng anh em không quân ai cũng biết phi công Nguyễn văn Lộc – Ngọc Di quê Nha Trang vào học tại Saigon –
Trung úy Lộc quê Ðà Lạt về Nha Trang đi lính tàu bay – Ghé chơi nhà bạn chợt thấy tấm hình cô gái có đôi mắt “U uẩn chiều luân lạc” đâu biết rằng anh sẽ mệt vì đôi mắt người Nha Trang – Niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi Hoa Kỳ học lái phản lực. – Năm 71-72 cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng tốt nghiệp tú tài toàn phần và ghi danh trường luật.
Ðám cưới ở Nha Trang ngày 6 tháng 2/1974. – Một năm sau căn cứ không quân Phan Rang di tản. – Chồng đưa vợ có bầu lên máy bay chạy vào Saigon.– Trung úy phi công ở lại lo phi vụ hành quân.– Chia tay nhưng hẹn gặp lại tại Saigon.– Rồi vợ chồng tái ngộ trong niềm hạnh phúc.– Lại chia tay thêm lần nữa ngày 28 tháng 4/1975. –Ngọc Di có bầu 6 tháng lên máy bay đi Mỹ.– Người phi công phản lực ở lại với những phi vụ cuối cùng.– Chia tay nhưng vẫn hẹn găp lại, nhưng lần này là vĩnh biệt.– Người mẹ trẻ sinh con gái trong tỵ nạn ngày 18 tháng 7/1975. –Vợ vẫn không biết tin chồng, con không thấy mặt cha. –Anh phi công của Việt Nam Cộng Hòa nằm trong trại tù Long Giao tính được gần đúng ngày vợ sinh. –Ngày đêm anh sống với đôi mắt người tình Nha Trang. –Việt cộng hẹn 6 tháng học tập rồi sẽ trả tự do. –Sáu tháng trôi qua chưa được thả, anh âm mưu vượt ngục. –Bị bắn chết ngày 25 tháng 3/1976. –Chôn cùng người bạn phi công trốn trại.
–Vợ con bên Hoa Kỳ hoàn toàn không có tin tức. –10 năm sau, những người bạn tù qua được Hoa Kỳ lần lượt kể chuyện về chuyến vượt thoát bất thành. –Nhưng không ai biết xác chồng của Ngọc Di ở nơi nào. –Ba mươi ba năm sau, những bạn tù không quân mới tìm lại được xác chiến hữu. –Người quả phụ không quân đem con gái 33 tuổi về nhận di hài của phi công Nguyễn văn Lộc. –Trên chuyến bay hãng EVA đáp xuống phi trường LA ngày 3 tháng 11/2008 cô Ngọc Di ôm bình tro cốt của chồng. –Con gái cô ôm thêm bình tro cốt của người chiến hữu cùng chết bên cạnh anh.– Năm nay 2010 là ba mươi lăm năm nhìn lại con đường. –Tôi xin kể lại ngọn ngành 35 năm cuộc đời của người góa phụ không quân anh dũng muôn đời.
******************
Một thời chinh chiến:
Mỗi người trong chúng ta đều có riêng cho mình những kỷ niệm về tháng 4 năm 1975. Chuyện của cô Nguyễn Thị Ngọc Di thường được kể thêm vài hàng bên cạnh câu chuyện của người chồng anh hùng trốn trại và đã hy sinh. Nhưng tôi lưu ý riêng đến hoàn cảnh người vợ nên đã nghe cô Ngọc Di kể lại tâm sự cuộc tình. Cô nói rằng, dù đã đem được di hài anh Lộc về nhưng tâm tình u uẩn chưa nguôi.
Con gái của cháu tương đối ổn định, nhưng phần cháu, cuộc chiến vẫn chưa yên. Từ lúc 10 tuổi, hình ảnh mẹ cháu đi nhận xác chồng với di hài và vết máu trên áo trận của ba cháu vẫn theo đuổi cháu trong nhiều năm. Ðến thời gian cháu ở Phan Rang có mấy tháng đã chứng kiến cảnh cô vợ trẻ miền Tây, đẹp não nùng đi nhận xác anh không quân tử trận. Phi cơ bị rơi vẫn còn mang bom. Phi công không kịp nhảy dù. Bom mang theo nổ cùng con tàu. Xác chẳng còn gì. Căn cứ lấy 2 cây chuối cho vào quan tài, thêm 1 ít da thịt rồi đóng hòm thực kín. Khi cô vợ ra nhận xác chồng, vật vã xin mở ra nhìn mặt, nhưng còn thấy làm sao được. Cháu chứng kiến mà thấy tê dại cả người. Anh Lộc dìu cháu vào nhà ở khu sĩ quan độc thân. Anh nói rằng, anh cam đoan sẽ không bao giờ bị như thế. Như vậy là làm sao. Phải chăng lời tiên tri cho cả cuộc đời sau này. Lấy nhau từ tháng 2/74, chẳng bao giờ được gần nhau 1 tháng. Anh đi bay khắp mọi nơi.
Ðầu năm 75, cháu có bầu mới ra sống ở căn cứ Phan Rang. Vì không có nhà bên cư xá gia binh, phải tạm trú ở khu độc thân. Chứng kiến toàn chuyện hy sinh chết chóc. Cháu mới 19 tuổi, bác nghĩ coi làm sao mà sống được. Mới năm trước từ thời học sinh vô tư qua thời sinh viên hết sức thần tiên. Chợt bước chân vào đời vợ lính, lo lắng sợ hãi biết chừng nào.
Một thời để yêu:
Chờ cô Ngọc Di bớt cơn xúc động, tôi xin cô kể lại chuyện tình bắt đầu ra sao. Cô bình tĩnh và kể hết, không hề dấu diếm kề cả chuyện bay bướm và ngang tàng của anh Lộc.
Bác biết không, trước khi gặp cháu, anh Lộc đã quen với cô giáo Hương bên Ba Làng cũng tại Nha Trang. Bạn bè đã có người gọi anh là Lộc Ba Làng. Chuyện này về sau cháu mới biết. Ông anh họ không quân của cháu cũng không biết mới dẫn Lộc về nhà coi mắt chị cháu ở Nha Trang. Nhà cháu có đến 9 anh chị em. Nhưng coi bộ anh Lộc với chị Như Khuê của cô không hợp duyên, nên chỉ chuyện trò qua loa. Chợt anh Lộc thấy hình của Ngọc Di còn đang trọ học Saigon. Anh nói là đã mê đôi mắt từ lúc đó.
Qua niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi học bay tại Hoa Ky. Ngọc Di bắt đầu nhận được thư làm quen. Bạn bè của anh ở Mỹ nói rằng mỗi tuần anh đều nhận được thư của 2 cô. Cô giáo bên Ba Làng và cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng. Nhưng xem chừng đôi mắt người Nha Trang đã lấy trọn vẹn tình yêu của anh chàng không quân gốc Ðà Lạt. Dù rằng về phần Ngọc Di vẫn chưa thực sự rung động với tình yêu chiến sĩ.
Hồi hương được 3 ngày, Trung úy Lộc bèn vào trường Nguyễn Bá Tòng lừa cha giám học nhận là anh vào thăm cô em cùng họ Nguyễn. Ðây là đầu tiên 2 người gặp mặt. Từ trước chỉ biết qua hình ảnh. Anh chị có 2 tuần lễ đi chơi khắp Saigon, bao nhiêu là quà bên Mỹ, anh phi công hào hoa dành hết cho cô hoa khôi trường trung học..
Giáo sư Bùi Văn Phú thời đó học Nguyễn Bá Tòng cùng lớp với Ngọc Di kể lại rằng hình ảnh anh không quân xuất hiện đã làm cho biết bao nam sinh đau lòng.
Một hôm anh Lộc dẫn cô Di về nhà bà chị tại Saigon, chợt gặp cô giáo Ba Làng ra thăm.
Cuộc gặp gỡ bất chợt như trong thoại kịch trên sân khấu. Người yêu cũ chợt thấy bị phản bội, người yêu mới chợt thấy bị lừa dối. Anh không quân đưa Ngọc Di về nhà, nhưng cô cho rằng cuộc tình ngắn ngủi coi như chấm dứt. Cô cũng chưa yêu nên không thấy thực sự bẽ bàng. Sẵn sàng để anh Lộc trở về với người xưa của anh. Nhưng anh không quân đã trở thành Phạm Thái của Tiêu Sơn Tráng sĩ nhất định chết trong cặp mắt của giai nhân Trương Quỳnh Như.
Ngày hôm sau, trung úy phản lực trở lại nói là đã giải quyết xong mục tiêu. Cô gái Ba Làng buồn tủi trở về Nha Trang và anh Lộc quyết 1 lòng đi tới với Ngọc Di.
Cuộc tình duyên trải qua suốt năm tháng dài cho đến ngày đám cưới ở Nha Trang 6 tháng 2-1974.
Một thời hoạn nạn:
Khi đôi trẻ bắt đầu xây dựng gia đình qua lễ cưới là lúc đất nước bước vào năm tang tóc cuối cùng. Ngọc Di nhắc đi nhắc lại là cháu đâu có được làm vợ lính cho trọn vẹn một đời. Tuy hòa bình đã ký nhưng 2 bên vẫn còn chiến tranh dành dân lấn đất. Cô sinh viên vẫn lấy bài học luật đi về giữa Saigon Nha Trang và người chồng bất chợt lúc gặp ở Nha Trang, lúc thì Saigon. Mấy tháng cuối cùng sống chung ở căn cứ Phan Rang ngày đêm nghe tiếng phi cơ phản lực và những giây phút ngóng đợi chồng về.
Rồi khi tình thế nguy ngập, anh chồng đẩy cô vợ mang bầu lên C.130 với toàn những người xa lạ. Phi cơ cất cánh, nhìn anh còn đứng trên phi trường Phan Rang, nào biết bao giờ gặp lại nhau. Nhưng rồi anh đem phản lực về Saigon yểm trợ cho mặt trận Long Khánh.
Có tin vợ con phi công chiến đấu vào hết Tân Sơn Nhứt để chờ di tản. Ðêm định mệnh cuối cùng Ngọc Di vẫn còn ở nhà với mẹ và thân quyến tại Saigon. Các ông anh cũng có chương trình di tản cả nhà.
Nửa đêm 28 tháng 4/75 chợt có tiếng xe hồng thật tự chớp đèn bấm còi ấm ỹ. Anh Lộc gõ cửa kêu Ngọc Di khẩn cấp lên đường. Bà mẹ nói rằng hay con ở lại để đi với mẹ và anh em, nhưng Lộc kiên quyết kéo vợ đi ngay. Ánh mắt mẹ già buồn bã trông theo. Nhưng sau này cả nhà đều bị kẹt lại. Lên xe hồng thập tự thấy cảnh tượng hãi hùng, Trung úy Giới ngồi bên vợ là cô sản phụ vừa sinh con, ôm con trong khăn còn vết máu.
Thì ra xe bus chở gia đình phi công đã nổ máy chờ trong căn cứ, ông trung úy Giới lấy xe cứu thương của không quân chạy ra nhà thương rước vợ. Anh Lộc nhẩy theo, sau khi đón được vợ con mày, phải ghé nhà cho vợ tao đi. OK.
Xe Hồng thập tự bóp còi chớp đèn chạy như bay trong đêm Saigon. Các gia đình trên xe bus đang nổ máy chờ, thấy 1 bà mới sinh con và 1 bà bầu mặt còn trẻ thơ bước lên xe. Hai ông chồng vất vả đứng trông theo. Ngọc Di nhìn lại anh Lộc qua khung kính. Anh phi công hẹn sẽ gặp lại bên Mỹ. Vợ con đi rồi, còn mấy anh lái phản lực thì xoay sở dễ dàng, Ngọc Di không thể nghĩ rằng đấy là hình ảnh cuối cùng. Ðó là ngày 28 tháng 4-1975. Cô đi C.130 qua Côn Son rồi sau đó di tản qua đảo Guam. Hết sức cô đơn, không gia đình, không bà con thân thuộc. Ngay cả gia đình bạn bè trong không quân cô cũng không quen ai. Cô sống 1 cuộc đời tiểu thư từ nhỏ, số mệnh đột nhiên ném vào cuộc đời. Cô bắt dầu cuộc sống trong chờ đợi, đen tối mịt mùng, hoàn toàn tự lập suốt một phần tư thế kỹ.
Một thời định cư:
Vẫn tràn đầy hy vọng, cô nằm chờ ở đảo Guam. Các phi công lần lượt đến tìm vợ con và đoàn tụ bay vào lục địa. Anh chị Giới của chuyến xe Hồng thập tự định mệnh cũng đến rồi đi, không có tin gì về anh Lộc và không ai biết là Lộc mất tích, đã chết hay còn lạc loài nơi đâu. Rồi người ta không cho bà bầu ở lại đảo Guam. Cô phải đi vào Mỹ để còn lo sinh đẻ.
Ngọc Di lên đường mắt còn ngó lại biển Ðông. Các trại tỵ nạn Cali và Akansas đã tràn ngập người di tản. Người ta đưa cô về Floria. Nơi đây ngày xưa anh Lộc đã từng đến học bay.
Mỗi ngày vẫn còn người đến trại, dù muộn nhưng vẫn còn tìm được hạnh phúc đoàn tụ bên nhau. Nhưng cô vẫn mòn mỏi đợi chờ. Ngày 18 tháng 7/1975 Ngọc Di hạ sanh 1 bé gái. Nỗi truân chuyên và sống trong ray rứt đợi chờ đã hành hạ thêm cô gái trẻ với 16 giờ đồng hồ đau đớn chuyển dạ. Trước sau vẫn chỉ có một mình. Anh Lộc một năm trước đã đặt tên cho con trai tương lai là Phi Hải. Nhưng cô con gái được mẹ đặt tên là Nguyễn Lộc Ðan Vi. Nguyễn là họ của cha và mẹ, Lộc là tên cha. Ðan Vi là ý kiến của cô học sinh Nguyễn bá Tòng khi nghĩ đến những cây hoa tường vi đan vào nhau ở cổng nhà chồng trên Ðà lạt.
Sau khi sanh con, mẹ con cô tỵ nạn Việt Nam được ông bà bảo trợ đón về nông trại. Ngôn ngữ không quen, suốt vùng quê không có 1 người Việt Nam. Những năm đầu vừa buồn về cảnh ngộ vừa buồn vì cảnh vật. Ngọc Di ôm con sống bằng nước mắt. Duy chỉ có điều, bé gái với cặp mắt thần tiên của mẹ là nguồn an ủi cuối cùng.
Một thời để chết.
Cùng lúc đó trong trại tù, anh phi công thấy rằng không còn hy vọng được trả tự do. Thời gian ngộ nhận 15 ngày đã qua từ lâu. Thời gian hứa hẹn học tập 6 tháng cũng qua rồi. Cặp mắt người yêu Ngọc Di thôi thúc ngày đêm, anh phi công ngang tàng 1 thuở nhất định trốn trại, tìm tự do. Hai anh phi công Nguyễn văn Lộc và Lê văn Bé cùng vượt trại. Hy vọng tìm đường qua biên giới Cam Bốt rồi Thái Lan. Giữa 1 đêm mưa gió, cả 2 vượt thoát còn đem theo cả lựu đạn phòng thân.
Lính cộng sản đuổi theo. Lộc chạy trước. Bé ném lựu đạn chận hậu nhưng bị thương ngã xuống. Lộc bèn quay lại, đánh lựu đạn cứu bạn. Ðược biết lính cộng sản cũng bị chết vì lựu đạn. Vì vậy sau khi 2 anh phi công đã gục ngã chúng còn bắn điên cuồng vào 2 xác chết.
Hai anh chết ngày 25 tháng 3-1976. Cộng sản cho kéo xác để giữa sân trại Long Giao để rằn mặt anh em rồi đem chôn xấp 2 ngôi mộ bên nhau, nhưng không có mộ bia. Các bạn tù tìm cách làm dấu nhưng không rõ ràng. Vài năm sau, không còn ai biết rõ di hài của 2 người anh hùng không quân nằm ở đâu.
Một thời định cư:
Mẹ con Ngọc Di rời bỏ nông trại tìm đường về ở với bà con trên Nữu Ước. Cô nữ sinh hoa khôi Nguyễn bá Tòng, sinh viên luật Saigon tiếp tục cuộc sống lủi thủi với đứa con ngày càng rực rỡ với dấu vết người cha Ðà Lạt và đôi mắt bà mẹ Nha Trang.
Mấy năm sau, anh em và gia đình không quân họp mặt nên mẹ con cô Di có dịp về Cali găp gỡ mọi người. Sau cùng cô định cư tại quận Cam. Phải bắt đầu từ thập niên 80 trở đi mới có tin tức về cuộc trốn trại hào hùng và chuyện hy sinh của anh Lộc. Mẹ con bắt đầu nghĩ đến chuyện đi tìm dấu vết của người xưa. Tuy nhiên tất cả đều vô vọng. Không ai còn nhớ những ngôi mộ ở đâu, Cuộc sống vẫn bình thản diễn tiến. Anh chị em đoàn tụ. Me già gặp lại con gái. Cháu Ðan Vi tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa rồi lập gia đình. Vợ vẫn không thấy xác chồng. Con vẫn chưa thấy xác cha.
Một lần, hết sức vô tình, Ngọc Di gặp người trong gia đình HO. Anh ở Bắc Cali nói rằng trước có ở Long Giao. Cô Di hỏi rằng anh có biết trung úy Lộc không. Anh HO nói ngay rằng cô có phải là Ngọc Di không. Ngạc nhiên đến xững xờ, cô nói tôi là Nguyễn thị Ngọc Di, sao anh biết. Anh bạn trả lời: « Tôi ở gần anh Lộc trong trại. Anh ấy nói về đôi mắt của cô suốt ngày. Khi cô mới bước vào nhà tôi đã cảm thấy. Khi cô hỏi anh Lộc, tôi biết ngay cô là vợ anh. »Và câu chuyện 20 năm xưa tuôn chảy, nhưng sau cùng cũng không biết mộ anh ở đâu.
Một thời ngoại cảm:
Câu chuyện đi tìm mộ của anh Lộc đã trải qua 1 thời gian hết sức đặc biệt dựa trên các câu chuyện linh thiêng về lãnh vực ngoại cảm. Sau cùng, người bạn tù, người chiến hữu tận tụy của anh Lộc đã tìm được 2 ngôi mộ của những người phi công trốn trại năm 1976.
Các ngôi mộ được khai quật năm 2008 có cả sự tiếp sức của thầy Mặc Ðìa ngồi tại San Jose mà chỉ dẫn qua điện thoại. Mặc Ðìa ngày xưa cũng là sĩ quan của không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau cùng cô Ngọc Di đưa con gái là Nguyễn Lộc Ðan Vi về nhận xác người thân.
Ngày 3 tháng 11-2008 mẹ con ngồi trên phi cơ Eva ôm mỗi người một bình tro về Hoa Kỳ. Mẹ ôm tro của chồng, con ôm bình tro chiến hữu. Gia đình anh phi công Lê văn Bé nói rằng chiến hữu đã chết bên nhau thì cho đi Mỹ với nhau. Tuy nhiên bình tro của anh Bé chỉ có 1 nửa. Phân nửa gia đình lưu lại quê hương.
Ngày 8 tháng 11-2008 không quân Nam Cali làm lễ truy điệu cho 2 người anh hùng của họ. Có lễ trao cờ lại cho cô Ngọc Di cùng con gái.
Ngọc Di làm vợ lính có hơn 1 năm và làm quả phụ 33 năm mới nhận được xác chồng bằng tro tàn. Bác sĩ Ðan Vi không bao giờ thấy được người cha dù ở trên trời hay ở dưới đất.
Khi khai giấy tờ người ta hỏi rằng con đến Mỹ năm nào. Con khai là đi năm 1975. Con đi bằng phương tiện gì. Con nói là con đi trong bụng mẹ. Cha con bây giờ ở đâu. Con không biết. Có thể còn đang bay ở trên trời. Con không có cha làm sao ai nuôi con học thành bác sĩ. Trả lời: Mẹ con.
Ðan Vi là loài hoa tường vi đan vào nhau mọc ngoài cổng nhà anh phi công Nguyễn Văn Lộc.
Tuổi của cô là tuổi của cộng đồng. Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại năm nay 35 tuổi, cũng là tuổi của Ðan Vi, một cô gái khác ngày xưa sinh ra trên tàu Trường Xuân, trên biển Nam Hải, tên cô là Chiêu Anh, cũng 35 tuổi.
Chiều văn nghệ 35 năm nhìn lại tại San Jose vào ngày 23 tháng 5/2010 chúng tôi sẽ mời cả 2 cô lên sân khấu CPA. Một cô đi tàu biển vào Mỹ. Một cô đi tàu bay vào Mỹ. Lúc ra đi cả 2 đều trong bụng mẹ.
Cả 2 cô đều không phải là ca sĩ, nhưng vẫn được mời lên sân khấu trình diễn. Hai cô đều không biết hát, chỉ đứng đó cho khán giả vỗ tay. Bởi vì cuộc đời của các cô chính là những bài ca của nửa thế kỷ trầm luân. Ðó là những hài nhi của cộng đồng di tản, những công dân của thế hệ mới trưởng thành sau những đau thương của đất nước.
Các bạn hỏi rằng văn nghệ của chúng tôi sẽ có những danh ca nào trình diễn.
Chúng tôi có các nữ danh ca có tên có tuổi nhưng không biết hát.
Vậy ai là những người biết hát thì xin đến giúp một tay.
Và trời đất sẽ trả công cho quý vị.
Tất cả chỉ cần hát có 1 bài: Bài “Cô Gái Việt” của Nhạc sĩ Hùng Lân.
Giao chỉ, San Jose
*
VOA * BIỂN ĐÔNG
*
TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng
VOA: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông nghĩ thế nào về nhận định “Biển Đông khó trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á” của Tiến sĩ Emmers?
TS Cù Huy Hà Vũ: Nhận định này của Tiến sĩ Emmers hoàn toàn sai lầm bởi ông xuất phát từ những nhầm lẫn phải nói là rất nghiêm trọng.
Thứ nhất, ông ấy coi Trung Quốc cũng là một quốc gia Đông Nam Á khi nói về phản ứng của các nước Đông Nam Á “khác” trước sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc để từ đó cho rằng yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông hay vùng biển Đông Nam Á là có thể hiểu được.
Thứ hai, ông ấy cho rằng chỉ từ khi Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) của Philippines bằng vũ lực vào năm 1995 thì Trung Quốc mới thực sự gây lo ngại cho các nước ven biển Đông trong khi hải quân Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa quản lý vào ngày 19/1/1974 và đến tháng 3/1988 lại tiếp tục tiến đánh quần đảo Trường Sa và kết cục đã chiếm được một đảo nhỏ.
Thứ ba, ông ấy cho rằng sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh hải quân của Trung Quốc không trực tiếp liên quan tới tranh chấp biển Đông mà là kết quả từ việc Trung Quốc đang trỗi dậy, trở thành một cường quốc trên thế giới, chủ yếu nhằm bảo đảm sự an toàn các tuyến hàng hải của nước này vận chuyển khoáng sản tự nhiên từ Trung Đông và châu Phi về. Nhận định này bản thân nó đã mâu thuẫn với việc Tiến sĩ Emmers thừa nhận Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Vành khăn của Philippines, đó chưa kể trên thực tế hải quân Trung Quốc tập trung sắm tàu ngầm, tàu đổ bộ, thậm chí có kế hoạch đóng tàu sân bay – những phương tiện chiến tranh mang tính chất tiến công hơn là phòng thủ.
Tôi không cho rằng Tiến sĩ Emmers yếu kém đến mức mắc phải những nhầm lẫn rất không đáng có kể trên. Nghĩa là tôi ngờ Tiến sĩ Emmers đang phục vụ lợi ích của Trung Quốc với vai trò đánh lạc hướng hay ru ngủ sự cảnh giác của các nước ven biển Đông, Việt Nam trước hết, đối với tham vọng thật sự của cường quốc phương Bắc này.
VOA: Như Tiến sĩ nói, tương lai của biển Đông phụ thuộc vào tham vọng của Trung Quốc. Vậy theo ý ông, tham vọng đó là gì?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của Trung Quốc biến biển Đông thành bộ phận lãnh thổ của nước này là quá rõ ràng với sơ đồ gồm 9 đoạn hình “lưỡi bò” bao trọn 80% diện tích biển Đông đi sát bờ biển của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines mà họ gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 7/5 năm ngoái, 2009.
Thực ra tôi cho rằng tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc về phương Nam không chỉ dừng lại đó bởi sự bành trướng trên biển Đông suy cho cùng cũng chỉ là bàn đạp để nước này bành trướng trên đất liền. Thực vậy, một khi Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn biển Đông thì việc đặt các nước ven biển dưới sự đô hộ của họ, trực tiếp hoặc gián tiếp, chỉ còn là vấn đề thời gian.
Điều đáng lưu ý là nếu không có Hoàng Sa và Trường Sa thì sẽ không có cái “lưỡi bò”. Vì vậy Trung Quốc phải chiếm hữu hai quần đảo này của Việt Nam bằng mọi giá và chuyện đó đã xảy ra khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa vào tháng 1/1974 và một phần Trường Sa do vào tháng 3/1988 như trên đã nói tới.
Vì vậy, dùng vũ lực để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Trung Quốc và thực tế cho thấy Trung Quốc đang “chạy nước rút” để đạt mục tiêu này, để nói xung đột quân sự lớn tại biển Đông chắc chắn sẽ nổ ra tại đây, tại Trường Sa, mà Trung Quốc là kẻ châm ngòi. Chắc chắn là như vậy.
VOA: Ông vừa nói Trung Quốc đang “chạy nước rút”, nhưng theo các chuyên viên quốc tế thì Hải quân Trung Quốc chưa thật đủ mạnh để tiến hành một cuộc chiến dài ngày trên biển. Vậy theo Tiến sĩ, vì sao Trung Quốc lại không đợi đến lúc đủ mạnh để chắc chắn thành công trong việc đánh chiếm Trường Sa mà lại “chạy nước rút”?
TS Cù Huy Hà Vũ: Đúng là Hải quân Trung Quốc chưa phải là một cường quốc quân sự trên biển để có thể kết thúc chiến trận trên biển với Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng trong vòng dăm năm tới mà họ không chiếm được toàn bộ Trường Sa của Việt Nam thì sẽ không bao giờ chiếm được, đồng nghĩa tham vọng của họ làm chủ biển Đông để từ đó “Trung Quốc hóa” các nước Đông Nam Á sẽ mãi là bong bóng xà phòng!
VOA: Ông có thể nói rõ hơn vì sao Trung Quốc lại “sốt ruột” đánh chiếm Trường Sa đến như vậy?
TS Cù Huy Hà Vũ: Rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng Đảng cộng sản Việt Nam hiện phụ thuộc vào họ hơn bao giờ hết, không chỉ do Trung Quốc có người của họ trong cấp lãnh đạo cao nhất của đảng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đứng vào hàng đầu xếp hạng tham nhũng ở châu Á, mà còn vì Đảng cộng sản Việt Nam không còn sự bảo trợ về ý thức hệ nào khác ngoài Trung Quốc sau khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ cách đây hai chục năm, mà sự bảo trợ này là tuyệt đối cần thiết để tiếp tục duy trì vị trí cầm quyền ở Việt Nam.
Nói cách khác, Trung Quốc chỉ có thể đánh chiếm Trường Sa mà không sợ Việt Nam chống trả quyết liệt chừng nào Việt Nam còn do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thế nhưng rất có thể Trung Quốc cho rằng tình hình này sẽ không kéo dài vì nạn tham nhũng, quyền lợi của nông dân và ngay cả của công nhân bị hy sinh cho lợi ích của các công ty “sân sau” của giới cầm quyền đã ở mức “báo động đỏ”, thêm nữa người dân ngày càng ít ngoan ngoãn vâng lời đảng bởi Internet đã đưa lại cho họ những sự thật phũ phàng của chế độ chính trị hiện hành…
Ngoài ra, không kể tại thời điểm hiện nay lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam là vô cùng yếu kém mà bằng chứng là Quốc hội Việt Nam, một cách vô cùng hài hước buộc ngư dân phải tự bảo vệ mạng sống của họ khi ra khơi, cũng như thay hải quân bảo vệ chủ quyền biển quốc gia. Trong nhiều năm tới Việt Nam dù cố gắng đến đâu cũng khó có thể sở hữu được những phương tiện chiến tranh khả dĩ đánh bại sức mạnh của hải quân Trung Quốc.
VOA: Vậy trước tình hình Trung Quốc quyết bành trướng lãnh thổ ở biển Đông mà trước hết đánh chiếm Trường Sa trong một tương lai gần, Việt Nam có thể đối phó ra sao, thưa ông?
TS Cù Huy Hà Vũ: Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng có thể giải quyết xung đột ở Biển Đông nói chung, với Trung Quốc nói riêng bằng công pháp quốc tế hoặc bằng cách quốc tế hóa xung đột, cụ thể là tìm cách nâng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 lên thành Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn.
Tuy nhiên tôi cho rằng quan điểm trên của Bộ Ngoài giao Việt Nam là sai lầm chết người vì cha ông ta có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” hay cái “lý” luôn thuộc về kẻ mạnh. Thực vậy, giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoặc bằng toà án quốc tế chỉ có thể diễn ra khi sức mạnh quân sự của hai bên đối địch ở thế cân bằng hoặc xấp xỉ để không bên nào có thể dám chắc sống sót sau cuộc chiến nếu nổ ra, trong khi tương quan lực lượng vũ trang hiện nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Để lấy lại thế cân bằng với nước lớn phương Bắc này, Việt Nam không còn cách nào khác là phải gấp rút hiện đại hoá quân đội nói chung, các lực lượng phòng vệ biển nói riêng như các hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay trị giá nhiều tỷ đôla mà Thủ tướng và Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã ký kết với Nga và Pháp thời gian qua cho thấy. Tuy nhiên nhìn về toàn cục thì giải pháp này hoàn toàn không đủ để giúp Việt Nam giành thắng lợi trong hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn Trường Sa.
VOA: Xin ông cho biết lý do vì sao?
TS Cù Huy Hà Vũ: Cơ bản có hai lý do sau đây:
Thứ nhất, dù có tăng tốc mua sắm phương tiện chiến tranh đến mấy thì hải quân Việt Nam cũng không bao giờ có thể bắt kịp hải quân Trung Quốc mà tốc độ hiện đại hoá luôn được duy trì ở mức chóng mặt.
Thứ hai, chi quá nhiều tiền vào quốc phòng ắt đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc, biến những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vốn đã trầm trọng thành những xung đột phá vỡ Nhà nước và xã hội. Tất nhiên trong bối cảnh đó không chỉ Trường Sa mà ngay cả đất liền của Việt Nam tất cả sẽ là mồi ngon cho một cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc.
VOA: Vậy thưa ông, Việt Nam cần làm gì để có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thậm chí nền độc lập quốc gia trước tham vọng của Trung Quốc?
TS Cù Huy Hà Vũ: Lịch sử cho thấy Việt Nam cộng sản dẫu tự tin đến mấy vào chủ nghĩa dân tộc với học thuyết “chiến tranh nhân dân” cũng không thể chắc chắn giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc nếu không có được liên minh với cường quốc quân sự nào đó. Thực vậy, các cỗ pháo 105 mm và cao xạ của Liên Xô được Trung Quốc chuyển giao và huấn luyện sử dụng là nhân tố quyết định chiến thắng của Việt Minh trước tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ vào năm 1954.
Rồi các tên lửa SAM của Nga đã giúp Hà Nội biến cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ kéo dài 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 thành dấu chấm hết cho sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam mà việc các lực lượng cộng sản tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975 là hệ quả tất yếu.
Và cuộc tấn công của 30 vạn quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam đầu năm 1979 để ứng cứu Khmer Đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tan tác tại Kampuchia, chắc hẳn không bị hất ngược về nơi xuất phát hay dừng ở mức “bài học” theo cách diễn đạt đầy sĩ diện của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nếu Việt Nam không nhanh tay ký Hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô một năm trước đó.
VOA: Vậy để đối phó thành công với cuộc tấn công quân sự có thể có của Trung Quốc trên biển cũng như trên đất liền, Việt Nam có nên liên minh quân sự với một cường quốc nào hay không?
TS Cù Huy Hà Vũ: Mới đây Việt Nam đã mua hàng tỷ đô la vũ khí của Nga trong đó có 6 tàu ngầm lớp kilo và việc Nga chuẩn bị xây cho Việt Nam căn cứ tàu ngầm tại cảng Cam Ranh dẫn đến đồn đoán rằng siêu cường quân sự này sẽ quay trở lại Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự. Tuy nhiên cá nhân tôi bác bỏ khả năng này vì Nga đang phải căng sức đối phó với các cuộc chiến ly khai ở Bắc Kapkaz cùng lúc với NATO ngày càng áp sát biên giới của cựu thành lũy cộng sản thế giới này. Tóm lại, nước Nga trong quan hệ với phần đông các nước khác đang tự hoàn thiện thành một lái súng chuyên nghiệp.
Pháp chăng? Cũng không nốt, không hẳn vì Pháp đã chính thức “giã từ vũ khí” với xứ cựu Đông Dương từ năm 1954 mà chính vì nước này chưa bao giờ lấy đối đầu với Trung Hoa Cộng sản làm chính sách.
Thành thử chỉ còn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để Việt Nam có thể thiết lập liên minh quân sự, nhất là siêu cường quốc quân sự này là quốc gia duy nhất có chính sách kìm hãm sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với sự hiện diện của hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.
VOA: Sau khi nghiên cứu chính sách của các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, theo ông, liệu có trở ngại nào cho một khả năng liên minh quân sự giữa Việt Nam và Mỹ, vì trước đây, hai nước có chiến tranh Việt Nam; và bây giờ hai nước có chế độ chính trị có thể nói tuyệt đối khác biệt chẳng hạn?
TS Cù Huy Hà Vũ: Trong mọi quan hệ, cùng có lợi sẽ chơi với nhau, cái lợi càng lớn thì quan hệ càng phát triển, càng bền vững và ngược lại. Liên minh quân sự với Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được Trường Sa nói riêng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nói chung trước mọi cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc và qua đó bảo vệ được nền độc lập của chính mình.
Tất nhiên sẽ có người nói “Đi với Mỹ thì mất Đảng” thì tôi xin thưa rằng nếu Đảng cộng sản Việt Nam thực sự đặt Tổ quốc Việt Nam lên trên hết như Đảng vẫn nói, chắc chắn Đảng sẽ không tiếc mạng sống của mình để Tổ Quốc quyết sinh! Là nói vậy chứ tôi không thấy có lý do gì đi với Mỹ lại mất Đảng cả, bằng chứng là Đảng cộng sản Mỹ hiện vẫn sống khỏe.
Về phía Mỹ, liên minh quân sự với Việt Nam Mỹ sẽ có điều kiện hoàn tất chiến lược quân sự Đông Á của mình, cụ thể là khép kín “vành đai” ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc được cấu thành bởi các liên minh quân sự hiện hữu giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.
VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-south-china-sea-conflict-04-09-10-90384534.html
*
TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng
Tuần
trước, Tiến sĩ Ralf Emmers thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Công
nghệ Nanyang ở Singapore đưa ra với VOA một số ý kiến về cuộc tranh
chấp biển Đông. Tuần này, Tiến sĩ Luật khoa Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội có
một số nhận xét về ý kiến của Tiến sĩ Emmers và đưa ra các ý kiến riêng
của ông liên quan đến cuộc tranh chấp này.
Huy Phương |
Washington, DC
Thứ Sáu, 09 tháng 4 2010
Chia sẻ
Tin liên hệ
TS Cù Huy Hà Vũ: Nhận định này của Tiến sĩ Emmers hoàn toàn sai lầm bởi ông xuất phát từ những nhầm lẫn phải nói là rất nghiêm trọng.
Thứ nhất, ông ấy coi Trung Quốc cũng là một quốc gia Đông Nam Á khi nói về phản ứng của các nước Đông Nam Á “khác” trước sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc để từ đó cho rằng yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông hay vùng biển Đông Nam Á là có thể hiểu được.
Thứ hai, ông ấy cho rằng chỉ từ khi Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) của Philippines bằng vũ lực vào năm 1995 thì Trung Quốc mới thực sự gây lo ngại cho các nước ven biển Đông trong khi hải quân Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa quản lý vào ngày 19/1/1974 và đến tháng 3/1988 lại tiếp tục tiến đánh quần đảo Trường Sa và kết cục đã chiếm được một đảo nhỏ.
Thứ ba, ông ấy cho rằng sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh hải quân của Trung Quốc không trực tiếp liên quan tới tranh chấp biển Đông mà là kết quả từ việc Trung Quốc đang trỗi dậy, trở thành một cường quốc trên thế giới, chủ yếu nhằm bảo đảm sự an toàn các tuyến hàng hải của nước này vận chuyển khoáng sản tự nhiên từ Trung Đông và châu Phi về. Nhận định này bản thân nó đã mâu thuẫn với việc Tiến sĩ Emmers thừa nhận Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Vành khăn của Philippines, đó chưa kể trên thực tế hải quân Trung Quốc tập trung sắm tàu ngầm, tàu đổ bộ, thậm chí có kế hoạch đóng tàu sân bay – những phương tiện chiến tranh mang tính chất tiến công hơn là phòng thủ.
Tôi không cho rằng Tiến sĩ Emmers yếu kém đến mức mắc phải những nhầm lẫn rất không đáng có kể trên. Nghĩa là tôi ngờ Tiến sĩ Emmers đang phục vụ lợi ích của Trung Quốc với vai trò đánh lạc hướng hay ru ngủ sự cảnh giác của các nước ven biển Đông, Việt Nam trước hết, đối với tham vọng thật sự của cường quốc phương Bắc này.
VOA: Như Tiến sĩ nói, tương lai của biển Đông phụ thuộc vào tham vọng của Trung Quốc. Vậy theo ý ông, tham vọng đó là gì?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của Trung Quốc biến biển Đông thành bộ phận lãnh thổ của nước này là quá rõ ràng với sơ đồ gồm 9 đoạn hình “lưỡi bò” bao trọn 80% diện tích biển Đông đi sát bờ biển của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines mà họ gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 7/5 năm ngoái, 2009.
Thực ra tôi cho rằng tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc về phương Nam không chỉ dừng lại đó bởi sự bành trướng trên biển Đông suy cho cùng cũng chỉ là bàn đạp để nước này bành trướng trên đất liền. Thực vậy, một khi Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn biển Đông thì việc đặt các nước ven biển dưới sự đô hộ của họ, trực tiếp hoặc gián tiếp, chỉ còn là vấn đề thời gian.
Điều đáng lưu ý là nếu không có Hoàng Sa và Trường Sa thì sẽ không có cái “lưỡi bò”. Vì vậy Trung Quốc phải chiếm hữu hai quần đảo này của Việt Nam bằng mọi giá và chuyện đó đã xảy ra khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa vào tháng 1/1974 và một phần Trường Sa do vào tháng 3/1988 như trên đã nói tới.
Vì vậy, dùng vũ lực để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Trung Quốc và thực tế cho thấy Trung Quốc đang “chạy nước rút” để đạt mục tiêu này, để nói xung đột quân sự lớn tại biển Đông chắc chắn sẽ nổ ra tại đây, tại Trường Sa, mà Trung Quốc là kẻ châm ngòi. Chắc chắn là như vậy.
VOA: Ông vừa nói Trung Quốc đang “chạy nước rút”, nhưng theo các chuyên viên quốc tế thì Hải quân Trung Quốc chưa thật đủ mạnh để tiến hành một cuộc chiến dài ngày trên biển. Vậy theo Tiến sĩ, vì sao Trung Quốc lại không đợi đến lúc đủ mạnh để chắc chắn thành công trong việc đánh chiếm Trường Sa mà lại “chạy nước rút”?
TS Cù Huy Hà Vũ: Đúng là Hải quân Trung Quốc chưa phải là một cường quốc quân sự trên biển để có thể kết thúc chiến trận trên biển với Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng trong vòng dăm năm tới mà họ không chiếm được toàn bộ Trường Sa của Việt Nam thì sẽ không bao giờ chiếm được, đồng nghĩa tham vọng của họ làm chủ biển Đông để từ đó “Trung Quốc hóa” các nước Đông Nam Á sẽ mãi là bong bóng xà phòng!
VOA: Ông có thể nói rõ hơn vì sao Trung Quốc lại “sốt ruột” đánh chiếm Trường Sa đến như vậy?
TS Cù Huy Hà Vũ: Rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng Đảng cộng sản Việt Nam hiện phụ thuộc vào họ hơn bao giờ hết, không chỉ do Trung Quốc có người của họ trong cấp lãnh đạo cao nhất của đảng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đứng vào hàng đầu xếp hạng tham nhũng ở châu Á, mà còn vì Đảng cộng sản Việt Nam không còn sự bảo trợ về ý thức hệ nào khác ngoài Trung Quốc sau khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ cách đây hai chục năm, mà sự bảo trợ này là tuyệt đối cần thiết để tiếp tục duy trì vị trí cầm quyền ở Việt Nam.
Nói cách khác, Trung Quốc chỉ có thể đánh chiếm Trường Sa mà không sợ Việt Nam chống trả quyết liệt chừng nào Việt Nam còn do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thế nhưng rất có thể Trung Quốc cho rằng tình hình này sẽ không kéo dài vì nạn tham nhũng, quyền lợi của nông dân và ngay cả của công nhân bị hy sinh cho lợi ích của các công ty “sân sau” của giới cầm quyền đã ở mức “báo động đỏ”, thêm nữa người dân ngày càng ít ngoan ngoãn vâng lời đảng bởi Internet đã đưa lại cho họ những sự thật phũ phàng của chế độ chính trị hiện hành…
Ngoài ra, không kể tại thời điểm hiện nay lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam là vô cùng yếu kém mà bằng chứng là Quốc hội Việt Nam, một cách vô cùng hài hước buộc ngư dân phải tự bảo vệ mạng sống của họ khi ra khơi, cũng như thay hải quân bảo vệ chủ quyền biển quốc gia. Trong nhiều năm tới Việt Nam dù cố gắng đến đâu cũng khó có thể sở hữu được những phương tiện chiến tranh khả dĩ đánh bại sức mạnh của hải quân Trung Quốc.
VOA: Vậy trước tình hình Trung Quốc quyết bành trướng lãnh thổ ở biển Đông mà trước hết đánh chiếm Trường Sa trong một tương lai gần, Việt Nam có thể đối phó ra sao, thưa ông?
TS Cù Huy Hà Vũ: Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng có thể giải quyết xung đột ở Biển Đông nói chung, với Trung Quốc nói riêng bằng công pháp quốc tế hoặc bằng cách quốc tế hóa xung đột, cụ thể là tìm cách nâng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 lên thành Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn.
Tuy nhiên tôi cho rằng quan điểm trên của Bộ Ngoài giao Việt Nam là sai lầm chết người vì cha ông ta có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” hay cái “lý” luôn thuộc về kẻ mạnh. Thực vậy, giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoặc bằng toà án quốc tế chỉ có thể diễn ra khi sức mạnh quân sự của hai bên đối địch ở thế cân bằng hoặc xấp xỉ để không bên nào có thể dám chắc sống sót sau cuộc chiến nếu nổ ra, trong khi tương quan lực lượng vũ trang hiện nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Để lấy lại thế cân bằng với nước lớn phương Bắc này, Việt Nam không còn cách nào khác là phải gấp rút hiện đại hoá quân đội nói chung, các lực lượng phòng vệ biển nói riêng như các hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay trị giá nhiều tỷ đôla mà Thủ tướng và Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã ký kết với Nga và Pháp thời gian qua cho thấy. Tuy nhiên nhìn về toàn cục thì giải pháp này hoàn toàn không đủ để giúp Việt Nam giành thắng lợi trong hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn Trường Sa.
VOA: Xin ông cho biết lý do vì sao?
TS Cù Huy Hà Vũ: Cơ bản có hai lý do sau đây:
Thứ nhất, dù có tăng tốc mua sắm phương tiện chiến tranh đến mấy thì hải quân Việt Nam cũng không bao giờ có thể bắt kịp hải quân Trung Quốc mà tốc độ hiện đại hoá luôn được duy trì ở mức chóng mặt.
Thứ hai, chi quá nhiều tiền vào quốc phòng ắt đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc, biến những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vốn đã trầm trọng thành những xung đột phá vỡ Nhà nước và xã hội. Tất nhiên trong bối cảnh đó không chỉ Trường Sa mà ngay cả đất liền của Việt Nam tất cả sẽ là mồi ngon cho một cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc.
VOA: Vậy thưa ông, Việt Nam cần làm gì để có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thậm chí nền độc lập quốc gia trước tham vọng của Trung Quốc?
TS Cù Huy Hà Vũ: Lịch sử cho thấy Việt Nam cộng sản dẫu tự tin đến mấy vào chủ nghĩa dân tộc với học thuyết “chiến tranh nhân dân” cũng không thể chắc chắn giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc nếu không có được liên minh với cường quốc quân sự nào đó. Thực vậy, các cỗ pháo 105 mm và cao xạ của Liên Xô được Trung Quốc chuyển giao và huấn luyện sử dụng là nhân tố quyết định chiến thắng của Việt Minh trước tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ vào năm 1954.
Rồi các tên lửa SAM của Nga đã giúp Hà Nội biến cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ kéo dài 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 thành dấu chấm hết cho sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam mà việc các lực lượng cộng sản tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975 là hệ quả tất yếu.
Và cuộc tấn công của 30 vạn quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam đầu năm 1979 để ứng cứu Khmer Đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tan tác tại Kampuchia, chắc hẳn không bị hất ngược về nơi xuất phát hay dừng ở mức “bài học” theo cách diễn đạt đầy sĩ diện của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nếu Việt Nam không nhanh tay ký Hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô một năm trước đó.
VOA: Vậy để đối phó thành công với cuộc tấn công quân sự có thể có của Trung Quốc trên biển cũng như trên đất liền, Việt Nam có nên liên minh quân sự với một cường quốc nào hay không?
TS Cù Huy Hà Vũ: Mới đây Việt Nam đã mua hàng tỷ đô la vũ khí của Nga trong đó có 6 tàu ngầm lớp kilo và việc Nga chuẩn bị xây cho Việt Nam căn cứ tàu ngầm tại cảng Cam Ranh dẫn đến đồn đoán rằng siêu cường quân sự này sẽ quay trở lại Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự. Tuy nhiên cá nhân tôi bác bỏ khả năng này vì Nga đang phải căng sức đối phó với các cuộc chiến ly khai ở Bắc Kapkaz cùng lúc với NATO ngày càng áp sát biên giới của cựu thành lũy cộng sản thế giới này. Tóm lại, nước Nga trong quan hệ với phần đông các nước khác đang tự hoàn thiện thành một lái súng chuyên nghiệp.
Pháp chăng? Cũng không nốt, không hẳn vì Pháp đã chính thức “giã từ vũ khí” với xứ cựu Đông Dương từ năm 1954 mà chính vì nước này chưa bao giờ lấy đối đầu với Trung Hoa Cộng sản làm chính sách.
Thành thử chỉ còn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để Việt Nam có thể thiết lập liên minh quân sự, nhất là siêu cường quốc quân sự này là quốc gia duy nhất có chính sách kìm hãm sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với sự hiện diện của hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.
VOA: Sau khi nghiên cứu chính sách của các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, theo ông, liệu có trở ngại nào cho một khả năng liên minh quân sự giữa Việt Nam và Mỹ, vì trước đây, hai nước có chiến tranh Việt Nam; và bây giờ hai nước có chế độ chính trị có thể nói tuyệt đối khác biệt chẳng hạn?
TS Cù Huy Hà Vũ: Trong mọi quan hệ, cùng có lợi sẽ chơi với nhau, cái lợi càng lớn thì quan hệ càng phát triển, càng bền vững và ngược lại. Liên minh quân sự với Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được Trường Sa nói riêng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nói chung trước mọi cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc và qua đó bảo vệ được nền độc lập của chính mình.
Tất nhiên sẽ có người nói “Đi với Mỹ thì mất Đảng” thì tôi xin thưa rằng nếu Đảng cộng sản Việt Nam thực sự đặt Tổ quốc Việt Nam lên trên hết như Đảng vẫn nói, chắc chắn Đảng sẽ không tiếc mạng sống của mình để Tổ Quốc quyết sinh! Là nói vậy chứ tôi không thấy có lý do gì đi với Mỹ lại mất Đảng cả, bằng chứng là Đảng cộng sản Mỹ hiện vẫn sống khỏe.
Về phía Mỹ, liên minh quân sự với Việt Nam Mỹ sẽ có điều kiện hoàn tất chiến lược quân sự Đông Á của mình, cụ thể là khép kín “vành đai” ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc được cấu thành bởi các liên minh quân sự hiện hữu giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.
VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-south-china-sea-conflict-04-09-10-90384534.html
*
Friday, April 9, 2010
NGUYỄN THẾ THĂNG * HỒI KÝ
*
Trong Nỗi Khốn Cùng
Tác giả: Nguyễn Thế Thăng
Nguyễn Thế Thăng là tác giả vào chung kết viết về nước Mỹ 2008 với bài viết “Người Việt gốc Mỹ. Ông định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregan. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregan, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/ Interpreters Team/X.O).
Tại Việt Nam, trước 1975, Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/ DH/CTCT, Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Sau tháng Tư-1975, ông cùng các chiến hữu vào mật khu tiếp tục chiến đấu chống cộng. Tháng 10-1975, sau nhiều nỗ lực chống trả, mật khu chống cộng bị chiến xa cộng sản tràn ngập, tác giả bị thương rồi bị bắt với vũ khi trên tay, bị mang “triển lãm” tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Bài viết sau đây là hồi ký về những ngày tháng khốn cùng kể trên.
Câu chuyện không liên quan tới nước Mỹ, nhưng bản Anh ngữ của bài viết -do chính tác giả dịch- đã được chọn đăng trong tập san "War, Literature Art" cua Học Viện Quân Lực Hoa Kỳ (USAF Academy). Phải chăng tờ tạp chí này coi đây như một phần ký ức cần soi sáng của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam.
Hình trên: Ông bà Nguyễn Thế Thăng và trưởng nữ, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Tiến sĩ Dược Khoa hạng danh dự tại OHSU (Oregon Health... Science University). Trong họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ ngày 28-6 sắp tới, các thân hữu sẽ có dịp gặp gia đình Nguyễn Thế Thăng và nghe cô dược sĩ tân khoa nói tiếng Việt, coi tử vi, xem tướng...
Suốt cuộc đời tôi trên mảnh đất quê hương bất hạnh, có lẽ mùa Đông 1975 là một cái Đông lạnh lẽo nhất. Không biết có phải vì miền Nam VN vừa trải qua một cuộc đổi đời khủng khiếp, hay vì lúc ấy tôi đang bị cùm tại Trại A9 Long Thành (Ngã Ba Thái Lan) trong một dãy nhà tôn vách gỗ mà không hề có lấy một tấm mền mỏng che thân? Ban ngày ngủ, ban đêm phải thức trắng ngồi xoa bóp liên tục khắp cả người cho ấm. Ôi đêm dài vô tận trong cái lạnh thấu xương cộng thêm vết thương trên người còn tươi máu. Chính từ chuỗi ngày đêm nơi tầng cuối địa ngục này lại trở thành một phước duyên cho tôi tập tễnh bước vào Thiền để sống sót và tồn tại đến ngày nay.
*
Trước và sau ngày 30/4/75 tôi đã không hề có ý định chạy ra nước ngoài. Khoảng đầu tháng 6/75 tôi lên Trà Cổ (Hố Nai) rồi từ đó vào rừng gia nhập Liên Đoàn 5 của Đại Úy Lê Đình Thạch SĐ5 (gồm một số Biệt Kích Dù, Biệt Động, Cảnh Sát, Địa Phương Quân..).Chúng tôi sống trong các mật khu cũ của VC vùng Sông Buông, Sông Mây (đầu Chiến Khu D). VC tràn ra thành phố, bỏ ngỏ mật khu của họ với đầy đủ chòi, lán, vọng gác trên cây, bếp với nồi niêu xoong chảo, nương khoai, vườn rau và một số rất lớn lựu đạn chày chỉ còn được dùng để đánh cá vì hệ thống kích hoả bị hư đến hơn 60%. Chúng tôi thường tấn công những kho gạo Tân Bình, Tân Bắc, Trà Cổ...trước khi vác gạo về mật khu, chúng tôi dọn sạch kho đem bỏ từng bao trước cửa mỗi nhà dân. Dân địa phương và gia đình cũng tiếp tế cho chúng tôi rất nhiều thực phẩm khác. Vũ khí cũ như M16, M79 dần dần hết đạn, chúng tôi phải đánh VC để lấy AK, B40...
Đến khoảng tháng 9/75 lực lượng chúng tôi đã có khoảng 80 người. Biết không thể chống cự nổi bọn CS đang say men chiến thắng, chúng tôi dự trù sẽ đi đường bộ băng ngang Kampuchia đến vùng biên giới Kampuchia-Thá i Lan để dưỡng quân rồi tuỳ cơ ứng biến. Trong vùng còn có một lực lượng Biệt Kích 81 hoạt động độc lập dưới sự chỉ huy của một người tên Wòng A Cẩu. Chúng tôi cũng đang liên lạc để sát nhập với một lực lượng khác do Thiếu Tá Tam (Thiếu Tá Nguyễn Phước Trường) chỉ huy. Có một Linh Mục tham gia tên Trần Học Hiệu (LM Hiệu sau này đã bị giết chết trong tù).
Khoảng tháng 10/75, VC đưa 2 Trung Đoàn có 4 chiến xa yểm trợ tấn công đơn vị chúng tôi và đơn vị của Thiếu Tá Tam. Chúng tôi trải quân ra thật rộng với từng tổ tam tam chế, đóng chốt trên tất cả những yếu điểm, kể cả những chòi trên ngọn cây, bình tĩnh xử dụng thật tiết kiệm từng viên đạn một. Chiến đấu trong hơn 4 ngày đêm, chúng tôi đã mất hơn nửa quân số.
Sau khi Anh Thạch hy sinh, chúng tôi phải xé lẻ tan hàng. Ba người theo tôi đi về Phước Long. Đến 10g sáng, chúng tôi lọt ổ phục kích gần Xã Vĩnh Cửu. 1 Trung Đội VC nằm dài theo bụi tre cách khoảng 15-20m bắn xối xả vào chúng tôi đang di chuyển giữa đồng trống, quần áo tôi bị thủng nhiều lỗ, một viên AK xuyên qua đầu gối (đang ở thế ngồi chồm hổm để bắn lại) làm tôi ngã vật ra sau nhưng vẫn tiếp tục bắn đồng thời ra lệnh 3 thuộc cấp thoát thân. Chuẩn Uý Nguyễn Thạch Điệp nhất định liều chết để lôi tôi đi, tôi hét lên, Điệp vẫn không buông tôi ra, tôi phải chĩa súng vào người Điệp gằn giọng nếu không chạy đi, tôi phải bắn chú. Điệp rớm nước mắt "dạ" rồi vọt, cùng lúc với đợt xung phong xáp lá cà của địch, một tên dùng nguyên khẩu súng với trái đạn B40 đập lên đầu tôi, tôi né qua một bên, bị trúng vào gáy rồi ngất đi.
Hình như một tên chỉa AK vào đầu tôi định bóp cò, một tên khác la lên : đừng bắn, thằng này cấp cao, tài liệu sống, đem nó về. Lúc tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên võng vải nylon, máu me ướt sũng lưng, bọn VC thay nhau khiêng tôi đi. Ngang qua một số dân địa phương đang làm rẫy, tôi thoáng nghe vài tiếng kêu "Giê-Su Ma".
VC đưa tôi về Huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, nhốt tôi trong một căn nhà không có nóc (bị pháo kích sập, chỉ còn 4 bức tường với các cửa đóng kín bằng những tấm ván lớn chéo nhau). Tôi được đặt trên một bao tải cũ, gối đầu trên một cục gạch thẻ, trên người chỉ còn một quần lót dính đầy máu đã khô, đầu gối được bó lại bằng chính cái áo trận của tôi. Đêm đó trời mưa như trút, cả người tôi ướt như chuột nằm chịu trận suốt mấy giờ.Vết thương đau nhức khủng khiếp, máu vẫn tiếp tục loang loang theo nước mưa. Sau cùng vì quá lạnh, sức đã kiệt, tôi lên tiếng kêu gọi Bộ Đội xin chuyển tôi đi nơi khác, không nghe tiếng trả lời, tôi ráng lết vào sát chân tường để núp. Nếu lúc đó cửa có mở tôi cũng không thể trốn đi vì đầu gối chân phải đã bị bắn xuyên từ bên này sang bên kia, xương bánh chè bị vỡ nát.
Bị bắt tại trận với vũ khí trên tay thế này chắc chắn 100% là chết, nếu lỡ sau này có sống sót, có lành cũng thành phế nhân, tôi đành quyết định chọn con đường tự sát. Ráng đập đầu vào tường nhưng sức không còn. Thử cắn lưỡi thì thú thật đau quá, không đủ can đảm. Có lẽ phải nhờ VC giết giùm thôi. Tôi bắt đầu la lên chửi rủa CS, chửi đích danh HCM khan cả tiếng. Tôi tiếp tục chửi tất cả những tên đầu não CS lúc bấy giờ mà tôi nhớ được như Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ... rồi không biết ngất đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy toàn thân tê tái, tê như đóng băng, đầu vẫn gối trên cục gạch, thân vẫn nằm trên cái bao tải ướt sũng, trên người gần như trần truồng được đắp lại bằng....một tấm tôn! Ngoài kia gió vẫn rít gào, trời vẫn vô tình mưa rả rích, nước mưa vẫn gõ nhịp đều đặn trên tấm tôn lạnh lùng....
Sáng hôm sau VC triệu tập một cuộc mít tinh dân chúng Huyện Thống Nhất để triển lãm mục đích răn đe với khoảng hơn 40 xác những "tên ác ôn" đã "đền tội". 11 người bị bắt (tất cả đều bị thương). Số còn lại trốn thoát. Chúng khiêng tôi ra đặt nằm phía sau một chiếc xe Jeep mui trần cho bà con xem. Rất nhiều tiếng đả đảo từ những tay cò mồi. Không ít những giọt nước mắt nghẹn ngào. Vẫn vỏn vẹn một chiếc quần lót đẫm máu, tôi ngồi thẳng người, bình tĩnh nhếch mép cười khi nghe những tiếng hô đòi tử hình kẻ "tội phạm". Lúc đó đối với tôi hai tiếng "tử hình" nghe không còn ghê rợn nữa mà thật bình thường vì đó chính là điều tôi mong đợi và chấp nhận như một sòng phẳng tất nhiên. Một cô trung niên, mặt khá xinh, người nhỏ nhắn, có vẻ rất hung hăng, vừa xô đẩy những Bộ Đội giữ trật tự, vừa hô to: đả đảo những tên "xâm lăng" (?) khốn nạn, hoà bình không muốn chỉ muốn chiến tranh, những tên mặt người dạ thú, giả nhân giả nghĩa, giết hại dân lành... hãy để cho tôi nhổ vào mặt nó, đập vào mặt nó, tôi mới hả dạ. Tôi nghĩ mụ này là "VC cái" giả dạng thôi, lòng tôi thanh thản đến lạ lùng. Hãy để chúng trổ tài bịp bợm. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi cõi đời ô trọc bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ cách nào, dù xấu nhất. Tôi mỉm cười nhìn thẳng vào mắt mụ khi mụ vung nắm đấm. Mụ không nhổ vào mặt tôi. Mụ cũng không đập vào mặt tôi. Mụ luồn tay vào bụng tôi làm như đấm tôi vậy, miệng vẫn tiếp tục chửi rủa. Tôi cảm thấy cái gì đó nằng nặng trên bụng, liếc nhanh, thì ra đó là một quả quít nhỏ, tôi vội lấy tay che lại, nụ cười thành trơ trẽn biến mất, nhường chỗ cho sự ngạc nhiên đầy lý thú và cảm thông rất nhanh. Đôi mắt diễn viên trong một thoáng lạc đi rồi trở lại ngay với vở kịch còn dang dở. Cô ấy trạc tuổi tôi hoặc nhỏ hơn chút ít. Đến bây giờ, tôi vẫn hằng ước mong có đưọc một dịp tái ngộ người ân nhân tuyệt vời này (không phải vì đơn thuần quả quít mà vì giá trị khích lệ trong một hoàn cảnh quá hy hữu).
Những ngày và đêm tiếp theo là thủ tục hỏi cung. Bộ Đội Chánh Quy từ Miền Bắc t ương đối nhẹ tay, một vài người nói và làm như miễn cưỡng, một người đã lén pha cho tôi một ly sữa sau lần tôi bị ngất đi vài giờ. Những tay Giải Phóng thì thật tàn bạo. Chính nơi đây tôi đã được nhìn thấy thế giới bên kia sau những lần chết đi, có lần kéo dài đến 6-7 tiếng.Tôi đã nhẹ nhàng thanh thoát, lướt bay trên những cánh đồng đầy hoa, không một chút bụi. Không cảm giác áo quần mặc trên mình dù rằng quần áo rất đẹp, không tơ lụa nào sánh bằng, hình như kết bằng mây ngũ sắc. Cả không gian thật tươi mát, thật sạch như vừa trải qua một cơn mưa nhẹ. Bầu trời không một áng mây, không có mặt trời nhưng lại rất sáng và trong suốt như pha lê. Tôi đã nhớ lại từng chi tiết nhỏ cả quãng đời đã qua từ khi nhập thế. Những điểm tốt cùng với bao nhiêu điều xấu. Vui vẻ, hài lòng, thảnh thơi trước những việc thiện. Hối hận, ăn năn, dằn vặt, đau khổ trước những điều bất thiện. Có lẽ đó là "toà phán xét" theo giáo lý đạo Thiên Chúa. Có thể đó chính là niết bàn và địa ngục theo Phật Giáo chăng? Tôi đã nghe và hiểu những con chim đang hót những lời tán tỉnh. Tôi đã thấy những con cá giành ăn và nghe chúng cãi nhau. Chính nhờ vậy tôi lại càng không sợ chết nữa, trái lại còn mong muốn được ra đi thật sớm. Tôi như tỉnh ngộ và nhận rõ rằng cái xác này tuyệt nhiên không phải là tôi. Nó chỉ là một phương tiện, một địa chỉ tạm trú của một trong vô lượng vô số kiếp mà thôi. Quá đủ rồi. Tôi đã thoát ra và ngắm nhìn cái xác này bất động. Mấy lần đầu, tôi nghĩ đó chỉ là những giấc mơ. Sau vài lần lập đi lập lại thành xác tín, thành khẳng định những gì bên kia cửa tử, tôi khẩn khoản một cách chân tình, một cách rất bình thản: các Anh thấy tôi đã chết nhiều lần, tôi đã được qua thế giới bên kia, đẹp lắm, bình yên lắm, tôi thề sẽ không bao giờ oán hận các Anh, tôi hứa sẽ mang ơn nếu các Anh cho tôi một viên đạn vào đầu để tôi được đi luôn, không phải trở lại cõi đời này. Thật bất ngờ, kể từ hôm đó, họ không hề đụng chạm đến tôi nữa. Một lần, một tay Cán Bộ bắt tôi nhận diện những đồng ngũ đã hy sinh qua những tấm hình chụp trắng đen. Anh Thạch nằm chết bên cạnh khẩu M60 không còn một viên đạn. Mắt Anh một nhắm, một mở. Miệng Anh như mỉm cười. Tôi lặng người, nước mắt lưng tròng. Tay Cán Bộ giả vờ nhìn đi chỗ khác. Tôi cố tình tìm nhưng không nhìn thấy xác Chuẩn Úy Vũ Thế Cường là Anh Họ của tôi (Anh ruột Mẹ tôi là Vũ Thế Nghiệp tức nhà báo Thần Phong hai năm sau đó bị xử bắn tại Thủ Đức). Vĩnh biệt các Anh và hẹn ngày gặp lại, tôi khẽ thì thầm.
*
Quay trở về Mùa Đông 1975 tại Trại A9 Long Thành. Trại nằm ngay tại Ngã Ba Thái Lan gồm nhiều dãy nhà tôn vách ván nơi đang tập trung học tập các cựu viên chức hành chánh VNCH. Chúng tôi khoảng 50 người gồm nhiều thành phần bị nhốt trong dãy nhà ngang cuối cùng có hàng rào kẽm gai quây kín. Tất cả tù nhân bị cùm 2 chân, xiềng một tay vào ban đêm, ban ngày chỉ xiềng một tay vào một chân.
Cùng Trại có môt người tên là Phan Xuân Hạ, bị bắt vì nghi ngờ Cụ là Sĩ Quan Cao Cấp VNCH đang trốn tránh. Cụ rất hiên ngang, dõng dạc. Nghe cái tên quen quen, tôi hỏi Cụ có liên hệ gì với với một người Bạn cùng Khoá là Phan Xuân Mai không, Cụ chỉ mỉm cười: con cháu trong nhà thôi. Bà Minh Đăng (không biết tên thật, chủ đại bài gạo Minh Đăng Biên Hoà) người phụ nữ duy nhất bị bắt vì tiếp tế nguyên một xe gạo vào rừng, đã dùng sợi dây xích làm xâu chuỗi , không biết Bà đã đọc bao nhiêu kinh mà sợi xích sáng bóng như i nốc vậy. Nguyễn Văn Chi, người bị đánh hội đồng nhiều nhất trong suốt hơn hai tháng vì bị nghi ngờ là Thiếu Úy Trần Văn Chi (Th/Úy Chi bị một viên đạn xuyên qua vai phải, trốn thoát, hiện đang ở San Jose California), Ngô Đình Chiến bị bắn xuyên qua bả vai trái, tay trái bị liệt. Nguyễn Văn Cân bị ghẻ toàn thân chỉ trừ hai con mắt, Nguyễn Y người Bình Định (trông giống hệt hình Quang Trung Đại Đế), Trịnh Văn Thương bị bắn xuyên qua đùi, Phạm Văn Thận với chiếc Jacket với hàng chục lỗ đạn....
Cũng trong Trại này có một người lính cũ của tôi, Đào văn Lành, không biết bị bắt bao giờ và về tội gì. Anh được làm trong nhà bếp, phụ giúp nấu cơm cho Trại. Một lần đem cơm cho tù nhân, Anh nhận ra tôi nhưng không dám nói, chỉ ra hiệu. Tôi thì vẫn muôn đời Lục Quân Việt Nam, cứ bô lô ba la, cứ vui trước đã, đằng nào cũng chết, vui ngay cả với tử thần như một thân hữu đang đợi trông.
Cơm ngày hai bữa trưa và chiều, mỗi người được hơn một chén cơm với thịt cọp. Thịt cọp có nghĩa là muối hột, khi nhai kêu cọp cọp. Tôi chỉ ăn một nửa muối, phần còn lại dùng pha nước để tự rửa vết thương. Thỉnh thoảng được một chút canh nấu bằng lá cải già hay bí rợ với muối. Một hôm Lành lén trao cho tôi một lon sữa bò trong đó có phân nửa chất nước đen đen, quẹo quẹo mà Lành nói là nước cá kho. Chao ơi, nó ngon làm sao. Mỗi bữa ăn, tôi chỉ dám chan một muỗng cà phê trên chén cơm hẩm mà tưởng như đang thưởng thức món cá cao lâu ngày nào. Khoảng hơn mười ngày sau, khi vắng bóng người, Lành hỏi nhỏ : nước cá kho tôi cho Ông có ngon không? Cám ơn Lành, đang thiếu thốn mà được như thế không gì so sánh bằng. Lành thật thà: Ông biết không, tụi nó kêu tôi rửa cá khô, nguyên cả kí lô cá khô tôi rửa bằng một tô nước thôi, nước đó tôi cô lại còn nửa lon cho Ông xài đỡ. Ráng sống, ráng nhịn cho qua nghe Ông!
*
Rồi cũng qua một Mùa Đông. Một mùa Đông tang thương, thê lương trên khắp nẻo đường đất nước. Cả miền Nam biến thành một trại tù khổng lồ. Bốn tháng sau tôi bị chuyển về giam tại Xã Ngãi Giao, Quận Đức Thạnh. Chỉ cùm 2 chân ban đêm nhưng ban ngày vẫn phải đeo xiềng vô một chân để đi lao động (mục đích giữ tù không chạy trốn). Từng đoàn tù với xiềng xích kêu loảng xoảng trên đoạn đường gần làng Bình Giả, tôi lẩm bẩm hát bài Việt Nam Quê H ương Ngạo Nghễ thật thấm thía: ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người, nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi, nụ cười xa vời, nụ cười của lòng hờn sôi, bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian!!! Trung Úy Nguyễn Văn Tài lúc nào cũng chỉ một câu vọng cổ trong "Chuyện tình Lan và Điệp": Em tên là Nguyễn Thị Lan(g), xác còn nằm đó mà hồn tan(g) lâu rồi!! Ở đây tuy ấm hơn nhưng rất khó ngủ vì hàng sư đoàn rệp tấn công suốt đêm.
Cũng tại nơi này, hai thằng em tôi là Đồng Quang Nhường và Nguyễn Văn Hiển bị đánh chết. Hai em trốn trại bị bắt lại. Chúng trói hai tay hai chân rồi treo lên xà nhà như đang khiêng hai con heo. Đích thân thằng Trại Trưởng dùng búa gỗ (một khúc cây tròn đường kính cỡ 15cms, dài khoảng 30-40cms, đục một lỗ ở giữa tra cán vào, cán dài khoảng 1m, dùng để đập tôn cho bằng). Nó vung thẳng cánh đập một nhát vào đầu Đồng Quang Nhường nghe bộp như đập một quả dừa. Nguyễn Văn Hiển ngoái đầu qua nhìn, thuận tay nó vớt một búa ngay quai hàm của Hiển, quai hàm trẹo lặt qua một bên, máu vọt ra có vòi. Tôi nhắm mắt lại kêu Trời. Cố bịt miệng để khỏi la thành tiếng. Cả hai xác Nhường và Hiển co giật vài lần rồi buông thỏng. Vài phút sau, chúng cắt giây thả hai xác xuống. Tôi và 3 người nữa tình nguyện đi chôn. Cả hai xác còn nóng hổi được đặt nằm trên tấm gỗ dài cỡ 1m8, rộng 25 phân, hai cánh tay đong đưa theo nhịp bước, nhất là theo cái cà thọt khấp khểnh chân què của tôi. Hiển máu vẫn còn chảy toong toong trên đường. Cái đầu của Nhường ọp ẹp như quả cà chua úng, hai mắt lồi lên, mặt sưng tím bầm. Đất tổ ong mà dụng cụ đào chỉ là mấy cái cuốc xẻng cũ sứt sẹo. Trung Úy Tài nhỏ con nhất nhưng là người khoẻ nhất, hăng hái nhất: mấy ông ráng đào sâu sâu cho hai đứa nó. Cố gắng mãi đến tận mặt trời lặn cũng chỉ đào xuống được khoảng 7 tấc. Cả hai xác đều bị chôn nguyên trạng, không áo quan, không poncho hay chiếu bó lại. Tôi ráng gom vài mảnh báo cũ phủ mặt cho hai em. Xếp vài cục đá xung quanh đầu rồi lấp đất nhè nhẹ như sợ hai đứa đau.
Đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Khoảng nửa khuya, dưới ánh đèn heo hắt, tôi nhìn thấy thật rõ ràng: Nguyễn Văn Hiển đang đứng bên cửa sổ phòng giam, không nói gì, đôi mắt thật buồn nhìn về xa xăm. Tôi nói thầm: Hiển ơi, thôi em hãy đi đi, đừng luyến tiếc gì cõi đời giả tạm này, nghiệp báo em đã trả xong, đừng oán ghét, đừng hận thù, hãy để cho lòng thanh thản mà siêu thoát....
Tôi cứ nói như thế, lặp đi lặp lại, dỗ dành, van lơn, lâu lắm, bóng Hiển tan dần rồi biến mất. Hình như có tiếng người trở mình bên cạnh, tôi xoay qua. Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra Đồng Quang Nhường. Hai anh em như đang nằm trên một toa xe lửa, dưới lưng cái gì bầy hầy như phân trâu bò. Tôi hỏi nhỏ: chúng nó đưa anh em mình đi đâu đây? Chúng nó sẽ đưa Anh ra Bắc nhưng Anh đừng lo (Nhường lúc nào cũng lạc quan) mọi việc sẽ rất tốt đẹp, rồi Anh sẽ vinh quang nơi xứ người. Tôi cười khẩy: mẹ kiếp, miền Bắc chính là xứ người, không phải xứ của anh em mình, nhưng cái thân tàn tật tù tội trên đất cáo Hồ thì vinh với quang cái khỉ khô gì. Nhường cười. Hai anh em cùng cười với nhau. Tôi bừng tỉnh. Chơ vơ. Thì ra đó chỉ là một ác mộng.
Mấy tháng sau tôi nhận được lệnh : "tha thụ hình, cho phép đi cải tạo". Tôi bị chuyển qua Trại Lê Lợi. Nơi đây tuy không bị còn bị cùm hay xiềng nhưng ở trong khu cách ly. Bên kia hàng rào nhìn thấy Ngô Bá Lai, Nguyễn Hữu Tạo và một số rất đông bạn bè khác, nhận ra nhau trong ánh mắt thật ngỡ ngàng, tủi nhục, chua xót, đắng cay. Ngô Bá Lai nháy mắt bảo tôi ra nhà vệ sinh, hai đứa trật quần ra ngồi bên nhau trao đổi tin tức. Lai ân cần hỏi tôi thiếu thốn gì không. Một tháng sau chuyển qua trại Long Giao. Tôi vào trại với hai cổ tay và cánh tay bị trói chặt ra sau lưng bằng giây điện thoại, hai chân trần với vỏn vẹn một bộ đồ trên người và một túi vải nhỏ đeo trước ngực. Phạm Văn Bông nhận tôi về tổ, trong cùng tổ có Trần Ngọc Hoàn. Cùng đội, cùng trại có Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Nhự, Chung Gia Phong, Bùi Đức Hùng, Nguyễn Thành An, Đặng Kim Cương, Trương Hội, Phạm Đức Thịnh,....trại bên có Nguyễn Đức Phương...bạn bè chia sẻ cho tôi thật nhiều đồ dùng và thực phẩm. Phạm Tuế tặng tôi một chiếc quần treillis còn khá mới.
Ngày 23/5/1977 chuyển ra miền Bắc trên chuyến tàu Sông Hương. Nằm trong toa xe lửa trên đoạn đường từ Hải Phòng lên bến phà Sông Hồng với toàn phân trâu phân bò, tôi cứ mãi miên man nghĩ về từng chiến hữu trong chiến khu, nghĩ thương hai thằng em bị thảm sát trong tù, về thân phận mình, về dân tộc và quê hương cơn quốc nạn..... đôi mắt cay cay chiều xót xa.
*
NGUYỄN QUANG DUY * CỘNG ĐỒNG ÚC CHÂU
*
Cộng Đồng NgườiViệt Tự Do Úc Châu Dưới Cặp Mắt Công An
Cộng Đồng NgườiViệt Tự Do Úc Châu Dưới Cặp Mắt Công An
Ngày
27-3-2009, trang mạng điện tử Công An Nhân Dân (cand.com.vn) đã đăng
bài "'Nhóm lợi dụng "Cộng đồng người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu"…!"'.
Mặc dù bài viết đã đăng trên 1 năm, nhưng lại liên quan đến một số vấn
đề đã và đang xẩy ra trong cộng đồng của chúng ta hiện nay. Những vấn
đề này bao gồm: (1) Việt Tân Hóa Cộng Đồng; (2) Văn Hóa Vận tại Úc châu
và (3) ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch Cộng đồng tại Victoria và Úc
châu.
Người viết xin trích một số đọan của bài viết nêu trên để bạn đọc có thể dễ dàng nhận xét và người viết có thể bình luận 3 vấn đề nêu trên.
I. Việt Tân Hóa Cộng Đồng
1. Báo Công An Nhân Dân Việt Cộng (CANDVC) đã viết: ... Gần đây, "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” đã bị một số người, như Lưu Tường Quang, Võ Minh Cương, Đoàn Việt Trung, Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thế Phong, Võ Trí Dũng,... lợi dụng vào mục đích lôi kéo, tập hợp những kẻ "cùng hội cùng thuyền” theo đuôi đám tàn quân khủng bố, lừa gạt tiền, quấy phá cuộc sống của cộng đồng người Việt ở Australia... ... Dưới sự chỉ huy của số người này, "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” đã thực sự không hoạt động nhằm "giúp cộng đồng người Việt hội nhập hài hòa vào xã hội đa văn hóa Úc”- như mục tiêu đề ra khi thành lập – mà chúng lại ngang nhiên theo chân đám tàn quân khủng bố “Việt Tân” gây tội ác, chống phá quê hương, đất nước đi ngược lại nguyện vọng hướng về Tổ quốc của cộng đồng hơn 180.000 người Việt ở Australia... ...
Trong số này có một số người là “chủ tịch” "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” như Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thế Phong, Võ Trí Dũng... Cuối năm 2004, một đám tàn quân "Việt Tân” khi đó do Lý Thái Hùng, Nguyễn Kim cầm đầu "mò” đến địa bàn Australia diễn trò ra mắt tại thành phố Sydney, mặc dù đám này bị cộng đồng người Việt ở Australia xua đuổi, nhưng Nguyễn Mạnh Tiến khi ấy đang là đương kim "chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” lại lôi kéo một nhóm đàn em le te giở trò đón rước bọn “Việt Tân” cổ vũ cho cái gọi là "lễ ra mắt” của chúng. Rồi đến khi đám “Việt Tân” do "đảng trưởng” Đỗ Hoàng Điềm cầm đầu diễn trò tổ chức kỷ niệm 20 năm "Đông tiến” tại Cabramatta Bowling Club, thành phố Sydney vào ngày 18/9/2007, Nguyễn Mạnh Tiến và Võ Trí Dũng lại đến "chiếm hàng ghế danh dự” cổ vũ cho những "thành tích khủng bố” của chúng.
Để đáp lễ những kẻ cầm đầu "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” như Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thế Phong, Võ Trí Dũng... trong mấy kỳ "đại hội Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” gần đây, đám tàn quân “Việt Tân” cũng xua quân đến hò reo cổ vũ giúp Nguyễn Mạnh Tiến trụ lại 2 nhiệm kỳ "chủ tịch", giúp Nguyễn Thế Phong có "ghế chủ tịch” nhiệm kỳ 2008 - 2010. 2. Bình Luận Việc CANDVC đặc biệt chú ý đến Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc châu lần thứ 19 vì một quyết định quan trọng của Đại Hội. Điều 5 của Nghị Quyết Đại Hội nêu rõ "Ban Chấp Hành Cộng Đồng Liên Bang nhiệm kỳ 2008-2010 sẽ nghiên cứu việc tổ chức một Nghị Hội của các cộng đồng người Việt tự do trên toàn thế giới.”
Mục đích của Nghị Hội là để kết hợp các cá nhân, các hội đòan, đòan thể, các đảng phái trong cộng đồng người Việt trên tòan thế giới, tạo thế liên kết, đồng nhất phương cách đấu tranh và phân công tác. Để từ đó mọi người Việt yêu chuộng tự do trên tòan thế giới dồn tổng lực tấn công đánh đổ chế độ độc tài cộng sản CANDVC cũng đặc biệt chú ý đến ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do nhiệm kỳ 2008-2010 là vì ông Phong là người sẽ thi hành Nghị Quyết này. Ông Phong cũng là một lãnh đạo cộng đồng triệt để chống cộng, có khả năng và uy tin để tổ chức Nghị Hội thành công tốt đẹp. Sợ hãi sự thành công của Nghị Hội có thể sẽ dẫn đến việc cáo chung chế độ cộng sản tại Việt Nam, CANDVC mới dựng lên vở tuồng các vị đại diện Cộng đồng “theo đuôi đám tàn quân khủng bố” để lường gạt đồng bào trong nước vốn thông tin bị bưng bít.
Vì bản chất buôn dân bán nước của tập đòan cầm quyền cộng sản và cũng vì khủng hỏang tòan diện, đảng cộng sản Việt Nam đang rối lọan, đang hỏang sợ cái mà họ gọi là “diễn biến hòa bình” hay “tự diễn biến”. Từ bên trong nội bộ của đảng cộng sản đã có những thách thức độc quyền chính trị. Việc dựng lên một hình ảnh cực đoan cho các đại diện cộng đồng, các tổ chức chính trị, các nhà đấu tranh dân chủ là một sách lựơc hàng đầu nhằm trì hãm sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Một sách lựơc khác là khép cho mọi nỗ lực nối kết nhằm lật đổ chế độ cộng sản là hòa hợp hòa giải với cộng sản.
Sách lược cũng do chính CANDVC tung ra vì bọn chúng biết quá rõ đại đa số người Việt đều không chấp nhận việc hòa hợp hòa giải với một tổ chức đã gây bao tang thương cho dân tộc nay lại lộ rõ bản chất bán nước cầu vinh. Lập luận này không có chỗ dựa vì hòa hợp hòa giải với cộng sản không khác gì đầu hàng cộng sản trong khi đảng này đang dẫy chết. Nói tóm lại các lập luận cực đoan hay đầu hàng đều là sách lược do CANDVC tung ra nhằm kềm hãm sức kết hợp dân tộc, đứng lên giải thể chế độ cộng sản, xây dựng một chế độ tự do dân chủ cho Việt Nam.
II. Chống Văn Hóa Vận tại Úc châu
1. Báo Công An Nhân Dân Việt Cộng đã viết Trước hết, phải thấy rằng đây là trò hết sức nghịch lý, vì miệng thì chúng hô hào xây dựng "Trung tâm” để "bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam", nhưng khi các đoàn nghệ thuật trong nước sang Australia biểu diễn phục vụ đồng bào thì chúng lại tìm cách giở trò quấy rối, phá hoại. Như việc, cuối năm 2005, đoàn nghệ thuật hơn 100 nghệ sĩ Việt Nam sang Australia tổ chức chương trình ca nhạc - thời trang "Duyên dáng Việt Nam” tại thủ đô Canbera và thành phố Sydney phục vụ cộng đồng người Việt. Sự kiện văn hóa này đã thu hút hàng ngàn kiều bào đến thưởng thức, cổ vũ cho chương trình.
Song, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Trí Dũng... đã kích động lôi kéo một đám lèo tèo vài chục tên giương vài tấm pano, ápphích hô hào bên ngoài rạp hát để phá rối. Hành động của chúng đã làm cho kiều bào tham dự chương trình rất bức xúc, phản đối.
2. Bình luận Một mặt CANDVC tạo ra những hình ảnh giả tạo, mặt khác chúng tìm mọi cách để thực hiện Nghị quyết 36 khuynh đảo Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu. Văn Hóa Vận là một trong những phương cách để thực hiện nghị quyết này. Cuối năm 2005, chúng đã chi phí nhiều triệu Úc Kim công quỹ đem một đòan diễn viên hàng trăm người sang Úc trình diễn miễn phí tại Canberra, Sydney, Melbourne và Adelaide. Tại Canberra gần 2 ngàn đồng hương tham gia biểu tình. Con số đã lên tới 4 hay 5 ngàn người tại Sydney. Ba ngàn người theo lời kêu gọi của ông chủ tịch Cộng đồng tại Victoria Nguyễn Thế Phong đã tham dự biểu tình. Buổi hát miễn phí không thể thực hiện được tại Victoria và phải công bố không thể trình diễn tại Adelaide. Ông Nguyễn thế Phong cũng là người đã quan tâm việc Crown Casino sẽ trở thành một trung tâm văn hóa vận cho Việt cộng nên đã đứng ra tổ chức cuộc biểu tình “Impressive Vietnam” tại Crown Casino vào ngày 16-2-2009.
Đây là lần đầu tiên người Việt tự do tại Úc châu đã thực hiện cuộc biểu tình tại Casino. Cuộc biểu tình này cũng là tiền đề cho “Phiên Tòa Lịch Sử: Thành Viên Kiện Chủ Tịch Cộng Đồng” đã kết thúc vào ngày 23-3-2010 vừa qua.
III. Vụ Kiện thứ hai:
Thành Viên Kiện Cộng Đồng
1. Báo Công An Nhân Dân Việt Cộng đã viết: … Những kẻ cầm đầu "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” còn "nổi đình nổi đám” ở Australia với những trò lừa gạt tiền của cộng đồng để lập ra hội này, nhóm kia nhằm mục đích kiếm tiền. Có lẽ, điển hình cho những trò ma này của chúng, là việc cuối năm 2006, chúng lợi dụng tâm lý của cộng đồng luôn hướng về Tổ quốc, giữ gìn bản sắc văn hóa người Việt đã rắp tâm lập mưu quyên góp tiền để xây dựng "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu” (Vietnamese Cultural Heritage Centre Australia )… Trở lại chuyện chúng vận động lập "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu". Sau khi, Nguyễn Thế Phong gửi đơn xin phép chính quyền sở tại cho phép thành lập "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu” dự kiến xây dựng tại 86-90 Knight Ave, Nth Sunshine, thành phố Melbourne nhưng do xuất phát từ động cơ, mục đích vụ lợi không trong sáng, nên việc này của chúng đã không được chính quyền nước sở tại chấp nhận.
Ngày 11/9/2007, Hội đồng thành phố Brimbank đã ra Quyết định số: PRO/018880, ngày 11/9/2007 bác bỏ đề nghị xây dựng "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu” của chúng. Song, số tiền bọn Nguyễn Thế Phong "quyên góp” của cộng đồng từ nhiều "kênh” lên đến 2,4 triệu đôla Úc thì tuyệt nhiên chúng không hoàn trả lại hoặc sử dụng vào mục đích phục vụ cộng đồng mà chuyển vào sổ chương mục riêng của công ty do Nguyễn Thế Phong làm giám đốc. Ngày 30/2/2008, cộng đồng người Việt tại Victoria đã gửi "Thư kêu gọi” vạch rõ bộ mặt lừa đảo của Nguyễn Thế Phong quịt tiền của cộng đồng. Trong thư này yêu cầu: Phong công khai rõ số tiền quỹ 2,4 triệu đôla Úc của cộng đồng. Cộng đồng người Việt tại Victoria cũng lên án, Nguyễn Thế Phong đã không tuân thủ luật pháp, làm những chuyện trái phép làm hoen ố danh dự của cộng đồng người Việt, yêu cầu Phong từ chức "chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu", trả lại tất cả những khoản tiền quỹ của cộng đồng mà y đã tham ô.
Đồng thời kêu gọi hơn 180.000 người Việt ở Australia hưởng ứng phản đối tẩy chay, khai trừ kẻ gian, tham ô, lợi dụng cộng đồng trục lợi cá nhân để có biện pháp xây dựng sinh hoạt của cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn. Trước phản ứng của cộng đồng người Việt tại Victoria, Nguyễn Thế Phong và đồng bọn tuyệt nhiên không thấy có động thái gì mà chỉ "ngậm miệng ăn tiền". …. 2. Bình Luận Phần trích dẫn bên trên tự nó đã mang nhiều mâu thuẫn để lộ những bịa đặt chỉ nhằm chia rẽ cộng đồng. Tuy nhiên như chúng ta đã biết Cộng đồng vừa trải qua một phiên tòa và có thể sẽ phải ra hầu tòa một lần nữa.
Điều rất may là kết quả phiên tòa ngày 23-3-2010 cho thấy: trong buổi họp trên 60 người ngày 15-3-2009 không ai nói ông Võ ngọc Anh là cộng sản. Những người biết ông Anh (và biết những người hiện đang muốn đưa Cộng đồng ra tòa), đều đồng ý đây chỉ là những bất đồng nội bộ giữa người quốc gia, Cộng sản chỉ muốn lợi dụng chuyện này để gây chia rẽ trong cộng đồng chúng ta. Trên báo Việt Luận ngày 19-3-2010, trang 41, Ông Lý Ngọc Cương đã tha thiết kêu gọi nhóm nguyên đơn như sau: "… kính xin những vị có hiềm khích cá nhân với ông Nguyễn thế Phong, hãy vì đại nghĩa mà quên đi thù xưa để cùng nhau bảo vệ lý tưởng của Người Việt Quốc Gia, phát huy chánh nghĩa của người Việt tỵ nạn, góp phần giải thể chế độ cộng sản, quang phục quê hương".
Nếu không có gì thay đổi, giữa tháng 5, ba ông Võ ngọc Anh, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Như Long sẽ đưa Cộng đồng ra tòa “cáo buộc rằng Ban Chấp Hành CÐNVTD-VIC do ông Nguyễn Thế Phong làm chủ tịch đã tham lũng công quỹ của cộng đồng.” Như đã phân tích trước đây thực ra ba ông đã kiện Cộng đồng trong một thời gian dài (2001-2008), hồ sơ sổ sách kế tóan lại liên quan đến các năm về trước, liên quan đến nhiều ban chấp hành. Đó là chưa kể theo Nội quy Cộng Đồng nhiều nhiệm kỳ Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát đã liên đới chịu trách nhiệm. Trong phiên họp Cộng đồng ngày 13-3-2010, bà Bé Hà chủ tịch Hội Tương Trợ Người Tỵ Nạn Đông Dương Springvale (Springvale Indo-Chinese Mutual Assistance Association 'SICMAA') đã xác nhận việc chuyển ngân từ ngân sách Cộng Đồng sang SICMAA là hòan tòan hợp pháp và tuân theo thủ tục đòi hỏi của Chính phủ Tiểu bang Victoria.
Cũng trong phiên họp này ông chủ tịch Cộng Đồng nhiệm kỳ 2003-05 Châu Xuân Hùng đã xác nhận là tài trợ cho của chính phủ là do Ban Chấp Hành Cộng đồng nhiệm kỳ 2003-05 và SICMAA cùng đứng đơn xin tài trợ này. Cô Nguyễn thị Phượng Vỹ, phó chủ tịch CĐNVTD tại Victoria, cho biết: "các ông ấy kiện thì mình ra hầu tòa còn mọi việc liên quan đến tài chánh Cộng đồng thì rất minh bạch.” Nói tóm lai rút kinh nghiệm phiên tòa trước, lần này Cộng đồng đã sửa sọan một cách chu đáo hơn để hầu tòa. IV. Bình Luận Tổng Quát Bài báo CANDVC gợi cho chúng ta hình ảnh của tình báo cộng sản họat động tại miền Nam trước 1975. Sau khi cộng sản chiếm miền Nam có nhà báo trước kia “đi ăn mày” nay trở thành nhà kiểm sóat văn hóa, có thầy bói mù tự nhiên sáng mắt trở thành điềm chỉ viên, có nhà tu hành bỏ áo để trở thành công an nhân dân…
Về mặt chiến lược, bài báo CAND Việt cộng còn cố gắng gán ghép việc Việt Tân Hóa Cộng Đồng nhằm lường gạt bạn đọc trong nước về các họat động đấu tranh cho tự do và dân chủ tại hải ngọai. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, Cộng đồng đang hướng về Nghị Hội Người Việt Trên Tòan Thế Giới sẽ được tổ chức trong năm nay tại Úc châu. Tại Úc cảnh sát liên bang và tiểu bang chưa chính thức kêu gọi Cộng đồng cộng tác trong việc ngăn ngừa xâm nhập và phá họai của an ninh cộng sản trà trộn trong cộng đồng. Theo cuộc điều tra của báo The Age, cảnh sát liên bang Úc nghi ngờ ông N.A.L. đóng vai trò trung gian chính yếu trong việc mua sắm trang bị máy móc cho Bộ Công An. Công ty Phát Triển Công Nghệ do ông N.A.L. làm tổng giám đốc có thể chính là một công ty tư nhân thành lập với tiền của Bộ Công An và nhiều viên chức quyền thế của chế độ cộng sản Việt Nam.
Ông N.A.L. bị nghi ngờ là một nhân viên an ninh cao cấp có nhiệm vụ kiểm soát an ninh tình báo tại Úc. Ông này là một thường trú nhân và có công ty tại Victoria Úc Châu. Tại Hoa kỳ theo báo Người Việt, sáng 29-10-2008, có 3 nhân viên FBI đã đến nói chuyện với các nhà báo ở Little Saigon tại quận Cam, họ đã báo động về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gởi nhiều cán bộ tình báo sang Hoa Kỳ để thâu nhận tin tức. Với những tin tức này, cộng sản Việt Nam dùng để tuyển mộ những người làm việc có lợi cho cộng sản Việt Nam. Tại cuộc họp báo nầy, ký giả Đỗ Sơn có hỏi rằng theo FBI, “cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có những nhược điểm nào khiến cộng sản Việt Nam dễ xâm nhập?”
Một nhân viên FBI trả lời rằng: “một trong những nhược điểm quan trọng nhất là sự chia rẽ!” Trong một thông báo của cơ quan FBI đã được phổ biến rộng rãi kêu gọi Cộng đồng tích cực giúp đỡ chính quyền trong công tác bảo vệ an ninh. Thông báo này cho biết: “… những họat động của cơ quan tình báo, gián điệp Cộng sản Việt Nam cũng len lỏi gài cán bộ họat động gây rối và phá họai an ninh trong cộng đồng người việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ.” và kêu gọi: “…giúp đỡ chính quyền Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam hải ngọai tiêu diệt sự họat động, hăm dọa và lộng hành… của giới cán bộ tình báo cộng sản Việt Nam nằm vùng tại Hoa Kỳ.”
Cũng tại Hoa Kỳ, ngày 20.11.2008, Uỷ Ban Thẩm Định Kinh Tế và An Ninh Mỹ – Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission) của Hoa Kỳ đã trình lên Quốc Hội một bản báo cáo nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đang thực hiện chương trình tình báo tại Hoa Kỳ. Bản báo cáo có phần ghi về tình trạng hiện nay Trung Cộng và phe thân Trung Cộng trong đảng Cộng sản Việt Nam và ngành an ninh Việt Nam (Tổng Cục 4) đã nhắm vào cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ và người Hoa định cư tại Mỹ để phát triển mạng lưới tình báo. V. Kết Trong khi mọi sinh họat của chúng ta đều công khai, ôn hòa và trong vòng luật pháp thì các họat động của tình báo cộng sản là phá rối, phá họai, khủng bố, bất hợp pháp nhằm đánh phá cộng đồng. Luật pháp xứ sở tại sẽ bảo vệ an ninh cho chúng ta. Nắm rõ điều này để thấy an ninh cộng sản rất sợ chúng ta.
Vì sự sống còn của chế độ cộng sản trong thời gian tới chúng sẽ tiếp tục đánh phá cộng đồng, vì vậy chúng ta phải sáng suốt nhận định vấn đề và cộng tác với cảnh sát liên bang và tiểu bang trong công tác bảo vệ an ninh cho cá nhân và cho cộng đồng của chúng ta. Qua bài viết người viết cũng hy vọng độc gỉa có thể hiểu thêm về những sự việc đã và đang xảy ra trong Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu. Để qua đó sẽ vững tâm hổ trợ cho Nghị Hội Người Việt Tòan thế Giới đạt được kết qủa tốt đẹp. Người Việt sẽ đòan kết đẩy mạnh việc gỉai trừ cộng sản, sớm mang lại tự do và dân chủ cho quê nhà.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 6/4/2010Thi Lan, 2009, Nhóm lợi dụng "Cộng đồng người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu", cand.com.au, phần 1
*
Người viết xin trích một số đọan của bài viết nêu trên để bạn đọc có thể dễ dàng nhận xét và người viết có thể bình luận 3 vấn đề nêu trên.
I. Việt Tân Hóa Cộng Đồng
1. Báo Công An Nhân Dân Việt Cộng (CANDVC) đã viết: ... Gần đây, "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” đã bị một số người, như Lưu Tường Quang, Võ Minh Cương, Đoàn Việt Trung, Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thế Phong, Võ Trí Dũng,... lợi dụng vào mục đích lôi kéo, tập hợp những kẻ "cùng hội cùng thuyền” theo đuôi đám tàn quân khủng bố, lừa gạt tiền, quấy phá cuộc sống của cộng đồng người Việt ở Australia... ... Dưới sự chỉ huy của số người này, "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” đã thực sự không hoạt động nhằm "giúp cộng đồng người Việt hội nhập hài hòa vào xã hội đa văn hóa Úc”- như mục tiêu đề ra khi thành lập – mà chúng lại ngang nhiên theo chân đám tàn quân khủng bố “Việt Tân” gây tội ác, chống phá quê hương, đất nước đi ngược lại nguyện vọng hướng về Tổ quốc của cộng đồng hơn 180.000 người Việt ở Australia... ...
Trong số này có một số người là “chủ tịch” "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” như Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thế Phong, Võ Trí Dũng... Cuối năm 2004, một đám tàn quân "Việt Tân” khi đó do Lý Thái Hùng, Nguyễn Kim cầm đầu "mò” đến địa bàn Australia diễn trò ra mắt tại thành phố Sydney, mặc dù đám này bị cộng đồng người Việt ở Australia xua đuổi, nhưng Nguyễn Mạnh Tiến khi ấy đang là đương kim "chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” lại lôi kéo một nhóm đàn em le te giở trò đón rước bọn “Việt Tân” cổ vũ cho cái gọi là "lễ ra mắt” của chúng. Rồi đến khi đám “Việt Tân” do "đảng trưởng” Đỗ Hoàng Điềm cầm đầu diễn trò tổ chức kỷ niệm 20 năm "Đông tiến” tại Cabramatta Bowling Club, thành phố Sydney vào ngày 18/9/2007, Nguyễn Mạnh Tiến và Võ Trí Dũng lại đến "chiếm hàng ghế danh dự” cổ vũ cho những "thành tích khủng bố” của chúng.
Để đáp lễ những kẻ cầm đầu "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” như Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thế Phong, Võ Trí Dũng... trong mấy kỳ "đại hội Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” gần đây, đám tàn quân “Việt Tân” cũng xua quân đến hò reo cổ vũ giúp Nguyễn Mạnh Tiến trụ lại 2 nhiệm kỳ "chủ tịch", giúp Nguyễn Thế Phong có "ghế chủ tịch” nhiệm kỳ 2008 - 2010. 2. Bình Luận Việc CANDVC đặc biệt chú ý đến Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc châu lần thứ 19 vì một quyết định quan trọng của Đại Hội. Điều 5 của Nghị Quyết Đại Hội nêu rõ "Ban Chấp Hành Cộng Đồng Liên Bang nhiệm kỳ 2008-2010 sẽ nghiên cứu việc tổ chức một Nghị Hội của các cộng đồng người Việt tự do trên toàn thế giới.”
Mục đích của Nghị Hội là để kết hợp các cá nhân, các hội đòan, đòan thể, các đảng phái trong cộng đồng người Việt trên tòan thế giới, tạo thế liên kết, đồng nhất phương cách đấu tranh và phân công tác. Để từ đó mọi người Việt yêu chuộng tự do trên tòan thế giới dồn tổng lực tấn công đánh đổ chế độ độc tài cộng sản CANDVC cũng đặc biệt chú ý đến ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do nhiệm kỳ 2008-2010 là vì ông Phong là người sẽ thi hành Nghị Quyết này. Ông Phong cũng là một lãnh đạo cộng đồng triệt để chống cộng, có khả năng và uy tin để tổ chức Nghị Hội thành công tốt đẹp. Sợ hãi sự thành công của Nghị Hội có thể sẽ dẫn đến việc cáo chung chế độ cộng sản tại Việt Nam, CANDVC mới dựng lên vở tuồng các vị đại diện Cộng đồng “theo đuôi đám tàn quân khủng bố” để lường gạt đồng bào trong nước vốn thông tin bị bưng bít.
Vì bản chất buôn dân bán nước của tập đòan cầm quyền cộng sản và cũng vì khủng hỏang tòan diện, đảng cộng sản Việt Nam đang rối lọan, đang hỏang sợ cái mà họ gọi là “diễn biến hòa bình” hay “tự diễn biến”. Từ bên trong nội bộ của đảng cộng sản đã có những thách thức độc quyền chính trị. Việc dựng lên một hình ảnh cực đoan cho các đại diện cộng đồng, các tổ chức chính trị, các nhà đấu tranh dân chủ là một sách lựơc hàng đầu nhằm trì hãm sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Một sách lựơc khác là khép cho mọi nỗ lực nối kết nhằm lật đổ chế độ cộng sản là hòa hợp hòa giải với cộng sản.
Sách lược cũng do chính CANDVC tung ra vì bọn chúng biết quá rõ đại đa số người Việt đều không chấp nhận việc hòa hợp hòa giải với một tổ chức đã gây bao tang thương cho dân tộc nay lại lộ rõ bản chất bán nước cầu vinh. Lập luận này không có chỗ dựa vì hòa hợp hòa giải với cộng sản không khác gì đầu hàng cộng sản trong khi đảng này đang dẫy chết. Nói tóm lại các lập luận cực đoan hay đầu hàng đều là sách lược do CANDVC tung ra nhằm kềm hãm sức kết hợp dân tộc, đứng lên giải thể chế độ cộng sản, xây dựng một chế độ tự do dân chủ cho Việt Nam.
II. Chống Văn Hóa Vận tại Úc châu
1. Báo Công An Nhân Dân Việt Cộng đã viết Trước hết, phải thấy rằng đây là trò hết sức nghịch lý, vì miệng thì chúng hô hào xây dựng "Trung tâm” để "bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam", nhưng khi các đoàn nghệ thuật trong nước sang Australia biểu diễn phục vụ đồng bào thì chúng lại tìm cách giở trò quấy rối, phá hoại. Như việc, cuối năm 2005, đoàn nghệ thuật hơn 100 nghệ sĩ Việt Nam sang Australia tổ chức chương trình ca nhạc - thời trang "Duyên dáng Việt Nam” tại thủ đô Canbera và thành phố Sydney phục vụ cộng đồng người Việt. Sự kiện văn hóa này đã thu hút hàng ngàn kiều bào đến thưởng thức, cổ vũ cho chương trình.
Song, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Trí Dũng... đã kích động lôi kéo một đám lèo tèo vài chục tên giương vài tấm pano, ápphích hô hào bên ngoài rạp hát để phá rối. Hành động của chúng đã làm cho kiều bào tham dự chương trình rất bức xúc, phản đối.
2. Bình luận Một mặt CANDVC tạo ra những hình ảnh giả tạo, mặt khác chúng tìm mọi cách để thực hiện Nghị quyết 36 khuynh đảo Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu. Văn Hóa Vận là một trong những phương cách để thực hiện nghị quyết này. Cuối năm 2005, chúng đã chi phí nhiều triệu Úc Kim công quỹ đem một đòan diễn viên hàng trăm người sang Úc trình diễn miễn phí tại Canberra, Sydney, Melbourne và Adelaide. Tại Canberra gần 2 ngàn đồng hương tham gia biểu tình. Con số đã lên tới 4 hay 5 ngàn người tại Sydney. Ba ngàn người theo lời kêu gọi của ông chủ tịch Cộng đồng tại Victoria Nguyễn Thế Phong đã tham dự biểu tình. Buổi hát miễn phí không thể thực hiện được tại Victoria và phải công bố không thể trình diễn tại Adelaide. Ông Nguyễn thế Phong cũng là người đã quan tâm việc Crown Casino sẽ trở thành một trung tâm văn hóa vận cho Việt cộng nên đã đứng ra tổ chức cuộc biểu tình “Impressive Vietnam” tại Crown Casino vào ngày 16-2-2009.
Đây là lần đầu tiên người Việt tự do tại Úc châu đã thực hiện cuộc biểu tình tại Casino. Cuộc biểu tình này cũng là tiền đề cho “Phiên Tòa Lịch Sử: Thành Viên Kiện Chủ Tịch Cộng Đồng” đã kết thúc vào ngày 23-3-2010 vừa qua.
III. Vụ Kiện thứ hai:
Thành Viên Kiện Cộng Đồng
1. Báo Công An Nhân Dân Việt Cộng đã viết: … Những kẻ cầm đầu "Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu” còn "nổi đình nổi đám” ở Australia với những trò lừa gạt tiền của cộng đồng để lập ra hội này, nhóm kia nhằm mục đích kiếm tiền. Có lẽ, điển hình cho những trò ma này của chúng, là việc cuối năm 2006, chúng lợi dụng tâm lý của cộng đồng luôn hướng về Tổ quốc, giữ gìn bản sắc văn hóa người Việt đã rắp tâm lập mưu quyên góp tiền để xây dựng "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu” (Vietnamese Cultural Heritage Centre Australia )… Trở lại chuyện chúng vận động lập "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu". Sau khi, Nguyễn Thế Phong gửi đơn xin phép chính quyền sở tại cho phép thành lập "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu” dự kiến xây dựng tại 86-90 Knight Ave, Nth Sunshine, thành phố Melbourne nhưng do xuất phát từ động cơ, mục đích vụ lợi không trong sáng, nên việc này của chúng đã không được chính quyền nước sở tại chấp nhận.
Ngày 11/9/2007, Hội đồng thành phố Brimbank đã ra Quyết định số: PRO/018880, ngày 11/9/2007 bác bỏ đề nghị xây dựng "Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam Úc châu” của chúng. Song, số tiền bọn Nguyễn Thế Phong "quyên góp” của cộng đồng từ nhiều "kênh” lên đến 2,4 triệu đôla Úc thì tuyệt nhiên chúng không hoàn trả lại hoặc sử dụng vào mục đích phục vụ cộng đồng mà chuyển vào sổ chương mục riêng của công ty do Nguyễn Thế Phong làm giám đốc. Ngày 30/2/2008, cộng đồng người Việt tại Victoria đã gửi "Thư kêu gọi” vạch rõ bộ mặt lừa đảo của Nguyễn Thế Phong quịt tiền của cộng đồng. Trong thư này yêu cầu: Phong công khai rõ số tiền quỹ 2,4 triệu đôla Úc của cộng đồng. Cộng đồng người Việt tại Victoria cũng lên án, Nguyễn Thế Phong đã không tuân thủ luật pháp, làm những chuyện trái phép làm hoen ố danh dự của cộng đồng người Việt, yêu cầu Phong từ chức "chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu", trả lại tất cả những khoản tiền quỹ của cộng đồng mà y đã tham ô.
Đồng thời kêu gọi hơn 180.000 người Việt ở Australia hưởng ứng phản đối tẩy chay, khai trừ kẻ gian, tham ô, lợi dụng cộng đồng trục lợi cá nhân để có biện pháp xây dựng sinh hoạt của cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn. Trước phản ứng của cộng đồng người Việt tại Victoria, Nguyễn Thế Phong và đồng bọn tuyệt nhiên không thấy có động thái gì mà chỉ "ngậm miệng ăn tiền". …. 2. Bình Luận Phần trích dẫn bên trên tự nó đã mang nhiều mâu thuẫn để lộ những bịa đặt chỉ nhằm chia rẽ cộng đồng. Tuy nhiên như chúng ta đã biết Cộng đồng vừa trải qua một phiên tòa và có thể sẽ phải ra hầu tòa một lần nữa.
Điều rất may là kết quả phiên tòa ngày 23-3-2010 cho thấy: trong buổi họp trên 60 người ngày 15-3-2009 không ai nói ông Võ ngọc Anh là cộng sản. Những người biết ông Anh (và biết những người hiện đang muốn đưa Cộng đồng ra tòa), đều đồng ý đây chỉ là những bất đồng nội bộ giữa người quốc gia, Cộng sản chỉ muốn lợi dụng chuyện này để gây chia rẽ trong cộng đồng chúng ta. Trên báo Việt Luận ngày 19-3-2010, trang 41, Ông Lý Ngọc Cương đã tha thiết kêu gọi nhóm nguyên đơn như sau: "… kính xin những vị có hiềm khích cá nhân với ông Nguyễn thế Phong, hãy vì đại nghĩa mà quên đi thù xưa để cùng nhau bảo vệ lý tưởng của Người Việt Quốc Gia, phát huy chánh nghĩa của người Việt tỵ nạn, góp phần giải thể chế độ cộng sản, quang phục quê hương".
Nếu không có gì thay đổi, giữa tháng 5, ba ông Võ ngọc Anh, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Như Long sẽ đưa Cộng đồng ra tòa “cáo buộc rằng Ban Chấp Hành CÐNVTD-VIC do ông Nguyễn Thế Phong làm chủ tịch đã tham lũng công quỹ của cộng đồng.” Như đã phân tích trước đây thực ra ba ông đã kiện Cộng đồng trong một thời gian dài (2001-2008), hồ sơ sổ sách kế tóan lại liên quan đến các năm về trước, liên quan đến nhiều ban chấp hành. Đó là chưa kể theo Nội quy Cộng Đồng nhiều nhiệm kỳ Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát đã liên đới chịu trách nhiệm. Trong phiên họp Cộng đồng ngày 13-3-2010, bà Bé Hà chủ tịch Hội Tương Trợ Người Tỵ Nạn Đông Dương Springvale (Springvale Indo-Chinese Mutual Assistance Association 'SICMAA') đã xác nhận việc chuyển ngân từ ngân sách Cộng Đồng sang SICMAA là hòan tòan hợp pháp và tuân theo thủ tục đòi hỏi của Chính phủ Tiểu bang Victoria.
Cũng trong phiên họp này ông chủ tịch Cộng Đồng nhiệm kỳ 2003-05 Châu Xuân Hùng đã xác nhận là tài trợ cho của chính phủ là do Ban Chấp Hành Cộng đồng nhiệm kỳ 2003-05 và SICMAA cùng đứng đơn xin tài trợ này. Cô Nguyễn thị Phượng Vỹ, phó chủ tịch CĐNVTD tại Victoria, cho biết: "các ông ấy kiện thì mình ra hầu tòa còn mọi việc liên quan đến tài chánh Cộng đồng thì rất minh bạch.” Nói tóm lai rút kinh nghiệm phiên tòa trước, lần này Cộng đồng đã sửa sọan một cách chu đáo hơn để hầu tòa. IV. Bình Luận Tổng Quát Bài báo CANDVC gợi cho chúng ta hình ảnh của tình báo cộng sản họat động tại miền Nam trước 1975. Sau khi cộng sản chiếm miền Nam có nhà báo trước kia “đi ăn mày” nay trở thành nhà kiểm sóat văn hóa, có thầy bói mù tự nhiên sáng mắt trở thành điềm chỉ viên, có nhà tu hành bỏ áo để trở thành công an nhân dân…
Về mặt chiến lược, bài báo CAND Việt cộng còn cố gắng gán ghép việc Việt Tân Hóa Cộng Đồng nhằm lường gạt bạn đọc trong nước về các họat động đấu tranh cho tự do và dân chủ tại hải ngọai. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, Cộng đồng đang hướng về Nghị Hội Người Việt Trên Tòan Thế Giới sẽ được tổ chức trong năm nay tại Úc châu. Tại Úc cảnh sát liên bang và tiểu bang chưa chính thức kêu gọi Cộng đồng cộng tác trong việc ngăn ngừa xâm nhập và phá họai của an ninh cộng sản trà trộn trong cộng đồng. Theo cuộc điều tra của báo The Age, cảnh sát liên bang Úc nghi ngờ ông N.A.L. đóng vai trò trung gian chính yếu trong việc mua sắm trang bị máy móc cho Bộ Công An. Công ty Phát Triển Công Nghệ do ông N.A.L. làm tổng giám đốc có thể chính là một công ty tư nhân thành lập với tiền của Bộ Công An và nhiều viên chức quyền thế của chế độ cộng sản Việt Nam.
Ông N.A.L. bị nghi ngờ là một nhân viên an ninh cao cấp có nhiệm vụ kiểm soát an ninh tình báo tại Úc. Ông này là một thường trú nhân và có công ty tại Victoria Úc Châu. Tại Hoa kỳ theo báo Người Việt, sáng 29-10-2008, có 3 nhân viên FBI đã đến nói chuyện với các nhà báo ở Little Saigon tại quận Cam, họ đã báo động về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gởi nhiều cán bộ tình báo sang Hoa Kỳ để thâu nhận tin tức. Với những tin tức này, cộng sản Việt Nam dùng để tuyển mộ những người làm việc có lợi cho cộng sản Việt Nam. Tại cuộc họp báo nầy, ký giả Đỗ Sơn có hỏi rằng theo FBI, “cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có những nhược điểm nào khiến cộng sản Việt Nam dễ xâm nhập?”
Một nhân viên FBI trả lời rằng: “một trong những nhược điểm quan trọng nhất là sự chia rẽ!” Trong một thông báo của cơ quan FBI đã được phổ biến rộng rãi kêu gọi Cộng đồng tích cực giúp đỡ chính quyền trong công tác bảo vệ an ninh. Thông báo này cho biết: “… những họat động của cơ quan tình báo, gián điệp Cộng sản Việt Nam cũng len lỏi gài cán bộ họat động gây rối và phá họai an ninh trong cộng đồng người việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ.” và kêu gọi: “…giúp đỡ chính quyền Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam hải ngọai tiêu diệt sự họat động, hăm dọa và lộng hành… của giới cán bộ tình báo cộng sản Việt Nam nằm vùng tại Hoa Kỳ.”
Cũng tại Hoa Kỳ, ngày 20.11.2008, Uỷ Ban Thẩm Định Kinh Tế và An Ninh Mỹ – Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission) của Hoa Kỳ đã trình lên Quốc Hội một bản báo cáo nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đang thực hiện chương trình tình báo tại Hoa Kỳ. Bản báo cáo có phần ghi về tình trạng hiện nay Trung Cộng và phe thân Trung Cộng trong đảng Cộng sản Việt Nam và ngành an ninh Việt Nam (Tổng Cục 4) đã nhắm vào cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ và người Hoa định cư tại Mỹ để phát triển mạng lưới tình báo. V. Kết Trong khi mọi sinh họat của chúng ta đều công khai, ôn hòa và trong vòng luật pháp thì các họat động của tình báo cộng sản là phá rối, phá họai, khủng bố, bất hợp pháp nhằm đánh phá cộng đồng. Luật pháp xứ sở tại sẽ bảo vệ an ninh cho chúng ta. Nắm rõ điều này để thấy an ninh cộng sản rất sợ chúng ta.
Vì sự sống còn của chế độ cộng sản trong thời gian tới chúng sẽ tiếp tục đánh phá cộng đồng, vì vậy chúng ta phải sáng suốt nhận định vấn đề và cộng tác với cảnh sát liên bang và tiểu bang trong công tác bảo vệ an ninh cho cá nhân và cho cộng đồng của chúng ta. Qua bài viết người viết cũng hy vọng độc gỉa có thể hiểu thêm về những sự việc đã và đang xảy ra trong Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu. Để qua đó sẽ vững tâm hổ trợ cho Nghị Hội Người Việt Tòan thế Giới đạt được kết qủa tốt đẹp. Người Việt sẽ đòan kết đẩy mạnh việc gỉai trừ cộng sản, sớm mang lại tự do và dân chủ cho quê nhà.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 6/4/2010Thi Lan, 2009, Nhóm lợi dụng "Cộng đồng người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu", cand.com.au, phần 1
*
Wednesday, April 7, 2010
NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG * TRUYỆN NGẮN
**
Dưới đây là một truyện ngắn giá trị của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nhung, mô tả những diễn biến rùng rợn của một chuyến vượt biên, trong đó tác giả là nạn nhân. Truyện được viết dưới dạng tự thuật, nên lôi cuốn từ đầu đến cuối, khiến người đọc vô cùng hồi hộp, như được sống lại những kỷ niệm hãi hùng của ngày xưa... vượt biên.
* * *
Khí trời đêm hơi lạnh nhưng bên trong khoang, nóng hầm hơi người. Hình như cái nóng hậm hực ấy tăng gấp bội vì trộn lẫn với nỗi căng thẳng bập bùng ngập ngụa không gian. Tôi lén nhìn đồng hồ giấu trong ngực áo. Khoảng 2g15 sáng. Tôi thì thầm nơi tai Phong "Hơn hai giờ sáng rồi anh." Phong gật nhẹ đầu. Người đàn ông chèo lái ngồi im như pho tượng. Đôi khi ánh mắt của hắn lấp lánh nhẹ dưới ánh trăng khi chớp. Cái mũi dài mang nét khoằm khiến mặt hắn lộ đầy vẻ gian ác nhưng nụ cười nở rộng với hàm răng thưa làm giảm bớt ấn tượng xấu nơi người đối diện. Hắn mặc áo bà ba đen, tay áo xắn quá cùi chỏ.
Người đàn ông đưa hai người đàn bà lội bộ băng qua hàng cây thấp trở lại. Hơi thở của hắn nóng hôi hổi phà ngay mặt tôi khi thò đầu vào khoang kêu người đàn ông ẵm đứa con ngủ mê mệt. Người chồng bò ra đằng lái, vác đứa bé trên vai như vác bị gạo mò mẫm bước lên bờ. Vấp phải vật gì trên bờ đất, ông chúi nhủi suýt té, tay cố giữ thằng bé, người lảo đảo bước quàng xiên lòm khòm rồi mới đứng thẳng lên được.
Tên đàn ông dẫn đường mặc áo sơ mi màu nâu đen, quần tây nhàu nát ống nhỏ túm hơi ngắn trên mắt cá, có chỗ sờn, đôi dép mỏng. Hắn ta tương đối trông được hơn người ngồi lái. Với nước da tái, môi thâm vì thuốc lá nhưng lại vẽ nên một nụ cười thật đẹp với lúm đồng tiền bên trái, kẽ răng đóng nhựa thuốc. Đôi mắt mí to với hàng mi rậm, duy có ánh mắt của hắn là không thẳng thắn, còn ngoài ra hắn dễ dàng lấy cảm tình của người xa lạ với giọng nói trầm và chậm.
Tôi và Phong chưa bao giờ gặp hai người đàn ông này. Chuyến đi này chúng tôi qua trung gian bởi người bạn thân giới thiệu. Người bạn đó đã đến Mã Lai an toàn, chính vì vậy mà tôi và Phong mới tin tưởng nơi người trung gian này.
Thoạt đầu, ngồi chen chúc trong khoang, tôi muốn ngộp thở với hơi người và mùi bùn non lẫn mùi nước đọng hôi hám nơi đáy ghe. Hai người chèo bắt chúng tôi khom lưng gần như nằm mọp xuống, tấn bên ngoài dằn bên trên, mấy buồng chuối xanh ngắt sau khi đậy bao bố tời dơ bẩn lên đầu mọi người. Đường đi may mắn yên tĩnh không có chuyện gì xảy ra tuy rất chậm và kéo dài như không bao giờ đến nơi.
Người đàn ông dẫn đường trở lại, kêu bà vợ và cô em gái của bà cùng đi. Tôi chợt ngửi phải mùi nồng tanh tưởi nơi áo hắn khi hắn nghiêng người khều vai bà vợ. Bỗng dưng tôi nghe lợm giọng không hiểu tại sao. Cái mùi thật lạ lùng. Bóng tối trong khoang không cho phép tôi nhìn rõ mặt hắn. Mùi tanh đến lạ. Hơi thở của hắn cũng nặng nề hơn. Tôi thì thào với Phong sau khi hắn đã đi.
"Anh có nghe mùi gì không?"
"Không. Mùi gì?"
"Có mùi tanh tanh kỳ lắm... "
Phong bâng quơ qua chuyện.
"Mùi bùn đó mà."
Cũng khá lâu người đàn ông dẫn đường mới trở lại. Có thể hắn đi không lâu lắm nhưng khi chờ đợi thì năm ba phút dễ biến thành năm ba giờ. Chỉ còn bốn người trong khoang. Hai tên đàn ông bàn tính nho nhỏ trên bờ. Tôi bỗng nghe gai ốc nổi đầy người. Tôi nắm chặt tay Phong. Mồ hôi tươm ướt lưng. Người đàn ông đẹp trai kêu chúng tôi ra khỏi khoang. Hắn nói, giọng khoan thai.
"Bây giờ tui dẫn ông bà đi, hai người một. Để khỏi mất thì giờ, hai người đi với anh Ban, hai người đi với tui. Tụi tui đi hai đường nhưng đường nào cũng dẫn tới chỗ ghe lớn. Đi đông nhiều tiếng động dễ bị lộ. "
Rồi không đợi phản ứng của người nào hết, hắn hất hàm người mũi khoằm tên Ban, đẩy cha mẹ Phong về phía đó. Quay nhìn hai đứa tôi, hắn cười, hàm răng lởn nhởn dưới ánh trăng, bóng đen lúm đồng tiền nổi rõ trên má, rồi hắn quay lui bắt đầu đi về phía rừng cây thấp. Phong nắm tay tôi đi theo hắn. Rừng cây tối mờ dù là rừng thưa, bóng lá đen ngòm trên đường lồi lõm. Tôi vấp té loạng choạng nhiều lần, đi chậm hẳn lại.
Chợt một nhánh cây đập vào mặt đau điếng, tôi khựng lại, giằng tay khỏi tay Phong rồi đỡ nhánh cây cúi người lom khom. Bỗng dưng, tôi nghe thấy... không chắc mình nghe đúng, nhưng tứ chi chai cứng. Thứ âm thanh nhọn như tiếng mèo gào giữa khuya. Tim tôi đập nhịp cuồng. Tôi quờ quạng tìm tay Phong.
Rồi cả hai cũng trở lại được bờ sông nơi ghe cặp bến. Người đàn ông tên Ban đang cúi khom lục lọi chi nơi bóng đen nằm im bên chân hắn. Tôi đứng sựng kêu không ra tiếng. Miệng lưỡi dính thành một khối nghèn nghẹn. Bóng đen dưới chân hắn là mẹ Phong, nửa trên loã thể, tư thế co quắp, mặt úp xuống bùn. Ban hình như cũng không ngờ sự có mặt của tôi và Phong. Hắn đờ người, tay còn cầm sợi dây chuyền vàng lòng thòng.
Tiếng súng bỗng im. Sự im lặng hãi hùng đè chụp lấy tôi. Tiếng đập nước vùng vẫy của chúng tôi bỗng trở thành tiếng động duy nhất rõ mồn một trong đêm. Tôi lật sấp người lại tiếp tục bơi, bờ bên kia vẫn còn xa thăm thẳm. Có bơi mới thấy con sông không nhỏ như tôi tưởng khi còn ngồi trên ghe. Phong nhìn lại rồi nói qua hơi thở đứt quãng.
"Tụi nó chèo theo... bơi lẹ... lên em... May ra mình... thoát."
Câu nói của Phong lại được đệm bằng tiếng súng nhưng rời rạc hơn lúc nãy. Tôi muốn bịt tai để đừng nghe thứ âm thanh dữ dằn chở đầy gai nhọn đâm thẳng tim óc. Tôi nhìn lui, không hiểu sao trong lúc bấn loạn, trí óc vẫn tiếp tục có lúc minh mẫn để thấu suốt những thứ không dính dáng gì hết, quanh mình. Chiếc ghe trôi lừ lừ ra giữa sông thật nhanh. Lửa đỏ loé quanh. Tôi nghe được tiếng giầm quậy nước lẫn với tiếng súng mỗi lúc thưa hơn. Tiếng lủm chủm của đạn rơi không còn nghe gần đâu đây nữa mà vạt xa xa về phía bờ bên phải. Phong kề tai thì thào.
"Tụi nó không thấy mình. Em bơi nhẹ dưới nước trôi lần vào bờ, đừng gây tiếng động mạnh. Khi tụi nó bắn thì mình bơi nhanh hơn một chút."
Đám lục bình nhẩn nha trôi đâu đó làm hai tên đàn ông lầm lẫn. Chúng la hét lẫn nhau.
"Mày bắn lục bình không hà, Ban! Ê. Đụ mẹ, tụi nó trôi hướng này sao mày cứ bắn hướng đó hoài vậy? Đụ mẹ, giết có hai đứa mà cũng không xong, biết làm gì ăn đây mậy?"
"Câm cái miệng của mày lại. Đứa nào để xẩy? Hả? Mẹ cha nó, tao bắn đúng chỗ, chắc tụi nó chìm rồi. Không tin thì thôi. Đụ má, bỏ cho rồi. Sống chết kệ mẹ tụi nó. Về cho xong, trời gần sáng rồi, làm cả đêm, mệt chết mẹ!"
Mọi thứ vụt im. Không có tiếng chèo lẫn tiếng chửi thề. Tay Phong nắm cứng vai tôi trong khoảnh khắc rồi buông. Tôi chúi đầu sát mặt nước, tay chân cố khuẫy thật nhẹ nhưng vẫn mang cảm tưởng nặng chịt lào xào khuyấy nước. Im lặng nặng như tấm màn sũng nước phủ đè lên tâm trí. Tim tôi đập rối rít, mạch máu nhảy theo nhịp tim hào hễn, tai tôi nghe được tiếng bình bịch của tim mình tưởng như ai cũng đều nghe ra. Chợt có người dúi chân tôi xuống. Tôi hơi giật mình khi chân đạp phải lớp sình mềm. Phong đứng, mặt ngửa chừa mũi thở, cả đầu dìm gần hết dưới nước. Tôi bắt chước Phong, đỡ mệt vì chân chạm đáy sông nhưng phải đổi chân chống vì lớp sình mềm khiến chân chuồi nghiêng không vững. Được một lát, tôi ngẩng nhìn vừa lúc bóng đen nơi ghe lên tiếng.
"Đằng kia kìa. Đó. Đụ... tụi nó vừa hụp xuống. Chỗ này nè. Mày bắn chỗ đó coi."
Phong nắm tay tôi kéo hụp xuống nước. Nghe được câu nói của người trên ghe nên tôi kịp chuẩn bị để hít một hơi không đến nỗi chịu ngộp lâu. Đạn bắn tung toé sát nơi tôi đứng. Phong dò dẫm bước đi dưới nước. Tôi bước theo mò mẫm, chân đạp sình loạng choạng nhằm nơi trũng sâu làm tôi hốt hoảng bíu chặt tay Phong. Miệng há ra bất ngờ khiến nước ùa vào mồm, tôi ngột ngạt trồi đầu lên thở. Trước mặt, đám lục bình kẹt nhánh cây chết dồn đống bên bờ. Tôi truồi sâu vào đám lá, chỗ nước cạn ngang bụng nên ngồi chồm hỗm dưới nước. Bóng ghe đi ngang thật rõ.
Giọt nước mắt đầu rơi xuống, khơi dậy trùng dương trong tôi. Tôi khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Trí óc lần mò trở lại xác người vấp phải nơi mé nước, sợi dây chuyền vàng đong đưa nơi tay gã đàn ông cúi mình trên cái xác trần. Hoá ra, tim tôi hụt nhịp, những người chung ghe đã chết. Tôi nhớ đứa bé trai ngủ mê vì thuốc. Cô gái trẻ thì thầm với tôi "Bồ em ở Texas. Ảnh hứa sẽ đón khi em tới đảo. Mấy năm rồi em chỉ đợi có dịp này. Tưởng sẽ không bao giờ gặp rồi chứ. " Giọng cười khẽ vui sướng đầy hy vọng của cô. Giờ thì thật là không bao giờ gặp. Tôi gục đầu ủ rũ với nước mắt. Phong ngồi im lặng lẽ. Chúng tôi đã gặp phải lũ cướp cạn tàn ác. Lũ cướp cùng màu da cùng tiếng nói với mình. Tôi thường nghe nói đến hải tặc Thái lan nhưng chưa nghe nói đến lũ cướp cùng màu da tiếng nói với mình. Giờ thì tôi hiểu, nạn nhân chết cả, lấy ai kể lại câu chuyện thương tâm nơi bờ sông vắng. Biết bao bờ sông vắng đã chứng kiến những cảnh tượng tương tự? Tôi lau nước mắt trên tay áo còn ẩm ướt, nằm lăn ra đất. Phong nằm theo, gối đầu tôi lên tay chàng. Tôi sờ soạng mặt Phong trong đêm tối mờ, ngón tay tôi ướt khi lướt ngang mắt. Tôi vùi mình trong lòng Phong, cảm kích và đau đớn vô vàn.
* * *
Bà ngoại Phong mất khoảng sau hai giờ sáng cùng ngày hôm ấy. Dì Sáu cho chúng tôi hay mấy ngày sau, khi hai đứa mò về đến nhà. Bà mất cùng ngày chúng tôi bị nạn. Lúc hai giờ, bà còn đòi dì Sáu rót cho tách trà. Sau đó, dì Sáu về giường của mình. Đến sáng thì bà đã chết cứng, hai chân thò ra ngoài như sửa soạn xuống giường, tay phải níu chặt thành giường, mắt mở hé.
Phong ngồi ôm đầu nghĩ ngợi. Chập sau Phong hỏi.
"Dì có chắc là sau hai giờ không?"
"Chắc. Dì cho ngoại uống nửa tách trà. Lúc để tách xuống bàn sực thấy đồng hồ gần hai giờ chớ dì có tính coi giờ đâu mà nhớ."
Dì Sáu là em út của mẹ Phong. Dì lớn tuổi nhưng không con. Chồng dì còn ở trại học tập nên dì không đi với chúng tôi, vả lại không ai trông nom bà ngoại, đã hơn bảy mươi lăm già yếu nhiều bệnh tật. Dì giống mẹ Phong nhiều nét nhưng khô khan cằn cỗi hơn. Mặt dì sưng húp vì khóc nhiều.
Lúc mở cửa thấy hai đứa tôi, dì oà khóc như trẻ nhỏ. Thấy trở về, hiểu ngay là không thoát, phần mới chôn mẹ một mình nên dì tủi thân. Đến khi biết cha mẹ Phong tử nạn, dì khóc thảm thiết hơn. Phong chỉ ngồi yên nhìn tôi và dì Sáu, mặt chàng chai cứng với giận dữ và oán hờn.
Tối hôm đó, Phong ngồi nơi giường ngoại, vụt nói một câu lạ.
"Mình thoát được là nhờ ngoại!"
Tôi nhìn Phong không hiểu. Dì Sáu hỏi.
"Sao? Con nói sao?"
Phong chậm rãi kể, mắt nhìn mông lung.
"Lúc Ngà giật tay con đứng lại, tự nhiên con thấy bà ngoại. Thấy như thế nào thì con không biết, chỉ biết là thấy mà trong người không hề thắc mắc tại sao. Bà ngoại xua xua tay nói. Chạy đi con, lội qua bên kia sông. Lẹ lên. Chạy đi con! Con nghe rõ ràng giọng thúc hối nóng lòng của Ngoại. Con đang hoang mang chưa biết làm gì thì lại nghe bà nói. Mẹ mày chết rồi. Chạy mau lên con ơi. Rồi như có gì ám, con lôi tay Ngà chạy về phía bờ sông theo lời Ngoại. "
Tôi nghe lạnh nơi sống lưng. Tôi đã không kéo tay Phong đứng lại vô cớ, rõ ràng có nhánh cây đập nơi mặt đau như trời giáng nên tôi đứng lại không suy nghĩ.
Khi mặt trời lên, Phong nhìn và không thấy vết bầm hay trầy trụa nào trên mặt tôi cả. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì cái đau xé da thịt kia không thể nào không để lại dấu vết trên mặt. Còn tiếng gào, thứ tiếng đau đớn của một con thú bị nạn. Thứ âm thanh chỉ có thể tạo được bởi cơn đau tận cùng xương tuỷ. Phong đã không nghe tiếng gào nào hết khi giật tay tôi quay lui chạy ngược về hướng cũ. Không dám suy tưởng nhiều hơn, tôi chỉ giản dị cho rằng mẹ Phong đã tìm cách cứu chúng tôi bằng tiếng gào mà bà đã không kịp thoát thành tiếng. Tôi đã nghe được thứ âm thanh xé rách màn đêm chọc thẳng óc mình, đã ngửi được mùi máu trên áo kẻ giết người. Nếu không có nhánh cây quật mặt, tôi đã không dừng lại và đã tiếp tục ngoan ngoãn đi theo tên dẫn đường gian ác.
Nếu không có tiếng gào, có lẽ tôi vẫn tiếp tục đi không chút ngờ vực. Tiếng gào và cái đau của nhánh cây quật mặt, cả hai đều thật, thật như nỗi hãi hùng của cuộc thảm sát ghê rợn nơi bờ sông vắng. Tôi đã cảm thấy được tất cả mọi thứ bằng mọi giác quan trên người. Có thể, nhánh cây làm tôi đau nhưng không để lại dấu vết, nhưng còn tiếng gào, tôi phải giải thích làm sao khi Phong không hề nghe có tiếng gào nào hết. Hai đứa tôi đã được báo động cùng một lúc bằng hai hình thức khác nhau. Và nhờ hành động vụt chạy bất thần khiến tên dẫn đường không kịp trở tay. Nếu không, nếu không... tôi vẫn thường tự hỏi, nếu không, nếu không, chuyện gì sẽ xảy ra và tôi sẽ làm gì nếu gã đàn ông không gờm tay với mình giả như tôi và Phong cùng rơi vào tình trạng sống chết dưới tay hắn? Đây là nỗi ám ảnh không biết đến khi nào tôi mới được quên dù đã yên ổn xứ người nhiều năm sau đó.
*
Tiếng Gào Trong Đêm (Nguyễn Thị Ngọc Nhung)
Dưới đây là một truyện ngắn giá trị của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nhung, mô tả những diễn biến rùng rợn của một chuyến vượt biên, trong đó tác giả là nạn nhân. Truyện được viết dưới dạng tự thuật, nên lôi cuốn từ đầu đến cuối, khiến người đọc vô cùng hồi hộp, như được sống lại những kỷ niệm hãi hùng của ngày xưa... vượt biên.
* * *
Ghe
chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt
láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi
dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ
trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động
đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
"Bây giờ mình phải đi bộ một khoảng, tui dẫn hai người một lần. Chia ra để khỏi lộ. Mấy người khác cứ ngồi đợi đến phiên, nhớ đừng nói chuyện lớn tiếng."
Hắn dẫn hai người đàn bà ngồi sát cửa mui đi trước. Cả đám ngồi đợi ẩn nhẫn. Tim tôi chưa hết hồi hộp đập thình thịch thể như bất cứ người nào ngồi gần cũng đều có thể nghe được nhịp ấy. Phong nắm tay tôi. Tay Phong đẫm mồ hôi và lạnh. Tôi phải ngồi bệt và khom lưng, hai đầu gối co đụng cằm, gọn lỏn trong lòng Phong. Khoang ghe quá chật cho mười người ngồi lèn nhau, phía ngoài còn tấn mấy buồng chuối mùi nhựa nồng chát. Bên trái tôi, cha mẹ Phong dúi sát nhau. Một bé trai độ bốn, năm tuổi, bị uống thuốc ngủ, nằm im lìm trong lòng cha nó. Bà vợ ngồi kế bên, chân trái đạp chân tôi nhưng hình như bà không biết và tôi cũng không thể dời chân đi nơi khác. Đành chịu. Người con gái ngồi kế có lẽ là em gái bà, mặc bà ba đen như gái quê, mặt từa tựa nét.
"Bây giờ mình phải đi bộ một khoảng, tui dẫn hai người một lần. Chia ra để khỏi lộ. Mấy người khác cứ ngồi đợi đến phiên, nhớ đừng nói chuyện lớn tiếng."
Hắn dẫn hai người đàn bà ngồi sát cửa mui đi trước. Cả đám ngồi đợi ẩn nhẫn. Tim tôi chưa hết hồi hộp đập thình thịch thể như bất cứ người nào ngồi gần cũng đều có thể nghe được nhịp ấy. Phong nắm tay tôi. Tay Phong đẫm mồ hôi và lạnh. Tôi phải ngồi bệt và khom lưng, hai đầu gối co đụng cằm, gọn lỏn trong lòng Phong. Khoang ghe quá chật cho mười người ngồi lèn nhau, phía ngoài còn tấn mấy buồng chuối mùi nhựa nồng chát. Bên trái tôi, cha mẹ Phong dúi sát nhau. Một bé trai độ bốn, năm tuổi, bị uống thuốc ngủ, nằm im lìm trong lòng cha nó. Bà vợ ngồi kế bên, chân trái đạp chân tôi nhưng hình như bà không biết và tôi cũng không thể dời chân đi nơi khác. Đành chịu. Người con gái ngồi kế có lẽ là em gái bà, mặc bà ba đen như gái quê, mặt từa tựa nét.
Khí trời đêm hơi lạnh nhưng bên trong khoang, nóng hầm hơi người. Hình như cái nóng hậm hực ấy tăng gấp bội vì trộn lẫn với nỗi căng thẳng bập bùng ngập ngụa không gian. Tôi lén nhìn đồng hồ giấu trong ngực áo. Khoảng 2g15 sáng. Tôi thì thầm nơi tai Phong "Hơn hai giờ sáng rồi anh." Phong gật nhẹ đầu. Người đàn ông chèo lái ngồi im như pho tượng. Đôi khi ánh mắt của hắn lấp lánh nhẹ dưới ánh trăng khi chớp. Cái mũi dài mang nét khoằm khiến mặt hắn lộ đầy vẻ gian ác nhưng nụ cười nở rộng với hàm răng thưa làm giảm bớt ấn tượng xấu nơi người đối diện. Hắn mặc áo bà ba đen, tay áo xắn quá cùi chỏ.
Người đàn ông đưa hai người đàn bà lội bộ băng qua hàng cây thấp trở lại. Hơi thở của hắn nóng hôi hổi phà ngay mặt tôi khi thò đầu vào khoang kêu người đàn ông ẵm đứa con ngủ mê mệt. Người chồng bò ra đằng lái, vác đứa bé trên vai như vác bị gạo mò mẫm bước lên bờ. Vấp phải vật gì trên bờ đất, ông chúi nhủi suýt té, tay cố giữ thằng bé, người lảo đảo bước quàng xiên lòm khòm rồi mới đứng thẳng lên được.
Tên đàn ông dẫn đường mặc áo sơ mi màu nâu đen, quần tây nhàu nát ống nhỏ túm hơi ngắn trên mắt cá, có chỗ sờn, đôi dép mỏng. Hắn ta tương đối trông được hơn người ngồi lái. Với nước da tái, môi thâm vì thuốc lá nhưng lại vẽ nên một nụ cười thật đẹp với lúm đồng tiền bên trái, kẽ răng đóng nhựa thuốc. Đôi mắt mí to với hàng mi rậm, duy có ánh mắt của hắn là không thẳng thắn, còn ngoài ra hắn dễ dàng lấy cảm tình của người xa lạ với giọng nói trầm và chậm.
Tôi và Phong chưa bao giờ gặp hai người đàn ông này. Chuyến đi này chúng tôi qua trung gian bởi người bạn thân giới thiệu. Người bạn đó đã đến Mã Lai an toàn, chính vì vậy mà tôi và Phong mới tin tưởng nơi người trung gian này.
Hơn
nữa, chuyến đi có cả gia đình người thân gì đó của người trung gian
cùng đi, như vậy thì không có gì để chúng tôi lo ngại. Thường là chắc
ăn, người trung gian mới dẫn gia đình đi sau khi đã mối lái nhiều lần
có vàng có tiền làm của hoặc manh mối bắt đầu bị lộ. Ba mẹ Phong và
tôi phải xuống Cần Thơ, giả đi thăm bà con. Tôi mặc hai bộ đồ trên
người, giấu theo ít vàng và nữ trang. Phong mặc quần áo nhăn nhíu
không ủi. Mẹ Phong thì mặc bà ba quần thâm. Ba Phong thì vận đồ rách,
vá chùm vá đụp mấy chỗ, chân mang dép rách quai cột nối bằng cọng kẽm.
Tất nhiên là không dễ gì qua mắt người miệt quê đó nhưng hình như họ
cảm thông (hay tội nghiệp) trước sự trá hình không mấy chỉnh nên tôi
thường bắt gặp ánh mắt ái ngại nhìn mà không dám hỏi vài lần suốt
đường đi.
Đến nơi, cả bốn được dẫn đến một căn nhà nằm dựa mé sông chờ đến tối mới xuống ghe nhỏ theo sông ra cửa biển nơi có ghe lớn đợi sẵn. Trong nhà có độ hơn mười người khác đợi sẵn khi chúng tôi đến rồi chia nhóm theo ghe. Tôi dặn Phong tìm cách đi chung với người trung gian, bảo đảm hơn. Phong gật nhưng gia đình người đó cả thảy là tám, thêm hai người thì vừa đủ cho một chuyến. Nhưng tôi lẫn Phong đều không muốn đi tẻ riêng thành ra đành phải chờ chuyến chót, mười người, hơn mười giờ tối.
Đến nơi, cả bốn được dẫn đến một căn nhà nằm dựa mé sông chờ đến tối mới xuống ghe nhỏ theo sông ra cửa biển nơi có ghe lớn đợi sẵn. Trong nhà có độ hơn mười người khác đợi sẵn khi chúng tôi đến rồi chia nhóm theo ghe. Tôi dặn Phong tìm cách đi chung với người trung gian, bảo đảm hơn. Phong gật nhưng gia đình người đó cả thảy là tám, thêm hai người thì vừa đủ cho một chuyến. Nhưng tôi lẫn Phong đều không muốn đi tẻ riêng thành ra đành phải chờ chuyến chót, mười người, hơn mười giờ tối.
Thoạt đầu, ngồi chen chúc trong khoang, tôi muốn ngộp thở với hơi người và mùi bùn non lẫn mùi nước đọng hôi hám nơi đáy ghe. Hai người chèo bắt chúng tôi khom lưng gần như nằm mọp xuống, tấn bên ngoài dằn bên trên, mấy buồng chuối xanh ngắt sau khi đậy bao bố tời dơ bẩn lên đầu mọi người. Đường đi may mắn yên tĩnh không có chuyện gì xảy ra tuy rất chậm và kéo dài như không bao giờ đến nơi.
Người đàn ông dẫn đường trở lại, kêu bà vợ và cô em gái của bà cùng đi. Tôi chợt ngửi phải mùi nồng tanh tưởi nơi áo hắn khi hắn nghiêng người khều vai bà vợ. Bỗng dưng tôi nghe lợm giọng không hiểu tại sao. Cái mùi thật lạ lùng. Bóng tối trong khoang không cho phép tôi nhìn rõ mặt hắn. Mùi tanh đến lạ. Hơi thở của hắn cũng nặng nề hơn. Tôi thì thào với Phong sau khi hắn đã đi.
"Anh có nghe mùi gì không?"
"Không. Mùi gì?"
"Có mùi tanh tanh kỳ lắm... "
Phong bâng quơ qua chuyện.
"Mùi bùn đó mà."
Cũng khá lâu người đàn ông dẫn đường mới trở lại. Có thể hắn đi không lâu lắm nhưng khi chờ đợi thì năm ba phút dễ biến thành năm ba giờ. Chỉ còn bốn người trong khoang. Hai tên đàn ông bàn tính nho nhỏ trên bờ. Tôi bỗng nghe gai ốc nổi đầy người. Tôi nắm chặt tay Phong. Mồ hôi tươm ướt lưng. Người đàn ông đẹp trai kêu chúng tôi ra khỏi khoang. Hắn nói, giọng khoan thai.
"Bây giờ tui dẫn ông bà đi, hai người một. Để khỏi mất thì giờ, hai người đi với anh Ban, hai người đi với tui. Tụi tui đi hai đường nhưng đường nào cũng dẫn tới chỗ ghe lớn. Đi đông nhiều tiếng động dễ bị lộ. "
Rồi không đợi phản ứng của người nào hết, hắn hất hàm người mũi khoằm tên Ban, đẩy cha mẹ Phong về phía đó. Quay nhìn hai đứa tôi, hắn cười, hàm răng lởn nhởn dưới ánh trăng, bóng đen lúm đồng tiền nổi rõ trên má, rồi hắn quay lui bắt đầu đi về phía rừng cây thấp. Phong nắm tay tôi đi theo hắn. Rừng cây tối mờ dù là rừng thưa, bóng lá đen ngòm trên đường lồi lõm. Tôi vấp té loạng choạng nhiều lần, đi chậm hẳn lại.
Chợt một nhánh cây đập vào mặt đau điếng, tôi khựng lại, giằng tay khỏi tay Phong rồi đỡ nhánh cây cúi người lom khom. Bỗng dưng, tôi nghe thấy... không chắc mình nghe đúng, nhưng tứ chi chai cứng. Thứ âm thanh nhọn như tiếng mèo gào giữa khuya. Tim tôi đập nhịp cuồng. Tôi quờ quạng tìm tay Phong.
Chàng đứng sát tôi, chợt tôi cảm thấy cả người mệt mỏi và thỏng dài.
Người đàn ông dẫn đường quay nhìn hai đứa tôi. Bóng tối mờ nhưng tôi
vẫn thấy được ánh mắt kỳ lạ của hắn. Bỗng nhiên nỗi sợ hãi ùa tới tràn
ngập người tôi với sự im lặng kỳ lạ của người dẫn đường không thúc
hối khi thấy chúng tôi khựng lại. Hắn không hề kêu chúng tôi nhanh
bước. Thời gian đứng khựng và cả ba đứng im như chờ đợi phản ứng của
nhau. Chợt Phong kéo ngược tay tôi chạy trở lại hướng vừa rời đi lúc
nãy. Tôi chạy cuống cuồng theo tay kéo mù loà. Rừng cây như mê hồn
trận, chúng tôi chạy bất kể mọi thứ.
Rồi cả hai cũng trở lại được bờ sông nơi ghe cặp bến. Người đàn ông tên Ban đang cúi khom lục lọi chi nơi bóng đen nằm im bên chân hắn. Tôi đứng sựng kêu không ra tiếng. Miệng lưỡi dính thành một khối nghèn nghẹn. Bóng đen dưới chân hắn là mẹ Phong, nửa trên loã thể, tư thế co quắp, mặt úp xuống bùn. Ban hình như cũng không ngờ sự có mặt của tôi và Phong. Hắn đờ người, tay còn cầm sợi dây chuyền vàng lòng thòng.
Trong
khoảnh khắc chúng tôi nhìn hắn, nhìn cái búa bửa củi vất bên chân.
Tôi không thấy máu vì bóng đêm làm nhoè bẩn mọi thứ. Nỗi sợ hãi dâng
lấp trí óc. Ý nghĩ lướt thật nhanh trong đầu. Tôi đã hiểu tại sao
chúng muốn dẫn từng hai người một. Tôi sực nhớ đến người dẫn đường.
Đầu óc hoảng sợ nhưng vẫn còn sáng suốt để nghe rõ tiếng chân chạy
đuổi và tiếng la của hắn đâu đó "Ê Ban, coi chừng tụi nó chạy. Ban!
Ban! Tụi nó chạy rồi!" Phong vụt chạy về chỗ neo ghe. Tôi chạy theo
tay níu của Phong đến sát mé nước, chân vấp vật gì. Tôi ré lên như đạp
phải giòi. Nhìn xuống, ba Phong nằm nửa người vùi dưới nước. Phong
khựng lại vì tiếng la của tôi rồi đẩy tôi ra sông. Tôi sặc sục, nước
mới ngang ngực.
Phong hét vào tai tôi.
"Lội mau lên, lội ra giữa sông."
Tôi bơi hối hả, tay chân nặng chình chịch vì hai bộ đồ ướt nước. Tôi quay cuồng tứ phía, không rõ mình bơi về hướng nào mới đúng. Tiếng người la hét sau lưng nghe chói tai đến độ hãi hùng. Một tràng đạn bắn vãi quanh tôi và Phong. Chàng đè đầu tôi ngụp xuống nước. Không mấy lâu, tôi ngộp thở hất tay Phong trồi lên hớp không khí. Súng nổ liên hồi như sát mang tai. Tôi luýnh quýnh đập tay chân loạn xạ, chưa đầy mấy phút đã mệt lả. Tôi càng ráng trồi lên chừng nào thì lại càng chìm xuống nhanh chừng nấy.
"Lội mau lên, lội ra giữa sông."
Tôi bơi hối hả, tay chân nặng chình chịch vì hai bộ đồ ướt nước. Tôi quay cuồng tứ phía, không rõ mình bơi về hướng nào mới đúng. Tiếng người la hét sau lưng nghe chói tai đến độ hãi hùng. Một tràng đạn bắn vãi quanh tôi và Phong. Chàng đè đầu tôi ngụp xuống nước. Không mấy lâu, tôi ngộp thở hất tay Phong trồi lên hớp không khí. Súng nổ liên hồi như sát mang tai. Tôi luýnh quýnh đập tay chân loạn xạ, chưa đầy mấy phút đã mệt lả. Tôi càng ráng trồi lên chừng nào thì lại càng chìm xuống nhanh chừng nấy.
Tôi
lặn hụp lên xuống như người sắp chết đuối. Có lẽ nhờ vậy mà tôi tránh
được đạn bắn xối xả chung quanh. Phong khi lặn kéo tôi hụp xuống, khi
nổi đẩy tôi trùi tới. Tôi bơi tới tấp với cảm tưởng mình nổi ì một
chỗ. Đầu óc tôi rối loạn nhưng hình như vẫn tỉnh táo, rất tỉnh táo để
thấy ánh trăng mờ trên cao, cây cối đứng im nơi bờ, bóng nước lấp lánh
quanh mình, hơi thở hào hễn, cơn mệt muốn đứt hơi và mấy bóng đen
trên bờ với loạt đạn dữ dội. Tôi bơi như máy, hơi thở dần ngắn với
nước tuôn vào mũi mồm sặc sục. Biết mình không đủ sức, tôi thả ngửa để
Phong vịn vai đẩy đi. Hình như chúng tôi đã ra được giữa sông. Tôi
nhìn vào bờ, chỉ thấy dạng cái ghe, hai bóng đen tàn ác nhoè lẫn
trong bóng đêm nhưng ánh lửa nháng với tiếng nổ vẫn hiện hữu. Tôi đạp
chân phụ sức với Phong, mắt nhìn thẳng lên lòng đêm có trăng sao đầy
đủ. Trời đất có đó nhưng hình như bịt tai im lặng trước hành động dã
man. Tôi nhẩm cầu những đấng tối cao mà tôi có thể nghĩ đến trong nhịp
tim hỗn loạn.
Tiếng súng bỗng im. Sự im lặng hãi hùng đè chụp lấy tôi. Tiếng đập nước vùng vẫy của chúng tôi bỗng trở thành tiếng động duy nhất rõ mồn một trong đêm. Tôi lật sấp người lại tiếp tục bơi, bờ bên kia vẫn còn xa thăm thẳm. Có bơi mới thấy con sông không nhỏ như tôi tưởng khi còn ngồi trên ghe. Phong nhìn lại rồi nói qua hơi thở đứt quãng.
"Tụi nó chèo theo... bơi lẹ... lên em... May ra mình... thoát."
Câu nói của Phong lại được đệm bằng tiếng súng nhưng rời rạc hơn lúc nãy. Tôi muốn bịt tai để đừng nghe thứ âm thanh dữ dằn chở đầy gai nhọn đâm thẳng tim óc. Tôi nhìn lui, không hiểu sao trong lúc bấn loạn, trí óc vẫn tiếp tục có lúc minh mẫn để thấu suốt những thứ không dính dáng gì hết, quanh mình. Chiếc ghe trôi lừ lừ ra giữa sông thật nhanh. Lửa đỏ loé quanh. Tôi nghe được tiếng giầm quậy nước lẫn với tiếng súng mỗi lúc thưa hơn. Tiếng lủm chủm của đạn rơi không còn nghe gần đâu đây nữa mà vạt xa xa về phía bờ bên phải. Phong kề tai thì thào.
"Tụi nó không thấy mình. Em bơi nhẹ dưới nước trôi lần vào bờ, đừng gây tiếng động mạnh. Khi tụi nó bắn thì mình bơi nhanh hơn một chút."
Đám lục bình nhẩn nha trôi đâu đó làm hai tên đàn ông lầm lẫn. Chúng la hét lẫn nhau.
"Mày bắn lục bình không hà, Ban! Ê. Đụ mẹ, tụi nó trôi hướng này sao mày cứ bắn hướng đó hoài vậy? Đụ mẹ, giết có hai đứa mà cũng không xong, biết làm gì ăn đây mậy?"
"Câm cái miệng của mày lại. Đứa nào để xẩy? Hả? Mẹ cha nó, tao bắn đúng chỗ, chắc tụi nó chìm rồi. Không tin thì thôi. Đụ má, bỏ cho rồi. Sống chết kệ mẹ tụi nó. Về cho xong, trời gần sáng rồi, làm cả đêm, mệt chết mẹ!"
Mọi thứ vụt im. Không có tiếng chèo lẫn tiếng chửi thề. Tay Phong nắm cứng vai tôi trong khoảnh khắc rồi buông. Tôi chúi đầu sát mặt nước, tay chân cố khuẫy thật nhẹ nhưng vẫn mang cảm tưởng nặng chịt lào xào khuyấy nước. Im lặng nặng như tấm màn sũng nước phủ đè lên tâm trí. Tim tôi đập rối rít, mạch máu nhảy theo nhịp tim hào hễn, tai tôi nghe được tiếng bình bịch của tim mình tưởng như ai cũng đều nghe ra. Chợt có người dúi chân tôi xuống. Tôi hơi giật mình khi chân đạp phải lớp sình mềm. Phong đứng, mặt ngửa chừa mũi thở, cả đầu dìm gần hết dưới nước. Tôi bắt chước Phong, đỡ mệt vì chân chạm đáy sông nhưng phải đổi chân chống vì lớp sình mềm khiến chân chuồi nghiêng không vững. Được một lát, tôi ngẩng nhìn vừa lúc bóng đen nơi ghe lên tiếng.
"Đằng kia kìa. Đó. Đụ... tụi nó vừa hụp xuống. Chỗ này nè. Mày bắn chỗ đó coi."
Phong nắm tay tôi kéo hụp xuống nước. Nghe được câu nói của người trên ghe nên tôi kịp chuẩn bị để hít một hơi không đến nỗi chịu ngộp lâu. Đạn bắn tung toé sát nơi tôi đứng. Phong dò dẫm bước đi dưới nước. Tôi bước theo mò mẫm, chân đạp sình loạng choạng nhằm nơi trũng sâu làm tôi hốt hoảng bíu chặt tay Phong. Miệng há ra bất ngờ khiến nước ùa vào mồm, tôi ngột ngạt trồi đầu lên thở. Trước mặt, đám lục bình kẹt nhánh cây chết dồn đống bên bờ. Tôi truồi sâu vào đám lá, chỗ nước cạn ngang bụng nên ngồi chồm hỗm dưới nước. Bóng ghe đi ngang thật rõ.
Tiếng nói chuyện vang vang.
"Kệ mẹ tụi nó, về cho rồi. Mày cất đồ chưa?"
Giọng trầm khoan thai trả lời như không bị ảnh hưởng chi hết với hỗn loạn máu me vừa rồi.
"Rồi, hỏi hoài! Xét hết mấy cái thây rồi. Trừ khi nào họ nuốt vô bụng thì tao chịu chớ... Ờ, hay là mình quay lại mổ mấy cái thây đàn bà. Tụi nó có khi nuốt hột xoàn..."
Giọng kia bẳn gắt hơn. "Sao hồi nãy hổng nói? Mẹ nó. Xì. Đụ má, gì cũng mày. Đợi xong rồi mới nói. Xẩy hết hai đứa... Gần sáng rồi, mổ miết gì nữa. Đụ má."
Tiếng nói nhỏ dần theo dạng ghe loãng dần trong đêm tối. Phong đứng dậy, lần mò trượt lên trượt xuống với lớp sình nơi bờ rồi mò lên bờ đất. Tôi đạp sình nhão nhoẹt len chảy qua mấy kẽ chân, theo Phong lên chỗ có đất cứng. Bờ đất đầy rễ chằng chịt của thân cây chết, không rõ cây gì. Tôi lại vấp chân đau điếng nhưng cơn đau không đủ nồng độ để tôi nhận biết lâu hơn. Ngồi bệt xuống, tôi lần mò ngực áo tìm đồng hồ. Ánh lân tinh mờ ảo. 4g20 sáng. Tôi nói với Phong, hơi khựng lại khi nhận ra mình lạc giọng.
"Gần bốn rưỡi rồi anh. Giờ tính sao đây?"
Phong cởi áo vắt nước không trả lời. Tôi cởi bớt một bộ đồ bên ngoài cố vắt cho ráo rồi phơi đại trên mấy nhánh cây gần đó. Hơi lạnh thấm qua lần áo ướt còn lại trên người khiến tôi nổi ốc. Cả người tôi run từng cơn theo phản xạ cơ thể. Tôi ngồi bó gối, hai tay ôm chân co ro. Phong choàng tay qua vai tôi cho ấm. Hai đứa chúi vào nhau. Trí óc tôi dần dần tỉnh và tôi cố tránh không nghĩ đến những gì vừa xảy ra.
Rừng cây thưa thớt không một bóng nhà hay bóng đèn. Sao thật sáng và thật nhiều. Tiếng ếch nhái ễnh ương đâu đó nổi lên thật bình yên như không có chuyện gì xảy ra. Nước mắt tôi rơi chầm chậm nhiểu trên tay mới hay. Cơn sợ hãi lắng xuống, giờ chỉ còn lạc lõng khốn cùng sau cơn bão tàn khốc. Tôi mang cảm tưởng vừa rỗng không vừa đầy ắp đến độ muốn nôn. Không biết tôi nên nói gì, làm gì. Sau con giông tàn bạo, sực thấy mình không là gì cả, tay chân dư thừa, đầu óc đầy rẫy những hình ảnh chết chóc và cảm tưởng mình rất mỏng manh dễ bị xúc phạm thì lấp đầy cả người.
"Kệ mẹ tụi nó, về cho rồi. Mày cất đồ chưa?"
Giọng trầm khoan thai trả lời như không bị ảnh hưởng chi hết với hỗn loạn máu me vừa rồi.
"Rồi, hỏi hoài! Xét hết mấy cái thây rồi. Trừ khi nào họ nuốt vô bụng thì tao chịu chớ... Ờ, hay là mình quay lại mổ mấy cái thây đàn bà. Tụi nó có khi nuốt hột xoàn..."
Giọng kia bẳn gắt hơn. "Sao hồi nãy hổng nói? Mẹ nó. Xì. Đụ má, gì cũng mày. Đợi xong rồi mới nói. Xẩy hết hai đứa... Gần sáng rồi, mổ miết gì nữa. Đụ má."
Tiếng nói nhỏ dần theo dạng ghe loãng dần trong đêm tối. Phong đứng dậy, lần mò trượt lên trượt xuống với lớp sình nơi bờ rồi mò lên bờ đất. Tôi đạp sình nhão nhoẹt len chảy qua mấy kẽ chân, theo Phong lên chỗ có đất cứng. Bờ đất đầy rễ chằng chịt của thân cây chết, không rõ cây gì. Tôi lại vấp chân đau điếng nhưng cơn đau không đủ nồng độ để tôi nhận biết lâu hơn. Ngồi bệt xuống, tôi lần mò ngực áo tìm đồng hồ. Ánh lân tinh mờ ảo. 4g20 sáng. Tôi nói với Phong, hơi khựng lại khi nhận ra mình lạc giọng.
"Gần bốn rưỡi rồi anh. Giờ tính sao đây?"
Phong cởi áo vắt nước không trả lời. Tôi cởi bớt một bộ đồ bên ngoài cố vắt cho ráo rồi phơi đại trên mấy nhánh cây gần đó. Hơi lạnh thấm qua lần áo ướt còn lại trên người khiến tôi nổi ốc. Cả người tôi run từng cơn theo phản xạ cơ thể. Tôi ngồi bó gối, hai tay ôm chân co ro. Phong choàng tay qua vai tôi cho ấm. Hai đứa chúi vào nhau. Trí óc tôi dần dần tỉnh và tôi cố tránh không nghĩ đến những gì vừa xảy ra.
Rừng cây thưa thớt không một bóng nhà hay bóng đèn. Sao thật sáng và thật nhiều. Tiếng ếch nhái ễnh ương đâu đó nổi lên thật bình yên như không có chuyện gì xảy ra. Nước mắt tôi rơi chầm chậm nhiểu trên tay mới hay. Cơn sợ hãi lắng xuống, giờ chỉ còn lạc lõng khốn cùng sau cơn bão tàn khốc. Tôi mang cảm tưởng vừa rỗng không vừa đầy ắp đến độ muốn nôn. Không biết tôi nên nói gì, làm gì. Sau con giông tàn bạo, sực thấy mình không là gì cả, tay chân dư thừa, đầu óc đầy rẫy những hình ảnh chết chóc và cảm tưởng mình rất mỏng manh dễ bị xúc phạm thì lấp đầy cả người.
Giọt nước mắt đầu rơi xuống, khơi dậy trùng dương trong tôi. Tôi khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Trí óc lần mò trở lại xác người vấp phải nơi mé nước, sợi dây chuyền vàng đong đưa nơi tay gã đàn ông cúi mình trên cái xác trần. Hoá ra, tim tôi hụt nhịp, những người chung ghe đã chết. Tôi nhớ đứa bé trai ngủ mê vì thuốc. Cô gái trẻ thì thầm với tôi "Bồ em ở Texas. Ảnh hứa sẽ đón khi em tới đảo. Mấy năm rồi em chỉ đợi có dịp này. Tưởng sẽ không bao giờ gặp rồi chứ. " Giọng cười khẽ vui sướng đầy hy vọng của cô. Giờ thì thật là không bao giờ gặp. Tôi gục đầu ủ rũ với nước mắt. Phong ngồi im lặng lẽ. Chúng tôi đã gặp phải lũ cướp cạn tàn ác. Lũ cướp cùng màu da cùng tiếng nói với mình. Tôi thường nghe nói đến hải tặc Thái lan nhưng chưa nghe nói đến lũ cướp cùng màu da tiếng nói với mình. Giờ thì tôi hiểu, nạn nhân chết cả, lấy ai kể lại câu chuyện thương tâm nơi bờ sông vắng. Biết bao bờ sông vắng đã chứng kiến những cảnh tượng tương tự? Tôi lau nước mắt trên tay áo còn ẩm ướt, nằm lăn ra đất. Phong nằm theo, gối đầu tôi lên tay chàng. Tôi sờ soạng mặt Phong trong đêm tối mờ, ngón tay tôi ướt khi lướt ngang mắt. Tôi vùi mình trong lòng Phong, cảm kích và đau đớn vô vàn.
Bà ngoại Phong mất khoảng sau hai giờ sáng cùng ngày hôm ấy. Dì Sáu cho chúng tôi hay mấy ngày sau, khi hai đứa mò về đến nhà. Bà mất cùng ngày chúng tôi bị nạn. Lúc hai giờ, bà còn đòi dì Sáu rót cho tách trà. Sau đó, dì Sáu về giường của mình. Đến sáng thì bà đã chết cứng, hai chân thò ra ngoài như sửa soạn xuống giường, tay phải níu chặt thành giường, mắt mở hé.
Phong ngồi ôm đầu nghĩ ngợi. Chập sau Phong hỏi.
"Dì có chắc là sau hai giờ không?"
"Chắc. Dì cho ngoại uống nửa tách trà. Lúc để tách xuống bàn sực thấy đồng hồ gần hai giờ chớ dì có tính coi giờ đâu mà nhớ."
Dì Sáu là em út của mẹ Phong. Dì lớn tuổi nhưng không con. Chồng dì còn ở trại học tập nên dì không đi với chúng tôi, vả lại không ai trông nom bà ngoại, đã hơn bảy mươi lăm già yếu nhiều bệnh tật. Dì giống mẹ Phong nhiều nét nhưng khô khan cằn cỗi hơn. Mặt dì sưng húp vì khóc nhiều.
Lúc mở cửa thấy hai đứa tôi, dì oà khóc như trẻ nhỏ. Thấy trở về, hiểu ngay là không thoát, phần mới chôn mẹ một mình nên dì tủi thân. Đến khi biết cha mẹ Phong tử nạn, dì khóc thảm thiết hơn. Phong chỉ ngồi yên nhìn tôi và dì Sáu, mặt chàng chai cứng với giận dữ và oán hờn.
Tối hôm đó, Phong ngồi nơi giường ngoại, vụt nói một câu lạ.
"Mình thoát được là nhờ ngoại!"
Tôi nhìn Phong không hiểu. Dì Sáu hỏi.
"Sao? Con nói sao?"
Phong chậm rãi kể, mắt nhìn mông lung.
"Lúc Ngà giật tay con đứng lại, tự nhiên con thấy bà ngoại. Thấy như thế nào thì con không biết, chỉ biết là thấy mà trong người không hề thắc mắc tại sao. Bà ngoại xua xua tay nói. Chạy đi con, lội qua bên kia sông. Lẹ lên. Chạy đi con! Con nghe rõ ràng giọng thúc hối nóng lòng của Ngoại. Con đang hoang mang chưa biết làm gì thì lại nghe bà nói. Mẹ mày chết rồi. Chạy mau lên con ơi. Rồi như có gì ám, con lôi tay Ngà chạy về phía bờ sông theo lời Ngoại. "
Tôi nghe lạnh nơi sống lưng. Tôi đã không kéo tay Phong đứng lại vô cớ, rõ ràng có nhánh cây đập nơi mặt đau như trời giáng nên tôi đứng lại không suy nghĩ.
Khi mặt trời lên, Phong nhìn và không thấy vết bầm hay trầy trụa nào trên mặt tôi cả. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì cái đau xé da thịt kia không thể nào không để lại dấu vết trên mặt. Còn tiếng gào, thứ tiếng đau đớn của một con thú bị nạn. Thứ âm thanh chỉ có thể tạo được bởi cơn đau tận cùng xương tuỷ. Phong đã không nghe tiếng gào nào hết khi giật tay tôi quay lui chạy ngược về hướng cũ. Không dám suy tưởng nhiều hơn, tôi chỉ giản dị cho rằng mẹ Phong đã tìm cách cứu chúng tôi bằng tiếng gào mà bà đã không kịp thoát thành tiếng. Tôi đã nghe được thứ âm thanh xé rách màn đêm chọc thẳng óc mình, đã ngửi được mùi máu trên áo kẻ giết người. Nếu không có nhánh cây quật mặt, tôi đã không dừng lại và đã tiếp tục ngoan ngoãn đi theo tên dẫn đường gian ác.
Nếu không có tiếng gào, có lẽ tôi vẫn tiếp tục đi không chút ngờ vực. Tiếng gào và cái đau của nhánh cây quật mặt, cả hai đều thật, thật như nỗi hãi hùng của cuộc thảm sát ghê rợn nơi bờ sông vắng. Tôi đã cảm thấy được tất cả mọi thứ bằng mọi giác quan trên người. Có thể, nhánh cây làm tôi đau nhưng không để lại dấu vết, nhưng còn tiếng gào, tôi phải giải thích làm sao khi Phong không hề nghe có tiếng gào nào hết. Hai đứa tôi đã được báo động cùng một lúc bằng hai hình thức khác nhau. Và nhờ hành động vụt chạy bất thần khiến tên dẫn đường không kịp trở tay. Nếu không, nếu không... tôi vẫn thường tự hỏi, nếu không, nếu không, chuyện gì sẽ xảy ra và tôi sẽ làm gì nếu gã đàn ông không gờm tay với mình giả như tôi và Phong cùng rơi vào tình trạng sống chết dưới tay hắn? Đây là nỗi ám ảnh không biết đến khi nào tôi mới được quên dù đã yên ổn xứ người nhiều năm sau đó.
*
Monday, April 5, 2010
XUÂN HOÀNG * BÚN BÒ
*
Chị tôi trả lời một cách hãnh diện:
- Thằng em tôi dưới làng lên ở lại thi “càng cua”..
Tự nhiên o bán bún coi bộ quan tâm:
- Nì, nói chuyện vô duyên chơ học trò đi thi không nên ăn giò búp: búp hoài không nở thì mần ăn chi nữa. Để tui múc cho một cặp giò ngoéo: ngoéo trước, ngoéo sau thì rớt đi mô được, thi đậu chắc nụi!
Chị tôi coi bộ cảm động ra mặt vì gặp được “Thầy”... bún, nên nhiệt liệt ủng hộ ngay:
- May có o nhắc chớ không thì khổ em tui rồi. Rứa! Múc ngoéo vô đi o!
Thật tôi không ngờ bún Huế “linh” như vậy, nên hôm đó ăn tô bún Huế mà cảm thấy trân trọng và ngất ngây như uống rượu thánh.
Về làng, tôi thường ăn bún với nước mắm ớt.. Mẹ tôi có mấy lu ruốc bự bành ky để ở nhà dưới, nước mắm nhĩ trong vắt nằm một lớp trên mặt. Đem lúa đổi lấy bún vắt hay bún lá, rồi múc nước mắm nhĩ từ trong lu ruốc, ra vườn hái ớt xé vào. Bún tươi chấm với nước mắm nhĩ pha thêm ớt trái mùa Xuân ăn ngon “nhức răng”. Thêm vào đó, một năm đôi ba lần được ăn bún với nước xáo lòng gà, thịt bò nên chú bé quê trong tôi cũng đã bằng lòng lắm với cuộc đời đầy đãi ngộ nầy rồi. Nay được ăn tô bún Huế với những thịt thà thơm phức, với cách nấu bún công phu, cách múc bún điệu nghệ... làm cho tôi cảm thấy được “lây” cái văn minh sang cả của người thành phố.
Ngày đi thi, tôi dậy sớm trước khi gà gáy lại, hồi hộp chờ trời sáng để tới trường thi, nhưng trong lòng cũng cảm thấy thinh thích khi nghĩ đến tô bún Huế với cặp giò ngoéo có lớp da mềm mềm bao quanh những thớ gân dòn tan như ăn ổi đỏ ở làng. Hình như mới có hai buổi sáng trôi qua mà tôi nghe như đã bị phố phường cám dỗ. Buổi sớm tôi nghe mẹ tôi bàn bạc to nhỏ với chị tôi, rồi tiếp theo đó có người gánh gánh xôi vào trước hiên. Nhìn dĩa xôi đậu xanh chấm muối mè bày ra trước mặt, tôi bắt đầu hoang mang. Mẹ tôi hối:
- Ráng ăn xôi đậu muối mè đi con!
Khi tôi ngao ngán ngáp dài kêu mệt quá và muốn ăn bún chứ xôi đậu, muối mè khô khan quá nuốt không vô, mẹ tôi dịu dàng an ủi:
- Con thi xong rồi, ưng ăn bún cả gánh mạ cũng cho. Con di thi “càng cua” mà ăn bún vô trơn, nói trời không nghe lỗ miệng, chớ nó truột đi thì thi hỏng mất! Lúc trước mấy cậu con thi chi hỏng nấy là vì không nghe lời mệ ngoại, cứ dè ngày thi cử mà ăn bún không kiêng cữ nên thi trợt tuốt luốt, phải xếp sách vở về quê đi cày. Chừ con gắng ăn xôi đậu, xôi muối mè dính mô chắc nấy, trời mới cho con đậu.
Tôi rướn cổ nuốt cho hết dĩa xôi mè vì thương mẹ hơn là sợ thi trượt. Tới ngày treo bảng, nghe loa đọc tên nhưng tôi không tin là mình đậu “càng cua” thứ nhì trường Hàm Nghi trong số hơn một nghìn thi sinh dự tuyển và có hai trăm trúng tuyển năm đó.
Suốt một đời, tôi không làm sao quên được hình ảnh mẹ tôi với hai hàng nước mắt sung sướng chảy dài trên đôi má phong trần vì lặn lội gieo neo nuôi con. Mẹ tôi nói như đã nắm được bí mật cuộc đời:
- Chộ chưa! Con nghe lời mạ, ăn xôi đậu nên mới thi đậu. Còn thằng Tý xóm Bàu, thằng Rô xóm Cụt, Thằng Lúi lò rèn to béo xắp hai con, nghe nói mỗi đứa ăn hai tô bún để đi thi nên trượt tuốt luốt..
Tôi muốn nói cho mẹ tôi biết bọn thằng Tý, thằng Rô, thằng Lúi... suốt cả mùa Xuân trốn học, thu sách vở trong bụi tre lá ngà đầu làng đi chơi; trong khi tôi học thuộc cháo sách Sử Ký của Trần Đinh, giải hết 1000 bài toán đố của Một Nhóm Giáo Viên, đọc nhuyễn 50 Bài Luận Mẫu và Tâm Hồn Cao Thượng của Hà Mai Anh... Thế nhưng nghĩ sao tôi lại thôi, vì mẹ cũng có một khung trời riêng của mẹ mà tôi chỉ dám núp sau áo mẹ để lặng im chiêm ngưỡng chứ không dám thả cánh chim lý luận làm huyên náo khung trời đó và làm mẹ buồn lòng.
Từ đó về sau nầy, tôi thường cố “cữ” ăn bún mỗi lần có thi cử. Ngay cả hơn 30 năm sau, khi tóc đã điểm bạc trên bước đường lưu lạc ở quê người, có những lần đi thi chuyên môn, đi phỏng vấn việc làm, đi thi tốt nghiệp trong trường đại học Mỹ, tôi vẫn “kiêng” ăn bún nhưng chỉ tìm cách né tránh âm thầm chứ không dám nói ra vì sợ bị chọc quê. Thật ra, mỗi lần đụng đến thi cử là tôi lại nhớ mẹ đến quặn lòng, nên tôi cữ ăn bún để được cái cảm giác ấm áp thiêng liêng như hôm đó mình đang có mẹ thật gần
Đến khi lên Huế học, những huyền thoại về bún bò Huế càng có vẻ mọc cành mọc lá sum sê hơn. Thế giới học trò cũng nhỏ bé và xinh xinh như thành phố. Phía sau trường Hàm Nghi của tôi là Viện Bảo Tàng và nhà thờ Nguyễn Phước Tộc hay là Tôn Nhân Phủ.. Bên kia đường là cửa Hiển Nhơn vào Đại Nội. Kế đó, có hai trường văn nghệ nhất Huế, đó là trường Quốc Gia Âm Nhạc và Cao Đẳng Mỹ Thuật mà lũ học sinh nghịch ngợm của chúng tôi thường chọc mấy anh chị sinh viên bằng cách gọi là “Trường Kèn” và “Trường Cọ”. Sinh viên hai trường Kèn Cọ thường la cà ở quán cà phê Tôn, nơi đó, thật ra chỉ là một chiếc xe kiểu xe sinh tố đặt mé trái trước Tôn Nhân Phủ do vợ chồng bác Tôn đứng bán bún bò và cà phê. Giới nghệ sĩ lang thang thường bàn luận một cách công khai rằng, ngày nào vợ chồng bác Tôn không cãi nhau là ngày đó bún bò không ngon vì thiếu đi cái “tinh thần hào sảng” của cặp vợ chồng bác Tôn khi nấu bún.
Giới văn nghệ sĩ cà phê Tôn còn đi xa hơn khi kháo nhau rằng nếu lỡ một mai kia, lịch sử thành thơ đưa họ lên làm lãnh tụ, thì họ sẽ đặt tên con đưòng từ Vỹ Dạ lên Ga Huế là "Đường Cơm Hến" và đường từ cầu An Cựu lên cầu Trường Tiền là "Đại Lộ Bún Bò" vì mỗi buổi sáng tinh sương, dọc trên con đường nầy có cả đoàn bún gánh phát xuất từ An Cựu tỏa ra khắp thành phố Huế. Khói xanh đun nồi bún bay phơ phất trên đường như một sự mời gọi êm đềm: Bún bò An Cựu, cơm hến Đò Cồn, trứng lộn Chợ Dinh, bánh canh Nam Phổ... Cũng may hay cũng buồn, lịch sử không phải là thơ nên tuy Huế có những con đường tình cảm mang tên kỷ niệm và giai nhân bất thành văn như đường Hàng Me, đường Áo Trắng, nhưng vẫn chưa có tên đại lộ Bún Bò.
Bản thân tôi từ một vùng quê ruộng đồng lên tỉnh học, sau mấy năm học đòi văn hóa Huế, cũng bị nhiễm bún bò rất nặng.. Tôi đã ưu tư nhiều về sự hiện diện của bún bò giò heo kể từ khi làm quen với một cô hàng xóm nhân dịp cô đi xe đạp, vạt áo dài tung bay phất phới và cuốn theo chiều gió mà quấn vào trong giây "sên", trong "ổ líp". Tôi bèn ra tay cứu khổn phò nguy gỡ áo em ra và không quên bôi thêm dầu sên lên tay lên mặt cho ra vẻ lẫm liệt, can trường. Tên cô là Mộng Hoàng, tất nhiên có cái họ đi trước rất chi là thế gia vọng tộc. Chỉ mới cái tên thôi cũng đủ biến tôi thành Trương Chi bên cạnh Mỵ Nương đi xe đạp mất rồi. Về làng, tôi đi từ xóm trong ra xóm ngoài để sưu tầm những tên giai nhân đẹp nhất thì cũng chỉ có những Nguyễn Thị Gái, Trần Thị Chắt, Lê Thị Dẹp... đào đâu ra có Mộng, có Hoàng.
Những buổi sáng, tôi và Hoàng vẫn đạp xe đạp song song chung đường từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, rồi Hoàng vào Đồng Khánh và tôi vào Quốc Học. Đôi ba lần Hoàng quay sang phía tôi cười, một phiến ớt màu bún bò tí ti đỏ chói nằm trong góc chiếc răng khểnh trắng nõn nà của Hoàng. Tự nhiên tôi cảm thấy hơi mất đi cái cảm giác thanh thoát khi nhìn sự hiện diện vô duyên của ớt màu nằm trên chiếc răng khểnh duyên dáng đã làm tôi xao xuyến bao lần. Tôi lên tiếng, nhẹ nhàng như nắng, sợ làm vỡ những giọt sương tình cảm long lanh. Rồi cả hai đứa dừng lại, đứng khuất sau gốc cây long não, tôi xé mảnh giấy trắng nhất trong tập vở học trò, vo lại thành cây tăm và nín thở khêu chút ớt màu bún bò vô tình nằm chênh vênh không đúng chỗ. Hai đứa nói nhỏ như ngại hàng long não đứng nghe... Hoàng vùng vằng sợ tôi nhìn sâu hơn đáy mắt:
- Ngó dữ chưa tề, dị chết!
Tôi thanh minh như Vương Tử Trực:
- Coi tề, không ngó chộ mô mà khêu!
Khi lên xe đạp đi tiếp, Hoàng phàn nàn, cái phàn nàn mà tôi cho rằng đáng lẽ ra là một sự biết ơn:
- Me phiền dễ sợ! Sáng mô cũng bắt Hoàng ăn bún bò ớn phát sợ luôn.
Cái "ớn phát sợ" của Hoàng lại là cái ước mơ ngoài tầm tay của đám học trò nghèo như tôi. Cứ tưởng tượng mỗi buổi sáng, khi trời Huế còn lành lạnh mà được ăn một tô bún bò giò heo, có váng mỡ vàng mơ ngã hồng trên mặt, nêm thêm một "múi đũa" ớt tương màu huyết dụ chắc sẽ sáng mắt sáng lòng mà học một nhớ mười. So với một chén cháo gạo với muối trắng của tôi hay một chén cơm chan chút nước mắm ớt của tụi bạn cùng hoàn cảnh ăn điểm tâm trước khi đi học, tự nhiên một cảm giác hơi buồn buồn pha chút tủi thân lặng lẽ dâng lên trong lòng. Bún bò tự nó không có giai cấp, nhưng giai cấp tự nó có bún bò: Phận nghèo bấm bụng nằm co. Giàu thời nem chả, bún bò giò heo!
Tuổi trẻ của Huế êm đềm và dễ hòa diệu sống như giòng sông Hương. Tôi đã quên rất nhanh hình ảnh tô bún bò của Hoàng và chén cháo gạo của tôi. Hai đứa chưa bao giờ dám nói thương nhau mà chỉ lửng lơ nói chuyện đã cùng "thương con đường đi học".. Mỗi cô gái Huế đều có một bà chúa trong hồn và mỗi cậu con trai Huế đều có một ông hoàng trong bụng. Bà chúa thì thích sang mà ông hoàng thì thích ngọt, cho nên tôi đã nhẹ dạ nghe Hoàng dỗ ngọt mà hẹn hò lần đầu lên chùa Thiên Mụ và về ăn bún bò Kim Long. Chúng tôi đã phạm vào hai điều tối kỵ làm tan vỡ bao nhiêu mối tình đầu đẹp như mơ của Huế: Đó là hẹn hò lần đầu không được lên chùa Thiên Mụ và không được ăn bún. Đồi Linh Mụ là đất thần kinh, nơi để chiêm bái chứ không phải là nơi tính chuyện ân tình hò hẹn.. Tình cảm trai gái chớm mầm trên đất thánh thì sẽ không bén rễ trong tim người. Còn ăn bún là trơn tru, không níu kéo như gừng cay muối mặn, nên cuộc tình rồi cũng theo bún mà trôi đi! Rất có thể bà Linh Mụ đã nhìn thấy tôi và Hoàng hò hẹn, cho nên mới "xui" về Kim Long ăn bún. Bởi vậy, nên tới Hè, Hoàng giã từ Đồng Khánh, chuyển qua Jeanne d'Arc để chuẩn bị đi Tây.
Kỷ niệm chia tay cũng êm đềm mà nhức buốt như những cơn mưa phùn tháng Giêng của Huế. Hoàng gởi cho tôi cuốn sổ lưu bút có giấy pơ-luya màu xanh, màu trắng, màu hồng; có thắt nơ tím với câu thơ tiếng Tây quá quen thuộc với tuổi học trò của Huế ghi nắn nót ở trang đầu: "Partir, c'est mourir un peu!... Ra đi là chết trong lòng một ít. Biết nói sao bây giờ?!". Tôi là học trò ban B (Toán - Lý Hóa toàn ròn) nên trong đầu lúc nào cũng lùng bùng ròng những đạo hàm và ẩn số của thầy Trần Tuệ và thầy Hồng Giũ Lưu. Huế lại là vùng đất ưa hò vay trả. Đào đâu cho ra chút văn chương man mác nòi tình mà đáp lại cho Hoàng đây. Tôi bỏ cả việc đi trại Hè để cố đào cho ra dăm câu thơ nếu không “ác liệt” thì ít ra cũng có vẻ môn đăng hộ đối với Hoàng. Bên tê dẫn thơ Tây thì bên ni phải trích thơ Mỹ. Tôi vô thư viện, tìm mục thơ tình lãng mạn để kiếm vài câu làm thuốc. Thơ tình chết tiệt rủ nhau trốn đâu mất cả. Bí quá, bỗng vớ được vài câu thơ đề tựa cuốn sách của Helen Steiner Rice, tôi thấy như mở cờ trong bụng: “Somebody loves you than you know. And will always be with you wherever you go!” (Ai nào thấu hết tình ai.. Chân mây góc biển thương hoài ngàn năm). Và, để phụ đề Việt ngữ tôi chọn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử, đọc đi đọc lại đắc ý nổi da gà: “Người đi một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!”.
Kèm với thơ thẩn là cái lược bằng gỗ trầm hương, vật kỷ niệm của mẹ, tôi xin và tặng lại cho Hoàng mà bỗng tự cảm thấy mình sâu sắc như một người tình trong chuyện thần thoại; Năm 1992 về lại con đường cũ, đọc thơ Xuân Hoàng mà nhớ bâng khuâng đốm ớt bún bò và nét cười răng khểnh:
Tôi đi trên đường Lê Lợi dọc sông Hương
Nắng trong suốt lọc qua hai hàng long não
Đất nước đổi thay qua bao mùa giông bão
Con đường xưa vẫn dáng dấp diệu kỳ...
Hơn mười năm, tôi mới có dịp trở lại chen chân trên đường phố Huế vào một buổi chiều 29 Tết. Đi trong nắng cuối Đông dìu dịu thương quen của Huế mà cứ ngỡ như mình mới xa Huế hôm qua. Nghĩ đến mai xa Huế tự nhiên tôi có cảm gíác như mình là kẻ phụ tình với Huế. Huế vẫn lặng lẽ chờ đợi như người tình trăm năm mà tôi thì cứ dứt áo ra đi lang bạt kỳ hồ.
Rồi quả đất cũng tròn và thế giới nầy cũng nhỏ nên “những kẻ phụ tình với Huế” vẫn có lúc gặp nhau ở quê người như một sự tình cờ của định mệnh. Hơn 30 năm sau, rất tình cờ, tôi gặp lại Mộng Hoàng ở Little Sàigòn, Quận Cam Ca-li. Tôi nhận ra Hoàng, bà chủ tiệm ăn có tên vừa Tây vừa Huế, nhờ chiếc răng khểnh "thương bắt chết" vẫn tô điểm cho nụ cười duyên dáng ngày xưa. Tất nhiên, tôi từ phương xa ghé vào đây cũng vì món "bún bò Huế chính gốc". Nhắc chuyện cũ, cả hai đứa cùng cười ngặt nghẽo. Giọng Hoàng tuy phảng phất một chút âm vang trời Tây nhưng vẫn chưa phai màu Huế:
- Thời nớ, răng tụi mình dễ thương dễ sợ hí!
Tôi cười cười nhắc lại:
-Sau nớ, còn ai khêu ớt trên răng cho Hoàng nữa không?
Mắt Hoàng bỗng thoáng một chút trầm tư "nhắc làm chi sương khói thuở xa xăm" và ánh lên màu kỷ niệm:
- Lạ chưa tề. Nhắc chi nữa, dị chết!
Tôi nhìn Hoàng. Mắt bâng quơ đậu trên vài ba sợi tóc loà xòa điểm bạc. Hoàng biết và ngúng nguẩy che đi. Hoàng nói thật bất ngờ, giọng trang đài như đọc câu thơ tình thời cổ:
- Chải lược trầm hương nên sớm thành tóc bạc!
Tôi hiểu Hoàng nói gì nhưng phản ứng như anh học trò cả ngố:
- Thơ của ai rứa Hoàng?
Hoàng trả lời “mần đày”:
-Thơ ai? Thơ ông cai bến đò!
Đàn bà Huế mà đã “mần đày” thì Tần Thủy Hoàng cũng phải biết rằng mình đã lỡ vô tình, cần lẳng lặng chui vào ổ rơm nằm ngủ qua đêm.
Rứa đó! Dân Huế suốt đời vẫn là những đứa trẻ thơ mỗi lần nhớ Huế, nhớ những kỷ niệm đã thiu thiu ngủ trong ký ức và trên quê mẹ của mình.
Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế nấu bằng heo Mỹ, bò Anh, ruốc Tàu, bún Nhật.... Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng.. Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải Vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên một tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi “Bún Bò Huế”, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại. Bún Bò Huế không còn là riêng của Huế mà hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn đã thấm vào mạch đất quê hương và lòng dân tộc Việt đầy yêu thương nhưng cũng lắm đoạn trường chưa có ngày sum họp.Xuân Hoàng
http://gocbep.net/index.php?view=story&subjectid=1295
Bún Bò Huế
Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng.. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch).
Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế... mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương... Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.
Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngũ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương. Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là "mình cảm thấy..." mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa...
Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas . Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh Bà Bún.
Suốt cả thời thơ ấu, tôi sống ở làng, quanh năm chỉ có “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên...” là đẹp nhất.
Hàng năm, sau dịp Tết, người trong làng lại bắt đầu chuẩn bị lễ đầu năm. Mẹ tôi lễ vào ngày 19 tháng giêng để kịp ngày 20 đi coi giò gà và dự lễ tế Bà Bún tại làng Vân Cù.
Mỗi năm, tôi được ăn bún khá nhiều lần nhưng hai lần trọng đại nhất và ngon nhất là trong dịp lễ đầu năm của mẹ tôi và trong ngày lễ tế Bà Bún tại Vân Cù.
Làm sao tôi quên được những buổi sáng hai mươi tháng giêng. Từ sáng tinh mơ còn lạnh cóng, mẹ tôi đã cẩn trọng nhúng bộ giò gà khô queo trong tô rượu trắng, gói trong giấy bổi, lâm râm cầu nguyện rồi chuẩn bị lên đường bói quẻ đầu năm.. Tôi là con trai út, nên được thương nhất nhà và thường bị gọi là “cái đuôi của mạ” vì mẹ tôi đi đâu tôi cũng lon ton dòi chạy theo.
Sau vụ coi giò gà tại nhà thầy Kiên ở Hương Cần thì mặt trời đã lên quá đọt tre. Mẹ tôi tiếp tục cuộc hành hương cuốc bộ đầu năm về làng Vân Cù. Từ Hương Cần về Vân Cù phải qua một cánh đồng lúa rộng, tôi phải chạy lúp xúp theo mẹ mướt mồ hôi, mặc dầu trời tháng giêng trên quê tôi lạnh đến nỗi “giêng hai cắn tay không ra máu!”. Sau nầy tôi bỗng khám phá ra thêm một bí mật về cái ngọn tuyệt vời của bún xáo Vân Cù trong ngày lễ Bà Bún một phần cũng là do cánh đồng trống nầy vì vượt qua cho được dặm trường thiên lý nầy thì cái bụng đã trống trơn.
Muốn nói đến Bún Bò Huế thì đừng quên trước hết phải nói đến con bún, vì tô bún là một tổng hợp hài hòa giữa con bún và nước bún. Thiếu một trong hai là kể như có Adam mà không có Eva, có Phạm Lãi mà thiếu Tây Thi! Và, nói đến con bún Huế thì không thể không nhắc đến chiếc nôi của bún là làng Vân Cù.. Làng Vân Cù nằm cạnh sông Bồ, là con sông ăn thông với sông Hương qua nhánh sông Đào. Vân Cù cách Huế chừng 10 cây số về phía Tây Bắc. Từ xưa, Vân Cù là lò bún tập thể cung cấp bún cho cả Huế, Thừa Thiên, ra tới Quảng Trị và có khi vào đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Hầu hết người làng Vân Cù tuy sống về nghề nông nhưng ai cũng có lò bún trong nhà.
Cũng như rất nhiều nghề thủ công khác ở Huế như nghề Thợ Rèn ở Làng Hiền Lương, nghề Đan Thúng Mủng ở làng Bồ La, nghề Thợ Vàng ở làng Kế Môn, nghề Nuôi Tằm ở làng Dương Sơn, nghề Chằm Nón ở làng Hương Cần, nghề Đan Nôi Bội ở làng Liễu Hạ, nghề Gạch Ngói ở làng Nam Thanh... nghề Làm Bún ở làng Vân Cù là một công việc làm ăn truyền thống và độc đáo riêng của từng đơn vị sản xuất gia đình trong làng, có tính cách cha truyền con nối từ đời nầy qua đời khác.. Tất cả dây chuyền sản xuất đều làm bằng tay với những dụng cụ thô sơ, nhưng thành phẩm thường đạt đến mức tinh luyện mà người khác làng khó lòng bắt chước nổi.
Thủy tổ của nghề làm bún tại Vân Cù là một bà, tục gọi là Bà Bún. Thời gian đã xoá nhòa danh sách của những người muôn năm cũ nên chẳng còn ai nhớ tên thật của Bà Bún. Trong những câu chuyện dân gian truyền miệng về cuộc đời của Bà Bún, tôi còn nhớ mãi chuyện kể của bác Cửu Am với mẹ tôi rằng:
Vào một thời xa lắc xa lơ, khi có những người Đàng Ngoài theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, có một nhóm người đến định cư trong vùng những Tháp Chàm cổ xưa đã đổ nát nên sau này có tên là làng Cổ Tháp, thuộc huyện Hương Điền. Trong số đó có một người thiếu nữ đẹp, có lẽ cũng mắt lá răm, môi cắn chỉ, má lúm đồng tiền... nên rất được nhiều người mến chuộng. Trong lúc mọi người chuyên sống bằng nghề canh tác làm ruộng thì người thiếu nữ nầy miệt mài chuyên nghề làm bún. Bún nàng ngon quá hay vì nàng xinh quá mà làm cho bao người ăn quên cả đường về. Rượu không say bún say mới ngại... Vì vậy nên nhiều người ganh tỵ. Rồi một dạo dân trong vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm. Người ta cúng, tế cầu thần linh cứu giúp. Gặp cơ hội nầy, kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt vì Cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời, phơi mao ngậm sữa” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiến nát ra để làm bún. Thế là nhà nông bắt đầu nổi giận. Hội Đồng Thị Tộc của làng họp bàn và ra lệnh cho Cô Bún phải bỏ nghề làm bún hay sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, nhưng Cô Bún quyết sống chết với nghề nên chấp nhận ra đi.
Vì bản chất hiền lương và thuần hậu nên Cô Bún được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử năm người thanh niên mạnh nhất trong làng theo áp tải. Mỗi thanh niên sẽ cõng cái cối đá làm bún của Cô đi một chặng đuờng cho đến khi mệt đuối sức thì người khác tới thay cho đến hết người thứ năm là vùng đất mới của Cô Bún. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông cặp theo sông Bồ không nghỉ. Nơi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cái cối đá trên vai là làng Vân Cù sau nầy. Nơi đây đã trở thành “đất lành chim đậu” cho Bà Bún lập nghiệp và truyền nghề làm bún đời đời qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và dân tộc..
Người ta thường ví von “mềm như bún” nhưng cái mềm Đông Phương lại là cái dẻo dai bền bỉ để sống còn trên bước đường vạn dặm. Thân gái dặm trường, Bà Bún đã vượt Hoành Sơn vào Huế. Chim đã về núi, Bà đã về đất nhưng Bún Huế vẫn còn tươi rói với nhân gian như có người đã hát nửa chơi, nửa thiệt: “Hoành sơn nhất đái chim về cội. Vạn đại dung thân đọi bún bò”.
Một “xưởng bún” điển hình ở làng Vân Cù thường bao gồm một cái xay để xay bột, một cái cối có chày đạp, lò nấu , chảo lớn, rây bột, khuôn bún và một số dụng cụ để khuấy, vớt, đong, đựng bột và bún trong từng chặng đường sản xuất.
Từ hột gạo măng tơ biến ra con bún nõn nà cũng phải cần đến bàn tay, không phép mầu nhưng cũng phải khéo léo và cần cù, của bà tiên lao động. Sợi bún bắt đầu từ hột gạo. Gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm sẽ “mục” ra và được đem xay hay giã nhuyễn thành bột. Tiếp theo, bột gạo được “rây” để lọc ra phần mịn nhất tinh bột của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được luộc chín sơ, rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 30 lon gạo (khoảng 10 ki-lô), trộn với 2 ki-lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo và bột lọc nầy lại được giã, trộn rất nhuyễn cho tới khi trái bột đạt tới mức “vừa dai, vừa dẻo” là đuợc. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép, những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún, rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra, xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn.
Bún tự nó đã là một món ăn thanh đạm của người Huế, nhất là vùng quê. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: Bún con, bún lá và bún mớ.
Bún con hay bún vắt là một lọn bún quấn lại với nhau, dài vừa nắm tay như cuộn chỉ thêu, rất tiện lợi cho việc ăn uống đơn giản và đạm bạc trên nương, ngoài đồng, giữa đường. Chỉ cần một chút nước mắm ớt và năm, bảy con bún vắt thì bác nông phu trên đường về, chị chủ quán rộn ràng giữa chợ, em bán hàng rong lang thang... có thể tay cầm con bún chấm vào nước mắm ăn ngon lành ngay trên “hiện trường” vừa ngon miệng, vừa ấm lòng, vừa khỏi lơ là công việc..
Bún lá là một lớp bún trải trên lá chuối tươi, cuộn tròn cỡ bằng cái bánh tráng trung bình. Bún trắng nổi trên lá xanh mang vẻ đẹp trinh nguyên nên vừa bắt mắt, vừa bắt miệng. Bún lá thường là đơn vị bún cho cá nhân và gia đình: Mỗi người một rá, mỗi lá một tô.
Bún mớ, còn gọi là bún “ngảo” hay bún kí-lô. “Ngảo” là cái rổ nhỏ thường dùng như một đơn vị đo lường ở các vùng quê của Huế trong khi “kí lô” là đơn vị đo lường mới xuất hiện sau này. Bún mớ là bún sản xuất đại trà với số lượng lớn để buôn bán, đổi chác trên thị trường.
Thật ra cả ba loại bún cơ bản là giống nhau, đều có màu ngà đục khi sống và màu trắng trong khi đã luộc chín. Người ta thường dùng danh từ “bún tươi” để chỉ bún mang trực tiếp ra từ lò và “bún luộc” để chỉ con bún được luộc chín từ bún khô. Con bún Huế điển hình có độ dai vừa phải, không “đai hoai” như bột lọc nhưng cũng không bở rệt như bột gạo. Thường người ta dùng đinh 3 phân ( khoảng 1/8 inch) để đục lỗ thoát trong khuôn bún hay để ước lượng độ lớn của con bún. Trong thực tế, bún lớn hay nhỏ là do bàn tay khéo léo của người cầm “rây”. Muốn sợi bún nhỏ, ngay khi những con bún sống đang chảy xuống nồi nước sôi để thành bún chín, chỉ cần đưa cái khuôn đầy bột lên cao; muốn có con bún to thì hạ khuôn xuống thấp. Bún nhỏ là bún kim để làm bún khô hay bún Tàu dùng nấu canh và bún to hơn là bún thô dùng để xào trộn thức ăn trong những dịp giỗ, Tết. Bún con và bún lá thường được cho là ngon hơn có lẽ vì được sản xuất đầu nước nên láng lẩy và tươi tắn hơn: “Bún đầu nước thì ngon, con đầu nước thì dại (?)”.
Ngoài cơm và khoai sắn, có thể nói rằng, bún nói chung là món ăn truyền thống được phổ biến rộng rãi nhất đối với người Việt Nam ở trong nước cũng như khắp năm châu. Các loại bún truyền thống miền Bắc thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún ốc.... Bún từ Đàng Ngoài đã theo bước chân Nam tiến đi vào Đàng Trong, rồi chọn đất Thuận Hóa làm nơi nghỉ bước và đâm chồi nẩy lộc thành bún Huế. Bún Huế gồm nhiều loại, mỗi loại có một lịch sử và tính chất độc đáo khác nhau: Bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm, bún bò, bún giò... và bún bò giò heo.. Bún bò Huế, tức là bún bò giò heo được ưa chuộng và phổ biến nhất.
Theo thời gian và không gian, bún bò Huế có lúc và có nơi chỉ còn là một cái tên nhưng phẩm chất, đặc tính, mùi vị... đã hoàn toàn biến đổi. Nhiều người vẫn tẩn mẩn tự hỏi, không biết tô bún bò Huế thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và tô bún thời vua Bảo Đại thoái trào năm 1954 có gì khác nhau trong cung đình và ngoài phố chợ. Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ.
Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng.. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch).
Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế... mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương... Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.
Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngũ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương. Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là "mình cảm thấy..." mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa...
Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas . Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh Bà Bún.
Suốt cả thời thơ ấu, tôi sống ở làng, quanh năm chỉ có “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên...” là đẹp nhất.
Hàng năm, sau dịp Tết, người trong làng lại bắt đầu chuẩn bị lễ đầu năm. Mẹ tôi lễ vào ngày 19 tháng giêng để kịp ngày 20 đi coi giò gà và dự lễ tế Bà Bún tại làng Vân Cù.
Mỗi năm, tôi được ăn bún khá nhiều lần nhưng hai lần trọng đại nhất và ngon nhất là trong dịp lễ đầu năm của mẹ tôi và trong ngày lễ tế Bà Bún tại Vân Cù.
Làm sao tôi quên được những buổi sáng hai mươi tháng giêng. Từ sáng tinh mơ còn lạnh cóng, mẹ tôi đã cẩn trọng nhúng bộ giò gà khô queo trong tô rượu trắng, gói trong giấy bổi, lâm râm cầu nguyện rồi chuẩn bị lên đường bói quẻ đầu năm.. Tôi là con trai út, nên được thương nhất nhà và thường bị gọi là “cái đuôi của mạ” vì mẹ tôi đi đâu tôi cũng lon ton dòi chạy theo.
Sau vụ coi giò gà tại nhà thầy Kiên ở Hương Cần thì mặt trời đã lên quá đọt tre. Mẹ tôi tiếp tục cuộc hành hương cuốc bộ đầu năm về làng Vân Cù. Từ Hương Cần về Vân Cù phải qua một cánh đồng lúa rộng, tôi phải chạy lúp xúp theo mẹ mướt mồ hôi, mặc dầu trời tháng giêng trên quê tôi lạnh đến nỗi “giêng hai cắn tay không ra máu!”. Sau nầy tôi bỗng khám phá ra thêm một bí mật về cái ngọn tuyệt vời của bún xáo Vân Cù trong ngày lễ Bà Bún một phần cũng là do cánh đồng trống nầy vì vượt qua cho được dặm trường thiên lý nầy thì cái bụng đã trống trơn.
Muốn nói đến Bún Bò Huế thì đừng quên trước hết phải nói đến con bún, vì tô bún là một tổng hợp hài hòa giữa con bún và nước bún. Thiếu một trong hai là kể như có Adam mà không có Eva, có Phạm Lãi mà thiếu Tây Thi! Và, nói đến con bún Huế thì không thể không nhắc đến chiếc nôi của bún là làng Vân Cù.. Làng Vân Cù nằm cạnh sông Bồ, là con sông ăn thông với sông Hương qua nhánh sông Đào. Vân Cù cách Huế chừng 10 cây số về phía Tây Bắc. Từ xưa, Vân Cù là lò bún tập thể cung cấp bún cho cả Huế, Thừa Thiên, ra tới Quảng Trị và có khi vào đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Hầu hết người làng Vân Cù tuy sống về nghề nông nhưng ai cũng có lò bún trong nhà.
Cũng như rất nhiều nghề thủ công khác ở Huế như nghề Thợ Rèn ở Làng Hiền Lương, nghề Đan Thúng Mủng ở làng Bồ La, nghề Thợ Vàng ở làng Kế Môn, nghề Nuôi Tằm ở làng Dương Sơn, nghề Chằm Nón ở làng Hương Cần, nghề Đan Nôi Bội ở làng Liễu Hạ, nghề Gạch Ngói ở làng Nam Thanh... nghề Làm Bún ở làng Vân Cù là một công việc làm ăn truyền thống và độc đáo riêng của từng đơn vị sản xuất gia đình trong làng, có tính cách cha truyền con nối từ đời nầy qua đời khác.. Tất cả dây chuyền sản xuất đều làm bằng tay với những dụng cụ thô sơ, nhưng thành phẩm thường đạt đến mức tinh luyện mà người khác làng khó lòng bắt chước nổi.
Thủy tổ của nghề làm bún tại Vân Cù là một bà, tục gọi là Bà Bún. Thời gian đã xoá nhòa danh sách của những người muôn năm cũ nên chẳng còn ai nhớ tên thật của Bà Bún. Trong những câu chuyện dân gian truyền miệng về cuộc đời của Bà Bún, tôi còn nhớ mãi chuyện kể của bác Cửu Am với mẹ tôi rằng:
Vào một thời xa lắc xa lơ, khi có những người Đàng Ngoài theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, có một nhóm người đến định cư trong vùng những Tháp Chàm cổ xưa đã đổ nát nên sau này có tên là làng Cổ Tháp, thuộc huyện Hương Điền. Trong số đó có một người thiếu nữ đẹp, có lẽ cũng mắt lá răm, môi cắn chỉ, má lúm đồng tiền... nên rất được nhiều người mến chuộng. Trong lúc mọi người chuyên sống bằng nghề canh tác làm ruộng thì người thiếu nữ nầy miệt mài chuyên nghề làm bún. Bún nàng ngon quá hay vì nàng xinh quá mà làm cho bao người ăn quên cả đường về. Rượu không say bún say mới ngại... Vì vậy nên nhiều người ganh tỵ. Rồi một dạo dân trong vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm. Người ta cúng, tế cầu thần linh cứu giúp. Gặp cơ hội nầy, kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt vì Cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời, phơi mao ngậm sữa” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiến nát ra để làm bún. Thế là nhà nông bắt đầu nổi giận. Hội Đồng Thị Tộc của làng họp bàn và ra lệnh cho Cô Bún phải bỏ nghề làm bún hay sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, nhưng Cô Bún quyết sống chết với nghề nên chấp nhận ra đi.
Vì bản chất hiền lương và thuần hậu nên Cô Bún được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử năm người thanh niên mạnh nhất trong làng theo áp tải. Mỗi thanh niên sẽ cõng cái cối đá làm bún của Cô đi một chặng đuờng cho đến khi mệt đuối sức thì người khác tới thay cho đến hết người thứ năm là vùng đất mới của Cô Bún. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông cặp theo sông Bồ không nghỉ. Nơi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cái cối đá trên vai là làng Vân Cù sau nầy. Nơi đây đã trở thành “đất lành chim đậu” cho Bà Bún lập nghiệp và truyền nghề làm bún đời đời qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và dân tộc..
Người ta thường ví von “mềm như bún” nhưng cái mềm Đông Phương lại là cái dẻo dai bền bỉ để sống còn trên bước đường vạn dặm. Thân gái dặm trường, Bà Bún đã vượt Hoành Sơn vào Huế. Chim đã về núi, Bà đã về đất nhưng Bún Huế vẫn còn tươi rói với nhân gian như có người đã hát nửa chơi, nửa thiệt: “Hoành sơn nhất đái chim về cội. Vạn đại dung thân đọi bún bò”.
Một “xưởng bún” điển hình ở làng Vân Cù thường bao gồm một cái xay để xay bột, một cái cối có chày đạp, lò nấu , chảo lớn, rây bột, khuôn bún và một số dụng cụ để khuấy, vớt, đong, đựng bột và bún trong từng chặng đường sản xuất.
Từ hột gạo măng tơ biến ra con bún nõn nà cũng phải cần đến bàn tay, không phép mầu nhưng cũng phải khéo léo và cần cù, của bà tiên lao động. Sợi bún bắt đầu từ hột gạo. Gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm sẽ “mục” ra và được đem xay hay giã nhuyễn thành bột. Tiếp theo, bột gạo được “rây” để lọc ra phần mịn nhất tinh bột của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được luộc chín sơ, rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 30 lon gạo (khoảng 10 ki-lô), trộn với 2 ki-lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo và bột lọc nầy lại được giã, trộn rất nhuyễn cho tới khi trái bột đạt tới mức “vừa dai, vừa dẻo” là đuợc. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép, những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún, rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra, xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn.
Bún tự nó đã là một món ăn thanh đạm của người Huế, nhất là vùng quê. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: Bún con, bún lá và bún mớ.
Bún con hay bún vắt là một lọn bún quấn lại với nhau, dài vừa nắm tay như cuộn chỉ thêu, rất tiện lợi cho việc ăn uống đơn giản và đạm bạc trên nương, ngoài đồng, giữa đường. Chỉ cần một chút nước mắm ớt và năm, bảy con bún vắt thì bác nông phu trên đường về, chị chủ quán rộn ràng giữa chợ, em bán hàng rong lang thang... có thể tay cầm con bún chấm vào nước mắm ăn ngon lành ngay trên “hiện trường” vừa ngon miệng, vừa ấm lòng, vừa khỏi lơ là công việc..
Bún lá là một lớp bún trải trên lá chuối tươi, cuộn tròn cỡ bằng cái bánh tráng trung bình. Bún trắng nổi trên lá xanh mang vẻ đẹp trinh nguyên nên vừa bắt mắt, vừa bắt miệng. Bún lá thường là đơn vị bún cho cá nhân và gia đình: Mỗi người một rá, mỗi lá một tô.
Bún mớ, còn gọi là bún “ngảo” hay bún kí-lô. “Ngảo” là cái rổ nhỏ thường dùng như một đơn vị đo lường ở các vùng quê của Huế trong khi “kí lô” là đơn vị đo lường mới xuất hiện sau này. Bún mớ là bún sản xuất đại trà với số lượng lớn để buôn bán, đổi chác trên thị trường.
Thật ra cả ba loại bún cơ bản là giống nhau, đều có màu ngà đục khi sống và màu trắng trong khi đã luộc chín. Người ta thường dùng danh từ “bún tươi” để chỉ bún mang trực tiếp ra từ lò và “bún luộc” để chỉ con bún được luộc chín từ bún khô. Con bún Huế điển hình có độ dai vừa phải, không “đai hoai” như bột lọc nhưng cũng không bở rệt như bột gạo. Thường người ta dùng đinh 3 phân ( khoảng 1/8 inch) để đục lỗ thoát trong khuôn bún hay để ước lượng độ lớn của con bún. Trong thực tế, bún lớn hay nhỏ là do bàn tay khéo léo của người cầm “rây”. Muốn sợi bún nhỏ, ngay khi những con bún sống đang chảy xuống nồi nước sôi để thành bún chín, chỉ cần đưa cái khuôn đầy bột lên cao; muốn có con bún to thì hạ khuôn xuống thấp. Bún nhỏ là bún kim để làm bún khô hay bún Tàu dùng nấu canh và bún to hơn là bún thô dùng để xào trộn thức ăn trong những dịp giỗ, Tết. Bún con và bún lá thường được cho là ngon hơn có lẽ vì được sản xuất đầu nước nên láng lẩy và tươi tắn hơn: “Bún đầu nước thì ngon, con đầu nước thì dại (?)”.
Ngoài cơm và khoai sắn, có thể nói rằng, bún nói chung là món ăn truyền thống được phổ biến rộng rãi nhất đối với người Việt Nam ở trong nước cũng như khắp năm châu. Các loại bún truyền thống miền Bắc thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún ốc.... Bún từ Đàng Ngoài đã theo bước chân Nam tiến đi vào Đàng Trong, rồi chọn đất Thuận Hóa làm nơi nghỉ bước và đâm chồi nẩy lộc thành bún Huế. Bún Huế gồm nhiều loại, mỗi loại có một lịch sử và tính chất độc đáo khác nhau: Bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm, bún bò, bún giò... và bún bò giò heo.. Bún bò Huế, tức là bún bò giò heo được ưa chuộng và phổ biến nhất.
Theo thời gian và không gian, bún bò Huế có lúc và có nơi chỉ còn là một cái tên nhưng phẩm chất, đặc tính, mùi vị... đã hoàn toàn biến đổi. Nhiều người vẫn tẩn mẩn tự hỏi, không biết tô bún bò Huế thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và tô bún thời vua Bảo Đại thoái trào năm 1954 có gì khác nhau trong cung đình và ngoài phố chợ. Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ.
Càng đi xa, tô bún ở Đà Nẵng không giống tô bún Sài Gòn; tô bún Huế Ca-li khác xa tô bún Huế Texas .
Trước 1975, tôi có một người ông bà con, quê ở làng Lương Quán, Nguyệt Biều. Mọi người kêu ông là “Ôn Tứ”, có lẽ vì ông làm quan tứ phẩm của triều đình. Cứ một năm vài ba lần, ông sai tôi chở qua cung An Định để vấn an “Đức Từ”, đó là bà Từ Cung, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Đại. “Ôn Tứ” tuổi trên 70 mà vẫn còn đẹp lão như một tiên ông với da dẻ hồng hào và tóc trắng như mây, nhưng hễ cứ mỗi lần tôi khen ông là ông lại nói với giọng nửa như tự hào, nửa như ăn năn:
- Ôn sống thọ đây là tại trời đày vì tội phạm thượng, dám ăn đồ ăn của vua!
Ai cũng biết thuở trước, ông là người hầu cận thân tín của vua Bảo Đại từ Việt Nam qua đến Pháp.. Tôi nghe lạ, hỏi ông, ông giải thích:
- Ngài Ngự làm vua, nhưng là người Tây học. Ngài xử sự công bằng và lịch sự với tất cả mọi người. Hồi còn ở trong Đại Nội, thường có các cận thần hay hoàng thân quốc thích nấu đủ món sơn hào hải vị dâng lên Ngài ăn khuya. Ngài nhận, nhưng sau đó sợ bị mập nên Ngài cứ đưa hết cho ôn ăn. Con coi, ôn ăn hoài cao lương mỹ vị của hoàng đế, “tội to” như rứa mà Trời không phạt răng được!
Trong những lần ngồi đợi ông vấn an đức Từ Cung, trong cái mát lạnh thâm u của cung An Định, tôi có dịp nghe các cuộc mạn đàm của giới thân cận cung đình về các món ăn Huế mà giới quý tộc quan tâm. Bún bò Huế vẫn thường được nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là cuộc thi nấu các thức ăn đem ra đấu xảo tại chợ Tết Gia Lạc có từ thời Minh Mạng, do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của vua Gia Long lập ra. Chợ Gia Lạc nằm giữa chợ Mai và chợ Nam Phổ ngày nay và cũng là vùng đất có Tùng Thiện Vương và Tuy LýVương, hai vị hoàng thân nghệ sĩ đã vang bóng một thời. Lúc đầu chợ chỉ mở ra cho các người trong thân nhân phủ đệ, sau thấy đông vui hấp dẫn, dân thường trong vùng lân cận như Dương Nổ, Nam Phổ, Thế Lại, Ngọc Anh... tìm đến và cũng được các ông hoàng bà chúa cho vào tham gia buôn bán và tổ chức các trò chơi. Hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp, chợ Mai đông buổi sáng và chợ Nam Phổ đông buổi chiều để nhường chỗ cho chợ Gia Lạc tưng bừng vui hội Tết. Đông vui và nhộn nhịp nhất là trong ba ngày mồng một, mồng hai và mồng ba Tết Nguyên Đán. Đây là phiên chợ của hàng con vua cháu chúa, nhưng đồng thời cũng mở rộng ra cho bàng dân thiên hạ đến vui Xuân. Theo tương truyền, trong một năm, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã chiếm giải nhất và được phê là “Thập toàn. Ngũ đắc”. Thập toàn là mười diều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như: ngọt ngào, thơm tho, đậm đà, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày, bún bò Huế còn được đánh giá cao là vì tính chất bình dân và phổ thông trong bá tính: Mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được, ai cũng tìm được vật liệu ngay tại địa phương, ai cũng có thể có dịp mua được (ngũ đắc). Phải chăng vì bún bò giò heo cũng mang tính truyền thống dân gian như bánh chưng, bánh dày thuở trước.
Nếu gặp một người Huế nào đó ở vào lứa tuổi trung niên hoặc già hơn mà hỏi thăm thế nào mới thật là bún bò Huế và bún bò nơi mô ở Huế là ngon nhất, chắc chắn sẽ có hơn chín mươi phần trăm trả lời là, "bún bò Mụ Rớt".
“Bún bò Mụ Rớt có nêm sâm nhung quế phụ vô hay răng mà ngon dữ rứa?”. Một lần nào đó đã có người tò mò lên tiếng. Rồi cũng có người đáp lại, “Có chi mô, mụ Rớt cũng ra chợ Đông Ba mua rau, mua thịt như mình nhưng mụ nấu ngon vì có hoa tay”. Hoa tay? Hoa tay của ông đồ Vũ Đình Liên là để thảo những nét chữ như rồng bay, phượng múa, nhưng hoa tay của mụ Rớt là để nấu những tô bún bò thanh nhã, ngọt ngào “ăn ngậm mà nghe”.
Chừ ri hỉ....!
Cứ tưởng tượng mình đang ở Huế.
Vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa, một buổi trưa không biết ở thời nào, một buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, có cu gáy và bướm vàng nữa chứ... Và, có tiếng ve đất cuối mùa kêu sau vườn nhưng nghe như xa lắc. Nắng xế cuối mùa của Huế thường phai như màu tóc muối tiêu. Rồi có tiếng xe đạp của ai đó phanh lại trước sân, ba bốn đứa bạn thân rủ nhau đi ăn bún. Con đường Chi Lăng dẫn về Gia Hội chen giữa hai hàng phố cũ với những căn nhà xưa kiểu Tàu pha một căn hai chái, cột mệ cột con đề huề trông thâm nghiêm nhưng thấp bé một cách tội tình. Trước khi rẽ qua đuờng Ngự Viên đi ngang "mả ông trạng" sau lưng chùa Diệu Đế, hãy ghé lại một căn nhà dãy phố bên phải: Đó là tiệm bún bò Mụ Rớt. Huế làm ăn theo lối "hữu xạ tự nhiên hương", không bảng hiệu, không quảng cáo mà chỉ cần nghe tiếng tìm vào.
Khách vô tiệm tự nhiên và lặng lẽ như ghé lại bến đò. Cứ tìm bàn nào trống, ngồi xuống trên chiếc ghế đẩu không có chỗ dựa lưng, ngó một loáng bâng quơ người quen và người lạ, sẽ có người hỏi:
- Mấy o, mấy cậu thời bún chi?
Khách chỉ có lựa chọn giữa bún khô và bún nước:
- Dạ, cho mấy tô bún nước
Lát sau, mấy tô bún bò giò heo bốc khói, mùi thơm tỏa ra dìu dịu, được bưng ra đặt trên bàn. Bún được nấu nướng từ sau bức tường của dãy nhà ngang trông vào có vẻ phòng the hơn là bếp núc.
Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soải vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.
Trên bàn đã có sẵn đũa tre, muỗng sành, nước mắm, ớt tương và rau hành chanh múi. Một dĩa nhỏ hành củ trắng phau và hành lá, rau thơm xanh mưót điểm thêm ngò ta xắt mỏng để rắc lên mặt tô bún cho thêm nồng nàn hương vị. Rau hành của bún không phải là rau sống cuả phở, rau chỉ đóng vai trò “nước hoa” cho tô bún. Trên một góc dĩa là ớt tươi xắt lát. Cái cay của ướt tươi là đậm đà, mọng nước, đủ sức khống chế những cao thủ ớt đã nếm đủ vị giang hồ mà vẫn còn thấy nhạt. Cạnh đó là dĩa ớt tương nhỏ xíu màu huyết dụ; ớt tương của bún bò Mụ Rớt cũng được liệt vào hàng "gia vị bún bò bắc đẩu", nhìn thì có cái vẻ mềm như nhung với màu đỏ sẫm, điểm những hột ớt vàng hoe nhưng nếm vào mới biết thế nào là cái “hiền” của Huế. Gắp một tí ớt tương đầu múi đũa bỏ vào tô là ớt từ từ bung ra như nhụy hoa trên mặt nước bún. Hoa hồng thường có gai, nên nhụy hoa bún cũng làm cho biết bao người cay giọt ngắn, giọt dài!
Cung cách nêm tô bún trước khi ăn cũng thể hiện phần nào phong thái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợi của khách mới, dáng khoan thai của giới nhàn du, sự xông xáo của người đói bụng, cách lịch lãm của kẻ từng quen... là những biểu hiện thường tình trước tô bún.
Khi đã nêm xong, húp một muỗng nước bún khai vị để cảm nhận được cái chất ngọt thanh pha đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành nước mắm... đã biến chất, đã quyện vào nhau tạo thành mùi bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng riêng của nó. Miếng giò heo thanh nhã trong tô bún với lớp da mỏng có bìa da úp quanh miếng thịt nạc như đài hoa chưa nở nên thường gọi là giò “búp”. Cắn miếng giò, những sợi thịt trắng vừa béo, vừa ngọt vẫn còn thơm mùi thịt tươi mới chín nhẹ nhàng bốc hơi trên hai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp. Lát thịt bò mỏng với những đường gân, sứa thịt và viền mỡ dòn tan giữa hai kẻ răng và vị ngọt béo miên man trên đầu lưỡi. Tô bún bò Huế vơi dần nửa như thách thức, nửa như mời gọi khách rằng, chưa cạn hết tô chưa gác đũa.
Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc. Người mặc áo Kimono của Nhật chỉ cần một khuôn mặt đẹp, nhưng người mặc áo dài Việt Nam khó mà che dấu được những nét mỹ miều hay thô thiển của thân hình.. Cũng tương tự như vậy, một tay nấu bún “hạng lông” có thể nấu một tô bún thập cẩm với tấp nập thịt thà rau cải rềnh rang như chiếc áo Kimono, nhưng lại khó có thể nấu một tô “bún-bò-áo-trắng” kiểu Huế thoạt nhìn tưởng như là quá đơn giản mà ẩn dấu lắm công phu.
Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ... Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.
Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.
Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.
Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.
Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá..
Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.
Bên cạnh kỹ thuật và kinh nghiệm của người nấu, chất liệu cũng đóng một vai trò quan trọng cho hương vị của tô bún Huế. Chẳng hạn như thịt heo nấu bún Huế thường lấy từ thịt heo cỏ. Đó là giống heo nhỏ nuôi bằng rau, chuối nấu với cám gạo cốt để vừa lấy phân, vừa lấy thịt. Heo càng lớn càng dài ra và thịt rắn lại chứ không phát triển “sồ sề” như giống heo mẹo nuôi trong kỹ nghệ lấy thịt sau nầy. Giò heo do đó vừa chắc, vừa thơm, vừa ít mỡ. Giò heo lý tưởng cho tô bún là giò sau: “Nấu giò sau, cho nhau giò trước”.
Ngoài ra, rau hành, gia vị... thường được các bà Huế nêm theo kiểu “luyện công” nên mọi thứ đều được tính toán chi li vừa đủ phân lượng cần thiết. Có dịp nhìn một bà Mỹ vào bếp với dáng kích động như muốn nhảy “Disco” với xoong chảo, một bà Nam nếm đồ ăn trên lò, miệng chưa tắt nụ cười vui sau câu cải lương mùi mẫn.... mới thấy được hình ảnh tay cầm đũa, mắt đăm đăm, môi chút chíp nêm đi nếm lại như đang “truyền tâm ấn” của một bà Huế trước nồi bún đang sôi là “thục nữ thần kinh”. Chính yếu tố địa phương, hoàn cảnh và tâm lý đã làm cho tô bún bò Huế trở thành ngon và độc đáo hơn vì nó được chuẩn bị, phục vụ và thưởng thức trong mức độ vừa đủ về lượng cũng như về phẩm.
Sự dễ dãi về hoàn cảnh sinh hoạt và phong phú về điều kiện vật chất có vẻ như có một tác dụng nghịch chiều cho tiến trình tạo nên cái vẻ thanh nhã truyền thống của tô bún bò Huế. Bún bò Huế càng tiến về Nam càng được thêm thắt như tà áo trắng biến thành áo gấm với phượng vẽ rồng thêu. Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là đã đổi khác: Tô lớn hơn, mỡ màng và thịt, gân, rau hành nhiều hơn. Bún Huế tiến vào Sài Gòn thành tô “phở bún” xe lửa tàu bay với nước béo, rau sống, giá sống, thịt chả ê hề.. Chính bún bò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đã chuyển mình thành “bún bò Mụ Rớt Nam Bộ”. Bún bò Huế càng được chiếu cố rộng rãi chừng nào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa dua nở chừng đó. Đến nỗi, một người thích “khảo” về các món ăn miền Trung gần đây như ông Đinh Miên đã phải lên tiếng “xóa óa” khi nhắc về bún bò Huế tại Mỹ trong bài “Cơm Việt, Quê Người”: “Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng!” (Việt IX - 95). Ông Đinh Miên thuộc về trường phái “chịu chơi” khi luận về bún Huế. Ông cởi mở đón nhận sự chuyển mình của tô bún với vẻ cười cợt hồn nhiên như người đã biết là không thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông. Cũng có người muốn “ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng” lên tiếng cho rằng, tại sao những món ăn truyền thống của thế giới như Pizza của Ý, Kabob của Ba Tư, Taco của Mễ, Kentucky Fried Chicken của Mỹ, Mì Triều Châu của Tàu... đi đâu cũng nghe cùng một hương vị, mà Bún Bò Huế lại có người nấu Sở kẻ nêm Tần như vậy, sợ một ngày kia “mất giống” tìm đâu!? Có lẽ không ai trả lời được câu hỏi đó vì món ăn là một phần của văn hóa mà gốc của văn hóa là con người. Khi đất nước và con người còn đó thì ngại gì tô bún đổi thay.
Tuổi già của Huế thích lui về sống ẩn dật với quê hương, gần gũi với bà con làng xóm và mồ mã tổ tiên, nhưng tuổi trẻ lại thích bay xa tới những phương trời mơ ước. Niềm ước mơ của một đứa trẻ lớn lên sau lũy tre làng như tôi là làm sao được lên Huế học. Thành phố Huế cách làng tôi chưa đầy một giờ đi xe đạp nhưng đối với tôi thời nhỏ nó vừa thực vừa mộng như một vùng đất hứa. Có những buổi chiều đứng đầu ngõ nhìn những người lên Huế sắm hàng với các món đồ gói trong giấy, trong hộp đầy màu sắc gọi là “đi Dinh mới về”, tôi ước chi mình sẽ được lên Dinh
Tuy không có quy định thành văn nhưng con đường duy nhất để được lên Dinh ăn học đối với tuổi trẻ ở làng như tôi là phải thi đậu “Càng Cua” (concours) trước đã, đó là kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất trường công mà trong toàn tỉnh Thừa Thiên chỉ có thành phố Huế mới có. Mẹ tôi thường nhắn gởi: “ Chuyến ni mà con thi đậu "càng cua", cực mấy mạ cũng gắng lo cho con lên Dinh học”.
Mẹ tôi dắt tôi lên Huế hai ngày trước khi thi “càng cua”, đi qua đi lại trước trường Hàm Nghi (ngày xưa là Quốc Tử Giám) nhiều lần cho quen đường đi nước bước. Tôi ở lại nhà chị Quyến tôi nơi đường Ô Hồ. Buổi sáng ngủ dậy, chị kêu gánh bún vào ăn điểm tâm.. Gánh bún õng ẹo trên đôi vai o gánh bún, có khói và hơi bốc nhè nhẹ xung quanh như một đầu máy xe lửa xuống đèo. Nghe chị đặt hàng, tôi có cảm giác hơi là lạ:
- O múc cho tô “trung”, bún vừa, nước xắp xắp thôi. Cho giò nạc búp, thêm cái ngoéo. Đổi huyết lấy bò bắp xắt vô. Khoát bớt ớt màu, bỏ hành rau răm rươi rươi thôi, ớt tương nước mắm bỏ riêng...
Người bán bún chừng như đã quá quen thuộc với lối đặt hàng rắc rối đó nên làm thinh múc bún. Nồi bún nóng thân tròn, miệng uốn trông như chiếc lư đồng cổ không nắp không chân, đặt trên lò lửa riu riu đỏ. Tay o cầm cái vá cán dài, quây một vòng trong nồi bún với dáng tay nhẹ nhàng và điệu nghệ như cô vũ nữ Thái múa điệu cánh sen. Cái vá dừng ở đâu trong nồi nước bún là “bắt” được ngay miếng thịt, miếng giò đang cần, chính xác như ra-đa tìm thủy lôi.
Một lát sau o mới hỏi:
- Ai ăn rứa?
Trước 1975, tôi có một người ông bà con, quê ở làng Lương Quán, Nguyệt Biều. Mọi người kêu ông là “Ôn Tứ”, có lẽ vì ông làm quan tứ phẩm của triều đình. Cứ một năm vài ba lần, ông sai tôi chở qua cung An Định để vấn an “Đức Từ”, đó là bà Từ Cung, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Đại. “Ôn Tứ” tuổi trên 70 mà vẫn còn đẹp lão như một tiên ông với da dẻ hồng hào và tóc trắng như mây, nhưng hễ cứ mỗi lần tôi khen ông là ông lại nói với giọng nửa như tự hào, nửa như ăn năn:
- Ôn sống thọ đây là tại trời đày vì tội phạm thượng, dám ăn đồ ăn của vua!
Ai cũng biết thuở trước, ông là người hầu cận thân tín của vua Bảo Đại từ Việt Nam qua đến Pháp.. Tôi nghe lạ, hỏi ông, ông giải thích:
- Ngài Ngự làm vua, nhưng là người Tây học. Ngài xử sự công bằng và lịch sự với tất cả mọi người. Hồi còn ở trong Đại Nội, thường có các cận thần hay hoàng thân quốc thích nấu đủ món sơn hào hải vị dâng lên Ngài ăn khuya. Ngài nhận, nhưng sau đó sợ bị mập nên Ngài cứ đưa hết cho ôn ăn. Con coi, ôn ăn hoài cao lương mỹ vị của hoàng đế, “tội to” như rứa mà Trời không phạt răng được!
Trong những lần ngồi đợi ông vấn an đức Từ Cung, trong cái mát lạnh thâm u của cung An Định, tôi có dịp nghe các cuộc mạn đàm của giới thân cận cung đình về các món ăn Huế mà giới quý tộc quan tâm. Bún bò Huế vẫn thường được nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là cuộc thi nấu các thức ăn đem ra đấu xảo tại chợ Tết Gia Lạc có từ thời Minh Mạng, do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của vua Gia Long lập ra. Chợ Gia Lạc nằm giữa chợ Mai và chợ Nam Phổ ngày nay và cũng là vùng đất có Tùng Thiện Vương và Tuy LýVương, hai vị hoàng thân nghệ sĩ đã vang bóng một thời. Lúc đầu chợ chỉ mở ra cho các người trong thân nhân phủ đệ, sau thấy đông vui hấp dẫn, dân thường trong vùng lân cận như Dương Nổ, Nam Phổ, Thế Lại, Ngọc Anh... tìm đến và cũng được các ông hoàng bà chúa cho vào tham gia buôn bán và tổ chức các trò chơi. Hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp, chợ Mai đông buổi sáng và chợ Nam Phổ đông buổi chiều để nhường chỗ cho chợ Gia Lạc tưng bừng vui hội Tết. Đông vui và nhộn nhịp nhất là trong ba ngày mồng một, mồng hai và mồng ba Tết Nguyên Đán. Đây là phiên chợ của hàng con vua cháu chúa, nhưng đồng thời cũng mở rộng ra cho bàng dân thiên hạ đến vui Xuân. Theo tương truyền, trong một năm, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã chiếm giải nhất và được phê là “Thập toàn. Ngũ đắc”. Thập toàn là mười diều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như: ngọt ngào, thơm tho, đậm đà, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày, bún bò Huế còn được đánh giá cao là vì tính chất bình dân và phổ thông trong bá tính: Mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được, ai cũng tìm được vật liệu ngay tại địa phương, ai cũng có thể có dịp mua được (ngũ đắc). Phải chăng vì bún bò giò heo cũng mang tính truyền thống dân gian như bánh chưng, bánh dày thuở trước.
Nếu gặp một người Huế nào đó ở vào lứa tuổi trung niên hoặc già hơn mà hỏi thăm thế nào mới thật là bún bò Huế và bún bò nơi mô ở Huế là ngon nhất, chắc chắn sẽ có hơn chín mươi phần trăm trả lời là, "bún bò Mụ Rớt".
“Bún bò Mụ Rớt có nêm sâm nhung quế phụ vô hay răng mà ngon dữ rứa?”. Một lần nào đó đã có người tò mò lên tiếng. Rồi cũng có người đáp lại, “Có chi mô, mụ Rớt cũng ra chợ Đông Ba mua rau, mua thịt như mình nhưng mụ nấu ngon vì có hoa tay”. Hoa tay? Hoa tay của ông đồ Vũ Đình Liên là để thảo những nét chữ như rồng bay, phượng múa, nhưng hoa tay của mụ Rớt là để nấu những tô bún bò thanh nhã, ngọt ngào “ăn ngậm mà nghe”.
Chừ ri hỉ....!
Cứ tưởng tượng mình đang ở Huế.
Vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa, một buổi trưa không biết ở thời nào, một buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, có cu gáy và bướm vàng nữa chứ... Và, có tiếng ve đất cuối mùa kêu sau vườn nhưng nghe như xa lắc. Nắng xế cuối mùa của Huế thường phai như màu tóc muối tiêu. Rồi có tiếng xe đạp của ai đó phanh lại trước sân, ba bốn đứa bạn thân rủ nhau đi ăn bún. Con đường Chi Lăng dẫn về Gia Hội chen giữa hai hàng phố cũ với những căn nhà xưa kiểu Tàu pha một căn hai chái, cột mệ cột con đề huề trông thâm nghiêm nhưng thấp bé một cách tội tình. Trước khi rẽ qua đuờng Ngự Viên đi ngang "mả ông trạng" sau lưng chùa Diệu Đế, hãy ghé lại một căn nhà dãy phố bên phải: Đó là tiệm bún bò Mụ Rớt. Huế làm ăn theo lối "hữu xạ tự nhiên hương", không bảng hiệu, không quảng cáo mà chỉ cần nghe tiếng tìm vào.
Khách vô tiệm tự nhiên và lặng lẽ như ghé lại bến đò. Cứ tìm bàn nào trống, ngồi xuống trên chiếc ghế đẩu không có chỗ dựa lưng, ngó một loáng bâng quơ người quen và người lạ, sẽ có người hỏi:
- Mấy o, mấy cậu thời bún chi?
Khách chỉ có lựa chọn giữa bún khô và bún nước:
- Dạ, cho mấy tô bún nước
Lát sau, mấy tô bún bò giò heo bốc khói, mùi thơm tỏa ra dìu dịu, được bưng ra đặt trên bàn. Bún được nấu nướng từ sau bức tường của dãy nhà ngang trông vào có vẻ phòng the hơn là bếp núc.
Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soải vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.
Trên bàn đã có sẵn đũa tre, muỗng sành, nước mắm, ớt tương và rau hành chanh múi. Một dĩa nhỏ hành củ trắng phau và hành lá, rau thơm xanh mưót điểm thêm ngò ta xắt mỏng để rắc lên mặt tô bún cho thêm nồng nàn hương vị. Rau hành của bún không phải là rau sống cuả phở, rau chỉ đóng vai trò “nước hoa” cho tô bún. Trên một góc dĩa là ớt tươi xắt lát. Cái cay của ướt tươi là đậm đà, mọng nước, đủ sức khống chế những cao thủ ớt đã nếm đủ vị giang hồ mà vẫn còn thấy nhạt. Cạnh đó là dĩa ớt tương nhỏ xíu màu huyết dụ; ớt tương của bún bò Mụ Rớt cũng được liệt vào hàng "gia vị bún bò bắc đẩu", nhìn thì có cái vẻ mềm như nhung với màu đỏ sẫm, điểm những hột ớt vàng hoe nhưng nếm vào mới biết thế nào là cái “hiền” của Huế. Gắp một tí ớt tương đầu múi đũa bỏ vào tô là ớt từ từ bung ra như nhụy hoa trên mặt nước bún. Hoa hồng thường có gai, nên nhụy hoa bún cũng làm cho biết bao người cay giọt ngắn, giọt dài!
Cung cách nêm tô bún trước khi ăn cũng thể hiện phần nào phong thái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợi của khách mới, dáng khoan thai của giới nhàn du, sự xông xáo của người đói bụng, cách lịch lãm của kẻ từng quen... là những biểu hiện thường tình trước tô bún.
Khi đã nêm xong, húp một muỗng nước bún khai vị để cảm nhận được cái chất ngọt thanh pha đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành nước mắm... đã biến chất, đã quyện vào nhau tạo thành mùi bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng riêng của nó. Miếng giò heo thanh nhã trong tô bún với lớp da mỏng có bìa da úp quanh miếng thịt nạc như đài hoa chưa nở nên thường gọi là giò “búp”. Cắn miếng giò, những sợi thịt trắng vừa béo, vừa ngọt vẫn còn thơm mùi thịt tươi mới chín nhẹ nhàng bốc hơi trên hai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp. Lát thịt bò mỏng với những đường gân, sứa thịt và viền mỡ dòn tan giữa hai kẻ răng và vị ngọt béo miên man trên đầu lưỡi. Tô bún bò Huế vơi dần nửa như thách thức, nửa như mời gọi khách rằng, chưa cạn hết tô chưa gác đũa.
Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc. Người mặc áo Kimono của Nhật chỉ cần một khuôn mặt đẹp, nhưng người mặc áo dài Việt Nam khó mà che dấu được những nét mỹ miều hay thô thiển của thân hình.. Cũng tương tự như vậy, một tay nấu bún “hạng lông” có thể nấu một tô bún thập cẩm với tấp nập thịt thà rau cải rềnh rang như chiếc áo Kimono, nhưng lại khó có thể nấu một tô “bún-bò-áo-trắng” kiểu Huế thoạt nhìn tưởng như là quá đơn giản mà ẩn dấu lắm công phu.
Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ... Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.
Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.
Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.
Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.
Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá..
Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.
Bên cạnh kỹ thuật và kinh nghiệm của người nấu, chất liệu cũng đóng một vai trò quan trọng cho hương vị của tô bún Huế. Chẳng hạn như thịt heo nấu bún Huế thường lấy từ thịt heo cỏ. Đó là giống heo nhỏ nuôi bằng rau, chuối nấu với cám gạo cốt để vừa lấy phân, vừa lấy thịt. Heo càng lớn càng dài ra và thịt rắn lại chứ không phát triển “sồ sề” như giống heo mẹo nuôi trong kỹ nghệ lấy thịt sau nầy. Giò heo do đó vừa chắc, vừa thơm, vừa ít mỡ. Giò heo lý tưởng cho tô bún là giò sau: “Nấu giò sau, cho nhau giò trước”.
Ngoài ra, rau hành, gia vị... thường được các bà Huế nêm theo kiểu “luyện công” nên mọi thứ đều được tính toán chi li vừa đủ phân lượng cần thiết. Có dịp nhìn một bà Mỹ vào bếp với dáng kích động như muốn nhảy “Disco” với xoong chảo, một bà Nam nếm đồ ăn trên lò, miệng chưa tắt nụ cười vui sau câu cải lương mùi mẫn.... mới thấy được hình ảnh tay cầm đũa, mắt đăm đăm, môi chút chíp nêm đi nếm lại như đang “truyền tâm ấn” của một bà Huế trước nồi bún đang sôi là “thục nữ thần kinh”. Chính yếu tố địa phương, hoàn cảnh và tâm lý đã làm cho tô bún bò Huế trở thành ngon và độc đáo hơn vì nó được chuẩn bị, phục vụ và thưởng thức trong mức độ vừa đủ về lượng cũng như về phẩm.
Sự dễ dãi về hoàn cảnh sinh hoạt và phong phú về điều kiện vật chất có vẻ như có một tác dụng nghịch chiều cho tiến trình tạo nên cái vẻ thanh nhã truyền thống của tô bún bò Huế. Bún bò Huế càng tiến về Nam càng được thêm thắt như tà áo trắng biến thành áo gấm với phượng vẽ rồng thêu. Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là đã đổi khác: Tô lớn hơn, mỡ màng và thịt, gân, rau hành nhiều hơn. Bún Huế tiến vào Sài Gòn thành tô “phở bún” xe lửa tàu bay với nước béo, rau sống, giá sống, thịt chả ê hề.. Chính bún bò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đã chuyển mình thành “bún bò Mụ Rớt Nam Bộ”. Bún bò Huế càng được chiếu cố rộng rãi chừng nào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa dua nở chừng đó. Đến nỗi, một người thích “khảo” về các món ăn miền Trung gần đây như ông Đinh Miên đã phải lên tiếng “xóa óa” khi nhắc về bún bò Huế tại Mỹ trong bài “Cơm Việt, Quê Người”: “Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng!” (Việt IX - 95). Ông Đinh Miên thuộc về trường phái “chịu chơi” khi luận về bún Huế. Ông cởi mở đón nhận sự chuyển mình của tô bún với vẻ cười cợt hồn nhiên như người đã biết là không thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông. Cũng có người muốn “ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng” lên tiếng cho rằng, tại sao những món ăn truyền thống của thế giới như Pizza của Ý, Kabob của Ba Tư, Taco của Mễ, Kentucky Fried Chicken của Mỹ, Mì Triều Châu của Tàu... đi đâu cũng nghe cùng một hương vị, mà Bún Bò Huế lại có người nấu Sở kẻ nêm Tần như vậy, sợ một ngày kia “mất giống” tìm đâu!? Có lẽ không ai trả lời được câu hỏi đó vì món ăn là một phần của văn hóa mà gốc của văn hóa là con người. Khi đất nước và con người còn đó thì ngại gì tô bún đổi thay.
Tuổi già của Huế thích lui về sống ẩn dật với quê hương, gần gũi với bà con làng xóm và mồ mã tổ tiên, nhưng tuổi trẻ lại thích bay xa tới những phương trời mơ ước. Niềm ước mơ của một đứa trẻ lớn lên sau lũy tre làng như tôi là làm sao được lên Huế học. Thành phố Huế cách làng tôi chưa đầy một giờ đi xe đạp nhưng đối với tôi thời nhỏ nó vừa thực vừa mộng như một vùng đất hứa. Có những buổi chiều đứng đầu ngõ nhìn những người lên Huế sắm hàng với các món đồ gói trong giấy, trong hộp đầy màu sắc gọi là “đi Dinh mới về”, tôi ước chi mình sẽ được lên Dinh
Tuy không có quy định thành văn nhưng con đường duy nhất để được lên Dinh ăn học đối với tuổi trẻ ở làng như tôi là phải thi đậu “Càng Cua” (concours) trước đã, đó là kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất trường công mà trong toàn tỉnh Thừa Thiên chỉ có thành phố Huế mới có. Mẹ tôi thường nhắn gởi: “ Chuyến ni mà con thi đậu "càng cua", cực mấy mạ cũng gắng lo cho con lên Dinh học”.
Mẹ tôi dắt tôi lên Huế hai ngày trước khi thi “càng cua”, đi qua đi lại trước trường Hàm Nghi (ngày xưa là Quốc Tử Giám) nhiều lần cho quen đường đi nước bước. Tôi ở lại nhà chị Quyến tôi nơi đường Ô Hồ. Buổi sáng ngủ dậy, chị kêu gánh bún vào ăn điểm tâm.. Gánh bún õng ẹo trên đôi vai o gánh bún, có khói và hơi bốc nhè nhẹ xung quanh như một đầu máy xe lửa xuống đèo. Nghe chị đặt hàng, tôi có cảm giác hơi là lạ:
- O múc cho tô “trung”, bún vừa, nước xắp xắp thôi. Cho giò nạc búp, thêm cái ngoéo. Đổi huyết lấy bò bắp xắt vô. Khoát bớt ớt màu, bỏ hành rau răm rươi rươi thôi, ớt tương nước mắm bỏ riêng...
Người bán bún chừng như đã quá quen thuộc với lối đặt hàng rắc rối đó nên làm thinh múc bún. Nồi bún nóng thân tròn, miệng uốn trông như chiếc lư đồng cổ không nắp không chân, đặt trên lò lửa riu riu đỏ. Tay o cầm cái vá cán dài, quây một vòng trong nồi bún với dáng tay nhẹ nhàng và điệu nghệ như cô vũ nữ Thái múa điệu cánh sen. Cái vá dừng ở đâu trong nồi nước bún là “bắt” được ngay miếng thịt, miếng giò đang cần, chính xác như ra-đa tìm thủy lôi.
Một lát sau o mới hỏi:
- Ai ăn rứa?
Chị tôi trả lời một cách hãnh diện:
- Thằng em tôi dưới làng lên ở lại thi “càng cua”..
Tự nhiên o bán bún coi bộ quan tâm:
- Nì, nói chuyện vô duyên chơ học trò đi thi không nên ăn giò búp: búp hoài không nở thì mần ăn chi nữa. Để tui múc cho một cặp giò ngoéo: ngoéo trước, ngoéo sau thì rớt đi mô được, thi đậu chắc nụi!
Chị tôi coi bộ cảm động ra mặt vì gặp được “Thầy”... bún, nên nhiệt liệt ủng hộ ngay:
- May có o nhắc chớ không thì khổ em tui rồi. Rứa! Múc ngoéo vô đi o!
Thật tôi không ngờ bún Huế “linh” như vậy, nên hôm đó ăn tô bún Huế mà cảm thấy trân trọng và ngất ngây như uống rượu thánh.
Về làng, tôi thường ăn bún với nước mắm ớt.. Mẹ tôi có mấy lu ruốc bự bành ky để ở nhà dưới, nước mắm nhĩ trong vắt nằm một lớp trên mặt. Đem lúa đổi lấy bún vắt hay bún lá, rồi múc nước mắm nhĩ từ trong lu ruốc, ra vườn hái ớt xé vào. Bún tươi chấm với nước mắm nhĩ pha thêm ớt trái mùa Xuân ăn ngon “nhức răng”. Thêm vào đó, một năm đôi ba lần được ăn bún với nước xáo lòng gà, thịt bò nên chú bé quê trong tôi cũng đã bằng lòng lắm với cuộc đời đầy đãi ngộ nầy rồi. Nay được ăn tô bún Huế với những thịt thà thơm phức, với cách nấu bún công phu, cách múc bún điệu nghệ... làm cho tôi cảm thấy được “lây” cái văn minh sang cả của người thành phố.
Ngày đi thi, tôi dậy sớm trước khi gà gáy lại, hồi hộp chờ trời sáng để tới trường thi, nhưng trong lòng cũng cảm thấy thinh thích khi nghĩ đến tô bún Huế với cặp giò ngoéo có lớp da mềm mềm bao quanh những thớ gân dòn tan như ăn ổi đỏ ở làng. Hình như mới có hai buổi sáng trôi qua mà tôi nghe như đã bị phố phường cám dỗ. Buổi sớm tôi nghe mẹ tôi bàn bạc to nhỏ với chị tôi, rồi tiếp theo đó có người gánh gánh xôi vào trước hiên. Nhìn dĩa xôi đậu xanh chấm muối mè bày ra trước mặt, tôi bắt đầu hoang mang. Mẹ tôi hối:
- Ráng ăn xôi đậu muối mè đi con!
Khi tôi ngao ngán ngáp dài kêu mệt quá và muốn ăn bún chứ xôi đậu, muối mè khô khan quá nuốt không vô, mẹ tôi dịu dàng an ủi:
- Con thi xong rồi, ưng ăn bún cả gánh mạ cũng cho. Con di thi “càng cua” mà ăn bún vô trơn, nói trời không nghe lỗ miệng, chớ nó truột đi thì thi hỏng mất! Lúc trước mấy cậu con thi chi hỏng nấy là vì không nghe lời mệ ngoại, cứ dè ngày thi cử mà ăn bún không kiêng cữ nên thi trợt tuốt luốt, phải xếp sách vở về quê đi cày. Chừ con gắng ăn xôi đậu, xôi muối mè dính mô chắc nấy, trời mới cho con đậu.
Tôi rướn cổ nuốt cho hết dĩa xôi mè vì thương mẹ hơn là sợ thi trượt. Tới ngày treo bảng, nghe loa đọc tên nhưng tôi không tin là mình đậu “càng cua” thứ nhì trường Hàm Nghi trong số hơn một nghìn thi sinh dự tuyển và có hai trăm trúng tuyển năm đó.
Suốt một đời, tôi không làm sao quên được hình ảnh mẹ tôi với hai hàng nước mắt sung sướng chảy dài trên đôi má phong trần vì lặn lội gieo neo nuôi con. Mẹ tôi nói như đã nắm được bí mật cuộc đời:
- Chộ chưa! Con nghe lời mạ, ăn xôi đậu nên mới thi đậu. Còn thằng Tý xóm Bàu, thằng Rô xóm Cụt, Thằng Lúi lò rèn to béo xắp hai con, nghe nói mỗi đứa ăn hai tô bún để đi thi nên trượt tuốt luốt..
Tôi muốn nói cho mẹ tôi biết bọn thằng Tý, thằng Rô, thằng Lúi... suốt cả mùa Xuân trốn học, thu sách vở trong bụi tre lá ngà đầu làng đi chơi; trong khi tôi học thuộc cháo sách Sử Ký của Trần Đinh, giải hết 1000 bài toán đố của Một Nhóm Giáo Viên, đọc nhuyễn 50 Bài Luận Mẫu và Tâm Hồn Cao Thượng của Hà Mai Anh... Thế nhưng nghĩ sao tôi lại thôi, vì mẹ cũng có một khung trời riêng của mẹ mà tôi chỉ dám núp sau áo mẹ để lặng im chiêm ngưỡng chứ không dám thả cánh chim lý luận làm huyên náo khung trời đó và làm mẹ buồn lòng.
Từ đó về sau nầy, tôi thường cố “cữ” ăn bún mỗi lần có thi cử. Ngay cả hơn 30 năm sau, khi tóc đã điểm bạc trên bước đường lưu lạc ở quê người, có những lần đi thi chuyên môn, đi phỏng vấn việc làm, đi thi tốt nghiệp trong trường đại học Mỹ, tôi vẫn “kiêng” ăn bún nhưng chỉ tìm cách né tránh âm thầm chứ không dám nói ra vì sợ bị chọc quê. Thật ra, mỗi lần đụng đến thi cử là tôi lại nhớ mẹ đến quặn lòng, nên tôi cữ ăn bún để được cái cảm giác ấm áp thiêng liêng như hôm đó mình đang có mẹ thật gần
Đến khi lên Huế học, những huyền thoại về bún bò Huế càng có vẻ mọc cành mọc lá sum sê hơn. Thế giới học trò cũng nhỏ bé và xinh xinh như thành phố. Phía sau trường Hàm Nghi của tôi là Viện Bảo Tàng và nhà thờ Nguyễn Phước Tộc hay là Tôn Nhân Phủ.. Bên kia đường là cửa Hiển Nhơn vào Đại Nội. Kế đó, có hai trường văn nghệ nhất Huế, đó là trường Quốc Gia Âm Nhạc và Cao Đẳng Mỹ Thuật mà lũ học sinh nghịch ngợm của chúng tôi thường chọc mấy anh chị sinh viên bằng cách gọi là “Trường Kèn” và “Trường Cọ”. Sinh viên hai trường Kèn Cọ thường la cà ở quán cà phê Tôn, nơi đó, thật ra chỉ là một chiếc xe kiểu xe sinh tố đặt mé trái trước Tôn Nhân Phủ do vợ chồng bác Tôn đứng bán bún bò và cà phê. Giới nghệ sĩ lang thang thường bàn luận một cách công khai rằng, ngày nào vợ chồng bác Tôn không cãi nhau là ngày đó bún bò không ngon vì thiếu đi cái “tinh thần hào sảng” của cặp vợ chồng bác Tôn khi nấu bún.
Giới văn nghệ sĩ cà phê Tôn còn đi xa hơn khi kháo nhau rằng nếu lỡ một mai kia, lịch sử thành thơ đưa họ lên làm lãnh tụ, thì họ sẽ đặt tên con đưòng từ Vỹ Dạ lên Ga Huế là "Đường Cơm Hến" và đường từ cầu An Cựu lên cầu Trường Tiền là "Đại Lộ Bún Bò" vì mỗi buổi sáng tinh sương, dọc trên con đường nầy có cả đoàn bún gánh phát xuất từ An Cựu tỏa ra khắp thành phố Huế. Khói xanh đun nồi bún bay phơ phất trên đường như một sự mời gọi êm đềm: Bún bò An Cựu, cơm hến Đò Cồn, trứng lộn Chợ Dinh, bánh canh Nam Phổ... Cũng may hay cũng buồn, lịch sử không phải là thơ nên tuy Huế có những con đường tình cảm mang tên kỷ niệm và giai nhân bất thành văn như đường Hàng Me, đường Áo Trắng, nhưng vẫn chưa có tên đại lộ Bún Bò.
Bản thân tôi từ một vùng quê ruộng đồng lên tỉnh học, sau mấy năm học đòi văn hóa Huế, cũng bị nhiễm bún bò rất nặng.. Tôi đã ưu tư nhiều về sự hiện diện của bún bò giò heo kể từ khi làm quen với một cô hàng xóm nhân dịp cô đi xe đạp, vạt áo dài tung bay phất phới và cuốn theo chiều gió mà quấn vào trong giây "sên", trong "ổ líp". Tôi bèn ra tay cứu khổn phò nguy gỡ áo em ra và không quên bôi thêm dầu sên lên tay lên mặt cho ra vẻ lẫm liệt, can trường. Tên cô là Mộng Hoàng, tất nhiên có cái họ đi trước rất chi là thế gia vọng tộc. Chỉ mới cái tên thôi cũng đủ biến tôi thành Trương Chi bên cạnh Mỵ Nương đi xe đạp mất rồi. Về làng, tôi đi từ xóm trong ra xóm ngoài để sưu tầm những tên giai nhân đẹp nhất thì cũng chỉ có những Nguyễn Thị Gái, Trần Thị Chắt, Lê Thị Dẹp... đào đâu ra có Mộng, có Hoàng.
Những buổi sáng, tôi và Hoàng vẫn đạp xe đạp song song chung đường từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, rồi Hoàng vào Đồng Khánh và tôi vào Quốc Học. Đôi ba lần Hoàng quay sang phía tôi cười, một phiến ớt màu bún bò tí ti đỏ chói nằm trong góc chiếc răng khểnh trắng nõn nà của Hoàng. Tự nhiên tôi cảm thấy hơi mất đi cái cảm giác thanh thoát khi nhìn sự hiện diện vô duyên của ớt màu nằm trên chiếc răng khểnh duyên dáng đã làm tôi xao xuyến bao lần. Tôi lên tiếng, nhẹ nhàng như nắng, sợ làm vỡ những giọt sương tình cảm long lanh. Rồi cả hai đứa dừng lại, đứng khuất sau gốc cây long não, tôi xé mảnh giấy trắng nhất trong tập vở học trò, vo lại thành cây tăm và nín thở khêu chút ớt màu bún bò vô tình nằm chênh vênh không đúng chỗ. Hai đứa nói nhỏ như ngại hàng long não đứng nghe... Hoàng vùng vằng sợ tôi nhìn sâu hơn đáy mắt:
- Ngó dữ chưa tề, dị chết!
Tôi thanh minh như Vương Tử Trực:
- Coi tề, không ngó chộ mô mà khêu!
Khi lên xe đạp đi tiếp, Hoàng phàn nàn, cái phàn nàn mà tôi cho rằng đáng lẽ ra là một sự biết ơn:
- Me phiền dễ sợ! Sáng mô cũng bắt Hoàng ăn bún bò ớn phát sợ luôn.
Cái "ớn phát sợ" của Hoàng lại là cái ước mơ ngoài tầm tay của đám học trò nghèo như tôi. Cứ tưởng tượng mỗi buổi sáng, khi trời Huế còn lành lạnh mà được ăn một tô bún bò giò heo, có váng mỡ vàng mơ ngã hồng trên mặt, nêm thêm một "múi đũa" ớt tương màu huyết dụ chắc sẽ sáng mắt sáng lòng mà học một nhớ mười. So với một chén cháo gạo với muối trắng của tôi hay một chén cơm chan chút nước mắm ớt của tụi bạn cùng hoàn cảnh ăn điểm tâm trước khi đi học, tự nhiên một cảm giác hơi buồn buồn pha chút tủi thân lặng lẽ dâng lên trong lòng. Bún bò tự nó không có giai cấp, nhưng giai cấp tự nó có bún bò: Phận nghèo bấm bụng nằm co. Giàu thời nem chả, bún bò giò heo!
Tuổi trẻ của Huế êm đềm và dễ hòa diệu sống như giòng sông Hương. Tôi đã quên rất nhanh hình ảnh tô bún bò của Hoàng và chén cháo gạo của tôi. Hai đứa chưa bao giờ dám nói thương nhau mà chỉ lửng lơ nói chuyện đã cùng "thương con đường đi học".. Mỗi cô gái Huế đều có một bà chúa trong hồn và mỗi cậu con trai Huế đều có một ông hoàng trong bụng. Bà chúa thì thích sang mà ông hoàng thì thích ngọt, cho nên tôi đã nhẹ dạ nghe Hoàng dỗ ngọt mà hẹn hò lần đầu lên chùa Thiên Mụ và về ăn bún bò Kim Long. Chúng tôi đã phạm vào hai điều tối kỵ làm tan vỡ bao nhiêu mối tình đầu đẹp như mơ của Huế: Đó là hẹn hò lần đầu không được lên chùa Thiên Mụ và không được ăn bún. Đồi Linh Mụ là đất thần kinh, nơi để chiêm bái chứ không phải là nơi tính chuyện ân tình hò hẹn.. Tình cảm trai gái chớm mầm trên đất thánh thì sẽ không bén rễ trong tim người. Còn ăn bún là trơn tru, không níu kéo như gừng cay muối mặn, nên cuộc tình rồi cũng theo bún mà trôi đi! Rất có thể bà Linh Mụ đã nhìn thấy tôi và Hoàng hò hẹn, cho nên mới "xui" về Kim Long ăn bún. Bởi vậy, nên tới Hè, Hoàng giã từ Đồng Khánh, chuyển qua Jeanne d'Arc để chuẩn bị đi Tây.
Kỷ niệm chia tay cũng êm đềm mà nhức buốt như những cơn mưa phùn tháng Giêng của Huế. Hoàng gởi cho tôi cuốn sổ lưu bút có giấy pơ-luya màu xanh, màu trắng, màu hồng; có thắt nơ tím với câu thơ tiếng Tây quá quen thuộc với tuổi học trò của Huế ghi nắn nót ở trang đầu: "Partir, c'est mourir un peu!... Ra đi là chết trong lòng một ít. Biết nói sao bây giờ?!". Tôi là học trò ban B (Toán - Lý Hóa toàn ròn) nên trong đầu lúc nào cũng lùng bùng ròng những đạo hàm và ẩn số của thầy Trần Tuệ và thầy Hồng Giũ Lưu. Huế lại là vùng đất ưa hò vay trả. Đào đâu cho ra chút văn chương man mác nòi tình mà đáp lại cho Hoàng đây. Tôi bỏ cả việc đi trại Hè để cố đào cho ra dăm câu thơ nếu không “ác liệt” thì ít ra cũng có vẻ môn đăng hộ đối với Hoàng. Bên tê dẫn thơ Tây thì bên ni phải trích thơ Mỹ. Tôi vô thư viện, tìm mục thơ tình lãng mạn để kiếm vài câu làm thuốc. Thơ tình chết tiệt rủ nhau trốn đâu mất cả. Bí quá, bỗng vớ được vài câu thơ đề tựa cuốn sách của Helen Steiner Rice, tôi thấy như mở cờ trong bụng: “Somebody loves you than you know. And will always be with you wherever you go!” (Ai nào thấu hết tình ai.. Chân mây góc biển thương hoài ngàn năm). Và, để phụ đề Việt ngữ tôi chọn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử, đọc đi đọc lại đắc ý nổi da gà: “Người đi một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!”.
Kèm với thơ thẩn là cái lược bằng gỗ trầm hương, vật kỷ niệm của mẹ, tôi xin và tặng lại cho Hoàng mà bỗng tự cảm thấy mình sâu sắc như một người tình trong chuyện thần thoại; Năm 1992 về lại con đường cũ, đọc thơ Xuân Hoàng mà nhớ bâng khuâng đốm ớt bún bò và nét cười răng khểnh:
Tôi đi trên đường Lê Lợi dọc sông Hương
Nắng trong suốt lọc qua hai hàng long não
Đất nước đổi thay qua bao mùa giông bão
Con đường xưa vẫn dáng dấp diệu kỳ...
Hơn mười năm, tôi mới có dịp trở lại chen chân trên đường phố Huế vào một buổi chiều 29 Tết. Đi trong nắng cuối Đông dìu dịu thương quen của Huế mà cứ ngỡ như mình mới xa Huế hôm qua. Nghĩ đến mai xa Huế tự nhiên tôi có cảm gíác như mình là kẻ phụ tình với Huế. Huế vẫn lặng lẽ chờ đợi như người tình trăm năm mà tôi thì cứ dứt áo ra đi lang bạt kỳ hồ.
Rồi quả đất cũng tròn và thế giới nầy cũng nhỏ nên “những kẻ phụ tình với Huế” vẫn có lúc gặp nhau ở quê người như một sự tình cờ của định mệnh. Hơn 30 năm sau, rất tình cờ, tôi gặp lại Mộng Hoàng ở Little Sàigòn, Quận Cam Ca-li. Tôi nhận ra Hoàng, bà chủ tiệm ăn có tên vừa Tây vừa Huế, nhờ chiếc răng khểnh "thương bắt chết" vẫn tô điểm cho nụ cười duyên dáng ngày xưa. Tất nhiên, tôi từ phương xa ghé vào đây cũng vì món "bún bò Huế chính gốc". Nhắc chuyện cũ, cả hai đứa cùng cười ngặt nghẽo. Giọng Hoàng tuy phảng phất một chút âm vang trời Tây nhưng vẫn chưa phai màu Huế:
- Thời nớ, răng tụi mình dễ thương dễ sợ hí!
Tôi cười cười nhắc lại:
-Sau nớ, còn ai khêu ớt trên răng cho Hoàng nữa không?
Mắt Hoàng bỗng thoáng một chút trầm tư "nhắc làm chi sương khói thuở xa xăm" và ánh lên màu kỷ niệm:
- Lạ chưa tề. Nhắc chi nữa, dị chết!
Tôi nhìn Hoàng. Mắt bâng quơ đậu trên vài ba sợi tóc loà xòa điểm bạc. Hoàng biết và ngúng nguẩy che đi. Hoàng nói thật bất ngờ, giọng trang đài như đọc câu thơ tình thời cổ:
- Chải lược trầm hương nên sớm thành tóc bạc!
Tôi hiểu Hoàng nói gì nhưng phản ứng như anh học trò cả ngố:
- Thơ của ai rứa Hoàng?
Hoàng trả lời “mần đày”:
-Thơ ai? Thơ ông cai bến đò!
Đàn bà Huế mà đã “mần đày” thì Tần Thủy Hoàng cũng phải biết rằng mình đã lỡ vô tình, cần lẳng lặng chui vào ổ rơm nằm ngủ qua đêm.
Rứa đó! Dân Huế suốt đời vẫn là những đứa trẻ thơ mỗi lần nhớ Huế, nhớ những kỷ niệm đã thiu thiu ngủ trong ký ức và trên quê mẹ của mình.
Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế nấu bằng heo Mỹ, bò Anh, ruốc Tàu, bún Nhật.... Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng.. Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải Vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên một tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi “Bún Bò Huế”, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại. Bún Bò Huế không còn là riêng của Huế mà hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn đã thấm vào mạch đất quê hương và lòng dân tộc Việt đầy yêu thương nhưng cũng lắm đoạn trường chưa có ngày sum họp.Xuân Hoàng
TRẦN VĂN LƯƠNG * THƠ
*
Bài thơ có ý nghĩa
nhân dịp 30-4 của Kỹ sư Trần văn Lương, Huynh trưởng Hướng Đạo, kỹ sư
làm cho Boeing: Xin gửi quý bạn để tưởng nhớ ngày mất nước.
Hãy Chụp Giùm Tôi
Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
x
x x
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.
x
x x
Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!
Trần Văn Lương
Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010 __._,_.___
Hãy Chụp Giùm Tôi
Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
x
x x
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.
x
x x
Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!
Trần Văn Lương
Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010 __._,_.___
VOA * LUẬT Y TẾ
Giải đáp một vài thắc mắc về cải tổ y tế
Luật
cải tổ y tế vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua khuya chủ nhật 21/3 vừa
qua. Theo các cuộc thăm dò cho biết, một số khá đông dân chúng Mỹ
không hiểu rõ lắm về luật này. Chúng tôi đã tiếp xúc với nhà bình luận
Ngô Nhân Dụng để nêu lên một số thắc mắc nhờ ông giải đáp. Mời quý vị
theo dõi bài phỏng vấn sau đây do Lan Phương thực hiện cho Câu Chuyện
Nước Mỹ hôm nay.
Lan Phương | Washington, DC
Thứ Ba, 30 tháng 3 2010
Hình: AP
Ðường dẫn liên hệ
VOA:
Thưa ông, Hạ viện đã thông qua dự luật này khuya chủ nhật 21/3 và
Tổng thống Obama đã ký ban hành hôm thứ Ba tuần rồi. Theo như chỗ được
biết, để thực hiện cuộc cải cách này, phí tổn sẽ lên tới khoảng gần 1
ngàn tỉ đô la. Làm sao mà một số tiền gần 1 ngàn tỉ đô la trong 10
năm để chi cho chương trình cải tổ y tế lại có thể giúp giảm thâm hụt
ngân sách như lý lẽ đảng Dân Chủ đưa ra?
Ông Ngô Nhân Dụng: Khi nghe tin nhiều khi người ta không nghe rõ, hoặc người loan tin họ nói không rõ. Đạo luật về cải tổ y tế sẽ tốn kém gần 1 ngàn tỉ đô la. Nhưng mà cũng trong luật đó có những điều khoản để tăng số thu của ngân sách quốc gia, dùng số thu đó để chi cho số tốn kém khoảng 940 tỉ đó. Thành thử những người nói rằng chương trình này sẽ làm ngân sách tốn cả ngàn tỉ đô la thì họ quên không nói là cũng trong luật đó có những điều khoản để thu thêm cho ngân sách quốc gia.
Thế thì số thu là bao nhiêu so với số chi là 940 tỉ? Ở đây người ta căn cứ vào sự tính toán của Ủy ban Ngân sách Quốc hội. Ủy ban này là một nhóm công chức không thuộc đảng phái nào cả. Như những người làm kế toán, họ chỉ ngồi xem đạo luật đó, chi bao nhiêu, thu bao nhiêu, họ ước tính rồi đưa ra quyết định rằng cuối cùng đạo luật này thu nhiều hơn hay chi nhiều hơn.
Sau khi tính toán, hôm Chủ nhật vừa rồi, Ủy ban chuyên về ngân sách của cả hai viện Quốc hội đã tuyên bố rằng cuối cùng, trong 10 năm, theo luật này, số chi sẽ ít hơn là số thu, cho nên họ nói dù rằng chi 940 tỉ nhưng cuối cùng sau 10 năm có thể hy vọng tiết kiệm được cho ngân sách quốc gia 138 tỉ, bởi vì sẽ thu nhiều hơn. Đó là lý lẽ giải thích thắc mắc chi gần 1 ngàn tỉ mà làm sao lại giảm được khiếm hụt ngân sách.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên cẩn thận, điều mà Ủy ban Ngân sách Quốc hội công bố như vậy là họ dựa trên những giả thuyết trong đạo luật đó về mức chi thu. Trong thực tế người ta không biết được là trong thời gian 10 năm tới sẽ có những thay đổi như thế nào.
VOA: Thưa ông, theo như đạo luật thì làm cách nào để tăng thu?
Ông Ngô Nhân Dụng: Trong đạo luật đó có mấy khoản để tăng thu. Một là trong vòng mấy năm nữa người ta sẽ đánh thuế cao hơn trong số những người giàu nhất nước Mỹ, thí dụ một người kiếm được 200 ngàn đô la một năm trở lên thì phần thuế mà người đó phải đóng sẽ tăng lên. Hoặc một cặp vợ chồng kiếm trên 250 ngàn đô la một năm thì sẽ bị tăng thuế. Tính ra thì số người đó chỉ chiếm khỏang 1% dân số nước Mỹ mà thôi.
Thứ hai, hiện nay ở Mỹ những người đi làm được công ty, chủ nhân trợ cấp về tiền đóng bảo hiểm y tế. Số trợ cấp đó đúng ra phải coi là lợi tức (thu nhập) của những người đó. Từ trước đến nay, luật của nước Mỹ cho phép người đó được hưởng số lợi tức mà công ty trợ cấp để đóng bảo hiểm nhưng không phải đóng thuế trên khoản mà họ được hưởng. Điều này khiến cho rất nhiều người, những vị giữ những chức vụ rất quan trọng ở trong những công ty lớn, được công ty trợ cấp để mua bảo hiểm thứ đắt tiền nhất, tốt nhất. Công ty có thể phải trợ cấp cho họ đến cả 50 ngàn hay 100 ngàn một năm cho loại bảo hiểm đó mà họ không phải đóng một đồng thuế nào cả.
Bây giờ luật của Thượng viện và được Hạ viện đồng ý, qui định rằng những người nào được công ty trợ cấp một số tiền, thí dụ, mỗi năm là 27.500 đô la về bảo hiểm y tế, thì số tiền trên con số đó coi như công ty trả lương và bị đánh thuế. Đó cũng là một khoản rất lớn có thể thu vào cho ngân sách để trả cho những chi phí.
VOA: Ngoài ra còn có những phương cách nào khác để tăng thu?
Ông Ngô Nhân Dụng: Một khoản bất ngờ nữa là người ta sẽ cải tổ hệ thống cho các sinh viên vay tiền học. Trước tới giờ các sinh viên vay nợ là vay ở các ngân hàng, nhưng tất cả các chương trình cho vay nợ đó chính phủ giúp bảo đảm, có nghĩa là các ngân hàng có thể cho vay yên tâm mà không sợ bị mất. Riêng chuyện bảo đảm đó làm cho chính phủ mất rất nhiều tiền. Bây giờ chính phủ sẽ làm trực tiếp, khỏi cần các ngân hàng trung gian. Riêng chuyện này cũng tiết kiệm cho chính phủ Mỹ mấy chục tỉ đô la trong vòng 10 năm.
VOA: Y phí tại Hoa Kỳ quá cao so với các quốc gia khác, vậy đạo luật này có đem lại hy vọng hạ giảm bớt y phí hay không?
Ông Ngô Nhân Dụng: Người ta hy vọng là luật mới sẽ làm cho các dịch vụ y tế giảm bớt phí tổn. Đó mới là điều quan trọng nhất đối với ngành y tế tại Mỹ. Trung bình một người Mỹ mỗi năm tốn đến gần 7500 đô la cho y tế. Trong khi ở Pháp, Đức người ta chỉ tốn có hơn 3 ngàn đô la cho mỗi đầu người. Nếu người ta cải tổ hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, hệ thống bảo hiểm và chi trả về dịch vụ y tế thì người ta hy vọng sẽ cắt giảm được chi phí nói chung cho tất cả nền y tế nước Mỹ, đó có thể là một số tiền rất lớn để giảm chi về y tế.
Thưa quý vị, trong tuần tới nhà bình luận kiêm chuyên gia tài chính học Ngô Nhân Dụng sẽ giải đáp tiếp một số thắc mắc khác liên quan đến đạo luật cải tổ y tế của Hoa Kỳ vừa được Tổng thống ký ban hành hôm thứ Ba 23/3, mời quý vị đón nghe.
*
Ông Ngô Nhân Dụng: Khi nghe tin nhiều khi người ta không nghe rõ, hoặc người loan tin họ nói không rõ. Đạo luật về cải tổ y tế sẽ tốn kém gần 1 ngàn tỉ đô la. Nhưng mà cũng trong luật đó có những điều khoản để tăng số thu của ngân sách quốc gia, dùng số thu đó để chi cho số tốn kém khoảng 940 tỉ đó. Thành thử những người nói rằng chương trình này sẽ làm ngân sách tốn cả ngàn tỉ đô la thì họ quên không nói là cũng trong luật đó có những điều khoản để thu thêm cho ngân sách quốc gia.
Thế thì số thu là bao nhiêu so với số chi là 940 tỉ? Ở đây người ta căn cứ vào sự tính toán của Ủy ban Ngân sách Quốc hội. Ủy ban này là một nhóm công chức không thuộc đảng phái nào cả. Như những người làm kế toán, họ chỉ ngồi xem đạo luật đó, chi bao nhiêu, thu bao nhiêu, họ ước tính rồi đưa ra quyết định rằng cuối cùng đạo luật này thu nhiều hơn hay chi nhiều hơn.
Sau khi tính toán, hôm Chủ nhật vừa rồi, Ủy ban chuyên về ngân sách của cả hai viện Quốc hội đã tuyên bố rằng cuối cùng, trong 10 năm, theo luật này, số chi sẽ ít hơn là số thu, cho nên họ nói dù rằng chi 940 tỉ nhưng cuối cùng sau 10 năm có thể hy vọng tiết kiệm được cho ngân sách quốc gia 138 tỉ, bởi vì sẽ thu nhiều hơn. Đó là lý lẽ giải thích thắc mắc chi gần 1 ngàn tỉ mà làm sao lại giảm được khiếm hụt ngân sách.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên cẩn thận, điều mà Ủy ban Ngân sách Quốc hội công bố như vậy là họ dựa trên những giả thuyết trong đạo luật đó về mức chi thu. Trong thực tế người ta không biết được là trong thời gian 10 năm tới sẽ có những thay đổi như thế nào.
VOA: Thưa ông, theo như đạo luật thì làm cách nào để tăng thu?
Ông Ngô Nhân Dụng: Trong đạo luật đó có mấy khoản để tăng thu. Một là trong vòng mấy năm nữa người ta sẽ đánh thuế cao hơn trong số những người giàu nhất nước Mỹ, thí dụ một người kiếm được 200 ngàn đô la một năm trở lên thì phần thuế mà người đó phải đóng sẽ tăng lên. Hoặc một cặp vợ chồng kiếm trên 250 ngàn đô la một năm thì sẽ bị tăng thuế. Tính ra thì số người đó chỉ chiếm khỏang 1% dân số nước Mỹ mà thôi.
Thứ hai, hiện nay ở Mỹ những người đi làm được công ty, chủ nhân trợ cấp về tiền đóng bảo hiểm y tế. Số trợ cấp đó đúng ra phải coi là lợi tức (thu nhập) của những người đó. Từ trước đến nay, luật của nước Mỹ cho phép người đó được hưởng số lợi tức mà công ty trợ cấp để đóng bảo hiểm nhưng không phải đóng thuế trên khoản mà họ được hưởng. Điều này khiến cho rất nhiều người, những vị giữ những chức vụ rất quan trọng ở trong những công ty lớn, được công ty trợ cấp để mua bảo hiểm thứ đắt tiền nhất, tốt nhất. Công ty có thể phải trợ cấp cho họ đến cả 50 ngàn hay 100 ngàn một năm cho loại bảo hiểm đó mà họ không phải đóng một đồng thuế nào cả.
Bây giờ luật của Thượng viện và được Hạ viện đồng ý, qui định rằng những người nào được công ty trợ cấp một số tiền, thí dụ, mỗi năm là 27.500 đô la về bảo hiểm y tế, thì số tiền trên con số đó coi như công ty trả lương và bị đánh thuế. Đó cũng là một khoản rất lớn có thể thu vào cho ngân sách để trả cho những chi phí.
VOA: Ngoài ra còn có những phương cách nào khác để tăng thu?
Ông Ngô Nhân Dụng: Một khoản bất ngờ nữa là người ta sẽ cải tổ hệ thống cho các sinh viên vay tiền học. Trước tới giờ các sinh viên vay nợ là vay ở các ngân hàng, nhưng tất cả các chương trình cho vay nợ đó chính phủ giúp bảo đảm, có nghĩa là các ngân hàng có thể cho vay yên tâm mà không sợ bị mất. Riêng chuyện bảo đảm đó làm cho chính phủ mất rất nhiều tiền. Bây giờ chính phủ sẽ làm trực tiếp, khỏi cần các ngân hàng trung gian. Riêng chuyện này cũng tiết kiệm cho chính phủ Mỹ mấy chục tỉ đô la trong vòng 10 năm.
VOA: Y phí tại Hoa Kỳ quá cao so với các quốc gia khác, vậy đạo luật này có đem lại hy vọng hạ giảm bớt y phí hay không?
Ông Ngô Nhân Dụng: Người ta hy vọng là luật mới sẽ làm cho các dịch vụ y tế giảm bớt phí tổn. Đó mới là điều quan trọng nhất đối với ngành y tế tại Mỹ. Trung bình một người Mỹ mỗi năm tốn đến gần 7500 đô la cho y tế. Trong khi ở Pháp, Đức người ta chỉ tốn có hơn 3 ngàn đô la cho mỗi đầu người. Nếu người ta cải tổ hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, hệ thống bảo hiểm và chi trả về dịch vụ y tế thì người ta hy vọng sẽ cắt giảm được chi phí nói chung cho tất cả nền y tế nước Mỹ, đó có thể là một số tiền rất lớn để giảm chi về y tế.
Thưa quý vị, trong tuần tới nhà bình luận kiêm chuyên gia tài chính học Ngô Nhân Dụng sẽ giải đáp tiếp một số thắc mắc khác liên quan đến đạo luật cải tổ y tế của Hoa Kỳ vừa được Tổng thống ký ban hành hôm thứ Ba 23/3, mời quý vị đón nghe.
Sunday, April 4, 2010
THÁI PHƯƠNG * TRUYỆN NGẮN
*
Bài ca của người du tử
Kể từ hôm ấy, tôi luôn luôn đi kèm với vị khách Nhật. Hình như đối với tôi, ông ta cũng có chút biệt đãi. Mỗi lần tới công ty đầu tư hoặc thăm các cơ sở, máy móc thiết bị của người Nhật, gặp gỡ ban giám đốc các cơ quan, lẽ ra tôi phải ngồi phía sau lưng như một thông dịch viên, ông ta giới thiệu tôi là một người bạn luật sư, bảo tôi ngồi bên cạnh và luôn luôn xem xét, bàn bạc với tôi. Người nước ngoài họ khôn lắm, dưới con mắt của một luật sư, tôi thấy rõ có những điều mới nhìn mình tưởng họ dại, sự thực họ nhường một bước để nhảy một trăm bước. Trong khi đó, về phía bên mình, tôi không nói rằng họ dại nhưng tôi nói họ lanh.
Ông ta nhíu mày:Có, tôi hiểu. Và tôi nghĩ đó là một trong những điều đáng buồn.Chúng tôi muốn làm ăn một cách cân xứng,không muốn'đốt' ai cả. Nhưng quy luật làm ăn, nếu họ tự đốt thì họ phải chịu.
Vị khách lâu nay gần như chỉ nói tiếng Anh, không nói tiếng Nhật.
Một lần khác, ông ta mua tặng tôi một chiếc đồng hồ Seiko five giá bốn mươi lăm đô, tức gần năm trăm ngàn đồng Việt Nam. Tôi cười nói đùa: - Ðây là 'phần thưởng' cho sự im lặng của tôi?
Ông ta cũng cười, lắc đầu: - Không đúng. Dù không thưởng thì các ông vẫn đứng ngoài rìa, giữ vai trò của người im lặng, không cần phải thưởng.
- Vậy thì tôi đã có đồng hồ của tôi rồi.
- Nó đã cũ, nên dùng đồng hồ mới. Hãy tặng chiếc cũ cho một người bạn nào nghèo của ông nếu họ cần tới.
- Vâng, xin cám ơn, tôi sẽ làm như vậy.
Công việc ký kết hợp đồng tiến triển tốt đẹp. Tôi nhận được phong bì 'ứng trước' do ông giám đốc khách sạn trao. Ông bảo tiền hoa hồng dành cho tôi khá hơn, tính theo ngoại tệ, ông ứng trước một phần để tôi xây xài. Trên nguyên tắc, nếu chúng tôi giới thiệu được khách cho khách sạn thì được hưởng năm phần trăm, kêu là tiền huê hồng, tính theo tổng số tiền phòng các ngày khách đã ở trong khách sạn. Ðằng này tôi không giới thiệu nhưng ông giám đốc cũng tính theo tỷ lệ đó, coi như tiền thưởng. Làm ở những chỗ có đô la ra vô thì sướng thế đấy, toàn những món bất ngờ mà mình được hưởng chứ tôi có công gì đâu. Ðồng thời ông cũng cho tôi, biết còn hai ngày nữa, tức sáng thứ Hai, ông khách sẽ lên máy bay về nước.
Hôm đó là chiều thứ Bảy, một buổi chiều thành phố thật đẹp. Mọi việc đã xong xuôi, vị khách Nhật hình như hơi rảnh. Ông nhìn qua khung cửa kính, có vẻ suy nghĩ và bảo tôi: - Ông bạn luật sư thân mến - ông vẫn nói tiếng Anh, không dùng tiếng Nhật - Tôi sắp về nước. Tôi nghe nói người Việt Nam có món 'thịt cầy' (dog meat) ngon lắm. Nếu ông bạn vui lòng hướng dẫn tôi đi thưởng thức được thì tôi rất lấy làm sung sướng.
Tôi ngạc nhiên trợn tròn mắt: - Dog meat? Theo.. theo ý ông nói, đó...đó là món..'Thịt của con chó ?'
Ông ta mỉm cười:- Ðúng vậy, 'thịt của con chó', nếu tôi không lầm.
Ðoạn, ông ta nói tiếp: - Theo tôi hiểu, nhà văn Trung Quốc Lin Yuyang (Lâm Ngữ Ðường) có lẽ cũng thích món 'thịt của con chó' nên ông ta viết một truyện ngắn rất nổi tiếng lấy tên 'Tướng Quân Thịt Chó', tôi có đọc qua.
Ối giời ơi, thế này thì chết. Tôi như từ trên trời rơi xuống đất. Mặc dầu gốc dân Thái bình Thái lọ, rất khoái cái món 'nai đồng quê' nhưng tôi giải thích cho ông khách oái oăm biết rằng thường thường các quán 'nai đồng quê' không phải là những nhà hàng sang trọng, nếu chúng tôi dẫn khách đến đấy, lỡ có chuyện gì xảy ra thì sẽ bị cho nghỉ việc.
- Tất nhiên, ngoài món 'dog meat', chúng tôi còn có các đặc sản khác như ếch chiên bơ, cua rang muối, rắn xào lăn v.v... rất ngon, chúng ta nên đến đấy thì tốt hơn.
Ông ta gật đầu: - Cũng được. Nhưng chỉ có ông với tôi đi thôi. Và tôi lái xe.
Ối giời đất ơi, lại nguy hiểm nữa. Tôi báo cáo với ban giám đốc. Ông quản lý lắc đầu lè lưỡi: - Chết, ông ấy có biết đường đâu mà lái ? Người nước ngoài mà lái xe trên đường phố Sài Gòn thì coi như tiêu luôn sinh mạng. Thôi, ông Trình cố nói kheo khéo giành lấy tay lái.
Tôi lái xe. Ông giám đốc Nhật ngồi bên cạnh cứ tủm tỉm cười vì nghe tôi kể lại những lời của ông quản lý. Chúng tôi tới quán Thanh Sơn ở đường Nguyễn Cư Trinh. Ðây là hậu thân của quán Ba Thừa ở đường Bùi Viện ngày trước. Thanh Hải, Ba Thừa trước đây thường rất nổi tiếng với món la-de đặc - la-de ướp lạnh đến mức tự nó đông lại, phải vỗ vỗ đáy chai cho chảy ra, không phải bỏ đá - và những món đặc biệt miền Nam như cua rang muối, ếch chiên bơ như đã kể trên.
Chúng tôi đang ăn, ông khách Nhật luôn luôn gật đầu tấm tắc khen ngon thì bọn trẻ bán thuốc lá, bán vé số nghe tiếng nước ngoài bèn bu lại mời mua. Ông ta lấy một gói 'ba số' và đưa tờ năm đô la.
- Nô, nô, cái này năm chục ngàn, cái này có mười mấy ngàn, hổng đủ tiền thối !
Ông ra hiệu cho cả, tụi nó mừng rỡ 'thánh kiu' rối rít rồi kéo nhau đi. Một đứa khác tới trễ không được chia phần bèn để cả xấp vé trước mặt ông, tý tay như nằm nửa người trên bàn mời mua bằng được. Ông lắc đầu.
- Ông này sắp về nước không mua vé số đâu em ạ.
Cậu thanh niên chạy bàn hình như con trai ông bà chủ tiệm đi ngang bèn 'bợp' nhẹ cho nó một cái, đuổi nó ra ngoài. Ối cha, lúc nó đứng dậy, khuỷu tay loạng quạng thế nào đụng phải đĩa lươn um, hất ráo xuống quần tôi. Nóng thì không nóng nhưng bẩn. Nhòe nhoẹt. Tôi bực quá đâm gắt:- Thấy mẹ người ta..Ðã bảo mà ! Làm thế nào bây giờ ?
Nhà hàng đem thau nước ra lau giùm. Xong, ông khách mỉm cười, im lặng ngồi hút thuốc lá. Cái mặt tôi lúc đó chắc'dễ thương'quá. Ông hỏi: - Bạn vừa mới nói 'th-ay me' (thấy mẹ). Vậy 'th-ay me' là gì ? Một tiếng lóng hay một câu chửi ?
Trời đất, đang bực, đến bố tôi cũng không biết 'thấy mẹ' là một tiếng lóng hay một câu chửi. Tôi trả lời đại 'thấy mẹ' là... 'see mother !
Ông ta lắc đầu: - No, it isn't. In Vietnamese, 'thấy mẹ', it means...
Tôi giật mình. Hai tiếng 'thấy mẹ'ông ta phát âm tiếng Việt rất chuẩn... y như người Việt. Tôi ngạc nhiên: - Do you understand Vietnamese ?
Ông ta mỉm cười, gật đầu: - Yes, I know very well. Because...
Rồi như không nín cười được nữa, ông ta bỗng cười sằng sặc và... tuôn ra một tràng tiếng Việt pha lẫn tiếng chửi: - Bởi vì tao là một thằng người Việt trăm phần trăm không có tí ti máu nước ngoài nào hết. Cái thằng ngốc ! Tao với mày học với nhau hằng bao nhiêu năm ở Chu Văn An mà máy không nhận ra tao. Rõ thật !...
Một tia sáng chợt thoáng qua trong óc tôi: - Cậu... cậu là thằng Quân đen ?
- Chứ còn đứa nào vào đây nữa!
- Hèn chi...
- Hèn chi cái gì ?
- Tớhơi ngờ ngợ, trông cậu quen quá, ngay từ lúc đầu mới gặp cậu ở chân cầu thang máy bay.Thì ra...
- Thì ra 'cố nhơn' phải không? Còn tớ, vừa trông thấy cậu tớ nhận được liền.
- Xin lỗi, tại tớ yên trí cậu là một tay giám đốc người Nhật. Hơn nữa cậu lấy tên Kwann Tae Palms...
- Dễ lắm, cậu nhớ tên tớ là gì không ? - Phạm Thế Quân. Lúc nhập quốc tịch Mỹ tớ đùa nghịch đổi cái tên Quân Thế Phạm thành Kwann Tae Palms chơi chơi cho vui, chỉ có vậy thôi không có gì khó.
- Cậu quốc tịch Mỹ, không phải quốc tịch Nhật ?
- Ừ. Vợ tớ người Nhật.
Quân kể cho tôi nghe: Hồi đó học xong Kỹ sư Phú Thọ, hắn được bổ đi làm kỹ sư công chánh tại một tỉnh miền Trung xa lắc. Ngày 30 tháng 4, gặp tàu, hắn nhảy sang Mỹ, vừa đi làm vừa cố gắng học về ngành điện tử. Trong trường hắn học có một cô nữ sinh viên người Nhật, hai bên quen nhau, thương nhau, sau khi tốt nghiệp bèn làm đám cưới. Hắn leo dần lên được chức phó giám đốc của một công ty Mỹ. Vợ chồng hắn có đứa con gái đầu lòng, bố mẹ vợ hắn viết thư giục thu xếp đem con về chơi bên Nhật. Té ra bố vợ hắn là một nhà tư bản, tổng giám đốc một công ty lớn có nhiều chi nhánh ở Nhật cũng chuyên về điện tử. Bây giờ vợ chồng hắn đã có đứa con thứ hai - con trai - rất xinh và hiện hắn đang làm giám đốc một công ty chi nhánh cũng nằm dưới quyền ông già...
- Ông bố vợ tớ lớn tuổi nên cẩn thận lắm cậu ạ. Cử tớ sang Việt Nam nhưng lại sợ tớ người Việt, phía bên này sẽ ỷ y, bởi vậy ông ra lệnh cho tớ phải nói toàn tiếng Nhật và đánh tiếng rằng 'ông giám đốc' đã già nên rất khó tánh.
- Tớ hiểu. Người nước ngoài họ vẫn thận trọng như vậy.
Hắn cười hề hề:- Tiếng Nhật thì tớ cũng tà tà như cậu vậy thôi, do vợ tớ dạy. Sang bên này gặp cậu, tớ mừng lắm. Không ngờ sau bao nhiêu năm, hai thằng chó chết tụi mình gặp nhau...
- Cậu tạo sự nghiệp bằng hai bàn tay, không phải là một thằng chó chết.
- Chó chết chứ sao lại không chó chết ? Một đời du tử...
Gương mặt hắn hơi buồn. Hắn khẽ thở dài:Tớ xin lỗi cậu vềviệclàm mặt xa lạ, bữa naymớibày chuyện 'dog meat'để gặp riêngcậu.Từ hôm gặp cậu tớ rất mừng,đinh ninh thếnào cũng sẽ nhờ cậu một việc...
- Chuyện gì ? Tớ sẵn lòng.
- Như cậu biết đấy, tớ còn một bà mẹ già. Năm nay bà cụ tớ đã tám mươi mốt tuổi, đôi mắt đã lòa, ở với ông anh cả tớ ở Nam Ðịnh ngoài Bắc. Tớ thương mẹ tớ lắm.
- Có, tớ hiểu. Làm con thì ai cũng thương cha mẹ.
- Cám ơn cậu. Ngày trước gia đình tớ cũng nghèo như gia đình cậu. Bà cụ tớ thắt lưng buộc bụng, lai xai lưới xưới buôn bán mấy trái cam trái quýt với đứa em gái tớ ở chợ Bà Chiểu, nuôi tớ ăn học. Tớ mới tốt nghiệp, có thể nói là chưa báo hiếu gì được, đến lúc hữu sự thì lại nhảy đi sống lấy một mình không biết gì đến mẹ. Ðiều đó tớ rất ân hận. Cách đây mấy năm tớ có viết thư về quê liên lạc được với ông anh cả tớ. Từ đấy tớ luôn gửi quà và tiền về để gia đình ông anh có phương tiện phụng dưỡng mẹ tớ. Nhưng tiền bạc là một chuyện mà tình cảm gia đình lại là một chuyện khác.
- Cậu nghĩ rất đúng. Rồi sao nữa ?
- Tớ định nhờ cậu đem một món tiền khá lớn ra Bắc đưa cho ông anh tớ, giúp đỡ ý kiến ông ấy sửa sang nhà cửa, xây lại ngôi từ đường khang trang đẹp đẽ theo ý muốn của bà cụ, và nói với cụ rằng tớ hứa nội trong năm tới thế nào cũng thu xếp đem vợ con về Việt Nam thăm mẹ.
- Ðược.
- Tớ đã nói với tay giám đốc khách sạn là nhờ cậu ra Hà Nội xem xét giùm tớ tình hình giấy tờ ngoài ấy ra sao, có cần gì sửa chữa không. Tay giám đốc rất đồng ý. Việc đó rất dễ, với con mắt một luật sư cậu chỉ liếc qua là biết liền có khi còn hơn tớ nữa. Rồi cậu sẽ liên lạc với tớ sau. Nhưng chuyện chính là về Nam Ðịnh, tớ giữ kín không cho ai biết. Khoảng chín giờ sáng mai tớ đem tiền đến nhà cậu, ở chơi một ngày, tụi mình chuyện trò thật kỹ. Cậu nắm vững mọi việc rồi là sáng thứ Hai tớ lên máy bay về Nhật. Bà cụ cậu vẫn khỏe chứ ?
- Cám ơn cậu, bà cụ tớ còn nhưng năm nay đã bảy mươi chín, kém bà cụ cậu hai tuổi, không được khỏe lắm. Thỉnh thoảng cụ vẫn nhắc cậu Quân không biết bây giờ ở đâu, tớ nói có lẽ bên Mỹ.
- Thế này nhé, lát về cậu đưa tớ ghé vào chào cụ một chút rồi mai tớ đến. Cậu vẫn ở Tân Ðịnh?
- Ừ.
Hôm sau hắn tới. Buổi chiều, ăn cơm xong, hắn ngồi một mình ngoài hiên trên lầu bên thành lan can. Nhà tôi vắt hai ly cam tươi bưng ra. Hắn mỉm cười nhìn tôi, khe khẽ lắc đầu: - Chị cẩn thận giống hệt nhà tôi ở bên Nhật... À này, Trình, cậu còn nhớ bài 'Du tử ngâm' của Mạnh Giao ngày trước cụ Tú Anh dạy tụi mình hồi lớp Ðệ thất Ðệ lục ở Chu Văn An không nhỉ ?
Tôi cười: - Nhớ chứ ! Không thuộc, không viết ra chữ, cụ mắng muốn chết. Ðứa nào mà chẳng nhớ...
Tay hắn đang cầm cây que. Hắn gõ nhè nhẹ lên chiếc song sắt trên thành lan can và đọc khe khẽ:
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy
(Sợi chỉ trong tay mẹ hiền
May thành chiếc áo trên thân người con du tử
Lúc con ra đi mẹ khâu thật kỹ
Vì sợ lâu ngày con chậm trở về
Nào ai dám nói một tấc lòng của cỏ
Có thể báo đáp được ánh dương của ba tháng xuân ?)
- Mỗi lần nhớ tới bài thơ ấy tớ lại ứa nước mắt, cậu ạ.
- Chuyện, thơ Ðường. Ngay đến cụ Nguyễn Du cũng còn phải mượn ý viết thành câu thơ trong truyện Kiều: 'Dám đem tấc cỏ báo đền ba xuân' huống chi tụi mình !
Hắn thở dài: - Ở bên Nhật, hễ bận thì thôi, cứ lúc nào rảnh đầu óc tớ lại miên man nghĩ tới hình ảnh ba mẹ con tớ lúc mới di cư vào Nam. Ông cụ tớ mất sớm hồi gia đình còn ở ngoài Bắc. Mẹ tớ một thân một mình tần tảo nuôi tớ ăn học. Con Chi, em gái tớ( chắc cậu đã biết), lúc ấy hãy còn nhỏ mới lên bốn; còn tớ lên sáu. Khổ lắm. Mẹ tớ trước bán bánh cuốn, sau bán trái cây ở chợ Bà Chiểu. Lúc tớ thi đậu vào lớp đệ thất trường Chu Văn An là lúc mẹ tớ đã dành dụm được chút đỉnh, không phải bữa đói bữa no vậy mà như cậu thấy, trong túi tụi mình hàng ngày đi học chẳng có đứa nào có lấy một xu. Thỉnh thoảng bà cụ tớ hay bà cụ cậu cho một đồng thì hai đứa mình chia nhau uống chung một ly nước mía. Bà cụ tớ quý cậu lắm. Nay hai mắt cụ đã lòa...
- Có, tớ biết. Hôm ông anh cả vào chơi đón cụ ra Bắc, tớ có đi tiễn. Ông anh mua vé tàu hỏa Thống Nhất, ghế ngồi, bảo sẽ xuống ga Nam Ðịnh. Thấy đông người quá, trong tàu chật như nêm cối, ghế cứng mà lại phải ngồi ba ngày ba đêm không được nhúc nhích, tớ chảy nước mắt. Cụ cũng khóc, đưa hai tay quờ quạng sờ mặt tớ và nói sẽ chẳng bao giờ có dịp gặp lại...
Quân chớp mắt, hắn cúi mặt như cố che giấu một cái gì đó đang dâng lên trong cổ họng, sau khẽ thở dài nói nhỏ với tôi: - Tớ chỉ lo mẹ tớ mất trước khi tớ về, cậu ạ. Ra ngoài ấy cậu nhớ lạy mẹ tớ một lạy, xin cụ tha thứ cho tớ và nói, năm tới thế nào tớ cũng về thăm mẹ, càng sớm càng tốt.
- Ðược, cậu cứ yên tâm.
- Ðược ngồi ăn cơm với cụ và vợ chồng cậu tớ cảm động lắm. Tớ mong được tự tay xé thịt gà để riêng ra đĩa, tiếp vào bát cho bà cụ tớ cũng giống như cậu. Mẹ tớ hai mắt đã lòa...
Thế rồi sáng thứ Hai, hắn lên máy bay về Nhật thì sáng thứ Ba tôi ra Hà Nội. Tôi đi xe lửa, vé nằm, loại tàu nhanh hai ngày hai đêm, không đi máy bay vì tính tôi quen tiết kiệm. Những lúc ngồi bên cửa sổ ngắm cảnh núi non hùng vĩ của vùng đèo Ngang, đèo Hải Vân, đầu óc tôi cứ vương mang nghĩ tới hình ảnh lúc hắn lên máy bay. Chúng tôi đưa tiễn, hắn giơ tay chào tạm biệt 'Sayônara !'. Rồi trong lúc mọi người không để ý, hắn kín đáo chắp tay lạy về phía tôi một lạy. Tôi hiểu ý nghĩa của cái lạy đó nên chỉ gật đầu cho hắn yên tâm và giơ tay chào tạm biệt: 'Sayônara!'. Bây giờ tôi có bổn phận đem cái lạy đó ra Bắc, cùng với lời dặn hắn sẽ trở về. Và đầu óc tôi cứ miên man nghĩ đến bài ca của người du tử:
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y...
Người con nào thì cũng thương mẹ. Tôi yêu bài thơ đó lắm.
Thái Phương
Bài ca của người du tử
Tôi
đậu cử nhân Luật năm 1971. Ít lâu sau thì xin được vào tập sự tại văn
phòng của một vị luật sư khá nổi tiếng bạn thân với bố vợ tôi. Làm
luật sư tập sự thì nhàn, đồng lương tương đối cũng khá. Hàng tuần, đi
làm về tôi thường tới Trung tâm văn hóa Nhật ở đường Phan Ðình Phùng
học thêm tiếng Nhật. Học cho biết vậy thôi, nghề luật sư không đòi hỏi
phải biết tiếng Nhật. Sau ba năm tập sự, tôi thi đậu và được Luật sư
đoàn công nhận luật sư chính thức, cho phép treo bảng đồng, lập văn
phòng riêng.
Chưa đầy một năm sau thì tôi thôi không làm luật sư nữa mà cũng thôi không đi học tiếng Nhật, bởi vì các trung tâm ngoại ngữ đã đóng cửa. Tôi trông nom con cái cho vợ tôi đi dạy, thỉnh thoảng cũng kiếm ăn được chút đỉnh do liên lạc với các trung tâm dịch vụ pháp lý. Người ta đưa các đơn từ, giấy má tiếng Nhật hoặc tiếng Anh đến, chúng tôi dịch phụ. Tiền bạc trung tâm tính toán rất tốt nhưng cũng chẳng được bao nhiêu.
May sao thời kỳ mở cửa, nhờ chút ngoại ngữ tôi nộp đơn xin được vào làm trong một khách sạn kiêm nhà hàng sang trọng. Tôi giữ chân tiếp đón khách, mời họ ngồi vào bàn, ghi những món họ muốn dùng, báo cho nhà bếp biết rồi các cô tiếp viên bưng ra. Tiền lương đỡ lắm, đã vậy mà mỗi cuối tháng chúng tôi còn được thưởng thêm, vợ tôi có vẻ yên tâm lắm.
Một hôm ông giám đốc khách sạn cho người gọi tôi lên văn phòng ở trên lầu. Ông chỉ chiếc ghế trước mặt trong căn phòng lạnh bảo tôi ngồi rồi cầm gói thuốc ba số năm trên bàn mời tôi hút:
- Anh quản lý nói anh biết nói tiếng Nhật ?
- Vâng. Thưa ông giám đốc, ngày trước tôi có học tại trung tâm Nhật ngữ vài năm, giao dịch cũng đỡ nhưng bỏ lâu không xài nên đã quên nhiều.
- Bây giờ còn sử dụng được chứ ?
- Vâng, có lẽ tạm được.
- Vậy thì tốt. Công việc tôi cần nhờ anh là thế này anh Trình ạ...
Ông ngắt ngang câu chuyện, với tay lên chiếc giá ở phía bên cạnh lấy hai chiếc cốc cao cẳng bằng pha lê rồi mở một chai Champagne của Pháp, rót ra hai ly, đặt trước mặt tôi một ly: Mời anh !
- Xin cám ơn ông giám đốc.
- Cứ uống đi mà. Chúng ta làm hết chai này, vừa uống vừa nói chuyện...
Ông này là tay sành sỏi, điệu nghệ. Bây giờ ông mới mở cái món bài tủ là rút trong ngăn kéo ra một gói Dunhill 'black label' mới tinh còn nguyên xi chưa bóc giấy bóng, gỡ giấy kiếng, bảo tôi dụi điếu thuốc 'ba số' vào chiếc gạt tàn rồi lịch sự cầm cả gói chìa về phía tôi, mời tôi hút.
- Champagne Pháp phải đi đôi với thuốc Ăng-lê mới tốt !
- Vâng, thưa ông giám đốc.
- Nào, mời anh !
- Không dám, mời ông giám đốc.
Chúng tôi nâng ly. Khốn khổ, rượu Champagne dù loại 'chính hiệu' của Pháp hoặc thuốc lá Dunhill 'black label' đi nữa đối với một luật sư như tôi cũng đâu có lạ. Vậy mà bây giờ sao tôi thấy nó ngon thế, cứ mát cả ruột! Nhưng cũng sờ sợ, phải có chuyện gì ông giám đốc mới 'ưu ái' với tôi đến thế !
- Bên công ty du lịch họ báo cho chúng ta biết khách sạn chúng ta sắp đón một vị khách quan trọng. Ông này người Nhật, muốn đích thân sang xem xét, ký kết hợp đồng về các máy móc điện tử hay chế tạo linh kiện điện tử gì đó tôi không biết rõ. Họ nhờ chúng ta... Nói thật ra là họ chỉ thị chúng ta phải biệt đãi với khách. Phải dùng mọi cách làm thế nào khách được vừa lòng.
- Thưa ông giám đốc, chúng tôi vẫn tiếp đãi hết sức lịch sự vói mọi khách hàng.
- Ðúng thế, tôi hiểu. Nhưng theo tôi biết, ông giám đốc này hình như hơi già nên rất khó tính. Ví dụ trên công ty họ báo ông ta chỉ dùng tiếng Nhật, không dùng bất cứ một thứ tiếng nào khác. Ngoài ra, có lẽ cũng vì tuổi tác, tính nết ông ta cố chấp, khắc khổ, không thích giao thiệp với mọi người.
Xương sống lưng tôi lạnh toát. Tôi hiểu ông giám đốc khách sạn đang muốn đề cập chuyện gì. Quả nhiên, ông ta kết luận: - Tôi đã bàn tính với ông quản lý. Trường hợp này ta phải dùng tới một người tương đối lớn tuổi, có căn bản học vấn - nghĩa là dùng người trí thức đàng hoàng chứ không thể đưa ra mấy cô chiêu đãi viên trẻ đẹp hoặc vài nhân viên thông dịch tiếng Anh tiếng Nhật bình thường. Anh đồng ý với tôi chứ ?
Ðồng ý cái khỉ khô! Tôi là anh bồi khách sạn chứ là cái quái gì mà đồng ý với không đồng ý.
- Thưa ông giám đốc, tôi nghĩ cũng đúng.
- Xét trong khách sạn, anh phù hợp với các điều kiện đó. Tôi chỉ định cho anh làm công tác mới giúp đỡ khách sạn. Nếu anh tranh thủ được cảm tình của ông ta, chẳng những khách sạn có hoa hồng riêng cho anh mà bên đầu tư cũng có phần thưởng. Họ hứa như vậy. Còn nếu không tranh thủ được...
Ông ta bỏ lửng song tôi hiểu. Có thưởng thì phải có phạt. Nếu tôi loạng quạng, không làm nên cơm cháo sẽ bị mất việc, ở nhà nấu cho vợ dễ như chơi. Tình hình như vậy, biết nói cách nào bây giờ ?
- Thưa ông giám đốc, tôi không giám nghĩ tới việc được thưởng nhưng sợ tiếng Nhật lâu không xài, tôi quên mất nhiều...
- Ðược, nhớ tới đâu dùng tới đó. Anh cứ yên tâm, tôi sẽ đích thân trông coi việc này và sẵn sàng cung cấp cho anh mọi phương tiện, kể cả tài xế và nhân viên khuân vác hành lý cho khách nếu cần. Dứt khoác chúng ta phải tranh thủ bằng được cảm tình của ông ta.
- Vâng, thưa ông giám đốc, tôi sẽ cố gắng.
Tôi dợm đứng dậy. Ông giám đốc ngăn lại, lục các giấy tờ trên bàn: - À này, họ cho tôi biết tên ông ta là Kwann Tae Palms... Quái, cái giấy tôi bỏ đâu mất rồi?.. À đây…Anh nhớ cho rõ, chỗ nào tôi cũng ghim sẵn người của ta, sẵn sàng hậu thuẫn cho anh một cách tốt đẹp. Anh đã có đồ vét, cravát... chưa nhỉ ?
- Thưa có.
- Vậy thì tốt. Anh cầm giấy này xuống phòng kế toán bảo cô thủ quỹ tôi quyết định ứng trước cho anh hai tháng lương. Ðây, giấy tạm ứng đây. Nếu công việc tốt đẹp sẽ tính vào tiền thưởng.
- Vâng, cám ơn ông giám đốc.
Tôi đi, tay cầm mảnh giấy.Kỳ lạ, tại sao ông ta lại tên Kwann Tae Palms, chẳng giống với Nhật chẳng giống với Tàu? - Riêng cái họ - Palms - thì giống với Mỹ. Theo tôi hiểu, người Nhật tên họ thường là Watanabe, Saburo, Yamamoto, Fuda, Fudo, Honda, Yamaha, Suzuki .v.v... Ngay đến cái tên cũng khó hiểu thế chẳng trách ông ta già, khó tính, lẩm cẩm, cố chấp, chỉ nói tiếng Nhật, không thèm nói tiếng Anh tiếng Pháp. Ôi, tôi mất việc dễ như chơi!
Chưa đầy một năm sau thì tôi thôi không làm luật sư nữa mà cũng thôi không đi học tiếng Nhật, bởi vì các trung tâm ngoại ngữ đã đóng cửa. Tôi trông nom con cái cho vợ tôi đi dạy, thỉnh thoảng cũng kiếm ăn được chút đỉnh do liên lạc với các trung tâm dịch vụ pháp lý. Người ta đưa các đơn từ, giấy má tiếng Nhật hoặc tiếng Anh đến, chúng tôi dịch phụ. Tiền bạc trung tâm tính toán rất tốt nhưng cũng chẳng được bao nhiêu.
May sao thời kỳ mở cửa, nhờ chút ngoại ngữ tôi nộp đơn xin được vào làm trong một khách sạn kiêm nhà hàng sang trọng. Tôi giữ chân tiếp đón khách, mời họ ngồi vào bàn, ghi những món họ muốn dùng, báo cho nhà bếp biết rồi các cô tiếp viên bưng ra. Tiền lương đỡ lắm, đã vậy mà mỗi cuối tháng chúng tôi còn được thưởng thêm, vợ tôi có vẻ yên tâm lắm.
Một hôm ông giám đốc khách sạn cho người gọi tôi lên văn phòng ở trên lầu. Ông chỉ chiếc ghế trước mặt trong căn phòng lạnh bảo tôi ngồi rồi cầm gói thuốc ba số năm trên bàn mời tôi hút:
- Anh quản lý nói anh biết nói tiếng Nhật ?
- Vâng. Thưa ông giám đốc, ngày trước tôi có học tại trung tâm Nhật ngữ vài năm, giao dịch cũng đỡ nhưng bỏ lâu không xài nên đã quên nhiều.
- Bây giờ còn sử dụng được chứ ?
- Vâng, có lẽ tạm được.
- Vậy thì tốt. Công việc tôi cần nhờ anh là thế này anh Trình ạ...
Ông ngắt ngang câu chuyện, với tay lên chiếc giá ở phía bên cạnh lấy hai chiếc cốc cao cẳng bằng pha lê rồi mở một chai Champagne của Pháp, rót ra hai ly, đặt trước mặt tôi một ly: Mời anh !
- Xin cám ơn ông giám đốc.
- Cứ uống đi mà. Chúng ta làm hết chai này, vừa uống vừa nói chuyện...
Ông này là tay sành sỏi, điệu nghệ. Bây giờ ông mới mở cái món bài tủ là rút trong ngăn kéo ra một gói Dunhill 'black label' mới tinh còn nguyên xi chưa bóc giấy bóng, gỡ giấy kiếng, bảo tôi dụi điếu thuốc 'ba số' vào chiếc gạt tàn rồi lịch sự cầm cả gói chìa về phía tôi, mời tôi hút.
- Champagne Pháp phải đi đôi với thuốc Ăng-lê mới tốt !
- Vâng, thưa ông giám đốc.
- Nào, mời anh !
- Không dám, mời ông giám đốc.
Chúng tôi nâng ly. Khốn khổ, rượu Champagne dù loại 'chính hiệu' của Pháp hoặc thuốc lá Dunhill 'black label' đi nữa đối với một luật sư như tôi cũng đâu có lạ. Vậy mà bây giờ sao tôi thấy nó ngon thế, cứ mát cả ruột! Nhưng cũng sờ sợ, phải có chuyện gì ông giám đốc mới 'ưu ái' với tôi đến thế !
- Bên công ty du lịch họ báo cho chúng ta biết khách sạn chúng ta sắp đón một vị khách quan trọng. Ông này người Nhật, muốn đích thân sang xem xét, ký kết hợp đồng về các máy móc điện tử hay chế tạo linh kiện điện tử gì đó tôi không biết rõ. Họ nhờ chúng ta... Nói thật ra là họ chỉ thị chúng ta phải biệt đãi với khách. Phải dùng mọi cách làm thế nào khách được vừa lòng.
- Thưa ông giám đốc, chúng tôi vẫn tiếp đãi hết sức lịch sự vói mọi khách hàng.
- Ðúng thế, tôi hiểu. Nhưng theo tôi biết, ông giám đốc này hình như hơi già nên rất khó tính. Ví dụ trên công ty họ báo ông ta chỉ dùng tiếng Nhật, không dùng bất cứ một thứ tiếng nào khác. Ngoài ra, có lẽ cũng vì tuổi tác, tính nết ông ta cố chấp, khắc khổ, không thích giao thiệp với mọi người.
Xương sống lưng tôi lạnh toát. Tôi hiểu ông giám đốc khách sạn đang muốn đề cập chuyện gì. Quả nhiên, ông ta kết luận: - Tôi đã bàn tính với ông quản lý. Trường hợp này ta phải dùng tới một người tương đối lớn tuổi, có căn bản học vấn - nghĩa là dùng người trí thức đàng hoàng chứ không thể đưa ra mấy cô chiêu đãi viên trẻ đẹp hoặc vài nhân viên thông dịch tiếng Anh tiếng Nhật bình thường. Anh đồng ý với tôi chứ ?
Ðồng ý cái khỉ khô! Tôi là anh bồi khách sạn chứ là cái quái gì mà đồng ý với không đồng ý.
- Thưa ông giám đốc, tôi nghĩ cũng đúng.
- Xét trong khách sạn, anh phù hợp với các điều kiện đó. Tôi chỉ định cho anh làm công tác mới giúp đỡ khách sạn. Nếu anh tranh thủ được cảm tình của ông ta, chẳng những khách sạn có hoa hồng riêng cho anh mà bên đầu tư cũng có phần thưởng. Họ hứa như vậy. Còn nếu không tranh thủ được...
Ông ta bỏ lửng song tôi hiểu. Có thưởng thì phải có phạt. Nếu tôi loạng quạng, không làm nên cơm cháo sẽ bị mất việc, ở nhà nấu cho vợ dễ như chơi. Tình hình như vậy, biết nói cách nào bây giờ ?
- Thưa ông giám đốc, tôi không giám nghĩ tới việc được thưởng nhưng sợ tiếng Nhật lâu không xài, tôi quên mất nhiều...
- Ðược, nhớ tới đâu dùng tới đó. Anh cứ yên tâm, tôi sẽ đích thân trông coi việc này và sẵn sàng cung cấp cho anh mọi phương tiện, kể cả tài xế và nhân viên khuân vác hành lý cho khách nếu cần. Dứt khoác chúng ta phải tranh thủ bằng được cảm tình của ông ta.
- Vâng, thưa ông giám đốc, tôi sẽ cố gắng.
Tôi dợm đứng dậy. Ông giám đốc ngăn lại, lục các giấy tờ trên bàn: - À này, họ cho tôi biết tên ông ta là Kwann Tae Palms... Quái, cái giấy tôi bỏ đâu mất rồi?.. À đây…Anh nhớ cho rõ, chỗ nào tôi cũng ghim sẵn người của ta, sẵn sàng hậu thuẫn cho anh một cách tốt đẹp. Anh đã có đồ vét, cravát... chưa nhỉ ?
- Thưa có.
- Vậy thì tốt. Anh cầm giấy này xuống phòng kế toán bảo cô thủ quỹ tôi quyết định ứng trước cho anh hai tháng lương. Ðây, giấy tạm ứng đây. Nếu công việc tốt đẹp sẽ tính vào tiền thưởng.
- Vâng, cám ơn ông giám đốc.
Tôi đi, tay cầm mảnh giấy.Kỳ lạ, tại sao ông ta lại tên Kwann Tae Palms, chẳng giống với Nhật chẳng giống với Tàu? - Riêng cái họ - Palms - thì giống với Mỹ. Theo tôi hiểu, người Nhật tên họ thường là Watanabe, Saburo, Yamamoto, Fuda, Fudo, Honda, Yamaha, Suzuki .v.v... Ngay đến cái tên cũng khó hiểu thế chẳng trách ông ta già, khó tính, lẩm cẩm, cố chấp, chỉ nói tiếng Nhật, không thèm nói tiếng Anh tiếng Pháp. Ôi, tôi mất việc dễ như chơi!
*
Hôm
sau, tôi và anh phụ tá được chiếc xe du lịch màu trắng mới tinh gắn
máy lạnh đưa ra phi cảng, đón ông giám đốc Nhật tận chân cầu thang máy
bay. Ðây là ngoại lệ. Theo tôi hiểu, đáng lẽ chúng tôi chỉ được đón ở
phía trong, sau khi ông ta đã làm thủ tục, khám xét, trình các giấy
tờ.
Sau cái liếc mắt 'ra hiệu ngầm' của cô tiếp viên phi cảng, tôi sửng sốt: ông giám đốc Nhật trông còn trẻ, chỉ trạc ngoài bốn mươi ngang với tuổi tôi, nét mặt già dặn có thể nói là rất có duyên, nước da ngăm ngăm đen, mắt hai mí trông nhanh nhẹn tháo vát chứ không 'một mí' như mắt người Nhật hay người Ðại Hàn. Ðặc biệt, ông ta ăn mặc theo kiểu khách du lịch, áo sơ mi ca rô sọc chìm, quần jean, áo bỏ trong quần với sợi dây xanh tuya to bản bằng da cá sấu, giầy Adidas màu trắng. Chà chà, tôi thấy ông ta đẹp trai quá, không già lão, 'khó tính' một chút nào hết.
Anh phụ tá đỡ giùm chiếc va ly trong khi tôi cúi đầu thật thấp theo kiểu người Nhật, nghĩa là cứng đong đong như khúc gỗ bị bẻ gẫy, chắp tay trước ngực và cố 'nặn' ra từng tiếng Nhật:- Kôn ni chi wa, y ô ku i ras shai ma shi ta. Hi ji ma shi te ? (Xin kính chào ngài, chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón ngài. Thưa ngài đi đường bình an chứ ạ?)
Ông ta ngớ người nhìn tôi, nhíu mày suy nghĩ như cố nhớ lại điều gì. Sau đó ông ta nhún vai, quyết định trao chiếc cặp Xăm-xô-nai cho cô tiếp viên xách giúp, rồi cũng chắp tay, cúi đầu thật thấp chào lại: - Kônnichiwa! Yôku irasshaimashita! (Xin kính chào ông! Tôi rất vui mừng được gặp gỡ ông!)
Giọng ông ta nhanh và mạnh, tất nhiên thông thạo như... tiếng mẹ đẻ chứ không ỳ ạch như tôi. Tôi đoán rằng tôi nói 'hay' quá nên thấy ánh mắt ông ta có gì vui vẻ, tinh nghịch pha lẫn nụ cười. Tôi lại hăng hái 'nặn' tiếp và tự giới thiệu: - Wa ta shi wa Trinh de su, ho te ru Y... y a dô zo yo ro shi ku! (Thưa ngài, tôi tên là Trình, nhân viên khách sạn Y... rất sung sướng được cử đến đây đón tiếp ngài !)
Nét mặt ông giám đốc Nhật vui hẳn lên, ông mỉm cười nhìn tôi sau đó cũng tự giới thiệu:Watashi wa 'Kwann' desu, dôzoyoroshiku! (Thưa ông tôi tên là Kwann, rất sung sướng được cử đến đây gặp ông)
Tiếng Nhật dùng ý giống như tiếng Việt hay tiếng Tàu, nhân xưng đại danh từ 'tôi' và 'chúng tôi' nhiều khi dùng chung với nhau, những tiếng như 'irasshaimashita' và 'yoroshiku' vừa có nghĩa là đón tiếp lại vừa có nghĩa là gặp gỡ, tùy câu sử dụng. Hừ, lạ thật, tôi là anh bồi khách sạn chứ có phải là một VIP nào đâu mà ông ta nói rất sung sướng được 'cử' đến đây 'gặp' tôi? Ngoài ra tôi để ý thấy những câu ông ta dùng đều... bắt chước tôi y chang nhưng thu gọn lại, nhanh và thông thạo hơn. Tại sao ông ta chọc ghẹo tôi với ánh mắt hóm hỉnh như vậy? Tôi nói tiếng Nhật có gì sai sót chăng?
Kiểm tra và làm thủ tục tại khu hải quan tương đối đơn giản do có 'người của ta' xong, chúng tôi ra xe.Ông giám đốc Nhật đi lầm lối khác,tôi đưa tay lễphép: Kô chi ra e dô zô! (Xin mời ngài đi lối này!) Ông khách giật mình ngửng lên, vui vẻ: - Arigatô, zogaimasu! (Vâng, xin cám ơn)
A, bây giờ thì ông ta không 'bắt chước' tôi nữa. Tôi thấy có cảm tình với ông ta. Rõ ràng là ông ta mau mắn, lịch duyệt, không già nua, khắc khổ như ông giám đốc khách sạn đã cho biết.
Anh tài xế đã đợi sẵn bên cạnh chiếc xe, vội vàng mở rộng các cửa mời mọi người lên và xếp va ly vào phía đằng sau. Ông giám đốc ra hiệu cho tôi ngồi bên cạnh ông ta, anh phụ tá ngồi bên trên với tài xế, sau đó xe chuyển bánh lướt êm, máy lạnh mát rượi.
Xe chạy qua cổng Phi Long, vị khách luôn luôn nhíu mày nhìn những tấm bảng quảng cáo 'vĩ đại' có vẻ suy nghĩ.. Cặp mắt ông ta đăm chiêu, tò mò nhìn từng gốc cây, từng ngôi nhà lớn hiện đang xây cất ở hai bên đường Nam kỳ khởi nghĩa tức Công Lý cũ, không hiểu ông ta thấy nó thế nào so với bên Nhật.
Tôi nhẹ nhàng lấy gói ba số 5 và chiếc hộp quẹt ga mới tinh mang dấu hiệu Công ty du lịch Việt Nam, lễ độ mời khách:- Ip pon i ka ga de su ka ? (Xin kính mời ngài hút thuốc ?)
Ông ta giựt mình quay lại, nhíu mày khe khẽ lắc đầu:- Kekhô desu, arigatô! (Không, tôi không muốn hút, xin cám ơn!) Ðoạn, không hiểu nghĩ sao, ông ta cầm gói thuốc, ngắm nghía hồi lâu rồi bỗng ngửng lên nhìn tôi:- Do you usually smoke this kind of Three Fives cigarette?
Ôi chao, vậy thì ông ta cũng nói tiếng Anh chứ đâu phải chỉ dùng tiếng Nhật một cách cố chấp? Tôi sung sướng quá bèn khẽ lắc đầu, buột miệng nói như cái máy: - Oh no, sir, we don't.
Ông ta hỏi tại sao, tôi đáp'because...'rồi cũng chẳng biết because...như thế nào nữa, bèn trả lời thành thật:- Because this kind of cigarette is more and more expensive than our salary, out of our ability.
Vị khách bật cười, rồi tự nhiên ông ta cười lớn khẽ vỗ vai tôi thân mật như một người bạn. Tiếng Anh ông ta dùng còn thông thạo hơn cả tiếng Nhật mẹ đẻ của ông ta: 'Ồ, ông bạn thân mến, ông bạn nghèo lắm phải không?'. Tôi lắc đầu: 'Không, tôi không quá nghèo nhưng cũng không nghĩ rằng tôi giàu. Chúng tôi tiết kiệm tiền bạc'. Vị khách trẻ gật đầu lia lịa: 'Vâng, vâng, tôi hiểu. Tôi cũng có một vài người bạn Việt Nam ở hoàn cảnh của ông. Thỉnh thoảng tôi có gửi quà sang tặng họ'. Chà, tay này được quá, người Nhật mà biết hoàn cảnh của người Việt Nam, thỉnh thoảng gửi tiền sang tặng, thật đúng kẻ có lòng.
Xe chạy ngang qua cửa Nhà khách Thống Nhất, bên trái là Nhà thờ Ðức Bà. Vị khách ngắm nghía ngôi nhà thờ lớn nhất miền Nam, gật đầu có vẻ vừa lòng. Sau đó tự nhiên ông ta hỏi tôi: 'Tôi đoán trước năm bảy lăm ông bạn là một luật sư?'. Tôi giật mình kinh ngạc: 'Vâng, trước đây tôi theo ngành luật. Nhưng tại sao ngài lại biết điều đó?'. Ông ta cười trả lời: 'Tôi biết những điều người khác không biết'.
Xe về tới đường Ðồng Khởi và từ từ táp vào lề trước khách sạn. Các cô tiếp viên ra đón, xách giùm va ly cho khách. Ðích thân ông giám đốc cùng nhiều người khác dẫn vị quý khách lên lầu, giới thiệu từng ưu điểm của căn phòng hạng nhất, sang trọng.
Lúc tôi xuống, ông giám đốc đứng nán lại chờ ở chân cầu thang, thân mật vỗ vai tôi: - Khá quá, cậu được việc quá. Tôi đã nghe báo cáo đầy đủ. Từ nay tôi cử cậu đặc trách bám sát ông ta. Công việc đâu đấy xong xuôi, tốt đẹp tôi sẽ trích số tiền hoa hồng thưởng cho cậu và cả bên công ty đầu tư nữa. Tôi không quên đâu.
- Vâng, xin cám ơn ông giám đốc.
Sau cái liếc mắt 'ra hiệu ngầm' của cô tiếp viên phi cảng, tôi sửng sốt: ông giám đốc Nhật trông còn trẻ, chỉ trạc ngoài bốn mươi ngang với tuổi tôi, nét mặt già dặn có thể nói là rất có duyên, nước da ngăm ngăm đen, mắt hai mí trông nhanh nhẹn tháo vát chứ không 'một mí' như mắt người Nhật hay người Ðại Hàn. Ðặc biệt, ông ta ăn mặc theo kiểu khách du lịch, áo sơ mi ca rô sọc chìm, quần jean, áo bỏ trong quần với sợi dây xanh tuya to bản bằng da cá sấu, giầy Adidas màu trắng. Chà chà, tôi thấy ông ta đẹp trai quá, không già lão, 'khó tính' một chút nào hết.
Anh phụ tá đỡ giùm chiếc va ly trong khi tôi cúi đầu thật thấp theo kiểu người Nhật, nghĩa là cứng đong đong như khúc gỗ bị bẻ gẫy, chắp tay trước ngực và cố 'nặn' ra từng tiếng Nhật:- Kôn ni chi wa, y ô ku i ras shai ma shi ta. Hi ji ma shi te ? (Xin kính chào ngài, chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón ngài. Thưa ngài đi đường bình an chứ ạ?)
Ông ta ngớ người nhìn tôi, nhíu mày suy nghĩ như cố nhớ lại điều gì. Sau đó ông ta nhún vai, quyết định trao chiếc cặp Xăm-xô-nai cho cô tiếp viên xách giúp, rồi cũng chắp tay, cúi đầu thật thấp chào lại: - Kônnichiwa! Yôku irasshaimashita! (Xin kính chào ông! Tôi rất vui mừng được gặp gỡ ông!)
Giọng ông ta nhanh và mạnh, tất nhiên thông thạo như... tiếng mẹ đẻ chứ không ỳ ạch như tôi. Tôi đoán rằng tôi nói 'hay' quá nên thấy ánh mắt ông ta có gì vui vẻ, tinh nghịch pha lẫn nụ cười. Tôi lại hăng hái 'nặn' tiếp và tự giới thiệu: - Wa ta shi wa Trinh de su, ho te ru Y... y a dô zo yo ro shi ku! (Thưa ngài, tôi tên là Trình, nhân viên khách sạn Y... rất sung sướng được cử đến đây đón tiếp ngài !)
Nét mặt ông giám đốc Nhật vui hẳn lên, ông mỉm cười nhìn tôi sau đó cũng tự giới thiệu:Watashi wa 'Kwann' desu, dôzoyoroshiku! (Thưa ông tôi tên là Kwann, rất sung sướng được cử đến đây gặp ông)
Tiếng Nhật dùng ý giống như tiếng Việt hay tiếng Tàu, nhân xưng đại danh từ 'tôi' và 'chúng tôi' nhiều khi dùng chung với nhau, những tiếng như 'irasshaimashita' và 'yoroshiku' vừa có nghĩa là đón tiếp lại vừa có nghĩa là gặp gỡ, tùy câu sử dụng. Hừ, lạ thật, tôi là anh bồi khách sạn chứ có phải là một VIP nào đâu mà ông ta nói rất sung sướng được 'cử' đến đây 'gặp' tôi? Ngoài ra tôi để ý thấy những câu ông ta dùng đều... bắt chước tôi y chang nhưng thu gọn lại, nhanh và thông thạo hơn. Tại sao ông ta chọc ghẹo tôi với ánh mắt hóm hỉnh như vậy? Tôi nói tiếng Nhật có gì sai sót chăng?
Kiểm tra và làm thủ tục tại khu hải quan tương đối đơn giản do có 'người của ta' xong, chúng tôi ra xe.Ông giám đốc Nhật đi lầm lối khác,tôi đưa tay lễphép: Kô chi ra e dô zô! (Xin mời ngài đi lối này!) Ông khách giật mình ngửng lên, vui vẻ: - Arigatô, zogaimasu! (Vâng, xin cám ơn)
A, bây giờ thì ông ta không 'bắt chước' tôi nữa. Tôi thấy có cảm tình với ông ta. Rõ ràng là ông ta mau mắn, lịch duyệt, không già nua, khắc khổ như ông giám đốc khách sạn đã cho biết.
Anh tài xế đã đợi sẵn bên cạnh chiếc xe, vội vàng mở rộng các cửa mời mọi người lên và xếp va ly vào phía đằng sau. Ông giám đốc ra hiệu cho tôi ngồi bên cạnh ông ta, anh phụ tá ngồi bên trên với tài xế, sau đó xe chuyển bánh lướt êm, máy lạnh mát rượi.
Xe chạy qua cổng Phi Long, vị khách luôn luôn nhíu mày nhìn những tấm bảng quảng cáo 'vĩ đại' có vẻ suy nghĩ.. Cặp mắt ông ta đăm chiêu, tò mò nhìn từng gốc cây, từng ngôi nhà lớn hiện đang xây cất ở hai bên đường Nam kỳ khởi nghĩa tức Công Lý cũ, không hiểu ông ta thấy nó thế nào so với bên Nhật.
Tôi nhẹ nhàng lấy gói ba số 5 và chiếc hộp quẹt ga mới tinh mang dấu hiệu Công ty du lịch Việt Nam, lễ độ mời khách:- Ip pon i ka ga de su ka ? (Xin kính mời ngài hút thuốc ?)
Ông ta giựt mình quay lại, nhíu mày khe khẽ lắc đầu:- Kekhô desu, arigatô! (Không, tôi không muốn hút, xin cám ơn!) Ðoạn, không hiểu nghĩ sao, ông ta cầm gói thuốc, ngắm nghía hồi lâu rồi bỗng ngửng lên nhìn tôi:- Do you usually smoke this kind of Three Fives cigarette?
Ôi chao, vậy thì ông ta cũng nói tiếng Anh chứ đâu phải chỉ dùng tiếng Nhật một cách cố chấp? Tôi sung sướng quá bèn khẽ lắc đầu, buột miệng nói như cái máy: - Oh no, sir, we don't.
Ông ta hỏi tại sao, tôi đáp'because...'rồi cũng chẳng biết because...như thế nào nữa, bèn trả lời thành thật:- Because this kind of cigarette is more and more expensive than our salary, out of our ability.
Vị khách bật cười, rồi tự nhiên ông ta cười lớn khẽ vỗ vai tôi thân mật như một người bạn. Tiếng Anh ông ta dùng còn thông thạo hơn cả tiếng Nhật mẹ đẻ của ông ta: 'Ồ, ông bạn thân mến, ông bạn nghèo lắm phải không?'. Tôi lắc đầu: 'Không, tôi không quá nghèo nhưng cũng không nghĩ rằng tôi giàu. Chúng tôi tiết kiệm tiền bạc'. Vị khách trẻ gật đầu lia lịa: 'Vâng, vâng, tôi hiểu. Tôi cũng có một vài người bạn Việt Nam ở hoàn cảnh của ông. Thỉnh thoảng tôi có gửi quà sang tặng họ'. Chà, tay này được quá, người Nhật mà biết hoàn cảnh của người Việt Nam, thỉnh thoảng gửi tiền sang tặng, thật đúng kẻ có lòng.
Xe chạy ngang qua cửa Nhà khách Thống Nhất, bên trái là Nhà thờ Ðức Bà. Vị khách ngắm nghía ngôi nhà thờ lớn nhất miền Nam, gật đầu có vẻ vừa lòng. Sau đó tự nhiên ông ta hỏi tôi: 'Tôi đoán trước năm bảy lăm ông bạn là một luật sư?'. Tôi giật mình kinh ngạc: 'Vâng, trước đây tôi theo ngành luật. Nhưng tại sao ngài lại biết điều đó?'. Ông ta cười trả lời: 'Tôi biết những điều người khác không biết'.
Xe về tới đường Ðồng Khởi và từ từ táp vào lề trước khách sạn. Các cô tiếp viên ra đón, xách giùm va ly cho khách. Ðích thân ông giám đốc cùng nhiều người khác dẫn vị quý khách lên lầu, giới thiệu từng ưu điểm của căn phòng hạng nhất, sang trọng.
Lúc tôi xuống, ông giám đốc đứng nán lại chờ ở chân cầu thang, thân mật vỗ vai tôi: - Khá quá, cậu được việc quá. Tôi đã nghe báo cáo đầy đủ. Từ nay tôi cử cậu đặc trách bám sát ông ta. Công việc đâu đấy xong xuôi, tốt đẹp tôi sẽ trích số tiền hoa hồng thưởng cho cậu và cả bên công ty đầu tư nữa. Tôi không quên đâu.
- Vâng, xin cám ơn ông giám đốc.
Kể từ hôm ấy, tôi luôn luôn đi kèm với vị khách Nhật. Hình như đối với tôi, ông ta cũng có chút biệt đãi. Mỗi lần tới công ty đầu tư hoặc thăm các cơ sở, máy móc thiết bị của người Nhật, gặp gỡ ban giám đốc các cơ quan, lẽ ra tôi phải ngồi phía sau lưng như một thông dịch viên, ông ta giới thiệu tôi là một người bạn luật sư, bảo tôi ngồi bên cạnh và luôn luôn xem xét, bàn bạc với tôi. Người nước ngoài họ khôn lắm, dưới con mắt của một luật sư, tôi thấy rõ có những điều mới nhìn mình tưởng họ dại, sự thực họ nhường một bước để nhảy một trăm bước. Trong khi đó, về phía bên mình, tôi không nói rằng họ dại nhưng tôi nói họ lanh.
Lanh
một cách khôn ngoan vặt, tiến một bước theo kiểu 'thắng lợi tinh
thần' trong A.Q. Chính Truyện của Lỗ Tấn, sau này sẽ thiệt một trăm
bước hay nhiều hơn. Toàn những ông thầy dùi cấp dưới, láu cá vặt mà cứ
tưởng mình thông minh làm 'cố vấn' mà thôi. Quan hệ quốc tế không thể
dùng các bộ óc láu cá vặt. Phải có kiến thức, phải có trí tuệ. Nếu
không, được lợi về sợi dây thong thì sẽ mất cả con trâu. Gặp trường
hợp đó tôi chỉ im lặng. Tôi không có quyền được góp ý kiến. Tất cả đều
biết tôi chỉ là anh bồi khách sạn, nể khách nên họ cho tôi được ngồi
cùng bàn một cách khiêm tốn, tất nhiên không được quyền góp ý kiến.
Một lần thấy họ 'khôn ngoan' quá, tôi kể cho vị khách nghe một đoạn trong Tam Quốc Chí - một tác phẩm cổ điển lớn của Trung Quốc rất quen thuộc với người Việt Nam: Tào Tháo dàn gần một triệu quân trên sông Trường Giang định chiếm Ðông Ngô. Chu Du, đại tướng Ðông Ngô muốn dùng hỏa công để phá quân Tào nhưng lại sợ các chiến thuyền Tào rời rạc, chạy kịp, đốt không hết được; bèn nhờ Bàng Thống xúi cho thuyền Tào kết lại với nhau.
Một lần thấy họ 'khôn ngoan' quá, tôi kể cho vị khách nghe một đoạn trong Tam Quốc Chí - một tác phẩm cổ điển lớn của Trung Quốc rất quen thuộc với người Việt Nam: Tào Tháo dàn gần một triệu quân trên sông Trường Giang định chiếm Ðông Ngô. Chu Du, đại tướng Ðông Ngô muốn dùng hỏa công để phá quân Tào nhưng lại sợ các chiến thuyền Tào rời rạc, chạy kịp, đốt không hết được; bèn nhờ Bàng Thống xúi cho thuyền Tào kết lại với nhau.
Giữa
lúc ấy, quân Tào không quen thủy thổ, say sóng. Tào Tháo hỏi kế. Bàng
Thống 'xúi khôn' là nên dùng vòng sắt kết các thuyền lại từng mảng,
lót ván bên trên người ngựa đi được, quân sẽ hết bệnh. Tháo mừng lắm,
nghe lời. Ra tới bờ sông, Thống bị một người nắm áo giữ lại: 'À anh
này gớm thật, dám xúi Tào Tháo kết thuyền cho Chu Du đốt! Tháo nó ngu,
bộ anh tưởng chúng ta hết người không ai biết mưu kế của anh hay
sao?' Bàng Thống giựt mình nhìn lên, thấy đó là Từ Thứ. Rồi tôi kết
luận: - Ðất nào cũng có kẻ sĩ. nước nào cũng có kẻ sĩ. Chẳng qua chúng
tôi không được sử dụng phù hợp khả năng như bên các ông. Xin ông đừng
nghĩ chúng tôi hết người.
Ông ta nhíu mày:Có, tôi hiểu. Và tôi nghĩ đó là một trong những điều đáng buồn.Chúng tôi muốn làm ăn một cách cân xứng,không muốn'đốt' ai cả. Nhưng quy luật làm ăn, nếu họ tự đốt thì họ phải chịu.
Vị khách lâu nay gần như chỉ nói tiếng Anh, không nói tiếng Nhật.
Một lần khác, ông ta mua tặng tôi một chiếc đồng hồ Seiko five giá bốn mươi lăm đô, tức gần năm trăm ngàn đồng Việt Nam. Tôi cười nói đùa: - Ðây là 'phần thưởng' cho sự im lặng của tôi?
Ông ta cũng cười, lắc đầu: - Không đúng. Dù không thưởng thì các ông vẫn đứng ngoài rìa, giữ vai trò của người im lặng, không cần phải thưởng.
- Vậy thì tôi đã có đồng hồ của tôi rồi.
- Nó đã cũ, nên dùng đồng hồ mới. Hãy tặng chiếc cũ cho một người bạn nào nghèo của ông nếu họ cần tới.
- Vâng, xin cám ơn, tôi sẽ làm như vậy.
Công việc ký kết hợp đồng tiến triển tốt đẹp. Tôi nhận được phong bì 'ứng trước' do ông giám đốc khách sạn trao. Ông bảo tiền hoa hồng dành cho tôi khá hơn, tính theo ngoại tệ, ông ứng trước một phần để tôi xây xài. Trên nguyên tắc, nếu chúng tôi giới thiệu được khách cho khách sạn thì được hưởng năm phần trăm, kêu là tiền huê hồng, tính theo tổng số tiền phòng các ngày khách đã ở trong khách sạn. Ðằng này tôi không giới thiệu nhưng ông giám đốc cũng tính theo tỷ lệ đó, coi như tiền thưởng. Làm ở những chỗ có đô la ra vô thì sướng thế đấy, toàn những món bất ngờ mà mình được hưởng chứ tôi có công gì đâu. Ðồng thời ông cũng cho tôi, biết còn hai ngày nữa, tức sáng thứ Hai, ông khách sẽ lên máy bay về nước.
Hôm đó là chiều thứ Bảy, một buổi chiều thành phố thật đẹp. Mọi việc đã xong xuôi, vị khách Nhật hình như hơi rảnh. Ông nhìn qua khung cửa kính, có vẻ suy nghĩ và bảo tôi: - Ông bạn luật sư thân mến - ông vẫn nói tiếng Anh, không dùng tiếng Nhật - Tôi sắp về nước. Tôi nghe nói người Việt Nam có món 'thịt cầy' (dog meat) ngon lắm. Nếu ông bạn vui lòng hướng dẫn tôi đi thưởng thức được thì tôi rất lấy làm sung sướng.
Tôi ngạc nhiên trợn tròn mắt: - Dog meat? Theo.. theo ý ông nói, đó...đó là món..'Thịt của con chó ?'
Ông ta mỉm cười:- Ðúng vậy, 'thịt của con chó', nếu tôi không lầm.
Ðoạn, ông ta nói tiếp: - Theo tôi hiểu, nhà văn Trung Quốc Lin Yuyang (Lâm Ngữ Ðường) có lẽ cũng thích món 'thịt của con chó' nên ông ta viết một truyện ngắn rất nổi tiếng lấy tên 'Tướng Quân Thịt Chó', tôi có đọc qua.
Ối giời ơi, thế này thì chết. Tôi như từ trên trời rơi xuống đất. Mặc dầu gốc dân Thái bình Thái lọ, rất khoái cái món 'nai đồng quê' nhưng tôi giải thích cho ông khách oái oăm biết rằng thường thường các quán 'nai đồng quê' không phải là những nhà hàng sang trọng, nếu chúng tôi dẫn khách đến đấy, lỡ có chuyện gì xảy ra thì sẽ bị cho nghỉ việc.
- Tất nhiên, ngoài món 'dog meat', chúng tôi còn có các đặc sản khác như ếch chiên bơ, cua rang muối, rắn xào lăn v.v... rất ngon, chúng ta nên đến đấy thì tốt hơn.
Ông ta gật đầu: - Cũng được. Nhưng chỉ có ông với tôi đi thôi. Và tôi lái xe.
Ối giời đất ơi, lại nguy hiểm nữa. Tôi báo cáo với ban giám đốc. Ông quản lý lắc đầu lè lưỡi: - Chết, ông ấy có biết đường đâu mà lái ? Người nước ngoài mà lái xe trên đường phố Sài Gòn thì coi như tiêu luôn sinh mạng. Thôi, ông Trình cố nói kheo khéo giành lấy tay lái.
Tôi lái xe. Ông giám đốc Nhật ngồi bên cạnh cứ tủm tỉm cười vì nghe tôi kể lại những lời của ông quản lý. Chúng tôi tới quán Thanh Sơn ở đường Nguyễn Cư Trinh. Ðây là hậu thân của quán Ba Thừa ở đường Bùi Viện ngày trước. Thanh Hải, Ba Thừa trước đây thường rất nổi tiếng với món la-de đặc - la-de ướp lạnh đến mức tự nó đông lại, phải vỗ vỗ đáy chai cho chảy ra, không phải bỏ đá - và những món đặc biệt miền Nam như cua rang muối, ếch chiên bơ như đã kể trên.
Chúng tôi đang ăn, ông khách Nhật luôn luôn gật đầu tấm tắc khen ngon thì bọn trẻ bán thuốc lá, bán vé số nghe tiếng nước ngoài bèn bu lại mời mua. Ông ta lấy một gói 'ba số' và đưa tờ năm đô la.
- Nô, nô, cái này năm chục ngàn, cái này có mười mấy ngàn, hổng đủ tiền thối !
Ông ra hiệu cho cả, tụi nó mừng rỡ 'thánh kiu' rối rít rồi kéo nhau đi. Một đứa khác tới trễ không được chia phần bèn để cả xấp vé trước mặt ông, tý tay như nằm nửa người trên bàn mời mua bằng được. Ông lắc đầu.
- Ông này sắp về nước không mua vé số đâu em ạ.
Cậu thanh niên chạy bàn hình như con trai ông bà chủ tiệm đi ngang bèn 'bợp' nhẹ cho nó một cái, đuổi nó ra ngoài. Ối cha, lúc nó đứng dậy, khuỷu tay loạng quạng thế nào đụng phải đĩa lươn um, hất ráo xuống quần tôi. Nóng thì không nóng nhưng bẩn. Nhòe nhoẹt. Tôi bực quá đâm gắt:- Thấy mẹ người ta..Ðã bảo mà ! Làm thế nào bây giờ ?
Nhà hàng đem thau nước ra lau giùm. Xong, ông khách mỉm cười, im lặng ngồi hút thuốc lá. Cái mặt tôi lúc đó chắc'dễ thương'quá. Ông hỏi: - Bạn vừa mới nói 'th-ay me' (thấy mẹ). Vậy 'th-ay me' là gì ? Một tiếng lóng hay một câu chửi ?
Trời đất, đang bực, đến bố tôi cũng không biết 'thấy mẹ' là một tiếng lóng hay một câu chửi. Tôi trả lời đại 'thấy mẹ' là... 'see mother !
Ông ta lắc đầu: - No, it isn't. In Vietnamese, 'thấy mẹ', it means...
Tôi giật mình. Hai tiếng 'thấy mẹ'ông ta phát âm tiếng Việt rất chuẩn... y như người Việt. Tôi ngạc nhiên: - Do you understand Vietnamese ?
Ông ta mỉm cười, gật đầu: - Yes, I know very well. Because...
Rồi như không nín cười được nữa, ông ta bỗng cười sằng sặc và... tuôn ra một tràng tiếng Việt pha lẫn tiếng chửi: - Bởi vì tao là một thằng người Việt trăm phần trăm không có tí ti máu nước ngoài nào hết. Cái thằng ngốc ! Tao với mày học với nhau hằng bao nhiêu năm ở Chu Văn An mà máy không nhận ra tao. Rõ thật !...
Một tia sáng chợt thoáng qua trong óc tôi: - Cậu... cậu là thằng Quân đen ?
- Chứ còn đứa nào vào đây nữa!
- Hèn chi...
- Hèn chi cái gì ?
- Tớhơi ngờ ngợ, trông cậu quen quá, ngay từ lúc đầu mới gặp cậu ở chân cầu thang máy bay.Thì ra...
- Thì ra 'cố nhơn' phải không? Còn tớ, vừa trông thấy cậu tớ nhận được liền.
- Xin lỗi, tại tớ yên trí cậu là một tay giám đốc người Nhật. Hơn nữa cậu lấy tên Kwann Tae Palms...
- Dễ lắm, cậu nhớ tên tớ là gì không ? - Phạm Thế Quân. Lúc nhập quốc tịch Mỹ tớ đùa nghịch đổi cái tên Quân Thế Phạm thành Kwann Tae Palms chơi chơi cho vui, chỉ có vậy thôi không có gì khó.
- Cậu quốc tịch Mỹ, không phải quốc tịch Nhật ?
- Ừ. Vợ tớ người Nhật.
Quân kể cho tôi nghe: Hồi đó học xong Kỹ sư Phú Thọ, hắn được bổ đi làm kỹ sư công chánh tại một tỉnh miền Trung xa lắc. Ngày 30 tháng 4, gặp tàu, hắn nhảy sang Mỹ, vừa đi làm vừa cố gắng học về ngành điện tử. Trong trường hắn học có một cô nữ sinh viên người Nhật, hai bên quen nhau, thương nhau, sau khi tốt nghiệp bèn làm đám cưới. Hắn leo dần lên được chức phó giám đốc của một công ty Mỹ. Vợ chồng hắn có đứa con gái đầu lòng, bố mẹ vợ hắn viết thư giục thu xếp đem con về chơi bên Nhật. Té ra bố vợ hắn là một nhà tư bản, tổng giám đốc một công ty lớn có nhiều chi nhánh ở Nhật cũng chuyên về điện tử. Bây giờ vợ chồng hắn đã có đứa con thứ hai - con trai - rất xinh và hiện hắn đang làm giám đốc một công ty chi nhánh cũng nằm dưới quyền ông già...
- Ông bố vợ tớ lớn tuổi nên cẩn thận lắm cậu ạ. Cử tớ sang Việt Nam nhưng lại sợ tớ người Việt, phía bên này sẽ ỷ y, bởi vậy ông ra lệnh cho tớ phải nói toàn tiếng Nhật và đánh tiếng rằng 'ông giám đốc' đã già nên rất khó tánh.
- Tớ hiểu. Người nước ngoài họ vẫn thận trọng như vậy.
Hắn cười hề hề:- Tiếng Nhật thì tớ cũng tà tà như cậu vậy thôi, do vợ tớ dạy. Sang bên này gặp cậu, tớ mừng lắm. Không ngờ sau bao nhiêu năm, hai thằng chó chết tụi mình gặp nhau...
- Cậu tạo sự nghiệp bằng hai bàn tay, không phải là một thằng chó chết.
- Chó chết chứ sao lại không chó chết ? Một đời du tử...
Gương mặt hắn hơi buồn. Hắn khẽ thở dài:Tớ xin lỗi cậu vềviệclàm mặt xa lạ, bữa naymớibày chuyện 'dog meat'để gặp riêngcậu.Từ hôm gặp cậu tớ rất mừng,đinh ninh thếnào cũng sẽ nhờ cậu một việc...
- Chuyện gì ? Tớ sẵn lòng.
- Như cậu biết đấy, tớ còn một bà mẹ già. Năm nay bà cụ tớ đã tám mươi mốt tuổi, đôi mắt đã lòa, ở với ông anh cả tớ ở Nam Ðịnh ngoài Bắc. Tớ thương mẹ tớ lắm.
- Có, tớ hiểu. Làm con thì ai cũng thương cha mẹ.
- Cám ơn cậu. Ngày trước gia đình tớ cũng nghèo như gia đình cậu. Bà cụ tớ thắt lưng buộc bụng, lai xai lưới xưới buôn bán mấy trái cam trái quýt với đứa em gái tớ ở chợ Bà Chiểu, nuôi tớ ăn học. Tớ mới tốt nghiệp, có thể nói là chưa báo hiếu gì được, đến lúc hữu sự thì lại nhảy đi sống lấy một mình không biết gì đến mẹ. Ðiều đó tớ rất ân hận. Cách đây mấy năm tớ có viết thư về quê liên lạc được với ông anh cả tớ. Từ đấy tớ luôn gửi quà và tiền về để gia đình ông anh có phương tiện phụng dưỡng mẹ tớ. Nhưng tiền bạc là một chuyện mà tình cảm gia đình lại là một chuyện khác.
- Cậu nghĩ rất đúng. Rồi sao nữa ?
- Tớ định nhờ cậu đem một món tiền khá lớn ra Bắc đưa cho ông anh tớ, giúp đỡ ý kiến ông ấy sửa sang nhà cửa, xây lại ngôi từ đường khang trang đẹp đẽ theo ý muốn của bà cụ, và nói với cụ rằng tớ hứa nội trong năm tới thế nào cũng thu xếp đem vợ con về Việt Nam thăm mẹ.
- Ðược.
- Tớ đã nói với tay giám đốc khách sạn là nhờ cậu ra Hà Nội xem xét giùm tớ tình hình giấy tờ ngoài ấy ra sao, có cần gì sửa chữa không. Tay giám đốc rất đồng ý. Việc đó rất dễ, với con mắt một luật sư cậu chỉ liếc qua là biết liền có khi còn hơn tớ nữa. Rồi cậu sẽ liên lạc với tớ sau. Nhưng chuyện chính là về Nam Ðịnh, tớ giữ kín không cho ai biết. Khoảng chín giờ sáng mai tớ đem tiền đến nhà cậu, ở chơi một ngày, tụi mình chuyện trò thật kỹ. Cậu nắm vững mọi việc rồi là sáng thứ Hai tớ lên máy bay về Nhật. Bà cụ cậu vẫn khỏe chứ ?
- Cám ơn cậu, bà cụ tớ còn nhưng năm nay đã bảy mươi chín, kém bà cụ cậu hai tuổi, không được khỏe lắm. Thỉnh thoảng cụ vẫn nhắc cậu Quân không biết bây giờ ở đâu, tớ nói có lẽ bên Mỹ.
- Thế này nhé, lát về cậu đưa tớ ghé vào chào cụ một chút rồi mai tớ đến. Cậu vẫn ở Tân Ðịnh?
- Ừ.
Hôm sau hắn tới. Buổi chiều, ăn cơm xong, hắn ngồi một mình ngoài hiên trên lầu bên thành lan can. Nhà tôi vắt hai ly cam tươi bưng ra. Hắn mỉm cười nhìn tôi, khe khẽ lắc đầu: - Chị cẩn thận giống hệt nhà tôi ở bên Nhật... À này, Trình, cậu còn nhớ bài 'Du tử ngâm' của Mạnh Giao ngày trước cụ Tú Anh dạy tụi mình hồi lớp Ðệ thất Ðệ lục ở Chu Văn An không nhỉ ?
Tôi cười: - Nhớ chứ ! Không thuộc, không viết ra chữ, cụ mắng muốn chết. Ðứa nào mà chẳng nhớ...
Tay hắn đang cầm cây que. Hắn gõ nhè nhẹ lên chiếc song sắt trên thành lan can và đọc khe khẽ:
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy
(Sợi chỉ trong tay mẹ hiền
May thành chiếc áo trên thân người con du tử
Lúc con ra đi mẹ khâu thật kỹ
Vì sợ lâu ngày con chậm trở về
Nào ai dám nói một tấc lòng của cỏ
Có thể báo đáp được ánh dương của ba tháng xuân ?)
- Mỗi lần nhớ tới bài thơ ấy tớ lại ứa nước mắt, cậu ạ.
- Chuyện, thơ Ðường. Ngay đến cụ Nguyễn Du cũng còn phải mượn ý viết thành câu thơ trong truyện Kiều: 'Dám đem tấc cỏ báo đền ba xuân' huống chi tụi mình !
Hắn thở dài: - Ở bên Nhật, hễ bận thì thôi, cứ lúc nào rảnh đầu óc tớ lại miên man nghĩ tới hình ảnh ba mẹ con tớ lúc mới di cư vào Nam. Ông cụ tớ mất sớm hồi gia đình còn ở ngoài Bắc. Mẹ tớ một thân một mình tần tảo nuôi tớ ăn học. Con Chi, em gái tớ( chắc cậu đã biết), lúc ấy hãy còn nhỏ mới lên bốn; còn tớ lên sáu. Khổ lắm. Mẹ tớ trước bán bánh cuốn, sau bán trái cây ở chợ Bà Chiểu. Lúc tớ thi đậu vào lớp đệ thất trường Chu Văn An là lúc mẹ tớ đã dành dụm được chút đỉnh, không phải bữa đói bữa no vậy mà như cậu thấy, trong túi tụi mình hàng ngày đi học chẳng có đứa nào có lấy một xu. Thỉnh thoảng bà cụ tớ hay bà cụ cậu cho một đồng thì hai đứa mình chia nhau uống chung một ly nước mía. Bà cụ tớ quý cậu lắm. Nay hai mắt cụ đã lòa...
- Có, tớ biết. Hôm ông anh cả vào chơi đón cụ ra Bắc, tớ có đi tiễn. Ông anh mua vé tàu hỏa Thống Nhất, ghế ngồi, bảo sẽ xuống ga Nam Ðịnh. Thấy đông người quá, trong tàu chật như nêm cối, ghế cứng mà lại phải ngồi ba ngày ba đêm không được nhúc nhích, tớ chảy nước mắt. Cụ cũng khóc, đưa hai tay quờ quạng sờ mặt tớ và nói sẽ chẳng bao giờ có dịp gặp lại...
Quân chớp mắt, hắn cúi mặt như cố che giấu một cái gì đó đang dâng lên trong cổ họng, sau khẽ thở dài nói nhỏ với tôi: - Tớ chỉ lo mẹ tớ mất trước khi tớ về, cậu ạ. Ra ngoài ấy cậu nhớ lạy mẹ tớ một lạy, xin cụ tha thứ cho tớ và nói, năm tới thế nào tớ cũng về thăm mẹ, càng sớm càng tốt.
- Ðược, cậu cứ yên tâm.
- Ðược ngồi ăn cơm với cụ và vợ chồng cậu tớ cảm động lắm. Tớ mong được tự tay xé thịt gà để riêng ra đĩa, tiếp vào bát cho bà cụ tớ cũng giống như cậu. Mẹ tớ hai mắt đã lòa...
Thế rồi sáng thứ Hai, hắn lên máy bay về Nhật thì sáng thứ Ba tôi ra Hà Nội. Tôi đi xe lửa, vé nằm, loại tàu nhanh hai ngày hai đêm, không đi máy bay vì tính tôi quen tiết kiệm. Những lúc ngồi bên cửa sổ ngắm cảnh núi non hùng vĩ của vùng đèo Ngang, đèo Hải Vân, đầu óc tôi cứ vương mang nghĩ tới hình ảnh lúc hắn lên máy bay. Chúng tôi đưa tiễn, hắn giơ tay chào tạm biệt 'Sayônara !'. Rồi trong lúc mọi người không để ý, hắn kín đáo chắp tay lạy về phía tôi một lạy. Tôi hiểu ý nghĩa của cái lạy đó nên chỉ gật đầu cho hắn yên tâm và giơ tay chào tạm biệt: 'Sayônara!'. Bây giờ tôi có bổn phận đem cái lạy đó ra Bắc, cùng với lời dặn hắn sẽ trở về. Và đầu óc tôi cứ miên man nghĩ đến bài ca của người du tử:
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y...
Người con nào thì cũng thương mẹ. Tôi yêu bài thơ đó lắm.
Thái Phương
*
ĐINH TẤN LỰC * CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
*
Cầm Quyền Du Đảng hay Du Đảng Cầm Quyền (?
Blogger Đinh Tấn Lực
Cầm Quyền Du Đảng hay Du Đảng Cầm Quyền (?
Blogger Đinh Tấn Lực
Nhà
cầm quyền CSVN hiện chỉ cầm búa cầm liềm theo kiểu cầm chừng: Chủ nghĩa
bây giờ là cầm khoán bẻ măng. Chính sách là cầm cố đất nước. Định hướng
là cầm cái/cầm con mọi nguồn viện trợ. Quan chức thì cầm cốc mua vui.
Khẩu hiệu đạo đức là cầm lòng. Kẻ thù là sĩ phu cầm bút. Đối nội là cầm
tù phản biện.
Đối ngoại là cầm dao đằng lưỡi. Tư tưởng là uốn gối cầm bô. Kinh tế là khấu đầu cầm bị. Văn hóa nhắm mắt cầm loa. Thông tin bịt mồm cầm kéo. Tuyên giáo nhắc tuồng cầm canh. Công thương khum lưng cầm khách. Công an khóa xích cầm chân. Tư pháp cầm đèn chạy án. Báo đài khép nép cầm ca. Giáo dục huơ roi cầm tiền. Y tế miên man cầm giá. Hành chánh xum xoe cầm dù. Dân phòng lăm le cầm súng. Tại chức nhi nhô cầm bằng. Cấp ủy loay hoay cầm đũa. Đảng viên tí toáy cầm nhầm. Chất xám tất bật cầm máu. Mặt Trận đắm đuối cầm chầu. Phong bì thoải mái cầm cương. Đầu tư tuột dốc cầm chắc. Quốc Hội không dám cầm còi. Tham nhũng ung dung cầm lái. Đất nước lệt bệt cầm cờ…
Sứ mệnh lịch sử bây giờ là cầm cự: Lãnh đạo níu ghế cầm đô. Nhân dân lũ lượt cầm đồ. Công nhân hút gió cầm cữ. Nông dân chạy gạo cầm hơi. Ngư dân cầm mạng chuộc tàu. Tiểu thương cầm vợ đợ con. Trí thức rán cầm nước mắt. Trung ương vẫn ngỡ cầm đầu. Trên dưới tranh quyền cầm trịch. Cả giuộc lắm phen cầm cập. Nhìn giặc đoạt ải/chiếm đất/cướp đảo mà chẳng dám cầm quân. Thấy dân đòi đất/đòi nhà/đòi chỗ tu hành thì giả dạng du côn cầm gạch/cầm đá/cầm cây/cầm gậy…
Một nhà cầm quyền như Rứa đáng gọi là gì? Nghe chừng phảng phất đâu đây thoảng chút hoang mang: cầm độc hay cầm thú?
Toàn Đảng Chống Toàn Dân
Câu trả lời cho câu hỏi nêu trên hoàn toàn thuộc về nhân dân. Dù chưa rõ và chắc, qua một cuộc trưng cầu dân ý vẫn biết là khó sớm có, song chẳng ai là chưa đoán ra được, căn cứ vào những sự kiện đã từng xảy ra đó đây, từ Thái Hà tới Tam Tòa, Bát Nhã, và mới vừa lặp lại, cả trên đồi Đồng Chiêm, cả trên mạng BauxiteVN, lẫn trên bục chánh thẩm khắp nước.
Cứ Google Image các từ khóa đó là lập tức hình ảnh máu me nhầy nhụa hiển thị đến không kịp bấm chuột sang trang.
Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức cho dân phòng/xã hội đen lấy cớ dẹp xe máy dựng trước nhà để gây ẩu đả có thương tích; là chỉnh sửa hình ảnh của thủ phạm từ nhiều năm trước để vu oan/bắt bớ nạn nhân?
Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức thuê bao xã hội đen trà trộn vào đám đông giáo dân/phật tử đang cầu nguyện để phá rối/lăng mạ; là chiếm đất giáo đường làm công viên; là giật sập nhà nguyện/đập phá chùa chiền/huy động hàng ngàn công an cùng chó nghiệp vụ giật sập thánh giá lúc 2 giờ sáng…?
Du đảng là gì, nếu không phải là là chỉa dàn loa phường từ bốn hướng vào nhà thờ ra rả chửi rủa Chánh xứ họ đạo; là ủi đất/đắp mô/lấp ngõ để giáo dân không qua lại được; là hành hung/đả thương cả người thu hình các thương binh bị đánh và chụp ảnh các mô đất điển hình của chính sách gây ùn tắc giao thông/ngăn sông cấm chợ?
Du đảng là gì, nếu không phải là “tổ chức chu đáo, bỏ nhiều công sức và tiền bạc” thuê bao tin tặc (cả tin tặc “lạ”) để xâm nhập/khống chế/truy sát các trang mạng phản biện; là ăn cắp mật khẩu để chiếm đoạt các trương mục email và mạo danh tung thư lũng đoạn?
Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức nghe lén điện thoại/đọc lén điện thư; là xông vào nhà dân lục soát, chộp ổ cứng vi tính về khám; là gọi dân lên đồn không được, mới trưng ra trát tòa; là buộc dân phải thành khẩn khai báo “tội yêu nước” vì đã vạch trần các âm mưu phá hoại đất nước và bán nước cầu vinh?
Du đảng là gì, nếu không phải là bao vây/cô lập tòa án bằng trùng lớp nhiều thứ lực lượng cơ động/giao thông/PCCC/bảo vệ/dân phòng; là tổ chức thay đổi chiếu khán của ủy viên Hội đồng Thẩm phán Quốc tế, ngăn cản các đoàn ngoại giao, ngăn cản luật sư của Hiệp hội Luật gia Quốc tế (IBA- mà nạn nhân là một thành viên), ngăn cản phóng viên của các tờ báo quốc tế, và chận đường nhân dân đến theo dõi/dự thính phiên tòa áp án người phản biện; là huy động thuê bao hàng xóm nạn nhân vào lấp kín phòng xử trong lúc thân nhân/bằng hữu của nạn nhân phải đứng ngoài mưa; là phá nhiễu âm thanh các đoạn phát biểu của nạn nhân trước vành móng ngựa; là cấm phóng viên chụp ảnh/thu âm làm phóng sự phiên xử; là tịch thu cả điện thoại di động của những người bước vào phòng xử; là cấm tiệt báo chí tường thuật/trích đăng/bình luận phần đối thoại/tranh luận trước tòa của các nạn nhân? là chỉ cần 15 phút nghị án cho một tội danh có thể lên mức tử hình; thậm chí, là bắt giữ/hạch sách/thẩm vấn người dân ngồi uống càphê ở quán nước trước tòa?...
Cùng Tắc Biến, Biến Tắc Tị
Các thắc mắc hợp hiến hay vi hiến, pháp quyền hay bạo quyền… đều không còn là vấn đề, một khi đảng và nhà nước đã mất hết/mất trọn/mất ráo mọi quyền lực chính thống của một chính quyền. Đến mức phải chọn lấy các hành xử ti tiện nhất là hình sự hóa mọi lời lẽ phản biện và sử dụng/giả danh du đảng để phân định Đúng/Sai.
Liên Xô và các chế độ Đông Âu cũ đều từng trải và từng thuộc vào bậc thầy của các cách hành xử đê tiện đẫm máu và nước mắt đó trước khi kết thúc.
Hiện tượng “Hết Thời Rồi” đang rần rật tự diễn biến trong lòng chế độ Việt Nam.
Các cuộc cách mạng màu (thời hậu chiến tranh lạnh) cũng có chung điểm khởi từ sự chối từ lẫn ý muốn chấm dứt cung cách cai trị du đãng hèn hạ và đê tiện của các chế độ độc tài bản địa: “Hết thời rồi” tại Serbia năm 2000. “Hoa hồng” tại Georgia năm 2003. “Màu cam” tại Ukraina năm 2004. “Uất kim hương” tại Kirzistan năm 2005. “Màu xanh” tại Lebanon năm 2006…
Hiện tượng “Hết Thời Rồi” đang rần rật tự diễn biến trong lòng chế độ Việt Nam. Cũng không còn là vấn đề ở đây nữa, về mọi hoang mang cầm quyền hay cầm thú.
Vấn đề là thời điểm của một cuộc cách mạng trắng (áo trắng và khăn tang trắng). Biết đâu đó cũng là dịp đánh đấu hoành tráng của đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long?
Blogger Đinh Tấn Lực
*
Đối ngoại là cầm dao đằng lưỡi. Tư tưởng là uốn gối cầm bô. Kinh tế là khấu đầu cầm bị. Văn hóa nhắm mắt cầm loa. Thông tin bịt mồm cầm kéo. Tuyên giáo nhắc tuồng cầm canh. Công thương khum lưng cầm khách. Công an khóa xích cầm chân. Tư pháp cầm đèn chạy án. Báo đài khép nép cầm ca. Giáo dục huơ roi cầm tiền. Y tế miên man cầm giá. Hành chánh xum xoe cầm dù. Dân phòng lăm le cầm súng. Tại chức nhi nhô cầm bằng. Cấp ủy loay hoay cầm đũa. Đảng viên tí toáy cầm nhầm. Chất xám tất bật cầm máu. Mặt Trận đắm đuối cầm chầu. Phong bì thoải mái cầm cương. Đầu tư tuột dốc cầm chắc. Quốc Hội không dám cầm còi. Tham nhũng ung dung cầm lái. Đất nước lệt bệt cầm cờ…
Sứ mệnh lịch sử bây giờ là cầm cự: Lãnh đạo níu ghế cầm đô. Nhân dân lũ lượt cầm đồ. Công nhân hút gió cầm cữ. Nông dân chạy gạo cầm hơi. Ngư dân cầm mạng chuộc tàu. Tiểu thương cầm vợ đợ con. Trí thức rán cầm nước mắt. Trung ương vẫn ngỡ cầm đầu. Trên dưới tranh quyền cầm trịch. Cả giuộc lắm phen cầm cập. Nhìn giặc đoạt ải/chiếm đất/cướp đảo mà chẳng dám cầm quân. Thấy dân đòi đất/đòi nhà/đòi chỗ tu hành thì giả dạng du côn cầm gạch/cầm đá/cầm cây/cầm gậy…
Một nhà cầm quyền như Rứa đáng gọi là gì? Nghe chừng phảng phất đâu đây thoảng chút hoang mang: cầm độc hay cầm thú?
Toàn Đảng Chống Toàn Dân
Câu trả lời cho câu hỏi nêu trên hoàn toàn thuộc về nhân dân. Dù chưa rõ và chắc, qua một cuộc trưng cầu dân ý vẫn biết là khó sớm có, song chẳng ai là chưa đoán ra được, căn cứ vào những sự kiện đã từng xảy ra đó đây, từ Thái Hà tới Tam Tòa, Bát Nhã, và mới vừa lặp lại, cả trên đồi Đồng Chiêm, cả trên mạng BauxiteVN, lẫn trên bục chánh thẩm khắp nước.
Cứ Google Image các từ khóa đó là lập tức hình ảnh máu me nhầy nhụa hiển thị đến không kịp bấm chuột sang trang.
Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức cho dân phòng/xã hội đen lấy cớ dẹp xe máy dựng trước nhà để gây ẩu đả có thương tích; là chỉnh sửa hình ảnh của thủ phạm từ nhiều năm trước để vu oan/bắt bớ nạn nhân?
Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức thuê bao xã hội đen trà trộn vào đám đông giáo dân/phật tử đang cầu nguyện để phá rối/lăng mạ; là chiếm đất giáo đường làm công viên; là giật sập nhà nguyện/đập phá chùa chiền/huy động hàng ngàn công an cùng chó nghiệp vụ giật sập thánh giá lúc 2 giờ sáng…?
Du đảng là gì, nếu không phải là là chỉa dàn loa phường từ bốn hướng vào nhà thờ ra rả chửi rủa Chánh xứ họ đạo; là ủi đất/đắp mô/lấp ngõ để giáo dân không qua lại được; là hành hung/đả thương cả người thu hình các thương binh bị đánh và chụp ảnh các mô đất điển hình của chính sách gây ùn tắc giao thông/ngăn sông cấm chợ?
Du đảng là gì, nếu không phải là “tổ chức chu đáo, bỏ nhiều công sức và tiền bạc” thuê bao tin tặc (cả tin tặc “lạ”) để xâm nhập/khống chế/truy sát các trang mạng phản biện; là ăn cắp mật khẩu để chiếm đoạt các trương mục email và mạo danh tung thư lũng đoạn?
Du đảng là gì, nếu không phải là tổ chức nghe lén điện thoại/đọc lén điện thư; là xông vào nhà dân lục soát, chộp ổ cứng vi tính về khám; là gọi dân lên đồn không được, mới trưng ra trát tòa; là buộc dân phải thành khẩn khai báo “tội yêu nước” vì đã vạch trần các âm mưu phá hoại đất nước và bán nước cầu vinh?
Du đảng là gì, nếu không phải là bao vây/cô lập tòa án bằng trùng lớp nhiều thứ lực lượng cơ động/giao thông/PCCC/bảo vệ/dân phòng; là tổ chức thay đổi chiếu khán của ủy viên Hội đồng Thẩm phán Quốc tế, ngăn cản các đoàn ngoại giao, ngăn cản luật sư của Hiệp hội Luật gia Quốc tế (IBA- mà nạn nhân là một thành viên), ngăn cản phóng viên của các tờ báo quốc tế, và chận đường nhân dân đến theo dõi/dự thính phiên tòa áp án người phản biện; là huy động thuê bao hàng xóm nạn nhân vào lấp kín phòng xử trong lúc thân nhân/bằng hữu của nạn nhân phải đứng ngoài mưa; là phá nhiễu âm thanh các đoạn phát biểu của nạn nhân trước vành móng ngựa; là cấm phóng viên chụp ảnh/thu âm làm phóng sự phiên xử; là tịch thu cả điện thoại di động của những người bước vào phòng xử; là cấm tiệt báo chí tường thuật/trích đăng/bình luận phần đối thoại/tranh luận trước tòa của các nạn nhân? là chỉ cần 15 phút nghị án cho một tội danh có thể lên mức tử hình; thậm chí, là bắt giữ/hạch sách/thẩm vấn người dân ngồi uống càphê ở quán nước trước tòa?...
Cùng Tắc Biến, Biến Tắc Tị
Các thắc mắc hợp hiến hay vi hiến, pháp quyền hay bạo quyền… đều không còn là vấn đề, một khi đảng và nhà nước đã mất hết/mất trọn/mất ráo mọi quyền lực chính thống của một chính quyền. Đến mức phải chọn lấy các hành xử ti tiện nhất là hình sự hóa mọi lời lẽ phản biện và sử dụng/giả danh du đảng để phân định Đúng/Sai.
Liên Xô và các chế độ Đông Âu cũ đều từng trải và từng thuộc vào bậc thầy của các cách hành xử đê tiện đẫm máu và nước mắt đó trước khi kết thúc.
Hiện tượng “Hết Thời Rồi” đang rần rật tự diễn biến trong lòng chế độ Việt Nam.
Các cuộc cách mạng màu (thời hậu chiến tranh lạnh) cũng có chung điểm khởi từ sự chối từ lẫn ý muốn chấm dứt cung cách cai trị du đãng hèn hạ và đê tiện của các chế độ độc tài bản địa: “Hết thời rồi” tại Serbia năm 2000. “Hoa hồng” tại Georgia năm 2003. “Màu cam” tại Ukraina năm 2004. “Uất kim hương” tại Kirzistan năm 2005. “Màu xanh” tại Lebanon năm 2006…
Hiện tượng “Hết Thời Rồi” đang rần rật tự diễn biến trong lòng chế độ Việt Nam. Cũng không còn là vấn đề ở đây nữa, về mọi hoang mang cầm quyền hay cầm thú.
Vấn đề là thời điểm của một cuộc cách mạng trắng (áo trắng và khăn tang trắng). Biết đâu đó cũng là dịp đánh đấu hoành tráng của đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long?
Blogger Đinh Tấn Lực
*
Saturday, April 3, 2010
VĨNH KHANH * HỒI KÝ VƯỢT BIÊN
TRẦN KHẢI THANH THỦY * TRUYỆN NGẮN
*
Tôi gánh ở trong tim này...
Trần Khải Thanh Thủy
Tôi gánh ở trong tim này...
Trần Khải Thanh Thủy
“...
các bản trẻ hãy mạnh dạn từ bỏ quá khứ "tốt đẹp", để đi vào con
đường... phạm tội như tôi, con đường mà cả dân tộc sẽ phải đi trong nay
mai ...”
Hồi ức nhân ngày rời hang đá
1.
Tính đến giờ phút này tôi đã chính thức rời khỏi "hang đá" 9 ngày (26-11 âm) tức 22 -12 -2008. 9 ngày qua quả thực là một sự thăng hoa sau bao nhiêu khổ đau, bất hạnh. Thành thực được sinh ra làm người, tôi không hiểu sao kiếp người ở Việt Nam lại khổ ải, nhọc nhằn đến thế! Từ bé, tôi đã nghe bà nội bảo: "Đời là bể khổ, là kiếp nạn", song khổ như tôi và bao nhiêu triệu người Việt Nam giữa thế kỷ 21 thì quả là không sao hình dung nổi! Nỗi khổ làm tôi bao nhiêu lần ước mình... hoá đá, bởi những đớn đau luôn vượt quá sự chịu đựng của thân kiếp con người.
5 tuổi anh tôi mất, 7 tuổi bà ngoại mất, 17 tuổi đến lượt bà nội, rồi 25 tuổi đầu, vừa chân ướt chân ráo ra khỏi trường đại học sư phạm, chưa kịp làm gì để báo hiếu, đã thể nghiệm nỗi đau chôn bố. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì đến 27 tuổi, lại phải chôn em... Cả nhà có 6 người thì ba thuộc về cõi âm, và 3 thuộc về dương thế. Những cái chết thật là phi lý. Anh tôi chết vì phải xa mẹ, xa em theo bố đi sơ tán tận trường đại học Hàng Hải (Hải Phòng) trong thời kỳ giặc giã chiến tranh (1967), khi vừa sang tuổi thứ 9. Một cỗ quan tài bé xíu, bị vùi lấp trong sân trường tiểu học của làng nơi trường đại học sơ tán, mà 36 năm sau gia đình tôi mới tìm lại được. Tôi đã khóc như mưa, như gió khi ngồi trước nấm mộ anh, mà không sao lý giải được sự khổ đau, bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống gia đình mình. Em tôi - một chàng trai 26 tuổi đẹp trai, dữ dằn, chết ngay sau khi gia nhập quân đội 4 năm, 7 tháng; bị kỷ luật, tước quân tịch vì không chịu tuân lệnh cấp trên, thực chất là không chịu... ăn cắp. Giữa thập kỷ 80, nhà tù Hoả Lò chứa chật ních tù thường phạm, thụ án không quá 3 năm vì tội ăn cắp vặt (mũ cối, đồng hồ, xe đạp, ví tiền, đôi dép, tem phiếu v.v) thì trong quân đội, các chiến sĩ quân đội nhăn răng Việt Nam cũng được lãnh đạo đơn vị huấn luyện cho ăn cắp... dưới danh từ mỹ miều là “làm kinh tế”, lấy tiền nộp lãnh đạo. Sáng sáng được phát 2 bò gạo tiêu chuẩn rồi đi lang thang gõ cửa nhà dân để xin tre, pheo cho đơn vị dựng lán trại, hoặc bán lấy tiền gây quỹ. Xin mỏi mồm chẳng được, cuối cùng túng thì phải tính, trong khi 4,5 thằng mò vào nhà dân, giở trò lừa gạt "bố bố con con" thì một thằng xuống bếp vác dao rựa ra bụi tre của bố, chọn cây to nhất để chặt trộm rồi tất cả lặng lẽ rút lui, mặc bố khi phát hiện ra... chết lịm, đứng như bóng dừa, tóc dài bay trên... trán hói (!) tha hồ chửi, thì nó im lặng theo dõi, im lặng đứng ngoài cuộc, sau khi đã can gián các chiến sĩ trong tiểu đội năm lần, bảy lượt không được. Thà về viết bản kiểm điểm vì không hoàn thành nhiệm vụ chứ không thể để lương tâm không cắn dứt, để bị bà con dân làng gộp tất cả lực lượng chủ lực của nước nhà vào thành câu chửi: "Bộ đội mà lừa đảo, ăn cướp thế à? Tưởng bộ đội với dân như cá với nước, hoá ra lại thành cá với thớt à?
Bao nhiêu lần đơn vị tăng gia sản xuất, lợi dụng lúc trời còn nhá nhem tối, lãnh đạo sai cả đại đội mò vào bãi để phân của hợp tác xã xúc trộm gánh lớn gánh nhỏ bón cho ruộng của tiểu đội mình, nó cũng... lặng lẽ đứng nhìn, vì không đang tâm sống dựa trên nỗi khổ, nỗi mất mát thua thiệt của chính những người mình từng mang ơn... Lại càng không thể ngửa tay xin mẹ những đồng tiền còm cõi để nộp cho đơn vị, mỗi lần về phép, dưới dạng cuốc, xẻng, ấm chén (dù chỉ là 5, 7 chiếc, hoặc vài ba bộ). Thế là bị chỉ trích, mắng mỏ, bị viết kiểm điểm, bị nhận kỷ luật hết lần này rồi lần khác.
Con giun xéo mãi cũng phải quằn, huống hồ con người. Biết mình có chữ, nó cãi lý rồi bị đánh, bị dìm xuống nước, khiến con người đạo đức nổi loạn, phải uất ức đánh trả ngay chính cái gọi là... đội trưởng, cấp trên, lãnh đạo của mình. Bị đuổi khỏi đơn vị, sau 4 năm 7 tháng cống hiến... không hộ khẩu, không tem phiếu, không tương lai, không tình cảm vì bị người yêu lừa dối, cướp hết tất cả những gì thiêng liêng trân quý nhất từ những món quà tặng đầy ý nghĩa, đến tình cảm sâu nặng, đành chấp nhận... bỏ cuộc và treo cổ tự tử giữa nhà khi tuổi đời chưa tròn 26, hừng hực sức trai và bao mơ ước không thành... Sinh 1962- tuổi Dần, đa mưu túc trí, nó có thể làm được biết bao nhiêu việc tốt đẹp cho mình, cho đời nếu được gieo cấy vào môi trường tốt. Tiếc rằng đôi bàn tay tài hoa và cái đầu đa mưu của nó, vừa giỏi mộc, yêu thích văn thơ, vẽ đẹp, nét vẽ tài hoa, sống động, ai trông cũng thích, ai nhìn cũng ưa, ai nghe kể chuyện - dù chỉ một lần cũng tin cậy, yêu mến... đã lặng lẽ tan rữa hết trong chính cái quyết định của những kẻ đồi bại, vô học, chuyên chính vô sản ở cuộc đời, khiến bao nhiêu lòng ái mộ của bạn bè, người thân biến thành sự ái... ngại suốt những năm sau đó.
Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nghe ai nhắc đến tên Trần Khải Ca- nhà đạo diễn nổi tiếng của Trung Quốc, tôi lại giật mình đau đớn, vì đó chính là đầy đủ họ và tên của đứa em cùng nguồn cội với mình. Nếu nó cũng như tôi, biết vượt lên trên định mệnh thì cái mà ông đạo diễn Trần Khải Ca làm được, chắc gì nó không làm được ? Một điều đau xót nữa mà chỉ một mình tôi biết, một mình tôi hay, đó là chính nó đã đi thay số phận tôi, nếu không vì cái chết của nó và của anh trai trước đó, chắc chắn tôi đã không tồn tại lâu dài ở cõi đời trần tục, ô trọc này làm gì. Tôi vốn không mưu cầu gì cho riêng mình cả, chỉ vì chứng kiến cảnh nhà rộng rênh hoang vắng, mẹ già ngã quỵ trước cái chết đường đột của em - bị ám ảnh suốt đời bởi sợi dây treo cổ giữa nhà, đến mức bấn loạn tâm thần, mà phải chấp nhận ở lại để vực sự sống và tương lai cho gia đình mình dạy.
Vốn mơ mộng lãng mạn từ nhỏ, tôi không sao chấp nhận nổi sự thực nghiệt ngã khi những lớp men hạnh phúc mỏng manh của mình cứ liên tục bị những viên đá thực tế ném xuống làm rạn nỡ, nứt toác, khiến trái tim nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi thường xuyên bị rỉ máu... Hồi đó tôi quan niệm, chết nghĩa là hết, là một giấc ngủ dài, không đau đớn, không mộng mị, hơn nữa cái chết trẻ còn để lại trong tôi một dư vị ngọt ngào, một ngôi mộ đắp đầy những vòng hoa trắng, những giọt nước mắt tiếc thương chân thành của người đời... Trang thơ của tôi khi ấy tràn ngập những dòng chữ gợi nhớ về cái chết trẻ, chết đẹp: Từ "Đêm định mệnh", "Thần chết", "Bóng đêm", "Cho tôi về", "Lời người dưới mộ"... Bằng trí tưởng tượng tuôn trào phong phú, tôi tự ngắm cái chết của mình và tả lại vô cùng sinh động, khiến ai đọc cũng phải rùng mình lo sợ...
Lời người dưới mộ
Tôi nằm lại đây chốn nghĩa trang
Trạm cuối cùng cuộc đời bao số kiếp
Đất phủ kín mình tôi gía lạnh
Khói nhang thơm mách nẻo đi về
Quà chia tay bạn hữu tặng trao
Nhị rữa nát hám hôi mùi nghĩa địa
Gió cứ thổi vật vờ khoang đất trống
Quạ tru rên từ khoang đất không người
Cỏ đã xanh rờn chân, tóc, tai
Hồn tôi thoát tục để băng ngàn
Lang thang rừng thẳm muôn nơi ngắm
Cõi trần ai người sống đoạ đầy
Thôi hãy xanh cùng với đất đai
Tạo hoá anh minh đã mỉm cười.
2.
Cái chết của cậu em đã mở mắt cho tôi nhìn sâu hơn vào nỗi khổ đau của mẹ, của kiếp người, khiến tôi bừng ngộ...Tôi hiểu, em tôi đã là vật thế mạng của tôi rồi, tôi không có quyền đầu hàng số phận như nó nữa, không có quyền cướp công nuôi dưỡng sinh thành của mẹ, vì như vậy là quá tàn nhẫn với người mẹ của mình. Với phụ nữ, hạnh phúc đích thực là những đứa con, cả cuộc đời mẹ có 3 nạng chống, thì anh tôi mất rồi, mẹ tôi phải đẻ thêm một người con nữa, nay em tôi lại bỏ đi, mẹ làm sao trụ nổi? Nếu tôi và đứa em còn lại (kém tôi 9 tuổi) không tự nguyện đứng ra làm nạng chống tinh thần cho mẹ trong suốt quãng đời nhọc nhằn, khổ ải, vui ít buồn nhiều này? Cả chồng và hai đứa con trong số 4 đứa con của mẹ đã hoá thân thành cây cỏ, nay tôi lại... bỏ đi, để mẹ hoá đá giữa đời sao? Chính vì thế trong thời gian ngắn ngủi này, tôi hoàn toàn thay đôỉ quan niệm.
Chết nghĩa là vĩnh viễn
Chấm dứt muôn đời sau
Làm người ta đã nguyện
Vượt lên mọi khổ đau.
Khi đã tự trang bị được ý nghĩa cuộc sống cho mình rồi, tôi quyết không cúi đầu tuân phục, mà phải sống bằng tất cả nội lực, tâm huyết của mình để khẳng định, để cống hiến, để toả sáng, để sống thay cho cả phần đời của người anh xấu số và cậu em tài hoa, bạc mệnh của mình:
Ta không thể lặng im
Vào hư vô bế tắc
Sống là phải dốc sức
Làm sáng lên cuộc đời
Trước đó (5-6-1985) bố tôi chết vì suy dinh dưỡng, hưởng dương ở tuổi 65. Vốn là con của một ông thông ông phán, chuyên làm nhiệm vụ phiên dịch cho Pháp, lương mỗi tháng tương đương 5 cây vàng... Nhà ngang dãy dọc, con sen thằng ở, vú nuôi đàng hoàng, “cách mạng” đến thành anh bộ đội cụ Hồ... Cả cuộc đời trẻ trai say chí lớn, đến khi giật mình ngoảnh lại tóc điểm sương, mới phát hiện ra mình sinh ra không phải để theo con đường binh nghiệp, mà là nghiên cứu khoa học. 39 tuổi lấy vợ, cũng là 39 tuổi nằng nặc xin ra khỏi quân đội, thành cán bộ, kỹ sư của cục quân giới, bộ công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, và cuối cùng là cán bộ trường đại học hàng hải, rồi không thể thích nghi với lề lối làm việc của những kẻ bất tài, vô dụng, ngồi trên đầu, trên cổ mình, buộc phải xin nghỉ hưu non giữa chừng, khi tuổi đời mới tròm trèm 49.
Suốt cuộc đời- 65 năm làm người, thì trừ 25 năm đầu sống trong nhung lụa, 45 năm còn lại, chết trong mòn mỏi kiệt quệ... Không phải chịu thua số phận ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp như đứa em đẹp trai bạo liệt mà xấu số của tôi, mà chịu thua khi sự nghiệp vẫn còn dang dở, và bản thân đang ở độ tuổi chín của trí tuệ và tư duy. Vốn đầy mình sách vở cộng với khả năng đào sâu suy nghĩ, chiêm nghiệm, ông là người đầu tiên phát minh ra luật đường biển, viết giáo trình về luật đường biển cho học sinh của trường học, sau đó được bác tôi - cũng là giáo viên của trường đại học Hàng Haỉ hoàn thiện và nâng cao... Vậy mà không một lần được tắm gội trong vinh quang. Chết đi chỉ có hai bàn tay trắng, 24 năm phục vụ trong guồng máy nhà nước, hết binh nghiệp lại giảng dạy mà không có nổi căn nhà để ở, đã thế còn phải thế chấp căn hộ 26,5 m2 mặt đường tại số nhà 53 phố Hàng Bông để lấy căn hộ tập thể 10,5 m2 trong khu tập thể của viện thiết kế bộ thuỷ lợi nơi mẹ tôi làm, để hoà đồng với quần chúng, để con thơ được gửi trẻ trong nhà trẻ của bộ, để không phải bế đi quá xa, trong điều kiện non nớt, trứng nước, mắc chứng bệnh sưng phổi, thấp khớp v.v.
Vật có giá nhất đối với ông khi ấy là những tấm huân chương (nếu bây giờ đem đổi cũng được hai triệu đồng tiền thưởng) và lô lốc giấy khen, riêng tấm thẻ đảng viên với bề dày 38 năm tuổi đảng thì nằng nặc trả lại, xin ra khỏi đảng... dù bị bạn bè gia đình kịch liệt phản đối.
Sau khi cùng gia đình chôn cất bố, tôi ngồi ngẫm ngợi về cuộc đời ông, cuộc đời của những con người bị đảng lừa cho trắng mắt ... những vần thơ của tuổi 25 tuôn trào trên đầu ngòi bút, mà già nua như bà lão 60...
Ôi khuôn mẫu mô hình lý tưởng
Hiện thực đây: Trại lính giam cầm
Bao tư tưởng dân lành trói nghẹt
Triệu cái tôi cho một cái chúng ta
Đất nước này liệu có đáng ngợi ca?
Bao vô lý tạo cuộc đời đang sống
Giống đứa trẻ lộn ngược đầu trồng chuối
Xã hội này cũng thế, không hơn
Ngoe nguẩy trên đầu là một lũ con buôn
Cậy chỉ, cậy cây, đa ngôn phè phỡn
Trí thức nghèo, đồng lương khốn đốn
Lặn ngụp, ngóp ngoi... tít tắp đáy tận cùng
Cuộc đời này liệu còn nữa tình thương?
Sự hiền lành không cần cho đời nữa
Có văn hoá, sẽ trở thành kẻ yếu
Triết lý ư ? Vô văn hoá không đùa
Ngẫm đời nay càng thấm mãi chuyện xưa
Ác thắng thiện đã trở thành bi kịch
Quyền cởi trói văn học ơi hư ảo
Bão động đầy trời, thơ mãi chẳng... rung rinh
Nhầm lẫn rồi hỡi bác kính yêu
Chủ nghĩa xã hội đang trên đường tắt lụi
Giữa đất nước của Lê Nin vĩ đại
Cách mạng Nga làm lịch sử thụt lùi
Thế kỷ nghèo sinh sản bác vĩ nhân
Bầy con cháu gắng gánh tròn hậu quả
(Là ngư dân bác chỉ lo được thế
Đất nước đói nghèo nhờ...di chúc thiêng liêng)
Xã hội này nặn tạo những quái thai
Bần cùng hoá nông thôn, đô thành nông thôn hoá
Những kẻ nghèo, hèn, đói cơm, rách áo
Tri thức mù lãnh đạo công nông
Suốt đời ông đã lầm lẫn mẹ ơi
Nghe đảng gọi, cầm vàng theo kháng chiến
Ngày cải cách : gông cùm, uất hận
Rạch ruột mình bằng... mắt kính bẻ đôi
Sao lời ông chẳng vọng đến ngàn năm?
Cha gian khổ trải đời theo kháng chiến
Vết thương nhức mỗi khi chiều trở gió
Cuối cuộc đời- bàn tay trắng trinh nguyên
Từ giã đời... vật trang trí cỏ xanh
Dâng hào phóng quanh nghĩa trang thành phố
Đời con nghèo lẽ nào tại số?
Đảng làm chủ cuộc đời, định đoạt số phận con
Đảng độc tài lại càng vĩ đại hơn
Ngày bác mất đảng trở thành... vợ goá(!)
60 triệu con côi chìm trong tăm tối
Trọn một lòng son, dâng đảng đời đời
Ba bố dượng Đồng, Chinh, Lê Duẩn
Chẳng làm cha mà chỉ thích làm chồng
Bác Linh ơi quả điều vô nghĩa quá
Chúng con đói nghèo, mẹ đảng đã già nua
Hãy để con định đoạt lấy đời con
Tự cứu mình trước khi trời cứu
Xin giải thoát khỏi mẹ già độc đoán
Con muốn bay lên bằng đôi cánh của mình
Ôi lòng tham mẹ đảng kiệt cùng
Và bố đảng gian manh như loài sói
Con bán mình nhọc nhằn khốn khó
Còn bắt con phải nộp lãi bẩy phần (1)
Anh chị con cũng sống kiếp lầm than
Bố mẹ bỏ lắt lay không đủ sống
Phải lê lết bên hè đường kiếm sống
Giơ lưng ra để đóng thuế hàng năm
Con biết tìm no ấm ở nơi đâu?
Bác ruột con cũng nghèo nàn, tăm tối
Cũng trói buộc, cũng độc tài, vô lối
Cải tổ, mị dân, đổi mới, bao giờ? (2)
Kẻ thù ở ngay sát vách nhà ta
Người đã một thời được con coi là bác (3)
Biết mẹ hèn, bác giang tay lấn đất
Cha Hồ ơi, lăng vắng nghĩ suy gì ?
Ôi cuộc đời sao giống cuộc đỏ, đen
Xưa đồng chí, nay mặt mình ...tự vả
(Đã cướp đất nay còn đòi ơn cũ
Anh lớn hơn sao cậy khoẻ đánh em?)
3.
... Vẻn vẹn 3 năm trời, giữa mùa xuân của cuộc đời, tôi cỗi cằn héo úa vì chứng kiến cái chết của hai con người thân yêu nhất. Nỗi đau cộng gộp này tích tụ cùng nỗi đau mất anh trước đó khiến tâm hồn tôi nặng trĩu suy tư về cuộc đời, số kiếp... Không hề biết cõi âm ra sao nhưng tôi thấy cõi dương thật khổ, tưởng người với người là bạn mà trong xã hội cộng sản, do ngấm máu độc, máu đen của đảng vào từng tế bào, vỏ não, tim óc, gan ruột, nên người với người toàn là kẻ thù, lừa miếng nhau, và lừa miếng cộng đồng. Câu thơ truyền khẩu của thời đại đồ đểu Hồ Chí Minh cứ được thể vang lên khắp chốn: "Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm".
Thiên hạ toàn những người khôn, ai cũng đòi được ăn cơm, chẳng ai dại dột ăn cháo mãi, thế là những kẻ thật thà hết đất sống. Một xã hội mà chất lượng công dân vô cùng thấp kém, toàn cảnh cá lớn nuốt cá bé, thằng dốt trị thằng giỏi, không phải "đức năng thắng số" mà "lưu manh thắng... đa số". Càng có văn hoá càng trở thành kẻ yếu, lạc điệu, hụt hơi. Càng vô văn hoá lại càng trở thành kẻ mạnh. Một xã hội chỉ dựa trên hai thứ là tiền và quyền. Cứ "đô la là cha mọi thằng", "đô la đi trước, mực thước theo sau", "đô la lân la xin chữ ký", "đô la vật ngã thủ trưởng", vật ngã quan toà, viện kiểm sát v.v.
Trong ứng xử đời thường, giữa người với người thì gậy và quả đấm là biểu tượng của khoa học giáo dục. Không dài dòng văn tự, triết lý, nghĩa tình gì, cứ con người đạo đức nổi loạn là mượn gậy và quả đấm để trả lời nhau, biến tư duy con người thành tư duy bày đàn, bản năng, luôn tuân thủ những con đầu đàn, dù những con này xuất thân từ đói, dốt, rách, ba đời củ chuối măng mai. 9,10 tuổi không có hột chữ bỏ bụng đã đành, còn không có cả hột cơm bỏ miệng, phải làm nô lệ cho cái đói, cái lạnh cái rét suốt bao nhiêu năm trời, trở thành ti tiện, hẹp hòi, khốn nạn, đểu giả. Ấy thế mà lại được đề cao theo khẩu hiệu của một thời cổ lổ : "Trí phú địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Kết quả, lũ thất phu lên cầm đầu, đè đầu cưỡi cổ dân, ban hành bao điều sai trái, dìm tương lai dân tộc trong vũng lầy của sự đói nghèo, lạc hậu...
Sống trong cái xã hội bày đàn ấy, bản thân tôi - một kẻ còn mang nặng đạo lý thánh hiền bị chèn ép về đủ mọi mặt. Đang là con nhà dòng dõi khoa bảng, chỉ biết đặt sách vở lên trên cuộc đời, lao vào nhặt cho hết bồ chữ nghĩa của ông cha, từ đông tây kim cổ, nào thơ văn Lý Trần, sách Nội Kinh Trung Quốc từ thế kỷ 14, đến triết học, rồi duy vật biện chứng:"vật chất có trước, ý thức có sau" v.v. và v.v.. Vậy mà đi đến đâu cũng cảm thấy thừa, bước vào đâu cũng bị ám ảnh bởi câu thành ngữ: "Giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi thông minh, nó không sử dụng". 10 tuổi đã ôm mộng làm thơ viết báo, được mẹ thắt lưng buộc bụng cho đi học một mạch lên đại học, rồi ra trường, vì "hèn mẹ cha", 3 năm chen chân bẹp ruột với lũ "lợn tháu", "trống choai", "dê cỏn" con nhà cán bộ khá giả không được (dù nhận bao nhiêu giải thưởng, từ chuyện vui, nụ cười dự thi đến diễn đàn vẻ đẹp tuổi trẻ...luôn được coi là hoa hậu trong lĩnh vực thi thố, chữ nghĩa), vậy mà chầu chực bao nhiêu năm trời không xin nổi vào bất kỳ toà soạn báo nào, chỉ đơn giản vì không có thực để vực tình người của các đồng chí, phải chấp nhận cảnh núi đỏ rừng xanh, lặng lẽ cúi đầu trong tiếng nấc, trên dặm đường trăn trở những sầu đau.
29 tuổi mới được về lại cửa ngõ thủ đô, nhân cơ hội tách tỉnh từ Hoà Bình, Hà Tây ra khỏi Hà Sơn Bình, và tách luôn cả chút của cải còm cõi đạm bạc mà chẵn 30 năm trời công tác trong ngành Thuỷ Lợi mẹ mới gây dựng được để kê chỗ đứng cho mình, không phải giữa mảnh đất nghìn năm văn vật mà giữa đất Hà Tây quê lụa, nơi "Cô gái Suối Hai, chàng trai Cầu Rẽ"- những con người nổi tiếng anh dũng trong lời ca câu hát của thời lửa đạn, chiến tranh, lại trở thành nổi tiếng về tài "tháu cáy"(ăn cắp), anh chị, trong thời hoà bình, hậu chiến... Chỉ cần có mặt sau 8 gìơ tối cho đến trước 5 giờ sáng là những người hiền lành, vô tội, không mất nhẫn, mất ví đồng hồ xe đạp cũng là cú đạp đá oằn người vì nạn trấn cướp...
Là giáo viên phải dạy cho học sinh cái hay cái đẹp ở đời, mà tầm mắt đi đâu cũng chỉ nhìn thấy cảnh nghèo, cái đói. Bao nhiêu lý tưởng bị bội phản, bao nhiêu gía trị làm người bị tước đoạt, lương tâm bị giày xéo, còn lại chỉ là xác chết ngổn ngang của những mơ mộng không thành... Những cái vô lý làm nên cuộc đời, bào mòn và huỷ hoại những nhân cách cao đẹp, tạo ra một khung cảnh u ám, thê lương mà con người luôn là kẻ nhẵn túi, thua cuộc, con người đã bị phân nhỏ ra thành những phần tử đơn độc để đảng dễ bề cai trị, đầu độc, luôn tuân theo ý đảng để tồn tại theo kiểu nô bộc.
Quan sát bao nhiêu năm trong cuộc đời 48 năm làm người của mình, tôi nhận thấy tất cả cái gì rơi vào tay đảng đều trở thành thảm hại, tấm thường đến mức đê hèn, bỉ ổi, ngay cả ngành giáo dục mà tôi nguyện cống hiến hết cuộc đời mình, hoá ra cũng chỉ là "nghề cau có trong những nghề cau có", không hề cao quý chút nào như cố thủ tướng Phạm văn Đồng từng ví von so sánh. Đơn giản vì bất cứ ngành nghề gì trong xã hội cộng sản, chỉ để đào tạo ra những công cụ, kẻ tay sai, thừa hành, chứ không hề đẻ ra con người theo đúng nghĩa của từ này. Một thứ công cụ để kiếm tiền, bất chấp lương tâm, danh dự, phẩm giá và đạo đức truyền thống thừa hưởng từ ông bà cha mẹ, đến mức khai bút đầu năm tôi phải chán chường thốt lên:
Ta lánh xa mày - cuộc sống ơi
Đâu còn mộng mơ giữa cõi đời
Mà là tất cả niềm tin tắt
Nhìn cuộc sống tương lai ta thấy
Cuộc đời ta là cả chuỗi thê lương.
Tình yêu sơ khởi nhất của loài người, từ đứa bé lẫm chẫm bước đi, đến người già gần đất xa trời - đó là tình yêu cuộc sống, thế mà tình yêu đầu đời của tôi, một cô giáo bản, giáo làng, giữa tuổi đời 29, 30 đã bị dập tắt. Không chịu nhốt đời mình trong chiếc ao làng chật hẹp, tôi quyết tâm làm một cuộc "đào tẩu, vùng thoát, vượt lên không ngừng của chính trí tụệ mình", để trở thành nhà báo giữa tuổi đời 33, khi vừa kịp có mệnh trời. Hai từ mệnh trời nghe qua có vẻ duy tâm, nhưng nhìn bằng con mắt duy vật biện chứng thì là tổng hoà của mọi mối quan hệ thuận lợi đến với mình. Bình thường 9 điều thuận, một điều chống cũng vứt, còn mười điều thuận cả mười thì cầu được ước thấy, ước mơ trở thành phóng viên của tôi đã thành hiện thực, khi báo Cựu Chiến Binh ra đời và sau một năm ra thêm báo tuần...
Là con của Cựu Chiến Binh từ năm 1948, tôi may mắn được bạn bè bố tôi giới thiệu vào làm, sau khi đã thử thách tay nghề cả năm trời trước đó. Điều chống duy nhất cũng là điều thuận cuối cùng khi đó của tôi là... không tốt nghiệp khoa văn!.. Chỉ vì thông qua các bài viết của tôi mà ông Lê Kim -trưởng ban văn hoá ban nghệ đinh ninh rằng tôi là giáo viên dạy văn, nên đã hào hứng nhận vào. Khi kiểm tra lý lịch, biết tôi chỉ tốt nghiệp khoa sinh, đại học sư phạm I Hà Nội, thì mọi sự đã rồi, ông ta chỉ còn biết kêu trời: "Bỏ mẹ, hoá ra mày là giáo viên dạy sinh à? Trời ơi, biết bao nhiêu con bé dạy văn muốn nhảy vào mà tao không dám nhận, vì cứ tưởng mày có bằng cử nhân văn chương hẳn hoi... Chết, chết, mày cướp của tao một cơ hội vàng. Sao ông Trần Minh Bắc (tổng biên tập báo) lại nhận mày mà không chịu kiểm tra lý lịch gì cả, làm tao bị nhầm. Nếu biết mày chỉ học về sinh, thì tao có cớ để gạt mày ra khỏi toà soạn ngay từ đầu, để nhận con ông bạn tao, hoặc cháu ruột của tao vào rồi. Trời ơi, đũa gỗ mà lại chòi mâm son, trong khi bao nhiêu đũa vàng, đũa bạc thì lại xếp đầy trong xó của các góc chạn chật chội tối om".
4.
Ở trong lòng "mâm son" chưa được bao lâu thì tôi không chịu nổi cung cách làm báo của mấy ông già cổ hủ, công thần, láng cháng. Trong khi tôi đề nghị được đi công tác để tăng tính xã hội cho bài viết thì ông trưởng phòng tổ chức - người điều động xe cộ của toà soạn - một từ chuyên sâu không biết, cáu tiết đập bàn quát tháo:
- Báo này là báo hội, chỉ cần tính hội không phải báo Phụ Nữ, Tiền Phong, Văn Nghệ mà cần tính xã hội...
Một tuần có 7 ngày thì hai ngày họp, loanh quanh mấy vấn đề cũ rích, nhai đi nhai lại như chó nhai giẻ rách, càng họp càng nát càng chống phá nhau, càng tăng mâu thuẫn. Tờ báo không có nội dung, màu sắc, tư tưởng gì, cứ xám xịt, ngây ngô như tờ báo tường của những năm 1960. Câu què, ý cụt, nội dung đơn điệu, nghèo nàn theo kiểu:
Đảng là gì hở em ơi
Là không quen biết mà ngồi với nhau.
Khi tôi kịp nhận biết và định nghĩa lại cho chính xác:
Đảng là gì hở ...má ơi
Là quân ăn cướp cùng ngồi trung ương.
Thông qua một loạt bài viết về các bà mẹ Việt Nam anh hùng, với các tựa đề gợi cảm, lay động trái tim mỗi người: "Nước mắt chưa khô trên má mẹ hiền", "Bão thổi không ngừng trong những vành tang trắng", "Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên", "Đói khát, đau thương đeo đuổi đến bao giờ ?", "Nhà không, vườn trống tàn hoang", "Đêm đêm nhang cháy đỏ bàn thờ"... để nói về sự vô ơn của các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương đối với các bà mẹ liệt sĩ, cướp mồ hôi xương máu của cả người đã chết lẫn người đang sống, lập tức bị treo bút ra khỏi báo, và cuộc đời cứ lênh đênh theo ghềnh thác... Hết thoát ra khỏi bến đục, bờ nông này lại... sa chân vào bến nông, bờ đục khác.
Khi vào được báo Văn hoá văn nghệ công an, tưởng chim khôn chọn được cành cao để đậu, ai ngờ lại đậu phải cành thành phần 5C và 5D*. Cho dù tôi được đích danh phó tổng biên tập gọi về làm việc đi chăng nữa, nhưng tư tưởng nổi loạn, bất tuân của tôi, cùng sự đố kỵ, hẹp hòi, ghen ăn tức ở của cánh chị em khiến tôi nhanh chóng bật khỏi báo. Trong lúc người đời quan niệm: "Đời là một cái chợ, càng chơi nhiều càng lãi", tôi không bao giờ tham gia vào bất cứ trò chơi mất phẩm giá nào vì bảo vệ quan điểm riêng của mình: "Nếu coi đời là một cái chợ khổng lồ, thì mình chỉ đi chợ nhân cách thôi", dù sống giữa chạ người cũng vậy.
Ngưỡng của đạo lý trong thời buổi cộng sản - thả nổi các gía trị làm người - thật vô cùng mỏng manh, chỉ cần tặc lưỡi là có thể bước qua, nhưng tôi lại tự trói buộc mình bởi bao ước lệ đạo đức, bao câu chữ của đạo thánh hiền từ thời ông, cha để lại, nên không thể nào vượt nổi, cứ đau đáu bên mình những gía trị bất biến, lỗi thời: Nào "nhân nào quả nấy", "Gieo gió gặt bão", "Gieo đức hạnh gặt vinh quang, gieo tai ương gặp...quả báo". Rồi "thật thà ma vật không chết", "Có công, có đức, mặc sức mà ăn", "Trồng cây phúc để quả đức cho con" ngược hẳn với câu: "Một đời làm lại, tam đại dở hơi"...
Chính vì quyết tâm làm người, không làm lại (tay sai, nha lại), hay trở thành công cụ, kẻ thừa hành, hại người ngay để con cháu ba đời phải khổ lây, mà tôi thành kẻ bơi ngược dòng lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam, không chịu tắm mình trong dòng sông đảng(mà đặc điểm chủ yếu là mị dân, tham nhũng, và khủng bố, dối lừa) ngược lại chỉ thích trồng cây phúc để quả đức cho con ...Tu nhân, tích đức, để về già...mặc sức mà ăn, tôi đã phải trả giá cho những quan niệm "lạc mốt, lỗi thời" của mình. Vì thật thà, tôi đã bị đủ thứ mưu ma chước qủy của đảng vật. Hết bắt lên đồn, tra vấn thẩm cung ngày này, ngày khác lại giáo dục đấu tố giữa cộng đồng... Khủng bố giữa sân vận động của khu tập thể cả nghìn người không xong, lại tràn vào nhà trấn áp, đánh đập cả chồng và hai con gái tiếp.
Hai, ba lần, vẫn không vật chết tư tưởng trong sạch, thể hiện quyền làm người của chính tôi, vẫn không khiến chồng và con xa lánh, sợ sệt. Ngược lại, từ ánh mắt trẻ thơ, đến ánh nhìn của một giáo viên trường tiểu học trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đều toát lên sự bất cần, khinh bỉ bọn giòi bọ, sâu mọt, chó đói một cách rõ ràng. Chúng càng thể hiện sự trắng trợn, điên cuồng hơn, quyết dồn tôi vào ngõ cụt, đường cùng của sự thiếu đói, uất ức. Chỉ trong vòng 6 tháng trời, 3 lần công an các cấp phòng, từ bộ sở, cục, quận, phường, phụ trách văn hoá phản động, chống gián điệp, khủng bố, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ an ninh v.v. nhận lệnh quan thầy, tràn vào nhà tịch thu toàn bộ phương tiện làm việc, máy móc, sách vở, tư liệu của cả gia đình tôi... nâng số vi tính bị cướp lên thành 4 cái, cùng 6 điện thoại di động, 2 máy scan, một máy ghi âm, một xe spacy, hàng chục ổ USB, hàng nghìn đầu tài liệu, đơn thư của bà con dân oan. Nếu tính thành tiền Việt, không dưới 200.000.000 (hai trăm triệu). Số tiền mà một đời cả nhà đi làm việc cho nhà nước, cũng không thể nào có được.
Đơn giản vì ở Việt Nam, đồng lương đi làm cho nhà nước rất thấp, ăn còn không đủ nói gì đến chuyện mua sắm, tích luỹ? Vì vậy mất là đồng nghĩa với sự trắng mắt, trắng tay, không thể có cơ hội sắm lại được, huống hồ tôi còn bị đảng ra cả chiến dịch cướp bóc 3 lần... mà tôi... càng phẫn càng phát, không những không lo sợ nao núng, còn phát tiết tinh hoa ra ngoài qua việc lên án việc làm đồi bại thối tha của đảng, biểu lộ rõ quan điểm của mình... khiến đảng như một con thú hoang bị dư luận tiến bộ trên thế giới dồn vào ngõ cụt đường cùng, trở thành ú ớ, ra sức dùng mặt nạ, lưỡi gỗ che chắn cũng không xong... Không làm gì được tôi sau bao nhiêu lần ra chiêu độc, đảng liền bắt tôi vào tù...để tôi có cơ hội nghiền ngẫm những việc làm quá khích của mình, để văn hoá đảng đè chết văn hoá đạo đức truyền thống dân tộc đã thấm sâu vào huyết quản mình, để tôi vĩnh viễn không còn là tôi nữa, mà ngược lại là một sự phục tùng, ngoan ngoãn, câm nín, tả tơi...
Thật không ngờ, văn hoá truyền thống lại có sức lan toả sâu rộng trong cộng đồng người Việt đến vậy. Ngay tại quốc nội, khi tôi bị bắt, trừ những kẻ tự nguyện biến mình thành công cụ, thành chó săn trung thành của đảng quỷ, tất cả những ai còn chút lương tri làm người đều xa xót trước cảnh tôi bị cùm tay trong tiếng khóc xé vải của con, sự đau đớn thắt ruột của mẹ già, sự bàng hoàng phẫn uất của người chồng bấy lâu nay vốn chỉ biết hiền lành như một thứ cỏ trong vườn, sự hẫng hụt của con gái lớn, khi sáng ra còn ôm eo mẹ đến hiệu thuốc rồi chào mẹ để đến trường cùng bố và em, mà khi trở về, mẹ đã bị bắt... Tất cả những hình ảnh thương tâm, bất công vô lý đập vào giác quan, thính giác, thị giác họ, làm họ phải âm thầm cất lên những tiếng nói phẫn uất, dù yếu ớt:
"Cả xã hội dối trá, mình cái Thuỷ dám nói sự thật nên bị bắt, thật là thời đại chó má, đồ đểu Hồ Chí Minh chứ tư tưởng gì?".
Hoặc:
-Cứ phải có vài trăm đứa như con Thuỷ, xã hội này mới khá lên được.
Và:
- Phản động gì nó, có mà cấp tiến thì có, xem mấy người ăn nói được như nó, vào nhà chỉ toàn sách với giấy chứng nhận bản quyền của cục xuất bản cấp, đọc ba bài viết của nó là biết ngay nó giỏi hay dốt, ngu hay khôn? Cả bộ chính trị cộng lại cũng không có nổi một nhúm tư tưởng của nó ấy chứ ... Bộ chính là trung tâm lừa đảo, còn nó chỉ vì viết lại chuyện lừa đảo của bộ chính trị mà bị đảng bắt.
Một số bà con dân oan thì bảo:
- "Sống trong xã hội chủ nghĩa nên toàn bị những con người mới xã hội chủ nghĩa lừa, kể từ đứa bé 12 tuổi đến con mẹ học lớp 7 ở Trại Nhãn, rồi bao nhiêu dân oan tận đẩu tận đâu cũng lừa được v.v. và v.v.
5.
Cái giá của tự do, của quyền làm người vô cùng đắt, nhưng ngược lại cái giá của sự can đảm cũng vô cùng lớn. Cứ mỗi lần đảng dùng mưu ma, chước quỷ, đòn phép, thủ đoạn để đánh vỗ mặt tôi, vật chết tươi tư tưởng của tôi, dù ở trong hay ở ngoài tù thì lập tức đảng nhận được bàn thua trông thấy. Bao nhiêu tiếng gà gáy sáng vọng về từ bên kia bờ đại dương, bắt đảng phải chui lủi vào trong bóng đêm ma quỷ. Bao nhiêu bàn tay nhân hậu chìa ra đỡ đần, che chắn, khiến đảng dù lợi dụng cảnh tranh tối tranh sáng để triệt hạ người ngay lại lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật, bị chửi bới, la ó khắp thế giới. Cứ liên tục vấp vào bức tường nhân ái của bà con Hải ngoại che chắn như vậy. Từ hội bảo vệ, hội văn bút quốc tế, nhóm bạn hữu, đến đường dây, tổ chức mà tôi hân hạnh được ngồi vào, cùng cả triệu đồng bào có lương tri trên toàn thế giới nên đảng chán, đành phải coi tôi như một kẻ bất trị, một thứ nước lớn giữa dòng, một thứ thép đã tôi trong lò lửa cộng sản... không những không chịu mòn, gỉ, mà càng tôi luyện càng hồng rực lên, chặt không đứt, dứt chẳng ra, bẻ không cong, nhốt không yên... đành phải tha... làm phúc.
Thế là tôi thành kẻ bất tử, cứ chọc thẳng vào gan ruột đảng, nhè vào tư tưởng nhân danh, vô cùng phản động của đảng mà vạch trần ra cho mọi người biết rõ chân tướng, chưa đủ còn xông vào triều đình mà "cởi khố" đảng ra -đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, là búa liềm cờ đỏ, là tà thuyết Mác Lê- những thứ đã làm ô nhiễm môi trường của 87 triệu đồng bào, làm bầu khí quyển của nước nhà trở nên khắm lặm. Thử hỏi một thứ khố mục ruỗng, 39 năm trời không thay, giặt, phơi phóng, thì bẩn tưởi, lạc mốt đến mức nào? (tư tưởng Hồ Chí Minh) không kể tà thuyết Mác Lê đã bị lịch sử ném vào sọt rác nhân loại cả 200 năm, còn cờ đảng thì sặc tanh mùi máu, máu đồng bào đồng chí, anh em trong các cuộc cải cách ruộng đất, chỉnh huấn chỉnh quân cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân. Búa liềm cào và đập nát bao khối óc trái tim con người thuộc đủ các thành phần công, nông binh sĩ nguỵ Sài Gòn, đặc biệt là sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm. Tất cả đầu độc cuộc sống của 87 triệu dân, làm điêu linh bao số phận lành hiền, vô tội trên khắp 64 tỉnh thành cả nước.
Để dọn đường cho dư luận, trước khi tống tôi vào tù, đảng ra cả một chiến dịch đánh phá, bôi nhọ tôi trên mặt báo cũng như phương tiện truyền thông. Nào "Trần Khải Thanh Thuỷ và con đường phạm tội", nào "kẻ suy đồi đạo đức, làm tay sai cho lưu vong phản động nước ngoài", nào "từ bỏ quá khứ tốt đẹp", nào "kẻ đội lốt dân oan", rồi "mặt thật của Trần Khải Thanh Thuỷ" v.v và v.v song cũng nhờ tất cả những điều này, nhờ đi ngược lại lợi ích đảng, mà được bà con Hải ngoại biết tới, không những la ó, kêu gào kịch liệt phản đối, mà còn nối dài cánh tay nhân hậu tới các tổ chức nhân quyền thế giới, như thủ tướng Úc, Đaị sứ quán Mỹ, Pháp, Thụy Điển ở Việt Nam v.v. Chính vì thế, ngồi sau song sắt tôi làm thơ:
Nơi ngục tối là nơi sáng nhất
Nơi ta tìm ra sức mạnh cộng đồng
Vần thơ chắp cánh tung bay
Tâm hồn sải cánh đợi ngày tự do.
Sau 9 tháng 10 ngày thai nghén đau thương trong tù ngục, để sinh nở cái oai hùng giữa lòng đảng độc tài, tôi đã được bạn bè săn sóc thuốc men, cũng như đời sống, được kê chỗ đứng giữa lòng cộng đồng, được thành người có ích, có thu nhập ổn định, ngoài việc chữa bệnh, nuôi mình còn là chỗ dựa cho cả nhà, và bây giờ sau bảy năm "kỷ nguyên chó nằm gầm trạn", 12 năm "Hà Nội mở rộng", "Hà Nội quá đà"(1996-2008) hôm nay tôi đã được về lại giữa thủ đô, gần mẹ, gần em trai, như lời cầu nguyện gần 20 năm, ngay sau khi lập gia đình. Còn sống giữa lòng đảng, đi theo tiếng gọi của đảng, còn bám vào "quá khứ tốt đẹp" do đảng dựng tạo, tôi tin mình không bao giờ có được điều vinh hiển này, trái lại, đúng như lời bài hát tôi viết khi vừa tròn 33 tuổi, đang là phóng viên báo đảng:
Đời mình
(Theo điệu: "Đời mình là một khúc quân hành")
I
Đời mình là một vũng ao tù
Đời mình là mưu sinh khốn khó
Ta kêu lên: Trời ơi đất nước này
Làm sao ta có thể sống như là người ?
Điệp khúc:
Mãi mãi đời chúng ta
Giam cầm trong ngục tối
Mãi mãi lòng chúng ta
Trong quẩn quanh nghèo đói ...
II
Đời mình là một khúc ca buồn
Đời mình là bài thơ chán ngán
Ta than van: Trời ơi thân xác tàn...
Rồi ngày sau có được hoá thân đổi đời???
Điệp khúc:
Mãi mãi chỉ thế thôi
Dăm đồng lương nghèo đói
Mãi mãi đành mất đi
Bao tài hoa, đạo lý
III
Đời mình là một kiếp tu hành
Còn họ là những vua chúa mơí
Bao thơm tho
Nào đâu có đến lượt chúng ta mà chờ
Mãi mãi đành thế thôi
Không tự do hạnh phúc
Mãi mãi là nhân danh
Xin đừng tin bạn hỡi
Có nơi nào khá hơn
Tôi sẽ xin cùng đi
Thà là ra nước ngoài mà sống như là người
Còn hơn bần hàn chìm trong tăm tối
Điệp khúc:
Mãi mãi đời chúng ta
Ca bài ca cởi trói
Mãi mãi đảng chúng ta
Luôn già nua mục ruỗng
Đừng trông vào những nghị quyết kia mà lầm.
6.
Nhờ trườn mình ra biển lớn, dìm lăng Hồ Chí Minh giữa hội nhập toàn cầu, nâng niu những số phận khổ đau, bất hạnh, tôi đã được cộng đồng đón nhận, được Cơ sở thi nhân Cội Nguồn và Nhà xuất bản Tân Văn phát hành ba cuốn sách: Đó là Viết từ hang đá, nhỏ lệ cùng dân (khi còn ở trong tù, ngày - 15 tháng 9-2007) và Hồ Chí Minh nhân vật trăm tên nghìn mặt, Nghĩ cùng thế sự (sau khi đã ra khỏi tù, ngày 3-12-2008). Chính nhờ số tiền nhuận bút sách này (11.000 USD) cùng dăm bảy giải thưởng trong lĩnh vực nhân quyền, quốc hận, cộng với số lương hàng tháng do báo Người Việt và đường dây trả, tiền hỗ trợ của các tổ chức yêu nước, đấu tranh trong các đợt tôi bị đảng hành, đảng cướp phương tiện làm việc, đảng giam giữ trong tù, hoặc bà con cho khi tôi ốm phải nằm bệnh viện cả trước và sau khi vào tù v.v. mà trong vòng 30 tháng tôi đã gom đủ số tiền 300 triệu đồng để đổi từ "Hang đá" ven ngoại ô thành một ngôi nhà đúng nghĩa giữa lòng Hà Nội, trong sự sặc tiết ghen tuông của đảng cướp sạch. Ơn này sống để dạ chết mang theo, không biết nói gì hơn, tôi chỉ biết bày tỏ bằng cách viết lại tâm trạng mình:
Tôi gánh ở trong tim này
Niềm biết ơn suốt đêm ngày... Bạn ơi
Từng viên gạch, mảng tường, hành lang, tay vịn cầu thang đang hiện hình trong căn nhà 39 m2 của tôi đều là dấu ấn tình thương của bà con mình, những người đối với tôi còn hơn cả máu mủ ruột già, từ anh Nguyễn Hải, Trần Hùng, Song Nhị, Đỗ Thông Minh (những anh hùng cứu mỹ nhân khỏi tay đảng độc tài, đểu giả) đến anh Trúc Lê, Phương Duy, Phùng Mai, trong Hội bảo vệ - những người đã thầm lặng ở bên tôi từ những ngày cam go nhất trong cuộc đấu tranh chống lại độc tài, ác đảng, kể từ 18-11-2006, cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau (khi chế độ độc đảng bất nhân, phi lý chấm dứt trên mảnh đất nghèo nàn cằn cỗi của Việt Nam).
Không những lên tiếng với Thủ tướng Úc trong thời gian tôi bị cầm tù, còn kêu gọi những tấm lòng bạn bè cùng sẻ chia, đùm bọc hỗ trợ tôi về mặt sức khoẻ, tinh thần sau khi tôi ra khỏi tù, đồng thời cùng xúm tay lại để hàn gắn bể khổ trong lòng chị Trần Thị Lệ- mẹ Lê Thị Công Nhân thông qua việc đưa Nhân vào danh sách bảo vệ của hội. Mỗi lần các nhà dân chủ bị bắt, bị đàn áp dã man là hội - với khả năng bé nhỏ và khiêm nhường của mình lại đứng ra kêu gọi hỗ trợ từ Bạch Ngọc Dương, đến anh Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê thị Kim Thu, Phạm Thị Thanh Nghiên, Vũ Hùng...
Chú Nguyên Hoàng Bảo Việt - người đã bắc cầu vồng ngũ sắc đưa tôi từ đáy ao ngầu bọt vì yếm khí, đến tận đỉnh cao lung linh chói lọi là trung tâm Văn bút quốc tế, để tôi có thể vượt vũ môn hoá rồng. Bắt cá chép trong ao xã hội chủ nghĩa thật dễ song bắt rồng bay phương múa trên bầu trời dư luận, quả là vượt xa tầm với của đảng, vì thế dù đảng có rắp tâm bắt tôi phải sống trong cảnh "rồng vàng tắm nước ao tù" đi chăng nữa, cũng đành trơ mắt ếch, phải mở cửa tù thả tôi ra về với nắng nỏ trời cao rợn ngợp cả tâm hồn, sau 9 tháng trời giam giữ.
Còn biết bao tấm lòng nhân ái khác trên toàn thế giới mà trong phạm vi một bài viết tôi không thể nào kể và nhớ hết được.
Trong số 5000 USD tiền nhuận bút sách anh Đỗ Thông Minh gửi về lần đầu có tới 3.000 USD là tiền của các tổ chức và bạn bè ủng hộ, từ người anh hùng Lý Tống đến anh Quốc Thắng, chị Phan Khanh, chị Ngô Thị Hiền, chị Hoà, chị Cúc v.v., những người vì phong trào dân chủ của Việt Nam, cũng vì căm ghét tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh mà thưởng cho lòng dũng cảm của tôi, khi sinh ra giữa lòng đảng, bác, lại không chịu để "cha mẹ sinh con, đảng, đoàn, chủ nghĩa xã hội sinh tính" mà ngược lại dám "sinh tính" cho đảng độc tài, còn chỉ rõ bộ mặt thật gian giảo của cha già dâm tặc Hồ Chí Minh với dân với nước, dù biết mọi điều tồi tệ có thể xảy ra.
Nén nhang đầu tiên tôi thắp trong căn nhà mới của mình, xin dành cho con người tôi yêu quý và cũng biết ơn sâu nặng nhất, đó là chú Đoàn Văn Linh- người đã đứng ra quyên góp giúp tôi và một số nhà dân chủ Việt Nam như anh Trần Anh Kim (Thái Bình) Đỗ Nam Hải (Sài Gòn) Lê Thị Công Nhân (Hà Nội) trong suốt thời gian tôi bị ốm và phải vào tù. Tất cả câu chuyện của chú kể về người vợ nghĩa tình của mình, tôi đều không quên. Từ việc chú là phóng viên mặt trận, được cử sang Pháp công tác và bị kẹt lại sau ngày 30-4-75, rồi một mình trước toà đại sứ yêu cầu cộng sản phải để cho vợ con sang Pháp đoàn tụ, nếu không sẽ tự tử... đến việc chú khuyên tôi không nên quá đau buồn vì bệnh lao phổi, ho ra máu do lao lực, vì chính chú từ hồi trong nước đã mắc căn bệnh hiểm nghèo đó sau một thời gian phải làm việc quá sức...
Tuy ở xa nửa vòng trái đất, song mỗi lời nói của cô chú, như những mảnh bông gạc thấm đẫm e te, chườm vào chỗ đau đớn, nhức buốt nhất nơi bản thể tôi. Trong tù tôi luôn nghĩ về chú với tấm lòng đặc biệt yêu mến, mà không thể ngờ chú lại ra đi nhanh đến thế, trong khi điều linh cảm không lành tôi lại cảm nhận vô cùng chính xác về sự ra đi của bác Hoàng Minh Chính.
Chính sự đường đột này đã được cô Linh - vợ chú xác nhận trong thư gửi chồng tôi:
Tân mến!
Cô xin lỗi vì hồi âm chậm trễ.
Cô mỏi mệt quá Tân ơi, ! Chú ra đi quá bất ngờ
Cô lặng người, cô ngẩn ngơ như kẻ không hồn,
Nỗi đau mất nước cộng nỗi đau mất người chồng kính yêu,
Cô trở thành kẻ khùng khùng điên điên trên cõi đời này...
Là nhà báo, đồng cảm sâu sắc với tôi trong việc cầm bút, ông tin cậy tôi có thể dùng ngòi bút của mình (cùng sự hợp lực của các cây bút dân chủ khác) làm đòn xoay chế độ cộng sản thối nát, bất công, nên đã không ngần ngại tuổi già, sức yếu cũng như lấn cấn về uy tín danh dự, hay sự hiểu lầm để đặt mình vào mối quan hệ con người đề nghị, cầu xin con người, quyên góp giúp tôi, mong tôi dù có bị công an cộng sản gây khó dễ, cũng vẫn có người giúp, không đến nỗi gục ngã giữa đời thường, vì con người là một thực thể vật chất, cần phải có vật chất mới tồn tại, nhất là trong điều kiện bị bao vây hay triệt hạ kinh tế. Việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa thật lớn, tôi hiểu là mình mắc nợ ông từ lần đầu tiên nhận được món quà ân nghĩa đó. Vậy mà, khi ông từ giã cõi đời này, tận ngày ra tù tôi mới biết? Để rồi phải cay đắng thốt lên:
Buốt lòng cháu lắm chú ơi
Nỗi đau khấn... Bốn phương trời còn đau (!)
Giờ thì ông đã yên nghỉ được gần hai năm rồi, dù tiếng kèn nhân quyền của ông tôi chưa một lần được nghe, nhưng mỗi lần nghĩ đến ông cả trong song sắt trại tù cũng như khi viết những dòng chữ này tôi vẫn thấy như đang văng vẳng đâu đây...
7.
Thay cho lời kết: Viết lại câu chuyện này tôi chỉ muốn nói rõ một điều. Cuộc đời tôi chính là một minh chứng cụ thể nhất cho những gì ông bà đã đúc kết: "Gieo gì gặt nấy". Nhờ gieo yêu thương cho bà con dân oan, vạch sự ác độc, dã man của đảng độc tài giữa thanh thiên bạch nhật, trong dư luận quốc tế, mà tôi đã gặt về sự vinh quang cho mình, theo đúng lời ông bà dạy: gieo đức hạnh gặt vinh quang, gieo tai ương, gặt quả báo...
Từ hang đá lạnh lẽo bao năm, hay trong ngăn tù bẩn thỉu, âm u tà khí, bao nhiêu hạt giống, mầm ươm tư tưởng, dân chủ, tự do của tôi đều vùng thoát ra ngoài, nơi ba triệu đồng bào hải ngoại sinh sống và luôn hướng về manh chiếu rách quê hương, với một niềm yêu thương, xót xa và căm phẫn khôn nguôi. Nơi không hề có bóng dáng độc tài, nên tư tưởng "phạm tội" của tôi đã được "phản động" chấp nhận, ủng hộ và khích lệ tận tâm, giúp tôi không những đứng thẳng làm người, còn vượt hẳn lên so với tầm kích thật của mình... Khiến bao nhiêu làn gió quẩn, gió đen, gió độc của đảng và lũ công an đốn mạt đều phải nằm lại dưới cánh diều tư tưởng bay bổng của tôi, đầy hậm hực tức tối.
Nếu được phép đưa ra một lời khuyên hay sự nhắn nhủ cho thế hệ sau đang phải sống trong ách kìm kẹp, bưng bít dối lừa của đảng, tôi xin nói thật lòng mình: Hỡi các bản trẻ hãy mạnh dạn từ bỏ quá khứ "tốt đẹp", để đi vào con đường... phạm tội như tôi, con đường mà cả dân tộc sẽ phải đi trong nay mai... chính nhờ con đường này mà tôi đã gặt hái vinh quang tột đỉnh cho mình. Trở thành hội viên hội văn bút quốc tế, cùng 5 đầu sách (cả in chung lẫn riêng) ở hải ngoại- những viên ngọc toả sáng lung linh mà bất kể hội viên hội nhà văn Việt Nam nào cũng ao ước, song khó lòng có được vì sự đớn hèn, bạc nhược hiện tại...
Ngoài hàng loạt các giải thưởng cả trong lĩnh vực dân chủ cũng như báo chí, văn học, tôi còn được sống trong muôn vạn trái tim, từ người Việt Hải ngoại đến bạn bè quốc tế như Marie-Louise Thaning (Thuỵ Điển), Ben Stocking (Mỹ), Chirstian Marchant (Mỹ), Peter Gitmark (Na uy), Aude Genet (Pháp) v.v. , không kể những người bạn trong trung tâm văn bút tại Anh Quốc, nơi tôi là hội viên mà tôi không thể nào nhớ hoặc viết hết tên của họ...dù đã bao lần nhận được thư từ khắp các nẻo đường họ đặt chân tới, từ Đài Loan, Úc, Pháp, Singapore.
Nếu Lê Thị Công Nhân có cả một ô tô thư từ của bạn bè bốn phương tám hướng gửi tới, thì tôi cũng có một góc nho nhỏ, đủ để làm tâm hồn mình xao động, lâng lâng, xua tan những độc khí hàng ngày nơi bầu khí quyển ô nhiễm vị đảng... Còn gì vui hơn khi giữa lòng đảng độc tài mình trở thành bất tử, được sống thật với lòng mình và chứng kiến những giờ phút trọng đại của dân tộc, như điều mình đã viết và đang chiêm nghiệm:
Nhân dân sau phút thở dài
Xắn tay đóng vội quan tài thật to
Người đông đất chật chẳng lo
Triệu người xúm lại mà cho đảng vào.
Ngày ấy, Ngày ấy sẽ không xa và chính tôi là người chiến thắng. Còn đảng cướp sạch phải chết theo hồ, cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng, như lời thơ tôi từng đúc kết sau khi xem lại cả trăm câu thơ của Sấm Trạng Trình và những gì đã và đang hiển hiện phơi bày:
Đảng tan năm sửu, cung đoài
Tuổi thọ bác với độc tài như nhau
Bác đi trước, đảng theo sau
Bảy mươi chín tuổi ...vùi sâu đáy mồ (4)
Việt Nam gây dựng cơ đồ
Toàn dân thoát ách cộng hồ từ đây.
Sau tất cả những gì đã trải nghiệm, tôi tin độc lập tự do sẽ đến với mảnh đất này cũng như tin rằng niềm biết ơn trong tôi là có thật, luôn vĩnh hằng, bất biến, dù thời thế thay đổi ra sao, trong tôi vẫn tràn đầy lòng nhiệt huyết và sự biết ơn:
Tôi gánh ở trong tim này
Niềm biết ơn suốt đêm ngày... Bạn ơi
Khâm Thiên 1-1- 2009, Khai bút đầu xuân
Trần Khải Thanh Thuỷ
____
CHÚ
(1) Các đối tượng hợp tác lao động đều phải nộp lại 70% lương cho nhà nước, chưa kể khi ra đi phải chịu nhiều khoản tiền đóng góp phi lý, hoặc chạy cửa
(2), (3): Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc
(4) Tuổi Đảng (1930 – 2009), Bác (1890-1969)
Hồi ức nhân ngày rời hang đá
1.
Tính đến giờ phút này tôi đã chính thức rời khỏi "hang đá" 9 ngày (26-11 âm) tức 22 -12 -2008. 9 ngày qua quả thực là một sự thăng hoa sau bao nhiêu khổ đau, bất hạnh. Thành thực được sinh ra làm người, tôi không hiểu sao kiếp người ở Việt Nam lại khổ ải, nhọc nhằn đến thế! Từ bé, tôi đã nghe bà nội bảo: "Đời là bể khổ, là kiếp nạn", song khổ như tôi và bao nhiêu triệu người Việt Nam giữa thế kỷ 21 thì quả là không sao hình dung nổi! Nỗi khổ làm tôi bao nhiêu lần ước mình... hoá đá, bởi những đớn đau luôn vượt quá sự chịu đựng của thân kiếp con người.
5 tuổi anh tôi mất, 7 tuổi bà ngoại mất, 17 tuổi đến lượt bà nội, rồi 25 tuổi đầu, vừa chân ướt chân ráo ra khỏi trường đại học sư phạm, chưa kịp làm gì để báo hiếu, đã thể nghiệm nỗi đau chôn bố. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì đến 27 tuổi, lại phải chôn em... Cả nhà có 6 người thì ba thuộc về cõi âm, và 3 thuộc về dương thế. Những cái chết thật là phi lý. Anh tôi chết vì phải xa mẹ, xa em theo bố đi sơ tán tận trường đại học Hàng Hải (Hải Phòng) trong thời kỳ giặc giã chiến tranh (1967), khi vừa sang tuổi thứ 9. Một cỗ quan tài bé xíu, bị vùi lấp trong sân trường tiểu học của làng nơi trường đại học sơ tán, mà 36 năm sau gia đình tôi mới tìm lại được. Tôi đã khóc như mưa, như gió khi ngồi trước nấm mộ anh, mà không sao lý giải được sự khổ đau, bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống gia đình mình. Em tôi - một chàng trai 26 tuổi đẹp trai, dữ dằn, chết ngay sau khi gia nhập quân đội 4 năm, 7 tháng; bị kỷ luật, tước quân tịch vì không chịu tuân lệnh cấp trên, thực chất là không chịu... ăn cắp. Giữa thập kỷ 80, nhà tù Hoả Lò chứa chật ních tù thường phạm, thụ án không quá 3 năm vì tội ăn cắp vặt (mũ cối, đồng hồ, xe đạp, ví tiền, đôi dép, tem phiếu v.v) thì trong quân đội, các chiến sĩ quân đội nhăn răng Việt Nam cũng được lãnh đạo đơn vị huấn luyện cho ăn cắp... dưới danh từ mỹ miều là “làm kinh tế”, lấy tiền nộp lãnh đạo. Sáng sáng được phát 2 bò gạo tiêu chuẩn rồi đi lang thang gõ cửa nhà dân để xin tre, pheo cho đơn vị dựng lán trại, hoặc bán lấy tiền gây quỹ. Xin mỏi mồm chẳng được, cuối cùng túng thì phải tính, trong khi 4,5 thằng mò vào nhà dân, giở trò lừa gạt "bố bố con con" thì một thằng xuống bếp vác dao rựa ra bụi tre của bố, chọn cây to nhất để chặt trộm rồi tất cả lặng lẽ rút lui, mặc bố khi phát hiện ra... chết lịm, đứng như bóng dừa, tóc dài bay trên... trán hói (!) tha hồ chửi, thì nó im lặng theo dõi, im lặng đứng ngoài cuộc, sau khi đã can gián các chiến sĩ trong tiểu đội năm lần, bảy lượt không được. Thà về viết bản kiểm điểm vì không hoàn thành nhiệm vụ chứ không thể để lương tâm không cắn dứt, để bị bà con dân làng gộp tất cả lực lượng chủ lực của nước nhà vào thành câu chửi: "Bộ đội mà lừa đảo, ăn cướp thế à? Tưởng bộ đội với dân như cá với nước, hoá ra lại thành cá với thớt à?
Bao nhiêu lần đơn vị tăng gia sản xuất, lợi dụng lúc trời còn nhá nhem tối, lãnh đạo sai cả đại đội mò vào bãi để phân của hợp tác xã xúc trộm gánh lớn gánh nhỏ bón cho ruộng của tiểu đội mình, nó cũng... lặng lẽ đứng nhìn, vì không đang tâm sống dựa trên nỗi khổ, nỗi mất mát thua thiệt của chính những người mình từng mang ơn... Lại càng không thể ngửa tay xin mẹ những đồng tiền còm cõi để nộp cho đơn vị, mỗi lần về phép, dưới dạng cuốc, xẻng, ấm chén (dù chỉ là 5, 7 chiếc, hoặc vài ba bộ). Thế là bị chỉ trích, mắng mỏ, bị viết kiểm điểm, bị nhận kỷ luật hết lần này rồi lần khác.
Con giun xéo mãi cũng phải quằn, huống hồ con người. Biết mình có chữ, nó cãi lý rồi bị đánh, bị dìm xuống nước, khiến con người đạo đức nổi loạn, phải uất ức đánh trả ngay chính cái gọi là... đội trưởng, cấp trên, lãnh đạo của mình. Bị đuổi khỏi đơn vị, sau 4 năm 7 tháng cống hiến... không hộ khẩu, không tem phiếu, không tương lai, không tình cảm vì bị người yêu lừa dối, cướp hết tất cả những gì thiêng liêng trân quý nhất từ những món quà tặng đầy ý nghĩa, đến tình cảm sâu nặng, đành chấp nhận... bỏ cuộc và treo cổ tự tử giữa nhà khi tuổi đời chưa tròn 26, hừng hực sức trai và bao mơ ước không thành... Sinh 1962- tuổi Dần, đa mưu túc trí, nó có thể làm được biết bao nhiêu việc tốt đẹp cho mình, cho đời nếu được gieo cấy vào môi trường tốt. Tiếc rằng đôi bàn tay tài hoa và cái đầu đa mưu của nó, vừa giỏi mộc, yêu thích văn thơ, vẽ đẹp, nét vẽ tài hoa, sống động, ai trông cũng thích, ai nhìn cũng ưa, ai nghe kể chuyện - dù chỉ một lần cũng tin cậy, yêu mến... đã lặng lẽ tan rữa hết trong chính cái quyết định của những kẻ đồi bại, vô học, chuyên chính vô sản ở cuộc đời, khiến bao nhiêu lòng ái mộ của bạn bè, người thân biến thành sự ái... ngại suốt những năm sau đó.
Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nghe ai nhắc đến tên Trần Khải Ca- nhà đạo diễn nổi tiếng của Trung Quốc, tôi lại giật mình đau đớn, vì đó chính là đầy đủ họ và tên của đứa em cùng nguồn cội với mình. Nếu nó cũng như tôi, biết vượt lên trên định mệnh thì cái mà ông đạo diễn Trần Khải Ca làm được, chắc gì nó không làm được ? Một điều đau xót nữa mà chỉ một mình tôi biết, một mình tôi hay, đó là chính nó đã đi thay số phận tôi, nếu không vì cái chết của nó và của anh trai trước đó, chắc chắn tôi đã không tồn tại lâu dài ở cõi đời trần tục, ô trọc này làm gì. Tôi vốn không mưu cầu gì cho riêng mình cả, chỉ vì chứng kiến cảnh nhà rộng rênh hoang vắng, mẹ già ngã quỵ trước cái chết đường đột của em - bị ám ảnh suốt đời bởi sợi dây treo cổ giữa nhà, đến mức bấn loạn tâm thần, mà phải chấp nhận ở lại để vực sự sống và tương lai cho gia đình mình dạy.
Vốn mơ mộng lãng mạn từ nhỏ, tôi không sao chấp nhận nổi sự thực nghiệt ngã khi những lớp men hạnh phúc mỏng manh của mình cứ liên tục bị những viên đá thực tế ném xuống làm rạn nỡ, nứt toác, khiến trái tim nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi thường xuyên bị rỉ máu... Hồi đó tôi quan niệm, chết nghĩa là hết, là một giấc ngủ dài, không đau đớn, không mộng mị, hơn nữa cái chết trẻ còn để lại trong tôi một dư vị ngọt ngào, một ngôi mộ đắp đầy những vòng hoa trắng, những giọt nước mắt tiếc thương chân thành của người đời... Trang thơ của tôi khi ấy tràn ngập những dòng chữ gợi nhớ về cái chết trẻ, chết đẹp: Từ "Đêm định mệnh", "Thần chết", "Bóng đêm", "Cho tôi về", "Lời người dưới mộ"... Bằng trí tưởng tượng tuôn trào phong phú, tôi tự ngắm cái chết của mình và tả lại vô cùng sinh động, khiến ai đọc cũng phải rùng mình lo sợ...
Lời người dưới mộ
Tôi nằm lại đây chốn nghĩa trang
Trạm cuối cùng cuộc đời bao số kiếp
Đất phủ kín mình tôi gía lạnh
Khói nhang thơm mách nẻo đi về
Quà chia tay bạn hữu tặng trao
Nhị rữa nát hám hôi mùi nghĩa địa
Gió cứ thổi vật vờ khoang đất trống
Quạ tru rên từ khoang đất không người
Cỏ đã xanh rờn chân, tóc, tai
Hồn tôi thoát tục để băng ngàn
Lang thang rừng thẳm muôn nơi ngắm
Cõi trần ai người sống đoạ đầy
Thôi hãy xanh cùng với đất đai
Tạo hoá anh minh đã mỉm cười.
2.
Cái chết của cậu em đã mở mắt cho tôi nhìn sâu hơn vào nỗi khổ đau của mẹ, của kiếp người, khiến tôi bừng ngộ...Tôi hiểu, em tôi đã là vật thế mạng của tôi rồi, tôi không có quyền đầu hàng số phận như nó nữa, không có quyền cướp công nuôi dưỡng sinh thành của mẹ, vì như vậy là quá tàn nhẫn với người mẹ của mình. Với phụ nữ, hạnh phúc đích thực là những đứa con, cả cuộc đời mẹ có 3 nạng chống, thì anh tôi mất rồi, mẹ tôi phải đẻ thêm một người con nữa, nay em tôi lại bỏ đi, mẹ làm sao trụ nổi? Nếu tôi và đứa em còn lại (kém tôi 9 tuổi) không tự nguyện đứng ra làm nạng chống tinh thần cho mẹ trong suốt quãng đời nhọc nhằn, khổ ải, vui ít buồn nhiều này? Cả chồng và hai đứa con trong số 4 đứa con của mẹ đã hoá thân thành cây cỏ, nay tôi lại... bỏ đi, để mẹ hoá đá giữa đời sao? Chính vì thế trong thời gian ngắn ngủi này, tôi hoàn toàn thay đôỉ quan niệm.
Chết nghĩa là vĩnh viễn
Chấm dứt muôn đời sau
Làm người ta đã nguyện
Vượt lên mọi khổ đau.
Khi đã tự trang bị được ý nghĩa cuộc sống cho mình rồi, tôi quyết không cúi đầu tuân phục, mà phải sống bằng tất cả nội lực, tâm huyết của mình để khẳng định, để cống hiến, để toả sáng, để sống thay cho cả phần đời của người anh xấu số và cậu em tài hoa, bạc mệnh của mình:
Ta không thể lặng im
Vào hư vô bế tắc
Sống là phải dốc sức
Làm sáng lên cuộc đời
Trước đó (5-6-1985) bố tôi chết vì suy dinh dưỡng, hưởng dương ở tuổi 65. Vốn là con của một ông thông ông phán, chuyên làm nhiệm vụ phiên dịch cho Pháp, lương mỗi tháng tương đương 5 cây vàng... Nhà ngang dãy dọc, con sen thằng ở, vú nuôi đàng hoàng, “cách mạng” đến thành anh bộ đội cụ Hồ... Cả cuộc đời trẻ trai say chí lớn, đến khi giật mình ngoảnh lại tóc điểm sương, mới phát hiện ra mình sinh ra không phải để theo con đường binh nghiệp, mà là nghiên cứu khoa học. 39 tuổi lấy vợ, cũng là 39 tuổi nằng nặc xin ra khỏi quân đội, thành cán bộ, kỹ sư của cục quân giới, bộ công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, và cuối cùng là cán bộ trường đại học hàng hải, rồi không thể thích nghi với lề lối làm việc của những kẻ bất tài, vô dụng, ngồi trên đầu, trên cổ mình, buộc phải xin nghỉ hưu non giữa chừng, khi tuổi đời mới tròm trèm 49.
Suốt cuộc đời- 65 năm làm người, thì trừ 25 năm đầu sống trong nhung lụa, 45 năm còn lại, chết trong mòn mỏi kiệt quệ... Không phải chịu thua số phận ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp như đứa em đẹp trai bạo liệt mà xấu số của tôi, mà chịu thua khi sự nghiệp vẫn còn dang dở, và bản thân đang ở độ tuổi chín của trí tuệ và tư duy. Vốn đầy mình sách vở cộng với khả năng đào sâu suy nghĩ, chiêm nghiệm, ông là người đầu tiên phát minh ra luật đường biển, viết giáo trình về luật đường biển cho học sinh của trường học, sau đó được bác tôi - cũng là giáo viên của trường đại học Hàng Haỉ hoàn thiện và nâng cao... Vậy mà không một lần được tắm gội trong vinh quang. Chết đi chỉ có hai bàn tay trắng, 24 năm phục vụ trong guồng máy nhà nước, hết binh nghiệp lại giảng dạy mà không có nổi căn nhà để ở, đã thế còn phải thế chấp căn hộ 26,5 m2 mặt đường tại số nhà 53 phố Hàng Bông để lấy căn hộ tập thể 10,5 m2 trong khu tập thể của viện thiết kế bộ thuỷ lợi nơi mẹ tôi làm, để hoà đồng với quần chúng, để con thơ được gửi trẻ trong nhà trẻ của bộ, để không phải bế đi quá xa, trong điều kiện non nớt, trứng nước, mắc chứng bệnh sưng phổi, thấp khớp v.v.
Vật có giá nhất đối với ông khi ấy là những tấm huân chương (nếu bây giờ đem đổi cũng được hai triệu đồng tiền thưởng) và lô lốc giấy khen, riêng tấm thẻ đảng viên với bề dày 38 năm tuổi đảng thì nằng nặc trả lại, xin ra khỏi đảng... dù bị bạn bè gia đình kịch liệt phản đối.
Sau khi cùng gia đình chôn cất bố, tôi ngồi ngẫm ngợi về cuộc đời ông, cuộc đời của những con người bị đảng lừa cho trắng mắt ... những vần thơ của tuổi 25 tuôn trào trên đầu ngòi bút, mà già nua như bà lão 60...
Ôi khuôn mẫu mô hình lý tưởng
Hiện thực đây: Trại lính giam cầm
Bao tư tưởng dân lành trói nghẹt
Triệu cái tôi cho một cái chúng ta
Đất nước này liệu có đáng ngợi ca?
Bao vô lý tạo cuộc đời đang sống
Giống đứa trẻ lộn ngược đầu trồng chuối
Xã hội này cũng thế, không hơn
Ngoe nguẩy trên đầu là một lũ con buôn
Cậy chỉ, cậy cây, đa ngôn phè phỡn
Trí thức nghèo, đồng lương khốn đốn
Lặn ngụp, ngóp ngoi... tít tắp đáy tận cùng
Cuộc đời này liệu còn nữa tình thương?
Sự hiền lành không cần cho đời nữa
Có văn hoá, sẽ trở thành kẻ yếu
Triết lý ư ? Vô văn hoá không đùa
Ngẫm đời nay càng thấm mãi chuyện xưa
Ác thắng thiện đã trở thành bi kịch
Quyền cởi trói văn học ơi hư ảo
Bão động đầy trời, thơ mãi chẳng... rung rinh
Nhầm lẫn rồi hỡi bác kính yêu
Chủ nghĩa xã hội đang trên đường tắt lụi
Giữa đất nước của Lê Nin vĩ đại
Cách mạng Nga làm lịch sử thụt lùi
Thế kỷ nghèo sinh sản bác vĩ nhân
Bầy con cháu gắng gánh tròn hậu quả
(Là ngư dân bác chỉ lo được thế
Đất nước đói nghèo nhờ...di chúc thiêng liêng)
Xã hội này nặn tạo những quái thai
Bần cùng hoá nông thôn, đô thành nông thôn hoá
Những kẻ nghèo, hèn, đói cơm, rách áo
Tri thức mù lãnh đạo công nông
Suốt đời ông đã lầm lẫn mẹ ơi
Nghe đảng gọi, cầm vàng theo kháng chiến
Ngày cải cách : gông cùm, uất hận
Rạch ruột mình bằng... mắt kính bẻ đôi
Sao lời ông chẳng vọng đến ngàn năm?
Cha gian khổ trải đời theo kháng chiến
Vết thương nhức mỗi khi chiều trở gió
Cuối cuộc đời- bàn tay trắng trinh nguyên
Từ giã đời... vật trang trí cỏ xanh
Dâng hào phóng quanh nghĩa trang thành phố
Đời con nghèo lẽ nào tại số?
Đảng làm chủ cuộc đời, định đoạt số phận con
Đảng độc tài lại càng vĩ đại hơn
Ngày bác mất đảng trở thành... vợ goá(!)
60 triệu con côi chìm trong tăm tối
Trọn một lòng son, dâng đảng đời đời
Ba bố dượng Đồng, Chinh, Lê Duẩn
Chẳng làm cha mà chỉ thích làm chồng
Bác Linh ơi quả điều vô nghĩa quá
Chúng con đói nghèo, mẹ đảng đã già nua
Hãy để con định đoạt lấy đời con
Tự cứu mình trước khi trời cứu
Xin giải thoát khỏi mẹ già độc đoán
Con muốn bay lên bằng đôi cánh của mình
Ôi lòng tham mẹ đảng kiệt cùng
Và bố đảng gian manh như loài sói
Con bán mình nhọc nhằn khốn khó
Còn bắt con phải nộp lãi bẩy phần (1)
Anh chị con cũng sống kiếp lầm than
Bố mẹ bỏ lắt lay không đủ sống
Phải lê lết bên hè đường kiếm sống
Giơ lưng ra để đóng thuế hàng năm
Con biết tìm no ấm ở nơi đâu?
Bác ruột con cũng nghèo nàn, tăm tối
Cũng trói buộc, cũng độc tài, vô lối
Cải tổ, mị dân, đổi mới, bao giờ? (2)
Kẻ thù ở ngay sát vách nhà ta
Người đã một thời được con coi là bác (3)
Biết mẹ hèn, bác giang tay lấn đất
Cha Hồ ơi, lăng vắng nghĩ suy gì ?
Ôi cuộc đời sao giống cuộc đỏ, đen
Xưa đồng chí, nay mặt mình ...tự vả
(Đã cướp đất nay còn đòi ơn cũ
Anh lớn hơn sao cậy khoẻ đánh em?)
3.
... Vẻn vẹn 3 năm trời, giữa mùa xuân của cuộc đời, tôi cỗi cằn héo úa vì chứng kiến cái chết của hai con người thân yêu nhất. Nỗi đau cộng gộp này tích tụ cùng nỗi đau mất anh trước đó khiến tâm hồn tôi nặng trĩu suy tư về cuộc đời, số kiếp... Không hề biết cõi âm ra sao nhưng tôi thấy cõi dương thật khổ, tưởng người với người là bạn mà trong xã hội cộng sản, do ngấm máu độc, máu đen của đảng vào từng tế bào, vỏ não, tim óc, gan ruột, nên người với người toàn là kẻ thù, lừa miếng nhau, và lừa miếng cộng đồng. Câu thơ truyền khẩu của thời đại đồ đểu Hồ Chí Minh cứ được thể vang lên khắp chốn: "Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm".
Thiên hạ toàn những người khôn, ai cũng đòi được ăn cơm, chẳng ai dại dột ăn cháo mãi, thế là những kẻ thật thà hết đất sống. Một xã hội mà chất lượng công dân vô cùng thấp kém, toàn cảnh cá lớn nuốt cá bé, thằng dốt trị thằng giỏi, không phải "đức năng thắng số" mà "lưu manh thắng... đa số". Càng có văn hoá càng trở thành kẻ yếu, lạc điệu, hụt hơi. Càng vô văn hoá lại càng trở thành kẻ mạnh. Một xã hội chỉ dựa trên hai thứ là tiền và quyền. Cứ "đô la là cha mọi thằng", "đô la đi trước, mực thước theo sau", "đô la lân la xin chữ ký", "đô la vật ngã thủ trưởng", vật ngã quan toà, viện kiểm sát v.v.
Trong ứng xử đời thường, giữa người với người thì gậy và quả đấm là biểu tượng của khoa học giáo dục. Không dài dòng văn tự, triết lý, nghĩa tình gì, cứ con người đạo đức nổi loạn là mượn gậy và quả đấm để trả lời nhau, biến tư duy con người thành tư duy bày đàn, bản năng, luôn tuân thủ những con đầu đàn, dù những con này xuất thân từ đói, dốt, rách, ba đời củ chuối măng mai. 9,10 tuổi không có hột chữ bỏ bụng đã đành, còn không có cả hột cơm bỏ miệng, phải làm nô lệ cho cái đói, cái lạnh cái rét suốt bao nhiêu năm trời, trở thành ti tiện, hẹp hòi, khốn nạn, đểu giả. Ấy thế mà lại được đề cao theo khẩu hiệu của một thời cổ lổ : "Trí phú địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Kết quả, lũ thất phu lên cầm đầu, đè đầu cưỡi cổ dân, ban hành bao điều sai trái, dìm tương lai dân tộc trong vũng lầy của sự đói nghèo, lạc hậu...
Sống trong cái xã hội bày đàn ấy, bản thân tôi - một kẻ còn mang nặng đạo lý thánh hiền bị chèn ép về đủ mọi mặt. Đang là con nhà dòng dõi khoa bảng, chỉ biết đặt sách vở lên trên cuộc đời, lao vào nhặt cho hết bồ chữ nghĩa của ông cha, từ đông tây kim cổ, nào thơ văn Lý Trần, sách Nội Kinh Trung Quốc từ thế kỷ 14, đến triết học, rồi duy vật biện chứng:"vật chất có trước, ý thức có sau" v.v. và v.v.. Vậy mà đi đến đâu cũng cảm thấy thừa, bước vào đâu cũng bị ám ảnh bởi câu thành ngữ: "Giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi thông minh, nó không sử dụng". 10 tuổi đã ôm mộng làm thơ viết báo, được mẹ thắt lưng buộc bụng cho đi học một mạch lên đại học, rồi ra trường, vì "hèn mẹ cha", 3 năm chen chân bẹp ruột với lũ "lợn tháu", "trống choai", "dê cỏn" con nhà cán bộ khá giả không được (dù nhận bao nhiêu giải thưởng, từ chuyện vui, nụ cười dự thi đến diễn đàn vẻ đẹp tuổi trẻ...luôn được coi là hoa hậu trong lĩnh vực thi thố, chữ nghĩa), vậy mà chầu chực bao nhiêu năm trời không xin nổi vào bất kỳ toà soạn báo nào, chỉ đơn giản vì không có thực để vực tình người của các đồng chí, phải chấp nhận cảnh núi đỏ rừng xanh, lặng lẽ cúi đầu trong tiếng nấc, trên dặm đường trăn trở những sầu đau.
29 tuổi mới được về lại cửa ngõ thủ đô, nhân cơ hội tách tỉnh từ Hoà Bình, Hà Tây ra khỏi Hà Sơn Bình, và tách luôn cả chút của cải còm cõi đạm bạc mà chẵn 30 năm trời công tác trong ngành Thuỷ Lợi mẹ mới gây dựng được để kê chỗ đứng cho mình, không phải giữa mảnh đất nghìn năm văn vật mà giữa đất Hà Tây quê lụa, nơi "Cô gái Suối Hai, chàng trai Cầu Rẽ"- những con người nổi tiếng anh dũng trong lời ca câu hát của thời lửa đạn, chiến tranh, lại trở thành nổi tiếng về tài "tháu cáy"(ăn cắp), anh chị, trong thời hoà bình, hậu chiến... Chỉ cần có mặt sau 8 gìơ tối cho đến trước 5 giờ sáng là những người hiền lành, vô tội, không mất nhẫn, mất ví đồng hồ xe đạp cũng là cú đạp đá oằn người vì nạn trấn cướp...
Là giáo viên phải dạy cho học sinh cái hay cái đẹp ở đời, mà tầm mắt đi đâu cũng chỉ nhìn thấy cảnh nghèo, cái đói. Bao nhiêu lý tưởng bị bội phản, bao nhiêu gía trị làm người bị tước đoạt, lương tâm bị giày xéo, còn lại chỉ là xác chết ngổn ngang của những mơ mộng không thành... Những cái vô lý làm nên cuộc đời, bào mòn và huỷ hoại những nhân cách cao đẹp, tạo ra một khung cảnh u ám, thê lương mà con người luôn là kẻ nhẵn túi, thua cuộc, con người đã bị phân nhỏ ra thành những phần tử đơn độc để đảng dễ bề cai trị, đầu độc, luôn tuân theo ý đảng để tồn tại theo kiểu nô bộc.
Quan sát bao nhiêu năm trong cuộc đời 48 năm làm người của mình, tôi nhận thấy tất cả cái gì rơi vào tay đảng đều trở thành thảm hại, tấm thường đến mức đê hèn, bỉ ổi, ngay cả ngành giáo dục mà tôi nguyện cống hiến hết cuộc đời mình, hoá ra cũng chỉ là "nghề cau có trong những nghề cau có", không hề cao quý chút nào như cố thủ tướng Phạm văn Đồng từng ví von so sánh. Đơn giản vì bất cứ ngành nghề gì trong xã hội cộng sản, chỉ để đào tạo ra những công cụ, kẻ tay sai, thừa hành, chứ không hề đẻ ra con người theo đúng nghĩa của từ này. Một thứ công cụ để kiếm tiền, bất chấp lương tâm, danh dự, phẩm giá và đạo đức truyền thống thừa hưởng từ ông bà cha mẹ, đến mức khai bút đầu năm tôi phải chán chường thốt lên:
Ta lánh xa mày - cuộc sống ơi
Đâu còn mộng mơ giữa cõi đời
Mà là tất cả niềm tin tắt
Nhìn cuộc sống tương lai ta thấy
Cuộc đời ta là cả chuỗi thê lương.
Tình yêu sơ khởi nhất của loài người, từ đứa bé lẫm chẫm bước đi, đến người già gần đất xa trời - đó là tình yêu cuộc sống, thế mà tình yêu đầu đời của tôi, một cô giáo bản, giáo làng, giữa tuổi đời 29, 30 đã bị dập tắt. Không chịu nhốt đời mình trong chiếc ao làng chật hẹp, tôi quyết tâm làm một cuộc "đào tẩu, vùng thoát, vượt lên không ngừng của chính trí tụệ mình", để trở thành nhà báo giữa tuổi đời 33, khi vừa kịp có mệnh trời. Hai từ mệnh trời nghe qua có vẻ duy tâm, nhưng nhìn bằng con mắt duy vật biện chứng thì là tổng hoà của mọi mối quan hệ thuận lợi đến với mình. Bình thường 9 điều thuận, một điều chống cũng vứt, còn mười điều thuận cả mười thì cầu được ước thấy, ước mơ trở thành phóng viên của tôi đã thành hiện thực, khi báo Cựu Chiến Binh ra đời và sau một năm ra thêm báo tuần...
Là con của Cựu Chiến Binh từ năm 1948, tôi may mắn được bạn bè bố tôi giới thiệu vào làm, sau khi đã thử thách tay nghề cả năm trời trước đó. Điều chống duy nhất cũng là điều thuận cuối cùng khi đó của tôi là... không tốt nghiệp khoa văn!.. Chỉ vì thông qua các bài viết của tôi mà ông Lê Kim -trưởng ban văn hoá ban nghệ đinh ninh rằng tôi là giáo viên dạy văn, nên đã hào hứng nhận vào. Khi kiểm tra lý lịch, biết tôi chỉ tốt nghiệp khoa sinh, đại học sư phạm I Hà Nội, thì mọi sự đã rồi, ông ta chỉ còn biết kêu trời: "Bỏ mẹ, hoá ra mày là giáo viên dạy sinh à? Trời ơi, biết bao nhiêu con bé dạy văn muốn nhảy vào mà tao không dám nhận, vì cứ tưởng mày có bằng cử nhân văn chương hẳn hoi... Chết, chết, mày cướp của tao một cơ hội vàng. Sao ông Trần Minh Bắc (tổng biên tập báo) lại nhận mày mà không chịu kiểm tra lý lịch gì cả, làm tao bị nhầm. Nếu biết mày chỉ học về sinh, thì tao có cớ để gạt mày ra khỏi toà soạn ngay từ đầu, để nhận con ông bạn tao, hoặc cháu ruột của tao vào rồi. Trời ơi, đũa gỗ mà lại chòi mâm son, trong khi bao nhiêu đũa vàng, đũa bạc thì lại xếp đầy trong xó của các góc chạn chật chội tối om".
4.
Ở trong lòng "mâm son" chưa được bao lâu thì tôi không chịu nổi cung cách làm báo của mấy ông già cổ hủ, công thần, láng cháng. Trong khi tôi đề nghị được đi công tác để tăng tính xã hội cho bài viết thì ông trưởng phòng tổ chức - người điều động xe cộ của toà soạn - một từ chuyên sâu không biết, cáu tiết đập bàn quát tháo:
- Báo này là báo hội, chỉ cần tính hội không phải báo Phụ Nữ, Tiền Phong, Văn Nghệ mà cần tính xã hội...
Một tuần có 7 ngày thì hai ngày họp, loanh quanh mấy vấn đề cũ rích, nhai đi nhai lại như chó nhai giẻ rách, càng họp càng nát càng chống phá nhau, càng tăng mâu thuẫn. Tờ báo không có nội dung, màu sắc, tư tưởng gì, cứ xám xịt, ngây ngô như tờ báo tường của những năm 1960. Câu què, ý cụt, nội dung đơn điệu, nghèo nàn theo kiểu:
Đảng là gì hở em ơi
Là không quen biết mà ngồi với nhau.
Khi tôi kịp nhận biết và định nghĩa lại cho chính xác:
Đảng là gì hở ...má ơi
Là quân ăn cướp cùng ngồi trung ương.
Thông qua một loạt bài viết về các bà mẹ Việt Nam anh hùng, với các tựa đề gợi cảm, lay động trái tim mỗi người: "Nước mắt chưa khô trên má mẹ hiền", "Bão thổi không ngừng trong những vành tang trắng", "Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên", "Đói khát, đau thương đeo đuổi đến bao giờ ?", "Nhà không, vườn trống tàn hoang", "Đêm đêm nhang cháy đỏ bàn thờ"... để nói về sự vô ơn của các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương đối với các bà mẹ liệt sĩ, cướp mồ hôi xương máu của cả người đã chết lẫn người đang sống, lập tức bị treo bút ra khỏi báo, và cuộc đời cứ lênh đênh theo ghềnh thác... Hết thoát ra khỏi bến đục, bờ nông này lại... sa chân vào bến nông, bờ đục khác.
Khi vào được báo Văn hoá văn nghệ công an, tưởng chim khôn chọn được cành cao để đậu, ai ngờ lại đậu phải cành thành phần 5C và 5D*. Cho dù tôi được đích danh phó tổng biên tập gọi về làm việc đi chăng nữa, nhưng tư tưởng nổi loạn, bất tuân của tôi, cùng sự đố kỵ, hẹp hòi, ghen ăn tức ở của cánh chị em khiến tôi nhanh chóng bật khỏi báo. Trong lúc người đời quan niệm: "Đời là một cái chợ, càng chơi nhiều càng lãi", tôi không bao giờ tham gia vào bất cứ trò chơi mất phẩm giá nào vì bảo vệ quan điểm riêng của mình: "Nếu coi đời là một cái chợ khổng lồ, thì mình chỉ đi chợ nhân cách thôi", dù sống giữa chạ người cũng vậy.
Ngưỡng của đạo lý trong thời buổi cộng sản - thả nổi các gía trị làm người - thật vô cùng mỏng manh, chỉ cần tặc lưỡi là có thể bước qua, nhưng tôi lại tự trói buộc mình bởi bao ước lệ đạo đức, bao câu chữ của đạo thánh hiền từ thời ông, cha để lại, nên không thể nào vượt nổi, cứ đau đáu bên mình những gía trị bất biến, lỗi thời: Nào "nhân nào quả nấy", "Gieo gió gặt bão", "Gieo đức hạnh gặt vinh quang, gieo tai ương gặp...quả báo". Rồi "thật thà ma vật không chết", "Có công, có đức, mặc sức mà ăn", "Trồng cây phúc để quả đức cho con" ngược hẳn với câu: "Một đời làm lại, tam đại dở hơi"...
Chính vì quyết tâm làm người, không làm lại (tay sai, nha lại), hay trở thành công cụ, kẻ thừa hành, hại người ngay để con cháu ba đời phải khổ lây, mà tôi thành kẻ bơi ngược dòng lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam, không chịu tắm mình trong dòng sông đảng(mà đặc điểm chủ yếu là mị dân, tham nhũng, và khủng bố, dối lừa) ngược lại chỉ thích trồng cây phúc để quả đức cho con ...Tu nhân, tích đức, để về già...mặc sức mà ăn, tôi đã phải trả giá cho những quan niệm "lạc mốt, lỗi thời" của mình. Vì thật thà, tôi đã bị đủ thứ mưu ma chước qủy của đảng vật. Hết bắt lên đồn, tra vấn thẩm cung ngày này, ngày khác lại giáo dục đấu tố giữa cộng đồng... Khủng bố giữa sân vận động của khu tập thể cả nghìn người không xong, lại tràn vào nhà trấn áp, đánh đập cả chồng và hai con gái tiếp.
Hai, ba lần, vẫn không vật chết tư tưởng trong sạch, thể hiện quyền làm người của chính tôi, vẫn không khiến chồng và con xa lánh, sợ sệt. Ngược lại, từ ánh mắt trẻ thơ, đến ánh nhìn của một giáo viên trường tiểu học trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đều toát lên sự bất cần, khinh bỉ bọn giòi bọ, sâu mọt, chó đói một cách rõ ràng. Chúng càng thể hiện sự trắng trợn, điên cuồng hơn, quyết dồn tôi vào ngõ cụt, đường cùng của sự thiếu đói, uất ức. Chỉ trong vòng 6 tháng trời, 3 lần công an các cấp phòng, từ bộ sở, cục, quận, phường, phụ trách văn hoá phản động, chống gián điệp, khủng bố, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ an ninh v.v. nhận lệnh quan thầy, tràn vào nhà tịch thu toàn bộ phương tiện làm việc, máy móc, sách vở, tư liệu của cả gia đình tôi... nâng số vi tính bị cướp lên thành 4 cái, cùng 6 điện thoại di động, 2 máy scan, một máy ghi âm, một xe spacy, hàng chục ổ USB, hàng nghìn đầu tài liệu, đơn thư của bà con dân oan. Nếu tính thành tiền Việt, không dưới 200.000.000 (hai trăm triệu). Số tiền mà một đời cả nhà đi làm việc cho nhà nước, cũng không thể nào có được.
Đơn giản vì ở Việt Nam, đồng lương đi làm cho nhà nước rất thấp, ăn còn không đủ nói gì đến chuyện mua sắm, tích luỹ? Vì vậy mất là đồng nghĩa với sự trắng mắt, trắng tay, không thể có cơ hội sắm lại được, huống hồ tôi còn bị đảng ra cả chiến dịch cướp bóc 3 lần... mà tôi... càng phẫn càng phát, không những không lo sợ nao núng, còn phát tiết tinh hoa ra ngoài qua việc lên án việc làm đồi bại thối tha của đảng, biểu lộ rõ quan điểm của mình... khiến đảng như một con thú hoang bị dư luận tiến bộ trên thế giới dồn vào ngõ cụt đường cùng, trở thành ú ớ, ra sức dùng mặt nạ, lưỡi gỗ che chắn cũng không xong... Không làm gì được tôi sau bao nhiêu lần ra chiêu độc, đảng liền bắt tôi vào tù...để tôi có cơ hội nghiền ngẫm những việc làm quá khích của mình, để văn hoá đảng đè chết văn hoá đạo đức truyền thống dân tộc đã thấm sâu vào huyết quản mình, để tôi vĩnh viễn không còn là tôi nữa, mà ngược lại là một sự phục tùng, ngoan ngoãn, câm nín, tả tơi...
Thật không ngờ, văn hoá truyền thống lại có sức lan toả sâu rộng trong cộng đồng người Việt đến vậy. Ngay tại quốc nội, khi tôi bị bắt, trừ những kẻ tự nguyện biến mình thành công cụ, thành chó săn trung thành của đảng quỷ, tất cả những ai còn chút lương tri làm người đều xa xót trước cảnh tôi bị cùm tay trong tiếng khóc xé vải của con, sự đau đớn thắt ruột của mẹ già, sự bàng hoàng phẫn uất của người chồng bấy lâu nay vốn chỉ biết hiền lành như một thứ cỏ trong vườn, sự hẫng hụt của con gái lớn, khi sáng ra còn ôm eo mẹ đến hiệu thuốc rồi chào mẹ để đến trường cùng bố và em, mà khi trở về, mẹ đã bị bắt... Tất cả những hình ảnh thương tâm, bất công vô lý đập vào giác quan, thính giác, thị giác họ, làm họ phải âm thầm cất lên những tiếng nói phẫn uất, dù yếu ớt:
"Cả xã hội dối trá, mình cái Thuỷ dám nói sự thật nên bị bắt, thật là thời đại chó má, đồ đểu Hồ Chí Minh chứ tư tưởng gì?".
Hoặc:
-Cứ phải có vài trăm đứa như con Thuỷ, xã hội này mới khá lên được.
Và:
- Phản động gì nó, có mà cấp tiến thì có, xem mấy người ăn nói được như nó, vào nhà chỉ toàn sách với giấy chứng nhận bản quyền của cục xuất bản cấp, đọc ba bài viết của nó là biết ngay nó giỏi hay dốt, ngu hay khôn? Cả bộ chính trị cộng lại cũng không có nổi một nhúm tư tưởng của nó ấy chứ ... Bộ chính là trung tâm lừa đảo, còn nó chỉ vì viết lại chuyện lừa đảo của bộ chính trị mà bị đảng bắt.
Một số bà con dân oan thì bảo:
- "Sống trong xã hội chủ nghĩa nên toàn bị những con người mới xã hội chủ nghĩa lừa, kể từ đứa bé 12 tuổi đến con mẹ học lớp 7 ở Trại Nhãn, rồi bao nhiêu dân oan tận đẩu tận đâu cũng lừa được v.v. và v.v.
5.
Cái giá của tự do, của quyền làm người vô cùng đắt, nhưng ngược lại cái giá của sự can đảm cũng vô cùng lớn. Cứ mỗi lần đảng dùng mưu ma, chước quỷ, đòn phép, thủ đoạn để đánh vỗ mặt tôi, vật chết tươi tư tưởng của tôi, dù ở trong hay ở ngoài tù thì lập tức đảng nhận được bàn thua trông thấy. Bao nhiêu tiếng gà gáy sáng vọng về từ bên kia bờ đại dương, bắt đảng phải chui lủi vào trong bóng đêm ma quỷ. Bao nhiêu bàn tay nhân hậu chìa ra đỡ đần, che chắn, khiến đảng dù lợi dụng cảnh tranh tối tranh sáng để triệt hạ người ngay lại lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật, bị chửi bới, la ó khắp thế giới. Cứ liên tục vấp vào bức tường nhân ái của bà con Hải ngoại che chắn như vậy. Từ hội bảo vệ, hội văn bút quốc tế, nhóm bạn hữu, đến đường dây, tổ chức mà tôi hân hạnh được ngồi vào, cùng cả triệu đồng bào có lương tri trên toàn thế giới nên đảng chán, đành phải coi tôi như một kẻ bất trị, một thứ nước lớn giữa dòng, một thứ thép đã tôi trong lò lửa cộng sản... không những không chịu mòn, gỉ, mà càng tôi luyện càng hồng rực lên, chặt không đứt, dứt chẳng ra, bẻ không cong, nhốt không yên... đành phải tha... làm phúc.
Thế là tôi thành kẻ bất tử, cứ chọc thẳng vào gan ruột đảng, nhè vào tư tưởng nhân danh, vô cùng phản động của đảng mà vạch trần ra cho mọi người biết rõ chân tướng, chưa đủ còn xông vào triều đình mà "cởi khố" đảng ra -đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, là búa liềm cờ đỏ, là tà thuyết Mác Lê- những thứ đã làm ô nhiễm môi trường của 87 triệu đồng bào, làm bầu khí quyển của nước nhà trở nên khắm lặm. Thử hỏi một thứ khố mục ruỗng, 39 năm trời không thay, giặt, phơi phóng, thì bẩn tưởi, lạc mốt đến mức nào? (tư tưởng Hồ Chí Minh) không kể tà thuyết Mác Lê đã bị lịch sử ném vào sọt rác nhân loại cả 200 năm, còn cờ đảng thì sặc tanh mùi máu, máu đồng bào đồng chí, anh em trong các cuộc cải cách ruộng đất, chỉnh huấn chỉnh quân cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân. Búa liềm cào và đập nát bao khối óc trái tim con người thuộc đủ các thành phần công, nông binh sĩ nguỵ Sài Gòn, đặc biệt là sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm. Tất cả đầu độc cuộc sống của 87 triệu dân, làm điêu linh bao số phận lành hiền, vô tội trên khắp 64 tỉnh thành cả nước.
Để dọn đường cho dư luận, trước khi tống tôi vào tù, đảng ra cả một chiến dịch đánh phá, bôi nhọ tôi trên mặt báo cũng như phương tiện truyền thông. Nào "Trần Khải Thanh Thuỷ và con đường phạm tội", nào "kẻ suy đồi đạo đức, làm tay sai cho lưu vong phản động nước ngoài", nào "từ bỏ quá khứ tốt đẹp", nào "kẻ đội lốt dân oan", rồi "mặt thật của Trần Khải Thanh Thuỷ" v.v và v.v song cũng nhờ tất cả những điều này, nhờ đi ngược lại lợi ích đảng, mà được bà con Hải ngoại biết tới, không những la ó, kêu gào kịch liệt phản đối, mà còn nối dài cánh tay nhân hậu tới các tổ chức nhân quyền thế giới, như thủ tướng Úc, Đaị sứ quán Mỹ, Pháp, Thụy Điển ở Việt Nam v.v. Chính vì thế, ngồi sau song sắt tôi làm thơ:
Nơi ngục tối là nơi sáng nhất
Nơi ta tìm ra sức mạnh cộng đồng
Vần thơ chắp cánh tung bay
Tâm hồn sải cánh đợi ngày tự do.
Sau 9 tháng 10 ngày thai nghén đau thương trong tù ngục, để sinh nở cái oai hùng giữa lòng đảng độc tài, tôi đã được bạn bè săn sóc thuốc men, cũng như đời sống, được kê chỗ đứng giữa lòng cộng đồng, được thành người có ích, có thu nhập ổn định, ngoài việc chữa bệnh, nuôi mình còn là chỗ dựa cho cả nhà, và bây giờ sau bảy năm "kỷ nguyên chó nằm gầm trạn", 12 năm "Hà Nội mở rộng", "Hà Nội quá đà"(1996-2008) hôm nay tôi đã được về lại giữa thủ đô, gần mẹ, gần em trai, như lời cầu nguyện gần 20 năm, ngay sau khi lập gia đình. Còn sống giữa lòng đảng, đi theo tiếng gọi của đảng, còn bám vào "quá khứ tốt đẹp" do đảng dựng tạo, tôi tin mình không bao giờ có được điều vinh hiển này, trái lại, đúng như lời bài hát tôi viết khi vừa tròn 33 tuổi, đang là phóng viên báo đảng:
Đời mình
(Theo điệu: "Đời mình là một khúc quân hành")
I
Đời mình là một vũng ao tù
Đời mình là mưu sinh khốn khó
Ta kêu lên: Trời ơi đất nước này
Làm sao ta có thể sống như là người ?
Điệp khúc:
Mãi mãi đời chúng ta
Giam cầm trong ngục tối
Mãi mãi lòng chúng ta
Trong quẩn quanh nghèo đói ...
II
Đời mình là một khúc ca buồn
Đời mình là bài thơ chán ngán
Ta than van: Trời ơi thân xác tàn...
Rồi ngày sau có được hoá thân đổi đời???
Điệp khúc:
Mãi mãi chỉ thế thôi
Dăm đồng lương nghèo đói
Mãi mãi đành mất đi
Bao tài hoa, đạo lý
III
Đời mình là một kiếp tu hành
Còn họ là những vua chúa mơí
Bao thơm tho
Nào đâu có đến lượt chúng ta mà chờ
Mãi mãi đành thế thôi
Không tự do hạnh phúc
Mãi mãi là nhân danh
Xin đừng tin bạn hỡi
Có nơi nào khá hơn
Tôi sẽ xin cùng đi
Thà là ra nước ngoài mà sống như là người
Còn hơn bần hàn chìm trong tăm tối
Điệp khúc:
Mãi mãi đời chúng ta
Ca bài ca cởi trói
Mãi mãi đảng chúng ta
Luôn già nua mục ruỗng
Đừng trông vào những nghị quyết kia mà lầm.
6.
Nhờ trườn mình ra biển lớn, dìm lăng Hồ Chí Minh giữa hội nhập toàn cầu, nâng niu những số phận khổ đau, bất hạnh, tôi đã được cộng đồng đón nhận, được Cơ sở thi nhân Cội Nguồn và Nhà xuất bản Tân Văn phát hành ba cuốn sách: Đó là Viết từ hang đá, nhỏ lệ cùng dân (khi còn ở trong tù, ngày - 15 tháng 9-2007) và Hồ Chí Minh nhân vật trăm tên nghìn mặt, Nghĩ cùng thế sự (sau khi đã ra khỏi tù, ngày 3-12-2008). Chính nhờ số tiền nhuận bút sách này (11.000 USD) cùng dăm bảy giải thưởng trong lĩnh vực nhân quyền, quốc hận, cộng với số lương hàng tháng do báo Người Việt và đường dây trả, tiền hỗ trợ của các tổ chức yêu nước, đấu tranh trong các đợt tôi bị đảng hành, đảng cướp phương tiện làm việc, đảng giam giữ trong tù, hoặc bà con cho khi tôi ốm phải nằm bệnh viện cả trước và sau khi vào tù v.v. mà trong vòng 30 tháng tôi đã gom đủ số tiền 300 triệu đồng để đổi từ "Hang đá" ven ngoại ô thành một ngôi nhà đúng nghĩa giữa lòng Hà Nội, trong sự sặc tiết ghen tuông của đảng cướp sạch. Ơn này sống để dạ chết mang theo, không biết nói gì hơn, tôi chỉ biết bày tỏ bằng cách viết lại tâm trạng mình:
Tôi gánh ở trong tim này
Niềm biết ơn suốt đêm ngày... Bạn ơi
Từng viên gạch, mảng tường, hành lang, tay vịn cầu thang đang hiện hình trong căn nhà 39 m2 của tôi đều là dấu ấn tình thương của bà con mình, những người đối với tôi còn hơn cả máu mủ ruột già, từ anh Nguyễn Hải, Trần Hùng, Song Nhị, Đỗ Thông Minh (những anh hùng cứu mỹ nhân khỏi tay đảng độc tài, đểu giả) đến anh Trúc Lê, Phương Duy, Phùng Mai, trong Hội bảo vệ - những người đã thầm lặng ở bên tôi từ những ngày cam go nhất trong cuộc đấu tranh chống lại độc tài, ác đảng, kể từ 18-11-2006, cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau (khi chế độ độc đảng bất nhân, phi lý chấm dứt trên mảnh đất nghèo nàn cằn cỗi của Việt Nam).
Không những lên tiếng với Thủ tướng Úc trong thời gian tôi bị cầm tù, còn kêu gọi những tấm lòng bạn bè cùng sẻ chia, đùm bọc hỗ trợ tôi về mặt sức khoẻ, tinh thần sau khi tôi ra khỏi tù, đồng thời cùng xúm tay lại để hàn gắn bể khổ trong lòng chị Trần Thị Lệ- mẹ Lê Thị Công Nhân thông qua việc đưa Nhân vào danh sách bảo vệ của hội. Mỗi lần các nhà dân chủ bị bắt, bị đàn áp dã man là hội - với khả năng bé nhỏ và khiêm nhường của mình lại đứng ra kêu gọi hỗ trợ từ Bạch Ngọc Dương, đến anh Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê thị Kim Thu, Phạm Thị Thanh Nghiên, Vũ Hùng...
Chú Nguyên Hoàng Bảo Việt - người đã bắc cầu vồng ngũ sắc đưa tôi từ đáy ao ngầu bọt vì yếm khí, đến tận đỉnh cao lung linh chói lọi là trung tâm Văn bút quốc tế, để tôi có thể vượt vũ môn hoá rồng. Bắt cá chép trong ao xã hội chủ nghĩa thật dễ song bắt rồng bay phương múa trên bầu trời dư luận, quả là vượt xa tầm với của đảng, vì thế dù đảng có rắp tâm bắt tôi phải sống trong cảnh "rồng vàng tắm nước ao tù" đi chăng nữa, cũng đành trơ mắt ếch, phải mở cửa tù thả tôi ra về với nắng nỏ trời cao rợn ngợp cả tâm hồn, sau 9 tháng trời giam giữ.
Còn biết bao tấm lòng nhân ái khác trên toàn thế giới mà trong phạm vi một bài viết tôi không thể nào kể và nhớ hết được.
Trong số 5000 USD tiền nhuận bút sách anh Đỗ Thông Minh gửi về lần đầu có tới 3.000 USD là tiền của các tổ chức và bạn bè ủng hộ, từ người anh hùng Lý Tống đến anh Quốc Thắng, chị Phan Khanh, chị Ngô Thị Hiền, chị Hoà, chị Cúc v.v., những người vì phong trào dân chủ của Việt Nam, cũng vì căm ghét tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh mà thưởng cho lòng dũng cảm của tôi, khi sinh ra giữa lòng đảng, bác, lại không chịu để "cha mẹ sinh con, đảng, đoàn, chủ nghĩa xã hội sinh tính" mà ngược lại dám "sinh tính" cho đảng độc tài, còn chỉ rõ bộ mặt thật gian giảo của cha già dâm tặc Hồ Chí Minh với dân với nước, dù biết mọi điều tồi tệ có thể xảy ra.
Nén nhang đầu tiên tôi thắp trong căn nhà mới của mình, xin dành cho con người tôi yêu quý và cũng biết ơn sâu nặng nhất, đó là chú Đoàn Văn Linh- người đã đứng ra quyên góp giúp tôi và một số nhà dân chủ Việt Nam như anh Trần Anh Kim (Thái Bình) Đỗ Nam Hải (Sài Gòn) Lê Thị Công Nhân (Hà Nội) trong suốt thời gian tôi bị ốm và phải vào tù. Tất cả câu chuyện của chú kể về người vợ nghĩa tình của mình, tôi đều không quên. Từ việc chú là phóng viên mặt trận, được cử sang Pháp công tác và bị kẹt lại sau ngày 30-4-75, rồi một mình trước toà đại sứ yêu cầu cộng sản phải để cho vợ con sang Pháp đoàn tụ, nếu không sẽ tự tử... đến việc chú khuyên tôi không nên quá đau buồn vì bệnh lao phổi, ho ra máu do lao lực, vì chính chú từ hồi trong nước đã mắc căn bệnh hiểm nghèo đó sau một thời gian phải làm việc quá sức...
Tuy ở xa nửa vòng trái đất, song mỗi lời nói của cô chú, như những mảnh bông gạc thấm đẫm e te, chườm vào chỗ đau đớn, nhức buốt nhất nơi bản thể tôi. Trong tù tôi luôn nghĩ về chú với tấm lòng đặc biệt yêu mến, mà không thể ngờ chú lại ra đi nhanh đến thế, trong khi điều linh cảm không lành tôi lại cảm nhận vô cùng chính xác về sự ra đi của bác Hoàng Minh Chính.
Chính sự đường đột này đã được cô Linh - vợ chú xác nhận trong thư gửi chồng tôi:
Tân mến!
Cô xin lỗi vì hồi âm chậm trễ.
Cô mỏi mệt quá Tân ơi, ! Chú ra đi quá bất ngờ
Cô lặng người, cô ngẩn ngơ như kẻ không hồn,
Nỗi đau mất nước cộng nỗi đau mất người chồng kính yêu,
Cô trở thành kẻ khùng khùng điên điên trên cõi đời này...
Là nhà báo, đồng cảm sâu sắc với tôi trong việc cầm bút, ông tin cậy tôi có thể dùng ngòi bút của mình (cùng sự hợp lực của các cây bút dân chủ khác) làm đòn xoay chế độ cộng sản thối nát, bất công, nên đã không ngần ngại tuổi già, sức yếu cũng như lấn cấn về uy tín danh dự, hay sự hiểu lầm để đặt mình vào mối quan hệ con người đề nghị, cầu xin con người, quyên góp giúp tôi, mong tôi dù có bị công an cộng sản gây khó dễ, cũng vẫn có người giúp, không đến nỗi gục ngã giữa đời thường, vì con người là một thực thể vật chất, cần phải có vật chất mới tồn tại, nhất là trong điều kiện bị bao vây hay triệt hạ kinh tế. Việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa thật lớn, tôi hiểu là mình mắc nợ ông từ lần đầu tiên nhận được món quà ân nghĩa đó. Vậy mà, khi ông từ giã cõi đời này, tận ngày ra tù tôi mới biết? Để rồi phải cay đắng thốt lên:
Buốt lòng cháu lắm chú ơi
Nỗi đau khấn... Bốn phương trời còn đau (!)
Giờ thì ông đã yên nghỉ được gần hai năm rồi, dù tiếng kèn nhân quyền của ông tôi chưa một lần được nghe, nhưng mỗi lần nghĩ đến ông cả trong song sắt trại tù cũng như khi viết những dòng chữ này tôi vẫn thấy như đang văng vẳng đâu đây...
7.
Thay cho lời kết: Viết lại câu chuyện này tôi chỉ muốn nói rõ một điều. Cuộc đời tôi chính là một minh chứng cụ thể nhất cho những gì ông bà đã đúc kết: "Gieo gì gặt nấy". Nhờ gieo yêu thương cho bà con dân oan, vạch sự ác độc, dã man của đảng độc tài giữa thanh thiên bạch nhật, trong dư luận quốc tế, mà tôi đã gặt về sự vinh quang cho mình, theo đúng lời ông bà dạy: gieo đức hạnh gặt vinh quang, gieo tai ương, gặt quả báo...
Từ hang đá lạnh lẽo bao năm, hay trong ngăn tù bẩn thỉu, âm u tà khí, bao nhiêu hạt giống, mầm ươm tư tưởng, dân chủ, tự do của tôi đều vùng thoát ra ngoài, nơi ba triệu đồng bào hải ngoại sinh sống và luôn hướng về manh chiếu rách quê hương, với một niềm yêu thương, xót xa và căm phẫn khôn nguôi. Nơi không hề có bóng dáng độc tài, nên tư tưởng "phạm tội" của tôi đã được "phản động" chấp nhận, ủng hộ và khích lệ tận tâm, giúp tôi không những đứng thẳng làm người, còn vượt hẳn lên so với tầm kích thật của mình... Khiến bao nhiêu làn gió quẩn, gió đen, gió độc của đảng và lũ công an đốn mạt đều phải nằm lại dưới cánh diều tư tưởng bay bổng của tôi, đầy hậm hực tức tối.
Nếu được phép đưa ra một lời khuyên hay sự nhắn nhủ cho thế hệ sau đang phải sống trong ách kìm kẹp, bưng bít dối lừa của đảng, tôi xin nói thật lòng mình: Hỡi các bản trẻ hãy mạnh dạn từ bỏ quá khứ "tốt đẹp", để đi vào con đường... phạm tội như tôi, con đường mà cả dân tộc sẽ phải đi trong nay mai... chính nhờ con đường này mà tôi đã gặt hái vinh quang tột đỉnh cho mình. Trở thành hội viên hội văn bút quốc tế, cùng 5 đầu sách (cả in chung lẫn riêng) ở hải ngoại- những viên ngọc toả sáng lung linh mà bất kể hội viên hội nhà văn Việt Nam nào cũng ao ước, song khó lòng có được vì sự đớn hèn, bạc nhược hiện tại...
Ngoài hàng loạt các giải thưởng cả trong lĩnh vực dân chủ cũng như báo chí, văn học, tôi còn được sống trong muôn vạn trái tim, từ người Việt Hải ngoại đến bạn bè quốc tế như Marie-Louise Thaning (Thuỵ Điển), Ben Stocking (Mỹ), Chirstian Marchant (Mỹ), Peter Gitmark (Na uy), Aude Genet (Pháp) v.v. , không kể những người bạn trong trung tâm văn bút tại Anh Quốc, nơi tôi là hội viên mà tôi không thể nào nhớ hoặc viết hết tên của họ...dù đã bao lần nhận được thư từ khắp các nẻo đường họ đặt chân tới, từ Đài Loan, Úc, Pháp, Singapore.
Nếu Lê Thị Công Nhân có cả một ô tô thư từ của bạn bè bốn phương tám hướng gửi tới, thì tôi cũng có một góc nho nhỏ, đủ để làm tâm hồn mình xao động, lâng lâng, xua tan những độc khí hàng ngày nơi bầu khí quyển ô nhiễm vị đảng... Còn gì vui hơn khi giữa lòng đảng độc tài mình trở thành bất tử, được sống thật với lòng mình và chứng kiến những giờ phút trọng đại của dân tộc, như điều mình đã viết và đang chiêm nghiệm:
Nhân dân sau phút thở dài
Xắn tay đóng vội quan tài thật to
Người đông đất chật chẳng lo
Triệu người xúm lại mà cho đảng vào.
Ngày ấy, Ngày ấy sẽ không xa và chính tôi là người chiến thắng. Còn đảng cướp sạch phải chết theo hồ, cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng, như lời thơ tôi từng đúc kết sau khi xem lại cả trăm câu thơ của Sấm Trạng Trình và những gì đã và đang hiển hiện phơi bày:
Đảng tan năm sửu, cung đoài
Tuổi thọ bác với độc tài như nhau
Bác đi trước, đảng theo sau
Bảy mươi chín tuổi ...vùi sâu đáy mồ (4)
Việt Nam gây dựng cơ đồ
Toàn dân thoát ách cộng hồ từ đây.
Sau tất cả những gì đã trải nghiệm, tôi tin độc lập tự do sẽ đến với mảnh đất này cũng như tin rằng niềm biết ơn trong tôi là có thật, luôn vĩnh hằng, bất biến, dù thời thế thay đổi ra sao, trong tôi vẫn tràn đầy lòng nhiệt huyết và sự biết ơn:
Tôi gánh ở trong tim này
Niềm biết ơn suốt đêm ngày... Bạn ơi
Khâm Thiên 1-1- 2009, Khai bút đầu xuân
Trần Khải Thanh Thuỷ
____
CHÚ
(1) Các đối tượng hợp tác lao động đều phải nộp lại 70% lương cho nhà nước, chưa kể khi ra đi phải chịu nhiều khoản tiền đóng góp phi lý, hoặc chạy cửa
(2), (3): Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc
(4) Tuổi Đảng (1930 – 2009), Bác (1890-1969)
NGÔ NHÂN DỤNG * NGUYỄN HUỆ CHI
*
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ
*
CHỦ ĐỀ: DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ: Bài 04: TỪ LẠM PHÁT, TIỀN MẤT GIÁ ĐẾN DÂN NGHÈO NỔI DẬY Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế UNICODE: http://viettudan.net Geneva, 04.03.2009 Tuần trước, chúng tôi viết bài về phá giá đồng bạc Việt Nam theo tỷ giá đối với Đo-la liên quan đến tình trạng thiếu ngọai tệ của Nhà Nước CSVN. Việc tuyên bố phá giá nội tệ ngày 11.02.2010 do Ngân Hàng Nhà Nước quyết định và có thể liên tiếp những quyết định phá giá nữa là do chính những nhà Kinh tế, Tài chánh trong nước phân tích chứ không phải chúng tôi từ Hải ngọai nhận định để CSVN chống chữa với Dân rằng đó là do tuyên truyền chống Cơ Chế hiện hành bởi “thế lực thù địch” ngọai lai. Chúng tôi dựa trên tình trạng mỗi ngày nhóm Mafia CSVN càng thiếu hụt ngọai tệ để nội tệ mỗi ngày mỗi mất giá trị, nghĩa là phá giá liên tiếp. Phá giá đồng nội tệ đi song hành với tình trạng LẠM PHÁT tăng nhanh ở Việt Nam. Viết về tình trạng tăng nhanh lạm phát, chúng tôi cũng trích dẫn chính những phân tích và nhận định của những nhà Kinh doanh, những Ngân Hàng gia, những Giáo sư Kinh tế/Tài chánh từ Quốc nội để đám Mafia CSVN không chống chế, lừa gạt được Dân chúng bằng cách cố hữu nói trên báo đài độc chiều rằng đó là do “thế lực thù địch” hải ngọai vu khống. Tình trạng lốc xóay phá giá nội tệ và lốc xóay lạm phát, vật giá nhẩy vọt sẽ làm cho đại đa số dân nghèo, cho những nông dân, ngư dân, công nhân và công chức có thu nhập không thay đổi trở thành thiếu thốn chi tiêu, thậm chí đói ăn. Chịu đựng không nổi cảnh đã nghèo khổ lại phải đói ăn thêm vì lốc xóay phá giá nội tệ và lạm phát, vật giá tăng vọt, đại đa số Dân chúng sẽ nổi dậy chấm dứt đám Mafia CSVN cướp bóc dân và bán nước. Chúng tôi viết những điểm sau đây: => Nhận định từ Quốc nội về tình trạng Lạm phát => Phân tích những lý do chính của Lạm phát => Không chịu nổi hậu quả Lạm phát, Dân chúng nghèo đói nổi dậy Nhận định từ Quốc nội về tình trạng Lạm phát Một số Phóng viên, Ký giả đã phỏng vấn những Giáo sư, Cố vấn Kinh tế/Tài chánh tại quốc nội về tình trạng Lạm phát hiện này. Bài đăng trên Vietnamnet do Phước Hà thực hiện Cập nhật lúc 18:37, Thứ Năm, 28/02/2008 (GMT+7) Chỉ số tăng giá tiêu dùng hai tháng đầu năm lên đến 6,02%, đã đi được 2/3 so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra, trong khi vẫn còn 10 tháng ở phía trước. Các chuyên gia kinh tế tỏ ra không có nhiều bất ngờ và cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ hơn để chặn đứng lạm phát. => Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam: Tốc độ tăng giá 2 tháng đầu năm lên tới 6,02% là quá cao. Đặc biệt, có những nguyên nhân chủ quan, trong đó có một nguyên nhân chính là ngân hàng đã bỏ lượng tiền lớn ra mua USD chưa thu về hết được, đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp, ngân sách bội chi tăng lên. => Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính: Con số 6,02% tăng cao quá. Nhìn cả một quá trình, đây là tăng cao nhất trong hơn 10 năm lại đây. Đây là một cảnh báo đối với nền kinh tế. Những tháng tới, nếu có tăng 0,5% thôi như dự báo tháng 3 của Tổ điều hành thị trường, thì cả năm cũng không thể thực hiện nghị quyết Quốc hội đề ra. Biện pháp tiền tệ đã được thực hiện. Giá cả đang lao nhanh như thế thì những biện pháp ra chỉ có tính ngăn chặn thôi. Trong kiềm chế lạm phát, giải pháp tài chính tiền tệ có ý nghĩa quan trọng, trong đó giải pháp tiền tệ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Lạm pháp do tiền tệ ! Các ngân hàng thương mại hiện dư nợ quá lớn nên buộc phải huy động vốn, đua nhau tăng lãi suất để hút vốn về khiến cho thị trường những ngày gần đây hỗn loạn. Khi tăng lãi suất huy động lên thì cũng có tác dụng phụ là cho vay cao dẫn đến ảnh hưởng tăng trưởng. Lãi suất cao thì chi phí cao, giá thành cao thì cũng tác động đến lạm pháp. Các ngân hàng đưa lãi suất lên cao, trong khi hoạt động của ngân hàng nước ta nguồn thu chủ yếu từ chênh lệch vay và cho vay chiếm đến 70% làm cho chi phí các ngân hàng tăng lên, năng lực tài chính yếu đi năng lực cạnh tranh giảm. Ngân hàng Nhà nước Phát hành tín phiếu với 20.300 tỷ đồng với lãi suất 7,8%, mỗi tháng lo trả 100 tỷ đồng lãi và đồng thời tăng dự trữ bắt buộc cũng phải trả thêm 100 tỷ nữa. Giải pháp tiền tệ như con dao hai lưỡi. Chính sách tài chính phải xem lại để làm sao chi đầu tư phải hiệu quả, chi thường xuyên phải tiết kiệm, cái nào cần phải giảm, cái nào phải bỏ. Đầu tư phải hiệu quả, mua sắm tài sản công phải tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí... Chi tiêu công phải siết chặt lại, chống lãng phí, tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm sản xuất - hạ giá thành sản phẩm, đầu tư hiệu quả. => Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Việc chống lạm phát năm 2008 này phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu, hơn cả mục tiêu tăng trưởng. Vì suốt bốn năm liền lạm phát cao, cộng lại đã lên tới 40%. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, đội giá thành sản phẩm lên cao, tăng thêm dự án treo, còn đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng. Như vậy, về phương diện đối nội, phân phối nguồn lực đã bị lệch và tác động đến đời sống. Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp hơn của mình. Nếu môi trường VN vẫn bất ổn, lòng tin của nhà đầu tư sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư bỏ đi cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn. Lạm phát ảnh hưởng cũng sẽ làm cho sức cạnh tranh trong nước giảm đáng kể. NHNN cũng đã vừa sử dụng kết hợp cả hai loại biện pháp dài hạn và tức thì. Biện pháp hành chính như bán 20.300 tín phiếu. Ngay sau đó NHNN lại bơm ra 39.000 tỷ đồng. Điều này khiến sự vận động của dòng tiền thành bất thường, gây hiệu ứng tiêu cực. Bài trên RFA do Mặc Lâm thực hiện 2010-03-01 Ngân Hàng Phát Triển Châu Á vừa đưa ra thông báo tỏ ý lo ngại cho việc lạm phát tiếp theo sau suy thoái kinh tế của nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong các nước được đánh giá là sẽ có tình trạng lạm phát có thể lên tới hai con số trong năm nay. => GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh, chia sẻ them về vấn đề này: Ngân Hàng Nhà Nước quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng USD và tiền đồng VN tăng thêm 603 đồng tương đương với 3,3%. Tôi cho rằng việc này cũng coi như một sự phá giá của đồng VN, tức là cái tình trạng nhập siêu của Việt Nam ngày nay lại càng gia tăng. Mà hiện nay, nếu theo tỷ giá này thì nó càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, điều đó là điều hiển nhiên rồi. Tôi cho rằng điều này cũng không thể nào khác được bởi vì trong tình trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tất cả các mặt hàng nhập ngoại đều khan hiếm cả, quỹ ngoại tệ trong nước thì cũng không có nhiều, thế thì bây giờ đành phải theo chiều hướng như đã biết. Theo tôi thì con đường mà hiện nay Việt Nam có thể làm được là vẫn tăng tỷ giá lên để có thể găm được một ít ngoại tệ ở trong nước, và có thể có một điều kiện là làm thế nào đó cho tình trạng ngoại tệ bớt đi ra nước ngoài hơn để tăng ngoại tệ. Chứ bây giờ mà trả nợ cho nước ngoài thì như anh biết đấy, tức là cái thực lực về tiền tệ của dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay cũng không phải là nhiều mà còn dùng cho nhiều mục tiêu, do đó mà việc tăng vốn ngoại tệ trong nước để mà trả nợ nước ngoài thì rất hạn chế. Theo các chuyên gia kinh tế nhận định thì rất nhiều công trình có đầu tư lớn của nhà nước đang còn dở dang và những công trình này không thể ngừng lại được. Để giải quyết chúng nhà nước phải chấp nhận bỏ thêm một số tiền rất lớn trong ngân sách. Tôi nghĩ là bây giờ tình trạng lạm phát thì ai cũng đã nhìn thấy rõ mà cái này thì các nhà khoa học và kinh tế cũng đã cảnh báo cho chính phủ, không phải là từ bây giờ mà từ năm ngoái rồi. Đương nhiên là về tình trạng của nền kinh tế thì những khoản chi bất đắc dĩ thì nhà nước vẫn phải chi thôi. Bây giờ không thể kềm chế được cho nên biện pháp quan trọng nhất hiện nay là phải xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của chính phủ. Cái thứ hai nữa là có thể trong thời gian tới nhà nước cũng có thể phải phát hành thêm trái phiếu, có thể là công trái trong đợt tới để giảm bớt số tiền trong lưu thông. Tôi nghĩ là hai nguồn đó ở trong nước thì trong tầm tay, thế còn bây giờ như anh biết đấy, tức là các nguồn ODA hoặc FDI vào thì nhiều khi nó được sử dụng không hiệu quả lắm, mà chủ yếu là dành cho các khoản chi công nghiệp chế biến. Còn các công nghiệp khác ở trong nước thì ODA và FDI rất là ít cho nên chúng tôi cũng chưa biết là chính phủ sẽ làm như thế nào, nhưng mà chúng tôi cũng có khuyến cáo là chính phủ nên xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi của chính phủ, không dàn trải, phải nâng cao hiệu quả. Đồng thời phải suy nghĩ đến việc phát hành công trái phiếu trong đợt tới. Bây giờ không thể kềm chế được cho nên biện pháp quan trọng nhất hiện nay là phải xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của chính phủ. Mới đây Ngân Hàng Phát Triển Châu Á vừa đưa ra nhận định là trong năm nay Việt Nam sẽ phải đối phó với lạm phát lên đến hai con số. Tôi nghĩ là lạm phát hiện nay nó đúng trong thực tại mà chưa thống kê hết thôi, chứ còn nếu thống kê hết thì nó có thể đến 2 con số trong hiện nay rồi, bởi vì bắt đầu từ đầu tháng 3 giá điện tăng. Trước đó thì chúng ta thấy giá dầu tăng liên tục, từ đầu năm tới giờ mới được 2 tháng mà tăng 2 lần. Thế thì tình trạng lạm phát lên đến 2 con số thì tôi cho là hiện thực và nó cũng đúng tầm, đúng với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay. Phân tích những lý do chính của Lạm phát Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phát biểu một câu làm chúng tôi lưu ý đặc biệt: “Suốt bốn năm liền lạm phát cao, cộng lại đã lên tới 40%. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá. Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp hơn của mình.“ Từ câu nói, chúng tôi rút ra ba điểm sau đây: * Lạm phát có nghĩa là đồng tiền mất giá; * Trong 4 năm, đồng tiền VN mất giá 40%; * Việt Nam khác với những nước trong khu vực về Cơ Chế Chính trị-Kinh tế Phân tích của chúng tôi dựa trên ba điểm trên đây với trích dẫn từ những Giáo sư, Cố vấn Kinh tế/Tài chánh của chính Cơ Chế CSVN. Lạm phát có nghĩa là đồng tiền mất giá Tuần trước, chúng tôi đã viết một bài dài có tính cách giáo khoa “TIỀN TỆ VÀ NHỮNG THỊ TRƯỜNG LIÊN HỆ”. Trong bài này, chúng tôi đã định nghĩa rằng đồng Tiền chỉ là “Phương tiện trung gian trao đổi hàng hóa” (Moyen intermédiaire des échanges des marchandises). Trong Chế độ BẢN VỊ KHẢ NĂNG MUA HÀNG (Régime du Pouvoir d’Achat), cái GIÁ TRỊ của một đơn vị Tiền bạc mà một người đang cầm là TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG HÓA HAY DỊCH VỤ mà người đó nhận được khi chuyển đồng tiền sang tay người khác. Nếu 100 Đồng VN năm 2008 mua được hai hột vịt lộn, nhưng năm 2009 chỉ được 1 hột vịt lộn, thì ta nói rằng Vật giá hay Lạm phát tăng 50%, có nghĩa Đồng Tiền VN mất giá 50%. Lý thuyết đơn giản về chuyển biến tương quan giữa đồng tiền và tương đương hàng hàng hóa được tóm tắt trong Công thức của FISHER: M.V ------ = P T M : Khối lượng tiền cho vào Kinh tế; V: Tốc độ chạy nhanh chậm của đồng tiền; T: Tổng cộng Hàng hóa và Dịch vụ trong một hạn kỳ nhất định; P: Khả năng chuyên chở của đồng tiền tương đương Hàng hóa, Dịch vụ. Công thức ấy tóm tắt cho chúng ta hai lý do chính của việc mất giá của đồng tiền hay thay đổi tương đương Hàng hóa, Dịch vụ mà người ta gọi là Lạm phát hay Vật giá tăng. Lý do thứ nhất đến từ Khối Tiền lưu hành (M.V) tăng hay giảm. Lý do do này thuộc lãnh vực Tiền bạc. Lý do thứ hai đến từ việc sản xuất Kinh tế thực (T) giảm hay tăng, có hiệu lực hay không. Khi Khối Tiền lưu hành (M.V) tăng mà sản xuất Kinh tế thực (T) đứng yên, thì có Lạm phát. Lạm phát còn mạnh hơn nữa khi nền sản xuất Kinh tế còn giảm xuống. Khi Khối Tiền lưu hành (M.V) đứng yên, mà nền sản xuất Kinh tế thực (T) giảm, chúng ta cũng có lạm phát. Chính sự tương đương Hàng hóa, Dịch vụ này mà các Lý thuyết gia về Tiền tệ nói đến tính cách Hội nhập Tiền tệ vào Lãnh vực Kinh tế thực. Với quan điểm Hội nhập Tiền tệ này mà người ta phân biệt Đồng Tiền thực và Đồng Tiền giả. Đồng Tiền mới được Ngân Hàng Trung Ương in ra chỉ là một tờ giấy không hơn không kém, chưa có Giá trị. Đồng Tiền đã Hội nhập, nghĩa là qua chu trình sản xuất Kinh tế thực, mới có Giá trị. Không phải Đồng Tiền mới in ra, thả vào xã hội mà không qua chu trình sản xuất Kinh tế thực, tự nhiên có Giá trị như Đồng Tiền thực đã được Hội nhập mà người Dân đang giữ trong tay. Việc in Tiền mới thả bừa vào Xã hội để đánh lận con đen giữa hai Đồng Tiền thực (đã Hội nhập) và Đồng Tiền giả (mới in ra chưa Hội nhập) là hành động ăn cướp của quyền lực Chính trị và quyền lực Tiền bạc đối với Dân. Vào những thập niên 1980, việc đánh lận con đen này đã làm Lạm phát tới hàng 1000% tại một số nước Phi châu và Nam Mỹ. Kinh tế gia Florin AFTALION, chuyên gia nghiên cứu những liên hệ giữa thời kỳ lạm phát và những phong trào cách mạng, đã viết về những trường hợp gian lận này: “L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécíee par les hommes politiques, dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder des hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.“(Lạm phát là một cách tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn chấp nhận cho tăng lương và trợ cấp các xí nghiệp, cho thêm dầu vào guồng máy). Với hai lý do chính có tính các giáo khoa thuộc lãnh vực Tiền Tệ và lãnh vực sản xuất Kinh tế thực, chúng tôi phân tích cho trường hợp Lạm phát tại Việt Nam cùng với những xác nhận trong phần trên từ những Giáo sư, Cố vấn Khinh tế/Tài chánh thuộc Cơ Chế CSVN. Trong 4 năm, đồng tiền VN mất giá 40% Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong 4 năm, đồng Tiền VN mất giá 40%. Điều này có nghĩa là việc mất giá của đồng tiền VN không phải là có tính cách nhất thời, giai đọan với những lý do bất thường mà Nhà Nước CSVN thường nêu ra để cắt nghĩa cho dân chúng để chữa lỗi. Lý do mất giá đồng Tiền Việt Nam mang tính cách thường xuyên và trường kỳ. Dưới chủ trương Kinh tế tập quyền chỉ huy, chúng tôi không nói đến làm gì vì nền Kinh tế này thất bại hòan tòan. Nhưng hãy kể từ 10 năm nay, từ thời đổi mới, mở cửa và tuyên bố chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường, thì đồng Tiền VN có thể nói là mất giá 100%, nghĩa là lạm phát, vật giá tăng 100%. => Lãnh vực Vốn, Tiền tệ (M.V) Những Công ty, Tổng Công ty Nhà Nước làm việc với vốn, Tiền của quốc gia. Vốn, Tiền của quốc gia được thả lỏng cho những Công ty Nhà Nước. Những dự án thi nhau trình lên Nhà Nước để lấy vốn. Có ba lọai dự án chính: * Những dự án thuộc ngành nghiệp chuyên môn * Những dự án thuộc hệ thống Bộ * Những dự án thuộc vùng, mỗi Tỉnh Thời kỳ đầu của đổi mới, mở cửa, những dự án của những Công ty quốc doanh được coi như việc thưởng công chiến tranh. Dần dần sau này, những dự án dễ dàng được cấp vốn thường là do những con ông cháu cha có quyền trong đảng. Việc cấp vốn là theo tiêu chuẩn liên hệ quyền hành trong đảng, chứ không tất nhiên theo tieo tiêu chuẩn cần thiết và hiệu quả Kinh tế. Ví tính cách liên hệ quyền lực trong đảng, nên việc kiểm sóat xử dụng vốn cũng không thể xiết chặt giữa các quyền lực trong đảng được bởi lẽ cùng ăn bẩn như nhau thì bỏ qua những bẩn thỉu của nhau. Những chủ dự án nếu làm ăn không thành công hay thua lỗ, thì đã có vốn nhà nước cấp phát thêm. Đối với mỗi dự án từ vốn nhà nước, trước hết chủ dự án phải nghĩ đến cắt xén cho túi riêng mình. Sau đó việc chi tiêu trong Công ty hay Tổng Công ty cũng không được người Trách nhiệm kiểm sóat chặt chẽ bởi lẽ nếu người Trách nhiệm khắt khe kiểm sóat, thì những người dưới kiểm sóat ngược lại khắt khe với mình. Đây là cả hệ thống lãng phí vốn quốc gia. @ Chúng tôi xin trích bài viết của Bloger Người Buôn Gió : “Phát triển kinh tế hay tư duy nhiệm kỳ? Người Buôn Gió Mấy chữ “tư duy nhiệm kỳ” nghe mà phát ghét. Ở đó bao hàm tất cả những cái gì là hủ bại nhất trong tính cách dân tộc, nhất là cái tính cách ăn xổi ở thì. Ăn xổi ở thì thì làm bất kỳ việc nào cũng cốt qua loa cho xong đi, để mà còn nặng túi trở về với gia đình, chăm sóc cái tổ ấm vốn đã lo đâu vào đấy trong khi đang tại chức. Cho nên mọi việc anh làm, tiếng là vì dân, nhân danh thật to tát, cuối cùng chỉ là đổ vỏ ra đấy để cho kẻ đến sau đi hót. Và chu trình cứ thế lặp đi lặp lại, trở thành một đại họa cho dân. Một thành phố Hà Nội mà càng cải tạo lại càng nhếch nhác chẳng phải vì thế thì còn gì. Nghe đâu ngài đương kim trọng thần của nhiệm kỳ này đang cố tranh thủ một mảnh đất nào đấy ở Hồ Mây, cái đích ngài cố ngắm cho trúng, chứ đâu phải là nghĩ suy về những quy hoạch tổng thể cho Hà Nội ngàn năm “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như cụ Hồ nói. Trách gì mới vài năm trước khi nước mưa biến cả thành phố thành sông thì có vị quan to đã có ngay một câu thật nổi tiếng: Dân Hà Nội bây giờ quen dựa dẫm vào Nhà nước mất rồi. Thì chính là vì dựa dẫm vào Nhà nước mà dân chúng Thủ đô chúng tôi cứ tưởng rồi sẽ có đường phố khang trang, đi lại thông thoáng hơn, nào hay bây giờ ra đường đã thấy ngay những con đường do Nhà nước cải tạo đã đang tắc ứ. Còn các khu Hà Nội mới mở từ khi Thủ đô ta giải phóng đến nay nhất là từ khi có đồng vốn vay nước ngoài để làm kinh tế thị trường, thì nhiều nơi lại còn ngõ ngách chật hẹp, chen chúc, lúc nhúc còn hơn cả Hà Nội 36 phố phường thuở xưa. Những nơi ấy xe cộ tha hồ mà tắc.” Những Giáo sư, Cố vấn Kinh tế cho Cơ Chế CSVN, không ai không nhắc đến lý do thiếu kiểm sóat chặt chẽ Tiền, Vốn của Nhà Nước. @ Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam nói đến “đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp, ngân sách bội chi tăng lên.” @ Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính, nhấn mạnh “Chính sách tài chính phải xem lại để làm sao chi đầu tư phải hiệu quả, chi thường xuyên phải tiết kiệm, cái nào cần phải giảm, cái nào phải bỏ. Đầu tư phải hiệu quả, mua sắm tài sản công phải tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí... Chi tiêu công phải siết chặt lại, chống lãng phí, tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm sản xuất - hạ giá thành sản phẩm, đầu tư hiệu quả.” @ GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh, nói thẳng đến các Dự án và chi tiêu của Chính phủ: ”Theo các chuyên gia kinh tế nhận định thì rất nhiều công trình có đầu tư lớn của nhà nước đang còn dở dang và những công trình này không thể ngừng lại được. Để giải quyết chúng nhà nước phải chấp nhận bỏ thêm một số tiền rất lớn trong ngân sách. Bây giờ không thể kềm chế được cho nên biện pháp quan trọng nhất hiện nay là phải xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của chính phủ. Còn các công nghiệp khác ở trong nước thì ODA và FDI rất là ít cho nên chúng tôi cũng chưa biết là chính phủ sẽ làm như thế nào, nhưng mà chúng tôi cũng có khuyến cáo là chính phủ nên xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi của chính phủ, không dàn trải, phải nâng cao hiệu quả. Khi lượng Tiền, Vốn bỏ ra, thả lỏng cho những Dự án chuyên môn, cho những Dự án Bộ hay những Dự án Địa phương (Tỉnh), mà hiệu quả Kinh tế không đạt được, thì đồng Tiền không Hội nhập đầy đủ, nghĩa là không có tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ bảo đảm Giá trị của đồng Tiền. Đồng Tiền mất giá, lạm phát đã nhiều năm trường là do sự thả lỏng này. Nhà Nước lấy Tiền, Vốn đâu mà thả lỏng ra như vậy ? Tại sao không có thể nghĩ rằng trong suốt những năm trường, Nhà Nước độc tài đã ra lệnh cho Ngân Hàng Nhà Nước in tiền mới (chưa Hội nhập Kinh tế), thả vào nền Kinh tế để đánh lận với đồng Tiền thực (đã Hội nhập Kinh tế) mà dân chúng đang giữ. => Lãnh vực Thực hiện hiệu quả Kinh tế (T) Người làm Kinh tế có câu nói: “Làm ra Tiền đã khó, mà tiêu Tiền còn khó hơn”. Thực vậy, tiêu Tiền không phải là vất Tiền ra cửa sổ. Tiêu Tiền theo ý nghĩa Kinh tế là phải làm thế nào để một đồng chi ra, phải thu vào tối thiểu hơn một đồng, nghĩa là nếu không có lợi nhuận, thì thà đừng tiêu. Việt Nam cũng có câu: ”Tiêu Tiền Chùa”, nghĩa là tiêu Tiền của chung thì dễ dàng phung phí, không cần nghĩ đến hiêu quả. Phải nghĩ đến hiệu quả trước khi quyết định chi tiêu. Những Công ty, Tổng Công ty quốc doanh không làm ăn cho có hiệu quả tương xứng vì những lý do sau đây: * Đây là Công ty Nhà Nước, lợi nhuận làm ra do cố gắng làm việc hữu hiệu, cũng thuộc về Nha Nước. Vì vậy không cần cố gắng nhiều. * Người đứng trách nhiệm Công ty nghĩ đến cắt xén thưởng công cho mình trước khi làm Kinh tế thực sự để sinh lợi nhuận. * Những sản phẩm công nghệ ngày nay là sự chắp nối những linh kiện rời trong hệ thống sản xuất từng phần (sous-traitance). Những Công ty Nhà Nước khó lòng phân công với nhau để sản xuất từng phần trong mục đích giảm giá thành sản phẩm cuối cùng. Những Công ty công nghệ Nhà nước chọn những dễ dãi là nhập siêu những thành phần từ nước ngòai để đem về ráp nối chặng chót. Vì vậy sản phẩm chặng chót có giá thành cao lên vì nhập siêu những linh kiện. * Mỗi lần nhập siêu linh kiện là mỗi lần những chủ Công ty nhà nước lại có dịp thông đồng kín đáo với người bán từ nước ngòai để tăng giá mua, cắt xén cho vào túi riêng của mình. * Cuối cùng, nếu Công ty không làm việc cho có hiệu lực, thua lỗ, thì đã có Tiền, Vốn quốc gia bù thêm vào. Theo Công thức tóm tắt của FISHER mà chúng tôi đưa ra trên đây, thì khi nền Kinh tế không có hiệu quả, số sản phảm (T) giảm, thì Khối Tiền lưu hành (M.V) không có Hàng hóa và Dịch vụ tương xứng. Đồng Tiền mất giá, lạm phát, đồng tiền mua được ít hàng, nghĩa là vật giá tăng. @ Bloger Người Buôn Gió viết rất đúng về thái độ làm việc của những người trách nhiệm các Công ty Nhà Nước:” Các kế hoạch xây dựng càng xây càng hỏng, nào hầm Thủ Thiêm, đường hầm Kim Liên…; có nhà máy như Dung Quất tưởng đã vận hành từ lâu thì nay lại phát hiện thêm 100 lỗi trong khi thi công nên phải tạm ngưng, không biết sẽ còn ngưng đến bao giờ. Các đại tập đoàn đứng sau Nhà nước, tưởng lập ra là cốt tăng thêm GDP, giúp cho an sinh được cải thiện, dân đỡ khổ hơn, nào hay anh nào cũng dài mồm than lỗ, mới ra Tết mọi thứ sản phẩm của họ đã tăng giá vùn vụt, nghĩa là họ chỉ góp phần vào bĩ cực mà chẳng thấy có thái lai.” @ Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính, nhấn mạnh như một hiệu lệnh: “Đầu tư phải hiệu quả”. @ GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh, cũng nhất thiết khuyến cáo: “Phải nâng cao hiệu quả”. Việt Nam khác với những nước trong khu vực về Cơ Chế Chính trị—Kinh tế Xin nhắc lại lời của Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói: “Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp hơn của mình.“. Có lẽ Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, không dám nói ra một điều làm Việt Nam khác với các nước trong khu vực vì ngại sợ rằng Công an CSVN lại mời ông lên làm việc, rồi truy tố ông ra tòa theo Điều 88 Bộ Hình Luật. Riêng tôi, tôi đã nói từ lâu rằng cái Cơ Chế CSVN làm Kinh tế, gọi là nền Kinh tế Tự do và Thị trường định hướng XHCN, khác hẳn với việc làm Kinh tế Tự do và Thị trường ở những nước trong khu vực. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường của những nước trong khu vực tôn trọng Môi trường Chính trị—Luật pháp dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique démocratique adéquat), trong khi ấy Việt Nam cố thủ chủ trương Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế. Cái khác là ở chỗ đó và chính cái khác này làm cho Lạm phát và đồng Tiền mất giá cao hơn nhiều sánh với những nước trong khu vực. Kinh tế Việt Nam là Kinh tế nhóm đảng Mafia CSVN độc tài cướp bóc của cải dân chúng và quốc gia cho riêng mình, chứ không phải nền Kinh tế do Dân và cho Dân. Vì nắm giữ cả hai quyền, nên Tiền, Vốn nhà nước bỏ lỏng ra để Khối Tiền lưu hành (M.V) tăng theo ý đảng và họat động Kinh tế không cần hiệu quả để không đủ sản phẩm tương xứng (T) bảo đảm cho giá trị đồng Tiền. Lạm phát, Phá giá đồng Tiền là như vậy. Không chịu nổi hậu quả Lạm phát, Dân chúng nghèo đói nổi dậy Khi viết về cuộc Khủng hỏang Tài chánh Á-châu năm 1997 làm đồng tiền một số lớn những nước Á châu mất giá, Bà Francoise NICOLAS đã đưa ra tỉ dụ tình trạng lạm phát đã làm dân chúng đói nghèo nổi dậy đạp đổ chế độ độc tài SUHARTO sau 32 năm cai trị. Thực vậy khi vật giá tăng vọt, đồng tiền mà họ tiết kiệm mất giá, những người lãnh lương như công nhân, công chức thì không được tăng lương là bao nhiêu, đa số rơi vào cảnh nghèo đói. Những người giữ quyền hành Chính trị, đặc quyền làm ăn bóc lột thì giầu có, vẫn tiêu pha, nhập siêu. Việc nổi dậy của đại đa số dân chúng nghèo đói không đến từ một thế lực ngọai lai nào khuyến dụ mà từ BỤNG ĐÓI của Dạ Dầy. Sức mạnh nổi dậy trước khi bị chết đói làm họ không sợ chết nữa. Nếu họ biết rằng việc mất giá Tiền tiết kiệm và Tiền lương của họ là do sự gian lận in tiền mới ra để lừa đảo đánh lận con đen với Tiền thực của họ, thì cuộc nổi dậy còn tăng thêm thù hận đến giết lát nữa. Chúng tôi xin trích một đọan của bài viết của Oâng VŨ QUANG VIỆT đăng trên báo Lao Động (số 197, ngày 25.8, và số 198, ngày 27.8.2007) :“Tôi rất đồng ý với các nhà kinh tế đã nhận định là ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào lạm phát có nguyên nhân in tiền nhiều quá. Tại sao lại in tiền nhiều ? Vì nhà nước chi nhiều hơn số thuế thu được. Vấn đề là nhà nước bắt ông Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu. Điều này có nghĩa là bắt NHNN in tiền. Tiền nhiều hơn hàng làm ra thì tất phải lạm phát. Thời chống lạm phát cuối những năm 1980, hầu hết mọi người trong chính phủ đều cho rằng phải tăng năng suất, phải tăng cung để giảm lạm phát. Tôi đã đặt cho các bạn ấy một câu hỏi. Thế khả năng tăng sản xuất thật một năm là bao nhiêu ? Cao nhất như Trung Quốc thì cũng chỉ 10-15% là cùng, nhưng các ông lại đang tăng tiền tới cả vài trăm phần trăm một năm. Các ông có tăng sản xuất nổi vài trăm phần trăm một năm không ?“ Để kết, chúng tôi xin lấy lời nhận định của Oâng Jacques DIOUF, Tổng Giám Đốc FAO, tuyên bố với báo Financial Times: ”Si les prix continuent à augmenter, je ne serais pas surpris que l’on assiste à des émeutes de faim.” (Nếu giá cả tiếp tục tăng, thì tôi không ngạc nhiên về việc người ta chứng kiến những nổi dậy vì đói khổ) (LE MONDE, No.19523, Thứ Tư 31.10.2007) Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 04.02.2010 | |
Bài MỞ ĐẦU: CHỦ ĐỀ: DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 11.02.2010 Chúng tôi đã viết một lọat bài về CHỦ ĐỀ: PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG THỂ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH khi phần tích cái cội rễ của suy thóai Kinh tế Việt Nam là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ lan tràn, tạo cướp bóc bất công về đời sống vật chất cho Dân. Tham Nhũng, Lãng Phí phát sinh và lan tràn chỉ vì đảng CSVN duy trì một CƠ CHẾ cho phép độc tài Chính trị—Luật pháp nắm độc quyền Kinh tế để tạo nên Kinh tế Mafia đảng và gia đình. Sau lọat bài này, chúng tôi cho xuất bản cuốn sách vào đầu năm 2009 với nhan đề là “DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN”. Đòi hỏi dứt bỏ CƠ CHẾ hiện hành không phải là một đòi hỏi Chính trị, mà là một đòi hỏi Kinh tế để phát triển Đất nước. Đại đa số người Dân chỉ muốn phát triển Kinh tế để đới sống họ không phải nghèo khổ, đói ăn. Đầu năm 2009, Một Báo Cáo của World Bank đã đưa ra nhận định về Kinh tế Việt Nam: “Ngân hàng Thế giới đặt câu hỏi liệu Việt Nam sẽ đi theo số phận của Liên Xô cũ hoặc thành công như Mauritius, một quốc gia nhỏ bé đã cải tổ thắng lợi. Nhà Nước VN luôn luôn tuyên truyền rằng tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao, thậm chí trong thời điểm kinh tế khó khăn, luôn làm nức lòng người dân. Thế nhưng, tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng. Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới hàng chục năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí trăm năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người. WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore.” Trong Bài chót Kết luận cho lọat bài Chủ đề trên đây, cũng là nội dung của cuốn sách “DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN”, chúng tôi đã nêu lên việc DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ làm nền tẳng cho DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRI-LUẬT PHÁP. Nếu có Dân chủ hóa Kinh tế thực sự, thì việc Dân chủ hóa Chính trị-Luật pháp chỉ là một Hệ luận. Chúng tôi đã nhiều lần viết rằng đảng CSVN luôn luôn nói với Dân là họ chấp nhận nền Kinh tế Tự do Thị trường, rồi thêm cái đuôi “định hướng XHCN” để trên thực tế họ vẫn giữ chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Không thể nào có nền Kinh tế Tự do Thị trường thực sự trong một Môi trường Chính trị-Luật pháp độc tài. Nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã đã thất bại. Chúng tôi đã đưa ra tỉ dụ của hai Quốc gia có nền Dân Chủ vững chắc nhất, đó là hai nước Hoa-kỳ và Thụy sĩ. Hai nước này bắt đầu xây dựng Thể chế Chính trị của họ bằng tôn trọng triệt để việc Tự do kiếm sống của mỗi Cá nhân. Khi những Cá nhân sống trong tương giao Xã hội, thì tinh thần tôn trọng cuộc sống vật chất (Kinh tế) cá nhân vẫn được triệt để chủ trương. Việc xây dựng hệ thống quản trị Xã hội (Chính trị) và Luật pháp cho mọi người vẫn phải lấy cá nhân làm trọng tâm. Gương xây dựng nền DÂN CHỦ tại Hoa kỳ và Thụy sĩ bắt đầu bằng giải quyết CÁ NHÂN CHỦ những phương tiện kiếm sống cụ thể mỗi ngày cho chúng ta thấy rằng phải bắt đầu việc Dân chủ hóa Kinh tế thực sự (Démocratisation Economique). Từ đó Tiến trình Dân chủ hóa Chính trị (Démocratisation Polico-Juridique) đến như một Hệ luận. Lọat Bài Chủ đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG THỂ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH đòi hỏi phải chấm dứt CƠ CHẾ cho Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế để Đất Nước mới có cơ hội phát triển. Lọat Bài Chủ để mà chúng tôi bắt đầu viết từ hôm nay 11.02.2010 “CHỦ ĐỀ: DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ” nhằm mục đích khai triển những điểm cần thiết để việc phát triển có sự bền vững và lâu dài. Tiến trình Dân chủ hóa Kinh tế bắt đầu bằng giải quyết những vấn đề cụ thể và chính yếu sau đây: => Tôn trọng quyền TƯ HỮU các phương tiện làm ăn, mà cụ thể là quyền Tư hữu Đất đai. Nhà Nước không được quyền dưới danh nghĩa quản lý để tước đọat đất đai, nhà cửa của dân chúng. => Tôn trọng quyền TỰ DO làm ăn của Dân chúng. Nếu đã tôn trọng TƯ HỮU thì phải tôn trọng TỰ DO xử dụng TƯ HỮU. Nếu không thì TƯ HỮU trở thành vô nghĩa. => Tôn trọng TƯ HỮU, tôn trọng TỰ DO xử dụng TƯ HỮU để kiếm sống của mỗi cá nhân, thì việc tạo Môi trường Chính trị—Luật pháp Xã hội cho phù hợp (Environnement Politico-Juridique Social adéquat) phải có tiếng nói quyết định của những cá nhân thành phần Xã hội. Tiến trình DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ đưa đến DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP vậy. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 11.02.2010 | |
THANH THANH * THƠ SONG NGỮ
*
To:
undisclosed-recipients
VINH DANH
NHỮNG VÌ SAO ĐẤT NƯỚC
Tháng Tư về khơi mối hận thiên thu
Mây tang phủ lên bầu trời Quốc Tổ
Nhớ bao anh hùng thơm danh muôn thuở
NAM, PHÚ, VỸ, HƯNG, HAI, CẨN...tên Người !
Trước cọc bắn vẫn đanh thép ý lời:
"Muốn nhìn sông núi trước giờ gục chết !"
Lẫm liệt oai phong một trang hào kiệt
Cọp ba đầu rằn HỒ NGỌC CẨN lưu danh !
Tướng Biệt Động Quân liêm khiết, đa năng
Huấn luyện, tham mưu, chiến trận bao năm
Tên TRẦN VĂN HAI sử vàng ghi đậm
Vận nước suy tàn - tiết tháo hy sinh !
Xin nghiêng mình chào NGUYỄN KHOA NAM hùng anh
Hổ Tướng miền Tây theo thành tự sát
Loạt đạn nổ vang thay lời thề "Sát Đát !"
Rừng núi chuyển rung bạt vía giặc thù !
Bình Long, An Lộc - song Lê anh hùng
Gương tử thủ nêu cao, nức lòng quân sĩ
NGUYÊN VỸ, VĂN HƯNG lừng danh thế kỷ
Bia khắc danh đề - thanh sử muôn thu !
Tiếc thương PHẠM VĂN PHÚ Kontum, Pleiku
Vị danh tướng của bao thời trận mạc
Khí hùng anh nào để lọt vào tay giặc ?
Kết liễu đời mình - độc dược quyên sinh !
Hồn thiêng sông núi tiếp dẫn hương linh
Quý danh tướng và bao anh hùng dân tộc
Tháng Tư đại tang triệu hồn bật khóc
Thắp nén nhang lòng tưởng niệm anh linh !
PHẠM HOÀI VIỆT
|
GLORIFYING OUR BRILLIANT
NATIONAL STARS
Black April arouses our infinite resentment:
Our Country has been in mourning since that endgame; But it revives our memories of our immortal heroes - Nam, Phu, Vy, Hung, Hai, Can -- What fame! At the execution stake, he kept his words firm: "I want to behold my Motherland before departing Her!" He refused the blindfold; the three-head striped Tiger Ho Ngoc Can's eminent glory nothing can ever blur. As Ranger Commander, Training Chief, Staff Officer, Then Combat Leader, Tran Van Hai evaded shame. He chose death since the Great Cause had declined, But for his integrity and valor History retains his name. Let us bow farewell to gallant Nguyen Khoa Nam: The Lion of the West killed himself as his bulwark fell. The fired shots resounded in place of warriors' oath Shaking the ground, frightening the foes as well. Binh Long and An Loc, the two Le family Victors Set to their men encouraging examples of resistance: Nguyen Vy, Van Hung, the renowned of the century Had their sagas noted for their monumental existence. How we regret Pham Van Phu of Kontum, Pleiku, Strong-minded through so many an impossible mission; Not to let himself get captured again by the brigands He took a dose of poison to voice his steady position. May the Sacred Spirit of our Homeland welcome These and other heroes' noble souls to the Holy Hall. Let us with millions in Black April, the deep mourning, Light our heart's incense to commemorate them all.
Translation by THANH-THANH
|
RFA * CHỦ NGHĨA MARX
*
Có nên từ bỏ “Chủ nghĩa Mác-Lê” hay không?
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-04-02
Mới
đây, thêm một đảng viên lên tiếng phản đối việc chính phủ Việt Nam
tiếp tục sử dụng cụm từ “Chủ nghĩa Mác-Lênin” trong khi vận hành nền
kinh tế đặc thù của chủ nghĩa Tư bản.
Photo courtesy of Wikipedia
Quan điểm mới
TS
Đỗ Xuân Thọ, một đảng viên kỳ cựu và là người đưa ra ý kiến này cho
rằng nếu không mạnh dạn từ bỏ học thuyết này thì nhà nước đang trực
tiếp làm cho nội bộ Đảng phân hóa và tiếp tay với tình trạng tham nhũng
hiện nay. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với TS Thọ, để biết thêm
những quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm:
Thưa ông, chúng tôi được biết ông có một bài viết phân tích về việc
nên từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin để thay vào đó là chủ nghĩa Dân Tộc, thưa
sau khi bài viết được phổ biến thì ông có nhận được phản hồi nào từ
phía chính quyền hay không ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ:
Tất cả các đồng chí trong Viện đều là những người đồng đội của tôi, kể
cả những đồng chí đã cùng chiến đấu ở Quảng Trị cùng với tôi hồi xưa,
mấy bác ở phường đến đây họ đều khuyên là phải ngừng lại bởi vì là có
một số người đã đăng trên mạng và có những lời bình luận không được hay
lắm.
Thực
ra là tôi tranh luận với các bác thì các bác hiểu rõ cái lập luận của
tôi rồi cho nên tôi không trình bày một cách kỹ lưỡng, tôi bị một
khuyết điểm là lẽ ra là có thể được bảo lưu ý kiến cho đến tận Ban chấp
hành Trung ương, nhưng không được tung trên mạng. Họ phê bình cái
chuyện đó.
Nếu
mà Đảng không lấy chủ nghĩa Dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ
nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi nhọn tấn công từ
phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham nhũng là tan Đảng
rồi.
TS Đỗ Xuân Thọ
Mặc Lâm: Trước tinh thần đó thì ông có bảo lưu ý kiến của mình hay không?
TS Đỗ Xuân Thọ:
Quan điểm của tôi rất là trong sáng. Tôi 56 tuổi rồi, tôi không có một
ý định làm quan, làm chức gì cả. Bố tôi cũng là người nuôi các đồng
chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, rồi nói chung là tôi
không nhờ vả, không cậy thần cậy thế gì cả. Tôi đi bộ đội về rồi tôi
phục viên, tôi vào đại học rồi cố gắng học lên tiến sĩ. Nói chung là
tất cả mọi cái tôi đều hết sức cố gắng nhưng mà một cái điều không thể
nào rứt ra được là lúc nào tôi cũng nghĩ về đất nước.
Mặc Lâm: Ông vừa nói là rất quan tâm về đất nước, ông có thể cho biết cụ thể hơn những quan tâm đó là gì ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ:
Tôi nghĩ đến vấn đề đất nước hàng chục năm nay rồi. Cái lần Đại hội
đảng lần thứ 10 tôi cũng đã viết một bức thư lên Ban chấp hành Trung
ương Đảng là hãy loại bỏ tính giai cấp ra khỏi nội hàm khái niệm đảng,
mà thay vào đó là tính Dân Tộc, và cũng đổi tên đảng là Đảng Lao động
Việt Nam, nhưng mà đảng nghe có một nửa thôi, họ đã phải chỉnh lại, tất
nhiên không phải chỉ có mình tôi.
Họ phải chỉnh lại cái điều lệ đảng là: Đảng CSVN là đội quân tiên phong của dân tộc Việt
Đúng là cũng đáng trách thật nhưng mà tôi không thù hận gì nữa, nhưng bây giờ tôi có thể bỏ qua và thông cảm được.
Quan
điểm của tôi, nếu mà Đảng không lấy chủ nghĩa dân tộc làm nền tảng tư
tưởng thì cái chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi
nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham
nhũng là chết rồi, là tan Đảng rồi.
Tôi là người không chủ trương đa đảng, vì đa đảng lúc này là nội chiến ngay, tôi nghĩ là như thế.
Chuyện nội bộ Đảng
Bộ ba lãnh đạo VN, các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Ðức Mạnh (từ trái sang) tại phiên họp Quốc hội hôm
Mặc Lâm:
Ông từng cho rằng chính chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm mất tình đoàn kết
trong nội bộ Đảng, ông có thể giải thích thêm được hay không ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ:
Mất đoàn kết là như thế này: Thực chất công cuộc đổi mới là chúng ta
dám phá bỏ những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là
đấu tranh giai cấp, toàn bộ Mác là muốn giai cấp công nông là người đào
mồ chôn chủ nghĩa tư bản, thì cái đó là chúng ta phản bội lại chủ
nghĩa Mác-Lênin trong cái thời đổi mới này, cho nên mới được như ngày
hôm nay.
Thế
thì cái công cuộc đổi mới đang được tiến hành, tức là chúng ta càng
phát triển cái nền kinh tế nói là kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng mà
thực chất là kinh tế tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là càng đổi mới thì
càng phá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, thế mà cái chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn
được ghi vào điều lệ là nền tảng tư tưởng, vì thế cho nên là có một cái
mâu thuẫn đảng bị chia ra làm ít nhất là có hai phe: phe thứ nhất bảo
vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, phe thứ hai là không quan tâm đến sự thắng thua
của chủ nghĩa Mác-Lênin mà tất cả vì dân giàu nước mạnh, tất cả vì dân
tộc và ái quyền lợi kinh tế nữa chứ.
Và
ngoài ra nó còn bị thọc từ bên ngoài vào bởi những cái bọn phản động
sẽ tấn công vào những cái thứ mà chúng ta đang làm trái chủ nghĩa
Mác-Lênin. Chúng nó đang hô hào công nông kiện cáo đấu tranh, chúng nó
làm đúng chủ nghĩa Mác-Lênin đấy. Chúng nó làm như thế coi như là trong
đảng bị phân rã ngay. Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị
đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền
tảng tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin này nó làm cho chúng ta nhầm lẫn
giữa ý thức hệ và dân tộc, ý thức dân tộc và ý thức hệ tư tưởng.
Tôi
có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như
chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
TS Đỗ Xuân Thọ
Mặc Lâm: Vừa mới đây Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố là Việt
TS Đỗ Xuân Thọ: Tôi
nghĩ là cái khẩu hiệu "xã hội chủ nghĩa" nó rất mù mờ. Tôi là một
trong những người đưa ra đầu tiên cái khẩu hiệu là "tất cả vì dân giàu
nước mạnh", về sau này họ mới thêm là "xã hội công bằng, dân chủ văn
minh". Đấy là mục tiêu của dân tộc ta, chứ còn tôi không tán thành cái
mục tiêu "xã hội chủ nghĩa". Tất nhiên là tôi sẽ bảo lưu ý kiến đến Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.
Thực
chất khi mà Đảng hỏi ý kiến thì tôi sẽ phát biểu ý kiến đó lại một lần
nữa, và nếu mà có thể đối thoại được với TBT Nông Đức Mạnh thì tôi
cũng sẽ nói như nói với anh vậy thôi. Tuy nhiên, tôi là một đảng viên
cho nên khi mà ý kiến của tôi vẫn chưa được tán thành thì tôi vẫn chấp
hành tuyệt đối những nghị quyết của Đảng.
Tôi chỉ quan tâm đến sự hùng mạnh của dân tộc Việt
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Trên
đây là cuộc phỏng vấn TS Đỗ Xuân Thọ về một số ý kiến của ông có liên
quan đến vấn đề từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Chúng tôi xin nhắc lại ý kiến
của TS Thọ không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tụ Do,
xin cám ơn quý vị.
|
SƠN TRUNG * THƠ NGUYỄN TRÃI
QUỐC ÂM THI TẬP
Thủ vĩ ngâm(0)
Nguyễn Trãi
Góc thành Nam, lều một gian(0) Thể thơ có câu đầu và câu cuối giống nhau
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi(1) trốn, dễ ai quyến
Bầy ngựa gầy thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá
Nhà quen xuế xóa(2), ngại nuôi vằn(3)
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian.
(1) Đứa ở gái
(2) Xuều xòa, giản dị
(3) Chó vằn
Ghi: Sau khi chia tay cha (bị giặc Minh bắt về Tàu), Nguyễn Trãi quay về tìm kế đuổi giặc, cứu nước. Giặc Minh giam lỏng ông ở “góc thành Nam” và dụ ông ra làm quan nhưng ông không chịu. Đây là bài thơ trong tình cảnh đó. Sau ông trốn thoát theo Lê Lợi.
Vô đề
Nguyễn Trãi
Đã mấy thu nay để lề nhà(1)(1) theo nếp nhà
Duyên nào đeo đẳng khó chăng tha.
Một thân lẩn quất đường khoa mục
Hai chữ mơ màng việc quốc gia.
Tài liệt lạt nhiều(2) nên kém bạn,
Người mòn mỏi hết, phúc còn ta(3)
Quân thân(4) chưa báo, lòng canh cánh,
Tình phụ(5) cơm trời áo cha.
(2) kém cỏi
(3) người thân, bạn bè mất mát, xiêu dạt nhiều, nay còn lại ta
(4) vua và cha mẹ
(5) phụ bạc
NGÔN CHÍ 3
Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,
Ðất cày ngõ ải luống ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,
Ðất cày ngõ ải luống ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.
THƠ CHỮ HÁN
ỨC TRAI THI TẬP
Sơn Trung dịch
亂後感作
神 州一自起干戈,
萬姓嗷嗷可奈何。
子 美孤忠唐日月,
伯仁雙淚晉山河。
年來變故侵人老,
秋越他鄉感客多。
卅 載虛名安用處,
回頭萬事付南柯。
Loạn hậu cảm tác
Thần châu nhất tự khởi can qua,
Vạn tính ngao ngao khả nại hà.
Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt,
Bá Nhân song lệ Tấn sơn hà.
Niên lai biến cố xâm nhân lão,
Thu việt tha hương cảm khách đa.
Tạp tải hư danh an dụng xứ,
Hồi đầu vạn sự phó Nam Kha.
Vạn tính ngao ngao khả nại hà.
Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt,
Bá Nhân song lệ Tấn sơn hà.
Niên lai biến cố xâm nhân lão,
Thu việt tha hương cảm khách đa.
Tạp tải hư danh an dụng xứ,
Hồi đầu vạn sự phó Nam Kha.
SAU LOẠN CẢM TÁC
Thần châu từ độ nổi can qua,Khắp chốn nhân dân phải xót xa.
Tử Mỹ thương Đường lòng quặn thắt,
Bá Nhân thương Tấn lệ chan hòa.
Mỗi năm xuân đến lòng thêm hận
Cứ độ thu sang tuổi một già.
Ba chục năm trời danh tiếng hảo,
Cuộc đời chỉ một giấc Nam kha.
聽 雨
寂寞幽齋裏,
終宵聽雨聲。
蕭 騷驚客枕,
點滴數殘更。
隔竹敲窗密,
和鐘入夢 清。
吟餘渾不寐,
斷續到天明。
THÍNH VŨ
Tịch mịch u trai lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc xao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc xao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.
NGHE MƯA
Phòng tĩnh mịch, lẻ loi.Suốt đêm nghe mưa hoài.
Bên gối mãi trằn trọc,
Thánh thót từng giọt rơi
Tre cọt kẹt bên ngoài
Trong mộng chuông ngân dài
Ngâm thơ càng khó ngủ
Cứ chập chờn mãi hoài!
世 上黃梁一夢餘
覺來萬事總成虛
如今只愛山中住
結屋花邊讀舊書。
NGẪU THÀNH
Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư,
Giác lai vạn sự tổng thành hư.
Như kim chỉ ái sơn trung trú,
Kết ốc hoa biên độc cựu thư
Giác lai vạn sự tổng thành hư.
Như kim chỉ ái sơn trung trú,
Kết ốc hoa biên độc cựu thư
NGẪU THÀNH
Cuộc đời giấc mộng mà thôi,Tỉnh ra muôn sự có rồi lại không.
Ta nay muốn ở trong rừng,
Bên hoa đọc sách ung dung tháng ngày.
Friday, April 2, 2010
NGUYỄN THIÊN THỤ * NGUYỄN TRÃI
*
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380–1442, là một công thần nhà Hậu Lê, Ông đã phò tá Lê Lợi trong cuộc kháng Minh, là nhà ngoại giao tài ba, và là một văn hào của nước ta.Nhưng ông cũng là nạn nhân của triều đình mà ông phục vụ một cách tận tâm.
NHỮNG HUYỀN THOẠI VỀ NGUYỄN TRÃI
Thời
cổ, quốc gia nào cũng có những thần thoại. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
20, tinh thần tôn trọng khoa học lan rộng qua nhiều quốc gia. Ngô Văn
Triện khi viết Nguyễn Trãi, kể nhiều huyền thoại về Nguyễn Trãi mà có
người chỉ trích. Chưa kể quốc gia này chỉ trích văn hóa quốc gia kia,
tôn giáo này chê bai tín điều của tôn giáo nọ.
Khoa
hoïc laø gì? Laø nghieân cöùu caùc ñònh luaät, cheá taïo caùc tieân
ích cho con ngöôøi ñeå naâng cao kieán thöùc vaø ñôøi soáng con ngöôøi.
Muoán phaùt trieån khoa hoïc phaûiø môû caùc ñaïi hoïc, caùc trung
taâm nghieân cöùu, toân troïng trí thöùc chöù khoâng phaûi laø hoâ haøo
bieän chöùng phaùp, vieát vaøi trang veâ kyõ thuaät sô ñaúng, vaø keâu
gaøo coâng nhaân giai caáp laõnh ñaïo. Chæ coù caùc quoác
gia giaøu maïnh môùi coù neàn khoa hoïc tieán boä. Neáu baét daân nhòn
ñoùi ñeå cheá taïo vuõ khí laø khoâng phaûi khoa hoïc. Khoa hoïc laø
töï do, haïnh phuùc, neáu ñaøn aùp, boùc loät thì chæ laø khoa hoïc aáu
tró, khoa hoïc hình thöùc, hay noùi ñuùng hôn ñoù laø hình thöùc
khuûng boá nhaân daân, ngaên chaän töï do tö töôûng, töï do phaùt bieåu
yù kieán. Ngaøy nay, caùc quoác gia tieán boä khoâng bao giôø chæ
trích, baét bôù veà toäi meâ tín, dò ñoan nhö thôøi trung coå. Nhaät
Baûn vaãn theo Thaàn Ñaïo, caùc toân giaùo caøng phaùt trieån nhaát laø
sau suïp ñoå Ñoâng AÂu vaø Lieân Xoâ. Buoàn cöôøi nhaát laø truôùc
ñaây, khi coøn laø moät löïc löôïng khuûng boá, Lieân Xoâï ñaõ chuù
troïng saûn xuaát caùc phim thaàn thoaïi!
Töø
tröôùc, caùc nöôùc AÂu Myõ ñaõ laáy thaàn thoaïi La Hy laøm nguoàn
caûm höùng thi ca, tieåu thuyeát, cuõng nhö oâng cha ta ñaõ laáy caùc
ñieån tích Trung Hoa laøm chaát lieäu vaên chuông. Caùc söû gia Nhaät
Baûn vaãn laáy thaàn Maët Trôøi, söû gia Trung Hoa vaãn laáy Phuïc Hy,
Thaàn Noâng vaø VIeät Nam vaãn laáy Roàng Tieân laøm nguoàn goác daân
toäc. Ngöôøi ta xem ñoù laø nhöõng ñaëc tröng vaên hoùa cuûa daân toäc,
vì beân caïnh chính söû vaãõn coù daõ söû vaø thaàn thoaïi.
Daãu sao, chuùng ta phaûi ghi nhaän vaên chöông truyeàn khaåu coù giaù trò vaên chöông, thì thaàn thoaïi coù giaù trò trieát lyù nhaèm
giaûi thích caùc nguyeân nhaân trong trôøi ñaát, xaõ hoäi vaø con
ngöôøi. Giaûi thích ñoù sai hay ñuùng? Coù ñònh meänh khoâng? Coù quyû
thaàn khoâng? Coù baùo aân, baùo oaùn khoâng? Thuaät phong thuûy coù giaù trò khoâng? Tin hay khoâng laø tuøy ôû moãi ngöôøi. Daãu
sao, nhöõng thaàn thoaïi hay huyeàn thoaïi ñeàu coù nguoàn goác töø
vaên hoùa. Caùc vaên gia, söû gia chæ ghi cheùp laïi nhöõng truyeàn
thuyeát trong daân gian. Hoï chæ thuaät laïi chöù khoâng saùng
taùc.Quaàn chuùng nhaân daân môùi laø ngöôûi saùng taùc vaø löu truyeàn
tuïc ngöõ, ca dao, coå tích vaø thaàn thoaïi. Hoï khoâng phaûi laø
nhaø khaûo coå, nhaø khoa hoïc hoaëc thaùm töû ñieàu tra. Hoï giaûi
thích söï kieän theo traùi tim ñôn sô vaø thaønh thaät cuûa hoï. Khi
laøm nhö vaäy, hoï cuõng voâ tình, hoaëc chuû quan vì meán yeâu, thöông
tieác vaø toân kính.
Töø
buoåi bình minh cuûa nhaân loaïi, quoác gia naøo cuõng coù nhöõng
trang huyeàn söû. CaÙc baäc giaùo chuû nhö Phaät, Gieâ Su, Laõo Töû,
Khoång Töû ñeàu bò bao phuû bôûi caùc thaàn thoaïi. Khoâng rieâng
Nguyeãn Traõi maø vua Quang Trung, Gia Long, Hoaøng haäu Ngoïc Haân ,
ñöùc thaày Taây An ñeàu coù nhöõng huyeàn thoaïi. Nguyeãn
Traõi ñöôïc nhaân daân ta kính yeâu. Ai cuõng chuù yù ñeán vieäc laøm
vaø cuoäc ñôøi cuûa Ngaøi cho neân hoï ñaõ tieåu thuyeát hoùa, thaàn
thoaïi hoùa cuoäc ñôøi cuûa Ngaøi. Khoâng ai coù nhöõng trang söû nhö
vaäy. Ñoù laø nhöõng ñaùm maây muø laøm cho khuoân maët Nguyeãn Traõi
nhö aån nhö hieän trong moät theá giôùi huyeàn aûo, bí maät. Vaø ñoù
cuõng laø haøo quang laøm raïng ngôøi khuoân maët thoâng minh vaø phuùc
haäu cuûa ÖÙc Trai töôùng coâng.
Vì
toân troïng ÖÙc Trai töôùng coâng vaø coâng trình saùng taïo cuûa
nhaân daân bao ñôøi, chuùng toâi xin thuaât laïi nhöõng ñieàu ñaõ ñöôïc
truyeàn laïi trong daân chuùng vaø trong söû saùch ñeå ñoäc giaû roäng
ñöôøng tham khaûo.
I. NGUYEÃN TRAÕI TÌM ÑEÁN LEÂ LÔÏI
Ngay
töø ñaàu, lòch söû Nguyeãn Traõi ñaõ laø nhöõng huyeàn thoaïi. Nguyeãn
Traõi theo cha ñeán Nam Quan hay theo cha sang Trung Quoác roài trôû
veà? Nguyeãn Traõi coù bò baét khoâng? Taïi sao quaân Minh baét Nguyeãn
Phi Khanh maø khoâng baét Nguyeãn Traõi? Nguyeãn Traõi coù sang Trung
Quoác khoâng-? Luùc naøo? Nhöõng ñieàu naøy ñaõ ñöôïc trình baøy ôû
chöông I ( theo UTT,haï, 590 ). Khi trôû veà thaønh Nam ,
Nguyeãn Traõi theo lôøi cha ñi tìm chaân chuùa. OÂng gaëp Leâ Lôïi
luùc naøo? Ñoù laø nhöõng môù boøng bong, aån hieän trong söông khoùi.
Traàn Khaéc Kieäm keå:
Khi
quaân ñoäi phöông Baéc tôùi chieám cöù, oâng voán saønh khoa thieân
vaên, coù bieát laø nöôùc ta roài coù chaân chuû. OÂng muoán tìm tôùi
giuùp, maø bò giaëc baét giöõ taïi trong thaønh. OÂng thöôøng laøm thô
noâm loái thuû vó ngaâm ( Thô coøn truyeàn trong Quoác AÂm Thi Taäp ).
Ngöôøi Baéc thaáy oâng coù taûi, yù muoán ñöôïc ñeå duøng. Nhöng bieát
chí oâng khoâng theo thì laïi caøng kính neå. Sau oâng laäp keá thoaùt
thaân ñöôïc, tôùi yeát kieán Thaùi toå Cao Hoaøng Ñeá taïi LoÃi Giang,
hieán baøi saùch Bình Ngoâ. Ñeâm ñoù trong moäng, vua thaáy thaàn nhaân
baùo cho bieát ngaøy mai seõ coù ngöôøi taøi tôùi giuøp. Khi oâng
tôùi, vua thaáy traïng maïo gioáng nhö ngöôøi ñöôïc thaáy trong moäng,
môùi laáy laøm kyø laï, roài giao cho chöùc Thöøa chæ hoïc só, ñeå ôû
gaàn luoân, phaøm caùc vieäc quaân, vieäc nöôùc, ñeàu baøn ñònh (UTT haï, 587)
Theá Bieân cho bieát sau khi oâng töø bieät cha trôû veà
Caàu
moäng taïi Daï Traïch ( coù baûn cheùp laø Traán Vuõ quan ). Moäng
thaày thaàn baûo Leâ Lôïi ôû Lam Sôn laø thieân töû. Theá laø coâng laàn
tôùi Loãi giang, gaäp roài phuïng söï Leâ Thaùi Toå (UTT haï, 591)
ÖÙc Trai Taäp cheùp
raèng Nguyeãn Traõi tìm ñeán Leâ Lôïi ôû Lam Sôn xin laøm toâi tôù.
Nhaân ngaøy gioã cha, Leâ Lôïi thaùi thòt treân thôùt roài ngoài aên.
Nguyeãn Traõi khinh bæ cho laø ngöôøi thoâ loã beøn boû ñi. Sau ra beán
Döông Xaù, trong quaùn troï, nghe maáy ngöôøi Taøu xem thieân vaên baøn
taùn raèng minh chuû nöôùc Nam saép xuaát hieän, laø moät hoå töôùng,
ña saùt, aên uoáng thoâ loã. . .Nguyeãn Traõi beøn trôû laïi Lam Sôn,
tìm ra nôi Leâ Lôïi vaø Leâ Thu hoïp bí maät, tính soá
thaùi aát, ñònh ngaøy khôûi nghóa. OÂng lieàn xuaát hieän, cuøng Leâ
Lôïïi baøn baïc. Phaû kyù cuûa nhaø Leâ Thuï cuõng cheùp vieäc naøy (UTT, haï,595).
Tang
Thöông Ngaãu Luïc cuûa Phaïm Ñình Hoå vaø Nguyeãn AÙn cho bieát vieäc
Traàn Nguyeân Haõn ôû Sôn Taây ñi baùn daàu nguû troï ñeàn Lyù OÂng
Troïng nghe caùc thaàn trong ñeàn noùi chuyeän Thöôïng ñeá ñaõ ñònh cho
Leâ Lôïi laøm vua, Nguyeãn Traõi laøm toâi. Traàn Nguyeân Haõn ñi tìm
Nguyeãn Traõi, keå laïi vieäc treân. Sau caû hai oâng ñ caàu moäng ñeàn
baø Tieân Dung, baø cuõng cho bieát Leâ Lôïi laøm vua, Nguyeãn Traõi
laøm toâi. Caû hai tìm ñeán Lam Sôn, vaøo nhaø Leâ Lôïi. Nhaân ngaøy
gioã, hai ngöôøi thaáy Leâ Lôïi caét thòt aên uoáng thoâ loã, ben boû
maø ñi, veà ñeàn Tieân Dung traùch cöù. Tieân Dung baûo soá trôøi ñaõ
ñònh nhöng chöa ñeán ngaøy töôùng tinh xuaát loä, vaäy haõy trôû laïi
chôø it böõa. Sau Leâ Lôïi ñöôïc binh thö vaø thaån kieám, ñem ñeâm
ngoài ñoïc saùch, Nguyeãn Traõi vaø Traàn Nguyeân Haõn nay cöûa böôùc
vaøo,trình baøy söï thöïc, caû hai ñöôïc Leâ Lôïi ñoùn nhaän. Nguyeãn
Traõi cho boâi môõ vaøo caùc caây caønh trong röøng nuùi thaønh caâu
Leâ Lôïi laøm vua, Nguyeãn Traõi laøm toâi. Moïi ngöôøi ñeàu tin, ngaøy
caøng ñeán quy thuaän ñoâng ñaûo (UTT ha, 705-706)
II. RAÉN BAÙO OAÙN
Saùch Phuï Khaûo Söû Löôïc cheùp vieäc raéùn baùo oaùn.
Nhaø
toå tieân oâng Traõi ba ñôøi tröôùc, nhaø coù vöôøn, trong vöôøn coù
hang raén. Moät hoâm oâng Traõi sai doïn vöôøn ñeå caát nhaø. Ñeâm hoâm
ñoù, meâ thaáy moät ngöôøi ñaøn baø aüm con tôùi xin hoaõn cho ba ngaøy
ñeå choïn nôi ôû khaùc. Sôùm oâng chöa thöùc daäy, thì boïn toâi tôù
ñaõ san vöôøn, chaët ñuoâi moät con raén lôùn, gieát ñöôïc hai con raén
con. Khi oâng daäy, hoái khoâng kòp. Ñeâm ñoù ngoài ñoïc saùch, boãng
thaáy moät gioït maùu rôi xuoáng thaám ba tôø giaáy. OÂng sôï bieát
raén seõ baùo oaùn ñeán ba ñôøi. Ñeán khi oâng ñöôïc vinh hieån, moät
hoâm ôû trieàu veà ñi qua haøng baùn chieáu, thaáy ngöôøi con gaùi saéc
ñeïp khaùc thöôøng, môùi laáy laøm thieáp. Ngöôøi con gaùi laø Nguyeãn
Thò Loä, gioûi vaên thô, thuoäc KInh söû, vua yeâu laém, thöôøng
trieäu vaøo haàu. Ñeán naêm ñoù, xaõy ra chuyeän gieát vua, Traõi bò
toäi tru luïc. Thò Loä khi saép bò haønh hình, thì bieán thaønh hình
con raén lôùn, xuoáng nöôùc ñi maát (UTT haï, 631)
Tang
Thöông Ngaãu Luïc cuõng cheùp vieäc raén baùo oaùn, nhöng chi tieát
coù khaùc truyeän ôû Vieät Söû Löôïc Khaûo. Töông truyeàn khi coøn daïy
hoïc ôû Nhò Kheâ, coâng baûo hoïc troø ngaøy mai doïn saïch mieáng
ñaát ngoaøi ñoàng ñeå döïng tröôøng hoïc. Ñeâm ñeán, coâng moäng thaáy
moät ngöôøi ñaøn baø tôùi noùi ngöôøi yeáu, con laïi nhoû, xin dung cho
ôû ba böõa nöõa ñeå tìm nôi khaùc seõ doïn. Tænh daäy coâng ra ñoàng
thì moïi vieäc ñaõ xong. Hoïc troø trình leân hai caùi tröùng vaø ñaõ
noùi ñaõ cheùm moät con raén ñöùt ñuoâi. Coâng ñem hai tröùng raén veà
nuoâi. Ñeâm ñeán, coâng thaáy moät ngöôøi ñaøn baø leo leân noùc nhaø,
maëc aùo traéng, roû maùu xuoáng saùch, truùng chöõ ñaïi vaø öôùt ba
tôø giaáy. Coâng bieát raén seõ baùo oaùn ñeán ba ñôøi. Sau tröùng nôû
thaønh hai con raén, coâng sai thaû xuoáng soâng Toâ Lòch, sau thaønh
giang thaàn. Thò Loä ñöôïc vua yeâu roài vua cheát, ñình thaàn tra taán, Thò Loä khai laø do coâng sai khieán. Khi bò haønh hình, Thò Loä bieán thaønh raén xuoáng nöôùc boû ñi
(UTT haï,708)
Quyeån Vaên Thaàn Leâ Traõi Thi noùi ñeán coâng nghieäp cuûa Nguyeãn Traõi vaø vieäc raén baùo oaùn:
Veà luùc coù tuoåi, laáy Thò Loä laøm vôï. . .
Töông truyeàn laøng Nguyeãn Traõi coù goø ñaát cao, coù moät con raén
lôùn. Toå tieân Traõi tröôùc daïy hoïc, laäp keá gieát ñöôïc. Ñeán vôï
Traõi laø Thò Loä, döôùi buïng coù ba vaåy, khi Traõi bò hoïa, ngöôøi
ta cho laø raén baùo thuø. Ñeán ñôøi chaùu ñi qua hoà Ñoäng Ñình, laïi
bò raén baùo. Caùc con chaùu vaãn thöôøng e ngaïi (UTT ha, 714)
Truyeän Huaân Hieàn Nguyeãn Traõi theo Nhaân Vaät Chí Lòch Trieàu Hieán Chöông, cuûa Phan Huy Chuù, cheùp veà tieåu söû Nguyeãn Traõi, trong ñoù coù ñoaïn veà raén baùo oaùn (UTT haï, 720):
Chuyeän
raén baùo oaùn coøn keùo daøi ñeán ñôùi sau nöõa. Tang Thöông Ngaãu
Luïc cheùp veà vieäc coâng ñöôïc taåy oan, con trai cuûa coâng laø Anh
Voõ, sinh hai trai, moät trai ñöôïc laøm Tri Chaâu Phuï Chaâu.
Sau
Tri chaâu phuïng meänh ñi söù, khi thuyeàn ñeán Ñoäng Ñình Hoà, thaáy
moät con raén lôùn hieän leân maët hoà, Tri Chaâu khaán xin chôû xong
vieäc nöôùc. Soùng gioù ngöøng ngay. Sau khi xong vieäc söù trôû veà thì
thuyeàn chìm (UTT haï, 708).
Truyeän raén baùo thuø voán coù nguoàn goác saâu xa trong trong truyeän coå Vieät Nam . Daõ
Traøng voán laøm ngheà saên baén. Nôi anh ôû coù moät caëp raén thaàn,
haèng ngaøy anh thöôøng gaëp. Moât hoâm anh ñi qua moät khu röøng,
thaáy con raén caùi ngoaïi tình vôùi moät con raén khaùc. Anh ruùt teân
gieát con raén ñöïc khoâng ngôø truùng con raén caùi laøm cho con naøy
cheát. Con raén choàng ñi taàm thuø, nghe Daõ Traûng than thôû, môùi
bieát vôï mình thaát tieát. Anh ñöôïc raén thaàn taëng moät vieân ngoïc
raén, coù khaû naêng hieåu tieáng loaøi vaät. . .
Trong kho taøng vaên hoïc Trung Quoác, ta thaáy coù nhieàu truyeän raén baùo oaùn maø nhöõng truyeän naøy raát gioáng vôùi truyeàn thuyeát veà Nguyeãn Traõi[1]. Coù
theå ngöôøi ta ñaõ ñem truyeän naøy gaén vaøo thaûm hoïa gia ñình
Nguyeãn Traõi ñeå giaûi thích noãi oan khuaát cuûa ÖÙc Trai tieân sinh.
1.TRUYEÄN PHÖÔNG CHÍNH HOÏC
Oâng noäi cuûa Phöông
Chính Hoïc ñôøi Nguyeân cheát, ngöôøi nhaø ñaøo huyeät ñeå choân. Cha
Phöông Chaùnh Hoïc naèm mô thaáy moät baø giaø ñeán xin thö thaû ñeå
dôøi ñi choã khaùc. Hoâm sau ñaøo huyeät thaáy moät oå raén beøn ñaùnh
cheát. Meï Phöông Chính coù mang thaáy moät luoàng haéc khí bay vaøo
mình. Khi ra ñôøi Phöông Chính Hoïc coù löôõi raén. Veà sau Phöông
Chính Hoïc bò hoïa dieät toäc, laø do ñaøn raén thaùc sinh ñeå baùo
thuø.
2.TRUYEÄN NGOÂ TRAÂN
Ngoâ
Traân laøm quan ñôøi Toáng, ra leänh ñoát khu röøng raäm ôû Kim Bình.
Moät baø giaø daét con ñeán xin hoaõn laïi. Ngoâ Traân maéng ñuoåi baø
giaø. Hoâm sau lính baùo coù hai con raén bò ñoát cheát. Moät luoàng
haéc khí bay vaøo buïng con daâu Ngoâ Traân, sau ñeû ra Ngoâ Hy, roài
bò hoïa dieät toäc.
3. TRUYEÄN CHU TUEÄ VAØ KIEÀU OANH
Chu Tueä moät ñaïi hoïc só ñôøi Minh, bò ñuoåi
veà queâ Haøng Chaâu, gaàn soâng Tieàn Ñöôøng. Moät hoâm oâng naèm mô
thaáy moät ngöôøi ñaøn baø ñeán xin oâng hoaõn vieäc doïn vöôøn ñeå meï
con thu xeáp. Tænh daäy thì gia nhaân ñaõ doïn xong vöôøn, vaø hoï cho
bieát ñaõ gieát 5 con raén con. Ñeâm moät con raén boø treân xaø haù
mieäng nhoû moät gòoït maùu leân saùch, thaám ba trang giaáy. Ngaøy
xuaân oâng du ngoaïn treân soâng gaëp Chu Kieàu Oanh, hai beân xöôùng
hoïa, roài laáy laøm thieáp. Moät hoâm, thaùi töû gheù
thaêm, Chu Tueä môû tieäc, sau moïi ngöôøi ruùt lui, chæ coøn thaùi töû
vaø Kieàu Oanh. Hoâm sau, thaùi töû cheát cöùng beân caïnh Kieàu Oanh,
Chu Tueä bò tru di tam toäc.
Caâu truyeän naøy gioáng truyeän Nguyeãn Traõi vaø Thò Loä. Chu Tueä vaø Kieàu Oanh cuøng xöôùng hoïa thô:
Chu Tueä hoûi Kieàu Oanh:
Ngoïc nhaân haø xöù lai,
Vaán quaân hoa höõu toàn?
Nieân canh ña thieåu kyû
Phu töû naõi taïi moân?
Ngöôøi ñeïp töø ñaâu tôùi?
Hoa ñaõ heát hay coøn?
Xuaân xanh bao nhieâu tuoåi
Coù choàng chöa? maáy con?
Coâ gaùi baùn hoa Kieàu Oanh ñaùp:
Ngaõ taïi Haøng Chaâu, taïi Myõ Hoa,
Haø quaân vaán ngaõ höõu hoa toàn.
Nieân canh song baùt hoaøn dö höõu,
Phu khuyeán haø töû taïi gia moân?
Thieáp taïi Haøng Chaâu, thieáp baùn hoa,
Côù chi chaøng hoûi heát hay coøn?
Xuaân xanh vöøa ñoä traêng troøn leû,
Choàng coøn chöa coù, coù chi con?
Nhö
vaäy laø ai ñoù ñaõ ñoïc truyeän naøy trong khoaûng cuoái Leâ, trong
khi röôïu sôùm traø tröa, hay trong buoåi yeán tieäc, ñaõ saùng taïo
ñoâi chuùt, ñoåi nhaân vaät chaùnh laø Nguyeãn Traõi- Thò Loä ñeå keå
truyeän vui cho baø con, baïn beø nghe, roài truyeàn tuïng trong daân
gian laâu ñôøi thaønh huyeàn thoaïi. Vaäy truyeän raén baùo oaùn vaø thô
ñoái ñaùp giöõïa Nguyeãn Traõi vaø Thò Loä laø khoâng thaät.
III. HOAØNG PHUÙC VAØ NGOÂI MOÄ TOÅ NHAØ NGUYEÃN TRAÕI
Tang
Thöông Ngaãu Luïc cuõng cheùp vieäc naøy. Xöa trong traän Maõ Yeân,
quaân Bình Ñònh vöông baét ñöôïc Hoaøng Phuùc,laø moät vò thöôïng thu
nhaø Minh, coù taøi ñòa lyù. Gaëp NGuyeãn Traõi, Hoaøng Phuùc baûo
raèng moä toå nhaø toâi coù Vaên Xaù tinh, daãu bò baét roài traêm
ngaøy cuõng ñöôïc thaû. Coøn oâng coù hoïa dieät vong. Nguyeân moä toå
Nguyeãn Traõi ôû Nhò Kheâ ñuùng vaûo caùch töôùng quaân phaát côø, hoaëc
töôùng quaân maát ñaàu. Hoaøng Phuùc nghieân cöùu caùc moä taïi Vieät
Nam ,
vaø ghi chuù veà ngoâi moä naøy: Nhò Kheâ maïch ñoaûn, hoïa thaûm tru
di. Khi oâng bò gieát, oâng coù than: Tieác raèng ta khoâng nghe lôøi
Hoaøng Phuùc! Phaïm phaû cheùp raèng tröôùc khi cheát, coâng than raèng
ñaõ khoâng nghe lôøi Hoaøng Phuùc vì tröôùc ñaáy, Phuùc thöôøng
khuyeân coâng neân caûi taùng ngoâi moä toå ôû Nhò Kheâ, nhöng coâng
khoâng nghe (UTT haï, 630)
IV. NGUYEÃN THÒ ÑAØO
Nhö
ñaõ trình baøy ôû phaàn tröôùc, Gia phaû hoï Nguyeãn ghi raèng baø
Traàn thò Thaønh sinh ba trai, vaø moät gaùi teân laø Nguyeãn thò Ñaøo.
Taøi lieäu Truùc Kheâ cheùp raèng ngöôøi vôï thöù laø Phaïm Thò Maãn
ngöôøi laøng Thuïy Thuù ( Thuïy phuù, huyeän Phuù Xuyeân, Haø Ñoâng ) sinh
ñöôïc moät gaùi vaøi tuoåi, teân laø thò Ñaøo. Sau coù mang vaøi
thaùng thì gia ñình gaëp naïn sau sinh ra Anh Vu (132-139)õ. Baø Traàn thò Thaønh, con gaùi vaø con daâu phaûi laøm quan tyø ( noâ tyø cho nhaø quan).
Thò
Ñaøo ñöôïc quan boä Hình giao cho moät hoaïn quan nuoâi naáng ñôïi khi
lôùùn seõ sung noâ tyø. Thò Ñaøo xinh xaén nhöng bò caâm. Khi vieân
hoaïn quan beänh cheát, thò Ñaøo löu laïc tôùi moät nhaø ñaøo nöông.
Naøng khoâng haùt ñöôïc nhöng goõ seânh phaùch raát hay.
Baø
meï vua Thaùnh Toâng laø baø Ngoâ thò, moâng thaáy thieân ñeá cho
tieân ñoàng giaùng sinh. Ñoàng xin cho moät ngöôøi vôï. Ñeá chæ beân
phaûi moät ngoïc nöõ vaø noùi: Ñoù, cho maøy. Ngoïc nöõ cöôøi khoâng
noùi. Tænh moäng roài sau sinh ra vua.
Moät
hoâm Thaùnh toâng chaùn nhöõng ñieäu haùt trong cung, ra leänh cho
thaùi giaùm ra ngoaøi tìm moät ban haùt. Noäi giaùm tìm ñeán nhaø ñaøo
nöông cuûa thò Ñaøo. Khoâng ai haùt xöùng yù vua. Thaáy thò Ñaøo ngoài goõ seânh phaùch, vua hoûi:
-Taïi sao con beù kia khoâng ñöùng leân haùt thöû?û.
Naøng
tuaân lôøi vaø ñöùng leân caát tieáng haùt raát hay, nghe nhö nhaïc
Quaân thieân ôû treân trôøi. Baø Quang Thuïc thaùi haäu nhìn cöû chæ y
nhö ñaõ thaáy ôû treân trôøi. Baø baûo:
-AÛ naøy haùt raát hay. Hoaøng ñeá neáu roäng loøng thöông thì cho noù ôû laïi chaàu haàu trong cung.
Theá
laø töø ñoù,naøng ôû laïi trong cung, roài daàn daø ñöôïc phong laøm
chieâu nghi. Sau khi vua chieâu tuyeát cho Nguyeãn Traõi, naøng coâng
khai nhaän laø con gaùi Nguyeãn Traõi, (UTT ha, 638). Theá laø gaëp hoïa thaønh phöôùc. Meï con, anh em ñöôïc ñoaøn tuï.
Tuy nhieân, vieäc naøy coù ñieàu khoâng hôïp lyù. Ngaøy xöa, ñöôïc vaøo
laøm cung phi phaûi qua cuoäc tuyeån choïn, vaø caùc tuù nöõ phaûi laø
con nhaø quan, khoâng theå naïp moät coâ gaùi khoâng lai lòch, laïi ôû
choán xöôùng ca laøm moät cung phi vaø thaêng ñeán chieâu nghi.
Theo töï ñieån Wikipedia,
Nguyeãn Thò Ñaøo ñöôïc Leâ Thaùi Toâng yeâu, sau sinh ra Leâ Thaùnh
Toâng Ñieàu naøy khoâng theå ñöôïc vì thò Ñaøo hôn Leâ Thaùnh Toâng
moät hai tuoåi.
Khoâng
ai coù nhieàu huyeàn thoaïi nhö Nguyeãn Traõi, ñieàu ñoù noùi leân
loøng thöông yeâu vaø toân kính cuûa nhaân daân Vieät Nam ñoái vôùi Uc Trai töôùng coâng thaät to lôùn, chöa ai ñöôïc höôûng vinh dö naøy !
(Trích Nguyễn Trãi đã sửa chữa của Nguyễn Thiên Thụ)
Unfortunately,
Le Thai Tong had a weakness for pretty young women and his palace was
filled with intrigue as he shifted his attentions from one girl to
another. His first wife was the daughter of Le Sat, his second wife was
the daughter of Le Ngan, his third favorite was Duong thi Bi, who gave
birth to his first son Nghi Dan (who ruled briefly in 1459). He soon
shifted his affections to Nguyen thi Dao and Nguyen-thi-Anh. This last young woman gave birth to his third son (and immediate heir) Le Nhan Tong. However, Nguyen thi Dao would give birth to his greatest son, Le Thanh Tong.
No comments:
Post a Comment