Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 12 December 2016

VIỆT CỘNG=30-4-1975=

SƠN TRUNG * CHÍNH TRỊ


CUỘC ĐẤU TRANH MỚI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Trên thế giới, có lẽ chưa có dân tộc nào điêu linh khốn khổ như dân tộc Việt Nam. Nước Việt Nam nghèo lại luôn luôn bị chiến tranh tàn phá , hết ngoại xâm lại đến nội chiến. Tại họa gần nhất cho Việt Nam và thế giới là hiểm họa cộng sản. Lực lượng cộng sản chiếm cứ khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là cuộc thế chiến,và cũng là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, bao gồm chiến tranh lạnh và nóng. Việt Nam, Miên, Lào, Triều Tiên cùng chung số phận.
Thế giới chia làm hai phe: phe tự do và phe cộng sản. Nước ta một nửa theo cộng sản, một nửa theo quốc gia. Cuộc chiến tại Việt Nam đã kết thúc sau 30 năm khói lửa với chiến thắng của thế giới cộng sản. Mỹ thất bại hay Mỹ rút lui theo một kế hoạch nào? Cuộc tranh luận chưa chấm dứt .Phe cộng sản nói rằng họ chiến thắng trong khi người Mỹ thì cúi đầu im lặng!
Mỹ thất bại hay Mỹ rút lui có kế hoạch? Câu hỏi chưa có giải đáp nhưng rõ rệt là Việt Nam cộng hòa đã bị bỏ rơi, đã bị cài vào cái thế bại trận như Mỹ chấm dứt viện trợ tiền bạc, vũ khí cho VNCH. Trong những ngày cuối cùng, quân VNCH chỉ còn xăng chỉ để làm nóng máy bay và xe tăng, đạn dược chỉ còn vài viên. Có nơi, người Mỹ ra lệnh quân Cộng Hòa bắn lên trời cho hết viện đạn cuối cùng.
Dẫu sao, quân dân miền Nam chỉ là con tốt, con pháo, con mã bị hy sinh cho ý đồ của cường quốc. Chúng ta không thoát được số phận nhược tiểu trong cuộc chiến toàn cầu.
Hơn ba mươi năm trôi qua, nay tình thế lại đổi khác. Đã có gió và mưa nhưng những đám mây đen đang dần dần xuất hiện ở chân trời báo hiệu một cơn bão tố kinh hồn khác sẽ đến.Sau khi thắng Mỹ, thống nhất đất nước, người cộng sản Việt Nam tự hào đánh thắng bốn cường quốc trên thế giới:Nhật, Pháp, Mỹ và Trung quốc, và họ nghĩ rằng đất nước Việt Nam từ 1975 sẽ vĩnh viễn hòa bình, độc lập. Họ mặc sức thao túng tài sản quốc gia, họ coi khinh nhân dân vì không ai dám chống đối và không có thế lực nào ủng hộ cho cuộc nổi dậy của nhân dân. Nhưng họ đã lầm. Người cộng sản Việt Nam đánh con hổ nhưng lại rước con sư tử vào nhà. Đánh thắng Mỹ tại Triều Tiên, Việt Nam chỉ là giai đoạn một.của chiến lược Trung Quốc. Họ sẽ thi hành giai đoạn hai là nuốt trọn Việt Nam và xâm chiếm thế giới Chống Pháp Mỹ chỉ là giai đoan buông câu thả lưới, bây giờ là giai đoạn thu hoạch hoa lợi, họ sẽ bắt cá, họ sẽ giật cần câu, bắt con cá cộng sản Việt Nam trong bao năm đã cắn câu! Cộng sản Việt Nam không thoát, sẽ nằm im hoặc chỉ vẫy vùng vô phương!
I.QUỐC NỘI
A. CÁC NGUY CƠ CHO VIỆT NAM
Hai tai họa đã và đảng xảy đến cho dân tộc Việt Nam, đó là nạn cộng sản Việt Nam và nạn thực dân Trung Quốc
1. Nạn cộng sản.
Ngày nay cộng sản đổi mới nhưng chúng chỉ đổi mới kinh tế nghĩa là buôn bán với tư bản và công khai làm giàu phi pháp, nhưng chính trị , văn hóa vẫn theo lề lối cũ.
Tai nạn cộng sản bao gồm những điểm sau:
a. Vô pháp luật: cộng sản có pháp luật nhưng là là bề ngoài, còn thực tế cộng sản coi khinh pháp luật, chúng muốn bắt ai là tùy thích, chúng dung túng cho đảng viên ăn cắp, cướp đất đai của nhân dân và của các giáo hội. Chúng công khai tham nhũng, mà không hề bị trừng trị.
b. Phi dân chủ: Chúng tuyên bố lập ra chế độ dân chủ cộng ( Việt Nam dân chủ cộng hòa, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nhưng thực chất là phát xít và Mafia.Quốc hội chỉ là bù nhìn, nhân dân mất hết tự do, dân chủ.
c. Phản quốc hại dân:
Cộng sản Việt Nam bán đất đai và biển cho ngoại bang. Muôn sự khởi từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh đã cam tâm làm nô lệ Nga Tàu.
2. Nạn thực dân:
Trước đây cộng sản huyênh hoang tuyên truyền sẽ xây dựng một thế giới hoà bình, thịnh vượng, không giai cấp, xóa tan biên cương quốc gia.Thực tế thì trái ngược. Cộng sản càng tạo ra nhiều giai cấp, cộng sản bóc lột toàn dân mà trong đó nặng nề nhất là công nhân, nông dân. Cộng sản Nga Tàu đã trở nên những lực lượng thực dân đế quốc tàn bạo hơn Anh, Pháp, Mỹ, vì trong lịch sử thế giới, Cộng sản giết người nhiều nhất, hơn cả Đức quốc xã,
Đầu thế kỷ XXI, Liên Xô và Đông Âu tan rã, . .Trung Quốc nhảy lên thay thế vai trò chủ nhân thế giới cộng sản. Và sau khi đổi mới, Trung quốc trở nên mạnh hơn trước, Trung quốc đã xâm lăng Việt Nam, đàn áp Tây Tạng, Mông Cổ, và đã xâm lược kinh tế ở Phi châu và nhiều nước khác. Ngày nay, Trung Quốc đã đem binh cướp đất, cướp biển Việt Nam, đồng thời chúng còn bắt bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh ký kết các bản hiếp ước bất bình đảng, dâng đất, hiến biển cho Trung Quốc.
B. TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM
1. Nạn Cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản đã bóc lột nhân dân, gây nên khoảng cách biệt lớn lao trong xã hội Việt Nam. Tài sản và quyền lợi quốc gia lọt vào một số lãnh đạo gian tham trong khi dân chúng khốn khổ.Nhân dân mất tự do, nhà văn, nhà báo , các lãnh tụ tôn giáo cương trực và chánh nghĩa và các nhà tranh đấu cho dân chủ bị đàn áp. Đây là một tai họa mà nhân dân Việt Nam phải triệt để thủ tiêu để xây dựng một xã hội tư do, dân chủ thật sự.
2.Tại họa đế quốc xâm lược
Trước sự đầu hàng của bọn Lê Chiêu thống, nhân dân ta cần có một Quang Trung đánh tan quân Trung Quốc xâm lược để làm hai nhiệm vụ một lúc là phản đế và diệt cộng.
Một hoặc cả ba sự kiện có thể xảy ra:
a. Trung Quốc áp dụng chiến thuật tàm thực hay xâm lược gián tiếp.:
b. Trung quốc đem quân trực tiếp chiếm đóng Việt Nam
c. Trước thì gián tiếp, sau sẽ xâm lược trực tiếp: Đó cũng là trường hơp Liên Xô xâm chiếm Đông Âu trước đây.
Trong các trường hợp trên, nhân dân Việt Nam có thể phản ứng bằng nhiều cách:
+Cúi đầu làm nô lệ Trung Quốc
+Chống đối bất bạo động
+Bạo động:
Ở đây nhân dân ta có thể dùng mọi phương cách đấu tranh từ chính trị, kinh tế cho đến quân sự. Về quân sự, nhân dân ta có thể áp dụng du kích chiến.Việc này có thể đưa đến lật đổ chính phủ cộng sản tay sai Trung Quốc để thiết lập một chính thể tự do, dân chủ. Có thể nhân dân ta lập chiến khu, lập tân chính phủ chống Việt cộng và Trung Cộng.
Như trên đã nói, nhân dân Việt Nam luôn bị nạn ngoại xâm và nội chiến. Sau mấy chục năm hòa bình nay thì người Việt Nam phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Dù không ai ủng hộ, chúng ta cũng phải quyết tâm chiến đấu hoặc âm thầm, hoặc công khai chống cả hai bọn cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến đấu này khó khăn hơn trước rất nhiều.

Cộng sản độc tài, tàn ác và tham nhũng còn tệ hại hơn quân chủ và tư bản, thực dân.Một số nhân dân Việt Nam đã ý thức về tai họa cộng sản . Người quốc gia đã chọn một trong hai đường là tự do và cộng sản. Thực dân Pháp tàn ác nhưng còn có nhiều tính nhân đạo. Thực dân Pháp đã không trả thù những nhà chính trị chống Pháp mà còn cho họ đất sống và chỗ đứng trong xã hội như Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Sĩ Giác nhưng cộng sản thì giết hại những chiến hữu của họ và giam giữ những người quay về với họ như trường hợp con tàu Việt Nam Thương Tín. Hữu Loan,Trần Độ , Nguyễn Chí Thiện và Vũ Thư Hiên đã xác nhận điều này. Người quốc gia như Trần Trọng Kim, Nhất Linh, Vũ Hồng Khanh, Trần Văn Tuyên đã phải về vùng quốc gia chính là vì điểm này.

Trước đây một số người cộng sản đã giác ngộ như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Trần Thư, Nguyễn Kiến Giang lên tiếng phản đối chế độ cộng sản phi dân chủ và tham nhũng, tàn ác. Và nay một số người cộng sản đã lên tiếng về việc cộng sản Việt Nam bán nước và Trung Cộng xâm lược. Những ai một thời theo cộng sản về ghét tư bản bóc lột , mơ về một thiên dường cộng sản và độc lập thì nay họ sẽ thấy cộng sản bóc lột hơn tư bản, thực dân, đế quốc tư bản tử tế hơn đế quốc cộng sản. Ông bà ta đã hiểu rõ tâm lý con người và lịch sử xã hội:
"Ở gần nhà giàu mỏi răng ăn cốm,
Ở gần anh kẻ trộm, ốm thân (đau lưng) chịu đòn"
Trong cuộc sống chung trước đây cho đến bây giò ,Trung Cộng là bọn cướp tàn ác, bọn lưu manh gian trá, chúng là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta chứ không phải là đồng chí anh em như ông Hồ đã tuyên bố!
Nay thì nhân dân Việt Nam đã rõ chủ nghĩa cộng sản là lý thuyết gian dối, Trung quốc là bọn xâm lược thì phải tỏ rõ lập trường và thái độ, nghĩa là phải tiêu diệt một lúc hai tai họa là cộng sản Việt Nam và Trung Cộng.
II.QUỐC NGOẠI
Ở đây, chúng ta nói đến thế giới tự do đối với Trung Quốc và đồng bào hải ngoại đối với cộng sản.
Hiện nay, nhiều dấu hiệu tỏ ra Trung Cộng đã nhượng bộ, nhất là trong cuôc hội nghi thượng đỉnh tại Mỹ, Hồ Cẩm Đào đã ủng hộ việc trừng phạt Iran.Nhưng sự nhượng bộ trên là thực tâm hay chỉ là che đậy một kế hoạch tấn công chớp nhoáng để cho Mỹ không kịp trở tay?
Sớm hay muộn thì chúng ta sẽ rõ.
Trong trường hợp Mỹ phải đánh Trung Cộng, thì người Việt Nam quốc nội và hải ngoại phải tiếp sức với Mỹ để tiêu diệt Trung Cộng và Việt cộng. Trừ một số còn mang nặng tư tưởng " chống Mỹ cứu nước" thì ghét Mỹ, ghét tư bản bóc lột, ghét Việt kiều, tất nhiêu họ theo ông Hồ mà ca tụng Trung Quốc vĩ đại, Hồ Cẩm Đào anh minh, và coi bọn đế quốc Trung cộng là đồng chí anh em. Trong khi Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên thì cũng có Trần Ích Tắc theo quân Nguyên .
Chính trị là phải thay đổi chiến thuật nhưng lòng yêu nước, yêu tổ quốc phải luôn luôn là một.
Những ai nếu thật lòng yêu nước, yêu nhân dân, phải nhận thức các điều sau:
+Chủ nghĩa cộng sản là một sự lường gạt, là con đường sai lầm, vi phạm nhân quyền.
+Trung Cộng hay Nga đều là thực dân, đế quốc, nhưng gian ác hơn hết là bọn Trung Cộng.
+Nước ta nhỏ, ta không thể một mình chống Trung Cộng.Chúng ta phải liên minh với các quốc gia Á châu và các nước tự do văn minh trên thế giới để chống bọn Trung Cộng gian ác, dã man.
Trên thế giới hiện nay, chỉ có Mỹ là có thể đương đầu với Trung Cộng. Nga nghèo và ở xa, không muốn tranh cường với Trung Cộng vi quyền lợi Việt Nam. Trước 1979, Lê Duẩn ỷ vào hiệp ước quân sự với Nga mà chửi Trung Cộng và xâm chiếm Kampuchia, nhưng khi Trung Quốc đánh Trung Quốc thì Nga làm thinh. Hiện nay, Nga chỉ ve vuốt Việt Nam để bán vũ khí mà lấy tiền, còn Việt Nam sống hay chết họ không quan tâm.Trái lại, Nga có thể theo Trung Cộng đánh Mỹ vì gần đây Trung Cộng và Nga đã ký kết hiệp ước liên minh. Nga, Trung Cộng và khối Ả Tập có thể bắt tay đánh Mỹ.
+Trước đây trong vụ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Pháp đã muốn bắt tay với Trung Quốc mà cai trị Việt Nam, Pháp thèm muốn Việt nam nhưng không dám một mình chống Trung Quốc, ngoại trừ trường hợp bát quốc liên minh như thời cuối Mãn Thanh.
Cuộc chiến Mỹ Hoa xảy ra không?
Nếu cuộc chiến này không xảy ra thì trước sau Việt Nam cũng mất về tay Trung Cộng theo kiểu tàm thực hay cai trị gián tiếp theo kiểu dùng cộng sản Việt Nam cai trị nhân dân Việt Nam.
Nếu chiến tranh Mỹ Hoa xảy ra thì chúng ta sẽ có cơ hội đòi lại đất và biển của ta.
Chính lúc này, tại hải ngoại, chúng ta có thể sẽ lập chính phủ, lập quân đội để cứu nước.
Chúng ta sẽ lập quốc hội để soạn thảo hiến pháp, đặt nền móng dân chủ để khi Việt Nam được giải phóng, ta sẽ khỏi mất thì giờ cho việc soạn thảo pháp luật.
Đây là cơ hội duy nhất để diệt đế quốc Trung Hoa và tiêu trừ cộng sản. Chúng ta sẽ đoàn kết với nhân dân quốc nội, ủng hộ quốc nội chống Trung Cộng và Việt Cộng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy người Mỹ đã thất bại trong việc ép phe quốc gia ngồi chung với cộng sản. Nhưng lúc đó tình hình khác bây giờ. Lúc đó tư bản và cộng sản liên minh chống phát xít cho nên người Mỹ nghĩ như thế, còn bây giờ tư bản và cộng sản hai phe khác nhau, cộng sản và tự do không thể hợp tác. Chỉ có cơ hội này ta mới thủ tiêu chủ nghĩa cộng sản và đế quốc cộng sản để xây dựng tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Nếu người Việt Nam yêu nước thì phải sẵn sàng trong vận hội mới. Thời gian sẽ không xa.Người Việt Nam chỉ có chọn trong hai con đường: theo Trung Cộng hay theo Mỹ. Những kẻ theo Trung Cộng như Hồ CHí Minh, Hoàng Văn Hoa, Phạm Văn Đồng là phản bội tổ quốc, phản bội công lao tiền nhân đã bình Tống, phá Nguyên và diệt Thanh để giành độc lập. Theo cộng sản rõ ràng là phản quốc, hại dân, cam tâm làm tôi mọi Trung Quốc. Đồng minh với Mỹ là con đường cứu nước giúp dân, và xây dựng đất nước tự do, dân chủ và giàu mạnh như Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan, Nam Hàn, Đài Loan. Còn tôi tớ cho Trung Quốc là theo số phận nghèo khổ và nô lệ mất nước của Tây Tạng, Bắc Hàn, Mông Cổ.

HAI RẠCH DỪA * BẮT CÁ TÔM

 Ruộng lúa vùng Cửu Long

Bắt cá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long.



 Câu Tôm:

Nếu câu tép dành cho bọn trẻ con chúng tôi vui vẻ, thì câu tôm là công việc nghiêm chỉnh của người lớn, kiếm tiền nuôi sống gia đình. Cậu Ba lối xóm tôi là hay đi câu nhất trong xóm. Ban ngày cậu làm ruộng làm vườn như bao người khác. Chiều chiều, sau khi cơm nước xong, cậu sửa soạn đồ nghề đi câu. Trước hết cậu đào thêm vài con trùng hổ, kiểm lại cây vợt, cây cần câu, coi lại chiếc xuồng, chỉnh lại cái bánh lái, cây dầm, cây sào, cái rộng tôm. Lúc nào cậu cũng có một hũ trùng để sẵn, trong đó có nhiều con trùng lớn mà dân quê gọi là trùng hổ. 
 
Trùng hổ lớn bằng ngón tay, thân mình đen bóng, khác xa các loại trùng cơm và trùng đất mà anh em chúng tôi hay làm mồi câu. Cần câu tôm của người lớn cũng không có lưỡi câu, thay vào đó là một vòng dây kẽm đường kính khoảng 1 tấc, luồn vào thân vài con trùng hổ cho thật đầy. Câu tôm cần một cái vợt lưới mỏng manh, đường kính khoảng 1 mét, cán dài một mét rưỡi.
Người đi câu bơi một mình trên chiếc xuồng nhỏ, nhưng họ không ngồi phía sau bơi lái như hầu hết những người bơi xuồng miền Tây khác, mà họ ngồi phía trước móc cho xuồng đi tới . Vì thế họ cần một cái bánh lái nhỏ phía sau cho xuồng không lủi . Kè kè bên hông xuồng là một cái rộng tôm hình trụ dài khoảng 1,2 mét, có nắp mở phía trên. Một cây sào tầm vông dài hơn 5 mét để dọc theo chiều dài chiếc xuồng. 
Cậu Ba mang đồ nghề xuống xuồng, đem theo cái nóp ngủ đêm, chỉnh lại bánh lái, móc tà tà dọc theo bờ sông. Ðến đầu đống chà nhà tôi, cậu Ba dùng cây sào tầm vông cắm xuồng lại. Cậu ngồi xếp bằng trên xuồng, mang cây vợt để sát vào mình bên tay phải, đáy vợt nằm dưới mặt nước, cầm cần câu bên tay trái, chỉnh lại vị thế chiếc xuồng sao cho cậu có thể xử dụng cây vợt thoải mái không vướng chà, vướng cỏ, vướng lục bình… 
 
Sửa soạn xong, cậu Ba nhẹ nhàng thả vòng mồi trùng cho gần đụng đất. Cậu dùng ngọn cần câu quất “chủm chủm” trên mặt nước vài cái gọi tôm lại. Ngồi một lúc, cái cần câu động đậy, cục mồi bị kéo xuống và bắt đầu quay vòng vòng. Cậu Ba nhẹ nhàng, chậm rãi dỡ cái cần câu lên. Tay phải cậu nghiêng cây vợt hạ xuống và vớt từ dưới con tôm lên. Hai tay cậu một dỡ lên, một hạ xuống, nhẹ nhàng ăn khớp nhau.
Con tôm gặp mồi trùng, nó đeo dính. Khi lên gần tới mặt nước, con tôm bỏ mồi, búng mạnh thoát thân và lọt vào cái vợt. Cậu Ba dỡ cái cần câu cao cho khỏi cây vợt, bỏ xuống nước lại, nhịp “chủm chủm” vài cái cho con tôm mới. Xong cậu mới từ từ kéo vợt lên coi. Một con tôm càng đang búng chành chạch. Chà, ngon quá ! Cậu Ba khéo léo tóm con tôm, nghiêng mình bỏ vào cái rộng đan bằng trúc phía sau. Sửa lại vị trí cái vợt, chỉnh lại thế ngồi, cậu Ba kiên nhẫn chờ đợi… 

 
Tôm càng ướp lạnh đang được bày bán ngoài chợ

Khi câu tôm người ta nhắm bắt những con tôm lớn, như con lớn nhất trong hình.
Bắt được vài con tôm, cậu biết rằng lượng tôm đã thưa, cậu Ba nhổ sào bơi đi nơi khác. Cậu vừa móc xuồng, vừa ca nghêu ngao vài câu vọng cổ. Tối tối, nước lớn, sáng trăng, đoạn sông nhà tôi tấp nập những chiếc xuồng câu tôm. Tiếng hát tiếng hò vang dậy cả xóm. Lúc đó chưa có karaoke, thanh niên hay ca lúc họ đi câu tôm. Công việc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản, trăng nước hữu tình, nên anh nào cũng trổ tài ca hát cho vui. Nào là vọng cổ, nào là tân nhạc, nào là tân cổ giao duyên…
Câu được một đỗi nước cạn, tôm ít ăn, cậu Ba chun vào cái nóp ngủ một giấc, chờ con nước sáng câu thêm một chập nữa. Nóp là một cái túi ngủ đan bằng cọng bàng, giống như một cái đệm bàng mà người quê dùng phơi lúa, gấp lại làm 2, khâu ba mặt chừa một mặt cho người ta chui vào. Tôi có ngủ thử một lần, thấy khó chịu chớ không thoải mái như cái sleeping bag của Mỹ. Nhưng vì dưới quê không có phương tiện gì khác nên người dân quê đành phải chịu.
Tôi không được dịp đi câu tôm, nhưng đứa em thứ 6 của tôi được đi câu rất nhiều . Em tôi kể rằng trong rạch dừa có một đoạn sông cạnh nghĩa địa, có nhiều mồ mả. Ít ai lại đó câu vì nghe đồn khúc sông đó có ma. Có lần em tới câu thử thì được rất nhiều tôm vì ít ai câu. Từ đó, tối nào em tôi cũng dạo qua khúc sông đó và trúng khá bộn. Tôm bỏ trong rộng, để chỗ nước trong nên không chết. Hàng ngày có một xuồng thu mua đi dọc theo xóm cân tôm đem đi Sài gòn bán. Thịt tôm càng ngon, cứ 10-15 con thì được một kí lô, bán rất có giá. Người dân nghèo, ít khi ăn tôm họ câu, họ để dành bán lấy tiền. Câu một đêm, có thể kiếm được tương đương hay hơn một ngày đi phát cỏ mướn.

Ðặt lờ cá sặc:

- Có cá anh Hai ơi.
Thằng em thứ 7 kêu tôi. Tôi và em đi song song ra lộ xe, đi dọc theo mé lộ. Thằng Lủ, con Lan và mấy đứa nhỏ trong xóm tranh nhau bắt cá, la chí chóe. Anh em tôi tò mò đi lại xem.
- Con nầy của tao, mầy lại đằng kia đi.
- Vậy thì con kia của tui, anh đừng dành đó nghe.
- Ha ha, dính một con nữa !
À thì ra tụi nó đang xúc cá sặc bướm. Ðứa cầm cái rổ rách, đứa cầm cái thau nhôm, đứa cầm cái lon. Mấy con sặc bướm đang bơi nhanh trong lạch nước lẫn trong mấy cọng cỏ, cọng rơm.Trời mới tạnh mưa, cơn mưa lớn đầu mùa, đường còn ướt. Cái mương dài, dọc theo quốc lộ bị ngập, nước trong mương theo một lạch nước nhỏ chảy ra sông. Mấy con cá sặc theo dòng nước bơi ra sông lớn. Nước trong lạch cao chừng 3 tấc, chảy nhanh nên tụi nhỏ rất khó bắt được cá. Chúng cố lùa từng con cá vào trong hốc đá rồi chận lại bắt, nên mổi đứa chỉ được 2-3 con. Anh em tôi đứng nhìn một lúc. Tôi kêu em tôi về nhà trọ đem cái lờ mới đan ra đặt theo lạch nước, phía sau mấy đứa nhỏ.

Hình ảnh cá sặc bướm.
Mèn ơi, trúng mối rồi bà con ơi ! Chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ chúng tôi trút lờ mấy lần được hơn 200 con cá sặc bướm. Sau khi chia cho thằng Tà Lũ một mớ, tôi đem cá về rộng đầy một cái bồn rửa chén. Chúng tôi chưa bao giờ bắt được nhiều cá sặc như vầy. Kho ăn được một bữa thì đã ngán vì cá sặc bướm không phải là loại cá ngon. Muối xả chiên lên thì cũng chỉ ăn được vài con nửa. Tôi bèm bằm chúng ra, đem quết với hành, tiêu, tỏi làm chả cá. Ðem chiên chả lên, thôi thì nó thành ngon quá xá.


Cá sặc có 2 loại: cá sặc bướm và cá sặc rằn . Cá sặc bướm mình dẹp, màu xám, hình dáng như cái cánh của 1 con bướm lớn, bằng 3 ngón tay, thịt bở không ngon mà lại có nhiều xương. Vì thế cá sặc bướm chỉ là thức ăn của nhà nghèo. Người nghèo thường kho hay muối nướng ăn đỡ . Có điều lạ là tuy rẻ tiền, cá sặc bướm mà đem cắt đầu làm mắm sặc thì rất ngon. Mắm cá sặc dùng để ăn sống hay đem kho mắm đều ngon không còn chỗ chê. Trước khi ăn sống người ta xé con mắm sặc ra làm đôi, đâm tỏi, ới trộn với chanh đường vào mắm cá sặc. Ðể chừng một giờ cho thấm, tô mắm sống được đem ra ăn với cơm, dưa leo, rau thơm thì ăn quên thôi. Có người cũng ăn bắp luộc với mắm cá sặc. Cạp một miếng bắp, lấy 2 ngón tay nhón một miếng mắm sặc bỏ vào miệng nhai ngồn ngoàm. Ăn xong hớp một hớp nước trà, thiệt là sảng khoái vô cùng.
Cá sặc rằn thì hình dáng cũng giống con sặc bướm nhưng màu đậm hơn và lớn bằng bàn tay. Trên lưng lại có vài cái sọc rằn màu đậm, vì thế người ta gọi là cá sặc rằn. Cá sặc rằn sống trong những đìa, những ruộng nước sâu, người ta bắt bằng cách giăng lưới. Cũng như cá sặc bướm, cá sặc rằn ăn tươi bằng cách kho hay nấu canh thì không ngon, nhưng đem muối phơi khô, thành khô sặc rằn thì ngon hết chỗ chê. Khô sặc rằn đem nướng lửa than, xé ra trộn gỏi với dưa leo, xoài tượng, rau răm thì ngon không thể tả hết được !
Hình ảnh cá sặc rằn
Ðể bắt cá sặc bướm, người ta dùng cái lờ. Cái lờ và cái lọp có họ hàng với nhau, nhưng có nhiều điểm khác biệt. Trong khi cái lọp đan bằng những cọng tre chuốt tròn như chiếc đũa thì cái lờ đan bằng những cọng trúc chuốt mỏng, mảnh mai. Lọp hình ốm mà dài, lờ thì mập và ngắn hơn. Lờ là những cái lồng tre hình trụ đường kính chừng 4 tấc, dài cũng khoảng 4 tấc. Lọp dùng dây kẽm bện những cọng tre lại với nhau thì lờ chỉ dùng cọng trúc đan với nhau thành hình vuông mắt cáo, không dùng dây kẽm. Hai đầu lờ là 2 tấm vỉ hình tròn có hai cái hom làm cửa cho cá vào. Vì con cá sặc mình mõng, nó có thể chui lọt qua các khe lọp, người ta đan lờ với những ô vuông mới giử con cá sặc được.

Hình ảnh lờ tôm trên một chiếc ghe đang đậu . Lờ cá sặt cũng đan tương tự nhưng hơi nhỏ hơn .
Trong khi lọp được đặt chỗ nước sâu bắt tôm tép hoặc cá lớn, thì lờ phần lớn chỉ được đặt chỗ nước cạn và chủ yếu để bắt cá sặc bướm. Vì thế trên lưng của lờ nhiều khi người ta không đan kín mà chừa trống để dễ trút lờ ra bắt cá. Người đặt lờ lựa những khoảng đất gần mé ruộng, nước ngập đến ống quyển, tức là chừng 3 tấc nước. Những nơi đó thường có nước đọng, cỏ mọc lưa thưa lẫn với vài bụi môn ngứa.
Các con cá sặc hay lựa nơi nầy, nhả từng cụm bọt lớn để đẻ trứng vào các cụm bọt khí đó. Cá sặc có 2 cái râu thật dài phía dưới bụng, bơi lội rất thong dong, đẹp đẽ. Vạch cỏ ra, đặt vài cái lờ rồi đi vô nhà làm công việc khác. Vài con cá sặc tò mò, thấy cái lờ là lạ, có nhiều ô vuông bằng tre, tìm cách chui vào qua 2 cái hom ở hai đầu và bị kẹt trong đó. Cá sặc rất thoải mái, nhởn nhơ bơi lội bên trong, như được dọn vào nhà mới. Các con khác bên ngoài thấy vậy cũng tìm cách chui vào càng lúc càng nhiều. Chừng 1-2 giờ chủ lờ xách thùng ra đổ lờ, đặt lờ lại rồi vô nhà chờ đợi. Nhiều lần đi đổ lờ, tôi thấy cá sặc đã nhả bọt bên trong cái lờ như đang xây nhà, xây tổ. Thiệt là loại cá vô tư lự !
Có bận tôi được chú Tư, người Phụng Hiệp, Cần Thơ chỉ cho chúng tôi cách đan lờ. Sẳn dịp về quê, em tôi về quê mang mấy cây trúc qua Cần Thơ. Tôi và em tôi dùng một cây trúc, chẻ ra từng thanh dẹp, nhỏ. Dùng mác chuốt cho bóng, anh em tôi đan thành tấm vỉ mắt cáo chừng 2 phân vuông. Tấm vỉ bề ngang 4 tấc, bề dài 1 mét 2. Cuộn tấm vỉ lại thành hình trụ chừa 1 khe nhỏ trên lưng để đổ lờ. Xong đan 2 tấm vỉ tròn vừa với 2 đầu. Chuốt nhiều cọng trúc dài độ 1 tấc đan thành 2 cái hom lờ, gắn vào 2 tấm vỉ tròn, làm cửa cho cá sặc chạy vào là xong. 
Tuy là cái lờ đầu tay nhưng chúng tôi đan khá đẹp. Ðang còn ngắm nghía chưa biết đem lờ đặt nơi đâu thì trời đổ cơn mưa thật lớn. Cơn mưa đầu mùa ở đất Cần Thơ gạo trắng nước trong, là vựa lúa của miền Nam. Vô tình đi dạo gặp mấy đứa nhỏ xúc cá sặc, nên anh em tôi đem cái lờ mới ra thử và trúng mối lớn. Chủ lờ thường có 4-5 cái, chưa thấy ai chỉ có 1 cái lờ độc nhất như anh em tôi.

Tát hầm:

- Ráng lên, chút nữa tới rồi .
Tôi khuyến khích em tôi . Hai anh em tôi đang hì hục khiêng cái máy đuôi tôm từ trong nhà ra sau vườn tát hầm. Đến cái mương dài sau nhà. Chúng tôi bắt máy, đặt ống lùa. Máy được đặt trên một cây ngang chắc chắn. Sau khi cắm cây đài bằng tre tầm vông giữ máy vững vàng, tôi giựt máy chạy. Nước thổi aò ạt qua ống lùa chảy ra sông. Để em tôi canh chừng máy, tôi lại tiếp ba tôi kéo lục bình dưới mương thảy lên bờ.
Cha con tôi đang tát hầm bắt cá ăn Tết. Ba tôi đã chừa cái hầm nhiều cá nầy từ mấy tháng nay. Vào những năm từ 1968 tới 1975, máy đuôi tôm của Mỹ hiệu Kohler 4 mã lực thông dụng ở miền Nam. Gần như nhà nào trong xóm tôi cũng có một cái để đẩy xuồng ghe, để kéo nước lên ruộng lúa hay để tát hầm. Nhà tôi cũng có một cái. Khi chạy ghe, máy đẩy nước từ trước ra sau, đẩy ghe đi tới.
Khi kéo nước phải thay cái cánh quạt ngược rồi lắp thêm một ống lùa hình trụ phía ngoài cây láp máy. Nước được kéo ngược từ phía sau phun ra trước gần phía đầu máy. Ðặt máy chắc chắn trên bờ mương, thòng cái đuôi xuống nước rồi giựt cho máy chạy, nước mương bị kéo từ trong xả ra ngoài sông rạch. Phải giữ máy khá chắc, nếu không lực kéo nước sẽ làm máy rớt xuống mương, hư hỏng. Gần Tết nhà nào cũng chừa một hai hầm tát cá ăn Tết.
Trước kia cha con tôi hay tát hầm bằng gàu tre . Gàu đan bằng tre vót mỏng, hình như cái bánh ú, miệng gàu phía đầu lớn của cái bánh ú . Bốn cọng dây xé từ bẹ dừa tươi, cột hai bên. Hai cọng cột trên miệng gọi là dây miệng, hai cọng cột phía dứới gọi là dây đáy . Khi bỏ gàu xuống nước, người ta thả chùng hai sợi dây miệng để múc nước vào . Xong hai người cùng giựt dây miệng lên về phía mình muốn tát nước ra . Khi miệng gàu ra tới bên ngoài thì cả hai người hơi chùng dây miệng, giựt sợi dây đáy cho nước bị hất ra ngoài . Hai người đứng hai bên miệng hầm thả gàu múc nước, kéo gàu, giựt dây đuôi đổ nước.
Tất cả các động tác nầy phải làm đều đặn và ăn khớp với nhau . Nếu một người giựt mạnh quá, hay một người giựt yếu quá, gàu có thể đi lệch, múc nước không đầy hoặc tát ra không đúng chỗ. Người tát gàu cũng phải thủ thế, thỉnh thoảng dây dừa bị đứt thì mất thăng bằng cả hai có thể té . Phía bên bị đứt thì chúi tới, té xuống hầm . Phía bên kia thì té ngửa ra sau . Khi anh em tôi mới học tát gàu, vì còn nhỏ và yếu, chưa đủ sức kéo gàu nước đầy, chúng tôi hay bị chúi nhũi, té xuống hầm . Tát được một chút thì đã thở hồng hộc.
Tôi đã đọc được hai câu thơ tả cảnh tát nước thật thơ mộng:
“Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?”
Sao mà cô nào đó, tát nước nghe có vẻ nhẹ nhàng, như trong mơ, như chỉ là đùa giỡn múc trăng đổ đi . Còn tôi sao mà khổ quá, kéo gàu muốn gãy lưng mà cứ một chút lại té, chúi đầu xuống nước thế nầy ?

Tát nước bằng gàu.
Tuy nhiên, tát được vài hầm dần dần chúng tôi có kinh nghiệm, không cần dùng sức nhiều, tát khoan thai, thong thả hơn, mà nước vẫn tuôn ào ào . Với hầm cỡ nầy, ngang 2 mét, dài 50 mét, sâu 1mét, hai người khỏe mạnh tát liên tiếp 3-4 giờ mới xong. Với một máy đuôi tôm 4 mã lực lùa nước chưa đến nửa giờ.
Nước gần cạn, những con cá lóc, cá trê bắt đầu chúi xuống sình lẩn tránh. Chúng tôi xuống mò bắt chúng bỏ vào thùng. Phải cẩn thận với những con cá trê trắng vì nếu bị gai chúng chích đau nhức hàng ngày mới hết. Đôi khi chúng tôi cũng bắt luôn mấy con ốc đắng, ốc lác vào luộc ăn. Vừa bắt xong, chúng tôi xả nước trong vào hầm để các con cá con khỏi chết. Được hơn nửa thùng thiếc cá, đủ cho gia đình chúng tôi ăn Tết vui vẻ vài ngày.
Có lần cận Tết, tôi khoảng 15 tuổi, đang ở chơi nhà bạn thân của tôi . Sáng ra, chúng tôi tát hầm bắt cá trê . Tát đến khi hầm cạn nước, tôi chộp được một con cá trê trắng. Nó tự vệ quay mình, dùng ngạnh hông đâm lút vào tay tôi . Vài phút sau, nọc cá làm tôi đau nhức quá, không chịu nổi nên đi tắm bỏ cuộc vui, ngồì khóc thút thít. Bạn tôi, mình mẩy đầy bùn sình, rót cho tôi đầy một ly rượu đế thứ thiệt và nói rằng uống rượu một chút sẽ hết nhức . Tôi không biết uống rượu, nhưng tưởng thiệt, ráng nốc cạn ly. Một lúc sau tôi say bí tỉ, ngủ như chết, tới tối mới thức dậy thì đã đỡ đau nhức nhiều . Ðói bụng quá, sẵn nồi cháo cá đang nóng, tôi cùng gia đình bạn húp bậy vài tô thì tỉnh hẳn. Tôi hay kể cho bạn bè, thân nhân tôi nghe về kỹ niệm “rượu đế trị nọc cá trê” nầy.

Cũng tại nhà nầy tôi có kỹ niệm với bác Ba là ba của bạn tôi. Phía trước nhà bạn tôi là một con sông nhỏ, bề ngang chỉ độ 20 mét. Nhưng tới con nước thấp, lòng sông cạn gần tới đáy, chỉ còn một lạch nước nhỏ bề ngay độ chừng 2 mét. Bác Ba rủ tôi đi tát bắt cá bống. Ðợi khi nước xuống thấp nhất, lựa chỗ có địa thế chúng tôi móc sình dưới đáy sông đấp đập hai đầu, tạo thành một cái mương dài độ 15 mét. Xong hai bác cháu dùng thùng thiếc tát nước ra cho cạn. Phải làm cho nhanh vì chúng tôi đang đấp đập một dòng nước đang chảy, nước sẽ dâng cao và phá đập. Vừa tát cạn xong còn thở hổn hển, chúng tôi đã thấy nhiều con cá bống đang động đậy . Lọai cá bống trong xanh to bằng ngón tay cái. Chúng tôi nhanh chóng tóm được chừng 30 con cá bống. Trưa hôm đó tôi và cả nhà bạn tôi được ăn một bửa cơm ngon lành với cá bống kho tiêu.

Hai em nhỏ dùng thùng và rổ tác nước để bắt cá.
Ba tôi hay kể rằng khi người còn nhỏ, tát đìa trong ruộng được hàng trăm ký cá là thường. Ðìa là một cái hầm lớn mỗi cạnh chừng 10 mét, sâu 1mét rưỡi, làm chỗ cho cá trú ngụ, sau mùa nước nổi. Ðìa được đào giữa một thửa ruộng thật lớn. Mùa nước nổi cá tràn lên đồng kiếm ăn. Khi nước rút đi, những con cá trắng bơi trở ra sông, nhưng những con cá đen, như cá lóc, cá rô, cá trê, lươn, rắn... tìm những ao, đìa, mương vườn làm chỗ trú ngụ.Tát đìa cần những nông dân lực lưỡng dùng hai gàu tre tát hàng ngày mới xong. Chủ đìa hay tát đìa vào tháng cận Tết, đem cá lóc, cá trê về rộng trong những cái lu to, ăn suốt cả tháng Tết. Ba tôi cũng kể khi tát đìa xong, ông Nội tôi ra lịnh bỏ lại đìa hai con cá lóc to mập, làm giống sinh sản cho mùa sau.

Kéo Lết:

Chú Ðang trong xóm đang chèo xuồng dưới sông ngang qua bến nhà tôi . Chú Ðang ở xóm dưới, tức là ở phía hạ nguồn so với nhà tôi. Nhà chú có một miếng vườn trái cây nhỏ. Chú dáng người cao lớn, khỏe mạnh. Chú đứng thẳng người, dùng hai mái chèo dài, chèo thong thả theo đúng điệu bộ của người dân miền Tây sông rạch. Nhưng có điều khác biệt là chiếc xuồng chèo của chú chẳng đi tới đâu, nó cứ rì rì ra đó, phía sau là một sợi dây thừng dài, kéo xuồng chú lại . Chú Ðang rất thích tôi, mà tôi cũng thích chú . Nhìn thấy tôi, chú hỏi:
- Mầy đi học mới dìa hả Cu ?
- Dạ, chú làm gì vậy chú Ðang ?
- Tao kéo lết, kiếm cá bán.
- Ðược nhiều không chú ?
- Tạm tạm thôi, kiếm chút đỉnh tiền chợ, nuôi vợ con .
- Chú kéo được cá gì vậy ?
- Ối, con gì vô dính con đó mầy ơi ! Cá lưỡi trâu, cá lá tre, tép bạc, cá phèn, cá lăng là nhiều nhất …

Hai chiếc ghe lết đang đậu bên bờ . Chú ý phía sau có 2 cái lết bằng lưới, có 1 cây tre làm khung.
Chú vẫn cứ chèo, còn tôi cứ đi chầm chậm dọc theo bờ sông mà trò chuyện với chú. Con đường dọc theo bờ sông có nhiều cây bần, nhiều đám lục bình, bông xanh tươi lắc lư theo sóng gió rất đẹp. Gió mát rười rượi. Chèo được một đỗi, chú ngừng lại kéo sợi dây thừng phía sau chiếc xuồng lên. Chiếc xuồng đi ngược lại chừng 20 mét rồi ngừng lại, chú từ từ dùng sức mạnh kéo cái lết lên. Lết là một cái lưới to hình nón, miệng rộng chừng 5m đường kính, dài chừng 6 mét, phía sau cùng là một cái túi đựng cá. Miệng lết được giữ cho bung ra bằng 1 cây tầm vông dài chừng 4 mét. Cây tầm vông đóng vai một thanh ngang, căng miệng lết ra, cột vào phía trên của miệng lết. Hai đầu cây tầm vông có 2 miếng xi măng tròn, đường kính độ 3-4 tấc. Hai miếng xi măng nặng để giử chìm cây tầm vông xuống đáy sông và giữ cho cây tầm vông cách đáy sông chừng 2 tấc.

Ngày nay người ta kéo lưới bằng ghe có gắn máy đuôi tôm. Các ông lết hay gắn thêm điện vào lết. Điện lấy từ bình ắc quy đặt trên ghe. Dòng điện 12 Volt từ bình ắc quy được qua mạch tăng áp lên vài trăm Volt làm cho cá tôm tê liệt không đủ sức bơi thoát ra khỏi cái lết. Làm như vậy bắt cá nhiều hơn, nhưng chỉ vài năm là môi sinh bị tiêu diệt. Cá tôm dưới sông biến mất, không còn đủ để nuôi người dân như xưa. Nhà cầm quyền cần có những biện pháp thích ứng để ngăn chận tình trạng tiêu diệt môi sinh nầy.
Sợi dây thừng cột vào thanh ngang của miệng lết, tức là cây tầm vông nói trên. Phía dưới của miệng lết cột chì, cào sát đáy sông. Như vậy khi chiếc xuồng của chú Ðang đi tới kéo theo cái lết, những con cá tôm sống sát đáy sông trong vòng 4 mét có nhiều cơ hội chui vào trong lết và đi lọt vào cái túi phía sau cùng . Chú Ðang kéo cái lết lên, giũ cái lết cho cá rớt vào phía sau, phía cái túi . Chú mở dây cột miệng túi, đổ cá ra một cái thau . Tôi thấy có mấy con tép bạc, mấy con cá phèn, vài con cá lưỡi trâu . Chú nhìn tôi cười rồi thả lết tiếp tục chèo đi nữa . Thỉnh thoảng mẹ tôi kêu chú Ðang lại, mua một mớ cá kho tiêu, kho hành. Hoặc đôi khi tôi cũng thấy thím Ðang bưng thau cá ra chợ bán. Người kéo lết như chú Ðang khó mà làm giàu, nhưng đây là nghề phụ, kiếm thêm thu nhập cho miếng vườn ít ỏi.

Hai vợ chồng người thợ chài chuẩn bị đem cá đi bán, đổi lấy gạo, vải, mắm, muối ...

Hai Rạch DừaHai Rạch Dừa
Nguồn: http://www.vietlist.us

Friday, April 16, 2010

TƯỢNG ĐÀI ANH HÙNG VIỆT NAM CỘNG HÒA






MÔ HÌNH TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NĂM VỊ TƯỚNG V.N.C.H TUẪN TIẾT NGÀY 30/4/1975 & CÁC CHIẾN SĨ ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN



( The South Vietnamese Heroes Memorial Monument )



Pham The Trung : Model Designer & Sculptor

www.phamthetrung.blogspot.com
p.sculptor@gmail.com

Đoàn Quang viết


Tháng tư đen 2010 Cách đây không lâu tôi đã có dịp đến xem và viết bài để giới thiệu về những tác phẩm điêu khắc do anh Phạm Thế Trung sáng tác , đó là tượng chân dung 5 vị Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết ngày 30/4/1975.

Bài viết này cùng với những hình ảnh được phổ biến đã gây xúc động nhiều đến độc giả khắp nơi của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Mới đây, tôi được tác giả gửi cho xem một mô hình của Tượng Đài mà anh vừa hoàn tất , đó là bản vẽ của đồ án kiến trúc và điêu khắc được anh thực hiện rất công phu , hiện hữu trước mắt để xây dựng một Tượng Đài thật hùng tráng với nhiều ý nghĩa. Tác giả cho biết phần chính của Tượng Đài là chân dung 5 Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết sẽ được đúc bằng đồng , trang trọng đặt trên bục cao và được xếp theo hình cánh cung từ trái sang phải gồm các vị : Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.


Phiá sau ở chính giữa là một tháp đài ( tấm bia lớn ) trên đỉnh là huy hiệu của Quân lực VNCH được chạm bằng đồng, dưới đó có 2 dòng chữ khắc nổi “ TỔ QUỐC GHI ƠN ”, nổi bật hơn hết là Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ được cẩn bằng gạch Mosaic theo hình thẳng đứng , hai bên là 2 trụ đá hình chóp nhọn 4 góc ( obelisk) tượng trưng cho lòng tưởng niệm và sự tôn kính.

Ngoài ra còn có 6 bức tường đen (black walls) chia làm 3 đoạn , trên thân cột ở giữa có gắn đầy đủ phù hiệu của các quân binh chủng (Hải, Lục, Không Quân) những bức tường này bố cục theo hình vòng cung ôm lấy Tượng đài chánh , dùng để khắc tên toàn thể Anh Hùng và Chiến Sĩ VNCH đã vị quốc vong thân , đồng thời cũng nhắc nhở và tri ân đến các chiến sĩ quân đội Đồng Minh đã nằm xuống…

Với lòng tưởng niệm và vinh danh sự hy sinh cao cả của các vị Tướng đã tuẫn tiết vì Tổ Quốc , Danh Dự và Trách Nhiệm cùng với các Chiến Sĩ Anh Hùng mà chính nghĩa của quân lực VNCH đã ngời sáng trong việc bảo vệ để có được một nền dân chủ và tự do cho miền Nam VN trong hơn 20 năm ( 1954-1975). Sau biến cố 30/4/75, ngày tang thương của đất nước , những di tích lịch sử của miền Nam VN đã bị chính quyền Cộng Sản VN phá huỷ, đồng thời những ngôi Mộ và vong linh của những Chiến Sĩ quân đội VNCH bị chế độ Cộng Sản VN muốn xoá bỏ hoặc san bằng …Đây là môt sự cố tình để làm chìm quên đi quá khứ của lịch sử!

35 năm trôi qua, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại đã lớn mạnh và thành công qua nhiều lãnh vực ,chúng ta đã đấu tranh không ngừng nghỉ để bảo vệ cho lý tưởng quốc gia qua lá Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ bất diệt.

Mô hình và dự án Tượng Đài Tử Sĩ VNCH của ĐKG Phạm Thế Trung nói trên mang nhiều ý nghĩa , đầy đủ và hoàn mỹ cho sự đóng góp về mặt văn hóa và lịch sử của miền NamViệt Nam với người bản xứ , nhất là để cho những thế hệ mai sau hiểu thêm về giá trị, danh dự và niềm tự hào của quân đội miền Nam VN .


Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc Châu , Âu Châu … là nơi đông đảo người Việt tỵ nạn đang sinh sống và hơn nữa có rất nhiều cựu chiến binh quân đội VNCH và đồng minh đã từng chiến đấu chống Cộng Sản để bảo vệ tự do cho miền Nam VN trong suốt hơn 20 năm . Sự khởi xướng và hưởng ứng để đồng tâm cùng nhau xây dựng một Tượng Đài như vậy tại hải ngoại sẽ là một biểu tượng hùng hồn của toàn thể Quân Lực VNCH nói riêng và cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại nói chung nhằm tỏ lòng tri ân và tưởng niệm đối với những Anh Hùng Chiến Sĩ đã hy sinh và chiến đấu để bảo vệ lý tưởng tự do cho một dân tộc ./.

Toronto ngày 8 tháng 4 năm 2010
Đoàn Quang tranh55@gmail.com

NORMAM EISBETT * TÙ NHÂN CỘNG SẢN



TRƯƠNG MINH HÒA
HÀNH TRÌNH TRONG VIỆT NAM CỦA TRÁI TIM U UẤT.
Tờ Đại nhật Báo MiềnTây Úc "The West Australian " giới thiệu THE DARK JOURNEY
- TRƯƠNG MINH HÒA ( Tinparis.net) .

  • HÀNH TRÌNH TRONG VIỆT NAM CỦA TRÁI TIM U UẤT.
( Bài viết của ký giả Eisbett Norman, 45 năm phục vụ trong ngành truyền thông, nay đã hưu trí, nguyên phụ tá chủ bút nhật báo lớn nhất miền Tây nước Úc Đại Lợi The West Australian với một triệu đọc giả, nói về quyển sách THE DARK JOURNEY của người tù chính trị Trương Minh Hòa).

TÓM LƯỢC BÀI BÁO: ( đăng vào thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 2010).
Hồi ức của một cựu tù nhân, nói về sự tàn ác trong trại tù Cộng Sản Việt Nam.

Trương Minh Hòa trải qua giai đoạn 6 năm tù đày đói khổ trong trại cải tạo Việt Cộng sau cuộc chiến Việt Nam. Hầu hết các trại tù thành lập ở vùng rừng hoang vu, người tù ăn cả côn trùng, chuột, rắn, trái cây rừng... để sống trong lao động khổ sai. Tùy theo tình hình mỗi trại tù, thông thường qui định 3 tháng thăm nuôi một lần, Trương Minh Hòa có dự định bí mật là học Anh ngữ, vì trong trại tù, các thứ tiếng nước ngoài như Anh, Pháp.... đều là phản động; ngoại trừ tiếng Nga và Tàu, nên việc học Anh ngữ vô cùng khó khăn, bí mật. Trương Minh Hòa nói cho thân nhân thăm nuôi là xé quyển tự điển thành từng trang, đoạn dùng hồ ghép lại thành mảnh lớn, dùng gói những món đồ thăm nuôi, làm như vậy qua mắt được bọn cán bộ, quản giáo. Việc học khó khăn, thiếu tất cả phương tiện, nên Hòa dùng ngón tay vẽ vào không khí những chữ trong giấy gói đồ thăm nuôi, đến khi thuộc lòng, xé thành từng miếng, trở thành giấy vò hút thuốc.

Sự kiên trì học tiếng Anh trong nhà tù Việt Cộng được đến đáp qua tác phẩm The Dark Journey, được nhà xuất bản The Strategic Publishing group ở Nữu Ước ( New York) vừa phát hành trên thị trường, quyển ký ức đầy lao khổ của người tù cải tạo dầy 246 trang, là nhân chứng sống, mô tả sự tàn bạo của chế độ Cộng Sản trong các nhà tù được ngụy trang bằng trại cải tạo, do bạo quyền thành lập sau khi họ cưỡng chiếm miền Nam, chỉ nhằm mục đích hành hạ, trả thù những ai từng chống lại đảng Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập từ miền bắc và Việt Cộng ở miền Nam, đều là đồng chí, đồng bọn cả.

Trương Minh Hòa bị kết án với tội danh" Thiếu úy, phân chi khu phó", thật là khôi hài, khi cấp bậc trong quân đội, được coi là tội danh. Hàng trăm ngàn người bị hành hạ sau khi miền năm rơi vào tay giặc Cộng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trương Minh Hòa đã vào tù từ ngày 2 tháng năm 1975.
Trại tù trong điều kiện khắc nghiệt, do chính tù nhân đốn cây, dựng lên. Sự tàn ác của Việt Cộng đối với tù như cùm giò ( quyện) bằng thanh sát lâu dài, nên khi được mở cùm, chân bị phù, không thể đứng nổi. Trong trại tù, những hộp sắt ( connex) biệt giam như lò lửa. Sinh hoạt thường nhật, là hàng đêm phải họp, có khi mất tới 4 giờ để bị tẩy não. Có trại với những nhà dài, chứa 1, 500 người, quá tải hàng 500 người....tù phải tự kiểm, đấu tố lẫn nhau, thật là man rợ.

Sau khi trốn thoát khỏi chế độ Việt Cộng, đến miền Tây Úc dưới chương trình tỵ nạn từ năm 1982, kết hôn với Thanh, làm việc tại vùng Katanning, bắt đầu đi làm và cũng là năm mà quyển sách được bắt đầu viết năm 1984. Hai người có đứa con gái là Gemma, nay 23 tuổi.
Trương Minh Hòa tâm sự: những ấn tượng tàn bạo trong nhà tù Việt Cộng không bao giờ quên, cảnh 6 năm tù ngủ trên mặt đất, đói và thường trực bị khủng bố tinh thần từ cái gọi là chính sách, nếu không tuân thủ ắt bị giết hại.

Thanh nói trong nước mắt trong niềm thông cảm người chồng sau bao năm bị Việt Cộng hành hạ dã man, với những đêm trải qua cơn ác mộng về nhà tù và thức giấc, khi nói một mình về những người bạn tù.

Ngày nay, Trương Minh Hòa rất sung sướng sau 25 năm, quyển The Dark Journey xuất bản, để nói lên cho thế giới biết về Việt Cộng qua câu chuyện thật: Việt Cộng mạo danh cách mạng, thực chất chỉ là giết người, cướp của và không có dân chủ.

Phần cuối, Hòa tâm sự:" Tôi đã chịu đựng quá nhiều đau đớn và sống sót. Nhất là quyển sách nầy xin được viết thay cho những người đã ngã gục trong các nhà tù và nạn nhân sống sót nhưng vì già yếu hoặc không thể viết lên câu chuyện của mình bằng Anh ngữ."






THE DARK JOURNEY - Trương Minh Hòa -

TÂM TÌNH CỦA TÁC GIẢ QUYỂN " THE DARK JOURNEY".

Nói về mình là điều làm cho bản thân, tôi rất ái ngại, nhiều khi bị hiểu lầm là" tự biên tự diễn". Tuy nhiên, quyển sách bằng tiếng Anh" THE DARK JOURNEY" mà tôi ấp ủ, viết từ năm 1984 đến năm 2009 mới hoàn thành, là đứa con tinh thần, được thai nghén 1 /4 thế kỷ, may mắn là được nhà xuất bản A.E.G Publishing ( Ameriacan Enterprises Group publishing, thành viên của hội các nhà xuất bản ở Hoa Kỳ AAP) ở New York thực hiện, quảng bá hệ thống truyền thông, internet, trên toàn thế giới, nên tôi không có thẩm quyền ra mắt sách như những tác giả tự xuất bản, sau khi in sách, phải lo phân phối, ra mắt bán sách. Như thế, làm sao giới thiệu đưa con tinh thần của mình bằng Anh ngữ đến các đồng hương Việt Nam?. Cho nên, bài viết nầy không ngoài mục đích thông tin với đồng hương về sự khai sanh của một quyển sách của một người Việt Nam tỵ nạn chính trị viết, do bà mụ nước ngoài thực hiện và đồng thời cũng nuôi dưỡng trong hợp đồng kéo dài 7 năm. Do đó, người viết đành phải có vài lời tâm tình với đồng hương khắp nơi. Một điều không ai chối cải là: không ai hiểu rõ mục đích của một tác phẩm bằng chính người viết ra nó.

Quyển THE DARK JOURNEY, gồm 11 chương, không kể phần mở đầu và kết luận, dầy 238 trang, không kể những trang linh tinh, mục lục khác, tổng cộng 246 trang, khổ 6x9 ( inch), bìa mỏng. Nội dung là cuộc đời tù đày được ngụy trang bằng hai chữ" cải tạo" của Việt Cộng, qua 9 trại tù, từ vùng Cà Mau đến Xuyên Mộc, trong đó có xen kẻ phần lịch sử Việt Nam, những bí mật về Hồ Chí Minh như: ai ướp xác hắn? Hồ phản dân hại nước ra sao?....viết để cho người nước ngoài đọc, phải thực hiện theo nguyên tắc: duy lý ( tức là có lý luận để thuyết phục) và thực dụng là có chứng cớ. Nếu viết khơi khơi như Dương Thu Hương, thí dụ qua chuyện lính Việt Nam Cộng Hòa hãm hiếp, cắt vú, quăng xác xuống hố....chỉ có thể thuyết phục được thành phần phản chiến khuynh tả Tây Phương, nhưng không thể thuyết phục được thế giới Tây Phương, kể cả những đứa học trò bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên, từ lâu, cuộc chiến Việt Nam đã bị thành phần phản chiến khuynh tả xuyên tạc đê tiện, trong đó có cả thiền sư Nhất Hạnh và một số người cộng tác như Võ Văn Ái...khiến miền Nam mất dần hậu thuẫn quốc tế và sau cùng bị Việt Cộng cưỡng chiếm.

Công việc đi tìm nhà xuất bản rất cam go, dù mình có thể tự xuất bản, nhưng khi sách in xong, làm sao phân phối...Do đó, từ đầu năm 2009, tôi đã gõ cửa hơn 10 nhà xuất bản từ Úc Châu, Mỹ, Anh....họ nhận sách, nhưng làm tôi thất vọng, khi có nhà xuất bản phán rằng:" your book is very interesting, but we just don't like it". Có nhiều lúc làm tôi chán nản, toan bỏ cuộc, tuy nhiên hình ảnh của các bạn tù của mình như đại úy Quách Dược Thanh, Trung Tá Nguyễn Đức Xích...bị sát hại trong tù, đã thôi thức tôi, phải nổ lực tối đa" tận nhân lực, tri thiên mạng" và sau cùng, hồn thiêng sông núi, vong linh tử sĩ đã phò hộ cho tôi, nên gõ đúng cánh của, nhà xuất bản A.E.G Publishing ở New York, thuộc loại tầm vóc quốc tế, với số Editor hơn 50, chỉ thua có nhà xuất bản hàng đầu thế giới là Scribendi.

Mục đích của tôi trong việc xuất bản sách bằng Anh ngữ là:

-Đưa ra tài liệu trung thực, trong tinh thần thực dụng và duy lý về cuộc chiến Việt Nam, đã bị phong trào khuynh tả xuyên tạc trong suốt cuộc chiến;

-Vinh danh các chiến sĩ đồng minh, VNCH, những người chiến đấu cho tự do, bảo quốc an dân đã bị thế giới quên lãng một cách tàn nhẫn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975; vì những đọc nộc tài liệu ngụy chứng, xuyên tạc của phong trào phản chiến khuynh tả hãy còn đầy trong các thư viện tại các nước dân chủ, nhất là các nước nói tiếng Anh. Hiện nay vẫn còn một số tàn dư phong trào phản chiến, có địa vị trong xã hội, họ vẫn say ngủ, nên hy vọng những tài liệu trong quyển sách và câu chuyện thật nầy làm họ thức tỉnh như nữ ca sĩ Joan Baez.

-Sự tàn ác của VC trong các nhà tù, để cho thế giới nhìn thấy qua những trại tù tiêu biểu trong quyển sách, chỉ là phần khiêm nhường trong số biết bao trại tù" địa ngục trần gian" bị phủ lên lớp sơn" trại cải tạo". ( tự tay tác giả vẽ lai 9 trại tù và những cách hành hạ tù cải tạo, những hình nầy được nhà xuất bản in nguyên bản)

-Để cho thế hệ sau nầy có được những tài liệu lịch sử, hầu không bị Việt Cộng lừa. Những vụ triển lãm V.A..A.L.A của Brian Đoan ở Cali, Hoa Kỳ; vụ triển làm Phở Chó, Nam Bang của vài người trẻ ở Úc như La Thảo Nhi, Hạnh Ngô...hay những người trẻ có được những địa vị quan trọng trong xã hội các nước tạm dung, đắc cử vào các cơ chế quyền lực, nhưng vì ngây thơ mà bị lọt vào bẩy sập của Việt Cộng....làm cho nhiều ngươi lo lắng, nên quyển sách nầy có khả năng giúp cho giới trẻ Việt Nam, đa số không rành tiếng Việt, có thể tìm được những tài liệu trung thực để không bị những con" chó sói con" du học sinh Việt Cộng, được nhồi sọ, huấn luyện rất kỷ từ bậc tiểu học: quàng khăn đỏ, đoàn thanh niên Cộng Sản từ trung và đại học.... thấm nhuần chủ nghĩa Marx lenin, cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh... được cha mẹ chỉ cho mánh mun ảnh hưởng khi chúng tiếp cận với con em gốc tỵ nạn tại các trường học, nơi làm việc ( nếu du học sinh bon chen tìm cách di dân, xâm nhập vào các cơ quan của chính quyền tại các nước Âu-Mỹ). Chắc chắn là con cháu tỵ nạn không thể đương cự với những" cán bộ chính trị chủ nghĩa Marx Lenin" rành rọt về kỷ thuật tuyên truyền, lừa đảo, chiêu dụ ( bằng vật chất, hay những chuyến du lịch về Việt Nam, được chiêu đãi hậu hỷ); đó là nguy cơ bị đàn sói con Việt Cộng dắt đi vào tử lộ, nạp mạng ở hang Pác Pó, lại rơi vào cạm bẩy như các đời trước, bị lừa xương máu, tài năng, của cải...quyển sách nầy đồng thời nhắm vào số đọc giả đông đảo ở các nước nói tiếng Anh, là ngon ngữ thông dụng thế giới ngày nay.

Đây là những lời tâm tình của tác giả, hy vọng các bậc cha mẹ, muốn con cháu mình hiểu được sự gian manh của Việt Cộng và huyền thoại tên Hồ Chí Minh, nên có 1 quyển để cho con cháu đọc.

Sách có bán trên websites sau đây: Amazon.com, Barnesandnoble. Com, Borders.com và các trang điện tử thông dụng. trên google, Yahoo và nhất là công ty phân phối đến các tiệm sách là Ingram Book. Giá bán là 14, 95 My kim, xin liên lạc với những địa chỉ có ghi dưới đây trong một bài" PRESS RELEASE" dưới bài nầy.(*) hay dùng webite: http/www.strategicp ublishinggroup. com/title/ TheDarkJourney. html.

Dù người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do, định cư tại các nước dân chủ, nhưng Việt Cộng nào để yên, chúng cho gián điệp nằm vùng trà trộn bằng nhiều hình thức qua làn sóng thuyền nhân, du học sinh, di dân theo diện tay nghề, thương mại....Việt Cộng còn chen chân vào trung tâm William Joiner, thuộc trường đại học Massachusette, do quỷ tài trợ do Rockfeller foundation, mướn 2 tên cán bộ văn hóa vận Việt Cộng, đội lớp nhà văn là Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Ngọc Hiến, mượn trường đại học Hoa Kỳ, vốn cũng do Mỹ tài trợ để vẽ lại chân dung người Việt Nam tỵ nạn, theo đúng những gì mà đảng Cộng Sản muốn, tức là chân dung người tỵ nạn chỉ là" bọn đĩ điếm du côn" như lời tuyên bố của tên thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây. Một số người đã làm đơn kiện, nhưng không đi đến đâu, do yếu kém tài chánh. Tuy nhiên, quyển sách" The Dark Journey" là thứ kiếng chiếu yêu, rọi rõ chân tướng của Việt Cộng để cho thế giới nhìn thấy từng nanh vuốt của chúng, mà từ đó có thể tránh xa, không tin, tung tiền vào Việt Nam để nuôi chúng nữa.

Ước vọng sau 25 năm hoàn thành một đóng góp nhỏ vào công cuộc giải thể chế độ vô nhân, vô thần Cộng Sản trên quê hương, và đây cũng là tâm tình của tác giả:

-Xin mạn phép viết dùm cho những người tù thuộc quân nhân cán chính miền Nam, sau những năm tù đày nghiệt ngã, đã không bao giờ đoàn tụ với gia đình. Đó là những chiến sĩ quốc gia đã dũng cảm nằm xuống rải rác trong các nhà tù khắc nghiệt của Việt Cộng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

-Xin được viết thay cho những người còn sống sót, vì không có phương tiện để ghi lại những thời điểm đen tối nhất trong đời, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Kính dâng hồn thiêng sông núi, vong linh tử sĩ vị quốc vong thân, những người quên mình vì hai chữ tự do. Quyển sách nầy là nén hương muộn, được thắp lại sau hơn 35 năm, cho những người không còn hiện hữu trên cõi đời nầy, nhưng nghĩa vụ đấu tranh vẫn trường tồn qua những người còn sống, cùng các thế hệ nối tiếp và hồn thiêng vẫn còn phảng phất, giúp cho tôi có đủ nghị lực để ghi thời kỳ đen tối trong lịch sử nước nhà.

Xin tặng những bạn tù, thân nhân và nhất là các bà vợ lính, vợ công chức... quá can trường trong chiến bại, một mình lo nuôi con, mẹ yếu cha già, nhất là nuôi chồng trong các trại tù cải tạo; nếu không có bóng dáng mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam, nhưng tiềm ẩn sức mạnh tinh thần phi thường, luôn đứng cạnh nhà tù, chia xẻ từ tiếng thở, nhịp chân lao cải, từng chuyến xe, tàu chuyển trại của chồng, con, em...thì con số người gục ngả trong lao tù Cộng Sản chắc phải nhiều hơn. Chính người phụ nữ Việt Nam thuộc gia đình quân nhân cán chính miền Nam, là chỗ dựa cuối cùng về tinh thần lẫn vật chất sau khi đất nước rơi vào tay quân thù Cộng Sản../.

Kính dâng hồn thiêng sông núi, tổ quốc Việt Nam.

Nhớ ngày quốc hận 30 tháng 4.
TRƯƠNG MINH HÒA.


  • BẢN LƯỢC DỊCH TỪ THÔNG BÁO BÁO CHÍ CỦA NHÀ XUẤT BẢN.(*)

  • CUỘC HÀNH TRÌNH ĐEN: BÊN TRONG CÁC “TRẠI TÙ CÃI TẠO" VIỆT CỘNG.

Cuộc sống khủng khiếp trong các “trại tù cải tạo” của Việt Cộng được kể lại từ một người sống sót. Gần 3 thập niên trước đây, Trương Minh Hòa rời các “trại tù cải tạo” của Việt Cộng, bắt đầu một cuộc sống mới tại nước Úc Đại Lợi. Hiện nay, với những chi tiết sống động, ông kể lại số phận của mình và của nhiều người khác bị tù chỉ vì thuộc về phe “ bại trận”.

Câu chuyện của Trương Minh Hòa không phải để cáo buộc tội người nào, trong thời gian đó, với hàng trăm ngàn mạng sống đã bị lịch sử lãng quên sau cuộc chiến.

Trong phần trình bày câu chuyện, gợi nhớ lại hình ảnh tán ác và hoang mang khi Hòa đi ngang qua một tên du kích Việt Cộng, tuổi còn vị thành niên, được trang bị vũ khí của Nga viện trợ. Hòa và những quân nhân cán chính miền Nam khác chịu đựng những điều kiện không thể tưởng được trong các nhà tù khắc nghiệt do chế độ Cộng Sản dựng ra.

Câu chuyện của Hòa lần đầu tiên được kể lại, giống lên tiếng nói cho rất nhiều người, không bao giờ nói được. Chuyện kể bình dị và khiêm nhường" The Dark Journey" về "mặt đen tối" nhất của nhân loại và " sức chịu đựng " của tinh thần con người.

Nhà xuất bản webs: http/www.strategicp ublishinggroup. com/title/ TheDarkJourney. html.
ISBN ( International Standrad Book Number): / SKU: 978-1-60911- 161-8.

Vài hàng tác giả: Trương Minh Hòa, một nhà văn quen thuộc về chuyện thật, hư cấu, thơ bằng tiếng Việt. Hiện sống tại thành phố Perth, nước Úc với vợ và con gái. Một trong các lý do thúc đẩy viết quyển sách nầy như lời kể:" Trong thời gian còn bị tù đày trong các trại tù cải tạo, tự hứa với lòng mình là nếu sau nầy sống sót, sẽ nói lên sự thật những gì đã xảy ra cho chúng tôi, những người tù đã bị thế giới quên lãng sau khi cuộc chiến tàn.".

Thông tin ý kiến, xin tiếp xúc với: Ellen Green- pressManger@ aegpublishinggro up.com.

STRATEGIC BOOK GROUP.
845 Third Avenue, 6th Floor- 6016. NEW YORK, NY 10022.

http://www.strategi cbookmarketing. comhttp://www.strategi cbookgroup. com

1-888-808-6190- Corporation Office.
( Ghi chú: đây là những địa chỉ để liên lạc mua sách nếu có email, hay có bán tại các tiệm sách trên nước Mỹ)
  • Sách bán ở trên Amazon.fr / amazon.com

http://www.amazon. fr/dark-journey- Livres-anglais/ s/qid=1270012846 /ref=sr_pg_ 3?ie=
UTF8&keywords=dark% 20journey&rh=n%3A%2169633011% 2Ci%3Aenglish- books%2Ck% 3Adark%20journey&page=3





NGƯỜI QUẢNG NAM * THƠ SONG NGỮ





LƯƠNG TÂM VÀ CHÍNH KHÍ


Lời Việt: Ý NgaLời Anh: Thoại Liên

Viết thay những Thuyền Nhân vẫn… sống cho quê hương!



Người vượt biển đã ăn… thân đồng loại
Cả một đời nỗi ám ảnh khôn nguôi
Cả một đời nhìn ánh nguyệt mòn soi
Những xác thịt gọi lương tri tội lỗi.
Người Vượt Biển, kinh niệm hoài không mỏi

“Tử quy”*? Rồi cũng đến lượt cả thôi!
Ba mươi năm lòng hướng về trùng khơi
Điều tâm ước: giải oan khiên, tức tưởi.
Người Vượt Biển ôm nỗi buồn rười rượi
Nhìn thuyền nhân biến dạng thành “Việt kiều”
Áo gấm về, vui trên những trớ trêu
Kể vanh vách, nắn cho… tròn chỗ… méo.
Người vượt biển cười, khoe khoang, ưỡn ẹo
Phong thánh thần bọn tà thuyết, mỵ dân:
-Mỗi đảng viên trăm mỹ nữ, cung tần…
Ngồi hưởng thụ trên đầu dân, chễm chệ!
Người Vượt Biển trở về, tìm mưu kế
Đường nhiêu khê, không thối chí, nãn lòng
Nước suy vong, “Cùng tắc biến,… tắc thông





Tìm Mạch Nối lật cho hùng trang sử!!!
Người Vượt Biển, sáng tác bằng ấp ủ
Nhạc, thơ, văn, họa rõ nét quê hương
Kìa xem “Trâu nhớ ngõ, chó nhớ đường”
Người đâu thể ra đi là chấm dứt!
Bao thuyền nhân, bao nhiêu dòng ký ức

Chờ ai đây? Còn chính trực phân minh?
Mặc Cộng nô hoài thao túng, lộng hành?
Bao Quốc Hận bấy nhiêu lần lãng phí!!!
Người Vượt Biển! Hãy nêu cao sĩ khí!
Gom thành tâm, thiện chí lại vì dân
Đánh cho tan thuật “kiều vận”, Việt gian
Dẹp cho sạch bọn nằm vùng hải ngoại!!!



Người Vượt Biển, từng trấn sơn bình hải
Đoàn kết nhau thành Sức Mạnh Vô Song
Gom Toàn Quân Chưa Giải Ngũ, hướng lòng
Về Tổ Quốc từ thế Chờ Tác Chiến.
Người vượt biển, tôi cũng từng vượt biển!
Người nam nhi, tôi nhi nữ thường tình

Từ hoàng hôn tôi mơ ánh bình minh Cho dân tộc, khúc khải hoàn rực nắng!

Ý Nga, 3.4.2010.

*Sinh ký, tử quy” = sống gửi, thác về **”
Cùng tắc biến, biến tắc thông”.



Conscience and Upholding the Spirit Written for the boat people who still struggle for the homeland!


The ocean-crossers* ate their fellow man’s flesh
For their whole lives, they have been constantly obsessed
For their whole lives, they have been watching the moon faded.
The flesh has reminded them of their conscientious remorse.

The ocean-crossers never cease their prayers at any service mass,
“Return after death”* will naturally become their home-coming paths!
Thirty years… their minds are still with the ocean
Their earnest wish is to clear off their painful obsessions.

The ocean-crossers bear a grave sentiment
To watch “boat people” transform into the Viet “on-tour” men.
In silky outfits, they return home to enjoy whimsical treats,
Telling in “perfect” detail by twisting words to make things sound great.

The ocean-crossers smile, boastingly fidget.
Praising solemnly the evil doctrine, which fools the populace.
Each high-ranking person owns hundreds of pretty girls and mistresses
They enjoy in the forefront, posing cross-legged!

The ocean-crossers return home to find a plan to surf, A complicated task, but determined to never give up.
A nation “Being cornered leads to change, and subsequent success”.

**
Finding connection to turn the history will certainly take place!

The ocean-crossers quietly compose
Music, poems, novels, depicting their homeland in great detail Such as “Buffalos remember their paths; dogs their trails.”
One cannot cross the river, then burn the bridge to put an end to it!


Countless boat people, countless memoirs recorded.
Waiting for someone? A person well-behaved and honest?
The Communists abusing their power is couldn't be concerned less?
The nation’s hatred rises, so does its resources to waste!

The Ocean-Crossers! Uphold your noble spirit!
Make full use of your will to serve the people
(By) knocking down the treachery tactics
To clear up the undercover abroad!!!

The Ocean-Crossers ever guarded mountains, and subdued seas.
Combined all forces to form a unique authority
Gathered all militants not yet discharged, all with willpower
To readily engage in a combat for (their) Motherland,

You crossed the ocean; I also crossed the ocean!
You are a Man ; I, an ordinary Woman,
From dust, I’ve dreamt of the crack of dawn
Which gives our people a piece of shiny triumphant music!

Poem: Ý Nga, 3rd April 2010. Translated by Thoại Liên.
Easter, 3.4.2010. _______
*The Ocean-Crossers: those who fled from homeland by way of crossing the ocean.
** Private conversation with the poet.

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ



HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 12 CSVN:
TIẾP TỤC KINH TẾ
TẬP QUYỀN NHÓM ĐẢNG
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 15.04.2009
Năm 2009, chúng tôi xuất bản cuốn sách DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN bởi cái Cơ Chế này chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Khi hai cái quyền ấy xậm xụi cấu kết với nhau, thì THAM NHŨNG và LÃNG PHÍ lan tràn làm bại họai việc PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
Đã từ mấy năm nay, chúng tôi không kêu gọi việc Dân chủ hóa Chính trị nữa, mà chỉ yêu cầu việc Dân chủ hóa Kinh tế, nghĩa là Kinh tế phải vì Dân và cho Dân. Dưới chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, chúng tôi mới đưa ra so sánh hướng phát triển Kinh tế của Aán Độ do Dân và cho Dân và chủ trương Kinh tế tập quyền của Trung quốc do nhóm đảng và cho nhóm đảng. Chủ trương Kinh tế tập quyền này có cái đuôi là “định hướng XHCN” nhưng chính là “định hướng bóc lột Xã hội Dân sự” cho cá nhân nhóm đảng.
Chính Oâng Gia Bảo biết rõ và lo sợ những hậu quả của chủ trương Kinh tế tập quyền nhóm đảng này. Oâng tuyên bố:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã không tháo gỡ cho nền Kinh tế Việt Nam theo hướng Dân chủ hóa Kinh tế, mà ngược lại còn tiếp tục trói buộc nền Kinh tế trong quyền lực độc tài độc đảng Chính trị. Thực vậy, Dự thảo Cương lĩnh từ Hội Nghị Trung Ương 12 đã viết rõ rệt: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế. Khi mà đảng viên giữa quyền độc tài Chính trị từ Trung ương đến Tỉnh, Quận..., thì khi có quyền làm Kinh tế, những đảng viên này giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình hay gia đình mình.
Một đàng thì Nhà Nước đưa ra và tài trợ những Công ty, Tổng Công ty nhà nước để nắm chủ đạo nền Kinh tế với quyền lực độc đảng, một đàng thì những cá nhân đảng viên , với quyền Chính trị trong tay, nắm những họat động kinh tế gọi là tư doanh, nhưng với quyền thao túng chính trị độc đóan quyết định đặc quyền đối với những tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Đảng và Nhà Nước CSVN còn nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc gia (Ressources naturelles) và nguồn nhân lực (Ressources humaines).
Như vậy, cả một hệ thống xử dụng quyền lực Chính trị độc tài để nắm trọn nền Kinh tế Quốc gia:
=> Hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, có quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.
=> Những cá nhân đảng viên CSVN, với quyền Chính trị độc đóan từ Trung ương đến Địa phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những cá nhân tư doanh không phải là đảng viên CSVN.
Một hệ thống Kinh tế như vậy, do quyền lực Chính trị độc tài thống trị, từ cá nhân đảng viên đến những tập đòan dưới danh nghĩa nhà nước, mang đến những yếu kém, nếu không nói là phá họai, được tóm tắt ở những điểm sau đây:
* Thiếu hiệu năng bởi vì những tác nhân Kinh tế thiếu khả năng hay thiếu cố gắng sáng tạo, mà chỉ dùng quyền lực nắm những ưu tiên Kinh tế thu lợi cho cá nhân.
* Thiếu tính tóan căn cơ Tài chánh trong họat động kinh tế để có kết quả tương xứng. Nếu thua lỗ, thì có Tài chánh nhà nước bù đắp.
* Lãng phí ngân sách vì đây là tiêu tiền rồi tính sổ cho nhà nước chịu. Mà tiền nhà nước lại là tiền từ dân.
* Lợi dụng quyền lực Chính trị và quyền chủ đạo Kinh tế để ăn hối lộ, làm tham nhũng. Vì là độc đảng, nên hối lộ, tham nhũng được đảng che chở cho nhau.
Những điểm tóm tắt về những yếu kém hay phá họai Kinh tế trên đây được chứng minh bằng những gương Lịch sử để dẫn đến kết luận rằng phải tản quyền Kinh tế nếu muốn phát triển trong bền vững và lâu bền. Chúng tôi khai triển những phương diện sau đây:
@ Hai quan điểm về sở hữu nền tảng cho hai hệ thống Kinh tế
@ Cấu trúc lạm quyền và sự thất bại của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy
@ Hậu quả nào cho Kinh tế Tự do Thị trường nhóm đảng “định hướng XHCN”
@ Sự bền vững phát triển của nền Kinh tế tản quyền: Dân chủ hóa Kinh tế
Hai quan điểm về sở hữu
nền tảng cho hai hệ thống Kinh tế
Sự phân biệt hai hệ thống quản trị phát triển Kinh tế mà chúng ta thấy ngày nay lấy nền tảng từ quyền SỞ HỮU (propríeté) những phương tiện sản xuất (production) và những hiệu quả của sản xuất dành cho tiêu thụ (consommation). Sở hữu được hiểu theo hai quan điểm: (i) TƯ HỮU (propriété privée) và (ii) CÔNG HỮU (propriété collective).
(i) TƯ HỮU
Tư hữu được coi là quyền tự nhiên bởi lẽ thân xác và trí tuệ là của riêng của mỗi cá nhân được sinh ra ở đời. Để nuôi sống thân xác và phát triển trí tuệ, mỗi cá nhân có quyền sở hữu những phương tiện làm ăn nuôi xác và mở mang trí tuệ. Sức lao động bắp thịt tăng cường bởi hiểu biết là tư hữu tuyệt đối. Việc chuyển nhượng tư hữu lao động chỉ có ở dưới thời nô lệ khi mà người có quyền không coi người khác giống mình. Khi nói đến Tư hữu thì phải chấp nhận việc Tự do xử đụng tư hữu nếu không tư hữu không còn ý nghĩa nữa. Khi những cá nhân bỏ chung tư hữu với nhau để lập thành Công ty, Tập đòan, thì Tư hữu vẫn giữ tính cách cá nhân và sự Tự do xử dụng. Cái quyền lực điều hành trong Công ty, Tập đòan vẫn dựa trên tầm quan trọng sở hữu của mỗi cá nhân.
Quan điểm TƯ HỮU này là nền tảng xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường trong đó sự cạnh tranh giữa những Cá nhân, những Công ty, những Tập đòan là động lực thúc đẩy sự kiện tòan phát triển sinh họat Kinh tế. Dựa trên Tư hữu, hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường không thể lọai bỏ nguyên tắc DÂN CHỦ làm phương tiện giải quyết những tranh chấp giữa những CÁ NHÂN tạo thành Tập thể hay Xã hội. Kinh tế Tự do và Thị trường phải được phát triển trong một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique adéquat).
(ii) CÔNG HỮU
Xin phân biệt ngay từ đầu sự khác biệt giữa CÔNG HỮU (propriété COLLECTIVE) và SỞ HỮU NHÀ NƯỚC (propriété ETATIQUE). Công hữu là Sở hữu thuộc về Tòan Dân bao gồm mọi Cá nhân thành phần. Sở hữu Nhà nước là Sở hữu mà Nhà nước lấy Ngân qũy Nhà nước mua tậu hay do Tập thể Cá nhân hoặc Nước khác tặng nhượng. Nhà nuớc có quyền xử dụng Sở hữu Nhà nước nhưng Nhà nước không có tòan quyền xử dụng CÔNG HỮU vì nó thuộc về Tòan Dân, thì phải có sự quyết định của Tòan Dân.
Nếu hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường cạnh tranh là Hệ luận tất nhiên của quyền Tư hữu, thì hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy là sự cấu trúc lạm quyền từ quan điểm CÔNG HỮU lẫn lộn với SỞ HỮU NHÀ NƯỚC. Chúng tôi sẽ nói lại Lịch sử cấu trúc lạm quyền này khi khai triển hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy. Vì sự cấu trúc lạm quyền của hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy, nên hệ thống này từ chối Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ (Environnement Politico-Juridique Démocratique) hay nói đúng hơn cần một Môi trường Chính tri-Luật pháp Độc tài biện minh (Environnement Politico-Juridique Dictatorial justificatif)
Cấu trúc lạm quyền và sự thất bại
của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy
Nền Kinh tế tập quyền chỉ huy chỉ là cấu trúc lạm quyền và ảo tưởng từ sự lẫn lộn giữa CÔNG HỮU và SỞ HỮU NHÀ NƯỚC. Nếu TƯ HỮU và hệ luận là Kinh tế Tự do và Thị trường có tính cách tự nhiên, thì hệ thống Kinh tế tập quyền và chỉ huy có một Lịch sử cấu thành lầm lẫn và từ những mơ mộng ảo tưởng (utopique). Chúng tôi nói đến Lịch sử hình thành hệ thống Kinh tế này trước khi nêu ra những thất bại của hệ thống.
Vài nét Lịch sử hình thành quan điểm về Sở hữu
và ảo tưởng về Xã hội thiên đàng
Việc cấu trúc chủ trương Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy đã được thuyết lý dựa trên những quan niệm mang tính cách triết học xa với thực tế và mang tính mơ mộng ảo tưởng (utopique).
Các lý thuyết gia của chủ trương này đã chạy ngược lên mãi thời Triết gia PLATON. Thực vậy, trong những cuốn “La République“, “Les Lois“, Platon đã nói đến “La Cité Communiste“ trong đó những người trách nhiệm làm Luật không được có gia đình và do đó không cần tư hữu cho con cháu.
Thời Trung Cổ Aâu châu, phía Thiên Chúa Giáo đã khai triển những Dòng Tu được coi là những Cộng đồng Cộng sản về Kinh tế.
Nhưng phải đợi đến đầu Thế kỷ thứ XVI, với Thomas MOORE (1477-1553), thì lý thuyết về một Chủ thuyết Xã Hội Kinh tế mới được phát triển có hệ thống. Thomas MOORE là người tôn sùng đạo Thiên Chúa. Được Vua HENRI VIII Anh quốc trọng dụng, nhưng vì cương trực phản đối lại Vua về vấn đề rắc rối vợ con, nên Oâng đã bị hành quyết. Năm 1516, cuốn sách Utopie ra đời và ông chủ trương Nhà Nước Utopie (Etat d’Utopie). Bắt đầu từ Thế kỷ XVI, Xã hội Tây phương có những xáo trộn về mọi phương diện: Tôn giáo, Tư duy, Nghệ thuật, Kinh tế, Xã hội... Oâng tìm kiếm một Thể chế có trật tự mà mẫu Cộng đồng trật tự nhất là các Dòng Tu. Giáo sư Sử học Kinh tế Jean-Marie VALARCHE đã viết: “Il (Thomas MOORE) prévoit un dirigisme absolu de l’Etat“ (Oâng (Thomas MOORE) dự trù một chủ thuyết Chỉ huy tuyệt đối của Nhà Nước).
Chúng tôi nhắc đến tác giả này vì muốn lấy ra những điểm mà Karl MARX đã chịu ảnh hưởng: ảnh hưởng của một Dòng Tu làm việc theo chỉ thị của người đứng đầu, cộng chung những sản phẩm, tiêu thụ theo nhu cầu từng người, chỉ có hệ thống phân phối giữa cung và cầu mà không có thương mại.
Từ đây, bắt đầu những cấu trúc Xã Hội Chủ Nghĩa qua những tác giả khác cho đến thời Karl MARX.
Karl Heinrich MARX sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 vùng Rhénanie, Đức, trong một gia đình gốc Do thái. Cha là Luật sư, nên Marx học Luật, sau chuyển sang Triết học theo HEGEL. Oâng chỉ làm quen và suy tư về những vấn đề Xã Hội, Kinh tế, Đấu tranh khi phải di chuyển sống ở nhiều nơi và viết báo. Sống ở một thời đại hậu bán Thế kỷ XIX có nhiều những cực đoan: Kỹ nghệ hóa vượt mức, Giới Tư sản nắm quyền hành, Cách xa Giới Chủ và Giới Thợ, Tình trạng thất nghiệp và đói nghèo, Cách Mạng 1848, những Ý tưởng Quốc gia cực đoan phát sinh. Trong sự hỗn loạn của những cực đoan ấy, Oâng lưu ý khai triển những vấn đề sau đây:
=> Chủ thuyết Duy vật Lịch sử.
Với Chủ thuyết này, Oâng nhấn mạnh đến sự vong thân tôn giáo để kết luận rằng:“Tôn giáo là cái bông ghê tởm mọc trên đống phân tư bản. Bởi vậy nếu hốt đống phân đi, thì hoa cũng tàn...“ Cũng trong Chủ thuyết này, tương quan Xã hội được chính yếu nhấn mạnh vào hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến thiết. Hạ tầng cơ sở gồm những tương quan sản xuất vật chất, thượng tầng kiến thiết gồm những phương diện Luật pháp, Chính trị quy định Xã hội.
=> Giai cấp Xã hội và Đấu tranh Giai cấp.
Cái nguyên nhân tạo ra những Giai cấp Xã hội là sự đấu tranh chiếm hữu. Oâng nhìn thấy hiện tượng vô sản hóa Giai cấp Thợ thuyền. Xã hội phân chia ra hai Giai cấp chính: Giai cấp chiếm hữu và nắm quyền, Gai cấp Thợ thuyền bị khai thác và bị bóc lột. Oâng thuyết giải về tính cách Vong thân Lao động, nghĩa là một mặt đối với chính mình, người Lao động sản xuất, nhưng bị tước đoạt sản phẩm; mặt khác đối với tương giao xã hội trước người khác, người lao động biến thành cái máy làm theo quyết định của chủ bóc lột chứ không có sáng kiến tự mình.
=> Ảnh hưởng bởi Lý thuyết của David RICARDO.
Theo David RICARDO, Giá trị sản phẩm được đo lường bằng chính Giá trị Lao động hàm ngụ trong sản phẩm. Tư sản cũng chỉ là sự tích lũy Giá trị sản phẩm từ Giá trị Lao động. Oâng chủ trương Đấu tranh Giai cấp và hệ luận là Giai cấp Lao động phải dành lấy quyền làm chủ sản phẩm của mình. Cần một cuộc nổi dậy Cách Mạng dù bằng bạo động và Giai cấp Vô sản phải nắm trọn quyền hành độc tài tổ chức Xã hội.
Lénine lạm quyền cấu trúc hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy
Nếu Karl MARX cấu trúc hệ thống mang đậm tính cách lý luận do ảnh hưởng Triết học và Lý tưởng xã hội đậm hình thức tổ chức Cộng đồng Dòng Tu theo kiểu Thomas MOORE, thì LENINE, một người Chính trị, đã lấy những ý tưởng của MARX để đấu tranh chiếm quyền hành và tổ chức cai trị xã hội.
LENINE sinh năm 1870 vùng Simbirsk, giữa Oural và Moscou. Người anh cả của Oâng thuộc một tổ chức Khủng bố, đã muốn ám sát Nga Hoàng, nhưng bị bại lộ và người anh này đã bị treo cổ. Lúc ấy Lénine mới có 17 tuổi và đã bị đi lưu đầy và sống lần lượt tại Anh, Thụy sĩ và Pháp. Năm 1905, sau khi Nga bại trận đối với Nhật, nhóm của Lénine đã phát động nổi dậy, nhưng thất bại.
Năm 1917, Nga lại thất trận đối với Đức. Nhờ tài hùng biện của Lénine và tài chiến thuật của TROTSKY, cuộc CÁCH MẠNG VÔ SẢN tháng 10 đã thành công. LENINE trở thành Nguyên Thủ Quốc gia cho đến năm 1924, năm Oâng chết.
Tổ chức cai trị Xã hội được tiếp tục và trở thành khuôn khổ độc đoán dưới thời STALINE.
Xã hội Cộng sản được tổ chức thực hiện những chủ trương của MARX:
=> Cuộc đấu tranh đẫm máu thanh trừng Giai cấp tiếp tục khắt khe và vô nhân đạo dưới thời Staline. Giai cấp Tôn giáo, Trí thức và Tư bản bị tiêu diệt.
=> Truất hữu toàn vẹn những tư hữu. Tất cả trở thành CÔNG HỮU;
=> Giai cấp VÔ SẢN nắm quyền độc tài, mà đại diện Giai cấp này là Đảng Cộng sản duy nhất, nghĩa là quyền hành cai trị Xã hội và quản trị CÔNG HỮU thuộc về Đảng Cộng sản lãnh đạo Giai cấp vô sản.
=> Vì những phương tiện sản xuất là CÔNG HỮU, nên chỉ có Nhà Nước (Đảng Cộng sản) có quyền điều hành để sản xuất Kinh tế. Không còn Kinh tế tư nhân nữa mà chỉ còn Kinh tế do Nhà Nước hoạch định qua những Kế Hoạch (Ngũ niên);
=> Thực hiện một Xã hội bình đảng, không giai cấp, nên cá nhân được bao cấp tiêu thụ theo nhu cầu;
=> Một cuộc Cải Cách Ruộng Đất được thực hiện. Không còn tư hữu đất đai. Những đất nông nghiệp được chia ra làm hai loại canh tác: Kolkhoz và Soukhoz. Dù canh tác thuộc loại nào chăng nữa, nông dân trở thành những Công nhân (Ouvriers agricoles)
=> Thương mại không những không được coi là sản xuất giá trị, mà còn bị coi là ăn bám sản xuất, nên bị bỏ đi. Thay vào đó, Nhà Nước tổ chức những Hợp tác xã để phân phối hàng hóa giữa sản xuất và tiêu thụ.
=> Dưới thời Staline, Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản được phát động để mang Cách Mạng Vô sản đến những nước khác. Theo đúng chủ trương đấu tranh giai cấp bằng bạo động của Karl Marx, Nga cung cấp vũ khí để làm bất ổn tại những Quốc gia khác để tạo cơ hội chiếm quyền hành.
Những lý do thất bại của hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy
Khi lên nắm quyền năm 1985, Gorbatchev đứng trước một tình trạng Kinh tế tập quyền chỉ huy hòan tòan thiếu thốn thực sự kéo theo một tình trạng xã hội hòan tòan đồi tệ.
Oâng Andrei GRETCHEV, cố vấn Chính trị của Gorbatchev đã phải tuyên bố rằng tình trạng suy thóai tận cùng Kinh tế, sự đồi trụy của xã hội và tình trạng ươn hèn của đảng viên đã buộc Gorbatchev phải phất cờ trắng xin hàng với Thế giới Tự do trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Nga không còn phương tiện giữ 500'000 lính canh chừng chế độ tại những nước chư hầu Đông Au và không thể tài trợ để giữ những cơ sở Ngọai giao và nuôi những nhân viên vừa ngọai giao vừa gián điệp khắp Thế giới.
Giới công nhân trong guồng máy Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã lưu truyền câu nói: “Ils font semblant de nous payer, on fait semblant de travailler“ (Chúng (nhà nước) làm giống như trả tiền lương, người ta cũng làm giống như có làm việc), nghĩa là họ không trả tiền thì mình cũng không làm việc.
David KINGS, trong cuốn MIKHAIL S.GORBATCHEV do Tác giả David KINGS, xuất bản năm 1988 do Time Incorporated N.York, được dịch ra Pháp ngữ dưới tựa đề MIKHAIL GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME, đã tả tình trạng bại họai của những công chức nhà nước như sau: Tất cả mọi người, từ ngưới gác cổng đến Bộ trưởng, đều phải ăn hối lộ nhỏ lớn. Ngay cả những Huy chương cũng đem ra đổi lấy một lượng xúc xích (saucisses) để ăn. (Même les décorations de guerre pouvaient s’échanger contre la quantité de saucisses (Ngay cả những Huy chương chiến chanh cũng có thể đem ra đổi lấy một số lượng xúc xích để ăn) (Sách đã trích dẫn MIKHAIL GORBATCHEV, trang 154)
Tình trạng thê thảm Kinh tế này càng đẩy mạnh mọi người vào say sưa Vodka, vào ma túy, vào ly dị, đĩ điếm. Một câu khuyên rằng nếu muốn kêu thợ đến sửa điện, thì đừng kêu họ đến lúc sau trưa vì họ có thể làm cháy nhà vì đã say khướt rượu từ buổi sáng rồi.
Sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, chính bản thân tôi đã sang Mạc Tư Khoa và chứng kiến tận mắt cảnh nghèo khó Kinh tế của Thủ đô quyền lực độc tài này. Tôi đã đến và ăn Phở trong chính Đôm 5 cũ, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa học, ngày nay vì nghèo quá, những phòng được phá thủng để bán chạp phô, mở tiệm phở. Tôi đã thăm Đôm 5 mới, tại đây tôi đã được ăn thịt chó (chó Berger KGB) lần đầu tiên từ khi rời Việt Nam năm 1965.
Tình trạng tồi tàn Kinh tế, bại họai xã hội, hòan tòan xười ra của cán bộ và tham nhũng đến những hớp Vodka là một ĐỊNH MỆNH làm sụp đổ chế độ. Tình trạng giống như trái cây đã chín rữa và sắp tự động rơi xuống đất để thối ra. Nếu lấy dây cột treo nó vào cành, thì may ra nó chưa rụng ngay. Cuộc Cải Cách mà GORBATCHEV tuyên bố chỉ là tìm những sợi dây hy vọng cột lại phần nào cho trái cây chín rũa sắp rơi khỏi cành.
Năm 1989, Liên Xô và những nước chư hầu Cộng sản Đông Aâu lần lượt sụp đổ mà lý do chính yếu là đời sống Dân chúng quá đói nghèo, nghĩa là sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy.
Hãy thử tìm hiểu những lý do thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy này.
=> Nỗ lực sản xuất Kinh tế không nhằm về phát triển Kinh tế, mà nhằm củng cố cho Đảng Cộng sản và Chính trị của Đảng. Khả năng phát triển Kinh tế Quốc gia đã bị tiêu dùng cho mục đích Chính trị. Trong suốt những năm sản xuất, Liên xô sản xuất vũ khí nhiều hơn việc sản xuất những hàng thường dùng của người lao động. Lấy một vài tỉ dụ hiện giờ : Trung Cộng tiêu tốn gần 50 tỉ Mỹ Kim cho sự vẻ vang Chế độ Chính trị của mình, hơn là phục vụ đời sống thực của Dân chúng; một số những xây cất ở Việt Nam cũng nhằm phục vụ cho Đảng và thể chế Chính trị, chứ không nhằm mục đích Kinh tế cho người Dân nghèo.
=> Khi Nhà Nước nắm giữ những chi tiêu và điều hành những Tập đoàn sản xuất công, thì việc chi tiêu chắc chắn không được căn cơ cho có hiệu lực. Câu nói “Chi tiêu tiền chùa“ hay “Cha chung không ai khóc“ cho thấy thực trạng lãng phí ắt phải xẩy ra, đó là chưa kể đến chủ tâm cắt xén của chung làm của riêng. Đây là một điều tự nhiên. Câu ngạn ngữ Kinh tế tư bản:“Làm ra tiền đã khó, nhưng chi tiêu tiền bạc còn khó hơn“. Đối với Kinh tế tư bản, khi chi tiêu, đã phải tính mình thu vào bao nhiêu lợi nhuận, nghĩa là tính cuyện làm sinh lời Kinh tế thực sự trước khi bỏ một đồng ra tiêu. Chỉ có tiền tư hữu riêng của mỗi người, thì người đó mới căn cớ tính toán để chi tiêu cho đúng.
=> Nói về việc tiêu thụ, người lao động cũng dễ lười biếng khi thấy rằng mình cố gắng làm việc mà chỉ được hưởng đồng đều như người không chịu khó làm việc. Chính việc tư hữu những sản phẩm làm ra và được tiêu thụ là động lực kích thích sự chịu khó làm việc. Người ta nói rằng con gái Nga đẹp, nhưng thiếu nụ cười, bởi vì nụ cười của người con gái trong Kinh tế tự do có tư hữu được thưởng công, trong khi đó người con gái của Kinh tế chỉ huy có cười cả ngày cũng chỉ lĩnh được phần tiêu thụ đồng đều như người không cười. Vậy thì cười làm gì để trại quai hàm.
=> Về sản xuất tại những Soukhoz, Kolkhoz, chính hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy cũng đã phải sửa sai. Hiệu năng nông nghiệp của Soukhoz và Kolkhoz thấp xuống, Nhà Nước đã phải cấp cho mỗi Gia đình một khoảng đất tư để trồng trọt riêng cho Gia đình. Thửa đất tư có rau cỏ mọc tươi tốt, nhưng thửa ruộng công thì cây cỏ dễ khô héo. Cũng vậy con bò tư thì to béo và nhiều sữa, nhưng con bò nhà nước thì gầy còm, chỉ nhỏ giọt sữa.
=> Một tình trạng làm nản cố gắng sản xuất nữa, đó là những người cố gắng sản xuất, sản phẩm không những chỉ được bao cấp đồng đều mà còn bị chính cán bộ đảng không chân lấm tay bùn, có quyền chia cho mình phần lớn hơn để tiêu xài phung phí. Giảm cố gắng vì thấy người ngồi mát ăn bát vàng tham nhũng, hối lộ.
=> Những sinh hoạt Kinh tế quốc gia Cung, Cầu được hoạch định bằng những Kế Hoạch Ngũ Niên không được chính xác vì những người làm Kế hoạch thiên về Chính trị hơn là chuyên môn Kinh tế và vì sự phù hợp giữa Cung và Cầu có tính cách sinh động cập nhật ngắn hạn chứ không cứng nhắc dài hạn.
Hậu quả nào cho Kinh tế Tự do Thị trường
Mafia nhóm đảng “định hướng XHCN”
Chiếm được Miền Nam Việt Nam năm 1975, CSVN vẫn áp dụng Kinh tế tập quyền chỉ huy để đi từ thất bại những vùng Kinh tế mới đến dân đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa phải ăn bo bo. Năm 1989, Thế giới Cộng sản sụp đổ, không còn viện trợ nữa, dân chúng sống trong cảnh nghèo đói cùng cực.
CSVN buộc phải mở cửa chấp nhận hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường để cứu vãn Kinh tế. Bề mặt tuyên bố chấp nhận hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường nhưng thêm vào mấy chữ “định hướng XHCN” để che đậy cho một nội dung vẫn là Kinh tế tập quyền chỉ huy. Đây là việc vá víu che đậy.
Chúng tôi thường ví việc vá víu này như việc CSVN đi vá VÁY ĐỤP của những bà nhà quê Miền Bắc thời nghèo khó Pháp thuộc. Marx-Lénine vẽ mẫu và may cho XHCH một chiếc VÁY lý tưởng bắt Dân mặc. Dân mặc không được vì chiếc váy không hợp, còn dầy vò thắt bụng dân đến đau đớn. Váy đã cũ kỹ không mặc được nữa. Dân Nga và Đông Aâu cởi phăng nó ra vất đi để tự mình đi kiếm may váy mới. Nhưng vì chiếc váy được vẽ mẫu bởi Marx-Lénine và còn đeo tòng teng nhãn hiệu Xã Hội Chủ Nghĩa, nên CSVN đã gọi chiếc VÁY ĐỤP ấy là Kinh tế Tự do Thị trường Định hướng XHCN.
Dù có tuyên bố mấy đi nữa về việc chấp nhận hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường thì người ta vẫn thấy cái bản chất cũ của cái váy là Tập quyền và Chỉ huy qua những sự việc sau đây:
=> Vẫn giữ độc đảng và độc tài để thiết lập một Môi trường Chính trị-Luật pháp độc tài cho Kinh tế, nói cách khác phủ nhận một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp đòi hỏi bởi một hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực.
=> Xử dụng hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, có quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.
=> Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế. Khi mà đảng viên giữa quyền độc tài Chính trị từ Trung ương đến Tỉnh, Quận..., thì khi có quyền làm Kinh tế, thì những đảng viên này giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình hay gia đình mình. Những cá nhân đảng viên CSVN, với quyền Chính trị độc đóan từ Trung ương đến Địa phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những cá nhân tư doanh không phải là đảng viên CSVN.
=> Đảng và Nhà nước CSVN vẫn nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc gia (Ressources naturelles) và nguồn nhân lực (Ressources humaines) là SỞ HỮU NHÀ NƯỚC hay đúng hơn là SỞ HỮU ĐẢNG. Họ có tòan quyền bán hay phân phối sở hữu này cho dân hay cho tài phiệt nước ngòai. Việc nhượng đất đầu nguồn 50 năm cho Tầu mới đây là tỉ dụ điển hình. Nếu CSVN còn coi Đất đai, Tài nguyên là CÔNG HỮU, nghĩa là thuộc về Tòan Dân, thì họ buộc phải hỏi ý kiến Dân. Điều tồi tệ hơn cả là họ coi người Việt Nam như dưới thời Nô lệ để họ bán sức lao động cho tài phiệt nước ngòai, thậm chí bán phụ nữ phục vụ tình dục.
=> Vì chủ trương sản xuất cấp bách những hàng thô sơ phục vụ cho Thị trường nước ngòai, nhất là Tây phương, để ăn xổi ở thì cho thu nhập của nhóm đảng Mafia, nên CSVN đã hầu như bỏ quên việc phát triển Nông nghiệp, nền tảng tự nhiên của Kinh tế quần chúng Việt Nam. Thậm chí họ còn cướp đất nông nghiệp để phục vụ cho chế xuất ngọai lai. Phong trào Dân Oan đang đứng lên chống lại sự bất công này.
=> Nếu trong thời hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy còn dựa trên một Ý thức hệ Mác-Lê ảo mộng (Marxisme-Leninisme utopique) với hai chữ BAO CẤP gắn liền cho hữu lý, thì Cơ Chế Kinh tế tập quyền chỉ huy của CSVN hiện nay, mặc dầu mang “định hướng XHCH”, nhưng gạt ra ngòai hai chữ BAO CẤP, nghĩa là họ không còn trách nhiệm đối với dân nghèo nữa mà chỉ biết vơ vét của chung thành của riêng cho nhóm đảng Mafia độc tài.
Đứng về mặt kỹ thuật làm ăn trong một thế giới cạnh tranh mà họ đã Mở cửa, vào APEC, vào WTO, thì Cơ Chế Kinh tế Mafia tập quyền chỉ huy của CSVN hiện nay sẽ mang Kinh tế Việt Nam đến tụt hậu sánh với những nền Kinh tế trong vùng, bởi những tệ hại thực tiễn sau đây:
* Thiếu hiệu năng bởi vì những tác nhân Kinh tế thiếu khả năng hay thiếu cố gắng sáng tạo, mà chỉ dùng quyền lực nắm những ưu tiên Kinh tế thu lợi cho cá nhân.
* Thiếu tính tóan căn cơ Tài chánh trong họat động kinh tế để có kết quả tương xứng. Nếu thua lỗ, thì có Tài chánh nhà nước bù đắp.
* Lãng phí ngân sách vì đây là tiêu tiền rồi tính sổ cho nhà nước chịu. Mà tiền nhà nước lại là tiền từ dân.
* Lợi dụng quyền lực Chính trị và quyền chủ đạo Kinh tế để ăn hối lộ, làm tham nhũng. Vì là độc đảng, nên hối lộ, tham nhũng được đảng che chở cho nhau.
Hiện nay, nhóm đảng Mafia CSVN không quan tâm đến tương lai phát triển Kinh tế bền vững Đất nước, mà chỉ chú tâm đến những sinh họat Kinh tế ăn xổi ở thì thu vào túi riêng cho đảng và những cá nhân đảng viên.
Cơ chế Kinh tế tập quyền chỉ huy nhóm đảng này cũng giống như Cơ chế tại Trung quốc. Hai Cơ chế trong một thời gian, bóc lột sức lao động quốc nội để sản xuất những hàng hóa thô sơ phục vụ nước ngòai, đã có những kết quả trong việc thu nhập nhất thời cho một nhóm người chứ không nhằm tạo mãi lực quần chúng để bảo đảm tính cách độc lập của một nền Kinh tế. Một Cơ chế Kinh tế như vậy không thể nói là sự phát triển bền vững lâu dài cho đại đa số quần chúng.
Chúng tôi thấy Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết tóm gọn và xác thực về Kinh tế/ Thương mại tập quyền chỉ huy nhóm đảng ở Trung quốc cũng như ở Việt Nam như sau:
“It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries” (Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay).
Chính nhóm đảng chủ trương Cơ chế Kinh tế như vậy đang lo sợ những bạo lọan có thể xẩy ra cho chính Chế độ Chính trị.
Tại Việt Nam, những Cố vấn, những Chuyên viên, những Giáo sư Kinh tế đã lên tiếng cảnh cáo cho sự bấp bênh và tình trạng đi xuống của Kinh tế. Chúng tôi đã đăng tải nhiều lần về tình trạng này và không cần lập lại ở đây. Gần nhất, ngày 13.04.2010, Thông tấn AFP, từ Hà Nội, đánh đi bản tin:
“La stabilité macro-économique plus que la croissance rapide est nécessaire au développement durable du Vietnam, a estimé la Banque Asiatique de Développement (BAD) dans un rapport publié mardi” (Sự vững bền của nền Kinh tế tổng thể hơn là đà phát triển nhanh chóng là cần thiết cho việc phát triển lâu dài của Việt Nam, Ngân Hàng Phát triển Á châu thẩm định như vậy trong bản phúc trình tuyên bố ngày thứ ba)
Tại Trung cộng, chính Thủ tướng Oân Gia Bảo đã phát biểu ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội Nhân Dân nỗi lo lắng về thực trạng của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy của nhóm đảng Mafia:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Chính nhật báo Le Monde cũng tả hố sâu nghèo nàn của quần chúng nông thôn và thiểu số giầu nứt khố của nhóm đảng Mafia như sau:
“La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.” (Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)
Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16).
Thú nhận những điểm như trên đây rồi, chính Ôn Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên:
“Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” (Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Với chủ trương Kinh tế tập quyền chỉ huy nhóm đảng Mafia, chắc Việt Nam phải nói là trên 100 năm nữa, Việt Nam mới có một nền Kinh tế tân tiến.
Sự bền vững phát triển của nền Kinh tế
tản quyền: Dân chủ hóa Kinh tế
Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội Đảng năm 2011 đã viết rõ rệt: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, nghĩa là nhóm Mafia CSVN vẫn tiếp tục chủ trương Kinh tế tập quyền chỉ huy cho nhóm đảng. Trước tình trạng quần chúng nghèo và ngay cả giới trí thức phản đối về những bất công, bóc lột của Cơ chế Kinh tế như vậy, dường như nhóm đảng Mafia CSVN đang tìm những mánh khóe tuyên truyền lừa đảo để an dân, tỉ dụ:
=> Cần sự ổn định xã hội để phát triển.
Tuyên truyền điều này, họ nhằm bịt miệng tất cả những ai muốn đứng lên chống lại những bất công từ Cơ chế Kinh tế tập quyền chỉ huy bóc lột cho nhóm đảng mà họ đang chủ trương. Thực ra ổn định xã hội không phải là sự câm nín trước bạo lực mà họ đang dùng để bịt miệng tòan dân trong một nhà tù lớn. Oån định xã hội phải là một tình trạng hài hòa, công lý được tôn trọng đồng đều. Tỉ dụ họ bịt miệng Lm NGUYỄN VĂN LÝ để nhốt Ngài vào tù là có ổn định được Cha Lý. Chỉ có sự ổn định trong con người của Cha Lý khi Ngài thấy rằng việc bất công nhốt tù Ngài không còn nữa. Một nước ao tù, bình lặng bề mặt, mà bên dưới đầy trùng độc, thì không thể gọi là nước ao yên lành. Để xã hội có ổn định, quyền lợi của từng cá nhân phải được tôn trọng đồng đều. Không có CÔNG LÝ, thì không có HÒA BÌNH, nghĩa là không có xã hội ổn định.
=> Nêu ra Ý thức hệ Mác-Lê và tư tưởng Hồ chí Minh.
Ca ngợi cái Ý thức hệ Mác-Lê và tư tưởng Hồ chí Minh để họ lấy cái cớ mà giữ lại cái Cơ chế Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế. Cái Ý thức hệ Mác-Lê chỉ là ảo tưởng và đã bị chôn vùi từ 1989. Trước đây Cộng sản đã dùng Ý thức hệ ảo tưởng ấy để nắm độc tài Chính trị và tước đọat TƯ HỮU, một quyền tự nhiên gắn liền với con người. Súc vật với nhau, chúng cũng biết tôn trọng vùng săn mồi mà con vật khác đã dùng dấu hiệu ghi quyền tư hữu của mình. Chính CSVN hiện nay, miệng nói là theo Ý thức hệ Mác-Lê, nhưng chúng đã giết chính Ý thức hệ này để trở thành tư bản đỏ, bóc lột tàn nhẫn dân nghèo vô sản. Hãy tôn trọng nhân phẩm và CÔNG LÝ giữa người với người, đó là Ý thức hệ muôn thuở.
=> Nêu ra chiêu bài Hòa Giải Hòa Hợp để dụ dỗ
Chiêu bài này thường được CSVN nêu ra nhằm mục đích dụ dỗ những thành phần ham chia phần bánh vẽ với CSVN. Việc Hòa Giải Hòa Hợp giữa những thành phần giữ quyền hành điều hành Quốc gia để vẫn giữ độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, thì đó chỉ là việc dàn xếp để những thành phần điều hành chia nhau miếng ăn bóc lột được. Chúng tôi cũng kêu gọi Hòa Giải Hòa Hợp, nhưng đó là việc Hòa Giải Hòa Hợp giữa quyền lực độc tài hiện hành với người Dân quốc nội đang bị đàn áp và bóc lột bất công do CSVN nắm trọn quyền hành gây ra. Tỉ dụ lập ra một đảng thứ hai để hai đảng ngồi chung chia quyền hành trị nước, đây không phải là Hòa Giải Hòa Hợp mà chỉ là mưu mô xảo quyệt để hai đảng cùng đè nén, bốc lột Dân nữa.
=> Nới rộng Dân chủ
Trước việc đòi hỏi Dân chủ, CSVN có thể tuyên bố tham khảo ý kiến quần chúng như là nới rộng Dân chủ. Dân chủ không phải là sự ban phát từ những người có quyền. DÂN CHỦ là một nguyên tắc do chính những cá nhân quy định với nhau để giải quyết những tranh chấp khi những cá nhân ấy sống chung với nhau, để cùng tuyển chọn những người điều hành công việc chung. Như vậy, Dân chủ cũng là phương tiện để giữ sự ổn định xã hội.
Chúng tôi đã viết về hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường mà Aán độ đang áp dụng để phát triển bền vững và lâu dài Đất nước của họ. Đây là bài học DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ.
Khi chúng tôi kêu gọi DỨT KHÓAT PHẾ BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH ĐỂ PHÁT TRIỂN, không phải là chúng tôi kêu gọi đấu tranh Chính trị cực đoan hay phản đối Ý thức hệ Mác-Lê đã chết từ lâu. Chúng tôi hòan tòan đứng ở phương diện quyền lợi Kinh tế của Đất Nước mà kêu gọi. Phải chấm dứt cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị NẮM Độc quyền Kinh tế và thực hiện việc DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ nghĩa là một nền Kinh tế phải vì Dân và cho Dân.
Việc tản quyền Kinh tế đến mọi người Dân là việc giữ thăng bằng phát triển Kinh tế trong lâu dài và bền vững.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 15.04.2010
Tran trong/Best Regards/Respectueusement
Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist
=> Weekdays: 22 Rue du Prieure, CH-1202 GENEVA, Switzerland
Tel: 0041 22 7318266. Fax: 0041 22 7382808. Mobile: 0041 79 766 65 83
=> Weekends: 40 Lischenweg, CH-2503 BIEL/BIENNE, Switzerland
Tel: 0041 32 3652449. Fax: 0041 32 3652449. Mobile: 0041 79 766 65 72

30 THÁNG TƯ * NHỮNG THIÊN BI HÙNG SỬ

*
Tượng năm Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết 30/04/75
Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung tạc tượng chân dung năm Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết 30/04/75.

Tác Giả: Đoàn Quang


Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam
(1927 – 1975)

Thiếu Tướng Phạm văn Phú
(1929 – 1975)

Chuẩn Tướng Lê văn Hưng
(1933 – 1975)

Chuẩn Tướng Lê nguyên Vỹ
(1933 – 1975)

Chuẩn Tướng Trần văn Hai
(1926 – 1975)

Tác Phẩm của Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung
http://www.phamthetrung.blogspot.com
p.sculptor@gmail.com

---o0o---


Toronto News : Oct.25, 2009
Đoàn Quang viết

Là bạn lâu năm với Phạm Thế Trung nên mỗi khi có sáng tác mới anh thường email cho xem rồi chúng tôi bàn xa tán gần với nhau về những tác phẩm mà anh đã hoặc sắp thực hiện. Sau một thời gian dài không có dịp gặp lại, tuần qua anh điện thoại mời tôi lên để xem những sáng tác mới mà anh đã dành hơn một năm để hoàn tất. Từ nhà tôi tới Studio chỗ anh làm việc mất gần 2 tiếng lái xe nhưng tôi đã không ngại xa xôi để tìm tới thăm …

Phải nói là tôi đã không dám nghĩ tới có một ngày được nhìn thấy tượng chân dung của năm Tướng lãnh đã vì danh dự của Tổ Quốc , trách nhiệm cùng toàn dân, dùng độc dược , hoặc những viên đạn cuối cùng tự kết liễu đời mình như dóng lên tiếng nói đầy quả cảm ,theo gương của các bậc tiền nhân , khi đất nước bị xâm lăng nếu đã không gìn giữ được bờ cõi thì ” Thà chết theo Thành chứ không chịu đầu hàng ”, Đó là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ và Chuẩn Tướng Trần văn Hai . Những vị anh hùng đã quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng…

Bằng chất liệu đất sét, ĐKG Phạm Thế trung đã tạc 5 chân dung nói trên với kích thước : cao 52 inches, ngang 33 inches , anh dùng lối tả chân hiện thực để khắc ra được những nét kiêu hùng , oai nghi và mãnh liệt…, thêm vào đó anh còn diễn đạt rất rõ nét những cá biệt trên từng gương mặt, từng ánh mắt cương quyết và đầy quả cảm của mỗi vị . Quân phục , cấp bậc, mũ nón và huy hiệu khắc rất tinh vi , phát tiết ra phong thái can trường của các Tướng chỉ huy nơi chiến địa .Khi được hỏi vì sao Tướng Phú lại mang quân phục “nhẩy dù”, hoặc Tướng Trần Văn Hai mang quân phục “Cảnh Sát ‘’ , tôi đã được anh giải thích : - Tướng Phạm Văn Phú xuất thân là một sĩ quan trong binh chủng Nhẩy Dù và Tướng Trần Văn Hai đã nổi tiếng với toàn quân dân khi ông là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia trước đó, nên tác giả muốn ghi lại những hình ảnh đặc biệt này.

Sự cảm xúc khi nhìn thấy những tượng chân dung điêu khắc quá giống , khiến tôi nghe ra như có tiếng la xung phong đang vang dội cả một góc trời của các trận đánh khốc liệt năm xưa , những An Lộc , Kontum , Lai Khê…những trận chiến đã tạo ra nhiều trang sử oai hùng được viết bằng máu xương và nước mắt.!

Tôi nhìn sững chân dung của năm vị Tướng Lãnh , những vị mà 35 năm qua kể từ biến cố 30/4/1975 , đã có rất nhiều bài viết , văn, thơ nói đến, viết về …nhằm ngợi ca tinh thần trách nhiệm, nghĩa khí của những vị anh hùng đã tuẫn tiết cùng với nỗi đau chung của dân tộc . Trong cùng tinh thần đó qua nghệ thuật tạo hình , PhạmThế Trung đã làm sống dậy tinh thần bất khuất của các chiến sĩ đã hy sinh máu xương, tiến về phía trước để giữ gìn từng tấc đất của Cha Ông , bằng cách tạc chân dung 5 vị anh hùng đã tự sát trong ngày 30/4/1975. Tượng đài của các Tướng lãnh cũng là một biểu tượng hùng hồn nói lên tính chất quả cảm và oai hùng của toàn thể quân dân cán chính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .

Và trên hết mọi điều, những hình tượng này mang ý nghĩa của lòng ngưỡng mộ …đây là một sự tưởng niệm của toàn thể chiến sĩ và đồng bào đối với những Anh Hùng dân tộc đã sống và chết cho chính nghĩa của quê hương, một quê hương với nhiều điêu linh tan tác , nhưng đã từng có những trang sử đầy hiển hách và hùng tráng …

Đoàn Quang

Phạm thế Trung đang tạc tượng Chuẩn Tướng Lê nguyên Vỹ

Nguồn: http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1686:1686&catid=37:bandoc&Itemid=56


Tướng Lãnh VNCH 30/04/1975
qlvnch-sm-1

toquocghion1
Những Vị Tướng Tự Sát :

* Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 (1927-1975)
Vào lúc 11 Giờ 30, ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ giã các binh sỉ đã tự kết liễu đời mình.
* Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4 (19??-1975 )
Tướng Hưng đã được vinh danh “Anh Hùng An Lộc” trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc Bình long. Tướng Hưng đã tự sát vào tối ngày ngày 30.04.75 tại văn phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối.

* Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (1933-1975)
Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê.

* Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh (1925-1975)
Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Hai đã tự sát tại trung tâm Ðồng Tâm.

* Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 (1928-1975)
Thiếu Tướng Phú là người trách nhiệm trong cuộc hành quân triệt thoái quân dân khòi ba tỉnh Cao Nguyên, đã bị thất bại nặng nề và đau đớn nhất trong quân sử cận đại. Tướng Phú tự tử tại nhà vào ngày 30.04.75.
* Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn (1940-1975)
Ðại Tá Hồ ngọc Cẩn đã anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng. Ðại Tá Cẩn đã bị quân cộng sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ.
* Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh
Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bảy người con đã tự tử bằng súng lục.
* Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long
Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long tuẩn tiết sáng 30-4-75 dưới chân tượng đài Thủy quân lục chiến.
ngvlongp2 hongoccan_011

Những Vị Tướng đã rời Việt Nam trước ngày mất nước 01. Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu, Tồng Thống kiêm Tư Lệnh Việt Nam Cọng Hoà. Lúc từ chức (ngày 21 tháng 4, 1975), ông tuyên bố là ông trở về quân đội để tiếp tục chiến đấu. Ngày 25,4,1975 ông Thiệu cùng ông Trần Thiện Khiêm rời Việt Nam trên một chuyến bay do Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tổ chức.
02 Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Kiêm Tồng Trưởng Quốc Phòng – từ chức thượng tuần tháng tư 1975 và rời Việt Nam cùng lúc với Nguyễn văn Thiệu .
03 Ðại Tướng Cao văn Viên, Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà.
04 Trung Tướng Ðặng văn Quang, Phụ Tá An Ninh Quốc Gia, Phủ Tổng Thống.
05 Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Phụ Tá Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà.
06 Trung Tướng Ðồng văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu, Kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
07 Trung Tướng Trần văn Trung, Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
08 Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Quân Huấn.
09 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, Quân Khu 1. Người hùng của chiến trường Thành nội Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 và chiến trường Huế-Quảng Trị trong trận chiến Mùa Hè đỏ lửa 1972.
10 Trung Tướng Nguyẽn văn Toàn, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3, Quân Khu 3.
11 Trung Tướng Nguyẽn văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô.
12 Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 1.
13 Thiếu Tướng Hoàng Lạc, Tư Lệnh Phó Quân Khu 1.
14 Chuẩn Tướng Trần văn Nhựt, Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh.
15 Thiếu Tướng Nguyễn duy Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.
16 Chuẩn Tướng Phan Ðình Niệm, Tư Lệnh Sư Ðoàn 22 Bộ Binh.
17 Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù.
18 Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.
19 Phó Ðề Ðốc (Trung Tướng) Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân.
20 Trung Tướng Trần văn Minh, Tư Lệnh Không Quân.
21 Thiếu Tướng Võ xuân Lành, Tư Lệnh Phó Không Quân.
22 Chuẩn Tướng Ðổ Kiến Nhiễu, Ðô Trưởng Sài Gòn.
23 Thiếu Tướng Nguyẽn Khắc Bình, Tư Lệnh Cảnh Sát kiêm Ðặc Uỷ Trưởng Tình Báo Trung Ương, cùng các vị Tướng nắm giữ các ngành của lực lượng Cảnh Sát.


Những Vị Tướng đã rời Việt Nam trong ngày mất nước
: 01 Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ, cựu Tư Lệnh Không, cựu Phó Tổng Thống. Những ngày cuối cùng, ông tuyên bố là sẽ rút về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức tử thủ.
02 Trung Tướng Vĩnh Lộc, nhận chức Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà lúc 3 giờ chiều 29.04.1975.
03 Chuẩn Tướng Nhuyễn Hữu Tần, Tư Lệnh Sư Ðoàn 4 Không Quân, kiêm Tư Lệnh Không Quân từ ngày 29.04.1975.
04 Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, nhận chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận lúc 5 giờ chiếu 29.04.1975. Khi nhận chức ông nói rằng: Nếu không xong thì ông xuống Cần Thơ đem Liên Ðoàn 7 Công Binh Kiến Tạo lên Thất Sơn (tỉnh Châu Ðốc) tổ chức chiến đấu.


Những Vị Tướng đã bị Kẹt Lại
Những Vị bị Cộng Sản đày đọa trong các trại tù tập trung từ 12 năm đến 17 năm
01 Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi, Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Ðoàn 3 tại chiến trường Phan Rang, bị bắt khi thất thủ.
02 Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Ðoàn 6 Không Quân, bị bắt cùng Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi khi chiến trường Phan Rang thất thủ.
03 Chuẩn Tướng Trần văn Cẩm, Tư Lệnh Phó, Quân Ðoàn 2.
04 Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn 3.
05 Chuẩn Tướng Huỳnh văn Lạc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 Bộ Binh.
06 Thiếu Tướng Lê minh Ðảo, Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.
07 Chuẩn Tướng Mạch văn Trường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh.
08 Thiếu Tướng Lý tòng Bá, Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.
09 Ðại Tá Nguyễn Ðình Vinh, Tư Lệnh Phó Quân Khu 4.
10 Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân.
11 Chuẩn Tướng Phạm duy Chất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân Quân Khu 2, chỉ huy cuộc hành quân rút bỏ tỉnh Cao Nguyên hồi tháng 3.1975.
12 Ðại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.
13 Ðại Tá Lê hữu Ðức, Quyền Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.
14 Chuẩn Tướng Lê văn Thân, Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Ðộ. Nhận chức chiều 29.04.1975.
15 Chuẩn Tướng Lê trung Trực, Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng.
16 Ðại Tá Nguyễn xuân Hường, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 1 Kỵ Binh.
17 Ðại Tá Nguyễn đức Dung, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binh.
18 Chuẩn Tướng Trần quang Khôi, Tư Lệnn Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh.
19 Ðại Tá Trần ngọc Trúc, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 4 Kỵ Binh.
20 Thiếu Tưóng Trần bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
21 Chuần Tướng Vũ văn Giai, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.
22 Chuần Tướng Lê văn Tư, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.
23 Thiếu Tướng Văn Thành Cao, Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
24 Thiếu Tướng Ðoàn văn Quảng, cựu Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.
25 Trung Tá Bùi thế Dung, Thứ Trưởng Quốc Phòng trong thành phần chánh phủ chưa kịp trình diện.
26 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn May, Tư Lệnh Vùng 5 Duyên Hải.
27 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn bá Trang, Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211.
28 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn Tấn, Quyền Tư Lệnh Hải Quân vào những giờ cuối cùng.
29 Thiếu Tướng Cảnh Sát Bùi văn Nhu, Tư Lệnh Phó Cảnh Sát. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.
30 Cựu Thiếu Tướng Huỳnh văn Cao, Nghị Sĩ.
31 Chuần Tướng Hồ trung Hậu, Binh Chủng Nhảy Dù, Chánh Thanh Tra Quân Ðoàn 3.
32 Ðại Tá Nguyễn khắc Tuân nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Tham Mưu chiều 29.04.1975. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.
33 Ðại Tá Lại Ðức Chuẩn, Trưởng Phòng Nhất Tổng Tham Mưu
34 Ðại Tá Phạm bá Hoa, Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
35 Ðại Tá Ngô văn Minh, Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Ðô.
36 Ðại Tá Vũ Ðức Nghiêm.

Những Vị bị Cộng Sản đày đọa trong các trại tù tập trung trên 10 năm 01 Cựu Trung Tướng Nguyễn hữu Có.
02 Cựu Ðề Ðốc Trần văn Chơn.
03 Cựu Thiếu Tướng Nguyễn chấn Á.
04 Cựu Thiếu Tướng Phan Ðình Thứ, Tự Lam Sơn.
05 Ðại tá Ðàm Trung Mộc cưụ Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát QG. Sau 30-4, ông bị giam tại Chí Hòa để rồi tháng 2/1976, ông bị đưa ra Vĩnh Phú rồi về Hà Tây, và ông mất tại đó vào ngày 14/11/1982, thọ 65 tuổi.


Những Vị bị Cộng Sản bị giam chưa đến 3 năm 01 Thiếu Tướng Quân Y Vũ ngọc Hoàn, cựu Cục Trưởng Cục Quân Y.
02 Chuẩn Tướng Quân Phạm bá Thanh, Cục Trưởng Cục Quân Y.
03 Ðại Tá Nguyễn văn Lộc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 106 Biệt Ðộng Quân. Sư Ðoàn này thành lập vào những ngảy cuối tháng 4.1975 và bảo vệ vùng Phú Lâm, cửa ngõ phía Tây Sài Gòn. Thời gian trong tù chưa đến một năm.
04 Ðại Tá Dương thanh Sơn, em ruột Tổng Thống Dương văn Minh.









“Anh hùng tử, khí hùng bất tử”
Tháng 4 năm 1975, khi Tổng Thống 48 giờ không do dân bầu Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân CSBV, QLVNCH lại sản sinh ra nhiều vị anh hùng “thà chết không hàng giặc”. Đó là các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, và Phạm Văn Phú. Người đời xem năm vị tướng anh hùng này là “Ngũ Hổ Tướng”.
Đại úy Hoàng Bôi phục vụ tại Phi Đoàn 247, Trực Thăng Vận Tải Chinook CH47, Sư Đoàn 1 Không Quân, QLVNCH. Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang. Phá Tam Giang nổi tiếng, không những vì là con phá lớn nhất của đất nước, mà còn nổi tiếng nhờ qua những câu thơ:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Là phi công trực thăng, trước khi trở thành phi công lái Chinook, anh đã từng bay yểm trợ cho mặt trận vùng giới tuyến, anh đã bay qua phá Tam Giang, nơi chôn nhau cắt rốn. Bài hát “Chiều Trên Phá Tam Giang” của Trần Thiện Thanh làm cho anh chợt nhớ Sài Gòn, chợt nhớ làng quê nhỏ bé đang điêu linh vì cuộc chiến vô nghĩa do bọn Cộng Sản Bắc phương đang tiến hành từ mấy chục năm nay. Ngôi giáo đường Lai Hà, và Trường Trung Học Tam Giang ẩn mình sau lũy tre xanh, nơi đã chôn dấu
biết bao kỹ niệm của thời niên thiếu, với vị Linh mục khả kính, Cha Nguyễn Phùng Tuệ, giờ chỉ còn trơ lại những bức tường loang lổ. Dấu vết chiến tranh đang tàn phá làng quê anh.
Những ngày cuối tháng 3 năm 1975, thành phố Đà Nẵng hầu như lính nhiều hơn dân. Dưới quyền Tư Lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đáng lý phải xảy ra một trận thư hùng giữa quân CSBV với quân của Tướng Trưởng, mà phần thắng bại chưa biết nghiêng về bên nào, dù quân viện do ông bạn đồng minh Hoa Kỳ cắt giảm, nhưng lòng anh dũng, ý chí quyết chiến quyết thắng của người lính Cộng Hòa vẫn có thừa. Nhưng cuối cùng “lệnh lạc” sao đó, Đà Nẵng đã bị bỏ ngỏ, toàn quân, toàn dân đành tháo chạy. Hoàng Bôi cũng như tất cả mọi người, tháo chạy trong cảnh bát nháo, hỗn loạn, hơn cả những ngày tháng của mùa Hè đỏ lửa năm 1972, khi quân CSBV, với xe tăng và đại pháo, ngang nhiên vượt sông Bến Hải, ranh giới chia đôi đất nước theo Hiệp định Đình chiến Geneva tháng 7 năm 1954.
Sáng sớm ngày 29 tháng 3 năm 1975, trời Đà Nẵng trở mưa. Cơn mưa Xuân cuối mùa lất phất nhẹ, như những cơn mưa phùn dầm dề xứ Huế, nhưng cũng đủ thấm ướt và làm lạnh lòng những ai phải rời thành phố, ra đi trong vội vã trước làn sóng đỏ đang đổ ập vào từ phương Bắc, đang nhận chìm một đô thị rộng lớn vào hàng thứ hai của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Sân bay Đà Nẵng hỗn loạn, đạn khói mù trời. Người dân từ các vùng lân cận, từ Huế đổ vào, tìm cách vào phi trường kiếm một chỗ bay để thoát thân. Những ngày trước, Chính phủ đã thuê bao nhiều chuyến bay của máy bay ngoại quốc để di tản dân tỵ nạn, nhưng số lượng người đông đảo, chen lấn nhau, ai cũng muốn nhanh chóng được ra đi, nên đã xảy ra nhiều cảnh thương tâm. Trung tá Hùng, thuộc Trung tâm Hành Quân Sư Đoàn 1 KQ, sau khi không còn liên lạc được với ai – gọi qua Quân Đoàn hay các đơn vị bạn, chỉ nghe tiếng chuông reo, không có ai trả lời –anh vội vã chạy ra phi đạo, ẳm theo hai đứa con thơ, vì vợ anh đã tử nạn trong một trận pháo kích của Cộng quân. Anh leo lên một chiếc L19 còn sót lại, nhưng không thể nào đề được máy. Anh vội tìm một chiếc xe để câu bình điện. Cuối cùng, máy bay nổ máy, anh bay được, thoát vào Nam (theo lời kể lại của Hùng, khi ở tù chung một đội tại thành Ông Năm, Hóc Môn, năm 1975).
Đại úy Hoàng Bôi và một số đồng đội cùng thân nhân của họ lên một trong những chiếc Chinook cuối cùng vội vã rời bến. Khi phi cơ của anh bay ngang bãi biển Sa Huỳnh, bị súng VC bắn lên trúng đạn, không thể bay tiếp, đành phải đáp khẩn cấp. Đó là một xóm làng ven biển, thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Phú Thạnh. Ngoài phi hành đoàn, còn có 17 hành khách. Hầu hết họ là quân nhân thuộc SĐ1KQ và thân nhân. Một toán VC gồm du kích địa phương và quân CSBV tiến ra kêu gọi đầu hàng. Trong hoàn cảnh không thể chống cự, đụn cát trắng trống trải không nơi ẩn núp, tất cả hành khách đành tuân thủ. Nhưng phi hành đoàn gồm Đại úy Hoàng Bôi và một Thiếu úy Hoa tiêu phó đã “Thà chết, không hàng giặc”. Hoàng Bôi là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo. Theo giới luật, người tín hữu Thiên Chúa Giáo không được tự sát.


Anh không muốn phạm vào giới luật. Nhưng đứng trước tình thế khẩn trương, một bên là giới luật, một bên là danh dự của một sĩ quan QLVNCH. Anh bắt buộc phải có sự lựa chọn. Là người dân xứ Huế, đã trãi qua những giờ phút kinh hoàng hồi Tết Mậu Thân năm 1968, với những cảnh giết người không gớm tay của bọn Việt Cộng, nhất là đối với những quân nhân, công chức VNCH khi bị lọt vào tay giặc. Linh Mục Bữu Dưỡng, Thượng Nghị Sĩ Trần Điền, những vị Giáo sư người Đức dạy tại Đại học Y khoa Huế, cùng hàng ngàn người dân vô tội đã bị giặc bắt đi chôn sống. Một thoáng suy nghĩ trôi qua. Quyết định của anh là chọn lựa cái chết. Người lính ra đi không hẹn ngày về. Là một sĩ quan QLVNCH, với lời thề bảo vệ “Tổ Quốc”, tôn trọng “Danh Dự”, và chu toàn “Trách Nhiệm”, anh đã “Xem Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”.

Đại úy Hoàng Bôi và người Hoa Tiêu phó, rút vội khẩu súng lục tùy thân đang đeo trước ngực ra, mở khóa an toàn, kê vào đầu của nhau (có nghĩa là anh đã không tự sát!), và đếm: 1,2,3. Hai tiếng nổ chát chúa nhưng nghe như một vang lên, hai viên đạn cùng rời khỏi nòng súng một lượt. Hai thây người gục ngã. Máu của họ ướt đẩm đất Việt, tô thắm màu cờ vàng ba sọc đỏ. Thân xác của họ làm phân bón cho quê hương nghèo xơ nghèo xác vì đạn bom của chiến tranh.
Trong số hành khách, có một thiếu phụ là vợ của một HSQ/KQ cùng phi đoàn (nghe nói người thiếu phụ hiện đang sống tại Mỹ). Người thiếu phụ khẩn khoản tên du kích có vẻ là tên chỉ huy, sau này được biết là tên Lê Tiền, và một du kích gái tên Phan Thị Cư, biếu họ hai chỉ vàng, xin được chôn cất tử tế hai người lính vừa chết. Một trong số những hành khách, Trung sĩ Kháng, thuộc một đơn vị ĐPQ cùng vài người khác, sau khi được bọn du kích cho phép, đào vội hai cái hố. Hai nấm mồ chôn vội, không có gỗ ván để làm quan tài, chỉ là bộ đồ bay làm cổ áo quan (theo lời kể lại của người anh người quá cố, một Đại Đội Phó Cảnh Sát Dã Chiến, hiện định cư tại Orange County, và anh Nguyễn Điền, từ Việt Nam). Như là một chiến lợi phẩm, tên du kích mang hai chiếc nón bay về nhà.


Ngày 5 tháng 4 năm 1975, những quân nhân và công chức còn kẹt lại Đà Nẵng được lệnh tập trung để nghe Ủy ban Quân Quản thành phố nói chuyện…Nhưng rồi họ được chở đi những nơi nào không ai biết. Vài tháng sau, trong số những cựu quân nhân được gọi đi “thi hành nghĩa vụ lao động”, có anh Nguyễn Văn Linh, BĐQ, Nguyễn Điền, QC, được điều động đi sửa chửa đường sắt ở vùng Sa Huỳnh, được phân chia ngủ nghỉ ở nhà một tên du kích. Tình cờ họ thấy hai chiếc nón bay trong cái tủ thờ của người chủ nhà. Đến gần nhìn kỹ, họ sững sờ khi thấy bảng tên đề “Hoàng Bôi”. Vì họ là những người bạn học của Bôi, thỉnh thoảng vẫn gặp nhau nhậu nhẹt tại Đà Nẵng, nên tìm cách lân la làm quen người chủ nhà để tìm hiểu. Người chủ nhà cũng là tên du kích, đã kể lại toàn bộ câu chuyện, và còn hướng dẫn hai người lính ra ngoài đụn cát ven biển, chỉ hai nấm mồ “vô chủ ai mà viếng thăm”. Nhưng lạ lùng thay, ngoài sự tưởng tượng của hai người lính. Hai nấm mồ vô chủ, nhưng không phải như nấm mồ Đạm Tiên của cụ Nguyễn Du:
“Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Hai nấm mồ đã được tên du kích, thôn đội trưởng, đắp cao, và có mộ bia (bằng gỗ) đàng hoàng. Có một lý do nào đó lớn lao như một phép nhiệm mầu đã biến đổi một tên du kích vô thần thành một gã giữ “từ đường”, lo hương khói, mồ mã cho đến ngày cải táng.
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã làm sụp đổ toàn bộ cuộc sống của người dân miền Nam, mà nạn nhân trực tiếp là thân nhân, gia đình “ngụy quân ngụy quyền”. Vợ của Bôi, một giáo viên tốt nghiệp trường Sư Phạm Qui Nhơn, đang dạy học, bị đuổi việc, ôm đứa con còn đang măng sửa tìm về nương tựa nơi nhà ngoại. “Tấn về nội, thối về ngoại”. Nhưng khốn nổi, ngôi nhà ngoại đã bị kẻ chiến thắng chiếm đoạt – cho đến bây giờ. Bên nội cũng ly tán. Người đi tù, kẻ đi “kinh tế mới”, một số trở về quê . Quê nội, một làng quê nhỏ, cách kinh thành Huế lối nửa ngày đường.
Những ngày hè, gió nồm lồng lộng thổi từ phá Tam Giang, xua đi cái nóng bức do cơn gió hạ Lào nung nấu. Sau những tháng năm điêu tàn vì chiến tranh, giờ quê nội cũng đang chịu khốn khổ vì bọn VC ngu dốt tập kết trở về trong việc làm thũy lợi, bắt đập và ngăn phá, làm cho ruộng đồng khô cằn. Quê hương miền Trung nghèo, vốn cày lên sỏi đá, nay sỏi đá cũng không còn để mà cày! Người dân phải tha phương cầu thực. Người sống đã không lo được miếng cơm manh áo, làm sao lo được cho người chết. Cũng có vài lần, những người thân tìm đến mộ phần của anh thăm viếng và có ý muốn cải táng. Nhưng người dân địa phương tìm cách ngăn cản không cho di dời, vì họ tin vào những ơn ích có được mỗi khi họ đến cầu xin. Thời gian đã đi qua khá lâu, vợ con và thân nhân của Đại úy Bôi quyết định cải táng, nhất quyết đem nắm xương tàn về gởi gắm nơi cố hương. Người nhà đã đến gặp tên Chủ tịch xã, cũng chính là tên du kích, thôn đội trưởng ngày xưa. Chẳng biết có đút lót hay quà cáp gì không, nhưng hắn đã dễ dàng đồng ý, với sự thân thiện khác thường.
Thay bộ áo quần đang mặc (không còn chân đi dép râu, đầu đội nón tai bèo), trịnh trọng trong chiếc áo dài đen, khăn đóng, dẫn đoàn người hướng về độn cát ven biển. Vừa đi, hắn vừa kể lại những gì đã xảy ra từ 30 năm trước. Câu chuyện sống động tưởng chừng như thể mới xảy ra hôm qua. Giọng kể đều đều, pha đôi chút ngậm ngùi, ăn năn. Hắn xin phép gia đình được thắp nén hương, và lâm râm khấn nguyện trước phần mộ. Sau đó hắn lại xin phép được tự tay đào tìm hài cốt vị anh hùng, như để đền bù lại cái ngày hắn đã “say men chiến thắng” một cách lầm lỡ, với những xúc động nghẹn ngào…
“Hơn 30 năm, bộ áo bay còn giữ màu *** ngựa, gói trọn bộ xương tàn của một người thỏa chí tang bồng” (‘Lối Về’, Đặc San Phượng Hoàng, Nguyễn Văn Thống, người anh em bà con). Mộ phần của viên Thiếu úy Hoa tiêu phó đã được cải táng trước – rất tiếc, người viết không được tin tức gì về vị anh hùng này.
Hai người phi công tuẩn nạn đã được người dân địa phương thờ phụng, và hương khói quanh năm. Và chính tên Chủ tịch xã cũng rất sùng bái hai “tên sĩ quan ngụy” mà hắn đã trút hết những hận thù năm xưa! Nhưng bây giờ đã trở thành hai vị Thần Làng.
Bảo Định - Michigan, Mùa Tuyết 2008
(Nhân dịp đọc tin và xem video buổi lễ Phủ Cờ hai anh hùng KQ Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Lộc)
*

TRẦN BÌNH NAM * HỒI KÝ

*


Chuyện một người chiến binh trong cuộc chiến Bắc Nam:
nhân đánh dấu 35 năm ngày 30-4-1975)

Trần Bình Nam



Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn là bạn tù của tôi ở trại Lam Sơn, một Trung tâm Huấn luyện của quân đội VNCH tại Dục Mỹ, quận Ninh Hòa, được bộ đội miền Bắc chiến thắng trong cuộc chiến tranh Bắc Nam 1955-1975 tạm thiết lập làm trại tù.
Anh Sơn, nguyên thiếu tá lực lượng Lôi Hổ. Thời gian anh Sơn và tôi ở tù chung một trại không dài nhưng anh đã để lại cho tôi một ấn tượng khó quên. Một mẫu người có phong cách kỳ lạ. Hình ảnh và tiếng kêu của anh Sơn vẫn còn văng vẵng bên tai tôi suốt 35 năm qua sau ngày chúng tôi chia tay nhau. Anh được chuyển ra khỏi trại Lam Sơn để bước vào vòng thứ nhì của hệ thống địa ngục lao tù cộng sản. Khi chiếc xe GMC chở tù chuyển trại chạy qua khu trại tôi vào một ngày nóng bức cuối tháng 7 năm 1975 anh Sơn kêu to để báo cho tôi biết anh rời trại. Tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc xe tù chạy qua, cánh tay anh Sơn đưa cao vẫy. Tôi vẫy lại. Rồi biệt vô âm tín. Thế mà đã ba mươi lăm năm!

Cuối tháng 3 năm 1975 sau khi bộ đội cộng sản vào thành phố Nha Trang tôi bị kẹt lại. Tháng 6 đang đêm công an đến nhà bắt tôi về tội không ra trình diện. Thật ra tôi có trình diện, nhưng trễ. Biết mình đã nằm trong rọ, tôi cẩn thận theo dõi các thông cáo của Ủy ban quân quản (cơ cấu chính quyền mới ngay sau khi chiếm thị xã Nha Trang) về việc trình diện. Lúc đó tôi là dân biểu thị xã Nha Trang. Gốc sĩ qan Hải quân, nhưng tôi đã giải ngủ từ năm 1971 và không có chân trong bất cứ một đảng chính trị nào tôi đặt mình vào diện “dân cử” và chờ gọi dân cử ra trình diện để thi hành.

Không thấy có thông cáo nào gọi dân cử, tôi nằm nhà chờ. Tuy nhiên vì thận trọng, một thời gian sau tôi ra phường Lộc Thọ trình diện. Lấy cớ không ra trình diện công an thị xã ra lệnh bắt. Đang đêm đại úy công an Nguyễn Văn Linh (trùng tên với ông Tổng bí thư đảng cộng sản sau 1986) trưởng ty công an Nha Trang dùng xe Jeep dẫn một đoàn du kích đến bắt tôi. Khi đại úy Linh giải thích lý do, tôi trình giấy trình diện. Đại úy Linh hơi lúng túng. Nhưng đoán biết công an đã quyết định bắt tôi, trình diện hay không chỉ là cái cớ, tôi nói sẵn sàng về đồn để cơ quan an ninh làm những thủ tục cần thiết.


Cảm thấy thoải mái đại úy Linh bảo tôi mang đồ lề cá nhân lên xe công an đậu chờ xế cổng nhà. Tôi ngồi băng sau không bị còng tay, bên cạnh là một anh công an mang súng dài. Đại úy Linh ngồi băng trước, súng lục ngang hông với tài xế. Đoàn du kích bao vây quanh nhà tản mác vào đêm tối . Công an đưa tôi về ty công an thị xã Nha Trang đóng nơi nhà ông giám đốc chi nhánh Nha Trang của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín nằm trên đường Duy Tân chạy dọc theo bờ biển Nha Trang. Từ đó công an chuyển tôi lên trại Lam Sơn. Tại đây tôi ở chung trong một trại nhỏ, giống như một căn nhà với Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn. Trong tổng trại Lam Sơn có hằng mấy trăm căn nhà như vậy.

Từ trại Lam Sơn đang đêm tôi cùng một số tù nhân khác được chuyển về nhà tù Chợ Đầm của tỉnh Khánh Hòa. Sau vài tuần lễ được chuyển về giam tại trại giam tù chính trị cũ (của VNCH) xây phía sau Trung Tâm Huấn Luyện Công chức, cũng nằm trên đường Duy Tân. Hai ngày đầu tôi bị nhốt vào xà lim trước khi chuyển qua nhốt chung với hơn 80 anh em tù nhân trong một căn phòng chỉ có khả năng chứa khoảng 30 người nằm ngồi. Tại đây tôi gặp ông Khác Chánh Văn Phòng của đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa kiêm thị trưởng thị xã Nha Trang và ông Nghi, trưởng ty hành chánh Thị Xã Nha Trang. Qua hai ông Khác và Nghi tôi được biết đại tá Phẩm cũng đang bị giam riêng trong trại để điều tra cùng với Thiếu Tá bác sĩ Dù Trần Đoàn. Từ trung tâm này tôi được chuyển lên trại Đồng Găng trong rừng sâu của tỉnh Khánh Hòa. Tôi được trả tự do từ trại Đồng Găng.


Trở lại chuyện Thiếu Tá Sơn. Tôi không quen biết Thiếu Tá Sơn trước khi đến trại Lam Sơn. Chúng tôi chỉ ở chung nhà với nhau vài tuần lễ trước khi tôi được chuyển qua nhà khác và sau đó Sơn được chuyển ra khỏi trại Lam Sơn . Chỉ mấy tuần thôi, chúng tôi quen nhau, thân nhau, tin cậy nhau. Câu chuyện tôi thuật lại ở đây hoặc do Thiếu Tá Sơn kể lại hoặc xẩy ra trong mấy tuần lễ ngắn ngủi đó. Trước ngày 31/3/1975 (ngày quân đội cộng sản chiếm tỉnh Khánh Hòa) trại Lam sơn là một Trung Tâm Huấn Luyện cấp sư đoàn của quân đoàn 2 có khả chứa hàng ngàn tân binh hoặc binh sĩ về tái huấn luyện. Các binh sĩ này tạm trú trong những mái nhà tranh đơn sơ dựng cạnh nhau có phên che gió và giường ngủ chồng lên nhau. Lực lượng cộng sản quản lý trại dùng các căn nhà này sau khi đã tháo phên che và giường chồng bên trong (để dễ kiểm sóat) gọi là “Nhà”, Nhà số 1, Nhà số 2 v.v… để cho các cựu sĩ quan và công chức miền Nam vừa bại trận trú ngụ trong thời gian học tập.


Sĩ quan ở riêng. Công chức ở riêng. Nhà số 10 dành cho một trung đội Dù bị bắt tại đèo Phượng Hoàng thuộc quận Khánh Dương trên quốc lộ nối liền Ban Mê Thuột với Nha Trang qua quận lỵ Ninh Hòa. Đặc biệt nhà số 10 sĩ quan ít mà nhiều lính Dù. Trung đội Dù này đã quần thảo với quân chính quy Bắc Việt trên đèo Phượng Hoàng cho đến phút chót. Trong nhà 10 chỉ có một Trung úy và một Thiếu úy Dù, còn lại là hạ sĩ quan và binh sĩ, và một sĩ quan Lôi Hổ: Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn. Tôi bị bắt trễ nên khi lên Lam Sơn các dãy nhà đều đầy người, họ nhét tôi vào nhà 10. Tôi nhận thấy hai người sĩ quan Dù rất bình thản và các người lính Dù có vẻ thoải mái như đang được nghỉ ngơi sau các cuộc hành quân. Họ giúp các sĩ quan đào giếng lấy nước, trồng cà chua, ớt, bầu bí v.v… nơi đám đất bỏ hoang trước nhà. Thiếu Tá Sơn suốt ngày hút thuốc và kể chuyện tiếu lâm. Thời biểu chính của tù nhân là hằng ngày lên lớp nghe cán bộ giảng 9 bài căn bản.


Tôi còn nhớ một số đề tài như “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, “Chiến tranh giới hạn” … và học những bài hát “cách mạng” như “Tiếng chày trên sóc Mambo”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Giải Phóng Miền Nam”, “Chiến thắng Điện Biên”… Tôi không hiểu làm sao và lúc nào tôi và Thiếu Tá Sơn trở nên thân nhau. Hình như Lôi Hổ và Dù không có gạch nối nên hai sĩ quan Dù ít nói chuyện với Thiếu Tá Sơn. Lính Dù thì vẫn giữ khoảng cách với sĩ quan. Có lẽ còn do tính tình. Hai sĩ quan Dù ít nói, trong khi Thiếu Tá Sơn sống để ruột ngoài da. Anh Sơn không quan tâm đến hoàn cảnh. Ông vui sống trong cảnh tù tội và sằn sàng đón chờ mọi chuyện. Thời gian đó không khí trong trại Lam Sơn còn rất dễ chịu. Người cộng sản có sách vở để xử lý phe địch. Họ áp dụng phương pháp “bảy tầng địa ngục”. Họ không đưa người tù vào ngay tầng dịa ngục cuối cùng.


Họ đưa vào tầng nhẹ nhàng nhất ở ngoài và dần dần đưa người tù vào các tầng bên trong khắc nghiệt hơn từng bậc để người tù thích ứng dần và mất ý chí phản kháng. Trại Lam Sơn, nơi tù nhân học 9 bài căn bản là vòng đầu của địa ngục. Sau giờ lên lớp tù nhân trở về nhà giam tự do thoải mái trò chuyện với nhau, nấu nướng linh tinh gì cũng được, có thể đi thăm bạn tù ở các nhà khác và chỉ phải tôn trọng giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Trước cỗng trại Lam Sơn ban quản trại cho họp chợ bán thức ăn và mọi thứ cần dùng cho tù nhân. Vợ con tù nhân đến thăm bao nhiều lần một tuần cũng được và tù nhân có tiền (lúc đó tiền VNCH vẫn còn lưu dụng) có thể tiêu xài thoải mái. Học xong 9 bài là thời kỳ 2 tuần lễ để viết bản “thu hoạch”, nghĩa là mỗi tù nhân viết bản khai lý lịch, khai báo quá trình làm việc và mọi tư tưởng riêng tư.


Trong thời kỳ này ban quản trại mỗi ngày tập họp tù nhân toàn trại một lần động viên tù nhân “thành thật khai báo” để được khoan hồng về với gia đình. Ban quản trại phỉnh các tù nhân rằng họ có hồ sơ từng người không cần khai báo họ cũng đã biết. Thu hoạch chỉ là để đo sự tin tưởng của tù nhân vào “cách mạng”. Thời kỳ khai báo họ để cho tù nhân nhiều tự do hơn và đa số tù nhân tưởng rằng (trừ các sĩ quan và viên chức ở trong ngành an ninh tình báo) sau khi viết xong bản thu hoạch họ sẽ được trả tự do.


Tâm lý này làm đa số tù nhân viết rất thật, không dấu diếm ngay cả những gì nghĩ là sai trái mình đã làm, cũng như các công tác quan trọng mình đã thi hành. An ninh cộng sản chỉ cần có thế để phân loại tù nhân đưa vào những tầng trong thích hợp cho từng đối tượng của bảy tầng địa ngục. Bản thu hoạch của tôi tương đối đơn gỉản nên chỉ cần vài hôm là tôi viết xong. Tôi ở trong quân ngũ 16 năm. Hai năm tại trường đào tạo kỹ sư hải quân của hải quân Pháp, một năm phục vụ trên chiến hạm như một cơ khí trưởng và 13 năm tại Trường Sĩ Quan Hải quân Nha Trang như một huấn luyên viên và sĩ quan điều hành công tác đào tạo sĩ quan hải quân, trước khi đắc cử dân biểu thị xã Nha Trang và giải ngũ. Thời gian trên chiếm hạm, chiến tranh bắc nam chưa bùng nổ lớn nên chiến hạm của tôi chỉ đi làm các công tác tiếp tế nhỏ.


Một chuyến đi tiếp tế địa phương quân canh gát đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa, một chuyến tiếp tế cho trại tù Côn Sơn. Thiếu Tá Sơn cũng không viết gì nhiều. Tôi hỏi, Sơn nói: “Họ nói họ đã biết hết rồi thì còn gì để viết. Tôi viết ngắn gọn rằng tôi là sĩ quan Lôi Hổ, một đội quân được huấn luyện để làm các công tác đột kích vào mật khu Việt cộng, và tôi đã từng giết nhiều cán bộ cao cấp trong các cuộc đột kích. Tôi sẵn sàng trả giá của người chiến bại theo tinh thần thượng võ, không có gì để nói chuyện khoan hồng khai báo lôi thôi.” Cung cách của Thiếu Tá Sơn là vậy. Hiên ngang như đời sống phóng khoáng của anh. Anh kể rằng anh thuộc một gia đình công giáo sung túc. Bố mẹ muốn anh trở thành linh mục. Anh đã vào đại chủng viện, nhưng chịu không nổi khuôn phép của Giáo Hội để trở thành linh mục, anh rời chủng viện bất chấp sự bất mãn của bố mẹ.


Tránh phiền toái và trách móc của gia đình anh thi vào trường sĩ quan bộ binh Đà Lạt. Ra trường anh chọn binh chủng Lôi Hổ để thỏa chí phiêu lưu. Thiếu Tá Sơn cho biết anh có vợ và 2 con. Chuyện lấy vợ của anh ly kỳ không kém đời anh. Nó là một tình sử của thời chiến tranh. Trách Sơn cũng được mà thông cảm Sơn cũng được. Chuyện Sơn kể rằng: Sau những ngày đánh trận anh thường lang thang nơi thành phố Nha Trang. Một nữ sinh ở Xóm Bóng lọt vào mắt xanh của anh. Hai người tha thiết yêu nhau và anh quyết định cưới người yêu. Bố mẹ cô nữ sinh không thuận cuộc hôn nhân vì không muốn con gái ở góa trong thời chinh chiến. Lý do khác là khác biệt tôn giáo. Sơn đến nhà cô gái cho bố mẹ cô gái biết anh không có thì giờ chờ đợi và anh không buộc vợ rữa tội theo đạo Chúa.


Anh nói anh đã sắp xếp với nhà thờ và trong vài hôm sẽ mang sính lễ tới xin cưới trước khi đi hành quân. Anh đã thuê một căn nhà trong thành phố cho vợ ở khi anh vắng nhà. Ngày hẹn, anh đến nhà cô gái với sính lễ đầy đủ trên hai chiếc xe Jeep. Anh dùng một xe có tài xế. Xe thứ hai dành cho hai sĩ quan bạn và mấy quân nhân Lôi Hổ tháp tùng. Một đại úy đóng vai đại diện nhà trai làm chủ hôn. Một trung úy đóng vai phụ rễ. Anh Sơn mặc đại lễ trung úy Lôi Hổ, lưng đeo súng ngắn, ngực đầy huy chương. Biết bố mẹ vợ tương lai sẽ từ chối cuộc rước dâu, anh cho quân nhân mang sính lễ vào nhà như không có chuyện gì sẽ xẩy ra. Anh Sơn và hai sĩ quan bạn theo sau. Thấy quân nhân trang trọng vào nhà, bố mẹ cô dâu buộc phải ra tiếp (thời chiến tranh, không ai muốn cưỡng lại nhà binh!).


Ông bố bình tỉnh hỏi quý vị đến nhà có việc gì. Ông đại úy chủ hôn trình bày lý do. Ông bố tuyên bố ông chưa bao giờ chấp thuận hôn lễ. Đã tính trước, ông đại úy xin được mời cô dâu ra để hỏi ý kiến. Từ trong phòng cô dâu trang phục sẵn sàng bước ra trước sự ngạc nhiên của bố mẹ. Ông đại úy chủ hôn hỏi, và cô dâu xác nhận biết hôm nay là ngày hôn lễ của cô với trung úy Nguyễn Văn Sơn. Bố mẹ cô dâu nén giận nhưng đành phải để cho con lên xe hoa. Trung úy Sơn giành tay lái, người yêu khóc sướt mướt ngồi bên cạnh. Khóc vì lấy được người yêu hay khóc vì đã làm buồn lòng cha mẹ? Ghế sau hai quân nhân bồng súng ngồi ở thế tác chiến. Sĩ quan chủ hôn và phù rễ lái theo sau. Đám cưới không có phù dâu. Sau lễ cưới độc đáo của thời chiến tranh, trung úy Sơn chiến trận liên miên. Chị Sơn ở nhà lo tổ ấm.


Sau vài năm anh chị Sơn có được hai cháu, một trai một gái kháu khỉnh. Thấy con gái có hạnh phúc với tình yêu chân thật bố mẹ chị Sơn tha lỗi cho con gái, nhận rễ và cho phép con gái và cháu ngoại về ở chung để con gái tránh đơn độc trong những lúc anh Sơn hành quân vắng nhà. Biến cố tháng Tư đến và trung úy Sơn, lúc này là thiếu tá bị bắt tại mặt trận và đưa vào trại Lam Sơn. Câu chuyện giữa anh Sơn và tôi bắt đầu từ đó. Cán bộ hướng dẫn nhà 10 của chúng tôi là một hạ sĩ quan quê Bắc Ninh.


Anh ta hiền lành và không hống hách như các cán bộ khác. Anh thưộc một đơn vị chính quy quân đội Bắc Việt từng tham dự trận đánh An Lộc trong những ngày đầu của trận chiến sau cùng. Mỗi ngày anh đến nhà chúng tôi làm nhiệm vụ hướng dẫn và thường ngồi xổm trên đất, tay vấn thuốc lá phì phèo hút và kể đủ thứ chuyện về “ngoài Bắc ta” và chuyện chiến trận anh đã trải qua. Anh không tô điểm đời sống “ngoài Bắc ta cái gì cũng có” như các cán bộ khác và kể lại các trận đánh anh không theo luận điệu của trại là “trận nào quân ta cũng thắng”. Chúng tôi trong nhà 10 có nhiều thiện cảm với anh, và trở nên bạo dạn trong những trao đổi với anh. Một hôm tôi ngồi cạnh Thiếu Tá Sơn nghe anh nói chuyện với anh trung sĩ cán bộ. Thuật lại một trận đánh để giành một vị trí gần Lộc Ninh, viên trung sĩ nói đơn vị anh, mặc dù với quân số áp đảo, đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của một đơn vi quân đội VNCH cho nên dù chấp nhận mọi tổn thất nhân mạng đơn vị anh vẫn không chiếm được vị trí.

Thiếu Tá Sơn cho biết tiểu đoàn của anh đã được phái đến tăng cường trong trận đánh đó. Sơn nói: “Đánh đấm với các anh chán bỏ mẹ. Quân lính các anh cỡ tuổi 14 hay 15, trông như con nít, không biết gì khác ngoài việc xông tới, hết lớp này đến lớp khác. Chúng tôi bắn chết, thây chồng chất lên nhau trông vừa thương tâm vừa kinh tởm và có lúc tôi đã ra lệnh cho lính tạm ngừng bắn dù biết chậm một giây là đơn vị có thể bị tràn ngập” Viên trung sĩ cán bộ nghe và không trả lời. Anh ta chỉ cười nho nhỏ. Vẫn giữ thế ngồi xổm anh xê dịch kiếm lửa châm điếu thuốc đang hút dở vừa tắt. Hình như anh ta chán nản một điều gì. Chiều hôm đó tôi nói với Sơn: “Chúng ta là kẻ chiến bại. Những gì anh nói với viên trung sĩ cán bộ có thể được báo cáo và người cộng sản có thể thủ tiêu anh.


Khích hay làm nhục kẻ chiến thắng không phải là một cách hành xử không ngoan.” Sơn cười chua chát: “Tôi biết họ và họ biết rõ tôi. Trước sau họ cũng sẽ giết tôi. Tôi nói để họ biết người chiến sĩ VNCH không hèn nhát. Thua, tôi chấp nhận mọi hậu quả, không than van, không than trời trách đất, không đổ thừa cho đồng minh bỏ chạy.” Thiếu Tá Sơn rất ít nói đến gia đình dù tôi biết anh nghĩ tới và âu lo từng phút từng giây. Có lẽ anh đang dọn mình cho đời sống ở một thế giới khác cùng với người vợ và cũng là người tình duy nhất của anh. Trong khi thân nhân của các sĩ quan và công chức bị bắt tại Nha Trang và các vùng lân cận đến thăm thì không một thân nhân nào của anh Sơn đến thăm anh.


Tôi hỏi, anh Sơn nói anh không biết và cũng không muốn đoán biết. Anh nói anh xem như đời anh đã chấm dứt sau khi đơn vị anh đầu hàng và anh không thể tự vận vì anh là một tín dồ theo đạo Chúa. Một thời gian vài tuần sau khi mọi tù nhân viết xong bản “kiểm điểm ” nộp ban quản trại, tôi được chuyển sang một nhà khác giam chung với các công chức trong thị xã . Họ đã xếp loại và cho tôi vào thành phần “ngụy quyền”. Bây giờ không còn chợ trời trước cổng trại Lam Sơn, không còn những buổi thăm viếng tự do.

Nhân một tù nhân lợi dụng giờ ra chợ trốn trại về Nha Trang bị bắt lại, ban quản trại không cho họp chợ nữa. Nhưng bên trong trại các tù nhân vẫn còn được đi lại từ nhà này qua nhà khác thăm viếng hàn huyên. Tôi vẫn thường đến thăm Thiếu Tá Sơn vào những buổi chiều trước giờ cơm chiều. Cơm còn đủ để ăn no với cá vụn và canh rau. Một buổi chiều đang ngồi trong trại, cạnh con đường đất dùng để xe tuần chạy quanh các khu nhà, tôi nghe tiếng kêu từ một chiếc xe GMC chạy qua nhà tôi: “Anh Sơn ơi, tôi đi đây, vĩnh biệt anh.” Nhìn nhanh ra đường tôi thấy một chiếc xe GMC mui trần chở đầy tù nhân chạy qua. Một người lính cầm súng đứng gát phía sau. Thấp thoáng tôi thấy bóng dáng Sơn đưa tay vẫy, miệng không ngừng kêu “Anh Sơn! Vĩnh biệt anh!” Anh Sơn bị chuyển trại.


Và đó là hình ảnh cuối cùng của Sơn. Tôi ra trại, vượt biên, và trong suốt hơn 30 năm ở nước ngoài tôi vẫn ngóng trông tin Sơn. Tôi không nghĩ anh Sơn đã bị giết hay chết trong một trại tù nào đó ngoài miền Bắc. Một người giàu ý chí như Thiếu Tá Sơn không thể chết dễ dàng như vậy. Tôi tin anh vẫn sống và đã ổn định tại một góc trời nào đó trên trái đất này. Nhiều sĩ quan rơi vào những trường hợp nghiêm trọng hơn anh đã được ra nước ngoài theo diện HO. Tôi tin anh Nguyễn Văn Sơn vẫn sống. Hy vọng lớn nhất của tôi là đoản văn này lọt vào mắt của anh Sơn hay bạn bè anh Sơn trong quân ngũ hay ngoài đời sống dân sự. Xin nhắn với Thiếu Tá Sơn rằng người bạn tù Trần Văn Sơn tại trại Lam Sơn vẫn còn đây và chờ nghe tin lành của anh và gia đình.

E-mail liên lạc: binhnam@sbcglobal.net
Trần Bình Nam April 15, 2010
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

*

THANH THANH * THƠ SONG NGỮ

*


VINH DANH
NHỮNG VÌ SAO ĐẤT NƯỚC
Tháng Tư về khơi mối hận thiên thu
Mây tang phủ lên bầu trời Quốc Tổ
Nhớ bao anh hùng thơm danh muôn thuở
NAM, PHÚ, VỸ, HƯNG, HAI, CẨN...tên Người !
Trước cọc bắn vẫn đanh thép ý lời:
"Muốn nhìn sông núi trước giờ gục chết !"
Lẫm liệt oai phong một trang hào kiệt
Cọp ba đầu rằn HỒ NGỌC CẨN lưu danh !
Tướng Biệt Động Quân liêm khiết, đa năng
Huấn luyện, tham mưu, chiến trận bao năm
Tên TRẦN VĂN HAI sử vàng ghi đậm
Vận nước suy tàn - tiết tháo hy sinh !
Xin nghiêng mình chào NGUYỄN KHOA NAM hùng anh
Hổ Tướng miền Tây theo thành tự sát
Loạt đạn nổ vang thay lời thề "Sát Đát !"
Rừng núi chuyển rung bạt vía giặc thù !

Bình Long, An Lộc - song Lê anh hùng

Gương tử thủ nêu cao, nức lòng quân sĩ
NGUYÊN VỸ, VĂN HƯNG lừng danh thế kỷ
Bia khắc danh đề - thanh sử muôn thu !
Tiếc thương PHẠM VĂN PHÚ Kontum, Pleiku
Vị danh tướng của bao thời trận mạc
Khí hùng anh nào để lọt vào tay giặc ?
Kết liễu đời mình - độc dược quyên sinh !
Hồn thiêng sông núi tiếp dẫn hương linh
Quý danh tướng và bao anh hùng dân tộc
Tháng Tư đại tang triệu hồn bật khóc
Thắp nén nhang lòng tưởng niệm anh linh !
PHẠM HOÀI VIỆT
GLORIFYI GLORIFYING
OUR BRILLIANT NATIONAL STARS

Black April arouses our infinite resentment,
Our Country has been mourning since the endgame,
But it revives our memories of our immortal heroes...
Nam, Phu, Vy, Hung, Hai, Can - What fame !

At the execution stake, he kept his words firm:
"I want to behold my Motherland before departing Her !"
He refused the blindfold, the three-headed striped Tiger,
Ho Ngoc Can's eminent glory, nothing can ever blur.

As Ranger Commander, Training Chief, Staff Officer,
Then Combat Leader, Tran Van Hai evaded shame.
He chose death since the Great Cause had declined,
But for his integrity and valor History retains his name.

Let us bow farewell to gallant Nguyen Khoa Nam,
The Lion of the West killed himself as his bulwark fell.
The fired shots resounded in place of warriors' oath
Shaking the ground, frightening the foes as well.

Binh-Long and An-Loc, the two LE family Victors,
Set for their men encouraging examples of resistance.
Nguyen Vy, Van Hung, the renowned of the century,
Had their sagas noted for their monumental existence.

How we regret Pham Van Phu of Kontum, Pleiku...
Strong minded through so many an impossible mission
Not to let himself get captured again by the brigands;
He took a dose of poison to voice his steady position.

May the Sacred Spirit of our Homeland welcome
These and other heroes' noble souls to the Holy Hall.
Let us by the millions in Black April, in deep mourning,
Light our heart's incense to commemorate them all.


Translation by Thanh-Thanh

MAI PHÚC * HỒI KÝ VƯỢT BIÊN



Chuyến vượt biên đẫm máu
Mai Phúc

Nói về cuộc sống ở Mỹ của những người Việt Tỵ Nạn mà không nhắc đến những cuộc hành trình gian nguy của họ để rời nơi cố hương thì quả là một thiếu sót! Riêng với tôi, chuyến vượt biên đẫm máu tôi đã từng trải qua sẽ còn mãi ám ảnh tôi cho đến hết những ngày tháng còn lại của mình.
Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân xuống tàu để mong rời khỏi quê hương đầy hận thù! Đó là những ngày cuối năm, sau khi được người thân ở Mỹ gửi về cho ít tiền viện trợ, má tôi đã lo cho tôi đi vượt biên... Người ta dặn má tôi về nói tôi hãy chờ, khi họ cho người xuống kêu là đi ngay. Ngày ngày, tôi vẫn đi rừng đốn cây như thường lệ trong khi chờ đợi những thay đổi quan trọng sắp đến cho mình.
Đúng như tôi đã lường trước, khi đứa em trai út vào rừng báo cho tôi biết chuyến đi lúc trời đã tối hẳn rồi, đám thợ rừng chúng tôi vừa dựng được cái sàn gỗ mới cưa xong để chuẩn bị làm chỗ ngủ. Tôi vội vàng vừa đi vừa chạy về nhà với đủ thứ âu lo hồi hộp. Sáng sớm hôm sau, tôi đón chuyến xe đò đầu tiên chạy về Saigon, để rồi từ đó đón xe đi Bà Rịa.
Nhớ lời dặn, để tránh sự theo dõi của du kích và công an, tôi đã thận trọng xuống xe ở cách địa điểm "tập kết" của chuyến đi chừng một cây số để đi bộ đến đó. Đêm đầu tiên tôi ngủ trong nhà bà chị cùng đi trong chuyến vượt biên đó, rồi đêm sau tôi được chuyển tới địa điểm ẩn náu khác mà dân ở đó gọi là "nơi nhốt gà". Phía trước nơi này cũng chỉ là một mái nhà tranh bình thường như mọi ngôi nhà khác, nhưng phía sau có một gian nhà tranh khác được dựng tường kín đáo hơn.
Đi theo người dẫn đường vào bên trong, tôi thấy đã có hơn 50 người khác đang chờ đợi chuyến đi như tôi. Đến đây, tôi bắt đầu sống giữa những tiếng thì thầm, những lời bàn luận; cùng những hy vọng và âu lo do từ những bàn luận của họ. Ngày hôm sau, tôi có dịp làm quen và chia sẻ những quá khứ điêu linh cùng những kinh nghiệm vượt biên và tù đày của họ.
Chúng tôi được chủ nhà cho ăn trưa và ăn tối tại chỗ. Ngay sau bữa tối, họ dắt từng tốp đi ra ngõ sau vườn rồi băng qua những đám ruộng hoang cỏ mọc lộn xôn để đến "bãi"! Trời tối đen như mực nên chúng tôi phải đi sát vào nhau cho khỏi bị lạc và để cho đỡ sợ. Không phải chúng tôi sợ bóng tối mà là sợ những bất trắc bị VC phát giác trên đường đi ra bãi.
Vì là dân rừng, tôi đã giúp nhiều người vượt qua các khe suối, những vũng lầy; và dần dần tôi vượt qua hầu hết đoàn người để nhập vào toán dẫn đầu. Khi người ta đi chậm dần và đứng lại, tôi nhìn thấy đám người vượt biên đến "tập kết" ở bãi đông như cái sân nhà thờ vào ngày lễ chủ nhật, lúc đó tôi có thể thấy lập lờ chiếc tàu vượt biên của chúng tôi đang chập chờn dưới bóng đêm ở ngay con lạch trước mặt.
Thành tàu khá cao nên nhiều người không tự leo lên nổi; tuy nhiên khi tới phiên tôi, chỉ cần vươn hai tay đu lên thành tàu và búng mạnh hai chân một cái là cả thân hình tôi đã hoàn toàn ở trên boong tàu rồi. Vừa lên tới đó, tôi đã bị người ta lùa ngay xuống hầm tàu.
Cửa hầm tàu là một lỗ vuông tối om nằm ở phía gần mũi tàu, chỉ vừa một người chui xuống. Đúng ra đó chỉ là cái hầm đựng cá. Bên ngoài dù trời tối nhưng tôi còn có thể nhìn thấy những người gần mình; trái lại sau khi bị dồn xuống hầm cá, hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa, ngoại trừ cái ô vuông ở miệng hầm. Tôi không thể biết cái hình dáng hay kích thước phía trong của nó như thế nào, mà chỉ cảm giác được chỗ ngồi bằng 2 tay của mình thôi! Họ lùa người xuống sau dồn người xuống trước tiến sâu hơn nữa vào phía cuối hầm tàu, vừa đi vừa mò mẫm. Tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ, lỡ tàu chìm thì làm sao mình thoát ra ngoài được đây? Vì thế tôi chùn bước không dám tiến sâu vào hướng tối đó, mà nép người sang một bên ở gần ô vuông cửa hầm, nhường chỗ cho những người xuống sau theo nhau mà bước sâu vào phía trong. Không nhìn thấy gì nữa; nhưng qua cảm giác với những tiếng nói và tiếng động sột soạt, tôi biết là người ta đang lũ lượt nhảy xuống! Những âm thanh đó kéo dài chừng gần một tiếng, có lẽ mọi người đã được dồn hết vào "chiếc quan tài" trôi nổi đó rồi thì có giọng ra lệnh cho tàu nổ máy chạy. Khi tàu vừa chạy, lại có giọng nói lớn "bây giờ anh em nào công giáo, mình đọc kinh đi"; và tàu vẫn cứ đều đều chạy.
Tiếng kinh râm ran hòa nhịp với tiếng máy tàu làm tâm hồn tôi cảm thấy yên ổn hơn một chút. Nhưng chợt có giọng nói khác trên tàu ra lệnh "Tất cả im lặng. Gần đến trạm công an!" Tiếng máy lúc đó cũng trở lên nhẹ nhàng hơn, làm như nó đang thận trọng trước những hiểm nguy đang rình chờ...
Có tiếng trẻ thơ khóc trong tàu làm mọi người lo lắng; một vài tiếng người thì thầm phản đối. Có tiếng nói "bóp mũi nó lại, không cho nó khóc nữa!" Rồi bỗng có tiếng ra lệnh "cho máy dzọt lẹ lên, chạy hết ga đi!"
Trong khoảnh khắc sau đó, tôi nghe tiếng súng nổ; thế là rồi! Tôi phải ngồi nghiến răng, ghì mạnh hai tay vào ván tàu để nghe tiếng súng! Tàu đang chạy hết tốc lực, có lúc tiếng súng xa dần để nhường chỗ cho những hy vọng trở lại... Tiếng súng nghe xa, nhưng vẫn tiếp tục nổ. Căng thẳng! Chúng tôi đặt hy vọng vào người tài công đang điều khiển chiếc tàu, và dồn những hy vọng khác vào động cơ tàu để mong đẩy chiếc tàu vọt nhanh hơn cho mau thoát khỏi chốn nguy nan!
Những giây phút căng thẳng này là những khoảnh khắc tranh chấp giữa sống và chết, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa may mắn và ngục tù; giữa đấu tranh chịu đựng và những chọn lựa! Đây chính là giai đoạn khó nhất mà chúng tôi phải trải qua để tìm được tự dọ Hàng trăm người trên tàu, nhưng không ai dám nói chuyện và cựa quạy; mọi người đều tập trung một ý nghĩ mong sao chiếc tàu lướt nhanh hơn và êm hơn để thắng lướt những giờ phút nguy kịch đó!
Đột nhiên, có những tiếng súng nổ chát chúa gần bên tàu. Tôi cảm thấy chiếc tàu bẻ cua sang tay trái và chạy sượt vào mé bờ. Có nhiều tiếng kêu trời ơi cứu tôi! Chiếc tàu chỉ lệch sang một bên nhưng chưa chìm, nó gượng lại thăng bằng và tiếp tục chạy giữa tiếng súng nổ liên hồi. Trong bóng tối, tôi nghiến răng ghì mạnh tay vào ván tàu để nỗi lo sợ của mình không buột ra khỏi miệng, như một số người khác. Có tiếng nói trong tàu bảo tài công ngừng lại, nhưng có tiếng nói khác ra lệnh cứ tiếp tục chạy.
Đạn đã bắn xuyên nhiều vào trong tàu, nhiều tiếng rên la bên trong nhưng lúc đó tôi chỉ chú ý lắng nghe tiếng đạn bay xeo xéo sựơt vào thành tàu! Rồi tôi nghe tiếng chiếc tàu khác gạt vào mũi tàu tôi làm nó bị lệch hướng đâm xập vào bờ! Con tàu chênh vênh một lần nữa tưởng như muốn bị lật úp; Nhiều người giành nhau chui ra cái lỗ ô vuông cửa hầm tàu ngay phía gần đầu tôi. Có khi hai ba người giành nhau chui ra một lúc làm cho những người muốn thoát ra mất thì giờ hơn. Nhìn qua ô vuông đó, tôi thấy những ánh đèn pha sáng chói bên ngoài.
Tôi không giành chui ra với họ là vì còn nuối tiếc chiếc tàu. Đến khi trống trải không còn ai dám chui ra nữa thì tôi lại lo sợ, tại sao mình lại ngồi trong đó để cho tàu chìm mà chờ chết; và tôi liền quyết định chui lên!
Vừa chui lên, tôi đã bị chói mắt bởi ánh đèn pha từ phía chiếc tàu VC; Sau này vào tù thì tôi mới biết được rằng đó chính là chiếc tàu của những người tù chung với tôi, họ bị bắt trong chuyến vượt biên trước chúng tôi. Công an VC đứng dàn hàng ngang trên boong tàu đó, họ đang nhắm bắn từng người đang bơi dưới con lạch nhỏ như những thợ săn nhắm bắn những chiếc gáo dừa đang trôi lềnh bềnh dưới nước!
Vừa chui từ dưới hầm cá lên khỏi cái lỗ ô vuông, tôi giơ hai tay lên đầu hàng. Một tên công an nó hỏi tôi hai, ba câu; sau đó chúng chú ý nhắm bắn những "chiếc gáo dừa" kia, nên đột nhiên tôi quyêt định nhảy trở lại xuống hầm tàu! Sáng hôm sau, ngay chỗ cửa hầm tàu là xác chết của một đứa cháu họ của tôi, nó bị bắn bể thái dương và rớt trở lại xuống dưới!
Sau khi hoàn toàn làm chủ tình hình, không còn ai dám nhảy xuống nước bỏ trốn nữa, công an VC vẫn để những đèn pha chỉa vào chung quanh chiếc tàu và cho phép một số chúng tôi leo lên boong nằm đợi lệnh. Nằm trên boong và dưới ánh đèn pha, tôi nhìn thấy xác chết của người thợ máy chiếc tàu chúng tôi nổi lềnh bềnh cạnh đó. Suốt đêm, lẫn trong tiếng vi vu của gió biển là những tiếng rên la não nề của những người bị thương nằm dứơi hầm tàu.
Đến sáng thì những người bà con của tôi đi kiểm điểm người thân trên tàu, thấy mất một số, có thể họ đã nhảy xuống nước bơi và trốn được rồi. Nhưng lại có người không biết bơi mà tìm mãi vẫn không thấy họ; Có người cho biết ở cái sàn phía sau máy tàu có ba, bốn người bị bắn chết nằm chồng lên nhau. Tôi vội vã ra đó kiểm chứng kỹ xem có người thân nào của tôi không.
Lần này tôi mới chú ý nhìn mặt những xác chết, ....đúng rồi, nó chết rồi! Nó bị bắn vỡ một góc đầu ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, dựa lên xác của một thanh niên khác cũng bị trúng đạn ngay tai. Còn một xác chết nữa ngay cạnh đó bị bắn trong tư thế quỳ chổng mông lên trời trông như một trái núi, đầu cúi khom xuống sát sàn gỗ, có lẽ để núp đạn; nhưng tôi cũng thấy một đường máu khô trên sàn tàu chảy ra từ phía đầu của nạn nhân. Cả ba xác đó đều mở trợn trừng mắt... nhìn tôi! Thế là đã có hai ngườI thân của tôi chết trong chuyến đi này! Còn hai xác khác bên trong tàu là một ông già bị đạn bắn nát ngực, và xác đứa bé khóc lúc tàu chạy gần trạm công an. Không biết nó bị người ta xô lấn hay bị bóp mũi cho chết lúc nó đang khóc!
Mãi tới chừng 10 giờ sáng hôm sau, công an mới đem một chiếc tàu khác đến chở những người bị thương đi. Có người trong tàu đứng ra quyên tiền và vàng để đút cho công an. Sau khi mang số vàng bạc sang nộp cho công an, mọi người đều hy vọng chờ đợi; nhưng chờ hoài cũng chẳng có gì.
Mãi tới lúc chiều tối, có chiếc tàu công an khác chạy tới, bọn chúng lùa tất cả mọi người lên tàu này chở vào nhà tù. Một số người là thân nhân của những nạn nhân bị chết, bọn công an "cho" ở lại để dọn xác những người chết xuống bãi, người ta hy vọng sẽ được thả. Tôi ở trong nhóm khoảng 10 thanh niên đuơc ở lại đó, đến chiều gần tối mới có một tên công an cấp lớn hơn đến giải quyết với chúng tôi. Đầu tiên hắn hăm dọa chúng tôi, dí họng súng K54 vào đầu từng người để khám xét. Ông chú họ của tôi bị hắn hăm dọa dữ quá đã phải chắp tay lạy hắn! Sau đó hắn ra lệnh chúng tôi phải khiêng các xác người chết trên tàu xuống.
Hắn ra lệnh và bắt chúng tôi phải làm thật nhanh. Tôi rất sợ xác chết và sợ máu nên đi sau cùng và phải đứng dưới nước để đỡ những xác chết được chuyền xuống. Lúc này chiếc tàu không còn người nữa nên nó nổi rất cao, tôi phải giơ thẳng hai tay lên mới đỡ tới những xác chết chuyền trên boong xuống. Thấy tôi nhút nhát, tên công an VC để ngón tay trỏ vào cò súng và dí mạnh họng súng K54 vào gáy tôi bắt phải làm việc cho nhanh.
Khi những xác chết được lần lượt chuyền xuống, máu và óc của những nạn nhân đó đã chảy đầy xuống đầu, mặt và toàn thân tôi. Lúc đó tôi quên cả cảm giác với máu và óc vì cái cảm giác lạnh và cứng của họng súng K54 sau gáy nó chi phối hết nỗi sợ hãi của mình, không may tên VC đó lỡ tay thì trong khoảnh khắc cái mạng của tôi cũng sẽ tương tự như các nạn nhân kia thôi! Sau khi làm xong việc chuyển xác, tên công an bắt chúng tôi rửa sạch những vết máu trên tàu. Rồi hắn đưa chúng tôi lên tàu nhỏ của hắn cho đồng bọn chở vể bãi Lam Sơn ở gần Bà Rịa. Vì tên công an VC này sợ chúng tôi chạy trốn nên đã bắt chúng tôi di chuyển bằng cách bò từ đó qua xóm nhà dân, qua chợ Lam Sơn ra tới đường lộ. Hắn dồn chúng tôi lên một xe lam chở về nhập chung với nhóm người bị giải đi trước tại trạm Gò Dầu. Từ đây, sau khi VC lột hết vàng bạc của mọi người, chúng dùng xe công an chở thẳng chúng tôi vào trại giam B5 ở Biên Hòa. Giữa đêm hàng trăm người chúng tôi đã bị nhét chung vào một chiếc phòng chỉ bằng phòng ngủ master room của một gia đình ở Mỹ. Tôi đã phải ngồi khít giữa khối người chen chúc và ngủ thiếp đi vì mệt mỏi và tuyệt vọng.
Sáng hôm sau tới giờ làm việc, bọn công an VC lại bắt đầu một màn điều tra, khám xét nữa. Chúng hỏi cung, làm hồ sơ lý lịch, rồi từng người chúng tôi phải cởi hết quần áo đưa cho chúng khám xét. Rồi lần lượt mỗi người phải đi ngang chiếc bàn và há miệng ra cho tên công an VC kiểm kê mấy chiếc răng vàng hoặc "khâu" vàng nào giấu trong miệng? Phòng bên cạnh là một công an khác chuyên "điều trị" lỗ đít. Từng người phải đến đó, chổng đít lên gần mặt nó và banh lớn lỗ đít ra cho nó kiếm vàng bên trong chỗ đó!
Sau đủ thứ thủ tục kỳ dị ấy, mọi đồ đạc đều bị cướp hết. Mọi người được đưa vào một khu vực có tường dầy cao và hàng rào kẽm gai phía trên, cùng những chòi canh trên cao ở bốn góc. Vào trong khu này tôi nghe thấy tiếng rì rào như những đàn ong đang bay. Đến khi được đưa lại gần các căn phòng phát ra những âm thanh đó thì mới biết đó là nơi cư trú mới của tôi. Từng phòng nhìn vào tối om, có cánh cửa sắt và hàng chấn song sắt lớn. Nhìn mãi tôi mới nhận ra một số người ở trần, mặc xà lỏn và đầu trọc lóc đang đứng gần song sắt nhìn chúng tôi, trông họ ốm nhom như lũ khỉ.
Khoảng 5 phút sau, tên quản giáo đến mở khóa đưa chúng tôi vào nơi cư trú mới, nhập bọn với "lũ khỉ" bên trong! Vì quá tối, nên phải đứng chớp mắt một lúc tôi mới nhìn rõ hết được căn phòng. Cả một xã hội mới, chẳng bao lâu chính tôi cũng trở nên y hệt "lũ khỉ" đó; nhưng sau một thời gian tôi cảm thấy cái xã hội trong đó còn có tình nghĩa hơn xã hội bên ngoài mà tôi đã sống!
. . .
Nhiều năm đã qua. Sau cùng, tôi cũng đã tới được xừ sở tự do, nhưng mãi mãi, chuyến vượt biên đẫm máu ấy còn ám ảnh tôi.
Như đã nói, nhiều vị có nói là phải quên quá khứ. Riêng tôi, quá khứ của tôi tuy không đẹp nhưng tôi không có gì mặc cảm với những gì tôi đã kinh qua. Nó là những bài học quý giá cho chính tôi về con người và nhất là về xã hội nơi cố hương tôi đã từng sống.
Quá khứ đó cũng là những kinh nghiệm xương máu, mồ hôi và nước mắt; và bằng chính mạng sống của những nạn nhân đã cùng cảnh ngộ như chúng tôi khi còn ở đó. Những hy sinh của họ đã xúc động lương tâm thế giới để chúng ta được cơ hội đến đây tỵ nạn và xây dựng cuộc sống mới hôm nay... Cuộc sống của chúng ta hôm nay, há chẳng phải được xây dựng trên nền tảng qúa khứ thương đau đó sao?


PHẠM GI. ĐẠI * NHÀ TÙ CỘNG SẢN

*


Lời Tác Giả
Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm nay, Cơn Gió Heo May sẽ đưa chúng ta trở lại một nhà tù nổi tiếng tại miền Bắc - trại Ba Sao Nam Hà - và một mối tình nhẹ như làn gió thoảng trong một buổi chiều cuối Thu; cùng với sự đổi thay mầu nhiệm về cách đối xử của dân chúng miền Bắc với các tù nhân chính trị chế độ cũ.


Cơn Gió Heo May

Hồi Ký: Phạm G. Đại Lúc còn sinh sống tại miền Nam nhất là tại Sàigòn thì ít khi nào chúng ta thấy được cái khí hậu mát lạnh của mùa Thu hay cái giá rét của mùa Đông bởi Sàigòn chỉ có hai mùa mưa nắng. Những khi nào có dịp lên Đà Lạt thì chúng ta mới hưởng được cái không khí mát mẻ của xứ sương mù, tuy nhiên gió heo may hay nắng hanh vàng của những chiều cuối Thu vẫn còn là một thực tế xa lạ đối với người Sàigòn và người dân miền Nam. Phải chờ một năm sau khi Sàigòn đã sụp đổ thì chúng tôi mới biết được những gì mà trước đây chỉ đọc trong tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn về cái nóng đến kinh người của mùa Hè và cái giá lạnh đến hãi hùng của mùa Đông miền Bắc.



Bên cạnh cái mùa Thu thật đẹp thật thơ mộng như trong tranh vẽ với lá vàng rơi rơi lác đác, là hình ảnh mờ ảo của ngọn gió heo may hiu hiu thổi cho lá vàng bay bay trong một vùng không gian một mầu xám với những tia nắng yếu ớt còn sót lại trên những ngọn cây. Đối với các nhạc sỹ, các nhà văn và thi sĩ thì đó là chất liệu cho nguồn cảm hứng để sáng tác, nhưng với những người tù thì đó là lúc mà tâm hồn họ như khép lại và chợt quay về với quá khứ, một quá khứ êm đềm yêu dấu và sâu kín của một Sàigòn nay đã không còn nữa. Một mùa Thu, tôi cũng không còn nhớ chính xác là năm nào, chỉ còn nhớ vào khoảng năm thứ mười một trên vùng đất Bắc lưu đầy tại trại Ba Sao Nam Hà - mà một cơn gió heo may như một lá cây sắc cạnh đã cứa vào lòng tôi một kỷ niệm khó phai mờ.


Lúc đó tôi được đưa về đội văn nghệ cũng toàn là anh em tù nhân chính trị chế độ cũ để làm những công tác tạp dịch cho trại. Kể ra thì cũng được một chút an nhàn và lao động cũng bớt căng thẳng hơn các đội khác. Lao động thì chẳng thiếu thứ gì, từ khuân vác dọn dẹp các kho hàng, làm sạch cỏ và trang trí cho doanh trại, hay cân đo đong đếm các bao bột mì, xong việc thì mặt mũi tên nào cũng phủ đầy bột trắng xoá như Tây. Nhưng hai việc mang nhiều ý nghĩa nhất vẫn là đi an táng các anh em đã nằm xuống và ra Phủ Lý lãnh các gói bưu phẩm mà gia đình từ trong Nam gửi ra, những gói bưu phẩm với thuốc men vật dụng thực phẩm khô là nguồn tiếp tế của gia đình đã cứu sống nhiều mạng người.



Về nghĩa vụ an táng thì những tù nhân hình sự họ tự lo về phía của họ, chúng tôi chỉ có bổn phận với những anh em tù chính trị chế độ cũ mà thôi. Mỗi lần như thế thì phía hình sự họ giúp cho việc khuân vác và chúng tôi chỉ mang các cuốc chim để bửa đá và xẻng để xúc đất, và đi theo họ với hai cán bộ của trại hướng dẫn vào trong thung - là vùng đồi và đất bằng có thể trồng trọt được và bao quanh bởi các dẫy núi cao - để đào đất chôn cất trên ngọn đồi nghĩa trang của trại là xong. Những nấm mồ tuy đơn sơ nhưng được đắp cao và vun rất kỹ vì sợ bò hay thú rừng ra đào bới. Mỗi lầ xong việc, chúng tôi đều kín đáo cầu nguyện cho các bạn mình đã nằm xuống bây giờ được an giấc nghìn thu, các bạn sẽ không còn bị đầy ải về cả thể xác lẫn tinh thần, mỗi sáng sẽ không còn phải nghe tiếng kẻng trại đánh thức dậy cho một ngày lao động mới "vinh quang", và sẽ không còn phải kéo dài lê thê cuộc sống tù tội không biết đến bao giờ. Các bạn đã trả xong cái nợ với Tổ Quốc khi mà đất nước miền Nam đã tiêu tan và đang chìm đắm trong đau thương. Có một lần khi đang cuốc đất lên trên ngọn đồi đó thì tôi đã trông thấy một cảnh tượng nói lên sức phi thường của con người.


Tụi tôi đều dừng tay cuốc tay xẻng lại và nhìn sang ngọn núi bên cạnh. Phải gọi là ngọn núi mới đúng vì nó cao ước chừng cũng hơn năm trăm thước và dốc thoai thoải, trên ngọn núi đó một bóng người nhỏ như một cây kim nhưng chúng tôi nhận ra được là một người phụ nữ chít khăn mỏ quạ trong chiếc áo dài mầu sậm và đang gồng gánh một gánh hàng gì đó leo dốc từ bên kia quả núi và từ từ hiện lên ở đỉnh núi nổi bật trên nền trời xanh thẳm và từ từ gánh gánh hàng đó xuống núi phía bên này có lẽ trên đường ra chợ. Tôi thật là khâm phục người phụ nữ đó, vì với chúng tôi dù chỉ đi hai tay không cũng chưa chắc đã leo nổi cái dốc núi bên kia để lại leo xuống cái dốc bên này trên một ngọn núi cao như vậy.

Một lúc sau thì bóng người phụ nữ đó từ từ biến mất sau rừng cây trên dốc núi một cách âm thầm nhưng đã để lại trong tôi một cảm nghĩ phi thường về sức chịu đựng dẻo dai và tài giỏi của con người mà đó lại là một người chân yếu tay mềm để vượt qua trở ngại của thiên nhiên. Sau này thì tôi mới biết là mình lầm to vì trong cái xã hội chủ nghĩa luôn hô to khẩu hiệu tại mọi nơi ở miền Bắc để đề cao người phụ nữ thì chính là cái xã hội mà người đàn bà đã phải gồng gánh những công việc cực nhọc nhất thay cho đàn ông trong mọi ngành nghề. Người phụ nữ miền Bắc đã được rèn luyện từ lâu rồi để chu toàn công việc "Ba Đảm Đang" nghĩa là ôm lấy hết các việc nhà và việc ngoài đời để cho Đảng và Nhà Nước trưng thu hết các phái đàn ông và thanh niên rồi gửi họ vào miền Nam "giải phóng" và "chống Mỹ cứu nước". Nhìn hình ảnh người phụ nữ vượt núi đó, câu ca dao ngày xưa - "đường đi không khó vì ngăn sông cách núi" - quả là đúng.


Trong những năm cuối còn ở tại trại Ba Sao, một điều may mắn là sự đối xử của trại và khu gia binh của họ với anh em chúng tôi cũng đã hoàn toàn khác hẳn, không còn nhìn nhau hằn học như quân thù nữa như lúc mới ra miền Bắc, mà rất thông cảm và còn đôi phần kính trọng. Tất cả đều do chúng tôi đã nhận oán mà trả lại ơn bằng cách cứu giúp thuốc men khi con cái họ đau ốm, cho họ ít tiền hay quà cáp trên đường về quê nghỉ phép. Những lúc họ rảnh rỗi thường hay thích vào trong trại chơi hút điếu thuốc lào ba số tám của miền Nam, uống ly cà phê hay chung trà móc câu là loại trà nụ và tâm sự đủ chuyện gia đình, cơ quan cho chúng tôi nghe; và thường cười nói rằng ra khỏi cổng trại này là họ phải kín đáo không dám truyện trò như trong này đâu.


Có những lần lao động gần khu vực nhà bếp của cơ quan, tôi rất ngạc nhiên khi có nhiều chị nuôi trong bếp kể cả vài cán bộ nữ thường hay ra hỏi thăm xem chúng tôi lao động có mệt không và tỏ vẻ thương cảm. Có những cán binh nói rằng buổi sáng họ không có khẩu phần ăn như các cấp trên của họ và bụng đói nhưng vẫn gánh được hàng trăm gánh nước và nhìn cấp trên của họ đang đứng trong mát ăn quả chuối với cặp mắt hận thù. Từ đó tôi lại càng thấy rõ hơn là dân chúng và các cấp dưới cũng chỉ là nạn nhân của một bộ máy tuyên truyền không lồ của Đảng và Nhà Nước họ mà thôi.


Trại Ba Sao Nam Hà nằm sâu vào bên trong những vùng núi non trùng điệp của dẫy núi đá vôi và chỉ liên lạc với thế giới bên ngoài bằng một con đường đất đá độc đạo chạy ngoằn ngoèo bọc quanh chân núi ra tới thị xã Phủ Lý. Con đường này đi ngang qua khu thăm nuôi, qua những khu gia binh và một ít nhà dân còn toàn là cảnh đường mòn và núi rừng. Có những chỗ nó xuống dốc rất nguy hiểm và những nơi leo dốc tới bốn mươi lăm độ là những thử thách gay go cho những chuyến vận chuyển hàng từ Bưu Điện thị xã về trại. Chuyến đi ra từ trại thì rất là nhàn nhã vì đi xuống dốc từ vùng đồi núi ra đồng bằng nhưng chuyến tải hàng về mới là cả một vấn đề vì phải đẩy lên dốc những xe đầy những bưu kiện quà tiếp tế của gia đình. Có một con dốc dựng đứng lên tới bốn mươi lăm độ nhìn lên cũng đủ thấy ớn lạnh, đi bộ lên cái dốc đó là đủ mệt rồi chứ đừng nói đến phải đẩy một cái xe chất đầy hàng nặng khoảng vài tạ gạo. Bao giờ lên được tới nửa con dốc là anh em chúng tôi phải lấy các cục đá chèn lại hai bánh xe để nghỉ ngơi lấy sức đẩy nữa.

Tôi vốn sức khoẻ kém cho nên chỉ khi nào thiếu ngươì thì anh đội trưởng mới cho đi theo và mỗi chuyến chở hàng về là cả một công trình và mạo hiểm vì phải tìm cách dấu tiền mặt và phải dấu cả một đống thư từ anh em nhờ chuyển ra khu thăm nuôi. Những lần tên trực trại vẫy tay cho đi qua là trong bụng mừng thầm, còn hắn kêu đứng laị khám xét trước khi cho xuất trại thì rất dễ vào nhà kỷ luật. Mỗi lần đi ngang qua khu thăm nuôi và biết có gia đình một người bạn đang ở đó thì chúng tôi lấy cớ xin vào xin thuốc lá để ném vội đống thư cho thân nhân bạn mình nhờ về Sàigòn gửi hộ và đem ra mấy điếu ba số năm để ém miệng hai tên cán binh đi áp tải vì chúng đều rất mê thuốc lá ngoại. Phương tiện để vận chuyển chỉ là những chiếc xe "cải tiến", họ gọi là cải tiến và có vẻ hãnh diện về chiếc xe hai bánh và hai càng này lắm, nhưng cải tiến nghiã là trước kia thì bò kéo còn bây giờ là ... người kéo.


Nó chỉ có khác một điểm là hai bánh xe gỗ có ổ bi ở giữa và một lốp xe bằng cao su cho chạy êm hơn chút thôi. Khi ra đến thị xã và đi ngang một trụ sở, nhìn lên khẩu hiệu đắp trên tường bên ngoài văn phòng chúng tôi nhìn nhau bấm bụng nhịn cười vì hàng chữ "Không có gì qúy hơn Độc Lập Tự Do" không rõ vì năm tháng hay kẻ nào chơi xỏ đã rơi mất ba chữ ở giữa thành ra "Không có...Độc Lập Tự Do". Mang tiếng là thị xã thật sự ra chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ và nghèo nàn, toàn những đường đất ngoại trừ con đường chính là trải nhựa, lèo tèo độ chục hàng quán, và các hiệu bán phở hay cơm. Một cái chợ chồm hổm được tụ họp trên bãi đất trống của một nhóm bốn năm chục các bà bên cạnh là các thúng và mẹt với đủ thứ rau cải trái cây địa phương và vài sạp bán thịt cá.

Tuy vậy với chúng tôi cái chợ này là điều cực kỳ cần thiết mỗi lần ra lấy hàng để mua những thứ mà trong trại không có. Riết rồi các bà bán hàng cũng quen mặt tụi tôi và mỗi lần thấy lại kêu lên: "các anh ấy trong trại đến rồi kìa", và bao giờ cũng dành cho bọn tôi những bó rau thật tươi những miếng thịt ngon và giá hạ hơn. Biết dân chúng còn nhiều thiếu thốn nên anh em chúng tôi bảo nhau đem cho họ ít thuốc men như thuốc ho, aspirin, lọ dầu, cái quần, cái áo, v.v., và không ngờ những món quà nho nhỏ đó đã làm cho cả khu chợ chồm hổm đó đón tiếp chúng tôi như thượng khách.

Một anh trong nhóm đã được giao nhiệm vụ chiêu đãi hai tên cán binh để bọn tôi được ít thời gian đi mua vội vã những món hàng mà anh em trong trại nhờ mua dùm hay ngồi nhâm nhi chung trà nóng. Tôi thường chọn một cái quán hơi khuất sau tàng cây đa vì bà chủ quán là người Hà Nội trước kia và bà thường dành cho anh em chúng tôi một cảm tình đặc biệt. Bà cũng có một cô cháu gái rất xinh xắn và đảm đang tên là cô Thái mà vài anh em trẻ tuổi trong đội của tôi cũng tỏ vẻ săn đón như đỡ lấy giỏ hàng hay dựng lại dùm chiếc xe đạp mỗi khi cô lấy hàng về tới quán.


Những lúc ấy tôi thấy bà cười rất tươi và nói là chúng tôi có phong thái lịch lãm của người Châu Âu chứ đàn ông con trai ở đây họ chỉ đứng trơ mắt ra mà nhìn thôi. Bấy giờ tôi mới thấy được cái nhọc nhằn vất vả và chịu đựng của người phụ nữ trong cái gọi là xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, và tại sao họ cứ hô hào bình đẳng nam nữ ngõ hầu xô đẩy người phụ nữ vào những công việc nặng nhọc phải gánh vác thay cho phái nam. Quán hàng với mái tranh hai gian, gian trong làm phòng ngủ và gian ngoài làm hàng quán với lỏng chỏng dăm ba lọ thủy tinh đựng vài cái bánh, kẹo lạc, phong thuốc lào, vài gói thuốc lá Sapa, vài nải chuối hay ít lạc rang và ấm trà, vậy mà nuôi sống được cả một gia đình hai bác cháu.


Tôi thường ít khi được đi theo toán ra Bưu điện cho nên lần nào gập tôi bà chủ quán cũng hỏi là sao kỳ rồi lấy hàng không thấy anh, và em Thái nó hỏi thăm anh đó trưóc cặp mắt vừa thán phục vừa ngạc nhiên của thằng bạn thân tôi nhưng thật tình mà nói thì tôi cũng như nó đâu có thì giờ nào mà nói chuyện riêng với cô hàng quán này bao giờ. Có thể qua những lần nói chuyện bên chung trà nóng tại quán hàng, bà đã cô cháu có nụ cười rất xinh kia đã dành cho tôi cảm tình nhiều hơn chăng tôi cũng không biết nữa. Có một lần vì tôi không có nhiều nhu cầu mua các thứ ở chợ nên ngồi chơi tại quán lâu hơn trong lúc các bạn tôi đã vù biến mất thì bà chủ quán hỏi tôi đủ thứ chuyện và mời tôi Chủ Nhật lại chơi và ăn cơm gia đình. Tôi vừa mừng lại vừa buồn cười trong bụng.


Mừng vì thái độ của người dân tại thị xã này với những người tù chính trị chúng tôi đã hoàn toàn thay đổi từ xa lánh dè bỉu lúc ban đầu đến có thiện cảm và trân trọng vì nhìn thấy chúng tôi không phải là thứ ăn gan người và bán nước như bộ máy tuyên truyền nhà nước họ vẫn rêu rao. Buồn cười là vì những năm sau này chúng tôi được gia đình tiếp tế nên ăn mặc có phần tươm tất hơn trong các bộ "xi-vin" chứ không còn phải mặc quần áo tù nữa, bởi vậy bà chủ quán quên mất thân phận tù tội mất tự do của chúng tôi đang trong bốn bức tường mà mời ra dùng cơm ngày Chủ Nhật. Lúc đó, cô cháu đứng ngay sau lưng bà và lấy tay giật giật lưng áo của bà ra hiệu đừng nói nữa nhưng bà thì cứ hỏi tôi hết câu này đến câu khác.


Trên chiếc quầy tôi thấy có một bình bông hoa Hải Đường thật đẹp và tươi chắc mới hái ngoài sau vườn, và bất ngờ bà rút một cành hoa ra đưa cho tôi: -Anh vào nói chuyện với em nó một chút rồi hãy về. Sự việc xẩy ra quá nhanh ngoài dự tính của tôi nhưng đến nước này thì không lùi được nữa, tôi bèn cầm nhánh Hải Đường bước vào phía sau quầy đưa cho Thái cành hoa: -Anh về nhe Thái. Rồi chào bà chủ quán và chạy nhanh ra phía chợ để nhập vào toán ra Bưu Điện lãnh hàng về cho kịp. Bẵng đi một thời gian tôi không có dịp được ra thị xã lấy quà tại Bưu Điện nữa và cũng quên dần đi bà chủ quán tốt bụng thì một buổi chiều tên bạn thân chạy vào buồng nói với tôi rằng tay cán binh gác cổng muốn gập. Tôi cứ đinh ninh rằng hắn hoặc là xin thuốc lá, cà phê hay là học thêm một hai câu Anh Văn vì lúc đó có nhiều cán binh vào trại xin học Anh Văn với mấy anh bạn tôi nhưng ra đến cái cổng sắt và nhìn ra vọng gác bên ngoài thì tim tôi chợt đập mạnh khi thấy Thái đứng đó tự bao giờ.


Nàng nhìn tôi sững sờ và tôi chưa biết phải làm sao thì nàng chạy lại bên ngoài cánh cửa song sắt và thì thầm: -Em có xin phép vào thăm anh nhưng họ không cho. Sao không thấy anh ra lấy hàng Bưu Điện nữa? và nàng dúi vào tay tôi gói trà, thứ mà tôi vẫn thích uống tại quán của nàng. -Anh cứ lấy đi, tay gác cổng nó quen bác em không sao đâu. Tôi đứng lặng người mấy giây đồng hồ nhìn gói trà nằm ép trong tay tôi và tay nàng và cặp mắt nhìn như cầu khẩn của nàng rồi trả lại gói trà: -Anh rất cám ơn Thái, tấm lòng của em không bao giờ anh quên được nhất là trong hoàn cảnh này. Nhờ gia đình tụi anh dạo này cũng không còn thiếu thốn nhiều nữa. Em hãy về đi và cám ơn bác dùm anh vì thân phận của anh không biết ngày nào ra được. Tôi vội quay mặt đi không dám nhìn vào cặp mắt hoe đỏ của nàng cho tới khi bóng dáng nhỏ bé của nàng khuất dần sau hàng cây dẫn ra con đường độc đạo.


Trời đang vào cuối Thu se se lạnh và những chiếc lá vàng đang rơi nhè nhẹ trong gió đàng sau cái bóng mờ dần đi của Thái. Tôi thấy hai vai nàng hơi rung lên không biết vì sương chiều đang xuống dần hay nàng đang khóc thương cho những chàng trai miền Nam đang sa cơ trong trại giam miền Bắc? Một cơn gió heo may tự đâu thổi đến từ phiá hàng cây ngoài lộ lùa vào cổng trại thổi qua tóc tôi mát lạnh y như là Thái còn muốn nói với tôi điều gì nữa đây mà giây phút ngắn ngủi gập nhau vừa qua như giấc chiêm bao đã không thổ lộ hết được? Hai tay nắm lấy song sắt của cánh cổng trại giam đến tê dại đi thì tôi mới trở về hiện thực và bước vào buồng với đầu óc còn đang quay cuồng. Thằng bạn thân chạy lại hỏi tôi đủ thứ, tôi nhìn bạn mình thật lâu rồi chỉ nói được một câu cám ơn ngắn ngủi, nhưng tự trong đáy lòng thì tôi muốn nói với nó rằng giá mà nó đừng gọi tôi ra gập Thái thì tốt hơn để cho lòng tôi không bị xúc động mãnh liệt như bây giờ.


Tối hôm đó tôi lại thêm một đêm mất ngủ và ngồi uống trà với mấy thằng bạn thân mà tâm hồn tựa như ở nơi đâu. Từ đó về sau tôi không còn có dịp ra Phủ Lý nữa để có dịp cám ơn bà chủ quán tốt bụng với cô cháu gái dễ thương và nụ cười thật xinh. Năm sau, khi lên chuyến xe lửa xuôi về miền Nam, tôi gập lại tên cán binh trực vọng gác chiều hôm đó áp tải đi theo tầu và biết rằng Thái đã lập gia đình với một anh tài xế xe vận tải nhưng không có hạnh phúc. Anh ta nói rằng anh cũng thương cô ta rất nhiều nhưng bà bác nhất định không bao giờ gả cô cháu cho gia đình công an hay bộ đội và nói rằng hình như Thái thương một người nào đó nhưng không có duyên phận với nhau. Tôi có biết nhiều trường hợp của một số bạn tù cùng trại cũng có những mối tình rất là thơ mộng với những cô thôn nữ quanh vùng khi gập gỡ nhau trong những lúc đốn củi trên rừng - nhưng dễ có mấy ai thấy được cơn gió heo may nào đã làm lòng ta tan nát?

Viết xong Tháng Tư năm 2010 Và riêng tặng cho một người con gái tên Thái ngày xưa ấy
Phạm G. Đại

*

HỒI KÝ THÁNG TƯ 1975 *CON TÀU TRƯỜNG XUÂN

*
I. CHỦ NHÂN TÀU TRƯỜNG XUÂN

Trần Đình Trường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Trần Đình Trường (sinh năm 1932 tại Hà Tĩnh) là một doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ, là chủ nhân nhiều khách sạn tại New York và được coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim [1].
Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông Trường hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân những chiếc tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh [2].
Khách sạn Carter về đêm
Ông rời Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1975. Trong sự kiện 30 tháng 4, ông cho phép trưng dụng miễn phí những chiếc tàu của ông để chuyên chở người tị nạn và chở được hơn 8500 thuyền nhân vượt biển. Riêng chiếc tàu Trường Xuân với thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã chở gần 4000 người thuyền nhân vượt biển [3] [4], trong đó có nhạc sĩ Lam Phương sau này đã sáng tác bài hát Con tàu định mệnh [5] để ghi nhớ sự kiện này.
Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạn ở thành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter (gần Quảng trường Thời đại (New York)) ở Manhattan và khách sạn Lafayette ở Buffalo, New York.
Ngoài ra, ông bà còn là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ. Như theo lời kể của ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch cộng đồng Việt tại tiểu bang New York : "Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng Việt Nam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự..." [6]
Trong sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân 2 triệu Mỹ kim [7] [8]. Trong nạn đói năm 1984 tại Ethiopia, ông cũng mua tặng các tổ chức cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 2 máy bay trực thăng [9].
Hiện nay ông đang cho xây dựng một trung tâm thương mại Việt Nam mới ở Philadelphia với hàng trăm cửa tiệm và văn phòng.
Trong tháng 5 năm 2004, ông đã được trao Giải Đuốc VàngWashington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.
Ông kết hôn với bà Sang và có bốn người con (ba gái và một trai tên là Trần Thanh Nam).


II. Con tàu Trường Xuân và cô bé Chiêu Anh
Đăng bởi Ngạo Nghễ on 12/04/2010
Người con gái của biển Ðông
Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau :
“Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày.


Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”
35 năm nhìn lại
Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2010 chúng ta có 35 năm nhìn lại. Mỗi năm chúng tôi sẽ chọn 1 nhân vật hay 1 sự kiện để giới thiệu.
Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.
Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.
Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù.
Chuyến đi của Trường Xuân
Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen
Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 35 năm nhìn lại
Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.
Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua…
Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại…
Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi..
Con tàu Trường Xuân – “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ”
Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 34 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 35 năm sau (1975-2010 ).
Có con tầu nằm trên bến đỗ…
Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy
Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần Đình Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước.
Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.
Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào.
Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.
Saigon hấp hối
Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cã 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.
Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.
Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.
Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.
Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ
Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai.
Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.
Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.
Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 34 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 35 năm sau vào tháng năm 2010.
Trở lại với Trường Xuân
Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.
Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.
Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.
Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “. Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó.
Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.
Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.
Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.
Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia.
Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”
Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi.
Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.
Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu.
Clara Maersk Line (Denmark) & Người mẹ và 2 đứa con
Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa ? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”
Ra đời giữa trời biển mênh mông
Con tàu Trường Xuân và cô bé Chiêu Anh
Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.
Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.
Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.
Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !
Trường Xuân
Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.
Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.
Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.
Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.
Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.
Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.
Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Canada có từ ngày đó.
Giao Chỉ – San Jose
http://ngaonghe.wordpress.com/2010/04/12/con-tau-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-xuan-va-co-be-chieu-anh/




III.Con tầu TRƯỜNG XUÂN



Tháng Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 34 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 35 năm sau (1975-2010 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Ðông: Chiêu Anh. (Shining Light).
* * *
Có con tầu nằm trên bến đỗ...
Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần đình Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước.
Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy.
Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.
Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào.
Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.
Saigon hấp hối
Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cã 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.
Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.
Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.
Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.
Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ
Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai.
Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.
MS Clara Maersk (Denmark) Mother and children.
Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.
Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 34 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 35 năm sau vào tháng năm 2010.
Trở lại với Trường Xuân
Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.
Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.
Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.
Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “.Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó.
Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.
Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.
Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.
Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia.
Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”
Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi.
Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.
Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu.
Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”
Ra đời giữa trời biển mênh mông
Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.
Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.
Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.
Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !
Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.
Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.
Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.
Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.
Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.
Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.
Một thế hệ tương lai
Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nã Ðại có từ ngày đó.
Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau.
“Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New YorkSan Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”
35 năm nhìn lại
Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2010 chúng ta có 35 năm nhìn lại. Mỗi năm chúng tôi sẽ chọn 1 nhân vật hay 1 sự kiện để giới thiệu.
Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.
Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.
Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù.
Chuyến đi của Trường Xuân
Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen
Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 35 năm nhìn lại
Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.
Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...
Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...
Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi...
http://www.take2tango.com/~/n3ws/truong-xuan-truong-xuan-8508.aspx



*

IV. Con Tầu Trường Xuân TRẦN HOÀN .

Việt Báo Thứ Bảy, 3/10/2001, 12:00:00 AM
Bài tham dự số: 02-185-VB0311

Đã nhiều lần Sơn giải thích cho Mỹ hiểu là qua nước Hoa Kỳ, có việc nào kiếm tiền là cứ làm. Ở nước Mỹ bằng cấp chỉ là một phương tiện để sinh nhai, chứ không phải dùng để đánh bóng, để nở mặt nở mày với thiên hạ như phong tục tập quán nhà mình, nhưng Mỹ vẫn cứ ngần ngaị nói với Sơn:
"Dù sao em cũng là cô giaó bên Việt Nam, dù cô giaó daỵ tiểu học nhưng đi làm waitress em thấy nó kỳ ky.ø"
Sơn thông cảm cho vợ, vì khi chân ướt chân raó qua đây, anh cũng đi làm cỏ. Lúc đầu anh aí ngại lắm, dù sao ở Saì gòn anh cũng là Sĩ quan, bao nhiêu năm lính, lặn lội khắp chiến trường nam bắc, từ Pleime, Bình giả, Cam lộ, Đức Cơ anh đã góp phần cho cuôc chiến, máu và vài bộ phận thân thể Sơn cũng đã bỏ lại trên chiến trường, đã ba lần bị thương nặng, được đưa vaò bệnh viện Măng cá, rồi Cộïng hoà.



Sau khi trở thành phế nhân, Sơn được phục vụ tại Saì Gòn trong những ngày cuối cùng năm tháng tư đen năm 75. Qua đến nước Mỹ, với Sơn, cũng là một sự ngẩu nhiên. Khi Cọng quân tiến chiếm Saì Gòn, mợ Tâm đã noí thẳng vơí Sơn:
"Lâu nay cậu mợ đối đãi với con ra sao, con cũng biết. Con đừng giận cậu mợ, và hiểu lầm cậu mợ không chịu chứa chấp con. Tuy nhiên trong hàng xóm mợ nghe có du kích Cộïng Sản rình rập, nhìn qua nhà mình chỉ chỏ, hay con hãy về quê trốn đi, khi nào quân đội quốc gia mình thắng lại được như kỳ Mậu Thân thì con hảy trở về"


Không muốn trở thành gánh nặng nguy hiểm cho ngưoì thân, sáng sớm hôm sau 30/4 mơí 4 giờ, Sơn laí xe gắn máy lang thang khắp Saì gòn, trên mình vẫn còn bộ quân phục và chiếc aó lạnh không quân do Hoaì, bạn học lớp đệ nhất tặng Sơn. Chỉ vài tháng sau khi gặp nhau và trao cho Sơn chiếc aó lạnh, Hoaì đã tử nạn trong một phi vụ trực thăng tai Đà nẵng.


Sơn dừng lại tại bến Bạch Đằng, vì chổ này ồn aò naó nhiệt bất thường. Sơn thấy lố nhố rất nhiều ngươì tại cưả ra vào căn cứ Haỉ Quân. Sơn tò mò len tới đó, chợt một thanh niên mặc quân phục Haỉ quân chận xe Sơn lại:
"Đaị uý, em chờ Đaị uý lâu rồi. Sao giờ naỳ ông mơí tơí. Đại tá biêủ em ra đón Đại uý, phi cơ chờ Đaị uý."


Sơn chẳng hiểu anh này muốn noí gì, chưa kịp phản ứng thì chàng thanh niên nhaỷ vọt lên ngôí sau xe, nắm tay Sơn baỏ rồ gas cho xe chạy. Viên Quân cảnh bât thình lình không ngờ tơí, đã đề cho hai ngưoì lọt vaò khuôn viên Haỉ Quân.
Sơn tính dừng laị chàng thanh niên tiếp tục:
"Anh chay mau lên, họ tửơng anh là phi công cuả Haỉ quân, chạy mau lên, đừng để họ băt laị."
Sau naỳ Sơn mơí biết là trong căn cứ Haỉ Quân lúc đó có mấy chiếc trưc thăng. Đaị đa số Haỉ Quân đã di tản ra hạm đội ngaỳ trước, vị Sĩ quan tình nguyện ở lại nay lại đổi ý muốn đi, nên liên lạc vơí viên phi công đề đưa gia đinh ra hạm đội Mỹ. Té ra caí aó lạnh Hoài tặng, có thêu hình cánh bay đã giúp Sơn vaò tân căn cứ Bạch đằng. Chắc Hoaì chỉ lối đưa đường cho bạn mình, nên đưa đẩy Sơn vào tận căn cứ, dù đang được canh gác cẩn mật, và dù Sơn không chủ tâm muốn vào .

Chàng thanh niên tên Tâm, Trung sĩ Haỉ quân, vì đi phép nên không kịp đi di tản cùng đơn vị. Trở về lại không được vaò căn cứ vì đã có lệnh trên, “ngoại bất nhập, nộâi bất xuất". Nhưng Tâm cũng nghe lén đựơc quân cảnh đang chờ vị phi công do lệnh cuả cấp trên. Do đó vơí bản tính láu cá Tâm đã lợi dụng Sơn để vào cổng căn cứ. Lúc đầu Tâm cũng lầm tưởng vì Sơn là phi công thật vì chiếc áo lạnh không quân, nhưng sau đó thấy bộ mặt ngơ ngác cuả Sơn nên Tâm biết đã lầm, nhưng đã lỡ rồi thì phải cho lở luôn.
Sơn và Tâm vào tận bến cuả căn cứ. Một vị thượng sĩ già đón Sơn, ông ta noí :
"Máy bay đã sẳn sàng, chỉ còn chờ vài người, còn gia đình Đai uý đâu? Nghe noí Đaị Uý phu nhân cũng đi theo mà?"

Đến cớ sự này Sơn bắt đầu xanh mặt, Sơn muốn nói thật anh chẳng phải phi công, phi đội gì cả, lại chả biết lái maý bay bao giờ, mà cũng tại vì anh cũng đâu muốn đi di tản, chàng chỉ đi lang thang giết thì giờ trước khi đến nhà Hoa từ biệt ngưoì yêu, rồi mua vé xe về quê. Nhưng Tâm nhanh nhẫu keó Sơn ra chổ riêng và noí cho Sơn biết "Họ sẽ nhốt cả hai nếu anh noí là không phải phi công, em van anh mà. Để coi, em sẽ tuỳ cơ ứng biến vơí anh."


"Ầm , ầm, bùng, bùng" hai quả đạn phaó kích cuả Cộng Sản pháo vaò căn cứ vaò sáng 30/4. Vị Thượng sĩ có nhiệm vụ tiếp đón đẩy Sơn và Tâm cùng vơí ông vaó chiếc PCF, một chiếc taù chiến đấu nhỏ cuả Haỉ Quân có súng, taù naỳ chỉ chạy trong sông. Đê tránh phaó kích, vị thượng sĩ cho taù ra sông. Taù chạy tơí chạy lui trên sông Saì gòn, chợt bản tin đầu hàng đã được đọc ra và trên khách sạn Majestic đã thấy lấp ló mờ mịt lá cờ 2 maù cuả giải phóng.
Vị Thượng Sĩ cho tàu vô đại trong bờ và nhaỷ lên, trước khi đi ông còn cho Sơn biết chiếc PCF này không thể naò ra đại dương đựơc. “Đại uý phaỉ kiếm taù lớn hơn mà đi". Thế là ông biến mât. Cứ mổi lần taù ngừng là đồng baò hai bên bờ laị nhaỷ lên, có người nhảy xuống cho nên giờ naỳ cũng đã có chừng vaì chục người trên taù.
Vị thượng sĩ đi rồi, Tâm đã trở thành thủy thủ bất đăc dỉ.
Và ông thâỳ Sơn trở thành vị chỉ huy tàu. Taù lắc lư tròng trành vì Tâm rất ít khi được lái taù.
Thơì gian căng thẳng cũng đã lắng diụ bớt, Sơn nhìn số người trong taù ai cũng hoang mang hoảng hốt, nhất là có vaì cô gái, vaì bà hơn bốn mưoi vaí trơì vaí đất luôn miệng. Sơn chợt nhớ đén Hoa, cô học trò Trưng Vương mà Sơn đã quen biết bao năm trời. Anh muốn trở về ôm người yêu trong vòng tay, nôỉ nhớ nhung Hoa xâm chiếm Sơn kỳ lạ, anh noí như quát vơí Tâm :
“Anh cho taù vô bờ, tôi muốn xuống"


Tâm khóat tay ra hiệu là anh không biết laí taù, thì làm sao anh cho tàu vô bờ theo ý muốn được. Nghe thấy Sơn định lên bờ, một cô gaí trẻ đã cầm tay anh nhắc nhở:
“Đại uý nguy hiểm lắm đó, Việt Côïng nó giết anh liền đó". Có người nhắc đến Cộïng Sản là Sơn tỉnh giấc mộng trở về thực tại ngay, tay Sơn đã từng quơ đại liên giết từng đám Cộïng Sản tại U Minh, ném lựu đạn tiêu diêt hậu cần của chúng tai Ban mê Thuộc, Sơn chính là kẻ thù không chiến tuyến với Cộng Quân, anh có hèn nhát đầu hàng cũng chưa chác cứu được mạng sống mình, mà taị sao phaỉ đầu hàng bọn chúng? Maú anh hùng đã nồi dậy.
Chợt tiếng cô gaí vẫn văng vẳng bên tai:
“ Anh đừng lên bờ, đừng bỏ tụi em"
Thằng Tâm cũng khóc:
“Đừng bỏ em nghe Đại uý, đi theo tụi em, có gì mình nương tựa vào nhau, dì em đang ở Mỹ chờ em qua".
Sơn vừa mơí biết Tâm chưa qúa hai tiếng đồng hồ, còn cô gaí kia chàng cũng chưa nhìn rỏ dung nhan, nhưng giọng noí rất thành thật, van lơn. Chợt cô gaí mở dây kéo chiếc aó lạnh không quân của Sơn: “Anh cơỉ bộ đồ lính đi, tuị Cọng Sản nhìn thấy anh, nó sẽ bắn sẻ đó.”
Sơn từ từ cơỉ bỏ bộ đồ lính, thằng Tâm chuẩn bị sẳn một bộ đồ civil, vứt đại qua Sơn. Anh thay vội vàng chiếc quần, đang chuẩn bị tròng thêm chiếc aó, thì cô gáí đã nhanh tay caì khuy cho Sơn, và noí rất nhanh "Coi chừng lạnh, em tên Mỹ, còn anh tên Sơn, em đã nhìn thấy bảng tên anh".
Nhiều chiếc ghe nhỏ đã tấp vaò chiếc PCF, mổi lần như vậy là vaì chục ngưoì lên thêm, may mắn thay có vaì thuỷ thủ rành nghề lên taù và thay tay laí cho Tâm. Chiếc tàu có ngưoì laí giỏi chạy như bay trên sông Saì Gòn. Chợt Sơn nhớ đến câu nóí vị thưọng sĩ “taù naỳ không ra đại dương được".
Tự nhiên bổn phận cuả một viên sĩ quan cao cấp nhất trên tàu, Sơn nhắc nhở đồng bào đang nhốn nhaó:
“Chiếc naỳ không thể ra hải phận quốc tế được, ai theo tôi thì lên chiếùc tàu lớn kia, chiếc maù xám đó, còn ai muốn ở lại chiếc naỳ thì tùy ý các vị."
Noí xong Sơn ra hiệu cho Tâm và các anh laí taù cập sát chiếc tàu lớn đang đậu taị cảng, trên taù đã lố nhố vaì ngàn người. Các sợi dây thừng, thòng lọng là phưong tiện duy nhất để leo lên. Thật khó xử cho Sơn, vì vài thanh niên nghi ngờ Sơn, bảo Sơn phaỉ lên trước tiên, họ không tin tưởng chiếc tàu lớn sẽ di tản, có lẻ chiếc tàu nhỏ này qúa đông, nên Sơn lừa họ lên taù khác chăng.
Sơn ra hiệu cho Tâm lên sau cùng khi đẩy các bà các cô lên tàu lớn trước. Tâm có lẻ hơi bực bội nghĩ thầm, đến nứơc này mà còn tính galant, nhưng nghĩ sao Tâm gật đầu. Sau cả tiếng vất vả, đại đa số lên được chiếc Trường Xuân đang chết máy. Quả thật giờ này Sơn mơí hoảng hồn, mình đề nghị đồng bào lên chiếc tàu chết máy, có sao không? Chợt nghe giọng nói cuả một anh bạn trẻ nói vơí vợ:
“Ông thuyền trưởng đã kiếm được thợ maý và tài công, gìờ đang sưả chưả, đừng lo quá nhe em.
Tâm và Mỹ ngôì co ro một bên Sơn. Trơì đã sáng tỏ, nhìn lên đấùt liền, Sơn thấy lố nhố dồng baò trên bờ, nhìn thấy chiếc cờ hai màu cuả giải phóng mà Sơn đau nhoí ở lồng ngực, anh nghĩ biết bao nhiêu ngưoì lính bỏ mạng trên chiến trường, bao thanh niên ngả gục cho hai chữ Tự do, thế mà bị qưốc tế lưà bịp, cấp lảnh đạo cứ xua binh lính rút lui, giặc chưa đến mà đã chạy. Nhục nhả thay khi chiếc cờ sọt rác giải phóng chểm chệ rủ rựợi trên cao ốc cuả khách sạn Saì gòn.”
“Em có chút mì goí, ăn đở đi Đại uy.ù" thằng Tâm khêù khều, tay đang nắm vài cọng mì khô. Sơn không hiểu sao lại bực mình: “Anh gọi tôi là Sơn, bây giờ chả có ai tướng ai uý nưã" Thằng Tâm rụt tay lại noí nhỏ “Dạ em biết."
Thế rồi chiếc taù Trường Xuân nổ maý, đồng bào reo hò, cũng khoảng mười phút sau taù mơí rục rịch di động, tàu rơì xa Sài Gòn. Trên boong taù cả ngàn ngưoì ngôi đứng la liệt, ngưoì nọ ngồi sát người kia như cá đóng hộp. Những bộ mặt ngơ ngác khó hiểu, không biết buồn hay vui, vui vì ít ra có cơ hội thoát ách cọng sản, đựoc ra nưóc ngoài, buồn vì xa cách ngưoì thân, bỏ lại hết gia sản sau mấy chục năm dành dụm, lo vì không biết tương lai mình sẽ ra sao, taù có bị Cọng Sản bắt lại?
Đã xế chiều mà chiếc taù cà rịch cà tang vẫn còn trên sông, chưa ra đến Vủng Tàu, rồi đột nhiên trên tàu có ngưoì la lên “taù gảy bánh lái rồi". Chiếc tàu không bánh lái không quẹo đưọc vaò khúc quanh, đâm sầm vào đất liền, một phần tư taù đã bị mắc cạn.
Lơị dụng cơ hội này vài chục đồng baò nhảy xuống đất liền, chạy trốn trước khi Cọng sản lùng bắt. Chiếc PCF đã chạy cặp theo từ cảng Sai gòn, ghé lại hỏi thăm, nó cố gắng kéo taù lớn ra bờ nhưng vô hiệu, chiếc này nhỏ quá không đủ sức.
Trơì tối dần, mọi ngừời hiện ra vẻ thất vọng qua những lòi than vản. Xa xa có ánh đèn, một chiếc tàu buôn trên đường về lại Sai Gòn đã bị chận lại bơỉ chiếc PCF. Dù nhỏ con nhưng chiếc này có trang bị súng ống, giống như chó sói vồ bắt con hươu.
Đã có sự dàn xếp giá cả để chiếc tàu này keó chiếc Trường Xuân ra haỉ phận quốc tế. Có lẻ vì lòng nhân đạo, tàu này chỉ nhỏ bằng nưã chiếc Trường Xuân nhưng cũng đủ sức để keó chiếc này ra khoỉ vùng mắc cạn và di chuyển ra hải phận quốc tế.
Tầu Trường Xuân tự nó đã chạy chậm, nay lại được một chiếc khác kéo, lại châm rì chậm rịt thêm, đôi khi mắc cả lưới đánh cá vì di chuyển trái phải như cua bò. Trên trời vài chiéc máy bay lượn qua lươn lại. Ngọn hải đăng cuả Vũng Tàu đã hiện ra. Nếu một quả bom từ chiếc phi cơ nhả xuống thì hàng ngàn ngưòi sẽ là mối ngon cho cá. Nhưng hình như cả bọn Cọng đang hí hửng vui mừng cưởng chiếm được miền Nam như chú mọi đen cưới được công chúa, nên chả ai thèm để ý hai chiếc tàu nhỏ đang đi lần về hải phận quốc tế.
Đến haỉ phận quốc tế rồi, sau khi trao hết nước uống cho ngưoì trên Trường Xuân, chiếc taù nhỏ đã từ giả về lại Saì gòn. Chiếc Trường Xuân không bánh lái, ì ạch ra đại dương.
“Tin mơí nhất, tin mới nhất, chúng tôi đã liên lạc vơí hạm đôị Mỹ và họ trên đường tìm tọa độ đi đón chúng ta." Tin này truyền ra từ loa phóng thanh làm cả ngàn ngươì phấn chấn, thức tỉnh, họ vui mừng qúa độ, dùng nưóc để dôị lên đầu cho mát, tha hồ, có người dùng để đánh răng. Riêng thằng Tâm cứ ôm chặt 5 gallon nước, đang múc một ly nhỏ cho Mỹ uống.
Nhưng rối một ngày, rối hai, ba ngaỳ chả thấy hạm đôi naò đến rước, maý tàu cũng đã ngưng chaỵ. Có người trộ thêm “cứ đà naỳ thì taù trôi dạt vào Nha Trang". Vài người qúa thất vọng hay vì các lý do riêng tư đã tự sát bằng súng hay nhảy xuống biền trong đêm khuya, một tiếng tỏm khô khan nhỏ bé so vơí tiếng sóng biển là một mạng ngưoì ra đi.


“Thuyền đã ngập nước, thanh niên haỷ giúp chúng tôi tát nước" loa lại vang dội trong đêm trường khi cả ngàn ngươì đang kiệt sức vì thiếu ăn, thiếu uống, say sóng. Sơn vùng dâỵ baỏ Tâm “đi theo tôi". Tâm chỉ caí bình nước đang đưọc ôm chặt, Sơn chỉ qua Mỹ nàng đang ngồi dã dượi như không còn chút sinh lực. Sơn lấy caí aó lạnh Hoài tặng đắp lên bình nưóc và bước qua đầu từng người để đi về phiá hầm taù tát nước, Tâm baỉ hoải theo sau.
Sở dỉ Sơn Tâm còn sức lực đi lui tơí vì có vaì miếng khô bò trong tuí, thêm mì khô cuả Tâm và nhất là nước uống, dù chia sẻ với các bà con chung quanh nhưng cũng còn hơn một nửa. Vị thuyền trưởng khả kính, vỗ vai từng anh em đi tát nước, sau khi xong xuôi ban chỉ huy còn tặng Sơn và Tâm hai miếng cơm cháy nhỏ bằng ba đốt ngón tay. Có lẻ đó là hai miếng cơm cháy quí giá nhất đơì cuả Sơn và Tâm.


Thuyền trưởng yêu câù anh em đi theo các vị bác sĩ bơm nưóc cho từng người, nhất là con nít. Tất cả đều nằm chồng lên nhau chứ không ai còn sức để ngôì. Tất cả mọi người, một chút sinh khí cũng không còn.
Sợ đồng baò qúa tuyệt vọng, thuyền trưởng cho biết vẫn còn nước trong hầm tàu, đủ để giử sinh mạng cho tất cả ít ra cho đến khi có tàu khác đến cứu.
Sau một vòng xịt nước vaò miệng cho khóm đồng baò phiá phaỉ cánh taù, chừng trăm ngươì, theo lơì dặn cuả bác sĩ , Sơn cứ mở miệng nạn nhân ra và xịt nước vào cuống họng, nhất là các trẻ em. Laỉ raỉ chỉ cho nước chừng vaì chục người mà vị bác sĩ và Sơn đã kiệt sức vì khom lên khom xuống, vài thanh niên khác lại tiếp tục công việc.


Sơn trở laị chổ củ, Mỹ ngôì bất đông, bình nước đã biến mất. Sơn còn một ít nước dư trong chai xịt, mở miệng Mỹ, xịt cho nàng mấy hớp. Nàng tỉnh lại, Sơn cầm miếng cơm cháy sót lại bỏ vaò thêm và xịt thêm ít nước. Thần diệu thay chỉ nửa tiếng sau, thần sắc Mỹ đã thấy khá hơn. Chiếc aó lạnh không quân dùng để che chở bình nước uống, nay được Mỹ ôm chặc vaò lòng để che lanh, mở măt nhìn thấy Sơn nàng vôi đưa lại chiếc aó.
“ Cô cứ mặc đi, tôi còn cái khác".
Sơn lấy trong xách tay chiếc aó lính có ba bông mai vàng rực, chàng mặc vôị vaò như thể trong tương lai chàng sẽ không bao giờ có dịp để mặc nó nưã.
Thêm một ngaỳ đêm trôi qua không thấy taù bè naò qua lại tiếp cứu, mặc dù tấm vaỉ trắng đã được treo lên, cạnh lá cờ vàng.


“Có taù lớn đến, có tàu đến “ cả mấy chục ngưoì reo hò.
Liên lạc giưã Trường Xuân và chiếc taù Đan mạch lớn đó đã thông. Taù Trường Xuân cử đại diện qua taù lớn thượng lưọng và cho biết tình hình đồøng bào kiệt sức trên taù nhất là trẻ em và phụ nữ. Thuyền trưởng Đan Mạch phaỉ xin lệnh được cấp cứu từ chính phù họ. Có lẻ cả vaì ngàn xác không hồ`n nằ`m bất động trên khoang tàu, đã làm thế giới xúc đông, họ đồng ý tiếp cứu, không những cho lương thực mà còn cho đồng baò lên tàu vì con taù Trường Xuân hư maý móc, không bánh laí thì không thể di chuyền đi đâu được.


Viêc di chuyền đồng baò từ Trường Xuân sang Đan Mạch rất khó, vì taù Đan mạch rất cao, như ta đúng dươí đất nhìn lên hai tầng lầu. Mà đa số đòng baò chả còn sức lực để leo lên taù lớn bằng một cuộn dây lươí do thủy thủ Đan mạch treo lên. Sơn diù Mỹ lên taù không khó khăn vì nàng nhỏ con. Sơn lại xuống giúp các đồng báo khác. Có một cô gái nhỏ con nhưng không còn sức để leo lên, dù chỉ là một nấc Sơn khinh thường dùng một tay traí để đẩy nàng lên, rồi lại hai tay nhưng vẫn không nhúc nhích, có khi làm chàng té nhaò ra sau. Tâm hóm hỉnh nói “người không lớn, nhưng chiếc aó giáp đặc biệt cuả cô nàng nặng lắm". Sơn mệt qúa không còn cươì nôỉ vơí câu khôi haì cuả Tâm.


Thằng Tâm đưa cho Sơn lon xúp do thủy thủ Đan Mạch cho, xúp đã nguôị nhưng khi uống vào Sơn thâý khoan khoaí và khoẻ hơn.
Vaì tiềng đồng hồ trôi qua, tất cả đồng bào đã sang tàu Đan mạch, vaì chục thanh niên còn lảng vảng đi nhặt đồ rơi, từ vài đô, vaì chỉ vàng, aó quần. Chợt Tâm kêu Sơn xuống, chỉ một người đang nằm, một ông cụ. Vaì thanh niên ngăn Sơn:
“Xác chết đó anh, thân nhân đã quyết đinh để ông cụ theo chiếc taù".
Thuỷ thủ Đan mạch dùng loa kêu lớp thanh niên lên taù để họ cuốn lươí lại. Khi moị ngưoì cùng leo lên một lần thì rất dễ lên xuống vì thăng bằng, khi còn lại vài ngưoì thì chòng chành khó leo. Mỹ đứng trên taù lớn lo lắng cho Sơn và Tâm có lên kịp không.


Tâm đi lâý thức ăn, cứ mổi lần là một chén xúp va một hôp sưà bằng giấy. Sau khi ăn thêm một chén xúp nưã và uống một bịch sưả, Sơn bị đau bụng dữ dội, hình như bao tử bị xót.
Chàng ra nơi chổ vệ sinh bên hông tàu, cầu vệ sinh được làm như các nhà Việt Nam trên sông, ngôì nhìn thấy cả sao trơì và sóng vổ. Tâm đang ở trên hỏi vọng xuống “anh có đi đưọc không?, em xuống mâý lần, đau bụng muốn chết mà không đi được".
Tâm nói đúng, sau bốn năm ngày trơì không đụng đến cầu tiêu, nay đại tiện hay tiểu tiện cũng không thực hiện được. Mất nước, mất gia đình nay mất đi nhiệm vụ thông thường cuả cơ thể.
...

Hồng Kông ánh đèn rực sáng chói, bán đaỏ đứng sừng sửng như một thiên đường hạ gìới, tự do là đây sao? hạnh phúc là đây sao? tương lai đang mở cưả đón chào cả ngàn con tim thổn thức, buồn vui lẩn lộn, vừa háo hức vưà ngại ngùng. Một chân trơì mơí đã hiên ra, rồi mình sẽ ra sao như con chim non tung cánh khắp mọi hướng trong vòm trơì tự do này. Từ đây, Mỹ trở thành người bạn đời của chàng.
Cám ơn Thế giới Tự do, cho chúng tôi cơ hôị làm ngưoì mà chúng tôi đã mất trên chính quê hương mình.

TRẦN HOÀN
4/30/200
http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=51&auid=2387&nid=84454

30-4-1975 * NHỮNG TRANG BI HÙNG SỬ



*




Tưởng Niệm 30-04-75:Nói Chuyện Với Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai_Phóng Viên Tạp Chí Trẻ
12/04/2010 by: hh75
Tạp Chí TRẺ trong Số Tháng Tư 2009 có bài tường thuật Cuộc Nói Chuyện giữa Phóng Viên Trẻ và Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai.
Tôi cảm khái khi đọc bài này, tôi trích đăng mời quí vị cùng đọc.
HoangHaiThuy


Lời nói đầu của Phóng viên Tạp Chí Trẻ:
Qua lời giới thiệu của anh Nguyễn Trọng Huấn, một Cựu Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến, thành viên Hội Quảng Đà Dallas-Fortworth, Texas, đã đưa chúng tôi đến thăm Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai tại Trung Tâm Sinh Hoạt Người Việt Cao Niên Garland, Texas.
Chúng tôi đến Trung Tâm vào giờ ăn trưa của các cụ nơi đây và được bác Đỗ, Giám đốc Trung Tâm tiếp đón. Bác Đỗ nhờ người thưa với Cựu Thiếu Tường Đỗ Kế Giai là có nhà báo chúng tôi xin được gặp ông, và mời ông Tướng ra phòng khách để cho chúng tôi được gặp, bác Đỗ cho chúng tôi biết ông Đỗ Kế Giai hôm nay không được khoẻ lắm.
Rồi tôi thấy Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đi vào phòng khách của Trung Tâm. Hình ảnh một vị cao niên chống gậy vẫn không che được phong cách và uy nghi của một vị Tướng lãnh từng một thời oai vũ.
Chân dung và tiểu sử Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai được ghi lại không đầy đủ như sau: Ông xuất thân Khoá 5 Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt, ra trường Tháng 4/1952, ông về phục vụ Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đóng ở Hà Nội. Năm 1954, ông là sĩ quan hành quân “Officier Adjoint” cho Thiếu tá Mollo ở Đồng Đế, Nha Trang, với cấp bậc Trung úy. Cấp bậc cuối cùng của ông là Thiếu Tướng Biệt Động Quân, chỉ huy Lực Lượng bảo vệ Sài Gòn cho tới khi nhận lệnh buông súng…
Những người đàn anh của tôi ở đây là những cựu Trung úy, cựu Đại úy đang làm thiện nguyện ở Trung Tâm, các anh lo bữa ăn trưa cho vài chục cụ người Việt cao niên ở đây, các cụ đang… nói chuyện, chơi cờ, xem ca nhạc Asia và chờ cơm. Thấy Thiếu Tướng đi tới các anh đến mới ông đến chiếc ghế êm ả nhất phòng.
Tôi cúi chào Thiếu Tướng.

Phóng Viên Trẻ: “Thưa bác, cháu là phóng viên Tạp Chí Trẻ. Xin được chào bác, chúc bác sức khoẻ. Xin được hỏi bác đôi điều…”
Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai:Từ ngày xưa, tôi đánh giặc đã không thích kể chuyện đăng báo vì kể lể chiến công với báo chí tôi cho là việc tự kể cho đối phương nghe, biết chiến thuật của mình
PV Trẻ: “Thưa bác, cháu xin không hỏi bác nhiều về những chuyện đã qua. Thay mặt Nhóm thực hiện báo Trẻ, cháu đến thăm hỏi sức khoẻ bác vì được nghe bác đã tham gia sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên Garland.”
CTTĐKGiai: “Nếu anh muốn hỏi gì thì phải đợi tôi nói xong hãy hỏi tiếp, đừng hỏi ngang làm tôi quên chuyện tôi đang nói…”
PV Trẻ: “Thưa bác, bác có viết quyển hồi ký nào không?”
CTTĐKGiai: "Tôi không viết hồi ký vì những đánh bóng cá nhân hay chạy tội trước lịch sử đều không phải là hồi ký. Theo thời gian, tôi chỉ nói ra những gì tôi thấy là cần thiết…”
PV Trẻ: “Cảm ơn bác đã trả lời. Xin hỏi bác đã đi “cải tạo” bao nhiêu năm?”
CTTĐKG: “Tôi không có đi cải tạo. Tôi đi tù.”
PV Trẻ: “Xin lỗi bác, cháu chỉ muốn dùng lời nói cho nó nhẹ nhàng thôi!”
CTTĐKG: “Ngày tôi đi phỏng vấn ở Trụ Sở ODP để sang đây, có người thông dịch viên cũng hỏi tôi một câu như thế. Tôi cũng trả lời rõ ràng như thế. Và ông nhân viên Mỹ nói luôn với tôi: “Mời ông ký giấy tờ để hoàn tất thủ tục.”
PV Trẻ: “Thưa bác, thời gian… ở tù của bác bao lâu?”
CTTĐKG : “17 năm thiếu 10 ngày.”
PV Trẻ: “Xin hỏi: Có phải bác là người đi tù sớm nhất và về trễ nhất?”
CTTĐKG: “ Có thể. Ngày 15 tháng 5, 1975, họ đến nhà tôi, mời tôi đi họp nhưng thật ra là bắt tôi đi luôn từ đó. Lệnh tập trung những sĩ quan Quân lực VNCH vào Tháng 6, họ bắt tôi giữa Tháng 5. Có thể tôi là người đi tù sớm nhất!”
PV Trẻ: “Nhưng khi ấy họ chưa tổ chức kịp những trại tập trung thì họ đưa bác đi giam ở đâu?”
CTTĐKG: “Khám Chí Hoà. Một năm sau họ đưa tôi từ Nhà Tù Chí Hoà đến Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cũ. Bữa sau nữa, họ đưa tôi ra Bắc.”
PV Trẻ: “Bác tù ở ngoài Bắc 17 năm. Khi trở về Nam, bác thấy miền Nam sau 17 năm kiểu cộng sản “giải phóng” thế nào?”
CTTĐKG: “Tôi không thích tiếng: giải phóng”!
Bác Giai im lặng-hồi tưởng. Mọi người im lặng-chờ đợi. Ở đây chỉ có những người trẻ làm thiện nguyện là đến trung tâm sinh hoạt cao niên này để phục vụ người già. Trong thái độ, ánh mắt, giọng nói của những người lính cũ, tôi cảm nhận được sự kính trọng Tướng Giai của họ như ngày họ còn tấm thẻ bài lính chiến trên ngực. Hình như với những người lính cũ, kỷ luật quân đội vẫn sống trong họ.
Bác Giai nói tiếp: “Hôm đó trong trại tù, một người thuộc Mặt Trận Giải Phóng miền Nam nói với tôi: “… Trong Quốc ca của các anh có câu: Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…, thì hôm nay chúng tôi đã giải phóng cho các anh rồi! Còn thắc mắc gì nữa!” Tôi nghe anh ta nói câu đó thì tức đến chết được, để rồi tôi nói cho các anh nghe về lịch sử bài quốc ca của Quốc Gia VNCH…”
Cuộc nói chuyện ngưng vì bác Đỗ đến mời vị Cựu Tướng đi ăn cơm, anh Tuấn và tôi được mời cùng ăn với vị Cựu Tướng. Bác Giai chống gậy, đi đứng đã có phần khó khăn, nhưng vẫn đi được một mình. Nhìn bác tự lo cho mình bữa ăn, tôi không biết ngày xưa, cấp Tướng thì có bao nhiêu người phục vụ? Tôi thấy ở ông phong cách tự tại, bình thản của một cụ già người Việt trong Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên. Một chút ngậm ngùi nổi lên trong lòng tôi dù tôi thấy là vô lý. Bác Giai rất an nhiên, tự tại.
Tôi nói với bác Giai: “Hôm qua, cháu nói điện thoại với cô Kiều Mỹ Duyên. Cô gởi lời thăm bác.”
Ông ngồi yên như hồi tưởng lại những người quen biết cũ.
Thấy ông có vể xúc động, tôi hỏi thêm câu nữa: “Ngày xưa, chắc cô Kiều Mỹ Duyên đẹp lắm hả bác?”
Ông cười, nụ cười bí hiểm với ánh mắt trầm mặc sau làn kính cận dày. Nhưng sau đó… ông tỏ ra bớt “quạu”, chắc tâm tư sảng khoái nên ông ăn cơm thấy ngon.
Tôi hỏi: “Cơm ngon không bác? Cháu thấy món thịt kho rất ngon.”
Ông trả lời nhẹ nhàng: “ Ngon hơn cơm tù.”
Trên chiếc bàn trải khăn trắng muốt, đơn sơ, mỗi người một đĩa cơm có thịt kho, cải xào, chén canh đậu hũ trắng nấu với cà chua và thịt bằm. Trước mặt có ly trà, trái chuối để tráng miệng. Một phần ăn trưa rất bình thường ở Mỹ, bình thường đến nỗi người ăn chỉ làm công việc ăn chứ ít ai nghĩ đến ân sủng của Ơn Trên đã ban cho lương thực hàng ngày hay công lao người nấu bữa ăn, hoặc tiền chợ có từ đâu? Nhưng nghe bác Giai vừa ăn vừa nói chuyện, mọi người như mới nhận thức ra giá trị của bữa ăn hàng ngày, bác nói:
“Từ ngày tôi ra tù đến nay, không bao giờ tôi bình phẩm về món ăn.”
Là một phóng viên chuyên thực hiện những cuộc phỏng vấn, nhưng lần này có lẽ là lần thứ nhất tôi không muốn đóng vai trò phóng viên đặt câu hỏi mà chỉ muốn ngồi nghe câu chuyện của một chứng nhân lịch sử, một trong những “Tự điển sống” hiếm hoi còn lại tới bây giờ. Những câu hỏi về lịch sử không phù hợp với không gian, thời gian. Từng câu hỏi như những mũi kim chích vào ung nhọt quá khứ, nó có cái “đã” của một vết thương mưng mủ được tuôn ra, nhưng tiếp theo sau là nỗi buồn vết sẹo không lành sau mỗi câu trả lời của vị Cựu Tướng. Tôi tự thấy mình có lỗi trong những câu hỏi có thể gợi sự bất an, hay không vui trong lòng vị Cựu Tướng nên tôi chuyển sang chuyện khác, may ra cuộc trò chuyện được vui vẻ hơn.
PV Trẻ: “Thưa bác, hiện nay bác đến Trung Tâm này sinh hoạt hàng ngày hay sao?”
CTTĐKG: “Không, một tuần tôi đến đây ba ngày thôi.”
PV Trẻ: “Vậy, những ngày ở nhà thì bác làm gì? Bác đang sống với ai?”
CTTĐKG: “Tôi sống với hai người con trai của tôi, hai con tôi qua đây đã lỡ tuổi, dở dang mọi chuyện nên chúng không lập gia đình. Công việc hàng ngày thì tôi làm được gì thì làm, được tới đâu hay tới đó.”
PV Trẻ: “Bác có thường xuyên liên lạc với bạn hữu và các vị tướng lãnh xưa không ạ?”
CTTĐKG: Ít khi. Từ hôm ra tù đã thế. Ngày ra tù, họ cho hay trong nửa ngày phải thu xếp rời trại. Tưởng chuyển trại thôi vì tôi tin là tôi sẽ ở tù tới chết. Không ngờ họ cho về. Tôi với Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, Thiếu tướng Lê Minh Đảo là 4 người trong 100 người mà họ muốn giam tù cho tới chết. Nhưng nhờ sự đấu tranh của các chiến hữu, các vị đồng hương ở hải ngoại, tạo thành áp lực buộc họ phải thả chúng tôi. Bốn người chúng tôi là đợt cuối cùng trong 8 đợt thả 100 người tù cuối sổ. Lúc đợi xe đưa về Sài Gòn bốn chúng tôi tính với nhau: tôi sẽ được đưa về nhà trước vì là người lớn tuổi nhất trong anh em, kế đến là Trần Bá Di, tới Lê Văn Thân. Lê Minh Đảo trẻ tuổi nhất, sẽ về sau chót. Nhưng khi xe đưa chúng tôi về đến Sài Gòn thì thì những người áp giải chúng tôi làm ngược lại! Lê Minh Đảo được đưa về nhà trước nhất, tôi là người về nhà sau cùng.”
PV Trẻ: “Vậy, bác đúng là người đi tù trước nhất và về nhà sau cùng. Bác có không được vui về chuyện ấy không?”
CTTĐKG: “Từ những ngày cuối cùng của Tháng Tư, 1975, sau khi Tổng thống Thiệu và Thủ tướng Khiêm đã rời Sài Gòn thì ngày 28, 29 Tháng Tư, tướng Times bên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp tôi đưa cả gia đình tôi đi ra nước ngoài. Nhưng tôi quyết định ở lại vì trách nhiệm.”
PV Trẻ: “Bác có ân hận về quyết đnh ở lại đó với 17 năm tù và về sau chót?”
CTTĐKG: “Không. Tôi đã làm tròn trách nhiệm của một Tướng lãnh với Tổ Quốc, với Quân đội, với đồng bào và đồng đội. Qua 17 năm tù tôi vẫn giữ tác phong, danh dự của Quân Lực VNCH. Những người bắt tôi còn đó, họ có thể không thích tôi nhưng họ không có gì để khinh tôi.”
PV Trẻ: “Đối với bên kia, thì đã rõ về tác phong của bác. Nhưng đối với đồng đội, đặc biệt là với các vị Tướng đã bỏ nước ra đi vào những phút chót dầu sôi lửa bỏng, Bác nghĩ gì về họ?”
CTTĐKG:Tôi quyết định ở lại vì tôi thấy hành động như vậy là đúng. Nhưng không phải vì vậy mà tôi công kích những người ra đi Tháng Tư năm 1975. Bởi vì trường hợp mất Nam Việt Nam thật đặc biệt, không thể qui trách cho những người cầm súng giữ nước. Các đơn vị quân đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta không hề bỏ chạy trước cộng quân. Quân đội phải buông súng vì lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Do đó, nếu quí vị Tướng có ở lại trong nước thì trước sau các ông cũng vô tù như tôi. Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được ra hải ngoại nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cứu vãn những người còn kẹt lại. Về mặt kinh tế, những người đi trước đa số đã thành công trong việc xây dựng được cuộc sống ổn định ở nước ngoài, nhờ đó ta có thể có thể tương trợ lẫn nhau. Bây giờ không nên nói nhiều nữa về chuyện đi hay không đi, đi trước- đi sau, mà mọi người nên, và phải cùng chung lưng xây dựng một lực lượng vững mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ tương lai của người Việt tại hải ngoại.”
PV Trẻ: “Cảm ơn bác đã cho nghe về lịch sử và những biến động ở Sài Gòn cũng như miền Nam vào những ngày cuối cùng của nền Cộng Hoà. Trong tương lai, bác có suy tư nào để chia sẻ với những người đời sau?”
CTTĐKG: “Những ngày lễ, ngày Tết, đặc biệt là Ngày 30 Tháng Tư hàng năm, đều có những người trẻ tìm đến tôi để hỏi thăm. Tôi cảm ơn nhiều. Phần các cháu hỏi, thì câu trả lời của tôi còn đó, đến năm sau có thể ta sẽ lại gặp nhau. Các cháu hãy làm đi, làm những gì có thể làm cho quốc gia, dân tộc chúng ta khá hơn, hay hơn.”
PV Trẻ: “Cảm ơn lời chỉ dạy của bác. Xin được chào bác và để bác nghỉ. Xin chúc bác được nhiều sức khoẻ để làm chỗ dựa tinh thần cho lớp trẻ dấn thân vào việc xây dựng tương lai chung của chúng ta. Kính chào bác.”
Khi ngồi nghe chuyện Cựu Tướng Đỗ Kế Giai sau bữa ăn trưa ở Trung Tâm Sinh Hoạt Người Việt cao niên, những câu hỏi tôi đã chuẩn bị để hỏi ông không có cơ hội được tôi nói ra vì dòng hồi tưởng của vị Tướng Già cứ tuôn chảy theo ký ức và tâm cảm của ông. Hai nữa có những chuyện tôi không muốn hỏi sợ làm ông buồn.
Thế rồi bác Đỗ lái xe đưa bác Giai về tư gia. Trongcuộc sống âm thầm nơi viễn xứ, những người lính cũ vẫn sống bên nhau với tình đồng đội ngày nào. Thật đáng kính phục những người Lính Chiến của một Quân Lực oai hùng nay không còn nữa.
Tôi trở về toà soạn, ngồi gõ keyboard viết những dòng chữ này để Tưởng Niệm Tháng Tư 2009 gửi đến quí vị độc giả Tạp Chí Trẻ.
Người viết Phóng Viên Trẻ.
Tưởng Niệm 30-04-75:Nói Chuyện Với Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai_Phóng Viên Tạp Chí Trẻ
12/04/2010 by: hh75
Tạp Chí TRẺ trong Số Tháng Tư 2009 có bài tường thuật Cuộc Nói Chuyện giữa Phóng Viên Trẻ và Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai.
Tôi cảm khái khi đọc bài này, tôi trích đăng mời quí vị cùng đọc.
HoangHaiThuy




 

 

 

 

No comments:

Post a Comment