KÝ TÔ HẢI
NÓI DỐI! NÓI LÁO KHÔNG NGỪNG “HOÀN THIỆN”
TÔ HẢI
TÔ HẢI
Từ
ngàn đời nay, có lẽ trên đất nước Việt Nam này, không có một
một gia đình nào, một chế độ nào lại giáo dục cho con em, cho
công dân mình đừng có sống trung thực và phải biết… …nói dối!
giỏi nói dối! nói dối tỉnh bơ! nói dối không biết ngượng!
nói dối càng nhiều thành tích càng cao!
Là một chuyên gia… “nói dối có tổ chức, có chỉ đạo”
suốt gần 30 năm trời, mình quá rành 1001 kiểu nói dối mà chính
bản thân mình và bạn bè mình đã lấy nói dối lem lẻm (by Nguyễn Khải), nói dối “cứ như không” làm nhiệm vụ hàng ngày, ngay cả khi biết mình đang nói dối đồng bào nhưng vẫn cứ phải nói dối vì không nói dối mà nói thật thì…mất miếng cơm, mất chiếc ghế và có khi mất cái mạng như chơi!
Cũng vì thế, khi quyết tâm giã từ nói dối để nói lên sự thật và chỉ có sự thật thì cũng là lúc mình chấp nhận MẤT TẤT CẢ những gì mà do nói dối mà mình ĐƯỢC, chấp nhận tất cả những sự chụp mũ, lên án, vu cáo…kể cả chấp nhận việc đi tù vì TỘI VẠCH TRẦN SỰ NÓI DỐI BẰNG SỰ THẬT!
Mình
cũng có nhiều thời giờ để suy nghĩ về cả nửa thế kỷ sống chung
với nói dối, để “ngửi” thấy ngay sự nói dối dù chỉ ở một từ,
một cụm từ thậm chí một tính từ, trạng từ “mới lạ”, nó báo hiệu
cho một loạt sự nói dối mới sẽ ra đời mà các học viện báo chí
còn phải bổ xung để giảng dậy cho sinh viên…mệt nghỉ!
Chính
mình cũng có lúc nuôi hoài bão làm một cái “luận án về sự nói
dối” để lại cho đời sau, một “hệ thống lý luận” về sự “nói dối
có tổ chức” độc nhất vô nhị trên thế giới này! Nhưng …xét thấy
khả năng hạn chế và nghĩ ra thì…muộn quá mất rồi! Quỹ thời gian
và sức khỏe không cho phép nữa!...
Nói đùa cho vui ư? –Không!
Này nhé:
Chỉ
riêng hai cái chữ NÓI DỐI ở xứ ta nó muôn hình muôn vẻ: Nói
dối mới đầu được hiểu rất nhẹ nhàng. Mới đầu, đó chỉ là: “Không
nói thật” hoặc “Biết sự thật mà không nói” hoặc nói “sai sự
thật”!....
Đôi
khi Nói Dối cũng có cái "đáng yêu” của nó! Ví dụ “Nói dối để
người thân được yên lòng” như trường hợp bác sỹ đã cho biết
chồng mình ung thư giai đoạn cuối nhưng bà vợ vẫn cắn răng nói
với chồng: ”Không sao đâu! anh sẽ khỏe lại mà!”.
Nhưng
cũng chính từ cái quan niệm “dễ thương” đầy tính nhân văn này
mà nói dối đã phát triển tới mức trở thành "nghệ thuật”, thành
"nguyên tắc", thành "đường lối", "chính sách", "nghị quyết"…
cần chấp hành để "tuyên truyền", "giáo dục tư tưởng" cho toàn
dân!
Nó
xuất phát từ cái đường lối cơ bản: CÁI GÌ CÓ LỢI CHO CÁCH MẠNG
THÌ LÀM, bất kể là nói dối, nói láo, nói phét, nói đại, nói
lấy được …đến mức nào cũng không hề là sai trái!
-Mình
cứ nghĩ đến cái thời phải chứng kiến thảm họa cải cách ruộng
đất chấn chỉnh tổ chức mà…xấu hổ cho cái thân thằng văn nghệ sỹ
gọi là “cách mạng” ở xứ Bắc Kỳ! Hàng ngày bao nhiêu đồng bào,
đồng đội và cả gia đình vợ mình bị đấu tố láo, bị treo lên cây,
bị đánh, bị chôn sống, bị bắn ngay tại chỗ ngay trước mắt mình!
Ấy vậy mà, sau khi có chủ trương vận động sáng tác, anh nào
anh ấy cũng cố “rặn” cho ra một bài thơ, một bản nhạc thậm chí
cả một cuốn tiểu thuyết để ca ngợi cuộc “cách mạng long trời lở
đất” đáng nguyền rủa đó! (để khỏi bị coi là không có lập
trường giai cấp và có thể bị lôi ra đấu tố bất cứ lúc nào).
-Mình
cũng nghĩ đến cái thời “xây dựng xã hội chủ nghĩa, chiếu cố
miền Nam” hàng vạn bài báo, tác phẩm gọi là "văn học nghệ thuật"
đã tham gia vào cuộc “đại nói dối” về tính ưu việt của những
phong trào “Sóng duyên Hải”, ”Gió Đại Phong”, “Cờ ba nhất”! Ngợi
ca về "tính hơn hẳn" khi "người cầy có ruộng". Chẳng quá một
năm thì việc tước đi quyền “Người cầy có ruộng” để mang luôn cả
trâu bò vào Hợp Tác Xã, cùng với chủ làm ăn tập thể, ăn công
chấm điểm cũng lại là một lần hơn hẳn nữa của việc tập thể hóa!
-Và Cuộc “Nói Dối Vĩ Đại” nhất là cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam khỏi tay Đế Quốc Mỹ Xâm Lược!
Sự
Thật đã bị đánh tráo quá trắng trợn! Hàng triệu con người đã
mất xác đến nay đa số vẫn chưa thể tìm ra, hàng vạn thương phế
binh của cả hai miền, hàng triệu gia đình mẹ mất con, vợ mất
chồng, con mất cha chỉ vì...”ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” (lời Lê Duẩn) …
Cuộc
nhuộm đỏ miền Nam đã được công khai tuyên bố khi người ta đổi
tên nước là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và đàng
hoàng đổi tên Đảng Lao Động thành Đảng Cộng Sản Việt Nam! Đó là
Lần nói thật đầu tiên nhưng ngắn ngủi vì phải... tiếp tục nói dối, nói dối nữa, nói dối mãi vi… không có cách nào khác để tồn tại…
-Sau
“Đổi Mới” (như cũ) mà ông Đỗ Mười kể công là “Nhờ có Đảng nên
mới có Đổi Mới” thì cái chính sách “ăn có nói không” (một biến
tướng của nói dối) càng ngày càng phát triển! Xuất phát từ cái
đường lối đầy mâu thuẫn “Kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa”, nói dối trở thành liều thuốc duy nhất xoa dầu, tô vẽ
cho con quái vật kinh tế-chính trị chưa từng có trong lịch sử
loài người này…
………………………..
Ngày 3 tháng 4/2012
Ngày 3 tháng 4/2012
KHI NÓI DỐI TRỞ THÀNH… “ĐẠO LÝ” ĐỂ TỒN TẠI!
Ở
cái xứ này, khi những đứa trẻ lên năm, bắt đầu biết suy nghĩ
là chúng đã được tiếp xúc ngay với… nói dối! Người ta dạy cho
nó ở ngay những bài hát mẫu giáo rằng thì là: "Nhân dân ta có Đảng cuộc đời nở hoa”, rằng "Bưng bát cơm đầy nhờ có công ơn Đảng ta”…
Lớn lên chút nữa thì: “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”.
Còn nếu chúng có thắc mắc tại sao cha, anh, chú cùng đi B cả mấy năm trời mà báo, đài vẫn tuyên bố “Không có chuyện quân đội miền Bắc xâm nhập miền Nam" và "đây là điều vu cáo trắng trợn" thì…thầy, cô, mẹ, chị chúng chỉ còn biết giải thích: “Đây là chủ trương của Đảng và Nhà Nước”….Còn về chuyện tại sao đánh nhau mà quân ta không thấy có ai chết, cứ đã đi là thắng, trăm trận trăm thắng” ? thì… chẳng còn cách nào giải thích khác hơn là: “nói dối để chiến thắng kẻ thù, nói dối để có lợi cho cách mạng!”….
Và
cứ thế, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, trẻ em,
người lớn cứ sống chung với chuyện nói không thành có, nói có
thành không…"Đói khổ, thiếu thốn là do Đế Quốc Mỹ”, “hạt bắp, củ
mì bổ hơn gạo”, “con nhộng bổ hơn thịt bò”…dần dần đã trở
thành nếp sống, nếp suy nghĩ, lẽ sống thậm chí phương tiện sống
của không ít người. Điển hình nhất là những “kỹ sư tâm hồn”,
càng sáng tác ra nhiều tác phẩm “nói dối như thật” càng mau
tiến tới đỉnh vinh quang của địa vị và tiền bạc! Chẳng thế mà
Nguyễn Khải đã để lại một tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” vang dội khắp thế giới; mà Chế Lan Viên đã có bài thơ “Tôi? Ai?”
thú thật về cái tội “luôn động viên xung phong” khi gặp anh
chiến sỹ sống sót ngồi bán nước bên đường nuôi con nhỏ”... trong
số năm mươi người còn sót lại trong 3.000 người xuống núi” năm
nào?
Cũng
thật là buồn, là nhục…khi tới hôm nay, một số kẻ vẫn ôm lấy
cái số tác phẩm nói dối hoành tráng cực kỳ mà chăng ai còn thèm
đọc, thèm dùng đó để kể công kiếm chút ân huệ cuối cùng, mặc
dầu đã biết là giải thưởng này nọ chỉ là cái "bia mộ sang trọng cắm lên một cuộc đời văn học nghệ thuật đã kết thúc!" (by Nguyễn Khải)
Còn
những Lưu Hữu Phước phải đổi tên thành Huỳnh Minh Siêng, Hoàng
Việt thành Lê Trực, Nguyễn Ngọc Tấn thành Nguyễn Thi, Bùi Đức
Ái thành Anh Đức…những Đài Phát Thanh Giải Phóng, Xưởng Phim
Giải Phóng, Nhà xuất bản Giải Phóng với những cái tên Nguyễn
Thơ, Y Na, Hương Lan, Lưu Nguyễn-Long Hưng (và cả mình với cái tên Tô Sơn Hà khi viết phim “Đường 9 Nam Lào”)... và nhiều nhiều nữa những cơ quan, những tên tuổi “đội lốt” cứ sống với dối trá như hít thở không khí vậy!
Làm sao mà con em, mà nhân dân không bị lây nhiễm cái không khí dối trá, khắp nơi, nói dối, nói láo là lẽ sống, là phương tiện sống của mấy thế hệ con người...
---------------
Ngày 4/4/2012
Ngày 4/4/2012
Tối
qua, ghi vào sổ tay những "biến tấu" của nói dối mấy chục năm
qua để gõ nốt mấy trang nhật ký tiếp nối thì thấy: Quá phức tạp
và quá sức tiếp tục nếu mỗi “biến tấu” chỉ cần giải thích độ
một vài dòng.
Này
nhé: NÓI DỐI khác NÓI LÁO ở chỗ nào? NÓI LÁO khác NÓI BẬY ở
chỗ nào? Còn NÓI PHÉT? NÓI CỨNG? NÓI LĂNG NHĂNG? NÓI NƯỚC ĐÔI?
NÓI TẦM PHÀO? NÓI LEO? NÓI LÈO, NÓI LƯƠN LẸO? NÓI ẤP ÚNG? NÓI
LOANH QUANH? NÓI LẤP LỬNG, NÓI XA- NÓI GẦN, NÓI ÚP MỞ, NÓI LẤY
ĐƯỢC, NÓI DỰNG ĐỨNG, NÓI TRẮNG TRỢN, …và càng đào sâu càng tìm
thấy nhiều nhiều kiểu TRỐN TRÁNH SỰ THẬT bằng muôn vàn cách nói
dối để cuối cùng đành tạm dừng ở cách nói dối cuối cùng khi
muốn che giấu SỰ THẬT là:…CHẲNG NÓI GÌ! hoặc CẤM NÓI khi mạng
thông tin toàn cầu Internet đang phát triển tới mức chỉ trong
1/10 giây một SỰ THẬT THẬT đã được thông báo đến tận từng nhà,
từng người!
Vì
vậy, những cơ quan chuyên sản xuất ra các “đường lối, phương
pháp nói dối” càng ngày càng phải nghĩ ra nhiều thứ lý luận nói
dối hiện đại hơn thức thời hơn…
-------------
Ngày 6 tháng 4 năm 2012
Ngày 6 tháng 4 năm 2012
CHƠI TRÒ CHỮ NGHĨA ĐỂ GIẤU SỰ THẬT?
Nếu tinh ý, người đọc sẽ thấy: Sau Hội Nghị Chấn chỉnh ở Quảng Ninh, báo chí, Đài, Tivi bắt đầu chuyển giọng điệu khá nhanh chóng và rõ rệt. Một số từ, cụm từ mới, rõ ràng đã được mang ra xử dụng sau khi có chỉ thị của các "Anh trên" là “không được thông tin một chiều (?) là thiếu khách quan, là phải dựa vào nguồn tin chính thống”…thì ngay sau đó báo in và báo mạng lề Đảng có những cái tít “lạ” tỏ vẻ "khách quan" hơn trước mọi thông tin "không hay ho" lắm cho uy tín của các tổ chức, cá nhân do Đảng- Nhà Nước lập cơ cấu nên!
Ví dụ:
-“EVN
chưa báo cáo nên chưa thể khẳng định”, trả lời có tính chất
“nói lại cho rõ” về các bài báo vạch ra “EVN lỗ giả, lãi thật”
-Tập
đoàn Sông Đà “sai phạm” hơn 10.000 tỉ đồng! Sai phạm? Sai phạm
là cái quái gì??? Là Biển thủ? Ăn Cắp? Thất thoát? Lãng
Phí?….tất cả đang còn bỏ ngỏ chờ luồng thông tin chính thống!
-Lãnh đạo xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) tiếp tục công tác ở vị trí cũ!? Riêng quan huyện Hiền thì về Tỉnh làm...chuyên viên (?) (thông cáo báo chí của UBND TP Hải phòng).
-Lãnh đạo xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) tiếp tục công tác ở vị trí cũ!? Riêng quan huyện Hiền thì về Tỉnh làm...chuyên viên (?) (thông cáo báo chí của UBND TP Hải phòng).
Về
việc "thực hiện kết luận của Thủ Tướng” Về vụ án phá nhà anh
Vươn thì...một từ "lạ" mới được sáng tạo: cái nhà của anh Vươn,
từ lúc bị hạ bậc thành cái "chòi" bây giờ lại trở thành cái “nhà trông đầm”
chứ không phải là nhà để ở, bằng chứng đưa ra là: anh Vươn
không có hộ khẩu ở nơi anh khai thác! Đã thế lại còn khai thác
quá diện tích, trốn thuế, phá rừng…! Mọi phản ứng lại với cuộc
họp báo này không có một chữ như trước Hội Nghị Quảng Ninh!!!
-Về vụ rò rỉ đập Sông Tranh 2, ông Thứ trưởng bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tuyên bố hùng hồn trước báo chí: "Khẳng định đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn, ổn định” và…..”Chắc chắn không xảy ra sự cố nào làm nguy hại đến tài sản và tính mạng của nhân dân”…Và cứng cựa hơn: "Chúng tôi chịu trách nhiệm về lời tuyên bố này!!!” Luồng “thông tin chính thống” như thế thì sức mấy mà báo chí, sau chuyến chấn chỉnh ở Quảng Ninh, dám đăng những bài như bài của tiến sỹ Tô văn Trường, và một loạt bài của các chuyên gia trong và ngoài nước khác yêu cầu tháo nước để sửa chữa tận gốc!
-“Phong bì”-Vấn nạn của doanh nghiệp (thay cho chữ Hối Lộ”!)
-Nhiều "sai phạm" trong quản lý đất đai ở Sóc Trăng…nhưng chỉ có bốn cơ quan và 5 cá nhân không được phép nêu tên được….đề nghị kiểm điểm!
-“Thanh tra tập đoàn dầu khí-Xử lý tài chính trên 18.200 tỉ đồng” (?!) Xử lý tài chính là cái trò gì?
Thu hồi? Bắt đền? hay Phân phối lại? mười tám ngàn hai trăm tỷ
(18.200.000.0000) VND của dân mà viết cứ ỡm ờ như xử lý qua
quít vài cân thịt siêu nạc bắt quả tang ở Đồng Nai?!
-Và gần đây nhất: Tất cả mọi phương tiện truyền thông đều đồng loạt….IM LẶNG trước việc đồng- chí- Xăm- Béc- thủ- tướng Hun Xen, chủ tịch Hội Nghị cấp cao ASEAN đã cho VN ăn “quả đắng” hoặc bị trúng gió Tàu (mà báo chí thế giới đã nói thẳng (do áp lực của Hồ Cẩm Đào và món quà hơn 1 Tỷ Đô-la nhận được trong cuộc viếng thăm "có ý đồ" trước ngày khai mạc Hội Nghị Cấp Cao ASEAN đúng 3 ngày) bằng hành động GẠT PHẮT việc thảo luận về hành động ngang ngược ở Biển Đông của TQ ra khỏi chương trình nghị sự (!), thậm chí có báo nước ngoài còn cho là “Trung Quốc đã thành công trong việc tách bó đũa ra từng chiếc” hoặc “Khối ASEAN đã bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông”…..vv…thì "Tiếng Nói của Ta" là…”IM BẶT”!
Hoặc đưa tin chung chung, trừ việc lần này không có câu “Hội Nghị đã thành công tốt đẹp” như thường lệ! (Đọc "Asia Bloc Slit on Disputers with China” trên Asia News của Wall Street Journal ngày 4/4/2012 ở đây)!
DOC vẫn là DOC, COC không thể ra đời do Kampuchia không tán thành nếu ASEAN thảo luận một mình COC không có Trung Quốc!
DOC vẫn là DOC, COC không thể ra đời do Kampuchia không tán thành nếu ASEAN thảo luận một mình COC không có Trung Quốc!
Thông “tin khách quan”, “không cảm tính”, ”không một chiều” “theo hướng chủ đạo chính thống” là thế đấy!
Gọi
tên cho đúng những hiện tượng trốn tránh Sự Thật mới lạ này
là gì? Xin nhường cho mọi người! Mình quá mệt mỏi rồi!
T.H.
25 COLORFUL PLACES OF THE WORLD
25 COLORFUL PLACES OF THE WORLD
There are a lot of colorful places in this world, the places where everyone will like to visit and live. Sourcekiller presents you some awesome and beautiful places which you will like.
Riomaggiore – Cinque Terre, Italy
Keukenhof Tulip Gardens – Lisse,Holland
Son Doong Cave – Vietnam
Tunnel of Love in Kleven – Ukraine
Terraced Rice Field – Yunnan, China
Salt Desert of Uyuni – Bolivia
Sagano Bamboo Grove – Japan
Pamukkale Travertine Pools – Turkey
Cenotes – Yucatán Peninsula, Mexico
Skogarfoss Waterfall – Iceland
Palominito Island – Puerto Rico
Isle of Skye – Scotland
Dunn’s River Falls – Jamaica
Sea Caves – Benagil, Portugal
Capilano Suspension Bridge – Vancouver, British Columbia
Lucca – Italy
Ilheacuteu da Vila – Portugal
San Marco – Venice, Italy
Thor’s Well – Cape Perpetua, Oregon
Maldives
Lake Powell – Utah, Usa
Six Senses Yao Noi – Thailand
Portillo Ski Resort – Chile
Lofoten – Norway
El Escorial, Madrid – Spain
THÀNH TÂM * DÂN LÀM BÁO
Phản động, kẻ thù: Ai? Ở đâu? Vì sao?
Thành Tâm (Danlambao)
- Tổ chức phóng viên không biên giới
coi nhà nước Việt Nam là "kẻ thù của
internet". Ở Việt Nam thì từ xưa nay coi
những ai không cùng tiếng nói với đảng
cầm quyền là khủng bố, là bè lũ tay sai bán nước,
là phản động, là kẻ thù.
Tôi
xin kể lại câu chuyện mới nhất mà tôi
chứng kiến: Vì là dân làm du lịch nên tôi đi nhiều
nơi. Trong một lần đến khu chữa bệnh cho người
phong ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột tôi biết
một hoàn cảnh thương tâm.
Chị
H'B. bị bệnh tim, không chồng có 2 con
nhỏ. Một đứa bị rớt xuống giếng và chết.
Chị và thằng con người Ê Đê thì bị bệnh tim
nặng. Gia đình của chị trong khu bệnh
phong rất nghèo khổ. Hoàn cảnh của chị H'B.
rất thương tâm. Tôi kể chuyện này cho một người
bạn làm bác sĩ ở Singapore nghe. Anh bác sĩ
tốt bụng nghe rồi vận động kiếm nguồn giúp đỡ.
Tôi
từ thành phố lên nhà chị H'B. ở Buôn
Tour A, xã Draysap, huyện Krong Ana( cách thành
phố BMT khoảng 15km) đi làm hộ chiếu. Tôi nghĩ
rằng hoàn cảnh thương tâm của chị H'B. thì ai ai
thấy cũng chạnh lòng thương cảm. Thế nhưng
khi đưa mẹ con chị H'B. vào PA18 là cơ quan
quản lý xuất nhập cảnh của tỉnh Daklak
thì công an từ chối cấp hộ chiếu và bắt
bớ luôn cả tôi và gia đình của chị H'B.
này.
Trong
3 tiếng giam giữ tôi ở PA 18 tỉnh
Daklak họ tra khảo tôi là ai xúi giục, thế lực thù
địch nào yêu cầu, bọn phản động nào hướng dẫn tôi
lên nơi xa xôi này giúp gia đình chị H'B. này?
Họ lập biên bản tới biên bản lui hết người
này đến người khác phần đầu là ghi tên
họ, cơ quan, hộ khẩu của tội tiếp phần
sau là: Ai? kẻ thù nảo bọn xấu nào? bọn
phản động nào? đã khiến tôi lặn lội từ
Sài Gòn lên đây giúp đỡ hoàn cảnh chị
H'B. Tôi chỉ có một lời khai: Tôi hành
động vì lòng thương cảm gia đình chị
H'B. này. Nếu các anh muốn bắt kẻ thù,
bọn phản động thì hãy bắt lương tâm của tôi đây.
Vì chính lương tâm của tôi khiến tôi làm
điều này.
Tôi
sinh năm 1980 khi đất nước không còn
chiến tranh, trong các bài học người ta dạy tôi ở
trường thì kẻ thù của dân tộc là đế quốc Mỹ và
phản động là bè lũ tay sai bán
nước.
Ở
trường tôi chưa học bài học là người dân
tộc thì KHÔNG ĐƯỢC cấp được cấp hộ chiếu và ai
giúp đỡ cho họ đi làm hô chiếu để đi chữa bệnh
nhân đạo cũng bị kể là bọn xấu là phản
động.
Lẽ
nào lòng thương người khi thấy họ gặp
cảnh khốn cùng thì cũng bị kể là phản động là bọn
xấu sao?
Khi
tôi về lại thành phố thì từ ngày
10.3.2012 đến nay hơn 1 tuần an ninh thành phố kêu
tôi lên làm việc nhiều lần cũng quanh đi quẩn lại
kẻ thù nào, bọn xấu nào,thế lực phản động nào xui
khiến tôi lên dẫn một gia đình người dân
tộc đi làm hộ chiếu. Qua điện thoại thì
tôi cũng biết phía gia đình chị H'B.
hết cha mẹ, anh chị cũng bị bắt lên công
an huyện làm việc liên tục.
Câu
chuyện này xảy ra cho tôi, gia đình chị
H'B. khốn khổ vào tháng 3.2012 chứ không phải là
xa xăm gì. Có thể rồi chị H'B. sẽ chết không
phải vì bệnh tim bẩm sinh mà vì bị bắt lên để điều
tra tìm cho ra kẻ xấu, kẻ thù nào đó trong
tưởng tượng của công an tỉnh
Daklak.
Tại
sao nhà nước hiện nay sợ kẻ thù, sợ
những ai mà họ cho là phản động đến thế?
Thế
kẻ thù, các thế lực phản động của nhà
nước Việt Nam hiện đang ở đâu và làm những gì để
họ phải sợ như vậy?
Kẻ
thù của nhà nước Việt Nam hiện nay
chính là sự thật được phơi bày. Là lòng
tốt, là lương tâm, lòng yêu đồng bào, yêu quê
hương. Những kẻ thù này của nhà nước hiện
nay thì hiện hữu khắp nơi nó ở ngay trong trái tim
của mọi người.
Chúng
tôi không thấy "ngụy quân ngụy quyền"
bán nước ra sao nhưng thấy là nhà nước dẫn Trung
Quốc vào khai thác Bô Xít trên Tây
Nguyên.
Chúng
tôi không thấy bọn xấu hay thế lực thù
địch của nhân dân ra sao nhưng thấy hàng triệu
người dân mất đất, mất nhà đi kêu oan khắp nơi vì
các chính sách của nhà nước hiện
nay.
Chúng
tôi không biết là ở các nước Âu Mỹ thì
bọn tư bản hút máu dân ra sao nhưng thấy ngày
nay ra phường hay vào các cơ quan nhà nước thì
phải có phong bì lót tay mơi xong
việc.
Chúng
tôi không biết là cảnh sát ở nước ngoài
đối xử với người dân ra sao chứ tôi thấy ở
Việt Nam thì Cảnh sát giao thông thì vòi tiền
trắng trợn, công an và dân phòng thì hở ra là đánh
người dân tàn nhẫn, gần đây thì có nhiều người
chết trong đồn công
an.
Tôi
không biết ở nước khác thì sao chứ ở
Việt Nam thì các trang web BBC, RFA, RFI,
Danlambao, Danluan, Danchimviet bị chặn tường lửa.
Muốn đọc tin tức khách quan thì vượt tường
lửa mà vào các trang
này.
Cách
xếp hạng của tổ chức không biên giới
coi nhà nước Việt Nam là kẻ thù của internet thì
không có gì bàn cãi. Nhưng nhà nước Việt Nam
luôn coi sự thật, lòng tốt, lòng yêu nước là kẻ
thù của họ thì mới là chuyện cần suy nghĩ.
Chính nhà nước Việt Nam coi họ là kẻ thù, là
phản động của sự thật và văn minh nhân
loại. Và chính
nhà nước này chứng minh cho nhân dân
trong nước và thế giới loài người thấy
rằng đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay
mới là phản động và là bè lũ bán nước.
An
ninh Việt Nam cũng khỏi nhọc công tìm
kiếm bọn phản động, kẻ thù của đảng cho tốn sức.
Lương tâm công chính và lòng yêu nước thương
nòi hiện hữu khắp nơi trên dải đất hình chữ
S này.
Sài Gòn 19.3.2012
VỀ ĐINH VŨ HOÀNG NGUYÊN
Blogger Đinh Vũ Hoàng Nguyên (ảnh lấy từ blog của chủ nhân). |
Lão Thầy Bói Già
Đinh Vũ Hoàng Nguyên
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-04-07
Trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam chưa khi nào có một tác giả chưa từng có tác phẩm xuất bản nhưng khi nằm xuống lại được nhiều người đến viếng và thương tiếc đến thế.
Photo courtesy of Trang blog Lão Thầy Bói Già
Đa tài
Anh là nhà thơ, vì thơ rất hay. Anh là họa sĩ chuyên nghiệp vì tốt nghiệp tại trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội. Anh là một nhà văn: truyện ngắn của anh chứa đầy nụ cười và trăn trở. Cười vì văn chương anh dí dỏm một phần nhưng trăn trở vì phía sau những số phận nhân vật mà anh đem vào truyện như nét vẽ chân dung trọn vẹn tính người trong dòng chảy gập ghềnh của thời đại.Nhưng có lẽ điều làm anh nổi tiếng là do những bài viết ngắn trên trang blog cá nhân mang tên Lão Thầy Bói Già của anh.
Người nghệ sĩ đa tài ít tuổi đó là Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Giã từ bàn viết ở tuổi 37 khi tài năng chỉ mới bắt đầu nhưng đã báo hiệu một phong cách lạ, nhiều dấu ấn và luôn làm ngạc nhiên người đọc.
Trang blog Lão Thầy Bói Già là sợi giây buộc anh vào trí nhớ người đọc. Từ khi ngã bệnh, hàng trăm người không quen đã đến tận giường để nhìn cho được con người mà họ yêu mến. Anh nằm đó, cười gượng gạo tuy thể xác đau đớn nhưng tâm hồn anh bật sáng niềm hãnh diện vì đã với tay chạm vào được giác quan cảm thụ của người khác.
Nhiều đề tài Hoàng Nguyên chú ý cũng được người khác khai thác. Thế nhưng, không ai có được cái cách viết như Đinh Vũ Hoàng Nguyên, vì thế Lão Thầy Bói Già đứng riêng một cõi.
Chưa có trang blog nào mà tổng số chữ rất ngắn nhưng nói được quá nhiều như trang blog Lão Thầy Bói Già của Nguyên. Ít chữ lắm nhưng khi chúng đứng chung lại với nhau lại có khả năng làm cho người đọc phải nhảy múa.
Hoàng Nguyên dùng trang blog để trực diện tuyên chiến với những lố bịch đang xảy ra chung quanh và phần lớn tập trung vào một nhóm đối tượng chức quyền, kể cả người cao nhất đang điều hành đất nước. Cái cười của anh không ác, nó chan chứa tình tự thể loại tiếu lâm dân dã của người miền quê Bắc Bộ. Dòng chữ của anh chưa bao giờ đẩy người khác xuống bùn sâu. Họ chỉ hụt hẫng, khó chịu, tự xấu hổ một chút và biết đâu sau đó lại biết ơn Lão Thầy Bói Già, hơn là điên cuồng vì chạm nọc.
Cái ác chưa bao giờ được người ta tán thưởng kể cả khi dùng nó trong văn chương để chống lại cường quyền bạo ngược.
Đinh Vũ Hoàng Nguyên tìm ra được cách diễn tả cả một câu chuyện với một hay hai dòng ngắn ngủi. Ngắn đến nỗi không thể ngắn hơn nhưng trong cái ngắn ấy nói lên rất nhiều điều mà nếu viết dài hơn lại không thể nói.
“Mình đi ăn thịt chó ở Vĩnh Phúc. Trong mâm có phó chủ tịch xã, tuổi khoảng ngoài bốn mươi. Rượu ngon, thịt chó ngon. Nhân câu chuyện về tình hình an ninh ở địa phương, phó chủ tịch xã nói:
- Báo cáo các bác, số nghiện hút phát hiện được ở địa phương bọn em là 31 đồng chí, còn đảng viên chi bộ bọn em có 16 thằng…Chuyện thật 100%. Thằng Nguyên mà nói điêu thì làm con chó!”
Người
đọc cười vì trong câu chuyện lắm “đồng chí nghiện” này không cụ thể
một ai cả nhưng lại rất tượng hình cả một tập thể vốn không hơn gì
những anh nghiện nhưng được phong hàm đồng chí. Câu chuyện không khiến
cho ai động lòng để cả các đồng chí thật ngoài đời nhưng khi nụ cười
lắng xuống người đọc thấy thú vị và lâng lâng tự hỏi nhờ vào đâu mà
Nguyên lại viết được như thế?
Cũng
thế, cũng đồng chí cũng cười đùa nhưng trong mấy dòng về Kim lãnh tụ
thì một ít chua chát xuất hiện phía sau nụ cười. Không còn cà khịa như
câu chuyện giữa bàn thịt chó. Có vẻ nghiêm túc hơn vì đồng chí này
đuợc cả thế giới theo dõi. Đồng chí Kim của Bắc Triều Tiên nằm xuống
gây cho rất nhiều đồng chí Việt Nam bối rối vì không biết gọi bằng gì…
“Kim
lãnh tụ chết. Dân mình gọi Kim là “thằng”. Còn cái đảng của dân do
dân vì dân trong lời chia buồn gọi Kim lãnh tụ là “đồng chí”. Để dung
hòa, có lẽ nên gọi Kim lãnh tụ là “thằng đồng chí”, để vừa có tính
đảng, vừa có tính nhân dân.”
Không
ai nỡ cho rằng câu chuyện này của Hoàng Nguyên lại cố tình mạt sát cả
một cái đảng nổi tiếng là Đảng Cộng sản, tuy nhiên đâu hiếm người sẽ
khóc lên như dân Bình Nhưỡng trước thi hài Kim lãnh tụ nếu việc khóc
đó có thể nâng họ lên một tầm cao mới?
Hoàng Nguyên còn là cây viết khôi hài đen khi có những dòng chữ không ai có thể cười được tuy rất muốn cười.
“Ngày
27/11/2011, công an thành phố Hà Nội bắt được một số người ở hồ Hoàn
Kiếm. Sau khi điều tra nghiên cứu, lực lượng công an đã phát hiện ra
những người này đều tàng trữ trái phép tai, mắt và mồm... Đây là lời
cảnh tỉnh cho những người nào ở Việt Nam hiện còn tàng trữ những bộ
phận này một cách trái phép.”
Cứ cách viết như thế Đinh Vũ Hoàng Nguyên vẽ những mảng thời sự, đời thường lên trang blog của mình:
“Một
kẻ chỉ thấy xung quanh mình toàn người xấu thì bản thân kẻ ấy khó có
thể là người tốt. Một đảng nhìn ra bên ngoài toàn thấy thế lực thù
địch, còn khi nhìn nhân dân mình thì phát hiện ngay ra lũ phản động
nhiều nhung nhúc, thì đó là là… là… một đảng thông minh!”
Đinh
Vũ Hoàng Nguyên là một nhà văn mặc dù truyện ngắn của anh chưa bao
giờ được xuất bản. Hai truyện được biết nhiều nhất là Cao Như Đảng và
Nhà Cuối Ngõ đã đại diện được phong cách của Nguyên. Truyện thật ngắn
Cao Như Đảng yếu tố châm biếm nhẹ nhàng nhưng không dễ quên của anh, có
thể điển hình cho toàn bộ những gì mà anh quen thuộc:Cao Như Đảng
Tên của gã là Cao Như Đảng. Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trong lý lịch gã đề tên Cao Như Đảng. Tức là đích thị trên đời có thật một gã Cao Như Đảng. Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết ốm, chó bị trẹt xe…, gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên mâm vẫn ngon nhức.
Trong xóm nhà ai thịt chó cũng nhờ gã. Ủy ban xã khi nào tiếp khách hay liên hoan, cần thịt chó, lại gọi gã. Bản lĩnh ấy khiến gã với mấy vị trên Ủy ban thành thân tình. Dần dần người ta lấy luôn cái nghề của gã gắn vào tên, gọi gã là Đảng Chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy gì làm phiền.
Một ngày, Cao Như Đảng mở quán thịt chó.
Hôm khai trương, gã mời cán bộ trong xã đến đánh chén. Rất vui. Nhưng đang dở bữa, thì bí thư xã phát hiện ra cái biển trước quán đề THỊT CHÓ ĐẢNG. Ông bí thư gọi Cao Như Đảng đến, quắc mắt: “Ông ghi thế này là chửi ai?”. Cao Như Đảng nói: “Thì dân vẫn gọi em là Đảng Chó, các bác trên xã cũng gọi em là Đảng Chó, thì giờ mở quán em làm biển thế cho tiện!”. Bí thư bảo: “Lời nói gió bay, nói mồm với nhau không có gì làm bằng, chứ ghi lên thế này thì mặt mũi đảng còn cái chó gì nữa?”. Gã đành “dạ dạ…”.
Cái biển sau, rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề: ĐẢNG THỊT CHÓ.
Bí thư xã đến ăn, nhìn biển mới, gật gật gù gù bảo: “Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ đảng, cho đỡ bị hiểu lầm!”.
Đang bữa, bí thư sực nghĩ, giật mình, mới quát: “Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương, phản động, muốn đi tù à?”. Cao Như Đảng méo mặt hỏi: “Cả nhà nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động?”. Ông bí thư hạ giọng, thầm thì: “Nước mình là một đảng lãnh đạo, cấm có cái chuyện hai ba đảng, ông ghi thế này nhỡ ai hiểu là ông lập đảng đối lập, thì toi!”. Cao Như Đảng bảo: “Chả nhẽ thằng bán thịt chó và mấy thằng ăn thịt chó mà cũng bị thành đảng à?!”. Bí thư bảo: “Ai chả biết thế! Nhưng cái nước mình nó thế! Mà thôi, tốt nhất thời này cái gì đã đảng thì đừng chó, mà đã chó thì đừng đảng!”. Gã đành “dạ dạ…”.
Sau bữa đấy, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi THỊT CHÓ.
Nhưng lắm lúc gã tấm tức: đến cái giống chó còn đi không đổi họ, ngồi không đổi tên, lúc biến thành thịt vẫn gọi là chó, chẳng nhẽ chỉ do nước này có độc cái đảng mà thành mình phải kị húy, phải kiêng cả tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho, thì hóa chẳng bằng chó!
Nhà Cuối Ngõ là một truyện ngắn khác diễn tả một cộng đồng rất nhỏ tại một xóm nghèo. Trong Nhà Cuối Ngõ tác giả nối các mối quan hệ nửa kín nửa hở của các nhân vật vào với nhau và bằng một giọng văn hài hước rất thông minh, Đinh Vũ Hoàng Nguyên đặt người đọc ngồi trước câu chuyện, thấy từng chi tiết, từng phân cảnh và trên hết thấy được tính nết của từng con người rất khác nhau trong cái cộng đồng người nhỏ bé ấy.
Nhà Cuối Ngõ
Ngà là con gái mụ Điếc, nhưng không hề điếc. Ngà lấy chồng ở ngõ bên cạnh, chưa có con. Buổi tối Ngà bán bún ngan vịt ngay cửa nhà.
Chồng Ngà là tổ trưởng tổ kéo đường dây điện, thường đi công trình xa. Thằng này cục. Ngà lại là loại đáo để. Hai vợ chồng hay choảng nhau.
Có gã hàng xóm cạnh nhà Ngà buổi tối sang ăn bún khuya, thấy Ngà tươi, mỡ, chồng lại đang đi vắng… Nhìn quanh quán thấy chẳng còn ai, gã hàng xóm lúc đỡ bát bún cố chạm tay vào vú Ngà, bảo: “Thêm cho anh tí thịt thừa ở ngực nhé!”. Ngà đang cầm muôi nước dùng nóng chan luôn vào đũng quần gã…
Gã hàng xóm bỏng, mà không dám kêu ai. Hàng tuần giời đi đứng như thằng sa đì.
Chồng Ngà đi công trình về, ngủ mê mệt. Ngà mở điện thoại chồng thấy có ảnh chụp chồng vừa hát, vừa lúi húi móc rốn mấy cô em môi đỏ trong hàng karaoke. Thằng chồng đang ngáy há hốc mồm, Ngà nhặt chiếc guốc, nhè mồm chồng bổ, chửi: “Thằng đĩ, bà ở nhà giữ bướm cho mày, hầu hạ cả bố mẹ mày để cho mày đi sướng bậy à?”. Thằng chồng rách môi, gẫy nửa răng cửa liền tóm tóc vợ, dúi, lên gối uỳnh uỵch. Ngà thò tay tóm dái chồng bóp nghiến, chồng phải nhả tóc.
Ngà bỏ về nhà mẹ đẻ. Thằng chồng Ngà lôi hết đống guốc của vợ chặt sạch.
Sáng hôm sau thằng này đi làm, dái đau, chân bước lạng dạng. Ra ngõ, chạm mặt gã hàng xóm, thấy gã kia nhìn trộm mình lấm lét, lại cũng bước lạng dạng hệt mình, mới bảo: “Ông tương bỏ mẹ mày giờ! Mày thích nhại ông à?!”
Đinh Vũ Hoàng Nguyên có những bài thơ trái ngược hoàn toàn với văn phong của anh. Chất thi ca trong thơ của Đinh Vũ lãng mạn và dịu dàng như tiếng mưa đêm, đủ nhẹ để làm người ta nhung nhớ. Khi làm thơ, anh thì thầm và nông nổi không còn cái nét truyền thần đầy những vết nhăn suy tưởng như khi anh viết truyện, viết blog.
Chút tự sự, và em
Những cơn bão xiêu đêm. Những cơn bão dịu dàng.
Những ga lá nhắc nửa đời lỗi hẹn.
Gió hấp hổi suốt một thời của biển
Có bao giờ biết lặng trước mùa thu.
.
Em!
đang nghĩ gì khi anh ôm bàn tay?
Đôi mắt muộn, ngóng vì sao lẻ!
.
Em đừng bâng khuâng điều xa xôi quá
Một cơn mau cũng tạo nên mùa
Bởi ta đến bên nhau đâu phải từ sóng mắt
Mà bởi lòng lắng lại mới thành nhau.
.
Và điều không dễ mất trong nhau
Như cuối nắng còn trăng lưu bóng nắng
Ta thấm qua nhau những niềm chưa hết nỗi…
Đôi mắt muộn, ngôi sao bay chớp vội
Em ủ cánh buồm, câu ước, sao băng.
.
Khi anh lắng nghe tiếng trái tim em
Nghe khoảng lặng nửa đời anh, chợt đập
Nghe bao điều riêng đau, ta không kể
Bởi một điều trong nhịp nhịp đồng rung.
Là điều chẳng dễ gọi thành tên
Nước mắt vẫn không mầu,
khi lăn qua nỗi đau và hạnh phúc.
Đôi mắt muộn, một vì sao rụng
Giọt nước mắt này anh muốn gọi thành tên.
.
Trời rộng đất dài ta đến tìm nhau
Đất trời gọn trong làn hơi nhau thở.
Em nhận nhé nửa đời chưa hết gió
Để cánh buồm… câu ước, sao băng…
.
Có một phố vừa đi qua phố
.
Có bao người vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố
Có chút lòng khẽ chạm… làn rêu.
.
Phố, kẹo lạc kẹo vừng
Con dế thơ ngây gáy vào cơn ngủ
Nắng câu Kiều thơm gió những vòm đêm
Cánh cò lạc bờ đê
cò dò trên ngói
bỗng gặp cái cò trong tiếng à ơi…
.
Phố, làng lúa làng hoa
Người trong phố về quê trong phố
Ngã tư lòng
vương
ngát sen hương…
.
Phiên chợ đầu hôm
Sông Hồng cong mình trên bờ vai thành phố
Người quang gánh gánh làng về phố
Mùa nước đỏ mắt người cũng đỏ
Mỗi mảnh trăng phôi trên mỗi mảnh đời…
.
Cửa ô
Im lìm
Đoàn quân
chuyển mình lên biên giới
Những giọt máu hai mươi hợp dòng xa phố
Ngọn đèn – Tim
cháy thâu sương…
Có người cha tiễn con,
mắng vợ mình mau nước mắt
Nhưng đêm ấy là đêm
mờ mưa, sao tắt
Gò má người cha
mọng
thắp
Ánh sao…
.
Vỉa hè
Lang thang
Đứa trẻ không nhà
trèo sấu trèo me đi bán
Sau cơn mưa
gẫy rắc
cành me…
Người đàn ông
nước mắt không rơi suốt thời chinh chiến
Bỗng mặn mòi se giọt… giữa vành môi!
.
Khúc ơ khúc ơ…
Đêm qua
Tiếng rao cũ lạc người trên gác cũ
Có cụ già cô đơn bỏ phố
Chị hàng rong
đặt tấm bánh trên bàn thờ, hương đỏ
Những mảnh lòng chưa thành quen trong phố
Khóc ngậm ngùi tiễn tưởng một người thân.
.
Bình minh bay từ khung cửa sổ
Dòng sông trôi từ khung cửa sổ
Đa – Nuýp
xanh
sắc cốm Vòng
Những mảng trầm thiêm thiếp giấc đông
Bỗng mở mắt cái hoa lên tháng
Có người con gái
Dịu dàng đưa tháng qua môi
,…
.
Ta bên nhau trên phố của bao người
Bao ân tình vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố!
Có một người lắng phố, bên em.
.
Em hồn nhiên cho phố hồn nhiên
Tóc phả mái bên chiều
phai phai nắng ngói…
Thân thương quá!
Trước khi Đinh Vũ Hoàng Nguyên đi xa anh kịp để lại cho con một gia tài quý giá đó là hơi thở của tổ quốc trong lúc mệt lả nghẹn ngào. Con anh khi lớn lên bắt đầu tập nói chắc chắn sẽ được mẹ đọc cho nghe bài thơ này và từ đó trái tim của cháu làm sao rời được hình ảnh mà cha đã gieo vào lòng trước lúc đi xa? Bài thơ mang tên “Những Huyết Cầu Tổ Quốc”.
Những Huyết Cầu Tổ Quốc
Xin lỗi con!
Khi hôm qua ôm con
Có một phút giây, ba chợt xiết con vào lòng hơi mạnh
Ba làm con đau!
Bởi hôm qua
Ba đọc câu chuyện về đồng bào mình – những huyết cầu* Tổ quốc.
Máu lại tuôn…, xô dập, mảnh ván tàu…
Con ơi
Ba sẽ kể con nghe
Câu chuyện những ngư dân
Đang hóa thân thành hồng cầu*
để Trường Sa, Hoàng Sa
Vẫn là thịt trong huyết hình Tổ quốc.
Con phải khắc tâm
Câu chuyện những bạch cầu*:
là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa.
là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa.
Những con số sẽ không là con số
Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4000 năm.
Mỗi con đường – mạch máu đất nước mình
Vết thương đạn bom vừa yên trong đất
Vọng phu còn trên nét mặt mồ côi.
Nhưng những mũi tàu vẫn xẻ trùng khơi
Nơi sóng rẽ cũng là nơi máu chuyển
Và trong mỗi người Việt mình có mạch máu nối liền với biển
Mạch máu này con phải thấy bằng tim
Nếu một ngày sóng nộ, cường lên
Giữa lòng Việt bốn nghìn năm cũng dậy.
Thứ lỗi cho ba
Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên!
Kẻ thù lăm le cướp biển nước mình
Đất nước bốn nghìn năm trên sóng.
Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng…
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.
Một ngày
Khi con nếm trên môi,
Con sẽ thấy máu mình vị mặn.
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt
Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương.
Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu
Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ
Để điều này lớn lên con hiểu
Bây giờ, ba phải kể cùng con.
Đinh Vũ Hoàng Nguyên không còn nữa. Người mến mộ anh rất nhiều và trong những dòng chữ anh để lại tuy không gửi cho ai nhưng khi đọc lên người ta vẫn cứ tin rằng anh đang viết cho họ.
Còn gì đáng vui hơn cho một nghệ sĩ khi người đọc cùng thổn thức, cười lả hay khắc khoải với những con chữ vô tri được anh ta nặn ra từ những vết thương không có máu nhưng lại không thể nào lành…
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/dinh-vu-hoang-nguyen-ml-04072012132905.html
Tôi là người đến muộn. Với chữ của Đinh Vũ Hoàng Nguyên.
Thì biết làm sao. Là đàn bà, lại còn sắp cán đích già, chắc chắn là khó tính. Một cái Avatar
trên mạng: nào kính đen, nào khăn xếp, nào môi tím lưỡi đỏ, cái tên
chủ nhân đọc đã đoán là quá trẻ so với mình, dễ gì hấp dẫn nổi tôi
ngay.
Vậy mà đọc thì khó dứt.
Đinh Vũ Hoàng Nguyên có quá nhiều người biết và ngưỡng mộ. Vào blog laothayboigia,
hay vào nhà Nguyên ở facebook, có cảm giác đem in thì lời bình về các
bài viết của chủ nhân khéo nhiều lần dài hơn chính các bài viết ấy.
Đinh Vũ Hoàng Nguyên chỉ quăng một Status thôi là kéo giật được
bao nhiêu người nhào vào đọc, rồi bình. Cứ nghĩ đến chuyện mình mang
hết góc nọ góc kia của cõi lòng của miền tâm cảm bày ra trên mạng mà
thiên hạ coi như nước ao bèo không thèm ném cho hòn sỏi, đọc thống kê
lượng người vào thăm nhà Nguyên, khéo buồn khéo tủi khéo ghen.
Quả
trên mạng chưa thấy ai có được những Status hài hước thế. Đây không
hẳn là cái duyên, giỏi nhìn ngó và biết kể, mà là hẳn một kiểu tư duy,
không thể nào bắt chước được.
Nguyên,
trong những Status hay entry, tưởng bỗ bã, suồng sã, tợn tạo, tục
nữa, nhưng đằng sau những dòng chữ ngắn ngủi là một bầu tâm cảm trước
thế sự xa gần, trong tư cách một công dân, nhưng trên hết và sau cùng,
là ý thức làm người. Đọc, biết người viết yêu cuộc đời này lắm,
thương cuộc đời này lắm, văng tục vào mặt đời cũng vì một sự biết yêu
biết thương này.
Đấy
là tố chất đầu tiên của một người muốn tận hiến mình cho nghệ thuật.
Nguyên là họa sĩ, nhưng Nguyên không viết theo kiểu người có một nghề
khác tạt ngang văn chương, quăng cho văn chương đôi ba mảnh tâm tình,
đôi ba mẩu tài không dùng hết trong nghề, như một cách thí xả. Đọc lại
trọn vẹn blog laothayboigia, dễ nhận ra ở đó một tâm thái nghệ thuật nghiêm cẩn và đa diện.
Nghịch
ngợm, phá phách, tinh quái đến điều là Nguyên ở các entry viết về bè
bạn. Chuyện là của riêng, mà viết ra khiến người không can dự phải đọc
không dứt được, thế có nghĩa là tài. Thế có nghĩa là người viết đã mở
được cửa cho đời vào. Những “y và những gã”, những “hiệp hội sản xuất bàn là”,
đọc rồi cứ nghĩ chỉ cần công bố rộng nữa rộng mãi là giúp khối người
khỏi phải đi tới các lớp dưỡng sinh tập nhe răng. Chữ nghĩa của người
viết ở đây hệt như nhất dương chỉ, cù nhẹ một cái là khiến bao nhiêu
cơ quan đoàn thể trong người đọc nhất loạt khởi động tập trung vào một
tư thái duy nhất: cười.
Không
có nội lực bằng thế, nhưng người có thể kể chuyện hài, viết hài hài
thì cũng chẳng hẳn là khó kiếm. Tuy nhiên, hài được, với cả một chủ ý
nghệ thuật thì cực khó. Tôi, tôi thử chán ra rồi. Chịu.
Điều
ấy, Nguyên đã thể hiện trọn vẹn trong nhiều entry, khi có khi không
được chú là truyện ngắn. Và ở đó, cái hài quay về điểm khởi hành: nỗi
đau đời, của một kẻ trời sinh bắt phải biết thương đời.
“Một chuyện tình”
là một truyện ngắn hoàn hảo trong nghĩa này. Phảng phất như Nam Cao,
trong cái dịu dàng tít tắp đằng sau câu chữ. Nhưng cái khùng khùng của
nhân vật đang to tiếng mình yêu và thất ái thì đúng là của bọn thời
nay, rất trẻ, rất vui, cái Nam Cao, do thời thế và do thể tạng xúc
cảm, không bao giờ phát lộ.
Ở những entry khác, mà có lúc Đinh Vũ Hoàng Nguyên cũng chú trước là truyện ngắn, tưởng chừng như tác giả Số đỏ có truyền nhân.
Nhưng,
cả Nam Cao, cả Vũ Trọng Phụng trong thời của mình mới chỉ phơi bày
cái khổ, cái đáng khinh, niềm yêu thương phẫn hận, và cả niềm tin dù
đã thấm mùi hoài nghi nặng của mình trước cuộc đời, cho cuộc đời, mà
có khi thời ấy mới chỉ đáng bị, đáng được như thế thì Đinh Vũ Hoàng
Nguyên đi xa hơn trong cái thời mình.
Đinh Vũ Hoàng Nguyên, trong truyện ngắn Chuyện vụn xóm bụi, Khu cũ (1 và 2) mà
tôi nhìn thấy ở đó tầm vóc của một tiểu thuyết đã phơi bày sự phá sản
trọn vẹn của một lí tưởng xã hội độc tồn qua ít nhất ba thế hệ ở Việt
Nam dường như vẫn đang chỉ đạo bằng quán tính không tâm thế thì là
hoạt động thường nhật của không ít người.
Xã
hội trong thời thịnh đạt của văn học hiện thực phê phán 1930 -1945
quả thối nát nhưng vẫn còn giữ được trật tự, vô trật tự nhất, loạn
nhất cũng chỉ là cả làng hào hứng kéo nhau đi nghe thằng say chửi cụ
tiên chỉ, xem Chí Phèo tự tử và tràn trề hưng phấn trong phỏng đoán bố
con Bá Kiến ngã trâu. Hôm nay, qua Đinh Vũ Hoàng Nguyên, khác, là sự
thu nhỏ một xã hội quăng bỏ kỉ cương, luân lí, người người hoặc như
Chí Phèo hoặc trong dạng tiềm năng thành Chí Phèo, không say nhưng hồn
nhiên hơn cụ Chí ngày xưa, chẳng ai băn khoăn về thiên lương.
Nhân vật ở Khu cũ
chửi như tập thể dục miệng, nghe chửi như một hình thức luyện tai và
luyện tâm. Hoạt động trong ngày của nhóm cư dân nhân vật này được tác
giả túm trong ba chữ: chửi chào cờ, đầy tính nghi thức. Cách mô
tả này đã nhấc toàn bộ hiện thực của tác phẩm ra khỏi môi trường sống
tưởng chừng vẫn như là nối dài hiện thực thời 30 – 45, cho chúng ta
nhận diện đó là hôm nay của chúng ta, trì đọng, sống động, cũng cho
chúng ta thấy Đinh Vũ Hoàng Nguyên là hậu bối chứ không là truyền nhân
của dẫu có là Vũ Trọng Phụng hay Nam Cao.
Tác
giả Sống mòn và Số đỏ vẫn còn giữ mình (trong tư cách người kể
chuyện) bên ngoài hay bên trên hiện thực mình mô tả. Đinh Vũ Hoàng
Nguyên, khác rồi, đặt mình vào sống thoải mái giữa dòng đời mình mô tả
cực kì trào lộng, trào lộng đến mức nhi nhiên.
Tôi đọc các entry có tên hoặc đơn giản chỉ được đặt tít là viết ngắn
rồi đánh số của tác giả này, cứ mong Nguyên viết tiếp và tập hợp lại,
in ra, cho những người đọc thích cầm sách trên tay hơn là ngồi thiền
trước màn hình máy tính. Với Đinh Vũ Hoàng Nguyên, văn học Việt Nam đã
có thêm sắc màu mới. Có thể không nằm trong những quẫy cựa vô vọng về
kĩ thuật nhưng không hẳn không cần thiết và thôi miên không ít người
viết không muốn hiểu ra những trào lưu ta kêu gọi nhau hướng tới hôm
nay là kết quả của sự vận động tâm thế ở một xã hội thời hiện đại văn
minh hơn mình.
Nhưng
cái tinh thần hài hước đậm chất phồn thực, cái sắc bén tỉ mỉ trong
quan sát, mà đằng sau câu chữ chặt ra chặt thái ra thái ấy tôi luôn cảm
thấy độ mong manh của một tâm hồn cưu mang lắm nỗi chắc chắn sẽ cắm
được một giới hạn nữa trên tiến trình vận động của văn học nước nhà,
nếu như tác giả… Coi chữ nghĩa là một cuộc chơi nghiêm túc, Đinh Vũ
Hoàng Nguyên hoàn toàn xa lạ với sự nhạt, là bi kịch của bất kì ai
thiết tha với nghệ thuật, và là thảm họa cho người thưởng thức, chẳng cứ
văn chương.
Thì phải có tài. Hẳn thế rồi. Đọc, rồi đọc lại, rồi hoang mang. Tài của kẻ đó là đâu? Văn xuôi? Nhưng hình như chưa hết. Thơ? Đích thị. Thơ mới thật là Đinh Vũ Hoàng Nguyên.
Thì phải có tài. Hẳn thế rồi. Đọc, rồi đọc lại, rồi hoang mang. Tài của kẻ đó là đâu? Văn xuôi? Nhưng hình như chưa hết. Thơ? Đích thị. Thơ mới thật là Đinh Vũ Hoàng Nguyên.
Tiếc,
cũng như văn xuôi, y công bố thơ chưa nhiều. Nhưng thơ trong văn
chương cũng là khúc nghịch trong nhạc, là một nét phảy màu mang lại hồn
vía cho tranh, để đóng đinh vào tâm cảm chúng ta câu hỏi, cũng như
lời giải ai người sáng tạo. Thơ, khác văn xuôi, đôi khi là một món
ngon như nhất, hoặc đôi khi chỉ cần như là một cọng rau thơm đúng vị,
trái mùa.
Chỉ với một “Có một phố vừa đi qua phố”, không dài, tôi nghĩ Hà Nội đã có thêm cho riêng mình một thi sĩ, như từng có một Hoài Anh mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến - chín năm rừng lòng vẫn Thủ đô, một Lưu Quang Vũ trên ngày tháng trên trên cả niềm cay đắng thơ tôi là mây trắng của đời tôi, một Bằng Việt với chuông xe điện trong màn sương rạng sớm – và nắng nhỏ trên hàng cây rét muộn – có thể nào không xui tôi nhớ em, một Hoàng Nhuận Cầm vào
mặt trận lúc mùa ve đang kêu dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ - nhưng
trong những ba lô kia ai dám bảo là không có - một hai ba giọng hát
chú ve kim, và, mang mang nhất: Phan Vũ với Hà Nội phố, một thời chiến tranh, một thời hòa bình, đã xa chiếc lá lạc vào căn gác nhỏ - lá thư quên địa chỉ quay về… Phải,
Hà Nội đã có thêm cho mình một người thơ, trong từng chút tự sự, với
mình, với ai, cũng cực kì Hà Nội: Đinh Vũ Hoàng Nguyên.
Bất chợt nghĩ rồi một ngày ta sẽ, tôi sẽ, và Nguyên sẽ…
Sẽ thiếu đi, vĩnh viễn, một người có thể lẩy ra vẻ đẹp tuyệt vời, giản dị, bất ngờ của thế gian nhọc nhằn này.
Sẽ còn lại mãi, một hồn người nửa đời chưa hết gió, một hồn người biết chạm khẽ làn rêu.
Phải không?
Lê Minh Hà
Thơ và bài "viết ngắn" của Đinh Vũ Hoàng Nguyên, trích từ blog laothayboigia
Chút tự sự, và em
Những cơn bão xiêu đêm. Những cơn bão dịu dàng.
Những ga lá nhắc nửa đời lỗi hẹn.
Gió hấp hổi suốt một thời của biển
Có bao giờ biết lặng trước mùa thu.
.
Em!
đang nghĩ gì khi anh ôm bàn tay?
Đôi mắt muộn, ngóng vì sao lẻ!
.
Em đừng bâng khuâng điều xa xôi quá
Một cơn mau cũng tạo nên mùa
Bởi ta đến bên nhau đâu phải từ sóng mắt
Mà bởi lòng lắng lại mới thành nhau.
.
Và điều không dễ mất trong nhau
Như cuối nắng còn trăng lưu bóng nắng
Ta thấm qua nhau những niềm chưa hết nỗi...
Đôi mắt muộn, ngôi sao bay chớp vội
Em ủ cánh buồm, câu ước, sao băng.
.
Khi anh lắng nghe tiếng trái tim em
Nghe khoảng lặng nửa đời anh, chợt đập
Nghe bao điều riêng đau, ta không kể
Bởi một điều trong nhịp nhịp đồng rung.
Là điều chẳng dễ gọi thành tên
Nước mắt vẫn không mầu,
khi lăn qua nỗi đau và hạnh phúc.
Đôi mắt muộn, một vì sao rụng
Giọt nước mắt này anh muốn gọi thành tên.
.
Trời rộng đất dài ta đến tìm nhau
Đất trời gọn trong làn hơi nhau thở.
Em nhận nhé nửa đời chưa hết gió
Để cánh buồm... câu ước, sao băng...
.
Có một phố vừa đi qua phố
.
Có bao người vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố
Có chút lòng khẽ chạm… làn rêu.
.
Phố, kẹo lạc kẹo vừng
Con dế thơ ngây gáy vào cơn ngủ
Nắng câu Kiều thơm gió những vòm đêm
Cánh cò lạc bờ đê
cò dò trên ngói
bỗng gặp cái cò trong tiếng à ơi…
.
Phố, làng lúa làng hoa
Người trong phố về quê trong phố
Ngã tư lòng
vương
ngát sen hương…
.
Phiên chợ đầu hôm
Sông Hồng cong mình trên bờ vai thành phố
Người quang gánh gánh làng về phố
Mùa nước đỏ mắt người cũng đỏ
Mỗi mảnh trăng phôi trên mỗi mảnh đời…
.
Cửa ô
Im lìm
Đoàn quân
chuyển mình lên biên giới
Những giọt máu hai mươi hợp dòng xa phố
Ngọn đèn - Tim
cháy thâu sương...
Có người cha tiễn con,
mắng vợ mình mau nước mắt
Nhưng đêm ấy là đêm
mờ mưa, sao tắt
Gò má người cha
mọng
thắp
Ánh sao…
.
Vỉa hè
Lang thang
Đứa trẻ không nhà
trèo sấu trèo me đi bán
Sau cơn mưa
gẫy rắc
cành me…
Người đàn ông
nước mắt không rơi suốt thời chinh chiến
Bỗng mặn mòi se giọt… giữa vành môi!
.
Khúc ơ khúc ơ…
Đêm qua
Tiếng rao cũ lạc người trên gác cũ
Có cụ già cô đơn bỏ phố
Chị hàng rong
đặt tấm bánh trên bàn thờ, hương đỏ
Những mảnh lòng chưa thành quen trong phố
Khóc ngậm ngùi tiễn tưởng một người thân.
.
Bình minh bay từ khung cửa sổ
Dòng sông trôi từ khung cửa sổ
Đa - Nuýp
xanh
sắc cốm Vòng
Những mảng trầm thiêm thiếp giấc đông
Bỗng mở mắt cái hoa lên tháng
Có người con gái
Dịu dàng đưa tháng qua môi
,…
.
Ta bên nhau trên phố của bao người
Bao ân tình vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố!
Có một người lắng phố, bên em.
.
Em hồn nhiên cho phố hồn nhiên
Tóc phả mái bên chiều
phai phai nắng ngói…
Thân thương quá!
lòng sao chợt hỏi
Phố của mình có nối,… phố trong em?!
.
Viết ngắn 55 (22.12.2011)
Điểm lại một số tình tiết trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng:
- Khi vua Việt và vua Xiêm cùng tuần giá Bắc kỳ, sở cẩm Hà Nội bàn nhau cứ dân tình nào đi đón vua mà ngây mặt ra như tượng thì thôi, chứ những dân tình nào mà hô khẩu hiệu, thì dù phản đối hay ủng hộ cũng bắt giam cả lượt.
- “… vì kinh tế khủng hoảng, ngân sách hao hụi, Đông Dương đại hội kinh tế và tài chính chuẩn y bản dự luật buộc sở cảnh sát phạt dân thành phố 4 vạn đồng.”
65 năm sau, thời CHXHCN Việt Nam, lực lượng công an bắt hàng chục người vào trại phục hồi nhân phẩm vì biểu tình ủng hộ dự luật của thủ tướng. Và mới đây lại có chỉ tiêu giao cho CSGT Hà Nội tăng phạt để đạt 500 tỉ.
Cụ Phụng ơi, con kính lạy cụ. Cụ viết cái truyện từ thời thực dân, mà sao… giống thế!
Viết ngắn 40 (12.10.2011)
Mình quát vợ:
- Tập văn kiện đảng của tôi đem về để đâu?
Mấy ông bạn nhìn mình, mắt trố lồi. Vợ mình nói:
- Bộ tú lơ khơ vừa nẫy anh nhét vào tủ lạnh, không nhớ à!
Trích một vài “thần chú” (notes) trong blog laothayboigia
* Năm mới, chúc đảng và nhà nước ta hoàn lương tu tỉnh. (1.1.2012)
*
Mình đang cường tráng khỏe mạnh, đột nhiên bị "xìu" mất một ngày. Lo
quá! May thay đọc vnexpress thấy có bài "Chim cũng 'thương tiếc Chủ
tịch Kim", nhẹ cả người! (28.12.2011)
* Mình đi học lớp khí công, đến bài dạy Thiền, cả lớp khen mình ngáy hay! (22.11.2011)
* Từ khi các gia đình Việt dùng quen giấy vệ sinh cuộn, báo Nhân Dân càng trở nên khó tiếp cận với quần chúng. (25.8.2011)
* Đảng cũng giống vợ ở điểm là chả nên dại mà chửi, nhưng lúc nào cũng moi ra được chuyện buồn cười. (27.4.2011)
*
Trưa 29 - 3 - 2011, thằng Đinh Bũm nhà mình chổng chim lên trời bắn
tia nước đầu tiên, thành hình parabol nét căng, mình tin chắc thằng này
sau giỏi toán. (30.3.2011)
No comments:
Post a Comment