CHIẾN TRANH HOA VIỆT 1979
BÀI HỌC THỨ NHẤT 1979
Cuộc Chiến 1979 và Hoàng Sa
Huy Đức
Ngày 7-2-1979, tại Tokyo, khi ngầm thông báo với báo chí một chiến
dịch "trừng phạt" Việt Nam, Đặng Tiểu Bình giải thích: "Hiệp ước mà
(Nữ binh Việt Cộng canh tù binh Trung Cộng )
Việt Nam và Liên Xô ký kết có tính chất đồng minh quân sự. Việt Nam đã
mở cuộc xâm nhập vũ trang vào Campuchia và đang khiêu khích ở biên
giới Trung Quốc". Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh
mà Đặng Tiểu Bình thực hiện 10 ngày sau không đơn giản chỉ là những gì
được nói ra trong lời tuyên bố ấy.
Hiệp ước mà ông Đặng đề cập là Hiệp ước hợp tác toàn diện giữa Việt
Nam và Liên Xô, ký ngày 3-11-1978. Hiệp ước này được ký kết sau khi
mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rất trầm trọng:
Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa 3 tổng lãnh sự quán (6-6-1978) và
cắt toàn bộ viện trợ (7-1978). Ngày 29-1-1979, khi hội đàm ở Mỹ, Đặng
Tiểu Bình nhắc tới Campuchia, Afganistan với Tổng thống Jimmy Carter và cảnh báo "nguy cơ phản ứng dây chuyền". J. Carter "đồng ý với Đặng cách nhìn nhận" ấy. Tuyên bố chung, hai ngày sau đó (1-3), nhấn mạnh, Trung-Mỹ chống lại bất kỳ quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào mưu kế bá quyền".
Đặng đã thành công khi sử dụng liên minh Việt-Xô để gieo rắc hoài
nghi, khiến Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc đánh Việt Nam, bên trong,
Đặng không hề đánh giá cao "liên minh" ấy.
Trong hội nghị do Quân ủy Trung ương Trung Quốc triệu tập, bàn "chủ
trương" đánh Việt Nam, không ít tướng lĩnh đã cảnh báo nguy cơ bị Liên
Xô tấn công. Khi ấy, trên biên giới Trung- Xô, Liên Xô bố trí tới 50
sư đoàn chủ lực. Đặng Tiểu Bình nhận định: "Liên Xô không thể không
xét tới nhiều nhân tố quốc tế nên khả năng (vì Việt Nam mà) can thiệp
vào Trung Quốc là rất ít". Trên thực tế, một tuần sau khi Trung Quốc
đánh Việt Nam, không thấy Liên Xô "ra tay", Trung Quốc đã đánh tiếp
sang thị xã Lạng Sơn, và chỉ rút khi trên hướng này Quân Đoàn II xuất
hiện.
Tại thời điểm Đặng tuyên bố với báo chí, 7-2-1979, quân đội Việt Nam
có mặt ở Phnompênh vừa tròn một tháng, nên "yếu tố Campuchia" có vẻ
như rất dễ thuyết phục. Nhưng, theo cuốn sách "10 Năm Chiến Tranh
Trung Việt" của NXB Đại học Tứ Xuyên, công bố năm 1993, ngay trong Hội
Nghị Quân ủy Trung ương, từ 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc
đã quyết định đánh Việt Nam. Trong ngày 9-12-1978, Quyết định này đã
được "tuyệt mật" chuyển tới tay tướng Hứa Thế Hữu (Tướng Hữu cùng với
Dương Đắc Chí là hai tướng chỉ huy cuộc chiến tranh 17-2).
Trong khi mãi tới ngày 25-12-1978, quân đội Việt Nam mới bắt đầu mở
chiến dịch đánh sang Phnompênh. Khi Khmer Đỏ chưa nắm được chính quyền, đang "ăn nhờ, ở đậu" gần Trung ương Cục (Việt Nam), Pol Pot, Yeng Sary đã "đi lại" với Bắc Kinh. Năm 1970, Lon Non lật đổ Sihanouk, Pol Pot đã rất cay cú khi Sihanouk được đưa về Hà Nội. Pol Pot nhận ra, họ không phải là lực lượng duy nhất mà Việt Nam ủng hộ ở đất nước nhỏ bé này. Cho dù sau đó "lá bài" Sihanouk cũng được "nuôi" ở Bắc Kinh như một ông hoàng, người Trung Quốc đã khéo léo nhen nhúm hiềm khích Việt Nam cho Pol Pot. Chính vì thế mà ngay trong năm 1975, Khmer Đỏ đã phản bội Việt Nam, bắn giết ở Phú Quốc, ở Thổ Chu và từ năm 1977 đánh sang An Giang, Tây Ninh, có khi vào sâu hơn 10 km. Tuy nhiên, cho dù có bị "mất mặt" khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn bị Việt Nam đánh đổ ở Phnompênh.
Liệu, Trung Quốc có phải là một "đàn anh" trung thành với lân bang đến mức hy sinh mình như vậy? Người Hoa và vấn đề "nạn kiều" cũng đóng một vai trò nhất định. Thật khó lý giải vì sao cuộc "cải tạo tư sản công thương nghiệp", đụng tới hàng trăm nghìn người Hoa, lại được Việt Nam tiến hành năm 1978, khi mà mối quan hệ với Trung Quốc đang hết sức căng, nếu như không đề cập đến câu chuyện sau đây, câu chuyện mà sách vở chưa bao giờ nói đến. Bí thư Thành ủy TP HCM vào thời điểm 1975, ông Võ Văn Kiệt, kể:
"Sau ngày 30-4, ở khu vực Chợ Lớn có một chi bộ có vũ trang thuộc bộ
phận hải ngoại của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Chi bộ này xuất hiện
bí mật từ trước 30-4 và khi đó họ đòi được công khai hoạt động".
Để một lực lượng Trung Quốc có vũ trang ở Chợ Lớn thì cũng không khác chi "đặt mồi lửa dưới đống củi", Việt Nam buộc phải "giải giáp" họ. Bắc Kinh rất khó chịu về vụ "giải giáp" này. Nhưng, cho dù có b ao nhiêu người Hoa đã phải ra đi trong năm 1978 thì "nạn kiều" vẫn là một "lá bài" mà Trung Quốc cũng chủ động "chơi" chứ không hẳn là nguyên nhân khiến cho Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam xâm lược.
Tác giả của "10 Năm Chiến Tranh Trung Việt" còn chỉ ra một vấn đề rất
có thể cũng là nguyên nhân: Năm 1978, Đặng Tiểu Bình vừa khôi phục lại
quyền lãnh đạo quân đội, "Ông có ý thức nhạy bén… thông qua cuộc chiến
tranh, vừa thăm dò được sự trung thành (của quân đội), vừa làm cho các
nhà lãnh đạo (Trung Quốc) khác nhận rõ những mặt phải cải cách quân
đội".
Đại tá Hà Tám, chỉ huy trung đoàn 12 anh hùng đánh Trung Quốc tháng 2-1979, cho biết: "Mặc dù pháo theo cùng của Trung Quốc bắn khá chính xác, nhưng, bộ binh thì chủ yếu dùng 'biển người'; chỉ huy của Trung Quốc lúc ấy ra trận mà vẫn có người che ô, quân thì chờ kèn kêu mới xông trận". Sau ngày 17-2, Trung Quốc đã gấp rút cải cách quân đội, và họ đã "thử nghiệm" lại trên Biên giới Việt Nam vào ngày 28-4-1984 bằng một chiến dịch với phương thức chiến tranh hoàn toàn mới.
(Pháobinh Việt )
Đặng Tiểu Bính nói: "Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán". Cuộc
chiến tranh được huy động khi mà Trung Quốc đang vô cùng lạc hậu sau
các cuộc cách mạng "da thịt tàn nhau" không chỉ nhắm đến một mục tiêu.
Bằng cách kể lể kiểu chương hồi, cuốn sách mà Trung Quốc cho công bố,
"10 Năm Chiến Tranh Trung Việt", đã để lộ một ý đồ thâm sâu của Đặng,
đó là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở
miền Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ thái độ khá kiên định về
chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo mà từ lâu
Trung Quốc đã rắp tâm thôn tính.
Tháng 6-1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho Trung Quốc về
vấn đề Hoàng Sa. Ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, Bí
thư thứ nhất Lê Duẩn đã "yêu cầu phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán
về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa". Tháng 4-1977, trên đường đi Liên Xô
ghé qua Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã gửi đến Trung Quốc
thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy. Tuy nhiên, trước sau Trung
Quốc đều một mực "yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974".
"Lập trường trước năm 1974", theo cuốn sách "10 Năm Chiến Tranh Trung
Việt" là "Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958". Cuốn sách
nói là Đặng Tiểu Bình đã rất "khó chịu" với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn,
Đặng nói: "Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán… (đó) là lãnh thổ
Trung Quốc".
Có lẽ, năm 1979, Đặng Tiểu Bình nghĩ là có thể đè bẹp ý chí của người
Việt Nam trong vấn đề đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa nên đã phát động
chiến tranh. Và, các yếu tố như Liên Xô, Campuchia được Đặng vận dụng
tối đa để cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Điều cay đắng là, lẽ ra
Đặng đã không thể cô lập Việt Nam để gây đổ máu của dân ta như thế nếu
như sau 1975, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong
khối ASEAN ngay và đặc biệt, bình thường ngoại giao với Mỹ.
Năm 1977,khi Mỹ chìa tay ra cho Việt Nam, theo Tổng thống Jimmy Carter,
"vấn đề bồi thường chiến tranh đã gây khó khăn". Rồi, trong khi Việt Nam đang loay hoay thì Đặng Tiểu Bình đã khai thác yếu tố này ngay, để thiết lập được quan hệ ngoại giao với Mỹ và đặt Việt Nam vào tình huống bị bao vây, cấm vận. Tất nhiên, "ý thức hệ" đóng một vài trò quan trọng
trong quyết định "nhất biên đảo" với Liên Xô; năm ấy, báo Nhân Dân vẫn
chỉ trích Đặng về chủ thuyết "mèo trắng, mèo đen" và ngày nay, chúng
ta vẫn cần phải quan tâm tới bài học ấy.
(Việt cộng dựng đài tưởng nhớ quân Trung Quốc xâm lược tại Thủy Khẩu, Long Châu, vùng biên giới)
Tôi công bố bài viết này không chỉ vì sắp đến ngày 17-2 mà còn vì,
muốn lưu ý, "người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán", không nên đặt
cuộc chiến tranh 17-2 ra ngoài âm mưu Biển Đông. Bản Giốc, Tục Lãm…
giờ đã xong; nhưng, Hoàng Sa, Trường Sa thì vẫn đó.
Huy Đức
Đăng trên BBC ngày 16-2-2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090216_duongdanhdy.shtml
*********
Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979Dương Danh Dy
Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm
Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công
tác nghiên cứu. Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước
đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày:
( Việt gian cộng sản đặt vòng hoa thương nhớ quân xâm lược tại đài tưởng niệmThủy Khẩu. Hàng chữ ghi:HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN, ỦY BAN MẶT TRẬN TOÀN XÃ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ TRUNG QUỐCNhớ ơn gì? Nhớ ơn đã tàn phá Cao Bằng, Lạng Sơn, đã giết nhân dân và quân đội cộng sản Viêt Nam?)
Dòng "nạn kiều" dưới sự xúi bẩy kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác. Lấy lý do cần có tiền để "nuôi nạn kiều" ngày 13/5/1978 lần đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước. Không lâu sau đó, ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. (Cầu Thăng Long và nhiều công trình khác bị dở dang- sự kiện này không khác chuyện đã xảy ra giữa Liên Xô với Trung Quốc trước đó và không ngoài dự liệu của ta). Cùng với việc này
là sự kiện: một số rất ít trong những công dân Trung Quốc năm 1966 gửi
tiền giúp cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta nay gửi thư tới
đòi với những lời lẽ khiếm nhã (kèm theo cả giấy chứng nhận của đại sứ
quán ta ghi số tiền đã ủng hộ). Có lẽ tôi là một trong số mấy đồng chí
công tác tại đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh được chứng kiến cả hai
cảnh tượng: vui mừng cảm động vì nhân dân Trung Quốc anh em hết lòng
giúp đỡ ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ của dân tộc ta năm đó, và đau buồn
vì lúc này có một bộ phận dù là rất nhỏ người Trung Quốc do bị nhà
đương quyền tuyên truyền lừa bịp mà đã có hành động, lời nói không
hay.
Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên
đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã
xảy ra đổ máu) toàn bộ vụ, việc đều do phía Trung Quốc cố tình gây
ra.
Tháng 7 năm 1978 chúng tôi được phổ biến Nghị Quyết TW 4, tinh thần
là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh
tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuấn bị tốt và sẵn sàng chiến
đấu.
Tháng 11 năm 1978 ta ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô.
Đến tháng 12 năm 1978 mọi chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại
sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (và đã
cho chạy thử), gạo nước, thực phẩm khô đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ
quán mấy nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi
bất trắc xẩy ra… Tôi được đồng chí đại sứ phân công đọc và lựa chọn
các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà cái có thể hủy
(nhờ đó biết thêm được nhiều điều trước đây trong quan hệ ngoại giao,
kinh tế… giữa hai nước..)
Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, trong một
cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng Tiểu Bình vừa hùng hổ vừa tức tối nói một
câu không xứng đáng với tư cách của một người lãnh đạo một nước được
coi là văn minh: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học"(tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói "bạo đồ"
đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người
phiên dịch sang tiếng Anh là "hooligan"- tức du côn, côn đồ)
Rồi ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô Đông Âu trở về bị đọng lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh Hà Nội cũng bị cắt.
Đầu tháng 1 năm 1979 quân đội ta bất ngờ phản công trên toàn tuyến
biên giới Tây Nam, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng chỉ trong thời
gian ngắn đã đập tan sức chống cự của bè lũ Polpot tiến vào giải phóng
Phnom Penh. Đây cũng là điều mà Đặng Tiểu Bình không ngờ.
Lại một quả đắng khó nuốt nữa đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc này (có
dịp xin nói về cảnh cán bộ sứ quán và chuyên gia Trung Quốc tại Cămpuchia lúc đó đã rút chạy như thế nào, và một vị tướng của ta đã cố
tình tiến chậm vào Phnom Penh để cho họ có thể đi thoát)
Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter
đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ
ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng
Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản.
Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã
khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này
không đánh nhau một trận không xong. Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí
còn mách bảo hơn nữa: Trung quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên
giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra
tay trước. Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả
sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ
Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một
chiều trở mặt được!) Không nói tới những khoản viện trợ to lớn có hiệu
quả, những tình cảm thân thiết như anh em trước đây, mà ngay trong
những giờ phút căng thẳng này, tôi vẫn không thể quên được những việc
làm tốt hay tỏ ra biết điều của một số cán bộ Trung Quốc:
Năm 1977, Nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho ta, sau
một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho ta bí quyết. Khi các chuyên gia Trung
Quốc khác thấy kết quả đó, không biết do ai chỉ đạo, họ đã "xử trí" anh một cách tàn bạo, anh bị đánh tới chết. Khi được thông báo tin tức này,
chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần quốc tế và lương tâm kỹ thuật
chân chính của anh.
Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của
họ điều về nước, một số đồng chí đã để lại khá nhiều bản vẽ, tài liệu
kỹ thuật về chiếc cầu này cho ta. Tôi biết chiếc cầu Chương Dương do
ta tự thiết kế thi công sau này đã dùng một số sắt thép do phía Trung
Quốc đưa sang để dựng cầu Thăng Long, nhưng chưa rõ các nhà thiết kế
cầu Chương Dương có được hưởng lợi gì từ những tài liệu mà mấy chuyên
gia Trung Quốc do không đồng tình với cách làm sai trái của người lãnh
đạo đã dũng cảm để lại cho chúng ta hay không?
Mặc dù khi truyền hình trực tiếp , Trung Quốc không thể cắt được câu
nói lỗ mãng của Đặng Tiểu Bình: Việt Nam là côn đồ, nhưng báo chí
chính thức ngày hôm sau của Trung Quốc đã cắt bỏ câu này khi đưa tin
(chỉ còn đăng câu "phải dạy cho Việt Nam bài học" , nghĩa là đỡ tệ
hơn, và như vậy có phải vẫn có người Trung Quốc còn chút lương tri?)
v.v…
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới. Sau này những day dứt về dự báo không chính xác trên đã có phần giảm bớt, khi được biết có một số cán bộ trung cấp và một số đơn vị quân đội Trung Quốc chỉ sau khi đã tiến vào lãnh thổ nước ta rồi họ mới biết là phải đi đánh Việt Nam cũng như một số tin tức liên quan khác, chưa tiện nói bây giờ!
10 giờ tối ngày 17/2/79 (tức 9 giờ tối Việt Nam) tôi bật đài nghe tin
của đài tiếng nói Việt Nam, không thấy có tin quan trọng nào liên quan
đến hai nước, tôi chuyển đài khác nghe tin. Khoảng 10 giờ 30 phút đồng
chí Trần Trung, tham tán đại biện lâm thời (thời gian này đại sứ
Nguyễn Trọng Vĩnh về Việt Nam họp) đến đập mạnh vào cửa phòng tôi: Dy,
lên phòng hạnh phúc họp ngay, Trung Quốc đánh ta rồi!
Ít phút sau, một số đồng chí có trách nhiệm đã có mặt đông đủ. Đồng
chí Trần Trung phổ biến tình hình nhà vừa thông báo: sáng sớm ngày
17/2, bọn bành trướng Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới
trên đất liền (6 tỉnh của Việt Nam lúc đó) với qui mô 20 sư đoàn bộ
binh. Hai sư đoàn chủ lực của ta cùng với bộ đội địa phương và anh chị
em dân quân du kích đang anh dũng chống trả. Nhiệm vụ của chúng ta bây
giờ là dịch ngay bản Tuyên Bố của chính phủ ta ra 3 tiếng Trung, Anh,
Pháp để phục vụ cho cuộc họp báo quốc tế sẽ phải tổ chức và để thông
báo càng rộng càng tốt cho một số nhân dân Trung Quốc biết rõ sự thực.
Bộ phận dịch tiếng Trung, dưới sự chỉ huy của anh Thái Hoàng - Bí thư
thứ nhất, gồm hai đồng chí Hoàng Như Lý, bí thư thứ ba và Chu Công
Phùng cán bộ phòng chính trị, đã dịch văn bản một cách "ngon lành";
đồng chí Lê Công Phụng, bí thư thứ ba phụ trách phần dịch tiếng Anh
cũng không vất vả gì; riêng phần tiếng Pháp, đồng chí Minh, phiên dịch
tiếng Pháp do mới ra trường không lâu, nên có đôi lúc tỏ ra luống
cuống, tôi chủ động tới tra giúp một số từ mà đ/c quên mất giống
(trong tiếng Pháp, các mạo từ, tính từ .. tùy theo danh từ là giống
đực hay giống cái .. mà cách viết có khác).
Guồng máy dịch, in roneo, soát, sửa lại bản in nhanh chóng chạy đều, mọi người làm việc không biết mệt với lòng căm giận bọn bành trướng. Thi thoảng mấy câu chửi bọn chúng như kìm nén không nổi lại khe khẽ bật ra từ vài đồng chí. Không căm tức uất hận sao được? Dù đã dự liệu nghiêm túc nhưng vẫn bất ngờ về thời gian (cùng một thời gian trên tuyến biên giới dài hơn 1000 km, lại chọn đúng ngày nghỉ) và qui mô (một lực lượng đông tới mấy chục vạn quân chính qui với nhiều xe tăng, đại bác và mấy chục vạn dân công phục vụ mà lại gọi là "đánh trả tự vệ")
Khi chúng tôi hoàn thành công việc thì trời đã hửng sáng (đài BBC sau
đó đã đưa tin, tối ngày 17/2/1979 toàn Đại sứ quán Việt Nam để sáng
đèn). Những người ngoài 40, 50 chúng tôi sau một đêm vất vả không ngủ
vẫn tỏ ra bình thường nhưng riêng hai đồng chí Phùng và Minh đang tuổi
ăn tuổi ngủ, tuy được đồng chí Đặng Hữu - Bí thư thứ nhất, tiếp sâm,
nhưng vẻ mặt sau một đêm căng thẳng đã lộ nét mệt mỏi.
Thương cảm vô cùng.
Tuy vậy, chúng tôi đã nhanh chóng bước vào ngày làm việc mới với tất
cả sức mạnh tinh thần và lòng căm thù bọn bành trướng bá quyền, nước
lớn.
Cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Bắc Kinh mà người chủ xướng là Đặng
Tiểu Bình gây ra, kết thúc đã 30 năm.
Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, vì nghĩa lớn, chúng ta
Đã thực hiện đúng lời cam kết: không nhắc lại chuyện cũ. Nhưng ở phía
bên kia, một số kẻ không biết điều, vẫn thường xuyên, xuyên tạc sự
thật lịch sử, rêu rao, tự cho là đã "giành thắng lợi", là "chính
nghĩa", là "Việt Nam bài Hoa, Việt Nam chống Hoa, Việt Nam "xua đuổi
nạn kiều", Việt Nam xâm lược Cămpuchia" v.v.. Cho đến hôm nay, một số
cuốn sách lịch sử, sách nghiên cứu, không ít bài thơ, truyện, ký…vẫn
nhai lại những luận điệu trên dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ
được gần hai chục năm.
Tôi nghỉ hưu đã được hơn mười năm nhưng do vẫn tiếp tục nghiên cứu về
Trung Quốc, nên thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp các bạn cũ công tác tại Bộ
Ngoại Giao Trung Quốc trước đây cũng như nhiều học giả Trung Quốc.
Không dưới một lần tôi đã thân tình và nghiêm túc nhắc họ: nếu các bạn
chỉ nhận phần đúng trong những việc xảy ra trong thời gian trước đây,
đổ hết lỗi cho cho người khác thì quan hệ Việt Trung dù ai đó có dùng
những chữ vàng để tô vẽ cũng không thể nào xóa bỏ được những vết hằn
lịch sử do người lãnh đạo của các bạn gây ra, quan hệ hai nước không
thể nào phát triển tốt đẹp được, vì những hoài nghi lớn của nhân dân
hai bên chưa được giải tỏa?
Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau:
nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi
sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: 'tổ tiên chúng ta trước đây đã
làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp
nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông' và nếu không thấy trong
chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại, Thủ Tướng
Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà thì chắc chắn những người
Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng, hòa hiếu
với Trung Quốc như sau đó đâu?
Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị
thì mới có thể lành hẳn.
Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì
chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng
quên.
Nghĩa địa lính Trung Quốc ở Malipo (Ma Lật Pha) --
Xem bài Was the War Pointless? China Shows How to Bury It
THI CA VỀ CUỘC CHIẾN 1979
Không điều gì bị lãng quên
Bùi Thanh, nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ
16.2.2009
Tình cờ đọc được bài thơ này của một người lính không rõ họ tên – người đã có mặt trong những tháng ngày khốc liệt ở biên giới phía Bắc, sau khi quân Trung Quốc ồ ạt tấn công Việt Nam, từ ngày 17-2-1979.
(Bình độ 400 là một khu vực ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.)
Bình độ 400
Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?
Lắc lư xe quan tài vượt về sau
Máu nhỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày
Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một!
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.
Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số!
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.
Những chàng trai sống, chết trận này ơi!
Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao?
Trần Nhương (nhà thơ – Hà Nội) và Lê Đức Dục (phóng viên Tuổi Trẻ - Quảng Trị)nối tiếp luôn ở đây:
Lời mẹ
Mẹ tôi nói:
Bố các con liệt sĩ Điện Biên
Anh các con liệt sĩ Khe Sanh Đường Chín
Em các con liệt sĩ Đồng Đăng xứ Lạng
Đều vì nước quên sinh
Đều vì con Hồng cháu Lạc
Sao các con lòng đen dạ bạc?
Đứa chết ở Đồng Đăng chẳng nhắc đến bao giờ?
Ba mươi năm rồi đó
Hay em nó chết chui?
Hay em nó hy sinh không chính đáng?
Lũ chúng mày mở mày mở mặt
Sống dư thừa nhờ cái chết bao người
Cả cái chết cũng bất công đến thế
Lòng mẹ đau biết nhắm mắt sao đây!
Trần Nhương
"Manchette" báo và ngày 17-2
(tặng anh B.T-Người rất nhạy cảm chuyện này
Nhưng giờ anh đã "pó tay" mất rồi)
Ga Hà Nội,
5 giờ 30 sáng 17 tháng 2
năm hai ngàn lẻ chín
tôi vội vã xuống tàu
tìm người bán báo dạo…
mấy chục măng sét báo xanh- tím- vàng -nâu
chẳng báo nào nhắc một dòng về biên giới
im như thể chưa hề biết tới
một sớm mai –giờ này này cách 30 năm
ở sân ga này hối hả những đoàn quân,
im và im
như chưa hề biết tới một bình minh
máu đã nhuộm thắm sắc đào sơn cước
giây phút này, 30 năm trước…
ôi Hà Nội , trái tim hồng cả nước
những huyết thư tuổi trẻ lên đường
cả Việt Nam rạo rực máu Lạc Hồng
máu cha ông truyền từ ngày "Sát Thát"
tất cả lên đường
nhằm biên cương phía Bắc!
ba mươi năm
Hà Nội sáng mai này
tôi cầm trên tay
những măng sét báo lặng câm
"Tuổi Trẻ" màu xanh"Thanh Niên" màu tím…
"Công an" màu nâu"Mua bán" màu vàng…
"Vedete" hôm nay"Giá nhà đất thôi tăng"
"Đánh bạc on-lai""Chuẩn bị tăng giá điện"...
Có măng sét báo nào hôm nay in màu đỏ hay không?
Chỉ cần một sắc đỏlặng im
vẫn cháy lòng tưởng nhớ
Khi chúng ta không dám nhắc thành lời!…
Tờ báo cũ tháng trước rơi ra
Chạy tít đỏkỷ niệm cách mạng Cu Ba
Kỷ niệm chiếm trại lính Moncada
Lên án Israel ném bom GazaAaaaaaa…
Hahaha……
Còn xương máu ông cha
Xương máu quân dân biên giới
Ba mươi năm không dám nhắc một dòng
Yêu hòa bình có nghĩa là im lặng!
Phải thế không?
Phải thế không?
Lê Đức Dục (Ga Hà Nội 6h sáng 17-2-2009)
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Đây là hai tài liệu của cán bộ Cộng sản viết ra, được đọc trên đài BBC. Ngôn từ và hành động của họ quả thật là cộng sản lưu manh, chuyên môn giấu dìếm lường gạt! Tại sao hôm nay họ mới viết về cuộc chiến 1979? Tại sao không nói sớm hơn? Tại sao bây giờ tình trạng nguy vong, Trung Cộng cướp đất liền và hải phận Việt Nam, sao họ không nói đến? Bởi vì họ cũng như bọn Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười cam tâm phản quốc hại dân, đâu dám chống Trung Cộng! Tuy bán nước cầu vinh, họ cũng muốn tỏ ra anh hùng nói xa nói gần để lừa bịp nhân dân mà thôi! Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy. Y sang Mỹ lừa bịp dư luận Mỹ và quốc dân Việt Nam nhưng thực tế là chúng đã ký kết dâng nước ta cho Trung Quốc. Cầu viện Mỹ chỉ là trò bịp bợm!
Cộng sản là như thế cả.Họ luôn luôn chơi trò ba lá,nửa hư nửa thực đánh lận con đen. Họ cấm sinh viên và nhân dân chống Trung Quốc xâm lược. Nhưng không lẽ im lặng, sợ nhân dân và thế giới chửi cho, họ tổ chức một nhóm sinh viện hạn chế biểu tình chống Trung Quốc. Họ thấy nhân dân kính yêu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, họ muốn lấy lòng, ban phát một ít giải thưởng, nhưng họ không lên tiếng xin lỗi và sửa sai. Ông Hồ cũng vậy, trong Cải Cách Ruộng đất, nhân dân căm thù, ông giả bộ xin lỗi như đâu vẫn hoàn đó, người bị giết, ruộng đất bị tịch thu nay cho cộng sản đỏ bán đất, bán nước làm giàu!Một chân lý nhất quán là cộng sản không bao giờ thành thực.
Họ giấu diếm, im lặng vì hèn nhát thế mà còn bảo là " vì nghĩa lớn"! Nghĩa lớn cái gì? Phải chăng là tình quốc tế vô sản? Tình nghĩa "vừa là đồng chí vừa là anh em"? Hay là nghĩa lớn giữa ông chủ và tên nô bộc hèn hạ?Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt,Nguyễn Trãi, Quang Trung coi Hoằng Thao, Ô Mã Nhi,Thoát Hoan là kẻ thù dân tộc, trong khi Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng lạy lục Nga Hoa, và xem chúng là anh em đồng chí? Cộng sản không có tình đồng chí anh em. Liên Xô đô hộ Đông Âu, chiếm đất Trung Quốc; Trung Quốc chiếm Mông Cổ, Tây Tạng và xâm lược Việt Nam. Còn Việt Nam xâm lược Miên, Lào. . .Đối với nhân dân thì họ vô cùng tàn ác, giết hàng triệu người, nay thì cướp đất, đem dân bán ra ngoại quốc. ..Làm sao mà bọn họ dám dùng hai chữ đạo nghĩa?
Chỉ có một số thi sĩ là tỏ ra khá một chút nhưng tất cả e cũng nằm trong âm mưu dối gạt. Tại sao trong năm 2009, bọn họ cùng nhau nói về cuộc chiến năm 1979 ?Họ giả đò thở than oán trách! Hơn nữa, họ cũng chỉ nói cuộc chiến 1979, là điều mà cả thế giới đã biết, còn cuộc chiến và cuộc xâm lược sau đó (từ 1980 cho đến hiện nay) sao họ không nói đến?Phải chăng từ hai ông cán bộ ngoại giao cho đến các nhà văn nhà báo , được chỉ thị nói vài nét về bài học thứ nhất 1979, còn nhắm mắt bưng tai về bài học thứ hai, thứ ba và việc họ đầu hàng Trung Quốc? Ôi tất cả cũng là trò ba que xỏ lá, là thò lò hai mặt, dối mình, dối người! Nhìn chung, từ trên xuống dưới đều hèn nhát, phản quốc, hại dân, chuyên trò lường gạt.
Dầu che giấu, làm sao chúng giải thích với thế giới, với nhân dân Việt Nam và vong linh tổ tiên đã tốn xương máu giữ nước và dựng nước về những tượng đài và vòng hoa tưởng nhớ bọn Trung Cộng xâm lược?
Cuộc Chiến 1979 và Hoàng Sa
Huy Đức
Ngày 7-2-1979, tại Tokyo, khi ngầm thông báo với báo chí một chiến
dịch "trừng phạt" Việt Nam, Đặng Tiểu Bình giải thích: "Hiệp ước mà
(Nữ binh Việt Cộng canh tù binh Trung Cộng )
Việt Nam và Liên Xô ký kết có tính chất đồng minh quân sự. Việt Nam đã
mở cuộc xâm nhập vũ trang vào Campuchia và đang khiêu khích ở biên
giới Trung Quốc". Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh
mà Đặng Tiểu Bình thực hiện 10 ngày sau không đơn giản chỉ là những gì
được nói ra trong lời tuyên bố ấy.
Hiệp ước mà ông Đặng đề cập là Hiệp ước hợp tác toàn diện giữa Việt
Nam và Liên Xô, ký ngày 3-11-1978. Hiệp ước này được ký kết sau khi
mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rất trầm trọng:
Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa 3 tổng lãnh sự quán (6-6-1978) và
cắt toàn bộ viện trợ (7-1978). Ngày 29-1-1979, khi hội đàm ở Mỹ, Đặng
Tiểu Bình nhắc tới Campuchia, Afganistan với Tổng thống Jimmy Carter và cảnh báo "nguy cơ phản ứng dây chuyền". J. Carter "đồng ý với Đặng cách nhìn nhận" ấy. Tuyên bố chung, hai ngày sau đó (1-3), nhấn mạnh, Trung-Mỹ chống lại bất kỳ quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào mưu kế bá quyền".
Đặng đã thành công khi sử dụng liên minh Việt-Xô để gieo rắc hoài
nghi, khiến Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc đánh Việt Nam, bên trong,
Đặng không hề đánh giá cao "liên minh" ấy.
Trong hội nghị do Quân ủy Trung ương Trung Quốc triệu tập, bàn "chủ
trương" đánh Việt Nam, không ít tướng lĩnh đã cảnh báo nguy cơ bị Liên
Xô tấn công. Khi ấy, trên biên giới Trung- Xô, Liên Xô bố trí tới 50
sư đoàn chủ lực. Đặng Tiểu Bình nhận định: "Liên Xô không thể không
xét tới nhiều nhân tố quốc tế nên khả năng (vì Việt Nam mà) can thiệp
vào Trung Quốc là rất ít". Trên thực tế, một tuần sau khi Trung Quốc
đánh Việt Nam, không thấy Liên Xô "ra tay", Trung Quốc đã đánh tiếp
sang thị xã Lạng Sơn, và chỉ rút khi trên hướng này Quân Đoàn II xuất
hiện.
Tại thời điểm Đặng tuyên bố với báo chí, 7-2-1979, quân đội Việt Nam
có mặt ở Phnompênh vừa tròn một tháng, nên "yếu tố Campuchia" có vẻ
như rất dễ thuyết phục. Nhưng, theo cuốn sách "10 Năm Chiến Tranh
Trung Việt" của NXB Đại học Tứ Xuyên, công bố năm 1993, ngay trong Hội
Nghị Quân ủy Trung ương, từ 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc
đã quyết định đánh Việt Nam. Trong ngày 9-12-1978, Quyết định này đã
được "tuyệt mật" chuyển tới tay tướng Hứa Thế Hữu (Tướng Hữu cùng với
Dương Đắc Chí là hai tướng chỉ huy cuộc chiến tranh 17-2).
Trong khi mãi tới ngày 25-12-1978, quân đội Việt Nam mới bắt đầu mở
chiến dịch đánh sang Phnompênh. Khi Khmer Đỏ chưa nắm được chính quyền, đang "ăn nhờ, ở đậu" gần Trung ương Cục (Việt Nam), Pol Pot, Yeng Sary đã "đi lại" với Bắc Kinh. Năm 1970, Lon Non lật đổ Sihanouk, Pol Pot đã rất cay cú khi Sihanouk được đưa về Hà Nội. Pol Pot nhận ra, họ không phải là lực lượng duy nhất mà Việt Nam ủng hộ ở đất nước nhỏ bé này. Cho dù sau đó "lá bài" Sihanouk cũng được "nuôi" ở Bắc Kinh như một ông hoàng, người Trung Quốc đã khéo léo nhen nhúm hiềm khích Việt Nam cho Pol Pot. Chính vì thế mà ngay trong năm 1975, Khmer Đỏ đã phản bội Việt Nam, bắn giết ở Phú Quốc, ở Thổ Chu và từ năm 1977 đánh sang An Giang, Tây Ninh, có khi vào sâu hơn 10 km. Tuy nhiên, cho dù có bị "mất mặt" khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn bị Việt Nam đánh đổ ở Phnompênh.
Liệu, Trung Quốc có phải là một "đàn anh" trung thành với lân bang đến mức hy sinh mình như vậy? Người Hoa và vấn đề "nạn kiều" cũng đóng một vai trò nhất định. Thật khó lý giải vì sao cuộc "cải tạo tư sản công thương nghiệp", đụng tới hàng trăm nghìn người Hoa, lại được Việt Nam tiến hành năm 1978, khi mà mối quan hệ với Trung Quốc đang hết sức căng, nếu như không đề cập đến câu chuyện sau đây, câu chuyện mà sách vở chưa bao giờ nói đến. Bí thư Thành ủy TP HCM vào thời điểm 1975, ông Võ Văn Kiệt, kể:
"Sau ngày 30-4, ở khu vực Chợ Lớn có một chi bộ có vũ trang thuộc bộ
phận hải ngoại của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Chi bộ này xuất hiện
bí mật từ trước 30-4 và khi đó họ đòi được công khai hoạt động".
Để một lực lượng Trung Quốc có vũ trang ở Chợ Lớn thì cũng không khác chi "đặt mồi lửa dưới đống củi", Việt Nam buộc phải "giải giáp" họ. Bắc Kinh rất khó chịu về vụ "giải giáp" này. Nhưng, cho dù có b ao nhiêu người Hoa đã phải ra đi trong năm 1978 thì "nạn kiều" vẫn là một "lá bài" mà Trung Quốc cũng chủ động "chơi" chứ không hẳn là nguyên nhân khiến cho Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam xâm lược.
Tác giả của "10 Năm Chiến Tranh Trung Việt" còn chỉ ra một vấn đề rất
có thể cũng là nguyên nhân: Năm 1978, Đặng Tiểu Bình vừa khôi phục lại
quyền lãnh đạo quân đội, "Ông có ý thức nhạy bén… thông qua cuộc chiến
tranh, vừa thăm dò được sự trung thành (của quân đội), vừa làm cho các
nhà lãnh đạo (Trung Quốc) khác nhận rõ những mặt phải cải cách quân
đội".
Đại tá Hà Tám, chỉ huy trung đoàn 12 anh hùng đánh Trung Quốc tháng 2-1979, cho biết: "Mặc dù pháo theo cùng của Trung Quốc bắn khá chính xác, nhưng, bộ binh thì chủ yếu dùng 'biển người'; chỉ huy của Trung Quốc lúc ấy ra trận mà vẫn có người che ô, quân thì chờ kèn kêu mới xông trận". Sau ngày 17-2, Trung Quốc đã gấp rút cải cách quân đội, và họ đã "thử nghiệm" lại trên Biên giới Việt Nam vào ngày 28-4-1984 bằng một chiến dịch với phương thức chiến tranh hoàn toàn mới.
(Pháobinh Việt )
Đặng Tiểu Bính nói: "Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán". Cuộc
chiến tranh được huy động khi mà Trung Quốc đang vô cùng lạc hậu sau
các cuộc cách mạng "da thịt tàn nhau" không chỉ nhắm đến một mục tiêu.
Bằng cách kể lể kiểu chương hồi, cuốn sách mà Trung Quốc cho công bố,
"10 Năm Chiến Tranh Trung Việt", đã để lộ một ý đồ thâm sâu của Đặng,
đó là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở
miền Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ thái độ khá kiên định về
chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo mà từ lâu
Trung Quốc đã rắp tâm thôn tính.
Tháng 6-1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho Trung Quốc về
vấn đề Hoàng Sa. Ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, Bí
thư thứ nhất Lê Duẩn đã "yêu cầu phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán
về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa". Tháng 4-1977, trên đường đi Liên Xô
ghé qua Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã gửi đến Trung Quốc
thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy. Tuy nhiên, trước sau Trung
Quốc đều một mực "yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974".
"Lập trường trước năm 1974", theo cuốn sách "10 Năm Chiến Tranh Trung
Việt" là "Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958". Cuốn sách
nói là Đặng Tiểu Bình đã rất "khó chịu" với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn,
Đặng nói: "Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán… (đó) là lãnh thổ
Trung Quốc".
Có lẽ, năm 1979, Đặng Tiểu Bình nghĩ là có thể đè bẹp ý chí của người
Việt Nam trong vấn đề đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa nên đã phát động
chiến tranh. Và, các yếu tố như Liên Xô, Campuchia được Đặng vận dụng
tối đa để cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Điều cay đắng là, lẽ ra
Đặng đã không thể cô lập Việt Nam để gây đổ máu của dân ta như thế nếu
như sau 1975, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong
khối ASEAN ngay và đặc biệt, bình thường ngoại giao với Mỹ.
Năm 1977,khi Mỹ chìa tay ra cho Việt Nam, theo Tổng thống Jimmy Carter,
"vấn đề bồi thường chiến tranh đã gây khó khăn". Rồi, trong khi Việt Nam đang loay hoay thì Đặng Tiểu Bình đã khai thác yếu tố này ngay, để thiết lập được quan hệ ngoại giao với Mỹ và đặt Việt Nam vào tình huống bị bao vây, cấm vận. Tất nhiên, "ý thức hệ" đóng một vài trò quan trọng
trong quyết định "nhất biên đảo" với Liên Xô; năm ấy, báo Nhân Dân vẫn
chỉ trích Đặng về chủ thuyết "mèo trắng, mèo đen" và ngày nay, chúng
ta vẫn cần phải quan tâm tới bài học ấy.
(Việt cộng dựng đài tưởng nhớ quân Trung Quốc xâm lược tại Thủy Khẩu, Long Châu, vùng biên giới)
Tôi công bố bài viết này không chỉ vì sắp đến ngày 17-2 mà còn vì,
muốn lưu ý, "người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán", không nên đặt
cuộc chiến tranh 17-2 ra ngoài âm mưu Biển Đông. Bản Giốc, Tục Lãm…
giờ đã xong; nhưng, Hoàng Sa, Trường Sa thì vẫn đó.
Huy Đức
Đăng trên BBC ngày 16-2-2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090216_duongdanhdy.shtml
*********
Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979Dương Danh Dy
Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm
Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công
tác nghiên cứu. Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước
đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày:
( Việt gian cộng sản đặt vòng hoa thương nhớ quân xâm lược tại đài tưởng niệmThủy Khẩu. Hàng chữ ghi:HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN, ỦY BAN MẶT TRẬN TOÀN XÃ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ TRUNG QUỐCNhớ ơn gì? Nhớ ơn đã tàn phá Cao Bằng, Lạng Sơn, đã giết nhân dân và quân đội cộng sản Viêt Nam?)
Dòng "nạn kiều" dưới sự xúi bẩy kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác. Lấy lý do cần có tiền để "nuôi nạn kiều" ngày 13/5/1978 lần đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước. Không lâu sau đó, ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. (Cầu Thăng Long và nhiều công trình khác bị dở dang- sự kiện này không khác chuyện đã xảy ra giữa Liên Xô với Trung Quốc trước đó và không ngoài dự liệu của ta). Cùng với việc này
là sự kiện: một số rất ít trong những công dân Trung Quốc năm 1966 gửi
tiền giúp cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta nay gửi thư tới
đòi với những lời lẽ khiếm nhã (kèm theo cả giấy chứng nhận của đại sứ
quán ta ghi số tiền đã ủng hộ). Có lẽ tôi là một trong số mấy đồng chí
công tác tại đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh được chứng kiến cả hai
cảnh tượng: vui mừng cảm động vì nhân dân Trung Quốc anh em hết lòng
giúp đỡ ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ của dân tộc ta năm đó, và đau buồn
vì lúc này có một bộ phận dù là rất nhỏ người Trung Quốc do bị nhà
đương quyền tuyên truyền lừa bịp mà đã có hành động, lời nói không
hay.
Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên
đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã
xảy ra đổ máu) toàn bộ vụ, việc đều do phía Trung Quốc cố tình gây
ra.
Tháng 7 năm 1978 chúng tôi được phổ biến Nghị Quyết TW 4, tinh thần
là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh
tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuấn bị tốt và sẵn sàng chiến
đấu.
Tháng 11 năm 1978 ta ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô.
Đến tháng 12 năm 1978 mọi chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại
sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (và đã
cho chạy thử), gạo nước, thực phẩm khô đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ
quán mấy nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi
bất trắc xẩy ra… Tôi được đồng chí đại sứ phân công đọc và lựa chọn
các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà cái có thể hủy
(nhờ đó biết thêm được nhiều điều trước đây trong quan hệ ngoại giao,
kinh tế… giữa hai nước..)
Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, trong một
cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng Tiểu Bình vừa hùng hổ vừa tức tối nói một
câu không xứng đáng với tư cách của một người lãnh đạo một nước được
coi là văn minh: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học"(tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói "bạo đồ"
đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người
phiên dịch sang tiếng Anh là "hooligan"- tức du côn, côn đồ)
Rồi ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô Đông Âu trở về bị đọng lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh Hà Nội cũng bị cắt.
Đầu tháng 1 năm 1979 quân đội ta bất ngờ phản công trên toàn tuyến
biên giới Tây Nam, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng chỉ trong thời
gian ngắn đã đập tan sức chống cự của bè lũ Polpot tiến vào giải phóng
Phnom Penh. Đây cũng là điều mà Đặng Tiểu Bình không ngờ.
Lại một quả đắng khó nuốt nữa đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc này (có
dịp xin nói về cảnh cán bộ sứ quán và chuyên gia Trung Quốc tại Cămpuchia lúc đó đã rút chạy như thế nào, và một vị tướng của ta đã cố
tình tiến chậm vào Phnom Penh để cho họ có thể đi thoát)
Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter
đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ
ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng
Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản.
Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã
khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này
không đánh nhau một trận không xong. Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí
còn mách bảo hơn nữa: Trung quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên
giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra
tay trước. Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả
sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ
Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một
chiều trở mặt được!) Không nói tới những khoản viện trợ to lớn có hiệu
quả, những tình cảm thân thiết như anh em trước đây, mà ngay trong
những giờ phút căng thẳng này, tôi vẫn không thể quên được những việc
làm tốt hay tỏ ra biết điều của một số cán bộ Trung Quốc:
Năm 1977, Nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho ta, sau
một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho ta bí quyết. Khi các chuyên gia Trung
Quốc khác thấy kết quả đó, không biết do ai chỉ đạo, họ đã "xử trí" anh một cách tàn bạo, anh bị đánh tới chết. Khi được thông báo tin tức này,
chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần quốc tế và lương tâm kỹ thuật
chân chính của anh.
Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của
họ điều về nước, một số đồng chí đã để lại khá nhiều bản vẽ, tài liệu
kỹ thuật về chiếc cầu này cho ta. Tôi biết chiếc cầu Chương Dương do
ta tự thiết kế thi công sau này đã dùng một số sắt thép do phía Trung
Quốc đưa sang để dựng cầu Thăng Long, nhưng chưa rõ các nhà thiết kế
cầu Chương Dương có được hưởng lợi gì từ những tài liệu mà mấy chuyên
gia Trung Quốc do không đồng tình với cách làm sai trái của người lãnh
đạo đã dũng cảm để lại cho chúng ta hay không?
Mặc dù khi truyền hình trực tiếp , Trung Quốc không thể cắt được câu
nói lỗ mãng của Đặng Tiểu Bình: Việt Nam là côn đồ, nhưng báo chí
chính thức ngày hôm sau của Trung Quốc đã cắt bỏ câu này khi đưa tin
(chỉ còn đăng câu "phải dạy cho Việt Nam bài học" , nghĩa là đỡ tệ
hơn, và như vậy có phải vẫn có người Trung Quốc còn chút lương tri?)
v.v…
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới. Sau này những day dứt về dự báo không chính xác trên đã có phần giảm bớt, khi được biết có một số cán bộ trung cấp và một số đơn vị quân đội Trung Quốc chỉ sau khi đã tiến vào lãnh thổ nước ta rồi họ mới biết là phải đi đánh Việt Nam cũng như một số tin tức liên quan khác, chưa tiện nói bây giờ!
10 giờ tối ngày 17/2/79 (tức 9 giờ tối Việt Nam) tôi bật đài nghe tin
của đài tiếng nói Việt Nam, không thấy có tin quan trọng nào liên quan
đến hai nước, tôi chuyển đài khác nghe tin. Khoảng 10 giờ 30 phút đồng
chí Trần Trung, tham tán đại biện lâm thời (thời gian này đại sứ
Nguyễn Trọng Vĩnh về Việt Nam họp) đến đập mạnh vào cửa phòng tôi: Dy,
lên phòng hạnh phúc họp ngay, Trung Quốc đánh ta rồi!
Ít phút sau, một số đồng chí có trách nhiệm đã có mặt đông đủ. Đồng
chí Trần Trung phổ biến tình hình nhà vừa thông báo: sáng sớm ngày
17/2, bọn bành trướng Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới
trên đất liền (6 tỉnh của Việt Nam lúc đó) với qui mô 20 sư đoàn bộ
binh. Hai sư đoàn chủ lực của ta cùng với bộ đội địa phương và anh chị
em dân quân du kích đang anh dũng chống trả. Nhiệm vụ của chúng ta bây
giờ là dịch ngay bản Tuyên Bố của chính phủ ta ra 3 tiếng Trung, Anh,
Pháp để phục vụ cho cuộc họp báo quốc tế sẽ phải tổ chức và để thông
báo càng rộng càng tốt cho một số nhân dân Trung Quốc biết rõ sự thực.
Bộ phận dịch tiếng Trung, dưới sự chỉ huy của anh Thái Hoàng - Bí thư
thứ nhất, gồm hai đồng chí Hoàng Như Lý, bí thư thứ ba và Chu Công
Phùng cán bộ phòng chính trị, đã dịch văn bản một cách "ngon lành";
đồng chí Lê Công Phụng, bí thư thứ ba phụ trách phần dịch tiếng Anh
cũng không vất vả gì; riêng phần tiếng Pháp, đồng chí Minh, phiên dịch
tiếng Pháp do mới ra trường không lâu, nên có đôi lúc tỏ ra luống
cuống, tôi chủ động tới tra giúp một số từ mà đ/c quên mất giống
(trong tiếng Pháp, các mạo từ, tính từ .. tùy theo danh từ là giống
đực hay giống cái .. mà cách viết có khác).
Guồng máy dịch, in roneo, soát, sửa lại bản in nhanh chóng chạy đều, mọi người làm việc không biết mệt với lòng căm giận bọn bành trướng. Thi thoảng mấy câu chửi bọn chúng như kìm nén không nổi lại khe khẽ bật ra từ vài đồng chí. Không căm tức uất hận sao được? Dù đã dự liệu nghiêm túc nhưng vẫn bất ngờ về thời gian (cùng một thời gian trên tuyến biên giới dài hơn 1000 km, lại chọn đúng ngày nghỉ) và qui mô (một lực lượng đông tới mấy chục vạn quân chính qui với nhiều xe tăng, đại bác và mấy chục vạn dân công phục vụ mà lại gọi là "đánh trả tự vệ")
Khi chúng tôi hoàn thành công việc thì trời đã hửng sáng (đài BBC sau
đó đã đưa tin, tối ngày 17/2/1979 toàn Đại sứ quán Việt Nam để sáng
đèn). Những người ngoài 40, 50 chúng tôi sau một đêm vất vả không ngủ
vẫn tỏ ra bình thường nhưng riêng hai đồng chí Phùng và Minh đang tuổi
ăn tuổi ngủ, tuy được đồng chí Đặng Hữu - Bí thư thứ nhất, tiếp sâm,
nhưng vẻ mặt sau một đêm căng thẳng đã lộ nét mệt mỏi.
Thương cảm vô cùng.
Tuy vậy, chúng tôi đã nhanh chóng bước vào ngày làm việc mới với tất
cả sức mạnh tinh thần và lòng căm thù bọn bành trướng bá quyền, nước
lớn.
Cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Bắc Kinh mà người chủ xướng là Đặng
Tiểu Bình gây ra, kết thúc đã 30 năm.
Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, vì nghĩa lớn, chúng ta
Đã thực hiện đúng lời cam kết: không nhắc lại chuyện cũ. Nhưng ở phía
bên kia, một số kẻ không biết điều, vẫn thường xuyên, xuyên tạc sự
thật lịch sử, rêu rao, tự cho là đã "giành thắng lợi", là "chính
nghĩa", là "Việt Nam bài Hoa, Việt Nam chống Hoa, Việt Nam "xua đuổi
nạn kiều", Việt Nam xâm lược Cămpuchia" v.v.. Cho đến hôm nay, một số
cuốn sách lịch sử, sách nghiên cứu, không ít bài thơ, truyện, ký…vẫn
nhai lại những luận điệu trên dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ
được gần hai chục năm.
Tôi nghỉ hưu đã được hơn mười năm nhưng do vẫn tiếp tục nghiên cứu về
Trung Quốc, nên thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp các bạn cũ công tác tại Bộ
Ngoại Giao Trung Quốc trước đây cũng như nhiều học giả Trung Quốc.
Không dưới một lần tôi đã thân tình và nghiêm túc nhắc họ: nếu các bạn
chỉ nhận phần đúng trong những việc xảy ra trong thời gian trước đây,
đổ hết lỗi cho cho người khác thì quan hệ Việt Trung dù ai đó có dùng
những chữ vàng để tô vẽ cũng không thể nào xóa bỏ được những vết hằn
lịch sử do người lãnh đạo của các bạn gây ra, quan hệ hai nước không
thể nào phát triển tốt đẹp được, vì những hoài nghi lớn của nhân dân
hai bên chưa được giải tỏa?
Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau:
nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi
sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: 'tổ tiên chúng ta trước đây đã
làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp
nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông' và nếu không thấy trong
chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại, Thủ Tướng
Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà thì chắc chắn những người
Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng, hòa hiếu
với Trung Quốc như sau đó đâu?
Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị
thì mới có thể lành hẳn.
Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì
chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng
quên.
Nghĩa địa lính Trung Quốc ở Malipo (Ma Lật Pha) --
Xem bài Was the War Pointless? China Shows How to Bury It
THI CA VỀ CUỘC CHIẾN 1979
Không điều gì bị lãng quên
Bùi Thanh, nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ
16.2.2009
Tình cờ đọc được bài thơ này của một người lính không rõ họ tên – người đã có mặt trong những tháng ngày khốc liệt ở biên giới phía Bắc, sau khi quân Trung Quốc ồ ạt tấn công Việt Nam, từ ngày 17-2-1979.
(Bình độ 400 là một khu vực ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.)
Bình độ 400
Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?
Lắc lư xe quan tài vượt về sau
Máu nhỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày
Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một!
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.
Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số!
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.
Những chàng trai sống, chết trận này ơi!
Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao?
Trần Nhương (nhà thơ – Hà Nội) và Lê Đức Dục (phóng viên Tuổi Trẻ - Quảng Trị)nối tiếp luôn ở đây:
Lời mẹ
Mẹ tôi nói:
Bố các con liệt sĩ Điện Biên
Anh các con liệt sĩ Khe Sanh Đường Chín
Em các con liệt sĩ Đồng Đăng xứ Lạng
Đều vì nước quên sinh
Đều vì con Hồng cháu Lạc
Sao các con lòng đen dạ bạc?
Đứa chết ở Đồng Đăng chẳng nhắc đến bao giờ?
Ba mươi năm rồi đó
Hay em nó chết chui?
Hay em nó hy sinh không chính đáng?
Lũ chúng mày mở mày mở mặt
Sống dư thừa nhờ cái chết bao người
Cả cái chết cũng bất công đến thế
Lòng mẹ đau biết nhắm mắt sao đây!
Trần Nhương
"Manchette" báo và ngày 17-2
(tặng anh B.T-Người rất nhạy cảm chuyện này
Nhưng giờ anh đã "pó tay" mất rồi)
Ga Hà Nội,
5 giờ 30 sáng 17 tháng 2
năm hai ngàn lẻ chín
tôi vội vã xuống tàu
tìm người bán báo dạo…
mấy chục măng sét báo xanh- tím- vàng -nâu
chẳng báo nào nhắc một dòng về biên giới
im như thể chưa hề biết tới
một sớm mai –giờ này này cách 30 năm
ở sân ga này hối hả những đoàn quân,
im và im
như chưa hề biết tới một bình minh
máu đã nhuộm thắm sắc đào sơn cước
giây phút này, 30 năm trước…
ôi Hà Nội , trái tim hồng cả nước
những huyết thư tuổi trẻ lên đường
cả Việt Nam rạo rực máu Lạc Hồng
máu cha ông truyền từ ngày "Sát Thát"
tất cả lên đường
nhằm biên cương phía Bắc!
ba mươi năm
Hà Nội sáng mai này
tôi cầm trên tay
những măng sét báo lặng câm
"Tuổi Trẻ" màu xanh"Thanh Niên" màu tím…
"Công an" màu nâu"Mua bán" màu vàng…
"Vedete" hôm nay"Giá nhà đất thôi tăng"
"Đánh bạc on-lai""Chuẩn bị tăng giá điện"...
Có măng sét báo nào hôm nay in màu đỏ hay không?
Chỉ cần một sắc đỏlặng im
vẫn cháy lòng tưởng nhớ
Khi chúng ta không dám nhắc thành lời!…
Tờ báo cũ tháng trước rơi ra
Chạy tít đỏkỷ niệm cách mạng Cu Ba
Kỷ niệm chiếm trại lính Moncada
Lên án Israel ném bom GazaAaaaaaa…
Hahaha……
Còn xương máu ông cha
Xương máu quân dân biên giới
Ba mươi năm không dám nhắc một dòng
Yêu hòa bình có nghĩa là im lặng!
Phải thế không?
Phải thế không?
Lê Đức Dục (Ga Hà Nội 6h sáng 17-2-2009)
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Đây là hai tài liệu của cán bộ Cộng sản viết ra, được đọc trên đài BBC. Ngôn từ và hành động của họ quả thật là cộng sản lưu manh, chuyên môn giấu dìếm lường gạt! Tại sao hôm nay họ mới viết về cuộc chiến 1979? Tại sao không nói sớm hơn? Tại sao bây giờ tình trạng nguy vong, Trung Cộng cướp đất liền và hải phận Việt Nam, sao họ không nói đến? Bởi vì họ cũng như bọn Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười cam tâm phản quốc hại dân, đâu dám chống Trung Cộng! Tuy bán nước cầu vinh, họ cũng muốn tỏ ra anh hùng nói xa nói gần để lừa bịp nhân dân mà thôi! Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy. Y sang Mỹ lừa bịp dư luận Mỹ và quốc dân Việt Nam nhưng thực tế là chúng đã ký kết dâng nước ta cho Trung Quốc. Cầu viện Mỹ chỉ là trò bịp bợm!
Cộng sản là như thế cả.Họ luôn luôn chơi trò ba lá,nửa hư nửa thực đánh lận con đen. Họ cấm sinh viên và nhân dân chống Trung Quốc xâm lược. Nhưng không lẽ im lặng, sợ nhân dân và thế giới chửi cho, họ tổ chức một nhóm sinh viện hạn chế biểu tình chống Trung Quốc. Họ thấy nhân dân kính yêu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, họ muốn lấy lòng, ban phát một ít giải thưởng, nhưng họ không lên tiếng xin lỗi và sửa sai. Ông Hồ cũng vậy, trong Cải Cách Ruộng đất, nhân dân căm thù, ông giả bộ xin lỗi như đâu vẫn hoàn đó, người bị giết, ruộng đất bị tịch thu nay cho cộng sản đỏ bán đất, bán nước làm giàu!Một chân lý nhất quán là cộng sản không bao giờ thành thực.
Họ giấu diếm, im lặng vì hèn nhát thế mà còn bảo là " vì nghĩa lớn"! Nghĩa lớn cái gì? Phải chăng là tình quốc tế vô sản? Tình nghĩa "vừa là đồng chí vừa là anh em"? Hay là nghĩa lớn giữa ông chủ và tên nô bộc hèn hạ?Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt,Nguyễn Trãi, Quang Trung coi Hoằng Thao, Ô Mã Nhi,Thoát Hoan là kẻ thù dân tộc, trong khi Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng lạy lục Nga Hoa, và xem chúng là anh em đồng chí? Cộng sản không có tình đồng chí anh em. Liên Xô đô hộ Đông Âu, chiếm đất Trung Quốc; Trung Quốc chiếm Mông Cổ, Tây Tạng và xâm lược Việt Nam. Còn Việt Nam xâm lược Miên, Lào. . .Đối với nhân dân thì họ vô cùng tàn ác, giết hàng triệu người, nay thì cướp đất, đem dân bán ra ngoại quốc. ..Làm sao mà bọn họ dám dùng hai chữ đạo nghĩa?
Chỉ có một số thi sĩ là tỏ ra khá một chút nhưng tất cả e cũng nằm trong âm mưu dối gạt. Tại sao trong năm 2009, bọn họ cùng nhau nói về cuộc chiến năm 1979 ?Họ giả đò thở than oán trách! Hơn nữa, họ cũng chỉ nói cuộc chiến 1979, là điều mà cả thế giới đã biết, còn cuộc chiến và cuộc xâm lược sau đó (từ 1980 cho đến hiện nay) sao họ không nói đến?Phải chăng từ hai ông cán bộ ngoại giao cho đến các nhà văn nhà báo , được chỉ thị nói vài nét về bài học thứ nhất 1979, còn nhắm mắt bưng tai về bài học thứ hai, thứ ba và việc họ đầu hàng Trung Quốc? Ôi tất cả cũng là trò ba que xỏ lá, là thò lò hai mặt, dối mình, dối người! Nhìn chung, từ trên xuống dưới đều hèn nhát, phản quốc, hại dân, chuyên trò lường gạt.
Dầu che giấu, làm sao chúng giải thích với thế giới, với nhân dân Việt Nam và vong linh tổ tiên đã tốn xương máu giữ nước và dựng nước về những tượng đài và vòng hoa tưởng nhớ bọn Trung Cộng xâm lược?
TRUYỆN NGẮN *TIỂU TỬ
(Cây bần)
Vẩn Còn Cái GốcTiểu Tử
Tôi sanh ra vào thời Pháp thuộc, lớn lên ra đời với Mỹ Diệm, Mỹ Thiệu rồi... già trước tuổi sau ngày '' cách mạng thành công '' ! Để thấy tôi đã có cái may mắn biết thằng Tây, biết Chú Sam, biết Bác .Thằng Tây đội nón cối thực dân ngồi trên đầu thằng dân đội nón lá .Chú Sam với cái nhãn bàn tay của chú nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ – cái nhãn chưa kịp tróc, chú đã buông rơi thằng bạn như buông rơi một vật vô tri ! .Trải qua ba trào như vậy mà tôi đã không thành Tây, không thành Mỹ, cũng không thành Bôn-sê-vít, nhờ truyền thống của ông cha : biết giữ gìn cái gốc. Điều này, tôi rất tự hào.
Bây giờ , tôi xin tự giới thiệu ...
Tôi tên là Tư – Lê Di Tư – Theo ông nội tôi kể lại thì tôi thuộc dòng họ Lê Di ở Huế, một dòng họ nổi tiếng khoa bảng. Hồi đó, ông sơ ông sờ gì của tôi đã làm quan lớn trong triều đình. Ổng được lệnh vua, đưa dân đi dài vào Nam khai hoang, dựng làng lập ấp, để mở mang bờ cõi. Khi ổng vào đến vùng rừng thiêng nước độc mà sau này người ta gọi là Tây Ninh, ổng ngã bịnh rồi chết. Sau đó, không nghe ông nội tôi kể tiếp. Điều mà tôi biết là đến đời ông nội tôi, cái gia tài quyền quí chữ nghĩa của dòng họ Lê Di chỉ còn lại đủ để ông nội tôi...bắt mạch hốt thuốc độ nhựt ! Rồi qua đến đời cha tôi, đời anh chị tôi...chỉ còn làm ruộng dài dài, mà mớ chữ nghĩa thì vừa đủ để ngâm nga mấy truyện thơ bình dân như Chàng Nhái Kiểng Tiên hay Bạch Viên Tôn Các.
Hồi đó, có người thắc mắc tại sao tôi đã mang cái họ Lê Di rất văn vẻ, rất ...quí phái mà lại có cái tên Tư nghe quá cộc lốc khô khan ? Nói cho có vẻ...văn chương, cái họ của tôi như tấm lụa mềm mà sao cái tên của tôi thì như hòn sỏi nhám ? Đó là do bản chất thật thà của cha tôi. Ổng đặt tên anh em chúng tôi giống như ổng đếm bầy con ! Đầu tiên là anh cả tôi : Lê Di Một . Kế đó là anh Lê Di Hai . Tiếp theo là chị tôi : Lê Thị Ba . À ! Chỗ này được cha tôi giải thích...gọn bâng : tại nó là con gái , mang họ Lê Di sao được, nữ sanh ngoại tộc mà ! Cuối cùng là tôi, Lê Di Tư, sanh cách chị tôi đến chín năm. Vì vậy, ở nhà gọi tôi là thằng Út, còn hàng xóm thì gọi tôi là Út Tư, chắc là để khỏi lầm với những thằng Út khác .
Năm đó, tôi đến tuổi vào trường tiểu học. Cha tôi xách xe đạp chạy ra nhà việc ( hồi đó, chỗ ban hội tề –là những người chức trách trong làng - làm việc được gọi là nhà việc, cũng có người gọi là nhà vuông bởi vì ngôi nhà đó có bốn cạnh bằng nhau ) để trích lục khai sanh của tôi. Khi ổng về đến nhà, ổng cầm tờ khai sanh vừa chỉ chỏ vừa phàn nàn : '' Con mẹ thằng lục bộ! Hồi đó tao khai là Lê Di Tư , nó nghe rõ chớ, lại còn gục gặc đầu nói đứa thứ bốn phải không. Vậy mà nó đánh dấu ư cách xa chữ u đến cả thước lận, thành ra là dấu sắc. Bây giờ thằng chả chết mất rồi, lấy ai mà đối chất đây ? Còn thằng lục bộ mới này thì nó đọc sao là chép y ra vậy. Con mẹ nó! Làm thằng nhỏ bây giờ tên là Tú. Coi vô duyên không ? ''.
Vậy là trong khai sanh – và mãi về sau này – tôi tên là Lê Di Tú ! Phiền một điều là hồi đó cái tên Tú này tôi nghe không quen lỗ tai. Cho nên, ngày đầu trong trường tiểu học, khi thầy giáo điểm danh, gọi đến Tú là tôi vẫn tĩnh bơ ngồi yên. Còn dòm qua ngó lại coi là đứa nào ! Cũng may là thầy giáo lớp chót đó là cậu Sáu An - bà con bạn dì với má tôi - nên cẩu đã biết qua cái sự trục trặc trong cái tên của tôi. Thẩy bèn gọi '' Tư '' làm tôi giựt mình dạ một tiếng lớn. Cả lớp cười rộ. Rồi mấy ngày sau đó, khi gọi đến Tú là thẩy... chêm ngay tiếng Tư cho xong chuyện. Trẻ con dễ thấm, nên chỉ mấy hôm sau là tôi đã quen với cái tên Tú văn vẻ đó, như đã quen lâu !
Lật bật rồi tôi cũng trèo tới lớp nhứt, rồi đậu xép-phi-ca (certificat) . Hồi này, ở nhà trúng mấy mùa lúa, nên cha tôi quyết định cho tôi học tới. Ổng nói : '' Thằng Út nó lanh lợi, bắt nó làm ruộng cũng uổng '' (Bây giờ nhớ lại, tôi không khỏi phì cười : ổng làm như phải là ...cù lần mới đi làm ruộng !) Vậy là tôi được xuống Sàigòn thi vào trường lớn ( Hồi đó, bậc trung học đã được gọi là trường lớn, bởi vì nó... lớn hơn trường tiểu học ). Tôi thi đậu và ở nội trú . Cha tôi sắm cho tôi cái nón cối hiệu Con Gà Trống và đôi xăng-đan (sandales). Xưa nay, lúc nào tôi cũng đầu trần và đi chân không - đôi guốc chỉ dùng để...rửa chân ban đêm trước khi leo lên ván ngủ . Bây giờ, vào trường lớn phải khác !
Ở trường lớn, người ta gọi tôi là Tú Lê để phân biệt với thằng Tú Phạm học cùng lớp và cũng ở nội trú như tôi. Tôi mang cái tên Tú Lê được hai năm thì trong nước có giặc. Sàigòn bị đồng minh gì gì đó dội bom. Trường lớp bị đóng cửa, dân chúng thị thành tản cư. Cha tôi vội vã đem tôi về làng. Từ đó, tôi tập tành làm ruộng. Điều này không đi đúng với sự mong muốn của cha tôi. Lâu lâu ổng hay nhắc :''Con mẹ nó ! Nếu không có giặc thì thằng nhỏ đã không phải về làm ruộng. Giòng họ Lê Di bây giờ chỉ còn có mình nó là khá. Vậy mà...''. Câu nói thường bị bỏ lửng. Để thấy ổng cũng hơi phiền trách ông Trời đã không giúp tôi đi theo "con đường chữ nghĩa" cho dòng họ Lê Di được nở mặt, mà đẩy tôi về với ruộng lúa, con trâu, cái cày...Riêng tôi thì lại thích được như vậy. Có lẽ tại vì cái gốc "ruộng" của tôi đã ăn quá sâu vào đất. Tôi sung sướng được trở về với cái tên "Út Tư" bình dị mà hàng xóm dùng để gọi tôi từ thuở ấu thời. Và tôi cũng quên dễ dàng cái tên "Tú Lê " văn vẻ đã bỏ lại ở một góc sân nào đó trong trường lớn...
Vào thời ông Diệm/ ông Thiệu , tôi "đi" dân vệ. Để được ở lại làng giúp gia đình làm ruộng ngoài giờ công tác ở đơn vị địa phương. Bởi vì gia đình tôi không có tá điền tá thổ gì hết. Ngoại trừ mùa cấy hay mùa gặt phải mướn thêm người giúp cho "kịp mưa kịp nắng", kỳ dư đều do người trong gia đình tôi làm lấy, kể cả mẹ tôi, mấy chị dâu anh rể tôi và vợ tôi nữa ( Hồi này tôi đã có vợ con ). Kể lại như vậy để thấy rằng gia đình chúng tôi thuộc loại "tay làm hàm nhai" chớ không phải loại "chỉ tay năm ngón, ngồi không trục lợi" ! Và nhờ trời, gia đình tôi làm ruộng mà "lúa ăn không hết"...
Sau biến cố tháng tư 1975, tôi đi học tập hết ba hôm rồi về nhà tiếp tục làm ruộng.Yên chí rằng mình thuộc giới công nông đem "mồ hôi đổi lấy bát cơm", lấy sức "lao động làm nên của cải" (Mấy câu này tôi mới học được của mấy cán bộ cách mạng, cha nào cha nấy nói y như nhau, còn lập đi lập lại nữa nên...dễ nhớ !) Chớ không thuộc loại "Mỹ ngụy ác ôn" hay "trí thức vong bản" hay "địa chủ phú nông , cường hào ác bá " gì gì...Tôi đã thật tình tin tưởng rằng mình "không có nợ máu với nhân dân" thì không có gì phải lo âu sợ sệt. Chẳng dè ít lâu sau ruộng bị "sung" vào hợp tác xã, còn chúng tôi thì làm công lại cho họ . Ngang ngược một cách rất...tự nhiên ! ( May quá ! Cha mẹ tôi đã thất lộc trước ngày "cách mạng thành công". Mừng cho ổng bả !)
Vào hợp tác xã chưa đủ. Còn phải đi lao động ( làm như đi làm ruộng mỗi ngày chưa phải là lao động !) Rồi đi họp hành, học tập đường lối chủ trương (làm như phải có những thứ đó thì lúa...mới tốt !) Rồi đi mết tinh, rồi hô khẩu hiệu, rồi khai lý lịch khai tới khai lui...Có đêm tôi nằm trăn trở, nghĩ tiếc cho cái gốc của ông bà để lại, bây giờ không còn đứng vững nữa. Cái gì không giống cái gì hết ! Lai căn tạp nhạp.
Vậy là sau một thời gian nhẫn nhục làm một "nhân khẩu" của chế độ, tôi thấy tối ngày cứ hô "sống mãi, sống mãi, sống mãi " chắc... chết quá ! Tôi đành liều mạng mang vợ con vượt biên. Nhờ ơn trên phò hộ , chúng tôi đi thoát và tấp lên đảo Pulau Bidong (MãLai).
Sau hơn bốn tháng "nằm" đảo, chúng tôi được chánh quyền Pháp nhận cho định cư. Đó là nhờ chút ít tiếng Pháp còn sót lại của thuở thiếu thời xa xưa. Thuở đó, mỗi ngày học trò phải chào cờ "Đại Pháp", phải hát bài "Maréchal ! Nous voilà !". Vào lớp phải đứng thẳng, đợi thầy nói "Asseyez-vous" rồi chấm câu với tiếng roi mây hay cây thước bảng đập lên bàn. Chừng đó, cả lớp đồng nói "Nous nous asseyons" rồi mới ngồi xuống. Ở cái thời như vậy mà sao cái "gốc" vẩn còn. Có lẽ nhờ truyền thống của ông cha và nhờ mấy quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã âm thầm nhen nhúm tình thương quê hương dân tộc.
Chúng tôi được "bốc" về đất liền ở thị xã Trenganu , rồi từ đó về Kuala Lampur, thủ đô MãLai, để làm thủ tục giấy tờ.
Hôm chuẩn bị lên xe để ra phi trường Kuala Lampur "bay" đi Paris, lòng tôi như mở hội. Ngày mai chẳng biết ra sao, nhưng chân trời mới này đã thấy rộng thênh thang. Không phải cho tôi, mà là cho hai thằng con tôi đang trong tuổi lớn ! Điều này tôi muốn chia xẻ với những người tỵ nạn đang đứng chùm nhum ở lãnh sự quán Pháp đợi gọi lên xe ca, nhưng tiếc quá họ toàn là người Tàu Nam Vang và người Miên người Lào. Họ không biết tiếng Việt Nam, thành ra tôi... cụt hứng.
Chính ông phó lãnh sự gọi tên từng gia đình để trao thông hành và mời lên xe. Khi ổng gọi đến gia đình "Lơ đi", chẳng thấy ai nhúc nhích. Ổng đưa mắt tìm trong đám đông rồi cái nhìn của ổng ngừng lại ở tôi. Ổng mỉm cười hỏi bằng tiếng Pháp :"Gia đình ông người Việt phải không ?". Tôi gật đầu "Ùy mong xiừ" mà tự hỏi làm sao ổng nhận ra cái gốc Việt Nam của mình ? Ổng bèn trao tờ thông hành rồi chúc thượng lộ bình an. Lên xe ca, tôi đọc tấm giấy thấy đề :"Nom: Ledi- Prénom: Tu". Tôi nhổm dậy định xuống xe phân trần, nhưng xe đã rồ máy và tôi cũng nghĩ lại : cái vốn Pháp ngữ quá ít ỏi của mình không đủ để giải thích những gút mắt của cái họ cái tên Việt Nam, của dấu ê dấu sắc trong tiếng Việt Nam. Tôi đành ngồi xuống, thở dài… : thân phận lưu vong, bỏ hết mất hết đã đành, chỉ có cái họ cái tên là mang theo được bên mình, vậy mà bây giờ nó cũng không còn nguyên vẹn hình hài và âm thanh của nó nữa ! Nghĩ đến đó, tôi bỗng nghe tủi thân đến ứa nước mắt….
Ở Pháp, tôi không "hành" nghề làm ruộng. Tôi làm thợ nhà in. Chắc tổ tiên dòng họ Lê Di, nhứt là vong hồn của cha tôi, muốn cho tôi -dù sống ở xứ người- cũng vẫn được gần với...chữ nghĩa ! Ở đây, người ta hay gọi tôi bằng cả họ lẫn tên "Ledi Tu", bởi vì phát âm ' Lơ đi tuy ' theo tiếng Pháp có nghĩa là " Mầy có nói ra không ? ".Tôi không thích, nhưng phải chấp nhận, như tôi đã chấp nhận định cư ở xứ này, bởi vì điều quan trọng vẫn là tương lai của hai thằng con. Tuy nhiên, lâu lâu tôi vẫn thèm được nghe gọi "Út Tư",cái tên có âm thanh hiền lành bình dị, cái tên sao mà gợi nhớ quê cha đất mẹ vô cùng...
Bây giờ tôi đã về hưu. Ngày ngày tôi "chăn" bầy cháu nội, dạy dỗ chúng nó từng chút để chúng nó đừng thành "Tây con". Khi nói chuyện với cha mẹ của chúng, tôi thường ví von :"Ba giống như cây bần cây đước đã bị cơn bão năm 1975 bứng ra khỏi đất . Trôi nổi bập bềnh theo sống gió đại dương đến khi đụng một bến bờ nào đó, cho dù đất khô đá cứng, cây bần cây đước đó vẫn cố bám rễ . Để giữ lấy cái gốc. Bởi vì những nhánh nhóc bên trên rồi sẽ đâm chồi nẩy lộc.
Cái gốc đó – chắc các con còn nhớ – nó tên là Việt Nam ".
TIỂU TỬ
THIỀN HỌC
PHÉP LẠ CỦA TÂM: NIỀM HY VỌNG CHO NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Người dân Việt chúng ta có tục lệ muốn bắt đầu một năm mới bằng những niềm hy vọng. Do đó, trong những ngày Tết, chúng ta chúc nhau phát tài, mạnh khỏe, hạnh phúc, sống lâu… Năm nay, người Việt ở Mỹ đón Tết Kỷ Sửu với nhiều xáo trộn trong cuộc sống: khủng hỏảng kinh tế, công việc làm ăn bất ổn…
Như vậy, chúng ta sẽ chúc nhau những gì không quá hão huyền trong những ngày đầu năm? Có lẽ câu chuyện sau đây, về một con người đã chiến thắng được căn bệnh ung thư bằng sức mạnh tâm linh, sẽ đem lại một niềm hy vọngxác thực cho quý độc giả nhân dịp xuân về…
Anh Cẩn sinh năm 1949. Hiện anh đang sống ở thành phố Encinitas, miền Nam Cali.
Có thể nói anh là một trong những người Việt di tản thành đạt ở Mỹ. Sang Mỹ từ năm 75, anh bắt đầu làm việc ngay trong lĩnh vực điện toán. Với kinh nghiệm từng làm việc trong ngành điện tóan khi còn ở Việt Nam, anh nhanh chóng thăng tiến trong ngành công nghệ quan trọng này của Mỹ. Đến năm 90, anh đã nắm giữ những chức vụ cao trong các hãng lớn như General Electric. Anh quyết định mở business riêng của mình. Công việc kinh doanh của các công ty software do anh sáng lập đều thành công ở những mức độ khác nhau.
Tôi hỏi đâu là “phép lạ” trong trường hợp của anh? Anh Cẩn cho rằng đó là sự kết hợp nhiều yếu tố. Có thể là do anh có một bác sĩ giỏi, và anh biết cách làm việc với bác sĩ của mình. Có thể là do khi anh giữ được cái tâm bình an rồi, toàn bộ năng lượng trong con người anh dùng để hồi phục những tế bào ung thư. Trong việc điều trị ung thư vào giai đoạn đã di căn thì y học chỉ đóng góp chừng phân nửa vào kết quả. Phân nửa còn lại dành cho những yếu tố mà khoa học chưa thể lý giải hết, như niềm tin, sức mạnh của cái tâm bình an…
Người dân Việt chúng ta có tục lệ muốn bắt đầu một năm mới bằng những niềm hy vọng. Do đó, trong những ngày Tết, chúng ta chúc nhau phát tài, mạnh khỏe, hạnh phúc, sống lâu… Năm nay, người Việt ở Mỹ đón Tết Kỷ Sửu với nhiều xáo trộn trong cuộc sống: khủng hỏảng kinh tế, công việc làm ăn bất ổn…
Như vậy, chúng ta sẽ chúc nhau những gì không quá hão huyền trong những ngày đầu năm? Có lẽ câu chuyện sau đây, về một con người đã chiến thắng được căn bệnh ung thư bằng sức mạnh tâm linh, sẽ đem lại một niềm hy vọngxác thực cho quý độc giả nhân dịp xuân về…
Anh Cẩn sinh năm 1949. Hiện anh đang sống ở thành phố Encinitas, miền Nam Cali.
Có thể nói anh là một trong những người Việt di tản thành đạt ở Mỹ. Sang Mỹ từ năm 75, anh bắt đầu làm việc ngay trong lĩnh vực điện toán. Với kinh nghiệm từng làm việc trong ngành điện tóan khi còn ở Việt Nam, anh nhanh chóng thăng tiến trong ngành công nghệ quan trọng này của Mỹ. Đến năm 90, anh đã nắm giữ những chức vụ cao trong các hãng lớn như General Electric. Anh quyết định mở business riêng của mình. Công việc kinh doanh của các công ty software do anh sáng lập đều thành công ở những mức độ khác nhau.
Theo
anh Cẩn, con đường đến với Phật Pháp của anh cũng tương tự với những
người thuộc giới trí thức và làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Anh theo Đạo Phật vì mẹ là một Phật tử thuần thành, thường xuyên đi
chùa, tụng kinh. Lúc trẻ anh đọc rất nhiều sách Phật, cũng thiền tập,
nhưng là để thỏa mãn nhu cầu về tri thức hơn là tìm cho mình một con
đường đi trong cuộc sống. Một tác động lớn đến đời sống tâm linh của anh
xảy ra cách đây hơn chục năm, trong anh khi đang điều hành công ty của
mình ở Mỹ.
Hôm
đó, có một nhân viên lên gặp anh khóc và nói rằng mình bị áp lực lớn vì
không theo nổi cách làm việc của anh. Anh Cẩn hết sức ngạc nhiên, vì
anh thuộc loại giám đốc biết quan tâm đến nhân viên. Có điều anh luôn
yêu cầu nhân viên phải làm việc đúng như cách của anh làm, để họ cũng
thành công như anh. Anh quên mất là không phải ai cũng có khả năng như
anh được. Hóa ra là cho dù đang muốn làm một việc tốt, nhưng vì chấp
ngã, nên vô tình anh làm tổn thương người khác! Qua sự kiện đó, anh bắt
đầu nhìn lại mình.
Anh
bắt đầu trở nên biết lắng nghe người khác hơn. Anh bắt đầu tìm cách đem
Phật Pháp áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. Anh Cẩn rất quan tâm
đến Phật Giáo Tây Tạng. Theo anh, truyền thống Tây Tạng vạch ra con
đường tu tập rõ ràng cho các Phật tử còn đang sống cuộc đời thường như
anh. Vẫn biết “tu là chuyển nghiệp” như nhiều thầy đã dạy, nhưng “How?”
Phật Giáo Tây Tạng đưa ra cho anh Cẩn câu trả lời này cụ thể hơn. Do đó, anh thường lên nghe giảng pháp ở ngôi chùa Tây Tạng ở Long Beach ,
nơi có Geshe Tsultim Gyeltsen trụ trì. Ngài là một trong những chư vị
cao tăng của Phật Giáo tây Tạng, rất được Đức Đạt Lai Lạt Ma quí mến.
Anh Cẩn - Dĩ tâm ứng tâm.
Vào khoảng tháng Sáu năm 2007, anh Cẩn thấy sức khỏe mình tự nhiên suy kiệt hẳn.
Vì sao thì bác sĩ chưa chẩn đoán được. Phải đợi đến khi anh thấy mình bị chứng “double vision” - một vật mà nhìn thành hai - anh mới khi khám bác sĩ nhãn khoa rồi được chuyển qua bác sĩ khác để cho scan não bộ của anh. Lúc đó họ phát giác là anh bị ung thư phổi, đã di căn tới não, nên họ tức tốc đưa anh vào nhà thương. Đối với y học, ca của anh Cẩn có vẻ như đã quá trễ. Bác sĩ vẫn bắt đầu phương pháp xạ trị mà không ai hứa hẹn điều gì. Cuộc sống của anh tính theo từng tháng. Chỉ còn chờ phép lạ…
Vì sao thì bác sĩ chưa chẩn đoán được. Phải đợi đến khi anh thấy mình bị chứng “double vision” - một vật mà nhìn thành hai - anh mới khi khám bác sĩ nhãn khoa rồi được chuyển qua bác sĩ khác để cho scan não bộ của anh. Lúc đó họ phát giác là anh bị ung thư phổi, đã di căn tới não, nên họ tức tốc đưa anh vào nhà thương. Đối với y học, ca của anh Cẩn có vẻ như đã quá trễ. Bác sĩ vẫn bắt đầu phương pháp xạ trị mà không ai hứa hẹn điều gì. Cuộc sống của anh tính theo từng tháng. Chỉ còn chờ phép lạ…
Đối với một người đọc sách Phật nhiều như anh Cẩn, anh cũng biết sinh tử là vô thường.
Nhưng khi phải đối mặt trực diện với nó, anh mới thấy mọi kiến thức trước đây của mình về cái chết sao chỉ là một mớ khái niệm rỗng, không giúp gì được cả. Anh cảm thấy hoang mang quá đỗi. Anh chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi về một nơi nào đó đằng sau cái chết. Bởi vì anh vẫn còn lo cho vợ anh, con anh, và cả doanh nghiệp đang làm việc nữa, sau này không có anh rồi sẽ ra sao.
Anh cố tự nhủ rằng mình chấp và bám víu như vậy là sai với tinh thần nhà Phật, nhưng anh không thể nào chế ngự được nỗi sợ hãi khi hình ảnh cái chết và vợ con mình hiện lên trong đầu. Cùng với cơ thể bệnh hoạn, tâm anh lại bị thiêu đốt trong sự sợ hãi. Thân tâm anh suy sụp toàn diện!
Nhưng khi phải đối mặt trực diện với nó, anh mới thấy mọi kiến thức trước đây của mình về cái chết sao chỉ là một mớ khái niệm rỗng, không giúp gì được cả. Anh cảm thấy hoang mang quá đỗi. Anh chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi về một nơi nào đó đằng sau cái chết. Bởi vì anh vẫn còn lo cho vợ anh, con anh, và cả doanh nghiệp đang làm việc nữa, sau này không có anh rồi sẽ ra sao.
Anh cố tự nhủ rằng mình chấp và bám víu như vậy là sai với tinh thần nhà Phật, nhưng anh không thể nào chế ngự được nỗi sợ hãi khi hình ảnh cái chết và vợ con mình hiện lên trong đầu. Cùng với cơ thể bệnh hoạn, tâm anh lại bị thiêu đốt trong sự sợ hãi. Thân tâm anh suy sụp toàn diện!
Đến
lúc như tuyệt vọng, tự nhiên anh nghĩ đến Geshe Tsultim Gyeltsen. Anh
nhờ một người bạn thân đến chùa ngay để trình bày với thầy về hoàn cảnh
của anh, và xin được qui y với Ngài. Thầy nhận lời ngay. Cuối tuần đó,
anh sung sướng được gặp thầy, được thầy làm lễ qui y chính thức. Anh xin
thầy lời khuyên về sự giải thoát cho bản thân mình. Lời khuyên của Ngài
thật đơn giản: giao tất cả mọi chuyện vướng bận trong đời lại cho người
thân, để chuẩn bị cho mình vượt lên trên tất cả những lo toan đó.
Với một niềm tin mãnh liệt vào vị thầy tôn kính, anh thực hiện đúng như vậy.
Anh bàn giao lại công việc, tài sản lại cho người thân của mình lo liệu. Anh tức tốc lấy vé máy bay để cùng vợ đi Hawai, với ý nghĩ là tận hưởng những ngày tháng cuối để vui với gia đình. Đúng cái đêm trước ngày khởi hành, “phép lạ” xảy ra.
Tối hôm ấy, anh cũng ngồi thiền để tĩnh tâm như mọi khi. Và khi anh nhắm mắt lại, anh thấy tự nhiên trong tâm anh tràn ngập hình ảnh vị thầy tôn kính của mình. Kỳ diệu hơn nữa, tâm của anh hoàn toàn tĩnh lặng cùng hình ảnh của thầy. Không cần một cố gắng nào cả, sự sợ hãi đang chế ngự anh trước đây tự nhiên biến mất. Giống như người lạc giữa sa mạc gặp được dòng suối mát, anh đã để tâm mình an trú trong những giây phút bình an tuyệt diệu đó.
Đây là một dạng kinh nghiệm thực chứng của thiền quán mà không phải ai cũng tìm được, dù một lần trong đời.
Anh bàn giao lại công việc, tài sản lại cho người thân của mình lo liệu. Anh tức tốc lấy vé máy bay để cùng vợ đi Hawai, với ý nghĩ là tận hưởng những ngày tháng cuối để vui với gia đình. Đúng cái đêm trước ngày khởi hành, “phép lạ” xảy ra.
Tối hôm ấy, anh cũng ngồi thiền để tĩnh tâm như mọi khi. Và khi anh nhắm mắt lại, anh thấy tự nhiên trong tâm anh tràn ngập hình ảnh vị thầy tôn kính của mình. Kỳ diệu hơn nữa, tâm của anh hoàn toàn tĩnh lặng cùng hình ảnh của thầy. Không cần một cố gắng nào cả, sự sợ hãi đang chế ngự anh trước đây tự nhiên biến mất. Giống như người lạc giữa sa mạc gặp được dòng suối mát, anh đã để tâm mình an trú trong những giây phút bình an tuyệt diệu đó.
Đây là một dạng kinh nghiệm thực chứng của thiền quán mà không phải ai cũng tìm được, dù một lần trong đời.
Hôm sau, anh đem theo niềm an lạc đó sang Hawaii
cùng với kỳ nghỉ của mình. Buổi sáng đầu tiên ở Hawai, anh chống gậy đi
ra biển để ngắm bình minh. Và trong khi để tâm mình theo dõi vẻ đẹp của
trời biển trong lúc mặt trời lên, hình ảnh của thầy lại tràn ngập trong
anh cùng với thiên nhiên. Bình an lại đến! Anh cảm thấy hạnh phúc trong
giây phút hiện tại quá đỗi! Lúc đó, anh mới thực sự ngộ ra rằng giây
phút hiện tại là hiện hữu nhiệm màu nhất.
Nó
không có khởi đầu, không có kết thúc. Nó chỉ là những cảm thọ bình an
nối tiếp trong tâm một cách bất tận, và anh đã an trú được trong nó.
Khi về lại Cali ,
anh gặp thầy và kể lại những trải nghiệm này của mình. Ngài chỉ cười mà
không giải thích thêm. Mà anh cũng không chờ đợi được giải thích vì
cuộc sống của anh đã thực sự thay đổi rồi. Anh vẫn điều trị bệnh theo
bác sĩ. Thời gian còn lại, anh tận hưởng từng giây phút của cuộc sống
với gia đình, bạn bè của mình. Sống trọn vẹn như vậy, anh nghĩ rằng
không có gì khác biệt giữa việc mình sống thêm một năm hay mười năm nữa.
Bốn tháng sau, bác sĩ scan lại và không phát hiện ra sáu cục bướu trước
đây nằm trên não của anh nữa. Có vẻ như anh đã vượt qua được giai đoạn
nguy kịch nhất.
Bác sĩ cũng nói “phép lạ” đã xảy ra…
Cho
đến hôm nay, mọi chuyện mới qua đi hơn một năm. Nhìn lại, anh Cẩn có
cảm giác thời gian đó dài lắm! Hiện tại, anh vẫn tiếp tục sống bình
thản. Anh vẫn cùng bác sĩ tiếp tục theo dõi căn bệnh. Anh Cẩn bảo rằng
nó có thể quay lại bất cứ lúc nào, nhưng anh tự hào là đã chiến thắng
được nó một lần. Điều quan trọng là anh không còn bận tâm đến nó nhiều
nữa. Không ai có thể biết chắc chắn là ngày mai chúng ta có còn sống hay
không. Như vậy, đâu là sự khác biệt giữa một người ngày mai chết vì ung
thư và một người ngày mai chết vì bất cứ một lý do nào đó, một tai nạn
xe cộ chẳng hạn? Vậy thì hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay là được rồi.
Tôi hỏi đâu là “phép lạ” trong trường hợp của anh? Anh Cẩn cho rằng đó là sự kết hợp nhiều yếu tố. Có thể là do anh có một bác sĩ giỏi, và anh biết cách làm việc với bác sĩ của mình. Có thể là do khi anh giữ được cái tâm bình an rồi, toàn bộ năng lượng trong con người anh dùng để hồi phục những tế bào ung thư. Trong việc điều trị ung thư vào giai đoạn đã di căn thì y học chỉ đóng góp chừng phân nửa vào kết quả. Phân nửa còn lại dành cho những yếu tố mà khoa học chưa thể lý giải hết, như niềm tin, sức mạnh của cái tâm bình an…
Giải
thích tại sao vị thầy có thể trao cho anh được sự bình an, bước ngoặc
của cuộc đời mình, anh Cẩn cho rằng đầu tiên là vì anh đã đặt niềm tin
tuyệt đối vào Ngài. Cộng với thầy của anh có năng lực của tâm để truyền
cho anh. Còn anh cũng hết lòng nhận.
“Dĩ Tâm ứng tâm” có lẽ là vậy đó.
Khi cả người cho lẫn người nhận đều mở rộng tâm của mình hướng vào nhau, “phép lạ” của tâm linh sẽ xảy ra…
Chia
tay với anh Cẩn, tôi cảm ơn anh vì câu chuyện của anh là một món quà
lớn dành cho tôi. Anh Cẩn mong rằng những điều tôi ghi lại được sẽ phần
nào giúp đỡ những ai đang phải đối diện với căn bệnh ung thư như anh.
Đừng bỏ cuộc. Đừng đóng cửa lại với cuộc sống. Thông điệp của anh là HÃY
TẠO CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN VÀ MỘT CÁI TÂM BÌNH AN. Tôi nghĩ thông điệp
này đâu chỉ dành cho người bệnh, mà còn dành cho tất cả chúng ta, những
con người đang sống trong một thời đại đầy biến động này…
Đoàn Hưng
=
THƯC PHẨM VIỆT NAM
Canh chua bạc hà: lợi hại khó lường!
Với chuyên gia trong
ngành dinh dưỡng thì bạc hà - thành phần chủ yếu trong món canh chua,
là món ăn làm tăng acid uric không kém gì uống... bia! Ấy thế mà số
người để ý đến khe hở này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại
không nhiều.
Tác nhân gây nên chứng gout:
Nhiều người nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất acid uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đã biết tại sao chất acid uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương
Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng...
Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc
Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp....
Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid...
Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang...
Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rõ là acid uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các "trường quy" vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng acid uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng acid uric trong máu chỉ là 15%.
Trong số 50 đối tượng có lượng acid uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà..
Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.
Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.
Hai tháng sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng acid uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.
Tóm lại, canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric trong máu.
Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng acid uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo.
Tác nhân gây nên chứng gout:
Nhiều người nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất acid uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đã biết tại sao chất acid uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương
Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng...
Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc
Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp....
Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid...
Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang...
Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rõ là acid uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các "trường quy" vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng acid uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng acid uric trong máu chỉ là 15%.
Trong số 50 đối tượng có lượng acid uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà..
Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.
Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.
Hai tháng sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng acid uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.
Tóm lại, canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric trong máu.
Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng acid uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo.
Hoàng Nam sưu tầm
KINH TẾ & CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Biết Bị Độc Nhưng Vẫn Giành Ăn
Hồng Hà
Nguồn Internet
February 18, 2009
Ngày 4/2/2009 tại Thường Tín, Hà Nội, hàng ngàn con gà không kiểm dịch được cán bộ viên chức thú y phun hoá chất trước khi đem tiêu huỷ đã bị dân cướp sạch. Dù đã cảnh báo gà bị độc, dân vẫn bất chấp tính mạng, nhào vào cướp gà.
Tại hiện trường khi xảy ra cướp gà, ông Vũ Văn Dũng, cán bộ địa phương cho biết đã "nói cho dân làng biết là gà đã bị phun hoá chất và không ăn được, nhưng họ không nghe". Kết quả là có hơn 1000 con gà bị phun hoá chất, gà không kiểm dịch có khả năng bị nhiễm khuẩn đã vào bụng nhân dân, hoặc đang bán ra thị trường để chờ ngày gây độc.
Dịch cúm gia cầm đã xảy ra thường xuyên. Nhiều người bị chết vì nạn dịch này. Các tỉnh hiện nay nằm trong danh sách bị cúm là Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang. Mới đây thêm người bị chết ở Quảng Ninh. Ở Thanh Hoá, hai chị em gái cùng ăn thịt ngan có dấu hiệu bệnh, sau đó người chị gái 13 tuổi đã phát bệnh và chết ngay. Tình trạng gà bị nhiễm lây vi khuẩm cúm gia cầm H5N1 không phải người dân không biết. Nhiều trường hợp cúm gia cầm dẫn đến tử vong đã được thông báo trên báo đài. Vậy mà dân vẫn nhào vào cướp gà đem về nhà ăn, hoặc bán ra thị trường. Bất kể tình trạng nhiểm độc của gà có thể làm chết cả chính họ lẫn người thân trong gia đình, gây ảnh hưởng lây lan xấu ngoài xã hội.
Điều gì đã làm cho người dân bất kể tính mạng? Vì quá đói, nghèo khổ, túng thiếu hay vì lòng tham nên dân đã bất cần sự an toàn, sinh mạng của họ. Bên cạnh cái thiếu thốn, nghèo đói và tham lam quá độ còn có điều gì sâu xa hơn nữa?. Phải chăng, chính vì sự ngu dốt, vì thiếu hiểu biết về nguy hại của dịch đối với mạng sống và tác động của nó vào môi trường xung quanh đã làm cho người dân hành xử mù quáng, ngu xuẫn và vô trách nhiệm với đồng loại.
Hình ảnh người dân Việt Nam nhào vào cướp gà để thu lợi, bất kể gà bị cúm, bất kể gà bị tẩm thuốc trùng giống như hình ảnh thu nhỏ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hàng chục lãnh đạo trong Bộ chính trị CSVN đã quyết định cho Trung Quốc vào Việt Nam khai thác Bauxite ở Tây nguyên. Bauxite là "sinh tử phù" của Trung Quốc để cấy vào Tây nguyên nhằm gây dựng cơ sở tình báo, chính trị và quân sự theo sách lược tầm ăn dâu. Bauxite cũng là chất độc nhằm giết dần môi trường sống của nhân dân ở Tây nguyên nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung. Bauxite cũng là cái bẫy ngầm để vừa làm tê liệt, khống chế nền kinh tế Việt Nam vưà có khả năng xây dựng bàn đạp cho chiến lược quân sự của Trung Quốc "muốn chiềm Việt Nam, phải đánh ở ngay giữa xương sống". Từ lâu, Trung Quốc đã liên tục áp lực tại biển Đông, gia tăng sách lược bao vây và hạn chế chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, nhằm đánh vỡ hy vọng của Việt Nam vào việc khai thác tiềm lực kinh tế ở biển Đông. Mặt khác, Trung Quốc lại vỗ về, phủ dụ Việt Nam lá bài tiềm năng kinh tế "vô cùng to lớn" về khai thác quặng mõ Bauxite ở Tây Nguyên. Đây là kế "Dương Đông Kích Tây" mà Chính trị bộ đảng CSVN đã lọt bẩy.
Những năm 90 khi chính sách ngoại giao Trung -Việt còn căng thẳng sau cuộc chiến 1979. Nhân dân các vùng biên giới phiá Bắc thi đua nhau giết trâu bò để bán móng cho lái buôn Trung Quốc, vì tin đồn bán móng được lãi cao. Lái buôn Tàu vượt biên giới vào làng mua với giá rất cao, lý do giải thích tại sao mua móng trâu bò còn cao hơn cả thịt, các lái buôn Tàu cho biết là mua móng để làm cao, làm thuốc vì móng trâu bò ở Việt Nam có giá trị tốt hơn móng ở Trung quốc. Vì vậy, nhân dân các làng vùng biên giới thi đua giết bò, giết trâu để bán móng, bất kể nhỏ to. Dịch thu mua móng kéo dài một thời gian rồi đột nhiên ngưng mua, hàng ngàn trâu bò trong độ tuổi sản xuất bị giết chết, hàng ngàn móng trâu bò trở thành vật phế thải. Hậu quả là nhiều năm sau đó mùa màng bị thất thu, sản xuất nông nghiệp đã bị đình động, trâu bò không đủ số cung cấp cho việc đồng áng vì đã bị giết hàng loạt để bán móng. Bên kia biên giới Việt Trung, bộ máy tình báo, an ninh Trung Quốc xoa tay cười hỉ hả. Họ chỉ cần bỏ ra vài chục triệu nhân dân tệ đã gây biết bao khó khăn cho nhân dân Việt Nam ở các vùng biên giới. Tai hại của nạn mua móng, giết trâu bò vô tội vạ phải mất nhiều năm mới hồi phục được.
Hiện nay, tệ nạn tiền giả lưu hành ở Việt Nam rất cao. Phần lớn bọn buôn bạc giả chạy qua Trung Quốc mua rẻ rồi mang về Việt Nam bán lời. Hàng năm, tiền giả Việt Nam lưu hành hàng trăm tỷ đồng cũng đủ làm nền kinh tế Việt Nam bị chới với. Bọn in bạc giả không phải là những tay tội phạm tài tử, đường dây chuyên nghiệp này có liên hệ chằng chịt với tình báo Trung Quốc, An ninh Việt Nam biết rõ xuất xứ tiền giả nhưng bó tay. Cuộc chiến tranh Trung-Việt mang nhiều màu sắc, không nhất thiết phải cần súng đạn, xe tăng tràn qua biên giới. Tiền giả, hàng giả, hàng nhái Trung Quốc tuồn qua cửa khẩu có khả năng khống chế, lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam còn hửu hiệu hơn xe tăng, đại pháo.
Bauxite là giai đoạn xâm nhập cao ở mức độ chiến lược. Trung quốc đang khai thác Bauxite ở nước họ rẽ hơn, vừa giải quyết được nạn thất nghiệp hiện nay đã lên đến 26 triệu người, vừa làm chủ khả năng kiểm soát tài nguyên, vừa hiệu quả cao về mặt kinh tế. Tại sao lại chỉ muốn khai thác Bauxite ở Việt Nam?.
Hãy cứ tưởng tượng hàng chục ngàn công nhân Việt Nam sẽ làm thuê cho Trung Quốc ở Tây nguyên. Hàng trăm ngàn mẫu đồi núi, rừng Tây Nguyên bị san bằng, biến thành bùn đỏ. Việt Nam từng bước lệ thuộc vào nguồn thu nhập quặng mõ Bauxite. Cả nước Việt Nam, kinh tế bị cột chặt vào mặt hàng xuất khẩu Bauxite, hàng chục ngàn con người làm công quặng mõ Bauxite để kiếm sống; cả vùng rừng núi Tây Nguyên bị huỷ hoại, mất khả năng ngăn chận lũ, môi trường bị tàn phá. Cả một thảm hoạ trước mắt sẽ chụp xuống đầu dân tộc và đất nước Việt Nam sau khi Trung Quốc khai thác triệt để tài nguyên rồi bỏ ngang. Ai trách nhiệm giải quyết hàng chục ngàn con người bị thương tật, bệnh hoạn, vật vờ do hậu quả nhiều năm sống gần hoá chất ?. Ai ngăn chận nạn lũ lụt sẽ tràn xuống Tây Nguyên và miền Trung, gây ra cảnh màn trời chiếu đất. Môi trường thiên nhiên, rừng núi bị hủy hoại, đất đai, sông ngòi bị bùn đỏ xâm thực, mất điều kiện canh tác và làm ra của cải cho nhiều thế hệ sau. Khả năng rất cao nhân dân các Tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung bị rơi vào nạn đói vì hậu quả thiếu đất canh tác và lũ lut. Cả triệu người Miền Bắc từng bị chết đói năm Ất Dậu khi quân phiệt Nhật bắt nhân dân trồng đay thay vì trồng luá. Ai bù lổ ngay khoản tài chánh khổng lồ bị thiếu hụt từ nguồn thu Bauxite khi Trung Quốc doạ bỏ ngang dự án để áp lực Việt Nam về quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế khi cần thiết ?
Những bài học nóng vì thua thiệt do Trung Quốc chơi đểu vẫn còn đó. Vụ thu mua móng trâu bò, vụ in và phát hành bạc giả, vụ ngăn Việt Nam vào WTO, vụ lấn chiếm và giành hải đảo Trường Sa – Hoàng Sa, vụ đe doạ khai thác dầu khí làm Việt Nam mất hàng tỷ dollars từ hảng dầu BP của Anh và Exxon của Mỹ, v.v… Tất cả những sự kiện đó lãnh đạo CS không thể không biết. Toàn bộ viễn ảnh nguy hại trên chỉ thuần tuý ở phương diện kinh tế, chưa nói đến khiá cạnh phức tạp từ các lãnh vực quân sự, chính trị và xã hội do bề sâu của việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên gây ra.
Hồ Bùn Đỏ - Sau khi khai thác Bauxite
Bauxite ở Tây Nguyên cũng giống như thịt gà độc, dính vào nó chỉ chờ ngày bị tàn phá, huỷ diệt. Câu hỏi đặt ra là tại sao nguy hiểm cho sự tồn vong của dân tộc và đất nước như vậy mà lãnh đạo đảng CSVN ở Chính Trị bộ vẫn nhắm mắt tin theo Trung Quốc, giống như hoạt cảnh "biết bị độc nhưng vẫn dành ăn" ?.
Bên cạnh bản chất tham lam và sự nghèo khó. Tệ nạn ngu dốt, thiếu hiểu biết về những tác động liên hệ của nhiễm độc và môi trường sinh thái là yếu tố dẫn đến sự kiện mù quáng ăn thịt gà độc. Điều này, cũng như việc ký kết khai thác quặng Bauxite ở Tây Nguyên của đảng CSVN, bất kể hậu quả tàn phá cho dân tộc Việt nam và ngay chính bản thân của họ nữa.
Từ nhiều năm nay, lãnh đạo đảng CSVN là những kẻ thất học hoặc thiếu học. Họ không đủ trình độ căn bản để hiểu ra những liên hệ về sinh thái học, môi trường học và mối tương quan của thiên nhiên đối với con người. Đòi hỏi sự giải thích cặn kẻ để ông Nguyễn Tấn Dũng hiểu, cũng khó như phân tích các mối quan hệ hổ tương giữa "phá rừng và lũ lụt" cho một anh chăn trâu, chưa xong bậc tiểu học. Ông Nguyễn Tấn Dũng theo Đảng CSVN từ lúc 12 tuổi, thời gian ở trong rừng ông không có điều kiện để học. Trình độ của ông Dũng lúc đó chỉ ở mức tiểu học. Sau 1975, ông được kết nạp vào đảng CSVN và giữ nhiệm vụ là một y tá quèn ở Huyện. Gần 35 năm sau ông trở thành Thủ tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Mặc dù lý lịch ông tự khai hiện nay có trình độ đại học nhưng điều đó chỉ là học "dõm", để bịp thiên hạ. Ông không có học để đủ trình độ căn bản hiểu được các nguyên lý của sinh thái. Bản chất không học, cộng thêm sự hãnh tiến, đắc chí của kẻ nắm quyền lực làm cho ông và những đồng chí của ông mù quáng, có những quyết định sai lầm.
Sự thực là không riêng ông Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều vị lãnh đạo khác trong đảng CSVN đều thất học. Ông Võ Văn Kiệt ít học, ông Phan Văn Khải cũng vậy. Trong cuộc tiếp kìến Tổng Thống George Bush tại toà nhà trắng, ông Khải đã cầm tờ giấy nhỏ trên tay để đọc mấy lời chúc tụng làm cả nước Việt Nam xấu hổ. Ông Đỗ Mười nếu không theo đảng CSVN thì cũng chỉ là anh thiến heo làng. Ông Lê Đức Anh chắng hơn gì mấy, trước khi tham gia đảng ông là cặp rằng, coi phu đồn điền cao su, và gian ác có tiếng. Ông Lê Duẫn, không làm cách mạng thì suốt đời chỉ là anh công nhân đường sắt. Hàng chục năm nay, dân tộc Việt Nam bị lãnh đạo bởi những con người như vậy thì đất nước Việt Nam phải trở thành "bùn đỏ" là hệ quả tất yếu.
Có nhiều can ngăn, cảnh báo về quyết định sai lầm của Đảng CSVN qua sự kiện ký kết cho Trung Quốc khai thác Bauxite. Trả lời phóng viên, ông Dũng cho biết ""vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.". Nói cách khác, Chính trị bộ với hơn chục lãnh đạo đã quyết định rồi, đừng có ai lên tiếng cản ngăn. Đảng CSVN có hơn 3 triệu đảng viên, bao nhiêu đảng viên đã được hội ý về sự kiện trọng đại này? Quyết định này dẫn đến sự tồn vong của đất nước và dân tộc nhưng Đảng CSVN có tham khảo Quốc hội không? Dù Quốc hội "bù nhìn", nhưng ít nhất cũng phải có sự tham khảo cho ra vẻ chứ ? Nếu cả dân tộc và đất nước Việt Nam phải chịu gánh nặng hậu quả từ vụ án "Bauxite", thì thủ phạm gây án là ai ? Chính trị bộ hay bao gồm luôn cả 3 triệu đảng viên đảng CSVN và những vị gọi là "đại biểu quốc hội" nước CHXHCNVN?
Khi người dân nhảy chồm vào cướp gà bị nhiễm trùng để ăn, vì lòng tham và ngu dốt, họ đã bất kể bị ngộ độc vì họ không đủ trình độ để thấy hiểm họa lâu dài cho chính bản thân họ. Có thể trong số những người này không bị chết ngay vì cúm gà nhưng ảnh hưởng của thuốc diệt trùng sẽ tàn phá cơ thể họ, lây lan và truyền qua các thế hệ con cháu. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Đảng CSVN trong Chính trị bộ, đồng ý cho Trung Quốc tiến vào Tây Nguyên khai thác Bauxite, quyết định sai lầm này không những hủy họai, tàn phá đất nước và dân tộc Việt Nam, mà còn có khả năng sẽ tạo thành mầm độc để triệt tiêu ngay chính đảng CSVN.
Trong họa có phúc. Hoạ 1975 đã đẩy hàng triệu con dân Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Nhờ vậy, lực lượng người Việt hải ngoại đã và đang hình thành một sức mạnh đáng kể, từng bước ảnh hưởng trực tiếp vào sinh hoạt kinh tế và chính trị tại Việt Nam. Hoạ Bauxite cũng vậy, giống như trùng độc nằm trong con gà từng bước lây lan, và hủy diệt ngay cả chủ thể của nó. Quặng mỏ Bauxite ở Tây Nguyên sẽ là điểm cực nóng để biến thành "bùn đỏ", chôn vùi sự nghiệp chính trị đảng CSVN. Hãy cứ đợi đấy !.
Cong T. Nguyen
Email:congtnguyen@yahoo.com
703) 495-6592 (O) - (703) 495-6564(FAX)
TRỊNH KHẢI * KINH TẾ TRUNG CỘNG
=
Tình hình Kinh Tế và biến chuyển Chính Trị TRỊNH KHẢI
Kính thưa Quý Vị,
Tôi theo dõi tình hình Kinh Tế TC thì thấy rất nhiều biến chuyển thật mau chóng :
1.- Truớc đây chừng 02 tháng báo chi, các chuyên gia (intellects et élites) đều nói TC sẽ là đầu tầu thế Mỹ kéo kinh tế thế giới qua đại nạn này.
2.- Từ mấy hôm nay các báo : Le Monde, Les Echos, Le Figaro (xưa nay vẫn tung hô vạn tuế K. Tế TC), le Courrier International, Coface (sách) ……đều đang đưa các bài nhận định khá rõ ràng và khách quan hơn về TC. : Coface đã déclasser TC (Obama nói sẽ có thái độ với TC về đồng Yuan) và Nga (hơn chục lần phá gía đồng rouble, nay lại cho xuống 10%) – Cả mấy trăm ngàn Hãng xuởng TC đóng cửa lan tràn từ dọc biển nay vào kháp nơi nội địa - thất nghiệp bộc phát (explosion) ở các thành thị - dân lao động migong về quê lấy gì sống ? - các hải cảng đã xuống từ 30% đến 50% (có lúc tầu chuyên chở container xuống đến 90%) - xuất cảng xuống rất nặng - tiêu thụ trong nuớc đang xuống (dân không có pouvoir d’achat lại không giám tiêu xài vì lo sợ vì sức khỏe qua các tệ nạn xã hội) - các ngân hàng quốc tế ào ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng TC – TS Luợng đang xuống nặng nề - Bạo Động xẩy ra khắp nơi ……. Nhận định chung của các báo và chuyên viên : thống kê, tuyên bố, giải thích, số luợng….. của TC đều không thể tin đuợc. Ví dụ : ở TC vào đầu năm 2008 heo gia tăng từ 40% đến 70%, gạo bột mì 45%, soja dầu ăn …..30% v. v. thống kê chính thức TC, lạm pháp (inflation) = 1,2%
Họ dự trù sau Tết sẽ có biến cố lớn xẩy ra ở TC : sẽ có đàn áp, tù tội, tiệu diệt……- vừa qua TC đã kiểm duyệt discours d’investiture của Obama.
3.- Xưa kia Hiến Chuơng 77 (1977) ở Tiệp Khắc Cộng sản do Vaclav Havel, một trong những nguời chủ xuớng, đã làm thay đổi thể chế chính trị. Ngày nay Hiến Chuơng 08 (2008) ở TC (đuợc rất nhiều ủng hộ trong và ngoài nuớc kể cả Đảng viên trong chính quyến) cũng đang làm CS lo sợ vì sắp đến ngày tuởng niệm phong trào Dân Chủ ở Tiananmen (đã bị đàn áp vô vùng đẫm máu. Việc này rơi vào lúc TC càng ngày càng gặp bất mãn trầm trọng trong dân chúng.
Cũng cần nhắc lại VN chúng ta cũng có Hiến Chuơng 2.000 (một trong các nguời chủ xuớng là Ô. Vũ Quốc Thúc) và nhóm 8406 công khai đề ra bản Tuyên Bố Lập Trường và Cương Lĩnh (một trong các nguời chủ xuớng là Ô. Hoàng Minh Chính, một số Linh Mục, trạng sư… vv…)
4.- Bourse của các nuớc tư bản đang xuống rất mạnh : Pháp (CAC 40 hơn 6.000 nay duới 2.800) - Nhật ( Nikkei hơn 14.000 này còn 7.750) - Mỹ (D. Jones hơn 14.000 nay còn 8.077) - Đức và Anh đã tuyên bố đang có récession…… Với Đại nạn này kẻ giầu thì ốm đi, nguời nghèo sẽ khổ và có thể chết đói (theo FAO). Theo chuyên viên thế giới từ 20.000 đến 30.000 tỷ dollars về chứng khoán (valeurs boursières) của thế giới đã tiêu ra mây khói….. từ nay đầu tư (investissements directs) thế giới vào TC sẽ giãm đi rất nhiều. Thật là chí nguy cho tình trạng KT và xã hội TC.
Kính tế các nuớc giầu mạnh đang gặp khó khăn nặng nề lại chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu. Theo chuyên gia Nhật thì tình hình sẽ kéo dài 02 năm và sẽ còn khó khăn hơn nữa. Sự thật TC còn khó khăn thập bội vì dân số qua cao, tham những, cữa quyền……. lại còn nghèo lắm. TC và VN không chắc chịu nổi tình trạng này lâu dài.
Tôi nghĩ rằng nếu khó khăn vừa tăng lại kéo dài thì CSTC sẽ đi đến tan rã, đi đến như Liên Sô phân tán thành nhiều quốc gia độc lập hoặc tự trị. CSVN theo đó cũng tan rã. Vừa qua tôi có anh bạn làm kỹ sư ở Pháp từ truớc 1975 vẫn thuờng về VN cho biết : Kinh tế suy sụp - tệ nạn xã hội cùng cực – công an muốn bắt ai lúc nào cũng đuợc chỉ nhìn xéo cũng có thể bị bắt…..tài sản lúc nào cũng có thể bi tịch thu, tham những hối lộ không thể tả nổi….. đi đóng thuế cũng phải ….nhờ đuờng giây…… dơ bẩn khắp nơi… kể cả không khí…..nuớc robinet không uống đuợc. Khi mưa lụt tất cả dơ dáy ..cả phân … lan tràn khắp nơi. Công nhân làm cho hãng ngoại quốc (loại ưu đãi) không đủ tiền để nuôi bản thân chính mình.
Theo tôi thật là :
« Khai thác, khai thác, đại khai thác (đối với dân Việt)
Thất bại, thất bại, đại thất bại » (đối với dân và nuớc Việt).
Và
Khai thác, thất bại về sau
Ngàn năm ai có khen đâu Đảng Hồ
Đây có phải dấu hiệu sụp đổ của chế độ như chúng ta thuờng thấy khi đọc Lịch Sử VN, Trung Hoa và thế giới : cuối đời nhà Chu, nhà Nguyên và nhà Thanh (thời đô hộ) cũng như thế. CSVN là chế độ Đô Hộ khắc nghiệt và sắt máu của Đảng đối với dân Việt : giai cấp Đảng Viên giầu quyền thế khai thác toàn dân nghèo. Đúng là nguời khai thác nguời. Về mặt canh tân, giáo dục….. còn tệ hơn thời Pháp thuộc. Lão Tử có nói : « Cùng tất Biến, Biến tất thông »
Qua vài hàng này Quý Vị thấy sao ? Trạng thái cực Dở này có thể là cái Hay sắp đến cho VN chăng ?.
==
Tình hình Kinh Tế và biến chuyển Chính Trị TRỊNH KHẢI
Kính thưa Quý Vị,
Tôi theo dõi tình hình Kinh Tế TC thì thấy rất nhiều biến chuyển thật mau chóng :
1.- Truớc đây chừng 02 tháng báo chi, các chuyên gia (intellects et élites) đều nói TC sẽ là đầu tầu thế Mỹ kéo kinh tế thế giới qua đại nạn này.
2.- Từ mấy hôm nay các báo : Le Monde, Les Echos, Le Figaro (xưa nay vẫn tung hô vạn tuế K. Tế TC), le Courrier International, Coface (sách) ……đều đang đưa các bài nhận định khá rõ ràng và khách quan hơn về TC. : Coface đã déclasser TC (Obama nói sẽ có thái độ với TC về đồng Yuan) và Nga (hơn chục lần phá gía đồng rouble, nay lại cho xuống 10%) – Cả mấy trăm ngàn Hãng xuởng TC đóng cửa lan tràn từ dọc biển nay vào kháp nơi nội địa - thất nghiệp bộc phát (explosion) ở các thành thị - dân lao động migong về quê lấy gì sống ? - các hải cảng đã xuống từ 30% đến 50% (có lúc tầu chuyên chở container xuống đến 90%) - xuất cảng xuống rất nặng - tiêu thụ trong nuớc đang xuống (dân không có pouvoir d’achat lại không giám tiêu xài vì lo sợ vì sức khỏe qua các tệ nạn xã hội) - các ngân hàng quốc tế ào ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng TC – TS Luợng đang xuống nặng nề - Bạo Động xẩy ra khắp nơi ……. Nhận định chung của các báo và chuyên viên : thống kê, tuyên bố, giải thích, số luợng….. của TC đều không thể tin đuợc. Ví dụ : ở TC vào đầu năm 2008 heo gia tăng từ 40% đến 70%, gạo bột mì 45%, soja dầu ăn …..30% v. v. thống kê chính thức TC, lạm pháp (inflation) = 1,2%
Họ dự trù sau Tết sẽ có biến cố lớn xẩy ra ở TC : sẽ có đàn áp, tù tội, tiệu diệt……- vừa qua TC đã kiểm duyệt discours d’investiture của Obama.
3.- Xưa kia Hiến Chuơng 77 (1977) ở Tiệp Khắc Cộng sản do Vaclav Havel, một trong những nguời chủ xuớng, đã làm thay đổi thể chế chính trị. Ngày nay Hiến Chuơng 08 (2008) ở TC (đuợc rất nhiều ủng hộ trong và ngoài nuớc kể cả Đảng viên trong chính quyến) cũng đang làm CS lo sợ vì sắp đến ngày tuởng niệm phong trào Dân Chủ ở Tiananmen (đã bị đàn áp vô vùng đẫm máu. Việc này rơi vào lúc TC càng ngày càng gặp bất mãn trầm trọng trong dân chúng.
Cũng cần nhắc lại VN chúng ta cũng có Hiến Chuơng 2.000 (một trong các nguời chủ xuớng là Ô. Vũ Quốc Thúc) và nhóm 8406 công khai đề ra bản Tuyên Bố Lập Trường và Cương Lĩnh (một trong các nguời chủ xuớng là Ô. Hoàng Minh Chính, một số Linh Mục, trạng sư… vv…)
4.- Bourse của các nuớc tư bản đang xuống rất mạnh : Pháp (CAC 40 hơn 6.000 nay duới 2.800) - Nhật ( Nikkei hơn 14.000 này còn 7.750) - Mỹ (D. Jones hơn 14.000 nay còn 8.077) - Đức và Anh đã tuyên bố đang có récession…… Với Đại nạn này kẻ giầu thì ốm đi, nguời nghèo sẽ khổ và có thể chết đói (theo FAO). Theo chuyên viên thế giới từ 20.000 đến 30.000 tỷ dollars về chứng khoán (valeurs boursières) của thế giới đã tiêu ra mây khói….. từ nay đầu tư (investissements directs) thế giới vào TC sẽ giãm đi rất nhiều. Thật là chí nguy cho tình trạng KT và xã hội TC.
Kính tế các nuớc giầu mạnh đang gặp khó khăn nặng nề lại chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu. Theo chuyên gia Nhật thì tình hình sẽ kéo dài 02 năm và sẽ còn khó khăn hơn nữa. Sự thật TC còn khó khăn thập bội vì dân số qua cao, tham những, cữa quyền……. lại còn nghèo lắm. TC và VN không chắc chịu nổi tình trạng này lâu dài.
Tôi nghĩ rằng nếu khó khăn vừa tăng lại kéo dài thì CSTC sẽ đi đến tan rã, đi đến như Liên Sô phân tán thành nhiều quốc gia độc lập hoặc tự trị. CSVN theo đó cũng tan rã. Vừa qua tôi có anh bạn làm kỹ sư ở Pháp từ truớc 1975 vẫn thuờng về VN cho biết : Kinh tế suy sụp - tệ nạn xã hội cùng cực – công an muốn bắt ai lúc nào cũng đuợc chỉ nhìn xéo cũng có thể bị bắt…..tài sản lúc nào cũng có thể bi tịch thu, tham những hối lộ không thể tả nổi….. đi đóng thuế cũng phải ….nhờ đuờng giây…… dơ bẩn khắp nơi… kể cả không khí…..nuớc robinet không uống đuợc. Khi mưa lụt tất cả dơ dáy ..cả phân … lan tràn khắp nơi. Công nhân làm cho hãng ngoại quốc (loại ưu đãi) không đủ tiền để nuôi bản thân chính mình.
Theo tôi thật là :
« Khai thác, khai thác, đại khai thác (đối với dân Việt)
Thất bại, thất bại, đại thất bại » (đối với dân và nuớc Việt).
Và
Khai thác, thất bại về sau
Ngàn năm ai có khen đâu Đảng Hồ
Đây có phải dấu hiệu sụp đổ của chế độ như chúng ta thuờng thấy khi đọc Lịch Sử VN, Trung Hoa và thế giới : cuối đời nhà Chu, nhà Nguyên và nhà Thanh (thời đô hộ) cũng như thế. CSVN là chế độ Đô Hộ khắc nghiệt và sắt máu của Đảng đối với dân Việt : giai cấp Đảng Viên giầu quyền thế khai thác toàn dân nghèo. Đúng là nguời khai thác nguời. Về mặt canh tân, giáo dục….. còn tệ hơn thời Pháp thuộc. Lão Tử có nói : « Cùng tất Biến, Biến tất thông »
Qua vài hàng này Quý Vị thấy sao ? Trạng thái cực Dở này có thể là cái Hay sắp đến cho VN chăng ?.
==
TRỊNH KHẢI * QUY CHẾ TRUNG LẬP
Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn Việt Nam
Chận đứng Hiểm họa bành truớng Trung Cộng--
TRỊNH KHẢI –
Nguời Việt chúng ta đang rơi vào cái bẩy CSVN, chúng ta bàn và tán quá nhiều về cái « xác khô ». Vì vậy chúng ta đang bị chia trí trong việc trọng đại hiểm họa mất nuớc và nạn diệt vong vĩnh viễn dân Viê.t.
Đã hơn 30 năm Đảng « đã dùng cái xác khô » làm bình phong để tự che chở các sai lầm tai hại mà nhân dân VN dã phải trả bằng xuơng máu, bằng nghèo nàn lạc hậu, bằng bỏ nuớc ra đi, gia đình tan nát. Hiện nay một số Đảng viên « thừa lệnh cái xác khô » để bán « không gì quý hơn Độc Lập Tự Do » cho TC hay sao ? Nguời Việt nói chung và kẽ viết bài này nói riêng thật khó hiểu nổi ! Sau đây vài câu hỏi đuợc đặt ra :
Ạ- Chiến tranh TC và CSVN có thể xẩy ra không ?
Hiện nay TC tùy thuộc nặng nề về Kinh Tế và đầu tư của Thế Giới. TC tìm gỉai pháp kinh tế cho 1.350 triệu dân trong lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu :
1.- Theo chính phủ TC nếu hàng xuất khẩu xuống quá thấp thì suất số gia tăng Tổng Sản Luợng (TSL) (*) xuống duới mức (8%) sẽ tạo ra bạo động xã hội (émeutes sociales) trong nuớc.
2.- TC đang cố gắng gia tăng tiêu thụ trong nuớc với biện pháp: đất vẫn là tài sản quốc gia, nhưng dân đuợc quyền chuyển nhuợng quyền khai thác.
a)- Biện pháp nầy không hữu hiệu vì dân quê đâu có tiền, chỉ có ít đất gần thành thị đang phát triển nhưng đang có khủng hoảng kinh tế thì mọi đầu tư xây cất đều ngưng trệ, nhà cửa đang xuống gía, chứng khoán mất gía nặng nề hơn 70% ở Shangai (đã nhiều nhà đầu tư tự tử).
b)- Đồng luơng quá thấp (trung bình luơng công nhân 50-80 euros/tháng), an sinh xã hội không có. Công nhân, dân quê (cả tỷ nguời) rất thiếu mãi lực (pouvoir d’achat ), nạn thất nghiê.p. Tiêu thụ đang xuống.
(*) Tổng sản luợng (PIB = produit intérieur brut) = TSL.
Theo kết quả sưu tầm báo chuyên nghiệp kinh tế (khác với tuyên truyền và thống kê TC) :
TSL Nhật (1) = TSL Trung Cộng (2) + TSL Ấn Độ (3)
(1) : Dân số Nhật = 125 triệu
(2) : Dân số Trung Cộng = 1.350 triệu
(3) : Dân số Ấn Độ = 1.000 triệu
Mức sản xuất của 01 nguời Nhật :
==> 125 triệu Nhật = 1.350 triệu (Trung Hoa) + 1.000 triệu ( Ấn)
==> 01 nguời Nhật = (1.350 + 1.000)/ 125…? tuơng đuơng = 19.000 nguời (Hoa và Ấn).
c)- TC đang chuyển các hàng thiếu phẩm chất, nhất là đã bị các nuớc Âu Mỹ trả lại, qua Việt -.Miên – Lào, Phi Châu …. và các nuớc không có khả năng kiểm phẩm……..
3.- Nạn thất nghiệp gia tăng trầm tro.ng.
Theo tờ « Courrier International N° 940 » trích dịch tác gỉa Nanfang WANG (Canton - Quảng Đông) : Vì thống kê ngụy tạo, theo ước tính của cựu Bộ Truởng Lao động và Xã hội (TC) ông Tian Chiengping, TC sẽ có vào khoảng 50 triệu nguời thất nghiệp tại các thành phố và 200 triệu dân quê không có việc làm ; tổng cộng 250 triệu nguời thất nghiệp (kể cả 24 triệu nguời mới bắt đầu đi làm lần đầu) vào cuối năm 2008.
4.- TC chuyên ăn cắp bằng sáng chế (propriétés intellectuelles) – sản xuất hàng rất rẻõ và rất ít lời (marges bénéficiaires trop faibles ) nhờ khai thác công nhân, khi gặp khó khăn kinh tế thì sẽ sụp đổ. Rất nhiều chủ nhân bỏ chạy trốn.
5.- « Made in China » : vì gian lận thêm độc tố vào thưc phẩm để gia tăng tỷ lệ đạm, đồ chơi, đồ dùng, nguyên liệu …..(produits chimiques toxiques, métaux lourds, absence totale de normes de sécurité ). Sản phẩm TC đang bị thế giới chê. Tình hình kinh tế trở nên càng nghiêm tro.ng.
6.- TC sẽ đầu tư 560 tỷ Dollars (1.350 triệu dân) vào các dự án đã có và tuơng lai không thể so với Âu Châu (1.900 tỷ euros / 350 triệu dân) – Hoa Kỳ (1.800 tỷ Dollars / 245 triệu dân).
7.- Tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, quan lại địa phuơng bóc lột dân……. với các lý do này ngân hàng TC đã cho vay rất nhiều… nhưng khó lấy lại vốn (créances douteuses).
B.- Chiến tranh TC/VNCS sẽ không thể xẩy ra ? Vi không cần thiết và rất nguy hại cho nội bộ đối với TC.
1.- Xáo trộn Kinh Tế to lớn sẽ đưa đến xuất hiện « sứ quân » vì v/đ xã hội và tự trị ở các vùng giầu mạnh như : Quảng Đông – Shanghai…. đang có mầm móng tự trị. Kinh nghiệm : Vì kinh tế sụp đổ Liên Số đã sanh hơn 10 nuớc độc lập và Đảng CS Nga đã tan rã.
2.- Mỹ, Âu Châu, Nhật, Đại Hàn, Á Châu, Úc Châu …. sẽ có phản ứng Quân sự hoặc … sẽ phong tỏa kinh tế thì TC sẽ đi đến chết đói và nội loạn (implosion). Trên bản đồ của FAO (báo Le Monde) (Food and Agriculture Organization of the United Nations) về nạn đói sắp tới có tên TC.
3.- Khả năng Quân sự TC (con voi) quá thừa so với VNCS (con nhái) nhưng quá thuờng đối với thế giới, khác với tuyên truyền TC.
4.- Một nhà lãnh đạo TC đã hăm dọa các nuớc tân tiến : " TC sẵn sàng thả ra thế giới 300 triệu dân Trung Hoa .....". Vì lý do « Nhân quyền », Kinh tế, Xã hội … các nuớc trên sẽ không bao giờ có điều kiện để giải quyết, thì họ phải lo bảo vệ Chính quyền và Đảng CS tại TC để tránh đại nạn này. Để có qua có lại qua sự đóng góp trên TC để họ tha hồ khai thác dân Tầu. Ngoài ra còn lý do đã nêu lên bởi Staline : « Dân phe phẩy lúc nào cũng sẵn sàng bán giây để treo cổ chính bản thân họ »
C.- Phuơng pháp bành truớng TC như sao ?
1.- Qua Đảng CSVN : Ngày nay phe CSVN bán nuớc với chiêu bài (nào CS Đệ Tam Quốc Tế - nào Tuơng thông lý tuởng – nào Tuơng đồng văn hóa – nào Tuơng quan định mệnh v. v.... ) đã quá ro rệt và bỉ ổi : họ đang đàn áp tàn nhẫn nguời Việt chống xâm lăng TC. Tại sao lại có thái độ này đuợc ? Sự tự phỉ nhổ, lại phỉ nhổ lên ông bà, tổ tiên của cả dân tộc Việt không nhục sao ?
Những nguời Việt yêu nuớc (một số Đảng viên các cấp nằm trong Nhà Nuớc, Quân Đội, Công An, cán bộ, dân chúng .....) trong và ngoài nuớc, chúng ta cần phải làm gì ? Đây là hiểm họa mất nuớc diệt vong : mồ mả tổ tiên, ông bà , cha mẹ........ sẽ bị TC quật lên để lấy chỗ nuôi heo, gà..... Nếu chúng ta can đảm cùng có phản ứng mạnh dạn thì "sự bán nuớc Việt sẽ phải chấm dứt".
2.- Áp lưc Quân Sự TC gia tăng thuờng xuyên lung lạc tinh thần dân Việt
3.- Áp lực Kinh Tế : Tiền giả - đòi nợ chiến tranh - chuyển hàng mục đích phá Kinh Tế VN - không để VN khai thác tài nguyên trên biển và những biện pháp bỉ ổi khác…
4.- Áp lực nhân sự. TC đang ào ạt chuyển nguời qua Việt, Miên, Lào … Một nhà học gỉa Lào vừa than : " Nuớc Lào đang trở thành Tây Tạng thứ hai", đại họa này còn nặng nề hơn nữa ở VN.
5.- Thủ đoạn « tầm gửi lấn cành » - Cây tầm gửi (plante parasite) khi đã nhập vào cây khác thì hút nhưạ để sống rồi lan qua cành khác không bao giờ ngừng……- : Lời hứa toàn vẹn lãnh thổ VN của Tổng Thống Bush với Thủ Tuớng Nguyễn Tiến Dũng không bao gìơ thi hành đuợc truớc Công Pháp Quốc Tế.
Lý do. CSVN chính thức chuyển nhuợng cho TC : Đất, Đảo, Hải phận, Bờ biển ……mở cửa biên giới … Đâu có sự cuỡng đoạt bằng quân sự….. đây chỉ là kết quả bang giao giữa 2 quốc gia Độc Lập - Tự Do cùng nằm trong LHQ theo đúng Công Pháp Quốc Tế.
6.- TC đang lấn đất, tuớc đoạt Kinh Tế, lũng đoạn chủ quyền, cài nguời trong cả Trung Ương Đảng CSVN. Còn đâu ở VN các danh từ : Chủ quyền Quốc gia – Dân quyền – Nhân quyền. Dân Việt đang gián tiếp và trực tiếp thành nô lệ.
\
7.- Bài học Liên Sô vẫn còn đó ( Tiệp Khắc - Ba Lan ….), chỉ cần Đảng CSVN yêu cầu thì quân TC sẽ tràn từ Phía Bắc Ải Nam Quan (đã cho TC), từ biển (đã cho TC : Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh – Hoàng Sa - Truờng Sa ..) ……… họ sẽ lùa hàng triệu dân ( kẻ địch mà) đi truớc (đỡ đạn, xáo trộn …) tràn ngập hết hàng phòng thủ, quận, tỉnh v. v.
Trong vòng 10 ngày là Quân TC đến đuợc Hà nô.i. Thế giới không ai trở tay ki.p. Truờng hợp Tây Tạng đã đuợc giải thích ngụy biện, ngang nguợc : « Tây Tạng và Trung Quốc đã là thuộc địa Mông Cổ » (nhà Nguyên) vì vậy ngày nay 2 nuớc này là một, đối với Mãn Thanh, Nội Mông cũng vâ.y.
8.- Tới giai đoạn không đảo nguợc đuợc nữa « le non retour ». Chính sách TC sẽ biến thực tế VN trở thành « huyện » TC với « thái thú địa phuơng » (CSVN) quản lý như tại các nuớc nạn nhân trên : Trăn nuốt mồi không bao giờ nhả. Đảng CSVN rồi cũng sẽ bị hủy diệt như ở Mãn châu, Nội Mông, Tây Tạng đúng như cácCụ thuờng nói : « Hết thỏ thì giết chó săn ».
9.- Đồng hóa vĩnh viễn dân Việt qua thời gian để VN trở thành nghèo mạt như các dân tộc này.
D.- Truớc hiểm họa khẩn truơng Mất Nuớc Diệt Vong, giải pháp của VN như thế nào ?
1.- Nếu Đảng CSVN cứ tiếp tục dâng hiến đất, các nguời Việt yêu nuớc không có phản ứng tuơng xứng thì chúng ta nên nhìn sự thật : Mỹ, Nhật, Âu Châu …… đuơng nhiên phải lo quyền lợi của chính họ truớc. Truớc sự việc này tuyên truyền chính trị của Đảng không còn nghĩa lý gì. Các Cụ đã nói : « Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin » nay Đảng đang trở thành : « Vạn sự bất tín, nhất sự bất tin » .
2.- Trách nhiệm nguời Việt yêu nuớc.
Mỗi chúng TA (hải ngoại, quần chúng, đảng phái chính trị, quân đội,..... đảng viên CS...) đều có nhiệm vụ truớc hiểm họa này. Qua bao nhiêu năm chiến tranh "củi đậu nấu đậu", đây là lúc phải có giải pháp cấp thời : vì quyền lợi đất nuớc, vì tồn vinh dân tộc chúng ta phải đi đến một quyết định chung.
Chúng ta đều có sự khác biệt : tuổi tác, giải pháp, tham vọng, hiêu biết, chính trị, trình độ kiến thức ........ nên đến lúc hiểm họa tầy trời, các phe chống đối và Đảng viên yêu nuớc bất mãn vẫn chưa thoát đuợc sự nghi kỵ, khác biêt, phản đối lẫn nhau....nên chúng ta chưa bao giờ đi đến giải pháp nào cho đất nuớc : kẻ bán nuớc cứ tùy nghi bán nuớc, buôn dân và đán áp tàn bạo các nguời yêu nuớc. Đây là sỹ nhục cho toàn thể dân tộc Việt Nam : quỳ gối truớc kẻ địch, đạp trên đầu dân.
3.- Chận đứng thủ đoạn bành truớng TC qua LHQ vơi sự hổ trợ các nuớc trên Thế Giơi.
Truớc việc xâm lăng TC, sự thật VN không đủ khả năng để tự giải quyết đuơ.c. Khi bất ổn xã hội trầm trọng, TC sẽ trở nên rất nguy hiểm cho chính dân Trung Hoa qua sự đàn áp sắt máu và để đánh lừa dân (thống nhất nhân tâm), họ sẽ xử dụng ép buộc và cưỡng bắch đối với VN (bọn lãnh đạo CSVN đã nằm trong tay họ!). Để bảo đảm « Độc Lập Tự Do » của đất nuớc, giải pháp hữu hiệu qua Liên Hiệp Quốc là Quy Chế TRUNG LẬP VĨNH VIỄN cho VN.
Chúng ta thử tìm hiểu về giải pháp này.
Ị- Tóm luợc lịch sử về Trung Lâ.p.
Mục đích để tránh ngộ nhận và hiểu lầm về danh từ Trung Lập đã quá bị lạm dụng trong chiêu bài tuyên truyền chánh trị đấu tranh CS. Danh từ này (Neutralité) đuợc cả thế giới dùng, riêng VN thì luôn luôn tránh né thì làm sao ai hiểu đuợc chúng ta ? Các danh từ đuợc sáng tác chỉ có giá trị với nguời sáng tác mà thôi !
Ạ- Nuớc Thụy Điển - La SUÈDE.
Chiến tranh giữa Napoléon Ier và Âu Châu đuợc kết thúc vào năm 1814, nhờ đó Thụy Điển đã có thời cơ trở thành Trung Lập (Neutralité occasionnelle)…… nghĩa là vào thời bình họ không tham gia các liên minh quân sự, và giữ thế Trung Lập vào thời chiến
Với lý do bảo toàn lãnh thổ Thụy Điển đã thi hành chính sách Trung Lập vũ trang dặt trên khả năng tự vệ của chính mình, do đó họ đã không gia nhập OTAN (Liên Minh Quân Sự phòng thủ Bắc Âu).
Trung Lập của Thụy Điển đã đã đuợc thi hành nghiêm chỉnh qua Thế Chiên thứ nhất (1914 – 18) , Thế Chiến thư hai (1936-45) và Chiến Tranh Lạnh, cũng nhờ vậy Thụy Điển đã không bị tàn phá do Chiến Tranh lại kiếm bao nguồn lợi tức cho đất nuớc vì họ vẫn giao thuơng với mọi thành phần trong các cuộc chiến.
Thể chế chính trị Thụy Điển : Dân Chủ trực tiếp (Démocratie directe) - Bầu trực tiếp là thuộc dân quyền (droit du citoyen).
B.- Nước THỤY SỸ - La Suisse.
Xưa kia THỤY SỸ nằm trong Liên Minh chống Napoléon Ier nhờ đó khi hết chiến tranh họ đuợc Đại Hội Nghị các nuớc liên minh (Congrès de Vienne en 1815) chấp thuận Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn. Cho tới ngày nay văn kiện này vẫn đuợc thi hành, bảo vệ nền Trung Lập Vĩnh Viễn và toàn vẹn lãnh thổ của THỤY SỸ qua các Thế Chiến. Trong Hiến pháp THỤY SỸ, Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn đã đuợc ghi rõ ràng :
Điều 185 : (Le Conseil fédéral) Hội Nghị Liên Bang có thẩm quyền quyết định mọi hành động để bảo toàn lãnh thổ, Độc Lập và Trung Lập của THỤY SỸ .
Điếu 173 : (L'Assemblée fédérale) Hội Đồng Liên Bang cũng có thẩm quyền như trên.
Thể chế chính trị THỤY SỸ : Dân Chủ trực tiếp.
C.- Nước ÁO – L’Autriche.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến Áo quốc đuợc đăt duới kiểm soát và sự đóng quân của Đồng Minh : L’URSS – les Etats Unis – la France – l’Angleterre. Để tránh mọi va chạm giữa 2 khối Đông và Tây các nuớc trên và Áo đã thực hiện Hiệp Ước Quốc Tế ngày 15 mai 1955 : Nuớc Áo đuợc Độc Lập và Dân Chủ, sau đó sẽ đi đến Trung Lập Thuờng Trực và Trung Lập vũ trang.
Thể chế chính trị ÁO Quốc : Dân Chủ trực tiếp.
Điều 9a trong Hiến Pháp Liên Bang Áo Quốc :
Áo Quốc đặt trọng tâm vào bảo vệ toàn lãnh thổ của mình. Mục đích chính bảo toàn nền Độc Lập đối ngoại, chu toàn toàn vẹn lãnh thổ Liên Bang, đặc thù là tôn trong và gìn giữ nền Trung Lập thuờng trư.c.
Qua điều kiện trên thể chế pháp lý, hành động liên đới, Tự Do Dân Chủ của Dân sẽ đuợc bảo toàn và thi hành truớc mọi xâm luợc ngoại bang.
IỊ- QUY CHẾ TRUNG LẬP VĨNH VIỄN VN.
Qua tóm luợc lịch sử Trung Lập :
Để đạt thể chế Trung Lập (1814) : 1.- Thụy Điển đã dựa vào chiến thắng Liên Minh chống Napoléon Ier – 2.- Áo Quốc dựa vào 4 cuờng quốc đang chiếm đóng le 15 mai 1955 – 3.- THỤY SỸ cũng dựa vào Đồng Minh chiến thắng (Congrès de Vienne en 1815).
So với các nuớc trên VN nay là 1 nuớc Độc Lập và thành viên không thuờng trực của Hội Đồng Bảo An LHQ. Qua đó VN không cần qua các đuờng lối kể trên, tự do sữa đổi Hiến Pháp để trở thành 1 nuớc Trung Lập Vĩnh Viễn vì đó là nguyên tắc cơ bản tuyệt đối về Chủ Quyền Quốc Gia Độc Lập, Tự Do thành viên HĐ BA LHQ dựa theo nguyên lý cơ bản của lập hiến chế độ (le principe de la constitutionnalité).
Truớc sự bành truớng tàn bạo TC, VN cần có giải pháp cấp thời hữu hiệu : (Statut) Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn trong Hiến Pháp không trái lại Công Ước Quốc tế nghĩa là :
1.- Không tham gia liên minh Quân Sự vào thời bình cũng như thời chiến để tránh bị lôi cuốn vào mọi xung đột tuơng lai.
2.- Thành lập Thể Chế Trung Lập Vũ Trang để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và Quy chế Trung Lập Vỉnh viễn của mình. Nhiệm vụ chính của Quân Đội là tự bảo vệ đất nuớc.
3.- Giao thuơng công bằng với mọi quốc gia khi xẩy ra xung đô.t. Vào thời bình VN sẽ hoàn toàn Tự Do vô hạn chế về ngoại giao và ngoại thuơng với toàn Thế Giới.
4.- Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn của VN sẽ đuợc chính thức thừa nhận trong Hiến chuơng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Khi các nuớc thành viên LHQ thừa nhận Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn, họ sẽ phải tôn trọng và bảo vệ VN truớc mọi đe dọa ngoại bang.
Thể chế chính trị Việt Nam : Dân Chủ trực tiếp.
Ạ- An Ninh Việt Nam.
Truớc đe dọa Kinh Tế, xâm phạm lãnh thổ và bành truớng Quân Sự TC, VN cần phải dựa vào Công Pháp Quốc Tế (LHQ) và đóng góp của Thế Giới để tự vệ truớc hiểm họa ngoại xâm.
Ý thức đuợc hiểm họa bành truớng TC, Nhật và Hoa Kỳ vừa qua đã ký kết Hiệp Ước Liên Minh Quân Sự ngày 01.05.06 : Thành lập Cơ Quan Chỉ Huy Quân Sự Chung Mỹ Nhật để bảo vệ vùng biển Nam Hàn và eo biển Đài Loan nghĩa là Đài Loan.
Là nạn nhân chính thật của TC, CSVN lại chỉ có phản ứng ngụy tạo ? ! Tại sao ? Các Đảng viên yêu nuớc đâu cả ? Quý vị đã chấp nhận "lưu xú vạn niên" hay sao ? !
Đây là đất nuớc của tổ tiên để lại, là tuơng lai cho hàng hàng lớp lớp bao nhiêu thế hệ trẻ sau này. Ai trong chúng ta sẽ có khả năng hiểu nổi tình trạng này ?
B.- Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn VN.
Trên bình diện chính trị toàn cầu, đã đến lúc cả Thế Giới nhận thấy tầm mức cực kỳ quan trọng của Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn VN, mặc dù là nuớc nhỏ bé, nghèo nàn lạc hậu vì sai lầm chính trị. Truớc sự bành truớng Quân Sự TC (expansionnisme chinois) trên đất, đảo, biển, đuờng giao thông …. trên toàn biển Đông, VN đang trở thành hàng phòng thủ tối quan trọng cho cả Đông Nam Á và thế giới.
Vì lý do trên, vì công pháp quốc tế, Thế Giới sẽ phải ủng hộ Chủ quyền VN về Quy chế Trung Lập và nền Ngoại Giao Trung Lâ.p. Đây cũng là nguyện vọng « Độc Lập Tự Do » của đại đa số nguời Việt trọng mọi thành phần (quân, dân, cán bộ, việt kiều, đảng phái v. v. …).
Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn VN sẽ đem lại Hòa Bình trên toàn cõi Đông Nam Á và đối nội sẽ đứa đến phát triển Kinh Tế với sự Hợp tác giữa mọi thành phần chính trị và nguời Việt trong và ngoài nuớc. Đây là tuơng lai huy hoàng cho đất nuớc và hạnh phúc cho toàn dân.
Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn sẽ đuợc ghi vào Hiến Pháp : Ngoại Giao Trung Lập – Thể Chế Trung Lập chính trị (régime politique de neutralité) trong nuớc : Dân Chủ Trực Tiếp có nghỉa rằng tất cả mọi xu huớng chính trị, tất cả tôn giáo, tất cả công dân và sắc tộc, tôn trọng luật pháp VN và luật phát Quốc Tế, đều đuợc chính thức thành lập đảng phái hoạt động chính trị.
C.- Luật Pháp VN và Luật Pháp Quốc Tế.
Đặt trên cơ bản Thể Chế Dân Chủ Trực Tiếp và để tránh mọi biến thể chính trị trong tuơng lai, VN (cũng như Thụy Sỹ) thi hành nguyên tắc như sau :
** Truớc thay đổi thuờng xuyên vì sự toàn cầu hóa, để thi hành Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn của mình, VN luôn luôn chấp nhận mọi Luật Pháp Quốc Tế hiện hành và mọi sữa đổi trong tuơng lai, và sẽ ghi vào nền Luật Pháp VN Trung Lập như đã đuợc định nghĩa nói ở trên.
** Luật Pháp Quốc Tế đuơng nhiên đuợc chuyển vào Luật Pháp VN không cần qua văn kiện chính thức đặc biệt nào cả. (*)
D.- Tiên quyết Luật Pháp Quốc Tế.
Đây là nguyên tắc pháp lý tránh các lạm dụng sau này sửa đổi Luật Pháp VN do các đảng phái.
Để bảo đảm Quy Chế Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn, mọi Luật Pháp mới hay mọi sữa đổi phải tôn trọng triệt để (sine qua non) 3 điều kiện sau đây ( theo kinh nghiệm Thụy Sỹ) :
1.- Sự Tiên quyết (la primauté) Luật Pháp Quốc Tế …. nghĩa là khi đuợc hình thành Luật Pháp VN không được vuợt qua Luật Pháp Quốc Tế (*).
2.- Sự Tất đúng (l’infaillibilité) Luật Pháp Quốc Tế …. nghĩa là mọi dự án Luật Pháp VN lúc nào cũng phải tôn trọng Luật Pháp Quốc Tế.
3.- Không có sự ngoại lệ vì Quy Chế TL VV VN đuợc thành lập duới sự bảo trợ LHQ để giữ gìn toàn vẹn tổ quốc về mặt đối ngoại và đối nội là Dân Chủ Trực Tiếp, Tự Do, Hạnh Phúc của toàn Dân.
(*) Sự Tiên quyết Luật Pháp Liên Bang Âu Châu (Union Européenne) đối với các nuớc thành viên : Luật Pháp Liên Bang Âu Châu phải đuợc ưu tiên tôn trọng và sẽ đuợc chuyển vào Luật Pháp của mỗi Nuớc thành viên.
Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn VN đuợc ghi trong Hiến Pháp sẽ đuợc chính thức thừa nhận trong Hiến Chuơng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Kết luận :
Quy chế Trung Lập Vĩnh Viễn VN sẽ Chận đứng Hiểm Họa bành truớng TC.
Nếu VN tiến đến Thể Chế Dân Chủ Trực Tiếp, việc gì sẽ xẩy ra sau đó đối với xã hội mới ? Tôi không dám đi sâu hơn nữa, vì thật ra cái « thay đổi mới » sẽ xây dựng trên tàn dư của xã hội cũ sụp đổ. Mọi việc sẽ trở nên khá phức tạp : pháp chế, quy chế, phong tục, tập quán…… phần nào sẽ còn lại, phần nào sẽ tan biến ? Đây sẽ là cuộc cách mạng toàn diện về : chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, tư tuởng, nhân sinh, ngôn luận……cùng lúc sẽ có cái hay và không hay lan tràn khắp nơi, chúng ta không tìm thấy trong lịch sử truờng hợp sẽ xẩy ra ở VN.
Đây là trách nhiệm chung của toàn thể Dân Việt : cũng có kẻ thờ ơ, cũng có nguời lợi dụng vì Quyền Lợi cá nhân hoặc Đảng phái, cũng xẩy ra không ít « lưu xú vạn niên »……và cũng sẽ nhiều « công thành danh toại », cũng nhiều danh nhân trở nên « lưu danh thiên cổ ». Ông Talleyrand (Charles Maurice de), nhà ngoại giao lừng danh đã cứu nuớc Pháp khỏi tan rã sau thất bại của Napoléon Ier, đã nói : « Mỗi dân tộc đều đúng với lịch sử của chính họ».
Tất nhiên Chúng ta có thể tin rằng : Tuơng lai Đất Nuớc, Hạnh Phúc Nhân dân sẽ hoàn toàn nằm trong tay nguời Việt ; nhưng truớc mắt chúng ta sẽ có kẻõ mạnh nguời yếu, nguời giầu kẻ nghèo, nguời dại kẻ khôn ….sự công bằng tuyệt đối sẽ không bao giờ có hoặc chỉ có trong tuyên truyền chính trị láo phét, bịp bợm hoặc sẽ đưa đến cuỡng bách, nô lệ …. như vào thời CS trên thế giới.
Theo lịch sử nhân loại, tôi tin rằng : tất cả phe nhóm, đảng phái……tôn giáo dựa theo « giai cấp » chỉ có mục đích lôi kéo kẻ khác vì Quyền Lợi để duy trì độc tài, độc đoán….sẽ đi đến tan vỡ và tàn lu.i.
Paris tháng Giêng năm 2009
TRỊNH Khải
Ủy Ban Vận Động Quy Chế Trung Lập Vĩnh Viễn cho Việt Nam
Président : Vũ Quốc Thúc
TIẾN SĨ A.VUVING * VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
(Tại biên giới Việt Hoa, Cộng sản Việt Nam làm đài nhớ ơn Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam , dạy Việt Nam một bài học năm 1979 )
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090217_vuving_china_vietnam.shtml
Tiến sĩ Alexander Vuving
Viết riêng cho bbcvietnamese.com
từ Mỹ
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090217_vuving_china_vietnam.shtml
Tiến sĩ Alexander Vuving
Viết riêng cho bbcvietnamese.com
từ Mỹ
Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủcũng phải canh cánh câu hỏi: Khi nào thì anh ta có thể đánh mình, vàlàm sao để mình không bị anh ta đánh?Đây cũng là một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng vàngoại giao của Việt Nam, và anh hàng xóm khổng lồ của Việt Nam làTrung Quốc.
Quy luật lịch sử
Khi nào thì Trung Quốc có thể đánh Việt Nam?
Tương lai không thể nóitrước được, nhưng nếu lịch sử cho thấy có quy luật thì có nhiều khảnăng quy luật đó sẽ tiếp tục ứng nghiệm trong tương lai. Lịch sử từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ba lần lớnvà một số lần nhỏ hơn Trung Quốc ra quân đánh Việt Nam.
Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay ViệtNam Cộng hòa.
Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trênbộ, vào sâu nhiều chục cây số, phá huỷ cơ sở vật chất, rồi rút về sauđúng một tháng.
Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận cácđảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếmđá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.
Những lần đánh nhỏ hơn bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộcchiến 1979, liên tục cho đến năm 1988. Trong thời gian này, TrungQuốc đã chiếm được một số điểm cao chiến lược dọc biên giới như ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Định (tỉnhLạng Sơn). Các cuộc lấn chiếm này dường như đã được hợp pháp hóa tại Hiệp ước biên giới trên bộ năm 1999.
Ngoài ra, trên quần đảo Trường Sa sau năm 1988, Trung Quốc đã chiếmthêm các bãi đá ở gần vị trí đóng quân của Việt Nam như Én Đất (EldadReef) và Đá Ba Đầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đóchiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995.
Thế và Thời Tư duy chiến lược Trung Hoa đặc biệt coi trọng chữ Thế và chữ Thời.
Các cuộc tấn công Việt Nam cho thấy có một quy luật khá nhất quántrong
việc Trung Quốc chớp thời cơ vào lúc thế của họ đi lên và thếcủa đối
phương đi xuống để tung quân ra đánh.Thời điểm tháng 1-1974, Trung Quốc
đánh Hoàng Sa đang do Việt NamCộng hòa kiểm soát là sau khi Mỹ cam kết
chấm dứt can thiệp quânsự ở Việt Nam (Hiệp định Paris tháng 1-1973) và
Quốc hội Mỹ cấm Chínhphủ can thiệp trở lại (Tu chính án Case-Church
tháng 6-1973), tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực và khiến cho
Việt Nam Cộng hòa chới với không nơi nương tựa. Trong khi đó thế của
Trung Quốc đang dâng lên với việc Bắc Kinh trởthành một thành viên
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng10-1971) và từ địa vị kẻ
thù của cả hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) trởthành đối tác của Mỹ (với
Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2-1972). Trung Quốc tấn công Việt Nam
năm 1979 là để trả đũa Việt Nam đưa quânvào Campuchia nhưng cũng là khi
thế của Việt Nam đi xuống trong khithế của Trung Quốc đi lên. Một tháng
sau khi Việt Nam và Liên Xô ký liên minh quân sự (tháng11-1978) thì
Trung Quốc và Mỹ cũng tuyên bố lập quan hệ ngoại giao.
Đồng thời, Việt Nam đang bị thế giới ngoài phe Liên Xô tẩy chay vìchiếm đóng Campuchia nên thế của Việt Nam đang xuống rất thấp.Các cuộc tấn công của Trung Quốc dọc biên giới trong các năm từ 1980đến 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lậpvới thế giới bên ngoài trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của ViệtNam, cũng bị cô lập trên trường quốc tế (do đưa quân vào Afghanistan)và, cộng với những khó khăn kinh tế, phải đi vào giai đoạnhòa hoãn vàthỏa hiệp với Trung Quốc cũng như phương Tây. Chiến dịch chiếm một phần Trường Sa năm 1988 của Trung Quốc khởi sự từnăm 1986, khi Liên Xô chuyển sang nhượng bộ chiến lược với phương Tâyvà Trung Quốc, đồng thời rục rịch rút lui ảnh hưởng khỏi Đông Nam Ácũng như toàn thế giới.Hai nước Việt Trung đã quyết định xong về biên giới trên bộ Bài nói tại Vladivostok của lãnh tụ Liên Xô Gorbachov ngày 28-7-1986 tỏ ý Liên Xô sẵn sàng chấp nhận các điều kiện Trung Quốc đưa ra để bình thường hóa quan hệ Xô-Trung (Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và giảm căng thẳng ở biên giới Xô-Trung, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia) đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong chính sách của Liên Xô ở châu Á, đồng thời cũng là chỉ dấu cho thấy thế của Liên Xô đi xuống và thế của Trung Quốc đi lên. Trong các năm sau, việc Liên Xô rút lui trong khi Mỹ không trám vàoĐã thực sự tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực.
Trong khi ấy Việt Nam vẫn bám vào Liên Xô mà không phá được thế bị côlập. Một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điềuchỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phươnghóa" chỉ được thông qua vào tháng 5-1988, hai tháng sau vụ đụng độ ởquần đảo Trường Sa. Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 1980-1988 cóthể coi là dư chấn của cuộc chiến năm 1979. Các cuộc chiếm đảo ởTrường Sa thời kỳ 1990-1992 cũng có thể coi là dư chấn của chiến dịchnăm 1988. Thời kỳ 1980-1988, Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập trong khi LiênXô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏahiệp với Trung Quốc.
Thời kỳ 1990-1992, tuy là những năm Trung Quốc bị phương Tây cô lậpphần nào sau vụ Thiên An Môn, cũng lại là những năm Việt Nam mất hẳnchỗ dựa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong khi vẫn chưa được nhận vàoASEAN và chưa bình thường hóa quan hệ được với Mỹ. Việt Nam làm gì? Hiện nay Việt Nam có thể làm gì để Trung Quốc không đánh?
Lý thuyếtquan hệ quốc tế gợi ý năm phương pháp chính:1) cùng chung một nhà,
2) ràng buộc bằng lợi ích,
3) ràng buộc bằng thể chế,
4) răn đe quân sự,
5) răn đe ngoại giao.
Thứhai, Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là đồng chí chứ không phải đồng minh.
Thứ ba, lịch sử cho thấy quan hệ "gắn bó như môi với răng" giữa Hà Nộivà Bắc Kinh vẫn không ngăn được Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa,nẫng tay trên người "đồng chí anh em" Bắc Việt.
Phương pháp "ràng buộc bằng lợi ích" sẽ không ngăn được Trung Quốcđánh ở Biển Đông vì lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông có vị trí rấtcao trong chiến lược lớn của Trung Quốc. Biển Đông là yết hầu conđường tiếp tế vật tư và nhiên liệu cho Trung Quốc từ TrungĐông, châuÂu, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, với 2/3 lượng dầu khí nhập khẩu và4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Biển Đông cũng là bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, một khu vực mà nếuTrung Quốc khống chế được thì sẽ có thể quy phục được Nhật Bản vàtrung lập hóa cả Mỹ lẫn Ấn Độ, còn nếu Trung Quốc không khống chế đượcthì sẽ không thể ngoi lên địa vị đứng đầu châu Á. Trung Quốc không cólợi ích nào ở Việt Nam, kể cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, lớnhơn lợi ích ở Biển Đông để Trung Quốc phải đánh đổi.
Phương pháp "ràng buộc bằng thể chế" càng khó ngăn cản Trung Quốc ratay khi cần thiết vì Trung Quốc cũng như các nước lớn khác chỉ tuânthủ thể chế quốc tế nếu thể chế ấy phục vụ lợi ích chiến lược của họ.Trong trường hợp lợi ích chiến lược của họ đòi hỏi làm khác đi, họ sẽcó cách giải thích thể chế quốc tế theo kiểu riêng để biện minh chohành động của mình. Trung Quốc đã làm như thế khi xâm lăng Việt Nam năm 1979, nói rằng đểtrừng phạt Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đây không phải là đặc điểmriêng của Trung Quốc mà các nước lớn đều như vậy. Mỹ và phương Tâyđánh Nam Tư rồi tách Kosovo ra khỏi nước này hay Nga đánh Gruziarồi tách Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi nước này đều nói là dựatrên luật pháp và thể chế quốc tế nhưng đó là luật pháp và thể chếquốc tế theo cách giải thích riêng của họ.
Phương pháp "răn đe quân sự" không phải là cách mà Việt Nam có thể làmvới Trung Quốc trong lúc này vì Việt Nam không có vũ khí hạt nhân đểrăn đe chiến lược (trong khi Trung Quốc có) và lực lượng quân sự thôngthường của Việt Nam hiện còn quá yếu để có thể tạo sức mạnh răn đechiến thuật đối với Trung Quốc. Ải Chi Lăng là di tích lịch sử nhắc lại trận quân Lê Lợi chém Liễu Thăng hồi thế kỷ 15
Còn lại duy nhất phương pháp "răn đe ngoại giao".Phương pháp này là dùng quan hệ với các nước mạnh hơn Trung Quốc và áp lực của quốc tế để Trung Quốc không dám đánh Việt Nam. Hiện nay trong khu vực, Trung Quốc vẫn phải kiêng dè Mỹ, do đó Việt Nam quan hệ càng gần gũi với Mỹ bao nhiêu càng có tác dụng răn đe bấy nhiêu. Một điểm nữa Việt Nam có thể tận dụng là Trung Quốc muốn thế giới tin rằng họ không phải là mối đe dọa đối với các nước. Nếu những lấn lướt ức hiếp của Trung Quốc với Việt Nam được thế giớiquan tâm và hiểu như bước đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với họthì thứ nhất, chúng có thể làm Trung Quốc yếu thế đi, và thứ hai, đócũng là một lý do để Trung Quốc phải cân nhắc kỹ hơn nếu có ý địnhđánh Việt Nam.
Bài học lịch sử
Quy luật rút ra từ lịch sử ba lần Trung Quốc đánh Việt Nam và qua phântích năm phương pháp nói trên cho thấy để tránh không bị Trung Quốcđánh, Việt Nam phải làm được ba điều. Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếpquả là rất khó nhưng vẫn có thể được.
Thứ nhất, phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế,đặc biệt chú ý trong tương quan với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thêmbạn thì Việt Nam cũng phải có thêm bạn mạnh hơn và nếu Trung Quốc xíchlại gần các nước thì Việt Nam còn phải xích lại gần các nước hơn.Không bao giờ được để Việt Nam ở thế cô lập hơn Trung Quốc trên thếgiới.
Thứ hai, phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực vàphải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quanlực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam.
Thứ ba, phải sáng suốt tìm ra ai là kẻ mạnh trong khu vực và đâu làchỗ yếu của Trung Quốc để thực hiện kế răn đe ngoại giao. Trong dài hạn, chỉ có kết hợp răn đe ngoại giao (kết thân với nước lớn và tranh thủ dư luận thế giới) với răn đe quân sự (quân đội mạnh, đặc biệt hải quân và không quân) và liên tục nâng cao vị thế quốc tế của mình thì Việt Nam mới có thể tương đối yên tâm không bị Trung Quốc đánh. Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được, nhất là khi anh hàng xóm đó chưa phải là kẻ mạnh nhất trong vùng.
Bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả, tiến sĩ Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng và Chính phủ Hoa Kỳ.
Lam Dang
THƠ TUỆ QUANG TÔN THẤT TUỆ
MỪNG NHAU TUỔI THỌ
Lời giới thiệu của Vạn Mộc cư sĩ:
Đây là một trong những bài thơ đặc sắc của hải ngoại. Thơ mang nỗi khổ đau của thân phận con người, của kẻ vong gia thất quốc phải sống kiếp lưu đày nhưng rất thiết tha tình người, nghĩa vợ chồng và lòng yêu nước, một đất nước đã rơi vào tay bọn bạo quyền bán nước hại dân và cúi đầu trước quân phưong Bắc xâm lược.
Cái thuở "vườn chè trăng sáng" ấy,
Hững hờ như một giấc Nam Kha.
Năm mươi năm vùn vụt trôi qua,
Tình rất thực mà đời như huyễn mộng.
Người đã cùng ta hòa chung nhịp sống
Chuyến vĩễn trình gắn bó cùng đi,
Vinh nhục buồn vui tất cả những gì,
Còn lại đó rõ ràng trong ký ức.
Tháng lại ngày qua giao mùa tới lúc
Gió buốt lạnh gieo vàng khóm cúc,
Rừng lá thay màu, tuổi tác sang thu.
Bóng sắc hoa niện xa tít mịt mù,
Người có khi nào tưởng tiếc?
Nét kiều diễm thuở thiên đường diễm tuyệt,
Ta cảm ơn người đã cho một đàn con.
Đưá dại, đưá khôn, đưá hiền, đưá nghịch,
Những tất cả đưá nào cũng biết,
Góp vào đời nghĩa sống rất chân phương.
Một đêm tối trời vĩnh biệt quê hương
Nhà cửa, ngựa xe để lại sau lưng cho bầy dã thú.
Ta suốt đời chưa hề là thủy thủ
Bỗng dưng thành hoa tiêu
Biển loạn cuồng lưu.
Gió chướng trở chiều
Thuyền trôi lạc gần ba trăm dặm.
Suốt năm ngày đêm biển đông thăm thẳm
Bao nỗi đắng cay
Mặt nước chân mây vời vợi.
Tử thần bủa lưới khắp chung quanh.
Sóng gió trùng dương tàn nhẫn đến vô tình
Con rơi xuống biển lòng ta quặn thăt.
Tìm thấy tự do thì quê hương xa lắc
Người lại theo ta tiếp tục cuộc phiêu du.
Trôi nổi xứ người mỗi độ vào thu,
Cây lá thay màu, tóc mình đổi sắc.
Những ngày tháng phù trầm lưu lạc,
Chất chồng lắm nỗi gian truân.
Rời chốn bảng đen phấn trắng của học đường,
Người bình thản dấn thân vào lao động.
Nhẫn nại hòa mình vào cuộc sống.
Giúp ta dựng lại cơ đồ.
Gắng tân khổ nuôi đàn con ăn học.
Khanh tướng công hầu thăng trầm vinh nhục,
Người xem chừng như áng phù vân.
Năm tháng trôi xuôi, quá khứ xa dần,
Tuổi ngọc đó nay trở thành tuổi hạc.
Người tới thất tuần, ta ngoài bảy chục,
Ngoảnh mặt lại cánh thiên thần vụt mất,
Hồn ta cảm khái lâng lâng.
Ôi kiếp nhân sinh thì ngắn ngủi,
Vòm trời đất lại vô cùng.
Còn lại hôm nay một chén rựơu nồng,
Ta xin cạn để mừng người tuổi thọ.
Lỡ mai mốt khi trở trời trái gió,
Chiếc gậy cầm tay hay với chiếc xe lăn,
Ta dìu nhau lê nốt đoạn đường trần
Hãy sắp sẵn hành trang, cười lên ngạo nghễ.
Gian khổ chông gai có gì đáng kể
Kiếp phù sinh ắt sẽ qua mau.
Uống cạn chén này đời thoảng giấc chiêm bao,
Rồi phải tới một ngày định mệnh.
An bài trên con thuyền bào ảnh
Một sẽ ra đi đến tận ven trời
Phút tiễn đưa nhau e lắm ngậm ngùi
Người đi rồi chuyện đời nào hay biết
Chỉ kẻ ở hẳn lòng buồn da diết
Tháng ngày ôn nhớ chuyện thân thương
Đập cổ kính chẳng tìm ra bóng cũ,
Xếp tàn y không nhặt đủ hương xưa.
Nếu dĩ vãng trót vô tình lầm lỡ,
Chắc ăn năn hối tiếc cũng cũng dư thừa.
Nhân kiếp lụy phiền sáng nắng chiều mưa.
Tạm quên hết để nâng chén ta mừng nhau tuổi thọ.
Trong thác loạn giữa giòng đời lộng gió,
Tha phương này mình chỉ có nhau thôi
Vẫn sẽ chung chia cay đắng ngọt bùi,
Thắp sáng lên đi đạo lý con người,
Mà sống vuông tròn tình nghĩa.
Uống một chén thương nước nhà hưng phế,
Hết hai chén cười cuộc thế bể dâu.
Chén thứ ba giành để chúc nhau,
Người đến thất tuần, ta ngoài bảy chục.
Tuổi thọ này là nợ trần haylà cõi phúc
Thì cũng đành trang trải cho xong.
Bỏ mặc buổi thu buồn lá đổ bên sông,
Cạn chén nữa ta mừng nhau tuổi thọ.
Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ.
NGUYÊN PHONG * VỀ MỎ BÔXIT
Quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông
SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH
Nguyên Phong
http://www.diendan.org/viet-nam/richdocument.2009-02-11.8627167155/
Mặc dầu bị kiểm duyệt và khiển trách, từ tháng 10.2008 đến nay, báo chí Việt Nam đã công bố nhiều phát biểu, kiến nghị của các nhà khoa học, nghiên cứu, văn hoá và cách mạng lão thành yêu cầu dừng ngay dự án khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông với Trung Quốc.
Những tài liệu được công bố đưa ra những luận cứ xác đáng cho thấy tai hại và nguy cơ về nhiều mặt của dự án này : phi kinh tế, tiếp tục bán rẻ tài nguyên, đi ngược chủ trương phát triển bền vững, gây ra những hậu quả ghê gớm là phá hoại môi trường (làm cạn kiện nguồn nước của một khu vực đang đứng trươc nguy cơ thiếu nước ; biến Đắc Nông thành một vùng bùn đỏ), huỷ diệt không gian sinh tồn, xã hội và văn hoá của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở Đắc Nông (1).
Điều mà các tài liệu ấy không dám nói tới hoặc chỉ nói bóng gió là nguy cơ về an ninh, quốc phòng : sự có mặt của nhân viên Trung Quốc (hiện là hàng trăm, sẽ lên tới từ 10 000 đến 20 000 người, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ đây là những quân nhân mặc thường phục) tại « nóc nhà của Đông Dương », một khu vực mà ngay thời kì thịnh trị nhất của chế độ Pol Pot, Trung Quốc cũng chưa thể có mặt.
Trong cuộc họp báo ngày 4.2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biện minh cho dự án sai lầm nguy hiểm này bằng cách nói rằng dự án này « đã được nêu trong nghị quyết đại hội X của Đàng và Bộ chính trị đã ba lần nghe, kết luận về phát triển bôxít Tây Nguyên ». Nhưng, như Hoà Vân đã chỉ rõ trong bài Bô-xít và Tây Nguyên (đã đăng trên Diễn Đàn), nếu trong báo cáo kinh tế được Đại hội X thông qua có một câu « căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như : lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô - xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo», thì chính Đại hội X ấy cũng đã thông qua Bản báo cáo chính trị (quan trọng hơn) trong đó không còn chuyện bôxít nữa, mà thậm chí còn nhấn mạnh «có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô ».
Tìm lại các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ phương án bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và liên tục làm sức ép đối với Việt Nam. Và trong việc này, trách nhiệm của cá nhân tổng bí thư Nông Đức Mạnh là không thể chối cãi.
Thật vậy, trong « Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa » công bố ngày 25.12.2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS Việt Nam là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực « bảo vệ môi trường » (xem toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì).
Lần đầu tiên danh từ bôxít xuất hiện là ngày 3.12.2001 trong « Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » (xem toàn văn : mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6 :
« 6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.
Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. »
Trước hết, một nhận xét về hình thức: cả đoạn này nói về khuôn khổ chung hợp tác hợp tác «kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác », nhưng bỗng nhiên lại gài một điểm cụ thể, và chỉ một điểm đó thôi « nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông ». Có lẽ đây là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao quốc tế : tại bất cứ một trường ngoại giao nào, nếu một sinh viên viết một tuyên bố chung như vậy, chắc sẽ bị đánh trượt và đưa ra khỏi trường ngay lập tức.
Suối Tịnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) trong xanh nay trở thành suối máu. Trung Quốc đã ngừng khai thác mỏ bô-xit ở đây và đang "khẩn trương" mở suối máu, bãi bùn đỏ ở Tây Nguyên
Vậy mà văn kiện đó đã được kí kết và công bố. Điều chắc chắn là « dự án bô-xít nhôm Đắc Nông » này không do phía Việt Nam nêu ra, và « Bộ chính trị » chưa hề « nghe », chứ chẳng nói gì là « kết luận ». Vậy thì đó là đề nghị của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra : tổng bí thư Nông Đức Mạnh có đọc thấy câu văn quái gở ấy trước khi đặt bút kí không ?
Bốn năm sau, tháng 11.2005, ông Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam. Thông báo chung công bố ngày 2.11.2005 (xem bản tin của VietNamNet) không thấy nói gì tới việc này (2).
Tháng 11.2006, ông Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến nữa. Lần này thông báo viết : «Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông… ». Một lần nữa, dự án Đắc Nông lại được nêu ra, và chỉ có nó được kể tên. Hai chữ « tích cực » của năm 2001 (khi ông Mạnh đặt bút kí lần đầu) nay được thay bằng « khẩn trương ». Thôi thúc như đòi nợ, hay mệnh lệnh, uy hiếp?
Tóm lại, do sự nhẹ dạ năm 2001, lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tự đặt mình vào một thế lưỡng nan : chịu sức ép của Trung Quốc, thực hiện dự án Đắc Nông, thì sẽ phạm một sai lầm và tội ác to lớn, và sẽ mất hết uy tín trong dân và trong đảng, và sẽ bị cộng đồng quốc tế khinh bỉ ; huỷ bỏ dự án này, thì sẽ bị Trung Quốc trả đũa, thậm chí dùng những biện pháp săng-ta với những cá nhân lãnh đạo.
Tuy nhiên, trong mọi cuộc săng-ta, kẻ làm săng-ta cũng phải tính tới lợi ích xa hơn là lợi ích trước mắt. Nếu đủ sáng suốt, ông tổng bí thư, hay ít nhất các đồng chí của ông trong Bộ chính trị, cũng có thể kiên trì giải thích cho ông Hồ Cẩm Đào thấy bàn tay quá lộ liễu của Trung Quốc sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền có thể làm cho họ mất cả chì lẫn chài.
Về phần công luận Việt Nam, tất nhiên không có cách nào khác hơn là nghiêm chỉnh tố cáo một sai lầm, một tội ác, ở thời điểm này, còn tránh được.
Nguyên Phong
(1) Ngoài những bài đã đăng hay được giới thiệu trên Diễn Đàn, độc giả có thể đọc thêm bài của Nguyễn Trung trên Tuần Việt Nam và của Dương Thanh Tùng trên mạng của Cơ quan thanh tra Chính phủ.
(2) Theo những nguồn tin « nội bộ » đáng tin cậy, thì trong chuyến đi này, ông Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu gặp toàn thể Bộ chính trị ĐCS Việt Nam. Tại cuộc gặp này, họ Hồ nói một câu đại ý : Trung Quốc không can dự vào việc sắp xếp nhân sự sắp tới của Đại hội X, nhưng chỉ yêu cầu «một điều », là « không thay đổi tổng bí thư ». 5 tháng sau, ông Nông Đức Mạnh tái cử tổng bí thư ĐCSVN (tháng 4.2006).
"Láng giềng cực hiểm, tham muốn toàn diện, lấn chiếm lâu dài, còn gì tương lai".
==
SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH
Nguyên Phong
http://www.diendan.org/viet-nam/richdocument.2009-02-11.8627167155/
Mặc dầu bị kiểm duyệt và khiển trách, từ tháng 10.2008 đến nay, báo chí Việt Nam đã công bố nhiều phát biểu, kiến nghị của các nhà khoa học, nghiên cứu, văn hoá và cách mạng lão thành yêu cầu dừng ngay dự án khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông với Trung Quốc.
Những tài liệu được công bố đưa ra những luận cứ xác đáng cho thấy tai hại và nguy cơ về nhiều mặt của dự án này : phi kinh tế, tiếp tục bán rẻ tài nguyên, đi ngược chủ trương phát triển bền vững, gây ra những hậu quả ghê gớm là phá hoại môi trường (làm cạn kiện nguồn nước của một khu vực đang đứng trươc nguy cơ thiếu nước ; biến Đắc Nông thành một vùng bùn đỏ), huỷ diệt không gian sinh tồn, xã hội và văn hoá của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở Đắc Nông (1).
Điều mà các tài liệu ấy không dám nói tới hoặc chỉ nói bóng gió là nguy cơ về an ninh, quốc phòng : sự có mặt của nhân viên Trung Quốc (hiện là hàng trăm, sẽ lên tới từ 10 000 đến 20 000 người, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ đây là những quân nhân mặc thường phục) tại « nóc nhà của Đông Dương », một khu vực mà ngay thời kì thịnh trị nhất của chế độ Pol Pot, Trung Quốc cũng chưa thể có mặt.
Trong cuộc họp báo ngày 4.2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biện minh cho dự án sai lầm nguy hiểm này bằng cách nói rằng dự án này « đã được nêu trong nghị quyết đại hội X của Đàng và Bộ chính trị đã ba lần nghe, kết luận về phát triển bôxít Tây Nguyên ». Nhưng, như Hoà Vân đã chỉ rõ trong bài Bô-xít và Tây Nguyên (đã đăng trên Diễn Đàn), nếu trong báo cáo kinh tế được Đại hội X thông qua có một câu « căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như : lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô - xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo», thì chính Đại hội X ấy cũng đã thông qua Bản báo cáo chính trị (quan trọng hơn) trong đó không còn chuyện bôxít nữa, mà thậm chí còn nhấn mạnh «có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô ».
Tìm lại các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ phương án bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và liên tục làm sức ép đối với Việt Nam. Và trong việc này, trách nhiệm của cá nhân tổng bí thư Nông Đức Mạnh là không thể chối cãi.
Thật vậy, trong « Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa » công bố ngày 25.12.2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS Việt Nam là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực « bảo vệ môi trường » (xem toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì).
Lần đầu tiên danh từ bôxít xuất hiện là ngày 3.12.2001 trong « Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » (xem toàn văn : mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6 :
« 6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.
Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. »
Trước hết, một nhận xét về hình thức: cả đoạn này nói về khuôn khổ chung hợp tác hợp tác «kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác », nhưng bỗng nhiên lại gài một điểm cụ thể, và chỉ một điểm đó thôi « nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông ». Có lẽ đây là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao quốc tế : tại bất cứ một trường ngoại giao nào, nếu một sinh viên viết một tuyên bố chung như vậy, chắc sẽ bị đánh trượt và đưa ra khỏi trường ngay lập tức.
Suối Tịnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) trong xanh nay trở thành suối máu. Trung Quốc đã ngừng khai thác mỏ bô-xit ở đây và đang "khẩn trương" mở suối máu, bãi bùn đỏ ở Tây Nguyên
Vậy mà văn kiện đó đã được kí kết và công bố. Điều chắc chắn là « dự án bô-xít nhôm Đắc Nông » này không do phía Việt Nam nêu ra, và « Bộ chính trị » chưa hề « nghe », chứ chẳng nói gì là « kết luận ». Vậy thì đó là đề nghị của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra : tổng bí thư Nông Đức Mạnh có đọc thấy câu văn quái gở ấy trước khi đặt bút kí không ?
Bốn năm sau, tháng 11.2005, ông Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam. Thông báo chung công bố ngày 2.11.2005 (xem bản tin của VietNamNet) không thấy nói gì tới việc này (2).
Tháng 11.2006, ông Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến nữa. Lần này thông báo viết : «Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông… ». Một lần nữa, dự án Đắc Nông lại được nêu ra, và chỉ có nó được kể tên. Hai chữ « tích cực » của năm 2001 (khi ông Mạnh đặt bút kí lần đầu) nay được thay bằng « khẩn trương ». Thôi thúc như đòi nợ, hay mệnh lệnh, uy hiếp?
Tóm lại, do sự nhẹ dạ năm 2001, lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tự đặt mình vào một thế lưỡng nan : chịu sức ép của Trung Quốc, thực hiện dự án Đắc Nông, thì sẽ phạm một sai lầm và tội ác to lớn, và sẽ mất hết uy tín trong dân và trong đảng, và sẽ bị cộng đồng quốc tế khinh bỉ ; huỷ bỏ dự án này, thì sẽ bị Trung Quốc trả đũa, thậm chí dùng những biện pháp săng-ta với những cá nhân lãnh đạo.
Tuy nhiên, trong mọi cuộc săng-ta, kẻ làm săng-ta cũng phải tính tới lợi ích xa hơn là lợi ích trước mắt. Nếu đủ sáng suốt, ông tổng bí thư, hay ít nhất các đồng chí của ông trong Bộ chính trị, cũng có thể kiên trì giải thích cho ông Hồ Cẩm Đào thấy bàn tay quá lộ liễu của Trung Quốc sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền có thể làm cho họ mất cả chì lẫn chài.
Về phần công luận Việt Nam, tất nhiên không có cách nào khác hơn là nghiêm chỉnh tố cáo một sai lầm, một tội ác, ở thời điểm này, còn tránh được.
Nguyên Phong
(1) Ngoài những bài đã đăng hay được giới thiệu trên Diễn Đàn, độc giả có thể đọc thêm bài của Nguyễn Trung trên Tuần Việt Nam và của Dương Thanh Tùng trên mạng của Cơ quan thanh tra Chính phủ.
(2) Theo những nguồn tin « nội bộ » đáng tin cậy, thì trong chuyến đi này, ông Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu gặp toàn thể Bộ chính trị ĐCS Việt Nam. Tại cuộc gặp này, họ Hồ nói một câu đại ý : Trung Quốc không can dự vào việc sắp xếp nhân sự sắp tới của Đại hội X, nhưng chỉ yêu cầu «một điều », là « không thay đổi tổng bí thư ». 5 tháng sau, ông Nông Đức Mạnh tái cử tổng bí thư ĐCSVN (tháng 4.2006).
"Láng giềng cực hiểm, tham muốn toàn diện, lấn chiếm lâu dài, còn gì tương lai".
==
TRẦN KHẢI THANH THỦY * NGHỊ LUẬN
ĐẢNG TA
Trần Khải Thanh Thủy
Sống trong chế độ cộng sản bao năm, tôi thấm nhuần văn hóa đảng đến tận chân tơ kẽ tóc, đặc biệt là trong thời kỳ đảng thực hiện công cuộc đổi mới tư duy, đó là: mị dân, tham nhũng và khủng bố.49 tuổi đời thì 42 tuổi bị đảng lừa cho trắng mắt trắng tay, đến mức thoả mãn theo kiểu bần cố nông (cơm ba bát, áo ba manh, thuốc ba thăng) không xong, đặc biệt là quãng thời gian dài được đảng chăm nuôi săn sóc dưới dạng tự túc lương thực, đem con đi bỏ...cổng trời (1986) khổ hơn cả gia súc, gia cầm.Sinh ra là dân thường bị đảng lừa cho đến mức mụ mị cả người, một lòng một dạ tin đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thậm chí tin đảng còn hơn tin chúa. Giữa lúc Chúa ở xa, đảng ở gần, cho nên mọi khổ đau bất hạnh không thể níu áo chúa mà nghiến răng chịu đựng, chờ đợi đảng mang cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mình như những lời đảng gọi, đảng nói, đảng viết, đảng hát véo von trên đài phát thanh cũng như truyền hình:"Đảng là cuộc sống của tôi, mãi mãi đi theo người, từ thưở còn thơ, đời tôi không quen bóng tối, đảng đã cho tôi ánh sáng niềm tin, giữa biển khơi biết đâu là bờ...
Rồi :Đảng là một ngôi sao sáng , sáng nhất trong muôn vì sao, giữa trời tối đen mịt mù, ôi đảng của ta ơi, mãi mãi yêu người.Lại:Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao30 năm lãnh đạo biết bao nhiêu tìnhĐảng ta là đạo đức, là văn minhLà thống nhất, độc lập, là hoà bình, ấm noCông ơn đảng thật là to30 tuổi năm đảng là cả một pho lịch sử bằng vàngĐảng ta - thơ Hồ Chí Minh (5-1-1960)Trước khi bố tôi ốm, rồi mất(1985) ông nằng nặc làm đơn xin ra khỏi đảng, bỏ qua những lời khuyên chí tình, chí nghĩa của mọi người...
Thú thực tôi cũng không hiểu sao bố tôi lại có thái độ cực đoan, quyết liệt đến thế? Chỉ khi thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, phải tự liên hệ công tác, rồi không kê nổi chỗ đứng cho mình giữa lòng Hà Nội, đành phải cắt hộ khẩu khỏi nơi cư trú, từ "nơi lắng hồn núi sông nghìn năm", thành "nơi ngút ngàn trùng xa, suối sâu, đèo cao, bao khó khăn đợi ta"...
Một con gà gáy cả ba nước cùng nghe, bập vào cảnh nghèo, cái đói, sự bất công phi lý trong chính môi trường giáo viên của mình, một môi trường luôn được coi là trọng điểm và chuẩn mực, dạy người trước tiên phải dạy mình, rồi "nghề cao quý trong những nghề cao quý", lại "tất cả vì học sinh thân yêu", "vì tương lai con em chúng ta", "tiên học lễ, hậu học văn...v.v nhưng trong thực tế, tất cả đều là ngược lại. Trọng điểm và chuẩn mực gì mà phụ huynh học sinh cứ giơ lưng ra cho nhà trường bóc lột? Nghề cao quý trở thành nghề cau có, dạy người sao nổi khi thầy còn phải kèn cựa, tranh giành nhau từng thìa đường , lạng gạo bốc thăm do căng tin của trường phân phối?
Tương lai con em chúng ta đâu chẳng thấy, chỉ thấy tương lai con em chúng nó cứ lên vù vù, tiệc nào ngon nhất bố con chúng nó xơi, xe nào xịn nhất bố con chúng nó ngồi , khách sạn nào sang nhất bố con chúng nó ở, máy bay nào tốt nhất bố con chúng nó đi v.v Chỗ đứng trong xã hội phụ thuộc hoàn toàn vào túi tiền của các bậc cha mẹ. Không cần kiến thức, bằng cấp, chỉ cần đủ hai tiêu chuẩn của thời đại Hồ Chí Minh là "ghế cao ngồi tót xỗ sàng" ngay( gồm danh hiệu đảng viên và phong bì dày cộp )...
Chính vì thế mà bao nhiêu niềm tin bị bội phản, bao nhiêu lý tưởng bị vùi dập, bao nhiêu ước mơ thành hao mỡ ( mơ hão), đi đến đâu cũng chỉ nhìn thấy ngổn ngang xác chết của những mộng mơ không thành, lương tâm bị giày xéo, sự thực bị chà đạp, đến mức ngoài 30 tuổi đời đã phải cay đắng thốt lên những câu thơ đầy đau thương, ai oán:Non sông ơi vì sao nên nỗi:Đói khổ, lầm than, hụt hẫng, điêu tànPhải ngoảnh mặt trước cuộc đời dối tráHay mở mắt ra và nhỏ lệ cùng dân?Chỉ vì chấp nhận cách thứ hai, "mở mắt ra và nhỏ lệ cùng dân" mà liên tiếp gặp phải những khó khăn trong đời, nào "mắc bệnh xê dịch" nghiêm trọng (chuyển hết báo này tới báo khác), nào mắc các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, lao phổi, phù tim, suy thận v.v
Tất cả vì suốt những năm trong biên chế đảng, phải gồng mình lên mà sống, tự mình ăn thịt mình, thức đêm thức hôm , vắt kiệt mình ra mà tồn tại ...cho tới khi, không chịu nổi cuộc sống ao tù, ngột ngạt trong đáy giếng xã hội chủ nghĩa, phải biến mình thành một thứ bọt khí nổi lên trên bề mặt tù đọng, để không bị yếm khí, chết mất ngáp, rồi được bạn bè thân tín vớt lên, thả ra bờ biển( nhà văn Vũ Thư Hiên), lập tức bị bóp vụn, đánh nát, tống trong lao tù. 9 tháng 10 ngày không những không chịu sinh ra lần thứ 2 theo ý đảng nặn tạo mà cố tình trườn mình ra biển lớn, theo tiếng gọi của tự do dân chủ, của hội nhập toàn cầu, vạch tội đảng trước dư luận thế giới, ra sách phản bác lại luận điệu tuyên truyền một chiều của đảng cũng như cha già dâm tặc Hồ Chí Minh, rồi tiếp đón dân oan tại nhà, sống như một người tự do giữa xã hội dân chủ...nên kết cục không tránh được là phải nhận sự trừng phạt đích đáng của đảng, chỉ có điều lần này đảng không giở các chiêu bài cũ rích đã từng áp dụng như gọi lên đồn vặn vẹo, tra hỏi, khám nhà tịch thu đồ đạc tài sản, phương tiện làm việc, hay tràn vào phá nhà hết lần này lần khác hoặc đấu tố giữa sân vận động nữa mà...dằn mặt cảnh cáo bằng bom phân. Vẻn vẹn một tuần 2 lần ( 6-2-2009 và 13 -2-2009) .
Món quà đầu năm của đảng giành cho kẻ ngoan cố, cứng đầu (ngày 6-2-2009).Dầu ma rút trộn với phân tươi đổ lênh láng trước cửa nhà (sáng 13-2-2009).Công an phường Trung Phụng, tổ trưởng khu phố và bảo vệ có mặt tại nhà để chứng kiến việc làm vĩ đại của Đảng ta.Chán qúa tôi chỉ biết mượn bài thơ cùng tên của chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trong lễ khai mạc lần thứ 30 ngày thành lập đảng ( 5-1-1960) của chủ tịch Hồ Chí Minh mà hoạ lại chân dung đảng, thông qua những việc làm đồi bại, đê tiện, bỉ ổi nhất:Đảng ta khốn nạn như dầu bẩn, như phân tươiĐầu năm, xuân mới đã hai lần hànhĐảng ta là cứt nát bọc ni lonLà tiểu nhân, bỉ ổ , là đủ trò thối inhCông an đảng thật là kinhXin tung lên mạng để bà con tỏ tườngĐảng ta khốn nạn như dầu bẩn, như phân tươi.
Valentin'sday 14-2-2009
Trần Khải Thanh Thủy
HOÀ VÂN * VỀ Mỏ BOXIT
Bôxit và Tây Nguyên, đôi điều cần nói thêm
Hòa Vân
Ngày 4.2.2009, nhân buổi họp báo đầu năm của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời một câu hỏi của báo Tuổi Trẻ liên quan đến vấn đề khai thác bôxit ở Tây Nguyên. Chúng tôi đăng lại dưới đây (xem khung) toàn văn câu hỏi và câu trả lời, và xin có đôi điều thiết nghĩ cần nói thêm.
* Thưa Thủ tướng, vừa qua đại tướng Võ Nguyên Giáp có một bức thư gửi Thủ tướng về vấn đề khai thác bôxit ở Tây nguyên. Xin hỏi Thủ tướng đã nhận được bức thư này?
- Thư của đồng chí Võ Nguyên Giáp tôi đã nhận được. Khai thác bôxit Tây nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được nêu trong nghị quyết đại hội X của Đảng và Bộ Chính trị đã ba lần nghe, kết luận về phát triển bôxit Tây nguyên. Chính phủ đã phê duyệt một quy hoạch về bôxit Tây nguyên với tinh thần là phát triển hiệu quả, bền vững. Có ý kiến cho rằng khai thác bôxit Tây nguyên sẽ có vấn đề môi trường. Nội lực, tiềm năng đất nước trước hết là con người, thứ hai là đất đai. Hiện nay chúng ta đất chật người đông.
Còn khoáng sản không phải là vô tận, trong đó có dầu thô, thép, đồng, kẽm, đá vôi để sản xuất ximăng… Có những loại khoáng sản khai thác một số năm nữa sẽ không còn. Bây giờ chúng ta đã tìm được là bôxit, theo tài liệu của Liên Xô để lại trước đây có 8 tỉ tấn, thuộc loại trữ lượng có cỡ của thế giới… Đương nhiên khai thác phải hiệu quả, có tính tới vấn đề môi trường.
Các đồng chí tin rằng trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, cùng với những nhận biết của Chính phủ thì hoàn toàn có thể thực hiện đúng nghị quyết của Đảng là khai thác hiệu quả, làm ra bôxit, làm ra nhôm nhưng vẫn bảo đảm được môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị của đất nước. Ít hôm nữa sẽ có hội thảo do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, trình bày với tất cả các nhà khoa học, các nhà báo quan tâm đến vấn đề bôxit Tây nguyên qua những vấn đề đặt ra, phương án khai thác thế nào, công nghệ thế nào để tạo sự đồng thuận.
VÕ VĂN THÀNH thực hiện (Tuổi Trẻ 5.2.2009)
1/ Trước hết là về hình thức. Trong báo cáo về «phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010», được thông qua tại «Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam» (gọi tắt là Đại hội X), có một câu duy nhất nói về chuyện này như sau:
«Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như: lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô - xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo.»
Nhưng trong Báo cáo chính trị (có giá trị cao hơn Báo cáo kinh tế) thì việc khai thác bô-xit đã bị loại ra hoàn toàn. Trong báo cáo chính trị, câu tương đương với câu trên được viết như thế này:
«Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hoá dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô (người viết nhấn mạnh)»
Thế là thế nào? Tại sao một «chủ trương lớn của Đảng» lại không được ghi trong Báo cáo chính trị? Thậm chí, lại đi ngược với nó (xem câu in nghiêng trên)1. Tại sao một «chủ trương lớn của Đảng» lại không được đưa ra bàn thảo rộng rãi như nhiều chủ trương khác trong lúc chuẩn bị đại hội, và cũng chỉ được ghi ngắn ngủi trong một câu nhỏ nằm giữa hàng trăm chi tiết khác của một tiểu mục (II, 1.2) của bản Báo cáo Kinh tế dài mấy chục trang chứ không được phát triển thêm tí nào?
2/ Về nội dung, có thật Thủ tướng «tin» rằng trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, có thể «làm ra bôxit, làm ra nhôm nhưng vẫn bảo đảm được môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị của đất nước»? Làm ra "nhôm" hay mới chỉ là alumin? Và làm sao "bảo đảm được môi trường" khi người ta biết rằng nhà đầu tư nước ngoài đến từ một đất nước thuộc loại ô nhiễm nhất thế giới? Câu hỏi khác: bảo đảm thế nào, ai bảo đảm, có như việc "giám sát" công ty Vedan với dòng sông Thị Vải nay đã thành dòng sông chết hay không?
Ông Thủ tướng có đọc kiến nghị về «5 nguy cơ và rủi ro», mà một số nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và văn hoá đã gửi cho các nhà lãnh đạo chính quyền sau khi đọc dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên của Tập đoàn Than - Khoáng sản? Hay bài phân tích đầy tâm huyết, với rất nhiều luận cứ khoa học, nhiều kinh nghiệm thực tiễn của các nước đã hay đang sản xuất nhôm, của cựu đại sứ Nguyễn Trung? Hay bài viết tập trung hơn vào các vấn đề văn hoá – xã hội – chính trị, của nhà văn hoá Nguyên Ngọc, một người rất am hiểu mảnh đất Tây Nguyên và những dân tộc sống trên đó, nói lên tiềm năng mất ổn định rất lớn của các dự án này, tại một «vùng đất rất nhạy cảm»? Hay bài phản biện của tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia của Tập đoàn Than và Khoáng sản (bài đăng hai kỳ trên VietnamNet, kỳ 1 và kỳ 2)?
3/ Một nội dung khác, không kém phần quan trọng, mà Thủ tướng không đề cập tới, và báo chí trong nước cũng không được quyền nói tới, hoặc nhiều lắm là chỉ đăng một câu viết bóng gió. Như câu: «Đó là chưa tính đến yếu tố nước ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường ở Tây Nguyên một khi họ đã vào sâu trên một vùng đất rất nhạy cảm như Tây Nguyên» trong bài đã dẫn của Nguyên Ngọc.
«Yếu tố nước ngoài» nói đây thực ra cũng chỉ là một bí mật kiểu «cứt mèo» cố giấu nhưng chẳng ai không ngửi thấy: một bộ phận cao cấp trong Đảng và chính quyền, vì những lý do thầm kín nào đó, đã chiều lòng các «đồng chí» ở Trung Nam Hải, lén lút cho các nhà đầu tư Trung Quốc quyền (độc quyền?) khai thác bôxit ở Tây Nguyên – dù Trung Quốc chưa hề đếm xỉa tới khía cạnh công nghệ «sạch» trong lĩnh vực này. Nói thẳng là bán đứng tài nguyên của dân tộc cho một quốc gia đang có nhiều tranh chấp chưa được giải quyết với nước ta. Xin mở ngoặc để nói ngay: Việt Nam cần xây dựng những mối quan hệ hữu hảo với ông bạn láng giềng, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện với sự đồng tình của người dân, và đòi hỏi những chính sách độc lập, khôn ngoan, được trình bày minh bạch trước công luận, thay cho những việc làm lúi xùi kèm theo những cấm kỵ đối với báo chí và những cuộc đàn áp người biểu tình phản kháng. Đóng ngoặc.
Tây Nguyên không chỉ «rất nhạy cảm» về vấn đề dân tộc như Nguyên Ngọc đã chỉ rõ, mà như mọi người đều biết, là mảnh đất chiến lược mà người nắm quyền kiểm soát sẽ khống chế cả Đông Dương, mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã chọn làm điểm thọc làm rung chuyển và sụp đổ chế độ miền Nam vào năm 1975. Ai bảo đảm những «công nhân» hay «kỹ sư» mà các công ty Trung Quốc cử sang khai thác bôxit ở Tây Nguyên không phải là những người lính trá hình, ngoài công việc ở công trường còn có nhiệm vụ nắm những thông tin thiết yếu trong vùng, phục vụ những mục tiêu lâu dài hơn?
Như chứng từ trong thư bạn đọc, Vĩnh Thanh trên mặt báo này cho thấy - điều mà Diễn Đàn đã viết trong khung kèm theo bài «5 nguy cơ và rủi ro» -, dự án này đang «gây ra bức xúc, phẫn nộ ngay trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam». Vấn đề là những bức xúc và phẫn nộ ấy vẫn chỉ lọt ra xã hội qua những cuộc nói chuyện riêng tư, trong khi, như một chính khách Pháp từng nhận xét, chuyện quốc phòng, an ninh quốc gia là chuyện của quốc dân, «quá quan trọng để có thể chỉ phó mặc cho những người lính chuyên nghiệp».
4/ Và đây cũng là điểm cần nói để kết thúc bài này. Việc nhà báo chỉ được quyền ghi nhận mà không thể chất vấn, phản bác tuyên bố của một nhà lãnh đạo cấp cao của chính quyền, một khi vị ấy đã viện dẫn một «chủ trương lớn của Đảng» - kể cả viện dẫn không đúng -; việc đầy dẫy những biện pháp được đưa ra để buộc báo chí «đi đúng lề đường bên phải» thay vì tự do phản ánh mọi khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội (dù «đen» hay «đỏ»), phản ánh trung thực tâm tư của người dân, chính là nguy cơ của mọi nguy cơ - suy thoái kinh tế, bùng nổ tham nhũng, mất ổn định chính trị…, cho tới nguy cơ đánh mất cả độc lập của Tổ quốc. Những cơ chế nghiêm chỉnh hơn cần phải được đặt ra và nhất là được tôn trọng, để tiếng nói của người dân, của các nhà khoa học, được tự do cất lên và phổ biến (không ai ngăn cản chính quyền có tiếng nói của mình!), và để xã hội dân sự có điều kiện buộc những nhà cầm quyền phải lắng nghe và có biện pháp đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi hợp tình, hợp lý.
Chuyện các dự án bôxit ở Tây Nguyên không thể chỉ là chuyện trình bày các « phương án khai thác thế nào, công nghệ thế nào để tạo sự đồng thuận ».
Hòa Vân
1 «alumin» cũng mới chỉ là một dạng quặng bôxit được sơ chế, tức vẫn thuộc loại «tài nguyên thô» dùng để luyện nhôm, chưa nói tới những sản phẩm công nghệ sử dụng nhôm mới là những sản phẩm có «hàm lượng tri thức» và trị giá gia tăng cao, mà Việt Nam phải vươn tới.
vinanet.dk/forum_posts.asp
TRƯƠNG NHÂN TUẤN * DIỄN VĂN TỔNG THỐNG MỸ
Góp ý với ban Việt Ngữ BBC về bản dịch bài diễn văn nhậm chức của TT Barack ObamaTrương Nhân Tuấn
Ghi chú của tòa soạn KTTT:
Đáng lẽ chúng tôi cho đăng một bản dịch tiếng Việt bài Diễn Văn Nhậm Chức của Tổng Thống Barack Obama hôm 20/1/2009; nhưng sau khi đọc qua một vài bản dịch, chúng tôi thấy các bản dịch nhanh nhẫu nhất của VC toàn là "bất lương", nghiã là không dịch đúng nghiã hoặc bỏ qua những cái mà người ta đáng phải biết nhất, như là tham nhũng , như là chủ nghiã Cộng sản, như là nắm đấm độc tài v.v.
Có lẽ là CSVN cũng như Trung Cộng, và bọn truyàn thông phản chiến tay sai ở hải ngoại run sợ trước bài diễn văn này, nên đã cắt xén, nhảy bỏ, hoặc cố ý dịch sai không thương tiếc. Trong khi chúng tôi chưa có thì giờ và chưa chọn được bài dịch ưng ý, chúng tôi cho đăng nguyên văn bài Diễn Văn Nhậm Chức của Tổng Thống Obama bằng tiếng Anh, và không đăng bản dịch tiếng Việt. Thay vào đó, chúng tôi cho đăng bài góp ý của anh Trương Nhân Tuấn về bản dịch của BBC, mà chúng tôi thấy rằng nhiều phần anh Tuấn có lý. Để đó rồi chúng tôi sẽ tìm kiếm hoặc tự dịch lấy một bản dịch tương đối trung thực, không cắt xén kiểu VC, hoặc cố tình dịch sai, để giới thiệu đến qúy vị sau.
Kính
Viet Marketing
* * *"
...Ban dịch thuật của BBC Việt ngữ đã vô hình trung dùng xảo thuật «phản thông tin» (desinformation) , kỹ thuật tuyên truyền của tình báo Đông Đức trước đây, pha lẫn 70% tin thật với 30% tin giả, qua đó người ta hiểu lầm ban Việt ngữ BBC có ý bào chữa cho chính quyền Việt Nam hiện nay, đánh lạc hướng mọi người..."Bài diễn văn nhậm chức của TT Obama đã được ban biên tập Việt ngữ BBC dịch ra tiếng Việt, đăng trên trang web BBC ngày 20 tháng 1 năm 2009. Bài diễn văn tiếng Việt này đã dịch không sát nghĩa với nguyên văn của bản chính, nhất là trong đó có một đoạn đã dịch thiếu, làm sai ý nghĩa nguyên thuỷ của bài diễn văn. Cái sai quá trầm trọng nên khó có thể bỏ qua.Trong tinh thần xây dụng tôi đã viết thư riêng cho BBT BBC Việt ngữ ngày 22 tháng 1 năm 2009 về điểm sai này và nhắc nhở BBT sớm sửa chữa. Đến hôm nay, lúc viết các dòng chữ này, ngày 25 tháng 1 năm 2009, bài diễn văn tiếng Việt vẫn y nguyên đó, không thay đổi mặc dù bản dịch sai của họ đã gây hiểu lầm lớn. Bất đắc dĩ tôi mới phải đưa ra công luận sự sai lầm ngoan cố này.
Đoạn sau đây nguyên văn tiếng Anh:
That we are in the midst of crisis is now well understood. Our nation is at war, against a far-reaching network of violence and hatred. Our economy is badly weakened, a consequence of greed and irresponsibility on the part of some, but also our collective failure to make hard choices and prepare the nation for a new age. Homes have been lost; jobs shed; businesses shuttered. Our healthcare is too costly; our schools fail too many; and each day brings further evidence that the ways we use energy strengthen our adversaries and threaten our planet.
BBT BBC Việt ngữ đã dịch ra tiếng Việt:Chúng ta hiện đang trong giữa cuộc khủng hoảng mà ai ai cũng biết. Đât nươc chu´ng ta đang trong thời chiê´n, chô´ng lại một màng lưới bạo lực và thù hận rộng khă´p, một phần là hậu quả của tha´i độ tham lam, vô trách nhiệm của một số người, nhưng cũng là hậu quả của việc chúng ta đã thất bại, không có những lựa chọn khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng cho đâ´t nước trong kỷ nguyên mới.
Câu "Our economy is badly weakened" đã không thấy trong bản dịch của BBT BBC Việt ngữ.Sai lầm này rất lớn, làm người đọc hiểu là TT Obama đã nhìn nhận cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan có nguyên nhân từ "thái độ tham lam, vô trách nhiệm của một số người". Việc ngộ nhận này đã xảy ra.
Báo Lao Động ngày 23 tháng 1 có bài của tác giả Hà Văn Thịnh. Tác giả này viết:
Obama đã nói thẳng rằng "bạo lực và thù hận rộng khắp, một phần là hậu quả của thái độ tham lam, vô trách nhiệm của một số người, nhưng cũng là hậu quả của việc chúng ta (nước Mỹ) đã thất bại đối với những lựa chọn khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng cho đất nước trong kỷ nguyên mới...".
Đây là lần đầu tiên, diễn văn nhậm chức của một tân TT Mỹ dùng đến từ cụm từ "thất bại" (but also our collective fallure). Obama đã cho thấy ông dám nhìn thẳng và chỉ rõ sự thật.Ta thấy tác giả Hà Văn Thịnh đã sử dụng nguyên văn bản dịch của BBC để làm tài liệu tham khảo cho bài viết. Cái sai đầu tiên của tác giả Hà Văn Thịnh là đã không tham khảo nguyên văn tiếng Anh của bài diễn văn. Nếu ông Obama «nói thẳng» như thế, tức ông đã phủ nhận công lao của các nước đồng minh hiện đang tham chiến tại Afghanistan, phỉ nhổ vào xương máu của các chiến binh HK và đồng minh đã đổ ra nơi các chiến trường này, đồng thời lên án ông Bush và những người thân cận đã «tham lam và vô trách nhiệm».
TT Obama không hề nói như vậy. Đó chỉ là nội dung của bài dịch tiếng Việt sai rất tệ hại của BBC. Tuy nhiên đó là lập trường của nhà nước CSVN, họ cho rằng cuộc chiến tại Iraq là do lòng tham của HK, muốn chiếm đoạt dầu hoả Iraq. Phải chăng đây cũng là lập trường theo quán tính của dịch giả BBC ?Về bài viết của tác giả Hà Văn Thịnh, tác giả cũng viết sai chữ failure thành ra fallure, đồng thời dịch sai thành ra thất bại . Theo ý trong đoạn văn thì phải dịch là «không làm» mới sát nghĩa. Câu "our collective failure to make hard choices and prepare the nation for a new age" nếu có thể dịch riêng rẽ thì có thể dịch là: «chúng ta đã không biết làm những chọn lựa khó khăn và chuẩn bị đất nưóc cho một kỷ nguyên mới». Không làm (vì quên hay vì vô ý thức) chứ không phải thất bại (thất bại là có cố gắng làm mà không thành công).
Về bản dịch của BBC, chỉ trong đoạn trích dẫn, ngoài sai sót dẫn trên, còn có các điểm sai khác như sau:- Không hề có vấn đề «thái độ» trong nguyên bản tiếng Anh ở câu, "a consequence of greed and irresponsibility on the part of some" mà bản dịch thêm vào "hậu quả của thái độ tham lam, vô trách nhiệm của một số người".- Dịch giả BBC không hiểu rằng chữ THAT đứng đầu câu (That we are in the midst of crisis is now well understood), tiếp theo là một mệnh đề, có mục đích báo trước rằng sự kiện được diễn tả trong mệnh đề sẽ đóng vai trò chủ từ của động từ sẽ gặp (ở đây là IS (to be). Câu "That we are in the midst of crisis is now well understood" nếu dịch riêng thì phải dịch là: "sự kiện chúng ta đang lâm vào khủng hoảng giờ này đã được (mọi người) hiểu rõ".
- Về cách dịch "failure to do something" trong 90% trường hợp có nghĩa là "không làm một việc gì đó đáng lẽ phải làm", chỉ có 10% trường hợp có nghĩa là thất bại (có làm nhưng không thành công). Dịch giả cũng không hiểu failure trong câu "failure to make hard choices and prepare"... nên đổi failure thành một động từ ("thất bại")!- Câu dịch "chúng ta đã thất bại, không có những lựa chọn khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng" có ba động từ (gạch dưới) trong khi câu tiếng Anh chỉ có hai (2) động từ make choice và prepare.Đoạn trích dẫn diễn văn TT Obama có thể dịch như sau:Chúng ta đang khủng hoảng, điều này giờ đây mọi người đều biết. Nước ta đang chiến đấu, để chống lại cả một mạng lưới của bạo lực và thù hận. Kinh tế của chúng ta đang suy yếu, do sự tham lam và vô trách nhiệm của một số người, nhưng cũng vì chúng ta đã không biết làm những chọn lựa khó khăn và chuẩn bị đất nước cho một kỷ nguyên mới.
Bài diễn văn nhậm chức của TT Obama đã bị báo chí các nước cộng sản cắt xén và thay đổi nội dung. Tại Việt Nam có các báo như Vietnamnet, Lao Động v.v. Tại Trung Quốc, sự việc truyền thông của Trung Quốc không trung thực đã bị báo chí nước ngoài bắt bẻ. Trường hợp Vietnamnet của VN cũng có một số bài viết hải ngoại lên tiếng phê bình.Những sự việc này xem ra không nặng lắm.Bản dịch tiếng Việt của BBC đã được nhiều người tham khảo, không phải chỉ ở số lượng người vào đọc, mà còn có nhiều tổ chức, cá nhân loan truyền bài này bằng email cho thân hữu, bạn bè khắp nơi.Nội dung rất sai của bản dịch này đã gây ảnh hưởng xấu, như bài viết trên báo Lao Động đã chứng tỏ, khiến độc giả và ngay cả các nhà báo hiểu lầm.
Ban dịch thuật của BBC Việt ngữ đã vô hình trung dùng xảo thuật «phản thông tin» (desinformation) , kỹ thuật tuyên truyền của tình báo Đông Đức trước đây, pha lẫn 70% tin thật với 30% tin giả, qua đó người ta hiểu lầm ban Việt ngữ BBC có ý bào chữa cho chính quyền Việt Nam hiện nay, đánh lạc hướng mọi người cho họ thấy rằng chính sách Hoa Kỳ cũng chẳng hơn gì chính sách của Việt Nam, đạo đức của Hoa Kỳ cũng chẳng hơn gì đạo đức của chính quyền Việt Nam hiện nay. Gương dân chủ của Hoa Kỳ cũng chẳng cần phải theo làm gì cho mất công!Vài dòng góp ý với Ban Biên Tập BBC Việt ngữ. Ông Obama nói thế nào thì nên tôn trọng như thế đấy, không thêm bớt. Đó là thái độ lương thiện tối thiểu của người làm công tác báo chí.
Trương Nhân Tuấn
Theo báo KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG ( Canada)
số THÁNG 2-2009
Friday, February 20, 2009
NGUYÊN TRẦN * HỒI ỨC
VÒNG QUANH CÁC RẠP CINÉ SÀIGÒN NGÀY XƯA
Nhắc đến các thú vui của dân tộc ta trong 3 ngày Tết mà không có mục xem ciné thì quả là một điều thiếu sót giống như cầu thủ bóng tròn ra sân cỏ mà trái banh… bị bà xã ôm ở nhà vậy đó. Tôi nhớ hồi còn nhỏ, tiền lì- sì Tết được bao nhiêu là tôi cúng hết cho mấy ông chủ rạp hát bóng và mấy cha bầu cua cá cọp ráo trơn. Thú thật là tôi mê ciné từ lâu lắm rồi, khoảng một ngàn chín trăm…hồi đó. Mấy công thức toán học, vật lý thì tôi ù ù cạc cạc chứ còn phim ảnh thì tôi rành 6 câu. Phim gì? Hãng nào? Ai đóng? Ai đạo diễn sản xuất? là tôi thuộc vanh vách. Thậm chí đến cả ngày giờ sanh của tài tử điện ảnh tôi cũng nằm lòng luôn mặc dù đôi lúc tôi quên sinh nhật của ba má tôi và của cả …chính tôi nữa. Mấy tấm vách ở nhà tôi dán đầy những posters của Gary Cooper, John Wayne, Burt Lancaster, Robert Mitchum, Kirk Douglas…, Ava Gardner, Yvonne de Carlo, Susan Hayward, Jane Russell, Rita Hayworth…
Thỉnh thoảng tôi "dợt le" với đám con nít lối xóm:
- Liz Taylor mới ly dị với Mike Todd.- Nathalie Wood vừa làm đám cưới với Robert Wagner- Tuần rồi, James Dean bị tử nạn xe hơi.- Phim Quo Vadis tổn phí tới 5 triệu mỹ kim
Nghe tôi thuyết trình, tụi nhỏ chỉ có há mồm trố mắt thán phục. Tụi nó cứ tưởng như tôi vừa đi Mỹ…tho mới về. (mà thực sự tôi là người Mỹ…tho chứ bộ) Dần dà, tôi được coi như là kim chỉ nam "hát bóng" của cả xóm. Hể có tranh cải nhau về điện ảnh là mọi người kéo đến gặp tôi để nhờ phân xử. Lẽ dĩ nhiên tôi tuyên bố vung vít (nghề của chàng mà lị), còn nếu có chỗ nào bí, tôi tự động phịa luôn thì cũng chẳng chết thằng Tây nào và cũng chẳng ma nào mà biết được. Tụi nhỏ có lúc mượn tên tôi để bảo đảm cho câu chuyện của chúng: "Anh Lộc, anh ấy nói dzậy đó". Giá mà có cuộc thi kiến thức điện ảnh lúc bấy giờ thì… "chưa chắc thằng này hơn thằng nào đó nghe".
Ấy chết, từ nãy giờ tôi đã đi lạc đề hơi xa, xin mời các bạn trở lại câu chuyện đầu năm rạp hát. Hôm nay nhân ngày Xuân nơi xứ lạnh quê người, chúng ta hồi tưởng lại "nước thanh bình 30 năm cũ" vào khoảng thập niên 5, 60, lúc mà lũ con cháu Hồ tặc chưa lê "đôi dép râu dẩm nát đời son trẻ" vào thủ đô Saigon để chúng ta cùng du xuân một vòng quanh các rạp của hòn ngọc Viễn Đông.
Cũng xin thưa trước cùng các bạn là những sự việc được ghi ra đây theo trí nhớ có hơi hẹp bề khổ của tôi nên nếu có gì sai sót thì xin các bạn đánh cho hai chữ đại xá. Thiện tai! Thiện tai!
Saigon thân yêu của chúng ta lúc bấy giờ có 2 hệ thống rạp trình chiếu khác nhau.
1- Rạp thường lệ: có giờ xuất hẳn hoi giống như các rạp ở Canada.
2- Rạp thường trực: chiếu liên tu bất tận, ai vô ra bất cứ lúc nào cũng được
Rạp thường trực có cái dở là có khi ta vừa vào rạp thì thấy thằng kép chính bị bắn gục rồi một lúc sau lại thấy nó hung hăng đấm đá tưng bừng thì thật là mất sướng. Nhưng nó có ưu điểm là khán giả không phải sắp hàng chờ đợi giờ, xuất lôi thôi.
Để bắt đầu cho chuyến du xuân tưởng tượng, mời các bạn đi từ Chợ Lớn trước nhé.
Rạp hát đầu tiên chúng ta ghé thăm là rạp Hồng Liên ở đường Minh Phụng (dưới dốc cầu Bình Tiên). Rạp này chuyên chiếu phim Tàu chuyển âm tiếng Việt và đặc biệt là con nít ở đâu mà tàu chở hổng hết. Lớp khóc đòi bú, lớp khóc vì nóng nực, lại có đám la hét cười giởn om sòm khiến ta có cảm tưởng đi lạc vào nhà trẻ. Thôi thì phải "dĩ đào vi thượng" để tới rạp Victory Lê Ngọc ở đường Tổng Đốc Phương (góc Nguyễn Trải). Rạp này cũng thường chiếu phim Tàu (ngay trung tâm Chinatown mà lị) nhưng được cái tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.
Quẹo xuống đường Đồng Khánh về hướng Saigon có một lô rạp Lido, Oscar, Hào Huê cũng thuộc loại khá. Vì ở lằn ranh giới giữa Saigon Chợ Lớn nên những rạp này chiếu phim Tây Tàu lẫn lộn.
Rẽ qua Xóm Củi có rạp Huỳnh Long thuộc loại bình dân học vụ. Tuy nhiên tôi thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe gắn 2 tấm paneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu. Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ giò-ram (programme) đủ màu xanh đỏ trắng vàng.
Đến vùng chợ Thái Bình thì có 3 rạp: - RạpQuốc Thanh ở đường Nguyễn Trải, bên hông Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực. - Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh nên ai vào xem cũng cứ muốn "yêu nhau cởi áo cho nhau" hết. - Trên đường Phạm Ngũ Lão cạnh chợ Thái Bình có rạp Thanh Bình sau này sửa sang lại thật lịch sự thì… giặc đến. - Rẽ ra đường Trần hưng Đạo có rạp Đại Nam của ông Ưng Thi nổi tiếng sang trọng. Vào coi rạp này thì nên ăn mặc cho đàng hoàng một chút. Chứ áo thun quần cụt, còn chơi thêm đôi dép Nhật lủng la lủng lẳng như "Phánh ký Hủ tiếu" thì người ta cười…cha mẹ mình.
Đầu đường Nguyễn Thái Học (ngã ba Phạm ngũ Lão) đỗ xuống tận Cầu Ông Lảnh là nơi tọa lạc 2 rạp: Đình Tân Kiểng và Nam Tiến, dành cho những khán giả dể tính, sau này chỉ để cho các đoàn cải lương, hát bộ, hồ quảng. Xuống ngay downtown Saigon có rạp Vĩnh Lợi ở đường Lê Lợi gần bệnh viện đô thành. Vào xem phim ở đây có cái tiện lợi là nếu "thả dê" bậy bạ lỡ bị ăn guốc "phun máu đầu" thì chỉ cần mấy bước là tới nhà thương ngay. Rạp thuộc loại trung bình. Coi phim xong rồi tạt vô quán Thanh Bạch đá một dĩa cơm rang "bổn tiệm" hay một ổ bánh mì gà thì thiệt là mát trời ông địa.
Xích lại đường Nguyễn Huệ, các bạn sẽ thấy ngay rạp Rex, rạp hát đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi (Đại Nam). Đây là rạp de luxe nhất của thủ đô.
Khán giả rất thanh lịch, ai lạng quạng thì ngài đô trưởng ở kế bên sẽ bước qua hỏi thăm sức khỏe liền. Giá vé mắc hơn các rạp khác nhưng money's worth. Nghe tụi bạn nói trong ngày khai trương (chiếu phim Ben Hur với Charton Heston), có một người đẹp nọ đi thang cuốn lúc lên gần tới tầng lầu không hiểu quýnh quáng thế nào mà để cái thang "mắc dịch" nó cuốn luôn cái quần, chỉ còn độc cái quần lót nhỏ xíu. Thế là nhiều khán giả may mắn hôm đó được no con mắt với màn striptease 50%. Tôi chắc kiếp trước vụng đường tu nên không có diểm phúc địa được hình ảnh "kêu gọi" này. Mà thèm thì nói vậy chứ nếu tôi có mặt ở đó trong giờ phút nghiêm trọng như vậy thì chắc bị tẩu hỏa nhập ma đến chết mất thôi.
Đối điện rạp Rex là rạp Eden mà cho tới bây giờ nhắc đến là tôi vẫn còn "Ô Mê ly đời ta".
Số là trên lầu 3 của rạp này có chia từng ô riêng rẻ, rất ư là riêng biệt kín đáo để "bàn tay đưa anh vào cuộc đời" và "bú mồm" thả giàn. (danh từ bú mồm là do các đồng chí ta sáng tạo) Kế tiếp, ta đi trên con đường Tự Do xuống tận bến Bạch Đằng để vào xem phim ở rạp Majestic mà tây đầm coi cũng rất nhiều.
Tưởng cũng nói thêm là hầu hết các phim chiếu tại Saigon lúc bấy giờ đều nói tiếng Pháp hoặc chuyển âm tiếng Pháp, phụ đề Việt ngữ. Phim nói tiếng Anh thì chỉ Xuân Thu nhị kỳ. Có lẽ các hảng phim nghĩ rằng Việt Nam là cựu thuộc địa của Pháp nên cứ phạng cho cái Francophonie là tiện việc sổ sách. Hướng về chợ cũ, đi ngang qua các hàng bánh mì nổi tiếng để đến đường Tôn thất Đạm, bạn có thể vào xem phim bình dân ở rạp Nam Việt. Rạp nhỏ và nóng nực lắm. Cách đó không xa là rạp Kim Châu trên đường Nguyễn văn Sâm, (góc Hàm Nghi) tương đối còn mới và chiếu phim cũng "xịn" lắm.
Băng qua đường Pasteur gần ngã tư Lê Lợi có rạp Casino Saigon thuộc loại trung bình. Tuy nhiên sau khi xem phim xong, dẫn đào tấp qua bên kia đường làm một dĩa bò bía đính kèm ly nước mía Viễn Đông thì cũng có điểm với em lắm chứ bộ. Đi một đoạn ngắn tới đường Công Lý (cũng góc Lê Lợi) ta thấy rạp Asam mà dân Saigon thường gọi là "Á sẩm". Sau đó có lẽ chủ rạp thấy tên "Á sẩm" mất gốc quá nên đổi lại là Hồng Bàng cho nó đúng điệu Giao chỉ. Ném về phương diện phim ảnh và cơ sở thì rạp này "ngang cơ" với Casino Saigon. Còn về tiết mục phụ diễn ăn uống, nếu Casino Saigon có nước mía Viễn Đông thì Hồng Bàng có tuyệt chiêu suông Thanh Thế rất nổi tiếng trong giới có tâm hồn ăn uống.
Nếu muốn thưởng thức văn hóa cari, mời bạn bước chân tới rạp Long Phụng ở đường Gia Long, nơi chuyên chiếu phim của hậu duệ ông Gandhi như Công Chúa Thủy Tề, Sữa Rừng Thay Sữa Mẹ với các than hầm minh tinh: Ganeshan, Savitri…
Để xem nữ sinh Saigon hấp dẫn cở nào, mời các bạn đến rạp Lê Lợi đường Lê thánh Tôn. Ở đó bạn sẽ thấy rất nhiều nữ sinh với chiếc áo dài hoa xuân thướt tha, thân liễu dịu dàng trông bắt con mắt lắm. Chính vì thế mà dê thả vào rạp đông nghẹt đến đổi không còn chỗ ngồi. Tội nghiệp nhiều em đứng xem phim mà bỗng cảm thấy như có ai cầm ổ bánh mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn kê sát phía sau mình thì đích thị là nó đó! Các cô phải di tản đi chỗ khác gấp gấp chứ không thì bị ô nhiểm môi trường rán chịu à.
Tôi cá với các bạn vào coi phim ở rạp Long Thuận (ngang ga xe lửa Saigon phía đường Lê Lai) mà dám ngồi ghế đàng hoàng. Tại sao lọa vậy? Thưa vì đó là mật khu của rệp. Hổng biết chúng theo con đường nào mà tràn ngập rạp. Từ chân ghế, mặt ghế, thành ghế đến lưng ghế, chỗ nào tụi nó cũng đóng chốt hết. Muốn an toàn thì phải ngồi chồm hổm kiểu cán ngố vào restaurant, mà bố ai ngồi chồm hổm trong suốt 2 tiếng đồng hồ cho nổi. Thôi thì tránh rệp không xấu mặt nào vậy. Đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (ngay ngã ba Trần quý Cáp) cũng thuộc loại khá. Vào đầu thập niên 70, rạp được tân trang và đổi tên là Thăng Long. Tôi còn nhớ (vì chính tôi đi coi chứ ai) phim cuối cùng được chiếu trước khi bọn cướp ngày từ rừng rú về thành là phim "The French Connection" do tài tử Michael Caines đóng vai chính. Gần cuối đường Cao Thắng (ngã tư Phan thanh Giản xéo chợ 20), có rạp Đại Đồng Saigon rất ư là bình dân, chiếu toàn phim cũ, giá vé chỉ bằng giá một tô phở xe lửa. Nhưng được cái xe bò viên ngay ngay trước rạp thì tuyệt cú mèo.
Quẹo qua đường Phan thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh Mạng... Phía bên kia ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung (Vườn Lài) mà khán giả vào xem có cái "thú đau thương" là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống. Chiều mồng một Tết, ta kéo vài người bạn cùng tới đường Hồng Thập Tự (ngang tiệm bàn ghế Phan văn Nhị) để đón xuân bằng tô cháo vịt nóng hổi thơm lừng hành hương nước mắm gừng đậm đà rồi đưa cay một ly nước mắt quê hương. Sau đó ta băng qua đường vô rạp Olympic xem phim "Le Mirage de la Vie" do Sandra Dee đóng thì thấy đời còn dễ thương lắm chứ.
Rạp Olympic sau đó được đoàn Kim Chung từ Aristo, đường Lê Lai, tới bao rạp làm sân khấu thường trực. Rời đường Hồng Thập Tự, bạn thừa thắng xông lên tới rạp Kinh Đô đường Lê văn Duyệt (ngã ba Huyền Trân công chúa) ngang Tổng Liên Đoàn Lao Công của bố già Trần quốc Bửu. Có lẽ mang tên là Kinh Đô nên rạp rất sạch sẽ thanh lịch. Tiếc là rạp chỉ hoạt động có 4, 5 năm gì đó rồi đi chỗ khác chơi nhường địa điểm lại cho cơ quan USAID của Mỹ. Bây giờ mời bạn đàng trước - bước - tới ngã tư Trần quý Cáp, Lê văn Duyệt để vào xem rạp Nam Quang (chợ Đủi) thuộc loại Bình dân học vụ. Cũng nằm trên đường Lê văn Duyệt, qua khỏi trung tâm nghỉ mát dài hạn Chí Hòa có rạp Thanh Vân, cũng đại loại như rạp Nam Quang. Có điều cần lưu ý các bạn là các rạp này có nhiều Bê-Đê lắm đó.
Đang ngồi xem phim mà bạn bỗng "giác ngộ" là có bàn tay năm ngón của thằng ngồi bên cạnh vượt biên vào vùng cấm địa của bạn để bấm nốt nhạc thì chính nó đó. Nó định biểu diễn altosax đó. Bạn chỉ còn có đi chỗ khác xem cho khỏi ngất ngư con tàu đi. Đi một chút tới đường Thoại Ngọc Hầu, rẽ vô chợ Ông Tạ bạn sẽ gặp ngay rạp Đại Lợi chiếu đủ thứ phim Âu Á. Sau ngày đứt phim 30-4, bọn VC xử dụng rạp Đại Lợi (cũng như nhiều cơ sở khác) làm nhà tù. Quẹo xuống đường Trương Minh Giảng có rạp Văn Lang không gì đặc biệt.
Rạp này chung một chain với rạp Casino Saigon nhưng kém thanh lịch, sạch sẻ hơn. Tuy nhiên bạn có thể tự yên ủi bằng tô mì Cây Nhãn danh tiếng gần bên rạp. Đi trên đường Hai Bà Trưng qua khỏi Cầu Kiệu tới chợ Phú Nhuận bạn sẽ gặp rạp Văn Cầm Phú Nhuận chung một chủ với rạp Văn Cầm Chợ Quán (Nguyễn Biểu- Bến Hàm Tử) Theo tôi đây là rạp nhỏ nhất Saigon và giá vé rẽ nhất.
Tiền nào của nấy đó các bạn ạ. Nếu không muốn vào xem rạp Văn Cầm thì mời bạn quay trở về Tân Định để tới rạp Kinh Thành bên hông chợ Tân Định. Rạp này rất xưa nên dưới mức trung bình trên mọi phương điện.
Cách đó không xa, trên đường Trần Quang Khải có rạp Văn Hoa. Đây là rạp mới nhất của thủ đô Saigon nên màn ảnh, âm thanh tuyệt hảo, ambiance lại rất khang trang lịch sự, chiếu toàn phim mới. Sau đó, ta cùng hướng về Gia Định qua đường Bạch Đằng (bên hông chợ Bà Chiểu) có rạp Cao đồng Hưng, còn đường Nguyễn văn Học (ngã tư Bình Hòa) có rạp Đại Đồng Gia Định. Cả hai rạp dưới xa mức trung bình, nạn đứt phim rất thường xãy ra. Có điều là cạnh rạp Đại Đồng có quán cơm tấm bì ăn cũng phê lắm. Giờ thì bạn hãy đi dọc theo đường Lê quang Định (Gia Định) để đến trạm cuối của cuộc du xuân là rạp Lạc Xuân nằm trên đường Gia Long (cạnh chợ Gò Vấp). Rạp chiếu toàn phim cũ và cái projecteur chắc của Tây để lại nên phim cứ sọc rằn làm nhức mắt người xem.
=
Thưa các bạn, sau khi đi một vòng các rạp chiếu bóng Saigon, các bạn có thấy bồi hồi nhớ thương quê hương thân yêu của chúng ta hay không? Chắc hẳn là có vì không ai trong chúng ta không giữ trong tâm tư những hình ảnh, những kỉ niệm êm đềm của một thời hoa mộng. Có thể đó là một buổi tối đi bên người yêu giữa trời lất phất mưa dưới hàng me lá xanh rơi nhè nhẹ trên mái tóc em. Hay có thể cũng là một ngày về thăm quê Ngoại, ăn bửa cơm tép kho canh rau dền trong mái tranh nghèo bàng bạc khói lam chiều, bên dòng sông nước lững lờ đẩy đưa đám lục bình tim tím trôi giạt đến một phương trời vô định. Nhưng cảm động nhất có lẽ là chuyến tháp tùng đoàn học sinh ngày đầu xuân đi thăm tiền đồn Dakto, Ben-Het. Đến thăm để mà cảm thương cho cuộc đời chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa nơi rừng núi âm u, áo bạc màu chiến trận, thân dãi dầu phong sương, tay ghì chặt súng để sẳn sàng chiến đấu. Tất cả đã bỏ lại thành phố những người thân yêu mòn mỏi đợi chờ, những cuộc vui tuổi trẻ, những ước vọng thanh xuân. Đối với lính, Xuân chỉ là: "Đón giao thừa một phiên gác đêm Chào Xuân đến súng xa vang rền" (Phiên Gác Đêm Xuân, Nguyễn văn Đông) hoặc: "Đồn anh đóng ven rừng mai Nếu mai không nở, Anh đâu biết Xuân về hay chưa?" (Đồn Vắng Chiều Xuân, - Trần Thiện Thanh) hay chua xót hơn: "Quà Xuân anh chẳng có, gác giặc từng giờ, Đời lính chiến lấy gì về tặng em" (Phút Giao Mùa, Trần Thiện Thanh) Trở lại chuyện coi phim Tết, ta không thể không nói đến bói tuồng đầu năm, một tập tục rất thú vị của dân tộc.
Này nhé! bạn đừng xem trước quảng cáo phim mà cứ đi thẳng tới một rạp nào đó rồi xem phim mà đoán vận mạng trong năm. Nếu gặp phim cao bồi đấm đá chẳng hạn như Gunfight at the O.K.Corral thì bảo đảm trong năm có chuyện thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Còn nếu xem nhằm phim bài bạc như Casino thì quanh năm sẽ ngồi sòng hơi nhiều. Nếu coi trúng phim travel như "Around the world in 80 days" thì cứ chuẩn bị mà đi du lịch. Nếu không đi Mỹ…Tho thì cũng đi Tây… Ninh hoặc Đức… Hòa vậy, Còn như ai mà lỡ coi phải phim cấm trẻ em như Nam Nữ Y Học Bửu Giám "thì cầm chắc là phải tới nhà thuốc Võ văn Vân mua một lô 'Tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn" nếu là quý ông, còn quý Bà thì sao? Mắc cở gì mà hổng chịu xài "Dưỡng thai nhành mai" cho fetus nó được nhờ. Cũng trong mục bói tuồng đầu năm, có một điều mà cho tới bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc là hồi Tết Ất Mão (1975), không hiểu có rạp nào chiếu phim "Chúng tôi muốn sống" (Lê Quỳnh, Mai Trâm, Thu Trang…) hay "Ánh sáng miền Nam (Lê Quỳnh, Khánh Ngọc) hay không và đa số đồng bào ta có xem không mà suốt năm phe ta ùn ùn xuống tàu, xuống ghe, xuống bè, xuống cả cần xé để vượt biên quá chừng chừng. Dĩ nhiên trong số những người "chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa" có cả bần bút nên mới có được ngày hôm nay ngồi viết lếu láo góp vui cùng các bạn trong ngày đầu Xuân Kỉ Mẹo và nhất là để chúng ta cùng hoài niệm về một "Saigon đẹp lắm! Saigon ơi! Saigon ơi!"
Nguyên Trần (Nguồn:làngchài.com)
Thursday, February 19, 2009
BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
Cả giám mục Ngô Đình Thục và đại sứ Ngô Đình Luyện cũng không được về nước chịu tang thân mẫu. 3 năm sau những biến cố ấy thì trưởng nữ của bà, Ngô Đình Lệ Thủy lại qua đời do tai nạn giao thông tạiParis (Pháp).
Sau đó bà Trần Lệ Xuân cùng các con nhỏ chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang tạm sống ở đó.
Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con quả phụ Ngô Đình Nhu lại nhận được tin giám mục Ngô Đình Thục đã từ trần tại đất Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Khi còn ở ViệtNam, hay lúc sống lưu vong, Ngô Đình Thục lúc nào cũng thương yêu mẹ con Trần Lệ Xuân. Do vậy với gia đình bà, ông Ngô Đình Thụckhông chỉ là người thân ruột thịt mà còn là ân nhân của bà nơi đất khách. Nghe nói, nhà cửa của mấy mẹ con bà quả phụ ở La Mã đều do ông Ngô Đình Thục chu cấp, và còn tài trợ tiền bạc cho 3 đứa con bà Nhu ăn học đến nơi đến chốn. Khi được tin ông Ngô Đình Thụcqua đời, mấy mẹ con bà Nhu định sang Mỹ phục tang, nhưng không biết vì lý do gì có chuyện xích mích trong gia đình họ Ngô nên ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô, không cho mẹ con bà Nhu sang Mỹ dự tang lễ Giám mục Ngô Đình Thục.
Gần 2 năm sau (28/7/1976), bà Lệ Xuân nhận được điện thoại của người em trai ruột của bà là Trần Văn Khiêm báo tin song thân là ông bà Trần Văn Chương đã qua đời nhưng không rõ nguyên nhân (???). Sau đó lại được tinTrần Văn Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ do có liên quan đến cái chết của song thân. Cha mẹ qua đời bà cũng không thể qua Mỹ chịu tang được.Đến năm 1990, người em út của gia đình họ Ngô là Ngô Đình Luyện cũng qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không sang dự đám tang vì trước đó họ đã có xích mích.
Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi và đã đến thăm gia đình bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Khi về lại Mỹ, luật sư Trương Phú Thứ đã viết một bài khá dài về cuộc gặp gỡ với bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Luật sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Nhu ở một mình trong căn nhà của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel(Paris). Bà Nhu là chủ sở hữu 2 căn nhà ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris. Bà Nhu ở một cái và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của bà, cũng đủ sống và không cần nhờ vả đến các con.
Bà phân trần quanh truyện một người Pháp giàu có biếu Giám mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn, rồi ông Thục đã cho bà để mua một căn trong tòa nhà cao tầng này, và sau đó bà đã dành dụm mua thêm được một căn nữa.
Bà Nhu cũng cho biết: Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là bà Capici, một người Italia, từng lọt vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến 4 năm sau khi bà Capici tạ thế bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của ông bà Nhu ở Đà Lạt.
Bà Nhu hiện nay không có ý định về thăm quê hương Việt Nam. Khi nói về những người con thì bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện.
Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I'Economie et du Commerce) chứ không phải Trường HEC (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chĩ đã đưa tin. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tại chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chính trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đình Quỳnh học trường này bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền bạc. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruseles (thủ đô nước Bỉ). Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói: "Thằng Quỳnh giống bác ruột" (hàm ý sống độc thân như ông Diệm).
Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật sư ngành Công pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở Phân khoa Luật của Đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu nhập quốc tịch Italia. Luật pháp Italia không cho phép những người không có quốc tích được quyền giảng dạy một cách chính thức trong học trình.Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc khiến các "cây đại thụ" của ngành công pháp thế giới phải ngưỡng mộ. Lệ Quyên có chồng người Italia nhưng đưa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu đã hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn. Niềm tự hào dòng họ là sự giữ gốc rễ dân tộc. Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, bà Nhu đều xuống đường đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint dự thánh lễ hàng ngày, Thông thường sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt, trưng bày hoa nến. Ngày chủ nhất, bà phụ trách dạy lớp giáo lý cho các trẻ nhỏ.
Bà Nhu hầu như rất ít đi mua sắm. Một bà bạn người Nhật đã lo cho bà về cái mặc rồi. Nói đến quần áo, bà có vẻ đăm chiêu: "Ở Sài Gòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ. Tổng thống không bằng lòng". Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là "kiểu áo bà Nhu" đã một thời là mốt của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rỗi nghề.
Bà Nhu kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khanh mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (rubi), bà Nhu có trình và xin ông Diệm số tiền là 6 ngàn đồng bạc Việt Nam thời đó (tương đương 6 triệu bây giờ) để mua lại. Tổng thống nghe lời giãi bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giất biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này.
* (Giám mục Ngô Đình Thục)
Bà Nhu nói đó là lần duy nhất ông Diệm cho tiền và cũng chẳng còn
Bà Nhu cũng kể lại vào mùa xuân năm 1975. Hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi 10 ngàn USD tiền thù lao với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất đi Paris – Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên còn rất nhỏ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Vì không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bà bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp ông bà Trần Văn Chương ở thủ đô nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhât bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.
Bà quả phụ Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) đang viết dở dang một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp, và do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Bà cho biết, chỉ sau khi bà tạ thế các con của bà mới đem ấn hành.
Mỗi khi nhắc đến gia đình họ Ngô là phải nhắc đến vợ chồng ông Ngô Đình Nhu – và bà Trần Lệ Xuân.
(Ông Ngô Đình Nhu)
Tuy là những người đứng sau rèm "chấp chính" nhưng Ngô Đình Nhu và Trần
Lệ Xuân lại có nhiều quyền thế và có thể nói quyền lực của hai con người
này có thể hơn cả tổng thống Ngô Đình Diệm
(Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm)
Mấy anh chị em ruột nhà họ Ngô thì ai cũng đã về "Nước Chúa", chỉ còn lại bà quả phụ Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân). Vậy bà quả phụ một thời lãy lừng hiện nay sống như thế nào? Xin tiết lộ một vài chi tiết về cuộc sống hiện nay của con người một thời "làm mưa làm gió" trên đất trời phương Nam.
Ngày hai anh em Diệm – Nhu bị hạ sát (11/1963) thì bà Trần Lệ Xuân đang ở đất Mỹ để "giải độc" cho chế độ nhà Ngô. Trần Lệ Xuân cùng trưởng nữ là Ngô Đình Lệ Thủy đã tới nhà thờ để dự lễ cầu hồn cho người thân. Nỗi đau tang gia chưa nguôi thì bà Lệ Xuân được tin mẹ chồng là bà Ngô Đình Khả (Phạm Thị Thân) hơn 90 tuổi đã tạ thế tại Huế. Quả phụ Ngô Đình Nhu cùng các con không được về nước chịu tang mẹ chồng và bà nội.
(Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm)
Mấy anh chị em ruột nhà họ Ngô thì ai cũng đã về "Nước Chúa", chỉ còn lại bà quả phụ Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân). Vậy bà quả phụ một thời lãy lừng hiện nay sống như thế nào? Xin tiết lộ một vài chi tiết về cuộc sống hiện nay của con người một thời "làm mưa làm gió" trên đất trời phương Nam.
Ngày hai anh em Diệm – Nhu bị hạ sát (11/1963) thì bà Trần Lệ Xuân đang ở đất Mỹ để "giải độc" cho chế độ nhà Ngô. Trần Lệ Xuân cùng trưởng nữ là Ngô Đình Lệ Thủy đã tới nhà thờ để dự lễ cầu hồn cho người thân. Nỗi đau tang gia chưa nguôi thì bà Lệ Xuân được tin mẹ chồng là bà Ngô Đình Khả (Phạm Thị Thân) hơn 90 tuổi đã tạ thế tại Huế. Quả phụ Ngô Đình Nhu cùng các con không được về nước chịu tang mẹ chồng và bà nội.
Cả giám mục Ngô Đình Thục và đại sứ Ngô Đình Luyện cũng không được về nước chịu tang thân mẫu. 3 năm sau những biến cố ấy thì trưởng nữ của bà, Ngô Đình Lệ Thủy lại qua đời do tai nạn giao thông tạiParis (Pháp).
Sau đó bà Trần Lệ Xuân cùng các con nhỏ chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang tạm sống ở đó.
Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con quả phụ Ngô Đình Nhu lại nhận được tin giám mục Ngô Đình Thục đã từ trần tại đất Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Khi còn ở ViệtNam, hay lúc sống lưu vong, Ngô Đình Thục lúc nào cũng thương yêu mẹ con Trần Lệ Xuân. Do vậy với gia đình bà, ông Ngô Đình Thụckhông chỉ là người thân ruột thịt mà còn là ân nhân của bà nơi đất khách. Nghe nói, nhà cửa của mấy mẹ con bà quả phụ ở La Mã đều do ông Ngô Đình Thục chu cấp, và còn tài trợ tiền bạc cho 3 đứa con bà Nhu ăn học đến nơi đến chốn. Khi được tin ông Ngô Đình Thụcqua đời, mấy mẹ con bà Nhu định sang Mỹ phục tang, nhưng không biết vì lý do gì có chuyện xích mích trong gia đình họ Ngô nên ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô, không cho mẹ con bà Nhu sang Mỹ dự tang lễ Giám mục Ngô Đình Thục.
Gần 2 năm sau (28/7/1976), bà Lệ Xuân nhận được điện thoại của người em trai ruột của bà là Trần Văn Khiêm báo tin song thân là ông bà Trần Văn Chương đã qua đời nhưng không rõ nguyên nhân (???). Sau đó lại được tinTrần Văn Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ do có liên quan đến cái chết của song thân. Cha mẹ qua đời bà cũng không thể qua Mỹ chịu tang được.Đến năm 1990, người em út của gia đình họ Ngô là Ngô Đình Luyện cũng qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không sang dự đám tang vì trước đó họ đã có xích mích.
Cuộc đời Trần Lệ Xuân từng chứng kiến 10 cái tang (đều bất đắc kỳ tử),
từng khóc hết nước mắt nhưng không một lần được tham dự tang lễ âu cũng
là một chữ "Lệ"!
Cho tới nay có nhiều người nghe tin đồn là Bà Nhu đã lấy chồng khác hoặc đã qua đời từ lâu rồi. Nhưng tất cả chỉ là tin đồn.
Cho tới nay có nhiều người nghe tin đồn là Bà Nhu đã lấy chồng khác hoặc đã qua đời từ lâu rồi. Nhưng tất cả chỉ là tin đồn.
Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi và đã đến thăm gia đình bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Khi về lại Mỹ, luật sư Trương Phú Thứ đã viết một bài khá dài về cuộc gặp gỡ với bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Luật sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Nhu ở một mình trong căn nhà của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel(Paris). Bà Nhu là chủ sở hữu 2 căn nhà ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris. Bà Nhu ở một cái và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của bà, cũng đủ sống và không cần nhờ vả đến các con.
Bà sống ẩn dật đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc
của cộng đồng người Việt tại Paris là cựutrung tướng quân đội Sài Gòn
Trần Văn Trung vẫn tưởng là bà Nhu hiện đang sống ở Italia. Bà Nhu tuy
đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi
mắt to và sáng. Căn nhà của bà Nhu khá tầm thường với hai phòng ngủ và
một phòng khách. Trên tường phòng khách của bà có treo vài khung hình
lớn của ông Diệm, ông Thục và ông Nhu, có cả ảnh trưởng nữ Ngô Đình Lệ
Thủy, và nhiều người trong thân tộc khác đã quá vãng.
Bà phân trần quanh truyện một người Pháp giàu có biếu Giám mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn, rồi ông Thục đã cho bà để mua một căn trong tòa nhà cao tầng này, và sau đó bà đã dành dụm mua thêm được một căn nữa.
Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất
lớn từ một ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, bà đã nhờ một cựu bộ
trưởng thời Chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai căn nhà này.
Bà Nhu cũng cho biết: "Mấy thanh niên Việt mới bơ vơ đến Pháp được bà
cho tạm trú ở căn thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí
điện nước nào cả. Một thời gian sau, những thanh niên này đã được thân
nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống thì bà Nhu cho một
nhà ngoại giao Nhật Bản thuê cho đến ngày nay.
Bà Nhu cũng cho biết: Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là bà Capici, một người Italia, từng lọt vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến 4 năm sau khi bà Capici tạ thế bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của ông bà Nhu ở Đà Lạt.
Bà Nhu hiện nay không có ý định về thăm quê hương Việt Nam. Khi nói về những người con thì bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện.
Người con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay
cũng đa 55 tuổi, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, (3 trai, 1 gái). Bà
Nhu khoe là những đứa chúau nội (con trai ông Trác), ai cũng "cao một
mét tám, to lớn và đẹp trai lắm".Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc giàu
có. Ông Trác rất đam mê công việc trọng trọt chăn nuôi và đã chế tạo
được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất
nhỏ. Gia đình ông Trác sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành
La Mã. Ngôi biệt thự này có phong cách cấu trúc và dáng dấp như một tu
viện. Bà Nhu đã ở đây nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng bà
Nhu đã tá túc ơ một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.
Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I'Economie et du Commerce) chứ không phải Trường HEC (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chĩ đã đưa tin. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tại chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chính trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đình Quỳnh học trường này bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền bạc. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruseles (thủ đô nước Bỉ). Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói: "Thằng Quỳnh giống bác ruột" (hàm ý sống độc thân như ông Diệm).
Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật sư ngành Công pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở Phân khoa Luật của Đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu nhập quốc tịch Italia. Luật pháp Italia không cho phép những người không có quốc tích được quyền giảng dạy một cách chính thức trong học trình.Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc khiến các "cây đại thụ" của ngành công pháp thế giới phải ngưỡng mộ. Lệ Quyên có chồng người Italia nhưng đưa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu đã hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn. Niềm tự hào dòng họ là sự giữ gốc rễ dân tộc. Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, bà Nhu đều xuống đường đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint dự thánh lễ hàng ngày, Thông thường sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt, trưng bày hoa nến. Ngày chủ nhất, bà phụ trách dạy lớp giáo lý cho các trẻ nhỏ.
Bà Nhu hầu như rất ít đi mua sắm. Một bà bạn người Nhật đã lo cho bà về cái mặc rồi. Nói đến quần áo, bà có vẻ đăm chiêu: "Ở Sài Gòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ. Tổng thống không bằng lòng". Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là "kiểu áo bà Nhu" đã một thời là mốt của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rỗi nghề.
Bà Nhu kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khanh mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (rubi), bà Nhu có trình và xin ông Diệm số tiền là 6 ngàn đồng bạc Việt Nam thời đó (tương đương 6 triệu bây giờ) để mua lại. Tổng thống nghe lời giãi bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giất biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này.
* (Giám mục Ngô Đình Thục)
Bà Nhu nói đó là lần duy nhất ông Diệm cho tiền và cũng chẳng còn
nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu. Luật sư Thứ cũng kể
lại: "Bà Nhu có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và
hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết
phục". Điều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bế
nhưng bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận.
Bà Nhu cũng kể lại vào mùa xuân năm 1975. Hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi 10 ngàn USD tiền thù lao với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất đi Paris – Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên còn rất nhỏ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Vì không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bà bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp ông bà Trần Văn Chương ở thủ đô nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhât bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.
Bà quả phụ Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) đang viết dở dang một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp, và do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Bà cho biết, chỉ sau khi bà tạ thế các con của bà mới đem ấn hành.
BẢN TIN NHÂN QUYỀN
=
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế (VBQT) lo ngại cho sức khỏe của giáo sư Vũ Văn Hùng, bị đánh đập, sau khi tuyệt thực bị giam nhốt biệt lập không ai biết ở đâu.
Chào mừng nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo hết hạn tù giam, VBQT đòi phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả các nhà dân chủ đối kháng
còn bị giam nhốt bất công và trái phép ở Việt Nam.
GS VŨ VĂN HÙNG
Văn Bút Quốc Tế được khẩn báo về trường hợp của giáo sư Vũ Văn Hùng (còn có biệt danh thầy giáo Vũ Hùng). Tình trạng sức khỏe suy thoái của nhà dân chủ đối kháng có thể ảnh hưởng rất xấu đến tính mạng của ông. Sau khi ông tuyệt thực cả tháng trời để phản đối sự giam cầm độc đoán, sự đối xử tồi tệ trong tù, ông bị biệt giam không ai biết ở đâu. Cho nên, ngày 18 tháng 2 năm 2009, trong một Kháng Nghị Thư phổ biến trên Mạng lưới toàn cầu "Can thiệp Khẩn cấp", Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù bày tỏ sự quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của nhà giáo chân chính và dũng cảm này.
Cần nhắc lại, mùa thu năm 2008, nhà cầm quyền CSVN đã tiến hành một chiến dịch trấn áp nghiêm trọng nhắm vào những tiếng nói dân chủ đối kháng hoặc bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Nhiều người bị bắt giữ gồm có: bà Lê Thị Kim Thu (40 tuổi) phóng viên nhiếp ảnh, bà Phạm Thanh Nghiên (32 tuổi) nhà báo, ông Nguyễn Xuân Nghĩa (60 tuổi) nhà văn và nhà thơ, ông Phạm Văn Trội (37 tuổi) nhà văn, ông Nguyễn Văn Túc (46 tuổi) nhà thơ nông dân, sinh viên Ngô Quỳnh (25 tuổi), nhà văn, ông Trần Đức Thạch (57 tuổi) nhà thơ, ông Vũ Văn Hùng (43 tuổi) nguyên giáo sư môn vật lý (bị sa thải vì hoạt động yêu sách quyền tự do dân chủ), ông Lê Thanh Tùng (41 tuổi) nhà báo, v.v. Trong số những tù nhân vừa kể, bà Lê Thị Kim Thu đã bị kết án 18 tháng tù ngày 7 tháng 11 năm 2008 và ông Lê Thanh Tùng được tại ngoại hầu tra từ ngày 17 tháng 11, chờ truy tố ra tòa.
Giáo sư Vũ Văn Hùng bị bắt ngày 18 tháng 9 năm 2009. Sau khi công an lục soát nhà ông, gia đình ông được báo bằng miệng rằng ông sẽ bị truy tố về ‘’Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’ chiều điều 88 Hình luật CSVN. Nhưng cho tới nay, chưa có gì chính thức về sự cáo buộc tội ông.
Ngày 23 tháng 1 năm 2008, bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ ông Vũ Văn Hùng, tiếp xúc với một số tù nhân được phóng thích nhân dịp Tết Kỷ Sữu. Những người cựu tù nhân này từng bị nhốt chung phòng với chồng bà. Họ cho bà biết những tin thật đáng lo sợ về tình trạng sức khỏe của nhà dân chủ đối kháng. Ông Vũ Văn Hùng đã tuyệt thực cả tháng trời để phản đối sự đối xử tồi tệ vì ông có thể bị đánh đập tàn nhẫn bởi tù nhân thường phạm và bọn công an thẩm vấn ông. Vì ông quá kiệt sức có thể chết trong phòng biệt giam, nhiều lần chủ ngục bị bắt buộc phải chở ông đi cứu cấp tại bệnh viện của Công An. Mới đây, ngày 12 tháng 2, sau khi đi thăm nuôi ông Vũ Văn Hùng ở trại giam Hỏa Lò Mới (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội), bà Lý Thị Tuyết Mai vẫn không được gặp mặt chồng. Và bà vô cùng lo lắng cho tính mạng của ông. Lý do là trên sổ tiếp tế cho tù nhân mang số 4436Z, bà đọc thấy quản giáo ghi nhiều số phòng khác nhau, trong đó có những phòng biệt giam. Chỉ trong vòng 5 tháng mà chồng bà đã bị chuyển phòng giam và phòng biệt giam đến 5, 6 lần. Vậy là phải có những chuyện gì đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra cho một nhà giáo được tiếng hiền lành của trường trung học Bích Hoà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây trước khi bị chế độ phạt kỷ luật cho nghỉ việc. Hiện nay, không ai biết chắc chắn ông Vũ Văn Hùng bị giam giữ ở đâu và số phận ông, sự an toàn tâm thần và thể chất của ông ra sao ? Văn Bút Quốc Tế cũng như các văn hữu bạn bè đều có cùng một mối quan ngại sâu xa như bà Lý Thị Tuyết Mai, người hiền phụ và hiền mẫu với hai đứa con 6 và 11 tuổi. Nghe nói bà có làm đơn yêu cầu bộ Công an CSVN cho bà được vào tù để chăm sóc cho chồng. Nếu nhà cầm quyền không chấp thuận thì bà sẵn sàng tự nguyện ở tù với chồng bà.
Trong Kháng Nghị Thư, Văn Bút Quốc Tế có ghi thêm tin xác nhận nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, thành viên đảng Dân Chủ Nhân Dân, đã mãn hạn tù giam vào ngày 17 tháng 2 năm 2008. Nhà tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Huỳnh Nguyên Đạo, dưới bút hiệu Huỳnh Việt Lang, là tác giả của nhiều bài nhận định sâu sắc về chính trị, xã hội trên Internet trước khi bị bắt ngày 15 tháng 8 năm 2006. Đến ngày 17 tháng 8 năm 2007, ông bị kết án phúc thẩm 2 năm 6 tháng tù và 2 năm quản chế về ‘’Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’ chiều điều 88 Hình luật CSVN. Cùng bị bắt và bị phạt tù chung một vụ án với nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo còn có bác sĩ Lê Nguyên Sang (4 năm tù) và luật sư Nguyễn Bắc Truyễn (3 năm 6 tháng tù).
Văn Bút Quốc Tế sẽ gởi Kháng Nghị Thư này đến Chủ tịch, Thủ tướng cùng bộ trưởng văn hóa và thông tin CHXHCNVN. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút trên toàn thế giới gởi ngay Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền Hà Nội, để
- bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của nhà văn dân chủ đối kháng Vũ Văn Hùng, và yêu cầu cho biết khẩn cấp hiện nay ông bị giam cầm ở đâu.
- thúc giục cho ông Vũ Văn Hùng được quyền tiếp nhận đầy đủ tất cả những sự săn sóc thuốc men cần thiết và được thân nhân gia đình thăm nom.
- đón nhận tin mãn hạn tù giam của ông Huỳnh Nguyên Đạo, nhà báo và nhà văn dân chủ đối kháng sử dụng Internet, đồng thời yêu cầu phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những người bị giam giữ vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu ở Việt Nam, phù hợp với Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước CHXHCNVN đã ký kết.
(Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Trung Tâm Âu Châu VBVNHN .
Tài liệu: LHNQVN-TS).
Genève ngày 18 tháng 2 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland .
Nguyên văn Kháng Nghị Thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù (Luân Đôn, Anh Quốc) còn được phổ biến toàn cầu trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).
Kháng Nghị Thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù
Nguyên văn Anh Ngữ
International PEN . Writers in Prison Committee
RAPID ACTION NETWORK
18 February 2009 RAN 12/09
VIETNAM:
Professor and internet writer detained, fears for health
The Writers in Prison Committee (WiPC) of International PEN is seriously concerned about reports that professor and internet writer Vu Van Hung is in failing health, and has been removed from his prison cell to an unknown location. International PEN seeks information about Vu Van Hung’s whereabouts as a matter of urgency, and seeks assurances of his well being. It urges that he is given full access to all necessary medical care and family visits.
According to International PEN’s information, Vu Van Hung was arrested on 18 September 2008, and his home was searched by Security Police officers. At the time, his family was told he would be charged under Article 88 of the Penal Code for ‘Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam’, but no charges have yet been made known. Vu Van Hung, aged 43, had been held at camp B14 , district Thanh Liet Thanh Tri, Ha Noi, since 19 September 2008.
On 23 January 2009* Vu Van Hung’s wife met with newly amnestied prisoners, released on the Lunar New Year. They had recently shared Vu Van Hung’s prison cell and reported serious concerns for his health and well-being following a month-long hunger strike recently staged by Vu Van Hung to protest alleged ill-treatment by other inmates and by interrogators. He has reportedly been hospitalised several times in recent weeks, and has now been taken from his prison cell to an undisclosed location, apparently as a result of his failing health. His whereabouts remain unknown and concerns for his well-fare are mounting.
In a separate case, International PEN has received confirmation of the release of journalist and internet writer Huynh Nguyen Dao (pen name: Huynh Viet Lang), after serving a two and a half-year prison sentence. He was arrested on 15 August 2006 on charges of ‘conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam’. Huynh Nguyen Dao was released on 17 February 2009.
For the BBC’s country profile on Vietnam :
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/country_profiles/1243338.stm
Please send appeals:
Expressing serious concern for the health of dissident writer Vu Van Hung, and seeking information about his whereabouts as a matter of urgency.
Urging that Vu Van Hung is given full access to all necessary medical care and family visits.
Welcoming the release of journalist and internet writer Huynh Nguyen Dao, and calling for the immediate and unconditional release of all those detained for the peaceful exercise of their right to free expression in Vietnam, in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a signatory.
Appeals to be sent to: (…)
-------------------------------------------------------------------
* Amend to read : ‘’On 23 January 2009’’ (…)
Tu chỉnh ngày 19.02.09
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Wednesday, February 18, 2009
TÀI LIỆU TỔNG HỢP * CHỢ HOA VIỆT NAM
LỜI GIỚI THIỆU:
Năm kỷ sửu 2009, kinh tế thế giới đang đứng trước cơ nguy sụp đổ. Việt Nam cũng bị ảnh hường cuả cuộc khủng hoàng toàn cầu. Theo tục lệ truyền thống, ngày Tết dân ta mở chợ hoa. Những ngày đầu, chợ hoa đông dảo người xem, hoa nào cũng tươi thắm, nhưng người xem nhiều hơn người mua. Ngày cuối thì ế ẩm vì dân chúng không có tiền mua, trong khi bọn tư sản đỏ mặc sức phung phí. Chúng mua những cây hoa , chậu hoàng chục triệu. Miền Bắc tương đối khí hậu tốt, còn miền Trung mưa gió bão bùng, hoa và lòng người tan tác. Đây là hình ảnh kinh tế suy sụp của Việt Nam qua hình ảnh chợ hoa trong nuớc qua báo chí trong nước.
I. CHỢ HOA QUẢNG BÁ HÀ NỘI
Đến chợ hoa Quảng Bá những ngày giáp Tết thật khó khăn. Con đường đê đã nhỏ nay lại tập trung thêm đủ loại xe lớn, xe bé. Mặc dù vậy, với người dân Hà Nội thì đây không phải là một trở ngại lớn. Họ vẫn cố gắng dành thời gian đến đây cùng bạn bè, cùng gia đình. Nhiều người mua hoa, nhưng cũng có một số người đển chỉ để ngắm, để chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc của một mùa xuân mới, để cảm nhận không khí Tết đang đến rất gần...>
Thị trường cây cảnh, hoa tại chợ Quảng Bá, giá cả cũng có biến động tăng lên so với Tết năm ngoái. Những cành đào đẹp có giá từ 400.000 đ – 500.000 đồng/cành. Một cây đào có giá từ 500 – 1000.000 đồng. Mai vàng có giá tối thiểu là 1000.000/ chậu. Tú Quyên có giá 250.000 đồng/chậu.
Hoa ly vàng có giá đắt hơn hẳn hoa ly màu khác, giá từ 200.000đ – 250.000đ một bó 5 cành. Hoa ly trắng giá từ 180.000đ – 200.000đ một bó 5 cành. Hoa ly đỏ từ 160.000đ-180.000đ một nó 5 cành. Hoa lay ơn từ 50.000đ-65.000đ một chục bông. Hoa cúc 50.000 đồng 1 bó. Hoa Tulip 60.000-80.000 đồng một bó. Những loại hoa cắm tô điểm thêm cho bình hoa như: hoa Sao, hoa Salem… có giá trung bình từ 80.000-120.000 một bó hoa to. Những loại lá cắm kèm như lá dương xỉ, lá thông, cỏ Nhật cũng có giá từ 50.000 – 80.000 đồng/bó tuỳ theo từng loại lá.
Chợ Hoa những ngày này đắt hơn ngày thường. Nhưng giá còn tăng cao hơn nữa vào hai ngày giáp Tết 29, 30. Khi mua hoa tại chợ Hoa Quảng Bá, người mua hoa cần chú ý vì mỗi điểm bán hoa có giá cả không thống nhất nhau. Khéo chọn và mặc cả sẽ mua được giá hoa phải chăng.Dưới đây là một vài hình ảnh chợ hoa Quảng Bá mà aFamily đã ghi lại được trong một buổi chiều giáp Tết. Một vài hình ảnh không có đào và quất.
http://afamily.channelvn.net/20090123024130354tm0ca96/Ruc-ro-cho-hoa-Quang-Ba-ngay-xuan
Chợ hoa tết vắng người mua
Lao Động số 17 Ngày 21/01/2009 Cập nhật: 9:11 PM, 20/01/2009Quất Quảng Bá vẫn vắng người mua.Dù đã họp chợ được 5 ngày, nhưng tại hầu hết các chợ hoa tết ở Hà Nội, người đi ngắm hoa thì nhiều, người mua rất thưa thớt.Tại hai chợ hoa lớn: Quảng Bá (quận Tây Hồ), Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm), hoa về chợ chưa nhiều.
Dọc theo đường Âu Cơ, Nghi Tàm (Tây Hồ), khác với mọi năm (chợ hoa họp trên vỉa hè), năm nay chợ hoa được chuyển xuống dưới làn đường phía trong để tránh ảnh hưởng đến giao thông. So với năm trước, giá đào, quất năm nay tăng trung bình 20 - 30%, cá biệt những cây đào thế, quất thế có thể tăng tới 40 - 50%. Lý do tăng giá là do đợt lụt vừa qua đã ảnh hưởng đến chất lượng cây và số lượng cây trồng.
Ngoài quất, đào được trồng tại Nghi Tàm, Quảng Bá, một số xe ôtô chở cây cảnh từ Hoài Đức, Hưng Yên cũng bắt đầu bốc hàng bán tại khu vực Hàng Lược. Với một cành đào tán rộng 60cm, giá từ 200.000 - 250.000đ/cành, với nhiều cây đào có nụ, hoa, chồi từ 700.000 - 3.500.000đ/cây, quất thế có đủ tứ quý: 350.000 - 800.000đ/cây.Năm nay có một lượng lớn đào rừng cũng được chuyển về chợ. Giá trung bình mỗi cành đào rừng từ 600.000 đồng trở lên. Nhiều cành đào rừng có hoa, có nụ, có chồi có thể lên tới 6.000.000 - 7.000.000 đồng.Chưa năm nào, hoa tươi phong phú như năm nay.
Ngoài các giống hoa cổ truyền, nhiều loại hoa mới nhập ngoại cũng được giới thiệu như mai đỏ giống Trung Quốc, tuylíp, địa lan đỏ, lan Nam Dương...Giá hoa tươi tăng từ 10 - 20% so với cách đây một tuần như: Địa lan xanh: 200.000đ/cành, địa lan đỏ: 250.000đ/cành, lan hồ điệp: 120.000đ/cây đơn, lan Nam Dương: 160.000đ/cây, mai đỏ: 300.000đ/chậu, ly: 45.000đ/cây, hoa hồng Sa Pa: 30.000đ/chục, hồng Trung Quốc nhập ngoại: 45.000đ/chục, cúc đại đoá: 40.000đ/chục, hoa sao: 100.000đ/bó (5 cành), cúc Nhật: 20.000 - 25.000đ/bó (5 cành)...Từ nay đến 30 Tết, một lượng lớn đào, quất từ Hà Tây (cũ) và Hưng Yên, Hải Dương sẽ chuyển về HN. Chị Nguyễn Thị Hương - chợ hoa Nhật Tân - cho biết: "So với mọi năm hàng ít hơn, người mua cũng thưa hơn. Mặc dù khách ra vào cửa hàng, nhưng chủ yếu chỉ ngắm, chứ chưa thấy khách mua mấy. Hiện giá hoa tươi tăng chưa nhiều, một số chủ hàng đã gom hàng để dành bán trong những ngày 29-30 Tết".
http://www.baovietnam.vn/kinh-te/150922/18/Cho-hoa-tet-vang-nguoi-mua
*
Một tiếng trước giao thừa, nhiều cửa hàng ở chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội) vẫn ế thừa. Hoa chất đống, quăng quật dưới mặt đất. Người bán buồn nản cố vớt vát chừng nào hay chừng đấy. Khách hối hả mua để còn về chuẩn bị đón năm mới Kỷ Sửu.> Hoa Tết đại hạ giá"
href=http://www.nhatban.net/nb/rss/index.php?
II. CHỢ HOA ĐÀ NẴNG
Ngày 17/1 (tức 22 tháng Chạp), chợ hoa xuân Kỷ Sửu của Đà Nẵng bắt đầu hoạt động ở khu vực quảng trường trước Đài Tưởng niệm, trên đường 2/9. Tuy nhiên, tại TP Đà Nẵng xuất hiện những cơn mưa dầm dai dẳng. Bởi vậy, thay vì náo nức, rộn ràng như mọi năm thì không khí ở chợ hoa xuân Kỷ Sửu của Đà Nẵng trong ngày đầu tiên rất lạnh lẽo.
Người mua rất thưa thớtNgười bán ra sức thuyết phụcKhông ít người bán chui vào lều... ... để tránh mưa lạnh!
“Biết làm sao được, thời tiết quá khắc nghiệt nên các vườn nhà thất bát nặng nề lắm. Xã tui có hơn 30 hộ trồng hoa với hơn 17ha nhưng năm nay mất trắng đến 90% rồi. Nhà tui may còn bòn mót được hơn trăm chậu hồng đem tới đây, nhưng chắc khó mà gỡ gạc nổi mấy chục triệu tiền vốn đã đầu tư cho vụ hoa năm nay” - chị Lê Thị Ngọc ở làng hoa Nhơn Thọ 1 (xã Hoà Phước, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) thở dài.
Cũng vậy, anh Nguyễn Quang Cường ở tổ 73 phường Hoà Cường Bắc (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết, năm nay gia đình anh trồng 1.000 chậu cúc vàng đông nhưng chỉ có non một nửa là có thể đưa ra chợ hoa, 200 chậu mãn đình hồng giỏi lắm chỉ được khoảng 100 chậu; còn 60 chậu cúc pha lê, 400 chậu cúc vàng đông, 300 chậu hoa ly ly, 100 chậu hướng dương sẽ nở vào dịp… sau Tết!Xe thồ... xích lô dài cổ ngóng khách gọi chở hoaCánh lái xe kéo vào quán cóc làm vài ly rượu cho ấm bụngHay chui vào lều đánh ván bài cho đỡ sốt ruột
Hiếm hoa đẹp, giá cao trong khi trời lạnh tê tái và mưa dầm suốt ngày nên chợ hoa xuân Đà Nẵng trong ngày đầu tiên cũng hầu như vắng bóng người mua. Lác đác dăm ba người đến hỏi nhưng lắc đầu quay sang chỗ khác, rồi lại lắc đầu và… đi tiếp. Suốt buổi chiều quanh quẩn ở chợ hoa, chúng tôi nhận thấy số người có thể chọn mua được hoa chở về nhà là rất ít.
Lạnh lẽo chợ hoa xuân Đà Nẵng00:47' 18/01/2009 (GMT+7)– Ngày mở cửa, chợ hoa xuân Đà Nẵng chìm trong mưa dầm. Sự lạnh lẽo càng tăng bởi hoa không chỉ ít mà còn kém chất lượng, người mua rất thưa thớt!
http://www.vietnamnet.vn/
III. CHỢ HOA BÌNH PHƯỚC
Chiều 30 Tết ở chợ hoa miền cao Bình Phước-
Chợ hoa Tết Đồng Xoài tỉnh Bình Phước chiều 30 tháng Chạp khá vắng lặng. Người đi xem đã ít nhưng vẫn nhiều hơn số người đi mua. Các chủ hàng than vắn thở dài.
Nét độc đáo của chợ hoa Tết Đồng Xoài và cũng có thể là của miền Nam khi tại đây xuất hiện những chậu kiểng lộc vừng từ miền Bắc chuyển vào. Tuy nhiên, loại kiểng độc đáo đối với người miền Nam này cũng chịu chung số phận ế ẩm như nhiều loài hoa kiểng khác. Vài chậu lộc vừng khá lớn giá 7 - 10 triệu đồng của một chủ hàng người gốc Bắc bày từ hôm khai mạc chợ hoa đến nay chưa thấy người mua.
Cây lộc vừng dáng thú, lại đang trổ từng chuỗi hoa rất đẹp của anh Trần Văn Diễn ở gần đó rẻ hơn - giá 4 triệu đồng, nhưng cũng không có người mua. Một vài người thạo hoa kiểng đứng ngắm cây lộc vừng này đã giải thích rằng tuy là hàng độc, nhưng kiểng lộc vừng vẫn còn xa lạ với người miền Nam nên ít gây được sự chú ý.
Khách đang xem chậu lộc vừng kiểng độc đáo ở chợ hoa Tết Đồng XoàiHầu hết các chủ hàng đều khẳng định lượng hoa kiểng bán ra Tết năm nay giảm mạnh đột ngột so với Tết năm trước. Chị Nguyễn Thị Tuyết ở huyện Chợ Lách, vùng trái cây, hoa kiểng nổi tiếng của tỉnh Bến Tre và miền Nam, đánh một xe tải hoa kiểng về Đồng Xoài tham gia chợ hoa nhưng từ 24 tháng Chạp đến chiều 30 Tết mới chỉ bán được vài chục chậu kiểng. Chị hy vọng đến tối giao thừa sẽ bán thêm được nhiều hơn để đủ chi phí chuyên chở hàng (khoảng 3,5 triệu đồng) trở về Bến Tre ăn Tết.
Ngay cả chủ vựa người địa phương như anh Nguyễn Văn Thông làm nghề hoa kiểng hơn 10 năm nay, dù có bạn hàng quen, cũng không bán được hơn bao nhiêu. Anh Thông cho biết mới chỉ bán được vài trăm chậu trong số khoảng 1.500 chậu hoa mào gà, vạn thọ của mình: "Tết năm ngoái tôi thu vào vài chục triệu đồng, còn năm nay chỉ bán được chủ yếu cho các cơ quan, nhà chùa, người dân mua rất ít".
Nguyên nhân chợ hoa ế ẩm là do đời sống kinh tế xã hội có phần khó khăn, người dân hạn chế chi tiêu, trong đó có khoản chi cho hoa kiểng chưng trong nhà mấy ngày Tết. Một chậu mai nhỏ giá khoảng 200 - 250 nghìn đồng, chậu mai lớn mới có giá 1 - 2 triệu đồng, vạn thọ 50 nghìn đồng hai chậu... Tuy nhiên, các chủ hàng cho biết họ cũng không thể hạ giá thấp hơn nữa vì không thể bù lại chi phí chăm bón, đành mang về nhà chăm sóc dành cho mùa Tết sau.
http://www.tinmoi.vn/index.php/giaitri/chieu-30-tet-o-cho-hoa-mien-cao-binh-phuoc/81414.sn=
IV. CHỢ HOA HUẾ
Trời đã sáng rồi, không biết hôm nay trời có ngừng mưa để chợ hoa đông đúc như mấy hôm trước không đây, nhìn mưa mà thấy tội nghiệp cho dân bán hoa ghê !
http://hue-sport.com/forum/forum_posts.asp?TID=1572&get=last
TIẾN SĨ NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VIỆT NAM
TÌNH HÌNH KINH TẾ VN DƯỚICƠ CHẾ TRÀN ĐẦY THAM NHŨNG
Nhiều doanh nghiệp dệt may đứng trước nguy cơ đóng cửa, đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam tiếp tục giảm mạnhFeb 06, 2009Trở lại với những tin từ trong nước, báo chí trong nước cho biết do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.Hàng chục ngàn người lao động có thể bị mất việc làm trong nay mai. Mặc dù Tết là dịp đẩy mạnh bán hàng và đã có nhiều nỗ lực quảng bá tiêu thụ, nhưng theo thống kê từ Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam cho thấy ngành dệt may tháng Tết đã thất thu đáng kể.
Nhóm sản phẩm quần áo cho người lớn bán ra tháng Giêng chỉ đạt 94% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài lý do người dân tiết kiệm chi dùng, hàng dệt may trong nước đã tỏ ra yếu thế trong cuộc cạnh tranh với quần áo Trung Cộng giá rẻ và mẫu mã đa dạng. Trong lãnh vực xuất cảng, ngành dệt may đang đối diện với nguy cơ đóng cửa nhiều nhà máy do đơn hàng bị cắt giảm mạnh.
Hiện một số doanh nghiệp nước ngoài tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An phải đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân. Tình hình sẽ còn khó khăn hơn khi giá hàng hóa tại các thị trường xuất cảng chính dự trù sẽ giảm trên 20%, riêng thị trường nhập cảng dệt may lớn nhất Hoa Kỳ sẽ cắt giảm nhập cảng 15% hàng dệt may. Do đó số nhân công mất việc trong toàn ngành ước tính có thể lên đến hơn chục ngàn người. Các doanh nghiệp dệt may đã đề nghị nhà nước trích 1% từ kim ngạch xuất cảng để hỗ trợ tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa, nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Trong khi đó công cuộc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay cũng được dự báo sẽ giảm khoảng 13% so với năm 2008, xuống còn khoảng từ 10 tới 11 tỷ đô la. Hãng thông tấn Reuters trích tin của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Cộng sản Việt Nam cho hay cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài thường cao hơn rất nhiều so với mức giải ngân thực sự, trong tháng Giêng đã giảm tới 88% so với cùng tháng này vào năm ngoái, xuống còn có 200 triệu đô la vì tình trạng kinh tế suy thoái của toàn cầu.
Nguồn tin cho biết ông Phan Hữu Thắng là Trưởng Cục Đầu Tư Nước Ngoài, cho biết mức giải ngân vẫn sẽ cao, dù mức cam kết năm nay suy giảm. Không có thêm chi tiết nào khác được loan báo.Cũng theo nguồn tin này, năm ngoái mức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam là 11 tỷ 500 triệu đô la từ những cam kết với mức kỷ lục là 64 tỷ. Mức phát triển của tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam trong năm ngoái giảm xuống còn 6,23% so với 8,5% của năm trước đó.Nhiều kinh tế gia tiên đoán là mức phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm nay ở khoảng 5%, dù nhà nước nhắm tới tỷ lệ từ 6% tới 6.5% nhưng nhiều người cho rằng con số này khó mà đạt được.Ra Tết không có việc, công nhân ngược đường về quê Đầu năm những công nhân mất việc trước Tết đã bắt đầu đi tìm việc làm mới.
Trước cảnh người nhiều việc ít, một số người nay phải tính đến chuyện về quê làm ruộng. Báo chí trong nước ghi nhận trong những ngày qua tại Hà Nội, công nhân từ các địa phương đã trở lại làm việc nhưng thưa thớt.Ban Quản lý khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết chỉ trong 2 tháng trước Tết Kỷ Sửu, toàn khu công nghiệp đã có gần 1000 công nhân phải thôi việc do các công ty cắt giảm nhân lực, nên đầu năm công nhân trở lại làm việc giảm đi rất nhiều.
Những người ở nhà trọ cho biết mọi năm vào mùng 5 mùng 6 Tết công nhân đã có mặt và đi làm ổn định, nhưng năm nay do không có việc làm nên hiện hơn 100 công nhân ở trọ nhà ông thì mới có 45 người trở lại ở trọ. Do công nhân trở lại ít đi, nên trong những ngày này hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng tạp hoá cũng như các khu chợ xung quanh khu công nghiệp cũng ế ẩm. Dãy nhà trọ đầu làng Sáp Mai, xã Võng La gần Khu Bắc Thăng Long ngày hôm nay chỉ có hơn chục công nhân đến ở trọ, nhưng trong số đó có 3 người đang phải loay hoay đi tìm việc, số còn lại thì cũng đang bấp bênh với công việc hiện tại.
Tại Saigon tình hình cũng tương tự. Khu nhà trọ cho công nhân thuê tại phường Tây Thạnh, gần Khu công nghiệp Tân Bình hầu hết đều khoá cửa phòng. Chủ dãy nhà trọ ở đây cho biết trước Tết, công nhân thuê nhà trọ đa số trả phòng về quê. Một người cho biết họ đa làm ở đây gần 10 năm nhưng chưa bao giờ thấy công nhân thất nghiệp nhiều như năm nay.
Vốn nước ngòai ra đi
This year, foreign direct investment (FDI) into Viet Nam will be affected by the global financial crisis and neither the global nor the domestic economy is showing any signs of recoverỵThe price of agricultural exports such as coffee, tea, pepper and cashews was about 30 per cent less in January than the same period last year.Vietnamese export turnover in January is expected to reach about US$3.8 billion, down 18.6 per cent from December and 24.2 per cent over the same month of last yearThe flow of foreign direct investment into Vietnam is projected to fall this year by up to 13 percent compared with 2008, reaching $10-11 billion, a newspaper on Wednesday quoted a senior state planner as saying. Pledges of foreign direct investment, or FDI, which far outstrip actual disbursements, slumped 88 percent in January from the same month last year due to the ...Newly pledged foreign direct investment into Vietnam fell an estimated 88%, or 8.5 times, in January from a year earlier to $200 million from $1.7 billion, a Ministry of Planning and Investment official said Mondaỵ
Cả doanh giới lẫn công nhân đều tuyệt vọng
Một bà cụ đi bán hàng rong. Với người nghèo, kinh tế suy thoái càng ngày càng trầm trọng đang khiến gánh cơm áo nặng hơn bao giờ hết.Sài Gòn (NV) - Tuy đã là mùng 9 Tháng Giêng Âm lịch nhưng hôm qua 3 Tháng Hai Dương lịch, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chưa mở cửa, hoạt động trở lại. Tình trạng này phổ biến tới mức trở thành đề tài chung, được nhiều tờ báo ở Việt Nam cùng khai thác.Tờ Tiền Phong kể rằng, ở Sài Gòn, các khu nhà trọ quanh khu công nghiệp Tân Bình vắng ngắt, không có người thuê vì nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp này chưa mở cửa hoạt động trở lại. Ðó cũng là tình trạng phổ biến ở nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp khác tại Sài Gòn.Ðiều tương tự cũng đang xảy ra tại Bình Dương, nơi có rất nhiều khu công nghiệp. Theo một số dự đoán, sau Tết, khoảng 30% đến 40% công nhân các tỉnh từ các nơi đổ về Sài Gòn và Bình Dương làm việc sẽ không quay lại vì lương thấp không đủ sống, thất nghiệp không hy vọng tìm được việc làm mới...
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều ngàn công nhân bị thất nghiệp trước Tết và đang chờ việc sau Tết chạy đôn, chạy đáo đi tìm việc. Theo Tiền Phong, Tết rồi, có 75,000/500,000 công nhân từ các nơi đổ về Sài Gòn và Bình Dương làm việc không có tiền để về quê đón Tết với gia đình.Ở Quảng Nam và Ðà Nẵng, hầu hết các công ty trong những khu công nghiệp như: An Ðồn, Hòa Khánh, Hòa Cầm, Ðiện Nam, Ðiện Ngọc... cũng đang nghỉ... Tết. Bà Ðàm Thị Thanh Xuân, chủ tịch công đoàn các khu công nghiệp - khu chế xuất của thành phố, kể với phóng viên tờ Tiền Phong: "Chưa năm nào doanh nghiệp nghỉ... Tết lâu như năm nay. Cuối năm 2008, Ðà Nẵng có khoảng 1,200 công nhân thất nghiệp và hơn 1,000 công nhân được cho nghỉ chờ việc. Sắp tới, việc các doanh nghiệp cắt giảm người sẽ tiếp tục diễn ra".Chẳng riêng công nhân âu lo cho tương lai. Ngay cả giới chủ doanh nghiệp cũng được mô tả là đang giống như "ngồi trên lửa".
Báo điện tử VietNamNet dẫn một khảo sát của các liên đoàn lao động quận, huyện tại Sài Gòn, thực hiện hồi cuối năm 2008, cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đóng cửa vì không có đơn đặt hàng hoặc do giá nguyên vật liệu tăng nên bị lỗ. Khoảng 90% số doanh nghiệp đóng cửa, ngưng hoạt động là doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp giày da... những lĩnh vực sử dụng rất nhiều lao động. Ðiều đó sẽ khiến số lượng lao động thất nghiệp gia tăng nhanh chóng.VietNamNet kể rằng, năm ngoái, do lương thấp không đủ sống, Tết đến, công nhân về quê ăn Tết rồi ở lại với gia đình, không đi tha phương cầu thực nữa nên các doanh nghiệp "khát nhân lực". Năm nay, bảng tuyển dụng ở các trung tâm giới thiệu việc làm gần như không có thông báo tuyển người.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, làm việc tại trung tâm giới thiệu việc làm cho các khu chế xuất - khu công nghiệp ở Sài Gòn so sánh, sau Tết năm ngoái, các doanhn nghiệp cần khoảng 10,000 người. Năm nay, từ trước Tết tới giờ, nhu cầu tuyển dụng chỉ còn chưa tới... 100 người.Các chuyên viên lao động dự báo thêm rằng, sắp tới, ngoài công nhân, tình trạng thất nghiệp trong các ngành bất động sản, chứng khoán, tài chính sẽ nghiêm trọng hơn. Từ đầu năm 2008 đến đầu quý III/2008, nhân lực của các ngành này đã bị cắt giảm đến 65%.
Phóng viên báo điện tử VietNamNet kể, khi đến khu lưu trú dành cho công nhân khu chế xuất Tân Thuận, họ thấy ông Nguyễn Văn Thuận, công nhân công ty Ðông Á đang rao bán chiếc xe đạp với giá 150,000 đồng để lấy tiền về quê. Ông Thuận cho biết: "Ăn Tết xong, tôi quay lại Sài Gòn làm việc không dè công ty cho nghỉ việc. Tiền bạc không có, xin việc nơi khác quá khó nên tôi đành bán hết tư trang về quê." Ông Thuận chỉ là một trong nhiều ngàn công nhân đang gặp tình cảnh như vậy. (G.Ð)Kim ngạch xuất nhập cảng giảm mạnhFeb 05, 2009Trong những tin về kinh tế, tài liệu mới nhất về xuất nhập cảng tháng cho thấy tháng đầu tiên của năm 2009, kim ngạch xuất cảng chỉ đạt 3.8 tỷ đô-la, giảm tới hơn 1 tỷ đô-la so với mức 4,9 tỷ đô-la trong tháng 12, và gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây được xem là tín hiệu đáng lo ngại của kinh tế trong năm 2009. Hầu hết các mặt hàng xuất cảng của Việt Nam đều giảm rất mạnh so với cùng kỳ như dầu thô giảm tới 52%; dệt may giảm 33%; giày dép giảm 25%; điện tử và máy tính giảm 34%; dây cáp điện giảm 54%; cà phê giảm 30%; cao su giảm 54%. Mặt hàng xuất cảng chính của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ là gạo. Loại hàng này có mức tăng đến 2.5 lần so với năm ngoái; mặt hàng khác có mức tăng là sản phẩm đá quý và kim loại quý tăng đến gần 7 lần, nhưng kim ngạch loại hàng này nhỏ chỉ khoảng 130 triệu đô-la.Một số mặt hàng giảm kim ngạch xuất cảng do nhu cầu giảm như than đá, khối lượng xuất cảng không đạt 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều mặt khác khác như dệt may, cao su, cà phê vừa giảm giá vừa giảm khối lượng xuất cảng.
Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập cảng cũng giảm mạnh với mức 4.1 tỷ đô-la, giảm tới 45% so với năm ngoái. Một số mặt hàng nhập cảng giảm đáng kể như xe hơi giảm tới hơn 70%; phôi thép giảm hơn 80%; chất dẻo và hóa chất giảm hơn 50%, xăng dầu gần 75%.Thị trường bất động sản vẫn hoàn toàn tê liệt Feb 05, 2009Trong khi đó những dự báo của những nhà kinh doanh bất động sản lẫn các nhà kinh tế cho thấy năm 2009 thị trường bất động sản trong nước vẫn không mấy sáng sủa hơn.
Trong khoảng nửa năm đầu, dự báo giá nhà đất có thể còn tiếp tục giảm. Vào những năm trước, tháng 12 là thời điểm nhà đất giao dịch mạnh, giá cũng cao hơn trong năm.Nay thì ngược lại giá nhà đất chỉ còn một nửa trước đây nhưng vẫn không ai thăm hỏi. Khu chung cư Green Building gần khu Công nghệ cao quận 9 Saigon đã có lúc dân đầu cơ rao bán lên tới 1750 đô-la một thước vuông, nay còn 1000 đô-la một thước vuông mà cũng không có người mua. Hầu hết tất cả các dự án ở Saigon đều giảm giá và không có giao dịch. Một giám đốc trong giới đầu tư địa ốc cho biết đã có lần nền đất Kênh Tẻ quận 7 bất thình lình tăng lên đến 90 triệu một thước vuông, nay trên các trang rao bán giá chung ở dự án này từ 30 đến 35 triệu một thước vuông tức là 1 phần 3 giá mà vẫn không có người mua.
Tổng giám đốc một công ty chuyên tiếp thị và phân phối các dự án bất động sản nói trong suốt cả tháng 12 chỉ có 3 căn nhà được giao dịch thành công. Ai cũng biết ở Saigon các khu vực dự án quận 2, quận 7, quận 9, kể cả Nhà Bè, quận 4, là những điểm nóng từ cuối 2007 sang đầu 2008, thì nay chính ở những khu vực này, tình trạng lại bi đát nhất. Mặc dù giá vật liệu xây dựng đã giảm, ngân hàng cho vay trở lại, nhưng theo các doanh nghiệp kinh doanh thì tình hình vẫn chưa mấy sáng sủa. Những chuyên viên địa ốc hy vọng là Việt kiều về mua nhà nhưng đến nay tình thế cũng không thay đổi, mặc dù Hà Nội đã mở rộng thủ tục cho Việt kiều mua nhà nhưng vẫn không có mấy người mua.Cả hai sàn giao dịch chứng khoán tại VN đạt kỷ lục thấp nhấtFeb 05, 2009
Chuỗi ngày buồn đầu năm con trâu được nối dài khi thị trường chứng khoán tại Saigon đã xuống đến mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, còn sàn chứng khoán tại Hà Nội cũng đã xuống đến mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu giao dịch.Sau hai ngày giảm đầu năm, Việt Nam Index đã giảm xuống mức 286.85 điểm. Hôm nay vào buổi sáng sàn chứng khoán Saigon đã mất 1.86 điểm tức 0.64%, mở cửa tại 286.83 điểm. Đến trưa thì mọi hy vọng đều tắt ngấm và tất cả mọi cổ phiếu đều mất giá và kết thúc ở mức 286.11 điểm, tức mất 2.58 điểm tương đương với 0.89%, trong một ngày mà báo chí trong nước gọi là ảm đạm, khi chỉ có 20,000 cổ phiếu được trao tay.
Như vậy 3 ngày sau khi lãi suất của các ngân hàng được điều chỉnh xuống còn khoảng 8%, chỉ số chính đã quay trở lại giá trị thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2005. Tại thị trường chứng khoán Hà Nội, tình hình còn tệ hại hơn khi HaSTC-Index rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi thị trường này đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2005.Sau buổi sáng nay, chỉ số chính của sàn Hà Nội đã giảm 0.68 điểm, tương đương với 0.72% và hiện chỉ còn 93.82 điểm mà thôi.Tiểu thương lại bãi thị đòi công bằng Wednesday, February 04, 2009
Lạm phát khiến vật giá tăng cao, dù lời rất ít song thuế tiếp tục tăng khiến tiểu thương liên tục bãi thị.Ninh Thuận (NV) - Bãi thị đã xảy ra suốt vài ngày qua tại chợ Thanh Sơn, một trong ba ngôi chợ lớn ở Phan Rang, chuyên cung cấp hàng hòa cho các chợ khác trong tỉnh Ninh Thuận. Tớ Tuổi Trẻ cho biết: "20 tiểu thương chuyên kinh doanh quần áo cũ, đồ nhôm, đồ nhựa, trái cây, kim-chỉ-nút, đã phản ứng quyết định dời những sạp hàng loại này ra bên ngoài chợ chính của ban quản lý chợ, một cách dữ dội".
Bà Nguyễn Thị Kim Xuân, chuyên bán quần áo cũ, kể với tờ Tuổi Trẻ: "Trong ba ngày qua, chúng tôi vào chợ để bán hàng thì lực lượng quản lý ngăn chặn trong khi chúng tôi không thiếu thuế và đã buôn bán ổn định suốt sáu, bảy năm qua. Ban quản lý chợ đuổi chúng tôi đi để giao mặt bằng cho người khác. Ra bên ngoài chợ, nắng, gió, bụi bặm như vậy làm sao buôn bán?"Tờ Tuổi Trẻ cho biết: "Bãi thị khiến chợ Thanh Sơn náo động, hỗn loạn. Lực lượng trị an của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và dân phòng phường Thanh Sơn đã đến để ổn định trật tự nhưng tình hình không được cải thiện". Cũng theo tờ báo này, phóng viên của họ đã cố gắng liên lạc với Ban Quản lý chợ và chủ tịch thành phố Phan Rang-Tháp Chàm nhưng không thành công.Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cho biết đã chỉ đạo chủ tịch thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đối thoại với tiểu thương chợ Thanh Sơn nhưng các tiểu thương bảo rằng, khi họ đến trụ sở UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thì không có ai tiếp.
Trước đây, tại Việt Nam, chỉ có đình công của công nhân song từ năm ngoái đến năm nay, đã xuất hiện thêm khá nhiều cuộc bãi thị của những người buôn bán nhỏ.Tháng trước, tiểu thương chợ Ea Súp, tỉnh Ðăk Lăk đã bãi thị để yêu cầu giảm giá thuê sạp bán hàng. Vụ bãi thị này bùng phát vào ngày 30 tháng 12 năm 2008 và kéo dài đến gần giữa tháng 1 năm nay.
Theo tờ Tiền Phong, tất cả các gian hàng trong khu vực nhà lồng chợ cũng như các sạp quanh chợ Ea Súp của huyện Ea Súp, tỉnh Ðăk Lăk đã đóng cửa trong vòng nửa tháng, sau khi tiểu thương gửi đi năm kiến nghị, yêu cầu xem xét lại việc cho thuê sạp bán hàng và không có hồi âm.Trong cả năm kiến nghị, tiểu thương cùng cho rằng: Ban quản lý chợ, UBND huyện Ea Súp đã trình UBND tỉnh Ðăk Lăk duyệt mức cho thuê sạp quá cao trong khi kinh tế suy thoái, mua bán khó khăn. Tờ Tiền Phong kể rằng: Việc tiểu thương chợ Ea Súp bãi thị đã khiến sinh hoạt trong toàn huyện này xáo trộn. Cuối cùng, chủ tịch huyện Ea Súp phải hứa: "Chúng tôi sẽ tạm dừng việc áp mức thu mới, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục xem chỗ nào chưa ổn thì đề nghị tỉnh điều chỉnh", cuộc bãi thị mới chấm dứt.Hồi giữa tháng 11 năm 2008, khoảng 600 tiểu thương có sạp và 300 tiểu thương bán hàng rong tại chợ Ga Vinh cũng bãi thị để phản đối một thông báo của UBND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thông báo về việc bán chợ Ga Vinh cho một doanh nghiệp để doanh nghiệp này xây dựng "Tổ hợp Thương Mại Dịch Vụ chợ Ga Vinh" đã thành nguyên nhân khiến 900 tiểu thương đã kéo nhau đến trụ sở UBND thành phố Vinh, đưa kiến nghị, đòi dẹp bỏ kế hoạch này.Trả lời tờ Tuổi Trẻ, trưởng ban quản lý chợ Ga Vinh, tiết lộ: Chủ trương giao chợ Ga Vinh cho một doanh nghiệp để xây dựng "Tổ hợp Thương Mại Dịch Vụ chợ Ga Vinh", vốn là của thành ủy thành phố Vinh. Thành ủy thành phố này đã ra một "nghị quyết" về chủ trương đó và UBND thành phố Vinh chỉ thông báo chủ trương của thành ủy cho các tiểu thương.
Các tiểu thương giải thích, sở dĩ họ phản đối việc giao chợ Ga Vinh cho doanh nghiệp kể trên là vì tiểu thương đã phải góp 12.6 tỉ, trong số 16.6 tỉ xây dựng chợ Ga Vinh. Do đó, chợ Ga Vinh là tài sản chung của họ. Chính quyền không thể tự ý đem chợ Ga Vinh ra bán mà không hỏi ý kiến của dân.Trước nữa, vào đầu Tháng Tư năm 2008, khoảng 1,000 tiểu thương của chợ Nghĩa Tân, huyện Cầu Giấy, Hà Nội đồng loạt ngưng kinh doanh và kéo đến trụ sở UBND quận Cầu Giấy để phản đối kế hoạch đập bỏ chợ Nghĩa Tân, xây một cao ốc làm trung tâm thương mại. Các tiểu thương cũng cho rằng, chợ Nghĩa Tân do họ góp tiền xây dựng hồi giữa thập niên 1990, do vậy, chính quyền không thể tùy tiện ra lệnh đập bỏ.
Ðó là chưa kể, chợ Nghĩa Tân nằm giữa các khu tập thể, nên xây dựng một cao ốc để làm trung tâm thương mại sẽ kém hiệu quả, hiệu quả kinh doanh sẽ giảm sút vì không còn phù hợp với tập quán mua sắm của dân chúng trong vùng. Tại Hà Nội, đã có khá nhiều ngôi chợ bị đập bỏ để xây trung tâm thương mại như: chợ Bưởi, chợ Khương Ðình, chợ Ô Chợ Dừa... và thực tế cho thấy đó là những quyết định sai lầm: Vắng vẻ, buôn bán khó khăn do khách giảm đáng kể.Vì bị tiểu thương phản đối quyết liệt, ông Dương Cao Thanh, phó chủ tịch quận Cầu Giấy, phân bua: Ðây chỉ là chủ trương của thành phố, nếu triển khai chủ trương này, quận sẽ tiếp xúc với tiểu thương, để nghe ý kiến của họ.
Trong thực tế, trên khắp Việt Nam, hiện có hàng chục ngàn ngôi chợ và trung tâm thương mại, sau khi ngốn cả tỷ đồng chi phí xây dựng đang bị bỏ hoang.Còn một nguyên nhân nữa dẫn tới nhiều vụ bãi thị khác là thuế cao, cách tính thuế thiếu công bằng. Trong Tháng Tư và Tháng Năm năm 2008, các tiểu thương ở chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã bãi thị hai lần để phản đối cách tính thuế vừa không hợp lý, vừa thiếu công bằng của Chi Cục Thuế huyện Chợ Gạo và Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Tại Chợ Gạo, tuy buôn bán ế ẩm nhưng thuế đã tăng trung bình từ 20%-25% so với năm 2008. Mặt khác, trong khi mọi người phải đóng thuế cao thì thân nhân của cán bộ ngành thuế chỉ phải nộp thuế ở mức rất thấp dù qui mô và hiệu quả kinh doanh như nhau. Hồi cuối Tháng Ba, tiểu thương Chợ Gạo đã từng mang đơn kiện Chi Cục Thuế Chợ Gạo đến nộp tại tòa án huyện Chợ Gạo nhưng tòa án không chịu nhận đơn kiện. (G.Đ.)
Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầuTờ Asia Times số phát hành ngày hôm qua đăng tải một bài của ký giả Stephen Kurczy cho hay tình trạng kinh tế suy thoái trên toàn cầu đã ảnh hưởng tới mức tiêu thụ tại Việt Nam, báo hiệu một năm khó khăn trước mặt cho nền kinh tế chuyển tiếp của nước này.
Theo bài báo, mức bán trong vài tuần lễ trước Tết tại Việt Nam thường gia tăng đáng kể với nhu cầu của giới tiêu thụ thường tăng nhiều gấp 4 lần so với các khoảng thời gian khác trong năm.Bài báo dựa vào tin của Metro Cash and Carry là một trong những tổ chức bán lẻ hiện đại hàng đầu trong nước, cho biết hàng năm trước Tết là thời gian dân chúng đổ xô đến chợ mua thêm thực phẩm về ăn, cây cảnh về chưng, quần áo mới để diện, nhưng năm nay đã không như mọi năm.
Trong khi những ánh đèn tráng lệ được thắp lên trang hoàng cho Hà Nội và Saigon, nền kinh tế đã có những dấu hiệu suy giảm. Mức tăng trưởng của năm 2008 chỉ đạt được 6.2% là mức thấp nhất trong 10 năm nay, và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế còn tiên đoán là năm 2009 sẽ giảm xuống còn 5%. Giới buôn bán tại Huế cho hay số người bán hoa, bán ghế nhân dịp Tết năm nay đã giảm đi vì người nghèo nghèo thêm, người giàu có ít tiền hơn.Theo Trung Tâm Thông Tin của Bộ Nông Nghiệp và Xây Dựng Nông Thôn, cư dân Hà Nội và Saigon đã tiêu thụ lương thực 20% ít hơn so với thời gian này năm ngoái. Du lịch thường là một ngành mạnh, thu nhập được nhiều ngoại tệ trong thời gian gần đây, cũng đã có những dấu hiệu suy yếu. Theo Tổng Cục Thống Kê, số lượt đến của các du khách nước ngoài trong năm 2008 chỉ tăng có 0.6%, giảm nhiều so với 14% của năm 2007.
Thu nhập giảm sút khiến giới chủ nhân không cho nhân viên hưởng tiền thưởng Tết như mọi năm, ảnh hưởng mạnh tới mức chi tiêu của người dân trong việc đón Xuân. Theo Giám Đốc Martin Rama của Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, giá sinh hoạt gia tăng cũng khiến người dân tiêu tiền một cách thận trọng hơn, dù lợi tức trung bình của người dân trong năm 2008 được ước tính là 1024 đô-la, tức là tăng so với 833 đô la mỗi đầu người trong năm 2007. Trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại mới đây, ông Rama còn cho hay ít nước trong vùng Á Châu chịu lạm phát trên mức 20% trong năm 2008, thế mà Việt Nam bị tới 28% và sự kiện này ảnh hưởng tới khả năng chi tiêu của những người lãnh lương tháng, nhất là tại các thành phố, và tới những công nhân làm việc trong các khu công nghiệp hóa, khiến nhiều người phải bỏ về quê nhà.Sinh hoạt kinh tế VN giảm sút trong tháng giêngFeb 02, 2009Tổng Cục Thống Kê Việt Nam vừa công bố thống kê cho thấy sinh hoạt kinh tế trong tháng giêng 2009 có dấu hiệu giảm sút.
Qua những chi tiêu đạt được thì hàng hóa xuất cảng giảm mạnh, trong khi thị trường nội địa cũng không mấy sôi động vào dịp đầu năm.Qua phân tích của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam thì sản xuất công nghiệp tháng giêng 2009 giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng khu vực kinh tế nhà nước giảm trên 8%, khu vực ngoài nhà nước giảm 2.8%, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3.2%. Sản xuất giảm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân sách quốc gia, tổng thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng giêng ước tính bằng 2.4% dự toán trọn năm, con số tương ứng cùng kỳ năm ngoái là 3.8%.
Về sản lượng công nghiệp cả nước thì trong tháng giêng tốc tộ tăng rất thấp và so với năm ngoái thì giảm nhiều.Những tỉnh thành tập trung các khu công nghiệp lớn của nhà nước đều báo cáo là giảm. Mặt khác tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt kinh tế có liên quan đến ngoại thương. Kim ngạch xuất cảng tháng giêng 2009 chỉ đạt 3 tỷ 8 trăm triệu đô la, giảm gần 1/5 so với tháng 12 năm 2008. So với năm vừa qua hầu hết các mặt hàng trong nước đều giảm như máy móc dụng cụ giảm gần 20%, xăng dầu giảm 75%, và sắt thép giảm 82%. Về du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng giảm sút, trong tháng giêng có 370 ngàn người tới thăm, giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.Tờ Vietnam Economy cho biết do nhu cầu tiêu dùng của dân chúng gia tăng trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu, giá tiêu dùng trong tháng giêng tăng hơn 0.3% so với tháng 12 vừa qua, và nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì vật giá nói chung đã tăng tới trên 17%.
Nguời dân thì lo ngại nạn thất nghiệp đang lan tràn, qua Tết có nhiều công ty nhất là những công ty may mặc báo hiệu là không có việc làm tức là cắt giảm công nhân. Đời sống của người công nhân, của người lao động nói chung còn có những nỗi lo ở phía trước, không biết sẽ ra sao. Báo chí trong nước vào những ngày đầu xuân cũng nói do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn thế giới, sinh hoạt kinh tế tại Việt Nam bị giảm sút, cho nên các dịch vụ tiêu dùng cũng như ngành buôn bán lẻ trong tháng giêng không mấy sôi động.Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia là Lê Xuân Nghĩa cho rằng Việt Nam cần giảm giá tiền đồng thêm từ 5 đến 6% để hổ trợ xuất cảng, còn Bộ Công Thương cho rằng mục tiêu 13% tăng trưởng xuất cảng năm nay khó đạt tới do sản lượng dầu thô và than đá xuất cảng giảm mạnh. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng năm 2009 thì xuất cảng Việt Nam cũng như của nhiều nước khác là sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tóm lại, tất cả những hình ảnh về nền kinh tế của Việt Nam trong năm mới đều khá bi quan, mà các cán bộ Cộng sản Việt Nam dù đã thú nhận việc này nhưng vẫn cố nói cứng, trong lúc nhà nước tuyên bố sẽ đưa ra một kế hoạch cứu nguy kinh tế trị giá hàng tỷ mỹ kim nhưng cho đến nay vẫn chưa xác nhận được là số tiền này sẽ lấy từ đâu và sẽ được chi tiêu như thế nào.Ra Tết, vẫn đình công đòi giải quyết... lương, thưởng Tết 21:00' 05/02/2009 (GMT+7)Chiều 5/2, hơn 370 công nhân Công ty VinaKAD (100% vốn Hàn Quốc tại Đà Nẵng) đã đình công đòi giải quyết lương, thưởng còn tồn đọng từ… trước Tết!Chiều 5/2, hơn 370 công nhân Công ty VinaKAD (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc tại KCN Hoà Khánh, chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu) vừa trở lại làm việc sau Tết đã tập trung đình công để đòi hỏi lãnh đạo công ty phải giải quyết ổn thoả chuyện lương, thưởng Tết vẫn còn tồn đọng.
Đây cũng là vụ đình công đầu tiên xảy ra tại Đà Nẵng sau Tết Kỷ Sửu.Công nhân tập trung đình công đòi giải quyết vấn đề lương, thưởng TếtCác công nhân cho biết, từ ngày 12/12/2008, lãnh đạo công ty đã thông báo về mức lương, thưởng Tết Kỷ Sửu. Theo đó, công ty áp dụng 2 mức thưởng 45 ngày lương và 30 ngày lương căn cứ theo tỷ lệ thời gian làm việc trong năm. Trong khi nhiều công ty khác khan hiếm đơn hàng thì VinaKAD vẫn khá dồi dào nên công nhân phải làm việc đến tận 29 Tết mới được nghỉ và nhận tiền thưởng Tết.Đến lúc đó, các công nhân mới ngã ngửa khi biết, trong 1 năm làm việc, hễ công nhân có nghỉ ngày nào, kể cả nghỉ phép thì mức thưởng Tết sẽ đều theo đó mà bị trừ dần.
Do vậy, nhiều công nhân đã bị trừ quá nhiều, thậm chí có người chẳng còn đồng nào để về quê ăn Tết.Ngay trong chiều 29 Tết, công nhân Công ty VinaKAD đã tập trung phản ứng dữ dội. Họ cho rằng việc lãnh đạo công ty "cào bằng" về thời gian nghỉ của công nhân mà không phân biệt rõ ràng người nào nghỉ có lý do chính đáng, người nào không là thiếu công bằng, không rõ ràng. Đặc biệt, việc công nhân được nghỉ phép theo quy định mà cũng bị tính để trừ tiền thưởng Tết là quá vô lý. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty lại cho rằng việc áp dụng mức thưởng như thế nào là quyền của họ!Đại diện Sở LĐ-TB-XH, Liên đoàn Lao động Đà Nẵng đã có mặt tại hiện trường lúc đó để tìm cách giải quyết sự việc. Do đã quá cận Tết nên các cơ quan chức năng TP chỉ cố gắng dàn xếp tạm thời cho công nhân về nghỉ Tết; lãnh đạo Công ty VinaKAD cũng chấp nhận ứng cho mỗi công nhân 100.000 đồng; còn lại các vấn đề tranh chấp để ra Tết giải quyết tiếp.Chiều 4/2, công nhân Công ty VinaKAD trở lại làm việc và lập tức yêu cầu giải quyết vấn đề thưởng Tết. Tuy vậy, lãnh đạo công ty không đáp ứng mà cho công nhân về nghỉ. Đến chiều 5/2, công nhân tiếp tục tập trung đình công để đòi công ty phải giải quyết ổn thoả vấn đề. Đại diện Sở LĐ-TB-XH và LĐLĐ Đà Nẵng tiếp tục có mặt tại Công ty VinaKAD để giải quyết vụ việc.
Bà Đàm Thanh Xuân, Chủ tịch Công đoàn các KCN và Chế xuất Đà Nẵng cho hay, sau thời gian xem xét, thảo luận với đoàn công tác TP Đà Nẵng, lãnh đạo Công ty VinaKAD thống nhất chỉ trừ tiền thưởng Tết đối với những ngày công nhân nghỉ ốm, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không lý do chứ không trừ đối với thời gian nghỉ phép. Những công nhân chưa nghỉ phép mà vẫn làm việc trong những ngày được nghỉ theo quy định sẽ được công ty thanh toán mức lương bằng 200% so với ngày làm việc bình thường.
Sau buổi làm việc, lãnh đạo Công ty VinaKAD đã chấp nhận ký biên bản với các nội dung trên. Tuy nhiên đến khi chuẩn bị đưa ra công bố cho công nhân thì họ lại lật ngược vấn đề, đòi tính lương, thưởng Tết lẫn thời gian nghỉ của công nhân theo năm âm lịch chứ không phải năm dương lịch. Như thế, các công nhân dù có đảm bảo thời gian làm việc trong năm 2008 nhưng qua tháng 1/2009 có ngày nghỉ thì vẫn sẽ bị trừ tiền thưởng Tết (vì vẫn còn trong năm âm lịch)!Đại diện Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng cho rằng, yêu cầu này của lãnh đạo Công ty VinaKAD là hoàn toàn trái pháp luật. Bởi năm làm việc của công nhân được tính theo năm dương lịch chứ không phải năm âm lịch.
Không thể lấy thời gian công nhân nghỉ trong năm 2009 để tính trừ tiền thưởng của năm 2008. Tuy nhiên lãnh đạo Công ty VinaKAD vẫn không chấp nhận. Đến 18 giờ cùng ngày mọi việc vẫn chưa ngã ngũ và nhiều khả năng vụ đình công sẽ còn tiếp tục trong ngày mai 6/2!Cũng trong 5/2, Công đoàn các KCN và Chế xuất Đà Nẵng cho biết, tính đến nay có gần 30% công nhân trong các KCN trên địa bàn TP không trở lại làm việc sau khi nghỉ Tết Kỷ Sửu. Nguyên nhân là do nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh gặp khó khăn đã chủ động cắt giảm lao động hoặc tạm ngừng sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều công nhân sau khi nghỉ Tết có xu hướng tìm việc khác hoặc có đến công ty nhưng do việc ít nên cũng chưa thiết tha đi làm trở lại.
Được biết, hiện có 60 doanh nghiệp với hơn 32.000 lao động đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại 6 KCN trên địa bàn Đà Nẵng. Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới, từ cuối năm 2008 đến nay đã có 3 công ty ngừng hoạt động khiến khoảng 1.300 công nhân mất việc. Ngoài ra còn có hơn 1.000 công nhân phải nghỉ việc tạm thời. Hiện vẫn chưa có con số thống kê đầy đủ về tình hình thất nghiệp cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các KCN ở Đà Nẵng.Bà Đàm Thị Thanh Xuân nhận định: "Chưa năm nào doanh nghiệp lại nghỉ Tết lâu như năm nay. Lác đác một số đơn vị đi làm từ mồng 6, mồng 8 Tết nhưng có nhiều doanh nghiệp tới mồng 10 hoặc sau mồng 10 mới mở cửa.
Chính điều đó đã gây tâm lý lo lắng, sợ thất nghiệp đối với công nhân. Khả năng sắp tới nhiều công ty sẽ cắt giảm hợp đồng khiến công nhân càng gặp khó".Điều đó đã được chứng minh qua việc Công ty TNHH Kim Quốc Bảo (100% vốn đầu tư của Đài Loan tại KCN Đà Nẵng) sau khi giải quyết các chế độ tồn đọng cho khoảng 500 công nhân đã tuyên bố ngừng hoạt động kể từ sau Tết Kỷ Sửu. Lý do họ đưa ra là đơn đặt hàng từ các đối tác bị giảm trầm trọng nên không thể tạo công ăn việc làm cho công nhân.Còn theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động Đà Nẵng, không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng lý do trên để cắt hợp đồng với công nhân cũ, sau đó lại tuyển người mới với chi phí trả lương chỉ bằng 70% lương của công nhân đã làm việc lâu năm. Do vậy, ngay sau khi các doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại sau Tết, LĐLĐ Đà Nẵng sẽ tiến hành khảo sát cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. (Hải Châu)http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/02/827325/
Tran trong/Best Regards/Respectueusement
Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist=> Weekdays: 22 Rue du Prieure, CH-1202 GENEVA, SwitzerlandTel: 0041 22 7318266. Fax: 0041 22 7382808. Mobile: 0041 79 766 65 83E-Mail: wimimpactdrlien08@gmail.com=> Weekends: 40 Lischenweg, CH-2503 BIEL/BIENNE, SwitzerlandTel: 0041 32 3652449. Fax: 0041 32 3652449. Mobile: 0041 79 766 65 72E-Mail: drlienwimimpact08@gmail.com
Monday, February 16, 2009
NGHIÊU MINH * THƠ
Đôi Giòng Sáu Tám Đầu Năm
Anh đi. Rồi cũng phiên tôi
Trước sau, cũng nấm đất bồi vô duyên
Tôi đi. Rồi em cũng đi
Em ngon ở lại, sầu chi một mình
Nằm đó. Sao biết làm thinh
Sao biết tôi ngủ chẳng nhìn một ai?
Quanh tôi trăng rượu hoa đầy
Vui thì chưa thấy, nhưng ai cũng cười
Tôi đi mang đóa hồng tươi
Mang về bên ấy nhớ người bên kia
Nhớ ai tối ở quên dìa
Bàn ngày mắc cở đêm khuya...qua cầu!
nghiêu minh
nghiêu minh
PHẠM HỒNG SƠN * NGHỊ LUẬN
I. TIỂU SỬ
Phạm Hồng Sơn (sinh năm 1968) là một nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam.Bác sĩ Phạm Hồng Sơn quê quán tại tỉnh Nam Định, Việt Nam, tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Ông đã lập gia đình và có hai con.
Phạm Hồng Sơn đã dịch một bài viết đăng trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhan đề "Thế nào là dân chủ" [1]. Ông đã phổ biến bản dịch này bằng cách gởi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các thân hữu và một số website. Vào 6 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn công khai gởi bài "Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại VN" tới ông Nông Đức Mạnh[cần dẫn nguồn], Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và các cơ quan thông tấn, báo chí[cần dẫn nguồn]. Ông Sơn bị công an bắt giữ vào ngày 27 tháng 3 năm 2002.
Phạm Hồng Sơn cho biết ông đã dịch bài "Thế nào là dân chủ" vì ông "khao khát Tự do, Hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt Nam." Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam trong bản cáo trạng đã cáo buộc Phạm Hồng Sơn đã quan hệ với các "đối tượng phản động lưu vong tại nước ngoài" để "vu cáo nhà nước về vi phạm nhân quyền". Bản cáo trạng còn nói rằng ông đã có "hoạt động tích cực để thành lập và phát triển lực lượng đa nguyên và dân chủ ở Việt Nam" [2].
Trong thời gian 15 tháng tạm giữ trước khi ra tòa, ông Sơn không được phép gặp mặt vợ con. Vụ xử kín diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2003. Tại phiên tòa, Phạm Hồng Sơn bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp. [3]. Do sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức trên thế giới, vào ngày 26 tháng 8 năm 2003, Toà án Tối cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm xử Phạm Hồng Sơn được giảm án từ 13 năm tù xuống còn 5 năm tù, 3 năm quản chế.
Chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và một số tổ chức nhân quyền quốc tế như tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch cho rằng ông Sơn là một tù nhân lương tâm và không được xử một cách công bằng trong một toà kín và kêu gọi nhà nước Việt Nam thả tự do cho ông[4][5][6].Cuối tháng 8 năm 2006, Phạm Hồng Sơn được trả tự do nhân đợt ân xá dịp lễ Quốc khánh để về nhà dưỡng bệnh [1]. Ông sẽ phải chịu lệnh quản thúc tại gia trong vòng 3 năm.
[sửa] Chú thích^ a b BBC, Phạm Hồng Sơn đã được trả tự do, 30 tháng 8, 2006^ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam, Bản cáo trạng Phạm Hồng Sơn^ Báo Nhân Dân. "Phạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệp", 19 tháng 6, 2003 (nội dung lưu)^ Ân xá Quốc tế, Dr Pham Hong Son - Prisoner of conscience^ Human Rights Watch, INTERNET DISSIDENTS: Pham Hong Son^ BBC, Vietnam frees dissident from jail, 30 tháng 8, 2006[sửa] Liên kết ngoàiThế nào là Dân chủ, Phạm Hồng Sơn dịchPhạm Hồng Sơn, Những tín hiệu đáng mừng cho dân chủ Tại Việt Nam?Phạm Hồng Sơn, Dân Chủ Cho Cuộc SốngBản cáo trạngBài của báo Nhân DânBài của BBC Việt ngữTuyên án kẻ phạm tội gián điệp 13 năm tù6 phạm nhân nước ngoài được đặc xáPhạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệpLấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_H%E1%BB%93ng_S%C6%A1n”
II.TÁC PHẨM
1. BAO EPOCH TIMES DANG BÀI CỦA BS PHAM HÔNG SON NHÂN DỊP 30 NAM CUÔC CHIÊN TRUNG CỘNG-VIỆT CỘNG TRÊN VUNG BIÊN GIOI VIÊT HOA
Monday, February 16, 2009 9:19 AM
To:"Liên Hôi Nhân Quyên Viêt Nam - Thuy Si" Kính chuyển bài viết của Bs Phạm Hồng Sơn, cựu tù nhân ngôn luận, đăng trên tờ báo quốc tế Epoch Times:
Nhắc lại cuộc chiến tàn khốc giữa Trung cộng và Việt cộng 30 năm trước đây trên vùng biên giới Việt-Hoa, tố cáo thái độ im lặng của các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội và chủ trương của họ dùng bạo lực tìm cách bắt ép đồng bào phải câm nín trước biến cố bi thảm đó đối với dân tộc Việt Nam. Nhưng chủ trương đó đã thất bại và sẽ trở thành một trong những cơ nguy suy vong cho guống máy thống trị phi nhân bản và đối nghịch với tự do dân chủ.Bài báo mặc nhiên phơi bày trước công luận Việt Nam và thế giới bản chất một chế độ độc tài tham nhũng, vong thân, luồn cúi ngoại bang, khinh miệt nhân dân, đã hiến dâng cho các đồng chí lãnh tụ đế quốc bành trướng ở Bắc Kinh một phần máu thịt của tổ quốc Việt Nam. Những kẻ chịu trách nhiệm về sự mất mát lớn lao gây cho đất nước thân yêu của chúng ta, trên lãnh thổ và lãnh hải, sẽ phải trả lời trước công lý lịch sử trong tương lai.
LHNQVN-TS-The Epoch TimesWhy Vietnam Must Remember February 17Danger lies in forgetting a cruel warBy Pham Hông SonFeb 15, 2009Related articles: Opinion > Viewpoints[Vietnamese protesters in Washington, D.C. in June, 2007. (Paul J. Richards/AFP/Getty Images)]Vietnamese protesters in Washington , D.C. in June, 2007. (Paul J. Richards/AFP/Getty Images)HANOI—February 17 marks the 30th anniversary day of the outbreak of the Sino-Vietnamese War.
It was short—just about a month—but so bloody and cruel that tens of thousands of people lost their lives. Many Vietnamese women were raped, many women and children were killed by being hacked to death with axes or forest knives, and nearly all the civilian infrastructure in six border provinces of Vietnam was completely destroyed.As I write this, only a few days remain before this 30th anniversary of this war, but no articles in Vietnam ’s official media recall this event. In several recent years, official media in Vietnam have maintained a timid behavior towards such China-related issues as the secret border agreement in 1999, and islands or landmarks shared or occupied by China .Many activists and bloggers who tried to speak out about China ’s evil have been imprisoned or intimidated. It is clear that the incumbent leaders of Vietnam do not want to commemorate such an event as this war; they are keeping silent and attempting to silence others in the face of China ’s hegemony.
The Dangers of SilenceThree dangers result from that silence.First, a danger occurs inside Vietnam . An essential factor that made up the legitimacy for Communist Party of Vietnam’s sole leadership in the last five decades has been its efforts to defend national sovereignty.Whatever the different opinions may be about the two major struggles in the twentieth century in Vietnam , one with the French and the other with the American-backed regime, the Communist Party of Vietnam (CPV) took the lead and became the winner.In the long history of Vietnam , the nation’s pride lay in never bending before the attacker or invader, especially before the traditional Northern invader. A few Vietnamese leaders in history who went to the Northern neighbor for help against popular uprisings have been condemned severely.[Dr. Pham Hông Son, taken on Oct. 17, 2007, in Hanoi. (Aude Genet/AFP/Getty Images)]Dr. Pham Hông Son, taken on Oct. 17, 2007, in Hanoi . (Aude Genet/AFP/Getty Images)Moreover, the CPV’s strategy in struggling for power was always to find every opportunity to accuse opponents of co-operating with a foreign enemy.
But, ironically, now it is the CPV who has allowed many of Vietnam ’s lands, seas, and islands to be lost into China ’s hand over the last five decades.The CPV must have observed that a simmering indignation exists among people who are aware of these concessions. A veteran soldier who fought in the Sino-Vietnamese war in 1979 recently wrote in the private blog Osin: “What we call a ‘victory’ had to be paid for with blood and human heads. … And 30 years have passed since we advanced furiously straight to the northern border, but islands are still lost and the country is still silent.”The CPV is now trying every effort to hide their concessions to the Northern invader.
The CPV may succeed in silencing people to some extent, but over time, with the support of a sophisticated Internet, the truth will come to every person. And the current silence will become as dangerous as a tight lid on a hot steaming pot.Ambitions of the Chinese RegimeThe second danger is to encourage the Chinese regime’s imperial ambitions. China is vast in geography and great in culture and history. In the far past China was for centuries a superpower. So an ambition to bring back the past image of a superpower for a contemporary China is understandable and natural.But the Chinese Communist Party (CCP), which has held sole rule over China since 1949, took several wrong and disastrous ways to achieve this ambition.
In the Mao era from 1949-1976, China conducted a series of such paranoid policies as the “Anti-rightist campaign”(1957), the “Great Leap Forward” (1958-1960), and the “Cultural Revolution” (1966-1969). These campaigns only brought the death of tens of millions of people and a huge devastation of China ’s ancient culture and natural environment.Deng Xiaoping became Mao’s successor in 1978 and opened up China ’s economy and sought modern technology.
However, China contains within itself the seeds of an insidious disaster, such as Japan in the Meiji era or Germany in the post-WWI period encountered. Germany and Japan , which developed powerful economies by applying scientific knowledge and know-how, were both led by authoritarian politics into a catastrophic attempt at hegemony–World War II.So the silent or compliant behavior of the CPV before China ’s hegemony southward has the effect of urging the CCP to venture further on a wrong and disastrous path.DestabilizingThe third danger is to destabilize the regional and world peace. In the long history of earlier times, war was not a rare phenomenon for the two countries Vietnam and its Northern neighbor. Nearly every dynasty in China carried out at least one invasion into its southern neighbor Vietnam .But Vietnam ’s leaders, together with their people, were always determined to defend its sovereignty and its honor, though the leaders had to conduct a skillful diplomacy toward their giant neighbor after any victories. So for several centuries, the Vietnamese people’s resistant spirit made an indomitable shield for South-East Asia nations against Northern invasion. But now Vietnam ’s contemporary leaders, the CPV, have failed to follow their ancestors’ wisdom and the shield Vietnam historically provided for regional and even world peace is being broken up.
A Way OutIn a time of economic crisis, people may neglect to care about anything other than making money. Thus, a brief war like the Sino-Vietnamese war that broke out 30 years ago may no longer draw much attention. However, the attacker’s desire for hegemony remains fierce and appears stronger.More importantly, the attacker behaves aggressively not just toward the outsider but toward the insider, as democracy activists inside China face suppression. Just as many Chinese are today calling for democracy, so are many Vietnamese. Democracy has proven to be the best solution to settle any dispute or trouble without violence and is the best mechanism to build social harmony and national prosperity in a durable peace.One small step toward bringing democracy to Vietnam and to China is to speak out about the meaning of February 17.Dr. Pham Hông Son in early 2002 translated into Vietnamese the article "What is Democracy?" that was posted on a website of the U.S. embassy in Vietnam . Sentenced to 13 years in prison, he spent 4.5 years in prison and has been under house arrest in Hanoi since his release in August 2006. Author of many on-line essays focusing on political and social subjects of national interest, in 2003 and 2008 he was one of the winners of Human Rights Watch Hellmann/Hammet grants, awarded to writers suffering political persecution.
Last UpdatedFeb 15, 2009
2. THẾ NÀO LÀ DÂN CHỦ ?
Bản dịch của Phạm Hồng Sơn và Thư LêTác giả giữ bản quyền và chịu mọi trách nhiệm về bản dịch-Hà nội 01/2002-Xin kính tặng tất cả những người khao khát Tự do, Hòa bìnhvà mưu cầu một Cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt nam.Chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng tri kỷ, tri ân với những người dám thể hiện sự yêu chuộng tự do và dân chủ đã mang lại nhiều gợi mở cho chúng tôi trong cuộc sống.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt nam đã giúp đỡ về tư liệu và thiện chí cho bản dịch này được hoàn thành.
Vài dòng tâm sự:
Những năm gần đây tại Việt nam chúng ta, từ “Dân chủ” đã xuất hiện trở lại trong một số nghị quyết, khẩu hiệu của đảng cộng sản, tuy nhiên vẫn thể hiện một cách dè dặt và trong dân chúng vẫn có gì đó e ngại khi đề cập. Điều này cũng tương tự như trước đây đối với các từ hoặc tập hợp từ “khoán nông nghiệp”, “buôn bán tư nhân”. Trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay đã có rất nhiều giáo trình cơ sở về quản trị, giao tiếp, marketing mà phần lớn được soạn hoặc dịch hoặc nguyên bản từ các nước kinh tế tư bản phát triển nhất như Hoa kỳ, Pháp, Nhật bản, Canada,... giúp cho chúng ta tìm hiểu, học hỏi để thực hành kinh doanh thành công. Đó là một điều đáng mừng!
Tuy nhiên, trong lĩnh vực xã hội và chính trị, hầu như chưa có sự trao đổi tương tự. Chúng tôi thiển nghĩ, một đất nước phát triển, phải là một đất nước phát triển cả về kinh tế và tư tưởng cũng như một con người không thể chỉ chú ý đến việc bồi bổ thể lực cơ bắp mà quên đi phát triển tinh thần, trí tuệ. Mà để phát triển tinh thần, trí tuệ thì không có con đường nào khác tốt hơn là để con người đó được tiếp xúc, trao đổi, va chạm với xã hội xung quanh trong đó có các cá thể khác và thiên nhiên rộng lớn.
Trên tinh thần đó, chúng tôi đã cố gắng hoàn thành sớm bản dịch “What is Democracy?” từ trang web của đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt nam, với sự nóng lòng của chính bản thân chúng tôi và hy vọng cũng là mong đợi của quí vị, như một kiến thức cơ sở tham khảo cho những người quan tâm tới vấn đề chính trị, xã hội của Việt nam. Mong muốn thì nhiều, nhưng hạn chế về kiến thức chính trị, luật pháp, cũng như ngôn ngữ Việt và Anh của chúng tôi, có thể sẽ dẫn đến một số sai sót ngoài ý muốn hoặc chưa làm vừa lòng quí vị, mong quí vị hết sức thông cảm và chúng tôi mong đón nhận sự chỉ bảo, góp ý.
Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí vị đã lưu tâm tới bản dịch này và chúc quí vị sức khỏe, hạnh phúc.Hà nội, ngày 04/02/2002Phạm Hồng SơnMọi ý kiến xin gửi về:Phạm Hồng Sơn 72B Thụy Khuê - Tây hồ - Hà nộiĐT: 847 35 83; 0903 21 3776E-mail: sonhqv@hn.vnn.vn
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
ÐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ
CHÍNH PHỦ CỦA DÂN
NGUYÊN TẮC ÐA SỐ VÀ CÁC QUYỀN THIỂU SỐ
XÃ HỘI DÂN CHỦ
CÁC CỘT TRỤ CỦA NỀN DÂN CHỦ
CÁC QUYỀN CON NGƯỜI
CÁC QUYỀN KHÔNG THỂ CHUYỂN NHƯỢNG
NGÔN LUẬN TỰ DO VÀ NIỀM TIN QUYỀN CÔNG DÂN:
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
CÁC QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CÁC MỤC TIÊU CHÍNH TRỊ
CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT PHÁP
SỰ BÌNH ÐẲNG VÀ LUẬT PHÁP
THỰC THI ÐÚNG CÁCH
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ÐỂ THỰC THI LUẬT ÐÚNG CÁCH TRONG MỘT THỂ CHẾ DÂN CHỦ
HIẾN PHÁPBẦU CỬ
MẤU CHỐT CỦA BẦU CỬ
THẾ NÀO LÀ BẦU CỬ DÂN CHỦ ?
ÐẠO ÐỨC DÂN CHỦ VÀ PHE ÐỐI LẬP TRUNG THÀNH
VĂN HÓA DÂN CHỦ
MỘT NỀN VĂN HÓA CỦA CÔNG DÂN DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC
XUNG ÐỘT, THỎA HIỆP,
ÐỒNG THUẬNCHÍNH PHỦ DÂN CHỦ
DÂN CHỦ VÀ QUYỀN LỰC
KIỂM TRA VÀ CÂN BẰNG
THỦ TƯỚNG VÀ TỔNG THỐNG
NHỮNG NGƯỜI ÐẠI DIỆN NGHỊ VIỆN VÀ TỔNG THỐNG
CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ ÐA NGUYÊN
SỰ THAM GIA HOẠT ÐỘNG XÃ HỘI
HOẠT ÐỘNG BỎ PHIẾU
CÁC ÐẢNG CHÍNH TRỊ PHẢN ÐỐI
CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN
DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ
TIẾNG NÓI
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà tiếng gọi cho tự do và dân chủ đang vang lên trên khắp địa cầu. Đông Âu vừa vứt bỏ các chính phủ chuyên chế tồn tại gần nửa thế kỷ và các nước cộng hòa trong khối Xô-viết cũ cũng đang tranh đấu để thay thế chế độ cộng sản tồn tại gần 75 năm bằng một trật tự dân chủ mới- cái mà trước đây có thể họ chưa bao giờ trải qua. Tuy nhiên, bi kịch xảy ra xung quanh các thay đổi đáng kinh ngạc trong hệ thống chính trị tại châu Âu đang phủ một bóng đen lên viễn cảnh tươi sáng mà dân chủ hứa sẽ đem lại - chính sự hứa hẹn này đang liên kết và huy động sức mạnh của mọi người trên khắp thế giới. Nam Mỹ và Bắc Mỹ hiện nay thực sự đang là một bán cầu của dân chủ; châu Phi đang trải qua một kỷ nguyên vô tiền của cải cách dân chủ và các thể chế dân chủ mới và năng động hiện đang bén rễ tại châu Á.
Hiện tượng toàn cầu này đang làm cho những người hoài nghi phải suy nghĩ lại, những người hoài nghi cho rằng dân chủ tự do hiện đại chỉ là một sản phẩm nhân tạo độc nhất của phương Tây và không thể tái tạo thành công được ở các nền văn hóa không phải phương Tây. Trong một thế giới mà dân chủ đã được thực thi ở nhiều dân tộc khác nhau như Nhật bản, Italia và Vênezuêla, các định chế dân chủ có thể lên tiếng một cách chính thức cho các khát vọng mang tính nhân loại toàn cầu về tự do và tự quản.
Làn sóng dâng trào mạnh mẽ vì tự do trong suốt thập kỷ qua đã đảm bảo cho sự thành công tối hậu của nó. Chester E. Finn, Jr.- giáo sư về chính sách giáo dục và cộng đồng thuộc trường đại học Vanderbilt và là giám đốc của Tổ chức giáo dục xuất sắc ( Educational Excellence Network), đã phát biểu trước một nhóm các nhà giáo dục và các thành viên chính phủ tại Managua, Nicaragua:” Con người tự nhiên đã ưa thích tự do hơn áp bức, giả dụ điều đó có thể thực sự được mang lại, thì điều đó không có nghĩa là các hệ thống chính trị dân chủ có thể được xây dựng nên và được duy trì bằng sự mong đợi. Ngược lại, các ý tưởng dân chủ luôn tồn tại nhưng việc thực hiện dân chủ lại lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố.”
Ngày nay, các giá trị dân chủ có thể đang được xem lại, nhưng được xem lại theo suốt quá trình lịch sử lâu dài của loài người, từ cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 cho tới sự xuất hiện của các chế độ một đảng vào giữa thế kỷ 20, phần lớn các thể chế dân chủ còn ít và tồn tại không lâu. Thực tế này không làm cho chúng ta bi quan hay thất vọng, mà ngược lại đó là sự thách thức chúng ta phải vượt qua. Trong khi các khát vọng tự do là điều tự nhiên bẩm sinh của con người thì việc thực hiện dân chủ lại đòi hỏi phải được giáo dục và huấn luyện.
Liệu bản lề của lịch sử có còn tiếp tục mở các cánh cửa của tự do nữa không? điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm cống hiến và sự khôn ngoan tập thể của chính bản thân người dân chứ không dựa trên bất kỳ qui luật nào của lịch sử và chắc chắn cũng không dựa trên lòng nhân từ được mong mỏi từ các nhà lãnh đạo độc đoán.
Khác với một số nhận thức, một xã hội dân chủ lành mạnh không chỉ đơn giản là một đấu trường cho các cá nhân theo đuổi các mục đích của cá nhân họ. Dân chủ sẽ chỉ được thực hiện khi dân chủ là mong muốn của các công dân có quyết tâm sử dụng quyền tự do mà họ vất vả mới giành được để tham gia vào đời sống của xã hội - góp tiếng nói của họ vào các tranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách nhiệm đối với các hành động của họ và chấp nhận đòi hỏi sự dung hòa và thỏa hiệp trong đời sống công cộng. Các công dân của nền dân chủ được tận hưởng quyền tự do cá nhân, nhưng họ cũng phải chia sẻ trách nhiệm cùng mọi người khác xây dựng một tương lai trong đó các giá trị cơ bản của tự do và tự quản vẫn tiếp tục được theo đuổi.
ÐỊNH NGHĨA DÂN CHỦCHÍNH PHỦ CỦA DÂN
Dân chủ có thể là một từ quen thuộc với nhiều người, nhưng nó là một khái niệm vẫn bị hiểu sai và sử dụng sai khi các chế độ chuyên chính và các chính thể quân sự độc tài lợi dụng để kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng bằng các nhãn hiệu dân chủ giả hiệu cưỡng ép.Tuy thế, sức mạnh của tư tưởng dân chủ cũng đã tạo nên những biểu hiện sâu sắc nhất và nhanh chóng nhất trong lịch sử của ý chí và trí tuệ con người: từ Pericle(1) thời Aten cổ đại tới Vaclav Havel(2) ở cộng hòa Séc hiện đại, từ Tuyên ngôn độc lập của Thomas Jefferson năm 1776 tới các bài diễn văn của Andrei Sakharov(3) năm 1989.
Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”.
Tự do và dân chủ thường hay được sử dụng thay lẫn nhau nhưng hai từ này không đồng nghĩa với nhau. Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc về tự do và cũng bao gồm một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng phẳng, của lịch sử. Một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa sự tự do. Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ được các nguyên tắc cơ bản đã được thử thách qua thời gian đối với một chính phủ lập hiến, vấn đề nhân quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một xã hội nào được gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có.
Các thể chế dân chủ được phân ra hai loại cơ bản: Trực tiếp và Đại diện. Trong nền dân chủ trực tiếp, mọi công dân, không cần thông qua trung gian là các đại diện được bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá trình tạo nên các quyết định cho các vấn đề xã hội/công cộng. Một hệ thống như thế rõ ràng chỉ có thể thực hiện được với một số ít người- ví dụ:trong một tổ chức cộng đồng hay một hội đồng bộ lạc nào đó hay một đơn vị địa phương của một liên đoàn lao động khi mà các thành viên có thể gặp gỡ nhau trong một phòng họp để bàn bạc, thảo luận các vấn đề và đi tới quyết định bằng sự đồng thuận hoặc theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số.
Những người Aten cổ đại, là thể chế dân chủ đầu tiên, đã thực hiện kiểu dân chủ trực tiếp với một hội đồng bao gồm số lượng thành viên chỉ tới 5000 đến 6000 - có thể đây là số lượng tối đa để có thể tập hợp được ở một địa điểm và thực hiện sự dân chủ trực tiếp.Xã hội hiện đại, với kích thước và tính phức tạp rất lớn của nó, ít có cơ hội cho loại dân chủ trực tiếp. Ngay như ở vùng đông bắc Hoa kỳ, cuộc họp thị trấn New England đã thành một truyền thống thiêng liêng, thì hiện nay các cộng đồng đã phát triển lớn tới mức không thể tập hợp được tất cả các cư dân ở một nơi để tiến hành bầu, biểu quyết trực tiếp cho các vấn đề có tác động tới cuộc sống của chính họ.
Ngày nay hình thức dân chủ phổ biến nhất, dù là một thị trấn 50.000 người hay một dân tộc trên 50 triệu người, là hình thức dân chủ đại diện: trong đó các công dân bầu ra các công chức là những người đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng luật và quản lý các chương trình vì lợi ích công cộng. Nhân danh nhân dân, các công chức đó phải cân nhắc kỹ càng các vấn đề công cộng phức tạp theo một quá trình có tính hệ thống và tính trí tuệ, quá trình này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, sức lực và vật chất mà thường không thể thực hiện được đối với một số đông các công dân đơn lẻ.
Có nhiều cách rất khác nhau để bầu ra các vị công chức. Ví dụ, ở mức độ quốc gia, các nhà lập pháp có thể được chọn lựa từ các bang mà mỗi bang bầu một đại diện ứng cử duy nhất. Theo một cách khác gọi là hệ thống đại diện theo tỷ lệ, mỗi đảng chính trị được đại diện trong cơ quan lập pháp theo tỷ lệ đạt được trong tổng bầu cử quốc gia. Bầu cử tại tỉnh hay địa phương cũng có thể theo mẫu như mức độ quốc gia hoặc bằng cách thân tình hơn thông qua sự đồng thuận của các nhóm thay cho bầu cử. Dù được bầu theo cách nào thì các vị công chức trong nền dân chủ đại diện cũng phải hoạt động và làm việc nhân danh nhân dân và luôn phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ trước nhân dân.
NGUYÊN TẮC ÐA SỐ VÀ CÁC QUYỀN THIỂU SỐ
Các thể chế dân chủ là các hệ thống trong đó mọi công dân được tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Nhưng nguyên tắc đa số cũng chưa phải là dân chủ: ví dụ, không ai có thể gọi một hệ thống nào đó là công bằng hoặc bình đẳng nếu hệ thống đó chấp nhận cho 51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại với nhân danh đa số cả. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải được ràng buộc với sự đảm bảo cho các quyền con người của cá nhân, các quyền này, đổi lại, lại đóng vai trò bảo vệ quyền lợi cho bên thiểu số dù đó là dân tộc ít người, nhóm tôn giáo hay chính trị hoặc chỉ đơn giản là những người thua cuộc trong tranh luận về một vấn đề lập pháp nào đó. Các quyền của thiểu số không phụ thuộc vào ý nguyện của bên đa số và cũng không thể bị loại bỏ bởi biểu quyết đa số. Các quyền lợi của thiểu số được bảo vệ bởi vì các luật dân chủ và các định chế của nó bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân.
Diane Ravitch, nhà nghiên cứu, tác giả và là cựu trợ lý cho bộ trưởng giáo dục Hoa kỳ đã viết trong một bản tham luận cho hội thảo giáo dục tại Ba lan:” khi một thể chế dân chủ kiểu đại diện hoạt động đúng theo hiến pháp mà hiến pháp đó có qui định giới hạn cho quyền lực của chính phủ đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản cho mọi công dân, thì chính phủ đó gọi là nền dân chủ lập hiến. Trong một xã hội như thế, các nguyên tắc đa số và các quyền thiểu số được bảo vệ bởi luật và thông qua sự thể chế hóa các điều luật”. Đây chính là các thành phần cơ bản cho mọi thể chế dân chủ hiện đại cho dù nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa hay kinh tế. Mặc dù có nhiều sự khác biệt rất lớn giữa các dân tộc và xã hội, các yếu tố cơ bản như chính phủ lập hiến, nguyên tắc đa số kết hợp với quyền thiểu số, quyền cá nhân và nguyên tắc tuân theo luật đều có thể tìm thấy ở Canađa và Côxtarica, Pháp và Bốtsoana, Nhật bản và Ấn độ.
XÃ HỘI DÂN CHỦ
Dân chủ không chỉ là một tập hợp các điều luật hợp hiến và các thủ tục để xác định cách thức hoạt động cho chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, chính phủ chỉ là một thành phần cùng tồn tại trong một kết cấu xã hội bao gồm rất nhiều các định chế khác nhau, các đảng chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Tính chất đa dạng này được gọi là đa nguyên và thể chế dân chủ đó qui định sự tồn tại, tính pháp lý hay quyền lực của cáùc tổ chức và các định chế khác trong một xã hội dân chủ không phụ thuộc vào chính phủ.
Trong một xã hội dân chủ luôn có hàng ngàn các tổ chức tư nhân hoạt động ở mức độ địa phương hay quốc gia. Rất nhiều trong số tổ chức đó đóng vai trò trung gian giữa các cá nhân và các định chế của chính phủ hay các tổ chức xã hội phức tạp khác mà họ cũng là một thành phần, hoặc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ mà chính phủ không được giao và tạo cơ hội cho các cá nhân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của một thể chế dân chủ.
Các nhóm này thể hiện quyền lợi cho các thành viên của họ theo rất nhiều cách: ủng hộ các ứng cử viên vào các vị trí trong các cơ quan công quyền, tranh luận các vấn đề, và cố gắng tạo ảnh hưởng lên các quyết định chính trị. Chỉ thông qua các nhóm như thế, các cá nhân mới có được con đường để tham gia một cách có ý nghĩa vào cả chính phủ và các cộng đồng của chính họ. Có rất nhiều ví dụ cho các nhóm như thế: các tổ chức nhân đạo và nhà thờ, các nhóm môi trường và thân hữu, các tổ chức kinh doanh và các liên đoàn lao động.
Trong một xã hội độc đoán, các tổ chức như thế bị kiểm soát, phải có giấy phép hoạt động và bị theo rõi hoặc phải chịu trách nhiệm đối với chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, quyền lực của chính phủ được xác định rõ ràng và bị giới hạn chặt chẽ bởi luật. Và kết quả là các tổ chức tư nhân như thế được tự do, không bị chính phủ kiểm soát; mà ngược lại, rất nhiều các tổ chức đó vận động chính phủ và tìm cách làm nâng cao trách nhiệm của chính phủ đối với các hành động của chính phủ. Một số tổ chức khác quan tâm tới các vấn đề nghệ thuật, thực hiện đức tin tôn giáo, nghiên cứu học thuật hoặc các vấn đề khác có thể có tiếp xúc ít hay hoàn toàn không với chính phủ.Trong một vương quốc riêng tư sôi nổi của thể chế dân chủ như thế, các công dân đều có mọi khả năng tự do và trách nhiệm đối với vấn đề tự quản lý - không bị sức ép của bất kỳ bàn tay quyền lực nào của nhà nước.
CÁC CỘT TRỤ CỦA NỀN DÂN CHỦ
Quyền tối cao của nhân dân.Chính phủ thành lập dựa trên sự nhất trí của người dân.Nguyên tắc đa số.Các quyền thiểu số.Đảm bảo các quyền cơ bản của con người.Bầu cử tự do và công bằng.Bình đẳng trước pháp luật.Thực hiện đúng luật.Hiến pháp đặt ra các giới hạn quyền lực đối với chính phủ.Đa nguyên về chính trị, kinh tế và xã hội.Thúc đẩy các giá trị của dung hòa, thực dụng, hợp tác và thỏa hiệp.
CÁC QUYỀN CON NGƯỜICÁC QUYỀN KHÔNG THỂ CHUYỂN NHƯỢNG
Chúng ta coi những sự thật sau đây là hiển nhiên: mọi con người được sinh ra đều bình đẳng, họ đã được tạo hóa ban cho một số quyền không thể chuyển nhượng được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền được theo đuổi hạnh phúc. Để bảo đảm cho các quyền đó, các chính phủ được thiết lập nên với quyền lực chính đáng dựa trên sự nhất trí của những người bị quản lý ( người dân).
Trong những lời đáng ghi nhớ này của bản Tuyên ngôn độc lập Hoa kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó - các quyền mà mọi con người cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của cá nhân đó.
Theo quan điểm của các nhà triết học ánh sáng của thế kỷ 17 và 18 thì các quyền không thể chuyển nhượng được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “ chuyển nhượng” chúng.
Các quyền không thể chuyển nhượng bao gồm các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, tự do tín ngưỡng và nhận thức, tự do hội họp và quyền được bảo hộ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó.
Ví dụ như điều bổ xung đầu tiên của Hiến pháp Hoa kỳ không đưa ra quyền tự do tín ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều bổ xung đó nghiêm cấm quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học, Leonard Levy đã phát biểu:“ Các cá nhân có thể trở nên tự do khi chính phủ của họ không tự do .“
Các nội dung chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền con người cần phải thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ đều được giao trọng trách trong việc xây dựng một cấu trúc xã hội lập hiến, lập pháp để bảo đảm cho các quyền con người đó.
NGÔN LUẬN
Tự do ngôn luận và thể hiện là huyết mạch của bất kỳ xã hội dân chủ nào. Tranh luận, bỏ phiếu, hội họp và phản kháng, thờ phụng và bảo đảm công lý cho mọi người - tất cả những điều này có được đều dựa trên sự tự do và thông suốt của ngôn luận và thông tin. Patrick Wilson, người Canađa, sáng lập ra chương trình truyền hình Đấu tranh cho Dân chủ đã quan sát thấy:” Dân chủ là trao đổi thông tin: mọi người trao đổi với người khác về các vấn đề chung của họ và gây dựng nên một số phận chung. Trước khi con người tự quản được mình thì họ cần phải được tự do để tự thể hiện mình đã.”
Các công dân trong thể chế dân chủ được sống với một niềm tin chắc chắn là thông qua trao đổi cởi mở về các tư tưởng và quan điểm, chân lý và sự thật sẽ được tìm thấy để chiến thắng sai lầm hay dối trá, đồng thời các quan điểm hay các tư tưởng khác sẽ được nhận biết giá trị rõ hơn, các vấn đề thỏa hiệp cũng được xác định rõ ràng và khi đó con đường dẫn tới tiến bộ, phát triển sẽ được khai thông. Sự cởi mở trong trao đổi càng lớn thì kết quả càng tốt đẹp. Nhà bình luận người Mỹ F.B White đã diễn tả điều đó theo cách sau:” Báo chí trong đất nước tự do của chúng ta được tin cậy và hữu ích cho mọi người không phải vì nó có đặc điểm tốt đẹp nào đó mà chính vì sự đa dạng rất lớn của nó. Chừng nào càng có nhiều chủ thể, mỗi chủ thể đều theo đuổi một sự thật riêng của họ thì chúng ta - những người dân càng có cơ hội đạt tới chân lý và mọi vấn đề luôn được sáng tỏ. Đó là sự an toàn của số đông.”
Trái hẳn với các chế độ độc tài, các chính phủ dân chủ không kiểm soát, ra lệnh hay đánh giá nội dung của ngôn luận viết hoặc nói. Thể chế dân chủ dựa trên các công dân có học vấn và hiểu biết mà khả năng tiếp cận của họ đối với thông tin càng lớn thì càng làm cho họ có nhiều khả năng tham gia đầy đủ hơn vào các hoạt động xã hội. Sự dốt nát sinh ra sự thờ ơ. Thể chế dân chủ đạt được thịnh vượng dựa trên sức mạnh của các công dân luôn được tắm trong các dòng tư tưởng, dữ kiện, ý kiến và sự xét đoán một cách tự do. Nhưng chính phủ nên làm gì trong trường hợp các phương tiện thông tin hoặc một số tổ chức khác lạm dụng quyền tự do ngôn luận để tạo ra các thông tin mà theo đa số là không đúng sự thật, phản cảm, vô trách nhiệm hoặc đơn giản chỉ là khó chấp nhận?
Nói chung, câu trả lời sẽ là: không làm gì cả! đơn giản chỉ là: công việc của chính phủ không phải để xử lý những vấn đề như thế. Nói chung, phương thuốc cho tự do ngôn luận chính là ngôn luận tự do hơn. Điều này có vẻ nghịch lý, nhưng nhân danh ngôn luận tự do, thể chế dân chủ đôi khi phải bảo vệ quyền của các cá nhân và các tổ chức khi họ tự cho rằng các chính sách phi dân chủ đang đàn áp ngôn luận tự do. Các công dân của xã hội dân chủ bảo vệ các quyền này với một niềm tin tưởng là sự tranh luận cởi mở cuối cùng sẽ dẫn tới sự thật lớn hơn và các hành động của dân chúng sẽ khôn ngoan hơn so với khi ngôn luận hay sự bất đồng bị bóp nghẹt.
Hơn thế nữa, lý do cần phải có ngôn luận tự do còn ở chỗ sự đàn áp ngôn luận tự do mà ta thấy đối với ai đó hôm nay sẽ có khả năng là mối đe dọa tới ngôn luận tự do của chính chúng ta vào ngày mai. Một trong những biện luận kinh điển cho quan điểm này là của nhà triết học người Anh John Stuart Mill, ông đã chỉ ra từ năm 1859 trong luận văn “ Bàn về Tự do” rằng toàn dân bị tổn hại khi ngôn luận bị đàn áp. “Nếu dư luận là đúng, họ bị tước đoạt mất cơ hội chuyển sự nhầm lẫn thành sự thật, nếu dư luận là sai, họ mất cơ hội để có được nhận thức rõ ràng hơn và mất cơ hội nhìn nhận sự thật sâu sắc hơn khi được đối chiếu với sai lầm.”
Hệ quả của tự do ngôn luận là quyền của nhân dân được nhóm họp và đòi hỏi một cách ôn hòa chính phủ phải lắng nghe những mối bất bình của họ. Không có quyền hội họp, không có quyền được lắng nghe, khi đó tự do ngôn luận không còn giá trị nữa. Do đó, tự do ngôn luận coi như là vô nghĩa nếu không được gắn bó mật thiết với quyền hội họp, phản kháng và quyền đòi hỏi thay đổi. Các chính phủ dân chủ có thể qui định một cách hợp pháp về thời gian và địa điểm của các cuộc tập hợp và tuần hành chính trị để duy trì hòa bình, nhưng họ cũng không thể sử dụng quyền lực để đàn áp sự phản kháng hoặc ngăn cản các nhóm, các tổ chức phản đối lên tiếng cho công luận nghe rõ.
TỰ DO VÀ NIỀM TIN
Tự do tín ngưỡng, hay nói rộng hơn là tự do về nhận thức có nghĩa là không ai bị đòi hỏi phải tin theo một tôn giáo hoặc một niềm tin nào ngược lại với mong muốn của riêng họ. Hơn nữa, không ai bị trừng phạt hay ngược đãi bằng bất kỳ hình thức nào chỉ vì họ chọn lựa một tôn giáo này chứ không phải tôn giáo khác, hoặc không chọn lựa một tôn giáo nào cả. Nhà nước dân chủ công nhận niềm tin tôn giáo của con người là vấn đề hết sức riêng tư. Theo một nghĩa liên quan, tự do tôn giáo có nghĩa là không một người nào bị chính phủ bắt buộc phải chấp nhận một nhà thờ hoặc một niềm tin chính thức nào cả.
Trẻ em không bị bắt buộc phải theo học ở một trường tôn giáo và không một ai bị đòi hỏi phải tham dự các công việc tôn giáo, cầu nguyện hoặc tham gia vào các hoạt động tôn giáo ngược với ý nguyện của họ. Trải qua lịch sử và truyền thống lâu đời, rất nhiều các quốc gia dân chủ đã thiết lập một cách chính thống các nhà thờ hoặc tôn giáo với sự bảo trợ của nhà nước. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhẹ trách nhiệm của các chính phủ dân chủ trong vai trò bảo vệ tự do cho các cá nhân mà tín ngưỡng của họ khác với tôn giáo được khuyến khích một cách chính thống.
QUYỀN CÔNG DÂN: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
Các thể chế dân chủ dựa trên nguyên tắc là chính phủ tồn tại để phục vụ nhân dân, còn nhân dân không tồn tại để phục vụ chính phủ. Nói cách khác, nhân dân là các công dân của nhà nước dân chủ chứ không phải là đối tượng của nhà nước dân chủ. Khi nhà nước bảo vệ những quyền của các công dân, thì đáp lại, các công dân cho nhà nước lòng trung thành của họ. Dưới một chế độ độc tài, nhà nước tồn tại như một thực thể tách rời xã hội, đòi hỏi lòng trung thành và sự phục vụ từ những người dân của họ mà không có một bổn phận tương xứng nào đối với dân chúng để đảm bảo có được sự nhất trí của người dân đối với các hành động của họ.
Chẳng hạn, khi các công dân trong một xã hội dân chủ đi bầu cử là họ thực thi quyền và trách nhiệm của họ để nhằm xác định ai sẽ là người thay mặt họ thực hiện quản lý xã hội. Trái lại, trong một nhà nước độc tài, những hoạt động bầu cử chỉ nhằm hợp pháp hóa sự lựa chọn đã định sẵn của chế độ. Sự bầu cử trong một xã hội như thế không dính líu gì tới các quyền cũng như trách nhiệm của các công dân, mà chỉ là một sự bày tỏ cưỡng bức sự ủng hộ của công chúng cho chính phủ.
Tương tự, các công dân trong một xã hội dân chủ được tận hưởng quyền tham dự vào các tổ chức không phụ thuộc vào chính phủ và được tự do tham gia vào các hoạt động của xã hội. Đồng thời họ cũng phải chấp nhận nghĩa vụ như quyền tham gia đó: Tự tìm hiểu và học hỏi các vấn đề nảy sinh, biết dung hòa khi xử sự với những người có quan điểm trái ngược, và biết thỏa hiệp khi cần thiết để đạt được thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong một nhà nước độc tài chỉ có rất ít hoặc không có các tổ chức hoặc các nhóm tình nguyện tư nhân. Các tổ chức đó, nếu có, không đóng vai trò như các phương tiện cho các cá nhân để tranh luận các vấn đề hay thực hiện các công việc riêng của họ mà họ chỉ phục vụ như một cánh tay của nhà nước để bắt các đối tượng của nhà nước phải phục tùng.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự cho ta một ví dụ khác nhau và trái ngược nhau về quyền và trách nhiệm trong các xã hội dân chủ và phi dân chủ. Cả hai loại xã hội đó đều yêu cầu các thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Trong nhà nước độc tài, sự bắt buộc này được áp đặt một cách đơn phương. Trong nhà nước dân chủ, thời hạn phục vụ trong quân đội là một nhiệm vụ mà các công dân phải thực hiện thông qua luật của chính phủ do chính các công dân đó bầu ra. Trong mọi xã hội, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thời bình có thể không được các cá nhân hoan
nghênh. Nhưng người lính-công dân trong một xã hội dân chủ thực hiện nghĩa vụ đó với một nhận thức là họ đang đảm nhiệm một bổn phận mà xã hội của anh ta đã tự cam kết phải thực hiện. Hơn thế nữa, các thành viên trong một xã hội dân chủ có quyền thực hiện nghĩa vụ đó theo cách tập thể hoặc thay đổi bổn phận đó: giải trừ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và thành lập quân đội tự nguyện như Hoa kỳ và một số nước khác đã làm; thay đổi thời hạn phục vụ trong quân đội như ở Đức; hoặc ở Thụy sĩ, duy trì một đội ngũ nam giới dự bị cho nghĩa vụ quân sự như một phần cơ bản của quyền công dân.
Quyền công dân trong những ví dụ kể trên dẫn đến một định nghĩa rộng hơn về quyền và nghĩa vụ, bởi lẽ chúng là hai mặt đối lập của một vấn đề. Việc thực hiện các quyền của một cá nhân cũng đồng thời là trách nhiệm của họ phải bảo vệ và nâng cao các quyền đó của chính họ và của người khác. Ngay cả các công dân trong các thể chế dân chủ đã được thiết lập vững mạnh cũng thường hiểu sai mối quan hệ đó và thường chỉ chú ý tới lợi ích của các quyền trong khi phớt lờ các trách nhiệm, nghĩa vụ. Như nhà chính trị học Benjamin Barber ghi nhận:” Dân chủ thường được hiểu như là sự thống trị của số đông và quyền càng được hiểu như sự sở hữu của các cá nhân và dẫn đến như là sự đối lập tất yếu đối với dân chủ số đông.
Nhưng như thế là hiểu sai cả về quyền lẫn dân chủ.”Chúng ta nhận thấy một sự thật chắc chắn là khi các công dân thực hiện các quyền cơ bản hay quyền không thể chuyển nhượng được - như tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo thì chính các quyền đó sẽ thiết lập nên các giới hạn đối với mọi chính phủ được xây dựng trên cơ sở dân chủ. Do đó những quyền cá nhân chính là bức tường thành ngăn chặn sự lạm dụng của chính phủ hoặc bất kỳ số đông chính trị nhất thời nào.
Nhưng theo một nghĩa khác, các quyền cũng như các cá nhân con người, không hoạt động một cách cô lập. Quyền không phải là sự sở hữu riêng của cá nhân mà nó chỉ tồn tại khi nó được thừa nhận bởi các công dân khác của xã hội. Cử tri, như nhà triết học người Mỹ Sidney Hook đã diễn tả đó là “ người trông coi sau chót đối với sự tự do của chính họ.”. Với quan điểm này thì chính phủ dân chủ do dân bầu và có trách nhiệm trước dân không thể là kẻ đối lập với các quyền cá nhân mà phải là người bảo hộ các quyền đó. Chính khi nâng cao các quyền lợi của họ mà các công dân trong một thể chế dân chủ thực hiện các nghĩa vụ và bổn phận của họ.
Nói rộng ra thì các nghĩa vụ này bao gồm cả sự tham gia vào các hoạt động dân chủ để đảm bảo dân chủ được thực hiện. Ở mức tối thiểu, các công dân nên tự tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề bức xúc đang diễn ra trong xã hội của họ, như việc bỏ phiếu bầu cho các vị trí lãnh đạo cao cấp sao cho sáng suốt. Và thực hiện một số nghĩa vụ khác như tham gia đoàn hội thẩm trong các phiên tòa dân sự hoặc hình sự một cách tự nguyện hoặc đôi khi tuân theo luật qui định.
Cốt lõi của hành động dân chủ là sự tham gia của các công dân một cách tích cực và tự do lựa chọn vào trong đời sống công cộng của cộng đồng hay quốc gia của họ. Nếu không duy trì được sự tham gia rộng rãi này, dân chủ sẽ tàn lụi và trở thành đặc quyền cho một nhóm nhỏ đã được lựa chọn trong các tổ chức. Nhưng với sự cam kết tích cực của các cá nhân trong toàn xã hội, các thể chế dân chủ có thể vượt qua các cơn bão chính trị hay kinh tế - là các vấn đề không thể tránh khỏi đối với mọi xã hội, mà không phải hy sinh các quyền lợi và sự tự do mà họ đã tuyên thệ gìn giữ.
Sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội thường được hiểu một cách hạn hẹp như là sự tranh giành các vị trí chính trị. Nhưng sự tham gia của các công dân trong một xã hội dân chủ mang ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều việc chỉ tham gia vào các cuộc tranh cử.
Ở mức độ tỉnh hoặc địa phương, các công dân có thể tham gia vào những việc như họat động trong các ủy ban trường học, thành lập các nhóm cộng đồng hoặc kể cả giữ các vị trí lãnh đạo ở địa phương. Ở mức độ bang, tỉnh, hoặc quốc gia, các công dân có thể đóng góp ý kiến của họ bằng cách phát biểu hoặc gửi văn bản tới các cuộc tranh luận về các vấn đề công cộng hoặc họ có thể tham gia vào các đảng chính trị, liên đoàn lao động hoặc các tổ chức tình nguyện. Cho dù ở mức độ nào, một nền dân chủ lành mạnh cũng dựa trên sự tham gia liên tục, công khai của số đông công dân.
Diane Ravitch đã viết:” Dân chủ là một quá trình, một cách thức sống và làm việc cùng nhau. Đó là một quá trình luôn phát triển chứ không đứng im. Nó đòi hỏi sự hợp tác, thỏa hiệp, và dung hòa giữa các công dân. Làm cho dân chủ được thực hiện là một điều khó khăn chứ không dễ dàng. Tự do đồng nghĩa với nghĩa vụ chứ không phải tự do từ nghĩa vụ.”
Thể chế dân chủ là sự biểu hiện các lý tưởng về tự do và tự thể hiện, nhưng nó cũng là sự thể hiện rõ ràng về bản chất của loài người. Nó không đòi hỏi con người phải có một đạo đức toàn diện, nó chỉ đòi hỏi con người phải có trách nhiệm. Như nhà thần học người Mỹ Reinhold Nieburh đã phát biểu:” Khả năng của con người đấu tranh cho sự công bằng sẽ tạo nên dân chủ, nhưng sự suy đồi của con người dẫn tới bất công sẽ tạo nên đòi hỏi tất yếu của dân chủ.”
CÁC QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CÁC MỤC TIÊU CHÍNH TRỊ
Như một nguyên lý, sự bảo vệ quyền con người được ủng hộ ở khắp nơi: được đưa vào hiến pháp của các nước trên khắp thế giới cũng như được đưa vào trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các thỏa thuận quốc tế như thỏa ước Helsinki ( hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu - CSCE ).Nhưng việc phân biệt các loại quyền khác nhau của con người lại là một vấn đề khác. Gần đây, có một xu thế, đặc biệt lưu hành trong các tổ chức quốc tế, là mở rộng các quyền cơ bản của con người. Từ các tự do cơ bản về ngôn luận và đối xử bình đẳng trước pháp luật, các tổ chức đó bổ xung thêm các quyền có việc làm, quyền được hưởng giáo dục, quyền có tính văn hóa riêng hay quốc tịch và có điều kiện sống thích hợp.
Các đề nghị đó đều là những nguyện vọng có ý nghĩa, nhưng khi những yêu cầu như thế trở thành quyền sẽ có nguy cơ làm giảm giá trị ý nghĩa của các quyền cơ bản của người công dân, của con người . Hơn nữa, chúng làm giảm đi sự phân biệt giữa các quyền mà mọi cá nhân đều có và cũng làm sao nhãng mục tiêu mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi chính phủ quyết tâm phấn đấu để đạt được.
Để bảo vệ các quyền không thể chuyển nhượng được, như quyền tự do ngôn luận, các chính phủ phải biết kiềm chế bằng cách tự giới hạn các hành động của mình. Trong khi để khuyến khích giáo dục, phát triển y tế và đảm bảo công ăn việc làm lại đòi hỏi chính phủ điều ngược lại: chính phủ phải tích cực tham gia trong việc thúc đẩy một số chính sách và chương trình xã hội. Sự chăm sóc đầy đủ về sức khỏe và các cơ hội giáo dục phải là quyền lợi đương nhiên của mọi trẻ em.
Nhưng điều đáng buồn là trên thực tế không phải như vậy, và khả năng của mỗi xã hội để đạt được mục tiêu này cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, trong khi mong muốn biến tất cả mọi khát vọng của loài người trở thành quyền của con người, vô hình chung các chính phủ đang có nguy cơ làm tăng thêm chủ nghĩa hoài nghi và mang lại sự coi nhẹ đối với tất cả các quyền của con người.
CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
Tự do ngôn luận, thể hiện và tự do báo chí.Tự do tôn giáo.Tự do hội họp và lập hội.Quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.Quyền được tố tụng đúng đắn và xét xử công bằng.
NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT PHÁPSỰ BÌNH ÐẲNG VÀ LUẬT PHÁP
Quyền bình đẳng trước pháp luật hay sự bảo vệ bình đẳng của luật như vẫn được phát biểu là một yếu tố cơ bản đối với bất kỳ một xã hội công bằng và dân chủ nào. Bất kể giàu hay nghèo, đa số vô thần hay thiểu số tôn giáo, liên minh chính trị của nhà nước hay phe đối lập, tất cả đều được hưởng sự bảo hộ bình đẳng của pháp luật.
Nhà nước dân chủ không đảm bảo là cuộc sống sẽ đối xử bình đẳng với tất cả mọi người do đó nó cũng không có trách nhiệm để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, John P. Frank - chuyên gia về luật hiến pháp đã viết: “ Nhà nước không được áp đặt thêm các điều bất công cho xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà nước cần phải đối xử công bằng và bình đẳng với tất cả mọi người dân của nó”.Không ai có quyền cao hơn luật, hơn nữa, luật chính là sáng tạo của con người chứ không phải là sự áp đặt lên con người. Công dân của thể chế dân chủ cầu viện tới luật vì họ hiểu rằng, bằng cách gián tiếp, họ đang cầu viện tới chính họ - là những người đã tạo ra luật. Khi luật được xây dựng bởi chính người dân - người phải phục tùng luật đó sau này thì khi đó cả luật và dân chủ sẽ cùng được thực thi.
THỰC THI ÐÚNG CÁCH
Frank chỉ ra rằng trong bất kỳ một xã hội nào của lịch sử thì những người nắm quyền quản lý hệ thống tư pháp hình sự đều có khả năng dẫn tới sự lạm dụng và dễ có hành động bất công. Nhân danh nhà nước, các cá nhân có thể bị bỏ tù, tài sản bị tịch thu, bị hành hạ, bị đi đầy và bị hành quyết mà không có sự chứng minh hợp pháp, và thường cũng không có một kết tội công khai nào. Không có một xã hội dân chủ nào chấp nhận những lạm dụng như thế.Mọi nhà nước bắt buộc phải có quyền lực để duy trì trật tự và xử phạt tội phạm, nhưng các nguyên tắc và thủ tục để nhà nước thực thi pháp luật bắt buộc phải được công khai, rõ ràng, không che dấu, không tùy tiện, không được sử dụng vào mục đích chính trị của nhà nước.
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ÐỂ THỰC THI LUẬT ÐÚNG CÁCH TRONG MỘT THỂ CHẾ DÂN CHỦ
Cảnh sát không có quyền vào và lục soát bất kỳ ngôi nhà của người dân nào nếu không có lệnh của tòa án với lý do rõ ràng. Thể chế dân chủ không cho phép cảnh sát mật gõ cửa nhà dân vào lúc nửa đêm.
Không ai bị bắt, giam giữ nếu không có văn bản rõ ràng chỉ ra sự vi phạm. Những người đó không phải chỉ được biết lý do chính xác của sự kết tội chống lại họ mà còn phải được trả tự do ngay lập tức nếu tòa thấy sự kết tội đó không có chứng cứ và sự bắt giữ là vô lý.Không được kéo dài thời gian giam giữ đối với người bị cho là có tội, họ cần phải được đưa ra xét xử trước công luận một cách không chậm trễ, được đối diện và chất vấn trước những người kết tội họ.Nhà chức trách phải chấp nhận thả tự do khi người bị coi là có tội đã đóng tiền bảo lãnh hoặc theo một số điều kiện nào đó trong khi chờ phiên tòa xét xử, nếu như ít có nguy cơ người đó trốn chạy hay gây thêm tội ác. Các hình phạt độc ác hay bất bình thường so với truyền thống hay qui luật của xã hôi phải được ngăn cấm.
Không ai có thể bị cưỡng ép tự làm chứng chống lại họ. Cần phải nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành động tự kết tội một cách cưỡng bức. Như một hệ quả tất yếu, cảnh sát không được sử dụng sự hành hạ hoặc sự lạm dụng về thân thể hay tinh thần đối với người bị tình nghi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hệ thống luật pháp trong đó ngăn cấm sự thú tội cưỡng bức sẽ làm giảm ngay lập tức động cơ của cảnh sát sử dụng sự hành hạ, đe dọa hoặc bất kỳ một hình thức lạm dụng nào để có được thông tin, ngay cả tòa án cũng không cho phép đưa các thông tin kiểu đó ra trước tòa xét xử để chứng minh.
Mọi người đều không thể bị kết tội kép: không thể bị kết tội hai lần cho cùng một tội. Bất kỳ người nào đã được tòa xử vô tội đều có thể không bao giờ bị kết tội lại với cùng hành vi đó.Vì khả năng lạm dụng quyền của các nhà chức trách, do đó mọi luật ex post facto đều bị bãi bỏ ( luật ex post facto là các luật được xây dựng sau khi đã xảy ra sự kiện để người nào đó có thể bị kết án cho dù điều luật đó không có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện).
Bị đơn có thể có thêm sự bảo hộ để chống lại các cưỡng bức của nhà nước. Ví dụ tại Hoa kỳ, người bị kết tội có quyền có luật sư làm đại diện cho họ trong suốt quá trình tiến hành tố tụng kể cả khi chính bản thân họ không đủ tiền để chi phí cho sự đại diện hợp pháp đó. Cảnh sát phải thông báo cho người bị tình nghi về các quyền của họ vào lúc bị bắt, kể cả quyền có luật sư, quyền giữ im lặng ( để tránh cưỡng bức nhận tội).
Một thủ đoạn bất công thường thấy là kết tội các bên đối lập vào tội phản bội tổ quốc ( phản quốc). Do đó, tội phản quốc bắt buộc phải được giới hạn một cách thận trọng về định nghĩa để nó không bị lợi dụng trở thành vũ khí dập tắt mọi phê phán, góp ý đối với chính phủ. Các giới hạn đó không có nghĩa là làm suy giảm quyền lực của nhà nước để thực thi luật pháp và trừng phạt tội phạm. Mà ngược lại, hệ thống tư pháp hình sự trong một xã hội dân chủ sẽ đạt được hiệu quả khi sự quản lý của nó được chính người dân đánh giá là công bằng và có tác dụng bảo vệ cho mọi quyền cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội.
Các thẩm phán có thể được chỉ định hay được bầu cho một nhiệm kỳ giới hạn hoặc vô hạn. Mặc dù được chọn, nhưng điều cốt yếu là họ phải độc lập, không bị phụ thuộc vào thế lực chính trị cầm quyền để đảm bảo tính vô tư trong công việc.Các thẩm phán không thể bị truất quyền nếu chỉ vì các lý do không quan trọng hay chỉ thuần túy vì chính trị,họ chỉ bị truất quyền khi phạm các tội nghiêm trọng hoặc có hành động nguy hiểm và phải tiến hành theo đúng các thủ tục tố tụng và đưa ra tòa xét xử.
HIẾN PHÁP
Nền tảng chính xây dựng nên một chính phủ dân chủ đó là hiến pháp - đó là sự tuyên bố chính thức các qui định, các giới hạn, các thủ tục và các định chế. Hiến pháp của một quốc gia là bộ luật tối cao của lãnh thổ đó, và tất cả mọi công dân, từ thủ tướng tới người dân đều chịu sự chi phối của nó. Ở mức độ tối thiểu, hiến pháp ( thường được hệ thống hóa thành một văn bản duy nhất) xây dựng quyền lực cho chính phủ quốc gia, mang lại sự đảm bảo cho các quyền cơ bản của con người và đưa ra các thủ tục hoạt động cơ bản cho chính phủ.
Mặc dù phải có tính ổn định và phổ quát, hiến pháp cũng buộc phải có khả năng thay đổi và bổ xung khi hiến pháp trở nên lạc hậu. Hiến pháp bằng văn bản lâu đời nhất là hiến pháp Hoa kỳ, bao gồm bảy điều chính và 27 phần bổ xung. Tuy nhiên, văn bản này chỉ là nền tảng cho vô số các quyết định pháp lý, các đạo luật, các quyết định của tổng thống và các thực thi theo truyền thống đã được xây dựng qua suốt 200 năm tồn tại và làm cho Hiến pháp Hoa kỳ luôn sống động và thực tiễn.
Kiểu phát triển của hiến pháp như thế diễn ra ở mọi thể chế dân chủ. Nói chung, có hai trường phái tư tưởng về quá trình bổ xung hoặc thay đổi hiến pháp. Một trường phái chấp nhận quá trình thay đổi khó khăn, đòi hỏi nhiều bước và phải có sự chấp thuận của đa số lớn. Như thế, hiến pháp ít bị thay đổi và chỉ thay đổi khi có các lý do bắt buộc cùng với sự ủng hộ của công chúng. Đây chính là mô hình của Hiến pháp Hoa kỳ, là sự công bố ngắn gọn các nguyên tắc tổng quát, các quyền lực và các giới hạn đối với chính phủ, đồng thời liệt kê rõ ràng và chi tiết hơn về các trách nhiệm, các thủ tục của chính phủ, cũng như chỉ rõ các quyền cơ bản của công dân trong điều khoản về đạo luật các quyền.
Một cách khác đơn giản hơn để bổ xung, thay đổi hiến pháp mà nhiều quốc gia hiện đang sử dụng là các bổ xung có thể được chấp nhận bởi cơ quan lập pháp và được thông qua các cử tri trong lần bầu cử tiếp theo. Các hiến pháp thay đổi theo cách này có thể khá dài, với những điều khoản cụ thể mà chúng chỉ khác chút ít so với phần tổng quát của pháp luật.Chưa có một hiến pháp nào như hiến pháp Hoa kỳ, được viết trong thế kỷ 18, lại có thể tồn tại không thay đổi cho tới tận cuối thế kỷ 20. Tương tự, không có một hiến pháp nào đang có hiệu lực ngày hôm nay có thể tồn tại cho tới thế kỷ tới mà không có khả năng thay đổi - mặc dù vẫn phải bám sát theo các nguyên tắc về quyền cá nhân, thực thi đúng cách và chính phủ dựa trên sự nhất trí của người dân.
BẦU CỬMẤU CHỐT CỦA BẦU CỬ
Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện. Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân ( người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
Tất cả các nền dân chủ hiện đại đều tổ chức bầu cử, nhưng không phải tất cả các cuộc bầu cử đều là dân chủ. Các chế độ độc tài cánh hữu (right-wing dictatorships), các chế độ Mácxít và các chế độ độc đảng cũng tiến hành bầu cử để hợp pháp hóa cho quyền lực của họ. Trong các cuộc bầu cử như thế, có thể chỉ có một ứng cử viên hoặc một nhóm ứng cử viên mà không có sự lựa chọn nào khác. Các cuộc bầu cử đó có thể đề cử nhiều ứng cử viên cho một vị trí, nhưng chỉ có các ứng cử viên được sự chấp thuận của chính phủ mới được đảm bảo chọn lựa với những thủ thuật hoặc sự hăm dọa các ứng cử viên khác. Một số cuộc bầu cử có thể có sự lựa chọn thực sự, nhưng chỉ được thực hiện trong nội bộ đảng cầm quyền. Tất cả các loại bầu cử đó đều không phải dân chủ.
THẾ NÀO LÀ BẦU CỬ DÂN CHỦ ?
Jaene Kirkpatrick, nhà nghiên cứu và cựu đại sứ Hoa kỳ tại Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa sau: “ Các cuộc bầu cử dân chủ không đơn thuần là biểu tượng cho một thể chế, mà là các hoạt động mang tính chất cạnh tranh, định kỳ, đầy đủ và xác định, trong đó các nhân vật chủ chốt của chính phủ được bầu lên do chính những công dân được hưởng quyền tự do phê phán, chỉ trích chính phủ, xuất bản các phê phán và đề xuất các lựa chọn khác một cách công khai.”Nguyên tắc trên đây của Kirkpatrick muốn nói lên điều gì?
Đó là các cuộc bầu cử dân chủ mang tính cạnh tranh. Các đảng đối lập và các ứng cử viên phải được hưởng quyền tự do ngôn luận, quyền tập hợp nhau và biểu tình khi cần thiết để thể hiện tiếng nói phê phán chính phủ một cách công khai và giới thiệu các chính sách cũng như các ứng cử viên cho cử tri. Việc đơn giản chấp nhận phe đối lập tham dự bỏ phiếu kín cũng chưa đủ là dân chủ. Bầu cử mà trong đó phe đối lập bị cấm sử dụng các phương tiện thông tin phát sóng (radio, TV) hoặc bị sách nhiễu hoặc các tờ báo của họ bị kiểm duyệt thì cũng không phải là dân chủ. Đảng cầm quyền có thể được hưởng lợi thế trong phân chia vị trí trí cầm quyền, nhưng các nguyên tắc và cách thức bầu cử phải công bằng.
Tính Định kỳ của bầu cử dân chủ: Các thể chế dân chủ không bầu các nhà độc tài hay các tổng thống cho cả đời họ. Các công chức được bầu phải có trách nhiệm với nhân dân và họ phải quay lại gặp các cử tri theo định kỳ để có được sự nhất trí cho họ tiếp tục giữ quyền hay không. Nghĩa là các công chức trong thể chế dân chủ phải chấp nhận rủi ro có thể bị bãi miễn khỏi chức vụ. Chỉ có một ngoại lệ đó là vị trí thẩm phán, để ngăn cách họ khỏi áp lực của công chúng và đảm bảo tính vô tư trong công việc, các thẩm phán có thể được bầu hoặc chỉ định suốt đời và chỉ bị phế truất khi mắc các sai lầm nghiêm trọng.
Tính Đầy đủ của bầu cử dân chủ: Việc xác định các công dân và cử tri phải đủ rộng để bao gồm một tỷ lệ lớn các công dân trưởng thành. Một chính phủ do một nhóm nhỏ và độc quyền lựa chọn không phải là dân chủ, cho dù cách thể hiện hoạt động của nó là dân chủ. Một trong những đấu tranh vĩ đại của dân chủ trong lịch sử là cuộc đấu tranh của những nhóm bị khai trừ ( sắc tộc, tôn giáo,phụ nữ ) đòi quyền công dân đầy đủ để có quyền bầu cử và đề cử vào các vị trí lãnh đạo. Ví dụ, tại Hoa kỳ, khi Hiến pháp ký vào năm 1787 thì chỉ những người da trắng sở hữu tài sản mới có quyền bầu cử và đề cử. Tiêu chuẩn sở hữu này chấm dứt vào đầu thế kỷ 19 và tới năm 1920 phụ nữ mới giành được quyền bầu cử. Đối với người Mỹ da đen thì mãi tới phong trào đòi quyền dân chủ diễn ra vào những năm 1960 mới giành được quyền bầu cử đầy đủ tại phía nam Hoa kỳ. Và cuối cùng, tới năm 1971 các công dân trẻ tuổi mới được trao quyền bầu cử khi Hoa kỳ hạ tuổi bầu cử từ 21 xuống 18 tuổi.
Tính Xác định của bầu cử dân chủ: bầu cử dân chủ để xác định sự lãnh đạo cho chính phủ. Những vị đại diện cho dân chúng được bầu thông qua hình thức phổ thông để nắm quyền lực mà quyền lực này sẽ bị luật pháp và hiến pháp chi phối, điều chỉnh. Họ không phải là những nhà lãnh đạo bù nhìn hay tượng trưng.
Sau cùng, các cuộc bầu cử dân chủ không bị hạn chế trong việc lựa chọn các ứng cử viên. Các cử tri cũng có thể phải quyết định các vấn đề chính sách một cách trực tiếp thông qua trưng cầu dân ý và các sáng kiến được đưa vào bỏ phiếu kín. Ví dụ, tại Hoa kỳ, các vấn đề lập pháp có thể phải quyết định trực tiếp trước các cử tri. Khi có một sáng kiến luật, chính các công dân có thể thu thập một số lượng chữ ký đủ theo qui định ( thường theo tỷ lệ % số cử tri đăng ký tại chính phủ) và yêu cầu vấn đề đó phải được đưa ra bỏ phiếu trong lần tiếp theo, ngay cả khi có sự phản đối của cơ quan lập pháp chính phủ hay thống đốc. Như tại bang California, các cử tri phải xử lý hàng tá các sáng kiến luật mỗi khi tổ chức bầu cử, từ những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường tới vấn đề giá bảo hiểm ô-tô.
ÐẠO ÐỨC DÂN CHỦ VÀ PHE ÐỐI LẬP TRUNG THÀNH
Các nền dân chủ được phát triển trên cơ sở tính công khai và tính trách nhiệm, với một điểm đặc biệt quan trọng là hành động tự bầu cử. Để loại bỏ hình thức tự do bỏ phiếu kín và hạn chế tối đa khả năng hăm dọa khi bầu cử, cử tri phải được quyền loại bỏ các hoạt động bỏ phiếu kín bí mật, đồng thời phải bảo vệ được các thùng phiếu và việc kiểm phiếu phải được tiến hành công khai tối đa có thể, khi đó các công dân mới tin tưởng rằng kết quả bầu cử là chính xác và chính phủ đã được thành lập do chính sự nhất trí của họ.
Một trong những khái niệm khó khăn nhất để một số người chấp nhận, đặc biệt là ở những quốc gia đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực có tính chất lịch sử trước mũi súng là khái niệm “ phe đối lập trung thành”. Tuy nhiên, ý tưởng này lại có tính chất sống còn cho dân chủ, khái niệm này có nghĩa là các bên trong một thể chế dân chủ cùng chia sẻ một cam kết chung hướng tới các giá trị cơ bản của xã hội. Các đối thủ chính trị không cần thiết phải thương yêu nhau, nhưng họ phải biết chấp nhận nhau và thừa nhận vai trò quan trọng và hợp pháp của nhau. Hơn nữa, các nguyên tắc cơ bản của xã hội phải khuyến khích sự dung hòa và sự lễ độ trong các tranh luận xã hội.Khi bầu cử kết thúc, người thua cuộc chấp nhận sự quyết định của cử tri. Nếu đảng cầm quyền thua cuộc, sự chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra một cách hòa bình.
Cho dù ai thắng cuộc, các bên đều nhất trí hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Những người thua cuộc, nay trở thành bên đối lập chính trị, biết rằng họ sẽ không bị mất cuộc sống hay phải ra tòa. Ngược lại, bên đối lập, cho dù họ gồm một hay nhiều đảng phái khác nhau, có thể tiếp tục tham gia vào đời sống xã hội với một nhận thức là họ đang đóng vai trò quan trọng trong một nền dân chủ xứng đáng với tên gọi như thế. Không phải họ trung thành với các chính sách cụ thể của chính phủ mà họ trung thành với tính hợp pháp cơ bản của nhà nước và trung thành với quá trình dân chủ.
Khi tới lần bầu cử tiếp theo, các đảng đối lập lại có cơ hội để cạnh tranh quyền lực. Hơn nữa, xã hội đa nguyên, do số người nắm quyền lực trong chính phủ chỉ có giới hạn, còn tạo cơ hội tranh cử cho những người thua cuộc vào các vị trí quyền lực công cộng khác ngoài chính phủ. Những người thua cuộc trong bầu cử có thể lựa chọn tiếp tục hoạt động như một đảng đối lập chính thức, hoặc họ cũng có thể quyết định tham gia vào các hoạt động chính trị, các tranh luận công cộng thông qua viết sách báo, giảng dạy hoặc liên kết với các tổ chức tư nhân quan tâm tới các vấn đề chính sách xã hội. Cuối cùng, bầu cử dân chủ không phải là cuộc chiến đấu một mất một còn mà chỉ là sự cạnh tranh để được phục vụ xã hội.
VĂN HÓA DÂN CHỦMỘT NỀN VĂN HÓA CỦA CÔNG DÂN
Dân chủ không chỉ là một tập hợp các tổ chức hay các định chế của nó. Một nền dân chủ lành mạnh chỉ có được trên cơ sở một nền văn hóa dân chủ của công dân. Văn hóa ở đây không nói đến nghệ thụât, văn học hay âm nhạc mà nên hiểu theo nghĩa, theo Diane Ravitch, là “cách ứng xử, thói quen và các qui phạm nhằm xác định khả năng tự quản của người dân”.
Tác giả viết tiếp “ hệ thống chính trị độc đoán khuyến khích một nền văn hóa thụ động và lãnh cảm. Chế độ đó tìm cách tạo nên tính cách công dân dễ bảo và qui phục. Ngược lại, nền văn hóa công dân của một xã hội dân chủ được xây dựng bởi các hoạt động tự do lựa chọn của các cá nhân và các tổ chức. Các công dân trong một xã hội tự do được tự theo đuổi các ham muốn của họ, được thực hiện các quyền và tự chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của họ. Họ tự quyết định cho mình mọi vấn đề từ nơi làm việc, cái họ muốn làm, nơi sinh sống, có tham gia vào đảng chính trị hay không, cái họ muốn đọc,...Đó là các quyết định mang tính cá nhân chứ không phải là chính trị.”
Văn học, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh - các thể hiện nghệ thuật của một nền văn hóa cũng tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ. Xã hội dân chủ có thể ủng hộ hoặc khuyến khích các nghệ sĩ, nhà văn, nhưng không đặt ra các tiêu chuẩn nghệ thuật, không quyết định giá trị sáng tác hay kiểm duyệt các tác phẩm nghệ thuật. Các nghệ sỹ không phải là nhân viên của nhà nước hay là người phục vụ cho nhà nước. Sự đóng góp trước tiên của nền dân chủ cho nghệ thuật là sự tự do - tự do sáng tạo, tự do thể nghiệm, tự do thể hiện thế giới của tinh thần và trí tuệ của nhân loại.
DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC
Giáo dục là bộ phận xương sống của bất kỳ xã hội nào và càng đặc biệt quan trọng đối với nền dân chủ. Thomas Jeffeson đã viết: “ nếu một dân tộc nào hy vọng trở nên ngu dốt và tự do trong một kỷ nguyên văn minh tức là dân tộc đó đã mong muốn một điều chưa bao giờ xảy ra và cũng sẽ không bao giờ xảy ra.”
Trái với các xã hội độc đoán luôn tìm cách khắc sâu thái độ chấp nhận thụ động vào dân chúng, mục đích giáo dục trong một xã hội dân chủ là đào tạo nên những công dân có tính cách độc lập, khả năng lập luận, đầu óc phân tích mà hiện nay các tính cách công dân đó đã trở thành các phương châm, tập quán hết sức quen thuộc của thể chế dân chủ. Giáo sư Vanderbilt Chester E.Finn, Jr. đã phát biểu trước các nhà giáo dục ở Nicaragua:” Có thể ngay khi sinh ra con người đã có niềm khát khao tự do cá nhân, nhưng để có được sự tự do đó cho chính họ và con cháu họ thì con người cần phải được giáo dục, huấn luyện để có những hiểu biết về xã hội và chính trị để đòi hỏi các quyền tự do đó.”
Từ quan điểm đó, nhiệm vụ của giáo dục trong một thể chế dân chủ không chỉ để ngăn chặn sự tuyên truyền cho các chế độ độc đoán hay chỉ mang lại các giá trị chính trị trung lập. Điều đó là không thể, vì mọi nền giáo dục đều truyền tải được các giá trị có chủ đích hoặc không có chủ đích. Trên thực tế, các sinh viên có thể được dạy về các nguyên lý của dân chủ theo một tinh thần tranh luận cởi mở mà bản thân tinh thần này cũng đã là một giá trị dân chủ quan trọng, đồng thời các sinh viên cũng được khuyến khích phê phán, đả phái lối tư duy cổ điển bằng các lý luận và các nghiên cứu cẩn trọng. Có thể đó sẽ là các tranh luận gay gắt, nhưng các giáo trình giảng dạy của nền dân chủ không né tránh các sự kiện, hiện tượng có thể gây tranh cãi hoặc không dễ chịu.Finn cho rằng: “ giáo dục đóng một vai trò độc lập trong các xã hội tự do.
Trong khi các nền giáo dục của các chế độ khác chỉ là công cụ cho chính chế độ đó. Trong thể chế dân chủ thì chế độ là người phục vụ cho nhân dân - những người có khả năng lập nên, duy trì và cải tổ chế độ đó, khả năng này phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và hiệu quả của nền giáo dục mà họ đã tiếp thu. Có thể nói rằng giáo dục trong thể chế dân chủ giúp cho sự tự do phát triển mãi mãi.
XUNG ÐỘT, THỎA HIỆP, ÐỒNG THUẬN
Loài người mang trong mình rất nhiều ham muốn đôi khi trái ngược nhau. Con người vừa muốn an toàn, lại cũng ưa thích mạo hiểm; con người khát vọng tự do cá nhân nhưng lại cũng đòi hỏi sự bình đẳng.Dân chủ cũng như thế. Rất nhiều các vấn đề căng thẳng, thậm chí nghịch lý, luôn hiện diện trong bất kỳ một xã hội dân chủ nào. Theo Laray Diamond - đồng chủ bút tạp chí Dân chủ ( Journal of Democracy) và là nhà nghiên cứu tại học viện Hoover, một nghịch lý trung tâm là sự tồn tại giữa xung đột và đồng thuận. Theo nhiều cách định nghĩa thì dân chủ không có gì khác là một tập hợp các nguyên tắc nhằm quản lý được các xung đột. Đồng thời, các xung đột cần phải được giải quyết trong khuôn khổ một số nguyên tắc nhất định và phải dẫn tới kết quả là thỏa hiệp, đồng thuận hoặc các thỏa thuận khác mà tất cả các bên đều chấp nhận nó có tính hợp pháp. Bất kể một sự thiên vị cho bên nào cũng có nguy cơ đe dọa sự toàn vẹn của cam kết chung đối với xã hội. Nếu các nhóm, các tổ chức chỉ nhận thức dân chủ không hơn một diễn đàn để áp đặt các yêu cầu của mình thì xã hội có thể tan vỡ ngay trong diễn đàn đó.
Nếu chính phủ dùng áp lực thái quá để đạt được sự đồng thuận hoặc đàn áp tiếng nói của dân chúng thì xã hội cũng có thể bị tan nát ngay.
Câu trả lời sẽ là không có câu trả lời đơn lẻ hoặc dễ dàng. Dân chủ không phải là một cỗ máy có thể tự hoạt động với các nguyên tắc và các cơ chế hoạt động thích hợp. Xã hội dân chủ đòi hỏi sự cam kết của các công dân cùng chấp nhận tính chất không tránh khỏi của xung đột cũng như sự cần thiết của dung hòa.
Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được rằng rất nhiều các xung đột trong một xã hội dân chủ không phải là vấn đề loại bỏ cái “đúng” hay “ cái “sai” mà là sự diễn đạt khác nhau về quyền dân chủ và các ưu tiên trong xã hội. Có rất nhiều các tranh luận như thế tại Hoa kỳ. Ví dụ: liệu có hợp lý không khi phân bổ một tỷ lệ công việc nào đó cho các nhóm thiểu số trước đây đã bị phân biệt đối xử? Nhà nước có quyền lấy nhà của ai để mở một con đường không cần thiết? Ai có lợi khi nhà nước tìm cách cấm đốn gỗ với lý do bảo vệ thế giới hoang dã, nhưng lại ảnh hưởng tới việc làm và kinh tế của một số người sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp gỗ? Quyền công dân có bị vi phạm không? hoặc quyền lợi của cộng đồng có được bảo vệ không? khi cảnh sát có thể bắt mọi người dừng lại một cách ngẫu nhiên để kiểm soát buôn lậu ma túy.
Đó là những vấn đề không đơn giản và những qui tắc rộng lớn của dân chủ chỉ có ý nghĩa như các chỉ dẫn giúp cho việc đề cập và phân tích các vấn đề đó. Trên thực tế thì câu trả lời cũng thay đổi theo thời gian. Đó cũng là lý do nền văn hóa dân chủ được phát triển mạnh mẽ. Tối thiểu thì các cá nhân, các nhóm khác nhau buộc phải có thiện chí dung hòa sự khác nhau của các bên khác, phải thừa nhận mỗi bên đều có quyền và quan điểm hợp pháp.
Các bên tham gia tranh cãi, cho dù ở cấp độ địa phương hay nghị viện, sau đó đều có thể gặp nhau trên tinh thần thỏa hiệp để tìm một giải pháp cụ thể để cùng nhau xây dựng trên những nguyên tắc chung của đa số và quyền thiểu số. Trong một số trường hợp có thể phải viện tới hình thức bỏ phiếu, nhưng thường các nhóm có thể đạt được sự đồng thuận thân thiện hoặc sự hòa giải thông qua tranh luận và thỏa hiệp. Các quá trình tranh luận, hòa giải đó sẽ mang lại lợi ích cho việc xây dựng sự tin cậy cần thiết cho các bên trong việc giải quyết các vấn đề trong tương lai.
Theo Diane Ravitch: “ Liên minh để Xây dựng” là “ Tinh hoa của hoạt động dân chủ”. Nguyên tắc đó dạy cho các bên biết cách thương lượng với nhau, biết cách thỏa hiệp và biết cách hoạt động trong khuôn khổ qui định của hiến pháp. Với mục đích để xây dựng sự liên minh, các nhóm khác nhau sẽ biết được cách tranh luận một cách hòa bình, cách theo đuổi mục đích riêng của mình một cách dân chủ và sau cùng là biết cách sống trong một thế giới của sự đa dạng.”
Dân chủ không phải là các chân lý được khám phá và bất biến, dân chủ là một cơ chế mà qua đó con người có thể đạt được chân lý một cách không hoàn hảo thông qua các va chạm và thỏa hiệp giữa các tư tưởng, giữa các cá nhân và các định chế khác nhau. Dân chủ là thực dụng. Các tư tưởng và các giải pháp cho các vấn đề không phải được dùng để chống lại một ý thức hệ cứng nhắc nào đó mà là được cố gắng thực hiện trong một thế giới thực, nơi mà các tư tưởng, các giải pháp đó được mang ra bàn luận và có thể bị thay đổi, được chấp nhận hay bị loại bỏ.
Sự tự quản cũng không thể tránh được các sai lầm hay chấm dứt được các đấu tranh về sắc tộc hoặc đảm bảo sự thịnh vượng cho kinh tế. Tuy nhiên, nó cho phép tranh luận và kiểm định lại để có thể thấy rõ sai lầm và giúp cho các nhóm, các tổ chức gặp gỡ nhau để giải quyết các khác biệt và tạo ra các cơ hội cho đổi mới và đầu tư là các động lực chính cho sự phát triển kinh tế.
CHÍNH PHỦ DÂN CHỦDÂN CHỦ VÀ QUYỀN LỰC
Những người theo chủ nghĩa độc đoán và một số nhà phê bình thường có một nhận thức sai lầm chung là dân chủ sẽ không đủ sức mạnh để trấn áp và không đủ quyền lực cho chính phủ để lãnh đạo. Quan điểm này sai lầm về cơ bản: các thể chế dân chủ chỉ yêu cầu sự giới hạn cho chính phủ chứ không yêu cầu chính phủ phải yếu đi.
Xem lại dòng lịch sử, thực tế khi mới xuất hiện các nền dân chủ đều yếu ớt và lẻ tẻ, thậm chí ngay cả vào thời điểm thuận lợi trong thập kỷ trỗi dậy của dân chủ. Các nền dân chủ cũng không thể chống lại được qui luật của lịch sử, nó cũng bị suy sụp do các thất bại về chính trị, bị thua cuộc do các chia rẽ nội bộ hay bị phá hủy do nạn ngoại xâm. Tuy nhiên, thời gian qua các nền dân chủ cũng đã chứng tỏ được sự hồi sinh kỳ diệu của nó và chứng minh rằng: bằng sự cam kết và sự ủng hộ của các công dân, nó có thể vượt qua được các khó khăn khắc nghiệt về kinh tế, hòa giải được các chia rẽ dân tộc và xã hội và khi cần thiết thể chế dân chủ cũng chiến thắng trong các cuộc chiến.
Đó thực sự là những vấn đề về dân chủ được các nhà phê bình đề cập nhiều nhất, và đó cũng chính là các yếu tố làm cho dân chủ được hồi sinh. Các quá trình tranh luận, bất đồng và thỏa hiệp mà một số người cho là điểm yếu thì chính đó lại là các điểm rất mạnh của dân chủ. Chắc chắn, chưa có ai kết tội dân chủ vì đã đạt được hiệu quả đặc biệt khi cân nhắc các vấn đề trong tranh luận: quá trình quyết định theo cách dân chủ trong một xã hội lớn và phức tạp có thể diễn ra hỗn độn, mệt mỏi và tiêu tốn nhiều thời gian. Nhưng cuối cùng, chính phủ được thành lập dựa trên sự nhất trí của nhân dân có thể phát ngôn và hành động với sự tự tin và quyền lực mà những điều này không có trong một chế độ mà sức mạnh của nó được đặt bấp bênh trên sức mạnh quân sự hoặc trên một bộ máy của đảng không được dân bầu.
KIỂM TRA VÀ CÂN BẰNG
Một trong những đóng góp quan trọng nhất cho việc thực hiện dân chủ là sự phát triển hệ thống Kiểm tra và Cân bằng nhằm đảm bảo quyền lực chính trị được phân tán, phi tập trung. Đó là hệ thống được thiết lập trên niềm tin sâu sắc là chính phủ ưu việt nhất khi các khả năng lạm dụng quyền hạn của nó bị khống chế và khi nó càng gần gũi dân chúng.Theo thuật ngữ thông thường thì Kiểm tra và Cân bằng có 02 nghĩa : chế độ liên bang và phân quyền.
Chế độ liên bang là sự phân chia lãnh đạo ở các mức độ địa phương, tỉnh lỵ, các bang và quốc gia. Ví dụ, Hoa kỳ là một nước cộng hòa liên bang bao gồm nhiều bang, mỗi bang đều có luật pháp riêng và quyền lực độc lập với chính phủ liên bang. Không giống như kiểu phân tán chính trị ở các quốc gia Anh, Pháp, các nước này đều có một cấu trúc chính trị nhất thể, các bang của Hoa kỳ không thể bị xóa bỏ hoặc thay đổi bởi chính phủ liên bang.
Mặc dù sức mạnh ở cấp độ quốc gia tại Hoa kỳ tăng lên rất nhiều so với quyền lực của các bang trong thế kỷ 20, các bang vẫn lĩnh các trách nhiệm lớn trong các lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, giao thông và thực thi pháp luật. Trong các hệ thống chính trị tập trung hoặc nhất thể, các lĩnh vực đó do chính phủ quốc gia quản lý. Đổi lại, mỗi bang của Hoa kỳ thường phải tuân theo kiểu mẫu của liên bang bằng cách ủy quyền nhiều chức năng như trường học, sở cảnh sát cho các cộng đồng địa phương. Sự phân chia sức mạnh và quyền lực trong một hệ thống liên bang chưa bao giờ diễn ra một cách suôn sẻ, trật tự. Ví dụ, các tổ chức liên bang, bang và địa phương có thể có các kế hoạch trùng nhau hoặc mâu thuẫn với nhau. Nhưng chính quyền liên bang vẫn muốn tăng tối đa các cơ hội cho công dân của mình tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội dân chủ.
Ở nghĩa thứ hai, Kiểm tra và Cân bằng nhằm nói đến sự chia tách quyền lực mà các nhà xây dựng hiến pháp Hoa kỳ 1789 đã dày công dựng lên để đảm bảo sức mạnh chính trị sẽ không bị tập trung vào trong một nhóm thế lực của chính phủ quốc gia. James Madison, người được coi là giữ vai trò chính trong việc soạn thảo bản hiến pháp Hoa kỳ, sau này là tổng thống thứ 04 của Hoa kỳ, đã viết:” Sự tập trung tất cả quyền lực, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vào trong cùng một bàn tay có thể chính thức được gọi là sự bất công và bạo tàn.”
Phân chia quyền lực là một thuật ngữ gây hiểu sai trong một số cách dùng vì hệ thống bị phân chia bởi Madison và những người soạn thảo Hiến pháp khác đề cập đến có ý nghĩa là một hệ thống bao gồm nhiều phần hơn là quyền lực bị tách biệt. Ví dụ, quyền lập pháp là thuộc quốc hội, nhưng các luật đã được thông qua quốc hội có thể bị phủ quyết bởi tổng thống. Ngược lại, để phủ quyết lại quyết định của tổng thống, quốc hội buộc phải tập hợp đủ 2/3 đa số biểu quyết trong cả hạ viện lẫn thượng viện. Tổng thống chỉ định các đại sứ, các thành viên chính phủ và chịu trách nhiệm đàm phán các hiệp ước quốc tế, nhưng tất cả các quyết định đó phải có sự chấp thuận của thượng nghị viện. Việc chọn các thẩm phán cũng tương tự như thế.
Với một ví dụ khác, hiến pháp qui định chỉ có quốc hội mới có quyền tuyên bố chiến tranh, mặc dù tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng quân đội, đó cũng chính là nguồn gốc của sự căng thẳng giữa hai phe trong suốt thời gian chiến tranh Việt nam những năm 1960 và đầu những năm 1970 và trong cuộc xung đột ngắn vùng vịnh 1990-1991. Do sự cần thiết phải có chấp thuận của quốc hội thì các dự án chính trị mới có hiệu lực, nhà nghiên cứu chính trị Richard Neustadt đã mô tả quyền lực của tổng thống Hoa kỳ là “ không phải là quyền lực ra lệnh mà là quyền lực thuyết phục.”
Hiến pháp không thể qui định cụ thể mọi Kiểm tra và Cân bằng đối với chính phủ liên bang. Một số được rút ra trong quá trình thực hiện và qua các tiền lệ. Có thể coi một phát hiện quan trọng nhất cho Kiểm tra và Cân bằng là học thuyết tái kiểm tư pháp (judicial review), được rút ra trong một vụ án năm 1803, học thuyết này cho phép tòa án tối cao Hoa kỳ có quyền tuyên bố các quyết định trái với hiến pháp quốc hội.Sự phân chia quyền lực trong hệ thống Hoa kỳ thường không đơn giản và nhanh chóng, nhưng nó mang lại một sự an toàn quan trọng để chống lại khả năng lạm dụng quyền lực của chính phủ - một vấn đề mà mọi nền dân chủ phải đối mặt.
THỦ TƯỚNG VÀ TỔNG THỐNG
Một trong các quyết định quan trọng nhất của một nền dân chủ là phương pháp bầu ra các vị lãnh đạo và các vị đại diện cho nền dân chủ đó. Nói chung, có hai cách lựa chọn. Một cách theo hệ thống nghị viện trong đó đảng chiếm đa số trong cơ quan lập pháp hoặc liên minh các đảng sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là thủ tướng. Hệ thống chính phủ nghị viện đầu tiên được thực hiện ở Anh, ngày nay được áp dụng tại phần lớn các nước châu Âu, vùng Caribê, Canađa, Ấn độ và nhiều nước tại châu Phi, châu Á ( thường là thuộc địa cũ của Anh). Một cách thường gặp khác là bầu trực tiếp tổng thống độc lập với cơ quan lập pháp. Hệ thống tổng thống ngày nay được áp dụng rất nhiều tại châu Mỹ-Latinh, Philipin, Pháp, Ba lan và Hoa kỳ.
Điểm khác biệt chính giữa hai hệ thống nghị viện và tổng thống là quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Trong hệ thống nghị viện, lập pháp và hành pháp nói chung là một và cùng như nhau, thủ tướng và các thành viên của chính phủ đều lấy từ nghị viện. Nhiệm kỳ của chính phủ được qui định rõ ràng ví dụ 4 hoặc 5 năm, trừ khi thủ tướng bị mất quyền đa số tại nghị viện. Khi đó chính phủ phải giải tán và tổ chức bầu cử lại, hoặc người đứng đầu nhà nước là tổng thống hoặc quốc vương lập hiến ( có vai trò lãnh đạo tượng trưng) cho phép chủ tịch một đảng khác đứng ra lập chính phủ mới. Sự phân chia quyền lực theo kiểu hệ thống tổng thống Hoa kỳ là không có vì nghị viện là định chế lãnh đạo tối cao. Đổi lại, để đảm bảo có sự kiểm tra và cân bằng đối với quyền lực của chính phủ, hệ thống nghị viện phụ thuộc cực lớn vào các động lực chính trị trong nội tại của nghị viện. Điều đó thường tạo nên dạng đảng đối lập có tổ chức đơn độc như “cái bóng” của chính phủ hoặc dạng cạnh tranh giữa rất nhiều các đảng đối lập.
Trong hệ thống tổng thống thì cả hai vị trí đứng đầu nhà nước và chính phủ đều thuộc văn phòng tổng thống. Tổng thống được bầu trực tiếp từ dân chúng cho một nhiệm kỳ xác định. Các thành viên của quốc hội cũng được bầu tương tự. Như một yếu tố phân quyền, các thành viên của văn phòng tổng thống thường không phải là các đại biểu quốc hội. Tổng thống thường chỉ bị phế truất trước nhiệm kỳ khi phạm những tội nghiêm trọng hoặc có những hành động nguy hiểm đối với nhà nước. Phần đa số trong cơ quan lập pháp ủng hộ cho đảng của tổng thống có thể tạo thuận lợi cho việc chấp thuận các chương trình chính trị, nhưng không như các thủ tướng, các tổng thống không phụ thuộc vào các đa số như thế để được tồn tại hay không.
NHỮNG NGƯỜI ÐẠI DIỆN
Một quyết định quan trọng khác của nền dân chủ là tiến hành bầu cử như thế nào. Chúng ta lại có 02 cách lựa chọn: bầu cử theo kiểu đa số tương đối hoặc bầu cử theo đại diện theo tỷ lệ.Bầu cử theo đa số tương đối, đôi khi được hiểu như kiểu “ người thắng được tất”, có nghĩa là ứng cử viên chiếm đa số phiếu trong một khu vực xác định sẽ là người chiến thắng cho dù là đa số tương đối ( dưới 50% nhưng lớn hơn các đối thủ khác) hay là đa số tuyệt đối ( trên 50%). Tổng thống cũng được bầu theo cách đó, nhưng ở cấp độ quốc gia. Một số hệ thống cho phép bầu lại ( đua lại) giữa hai ứng cử viên lớn nhất nếu không có ai chiếm được đa số tuyệt đối trong vòng đầu. Bầu cử theo đa số có xu hướng phù hợp khi có hai đảng chính trị lớn có khả năng chi phối toàn bộ tình hình chính trị.
Ngược lại, các cử tri trong hệ thống bầu cử theo kiểu đại diện theo tỷ lệ, như thường thấy ở các nước châu Âu, tính phiếu bầu cho các đảng chứ không cho các cử tri cá nhân.
Đại diện của các đảng trong cơ quan lập pháp phụ thuộc vào số phần trăm hay tỷ lệ số phiếu đảng đó thu được trong bầu cử. Trong hệ thống nghị viện, người đứng đầu đảng chiếm đa số tuyệt đối sẽ trở thành thủ tướng và có quyền lựa chọn các thành viên cho chính phủ từ nghị viện. Nếu không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối, các đảng phải cùng nhau thương lượng để thành lập một liên minh các đảng cầm quyền. Bầu cử theo kiểu đại diện theo tỷ lệ có xu hướng phù hợp với tình hình có nhiều đảng, thường các đảng phải tự tìm cách thương lượng với nhau để có được vị trí trong chính phủ liên minh, cho dù các đảng đều có một tỷ lệ tương đối nhỏ cử tri trung thành.
NGHỊ VIỆN VÀ TỔNG THỐNG
Một trong những tính chất cơ bản của hệ thống nghị viện (hệ thống ngày nay đã trở thành đa số của các nền dân chủ) là sự phản ứng nhanh và linh hoạt. Các chính phủ nghị viện, đặc biệt là các chính phủ được bầu theo đại diện theo tỷ lệ, có xu hướng tiến tới hệ thống đa đảng trong đó cả những nhóm chính trị tương đối nhỏ cũng được hiện diện trong cơ quan lập pháp. Như thế, kể cả các nhóm rất thiểu số vẫn có thể tham gia vào quá trình quyết định chính trị ở mức độ cao nhất của chính phủ. Tính đa dạng này tạo điều kiện cho các đảng đối thoại và thỏa hiệp khi phải cùng nhau thành lập liên minh cầm quyền. Do đó khi liên minh sụp đổ hay đảng mất quyền, thủ tướng từ chức, phải thành lập chính phủ mới hoặc cả khi tiến hành bầu cử lại vẫn không có sự khủng hoảng đe dọa hệ thống dân chủ.
Điểm yếu chính của hệ thống nghị viện nằm ở mặt tối của sự linh hoạt và sự phân chia quyền lực: đó là tính không ổn định. Các liên minh đa đảng có thể mong manh và sụp đổ ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng chính trị và dẫn tới chính phủ chỉ tồn tại được trong thời gian khá ngắn. Chính phủ có thể cũng phải viện tới sự khoan dung của các đảng cực đoan khi các đảng đó ép chính phủ phải đưa ra các chính sách đặc biệt bằng cách đe dọa rút khỏi liên minh cầm quyền hoặc buộc chính phủ từ chức. Hơn nữa, thủ tướng chỉ là người đứng đầu một đảng chứ không phải là người có quyền do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Một vấn đề nữa là thiếu sự kiểm tra chính thức đối với quyền tối cao của nghị viện. Ví dụ, một đảng chính trị với đa số đủ lớn trong nghị viện có thể phê chuẩn một chương trình chính trị xa vời, phi dân chủ mà không có các giới hạn cần thiết đối với các hành động đó, khi đó sẽ tạo ra một viễn cảnh bất công của sự đa số.
Đối với hệ thống tổng thống, các tính chất cơ bản là trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các tổng thống do nhân dân bầu cho một nhiệm kỳ nhất định có thể khẳng định quyền lực của mình từ bầu cử trực tiếp mang lại, cho dù vị trí đảng của tổng thống có vị trí nào trong nghị viện. Bằng cách tạo ra sự phân chia nhưng về lý thuyết thường các nhóm là ngang nhau trong chính phủ, hệ thống tổng thống tìm cách làm cho các định chế lập pháp và hành pháp mạnh mẽ, mỗi định chế đều có khả năng yêu cầu nhân dân cho quyền và mỗi định chế đều có khả năng kiểm tra và cân bằng các định chế khác. Những người lo sợ khả năng bất công trong hành pháp sẽ nhờ đến vai trò của quốc hội, những người lo lắng sự lạm dụng đa số nhất thời trong cơ quan lập pháp sẽ viện tới quyền của tổng thống.
Điểm yếu của việc bầu riêng biệt cơ quan lập pháp và tổng thống là khả năng bế tắc khi cần quyết định. Tổng thống có thể không đạt được biếu quyết của quốc hội cho các chương trình đề xuất, nhưng tổng thống cũng có thể tránh cho quốc hội phải thay thế các chương trình lập pháp bằng cách sử dụng quyền phủ quyết của mình.
Đương nhiên do được bầu trực tiếp, các tổng thống có thể có nhiều quyền lực hơn các thủ tướng. Tuy nhiên, tổng thống buộc phải đấu tranh với cơ quan lập pháp cho dù cơ quan lập pháp có bị khống chế bởi đảng đối lập hay không vì cơ quan lập pháp được bầu độc lập với tổng thống. Do đó, vấn đề kỷ luật đảng cũng không mạnh như hệ thống nghị viện, ví du: tổng thống không thể khai trừ hay kỷ luật các thành viên của đảng có ý chống đối như thủ tướng thường làm. Trong khi thủ tướng, với lợi thế đa số chắc chắn trong nghị viện, có thể đảm bảo được chấp thuận cho các chương trình lập pháp đề xuất. Ngược lại, tổng thống thường phải thương lượng kéo dài với cơ quan lập pháp với những nghi ngại về các đặc quyền của họ để đảm bảo đạt được sự chấp thuận cho các đề xuất của mình.
Hệ thống nào đáp ứng tốt nhất cho các yêu cầu của nền dân chủ lập hiến: kiểu nghị viện hay kiểu tổng thống? Câu trả lời thuộc về cuộc tranh luận đang còn tiếp diễn giữa các nhà nghiên cứu chính trị và các chính trị gia, một phần do mỗi hệ thống đều có những điểm mạnh và yếu riêng của nó. Tuy nhiên, chúng ta nên ghi nhận là cả hai hệ thống đó đều phù hợp với nền dân chủ lập hiến, mặc dù không có hệ thống nào đảm bảo cho sự thành công.
CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ ÐA NGUYÊNSỰ THAM GIA HOẠT ÐỘNG XÃ HỘI
Các công dân không bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động chính trị và họ cũng được tự do thể hiện sự không hài lòng bằng cách không tham gia vào các hoạt động chính trị. Nhưng nếu không có sự tham gia tích cực của công dân thì nền dân chủ sẽ trở nên yếu ớt. Công dân trong các xã hội dân chủ có cơ hội được tham gia vào rất nhiều các tổ chức, các hiệp hội tư nhân, các tổ chức tình nguyện. Phần lớn các tổ chức đó hoạt động liên quan tới các chính sách công cộng. Và chỉ có một số là do chính phủ tài trợ và kiểm soát. Một quyền cơ bản để tạo nên dân chủ là mọi cá nhân có quyền tự do hội họp, tự do tổ chức và thành lập các hội dưới nhiều dạng khác nhau của tổ chức phi chính phủ. Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, khi đó tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe và cơ hội để gây ảnh hưởng đốùi với các thảo luận chính trị sẽ được tăng lên. Như Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng thế kỷ 19 đã viết :” Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp thiết phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước được xây dựng theo kiểu dân chủ.”
Các tổ chức, hiệp hội trong các xã hội dân chủ có số lượng rất lớn và được phân loại theo nhiều cách. Các tổ chức mà chức năng chính của nó là gây áp lực đối với chính phủ về một vấn đề đặc biệt nào đó thì được xếp vào các nhóm hoạt động vì lợi ích hay các nhóm vận động hậu trường ( lobby). Các nhóm vì lợi ích tư nhân như các hiệp hội kinh doanh, các tổ chức nghề nghiệp hoặc liên đoàn lao động, thường có các lợi ích kinh tế trong các chính sách mà họ ủng hộ, mặc dù cũng có thể họ đề cập tới lợi ích công cộng trong các vấn đề khá xa so với lĩnh vực chuyên môn của họ.
Các tổ chức được gọi là vì lợi ích công cộng như các tổ chức phúc lợi xã hội hoặc vì môi trường, họ luôn tìm cách làm cho các nhận thức của họ trở thành các lợi ích tập thể hoặc của xã hội. Điều này không làm cho các tổ chức vì lợi ích công cộng trở nên tốt hơn hay đạo đức hơn các tổ chức vì lợi ích tư nhân. Hơn nữa, lợi ích của bản thân cá nhân bao giờ cũng được đặt ngay tiếp theo lợi ích công cộng.
Cả hai dạng tổ chức vì lợi ích này đều hoạt động rất mạnh tại các xã hội dân chủ. Cả hai đều rất quan tâm tới dư luận, cùng cố gắng để mở rộng sự ủng hộ như tìm cách giáo dục công chúng và đồng thời ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ cùng một lúc.Các nhóm vì lợi ích đóng vai trò như một sức mạnh trung gian giữa các cá nhân đơn độc và chính phủ có qui mô lớn và cách xa dân chúng. Chính thông qua các hoạt động của các tổ chức đó và thông qua các cuộc tranh luận công khai, cởi mở, các tranh cãi gay gắt, các quyết định thỏa hiệp và các nhất trí đồng thuận giữa các bên mà xã hội dân chủ mới đưa ra được các quyết định liên quan tới đời sống của các thành viên trong xã hội đó.
HOẠT ĐỘNG BỎ PHIẾU
Trong các nền dân chủ hiện đại, hoạt động bỏ phiếu bầu các công chức nhà nước là một dạng hoạt động thường thấy nhất và cũng là cơ bản nhất nói lên sự tham gia của công dân vào việc tổ chức xã hội. Khả năng thực hiện các cuộc bầu cử tự do và công bằng là vấn đề cốt lõi để một xã hội được gọi là dân chủ.Động cơ bỏ phiếu của cử tri cũng nhiều và đa dạng như các tổ chức và quyền lợi mà các tổ chức đó đại diện trong xã hội dân chủ. Đương nhiên là các cử tri sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên đại diện cho quyền lợi của họ, nhưng cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới sự lựa chọn đó. Ví dụ sự liên quan tới đảng chính trị: các cử tri có cảm tình mạnh mẽ với một đảng chính trị nào đó sẽ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho đảng đó hơn các cử tri có tính chất độc lập và không thuộc đảng phái nào. Trong các hệ thống bầu cử theo đại diện tỷ lệ , các cử tri chỉ có thể bỏ phiếu cho một đảng nào đó chứ không bỏ cho các ứng cử viên cá nhân.
Các nhà khoa học chính trị đã xác định được rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự quyết định của cử tri và tổng số lá phiếu bầu. Ví dụ, ở các quốc gia theo hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ, khi mà mỗi lá phiếu đều được tính vào tỷ lệ đại diện trong cơ quan lập pháp, luôn có tổng số lá phiếu cao hơn các nước theo hệ thống đa số tuyết đối hoặc đa số tương đối. Tình trạng kinh tế, xã hội, sự dễ dàng đăng ký bầu cử, sức mạnh của hệ thống đảng, hình ảnh ứng cử viên trong công chúng, khoảng cách giữa các cuộc bầu cử - tất cả các yếu tố này đều tác động tới số lượng và tần số đi bầu của các cử tri.
Trong các cuộc bầu cử dân chủ, vấn đề chính không phải là xác định được ứng cử viên nào kêu gọi được nhiều ủng hộ nhất từ công chúng mà là xác định được ứng cử viên nào có khả năng làm cho những người ủng hộ mình chuyển các mong muốn của họ thành lá phiếu một cách hiệu quả nhất. Sự thờ ơ của công chúng vẫn là một lo lắng trong bầu cử dân chủ, ở chỗ là những người nắm quyền lãnh đạo sẽ được bầu bởi một số lượng cử tri nhỏ hơn tổng số lượng cử tri hợp pháp, chứ không phải là lo ngại không đủ người cho các vị trí lãnh đạo.
CÁC ÐẢNG CHÍNH TRỊ
Các đảng chính trị tuyển chọn, chỉ định ứng cử viên và tổ chức các chiến dịch bầu ra các lãnh đạo nhà nước. Nếu là đảng chiếm đa số, họ sẽ xây dựng các chương trình chính sách cho chính phủ, còn nếu là phía đối lập họ sẽ đưa ra các phê phán, chỉ trích và đề nghị các giải pháp khác. Các đảng huy động ủng hộ từ các tổ chức vì lợi ích cho các chính sách chung; giáo dục công chúng về các vấn đề công cộng; xây dựng các nguyên tắc và cấu trúc cho các tranh luận chính trị.
Trong một số hệ thống, ý thức hệ có thể đóng một vai trò quan trọng khi tuyển chọn và là động cơ thúc đẩy các đảng viên; còn ở những hệ thống khác, các quan tâm về kinh tế hoặc các quan điểm về xã hội lại có thể đóng vai trò quan trọng hơn tư tưởng chính trị ( ý thức hệ).Cách thức tổ chức và hoạt động của các đảng rất khác nhau. Có hai kiểu đặc trưng. Một thái cực theo hệ thống nghị viện đa đảng tại châu Âu, các đảng chính trị có thể được tổ chức rất chặt chẽ và hoạt động gần như chỉ do những đảng viên chuyên nghiệp trọn thời gian ( full-time professionnals). Một thái cực khác là ở Hoa kỳ, có hai đảng chính là đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, là các đảng được tổ chức phi tập trung, hoạt động rộng khắp ở cả quốc hội và các bang. Cứ 04 năm lại thay đổi khi các tổ chức của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ hợp lại với nhau để tổ chức các chiến dịch cho bầu cử tổng thống, với sự giúp đỡ phần lớn của những người tình nguyện.
Các đảng chính trị cũng thay đổi tùy theo xã hội mà nó hoạt động. Các chiến dịch bầu cử thường được tổ chức rất công phu và tốn kém thời gian và đôi khi kỳ cục. Nhưng chức năng của các chiến dịch lại hết sức nghiêm túc: đảm bảo cho các công dân của xã hội dân chủ có thể lựa chọn các vị lãnh đạo và tự mình xác định cho số phận của riêng họ theo một cách thức hòa bình và công bằng.
PHẢN ÐỐI
Trong xã hội dân chủ các công dân có quyền tập hợp nhau một cách ôn hòa và phản đối các chính sách của chính phủ hoặc các tổ chức hành động bằng các hình thức biểu tình, tuần hành, gửi kháng nghị, tẩy chay, bãi công và nhiều hình thức hành động trực tiếp khác.Hành động trực tiếp được phép cho tất cả mọi người trong xã hội dân chủ, nhưng thường được sử dụng bởi các tổ chức đối lập, các nhóm thiểu số hoặc nhóm bị thiệt thòi về quyền lợi khi những nhóm đó cảm thấy không còn các phương tiện nào khác để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ. Các loại phản đối như thế luôn luôn là một phần tất yếu của xã hội dân chủ. Ngày nay, các hình thức phản đối phi bạo lực thường được tổ chức để lôi kéo sự chú ý của giới truyền thông về nhiều vấn đề rộng lớn từ ô nhiễm môi trường tới vũ khí hạt nhân, các chính sách đối ngoại, các vấn đề phân biệt chủng tộc và màu da. Một dạng hành động trực tiếp đặc biệt khác là quyền của các công đoàn lao động tổ chức các cuộc bãi công phản đối những người sử dụng lao động khi các mâu thuẫn không giải quyết được trên bàn đàm phán.
Các phản đối là một cơ sở để đánh giá một nền dân chủ. Các lý tưởng của sự tự do thể hiện và tham gia tổ chức xã hội của công dân sẽ dễ dàng đạt được khi mọi người đều giữ được cách cư xử lịch sự và cùng thỏa thuận về các vấn đề cơ bản. Nhưng khi những người phản đối và bị phản đối không thống nhất được trên các vấn đề cơ bản, thì sự bất đồng có thể trở thành sự cáu giận và manh động. Lúc đó một trong những vấn đề cần phải Cân bằng là vừa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp của công dân, vừa duy trì được trật tự của xã hội và tránh mọi ý đồ hăm dọa hay bạo lực. Nếu triệt tiêu các phản đối ôn hòa với lý do đảm bảo trật tự xã hội sẽ tạo nên sự dồn nén, ức chế. Ngược lại, nếu để các phản đối bằng bạo lực xảy ra một cách không kiểm soát thì lại dẫn tới tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ.
Không có một công thức kỳ diệu nào để đạt được sự Cân bằng, điều đó phụ thuộc vào cam kết của đa số người dân là cần phải duy trì các định chế của dân chủ và các đòi hỏi của quyền cá nhân. Các xã hội dân chủ có khả năng chấp nhận mọi bất đồng sâu sắc nhất giữa các công dân chỉ trừ một bất đồng đó là tính hợp pháp của bản thân nền dân chủ.
CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN
Lãnh đạo là sự trao đổi thông tin. Do các xã hội hiện đại đã phát triển rất lớn về kích thước và tính phức tạp, lĩnh vực truyền thông và các thảo luận công cộng đang ngày càng bị chi phối bởi các phương tiện thông tin: đài phát thanh, ti-vi, báo, tạp chí, sách và cả các cơ sở dữ liệu tin học.
Trong xã hội dân chủ có rất nhiều phương tiện thông tin giống nhau, nhưng các chức năng của chúng đặc biệt khác nhau. Một trong số những chức năng đó là thông tin và giáo dục. Để có được quyết định khôn ngoan cho các chính sách công cộng, công chúng cần phải có các thông tin chính xác, kịp thời và không bị thiên lệch. Do có nhiều ý kiến khác nhau, công chúng cũng cần phải được tiếp cận với tất cả các quan điểm. Đây là điểm đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch bầu cử, khi chỉ có một số ít cử tri có được cơ hội gặp ứng cử viên và số được nói chuyện với ứng cử viên còn ít hơn nữa, do đó các cử tri buộc phải trông cậy vào báo chí và ti-vi để hiểu các vấn đề và biết được đặc điểm, cũng như các thông số cần thiết của các vị trí khác nhau của các ứng cử viên và đảng của họ.
Chức năng thứ hai của các phương tiện thông tin là giữ vai trò kiểm soát chính phủ và các định chế quyền lực khác trong xã hội. Do giữ một vai trò độc lập và khách quan, dĩ nhiên không tuyệt đối, các phương tiện thông tin có thể lật tẩy sự thật đằng sau các tuyên bố của chính phủ và buộc các công chức nhà nước phải có trách nhiệm với các hành động của họ.
Nếu họ muốn, các phương tiện thông tin cũng có thể có vai trò tích cực hơn nữa trong các cuộc tranh luận công cộng. Bằng các bài xã luận hoặc các phóng sự điều tra, phương tiện thông tin có thể huy động một chiến dịch cho các chính sách cụ thể hoặc cho các cải cách mà họ thấy cần được thực hiện. Các phương tiện thông tin cũng có thể đóng vai trò như một diễn đàn cho các tổ chức và các cá nhân thể hiện ý kiến, quan điểm bằng cách gửi thư cho ban biên tập và đăng các bài báo với các quan điểm khác nhau.
Các bình luận viên lại mang tới cho các phương tiện thông tin một vai trò ngày càng quan trọng: “tạo nên các chương trình nghị sự “. Do không thể đề cập mọi vấn đề, các phương tiện thông tin ( PTTT) buộc phải lựa chọn vấn đề nào cần đề cập, vấn đề nào cần bỏ qua. Nghĩa là họ cần phải xác định đâu là tin, đâu không phải là tin. Do đó, các quyết định về thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của công chúng đâu là vấn đề quan trọng nhất.
Tuy nhiên, không giống như các nước mà hệ thống thông tin bị kiểm soát bởi chính phủ, trong một xã hội dân chủ, các PTTT không đơn giản chỉ đóng vai trò cổ động, lôi cuốn hoặc tảng lờ cố ý, vì các đối thủ khác hoặc ngay cả chính phủ cũng được tự do lôi kéo sự chú ý của công chúng cho các vấn đề quan trọng của họ.Đa số cho rằng các PTTT không phải luôn thực hiện các chức năng đó một cách có trách nhiệm. Các phóng viên báo chí và truyền hình có thể mong muốn đạt được tiêu chuẩn khách quan trong công việc của họ, nhưng các tin tức không thể tránh được sự ảnh hưởng bởi sự nhạy cảm và thiên lệch của chính các cá nhân đó hoặc của cơ quan báo chí mà họ cộng tác.
Họ có thể là những người dễ xúc động, hời hợt, chủ quan, không chính xác, xúc phạm và dễ khiêu khích. Tuy nhiên giải pháp cho vấn đề này không phải là ban hành luật pháp để qui trách nhiệm một cách tùy ý hoặc quản lý chặt chẽ các nhà báo mà phải mở rộng sự tranh luận và trao đổi của công chúng để công chúng có thể sàng lọc tốt hơn trong bạt ngàn thông tin và các từ ngữ hùng biện của báo chí để tìm thấy cho mình các yếu tố cơ bản của sự thật. Oliver Wendell Holmes luật sư nổi tiếng của Tòa tối cao Hoa kỳ đã phát biểu vào năm 1919 như sau:” Thử nghiệm tốt nhất của chân lý là sức mạnh của tư duy làm cho nó được chấp nhận trong sự cạnh tranh của thị trường.”
DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ
Thể chế dân chủ không áp đặt bất kỳ một học thuyết kinh tế nào. Các chính phủ dân chủ chấp nhận cả học thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa và những người theo thị trường tự do. Thực tế, trong các xã hội dân chủ hiện đại có rất nhiều tranh luận, bàn cãi đề cập tới vai trò cụ thể của chính phủ về kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng những người chủ trương thể chế dân chủ thường nhìn nhận vấn đề tự do kinh tế như một yếu tố căn bản của dân chủ.
Điều này không loại trừ các vấn đề kinh tế có thể trở thành phương diện để phân chia và xác định quyền lực chính trị của phái “tả , hữu” như chúng ta đang thấy. Ví dụ, các nhà dân chủ xã hội nhấn mạnh vào việc đòi hỏi quyền bình đẳng và phúc lợi xã hội phải là vấn đề then chốt trong các chính sách kinh tế của chính phủ. Trước đây, chính đòi hỏi đó đã mang lại cho chính phủ quyền sở hữu các bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia như viễn thông, giao thông và một số nghành công nghiệp nặng. Các nhà dân chủ xã hội cũng kêu gọi chính phủ phải quan tâm đến các vấn đề y tế, thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác. Ngược lại, các đảng bảo thủ và ôn hòa thường nhấn mạnh nhiều hơn tới nền kinh tế thị trường tự do, không bị can thiệp hoặc kiểm soát bởi chính phủ như là một phương tiện hiệu quả nhất để đạt được tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ và mở rộng giàu mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả mọi cá nhân và tổ chức tham gia trong các tranh luận về kinh tế thường dễ thống nhất với nhau hơn trong các cuộc tranh luận về chính trị. Ví dụ, cả hai phe tả và hữu đều cùng thừa nhận vai trò quan trọng của các phong trào lao động tự do, độc lập với chính phủ. Những người lao động trong một xã hội tự do có quyền thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ để thương lượng với những người sử dụng lao động về vấn đề tiền lương, sức khỏe, chế độ hưu trí, điều kiện làm việc và các vấn đề bất hòa.
Không có nhà nước dân chủ hiện đại nào mà có nền kinh tế hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc hoàn toàn tự do. Tất cả đều là sự kết hợp giữa các xí nghiệp tư nhân và các cơ sở của nhà nước. Hoạt động của nền kinh tế dân chủ chủ yếu dựa trên các qui luật của thị trường tự do: giá cả không do nhà nước qui định mà do sự quyết định độc lập trong mối quan hệ tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Các đảng chính trị cánh tả, thường theo chủ nghĩa dân chủ xã hội có định hướng, thừa nhận là thị trường tự do hoạt động đúng theo các nguyên tắc cung-cầu sẽ là độc lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và giàu mạnh. Tương tự như thế, các đảng cánh hữu ôn hòa, thường phản đối sự can thiệp của nhà nước hay sở hữu của nhà nước trong khu vực sản xuất, chấp nhận trách nhiệm của chính phủ trong việc điều chỉnh một số lĩnh vực kinh tế: thất nghiệp, y tế, các phúc lợi xã hội, sử dụng chính sách thuế để phát triển kinh tế. Do đó, các nền kinh tế theo thể chế dân chủ mặc dù đa dạng về chi tiết nhưng đều giống nhau về các đặc tính cơ bản.
Gần đây, sự sụp đổ của một loạt các nền kinh tế kế hoạch hóa trung ương trên khắp thế giới càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thị trường tự do. Điều đó cho thấy dù là trong vấn đề kinh tế hay chính trị thì tự do vẫn là một yếu tố không thể thiếu. Như Morris Abraham, cựu đại sứ tại liên hợp quốc về vấn đề nhân quyền và cựu chủ tịch ủy ban quan sát của LHQ tại Giơ-ne-vơ đã phát biểu:” Chỉ riêng tự do không thể đảm bảo cho thành công về kinh tế, nhưng sự cưỡng ép chắc chắn sẽ mang lại thất bại”. Thậm chí điều đó đúng ngay cả với một số ít chế độ độc tài, họ đã tiến được các bước dài về kinh tế khi họ mang lại tự do cho lĩnh vực kinh tế nhưng lại từ chối trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, các thành công đó của họ thường không đảm bảo cho sự mạnh mẽ của chế độ về lâu dài mà nó góp phần làm tăng thêm các đòi hỏi của dân chúng về tự do chính trị phải tương xứng với tự do về kinh tế như trường hợp của Chilê hay Đài loan. Các nền dân chủ vẫn sẽ tiếp tục các tranh luận về kinh tế một cách gay gắt như đã có trong qua khứ. Nhưng càng ngày các cuộc tranh luận đó không chỉ nhấn mạnh vào các nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo đã bị thất bại mà còn đảm bảo sao cho các lợi ích của thị trường tự do đến được với mọi người trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.
TIẾNG NÓI
Các nền dân chủ tạo ra rất nhiều các trách nhiệm mang tính nhân bản, như người dân được hưởng may mắn về khả năng tự lãnh đạo mình theo cách tự do và công bằng, hoặc mọi xã hội dân chủ đều chứa đựng sự đa dạng vô tận về các sở thích, và các cá nhân - những người xứng đáng được hưởng quyền lợi là lời nói của họ được người khác lắng nghe và quan điểm của họ được người khác tôn trọng. Do đó, một điểm hết sức hiển nhiên của mọi nền dân chủ lành mạnh là sự ồn ào và sôi nổi.Cựu tổng thống Hoa kỳ George Bush đã mô tả hệ thống rộng lớn của các tổ chức tình nguyện tại Hoa kỳ như ” hàng ngàn ánh đèn” có ý nghĩa ẩn dụ như sự đa dạng hay đa nguyên của các xã hội dân chủ ở khắp nơi. Các tiếng nói trong xã hội dân chủ bao gồm tiếng nói của chính phủ, của những người ủng hộ đảng cầm quyền và chắc chắn có tiếng nói của cả các bên đối lập.
Nhưng các tiếng nói đó được tăng cường thêm bởi các tiếng nói của các liên đoàn lao động, các tổ chức vì lợi ích, các hiệp hội cộng đồng, các phương tiện thông tin, các nhà nghiên cứu và phê bình, các lãnh tụ tôn giáo và nhà văn, các doanh nghiệp nhỏ cho tới các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà thờ và trường học.Tất cả các tổ chức đó đều được tự do phát biểu và tham dự vào hoạt động chính trị dân chủ ở bất cứ mức độ nào, địa phương hay trung ương.
Theo cách đó, các hoạt động chính trị dân chủ sẽ là một tấm lọc cho mọi đòi hỏi, yêu cầu của công chúng đa dạng để trở thành các chính sách chung cho xã hội. Như cựu tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter một lần đã phát biểu:” Kinh nghiệm của dân chủ cũng như kinh nghiệm của chính bản thân cuộc sống - luôn thay đổi, vô tận về sự đa dạng, đôi khi hỗn loạn và điều giá trị hơn cả là được thử thách qua những khó khăn”
Tự bản thân dân chủ không đảm bảo cho bất kỳ điều gì. Dân chủ mang lại cơ hội cho thành công cũng như rủi ro cho thất bại. Trong bản Tuyên ngôn mạnh mẽ và sắc sảo của Thomas Jefferson thì lời hứa của dân chủ là “ Cuộc sống, Tự do và theo đuổi Hạnh phúc.”Dân chủ vừa là lời hứa mà cũng là thách thức. Lời hứa là con người được tự do, cùng làm việc với nhau, có thể tự quản lý mình để đạt được khát vọng về tự do cá nhân, cơ hội kinh tế và công lý cho xã hội. Đó cũng là thách thức vì thành công của thể chế dân chủ chỉ dựa trên chính đôi vai của những công dân trong thể chế đó chứ không ai khác.
Chính phủ của dân và do dân có nghĩa là các công dân của xã hội dân chủ cùng chia sẻ với nhau các thành quả cũng như các khó khăn. Do lĩnh trách nhiệm tự quản lý mình cho nên mỗi thế hệ đều tìm cách duy trì những thành quả vất vả mới có được về tự do cá nhân, quyền con người và nguyên tắc sống theo luật pháp cho thế hệ kế tiếp. Mỗi xã hội và mỗi thế hệ đều phải biết cách thực hiện dân chủ một cách sáng tạo: áp dụng các nguyên tắc trong quá khứ vào tình hình thực tế đang đổi thay của thời đại mới và xã hội mới.
Nhà thơ quá cố Josef Brodsky, gốc Nga, đoạt giải Nobel đã từng viết:” Con người tự do sẽ chẳng trách cứ ai khi thất bại” và điều này cũng giống như các công dân trong một thể chế dân chủ, những người tự nhận trách nhiệm đối với số phận xã hội mà họ đã tự chọn để sống.Và cuối cùng chúng ta sẽ có được chính phủ mà chúng ta xứng đáng phải có.
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
1. Pericles: vua thời A- ten cổ đại sống vào khoảng 495-429 trước công nguyên, nổi tiếng là người quyền lực, sống cách biệt với dân chúng nhưng với tài hùng biện, sự thông thái, chính trực và lòng yêu tổ quốc đã được dân chúng ngưỡng mộ, ủng hộ. Về mặt chính trị, Pericles chủ trương làm cho dân chúng tham gia tích cực vào sự quản lý, lãnh đạo đất nước. Các công dân khi phục vụ nhà nước sẽ được trả công và các thành viên của hội đồng quản lý, lãnh đạo được lựa chọn từ nhiều người trong toàn bộ cộng đồng A-ten. Dưới thời lãnh đạo của Pericles ( trong 15 năm ) A-ten đã trở thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật rực rỡ vào thời đó.
2. Vaclav Havel: sinh ngày 05/10/1936 tại Pra-ha, là nhà văn, kịch tác gia, cựu tổng thống cộng hòa Tiệp khắc cũ và tổng thống đầu tiên của cộng hòa Séc và hơn hết là người đấu tranh cho dân chủ và chủ nghĩa nhân văn tại nước cộng hòa Tiệp Khắc cũ. Thuở nhỏ gặp rất nhiều ngáng trở trong việc học hành do xuất thân từ một gia đình kinh doanh ở Pra-ha. Tuy nhiên với nghị lực và niềm tin vào tương lai, ông đã tham gia vào hoạt động văn học, xã hội từ rất sớm. Các kịch bản của ông đã đóng vai trò chính trong phong trào văn hóa, dân chủ gọi là Mùa xuân Pra-ha năm 1968, đề cao văn hóa Séc và xã hội Séc.
Sau đây là một số mốc quan trọng:+ 1975: gửi thư ngỏ cho chủ tịch cộng hòa Tiệp khắc chỉ ra các điều kiện thiết yếu cho xã hội và trách nhiệm của chế độ cầm quyền.+ 1977: Đồng sáng lập của nhóm 03 người đại diện đầu tiên cho sáng kiến hiến chương 77, trong đó có Ủy ban bảo vệ những người bị khởi tố trái pháp luật.+ 1978: bị cầm tù khoảng 05 năm, trong thời gian này ông đưa ra một tác phẩm có tên “ Quyền lực của không quyền lực”, tác phẩm này có ảnh hưởng rất lớn nhất là các nước xã hội chủ nghĩa.+ 1989: là một trong những người sáng lập và lãnh đạo “ Diễn đàn công dân” đưa ra các sáng kiến dân chủ, sau này là nhân tố chính cho “Cách mạng Velvet”. Cũng trong năm này ông được bầu làm tổng thống tạm thời cho Tiệp khắc đến khi bầu cử nghị viện. Cuộc bầu cử tự do sau đó đã bầu ông làm tổng thống từ tháng 07/1990 với nhiệm kỳ 02 năm.
+ 20/07/1990: Từ chức tổng thống vào lúc 18:00, với lý do được đưa ra là không còn tiếp tục cam kết trung thành với nước cộng hòa Séc và Slova nữa.
+1993: được bầu là tổng thống đầu tiên của cộng hòa Séc.Ông được rất nhiều các giải thưởng và danh hiệu trao tặng của các tổ chức quốc tế ( UNESCO , Olof Palme,..) và các trường đại học (York Canada, Columbia New York,...)Một trong những phát biểu nổi tiếng của ông là “ Tất cả chúng ta đều đang sống trong một kỷ nguyên đa cực (không phải 02 cực như thời chiến tranh lạnh: ND) dù chúng ta đã từng là người nô lệ hay là ông chủ thì kỷ nguyên này cũng sẽ tạo ra cái mà tổng thống vĩ đại Lincoln đã gọi là “ Gia đình con người”, kinh nghiệm làm việc với những người đối lập đã dạy cho ông thấy rằng ý thức vượt lên sự tồn tại không như triết học của Marx đã dạy một cách sai lầm “ “ sự cứu rỗi thế giới loài người không dựa trên cái gì khác ngoài tình thương con người, năng lực phản ánh của con người, sự hiền lành của con người và tính trách nhiệm của con người.”
3. Andreil Sakharov: Sinh ngày 21/05/1921 tại Nga mất ngày 14/12/1989 . Nhà khoa học vật lý hạt nhân, nguyên tử xuất sắc của Liên bang Xô viết cũ, đã được phong tặng Anh hùng lao động và các giải thưởng Lê-nin, Stalin. Được giải Nobel hòa bình năm 1975. Và trên hết là một nhà khoa học đấu tranh không mệt mỏi cho Hòa bình, Nhân quyền, Dân chủ, Giải trừ vũ khí. Ông là một trong những nhà khoa học trẻ trong nhóm nghiên cứu bí mật của Liên bang Xô viết cũ với nhiệm vụ phát triển vũ khí nguyên tử từ năm 1948 -1968, mặc dù trong một thế giới khép kín, cách biệt với bên ngoài, ông đã nhận thức được các hậu quả nguy hiểm của các thử nghiệm hạt nhân với con người ( tàn phá, ảnh hưởng tới di truyền,... ), chính điều đó đã thúc đẩy ông viết một bản đề nghị chân thành tới nhà nước liên bang về vấn đề đó, ông hy vọng sẽ mở ra các trao đổi quan điểm một cách tự do và cởi mở, nhưng ông đã hết sức thất vọng.
Theo ông, sự nguy hiểm của chạy đua vũ khí ( trong đó có hạt nhân) chỉ có thể loại bỏ được bằng cách thông qua sự hợp tác hơn là các tranh cãi về tư tưởng hay dân tộc. Năm 1970 ông cùng một số người bạn và đồng nghiệp lập nên “ Ủy ban vì Nhân quyền “, mục đích của ủy ban này là hoạt động trong khuôn khổ các nguyên tắc nhân quyền của Công ước về Nhân quyền của Liên họp quốc năm 1948 để đấu tranh cho các mục tiêu: Bãi bỏ xét xử kín; Luật báo chí đảm bảo cho mọi người có đầy đủ thông tin; Cải cách hệ thống nhà tù; Ân xá các tù chính trị; Bãi bỏ án tử hình; Mở cửa biên giới; và cấm sử dụng các viện tâm thần vì mục đích chính trị. Trong bài diễn văn đọc tại lễ trao giải thưởng Nobel hòa bình năm 1975, bà AASE Lionaes - Chủ tịch Ủy ban Nobel của quốc hội Na-uy đã nhắc lại câu nói của Goethe được Sakharov đưa vào trong tác phẩm “ Manifesto” của ông năm 1968: “ Chỉ những con người đấu tranh liên tục cho chính bản thân mình mới xứng đáng được hưởng Tự do và Cuộc sống “.
mạng Ý Kiến: Bản tiếng Anh «What Is Democracy ?»
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0101
Sunday, February 15, 2009
NGUYỄN HỒ * BẠN GIÀ
BẠN GIÀ
Nguyễn Hồ
3/1991
I
Tiếng chuông cửa réo mạnh, kéo dài. Ông Luân buông tờ báo Giải phóng, lột kính, xỏ dép bước ra sân. Ông dừng lại một giây để phán đoán. Ai bấm chuông nghe thật lạ. Ba chục năm nay, khách của ông không ai bấm chuông kiểu như vậy. Chắc là quân quản, những anh chàng đeo băng đỏ tìm nhà vắng chủ. Ông Luân sửa bộ cho ngay ngắn hơn trong bộ pyjama, hỏi qua cánh cửa sắt; "Ai đó?" "Xin lỗi... tìm nhà ai ạ?" Người khách có giọng nói hơi khàn, nhưng không lạ. "xin lỗi, có phải nhà ông Luân không?" "Vâng, tôi là Luân đây, nhưng tôi chưa hân hạnh được biết ông". Người khách reo lên bên kia cửa sắt: "ối mày đó hả Luân. Tao đây. Thời đây".
Cửa vừa hé, ông Thời đã nhảy bổ vào ông Luân, thoi vào bụng, đấm vào lưng. Cử chỉ quá thật thà này hoàn toàn không hợp với ông Thời, một người bệ vệ, trán hói, áo trắng cụt tay bỏ ngoài quần theo đúng mốt riêng của cán bộ lãnh đạo cấp cao thời bấy giờ. Còn ông Luân thì trái lại, dáng cao ráo, khắc khổ, thông tuệ trộn lẩn, tạo thành hình dáng một cây thông già cam phận nắng gió. Ông Luân đứng sững, cố lùi ra xa để nhìn khuôn mặt người bạn đã chia tay đúng ba chục năm. Ông Thời cứ huyên thuyên hỏi và ông Luân chỉ đáp lại bằng cái siết tay thật chặt, bằng ánh mắt rưng rưng cảm động. Ông Luân lẩm nhẩm vô thức: "Ôi! Thời! Ông... mày....toa, toa là một đấng anh hùng". "Ôi thần kỳ biết bao... cuộc hội ngộ tam thập niên... thần kỳ biết bao!"
Chai rượu Martel cất trong tủ ly từ rất lâu được lấy ra. Mồi lấy từ tủ lạnh gồm những thứ cá thịt dễ chế biến dự trữ để chiến sự kéo dài. Việc dọn đồ nhậu hoàn toàn do ông Thời đảm nhận còn ông Luân thì mách nước chỗ nào có cái gì quý nhất để ông thời lôi hết ra. Rượu rót tràn. Cốc chạm. Họ uống như vừa mừng gặp lại vừa để làm quen, kiểu làm quen của hai người bạn ý hợp tâm đầu từ những ngày xưa.
Cách đây ba mươi năm, Thời và Luân cùng học ở Chasseloup Laubat, cùng ở lục tỉnh lên và cùng ở một phòng trọ. Luân con nhà khá giả, Thời thuộc hạng trung lưu. Thời học trung bình, tính hiếu động, thích thể thao, hay ồn áo, đánh lộn. Luân học giỏi, tính trầm lặng, thích văn chương. Họ si mê nhau như đôi tình nhân. Khi đến tuổi yêu đương, cả hai cùng yêu một nữ sinh áo tím. Về sau, nàng áo tím đi lấy chồng, cả hai thất tình và nhận ra mình ngu hơn con gái. Rồi Luân được gọi về quê cưới vợ. Họ chia tay sau khi tốt nghiệp. Cuộc kháng chiến bùng nổ, Luân nhận được thư Thời, chỉ vỏn vẹn mấy chữ: Mình ra bưng biền. Tạm biệt!" Luân muốn theo bạn nhưng hoàn cảnh không cho phép. Luân còn vợ dại, con thơ, còn điền sản. Anh mừng cho Thời, luyến tíc tình bạn, giữ mãi mấy chữ của Luân trong ngăn tủ. Có mấy chữ thôi - thật ra là chỉ vì hai chữ: bưng biền - mà phải dấu đút, đôi khi định hủy đi. Nhưng Luân không nỡ. Chẳng lẽ lại sợ cả thủ bút của thằng bạn. Hèn! Thế là Luân giữ cho đến bây giờ.
Chén tạc chén thù một hồi cả hai đều nhận ra mình không phải là dân sâu rượu. Họ bắt đầu ngắm nhìn nhau, nhận diện nhau. Thời đã gần sáu mươi. Luân sáu mươi chẳn. Thời bị huyết áp do làm lãnh đạo, ít vận động chân tay, hút thuốc nhiều, họp nhiều, nên đang kiêng rượu mạnh. Còn Luân là học giả, phải làm con mọt sách từ các thư viện nhà nước cho đến tủ sách riêng. Kinh nghiệm dạy: nát rượu không thể làm nghề biên khảo được. Bởi vậy, ông không bao giờ uống rượu trừ khi cần xã giao. Luân đã là tác giả, dịch giả của hơn trăm quyển sách, đã thành nổi tiếng một phần không thuốc, không rượu, chỉ sự nghiệp và họ đều là người già, đang đứng bên kia đỉnh dốc của cuộc đời, phía mặt trời lặn. Phút hoài niệm thời sôi nổi trẻ trung vụt qua nhanh đi. Bên tách trà màu gan gà, họ trở về với hiện tại mà mỗi người đều ngỡ ngàng trước những trang mới của lịch sử, dù trên mái tóc của họ, muối đã nhiều hơn tiêu và trên trán đã có nhiều nếp nhăn cố định. Khi chia tay họ không còn toa moa nữa. Bây giờ là tôi, ông và ông, tôi.
II
Trong nhiều năm liền, ông Thời gần như có mặt thường xuyên ở nhà ông Luân vào những chiều chủ nhật không bận việc lãnh. Họ nói chuyện suốt buổi, có khi đến thâu đêm. Sau đó, khi, ông Luân gói cho ông Thời một chồng sách, tạp chí tiếng Pháp, tất cả đều là đồ xưa cũ. Ông lãnh đạo - Ông Luân nói - cái này chắc cần cho ông. Những cái này, rất cần đó, mỗi ngày một nặng thêm. Khi thì là sách, là tạp chí đóng tập, khi thì những collection do ông Thời suy tầm. Tất cả đều đóng bìa da hoặc bọc cẩn thận trong những chemise bọc da. Ông Thời thường đi xe đạp đến chơi nhà ông Luân giống như lần đầu (lần đó, ông Luân mỉm cười khen ông Thời: Ông làm giống cụ Phan đỗ đại khoa vẫn mặc áo thâm, chân đất thăm bạn). Nhưng về sau này ông phải đi xích lô để mang sách về và mang sách trả.
Thư ký ông Thời - người được giao đọc, tóm lược giúp ông - chỉ hăng hái được thời gian đầu. ít lâu sau, ông thư ký này phải nhờ cô thư ký giỏi Hán Nôm đọc tiếp sức. Cuối cùng, cả hai nam nữ thư ký đều khéo léo từ chối công việc này. Ông Thời đành phải chấp nhận, bởi vì, công việc nặng nhọc ấy hoàn toàn không có thù lao gì. Tình cảnh đó buộc ông Thời phải năng lui tới ông Luân hơn
"Sách có ích gì cho ông không?". Một hôm, ông Luân hỏi. Đầu tiên, ông Thời nói: "Có, nhiều lắm. Tôi thận trọng hơn trong các chủ trương".
Nhưng sau đó, ông cười khẩy nói ngược lại: "Không! Sách của ông chỉ làm khổ tôi. Nó làm tôi lúng túng khi nghĩ, khi nói. Tôi nghĩ chậm hơn, nói kém lưu loát, thậm chí còn nói lắp". "Chao ôi, đến thế sao?". Ông Luân thảng thốt. Ông Thời nói: "Sách của ông cưới mất trí khôn của tôi, nó chỉ tố cáo tôi ngu. Ông Luân định nói: "Chức năng của sách là làm cho người ta thấy mình ngu. Kẻ nào thấy mình dốt, kẻ đó sẽ được khai sáng", nhưng ông kịp ngừng lại. Ông Thời nói: "Trước đây tôi có thể nói chuyện với tất cả mọi đám đông. Tôi đã nói với các sĩ quan, các kỹ sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ. Tôi đã nói về chăn nuôi với những người nuôi trâu sữa. Tôi cũng đã dạy người nông dân cần phải làm ba cuộc cách mạng ra sao. Chẳng những nói, tôi đã hành động: duyệt đề án này, khen ngợi hoặc bác bỏ tác phẩm nọ. Và... tôi đã đánh giá người này là tốt, người kia là...".
Ông Thời bắt đầu nói lắp bắp trước ông Luân như một học trò không thuộc bài. "Vâng - ông Thời tiếp, chính tôi cũng đã chửi các triết gia cổ điển, đã tìm thấy những hạn chế của các đại văn hào, đã phê phá kém cỏi tính quần chúng của nhạc giao hưởng, nói chung, tôi không cảm tình với sách vỡ cũ và người viết ra nó. Đối với tôi, tất cả mọi hiện tượng xã hội được chia ra làm hai, trước Mác và sau Mác, trước khi có Đảng và sau khi có Đảng. Trước và sai, hoặc hạn chế. Ngược lại, sau là đúng, là tiến bộ. Tôi không biết tại sao không ai cãi lại tôi, người ta còn hoan hô tôi. Trên đường hoạn lộ, tôi hành trình suôn sẻ. Và tôi đã nói nhiều, người ta in những điều tôi nói thành sách. Sách của tôi đứng tên cũng đã tới một chồng, cũng đóng bìa da, gáy vàng. Như thế đấy. Như thế..."
Ông Thời nói tới đây thì nghẹn, ông lấy mùi xoa hỉ mũi. Xong lại cười nhưng lại uống hết cốc rượu này đến cốc rượu khác. Lần đầu tiên ông Thời say, trái lại, ông Luân ngồi như pho tượng. Ông cảm thấy lo sợ như người có tội. Ông định nói ra để tự giải thoát nhưng lại sợ bị bắt tội, đành thôi. ý nghĩ được lưu giữ trong đầu ông cũng ác và cũng vị kỷ lắm. Ông nghĩ: Hóa ra lâu nay chính ông Thời, bạn cố tri của ông, người hùng thời đại đã cuốn hút ông không sa ngã về phía khác, nhưng do ít kiến thức ông Thời cũng đã từng gây tội lỗi và đã sám hối. Song, ông lại giận ông và giận những quyển sách đã làm cho ông Thời phải cân phân giữa tri thức và quyền lực trong tuổi sáu mươi. Chính ông và sách đã tạo ra nỗi khổ này, nó có nguy cơ đánh mất tình bạn cao quý giữa hai người.
III
ít lâu sau, ông Luân được tin ông Thời thất sủng, thay vì ở trong cấp ủy lãnh đạo, ông bị chuyển sang làm chuyên môn. Lý do vì ông đã tỏ ra am hiểu lãnh vực văn hóa, xã hội, do đọc nhiều sách. Ông Luân tự thấy mình có lỗi đã để bạn rời khỏi cương vị lãnh đạo. Ông muốn gặp ông Thời để giãy bày tâm trạng và chấm dứt con đường quan hệ bằng sách vở. Nhưng chờ mãi không thấy ông Thời đến, cũng không nghe tin tức về ông. Trước đây, hầu như ngày nào cũng thấy ông Thời xuất hiện trên ti vi và báo chí. Nhưng gần đây, chỗ của ông đã có người khác thay thế. Lũ trẻ ở nhà đồn rằng, ông Thời đã rút lui nhưng ông Luân không tin, e rằng, ông Thời đã rút lui nhưng ông Luân không tin, e rằng đó là chuyện bẻm mép của trẻ con. Ông Luân nghĩ: giả sử như có chuyện rút lui của ông Thời thì ông cũng sẽ tới đây, đến với ông và tủ sách oan nghiệt đã làm ông chùn bước trên con đường quyền lực. Ông Luân tự trách mình đã quá lãnh đạm với cuộc sống, đã quen thói trùm chăn và mọt sách, không chia sẻ gì được với ông Thời, một người bạn thủy chung trọn vẹn với ông. Nhưng biết làm sao được, ông Luân đã quen cách sống ấy và cũng chỉ muốn giữ cách sống ấy cho tới cuộc đời. Và những ngày trông ngóng ông Thời đến mòn mỏi chỉ làm ông Luân thêm lãnh đạm hơn đối với cuộc sống bên ngoài ngôi nhà của mình. Ông đã quyết định ngồi lỳ trong thư phòng để biên dịch những quyển sách còn dang dở. Ông chỉ xuống nhà ăn khi có tiếng chuông điện do bà Luân hoặc sắp nhỏ bấm. Chỉ có tiếng chuông thật khẽ khàng ấy mới vời được ông, còn những tiếng reo khác thì ông bỏ ngoài tai. Ông cũng không nói, tự cấm khẩu với người trong nhà. Ông chỉ lắc đầu và gật đầu khi cần thiết. Hình như ông muộn tự hành hạ mình để tạ lỗi với bạn và hy vọng mơ hồ rằng ông có thể kết thúc sự nghiệp một cách trọn vẹn
Rồi một hôm, ông nhận ra, tất cả những ý định của ông đã trở thành ảo tưởng. Ông chỉ làm được cái việc đóng kín trong thư phòng. Còn việc biên dịch thì hoàn toàn thất bại. Chữ nghĩa và đầu óc chống lại ông. Hình ảnh ủ rũ của ông Thời trong lần gặp cuối cùng ám ảnh ông. Mặc cảm tội lỗi hành hạ ông mãi. Ông Luân đau một trận thập tử nhất sinh. Từ đó không ai nghe thấy gì về ông nữa.
Vài tháng sau, ông Thời bấm chuông sau khi bước xuống từ chiếc xe hơi đời mới thật sang. Ông béo tròn, da thịt căng hồng như vừa đi mỹ viện về. Không, ông chỉ đi một vòng thế giới thôi. Báo chí vừa nói về chuyến đi của ông. Đó là một chuyến đi khá dài để nghiên cứu, tham quan, học tập và hoạch định một chương trình lớn để hợp tác với nước ngoài.
Nghe đâu ông đang là nhân vật lớn của Chính phủ với cái thế rất vững của vùng trọng điểm lương thực và của cơ chế thoáng.
Viên thư ký lăng xăng chạy theo ông, tay ôm gói thật lớn bọc giấy hoa, dây buộc màu đỏ có thắt nơ. Tự tay ông Thời bấm chuông. Hồi chuông dội lại, qua cửa sắt, kéo dài. nhưng ông đợi mãi chẳng thấy nhà học giả tóc bạc mặc pyjama mở cổng. Ông hơi nhíu mày. Lát sau, cánh công xịch mở. Một mái tóc bom bê ló ra. Nhác thấy một người bệ vệ và chiếc xe sang trọng đậu trước cổng cô bé lạ hoắc lè lưỡi ù té chạy vào trong, gọi í ới: "Má ơi má! có ông nào... í, có khách!". Người đàn bà tất tả chạy ra, hay tay còn dính đầy cám heo, nước nhểu ròng ròng theo những ngón tay gầy guộc tím tái. Người đàn bà rụt rè thưa: "Thưa, ông tìm ai?". Viên thư ký nhanh nhẩu: "Ông chủ nhà này, học giả Thế Luân đâu?".
Ông Thời đẩy viên thư ký sang một bên bước tới, giọng từ tốn hơn: "Tôi là bạn của nah Ba Luân, muốn ghé thăm ảnh!" Người đàn bà hỏi ông: Phải ông là ông Thời không? Ông gật đầu, người đàn bà mừng rỡ chạy vào trong và trở ra với phong thư. Người đàn bà nói: Ông Luân nhờ tôi, nếu có ông Thời đến thì trao thư này". Cánh cổng khép lại. Ông Thời mở thư ra. Ông lẩm nhẩm đọc, vỏn vẹn có mấy chữ: "Tôi về bưng biền. Vĩnh biệt. Luân". Ông Thời đứng lặng, bức thư vẫn run nhè nhẹ trong tay.
VU DUNG * TRUYEN NGAN
=
MỐI TÌNH THIÊN THU
Vu Dung
Những mối tình chung thuỷ ...
Dù năm tháng trôi qua ...
Dù Âm Dương cách biệt ...
Bà Tâm lau dọn bàn thờ, sắp xếp lại đĩa trái cây, thắp nén nhang lên bàn thờ ông Cả rồi lâm râm khấn vái, mắt bà nhoà lệ, đã bao đêm bà thổn thức một mình .......
Thế mà đã hơn 50 năm kể từ ngày ông ra đi . Ông ra đi trong một đêm tối quá vội vàng, không kịp nói một lời giã biệt. Ngày đó ông bà lấy nhau vừa được 10 năm, bà mới 27 và ông bước sang tuổi 30, ba đứa con đều còn nhỏ . Bà thoáng nhớ lại ngày cưới ...
Ngày nhà trai sang đón dâu, bà còn là cô gái rất ngây thơ, e ấp trong tấm áo dài gấm đỏ, chiếc kiềng vàng chạm trổ tinh vi vòng quanh cổ, đôi xuyến rồng phượng vướng trên tay... Họ hàng hai gia đình đến rất đông, đứng chật hai bên bàn thờ, đèn nến sáng lung linh, những mâm quả còn phủ vải điều sắp đầy trên bàn thờ . Khi cô dâu được dẫn ra chào, bà nhớ bà rất hồi hộp, bà không dám ngước mắt lên nhìn ai và trong lòng hoang mang lo lắng . Bà sắp phải một mình xa nhà. Bà thoáng nghe nhà trai trịnh trọng xin đón dâu và lời dặn dò của Cha Mẹ làm lòng Bà thổn thức, không ngăn được dòng lệ. Con gái lớn lên phải đi lấy chồng, bà chỉ biết nghe theo lời Cha Mẹ .
Bà đã thoáng thấy ông đôi lần . Đó là một thanh niên cao lớn, dáng chững chạc. Bà nhớ nhất lần đầu ông tới nhà, lúc mời ông tách trà bà vô tình ngước nhìn lên bắt gặp một khuôn mặt điềm đạm sáng sủa, nụ cười làm bà thấy yên lòng và nhất là ánh mắt nhìn bà rất trìu mến làm lòng bà xao xuyến : bà đã yêu ông từ giây phút ấy .
Phần ông, vừa nhìn thấy bà, ông đã yêu ngay khuôn mặt ngây thơ trong sáng và dáng người mềm mỏng thanh xuân.
Ai cũng bảo bà may mắn làm dâu một gia đình danh giá, giàu có và rất tử tế. Bà rất lo vì đi làm dâu một nơi xa nhà, sống với những người xa lạ, bà chỉ biết tin tưởng vào sự che chở của ông . Gia đình ông bao đời hiếm con cháu, mỗi đời đều độc đinh, họ chỉ mong bà từ một gia đình đông con sẽ cho họ lắm cháu . Họ đã tìm mai mối nhiều đám, cuối cùng cất công từ xa đến cưới bà vì gia đình bà có tiếng nền nếp, đạo đức và các cô con gái đều xinh đẹp, đảm đang. Ông thì luôn cho mình may mắn lấy được bà : một cô gái trẻ đẹp, dịu hiền và rất chăm lo gia đình.
Ngay khi mới về làm dâu, kỳ giỗ tổ cả nhà đã thán phục tài nấu cỗ của cô dâu trẻ. Nhà bà họ hàng đông, giỗ chạp quanh năm nên cỗ bàn bà đã quen làm từ khi mới lớn. Các món ăn cổ truyền Mẹ bà đã dậy rất kỹ, những món cầu kỳ Mẹ bà cũng thuê thợ nấu cỗ từ Hà Nội về nhiều lần, bà đã học được gần hết . Bà lại chịu khó và khéo tay nên nấu ăn rất ngon và trình bày mỹ thuật .
Bà nhớ lúc còn nhỏ, một ông thầy bói nổi tiếng đã bảo bà rất khéo tay nhưng đường tình duyên không được may mắn, có chồng cũng như không và rất hiếm con. Mẹ bà lúc đầu cũng e ngại nhưng các chị bà đều lấy chồng xứng đáng và đông con nên không ai muốn tin lời thầy đoán. Quả nhiên đám cưới bà, ai cũng thấy là tình duyên thật tốt đẹp .
Ông theo Tây học nên không tin bói tướng . Ông rất yêu chiều bà còn cha mẹ chồng hiếm con nên rất quý con dâu. Bà sớm có tin mừng, năm đầu đã có ngay đích tôn cho dòng họ. Đó là tin vui lớn, yến tiệc suốt ba ngày, trong họ ngoài làng được mới tới ăn mừng. Thằng bé khôi ngô khoẻ mạnh và giống hệt bố, là nguồn vui vô hạn cho đại gia đình. Ba năm sau bà sinh thêm 1 trai và 1 gái . Họ độc đinh nay đã thành đa đinh.
Bà đã tưởng cuộc đời bà mãi yên ấm bên chồng con, với hạnh phúc bà không còn ao ước gì hơn . Nhưng rồi chiến tranh bỗng lan tràn, Việt Minh nổi lên, Tây càn quét khắp nơi ...
Một tối khuya một đám người súng ống trên vai tới nhà kêu đàn ông phải đi họp gấp. Ông nghi chuyện chẳng lành nhưng toan tính lẩn trốn không thành, họ đã chặn cửa trước cửa sau, xông vào nhà sục sạo khắp nơi... Ông và người cha già bị lôi đi vội vàng, chỉ kịp ngoái lại nhìn vợ con, ánh mắt rất lo âu. Họ còn trấn an đi họp gấp rồi về ngay.
Bà hoang mang lo lắng, dạo này thỉnh thoảng có vài người đàn ông trong tỉnh bỗng mất tích . Bà nhớ tới những tiếng thở dài của ông trong đêm khuya ... không hiểu ông có tham gia chống đối gì không ?
Suốt buổi tối hôm đó rồi qua đêm, hai mẹ con đã mỏi mòn trông chờ, không thấy cha con ông về . Suốt hôm sau cũng không thấy bóng dáng người thân, mấy ngày sau nghe nói tối đó họ đã bắt đi trong làng tất cả 16 người . Rồi ngày qua tháng lại hai cha con cứ mãi biệt vô âm tín. Cụ bà nhờ người lặng lẽ tìm kiếm khắp nơi cũng không thấy tin tức, hy vọng ngày một tàn lụi dần ...
Chiến cuộc ngày thêm trầm trọng, cụ bà ngày ngày buồn khổ đợi tin chồng con , trở bệnh nặng rồi vài tháng sau qua đời . Bà thì nước mắt đầy vơi, ôm đàn con thơ mà thương chồng thương cha mẹ, tủi phận mình bơ vơ nơi xứ lạ ... Gia đình bà được tin dữ nhắn người cho đón mẹ con về nhưng người đón chưa tới thì giặc đã tràn tới thôn xóm, mọi người hốt hoảng bỏ làng xóm ra đi, bà cũng theo đoàn người vội vàng ôm con bỏ nhà đi lánh nạn.
Bước thấp bước cao, bà bồng bế con thơ len theo bờ đê, bà gồng gánh hai đứa con lớn, lưng địu đứa nhỏ. Ban ngày ai cũng cắm cúi rảo bước, dù trời nắng gắt hay mưa dầm, dù bụng đói cồn cào, dù chân sưng nhức vì ngâm mãi trong bùn. Thỉnh thoảng đoàn người lại phải nằm rạp xuống ruộng tránh những lằn đạn xẹt qua hay vội vàng chạy tìm chỗ núp khi nghe tiếng máy bay xé không gian bay vụt tới. Bà tìm cách quay về quê xưa nhưng nghe nói vùng đó giặc cũng đã tràn tới, không biết gia đình bà nay đã lưu lạc phương nào .
Bà bán dần tư trang dấu diếm để nuôi con, những người hàng xóm tốt bụng đã giúp đỡ cưu mang mẹ con bà. Nhiều đêm mẹ con phải ngủ trong chuồng trâu bò hay bên những đống rơm rạ. Thời gian chạy loạn và những buồn khổ lo âu đã làm bà gầy xọp đi, những đêm thức trắng buồn tủi đầy nước mắt trước tương lai đen tối, những đứa trẻ đã bắt đầu gầy ốm ...
Rồi tật bệnh lan tràn, dịch tả dịch hạch ... hoành hành, thuốc men thiếu thốn . Bà đã khóc ngất khi đứa con trai lớn nhiễm bệnh, xanh lướt, lìa đời nhanh chóng trong tay bà . Đứa con trai mới đây còn bụ bẫm xinh đẹp, ngày ra đời đã được mọi người đón mừng biết bao, được chăm sóc tẩm bổ , bà đã bao công sức đêm ngày nuôi dưỡng mà sao Trời nỡ bắt đi quá vội vàng ? Ít ngày sau đến đứa con gái nhỏ ốm nặng, sốt li bì, mắt yếu ớt nhìn mẹ, không còn ăn uống được nữa, rồi cũng theo anh ra đi . Bà gào khóc khản cổ, mọi người phải khuyên can mãi và giúp bà chôn cất con bên đường . Bà tưởng không thể sống nổi nữa nhưng đứa con trai bé bỏng vẫn níu chặt lấy mẹ, bà lại phải lê bước theo mọi người ...
Mấy tháng sau bà mới gặp lại gia đình . Gia đình bà đã về lánh nạn nơi quê Ngoại . Bà oà khóc tức tưởi trong lòng Mẹ, biết bao thay đổi, mất mát to lớn đã đến với Bà . Bà giờ chỉ còn đứa con trai nhỏ là niềm an ủi duy nhất . Mọi người chưa hoàn hồn thì xẩy ra cuộc di cư vào Nam .
Bà theo đại gia đình vào Saigon ...
Đến Saigon ai cũng ngơ ngác nhìn thành phố xa lạ, trời nóng như đổ lửa, xe cộ ồn ào, người đi lại tấp nập, bụi như hoà trong không khí. Lòng hoang mang với đời sống mới, người Hà Nội vẫn nhớ nhung thành phố cũ êm đềm, những hàng cây xanh mát rủ bóng bên đường, những ghế đá quanh hồ, những cây liễu rủ mình đong đưa trước gió, bao cảnh thân quen của thành phố thanh lịch nay đã xa vời ...
Nhớ cả những món ăn Hà Nội cầu kỳ, nhớ thành phố bốn mùa thay đổi thơ mộng quá ... Bù lại người Saigon thân thiện, cởi mở, món ăn Saigon lạ kỳ hấp dẫn, những món cuốn đầy rau xen tôm thịt, nước chấm chua chua ngọt ngọt . Món cá nướng thơm lừng, món hủ tíu, bánh canh, bánh xèo ngon miệng, các tiệm nhậu khắp nơi, các món lẩu, món xào lăn, đủ loại gỏi cay xè ... luôn đắt khách. Nơi đâu người ta cũng có thể ngồi ngoài đường nhâm nhi ly cà phê, la cà chuyện vãn cả buổi ... Dân Saigon sống thoải mái tà tà, hưởng đời sống dễ dàng, không khó khăn câu nệ .
Rồi đời sống mới cũng quen dần ... Riêng bà, ra đi là bà đã bỏ lại tất cả. Niềm hy vọng ông sẽ trở về như ngọn đèn dầu tàn lụi dần. Bà đau lòng nghĩ tới người chồng chắc đã không sống sót nổi, bà nghe nói hàng chục ngàn người đã bị bắt cóc, giết hại vì bị nghi ngờ, chống đối, chắc ông cũng không thoát được hạng người tàn ác ấy. Nếu còn sống, mấy năm qua ông đã tìm cách liên lạc về, bà đau xót nghĩ tới lúc ông bị sát hại, xác thân cha con ông đã bị vùi dập nơi nào ? bà nghĩ tới những nấm mộ hoang của chồng của con, của bao người thân không ai chăm sóc, bao đêm bà đã trằn trọc không ngủ, bao đêm nước mắt đã đẫm ướt gối, bà khóc cho tình duyên ngắn ngủi, cho chồng con vắn số, cho số mạng nghiệt ngã đã phủ chụp lên cuộc đời bà.
Bà luôn sống lại những năm tháng hạnh phúc, với người chồng thật tử tế, chăm sóc an ủi bà từ những ngày bà còn bơ vơ bước chân về nhà chồng, luôn nhớ thương cha mẹ, anh chị em mịt mùng xa cách. Những ngày bà mang nặng đẻ đau, ông đã lo hầm thuốc, chưng yến cho bà . Những ngày bà sốt mê man, ông đưa bà lên tỉnh chữa bệnh, đêm thức trắng canh chừng, thuốc men, an ủi, tẩm bổ cho bà. Những đứa con nhỏ ông đã dậy dỗ, chăm sóc quý hoá biết bao. Bà đã nhiều lần mơ thấy ông, ông chỉ lặng lẽ đứng đầu giường nhìn ngắm vợ con, sao coi ông buồn thảm, chẳng bao giờ cất tiếng nói một lời ? Một lần bà mơ thấy ông đi trên đường một mình, tay bế đứa con gái nhỏ, tay dắt đứa con trai đi bên cạnh . Từ ngày đó bà thấy lòng ấm áp hẳn, chắc bố con đã gặp lại nhau, hai đứa con bé bỏng của bà đã có bố chăm sóc, bà lại mơ đến ngày tái ngộ ...
Rồi bà cũng đi làm kiếm sống, bà học ít cũng chỉ làm việc văn phòng tầm thường. Gia đình người anh lớn đã mời mẹ con bà về ở cùng, lại có Mẹ ở chung nhà. Ai cũng yêu quý bà, không khí gia đình ấm cúng làm bà bớt thấy nỗi bất hạnh .
Ở sở làm nhiều người để ý đến bà, họ hàng cũng nhiều người muốn giới thiệu để bà bước đi bước nữa . Bà còn trẻ, mới vào tuổi ba mươi, bà không ăn diện nhưng nhưng trông đằm thắm, nét xinh đẹp ngày xưa vẫn còn. Người ta yêu quý bà vì tính nết đôn hậu, giỏi giang và tử tế với mọi người, bà luôn dịu hiền nhỏ nhẹ . Nhiều người yêu bà vì bà luôn lặng lẽ, nhất là đôi mắt giờ coi buồn vời vợi, họ muốn đem niềm vui đến cho bà, cùng bà xây dựng mái ấm . Bà đã từ chối tất cả, trái tim bà không còn chỗ, đã tràn đầy hình ảnh ông .
Bà không còn yêu ai được nữa, bà không thể sống với ai khác . Lễ giáo đã in sâu trong lòng bà, phu tử tòng tử ... nhưng chính tình yêu của ông đã ràng buộc bà mạnh mẽ nhất. Đêm đêm ôm đứa con trai nhỏ, bà chỉ nghĩ đến ông và hai đứa con vắn số . Đó là hạnh phúc của bà . Đôi lúc nhìn mọi người đủ đôi, bà cũng thấy cô đơn tủi thân nhưng bà không muốn bước thêm nữa . Bà không thể quay lưng lại người chồng thiếu may mắn, bị bức tử quá trẻ, bà không thể phản bội ông . Bà vẫn mãi yêu ông như xưa. Ông và hai con vẫn đợi chờ bà .
Rồi ngày tháng trôi qua, đứa con trai bé bỏng, hay đau ốm lúc nhỏ của bà nay đã thành một thanh niên cao lớn khoẻ mạnh. Cũng vẫn vóc dáng ông ngày trước, cũng vẫn cái cằm vuông và đôi mắt cương nghị, nụ cười cũng đầm ấm như ông thủa nào . Cậu cao hơn hẳn các anh chị em họ, thông minh và có trí nhớ tài tình . Cậu cũng được bác dậy dỗ thương yêu như các anh chị, cậu học giỏi, đậu rất cao và được học bổng đi Tây du học .
Bà hoang mang trước quyết định phải xa con ? Cậu rất có hiếu, luôn tôn kính Mẹ. Cậu hiểu lòng Mẹ đã hy sinh suốt đời, bà đã chịu nhiều đau khổ, cậu để bà suy nghĩ . Bà biết đứa con duy nhất là hạnh phúc của đời bà, xa con là cả nỗi lo âu, ai lo cho cậu miếng ăn giấc ngủ, lúc đau ốm lấy ai chăm sóc ? có người khuyên bà ở VN nhiều đại học, đâu cần phải đi xa. Họ bên chồng thì khuyên bà nên cưới vợ cho con trước khi du học để con phải trở về và không sợ lấy vợ đầm ! Bà nghĩ đến tương lai của con, đến chân trời rộng mở đang đợi chờ con, đến giấc mơ du học nó ôm ấp bao năm, lại còn hai anh họ cũng đang du học bên đó, bà quyết định cho con ra đi. Chuyện lấy vợ sớm chỉ làm đám anh em họ trêu chọc thêm .
Thế rồi Cậu lên đường du học.
Trời mùa xuân Paris thật tinh khiết, thành phố trong ước mộng đã trải ra trước mắt ... Hai anh họ đã đưa cậu đi thăm những thắng cảnh Paris, những địa danh nổi tiếng học nhiều năm trong sách vở như thân quen nay hiện ra rực rỡ .
Tour Eiffel cao sừng sững, dáng thanh nhã nổi bật trên nền trời xanh trong . Đứng trên tầng cao, cậu thấy bao quát hết thành phố, dòng sông Seine lượn quanh êm đềm và những kiến trúc cổ nổi bật từ xa.
Tới nhà thờ Đức Bà, thưởng thức túi hạt dẻ nóng, cậu chậm rãi quan sát kiến trúc thật cầu kỳ, những cửa sổ kính chạm khắc mỹ thuật, đầy mầu sắc, những tín đồ đang thành kính cầu nguyện . Cậu ghé vào, đốt nến cầu xin cho học hành thành đạt và nguyện ước được phụng dưỡng Mẹ một đời sống thanh nhàn an vui . Cậu thương nhớ Mẹ quá, Mẹ một đời đầy khổ đau.
Cậu bước vào vườn Luxembourg, đây những pho tượng phô mình kiêu hãnh, những ghế đá trải dài trong rừng cây, những cặp tình nhân âu yếm say sưa hoà mình với hạnh phúc cỏ cây đang khoe sắc . Trời đất thật tươi đẹp, quê người sao thanh bình quá !
Cậu được du ngoạn vài tuần trước khi vào học . Khi thì ghé Versailles, tưởng đến đời sống vương giả xa hoa của những bậc vua chúa, những vườn hoa bát ngát trồng tỉa công phu . Khi thì đi thăm viện bảo tàng Le Louvres, cậu mê say những tác phẩm nghệ thuật, những bức tranh tuyệt đẹp ngắm không chán mắt, cậu mê nhất những bức tượng điêu khắc, những phiến đá được đẽo gọt tài tình lộ rõ những thân thể mềm mại, những tà áo lụa buông nhẹ trên vai, nếp áo hờ hững rủ xuống từ phiến lưng mượt mà nghiêng bên gối. Thật là tài hoa, từ những tảng đá vô tri thô cứng các nghệ sĩ đã tạo thành những nhân dáng thướt tha đa cảm. Đúng là thành phố đầy nghệ thuật với các tài hoa từ bao thế hệ . Cậu cùng các anh la cà giữa phố xá đông người, hoà mình vào đám sinh viên nhâm nhi ly cà phê nóng thơm lừng, ngắm nhìn khách bộ hành qua lại .
Rồi lớp học bắt đầu, cậu miệt mài với sách vở . Năm đầu cậu học hành vất vả vì khó khăn ngôn ngữ. Cậu rất giỏi về Toán và những môn khoa học, năm sau cậu bắt kịp bạn bè rồi từ từ vượt trội .
Sau 4 năm cố gắng Cậu đã tốt nghiệp xong kỹ sư tại một trường nổi tiếng ở Paris rồi học tiếp lên cao. Cậu về thăm bà một mùa hè, đó là những ngày tháng tràn ngập hạnh phúc, đi bên con đã thành đạt , bà mãn nguyện đã làm tròn bổn phận với người đã khuất .
Những năm học sau đỡ bận rộn hơn, mùa hè cậu đi thăm các nước Âu Châu, khi thì đi trượt tuyết trên núi Alpes, khi thì đi thuyền trên hồ Thuỵ Sĩ, lúc đi tầu dọc theo sông Rhin, ngắm nhìn những lâu đài cổ xây trên núi cao dọc hai bên bờ sông ... Âu Châu thật đẹp, người thì tài hoa, cảnh thiên nhiên lắm ưu đãi .
Ba năm sau cậu đạt bằng tiến sĩ khoa học và sửa soạn về nước .
Cậu chưa kịp về, đất nước đã đổi chủ.
Chiến tranh bỗng thay đổi dồn dập từng ngày. Mọi người theo dõi tình hình trên truyền thông : Chiến sự xẩy ra quá nhanh, kết thúc bất ngờ. Những tính toán quốc tế ngoài tầm tay... Dân chúng Mỹ đã quá mệt mỏi, áp lực đè nặng lên chính phủ . Một đất nước quá sung sướng không thể kiên nhẫn, mạng sống họ rất quý không thể mất mát hơn , họ cúp hết viện trợ và ra đi ... miền Nam hoang mang ... miền Bắc tràn vào ... Cậu và các bạn bàng hoàng . Mẹ Cậu bị kẹt lại , không lẽ hai Mẹ con mãi xa nhau ?
Bà ở nhà hoảng sợ như dân chúng miền Nam : Họ kinh hoàng nghĩ tới những cuộc đấu tố ruộng đất dã man, những địa chủ bị lôi ra chửi rủa, ném đá, chôn sống ... rồi sau lại bảo sai lầm, xin lỗi ! Họ vẫn nhớ hàng trăm ngàn người dân vô tội bị bắt cóc trong đêm tối, bị sát hại không xét xử dù bị nghi ngờ chống đối, hay chính kiến khác biệt, với chủ trương thà giết lầm hơn tha lầm ! Họ lo âu trước viễn ảnh sẽ sống nghèo khổ, không còn tự do, lúc nào cũng sống nơm nớp lo sợ dưới một chế độ cai trị sắt máu. Dân miền Bắc đã một lần hoảng sợ di cư hàng triệu người vào Nam, vậy mà kỳ này một số lớn vẫn không thoát !
Bà cũng mừng cho con chưa về, còn được sống nơi xứ văn minh . Bà đau lòng nghĩ chắc không còn được gặp lại con nữa . Số bà thật cô đơn, từ ngày xa con bà tìm quên trong công việc, trong sự chăm sóc đại gia đình . Mẹ bà đã mất, các Anh Chị bắt đầu già yếu, bà đến từng nhà đêm hôm chăm sóc. Các cháu cũng đã lớn, bà dậy các cháu gái nấu ăn, may quần áo ... Bà sắm sửa cho chúng vu quy về nhà chồng, rồi lúc sinh nở nuôi con bà luôn đến nhà phụ giúp. Các cháu trai đi du học bà cũng lo đan từng chiếc áo lạnh, sắm sửa từ manh quần, tấm áo . Các cháu ai cũng yêu quý bà như Mẹ, hiếm con bà thương đàn cháu lắm .
Ít ngày sau chính quyền mới kêu gọi hoà hợp hoà giải, khoan hồng gọi đi học tập chính sách mới từ 3 ngày tới 1 tháng . Người miền Nam lại đau khổ phải bỏ gia đình ra đi, nhiều người bị giữ lại 5, 10, 15 ... năm ! Gia đình bà cũng không thoát khỏi cảnh đoạ đầy .
Ít năm sau, một ngày đẹp trời, một cô gái Việt từ phương trời Tây về ghé thăm bà. Cô nói tiếng Việt rất sõi, tiếng " Thưa Mẹ " của cô nghe thật tự nhiên và ngọt ngào . Cô cho biết là bạn học của cậu và muốn về ra mắt Bà. Bà nhìn ngắm cô gái, trông thật lễ độ và lanh lợi khoẻ mạnh. Chắc hai người đã yêu nhau lắm. Bà đi sắm áo cưới cho Cô, lựa từng món nữ trang kiểu cổ mà Cô rất ưa thích. Bà đưa Cô ra bàn thờ Ông khấn vái, giới thiệu với Ông người con dâu tương lai.
Cậu nhìn xấp áo cưới Mẹ sắm cho cô bạn, dạo này cậu cũng để ý đi tìm một cô gái ngoan hiền, mấy cô bạn học cũng tỏ ý chăm sóc cậu. Cậu có tiếng đẹp trai và học giỏi, nhiều cô gái bao quanh săn đón. Cậu nhìn cô bạn cậu đã có cảm tình, cô học giỏi và lanh lợi, cô đã được người Mẹ mình yêu quý chọn lựa. Vài tháng sau đám cưới rất vui nhưng lòng cậu vẫn nuối tiếc sự vắng mặt của Mẹ, Mẹ đâu được ra khỏi nước dễ dàng ! .
Vài năm sau họ bắt đầu cho bảo lãnh, cậu làm ngay giấy tờ gửi về . Thế là cuối cùng bà được sang Pháp với con cháu . Bà tự tay nuôi nấng ba đứa cháu nội, bà ôm ấp chúng như báu vật, kể lể về quê Nội quê Ngoại xa vời, về Ông Nội sớm ra đi. Bà dậy cháu nền nếp quê hương xưa, những câu chuyện thủa thanh bình, thời chinh chiến ... bà sớm ươm trong tâm hồn cháu đạo đức cổ truyền, thấm đượm tình tự dân tộc Việt .
Với tâm hồn ấy, lớn lên theo học văn chương, cháu gái lớn của Bà đã viết truyện, đã được giải thưởng văn chương cao quý của nước Pháp, đã giới thiệu tinh tuý của nền văn học Á Đông với người phương Tây. Gia đình hiếm hoi, cháu đích tôn của Bà hơn 10 năm sau mới ra đời, lại sinh thiếu tháng, Bà lo âu cầu nguyện khắp nơi, hàng ngày cầu nguyện Ông che chở cho cháu, rồi cháu cũng qua cơn hiểm nguy, lớn lên vững vàng khoẻ mạnh.
Nay Bà đã ngoài 80, các cháu đã lớn, bà trồng một vườn hoa nhỏ, vài cây ăn trái sau vườn, thỉnh thoảng bà bày hoa trái trên bàn thờ Ông và các Cụ. Bà ngắm hình Ông vẫn trẻ mãi, đôi khi bà tưởng như ông vẫn đứng sau lưng bà, hai tay choàng lên vai bà như thủa xa xưa . Đôi lúc ở nhà một mình, lơ mơ trong giấc ngủ ngày, bà choàng tỉnh thấy Ông và hai con đang ở quanh bà, mắt Ông vẫn nhìn bà trìu mến .
Các cháu nội bà đã thành đạt, bà chỉ còn khắc khoải mối bận tâm suốt đời là kiếm cho ra ngôi mộ Ông và cụ Nội, đưa về chôn cất nơi nghĩa trang gia đình, để hương khói phụng thờ, không còn vất vưởng hoang lạnh .
Bà nghe nói ở Thanh Hoá có người tìm mộ rất giỏi . Bà đã bàn với con trai phải về, tìm cho ra mộ Ông .
Bà phải tìm ra mộ Ông trước khi nhắm mắt .
Sau khi nghe kể về những chuyện tìm ra mộ thần kỳ của cô Hương ở Thanh Hoá bà thấy lòng tràn ngập hy vọng . Niềm khắc khỏai suốt đời của bà là tìm ra mộ Cụ và Ông, bà luôn xót thương hai thân xác bị chết oan vất vưởng hoang lạnh . Không quản tuổi già, sức yếu bà dò hỏi kỹ lưỡng về địa điểm ở Thanh Hoá rồi cùng con trai từ Pháp bay về . Sau mấy ngày lặn lội bà cũng tới được đúng địa chỉ .
Đó là một căn nhà nhỏ, phòng ngoài và sân đầy người ngồi đợi , phòng thờ chính ở tận phía trong . Họ bảo không cần ghi tên, cứ khấn tên người nhà mình, khi nào hồn nhập về họ sẽ gọi gia đình vào. Có người đợi cả tuần, có người mới tới đã được kêu vào . Thỉnh thỏang lại có người ra đọc tên, và vài người lại kéo nhau vào phòng trong .
Bà thắp nhang thành tâm khấn vái tên ông và các cụ . Khoảng một giờ sau đang hoang mang chờ đợi thì bà bỗng nghe đọc tên cụ ông. Bà và con trai vội vã bước vào phòng trong . Bà thấy một phụ nữ còn trẻ ngồi trước bàn thờ đầy các pho tượng và rất nhiều bài vị, khói nhang nghi ngút .
Cô gái dáng ngồi đang lắc lư, đôi mắt như từ cõi xa xăm, bà chưa kịp định thần bỗng cô đồng cất giọng hỏi "Mẹ con chị Cả Tâm mới về đấy ư ?". Bà vội vái lạy rồi cụ lại bảo tiếp "Anh Cả có về cùng với tôi nhưng anh ấy xúc động quá, khóc mãi nên đã không cầm lòng ở lại nổi . " Cụ hỏi thăm gia đình, các con cháu rồi kể lể chuyện xưa . Cụ bảo đêm đó hai cha con bị bắt đi cùng với một nhóm người, họ đưa sang tỉnh bên và đêm sau thì họ giết tất cả. Bà khóc sụt sùi xót thương , đau đớn biết hai cha con đã bị sát hại tàn nhẫn . Cụ tỉ mỉ chỉ chỗ chôn thân xác của hai cha con và ao ước được đưa về chôn cất ở quê nhà .
Sau đó bà và con trai theo đúng lời dặn dò đã tìm ra hai ngôi mộ chôn vội, ngay nơi Cụ đã chỉ ở tỉnh bên . Bà đã nhờ người đem về chôn cất chu đáo ở nghĩa trang gia đình . Phần cậu thì kín đáo đi thử DNA .
Năm sau bà lại trở về Thanh Hoá hy vọng được gặp Ông. Lần này bà đã được toại nguyện. Với giọng rất xúc động , Ông nói mấy chục năm qua ông vẫn luôn theo bà và con cháu, ông vẫn thường sang Pháp thăm bà. Bà nhớ tới nhiều lần bà mơ thấy ông đứng ở đầu giường lặng lẽ, đôi khi ở bên Pháp bà linh cảm thấy ông ở gần bên . Ông cám ơn bà đã đưa ông về an nghỉ nơi đất Tổ Tiên. Bao năm qua Ông vẫn luôn thương nhớ, chờ đợi Bà. Nước mắt cứ lặng lẽ tuôn rơi đầm đìa trên khuôn mặt đã nhăn nheo của Bà khi nghe ông kể lể ....
Trên đường trở về Pháp, lòng Bà thật ấm cúng. Nỗi khắc khoải bao năm nay đã được giải toả . Bà đã mãn nguyện được gặp lại ông, kể lể bao nỗi niềm. Nay Bà đã đưa được Cụ và Ông về tới nghĩa trang quê nhà, bên mộ hai đứa con nhỏ Bà đã chuyển về mấy năm trước . Nay đêm đêm Bà đã có giấc ngủ yên, và lòng Bà cuối cùng đã có sự an tịnh.
Bà nghĩ tới số mạng nghiệt ngã, tới dòng họ Nội hiếm hoi, tới cuộc chiến tàn khốc, tới cuộc đời đầy nước mắt của bà . Nay mọi chuyện đã lắng đọng, số mạng đã an bài. Của cải mất đi vợ chồng Cậu đã xây dựng lại tất cả . Bà nhìn căn nhà rộng rãi giữa thủ đô Paris, những căn nhà nghỉ mát ngoài bãi biển, tuổi già của bà thật đầy đủ. Phải chi có ông cùng bà an hưởng. Đền bù nhất cho bà là tấm lòng hiếu đễ của Con và những đứa cháu nội thành đạt, lòng quý hoá của mọi người .
Con cháu giờ đã trưởng thành, bổn phận nay đã vẹn tròn, Bà cảm thấy mình đã sẵn sàng để về bên Ông. Ngôi mộ dành cho Bà được để sát bên Ông . Ông Bà sẽ ngàn đời không còn xa cách nữa .
=
MỐI TÌNH THIÊN THU
Vu Dung
Những mối tình chung thuỷ ...
Dù năm tháng trôi qua ...
Dù Âm Dương cách biệt ...
Bà Tâm lau dọn bàn thờ, sắp xếp lại đĩa trái cây, thắp nén nhang lên bàn thờ ông Cả rồi lâm râm khấn vái, mắt bà nhoà lệ, đã bao đêm bà thổn thức một mình .......
Thế mà đã hơn 50 năm kể từ ngày ông ra đi . Ông ra đi trong một đêm tối quá vội vàng, không kịp nói một lời giã biệt. Ngày đó ông bà lấy nhau vừa được 10 năm, bà mới 27 và ông bước sang tuổi 30, ba đứa con đều còn nhỏ . Bà thoáng nhớ lại ngày cưới ...
Ngày nhà trai sang đón dâu, bà còn là cô gái rất ngây thơ, e ấp trong tấm áo dài gấm đỏ, chiếc kiềng vàng chạm trổ tinh vi vòng quanh cổ, đôi xuyến rồng phượng vướng trên tay... Họ hàng hai gia đình đến rất đông, đứng chật hai bên bàn thờ, đèn nến sáng lung linh, những mâm quả còn phủ vải điều sắp đầy trên bàn thờ . Khi cô dâu được dẫn ra chào, bà nhớ bà rất hồi hộp, bà không dám ngước mắt lên nhìn ai và trong lòng hoang mang lo lắng . Bà sắp phải một mình xa nhà. Bà thoáng nghe nhà trai trịnh trọng xin đón dâu và lời dặn dò của Cha Mẹ làm lòng Bà thổn thức, không ngăn được dòng lệ. Con gái lớn lên phải đi lấy chồng, bà chỉ biết nghe theo lời Cha Mẹ .
Bà đã thoáng thấy ông đôi lần . Đó là một thanh niên cao lớn, dáng chững chạc. Bà nhớ nhất lần đầu ông tới nhà, lúc mời ông tách trà bà vô tình ngước nhìn lên bắt gặp một khuôn mặt điềm đạm sáng sủa, nụ cười làm bà thấy yên lòng và nhất là ánh mắt nhìn bà rất trìu mến làm lòng bà xao xuyến : bà đã yêu ông từ giây phút ấy .
Phần ông, vừa nhìn thấy bà, ông đã yêu ngay khuôn mặt ngây thơ trong sáng và dáng người mềm mỏng thanh xuân.
Ai cũng bảo bà may mắn làm dâu một gia đình danh giá, giàu có và rất tử tế. Bà rất lo vì đi làm dâu một nơi xa nhà, sống với những người xa lạ, bà chỉ biết tin tưởng vào sự che chở của ông . Gia đình ông bao đời hiếm con cháu, mỗi đời đều độc đinh, họ chỉ mong bà từ một gia đình đông con sẽ cho họ lắm cháu . Họ đã tìm mai mối nhiều đám, cuối cùng cất công từ xa đến cưới bà vì gia đình bà có tiếng nền nếp, đạo đức và các cô con gái đều xinh đẹp, đảm đang. Ông thì luôn cho mình may mắn lấy được bà : một cô gái trẻ đẹp, dịu hiền và rất chăm lo gia đình.
Ngay khi mới về làm dâu, kỳ giỗ tổ cả nhà đã thán phục tài nấu cỗ của cô dâu trẻ. Nhà bà họ hàng đông, giỗ chạp quanh năm nên cỗ bàn bà đã quen làm từ khi mới lớn. Các món ăn cổ truyền Mẹ bà đã dậy rất kỹ, những món cầu kỳ Mẹ bà cũng thuê thợ nấu cỗ từ Hà Nội về nhiều lần, bà đã học được gần hết . Bà lại chịu khó và khéo tay nên nấu ăn rất ngon và trình bày mỹ thuật .
Bà nhớ lúc còn nhỏ, một ông thầy bói nổi tiếng đã bảo bà rất khéo tay nhưng đường tình duyên không được may mắn, có chồng cũng như không và rất hiếm con. Mẹ bà lúc đầu cũng e ngại nhưng các chị bà đều lấy chồng xứng đáng và đông con nên không ai muốn tin lời thầy đoán. Quả nhiên đám cưới bà, ai cũng thấy là tình duyên thật tốt đẹp .
Ông theo Tây học nên không tin bói tướng . Ông rất yêu chiều bà còn cha mẹ chồng hiếm con nên rất quý con dâu. Bà sớm có tin mừng, năm đầu đã có ngay đích tôn cho dòng họ. Đó là tin vui lớn, yến tiệc suốt ba ngày, trong họ ngoài làng được mới tới ăn mừng. Thằng bé khôi ngô khoẻ mạnh và giống hệt bố, là nguồn vui vô hạn cho đại gia đình. Ba năm sau bà sinh thêm 1 trai và 1 gái . Họ độc đinh nay đã thành đa đinh.
Bà đã tưởng cuộc đời bà mãi yên ấm bên chồng con, với hạnh phúc bà không còn ao ước gì hơn . Nhưng rồi chiến tranh bỗng lan tràn, Việt Minh nổi lên, Tây càn quét khắp nơi ...
Một tối khuya một đám người súng ống trên vai tới nhà kêu đàn ông phải đi họp gấp. Ông nghi chuyện chẳng lành nhưng toan tính lẩn trốn không thành, họ đã chặn cửa trước cửa sau, xông vào nhà sục sạo khắp nơi... Ông và người cha già bị lôi đi vội vàng, chỉ kịp ngoái lại nhìn vợ con, ánh mắt rất lo âu. Họ còn trấn an đi họp gấp rồi về ngay.
Bà hoang mang lo lắng, dạo này thỉnh thoảng có vài người đàn ông trong tỉnh bỗng mất tích . Bà nhớ tới những tiếng thở dài của ông trong đêm khuya ... không hiểu ông có tham gia chống đối gì không ?
Suốt buổi tối hôm đó rồi qua đêm, hai mẹ con đã mỏi mòn trông chờ, không thấy cha con ông về . Suốt hôm sau cũng không thấy bóng dáng người thân, mấy ngày sau nghe nói tối đó họ đã bắt đi trong làng tất cả 16 người . Rồi ngày qua tháng lại hai cha con cứ mãi biệt vô âm tín. Cụ bà nhờ người lặng lẽ tìm kiếm khắp nơi cũng không thấy tin tức, hy vọng ngày một tàn lụi dần ...
Chiến cuộc ngày thêm trầm trọng, cụ bà ngày ngày buồn khổ đợi tin chồng con , trở bệnh nặng rồi vài tháng sau qua đời . Bà thì nước mắt đầy vơi, ôm đàn con thơ mà thương chồng thương cha mẹ, tủi phận mình bơ vơ nơi xứ lạ ... Gia đình bà được tin dữ nhắn người cho đón mẹ con về nhưng người đón chưa tới thì giặc đã tràn tới thôn xóm, mọi người hốt hoảng bỏ làng xóm ra đi, bà cũng theo đoàn người vội vàng ôm con bỏ nhà đi lánh nạn.
Bước thấp bước cao, bà bồng bế con thơ len theo bờ đê, bà gồng gánh hai đứa con lớn, lưng địu đứa nhỏ. Ban ngày ai cũng cắm cúi rảo bước, dù trời nắng gắt hay mưa dầm, dù bụng đói cồn cào, dù chân sưng nhức vì ngâm mãi trong bùn. Thỉnh thoảng đoàn người lại phải nằm rạp xuống ruộng tránh những lằn đạn xẹt qua hay vội vàng chạy tìm chỗ núp khi nghe tiếng máy bay xé không gian bay vụt tới. Bà tìm cách quay về quê xưa nhưng nghe nói vùng đó giặc cũng đã tràn tới, không biết gia đình bà nay đã lưu lạc phương nào .
Bà bán dần tư trang dấu diếm để nuôi con, những người hàng xóm tốt bụng đã giúp đỡ cưu mang mẹ con bà. Nhiều đêm mẹ con phải ngủ trong chuồng trâu bò hay bên những đống rơm rạ. Thời gian chạy loạn và những buồn khổ lo âu đã làm bà gầy xọp đi, những đêm thức trắng buồn tủi đầy nước mắt trước tương lai đen tối, những đứa trẻ đã bắt đầu gầy ốm ...
Rồi tật bệnh lan tràn, dịch tả dịch hạch ... hoành hành, thuốc men thiếu thốn . Bà đã khóc ngất khi đứa con trai lớn nhiễm bệnh, xanh lướt, lìa đời nhanh chóng trong tay bà . Đứa con trai mới đây còn bụ bẫm xinh đẹp, ngày ra đời đã được mọi người đón mừng biết bao, được chăm sóc tẩm bổ , bà đã bao công sức đêm ngày nuôi dưỡng mà sao Trời nỡ bắt đi quá vội vàng ? Ít ngày sau đến đứa con gái nhỏ ốm nặng, sốt li bì, mắt yếu ớt nhìn mẹ, không còn ăn uống được nữa, rồi cũng theo anh ra đi . Bà gào khóc khản cổ, mọi người phải khuyên can mãi và giúp bà chôn cất con bên đường . Bà tưởng không thể sống nổi nữa nhưng đứa con trai bé bỏng vẫn níu chặt lấy mẹ, bà lại phải lê bước theo mọi người ...
Mấy tháng sau bà mới gặp lại gia đình . Gia đình bà đã về lánh nạn nơi quê Ngoại . Bà oà khóc tức tưởi trong lòng Mẹ, biết bao thay đổi, mất mát to lớn đã đến với Bà . Bà giờ chỉ còn đứa con trai nhỏ là niềm an ủi duy nhất . Mọi người chưa hoàn hồn thì xẩy ra cuộc di cư vào Nam .
Bà theo đại gia đình vào Saigon ...
Đến Saigon ai cũng ngơ ngác nhìn thành phố xa lạ, trời nóng như đổ lửa, xe cộ ồn ào, người đi lại tấp nập, bụi như hoà trong không khí. Lòng hoang mang với đời sống mới, người Hà Nội vẫn nhớ nhung thành phố cũ êm đềm, những hàng cây xanh mát rủ bóng bên đường, những ghế đá quanh hồ, những cây liễu rủ mình đong đưa trước gió, bao cảnh thân quen của thành phố thanh lịch nay đã xa vời ...
Nhớ cả những món ăn Hà Nội cầu kỳ, nhớ thành phố bốn mùa thay đổi thơ mộng quá ... Bù lại người Saigon thân thiện, cởi mở, món ăn Saigon lạ kỳ hấp dẫn, những món cuốn đầy rau xen tôm thịt, nước chấm chua chua ngọt ngọt . Món cá nướng thơm lừng, món hủ tíu, bánh canh, bánh xèo ngon miệng, các tiệm nhậu khắp nơi, các món lẩu, món xào lăn, đủ loại gỏi cay xè ... luôn đắt khách. Nơi đâu người ta cũng có thể ngồi ngoài đường nhâm nhi ly cà phê, la cà chuyện vãn cả buổi ... Dân Saigon sống thoải mái tà tà, hưởng đời sống dễ dàng, không khó khăn câu nệ .
Rồi đời sống mới cũng quen dần ... Riêng bà, ra đi là bà đã bỏ lại tất cả. Niềm hy vọng ông sẽ trở về như ngọn đèn dầu tàn lụi dần. Bà đau lòng nghĩ tới người chồng chắc đã không sống sót nổi, bà nghe nói hàng chục ngàn người đã bị bắt cóc, giết hại vì bị nghi ngờ, chống đối, chắc ông cũng không thoát được hạng người tàn ác ấy. Nếu còn sống, mấy năm qua ông đã tìm cách liên lạc về, bà đau xót nghĩ tới lúc ông bị sát hại, xác thân cha con ông đã bị vùi dập nơi nào ? bà nghĩ tới những nấm mộ hoang của chồng của con, của bao người thân không ai chăm sóc, bao đêm bà đã trằn trọc không ngủ, bao đêm nước mắt đã đẫm ướt gối, bà khóc cho tình duyên ngắn ngủi, cho chồng con vắn số, cho số mạng nghiệt ngã đã phủ chụp lên cuộc đời bà.
Bà luôn sống lại những năm tháng hạnh phúc, với người chồng thật tử tế, chăm sóc an ủi bà từ những ngày bà còn bơ vơ bước chân về nhà chồng, luôn nhớ thương cha mẹ, anh chị em mịt mùng xa cách. Những ngày bà mang nặng đẻ đau, ông đã lo hầm thuốc, chưng yến cho bà . Những ngày bà sốt mê man, ông đưa bà lên tỉnh chữa bệnh, đêm thức trắng canh chừng, thuốc men, an ủi, tẩm bổ cho bà. Những đứa con nhỏ ông đã dậy dỗ, chăm sóc quý hoá biết bao. Bà đã nhiều lần mơ thấy ông, ông chỉ lặng lẽ đứng đầu giường nhìn ngắm vợ con, sao coi ông buồn thảm, chẳng bao giờ cất tiếng nói một lời ? Một lần bà mơ thấy ông đi trên đường một mình, tay bế đứa con gái nhỏ, tay dắt đứa con trai đi bên cạnh . Từ ngày đó bà thấy lòng ấm áp hẳn, chắc bố con đã gặp lại nhau, hai đứa con bé bỏng của bà đã có bố chăm sóc, bà lại mơ đến ngày tái ngộ ...
Rồi bà cũng đi làm kiếm sống, bà học ít cũng chỉ làm việc văn phòng tầm thường. Gia đình người anh lớn đã mời mẹ con bà về ở cùng, lại có Mẹ ở chung nhà. Ai cũng yêu quý bà, không khí gia đình ấm cúng làm bà bớt thấy nỗi bất hạnh .
Ở sở làm nhiều người để ý đến bà, họ hàng cũng nhiều người muốn giới thiệu để bà bước đi bước nữa . Bà còn trẻ, mới vào tuổi ba mươi, bà không ăn diện nhưng nhưng trông đằm thắm, nét xinh đẹp ngày xưa vẫn còn. Người ta yêu quý bà vì tính nết đôn hậu, giỏi giang và tử tế với mọi người, bà luôn dịu hiền nhỏ nhẹ . Nhiều người yêu bà vì bà luôn lặng lẽ, nhất là đôi mắt giờ coi buồn vời vợi, họ muốn đem niềm vui đến cho bà, cùng bà xây dựng mái ấm . Bà đã từ chối tất cả, trái tim bà không còn chỗ, đã tràn đầy hình ảnh ông .
Bà không còn yêu ai được nữa, bà không thể sống với ai khác . Lễ giáo đã in sâu trong lòng bà, phu tử tòng tử ... nhưng chính tình yêu của ông đã ràng buộc bà mạnh mẽ nhất. Đêm đêm ôm đứa con trai nhỏ, bà chỉ nghĩ đến ông và hai đứa con vắn số . Đó là hạnh phúc của bà . Đôi lúc nhìn mọi người đủ đôi, bà cũng thấy cô đơn tủi thân nhưng bà không muốn bước thêm nữa . Bà không thể quay lưng lại người chồng thiếu may mắn, bị bức tử quá trẻ, bà không thể phản bội ông . Bà vẫn mãi yêu ông như xưa. Ông và hai con vẫn đợi chờ bà .
Rồi ngày tháng trôi qua, đứa con trai bé bỏng, hay đau ốm lúc nhỏ của bà nay đã thành một thanh niên cao lớn khoẻ mạnh. Cũng vẫn vóc dáng ông ngày trước, cũng vẫn cái cằm vuông và đôi mắt cương nghị, nụ cười cũng đầm ấm như ông thủa nào . Cậu cao hơn hẳn các anh chị em họ, thông minh và có trí nhớ tài tình . Cậu cũng được bác dậy dỗ thương yêu như các anh chị, cậu học giỏi, đậu rất cao và được học bổng đi Tây du học .
Bà hoang mang trước quyết định phải xa con ? Cậu rất có hiếu, luôn tôn kính Mẹ. Cậu hiểu lòng Mẹ đã hy sinh suốt đời, bà đã chịu nhiều đau khổ, cậu để bà suy nghĩ . Bà biết đứa con duy nhất là hạnh phúc của đời bà, xa con là cả nỗi lo âu, ai lo cho cậu miếng ăn giấc ngủ, lúc đau ốm lấy ai chăm sóc ? có người khuyên bà ở VN nhiều đại học, đâu cần phải đi xa. Họ bên chồng thì khuyên bà nên cưới vợ cho con trước khi du học để con phải trở về và không sợ lấy vợ đầm ! Bà nghĩ đến tương lai của con, đến chân trời rộng mở đang đợi chờ con, đến giấc mơ du học nó ôm ấp bao năm, lại còn hai anh họ cũng đang du học bên đó, bà quyết định cho con ra đi. Chuyện lấy vợ sớm chỉ làm đám anh em họ trêu chọc thêm .
Thế rồi Cậu lên đường du học.
Trời mùa xuân Paris thật tinh khiết, thành phố trong ước mộng đã trải ra trước mắt ... Hai anh họ đã đưa cậu đi thăm những thắng cảnh Paris, những địa danh nổi tiếng học nhiều năm trong sách vở như thân quen nay hiện ra rực rỡ .
Tour Eiffel cao sừng sững, dáng thanh nhã nổi bật trên nền trời xanh trong . Đứng trên tầng cao, cậu thấy bao quát hết thành phố, dòng sông Seine lượn quanh êm đềm và những kiến trúc cổ nổi bật từ xa.
Tới nhà thờ Đức Bà, thưởng thức túi hạt dẻ nóng, cậu chậm rãi quan sát kiến trúc thật cầu kỳ, những cửa sổ kính chạm khắc mỹ thuật, đầy mầu sắc, những tín đồ đang thành kính cầu nguyện . Cậu ghé vào, đốt nến cầu xin cho học hành thành đạt và nguyện ước được phụng dưỡng Mẹ một đời sống thanh nhàn an vui . Cậu thương nhớ Mẹ quá, Mẹ một đời đầy khổ đau.
Cậu bước vào vườn Luxembourg, đây những pho tượng phô mình kiêu hãnh, những ghế đá trải dài trong rừng cây, những cặp tình nhân âu yếm say sưa hoà mình với hạnh phúc cỏ cây đang khoe sắc . Trời đất thật tươi đẹp, quê người sao thanh bình quá !
Cậu được du ngoạn vài tuần trước khi vào học . Khi thì ghé Versailles, tưởng đến đời sống vương giả xa hoa của những bậc vua chúa, những vườn hoa bát ngát trồng tỉa công phu . Khi thì đi thăm viện bảo tàng Le Louvres, cậu mê say những tác phẩm nghệ thuật, những bức tranh tuyệt đẹp ngắm không chán mắt, cậu mê nhất những bức tượng điêu khắc, những phiến đá được đẽo gọt tài tình lộ rõ những thân thể mềm mại, những tà áo lụa buông nhẹ trên vai, nếp áo hờ hững rủ xuống từ phiến lưng mượt mà nghiêng bên gối. Thật là tài hoa, từ những tảng đá vô tri thô cứng các nghệ sĩ đã tạo thành những nhân dáng thướt tha đa cảm. Đúng là thành phố đầy nghệ thuật với các tài hoa từ bao thế hệ . Cậu cùng các anh la cà giữa phố xá đông người, hoà mình vào đám sinh viên nhâm nhi ly cà phê nóng thơm lừng, ngắm nhìn khách bộ hành qua lại .
Rồi lớp học bắt đầu, cậu miệt mài với sách vở . Năm đầu cậu học hành vất vả vì khó khăn ngôn ngữ. Cậu rất giỏi về Toán và những môn khoa học, năm sau cậu bắt kịp bạn bè rồi từ từ vượt trội .
Sau 4 năm cố gắng Cậu đã tốt nghiệp xong kỹ sư tại một trường nổi tiếng ở Paris rồi học tiếp lên cao. Cậu về thăm bà một mùa hè, đó là những ngày tháng tràn ngập hạnh phúc, đi bên con đã thành đạt , bà mãn nguyện đã làm tròn bổn phận với người đã khuất .
Những năm học sau đỡ bận rộn hơn, mùa hè cậu đi thăm các nước Âu Châu, khi thì đi trượt tuyết trên núi Alpes, khi thì đi thuyền trên hồ Thuỵ Sĩ, lúc đi tầu dọc theo sông Rhin, ngắm nhìn những lâu đài cổ xây trên núi cao dọc hai bên bờ sông ... Âu Châu thật đẹp, người thì tài hoa, cảnh thiên nhiên lắm ưu đãi .
Ba năm sau cậu đạt bằng tiến sĩ khoa học và sửa soạn về nước .
Cậu chưa kịp về, đất nước đã đổi chủ.
Chiến tranh bỗng thay đổi dồn dập từng ngày. Mọi người theo dõi tình hình trên truyền thông : Chiến sự xẩy ra quá nhanh, kết thúc bất ngờ. Những tính toán quốc tế ngoài tầm tay... Dân chúng Mỹ đã quá mệt mỏi, áp lực đè nặng lên chính phủ . Một đất nước quá sung sướng không thể kiên nhẫn, mạng sống họ rất quý không thể mất mát hơn , họ cúp hết viện trợ và ra đi ... miền Nam hoang mang ... miền Bắc tràn vào ... Cậu và các bạn bàng hoàng . Mẹ Cậu bị kẹt lại , không lẽ hai Mẹ con mãi xa nhau ?
Bà ở nhà hoảng sợ như dân chúng miền Nam : Họ kinh hoàng nghĩ tới những cuộc đấu tố ruộng đất dã man, những địa chủ bị lôi ra chửi rủa, ném đá, chôn sống ... rồi sau lại bảo sai lầm, xin lỗi ! Họ vẫn nhớ hàng trăm ngàn người dân vô tội bị bắt cóc trong đêm tối, bị sát hại không xét xử dù bị nghi ngờ chống đối, hay chính kiến khác biệt, với chủ trương thà giết lầm hơn tha lầm ! Họ lo âu trước viễn ảnh sẽ sống nghèo khổ, không còn tự do, lúc nào cũng sống nơm nớp lo sợ dưới một chế độ cai trị sắt máu. Dân miền Bắc đã một lần hoảng sợ di cư hàng triệu người vào Nam, vậy mà kỳ này một số lớn vẫn không thoát !
Bà cũng mừng cho con chưa về, còn được sống nơi xứ văn minh . Bà đau lòng nghĩ chắc không còn được gặp lại con nữa . Số bà thật cô đơn, từ ngày xa con bà tìm quên trong công việc, trong sự chăm sóc đại gia đình . Mẹ bà đã mất, các Anh Chị bắt đầu già yếu, bà đến từng nhà đêm hôm chăm sóc. Các cháu cũng đã lớn, bà dậy các cháu gái nấu ăn, may quần áo ... Bà sắm sửa cho chúng vu quy về nhà chồng, rồi lúc sinh nở nuôi con bà luôn đến nhà phụ giúp. Các cháu trai đi du học bà cũng lo đan từng chiếc áo lạnh, sắm sửa từ manh quần, tấm áo . Các cháu ai cũng yêu quý bà như Mẹ, hiếm con bà thương đàn cháu lắm .
Ít ngày sau chính quyền mới kêu gọi hoà hợp hoà giải, khoan hồng gọi đi học tập chính sách mới từ 3 ngày tới 1 tháng . Người miền Nam lại đau khổ phải bỏ gia đình ra đi, nhiều người bị giữ lại 5, 10, 15 ... năm ! Gia đình bà cũng không thoát khỏi cảnh đoạ đầy .
Ít năm sau, một ngày đẹp trời, một cô gái Việt từ phương trời Tây về ghé thăm bà. Cô nói tiếng Việt rất sõi, tiếng " Thưa Mẹ " của cô nghe thật tự nhiên và ngọt ngào . Cô cho biết là bạn học của cậu và muốn về ra mắt Bà. Bà nhìn ngắm cô gái, trông thật lễ độ và lanh lợi khoẻ mạnh. Chắc hai người đã yêu nhau lắm. Bà đi sắm áo cưới cho Cô, lựa từng món nữ trang kiểu cổ mà Cô rất ưa thích. Bà đưa Cô ra bàn thờ Ông khấn vái, giới thiệu với Ông người con dâu tương lai.
Cậu nhìn xấp áo cưới Mẹ sắm cho cô bạn, dạo này cậu cũng để ý đi tìm một cô gái ngoan hiền, mấy cô bạn học cũng tỏ ý chăm sóc cậu. Cậu có tiếng đẹp trai và học giỏi, nhiều cô gái bao quanh săn đón. Cậu nhìn cô bạn cậu đã có cảm tình, cô học giỏi và lanh lợi, cô đã được người Mẹ mình yêu quý chọn lựa. Vài tháng sau đám cưới rất vui nhưng lòng cậu vẫn nuối tiếc sự vắng mặt của Mẹ, Mẹ đâu được ra khỏi nước dễ dàng ! .
Vài năm sau họ bắt đầu cho bảo lãnh, cậu làm ngay giấy tờ gửi về . Thế là cuối cùng bà được sang Pháp với con cháu . Bà tự tay nuôi nấng ba đứa cháu nội, bà ôm ấp chúng như báu vật, kể lể về quê Nội quê Ngoại xa vời, về Ông Nội sớm ra đi. Bà dậy cháu nền nếp quê hương xưa, những câu chuyện thủa thanh bình, thời chinh chiến ... bà sớm ươm trong tâm hồn cháu đạo đức cổ truyền, thấm đượm tình tự dân tộc Việt .
Với tâm hồn ấy, lớn lên theo học văn chương, cháu gái lớn của Bà đã viết truyện, đã được giải thưởng văn chương cao quý của nước Pháp, đã giới thiệu tinh tuý của nền văn học Á Đông với người phương Tây. Gia đình hiếm hoi, cháu đích tôn của Bà hơn 10 năm sau mới ra đời, lại sinh thiếu tháng, Bà lo âu cầu nguyện khắp nơi, hàng ngày cầu nguyện Ông che chở cho cháu, rồi cháu cũng qua cơn hiểm nguy, lớn lên vững vàng khoẻ mạnh.
Nay Bà đã ngoài 80, các cháu đã lớn, bà trồng một vườn hoa nhỏ, vài cây ăn trái sau vườn, thỉnh thoảng bà bày hoa trái trên bàn thờ Ông và các Cụ. Bà ngắm hình Ông vẫn trẻ mãi, đôi khi bà tưởng như ông vẫn đứng sau lưng bà, hai tay choàng lên vai bà như thủa xa xưa . Đôi lúc ở nhà một mình, lơ mơ trong giấc ngủ ngày, bà choàng tỉnh thấy Ông và hai con đang ở quanh bà, mắt Ông vẫn nhìn bà trìu mến .
Các cháu nội bà đã thành đạt, bà chỉ còn khắc khoải mối bận tâm suốt đời là kiếm cho ra ngôi mộ Ông và cụ Nội, đưa về chôn cất nơi nghĩa trang gia đình, để hương khói phụng thờ, không còn vất vưởng hoang lạnh .
Bà nghe nói ở Thanh Hoá có người tìm mộ rất giỏi . Bà đã bàn với con trai phải về, tìm cho ra mộ Ông .
Bà phải tìm ra mộ Ông trước khi nhắm mắt .
Sau khi nghe kể về những chuyện tìm ra mộ thần kỳ của cô Hương ở Thanh Hoá bà thấy lòng tràn ngập hy vọng . Niềm khắc khỏai suốt đời của bà là tìm ra mộ Cụ và Ông, bà luôn xót thương hai thân xác bị chết oan vất vưởng hoang lạnh . Không quản tuổi già, sức yếu bà dò hỏi kỹ lưỡng về địa điểm ở Thanh Hoá rồi cùng con trai từ Pháp bay về . Sau mấy ngày lặn lội bà cũng tới được đúng địa chỉ .
Đó là một căn nhà nhỏ, phòng ngoài và sân đầy người ngồi đợi , phòng thờ chính ở tận phía trong . Họ bảo không cần ghi tên, cứ khấn tên người nhà mình, khi nào hồn nhập về họ sẽ gọi gia đình vào. Có người đợi cả tuần, có người mới tới đã được kêu vào . Thỉnh thỏang lại có người ra đọc tên, và vài người lại kéo nhau vào phòng trong .
Bà thắp nhang thành tâm khấn vái tên ông và các cụ . Khoảng một giờ sau đang hoang mang chờ đợi thì bà bỗng nghe đọc tên cụ ông. Bà và con trai vội vã bước vào phòng trong . Bà thấy một phụ nữ còn trẻ ngồi trước bàn thờ đầy các pho tượng và rất nhiều bài vị, khói nhang nghi ngút .
Cô gái dáng ngồi đang lắc lư, đôi mắt như từ cõi xa xăm, bà chưa kịp định thần bỗng cô đồng cất giọng hỏi "Mẹ con chị Cả Tâm mới về đấy ư ?". Bà vội vái lạy rồi cụ lại bảo tiếp "Anh Cả có về cùng với tôi nhưng anh ấy xúc động quá, khóc mãi nên đã không cầm lòng ở lại nổi . " Cụ hỏi thăm gia đình, các con cháu rồi kể lể chuyện xưa . Cụ bảo đêm đó hai cha con bị bắt đi cùng với một nhóm người, họ đưa sang tỉnh bên và đêm sau thì họ giết tất cả. Bà khóc sụt sùi xót thương , đau đớn biết hai cha con đã bị sát hại tàn nhẫn . Cụ tỉ mỉ chỉ chỗ chôn thân xác của hai cha con và ao ước được đưa về chôn cất ở quê nhà .
Sau đó bà và con trai theo đúng lời dặn dò đã tìm ra hai ngôi mộ chôn vội, ngay nơi Cụ đã chỉ ở tỉnh bên . Bà đã nhờ người đem về chôn cất chu đáo ở nghĩa trang gia đình . Phần cậu thì kín đáo đi thử DNA .
Năm sau bà lại trở về Thanh Hoá hy vọng được gặp Ông. Lần này bà đã được toại nguyện. Với giọng rất xúc động , Ông nói mấy chục năm qua ông vẫn luôn theo bà và con cháu, ông vẫn thường sang Pháp thăm bà. Bà nhớ tới nhiều lần bà mơ thấy ông đứng ở đầu giường lặng lẽ, đôi khi ở bên Pháp bà linh cảm thấy ông ở gần bên . Ông cám ơn bà đã đưa ông về an nghỉ nơi đất Tổ Tiên. Bao năm qua Ông vẫn luôn thương nhớ, chờ đợi Bà. Nước mắt cứ lặng lẽ tuôn rơi đầm đìa trên khuôn mặt đã nhăn nheo của Bà khi nghe ông kể lể ....
Trên đường trở về Pháp, lòng Bà thật ấm cúng. Nỗi khắc khoải bao năm nay đã được giải toả . Bà đã mãn nguyện được gặp lại ông, kể lể bao nỗi niềm. Nay Bà đã đưa được Cụ và Ông về tới nghĩa trang quê nhà, bên mộ hai đứa con nhỏ Bà đã chuyển về mấy năm trước . Nay đêm đêm Bà đã có giấc ngủ yên, và lòng Bà cuối cùng đã có sự an tịnh.
Bà nghĩ tới số mạng nghiệt ngã, tới dòng họ Nội hiếm hoi, tới cuộc chiến tàn khốc, tới cuộc đời đầy nước mắt của bà . Nay mọi chuyện đã lắng đọng, số mạng đã an bài. Của cải mất đi vợ chồng Cậu đã xây dựng lại tất cả . Bà nhìn căn nhà rộng rãi giữa thủ đô Paris, những căn nhà nghỉ mát ngoài bãi biển, tuổi già của bà thật đầy đủ. Phải chi có ông cùng bà an hưởng. Đền bù nhất cho bà là tấm lòng hiếu đễ của Con và những đứa cháu nội thành đạt, lòng quý hoá của mọi người .
Con cháu giờ đã trưởng thành, bổn phận nay đã vẹn tròn, Bà cảm thấy mình đã sẵn sàng để về bên Ông. Ngôi mộ dành cho Bà được để sát bên Ông . Ông Bà sẽ ngàn đời không còn xa cách nữa .
=
Saturday, February 14, 2009
CÁC NHÀ TIÊN TRI THẾ GIỚI
I. ÔNG ĐẠO NHỎ
Nguyễn văn Hiệp (Sacramento, CA.)
đăng ngày 30/12/2007
(Viết theo lời kể của Thiếu Tướng Nguyễn văn Chức).
Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư lịnh Quân đoàn IV bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8 tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Buổi chiều nọ, khi tới dự bữa cơm tối tại tư dinh Thiếu Tướng Tư lịnh Quân Đoàn IV tôi thấy ngồi ở đầu bàn là một người còn nhỏ tuổi, quanh đó có mặt các ông Đai tá và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh Tư lịnh phó lãnh thổ của Quân đoàn. Trong chín ông Đại tá có cả Đại tá Nguyễn văn Ánh là Tư lịnh Sư Đoàn 4 Không Quân (ông nầy sau đó lên Thiếu Tướng và bị tử nạn máy bay). Khi mọi nguời vào bàn ăn thì được ông Tư lịnh Quân đoàn giới thiệu :“Đây là Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự được mời tới đây để ăn cơm với chúng ta”. Tiếp theo, ông giới thiệu từng thực khách với Ông Đạo Nhỏ một cách hết sức trân trọng.
Chỉ với người khoảng 8 tuổi mà tôi thấy Tướng Nguyễn Viết Thanh đối xử trang trọng lắm. Mọi người đều dùng cơm chay vì Ông Đạo Nhỏ không ăn mặn. Sau khi cơm nước xong xuôi, mỗi người được phân phát một tờ giấy và một cây viết chì. Tướng Thanh nói rằng :“Ông Đạo Nhỏ biết rất rành quá khứ vị lai (tức chuyện về trước, chuyện về sau) nhưng vì không nói chuyện được nên chỉ trao đổi bằng giấy viết”. Vậy là mỗi người viết câu hỏi mà mình muốn hỏi lên tờ giấy rồi chuyền tay đưa tới Ông Đạo Nhỏ. Đầu tiên là ông Tư lịnh Quân Đoàn Nguyễn Viết Thanh viết một câu hỏi đưa qua, Ông Đạo Nhỏ cầm viết, viết rào rào (nghiã là viết rất nhanh) bằng chữ Quốc Ngữ, xong rồi đưa lại cho ông Thanh.
Ông Thanh coi xong bèn úp tờ giấy xuống mặt bàn. Sau đó là tới lượt ông Chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh vì ông và ông Thanh ngồi hai bên Ông Đạo Nhỏ …Ông Đạo Nhỏ viết câu trả lời toàn bằng thơ, tôi ngồi gần nên liếc thấy hầu hết là thơ ngụ ngôn (mỗi câu năm chữ) sau ông Đai tá Ánh, Tư lịnh Sư đoàn 4 KQ là các ông Đại tá khác trong đó có Đại tá Huỳnh văn Lạc Tham mưu trưởng (sau nầy cũng lên Tướng và đang sống ở Sacramento, CA.). Tôi nhường hết cho mọi người chờ đến lượt cuối cùng, tôi viết trong giấy là :“Xin Ông Đạo Nhỏ cho biết tương lai vận mệnh của tôi trong cuộc chiến tranh nầy ?” Tôi đưa cho ông Thanh, ông Thanh coi qua một chút rồi chuyển cho Ông Đạo Nhỏ.
Ông Đạo Nhỏ viết xuống mấy chữ chuyền tới lui thì ra ông viết rằng “đưa về nhà rồi sẽ cho sau”; ông không cho liền trong khi mấy ông kia thì trả lời ngay. Sau đó, Ông Đạo Nhỏ tỏ ý muốn đi ra đằng sau chơi, ông Tướng đích thân dẫn Ông Đạo Nhỏ ra phía sau hàng ba để Ông đi lại nơi cái bàn có cái ghế và ngồi chơi một mình. Số người còn lại trong nầy chuyền tay nhau những tờ giấy có câu trả lời của Ông Đạo Nhỏ, không ai dấu diếm. Tôi đọc bài thơ của ông Thanh thì câu cuối cùng mà Ông Đạo Nhỏ viết là “Tu mau đi kẻo muộn !”.
Còn bài thơ của ông Đại tá Ánh, của ông Đại tá Trưởng phòng Nhì cũng viết là “Tu mau đi kẻ muộn !” (cả ba ông đều có một câu kết như nhau). Riêng của ông Hạnh thì Ông Đạo Nhỏ cho một bài thơ Đường luật gồm 8 câu 7 chữ, câu cuối cùng là “Thân bại danh liệt tướng miền Tây” tôi chỉ nhớ câu chót thôi không thể nhớ hết nguyên bài. Mấy người còn lại trong đó có một ông Đại tá người Huế làm bên Tiếp vận Vùng 4 cũng được một bài thơ nhưng bình thường thôi, không có gì đặc biệt. Sau khi bàn luận qua lại một hồi rồi giải tán. Thiếu tướng Thanh nói với tôi là Ông Đạo Nhỏ muốn về nhà của tôi và sau đó nhờ tôi đưa Ông Đạo Nhỏ về Hồng Ngự. (vì tôi có một chiếc trực thăng riêng muốn sử dụng lúc nào cũng được).
Tôi chở Ông Đạo Nhỏ về nhà rồi kêu chú lính trực đem một cái ghế bố với đầy đủ mùng mền cho ông nghỉ ngơi ngay tại phòng khách (ban tối, chú lính mở ghế bố ra rồi đến sáng thì thu dọn lại sạch sẽ). Khi tôi xuống Cần Thơ làm việc, vợ tôi giao cho tôi đứa con gái lớn đang học lớp Bảy nên phải xin chuyển trường cùng với ba đứa con trai nhỏ nhứt (còn mấy đứa lớn đang học ở Saigon) gồm đứa 7 tuổi, 6 tuổi và 5 tuổi.
Mỗi ngày, đứa con 7 và 6 tuổi thì đi học còn đứa 5 tuổi vẫn còn ở nhà chơi với Ông Đạo Nhỏ nhưng Ông nầy lại không thích chơi giởn. Sáng dậy, tôi và Ông Đạo điểm tâm bằng cháo trắng, trong khi tôi ăn với đường hay thịt cá thì Ông ăn ba chén đàng hoàng nhưng với muối. Đặc biệt là dù trời lạnh hay nóng Ông cũng đều thích ra ngồi phiá sau nhà, nơi nầy tôi có che một cây dù nhà binh, ông huớng mắt về phía Nghiã trang Quân Đội ngồi yên, không nói gì cả cho tới trưa khi tôi đi làm về thì vào ăn cơm chay với tôi. Sau bữa ăn cơm tối, tôi viết mấy câu nhắc lại câu hỏi của tôi lúc trước thì Ông trả lời là “hãy đợi đến ngày Rằm” tức là khoảng 7, 8 bữa nữa.
Trong thời gian lưu ngụ đó, nhiều khi con tôi đi học về đến nắm tay, nắm chân kéo ra ngoài chơi giỡn nhưng Ông cứ ngồi im thin thít không nói, không rằng và không thích vui đùa như mấy đứa con nít cùng trang lứa. Đến ngày Rằm, tôi cho mấy đứa con đi ngủ sớm, đóng cửa phòng không cho ra ngoài, rồi chuẩn bị vào phòng khách để đàm đạo với Ông Đạo. Ông Đao viết lên giấy biểu tôi đốt hai cây đèn cầy đỏ thật lớn để trên hai cái chân đồng và tắt hết đèn điện. Sau đó, Ông biểu tôi lấy ra một tập giấy học trò 200 trương và một cây viết nguyên tử. Ông bắt đầu viết lên tờ giấy :“Ông cứ đặt câu hỏi và viết lên đây mỗi trang giấy là một câu hỏi !” Còn nhớ, khi Ông cho mấy ông Tướng Tá kia thì mỗi người chỉ được một bài thơ còn riêng tôi thì cả một cuốn tập 200 trương. Đại ý những điều Ông viết về vận mệnh cho tôi như thế nầy là :“Khi tôi về già, cái mệnh của tôi cũng như Ông Khương Thượng (tức KhươngTử Nha) đời nhà Châu giúp vua Châu diệt nhà Thương (hoàn toàn được viết bằng những bài thơ).
Về già, tôi sẽ đảm nhận vai trò giống như ông Khương Tử Nha ngồi câu trên sông Vị thủy chờ Châu văn Vương tới rước làm Đại tướng quân cầm quân đánh vua Trụ chớ không phải như lúc còn trẻ”. Ông còn viết thêm là “ông có quyền hỏi tất cả những gì mà ông muốn biết”. Thế là, tôi lật trang kế tiếp, tôi hỏi về chuyện quốc gia, đến khi hết chuyện quốc gia là đã lên tới 100 trương rồi nhưng ông cứ cho hỏi hoài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya. Tôi hỏi đâu, ông cho đó …đặc biệt, tất cả đều trả lời bằng một bài thơ chớ không phải văn bình thường. Tôi không hiểu tại sao một người chỉ mới 8 tuổi mà làm thơ đủ vần, đủ điệu như vậy.
Tôi thử ông tới những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luôn cả bài toàn chữ B. Ông cũng cho tôi bài thơ Quốc Ngữ khởi đầu toàn là chữ B mà lại viết liền không cần suy nghĩ, thật là một người có bộ óc thông minh kinh hồn không thể tưởng tượng được. Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ, đại ý là :“Miền Nam không đứng vững, không đủ khả năng đánh bại miền Bắc”. Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long Hoa.
Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết chuyện gì ?” Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi, còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông” tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa. Đến nay, khi tôi kể lại tôi còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình thôi đâu.
Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghiã là khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới có Hội Long Hoa). Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng giải đáp. Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó.
Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn. HồngKông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi. Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất. Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển, nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây, rồi ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.
Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan. Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá, chỉ trừ có Úc Châu và Tân Tây Lan mà ông cho là Thánh điạ.
Đến đây, tôi nói với ông là cũng đã khuya rồi, chú lính đã giăng mùng sẵn, mời Ông đi nghỉ.(Về chuyện hậu vận của tôi, tôi cũng có hỏi và được giải đáp đầy đủ nhưng vì thuộc về cá nhân nên tôi không thể nói được, ngoại trừ việc về già giống trường hợp ông Khương Thượng như đã nói ở phần trên. Bởi vì tin vào vận mệnh đó mà tôi mới dám qua Cam-pu-chia ở 10 năm và chiến đấu bên đó từ năm 1984 đến năm 1994). Sáng hôm sau ông viết lên giấy đòi về nhà, tôi cho gọi trực thăng tới để đưa ông đi, ông viết cho tôi là “tôi biết ông có đủ khả năng để xây cất một cái Miếu đường cho tôi để tôi có chỗ ở mà thờ phượng”.
Tôi trả lời “Được, tôi sẽ giúp ông Đạo nhỏ”, ông cầm tờ giấy đó xếp lại và bỏ vào túi. Tôi đưa ông ra trực thăng bay lên núi Sam (Châu Đốc) kiếm ông Thiếu tá Công binh của tôi đang bắn đá ở đó, tôi gọi Radio trước cho ông nầy nên trực thăng vừa tới là ông leo lên cùng bay về Hồng Ngự với tôi và Ông Đạo Nhỏ. Khi trực thăng đậu ngay sân Chi khu là có sẵn chiếc xe Jeep chờ sẵn chở chúng tôi đến nơi mà Ông Đạo Nhỏ muốn xây cất miếu.
Nhà ông ở cũng gần chợ Hồng Ngự, ông viết giấy đưa cho tôi nói đây là đất nhà của ông. Tôi nói với ông Thiếu tá :“Thiếu tá cố gắng giúp Ông Đạo Nhỏ xây cái Miếu ở đây còn phương tiện hay cần vật liệu gì, Thiếu tá cứ viết giấy về Liên đoàn lãnh vật liệu lên làm”, tức là tôi cung cấp toàn bộ và cho các anh em CB gồm cả một tiểu đội để việc xây cất càng nhanh càng tốt. Ông Đạo Nhỏ lấy giấy viết vẽ sơ sơ ra cái nền vuông rồi ngăn vách phân biệt nơi nào để thờ phượng, nơi nào là chỗ ngủ của ông, chỗ để quần áo, nơi thay quần áo, rồi chỗ ở của người tu chung với ông, rồi cái bếp, cái nhà tắm, cầu tiêu…
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi sau khi bị cuốn đi bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát. Vanga làm bạn với bóng tối từ đó. Lời tiên tri đầu tiên của Vanga được ghi nhận là vào năm bà 16 tuổi. Bà giúp cha mình tìm lại bầy cừu bị mất trộm bằng cách mô tả chính xác về cái sân nơi bọn trộm cất giấu đàn gia súc. Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín mùi vào năm 30 tuổi. Nhiều người tìm đến bà để xin những lời tiên tri. Trong đó có cả “kẻ hủy diệt” Adolf Hitler. Hitler từng ghé thăm nhà Vanga và rời đi với gương mặt nặng trĩu. Không có nhiều người tin vào tiên đoán của những nhà tiên tri. Tuy nhiên, người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực. Vanga trở nên nổi tiếng vì những tiên đoán “thần thánh” của bà về những thảm họa toàn cầu.
Khả năng thấu thị của Vanga Dimitrova khiến biết bao người nể phục: Hằng năm có khoảng 100.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến xin gặp cụ bà. Người thương nhiều, kẻ nghét cũng lắm, đến nỗi, Vanga đã phải ngồi tù vì lời dự báo quá chính xác. Một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Sofia (Bulgary) được thành lập năm 1967 - chỉ dành cho mục đích làm sáng tỏ bí mật của hiện tượng thấu thị.
Giáo sư Georgy Lozanov, Trưởng nhóm chuyên gia phòng thí nghiệm đã mời Vanga làm thành viên danh dự: Nhà tiên tri mù này dù không biết chữ vẫn giữ chức trợ lý.Nhà của Vanga lúc nào cũng đầy thiết bị ghi âm và nghe lén. Các cơ quan an ninh Nga muốn ghi âm các mẩu đối thoại của bà với khách, rồi kiểm lại “từng dự đoán một” của bà.
Có thể khẳng định người đàn bà mù ấy thực sự biết trước chuyện sắp xảy ra chính xác đến 70-80% tất cả các trường hợp. Học giả Negribetsky nói: “Vanga có cách giải thích rất đơn giản về khả năng thiên phú của bà. Bà nói bà tự đặt ra câu hỏi trong đầu, và câu trả lời tự xuất hiện. Bà tin mình có lúc trò chuyện với đệ tử Diêm Vương, bà có thể thấy và nghe nhiều điều mà người khác thấy khó tin, và não bà cụ liên tục tìm kiếm thông tin như cỗ máy tìm kiếm vậy!”.Theo học giả Negribetsky, hiện tượng thấu thị dựa trên khả năng hiểu thấu đáo tương quan nhân - quả.
Ông tin rằng mọi thứ trên thế giới này diễn ra với một lý lẽ nào đó, và chẳng có thứ gì là ngẫu nhiên cả. Negribetsky đã phát triển và đăng ký độc quyền một phương pháp gọi là “Ổn định trường điện từ ở con người và vật thể không sống”. Ông đã tốn 20 năm cho nghiên cứu khoa học này. Các thí nghiệm minh họa được tiến hành tại Văn phòng EMERCOM của Nga để giám sát các tình huống khẩn cấp. Negribetsky cố tạo ảnh hưởng lên các sự kiện xấu, chuyển chúng sang dạng có lợi hơn. Nhà khoa học này cộng tác với Tập đoàn không gian Rosaviacosmos của Nga: Mọi cuộc phóng thử có ông tham gia đều thành công
.http://www.vuiveclub.net/diendan/showthread.php?t=26645
III. EDGAR CAYCE (1877- 1945)
Ông Edgar Cayce sinh năm 1877 tại một làng quê gần Hopkinsville thuộc tiểu bang Kentucky. Thuở nhỏ cậu Edgar học rất kém, năm lên 9 tuổi vẫn không biết đánh vần một chữ ngắn như chữ cabin. Một hôm ông bố kèm mãi không thấy con đánh vần đúng bèn bỏ ra ngoài và cho cậu bé nửa tiếng để ngồi ôn tập.
Cậu bé Edgar thay vì ngồi học đánh vần lại thiu thiu ngủ, và lạ thay, trong giấc mơ màng cậu nghe thấy tiếng ai nói vào tai "cứ ngủ đi, ta sẽ giúp con học".. Nửa giờ sau bị đánh thức dậy và tiếp tục đánh vần, thì kỳ diệu thay, cậu đánh vần trơn tru không những một chữ mà cả một tập! Suốt thời niên thiếu Edgar đã nhiều lần đắm chìm trong những cơn mê sảng kỳ diệu. Edgar bỏ học khi mới lên lớp 9, rồi làm đủ mọi việc: thư ký, bán sách, bán bảo hiểm, làm nghề chụp ảnh... lấy vợ, sinh hai trai, ngày ngày đọc Kinh... nhưng diệu năng chữa bệnh đặc biệt mới là nghề tay trái thường xuyên của ông. Nhờ một người cùng tỉnh nhà biết thuật thôi miên giúp ông thiếp đi và mỗi lần nằm "ngủ" như vậy ông bật ra khả năng chẩn bệnh và trị liệu cho nhiều bệnh nhân.
Tên tuổi ông bắt đầu được lan truyền, nhiều bác sĩ và khoa học gia tới tận tỉnh Hopkinsville xa xôi hẻo lánh để thử khả năng chữa bệnh của ông. Tờ báo Hearst mời ông lên Chicago ra mắt quần chúng, tên ông được nhắc tới trên nhiều tạp chí kể cả tạp chí Y khoa. Mỗi lần nhận được thư từ hỏi bệnh từ bốn phương gửi tới, ông nằm dài trên ghế, thở sâu như thiền định, thiếp đi trong cơn mê, đồng thời nghe bà vợ đọc to từng bức thư. Từ cơn mê ông phân định tật bệnh và chỉ dẫn cách chữa.
Năm 1927 những người hâm mộ gọi ông là "tâm thức vũ trụ" (Universal consciousness) và quyên góp xây hẳn một bệnh viện ở Virginia Beach cho ông chữa bệnh. Ông bị bắt 2 lần vì tội hành nghề Y khoa không có giấy phép và tội xem bói ở Nữu Ước, nhưng cả hai lần đều được tha bổng.Ngoài khả năng chữa bệnh kỳ diệu, ông Cayce còn có năng khiếu tiên tri tài tình.
- Tháng Tư năm 1929 ông đã đoán trúng cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán cho một broker mặc dầu khi đó thị trường chứng khoán Mỹ đang đà lên suốt mấy năm liền.
- Ông Cayce đoán trúng ngày khai chiến và ngày chấm dứt của hai cuộc Đại chiến thứ I và thứ II,- ngày độc lập của Ấn Độ, và Do Thái (ông đoán trước 15 năm việc lập quốc Israel).- cái chết của Tổng Thống Roosevelt và Kennedy.
- Ông cũng biết trước cuộc khám phá tia Laser và ngày tìm ra Cuộn Kinh Thánh Biển Tử (Dead Sea Scrolls)- Năm 1926 ông tiên đoán rất đúng cuồng phong ở Nhật, động đất ở Cali, sóng thần ở Phi Luật Tân.Sau đây là lời tiên tri của Edgar Cayce về tương lai thế giới:- Tự do dân chủ sẽ lan rộng khắp thế giới kể cả Trung Hoa.
- Những biến thái vật lý trên mặt địa cầu có thể làm Bắc Âu rơi xuống biển trong nháy mắt..- Nhật Bản sẽ bị động đất và núi lửa tàn phá.
- Tiểu bang North và South Carolina, Georgia, nam Alabama sẽ chìm xuống lòng đại dương.
- Thế Chiến thứ III sẽ xẩy ra và sau 1 năm chiến họa, văn minh thế giới hiện tại sẽ chấm dứt để nhường bước cho một thời đại hòa bình, tâm linh, thịnh vượng mới, dài 1000 năm.Cayce đặc biệt chú trọng tới đại lục Atlantis khi xưa chìm dưới biển sẽ trồi lên thành đất liền từ Vịnh Mexico tới bờ Địa Trung Hải. Ông nói về chuyện này tới gần 700 lần trong toàn bộ tiên tri.
Edgar Cayce tin vào luật luân hồi và năm 1936 trong cơn mê ông thấy mình sẽ tái sinh 200 năm sau, vào năm 2158, khi ấy Nebraska sẽ là bờ phía Tây của Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng Giêng năm 1945 ông Cayce nằm trong nhà dưỡng lão tại Roanoke, Virginia, tiên đoán là 4 ngày nữa sẽ là đám tang chính mình. Ông chết đúng 4 ngày sau đó. Ông thọ 67 tuổi. Ông để lại hơn 14.000 lời đề cập tới hơn 10.000 sự việc trong hơn 50 năm "đồng thiếp".
Hiện nay tại Hoa Kỳ, tên tuổi ông trong ngành khoa học huyền bí còn sáng chói hơn Nostradamus vì ông tiên tri nhiều về nước Mỹ, trong khi Nostradamus lại chú trọng vào Âu Châu, Trung Đông.
Theo đó:
1 - Lời tiên tri về tự do dân chủ lan tràn toàn cầu đã nghiệm đúng. Trường hợp Trung Hoa (và vài nước khác như Việt Nam, Cuba...) đang trên đà cải hoán và thể chế dân chủ trước sau cũng sẽ tới. Cayce đã đoán đúng phong trào trở về tâm linh tôn giáo ở Nga Sô. Biến chuyển này khởi đầu hành trình tìm kiếm giá trị tinh thần mới trên toàn thề giới sau khi Duy vật và Duy Tâm tranh chấp nhau suốt cả trăm năm.
2 - Những thay đổi bất thường về khí hậu trên thế giới và Hoa Kỳ do ảnh hưởng El Ninõ có thể đã được Edgar Cayce cảm nghiệm và diễn tả là mặt đất biến đổi đột ngột - "sudden physical changes in the earth surface" hoặc trục địa cầu bị chệch - "shifts in the polar axis", từ đó ông tiên tri về những phần đất sẽ chìm xuống biển. Bờ biển Đông, Tây Mỹ, Trung bộ nước Mỹ đều không tránh khỏi biến đổi. Los Angeles, San Francisco sẽ bị tàn phá trước cả New York; vùng an toàn theo Cayne vẫn là vùng Trung tâm Hoa Kỳ (Ohio, Indiana, một phần Illinois).- Bản đồ thế giới sẽ biến đổi, ông thấy trước những trận cuồng phong, cháy rừng, động đất, núi lửa, hạn hán, đất lở...là những thiên tai đã và đang xẩy ra.
Theo Edgar Cayce, luật ân huệ vượt lên trên luật nhân quả. Nếu không được Thượng Ðế ban ân huệ, thì chúng ta sẽ phải trải qua 20 năm xung đột bạo lực, đổ máu và có thể có chiến tranh hạt nhân trước khi trái đất đổi trục.Một nhà tiên tri Hoa Kỳ hiện đại, ông Gordon Scallion, một khoa học gia điện tử, cũng kinh qua những biến thái cơ thể giống Edgar Cayce: tự nhiên bị mất tiếng, nhìn suốt cơ thể bệnh trạng người khác, thấy luồng hào quang (điện từ trường ?) bao quanh người đối diện. Từ thập niên 80 tới nay, ông đoán rất đúng các thiên tai động đất, bão lụt tại California. Ông cũng cảnh giác về chuyển biến địa hình tại miền Tây và Nữu Ước giống như Cayce.
IV. SUDEIH BABU
Nhà nghiên cứu Spalding đã viết cuốn sách nghiên cứu về thế giới huyền bí ở Phương Ðông có nhắc đến nhà chiêm tinh nổi danh Ấn Ðộ là Sudeih Babu. Ông này là một học giả của xứ Ấn, có thể đoán biết quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi con người vô cùng chính xác.
Theo nhà chiêm tinh Sudeih Babu thì "Chiêm tinh học chuyên nghiên cứu sự vận hành của cac hành tinh để tìm hiểu ảnh hưởng của chúng lên mỗi con người. Mỗi người khi chào đời đều đã mang sẵn nghiệp báọ Nghiệp báo này tốt hay xấu là do những gì người ấy đã làm trong kiếp trước, nghiệp báo ấy trở thành động lực chi phối tác động lên họ.
Ðộng lực ấy được sức mạnh siêu nhiên trong vũ trụ phân phối và biến thành vũ trụ tuyến phản chiếu xuống mỗi đời người. Vậy thật ra các hành tinh không ảnh hưởng gì đến đời người cả mà chúng chỉ phản chiếu lại cái nghiệp quả, cái hành động mà mỗi con người đã làm trong quá khứ và ảnh hưởng đến cuộc đời hiện tại mà thôi..."
Nhà chiêm tinh lừng danh này sở hữu một căn nhà 49 phòng, chứa đầy các sách cổ Ấn Ðộ trong đó có bộ sách chiêm tinh quý giá là Brahma Chirta.... Và sau đây T.H xin trích một đoạn từ sách Hành Trình về Phương Ðông , nhà chiêm tinh Sudeih Babu nói về tương lai: ..."
Năm 1875 đánh dấu một bước tiến quan trọng, đó là sự phát triển khoa học văn minh cơ giới cùng thuyết "Tiến Hóa" của Darwin và phong trào Thiên Chúa giáo tự do. Từ đây bắt đầu một cuộc tranh cấp giữa tinh thần và vật chất. Có hai mãnh lực rất mạnh phát xuất từ hai bầu tinh tú đối cực gây nên phong trào Duy Tâm và Duy Vật. Thế kỷ 20 bắt đầu với sự phát triển cực thịnh của thuyết Duy Vật. Con người sẽ bị thúc đẩy vào các sự kiện vật chất, họ sẽ gặp các thử thách mà nhu cầu bao tử, khoái cảm xác thân tranh đấu với nhu cầu tâm linh một cách mãnh liệt. Ðến khoảng 25 cuối, từ 1975 trở đi thì phong trào Duy Tâm sẽ phát triển mạnh mẽ và được phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hóa tâm linh. Cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt đầu....
Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này sẽ có nhiều thay đổi và có những cố gắng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại, giai đoạn này rất quan trọng. Có hai loại người trên thế gian: Một loại đã thấy ánh sáng rực rỡ nơi cuối chân trời và định hướng để đi đến đó. Dĩ nhiên, họ sẽ chiến đấu cam go với các cám dỗ, các hoàn cảnh bất lợi sẩy ra chung quanh nhưng ở họ, hy vọng luôn sáng rỡ. Hạng thứ hai không cảm xúc được các tư tưởng thanh cao, không tin tưởng những điều cao thượng. Họ là những người lạc lõng, đáng thương vì họ sẽ phải học các bài học hết sức đau khổ cho đến khi họ hiểu biết và quay đầu về phía ánh sáng. Ðiều này đã và đang sẩy ra...
V. JEANE DIXON
Jeane Dixon là một nhà chiêm tinh hiện đại ở Washington, Mỹ. Từ khi lên chín, bà đã có khả năng thấu thị. Sau bà lấy chồng thì tài năng của bà càng tinh tế hơn. Năm 1952, bà tiên đoán về cái chết của tổng thống J. F. Kennedy nhưng bà quên thông báo rồi quên lãng.
Năm 1960, John F. Kennedy đắc cử tổng thống. Năm 1963, bà đã toan báo cho tổng thống về sự nguy hiểm của tổng thống mà bà đã nhìn thấy.Bà Dixon cố thuyết phục người thân của tổng thống là tổng thống nên bảo trọng vì ngày nguy hiểm đã gần kề. Tuy nhiên, không ai dám đưa lời tiên đoán ấy đến tổng thống vì Kennedy là một người rất ghét chuyện bói toán. Ngày thứ sáu 22, tháng 11/1963, Dixon cảm thấy lo lắng trong lòng, bà nôn nao hồi hộp thấy rõ và nhà tiên tri đã nói với một người bạn tên Harley Cope rằng: “Tôi rất lo, vì hôm nay chắc chắn tổng thống sẽ bị ám sát!” Và quả thật, sự việc đã xảy ra đúng như bà Dixon đã tiên đoán; Tổng thống Kennedy đã bị ám sát ở Texas.
Năm năm sau, tại hotel Ambassador ở Angeles, một nhà báo hỏi bà: Có phải Robert Kennedy sẽ làm tổng thống không? Bà trả lời không. Bà nói: Ông sẽ gặp một thảm kịch tại khách sạn này .
Tuần lễ sau đó khi Robert Kennedy đang diễn thuyết tại Hotel này, khi đứng cạnh cửa sổ thì bị bắn ngã. Trước đó bà đã khuyên Robert nên thận trọng nhưng tại họa vẫn cứ đến.
Tháng giêng năm 1942, bà khuyên nữ minh tinh màn bạc là Carole Lombard đừng đi máy bay trong 6 tuần tới . Carole Lombard đã đi máy bay an toàn, khi đi về bằng tàu hỏa, nhưng đoạn chót phải đi máy bay cho kịp về với chồng là Clark Gable. Máy bay gặp bão và cô đào màn bạc phải chết.
Nguyễn văn Hiệp (Sacramento, CA.)
đăng ngày 30/12/2007
(Viết theo lời kể của Thiếu Tướng Nguyễn văn Chức).
Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư lịnh Quân đoàn IV bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8 tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Buổi chiều nọ, khi tới dự bữa cơm tối tại tư dinh Thiếu Tướng Tư lịnh Quân Đoàn IV tôi thấy ngồi ở đầu bàn là một người còn nhỏ tuổi, quanh đó có mặt các ông Đai tá và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh Tư lịnh phó lãnh thổ của Quân đoàn. Trong chín ông Đại tá có cả Đại tá Nguyễn văn Ánh là Tư lịnh Sư Đoàn 4 Không Quân (ông nầy sau đó lên Thiếu Tướng và bị tử nạn máy bay). Khi mọi nguời vào bàn ăn thì được ông Tư lịnh Quân đoàn giới thiệu :“Đây là Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự được mời tới đây để ăn cơm với chúng ta”. Tiếp theo, ông giới thiệu từng thực khách với Ông Đạo Nhỏ một cách hết sức trân trọng.
Chỉ với người khoảng 8 tuổi mà tôi thấy Tướng Nguyễn Viết Thanh đối xử trang trọng lắm. Mọi người đều dùng cơm chay vì Ông Đạo Nhỏ không ăn mặn. Sau khi cơm nước xong xuôi, mỗi người được phân phát một tờ giấy và một cây viết chì. Tướng Thanh nói rằng :“Ông Đạo Nhỏ biết rất rành quá khứ vị lai (tức chuyện về trước, chuyện về sau) nhưng vì không nói chuyện được nên chỉ trao đổi bằng giấy viết”. Vậy là mỗi người viết câu hỏi mà mình muốn hỏi lên tờ giấy rồi chuyền tay đưa tới Ông Đạo Nhỏ. Đầu tiên là ông Tư lịnh Quân Đoàn Nguyễn Viết Thanh viết một câu hỏi đưa qua, Ông Đạo Nhỏ cầm viết, viết rào rào (nghiã là viết rất nhanh) bằng chữ Quốc Ngữ, xong rồi đưa lại cho ông Thanh.
Ông Thanh coi xong bèn úp tờ giấy xuống mặt bàn. Sau đó là tới lượt ông Chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh vì ông và ông Thanh ngồi hai bên Ông Đạo Nhỏ …Ông Đạo Nhỏ viết câu trả lời toàn bằng thơ, tôi ngồi gần nên liếc thấy hầu hết là thơ ngụ ngôn (mỗi câu năm chữ) sau ông Đai tá Ánh, Tư lịnh Sư đoàn 4 KQ là các ông Đại tá khác trong đó có Đại tá Huỳnh văn Lạc Tham mưu trưởng (sau nầy cũng lên Tướng và đang sống ở Sacramento, CA.). Tôi nhường hết cho mọi người chờ đến lượt cuối cùng, tôi viết trong giấy là :“Xin Ông Đạo Nhỏ cho biết tương lai vận mệnh của tôi trong cuộc chiến tranh nầy ?” Tôi đưa cho ông Thanh, ông Thanh coi qua một chút rồi chuyển cho Ông Đạo Nhỏ.
Ông Đạo Nhỏ viết xuống mấy chữ chuyền tới lui thì ra ông viết rằng “đưa về nhà rồi sẽ cho sau”; ông không cho liền trong khi mấy ông kia thì trả lời ngay. Sau đó, Ông Đạo Nhỏ tỏ ý muốn đi ra đằng sau chơi, ông Tướng đích thân dẫn Ông Đạo Nhỏ ra phía sau hàng ba để Ông đi lại nơi cái bàn có cái ghế và ngồi chơi một mình. Số người còn lại trong nầy chuyền tay nhau những tờ giấy có câu trả lời của Ông Đạo Nhỏ, không ai dấu diếm. Tôi đọc bài thơ của ông Thanh thì câu cuối cùng mà Ông Đạo Nhỏ viết là “Tu mau đi kẻo muộn !”.
Còn bài thơ của ông Đại tá Ánh, của ông Đại tá Trưởng phòng Nhì cũng viết là “Tu mau đi kẻ muộn !” (cả ba ông đều có một câu kết như nhau). Riêng của ông Hạnh thì Ông Đạo Nhỏ cho một bài thơ Đường luật gồm 8 câu 7 chữ, câu cuối cùng là “Thân bại danh liệt tướng miền Tây” tôi chỉ nhớ câu chót thôi không thể nhớ hết nguyên bài. Mấy người còn lại trong đó có một ông Đại tá người Huế làm bên Tiếp vận Vùng 4 cũng được một bài thơ nhưng bình thường thôi, không có gì đặc biệt. Sau khi bàn luận qua lại một hồi rồi giải tán. Thiếu tướng Thanh nói với tôi là Ông Đạo Nhỏ muốn về nhà của tôi và sau đó nhờ tôi đưa Ông Đạo Nhỏ về Hồng Ngự. (vì tôi có một chiếc trực thăng riêng muốn sử dụng lúc nào cũng được).
Tôi chở Ông Đạo Nhỏ về nhà rồi kêu chú lính trực đem một cái ghế bố với đầy đủ mùng mền cho ông nghỉ ngơi ngay tại phòng khách (ban tối, chú lính mở ghế bố ra rồi đến sáng thì thu dọn lại sạch sẽ). Khi tôi xuống Cần Thơ làm việc, vợ tôi giao cho tôi đứa con gái lớn đang học lớp Bảy nên phải xin chuyển trường cùng với ba đứa con trai nhỏ nhứt (còn mấy đứa lớn đang học ở Saigon) gồm đứa 7 tuổi, 6 tuổi và 5 tuổi.
Mỗi ngày, đứa con 7 và 6 tuổi thì đi học còn đứa 5 tuổi vẫn còn ở nhà chơi với Ông Đạo Nhỏ nhưng Ông nầy lại không thích chơi giởn. Sáng dậy, tôi và Ông Đạo điểm tâm bằng cháo trắng, trong khi tôi ăn với đường hay thịt cá thì Ông ăn ba chén đàng hoàng nhưng với muối. Đặc biệt là dù trời lạnh hay nóng Ông cũng đều thích ra ngồi phiá sau nhà, nơi nầy tôi có che một cây dù nhà binh, ông huớng mắt về phía Nghiã trang Quân Đội ngồi yên, không nói gì cả cho tới trưa khi tôi đi làm về thì vào ăn cơm chay với tôi. Sau bữa ăn cơm tối, tôi viết mấy câu nhắc lại câu hỏi của tôi lúc trước thì Ông trả lời là “hãy đợi đến ngày Rằm” tức là khoảng 7, 8 bữa nữa.
Trong thời gian lưu ngụ đó, nhiều khi con tôi đi học về đến nắm tay, nắm chân kéo ra ngoài chơi giỡn nhưng Ông cứ ngồi im thin thít không nói, không rằng và không thích vui đùa như mấy đứa con nít cùng trang lứa. Đến ngày Rằm, tôi cho mấy đứa con đi ngủ sớm, đóng cửa phòng không cho ra ngoài, rồi chuẩn bị vào phòng khách để đàm đạo với Ông Đạo. Ông Đao viết lên giấy biểu tôi đốt hai cây đèn cầy đỏ thật lớn để trên hai cái chân đồng và tắt hết đèn điện. Sau đó, Ông biểu tôi lấy ra một tập giấy học trò 200 trương và một cây viết nguyên tử. Ông bắt đầu viết lên tờ giấy :“Ông cứ đặt câu hỏi và viết lên đây mỗi trang giấy là một câu hỏi !” Còn nhớ, khi Ông cho mấy ông Tướng Tá kia thì mỗi người chỉ được một bài thơ còn riêng tôi thì cả một cuốn tập 200 trương. Đại ý những điều Ông viết về vận mệnh cho tôi như thế nầy là :“Khi tôi về già, cái mệnh của tôi cũng như Ông Khương Thượng (tức KhươngTử Nha) đời nhà Châu giúp vua Châu diệt nhà Thương (hoàn toàn được viết bằng những bài thơ).
Về già, tôi sẽ đảm nhận vai trò giống như ông Khương Tử Nha ngồi câu trên sông Vị thủy chờ Châu văn Vương tới rước làm Đại tướng quân cầm quân đánh vua Trụ chớ không phải như lúc còn trẻ”. Ông còn viết thêm là “ông có quyền hỏi tất cả những gì mà ông muốn biết”. Thế là, tôi lật trang kế tiếp, tôi hỏi về chuyện quốc gia, đến khi hết chuyện quốc gia là đã lên tới 100 trương rồi nhưng ông cứ cho hỏi hoài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya. Tôi hỏi đâu, ông cho đó …đặc biệt, tất cả đều trả lời bằng một bài thơ chớ không phải văn bình thường. Tôi không hiểu tại sao một người chỉ mới 8 tuổi mà làm thơ đủ vần, đủ điệu như vậy.
Tôi thử ông tới những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luôn cả bài toàn chữ B. Ông cũng cho tôi bài thơ Quốc Ngữ khởi đầu toàn là chữ B mà lại viết liền không cần suy nghĩ, thật là một người có bộ óc thông minh kinh hồn không thể tưởng tượng được. Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ, đại ý là :“Miền Nam không đứng vững, không đủ khả năng đánh bại miền Bắc”. Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long Hoa.
Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết chuyện gì ?” Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi, còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông” tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa. Đến nay, khi tôi kể lại tôi còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình thôi đâu.
Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghiã là khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới có Hội Long Hoa). Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng giải đáp. Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó.
Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn. HồngKông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi. Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất. Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển, nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây, rồi ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.
Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan. Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá, chỉ trừ có Úc Châu và Tân Tây Lan mà ông cho là Thánh điạ.
Đến đây, tôi nói với ông là cũng đã khuya rồi, chú lính đã giăng mùng sẵn, mời Ông đi nghỉ.(Về chuyện hậu vận của tôi, tôi cũng có hỏi và được giải đáp đầy đủ nhưng vì thuộc về cá nhân nên tôi không thể nói được, ngoại trừ việc về già giống trường hợp ông Khương Thượng như đã nói ở phần trên. Bởi vì tin vào vận mệnh đó mà tôi mới dám qua Cam-pu-chia ở 10 năm và chiến đấu bên đó từ năm 1984 đến năm 1994). Sáng hôm sau ông viết lên giấy đòi về nhà, tôi cho gọi trực thăng tới để đưa ông đi, ông viết cho tôi là “tôi biết ông có đủ khả năng để xây cất một cái Miếu đường cho tôi để tôi có chỗ ở mà thờ phượng”.
Tôi trả lời “Được, tôi sẽ giúp ông Đạo nhỏ”, ông cầm tờ giấy đó xếp lại và bỏ vào túi. Tôi đưa ông ra trực thăng bay lên núi Sam (Châu Đốc) kiếm ông Thiếu tá Công binh của tôi đang bắn đá ở đó, tôi gọi Radio trước cho ông nầy nên trực thăng vừa tới là ông leo lên cùng bay về Hồng Ngự với tôi và Ông Đạo Nhỏ. Khi trực thăng đậu ngay sân Chi khu là có sẵn chiếc xe Jeep chờ sẵn chở chúng tôi đến nơi mà Ông Đạo Nhỏ muốn xây cất miếu.
Nhà ông ở cũng gần chợ Hồng Ngự, ông viết giấy đưa cho tôi nói đây là đất nhà của ông. Tôi nói với ông Thiếu tá :“Thiếu tá cố gắng giúp Ông Đạo Nhỏ xây cái Miếu ở đây còn phương tiện hay cần vật liệu gì, Thiếu tá cứ viết giấy về Liên đoàn lãnh vật liệu lên làm”, tức là tôi cung cấp toàn bộ và cho các anh em CB gồm cả một tiểu đội để việc xây cất càng nhanh càng tốt. Ông Đạo Nhỏ lấy giấy viết vẽ sơ sơ ra cái nền vuông rồi ngăn vách phân biệt nơi nào để thờ phượng, nơi nào là chỗ ngủ của ông, chỗ để quần áo, nơi thay quần áo, rồi chỗ ở của người tu chung với ông, rồi cái bếp, cái nhà tắm, cầu tiêu…
Nơi nào ông cũng có viết chữ trong đó, ông vẽ khéo lắm như một kiến trúc
sư vậy. Ông còn cho cả chiều ngang khoảng 12 thước còn chiều xuôi chừng
16-18 thước. Diện tích cũng giống như một căn nhà chớ không nhỏ lắm,
còn trên cái nóc thì muốn làm sao cứ làm. Riêng phía trước chỗ phần thờ
phượng thì chiếm 1/3 căn nhà có xây một cái trang ở trên, rồi có cửa
trước và có cửa ra vô hai bên hông.
Công tác nầy do anh em Công Binh hoàn thành khoản 20 ngày dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Hoàng bá Hải (Ông nầy có lẽ là người Nha trang nhưng nói giọng miền Nam, rất lanh lợi, làm Giám đốc hầm đá núi Sam khoảng 7-8 năm). Sau khi hoàn tất, ông Thiếu tá nầy có mời tôi lên ăn Khánh Thành nhưng lúc đó rất bận nên tôi không thể đến dự. Chính ông và Ông Đạo Nhỏ cùng mọi người làm lễ Khánh thành trước khi Ông Đạo Nhỏ dọn vào ở. Còn tên miếu là gì thì tôi không biết. Tôi cứ cầm tập thơ viết đầy 200 trương nầy coi đi coi lại hoài, nghiền ngẫm những điều ghi trong đó, sau đó tôi cầm về Saigòn cẩn thận cất vô tủ sắt trong nhà.
Tôi có người bạn là Bác sĩ Nguyễn bá Khả (có người em là Bác sĩ Nguyễn bá Tín), người Bắc di cư năm 1954, cha mẹ vẫn còn sống và đang ở chung với ông ở Cư xá Lữ Gia, Saigon. Ông Bác sĩ nầy rất đàng hoàng và nhân ái. Trước cửa phòng mạch của ông ở đường Gò công, Chợ lớn có dán tờ giấy ghi là “Kẻ nghèo khổ và người tu hành được khám bịnh miễn phí”.
Ông làm Tổng trưởng Y tế trong thời gian Nguyễn cao Kỳ là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương. Khi ông đi họp bên Phi luật Tân thì ở bên nhà ông Chánh văn phòng của ông là người miền Nam bị ông Kỳ ra lịnh cho Đại tá Liễu, Giám đốc Cảnh sát bắt đem giam trong khám Chí Hòa. Nhóm trí thức và dân biểu gốc miền Nam chống ông Kỳ về vụ bắt giam nầy, ông Kỳ đổ thừa là Bs. Khả ra lịnh.
Ông Khả đang họp ở Phi Luật Tân có người gọi điện thoại báo cho ông, ông liền bỏ họp trở về Việt Nam. Ông vô Văn phòng ông Kỳ mạt sát ông nầy dữ dội :“Ông làm như vầy là sai ! Tại sao Đổng lý Văn Phòng của tôi mà ông ra lịnh bắt, tại sao ông không nhận lại đổ thừa là tôi ra lịnh ?” Sau khi sỉ vả ông Kỳ một hồi rồi đưa thơ từ chức, không làm nữa. Ông còn nói rằng :“Tôi muốn giúp ông để làm việc nước nhưng ông đã làm trái với nguyện vọng của tôi nên tôi không chấp nhận làm việc chung với ông nữa, tôi muốn trở về làm dân”.
Sau đó, Bs. Khả trở về nhà và buồn bực lắm. Thấy vậy, tôi mới mời ông tới nhà tôi chơi và cho ông xem quyển sách đó. Ông ngồi với tôi vừa uống nước vừa xem hết 200 bài thơ trong đó. Ông là một Bác sĩ có bằng cấp của Pháp, du học bên Pháp nên thuộc loại Bác sĩ giỏi. Xem xong, ông không nói năng gì và ra về. Trước khi về lại Cần Thơ, tôi đem cuốn sách đó cất vào tủ sắt. (Lúc bấy giờ ông William Colby đang làm Cố vấn cho chương trình Phụng Hoàng).
Đến tháng sau, tôi trở về Saigon thăm vợ con, tôi mở tủ sắt ra coi lại thì quyển sách của tôi đã bị mất, luôn cả bản đồ vẽ đủ thứ trên đó cũng bị mất. (Tôi nhớ Bs.Nguyễn Bá Khả cũng có coi qua bản đồ nầy !). Tôi hỏi Bác sĩ Khả có nói với ai về quyển sách nầy không, ông trả lời :“Tôi với anh là bạn mà, tôi coi xong rồi thôi, có nói với ai đâu !” Tôi cố tình tìm kiếm vẫn không ra rồi từ từ cũng không còn nhắc tới nữa, nhưng tôi tiếc lắm. Lâu lâu tôi cũng muốn giở ra coi để biết thời cuộc, vì đây là sách thiên cơ mà tôi tin tưởng.
Đến năm 1975 khi tôi sang được Hoa Kỳ, ở thành phố Roseville, CA. thì được ông Colby gởi lời mời lên nhà chơi. Lúc đó, ông đang là Giám đốc CIA của chánh phủ. Khi tôi đến nhà thì được bà vợ ra tiếp đón còn ông thì đi làm, trưa đó mới về gặp tôi. Ông lấy cho tôi một cái Hotel bên ngoài và một tài xế để tôi tiện việc đi chơi đây đó nhứt là đi vòng vòng thăm Hoa Thịnh Đốn cho biết.
Trong lúc ăn cơm, tôi kể lại câu chuyện về Ông Đạo nhỏ cho ông Colby nghe. Nghe xong, ông Colby chỉ cười và nói ông biết rồi. Tôi hỏi tại sao ông biết. Ông trả lời chính Bs. Khả báo cáo với ông. Hóa ra là Bs. Khả làm việc cho CIA mà tôi đâu có biết ! Colby nói là ông đã cho người lúc ban đêm mở cửa vào nhà tôi và mở tủ sắt lấy hết hồ sơ đó. Tôi hỏi ông lấy để làm gì, ông nói sau khi lấy xong thì cho người mang tay về Hoa kỳ, vì ở CIA có một Ban chuyên môn nghiên cứu về chuyện đó và để tại đây cho họ nghiên cứu.
Tôi nói :“Thôi bây giờ đã nghiên cứu xong rồi, cho tôi xin lại dù là bản sao cũng được”. Ông nói :“Không được ! Nó đã thành một văn kiện mật, rất tối mật. Chính Tổng thống Mỹ cũng không được xem chớ đừng nói việc trả lại cho you !” nên tôi đành chịu thôi. Đầu năm 1978 có hai vợ chồng ông Thiếu tá gốc Phật Giáo Hòa Hảo ở Nam Cali lên Sacramento thăm bà con ở đây. Ông có gặp và kể cho tôi nghe về chuyện Ông Đạo Nhỏ. Ông Thiếu tá nầy quê ở Rạch giá có vợ ở Hồng ngự, ông là Tiểu Đoàn trưởng Sư đoàn 9 BB nhưng sau biến cố 1975, vợ chồng ông trở về Hồng Ngự trốn lánh, nhờ bà con chung quanh che chở không ai tố giác thành ra ông không phải đi học tập cải tạo. Nhà bên vợ có một miếng ruộng ở giữa đồng nên vợ chồng ra đó làm ruộng từ năm 1975 đến năm 1977 mà không bị bắt. Ông nói, ông có đến gặp và biết Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự. Ông Đạo ở đó lo tu hành và chữa bịnh. Những bịnh nhẹ và ma quỷ thì ông làm hay lắm còn về nóng lạnh hoặc sốt rét thì chữa không được khá, đặc biệt, bịnh thuộc về ma hành quỷ bắt hay điên loạn thì ông chữa đươc hết.
Vào một buổi sáng sớm vào năm 1977, trong lúc vợ chồng ông đang nhổ mạ để sửa soạn cấy thì thấy có một người mặc áo dài đen, mặc quần trắng, đầu trần tóc hớt chải coi trẻ lắm và mang dép da từ trong chợ Hồng Ngự đi ra (từ đó cách chợ Hồng Ngự mấy cây số). Sau đó, hai vợ chồng đứng dậy chào vì biết người vừa tới đó là Ông Đạo Nhỏ.
Ông Đạo lúc bấy giờ đã 17 tuổi rồi. Thấy hai người đứng dậy chào thì ông chỉ vô thúng xôi (khi họ đi đồng thì thường đem theo một cái thúng trong đó có đựng cơm nếp, muối mè và nước uống…). Ông chồng hiểu ý, lấy một chén xôi rắc muối mè rồi đưa cho ông Đạo, ông Đạo ngồi xuống bờ đất ăn ngon lành. Ăn xong chén xôi, ông chỉ hủ nước. Ông chồng lấy cái chén sạch rót cho một chén nước đưa cho ông. Uống xong, ông đứng lên chắp tay xá một xá rồi băng ngang đồng đi về hướng Cao lãnh. Hai vợ chồng lui cui nhổ mạ để kịp cấy nên lơ là, lúc đó chỉ độ 8 giờ sáng, nên ông Đạo mất dạng lúc nào cũng không ai hay biết. Từ đó, Ông Đạo Nhỏ không còn trở về ngôi miếu của ông nữa.
Sự việc nầy, theo tôi nghĩ là do cái linh ứng của Đức Phật Thầy đã chuyển kiếp qua Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ rồi sau đó lại chuyển qua Ông Đạo Nhỏ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì khi tôi hỏi Sư phụ của tôi, ông đã cho tôi biết. Sư phụ tôi là một vị Hòa thượng người Quảng Ngãi. Năm 1974, ông đã được 104 tuổi rồi. Lúc còn trẻ, ông tu ở Quảng Ngãi rồi sau đó đi ra Hà Nội và qua bên Tàu. Ông lại đi theo các ông sư Miến Điện về tu ở Miến Điện 5 năm, học ngôn ngữ và chữ viết Miến Điện rồi lại đi theo mấy ông sư nầy hành hương qua Nepal rồi đến Tây Tạng ở đó tu suốt 30 năm nữa.
Sư phụ tôi có thể nhịn đói 3, 5 năm mà không chết và có thể chết 100 ngày hay 50 ngày rồi sống lại, ông đã biễu diễn nhiều việc làm tôi phải hết hồn. Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới ông đều biết cả. Tôi đã đưa một ông Đại tá người Đức tới thăm ông, lúc đó ông đang ở trong Chợ lớn được mấy người Tàu cất cho một cái am nho nhỏ để tu hành cùng với một tiểu đồng, khi người Đức tới hỏi tiếng Đức thì ông cũng trả lời ngay bằng tiếng Việt. Lúc trước, tôi có dẫn một đồng bào người Thượng gốc Rhađê biết nói tiếng Việt tới hỏi chuyện với ông bằng tiếng Rhađê thì ông trả lời bằng tiếng Việt liền, người nầy hỏi cái gì ông lền trả lời ngay cái nấy. Có lần, tôi đem ông Đại úy người Anh đến thì cũng được trả lời rất rành rẽ bằng tiếng Việt, khi ông nghe thì hiểu ngay nhưng không nói được thứ tiếng đó mà trả lời bằng tiếng Việt.
Tôi đưa nhiều người ngoại quốc tới gặp ông đều được trả lời bằng tiếng Việt rồi tôi thông dịch lại bằng tiếng Anh và đều được thỏa đáng. Sau đó tôi còn đưa một ông Đại úy Ấn độ tới thì cũng như mấy lần trước nghĩa là khi hỏi bằng tiếng Ấn thì được trả lời bằng tiếng Việt. Sau đó ông khuyên tôi là đừng mắc công đưa người ngoại quốc tới nữa. Ông tu đến mức là đọc được ngôn ngữ xuất phát từ tư tưởng con người. Người ta nói gì mặc kệ nhưng ông đọc được tư tưởng của họ nên biết họ muốn hỏi về việc gì vì tư tưởng họ phát ra lời nói ấy. Rõ ràng là Sư phụ tôi đã tu đến cái mức cao thâm rồi.
Sư phụ đã chỉ dạy cho tôi cái pháp gọi là “Ngũ hành tương sanh tương khắc” để đở đạn, không bị đạn vô trong người. Sư phụ còn cho tôi biết, khi mình khấn vái cái gì mình không cần phải nói ra bằng miệng, mình chỉ nghĩ trong tư tưởng rồi chấp tay làm thinh khấn vái thì cái lời khấn cầu của mình sẽ tới người nghe liền, chỉ nhìn cái tư tưởng của mình là người ta biết ngay chớ không cần phải nói ra bằng lời.
Luyện pháp “Ngũ hành tương sanh tương khắc” là để khi đạn bắn vô người thì nó bị trợt ra ngoài, nhưng muốn luyện cái pháp môn nầy phải mất công phu nhiều lắm. Sư phụ tôi là người không những biết pháp mà còn biết bùa chú nữa. Chẳng hạn như có hôm, đang ngồi nói chuyện trong bàn tròn trước sân am của ông thì có một anh du đảng người Tàu say rượu bước vô nói bậy, nói bạ rồi tự kéo ghế ngồi. Sư phụ tôi nói :“Chú đi ra ngoài chơi !” Nó nói : “Ngộ không có li !” Ông đưa cái tay lên như vầy (giống như tung chưởng ra) tức thì tên nầy bật ngữa ra sau lăn mấy vòng, hoảng hồn chạy tuốt ra ngoài.
Còn bên trong am, tôi có cho ông một cái bàn viết bằng sắt của Mỹ với cái ghế còn rất mới, ở phiá sau lưng ông có một cái tượng Phật bằng vàng do người Tàu đem cúng nặng năm lượng để lộng trong một cái hộp bằng kiếng, khiến ai nhìn cũng ham muốn. Nhiều đứa ăn trộm tới định đánh cắp nhưng khi vừa đưa tay ra thì đứng ngay tại đó luôn cho tới sáng, đợi ông thức dậy xin tha mạng.
Ông đưa tay giải bùa cho nó, nó té xỉu xuống đất nằm một hồi rồi tỉnh dậy chay đi, nên thấy ông Phật bằng vàng mà không ai ăn cắp được. Còn tiền của ông để hai bên hộc bàn không bao giờ khóa mà không ai dám ăn cắp. Ông chuyên môn chữa bá bịnh, bịnh nào ông chữa cũng hết.
Tuy nhiên, bịnh nào không chữa khỏi thì ông nói chữa không được, ông nhìn mặt bịnh nhân là biết chữa được hay không (người Tàu trong Chợ lớn tin ông ghê lắm), bịnh mà mấy Bịnh viện chê đều đem tới cho ông. Tôi đã chứng kiến việc nầy nhiều lần, ông hỏi người bịnh đang nằm ngáp ngáp, ông vừa hỏi vừa lấy tay rờ lên trán rồi ông để hai ngón tay dưới lòng bàn chân bấm vô một lúc là thấy hết ngáp ngáp. Ông nói :“Ngồi dậy !” là bịnh nhân tức thì ngồi dậy. Kế đó, ông hỏi thẳng bịnh nhân bịnh tình thế nào rồi viết cho mấy toa thuốc, căn dặn kỹ lưỡng cách cho uống như thế nào. Nhưng trước khi chữa bịnh, ông thường đặt vần đề tiền, ông bảo đảm bịnh nầy có thể chữa sống hai năm nữa hay sáu tháng nữa hoặc một năm nữa.
Ông thường nói thẳng vấn đề tiền bạc nếu thân chủ đồng ý là ông chữa, tùy theo căn bịnh mà ra giá, có thể là năm trăm ngàn hay tám trăm ngàn hoặc hơn nữa và cũng tùy theo kinh tế của gia đình người đó. Mà hễ khi nói đến tiền là phải chạy ngay về nhà đem tiền đến thì ông mới chịu chữa, thường thì người giàu lấy nhiều còn người nghèo thì lấy ít.
Khi nhận tiền, ông không cần đếm lại cứ thẩy vô hai hộc tủ đó. Số tiền nầy ông không xài, ông có một lô đệ tử nghèo khổ đang làm thuê vác mướn, nếu vợ con gặp đau yếu thì tới ông, ông chữa trị giúp cho mà còn đưa tiền để về nhà lo chạy gạo hoặc mua thuốc. Đám nghèo khổ tới chữa bịnh đều được ông cho tiền. Có một việc ông làm cho tôi sợ là từ năm 1970 đến 1974, mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy là tôi phải đi vô am của ông, đem ông vô nhà sau tắm rửa cho ông. Lúc bấy giờ ông già lắm rồi, người của ông còn chừng hơn hai mươi ký lô còn cái vòng bụng của ông từ đằng trước ra phía sau lưng thì không bằng một gang tay. Thân thể ông chỉ như bộ xương vì từ năm 1970 đến năm 1974 ông không còn ăn gì nữa nhưng đi đứng vẫn bình thường, mỗi ngày chỉ uống mấy tách nước trà vậy thôi.
Mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy từ năm 1970 tới năm 1974 là tôi phải vô tắm cho ông (mỗi năm chỉ tắm một lần). Tôi kỳ rửa bằng sà bông sạch sẽ rồi đưa quần áo cho ông mặc vô, sau đó ông nằm lên “đi-văng” đặt ở phòng khách rồi đắp mền lên người. Ông nằm dài ngay ngắn ra đó thẳng hai tay hai chân rồi niệm “Nam mô A Di Đà Phật” ba lần, rồi từ từ làm thinh luôn. Ông đã dặn tôi trước đó, là :“Thầy sẽ chết giả 49 ngày”. Việc nầy bắt đầu từ năm 1970, thành ra tôi phải cho người nhà tới canh chừng 24 trên 24 giờ và giữ nhà cho ông. Tôi sợ bị chuột cống lên cắn ông nên phải lấy mùng giăng cho ông trong thời gian nằm đó. Khi ông nằm như vậy một lúc, tôi rờ thử lổ mũi thì thấy ông đã hết thở, còn thân thể tới chiều thì xám xịt và đến ngày hôm sau là lạnh ngắt như cái xác chết.
Đúng 49 ngày sau lúc 12 giờ trưa thì người trực ở đó cuốn mùng lên, lấy mền ra thì xác ông vẫn nằm nguyên đó, nhưng từ từ tôi thấy mấy ngón tay ngón chân của ông bắt đầu nhúc nhích. Sau đó, ông ngồi bật dậy, lấy hai bàn tay chà lên mặt mấy cái rồi cười “hả hả” trở lại tươi tỉnh bình thường như cũ. Lúc ông chết giả, tôi có đưa Bs. Khả tới thử nghiệm. Ông Khả đem máy móc y khoa tới, ông dùng máy đo áp suất máu (tâm động đồ) thì chỉ thấy một đường chạy ngang tức là tim không còn đập, nhưng khi dùng máy đo Encephalogram kiểm soát bộ óc coi có còn làm việc hay không thì thấy nó chạy bình thường giống như người đang nằm ngủ. (Bác sĩ Khả lúc bấy giờ cũng là đệ tử của ông).
Tới tháng Giêng năm 1974 thì ông nói trước :“ Ngày Rằm tháng Bảy nầy, Thầy sẽ về núi”. (về núi tức là chết thiệt). Ông nhắn cho 12 người Đại đệ tử phải có mặt đầy đủ ở bên ông. Đến chừng đó, tôi mới biết tôi là người Đại đệ tử thứ 12. Ông hẹn 10 giờ mới được gặp mặt, ai tới trước cũng không được vô. Đúng 10 giờ, chúng tôi bước vô thì ông ngồi dậy với tư thế xếp bằng. Ông nhắn nhủ rằng :“Cái đời khổ sắp tới rồi ! Các con phải rán giữ gìn tâm ý, làm điều thiện và lo tu hành”. Ông còn nói thêm một câu nữa :“Trước khi đi về thế giới khác, các con nên biết là 49 ngày của 4 năm sau cùng nầy, Thầy đã đi về cõi khác (Thầy để cái xác nằm ở đây nhưng linh hồn về cõi khác), đường đi nước bước là Thầy rành lắm, nơi cõi khác đó, nơi thế giới khác đó đều có mặt những vị đã tu thành chánh quả.
Qua sang năm (tức năm 1975) thì miền Nam sẽ gặp đại nạn. Người nào tiền nhiều thì tội nhiều, người nào chức trọng quyền cao chừng nào thì tội càng nặng chừng nấy. Hòa thượng, sư sãi, ni cô, cha cố, dì phước tất cả mọi người đều phải tự cày cấy, trồng trọt mới có cái ăn. Dân chúng không còn có khả năng cúng dường nữa và cái đại nạn nầy sẽ trên dưới 30 năm rồi cơ trời mới chuyển, tự nhiên cái nạn nó mới hết”. (Khi Thầy tôi nói “trên dưới 30 năm” thì phải hiểu theo Toán học : trên 30 năm là 35 năm, dưới 30 năm là 25 năm, khoảng 10 năm đó là con số “du di” lên xuống cho nó chẳn. Năm nay là 32 năm rồi thì hy vọng 3 năm nữa mới hết cái đại nạn).
Sau khi nói xong câu nầy thì Thầy cho phép đệ tử mỗi người được hỏi một câu hỏi. Bắt đầu là Đại đệ tử thứ nhứt được lên hỏi, mà muốn câu hỏi không cho người khác biết nên phải kê miệng vô lổ tai ông nói nhỏ rồi kê lổ tai vô ngay miệng ông để nghe câu trả lời. Người Đại sư huynh của tôi là một ông Lục người Cam-pu-chia, ông ở đâu dưới miền Nam đến khi ông tới đây, tôi mới được biết. Lúc đó ông đã hơn 80 tuổi rồi, vì là người Việt gốc Miên nên nói được tiếng Việt. Sau khi nghe Thầy trả lời, ông chắp tay xá một cái rồi đi xuống ngồi yên lặng ở đó, kế đó, tất cả mọi người tuần tự đi lên. (Bữa đó, Bác sĩ Khả được ông Thầy cho phép nên cũng có mặt. Bác sĩ Khả chỉ là đệ tử người sư huynh của tôi vì cũng muốn học môn nhịn đói).
Tôi là người Đại đệ tử cuối cùng nhưng nhường Bác sĩ Khả lên trước. Ông Khả lên đặt miệng vô lổ tai ông Thầy hỏi một câu, sau đó định kê lổ tai vô miệng Thầy để nghe trả lời thì ông Thầy lấy tay đỡ mặt Bs. Khả ra rồi nói lớn lên câu : “Phụ mẫu tại đường bất khả viễn du”. Ông Khả nghe xong quỳ xuống xá một xá rồi đi xuống ngồi yên. Đến lượt tôi lên, tôi hỏi nhỏ :“Thưa Thầy ! Nếu cái chuyện nó xảy ra như Thầy nói, con phải làm sao ?”. Ông nói nhỏ trong lổ tai tôi rằng :“Con nghĩ sao, con làm vậy.” (có nghiã là lúc cái đại nạn nó tới, tôi nghĩ sao thì tôi làm vậy).
Vì vậy, khi gần tới ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đã cho vợ con tôi lên máy bay đi Mỹ trước theo đám Cố vấn Mỹ mà không cần giấy tờ gì hết, vì lúc đó tôi đang làm Thứ trưởng của Phủ Quốc vụ khanh đặc trách cứu trợ nạn nhân định cư. Tôi nghĩ, tôi có khả năng nhịn đói cả tháng nên có thể vô rừng ở hoặc đi bộ qua Thái Lan cũng dễ dàng nên quyết định ở lại. Cuối cùng, như một phép lạ tôi được đưa lên trực thăng tại DAO ở Tân sơn Nhứt bay ra hạm đội Mỹ vào giờ thứ 25 với tư cách là một Mục sư Tin lành chớ không phải là một Thiếu tướng của Quân lực VNCH./.
Nguyễn văn Hiệp
(Sacramento, tháng 8 năm 2007).
Link:
http://www.blogger.com/%3Ca
Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”
Trần Văn Tư
đăng ngày 22/03/2008
Qua Website bskh.net tôi được biết chuyện ông “Đạo Nhỏ” của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp ghi lại lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Lòng còn ngờ ngợ như chuyện huyền thoại, tôi in và photo ra để có chủ đề đàm đạo với các vị đạo hữu trong bổn đạo. Qua tiếp xúc và dò hỏi nhiều người, may mắn gặp được anh Trần Văn Tư là người đã xác nhận chính anh là người có tiếp xúc trực tiếp và khẳng định chuyện trên là sự thật. Nay xin được ghi lại lời của Anh Trần Văn Tư để Quý vị Đạo hữu tham khảo.
Phước Đồng.
Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”(Viết tiếp theo bài viết của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp)Vào khoảng năm 1969, tôi là lính của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Trước đó tôi cũng đã biết ông Chức vì mẹ vợ tôi là cô ruột của tướng Chức. Vã lại hoàn cảnh lúc đó tôi tới tuổi quân dịch, tôi sợ đi bộ binh dễ nguy hiểm, nên xin theo làm lính Công binh của Tướng Chức. Tôi biết Ông Chức rất sùng kính đạo Phật. Lúc mẹ ông mất, ông về Sa Đéc thọ tang mẹ. Khi chôn cất mẹ xong, thì ông cao trọc đầu.Các phái đoàn từ thiện quốc tế đến Việt Nam, ông đều rước về nhà lo ăn ở chu đáo, xe đưa đón đàng hoàng. Ông rất tôn kính ông Tư Sự và Ông Đạo Nhỏ. Phép nhịn đói của ông là do ông Tư Sự truyền cho.
Riêng về ông Đạo Nhỏ, thì có lần ông Chức rước cha của ông Đạo Nhỏ và ông Đạo Nhỏ về nhà riêng của ông tại ngã tư đường 3/2 - Nguyễn Tri Phương (ở kế tiệm ảnh của NS.Thanh Điền bây giờ). Lúc đó có mặt ông Nhạc gia của tôi và tôi ở đó. Ông Đạo Nhỏ có cho mỗi người một bài thi chữ Quốc ngữ mà âm chữ Nho. Tôi đọc mà chẳng hiểu gì, sau đó tôi bỏ thất lạc bài thơ đó.Vào ngày 29/4, ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ có đến Sài Gòn một mình và ông đến thăm ông Chức. Nhưng lúc đó vợ con ông Chức đều đã đi rồi, còn ông Chức thì ở trên Bộ Tổng Tham Mưu nên nhà không có ai đón tiếp.
Tôi mời ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ xuống nhà tôi ở Trại gia binh phía sau nhà ông Chức. Hôm sau là 30/4.Ông ở nhà tôi một ngày một đêm, sau đó ông ra đi tìm cách về An Giang. Trong lúc ở nhà tôi, ông có tặng tôi quyển Sấm Trạng Trình do chính ông diễn giải. Tôi còn nhớ ông có đề tên ông là Sương điền Nguyễn Kim Long, còn ông Đạo Nhỏ là Nguyễn Kim Quy. Sau đó tôi đã tặng lại ai đó quyển sách này.
Có lần tôi nghe ông nói chi tiết này, ông nhắc hai câu trong Sấm giảng của Đức Thầy là :“Thương Minh Vương bắt chước Thuấn-Nghiêu- Lòng hiền đức nào ai có biết”.Ông nói, “người xưa” trở lại rồi mà nào ai có biết. Theo tôi nhớ là ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ rất thâm Nho và cũng rất giỏi tiếng Pháp nữa.Chuyện "ông Đạo Nhỏ" của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp qua lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức đã khơi dậy phần nào đó ký ước của tôi một cách hứng thú; hiện nay ngoài công tác từ thiện xã hội, tôi vẫn thường tranh thủ thời gian về Hồng Ngự để tìm lại những chứng tích gì đó còn sót lại; nhằm hiểu hơn nữa những con người của năm xưa.
*
Trần Văn Tư,
Sa Đéc 2008.
Tham khảo thêm bài viết về ông Đạo Nhỏ của t/g. Nguyễn Văn Hiệp :
http://bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70
*
II. VANGA (3 October 1911 – 11 August 1996)
TÀI LIỆU A.
Công tác nầy do anh em Công Binh hoàn thành khoản 20 ngày dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Hoàng bá Hải (Ông nầy có lẽ là người Nha trang nhưng nói giọng miền Nam, rất lanh lợi, làm Giám đốc hầm đá núi Sam khoảng 7-8 năm). Sau khi hoàn tất, ông Thiếu tá nầy có mời tôi lên ăn Khánh Thành nhưng lúc đó rất bận nên tôi không thể đến dự. Chính ông và Ông Đạo Nhỏ cùng mọi người làm lễ Khánh thành trước khi Ông Đạo Nhỏ dọn vào ở. Còn tên miếu là gì thì tôi không biết. Tôi cứ cầm tập thơ viết đầy 200 trương nầy coi đi coi lại hoài, nghiền ngẫm những điều ghi trong đó, sau đó tôi cầm về Saigòn cẩn thận cất vô tủ sắt trong nhà.
Tôi có người bạn là Bác sĩ Nguyễn bá Khả (có người em là Bác sĩ Nguyễn bá Tín), người Bắc di cư năm 1954, cha mẹ vẫn còn sống và đang ở chung với ông ở Cư xá Lữ Gia, Saigon. Ông Bác sĩ nầy rất đàng hoàng và nhân ái. Trước cửa phòng mạch của ông ở đường Gò công, Chợ lớn có dán tờ giấy ghi là “Kẻ nghèo khổ và người tu hành được khám bịnh miễn phí”.
Ông làm Tổng trưởng Y tế trong thời gian Nguyễn cao Kỳ là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương. Khi ông đi họp bên Phi luật Tân thì ở bên nhà ông Chánh văn phòng của ông là người miền Nam bị ông Kỳ ra lịnh cho Đại tá Liễu, Giám đốc Cảnh sát bắt đem giam trong khám Chí Hòa. Nhóm trí thức và dân biểu gốc miền Nam chống ông Kỳ về vụ bắt giam nầy, ông Kỳ đổ thừa là Bs. Khả ra lịnh.
Ông Khả đang họp ở Phi Luật Tân có người gọi điện thoại báo cho ông, ông liền bỏ họp trở về Việt Nam. Ông vô Văn phòng ông Kỳ mạt sát ông nầy dữ dội :“Ông làm như vầy là sai ! Tại sao Đổng lý Văn Phòng của tôi mà ông ra lịnh bắt, tại sao ông không nhận lại đổ thừa là tôi ra lịnh ?” Sau khi sỉ vả ông Kỳ một hồi rồi đưa thơ từ chức, không làm nữa. Ông còn nói rằng :“Tôi muốn giúp ông để làm việc nước nhưng ông đã làm trái với nguyện vọng của tôi nên tôi không chấp nhận làm việc chung với ông nữa, tôi muốn trở về làm dân”.
Sau đó, Bs. Khả trở về nhà và buồn bực lắm. Thấy vậy, tôi mới mời ông tới nhà tôi chơi và cho ông xem quyển sách đó. Ông ngồi với tôi vừa uống nước vừa xem hết 200 bài thơ trong đó. Ông là một Bác sĩ có bằng cấp của Pháp, du học bên Pháp nên thuộc loại Bác sĩ giỏi. Xem xong, ông không nói năng gì và ra về. Trước khi về lại Cần Thơ, tôi đem cuốn sách đó cất vào tủ sắt. (Lúc bấy giờ ông William Colby đang làm Cố vấn cho chương trình Phụng Hoàng).
Đến tháng sau, tôi trở về Saigon thăm vợ con, tôi mở tủ sắt ra coi lại thì quyển sách của tôi đã bị mất, luôn cả bản đồ vẽ đủ thứ trên đó cũng bị mất. (Tôi nhớ Bs.Nguyễn Bá Khả cũng có coi qua bản đồ nầy !). Tôi hỏi Bác sĩ Khả có nói với ai về quyển sách nầy không, ông trả lời :“Tôi với anh là bạn mà, tôi coi xong rồi thôi, có nói với ai đâu !” Tôi cố tình tìm kiếm vẫn không ra rồi từ từ cũng không còn nhắc tới nữa, nhưng tôi tiếc lắm. Lâu lâu tôi cũng muốn giở ra coi để biết thời cuộc, vì đây là sách thiên cơ mà tôi tin tưởng.
Đến năm 1975 khi tôi sang được Hoa Kỳ, ở thành phố Roseville, CA. thì được ông Colby gởi lời mời lên nhà chơi. Lúc đó, ông đang là Giám đốc CIA của chánh phủ. Khi tôi đến nhà thì được bà vợ ra tiếp đón còn ông thì đi làm, trưa đó mới về gặp tôi. Ông lấy cho tôi một cái Hotel bên ngoài và một tài xế để tôi tiện việc đi chơi đây đó nhứt là đi vòng vòng thăm Hoa Thịnh Đốn cho biết.
Trong lúc ăn cơm, tôi kể lại câu chuyện về Ông Đạo nhỏ cho ông Colby nghe. Nghe xong, ông Colby chỉ cười và nói ông biết rồi. Tôi hỏi tại sao ông biết. Ông trả lời chính Bs. Khả báo cáo với ông. Hóa ra là Bs. Khả làm việc cho CIA mà tôi đâu có biết ! Colby nói là ông đã cho người lúc ban đêm mở cửa vào nhà tôi và mở tủ sắt lấy hết hồ sơ đó. Tôi hỏi ông lấy để làm gì, ông nói sau khi lấy xong thì cho người mang tay về Hoa kỳ, vì ở CIA có một Ban chuyên môn nghiên cứu về chuyện đó và để tại đây cho họ nghiên cứu.
Tôi nói :“Thôi bây giờ đã nghiên cứu xong rồi, cho tôi xin lại dù là bản sao cũng được”. Ông nói :“Không được ! Nó đã thành một văn kiện mật, rất tối mật. Chính Tổng thống Mỹ cũng không được xem chớ đừng nói việc trả lại cho you !” nên tôi đành chịu thôi. Đầu năm 1978 có hai vợ chồng ông Thiếu tá gốc Phật Giáo Hòa Hảo ở Nam Cali lên Sacramento thăm bà con ở đây. Ông có gặp và kể cho tôi nghe về chuyện Ông Đạo Nhỏ. Ông Thiếu tá nầy quê ở Rạch giá có vợ ở Hồng ngự, ông là Tiểu Đoàn trưởng Sư đoàn 9 BB nhưng sau biến cố 1975, vợ chồng ông trở về Hồng Ngự trốn lánh, nhờ bà con chung quanh che chở không ai tố giác thành ra ông không phải đi học tập cải tạo. Nhà bên vợ có một miếng ruộng ở giữa đồng nên vợ chồng ra đó làm ruộng từ năm 1975 đến năm 1977 mà không bị bắt. Ông nói, ông có đến gặp và biết Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự. Ông Đạo ở đó lo tu hành và chữa bịnh. Những bịnh nhẹ và ma quỷ thì ông làm hay lắm còn về nóng lạnh hoặc sốt rét thì chữa không được khá, đặc biệt, bịnh thuộc về ma hành quỷ bắt hay điên loạn thì ông chữa đươc hết.
Vào một buổi sáng sớm vào năm 1977, trong lúc vợ chồng ông đang nhổ mạ để sửa soạn cấy thì thấy có một người mặc áo dài đen, mặc quần trắng, đầu trần tóc hớt chải coi trẻ lắm và mang dép da từ trong chợ Hồng Ngự đi ra (từ đó cách chợ Hồng Ngự mấy cây số). Sau đó, hai vợ chồng đứng dậy chào vì biết người vừa tới đó là Ông Đạo Nhỏ.
Ông Đạo lúc bấy giờ đã 17 tuổi rồi. Thấy hai người đứng dậy chào thì ông chỉ vô thúng xôi (khi họ đi đồng thì thường đem theo một cái thúng trong đó có đựng cơm nếp, muối mè và nước uống…). Ông chồng hiểu ý, lấy một chén xôi rắc muối mè rồi đưa cho ông Đạo, ông Đạo ngồi xuống bờ đất ăn ngon lành. Ăn xong chén xôi, ông chỉ hủ nước. Ông chồng lấy cái chén sạch rót cho một chén nước đưa cho ông. Uống xong, ông đứng lên chắp tay xá một xá rồi băng ngang đồng đi về hướng Cao lãnh. Hai vợ chồng lui cui nhổ mạ để kịp cấy nên lơ là, lúc đó chỉ độ 8 giờ sáng, nên ông Đạo mất dạng lúc nào cũng không ai hay biết. Từ đó, Ông Đạo Nhỏ không còn trở về ngôi miếu của ông nữa.
Sự việc nầy, theo tôi nghĩ là do cái linh ứng của Đức Phật Thầy đã chuyển kiếp qua Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ rồi sau đó lại chuyển qua Ông Đạo Nhỏ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì khi tôi hỏi Sư phụ của tôi, ông đã cho tôi biết. Sư phụ tôi là một vị Hòa thượng người Quảng Ngãi. Năm 1974, ông đã được 104 tuổi rồi. Lúc còn trẻ, ông tu ở Quảng Ngãi rồi sau đó đi ra Hà Nội và qua bên Tàu. Ông lại đi theo các ông sư Miến Điện về tu ở Miến Điện 5 năm, học ngôn ngữ và chữ viết Miến Điện rồi lại đi theo mấy ông sư nầy hành hương qua Nepal rồi đến Tây Tạng ở đó tu suốt 30 năm nữa.
Sư phụ tôi có thể nhịn đói 3, 5 năm mà không chết và có thể chết 100 ngày hay 50 ngày rồi sống lại, ông đã biễu diễn nhiều việc làm tôi phải hết hồn. Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới ông đều biết cả. Tôi đã đưa một ông Đại tá người Đức tới thăm ông, lúc đó ông đang ở trong Chợ lớn được mấy người Tàu cất cho một cái am nho nhỏ để tu hành cùng với một tiểu đồng, khi người Đức tới hỏi tiếng Đức thì ông cũng trả lời ngay bằng tiếng Việt. Lúc trước, tôi có dẫn một đồng bào người Thượng gốc Rhađê biết nói tiếng Việt tới hỏi chuyện với ông bằng tiếng Rhađê thì ông trả lời bằng tiếng Việt liền, người nầy hỏi cái gì ông lền trả lời ngay cái nấy. Có lần, tôi đem ông Đại úy người Anh đến thì cũng được trả lời rất rành rẽ bằng tiếng Việt, khi ông nghe thì hiểu ngay nhưng không nói được thứ tiếng đó mà trả lời bằng tiếng Việt.
Tôi đưa nhiều người ngoại quốc tới gặp ông đều được trả lời bằng tiếng Việt rồi tôi thông dịch lại bằng tiếng Anh và đều được thỏa đáng. Sau đó tôi còn đưa một ông Đại úy Ấn độ tới thì cũng như mấy lần trước nghĩa là khi hỏi bằng tiếng Ấn thì được trả lời bằng tiếng Việt. Sau đó ông khuyên tôi là đừng mắc công đưa người ngoại quốc tới nữa. Ông tu đến mức là đọc được ngôn ngữ xuất phát từ tư tưởng con người. Người ta nói gì mặc kệ nhưng ông đọc được tư tưởng của họ nên biết họ muốn hỏi về việc gì vì tư tưởng họ phát ra lời nói ấy. Rõ ràng là Sư phụ tôi đã tu đến cái mức cao thâm rồi.
Sư phụ đã chỉ dạy cho tôi cái pháp gọi là “Ngũ hành tương sanh tương khắc” để đở đạn, không bị đạn vô trong người. Sư phụ còn cho tôi biết, khi mình khấn vái cái gì mình không cần phải nói ra bằng miệng, mình chỉ nghĩ trong tư tưởng rồi chấp tay làm thinh khấn vái thì cái lời khấn cầu của mình sẽ tới người nghe liền, chỉ nhìn cái tư tưởng của mình là người ta biết ngay chớ không cần phải nói ra bằng lời.
Luyện pháp “Ngũ hành tương sanh tương khắc” là để khi đạn bắn vô người thì nó bị trợt ra ngoài, nhưng muốn luyện cái pháp môn nầy phải mất công phu nhiều lắm. Sư phụ tôi là người không những biết pháp mà còn biết bùa chú nữa. Chẳng hạn như có hôm, đang ngồi nói chuyện trong bàn tròn trước sân am của ông thì có một anh du đảng người Tàu say rượu bước vô nói bậy, nói bạ rồi tự kéo ghế ngồi. Sư phụ tôi nói :“Chú đi ra ngoài chơi !” Nó nói : “Ngộ không có li !” Ông đưa cái tay lên như vầy (giống như tung chưởng ra) tức thì tên nầy bật ngữa ra sau lăn mấy vòng, hoảng hồn chạy tuốt ra ngoài.
Còn bên trong am, tôi có cho ông một cái bàn viết bằng sắt của Mỹ với cái ghế còn rất mới, ở phiá sau lưng ông có một cái tượng Phật bằng vàng do người Tàu đem cúng nặng năm lượng để lộng trong một cái hộp bằng kiếng, khiến ai nhìn cũng ham muốn. Nhiều đứa ăn trộm tới định đánh cắp nhưng khi vừa đưa tay ra thì đứng ngay tại đó luôn cho tới sáng, đợi ông thức dậy xin tha mạng.
Ông đưa tay giải bùa cho nó, nó té xỉu xuống đất nằm một hồi rồi tỉnh dậy chay đi, nên thấy ông Phật bằng vàng mà không ai ăn cắp được. Còn tiền của ông để hai bên hộc bàn không bao giờ khóa mà không ai dám ăn cắp. Ông chuyên môn chữa bá bịnh, bịnh nào ông chữa cũng hết.
Tuy nhiên, bịnh nào không chữa khỏi thì ông nói chữa không được, ông nhìn mặt bịnh nhân là biết chữa được hay không (người Tàu trong Chợ lớn tin ông ghê lắm), bịnh mà mấy Bịnh viện chê đều đem tới cho ông. Tôi đã chứng kiến việc nầy nhiều lần, ông hỏi người bịnh đang nằm ngáp ngáp, ông vừa hỏi vừa lấy tay rờ lên trán rồi ông để hai ngón tay dưới lòng bàn chân bấm vô một lúc là thấy hết ngáp ngáp. Ông nói :“Ngồi dậy !” là bịnh nhân tức thì ngồi dậy. Kế đó, ông hỏi thẳng bịnh nhân bịnh tình thế nào rồi viết cho mấy toa thuốc, căn dặn kỹ lưỡng cách cho uống như thế nào. Nhưng trước khi chữa bịnh, ông thường đặt vần đề tiền, ông bảo đảm bịnh nầy có thể chữa sống hai năm nữa hay sáu tháng nữa hoặc một năm nữa.
Ông thường nói thẳng vấn đề tiền bạc nếu thân chủ đồng ý là ông chữa, tùy theo căn bịnh mà ra giá, có thể là năm trăm ngàn hay tám trăm ngàn hoặc hơn nữa và cũng tùy theo kinh tế của gia đình người đó. Mà hễ khi nói đến tiền là phải chạy ngay về nhà đem tiền đến thì ông mới chịu chữa, thường thì người giàu lấy nhiều còn người nghèo thì lấy ít.
Khi nhận tiền, ông không cần đếm lại cứ thẩy vô hai hộc tủ đó. Số tiền nầy ông không xài, ông có một lô đệ tử nghèo khổ đang làm thuê vác mướn, nếu vợ con gặp đau yếu thì tới ông, ông chữa trị giúp cho mà còn đưa tiền để về nhà lo chạy gạo hoặc mua thuốc. Đám nghèo khổ tới chữa bịnh đều được ông cho tiền. Có một việc ông làm cho tôi sợ là từ năm 1970 đến 1974, mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy là tôi phải đi vô am của ông, đem ông vô nhà sau tắm rửa cho ông. Lúc bấy giờ ông già lắm rồi, người của ông còn chừng hơn hai mươi ký lô còn cái vòng bụng của ông từ đằng trước ra phía sau lưng thì không bằng một gang tay. Thân thể ông chỉ như bộ xương vì từ năm 1970 đến năm 1974 ông không còn ăn gì nữa nhưng đi đứng vẫn bình thường, mỗi ngày chỉ uống mấy tách nước trà vậy thôi.
Mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy từ năm 1970 tới năm 1974 là tôi phải vô tắm cho ông (mỗi năm chỉ tắm một lần). Tôi kỳ rửa bằng sà bông sạch sẽ rồi đưa quần áo cho ông mặc vô, sau đó ông nằm lên “đi-văng” đặt ở phòng khách rồi đắp mền lên người. Ông nằm dài ngay ngắn ra đó thẳng hai tay hai chân rồi niệm “Nam mô A Di Đà Phật” ba lần, rồi từ từ làm thinh luôn. Ông đã dặn tôi trước đó, là :“Thầy sẽ chết giả 49 ngày”. Việc nầy bắt đầu từ năm 1970, thành ra tôi phải cho người nhà tới canh chừng 24 trên 24 giờ và giữ nhà cho ông. Tôi sợ bị chuột cống lên cắn ông nên phải lấy mùng giăng cho ông trong thời gian nằm đó. Khi ông nằm như vậy một lúc, tôi rờ thử lổ mũi thì thấy ông đã hết thở, còn thân thể tới chiều thì xám xịt và đến ngày hôm sau là lạnh ngắt như cái xác chết.
Đúng 49 ngày sau lúc 12 giờ trưa thì người trực ở đó cuốn mùng lên, lấy mền ra thì xác ông vẫn nằm nguyên đó, nhưng từ từ tôi thấy mấy ngón tay ngón chân của ông bắt đầu nhúc nhích. Sau đó, ông ngồi bật dậy, lấy hai bàn tay chà lên mặt mấy cái rồi cười “hả hả” trở lại tươi tỉnh bình thường như cũ. Lúc ông chết giả, tôi có đưa Bs. Khả tới thử nghiệm. Ông Khả đem máy móc y khoa tới, ông dùng máy đo áp suất máu (tâm động đồ) thì chỉ thấy một đường chạy ngang tức là tim không còn đập, nhưng khi dùng máy đo Encephalogram kiểm soát bộ óc coi có còn làm việc hay không thì thấy nó chạy bình thường giống như người đang nằm ngủ. (Bác sĩ Khả lúc bấy giờ cũng là đệ tử của ông).
Tới tháng Giêng năm 1974 thì ông nói trước :“ Ngày Rằm tháng Bảy nầy, Thầy sẽ về núi”. (về núi tức là chết thiệt). Ông nhắn cho 12 người Đại đệ tử phải có mặt đầy đủ ở bên ông. Đến chừng đó, tôi mới biết tôi là người Đại đệ tử thứ 12. Ông hẹn 10 giờ mới được gặp mặt, ai tới trước cũng không được vô. Đúng 10 giờ, chúng tôi bước vô thì ông ngồi dậy với tư thế xếp bằng. Ông nhắn nhủ rằng :“Cái đời khổ sắp tới rồi ! Các con phải rán giữ gìn tâm ý, làm điều thiện và lo tu hành”. Ông còn nói thêm một câu nữa :“Trước khi đi về thế giới khác, các con nên biết là 49 ngày của 4 năm sau cùng nầy, Thầy đã đi về cõi khác (Thầy để cái xác nằm ở đây nhưng linh hồn về cõi khác), đường đi nước bước là Thầy rành lắm, nơi cõi khác đó, nơi thế giới khác đó đều có mặt những vị đã tu thành chánh quả.
Qua sang năm (tức năm 1975) thì miền Nam sẽ gặp đại nạn. Người nào tiền nhiều thì tội nhiều, người nào chức trọng quyền cao chừng nào thì tội càng nặng chừng nấy. Hòa thượng, sư sãi, ni cô, cha cố, dì phước tất cả mọi người đều phải tự cày cấy, trồng trọt mới có cái ăn. Dân chúng không còn có khả năng cúng dường nữa và cái đại nạn nầy sẽ trên dưới 30 năm rồi cơ trời mới chuyển, tự nhiên cái nạn nó mới hết”. (Khi Thầy tôi nói “trên dưới 30 năm” thì phải hiểu theo Toán học : trên 30 năm là 35 năm, dưới 30 năm là 25 năm, khoảng 10 năm đó là con số “du di” lên xuống cho nó chẳn. Năm nay là 32 năm rồi thì hy vọng 3 năm nữa mới hết cái đại nạn).
Sau khi nói xong câu nầy thì Thầy cho phép đệ tử mỗi người được hỏi một câu hỏi. Bắt đầu là Đại đệ tử thứ nhứt được lên hỏi, mà muốn câu hỏi không cho người khác biết nên phải kê miệng vô lổ tai ông nói nhỏ rồi kê lổ tai vô ngay miệng ông để nghe câu trả lời. Người Đại sư huynh của tôi là một ông Lục người Cam-pu-chia, ông ở đâu dưới miền Nam đến khi ông tới đây, tôi mới được biết. Lúc đó ông đã hơn 80 tuổi rồi, vì là người Việt gốc Miên nên nói được tiếng Việt. Sau khi nghe Thầy trả lời, ông chắp tay xá một cái rồi đi xuống ngồi yên lặng ở đó, kế đó, tất cả mọi người tuần tự đi lên. (Bữa đó, Bác sĩ Khả được ông Thầy cho phép nên cũng có mặt. Bác sĩ Khả chỉ là đệ tử người sư huynh của tôi vì cũng muốn học môn nhịn đói).
Tôi là người Đại đệ tử cuối cùng nhưng nhường Bác sĩ Khả lên trước. Ông Khả lên đặt miệng vô lổ tai ông Thầy hỏi một câu, sau đó định kê lổ tai vô miệng Thầy để nghe trả lời thì ông Thầy lấy tay đỡ mặt Bs. Khả ra rồi nói lớn lên câu : “Phụ mẫu tại đường bất khả viễn du”. Ông Khả nghe xong quỳ xuống xá một xá rồi đi xuống ngồi yên. Đến lượt tôi lên, tôi hỏi nhỏ :“Thưa Thầy ! Nếu cái chuyện nó xảy ra như Thầy nói, con phải làm sao ?”. Ông nói nhỏ trong lổ tai tôi rằng :“Con nghĩ sao, con làm vậy.” (có nghiã là lúc cái đại nạn nó tới, tôi nghĩ sao thì tôi làm vậy).
Vì vậy, khi gần tới ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đã cho vợ con tôi lên máy bay đi Mỹ trước theo đám Cố vấn Mỹ mà không cần giấy tờ gì hết, vì lúc đó tôi đang làm Thứ trưởng của Phủ Quốc vụ khanh đặc trách cứu trợ nạn nhân định cư. Tôi nghĩ, tôi có khả năng nhịn đói cả tháng nên có thể vô rừng ở hoặc đi bộ qua Thái Lan cũng dễ dàng nên quyết định ở lại. Cuối cùng, như một phép lạ tôi được đưa lên trực thăng tại DAO ở Tân sơn Nhứt bay ra hạm đội Mỹ vào giờ thứ 25 với tư cách là một Mục sư Tin lành chớ không phải là một Thiếu tướng của Quân lực VNCH./.
Nguyễn văn Hiệp
(Sacramento, tháng 8 năm 2007).
Link:
http://www.blogger.com/%3Ca
Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”
Trần Văn Tư
đăng ngày 22/03/2008
Qua Website bskh.net tôi được biết chuyện ông “Đạo Nhỏ” của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp ghi lại lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Lòng còn ngờ ngợ như chuyện huyền thoại, tôi in và photo ra để có chủ đề đàm đạo với các vị đạo hữu trong bổn đạo. Qua tiếp xúc và dò hỏi nhiều người, may mắn gặp được anh Trần Văn Tư là người đã xác nhận chính anh là người có tiếp xúc trực tiếp và khẳng định chuyện trên là sự thật. Nay xin được ghi lại lời của Anh Trần Văn Tư để Quý vị Đạo hữu tham khảo.
Phước Đồng.
Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”(Viết tiếp theo bài viết của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp)Vào khoảng năm 1969, tôi là lính của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Trước đó tôi cũng đã biết ông Chức vì mẹ vợ tôi là cô ruột của tướng Chức. Vã lại hoàn cảnh lúc đó tôi tới tuổi quân dịch, tôi sợ đi bộ binh dễ nguy hiểm, nên xin theo làm lính Công binh của Tướng Chức. Tôi biết Ông Chức rất sùng kính đạo Phật. Lúc mẹ ông mất, ông về Sa Đéc thọ tang mẹ. Khi chôn cất mẹ xong, thì ông cao trọc đầu.Các phái đoàn từ thiện quốc tế đến Việt Nam, ông đều rước về nhà lo ăn ở chu đáo, xe đưa đón đàng hoàng. Ông rất tôn kính ông Tư Sự và Ông Đạo Nhỏ. Phép nhịn đói của ông là do ông Tư Sự truyền cho.
Riêng về ông Đạo Nhỏ, thì có lần ông Chức rước cha của ông Đạo Nhỏ và ông Đạo Nhỏ về nhà riêng của ông tại ngã tư đường 3/2 - Nguyễn Tri Phương (ở kế tiệm ảnh của NS.Thanh Điền bây giờ). Lúc đó có mặt ông Nhạc gia của tôi và tôi ở đó. Ông Đạo Nhỏ có cho mỗi người một bài thi chữ Quốc ngữ mà âm chữ Nho. Tôi đọc mà chẳng hiểu gì, sau đó tôi bỏ thất lạc bài thơ đó.Vào ngày 29/4, ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ có đến Sài Gòn một mình và ông đến thăm ông Chức. Nhưng lúc đó vợ con ông Chức đều đã đi rồi, còn ông Chức thì ở trên Bộ Tổng Tham Mưu nên nhà không có ai đón tiếp.
Tôi mời ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ xuống nhà tôi ở Trại gia binh phía sau nhà ông Chức. Hôm sau là 30/4.Ông ở nhà tôi một ngày một đêm, sau đó ông ra đi tìm cách về An Giang. Trong lúc ở nhà tôi, ông có tặng tôi quyển Sấm Trạng Trình do chính ông diễn giải. Tôi còn nhớ ông có đề tên ông là Sương điền Nguyễn Kim Long, còn ông Đạo Nhỏ là Nguyễn Kim Quy. Sau đó tôi đã tặng lại ai đó quyển sách này.
Có lần tôi nghe ông nói chi tiết này, ông nhắc hai câu trong Sấm giảng của Đức Thầy là :“Thương Minh Vương bắt chước Thuấn-Nghiêu- Lòng hiền đức nào ai có biết”.Ông nói, “người xưa” trở lại rồi mà nào ai có biết. Theo tôi nhớ là ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ rất thâm Nho và cũng rất giỏi tiếng Pháp nữa.Chuyện "ông Đạo Nhỏ" của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp qua lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức đã khơi dậy phần nào đó ký ước của tôi một cách hứng thú; hiện nay ngoài công tác từ thiện xã hội, tôi vẫn thường tranh thủ thời gian về Hồng Ngự để tìm lại những chứng tích gì đó còn sót lại; nhằm hiểu hơn nữa những con người của năm xưa.
*
Trần Văn Tư,
Sa Đéc 2008.
Tham khảo thêm bài viết về ông Đạo Nhỏ của t/g. Nguyễn Văn Hiệp :
http://bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70
*
II. VANGA (3 October 1911 – 11 August 1996)
TÀI LIỆU A.
Vanga là một người Bulgary sinh ngày 3 -10 năm 1911 và mất 11 -8- 1996, bị mù. Bà có tài tiên tri nổi tiếng thế giới.
Đêm mùa đông tháng 1/1941, bóng tối bao phủ làng Rupite hẻo lánh ở vùng biên giới Bulgary bỗng chốc bị xé toang bởi sự xuất hiện của một người lạ mặt có ánh sáng mờ ảo vây quanh. Bóng ma đi thẳng tới ngôi nhà của cô gái mù Vanga và nói như ra lệnh: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ hủy diệt. Con phải mách bảo nhân loại cần làm gì”.Kể từ đó Vanga (Vangelia Pandeva Dimitrova) chính thức bắt đầu sự nghiệp “cứu nhân độ thế” bằng những lời tiên tri huyền thoại.
Đêm mùa đông tháng 1/1941, bóng tối bao phủ làng Rupite hẻo lánh ở vùng biên giới Bulgary bỗng chốc bị xé toang bởi sự xuất hiện của một người lạ mặt có ánh sáng mờ ảo vây quanh. Bóng ma đi thẳng tới ngôi nhà của cô gái mù Vanga và nói như ra lệnh: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ hủy diệt. Con phải mách bảo nhân loại cần làm gì”.Kể từ đó Vanga (Vangelia Pandeva Dimitrova) chính thức bắt đầu sự nghiệp “cứu nhân độ thế” bằng những lời tiên tri huyền thoại.
Nữ tiên tri Vanga đã từng có những lời tiên đoán về thảm hoạ toàn cầu
hay số phận của các nguyên thủ. Cả cuộc đời bà đã quá mệt mỏi bởi việc
chứng kiến hàng loạt thảm hoạ, tham vọng, tranh chấp quyền lực...Bà lão
mù Vanga Dimitrova, người Bulgary, từng dự đoán chính xác về thảm họa
Chernobyl và “cái chết” của tàu ngầm Kursk. Hiện vẫn chưa có người đủ
khả năng làm sáng tỏ khả năng ngoại cảm của lão bà tiên tri ấy.
Tuy bà cụ đã mất cách nay 9 năm, các nhà khoa học Nga vẫn tiếp tục
nghiên cứu cuộc đời và những khả năng kỳ tài của bà, đồng thời an ninh
Nga tìm cách vận dụng các phương pháp của Vanga để phòng chống các hành
vi khủng bố.Khả năng thấu thị của Vanga Dimitrova khiến biết bao người
nể phục: Hằng năm có khoảng 100.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến
xin gặp cụ bà.
Người thương nhiều, kẻ nghét cũng lắm, đến nỗi, Vanga đã phải ngồi tù vì
lời dự báo quá chính xác.Một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Sofia
(Bulgary) được thành lập năm 1967 - chỉ dành cho mục đích làm sáng tỏ bí
mật của hiện tượng thấu thị. Giáo sư Georgy Lozanov, Trưởng nhóm chuyên
gia phòng thí nghiệm đã mời Vanga làm thành viên danh dự: Nhà tiên tri
mù này dù không biết chữ vẫn giữ chức trợ lý.Nhà của Vanga lúc nào cũng
đầy thiết bị ghi âm và nghe lén. Các cơ quan an ninh Nga muốn ghi âm các
mẩu đối thoại của bà với khách, rồi kiểm lại “từng dự đoán một” của bà.
Có thể khẳng định người đàn bà mù ấy thực sự biết trước chuyện sắp xảy
ra chính xác đến 70-80% tất cả các trường hợp.Học giả Negribetsky nói:
“Vanga có cách giải thích rất đơn giản về khả năng thiên phú của bà. Bà
nói bà tự đặt ra câu hỏi trong đầu, và câu trả lời tự xuất hiện. Bà tin
mình có lúc trò chuyện với đệ tử Diêm Vương, bà có thể thấy và nghe
nhiều điều mà người khác thấy khó tin, và não bà cụ liên tục tìm kiếm
thông tin như cỗ máy tìm kiếm vậy!”.Theo học giả Negribetsky, hiện tượng
thấu thị dựa trên khả năng hiểu thấu đáo tương quan nhân - quả.
Ông tin rằng mọi thứ trên thế giới này diễn ra với một lý lẽ nào đó, và
chẳng có thứ gì là ngẫu nhiên cả. Negribetsky đã phát triển và đăng ký
độc quyền một phương pháp gọi là “Ổn định trường điện từ ở con người và
vật thể không sống”.Ông đã tốn 20 năm cho nghiên cứu khoa học này. Các
thí nghiệm minh họa được tiến hành tại Văn phòng EMERCOM của Nga để giám
sát các tình huống khẩn cấp. Negribetsky cố tạo ảnh hưởng lên các sự
kiện xấu, chuyển chúng sang dạng có lợi hơn. Nhà khoa học này cộng tác
với Tập đoàn không gian Rosaviacosmos của Nga: Mọi cuộc phóng thử có ông
tham gia đều thành công.Theo lời của Vanga, trong tương lai không xa sẽ
xảy ra các vụ mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ.
Những cuộc xung đột ở Indostan (phần đất ở Nam Á bao gồm Ấn Độ,
Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một trong những
nguyên nhân chính mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.Năm 2010 -
Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt
đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc
chiến tranh diễn ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí
hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học.
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi sau khi bị cuốn đi bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát. Vanga làm bạn với bóng tối từ đó. Lời tiên tri đầu tiên của Vanga được ghi nhận là vào năm bà 16 tuổi. Bà giúp cha mình tìm lại bầy cừu bị mất trộm bằng cách mô tả chính xác về cái sân nơi bọn trộm cất giấu đàn gia súc. Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín mùi vào năm 30 tuổi. Nhiều người tìm đến bà để xin những lời tiên tri. Trong đó có cả “kẻ hủy diệt” Adolf Hitler. Hitler từng ghé thăm nhà Vanga và rời đi với gương mặt nặng trĩu. Không có nhiều người tin vào tiên đoán của những nhà tiên tri. Tuy nhiên, người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực. Vanga trở nên nổi tiếng vì những tiên đoán “thần thánh” của bà về những thảm họa toàn cầu.
Độ chính xác của những lời tiên tri này khiến loài người giật mình hoài
nghi: Liệu có thực sự tồn tại một thế lực siêu nhiên? Biết bao giấy mực
đã cất công nghiên cứu để giải đáp về “bí ẩn Vanga”. Ví dụ, Vanga từng
tiên đoán về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ, khi bà nói rằng “người
Mỹ sẽ ngã xuống dưới sự tấn công của những con chim sắt”. Nhà tiên tri
cũng dự đoán chính xác sự bùng nổ Đại chiến thế giới thứ 2, cải tổ kinh
tế chính trị ở Liên bang Xô Viết cũ, cái chết của công nương Diana và
thậm chí vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk. Năm 1980, nhà tiên tri mù nói
rằng: “Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, tháng 8 năm 1999 hoặc năm
2000, Krusk sẽ ngập chìm trong nước, cả thế giới sẽ đau buồn về điều
này”..
Ở thời điểm đó, người ta không mấy bận tâm đến lời tiên liệu trên. Tuy
nhiên, 20 năm sau, loài người đã phải sững sờ kinh ngạc. Một tàu ngầm
nguyên tử của Nga gặp nạn tháng 8/2000. Toàn bộ thủy thủ đoàn bỏ mạng
dưới đáy đại dương. Và kỳ lạ thay, con tàu xấu số được đặt theo chính
tên thành phố Krusk. Các chuyên gia thấy rằng nhà tiên tri huyền thoại
này đã đưa ra những cảnh báo chính xác về các sự kiện liên quan đến căng
thẳng vũ trang ở Nam Ossetia. Vanga nói chiến tranh thế giới thứ ba là
hệ quả tất yếu của sự đấu tranh sinh tồn giữa bốn người đứng đầu các
chính phủ và sự xung đột của những người theo đạo Hindu.
Nhân loại liệu có đứng trước một thảm họa nữa không khi Vanga dự đoán
chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ nổ ra vào năm 2010. Cuộc đời là những
thước phimVanga không biết chữ, bà cũng chưa từng viết một cuốn sách
nào. Giọng nói của bà rất khó nghe và nặng thổ ngữ. Những gì Vanga nói
hoặc được cho là do bà tiên đoán chủ yếu được ghi chép lại bởi những
người xung quanh bà. Sau này, vô số những quyển sách bí truyền về cuộc
đời và những tiên đoán của Vanga đã được viết ra. Theo Vanga thì khả
năng phi thường của bà liên quan đến sự hiện diện của những sinh vật vô
hình, dù bà không thể giải thích rõ ràng nguồn gốc của chúng. Những sinh
vật đó cho bà thông tin về con người. Cuộc sống của tất cả mọi người
đứng trước bà hiển hiện giống như những thước phim từ lúc sinh ra đến
khi nằm xuống.
Tuy nhiên bà không có quyền năng thay đổi số phận. Vanga từng dự đoán về
những đứa trẻ mới chào đời và cả những sinh linh chưa ra đời. Bà cũng
tuyên bố rằng bà đang “nhìn thấy” và “nói chuyện” với những người đã
chết cách đây hàng trăm năm. Vanga thậm chí bảo rằng những người ngoài
hành tinh đã đang sống trên trái đất từ rất lâu rồi. Họ đến từ những
hành tinh mà ở đó dùng thứ ngôn ngữ Vamfirm. Những người theo Vanga tin
rằng bà biết chính xác ngày chết của mình. Và chỉ không lâu trước ngày
đó, bà nói có một cô bé tóc vàng 10 tuổi sống ở Pháp sẽ thừa hưởng những
khả năng trời phú của bà, và rằng loài người sẽ sớm tìm ra cô bé đó.
Những lời tiên đoán kinh hoàng về tương lai
Theo lời của Vanga, trong tương lai không xa sẽ xảy ra các vụ mưu sát 4
nhà lãnh đạo chính phủ. Những cuộc xung đột ở Indostan (phần đất ở Nam Á
bao gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một
trong những nguyên nhân chính mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ
3.
Năm 2010
- Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ
bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc
chiến tranh diễn ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí
hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học.
Năm 2011
- Không một loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được
do kết quả của quá trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người
Hồi giáo (người theo Đạo Hồi) sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học
chống lại người Châu Âu.
Năm 2014
- Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học.
Năm 2016
- Châu Âu gần như không có người sinh sống.
Năm 2018
- Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển
sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài
nguyên khoáng sản.
Năm 2023
- Quỹ đạo Trái đất thay đổi.
Năm 2025
- Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu.
Năm 2028
- Loài người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, kiểm soát được các phản
ứng nhiệt hạch và nạn đói dần dần được khắc phục. Cũng trong thời gian
này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.
Năm 2033
- Băng ở các vùng cực sẽ tan chảy. Mực nước ở Thái Bình Dương sẽ dâng cao.
Năm 2043
- Nền kinh tế thế giới phát triển rất phồn thịnh. Người Hồi giáo sẽ cai trị toàn bộ lãnh thổ Châu Âu.
Năm 2046 - Bất kỳ cơ quan
nào trong cơ thể người điều có thể được tiến hành cấy ghép. Việc thay
thế các cơ quan trong cơ thể sẽ trở thành một trong những phương pháp
chữa bệnh hữu hiệu nhất.
Năm 2066
- Trong lúc tấn công thành Roma của người hồi giáo, Mỹ sẽ lợi dụng một
loại hình vũ khí mới - vũ khí thời tiết. Trong thời gian này, trời trở
lạnh đột ngột.
Năm 2076
- Xã hội không giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản hình thành.
Năm 2084 - Loài người Sẽ khôi phục lại thiên nhiên.
Năm 2088 - Xuất hiện một căn bệnh lạ “lão hóa chỉ trong vài giây!!!”.
Năm 2097
- Căn bệnh lão hóa khủng khiếp này sẽ lan tràn trên toàn cầu.
Năm 2100 - Loài người sẽ tạo ra những mặt trời nhân tạo chiếu sáng phần tối của quả đất.
Năm 2111 - Con người sẽ trở nên kiệt sức.
Năm 2123 - sẽ xảy ra các cuộc chiến tranh giữa những nước nhỏ.
Năm 2125 - Tại Hung-ga-ri,
người ta sẽ nhận được những tín hiệu lạ từ vũ trụ. Cùng thời gian này,
loài người lại một lần nữa tưởng nhớ về nữ tiên tri Vanga.
Năm 2130 - Nhiều vùng đất sẽ bị ngập trong nước.
Năm 2164 - Con người sẽ biến thành một loài động vật kinh dị (nửa người, nửa thú).
Năm 2167 - Xuất hiện tôn giáo mới.
Năm 2170 - Xảy ra một đợt hạn hán kéo dài trên Trái đất.
Năm 2187 - Hai miệng núi lửa lớn nhất thế giới sẽ ngừng quá trình phun trào nham thạch.
Năm 2195 - Những quốc gia dọc bờ biển sẽ trở nên khá giả cả về năng lượng lẫn lương thực.
Năm 2196 - Người Châu Á và Châu Âu sẽ sinh sống trà trộn nhau.
Năm 2201 - Quá trình phản ứng nhiệt hạch trên Mặt trời sẽ chấm dứt và bắt đầu thời kỳ nguội lạnh.
Năm 2221 - Trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, loài người sẽ có cuộc chạm trán rùng rợn.
Năm 2256 - Tàu vũ trụ mang một căn bệnh khủng khiếp về Trái đất.
Năm 2262 - Quỹ đạo của các hành tinh dần bị thay đổi. Cũng thời gian này, sao Chổi sẽ đe dọa đến sự sống còn của sao Hỏa.
Năm 2271 - Các hằng số vật lý lại một lần nữa bị thay đổi.
Năm 2273 - Xảy ra sự xáo trộn giữa các chủng tộc da màu: da vàng, da trắng và da đen. Tiếp đó sẽ xuất hiện các chủng tộc mới.
Năm 2279 - Loài người sẽ lấy năng lượng từ khoảng chân không hoặc từ những lỗ đen.
Năm 2288 - Xuất hiện những cuộc va chạm với người ngoài hành tinh.
Năm 2291 - Mặt trời trở nên nguội lạnh và sau đó lại bùng cháy trở lại.
Năm 2296 - Mặt trời hoạt
động mạnh hơn, lực hút vũ trụ bị thay đổi làm cho các trạm vũ trụ và vệ
tinh rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng.
Năm 2299 - Tại Pháp xuất hiện một Đảng mới chống lại người theo Đạo hồi.
Năm 2302 - Phát hiện quy luật và bí mật mới của vũ trụ.
Năm 2304 - Khám phá bí mật Mặt trăng
Năm 2341 - Xuất hiện một thiên thể vô cùng nguy hiểm tiến gần Trái đất.
Năm 2354 - Một trong những mặt trời nhân tạo bị hỏng, kết quả dẫn tới đợt hạn hán kéo dài. Năm 2371 - Xẩy ra nạn đói lớn.
Năm 2378 - Các bộ tộc mới nhanh chóng được hình thành.
Năm 2480 - Hai mặt trời nhân tạo va vào nhau, Trái đất bị rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Năm 3005 - Xuất hiện các “cuộc chiến” mới trên sao Hỏa, quỹ đạo của các hành tinh bị rối loạn. Năm 3010 - Sao chổi sẽ va vào Mặt trăng, quanh Trái đất lúc này xuất hiện một vành đai toàn đá và bụi.
Năm 3797 - Đây là thời kỳ
kết thúc sự sống trên Trái đất. Thời gian này cũng là cơ sở để loài
người bắt đầu cuộc sống mới trên một “hệ Mặt Trời” khác .
Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.
Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.
TÀI LIỆU B.
Bà lão mù Vanga Dimitrova, người Bulgary, từng dự đoán chính xác về thảm họa Chernobyl và “cái chết” của tàu ngầm Kursk. Hiện vẫn chưa có người đủ khả năng làm sáng tỏ khả năng ngoại cảm của lão bà tiên tri ấy.Tuy bà cụ đã mất cách nay 9 năm, các nhà khoa học Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu cuộc đời và những khả năng kỳ tài của bà, đồng thời an ninh Nga tìm cách vận dụng các phương pháp của Vanga để phòng chống các hành vi khủng bố.
Bà lão mù Vanga Dimitrova, người Bulgary, từng dự đoán chính xác về thảm họa Chernobyl và “cái chết” của tàu ngầm Kursk. Hiện vẫn chưa có người đủ khả năng làm sáng tỏ khả năng ngoại cảm của lão bà tiên tri ấy.Tuy bà cụ đã mất cách nay 9 năm, các nhà khoa học Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu cuộc đời và những khả năng kỳ tài của bà, đồng thời an ninh Nga tìm cách vận dụng các phương pháp của Vanga để phòng chống các hành vi khủng bố.
Khả năng thấu thị của Vanga Dimitrova khiến biết bao người nể phục: Hằng năm có khoảng 100.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến xin gặp cụ bà. Người thương nhiều, kẻ nghét cũng lắm, đến nỗi, Vanga đã phải ngồi tù vì lời dự báo quá chính xác. Một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Sofia (Bulgary) được thành lập năm 1967 - chỉ dành cho mục đích làm sáng tỏ bí mật của hiện tượng thấu thị.
Giáo sư Georgy Lozanov, Trưởng nhóm chuyên gia phòng thí nghiệm đã mời Vanga làm thành viên danh dự: Nhà tiên tri mù này dù không biết chữ vẫn giữ chức trợ lý.Nhà của Vanga lúc nào cũng đầy thiết bị ghi âm và nghe lén. Các cơ quan an ninh Nga muốn ghi âm các mẩu đối thoại của bà với khách, rồi kiểm lại “từng dự đoán một” của bà.
Có thể khẳng định người đàn bà mù ấy thực sự biết trước chuyện sắp xảy ra chính xác đến 70-80% tất cả các trường hợp. Học giả Negribetsky nói: “Vanga có cách giải thích rất đơn giản về khả năng thiên phú của bà. Bà nói bà tự đặt ra câu hỏi trong đầu, và câu trả lời tự xuất hiện. Bà tin mình có lúc trò chuyện với đệ tử Diêm Vương, bà có thể thấy và nghe nhiều điều mà người khác thấy khó tin, và não bà cụ liên tục tìm kiếm thông tin như cỗ máy tìm kiếm vậy!”.Theo học giả Negribetsky, hiện tượng thấu thị dựa trên khả năng hiểu thấu đáo tương quan nhân - quả.
Ông tin rằng mọi thứ trên thế giới này diễn ra với một lý lẽ nào đó, và chẳng có thứ gì là ngẫu nhiên cả. Negribetsky đã phát triển và đăng ký độc quyền một phương pháp gọi là “Ổn định trường điện từ ở con người và vật thể không sống”. Ông đã tốn 20 năm cho nghiên cứu khoa học này. Các thí nghiệm minh họa được tiến hành tại Văn phòng EMERCOM của Nga để giám sát các tình huống khẩn cấp. Negribetsky cố tạo ảnh hưởng lên các sự kiện xấu, chuyển chúng sang dạng có lợi hơn. Nhà khoa học này cộng tác với Tập đoàn không gian Rosaviacosmos của Nga: Mọi cuộc phóng thử có ông tham gia đều thành công
.http://www.vuiveclub.net/diendan/showthread.php?t=26645
III. EDGAR CAYCE (1877- 1945)
Ông Edgar Cayce sinh năm 1877 tại một làng quê gần Hopkinsville thuộc tiểu bang Kentucky. Thuở nhỏ cậu Edgar học rất kém, năm lên 9 tuổi vẫn không biết đánh vần một chữ ngắn như chữ cabin. Một hôm ông bố kèm mãi không thấy con đánh vần đúng bèn bỏ ra ngoài và cho cậu bé nửa tiếng để ngồi ôn tập.
Cậu bé Edgar thay vì ngồi học đánh vần lại thiu thiu ngủ, và lạ thay, trong giấc mơ màng cậu nghe thấy tiếng ai nói vào tai "cứ ngủ đi, ta sẽ giúp con học".. Nửa giờ sau bị đánh thức dậy và tiếp tục đánh vần, thì kỳ diệu thay, cậu đánh vần trơn tru không những một chữ mà cả một tập! Suốt thời niên thiếu Edgar đã nhiều lần đắm chìm trong những cơn mê sảng kỳ diệu. Edgar bỏ học khi mới lên lớp 9, rồi làm đủ mọi việc: thư ký, bán sách, bán bảo hiểm, làm nghề chụp ảnh... lấy vợ, sinh hai trai, ngày ngày đọc Kinh... nhưng diệu năng chữa bệnh đặc biệt mới là nghề tay trái thường xuyên của ông. Nhờ một người cùng tỉnh nhà biết thuật thôi miên giúp ông thiếp đi và mỗi lần nằm "ngủ" như vậy ông bật ra khả năng chẩn bệnh và trị liệu cho nhiều bệnh nhân.
Tên tuổi ông bắt đầu được lan truyền, nhiều bác sĩ và khoa học gia tới tận tỉnh Hopkinsville xa xôi hẻo lánh để thử khả năng chữa bệnh của ông. Tờ báo Hearst mời ông lên Chicago ra mắt quần chúng, tên ông được nhắc tới trên nhiều tạp chí kể cả tạp chí Y khoa. Mỗi lần nhận được thư từ hỏi bệnh từ bốn phương gửi tới, ông nằm dài trên ghế, thở sâu như thiền định, thiếp đi trong cơn mê, đồng thời nghe bà vợ đọc to từng bức thư. Từ cơn mê ông phân định tật bệnh và chỉ dẫn cách chữa.
Năm 1927 những người hâm mộ gọi ông là "tâm thức vũ trụ" (Universal consciousness) và quyên góp xây hẳn một bệnh viện ở Virginia Beach cho ông chữa bệnh. Ông bị bắt 2 lần vì tội hành nghề Y khoa không có giấy phép và tội xem bói ở Nữu Ước, nhưng cả hai lần đều được tha bổng.Ngoài khả năng chữa bệnh kỳ diệu, ông Cayce còn có năng khiếu tiên tri tài tình.
- Tháng Tư năm 1929 ông đã đoán trúng cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán cho một broker mặc dầu khi đó thị trường chứng khoán Mỹ đang đà lên suốt mấy năm liền.
- Ông Cayce đoán trúng ngày khai chiến và ngày chấm dứt của hai cuộc Đại chiến thứ I và thứ II,- ngày độc lập của Ấn Độ, và Do Thái (ông đoán trước 15 năm việc lập quốc Israel).- cái chết của Tổng Thống Roosevelt và Kennedy.
- Ông cũng biết trước cuộc khám phá tia Laser và ngày tìm ra Cuộn Kinh Thánh Biển Tử (Dead Sea Scrolls)- Năm 1926 ông tiên đoán rất đúng cuồng phong ở Nhật, động đất ở Cali, sóng thần ở Phi Luật Tân.Sau đây là lời tiên tri của Edgar Cayce về tương lai thế giới:- Tự do dân chủ sẽ lan rộng khắp thế giới kể cả Trung Hoa.
- Những biến thái vật lý trên mặt địa cầu có thể làm Bắc Âu rơi xuống biển trong nháy mắt..- Nhật Bản sẽ bị động đất và núi lửa tàn phá.
- Tiểu bang North và South Carolina, Georgia, nam Alabama sẽ chìm xuống lòng đại dương.
- Thế Chiến thứ III sẽ xẩy ra và sau 1 năm chiến họa, văn minh thế giới hiện tại sẽ chấm dứt để nhường bước cho một thời đại hòa bình, tâm linh, thịnh vượng mới, dài 1000 năm.Cayce đặc biệt chú trọng tới đại lục Atlantis khi xưa chìm dưới biển sẽ trồi lên thành đất liền từ Vịnh Mexico tới bờ Địa Trung Hải. Ông nói về chuyện này tới gần 700 lần trong toàn bộ tiên tri.
Edgar Cayce tin vào luật luân hồi và năm 1936 trong cơn mê ông thấy mình sẽ tái sinh 200 năm sau, vào năm 2158, khi ấy Nebraska sẽ là bờ phía Tây của Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng Giêng năm 1945 ông Cayce nằm trong nhà dưỡng lão tại Roanoke, Virginia, tiên đoán là 4 ngày nữa sẽ là đám tang chính mình. Ông chết đúng 4 ngày sau đó. Ông thọ 67 tuổi. Ông để lại hơn 14.000 lời đề cập tới hơn 10.000 sự việc trong hơn 50 năm "đồng thiếp".
Hiện nay tại Hoa Kỳ, tên tuổi ông trong ngành khoa học huyền bí còn sáng chói hơn Nostradamus vì ông tiên tri nhiều về nước Mỹ, trong khi Nostradamus lại chú trọng vào Âu Châu, Trung Đông.
Theo đó:
1 - Lời tiên tri về tự do dân chủ lan tràn toàn cầu đã nghiệm đúng. Trường hợp Trung Hoa (và vài nước khác như Việt Nam, Cuba...) đang trên đà cải hoán và thể chế dân chủ trước sau cũng sẽ tới. Cayce đã đoán đúng phong trào trở về tâm linh tôn giáo ở Nga Sô. Biến chuyển này khởi đầu hành trình tìm kiếm giá trị tinh thần mới trên toàn thề giới sau khi Duy vật và Duy Tâm tranh chấp nhau suốt cả trăm năm.
2 - Những thay đổi bất thường về khí hậu trên thế giới và Hoa Kỳ do ảnh hưởng El Ninõ có thể đã được Edgar Cayce cảm nghiệm và diễn tả là mặt đất biến đổi đột ngột - "sudden physical changes in the earth surface" hoặc trục địa cầu bị chệch - "shifts in the polar axis", từ đó ông tiên tri về những phần đất sẽ chìm xuống biển. Bờ biển Đông, Tây Mỹ, Trung bộ nước Mỹ đều không tránh khỏi biến đổi. Los Angeles, San Francisco sẽ bị tàn phá trước cả New York; vùng an toàn theo Cayne vẫn là vùng Trung tâm Hoa Kỳ (Ohio, Indiana, một phần Illinois).- Bản đồ thế giới sẽ biến đổi, ông thấy trước những trận cuồng phong, cháy rừng, động đất, núi lửa, hạn hán, đất lở...là những thiên tai đã và đang xẩy ra.
Theo Edgar Cayce, luật ân huệ vượt lên trên luật nhân quả. Nếu không được Thượng Ðế ban ân huệ, thì chúng ta sẽ phải trải qua 20 năm xung đột bạo lực, đổ máu và có thể có chiến tranh hạt nhân trước khi trái đất đổi trục.Một nhà tiên tri Hoa Kỳ hiện đại, ông Gordon Scallion, một khoa học gia điện tử, cũng kinh qua những biến thái cơ thể giống Edgar Cayce: tự nhiên bị mất tiếng, nhìn suốt cơ thể bệnh trạng người khác, thấy luồng hào quang (điện từ trường ?) bao quanh người đối diện. Từ thập niên 80 tới nay, ông đoán rất đúng các thiên tai động đất, bão lụt tại California. Ông cũng cảnh giác về chuyển biến địa hình tại miền Tây và Nữu Ước giống như Cayce.
IV. SUDEIH BABU
Nhà nghiên cứu Spalding đã viết cuốn sách nghiên cứu về thế giới huyền bí ở Phương Ðông có nhắc đến nhà chiêm tinh nổi danh Ấn Ðộ là Sudeih Babu. Ông này là một học giả của xứ Ấn, có thể đoán biết quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi con người vô cùng chính xác.
Theo nhà chiêm tinh Sudeih Babu thì "Chiêm tinh học chuyên nghiên cứu sự vận hành của cac hành tinh để tìm hiểu ảnh hưởng của chúng lên mỗi con người. Mỗi người khi chào đời đều đã mang sẵn nghiệp báọ Nghiệp báo này tốt hay xấu là do những gì người ấy đã làm trong kiếp trước, nghiệp báo ấy trở thành động lực chi phối tác động lên họ.
Ðộng lực ấy được sức mạnh siêu nhiên trong vũ trụ phân phối và biến thành vũ trụ tuyến phản chiếu xuống mỗi đời người. Vậy thật ra các hành tinh không ảnh hưởng gì đến đời người cả mà chúng chỉ phản chiếu lại cái nghiệp quả, cái hành động mà mỗi con người đã làm trong quá khứ và ảnh hưởng đến cuộc đời hiện tại mà thôi..."
Nhà chiêm tinh lừng danh này sở hữu một căn nhà 49 phòng, chứa đầy các sách cổ Ấn Ðộ trong đó có bộ sách chiêm tinh quý giá là Brahma Chirta.... Và sau đây T.H xin trích một đoạn từ sách Hành Trình về Phương Ðông , nhà chiêm tinh Sudeih Babu nói về tương lai: ..."
Năm 1875 đánh dấu một bước tiến quan trọng, đó là sự phát triển khoa học văn minh cơ giới cùng thuyết "Tiến Hóa" của Darwin và phong trào Thiên Chúa giáo tự do. Từ đây bắt đầu một cuộc tranh cấp giữa tinh thần và vật chất. Có hai mãnh lực rất mạnh phát xuất từ hai bầu tinh tú đối cực gây nên phong trào Duy Tâm và Duy Vật. Thế kỷ 20 bắt đầu với sự phát triển cực thịnh của thuyết Duy Vật. Con người sẽ bị thúc đẩy vào các sự kiện vật chất, họ sẽ gặp các thử thách mà nhu cầu bao tử, khoái cảm xác thân tranh đấu với nhu cầu tâm linh một cách mãnh liệt. Ðến khoảng 25 cuối, từ 1975 trở đi thì phong trào Duy Tâm sẽ phát triển mạnh mẽ và được phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hóa tâm linh. Cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt đầu....
Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này sẽ có nhiều thay đổi và có những cố gắng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại, giai đoạn này rất quan trọng. Có hai loại người trên thế gian: Một loại đã thấy ánh sáng rực rỡ nơi cuối chân trời và định hướng để đi đến đó. Dĩ nhiên, họ sẽ chiến đấu cam go với các cám dỗ, các hoàn cảnh bất lợi sẩy ra chung quanh nhưng ở họ, hy vọng luôn sáng rỡ. Hạng thứ hai không cảm xúc được các tư tưởng thanh cao, không tin tưởng những điều cao thượng. Họ là những người lạc lõng, đáng thương vì họ sẽ phải học các bài học hết sức đau khổ cho đến khi họ hiểu biết và quay đầu về phía ánh sáng. Ðiều này đã và đang sẩy ra...
V. JEANE DIXON
Jeane Dixon là một nhà chiêm tinh hiện đại ở Washington, Mỹ. Từ khi lên chín, bà đã có khả năng thấu thị. Sau bà lấy chồng thì tài năng của bà càng tinh tế hơn. Năm 1952, bà tiên đoán về cái chết của tổng thống J. F. Kennedy nhưng bà quên thông báo rồi quên lãng.
Năm 1960, John F. Kennedy đắc cử tổng thống. Năm 1963, bà đã toan báo cho tổng thống về sự nguy hiểm của tổng thống mà bà đã nhìn thấy.Bà Dixon cố thuyết phục người thân của tổng thống là tổng thống nên bảo trọng vì ngày nguy hiểm đã gần kề. Tuy nhiên, không ai dám đưa lời tiên đoán ấy đến tổng thống vì Kennedy là một người rất ghét chuyện bói toán. Ngày thứ sáu 22, tháng 11/1963, Dixon cảm thấy lo lắng trong lòng, bà nôn nao hồi hộp thấy rõ và nhà tiên tri đã nói với một người bạn tên Harley Cope rằng: “Tôi rất lo, vì hôm nay chắc chắn tổng thống sẽ bị ám sát!” Và quả thật, sự việc đã xảy ra đúng như bà Dixon đã tiên đoán; Tổng thống Kennedy đã bị ám sát ở Texas.
Năm năm sau, tại hotel Ambassador ở Angeles, một nhà báo hỏi bà: Có phải Robert Kennedy sẽ làm tổng thống không? Bà trả lời không. Bà nói: Ông sẽ gặp một thảm kịch tại khách sạn này .
Tuần lễ sau đó khi Robert Kennedy đang diễn thuyết tại Hotel này, khi đứng cạnh cửa sổ thì bị bắn ngã. Trước đó bà đã khuyên Robert nên thận trọng nhưng tại họa vẫn cứ đến.
Tháng giêng năm 1942, bà khuyên nữ minh tinh màn bạc là Carole Lombard đừng đi máy bay trong 6 tuần tới . Carole Lombard đã đi máy bay an toàn, khi đi về bằng tàu hỏa, nhưng đoạn chót phải đi máy bay cho kịp về với chồng là Clark Gable. Máy bay gặp bão và cô đào màn bạc phải chết.
TRẦN MỘNG TÚ * TRUYỆN NGẮN
MẦU ĐỎ TRONG SÂN
Hai chiếc xe van đậu lại trong sân nhà thờ. Thả xuống sân những cụ ông và cụ bà , người tóc muối tiêu, người tóc trắng như cước, người lưng còn thẳng, người đã phải nhờ gậy trúc đưa đi. Hôm nay họ mặc toàn một mầu đỏ. Có người áo khoác dạ đỏ, có người áo len đỏ, có người quàng khăn đỏ, có cụ bà không mặc áo đỏ thì bôi son có mầu rất tươi của trái anh đào chín (bright red cherry). Họ đến ăn bữa cơm trưa vào ngày thứ ba của tuần lễ thứ hai trong tháng. (Bữa ăn, một tháng một lần, cung cấp bởi một nhóm phụ nữ của họ đạo, ở tuổi hưu trí làm thiện nguyện.)
Cuối tuần này có lễ Valentine, nên hôm nay nhóm tổ chức tiệc Valentine cho các cụ.
Mười chiếc bàn cho tám mươi người ngồi, được trải khăn bàn đỏ, đặt hoa đỏ. Món tráng miệng hôm nay cũng là những lát bánh có kem hoa hồng đỏ.
Thức ăn chính và món tráng miệng, chúng tôi đã chia nhau nấu nướng sẵn ở nhà, mang tới. Từ 10 giờ sáng, tụ họp nhau, đặt bàn, pha cà phê, nước trà, hâm nóng thức ăn. Các cụ lần lượt đến trước bữa ăn khoảng nửa tiếng. Cụ bà nhiều hơn cụ ông, có vài người còn đủ cặp, nhưng phần đông lẻ bạn.
Hôm nay tôi và năm người nữa phụ trách ở ngoài phòng ăn, chúng tôi đưa các cụ vào bàn, sau khi dán bảng tên lên áo cho mỗi người. Tôi cầm những bàn tay có hình dáng của những nhánh gừng khô; tôi đi chậm, theo chân người đi chậm, tôi thở nhẹ, theo tiếng người thở nhẹ, tôi kéo ghế, tôi trải khăn ăn trên lòng cho cụ nào không tự làm lấy được; tôi nhìn những sợi tóc mỏng xám bạc, những chiếc kính gọng nhỏ móc hờ trên tai, nằm ngơ ngác trên sóng mũi với cặp mắt nhìn chậm chạp dưới hai chiếc vòng kính tròn. Tôi thấy tôi trong tròng kính đó. Mầu đỏ của những chiếc áo, khăn bàn và hoa hồng ánh lên mặt mọi người, giúp các cụ tươi hẳn lên. Các cụ nói chuyện với nhau nhỏ nhẹ, thỉnh thoảng phải nghiêng hẳn đầu vào nhau để nghe cho rõ. Tôi nhìn các cụ thân mật, thì thào vào tai nhau. Tôi lắng nghe họ nói về ngày lễ “Tình Yêu” cuối tuần này. Những người ở chung một nhà già hứa sẽ rủ nhau ngồi chung một bàn. Rồi họ nhắc lại những cái hẹn Valentine của ba mươi, bốn mươi năm, thậm chí năm mươi năm về trước (nếu còn nhớ được) Những tên tiệm ăn, những con đường hò hẹn, chén rượu nào đã rót ra, nàng mặc áo mầu gì, chàng đi xe hiệu gì? Những chiếc thiệp với lời tỏ tình, những bài thơ vụng về của thi sĩ mới viết bài thơ thứ nhất. Họ nghiêng xuống nhau những khuôn mặt nhầu như những nếp lụa bị xếp lâu ngày, những cặp mắt hấp háy sau tròng kính, những nụ cười với hàm răng thẳng tắp, đều đặn.
Bà Sarah, ngoài bẩy mươi, nói:
Valentine đáng nhớ của tôi, khi tôi được bốn mươi tuổi. Lúc đó chúng tôi còn ở Los Angeles, Mark đã đưa tôi đến khách sạn Bonaventure ăn ở từng lầu có tường kính và cả phòng ăn hình tròn quay chung quanh thành phố khi chúng tôi ngồi ăn.
Bà Pat chen vào:
- Khi tôi mười tám, tôi được một bạn trai cùng lớp mời đi dã ngoạn (picnic) ở bờ biển Dana Point, California trong ngày Valentine.”
Ông Tom cầm tay vợ hỏi khẽ:
- Bà có nhớ ngày Valentine đầu tiên khi chúng mình mới cưới nhau được một năm không?
Bà Daisy rụt cổ lại cười, những nếp nhăn trên mặt bà cũng cười theo, nói:
- Ông đưa tôi đi sanh, và mình đã đặt tên cho con trai là Valentine.
- Bà nhớ đúng không đấy?
Bà Daisy im bặt tiếng cười, nhìn ông như dò hỏi, bà không biết bà nhớ có đúng không. Nhưng rõ ràng bà có một người con tên là Valentine mà.
Những người còn lại ngồi im lặng, họ chưa nghĩ ra được trong đời họ có ngày Valentine nào “đáng nhớ” hay không?
Ở một bàn khác hình như chẳng ai nhắc đến ngày “Lễ Tình Yêu”. Có người hỏi, không biết chiều nay có mưa không? Có người trả lời ngày mai là ngày Lễ Giáng Sinh. Có người hỏi chị đã uống thuốc ho sáng nay chưa? Vâng, tối nào tôi cũng uống thuốc an thần.
Tôi rót cà phê, nước ngọt, dặn thật kỹ ly nào là nước, tách nào là cà phê. Nhắc cụ bà Pam nhớ cụ đã uống hai tách cà phê rồi; nhắc cụ ông John đừng cho sữa vào ly coke và tiêu muối trên bàn không cần rắc lên bánh ngọt.
Có một bàn gợi mắt tò mò của tôi nhất, cả tám người ngồi đó hình như là bốn cặp. Duy chỉ có một cặp là chung một họ (last name) nhưng ba cặp kia xem ra cũng âu yếm lắm. Tôi thấy họ cũng chạc tuổi giữa bẩy mươi đến tám mươi, nhưng ăn mặc rất tươm tất, nếu không nói là rất thời trang. Áo và khăn quàng cho các bà, mũ nỉ cho các ông, cả đến cặp kính trên mắt cũng kiểu mới nhất, họ là những người già, nhưng còn minh mẫn và sức khỏe khá tốt. Họ nói năng rõ ràng, và trao đổi khá hiểu biết trên những vấn đề thời sự mới nhất. Tôi nghe họ nói đến bữa tiệc “Tình yêu” ở một nhà hàng khá nổi tiếng họ sẽ đi với nhau vào cuối tuần này. Họ còn yêu đời và yêu người, tuổi tác hầu như không can thiệp được vào những sinh hoạt của nhóm người già trong bàn này.
Chiếc bàn cuối tôi mang bánh ngọt ra, tôi mới bất chợt thấy một cụ ông Á Đông, tóc bạc phau, nhưng còn khá nhiều, dáng gầy gầy, mặt nhỏ nhưng không thấy hốc hác, không đeo kính, hai mắt khá sáng. Tôi nhìn vào bảng tên thấy chữ “Dat Pham” tôi cúi chào cụ, cụ Đạt cho biết cụ theo người bạn Mỹ đến đây lần đầu. Cụ ở một mình trong khu Housing, chỗ cụ ở không thấy người Việt, cụ nói:
- Bên mình trước đây làm gì có ngày Lễ Tình Yêu, bây giờ nghe đâu Việt Nam cũng ăn mừng ngày này đấy.
Cụ nói xong mỉm cười, nói tiếp:
- Càng vinh danh tình yêu rầm rộ, càng li dị nhanh, bà nhỉ.
- Dạ.
Tôi nghĩ cụ có lí, nhưng tôi vẫn nói tiếp.
- Cháu chắc ngày nào cũng là ngày tình yêu rồi, nên không cần ăn mừng nữa.
- Bà lạc quan quá, thật ra người mình coi nặng cái “nghĩa” hơn “tình”, thế thôi.
Tôi rót thêm trà vào tách cụ, im ắng một giây, để cụ hiểu là tôi đồng ý với cụ. Tôi mời cụ tháng tới tiếp tục đến với chúng tôi, và cụ nhận lời. Tôi phụ giúp chương trình này cả hai năm, lần đầu tiên mới gặp một người đồng hương, tự nhiên thấy việc làm nhỏ nhoi của mình vui hẳn lên.
Tôi đi tới đi lui từ trong bếp ra tới những bàn tiệc. Nhìn ngắm các cụ ngồi ăn và các bà trong nhóm thiện nguyện đang loay hoay với công việc, (và nhìn cả chính tôi) Mỗi người một vẻ, người nhanh nhẹn cứng cáp, kẻ chậm chạp yếu ớt. Người có khả năng cho, người có nhu cầu nhận, những mái tóc muối tiêu hay bạc phơ như cước, những cặp mắt còn tinh anh hay đã mờ đục. Họ đã đi qua bao ngày Lễ Hội Tình Yêu, qua bao cơn hồng thủy của đời sống.
Bây giờ các cụ ngồi đây, trong căn nhà Hội của nhà thờ, ăn bữa trưa thanh đạm cung cấp bởi những người làm công tác thiện nguyện cũng già gần bằng họ, một bữa ăn được trang hoàng để ăn mừng cho ngày Lễ Tình Yêu; họ còn nhớ lại được những gì, họ có nuối tiếc không?
A, tình yêu như thế nào nhỉ? Còn ai trong chúng ta nhớ rõ cái cảm giác đó không? Nó ào ào như mưa rào nhiệt đới, nó hung hãn như ngày biển động, nó huy hoàng như mặt trời mọc hay nó ấm áp và nồng nàn như một vạt nắng đầu xuân; nó là ngụm rượu đầu tiên, là nụ hôn vội vã, là vòng tay vụng dại, là đam mê bồng bột, hay nó là….là gì nhỉ, có ai còn nhớ không?
- Cho tôi xin ly nước lạnh, nước cam sẽ làm tôi xót ruột
- Tôi không ăn được bông cải xanh, nó làm tôi đầy hơi trong bụng
- Ly cà phê uống vào buổi trưa, sẽ làm tôi mất giấc ngủ ngày đấy.
Có ai còn nhớ lại “Một thời để yêu, một thời đời chết”. Có ai còn nhớ để nhắc lại cho nhau một lời nói của Valentine thời trẻ dại: “Rồi chúng ta sẽ cùng già đi, rồi chúng ta tiếp tục đổi thay theo tuổi tác, duy có một điều sẽ không bao giờ thay đổi…Em luôn mãi để lòng mình yêu anh. (1)
Tôi không còn trẻ dại nữa, nhưng giữa khoảng không gian ửng đỏ của khăn bàn, của hoa, của áo khăn cho ngày Lễ Tình Yêu chúng tôi tổ chức cho những người ở tuổi “cổ lai hy” này, tôi bỗng thấy lòng rung lên một câu thơ:
Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước trời đôi ngả
Hai chữ tương tư một gánh sầu. (2)
Không biết có ai “tương tư” mình trong “Ngày Tình Yêu” này không nhỉ?
Lần tới, gặp lại cụ Đạt, tôi sẽ đọc câu thơ này cho cụ nghe, đố cụ nhớ là thơ của ai. Rồi tôi sẽ hỏi cụ xem hồi trẻ cụ có “đa tình “ không hay chỉ toàn là “nghĩa” với nhau thôi.
Trần Mộng Tú
(1)As we grow older together, As we continue to change with age, There is one thing that will never change. . . I will always keep falling in love with you.-_Karen Clodfelder
(2) Tản ĐÀ
TÀI LIỆU VỀ ÔNG ĐẠO DỪA
Đạo Dừa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nơi hành đạo của ông Đạo Dừa tại cồn Phụng, Bến Tre
Đạo Dừa là một tín ngưỡng tại miền Nam Việt Nam, còn gọi là Đạo Vừa (vừa phải, trung dung) hoặc Hòa đồng Tôn giáo. Và cũng là tên gọi cho người sáng lập, thường được gọi là Ông Đạo Dừa, tên thật là Nguyễn Thành Nam (1910-1990), là người sáng lập Đạo Dừa ở Bến Tre, Việt Nam.
[sửa] Tiểu sử
Ông Đạo Dừa sinh năm 1910 tại xã Phước Thịnh, tổng An Hòa, huyện Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).
Ông là con của một gia đình giàu có. Cha tên Nguyễn Thành Trúc, làm chánh tổng từ năm 1940 đến năm 1944 và mẹ là bà Lê Thi Sen.
Năm 1928, ông sang Pháp du học tại Rouen.
Năm 1935, ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước.
(Cồn Phụng )
Năm 1935, ông cưới bà Lộ Thị Nga và sinh ra một người con gái tên là Nguyễn Thị Khiêm.
Năm 1945, ông đến chùa An Sơn ở Bảy Núi, Châu Đốc, quy y cầu đạo với hòa thượng Thích Hồng Tôi. Tu theo luật đầu đà, ông ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa suốt 3 năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương, thân hình chỉ còn da bọc xương.
Năm 1948, ông trở về Định Tường (nay là Tiền Giang) ngồi tựa mé sông trên cầu Bắc, hành đạo mặc kẻ qua người lại.
Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản.
Năm 1958, ông gửi thư phản đối Tổng thống Ngô Đình Diệm về một chính sách nào đó, nên bị bắt giam, sau được thả ra...
Năm 1963, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật'', và tại đây ông lập ra đạo Dừa. Ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...
Ông tự xưng là Thiên nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, tuyên bố theo cả ba tôn giáo là Nho, Phật, Lão. Đạo của ông không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ cần ngồi tham thiền và ăn chay, tưởng niệm... Về thực phẩm, Đạo Dừa khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.
Ông thử nghiệm hòa đồng dân tộc bằng cách nuôi chuột và mèo sống chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông chứng-minh là hai kẻ đối-nghịch vẫn có thể "sống chung hòa-bình" và mong muốn Việt Nam sẽ không còn chiến tranh.
Năm 1967, ông có nhờ báo chí tuyên truyền đạo của mình và vận động ra tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Trong số tín đồ Đạo Dừa có con trai của nhà văn Mỹ John Steinbeck.
Sau biến cố 1975, Đạo Dừa bị cấm, ông tìm cách vượt biên nhưng không thoát và bị bắt đưa đi học tập cải tạo [1]. Về sau, ông được người thân trong gia đình lãnh về sống tại Phú An Hòa.
Năm 1990, ông qua đời ở tuổi 80.
[sửa] Ghi nhận
Là một trong nhiều đạo tồn tại ở Miền Nam trước 1975. Đạo Dừa chủ trương hòa đồng tôn giáo, tổng hợp tinh hoa của nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, Kitô giáo. Dựng đàn Bát quái, lập thuyền Bát nhã với đài lộ thiên để cầu Phật, tiên, thánh... sao cho mưa thuận gió hòa, dân sống yên vui, đất nước thái bình, vv... Tín đồ lên đến hàng vạn.[2]
[sửa] Thông tin thêm
Khi ông ra tranh cử tổng thống năm 1967, có một tín đồ tặng ông một cặp ngà voi, mỗi chiếc dài 1,8m, nặng 45kg, có đường kính 0,5m. Nay cặp ngà voi này được công nhận là cặp ngà voi lớn nhất Việt Nam, hiện đang được trưng bày ở phòng khách Tỉnh ủy Bến Tre [3].
Hiện nay tại Cồn Phụng còn nhiều di tích Đạo Dừa trên diện tích chừng 1.500m², hiện được bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời trước : sân 9 con rồng; tháp Hoà bình (cửu trùng đài).... Một khu được sửa thành nơi điều dưỡng và du lịch. Còn chiếc xà lan lớn làm nơi hành đạo cũ được đưa về làm khách sạn nổi trên sông Bến Tre ở thị xã [4].
[ẩn]
x • t • sNhững đạo giáo ở Nam Bộ
Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân Hiếu Nghĩa Hòa Hảo Cao Đài Đạo Dừa
[sửa] Chú thích
^ Đạo Dừa theo thông tin của UBND Tỉnh Bến Tre
^ Theo Đạo Dừa trên web Từ điển Bách khoa.
^ Cặp ngà voi lớn nhất Việt Nam trên Vietnamnet, 2005
^ Đạo Dừa theo thông tin của UBND Tỉnh Bến Tre
[sửa] Tham khảo và Liên kết ngoài
Thắng cảnh Cồn Phụng trên web Vietshare.
Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB Hà Nội, 1997, tr.39 - 40.
* ÔNG ĐẠO DỪA
Ông tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh năm Kỷ Dậu (1909) tại xã Phước Thạnh, tổng An Hòa, quận Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa ( Bến Tre), con ông Nguyễn Thành Trúc và bà Lê Thị Sen.
Ông Nguyễn Thành Trúc, xưa làm Chánh Tổng, trong nhà sung túc nên cho con sang nước Pháp du học theo ngành kỹ sư hóa học tại Rouen ba năm và tại các trường khác từ năm 1928 đến 1935.
Cồn Phụng nơi ông Đạo dừa hành đạo
Ở Pháp trở về, ông lập gia đình với cô Lộ Thị Nga, ái nữ của ông bà nghiệp chủ Lộ Công Huân và bà Nguyễn Thị Cúc. Ở cuộc nhân duyên này, một cô gái ra đời, ông đặt tên là Nguyễn Thị Khiêm tự Loan Anh. Đang sống yên vui với gia đình bỗng nhiên tính tình ông thay đổi, chán chường trần tục, vợ đẹp con khôn và hướng về sự tu hành.
Năm 1945, ông rời bỏ gia đình vào vùng Thất Sơn xin quy y cầu đạo với hòa thượng chùa An Sơn, núi thượng, tu theo hạnh đầu đà, ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa trong ba năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương ruồi muỗi, thân hình chỉ còn da bọc xương, đến bữa ăn ôm bình bát hóa trai rồi lại trở về chỗ cũ.
Năm 1948, hạn tu đã mãn, ông trở về Định Tường, Tiền Giang ngồi tựa mé sông trên cầu Bắc, hành đạo hai năm trước kẻ qua người lại. Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, ban đêm lên ngồi hành đạo trên đài cao, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Về ăn uống rất đơn sơ với trái cây thổ sản mỗi ngày một lần đúng ngọ. Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản nhưng trong thời gian sau, ba năm ông mới tắm một lần.
Ông thờ cả Nho, Thích, đạo. Ông không tụng kinh gõ mõ, chỉ tham thiền.
Kể từ ngày ông lập đài bát quái, dân chúng thường lui tới viếng thăm nhưng ông vẫn tịnh khẩu, chỉ dùng bút viết những câu trả lời khi có ai hỏi. Ông khuyên mọi người tu tại gia, ăn chay trường.
Đời tu của ông thật là chìm nổi !
Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây "Nam quốc Phật tự" và sáng lập ra Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài... Lúc đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài - tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người. Tại đây, ông còn dựng đài bát quái cao 18 mét để tiếp tục tu hành và lập ra thuyền Bát Nhã, ghe chài, đài cầu nguyện lộ thiên, luôn luôn có các ông đạo rung chuông; lại thêm có trái đất, chữ Vạn, Thập tự giá và nhiều dấu hiệu khác. Ông giải thích việc ông làm nơi đây là việc Thiên cơ, một ngày kia sẽ ứng nghiệm, còn việc rung chuông, ông cắt nghĩa đó là chuông cầu nghuyện cho phong vũ điều hòa, dân an thái quốc, người bớt chết, biết yêu thương và đoàn kết để cùng cầu Tiên, Phật, Thánh sớm ra đời mới mong chấm dứt cảnh nồi da xáo thịt.
Năm 1967, ông qua Nam Vang và bị bắt giữ một thời gian rồi mới thả về.
Thật ra việc làm của ông rất khó hiểu nhưng việc ông làm là hay hay dở, có ích cho nhân quần xã hội không thì thời gian sẽ trả lời!?
Ngày nay, Cồn ông Đạo Dừa tại Bến Tre vẫn còn và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và thú vị của Việt Nam không chỉ bởi danh lam thắng cảnh hữu tình, trái cây ngon rẻ nhất nhì Miền Tây mà còn vì sự hiếu khách của người dân ở xứ ông Đạo.
\
http://5giay.vn/showthread.php?t=392137
(Sân Rồng)
Những Ngày Tù Chung Với Ông Đạo Dừa
» Tác giả: Hoàng Ngọc Giao »
1. Những Ngày Tù Chung Với Ông Đạo Dừa>* Viết theo lời kể của Joseph Cao ở Paris để tặng những chiến sĩ can trường của đất nước.
Tôi biết về ông Đạo Dừa rất ít. Trước kia, có một dạo tôi hiểu lầm ông. Nói hiểu lầm thì không đúng lắm : Tôi đã đánh giá sự đấu tranh của ông một cách phiến diện, hời hợt. Tôi được biết ông tên Nguyễn Thành Nam, một nhà trí thức tân tiến, đỗ bằng kỹ sư Canh Nông ở Pháp, có tinh thần ái quốc cao. Ông thành tài về nước, không làm việc cho Pháp, dấn thân vào cuộc cách mạng dân tộc. Vào thuở tôi còn mài đũng quần nơi những lớp trung học Pháp, tên tuổi của ông đã lẫy lừng, tương lai rạng ngời hào quang. Người Pháp ở Đông Dương rất ưu đãi dân thuộc địa thông thạo Pháp ngữ. Từ các công sở đến tòa án, hễ ai nói thông được tiếng Pháp kể như nắm được chiếc chìa khóa vàng trong tay, vào cửa nào cũng thông cũng lọt. Huống chi đối với những nhà khoa bảng xuất thân từ những đại học ở "chánh quốc" áo gấm về nước ! Với cái tài ấy, cái thế ấy, giá khéo luồn lọt một tí, làm gì chẳng thừa miếng đỉnh chung ? Nhưng ông kỹ sư Nam ấy lại không đem cái tài học của ông làm việc cho Pháp. Ông cũng không dùng cái vốn liếng văn hóa Tây phương gây lợi cá nhân, cho có được vợ đẹp con ngoan, cho có trang trại giàu sang trưởng giả, hoặc khai khẩn dinh điền màu mỡ cò bay thẳng cánh...
Ông đã rũ bỏ cảnh phồn hoa quyến rũ, dứt lìa văn minh vật chất ông có thể thụ hưởng thừa thãi, để về một cồn vắng... trèo lên ngồi trên ngọn cây dừa mà tu, và thành là ông Đạo Dừa ! Tôi từng nghe mấy người anh bà con, cùng ở Pháp về chuyến tàu với ông, không ngớt bàn tán về hành động ấy của ông: - Kỹ sư Nam ở Bến Tre tính gì thế ?
Toan làm chính trị ? Hay muốn chóng nổi danh ? - Hắn bất hợp tác với nhà
cầm quyền ư ? Chủ trương tranh đấu bất bạo động như thánh Gandhi bên Ấn
Độ à ? Bối cảnh chính trị ở Việt Nam khác xa với bên ấy lắm cơ mà ! -
Hay hắn lập dị ? Cũng muốn tỏ ra ta đây anh hùng cách mạng ? Tôi nghe
nói mà chán ngắt cho mấy ông anh họ ấy. Họ còn ham thụ hưởng, có dám dấn
thân như thế đâu. Cũng có kẻ xu thời, làm chính trị sa lông. Thứ chánh
trị không tốn kém gì, không hy sinh nguy hiểm gì, mà lại được tiếng là
kẻ thức thời. Tôi là lớp trẻ vừa trưởng thành, vừa mới hiểu biết, trong
thập niên 30-40. Chúng tôi thường thao thức theo tiếng gọi thức tỉnh của
hồn nước, của các bậc tiền bối yêu nước như cụ Phan Bội Châu, cụ Huỳnh
Thúc Kháng, ông Phan Châu Trinh, Tăng Bạt Hổ... Và cái chết oanh liệt
của các bậc anh hùng Yên Bái Nguyễn Thái Học, Ký Con...đã khơi dậy lòng
yêu nước khắp nơi.
Chúng tôi sống trong ký túc xá, giữa bốn bức tường kín học đường, song
cũng biết được đại khái những hoạt động của các ông Tạ Thu Thâu, Nguyễn
An Ninh, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường, Hồ Văn
Ngà... và vô số nhà trí thức Trung Nam Bắc... đã không chạy theo vinh
hoa phú quý thuở bấy giờ mà lại dấn thân làm quốc sự. Những quyển sách
quốc cấm như Phan Đình Phùng, Con hùm Yên Thế Hoàng Hoa Thám, Giặc Cờ
Vàng... được chúng tôi lén lút chuyền tay nhau, nửa đêm chun vào cầu
tiêu, xem mê mệt không thôi. Phong Trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục
với những tổ chức đưa thanh niên du học nước ngoài, những trường bí mật
đào tạo nhân tài đất nước đã nhiều đêm là mộng trắng canh trường của
lòng trai háo hức dấn thân vào phiêu lưu của chúng tôi. Chúng tôi không
còn lòng học hành nữa. Cái học trong nước, dẫu đến cao đẳng, cũng chỉ để
làm nô lệ. Chúng tôi từng chứng kiến, căm hờn và ứa lệ, khi trông thấy
đang trong giờ giảng bài, vị giáo sư đáng kính mến bỗng bị lính kính,
mật thám Pháp vào lớp, xích tay lại dẫn ra xe ...
Giữa cái buổi giao thời đặc biệt ấy của đất nước, bọn thực dân cai trị
cố tình bên trên đè ép xuống, dân chúng ở dưới ngộp ngạt trôi mình, có
một số thanh niên Tây học, đâm ra hoang mang mất hướng. Một số bỏ sở làm
lương to, đi lên núi Cấm tu hành, hoặc toan luyện bùa phép chống lại
súng đạn, hoặc toan tìm hậu duệ các tiền bối kháng Pháp thời xưa ? Một
số lại ủy mị hơn, tìm quên lãng hận mất nước trong làn khói phù dung !
Một số tìm đường trốn ra nước ngoài, cố sao móc nối được một anh thủy
thủ ngoại quốc có tàu buông neo ở Nhà Rồng, năn nỉ sao cho anh ta thương
tình dấu dưới hầm tầu để đi được thoát. Nếu rủi ra khơi rồi mà thuyền
trưởng hay được, bất quá hắn xiềng chân lại, chờ đến một bến cảng nào đó
thì tống khứ lên bờ, miễn đừng trong thuộc địa của Pháp thôi, là cũng
sướng đời rồi ! Tuy không nói nhiều ngoại ngữ, chỉ biết tiếng Pháp rất
hạn chế trong thương trường quốc tế, nhưng những thanh niên mạo hiểm vẫn
tin tưởng ở sức lực và bàn tay tháo vát của mình để có thể kiếm được
cái ăn qua buổi, miễn không ngửa tay xin ăn. Mà dù không kiếm sống được,
chết đói xứ lạ là cùng, còn hơn sống nô lệ nơi quê nhà vốn nổi tiếng
vựa lúa Châu Á !
Tôi có một số bạn bắt mối được với một bạn thủy thủ tàu buôn Pháp, bọn
này đòi 50 đồng mới cho xuống tàu. Ba đứa đều là học sinh, còn trong
cảnh cơm cha áo mẹ, làm sao có đến một số bạc to lớn như thế ? Bán cả đồ
đạc, quyên góp khắp bạn bè mãi mới được 40 đồng, định sẽ năn nỉ xin
bớt, chắc bọn chúng cũng chịu, nhưng khi đem tiền ra bến, hỡi ôi, con
tàu buôn hôm nọ đã nhổ neo, ra lòng sông Sài Gòn rồi ! Sở dĩ tôi nói lên
việc này là để cùng quý bạn hình dung lại thời điểm ấy của những công
dân Việt Nam, như dòng sông Cửu Long đợt sóng này nối tiếp đợt sóng
khác, đã ý thức được những việc cần phải làm của người bị trị. Quyền yêu
nước không phải ở một người, ở một đảng phái nào. Bây giờ, người ta tha
hồ tô hồng, chuốt lục lịch sử đảng họ. Bẻ cong cả lịch sử. Phủ nhận
công ơn của những người ngoài đảng ta ! Các văn sĩ Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa tán tụng tận mây xanh về việc đi tìm đường cứu nước của "bác", làm
như chỉ có "bác" của họ mới độc đáo đi nước ngoài.
Ở Sài Gòn, có một dinh thự to tát và tráng lệ của thực dân Pháp bỏ lại bến Nhà Rồng, đáng lẽ thuộc về nhân dân đang thiếu nhà ở, thì đảng lại làm thành ngôi nhà kỷ niệm nơi xuất xứ đi ra nước ngoài của lãnh tụ. Để thờ những vật vớ vẩn ! Sao không thờ bao nhiêu bậc tiền hiền cách mạng trước "bác" hoặc đồng thời với "bác", tài ba hơn và sự hy sinh cống hiến nhiều hơn ? Cổ nhân bảo : luận anh hùng, chớ luận vào thành công hay thất bại, phải luận vào sự tiên phong khởi đầu. Những người thắp sáng, những nhà khai hoang, trong lãnh vực thương nước yêu nòi mới thực hiển hách. Cũng như nơi tuyến đầu, người lính trước tiên nhận diện được quân thù mà cảnh giác cho bạn đồng ngũ, dù có bị bắn ngã chết, vẫn giữ công đầu !
Tổ quốc Việt Nam không quên ơn những người con ấy. Dầu hiện nay, họ bị
bôi nhọ, hay xuyên tạc. Trong số đó có ông Đạo Dừa. Với một năm ở tù
chung ở khám Cần Thơ, tôi mới thật sự biết ông. Khâm phục ông nhẫn nại,
kiên quyết và bất khuất hơn người. Trước kia, tôi chỉ biết ông có chí
hướng hơn người. Ông tìm con đường tranh đấu riêng. Ông không theo phe
này, lập hội kín nọ. Ông làm cách mạng quần chúng. Lấy số đông dân chúng
làm hậu thuẫn. Ông pha màu tôn giáo vào chính trị, và ông đã khởi xướng
lên một mình. Một loại tôn giáo hòa đồng. Thực chất là lấy tình thương
bao la để khuyến dụ và cảm hóa mọi người. Ông đã gặt hái ít nhiều thành
công. Lúc bấy giờ, tôi vẫn còn cho ông là một con người đáng tôn kính,
song có phần lập dị. Nhân một dạo, tôi có dịp đi đò máy từ bến bắc Rạch
Miễu sang tỉnh lỵ Bến Tre, khi con đò chạy ngang qua một cái cồn đất nọ,
người đi đò cùng trầm trồ trỏ tay bảo : - Ông Đạo Dừa ngồi trên đọt dừa
đó, thấy không ?
Ổng ngồi mấy năm nay rồi. Mặc nắng mưa, trưa tối ! Một bà lão già nói
bằng giọng cung kính: - Ai cũng tưởng ổng chịu không nổi, mà chết rồi!
Nhưng người ta vẫn thấy ông ngồi trơ trơ đó. Mà ông phải nhà nghèo hèn
gì, con nhà giàu sang, danh giá. Vậy mà ông lại đi tu. Nói là để độ đời !
Tôi hỏi lại: - Tây để cho ông làm như vậy sao? Ông ra vẻ chống đối như
vậy, bỉ mặt cho người Pháp ở Đông Dương lắm. - Mèn ơi, họ bắt ổng giam
vô tù mấy lần. Ổng tịnh khẩu, không thèm nói chuyện. Nhưng viết giấy hỏi
Tây là ổng có tội gì mà bị bắt ? Đụng chạm nhân quyền sao đó ! Tây cãi
không lại lý của ổng, phải thả ổng ra.
Ổng lại trèo lên cây dừa mà ngồi. Tây giận lắm, sai người đốn bỏ cây dừa
của ổng. Mất cây dừa đó, ổng lại trèo lên cây dừa khác. Mèn ơi, ai
trông thấy ổng trèo dừa mà hổng thương đứt ruột ! Tây lại sai người đốn
dừa nữa, ổng lại ngồi trên cây khác. Đốn hết dừa cù lao này, thì ổng
sang qua cù lao kia. Bến Tre là xứ dừa mà. Không lẽ Tây đốn hết dừa của
tỉnh? Thằng Tây đành chịu thua ổng luôn. - Rồi ổng ăn gì ? - Ổng chỉ
uống nước dừa, có khi ăn thêm vài trái chuối để sống. Vậy nên người ta
mới kêu ổng là ông Đạo Dừa. - Thời buổi lộn xộn, ổng ngồi hoài như vậy,
không sợ nguy hiểm ? - Ổng hổng sợ. Mà dân cũng thương ổng, ngấm ngầm
bảo vệ cho ổng. - Ổng tịnh khẩu hoài, không mở miệng nói chuyện? Không
thuyết pháp sao? Vậy làm sao truyền đạo ? - Ổng không nói. Chỉ viết ra
trên giấy. Nói chuyện cũng bằng giấy tờ. Vậy mà đệ tử đông lắm. Ở khắp
nơi, đâu cũng có. Cả ở Lục tỉnh, ở miền Trung nữa.
Vì đạo của ông tốt một cái là thờ kính ông bà, tôn trọng lễ nghĩa và ăn ở
hòa mục với mọi người. Tôi chăm chú nhìn lên ngọn dừa khi phà chạy
ngang mé cồn. Trên ngọn một cây dừa cao, một hình bóng người nhỏ thó,
mặc áo vải vàng, ngồi thu lu trên một giạt bằng cây to, trông thấy bấp
bênh lơ lửng. Trời trưa nắng như hun đốt, mắt nhìn lên lóe sao. Thế mà
bóng người nọ vẫn ngồi xếp bằng an tọa, tịnh nhiên. Ông ngồi như thế đã
mấy năm trời? Gương kiên nhẫn của ông thật đáng phục ! Tôi vì bận việc ở
Bến Tre, đến xế chiều mới xuống phà trở sang tỉnh Mỹ Tho. Ông Đạo Dừa
vẫn ngồi trên ngọn dừa nơi cồn đất nọ. Ngọn gió chiều thổi lộng lòng
sông rộng. Cây dừa trông từ xa thấy chao đảo. Thế nhưng ông đạo vẫn ngồi
bằng an, tâm tư vắng lặng vào cõi hư vô nào? Hay ông đang nghiền ngẫm
một thế cờ hay để giải thoát cho đất nước, cho con người ? Bên kia bờ
tỉnh lỵ Mỹ Tho đang sáng choang ánh đèn phồn hoa, lại có tiếng ca nhạc
từ đài phát thanh nào đó phát ra âm điệu xa vời quyến rũ, mê ly. Như tất
cả giục giã con người đừng hoài phí tuổi xuân, cứ quyện hồn vào những
hoan lạc, say sưa ...
Tôi bất giác ngước nhìn hình bóng ông Đạo Dừa ngồi nơi hoang tịch nọ. Cái bóng dáng gầy còm của người trí thức ngậm câm tiếng nói ấy lại có một sức mạnh huyền vi rọi xuống lương tâm con người. Cảnh giác người đời đừng mê bả béo mồi thơm mà quên hờn mất nước ! Sau đó, tôi bị kẹt ! Mãi lâu sau tôi mới lại có dịp về miệt Tiền Giang. Thỉnh thoảng tôi gặp trên đường những người đàn ông có, đàn bà có, già có, trẻ có, mặc quần áo bằng vải màu vàng hoặc màu già, áo thì là áo bà ba gài nút ở giữa hay là vạt miễng, có người để tóc dài chít khăn màu vàng. Những người ấy ăn nói lễ phép, từ tốn và thân thiện.
Tôi hỏi ra mới biết đấy là đệ tử của ông Đạo Dừa. Ông Đạo chủ trương hòa
đồng tôn giáo. Ông thờ các bậc sáng thế. Phật Thích Ca ông cũng trọng,
Chúa Ki Tô ông cũng kính, cả đến Lão Tử ông cũng theo, Khổng Tử ông cũng
học... Tất cả các vị có lòng từ bi, bác ái, yêu thương nhân loại, xả
thân vì chúng sanh, ông đều phụng thờ. Đó là tình thương yêu phải học
tập, phải noi theo. Đệ tử của ông rải rác khắp nơi. Họ hành đạo và
truyền đạo với lòng tin vững chắc, dù phải gặp rất nhiều khó khăn, cả
những hiểm nguy. Vì trong cái thế giới nhiễu nhương, còn lắm người nhắm
mắt chạy theo thế lực kim tiền, thì trái tim thương yêu của người thiện
lương dù mở rộng mấy cũng ít có người cảm thông. Rồi sau đó, tôi lại gặp
một số đệ tử của ông Đạo Dừa trong cảnh nhà tù ! Hỏi đến Thầy họ, Thầy
họ chắc cũng bị cầm giữ đâu đó. Họ vẫn không rời chiếc áo bà ba vạc
miễng của họ.
Sau lưng áo, họ vẽ hai chữ Tu Tù thật lớn. Họ lặng thinh, không nói gì.
Ai muốn hiểu sao hiểu. Có thể bảo là vì tu nên mới bị tù. Có thể có
nghĩa ở tù vẫn cứ tu. Lại có nghĩa lấy việc ở tù làm công quả học thành
đạo. Theo họ, họ bảo tu cho đất nước hòa bình, con người thương yêu con
người hơn. Chỉ có tình thương yêu mới khai trừ họa chiến tranh. Chỉ có
tình thương yêu, mới san sớt đồng đều, mới thông cảm nhau, không cần đấu
tranh giai cấp ! Tôi hỏi người đệ tử của ông Đạo Dừa: - Nghe nói Thầy
anh muốn làm người hòa giải ? - Phải. Cậu Hai yêu nước thương dân, không
nỡ nhìn triệu triệu thanh niên ở hai phía bị nướng thiêu trong nạn nồi
da xáo thịt. Chiến tranh đã hơn ba mươi năm, dân chúng điêu linh, xã hội
tàn hoại, đất nước nghèo khổ lắm rồi, sao người ta lại không chịu ngưng
tay ? - Thấy anh tin là hai bên có thể ngồi lại với nhau? - Cậu Hai tin
ai cũng có lòng yêu nước thật sự.
Lòng yêu nước đứng trên quyền lợi của bè cánh, đảng phái. - Và Thầy anh
tin "bác Hồ" sẽ từ bỏ đảng cộng sản? Hay đặt quyền lợi của đảng, của Nga
Sô, của Trung cộng ra ngoài để cứu nước cứu dân ? - Nếu ông Hồ yêu
nước, ông phải làm như vậy ! Tôi khẽ thở dài: - Thầy anh chủ trương tốt,
nhưng tình hình chính trị phức tạp lắm, lại thêm lòng dạ tham lam của
con người, tham vọng của quốc tế... Không như việc Thầy anh nuôi con mèo
chung với con chuột một lồng... - Thú vật còn biết dung nhau, con người
lại không thể sao? Việc nước nhà mình đã đến lúc mình phải tính với
nhau, không cần đến anh Mỹ, anh Nga, anh Tàu chen vào nếu họ không có
thiện chí giúp đỡ ! - Tôi sợ Thầy anh ôm mãi cái không tưởng ấy. Giá mà
thành được như thế, người dân Việt nào lại không thích ? Về sau, tôi lại
nghe tin ông Đạo Dừa trở về Cồn Phụng, tức là cái cồn đất ông trèo lên
ngồi trên cây dừa mấy mươi năm về trước.
Khi ấy cồn đã có đông dân cư tụ tập. Nhà ở khang trang. Dân tình dễ sống. Có văn hóa. Có tình người. Có trật tự. Có cả mấy người Mỹ tu ở đấy. Ai trông thấy tướng đi lênh khênh của họ trong bộ quần áo bà ba màu vàng may rộng khổ mà vẫn thấy túm bó, với đôi bàn chân đi đất rón rén của họ, đều phải che miệng cười. Nhưng là cái cười đầy thiện cảm, thân ái. Họ gặp ai cũng chắp tay cúi đầu, nói trọ trẹ : - Chào ông !... Chào bà !... Chào anh !... Chào chị !... Mạnh giỏi ! Nơi Cồn Phụng còn treo một biểu ngữ to Bất Chiến Tự Nhiên Thành.
Đó là một câu sấm xưa từ mấy trăm năm, mà người ta cho là trong bài sấm Trạng Trình, tiên đoán về hậu vận nước nhà. Nhưng không ai hiểu câu sấm ấy ứng vào thời kỳ nào? Sao không đánh nhau mà thành? Và cái thành ấy có lợi cho phe nào? Tôi thầm nghĩ ông Đạo Dừa đưa lên câu biểu ngữ để kêu gọi ngưng chiến.
Nơi bến cồn có đậu một chiếc tàu sắt mà ông Đạo Dừa cho trang trí theo mỹ thuật Việt Nam và đặt tên là thuyền Bát Nhã. Trên con thuyền rộng lớn ấy, nơi phía trước, ông bầy ra nhiều hàng ghế sắt cho du khách ngồi. Nhiều phái đoàn ngoại quốc đến phỏng vấn ông, thu băng, quay phim. Ông ngồi nơi chiếc ghế đặt phía trước, có hai đệ tử đứng hai bên. Chính hai đệ tử nọ trả lời những câu hỏi của khách, thỉnh thoảng ông mới biên vào giấy cho họ phát biểu thêm những chi tiết. Tôi đến nhằm lúc hết giờ phỏng vấn, nhưng cũng được đệ tử của ông nói về chánh kiến của đạo. Ông nhận ra tôi, chỉ mỉm cười. Nụ cười hiền hòa và thân thiết.
Ông vẫn không ngớt tay lẫy những hột bắp, để sau đó tự ông nấu lấy ăn. Trước kia ông chỉ uống nước dừa. Dạo sau này, vì làm việc nhiều, vì đệ tử khuyên lơn, ông mới ăn thêm buổi ngọ (buổi trưa) bằng bắp nấu. Tôi trông thấy ông gầy ốm quá, thân hình nhỏ thó, đôi tay khẳng khiu, mặt thỏn như trẻ nít, song đôi mắt tinh anh sáng rực khác thường. Các phóng viên truyền hình ngoại quốc không ngớt tỏ vẻ kinh ngạc và thán phục trước một ông già ốm tong teo như cây sậy mà lại có một mãnh lực chịu đựng kiên cường. Tự ông làm ra thức ăn cho ông, tuy rằng đệ tử của ông rất đông. Nếu ông để cho họ phục dịch, chắc họ sung sướng lắm. Nhưng ông chủ trương có làm mới có ăn, ông phải tự tay làm lấy thức ăn cho ông. Nếu ông bị rủi ro nằm bệnh ngày nào, ngày đó ông nhịn đói. Không ai khuyên lơn, năn nỉ ông được một miếng nào.
Tôi trông thấy những việc ông làm, lòng vơi bớt đi những thành kiến thắc mắc về ông. Ông thật sự thể hiện tình thương yêu to lớn. Ông xót xa đau đớn khi thấy chiến tranh kéo dài, dân tộc điêu linh tang tóc, đất nước kiệt quệ tài nguyên, lẽ ra có thể làm dân giàu, nước mạnh! Nhưng giữa khi đôi bên say chiến, nhất quyết một được một thua, tiếng gọi hòa bình của ông chỉ là tiếng gào khản trong sa mạc! Rồi đây, Cồn Phụng của ông, nơi ông tạo được một xã hội kiểu mẫu nho nhỏ ấy có được yên? Thân phận của ông và bầy đệ tử rồi sẽ nổi trôi, chìm ngụp thế nào trong cảnh biến loạn tang thương của đất nước ? Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái ngày uất hận của người Việt tự do ! Cộng sản đã thôn tính được miền Nam Việt Nam, và chỉ qua một thời gian ngắn đã làm cho toàn quốc đói rách và sa đọa hơn bao giờ hết ! Tôi lại gặp ông Đạo Dừa trong ngục thất Cần Thơ. Đầu tiên, tôi trông thấy ông, cũng như tôi, bị liệt kê vào thành phần tối nguy hiểm và bị biệt giam. Tức là nhốt trong co-nét, thùng sắt to tướng đựng đồ viện trợ của Mỹ hồi xưa. Mỗi người một co-nét. Nằm ngồi, ăn uống, ỉa đái -- xin lỗi độc giả -- cũng tại chỗ. Cửa co-nét đóng lại, mình một mình trong tối bưng, trơ trọi và... thối bung ! Không trông thấy ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Không biết ngày tháng, thời khắc.
Thỉnh thoảng mới được chúng mở cửa co-nét dọn dẹp vệ sinh. Ôi mừng ơi là mừng. Mừng trông thấy được ánh sáng. Trông thấy những vật cử động sao lạ mắt quá chừng ! Mới biết rằng mình còn sống ở nhân gian ! Bọn cai tù, bọn cán bộ, đối xử rất tàn nhẫn. Chúng ngoài miệng nói khoan hồng mà lòng thâm như rắn độc. Vô cớ cũng chửi rủa hạ nhục. Chúng như thể rửa hờn giai cấp bằng trút lên đầu kẻ sa cơ, thất thế dưới tay chúng. Chúng oán ghét ông Đạo Dừa vô cùng. Chỉ có ổng thản nhiên và coi thường chúng. Chúng càng đọa đầy ông bao nhiêu, ông càng quyết liệt và quật cường bấy nhiêu.
Quyết không chịu thua chúng. Và lắm lần hành hạ ông mãi không xong, chúng phải chịu thua ông. Ông phản đối chúng bằng cách gõ cái ca uống nước vào cửa co-nét... xèng xèng... xèng xèng... có khi cả ngày không ngớt tiếng... Tên lính gác bực mình quát hỏi : - Làm gì om sòm thế ? Giờ này khuya rồi, làm thế ai ngủ được ? Tiếng nói chậm rãi và rắn rỏi của ông Đạo Dừa đưa ra sau cửa co-nét: - Cậu ơi, tôi thương cậu lắm... - Tôi chả cần ông thương ! - Có ai ngăn trở được tình thương ? Cậu không cần tôi thương là quyền cậu. Còn tôi thương cậu là quyền tôi.
Tôi thương cậu chỉ là một kẻ tay sai. Như thiên lôi, lịnh trên bảo đánh
đâu là phải làm vậy thôi. Thương cậu chiến đấu mấy năm trời, vào sanh ra
tử biết bao lần, rốt cuộc cũng chỉ là anh lính gác, thương cậu chức vụ
bé nhỏ quá, không làm sao giải quyết nổi chuyện của tôi ... - Nhưng ông
muốn gì ? - Thương cậu quá ! Cậu không giải quyết nổi, hỏi làm gì. Cậu
kêu người lớn hơn cậu lại cho tôi nói chuyện. - Giờ này mấy đồng chí cán
bộ ngủ cả rồi. - Tôi thương cậu quá ! Nhưng khỏi cần nói chuyện với
cậu. Ông Đạo Dừa lại gõ lanh canh... lanh canh... Gõ nhịp đều như tiếng
mõ hồi một. Mấy người bạn tù gần đấy giật mình thức giấc, thì thầm bảo
nhau : - Cậu Hai lại tranh đấu nữa rồi Bọn quản giáo, cán bộ rồi đây khổ
sở với cậu không ít ! Những người bị "học tập cải tạo" bất đắt dĩ ấy
tuy phải làm lụng cực nhọc ban ngày, ban đêm cần giấc ngủ cho lại sức,
song không phiền hà khi phải thức giấc vì tiếng khua lon của ông Đạo
Dừa. Trái lại, họ rất thích cảnh ông Đạo Dừa chống báng lại bọn hung tàn
giết người không gớm tay ấy. Chỉ có ông Đạo Dừa mới dám làm, mới không
biết sợ, không khuất phục trước uy vũ. Ông gõ lon gọi mãi cho đến khi
tên lính canh phải đi gọi tên cán bộ cai tù đến. Tên này quát tháo lên :
- Ông muốn gì ? Giọng nói của ông Đạo Dừa từ trong co-nét đưa ra, mềm
mỏng, ngọt ngào : - Tôi thương chú cán bộ quá. Thương chú đang ngủ ngon
giấc mà bị dựng dậy vì tôi.
Nhưng đành phải gọi chú nửa đêm, nửa hôm như thế này là vì tôi bị... bỏ
đói ! Bọn quản giáo, thường ngày hay sừng sộ, mắng chửi phạm nhân. Với
ai dầu già lão, bạc phơ tóc trắng, chúng cũng gọi là anh, tức là tử tế
lắm rồi. Song đặc biệt chúng lại gọi ông Đạo Dừa là ông. Tên cán bộ bực
tức bảo : - Ai bỏ đói ông ? - Không bỏ đói tôi, sao không cho tôi uống
nước dừa ? Tên cán bộ mở cửa co-nét, chỉ tay về ổ bánh mì và lon sữa : -
Không có nước dừa nhưng có bánh tây và sữa đây thôi ! - Tôi không ăn
những thứ đó. Tôi chỉ uống nước dừa. Ông trả lời rất quả quyết. Tên cán
bộ cầm ổ bánh mì lên xem có bị cắn mất miếng nào hay chăng ? Lại bưng
lon sữa xem xét tỉ mỉ. Hắn nghi ông Đạo Dừa giả bộ không ăn, nhưng kỳ
thật đã nhấp nháp chút ít rồi giả bộ làm khó. Nhưng ổ bánh mì vẫn y
nguyên, cả lon sữa cũng vẫn còn đầy. Mùi bánh và mùi sữa đưa vào mũi
hắn, thơm ngon đến nỗi hắn phải nuốt nước bọt đến đánh ực một cái trong
cổ họng. Hắn ăn no đầy đủ thế mà thấy ổ bánh và sữa ngọt bùi, béo bổ
phải thèm rỏ dãi, thế mà lão già ốm nhom kia lại có gan cóc tía, đã đói
rã ruột, vẫn chẳng thèm rớ tới. Gã dằn ổ bánh mì và lon sữa xuống nền
sắt co-nét, sầm nét mặt bảo : - Ngon bổ thế này mà ông chê. Chả có thứ
khác đâu !
Ông Đạo Dừa vẫn ngọt ngào : - Tôi thương chú cán bộ ! Chú nhỏ chức quá,
không giải quyết được vấn đề của tôi. Thương đã làm mất giấc ngủ của
chú. Thôi chú về ngủ lại đi. Để tôi gọi cấp trên của chú. Tôi thương chú
ít quyền quá !... Và rồi ông lại gõ lanh canh... lanh canh... Gõ đến
sáng vẫn không dứt tiếng. Tên trưởng trại phải đến gặp ông : - Ông đòi
hỏi chuyện ngoài luật lệ của nhà tù. - Mấy chú bỗng dưng giam cầm tôi,
giam cầm hàng ngàn người vô tội, có theo luật lệ nào không ? - Mấy người
có nợ máu với nhân dân. Còn ông là tay sai của CIA. - Chú có biết CIA
là thế nào mà mở miệng ra là buộc tội cho mọi người. Ai làm sở Mỹ là CIA
? Tiếp xúc với người Mỹ là CIA ? Biết tiếng Ăng-lê cũng là CIA ? Học
thức một chút cũng CIA. Chỉ có bần cố nông mới không là CIA ? Thế hồi
Việt Minh còn ở chiến khu Việt Bắc, có Mỹ trợ lực cho cũng là CIA ? Bác
Hồ lúc ấy cũng CIA ? - Này ông đừng nói bậy mà khốn !... Cứ nói đến việc
ông kêu đói. Tại ông chê thức ăn đặc biệt của nhà tù cho ông dùng.... -
Ê, không phải à. Thức ăn đó Tín hữu của tôi gởi cho. Tôi thương chú
Trưởng trại nói sai. Cố tình bóp méo sự thật. Tín hữu của tôi sợ tôi bị
bỏ đói chết nên mới gởi vào cho dừa nước, bánh mì, sữa ... Tôi không ăn
bánh mì sữa, chỉ muốn nước dừa thôi. Tôi thương Trưởng trại không giải
quyết nổi việc này, thì tôi gọi cấp Đảng ủy của quản giáo vậy! Và ông
lại gõ lanh canh... lanh canh....
Bọn cai tù nghiến răng căm tức lắm mà không làm gì đặng ông. Chúng không
muốn ông bị chết đói để khỏi bị mang tiếng. Nhưng ông Đạo Dừa cũng biết
như vậy, vẫn kiên trì mà sống. Như thể thi gan luôn cả đến cái chết.
Trưởng trại và bọn quản giáo phải họp khẩn cấp. Dừa trái thì có sẵn do
đệ tử của ông Đạo Dừa gởi vào, nhưng ai chặt cho ông uống? Lũ răng đen
mã tấu chặt đầu người thì sành, nhưng chặt quả dừa đâu có biết ! Chúng
đâu dám phát dao cho ông. Nhỡ ông lấy dao rạch bụng tự tử thì sao ? Bàn
cãi mãi, chúng mới nẩy ý kiến tìm trong số tù gốc người Bến Tre ra chặt
dừa cho ông. Chúng gọi anh NVA ra, bảo đem dừa đến cho ông uống. Anh này
ngơ ngác, bảo : - Tôi có biết chặt dừa đâu ? - Anh là dân Bến Tre mà
không biết chặt dừa ư ? - Tôi chèo đò. Có vườn dừa đâu mà biết chặt. Có
anh TVT tình nguyện ra. Anh này trước có bán dừa, biết cách thức. Anh
chỉ cần dựng đứng trái dừa, bổ ba nhát dao, chặt xéo nơi núm dừa thành
tam giác, bật tung núm dừa ra, không một giọt nước sóng sánh ra ngoài.
Anh bưng quả dừa đến bên ông Đạo. Tuy anh không phải là đệ tử, anh cũng
cung kính bảo nhỏ: - Cậu Hai uống đi để mà sống. - Cám ơn em. Tụi này
bạo phát, bạo tàn. Qua sẽ không sống đến ngày đó. Qua biết chúng quyết
làm cho qua chết. Nhưng thể xác thời chết chứ tinh thần thời không !
Bọn Việt cộng hành hạ ông Đạo Dừa đủ cách. Chúng lôi ông ra để tắm rửa cho ông: Ông ở dơ quá không chịu tắm rửa, không thay đổi quần áo, hôi hám kinh tởm quá. Lại chí rận, bọ chét cùng mình, lây bịnh nguy hiểm cho cả khám ! Chúng cầm vòi nước xịt vào ông. Nước xịt rất mạnh, làm ông té lăn lốc. Ông cố gắng bò dậy. Lại bị nước bắn tung người đi, lăn cuồng như bông vụ. Ông không hề rên rỉ, than van một tiếng. Vẫn gượng ngồi dậy, lại té lăn. Chúng cười ầm lên. Ông vẫn cương quyết không khuất phục. Bọn tù chúng tôi nhìn ông, xót thương biết mấy, và khâm phục ông không lời nào cho xiết. Ông bao giờ cũng ngẩng cao đầu không cúi luồn. Cả đời ông bị tù đầy cũng lắm, ông sợ gì lũ trẻ ranh muốn giết ông mà khỏi mang tiếng này ! Chả bù trong khám, biết bao kẻ xưa kia giầu sang danh giá, oai quyền hống hách, bây giờ khúm núm sợ sệt trước lũ cán bộ ngu dốt : - Dạ bẩm thưa cán bộ, em lỡ lầm, lần sau không dám. Xin cán bộ rộng lòng tha thứ một phen.
Một điều dạ thưa, vâng bẩm, khúm núm, sợ sệt, như muốn thun người nhỏ bớt đi. Uốn lưng khòm cong lại, cầu an, tắc trách, thủ phận mình, quên đồng bạn. Lại còn một hạng khác, ti bỉ hơn, cam làm ăng-ten cho thù. Phản bạn, bội tình đồng ngũ, nghĩa bạn bè, để được một lời hứa sẽ cứu xét cho về sớm, hoặc được một vài ân huệ cỏn con... Ôi, điếm nhục ! Tôi nhìn gương can cường của ông mà lại xấu hổ cho mình. Mới bị tù đầy vài bận thôi mà tôi tưởng rằng hãnh diện lắm. Tù Pháp thuộc tôi có ở. Tù Nhật Bổn tôi cũng đã nếm mùi. Rồi lại tù Việt Minh vào măn 1945, lại còn hai năm vướng mắc trong nhà tù của chế độ trước vì chống nạn độc tài tham nhũng nữa ! Nay lại vào khám Cần Thơ, bị liệt vào thành phần biệt giam nguy hiểm, biết chừng nào được ra? So với các bậc cách mạng xả thân tranh đấu thời trước, tôi nào có ăn nhằm gì ? Trừ lúc ở tù Việt cộng những năm ấy ra, cảnh ngồi tù Nhật Bổn là đáng nhớ nhất. Năm ấy 1942, tôi bị Hiến binh Nhật bắt giam ở "Chambre de Commerce" ở bến sông Sài gòn, sau này là Thượng Nghị Viện của chế độ trước. Vì tội rải truyền đơn chống thực dân, cả Pháp lẫn Nhật, mà bọn Hiến binh nghi tôi là gián điệp Trùng Khánh.
Chúng giam vào phòng Thương Mại ấy, hai bên là chỗ giam người có song gỗ chắn trước mặt, chừa một lối đi ở giữa. Mỗi sáng, 7 giờ, tụi Nhật cho chúng tôi đem thùng vệ sinh ra đổ xong lại bưng vào căn phòng giam hẹp của mình. Chúng bắt ngồi xếp bằng, thẳng lưng lên, tay để nơi đầu gối, không được nhúc nhích. Sáng ngồi tới 12 giờ trưa, được nghỉ ngơi cơm nước. Cơm thì được phát một chén gạo Thái Lan dẻo như nếp, có nêm tí muối. Chiều 2 giờ ngồi đến 6 giờ mới được nghỉ ngơi, cơm nước như khi trưa. Tối lại phải ngồi từ 7 giờ đến 9 giờ mới có quyền nằm xuống. Khi ngồi, phải ngồi yên như pho tượng. Nếu mỏi mệt khom lưng, nghiêng quẹo người, hay lệch đầu qua bên là bị một côn gỗ gõ đánh cốp trên đầu như bị sét đánh, tá hỏa tam tinh! Đó là thằng đội Trâu, thân hình trùng trục như con trâu nước, đầu vấn khăn lông trắng, dưới bẹn thắt cái khố, đi qua lại nơi khoảng đường giữa, vai vác cây gậy gỗ tròn và nặng. Nó thường đập chẩy máu đầu tội nhân. Đấy là chỉ trừng phạt sơ sài về tội ngồi không thẳng thắn thôi. Còn khi bọn Nhật tra khảo để lấy lời cung khai thì thật kinh khủng rởn cả tóc gáy.
Cứ hai thằng Nhật thân hình như hộ pháp quần một phạm nhân; vật, ném, tung, hứng... nạn nhân của chúng như quả bóng rổ ! Thường thì có máu đổ, nạn nhân chết giấc năm ba phen mới tạm được buông tha cho về khám. Khi ấy tôi còn trẻ, háo động, làm sao ngồi yên tĩnh như thế từ giờ này sang giờ khác được. Nên cũng đã nếm mùi côn gỗ bao nhiêu phen. Một hôm tôi trông thấy có một con gián bò ở kẹt song gỗ. Tôi mừng như bắt được vàng. Có được một sự sống động dưới mắt. Trông nó chạy tới chạy lui, cũng đỡ buồn trong cảnh hoang lương, tịch mịch. Dầu rằng khít bên đó cũng có nhiều bạn đồng cảnh, nhiều pho tượng sống ! Tôi khi ấy chưa biết trầm tĩnh, nhẫn nhục của người luyện công tĩnh tọa. Dẫu có nén lắm, lòng vẫn xôn xao không định. Đến nay, trông thấy ông Đạo Dừa nhẫn nại, trầm tĩnh và xem thường bạo tàn, vũ lực của chúng, tôi mới thấy đó làm gương cho mình.
Quyết không ủy mị, buồn rầu, khổ đau, rên rỉ dưới bạo tàn. Ông Đạo Dừa bị xịt nước ướt loi ngoi, nằm im trong vũng nước lênh láng, da thâm tím lại. Nhưng một lát sau ông lại lồm cồm bò dậy. Lại ngồi xếp bằng ngay ngắn, ngẩng cao đầu. Trông thấy hình dáng gầy gò, ốm nhom của ông, da bọc trơ xương như cái xác ướp khô mà đôi mắt vẫn linh động, vẫn ảnh hiện tình nhân đạo, vị tha bao la ... Ông thường chống đối bọn Việt cộng : - Các anh mà cách mạng cái gì ? Cách mạng gì không biết thương dân, yêu nước, cam làm tay sai ngoại bang. Cách mạng gì mà giam cầm hàng triệu người vô tội ? Làm hằng triệu người tán gia bại sản, tan nát gia đình ? Làm cho sáu mươi triệu đồng bào phải rách rưới đói nghèo, không trông thấy ánh sáng hy vọng nào, một tương lai tốt đẹp nào. Thiên đường hứa hẹn của cộng sản các anh là hố thẳm muôn đời chôn vùi dân tộc ! Bọn chúng giam nhốt ông vào chuồng chó. Đó là một nơi nhỏ hẹp bên vòng rào, có mái thiếc che thấp, có giây chì gai bao quanh. Trước kia nơi đó nhốt chó nên có danh từ chuồng chó. Ban ngày nắng rọi xuống mái thiếc nung nóng như lò lửa. Đêm đêm về, gió khuya lạnh buốt như cắt da. Đến chó ở đấy còn chịu không nổi huống chi con người. Nhưng ông Đạo Dừa vẫn bền bỉ chịu đựng. Mềm dẻo như cây sậy giữa phong ba.
Dầu cho cuồng phong, nghịch khí đến đâu, cây sậy tạm thời phải cong, phải ngả nghiêng, oằn oại trước bạo lực đàn áp hung tàn, nhưng không đổ gẫy ! Bọn Cộng sản chỉ muốn ông Đạo Dừa khuất phục chúng, thốt ra lời hứa hẹn với chúng không tranh đấu nữa, không chống đối nữa. Chúng chẳng những buông tha ông, còn cho ông những ơn huệ đặc biệt, hậu hĩ hơn người. Xưa kia, Pháp không mua nổi ông, Nhật không dụ dỗ ông nổi, Việt cộng nào đáng gì để ông nghe theo ! Cuối năm đó tôi bị chuyển trại. Khi đi ngang qua chỗ ông ngồi, tôi khẽ cúi đầu như chuyển lời nói qua tâm tưởng với ông: - Cậu Hai ráng gượng sống... Ông mỉm cười nhân hậu. Nụ cười ngậm ngùi vĩnh biệt! Mấy năm sau, tôi được trả tự do. Không tội gì, mà mất tự do rồi được trả ! Và sau ba chuyến vượt biên cam go, tôi thoát ra được nơi vùng trời tự do. Nhờ vẫn đeo đuổi chí hướng phục quốc, tôi lê một giò qua nhiều nơi Âu, Mỹ, cả Á Châu. Khi đến địa phương nào có trồng cây dừa, tôi bất giác nhìn lên ngọn cây, liên tưởng đến ông Đạo Dừa. Hình bóng của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thành Nam hiện ra mờ ảo trước mắt tôi. Gầy gò ốm yếu, tưởng chừng gió thổi cũng bay như ông, ngờ đâu lại có lòng sắt đá kinh người ! Tôi nghe như văng vẳng bên tai những lời nhỏ nhẹ của ông: - Tôi thương mấy chú lắm, mấy chú Việt Cộng ơi. Mấy chú ngu dại lắm. Mấy chú không biết bạo tàn, bạo diệt !
Chỉ có nhân nghĩa mới trường tồn ! Năm 1988, tôi gặp một người bạn mới vượt biên sang, bảo rằng ông Đạo Dừa đã tịch ! Tôi bỗng nhiên cay xè mắt, đôi giòng lệ tiếc thương chan hòa ... Cộng sản Việt Nam phạm rất nhiều lỗi lầm đối với Quốc gia, Dân tộc, trong đó có sự giết hại nhà chí sĩ hiếm có Nguyễn Thành Nam. Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam là người trí thức cuối cùng đã hạ mình xuống tin tưởng vào thiện chí của Việt Cộng, dẫu sao cũng có lòng xúc động trước cảnh huynh đệ tương tàn... Nhưng ông đã mang mối thất vọng đấy xuống tuyền đài ... * Đến hôm nay, trong cộng đồng người Việt hải ngoại, có một thiểu số trí thức thơ ngây cụ hoặc hoạt đầu, đang toan luồn lưng, cụp gối hòa hợp, hòa giải với Cộng Sản Việt Nam bá quyền và ngoan cố. Các vị ấy có biết chăng đang vô tình nối giáo cho giặc ? Cùng a tòng vào tội phản dân, hại nước ? Xin hãy xem gương chiến đấu can cường của ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam và vô số chiến sĩ cách mạng đã bị Việt cộng hãm hại chết, để làm đài soi lại lương tâm mình ! Kẻ hèn này, cùng đồng bào trong và ngoài nước, rất mong được vậy lắm thay !
http:// http://www.vantuyen.net/
Hoàng Ngọc Giao Bruxelles 18-7-90
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Hành động của ông Đạo Dừa khiến cho dư luận mâu thuẫn. Kẻ khen người chê!Ông Đạo Dừa tu hành mà còn ra tranh cử! Ông kêu gọi hòa bình. Ông nuôi mèo và chuột để chứng minh thế giới hòa bình, quốc cộng có thể sống chung. Làm sao mà Quốc Cộng sống chung hòa bình? Hoà bình kiểu nào đây? Ông là người quốc gia hay cộng sản.? Ông tu ở Cồn Phụng, thanh niên trốn quân dich tìm đến đây mà bọn cộng sản nằm vùng cũng lấy đây làm căn cứ. Ngày nay, một số tay sai cộng sản cũng rêu rao xóa bỏ hận thù, đoàn kết dân tộc. Sau 1975, ông bị cộng sản bắt giam. Hoà bình có đem lại hạnh phúc và an lạc cho ông không? Mèo có tha chuột không?
Tỉnh ủy Bến Tre kết tôi ông như sau:
Đạo Dừa thực chất là một thứ "cây kiểng dân chủ" của chủ nghĩa thực dân mới, nhằm mục đích lừa bịp về mặt chính trị hơn là hoạt động tôn giáo. Bởi vì, giáo lý của đạo này rất nghèo nàn chỉ gồm vài lý thuyết chắp vá rút từ Thiên Chúa giáo, Phật giáo và vài tôn giáo khác, chắp vá, không đầu, không đũa và cũng không ai rõ hệ thống tổ chức của nó ra sao, số tín đồ là bao nhiêu.
Thế nhưng, đã có thời kỳ Nguyễn Thành Nam ra "tranh cử tổng thống", với tư cách là một "giáo chủ". Báo chí Sài Gòn từng quảng cáo rùm beng về việc này, đặc biệt là những hoạt động chính trị ráo riết của ông ta trong những thời kỳ diễn ra cuộc”Hội đàm bốn bên" tại Paris, để giải quyết cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đã có hàng trăm thanh niên nhẹ dạ, cả tin chạy về đây ẩn trú, sống dưới sự che trở của ông ta trong chiếc xà lan đậu cố định ở cù lao Phụng để trốn “quân địch” của Nguyễn Văn Thiệu. Và cũng tại nơi đây, lính của Thiệu đã từng ập xuống vây bắt một lúc hàng trăm thanh niên, đưa về quân trường.
Ngay cái tên "Đạo Dừa" cũng mang tính chất huyền bí, lừa bịp rằng: "Giáo chủ vốn là bậc tiên thánh, chỉ uống nước dừa mà sống, chứ không ăn những thực phẩm khác của trần gian”. Như vậy, đạo này đặt tại trụ sở của nó tại đất Bến Tre - quê dừa - quả là hợp lý nhất (!).
Sau ngày giải phóng, vì những hoạt động chính trị lừa bịp, đạo dừa bị cấm, Nguyễn Thành Nam tìm đường vượt biên nhưng không thoát được, bị bắt đưa đi học tập. Vì tuổi cao, sức yếu nên ông được chính quyền cách mạng cho người thân trong gia đình lãnh về sống tại Phú An Hòa. Những tín đồ của đạo Dừa về sau nhận ra thực chất của những trò lừa dối của người chủ xướng, đã tự nguyện bỏ đạo.
Ngày nay, khách qua lại bến phà Rạch Miễu vẫn còn thấy một số công trình xây cất bằng sắt thép "viện trợ" của Mỹ vươn lên giữa màu xanh của cây lá - vết tích còn lưu lại của đạo Dừa. Hiện nay, chiếc xà lan làm nơi hành đạo của Nguyễn Thành Nam được đưa về làm khách sạn nổi trên sông Bến Tre ở thị xã, còn cơ sở xây cất ở cù lao Phụng được biến thành nơi điều dưỡng và du lịch để phục vụ người lao động và khách du lịch.
( http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=684&Itemid=70)
Friday, February 13, 2009
CÁC NHÀ TIÊN TRI
I. ÔNG ĐẠO NHỎ
Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư lịnh Quân đoàn IV (quân đội Việt Nam Cộng hòa) bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8 tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
Ông Thanh giới thiệu từng thực khách với Ông Đạo Nhỏ một cách hết sức trân trọng. Chỉ với người khoảng 8 tuổi mà tôi thấy Tướng Nguyễn Viết Thanh đối xử trang trọng lắm. Mọi người đều dùng cơm chay vì Ông Đạo Nhỏ không ăn mặn. Sau khi cơm nước xong xuôi, mỗi người được phân phát một tờ giấy và một cây viết chì. Tướng Thanh nói rằng :“Ông Đạo Nhỏ biết rất rành quá khứ vị lai (tức chuyện về trước, chuyện về sau) nhưng vì không nói chuyện được nên chỉ trao đổi bằng giấy viết”. Vậy là mỗi người viết câu hỏi mà mình muốn hỏi lên tờ giấy rồi chuyền tay đưa tới Ông Đạo Nhỏ.
Tôi đưa cho ông Thanh, ông Thanh coi qua một chút rồi chuyển cho Ông Đạo Nhỏ. Ông Đạo Nhỏ viết xuống mấy chữ chuyền tới lui thì ra ông viết rằng “đưa về nhà rồi sẽ cho sau”; ông không cho liền trong khi mấy ông kia thì trả lời ngay… Đến ngày Rằm, tôi cho mấy đứa con đi ngủ sớm, đóng cửa phòng không cho ra ngoài, rồi chuẩn bị vào phòng khách để đàm đạo với Ông Đạo. Ông Đao viết lên giấy biểu tôi đốt hai cây đèn cầy đỏ thật lớn để trên hai cái chân đồng và tắt hết đèn điện.
Sau đó, Ông biểu tôi lấy ra một tập giấy học trò 200 trương và một cây viết nguyên tử. Ông bắt đầu viết lên tờ giấy :“Ông cứ đặt câu hỏi và viết lên đây mỗi trang giấy là một câu hỏi !” Còn nhớ, khi Ông cho mấy ông Tướng Tá kia thì mỗi người chỉ được một bài thơ còn riêng tôi thì cả một cuốn tập 200 trương. Đại ý những điều Ông viết về vận mệnh cho tôi như thế nầy :“Khi tôi về già, cái mệnh của tôi cũng như Ông Khương Thượng (tức KhươngTử Nha) đời nhà Châu giúp vua Châu diệt nhà Thương (hoàn toàn được viết bằng những bài thơ).
Ông còn viết thêm là “ông có quyền hỏi tất cả những gì mà ông muốn biết”. Thế là, tôi lật trang kế tiếp, tôi hỏi về chuyện quốc gia, đến khi hết chuyện quốc gia là đã lên tới 100 trương rồi nhưng ông cứ cho hỏi hoài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya. Tôi hỏi đâu, ông cho đó …đặc biệt, tất cả đều trả lời bằng một bài thơ chớ không phải văn bình thường. Tôi không hiểu tại sao một người chỉ mới 8 tuổi mà làm thơ đủ vần, đủ điệu như vậy. Tôi thử ông tới những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luôn cả bài toàn chữ B. Ông cũng cho tôi bài thơ Quốc Ngữ khởi đầu toàn là chữ B mà lại viết liền không cần suy nghĩ, thật là một người có bộ óc thông minh kinh hồn không thể tưởng tượng được. Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ, đại ý là:“ Miền Nam không đứng vững, không đủ khả năng đánh bại miền Bắc”.
Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long Hoa. Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết chuyện gì ?” Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi, còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông” tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa. Đến nay, khi tôi kể lại tôi còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình thôi đâu.
Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghĩa là khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới có Hội Long Hoa).
Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng giải đáp. Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ
- vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó. Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn.
- HồngKông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi. Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất.
- Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển. Nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây.
- Ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.
- Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan. Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá…
Tôi cứ cầm tập thơ viết đầy 200 trương nầy coi đi coi lại hoài, nghiền ngẫm những điều ghi trong đó, sau đó tôi cầm về Saigòn cẩn thận cất vô tủ sắt trong nhà… Tôi cố tình tìm kiếm vẫn không ra rồi từ từ cũng không còn nhắc tới nữa, nhưng tôi tiếc lắm. Lâu lâu tôi cũng muốn giở ra coi để biết thời cuộc, vì đây là sách thiên cơ mà tôi tin tưởng.
Đầu năm 1978 có hai vợ chồng ông Thiếu tá gốc Phật Giáo Hòa Hảo ở Nam Cali lên Sacramento thăm bà con ở đây. Ông có gặp và kể cho tôi nghe về chuyện Ông Đạo Nhỏ. Ông Thiếu tá nầy quê ở Rạch giá, và sau biến cố 1975, vợ chồng ông trở về quê vợ ở Hồng Ngự. Ông nói, ông có đến gặp và biết Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự. Ông Đạo ở đó lo tu hành và chữa bịnh. Những bịnh nhẹ và ma quỷ thì ông làm hay lắm còn về nóng lạnh hoặc sốt rét thì chữa không được khá, đặc biệt, bịnh thuộc về ma hành quỷ bắt hay điên loạn thì ông chữa đươc hết… Sự việc nầy, theo tôi nghĩ là do cái linh ứng của Đức Phật Thầy đã chuyển kiếp qua Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ rồi sau đó lại chuyển qua Ông Đạo Nhỏ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì khi tôi hỏi Sư phụ của tôi, ông đã cho tôi biết.
Sư phụ tôi là một vị Hòa thượng người Quảng Ngãi. Năm 1974, ông đã được 104 tuổi rồi. Lúc còn trẻ, ông tu ở Quảng Ngãi rồi sau đó đi ra Hà Nội và qua bên Tàu. Ông lại đi theo các ông sư Miến Điện về tu ở Miến Điện 5 năm, học ngôn ngữ và chữ viết Miến Điện rồi lại đi theo mấy ông sư nầy hành hương qua Nepal rồi đến Tây Tạng ở đó tu suốt 30 năm nữa... Ông tu đến mức là đọc được ngôn ngữ xuất phát từ tư tưởng con người. Tới tháng Giêng năm 1974 thì ông nói trước :“ Ngày Rằm tháng Bảy nầy, Thầy sẽ về núi”. (về núi tức là chết thiệt). Ông nhắn nhủ rằng :“Cái đời khổ sắp tới rồi! Các con phải rán giữ gìn tâm ý, làm điều thiện và lo tu hành
“ Qua sang năm (tức năm 1975) thì miền Nam sẽ gặp đại nạn. Người nào tiền nhiều thì tội nhiều, người nào chức trọng quyền cao chừng nào thì tội càng nặng chừng nấy. Hòa thượng, sư sãi, ni cô, cha cố, dì phước tất cả mọi người đều phải tự cày cấy, trồng trọt mới có cái ăn. Dân chúng không còn có khả năng cúng dường nữa.
Cái đại nạn nầy sẽ trên dưới 30 năm rồi cơ trời mới chuyển, tự nhiên cái nạn nó mới hết”.
Nguyễn văn Hiệp
(Viết theo lời kể của Thiếu Tướng Nguyễn văn Chức- Sacramento, tháng 8 năm 2007).
Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”Trần Văn Tư
đăng ngày 22/03/2008
Qua Website bskh.net tôi được biết chuyện ông “Đạo Nhỏ” của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp ghi lại lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Lòng còn ngờ ngợ như chuyện huyền thoại, tôi in và photo ra để có chủ đề đàm đạo với các vị đạo hữu trong bổn đạo. Qua tiếp xúc và dò hỏi nhiều người, may mắn gặp được anh Trần Văn Tư là người đã xác nhận chính anh là người có tiếp xúc trực tiếp và khẳng định chuyện trên là sự thật. Nay xin được ghi lại lời của Anh Trần Văn Tư để Quý vị Đạo hữu tham khảo.
Phước Đồng.
Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”(Viết tiếp theo bài viết của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp)Vào khoảng năm 1969, tôi là lính của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Trước đó tôi cũng đã biết ông Chức vì mẹ vợ tôi là cô ruột của tướng Chức. Vã lại hoàn cảnh lúc đó tôi tới tuổi quân dịch, tôi sợ đi bộ binh dễ nguy hiểm, nên xin theo làm lính Công binh của Tướng Chức. Tôi biết Ông Chức rất sùng kính đạo Phật. Lúc mẹ ông mất, ông về Sa Đéc thọ tang mẹ. Khi chôn cất mẹ xong, thì ông cao trọc đầu.
Các phái đoàn từ thiện quốc tế đến Việt Nam, ông đều rước về nhà lo ăn ở chu đáo, xe đưa đón đàng hoàng. Ông rất tôn kính ông Tư Sự và Ông Đạo Nhỏ. Phép nhịn đói của ông là do ông Tư Sự truyền cho.
Riêng về ông Đạo Nhỏ, thì có lần ông Chức rước cha của ông Đạo Nhỏ và ông Đạo Nhỏ về nhà riêng của ông tại ngã tư đường 3/2 - Nguyễn Tri Phương (ở kế tiệm ảnh của NS.Thanh Điền bây giờ). Lúc đó có mặt ông Nhạc gia của tôi và tôi ở đó. Ông Đạo Nhỏ có cho mỗi người một bài thi chữ Quốc ngữ mà âm chữ Nho. Tôi đọc mà chẳng hiểu gì, sau đó tôi bỏ thất lạc bài thơ đó.Vào ngày 29/4, ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ có đến Sài Gòn một mình và ông đến thăm ông Chức. Nhưng lúc đó vợ con ông Chức đều đã đi rồi, còn ông Chức thì ở trên Bộ Tổng Tham Mưu nên nhà không có ai đón tiếp.
Tôi mời ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ xuống nhà tôi ở Trại gia binh phía sau nhà ông Chức. Hôm sau là 30/4.Ông ở nhà tôi một ngày một đêm, sau đó ông ra đi tìm cách về An Giang. Trong lúc ở nhà tôi, ông có tặng tôi quyển Sấm Trạng Trình do chính ông diễn giải. Tôi còn nhớ ông có đề tên ông là Sương điền Nguyễn Kim Long, còn ông Đạo Nhỏ là Nguyễn Kim Quy. Sau đó tôi đã tặng lại ai đó quyển sách này. Có lần tôi nghe ông nói chi tiết này, ông nhắc hai câu trong Sấm giảng của Đức Thầy là :
“Thương Minh Vương bắt chước Thuấn-Nghiêu- Lòng hiền đức nào ai có biết”.
Ông nói, “người xưa” trở lại rồi mà nào ai có biết. Theo tôi nhớ là ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ rất thâm Nho và cũng rất giỏi tiếng Pháp nữa.Chuyện "ông Đạo Nhỏ" của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp qua lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức đã khơi dậy phần nào đó ký ước của tôi một cách hứng thú; hiện nay ngoài công tác từ thiện xã hội, tôi vẫn thường tranh thủ thời gian về Hồng Ngự để tìm lại những chứng tích gì đó còn sót lại; nhằm hiểu hơn nữa những con người của năm xưa.
Trần Văn Tư,
Sa Đéc 2008.
Tham khảo thêm bài viết về ông Đạo Nhỏ của t/g. Nguyễn Văn Hiệp : http://bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70
II. VANGA (3 October 1911 – 11 August 1996)
Vanga là một người Bulgary sinh ngày 3 -10 năm 1911 và mất 11 -8- 1996, bị mù. Bà có tài tiên tri nổi tiếng thế giới.
Đêm mùa đông tháng 1/1941, bóng tối bao phủ làng Rupite hẻo lánh ở vùng biên giới Bulgary bỗng chốc bị xé toang bởi sự xuất hiện của một người lạ mặt có ánh sáng mờ ảo vây quanh. Bóng ma đi thẳng tới ngôi nhà của cô gái mù Vanga và nói như ra lệnh: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ hủy diệt. Con phải mách bảo nhân loại cần làm gì”.
Kể từ đó Vanga (Vangelia Pandeva Dimitrova) chính thức bắt đầu sự nghiệp “cứu nhân độ thế” bằng những lời tiên tri huyền thoại.
Nữ tiên tri Vanga đã từng có những lời tiên đoán về thảm hoạ toàn cầu hay số phận của các nguyên thủ. Cả cuộc đời bà đã quá mệt mỏi bởi việc chứng kiến hàng loạt thảm hoạ, tham vọng, tranh chấp quyền lực...
Bà lão mù Vanga Dimitrova, người Bulgary, từng dự đoán chính xác về thảm họa Chernobyl và “cái chết” của tàu ngầm Kursk. Hiện vẫn chưa có người đủ khả năng làm sáng tỏ khả năng ngoại cảm của lão bà tiên tri ấy.
Tuy bà cụ đã mất cách nay 9 năm, các nhà khoa học Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu cuộc đời và những khả năng kỳ tài của bà, đồng thời an ninh Nga tìm cách vận dụng các phương pháp của Vanga để phòng chống các hành vi khủng bố.
Khả năng thấu thị của Vanga Dimitrova khiến biết bao người nể phục: Hằng năm có khoảng 100.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến xin gặp cụ bà. Người thương nhiều, kẻ nghét cũng lắm, đến nỗi, Vanga đã phải ngồi tù vì lời dự báo quá chính xác.
Một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Sofia (Bulgary) được thành lập năm 1967 - chỉ dành cho mục đích làm sáng tỏ bí mật của hiện tượng thấu thị. Giáo sư Georgy Lozanov, Trưởng nhóm chuyên gia phòng thí nghiệm đã mời Vanga làm thành viên danh dự: Nhà tiên tri mù này dù không biết chữ vẫn giữ chức trợ lý.
Nhà của Vanga lúc nào cũng đầy thiết bị ghi âm và nghe lén. Các cơ quan an ninh Nga muốn ghi âm các mẩu đối thoại của bà với khách, rồi kiểm lại “từng dự đoán một” của bà. Có thể khẳng định người đàn bà mù ấy thực sự biết trước chuyện sắp xảy ra chính xác đến 70-80% tất cả các trường hợp.
Học giả Negribetsky nói: “Vanga có cách giải thích rất đơn giản về khả năng thiên phú của bà. Bà nói bà tự đặt ra câu hỏi trong đầu, và câu trả lời tự xuất hiện. Bà tin mình có lúc trò chuyện với đệ tử Diêm Vương, bà có thể thấy và nghe nhiều điều mà người khác thấy khó tin, và não bà cụ liên tục tìm kiếm thông tin như cỗ máy tìm kiếm vậy!”.
Theo học giả Negribetsky, hiện tượng thấu thị dựa trên khả năng hiểu thấu đáo tương quan nhân - quả. Ông tin rằng mọi thứ trên thế giới này diễn ra với một lý lẽ nào đó, và chẳng có thứ gì là ngẫu nhiên cả. Negribetsky đã phát triển và đăng ký độc quyền một phương pháp gọi là “Ổn định trường điện từ ở con người và vật thể không sống”.
Ông đã tốn 20 năm cho nghiên cứu khoa học này. Các thí nghiệm minh họa được tiến hành tại Văn phòng EMERCOM của Nga để giám sát các tình huống khẩn cấp. Negribetsky cố tạo ảnh hưởng lên các sự kiện xấu, chuyển chúng sang dạng có lợi hơn. Nhà khoa học này cộng tác với Tập đoàn không gian Rosaviacosmos của Nga: Mọi cuộc phóng thử có ông tham gia đều thành công.
Theo lời của Vanga, trong tương lai không xa sẽ xảy ra các vụ mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ. Những cuộc xung đột ở Indostan (phần đất ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một trong những nguyên nhân chính mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.
Năm 2010 - Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học.
Năm 2011 - Không một loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được do kết quả của quá trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người Hồi giáo (người theo Đạo Hồi) sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học chống lại người Châu Âu.
Năm 2014 - Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học.
Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống.
Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.
Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi.
Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu.
Năm 2028 - Loài người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, kiểm soát được các phản ứng nhiệt hạch và nạn đói dần dần được khắc phục. Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.
Năm 2033 - Băng ở các vùng cực sẽ tan chảy. Mực nước ở Thái Bình Dương sẽ dâng cao.
Năm 2043 - Nền kinh tế thế giới phát triển rất phồn thịnh. Người Hồi giáo sẽ cai trị toàn bộ lãnh thổ Châu Âu.
Năm 2046 - Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể người điều có thể được tiến hành cấy ghép. Việc thay thế các cơ quan trong cơ thể sẽ trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất.
Năm 2066 - Trong lúc tấn công thành Roma của người hồi giáo, Mỹ sẽ lợi dụng một loại hình vũ khí mới - vũ khí thời tiết. Trong thời gian này, trời trở lạnh đột ngột.
Năm 2076 - Xã hội không giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản hình thành.
Năm 2084 - Loài người Sẽ khôi phục lại thiên nhiên.
Năm 2088 - Xuất hiện một căn bệnh lạ “lão hóa chỉ trong vài giây!!!”.
Năm 2097 - Căn bệnh lão hóa khủng khiếp này sẽ lan tràn trên toàn cầu.
Năm 2100 - Loài người sẽ tạo ra những mặt trời nhân tạo chiếu sáng phần tối của quả đất.
Năm 2111 - Con người sẽ trở nên kiệt sức.
Theo lời nữ tiên tri Vanga, vào năm 2123 sẽ xảy ra các cuộc chiến tranh giữa những nước nhỏ.
Năm 2125 - Tại Hung-ga-ri, người ta sẽ nhận được những tín hiệu lạ từ vũ trụ. Cùng thời gian này, loài người lại một lần nữa tưởng nhớ về nữ tiên tri Vanga.
Năm 2130 - Nhiều vùng đất sẽ bị ngập '
-
Bà lão mù Vanga Dimitrova, người Bulgary, từng dự đoán chính xác về thảm
họa Chernobyl và “cái chết” của tàu ngầm Kursk. Hiện vẫn chưa có người
đủ khả năng làm sáng tỏ khả năng ngoại cảm của lão bà tiên tri ấy.Tuy bà
cụ đã mất cách nay 9 năm, các nhà khoa học Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu
cuộc đời và những khả năng kỳ tài của bà, đồng thời an ninh Nga tìm cách
vận dụng các phương pháp của Vanga để phòng chống các hành vi khủng bố.
Khả năng thấu thị của Vanga Dimitrova khiến biết bao người nể phục: Hằng
năm có khoảng 100.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến xin gặp cụ
bà. Người thương nhiều, kẻ nghét cũng lắm, đến nỗi, Vanga đã phải ngồi
tù vì lời dự báo quá chính xác. Một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Sofia
(Bulgary) được thành lập năm 1967 - chỉ dành cho mục đích làm sáng tỏ bí
mật của hiện tượng thấu thị. Giáo sư Georgy Lozanov, Trưởng nhóm chuyên
gia phòng thí nghiệm đã mời Vanga làm thành viên danh dự: Nhà tiên tri
mù này dù không biết chữ vẫn giữ chức trợ lý.Nhà của Vanga lúc nào cũng
đầy thiết bị ghi âm và nghe lén. Các cơ quan an ninh Nga muốn ghi âm các
mẩu đối thoại của bà với khách, rồi kiểm lại “từng dự đoán một” của bà.
Có thể khẳng định người đàn bà mù ấy thực sự biết trước chuyện sắp xảy
ra chính xác đến 70-80% tất cả các trường hợp. Học giả Negribetsky nói:
“Vanga có cách giải thích rất đơn giản về khả năng thiên phú của bà. Bà
nói bà tự đặt ra câu hỏi trong đầu, và câu trả lời tự xuất hiện. Bà tin
mình có lúc trò chuyện với đệ tử Diêm Vương, bà có thể thấy và nghe
nhiều điều mà người khác thấy khó tin, và não bà cụ liên tục tìm kiếm
thông tin như cỗ máy tìm kiếm vậy!”.Theo học giả Negribetsky, hiện tượng
thấu thị dựa trên khả năng hiểu thấu đáo tương quan nhân - quả.
Ông tin rằng mọi thứ trên thế giới này diễn ra với một lý lẽ nào đó, và
chẳng có thứ gì là ngẫu nhiên cả. Negribetsky đã phát triển và đăng ký
độc quyền một phương pháp gọi là “Ổn định trường điện từ ở con người và
vật thể không sống”. Ông đã tốn 20 năm cho nghiên cứu khoa học này. Các
thí nghiệm minh họa được tiến hành tại Văn phòng EMERCOM của Nga để giám
sát các tình huống khẩn cấp. Negribetsky cố tạo ảnh hưởng lên các sự
kiện xấu, chuyển chúng sang dạng có lợi hơn. Nhà khoa học này cộng tác
với Tập đoàn không gian Rosaviacosmos của Nga: Mọi cuộc phóng thử có ông
tham gia đều thành công.http://www.vuiveclub.net/diendan/showthread.php?t=26645
III. EDGAR CAYCE (1877- 1945)
Ông Edgar Cayce sinh năm 1877 tại một làng quê gần Hopkinsville thuộc tiểu bang Kentucky. Thuở nhỏ cậu Edgar học rất kém, năm lên 9 tuổi vẫn không biết đánh vần một chữ ngắn như chữ cabin. Một hôm ông bố kèm mãi không thấy con đánh vần đúng bèn bỏ ra ngoài và cho cậu bé nửa tiếng để ngồi ôn tập. Cậu bé Edgar thay vì ngồi học đánh vần lại thiu thiu ngủ, và lạ thay, trong giấc mơ màng cậu nghe thấy tiếng ai nói vào tai "cứ ngủ đi, ta sẽ giúp con học".. Nửa giờ sau bị đánh thức dậy và tiếp tục đánh vần, thì kỳ diệu thay, cậu đánh vần trơn tru không những một chữ mà cả một tập! Suốt thời niên thiếu Edgar đã nhiều lần đắm chìm trong những cơn mê sảng kỳ diệu. Edgar bỏ học khi mới lên lớp 9, rồi làm đủ mọi việc: thư ký, bán sách, bán bảo hiểm, làm nghề chụp ảnh... lấy vợ, sinh hai trai, ngày ngày đọc Kinh... nhưng diệu năng chữa bệnh đặc biệt mới là nghề tay trái thường xuyên của ông. Nhờ một người cùng tỉnh nhà biết thuật thôi miên giúp ông thiếp đi và mỗi lần nằm "ngủ" như vậy ông bật ra khả năng chẩn bệnh và trị liệu cho nhiều bệnh nhân.
Tên tuổi ông bắt đầu được lan truyền, nhiều bác sĩ và khoa học gia tới tận tỉnh Hopkinsville xa xôi hẻo lánh để thử khả năng chữa bệnh của ông. Tờ báo Hearst mời ông lên Chicago ra mắt quần chúng, tên ông được nhắc tới trên nhiều tạp chí kể cả tạp chí Y khoa. Mỗi lần nhận được thư từ hỏi bệnh từ bốn phương gửi tới, ông nằm dài trên ghế, thở sâu như thiền định, thiếp đi trong cơn mê, đồng thời nghe bà vợ đọc to từng bức thư. Từ cơn mê ông phân định tật bệnh và chỉ dẫn cách chữa. Năm 1927 những người hâm mộ gọi ông là "tâm thức vũ trụ" (Universal consciousness) và quyên góp xây hẳn một bệnh viện ở Virginia Beach cho ông chữa bệnh. Ông bị bắt 2 lần vì tội hành nghề Y khoa không có giấy phép và tội xem bói ở Nữu Ước, nhưng cả hai lần đều được tha bổng.
Ngoài khả năng chữa bệnh kỳ diệu, ông Cayce còn có năng khiếu tiên tri tài tình.
- Tháng Tư năm 1929 ông đã đoán trúng cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán cho một broker mặc dầu khi đó thị trường chứng khoán Mỹ đang đà lên suốt mấy năm liền.
- Ông Cayce đoán trúng ngày khai chiến và ngày chấm dứt của hai cuộc Đại chiến thứ I và thứ II,
- ngày độc lập của Ấn Độ, và Do Thái (ông đoán trước 15 năm việc lập quốc Israel).
- cái chết của Tổng Thống Roosevelt và Kennedy.
- Ông cũng biết trước cuộc khám phá tia Laser và ngày tìm ra Cuộn Kinh Thánh Biển Tử (Dead Sea Scrolls)
- Năm 1926 ông tiên đoán rất đúng cuồng phong ở Nhật, động đất ở Cali, sóng thần ở Phi Luật Tân.
Sau đây là lời tiên tri của Edgar Cayce về tương lai thế giới:
- Tự do dân chủ sẽ lan rộng khắp thế giới kể cả Trung Hoa.
- Những biến thái vật lý trên mặt địa cầu có thể làm Bắc Âu rơi xuống biển trong nháy mắt..
- Nhật Bản sẽ bị động đất và núi lửa tàn phá.
- Tiểu bang North và South Carolina, Georgia, nam Alabama sẽ chìm xuống lòng đại dương.
- Thế Chiến thứ III sẽ xẩy ra và sau 1 năm chiến họa, văn minh thế giới hiện tại sẽ chấm dứt để nhường bước cho một thời đại hòa bình, tâm linh, thịnh vượng mới, dài 1000 năm.
Cayce đặc biệt chú trọng tới đại lục Atlantis khi xưa chìm dưới biển sẽ trồi lên thành đất liền từ Vịnh Mexico tới bờ Địa Trung Hải. Ông nói về chuyện này tới gần 700 lần trong toàn bộ tiên tri.
Edgar Cayce tin vào luật luân hồi và năm 1936 trong cơn mê ông thấy mình sẽ tái sinh 200 năm sau, vào năm 2158, khi ấy Nebraska sẽ là bờ phía Tây của Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng Giêng năm 1945 ông Cayce nằm trong nhà dưỡng lão tại Roanoke, Virginia, tiên đoán là 4 ngày nữa sẽ là đám tang chính mình. Ông chết đúng 4 ngày sau đó. Ông thọ 67 tuổi. Ông để lại hơn 14.000 lời đề cập tới hơn 10.000 sự việc trong hơn 50 năm "đồng thiếp". Hiện nay tại Hoa Kỳ, tên tuổi ông trong ngành khoa học huyền bí còn sáng chói hơn Nostradamus vì ông tiên tri nhiều về nước Mỹ, trong khi Nostradamus lại chú trọng vào Âu Châu, Trung Đông. Theo đó:
1 - Lời tiên tri về tự do dân chủ lan tràn toàn cầu đã nghiệm đúng. Trường hợp Trung Hoa (và vài nước khác như Việt Nam, Cuba...) đang trên đà cải hoán và thể chế dân chủ trước sau cũng sẽ tới. Cayce đã đoán đúng phong trào trở về tâm linh tôn giáo ở Nga Sô. Biến chuyển này khởi đầu hành trình tìm kiếm giá trị tinh thần mới trên toàn thề giới sau khi Duy vật và Duy Tâm tranh chấp nhau suốt cả trăm năm.
2 - Những thay đổi bất thường về khí hậu trên thế giới và Hoa Kỳ do ảnh hưởng El Ninõ có thể đã được Edgar Cayce cảm nghiệm và diễn tả là mặt đất biến đổi đột ngột - "sudden physical changes in the earth surface" hoặc trục địa cầu bị chệch - "shifts in the polar axis", từ đó ông tiên tri về những phần đất sẽ chìm xuống biển. Bờ biển Đông, Tây Mỹ, Trung bộ nước Mỹ đều không tránh khỏi biến đổi. Los Angeles, San Francisco sẽ bị tàn phá trước cả New York; vùng an toàn theo Cayne vẫn là vùng Trung tâm Hoa Kỳ (Ohio, Indiana, một phần Illinois).
- Bản đồ thế giới sẽ biến đổi, ông thấy trước những trận cuồng phong, cháy rừng, động đất, núi lửa, hạn hán, đất lở...là những thiên tai đã và đang xẩy ra.
Theo Edgar Cayce, luật ân huệ vượt lên trên luật nhân quả. Nếu không được Thượng Ðế ban ân huệ, thì chúng ta sẽ phải trải qua 20 năm xung đột bạo lực, đổ máu và có thể có chiến tranh hạt nhân trước khi trái đất đổi trục.
Một nhà tiên tri Hoa Kỳ hiện đại, ông Gordon Scallion, một khoa học gia điện tử, cũng kinh qua những biến thái cơ thể giống Edgar Cayce: tự nhiên bị mất tiếng, nhìn suốt cơ thể bệnh trạng người khác, thấy luồng hào quang (điện từ trường ?) bao quanh người đối diện. Từ thập niên 80 tới nay, ông đoán rất đúng các thiên tai động đất, bão lụt tại California. Ông cũng cảnh giác về chuyển biến địa hình tại miền Tây và Nữu Ước giống như Cayce.
Thursday, February 12, 2009
PHƯƠNG LAM * NGƯỜI LAO ĐỘNG VIÊT NAM ĂN TẾT
Lao động nghèo đón Tết ra sao ?
Posted by Quản trị on January 24, 2009
Lao động nghèo đón Tết ra sao ?Cần Thơ: Hàng trăm công nhân tụ tập phản đối giảm tiền thưởng TếtTết này đành lỗi hẹn với quê nhàThất nghiệp mang nghèo về quêVùng cói xứ Thanh : Tết chưa về quê nghèo
Lao động nghèo đón Tết ra sao ?BBC 24 Tháng 1 2009 - Cập nhật 07h08 GMTPhạm Khiêmhttp://www.bbcvietnamese.com/
Năm nay Việt Nam ăn Tết ra sao ? Hãng tin AFP viết bài kể về hoàn cảnh khó khăn của một phụ nữ bán hàng rong, khi cả con trai và con dâu bị nghỉ việc, do hãng xưởng ngưng sản xuất.
Báo điện tử Vietnam Net tới thăm chợ người ở đầu cầu Mai Động, khi công việc khan hiếm trong năm đã khiến cho dân ‘cửu vạn’ ngạc nhiên. Một số người tính đi ăn xin để có đủ tiền tàu xe về quê.
Còn Vnexpress.net chụp bộ ảnh miêu tả người Hà Nội tranh nhau mua giò chả, bánh chưng tại một cửa hàng phố Hàng Bông. Tờ báo điện tử cũng đưa tin về chợ hoa Tết tại đường Nguyễn Huệ ở tp Hồ Chí Minh.
AFP kể về Tết ở Hà Nội
Ngồi gọn trên hè phố đông người qua lại ở Hà Nội là một phụ nữ bán hàng rong. Bà Lan, 43 tuổi, có ba người con. Trông bà khá tiều tụy. Gánh hàng của bà bán hạt dẻ và lạc luộc. Nói chuyện với phái viên AFP, bà Lan kể lại:
“Con dâu của tôi vừa mất việc tại xưởng may ở tp Hồ Chí Minh. Đứa con trai nói ăn Tết xong nó không vào lại trong đó, vì công việc dạo này ít, lương trả thấp, không đủ sống.”
“Cuộc sống ngày thêm khó khăn vì cái gì cũng đắt.”
Đường phố Hà Nội có vẻ tấp nập hơn trong những ngày cuối năm.Tết là dịp các thành viên của gia đình đoàn tụ, đi thăm mộ, tặng quà, cho tiền lì xì. Hay tới chùa để xin quẻ may mắn trong năm mới.
Nhiều nút giao thông bị tắc ngẽn khi các tốp xe máy nối đuôi nhau chở đồ ăn Tết. Như thực phẩm, bia rượu, cành đào, chậu quất. Hai thứ sau là vật tượng trưng cho lộc và tài trong năm mới.
( hàng rong và siêu thị ế ẩm)
Đó là trên mặt phố. Bước chân vào cửa hàng, người ta không thấy sự nhộn nhịp như hàng năm. Nguyễn Thụy Hương, chủ tiệm thời trang, than phiền doanh thu của cô giảm 30 phần trăm. Đã thế người mua còn trả giá lên xuống. Theo cô kể từ đầu năm ngoái, cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Bà Lan, người bán hàng rong, nói tuần trước, người con trai 23 tuổi của bà gia nhập đội quân tìm việc thời vụ ở chợ người. Theo bà, anh ta buộc phải làm bất cứ việc gì để có tiền. Còn con dâu bà chấp nhận ở quê coi nhà cửa, ruộng đồng. Gánh hàng rong giúp bà kiếm được khoảng 35 nghìn đồng mỗi ngày.
Vietnam Net thăm chợ người
Những ngày cuối năm tại chợ người đầu cầu Mai Động, theo phái viên báo điện tử Vietnam Net, dân làm thuê đã giảm đi rất nhiều.
Còn khoảng 10 người nấn ná chưa chịu đi. Một số người đã bỏ về quê trước đó. Những người còn lại đi tìm việc trong hoàn cảnh công ăn việc làm đang lúc khó khăn. Người mong kiếm thêm chút tiền để mua quà cho con, người khác nói họ chỉ cần đủ tiền mua vé xe là lên đường về nhà ngay lập tức.
(Trẻ con bắt cá ăn Tết)
Dù những người này chỉ mong công việc lặt vặt quanh chợ hoa Kim Ngưu, như vác hộ cành đào, bưng giùm chậu quất, công việc sao mà hiếm. Có người so sánh được ai đó chở đi chỉ để sai vặt thôi là tương đương với trúng số.
Một thanh niên tên Thu tâm sự: “Thèm về nhà ăn Tết quá. Nhìn thấy người ta mua sắm nhớ nhà lắm. Cả năm có mỗi dịp này là gia đình xum họp đầy đủ. Nhưng về nhà cũng phải mua cho con gái đôi dép, cái kẹp tóc chứ chả nhẽ lại về tay không.”
Đối với Thu ngay cả tiền xe cũng chưa có, làm sao có tiền để mua quà cho con.
Một người tên Dũng, chỉ mong kiếm mấy chục ngàn để mua vé tàu xe. Và mấy ngày qua anh chưa có việc. Anh tâm sự: “Suốt mười năm làm việc ở đây, chưa bao giờ ít việc như năm nay”.
Việc hiếm, trong khi chi phí sinh hoạt chốn đô thành gia tăng. Thì những người nghèo tìm cách cắt giảm chi phí. Thay vì ngày ăn ba bữa, giờ họ ăn hai. Và đi ngủ đường. Hai biện pháp này cũng tiết kiệm cho họ được 20 ngàn đồng mỗi ngày.
Đến 29 Tết, dù kiếm được tiền hay không, tất cả mọi người đều phải về quê. Đây là tục lệ bắt buộc, vì cái Tết mang nhiều ý nghĩa đối với họ. Năm ngoái một số người kiếm được kha khá. Năm nay ai cũng nghèo hơn, đã thế việc lại hiếm. Tiền không có, có người tính đến cách đi ăn xin.
Vnexpress phóng sự bánh chưng
Trong hình ảnh tái hiện lại thời bao cấp, báo điện tử Vnexpress.net đăng chùm ảnh người Hà Nội xúm nhau mua bánh chưng bên ngoài một cửa tiệm giò chả ở phố Hàng Bông.
Cảnh chen lấn, xô đẩy khi mua các mặt hàng khan hiếm, như đường sữa, muối, gạo, hay xảy ra dưới thời bao cấp. Kể từ khi Việt Nam đối mới, và nhất là trong năm, mười năm trở lại đây, kinh tế thị trường hầu như giải tỏa những thắt nút cổ chai trong việc sản xuất và phân phối, hàng hóa dồi dào hơn, người dân hầu như quên mất cụm từ này.
Nhưng khi hàng khan hiếm, người Hà Nội nhất định không quên kỹ năng thời xa xưa, đó là không cần xếp hàng, chỉ dùng chen lấn để mua bánh chưng.
Khoảng chục người, mặc áo dày để tránh giá rét mùa đông, tay cầm tiền lăm lăm, bủa vây một chiếu bánh chưng, trải ra ngay trên vỉa hè, xung quanh người xe qua lại như mắc cửi.
Từng bao tải bánh chưng được kéo nhanh trên xe xuống. Dù mỗi chiếc giá 50 chục ngàn, bánh bán khá chạy. Có người phải đợi 10 phút mới ‘may mắn’ chạm được vật được coi là ‘thần kỳ’. Mọi việc ầm ĩ như ‘mổ bò’ diễn ra ngay trên hè phố.
(Trẻ con gói thuê bánh mứt ngày Tết)
Ông Trương ngậm ngùi tâm sự: Chúng tôi già rồi, lại không có gia đình, con cái gì nên tự nhủ phải cố gắng tiết kiệm để có chút tiền lo hậu sự sau này. Chúng tôi không muốn phiền hà đến bà con xung quanh.
Và để có chút tiền dành dụm lo cho cái phần hậu sự mai sau ấy, ngoài việc phải trả tiền nhà hằng tháng, hai anh em gần như không dám ăn, không dám tiêu pha gì. Khi Tết đã cận kề, để có tiền về quê mà không phải tiêu vào khoản tiền dành dụm, hai anh em phải đi sớm và về muộn hơn, con đường cũng dài hơn, len lỏi vào những ngõ hẻm sâu hơn để kiếm thêm tiền về quê tiêu Tết.
Nói đến chuyện về quê, ông Trương nhìn xa xăm: Tết về quê tốn tiền thật nhưng chúng tôi vẫn cố về vì không muốn bàn thờ ông bà, tổ tiên lại lạnh ngắt không khói nhang trong đêm giao thừa.
Cũng giống như anh em ông Trương, vợ chồng ông Phùng Hữu Thưởng (Phú Yên) cũng tranh thủ những ngày cuối năm kiếm tiền để về quê tiêu Tết. Nhưng khác với anh em ông Trương, ông Thưởng cho biết, vợ chồng ông chỉ vào Sài Gòn bán vé số mấy tháng cận Tết, khi việc ở quê đã vãn. Tranh thủ mấy tháng, kiếm ít tiền cho Tết rồi lại trở về.
Chật vật đường về quê
Ngày cuối cùng của năm, chị Lương Thị Hoài mới sửa soạn để về quê. Ve chai mấy tháng cuối năm xuống giá thê thảm, cả ngày trầy trật ngoài đường nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng bao nhiêu. Với cái giá ve chai như năm nay, chị cho biết số tiền kiếm được chưa bằng nửa năm ngoái, trong khi đó thì giá cả mọi thứ đều leo thang khiến cuộc sống của những người như chị vô cùng khốn khổ.
Chị cho biết, rất nhiều người cùng đi ve chai với chị đã bỏ về quê cả hai tháng trước do mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn, chẳng đủ tiền ăn, tiền nhà. Còn chị, sở dĩ còn ở lại vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Ở quê, ruộng không có nên hai vợ chồng phải đi làm thuê kiếm sống. Nhưng công xá ở quê chẳng đáng bao nhiêu, lại ít việc nên chị quyết định xa chồng, xa con vào Sài Gòn kiếm sống. Nếu chị về sớm thì cũng chỉ ăn chơi vì thời gian này ở quê không có việc. Chính vì thế chị quyết định ở lại, kiếm được đồng nào hay đồng ấy.
Và để có tiền gửi về hằng tháng cho mấy bố con ở nhà chị đành phải chấp nhận sống kham khổ tằn tiện. Chị tâm sự: Ve chai ế ẩm nhưng cũng kiếm được đồng ra, đồng vào chứ về quê thì lấy đâu ra. Thôi thì mình chấp nhận hi sinh một chút cho chồng con ở nhà đỡ khổ là được rồi.
Vì kiếm được đồng nào chị lại dành dụm gửi cho chồng con hết nên đến ngày cuối cùng của năm, chị mới đủ tiền để lo liệu tàu xe về quê sum họp với chồng con.
Cũng giống như chị Hoài, chị Phan Thị Ái đang cố gắng để có mặt ở nhà vào đêm giao thừa. Từ Nam Định, chị theo một người bà con vào Sài Gòn bán trái cây dạo để có tiền gửi về lo cho mấy đứa em ăn học.
Đã 3 năm rồi chị chưa về quê, trong khi đó mẹ ở nhà lại đang ốm nên cái khát khao được về quê trong chị càng cháy bỏng. Nhưng với tình hình buôn bán khó khăn như hiện nay của chị thì đường về quê dường như vẫn còn xa vời vợi. Chị bảo chỉ khi nào chắc chắn ngồi trên xe rồi mới biết có về hay không.
Thôi đành lỗi hẹn với quê hương
Đó là nỗi niềm của những người ở lại, biết chắc chắn rằng dù có cố gắng mấy cũng không thể sum họp với gia đình vào dịp cuối năm. Để có chút tiền gửi về quê cho những người thân tiêu Tết, họ chấp nhận ở lại Sài Gòn dù biết rằng ở lại sẽ là buồn tủi và nước mắt.
Chị Nguyễn Thị Thùy tâm sự: Đi làm cả năm nhưng chẳng dành dụm được bao nhiêu nên đành chấp nhận ở lại để chút tiền xe đó gửi về quê cho mẹ sắm Tết. Vậy là lại một cái Tết nữa không được sum họp với gia đình.
Nhớ lại những cái Tết nơi xứ người chị Thùy vẫn còn thấy rùng mình. Đêm giao thừa, mấy chị em cùng cảnh xa quê quây quần lại chỉ còn biết nhìn nhau khóc. Sáng mùng một, gọi điện về cho mẹ thì hầu như cả mẹ cả con chẳng nói được bao nhiêu vì còn lo khóc. Nghĩ đến Tết, chị không thấy vui mà chỉ thấy sợ vì đấy là lúc để những người như chị nhìn rõ nhất cái tủi cực của kẻ tha hương.
Đó không chỉ là tâm trạng của chị Thùy mà là tâm trạng của biết bao nhiêu người dân nhập cư phải ở lại TP.HCM khi Tết về. Và những ngày đó, nhiều người vẫn ra đường đi làm như là một cách “bắt” mình bận rộn để quên đi nỗi nhớ nhà, để tự lừa mị mình quên đi nỗi niềm tha hương ngày Tết.
* Hà Dịu
Tiền Phong, Thứ Bảy, 24/01/2009, 11:29
Thất nghiệp mang nghèo về quê
TPO - Từ quê nghèo ra thành thị kiếm việc làm, trở thành công nhân, bây giờ mất việc lại về quê nương nhờ ruộng đồng. Ở quê đang cảnh khó khăn, người quê cũng khó cưu mang…
Về quê kiếm đường
Vợ chồng chị Trần Ngọc Mai, ở khu 3, xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đang tá túc nhà mẹ ruột. Trước đây, vợ chồng chị lên TP HCM, chị may mũ xuất khẩu, chồng làm công nhân xây dựng. Chị Mai kể: “Lương của tôi khoảng 1.200.000đ/tháng, gần Tết hàng không xuất được nên hết việc. Chồng tôi cũng không còn việc. Vợ chồng con cái phải kéo về nhà mẹ ruột, phụ giúp cha mẹ già, sống qua ngày”.
Vùng nông thôn, tình cảnh người nông dân đi làm công nhân ở thành thị rậm rịch về thật buồn. Chỉ ấp Hòa Đức, xã Hòa Tú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đã có vài trăm người đi làm công nhân tại TP HCM.
Anh Dương Văn Trường cho biết: “Tôi làm công nhân xây dựng ở quận 9 (TP HCM). Mới đầu, nhu cầu xây dựng nhiều, tăng ca nên mỗi tháng lĩnh 1.800.000 đồng. Làm nhiều cực nhiều nhưng có tiền gởi về cho vợ con. Sau này, việc ít, không trụ nổi, phải về”. Nhà không ruộng đất, anh Trường phụ vợ chạy chợ.
Bên cạnh anh Trường là gia đình anh Dương Văn Khánh, anh ruột của anh Trường. Gia đình anh Khánh có hơn 10 công đất trồng lúa, nuôi tôm nhưng thất bại, cầm cố cho người khác, cả nhà vợ chồng và 3 đưa con kéo nhau đi làm công nhân may. Gần Tết kéo nhau về và bảo về luôn, trên thành phố thiếu việc làm không sống nổi. Còn về nhà sống thế nào thì tính sau.
Anh Trần Văn Xây ở ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng (Cái Nước, Cà Mau) làm công nhân xây dựng ở Bình Dương, vừa về quê. Anh Xây kể: “Chúng tôi xây dựng khu dân cư. Ông chủ nói xây nhà không bán được, ngưng thi công, không có việc làm tiếp, chúng tôi phải tứ tán tìm việc. Nhưng người đông việc ít, rất khó tìm việc, nhiều người chỉ còn biết về quê kiếm đường sống”.
Ở quê lắt lay
Bà Lâm Thị Hên ở xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đang vác lúa chất thành đống bên Quốc lộ 1A, chờ người mua. Chị Hên cho biết: “Lúa hạt dài, phơi khô rang mà người ta trả giá 2.700đ- 2.900đ/kg. Tôi ráng chờ bán hết lúa, xoay xở cho qua Tết. Mấy thằng con tôi đi làm công nhân trên thành phố kéo về hết rồi. Cả xóm tôi, người đi làm trên thành phố về hết luôn”.
Ông Trần Văn Sáu ở ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng (Cái Nước, Cà Mau) mấy năm nhờ các con lên các khu công nghiệp ở Bình Dương làm công nhân. Ông Sáu thở dài: “Mấy đứa con tôi vừa điện về cho hay, chờ lãnh lương Tết rồi về luôn, không có việc làm. Tụi nó nói dạo này làm bữa đực bữa cái, không đủ sống.”
Ở khu vực Thới Trinh, phường Phước Thới, cạnh khu công nghiệp Trà Nóc Cần Thơ, bà Trần Thị Thêm 67 tuổi có cháu làm công nhân nghỉ việc về nhà đã hơn tháng. Bà ngậm ngùi: “Cháu nó tên Lâm Ngọc Chuyện, mẹ mất sớm, cha có vợ khác, ở với tôi từ nhỏ. Mò cua bắt ốc mà lớn lên, mới được nhận vào làm việc ở Cty PATAYA trong khu công nghiệp Trà Nóc ít lâu thì bị cho nghỉ”.
Bà làm 2 công ruộng, vụ trước chi phí hơn 4 triệu đồng, thu hoạch chỉ được hơn 1 triệu đồng. Vụ đông xuân, vừa gieo sạ lại chết hết, may nhờ chòm xóm cho giống gieo lại.
Ở gần nhà bà Thêm, chị Trần Thị Bé Tư cũng là công nhân của Cty PATAYA mất việc hai tháng nay. Chồng chị bốc vác ở khu công nghiệp Trà Nóc đang khi có việc khi không. Chị Tư muốn đi làm mướn nhưng quê nghèo, không ai mướn làm gì cả. Chị kể, hai tháng rồi nhà chị chưa được ăn thịt. Hàng ngày, chị mò cua bắt ốc để lo cái ăn. Chị hy vọng: “Công ty bảo sau Tết sẽ kêu đi làm lại, không biết sao nữa, nếu thế này mãi chắc đứa con phải nghỉ học”.
Hai mẹ con chị Thủy ở phường Thới Long (Ô Môn, Cần Thơ) cũng vừa thất nghiệp ở nhà máy chế biến thủy sản. Nhà nghèo, không có đất sản xuất, được ít tiền dành dụm ăn đã gần hết.
Chị nói: “Gắng ra Tết coi có chỗ nào kêu đi làm. Đứa con gái có mối lái Hàn Quốc, Đài Loan dạm mãi nhưng tôi từ chối, ra Tết không có việc chắc phải tính đường cho nó đi cho bớt khổ”.
Tiến Hưng-Kiến Giang
Tiền Phong, Thứ Bảy, 24/01/2009, 12:01
Vùng cói xứ Thanh : Tết chưa về quê nghèo
TPO - Những ngày giáp Tết Kỷ Sửu này, chúng tôi trở lại những xã nghèo nhất ở vùng cói Nga Sơn và nhận thấy không khí Tết nơi đây đang còn xa lắm.
Ba năm trở lại đây, cây cói nguyên liệu và các sản phẩm từ cây cói Nga Sơn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gặp muôn vàn khó khăn vì thị trường tiêu thụ không ổn định. Hàng chục nghìn nông dân ở vùng cói Nga Sơn- huyện trồng cói lớn nhất xứ Thanh lao đao trong cuộc vật lộn mưu sinh.
Bước chân đến thị trấn huyện Nga Sơn, chúng tôi đã thấy tràn ngập không khí mua sắm Tết, với cảnh hàng tết nhộn nhịp như thành phố. Nhưng khi về đến các xã chuyên canh cây cói của huyện Nga Sơn, thì không khí Tết lại hoàn toàn ngược lại.
Ngồi trong trụ sở UBND xã Nga Tân- một trong những xã nghèo nhất huyện Nga Sơn khi thừa khắc giao thừa của Tết cổ truyền Kỷ Sửu chỉ còn tính từng ngày, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy mùa xuân đến với nơi đây.
Ông Phạm Hồng Quân- Phó chủ tịch UBND xã Nga Tân cho biết: “Hiện nay xã có 1.736 hộ (với 7.656 nhân khẩu), trong đó có 757 hộ nghèo với 3.953 nhân khẩu, nhưng nếu tính theo chuẩn nghèo mới thì phải hơn 90% số hộ ở đây thuộc diện hộ nghèo.
Toàn xã hiện có 320 ha đất nông nghiệp chuyên trồng cói và có tới 80% số hộ trong xã lấy việc trồng cói và sản xuất các sản phẩm từ cói làm hướng mưu sinh chính. Năm 2008, 40% số hộ trồng cói trong xã đành bỏ ruộng hoang bởi làm không có lãi”.
Trong căn nhà tuềnh toàng, ông Mai Văn Tùng, ở thôn 4, xã Nga Tân tâm sự: “Với 1 sào cói, nếu đầu tư chăm sóc, nào công làm cỏ, phơi, chăm bón, thu hoạch, thuê chẻ, phân đạm, thuốc sâu…, vị chi hết khoảng 1,2 triệu đồng, cho thu trung bình khoảng 3 tạ cói khô. Với giá trung bình 2.500 đồng/kg, tổng thu mới được 750.000 đồng. Lỗ như vậy nên không ai muốn làm, đó là chưa kể trường hợp thu hoạch về, không có người mua, để mốc, hỏng, đành ngậm ngùi vứt bỏ”.
Do trồng cói thất bát, nên tại Nga Tân, Nga Tiến… hàng nghìn lao động phải ly hương đi làm ăn xa, bỏ lại con nhỏ, bố mẹ già nơi làng quê thưa vắng. Thôn 4, xã Nga Tân, năm 2008 có khoảng 300 lao động đi làm tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
Qua tìm hiểu của chúng tôi, từ việc trồng cói thất thu, các sản phẩm cói thị trường tiêu thụ không ổn định, trong khi những năm trước bà con nông dân trồng cói ở Nga Sơn phải vay tiền của ngân hàng để phát triển nghề này, nên hiện nay bà con nông dân nơi đây đang là “con nợ” khổng lồ.
Riêng thôn 4, xã Nga Tân có 243 hộ nhưng tổng số tiền các hộ đang nợ ngân hàng đã lên tới 7 tỷ đồng và toàn xã còn nợ 27 tỷ đồng.
Ông Mai Sĩ Ghi- Chủ tịch UBND xã Nga Tiến cho hay: “Đến nay, dư nợ ngân hàng tính cho các “chủ” của 254 ha cói trong xã đã lên tới 24 tỷ đồng. Mỗi tháng, những người dân nghèo ở đây đang phải trả lãi với tổng số tiền khoảng 250 triệu đồng.
Chưa nói đến chuyện trả nợ, hiện nay nếu bán hết số cói trong toàn xã cũng chưa đủ cho nhân dân mua gạo ăn trong 4 tháng tới. Vì vậy, ngày Tết cổ truyền đang đến gần kề mà không khí Tết nơi vùng quê nghèo này vẫn còn đìu hiu lắm”.
“Tết này con lại không về”
Đó là lời nhắn vội vàng qua bạn bè, hoặc lời xin lỗi qua điện thoại của rất nhiều người con ở vùng cói Nga Sơn đang đi làm ăn xa xứ nói với bố mẹ đang ở nhà khi ngày Tết cổ truyền đang cận kề.
Thời gian ở Nga Sơn những ngày cuối tháng Chạp này, chúng tôi bắt gặp ánh mắt của những cụ già móm mém luôn hướng ra ngoài ngõ mỗi khi nghe tiếng xe máy chạy qua. Rồi ánh mắt buồn hiu, tiếng cười tắt lịm của những đứa trẻ thơ mừng hụt khi reo lên “A, bố mẹ đã về!”, nhưng chiếc xe máy không rẽ vào ngõ nhà mình.
Quả thật, người nghèo vùng cói lo được cái Tết mới chật vật làm sao. Chị Mai Thị Mùi, ở thôn 4, xã Nga Tân ngồi thần người bên chiếc giường ọp ẹp của gia đình buồn rầu tâm sự:
“Hiện nay, ba cháu nhà tôi phải đi kiếm củi bán lấy tiền đong gạo, khả năng phải nghỉ học đã thường trực. Càng nghĩ đến Tết lại càng thấy thương các con thơ. Không phải riêng gia đình tôi, mà nhiều nhà ở đây vì nghèo nên chả mong Tết đến”.
Gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc cùng thôn 4, chủ của 5 sào cói cũng không kém phần khó khăn. Sáu người con trai, gái, dâu, rể của ông đều phải đi làm thuê trong miền Nam lấy tiền gửi về trả nợ. Hai ông bà già gần 60 tuổi nuôi 5 đứa cháu nhỏ đều đang học mẫu giáo, phải sống trong cảnh túng bấn.
Trong nỗi lo Tết sắp tới, ông Ngọc cho biết: “Các con tôi năm nay làm thuê đều thất bát, tiền gửi về còn không đủ trả lãi ngân hàng, nên tiền chi cho ăn Tết đối với gia đình tôi quả là một điều xa vời. Mấy hôm nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định hỗ trợ tiền cho các gia đình nghèo đón Tết.
Chỉ mong tiền hỗ trợ của Chính phủ sớm đến tay người nghèo chúng tôi, để còn kịp mua chút quà Tết đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên và mua cho bọn trẻ nhỏ bộ quần áo mới. Nhìn mấy đứa trẻ thơ dại mà thương chúng nó quá. Suốt ngày chúng nó cứ ngong ngóng ra cổng đón tin bố, mẹ từ miền Nam về, nhưng nào có thấy…”
Đời sống người dân vùng chuyên canh cói Nga Sơn những ngày cuối năm thật sự khó khăn. Nhằm chia xẻ những khó khăn của người dân vùng cói, cuối tháng 12/2008, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ cho huyện Nga Sơn 130 tấn gạo để kịp cấp cho bà con nông dân ăn Tết.
Những ngày giáp Tết cổ truyền, các cấp ủy đảng, chính quyền, các doanh nghiệp từ tỉnh đến các xã cũng đã quan tâm, tặng hàng nghìn suất quà Tết cho các đối tượng chính sách, gia đình nghèo ở huyện Nga Sơn.
Hoàng Lam
Posted by Quản trị on January 24, 2009
Lao động nghèo đón Tết ra sao ?Cần Thơ: Hàng trăm công nhân tụ tập phản đối giảm tiền thưởng TếtTết này đành lỗi hẹn với quê nhàThất nghiệp mang nghèo về quêVùng cói xứ Thanh : Tết chưa về quê nghèo
Lao động nghèo đón Tết ra sao ?BBC 24 Tháng 1 2009 - Cập nhật 07h08 GMTPhạm Khiêmhttp://www.bbcvietnamese.com/
Năm nay Việt Nam ăn Tết ra sao ? Hãng tin AFP viết bài kể về hoàn cảnh khó khăn của một phụ nữ bán hàng rong, khi cả con trai và con dâu bị nghỉ việc, do hãng xưởng ngưng sản xuất.
Báo điện tử Vietnam Net tới thăm chợ người ở đầu cầu Mai Động, khi công việc khan hiếm trong năm đã khiến cho dân ‘cửu vạn’ ngạc nhiên. Một số người tính đi ăn xin để có đủ tiền tàu xe về quê.
Còn Vnexpress.net chụp bộ ảnh miêu tả người Hà Nội tranh nhau mua giò chả, bánh chưng tại một cửa hàng phố Hàng Bông. Tờ báo điện tử cũng đưa tin về chợ hoa Tết tại đường Nguyễn Huệ ở tp Hồ Chí Minh.
AFP kể về Tết ở Hà Nội
Ngồi gọn trên hè phố đông người qua lại ở Hà Nội là một phụ nữ bán hàng rong. Bà Lan, 43 tuổi, có ba người con. Trông bà khá tiều tụy. Gánh hàng của bà bán hạt dẻ và lạc luộc. Nói chuyện với phái viên AFP, bà Lan kể lại:
“Con dâu của tôi vừa mất việc tại xưởng may ở tp Hồ Chí Minh. Đứa con trai nói ăn Tết xong nó không vào lại trong đó, vì công việc dạo này ít, lương trả thấp, không đủ sống.”
“Cuộc sống ngày thêm khó khăn vì cái gì cũng đắt.”
Đường phố Hà Nội có vẻ tấp nập hơn trong những ngày cuối năm.Tết là dịp các thành viên của gia đình đoàn tụ, đi thăm mộ, tặng quà, cho tiền lì xì. Hay tới chùa để xin quẻ may mắn trong năm mới.
Nhiều nút giao thông bị tắc ngẽn khi các tốp xe máy nối đuôi nhau chở đồ ăn Tết. Như thực phẩm, bia rượu, cành đào, chậu quất. Hai thứ sau là vật tượng trưng cho lộc và tài trong năm mới.
( hàng rong và siêu thị ế ẩm)
Đó là trên mặt phố. Bước chân vào cửa hàng, người ta không thấy sự nhộn nhịp như hàng năm. Nguyễn Thụy Hương, chủ tiệm thời trang, than phiền doanh thu của cô giảm 30 phần trăm. Đã thế người mua còn trả giá lên xuống. Theo cô kể từ đầu năm ngoái, cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Bà Lan, người bán hàng rong, nói tuần trước, người con trai 23 tuổi của bà gia nhập đội quân tìm việc thời vụ ở chợ người. Theo bà, anh ta buộc phải làm bất cứ việc gì để có tiền. Còn con dâu bà chấp nhận ở quê coi nhà cửa, ruộng đồng. Gánh hàng rong giúp bà kiếm được khoảng 35 nghìn đồng mỗi ngày.
Vietnam Net thăm chợ người
Những ngày cuối năm tại chợ người đầu cầu Mai Động, theo phái viên báo điện tử Vietnam Net, dân làm thuê đã giảm đi rất nhiều.
Còn khoảng 10 người nấn ná chưa chịu đi. Một số người đã bỏ về quê trước đó. Những người còn lại đi tìm việc trong hoàn cảnh công ăn việc làm đang lúc khó khăn. Người mong kiếm thêm chút tiền để mua quà cho con, người khác nói họ chỉ cần đủ tiền mua vé xe là lên đường về nhà ngay lập tức.
(Trẻ con bắt cá ăn Tết)
Dù những người này chỉ mong công việc lặt vặt quanh chợ hoa Kim Ngưu, như vác hộ cành đào, bưng giùm chậu quất, công việc sao mà hiếm. Có người so sánh được ai đó chở đi chỉ để sai vặt thôi là tương đương với trúng số.
Một thanh niên tên Thu tâm sự: “Thèm về nhà ăn Tết quá. Nhìn thấy người ta mua sắm nhớ nhà lắm. Cả năm có mỗi dịp này là gia đình xum họp đầy đủ. Nhưng về nhà cũng phải mua cho con gái đôi dép, cái kẹp tóc chứ chả nhẽ lại về tay không.”
Đối với Thu ngay cả tiền xe cũng chưa có, làm sao có tiền để mua quà cho con.
Một người tên Dũng, chỉ mong kiếm mấy chục ngàn để mua vé tàu xe. Và mấy ngày qua anh chưa có việc. Anh tâm sự: “Suốt mười năm làm việc ở đây, chưa bao giờ ít việc như năm nay”.
Việc hiếm, trong khi chi phí sinh hoạt chốn đô thành gia tăng. Thì những người nghèo tìm cách cắt giảm chi phí. Thay vì ngày ăn ba bữa, giờ họ ăn hai. Và đi ngủ đường. Hai biện pháp này cũng tiết kiệm cho họ được 20 ngàn đồng mỗi ngày.
Đến 29 Tết, dù kiếm được tiền hay không, tất cả mọi người đều phải về quê. Đây là tục lệ bắt buộc, vì cái Tết mang nhiều ý nghĩa đối với họ. Năm ngoái một số người kiếm được kha khá. Năm nay ai cũng nghèo hơn, đã thế việc lại hiếm. Tiền không có, có người tính đến cách đi ăn xin.
Vnexpress phóng sự bánh chưng
Trong hình ảnh tái hiện lại thời bao cấp, báo điện tử Vnexpress.net đăng chùm ảnh người Hà Nội xúm nhau mua bánh chưng bên ngoài một cửa tiệm giò chả ở phố Hàng Bông.
Cảnh chen lấn, xô đẩy khi mua các mặt hàng khan hiếm, như đường sữa, muối, gạo, hay xảy ra dưới thời bao cấp. Kể từ khi Việt Nam đối mới, và nhất là trong năm, mười năm trở lại đây, kinh tế thị trường hầu như giải tỏa những thắt nút cổ chai trong việc sản xuất và phân phối, hàng hóa dồi dào hơn, người dân hầu như quên mất cụm từ này.
Nhưng khi hàng khan hiếm, người Hà Nội nhất định không quên kỹ năng thời xa xưa, đó là không cần xếp hàng, chỉ dùng chen lấn để mua bánh chưng.
Khoảng chục người, mặc áo dày để tránh giá rét mùa đông, tay cầm tiền lăm lăm, bủa vây một chiếu bánh chưng, trải ra ngay trên vỉa hè, xung quanh người xe qua lại như mắc cửi.
Từng bao tải bánh chưng được kéo nhanh trên xe xuống. Dù mỗi chiếc giá 50 chục ngàn, bánh bán khá chạy. Có người phải đợi 10 phút mới ‘may mắn’ chạm được vật được coi là ‘thần kỳ’. Mọi việc ầm ĩ như ‘mổ bò’ diễn ra ngay trên hè phố.
(Trẻ con gói thuê bánh mứt ngày Tết)
Ông Trương ngậm ngùi tâm sự: Chúng tôi già rồi, lại không có gia đình, con cái gì nên tự nhủ phải cố gắng tiết kiệm để có chút tiền lo hậu sự sau này. Chúng tôi không muốn phiền hà đến bà con xung quanh.
Và để có chút tiền dành dụm lo cho cái phần hậu sự mai sau ấy, ngoài việc phải trả tiền nhà hằng tháng, hai anh em gần như không dám ăn, không dám tiêu pha gì. Khi Tết đã cận kề, để có tiền về quê mà không phải tiêu vào khoản tiền dành dụm, hai anh em phải đi sớm và về muộn hơn, con đường cũng dài hơn, len lỏi vào những ngõ hẻm sâu hơn để kiếm thêm tiền về quê tiêu Tết.
Nói đến chuyện về quê, ông Trương nhìn xa xăm: Tết về quê tốn tiền thật nhưng chúng tôi vẫn cố về vì không muốn bàn thờ ông bà, tổ tiên lại lạnh ngắt không khói nhang trong đêm giao thừa.
Cũng giống như anh em ông Trương, vợ chồng ông Phùng Hữu Thưởng (Phú Yên) cũng tranh thủ những ngày cuối năm kiếm tiền để về quê tiêu Tết. Nhưng khác với anh em ông Trương, ông Thưởng cho biết, vợ chồng ông chỉ vào Sài Gòn bán vé số mấy tháng cận Tết, khi việc ở quê đã vãn. Tranh thủ mấy tháng, kiếm ít tiền cho Tết rồi lại trở về.
Chật vật đường về quê
Ngày cuối cùng của năm, chị Lương Thị Hoài mới sửa soạn để về quê. Ve chai mấy tháng cuối năm xuống giá thê thảm, cả ngày trầy trật ngoài đường nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng bao nhiêu. Với cái giá ve chai như năm nay, chị cho biết số tiền kiếm được chưa bằng nửa năm ngoái, trong khi đó thì giá cả mọi thứ đều leo thang khiến cuộc sống của những người như chị vô cùng khốn khổ.
Chị cho biết, rất nhiều người cùng đi ve chai với chị đã bỏ về quê cả hai tháng trước do mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn, chẳng đủ tiền ăn, tiền nhà. Còn chị, sở dĩ còn ở lại vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Ở quê, ruộng không có nên hai vợ chồng phải đi làm thuê kiếm sống. Nhưng công xá ở quê chẳng đáng bao nhiêu, lại ít việc nên chị quyết định xa chồng, xa con vào Sài Gòn kiếm sống. Nếu chị về sớm thì cũng chỉ ăn chơi vì thời gian này ở quê không có việc. Chính vì thế chị quyết định ở lại, kiếm được đồng nào hay đồng ấy.
Và để có tiền gửi về hằng tháng cho mấy bố con ở nhà chị đành phải chấp nhận sống kham khổ tằn tiện. Chị tâm sự: Ve chai ế ẩm nhưng cũng kiếm được đồng ra, đồng vào chứ về quê thì lấy đâu ra. Thôi thì mình chấp nhận hi sinh một chút cho chồng con ở nhà đỡ khổ là được rồi.
Vì kiếm được đồng nào chị lại dành dụm gửi cho chồng con hết nên đến ngày cuối cùng của năm, chị mới đủ tiền để lo liệu tàu xe về quê sum họp với chồng con.
Cũng giống như chị Hoài, chị Phan Thị Ái đang cố gắng để có mặt ở nhà vào đêm giao thừa. Từ Nam Định, chị theo một người bà con vào Sài Gòn bán trái cây dạo để có tiền gửi về lo cho mấy đứa em ăn học.
Đã 3 năm rồi chị chưa về quê, trong khi đó mẹ ở nhà lại đang ốm nên cái khát khao được về quê trong chị càng cháy bỏng. Nhưng với tình hình buôn bán khó khăn như hiện nay của chị thì đường về quê dường như vẫn còn xa vời vợi. Chị bảo chỉ khi nào chắc chắn ngồi trên xe rồi mới biết có về hay không.
Thôi đành lỗi hẹn với quê hương
Đó là nỗi niềm của những người ở lại, biết chắc chắn rằng dù có cố gắng mấy cũng không thể sum họp với gia đình vào dịp cuối năm. Để có chút tiền gửi về quê cho những người thân tiêu Tết, họ chấp nhận ở lại Sài Gòn dù biết rằng ở lại sẽ là buồn tủi và nước mắt.
Chị Nguyễn Thị Thùy tâm sự: Đi làm cả năm nhưng chẳng dành dụm được bao nhiêu nên đành chấp nhận ở lại để chút tiền xe đó gửi về quê cho mẹ sắm Tết. Vậy là lại một cái Tết nữa không được sum họp với gia đình.
Nhớ lại những cái Tết nơi xứ người chị Thùy vẫn còn thấy rùng mình. Đêm giao thừa, mấy chị em cùng cảnh xa quê quây quần lại chỉ còn biết nhìn nhau khóc. Sáng mùng một, gọi điện về cho mẹ thì hầu như cả mẹ cả con chẳng nói được bao nhiêu vì còn lo khóc. Nghĩ đến Tết, chị không thấy vui mà chỉ thấy sợ vì đấy là lúc để những người như chị nhìn rõ nhất cái tủi cực của kẻ tha hương.
Đó không chỉ là tâm trạng của chị Thùy mà là tâm trạng của biết bao nhiêu người dân nhập cư phải ở lại TP.HCM khi Tết về. Và những ngày đó, nhiều người vẫn ra đường đi làm như là một cách “bắt” mình bận rộn để quên đi nỗi nhớ nhà, để tự lừa mị mình quên đi nỗi niềm tha hương ngày Tết.
* Hà Dịu
Tiền Phong, Thứ Bảy, 24/01/2009, 11:29
Thất nghiệp mang nghèo về quê
TPO - Từ quê nghèo ra thành thị kiếm việc làm, trở thành công nhân, bây giờ mất việc lại về quê nương nhờ ruộng đồng. Ở quê đang cảnh khó khăn, người quê cũng khó cưu mang…
Về quê kiếm đường
Vợ chồng chị Trần Ngọc Mai, ở khu 3, xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đang tá túc nhà mẹ ruột. Trước đây, vợ chồng chị lên TP HCM, chị may mũ xuất khẩu, chồng làm công nhân xây dựng. Chị Mai kể: “Lương của tôi khoảng 1.200.000đ/tháng, gần Tết hàng không xuất được nên hết việc. Chồng tôi cũng không còn việc. Vợ chồng con cái phải kéo về nhà mẹ ruột, phụ giúp cha mẹ già, sống qua ngày”.
Vùng nông thôn, tình cảnh người nông dân đi làm công nhân ở thành thị rậm rịch về thật buồn. Chỉ ấp Hòa Đức, xã Hòa Tú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đã có vài trăm người đi làm công nhân tại TP HCM.
Anh Dương Văn Trường cho biết: “Tôi làm công nhân xây dựng ở quận 9 (TP HCM). Mới đầu, nhu cầu xây dựng nhiều, tăng ca nên mỗi tháng lĩnh 1.800.000 đồng. Làm nhiều cực nhiều nhưng có tiền gởi về cho vợ con. Sau này, việc ít, không trụ nổi, phải về”. Nhà không ruộng đất, anh Trường phụ vợ chạy chợ.
Bên cạnh anh Trường là gia đình anh Dương Văn Khánh, anh ruột của anh Trường. Gia đình anh Khánh có hơn 10 công đất trồng lúa, nuôi tôm nhưng thất bại, cầm cố cho người khác, cả nhà vợ chồng và 3 đưa con kéo nhau đi làm công nhân may. Gần Tết kéo nhau về và bảo về luôn, trên thành phố thiếu việc làm không sống nổi. Còn về nhà sống thế nào thì tính sau.
Anh Trần Văn Xây ở ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng (Cái Nước, Cà Mau) làm công nhân xây dựng ở Bình Dương, vừa về quê. Anh Xây kể: “Chúng tôi xây dựng khu dân cư. Ông chủ nói xây nhà không bán được, ngưng thi công, không có việc làm tiếp, chúng tôi phải tứ tán tìm việc. Nhưng người đông việc ít, rất khó tìm việc, nhiều người chỉ còn biết về quê kiếm đường sống”.
Ở quê lắt lay
Bà Lâm Thị Hên ở xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đang vác lúa chất thành đống bên Quốc lộ 1A, chờ người mua. Chị Hên cho biết: “Lúa hạt dài, phơi khô rang mà người ta trả giá 2.700đ- 2.900đ/kg. Tôi ráng chờ bán hết lúa, xoay xở cho qua Tết. Mấy thằng con tôi đi làm công nhân trên thành phố kéo về hết rồi. Cả xóm tôi, người đi làm trên thành phố về hết luôn”.
Ông Trần Văn Sáu ở ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng (Cái Nước, Cà Mau) mấy năm nhờ các con lên các khu công nghiệp ở Bình Dương làm công nhân. Ông Sáu thở dài: “Mấy đứa con tôi vừa điện về cho hay, chờ lãnh lương Tết rồi về luôn, không có việc làm. Tụi nó nói dạo này làm bữa đực bữa cái, không đủ sống.”
Ở khu vực Thới Trinh, phường Phước Thới, cạnh khu công nghiệp Trà Nóc Cần Thơ, bà Trần Thị Thêm 67 tuổi có cháu làm công nhân nghỉ việc về nhà đã hơn tháng. Bà ngậm ngùi: “Cháu nó tên Lâm Ngọc Chuyện, mẹ mất sớm, cha có vợ khác, ở với tôi từ nhỏ. Mò cua bắt ốc mà lớn lên, mới được nhận vào làm việc ở Cty PATAYA trong khu công nghiệp Trà Nóc ít lâu thì bị cho nghỉ”.
Bà làm 2 công ruộng, vụ trước chi phí hơn 4 triệu đồng, thu hoạch chỉ được hơn 1 triệu đồng. Vụ đông xuân, vừa gieo sạ lại chết hết, may nhờ chòm xóm cho giống gieo lại.
Ở gần nhà bà Thêm, chị Trần Thị Bé Tư cũng là công nhân của Cty PATAYA mất việc hai tháng nay. Chồng chị bốc vác ở khu công nghiệp Trà Nóc đang khi có việc khi không. Chị Tư muốn đi làm mướn nhưng quê nghèo, không ai mướn làm gì cả. Chị kể, hai tháng rồi nhà chị chưa được ăn thịt. Hàng ngày, chị mò cua bắt ốc để lo cái ăn. Chị hy vọng: “Công ty bảo sau Tết sẽ kêu đi làm lại, không biết sao nữa, nếu thế này mãi chắc đứa con phải nghỉ học”.
Hai mẹ con chị Thủy ở phường Thới Long (Ô Môn, Cần Thơ) cũng vừa thất nghiệp ở nhà máy chế biến thủy sản. Nhà nghèo, không có đất sản xuất, được ít tiền dành dụm ăn đã gần hết.
Chị nói: “Gắng ra Tết coi có chỗ nào kêu đi làm. Đứa con gái có mối lái Hàn Quốc, Đài Loan dạm mãi nhưng tôi từ chối, ra Tết không có việc chắc phải tính đường cho nó đi cho bớt khổ”.
Tiến Hưng-Kiến Giang
Tiền Phong, Thứ Bảy, 24/01/2009, 12:01
Vùng cói xứ Thanh : Tết chưa về quê nghèo
TPO - Những ngày giáp Tết Kỷ Sửu này, chúng tôi trở lại những xã nghèo nhất ở vùng cói Nga Sơn và nhận thấy không khí Tết nơi đây đang còn xa lắm.
Ba năm trở lại đây, cây cói nguyên liệu và các sản phẩm từ cây cói Nga Sơn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gặp muôn vàn khó khăn vì thị trường tiêu thụ không ổn định. Hàng chục nghìn nông dân ở vùng cói Nga Sơn- huyện trồng cói lớn nhất xứ Thanh lao đao trong cuộc vật lộn mưu sinh.
Bước chân đến thị trấn huyện Nga Sơn, chúng tôi đã thấy tràn ngập không khí mua sắm Tết, với cảnh hàng tết nhộn nhịp như thành phố. Nhưng khi về đến các xã chuyên canh cây cói của huyện Nga Sơn, thì không khí Tết lại hoàn toàn ngược lại.
Ngồi trong trụ sở UBND xã Nga Tân- một trong những xã nghèo nhất huyện Nga Sơn khi thừa khắc giao thừa của Tết cổ truyền Kỷ Sửu chỉ còn tính từng ngày, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy mùa xuân đến với nơi đây.
Ông Phạm Hồng Quân- Phó chủ tịch UBND xã Nga Tân cho biết: “Hiện nay xã có 1.736 hộ (với 7.656 nhân khẩu), trong đó có 757 hộ nghèo với 3.953 nhân khẩu, nhưng nếu tính theo chuẩn nghèo mới thì phải hơn 90% số hộ ở đây thuộc diện hộ nghèo.
Toàn xã hiện có 320 ha đất nông nghiệp chuyên trồng cói và có tới 80% số hộ trong xã lấy việc trồng cói và sản xuất các sản phẩm từ cói làm hướng mưu sinh chính. Năm 2008, 40% số hộ trồng cói trong xã đành bỏ ruộng hoang bởi làm không có lãi”.
Trong căn nhà tuềnh toàng, ông Mai Văn Tùng, ở thôn 4, xã Nga Tân tâm sự: “Với 1 sào cói, nếu đầu tư chăm sóc, nào công làm cỏ, phơi, chăm bón, thu hoạch, thuê chẻ, phân đạm, thuốc sâu…, vị chi hết khoảng 1,2 triệu đồng, cho thu trung bình khoảng 3 tạ cói khô. Với giá trung bình 2.500 đồng/kg, tổng thu mới được 750.000 đồng. Lỗ như vậy nên không ai muốn làm, đó là chưa kể trường hợp thu hoạch về, không có người mua, để mốc, hỏng, đành ngậm ngùi vứt bỏ”.
Do trồng cói thất bát, nên tại Nga Tân, Nga Tiến… hàng nghìn lao động phải ly hương đi làm ăn xa, bỏ lại con nhỏ, bố mẹ già nơi làng quê thưa vắng. Thôn 4, xã Nga Tân, năm 2008 có khoảng 300 lao động đi làm tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
Qua tìm hiểu của chúng tôi, từ việc trồng cói thất thu, các sản phẩm cói thị trường tiêu thụ không ổn định, trong khi những năm trước bà con nông dân trồng cói ở Nga Sơn phải vay tiền của ngân hàng để phát triển nghề này, nên hiện nay bà con nông dân nơi đây đang là “con nợ” khổng lồ.
Riêng thôn 4, xã Nga Tân có 243 hộ nhưng tổng số tiền các hộ đang nợ ngân hàng đã lên tới 7 tỷ đồng và toàn xã còn nợ 27 tỷ đồng.
Ông Mai Sĩ Ghi- Chủ tịch UBND xã Nga Tiến cho hay: “Đến nay, dư nợ ngân hàng tính cho các “chủ” của 254 ha cói trong xã đã lên tới 24 tỷ đồng. Mỗi tháng, những người dân nghèo ở đây đang phải trả lãi với tổng số tiền khoảng 250 triệu đồng.
Chưa nói đến chuyện trả nợ, hiện nay nếu bán hết số cói trong toàn xã cũng chưa đủ cho nhân dân mua gạo ăn trong 4 tháng tới. Vì vậy, ngày Tết cổ truyền đang đến gần kề mà không khí Tết nơi vùng quê nghèo này vẫn còn đìu hiu lắm”.
“Tết này con lại không về”
Đó là lời nhắn vội vàng qua bạn bè, hoặc lời xin lỗi qua điện thoại của rất nhiều người con ở vùng cói Nga Sơn đang đi làm ăn xa xứ nói với bố mẹ đang ở nhà khi ngày Tết cổ truyền đang cận kề.
Thời gian ở Nga Sơn những ngày cuối tháng Chạp này, chúng tôi bắt gặp ánh mắt của những cụ già móm mém luôn hướng ra ngoài ngõ mỗi khi nghe tiếng xe máy chạy qua. Rồi ánh mắt buồn hiu, tiếng cười tắt lịm của những đứa trẻ thơ mừng hụt khi reo lên “A, bố mẹ đã về!”, nhưng chiếc xe máy không rẽ vào ngõ nhà mình.
Quả thật, người nghèo vùng cói lo được cái Tết mới chật vật làm sao. Chị Mai Thị Mùi, ở thôn 4, xã Nga Tân ngồi thần người bên chiếc giường ọp ẹp của gia đình buồn rầu tâm sự:
“Hiện nay, ba cháu nhà tôi phải đi kiếm củi bán lấy tiền đong gạo, khả năng phải nghỉ học đã thường trực. Càng nghĩ đến Tết lại càng thấy thương các con thơ. Không phải riêng gia đình tôi, mà nhiều nhà ở đây vì nghèo nên chả mong Tết đến”.
Gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc cùng thôn 4, chủ của 5 sào cói cũng không kém phần khó khăn. Sáu người con trai, gái, dâu, rể của ông đều phải đi làm thuê trong miền Nam lấy tiền gửi về trả nợ. Hai ông bà già gần 60 tuổi nuôi 5 đứa cháu nhỏ đều đang học mẫu giáo, phải sống trong cảnh túng bấn.
Trong nỗi lo Tết sắp tới, ông Ngọc cho biết: “Các con tôi năm nay làm thuê đều thất bát, tiền gửi về còn không đủ trả lãi ngân hàng, nên tiền chi cho ăn Tết đối với gia đình tôi quả là một điều xa vời. Mấy hôm nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định hỗ trợ tiền cho các gia đình nghèo đón Tết.
Chỉ mong tiền hỗ trợ của Chính phủ sớm đến tay người nghèo chúng tôi, để còn kịp mua chút quà Tết đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên và mua cho bọn trẻ nhỏ bộ quần áo mới. Nhìn mấy đứa trẻ thơ dại mà thương chúng nó quá. Suốt ngày chúng nó cứ ngong ngóng ra cổng đón tin bố, mẹ từ miền Nam về, nhưng nào có thấy…”
Đời sống người dân vùng chuyên canh cói Nga Sơn những ngày cuối năm thật sự khó khăn. Nhằm chia xẻ những khó khăn của người dân vùng cói, cuối tháng 12/2008, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ cho huyện Nga Sơn 130 tấn gạo để kịp cấp cho bà con nông dân ăn Tết.
Những ngày giáp Tết cổ truyền, các cấp ủy đảng, chính quyền, các doanh nghiệp từ tỉnh đến các xã cũng đã quan tâm, tặng hàng nghìn suất quà Tết cho các đối tượng chính sách, gia đình nghèo ở huyện Nga Sơn.
Hoàng Lam
THÁI QUANG VIỆT * VỀ VIỆT NAM KINH DOANH
'Bài Học Nặng Ký' Từ Việt Nam
ANDERSON THAI QUANG .
Việt Báo Thứ Hai, 2/9/2009, 12:00:00 AM
Kỳ 1: 'BÀI HỌC NẶNG KÝ' TỪ VIỆT NAM
Anderson Thai Quang
Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ từng mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua.
Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký" của ông:
"Hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa. Hồ Chí Minh không nhìn nhận cha mẹ cũng như không ngó ngàng gì đến ít nhứt là 12 đứa con . Võ Nguyên Giáp thì có ông con rể Trương Quang Bình là người giàu nhất nước... Tất cả mọi con người, mọi con số đều là giả dối."*Saigon những ngày cận Tết mát lạnh và mang chút không khí của những ngày Giáng Sinh nơi Âu Mỹ. Mọi người chuẩn bị mua sắm cho nhà cửa và quà cáp cho người quen. Đường Nguyễn Huệ và quanh khu du lịch của trung tâm thành phố, hoa đèn rộn rịp trang điểm cho mùa xuân, luôn luôn là biểu tượng của niềm hy vọng mới và vào một thay đổi nào đó tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn cho năm tới. Nhưng nếu du khách rẽ vào ngõ hẻm từ một con đường lớn, những con chuột to bằng con mèo, những con dán biết bay cùng ruồi muỗi, những ổ rác lộ thiên, những vũng nước ao tù… cho thấy một bộ mặt khác của Saigon. Bộ mặt của nghèo khó, bất hạnh và tù túng đã không hề thay đổi suốt 70 năm qua, mặc cho bao nhiêu mùa xuân của hy vọng trong quá khứ.
* CÁI TÔI ĐÁNG GHÉT
Một chút ít về cái "tôi" để người đọc cảm thông thêm về chủ quan của lá thư này. Tôi đến Mỹ năm 1975 cùng làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ. Cha tôi là một đại úy của quân đội miền Nam (ở đây, nay gọi là Mỹ Ngụy), và tôi chỉ mới 5 tuổi, chưa hiểu biết chút gì về lịch sử hay chính trị. Cha mẹ tôi làm đủ mọi nghề, vất vả ngược xuôi, từ lao động chân tay đến mua bán tiểu thương, để nuôi gia đình. Sau 30 năm, ông bà đã lo xong cho con cái, đã về hưu với căn nhà nhỏ và cuộc sống ổn định. Tôi lớn lên như một trẻ Mỹ, đi học, chơi đùa và coi xứ Mỹ như một quê hương chính thức, dù vẫn biết nói tiếng Việt theo thói quen của cha mẹ. Tốt nghiệp Thạc Sĩ về điện tử, tôi có công việc tốt, lấy vợ và sống đời trung lưu như trăm ngàn người khác. Cha tôi và các bạn ông thường tụ họp và bàn luận nhiều về tình hình Việt Nam, về những thù ghét của họ với nhà cầm quyền Cộng Sản, nhưng tất cả đều rất xa lạ với tôi.
Khi học lịch sử ở trung học, tôi chỉ thấy có chút hãnh diện về Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé đã đánh bại được hai cường quốc là Pháp và Mỹ. Hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai anh hùng trong ký ức của tôi.Cuộc sống bình lặng đó thay đổi hoàn toàn khi vợ tôi qua đời vì tai nạn xe cộ ba năm về trước. Không có con, thừa hưởng một số tiền bảo hiểm hơn 1 triệu đô la, cộng với giá nhà đang tăng cao vụt và một khoản tiền tiết kiệm lớn, tôi không còn thấy nhu cầu phải kéo cầy 11 tiếng mỗi ngày trước máy vi tính. Tôi quyết định trở về lại Việt Nam để làm ăn và tạo dựng một sự nghiệp mới.
Tất cả những gì tôi đọc cho thấy một Việt Nam đổi mới với những con số ấn tượng về đầu tư của nước ngoài, về xuất khẩu, về cơ hội đầy tiềm năng của một "con rồng mới". Cha tôi không phản đối, ông chỉ cho một lời khuyên," Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà coi những gì Cộng Sản làm."
* HƯNG PHẤN VÀ THẤT VỌNG
Tôi dọn về lại Saigon vào tháng Mười năm 2007. Chỉ số VNI của chứng khoán Việt khoảng 1,000 và đề tài thời thượng khắp nơi là cơn sốt địa ốc và số thu nhập của các đại gia. Số tiền 2.5 triệu đô la của tôi thật nhỏ bé khiêm tốn khi bàn chuyện đầu tư. Dường như ai cũng đầy tiền mặt và dự án, nhiều gấp mười lần khả năng của tôi. Dù vậy, tôi cũng rất hưng phấn cảm nhận niềm lạc quan vô bờ bến về sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia.Trong khi đó, dựa theo truyền thống khoa học từ đại học Mỹ, tôi nghiên cứu kỹ hơn các con số từ các doanh nhân cũng như từ chánh phủ. Có rất nhiều điều sai trái và nghịch lý từ các con số, cũng như sự kiện thực tế về kết quả hoạt động. Sự nghi ngờ của tôi được xác nhận khi so sánh và định chuẩn theo mức sống thực sự của người dân, giàu cũng như nghèo. Chung đụng với mọi thành phần xã hội giúp tôi nhìn rõ hơn về thực trạng của quê hương. Những lời nói hoa mỹ, cũng như những biểu ngữ dăng kín thành phố, là một lớp son phấn rẻ tiền, che dấu một bộ mặt điêu tàn và thê thảm.
Tôi nhận ra rằng cái cơ chế "kinh tế thị trường" mà nhà cầm quyền hứa hẹn khi ký văn bản gia nhập WTO chỉ là hình thức. Tất cả những miếng mồi béo bở đều nằm trong tay quan chức và cán bộ Đảng Cộng Sản, cũng như bà con thân thuộc trong gia đình. Bộ Chánh Trị trung ương thì nắm chặt các công ty quốc doanh và bán quốc doanh, quan chức địa phương thì có những đặc lợi về ruộng đất, giấy phép, dịch vụ nhu yếu. Lãnh vực tư nhân chỉ được phép làm trong địa bàn nhỏ, nhiều rủi ro và những ai có lời đều phải chia xẻ lại cho các quan chức bằng nhiều phong bì lớn nhỏ.
Tầng lớp quan chức và gia đình họ, qua hệ thống tham nhũng tinh vi, đã thâu tóm phần lớn lợi tức quốc gia và có quyền hành không kém các quan lại của triều đại phong kiến.Tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh dành độc lập với bao nhiêu xương máu của người dân chỉ là một cái cớ để Đảng Cộng Sản cướp chánh quyền. Những quốc gia láng giềng như Singapore, Mã Lai, Indonesia, đã dành độc lập không cần hy sinh và giờ đây, dân họ (nhờ một nền dân chủ minh bạch) đã trở nên giàu có. Họ đang cấu kết với nhà nước Việt để trở thành những chủ nhân lớn của nhiều đơn vị kinh tế bằng cách dùng đồng tiền để mua lao động rẻ và tài nguyên định giá qua gầm bàn.Tôi nhận ra rằng chế độ to mồm này thực sự sống nhờ phần lớn vào những khoản viện trợ nhân đạo của các nước tư bản (mà họ từng lên án và đánh duổi); vào khoản tiền kiều hối của các cựu thuyền nhân (mà họ đã từng giam giữ tù đày khi kết tội phản quốc); vào mồ hôi nước mắt của những nô lệ mới qua danh từ xuất khẩu lao động hay qua các cuộc hôn nhân mua bán áp đặt; vào những khoản lệ phí va sưu thuế đầy phi nghĩa, cũng như một con số khổng lồ về hối lộ, đối với những người dân còn kẹt lại trong nước.Tôi nhận ra rằng hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế độ đã dùng mọi thủ đoạn để biến họ thành thần thánh, giúp cho chúng giữ vững địa vị và quyền hành.
Đọc kỹ tiểu sử của ông Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy một chính trị gia quỷ quyệt, nhiều mờ ám, hoàn toàn không có một chút chân thật gì, dù nhìn ở bất cứ góc cạnh nào. Con người của ông có rất nhiều tên gọi; ông tự viết cả tiểu sử để ca tụng mình (Trần Dân Tiên); ông không nhìn nhận cha mẹ cũng như không ngó ngàng gì đến ít nhứt là 12 đứa con sinh rơi rớt từ các cuộc tình khắp thế giới; ông viết đơn cầu xin thực dân Pháp với những lời tâng bốc trơ trẽn (lá thư gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912); ông làm mật vụ cho Nga khi Pháp không đáp ứng lời khẩn cầu (chuyện của cựu Giám Đốc KGB Nga Vladimir Kryuchkov ); ông bỏ Nga theo Tàu khi có lợi (hồi ký của Li Zhi Sui); ông khoe là trọn đời độc thân để phục vụ tổ quốc trong khi có ít nhứt ba người vợ và bao nhiêu người tình, kể cả một tình nhân là vợ của một thuộc cấp (bà Nguyễn Thị Minh Khai, vợ ông Lê Hồng Phong).
Gần đây, nhiều tài liệu lịch sử kết tội ông ra lệnh giết bà Nông thị Xuân và cô em, vì hai người này muốn tạo xì căng đan về mối tình khi chung sống với ông (cuốn sách 'Ho Chi Minh: A Life' bởi William Duiker và cuốn 'Đỉnh Cao Chói Lọi' của Dương Thu Hương). Chuyện ông thủ tiêu không biết bao nhiêu là đối thủ chánh trị có thể hiểu được vì ông làm chánh trị kiểu Cộng Sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Mao hay Stalin. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt Nam và nhìn những biểu ngữ ca tụng "tấm gương đạo đức của Bác Hồ".Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi không biết nghĩ sao khi đọc cuốn sách 'China and the Vietnam wars' của Qiang Zhai. Ông cho biết là một tướng Tàu, Wei Gouqing, nguyên cố vấn quân sự của tướng Giáp, khẳng định là chiến thắng Điện Biên thực sự là do ông cố vấn đặt chiến lược và điều khiển; ông Giáp và ông Hồ đã định đánh Pháp tại khu vực sông Hồng.
Tướng Wei cũng tiết lộ là năm 1953, Hồ Chí Minh muốn thỏa hiệp với Pháp để đình chiến, nhưng Mao Trạch Đông ra lệnh cho Hồ là phải đánh đến cùng. Cuối cùng, Giáp và Hồ được nhận lãnh công lao vì chuyện xảy ra trên đất Việt, tướng Tàu không thể công khai xuất hiện. Một câu hỏi khác gây bàn tán là tài sản của con rể ông Giáp (Trương Quang Bình, người giàu nhứt nước) có bao phần là của ông tướng?Sau 1 năm ở Việt Nam, tôi hiểu được một sự thât căn bản của xã hội: tất cả mọi con người, mọi con số đều là giả dối. Quan chức nói dối để giữ quyền hành bổng lộc; doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi; người dân nói dối vì nói sự thực sẽ làm mình đau khổ rồi còn bị công an bắt. Nói dối trở thành một hiện tượng tự nhiên, như ăn uống; và không ai suy nghĩ thêm về khía cạnh đạo đức của hiện tượng này.Trong môi trường đó, tôi đã không làm ăn gì được như dự tính. Suốt 14 tháng chạy theo các dự án đầu tư, các cơ hội dài và ngắn hạn, tôi đành chịu thua. Thêm vào đó, những thủ tục hành chánh rươm rà, bất cập và luôn thay đổi, tạo cơ hội cho tham nhũng, đã làm tôi nản lòng. Cũng may, tôi chỉ mất hơn 200 ngàn đô la; một giá quá rẻ cho bài học nặng ký. Tôi không tiếc than gì cho cá nhân; chỉ thấy chua xót và thương hại cho những người kẹt lại.==Anderson Thai QuangKỳ tới: 10 vấn nạn hàng đầu của quê hương
* * *
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Bài này viết khá đúng thực trạng Việt Nam và dẫn chứng nhiều tài liệu tốt. Nhưng con người ông có nhiều điều khiến bỉ nhân khó hiểu. Bố mẹ ông và bao người đã bỏ Việt Nam mà tìm tự do, thế mà ông này lại về Việt Nam chứng tỏ ông này cao ngạo, khinh cha mẹ ông và dân ta. Rất nhiều người như vậy.Tuy nhiên, hãy coi chừng! Những ông chạy lui chạy tới Việt Nam như ông Bác sĩ Ngãi bên Cali về Việt Nam, rồi tuyên bố bị cộng sản khủng bố, chay qua Mỹ nhưng qua những hoạt động của ông, nhiều người bảo ông là tay sai cộng sản! Tri nhân tri diện bất tri tâm!
PHÚ QUÝ SINH LỄ NGHĨA
CHÙA BÁI ĐÌNH VÀ TÂM LINH CỘNG SẢN
=
Tuổi già nghe chuyện tâm linh.Tâm linh của Bộ Chính Trị CSVN
30/12/2008
Nhiều người vẫn nghĩ các vị đứng trên cao nhất của Đảng đều vô thần vì họ là những người Cộng Sản, mà học thuyết Mác-Lê của chủ nghĩa Cộng Sản thì phủ định sự quyết định của ý thức, chỉ cộng nhận sức mạnh của vật chất, đồng nghĩa với không công nhận sự tồn tại của tâm linh song song với sự tồn tại của thế giới vật chất, vật chất quyết định ý thức. Nhưng sự thực không phải như thế, 100% ủy viên BCT hiện nay đều thờ cúng thần thánh, đều có những thầy cúng để lo công việc này cho; trong lực lượng cố vấn của họ đều có các thầy bói.
Niềm tin này không chỉ mới hình thành gần đây mà đã từ rất nhiều năm trước, từ BCT của những khóa trước. Chỉ có điều mỗi người đều không công khai việc này và có phần che dấu, nhưng đến nhiệm kỳ BCT lần này thì không hiểu từ nguyên cớ gì mà niềm tin ấy có một sự đồng lòng và công khai trong BCT, đến mức họ không chỉ có những lực lượng để chăm lo tâm linh cho riêng mình mà còn thống nhất cùng nhau "thực hành tâm linh" bằng những chương trình chung với những qui mô lớn đến không ai có thể ngờ được. Hai công trình lớn nhất để thực hiện điều này là Đại Nam Quốc Tự (tỉnh Bình Dương) và Chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình).
Chắc mọi người đều biết hay nghe nói qua về qui mô của 2 ngôi chùa này, nếu chưa biết thì tìm trên Google thì sẽ có nhiều thông tin. Ở đây chỉ xin nói đến những khía cạnh mà các tờ báo lề phải không biết, có biết cũng thể đề cập được. Hai ngôi chùa này nằm trong 2 quần thề du lịch rộng lớn là Đại Nam Thế giới Du lịch (của Dũng lò vôi) và một khu chưa đặt tên (của Xuân Trường, sau đây tạm gọi là khu du lịch Bái Đính). Thực ra 2 ngôi chùa này không có qui mô to như thế trong kế hoạch xây dựng ban đầu của 2 khu du lịch.
+
Huỳnh Phi Dũng, tức Dũng lò vôi là một doanh nhân đã thành đạt nhờ sự nâng đỡ của ông Nguyễn Minh Triết từ lúc còn làm Bí thư tỉnh Sông Bé (sau này là Bình Dương). Ông Triết hay còn gọi là Sáu Phong đã nổi lên từ thời gian này với chủ trương thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển thông qua việc ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân thay vì doanh nghiệp nhà nước như chủ trương chung thời bấy giờ.
+
Chính sách này đã mang lại kết quả phát triển tốt cho Sông Bé lúc đó, nhưng cũng chính nó làm đã làm cho anh 6 bao phen điêu đứng. Lúc đó TBT là ông Đỗ Mười đã từng nói rằng "bảo 6 Phong, chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN chứ không phải xây dựng CNTB".
==
Wednesday, February 11, 2009
NGUYỄN ĐÌNH LIÊN * TRUYỆN NGẮN
=
=
CÂY CẦU ĐEN VÀ CÔ HỌC TRÒ NHỎ
Truyện ngắn
Nguyễn Đình Liên
Tân không biết cây cầu đó đã được người ta xây lên từ hồi nào, anh chưa đọc được một tài liệu nào và cũng chưa từng nghe ai nói về lịch sử của cây cầu này. anh chỉ biết, khi anh mở mắt chào đời thì đã có nó rồi. Cây cầu bắc qua con sông nhỏ nằm ở phía cửa Đông Thành nội,chạy ngang trước nhà anh. Đó là một con sông đào, từ xưa, người ta đã xẻ con sông Hương từ phía ngã chợ Đông Ba, để đào thêm một nhánh từ đó dẫn một vòng đi ngang qua các làng Bao Vinh, Thế Lại, Kế Môn… rồi tái nhập vào con sông chính ở cửa biển. Con sông hẹp nên chiều dài cây cầu cao tay lắm cũng chừng 150 mét, không kể dốc cầu. Ngoài ra, nếu tính từ 2 con đường ven bờ sông chạy lòn phía dưới thì cây cầu cách mặt đất đúng 5 mét 10. hai bên đầu cầu có xây những bậc tầng cấp bước xuống đường dành cho người đi bộ. Nhà anh nằm sát ngay dốc cầu, nhìn ra phía trước là con sông đào với con đường Huỳnh Thúc Kháng rợp những hàng dừa, con dốc kéo dài khoảng 20 mét thì đụng đến đầu đường Đào Duy Từ nơi tập trung các tiệm nem, tré trứ danh như các tiệm nem Mệ Tôn, nem ông Sạn… cả nước Việt Nam không ai mà không biết, còn phía bên đường Bạch Đằng thì dốc cầu cũng đâm xuống ngã 3 đường Nguyễn Du, nơi có quán chè ông Thân nổi tiếng nhất trong vùng.
Trong đời Tân,. hình như chưa bao giờ anh thấy một cây cầu nào có vẻ kỳ cục và phản mỹ thuật đến như thế Suốt từ tuổi ấu thơ, cho đến khi trưởng thành, cây cầu là một hình ảnh thường trực trong tầm nhìn của anh. Tân đi qua đi lại, chạy nhảy chơi đùa trên đó với đám bạn bè trong xóm không biết bao nhiêu lần. Vậy mà lạ, anh có cảm tưởng là không bao giờ anh quen được với cái dáng kỳ cục của nó.
Tân không hiểu tại sao người ta lại xây được giữa trung tâm thành phố một lối kiến trúc kỳ cục như thế. Toàn bộ cây cầu được lắp ráp bằng những thanh sắc gớm giếc và được nối lại với nhau cũng bằng những cái chốt ốc trông hết sức thô lổ không có một chút thẩm mỹ nào hết . Vài cầu ở giữa dựng đứng lên làm thành một cái khung hình thang mà từ xa nhìn tới nom giống như một chiếc đò đang treo lơ lửng trên không,trông không giống con giáp nào hết.
Lòng cầu chật hẹp, lót bằng ván trên phủ một lớp nhựa đường chỉ vừa đủ cho một chiếc xe ô tô nhỏ đi qua. Vào giữa trưa mùa hè, dưới những tia nắng như thiêu đốt, lớp nhựa đường nóng đến bốc khói khiến mấy chú bé bán cà rem chân đất đi trên cầu vừa nhảy cà tưng vừa chạy như bị ma đuổi. Mặt khác, qua các thời kỳ được tu sửa, mà gần đây nhất móng cầu được đúc bằng 2 bệ xi măng thay cho móng bằng sắc trước kia và vì vậy trông càng không có vẻ gì cân xứng với mấy vài cầu mỏng manh nằm ở trên. Trong thời chiến tranh, cây cầu lại được các nhà quân sự quan trọng hóa bằng cách rào thêm ở móng cầu những cuộn thép gai cộng thêm một cái chốt cảnh sát hàng đêm nằm ở giửa cầu. Tuy đã được tu sửa nhiều lần, nhưng cây cầu trong thực tế vẫn không khá hơn, Tân nhớ, mỗi lần có một đàn bò khoảng chừng chục con đi ngang, thì cây cầu đã thấy đu đưa giống hệt như cái võng.
*
=
Mặc dù chính quyền địa phương đã cẩn thận cho dựng …bản cấm xe ô tô và bò đi qua cầu. Nhưng cấm thì cấm, xe , bò thỉnh thoảng vẫn đi qua và cầu vẫn tiếp tục đu đưa như cái võng. Thật kỳ cục hết chỗ nói… Nét chấm phá cuối cùng nhằm hoàn thiện một cách tột đỉnh (cái ) sự (mà Tân cho là) kỳ cục này chính là lớp sơn đen được phủ lên toàn bộ cây cầu. Và vì thế, cái tên CÂY CẦU ĐEN thường được gìới giang hồ qua lại dùng để gọi một cách đầy ấn tượng thay vì cái tên là CẦU ĐÔNG BA được trịnh trọng ghi ở trên hai tấm bản cắm hai bên đầu cầu nhưng chẳng làm ai chú ý…Có lần, trong một dịp ngồi ở quán chè ông Thân ở đầu đường nguyễn Du với mấy người bạn học, nhìn dốc cầu đổ xuống trước mặt, Tân nói với tụi bạn:”…cây cầu này là một vết nhơ làm hoen ố gần hết một nửa cái thành phố yêu kiều của tụi mình rồi…Nếu ta mà là ông Tỉnh Trưởng thì ta đã cho phá đi, xây một cây cầu khác kiên cố hơn, mỹ thuật hơn….” Xây một cây cầu khác, kiên cố hơn, mỹ thuật là ước mơ của chàng….ước mơ này không phải lúc Tân mới là một anh học trò hay mơ mộng thời trung học, mà sau này vẫn còn đeo đuổi lúc Tân đã trở thành một Sĩ quan ngành công binh.
Anh đem chuyện đó kể vói Diệu Như, cô gái nghiêm trang trả lời: “Em không cần biết chuyện đó, em chỉ biết, nhờ cái cây cầu đen này mà ông anh của em mới qua thăm được bà chị của anh…”
Đó là chuyện của ông anh của Diệu Như với bà chị của Tân, nhưng chuyện của chính họ, giữa anh và cô học trò nhỏ này, cả hai chẳng ai muốn nhắc đến. Anh cũng không để ý đến chuyện đó. Và chuyện đó, hơn 30 chục năm sau, Tân vẫn không biết, là tại làm sao mà anh lại (làm) quen được với Diệu Như. Nhờ ông anh của cô quen với bà chị anh, hay là nhờ cây cầu đen kia ? Có điều mỗi khi nhớ lại cây cầu đen với một nổi bực dọc, thì hình ảnh Diệu Như lại hiện ra. Đó là hình ảnh một cô gái áo dài trắng tóc xỏa ngang vai, mỗi buổi sáng cắp cặp, từ phía đường Bạch Đằng đi qua cây cầu đen…rồi đi dọc theo đường Huỳnh Thúc Kháng lên phố để qua trường Đồng Khánh. Tân nhớ lại hình ảnh đó và tự nhiên cảm thấy một nỗi xúc động thật dịu dàng ở trong lòng. Diệu Như không đẹp, Cô có khuôn mặt của một cô gái thật bình thường và thật thà. Một khuôn mặt trông thật mờ nhạt, dễ chìm lẫn giữa hàng trăm những cô gái, áo dài trắng, tóc xỏa ngang vai với vành nón che nghiêng đi đi về vềmỗi sáng mỗi chiều trên cây cầu Trường Tiền…
Nếu đặt Diệu Như giữa đám đông đó, chắc chắn Tân không bao giờ nhìn thấy được cô gái này, đừng nói chi là có dịp mà làm quen..Tân nhìn thấy Diệu Như, đầu tiên vào một buổi sáng, lúc đứng ở ngoài cửa nhà chờ người bạn đến chở đi học. Tình cờ nhìn lên thì thấy cô học trò nhỏ nhắn này đang đi trên cầu. Anh nhớ lại, khi nhìn thấy Diệu Như lúc đó anh không có một cảm xúc nào hết, anh nhìn cô gái đi trên cây cầu đen này cũng giống lúc anh bân quơ nhìn một o gánh một gánh bắp cồn đang đi qua trước mặt nhà. Vậy thôi. Nhưng đến lần thứ 2, thứ 3 rồi đến lần thứ 4 thì anh mới bắt đầu chú ý. Tân tự hỏi không biết cô học trò đó ở đâu phía bên kia cây cầu đen ? Nhà ở đâu thì chưa biết, nhưng theo hướng đi thì chắc chắn cô gái đó phải học ở trường Đồng Khánh. Trí tò mò bắt anh phải làm một cuộc điều tra về lai lịch của cô nữ sinh mà mỗi ngày xuất hiện trên cây cầu đen khiến anh tự nhiên có một thói quen, là đúng 7 giờ 5 phút mỗi sáng, từ thứ hai đến thứ sáu, anh phải đứng ngoài cửa và nhìn lên …cây cầu. Lúc đó anh mới là một cậu thanh niên 18 tuổi nhiều mơ mộng và đang học lớp đệ nhất, trường Quốc Học. Sau đó không lâu thì Tân biết được tên cô gái là Diệu Như, học lớp Đệ nhị C, trường Đồng Khánh; Nhà thì ở đâu đó trong một ngõ hẻm bên dốc cầu, gần tiệm thuê truyện Nam Cát. Câu chuyện bắt đầu như vậy…
Nhưng đây không phải là một chuyện tình. Mà là một chuyện …đùa
Tân hỏi một thằng bạn về cô gái, cũng ở đâu đó trong con hẻm này, hắn nói về Diệu Như như sau : “Đó là một con mụ …17 tuổi, không đẹp mà lại rất kiêu kỳ…” Anh hỏi như thế nào mà lại gọi là kiêu kỳ ?,thằng bạn cho biết …Hình như chưa có thằng con trai nào nói chuyện được với con mụ nớ một câu.. À ra thế, Tân không biết Diệu Như có thật là kiêu kỳ hay không, thì chưa chắc, chỉ có cái chắc chắn là cô gái đó không đẹp. Hay nói một cách khác, người con gái này không có một nét hấp dẫn để thu hút những thằng con trai khác, (ít ra là dối với anh). Tân không thấy ở Diệu Như điều đó, như bất cứ cô gái nào mà anh từng gặp và đã từng bị hớp hồn, dù rằng anh vẫn có thói quen, mỗi buổi sáng vẫn ra đứng ở cửa để nhìn cô gái đi qua cầu với nắng bay hoa trên tà áo trắng. Nói tóm lại, Diệu Như chỉ là một cái bóng mờ nhạt giữa hàng ngàn cô gái học trường Đồng Khánh khác nghĩa là chỉ có áo dài trắng, tóc xỏa ngang vai và nón bài thơ một cách …chung chung chứ không có một nét đặc biệt nào hết. Con người chung chung như vậy mà không thèm nói chuyện với ai sao ? Con ni …thiệt !!!
Chính vì vậy Tân bắt đầu nghĩ ra một trò đùa.
Đến bây giờ, khi nhớ lại, anh vẫn không hiểu tại sao mình lại nghĩ ra (được) một trò đùa lý thú như vậy ? Phải chăng, trò đùa này phát xuất từ một trí tưởng tượng nhạy cảm nhưng …nhút nhát của một anh con trai mới lớn như anh, hồi đó ??
Anh đứng chực sẵn ngay tại ngã 3 bến tượng, kế tiệm mè xửng Hồng Thuận. Cô gái vừa bước xuống bậc tầng cấp cuối cùng trước cái quán của ông Dương thì anh bắt đầu tà tà đi… trước. Và cứ thế …anh đi. Tất nhiên con đường anh đi là con đường mà cô học trò nhỏ này vẫn đi qua hằng ngày. Bắt đầu thả bước dọc theo đường hàng bè, tức là đường Huỳnh Thúc Kháng lên múi cầu Gia Hội, quẹo phải qua đường Trần Hưng Đạo rồi lên cầu Trường Tiền…Anh lặng lẻ đi, ra vẻ tình cờ mà đi, và ra vẻ chẳng buồn chú ý cách khoảng chừng 10 bước phía sau là cô gái. Ngày nào anh cũng đi đến trường theo một cách như thế. Nếu trên những con đường nắng lấp lánh buổi sáng, mọi người đều biết mất hết, chỉ trừ anh và cô học trò nhỏ kia. Thì…hình ảnh, hai người, anh đi trước và cô gái lẻo đẻo bước theo sau…quả là một hình ảnh đậm nét và đầy …ấn tượng. Tân tự mình thích thú với cái trò đùa lạ đời này. Anh kể lại với mấy thằng bạn thân trong lớp. Cái con mụ Diệu Như ngày nào nó cũng đi theo tau…tụi bây ơi!!!
Chuyện con mụ Diệu Như ngày nào cũng lẻo đẻo đi theo thằng Tân, được truyền miệng từ các lớp đệ nhất trường Quốc Học có thể đã lan truyền đến tận lớp đệ nhị c trường Đồng Khánh. Đúng một tuần sau thì Diệu Như biến mất. Cô gái không còn thấy xuất hiện trên cây cầu này nữa, mỗi buổi sáng…Ít ngày sau Tân mới biết Diệu Như đã thay đổi lộ trình. Thay vì qua cây cầu đen để đi trên đường Huỳnh Thúc Kháng, cô gái đi theo đường Bạch Đằng để lên cầu Gia Hội và đi bằng…xe đạp. Dù trò đùa chấm dứt…Nhưng khi nghĩ lại, Tân vẫn cảm thấy một chút áy náy trong lòng. Anh nghĩ mình đã bày ra một trò hơi quá trớn…
Có một lần, tình cờ…(lần này đúng là tình cờ thật) Hai người đụng đầu nhau ngay trước cửa trường Đồng Khánh vào buổi trưa, tan học. Chiếc Hon Da của thằng bạn chở anh xém tí nữa thì đụng vào bánh trước một chiếc xe đạp trong cả đoàn xe áo trắng từ phía con hẻm bên hông trường đang ào ào túa ra. Tân nhìn lên và nhận ra Diệu Như. Trong một phần 10 giây sau đó, cặp mắt của cô gái cũng đụng vào cái nhìn của anh. Tia mắt lạnh và sắc như con dao bén…Bị vây giữa đoàn quân áo trắng cả hai thằng (mặt mày tái mét) hết đường chạy đành đứng chết trân tại chỗ…
Từ ngày Diệu Như không còn qua cầu áo bay nữa. Tân cũng không còn thói quen mỗi buổi sáng đứng ở cửa mà ngóng cổ lên cầu..
Bóng hình của cô gái cũng dần dần mờ nhạt trong trí nhớ của Tân. Cái dấu tích cuối cùng trong trí nhớ này chỉ còn đọng lại một vết sắc như dao từ đôi mắt mà thỉnh thoảng vẫn còn làm anh …xôn xao.
Một ngày…Bà chị của anh, mặt mày hầm hầm đưa cho anh một tờ giấy.
-Mi đem qua trả lại cho hắn giùm tau, nói…tau không thèm nhìn cái mặt mo hắn nữa…
Hắn ở đây là cái thằng bồ của bà chị anh. Hai anh chị này cứ lâu lâu gây lộn một lần, mỗi lần kéo dài chừng hai ba ngày, thường thường sau đó thằng này giảng hòa bằng cách gửi đến cho em một lá thư thật mùi mẫn. Nhưng lần này coi bộ hơi căng. Lá thư bị trả lại.
-Đem qua mô ??
-Mi đem qua nhà hắn mà trả cho hắn chớ đem qua mô ???
-Nhà hắn ở mô ???
-Trong cái hẻm bên dốc cầu..gần tiệm cho thuê truyện Nam Cát, cái số nhà ni nì…
-Răng chị không đem qua ???
-Tau mà vác mặt đi qua gặp hắn thì chi bằng đừng trả hay hơn !!!
-Được rồi nhưng có chờ thư …trả lời không ???
-Hả ??? chờ hả ?? nì, mi cầm 500 đồng mà đi coi ci nê, liệu mà tính… răng coi cho được thì thôi
Tân hớn hở (và xớn xác) với 500 đồng trong túi và lá thư (bị trả lại) trong tay đi qua cây cầu đen, không hề nghĩ rằng mình đang đi vào một khúc quanh khắc nghiệt. Đó là một căn nhà vuông vắn với một căn gác bằng gỗ, sơn màu xanh nhạt, một tầng tam cấp bước lên trước cánh cửa to kềnh trông rất hắc ám. Nhìn lại một lần nữa cái số nhà treo phía trên cho chắc ăn, xong Tân thò tay gõ vào cánh cửa. Đúng lúc một luồng khí lạnh chợt xuất hiện dọc theo cột xương sống anh. Anh vừa nghĩ ngay đến một điều..nhưng không còn kịp nữa. Cánh cửa lớn mở ra. Một khuông mặt hiện ra trước anh, nhìn anh với cặp mắt sắc lẻm: Diệu Như…
Khi nhớ lại giây phút thảng thốt này, đến cả tháng sau, anh vẫn còn một cảm giác y như hồi đó. Anh đỏ bừng mặt, không còn nhớ gì nữa, chỉ lúng búng nói trong miệng vài câu khó hiểu, đưa nhanh lá thư cho cô gái rồi xoay lưng đi ra đường…
Anh không bao giờ ngờ Diệu Như là em gái của của cái thằng đang cặp kè bà chị mình. Và điều sai lầm lớn nhất của anh lúc đó là không nói rõ (cho Diệu Như) về lá thư này. Cái lá thư tình mùi mẫn này, thay vì được trả lại cho khổ chủ là tác giả của nó thì lại được đưa cho đứa em gái của hắn mà không một lời giải thích.
Sự ngộ nhận này tất nhiên kèm theo biết bao sự rắc rối khác kéo dài đến cả mười lăm ngày sau mới được làm sáng tỏ. Nhưng cũng nhờ đó cái thằng anh của Diệu Như và bà chị anh mới làm lành được với nhau. Và cặp này sau đó có sáng kiến mời anh và Diệu Như đi làm một chầu kem Đào Nguyên ở đường Hàng Bè trước để trả ơn, sau để giãng hòa. Anh quen được với cô gái này từ đó…
Cái gạch nối giữa hai người, thật mơ hồ, vì thế không thểâ coi đây là một mối tình. Nhưng đó là cái gì thì anh cũng không hiểu rõ. Hình như đó chỉ là một sự lơ lửng, nửa chừng không đầu không đuôi. Nó thiếu hẳn nét hấp dẫn của sắc đẹp và sự nóng bỏng của trái tim. Và thật sự, trôngnó hết sức tầm thường, nhạt nhẻo. Tầm thường như những lần gặp gỡ không cần thiết, đến mức nhàm chán, tầm thường như cây cầu đen, hằng ngày vẫn hiện diện trước mắt anh, nhưng không gây cho anh một xúc động nào…
***
Ba mươi năm sau. Ở trên xứ người dù bóng hình của cô gái Huế Diệu Như có phai nhòa đi trong trí nhớ của Tân, nhưng mỗi lần nghĩ về nơi chốn cũ, ngôi nhà, dòng sông, cây cầu …, anh vẫn thấy trái tim mình chợt gợn lên một chút …khó hiểu..
Cho đến một ngày thì anh quyết định trở về thăm lại nơi chốn cũ.
Mọi sự thay đổi đến không ngờ. Cách đây gần 40 năm, ngồi trong quán chè ông Thân, Tân đã ngồi vẽ ra trong trí tưởng của anh một đồ án về một cây cầu hiện đại, mỹ thuật để thay thế cho cây cầu đen gớm giếc đó. Bây giờ khi anh đứng bên bờ con sông nhỏ này. Anh không còn nhận ra mình đang đứng ở đâu nữa. Một cây cầu như anh đã từng nghĩ đến đã xuất hiện trước mặt anh, hoành tráng, hiện đại nằm trong một không gian rộng mở đến ngút mắt. Dãy nhà trên hai con đường Huỳnh Thúc Kháng , Bạch Đằng chạy dọc hai bên bờ sông đã bị xóa sổ, Thay vào đó là một dãy khu thương mãi bề thế mà chủ nhân của chúng là những công ty nổi tiếng nước ngoài.
Anh bước vào lề đường, ngồi xuống cạnh một xe bán nước sinh tố nhìn ra con đường nới rộng khác hẳn trước kia, dù bây giờ vẫn còn mang tên cũ. Con đường Huỳnh Thúc Kháng. Bên cạnh anh là con dốc cầu (mới) lài lài làm thành một ngã ba đi về hướng cửa Đông Ba và khu Bến Tượng cũ. Mọi thứ đều thay đổi, chỉ có cổng thành Đông với bờ tường cũ kỷ và những vết lở lem nhem vẫn còn nhận ra nhưng trông có vẽ không có chút cân xứng hòa hợp với cảnh quang phía trước. Tân cảm thấy rùng mình, một cảm giác khó hiểu đang từ từ len lỏi vào trong từng mạch máu và chảy về trái tim anh. Cây cầu mới này không khác gì với cây cầu trong trí tưởng của anh hồi đó. Nhưng hình như anh nhận ra một điều gì không ổn. Giữa hoài niệm của anh và cái hiện thực trước mắt bây giờ đã trở thành một hình ảnh tương phản bất ngờ, xảy ra như một cú xốc đột ngột …
Buổi chiều đến từ phía cổng thành Đông. Vạt nắng đâm bổ xuống rồi hắt lên thành một màu đỏ ửng buồn rầu trên những đám mây gờn gợn bay từ phía biển. Quay lại phía sau, dưới ánh nắng ngược, cái cổng thành giống như một cái bóng cục mịch, đen đúa nhô lên cô đơn giữa bầu trời.
Mải đến uống gần xong ly nước sinh tố, Tân mới nhận ra, chỗ anh ngồi trên lề đường bây giờ là đầu con đường Đào Duy Từ ngày trước. Tân nhắm mắt lại và nhìn thấy cái vật mà cách đây hơn 30 năm về trước anh không bao giờ muốn nhìn thấy: cây cầu đen.
Anh nhìn thấy nó và con đường chật hẹp đầy ổ gà chạy qua trước mặt nhà mình. Con đường với một dãy nhà của tuổi ấu thơ lúp xúp chạy dài xuống ngã 3 gần lò sát sinh A Ba Toa. Anh nhớ mọi thứ trên con đường đó. Những người thân, những người bạn của mình những người đã chết hay còn sống. Anh nhìn thấy cây cầu đó và lạ thay trong trí nhớ anh bây giờ cây cầu không còn xấu xí như lúc trước.Nó sáng lên giữa những hình ảnh cũ, những hoài niệm, và đi vào trí nhớ anh một cách đơn giản và dễ dàng, đơn giản như mọi người đang hít và thở để mà sống…không cần phải tô vẽ màu mè, với những kiểu cách hoành tráng hay đầy nghệ thuật. Anh thấy mình đang đứng trên cây cầu, nhìn xuống ngôi nhà của mình phía dưới. Cách đó vài căn là Tiệm La Ngu, rồi đến căn nhà Mệ Thầy, bán thuốc Tể, cạnh đó tiệm bán bánh ngọt của ông nghè Đờn có thằng Hùng và tiệm ông Bối có thằng Phú ròm. Anh nhớ 2 anh em thằng Khôi và thằng Sơn ở tiệm Hồng Thu ở phía dưới một chút…Bọn chúng đã từng đá banh trên vĩa hè vói anh hằng đêm. Sau đó Thằng Hùng chết trên một mặt trận đâu đó trong Nam. Thằng Sơn và thằng Khôi thì bỏ mình phía Tây Nam Huế. Tội nghiệp..Hai anh em thằng này chết chỉ cách nhau chừng vài tháng.. Anh như nhìn thấy dòng sông trôi im lặng dưới chân mình và những vạn đò lấp lánh ánh đèn ở hai bên bờ kéo dài lên thấu cầu Gia Hội..Trong trí nhớ quen thuộc anh lại mĩm cười khi thấy mình đang đứng ở ngoài cửa nhà nhìn lên cây cầu đen buổi chiều các cô học trò trường Nguyễn Du đi học về. Anh thích thú khi nhớ lại cái thói quen này và cố gắng nhìn lại thật gần những khuông mặt đó. Rồi anh nhớ đến những buổi sáng, những buổi sáng…và đột nhiên anh nhớ ra…
Và anh mở mắt ra khi có người nào đó đụng vào người anh. Một người công an đang huơ tay chạy về phía anh, miệng la lớn đi đi …
Tân cùng vài người ngồi uống sinh tố lật đật đứng dậy trả tiền rồi chạy dạt về phía sau. Anh nhanh chân nhảy vào một cửa tiệm gần đó trước khi những tay công an kéo đến. Từ trong cửa kính nhìn ra, anh nhìn phía bên dốc cầu ngay ngã 3 gần Bến Tượng. Một đám đông đang tụ họp với một vài biểu ngữ trên tay.
-Chuyện chi rứa anh ?
Tân hỏi một người đàn ông lớn tuổi đứng bên cạnh. Người này nhìn Tân có vẽ ngạc nhiên
-Bộ anh là Việt kiều mới về nước hay răng mà không biết ?
Anh ngẩn người ra, đúng là một thằng ngố. Thấy anh có vẽ ngố thật, người đàn ông cười, nói
-Đám đông đang tụ tập đó là những người trước kia sống hai bên bờ sông này, Bên kia đường có Bạch Đằng, bên này là có đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Đào Duy Từ. Khi nhà nước giải tỏa khu vực này để xây lại cây cầu Đông Ba, họ được đền bù một số tiền nhưng nghe nói việc đền bù không được thỏa đáng sao đó, nên thỉnh thoảng họ tập trung đòi thưa kiện …Chuyện thưa kiện này kéo dài cả mấy năm trời, Thành phố đỗ thừa cho Tỉnh, Tỉnh lại bán cái cho thành phố, cứ vòng vo mà không ai chịu giải quyết,thành ra cứ biểu tình kêu oan hoài, mà mỗi lần biểu tình kêu oan thì công an lại phải mất công ra tay dẹp…Có khi dùng cả vòi rồng, dùi cui hay lựu đạn cay nữa…Chuyện ni là chuyện thường ngày…ở huyện.
Đám đông khoảng 50 chục người hầu hết là đàn bà. Khoảng 500 cảnh sát cơ động phối hợp với công an phường Phú Hòa, tổ dân phòng khu vực ào ạt kéo đến đã vây họ vào giữa. Anh biết, thật ra chẳng có gì phải khiến cho 500 người công an đó phải lo lắng đến như vậy. Những người đàn bà tay yếu chân mềm này chỉ làm cái việc mà họ cần làm. Họ tập họp có trật tự, không hề gây trở ngại lưu thông công cộng, họ cũng không hề đòi ông Tổng bí thư đảng hay ông Tỉnh Ủy Tỉnh Thừa Thiên phải từ chức, hay phải lật đổ chính phủ. Họ chỉ muốn việc thưa kiện của họ phải được giải quyết cho công bằng và hợp lý. Vậy tại sao không ai chịu nghe họ ??? Từ cửa kính Tân nhìn thấy một người đàn bà đang nói cái gì đó trước đám đông đang vây chung quanh. Tân không thấy rõ khuôn mặt người đàn bà đó cũng như nghe được bà ta nói gì Tân quay lại hỏi người đàn ông
-Người đàn bà đó là ai vậy ??
-Bà đó là người cầm đầu vụ kêu oan khiếu nại này. Phải nói đó là một tay ghê gớm, bà ta đấu lý ra rả cả buổi với đám Thượng Tá, Đại Tá Công an Thành Phố tỉnh bơ. Ngày nào cũng bị kêu lên kêu xuống trên đồn Công An.
-Anh biết rõ như vậy sao ?
-Không chỉ có tôi, cả thành phố này ai cũng biết người đàn bà đó. Đó là một nhà văn, một luật sư nổi tiếng nhất ở đây, mà cũng không chỉ ở đây, khắp cả nước ai cũng biết. Ghê lắm !!!
-Bà ta tên gì vậy ?
-Tên là Diệu Như..
Trong bóng đêm, Tân đứng nhìn giòng sông trôi trước mắt mình và cảm thấy một nỗi xúc động thật dịu dàng đang lan dần trong trí tưởng của anh. Và, bây giờ không cần phải nhắm mắt lại, anh vẫn thấy cây cầu đen ở phía bên anh. Toàn bộ cây cầu được lắp ráp bằng những thanh sắc gớm giếc và được nối lại với nhau cũng bằng những cái chốt ốc trông hết sức thô lổ không có một chút thẩm mỹ nào hết . Vài cầu ở giữa dựng đứng lên làm thành một cái khung hình thang mà từ xa nhìn tới thấy như một chiếc đò đang treo lơ lửng trên không,trông thật không giống con giáp nào hết. Lòng cầu lót bằng ván trên phủ một lớp nhựa đường, và rộng vừa đủ cho một chiếc xe ô tô nhỏ đi qua. Vào giữa trưa mùa hè, dưới những tia nắng như thiêu đốt, lớp nhựa đường nóng đến bốc khói khiến mấy chú bé bán cà rem đi chân đất trên cầu vừa nhảy cà tưng vừa chạy như bị ma đuổi…Anh nghĩ đến đó bật cười lên trong lúc nước mắt thì rưng rưng ở lưng tròng.
Anh nhớ về cây cầu một thời anh đã từng chống nó. Cũng như nhớ về hình ảnh cô gái một thời anh đã coi thường.
Anh không tiếc cho cây cầu đã biến mất, cũng như anh không bao giờ tiếc nuối những ngày trẻ trung của anh. Cây cầu đó cùng với tuổi thanh xuân của anh, theo thời gian sẽ không còn tồn tại. Đó là một quy luật. Anh chỉ tiếc cho mình lúc trước đã có những đánh giá sai lầm. Anh quá coi trọng cái bề ngoài của một sự vật mà quên đi cái giá trị bên trong vĩnh cửu của nó.
Chỉ có anh mới là một con người tầm thường và xấu xí…
=
Nguyễn Đình Liên
Salt Lake City 12/2006
==
=
CÂY CẦU ĐEN VÀ CÔ HỌC TRÒ NHỎ
Truyện ngắn
Nguyễn Đình Liên
Tân không biết cây cầu đó đã được người ta xây lên từ hồi nào, anh chưa đọc được một tài liệu nào và cũng chưa từng nghe ai nói về lịch sử của cây cầu này. anh chỉ biết, khi anh mở mắt chào đời thì đã có nó rồi. Cây cầu bắc qua con sông nhỏ nằm ở phía cửa Đông Thành nội,chạy ngang trước nhà anh. Đó là một con sông đào, từ xưa, người ta đã xẻ con sông Hương từ phía ngã chợ Đông Ba, để đào thêm một nhánh từ đó dẫn một vòng đi ngang qua các làng Bao Vinh, Thế Lại, Kế Môn… rồi tái nhập vào con sông chính ở cửa biển. Con sông hẹp nên chiều dài cây cầu cao tay lắm cũng chừng 150 mét, không kể dốc cầu. Ngoài ra, nếu tính từ 2 con đường ven bờ sông chạy lòn phía dưới thì cây cầu cách mặt đất đúng 5 mét 10. hai bên đầu cầu có xây những bậc tầng cấp bước xuống đường dành cho người đi bộ. Nhà anh nằm sát ngay dốc cầu, nhìn ra phía trước là con sông đào với con đường Huỳnh Thúc Kháng rợp những hàng dừa, con dốc kéo dài khoảng 20 mét thì đụng đến đầu đường Đào Duy Từ nơi tập trung các tiệm nem, tré trứ danh như các tiệm nem Mệ Tôn, nem ông Sạn… cả nước Việt Nam không ai mà không biết, còn phía bên đường Bạch Đằng thì dốc cầu cũng đâm xuống ngã 3 đường Nguyễn Du, nơi có quán chè ông Thân nổi tiếng nhất trong vùng.
Trong đời Tân,. hình như chưa bao giờ anh thấy một cây cầu nào có vẻ kỳ cục và phản mỹ thuật đến như thế Suốt từ tuổi ấu thơ, cho đến khi trưởng thành, cây cầu là một hình ảnh thường trực trong tầm nhìn của anh. Tân đi qua đi lại, chạy nhảy chơi đùa trên đó với đám bạn bè trong xóm không biết bao nhiêu lần. Vậy mà lạ, anh có cảm tưởng là không bao giờ anh quen được với cái dáng kỳ cục của nó.
Tân không hiểu tại sao người ta lại xây được giữa trung tâm thành phố một lối kiến trúc kỳ cục như thế. Toàn bộ cây cầu được lắp ráp bằng những thanh sắc gớm giếc và được nối lại với nhau cũng bằng những cái chốt ốc trông hết sức thô lổ không có một chút thẩm mỹ nào hết . Vài cầu ở giữa dựng đứng lên làm thành một cái khung hình thang mà từ xa nhìn tới nom giống như một chiếc đò đang treo lơ lửng trên không,trông không giống con giáp nào hết.
Lòng cầu chật hẹp, lót bằng ván trên phủ một lớp nhựa đường chỉ vừa đủ cho một chiếc xe ô tô nhỏ đi qua. Vào giữa trưa mùa hè, dưới những tia nắng như thiêu đốt, lớp nhựa đường nóng đến bốc khói khiến mấy chú bé bán cà rem chân đất đi trên cầu vừa nhảy cà tưng vừa chạy như bị ma đuổi. Mặt khác, qua các thời kỳ được tu sửa, mà gần đây nhất móng cầu được đúc bằng 2 bệ xi măng thay cho móng bằng sắc trước kia và vì vậy trông càng không có vẻ gì cân xứng với mấy vài cầu mỏng manh nằm ở trên. Trong thời chiến tranh, cây cầu lại được các nhà quân sự quan trọng hóa bằng cách rào thêm ở móng cầu những cuộn thép gai cộng thêm một cái chốt cảnh sát hàng đêm nằm ở giửa cầu. Tuy đã được tu sửa nhiều lần, nhưng cây cầu trong thực tế vẫn không khá hơn, Tân nhớ, mỗi lần có một đàn bò khoảng chừng chục con đi ngang, thì cây cầu đã thấy đu đưa giống hệt như cái võng.
*
=
Mặc dù chính quyền địa phương đã cẩn thận cho dựng …bản cấm xe ô tô và bò đi qua cầu. Nhưng cấm thì cấm, xe , bò thỉnh thoảng vẫn đi qua và cầu vẫn tiếp tục đu đưa như cái võng. Thật kỳ cục hết chỗ nói… Nét chấm phá cuối cùng nhằm hoàn thiện một cách tột đỉnh (cái ) sự (mà Tân cho là) kỳ cục này chính là lớp sơn đen được phủ lên toàn bộ cây cầu. Và vì thế, cái tên CÂY CẦU ĐEN thường được gìới giang hồ qua lại dùng để gọi một cách đầy ấn tượng thay vì cái tên là CẦU ĐÔNG BA được trịnh trọng ghi ở trên hai tấm bản cắm hai bên đầu cầu nhưng chẳng làm ai chú ý…Có lần, trong một dịp ngồi ở quán chè ông Thân ở đầu đường nguyễn Du với mấy người bạn học, nhìn dốc cầu đổ xuống trước mặt, Tân nói với tụi bạn:”…cây cầu này là một vết nhơ làm hoen ố gần hết một nửa cái thành phố yêu kiều của tụi mình rồi…Nếu ta mà là ông Tỉnh Trưởng thì ta đã cho phá đi, xây một cây cầu khác kiên cố hơn, mỹ thuật hơn….” Xây một cây cầu khác, kiên cố hơn, mỹ thuật là ước mơ của chàng….ước mơ này không phải lúc Tân mới là một anh học trò hay mơ mộng thời trung học, mà sau này vẫn còn đeo đuổi lúc Tân đã trở thành một Sĩ quan ngành công binh.
Anh đem chuyện đó kể vói Diệu Như, cô gái nghiêm trang trả lời: “Em không cần biết chuyện đó, em chỉ biết, nhờ cái cây cầu đen này mà ông anh của em mới qua thăm được bà chị của anh…”
Đó là chuyện của ông anh của Diệu Như với bà chị của Tân, nhưng chuyện của chính họ, giữa anh và cô học trò nhỏ này, cả hai chẳng ai muốn nhắc đến. Anh cũng không để ý đến chuyện đó. Và chuyện đó, hơn 30 chục năm sau, Tân vẫn không biết, là tại làm sao mà anh lại (làm) quen được với Diệu Như. Nhờ ông anh của cô quen với bà chị anh, hay là nhờ cây cầu đen kia ? Có điều mỗi khi nhớ lại cây cầu đen với một nổi bực dọc, thì hình ảnh Diệu Như lại hiện ra. Đó là hình ảnh một cô gái áo dài trắng tóc xỏa ngang vai, mỗi buổi sáng cắp cặp, từ phía đường Bạch Đằng đi qua cây cầu đen…rồi đi dọc theo đường Huỳnh Thúc Kháng lên phố để qua trường Đồng Khánh. Tân nhớ lại hình ảnh đó và tự nhiên cảm thấy một nỗi xúc động thật dịu dàng ở trong lòng. Diệu Như không đẹp, Cô có khuôn mặt của một cô gái thật bình thường và thật thà. Một khuôn mặt trông thật mờ nhạt, dễ chìm lẫn giữa hàng trăm những cô gái, áo dài trắng, tóc xỏa ngang vai với vành nón che nghiêng đi đi về vềmỗi sáng mỗi chiều trên cây cầu Trường Tiền…
Nếu đặt Diệu Như giữa đám đông đó, chắc chắn Tân không bao giờ nhìn thấy được cô gái này, đừng nói chi là có dịp mà làm quen..Tân nhìn thấy Diệu Như, đầu tiên vào một buổi sáng, lúc đứng ở ngoài cửa nhà chờ người bạn đến chở đi học. Tình cờ nhìn lên thì thấy cô học trò nhỏ nhắn này đang đi trên cầu. Anh nhớ lại, khi nhìn thấy Diệu Như lúc đó anh không có một cảm xúc nào hết, anh nhìn cô gái đi trên cây cầu đen này cũng giống lúc anh bân quơ nhìn một o gánh một gánh bắp cồn đang đi qua trước mặt nhà. Vậy thôi. Nhưng đến lần thứ 2, thứ 3 rồi đến lần thứ 4 thì anh mới bắt đầu chú ý. Tân tự hỏi không biết cô học trò đó ở đâu phía bên kia cây cầu đen ? Nhà ở đâu thì chưa biết, nhưng theo hướng đi thì chắc chắn cô gái đó phải học ở trường Đồng Khánh. Trí tò mò bắt anh phải làm một cuộc điều tra về lai lịch của cô nữ sinh mà mỗi ngày xuất hiện trên cây cầu đen khiến anh tự nhiên có một thói quen, là đúng 7 giờ 5 phút mỗi sáng, từ thứ hai đến thứ sáu, anh phải đứng ngoài cửa và nhìn lên …cây cầu. Lúc đó anh mới là một cậu thanh niên 18 tuổi nhiều mơ mộng và đang học lớp đệ nhất, trường Quốc Học. Sau đó không lâu thì Tân biết được tên cô gái là Diệu Như, học lớp Đệ nhị C, trường Đồng Khánh; Nhà thì ở đâu đó trong một ngõ hẻm bên dốc cầu, gần tiệm thuê truyện Nam Cát. Câu chuyện bắt đầu như vậy…
Nhưng đây không phải là một chuyện tình. Mà là một chuyện …đùa
Tân hỏi một thằng bạn về cô gái, cũng ở đâu đó trong con hẻm này, hắn nói về Diệu Như như sau : “Đó là một con mụ …17 tuổi, không đẹp mà lại rất kiêu kỳ…” Anh hỏi như thế nào mà lại gọi là kiêu kỳ ?,thằng bạn cho biết …Hình như chưa có thằng con trai nào nói chuyện được với con mụ nớ một câu.. À ra thế, Tân không biết Diệu Như có thật là kiêu kỳ hay không, thì chưa chắc, chỉ có cái chắc chắn là cô gái đó không đẹp. Hay nói một cách khác, người con gái này không có một nét hấp dẫn để thu hút những thằng con trai khác, (ít ra là dối với anh). Tân không thấy ở Diệu Như điều đó, như bất cứ cô gái nào mà anh từng gặp và đã từng bị hớp hồn, dù rằng anh vẫn có thói quen, mỗi buổi sáng vẫn ra đứng ở cửa để nhìn cô gái đi qua cầu với nắng bay hoa trên tà áo trắng. Nói tóm lại, Diệu Như chỉ là một cái bóng mờ nhạt giữa hàng ngàn cô gái học trường Đồng Khánh khác nghĩa là chỉ có áo dài trắng, tóc xỏa ngang vai và nón bài thơ một cách …chung chung chứ không có một nét đặc biệt nào hết. Con người chung chung như vậy mà không thèm nói chuyện với ai sao ? Con ni …thiệt !!!
Chính vì vậy Tân bắt đầu nghĩ ra một trò đùa.
Đến bây giờ, khi nhớ lại, anh vẫn không hiểu tại sao mình lại nghĩ ra (được) một trò đùa lý thú như vậy ? Phải chăng, trò đùa này phát xuất từ một trí tưởng tượng nhạy cảm nhưng …nhút nhát của một anh con trai mới lớn như anh, hồi đó ??
Anh đứng chực sẵn ngay tại ngã 3 bến tượng, kế tiệm mè xửng Hồng Thuận. Cô gái vừa bước xuống bậc tầng cấp cuối cùng trước cái quán của ông Dương thì anh bắt đầu tà tà đi… trước. Và cứ thế …anh đi. Tất nhiên con đường anh đi là con đường mà cô học trò nhỏ này vẫn đi qua hằng ngày. Bắt đầu thả bước dọc theo đường hàng bè, tức là đường Huỳnh Thúc Kháng lên múi cầu Gia Hội, quẹo phải qua đường Trần Hưng Đạo rồi lên cầu Trường Tiền…Anh lặng lẻ đi, ra vẻ tình cờ mà đi, và ra vẻ chẳng buồn chú ý cách khoảng chừng 10 bước phía sau là cô gái. Ngày nào anh cũng đi đến trường theo một cách như thế. Nếu trên những con đường nắng lấp lánh buổi sáng, mọi người đều biết mất hết, chỉ trừ anh và cô học trò nhỏ kia. Thì…hình ảnh, hai người, anh đi trước và cô gái lẻo đẻo bước theo sau…quả là một hình ảnh đậm nét và đầy …ấn tượng. Tân tự mình thích thú với cái trò đùa lạ đời này. Anh kể lại với mấy thằng bạn thân trong lớp. Cái con mụ Diệu Như ngày nào nó cũng đi theo tau…tụi bây ơi!!!
Chuyện con mụ Diệu Như ngày nào cũng lẻo đẻo đi theo thằng Tân, được truyền miệng từ các lớp đệ nhất trường Quốc Học có thể đã lan truyền đến tận lớp đệ nhị c trường Đồng Khánh. Đúng một tuần sau thì Diệu Như biến mất. Cô gái không còn thấy xuất hiện trên cây cầu này nữa, mỗi buổi sáng…Ít ngày sau Tân mới biết Diệu Như đã thay đổi lộ trình. Thay vì qua cây cầu đen để đi trên đường Huỳnh Thúc Kháng, cô gái đi theo đường Bạch Đằng để lên cầu Gia Hội và đi bằng…xe đạp. Dù trò đùa chấm dứt…Nhưng khi nghĩ lại, Tân vẫn cảm thấy một chút áy náy trong lòng. Anh nghĩ mình đã bày ra một trò hơi quá trớn…
Có một lần, tình cờ…(lần này đúng là tình cờ thật) Hai người đụng đầu nhau ngay trước cửa trường Đồng Khánh vào buổi trưa, tan học. Chiếc Hon Da của thằng bạn chở anh xém tí nữa thì đụng vào bánh trước một chiếc xe đạp trong cả đoàn xe áo trắng từ phía con hẻm bên hông trường đang ào ào túa ra. Tân nhìn lên và nhận ra Diệu Như. Trong một phần 10 giây sau đó, cặp mắt của cô gái cũng đụng vào cái nhìn của anh. Tia mắt lạnh và sắc như con dao bén…Bị vây giữa đoàn quân áo trắng cả hai thằng (mặt mày tái mét) hết đường chạy đành đứng chết trân tại chỗ…
Từ ngày Diệu Như không còn qua cầu áo bay nữa. Tân cũng không còn thói quen mỗi buổi sáng đứng ở cửa mà ngóng cổ lên cầu..
Bóng hình của cô gái cũng dần dần mờ nhạt trong trí nhớ của Tân. Cái dấu tích cuối cùng trong trí nhớ này chỉ còn đọng lại một vết sắc như dao từ đôi mắt mà thỉnh thoảng vẫn còn làm anh …xôn xao.
Một ngày…Bà chị của anh, mặt mày hầm hầm đưa cho anh một tờ giấy.
-Mi đem qua trả lại cho hắn giùm tau, nói…tau không thèm nhìn cái mặt mo hắn nữa…
Hắn ở đây là cái thằng bồ của bà chị anh. Hai anh chị này cứ lâu lâu gây lộn một lần, mỗi lần kéo dài chừng hai ba ngày, thường thường sau đó thằng này giảng hòa bằng cách gửi đến cho em một lá thư thật mùi mẫn. Nhưng lần này coi bộ hơi căng. Lá thư bị trả lại.
-Đem qua mô ??
-Mi đem qua nhà hắn mà trả cho hắn chớ đem qua mô ???
-Nhà hắn ở mô ???
-Trong cái hẻm bên dốc cầu..gần tiệm cho thuê truyện Nam Cát, cái số nhà ni nì…
-Răng chị không đem qua ???
-Tau mà vác mặt đi qua gặp hắn thì chi bằng đừng trả hay hơn !!!
-Được rồi nhưng có chờ thư …trả lời không ???
-Hả ??? chờ hả ?? nì, mi cầm 500 đồng mà đi coi ci nê, liệu mà tính… răng coi cho được thì thôi
Tân hớn hở (và xớn xác) với 500 đồng trong túi và lá thư (bị trả lại) trong tay đi qua cây cầu đen, không hề nghĩ rằng mình đang đi vào một khúc quanh khắc nghiệt. Đó là một căn nhà vuông vắn với một căn gác bằng gỗ, sơn màu xanh nhạt, một tầng tam cấp bước lên trước cánh cửa to kềnh trông rất hắc ám. Nhìn lại một lần nữa cái số nhà treo phía trên cho chắc ăn, xong Tân thò tay gõ vào cánh cửa. Đúng lúc một luồng khí lạnh chợt xuất hiện dọc theo cột xương sống anh. Anh vừa nghĩ ngay đến một điều..nhưng không còn kịp nữa. Cánh cửa lớn mở ra. Một khuông mặt hiện ra trước anh, nhìn anh với cặp mắt sắc lẻm: Diệu Như…
Khi nhớ lại giây phút thảng thốt này, đến cả tháng sau, anh vẫn còn một cảm giác y như hồi đó. Anh đỏ bừng mặt, không còn nhớ gì nữa, chỉ lúng búng nói trong miệng vài câu khó hiểu, đưa nhanh lá thư cho cô gái rồi xoay lưng đi ra đường…
Anh không bao giờ ngờ Diệu Như là em gái của của cái thằng đang cặp kè bà chị mình. Và điều sai lầm lớn nhất của anh lúc đó là không nói rõ (cho Diệu Như) về lá thư này. Cái lá thư tình mùi mẫn này, thay vì được trả lại cho khổ chủ là tác giả của nó thì lại được đưa cho đứa em gái của hắn mà không một lời giải thích.
Sự ngộ nhận này tất nhiên kèm theo biết bao sự rắc rối khác kéo dài đến cả mười lăm ngày sau mới được làm sáng tỏ. Nhưng cũng nhờ đó cái thằng anh của Diệu Như và bà chị anh mới làm lành được với nhau. Và cặp này sau đó có sáng kiến mời anh và Diệu Như đi làm một chầu kem Đào Nguyên ở đường Hàng Bè trước để trả ơn, sau để giãng hòa. Anh quen được với cô gái này từ đó…
Cái gạch nối giữa hai người, thật mơ hồ, vì thế không thểâ coi đây là một mối tình. Nhưng đó là cái gì thì anh cũng không hiểu rõ. Hình như đó chỉ là một sự lơ lửng, nửa chừng không đầu không đuôi. Nó thiếu hẳn nét hấp dẫn của sắc đẹp và sự nóng bỏng của trái tim. Và thật sự, trôngnó hết sức tầm thường, nhạt nhẻo. Tầm thường như những lần gặp gỡ không cần thiết, đến mức nhàm chán, tầm thường như cây cầu đen, hằng ngày vẫn hiện diện trước mắt anh, nhưng không gây cho anh một xúc động nào…
***
Ba mươi năm sau. Ở trên xứ người dù bóng hình của cô gái Huế Diệu Như có phai nhòa đi trong trí nhớ của Tân, nhưng mỗi lần nghĩ về nơi chốn cũ, ngôi nhà, dòng sông, cây cầu …, anh vẫn thấy trái tim mình chợt gợn lên một chút …khó hiểu..
Cho đến một ngày thì anh quyết định trở về thăm lại nơi chốn cũ.
Mọi sự thay đổi đến không ngờ. Cách đây gần 40 năm, ngồi trong quán chè ông Thân, Tân đã ngồi vẽ ra trong trí tưởng của anh một đồ án về một cây cầu hiện đại, mỹ thuật để thay thế cho cây cầu đen gớm giếc đó. Bây giờ khi anh đứng bên bờ con sông nhỏ này. Anh không còn nhận ra mình đang đứng ở đâu nữa. Một cây cầu như anh đã từng nghĩ đến đã xuất hiện trước mặt anh, hoành tráng, hiện đại nằm trong một không gian rộng mở đến ngút mắt. Dãy nhà trên hai con đường Huỳnh Thúc Kháng , Bạch Đằng chạy dọc hai bên bờ sông đã bị xóa sổ, Thay vào đó là một dãy khu thương mãi bề thế mà chủ nhân của chúng là những công ty nổi tiếng nước ngoài.
Anh bước vào lề đường, ngồi xuống cạnh một xe bán nước sinh tố nhìn ra con đường nới rộng khác hẳn trước kia, dù bây giờ vẫn còn mang tên cũ. Con đường Huỳnh Thúc Kháng. Bên cạnh anh là con dốc cầu (mới) lài lài làm thành một ngã ba đi về hướng cửa Đông Ba và khu Bến Tượng cũ. Mọi thứ đều thay đổi, chỉ có cổng thành Đông với bờ tường cũ kỷ và những vết lở lem nhem vẫn còn nhận ra nhưng trông có vẽ không có chút cân xứng hòa hợp với cảnh quang phía trước. Tân cảm thấy rùng mình, một cảm giác khó hiểu đang từ từ len lỏi vào trong từng mạch máu và chảy về trái tim anh. Cây cầu mới này không khác gì với cây cầu trong trí tưởng của anh hồi đó. Nhưng hình như anh nhận ra một điều gì không ổn. Giữa hoài niệm của anh và cái hiện thực trước mắt bây giờ đã trở thành một hình ảnh tương phản bất ngờ, xảy ra như một cú xốc đột ngột …
Buổi chiều đến từ phía cổng thành Đông. Vạt nắng đâm bổ xuống rồi hắt lên thành một màu đỏ ửng buồn rầu trên những đám mây gờn gợn bay từ phía biển. Quay lại phía sau, dưới ánh nắng ngược, cái cổng thành giống như một cái bóng cục mịch, đen đúa nhô lên cô đơn giữa bầu trời.
Mải đến uống gần xong ly nước sinh tố, Tân mới nhận ra, chỗ anh ngồi trên lề đường bây giờ là đầu con đường Đào Duy Từ ngày trước. Tân nhắm mắt lại và nhìn thấy cái vật mà cách đây hơn 30 năm về trước anh không bao giờ muốn nhìn thấy: cây cầu đen.
Anh nhìn thấy nó và con đường chật hẹp đầy ổ gà chạy qua trước mặt nhà mình. Con đường với một dãy nhà của tuổi ấu thơ lúp xúp chạy dài xuống ngã 3 gần lò sát sinh A Ba Toa. Anh nhớ mọi thứ trên con đường đó. Những người thân, những người bạn của mình những người đã chết hay còn sống. Anh nhìn thấy cây cầu đó và lạ thay trong trí nhớ anh bây giờ cây cầu không còn xấu xí như lúc trước.Nó sáng lên giữa những hình ảnh cũ, những hoài niệm, và đi vào trí nhớ anh một cách đơn giản và dễ dàng, đơn giản như mọi người đang hít và thở để mà sống…không cần phải tô vẽ màu mè, với những kiểu cách hoành tráng hay đầy nghệ thuật. Anh thấy mình đang đứng trên cây cầu, nhìn xuống ngôi nhà của mình phía dưới. Cách đó vài căn là Tiệm La Ngu, rồi đến căn nhà Mệ Thầy, bán thuốc Tể, cạnh đó tiệm bán bánh ngọt của ông nghè Đờn có thằng Hùng và tiệm ông Bối có thằng Phú ròm. Anh nhớ 2 anh em thằng Khôi và thằng Sơn ở tiệm Hồng Thu ở phía dưới một chút…Bọn chúng đã từng đá banh trên vĩa hè vói anh hằng đêm. Sau đó Thằng Hùng chết trên một mặt trận đâu đó trong Nam. Thằng Sơn và thằng Khôi thì bỏ mình phía Tây Nam Huế. Tội nghiệp..Hai anh em thằng này chết chỉ cách nhau chừng vài tháng.. Anh như nhìn thấy dòng sông trôi im lặng dưới chân mình và những vạn đò lấp lánh ánh đèn ở hai bên bờ kéo dài lên thấu cầu Gia Hội..Trong trí nhớ quen thuộc anh lại mĩm cười khi thấy mình đang đứng ở ngoài cửa nhà nhìn lên cây cầu đen buổi chiều các cô học trò trường Nguyễn Du đi học về. Anh thích thú khi nhớ lại cái thói quen này và cố gắng nhìn lại thật gần những khuông mặt đó. Rồi anh nhớ đến những buổi sáng, những buổi sáng…và đột nhiên anh nhớ ra…
Và anh mở mắt ra khi có người nào đó đụng vào người anh. Một người công an đang huơ tay chạy về phía anh, miệng la lớn đi đi …
Tân cùng vài người ngồi uống sinh tố lật đật đứng dậy trả tiền rồi chạy dạt về phía sau. Anh nhanh chân nhảy vào một cửa tiệm gần đó trước khi những tay công an kéo đến. Từ trong cửa kính nhìn ra, anh nhìn phía bên dốc cầu ngay ngã 3 gần Bến Tượng. Một đám đông đang tụ họp với một vài biểu ngữ trên tay.
-Chuyện chi rứa anh ?
Tân hỏi một người đàn ông lớn tuổi đứng bên cạnh. Người này nhìn Tân có vẽ ngạc nhiên
-Bộ anh là Việt kiều mới về nước hay răng mà không biết ?
Anh ngẩn người ra, đúng là một thằng ngố. Thấy anh có vẽ ngố thật, người đàn ông cười, nói
-Đám đông đang tụ tập đó là những người trước kia sống hai bên bờ sông này, Bên kia đường có Bạch Đằng, bên này là có đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Đào Duy Từ. Khi nhà nước giải tỏa khu vực này để xây lại cây cầu Đông Ba, họ được đền bù một số tiền nhưng nghe nói việc đền bù không được thỏa đáng sao đó, nên thỉnh thoảng họ tập trung đòi thưa kiện …Chuyện thưa kiện này kéo dài cả mấy năm trời, Thành phố đỗ thừa cho Tỉnh, Tỉnh lại bán cái cho thành phố, cứ vòng vo mà không ai chịu giải quyết,thành ra cứ biểu tình kêu oan hoài, mà mỗi lần biểu tình kêu oan thì công an lại phải mất công ra tay dẹp…Có khi dùng cả vòi rồng, dùi cui hay lựu đạn cay nữa…Chuyện ni là chuyện thường ngày…ở huyện.
Đám đông khoảng 50 chục người hầu hết là đàn bà. Khoảng 500 cảnh sát cơ động phối hợp với công an phường Phú Hòa, tổ dân phòng khu vực ào ạt kéo đến đã vây họ vào giữa. Anh biết, thật ra chẳng có gì phải khiến cho 500 người công an đó phải lo lắng đến như vậy. Những người đàn bà tay yếu chân mềm này chỉ làm cái việc mà họ cần làm. Họ tập họp có trật tự, không hề gây trở ngại lưu thông công cộng, họ cũng không hề đòi ông Tổng bí thư đảng hay ông Tỉnh Ủy Tỉnh Thừa Thiên phải từ chức, hay phải lật đổ chính phủ. Họ chỉ muốn việc thưa kiện của họ phải được giải quyết cho công bằng và hợp lý. Vậy tại sao không ai chịu nghe họ ??? Từ cửa kính Tân nhìn thấy một người đàn bà đang nói cái gì đó trước đám đông đang vây chung quanh. Tân không thấy rõ khuôn mặt người đàn bà đó cũng như nghe được bà ta nói gì Tân quay lại hỏi người đàn ông
-Người đàn bà đó là ai vậy ??
-Bà đó là người cầm đầu vụ kêu oan khiếu nại này. Phải nói đó là một tay ghê gớm, bà ta đấu lý ra rả cả buổi với đám Thượng Tá, Đại Tá Công an Thành Phố tỉnh bơ. Ngày nào cũng bị kêu lên kêu xuống trên đồn Công An.
-Anh biết rõ như vậy sao ?
-Không chỉ có tôi, cả thành phố này ai cũng biết người đàn bà đó. Đó là một nhà văn, một luật sư nổi tiếng nhất ở đây, mà cũng không chỉ ở đây, khắp cả nước ai cũng biết. Ghê lắm !!!
-Bà ta tên gì vậy ?
-Tên là Diệu Như..
Trong bóng đêm, Tân đứng nhìn giòng sông trôi trước mắt mình và cảm thấy một nỗi xúc động thật dịu dàng đang lan dần trong trí tưởng của anh. Và, bây giờ không cần phải nhắm mắt lại, anh vẫn thấy cây cầu đen ở phía bên anh. Toàn bộ cây cầu được lắp ráp bằng những thanh sắc gớm giếc và được nối lại với nhau cũng bằng những cái chốt ốc trông hết sức thô lổ không có một chút thẩm mỹ nào hết . Vài cầu ở giữa dựng đứng lên làm thành một cái khung hình thang mà từ xa nhìn tới thấy như một chiếc đò đang treo lơ lửng trên không,trông thật không giống con giáp nào hết. Lòng cầu lót bằng ván trên phủ một lớp nhựa đường, và rộng vừa đủ cho một chiếc xe ô tô nhỏ đi qua. Vào giữa trưa mùa hè, dưới những tia nắng như thiêu đốt, lớp nhựa đường nóng đến bốc khói khiến mấy chú bé bán cà rem đi chân đất trên cầu vừa nhảy cà tưng vừa chạy như bị ma đuổi…Anh nghĩ đến đó bật cười lên trong lúc nước mắt thì rưng rưng ở lưng tròng.
Anh nhớ về cây cầu một thời anh đã từng chống nó. Cũng như nhớ về hình ảnh cô gái một thời anh đã coi thường.
Anh không tiếc cho cây cầu đã biến mất, cũng như anh không bao giờ tiếc nuối những ngày trẻ trung của anh. Cây cầu đó cùng với tuổi thanh xuân của anh, theo thời gian sẽ không còn tồn tại. Đó là một quy luật. Anh chỉ tiếc cho mình lúc trước đã có những đánh giá sai lầm. Anh quá coi trọng cái bề ngoài của một sự vật mà quên đi cái giá trị bên trong vĩnh cửu của nó.
Chỉ có anh mới là một con người tầm thường và xấu xí…
=
Nguyễn Đình Liên
Salt Lake City 12/2006
==
PHAN THỊNH * NGÔN NGỮ
Tieng HUE
Date: Wed, 12 Mar 2008 16:18:03 +1100
Thổ Ngữ Của Tiếng Huế
Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu .Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: "Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . en đẩn . Mi quai chướng khôn ?" Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: "Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh . . . Mày coi có kỳ không ?" .
Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: "Đẩn cho bưa rồi đi nghể" . Ăn cho no rồi đi ngắm gái .Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: "Đẩn cho hắn một chặp!" (Đục cho hắn một hồi!) . Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại:Được mùa thì chê cơm hẩmMất mùa thì đẩn cơm thiu
Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có . . . thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà . . đã thông cho được:"Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê ! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui ." (Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá . Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui) Khó hiểu chưa ? !
Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài . Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn:
"Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!" (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai)
Độc chưa ? O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp . . . tha hương may ra mới có được tấm chồng . Chữ rượn gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém . Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế . Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó đĩ lắm, nhưng thâm thuý hơn nhiều
"Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại !" (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại) . Chữ lưa cũng còn có nghĩa là còn đó như trong hai câu trong bài ca dao Huế:Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)Con đò đã khác năm xưa tê rồi
Này lại (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại . Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùmĐập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!)
Thương bọ mạ để mô ? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: "Thương bố mẹ để đâu ? Để trên đầu!" Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chánTra trắn rứa mà còn ở lỗ! (Chững chạc, già đầu vậy mà còn cởi truồng) . Ở lỗ cũng xuất hiện trong câu phương ngôn "ăn lông ở lỗ" hoặc "con gái Nam Phổ, ở lỗ trèo cau!"Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem ..) Chữ coi về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác .Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay) . Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ . Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông . Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày "an trí " ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế, khi nói đến cụ Phan:Chiều chiều ông Ngự ra câuCái ve cái chén cái bầu sau lưngChộ chưa ? Nỏ chộ ! (Thấy chưa ? Không thấy !) Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào ! Hắn mô rồi ? Nỏ biết !
Chữ nỏ biết ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu !
Tục ngữ Huế:
Có vỏ mà nỏ có ruột .Khóc lảy đảy, không biết ốt dột ! (Khóc ngon khóc lành, không biết xấu hổ!) .En dòm tui, tui dị òm ! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá !) Chữ òm người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không ? Dở òm !O nớ răng mà không biết hổ ngươi ! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ !) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàngChiều hắn cho gắt, hắn được lờn !: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới . Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .
Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật . Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .Ăn bụ cua cho hết đái mế: Ăn vú cua cho hết đái dầm . Chữ bụ cũng dành cho người và các loài có vú khác . Bụ mạ là vú mẹ, bọp bụ là bóp .Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn !) . Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê ! hoặc khủng khiếp quá !, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ !: Con bé đó đẹp quá trời !Răng mà cú tráu rứa tê ?: Sao mà cộc cằn quá vậy ? Chữ cú tráu nếu phát âm đúng với giọng Huế thì nghe nặng hơn chữ cộc cằn nhiều, có lẽ phải gom thêm mấy chữ như thô lỗ, vũ phu thì mới lột tả được hết nghĩa .
Huế nói trại
Nói trại là nói sai giọng, không đúng âm theo giọng viết, nói trại đôi khi cũng dùng trong trường hợp "nói khác đi, nói cách khác" . Cách nói bị biến âm này rất phổ thông ở Huế, nhất là dân cư vùng biển . Nói trại làm cho âm thanh nặng hơn, khó hiểu hơn .Con tâu tắng ăn ngoài bụi te tức là con trâu trắng ăn ngoài bụi tre . Tời tong tẻo, nước tong veo: Trời trong trẻo, nước trong veo .
Hầu hết những từ bắt đầu bằng "nh" đều được người Huế nói trại thành "gi": già (nhà) . Giớ già giớ vợ ở già: Nhớ nhà nhớ (luôn) vợ ở nhà!Những từ bắt đầu bằng "s" thì nói trại ra thành "th": Ăn thung mặc thướng: Ăn sung mặc sướng hoặc Thầy gòn là Sài gòn, hoặc nữa: Noái năng thòng phẳng: nói cho sòng phẳng, rõ ràng . Lối phát âm của người Huế không xác định được âm cuối là "n" hay "ng": Con thằng lằng chép miệng thở thang!: Con thằn lằn chép miệng thở than!
Những chữ có âm "o" thường nói trại ra "oa": Xa voài voại, noái khôn tới, với khôn được, ngó khôn chộ: Xa vòi vọi, nói không tới, với không được, nhìn không thấy! Hoặc nữa: Đi coai boái, thầy boái noái đi coai cái voài voai: Đi coi bói, thầy bói nói đi coi cái vòi voi.Những chữ có âm "ô", người Huế thường nói trại thành âm "u": Thúi trong thúi ra: Thối từ trong ra ngoài. Túi lửa tắt đèn: Tối lửa tắt đèn.Nậy rồi mà mũi rãi thò lò !: Lớn đầu mà mũi rãi lòng thòng ! Chữ thò lò cũng đã góp mặt trong ca dao Huế:Học trò thò lò mũi xanhCầm cái bánh đúc chạy quanh nhà thầy !Vô rú mà đốn săng: Vào rừng mà đẵn gỗ . Săng cũng đã góp mặt trong mấy câu hò giã gạo với lối đối đáp rất "văn hóa" của Huế:Bên nữ:Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏBỏ vô lửa đỏ than lại thành thanTrai nam nhân chàng mà đối đặngThiếp xin kết nghĩa tào khang trọn đờiNghĩa: Cây củi gỗ chẻ ra văng (Văn) vỏ (Võ), thảy vô lửa thì thành (Thành) than (Thang) . Cái kẹt là ý lại thâm hậu, cao xa hơn nhiều: Văn, Võ Thành, Thang là những vị vua thời Tam Đại, Tây Châu bên Tàu .Bên Nam :Trâu ăn giữa vạc ló lỗĐã ngụy chưa tề !Nam nhân chàng đã đối đặngThiếp đã chịu theo chàng hay chưa ?
Nghĩa: Con trâu (Trâu) ăn giữa vạt lúa trổ (Lỗ), sao kỳ quá vậy ? Ý ư, cũng điển tích như ai: Trâu, Lỗ, Ngụy Tề là bốn nước thời Xuân thu Chiến Quốc cũng ở bên Tàu luôn . Còn hai người có "tào khang" với nhau được hay không là chuyện . . . của họEn trên rầm thượng bổ xuống, nằm n_ đơ cán cuốc, phải địu đi nhà thương !: Anh ấy té trên rầm thượng té xuống, nằm cứng như cán cuốc, phải bồng, cõng đi nhà thương ! Đến đây thì kẻ hèn này hơi kẹt . Rầm thượng là gác lửng, hay kho chứa bên dưới mái nhà ? Ở Huế, rầm thượng không phải là chỗ ngủ nghỉ mà là nơi chứa những đồ gia dụng đáng giá nhưng phải cỡ nhỏ, vì không có lối lên . Muốn lên rầm thượng, phải bắc thang; thân phụ tôi đã dùng rầm thượng để cất giữ những đồ cổ vừa phải, không qúy lắm . Còn nếu qúy nữa thì bỏ vào rương xe, một thứ tủ thấp đóng bằng gỗ thật dày, có nắp đậy, có luôn 4 bánh xe để đẩy vì khiêng không nổi, nặng quá mà ! Mặt bằng của rương xe là cái đi-văng, tối tối cứ trải chiếu nằm ngủ trên đó là khỏi lo trộm đạo
Nước mắt chặm hoài không khô, răng khổ ri nì trời !: Nước mắt lau, thấm hoài không khô, sao khổ vậy nè trời ! Chữ chặm cũng đã lãng đãng trong mấy câu hò giã gạo, mà vì não nùng ai oán quá, nghe hò xong e phải . . bỏ chày luôn:Hai hàng nước mắt như mưaCái khăn lau không ráoCái áo chặm không khôCông anh đổ xuống ao hồQuì thưa bẩm dạ thuở mô đến chừ !Mặt mày chạu bạu, ai chịu cho thấu !: Mặt mày một . . đống, ai chịu cho nổi ! Chữ thấu cũng có nghĩa là tới: Kêu trời không thấu: Kêu không tới trời; Vô thấu trong Thầy gòn: Vô tuốt trong Sài gòn .Mả cha cái thằng vô hậu: Tiên sư cái thằng đoảngĂn trầu cơi thiếc: Ăn trầu (để) trong hộp, quả bằng thiếc . Cái cơi thiếc cũng đã đi vào tục ngữ Huế: Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc .
"Mả cha mi" là tiếng chửi, lời nhiếc mắng rất thông dụng ở Huế, đồng nghĩa với "mồ cha mày" . Lối chửi này ít thông dụng ở những địa phương khác .Đi xe hay đi chưn xuống rứa ?: Đi xe hay đi bộ xuống đây vậy ?Túi thùi thui, có chộ chi mô !: Tối quá, không thấy gì hết !Rạt gáo rồi mà còn làm le làm gió !: Cạn túi rồi mà còn làm bảnh, làm sang !Ăn đoại cơm hến, uống đoại nước chè: Ăn tô cơm hến, uống bát nước chè (xanh) . Tục ngữ Huế: Ăn lưng đoại, làm đoại lưng (làm muốn gãy lưng !) .Cơm hến, chẳng có chi cầu kỳ, nhưng nhiều mùi vị với lưng bát cơm nguội, rau sống, thân chuối non, rau mùi xắt nhuyễn, nước luộc hến chan vô, cho chút xíu ruốc, bỏ chút ít hến xào, thêm vài trái ớt, đúng với cái ít ỏi của Huế .Bữa ni đi kéo ghế: Hôm nay đi ăn nhà hàng . Người Huế, nhất là ở thôn quê, thường dọn cơm trên phản, trên tấm ngựa . Không dọn trên bàn nên khỏi có cái vụ kéo cái ghế mà ngồi vào bàn . Vì thế, mỗi khi được dịp đi ăn ở quán, ở nhà hàng thì gọi là đi kéo ghế ..Huế làm đày làm láo, Huế nói chữ
Vâng, người Huế, nhất là mấy o, mấy mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . . làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài . Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì "tụng" mới phê ! Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa.Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm . Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ: Cái con nớ, lanh cha lanh chanh ! Mấy mụ o giọn (nhọn) mồm tức mấy bà chị chồng mỏng mép của Huế vẫn đôi khi chê em dâu: Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè !: Sao mà nó vô phép quá vậy!
Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh: xanh lè lè, đỏ lòm lòm, đen thùi thui, vàng khè khè, tím giắt giắt (tím ngắt) .Bởi, cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn !: Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể ! Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy o ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai !.Một bà mẹ tụng cô con gái, một bà chị cả mô-ran cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình: Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa . Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình . Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan !Cái thông điệp cho thằng em trai thì: Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò, chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép . Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được ?!
Mấy ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình: Đó, mi thấy đó . Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn . Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ !------------ -Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ . Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ giớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều .Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ .
Phan ThịnH
No comments:
Post a Comment