Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 14 December 2016

NHÂN QUYỀN =TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN=

TIN TỨC NHÂN QUYỀN LHQ

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

CSVN từ chối nhưng không có quyền phủ quyết và xóa bỏ 46 Khuyến Nghị do 18 nước đưa ra tại cuộc Khảo Sát Nhân Quyền ngày 8 tháng 5 năm 2009Bạn đọc đã tiếp nhận Bản Tin ‘’Văn Bút Quốc Tế đã đóng góp gì cho cuộc Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam ?’’ và Bản Tin ‘’Phúc Trình của Văn Bút Quốc Tế trong hồ sơ Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam ’’ phổ biến trong hai ngày 18 và 22 tháng 5 năm 2009. Hôm nay, Lỉên Hội Nhân Quyền Việt Nam gởi đến quý bạn bản dịch tiếng Việt trích Phần Kết Luận của bản Dự thảo Phúc Trình về tình trạng Nhân Quyền dưới chế độ CHXHCNVN của Nhóm Công Tác Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu được thông qua trong phiên họp ngày 12 tháng 5 năm 2009. Nhắc lại và tóm tắt, chính phủ CSVN đã chấp nhận 93 Khuyến Nghị của các nước sau đây:
1. Algérie 2. Nam Phi, Azerbaijan và Nigeria 3. Úc, Thụy Điển, Nigeria , Algérie và Chí Lợi 4. Mã Lai Á, Á Căn Đình và Thổ Nhĩ Kỳ 5. Á Căn Đình 6. Azerbaijan 7. Biélorussie 8. Nam Dương 9. Nhựt 10. Mã Lai Á 11. Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Úc 12. Burkina Faso 13. Benin và Ba Tư 14. Ai Cập 15. Hàn Cộng và Liên Quốc Nga 16. Algérie 17. Thái Lan và Liên Hiệp Vương Quốc Anh 18. Maroc 19. Ý 20. Ba Tây 21. Palestine 22. Đức và Mễ Tây Cơ 23. Liên Hiệp Vương Quốc Anh 24. Algérie 25. Ai Cập 26. Maroc 27. Liên Hiệp Nga và Thụy Điển 28. Bangladesh 29. Hàn Cộng 30. Cuba 31. Libye 32. Thụy Sĩ 33. Na Uy và Đức 34. Ba Tư 35. Áo 36. Ba Tư 37. Maroc 38. Nam Dương và Ba Tư 39. Côte d’Ivoire , Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan 40. Bangladesh 41. Thổ Nhĩ Kỳ 42. Á Căn 43. Áo 44. Á Căn Đình 45. Ý 46. Gia Nã Đại 47. Thụy Điển 48. Úc và Thụy Sĩ 49. Na Uy 50. Liban 51. Lào Cộng 52. Nam Hàn 53. Cao Miên 54. Ấn Độ 55. Algérie 56. Thổ Nhĩ Kỳ 57. Phi Luật Tân 58. Ba Tây 59. Benin 60. Ai Cập 61. Algérie 62. Thái Lan 63. Zimbabwe 64. Liên Hiệp Nga 65. Liên Hiệp Nga 66. Lào Cộng 67. Trung Cộng 68. Cuba 69. Liban 70. Côte d’Ivoire 71. Cao Miên 72. Thụy Sĩ 73. Tân Gia Ba 74. Azerbaijan 75. Trung Cộng 76. Népal và Ấn Độ 77. Pakistan 78. Phi Luật Tân 79. Maroc 80. Phi Luật Tân 81. Yemen 82. Tunisie 83. Syrie 84. Algérie 85. Cao Miên 86. Miến Điện 87. Hàn Cộng, Népal và Bangladesh 88. Zimbabwe 89. Nepal 90. Lào Cộng 91. Sri Lanka 92. Venezuela và 93. Pakistan.

Đồng thời, CHXHCNVN hứa sẽ xem xét một số Khuyến Nghị của Mã Lai Á, Biélorussie và Mễ Tây Cơ và kịp thời phản hồi để được ghi thêm vào bản Phúc Trình Kết Quả (cuộc Khảo Sát Nhân Quyền) mà Hội Đồng Nhân Quyền sẽ thông qua trong Khóa họp thứ 12 vào tháng 9 năm nay. CHXHCNVN cũng ghi nhận một số Khuyến Nghị của Gia Nã Đại, Ý, Ba Lan và Thụy Điển nhưng báo ngay rằng các Khuyến Nghị đó đang nằm trong các biện pháp đã hoặc đang được thực thi. Sau cùng, nhà cầm quyền CSVN từ chối chấp nhận 46 Khuyến Nghị của 18 nước như trình bày trong Phần Kết Luận của bản Dự thảo Phúc Trình. Đó là những Khuyến Nghị liên quan đến những vấn đề có nội dung ‘’cốt tủy’’ đối với một Nhà nước Pháp trị Dân chủ chính danh (khác hơn “Nhà nước Pháp quyền XHCNVN’’). Kể cả nhiều đề nghị áp dụng những biện pháp thiết yếu và cụ thể để bảo đảm sự tôn trọng và bảo vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền phù hợp với các Công Ước Quốc Tế mà CHXHCNVN đã ký kết nhưng chưa tuân thủ, hoặc chưa chịu phê chuẩn. Những vấn đề đó có tính cách ‘’siêu nhạy cảm’’ hoặc có liên hệ đến những điều mà CHXHCNVN luôn luôn muốn xếp vào loại ‘’quốc cấm’’, thuộc lãnh vực “an ninh nhà nước’’. CSVN từ chối nhưng không có quyền phủ quyết và xóa bỏ 46 Khuyến Nghị mà họ không bao giờ thích nghe nói đến và cũng rất lo sợ nếu phải đem ra thực thi. Điều quan trọng cần và đáng lưu ý hơn nữa: Tất cả những Khuyến Nghị được chấp thuận hay bị từ chối đều đã được ghi chép thành văn bản chính thức của Liên Hiệp Quốc. Đồng bào trong nước từ nay và mãi mãi vẫn có thể vào Trang Thông Tin điện tử của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền:
http://lib.ohchr.org/HRBodies/UPR/Documents/Session5/VN/A_HRC_WG6_5_L10_VNM_E.pdf để tham khảo bản Phúc Trình về Nhân Quyền Việt Nam cùng tất cả các tài liệu liên hệ đến cuộc Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu mà CHXHCNVN vừa trải qua.

Hơn 150 Khuyến Nghị chỉ riêng cho một nước đối tượng của cuộc Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu về Nhân Quyền ! Đếm từng con số và đọc từng Khuyến Nghị cho đến chấm hết cũng đủ chóng mặt. Chúng tôi sẽ trở lại với 93 Khuyến Nghị được CHXHCNVN chấp thuận trong một Bản Tin kỳ tới. Tuy nhiên, xin đơn cử vài Khuyến Nghị để làm thí dụ mở đầu:
- Hãy có những biện pháp tích cực để lấp cái hố (bất công xã hội) giữa giàu và nghèo...(Libaodong/Trung Cộng);
- Hãy cải cách tư pháp để tiến đến một hệ thống tư pháp lành mạnh, dân chủ và hữu hiệu...Hãy hợp tác với cộng đồng quốc tế và các nước láng diềng nhứt là trong cuộc chiến chống các tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, chống sự buôn bán phụ nữ và trẻ con. Hãy tăng cường các nổ lực chống nạn tham nhũng có tác dụng tệ hại đối với nhân quyền mà mọi người được hưởng (Asadollah Eshragh Jahromi/Ba Tư);
- Hãy tăng tốc những cải cách về luật lệ và chương trình quản trị công cộng để đào sâu và mở rộng các qui phạm, nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ. Hãy xem xét việc tiếp cận Công Ước Liên Hiệp Quốc chống Tội phạm có Tổ chức Xuyên Biên giới và Nghị định thư nhằm ngăn ngừa, cấm chỉ và trừng phạt nạn buôn bán người, nhứt là phụ nữ và trẻ con. Hãy xem xét việc tiếp cận Công Ứơc Lao Động chống Cưỡng bức Lao công (Othman Hashim/Mã Lai Á);
- Hãy thông qua những biện pháp để ngăn ngừa và sớm chẩn đoán những bệnh truyền nhiễm và những dịch truyền nhiễm toàn xứ, nhứt là bệnh HIV/AIDS/SIDA dành ưu tiên cho những từng lớp dân chúng dễ bị tổn thương, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, giai cấp bần hàn và những người hành nghề mãi dâm. Hãy tiếp tục cố gắng hơn nữa để phát huy và bảo vệ Nhân Quyền tại Việt Nam (Yao Amoussou/Bénin);
- Hãy ban hành thêm những biện pháp yểm trợ trẻ em các dân tộc thiểu số được tiếp cận nền giáo dục bằng cách giúp đỡ để duy trì và phát triễn những truyền thống văn hóa và ngôn ngử của các dân tộc đó. Hãy tiếp tục nổ lực quốc gia chống lại nạn lao công cưỡng bức và nạn buôn bán người. Hãy ban hành những biện pháp cấn thiết để ngăn ngừa, cấm chỉ và trừng phạt nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ con (Mohamed Achgalou/Maroc).
- Ghi nhận Ủy Ban về Quyền Trẻ con CRC hoan nghênh các kế hoạch hành động quốc gia về Trẻ con và nạn buôn bán phụ nữ và trẻ con...

Hãy cố gắng hơn nữa để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số (Gopinathan Achamkulangare/Ấn Độ). (Còn tiếp). Những người Việt Nam yêu đất nước thương đồng bào, đang tranh đấu cho Chính Nghĩa Dân Tộc - Dân Quyền - Dân Sinh, ngay chính trên quê hương mình đang sống như thể bị ‘’lưu đày’’, sẽ phải còn chịu đựng nhiều sự trấn áp nghiệt ngã. Bởi vì nhà cầm quyền hiện hữu đã có thể lạnh lùng từ chối tiếp nhận 46 Khuyến Nghị xây dựng trên những cơ sở vững chắc với thiện ý trong sáng của 18 nước có chính thể khác nhau và không có thái độ gì gọi là ‘’thù nghịch’’ với nhân dân Việt Nam.

Nhưng những chiến sĩ hiếu hòa nhưng quyết tâm hành động để phục hồi và bảo vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam sẽ không bao giờ cô độc. Chắc chắn tình trạng vi phạm Nhân Quyền Việt Nam tiếp tục là một mối quan tâm của nhiều nước dân chủ, hội viên Liên Hiệp Quốc và thành viên Hội Đồng Nhân Quyền hoặc quan sát viên tại tổ chức này. Chia xẻ mối quan tâm chung đó còn có các tổ chức Phi Chính phủ bênh vực Nhân Quyền cũng như nhiều tổ chức quốc tế và các Quốc hội dân chủ trên thế giới. Tất cả những người bạn tốt của dân tộc Việt Nam sẽ xem xét CHXHCNVN có thực thi hay không và nếu có, thì thực thi đến đâu, gần một trăm Khuyến Nghị mà họ đã chấp thuận trên Văn kiện chính thức trước Hội Đồng Nhân Quyền. Tất cả sẽ tiếp tục đề cập, truy hỏi, chất vấn nhà cầm quyền CSVN và đại diện của họ về những vấn đề nêu ra trong 46 Khuyến Nghị bị họ ngoan cố từ chối trước sự chứng giám của công luận quốc tế.Genève ngày 28 tháng 5 năm 2009Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy SĩLigue Việtnamienne des Droits de l’Homme en SuisseViet namese Ligue for Human Rights in Switzerland --------------------------------------

-DỰ THẢO PHÚC TRÌNH CỦA NHÓM CÔNG TÁC VỀ KHẢO SÁT ĐỊNH KỲ TOÀN CẦU (UPR) CỦA VIỆT NAMA) HRC/WG.6/5/L.10 (Hội Đồng Nhân Quyền/Nhóm Công tác 6/5/L.10)Ngày 12 tháng 05 năm 2009II. KẾT LUẬN và/hoặc KHUYẾN NGHỊ99. Các Khuyến nghị được đưa ra trong cuộc đối thoại đa phương (phiên họp ngày 8 tháng 5 năm 2009) đã được Việt Nam nghiên cứu và các Khuyến nghị đánh số dưới đây nhận được sự ủng hộ của Việt Nam : tất cả Khuyến nghị bao gồm từ 1. đến 93. (từ trang 19 đến 27 của bản Phúc trình). *100.

Các khuyến nghị sau đây sẽ được Việt Nam nghiên cứu và phản hồi theo thời hạn. Các phản hồi của Việt Nam đối với các Khuyến nghị này sẽ được đưa vào báo cáo kết quả sẽ được Hội đồng Nhân quyền thông qua vào phiên họp thứ 12 :

1. Xem xét việc gia nhập Công ước chống Lao động Cưỡng bức của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (Mã Lai Á); tiếp tục qui trình gia nhập các Công ước thích hợp của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (Biélorussie); xem xét để phê chuẩn Công ước số 169 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế liên quan đến Dân chúng Bản xứ và Bộ lạc tại các Quốc gia Độc lập (Mễ Tây Cơ).

2. Xem xét nghiêm chỉnh để đưa ra lời mời Nhóm Công tác về Giam cầm Độc đoán tới thị sát Việt Nam (Mễ Tây Cơ).101. Việt Nam đã ghi nhận các Khuyến nghị sau đây và đã bày tỏ các Khuyến nghị đó đang nằm trong các biện pháp đã hoặc đang được thực hiện :
+1. Đảm bảo cho những người bị giam giữ vì các luật liên quan đến an ninh hoặc tuyên truyền được sự bảo vệ cơ bản của luật pháp, bao gồm cả quyền được đại diện bởi luật sư theo yêu cầu của họ trong suốt quá trình tố tụng và xét xử (Gia Nã Đại)
+2. Giảm thời hạn tù cho các tội danh phi bạo lực (Gia Nã Đại)

3. Thông qua luật cho người tố cáo để bảo vệ người tố giác tham nhũng tránh bị kết tội hoặc sách nhiễu (Gia Nã Đại)
4. Thúc đẩy nỗ lực để đảm bảo việc tôn trọng đầy đủ quyền tự do tôn giáo, thờ phụng, kể cả việc sửa đổi các luật và qui định ở mọi cấp độ liên quan đến tự do tôn giáo nhằm làm cho luật pháp, qui định phù hợp với Điều 18 của ICCPR (Ý, Ba Lan)
5. Áp dụng nhiều biện pháp hơn để ngăn ngừa bạo hành và phân biệt đối xử với các nhóm dân tộc thiểu số (Thụy Điển).102. Các Khuyến nghị trong bản Phúc trình tại các phần :35 Gia Nã Đại (a, b, e, g, i); 41 Na Uy (b, d, e), 44 Ba Tây (a, b); 47 Hòa Lan (a, b, c, d); 51 Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (a, b); 55 Mễ Tây Cơ (a); 56 Azerbaijan (c); 59 Tân Tây Lan (a, b, c, d); 60 Áo (b), 61 Thụy Sĩ (d); 63 Phần Lan (a, b, c, d); 64 Đức (b, c, d, e); 66 Hoa Kỳ (a, b, c, d); 83 Á Căn Đình (b, c); 85 Pháp (a, b, c); 87 Ý (b); 89 Chí Lợi (b); 90 Ba Lan (a, c) đã không được Việt Nam ủng hộ (liệt kê với chi tiết dưới đây).......................................................................

Gia Nã Đại (trang 9)35. Gia Nã Đại đã khuyến nghị Việt Nam nên:a) Tăng cường tính độc lập của truyền thông nhà nước, kể cả việc cho phát triển truyền thông tư nhân;b) Sửa lại luật báo chí phù hợp với Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).c) Thông qua luật cho người tố cáo để bảo vệ người tố giác tham nhũng tránh bị kết tội, sách nhiễu, vàd) Thông qua luật tiếp cận thông tin.Gia Nã Đại đã ghi nhận luật pháp tại Việt Nam đôi khi đã bị dùng để hạn chế quyền tự do lập hội. Canada khuyến nghị Việt Nam nên:e) Giảm việc sử dụng luật an ninh để hạn chế các tranh luận xã hội về dân chủ đa đảng hoặc chỉ trích chính quyền, kể cả việc cải cách các luật an ninh và tuyên truyền cho phù hợp với ICCPR;f) Giảm thời hạn tù cho các tội danh phi bạo lực;g) Lập danh sách các tù nhân bị kết tội theo các điều luật về an ninh và công khai các thông tin đó; vàh) Đảm bảo cho những người bị bắt liên quan tới các điều luật về an ninh hay tuyên truyền có sự bảo vệ cơ bản về luật pháp, kể cả việc được đại diện bởi luật sư theo lựa chọn của họ trong suốt quá trình tố tụng và xét xử.Gia Nã Đại khuyến nghị Việt Nam nên:i) Đưa ra lời mời thường trực tới tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Hội đồng Nhân quyền.Na Uy (trang 9, 10)41. Na Uy ghi nhận Việt Nam đang có mục tiêu hạn chế các án tử hình và khuyến nghị Việt Nam nên:a) Thực hiện đầy đủ ngay việc đó bằng việc giảm phạm vi các tội danh có án tử hình.Na Uy khuyến nghị Việt Nam nên:b) Cho phép các cá nhân, nhóm và các tổ chức của xã hội có quyền chính đáng và được thừa nhận có quyền cổ vũ, khuếch trương nhân quyền, cũng như thể hiện quan điểm hay các bất đồng một cách công khai, vàc) Xây dựng các biện pháp thích hợp để truyền bá rộng rãi và bảo đảm sự quan sát đầy đủ Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Người Bảo Vệ Nhân Quyền.Na Uy khuyến nghị Việt Nam nên:d) Đảm bảo cho truyền thông có thể hoạt động tự do và độc lập, vàe) Đảm bảo Luật Báo chí, khi sửa đổi, phù hợp với ICCPR và có một khung pháp luật cho phép sự tồn tại của báo chí tư nhân.Ba Tây (trang 10)44. Ba Tây khen ngợi Chính phủ (CHXHCNVN) đang hoàn thiện xã hội dân sự và khuyến nghị Chính phủ nên:a) Xây dựng một cơ quan giám sát độc lập và thường trực về nhân quyền;b) Xem lại danh mục tội danh có án tử hình, với quan điểm tiến tới bãi bỏ hình phạt tử hình;c) Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ về giới tính và sinh sản; vàd) Thực hiện tăng dần từng bước các mục tiêu về nhân quyền đã ghi rõ trong nghị quyết 9/12.Hòa-Lan (trang 10)47. Hòa-Lan khuyến nghị Chính phủ nên:a) Đảm bảo Luật Báo chí phù hợp với điều 19 ICCPR,b) Cho phép các báo, tạp chí độc lập và do tư nhân điều hành hoạt động; vàc) Bãi bỏ các hạn chế về Internet như sàng lọc và theo dõi. Hòa Lan hoan nghênh các bước tiến đến việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tham nhũng.Hòa-Lan ghi nhận đã có một số lời mời rộng lượng và khuyến nghị Việt Nam nênd) Xem xét việc công bố lời mời thường trực đến tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc.Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (trang 10, 11)51. Trong khi khen ngợi Việt Nam cho những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực tự do tôn giáo, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan vẫn tỏ sự quan ngại về sự thực hiện luật pháp kiểu chắp vá, nhất là ở cấp tỉnh. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan khuyến nghị Việt Nam nên:a) Hợp tác thực sự với các chuyên gia quốc tế về phát triển luật truyền thông và các công việc làm tăng tính độc lập cho các cơ quan truyền thông của Việt Nam ;b) Tiếp tục xây dựng đối thoại về chính sách giữa chính quyền và các tổ chức dân sự độc lập;c) Tham dự đối thoại với các chuyên gia quốc tế về phát triển luật pháp, kể cả việc xem xét lại Luật Hình sự để hạn chế sự diễn giải tùy ý của các thẩm phán và tòa án;d) Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo toàn diện cho các quan chức địa phương, kiểm soát tiến trình thực thi luật pháp vàe) Tham dự trở lại với Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về tôn giáo.Mễ Tây Cơ (trang 12)55. Nhấn mạnh các kết quả xuất sắc của Việt Nam về giảm nghèo, Mễ Tây Cơ khuyến nghị Việt Nam nên:a) Thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập một cơ quan nhân quyền quốc gia phù hợp với các Nguyên tắc Paris ;b) Tăng cường hợp tác với các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là việc chuyển lời mời thị sát quốc gia tới Nhóm Công tác về Giam Cầm Độc Đoán và với quan điểm hoàn thiện các sáng kiến của chính phủ liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số;c) Xem xét để phê chuẩn Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mục 169 liên quan tới các Dân tộc Bản xứ và Bộ lạc ở các Quốc gia Độc lập.Azerbaijan (trang 12)56. Azerbaijan ghi nhận luật pháp cơ bản ở Việt Nam bảo vệ và cổ vũ các quyền trẻ em. Azerbaijan khuyến nghị Chính phủ nên:a) Tiếp tục các cố gắng trong việc lập hồ sơ chú ý đặc biệt, bên cạnh nhiều vấn đề khác, tới các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và các nhóm dân tộc thiểu số. Azerbaijan đã hỏi Việt Nam về ý định thúc đẩy việc lập một hệ thống quốc gia để tiếp nhận, kiểm soát, và điều tra các tố cáo về xâm hại trẻ em. Azerbaijan ghi nhận rằng ứng xử kiểu gia trưởng và bạo hành gia đình vẫn là thách thức tại Việt Nam . Azerbaijan nêu ra việc nhiều báo cáo của Việt Nam cho các cơ quan kết ước đã bị quá hạn và hỏi về các lý do lỡ hạn đó. Azerbaijan khuyến nghị Việt Nam nên:b) Xem xét việc phê chuẩn Công ước Quốc tế về Bảo vệ các Quyền của tất cả các Lao động Di trú và Thành viên gia đình của họ và Công ước về các Quyền của Người khuyết tật; vàc) Thiết lập một cơ quan quốc gia nhân quyền phù hợp với các Nguyên tắc Paris .Tân Tây Lan (trang 13)59. Tân Tây Lan hoan nghênh cam kết của Việt Nam tăng cường hợp tác và khuyến nghị Việt Nam nên:a) Đưa ra lời mời thường trực đối với tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm và, đặc biệt, mời Báo Cáo viên Đặc nhiệm về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, tự do phát biểu quan điểm, tình trạng tra tấn và bạo hành phụ nữ.Tân Tây Lan khuyến nghị Việt Nam nên:b) Cho phép sự độc lập của truyền thông, cải thiện việc thực hiện Điều 19 của ICCPR, và cho phép tiến hành các hoạt động truyền thông tư nhân.Tân Tây Lan quan tâm tới các biện pháp của Việt Nam đang thực hiện để chống nạn phân biệt phụ nữ.Tân Tây Lan khuyến nghị Việt Nam nên:c) Thực hiện các bước đi để xóa bỏ án tử hình và tăng cường sự minh bạch trong việc sử dụng án tử hình; vàd) Thiết lập một cơ quan quốc gia nhân quyền phù hợp với các nguyên tắc Paris .Áo (trang 13)60. Áo viện dẫn Điều 120 của Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam và hỏi liệu chính phủ có xem xét việc thay đổi. Áo khuyến nghị Chính phủ nên:a) Thực hiện các bước đi cụ thể để đảm bảo hiệu quả cho tất cả những người bị tước đoạt tự do được đưa ra tòa xét xử không chậm trễ.Đối với những quan ngại về Nghị định số 89/198, Áo khuyến nghị Chính phủ nên:b) Cung cấp cho công chúng biết thông tin về số các trại giam giữ của công an và quân đội và số người đang bị giam giữ trong đó, vàc) Đảm bảo cho những người bị giam giữ được tiếp cận không bị gây khó dễ với luật sư.Áo khuyến nghị không chỉ nên:d) Tăng cường nỗ lực trong việc chống mãi dâm trẻ em mà còn phải cung cấp các trợ giúp hiệu quả cho các trẻ em bị xâm hại và tăng cường sự hiểu biết nhạy cảm cho lực lượng công an về vấn đề này qua các hoạt động đào tạo thích hợp.Thụy Sĩ (trang 13)61. Thụy Sĩ đã theo dõi kỹ lưỡng các biện pháp xử lý tham nhũng ở Việt Nam . Thụy Sĩ ghi nhận rằng truyền thông đại chúng đóng vai trò cốt yếu trong sự chống tham nhũng và khuyến nghị rằng Việt Nam nên :a) Đảm bảo việc sửa đổi luật báo chí phải hướng theo các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này, đặc biệt là tôn trọng việc bảo vệ các nhà báo.Thụy Sĩ khuyến nghị Việt Nam nênb) Sửa đổi luật về án tử hình cho phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của quốc tế, đặc biệt liên quan tới tính minh bạch.Thụy Sĩ hy vọng rằng :c) Luật đất đai đã được thông qua của Việt Nam sẽ được thực hiện đầy đủ và Thụy Sĩ thúc giục Việt Nam :d) Công bố lời mời thường trực tới các tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc.Phần Lan (trang 13)63. Hỏi Việt Nam liệu có chấp nhận thị sát của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do ngôn luận và phát biểu quan điểm không, Phần Lan khuyến nghị:a) Cho phép truyền thông thực hiện vai trò giám sát trong xã hội, vàb) Sửa Luật Báo chí cho phù hợp với các qui định của ICCPR.Phần Lan khuyến nghị:c) Bải bỏ hoặc sửa Luật Hình sự để đảm bảo không có sự tùy tiện trong việc ngăn cản quyền tự do thể hiện.Phần Lan hỏi liệu Việt Nam có chấp nhận thị sát của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về việc thực thi các án tử hình có tính phi pháp, chiếu lệ hay tùy tiện không, Phần Lan khuyến nghị:d) Quyết định tạm dừng việc thi hành án tử hình ngay lập tức để tiến tới mục tiêu bãi bỏ hoàn toàn án tử hình.Đức (trang 13, 14)64. Đức ghi nhận các quan ngại của CRC về mức độ gia tăng mại dâm trẻ em và du lịch tình dục và hỏi Việt Nam về các biện pháp đối phó. Đức khuyến nghị:a) Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ chế hoạt động về quyền con người của Liên Hiệp Quốc vàb) Mời và tạo điều kiện cho các chuyến thị sát của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng;c) Thiết lập một cơ quan quốc gia quyền con người phù hợp với các Nguyên tắc Paris .d) Thực hiện các biện pháp cần thiết để chấm dứt các hạn chế về quyền được tự do phát biểu quan điểm và hội họp ôn hòaĐức khuyến nghị Việt Nam nên:e) Xuất bản mọi thông tin về các án tử hình đã thực hiện, vàf) Giảm số các tội danh phải chịu án tử hình.Hoa Kỳ (Hợp Chủng Quốc Mỹ Châu) (trang 14)66. Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên:a) Chứng tỏ các cam kết của Việt Nam đối với Điều 68 của Hiến pháp Việt Nam, Điều 19 của ICCPR và Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền toàn Thế giới (UDHR) bằng việc đảm bảo quyền tự do thể hiện cho các cơ quan báo chí, phóng viên không phải sợ hãi bị bắt hay bị buộc tội một cách tùy tiện và bảo đảm thông tin được tự do lưu thông trên internet và bãi bỏ các qui định hạn chế đối với nhựt ký điện tử (blog) và truyền thông.Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên:b) Chứng tỏ các cam kết của Việt Nam đối với Điều 50 và 69 trong Hiến pháp Việt Nam, Điều 19, 21 và 22 của ICCPR và Điều 20 của UDHR bằng việc cho phép các cá nhân được phát biểu về hệ thống chính trị và thả tất cả các tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân và xóa bỏ các điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” như Điều 84, 88 và 258 đã được dùng để kết tội những người có tiếng nói bất đồng với chính quyền và các chính sách của chính quyền.Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên:c) Theo điều 70 trong Hiến pháp Việt Nam, Chính phủ tăng tốc việc đăng ký tại địa phương cho các nhà thờ, các tổ chức tôn giáo như đã được ghi rõ trong các khung luật về tôn giáo và tạo điều kiện cho cách giải quyết công bằng về các tranh cãi về tài sản như qui định trong Hiến pháp và Chỉ thị của Thủ tướng về tài sản của tôn giáo vàd) Thừa nhận sự hợp pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và cho phép Giáo Hội này được hoạt động độc lập đối Giáo Hội Phật giáo Việt Nam và cho phép các giáo phái khác nhau của Hòa Hảo và Cao Đài được hoạt động.Á Căn Đình (trang 17)83. Á Căn Đình khuyến nghị Việt Nam nên:a) Thực hiện các bước đi cần thiết để phù hợp với ICCPR, đặc biệt trong việc giảm các trường hợp giam giữ tùy tiện và đảm bảo chắc chắn quyền được xét xử công bằng theo luật pháp được thực hiện; vàb) Thực hiện các bước đi cần thiết để đảm bảo các công dân có thể tận hưởng đầy đủ các quyền của họ, kể cả việc mời các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do tôn giáo tới thị sát quốc gia.Á Căn Đình khuyến nghị rằng Việt Nam nên:c) Phê chuẩn Nghị định thư tự nguyện thứ hai đối với ICCPR để xóa bỏ án tử hình. Trong khi tiến đến mục tiêu này, Á Căn Đình cũng khen ngợi Việt Nam đã giảm số các tội danh có án tử hình và hy vọng rằng án tử hình sẽ được thực thi phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và được hoàn toàn minh bạch.Á Căn Đình khuyến nghị Việt Nam nên:d) Phê chuẩn Công ước Quốc tế để Bảo vệ tất cả mọi người trước các âm mưu Thủ tiêu, Luật Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế, Nghị định thư Palerma và Công ước về người tỵ nạn và người mất nước. Á Can Đình đã hỏi Việt Nam về các kinh nghiệm cải cách tư pháp, tái xây dựng các định chế trong thời kỳ hậu xung đột và các biện pháp giảm đói và đáp ứng các nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương.Pháp (trang 17)85. Pháp nhắc đến dự thảo sửa đổi luật hình sự năm 2008 đã giảm số tội danh có hình phạt tử hình và hỏi khi nào dự thảo đó được thông qua. Pháp cũng hỏi Việt Nam liệu có ý muốn đón tiếp các chuyến thị sát của tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc và không chỉ về các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa không? Pháp cũng hỏi về các biện pháp ngăn ngừa, chống và loại trừ sự phân biệt và bạo hành đối với những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số.Pháp khuyến nghị chính phủ nên:a) Áp dụng các biện pháp được Ủy ban Nhân quyền ủng hộ để chấm dứt sự hạn chế đối với các quyền tự do phát biểu quan điểm và quan niệm, và đặc biệt, các hạn chế cho việc hình thành các cơ quan truyền thông tư nhân cùng một lúc.b) Xây dựng một cơ quan quốc gia về nhân quyền phù hợp với các Nguyên tắc Paris , và c) Ký và phê chuẩn Luật Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế.Ý (trang 18)87. Ý khuyến nghị Việt Nam nên:a) Đẩy nhanh các nỗ lực để đảm bảo tôn trọng đầy đủ quyền tự do tôn giáo và thờ phụng, kể cả sửa lại các luật và qui định ở mọi cấp độ, liên quan đến quyền tự do tôn giáo, cho phù hợp với Điều 18 của ICCPR;b) Phản hồi tích cực đối với đề nghị thị sát quốc gia của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đã gửi trong năm 2008.Ý khuyến nghị Việt Nam nên:c) Đảm bảo đầy đủ quyền nhận, tìm kiếm và chia sẻ thông tin và ý tưởng, phù hợp với Điều 19 của ICCPR; vàd) Triển khai chiến lược quốc gia trong hệ thống trường học ở mọi cấp độ với các biện pháp thích hợp nhằm giáo dục về nhân quyền phù hợp với Kế hoạch Hành động 2005-2009 của Chương trình Thế giới về giáo dục nhân quyền.Chí-Lợi (trang 18)89. Chi-Lợi hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống cực đói nghèo. Chí-Lợi khuyến nghị Việt Nam nên xem xét:a) Phê chuẩn Công ước chống Tra tấn (CAT) vàb) Nghị định thư Tự nguyện ngay khi có thể.Chí-Lợi cũng ghi nhận ý định của Việt Nam đã thể hiện trong việc giảm phạm vi áp dụng hình phạt (tử hình). Chí Lợi đề nghị cho biết các thông tin về các hành động có mục đích nhằm lập lại, trong nhiều việc khác, nhu cầu duy trì ổn định xã hội và chính trị để phát triển, đề nghị Việt Nam nói rõ về quan điểm này và làm cách nào để Việt Nam vẫn đảm bảo ổn định nhưng không áp đặt một mô hình duy nhất đối với xã hội.Ba Lan (trang 18)90. Ba Lan khuyến nghị Việt Nam nên:a) Thiết lập một cơ quan giám sát độc lập và thường trực về nhân quyền, kể cả cơ quan giám sát các quyền trẻ em.Ba Lan ghi nhận có nhiều báo cáo cho biết các thành viên của các nhóm tôn giáo đặc biệt đang bị hạn chế nặng nề về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Ba Lan khuyến nghị Việt Nam nên:Đảm bảo luật pháp và việc thực thi của Nhà nước phải phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của Điều 18 trong ICCR.Ba Lan cũng khuyến nghị Việt Nam nên:c) Bãi bỏ Chỉ thị số 44 về vi phạm hành chính, cho phép giam giữ hành chính, quản thúc tại gia hoặc giam giữ tại các trung tâm đặc biệt, bệnh viện tâm thần trong thời gian 2 năm và có thể tái hồi không cần xét xử.------------------

Dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Hà Tản Viên - D.Y. ------------------
* Vì nguyên văn tiếng Anh của 93 Khuyến Nghị được ghi chép trên hơn 8 trang giấy A 4, chúng tôi rất tiếc không thể phổ biến tất cả trong Bản Tin kỳ này, kể cả bản dịch tiếng Việt chưa hoàn tất.DRAFT REPORT OF THE WORKING GROUP ON THE UPR VIET NAM A)HRC/WG.6/5/L.10 12 May 2009 Original: English onlyII CONCLUSIONS AND/OR RECOMMENDATIONS99. The recommendations formulated during the interactive dialogue have been examined by Viet Nam and the recommendations listed below enjoy the support of Viet Nam .1) to 93) incluses. (from page 19 to page 27) *100. The following recommendations will be examined by Viet Nam which will provide responses in due time. The responses of Viet Nam to these recommendations will be included in the outcome report adopted by the Human Rights Council at its twelfth session.1. Consider accession to the ILO Forced Labour Convention ( Malaysia ); continue the process of acceding to the appropriate ILO conventions ( Belarus ); favourably consider the ratification of ILO Convention No. 169 concerning Indigenous and Tribal Peoples in Independent Countries. ( Mexico )2. Consider positively extending an invitation to visit the country to the Working Group on Arbitrary Detention ( Mexico ).101. Viet Nam noted the following recommendations and indicated that they pertain to measures which have been implemented or are currently being implemented.Provide people detained under security or propaganda laws with fundamental legal safeguards, including representation by legal counsel of their choice throughout the proceedings and a public trial ( Canada ) Reduce the length of prison sentences for non-violent crimes ( Canada )Adopt a whistleblower law so that those who identify corruption are protected from prosecution or harassment ( Canada )Step up efforts to ensure the full respect of freedom of religion and worship, including by reviewing laws and provisions at all levels related to the freedom of religion, in order to align them with Article 18 of the ICCPR ( Italy ) ( Poland )Take further measures to prevent violence and discrimination against ethic minorities ( Sweden ).102. The recommendations noted in the report in paragraphs 35 (a, b, e, g, i); 41 (b, d, e), 44 (a, b); 47 (a, b, c, d); 51 (a, b); 55 (a); 56 (c); 59 (a, b, c, d); 60 (b), 61 (d); 63 (a, b, c, d); 64 (b, c, d, e); 66 (a, b, c, d); 83 (b, c); 85 (a, b, c); 87 (b); 89 (b); 90 (a, c) above did not enjoy the support of Viet Nam (below)Canada(page 9)35. Canada recommended that Viet Nam a) increase the independence of media from the State, including by allowing privately-run media;b) bring its press laws into compliance with article 19 of the ICCPR;c) adopt a whistleblower law so that those who identify corruption are protected from prosecution or harassment; andd) adopt access-to-information legislation.Canada noted that laws are sometimes applied to restrict the freedom of association. It recommended that Viet Nam e) reduce the use of security laws that limit public discussion about multi-party democracy or criticism of the government, including by bringing security and propaganda laws into compliance with the ICCPR;f) reduce the length of prison sentences for non-violent crimes;g) register all individuals detained under security laws, and make this information publicly available; andh) provide people detained under security or propaganda laws with fundamental legal safeguards, including representation by legal counsel of their choice throughout the proceedings and a public trial. Canada recommended that Viet Nam i) issue a standing invitation to all special procedures of the Human Rights Council.Norway (pages 9, 10)41. Norway noted aims to limit the use of capital punishment and recommended that Viet Nama) complete it promptly by reducing the scope of crimes subject to the death penalty.Norway recommended that Viet Nam b) give individuals, groups and organs of society the legitimacy and recognition to promote human rights as well as to express their opinions or dissent publicly, andc) adopt appropriate measures to disseminate widely and ensure full observation of the United Nations Declaration on Human Rights Defenders.Norway recommended that Viet Namd) ensures that the media can operate freely and independently, ande) ensures that the Press Law, in amending it, complies with the ICCPR and that the legal framework allows the existence of privately owned media.Brazil (page 10)44. Brazil commended the Government for encompassing civil society in efforts and recommended that the Government a) establish a permanent independent human rights monitoring body;b) review the list the list of crimes for which death penalty is imposed, with a view to abolishing capital punishing;c) enhance women’s access to health care, in particular to sexual and reproductive health services; andd) accomplish progressively human rights goals as set up in resolution 9/12. Netherlands (page 10)47. Netherlands recommended that the Government a) ensures that press laws are in compliance with article 19 of the ICCPR,b) authorise independent and privately-run newspapers and magazines; andc) lift restrictions on internet usage such as filtering and surveillance. It welcomed steps towards the ratification of the United Nations Convention against Corruption.The Netherlands noted the generous number of invitations, and recommended that Viet Namd) considers issuing a standing invitation to all United Nations special procedures.The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (pages 10, 11)51. Whilst commending Viet Nam for its recent progress in the area of freedom of religion, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland remained concerned that implementation of legislation remains patchy, particularly at the provincial level. It recommended Viet Nam a) to engage substantively with international experts on the development of its media law, and works to increase the independence of Vietnamese media institutions;b) to continue to built policy dialogue between government and independent civil society organisations;c) to engage in dialogue with international experts on legal developments, including on the review of its Penal Code to allow less scope for open interpretation of these provisions by judges and courts; andd) to continue to undertake comprehensive training programmes for local officials, monitor progress on implementation of legislation and e) re-engage with the UN Special Rapporteur on religion.Mexico (page 12)56. Highlighting Viet Nam ’s excellent results in, inter alia, poverty reduction, Mexico recommended a) taking necessary measures to establish a national human rights institution in accordance with the Paris Principles;b) enhancing its cooperation with the United Nations Special Procedures, particularly extending an invitation to visit the country for the Working Group on Arbitrary Detention, and with a view to complementing the initiatives taken by the Government concerning ethnic minorities;c) favourably considering the ratification of the ILO Convention No. 169 concerning Indigenous and Tribal Peoples in Independent Countries.Azerbaijan (page 12)56. Azerbaijan noted the legal basis existing in Viet Nam to protect and promote children rights. It recommended that the Governmenta) continue its efforts in the files paying inter alia particular attention to the vulnerable groups such as children, women, persons with disabilities and ethnic minorities. It asked whether Vietnam envisaged establishing a national system to receive, monitor and investigate complaints on child abuse. It noted that patriarchal attitudes and domestic violence still remains a challenge. It referred to that a number of reports of Viet Nam to the treaty bodies are overdue, and asked about the reasons. Azerbaijan recommended that Viet Namb) consider ratifying the International Convention on the Protection of the Rights of All Migrants Workers and Members of Their Families and Convention on the Rights of Persons with Disabilities; andc) establish a national human rights institution in compliance with the Paris Principles. New Zealand (page 13)59. New Zealand welcomed the commitment to strengthen cooperation and recommended that Viet Nama) issue a standing invitation to all Special Procedures and, in particular, that it seeks visits by the Special Rapporteurs on freedom of religion or belief, freedom of expression, torture and violence against women. It recommended that Viet Nam b) permits independence of the media, improves its implementation Article 19 of ICCPR, and allows the establishment of privately-run media organisations.New Zealand was interested to hear what steps Viet Nam is undertaking to combat discrimination against women. It recommended that Viet Nam c) take steps to abolish the death penalty and increase transparency around its use; andd) establish a national human rights institution, in accordance with the Paris principles. Austria (page 13)60. Austria referred to Article 120 of the Criminal Procedure code and asked if the Government is considering any changes. Austria recommended that the Governmenta) take concrete steps to effectively ensure that all persons deprived of their liberty are brought before a judge without delay. Referring to concerns about Decree No. 89/198, it recommended that the Governmentb) provide public information on how many detention camps by the police and military have in fact been set up and how many persons are detained therein, andc) ensure unhindered access to legal representation by persons detained in such facilities.Austria recommended to not onlyd) intensify its efforts in combating child prostitution, and also provide effective support to the children affected and sensitive its police forces to this problem in particular through adequate training courses.Switzerland (page 13)61. Switzerland was carefully monitoring measures to deal with corruption. It noted that mass media play a crucial role and recommended that Viet Nama) ensure that the review of the press law follows the international standards on this subject, particularly with respect of the protection of journalists.It recommended that Viet Namb) revises its legislation on the death penalty to bring it into line with existing international standards on the subject, especially concerning transparency.Switzerland hoped thatc) the land law passed by Viet Nam will be fully implemented, and urged Viet Namd) to issue a standing invitation to all Special Procedures.Finland (page 13)63. Asking whether Viet Nam would accept a visit by the Special Rapporteur on the right to freedom of opinion and expression, Finland recommended a) allowing media to take its watchdog role in society andb) amending its Press Law to comply with the ICCPR provisions.Finland recommended c) repealing or amending its Penal Code to ensure that it cannot be applied in an arbitrary manner to prevent the freedom of expression.Asking whether Viet Nam would accept a visit by the Special Rapporteur on extrajudicial, summary or arbitrary executions, Finland recommendedd) imposing a moratorium on execution immediately with the ultimate foal of abolishing the death penalty altogether.Germany (page 13 and 14)64. Germany noted the concerns of the CRC about the increasing level of child prostitution and sex tourism and asked about measures. Germany recommendeda) strengthening cooperation with UN human rights mechanisms andb) inviting and facilitating the visit of the SR on freedom of religion and belief;c) establishing a national human rights institution in accordance with the Paris Principlesd) taking all necessary measure to end restrictions on the rights to freedom of expression and peaceful assembly.It also recommended e) publishing all information on executions carried out andf) reducing the number of offences liable for the death penalty. United States of America (page 14)66. United States of America recommended that Viet Nam a) demonstrate its commitment to Article 68 of the Vietnamese Constitution, Article 19 of the ICCPR and Article 19 of UDHR by ensuring freedom of expression for members of the press without fear of arbitrary arrest or prosecution, and provide for the free flow of information on the internet and abolish restrictive regulations on blogging and the media.It recommended Viet Nam b) demonstrate its commitment to Article 50 and 69 of the Vietnamese Constitution, Articles 19, 21 and 22 of the ICCPR, and Article 20 of the UDHR by allowing individuals to speak out on the political system and by releasing all prisoners of conscience, such as Father Nguyen Van Ly, Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, and abolish vague ‘’national security’’ provisions such as Articles 84, 84 and 258 used to convict those who voice dissent against the governement or its policies.It recommended thatc) in accordance with Article 70 of the Vietnamese Constitution, the Government speed the process for the local registration of churches and religious organisations as mandated under the framework on religion and allow for an equitable resolution of property disputes as required under the Constitution and the Prime Minister’s decree on religious property and d) recognize the UBCV and allow it to function independently of the Vietnamese Buddhist Sangha as well as allow multiple branches of the Hoa Hao and Cao Dai faiths.Argentina (page 17)83. Argentina recommended that Viet Nam a) take the necessary steps to comply with ICCPR, Particularly to reduce the cases of arbitrary detention and to make sure the right to a fair trial based in law is guaranteed; andb) take the necessary steps to ensure that citizens can fully enjoy these rights including the possibility of inviting the Special Rapporteurs on freedom of expression and freedom of religion to visit the country.Argentina recommended thec) ratification of the second Optional Protocol to ICCPR to abolish the death penalty, until this happens it also commend the reduction of the number of crimes to which this penalty is applicable and hoped that this will be done in accordance with international standards and in full transparency.Argentina recommended that Viet Namd) ratify the International Convention fro the Protection of All Persons from Enforced Disappearance, the Rome Statute on the International Criminal Court, the Palerma Protocol and the Convention on refugees and stateless persons. It asked about experiences on reforming the judicial system, rebuilding institutions in a post conflict situation, and on measures to reduce hunger and meet the needs of vulnerable groups.France (page 17)85. France referred to a draft bill in 2008 to revise the criminal code to reduce the number of crimes to which the capital punishment is applicable, and asked when this is likely approved. It asked if Viet Nam would be willing to host visits by all requesting special rapporteurs and not only those working on economic, social and cultural rights. It asked about measures to prevent, combat and eradicate discrimination and violence against persons belonging to ethnic minorities. France recommended that the Government a) take measures advocated by the Human Rights Committee to bring to an end restrictions to freedom of expression and opinion, and to end, notably, restrictions on the creation of private media at the same time;b) set up a national human rights institution in accordance with the Paris Principles, andc) sign and ratify the Rome Statute on the International Criminal Court.Italy (page 18)87. Italy recommendeda) stepping up efforts to ensure the full respect of freedom of religion and worship, including by reviewing laws and provisions at all levels, related to the freedom of religion, in order to align them with Article 18 of the ICCPR;b) giving a positive reply to the request to visit the country made by the UN Special Rapporteur on freedom of religion or belief in 2008.Italy recommendedc) fully guaranteeing the right to receive, seek and impart information and ideas in compliance with Article 19 of the ICCPR; andd) developing a national strategy to include in the school system at all levels appropriate measures in the field of human rights education in accordance with the Plan of Action 2005-2009 of the World Programme for human rights education.Chile (page 18)89. Chile appreciated the efforts to fight extreme poverty. Chile recommended to Viet Nam that it considersa) ratifying the CAT andb) the Optional Protocol thereto as soon as possible.Chile also noted the intention expressed to reduce the scope of the application of this punishment. Chile asked for more information about actions intended to redress, inter alia, the need to maintain social and political stability in order to achieve development, what Viet Nam understands by this concept, and how Viet Nam is going to ensure stability without imposing a single model to the society.Poland (page 18)90. Poland recommended a) establishing a permanent independent human rights monitoring body, including child rights monitoring body.Noting reports that members of particular religious groups are facing serious limitation in the exercise of their right to freedom of religion and belief, Poland recommendedb) ensuring its legislation and practice of the State is full compliance with the requirement of Article 18 of the ICCPR. It recommended c) repealing Ordinance 44 on regulating administrative justice, which authorizes administrative detention, house arrest, or detention in special protection centre and psychiatric facilities for two year renewable period without trial. ...............................................................................................................................................................* Vì nguyên văn tiếng Anh của 93 Khuyến Nghị được ghi chép trên hơn 8 trang giấy A 4, chúng tôi rất tiếc không thể phổ biến tất cả trong Bản Tin kỳ này, kể cả bản dịch tiếng Việt chưa hoàn tất. LHNQVN-TS* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *



Friday, March 6, 2009


VŨ THỊ THIÊN THƯ * NHẬT KÝ




VŨ THỊ THIÊN THƯ

NHẬT KÝ VƯỢT BIỂN

Ngày... tháng...
- Tầu về, sẽ khởi hành tối nay, đã chuẩn bị xong chưa?
- Chị đem mấy cái tập vở này theo làm gì? Nặng nề chật chỗ, không lo xếp quần áo vào.
- Nhưng bỏ lại không đành, chỉ còn lại bấy nhiêu...
- Chị lẩm cẩm quá, mạng sống biết có giữ được không ở đó mà tiếc mớ giấy mong manh.
Tôi tự nhủ lòng thân còn chưa biết có giữ được hay không thì chữ nghiã còn lại có gì mà tiếc rẻ, tất cả rồi cũng chỉ là cát bụi phù du, bao nhiêu là sách vở, bao nhiêu là bút mực... ngày qua ngày, đêm thâu đêm... Có gì thương tiếc nữa? Sống không có thấy ngày mai, chết chưa biết mồ mả...



Ngày... tháng...
Đêm tối đen như mực, xoè bàn tay không thấy ngón. Chân lần dò khấp khểnh, tiếng chó sủa xa xa thật rợn người. Như bầy mù theo nhau, bước dăm bước chân dừng lại nghe ngóng. Đêm tĩnh lặng đến tê người...
Mảnh ván mỏng oằn oại theo bước chân, từ bờ xuống nghe như vạn dặm, chỉ có cây sào tre làm gậy chống, một tiếng động nhỏ vang trong đêm yên, như tiếng đại bác những ngày nằm trong căn gác ven đô, bao giờ còn nghe tiếng đạn réo ngang trên đầu là biết mình vừa thoát...



Tiếng người rơi bõm xuống nước, tiếng kêu nuốt vội vào cổ họng, tiếng quần áo sào sạc, bàn tay ướt run rẩy nắm bàn tay, tiếng tim đập cuống cuồng trong lồng ngực, tiếng nói thì thầm:
- Phải cởi áo ướt ra, mặc tạm cái áo len này cho đỡ lạnh.
- Khẽ thôi, tiếng động trên sông vang xa lắm.
Tôi nắm bàn tay em trấn an, hai đứa ngồi sát nhau trong khoang cố gắng chia cho chút hơi ấm. Tiếng sào chống xuống nước nhịp nhàng, cuối cùng rồi chiếc ghe cũng chuyển động, từ đây ra sông lớn còn bao xa? Dù có bao xa thì cũng không còn đường trở lại, ghe đã tách bến rồi.
- Sợ quá, bao lâu nữa mới ra sông?
- Sắp ra sông rồi, khẽ thôi.



Cố gắng giữ lại tiếng hai hàm răng lạnh khua nhau, âm thanh nhỏ nhoi cũng đủ kinh động đất trời. Bên kia sông ánh đèn lập loè phía Tân Đông, Tân Tây, dưới nữa là O Môn, Bình Thủy, Trà Nóc, qua khỏi Cần Thơ trời chưa rạng sáng, thở được rồi, lồng ngực thoi thóp từ đêm qua, bao nhiêu dây thần kinh trong đầu đều căng cứng, chỉ cần một giao động nhỏ cũng đứt. Gần tới Cái Vồn, bên dòng nước xoáy, chiếc tam bản trong sông chèo ngang chặn đầu, cái nón lá che khuôn mặt, tiếng nói vội vàng, nghe rụng rời thất vọng:
- Về, phân tán mỏng, chia nhau các ngả, lên bến xe đò, tìm chuyến khác nhau mà đi.
- Tàu bể hộp số, đã kéo về ụ nằm, tất cả phải phân tán mỏng, chờ thời điểm khác.




Ngày... tháng...
Có lệnh công tác, sắp tết rồi mọi việc như dầu sôi. Làm sao đi được, hỏng chuyện hết, lấy lý do gì để từ chối bây giờ?
- Chị cứ đi, có gì về cũng kịp mà.
- Biết chị đang ở đâu mà nhắn.
Tàu phải chờ sửa cho xong con heo dầu mới có thể chạy thử, phụ tùng vẫn chưa mua được, chưa biết đến bao giờ mới có thể ráp vào.




Ngày... tháng...
Đêm nằm ở bãi sau có tiếng nói thì thầm, xa xa ánh đèn như bóng ma chơi, nhớ những ngày nằm ở Bãi Dương, Phụ Tử, Hà Tiên... Cũng biển sóng thì thào, cũng gió khuya tê buốt, đem lửa trại với tiếng hát chất ngất trong tim.
- Chị vào đi chứ, lại bị kiểm thảo bây giờ, đôi mắt cú vọ cứ theo chị mãi.
- Chị biết, nhưng biển đêm nay thật bình yên, chị muốn uống tất cả...


Qua bao nhiêu là chặng đường, hãy cố mở mắt ra, hãy cố thu cho đầy những ngăn tim óc. Quê hương, như vết dao đâm, như vết thương muối xát, làm sao mà nhớ hết đồi núi trùng trùng, làm sao mà ghi đầy biển xanh ngát, bờ cát nối bờ cát, ghềnh nối ghềnh, núi tiếp núi, mỗi địa danh như một đóa hoa, mỗi con đường như một mạch máu, bao nhiêu bài hát, bấy nhiêu bài thơ, ngôn ngữ nào diễn đạt?...
Ơi Tuy Hòa! Ơi Hồng Lĩnh! Non nước nào còn sống mãi trong những câu ca? Ơi Hải Vân mây ngàn, Ơi Tam Giang nước bạc! Bóng hoàng thành rêu phong buồn ủ rũ, đài Nam Giao lặng lẽ một mầu tang, tang khó đã bao lâu, nhớ thương ngọn Cờ Vàng ngày nào bao máu xương cố giữ.




Ngày... tháng...
Tất cả xếp hành trang, gói đôi đòn bánh tét, ngồi chờ con đò vô định, nắng lấp lánh theo nhau, nắng vàng vọt sắp tàn, như tượng đá trăm năm. Sao chưa thấy người dẫn đường đến đón? Từng giây phút trôi qua, như nghìn ngày mòn mỏi...
Trở về ngôi nhà thân quen, mắt mẹ đỏ hoe, mấy chồng áo dài xếp lại phẳng phiu, sách vở nằm bên nhau lặng lẽ.
- Mẹ tưởng con đã đi rồi.
- Chờ mãi không thấy tàu lớn đến đón, sợ lộ con phải qua về.
Sáng ngày ra điểm hẹn, lại ngồi chờ miên man. Người xưa bảo nhất quá tam, bao nhiêu lần quá tam rồi, không còn can đảm đếm. Chiếc xuống máy nhỏ như lá trúc, cái giỏ bàng chứa mấy trái quýt chín khô khốc, mấy đòn bánh tét cúng trên bàn thờ, bà cô theo ra tận bến đò, dúi vào tay chiếc nhẫn vàng mong manh:
- Con đi bình an, Bà cầu nguyện hằng đêm, hãy nhớ.



Nắng như thiêu, chiếc xuồng tam bản gắn máy đuôi tôm ì ạch, lốc máy trơ trụi, tuổi đời chẳng biết đã sống đi chế lại bao nhiêu lần, nhìn xác xơ như con chó ốm, người chủ quấn mấy vòng dây, giựt mãi mấy tiếng ho he không nổ, tôi ngồi căng mắt nhìn lại sau lưng, mấy khóm lục bình hờ hững trôi xuôi theo dòng, bóng bà cô đứng dưới trại lá bên bờ sống nhỏ dần, mờ dần.



Anh Tuấn không ngừng tay tát nước, hai cái lỗ nhỏ tí ti cũng đủ làm nước đầy khoang, cử dộng nhịp nhàng anh tát nước trong nỗi xôn xao lo lắng. Mặt anh đỏ như ráng chiều, mấy đôi mắt e dè không dám nhìn nhau, nỗi sợ hãi mênh mang... Đi nửa ngày đường vẫn chưa thấy bến đỗ, bóng tối chưa kịp về, phương đông đã thấy ánh trăng lấp ló.




Lại thêm một đêm nữa nằm trong lòng tàu nghe từng nhịp tim đập, chung quanh đầy người lạ, người quen, nhìn nhau lặng lẽ, không dám mở miệng chào nhau, từng ghe nhỏ đổ thêm người. Còn bao nhiêu nữa, trong hầm tầu chật như nêm, người ngồi bó gối sát bên nhau, nhịp thở lo âu ngột ngạt, tiếng tim đập sợ hãi, mặt đầy nỗi bâng khuâng.


Tiếng người thì thào, nước ròng, phải chờ con nước lên tàu mới ra cửa được, đã có bao nhiêu tàu đi không ước lượng được mực nước chưa lên cao, nằm mắc cạn chỏng chơ trên cồn cát. Chín cửa sông Cửu Long, phía bên dòng sông Hậu luôn bồi đắp phù sa, chỉ cần đi lệch một chút thôi là vướng vào bãi cạn, chỉ sớm trễ một chút thôi là cỡi lên cồn cát mới nổi. Trăng non nhảy múa trên mấy ngọn dừa dọc theo bờ sông, tiếng máy tàu dẫn đường khi xa khi gần, khi to khi nhỏ.



Trong bóng tối chập choạng, tiếng người nói trên buồng lái:
- Đèn bão đâu, có thấy ngọn đèn trước mặt không?
- Chẳng thấy bóng tàu dẫn đường đâu hết, đi lạc rồi, ở đây chờ hay đi tiếp tục.
- Cứ đi chầm chậm, hãm máy lại, khúc sông này cạn lắm, coi chừng vướng cồn.




Tàu ngừng lại, bao nhiêu đôi mắt mở to trong bóng tối, lo âu nhìn nhau, tiếng thở dài nghẹn ngào, thần kinh căng thẳng. Tiếng cầu nguyện thì thào, bàn tay lần chuỗi không ngừng, lườn tàu trườn lên bãi cát ngầm...
Lạy trời, xin cho cồn cát lặn đi, cho con nước mau lớn, Bảy Giá còn bao xa? Không qua được thì phải trở về lần này, lại đối đầu với bao nhiêu là gian nan, chưa biết có vượt được đám công an đánh hơi lũ lượt như ruồi nhặng vây quanh... Chưa biết giải thích thế nào với xếp? Bao nhiêu ngày vắng mặt không lý do... Thôi không muốn nghĩ đến những điều không dám nghĩ.



Tiếng người trên boong lồng lộn, con tàu run rẩy, ì ạch, bên phải bên trái, có lúc nghiêng người, có lúc oằn oại, trăng non khuất dần, rạng ngày lấp ló, tiếng cầu kinh không ngừng, cầu cho nước lên, nỗi chờ đợi thấp thỏm, chờ đợi thiết tha, sự sống chết treo trên ngọn thủy triều...




Ngày... tháng...
Nắng nhảy múa, nắng ca hát, nắng xôn xao... qua một ngày một đêm lênh đênh, không thể diễn tả được, hơi thở nén lại trong lồng ngực suốt đêm, con tàu như chim sổ lồng, vừa ra khỏi cửa sông là chạy trối chết, chạy bán mạng, chạy điên cuồng trên biển cả mênh mang...
Lượn sóng đầu tiên vỗ vào thành tầu bấp bênh, tiếng nôn oẹ cùng lúc bao nhiêu người, ban đầu còn mấy cái bọc nylon, lần lượt cũng hết, trong hầm tầu nồng nực mùi bệnh hoạn, mùi mồ hôi người, mùi dầu chai trét vỏ tàu... tất cả như tử khí ám ảnh theo đuổi, ký ức mệt nhoài, tim khô cạn kiệt, bờ đâu, bến đâu?
Đôi môi khô mặn đắng, chỉ thấy bốn bề biển xanh ngút ngàn.



- Em khát nước.
- Cố gắng lên, thấm mấy giọt cho cổ họng bớt khô. Ngồi dựa lưng vào đây, thở một chút gió biển trong lành.
Nhìn em thiếp đi trong nắng sớm, khuôn mặt nhỏ ngây thơ, nhớ lại dáng mẹ đứng trước hiên nhà, dưới mấy hàng cau, trời sáng mờ mờ không nhìn được mấy giọt nước mắt long lanh...
Mẹ đã nguyện bao đêm??




Ngày... tháng... .
Đêm ngày không còn ý nghĩa, sức cùng, lực kiệt, sự sống chết, lẽ vô thường... sao lại bận tâm...?




Ngày... tháng...
Kula Trengganu, Malaysia, nỗi vui mừng đến bến bờ bình an chưa kịp nở, đêm trên bãi bó gối nhìn nhau, con tàu đã chìm dần khuất dạng từ lâu, một nửa đồng hành đoàn xe vận tải xúc đi đâu mất, con đường bụi mù quanh quẩn sau những rặng cây xanh, bóng đèn thấp thoáng của thành phố ẩn hiện xa xa, những bóng nhà thấp cao như bóng ma chập chờn mời gọi, đêm với tiếng sóng vỗ như thét gào, như giận dữ, cố ngồi gần lại với nhau, manh áo che chung, sương đêm thấm dần, muối bám vào môi, vào chân tóc, vào thịt da mặn đắng xót xa...



Ngày... tháng...
Merang, hàng chữ ngả nghiêng trên tấm bảng gỗ, mấy nóc gia thấp thoáng sau hàng dừa, tiếng sóng biển xa xa... Xe ngừng lại, đoàn người bước xuống như bầy cừu ngơ ngác theo nhau, qua con đường bụi mù, trên chiếc xe cam nhông như con ngựa hoang lồng lộn, đôi chân như treo đá nghìn cân, người đàn ông bên cạnh viên cảnh sát mặc sắc phục bước ra, cất tiếng Việt chào nhau ngọt ngào bỡ ngỡ: Đây là Pulau Besar, xin chào tất cả quý vị.


Có phải đây là chặng cuối của con đường, qua những cánh rừng xanh ngút ngàn, qua những sợ hãi cuống cuồng, qua những khắc khoải lo âu. Tên bây giờ là thuyền nhân, là dân tị nạn, không còn quốc gia không có sổ thông hành, chẳng còn chứng minh nhân dân... những tờ giấy úa vàng, tờ khai sinh tơi tả, cái thẻ sinh viên bèo nhèo, hay cái mặt ngơ ngác trong tờ căn cước bọc nhựa cũ... Trong sổ bộ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chỉ còn số tàu làm đơn vị, trong trại tạm cư chỉ có số lều cư ngụ và khu trại theo trình tự A, B, C... mưa nắng qua ngày...




Ngày... tháng...
- Bên kia sườn đồi cạnh bờ cát có mấy nấm mộ cuả ai vậy?
- Mộ của người vượt biên đắm tàu.
- Có biết thân nhân là ai không để báo tin?
Trên nghĩa trang ở Trengganu cũng có chín ngôi mộ người bị đắm tàu chôn ở đó. Chuyện vượt biên chết sống khó lường, mồ yên đã là hạnh phúc. Vượt biển đi tìm sự sống bằng con đường chết, xác nằm đây hay đại dương, còn có nghĩa lý gì?



Ngày... tháng...
Buổi sáng nắng chưa lên cao, bờ biển lác đác những người đi tắm sớm, tất cả khu trại chỉ có vài cái giếng nước, hàng ngày nối đuôi nhau để chờ nước nấu ăn đã là chuyện nhiêu khê, tắm giặt chưa dám nghĩ, từ trại ra biển chỉ cách một đoạn đường, dù có ngại ngùng cũng phải theo nhau sáng chiều ra bãi tắm.



Ngày... tháng...
Tháng giêng, con đường đi về giữa hội trường và căn lều tạm trú nắng mưa, nắng như thiêu đốt, nắng như ngọn đèn pha cực mạnh chiếu thẳng vào đôi mắt, mưa như xối nước lên đầu, đi một phút trong mưa ướt loi ngoi như rơi xuống nước. Túp lều dựng lên đơn sơ, mái lợp bằng lá dừa nước, mấy anh em theo nhau qua bên kia chiếc giường con, mấy gốc cột tràm khẳng khiu đóng thờ ơ xuống nền cát, những ngày mưa giông, mỗi đứa ra ngồi ôm một góc lều, cái sức mạnh trăm cân có là bao mà hòng mang ra làm neo giữ lại?


Đêm mấy chị em nằm sát vào nhau như cá hộp trên cái giường năm mảnh ván tí teo, chỉ sợ trở mình rơi xuống cát, trời tối đen như mực, rắn rết bò lang thang... Hằng ngày nắm níu nhau làm công tác vệ sinh ở bìa rừng nhấp nhổm bước rón rén chỉ ngại vô tình kinh động rắn rết, sâu bọ rừng Malaysia...



Ngọn hải đăng đứng bơ vơ trên đỉnh đồi, dưới chân là con đường mòn vòng quanh bờ cát dẫn vào làng đánh cá bên kia sông, thủy triều xuống phơi bãi cát vàng lóng lánh ánh mặt trời, hàng dừa cao như cổ thụ, lá reo vui với gió biển rì rào.

Làng Merang chỉ có mấy nóc gia xơ xác dân cư hiền lành, phía đầu làng, có một khu đất trống nơi chợ phiên nhóm họp mỗi tuần hai lần, hàng hóa bầy bán trên những sàn xe cũ kỹ, cạnh đó có mỗi gian hàng tạp hóa bán từ cây kim đến chiếc phi thuyền... và cũng là quán nước, nơi khách dừng chân, uống tách trà đường pha chút sữa dê, nhấm nháp miếng bánh bột mì nướng trên chảo nóng, thức ăn đơn sơ, đời sống giản dị, cho đến khi những chuyến xe cam nhông chở đầy dân tị nạn đổ xuống bán đảo bên kia bờ sông...




Ngày... tháng...
- Chị chờ em một chút, em mượn nồi về cho chị nấu cơm.
- Mượn của ai bây giờ?
- Bên vợ chồng anh Trác chỗ hội trường, hay đằng bác Năm bên khu E cũng được.
Mấy đứa em chia nhau tất tả đi tìm phương tiện để sinh sống hàng ngày, từ cái nồi nấu cơm cho đến gạo, muối, thức ăn, dao rựa đi đốn củi, thùng chứa nước ăn... Nhất nhất đều trông cậy vào sự giúp đỡ của người đến trước.


Cuối khu E, nằm lẻ loi ở bìa rừng, túp lều nhỏ thật khang trang, nơi cư trú của năm cụ già tóc bạc, họ là dân đánh cá vùng Rạch Sỏi, bị cướp tàu và chở tuốt sang đây. Họ ở đây từ lâu, nhiều lần Cao Ủy đến phỏng vấn, họ chỉ muốn quay về quê nhà, bọn trẻ gọi đùa họ là chúa đảo. Bác Năm, người lớn tuổi nhất nhìn lũ chúng tôi như con mồ côi sống chung nhau lây lất, khi lưới được con cá, lúc bắt được con kỳ đà, cá sấu con... Cái thứ gì có thể làm thức ăn là mang sang cho bọn trẻ.




Bác Năm đan cho manh lưới nhỏ, dạy cách giăng lưới ở cuối gành, biển Malaysia đầy cá mập, cá thu, những con cá nhỏ bơi rất gần bờ, đó chính là nguồn thực phẩm của dân chài bên kia sông và luôn cả chúng tôi, mấy bàn tay học trò, khi xưa còn ăn bám vào bố mẹ, sang đến đây vốn liếng đầu đời chỉ nằm trong bao nhiêu khóa huấn luyện thanh niên... những trò chơi lớn ngày cắp sách tới trường, bây giờ mới thực sự mang ra ứng dụng tranh đấu cho sự sống còn.



Chung quanh trại cách bờ sông nhỏ là khu rừng lá, tràm đước và cây mắm mọc tràn lan, nhờ vào những cây tạp này làm củi đốt để nấu nướng hàng ngày, ban đầu còn tìm được tràm con, cho đến lúc không còn thì cây mắm hay bất cứ cây gì đốn được. Tháng tư, đầu mùa mưa dai dẳng, củi đốn hàng ngày, phơi gối đầu chưa kịp khô, mỗi lần nhóm lửa nấu cơm giọt nước mắt vắn dài...




Ngày... tháng...
Có phái đoàn Canada vào trại. Cả trại xôn xao, hội trường dập dìu như Tết, mọi người xúng xính trong bộ quần áo xếp cẩn thận còn nguyên nếp, trẻ con tóc tai chải gọn gàng. Phái đoàn chỉ có hai người và chồng hồ sơ, họ đến làm thủ tục cho những gia đình có thân nhân thật sự đã định cư ở Canada muốn xin đoàn tụ, một số khác nạp đơn với hy vọng bị “xù”.



Có những tin tức truyền miệng rất nhanh trong trại tị nạn, người hoang mang kẻ vô định. Những người muốn xin định cư trên đất Mỹ, nếu không có thân nhân bảo lãnh thường gọi nhau là con bà phước, muốn xin đi Mỹ ít nhất phải có hai quốc gia từ chối. Những mẩu chuyện hàng ngày, bên lề chợ búa: phái đoàn Canada và Australia chỉ nhận những thanh thiếu niên nam nữ độc thân, hay gia đình nhỏ ít con. Phái đoàn Pháp nhận người có thân nhân, phái đoàn Thụy Sỹ nhận gia đình có người tàn tật, nhất là trẻ con, vì lý do nhân đạo...




Ngày... tháng...
Thêm một chuyến xe đổ người vào trại, mực ghi danh sách chưa kịp khô, ban y tế gọi bác sĩ trực lên hội trường băng dùm nạn nhân một vụ đánh ghen, người đàn ông hôm nọ và cô vợ hờ dắt nhau đi, người vợ kèo cột và bầy con thơ vừa theo tới đảo, anh chồng chưa kịp phân trần thì đã đổ máu vì đòn ghen...



Ngày... tháng...
Ban đại diện, những người tình nguyện làm công tác tổ chức điều hành, nhân số lên ào ạt từ những chuyến tàu chở hàng trăm người. Trại phát sinh nhiều tệ nạn, đánh nhau, tranh giành quyền lợi vì chia xẻ không đồng đều, thanh toán nợ nần cũ mang theo từ quê nhà, hàng quán mọc lên chung quanh hội trường, nơi mọi người tụ tập nghe ngóng tin tức. Ban đêm cũng là nơi ca nhạc tụ họp. Cảnh sát Malaysia có một trạm gác bên kia sông, chỉ liên lạc khi gặp những trướng hợp cấp cứu, thương tích trầm trọng, sinh nở...


Ban y tế gồm nhiều bác sĩ làm việc với hội Hồng Thập Tự, nhưng phương tiện rất thô sơ, hầu hết những bệnh nặng đều phải đưa về bệnh viện lớn ở thành phố Trengganu.
Ban trật tự gồm những cựu quân nhân của các lực lượng đặc biệt, người nhái, hay những võ sư thuộc các võ đường, tổ chức tuần hành ban đêm. Giải tán các vụ đánh nhau, hay tranh giành quyền lợi, gìn giữ an ninh trật tự khi các phái đoàn vào trại...
Ban xã hội lo tiếp đón các thuyền nhân mới nhập trại, lập danh sách, khai báo nơi tạm trú, phân phát thực phẩm, hàng hóa, quần áo, do hội Hồng Thập Tự hay các phái đoàn mang vào.



Các phái đoàn vào phỏng vấn tị nạn thường mang theo quà cáp, thuốc men, giấy bút... để tặng cho thuyền nhân. Tháp tùng với phái đoàn của các quốc gia hay Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc còn có một vị linh mục. Cha vào làm lễ cho giáo dân trên đảo, và mang các thứ quà cáp, tiền bạc do thân nhân gửi vào từ các xứ tự do, đồng thời mang thư từ trong trại ra cho thân nhân, bạn bè bên ngoài, thông báo tin tức...




Ngày... tháng...
Bên cạnh những lo âu, những chờ đợi, trong cái khuôn viên bán đảo tí teo chứa hàng ngàn người, mỗi đơn vị gia đình là mái lều cất san sát nhau có những mảnh vườn con con, có những luống hoa nho nhỏ. Chuyện trong nhà không trình ngoài ngõ đã hay.
Ban trật tự tất tả chạy giảng hòa chuyện trong nhà khu C, chuyện đánh ghen khu E... Trưởng trại nửa đêm phải vào hội trường phóng loa sang đồn cảnh sát xin phương tiện cấp cứu... Ôi! Đã chạy lấy mạng sống sang đây mà còn mang theo máu Hoạn Thư làm náo loạn đêm thâu, rung chuyển ngày dài...




Dân số trong trại tăng theo những chuyến đổ người ào ạt. Vào trại, không có những phương tiện truyền thông, có một số xin được cái radio của thân nhân bắt được làn sóng ngắn, tin tức giới hạn, thỉnh thoảng có đội viên cảnh sát người Malaysia nói tiếng Quảng Đông mang hàng hóa vào buôn bán, có được bản Anh ngữ của tờ nhật báo nào là xúm nhau đọc và thông tin cho cả trại.
Phái đoàn Hoa Kỳ vào trại mang theo máy phát điện nhỏ để xử dụng hệ thống loa phát thanh, làm cái đọc chút tin tức bên ngoài, đọc danh sách người được vào phỏng vấn và chạy mấy cái quạt nhỏ xua bớt cái nóng bức của mùa hè nhiệt đới Mã Lai.



Mấy anh Mỹ to cao kềnh cành lau mồ hôi nhỏ giọt, làm việc cả ngày chưa thanh toán được một nửa chồng hồ sơ cao như núi. Những khuôn mặt tị nạn buồn thiu chờ từ rạng sáng cho đến lúc mặt trời ngả về tây... Những cái bóng cao ngả dài trên cát, bước liêu xiêu xuống tàu về bên kia sông, dáng bơ phờ mệt mỏi, bao nhiêu đôi mắt đợi chờ cả ngày thất vọng nhìn theo bóng chiều đổ xuống, mặt cát nóng sa mạc cũng lạnh tanh...




Ngày... tháng...
Luồng sóng tịn nạn như bão táp, dân số trong trại tăng nhanh hơn sức chứa đựng của bán đảo bé tí như bàn tay, thuyền nhân lấn ra khu rừng thấp xung quanh phạm vi hội trường dựng lên những chòi lá thô sơ, từ khu A, B, C tăng lên D, E, F cùng với nhịp gia tăng, sự hỗn loạn không tránh được và sự phong tỏa của chánh quyền Mlaysia, sinh ra những chuyến vượt sông buôn lậu hàng hóa, khiến cuộc sống hiền hòa của dân làng bên kia sông bị đảo lộn, hàng rào cô lập xiết chặt, lệnh cấm sang sông, nguồn thực phẩm và các thứ cần dùng chỉ chuyên chở bằng những chuyến tầu mỗi tuần, chỉ có bệnh nhân trầm trọng cần được cấp cứu và đưa đi bệnh viện được phép sang sông cùng đi với bác sĩ trong trại.
Giữa những bối rối đó, sự trông chờ càng dai dẳng, ngày qua ngày...




Ngày... tháng...
Mỗi lần có danh sách đi định cư là một lần đưa nhau sang sông không trở lại, những thân quen thấp thoáng, những nỗi buồn chia ly. Rồi cũng đến lúc thực tế chia tay, mấy chị em dì cậu, một đôi đứa bạn bè... về nam bán cầu, Australia... chia tay nhau ở bờ sông, nước mắt đôi dòng. Thủa trốn chạy triền miên, thủa khó khăn cấm đoán, thoát được gông cùm thở được không khí tự do, cũng là lúc chia ly ngàn trùng.
Trở về mái lều trống trải, nhìn mấy mảnh khăn xếp lại, cái thân phận bị “xù” nằm chờ các phái đoàn vào phỏng vấn, nhớ câu hát ngày nào... đời chia như nhánh sông...




Ngày... tháng...
- Chị, em vớt được mấy tên này.
- Em đang lang thang ngoài hội trường thì thấy thằng cao giò, mừng quá! Biết chị đi lâu rồi mà không biết ở đảo nào, thấy nó là biết ngay, nó đứng ở trong đám đông cao hơn thiên hạ cả cái đầu.
- Tụi em đi mấy hôm rồi?
- Gần một tuần trên biển, Phương chỉ đưa em đi gặp Liêm, Nguyên kéo lên tàu luôn, giờ sang đây chỉ có bộ quần áo trên người...
- Không cần phải lo, các em đã sang đến đây rồi, thôi cứ tạm trú với chị, Sơn ơi ! Em đi nhặt thêm một ít thứ cần dùng, còn quần áo cho Phương thì chị sẽ tìm cách




Ngày... tháng...
- Chị à, em chỉ còn một tháng nữa là tới ngày sinh.
- Lần trước em sinh bé Hoàng có gặp gì trở ngại không?
- Em có bà bác ở Bình Hòa giỏi lắm, bác hộ sinh cả bao nhiêu năm, con đầu mà em chỉ đau có một ngày thôi.
- Cầu trời cho em được bình an nhanh chóng như lần trước. Chị chẳng biết gì hơn để giúp em.... Mai chị đưa em lên ban y tế xin khám bệnh và hỏi bác sĩ Tuyết Mai, chị ấy ở sản khoa, hy vọng sẽ giúp em.


Ngày... tháng...
- Em muốn đặt nó tên là Minh Tâm, chỉ mong sau này dù có định cư ở bất cứ quốc gia nào nó cũng không quên nguồn cuội, luôn có một trái tim trong sáng dẫn dắt cho mọi hành động...


Ngày... tháng...
Những lần ra hội trường đón tìm người thân, đọc cái danh sách lê thê không có tên mình, lặng lẽ trở về lều, bao đêm chong đèn thức trắng. Trại hoàn toàn phong tỏa, nghe nói tất cả thuyền nhân vào lãnh hải Malaysia sẽ bị tập trung vào một hoang đảo ngoài khơi. Pulau Bidong, buồn bi đát...
Sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng được cầm tờ danh sách trên tay, như giấc mơ. Ngày mai, sang sông!...



Thursday, March 5, 2009


TRẦN KHẢI THANH THỦY * KÝ SỰ DẬN OAN






Hà Nội: Những ngày bình thường đã cháy lên






Đã hơn một tuần nay rồi người dân Hà Nội quen với bước chân hùng hổ của đoàn quân khiếu kiện rầm rập đi trong thành phố, đặc biệt là những người có thói quen dạy sớm tập thể dục xung quanh khu vực vườn hoa Hàng Đậu, lăng "Hồ Chủ Tịch" - càng dễ dàng nhận biết điều này.




Cứ đúng 5 giờ sáng là cả đoàn trai, gái già trẻ đã tề tựu đông đủ tại vườn hoa Lý Tử Trọng, trước khu vực tiếp dân trung ương số 1 Mai Xuân Thưởng rồi từ đó toả đi khắp các địa chỉ đỏ trong thành phố, ngày đầu tiên (thứ 2) là số nhà 55 phố Phan Đình Phùng (dinh cư bề thế của ngài phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) sáng thứ ba tìm vào số nhà 66 - một trong những bậc đại quốc... tội thần của Việt Nam là Lê Hồng Anh (bộ trưởng bộ công an) thứ tư là nhà ngài tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Giữa tuần (thứ 5) là nhà số 11 phố Chùa một cột của ngài thủ tướng sắp về hưu: Phan văn Khải, cuối cùng bao giờ cũng là nhà 40 -phố Đội Cấn - địa chỉ đỏ của tên trùm tham nhũng Việt Nam mà ai cũng biết đó là chủ tịch Trần Đức Lương (bà con quen gọi là thằng bất lương) rồi thứ 7 lại lặp lại chu kỳ cũ, cứ đến hẹn lại lên mỗi ngày một lần, bà con gọi là tiết mục "chào buổi sáng".







Cả đoàn gồm gần 70 người, trong đó riêng Ninh Bình đã là 43 người đại diện cho 300 hộ mất nhà, mất đất. Đi đến đâu, các cư dân Hà Nội đang tập thể dục lại tò mò đi theo đến đấy và coi như chủ đề buổi sáng, chủ đề trong ngày, rỉ tai cho nhau nghe đầy thích thú:
- Đấy đã bảo đừng đẩy người dân đến bước đường cùng, giặc giã là ai, giặc dã là dân đấy, ăn cướp của dân thì dân thành giặc, con giun xéo mãi cũng phải quằn.
-Thì... vùng lên hỡi các nô lệ ở cõi nhân gian, hỡi ai cực khổ bần hàn mà lại. Người dân Việt Nam mất nhân quyền lâu quá rồi cũng phải đi đòi lại cho mình chứ.
- Phen này thì lãnh đạo Việt Nam ăn no "đặc sản ba miền"
- Chuyện, Nhân nào thì quả nấy mà lại



Vừa thoáng trông thấy bà con chuẩn bị đến, 4 tên bảo vệ trước cửa nhà 66 đã vội vàng bảo nhau:
- Hội dân oan đến rồi đầy, đóng cửa lại mau.
Cánh cổng lập tức sập lại trước mắt dân, một tên trong bọn chúng hấp tấp rút điện thoại di động báo cáo với quan thầy, và nhanh chân hơn cả dân oan, cả một đoàn 80 công an trang bị dùi cui súng ống nhaỷ thẳng từ trên ô tô xuống cùng giằng co, cãi vã với bà con.
- Đề nghị bà con giải tán, giải tán ngay. Kẻo chúng tôi bắt nhốt hết cả về tội gây rối loạn nơi công cộng bây giờ...



Mặc những lời giải thích của công an, bà con vẫn xông lên, giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung cùng tưng bừng gào thét, réo tên Nông Đức Mạnh ra mà chửi:
- ới ông Nông Đức Mạnh ơi là ông Nông Đức Mạnh ơi, ông làm tổng bí thư mà để cho dân cả nước khổ như thế này à?


- Dạy đi ông Nông Đức Mạnh ơi, dạy mà xem dân này, đừng ngủ vùi ngủ gục như thế. Ông thì nhà cao cửa rộng, sân bay lên thẳng xuống, sân bay lên thẳng lên, của nả đâu ra mà nhiều thế ông ơi?
Tiếp theo là tiếng hoạ của anh Vũ văn Khải (người Ninh Bình):
- Của dân của nước chứ của ở đâu ra, cứ nhìn mặt thằng con hoang không dám khai tên cha, tên mẹ đủ biết nguồn gốc tài sản bất minh ấy rồi.
- ới ông Nông Đức Mạnh ơi, ông đứng đầu cái Đảng này, ông cầm đầu 2,7 triệu Đảng viên dẫn dắt 82 triệu người Việt Nam mà để dân khổ thế này hở ông ơi, ông thử nhìn lại xem cái Đảng của ông thực chất là Đảng gì mà Đảng viên toàn những thằng lú lẫn, lật lọng ngu dốt, bất tài lên cầm quyền hở ông ơi.



Lại một giọng nam giới lên tiếng khích bác:
- Là Đảng cầm quần chị em, cầm mạng sống của 82 triệu dân chứ còn Đảng gì, bà không nghe bài hát "Đảng là cuộc sống của tôi" đấy à. Chính vì Đảng là cuộc sống của dân nên trăm dân mới khốn khổ như thế này chứ. Lúa gạo ruộng đất của dân thì mua như cướp, 15 triệu đồng cả 50 mét vuông mặt đường, còn bán thì như cắt cổ dân, cả nửa tỉ bạc mới được một căn hộ tương tự ở tít tận cánh đồng, cả Nông sản thực phẩm cũng thế, bỏ ra cả chục triệu mua bò, đầu tư chăn dắt cả năm trời mới vắt được vài lít sữa mỗi ngày mà trả 3 nghìn 200 đồng một lít sữa tươi, còn trừ đầu trừ đuôi, lấy cớ không đủ độ đạm chất béo để ăn bớt, ăn chặn v.v... lúc bán ra thì 4.000 đồng một hộp giấy con con chưa được 1/3 lít. Rõ là quân ăn cướp, Đảng ăn cướp, chúng nó cứ muốn dân khổ để chúng nó dễ dàng bóp hầu bóp họng dân, để dễ bề điều khiển cai trị, tự tung tự tác đấy mà, khổ thế này... chịu thế đéo nào được, con giun xéo mãi cũng phải quằn.



Như được tiếp thêm sức mạnh từ chồng, chị Nguyễn thị Nhung (quê Ninh Bình) cất lên:
- ối ông Mạnh ơi là ông Mạnh ơi, xin ông buông tha chúng tôi đi ông ơi, tôi ngoài 50 tuổi rồi, hết máu l. rồi ông ơi, đừng hút máu mủ của dân tôi mãi thế. Dạy đi ông Nông Đức Mạnh ơi, mở mắt to ra mà nhìn chồng con tôi đây này, thương bệnh binh, người có công với tổ quốc đấy ông ơi, nếu không có chồng con chúng tôi đổ xương, đổ máu, thì sao ông được chễm trệ ở tận trung ương ông ơi!


Giờ cuối đời chỉ có căn nhà là tài sản che mưa che nắng duy nhất thì ông cũng sai quân ông phá nốt ông ơi, các ông lúc nào chả vì dân, vì nước: Giãn dân để giải phóng mặt bằng xây dựng khu công nghiệp mới... khu công nghiệp đâu chẳng thấy chỉ thấy chúng nó chia đất cho nhau bán đi bán lại làm giàu trên mồ hôi nước mắt của chúng tôi thôi ông ơi. Cả đời người thắt lưng buộc bụng mới làm nổi cái nhà lấy chỗ che mưa che nắng đấy ông ơi, chúng tôi có đi ăn cắp của ai được đâu hở ông ơi. Ông lúc nào cũng mở miệng cho dân, vì dân thử xem ông cho dân được gì?



Lại thêm 1 tiếng khích bác, giọng nam trầm:
- Cho dân được cuộc sống đói nghèo, khổ hơn cả thời nô lệ phong kiến chứ cho được những gì? Chị thử hỏi những người già cả xem thời đế quốc, thực dân khổ hơn hay thời cộng sản khổ hơn? Thời thực dân Pháp người tài có được trọng dụng không? Thi cử có gian lận không, hay cứ giỏi là đỗ, cứ ra trường là được bố trí công ăn việc làm, đồng lương nuôi sống cả nhà, còn thời này: Thắt lưng, buộc bụng, nuôi con ăn học, ra trường không bán nhà, bán cửa đi đút lót chúng nó 5,7 chục triệu, có chỗ làm trên tỉnh, trên huyện không?



Thời xưa có chế độ dân cử, dân bầu không? Có được ra báo tư nhân không? Quan lớn có dám tham nhũng công khai như thế này không? Hỏi đi. Ngày xưa không có Đảng, dân có bị ăn cướp không? Còn ngày nay có Đảng sao dân bị cướp bóc trắng tay như thế này? Đảng này có đúng là Đảng cướp của, đánh người không? Hỏi đi.
Chen giữa những tiếng than khóc, la lối um xùm của bà con là tiếng nói lạc lõng của Công an:
- Đề nghị bà con giải tán, chúng tôi sẽ có trách nhiệm báo cáo cấp trên.




Tiếng nói yếu ớt, lạc lõng bị cả đoàn 70 người dân trùm lên:
- Báo cáo báo cầy gì, bao nhiêu lần rồi?
- Báo cáo cái mả mẹ chúng mày, quân ăn cướp lại còn nói láo, định lừa dân đến bao giờ nữa?
- Xin bà con cứ bình tâm về lại quê, nhất định sẽ đâu vào đó, mọi ý kiến của bà con sẽ được xem xét, nếu không chúng tôi bắt buộc phải dùng biện pháp mạnh.
- á à mày dám doạ chúng ông à, chúng ông không đánh cho tuốt xác ra thì thôi chứ. Nghị định 08 cấm đàn áp dân oan đi khiếu kiện của thằng bố chúng mày để đâu hả? Có giỏi thì cứ đánh đi, nhà thằng bộ trưởng Lê Hồng Anh đang ở kế bên đây này, nào...







Chưa đủ, tiếng bà con xúm vào đả:
- Đúng đấy, gọi bà Đỗ thị Luyện ra, bà Luyện ơi, bà xấu số, tốt giọng réo tên từ thằng Đức Anh đến lão Hồng Anh ra mà chửi đi, chúng nó vu khống cho con bà, bắt con bà vào tù, làm bà tan nhà nát cửa, chửi đi.
Lập tức người đàn bà gầy nhẳng, mặt nhăn nhúm nhu quả táo tàu khô vì đói ăn, đau khổ dằn vặt, bắc giọng la:
- ối ông Lê Hồng Anh ơi là ông Lê Hồng Anh ơi, sao ông nỡ bỏ tù con tôi hở ông ơi, con tôi có tội tình gì? Chỉ vì tham 5 triệu bạc tiền đút lót mà ông dựng vụ bắt oan con tôi giam giữ 16 năm trời ư? ông Hồng Anh ơi. Ông chui từ đâu ra hả ông ơi, có chui từ l. mẹ ông không mà ông đối xử với những người làm mẹ như chúng tôi thế này hở ông?







Như chạnh lòng cho quan thầy của chúng, một gã công an bước ra chắn ngang trước mặt bà, lớn tiếng:
- Nói khẽ thôi, bây giờ là mấy giờ hả? Có để cho người ta ngủ không?
- Tao cứ nói đấy, cứ tố cáo tội ác của lũ chúng mày đấy, chúng mày là một lũ ác ôn, cứ thấy kiện ở đâu là như kiến thấy mỡ, chúng mày xúm lại khích bác người dân viết đơn kiện nhau để ăn đút lót của những thằng lưu manh, bắt con tao vu oan giá hoạ, nhận 5,5 triệu tiền bồi thường chưa đủ còn kết án con tao 16 năm tù, lại bảo tao phải bán nhà đi mà chạy rồi sẽ thả con tao ra vì con tao đúng là không có tội... lũ chúng mày... lũ chúng mày... người đàn bà uất quá không nói nổi phải bỏ dở giữa chừng rồi ngồi thụp xuống đường mà thở.
Hậm hực bỏ qua người đàn bà đã hết sinh lực chỉ còn ngồi run rẩy như một cái xác, tên công an bước tới nhóm người đang kêu gào trước cửa nhà tổng bí thư quát:
- Tôi bảo các ông các bà có im không, im ngay cho người ta ngủ
- Chúng tao cứ tố cáo đấy, một má già người miền nam giọng đanh thép lý sự:
- Bao nhiêu năm chúng mày có quan tâm gì đến bữa ăn giấc ngủ của dân tao đâu mà đòi hỏi chúng tao phải tôn trọng giấc ngủ của chúng mày.



Và giọng nói bất thần vống lên, thê lương, thảm thiết:
- ối ông Nông Đức Mạnh ơi là ông Nông Đức Mạnh ơi, ông ăn trắng mặc trơn, ra nước ngoài lớn tiếng về tự do nhân quyền của Việt Nam mà để công an đàn áp dân tôi như thế này à? ông có giỏi cứ sai người cầm súng bắn chết hết chúng tôi đi, chúng tôi thà chết một đống, còn hơn sống một người, bắn đi ông Nông Đức Mạnh ơi. Chúng tôi không muốn sống nữa đâu: Nước sắp nát, còn nhà của hàng triệu người dân đen chúng tôi thì đã tan rồi.
Không làm gì được đám người cùng đinh khốn khổ, chẳng còn gì để mất này, đám công an chỉ còn cách dúm lại bên nhau, than thở:
- Khổ quá, mới sáng ra đã đến cửa nhà người ta quấy nhiễu thế này, bố ai chịu nổi cơ chứ. Thôi về, về đi, về hết đi, cứ chờ thứ 7, chủ nhật hãy đến.



Như đầu đổ thêm lửa, những người đàn bà, già cả héo hon trước tuổi vì cuộc sống đày đoạ, ngục tù xô vào hét lớn:
- Cửa nhà ai? Hở? Mở mắt ra mà nhìn đi, đất này, nhà này, tất cả đồ đạc xe cộ dinh cư này là của dân hết đấy ... ôi ông Mạnh ơi là ông mạnh ơi, ông không làm được việc cho dân thì ông nghỉ đi để cho người khác làm. Ông năm nay đã 66 tuổi rồi, nghỉ đi đừng làm bù nhìn, bao che cho bọn cướp ngày nữa. Bao nhiêu năm ông làm chủ tịch nước, 5 năm ông làm tổng bí thư, hỏi ông giúp được gì cho dân i? Hay ông chỉ vây bè kéo cánh củng cố cho quyền lực cộng sản ông ơi. Dân tôi không mù đâu, bản thân ông bất tài vô dụng chui sâu luồn cao hành dân thế là đủ lắm rồi, ông đừng nhét dòng giống bất tài vô dụng nhà ông là cái thằng Nông Đức Tuấn vào nữa, một mình ông là đủ khổ cho dân Việt Nam rồi



Như tiếp sức cho người đồng hành, người sau cất giọng tố cáo:
...ới ông Mạnh ơi là ông Mạnh ơi, con ông tài giỏi gì tâm đức gì, đỗ đạt gì, đấu tranh gì, phẩm chất chính trị gì, có danh có tiếng gì mà cũng đòi làm chủ tịch hội liên hiệp Thanh niên và sinh viên Việt Nam ông ơi?
Cuối cùng là giọng nói của chị Đặng thị Thông, Thái Bình:- ối ông Mạnh ơi là ông mạnh ơi, có cái chế độ nào thối nát như cái chế độ cộng sản nhà các ông không? 18 năm rồi gia đình tôi bị đảng các ông cướp trắng ông ơi. Ông để quân ông đối xử với một gia đình có công với cách mạng như thế này à? ối Bác Mùi ơi là bác Mùi ơi, bác vào sinh ra tử, ngăn mũi tên hòn đạn cho bọn chó đến mức bị nhiễm độc hoá học không có nổi mụn con, giờ bác nuôi cháu làm con chúng nó cũng lừa cả di chúc của bác để lại để phá nhà cướp đất của con cháu bác đây. Bác sống khôn chết thiêng vật chết tươi chúng nó ra đi bác ơi. Chúng nó toàn những lũ sâu mọt hại dân thôi, từ thằng Mạnh, thằng Lương, thằng Anh, thằng Mười, thằng Dũng, thằng Sang, thằng Được, không thằng nào xứng đáng làm lãnh đạo đâu bác ơi. Bác sống khôn chết thiêng vật chết tươi chúng nó ra đi.


Chưa đủ, chị ngừng lại một phút lấy hơi rồi lại hoà theo tiếng kêu than vật vã của mọi người:
- ối ông Mạnh ơi là ông Mạnh ơi, sao bố con ông không "tịch" luôn đi cho dân nhờ. Bao giờ bố con ông và bè Đảng thối nát buôn dân hại nước của ông có tịch thì dân tôi mới làm chủ được ông Mạnh ơi.



2 tiếng đồng hồ ùng ùng oàng oàng đủ mọi âm thanh, bất chợt một người mải giằng co với công an, chợt lả người khuỵu xuống lăn quay, đám đông như bừng tỉnh gào lên:
- ối ông Nông Đức Mạnh ơi, ông ra mà xem dân chết đói trước cửa nhà ông đây này.
Công an thấy cảnh thực người thực, sợ quá cũng phải xúm vào hỏi han:
- Làm sao thế này? Có ai đánh đập gì chị ta đâu?
Bà con được dịp kể:
- Nó đói quá chứ làm sao, cả mấy ngày tết chẳng được hột cơm nào vào bụng, vừa nhập đoàn chúng tôi sáng nay mới được nhận ít tiền của bà con hải ngoại cứu trợ đã kịp tiêu gì đâu, ngày thường ở quê còn có người cho, ngày tết người ta sợ rông, ai dám cho, mà chui lủi tàu xe, đi bộ lếch thếch mấy ngày trời mới mò ra được đây, lại gào thét, xô đẩy giằng co từ sáng đến giờ hỏi còn gì là người?



Thấy công an cứ lừng chừng, đám đàn bà, già trẻ trai gái, vội kêu lên:
- Không đưa người ta đi bệnh viện cấp cứu để người ta nằm chết luôn ở đây à?
Sợ tai bay vạ gió, đám công an vội bắt luôn xe ta xi trên đường đưa thẳng vào bệnh viện rồi bỏ mặc chị với lái xe, tiếp tục quay sang trấn áp, ngăn cản bà con.



Đồng hồ chỉ vào con số 7, từ trong nhà, lính của Mạnh gọi điện thoại ra yêu cầu công an giữ nghiêm trật tự để tổng bí thư ra, lập tức cả 80 thằng công an cao to lực lưỡng dang tay đứng thành 2 hàng chắn trước mặt bà con... uất quá bà con đành chửi với theo: Mẹ cha thằng Nông Đức Mạnh, ngữ mày chỉ đáng dọn c. cho dân tao suốt đời thôi, khôn hồn thì từ chức đi, 66 tuổi rồi còn tham quyền cố vị gì nữa. Từ đi.


Chiếc ô tô vọt ra khỏi cổng, hàng rào công an tự động giãn ra, cả 70 con người chấn chỉnh lại đầu tóc, quần áo cắp nón le te về vườn hoa Mai Xuân Thưởng, người đi nhặt rác, người lo soạn đơn, người phôtcoppy tài liệu, rồi trưa đến cứ 4-5 người một nhóm nhỏ bắc nồi giữa vườn hoa thổi cơm ăn với nhau. Riêng đoàn Ninh Bình lên sau nhưng ý thức tự giác cao nên 43 người thành một bếp ăn tập thể. Sáng sáng, chiếc xoong tổ bố này lại được trưng dụng để thổi xôi cho tất cả bà con dân oan khiếu kiện cùng ăn no... đánh thắng tiêu diệt gọn, bắt bè lũ lãnh đạo vì bị làm phiền quá đáng mà phải biết đôn đốc quân hầu đầy tớ xem xét lại mọi vấn nạn của bà con (như đã từng xem xét trường hợp của chị Phạm thị Lộc ở Bắc Giang).



Một ngày mới của bà con bắt đầu như vậy. Nhờ vào số tiền cứu trợ của Hải ngoại, bà con không ai bị đói như trước, phong trào đấu tranh "nhờ có thực" đã bừng phát mạnh hơn. Bên mâm cơm đạm bạc chỉ lấy no làm trọng, bà con í ới hỏi nhau:
- Ngày mai đến lượt thằng nào nhỉ bớ bà con?
Và tiếng chị Thông, chị Nhung, bà Luyện than thở:
- Gớm tôi la hét xong người quay cuồng, khản giọng, tim đập thình thịch, chỉ muốn xỉu.



Rồi tiếng bà con động viên nhau:
- Được rồi mai sẽ đến lượt chúng tôi góp sức, gì chứ la to cái nỗi khổ của mình lên thì ở đây ai chẳng có sẵn. Ai sinh ra trong thời kỳ đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền mà chẳng nghèo ba họ, khó ba đời, tả tơi suốt kiếp làm người Việt Nam... chỉ tiếc không có phương tiện mà quay mà chụp, mà ghi cho bà con Việt Nam bên kia bờ biển nghe được thôi.




Hà Nội lại hoà nhập vào dòng chảy muôn thưở, ồn ã, sôi động và gấp gáp, trùm lên tất cả là nỗi lo âu trĩu nặng. Nỗi lo cơm áo của người dân, nỗi lo bà con đói quá sẽ thành giặc của cán bộ lãnh đạo cấp cao... Nỗi lo Việt Nam bị kìm hãm trong hệ thống chính trị độc tài dốt nát của những người mang danh tri thức có đôi chút hiểu biết về thời cuộc v.v



Chúng tôi ra về trong lòng bồn chồn một nỗi lo khắc khoải, đau lòng vì hiện trạng đất nước bị một lũ tiếm quyền sâu mọt làm cho tan nát, xơ xác tiêu điều. Trong khách sạn Thái Bình (Sài Gòn) 193 cô dâu Việt Nam phải cởi truồng trước mặt 2 thằng rể người Hàn Quốc, bên ngoài, công nhân đình công kéo dài. Tại Hà Nội, hàng chục thương binh biểu tình. Hải phòng 5000 công nhân đình công v.v và v.v Đất nước đã đến hồi mạt vận, sao những kẻ ngu dốt bất lực không rời khỏi vũ đài chính trị đi, cố tình để cảnh dân nổi can qua, nồi da nấu thịt ư?



Bao nhiêu năm qua vì cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã kéo lùi lịch sử dân tộc rồi. Trong khi 1 đứa trẻ cấp II, sau khi học xong thuyết tiến hoá của Đác Win đã nhận thức được rằng: Khỉ muốn trở thành người thì điều kiện bắt buộc phải rụng bớt lông, bớt đuôi đi. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa cố chấp, vừa ngu đần nên cứ lắp thêm cái đuôi "định hướng" vào để bắt cả dân tộc phải chậm tiến theo Đảng trở thành vượn, thành khỉ về mặt trí tuệ giữa thế kỷ 21 này hết lượt.


Chỉ một số ít bị Đảng giáo huấn đến mức ngu đần chịu làm khỉ suốt đời, còn số đông người dân Việt Nam sẵn sàng rụng lông, rụng đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng để hoà nhập với thế giới toàn cầu. Bão động đầy trời rồi, người dân sẽ vùng lên, tự tay giật cái đuôi định hướng sau lưng mình mà vứt đi, đuổi toàn bộ lũ khỉ vào hang sâu, núi cao, vực sâu và chôn chặt chúng dưới nấm mộ của những con khỉ đầu đàn: Đó là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Sáu búa v.v



Phan Đình Phùng 18-2-2006


VÔ DANH * GIÁC HƠI XUYÊN VIỆT



Chuyện hai vợ chồng giác hơi... xuyên Việt



Với toàn bộ gia tài gồm bộ giác hơi, mùng, mền, chiếu, nồi niêu xoong chảo và... cô vợ 28 tuổi, ông Võ Văn Phú, quê gốc Quảng Ngãi, chất tuốt lên xe đạp cà tàng, rong ruổi từ Nam chí Bắc... hành nghề. Buổi chiều gió bên cánh rừng cao su Bình Phước, bỗng nghe một giọng rao nữ phát ra từ chiếc loa rè chào mời giác hơi, đấm bóp. Nghe gọi, chiếc xe đạp cồng kềnh, lỉnh kỉnh dừng lại. Người đàn ông nhỏ thó trong bộ comple, mũ phớt, mang kiếng đen nhảy tót xuống xe, nở nụ cười: “Mời quý khách giác hơi, đấm bóp cho thư giãn”. Trên xe, người phụ nữ (cũng mang kiếng đen) vẫn ngồi yên. Bộ dạng cả hai như một đôi hề...


Đó là chân dung vợ chồng người giác hơi xuyên Việt Võ Văn Phú. Quê gốc ông ở Quảng Ngãi nhưng hỏi, ông chỉ cười: “Cần chi quê quán, dừng đâu là nhà, ngã đâu là giường, cho tiện”. “Vợ nhặt” Quán vắng, ông gắp cho vợ miếng thịt, nâng ly đánh ực rồi kể chuyện đời mình. “Tui học cái nghề này từ ông sư phụ, học phí mỗi ngày một lít rượu, đúng một tháng ra nghề. Trước đó, tui làm nghề tẩm liệm, sau thấy chán nên đổi. Tưởng chỉ quẩn quanh chái làng, hóa ra nghề này đưa tui đi khắp nước, lại kiếm được bà vợ này...”. Liếc nhìn cô gái, ông nheo mắt cười rồi kể tiếp. Ban đầu ông chỉ quanh quẩn trong làng xã, chân đạp xe, một tay lái, một tay lắc vòng lắc xắc mời chào. Cho đến một ngày, khi đang rung lắc xắc ở Trảng Bom (Đồng Nai), ông nghe đánh rầm. Tỉnh lại, ông thấy mình nằm trong bệnh viện, bên cạnh là một thanh niên đang năn nỉ ông viết đơn bãi nại, hứa sẽ chăm sóc, bồi thường đàng hoàng. Nhìn cái chân đang bị băng bột trắng toát, ông hỏi bác sĩ: “Liệu tui còn đạp xe đạp nổi không, thưa bác sĩ?”. Bác sĩ trả lời: “Vô tư! Nhưng ông phải tịnh dưỡng một tháng”. Nghe xong, ông đặt bút viết đơn bãi nại, ký tên cái rẹt.



Tháng sau, ông lại rong ruổi trên đường. Hai vợ chồng ông Phú rong ruổi đi... hành nghề. “Rồi trời bù đắp cho tui bà phu nhân này. Tui đi giác hơi trên Gia Nghĩa (tỉnh Đăk Nông) thì gặp bả trong quán. Mới gặp, bả đã kết cái tài ăn nói của tui rồi tự nguyện theo. Tội nghiệp, thằng chồng cũ đánh đập nhiều quá đâm ra bả ốm yếu, đánh chán nó bỏ. Hè hè, bỏ thì tui rinh về. Chăm sóc mạnh khỏe xong, hai đứa dắt nhau đi tiếp”. Năm sau, ông dẫn “phu nhân” về quê. Mặc cho ông từ tốn thưa, rằng ông về chuyến này để làm bữa cơm ra mắt tổ tiên, ông bà cho danh chính ngôn thuận..., mẹ cô gái la trời la đất một hồi rồi... xỉu.


Ông xua mọi người dang ra rồi tự mình xắn tay áo giở ngón nghề... cấp cứu. Sau nửa tiếng cạo gió, giác hơi, “bà già vợ” ông tỉnh lại. “Bả nói âu cũng là số trời, thôi thì má gởi con gái má cho con. Vậy là bả đồng ý cho tui làm rể”, ông cười hề hề... Chuyến đi nhớ đời... Mỗi suất giác hơi, đấm bóp ông được trả công 20.000 đồng, ngày vợ chồng ông kiếm ngót nghét 100.000 đồng, kể ra ăn uống chi tiêu tạm ổn nếu không có khoản thuê nhà. “Tui bàn với bả, ở đâu cũng giác hơi, ở đâu cũng làm công lấy tiền, chi bằng ta cứ lang thang cho khỏi... tốn tiền thuê nhà. Bả ừ cái rụp, thế là vợ chồng tui lên đường”, ông kể. Ông ra tiệm hàn nhờ gắn thêm vài bộ phận vào xe đạp, rồi thì chăn màn chiếu gối, nồi niêu xong chảo... ông chất tần tật lên đó. Tiện thể, ông gắn luôn cái biển ghi “Xe đạp đi giác hơn liên tỉnh miền Đông liên vận Hà Nội” để quảng bá... thương hiệu. Xong, ông trịnh trọng mời vợ lên ngồi sau ba-ga, bắt đầu cuộc hành trình. “Thế anh ngủ nghê, tắm táp ở đâu, lỡ gặp mưa to gió lớn thì sao?”, chúng tôi hỏi. “Cứ vô quán cà phê làm ly đen đá, xong rỉ tai chủ quán xin tắm nhờ.



Còn ngủ hả? Hiên nhà, hiên chợ làm tuốt, loáng cái là tui dựng xong cái lều. Kín lắm!”. Ông kể, vợ chồng ông vừa có chuyến đi nhớ đời đến tận Hà Nội, ăn Tết xong mới về. “Đi đến đâu người ta cũng cười nắc nẻ khi thấy vợ tui quần jeans, áo thun, kính đen đọc loa chào mời, còn tui thì sơ mi trắng, đeo cà vạt, khoác veston cực kỳ đúng mốt. Nhờ thế ai cũng thương, có người còn mời cơm và cho tá túc qua đêm nữa. Nói thiệt, không gặp tui làm gì bả có cửa ngắm Hồ Gươm, tháp Rùa...”. Quen với nắng ấm phương Nam nên gặp lúc Hà Nội đang rét, nhìn vợ đêm nằm co ro ông Phú đâm chạnh lòng. Bằng chút kinh nghiệm, ông tìm đến một sòng bạc năn nỉ chủ nhà cho vào đấm bóp khách đánh bạc.


Gặp lúc con bạc đang hên, họ còn “boa” cho ông rất hậu hĩnh. Nhờ kinh nghiệm tinh quái này mà vợ chồng ông có chỗ tá túc ấm áp suốt những ngày đông rét. Cặp đôi tình tứ... Đến tháng 3, vợ chồng ông về lại phương Nam. Ông bảo kinh nghiệm cho thấy cứ ghé các công trường thi công thế nào cũng có “sô” nhiều. “Nước mình đầy công trường, cứ ghé vô là kiếm bộn tiền”. Có tiền, ông tự thưởng cho hai vợ chồng cốc bia hơi, có khi cũng “bạo gan” làm thử vài món đặc sản. Dọc đường gió bụi, mệt mỏi, ông kêu vợ giác hơi và ngược lại, khỏe thì đi tiếp. Ông kể, bữa qua đèo Hải Vân ông cố đạp để vợ không đi bộ. “Dè đâu xe lủng cha nó, tội nghiệp, phu nhân tui đành cuốc bộ hết đèo, thương gì đâu!”. Cái lạnh chiều sơn cước làm ông Phú thấm hơi men nên kể nhiều hơn về cuộc đời chìm nổi của mình. Sở dĩ ông yên tâm rong ruổi vì con cái ông đã lớn, đứa nào cũng có gia đình, nhà cửa ông giao hết cả cho chúng. “Phần tui còn sức cứ đi, còn đấm bóp là còn nuôi được mình.
Nói chú nghe, không gì sướng bằng những lần lên tới đỉnh đèo, trời cao gió lộng, nhìn lên thấy mây, ngó xuống thấy biển.



Mỗi nơi mỗi khác, đâu đâu cũng có cái hay riêng, thích lắm. Ai cũng nói tui lập dị nhưng nghĩa gì. Tui thấy mình hạnh phúc là được rồi. Trời đất bao la, sợ gì không chốn dung thân. Ở đời sá chi ba chữ giàu nghèo, chú ơi...”, ông vui vẻ cho hay. Hứng chí, ông lại đọc một đoạn kinh Bát Nhã, rằng “Sắc bất dị không, không bất dị sắc/Sắc tức thị không, không tức thị sắc...” (Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc/Sắc tức là không, không tức là sắc...). Vợ ông cắt ngang: “Ăn đi, uống vào nói nhiều quá!”. “Vợ tui đáng yêu chưa”, ông lại cười khuôn mặt nhỏ thó bám đầy bụi đường nhưng đôi mắt thì trong veo, tuyệt nhiên không đọng một chút buồn...


TIẾN SĨ NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
26.02.2009
Cách đây một tháng, một qúy Vị, dựa trên báo chí từ Quê Hương, đã loan tin trên Diễn Đàn rằng CSVN hồ hởi tuyên truyền rằng có chừng 200 Trí thức từ Hải ngọai về Việt Nam để hợp tác với CƠ CHẾ tham nhũng CSVN hiện giờ.
Đọc tin đó, tôi tự nhiên hỏi mình:
=> 200 trí thức thuộc lọai người nào ?
=> Họ hợp tác với CSVN như thế nào ?
200 trí thức thuộc lọai người nào ?
Theo sự tôi thường thấy, thì ngay những người được gửi ra nước ngòai tu nghiệp, họ cũng tìm cách này hay cách khác ở lại nước ngòai để làm việc. Thậm chí ngay cả một số con cái của thành phần Ngọai giao CSVN cũng tìm cách ở lại ngọai quốc.
Tôi cũng biết thực tế những người gọi là Trí thức trở về nhà làm việc gồm những thành phần sau đây:
=> Trí thức giả hiệu đánh lừa:
Cách đây 6 năm, một Giám đốc Công ty từ Việt Nam sang Thụy sĩ. Nhân tiện gặp tôi, ông cho xem một danh thiếp (Carte de Visite) in mầu, chữ nổi tại Thụy sĩ rất đẹp. Oâng hỏi tôi xem có biết người trên danh thiếp không vì người này lấy địa chỉ tại GENEVA, Thụy sĩ. Trên danh thiếp, người này đề Nghề nghiệp: Ingénieur de Transport. Tôi biết tên người này. Tôi biết anh ta vượt biên từ vùng Mũi Né và trước đây làm cho Chợ COOP, chuyên đi lượm xe đẩy mua hàng mà khách để rải rác đây đó. Thu gọn những xe vào một chỗ và đẩy đến cửa chính của Super Market COOP. Anh đề nghề nghiệp là Ingénieur de Transport (Kỹ sư Chuyên chở) cũng có phần đúng vì xe đẩy mua hàng cũng dùng để chuyên chở.
=> Trí thức thất nghiệp tại nước ngòai:
Một ít người cũng có học hành, biết nói tiếng Tây, tiếng Dức chẳng hạn. Nhưng vì lý do nào đó như sức khỏe, tuổi tác vân vân... chưa tìm được việc làm. Họ xoay ra nghề môi giới mua hàng hóa hay buôn bán gì đó với Việt Nam. Họ có thể về Việt Nam một số tháng, ỡ lại và liên lạc môi giới. Nếu gặp được cô nào, họ có thể đi về thường xuyên hơn. Có một người từ Uùc châu, đã có gia đình vợ con bên Úc. Nhưng ông nói với gia đình là có business ở Việt Nam, nên về thường xuyên để điều hành. Oâng viết thư cho tôi, cho điện thọai của Văn Phòng tại Sài Gòn. Một lần, đúng nửa đêm bên nhà, tôi gọi điện thọai về Văn Phòng ông ta. Có tiếng con gái nói: “Anh ơi, có người nước ngòai gọi về !”. Khi ông cầm điện thọai, tôi hỏi ông:”Sao Văn Phòng của Oâng bận việc lắm hay sao, mà phải giữ Thư ký ở lại làm việc suốt đêm !”
=> Trí thức về hưu tại nước ngòai:
Có những trí thức thực sự, đã làm việc tại nước ngòai, nay đã về hưu. Con cái đã lớn và có nghề nghiệp. Một số người về Việt Nam, làm chút công việc gì đó. Một số mà tôi biết, trước đây cũng đã làm việc chống CSVN tại bên này. Về Việt Nam lúc hồi hưu, họ cũng ngại ngùng khi gặp nói chuyện với tôi. Mặc dầu tôi không bình phẩm gì, nhưng họ có vẻ ngượng ngùng, tìm cách này hay cách khác để bào chữa cho khéo. Có lần tôi nói tọac móng heo ra rằng tôi không phẩm bình gì, nhưng xin ông ta đừng tìm những lý do để nói dối che đậy sự thực.
Họ hợp tác với CSVN như thế nào ?
Nếu họ là những trí thức giả hiệu về Việt Nam đánh lừa, là những trí thức thất nghiệp về Việt Nam tạm bợ làm ăn may rủi, là những trí thức lừa gia đình bên này vì gái tại Quê Hương, thì tôi khỏi biện luận và để cho CSVN tung hô tuyên truyền rằng họ có 200 hoặc 3000 trí thức hồi hương hợp tác.
Còn nếu họ là những trí thức thực và đã về hưu tại nước ngòai, thì tôi chỉ xin họ ba điều:
=> Đừng buôn lời, công kích phía chống CSVN tại Hải ngọai để lấy lòng chế độ
=> Đừng bịa những lý do không đúng với lòng mình để bào chữa
=> Nhất là đừng nhân danh những danh từ như Hòa Giài Hòa Hợp, Đối Thọai, Đòan Kết Dân Tộc, không muốn động chạm đến Chính trị... để biện minh cho mình.
Hãy ý thức rằng tất cả mọi hợp tác nào mà không thẳng thắn đòi hỏi việc DỨT BỎ CƠ CHẾ THAM NHŨNG CSVN đều là TÒNG PHẠM với tội cướp bóc của CSVN đối với Dân Nghèo khổ tại Quê Hương.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
CHỦ ĐỀ: ĐẨY MẠNH VIỆC DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN :
Bài MỞ ĐẦU:
DÂN CHÚNG ĐÓI KHỔ,
KHÔNG THỂ ĐỂ CƠ CHẾ TỒN TẠI NỮA
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
29.01.2009
Chúng tôi viết bài MỞ ĐẦU đúng ngày DAVOS ECONOMIC FORUM khai mạc, 28.01.2009, với 40 Nguyên thủ quốc gia và 2500 Chuyên viên cáp cao Kinh tế Thế giới, từ cấp Bộ trưởng đến các Giáo sư Đại học, tới họp tại núi tuyết DAVOS Thụy sĩ mà chủ đề là KHỦNG HỎANG TÀI CHÁNH/KINH TẾ Thế giới. Họ muốn tìm những biện pháp để cứu tình trạng Khủng hỏang và để có thể phát triển cho những năm sắp tới.
Chúng tôi đã viết 10 Bài về Chủ đề Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Á-châu 1997, rồi 12 Bài về Chủ đề : PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH.
Với 12 Bài về Chủ đề này kèm theo 10 Bài Phụ Bản, chúng tôi đã đưa ra ra những chứng minh rằng phải DỨT BỎ CƠ CHẾ hiện hành tại Việt Nam chủ trương việc độc tài Chính trị nắm giữ độc quyền Kinh tế. Chính cái CƠ CHẾ này đẻ ra THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, HỐI LỘ làm quốc nạn cho thụt lùi Kinh tế và phá họai sự cố gắng làm ăn cũa tòan dân Việt Nam. Kế luận là phải chấm dứt cái CƠ CHẾ đó.
Cái Kết luận ấy là nguyên tắc hòan tòan hữu lý. Nhưng những người lãnh đạo Chính trị đảng CSVN, một là ngu muội, hai là cố chấp giữ lấy quyền hành, ba là vô nhân đạo coi dân chúng như phương tiện phục vụ cho tham vọng bất chính của mình, nên vẫn giữ mặt dầy mày dạn không động đậy thay đổi gì cả.
Lọat bài sẽ viết dưới Chủ đề mà chúng tôi sẽ khai triển từ bài MỞ ĐẦU này là ĐẨY MẠNH VIỆC DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN.
LỰC LƯỢNG dứt bỏ CƠ CHẾ tham nhũng CSVN hiện hành nằm tại Việt Nam. Đó là LỰC LƯỢNG DÂN NGHÈO với DẠ DẦY không có ngô khoai để nuôi sống thân xác. Họ sẽ nổi dậy với bạo động đập đầu những tên thuộc đảng CSVN đã THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, ĂN HỐI LỘ khiến họ bị lầm tham với DẠ DẦY rỗng tuếch.
Chúng tôi viết lọat Bài Chủ đề này trong mục đích để LỰC LƯỢNG ĐÓI NGHÈO ấy đẩy mạnh và gấp rút hành động DỨT BỎ CƠ CHẾ THAM NHŨNG CSVN hiện nay để cứu Kinh tế Việt Nam và để DẠ DẦY của họ có ngô khoai nuôi sống thân xác.
Chúng tôi viết bài MỞ ĐẦU này dưới những khía cạnh sau đây:
(1) Biện pháp thực tiễn chấm dứt CƠ CHẾ
(2) Từ làm chủ Kinh tế đến làm chủ Quản trị đất nước
(3) Phong trào đẩy mạnh việc chấm dứt CƠ CHẾ
(4) Chú thích: Những Mức độ phát biểu về Kinh tế CSVN
Về hai khía cạnh (1) và (2) trên đây, chúng tôi đã viết dài để cắt nghĩa ở hai Bài 11 và 12 trong Chủ đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH. Chúng tôi đăng lại hai bài ấy kèm liền dưới đây để độc giả thấy chi tiết. Với 12 Bài dưới Chủ đề này vừa viết xong, chúng tôi tóm tắt ý tưởng như sau:
* Tham nhũng, Lãng phí, ăn Hối lộ tàn phá Kinh tế Việt Nam
* CƠ CHẾ CSVN hiện hành đẻ ra và làm lan tràn Tham nhũng, Lãng phí và Hối lộ
* Vậy phải chấm dứt CƠ CHẾ CSVN để Kinh tế Việt Nam khỏi bị tàn phá
Đây là Tam Đọan Luận mà chính Karl Marx phài chấp nhận.
Trong suốt 12 Bài trước đây, chúng tôi đã đưa ra từ Lý thuyết đến Thực tiển về việc phải DỨT BỎ CƠ CHẾ THAM NHŨNG CSVN chỉ vì sự phát triển Kinh tế. Đó là hòan tòan trong lý luận Kinh tế, chứ không đụng chạm gì đến Chính trị để CSVN lẻo mép và bố láo vu khống chúng tôi là làm Chính trị.
Biện pháp thực tiễn chấm dứt CƠ CHẾ
Chù đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH đưa ra Kết luận thực tiễn sau đây về việc khởi đầu tiến tới lành mạnh hóa việc Phát triển Kinh tế Đất Nước:
1) Thiết lập HỘI ĐỒNG QUỐC GIA THANH TRA KINH TẾ
Hội đồng này mang tính cách độc lập không do Nhà Nước CSVN chỉ định. Hội Đồng gồm có những Đại diện Dân Oan mỗi Tỉnh, Đại diện Tôn Giáo, Đại diện một số Đảng phái. Hội Đồng có Trụ sở làm việc tại Việt Nam về những vấn đề Kinh tế.
2) Thành lập NHỮNG ỦY BAN CHUYÊN MÔN THANH TRA
Những Uûy Ban chuyên môn này do Hội Đồng Quốc Gia Thanh Tra mời gọi những Chuyên viên trong nước cũng như ngoài nước. Những Uûy Ban Chuyên môn sau đây là cần thiết:
a. Uûy Ban Liên hệ Đầu Tư Quốc tế
b. Uûy Ban Thẩm Định Đầu Tư Nhà Nước
c. Uûy Ban Kiểm toán những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước
d. Uûy Ban Thanh tra Xuất-Nhập cảng
e. Uûy Ban Hỗ trợ Tư Doanh
e. Uûy Ban Cố vấn Nông thôn
3) Thành lập tờ THÔNG TIN KINH TẾ
Tờ THÔNG TIN KINH TẾ này do HỘI ĐỒNG QUỐC GIA THANH TRA KINH TẾ chịu trách nhiệm. Tờ THÔNG TIN độc lập với Nhà Nước và chỉ nói về Kinh tế, Tài chánh.
4) Thành lập NGÂN QUỸ ĐỘC LẬP cho Hội Đồng Quốc Gia Thanh Tra Kinh tế.
Để bảo đảm tính cách độc lập của Hội Đồng Quốc Gia Thanh Tra Kinh tế, Hội Đồng có quyền kêu gọi Ngân Quỹ từ những nhà hảo tâm trong nước cũng như ngoài nước. Việc này có thề làm được vì một số Tư doanh quốc nội ủng hộ, người Việt tại Hải ngoại sẵn sàng đóng góp và một số Chính phủ nước ngoài trợ lực cho cải thiện Kinh tế Việt Nam.
Đề nghị như trên, có thể một số độc giả nói rằng tôi mơ mộng đối với CSVN. Tôi không nghĩ đó là mơ mộng, nhưng đó là Ý CHÍ khi mình thấy những đề nghị này là hữu lý tối thiểu. Thực vậy, chúng tôi chỉ đề nghị tối thiểu và với Ý CHÍ, mình phải tìm mọi cách để thực hiện. Tôi cũng nghĩ rằng một số lớn độc giả nghĩ tôi đề nghị điều không tưởng. Nhưng tôi tin ở điều hữu lý tối thiểu ấy và lấy Ý CHÍ thực hiện từng bước nhỏ, dù là lần mò thực hiện như con kiến.
Từ làm chủ Kinh tế đến làm chủ Quản trị đất nước
Những Nhà Dân Chủ trong nước đưa ra những Phạm trù trừu tượng để đòi CSVN thực hiện Dân Chù hóa. Dân chúng nghèo khổ đang quan tâm về DẠ DẦY, nên thờ ơ với những Phạm trù trừu tượng xa với bụng họ đang đói.
Chúng tôi đề nghị một con đường Dân chủ hóa thực tiễn với đời sống cần miếng ngô khoai của Dân chúng. Đó là hãy Dân chủ hóa Kinh tế. Khi Dân làm chủ Kinh tế, thì lúc ấy việc làm Chủ Chính trị tự động phải tới. Vì vậy mà trong Bài 12 dưới Chủ đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH, chúng tôi đề nghị hai biện pháp chấm dứt CƠ CHẾ vỏn vẹn như sau:
=> Tôn trọng quyền TƯ HỮU các phương tiện làm ăn, mà cụ thể là quyền Tư hữu Đất đai. Nhà Nước không được quyền dưới danh nghĩa quản lý để tước đọat đất đai, nhà cửa của dân chúng.
=> Tôn trọng quyền TỰ DO làm ăn của Dân chúng. Việc tôn trọng này không cho phép Nhà Nước dùng độc tài Chính trị nắm trọn độc quyền Kinh tế
CSVN tìm đủ mọi cách để không cho hai điểm trên đây. Thực sự đây là quyền làm ăn để nuôi thân xác. Đây không phải là Chính trị mà là QUYỀN SỐNG của mổi cá nhân. Chỉ cho hai quyền sống ấy, thì đã đủ cho Dân chúng nghèo khổ muốn kiếm ngô khoai nuôi thân xác mình. Còn ai làm Chính trị với CSVN, thì đó là việc khác. Tuy nhiên, khi có hai quyền căn bản trên đây, nghĩa là có quyền Dân chủ (CÁ NHÂN CHỦ) Kinh tế, thì tự động Dân chúng không tha việc Độc tài Quản trị (Chính trị) cấu kết với Độc quyền Kinh tế để bóp chết quyền làm ăn của mỗi Cá nhân. Họ tự nhiên đòi quyền lực Chính trị phải điều hành việc Nước cho phù hợp với ý nguyện của mọi người (đa số). Việc Dân chủ hóa Chính trị tự nhiên phải đến. Chính vì vậy mà chúng tôi đã viết trong Bài 12 dưới đây rằng DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ dẫn đến DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ. Người Dân chỉ quan tâm đến DẠ DẦY (Kinh tế), chứ không quan tâm đến Ý thức hệ Chính trị. Tranh đấu cụ thể cho quyền DẠ DẦY (Kinh tế) thì Dân dễ hiểu và ủng hộ. Cứ nói Phạm trù Ý thức hệ Dân chủ (Chính trị) thì Dân, một là ít hiểu, hai là vì bụng đói quá nên không để ý. Hãy thực tiễn cho đúng với Dân bởi vì không có Dân 75% dân số, thì những nhà Dân chủ Trí thức Phạm trù Triết học trong nước sẽ bị công an CSVN xơi tái. Tại ngọai quốc này, những đảng phái ký tên hô hào những Phạm trù Dân chủ, Nhân quyền trừu tượng, nhiều khi chỉ vì mục đích nêu tên cho biết sự hiện hữu của một đảng phái hay nhóm này nhóm khia. Thực chất như thế nào, Dân chúng quốc nội đâu có biết. Chỉ Dân chúng quốc nội mới quyết định hữu hiệu đấu tranh của họ. Chúng ta chỉ là yểm trợ, mong đẩy mạnh cuộc đấu tranh của Dân chúng nghèo khổ quốc nội (không phải là Trí thức Dân chủ Phạm trù trừu tượng)
Phong trào đẩy mạnh việc chấm dứt CƠ CHẾ
Khi nói là Phong trào, chúng tôi có ý nói là số đông người đồng hô hào một đường hướng. Chúng tôi ở Thụy sĩ nhỏ bé, nên không dám có tham vọng hô hào một Phong trào khi nghĩ đến những Vị có nhiều thành tích đấu tranh đang sống tại Hoa kỳ, một nước lớn với tầm ảnh hưởng bao trùm.
Thực ra, tôi đã hết lòng tin tưởng ở Tổng Thống BUSH vì tin ở lòng thành thực của Oâng cho DÂN CHỦ. Nhưng Tổng Thống BUSH đã hết nhiệm kỳ. Còn OBAMA với nhóm Clinton, thì tôi ít tin tưởng vì họ sẽ ít nghĩ đến can thiệp cho Dân chủ tại Việt Nam. Vì vậy, mỗi lần thấy Obama nói trên đài CNN, là tôi đổi sang đài truyền hình khác, thà để xem phim diễu còn hơn.
Nói như vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc ở Việt Nam là do chính người Việt Nam giải quyết với nhau. Điều đó là hữu lý. Việc của mình mà cứ trông ngóng người khác làm dùm, thì thật là ỷ nại.
Giải quyết DỨT BỎ CƠ CHẾ THAM NHŨNG CSVN là do chính người Việt Nam tại quốc nội phải thanh tóan đảng CSVN. Người Việt tại nước ngòai không thể mang Cách mạng về giải phóng Quê Hương được, mà phải chính đồng bào quốc nội trách nhiệm giải quyết. Đó là hữu lý. Đó là cuộc sống của chính đồng bào quốc nội. Nếu họ không trách nhiệm và can đảm giải quyết, thì họ ráng cúi đầu tiếp tục bị CSVN đè nén, bóc lột và đánh đập.
Chúng ta tại nước ngòai chỉ giữ vai trò yểm trợ. Chúng ta tìm mọi cách để ĐẨY MẠNH VIỆC CHẤM DỨT CƠ CHẾ mà chủ lực phải là Dân chúng nghèo khổ 75% Dân số tại quốc nội. Với quan điểm như vậy, chúng tôi sẽ viết NHỮNG LỌAT BÀI khai triển những phạm vi sau đây liên quan trực tiếp đến việc tòan Dân nỗ lực chung sức ĐẨY MẠNH VIỆC DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN để phát triển Kinh tế Đất Nước
(i) LỌAT BÀI 1:
Chất vấn những Cố vấn Kinh tế cho chế độ, những Giáo sư Kinh tế dậy học ở Việt Nam về việc họ biết sự thật về Kinh tế mà hèn không dám nói lên.
(ii) LỌAT BÀI 2:
Vạch mặt những Trí thức hồi hưu hoặc thất nghiệp tại ngọai quốc, nay trở về Việt Nam hưởng thụ và mang ý tưởng ủng hộ CSVN để hợp tác giết dân chúng.
(iii) LỌAT BÀI 3:
Phỉ nhổ những con ông cháu cha của đảng đang lấy tiền tham nhũng để sống sung sướng tại nước ngòai.
(iv) LỌAT BÀI 4:
Giải thích cho lớp tuổi trẻ Việt Nam rằng những con ông cháu cha của đảng đang phây phây tiêu tiền bạc tại ngọai quốc để lớp thanh niên tại quốc nội sống không biết tương lai ra sao.
(v) LỌAT BÀI 5:
Viết cho dân nghèo biết rằng sự nghèo khổ của họ là do sự cướp bóc bất công của đảng CSVN đến nỗi mỗi khi họ than lên là bị công an dùng sức mạnh đàn áp.
(vi) LỌAT BÀI 6:
Làm thế nào để dân chúng cùng cực thấy rằng đã đến lúc tức nước vỡ bờ phải đứng lên, dù bằng bạo lực. Hiện giờ dân nghèo không còn sợ bạo lực công an nữa và đã đứng lên đập lại tụi công an và đám côn đồ xã hội đe do CSVN thuê mướn.
Chú thích: Những Mức độ phát biểu về Kinh tế CSVN
Viết những Lọat Bài trên đây, chúng tôi sẽ phải gặp những Phát biểu của những người liên hệ đến Kinh tế CSVN. Khi Phát biểu về những vấn đề này, có những mức độ sau đây mà chúng tôi muốn Liệt kê để độc giả cũng như chúng tôi dễ thẩm định về một nhân vật phát biểu:
1) Khen những biện pháp chữa trị của CSVN
2) Coi những suy sụp Kinh tế hiện nay tại Việt Nam như hậu quả của tình hình Khủng hỏang chung, chứ không phải từ những lý do từ CSVN.
3) Đề nghị ra những biện pháp mà dân chúng phải làm theo hướng dẫn của đảng và nhà nước CSVN
4) Kêu gọi sự hợp tác của mọi từng lớp để cứu nguy Kinh tế
5) Nói tổ quát về lý do tham nhũng, lãng phí như là một trong những lý do gây khó khăn Kinh tế.
6) Kêu gọi chống tham nhũng, lãng phí để phục hồi và phát triển Kinh tế.
7) Chỉ đúng cái căn nguyên đích thực là CƠ CHẾ phát sinh tham nhũng, lãng phí làm suy thóai Kinh tế do tham nhũng, nhưng chỉ kêu gọi CSVN cải cách.
8) Khẳng định với những nguyên tắc hiển nhiên Kinh tế rằng cái CƠ CHẾ chủ trương việc cấu kết ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ nắm ĐỘC QUYỀN KINH TẾ đã, đang và còn tiếp tục tàn phá Kinh tế Việt Nam.
9) Phải THÚC ĐẨY việc DỨT KHÓAT lọai bỏ cái CƠ CHẾ độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế này để cứu vãn và phát triển Kinh tế Đất nước.
Đối với chúng tôi, khi nói về Kinh tế dưới chế độ hiện hành CSVN, chúng tôi khẳng định rõ rệt ở mức độ 8) và 9) trên đây. Thực vậy, với 12 Bài viết về những nguyên tắc Kinh tế thuộc Chủ đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH, chúng tôi đưa đến Kết luận ở mức độ thứ 8) trên đây. Với những Bài đang tiếp tục viết thuộc Chủ đề ĐẨY MẠNH VIỆC DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN, chúng tôi khai triển mức độ thứ 9).
Qua những mức độ nói về Kinh tế CSVN liệt kê trên đây, chúng tôi thẩm định những cố vấn Kinh tế, những giáo sư Kinh tế nào, thực tình là cố vấn, thực tình giảng dậy những nguyên tắc Kinh tế. Có những doanh nhân từ nước ngòai về Việt Nam làm ăn, chúng tôi cũng muốn biết thái độ của họ như thế nào đối với CSVN khi họ biện minh cho việc làm ăn chung với CSVN. Có những người hoặc Nhóm chủ trương Đối thọai, Hòa Hợp Hòa Giải với CSVN, chúng tôi muốn nhìn xem họ Đối thọai hoặc Hòa Hợp Hòa Giải ở mức độ nào hay là chỉ xử dụng những chiêu bài ấy để tăng cường cho một CƠ CHẾ đã, đang và sẽ tàn phát Kinh tế Đất Nước. Những Mức độ Phát biểu liệt kê trên đây cũng cho phép chúng tôi thẩm định ngay những người làm Văn hóa, Xã hội hoặc Tôn giáo đứng trước một CƠ CHẾ làm phát sinh và tràn lan Tham nhũng. Cũng dựa theo những Mức độ này, chúng tôi nhìn những Chính quyền nước ngòai, một mặt thì hô hào Nhân quyền, một mặt thì hợp tác với một CƠ CHẾ thù địch của phát triển Kinh tế Việt Nam khiến đại đa số Dân chúng không còn ngay cái Quyền DẠ DẦY nữa.
Viết theo chiều hướng ấy để tạo một Phong trào nổi dậy. Dầu sao Phong trào nổi dậy của dân nghèo đã bắt đầu. Chỉ cần thông tin phụ lực và đẩy mạnh thêm. Bài MỞ ĐẦU này là Kết Luận của Lọat bài Chủ đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH gồm 12 Bài phân tích về Nguyên tắc phải DỨT BỎ một CƠ CHẾ THAM NHŨNG. Chủ đề cho những Lọat Bài sẽ viết nhằm Mục đích thúc đẩy mạnh việc CHẤM DỨT CƠ CHÊ THAM NHŨNG, nghĩa là khi thấy Nguyên tắc, chúng ta phải cùng nhau làm thành Phong trào THỰC HÀNH việc DỨT BỎ như Nguyên tắc đã mà chúng ta chấp nhận.
Xin qúy Độc giả vào Website dưới đây để đọc 12 Bài Chủ đề và 10 Bài Phụ Bản của Chủ đề: PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH:
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


TRUYỆN CƯỜI






ĐỐ TỤC GIẢNG THANH


Bốn vị khách vào một quán lịch sự. Họ lên lầu cho kín đáo, yên tĩnh. Trong khi chọn món ăn, cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách:
- “Em rót bia cho mấy anh nhé?” - Cô nhoẻn miệng cười tươi rói.
Trước nụ cười tuyệt vời ấy, bốn vị khách nhìn qua nhìn lại thăm dò ý kiến lẫn nhau.
Anh A liền nói với cô gái:
- “Xin lỗi, em quí danh là gì, ở đâu, anh không nhớ nhỉ?”
Cô ta lại cười, răng trắng lóa, đều như sắp:
- “Hỏi quê…rằng biển xanh dâu - Hỏi tên…rằng mộng ban đầu đã xa”.





Anh B nghe thế, vỗ đét đùi:
- “Úi chà chà! Lại thuộc cả thơ. Tuyệt vời. Cứ rót bia của em đi”.
- “Dạ. Cảm ơn quí anh”.
Và, thế là họ dùng bia của cô gái tiếp thị. Anh C đon đả:
- “Lấy thêm ly. Em cùng ngồi đây uống cho vui”.
- “Dạ”.
Thế là bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá. Anh D mời tất cả cụng ly và nhận xét:
- “Coi bộ em học giỏi nhỉ!”.
Cô lại cười. Đúng là cô ta “ăn tiền” nhờ có nụ cười duyên. Nụ cười như thể cái ống bơm, cứ hút người ta té nhào:
- “Em cũng học mót. Nói chơi cho vui mà. Quí anh không phiền chứ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực, cố tình khiêm tốn:
- “Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
- “Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”



Nghe thế, cả bàn nhốn nháo hẳn lên, mừng rơn như cá gặp nước. Tại vì họ là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn cả… Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi, và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng.
Cô gái lại cười, giọng êm như ru:
- “Nếu có một ông khỏa thân” – Cô cười cười nói tiếp
- “Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân… Về tục ngữ, ông bà ta nói sao?”.
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả. Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này. Họ bí rị… Anh C nói dứt khoát:
- “Chúng tôi thua. Cô giảng đi. Nếu đạt yêu cầu văn học, chúng tôi uống mãi Tiger cho đến chiều”.



Cô ta bình tĩnh đáp:
- “Quân tử nhất ngôn đấy nhá. Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy, tục ngữ nói rằ ng: “Gậy ông đập lưng ông”.
- “Úi trời! Đúng quá đi chớ.” - Cả bàn cười rộ. Quân tử nhất ngôn. Rót thêm bia. Vừa rót bia, cô tiếp thị vừa đố tiếp:
- “Này các anh nhé, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu. Họ lại bí rị… Họ lại yêu cầu đáp án.



Cô ta cười tủm tỉm, đáp:
- “Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao, tục ngữ bảo rằng: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn lại cười như pháo.
- “ Úi trời! Đúng quá đi chớ. Cá trông thấy hãi quá, phải lặn.”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
- “Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào?”




Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cười. Họ lại bí rị… Lại đòi đáp án. Cô gái thong thả trả lời:
- “Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá”.
Cả bàn lại cười như Tết. Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở:
- “Đúng quá đi chớ. Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?



Cô gái cười đáp :
- Cũng cái ông khỏa thân đó ông ta lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng lại sáng láng trông thật thãm thương, họ vẫn bí rị…đòi cô đáp án. Cô gái trả lời :
- Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» hiểu chưa ?
Cả bọn cười rộ :
- Chà hoành tráng nhỉ ? Trình độ các vị này thật còn kém xa cô gái chiêu đãi viên kia !



PHONG CHÂU * ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG






ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG
( Viết cho Quảng Trị trong mùa Tháng Tư Đen )


Mỗi lần Tháng Tư trở lại hay bất kỳ lúc nào trong năm, nếu cứ thấy con số 30-4 là lòng tôi lại xốn xang, ray rứt. Hồi ức về những ngày cuối cùng của Miền nam, và trước đó của Mùa Hè Đỏ Lửa, của Tết Mậu Thân, lại dồn dập trở về trong tâm tưởng, sống động như mới xẩy ra ngày hôm qua, với tất cả những nỗi lo sợ, hoang mang, hy vọng rồi tuyệt vọng, uất ức và buồn tủi.





Học xong trung học,tôi vào Saigon học tiếp và ít liên lạc với Huy. Tới đầu thập niên 70 tôi mới gặp lại anh. Lúc đó hai đứa cùng đi dạy học và đã có gia đình đùm đề. Rồi tới tháng 4-75, Huy thoát được qua Mỹ, còn tôi kẹt lại thêm 14 năm nữa mới được trở thành "khúc ruột ngoài ngàn dặm."
Thế rồi chúng tôi liên lạc lại được với nhau. Trong dịp Tết vừa rồi, qua điện thoại Huy đã đọc cho tôi nghe mấy bài thơ liên quan tới Quảng Trị.


(Trường Nguyễn Hoàng năm 1968)
Tôi thật xúc động vì chúng không những gợi cho tôi bao nhiêu kỷ niệm êm đềm về thành phố này, mà còn khơi lại bao nỗi xót xa khi nghĩ tới cảnh tàn phá mà đất nước đã hứng chịu. Tới Tháng 4 thì tôi cảm thấy càng bị thôi thúc phải viết một chút về những kỷ niệm xưa và ghi lại mấy bài thơ thật đẹp và buồn về phần đất này. Tôi điện thoại hỏi xin và được Huy chuyển cho qua điện thư.



Năm 1999, thầy Hùng nhận được thư của một đồng hương chưa quen là Nguyễn Hữu Kiểm. Anh Kiểm, nhân một chuyến đi mua nông sản ở vùng quê Bà Rịa, đi ngang qua một khu vườn, tình cờ trông thấy một tà áo trắng phơi trước sân nhà ai. Lại gần, anh nhận ra đó là áo dài trắng đồng phục có khâu bảng tên của một nữ sinh trường Nguyễn Hoàng ngày xưa.


(Giáo sư Thái Mộng Hùng)


Chủ nhân chiếc áo này đã là một phụ nữ trung niên nghèo khó. Anh bàng hoàng, vì tuy lam lũ trong công việc ruộng rẫy, sau bao năm gian khổ, người phụ nữ vẫn còn lưu luyến một thời áo trắng. Xúc cảnh sinh tình, trên đường đạp xe về nhà, anh đã hoàn thành bài thơ dưới đây.



Áo Trắng Nguyễn Hoàng
Tuổi dại thuở nào áo trắng bay,
Đi về lướt thướt dưới heo may.
Phố xưa Quảng trị đâu rồi nhỉ?
Bạn cũ Nguyễn Hoàng hỡi có hay!
Sách vở đã xa từ dạo ấy,
Ruộng vườn theo mãi đến hôm nay.
Mái đầu điểm trắng bàn tay trắng,
Áo trắng xưa còn cất mãi đây.


Linh Đan Nguyễn Hữu Kiểm




Thầy Hùng đã làm bài xướng thứ 2 để kể câu chuyện cho có đầu có đưôi.

Áo Trắng Nguyễn Hoàng
Rong ruổi miền quê một sớm mai,
Phất phơ áo trắng giữa vườn ai.
Đôi tà trinh bạch mầu như mới,
Hai chữ Nguyễn Hoàng dấu chửa phai.
Trường cũ đã xa từ dạo ấy,
Áo dài còn giữ đến hôm nay.
Xốn xang hồi ức thời thơ mộng,
Thơ thẩn đường về mắt thoáng cay.
Thái Mộng Hùng


Và thầy làm luôn bài họa:

Áo Trắng Nguyễn Hoàng

Thấp thoáng vườn ai áo trắng bay,
Phất phơ theo gió ngọn heo may.
Trinh nguyên mầu trắng em còn giữ,
Phai nhạt tuổi hồng ai có hay?

Man mác u hoài năm tháng cũ,
Ngổn ngang hồi ức buổi hôm nay.
Tha hương mấy độ thu rồi nhỉ,
Áo trắng trường xưa vần trắng đây.

Thái Mộng Hùng

Như đã nói ở trên, nhờ mấy bài thơ này mà tôi có dịp viết về những kỷ niệm và tình cảm của tôi dành cho thành phố nghèo và bị tàn phá thành bình địa trong cuộc chiến. Tỉnh địa đầu này thời nào cũng có địa danh nổi tiếàng, điều đáng buồn là phần lớn chỉ nhờ chiến tranh. Muà Hè Đỏ Lửa, trận đánh giành lại thị xã và Cổ Thành, đoạn đường dài khoảng ba cây số trên Quốc Lộ 1 từ Ga Quảng Trị tới Cầu Nhồng đột nhiên được cả thế giới biết đến với tên Đại Lộ Kinh Hoàng khi trọng pháo và bộ binh Bắc quân say sưa tàn sát, không phân biệt quân đội với thường dân, khi những người này triệt thoái khỏi Quảng trị. Cũng trên Quốc lộ này, cách vài chục cây số về hướng nam giáp với Thừa Thiên, trước năm 54 đã có Dẫy Phố Buồn Thiu nổi danh thế giới qua một ký sự chiến tranh Việt-Pháp của Bernard Fall.



Tôi nghĩ người dân Quảng Trị không muốn nổi danh theo kiểu này. Tôi cũng nghĩ một người Việt lam bình thường ai cũng lấy làm hãnh diện về các vị anh hùng dân tộc từ Trưng, Triệu, tới Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung và biết bao anh hùng liệt nữ vô danh khác đã có công hoặc hy sinh thân mình gìn giữ đất nước, thà chết chứ không chịu để mất một tấc đất đo tiền nhân để lại, chứ chẳng muốn làm dân một nước bị ngoại bang chèn ép mà cứ vỗ ngực " ra ngõ là gặp anh hùng." ! Hiện trạng đất nước là một thực tế buồn.








Những công trình xây cất dầy hào nhoáng quả là một thứ " phồn vinh giả tạo ", càng làm nổi bật lên sự cách biệt khủng khiếp giữa người giầu và người "nghèo, và cái giầu ở đây đi đôi với quyền lực thống trị. Nhưng cái nghèo đáng sợ nhất là cái nghèo tinh thần. Cả một dân tộc mạnh ai người nấy sống, phương tiện nào cũng tốt, miễn sao đừng để "chúng nắm được đầu."


(Cổ thành Quảng trị)
Chỉ cần đơn cử một câu nói trong dân gian, " Lương nào cũng sống được hết, trừ lương thiện ." Căn bản đạo đức không có thì khó có được sức mạnh tinh thần. Vì vậy, khi chính quyền vi phạm nhân quyền, đàn áp tông giáo và ngay cả nhường đất và lãnh hải cho ngoại bang, thì cũng chỉ có rất ít so với toàn thể dân số, lên tiếng và có hành động phản đối. Mà đau đớn hơn nưã là khi có được một nhóm thanh niên và sinh viên biểu tình phản đối gần Sứ quán Trung Quốc thì đã bị công an đàn áp thẳng tay.

Trong nỗi ray rứt đó, bài này được viết ra không phải chỉ riêng cho những người phải bỏ xứ ra đi, hay cho " tà áo trắng năm xưa " đã phải lưu lạc vào Nam làm ruộng rẫy, hoặc cho các tác giả mấy bài thơ trên hiện đang làm kẻ lưu đầy ngay trên quê hương mình, mà cho tất cả các tà áo trắng, áo đen, áo nâu xồng, và cả một dân tộc từ hơn nửa thế kỷ đã chịu bao đau khổ và bị lường gạt, để đến hôm nay vẫn còn phải sống trong một xã hội không xứng với sự hy sinh của mình.



VŨ NHƯ PHONG-CHÂU (Nepean)



Tạp chí BKBDD xin gửi thêm một số bài viết về Trường Trung học Nguyễn Hoàng. Trường này chỉ tồn tại 24 năm từ 1951-1975.



THƯƠNG NHỚ NGUYỄN HOÀNGTHÁI MỘNG HÙNG
Xiết bao thương nhớ Nguyễn Hoàng ơi!
Mấy chục năm qua vẫn chưa nguôi
Trường cũ tên xưa đà vắng bóng
Mộng vàng áo trắng cũng phai rồi
Sách đèn từ giã - đời lưu lạc
Cơm áo đèo bòng - kiếp ngược xuôi
Đất nước trông vời mây cố lý
Hẵn mai vương vấn mãi hồn tôi . . .


LƯU BÚT MÙA HẠ

PHAN PHỤNG THẠCHKhi nắng hạ trở về trong mắt biếc
Các em rồi trăm đứa sẽ trăm phương
Ta đứng đó giữa muôn vàn cách biệt
Mắt dưng buồn và hồn cũ mù sương
Trang lưu bút gói cho tròn kỷ niệm
Gom chút tình ngày tháng đã trôi qua
Rồi mai mốt nơi chân trời góc biển
Làm hành trang cho những cuộc đi xa
Từng buổi học sân trường loang nắng đổ
Các em rồi trong ý nghĩ chia ly.
Trời ngày mai nắng vàng hay bão tố
Khi đàn chim sắp rời tổ bay đi
Rồi một mai khi mùa thu trở lại
Các em về với tuổi thơ hồng
Hay cuộc chiến đưa các em đi mãi
Và trường đời sẽ lắm núi nhiều sông


HOA QUỲNH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG TRÀ

Chiều hoàng hôn cuối ngày sắp tắt
Giọt nắng tàn đã sắp chia xa
Giờ chỉ còn ta lại với ta
Đối diện đêm đen nghe đời hữu hạn
Một đóa hoa quỳnh nở sáng trong đêm
Như đứa con ra đời ngắn ngủi
Từ thân mẹ gầy dai dẳng đời quên
Nhìn từng cánh thương hoa khôn xiết
Giờ thì còn, chốc nữa thì không
Vừa đến vội đi, rồi ly biệt
Giữa lúc hồn còn nuối tiếc trinh nguyên
Cái mất còn là một cõi đời riêng
Giây phút thiêng liêng con người còn mãi
Để sưởi hồn ấm lại giữa từng đêm



NHỮNG ĐOẢN KHÚC

TRẦN THƯƠNG BÁ1. Em đi

1. Quê hương
bỏ giếng đầu làng
ở phía chân trời
Nước xanh ngăn ngắt
Ngọn cây mây trắng
bàng hoàng chiều hôm
chân đồi sông quanh
Sáo diều còn giục
Kể từ em quyết hoàng hôn
theo anh
lá bàng
ngoảnh lui chợt nhớ
đỏ rực
sông quanh
bên đường lá rơi
chân đồi

3. Quê hương
4. Đi hoàivẫn mãi chân trời
mà chẳng tới nơi
Bao năm qua
Quê hương
vẫn mãi
Đã lỗi lời thề xưa
chân trời mù xa
Một đi
Hay là
Năm đợi mười chờ
Ta lại quên ta
Qua sông lại nhớ
Để quê hương
Bến bờ tiễn đưa
mãi mù xa chân trời
( Trích VÔ NGÔN KINH - 1996 )
THƯƠNG NHỚ NGUYỄN HOÀNG


BÙI NGỌC LANNguyễn Hoàng ơi, khi nào gặp lại

Bạn cũ trường xưa bao cuộc vui
Dòng sông tuổi trẻ đi biền biệt
Ngồi đây mà nhớ một phương trời
Những tháng năm hồng trên bục giảng
Với học trò yêu tuổi dại khờ
Ánh mắt nai tơ lòng rộng mở
Chân trời xa, mơ một bến bờ
Áo trắng bay bay tìm đâu thấy
Phượng vĩ rưng rưng nắng chói chang
Tóc thề thơm gió hương đồng nội
Một góc trời xa nhớ võ vàng
Mưa buốt trắng trời đông rét ướt
Hun hút gió lùa lạnh thấu xương
Tình nghĩa thầy trò càng thêm ấm
Thắm ngát hồn quê - khách viễn phương
Mây trời non Lĩnh xa vời vợi
Sông Hãn thẩn thờ lặng lẽ trôi
Mưa sa Ái Tử không nguôi nhớ
Bên nớ, bên ni nỗi ngậm ngùi
Chốn cũ mong ngày mai gặp lại
Để nhìn Mai Lĩnh một lần thôi
Tìm dấu chân chim - đàn em nhỏ
Mênh mang thương nhớ Nguyễn Hoàng ơi!


ƯỚC CHI


NGUYỄN BẢO

Ươc chi sống lại ngày xanh ấy
Để được đi về qua lối xưa
Đón em áo trắng tan trường sớm
Xe đạp đèo nhau tronng nắng trưa


NGUYỄN HOÀNGNHỚ MÃI NGÔI TRƯỜNG XƯA



NGUYỄN VIẾT TRÁC



Tuesday, March 3, 2009


KHÁNH HƯNG * KÝ & NGHỊ LUẬN



Thư gởi “Thành phần thứ Ba”


Khánh Hưng

I.


Tôi có một người chú bà con, có học nhất, có tư cách nhất, và được tôn
trọng nhất trong dòng họ.
Trước năm 1975, ông ấy là một linh mục Công
giáo trẻ, là hiệu trưởng của một trường trung học, và có chân trong
nhiều tổ chức xã hội có tiếng. Có thể nói, thời ấy, ông có đầy đủ, vừa
danh dự, vừa quyền hành, và cả vật chất. Các tổ chức nhân đạo phi
chính phủ cấp cho ông kinh phí một cách hào phóng để xây trường học và
các cơ sở xã hội mà ông muốn. Ông có đủ các loại xe và phương tiện để
phục vụ cho công việc của ông.

Các viên chức chính quyền miền Nam từ quận trưởng, tỉnh trưởng cho đến
những cấp cao hơn luôn tỏ ra kính trọng và cả sợ hãi chú tôi. Tôi đã
từng chứng kiến một tỉnh trưởng nói với ông: "Xin cha nguôi giận tha
cho con", dù ông tỉnh trưởng này lớn hơn ông trên 10 tuổi. Thế nhưng
ông là người thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình chống chính
quyền miền Nam một cách quyết liệt. Tôi luôn nhớ cái khẩu hiệu của
ông, "chính quyền miền Nam là một chính quyền tham nhũng, và thối nát."

Ngày 30/4/1975 , ông tỏ ra vui vẽ khi bộ đội giải phóng đến mượn trường
học và nhà ở của ông làm nơi đóng quân tạm. Sau ba tháng, bộ đội dọn
đi và họ dọn luôn toàn bộ cái tài sản công lẫn tư của ông. Họ không
chỉ tháo tôn, khung gỗ, mà cạy luôn cả gạch móng của tất cả những
trường học và cơ sở của ông. Tám tháng sau ngày miền Nam giải phóng,
ông bị đưa đi "cải tạo" trong thời gian hai năm. Vậy mà, suốt ba mươi
năm qua, tôi chưa hề thấy ông một lần dám cãi lại anh trưởng công an
xã, một học trò của ông đã bỏ học từ năm lớp 7 để theo đám du côn
trong vùng, và sau này thường xuyên bắt ông ngối viết kiểm điểm.

II.


Hôm nay tôi đọc trên báo Tuổi Trẻ bài "Sự Lựa Chọn Của Người Trí
Thức", nói về Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức nổi tiếng ở miền
Nam đi theo Cộng sản và đã từng giữ chức Chủ tịch Mặt Trận Giải phóng
Miền Nam Viện nam. Luật sư Thọ là người gốc Công Giáo và hoàn toàn
trưởng thành trong nền giáo dục Pháp. Ở miền Nam , ông đã có tất cả, từ
địa vị, vật chất, danh dự, và sự kính trọng. Thế nhưng ông đã bỏ tất
cả để đi theo cộng sản.

Sau năm 1975, gần như người ta không còn nghe đến tên ông. Tôi đã từng
đến nhà ông trên đường Phạm Ngọc Thạch trong một dịp lễ đặc biệt, và
đúng như lời đồn đãi, từ người gác cửa, lái xe, cho đến người y tá của
ông, đều do cơ quan "bảo vệ nội bộ" của Đảng cung cấp. Người Sài Gòn
kể rằng, trước lúc chết, ông có nguyện vọng được xưng tội với một linh
mục. Vì mục đích nhân đạo, chính quyền đã đồng ý với điều kiện là
người "thư ký" của ông phải đứng bên cạnh cuộc xưng tội giữa ông với
ông linh mục nọ.

III.


Thế hệ của tôi đã học chữ quốc ngữ qua dòng nhạc phản chiến đầy hào
khí Lạc Hồng của Trịnh Công Sơn. Khi tôi vào đại học, được nghe lời
truyền tụng về huyền thoại chống chiến tranh, được cho nhìn những tấm
ảnh nhạc sĩ họ Trịnh ốm yếu, với đôi kiếng cận dày, ôm cây dàn ngạo
nghễ hát trên một sân khấu phản chiến, giữa Trung tâm Sài Gòn với một
"lực lượng cảnh sát và mật thám" dày đặc của một chính quyền Miên Nam
"tay sai, tàn bạo, thối nát"; Vì thế, hơn cả sự ngưỡng mộ tài hoa của
một nhạc sĩ, trong lòng tôi còn dành cho họ Trịnh sự kính trọng đối
với một chí sĩ bất khuất trước cường quyền. Nhưng sau này, khi đi làm
và có cơ hội tiếp xúc với ông, tôi hoàn toàn thất vọng. Trịnh Công Sơn
rất sợ bị công an "thăm hỏi". Dù là một người xa lánh với những kẻ
quyền lực, Trịnh công Sơn luôn treo tấm hình ông chụp chung với nguyên
thủ tướng Võ Văn Kiệt ở phòng khách. Ông đã nhiều lần bày tỏ với bạn
bè một ý định ngây thơ và hết sức tội nghiệp là tấm ảnh đó có thể giúp
ông tránh bị công an chụp mũ. Một nhạc sĩ hàng đầu của một dân tộc,
từng hiên ngang công khai thách thức chính quyền miền Nam, đã trở nên
hèn hạ đến mức phải dùng một tấm ảnh để đánh lừa nổi sợ hãi của chính
mình.


Trước khi ông mất vài năm, tôi đã vài lần gặp ông trong các hội
nghị tổng kết của một số cơ quan tổ chức văn hoá tại Sài Gòn. Trong
tất cả các hội nghị đó, những hàng ghế danh dự được dành cho các cán
bộ văn hoá, tuyên huấn kể cả cấp quận huyện. Những cán bộ này phát
biểu, chúc tụng nhau nhưng không ai để ý đến ông. Ông ngồi lọt thỏm ở
các hàng ghế sau với một vài người bạn. Tôi xin lỗi vong hồn ông để
nói điều này: Cộng sản đã dành cho nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công sơn
vị trí của một trong số hàng ngàn "CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NHẠC..." không
hơn không kém. Thân phận của ông trong hai mươi sáu năm sau 1975, chỉ
trừ khi ông chết, còn kém hơn một cán bộ phòng văn hoá quận 1.

IV.
Tôi đến Mỹ trễ sau khi miền Nam đã được giải phóng hơn 20 năm. Ở Mỹ,
tôi có hai người bạn. Gọi là bạn nhưng họ đều lớn hơn tôi trên 10
tuổi, và cả hai là người miền Nam , đã đến Mỹ từ trước 30/4/1975 . Cả
hai đều có bằng tiến sĩ và đều có địa vị cao trong xã hội Mỹ. Hai
người bạn tôi nằm trong số những người thường hay về Việt Nam và luôn
ao ước cơ hội để giúp đỡ và phụng sự quê hương Việt Nam .

Điều đáng nói là, hai người bạn tôi luôn chỉ trích xã hội Mỹ, hệ thống
chính trị Mỹ, và các chính trị gia Mỹ. Nói về bất cứ lĩnh vực nào, họ
cũng đều tìm ra cái xấu, cái đáng phê phán của nước Mỹ. Ngược lại,
dường như bạn tôi tỏ ra dể dãi hơn đối với tình trạng ở Việt Nam và
dường như không có ấn tượng gì lớn đối với tình trạng tham nhũng -
thối nát trong xã hội cộng sản Việt Nam hiện nay. Có lần bạn tôi nói
rằng, ông mới đến Mỹ mà sao ông chống cộng hơn tôi?

Vì sao?

Tôi đã bỏ Việt Nam ra đi khi tôi ở lứa tuổi đã quá trễ để học một ngôn
ngữ mới, để tạo lập một nghề nghiệp mới, để có một mối quan hệ xã hội
mới, và để có thể làm quen với khí hậu ôn đới. Thế nhưng tôi đã phải
ra đi vì tâm trí tôi không thể chịu đựng nỗi sự hành hạ của những điều
bất công, thối nát, lừa dối, và tàn bạo đang xảy ra từng ngày xung
quanh tôi. Một buổi sáng, tôi thấy anh xe ôm đầu ngỏ nhà tôi trên
đường Lê Văn Sĩ, quận 3 dường như đang khóc. Tôi hỏi anh, và anh nói
rằng chiếc xe honda cũ của anh đã bị công an thu giữ, không biết làm
cách nào để xin lại. Lý do là vì xe honda ôm chỉ đựợc chở 1 người
khách nhưng hôm qua, anh đã chở một người khách - môt phụ nữ có đứa
con 5 tuổi. Tất nhiên, đứa bé 5 tuổi không thể ngồi một mình sau xe ôm
được. Nhưng "luật pháp" không phân biệt lớn nhỏ. Anh xe ôm nói, vì đó
là chuyến xe đầu tiên trong ngày, nên anh không có đủ 50 ngàn để "dúi"
cho anh cảnh sát giao thông, và vì thế, chiếc xe của anh đã bị tạm
giữ. Anh xe ôm này có ba đứa con. Chỉ riêng phải đóng "sổ vàng" để
được giữ chổ tại trường công lập gần nhà, mỗi đứa cần có 2 triệu, chưa
kể tiền học thêm hàng tháng... Trung bình mỗi ngày anh kiếm được 100
ngàn đồng bằng nghề xe ôm. Vợ anh bán bánh canh trong hẽm mỗi ngày
kiếm được khoảng 50 ngàn. Thu nhập của hai vợ chông cộng lại tính ra
chưa đủ tiền trường cho ba đứa con, chưa nói đến những bất trắc thường
xuyên xảy ra như vụ chiếc xe bị tạm giữ.

Ở Việt Nam , cứ 10 người bạn gặp, sẽ có 7 người có hoàn cảnh như anh xe
ôm nói trên.

Còn anh bạn tôi thì luôn chỉ trích nước Mỹ...

Tôi đã sống ở Mỹ hơn 5 năm, đã có ít nhất hai mươi lần liên hệ với các
cơ quan chính quyền. Tôi chưa hề bắt gặp một công chức nào thiếu nhã
nhặn và lịch sự với tôi ngay cả khi tôi đến để xin các khoản trợ cấp.
Không ai trong số hàng chục gia đình bà con và quen biết của tôi đã
sống tại Mỹ hơn 20 năm phàn nàn về một lần phải bị làm khó dể hay phải
lo lót cho công chức Mỹ.

Ở Mỹ, không nói đến chương trình phổ thông hoàn toàn miển phí, mà bất
cứ ai cũng có đủ cơ hội để đi học đại học. Gần như 100% người Việt Nam
di cư đến Mỹ đều đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp giáo dục (financial aid).
Do đó mà đã có tới hơn 45% người Việt đến Mỹ dưới 20 tuổi học xong đại
học hoặc trên đại học. ( California , Department of Education,
2004-Survey). Ở Việt Nam hiện nay, không dám nói đến bậc đại học, ngay
cả vào lớp một thôi, chỉ riêng tiền đóng "sổ vàng" trung bình là 1
triệu đồng cho một học sinh, khoản tiền này không được qui định bởi
luật pháp nhưng không phi pháp... Khoản tiền đóng "sổ vàng" này, như
báo Tuổi Trẻ từng đưa tin, có trường lên tới 5 triệu đồng cho một quốc
gia có mức thu nhập trên đầu người vào khoảng 7 triệu rưởi. Nhưng đó
chỉ mới là khoản nhập môn. Tổng các khoản chi học thêm, qùa cáp thầy
cô giáo, và phương tiện học hành của mỗi học sinh chiếm tương đương
với ít nhất là 1/3 số thu nhập của anh xe ôm kia.

Ở bất cứ phương diện nào, bạn cũng có thể thấy một khoảng cách rõ ràng
giữa hai xã hội.

Dì của tôi, năm nay trên 60 tuổi đang nhận chăm sóc một cháu bé 1 tuổi
tại Santa Cruze (CA) cho vợ chồng một kỹ sư người Việt. Hàng tuần dì
lái cũng một chiếc Toyota 2004 đi làm 5 ngày, mỗi tháng dì lãnh 1000
dollars tiền lương, chưa kể ăn uống và quà cáp trong các dịp lễ. Mức
thu nhập của dì tôi tương đương với mức lương trung bình của 4 kỹ sư
điện toán giỏi tại Sài gòn hiện nay.

Truyền thông Mỹ hôm nay (18/12/2005) xôn xao đưa những chỉ trích và
đánh giá gay gắt về việc Tổng thống Bush đã có lần cho phép cơ quan an
ninh quốc gia theo dõi điện thoại và email của nghi phạm khủng bố
trong nước Mỹ. Cũng trong thời gian này, ở Việt Nam xảy ra một chuyện
ngược lại: Công an tống giam biệt tích hai anh em nhà ở đường Nguyễn
Kiệm vì tội tham gia diễn đàn Paltalk nhưng không có một dòng tin nào
xuất hiện trên 500 tờ báo hiện có tại Việt Nam.

Chỉ cần nhìn sơ qua, bạn cũng có thể thấy, những điều mà bạn chưa hài
lòng ở nước Mỹ là những điều mà đồng bào của bạn dù nằm mơ cũng không
thấy được. Chỉ cần lướt qua vài hình ảnh và số liệu, bạn cũng có thể
thấy cái bất công trong xã hội Mỹ này chỉ bằng một viên bi trong một
giỏ bi bất công dưới chế độ cộng sản. Ở trên trái đất này, không hề có
thiên đường. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hòan
hảo, mà là một xã hội có ít sự bất công hơn, có ít sự lừa dối hơn, và
có ít cái xấu hơn. Trong ý nghĩa này, thì nuớc Mỹ là một mô hình tốt
hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam cộng sản, nơi mà sự ác, sự bất
công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội.

Quí vị "Thành phần thứ ba" giống như những đứa bé nhà giàu đang sống
êm ấm trong một lâu đài nhưng luôn nhìn qua cửa sổ, mơ tưởng được làm
một chú bé mò cua trên cánh đồng đàng xa, dưới bầu trời đầy nắng, và
bên cạnh một khu rừng nhiệt đới bí ẩn... Nhưng khi nào quí vị trở
thành chú bé nhà nghèo kia, thì quí vị sẽ thấy công việc mò cua hoàn
toàn không có mảy may của sự lãng mạn, nhưng là một sự khốn khó đến
cùng cực vì lạnh, vì đói, vì nắng, và những những cơn sốt nghiệt ngã
do cánh rừng kia mang lại.

Tóm lại, "Thành phần thứ ba" là những người có thừa nhiệt huyết và
dũng khí để đấu tranh quyết liệt chống những chính quyền của những xã
hội dân chủ nhưng thiếu sự can đãm tối thiểu để bảo vệ một sự công
bằng căn bản nhất dưới những chế độ độc tài. Và như thế, dù không chủ
ý, "thành phần thứ ba" đã bắc một nhịp cầu cho các chế độ độc tài như
cộng sản Việt Nam .





TIN TỨC & BÌNH LUẬN



Hải quân Trung Quốc và dự tính "chia đôi Thái Bình Dương"
01/03/2009
(QuocTe) - Trung Quốc đề nghị cùng Mỹ “chia đôi Thái Bình Dương” và tính 3 nước cờ trước tuyên bố mới đây của Philippines.

Tờ Thái dương và tờ Đông phương (Hong Kong) gần đây cho rằng hải quân Trung Quốc đã và đang thực hiện một loạt hành động bố trí mang tầm chiến lược, khiến Mỹ đặc biệt quan tâm. Vì từ sau Chiến tranh Triều Tiên đến nay Mỹ là nước giữ vai trò chủ đạo về quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dư luận cho rằng những hành động này của hải quân Trung Quốc là những bước đi đầu tiên hướng tới "chiến lược nước xanh", tức là xây dựng lực lượng hải quân thành hải quân viễn dương.
Bước đi đầu tiên hướng tới "chiến lược nước xanh”
Tháng 12/2008, hải quân Trung Quốc điều động ba chiến hạm tới vùng biển Somali, tham gia hoạt động hộ tống tàu thuyền qua lại vùng biển này; tiếp đó hai tàu thăm dò hải dương của Trung Quốc đã phá vỡ sự phong tỏa của Nhật Bản, tiến sâu vào vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư, thực hiện khảo sát, khiến Nhật Bản bị bất ngờ.

Cũng trong thời điểm này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai nói tới khả năng Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tàu sân bay, ngoài ra, Tư lệnh lực lượng hải quân Trung Quốc, Ngô Thắng Lợi, đã thăm một số nước xung quanh Trung Quốc.

Các hành động này của hải quân Trung Quốc là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từng bước thay đổi, thậm chí bỏ chiến lược "phòng ngự biển gần", chuyển sang phát triển theo hướng "hải quân viễn dương".

Tướng Mỹ thăm một cơ sở hải quân Trung Quốc

Thực tế hiện nay, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, chiến lược "hải dương nước xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.
Mới đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng Timothy J. Keating công khai nhận định rằng một loạt hành động mang tầm chiến lược gần đây của hải quân Trung Quốc cho thấy tham vọng hải dương của Trung Quốc rất lớn.

Hải quân Mỹ cho rằng tàu chiến của hải quân Trung Quốc tiến vào vùng biển Somali thực sự là bước tập dượt đầu tiên hướng tới xây dựng một lực lượng "hải quân viễn dương" của Trung Quốc. Khi Trung Quốc có tàu sân bay, trong tương lai, rất có thể sẽ rơi vào tình trạng Trung Quốc quản lý Tây Thái Bình Dương (tức là vùng biển Đông Á), còn Mỹ sẽ quản lý Đông Thái Bình Dương!
Hiện thực đang đòi hỏi Trung Quốc phải vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quân sự, tập trung ưu tiên cho hải quân và không quân. Tuy nhiên, hướng tới một "chiến lược nước xanh" và xây dựng lực lượng "hải quân viễn dương" hiện vẫn là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế nhanh, cũng như vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng nâng cao sẽ là nền tảng để Trung Quốc đạt được mục tiêu này.
Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương
Theo Tapei Times, ngày 22/2/2009, Đô đốc Timothy Keating đã bày tỏ một chút ngạc nhiên trước tuyên bố quá nhanh của bà Clinton tại Bắc Kinh về hợp tác quân sự Mỹ - Trung. Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đồng ý trên nguyên tắc nối lại trao đổi quân sự với Quân Giải phóng bị ngưng lại tháng 10/2008 sau khi Mỹ đồng ý bán hơn 6 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan.

Tuy vậy, các nhìn nhận về hợp tác quân sự vẫn còn khác nhau. Phát biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Hàn Quốc tuần qua, Đô đốc Keating cho biết một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, theo đó, Trung Quốc sẽ "lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, còn Mỹ lo từ Hawaii sang phía Đông". Nhưng Đô đốc Keating nói ông đã trả lời "No, thanks!" (Không, xin cảm ơn). Ông cũng nói tham vọng xuất xưởng hai tàu sân bay trong năm 2015 của Trung Quốc không dễ thực hiện và điều khiển hàng không mẫu hạm sẽ còn khó hơn.

Với điệu tango Trung-Mỹ, nơi sự gắn kết không đến từ trái tim mà từ nhu cầu kinh tế, năng lượng, chắc còn phải đợi có thêm thời gian nữa mới thấy kết quả. Gần đây, người ta hay nói đến liên minh Chimerica (do sử gia Niall Ferguson đưa ra - biểu tượng của sự chắp ghép Trung Quốc và Mỹ), nơi đồng tiền không phải là petrodollar mà là Sinodollar, ám chỉ sự lệ thuộc Trung - Mỹ về hàng hóa, đầu tư và hàng trăm tỷ đô la trái phiếu Kho bạc Mỹ mà Trung Quốc đang nắm.
Theo một bài thuyết trình của một học giả Mỹ tại Đại học Texas gần đây, từ khoảng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã sử dụng một công thức tổng hợp để thực hiện tham vọng của mình: (i) tấn công quân sự qui mô nhỏ; (ii) thực hiện đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp; (iii) đe doạ bằng vũ lực đối với ngư dân hoặc sử dụng sức ép kinh tế đối với các tập đoàn dầu khí quốc tế nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên ở vùng tranh chấp; (iv) chia rẽ các nước trong khu vực bằng kinh tế và ngoại giao; (v) tuyên truyền chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề biển Đông trên toàn thế giới để các nước phải e ngại.

Công thức này của Trung Quốc có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền của họ đối với biển Đông trên thực tế (de facto), mặc dù về mặt pháp lý (de jure) điều này không biện hộ được.
Các nước Đông Nam Á ở thế yếu
Theo học giả trên, các nước ASEAN đã tỏ ra rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này ra công luận quốc tế, trong khi Trung Quốc đã làm tốt việc tuyên truyền về chủ quyền của họ. Do vậy, các nước ASEAN có tranh chấp không được công luận quốc tế ủng hộ như đối với Trung Quốc.

Ngoài ra, các nước Đông Nam Á thường phản ứng rất yếu trước các bước đi của Trung Quốc. Đứng một mình, mỗi nước ASEAN đều yếu hơn Trung Quốc về mọi mặt. Nhiều nước ASEAN lại đang rơi vào khủng hoảng, nên không hợp tác được với nhau.

Soái hạm của hải quân Phillipines

Vì vậy, việc Phủ Tổng thống Philippines ngày 19/2 cho biết, sẽ đưa những tranh chấp về chủ quyền liên quan đến quần đảo Nam Sa ra Liên hợp quốc giải quyết đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ tại Trung Quốc.
Theo Tinh đảo hoàn cầu (Hong Kong), ngày 21/2, chuyên gia về vấn đề hải quân Bắc Kinh cho rằng, Trung Quốc có thể đi ba nước cờ: Một là đẩy nhanh việc xác định đường cơ sở lãnh hải; hai là tăng cường hữu hiệu việc quản lý và khống chế hành chính; ba là tăng cường chuẩn bị tác chiến trên biển về vũ khí và huấn luyện, bảo vệ quyền của Trung Quốc.

Chuyên gia hải quân nêu trên cho rằng, công tác xác định đường cơ sở lãnh hải của Trung Quốc vẫn đang được tiến hành trong những năm gần đây, tiến triển tại Hoàng Hải và Đông Hải tương đối nhanh, xác định tọa độ địa lý, kinh độ, vĩ độ căn cứ theo Công ước luật biển Liên hợp quốc cũng như sự phát triển, diễn biến và tập quán lịch sử.

Tiến triển tại những vùng biển đang có tranh chấp tương đối chậm. Cách làm thông qua lập pháp xác định đường cơ sở lãnh hải lần này của Philippines cũng đã cảnh tỉnh Trung Quốc cần đẩy nhanh công tác xác định đường cơ sở lãnh hải nhằm tăng cường tính bảo đảm về pháp lý đối với quyền lợi chủ trương, cũng như đảm bảo căn cứ trong giao thiệp ngoại giao.
Các nhà quan sát cho rằng bây giờ mà xung đột quân sự trên biển thì lại tạo cớ cho Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra Đông Nam Á và ảnh hưởng đến việc triển khai chủ thuyết “thế giới hài hòa”, “các bên cùng thắng” của lãnh đạo Bắc Kinh.

Trong cuộc tranh chấp, các nước nhỏ có công cụ hoặc đòn bẩy nào tất nhiên sẽ dùng cái đó. Điều đang làm Trung Quốc e ngại phần nào, đó là Mỹ. Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút ra khỏi khu vực này. Cứ mỗi cuộc xung đột mà Trung Quốc tiến hành trên biển mười mấy năm qua, Mỹ lại tăng cường sự hiện diện trở lại khu vực này của thế giới.

Mới đây, khi đề cập đến sức mạnh tăng lên của hải quân Trung Quốc tác động thế nào đối với vị trí Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates tuyên bố trước Quốc hội, Mỹ sẵn sàng đương đầu với bất kỳ "mối đe dọa quân sự nào của Trung Quốc trong thời gian tới"./.(TuChao)



-Aloha from Hawaii

CHU QUANG * CÂU CHUYỆN CỦA LOU



Truyện ngắn của Chu Quang
Câu chuyện của Lou
Mỗi lần về Washington công tác, Lou thường gọi cho tôi và hai đứa kéo nhau ra quán chị Nguyệt ở đường Wilson.

Tôi thường gọi nó với cái tên thân mật là Lou, trong khi tên đầy đủ của nó là Louis Turner, Cố Vấn Giao Tế Quần Chúng tại sứ quán Hoa Kỳ trên đường Láng Hạ của Hà Nội.

Trước năm 75, nhà ngoại giao mới tò te đầy nhiệt huyết Lou làm tại Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tại Sài Gòn; trong chức vụ này, nó hay liên lạc vC3 giúp đỡ hội Việt Mỹ ở đường Mạc Đỉnh Chi, qua đó nó mê con em gái tôi, đang học thêm Anh văn ở đó. Tuyết Minh cuồng nhiệt đáp lại mối tình của Lou và muốn lấy Lou, bất chấp sự chống đối của bố tôi, một công chức trung cấp. Là một người bảo thủ, có tinh thần dân tộc cao, bố tôi mắng Tuyết Minh vợ chồng khác giống, khác văn hóa không ở với nhau được lâu, và xã hội miền Nam bấy giờ ai cũng coi tất cả những ai lấy Mỹ đều là Me Mỹ. Hai đứa nó yêu nhau có lẽ vì gốc Tây. Ông nội Lou từ Pháp sang Mỹ lập nghiệp, Tuyết Minh là dân Marie Curie. Thỉnh thoảng biết ý người yêu, mỗi khi có dịp đi công tác ngoài Việt Nam về, Lou thường mang tặng những món đặc sản của Paris, như các đĩa 45, khi thì Francoise Hardy, khi thì Charles Aznavour.

Nh ng ngày cuối cùng của tháng Tư năm 75 Lou kẹt công tác ở HongKong. Nó nhờ một thằng bạn lo thủ tục di tản bằng C-141 cho Tuyết Minh và bố mẹ tôi. Lúc bấy giờ tôi đã bị bắt và nhốt ở trại A-30 khi tiểu đoàn Dù của tôi từ Sài Gòn tăng phái cho mặt trận Khánh Dương ở vùng II bị tan hàng. Cả ba đều có tên trong manifest trên một chuyến C-141, có giờ giấc địa điểm tập trung để lên xe bus vào Tân Sơn Nhất, nhưng đến bây giờ tôi cũng không rõ chính xác vì lý do nào không đi được. Sau này mẹ tôi nói lại bố mày tin vào cậu Đài, người bà con của ông Dương Văn Minh, nói đừng đi đâu cả, miền Nam thế nào cũng trung lập; còn mẹ thì lo âu không có tin tức gì của con. Nhưng tôi thì tôi nghĩ bố tôi trong đáy lòng không muốn xa quê hương. Và đAn khi ông đã “sáng mắt sáng lòng” cả nhà gom góp lại chỉ đủ vàng cho một người đi chui. Bố tôi nài nỉ con Minh mày cứ đi trước đi, sau này bảo lãnh được bố mẹ thì tốt, không thì ít ra cuộc đời mày cũng ít khốn nạn hơn bố mẹ bây giờ. Tuyết Minh rời bến Ghềnh Hào ở Bạc Liêu rồi từ đó không còn tin tức gì nữa.

Lou nói với tôi trong những năm đầu tiên sau tháng Tư năm 75, nó xin về cạo giấy tại Bộ Ngoại Giao trên đường 23 để có dịp đi tìm Tuyết Minh ở khắp các trại tỵ nạn bên Mỹ; hoặc nhờ Hồng Thập Tự đi tìm ở Úc, Canada, Pháp… nhưng chẳng nơi nào cho nó một tin tốt.

Thất vọng và chán nản, nó lại tiếp tục cái nghề ngoại giao với những nhiệm sở mới, khi thì Đông Âu, khi thì Phi Châu, khi thì Á Châu, khi thì trở lại cạo giấy ở Washington; mỗi nơi trải qua một vài mối tình lẻ, một lần lấy vợ cùng da trắng nhưng sống với nhau vài năm thì chia tay, chẳng có cái nào bền; vì dường như lúc nào nó cũng “yêu qua bóng dáng của Tuyết Minh”.

Thực tình mà nói, sau cú 30 tháng Tư, sau 9 năm cải tạo, bố tôi mất trong thời gian này, sau gần chục năm sống lây lất ở Sài Gòn, đến Mỹ theo diện HO; tôi chẳng còn chút tin tưởng nào nơi người Mỹ; nhưng mỗi khi nhắc đến những gì có liên quan đến Tuyết Minh, cặp mắt của Lou có những nét lạ lùng, vừa đau khổ, lãng mạng, say sưa, tuyệt vọng, có lẽ do giòng giống của Ronsard, Lamartine để lại; nên tôi vừa tin vừa ngạc nhiên. Dầu gì thì nó cũng là ân nhân của tôi. Nó mò ra tôi nhờ Hội Nhảy Dù đị a phương, khi đó Phúc là Hội Trưởng, trong lúc tôi chưa biết lái xe ở Mỹ, thu xếp cho tôi một chân Computer Operator ca đêm trong một công ty do bạn nó có phần hùn. Nhớ những ngày đầu vào làm, tôi hoang mang lo lắng không biết có làm nổi không, Lou thỉnh thoảng phải động viên tôi theo kiểu “không vấn đề gì, anh chỉ huy một đại đội Nhảy Dù được thì chỉ huy cái dàn máy tính đó là đồ bỏ”. Mấy chú Mỹ con làm chung ca đêm với tôi coi bộ cũng ớn cái anh chàng Việt Nam có tóc bạc này. Mấy chú bảo nhau chớ đụng đến ông ấy, dù sao thì ông ta cũng là một hero theo tiêu chuẩn Mỹ, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã thưởng ông ta một huy chương khá cao, nhờ đã chỉ huy trung đội cứu được một phi hành đoàn trực thăng Mỹ rớt xuống vùng Việt Cộng.

CuE1i cùng thì Lou cũng xin được một tour thứ nhì tại Việt Nam cách đây hai năm. Nó nói với tôi đây là nhiệm sở cuối cùng trước khi về hưu, bởi vì “nhiệm sở đầu tiên của tôi là Việt Nam thì nhiệm sở sau cùng phải là Việt Nam, dường như có một cái duyên nợ gì đó mà tôi không giải thích được”. Trong nghề, nó thuộc ngạch Phó Đại Sứ, nhưng đến Việt Nam lần này, nó chấp nhận chức Cố Vấn Giao Tế Quần Chúng. Vì có thâm niên cao nhất trong số các cố vấn, nên Đại Sứ Marine xem nó là nhân vật số hai, thỉnh thoảng thay mặt ông về Washington họp hành.
(ĐS Marine tại Trung tâm Da Liễu Hà Nội — Nguồn: hanoi.usembassy.gov)

Nhân viên mang quốc tịch Mỹ tại sứ quán Mỹ không phải chỉ là người của Bộ Ngoại Giao. Bên cạnh đó chủ yếu còn có người của cơ quan viện trợ USAID-nay mai có thể sáp nhập với Bộ Ngoại Giao; Bộ Thương Mại-giúp các công ty Mỹ muốn làm ăn tại Việt Nam hoặc làm những công việc như theo dõi các công ty thủy sản Việt Nam có tranh chấp phá giá với Hoa Kỳ; Bộ Quốc Phòng-tìm kiếm MIA quân nhân nhân Mỹ mất tích, trong số người của Bộ Quốc Phòng lại có DIA, người của tình báo quốc phòng theo dõi tình hình của quân đội Việt Nam, các chuyển động của quân đội Trung Quốc ở vùng biên giới Hoa-Việt, ghi nhận các phái đoàn quân sự ngoại quốc, đặc biệt là Trung Quốc, đến Việt Nam. Dĩ nhiên phải có người của CIA, mà người thuậ t chuyện tạm gọi là Trú Sứ CIA, để nhớ đến Người Thứ Tám, cha đẻ của điệp viên đào hoa Tống Văn Bình Z-28 của miền Nam trước 75.

Công việc hiện nay của Lou ở Hà Nội gồm hai mặt đối nội và đối ngoại. Đối nội là thu xếp cho các phóng viên của các đài truyền hình, phát thanh, báo chí Mỹ đến Việt Nam để tường thuật về hoạt động của người Mỹ tại Việt Nam và thu xếp cho Đại Sứ những việc cần thiết mỗi khi về Mỹ họp với Bộ Ngoại Giao, Quốc Hội, hoặc cộng đồng người Việt. Đối ngoại là tạo một hình ảnh tốt đẹp về nước Mỹ trước mắt người dân Việt Nam. Tổ chức những chuyến tham quan cho các nhà báo Việt Nam đến xem những dự án do Hoa Kỳ tài trợ, như dự án dọn dẹp mìn bẫy ở=2 0Quảng Trị, dự án HIV/AIDS ở Hà Tây, và gần đây là dự án cúm gia cầm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính Lou đã đưa ý kiến sử dụng một tàu chiến của Hải Quân có Hạm Phó là một người Mỹ gốc Việt, khi Hà Nội chấp nhận cho tàu Mỹ ghé cảng Sài Gòn. Theo dõi dư luận báo chí, truyền thanh, truyền hình của Việt Nam xem họ nghĩ gì về các chính sách của Mỹ, dưới trướng Lou có bốn nhân viên người Việt thuộc ngạch FSN -Foreign Service National, người địa phương làm cho ngành ngoại giao Mỹ- lo chuyện này. Lou có một số bạn nhà báo trong các tờ Nhân Dân, Tuổi Trẻ và Thanh Niên; nhưng rõ ràng là những bạn này vẫn giữ thái độ dè dặt, “có mặt mình thì họ nói khác, không có mặt mình thì họ nói khác, xã hội Việt Nam bây giờ muốn tồn tại20thì phải đóng nhiều vai”. Thu xếp cho các Dân Biểu, Nghị Sĩ đến gặp các nhân vật hô hào dân chủ, các nhà sư không thuộc giáo hội quốc doanh; cũng là chức năng của Lou, và công việc này khá phức tạp, mỗi lần phải thuyết phục phía “đối tác” bên Bộ Ngoại Giao Việt Nam khản cả cổ mới xong. Hai phòng thông tin Hoa Kỳ ở Hà Nội và Sài Gòn cũng nằm dưới trướng của Lou. Ngoài ra, Lou còn quản lý một số chương trình như Fulbright, chọn lựa một số trí thức Việt Nam thuộc đủ mọi ngành nghề, đài thọ họ một chuyến đi Mỹ trong vài tuần, vài tháng hoặc cả năm, để họ có dịp chứng kiến tận mắt những xấu tốt của nước Mỹ. Cố Nghị Sĩ Fulbright đã đặt ra chương trình này với quan niệm rằng cách tốt nhất để quảng cáo cho nư c Mỹ, là đưa người ngoại quốc đến Mỹ để nhìn thấy chế độ dân chủ dựa trên kinh tế thị trường thực sự vận hành như thế nào để rồi sau khi về nước, những người đó sẽ có những suy nghĩ, tư duy, so sánh và hành động.

Sau khi cạn món nhắm đầu tiên-hến xúc bánh tráng, và ly rượu đỏ đầu tiên-Merlot California 2001-của quán chị Nguyệt, Lou bắt đầu kể.
(Metro Foggy Bottom — Nguồn: stationmasters.com)

Ra khỏi trạm metro Foggy Bottom, tôi quẹo mặt, bỏ lại trường đại học Washington phía sau để đi bộ về hướng Bộ Ngoại Giao, dọc theo đường 23.

Quãng đường nay không xa lạ gì với tôi, chỉ có ba=2 0block thôi nhưng không hiểu sao hôm nay nó dài thế, và tôi hơi có hơi mệt mỏi. Không phải vì jet lag sau gần 20 tiếng đồng hồ ngồi máy bay, ngủ gà ngủ gật, mà vì có lẽ kinh nghiệm trong nghề cho biết mình sẽ dự một cuộc họp nếu không quan trọng thì cũng sắp sửa dẫn đến một biến chuyển quan trọng.

Đáng lý ra Đại Sứ Marine phải dự cuộc họp này, nhưng ông nói tình hình khẩn trương buộc ông phải ở lại Hà Nội. Đảng cộng sản đang có những cuộc họp trù bị để sắp xếp ban lãnh đạo mới, chủ yếu là Bộ Chính Trị, hay cụ thể hơn là Thường Trực Bộ Chính Trị. Tất cả quyền lực gồm bộ máy công an chìm nổi khổng lồ ở mọi ngõ ngách đều nằm trong tay một nhúm người. Theo lối tổ chức của cộng sản, đảng đồng nghĩa với chính phủ – đúng ra là ông đảng trên ông chính phủ, Thủ Tướng muốn cách chức một đảng viên Bộ Trưởng phải hỏi đảng, đảng lắc đầu thì Thủ Tướng không cách chức được, vẫn phải tiếp tục làm việc với cái anh thuộc cấp mà mình muốn đuổi đi. Mà Đảng viết hoa là ai, có phải 80 triệu người Việt không, không; có phải 2 triệu đảng viên không, không; có phải là gần 200 mạng trong Ban Chấp Hành Trung Ương không, không; có phải là mười mấy anh trong Bộ Chính Trị không, không. Hóa cho nên rút cục những chức vụ quan trọng nắm quyền sinh sát là nhúm người trong Thường Trực Bộ Chính Trị, hay cụ thể hơn, là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, và Chủ Tịch Quốc Hội. Anh Bộ Trưởng có tội chỉ cần chạy án với mAy cụ to đầu này là xong, nhiều khi không cần chạy mấy cụ to đầu này cũng phải đưa tay ra giúp, nếu không thì bứt giây động rừng.

Cũng giống như hai người tiền nhiệm, nhiệm vụ của Đại Sứ Marine là tạo điều kiện thuận lợi để bốn chức này nói riêng, và Thường Trực Bộ Chính Trị nói chung, phải có đa số là người ngả theo Washington, thay vì Bắc Kinh. Nhiệm vụ này không dễ gì, nói theo người Mỹ là “to fight a losing battle”; vì Hà Nội gần với Bắc Kinh hơn là Washington; cách cai trị của Hà Nội và Bắc Kinh cũng giống nhau, cha truyền con nối, xem dân là con cái trong nhà, ông đặt đâu chúng mày phải ngồi đấy. Một cái khó nữa của Đại Sứ Marine ở Hà Nội là bây giờ ông không có được cái thế giống như Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn trong n8 3m 1963. Tuy nhiên, nhờ hai người tiền nhiệm đã dọn đường khá tốt, Đại Sứ Marine có thể đóng vai dứt điểm, nhiệm sở này có thể định đoạt sự nghiệp ngoại giao của ông, giúp ông đi vào lịch sử, vì ông đã được miêu tả như là người “vừa có kinh nghiệm với người Việt, vừa có kinh nghiệm với người Tàu”.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, lịch sử Việt Nam không được viết tại Hà Nội hoặc Sài Gòn mà khi thì Genève, khi thì Paris, khi thì Washington. Cũng không viết bởi những cái tên Đinh Lê Lý Trần mà những cái tên như Bundy, Harriman, Lodge, Habib, Kissinger; những người đã có thời ra vào hằng ngày tòa nhà nằm góc đường 23 và C của Washington. Thời thế thay đổi, tòa nhà đó lúc trước phải cạnh tranh với điện Kremlin và những người ngồi ở Trung Nam Hải, nhưng bây giờ tuy chỉ còn Trung Nam Hải, nhưng Trung Nam Hải này quá mạnh.

Một lý do nữa khiến tôi nghĩ rằng cuộc họp này quan trọng vì đã đến lúc tôi phải công khai hóa cuộc tình giữa tôi và Hoài Thu, kém tôi nhiều tuổi, cán bộ của Vụ Báo Chí Nước Ngoài thuộc Bộ Ngoại Giao, nằm trên đường Khúc Hạo. Không biết có phải là tình yêu thực sự hay không nhưng có vẻ cũng “nặng” rồi. Chúng tôi quen nhau do công việc tiếp xúc thường xuyên, rồi bỗng dưng thấy không thể thiếu nhau, nhưng mọi chuyện yêu đương phải làm trong trong lén lút, và tình trạng này không thể kéo dài. Hoài Thu nói nếu phải bỏ đảng thì không sợ, chỉ sợ gia đình nàng bị kéo theo những chuyện lôi thôi phức tạp.

*****

- Chờ chút đã, Lou. Tôi tưởng bây giờ người Hà N ội thích, nếu không muốn nói là tự hào, cho con cái mình lấy người Mỹ nói riêng và Tây nói chung?

- Đúng, nhưng vẫn còn một số rất nhỏ đảng viên có quyền lợi dính chặt với đảng. Họ chỉ muốn hàng hóa, công nghệ, đôla của Mỹ chứ không muốn tổ chức chính quyền theo kiểu Mỹ, bởi vì như vậy là họ tự giết họ. Cái số của tôi cứ phải liên lụy với phụ nữ Việt Nam, lần trước với Tuyết Minh chẳng đi tới đâu, có vấn đề với bố nàng; lần này với Hoài Thu chưa biết đi về đâu, trước mắt có vấn đề với đảng.

- Là dân ngoại giao chuyên nghiệp, cậu không ngại quan hệ tình cảm với đảng viên cộng sản sao?

- Dĩ nhiên Bộ Ngoại Giao sẽ thắc mắc với tôi vì quan hệ tình ái với một đảng viên hay c ựu đảng viên cộng sản, nhưng lúc đó thì tôi đã về hưu rồi. Về mặt chính thức, Hoa Kỳ và Việt Nam không phải là kẻ thù, Bộ Ngoại Giao hoặc chính phủ liên bang có thể không sử dụng tôi, nhưng không thể cấm tôi sống với người Việt Nam, dù có gốc cộng sản hay không.

- Trước khi nghe cậu kể tiếp, tôi có câu hỏi. Thời buổi Internet, email, vệ tinh viễn thông, hội thoại truyền hình; tại sao không sử dụng mấy phương tiện đó cho nhanh, mà phải đích thân từ Hà Nội bay về Washington họp?

- Các phương tiện đó chỉ sử dụng cho các cuộc họp bình thường. Cơ quan phản gián của Hà Nội và Bắc Kinh cũng gớm lắm, mấy lần họ đã cho hacker xâm nhập hệ thống điện tử của chúng tôi ở sứ quán. Cũng may nhờ có Christine Trần phát hiện kịp nên chB B bị mất những dữ liệu không quan trọng. Christine là chuyên viên bảo vệ an ninh máy tính, tốt nghiệp đại học Fullerton ở California. Cô ta xem công việc ở sứ quán vừa là chuyện để lãnh lương, vừa là “sứ mạng” phải làm một cái gì cho cha cô, một sĩ quan chế độ Sài Gòn chết trong trại cải tạo.

- Okay. Cậu cho nghe tiếp.

***********

Mở đầu buổi họp, Đại Sứ Christopher Hunt yêu cầu từng người báo cáo tình hình. Đây là lần đầu tôi họp với ông. Là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ngạch Đại Sứ, chức vụ của ông bây giờ là Trợ Lý Ngoại Trưởng về Châu Á Thái Bình Dương. Ông được Ngoại Trưởng Rice chỉ định để thay thế cho Jim Kelly khi bà Rice thay ông Powell. Kinh nghiệm chính của Chris là Triều Tiên sau nhiều năm làm đại sứ ở Seoul. Trong buổi hB Bp đầu tiên với các đại sứ thuộc trách nhiệm của mình, Chris đề ra những ưu tiên trong kế hoạch hành động của ông là làm thế nào giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và kế đó là giữ cho các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á ngồi yên một chỗ, đặc biệt là nhóm Jemah-Islamiah tại Indonesia. Như vậy, theo tôi hiểu, Việt Nam không phải là ưu tiên số một của Chris; và ông ta cũng không có nhiều kinh nghiệm để đối phó với Việt Nam cùng mối liên hệ tay ba phức tạp giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Washington.

Một trong những người đứng phó cho Chris là Eric Johnson, phụ trách Việt-Miên-Lào và Miến Điện. Tôi không biết nhiều về Eric, chỉ gặp một lần khi ông đến Hà Nội tháng trước. Ông giữ chức này cùng thời gian với Chris, khi bà Rice thay ông Pow ell. Người trực tiếp phụ trách Việt Nam, Vietnam Desk, dưới trướng của Eric là Helen Dunlap, chuyên viên ngoại giao với sáu bảy năm trong nghề.

Người cuối cùng trong buổi họp là Matthew Duly, Chủ Tịch Hội Đồng Phát Triển Thương Mại Hoa Kỳ-ASEAN. Matthew trước đây ngồi ở cái ghế của Eric bây giờ. Sau khi nghỉ hưu, ông xoay được cái chức này để vừa ăn lương hưu, vừa ăn lương tượng trưng trong Hội Đồng, vừa có dịp du lịch các nước ASEAN. Giống như CIA có những tổ chức bình phong để thu lượm thông tin, Bộ Ngoại Giao có những tổ chức “con”, mang tính cách tư nhân – như hội đồng phát triển thương mại, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện… - để hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của mình. Đáng lý ra Matthew không có tư cách để ngồi trong buổi họp n y, ông không còn là người của nhà nước nữa, ông ta đã “out of the loop", nhưng Chris mời ông đến vì cần đến kinh nghiệm và kiến thức của ông.

Matthew cũng là người lên tiếng đầu tiên trong buổi họp:

- Trong nỗ lực đưa Hà Nội đến gần với Washington hơn, trong thời gian qua, hội đồng chúng tôi đã thuyết phục Intel đến Việt Nam lập nhà máy sản xuất chip, thuyết phục ông Bill Gates đón Thủ Tướng Việt Nam tại Seattle và đồng thời thuyết phục ông Gates đến thăm Việt Nam một chuyến dù ông ta biết rằng các sản phẩm nhái của Microsoft được bày bán công khai trên đường phố. Trong tháng 3 vừa qua, đích thân tôi đã hướng dẫn một đoàn doanh nhân Mỹ đến Việt Nam, gồm nhiều cái tên lớn của nhiều ngành nghề như ACE, Alticor, Anheuser-Busch, Boeing, Citigroup, FedEx, Ford, GE, Oracle, Phillip Morris, Time Warner, và UPS. Mục đích là để Hà Nội thấy đang có nhiều công ty Mỹ muốn làm ăn tại Việt Nam. Ngược lại, thông qua Hội Đồng Thương Mại Việt Mỹ của Virginia Feet, chúng tôi cũng đưa một số đoàn doanh nhân Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ để tìm hiểu thị trường, cung cách làm ăn của các công ty Mỹ.

Chris đặt câu hỏi:

- Chúng ta sẽ tiếp tục để cho thâm hụt mậu dịch giữa hai nước kéo dài trong bao lâu?

Eric trả lời:

- Thâm hụt với Việt Nam không đáng kể so với thâm hụt với Trung Quốc cho nên chúng ta vẫn còn tiếp tục được, để phục vụ cho chính sách ngoại giao. Điều cần nhất là Hà Nội cần hiểu được rằng Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ mạnh nhất các sản phẩm của Việt Nam; đặc biệt là hàng dệt may, giày da, và thủy sản. Các ngành này liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người Việt, lớp người này thất nghiệp sẽ tạo bất ổn xã hội. Còn như nếu muốn thăng bằng mậu dịch thì không có gì khó, chỉ cần bán vài chiếc Boeing cũng đủ huề với cả triệu pao cá basa.

Lou chen vào:

- Tôi xin trở lại đề tài Bill Gates mà Matt vừa nói lúc nãy. Nếu được thì xin Matt thuyết phục ông Gates đến Việt Nam lúc Đại Hội 10 đang họp để thứ nhất là để ủng hộ tinh thần cho phe cấp tiến muốn hợp tác với Washington, thứ hai là để chứng tỏ Hoa Kỳ chủ yếu chỉ muốn giúp Việt Nam phát triển kinh tế chứ không muốn áp đặt về chính trị.

Chris thắc mắc:

- Nhưng có kịp hay không và liệu Hà Nội có chịu tiếp ông Gates trong lúc đại hội đảng=2 0đang họp hay không?

Lou trả lời:

- Tôi nghĩ là kịp. Dù sao bên cạnh sự kiện tỷ phú, ông Gates còn là một người yêu nước. Chúng ta sẽ thuyết phục ông dành chút thời giờ bận rộn đến thăm Việt Nam để làm đẹp bộ mặt nước Mỹ thì chắc ông không nỡ từ chối. Khi Thủ Tướng Phan Văn Khải đến gặp ông Gates ở Seattle trong chuyến đi Mỹ, ông Khải có nói bất cứ lúc nào ông Gates đến thăm Việt Nam cũng được welcome. Dù sao ông Khải cũng là dân miền Nam, sẽ tôn trọng lời hứa; bên cạnh đó, chúng ta cũng bắn tin nói rằng nếu ông Gates không đến Việt Nam trong lúc này thì còn lâu lắm mới đến được. Sự có mặt một doanh nhân số Một của Mỹ trong ngày đảng cộng sản Việt Nam họp đại hội, được Thủ Tướng Việt Nam đón t iếp, được các sinh viên Việt Nam, trong đó có nhiều sinh viên bỏ ông Hồ Chí Minh sang một bên để xem ông Gates là thần tượng, tự động đổ xô nhau dàn chào, nhất định sẽ làm Bắc Kinh bực tức, và sẽ làm phe cấp tiến trong đảng cộng sản Việt Nam lên tinh thần.

Matt gật đầu:

- Okay, lát nữa sau buổi họp tôi sẽ gọi điện thoại cho ông Gates, hoặc nếu cần thì tôi sẽ bay đi Seattle.

Chris hỏi tiếp:

- Có tiến bộ gì trong vấn đề đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO chưa?

Eric trả lời thay Matt:

- Tôi vẫn đi họp với cơ quan phát triển ngoại thương ITA của Bộ Thương Mại và Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ USTR để trình bày quan điểm của Bộ Ngoại Giao chúng ta là muốn thấy Việt Nam vào WTO trong năm nay để vừa tạo điều kiBn thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, vừa đưa Việt Nam vào khuôn khổ của những tập quán buôn bán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đại diện của ITA và USTR cho biết họ cố gắng giải quyết một số chi tiết nữa, có những chuyện mà chúng ta xem là bình thường thì Hà Nội xem là nhạy cảm; ví dụ như họ chỉ muốn sách báo của họ được tự do ra vào Hoa Kỳ nhưng họ lại không muốn sách báo từ Mỹ, nói vắn tắt, họ không muốn sách báo của cộng đồng người Việt tại Mỹ-mà họ thường gọi là Việt Kiều-được tự do ra vào Việt Nam. Chúng tôi đã tìm cách thuyết phục họ là nếu chúng tôi chấp nhận thì thứ nhất là sẽ không theo đúng qui định của WTO, thứ hai là chúng tôi sẽ khó ăn khó nói với cộ ng đồng Việt Kiều.

- Như vậy tôi sẽ trả lời sao với Mađam Bộ Trưởng về chuyện WTO?

- Ông cứ nói là chúng ta đang giải quyết một số chi tiết nhỏ, và hy vọng là sẽ đạt được mục tiêu giúp Việt Nam gia nhập WTO trong năm nay.

Quay sang Helen, Chris hỏi:

- Cô có gì mới để báo cáo không?
(Đại Sứ Chiến — Nguồn/Ảnh: washingtonpost.com/ Gerald Martineau)

- Quan hệ giữa văn phòng tôi và sứ quán của Hà Nội vẫn bình thường. Đại Sứ Nguyễn Tâm Chiến có vẻ vui hơn sau khi chúng tôi phối hợp với sứ quán tổ chức chuyến đi Mỹ của Thủ Tướng Phan Văn Khải, và đặc biệt là Bạch Cung đã chấp thuận đề20nghị của chúng tôi là dành cho vợ chồng Đại Sứ Chiến một buổi tiếp kiến riêng với Tổng Thống Bush và Đệ Nhất Phu Nhân. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông ấy vẫn nhắc tôi là làm thế nào giúp ông ta bằng cách giúp lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, chấm dứt hiện tượng treo cờ của chế độ cũ của miền Nam tại nhiều thành phố Hoa Kỳ, và vô hiệu hóa hoạt động của các tổ chức muốn lật đổ, đặc biệt là tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh.

- Cô trả lời ông Chiến ra sao?

- Tôi đã giải thích với ông ta vấn đề đưa Việt Nam vào danh sách CPC là do áp lực của đồi Capitol, do đó muốn lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách này thì ông ấy phải lobby với Quốc Hội bởi vì chúng ta có sự phân quyền rõ rệt, không phải như Việt Nam, đ ng muốn thì chính phủ hay Quốc Hội phải nghe. Tuy nhiên, để giúp ông ta trong vấn đề này, chúng tôi cũng đã gửi một memo cho Đại Sứ Marine để khi nào thấy thuận tiện thì tuyên bố ủng hộ chuyện rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC và Đại Sứ Marine đã làm điều đó. Về chuyện treo cờ của chế độ miền Nam cũ, chúng tôi cũng giải thích với Đại Sứ Chiến là chúng tôi bó tay, bởi vì đây là việc làm của các tổ chức dân sự, phù hợp với tinh thần tự do của xã hội Hoa Kỳ. Điều mà chúng tôi có thể làm là nhờ Đại Sứ Marine tuyên bố công khai chính phủ Hoa Kỳ bang giao với Hà Nội nên chỉ công nhận lá cờ của Hà Nội, và Đại Sứ Marine cũng đã làm điều đó. Còn về tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh thì sau khi nhận đưB Bc thông tin của FBI, tôi đã giải thích với Đại Sứ Chiến rằng tổ chức đó không có gì đáng ngại, và chúng ta không có lý do pháp lý nào để khởi tố tổ chức hoặc cá nhân ông Nguyễn Hữu Chánh cả.

- Cám ơn Helen, thưa các bạn, chúng ta đã nghe phần trình bày của Matt, Eric và Helen. Bây giờ đến phần mà tôi cho là quan trọng nhất trong buổi họp hôm nay, là phần của Lou. Xin mời.

- Cám ơn Đại Sứ. Như ông và các bạn đã biết, trong lúc chúng ta đang ngồi họp với nhau đây thì đảng cộng sản Việt Nam đang có những buổi họp trù bị để chuẩn bị cho Đại Hội đảng. Đại Hội này sẽ chọn ra nhóm lãnh đạo mới trong ít nhất là 5 năm tới đây. Nếu nói một cách ngắn gọn, thì mục đích của chúng ta là làm thế nào để các chB Bc vụ quan trọng nhất, là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội nếu không rơi vào tay thành phần thân Washington thì cũng vào tay thành phần không quá lệ thuộc vào Bắc Kinh. Công tác này tùy thuộc phần lớn vào Trú Sứ CIA tại Hà Nội, ngành ngoại giao của chúng ta chỉ đóng vai yểm trợ mà thôi. Trước khi về đây họp, tôi cũng có dịp họp với Trú Sứ CIA tại Hà Nội nhưng như Đại Sứ và các bạn đã biết, CIA cũng chỉ cho chúng ta biết phần nào công việc của họ. Rút kinh nghiệm của vụ Năm Cam, lần này CIA đưa ra sách lược mới. Đầu tiên…

- Lou, xin ngắt lời anh một chút, làm ơn làm mới lại bộ nhớ của tôi dùm, vì khi vụ Năm Cam xảy ra thì tôi vẫn còn phục vụ nhiệm sở ở Seoul.

(Trương Văn Cam — Nguồn: vnmedia.vn)

- Vâng, Trú Sứ CIA tại Việt Nam móc nối được với Năm Cam, khi anh ta đang ở đỉnh cao trong giới xã hội đen. Là một Hạ Sĩ Quan của quân đội miền Nam, Năm Cam có truyền thống ơn nghĩa với cấp chỉ huy cũ. CIA kiếm được “ông thầy” trực tiếp cũ của Năm Cam lúc đó đang ở California và nhờ ông thầy của Năm Cam, một sĩ quan cấp úy, giúp tuyển mộ Năm Cam. Ông thầy sau đó đi Việt Nam vài chuyến với tư cách du lịch, ăn nhậu và thăm dò tư tưởng và cuối cùng thuyết phục được Năm Cam hợp tác. Để chứng minh hợp tác với CIA là chuyện nghiêm túc chứ không phải là cái bẫy, ông thầy còn mời Năm Cam đến Las Veg as, với danh nghĩa là để đốt tiền trong các casino, và có ca sĩ Phương Hồng từ Quận Cam lái xe lên thăm. Để tránh những con mắt dòm ngó của phản gián Hà Nội và Bắc Kinh; trong thời gian Năm Cam ăn ngủ, vui chơi và đánh bài tại sòng Bellagio - huấn luyện viên và phiên dịch viên của CIA khi thì đóng vai hooker, khi thì đóng vai phục vụ phòng; đến tận cái suite của Năm Cam để huấn luyện anh ta sử dụng các thiết bị điện tử và hi-tech cần thiết cho công tác. Đến khi quay về Việt Nam, Năm Cam lần lượt cung cấp cho chúng ta những thông tin với những chứng cớ rõ ràng của các quan chức thân Bắc Kinh đã bị “hủ hóa” để đến khi cần, họ sẽ bị loại bỏ khỏi guồng máy lãnh đạo. Điều không may là gần đến bước quyết định, phản gián Hà Nội và Bắc Kinh phát hiện và báo động cho thành phần thân Bắc Kinh. Họ bèn cho “khoanh vùng” lại và chận đứng vụ này ở cấp Thứ Trưởng. Một số người thân Washington bị lộ đã bị mất chức, một số chưa bị lộ lai tiếp tục án binh bất động. Kết luận, vụ Năm Cam là một thoái bộ của phe cấp tiến và làm cho công việc của Trú Sứ CIA khó khăn thêm.

- Cám ơn Lou. Bây giờ xin anh tiếp tục.

- Vâng! Rút kinh nghiệm vụ Năm Cam, Trú Sứ CIA lần này mở nhiều chiến dịch đồng bộ. Trước khi nói đến các chiến dịch này, tôi cũng xin báo cáo câu chuyện về phô trương lực lượng của Bắc Kinh. Trước ngày họp Đại Hội 10, Giả Khánh Lâm, nhân vật lãnh đạo số 4 của Trung Quốc đã đến Việt Nam để ủng hộ tinh thần cho phe thân Bắc Kinh. Trú Sứ CIA ghi nhận rằng ông này đã ngang nhiên ra chỉ thị cụ thể là phải có người này người nọ vào Bộ Chính Trị. Và cũng giống như Giang Trạch Dân lần trước, Giả Khánh Lâm lần này cũng ghé Đà Nẵng, đi thăm phố cổ Hội An; để một lần nữa, nhắc lại lập luận của Bắc Kinh là đã có Quảng Đông, Quảng Tây rồi thì phải có Quảng Nam.

- Nhưng sau đó Hà Nội đã tìm cách giảm bớt tầm quan trọng này bằng cách mời Chủ Tịch Hạ Viện Dennis Hastert của chúng ta đến Hà Nội.

- Đúng ra đây là sự thiếu phối hợp giữa Quốc Hội và Chính Phủ Hà Nội. Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An mời ông Haster mà quên hội ý trước với phía Chính Phủ. Còn ông Hastert thì cũng sẵn dịp đi chơi trong hai tuần nghỉ Phục Sinh. Tóm lại, sự trùng hợp và t nh cờ này làm Bắc Kinh bực tức vì trong lúc Trung Quốc cử nhân vật số 4 đến Việt Nam để “giám sát” đại hội đảng thì Hoa Kỳ lại đưa nhân vật số 3 đến. Đại Sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn phải chạy đến trụ sở Bộ Ngoại Giao Hà Nội mấy lần để vận động. Cuối cùng thì Hà Nội phải mở cửa đón thêm Bộ Trưởng Quốc Phòng Tào Cương Xuyên cho vừa lòng Bắc Kinh. Bây giờ tôi xin trở lại với các chiến dịch mà Trú Sứ CIA tại Việt Nam đã tung ra nhân kỳ Đại Hội 10 này. Rút kinh nghiệm của vụ Năm Cam, Trú Sứ CIA cho tôi biết, lần này họ mở nhiều mặt trận cùng một lúc, vừa giúp đỡ ngầm các vụ đình công của công nhân đòi tăng lương, vừa giúp hơn một trăm nhà trí thức trong vấn đề ra tuyên ngôn và báo chu i. Nhưng trọng điểm vẫn là vụ PMU 18, mà mục tiêu tối hậu là loại bỏ những người, kể cả người có quyền lực cao nhất, có lập trường đi theo Bắc Kinh.

- Nhưng rõ ràng lần này vụ PMU 18 lại bị “khoanh vùng”, chỉ lên đến Bộ Trưởng Đào Đình Bình là hết.

- Vâng, khi vụ PMU 18 bắt đầu nổ ra thì Sứ Quán, Cục Phản Gián và Cục Tình Báo Hải Ngoại của Trung Quốc biết ngay là chúng ta đang nhắm vào họ; bởi vì có nhiều công ty xây dựng của Trung Quốc bắt được hợp đồng trong dự án PMU 18. Một mặt họ phản công bằng cách đánh vào một số cơ sở bình phong của CIA; ví dụ như SITC, một doanh nghiệp có nhiều trường dạy tiếng Anh và Trường Quốc Tế Hà Nội, chuyên dạy cho con cái người nước ngoài. Họ đánh vào đó bằng cC3ch dùng những lý do như lừa đảo, ăn cắp, tẩy tiền…để dằn mặt CIA. Một mặt họ tìm cách ngăn vai, giữ cho vụ PMU 18 chấm dứt ở cấp Bộ Trưởng. Hiện nay ông Đào Đình Bình chưa bị chính thức kết tội. Người ta để cho ông tự hiểu ngầm cứ ngồi yên đó, đại hội đảng xong sẽ có giải pháp thuận lợi cho anh, thông thường là “xử lý nội bộ”, hoặc cùng lắm thì ở tù vài tháng, chế độ khách sạn 5 sao, mãn hạn tù coi như “hạ cánh an toàn”, tài sản được bảo quản; còn nếu anh mở miệng khai chia chác tiền bạc ăn cắp với ai thì anh chẳng có lợi gì cả, mà bản thân anh, gia đình anh sẽ lãnh đủ.

- Như vậy thì lần này người Mỹ chúng ta lại thua một keo nữa?

- Cho tới giờ phút này, chưa thể khẳng đ8 Bnh được.

- Tại sao?

- Trú Sứ CIA cho tôi biết lần này họ áp dụng binh pháp Tôn Tử và sách lược Mao Trạch Đông để đối phó người Trung Quốc. Dương Đông kích Tây, điệu hổ ly sơn, làm cho địch tưởng là Điểm nhưng thực ra là Diện, làm cho địch tưởng là Diện nhưng thực ra là Điểm. Trú sứ CIA có nhờ sứ quán chúng tôi vận động với chính phủ Nhật Bản, các nước Tây Âu, Ngân Hàng Thế Giới lăm le đưa người sang điều tra vụ PMU 18 để xem các món viện trợ ODA đã bị thất thoát như thế nào, nếu cần thì đòi lại tiền. Mục đích là gia tăng áp lực để phe thân Trung Quốc phải tập trung mọi nguồn lực để be bờ, bận rộn che chắn để bảo vệ người đỡ đầu cho nhóm Bùi Tiến Dũng, giúp cho người thân Bắc=2 0Kinh được tiếp tục giữ chức vụ sau Đại Hội 10. Nhờ vậy, nhân vật cấp tiến, thân Tây Phương mà lâu nay Bắc Kinh vẫn tin là mình đã nắm chắc, mới có cơ hội lên cầm quyền và đưa thêm người của mình vào bộ Chính Trị.

- Điều đó có nghĩa là trong lúc mọi người tưởng nhân vật đó lên nắm quyền thì coi như phe thân Bắc Kinh thắng thế, nhưng thực ra không hẳn là như vậy?

- Đúng thế, thưa ông Đại Sứ. Tuy nhiên nhân vật này, mà Trú Sứ CIA không cho tôi biết là ai, vẫn chưa tin tưởng nơi người Mỹ hoàn toàn. Vì thế, Trú Sứ CIA nói với tôi, để củng cố niềm tin cho ông ta và nhóm của ông ta, có lẽ chúng ta nên có vài biện pháp.

- Ví dụ như?

- Ví dụ như thu xếp với chính phủ Thái Lan để tạo cho mọi người cái cảm tưởng rằng nay mai ông Lý Tống sẽ bị trả về Việt Nam; thu xếp với FBI, Interpol, và Nhà chức trách Nam Hàn để tìm cách câu lưu ông Nguyễn Hữu Chánh và cũng tạo cho mọi người cái cảm tưởng rằng nay mai ông này cũng sẽ bị trả về Việt Nam. Lúc nãy Helen nói đúng. Hà Nội rất sợ tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh. Khi nhìn thấy những người muốn lật đổ cộng sản bằng vũ lực như ông Chánh, ông Tống không còn là mối nguy nữa thì nhân vật cấp tiến đó và nhóm ông ta càng yên tâm hơn.

- Okay. Cám ơn Lou. Nếu không còn gì để nói thêm thì chúng ta giải tán, tôi sẽ đi gặp Mađam Bộ Trưởng ngay cho kịp.

*****

Lou và tôi đã làm hết chai vang của quán chị Nguyệt. Mùi chua chát của rượu làm tôi liên tưởng đến câu chuyện của Lou.=2 0

- Như vậy là sau Đại Hội 10, điều mà nhiều người nghĩ sẽ không hẳn là như thế?

- Đối với chúng ta, tôi dùng chữ chúng ta vì bây giờ anh cũng là người Mỹ rồi, đối với chúng ta, trong ngành ngoại giao và tình báo không có chuyện thắng hay bại mà chỉ là một sự vận hành liên tục, kẻ thù hôm nay có thể thành bạn ngày mai và ngược lại. Trước xu thế toàn cầu hóa, mà người cộng sản gọi là thế giới đại đồng; nước Mỹ với nguồn lực nhân sự và thiên nhiên dồi dào, sẵn sàng đóng vai President kiêm CEO cho cả tổng công ty gọi là Thế Giới, vai trò mà người cộng sản gọi là Sen Đầm Quốc Tế; với điều kiện quyền lợi của Mỹ được bảo vệ. Dù ông Bush có nói gì đi nữa, quyền lợi Mỹ phải đi trước; sau đ=C 3 mới đến tự do dân chủ nhân quyền, phát triển kinh tế, công tác nhân đạo, quảng bá văn hóa và lối sống Mỹ, bảo vệ môi trường... Vì không quốc gia nào giống quốc gia nào, cho nên tùy trường hợp cụ thể mà sắp xếp các thứ tự ưu tiên.

- Con đường từ Hà Nội đi Bắc Kinh gần hơn Hà Nội Washington, sự chọn lựa của những người ngồi ở hội trường Ba Đình cũng dễ hiểu và hợp lý thôi. Cậu có thấy như vậy không?

- Đúng vậy! Địa lý, văn hóa, bộ máy kềm kẹp khổng lồ, người có chức có quyền cứ ngang nhiên xem người dân là con cái, xem chuyện biếu xén hối lộ là bình thường bắt buộc, còn người dân thì có tâm lý “chấp nhận để tồn tại”. Theo Bắc Kinh thì tiếp tục ăn trên ngồi trước, bảo vệ đB 0ợc tài sản và tính mạng. Theo Washington thì nguy hiểm quá, thậm chí trong số những người đang nắm quyền sinh sát tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người mang não trạng của thời chiến tranh: nghi ngờ Mỹ, sợ Mỹ và thù Mỹ. Khi nghe Bin Laden đánh sập hai tòa tháp đôi ở New York, nhiều chai XO đã được khui ra ở Hà Nội để ăn mừng cho “đáng đời thằng Mỹ”. Theo tôi, chỉ có những ai đặt quyền lợi đất nước lên trên cá nhân và Đảng thì mới dám thay đổi nguyên trạng.

- Sự lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh nặng đến mức nào?
(Quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh? — Nguồn: encyclopedia.laborlawtalk.com)

- Ngoài những chuyện mà mọi ng0ời đều biết, ví dụ như chờ Trung Quốc vào WTO xong thì Việt Nam mới xin vào, ví dụ như Giả Khánh Lâm và Tào Cương Xuyên đến Hà Nội để chuẩn bị cho Đại Hội 10; tôi xin kể anh nghe một chuyện nữa. Hằng năm, nghe theo lời khuyên của bên Ngoại Giao, Tư Lệnh Các Lực Lượng Quân Sự Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, mà bây giờ là Đô Đốc Falcon, đều mời các Tư Lệnh Quân Đội của tất cả các nước trong vùng châu Á Thái Bình Dương đến Hawaii dự party trong vài ngày. Mục đích là để các ông tướng to nhất của mỗi nước quen biết nhau, có cảm tình với nhau, để lỡ sau này có chuyện gì thì cũng là bạn bè cả, không nhẽ lại choảng nhau. Năm nào cũng vậy, hễ ông tướng Trung Quốc đi dự party thì ông tướng Việt Nam đi, ông tướng Trung Quốc cáo m thì ông tướng Việt Nam cũng bận. Có năm cả hai ông tướng đều RSVP là đi, nhưng sau đó mấy hôm ông tướng Trung Quốc gửi giấy thoái thác thì ông tướng Việt Nam cũng sorry.

- Thế còn thành phần được Mỹ cho đi tour hoặc cấp học bổng du học, lấy những bằng cấp to đùng của Mỹ trở về nước thì sao?

- Thành phần này gồm hai loại, con cháu các cụ và cực kỳ giỏi. Sau khi tốt nghiệp về nước, loại con cái các cụ thì coi như đi du lịch có người Mỹ đóng thuế trả tiền; còn loại cực kỳ giỏi biết rằng mô hình tổ chức xã hội theo kiểu Mỹ vẫn hay hơn, nhưng không hiểu liệu tài sức của mình có thay đổi được cái cơ chế quá tệ này hay không, hay chỉ là chuyện châu chấu đá xe, hay chỉ cần mở miệng ra một chút là coi nhB 0 tàn đời. Ngược lại, nhóm người đang cai trị cũng biết ý đồ người Mỹ. Thành phần tốt nghiệp ở Mỹ về rất hiếm khi được “cơ cấu” vào những vị trí thực sự có chức có quyền, rút cuộc họ lần lượt trở thành chủ nhà hàng, khách sạn, đại diện công ty nước ngoài…

- Theo như cậu kể thì phong trào công nhân đình công, phong trào ra tuyên ngôn đòi dân chủ có trên 100 chữ ký là do CIA dựng lên?

- CIA không có chiếc đũa thần, nhưng lối làm việc của CIA liên quan các phong trào này là giúp từ trong trứng nước hoặc tìm đến để hỗ trợ, sau khi hình thành. Với mạng lưới kềm kẹp khổng lồ của đảng cộng sản Việt Nam cộng với tâm lý an phận của người dân Việt Nam, CIA đã gặp khó khăn trong phương án thứ nhất; do =C 4ó, họ chỉ có thể áp dụng phương án thứ hai, sau khi đánh giá các phong trào đó phục vụ được mục tiêu chiến lược.

- Và trong tiến trình chiêu dụ phe cấp tiến hãy mạnh dạn lên, cậu đã hy sinh hai người thuộc phe tôi?

- Xin anh thực tế một chút. Giống như mua nhà mua xe, chúng ta phải có cái gì để làm tiền down chứ. Chúng ta sẽ chờ xem có đúng là phe cấp tiến có lên nắm quyền thực sự hay chưa. Nếu đúng thì chúng ta mới “trục xuất” hai ông Lý Tống và Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam. Sau đó, chúng ta sẽ thuyết phục phe cấp tiến: đây là hai công dân Mỹ, Việt Nam nên tỏ thái độ thân Mỹ bằng cách đối xử tử tế với họ và cho họ được trở về Mỹ dựa trên chính sách “nhân đạo khoan hồng”. Một mũi tên bắn hai con chim. Các phong trào chống đối ở nước ngoài khi thấy hai ông này trở về Mỹ thì chắc không còn lý do gì để tồn tại nữa. Đòn này xem ra độc gấp mấy lần Nghị Quyết 36 chứ không phải giỡn chơi.

- Cá nhân cậu cũng có lợi khi phe cấp tiến lên nắm quyền?

- Tôi đã đến lúc về hưu. Về mặt cá nhân, tôi là người mong muốn phe cấp tiến, phe thân Mỹ lên nắm quyền tại Việt Nam hơn ai hết. Nếu được vậy; chuyện tình cảm giữa tôi và Hoài Thu không còn những trở ngại quan trọng nữa. Tôi có một căn nhà ở vùng quê Virginia mà bây giờ đang cho mướn. Nếu Hoài Thu muốn đi Mỹ thì chúng tôi sẽ về đó ở, khi nào cần thì lái xe hơn hai tiếng đồng hồ về vùng thủ đô đi chợ Eden, xem văn nghệ từ Cali hoặc từ Việt Nam sang. Nếu cô ấ y không thích sống ở Mỹ, chúng tôi có thể mua căn nhà trong khu Phú Mỹ Hưng trong Sài Gòn, tiền hưu của tôi cũng đủ sống cho cả hai tại Việt Nam. Buồn buồn thì tôi có thể ghé ông bạn Vũ Đình Phan đang có nhiều trường dạy Anh văn ở thành phố, xin một chân dạy tiếng Anh cho qua giờ.

Chu Quang



TRẦN KHẢI THANH THỦY * NGHỊ LUẬN


=

Ôi Công An Nhục Mấy Cho Vừa


Tính đến hôm nay (9/29/2006)là tròn 3 tuần tôi bị bắt. Cho đến giờ phút này cái gọi là cơ quan an ninh Việt Nam vẫn không có ý định dừng mọi sự thẩm vấn điều tra lại, cho dù không thể buộc cho tôi bất cứ tội gì, vì càng buộc án, gán tội càng lòi ra cái bản mặt phản dân hại nước của chúng, càng khiến số người theo bước chân hùng dũng của nữ tướng Dương Thu Hương tìm đến ỉa vào mặt lãnh đạo của chúng nhiều thêm.
Với riêng tôi càng làm việc với cơ quan công an Hà Nội, tôi càng phải chứng kiến những việc làm mạt hạng, đớn hèn, bẩn thỉu của cái gọi là công an nhân dân Việt Nam.
Việc đầu tiên là chúng tung lính canh quanh nhà tôi, nhiều, và dai dẳng đến mức bà con hàng xóm đều phải tỏ vẻ khó chịu vì sự trơ lì của đám lính chì khốn khổ, khốn nạn này. Từ 7 giờ sáng khi tôi chưa ra khỏi nhà đã 5, 7 tên lượn lờ quanh cổng, trải dài từ ngõ, trên khắp lối dẫn vào nhà. Tôi ngồi ăn sáng cũng có vài tên lính chì đeo bám, ngồi chầu hẫu bên cạnh như những con chó đói ngồi canh ông bà chủ để chờ một mẩu xương.

Đến bệnh viện khám bệnh, hay đi cắt thuốc tại nhà lương y, đều có mấy cái đuôi bám theo nhằng nhẵng, xộc vào tận nhà, ngồi sát bên cạnh, đến mức chủ nhà muốn nói chuyện cũng cụt hứng, đành phải bày tỏ sự khó chịu muốn chúng cuốn xéo cho nhanh. Rồi bạn bè nghe tin tôi ốm tìm đến thăm, hẹn tôi ở nhà mẹ đẻ để gặp gỡ, hỏi han, chia xẻ, trút bớt một phần gánh nặng do sự bóc lột tàn tệ của bệnh viện xã hội chủ nghĩa việt nam gây ra, chúng cũng không buông, không cho phép tôi được nghỉ hoặc tự đi bằng chân mình mà phải cử 3 chiến sĩ theo. Hai tên ngồi dưới, một tên theo lên tận nhà, như một thượng khách (không mời mà đến). Đi lên trình diện hàng ngày cũng là người của công an cưỡng chế, hết giờ, áp tải tôi về nhà rồi còn ngồi lại rình rập ở quán bia, quán nước, hòng ngăn chặn không cho tôi ra Nét hoặc nhận tiền của hải ngoại gửi về, nhằm cô lập kinh tế...
Tệ hại nhất chúng đến tận các nhà mở quán Internet công cộng để hù doạ chủ quán không được để tôi vào truy cập mạng. Qúa bất ngờ trước việc làm tiểu nhân đốn mạt này của lũ giẻ cùi thời đại (chuyên ăn cứt chó), tôi bất bình hỏi chủ quán vốn chỉ ngoài 20:

- Chả lẽ cháu không biết chúng nó cấm đoán phi lý à, chúng nó sợ sự thật, sợ những người hiểu biết vạch mặt tố cáo những việc làm tội ác, vi phạm nhân quyền trắng trợn của chúng trên mạng toàn cầu thế giới, để không những chúng bị vạch mặt, chỉ tên, ba đời 5 đời còn cảm thấy đớn hèn nhục nhã, mà cả lũ lãnh đạo cũng bị khắp bàn dân thiên hạ ỉa vào mặt, nên chúng mới ra lệnh cấm như thế.
Cậu bé lí nhí trả lời:

- Cháu biết rõ chứ, nhưng ai làm ăn bây giờ chả vừa ghét vừa sợ công an hả cô, lơ tơ mơ chúng nó lôi cổ lên đồn, ra lệnh tịch thu máy móc, cấm không cho hành nghề, có phải mất nghiệp không. Thôi tránh lũ ôn dịch càng xa càng tốt cô ạ, kẻo nó ngấm ngầm thả vi rút H toi N tiệt vào cửa hàng mình thì khốn. Cô không thấy mọi người kể chuyện hai anh em nhà nọ à, anh làm doanh nghiệp giỏi, lắm tiền nhiều của, không bao giờ sa đà vào chuyện gái gẩm hút sách, thế mà chúng cũng cố tình dúi một tép hêrôin vào thùng rác để kết tội anh cũng nghiện hút giống em. Muốn được về làm ăn trở lại không có cách gì là tự cứu mình bằng tiền, vàng USD. Thế là bấm bụng mất mấy trăm triệu cho lũ chó đấy. Chộp giật, ăn cướp, chuyên làm những việc thất đức là nghề của bọn công an mặt dầy bây giờ mà. Chủ làm sao, tớ hao hao làm vậy, ác hơn cả bọn mật thám ngày xưa.

Tại quán ngay lối vào nhà, dù là hàng xóm, thời gian trước luôn vui vẻ mỗi lần tôi đến, tạo mọi điều kiện để tôi truy cập tốt nhất, từ việc giành riêng máy chủ, lắp ổ USB, tai nghe cho tôi, bây giờ cũng nói khó để tôi thông cảm vì mỗi lần tôi vào là bọn chó lại nhảy lên bàn độc, đuổi hết khách ra ngoài. Vì vậy biết thừa là tôi không phải người xấu, cũng không làm gì sai trái, lại là chỗ hàng xóm thân tình, cả nhà, mấy thế hệ cùng đọc các tác phẩm của tôi, cùng quý mến tôi, nhưng thời gian qua bị bọn chó quấy rầy hết lần này lần khác, nên biết là hèn, là sợ, nếu không dám bảo vệ người tốt như tôi, nhưng vì số nợ vay lãi ngân hàng để mở cửa hàng còn nhiều, nên đành chửi thầm, chửi lén bọn chó chết, bất nhân, bất nghĩa: Có mắt giả mù, có tai giả điếc, mù loà cả luật pháp lẫn đạo lý, tình người mà đành chịu thua lũ chó - vì ngoài mũi thính, tai dài - vốn là đặc thù của lũ slôchome nội hoá - chúng còn vuốt sắc, hàm răng nhọn hoắt, trắng ởn và... cả còng số 8, dùi cui gỗ, dùi cui điện nữa, hãi lắm. Ngày xưa ông bà bảo tránh voi chẳng xấu mặt nào, còn ngày nay, muốn không xấu mặt thì phải tránh xa bọn công an khốn nạn tại địa bàn phường ra.
Qúa bức xúc, trước khi bỏ đi tôi chỉ hỏi một câu:

- Thế lũ chó trong phường này đủ sức theo tôi tới tất cả các quán nét tại Hà Nội à? Sao chúng không treo ảnh tôi rồi ra lệnh tất cả các quán nét ở Hà Nội không được để tôi vào?
Chủ nhà chỉ còn biết ái ngại, bày tỏ:

- Không biết ai sinh ra lũ chó để rơi vào tay bọn cướp ngày là cái chính đảng cộng sản thối thây này nhỉ? Biết con họ bị biến thành chó săn chuyên giữ nhà cho bọn chủ độc tài ăn bẩn, cắn lại người dân, chắc họ buồn lắm, phải cắn lưỡi mà chết để rửa nhục cho con, chắc họ cũng cắn. Chết vinh còn hơn sống nhục mà. Ba tuần làm việc, riêng tuần đầu chúng tập trung vào việc khui tài liệu trong máy điện toán, ổ USB, đĩa mềm, đĩa CD của tôi, tuần thứ 2 chúng bắt đầu đi sâu vào các mối quan hệ. Nào: - Tại sao chị quen ông Nguyễn Thanh Giang, ông ấy có giới thiệu cho chị tổ chức CIA nào của Mỹ không? Ông ấy đứng sau chị, chỉ đạo mọi công việc của chị đứng không?
Sặc mùi cộng sản, chia rẽ, bôi nhọ, khiến tôi phải nổi khùng:

- Tôi quen ai là quyền của tôi, chúng ta ăn chung một mâm cơm lúa gạo, sống chung một mái nhà trái đất, cả thế giới đều là anh em, huống hồ tôi và chú Nguyễn Thanh Giang có chung tư tưởng lớn, đó là tự do, dân chủ. Điều này chính ông Hồ đã nói, nước độc lập mà không có tự do thì hỏi sự độc lập ấy có ý nghĩa gì?

- Chị nhận tiền từ nước ngoài chắc chắn chị phải là thành viên của tổ chức nào đó?

- Trừ đảng cộng sản thối nát tôi không thèm vào, còn bất kỳ tổ chức yêu nước nào ở trong nước hay ngoài nước mà tin cậy, muốn tôi trở thành thành viên của họ, tôi sẵn sàng. Tiếc rằng thời gian tôi đồng hành với các nhà dân chủ trong bóng tối qúa dài, chỉ khi bị bán đứng mới ra công khai nên không tổ chức nào biết tôi là ai, để mời tôi vào cả.

- Đến bây giờ chị vẫn không biết rõ người tố cáo chị với cơ quan an ninh là ai à?

- Là Phạm thị Lộc ở Bắc Giang chứ ai?

- Mụ Lộc chỉ biết bút danh, bài viết của chị chứ làm sao biết được các mối quan hệ của chị với tất cả các thành viên khác, biết rõ từng kế hoạch hành động của chị như việc thành lập hội dân oan Việt nam chẳng hạn.
- Tôi nghĩ chả ai chó má hơn cái con đàn bà tuổi chó ấy được. Nên ngoài con chó cái ấy ra, chả còn ai đủ can đảm để hành sự như thế cả.

- Thế thì chị nhầm rồi, chính người mà chị tin cậy nhất là người đã bán đứng chị cho chúng tôi đấy.
Thật là giọng lưỡi chó săn, óc chó, tim lợn, lúc nào cũng thích tung hoả mù, lập lờ đánh lận con đen:

- Tôi không nghe bất cứ phát ngôn nào từ miệng lưỡi các người cả, vì tôi biết tỏng bản chất cộng sản của lũ quan thầy các người rồi: Hãy nhìn cộng sản làm, đứng nghe cộng sản nói.
Nói đến thế mà chúng vẫn cố cùng liều thân:

- Tôi nói cho chị biết nhớ, điều mà Dương Thu Hương nói Thanh Giang là người của công an là sự thực đấy, chị hay đi lại với ông ta, nên đã bị bán đứng mà còn không biết.

- Xin lỗi các người đi, tôi không phải lũ vô lương tâm như các người, tôi không biến bạn thành thù, không biến ơn thành oán. Tôi nói lại, đời tôi nếu không gặp được chú Nguyễn Thanh Giang thì đã chết gí từ lâu rồi, các người chỉ giỏi lừa mị, cho dân ăn bánh vẽ, hoặc dân chủ giả hiệu thôi, đâu có biết trọng người tài, có nhân cách, bộc trực thẳng thắn như tôi, làm gì tôi chẳng bị gạt khỏi guồng quay biên chế, chẳng chết gí...

- Trong tài liệu chúng tôi thu giữ tại máy vi tính nhà chị có rất nhiều thư từ liên quan đến hoạt động của dân oan mà chị gửi cho anh Nguyễn Hải đề nghị chị nói rõ mối quan hệ này. Chị là thành viên của tổ chức do anh Nguyễn Hải đứng đầu có đứng không?

- Tôi đã nói hàng tỉ lần rồi, tôi chỉ là người cầm bút đơn thuần. Chính cái chính đảng thối tha độc ác này đẩy tôi ra khỏi biên chế, làm tôi thất nghiệp, nhờ anh Nguyễn Hải mà tôi tìm lại được vị trí, hứng thú, nhân cách của mình, được quyền bày tỏ quan điểm lập trường, nhờ thế mới có được chỗ đứng giữa lòng bạn đọc hải ngoại, cũng nhờ anh ấy mà dạ dày chồng con tôi mới không co thắt trong đầu.

- Chị quan hệ và nhận tiền từ bọn lưu vong phản động mà còn cố tình bao che cho chúng nó.

- Thế à, tôi lại nghĩ là cái chính thể độc tài này quá phản động mà họ phải lưu vong, không ai muốn bỏ đất nước ra đi cả. Thử hỏi nếu không có sự lưu vong của họ mỗi năm nhà nước này có nhận nổi 4-5 tỷ USD không, nếu tôi được quyền nói, tôi sẽ kêu gọi họ đừng gửi tiền về cho chính thể thối nát tham nhũng tràn lan từ trên xuống là nhà nước độc tài xã hội chủ nghĩa Việt Nam này nữa, nhờ số tiền "Phản động" này mà chúng càng củng cố chính quyền độc tài khoẻ mạnh hơn, quay lại đàn áp nhân dân và những nhà dân chủ. Ngoài miệng chúng nói cho dân và vì dân, rồi: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" để Việt Kiều gửi tiền về, thực chất chỉ béo lũ sâu dân mọt nước là lãnh đạo đảng và bộ công an thôi.
Ngày nào cũng vậy, quanh đi quẩn lại là những câu hỏi vi phạm nhân quyền, xúc phạm trắng trợn tới các mối quan hệ vô cùng tốt đẹp mà tôi may mắn có được trong đời:

- Đề nghị chị cho biết, chị quen ông Vũ Thư Hiên như thế nào, ai giới thiệu cho chị, quen từ khi nào?

- Tôi biết nhà văn Vũ Thư Hiên nhờ may mắn được đọc cuốn "đêm giữa ban ngày", còn quen là nhờ chú Nguyễn Thanh Giang giới thiệu. Chỉ vì qúa tội nghiệp cho một trí thức nước nhà phải sống trong cảnh trí thức trùm chăn, đêm giữa ban ngày mà chú ấy giới thiệu cho tôi, mong muốn tôi thoát ra khỏi tấm chăn ngột ngạt, hôi hám của đảng cộng sản. Điều quan trọng nhất, chú Nguyễn Thanh Giang biết rõ tôi rất ngưỡng mộ nhà văn Vũ Thư Hiên, nên đã cho tôi được thoả lòng ao ước một phen.

- Chị biết rõ ông Hiên cũng như ông Bùi Tín phải sống trong cảnh vất vưởng tha phương khổ sở nhục nhã như thế nào chứ? Ở trong một căn nhà trọ tồi tàn, sống bằng tiền trợ cấp xã hội, phải viết báo kiếm ăn hàng ngày, nếu không là đói rã họng.

- Tôi không được hân hạnh quen biết bác Bùi Tín, nhưng tôi nghĩ dù là công dân hạng 2 của nước Pháp, nước Mỹ cũng còn hơn thứ thần dân khốn khổ ở Việt Nam. Điều này thì bậc tiên chỉ của làng văn là Nguyễn Tuân đã nói rồi: nếu một cây cột biết đi nó cũng bỏ đất nước này mà đi, ở lại nơi đất nước mặt trời lặn, lãnh đạo trình độ lớp 2 khai lớp 4, đưa đất nước hết từ sai lầm này đến sai lầm khác, đến mức đứng ở toa tàu hạng bét trong cả đoàn tàu thế giới thì ở lại làm gì? Với tư tưởng như bác Bùi Tín, liệu ở lại có giữ được mạng sống không hay vào nhà tù cộng sản bóc lịch sớm? Ra tù lại phải sống trong quằn quại đau đớn như tôi và tất cả những nhà dân chủ, những người bất đồng chính kiến khác.

- Chị thì ai mà chị chẳng chửi, chửi từ lãnh đạo đảng đến bác, chửi đi. Tư tưởng chói loà của bác, chị cũng biến thành... chó loà được thì chịu chị rồi.

- Các người nhầm rồi, nếu trước mặt tôi là viện sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, chú Vũ Thư Hiên, anh Lê Diễn Đức, anh Nguyễn Hải hay bất cứ một nhà dân chủ trẻ tuổi nào khác thì tôi xin mượn thơ của Hai Nơ (Đức) để bày tỏ thái độ của mình: Tôi kính yêu quỳ dưới trái tim người.

- Nếu chị đã phủ nhận đảng, phủ nhận bác, tốt nhất chị nên xin định cư ở Mỹ hay bất kỳ nước nào mà sống, chúng tôi sẽ ký để chị đi ngay, chỉ sợ chị đi rồi lại đòi về như ca sĩ Ái Vân đấy.

- Đi hay ở là quyền của tôi, ca sĩ Ái Vân đòi về cũng là quyền của chị ấy, tôi không đánh đồng đảng cộng sản với dân tộc này, với mảnh đất hương hỏa của cha ông. Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi, đảng này có quyền gì mà cấm họ không được trở về?
- Đảng là người lãnh đạo đất nước này.
- Phải, nhờ tội ác tày trời của đảng đối với dân tộc Việt Nam bao nhiêu năm qua mà bao nhiêu con người trung hiếu bị tuyệt diệt, bao nhiêu trí thức bị vùi chôn tuổi trẻ trong chiến tranh, bao nhiêu trẻ em bị đầu độc nhồi nhét bởi những tư tưởng mòn gỉ, chó loà của chủ nghĩa Mác lê... Bao nhiêu con người sinh ra mà không được quyền làm người. Hễ tỏ rõ khí phách, nhân cách mình là đảng giở trò cướp bóc, như anh Trần Anh Kim ở Thái Bình, anh Đỗ Nam Hải ở Sài Gòn, anh Nguyễn Khắc Toàn và chú Hoàng Tiến ở Hà Nội, cả tôi là một phụ nữ liễu yếu đào tơ, cũng không thoát nổi sự cướp bóc trắng trợn của các người. Nào cắt mạng Internet, nào chặn bắt ở quán Nét, nào khám nhà tịch thu phương tiện làm việc, từ điện thoại di động đến vi tính, tài liệu, giấy tờ, sổ sách. Cả máy ghi âm, ổ USB cũng như đĩa mềm đều không thoát khỏi sự đàn áp cướp bóc của đảng này.

- Vì thế chị cũng như tất cả các người chị quen, từ ông Giang, ông Hiên, đến ông Nguyễn Hải đều muốn lật đổ chế độ này có đúng không?
- Các người chỉ biết một mà không biết hai, nếu tất cả đều biết cống hiến hy sinh, cao đẹp như thế hệ cộng sản đầu tiên, như đội ngũ công an đầu tiên, với nhân dân luôn kính trọng lễ phép, không lấy một cây kim sợi chỉ của dân, thì ai lật? Có lật nó cũng không đổ, còn bây giờ trong cảnh tham nhũng tràn lan, hôn quân ám chúa nhiều nhung nhúc như giòi bọ thế này, không lật nó cũng tự đổ.

- Được rồi chị xem, điều chị mong sẽ không bao giờ xảy ra cả, Việt Nam là một nước ổn định nhất trên thế giới, sắp tới hội nghị Apec họp có 5 nguyên thủ quốc gia, riêng tổng thống Bush ở lại cả 7 ngày đấy, phải đánh giá cao về Việt Nam như thế nào thì người ta mới đến và ở lại lâu thế chứ.

- Phải. Ổn định trên miệng lưỡi của lãnh đạo các người thôi. Cứ để họ gặp dân chúng các tỉnh, tiêu biểu như dân oan ba miền ấy, xem có ổn định không? Có tốt đẹp không, có dám vỗ ngực tự khoe là đỉnh cao trí tuệ loài người nữa không? Rõ là đã yếu, đã dốt còn thích khoe chữ, cái xác đã sắp thối rữa rồi còn cố bốc thơm... ai phục, ai sợ một cái xác đã hấp hối chứ, chẳng qua tốn tiền tỉ để xây lăng, đánh bóng mạ kền cái xác chết lên để loè thiên hạ thôi, như lăng Hồ Chí Minh ấy, chẳng sớm thì muộn cũng phải dẹp thôi.

- Nếu chị cứ không chịu hợp tác với cơ quan an ninh thì vụ việc này không thể dừng lại ở đây được.

- Hưởng lương trên cơ sở tiền bạc, thuế má của người dân đóng góp, các người muốn làm gì, muốn kéo dài bao lâu chẳng được? Các người là một lũ vô công rồi nghề, lằng nhằng như đám giẻ rách dưới chân, thích nghe chửi thì cứ việc. Còn tôi, thà chọc trời như chim báo bão, còn hơn bò sát đất như giun, đừng hòng mong tôi hợp tác mà nên làm ngược lại: Thấy anh hùng phải biết kính trọng, thấy người làm phải thì tự mình phải biết xấu hổ. Tôi mà như các người tôi bỏ nghề từ lâu rồi, thiếu gì việc làm cơ chứ.

Dù trình bày thế nào, trên tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là mày tao". Hoặc "lúc là kẻ thù, khi thành anh em", chúng cũng không buông tha, chỉ một vấn đề mà bao giờ chúng cũng hỏi đi hỏi lại như chó nhai giẻ rách, kết quả 3 tuần trôi qua, tôi không làm được gì khác ngoài việc dồn hết tinh lực vào để trả lời những câu hỏi máy móc, hoặc gài bẫy của chúng, mong tôi nhận là người của một tổ chức bất kỳ nào đó để quy kết thành tội... nhưng tôi chẳng sợ gì mà không tố cáo những việc đồi bại bẩn tưởi của chúng ra. Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn, không chịu nổi cảnh đêm giữa ban ngày tôi đã cả gan lấy lửa tự do thắp sáng trong những bài viết của mình, vạch mặt đảng độc tài dốt nát, ăn bẩn, công an nhũng nhiễu, đàn áp dân lành nên bị đảng ra cả một chiến dịch đàn áp, khủng bố.

Còn bây giờ những kẻ ngu trung này nếu cố tình làm ngơ trước dòng chảy của dân tộc trước cuộc vận động nội tại trong lòng xã hội, cố tình chơi xấu tôi thì ngòi bút của tôi cũng sẽ không để chúng yên. Cùng với tiếng nói mạnh mẽ của bao nhiêu nhà dân chủ khác, tôi sẽ góp phần đập chết cái đảng yêu ma, giả nhân giả nghĩa này, đập chết cả lũ khốn trong dòng chảy bất tận của dân chủ chứ không chỉ một thằng, một con nào đó, cho dù chúng có giở đủ trò công kích, nói xấu, vu khống, bịa đặt tôi bao nhiêu chăng nữa... tôi vẫn vững tin vào sức mạnh của sự thật, của chính nghĩa: Đàn áp người cầm bút chân chính sẽ bị cả thế giới truyền thông lên án.

Sẽ đến lúc 85 triệu người Việt Nam cả trong nước cũng như Việt Kiều sẽ đứng lên đưa dân tộc mình ra khỏi vũng lầy tăm tối, theo đúng hướng cần thiết. Đó là tự do dân chủ và giàu mạnh thực sự chứ không phải nói bằng mặt nạ và lưỡi gỗ của đảng cộng sản bưng bít, dối lừa, kèm cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa già nua, xấu xí, kệch cỡm, bảo thủ, tiêu điều...

Hang Đá 23-9-2006

2008-09-09 15:05:19


THÔNG TIN PHẬT GIÁO

==

Đà Lạt: Đổ xô xem "hào quang" chùa Linh Phước
Trưa 16-2 , hàng trăm người dân và du khách đã đổ về khu vực Trại Mát ở phường 11 – Đà Lạt để xem hiện tượng lạ được cho là "vầng hào quang "mới xuất hiện trên đỉnh tháp chuông chùa Linh Phước làm huyên náo cả khu vực vốn rất yên ắng.
Thượng tọa Thích Tâm Vị , trụ trì chùa Linh Phước cho biết khoảng hơn 8 giờ sáng đến đúng ngọ (12 giờ) người dân địa phương và các tu sĩ nhìn thấy một vầng sáng khác thường với nhiều màu sắc đẹp, tỏa rộng khoảng 50m ở phía trên đỉnh tháp chuông chùa (cao khoảng hơn 20m) nên nhiều người gọi là "hào quang".
Ông Đỗ Hữu Đạt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 11 xác nhận tuy đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên nhưng xuất hiện lần đầu tiên tại địa phương nên đã thu hút sự chú ý của người dân và du khách từ khắp nơi đến xem và chụp hình bằng máy ảnh, điện thoại… từ sáng đến trưa.
Nhiều người đến muộn thì "thỉnh" tấm hình do các tu sĩ chụp được từ điện thoại hoặc của các thợ chụp hình.
linhphuoc 1.bmp

"Vầng hào quang" trên đỉnh tháp chuông chùa
linhphuoc 2.bmp
Du khách tấp nập dưới chân tháp chuông
linhphuoc 3.bmp
Chuyển hình qua điện thoại
(GNO-TP ĐÀ LẠT,LÂM ĐỒNG): Sáng ngày 16/02/2009 (nhằm ngày 22/01Kỷ Sửu) một lần nữa vầng hào quang ngũ sắc lại xuất hiện quanh đỉnh tháp chuông chùa Linh Phước phường 11 TP Đàlạt thời gian từ khoảng 9 giờ 25 đến 12 giờ 15 phút trước sự chứng kiến của hàng trăm du khách hành hương trong và ngoài tỉnh cùng với người dân địa phương.
Theo TT Thích Tâm Vị trụ trì chùa Linh Phước cho biết:

Cách đây 3 ngày (sáng 13/02/2009 nhằm ngày 19/01/Kỷ Sửu ) vầng hào quang ngũ sắc này cũng đã xuất hiện quanh tháp chuông của chùa từ lúc 8 giờ 30 sáng đến 11 giờ 45 phút với đường kính lan toả rộng từ 10 đến 50 mét.
Được biết nếu tính từ ngày thành lập chùa (năm 1949) cho đến nay (2009 ) chùa Linh Phước vừa tròn 60 tuổi và đã qua 5 đời trú trì nhưng đây là lần đầu tiên vầng mây hào quang ngũ sắc xuất hiện quanh khu vực chùa như thế này. Nhiều ống kính của các loại phương tiện như: Camera, máy hình, điện thoại di động đã ghi lại hình ảnh đẹp này".
ĐĐ Thích Minh Nguyên TX Ngọc Thanh quận 2 TP Hồ Chí Minh cho biết: "đoàn hành hương của chúng tôi gồm có 60 người khi đến đây tận mắt chứng kiến hào quang ngũ sắc toả quanh tháp chuông chùa Linh Phước, đây là một duyên lành hi hữu cho đoàn" Còn chị Nguyễn Thị Duyên PD Diệu Hoa thì hoan hỷ "chính mắt con trông thấy và chụp được hào quang ngũ sắc đẹp lắm, sư cô trong đoàn cũng chụp được một đoá sen màu hồng ẩn trong vòng hào quang này, con sung sướng chảy cả nước mắt đây thầy ạ. Anh Phan Văn Thanh ở thôn Tuý Sơn _ xã Xuân Thọ cũng đưa cho chúng tôi xem hình anh chụp được qua máy điện thoại di động của mình hình một đoá hoa sen màu hồng lẫn trong vầng hào quang rất đẹp "
Anh Thanh Nhàn hành nghề nhiếp ảnh tại địa phương cho biết "Nghe du khách la lên tháp chuông toả hào quang lúc đó con đang ngồi trong quán cà phê gần đó vội chạy ra và chụp liền mấy chục tấm hình, sau đó đem lên Minilab Shanghai một hiệu rửa ảnh có tiếng ở khu Hoà Bình Đàlạt rửa, con đảm bảo hình nguyên mẫu không chỉnh sửa gì cả (xem ảnh ).
Trao đổi với chúng tôi về những tấm hình của anh Nhàn được rửa tại đây, chị Thu nhân viên cửa hàng Minilab Shanghai cho biết: "cửa hàng rửa theo bản phim của thợ mang đến, chúng tôi không chỉnh sửa gì cả, tuy nhiên muốn cho hào quang được rõ hơn thì nên cho hình tháp chuông tối lại một chút … chị còn nhiệt tình đưa chúng tôi vào tận trong phòng kỷ thuật để kiểm tra lại hình vầng mây toả hào quang quanh tháp chuông chùa linh phước sáng ngày 19/01/ Kỷ Sửu hiện đang còn được lưu giữ trong máy vi tính của cửa hàng theo yêu cầu của anh Nhàn" (xem ảnh ). GNO xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọcmột số ảnh mà CTV ghi lại được:
linhphuoc-1.gif

Trên đỉnh tháp xuất hiện một vùng sáng (hào quang)
linhphuoc-2.gif
hao quang 4.JPG
hao quang 5.JPG
hinh 7.jpg

Phật Tử quỳ lạy khi thấy vòng sáng
hinh 6.jpg

Chùa Linh Phước đặt bàn hương án
hinh 8.jpg

Càng ngày mọi người đến càng đông để xem
linhphuoc-9.gif
hinh 11.jpg

Mọi người đều ngước nhìn hiện tượng vòng sáng
hinh 12.jpg
hinh 13.jpg


Hào quang xuất hiện lần 3 tại tháp chuông
Chùa Linh Phước
(GNO-TP ĐÀ LẠT-LÂM ĐỒNG): Đã có hàng trăm người hiếu kỳ bỏ dở buổi tham dự lễ huý nhật của Cố TT Thích Viên Tịnh tại chùa Trúc Lâm phường 9 Đàlạt để về chùa Linh Phước phường 11 xem vầng sáng hào quang ngũ sắc tiếp tục xuất hiện quanh tháp chuông của chùa từ 10 giờ 15 đến 11 giờ 45 phút sáng ngày hôm qua 23/01/Kỷ Sửu (tức ngày 17/02/2008 ).


Nhiều người dân địa phương ở đây mấy ngày qua tận mắt chứng kiến hiện tượng này cho biết: Đây là lấn thứ ba vầng sáng hào quang ngũ sắc xuất hiện quanh tháp chuông của chùa.
Lần xuất hiện thứ nhất vào sáng ngày 19 tháng Giêng Kỷ Sửu từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 45, lần thứ hai vào lúc 10 giờ đến khoảng tầm 12 giờ trưa ngày 22 tháng Giêng Kỷ Sửu.
So với hai lần trước thì hào quang ngũ sắc xuất hiện lần thứ ba này thời gian ít hơn, sự lan toả chu vi bán kính hẹp hơn, nhưng vòng hào quang ngũ sắc thì lại rất là đẹp và rõ hơn.
Có mặt tại chùa Linh Phước lúc này chúng tôi ghi nhận sự có mặt của đông đảo bà con du khách thập phương trong và ngoài tỉnh trong đó có cả người nước ngoài cũng đến xem rất đông. TT Thích Tâm Vị trụ trì chùa đang hướng dẫn cho Phật tử đi kinh hành và niệm Phật quanh tầng hai của tháp, còn phía bên ngoài tháp chuông vẫn tôn trí một bàn hương án với đầy đủ trầm hương nghi ngút để bà con đến lễ bái chiêm ngưỡng vầng sáng của hào quang đang chiếu quanh tháp.
ĐĐ Thích Hạnh Bảo tri sự chùa cho biết "buổi tối Phật tử đến rất đông và thời khoá Tịnh Độ hằng đêm trong chùa bây giờ được chuyển qua tầng trệt của Bảo Tháp để tụng kinh "Kim Quang Minh" và trì chú "Đại Bảo Quảng Bác Lâu Cát Thiện Trụ Bí Mật Đà La Ni".
Được biết tháp chuông chùa Linh Phước được khảm bằng miểng sành với các hoạ tiết hoa văn rất đẹp, bảo tháp cao 37,5 mét gồm 7 tầng:
-Tầng trệt tôn trí hai tượng Hộ Pháp bằng xi măng , mỗi tượng cao 3,5 mét và nặng 4 tấn.
-Tầng hai an trí pháp bảo Đại Hồng Chung nặng 8.500 kg.
-Tầng ba tôn trí tượng Đức Phật Bổn Sư Mâu Ni bằng ngọc nặng 1.500 kg do hội Phật Giáo Miến Điện tặng.
-Tầng bốn tôn trí tượng Đức Phật Dược Sư Lưu Ni bằng gỗ liêm cao 2 mét 8.
-Tầng năm tôn trí tượng Đức Quán Thế Am Bố Tát bằng gỗ liêm cao 2 mét 5.
- Tầng sáu tôn trí tượng đức Phật A Di Đà bằng gỗ liêm.
- Tầng bảy tôn trí tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng xi măng cốt thép cao 1 mét 4, nặng 300 kg. Tượng phật này được đúc từ năm 1949 lúc chùa mới khai sơn.
Và bảo tháp vừa được Trung tâm Việt Kinh sách Kỷ Lục Việt Nam xác lập kỷ lục năm 2008.
linhphuoc-a.gif
linhphuoc-b.gif
Trong bản tin trước chúng tôi có đề cập đến sự kiện nhiều du khách đã chụp được hình hoa sen trong vòng hào quang ngũ sắc… chiều hôm nay sau khi liên lạc được với nhiều tác giả của các bức ảnh sinh động này tại địa phương, chúng tôi trân trọng gởi đến bạn đọc hai trong hàng trăm tấm hình rất đẹp này mà bà con đã chụp được.
linhphuoc-1.gif
linhphuoc-2.gif
linhphuoc-3.gif
linhphuoc-4.gif
linhphuoc-5.gif
Vòng sáng xuất hiện quanh tháp chuông chùa Linh Phước sáng ngày 23/01/Kỷ Sửu
lnhphuoc-6.gif
linhphuoc-7.gif
Những người hiếu kỳ tu tập đến xem rất đông.
linhphuoc-8.gif
linhphuoc-9.gif
Tất cả những phương tiện lớn nhỏ điều được tranh thủ
đem ra xử dụng
nhằm ghi lại những sự kiện hy hiếm thấy này
linhphuoc-10.gif
linhphuoc-11.gif
linhphuopc-12.gif
linhphuoc-13.gif
linhphuoc-14.gif
Một số người có niềm tin thì thành tâm bái vọng
linhphuoc-15.gif
TT Thích Tâm Vị đang kinh hành và niệm Phật quanh bảo tháp cùng đại chúng
linhphuoc-16.gif
linhphuoc-17.gif
linhphuoc-18.gif
Buổi tối Phật tử đến chùa cùng chư Tăng tụng kinh
linhphuoc-19.gif
linhphuoc-20.gif
linhphuoc-21.gif
linhphuoc-22.gif

THÔNG TIN PHẬT GIÁO


********
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex ( France ) - Tel.: ( Paris ) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com

Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 2.3.2009
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ phản ứng lời tuyên bố về nhân quyền của Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi gặp bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ đến thăm – Hàng trăm nhân sĩ quốc tế đề cử Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình 2009 – Chùa Ba La Mật của Hòa thượng Thích Nhật Ban lại bị đàn áp, cướp giật
PARIS, ngày 2.3.2009 ( PTTPGQT ) - Trong một tiếng rưởi đồng hồ sáng ngày thứ sáu 27.2.2009, bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tòa Tổng lãnh sự Hoa kỳ đã đến vấn an và trao đổi về tình hình Việt Nam và Phật giáo với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon.
Đặc phái viên Ỷ Lan của Đài Á châu Tự do đã làm cuộc phỏng vấn Hòa thượng về cuộc gặp gỡ này, và phát đi trong chương trình buổi sáng thứ bảy vào lúc 6 giờ 30 sáng. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin chép lại nguyên văn cuộc phỏng vấn ấy dưới đây.
Hai điều quan trọng mà Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trình bày với bà Bennett là không hài lòng với lời tuyên bố vừa qua của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Bắc Kinh xem nhẹ vấn đề nhân quyền trong quan hệ ngoại giao Trung Mỹ. Và nói lên quá trình thất bại của Nhà cầm quyền Hà Nội trong 6 bước tấn công nhằm tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua các năm 1977, 2000, 2005, 2006, 2007 và 2008.
Sự thất bại thảm não nhất khi Hà Nội sử dụng lá bài Sư Ông Nhất Hạnh và hai năm qua dùng chiêu bài “Về Nguồn” của nhóm các Sư ở Châu Âu, Canada, Hoa Kỳ và Châu Úc. Xin mời độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây :
Ỷ Lan : Kính chào Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Được biết bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tại tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ vừa đến vấn an Hòa thượng tại Thanh Minh Thiền viện, Saigon. Kính xin Hòa thượng hoan hỉ cho thính giả được biết sự kiện này và Hòa thượng đã nói gì khi gặp gỡ ?
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Chào cô Ỷ Lan, lúc 9 giờ ngày hôm qua tức ngày 26.2.2009, bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tại tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Saigon có đến thăm tôi ở Thanh Minh Thiền viện. Sau khi chào hỏi và trao đổi mấy câu có tính cách xã giao thường lệ, tôi bắt đầu ngay vào vấn đề chính mà tôi muốn trình bày trong cuộc gặp gỡ đúng lúc này.
Đó là vấn đề lời tuyên bố của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Bắc Kinh ngày 21.2.2009, rằng Hoa Kỳ sẽ không để vấn đề Dân chủ, Nhân quyền gây ảnh hưởng và cản trở bước phát triển trong mối quan hệ song phương giữa Trung quốc và Hoa Kỳ.
Tôi nói với bà Bennett rằng, khi tôi nghe lời tuyên bố ấy tôi có cảm tưởng như người Việt Nam thường nói, bị dội gáo nước lạnh lên đầu. Như vậy tôi hiểu từ nay Hoa Kỳ sẽ coi vấn đề Dân chủ, Nhân quyền là thứ yếu trong chính sách ngoại giao, và vấn đề kinh tế, thương mải tức vấn đề làm ăn được đặt lên hàng đầu. Điều chúng tôi quan ngại là lời tuyên bố trên đây của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton không những rất bất lợi đối với những nhà đang tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Trung quốc mà còn rất tai hại cho những người đang cố gắng hết sức mình bất chấp khó khăn, tù ngục, đọa đày, ngay cả mạng sống, đấu tranh để vứt bỏ gông cùm xiềng xích của các chế độ độc tài toàn trị, độc tài quân phiệt ở Việt Nam, Tây Tạng và Miến Điện. Bởi vì bản chất các chế độ độc tài ở đâu cũng giống nhau. Rồi đây các chính quyền phi pháp, tàn bạo ở các nước nói trên sẽ thẳng tay đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những người đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người, tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Vì chẳng còn chướng ngại nào trên con đường áp bức của họ.
Ỷ Lan : Bạch Hòa thượng, bà Katia Benneth phản ứng ra sao trước lời phê bình của Hòa thượng ?








HT. Thích Quảng Độ :
Sau đó thì bà Bennet cũng có cố gắng biện minh. Bà nói rằng là ở Bắc Kinh bà ấy cũng có nói như thế, tuyên bố như thế. Nhưng mà trong các cuộc họp riêng tư, các cuộc phỏng vấn, bà vẫn cứ đặt vấn đề dân chủ, nhân quyền hàng đầu. Đó là chính sách của Hoa Kỳ, chính sách truyền thống của Hoa Kỳ. Và nhất là bà đưa bản Tường trình về Nhân quyền trên toàn thế giới trong ấy có Việt Nam của Bộ Ngoại giao mới phát hành hôm qua hôm kia gì đó. Bà có nói để chứng minh rằng trước sau như một, Hoa Kỳ vẫn lấy vấn đề dân chủ và nhân quyền làm căn bản. Trong chính sách ngoại giao thì tôi cũng hiểu bà cố nói để biện minh vậy thôi. Chứ còn không thể nào làm hơn.
Nhưng tôi có nói với bà, tôi thưa thật tôi thấy vấn đề ấy nó hơi quan trọng liên quan đến người Việt Nam chúng tôi, cho nên tôi nói thế thôi. Chứ thực ra tôi cũng ý thức rằng, vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự người Việt Nam chúng tôi phải lo lấy. Còn sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, của Liên Âu, bất cứ gì ở bên ngoài, đó chỉ là phụ thôi. Theo nhà Phật cái nhân là chính, cái duyên là phụ. Tuy nhiên cái phụ cần phải có thì cái chính, cái nhân mới phát triển được. Chẳng hạn hạt thóc mà vứt xuống ruộng thì cũng phải nhờ gió, nhờ nước, nhờ đất tốt thì nó phát triển. Thì chúng tôi cũng vậy, nhân quyền thì chúng tôi tranh đấu, đòi hỏi. Nhưng dưới chế độ độc tài toàn trị thế này rất là khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ truyền thông bên ngoài thì không ai biết đến. Do đó chúng tôi hy vọng ở Hoa Kỳ nói riêng, và các nước dân chủ tiên tiến nói chung trên thế giới, nhất là Liên Âu, hỗ trợ chúng tôi. Tôi có nói an ủi bà như thế, chứ bà cũng tỏ ra buồn, vì bà Ngoại trưởng đã phát biểu rồi. Người Việt Nam thì nói sẩy chân còn đỡ được, sẩy miệng khó đỡ lắm ! Cổ nhân Việt Nam hay là Trung quốc ngày xưa cũng thế, trước khi nói phải uốn lưỡi ba lần mới nói là vì thế.
Ỷ Lan : Bà có hỏi thăm việc gì khác hay Hòa thượng có trình bày gì thêm về vấn đề Việt Nam hay Phật giáo, bạch Hòa thượng ?
HT. Thích Quảng Độ : À có. Có vấn đề về Phật giáo và Giáo hội. Bà có hỏi qua tình hình Giáo hội như thế nào. Tôi nhân tiện [dịp] này cho bà biết luôn là kể từ năm 1975, Cộng sản vào cưỡng chiếm Miền Nam thì họ đã đặt thành chính sách. Hiển nhiên họ không thể chấp nhận tôn giáo tồn tại song song với chế độ Cộng sản. Nó như nước với lửa không thể dung hợp được. Nhưng cái đàn áp tiêu diệt ngay vào 12 giờ ngày 30.4.75 họ đã chủ trương tiêu diệt cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GH PGVN TN) trước tiên. Đấy là chính sách hàng đầu vủa họ.
Chính thức là từ 1977 họ chỉ dùng… bắt bỏ tù, lưu đày để tiêu diệt GH PGVN TN.
Từ 2000 trở đi, thì họ không còn thể bỏ tù, tù giam. Họ dùng cái loại gọi là quản chế bằng miệng thôi, khẩu lệnh, không văn kiện gì. Như biến nhà tù chỗ tôi đang ở hiện giờ. Phòng tôi là phòng tù đây này. Nhưng mà là nhà chùa. Biến chùa thành tù, giam là giam lõng đây. Cho đến bây giờ đi đâu công an đi theo. Bây giờ bên kia đường vẫn có công an ngồi thường trực ngày đêm. Mỗi tháng một lần đi tái khám bệnh, họ đi theo.
Chứng tỏ như thế họ thất bại về việc tù đày, quản chế, lưu đày, không thành công, không tiêu diệt được GH PGVN TN. Cho nên họ lại dùng lại lá bài “lấy gậy ông đập lưng ông”. Bắt đầu từ 2005, đầu tiên là họ dùng một số các vị, nhất là Hòa thượng Nhất Hạnh ở nước ngoài về, đưa ra cái chiêu bài gọi là “hòa hợp hòa giải” mà họ tin là Hòa thượng Nhất Hạnh có khả năng làm chuyện đó. “Hòa hợp hòa giải” ấy, tức là ngồi vào hai Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giáo hội Nhà nước ngồi với nhau. Thế nhưng cái Giáo hội Nhà nước mà hòa nhập vào đấy, thì coi như chỉ làm tay sai thôi. Thành ra Giáo hội [chúng tôi] lúc đó cũng không hưởng ứng. Cái về nước của Hòa thượng Nhất Hạnh cũng không thành công.
Đến 2006, họ lại đưa ra chiêu bài nữa, không “hòa hợp hòa giải” mà lập cái Tổng Giáo hội mới, trong đó cũng có GH PGVN TN. Nhưng Giáo hội [chúng tôi] cũng không tham gia. Lại cũng không thành công.
Rồi đến 2007, họ đưa ra hai phương án. Phương án thứ nhất dùng người mình, dùng sư trong Giáo hội [chúng tôi] đưa ra chiêu bài nếu mình xin đăng ký thì họ sẵn sàng cho phép để sinh hoạt. Nhưng Giáo hội [chúng tôi] cũng không đăng ký vì có pháp lý rồi. Đâu có phải đăng ký mà đi xin. Phương án thứ hai họ cho sinh hoạt công khai nhưng với điều kiện không có Hòa thượng Huyền Quang và không có tôi. Hai phương án này không thành.
Rồi phương án 2008 vừa rồi là quan trọng nhất, lớn nhất, mà vụ này có thể tiêu diệt GH PGVN TN một cách dễ dàng. Đó là phong trào “Về Nguồn”. Họ dùng ba số Sư ở hải ngoại, Âu châu, Úc châu - Tân Tây Lan rồi Canada . Họ lấy danh nghĩa GH PGVN TN Hải ngoại. “Về Nguồn” tức về tổ chức Lễ Phật Đản ở Hà Nội. Cả Hòa thượng Nhất Hạnh và các vị về đông lắm. Dự định họ thế. Nhưng đấy cũng là cách để về mà tuyên bố ly khai với GH PGVN TN. Coi như công khai, thì họ chắc cách đó dễ xóa bỏ danh nghĩa GH PGVN TN.
Nhưng may ra Đức Tăng thống đã ra Giáo chỉ số 9 chặn được phong trào đó, lại thoát nạn được cái đó. Tôi nói với bà Bennett làm như vậy Cộng sản chưa phải họ đã chấm dứt mưu toan tiêu diệt GH PGVN TN đâu. Tôi cam đoan với bà ấy, chừng nào còn Cộng sản thì Giáo hội chúng tôi không có hy vọng sinh hoạt bình thường như trước 1975 đâu. Không bao giờ ! Trừ sinh hoạt được là phải làm tay sai cho họ. Cuối cùng lại phải đi bằng đầu gối, gục mặt xuống. Họ bảo làm gì thì làm cái ấy, thì được. Sẵn sàng lắm, họ mong thế lắm.
Nhưng chúng tôi không thể làm thế được, thì chưa biết rằng cái hình 2008 họ dùng cái Vesak như thế, cái “Về Nguồn” như thế là đã thất bại rồi. Còn chưa biết từ nay trở đi họ dùng chiêu bài gì nữa.
Như vậy tóm lại, là Giáo hội trong mấy chục năm qua vượt bao nhiêu cái khó khăn mà giữ được cái danh nghĩa cho đến bây giờ. Biết trước được họ dở cái trò gì, cái kế hoạch gì, thì mình liệu để mà vượt qua thôi. Chứ còn cái đầu hàng làm thân trâu ngựa phục vụ cho Đảng Cộng sản thì không bao giờ chúng tôi làm cái đó. Tôi có nói với bà Bennett như vậy.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Hàng trăm nhân sĩ quốc tế đề cử Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình 2009

Hàng trăm nhân sĩ quốc tế, giáo sư Đại học, bộ trưởng, trong số có nhiều Thượng nghị sĩ, Dân biểu Quốc hội Liên Âu, Ý, Hoa Kỳ, Pháp… Đặc biệt năm nay có rất nhiều vị Bộ trưởng, Giáo sư đại học hay Dân biểu tại các quốc gia Đông Âu, như Albania , Croatia , Kosovo, v.v…
Mỗi lần Hòa thượng được quốc tế hậu thuẫn và đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình, thì cứ y như rằng, có ngay phản ứng từ báo chí Công an Hà Nội cho đến bọn khuyền mã của cộng sản đội danh Phật giáo hải ngoại viết bài vu hãm Hòa thượng “vì danh lợi mà đeo theo Giải Nobel”. Chúng không biết rằng có muốn “đeo theo” cũng không được. Vì Giải Nobel Hòa bình do các nhân sĩ quốc tế tự ý đề cử , khi họ cảm nhận uy thế và hùng lực của bậc Cao tăng Việt Nam không ngừng ưu tư cho quyền sống, quyền con người cho 85 triệu dân theo tinh thần Vô úy, Từ bi cứu khổ cứu nạn của truyền thống hai nghìn năm Phật giáo Việt Nam.
Trả lời sự vu hãm, bôi nhọ của Cộng sản Hà Nội và bọn khuyển mã đội lốt Phật giáo hải ngoại, tưởng không gì bằng đọc một số lời tuyên bố tiêu biểu của các hiền nhân quân tử trên thế giới.
Trước hết là lời Chúc Xuân mới đây của ông Arne Lynngård, Chủ tịch Sáng hội Rafto, Vương quốc Na Uy :
“Nhân danh Sáng hội Rafto ở Vương quốc Na Uy, Thérèse và tôi xin gửi thông điệp đoàn kết đến nhân dân Việt Nam đang đấu tranh cho nhân quyền cơ bản. Là cư dân của một xã hội tự do, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm phải nói lên cho những ai đang bị bịt miệng và bị đàn áp. Chính quyền phi pháp và vũ phu ở Hà Nội đang tiếp diễn chính sách đàn áp nhân dân họ, vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ quốc tế.
“Chúng tôi biết rõ dũng lược, kiên cường và niềm hy vọng trong tim và trong hồn người dân Việt Nam . Trong những vị anh hùng lớn nhất của nhân loại có Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, là người được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2006. Ngài là gương sáng đại biểu cho những giá trị cao sang của nhân loại. Dũng lược, đức hạnh tiêu biểu, và sự tinh tấn kiên trì của Hòa thượng là nguồn hứng cảm cho toàn thể các sắc dân trên địa cầu”.
Bà Thérèse Jebsen, Chủ tịch Điều hành Sáng hội Rafto, Vương quốc Na Uy, thì nói :
“Tôi xin gửi lời Chúc Tết đến tất cả các bạn Việt Nam .
“Vào tháng Ba năm 2007, tôi có niềm hân hạnh vô biên được trực tiếp gặp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại ngôi Thiền viện của Hòa thượng ở Saigon . Buồn thay, cuộc gặp gỡ chỉ xẩy ra trong giây phút ngắn ngủi, vì công an xuất hiện bắt chúng tôi về đồn. Nhưng lòng tôi còn giữ mãi mối xúc động cực kỳ về cuộc trải nghiệm tuyệt diệu, khi được đứng sát gần một trong những tâm hồn cao cả nhất của nhân loại.
“Sáng hội Rafto tại Na Uy mang trong mình sự chiêm ngưỡng đời đời với những nhân vật hy hiến đời họ cho tự do, an lạc, qua cuộc đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm. Uy lực cuốn hút nhân tâm của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân cách, và năng lực suốt cuộc đời dài đã đặt Hòa thượng vào vị trí của một trong những người biện hộ xuất chúng nhất cho nhân quyền qua mọi thời đại. Sáng hội Rafto của chúng tôi tại Na Uy tiếp tục hậu thuẫn yêu sách cho dân chủ, tự do và nhân quyền của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và nhân dân Việt Nam ”.
Từ Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Dân biểu Marco Cappato tuyên bố : “Đề cử Giải Nobel Hoà bình cho Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, chúng tôi không chỉ tôn vinh nhân cách xứng đáng và giá trị mà phần lớn cuộc đời Hoà thượng phải chịu trong vòng lao lý qua bao chế độ, mà chúng tôi còn thừa nhận giá trị chính trị với tính hiệu quả của phương pháp bất bạo động của Hoà thượng như con đường thiện hảo làm thăng tiến dân chủ và nhân quyền”.
Françoise Hostalier, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, tuyên bố : “Viễn kiến dân chủ của Hòa thượng Thích Quảng Độ vượt khỏi biên giới Việt Nam . Tháng 9 năm 2007, Hòa thượng tỏ tình liên đới với nhân dân và chư Tăng Miến Điện biểu tình đòi hỏi dân chủ, đồng thời Hòa thượng kêu gọi LHQ có hành động ngăn chặn đàn áp bạo động. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phản ứng bằng chiến dịch quy mô vu khống, mạ lỵ Hòa thượng”.
Tại Hoa Kỳ quý vị Dân biểu Edward Royce (Cộng hoà), Zoe Lofgren (Dân chủ), Loretta Sanchez (Dân chủ) và Joseph Cao (Cộng hòa) viết rằng : Sự đóng góp cho tự do của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ mang tầm vóc quy mô lịch sử xứng đáng được quý thành viên trong Ủy ban Nobel Hòa bình thừa nhận. (...) Giải Nobel Hòa bình không chỉ vinh danh cho sự dũng cảm đề xướng hòa bình, mà còn công nhận sự chiến đấu âm thầm cho những ai đang hy sinh thân xác hằng ngày nhằm bênh vực nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào khác. (…) Hoà thượng là nguồn khởi hứng cho dân tộc Việt Nam, cho những người Việt sống ở hải ngoại (…) Dù chính quyền Việt Nam có đàn áp đến đâu, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục đấu tranh trong nước để mang lại dân chủ cho Việt Nam. Tôi nghĩ trách nhiệm của những người như chúng ta đang sống ngoài này, là phải tiếp tục hỗ trợ cho những nỗ lực của Hoà thượng.
Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Marco Pannella :
“Đã biết bao năm tôi muốn gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ. Tổng thư ký của Đảng Cấp tiến Liên quốc và Liên đảng chúng tôi là ông Olivier Dupuis đã từng đến biểu tình bất bạo động tại Việt Nam hậu thuẫn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chúng tôi vẫn tiếp tục hậu thuẫn. Nên chúng tôi quyết định đến Saigon để cám ơn Hòa thượng Thích Quảng Độ về cuộc đấu tranh, về chứng nhân và hùng lực của ngài. Chúng tôi đã từng đề nghị Giải Sakharov của Quốc hội Châu Âu cho Hòa thượng Thích Quảng Độ vì chúng tôi đánh giá ngài rất xứng đáng.
i“Nhưng Hà Nội đã sợ. Hòa thượng Thích Quảng Độ đầy dũng lực dù rằng tuổi ngài đã cao. Hà Nội không muốn cho ai gặp ngài để cảm nhận ra hùng lực này. Đúng thế, những kẻ quan liêu ở HàNội sợ chúng tôi đến gặp Hòa thượng. Rồi cũng có lúc chúng tôi đến gặp ngài thôi. Đây là điều chắc chắn. Bởi vì cuộc gặp gỡ liên quan đến di sản của nền văn minh Châu Á, và cũng không riêng gì Châu Á. Đây chính là lý do vì sao chúng tôi đã nêu lên tại Quốc hội Châu Âu và Quốc hội Ý vấn đề tự do ở Việt Nam . Tự do cho tất cả mọi người, và tự do tôn giáo, là điều rất quan trọng tại Việt Nam : tự do tôn giáo.
“Phải nói rằng, đôi lúc chúng ta lâm cảnh tuyệt vọng trong cuộc đời tranh đấu của chúng ta. Những lúc ấy chúng ta phải tự nói với chính chúng ta, và tôi tin rằng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng tự nói như vậy. Đó là, khi cảm thấy không còn một niềm hy vọng nào nữa, thì lời đáp cần thốt lên, là “CHÚNG TA HÃY TỰ MÌNH BIẾN MÌNH THÀNH NIỀM HY VỌNG”. Và như thế, chúng ta không bỏ cuộc”.

Chùa Ba La Mật của Hòa thượng Thích Nhật Ban lại bị đàn áp, cướp giật

Viện Hóa Đạo vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế bản Tường trình viết ngày 28.2.2009 của Hòa thượng Thích Nhật Ban cho biết sự đánh phá, bao che khủng bố Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Đồng Nai của nhà cầm quyền địa phương.
Chùa Ba La Mật ở Dốc 47, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tình Đồng Nai do Hòa thượng Nhật Ban làm trú trì. Hòa thượng cũng là Chánh Ban Đại diện Giáo hội. Thời gian qua, thường xuyên cán bộ xã Tam Phước kết hợp với Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo, Trưởng phòng Công an PA 38 tỉnh, tên Nguyễn Văn Dũng, chỉ đạo cho công an Phan Văn Liệt, Nguyễn Văn Nô và Nguyễn Văn Chức mặc thường phục lai vãng chùa Ba La Mật cùng với hai anh em côn đồ Mai Gia Cử và Mai Chí Cường sách nhiễu, đánh phá chùa qua nhiều hình thức.
Ví dụ như đập phá và hạ bảng “Văn phòng Đại diện GH PGVN TN tỉnh Đồng Nai”. Chúng còn lớn lối nói “ Ủy ban Nhân dân xã chỉ đạo bọn tao, Nhật Ban làm gì được ?”. Vừa qua, tên Mai Văn Cử vào chánh điện chùa cướp thùng Phước Sương trước sự chứng kiến của các Phật tử Đoàn Công Ánh, Huỳnh Tấn Tài và anh Hòa.
Trong mấy ngày Tết, chúng đột nhập chùa đốt 20 lá cờ Phật giáo, phá vỡ 5 cánh cửa kiếng, đập bể 40 chậu hoa. Hiện nay, về đêm chúng vất gạch, đá lên mái chùa gây náo động, khủng bố tinh thần. Hòa thượng Thích Nhật Ban báo trình Ủy ban Nhân dân và Công an, nhưng chẳng bao giờ được xử lý hay bảo vệ.

KINH TẾ VIỆT NAM



VIỆT NAM: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế



Geneva, 24.02.2009

Chúng tôi theo rõi cuộc Đại Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế bắt đầu từ năm 2007 và đang diễn ra mạnh lúc này. Có những nước mang hậu quả trầm trọng của cuộc Khủng hỏang, có những nước chịu hảnh hưởng nhẹ hơn.

Kinh tế Việt Nam tụt dốc không phải chỉ nguyên từ ảnh hưởng chung của cuộc Đại khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới, mà còn từ những lý nội tại của nước mình dưới quyền quyết định độc tài của đảng CSVN. Chủ đích của chúng tôi không phải nhìn việc tụt dốc Kinh tế như chấp nhận một sự đau thương không thể tránh từ hậu quả chung Thế giới, nhưng là tìm cách đòi hỏi những ĐIỀU KIỆN để nhằm khắc phục họan nạn để từ đó phát triển BỀN VỮNG Kinh tế của Quê Hương Việt Nam.

Nhằm chủ đích viết bài này như vậy, chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh sau đây:

=> Kinh tế không lấy quyền sống làm mục đích

=> Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới và hậu quả lên Kinh tế Việt Nam

=> Điều kiện tiên quyết cho việc Khôi phục và Phát triển bền vững Kinh tế Việt Nam

A. Kinh tế không lấy quyền sống làm mục đíchNên nhắc lại sự thất bại của chế độ Cộng sản trong lãnh vực Kinh tế. Ngòai việc chủ trương nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy gồm truất hữu và bỏ tự do cá nhân làm Kinh tế khiến những tác nhân Kinh tế không còn kích thích làm việc, nền Kinh tế của Cộng sản còn coi Kinh tế là để phục vụ cho Chế độ Chính trị của mình, tức là những tác nhân Kinh tế làm việc không phải là cho quyền sống của mình, mà phục vụ cho quyền sống của một Chế độ Chính trị. Những quyết định Kinh tế là do quyền lực Chính trị định đọat.

Kinh tế Cộng sản đã thất bại tòan diện để bụng đói của người Dân đòi hỏi chấm dứt Chế độ Cộng sản tại Nga và những nước Đông Âu. Xin nhắc lại rằng chính cái quyền Dạ Dầy của người Dân của những nước này đã là động lực chính đòi buộc chấm dứt Chế độ Cộng sản, chứ không phải là những ý niệm trừu tương Dân chủ, Nhân quyền.

Tại Việt Nam, chế độ Cộng sản không ra ngòai luật chung thất bại Kinh tế tòan diện. Dân chúng nghèo đói. Một quốc gia sản xuất gạo, tôm cá sông và biển, mà Dân phải ăn bo bo. Đó là cái hậu quả của một thể chế xử dụng sức lao động kiếm cơm của người dân để phục vụ cho mục đích Chính trị của đảng CSVN. Chính chế độ đã phải kêu gào van xin Thế giới "Cứu đó, Giảm nghèo !" Những đồng bằng Việt Nam cung cấp dư thừa luau gạo vẫn còn đó. Những sông chằng chịt, biển dài 1600 cây số là nguồn dồi dào cung cấp thức ăn. Tại sao Dân nghèo đói? Đó chỉ là vì không cho Dân tự do làm Kinh tế để phục vụ cho chính cái Dạ Dầy của họ, mà là để phục vụ cho độc tài đảng trị theo ý thức hệ rỗng tuếch Mác-Lê đã bị ném vào sọt rác.

Vì tình trạng đói nghèo của Dân chúng, thất bại của Kinh tế Cộng sản, mà chế độ buộc lòng phải MỞ CỬA, ĐỔI MỚI.

Qua những lời tuyên bố của các Lãnh đạo đảng CSVN, thì việc đổi mới là chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường và thêm cái đuôi là định hướng XHCN. Trên thực tế, nền Kinh tế Việt Nam vẫn bị xử dụng vào mục đích phục vụ cho quyền lực Chính trị độc đảng CSVN và tệ hơn nữa là phục vụ cho túi tham cá nhân của tầng lớp nắm quyền Chính trị. Đảng CSVN vẫn chủ trương một CƠ CHẾ cho quyền độc tài Chính trị nắm trọn độc quyền Kinh tế. Khía cạnh Tự do và Thị trường trong cái CƠ CHẾ này là việc chuyển Kinh tế của Trung ương Tập quyền sang Kinh tế của những đảng viên và những liên hệ gia đình với đảng. Nếu nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy hòan tòan để phục vụ Chính trị đảng, thì nền Kinh tế mở cửa và đổi mới Tự do và Thị trường không những để phục vụ Chính trị đảng mà còn để phục vụ cá nhân những đảng viên.

Nếu phải so sánh, chúng ta thấy nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy còn mang tính cách nhân đạo hơn nền Kinh tế mệnh danh Tự do và Thị trường định hướng XHCN dưới CƠ CHẾ hiện hành. Thực vậy, nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy còn nhận trách nhiệm BAO CẤP dân chúng, nhưng nền Kinh tế mệnh danh Tự do và Thị trường dưới CƠ CHẾ hiện hành một đàng phủ nhận BAO CẤP, một đàng lợi dụng nguồn lực kinh tế quốc gia phục vụ quyền lực đảng và cho sự giầu có vơ vét cá nhân của đảng viên. Đời sống dân chúng luôn luôn bị bỏ rơi.




Trước khi xẩy ra cuộc Đại Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Thế giới, CƠ CHẾ hiện hành đã khai thác những nguồn lực kinh tế quốc gia như:

=> Cấu kết với tài phiệt nước ngòai để khai thác triệt để sức lao động của dân Việt Nam nhằm sản xuất những hàng hóa để xuất cảng. Đây không phải là việc phát triển Kinh tế mà là việc bán rẻ sức lao động Việt Nam cho tài phiệt nước ngòai.

=> Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia bị khai thác và bán thô cho nước ngòai.

=> Bán mặt bằng cho nước ngòai, thậm chí tịch thu những đất đai nông nghiệp để nhường cho tài phiệt nước ngòai khai thác.

=> Cho những Tập đòan Kinh tế Nhà Nước thực hiện những Dự án to lớn nhằm làm vẻ vang chế độ. Những Tập đòan này tham nhũng, ăn hối lộ và chi tiêu lãng phí ngân qũy.

=> Kinh tế VN có ưu thế tự nhiên và lịch sử là nông nghiệp và ngư nghiệp. Nhưng CƠ CHẾ hiện hành đã bỏ ra một bên vì lý do rất đơn giản là việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp không cho phép đảng và những cá nhân đảng viên ăn tham nhũng mau chóng làm giầu cho mình.

Những họat động gọi là Kinh tế trên đây không phải là việc phát triển Kinh tế Đất nước phục vụ cho đời sống dân chúng, mà là nhằm ăn xổi ở thì cho đảng và cho túi tham của cá nhân thuộc đảng.




Nền Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy đã thất bại và nền Kinh tế gọi là Tự do và Thị trường định hướng XHCN dưới CƠ CHẾ hiện hành không thể nào gọi là vĩ mô phát triển bền vững được. CƠ CHẾ hiện hành chỉ tạo cái hố sâu Giầu-Nghèo trong Xã hội Việt Nam. Một thiểu số thuộc đảng và liên hệ đã trở thành rất giầu có. Đại đa số Dân chúng trở thành nghèo khổ cùng cực.

Cái chứng cớ hiển nhiên của việc không có vĩ mô và không bền vững là sự tụt dốc hiện nay khi va chạm với Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Thế giới lúc này.

B. Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới
và hậu quả lên Kinh tế Việt Nam

Chính nền Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng ăn xổi ở thì cũng đang chịu hậu quả khốc liệt của Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới, huống chi là Kinh tế Việt được xây dựng èo ọt với tham nhũng lan tràn phát sinh và được nuôi dưỡng bởi CƠ CHẾ.

Nói về tình trạng tụt dốc Kinh tế hiện nay, thì chúng ta thấy nhan nhản những thông tin từ báo chí trong nước về: đình công, đóng cửa công ty, chủ công ty nước ngòai bỏ trốn qụyt long, thất nghiệp tăng vọt, lao động du mục trở về miền quê với hai bàn tay trắng…



Chúng tôi chỉ xin trích ra đây những nhận xét của World Bank:

"World Bank khuyến cáo Việt Nam phải cải tổ

Ngân hàng Thế giới tức World Bank nói người Việt Nam còn thua về thu nhập cá nhân tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Báo cáo 'Vietnam Development Report 2009' ra 4-5/12 tại Hà Nội đánh giá các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu vốn, mô hình phát triển của Việt Nam trong hơn 10 năm qua và nói nước này vẫn "cạnh tranh kém".

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều dưới trung bình, không vượt quá năm điểm.

Nhưng dù có chịu tác động bên ngoài, tương lai Việt Nam những năm tới tùy thuộc hoàn toàn vào "các quyết định về chính sách kinh tế".




Không cải thiện gì

Báo cáo trích ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói ba năm qua gần như không có cải thiện trong việc thực hiện năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.

Ngân hàng Thế giới tin rằng Cải cách hành chính công nếu thành công sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được từ 800 triệu đến 1.3 tỉ USD.

Tương lai Việt Nam những năm tới tuỳ thuộc vào các quyết định về chính sách kinh tế

World Bank

Giới cấp viện cũng thừa nhận rằng việc đánh giá tác dụng của viện trợ nước ngoài cho Việt Nam là "khó khăn", nhất là trong các dự án cụ thể.

Điều không thuận lợi cho Việt Nam, tính từ cuối 2008, là thế giới bên ngoài đang ngày càng trở nên "khó đoán trước" (uncertain).

Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà giới chuyên gia gần đây cũng cho rằng lạm phát cao, xuất khẩu giảm và các vụ tham nhũng, thất thoát đầu tư khiến bức tranh kinh tế Việt Nam tới đây tụt dốc.

Với thu nhập bình quân đầu người năm 2007, Việt Nam còn thua xa Indonesia (1918 USD) Thái Lan (3850 USD), và Singapore (35163 USD).

Lấy chỉ số tăng thu nhập trung bình căn cứ vào giá mua hàng từ 2001-2007 so với con số tương tương ứng của ba nước này, thời gian để Việt Nam đuổi kịp các họ đó là hơn nửa thế kỷ đến một thế kỷ rưỡi.

Ngân hàng Thế giới đặt câu hỏi liệu Việt Nam sẽ đi theo số phận của Liên Xô cũ hoặc thành công như Mauritius, một quốc gia nhỏ bé đã cải tổ thắng lợi.

Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia

Tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao, thậm chí trong thời điểm kinh tế khó khăn, luôn làm nức lòng người dân. Thế nhưng, tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng.

Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào "con hổ Việt Nam". Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.



Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.

WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore.

Chúng tôi cũng trích dẫn ra đây nhận định của hai Kinh tế gia sống tại Việt Nam.

Bà Phạm Chi Lan, Cố vấn Kinh tế mà chúng tôi gọi là nịnh thần Kinh tế cho chế độ, cũng phải than lên:

"Tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng là mối lo hàng đầu của mọi quốc gia trong bối cảnh suy thoái, khủng hoảng kinh tế.



Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước, các ngành dùng nhiều lao động ở nước ta đều bị chấn động, buộc phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm việc làm. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng không thể thực hiện các cam kết của họ ở Việt Nam, thậm chí có những nhà đầu tư đã lặng lẽ đóng cửa nhà máy ra đi.

Rõ ràng giảm việc làm là điều khó tránh khỏi, trong khi nhu cầu tạo việc làm cho hàng triệu người đến tuổi lao động và tạo việc làm mới cho những người cần chuyển đổi việc làm vẫn là nhu cầu thường xuyên ở nước ta, và hoàn toàn không dễ giải quyết trong thời buổi khó khăn này.

Nếu Bà Phạm Chi Lan, nịnh thần Kinh tế cho chế độ, không dám đụng chạm đến cái CƠ CHẾ hiện hành phát sinh và nuôi dưỡng Tham nhũng, lý do quan trọng của tụt dốc Kinh tế, thì Oâng Bùi Kiến Thành, Cố vấn Kinh tế độc lập, thẳng thắn nêu ra lý do cốt lõi THAM NHŨNG của CƠ CHẾ:

"Ông Bùi Kiến Thành cho rằng quản lý nhà nước thế nào cho thông thoáng, tạo điều kiện, tạo môi trường hoạt động bình đẳng.

Ông kết luận vấn đề then chốt là kinh tế càng khó bao nhiêu thì nhà nước càng phải tránh vấn để tham nhũng, bởi vì:

"Vấn đề tham nhũng được nêu ra nhiều lần trước quốc hội mà giải quyết không xong. Tham nhũng là từ nơi có quyền lực, mà quyền lực nằm trong tay ai? Đó là hoàn toàn trong phạm vi nhà cầm quyền phải giải quyết để đưa nền kinh tế tiến lên, tránh nguy cho thất nghiệp và nguy cơ mất an ninh xã hội."



C. Điều kiện tiên quyết cho việcKhôi phục và Phát triển bền vững Kinh tế Việt Nam

Nhật báo LE MONDE, ngày 24.02.2009, đăng bài với tựa đề FACE A LA CRISE, L’ASIE CHERCHE SA PROPRE VOIE (ĐỐI DIỆN VỚI KHỦNG HỎANG, Á CHÂU TÌM CON ĐƯỜNG RIÊNG CỦA MÌNH), tuyên bố tóm tắt hai điều:

=> Le modèle de croissance fondé sur l’exportation s’effondre (Mẫu phát triển dựa trên xuất cảng sụp đổ)

=> Orientation des investissements et de la production vers les consommateurs de la région (Chuyển hướng đầu tư và sản xuất cho những người tiêu thụ trong vùng).

Trung quốc, khi tuyển bố trong tháng 11.2008 Chương trình kích cầu USD.530 tỉ, đã ý thức về việc tạo khả năng tiêu thụ nội địa vì thấy rằng Kinh tế của mình tùy thuộc việc đặt mua hàng từ Hoa kỳ và Liên Aâu. Kinh tế tụt dốc, xí nghiệp đóng cửa và thất nghiệp lan tràn vì thiếu đặt mua hàng từ hai khối tiêu thụ lớn này.

Việt Nam, để có thể ngăn chặn tụt dốc Kinh tế hiện nay và để phát triển, cũng cần phải:

1) Bỏ những Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, tập trung quyền lực Kinh tế dưới quyền quyết định của độc đảng Chính trị CSVN.

2) Cho tư nhân quyền Tự do Kinh tế thực sự, nghĩa là không chịu sự quyết định trực tiếp hay gián tiếp của độc tài Chính trị.

3) Chú trọng đặc biệt đến Nông nghiệp, Ngư nghiệp, lãnh vực của đại đa số quần chúng và thuộc khả năng phong phú tự nhiên của Đất nước. Đây là phương diện tạo khả năng tiêu thụ của đại đa số dân chúng và là đà xây dựng cho công nghệ tương lai.

Thực hiện những hướng đi trên đây, điều kiện tiên quyết tất nhiên là phải dứt bỏ cái CƠ CHẾ hiện hành. Đó là cái CƠ CHÊ chủ trương ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ nắm trọng ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Đây là cái CƠ CHẾ làm phát sinh và nuôi dưỡng lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.

Đảng CSVN cố thủ giữ lấy CƠ CHẾ ấy vì muốn độc quyền cai trị và muốn thâu tóm Kinh tế phục vụ cho đảng mình và những cá nhân thuộc đảng.

Mặc dầu chai lì bấu víu lấy quyền hành, nhưng đến một lúc, dân chúng đói nghèo quá, họ sẽ bạo động phá tan cái CƠ CHẾ tội lỗi này. Những cuộc bạo động chống lại lực lượng công an đàn áp đã bắt đầu tại Hưng Yên, Long Xuyên và Đồng Nai gần đây nhất.

Dân càng nghèo, càng đói, thì sức bạo động nổi dậy càng mạnh để đạp đổ CƠ CHẾ hiện hành. Đó là định mệnh của tất cả những cuộc Cách Mạng.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 24.02.2009


KINH TẾ CANADA VÀ VIỆT NAM



TỪ KINH TẾ CANADA, HOA KỲ TỚI KINH TẾ VN:
THÊ THẢM!


TS NGUYỄN BÁ LONG

Kinh tế Canada độ rày thê thảm: thất nghiệp đã lên 7% và còn đang trên đà gia tăng. Thâm hụt mậu dịch đã xảy ra lần đầu tiên vào tháng 12/2008 với nhập cảng của Canada vượt xuất cảng tới 458 triệu (xuất cảng sụt 9.7% còn 35..3 tỉ, mức giảm nặng nhất trong một tháng kể từ tháng 10/1982; trong khi nhập cảng sụt 5.7% còn 35.8 tỉ (theo Statistics Canada: Canadian International Merchandise Trade, December 2008). Trước đó, trong tháng 11, thặng dư mậu dịch của Canada còn ở mức 1.2 tỉ. Sự kiện này làm các kinh tế gia choáng váng, vì họ tiên đoán tháng 12 mậu dịch Canada sẽ vẫn còn thặng dư khoảng 500 triê.u.
Sự xuống dốc nhanh chóng của nền kinh tế Canada có nguồn gốc từ sự xuống dốc không phanh của nền kinh tế Hoa Kỳ, mà nhiều kinh tế gia tiên đoán thất nghiệp có thể lên đến 10% vào khoảng cuối năm 2009 này. Nhà bán xuống và hiện tượng mất nhà(foreclosure) do mất việc làm tăng rất nhanh. Việc bán nhà rất trì chậm vì không ai tiên đoán được tương lai việc làm như thế nào. Tại Canada, nhiều công trình xây cất giữa chừng bị bỏ dở, vì chủ đầu tư đánh giá rằng sẽ không có đủ người mướn hoặc mua sau khi hoàn tất, có người lỗ chỏng gọng hằng trăm triệu đô la! Khi kinh tế Hoa Kỳ xuống dốc không phanh thì kinh tế Canada bị ảnh hưởng nặng vì sản phẩm sản xuất tại Canada phần lớn bán sang Hoa Kỳ, mà bây giờ Hoa Kỳ giảm mua, thì Canada gặp khó khăn ngay. Đó là lý do Canada từ thặng dư mậu dịch trong tháng 11/2008 (và các tháng trước, năm trước) đã trở thành khiếm hụt mậu dịch trong tháng 12. Đó là điều không kinh tế gia nào ngờ được, và họ đã đoán sai tuốt luốt!.
Canada tranh đấu về vấn đề này cách nào? Thủ Tướng Canada Stephen Harper mong chờ vào cuộc họp G-20, các nước sẽ tung các gói cứu nguy vực kinh tế toàn cầu dậy, và mong cuộc thăm viếng và hội họp giữa Tổng Thống Barack Obama của Mỹ và Thủ Tướng Harper của Canada sẽ giúp Canada làm được cái gì đó, ít nhất là trong lãnh vực thị trường tín dụng, cứu các kỹ nghệ chính (như xe hơi), vấn đề năng lượng, và an ninh biên giới. Có lẽ rằng cuộc họp giữa Tổng Thống Obama và Thủ Tướng Harper có ích cho Canada ở vấn đề biên giới chung (quyết định trào lượng hàng hoá lưu thông giữa hai nước, mà gần đây bị khó khăn vì chính sách siếùt chặt an ninh biên giới chống khủng bố của chính quyền Bush). Bây giờ có lẽ hai bên sẽ giải quyết cách nào đó để tăng cường lưu lượng trao đổi hai bên giống như thời kỳ trước họa khủng bố quốc tế (vụ 911 ở Mỹ). Bọn khủng bố quốc tế đã thành công ở việc làm cho lưu thông kinh tế giữa hai nước Hoa Kỳ và Canada khó khăn hơn, do các biện pháp an ninh chặt chẻ hơn.



Giải quyết được gút mắt này cũng đã là giải quyết một vấn nạn lớn của phát triển kinh tế hai nước. Canada có rất nhiều tài nguyên mà cuộc đầu tư vào việc phát triển năng lượng sạch sẽ giúp ích rất lớn để chận đứng hoặc kềm hãm nạn thay đổi khí hậu cũng như giải quyết nhu cầu năng lượng cho kỹ nghệ và nhiên liệu cho dân chúng ở Canada và Mỹ. Đây là các công tác mà Canada và Hoa Kỳ có thể hợp tác nhau làm được, với quy mô lớn; kể cả việc khai thác đường ống dẫn khí đốt từ Alaska xuyên qua Alberta đến Hoa Kỳ.


Đây là một đại kế hoạch từng được đề nghị bởi ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa Sarah Palin. Trước sau gì việc khai thác năng lượng trên quy mô lớn của Canada và Mỹ cũng sẽ tiến hành khi kinh tế phục hồi, và vấn đề năng lượng sạch cũng như thay đổi khí hậu phải được quan tâm, như cuộc họp giữa Tổng Thống Obama và Thủ Tướng Harper hôm 19/2/09 đã chỉ rõ.
Canada cũng như Mỹ đã xuống dốc nhanh chóng mấy tháng qua, nhất là các tháng 12/2008 và 1/2009, cả hai nước đang tiến vào trung tâm của cuộc khủng hoảng, mà một số kinh tế gia dự liệu là nó sẽ đến đáy trong nửa sau của năm 2009, trước khi phục hồi lại từ từ trong năm 2010. Tóm lại là ít có khả năng kinh tế Canada và Mỹ sẽ phục hồi trong năm 2009 này. Nhưng mà viễn tượng thì rõ ràng là Canada và Mỹ có quyết tâm để thay đổi cơ cấu và để vươn lên.



Canada có gói cứu nguy khoảng 34 tỉ cho năm 2009 và tổng số lên đến 50 tỉ cho hai năm 2009 và 2010. Mỹ vừa thông qua gói cứu nguy 787 tỉ Mỹ Kim và Tổng Thống Obama đã ký ban hành ngày 17/2/09. Khó thể nói rằng thị trường địa ốc và thị trường xe hơi sẽ phục hồi trong năm 2009, nhưng người ta hy vọng là hai thị trường này đang đi tới đáy suy sụp, và có thể phục hồi phần nào trong năm 2010. Tất cả sẽ đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản của thị trường tín dụng, phải làm cho nó lành mạnh (sự sụp đổ là do nó thiếu lành mạnh và sự tham lam của các công ty và những nhà hoạt động trong lãnh vực địa ốc và tài chánh.



Khi con người ta tham, họ làm những chuyện nguy hiểm bất kể chỉ vì tối mắt trước tiền bạc và lợi lộc vật chất, sống chết (của các kẻ mua nhà) mặc bay. Hậu quả là người mua nhà cũng chết mà các cơ quan cho mượn nợ nhà thiếu tiêu chuẩn cũng chết! Tham là chết! Đây là điểm trọng tâm chúng tôi muốn chuyển qua tình hình kinh tế VN.
Kinh tế VN là kinh tế đặt cơ sở trên THAM NHŨNG và HỐI LỘ. Không có hai cái này không gọi là kinh tế VN! Trong khi các nước trên khắp thế giới thay đổi cơ cấu kinh tế, tài chánh, với mục đích lành mạnh hóa cơ chế tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán v.v., thì ở VN, vì lãnh đạo CS và xí nghiệp quốc doanh đều hưởng lợi và tham nhũng trên các cơ cấu đầu tư và tín dụng; cho nên các sự thay đổi để có các cơ cấu lành mạnh về tín dụng, ngân hàng và đầu tư tại VN không thể nào có được, khi lãnh đạo CS và xí nghiệp quốc doanh đều ăn trong đó. Lấy thí dụ vụ án Xa Lộ Đông Tây tại Sài Gòn: Huỳnh Ngọc Sỹ ăn hối lộ của lãnh đạo PCI (Công Ty Tư Vấn Thái Bình Dương của Nhật) để cho công ty này trúng thầu, bên phiá Nhật Bản đã đưa ra toà tất cả những người của PCI đã hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sỹ, và tất cả họ đã thú nhận tội lỗi; mà phía nhà nước CSVN cứ lờ đi, mãi gần đây mới dàn cảnh bắt Huỳnh Ngọc Sỹ, lúc viện trợ ODI cho VN bị Nhật Bản cúp và Đại Sứ Nhật đã tuyên bố công khai điều đó trước Hội Nghị quốc tế các nước cấp viện làm cho bạo quyền CSVN ể mặt! Vì tham nhũng của CSVN là ăn chia, nên rất khó để dứt điểm tham nhũng trong guồng máy này; và cũng khó để thay đổi cơ chế vì quyền lợi chằng chịt của toàn bộ guồng máy, ai cũng ăn nên đâu có ai muốn bị mất quyền lợi và bị tố cáo khi thay đổi cơ chế.
Bởi vậy tình hình khủng hoảng kinh tế của VN cực kỳ bi đát vì yếu tố THAM NHŨNG và ĂN CỦA ĐÚT của toàn bộ hệ thống. Nó cản trở mọi sự thay đổi có tính cách lành mạnh hóa cơ chế, vì khi cơ chế đã lành mạnh và nguyên tắc MINH BẠCH (transparency) được áp dụng, thì lấy đâu nữa mà ăn, và lại còn phải ra tòa nữa, vì bị nguyên tắc MINH BẠCH vạch trần và cơ chế mới tố cáo.
Thành ra khủng hoảng kinh tế tại VN, đang xuống dốc khủng khiếp, lại càng tuột dốc; vì hàng không bán được và không mấy ai đặt hàng, lấy gì sản xuất, trong khi đó bọn lãnh đạo khốn kiếp địa phương và trung ương lại đòi cống nộp, hối lộ, phong bì v.v. (nội đám đến thăm nhàLê Khả Phiêu đã thấy phong bì, quà cáp, và dĩ nhiên không thiếu các món có tính cách hối lộ!. Đây là lãnh đạo đã về hưu; còn lãnh đạo tại chức thì khỏi nói! Tên bịp và bán nước Lê Khả Phiêu viết quyển sách nhan đề "MÊNH MÔNG TÌNH DÂN!": đem cuộc sống xa hoa đế vương của hắn ra với phong bì, quà cáp do vô số người viếng thăm đem đến, trong nhà có cả Trống Đồng là vật quốc cấm, và vườn rau vớùi kỹ thuật tối tân trồng trên sân thượng (bảo đảm cung cấp rau sạch không sợ bị ăn rau độc hoặc bị thuốc chết!), tại 7/36 Lý Nam Đế Hà Nội (căn nhà trị giá 5 triệu Mỹ Kim); so với cuộc sống của Dân Oan Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, không có đủ lều bạt che mưanắng và bị công an thường xuyên đàn áp tịch thu luôn cả lều bạt và nồi niêu xoang chảo nấu ăn! thì người ta thấy ngay hai cuộc đời: LÊ KHẢ PHIÊU vớiø MÊNH MÔNG TÌNH DÂN là như vậy đó, còn Dân Oan là cuộc sống đày đọa sống nay chết mai như vậy đó. Thành ra tin bọn bán nước CS là chết! Đúng như cố Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu đã nói: "Đừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!". Đối với Lê Khả Phiêu và Đảng CSVN thì: "Đừng tin MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu và Đảng CSVN nói dóc , mà hãy nhìn kỹ cuộc sống xa hoa đế vương của Lê Khả Phiêu và lãnh đạo Đảng CSVN, đối chiếu với cuộc sống Dân Oan Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng!". Lê Khả Phiêu có dám cho Dân Oan đói rét đến ngũ qua đêm trước cổng nhà Lê Khả Phiêu hay không, hay sẽ gọi công an đến bắt. Như thế ta biết ngay MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu và Đảng CSVN nghiã là gì.
Trên đây đã nói qua về MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu, và những phong bì lót tay, quà cáp Lê Khả Phiêu từng kể vào nhiều dịp khác nhau. Nó chỉ rõ THAM NHŨNG và cuộc sống TRÊN ĐẦU TRÊN CỔ NHÂN DÂN là bản chất của chế độ CSVN (Lê Khả Phiêu được tiếng là chống tham nhũng mà còn như vậy, hỏi những hạm ăn của đút như Lê Đức Anh, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang v.v., thì sự tham nhũng và cuộc sống của chúng còn như thế nàỏ). Thành ra, khủng hoảng kinh tế sẽ thiêu rụi CSVN khi mà không có sự thay đổi cơ chế nào sẽ được thực hiện, và nguyên tắc MINH BẠCH, điều kiện tối cần cho thị trường tài chánh, ngân hàng, đầu tư, thị trường chứng khoán v.v., sẽ không khi nào có đươ.c. Và VN sẽ lún sâu vào tối tăm và nghèo đói từ sự khủng hoảng kinh tế kỳ này. Còn lâu thì mới sẽ có gia tăng xuất cảng và gia tăng đơn đặt hàng trên thị trường quốc tế để giải quyết nạn thất nghiệp và cơn lốc sa thải công nhân của VN. Và giới lao động VN phải hành động: tự thiết lập các cơ chế nghiệp đoàn nghề nghiệp, tương trợ v.v. để bảo vệ lẫn nhau; đấu tranh với nhà nước và các chủ nhân bóc lô.t. Không thì lao động sẽ phải chấp nhận cuộc sống đói nghèo trong một thời gian dài, không ai cứu cả; vì chún g bận lo ăn của đút và nhà cao cửa rộng (như Lê Khả Phiêu), thì làm sao cứu dân đươ.c. Lao động VN và Dân Oan VN hãy tự đứng ra tổ chức để tranh đấu cứu lấy mình. Hiện bây giờ bạo quyền đang trong cơn hấp hối không dễ gì dám thẳng tay đàn áp những người dân hoặc lao động đang hoặc sắp chết đói.
Không đứng lên tự cứu thì các bạn cũng chết vì đói thôi!. Có tin được MÊNH MÔNG TÌNH DÂN của Lê Khả Phiêu và Đảng CS hay không? Khi chết mới biết TÌØNH CỦA BỌN CHÚùNG ĐỐI VỚI DÂN như thế nào? Phải đứng lên hành động để thay đổi cuộc đời thay vì chấp nhận chết thảm. Hãy đoàn kết lại để tạo một hàng ngũ lao động và Dân Oan có tổ chức để đấu tranh hiệu qủa với một chế độ đang trên bờ vực thẳm.




Sunday, March 1, 2009


Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC HÀ NỘI




=


Không thể chấp nhận "kiểu văn hóa" vừa ăn, vừa nghe chửi


- Khách bỏ tiền là muốn được ăn ngon, không phải để nghe chửi. Đó là một nét xấu của người Hà Nội. Vừa ăn, vừa nghe chửi: Tới thượng đế cũng phải... hãi



Đọc qua bài "Ăn hàng Hà Nội: Miệng nhai, tai nghe chửi", thật sự tôi vô cùng hãi với cái gọi là... văn hóa Hà Nội này! Tôi đã nghe rất nhiều bạn bè ra Hà Nội chơi, thậm chí là bạn bè ở Hà Nội nói về cung cách phục vụ thấp như vậy, nhưng tôi không tin. Nay đọc qua bài viết này, tôi mới thấy lời bạn bè nói là còn ít! Cảm ơn bài báo đã cho tôi biết sự thật... hãi này!

Loan , Trần Huy Liệu, Phú Nhuận, pittbecks@...


Tôi không hiểu về cái cách phục vụ của những ông bà chủ của những quán ăn này và cả những thực khách cảm thấy ngon khi ăn ở những quán ăn chửi. Nếu gọi đây là nét văn hóa "Hà Nội" thì... xin kiếu. Thà ở nhà làm một gói mỳ tôm còn cảm thấy thoải mái hơn.

BHN , TP.HCM, kidboyhn@...


Bà chủ quán bún ngan trên phố Trần Hưng Đạo, tay bán, miệng leo lẻo mắng người làm. Ảnh: Hoàng Dũng Không thể hỗn tạp như vậy được. Nên có tổ chức chính trị xã hội nào chủ trì việc vận động xây dựng nếp sống văn hoá nói chung cho người Thủ đô: văn hoá công sở, văn hoá giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hoá ẩm thực (từ nhà hàng, khách sạn đến quán xá…). Tất nhiên, việc này là lâu dài nhưng cần thiết và nhất thiết phải làm. Những “hiện tượng“ như bài viết nêu thực buồn quá, xô bồ quá, không thể chấp nhận, càng không thể “đôi khi chấp nhận như một nét văn hoá rất Hà Nội“ rồi trở thành bình thường của Hà Nội được.

Van Hong Tu , Đà Nẵng, hongtu54@...



Nếu vừa ăn vừa nghe chửi mà được gọi là nét văn hoá Hà Nội thì xin lỗi, chắc tôi không bao giờ dám nhận mình là người Hà Nội nữa. Tôi cũng không ít lần chứng kiến và từng bị "ăn" chửi ở ngoài hàng ăn. Mình là khách hàng, bỏ tiền ra mua chứ có phải là ăn quịt đâu, các cụ cũng có câu "trời đánh tránh miếng ăn", sao chủ quán lại cứ nhằm đầu người ta ra mà mắng thế... Một người bạn của tôi Tết này từ Mỹ bay về, hắn đi ăn bún riêu hôm mùng năm, cũng rất lịch sự hỏi người bán hàng, vậy mà ăn ngay câu "từ từ, là bố người ta d... đâu mà đòi ăn là có được...", mà đấy là mới Tết ra nhé, may mà hắn này hiền lành, lịch sự, phải người khác thì cãi nhau to rồi. Thầy giáo marketing của tôi nói, chất lượng các mặt hàng dịch vụ và sự phục vụ khách hàng của Việt Nam kém, cái này mà không mau thay đổi thì những cửa hàng này cũng không tồn tại được lâu, vậy mà tôi thấy hình như dân mình ngược lại, càng ăn chửi càng thích quay lại(?)... Buồn quá!!!!


Trịnh Thị Hải Yến , Long Biên, Hà Nội, tthy_2802@...



TIN LIÊN QUAN

Ăn hàng Hà Nội: Miệng nhai, tai nghe chửi


Bán hàng, "khuyến mại"... chửi! Ngày nào đi làm về tôi cũng đi qua hàng bún ở ngách Chợ Ngô Sĩ Liên. Có một lần, tôi giận chồng không ăn cơm nhà mới tạt vào quán bún dọc mùng của bà bán bún có nói tới trong bài viết, vừa ngồi xuống ghế giật mình nghe bà ta chửi người làm: "Thằng kia mắt mày mù à, mù thế mà thấy gái hở hang ngoài đường cứ là cứ dán mắt vào mông, ngực..." và còn rất tục tĩu hơn nữa. Tôi thấy nóng mặt, định đứng dậy ra về thì bà ta đưa bát bún cho tôi, tôi đành ăn vài gắp rồi ra về. Thế mà khách cứ đến đông nghịt. Có ngon đến đâu nhưng nghe bà ta chửi, tôi cũng không thể nuốt nổi. Từ giờ đến già, tôi sẽ không bao giờ qua đó mà đi đường khác vì tôi dị ứng với những lời ăn tiếng nói vô văn hóa.

Cẩm Tú , Ngõ Văn Hương, Đống Đa, Hà Nội, saobang_511_163@...



Mình nghĩ chẳng có gì hay ho gì khi phát huy cái "văn hóa chửi" kỳ cục này. Vinh Tran , Nha Trang, vinh19792001@...



Tôi thật sự hãi hùng mỗi khi vào phải những quán ăn như vậy. Khi muốn ăn ở ngoài, tôi đều tìm hiểu về món ăn, cách phục vụ ở các diễn đàn uy tín trên mạng internet. Tôi nghĩ, chúng ta cần phải tẩy chay những quán ăn không biết tôn trọng khách hàng, xã hội ngày một văn minh, tiến bộ mà vẫn còn rất nhiều quán ăn có cung cách phục vụ thật "kinh dị" như vậy thì biết đến bao giờ hình ảnh một Thủ đô Hà Nội văn minh, hiếu khách, thân thiện mới có được.


Hoang Minh , The Manor Mỹ Đình, hmquangfigimedia@...





Khách bỏ tiền không phải được nghe chửi Tôi chẳng hiểu tại sao những người bán hàng vẫn được phép bán hàng theo kiểu vô văn hóa như thế cho khách. Việc này sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Thủ đô. Nếu có 1 ai ở 1 thành phố nào đó hoặc 1 nước nào đó mà tôi mời đi ăn vô tình vào những quán như thế này thì chẳng biết để đâu cho hết cái xấu hổ. Thật sự thất vọng với Thủ đô mình - trung tâm văn hóa - chính trị và kinh tế lớn của cả nước mà lại để như vậy.

Vũ , Hai Bà Trưng, Hà Nội, mrapple1687@...



Tôi không nghĩ vừa ăn vừa nghe chửi là một nét văn hóa, "phong cách" của người Hà Nội. Khách bỏ tiền là muốn được ăn ngon, không phải để nghe chửi. Đó là một nét xấu của người Hà Nội, khi mà những hình ảnh về người Hà Nội vui vẻ, nhã nhặn với mọi người lại bị "nhiễu" bởi những quán ăn như vậy. Những người này làm mất đi hình ảnh của người Hà Nội trong lòng du khách. Hôm vừa rồi, tôi cũng xem một phóng sự trên Đài Truyền hình Hà Nội cũng nói về một quán phở mà chủ quán không cần đon đả đón khách, nhưng việc làm đó lại được "lý giải" của phóng viên thành việc bình thường, rằng đó cũng là một "nét văn hóa" riêng của "ẩm thực" Hà Nội. Phải chăng người Hà Nội đang đánh mất hình ảnh của mình qua "ẩm thực Hà Nội".

Đinh Khắc Nam , TP.HCM, dinhkhacnam855@...



Ông bà ta có câu "miếng ăn là miếng tồi tàn..." nếu chỉ vì miếng ăn ngon mà phải chịu nhục, chịu nghe chửi bới như thế thì người Hà Nội nên xem lại văn hóa ứng xử của mình. Hà Nội tự hào với sự thanh lịch, văn hiến ngàn đời của mình, là trái tim của Việt Nam nhưng những nét xấu này vẫn còn tồn tại và phát triển thì đấy thật sự là đáng ngại cho văn hóa ứng xử của Thủ đô. Trí Trần , TP.HCM, deltatoni@... Tôi không thể ngồi ăn mà nghe người khác chửi được, vậy mà có những người đến những quán ăn nghe chửi mới ăn ngon thì thật không thể hiểu được. Mình mất tiền thì miếng ăn phải xứng đáng với đồng tiền chứ.

Thủy Tiên , TP.HCM, thuytien240981@...



Đọc bài viết về cái “văn hóa chửi” của một vài quán ăn thuộc dạng cá biệt này, tôi thật bàng hoàng và đau xót cho nền văn hóa và ẩm thực của Thủ đô. Đâu rồi những câu khen tặng của bạn bè, doanh nhân, du khách quốc tế? Hình như các bài quảng cáo cho du lịch VN vẫn luôn ca ngợi về một đất nước và con người VN bằng mỹ từ… “thân thiện”, cái từ mà mọi người đều biết dịch ra tiếng Anh là friendly ấy?! Trước đây, trên mạng đã có bài đăng về "văn hóa chửi" độc nhất vô nhị và cư dân mạng cũng đã phải bức xúc đến phát sốt để bàn thảo về cung cách cư xử, phục vụ của những… ông thần, bà thánh ấy. Nhưng phải công nhận là chuyện lạ có thật này vẫn tồn tại và tiếp diễn. Là một người đã có thời gian sống ở HN, rất yêu HN và cũng đã từng nghe nhiều đồng nghiệp ra công tác ở Hà Nội nói về việc này, tôi cảm thấy xấu hổ và xót xa cho Thủ đô của chúng ta lại có những kiểu văn hoá kinh doanh buôn bán "quái đản" này.

Đoàn Anh , Cà Mau, ctipcm@...



Cần một liều thuốc cho văn hóa ứng xử nơi công cộng

Tôi là người miền Nam, tôi thường hay ra Hà Nội công tác và rất thích các món ăn ở Hà Nội. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường lân la ăn nhiều món ở Hà Nội. Tuy nhiên, ăn ở đây tôi có cảm giác mình không phải là thượng đế. Ăn mà phải tự mình phục vụ, tự bưng bê, lấy ghế, trông xe, giữ xe, tự đi tính tiền... rồi còn nghe chủ quán quát tháo, cằn nhằn. Điều này khác hoàn toàn với trong miền Nam, khách hàng khi vào ăn được nhân viên giữ xe ân cần dắt xe, khi ra thì ân cần dắt ra, vào quán chỉ cần kêu, chủ quán phục vụ tận bàn, cho dù gọi lắt nhắt, đủ thứ thì bao giờ người bán hàng cũng vui vẻ, niềm nở. Không có kiểu "không ăn thì biến" như ngoài Hà Nội. Tôi chỉ muốn góp ý vài dòng về cách buôn bán ở những quán ăn bình dân, quán ăn ven đường làm sao đừng quát nạt, chửi bới nghe không hay lắm. Trong miền Nam, khách hàng đúng là thượng đế thực sự, muốn gì đều được phục vụ tận răng. Đó mới là văn hóa trong ăn uống.

Hữu Trung , Tp.HCM, trunght@...



Thiết nghĩ, liều thuốc hữu hiệu đặc trị căn bệnh khó chữa này là thực khách.

Hãy để cho hàng quán của họ không người lui gót, lúc đó họ còn chửi ai được nữa. Về phía chính quyền, có lẽ nên rút giấy phép kinh doanh từ tạm thời đến vĩnh viễn để cắt được cái ung nhọt đó khỏi nền văn hóa giao tiếp giữa người với… người, và để cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam không bị ảnh hưởng.

Long , TP.HCM, saigon9dragon@...

Vừa ăn, vừa nghe chửi, thậm chí cả những câu chửi tục tĩu nữa thì không thể coi là nét văn hoá "rất Hà Nội" được. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là đất ngàn năm văn hiến. Tôi chưa nghe Nhà Hà Nội học nào nói Hà Nội có văn hoá ăn bị chửi cả. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải có giải pháp tuyên truyền giáo dục, vận động các chủ nhà hàng, chủ quán ăn (nhất là các chủ quán cóc như báo phản ánh) phải có thái độ phục vụ khách hàng đúng mực.


Hành vi chửi bới khách hàng, người khác, ở bất cứ đâu, không riêng gì Hà Nội đều là hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm con người cần phải xử lý chứ không thể không thể là nét văn hoá được. N.L.K , Hà Nội Văn hoá người Hà Nội là thế sao? Tôi đã một lần đi tham quan Hà Nội, nhìn người Hà Nội tham gia giao thông mà phát khiếp. Hôm nay, đọc bài báo này, tôi hiểu thêm vì sao người Hà Nội tham gia giao thông như vậy. Đó là một cách kinh doanh vô văn hoá của những người vô văn hoá, nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam chúng ta, cần phải loại bỏ nó ra khỏi đời sống văn hoá của người Việt Nam.

Hoàng Trung Dũng , Đà Nẵng, trungkien20042008@...
vietnamnet.vn - Bạn đọc viết ]

http://dantri.com.vn/c76/kinhdoanh.htm

==


Ăn hàng Hà Nội: Vừa bán vừa la... mới đắt hàng?


( 02.17.2009, 05:41 am GMT-7 )
Quán bún “mắng” trên đường Ngô Sĩ Liên, quận Đống Đa, Hà Nội
Với ối người, "bún quát, phở đuổi, cháo chửi" hấp dẫn như... màn biểu diễn họ được thưởng thức khi ăn. Tiếng chửi thậm chí còn khiến đồ ăn thêm hương vị, quán thêm "phong cách" khiến thực khách nhớ rồi thành nghiện "ghé".
"Thượng đế"... ăn xin Khi mà quán cháo chửi nổi tiếng cạnh Nhà thờ Lớn... hết chửi (có thể do thưa khách dần, và cháo gà không đủ hấp dẫn thực khách bằng những món ăn hiện đại mới "nổi"), người sành ăn Hà Nội lại bổ sung vào danh sách ghé chân, là những quán ăn mới, vừa bán vừa chửi "ác liệt" hơn.



Quán bún canh dọc mùng nổi tiếng thơm ngon với món lưỡi, sườn, giò heo chấm xì dầu, hông chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) ít khi ngớt tiếng léo nhéo chua loét của bà chủ ngoài 50. Mỗi câu hỏi của khách là một cơ hội cho bà... "xả giận".
Trưa 15/02, một khách mới dừng xe trước quán hỏi: "Chị ơi, để xe ở đâu?". Bà đốp ngay vào mặt: "Để lên nóc nhà này này!". Một thực khách gọi rau sống đến lần thứ 3, bị bà chồm qua bàn bán hàng quát với vào nhà: "Đây không có rau, tự trồng mà ăn!".




Nghe bà chửi đã quen, một chị khách sau bữa trưa ngon miệng dũng cảm lại gần bà bảo: "Chị gói cho em 1 cái lưỡi về nhà, nhà em ít người, chị cho cái be bé". Bà chủ quán ngồi cạnh nồi canh nghi ngút khói, mặt đỏ phừng phừng quắc mắt: "Đây không có hàng bé! 60 nghìn đổ đầu". Chị khách bắt đầu hãi, gật đầu ngay. Nhưng bà hàng bún chưa hết cơn. Bà vừa gói hàng, múc nước chấm, vừa nguýt chị khách: "Đã muốn ăn ngon lại còn đòi rẻ!". Rồi cơn cáu giận dâng cao trào, bà móc cái lưỡi lợn ra khỏi túi nilon định đưa cho khách, ném vào rổ: "Thôi không bán nữa đâu, về đi!". Chị khách tím mặt lủi thủi ra về.



Tại nhiều quán đông và ngon khác ở Hà Nội, cảnh các thượng đế "xin ăn" không khiến nhiều người ngạc nhiên. Chị Hồng Hạnh (Vĩnh Hồ, Hà Nội) kể, một lần cùng chồng đến quán mỳ vằn thắn trên phố Trần Hưng Đạo, chờ mãi không thấy nhân viên đến hỏi, chồng chị đành ra tận quầy bà chủ quán gọi món. 10 phút sau không thấy ai mang đồ ăn ra, hai vợ chồng ngại quán đông, đứng dậy ra về. Vừa ra khỏi cửa, đã nghe một giọng đàn ông chửi với theo: "Loại giẻ rách, có C. tiền mà ăn!".
"Mình mất tiền, chẳng phải để được cung phụng nhưng ít ra cũng phải được phục vụ cho đáng đồng tiền. Đi ăn để bị chửi, nhục lắm" - chị Hạnh nói.
Nỗi nhục đi ăn bị chửi, với chị Hằng (một phiên dịch) đến giờ vẫn còn đầy. Trước Tết, chị cùng bạn đến hàng quẩy trên phố Tô Hiến Thành. Gọi 2 suất nhưng bà chủ mang ra một đĩa quẩy đầy và bảo ăn không hết thì trả lại. Đĩa quẩy còn 5 cái, chị Hằng xin trả lại để tính tiền, bà hàng trừng mắt: "Mang về cho chó nó gặm nhé, chó chê thì vứt sọt rác".
Chị Hương và vợ chồng chị Hạnh không bao giờ quay lại những quán chửi đó nữa, nhưng mỗi lần đi qua, họ thấy người ăn vẫn vòng trong vòng ngoài. Có vẻ như nhiều thực khách không "nặng nhẹ" chuyện bị chửi, và quán vẫn giữ "phong cách".


"Phong cách" vừa bán, vừa chửi


Bị chửi mà vẫn ăn được, nữa là vừa ăn vừa được... xem chửi. Cũng nóng mặt đấy, nhưng... vui.
Chị Cẩm Tú, một giáo viên từng giật mình khi vừa ngồi xuống ghế đã nghe bà chủ một quán bún ngan trên đường Trần Hưng Đạo xa xả: "Mày đi đâu mà giờ mới vác xác đến, ở nhà chôn bố mày à?".


Thì ra nạn nhân là cô giúp việc mới đang chôn chân chịu trận trước bà chủ và hàng chục thực khách đang tất bật nhai và... nhẫn nại nghe. Bà chủ quán thấy nhiều người ngẩng đầu ngó, như được động viên, tay làm hàm càng... chửi!. Một khách thấy chị Tú mắt tròn mắt dẹt thì bảo: "Bà này phải được chửi bán mới ... hăng. Cái cô người làm này mới nên chưa quen, chứ giúp việc cũ biết tính bà, bị bà chửi rách họng vẫn toe toét".



Ở hàng hủ tiếu nổi tiếng trong "ngõ ẩm thực" phố Hàng Chiếu, bà bán hàng cũng phải chửi người làm liên tục mới bán được. Được cái, bà này chua với người làm bao nhiêu thì ngọt với khách bấy nhiêu. Nên "bài chửi" của bà du dương với cả "nốt thăng" lẫn "nốt giáng": "Mày có rồ không mà cắt rau dài thế này? - Em không ăn rau sống, nhỉ?", "Cái con ngu vạ ngu vật kia, khách chờ vòng trong vòng ngoài mà cứ đứng như con chết rồi thế kia? - Chưa đến lượt em, đợi tí, gái nhé!", "Xéo về quê mà hốc C.! Loại lười thối thây như mày chỉ tổ ngứa mắt tao! - Ngồi xuống đây em, chật chội tí, thông cảm nhá!"...



Qua trò chuyện, nhiều người khẳng định họ đều ít nhất 1 lần vừa ăn hàng vừa... được nghe chủ quán chửi người làm. Bà Lan (bán hàng lưu niệm) kể: Cuối tuần trước, cả nhà bà đến quán hải sản biển B.H trên phố Tô Hiến Thành. Bà chủ ở đấy đang quát tháo một nhân viên, thỉnh thoảng lại xỉa xỉa con dao về phía cậu người làm; cậu này thì mặt lạnh tanh như không nghe thấy gì. Các cháu bà Lan ngồi cạnh sợ rúm ró trước lưỡi dao sắc lẻm thỉnh thoảng vung loang loáng trước mặt.
Trước những chủ quán mồm năm miệng mười, chửi người làm như hát hay, ối khách nghẹn. "Nuốt chưa hết miếng đã muốn đứng lên, ăn một lần là cạch đến già" - bà Lan nói.



Nhưng cũng với ối người, nghe chửi ở quán hàng thường như... vừa ăn vặt vừa xem biểu diễn (cốt sao tiếng chửi không dành cho mình!). Tiếng chửi thậm chí còn khiến đồ ăn (vốn đã ngon hơn nhiều quán) thêm hương vị, quán thêm "phong cách" khiến người ăn nhớ rồi thành nghiện "ghé".
Thế nên, "phong cách bán hàng" kiểu... chửi không chỉ tự phát ở các quán hàng nhỏ, mà còn được lẳng lặng xây dựng ở hệ thống nhà hàng bậc trung như L.V (phố Lý Thường Kiệt), Q.N (phố Phan Bội Châu)... Mặc kệ những khách âm thầm ôm bực về nhà rồi cạch mặt nhà hàng, nhà hàng kiên trì giữ "phong cách", để lượng "fan" sẵn sàng xem chửi khi chống cằm đợi thức ăn đông dần. Cứ thế, "bún quát, phở đuổi, cháo chửi" không còn xa lạ với người Hà Nội. Và đôi khi, người ta chấp nhận như một nét văn hoá "rất Hà Nội".
Theo Hoàng Dũng/VNN


http://www.yahoovanhoaviet.com/news/index.php?act=view&code=post&cid=25&id=27732

==


Ăn hàng Hà Nội: Miệng nhai, tai nghe chửi


Với ối người, "bún quát, phở đuổi, cháo chửi" hấp dẫn như... màn biểu diễn họ được thưởng thức khi ăn. Tiếng chửi thậm chí còn khiến đồ ăn thêm hương vị, quán thêm "phong cách" khiến thực khách nhớ rồi thành nghiện "ghé". "Thượng đế"... ăn xinKhi mà quán cháo chửi nổi tiếng cạnh Nhà thờ Lớn... hết chửi (có thể do thưa khách dần, và cháo gà không đủ hấp dẫn thực khách bằng những món ăn hiện đại mới "nổi"), người sành ăn Hà Nội lại bổ sung vào danh sách ghé chân, là những quán ăn mới, vừa bán vừa chửi "ác liệt" hơn.


Quán bún canh dọc mùng nổi tiếng thơm ngon với món lưỡi, sườn, giò heo chấm xì dầu, hông chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) ít khi ngớt tiếng léo nhéo chua loét của bà chủ ngoài 50. Mỗi câu hỏi của khách là một cơ hội cho bà... "xả giận". Trưa 15/02, một khách mới dừng xe trước quán hỏi: "Chị ơi, để xe ở đâu?". Bà đốp ngay vào mặt: "Để lên nóc nhà này này!". Một thực khách gọi rau sống đến lần thứ 3, bị bà chồm qua bàn bán hàng quát với vào nhà: "Đây không có rau, tự trồng mà ăn!".



Nghe bà chửi đã quen, một chị khách sau bữa trưa ngon miệng dũng cảm lại gần bà bảo: "Chị gói cho em 1 cái lưỡi về nhà, nhà em ít người, chị cho cái be bé". Bà chủ quán ngồi cạnh nồi canh nghi ngút khói, mặt đỏ phừng phừng quắc mắt: "Đây không có hàng bé! 60 nghìn đổ đầu". Chị khách bắt đầu hãi, gật đầu ngay. Nhưng bà hàng chưa hết cơn. Bà vừa gói hàng, múc nước chấm, vừa nguýt chị khách: "Đã muốn ăn ngon lại còn đòi rẻ!". Rồi cơn cáu giận dâng cao trào, bà móc cái lưỡi lợn ra khỏi túi nilon định đưa cho khách, ném vào rổ: "Thôi không bán nữa đâu, về đi!". Chị khách tím mặt lủi thủi ra về.Tại nhiều quán đông và ngon khác ở Hà Nội, cảnh các thượng đế "xin ăn" không khiến nhiều người ngạc nhiên.


Chị Hồng Hạnh (Vĩnh Hồ, Hà Nội) kể, một lần cùng chồng đến quán mỳ vằn thắn trên phố Trần Hưng Đạo, chờ mãi không thấy nhân viên đến hỏi, chồng chị đành ra tận quầy bà chủ quán gọi món. 10 phút sau không thấy ai mang đồ ăn ra, hai vợ chồng ngại quán đông, đứng dậy ra về. Vừa ra khỏi cửa, đã nghe một giọng đàn ông chửi với theo: "Loại giẻ rách, có C. tiền mà ăn!"."Mình mất tiền, chẳng phải để được cung phụng nhưng ít ra cũng phải được phục vụ cho đáng đồng tiền. Đi ăn để bị chửi, nhục lắm" - chị Hạnh nói.Nỗi nhục đi ăn bị chửi, với chị Hằng (một phiên dịch) đến giờ vẫn còn đầy. Trước Tết, chị cùng bạn đến hàng quẩy trên phố Tô Hiến Thành. Gọi 2 suất nhưng bà chủ mang ra một đĩa đầy và bảo ăn không hết thì trả lại. Đĩa quẩy còn 5 cái, chị Hằng xin trả lại để tính tiền, bà hàng trừng mắt: "Mang về cho chó nó gặm nhé, chó chê thì vứt sọt rác".Chị Hương và vợ chồng chị Hạnh không bao giờ quay lại những quán chửi đó nữa, nhưng mỗi lần đi qua, họ thấy người ăn vẫn vòng trong vòng ngoài. Có vẻ như nhiều thực khách không "nặng nhẹ" chuyện bị chửi, và quán vẫn giữ "phong cách"."Phong cách" vừa bán, vừa chửiBị chửi mà vẫn ăn được, nữa là vừa ăn vừa được... xem chửi.




Cũng nóng mặt đấy, nhưng... vui. Chị Cẩm Tú, một giáo viên từng giật mình khi vừa ngồi xuống ghế đã nghe bà chủ một quán bún ngan trên đường Trần Hưng Đạo xa xả: "Mày đi đâu mà giờ mới vác xác đến, ở nhà chôn bố mày à?". Thì ra nạn nhân là cô giúp việc mới đang chôn chân chịu trận trước bà chủ và hàng chục thực khách đang tất bật nhai và... nhẫn nại nghe. Bà chủ quán thấy nhiều người ngẩng đầu ngó, như được động viên, tay làm hàm càng... chửi!. Một khách thấy chị Tú mắt tròn mắt dẹt thì bảo: "Bà này phải được chửi bán mới ... hăng. Cái cô người làm này mới nên chưa quen, chứ giúp việc cũ biết tính bà, bị bà chửi rách họng vẫn toe toét".Ở hàng hủ tiếu nổi tiếng trong "ngõ ẩm thực" phố Hàng Chiếu, bà hàng cũng phải chửi người làm liên tục mới bán được.



Được cái, bà này chua với người làm bao nhiêu thì ngọt với khách bấy nhiêu. Nên "bài chửi" của bà du dương với cả "nốt thăng" lẫn "nốt giáng": "Mày có rồ không mà cắt rau dài thế này? - Em không ăn rau sống, nhỉ?", "Cái con ngu vạ ngu vật kia, khách chờ vòng trong vòng ngoài mà cứ đứng như con chết rồi thế kia? - Chưa đến lượt em, đợi tí, gái nhé!", "Xéo về quê mà hốc C.! Loại lười thối thây như mày chỉ tổ ngứa mắt tao! - Ngồi xuống đây em, chật chội tí, thông cảm nhá!"...Qua trò chuyện, nhiều người khẳng định họ đều ít nhất 1 lần vừa ăn hàng vừa... được nghe chủ quán chửi người làm. Bà Lan (bán hàng lưu niệm) kể: Cuối tuần trước, cả nhà bà đến quán hải sản biển B.H trên phố Tô Hiến Thành. Bà chủ ở đấy đang quát tháo một nhân viên, thỉnh thoảng lại xỉa xỉa con dao về phía cậu người làm; cậu này thì mặt lạnh tanh như không nghe thấy gì. Các cháu bà Lan ngồi cạnh sợ rúm ró trước lưỡi dao sắc lẻm thỉnh thoảng vung loang loáng trước mặt.Trước những chủ quán mồm năm miệng mười, chửi người làm như hát hay, ối khách nghẹn. "Nuốt chưa hết miếng đã muốn đứng lên, ăn một lần là cạch đến già" - bà Lan nói.Nhưng cũng với ối người, nghe chửi ở quán hàng thường như... vừa ăn vặt vừa xem biểu diễn (cốt sao tiếng chửi không dành cho mình!).



Tiếng chửi thậm chí còn khiến đồ ăn (vốn đã ngon hơn nhiều quán) thêm hương vị, quán thêm "phong cách" khiến người ăn nhớ rồi thành nghiện "ghé". Thế nên, "phong cách bán hàng" kiểu... chửi không chỉ tự phát ở các quán hàng nhỏ, mà còn được lẳng lặng xây dựng ở hệ thống nhà hàng bậc trung như L.V (phố Lý Thường Kiệt), Q.N (phố Phan Bội Châu)... Mặc kệ những khách âm thầm ôm bực về nhà rồi cạch mặt nhà hàng, nhà hàng kiên trì giữ "phong cách", để lượng "fan" sẵn sàng xem chửi khi chống cằm đợi thức ăn đông dần. Cứ thế, "bún quát, phở đuổi, cháo chửi" không còn xa lạ với một bộ phận người Tràng An. Và đôi khi, một số người âm thầm chấp nhận như một "nét riêng" của Hà Nội.Hoàng Dũng

http://vietnamnet.vn/bvkh/2009/02/829411/

http://vn.myblog.yahoo.com/xuongtamban


LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ

Cổ nhân nói làm thuốc sai lầm thì hại một mạng người, làm văn hóa giáo dục mà sai lầm thì hại đến trăm năm. Sở dĩ sự tình văn hóa suy đồi, chính trị thối nát là do chủ nghĩa cộng sản.
Cộng sản giết " trí phú địa hào", cộng sản đưa dân nghèo lên lãnh đạo các cấp. Văn hóa lớp ba cai trị nước. Không tài không đức thì tham nhũng là chuyện đương nhiên. Vô sản đôi khi đồng nghĩa với lưu manh, vô đạo đức. Ăn dơ, ở bẩn, nói láo, văng tục chính là phong cách vô sản. Cộng sản . thăng hoa vô sản vì vô sản dễ nghe dễ bảo, dám làm nhất là đám lưu manh đạo tặc. Mao trạch Đông, Hồ CHí Minh dùng những hạng này trong quân đội công an , uỷ ban xã thônvà các cơ quan khác. Thực tế và lý thuyết, cộng sản chỉ biết dùng bạo lực, gian trá và khinh miệt đạo đức! Những phong thái lịc h sự, nhã nhặn của thời trước đều hủy bỏ, gọi đó là phong cách tư sản. Cộng sản chủ trương tranh đấu cho nên trong các hội nghi, trên báo chí nhất là thời Nga Hoa chửi nhau và thời Nhân Văn Giai Phẩm, ta nghe toàn là lời lẽ hàng tôm, hàng cá.Trong xã hội phong kiến và tư bản, tôn giáo, luân lý và pháp luật được tôn trọng, cho nên đã kìm chế phần nào lòng tham con người. con người có tư cách, biết xã giao, lịch sự. Còn trong chế độ công sản, nét văn hóa đã thể hiện rõ ở câu quát tháo, đay nghiến và chửi thề, văng tục.

Khoảng 1950, một số trí thức theo cộng sản đã phải lấy vợ bần cố, và phải từ bỏ phong thái "tiểu tư sản"để hòa nhập với vô sản. Chúng bỏ truyền thống luân lý cũ, tước bỏ quyền cha mẹ dạy con. Chúng bảo" trung với đảng, hiếu với dân". Chúng bắt buộc con tố cha, vợ tố chồng, phá tan văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta. Do đó, con cái chạy theo bọn vô sản, không nghe lời cha mẹ, thành ra trẻ hư hỏng, ăn căp, ăn trộm, chửi nhau, đánh nhau. Năm mươi năm sau, chúng nó thành đại tướngh, thành ủy viên trung ương, con cháu cũng hấp thụ nét vô sản thiếu văn hóa của cha ông, thành thử càng lâu, bệnh trạng càng lan rộng.


Hơn nữa, sau 1954, con nhà gia giáo, nền nếp, những tinh hoa của quốc gia đã chạy vàoNam, còn lại số it ở lại. Xã hội toàn đầy vô sản từ các nơi đổ về nắm giữ các chức vụ. Cha vô học, mẹ ăn cướp, ăn trộm, mà ở địa vị cao thì con cái cần gì phải học, phải giữ gìn đạo đức!Phong thái vô sản như hung hãn, độc ác, chửi bới, quát mắng đã ăn sậu trong các tầng lớp xã hội và cơ quan đoàn thể. Bước vào cơ quan nào cũng thấy những bộ mặt khó thương. Trong nhà thương, ngoài chợ, trong quán ăn, ngoài đường đều là phong thái chanh chua, đanh đá, hung dữ của dân quê Việt Nam từ trăm năm trước được bảo tôn và phát triển mạnh. Các bạn ở hải ngoại không tin bỉ nhân, cứ đến thăm tòa đại sứ Cộng sản hoặc vào các c ửa hàng dân Bắc Kỳ hiện đại gốc XHCN thì biết liền


Trong tương lai, một cơn bão nổi lên có thể quét sạch bọn cộng sản, nhưng những thói hư tât xấu, những tệ nạn, những di chứng của cộng sản phải trăm năm sau mới giải trừ được.

==

NGỌC LOAN * QUA CƠN HỒNG THỦY






Ngọc Loan

Biến cố 1975 đúng là một cơn hồng thủy. Nó cuốn trôi cả xã hội Việt Nam vào dòng nước xoáy xuống vực sâu thăm thẳm... Gia đình tôi cũng cũng không thoát khỏi cơn hồng thủy đó nên đã phải lênh đênh trôi dạt trên biển Đông, để tìm đường sống từ cõi chết.

Chuyến hành trình biển Đông bắt đầu vào tháng 6/1980. Tôi dắt ba đứa con nhỏ, đứa lớn nhất lên 10, bé nhất lên 5, và một thằng cháu con của ông anh lớn xuống thuyền... Chủ tầu dặn trước : mỗi người chỉ được mang theo một bộ quần áo, tuyệt đối không được mang theo đồ kềnh càng, ăn uống do chủ tàu lo. Cẩn thận tôi mang theo một ít cơm nắm thịt ruốc, sợ các con tôi đói dọc đường. Tôi còn khâu vào bộ quần áo mang theo của chúng mấy chỉ vàng, phòng hờ chẳng may bị thất lạc, chúng có vật tùy thân.


Giờ đổ người lên thuyền bất ngờ vào giữa trưa, khác với những chuyến trước thường là vào ban đêm. Việc đổ người xảy ra thật nhanh, thật gọn, khiến tôi choáng váng đến ngộp thở, không nhận biết được gì.
Phút chốc tôi thấy mình bị đẩy lên thuyền vượt biên với ba con. Cùng lúc, có tới 4 hay 5 ghe nhỏ khác đổ thêm người lên thuyền. Sau đó, chúng tôi bị đẩy xuống khoang thuyền, rồi mấy người tổ chức vượt biên phủ lưới lên trên, ngụy trang thành tầu đánh cá.


Ngồi trong khoang, tôi quan sát chung quanh. Thuyền này rất nhỏ, bề ngang chỉ độ một mét, bề dài hơn mười mét, lòng khoang hẹp ghép bằng những miếng ván và có những thanh gỗ đóng ngang cạnh thuyền cách nhau nửa mét. Phía trên chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ. Về sau tôi mới hay máy tầu chỉ có 3/4 mã lực và có tới ba mươi người lớn nhỏ "xếp cá mòi" trong thuyền.


Mấy người khoẻ mạnh bắt đầu lấn áp mẹ con tôi khiến chúng tôi ngộp thở vô cùng. Đứa út còn quá nhỏ cứ đòi ngồi trên lòng mẹ, các đứa khác ngồi trên những thanh lườn thuyền than khóc không thôi. Tôi phải cố nuốt lệ, cố tìm lời dỗ dành khuyên bảo chúng. Sau một ngày vật lộn với sự chen chúc và sóng gió, các con tôi đều mệt lả thiếp đi. Còn tôi phần vì lo lắng, phần sở hãi nên cứ trơ trơ ngồi canh chừng trong tư thế khó chịu, đau đớn vô cùng.

Đến tối thuyền bỗng nhiên ngưng chạy. Hỏi ra mới biết vì máy yếu, trở quá nặng nên không chịu nổi. Ngặt một nỗi, thuyền chưa ra hỏi hải phận nên ai cũng sợ bị tầu Việt Cộng bắt lại thì chỉ có nước ngồi tù cả đám. Trong lúc người lái tầu sửa máy, đám thanh niên leo hết lên boong thuyền tìm chỗ nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi, thay vì ở dưới khoang phụ tát nước. Họ để máy dùng tát nước chạy phun khói mịt mù.

Vợ con chủ tầu an nhiên tọa hưởng trên cabin, chỉ khổ cho trẻ con và những bà mẹ như chúng tôi phải chịu cực hình xông khói. Chị bạn tôi thấy con cái ngộp thở, ho sặc sụa, van xin chủ tầu tắt máy mãi không được, chị bèn nguyền rủa, chửi bới om xòm về sự vô nhân đạo và việc làm tắc trách của chủ tầu.


Bọn chủ tầu và thợ máy không những không nghe, họ sẵng giọng mắng xuống : "Mấy bà im mồm đi ! Trước tụi tôi cần vàng nên mới đưa mấy bà đi. Bây giờ không cần nữa, con mấy bà có chết cứ việc liệng xuống dưới biển, đừng có la lối."
Tôi biết nếu để tình trạng này kéo dài vài giờ nữa lũ trẻ sẽ chết ngộp do hơi độc carbon tỏa ra. Bản năng tự vệ nổi lên, tôi vẹt mọi người ra leo lên boong, dõng dạc : "Tôi xin lỗi tất cả các anh đi học tập có mặt trên tầu vì việc tôi sắp làm có thể nguy hại đến các anh. Tôi đứng đây chờ tầu hải quân Việt Cộng đi qua sẽ la to cho họ đến bắt. Giải cứu các con chúng tôi trước để khỏi bị chết ngộp, việc tù đầy tính sau. Tính mạng trẻ con là trên hết ! "


Do lời nói cứng cỏi và ý trí mãnh liệt của tôi, bọn họ đành phải bàn tính lại. Rồi họ tắt máy tát nước, cho hết các trẻ con lên boong, các bà mẹ cùng lên theo, còn các thanh niên xuống cùng thay phiên nhau tát nước. Gần sáng máy chạy được, tầu thoát ra khỏi hải phận. Thật hú hồn !
Song, "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai ". Đi được hơn một ngày, chúng tôi gặp ngay một tầu hải tặc Thái Lan. Vừa thấy tầu cướp, chủ tầu vội ra lệnh tất cả đàn bà trẻ con xuống hết khoang thuyền. Bị bít bùng, chúng tôi không hay biết chuyện gì xảy ra ở trên. Chỉ biết rằng chúng tôi sợ gần chết, vì đã từng nghe chuyện kể lại thế nào là hải tặc Thái Lan : Cướp của, giết người không gớm tay, hãm hiếp phụ nữ thật dã man...đều là nghề của bọn này !

Bỗng có lệnh gọi mọi người lên boong hết. Ba, bốn tên cướp súng dắt bên sườn, tay khoa mã tấu sáng láng. Chúng xuống khoang lục soát kiếm vàng. Rồi chúng lên bắt mọi người cởi hết quần áo để chúng khám xét. Bao nhiêu nhẫn vàng và đồng hồ đeo tay đều bị chúng lột hết.
Lùng sục xong trong khoảng một tiếng đồng hồ, chúng ra lệnh chúng tôi qua tầu chúng. Trong cơn giục giã, xô đẩy hỗn loạn của bọn cướp tôi cũng bị kéo qua tầu chúng. Trẻ con thì bị thẩy qua như thẩy banh.


Nhìn lại, tôi thấy bị mất sạch hành lý trong có dấu mấy chỉ vàng, nhưng thấy còn đủ ba đứa con, tôi mừng rỡ chạy lại ôm chúng khóc nức nở.
Tôi len lén nhìn bọn hải tặc. Trời ơi! Chúng dễ sợ quá : đầu quấn khăn, mình để trần nhễ nhại mồ hôi quấn mỗi cái sà-rông, tay lăm lăm mã tấu, trông như những quái vật đầu người mình thú. Tôi lo lắng không biết chuyện gì sẽ xảy ra và nghĩ thôi đành phó mặc cho số mệnh.

Nhưng bọn hải tặc cho chúng tôi ăn. Các con tôi sung sướng lắm vì đã hai, ba ngày nay từ lúc lên tầu đã bị đói khát. Những nắm cơm đi đường ít ỏi chúng đã ngốn sạch. Từ trước khi leo lên tầu chủ tầu có hứa lo đồ ăn đồ uống, nhưng họ làm ngơ.
Tối đến nằm trên boong tầu hải tặc, tôi ôm chặt lấy đứa út và không ngớt cầu nguyện xin ơn trên ban phước lành cho các con tôi. Chợt tôi nhìn sang đứa con gái lớn 10 tuổi đang ngủ say, tôi sợ hãi và hối tiếc đã không cho nó mặc đồ giả trai. Chưa kịp nghĩ xa hơn thì những ánh đèn pin loang loáng rọi đến chỗ chúng tôi nằm. Một cô gái bị đánh thức dậy và đưa lên phòng lái. Rồi cô thứ hai, thứ ba... Họ là những cô gái tuổi xanh mơn mởn ! Tôi rùng mình sợ ánh đèn pin chiếu đến con gái tôi. Tôi thầm khấn xin cho tôi thay cháu làm vật tế thần nếu có chuyện gì xảy ra, đừng để con tôi phải chịu đọa đầy. Cả đêm hồi hộp lo âu, tôi không tài nào chợp mắt. Cũng may, bọn chúng chỉ bắt những cô gái trẻ lên để hành lạc chứ không man rợ hãm hiếp phụ nữ ngay trước mặt chồng con họ khiến cho vợ phát điên, chồng tự vẫn vì phải mục kích những cảnh kinh hoàng khủng khiếp đó, như các tầu hải tặc khác.
Sau đêm thỏa mãn thú tính, sáng ra hải tặc đuổi chúng tôi về tầu cũ đã bị cướp sạch những gì có thể cướp được và bị phá nát máy tầu để tìm vàng. Thế là chúng tôi lênh đênh trên biển cả, không có chút đồ ăn nước uống.
Sáng sáng tầu theo dòng nước trôi ra khơi, tối tối được sóng đánh dạt vào phía bờ ! Thấp thoáng như có bóng đảo Côn Sơn. Trong tình huống tuyệt vọng này, ai cũng mong được trôi dạt trở về. Tù tội cũng cam lòng.
Tội nghiệp các con tôi, mới ngần ấy tuổi đã chịu cực hình ngồi bó gối trên những thanh gỗ nhỏ gồ ghề, chịu nhịn đói ngày này qua ngày khác, và chịu đọa đày nóng thiêu đốt ban ngày, lạnh cóng xương ban đêm. Mỗi khi trời mưa chúng tranh nhau ra phía cửa khoang, ngửa miệng hứng từng giọt. Nhiều lúc chúng nức nở kể lể : "Sao mẹ bắt con phải đi khổ sở như thế này. con thèm nước đá chanh quá. Con thèm bát cơm rang quá !" Rồi chúng thay nhau kể ra những món chúng ưa thích : nào xá xị, hủ tíu, nào chè cháo, bánh bao...! Nghe chúng than khóc, kể lể chủ tầu nạt lớn : "Im mồm chúng mày đi ! kể lể làm tụi tao cũng bắt thèm luôn." Tôi vừa buồn cười, vừa giận bọn chủ tầu nhưng phải cố gắng trấn an các con với viễn vọng huy hoàng ngày mai này !

Nói sao hết nỗi đói khát, cơ cực giữa lòng biển cả mênh mông ! Nước biển tràn đầy xung quanh nhưng chúng tôi vẫn khát. Cá bơi lội ê hề nhưng chúng tôi vẫn đói. Đứa con gái lớn nói : "Con không chịu nổi nữa đâu. Thôi con nhảy xuống biển chết đi cho khoẻ." Tôi phải ôm nó vào lòng dỗ dành, đã hết lời mà nó cứ làm tới, tôi dọa lại : "Con thử nhảy xuống xem nào." Nó ấm ức : "Con phải được uống một ly nước cho đã thèm rồi con mới nhảy xuống được." Tôi mỉm cười : "Nếu có một ly nước, mọi chuyện thay đổi ngay. Con ráng đợi ly nước đó nhe con."

Mấy đứa con tôi lịm dần trong cơn mê vì đói khát lả người. Chúng như không còn cảm giác, lúc tỉnh lúc mê và đang đi dần vào một thế giới nào khác. Nhìn chúng, niềm đau lòng làm thắt ruột gan tôi. Tôi bỗng thù hận tất cả. Hận Cộng Sản đẩy người dân vào đường cùng đến nỗi phải liều mạng với biển rộng trời cao để tìm tự do. Hận đồng hành vô tình, ích kỷ, chèn ép mẹ con tôi. Hận cả chính mình, ngu muội và bất lực, không bảo vệ được con mình. Tôi hận, hận tất cả.

Sang đến ngày thứ 14, tình trạng các con tôi tệ hại vô cùng. Chúng lở lói, thân hình nhơ nháp những phân và nước tiểu, thê thảm khôn cùng ! đứa út còn tệ hại hơn, vừa đói khát vừa kiết lị nên khô đét như nắm xương bọc da nhăn nhúm, nằm thoi thóp nửa tỉnh nửa mê...
Đang lúc quá thất vọng. Bỗng có một tầu đánh cá Thái Lan xuất hiện. Cả tầu lại xôn xao, mọi người không còn gì để mất nên không sợ hãi như lần trước nữa. Tất cả chỉ mong được thức ăn nước uống... rồi chết cũng cam tâm. Để làm mủi lòng ngư phủ tầu Thái, vài người vội bồng con gái út bé nhỏ của tôi giơ cao lên đưa hướng về họ. Tội nghiệp con bé thoi thóp thở trong chiếc hình hài chẳng giống người.


Tầu ngừng lại, nhìn qua và có lẽ thấy cảnh tượng thương tâm đó nên cứu mọi người. Khác với bọn hải tặc lần trước, họ rất tử tế thòng dây qua giúp từng người sang hết tầu họ, bỏ lại con tầu ọp ẹp của chúng tôi sắp chìm trong sóng biển. Kiểm được đầy đủ các con an toàn trên tầu đánh cá rộng lớn, tôi mừng như chết đi sống lại. Mọi người được cho ăn uống no nê. Trẻ con được uống cả nước ngọt và sữa nữa. Tôi xin một ly sữa, nhỏ từng giọt vào miệng con út, nhưng cháu rất yếu chỉ thều thào nuốt được vài ba giọt.

Hỏi thăm tôi được biết ông chủ tầu Thái này trước đây đi đánh cá từng bị công an Việt Cộng bắt, may gặp một bà mẹ Việt Nam cứu thoát nên nay muốn trả ơn xưa.
Tầu vào gần đất liền, ông cố gắng tìm một làng đánh cá hẻo lánh và trong đêm đó chuyển lậu chúng tôi lên bờ. Xong vội vã ra khơi để tránh liên lụy vì chính phủ Thái và nhiều nước lúc đó không nhận cho người tị nạn Việt Nam vào.

Chúng tôi nằm ngủ thiếp đi dưới những gốc dừa. Sáng dậy thấy dân địa phương khám phá ra kéo đến xem chúng tôi. Cảnh thê thảm tang thương của đoàn người lưu lạc, sa cơ thất thế làm họ thương cảm sụt sùi. Rất tử tế, họ mang cho chúng tôi từng nải chuối, trái dừa, khoai bắp luộc...đượm thắm tình người. Sau đó chúng tôi được đưa đến trại cảnh sát Thái, được ở tạm trong khu chuồng bò để chờ Hồng Thập Tự Quốc Tế đến, và được cấp gạo, cá khô...

Mọi người sung sướng ăn uống no nê. Riêng con gái út tôi kiệt sức vì kiết lị và mất nước nên nằm thoi thóp, rúm ró trong bọc vải. Chắc nó không sống nổi ba ngày nữa chờ Hồng Thập Tự đến giúp. Tôi vội hỏi mượn đám chủ tầu ít tiền để ra ngoài mua sữa cho cháu nhưng họ làm ngơ, lén lút dúi tiền cho con cháu họ mua quà bánh ăn. Túng quá, tôi ôm cháu ra ngoài chợ, mong dân địa phương thương hại để xin một hộp sữa cứu sống cháu. Vừa đến cổng trại gặp ông Đại Úy Thái Lan cụt chân vẫy lại hỏi tôi đi đâu. Tôi nói đi ra chợ xin hộp sữa cho con và mở cái bọc vải để lộ thân hình bé tí teo. Ông ứa nước mắt, nói không có sữa, rồi cho tôi 20 Bath tiền Thái Lan mà đi mua. Nhờ có 20 Bath (vừa đúng 1 đô la Mỹ) Tôi mua một hộp sữa, ít chanh, đường về pha cho cháu uống. Cháu từ từ hồi sinh, ba ngày sau Hồng Thập Tự đến, con tôi đã thoát khỏi ách tử thần.

Chúng tôi được chuyển đến trại tị nạn Song Kha và sau đó được chồng và hai đứa con trai lớn đã vượt biên năm trước bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.
Cơn hồng thủy đã tràn vào nước tôi dìm bao nhiêu người dân lành xuống biển Đông? Đã hơn hai mươi năm trôi qua, chuyện kể vượt biển Đông vẫn như vừa mới hôm qua. Phải trải qua đói khát khổ đau, ô nhục và nước mắt thấy hết sự chịu đựng bền bỉ của những con người đành bỏ lại tất cả mà ra đi. Và trong kinh hoàng tuyệt vọng có những vị cứu tinh xuất hiện như những bông hoa nhân ái nở giữa biển khổ trần gian.

Ngọc Loan * Sinh ngày 5/8/1941 tại Hà Nội * Cựu nữ sinh Trưng Vương * Cựu Giáo sư Gia Long * Đậu cử nhân Văn Khoa Sài Gòn 1966 * Đã xuất bản 2 tập "Thơ Nguyễn Lê" và tập truyện ngắn "Chồng Con" cùng với chồng là Song Thuận


http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=12542&chapter=3





NGUYỄN TIẾN HƯNG * TIN TỨC

=


Cà Mau : Phá rừng cho cán bộ nuôi tôm



Chủ nhật , 1 / 3 / 2009, 23: 35 (GMT+7)
Ông Trần Xuân Khuya, Phó Chủ tịch UBND Huyện Đầm Dơi, quyết định giao khoán đất rừng phòng hộ xung yếu được gán chữ nghèo cho 14 hộ dân hiện không có tư liệu sản xuất nhưng đều là gia đình cán bộ giàu có.


Một mảng rừng vừa bị khai thác trắng để nuôi tômKhu rừng phòng hộ xung yếu bị giao khoán nằm tại Tiểu khu 221 và 224, Ban Quản lý (BQL) Rừng Phòng hộ Đầm Dơi, thuộc xã Nguyễn Huân (Đầm Dơi). Diện tích rừng được giao khoán gần 63 ha, trong đó hơn 62 ha là rừng dày đặc, vươn cao gần 10 m.


Cách biển chừng 1.000 m, đứng trên khu rừng vừa bị triệt hạ, có thể nghe sóng biển rì rào. Có ai dám chắc dãy rừng mỏng manh giáp biển có thể trụ nổi nước biển đang dâng cao? Khu đất rừng phòng hộ xung yếu giao Công đoàn BQL Rừng phòng hộ Đầm Dơi và 14 hộ cán bộ bị chặt hạ. Người ta dùng cơ giới đào vuông và cất nhà để nuôi tôm.
Rừng đước ở Tiểu khu 224 là rừng non, từ 3-6 tuổi. Còn rừng Tiểu khu 221 là rừng đước dày đặc, có tuổi gần 15 năm. BQL Rừng phòng hộ Đầm Dơi báo cáo, sản lượng gỗ tận thu 47 m3, 759,5 ster củi, doanh thu được 226,8 triệu đồng.


Ông Dương Anh Dũng, Trưởng ban Pháp chế HĐND Tỉnh Cà Mau nói: “Thực tế khảo sát, lâm sản bị thiệt hại nhiều hơn báo cáo của BQL Rừng phòng hộ Đầm Dơi”.
Về tay cán bộ
Hồ sơ giao khoán đất rừng phòng hộ xung yếu huyện Đầm Dơi cho thấy quá trình vi phạm có tổ chức, vụ lợi cá nhân và gây hậu quả nghiêm trọng tài nguyên rừng.
Phương án giao khoán đất lâm nghiệp do BQL Rừng phòng hộ huyện Đầm Dơi đề ngày 20/7/2008. Sau đó, Trưởng phòng NN-PTNT Đầm Dơi có ý kiến thẩm định. Một tháng sau, ngày 27/8/2008, ông Trần Xuân Khuya, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi quyết định giao khoán diện tích đất rừng 63,8 ha.
Những người được nhận khoán đất rừng phòng hộ là cán bộ có thẩm quyền làm tờ trình, thẩm định, quyết định. Đương nhiên, họ không trực tiếp đứng tên mà lấy tên vợ, tên con để nhận từ 4- 5 ha.



Những người được giao khoán đất rừng phòng hộ xung yếu huyện Đầm Dơi có quan hệ với cán bộ có thẩm quyền trong vụ giao khoán trái pháp luật này.
Đó là ông Trần Hải Đăng, cán bộ Phòng NN- PTNT Đầm Dơi (con ông Trần Xuân Khuya, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, người quyết định phê duyệt phương án) ưu tiên nhận 4,9 ha; Bà Phạm Kiều Nghi, cán bộ Văn phòng UBND huyện Đầm Dơi (con ông Phạm Chí Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đầm Dơi), ông Dương Thanh Thạnh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Đầm Dơi, bà Phạm Thị Hận (vợ ông Trưởng phòng NN- PTNT Đầm Dơi), bà Nguyễn Thị Hồng Cúc (vợ ông Huỳnh Anh Kiệt, Phó GĐ Sở Nội vụ Cà Mau), bà Trương Ánh Nguyệt (vợ ông Bí thư xã ủy Tạ An Khương), bà Trần Cẩm Nhung (vợ ông Nguyễn Bình Nguyên, Chánh văn phòng HĐND- UBND huyện Đầm Dơi) và bảy cán bộ BQL Rừng Phòng hộ Đầm Dơi nhận bốn ha.


Nguyễn Tiến Hưng

http://60s.com.vn/index/1983682/01032009.aspx

VƯƠNG TRẦN * LÀNG GIẢ SƯ NGHĨA ĐỒNG




Về thăm làng nghề... “giả sư” Nghĩa Đồng



Chủ nhật , 1 / 3 / 2009, 15: 23 (GMT+7) - Nghề... “giả sư” được xem như một thứ nghề “cha truyền con nối” ở xóm 5, xã Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ , Nghệ An). Có người đã gọi đó là “làng nghề giả sư”... Xã Nghĩa Đồng nép mình bên dòng sông Con thơ mộng. Vậy mà ở xóm 5 của xã này lại có những người nông dân chân đất “đội lốt nhà sư”, đi khắp mọi miền của đất nước quyên tiền “công đức” cho vào... hầu bao mình. Có “sư” “làm ăn” đuợc trở nên giàu có, nhưng cũng có nhiều “nhà sư” phải rơi vào vòng lao lý.


Chiều về “sư” chật bến sông! Vừa đặt chân đến làng “giả sư”, anh bạn dẫn đường nói: “Làng tui có phong cảnh đẹp mê hồn đến nỗi cứ mỗi chiều các “nhà sư” thường hay về để vãn cảnh”. Tưởng đùa, ai ngờ đến bến sông Con, cảnh “nhà sư” vận áo nâu sòng “tím” cả bến sông. “Sư” đi xe máy, “sư” đi bộ... đứng chật bến đò. Với tính tò mò về các “nhà sư”, anh lái đò cười chóe miệng nói thầm: “Các “sư” hay về đường sông để trốn tránh, chứ “vãn cảnh” gì đâu. Nhà sư không về đường chính của xã mô. Họ tránh đám con nít chăn trâu. Bởi đám trẻ thấy là hát: ve vẻ vè vè, có bầy sư giả, đầu trọc lừa dân, có bỏ nghề không, về mà cày ruộng…”. Một sư giả ở Nghĩa Đồng đang trên đường "đi làm".



Thứ nghề này đối với rất nhiều người ở xóm 5, xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ, Nghệ An) là nghề chính của họ. Bởi "đầu tư" ban đầu không nhiều nhưng dễ kiếm tiền. Khỏe hơn nhiều so với nghề làm ruộng. Ảnh: Vương Trần ”Sư “rầy” (xấu hổ) quá phải tránh đường khác mà. Khi mấy “sư” vừa xuống đò, khuất bên cồn cát, anh lái đò nói toạc ra: “Toàn sư đểu đấy anh ạ! Chiều mô mà tui chẳng chở qua bến sông này, bình quân ngày chở trên 30 sư. Mà Tết Nguyên đán vừa qua, “sư” tứ tán khắp nơi đổ về chật cả bến sông, “sư” nào cũng máy điện thoại di động đời mới, trông xông xênh lắm!". Nói chung, cứ vượt qua dòng sông Con là các “sư” “chẳng vướng bụi trần”, lột “sạch đồ nghề”, nâu sòng, tay nải bỏ túi, mày râu, tóc tai vẫn “nguyên trạng”, cứ y như đi du lịch về ai biết là “sư”.




Về đến đầu xã Nghĩa Đồng vào quán bà T. uống nước hỏi chuyện sư sãi, bà T. chẳng giấu: "Nói thật với anh, cả xã Nghĩa Đồng này có nhiều người đi làm nghề “giả sư”, mà riêng xóm 5 bầy tui thì đông nhất". Xóm có 180 hộ dân, hơn 700 nhân khẩu thì có trên 200 nhân khẩu làm nghề này và đang “đi làm” trên phạm vi toàn quốc. Có nhà đi 2-3 người, cả anh em ruột, thậm chí cả mẹ con, bố con đều làm “sư”. "Sư" ở đây được chia làm nhiều loại, có loại đi kiếm ăn quanh năm, có loại “sư mùa vụ”, có nghĩa khi nông nhàn là xếp đồ nghề lên đường. Mà hấu hết là đi xe máy kiếm ăn ở các huyện chứ đi bộ “khất thực” loanh quanh ở các xã lân cận người ta đều “quen mặt”, có khi lại bị đuổi như... đuổi tà! Qua tìm hiểu, được biết nghề “giả sư" ở Nghĩa Đồng đã có lịch sử 20 năm rồi. Nghe nói “cụ tổ” của nghề này bây giờ đã là một cao niên râu tóc bạc phơ. Trước đây, ông ta hay về làng nhưng giờ không biết phiêu bạt nơi nào.




Từ chỗ lác đác một số người theo gót “cụ tổ”, xem ra kiếm ăn được, đâm ra nghề này rộ lên từ thập kỷ 90 đến nay. Nhiều người làng nhờ từ nghề “giả sư” mà giàu phất lên như diều gặp gió. Nổi bật có hộ Nguyễn Văn G. sinh năm 1964, chỉ mới dăm năm theo nghề “sư” mà G. đã xây được ngôi nhà cao tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi đắt tiền. Hộ Võ Thị Q. cũng xây được nhà cao tầng. “Sư giả” thoát ly lên cao nguyên... làm ăn Mới đây, khi lên TP Buôn Ma thuột, anh bạn quê gốc ở Nghĩa Đồng công tác lâu năm ở đó đã dẫn chúng tôi tìm gặp các “sư giả” hành nghề trên cao nguyên. Anh hóm hỉnh: “Sư này là “sư thoát ly chuyên nghiệp đấy, một năm chỉ về thăm nhà một lần, còn chuyện đồng áng ở nhà đã có vợ con lo rồi, cứ miễn anh đi “sư” gửi nhiều tiền về cho vợ con là được”.




Anh dẫn chúng tôi đến Vườn quốc gia Yok Don và nói: “Sư sãi nằm ở đây cả đấy, chỉ toàn công nhân cuốc cỏ cà phê, nhưng hôm nào hết việc mùa vụ thì lại chuyển nghề “sư giả”. Hồi tôi vào đây mang tấm bằng đại học xin việc không được, thất thểu ngoài đường, vậy mà có “sư” của làng phát hiện được, kéo vào uống cà phê rồi hỏi: “Mi có “đi sư” không? Tau kiếm cho bộ nâu sòng”. Chiêu bài của các vị “sư” này là khoác áo nâu sòng, tay nải, mang theo túi xách đựng nhang. Đến bất cứ nhà nào cũng vận động mua nhang.





Đặc biệt khi hành nghề các sư thường đưa ra quyển sổ nhàu nát, trong đó thống kê các nhà “hảo tâm” mua nhang, để chứng minh là mình đi làm việc thiện, việc công đức nên nhiều người đã không ngần ngại bỏ ra số tiền rất cao để mua một thẻ nhang. Bữa “trúng quả” bán được 30 bó nhang thì có 600.000 đ. Có “nhà sư” ngày kiếm được tiền triệu, trong khi cuốc cỏ cà phê cật lực ngày chỉ được 70.000đ.



Chưa kể là một số sư vào nhà ai mắt cũng lấm la lấm lét, chỉ cần sơ hở là chôm liền. Thế mới có chuyện ở TP Buôn Ma Thuột có người dân phát hiện “sư” trộm cả điều khiển ti vi bỏ vào “tay nải”. Quá ngạc nhiên, người ta báo công an phường thì mới lộ diện là sư giả. K. – anh bạn am hiểu về nghề này đã dẫn chúng tôi thâm nhập được thế giới các nhà “sư giả”. Các “sư sãi” ở Nghĩa Đồng thường ở tập trung trong các lán trại. Có khi đi làm cỏ cà phê chỉ là hình thức chiêu nạp thêm đệ tử, ban đêm “tụng kinh gõ mõ”, tự mua các loại sách về giáo Phật để đọc thuộc lòng. Khi gặp đối tượng để bán nhang giọng cứ vanh vách sặc mùi giáo lý nhà Phật. Chân dung "Ni cô" giả Diệu Linh mà chúng tôi bắt gặp khi cô đang hành nghề ở Yên Thành, Nghệ An. Ảnh: Vương Trần “Họ nhanh lắm, có lúc trên đường làm cỏ cà phê về, áo quần đang lấm lem bùn đất, thế mà chỉ nhảy vào lùm cà phê một loáng là đã biến thành “sư”, và có thể hành nghề ngay” – anh K. có vẻ “thán phục” nói.



Có hôm ở Nghệ An, trời nắng như đổ lửa, tôi thấy có 2 “ni cô” dừng xe máy tại xóm 9 xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Một ni cô da ngăm đen thân hình phốp pháp đến đại lý bánh kẹo của chị Đào năn nỉ mua cho “nhà chùa” bó nhang làm từ thiện.

Chị Đào bảo rằng: “Nhà tui bán hàng đại lý, nhang cũng đang ế ra đó ai mua cho mà mua nhang của chị!”. Sau đó, do quá nể nả trước những lời “thuyết pháp”, chị Đào đành mua 2 bó nhang với giá 40.000 đồng, trong khi mỗi bó nhang bán chị bán chỉ có giá 500đ. “Thôi thì làm phúc ấy mà” - chị Đào tự an ủi. Thấy tôi xông vào chụp ảnh lia lịa, “ni cô” nọ giật bắn người. Tôi hỏi: "Ni cô tên gì và ở chùa nào thế?". Ni cô trả lời lắp bắp: "Ni cô tên Diệu Linh, thuộc chùa Pháp Linh ở Quảng Trị…”. “Ô, thế sao ở Quảng Trị lại đi xe gắn máy biển số 37 của Nghệ An?” - Tôi hỏi tiếp, ni cô lúng túng: “Thì ni cô mượn mà”. Cuối cùng, khi tôi hỏi đến thẻ, thì ni cô bảo rằng “quên mang theo rồi”. Vừa nói ni cô vừa gọi bạn rồi phóng xe đi trong làn bụi mịt mù. Các “nhà sư” vẫn... bị bắt! Một số “nhà sư” không may mắn đã bị công an tóm lúc hành nghề. Mới đây, Công an TP Vinh đã bắt được hai đối tượng là Vừ Thị Lan (SN 1977) và Phạm Thị Hợi (SN 1971), cùng trú tai xã Nghĩa Đồng. Công an đã tịch thu tại chỗ 1,5 triệu đồng, đây là số tiền một người dân vừa nạp từ thiện cho hai "ni cô". Hai “ni cô” này thừa nhận thấy nghề này “khoẻ ăn” nên đã dùng để kiếm sống. Một trong những ngôi biệt thự ở xóm 5, Nghĩa Đồng kiếm được do hành nghề giả sư. Tuy vậy, cũng có nhiều "nhà sư" không may vướng phải vòng lao lý. Ảnh: Vương Trần Tại Đồng Nai, công an cũng đã lật mặt được “nhà sư” Nguyễn Văn Tứ (SN 1965) tại Nghĩa Đồng, Tân Kỳ, Nghệ An. Tứ chưa đi tu ngày nào nhưng gã ta đã khoác áo tu hành, đi gõ cửa các nhà hảo tâm để quyên góp cho quỹ tình thương của nhà chùa và lừa bán nhang cho rất nhiều người khác.

Trước cơ quan điều tra, Tứ khai báo: Khi đang tìm việc ở huyện Long Khánh, Đồng Nai thì được “nhà sư” đồng hương truyền nghề cho. Ông này đã phát cho Tứ một bộ đồ nghề và 1 tờ giấy giới thiệu lưu hành của chùa Bửu Long (không có chùa này trong thực tế) do Hòa thượng Thích Thông Bảo ký với pháp danh Minh Ngọc. Từ đó Nguyễn Văn Tứ khăn gòi hành nghề quyên góp, bán nhang. Cao tay hơn, với chiêu “mua tượng Phật cho chùa”, Tú đã xin được hóa đơn đặt tượng 10 triệu đồng tại 1 cửa hàng điêu khắc. Sau đó Tứ mang hóa đơn này đến nhiều gia đình ở Đồng Nai, xin tiền quyên góp. Rất nhiều hộ gia đình đã cả tin đưa tiền mà không biết mình bị lừa. Tiếp đó, Công an TP HCM còn bắt được Dương Thị Thuỷ SN 1971, Dương Thị Nga SN 1970, Võ Thị Quỳnh SN 1980, Nguyễn Thị Phượng SN 1969 cũng ở xã Nghĩa Đồng khi đang hành nghề “giả sư”. Nạn sư giả đang hoành hành ở xã Nghĩa Đồng, nhưng xử lý thì còn lắm gian nan.




Ông Lê Công Hợi - Trưởng công an xã Nghĩa Đồng tâm sự: “Chuyện nhiều người hành nghề “giả sư” ở Nghĩa Đồng là có thật, các đối tượng không theo tôn giáo nào mà đều giả danh để lừa gạt, kiếm tiền. Tuy nhiên, xã cũng đang bất lực trong khâu xử lý, bởi qua kiểm tra thì hầu hết các đối tượng lại đều có thẻ “tăng ni, phật tử”. Thậm chí, xã còn cất công vào TP. HCM để tìm hiểu thì các chủ trọ nơi đây còn đứng ra “bảo lãnh” cho các công dân của Nghĩa Đồng hoạt động sư sãi giả danh”. “Cấp uỷ, chính quyền xã cũng đã tuyên truyền đến tận người dân nhưng xem ra không hiệu quả. Mấy năm nay xã đã phát thông báo cho một số tỉnh trong cả nước “cảnh báo hiện tượng sư giả quyên tiền công đức”. Xã rất mong các cấp ngành chức năng cần vào cuộc để giúp cho địa bàn Nghĩa Đồng sạch bóng sư giả” – ông Hợi nói tiếp. Vương Trần (Theo VNN )

http://60s.com.vn//index/1983212/01032009.aspx




Saturday, February 28, 2009


VĂN QUANG * THỜI LUẬN

=


Những chuyện bi đát và khôi hài

Monday, 16 February 2009 20:22 Quê Hương,



Những Điều Trông Thấy

Hai tuần sau Tết Nguyên Đán, TP. Sài Gòn như mang một sắc thái mới, cũng có thể nói là mang một bộ mặt mới. Có lẽ trong những ngày Tết, mọi nhà, mọi người cố tạo ra vẻ "thanh bình, yên ấm" theo cái kiểu "vui thì vui gượng kẻo là"... cho qua những ngày đầu năm. Thật sự, tự trong đáy sâu tâm tư hầu hết những gia đình từ đủ ăn đủ mặc trở xuống đều nhận thấy rất rõ một năm đầy khó khăn trước mặt. Ngay từ những ngày trong Tết, rất nhiều gia đình đã "thắt lưng buộc bụng", bớt xén đủ thứ, không mua sắm những thứ không cần thiết.


Một cành hoa cũng đủ, không cần tới một chậu hoa. Nhung quả thật người ta không thể ngờ rằng cả một khu công viên 23-9 tràn đầy hoa trái năm nào cũng bán gần hết thì năm nay chỉ bán được rất ít, có cửa hàng chỉ bán được 10 đến 20%. Còn bao nhiêu bán "xon", bán "bỏ" cũng chẳng ai mua. Một chậu hoa bán có giá 200 ngàn đồng, 30 Tết bán 20 ngàn, thiếu điều nhờ người ta khuân hộ cũng chẳng ai ngó ngàng tới.



Không chỉ có hoa mà nhiều mặt hàng cũng ở trong tình cảnh ấy. Những bà bán rau ở chợ cũng ế hàng vì số công nhân vắng hẳn.
Bước vào hai tuần đầu năm, điều này được biểu lộ rõ rệt. Thành phố đã trở lại nhịp sống bình thường quen thuộc, nhưng mọi hoạt động uể oải hơn. Thêm vào đó là cảnh những cái lô cốt "sống lại", nhiều hơn, ở những con đường chật chội hơn. Hứa hẹn sẽ còn có thêm nhiều con đường khác được đào xới, sẽ còn vô số những cảnh kẹt đường, chen lấn, toát mồ hôi. Ngay trong quý 1-2009, Thành phố sẽ còn rào chắn gần 100 vị trí trên 80 tuyến đường.


Dân Sài Gòn tha hồ ăn no "lô cốt".

Công nhân mất việc làm long đong đi kiếm việc. Nhiều công ty xí nghiệp đóng cửa luôn hoặc chỉ nhận một số ít công nhân cũ. Có công ty nhân cơ hội này còn "thay máu" công nhân. Họ nhận công nhân mới để khỏi trả tiền làm việc lâu năm. Nhiều văn phòng được trả lại cho chủ cũ.
Tóm lại, sinh hoạt của thành phố bắt đầu chịu ảnh hưởng khá nặng nề trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.



Hành hương hay hành hình?

Tuy nhiên, nhìn ra các lễ hội trên toàn quốc, thường bắt đầu vào những ngày đầu xuân, lễ hội nào cũng chật cứng. Có lẽ năm nay đông hơn mọi năm vì người dân không còn biết tin vào cái gì khác hơn là "số mệnh".


Sau Tết cổ truyền, từ Nam chí Bắc, các lễ hội lại liên tiếp mở ra. Có thể kể một số lễ hội nổi tiếng từ xưa tới nay. Hà Nội có hội Chùa Hương, hội Thánh Gióng Phù Linh, hội vật Triều Khúc; Bắc Ninh có hội Lim; Cao Bằng có lễ hội Kỳ Sầm Hòa An; Bắc Cạn có lễ hội Nam Mẫu; Ba Bể, Tuyên Quang có hội chọi trâu Hàm Yên; Lao Kay, Ninh Bình có hội chùa Bái Đính; Quảng Ninh có hội Yên Tử; Hải Dương có hội Côn Sơn; Thừa Thiên-Huế có hội làng Sình...


Tổ chức lễ hội nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở nhiều địa phương có di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mang bản sắc văn hóa của mỗi vùng, miền, đó cũng là việc làm đáng khích lệ. Song nhìn vào sự tổ chức lễ hội thì chúng ta không khỏi thất vọng vì ở rất nhiều nơi có những cảnh đúng nghĩa là "vô tổ chức".



Việc khoán trắng cho các "cai thầu" tổ chức bán vé vào hội, thuyền đò lừa đảo khách, hàng ăn quán xá bẩn thỉu, chặt chém khách hành hương vô tội vạ. Hàng trăm trò làm tiền, bịp bợm của những kẻ buôn thần bán thánh công khai diễn ra. Năm nào cũng như năm nào, năm nay "khắc phục" rồi năm sau lại y chang năm trước. Mỗi năm dường như cường độ lại mạnh hơn. Đến nỗi nhiều người ví cuộc hành hương không khác gì một cuộc "hành hình". Vệ sinh môi trường ở nhiều lễ hội chưa bảo đảm, nhất là vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa được giám sát, chẳng ai quản lý. Đi hội là để tham gia trò vui, nhưng nhiều nơi trò vui bị biến tướng thành những sòng bạc trá hình, nhiều khách bị "lột" không còn một xu dính túi. Tệ hại hơn nữa là nạn trộm cắp tung hoành ở khắp các lễ hội, các cơ quan an ninh đành bó tay.



Ở một số lễ hội, phần "lễ" nặng hơn phần "hội" và các trò vui chơi giải trí lành mạnh còn ít. Lễ nặng nhưng nặng về phần "diễn" của quan chức, "diễn" của những đạo diễn quá sáo mòn, nhàm chán chứ không tạo được ấn tượng, ý nghĩa thực sự cho mọi người.



Con buôn lừa dân, cơ quan chức năng phe lờ

Trở lại với cuộc sống của người Sài Gòn, trong mấy ngày gần đây, dư luận lại một phen hoảng hốt vì nhiều nhà sản xuất sữa đánh lừa người dân. Mà điều đáng kinh ngạc hơn là cơ quan chức năng, trong đó gồm các phủ bộ lớn như Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ biết từ 5 tháng trước, nhưng... không hiểu sao không công bố cho người dân biết. Và nếu Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam không tự đi kiểm tra thì mọi chuyện sẽ chìm vào hư không. Người tiêu dùng cứ tiếp tục bị lừa và nguy hiểm hơn là người uống sữa, hầu hết là các cụ già, trẻ em, bệnh nhân sẽ mang vô số mầm bệnh tật, suy yếu mà khó tìm ra nguyên nhân.


Sự việc bắt đầu từ tháng 9-2008, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (từ đây xin gọi tắt là Hội Người Tiêu Dùng) đã mua ngẫu nhiên 20 mẫu sữa bột gồm 20 loại sữa khác nhau - được bán tại các chợ, siêu thị tại TP. Sài Gòn. 20 mẫu sữa được tách nhãn hiệu, đánh mã số riêng và gửi tới phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 để phân tích hàm lượng đạm có trong sữa.
Kết quả rất bất ngờ: 10 mẫu (chiếm 50%) số mẫu không đạt tỉ lệ đạm như công bố trên nhãn, trong đó có 1 mẫu không công bố hàm lượng đạm trên nhãn. Có 6 mẫu (chiếm 30%) có tỉ lệ đạm rất thấp dưới 10% và đặc biệt có 4 mẫu sữa có tỉ lệ đạm cực thấp - dưới 2%; điển hình là mẫu sữa bột béo Hà Lan trên nhãn ghi thành phần đạm là 24%, song kết quả thử nghiệm chỉ có 0,5%...



Đã "kính chuyển" và xin được xem xét, nhưng vẫn biệt vô ấm tín

Ông Thắng - Phó Chủ tịch Hội Người tiêu Dùng Việt Nam - cho biết hàm lượng đạm trong sữa không đạt và ở mức rất thấp như kết quả kiểm nghiệm là rất đáng lo ngại. Sữa mà hàm lượng đạm thấp là chất dinh dưỡng thiết yếu đã không có, lừa dối người tiêu dùng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ, sức khỏe của người già, người bệnh...
Ngay sau khi có kết quả khảo sát về chất lượng 20 mẫu sữa bột trên thị trường TP. Sài Gòn, ngày 5.10.2008, Hội Người Tiêu Dùng đã có công văn gửi tới Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ, với mong muốn kết quả này được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm.



Hội đã đề nghị, ngoài việc kiểm tra melamine, các cơ quan có trách nhiệm cần mở rộng kiểm tra các chỉ tiêu quan trọng khác của sữa và sản phẩm sữa. Kiểm tra chặt chẽ chỉ tiêu thực của hàng hóa so với chỉ tiêu ghi trên nhãn. Xử lý nghiêm khắc những vi phạm. Công bố công khai kết quả kiểm tra chất lượng sữa trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết...
Nhưng 5 tháng đã trôi qua, cho đến ngày 4-2-2009, Hội Người Tiêu Dùng vẫn chưa nhận được hồi âm nào từ các cơ quan trên. Mặc dù trước đó, đại diện của các bộ này đã đồng ý (bằng miệng) sẽ cấp kinh phí để Hội mở rộng việc khảo sát chất lượng sữa tại các thành phố, địa phương khác, song đến giờ mọi việc vẫn trong yên lặng.



Phải tự công bố thông tin

Vào tháng 10-2008, tại hội nghị sơ kết về "cơn bão" melamine của Bộ Y Tế, đại diện của Trung tâm Kỹ thuật 3, đã cảnh báo tình trạng hàm lượng đạm trong sữa đang rất báo động. Và ngay cả khi có bằng chứng rõ ràng về những mẫu sữa không đạt chỉ tiêu về hàm lượng đạm, do Hội Người Tiêu Dùng "kính chuyển" tới, cũng không thấy cơ quan chức năng của Bộ Y Tế xem xét.


Không thể hiểu nổi các quan chức năng có ý định gì mà có thái độ thờ ơ quá đáng như vậy, nên Hội Người Tiêu Dùng Việt Nam đã phải tự công bố những thông tin trên để bảo vệ người tiêu dùng. Ông Thắng rất bất bình cho biết: "Chúng tôi không có kinh phí để có thể tiến hành một khảo sát lớn, nhưng chỉ với 10/20 mẫu sữa không đạt tỉ lệ đạm là một phần nhỏ của bức tranh về tình hình chất lượng sữa và cũng đã rất đáng phải báo động. Hiện nay, trên thị trường đang có khoảng 120 mác sữa, việc quản lý không đơn giản, song chỉ quản lý ở khâu cấp phép mà không tăng cường kiểm tra sau đó thì chưa đầy đủ trách nhiệm. Như thế người dân luôn phải chịu thiệt thòi".




Chuyện ông Ninh ông Nang:

Sợ người dân hoang mang nên... ém nhẹm thông tin (?!)

Ông Nguyễn Nam Vinh, Chủ nhiệm Văn phòng Giải quyết khiếu nại Người Tiêu Dùng phía Nam - đơn vị trực tiếp thực hiện đợt khảo sát nêu trên, cho biết hội khảo sát hàm lượng đạm trong sữa bột vì thành phần chủ yếu của sữa là đạm, song thực tế đạm có trong sữa rất ít. Đây là điều rất đáng lo ngại. Theo ông Vinh, vào thời điểm khảo sát, thị trường sữa tại Việt Nam đang lao đao vì chuyện melamine, vì thế hội đã gửi báo cáo đến các bộ Y Tế, Khoa học - Công nghệ và Công Thương. Chính ông Vinh cũng đã gọi điện thoại ngay cho giám đốc Sở Y Tế TP. Sài Gòn. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lo ngại việc tung thông tin này ra trong thời điểm melamine đang nóng sẽ gây thêm tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.



Vậy là cùng lúc với nỗi lo lắng của người dân về sữa có melamine, sữa thiếu đạm đã bị các cơ quan chức năng ém nhẹm. Lâu nay, người dân cứ vô tư sử dụng những loại sữa này mà không hề hay biết thành phần quan trọng nhất là đạm lại không có hoặc rất ít. Chỉ mới đây, khi Cục Quản lý Cạnh tranh vào cuộc, cho biết sẽ kiểm tra các thành phần căn bản trong sữa, thông tin này mới được hé lộ!

Không thể vin vào bất cứ lý do gì không công bố thông tin
Đối với sữa chưa công bố tiêu chuẩn, khi kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm cho thấy 100% số mẫu sữa chưa công bố tiêu chuẩn đều không đạt về hàm lượng protein và những loại sản phẩm chưa công bố thường bán trôi nổi.


Ngày 6-2, trả lời báo chí xung quanh việc sữa kém chất lượng, ông Nguyễn Văn Nhiên, phụ trách Thanh tra Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế, cho biết thông tin trên là kết quả báo cáo của Sở Y Tế TP. Sài Gòn tại một đợt thanh tra thực hiện trong tháng 8-2008.


Liên quan đến chất lượng sữa đang được người dân quan tâm, ông Nhiên cho biết thêm theo báo cáo của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. Sài Gòn, với 99 mẫu sữa bột bán lẻ trên thị trường được lấy mẫu giám sát chủ động từ tháng 4-10-2008 có 37/99 mẫu (37,4%) không đạt về hàm lượng đạm so với ghi trên bao bì. Trong đó, sữa bột nhập khẩu có 19/50 mẫu không đạt (38%); sữa bột sản xuất trong nước có 18/49 mẫu không đạt (36,7%).



Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Lê Hoàng Ninh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. Sài Gòn cũng cho hay: Khi "giám sát chủ động" chất lượng sữa bột bán lẻ trên thị trường TP. Sài Gòn năm 2008, Viện phát hiện 31/49 mẫu sữa bột nội địa có hàm lượng protein thấp hơn công bố.


Ông Ninh nói: "Chúng tôi đã lấy 99 mẫu, các địa điểm thu thập mẫu là các cơ sở bán lẻ trên thị trường quận, huyện, cửa hàng, siêu thị trong thành phố và chợ vùng ven. Do vậy, đây chỉ là các mẫu sữa để giám sát, nhằm cảnh báo nguy cơ cho người tiêu dùng và báo cáo để các cơ quan có chức năng thanh tra tiếp tục xử lý".



Theo đó, nhiều loại sữa mức chênh lệch giữa hàm lượng protein kiểm tra thực tế thấp hơn nhiều so với ghi trên bao bì sản phẩm đã công bố chất lượng từ 1-30 lần. Điều đáng quan ngại là một số sản phẩm sữa dành cho trẻ em có hàm lượng thực tế thấp hơn tiêu chuẩn công bố trên bao bì sản phẩm.


Nói gì thì nói, với những sản phẩm sữa gian dối như vậy mà không cơ quan nào công bố rộng rãi cho người dân biết để đề phòng đã trực tiếp gây một mối nguy hiểm trong xã hội. Không thể viện cớ vì "cơn bão melamine" sợ người dân hoang mang mà ém nhẹm thông tin. Và cũng không thể vì bất cứ lý do nào khác để con buôn lộng hành. Đây không chỉ là việc mua rẻ bán đắt kiếm lời mà còn là sức khỏe của người dân. Mọi gia đình cần biết và phải biết bởi nó liên quan tới sinh mạng con người. Các cơ quan chức năng cần phải có thái độ dứt khoát, công bố và loại trừ những sản phẩm gian dối, nếu cần phải truy tố trước pháp luật như các nước khác đã làm với sữa nhiễm melamine. Hai thứ đều có hại cho người dân như nhau.



Đến chuyện cướp gà thiêu hủy

Một thông tin khác khiến người dân ngỡ ngàng, không thể ngờ lúc này có một số người lại "đói" đến thế.
Chi cục Thú y Hà Nội cho biết vào 4g sáng ngày 5-2 (tức sau Tết 10 ngày), chốt kiểm dịch liên ngành tại Ba La (Hà Đông) đã phát hiện và bắt giữ 1 xe vận tải vận chuyển gia cầm không có giấy kiểm dịch. Lực lượng liên ngành kiểm tra phát giác trên xe có 1.500 con gà thịt, trọng lượng khoảng 3 tấn, giấy kiểm dịch đã bị chữa ngày tháng. Lực lượng liên ngành đã quyết định tiêu hủy số gà này.


Chiều cùng ngày, số gia cầm bị bắt giữ trên đã được chở đến bãi cát xã Hồng Vân (Thường Tín) để tổ chức tiêu hủy. Tuy nhiên, tại đây, khi lực lượng chuyên ngành bắt đầu đưa gà xuống hố để chôn theo quy định thì người dân địa phương đã đổ xô vào cướp gà.
Người ta nhảy cả xuống hố để lấy gà, ném lên cho người bên trên cho vào bao tải. Tiếp đến, người dân đổ xô vây lấy xe chở gà và trèo lên xe để cướp. Thậm chí, để tiện cho việc lấy gà, có người dân đã leo lên ca-bin và lái luôn chiếc xe chở gà ra giữa bãi cát. Và, 1.500 con gà không giấy tờ kiểm dịch bị bắt giữ đi tiêu hủy nhưng lượng tiêu hủy không được 20%. Khắp nơi, những con gà chết bị bỏ lại vương vãi.
Trong khi đó, chính quyền địa phương lại không có hành động nào trước sự việc này.



Tham hay quá đói? Liều mình vì gà

Chi cục phó Thú y Hà Nội Nguyễn Xuân Vui kể về vụ tiêu hủy gà ở xã Hồng Vân (Thường Tín): "Lực lượng chức năng gần 30 người, nhưng không thể ngăn được. Thậm chí, khi chúng tôi đổ 20 lít xăng xuống hố chôn và châm lửa đốt, vẫn có người nhảy xuống lấy gà".



Ông Vui kể lại: "Gò cát cách xa khu dân cư, chỉ có người làm gạch, xúc cát bán. Thấy gà tiêu hủy còn khỏe, rất nhiều người đã kéo đến cướp. Gần 30 người gồm công an, quản lý thị trường, thú y thành phố, thú y huyện Thường Tín và an ninh xã Hồng Vân không thể ngăn chặn được dân".
Theo ông Vui, rất nhiều người sau khi cướp được, thấy gà chết, hoặc ướt sũng do được phun thuốc khử trùng, đã vứt khắp gò cát. Lực lượng thú y lại phải đi thu gom từng con để đốt. "Chúng tôi không tính đến khả năng dân cướp gà tiêu hủy, nên bố trí lực lượng mỏng. Từ trước đến nay, địa bàn Hà Nội và Hà Tây cũ chưa bao giờ có hiện tượng này".



Hiện cơ quan thú y rất khó xác định chính xác bao nhiêu gà bị cướp, chỉ ước đoán sau khi thu gom gà vứt bừa bãi khắp gò cát, số tiêu hủy chiếm khoảng 3/4. Hiện, không thể kiểm soát được số gà này đang ở đâu. Đề phòng gà tiêu hủy có thể mang mầm bệnh và lây lan dịch cho địa phương, thú y huyện và xã đã khoanh vùng bán kính 1 km, tính từ vị trí chôn lấp, để phun thuốc khử trùng và giám sát dịch bệnh.



Nguy cơ dịch lây lan từ các địa phương là rất có thể xảy ra. Gần đây nhất, vào chiều ngày 3-2-2009 vừa qua, tại Quảng Ninh đã phát hiện một trường hợp nhiễm virus H5N1.
Đó là bệnh nhân Lý Tài Múi, 23 tuổi, người dân tộc Dao, thôn Nà Cáng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh.
Bệnh nhân đã được xét nghiệm lần thứ nhất bằng test nhanh, nhưng kết quả cho được là âm tính. Lần thứ hai được xét nghiệm bằng phương pháp PCR (phương pháp tích hợp gen), kết quả là dương tính.



Theo kết luận ban đầu, bệnh nhân Lý Tài Múi đã nhiễm virus H5N1. Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới và Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có mặt tại Quảng Ninh để xem xét trường hợp này và địa phương nơi xuất hiện nguồn bệnh.
Nếu 1.500 con gà bị cướp ở Hà Tây, trong đó mang mầm mống dịch bệnh thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Và hành động này của một số người dân, phải chăng đã chứng tỏ sự thiếu đói ở những vùng quê đã đến lúc báo động. Họ đáng thương nhiều hơn đáng trách.



Bi đát và khôi hài

Bên cạnh đó có một thông tin cũng khiến người dân sững sờ. Một ông trưởng công an xã chuyên... bắt trộm gà của dân.
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã có kết luận Phạm Ngọc Minh Tâm, Trưởng Công an xã An Chấn, thường đi bắt trộm gà của người dân hàng xóm và nhiều lần bị... bắt quả tang.
Tất nhiên, Ban Thường vụ huyện ủy Tuy An ra quyết định kỷ luật và đề nghị cách chức Trưởng Công an xã An Chấn đối với ông Tâm và Trường Trung cấp Cảnh sát II, nơi ông Tâm đang theo học lớp trung cấp Trưởng Công an xã, hệ "vừa học, vừa làm", cũng đã buộc ông này thôi học.
Quả là một thông tin "bi đát và khôi hài", chẳng còn gì phải "bình loạn", phải không bạn?

Văn Quang

ĐỖ DOÃN HOÀNG * THỜI LUẬN

Ảnh: christopherphynn.blogspot ( Một chuyến tàu lên Lào Cai qua ống kính du khách )



Những chuyến tàu phản nhân văn…!



Thứ tư , 18 / 2 / 2009, 3: 23 (GMT+7)
"...Con tàu chuyển bánh, nó chuyển bánh vì cái gì, nếu không phải vì cái quyền lợi dân sinh, vì cái lẽ nhân ái, cái quyền được không rúc vào sát sàn sạt mông quần và giày tất của người khác để ngủ đại trà suốt đêm như thế kia? Càng “cả nghĩ” về các bé thơ tôi đã chăm sóc đêm ấy, tôi lại càng thấy rớt nước mắt..”.
Tàu LC1, khởi hành từ Ga Hà Nội lúc 22h ngày 6/2/2009.



Kinh hoàng. Vừa bước vào toa tàu ấy, tôi đã thấy Nguyễn Thanh Bình, một biên tập viên nổi tiếng của Nhà xuất bản Thanh Niên văng tục chí mạng, kiểu: ông mất tiền, sao bắt ông ngồi dưới gầm… ghế, hả? Thấy vài em xinh ơi là xinh, ngồi ở cửa cái toa lét thối oẳng, tay cầm khăn mùi xoa bịt mũi, mông em đặt vào ghế nhựa thấp, mềm, lểu bểu… ngắm người ta “ôm bụng, kéo khóa quần”, ra vào cái lỗ gạch thông xuống đường ray (toa lét). Bên cạnh là hai bạn gái ở Cục Môi trường gà gật ngủ bị chửi té tát. Tôi đếm, gần chỗ tôi có bốn cái ghế, mỗi ghế thiết kế giành cho 2 người, lẽ ra chỉ có 8 người được phép ngủ gà ngủ gật cả đêm trường rét mướt trên đó; đằng này, con số thực tế lên tới… 16 người.



Công an ta cứ mải đi bắt xe nhồi xe nhét trên quốc lộ, chứ trên tàu hỏa, sự nhồi nhét còn dã man hơn nhiều. Tôi co người, ngồi nửa mông trên ghế gỗ, dưới chân tôi là 3 mẹ con bé Linh, cả ba nằm la liệt như sau một cuộc thảm sát, họ nhắm mắt chờ qua đêm dài khổ sở, chứ không hề ngủ. Bé Linh 9 tuổi, em gái cháu 2 tuổi, nhà ở phường Kim Tân, TP Lào Cai. Ba mẹ con Linh mang theo manh chiếu và cái chăn chiên, từ nhà đã xác định lên tàu nằm dưới gầm ghế. Giữa lối đi là 4 người đàn bà nằm xếp lớp, họ nằm úp thìa nghiêng nghiêng mà vẫn chưa vừa, họ phải “tráo đầu đuôi”, mặt người nọ úp vào… ống quần người kia.




Một sản phụ trật vú cho con bú, nằm giữa lối đi, đầu, bụng và… toàn cơ thể cô được bao bọc bởi những bàn chân đeo giày khăn khẳn thối. Cô nói vọng từ dưới chân giày của tôi lên: mũi giày nào cựa quạy cũng khiến cô thấy buồn buồn. Đứa bé chỉ nhỏ bằng quả bí đao, nó bú chùn chụt rồi khóc suốt đêm, có thể vì mùi thuốc lá, mùi giày tất dí sát mũi nó. Ai đó cho sản phụ trẻ mượn cái chăn che nhễ nhại bầu ngực và khoanh bụng trắng mịn kia lại. Tôi lại kéo bỏ bớt chăn, bởi khi mẹ cháu bé ngủ, tôi sợ người qua kẻ lại, họ sẽ giẫm phải cháu nhỏ.






Tuyệt nhiên, tôi xin thề, là suốt cái đêm hãi hùng ấy, không có bất cứ một nhân viên đường sắt nào đi kiểm tra vé của hành khách. Có người mua ghế ngồi, nhưng không được ngồi, có người mua ghế đứng, tức là đứng suốt đêm, có người mua ghế gì đó, thì họ được anh nhân viên đứng đầu toa xe phát cho một cái ghế nhựa hình vuông, tự tìm chỗ mà đặt vuông ghế chỉ to hơn cái bánh trưng vuông một tí đó. Tôi đoán: anh nhân viên tàu hỏa không bao giờ kiểm tra vé của toa tàu chợ này, vì anh ta không có chỗ mà đặt chân bước vào. Cả đêm, tàu đi chậm đến mức, có khi hơn chục phút nó lại hực lên, giật nhào như con rắn bị đánh ngang thân một cái: nó dừng lại. Rồi nó lại hực lên, nhiều người chúi ngã về phía trước, có người ướt lép nhép nước giải bởi tàu hực khi đang… ngồi trong nhà vệ sinh. Ga nào tàu chợ nó cũng dừng.




Gần 10 tiếng đồng hồ như thế, khó có ai không đi… tiểu tiện một lần. Ai cũng phải “đi”, nhưng ai đi thì cũng bị tất cả mọi người sợ như sợ… hủi. Vì người ấy phải giơ cao chân, trình diễn cơ thể, trang phục qua hàng chục cái đầu đàn ông đàn bà đang gục gù ngủ giữa lối đi. Phải giơ cao một chân, xoạc cẳng, chúi mũi giày về phía toa lét mà lựa giữa nhung nhúc người rồi chọn chỗ đặt chân xuống. Cứ thế, anh (chị) phải bước qua khoảng 50 cái đầu ngủ gật, giữa các cái đầu tuyệt nhiên không có một khoảng trống.


Sợ nhất là lúc người ta đi vào nhà vệ sinh rồi quay lại chỗ “ngủ ngồi” của mình: lúc ấy, giày dép của hành khách mới “giải quyết xong nỗi buồn” nhễ nhại nước bẩn, nước khai nước thối (vì toa lét của nhà tàu lênh láng bẩn), và anh (chị) ta buộc phải giễu đôi giày ấy qua vai, qua đầu đồng bào của mình. Tiếng chửi cứ ran lên. Tôi nói sai tôi sẽ xuống địa ngục, rằng mông và các thứ của nhiều cô chà chịn qua đầu các anh thanh niên ngủ gật là chuyện phổ biến.




Tôi không dám ngồi. Bởi nhìn xuyên qua hai đùi tôi là các gương mặt trẻ thơ và thiếu phụ. Họ không ngủ, mũi, mắt, miệng họ chỉ cách mông tôi 3 - 5cm. Tôi cố gắng không thải ra cái mùi gì, cũng cố gắng nhét kỹ bít tất vào trong ba lô, không lẽ cứ di mãi cái xú uế ấy vào mũi các bé thơ? Lũ muỗi cái tấn công chúng tôi cả đêm, tôi trở thành bảo mẫu cho lũ trẻ nằm dưới sàn tàu. Trừ số người được ngủ ngồi gà gật hàng nghìn tư thế khác nhau trên các cái ghế vốn có của toa tàu, 60% số người còn lại là nằm, ngồi ở gậm ghế và lối đi.



Chua chát thay, họ đều ngủ trong tư thế rúc vào mông, vào đùi đồng bào không quen biết của mình. Nhiều cô cả đêm không dám đi tiểu, vì cô ta không thể hình dung, bằng cách nào, mình lại dám xỏ giày, xoạc mông trườn qua mặt 40 nam phụ lão ấu dọc đường ra toa lét? Ai bần cùng, không nhịn được mới phải đi. Một cô gái rầu rĩ: con bé bịt khăn mùi xoa ngồi ở cửa toa lét, khổ thì khổ thật, nhưng cũng có cái sướng, là muốn “đi” lúc nào thì đi.



Trong cái đêm không ngủ hãi hùng của tôi, có vài vị khách Tây ngồi chán nản xem đồng bào tôi khổ sở. Tôi đã quay được 3 cái clip rất sinh động, sẽ tải lên đâu đó để quốc dân đồng bào cùng xem một cách lành lẽ. Nhưng xin nhắc lại là: nhiều năm nay, hằng ngày hằng đêm, những toa tàu “chợ” nhục nhằn kia vẫn quặn mình, khục khoặc đi, bà con tôi coi chuyện đó là bình thường. Và, sự bất thường nằm ở đó, sự đáng xấu hổ nằm ở đó. Tôi không làm sao trả lời câu hỏi của Duy, đứa con 8 tuổi của tôi, khi bước xuống ga Lào Cai, rằng “con tàu này nó sẽ đi đâu hả bố”; không trả lời, bởi tôi thấy xấu hổ. Bởi chính tôi cũng đang tự hỏi: những toa tàu phản nhân văn như thế này sẽ đưa chúng ta về đâu?




Tôi không chê con tàu nghèo khổ, đất nước còn khó khăn, “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”; nhưng tôi cực lực công kích lối làm ăn cẩu thả, sự buông lỏng quản lý, sự nhếch nhác tội nghiệp không đáng phải có của các toa tàu như vừa miêu tả.



Trên đây là “hoạt cảnh” do sự thiếu trách nhiệm của ngành đường sắt, quý vị có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể kiện tôi ăn nói hồ đồ. Dẫu bút sa gà chết, tôi vẫn dám ưỡn ngực khẳng định chắc chắn là như vậy. Thưa quý vị, con tàu chuyển bánh, nó chuyển bánh vì cái gì, nếu không phải vì cái quyền lợi dân sinh, vì cái lẽ nhân ái, cái quyền được không rúc vào sát sàn sạt mông quần và giày tất của người khác để ngủ đại trà suốt đêm như thế kia? Càng “cả nghĩ”, lại càng thấy rớt nước mắt!



Đỗ Doãn Hoàng


http://60s.com.vn/index/1964022/18022009.aspx



LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Khoảng 1986, bỉ nhân còn ở Việt Nam và đã đi những chuyến tàu như thế. lúc này chỉ có tàu Thống Nhất vá các tàu địa phương, gọi là tàu chơ. Chưa có tàu đặc biệt cho du khách quốc tế.Nay hơn 20 năm sau, Việt Nam "đổi mới", tiền vào hàng tỷ, mà sao vẫn thế a?





MAI PHÚC * TRUYẸN NGẮN



Chuyến vượt biên đẫm máu
Mai Phúc

Nói về cuộc sống ở Mỹ của những người Việt Tỵ Nạn mà không nhắc đến những cuộc hành trình gian nguy của họ để rời nơi cố hương thì quả là một thiếu sót! Riêng với tôi, chuyến vượt biên đẫm máu tôi đã từng trải qua sẽ còn mãi ám ảnh tôi cho đến hết những ngày tháng còn lại của mình.
Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân xuống tàu để mong rời khỏi quê hương đầy hận thù! Đó là những ngày cuối năm, sau khi được người thân ở Mỹ gửi về cho ít tiền viện trợ, má tôi đã lo cho tôi đi vượt biên... Người ta dặn má tôi về nói tôi hãy chờ, khi họ cho người xuống kêu là đi ngay. Ngày ngày, tôi vẫn đi rừng đốn cây như thường lệ trong khi chờ đợi những thay đổi quan trọng sắp đến cho mình.
Đúng như tôi đã lường trước, khi đứa em trai út vào rừng báo cho tôi biết chuyến đi lúc trời đã tối hẳn rồi, đám thợ rừng chúng tôi vừa dựng được cái sàn gỗ mới cưa xong để chuẩn bị làm chỗ ngủ. Tôi vội vàng vừa đi vừa chạy về nhà với đủ thứ âu lo hồi hộp. Sáng sớm hôm sau, tôi đón chuyến xe đò đầu tiên chạy về Saigon, để rồi từ đó đón xe đi Bà Rịa.
Nhớ lời dặn, để tránh sự theo dõi của du kích và công an, tôi đã thận trọng xuống xe ở cách địa điểm "tập kết" của chuyến đi chừng một cây số để đi bộ đến đó. Đêm đầu tiên tôi ngủ trong nhà bà chị cùng đi trong chuyến vượt biên đó, rồi đêm sau tôi được chuyển tới địa điểm ẩn náu khác mà dân ở đó gọi là "nơi nhốt gà". Phía trước nơi này cũng chỉ là một mái nhà tranh bình thường như mọi ngôi nhà khác, nhưng phía sau có một gian nhà tranh khác được dựng tường kín đáo hơn.
Đi theo người dẫn đường vào bên trong, tôi thấy đã có hơn 50 người khác đang chờ đợi chuyến đi như tôi. Đến đây, tôi bắt đầu sống giữa những tiếng thì thầm, những lời bàn luận; cùng những hy vọng và âu lo do từ những bàn luận của họ. Ngày hôm sau, tôi có dịp làm quen và chia sẻ những quá khứ điêu linh cùng những kinh nghiệm vượt biên và tù đày của họ.
Chúng tôi được chủ nhà cho ăn trưa và ăn tối tại chỗ. Ngay sau bữa tối, họ dắt từng tốp đi ra ngõ sau vườn rồi băng qua những đám ruộng hoang cỏ mọc lộn xôn để đến "bãi"! Trời tối đen như mực nên chúng tôi phải đi sát vào nhau cho khỏi bị lạc và để cho đỡ sợ. Không phải chúng tôi sợ bóng tối mà là sợ những bất trắc bị VC phát giác trên đường đi ra bãi.
Vì là dân rừng, tôi đã giúp nhiều người vượt qua các khe suối, những vũng lầy; và dần dần tôi vượt qua hầu hết đoàn người để nhập vào toán dẫn đầu. Khi người ta đi chậm dần và đứng lại, tôi nhìn thấy đám người vượt biên đến "tập kết" ở bãi đông như cái sân nhà thờ vào ngày lễ chủ nhật, lúc đó tôi có thể thấy lập lờ chiếc tàu vượt biên của chúng tôi đang chập chờn dưới bóng đêm ở ngay con lạch trước mặt.
Thành tàu khá cao nên nhiều người không tự leo lên nổi; tuy nhiên khi tới phiên tôi, chỉ cần vươn hai tay đu lên thành tàu và búng mạnh hai chân một cái là cả thân hình tôi đã hoàn toàn ở trên boong tàu rồi. Vừa lên tới đó, tôi đã bị người ta lùa ngay xuống hầm tàu.
Cửa hầm tàu là một lỗ vuông tối om nằm ở phía gần mũi tàu, chỉ vừa một người chui xuống. Đúng ra đó chỉ là cái hầm đựng cá. Bên ngoài dù trời tối nhưng tôi còn có thể nhìn thấy những người gần mình; trái lại sau khi bị dồn xuống hầm cá, hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa, ngoại trừ cái ô vuông ở miệng hầm. Tôi không thể biết cái hình dáng hay kích thước phía trong của nó như thế nào, mà chỉ cảm giác được chỗ ngồi bằng 2 tay của mình thôi! Họ lùa người xuống sau dồn người xuống trước tiến sâu hơn nữa vào phía cuối hầm tàu, vừa đi vừa mò mẫm. Tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ, lỡ tàu chìm thì làm sao mình thoát ra ngoài được đây? Vì thế tôi chùn bước không dám tiến sâu vào hướng tối đó, mà nép người sang một bên ở gần ô vuông cửa hầm, nhường chỗ cho những người xuống sau theo nhau mà bước sâu vào phía trong. Không nhìn thấy gì nữa; nhưng qua cảm giác với những tiếng nói và tiếng động sột soạt, tôi biết là người ta đang lũ lượt nhảy xuống! Những âm thanh đó kéo dài chừng gần một tiếng, có lẽ mọi người đã được dồn hết vào "chiếc quan tài" trôi nổi đó rồi thì có giọng ra lệnh cho tàu nổ máy chạy. Khi tàu vừa chạy, lại có giọng nói lớn "bây giờ anh em nào công giáo, mình đọc kinh đi"; và tàu vẫn cứ đều đều chạy.
Tiếng kinh râm ran hòa nhịp với tiếng máy tàu làm tâm hồn tôi cảm thấy yên ổn hơn một chút. Nhưng chợt có giọng nói khác trên tàu ra lệnh "Tất cả im lặng. Gần đến trạm công an!" Tiếng máy lúc đó cũng trở lên nhẹ nhàng hơn, làm như nó đang thận trọng trước những hiểm nguy đang rình chờ...
Có tiếng trẻ thơ khóc trong tàu làm mọi người lo lắng; một vài tiếng người thì thầm phản đối. Có tiếng nói "bóp mũi nó lại, không cho nó khóc nữa!" Rồi bỗng có tiếng ra lệnh "cho máy dzọt lẹ lên, chạy hết ga đi!"
Trong khoảnh khắc sau đó, tôi nghe tiếng súng nổ; thế là rồi! Tôi phải ngồi nghiến răng, ghì mạnh hai tay vào ván tàu để nghe tiếng súng! Tàu đang chạy hết tốc lực, có lúc tiếng súng xa dần để nhường chỗ cho những hy vọng trở lại... Tiếng súng nghe xa, nhưng vẫn tiếp tục nổ. Căng thẳng! Chúng tôi đặt hy vọng vào người tài công đang điều khiển chiếc tàu, và dồn những hy vọng khác vào động cơ tàu để mong đẩy chiếc tàu vọt nhanh hơn cho mau thoát khỏi chốn nguy nan!
Những giây phút căng thẳng này là những khoảnh khắc tranh chấp giữa sống và chết, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa may mắn và ngục tù; giữa đấu tranh chịu đựng và những chọn lựa! Đây chính là giai đoạn khó nhất mà chúng tôi phải trải qua để tìm được tự dọ Hàng trăm người trên tàu, nhưng không ai dám nói chuyện và cựa quạy; mọi người đều tập trung một ý nghĩ mong sao chiếc tàu lướt nhanh hơn và êm hơn để thắng lướt những giờ phút nguy kịch đó!
Đột nhiên, có những tiếng súng nổ chát chúa gần bên tàu. Tôi cảm thấy chiếc tàu bẻ cua sang tay trái và chạy sượt vào mé bờ. Có nhiều tiếng kêu trời ơi cứu tôi! Chiếc tàu chỉ lệch sang một bên nhưng chưa chìm, nó gượng lại thăng bằng và tiếp tục chạy giữa tiếng súng nổ liên hồi. Trong bóng tối, tôi nghiến răng ghì mạnh tay vào ván tàu để nỗi lo sợ của mình không buột ra khỏi miệng, như một số người khác. Có tiếng nói trong tàu bảo tài công ngừng lại, nhưng có tiếng nói khác ra lệnh cứ tiếp tục chạy.
Đạn đã bắn xuyên nhiều vào trong tàu, nhiều tiếng rên la bên trong nhưng lúc đó tôi chỉ chú ý lắng nghe tiếng đạn bay xeo xéo sựơt vào thành tàu! Rồi tôi nghe tiếng chiếc tàu khác gạt vào mũi tàu tôi làm nó bị lệch hướng đâm xập vào bờ! Con tàu chênh vênh một lần nữa tưởng như muốn bị lật úp; Nhiều người giành nhau chui ra cái lỗ ô vuông cửa hầm tàu ngay phía gần đầu tôi. Có khi hai ba người giành nhau chui ra một lúc làm cho những người muốn thoát ra mất thì giờ hơn. Nhìn qua ô vuông đó, tôi thấy những ánh đèn pha sáng chói bên ngoài.
Tôi không giành chui ra với họ là vì còn nuối tiếc chiếc tàu. Đến khi trống trải không còn ai dám chui ra nữa thì tôi lại lo sợ, tại sao mình lại ngồi trong đó để cho tàu chìm mà chờ chết; và tôi liền quyết định chui lên!
Vừa chui lên, tôi đã bị chói mắt bởi ánh đèn pha từ phía chiếc tàu VC; Sau này vào tù thì tôi mới biết được rằng đó chính là chiếc tàu của những người tù chung với tôi, họ bị bắt trong chuyến vượt biên trước chúng tôi. Công an VC đứng dàn hàng ngang trên boong tàu đó, họ đang nhắm bắn từng người đang bơi dưới con lạch nhỏ như những thợ săn nhắm bắn những chiếc gáo dừa đang trôi lềnh bềnh dưới nước!
Vừa chui từ dưới hầm cá lên khỏi cái lỗ ô vuông, tôi giơ hai tay lên đầu hàng. Một tên công an nó hỏi tôi hai, ba câu; sau đó chúng chú ý nhắm bắn những "chiếc gáo dừa" kia, nên đột nhiên tôi quyêt định nhảy trở lại xuống hầm tàu! Sáng hôm sau, ngay chỗ cửa hầm tàu là xác chết của một đứa cháu họ của tôi, nó bị bắn bể thái dương và rớt trở lại xuống dưới!
Sau khi hoàn toàn làm chủ tình hình, không còn ai dám nhảy xuống nước bỏ trốn nữa, công an VC vẫn để những đèn pha chỉa vào chung quanh chiếc tàu và cho phép một số chúng tôi leo lên boong nằm đợi lệnh. Nằm trên boong và dưới ánh đèn pha, tôi nhìn thấy xác chết của người thợ máy chiếc tàu chúng tôi nổi lềnh bềnh cạnh đó. Suốt đêm, lẫn trong tiếng vi vu của gió biển là những tiếng rên la não nề của những người bị thương nằm dứơi hầm tàu.
Đến sáng thì những người bà con của tôi đi kiểm điểm người thân trên tàu, thấy mất một số, có thể họ đã nhảy xuống nước bơi và trốn được rồi. Nhưng lại có người không biết bơi mà tìm mãi vẫn không thấy họ; Có người cho biết ở cái sàn phía sau máy tàu có ba, bốn người bị bắn chết nằm chồng lên nhau. Tôi vội vã ra đó kiểm chứng kỹ xem có người thân nào của tôi không.
Lần này tôi mới chú ý nhìn mặt những xác chết, ....đúng rồi, nó chết rồi! Nó bị bắn vỡ một góc đầu ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, dựa lên xác của một thanh niên khác cũng bị trúng đạn ngay tai. Còn một xác chết nữa ngay cạnh đó bị bắn trong tư thế quỳ chổng mông lên trời trông như một trái núi, đầu cúi khom xuống sát sàn gỗ, có lẽ để núp đạn; nhưng tôi cũng thấy một đường máu khô trên sàn tàu chảy ra từ phía đầu của nạn nhân. Cả ba xác đó đều mở trợn trừng mắt... nhìn tôi! Thế là đã có hai ngườI thân của tôi chết trong chuyến đi này! Còn hai xác khác bên trong tàu là một ông già bị đạn bắn nát ngực, và xác đứa bé khóc lúc tàu chạy gần trạm công an. Không biết nó bị người ta xô lấn hay bị bóp mũi cho chết lúc nó đang khóc!
Mãi tới chừng 10 giờ sáng hôm sau, công an mới đem một chiếc tàu khác đến chở những người bị thương đi. Có người trong tàu đứng ra quyên tiền và vàng để đút cho công an. Sau khi mang số vàng bạc sang nộp cho công an, mọi người đều hy vọng chờ đợi; nhưng chờ hoài cũng chẳng có gì.
Mãi tới lúc chiều tối, có chiếc tàu công an khác chạy tới, bọn chúng lùa tất cả mọi người lên tàu này chở vào nhà tù. Một số người là thân nhân của những nạn nhân bị chết, bọn công an "cho" ở lại để dọn xác những người chết xuống bãi, người ta hy vọng sẽ được thả. Tôi ở trong nhóm khoảng 10 thanh niên đuơc ở lại đó, đến chiều gần tối mới có một tên công an cấp lớn hơn đến giải quyết với chúng tôi. Đầu tiên hắn hăm dọa chúng tôi, dí họng súng K54 vào đầu từng người để khám xét. Ông chú họ của tôi bị hắn hăm dọa dữ quá đã phải chắp tay lạy hắn! Sau đó hắn ra lệnh chúng tôi phải khiêng các xác người chết trên tàu xuống.
Hắn ra lệnh và bắt chúng tôi phải làm thật nhanh. Tôi rất sợ xác chết và sợ máu nên đi sau cùng và phải đứng dưới nước để đỡ những xác chết được chuyền xuống. Lúc này chiếc tàu không còn người nữa nên nó nổi rất cao, tôi phải giơ thẳng hai tay lên mới đỡ tới những xác chết chuyền trên boong xuống. Thấy tôi nhút nhát, tên công an VC để ngón tay trỏ vào cò súng và dí mạnh họng súng K54 vào gáy tôi bắt phải làm việc cho nhanh.
Khi những xác chết được lần lượt chuyền xuống, máu và óc của những nạn nhân đó đã chảy đầy xuống đầu, mặt và toàn thân tôi. Lúc đó tôi quên cả cảm giác với máu và óc vì cái cảm giác lạnh và cứng của họng súng K54 sau gáy nó chi phối hết nỗi sợ hãi của mình, không may tên VC đó lỡ tay thì trong khoảnh khắc cái mạng của tôi cũng sẽ tương tự như các nạn nhân kia thôi! Sau khi làm xong việc chuyển xác, tên công an bắt chúng tôi rửa sạch những vết máu trên tàu. Rồi hắn đưa chúng tôi lên tàu nhỏ của hắn cho đồng bọn chở vể bãi Lam Sơn ở gần Bà Rịa. Vì tên công an VC này sợ chúng tôi chạy trốn nên đã bắt chúng tôi di chuyển bằng cách bò từ đó qua xóm nhà dân, qua chợ Lam Sơn ra tới đường lộ. Hắn dồn chúng tôi lên một xe lam chở về nhập chung với nhóm người bị giải đi trước tại trạm Gò Dầu. Từ đây, sau khi VC lột hết vàng bạc của mọi người, chúng dùng xe công an chở thẳng chúng tôi vào trại giam B5 ở Biên Hòa. Giữa đêm hàng trăm người chúng tôi đã bị nhét chung vào một chiếc phòng chỉ bằng phòng ngủ master room của một gia đình ở Mỹ. Tôi đã phải ngồi khít giữa khối người chen chúc và ngủ thiếp đi vì mệt mỏi và tuyệt vọng.
Sáng hôm sau tới giờ làm việc, bọn công an VC lại bắt đầu một màn điều tra, khám xét nữa. Chúng hỏi cung, làm hồ sơ lý lịch, rồi từng người chúng tôi phải cởi hết quần áo đưa cho chúng khám xét. Rồi lần lượt mỗi người phải đi ngang chiếc bàn và há miệng ra cho tên công an VC kiểm kê mấy chiếc răng vàng hoặc "khâu" vàng nào giấu trong miệng? Phòng bên cạnh là một công an khác chuyên "điều trị" lỗ đít. Từng người phải đến đó, chổng đít lên gần mặt nó và banh lớn lỗ đít ra cho nó kiếm vàng bên trong chỗ đó!
Sau đủ thứ thủ tục kỳ dị ấy, mọi đồ đạc đều bị cướp hết. Mọi người được đưa vào một khu vực có tường dầy cao và hàng rào kẽm gai phía trên, cùng những chòi canh trên cao ở bốn góc. Vào trong khu này tôi nghe thấy tiếng rì rào như những đàn ong đang bay. Đến khi được đưa lại gần các căn phòng phát ra những âm thanh đó thì mới biết đó là nơi cư trú mới của tôi. Từng phòng nhìn vào tối om, có cánh cửa sắt và hàng chấn song sắt lớn. Nhìn mãi tôi mới nhận ra một số người ở trần, mặc xà lỏn và đầu trọc lóc đang đứng gần song sắt nhìn chúng tôi, trông họ ốm nhom như lũ khỉ.
Khoảng 5 phút sau, tên quản giáo đến mở khóa đưa chúng tôi vào nơi cư trú mới, nhập bọn với "lũ khỉ" bên trong! Vì quá tối, nên phải đứng chớp mắt một lúc tôi mới nhìn rõ hết được căn phòng. Cả một xã hội mới, chẳng bao lâu chính tôi cũng trở nên y hệt "lũ khỉ" đó; nhưng sau một thời gian tôi cảm thấy cái xã hội trong đó còn có tình nghĩa hơn xã hội bên ngoài mà tôi đã sống!
. . .
Nhiều năm đã qua. Sau cùng, tôi cũng đã tới được xừ sở tự do, nhưng mãi mãi, chuyến vượt biên đẫm máu ấy còn ám ảnh tôi.
Như đã nói, nhiều vị có nói là phải quên quá khứ. Riêng tôi, quá khứ của tôi tuy không đẹp nhưng tôi không có gì mặc cảm với những gì tôi đã kinh qua. Nó là những bài học quý giá cho chính tôi về con người và nhất là về xã hội nơi cố hương tôi đã từng sống.
Quá khứ đó cũng là những kinh nghiệm xương máu, mồ hôi và nước mắt; và bằng chính mạng sống của những nạn nhân đã cùng cảnh ngộ như chúng tôi khi còn ở đó. Những hy sinh của họ đã xúc động lương tâm thế giới để chúng ta được cơ hội đến đây tỵ nạn và xây dựng cuộc sống mới hôm nay... Cuộc sống của chúng ta hôm nay, há chẳng phải được xây dựng trên nền tảng qúa khứ thương đau đó sao?
oOo



www.vn.net/article.php/20060505154150484








SAROYAN VANN PHAN * TRUYỆN NGẮN


==

Chuyến xe lửa ngày Tết



Truyện ngắn của Saroyan Vann Phan

Bà Tư Quảnh, đặt được cái đít xuống sàn toa xe lửa, thở phào nhẹ nhõm. Cũng may mà cái đít của bà không đụng phải đống dao, búa của đám kiếm củi từ ven rừng Long Khánh mới túa ra và nhảy lên xe lửa khoảng năm phút trước đó. Mà thằng con trai của bà cũng ác, nó gần như là liệng đại bà vào giữa cái khoảng trống nhỏ xíu còn lại của toa xe, vì nó bảo rằng giờ này mà còn lo đi tìm chỗ tốt thì chỉ có “Tết Ma-rốc” mới có!

“Mới Hăm Lăm Tết mà xe lửa đã chật cứng như thế này, không biết tới Hăm Bảy Tết tao đi thêm một chuyến nữa thì liệu có còn chỗ nào cho tao để cái chưn lên hay không đây?”, bà Tư Quảnh, vừa cố lấy cái nón lá ra khỏi đầu sao cho khỏi đụng vào mặt một ông sư áo vàng ngồi sát bên hông, vừa càu nhàu với thằng Bảy, con trai út của bà, hiện đang đi cùng chuyến để hộ tống cho bà đi tới nơi, về tới chốn.

“Thì má cũng phải để cho người ta tranh thủ buôn bán ngày Tết như mình chớ! Một năm chỉ có một dịp này là buôn may, bán đắt, không lẽ họ lại chịu ở nhà?”, thằng nhỏ, mới mười bảy tuổi đầu, đã ăn nói khôn ngoan như một ông già nhờ quanh năm phải lăn lộn ngoài đường để kiếm sống kể từ ngày Miền Nam được “giải phóng” tới nay.

Như bao đứa trẻ con nhà nghèo khác trong xóm Tôn Ðản bên Khánh Hội của Bà Tư Quảnh, thằng Bảy chỉ đi học tới lớp bốn rồi bỏ học, theo mẹ buôn bán. Ba nó là một thượng sĩ già trong quân đội của chế độ cũ. Ngày quân “giải phóng” vào Sài-gòn, tuy ổng thoát khỏi bị bắt đi “học tập cải tạo” như chú Sáu của nó trên Thủ Ðức nhưng, chưa đầy một năm sau, thì lại phải khăn gói đi vùng “kinh tế mới” là vùng mà chính quyền cách mạng vẫn dành ưu tiên cho những thành phần có dính dáng tới chế độ cũ, dân buôn bán bất hợp pháp hoặc dân “cắm dùi” lậu tại mười một quận đô thành, để cho đám người này đi khai hoang lập nghiệp, trực tiếp sản xuất đặng làm giàu cho đất nước. Gia đình nó chỉ lên Sông Bé cuốc đất, trồng màu đâu được chín tháng thì bỏ chạy về Sài-gòn vì đói quá. Ðâu đâu, những vùng kinh tế mới cũng chỉ là những chốn lưu đày đám dân cô thế, bởi vì những vùng đất mà họ tới khai khẩn hầu như đều là những vùng khô cằn, “chó ăn đá, gà ăn muối,” có khi là những căn cứ quân sự đầy mìn, bẫy hoặc ít ra cũng đầy dầu mỡ, bê-tông do Quân Ðội Miền Nam bỏ lại sau khi họ thua chạy. Không vốn liếng, không tiền bạc và không thuốc men vì nhà cầm quyền địa phương coi như chẳng hề biết tới họ, những người này, sau một thời gian ăn toàn khoai mì và chống chỏi kịch liệt với bệnh sốt rét, đã tự động “rã ngũ,” trốn về nguyên quán để buôn gánh, bán bưng kiếm sống, số khác thì đi xì-ke, ma-túy hay hành nghề ma-cô, đĩ điếm đặng sống cho qua ngày. Mộng ước chung của đám người này là, một ngày đẹp trời nào đó, họ sẽ có được cái may mắn vượt biên thành công tới Mỹ hay các nước tự do khác để làm lại cuộc đời.

Chiếc xe lửa rúc lên một hồi còi thê thảm trước khi ì ạch, khọt khẹt rời khỏi nhà ga Long Khánh, mang theo mẹ con Bà Tư Quảnh là hai trong số những hành khách, tuy có mua vé hẳn hoi, đã nhảy lên tàu như bọn đi lậu vì cả mười mấy toa khách đều đã đầy cứng người, gần một phần ba trong số đó là dân đi lậu vé, kể cả mấy anh “bộ đội” ham vui nữa.

Ði xe lửa tại Việt Nam, bất kể vào thời đại nào, cũng là một trò phiêu lưu nguy hiểm, có thể mất mạng như chơi. Thành thử phải có công, có chuyện gì hệ trọng lắm - như đi buôn bán để kiếm sống hay đi thi cho kịp khóa chẳng hạn - thì người ta mới đi, chỉ vì đi xe lửa thiệt ra vẫn còn rẻ tiền hơn đi xe đò rất nhiều. Hồi thời ông Diệm mới lên chấp chính ở Miền Nam Việt Nam, chính phủ đã ra sức sửa chữa lại tuyến đường “Xe Lửa Xuyên Việt” từ Quảng Trị vào tới Sài-gòn, từng bị Việt Minh đào phá, đặng cho dân chúng đi lại. Những năm đầu, đi trên tuyến đường này thiệt là thú vị, vì hành khách còn được tha hồ ngắm nhiều cảnh đẹp của núi non hùng vĩ cũng như biển cả bao la, xanh ngắt tận chân trời, nhứt là tuyến đường từ Ðà Nẵng đi Huế hay từ Bình Ðịnh vào Phan Thiết thường có những đèo cao và hầm dài.

Nhưng rồi nền hòa bình của đất nước đã không tồn tại được lâu, cho nên cái chuyện đi xe lửa để ngắm cảnh này cũng đành phải chấm dứt. Khi Việt Cộng bắt đầu thành lập Mặt Trận Giải Phóng để rồi từ đó khởi sự các cuộc tấn công vào các đồn bót và căn cứ quân sự lẻ loi của chính phủ cũng như đêm đêm về “làm thịt” các cán bộ xã, ấp của chính quyền thì cũng chính là lúc họ gia tăng các cuộc phá hoại cầu, đường trên các trục lộ giao thông, đặc biệt là các quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 19, Quốc lộ 13, và Quốc lộ 4. Cùng chung số phận với những cầu, đường - mà Việt Cộng gán cho là giữ vai trò chiến lược yểm trợ các cuộc hành quân càn quét của quân đội “Mỹ-Diệm” trên toàn lãnh thổ Miền Nam - là những chuyến xe đò liên tỉnh và xe lửa xuyên Việt vô tội, ngày ngày chỉ biết chăm chỉ chuyên chở người đi, người về xuôi ngược buôn bán làm ăn, phần đông là dân nghèo từ ngoài Trung vô Nam và ngược lại.



Gần như cứ vài, ba ngày là trên bản tin chiến sự của Ðài Phát Thanh Sài-gòn thế nào cũng có loan báo một vài vụ xe đò hoặc xe lửa bị giựt mìn và tấn công đâu đó trên toàn quốc, với số thương vong là người chết, người bị thương và người què, cụt kèm theo. Vì tầm mức hệ trọng của xe lửa cũng có và vì thương dân cũng có, chính phủ đã cho những toán “an ninh thiết lộ,” tức là quân đội biệt phái cho hỏa xa, để đi hộ tống các chuyến xe lửa, những mong giảm thiểu thiệt hại cho dân nhờ. Nhưng dù cho có rà mìn kỹ lưỡng đến mấy hay có võ trang hùng hậu đến mấy, những vụ giựt mìn và tấn công xe lửa vẫn cứ xảy ra, đặc biệt là những chuyến có móc theo mấy toa chở quân dụng, quân nhu cho Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Việt Cộng thì đâu có cần biết tới hay phân biệt gì toa nào là chở đồ lính, toa nào là chở dân - thường là dân nghèo, vì dân giàu chẳng có mấy khi lại dại dột đem tánh mạng của mình ra đánh bạc với Thần Chiến Tranh. Riết rồi ai cũng ớn, cũng sợ khi phải đi xe lửa.




Nhưng có điều, đối với dân nghèo phải buôn bán, làm ăn kiếm sống qua ngày, không đi xe lửa cũng chết (vì đói nhăn răng ra) mà đi xe lửa cũng chết (vì khi xe lửa “lật gọng” mình cũng chết nhăn răng ra), chỉ có điều khác biệt là ngày nào người ta cũng đói, cũng phải ăn, trong khi đó tới vài ba hôm mới có chuyện Việt Cộng giựt mìn xe lửa, và cũng phải mấy lần bị giựt mìn như vậy một người nào đó mới xui xẻo bị “dính chấu!” “Trời kêu ai, nấy dạ,” dân chúng Miền Nam Việt Nam hiền hòa vẫn cứ cố bám vào cái triết lý bình dân này để mà tiếp tục nhẫn nại, đợi chờ ngày cuộc chiến tàn phai và thanh bình trở lại trên đất nước cho đỡ bớt những thảm cảnh như Cộng sản pháo kích vào xóm lao động chen chúc nơi thị thành hay giựt mìn xe lửa chốn đồng không, mông quạnh.

“Hòa bình chi mà đi xe lửa coi bộ còn cực hơn hồi thời còn chiến tranh nữa đó!” vị sư áo vàng, với giọng nói hơi nặng của người Miền Trung, bâng quơ thốt lên lời bình luận. Ông không phải chờ đợi lâu mới nghe thấy hồi âm, vì bên trái bà Tư Quảnh đã có tiếng của một cô gái góp chuyện:

“Càng hòa bình thì dân càng nghèo, càng đi xe lửa đông, biểu làm sao mà không chen lấn, giành giựt và đánh lộn nhau để lên tàu? Thôi kệ, ăn thì nhiều chớ ngồi xe thì có bao nhiêu lâu đâu mà lo cho nó mệt!” cô gái dường như cũng muốn mọi người cùng toa chia sẻ cái triết lý muôn đời “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” của người bình dân Việt Nam.

“Nhưng không thể cứ mãi như thế này được khi mấy ổng vẫn nói là đất nước mình đang trên đà đi lên,” một ông, dáng chừng là một cựu công chức thuộc chế độ cũ còn sót lại, lên tiếng phản đối. Ông này, tuổi chừng ngoài sáu mươi, đang ngồi vắt vẻo trên một cái “xắc ma-ranh” có màu xanh xám loang lổ những vết thâm nâu. Ðó là cái túi đồ thứ nhì của ổng, trong khi cái túi thứ nhứt của ổng là cái bao bố đen đúa đựng cái gì như than củi thì lại nằm quá về phía chỗ nhà sư đang gác cẳng lên.

Một người có dáng một thương binh, nãy giờ ngồi gọn lỏn trong một góc toa tàu, bỗng lên tiếng:

- Mấy người còn lạ gì những chuyến tàu “xã hội chủ nghĩa” nữa? Ở ngoài Bắc chúng tôi, hàng mấy mươi năm nay, với biết bao đợt cải cách và thi đua mà “trâu vẫn lại hoàn trâu,” tàu lửa ngày càng xạc xệ ra chớ có thấy cải tiến thêm được chút nào đâu mà đòi phải được ngồi cho sướng cái đít khi đi xe lửa? Phải biết rằng cánh thương binh, liệt sĩ, được ưu tiên cùng mình như tôi, mà chúng còn nhét bố vào đây thì, xin lỗi, bà con đừng có tiếp tục mơ giữa ban ngày nữa!

Xe lửa hình như đang đổ dốc về phía ga Trảng Bom, làm cho một số củi bó không chặt và dao, rựa nhét không kỹ nơi mấy cái giá sát trần sút ra, rơi xuống chỗ mọi người đang đứng, ngồi ngổn ngang phía dưới, kêu lách cách, rầm rầm, loảng xoảng, leng keng.

“Trời ơi! Ðau quá!”, có tiếng la của một cô bé đang nằm cong đuôi tôm bên mấy cái rọ heo. Cô bé đã bị mấy thanh củi khô, nặng rớt trúng mình.

“Chết cha! May mà mấy con dao này không rớt phần lưỡi vào đầu tôi! Ai để dao chi bất nhơn quá, lại cột không kỹ nữa! Dao của ai đây, không nhận, tôi liệng đi à?,” một bà, mặt mũi coi bộ bặm trợn, đang thu gom đống dao, rựa dưới tay mình, mắt dáo dác nhìn quanh kiếm chủ nhân mớ dụng cụ dễ sợ đó.

“Của tôi, của tôi. Thôi xin lỗi bà nghe! Bà nên thông cảm: Tôi có một thước mốt, làm sao mà chồm cho tới để nhét mấy cái dao cho sâu vào trong giá? Mà cũng tại ai để mấy cái chum nước mắm quỷ sứ này choáng đường, choáng lối nữa! Mà bà có sao hông? Có bị thương gì hông? Ðể tôi lấy dầu nhị thiên đường thoa cho bà nghe!”, người đàn bà lùn tịt trong bộ quần áo thợ điện đầy những túi đã cũ mèm, chủ nhân của mớ dao, rựa, lúi húi lục xắc tay của mình, sau khi đã lại nhét mớ của nợ suýt gây tai họa đó vào chỗ cũ, lần này có sâu hơn một chút.

Bà có khuôn mặt bặm trợn bỗng dưng cười vui, quên mất sự quạu quọ. Có lẽ vì bà thấy thái độ săn giòn trước tình cảnh nguy hiểm của mình của người đàn bà tự xưng là cao có một thước mốt đó. Mà cũng có lẽ vì bả nghe cái bà lùn lùn kia tính dùng dầu nhị thiên đường xoa vào chỗ đau cho mình, bất kể người ta có bị thương hay là chảy máu gì cũng vậy. Dân Việt Nam có tật hễ bị cái gì cũng xài dầu nhị thiên đường, coi như là thứ thuốc trị bá bịnh, dù đó là cảm mạo, thương hàn hay trầy da, chảy máu. Ai có ở đâu, đi đâu cũng thủ trong mình một chai dầu cay xè đến chảy nước mắt này, không đếm xỉa gì tới lời tuyên truyền rằng nền y tế công cộng thời Cộng sản hiện tại tiến bộ hơn nhiều so với thời “Mỹ-Ngụy” trước đây.

Ðoàn tàu đang đi chậm lại, có lẽ còn phải chờ nhân viên đường sắt bẻ ghi để vào ga Trảng Bom. Không khí ngột ngạt và nóng bức gia tăng vì thiếu gió. Xe đang rập rình tiến vào ga thì bỗng nghe đánh rầm một cái, ngay liền đó có tiếng la chói lói từ toa tàu bên cạnh:

“Oái! Trời ơi là Trời! Bể cái đầu tôi rồi! Trời đất ơi! Chết tao rồi, Nga ơi!”.

Người phát ra tiếng kêu la điếc cả tai và thảm thiết đó là một bà già khoảng bảy mươi tuổi, trước đó chừng vài phút đang ngồi ôm ô trầu nhai bỏm bẻm thiệt vô tư, thanh bình gần cửa lên xuống của toa tàu. Con Nga, đứa cháu của bà lão, một cô bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi, nhào tới ôm lấy bà:

“Ngoại ơi là ngoại! Ðừng có la nữa! Tổ cha đứa nào liệng bó củi bất nhơn, trúng đầu ngoại tao! Thôi, ngoại ơi, để con lấy khăn băng bó cho ngoại đỡ chảy máu, nghen! Con băng liền đây, ngoại ơi!”.

Bà lão, rõ ràng là chịu không nổi cái đau đớn từ chỗ bị thương, chảy máu trên đầu, nằm lăn ra sàn như nằm ăn vạ ai vậy đó. Mà quả thiệt là máu đang chảy tuôn xuống gò má bên trái của bà. Một thanh niên mặc bộ đồ ka-ki xanh xám của lính Sài-gòn cũ, có lẽ là người mới ném mấy bó củi lên tàu gây thương tích cho nạn nhơn, lật đật chạy tới nâng cái đầu của bà lão lên cho đứa cháu bà quấn chiếc khăn lông vòng quanh như một giải băng cá nhân. Cũng may là vết thương không có gì trầm trọng lắm, vì bó củi có lẽ đã đụng vào thành toa trước, rồi mới rớt xuống đầu bà lão...

Gã thanh niên, vừa xoa đầu bà già khốn khổ, vừa rối rít xin lỗi:

“Trời ơi! Cháu xin lỗi bác nhé! Tụi cháu phải lo ném củi lên trước rồi mới leo lên sau, vì nếu chậm chưn thì người khác sẽ giành mất chỗ... Bác thông cảm cho cháu đi, nghe bác!”.

Người Việt Nam mới thiệt là dễ tính. Bất kỳ gây thiệt hại hay thương tích cho ai, miễn là người đó đừng chết và không bị hao tiền, tốn bạc gì đáng kể, thì kẻ gây ra tai nạn cho người khác chỉ cần “xin lỗi”, qua quít hoặc xuýt xoa tùy từng trường hợp, là xong!

Nhóm thợ rừng đi kiếm củi này vẫn hay làm vậy khi tàu lửa chạy chậm lại để vào ga. Ngày thường thì chất đốt vẫn là thứ hiếm, quý tại thành phố, huống hồ hôm nay Tết đã cận kề. Bọn thợ này coi như chuyên đi lậu vé, chỉ lợi dụng lúc người ta lơ là là quẳng đại củi lên tàu để chiếm chỗ trước, rồi cứ dùng phương pháp chuyền toa mà đi từ Long Khánh về tới Sài-gòn không tốn một đồng xu! Ðiều bậy nhứt là vì muốn tranh thủ thời gian, mà tàu lửa lại chật, cho nên rất nhiều lần bọn họ ném củi lên gây thương tích cho hành khách vô tội trên tàu, may mà cho tới nay chưa có ai chết, hay đã có người chết rồi mà chưa ai hay biết, cũng nên!



Thương hại cho bà lão này, nghe nói đang trên đường về nhà ở Xóm Gà, Gia Ðịnh, sau khi đã ghé Trại Xuân Lộc thăm nuôi đứa con trai đang “học tập cải tạo” tại đây hồi sáng nay. Cậu con trai út của bà, mới cưới vợ được vài tháng gì đó thì “cách mạng” vào, đã cùng bao nhiêu sĩ quan, viên chức chế độ cũ khác của Miền Nam Việt Nam khăn gói quả mướp đi tập trung “học tập cải tạo,” lúc đầu thì nghe đâu chỉ đi có mười ngày, sau lại biến thành mấy năm trời mà vẫn chưa có ngày về. Cô vợ trẻ của anh ta, có lẽ chịu không nỗi cảnh đợi chờ mòn mỏi cái ngày về vô định của chồng, đã lặng lẽ cùng một ông chủ tàu ở Rạch Giá - mà cô quen được trong chỗ buôn bán, làm ăn - đóng tàu vượt biên sang tới đảo Bi-Ðông hồi năm ngoái, bỏ lại đứa con trai của bà lão trong trại Xuân Lộc chẳng ai ngó ngàng hay thăm nuôi, vất vơ, vất vưởng và đói dài.

Khi xe lửa còn cách Suối Máu khoảng ba, bốn cây số thì diễn ra cảnh bố ráp dân đi tàu lậu. Cả đoàn tàu nhốn nháo như loạn tới nơi vì tiếng chưn chạy, nhảy bình bịch hòa với tiếng kêu réo ơi ới, thông tin cho nhau của bọn người này. Họ tha hồ trổ tài đánh đu cửa sổ, núp vào cầu tiêu hay chuyền từ toa này sang toa khác để tránh né nhân viên kiểm soát vé trên tàu. Thậm chí, nhiều người còn leo tuốt lên nằm trên nóc tàu, chờ khi người kiểm vé đã sang toa bên cạnh thì mới nhảy xuống, leo vào chỗ cũ của mình. Vì chuyện này, một số tai nạn đã xảy ra, trong đó có vụ một người đàn ông trạc ba mươi mấy tuổi bị một đà cầu đập bể đầu chết khi đoàn xe lửa mà anh ta đi lậu chạy qua một cây cầu gần ga Biên Hòa. Bọn trộm cắp cũng thừa nước đục thả câu dữ lắm: Nhiều người, sau khi chạy sang các toa khác trốn khỏi bị soát vé, lúc trở về mới khám phá ra rằng đồ đạc của mình đã không cánh mà bay, vì đã bị quân gian lấy đem sang toa khác, giấu mất tích.

Lúc xe lửa gần đến ga Biên Hòa, Bà Tư Quảnh bảo thằng con trai:

“Bảy, mày lấy tiền đi mua cái gì ăn cho đỡ đói. Hồi sáng nay, tao lấy cơm đem theo mà ít quá, sợ tao với mày ăn không đủ. Ở toa hàng ăn cách đây bốn toa, về phía cuối tàu, có bán cơm dĩa đó mày! Ðây, để tao đưa tiền cho mày nghe...”

Vừa nói, Bà Tư Quảnh liền lấy tay mò vào lưng quần, chỗ mà bà đã giấu cục giấy bạc và ba chỉ vàng mà Thắm, con gái lớn của bả, mới đưa cho hồi hôm khi bà sửa soạn đi Sài-gòn sắm thêm hàng về bán chợ Tết. Bà Tư Quảnh bỗng thấy như bị điện giựt bất thình lình, toàn thân chết điếng khi cảm nhận được rằng phía sau lưng quần của bà, nơi mà bà nghĩ là có cục bạc, dường như đã bị ai khoét một lỗ lớn, và cục giấy bạc mà bà đã cẩn thận lận vào đó tới hai lần cho chắc ăn đã tự nhiên biến mất, chẳng còn sờ thấy đâu nữa!

“Chết cha rồi! Chắc cái thằng đánh giày hồi nãy lấy... của tao chớ không ai hết!”, người đàn bà la to như muốn cho mọi người cùng nghe, cùng biết cái mất mát tức tưởi của mình. Mới ba phút trước, thằng bé đó, không biết muốn giở trò gì, mà lại đi ngang sau lưng bà, lấn bà một cái như đang cố chen lối ra, rồi lĩnh tới phía trước, đứng ngay chỗ cửa lên xuống của toa tàu, tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra...

Thằng bé đánh giày, mới chừng mười ba tuổi, da ngăm đen, tay chân khô đét, nghe Bà Tư Quảnh la chói lói, lật đật cầm lấy thùng đồ nghề, dợm chưn nhảy phóng xuống khỏi toa tàu; đầu nó suýt đâm chúi xuống đất theo với trớn đoàn tàu đang lao tới.

Sự thể đã quá rõ ràng, Bà Tư Quảnh la thất thanh:

“Bắt lấy nó! Bắt lấy nó! Trời ơi, nó rạch túi tiền của tôi rồi, bà con ơi! Bảy ơi, mày đuổi theo, chạy mau theo nó đi mày!”.

Thằng Bảy, nghe má nó la inh ỏi, lại thấy thằng bé đánh giày bất thình lình nhảy phóc ra khỏi toa tàu rồi chạy bay biến vào xóm nhà tôn ven đường, thì đã hiểu hết mọi sự. Nhưng nó cũng hiểu rằng tình thế không thể nào cứu vãn được nữa, vì đã trễ quá rồi. Con tàu đã chạy quá chỗ xóm mà thằng bé đánh giày lủi vào trốn đến hơn trăm thước, không cách gì thằng Bảy đuổi kịp. Vả lại, nơi đó chắc chắn đang có đồng bọn của nó, toàn là bọn dao búa, chờ sẵn để bảo vệ cho nó đặng cùng nhau chia chác “chiến lợi phẩm” trong ngày.

Ðó cũng chỉ là một trong những chuyện thường tình xảy ra như cơm bữa trên những chuyến tàu lửa ngược xuôi từ Nam ra Bắc và từ Bắc vô Nam trên mảnh đất Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, một tình trạng mà các cụ giỏi chữ ngày xưa vẫn than thở là “bần cùng sinh đạo tặc!”. Ðã thế, cái ngày xui xẻo của mẹ con Bà Tư Quảnh lại trùng vào dịp thiên hạ đang rộn rịp lo chuẩn bị Tết nhứt, kẻ đi Ðông, người đi Tây, chen chúc, dập dìu trên những toa tàu lửa chật cứng và mất trật tự, vốn là phương tiện đi lại hằng ngày vừa thiết yếu vừa rẻ tiền của đại đa số dân nghèo.

==


VÕ VĂN ÁI * NHÂN QUYỀN TẠI TRUNG QUỐC

*Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam Que Me : Action for Democracy in Vietnam & Vietnam Committee on Human RightsQue Me : Action pour la Démocratie au Vietnam & Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’HommeB.P. 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex ( France ) - Tel.: ( Paris ) (331) 45 98 30 85Fax : Paris (331) 45 98 32 61 -
E-mail : http://us.mc330.mail.yahoo.com/mc/compose?to=queme@free.fr - Web : http://www.queme.net/



*************************************************************************************THÔNG THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARISNGÀY 26.2.2009
Ông Võ Văn Ái nói lên mối quan tâm của những người đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam về sự giáng cấp nhân quyền thông qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton khi đề cập Trung quốcPARIS, ngày 26.2.2009 (QUÊ MẸ)- Hôm nay từ Paris, 26.2.2009, ông Võ Văn Ái gửi thư tán trợ cuộc họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn do các nhà ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tổ chức, với sự hỗ trợ của bốn Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Mike Pence, Frank Wolf, Joe Pitts dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.


Bức thư đã được gửi đến các nhân vật trên đây 3 giờ đồng hồ trước khi cuộc họp báo khai diễn.Nhân danh Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam , ông Ái viết bức thư bằng tiếng Anh mà chúng tôi xin dịch nguyên văn như sau :“Tôi xin biểu đạt mối đoàn kết tương thân với các nhà lãnh đạo ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tại cuộc họp báo dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.


Tôi cũng cất lời hoan nghênh quý vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Frank Wolf, Mike Pence và Joe Pitts đã bảo đảm cho tiếng nói nhân quyền được Quốc hội lắng nghe vào thời điểm quyết định cho liên hệ ngoại giao Mỹ - Trung.“Những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo và bất đồng chính kiến tại Việt Nam chia sẽ mối quan tâm của các bạn trước lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton trong chuyến công du Trung quốc, khi bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp lực Trung quốc trên các vấn đề Tây Tạng, Đài Loan và nhân quyền, nhưng “áp lực của Hoa Kỳ trên các lĩnh vực này sẽ không làm cản trở [việc giải quyết] cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng thay đổi khí hậu trái đất và cuộc khủng hoảng an ninh”.




Quan điểm của Ngoại trưởng Clinton như gáo nước lạnh xối vào những niềm hy vọng mà Tổng thống Obama làm dấy lên qua bài diễn văn nhậm chức, cam kết sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho “bất cứ nam, nữ hay thiếu nhi nào đang kiếm tìm tương lai cho hòa bình và nhân phẩm”. Những nam-phụ-lão-ấu bình thường tại Tây Tạng, Uyghur, Trung quốc, Việt Nam, Miến Điện, Lào và Bắc Hàn đang kiếm tìm tương lai đó, phấn đấu bằng các phương tiện ôn hòa cho sự thành công này. Đáp lại nỗ lực ấy họ chỉ gặt hái lấy khổ đau bằng tù đày, tra tấn, bạo hành và kỳ thị.“Chúng tôi biết rằng ngoại viện, doanh thương, liên hệ ngoại giao rất phức tạp.




Chẳng ai chối cãi rằng các mối đe dọa hiện tiền do cuộc khủng hoảng kinh tế, môi sinh và an ninh đang lay chuyển thế giới ngày nay. Nhưng chính sách đối ngoại cần, và phải toàn diện. Ly khai nhân quyền với các nan đề nói trên, Ngoại trưởng Clinton đã hạ giá nhân quyền và làm vỡ tan niềm hy vọng cùng ngưỡng vọng của tất cả những ai đang đau khổ dưới sự thống trị của Trung quốc.“Hơn nữa, lời bình luận của Ngoại trưởng Clinton mang những hàm ý nghiêm trọng cho những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam . Việt Nam Cộng sản luôn đứng trong vị thế chư hầu của Bắc Kinh. Sau hai nghìn năm bị Trung quốc xâm lược và áp chế, rồi 60 năm khi-hữu-nghị-khi-thù-địch dưới chế độ Cộng sản, giới lãnh đạo Hà Nội luôn bắt chước các chính sách của người phương Bắc.




Giới lãnh đạo Hà Nội tán đồng luận điểm Trung quốc về nguyên tắc cấm các nước ngoài “không được can thiệp vào nội bộ” trên lĩnh vực nhân quyền, và họ sung sướng biết bao khi Ngoại trưởng Trung quốc Dương Khiết Trì lập lại luận điệu này với Ngoại trưởng Clinton. Đúng vậy, nếu Hoa Kỳ hạ giá nhân quyền tại Trung quốc, là đã để yên cho nhà cầm quyền Hà Nội thẳng tay vi phạm nhân quyền đối với người dân Việt.“Tại Việt Nam ngày nay, mọi tiếng nói bất đồng chính kiến đều bị đàn áp. Cuộc đàn áp gần đây đối với các cuộc biểu tình ôn hòa, với rất nhiều nhà ly khai sử dụng Internet, với nhà báo, công nhân và hàng lãnh đạo tôn giáo bị bắt. Nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa bình 2009, vừa bước vào năm thứ 27 của tù đày và quản chế chỉ vì Hòa thượng đòi hỏi ôn hòa cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo.“Hôm nay đây, tôi xin góp lời với các bạn tại cuộc họp báo này để thỉnh cầu Chính phủ Hoa Kỳ kiên trì áp lực cho sự thăng tiến nhân quyền như một bộ phận quan yếu trong chính sách đối ngoại, và tôi cất lời kêu gọi các nhà đấu tranh cho nhân quyền Châu Á sát cánh chung lòng trong phong trào đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ và pháp quyền tại Á châu.



Võ Văn ÁiChủ tịch Quê Mẹ :

Hành động cho Dân chủ Việt Nam
Paris , ngày 26.2.2009


=

Friday, February 27, 2009


TRẦN BÌNH NAM * BÌNH LUẬN

=


Tư Bản và Xã Hội
Hai mặt của một vấn đề

Trần Bình Nam

Không có gì giải thích rõ ràng sự khác biệt giữa khuynh hướng Cộng Hòa và khuynh hướng Dân Chủ tại Hoa Kỳ bằng hai câu nói của tổng thống Ronald Reagan và Barack Obama về vai trò của chính phủ.
Ngày 20/1/1981 trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Reagan nói: “Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chính phủ không phải là giải pháp, chính phủ chính là vấn đề của chúng ta” (nguyên văn: In this present crisis, government is not the solution to our problem; government is the problem).


Tổng thống Obama, trong bài diễn văn nhậm chức ngày 20/1/2008 thì nói: “Chúng ta không còn thắc mắc chính phủ quá lớn hay quá nhỏ, thay vào đó chúng ta hỏi chính phủ có làm việc hữu hiệu không – có tạo ra công ăn việc làm lương đủ sống, có chế độ săn sóc sức khỏe tốt, có hưu bổng đầy đủ cho người nghỉ hưu không…” (nguyên văn: The question we ask today is not whether our government is too big or too small, but whether it works -- whether it helps families find jobs at a decent wage, care they can afford, a retirement that is dignified.)



Đối với tổng thống Reagan, đại diện cho khuynh hướng Cộng Hòa, nguyên tắc cung cầu là bàn tay vô hình điều khiển nền kinh tế quốc gia. Và chính sách thuế khóa của chính phủ nếu thích hợp (chính yếu là giảm thuế) sẽ tạo điều kiện cho giới tư bản đầu tư tiền bạc đúng lúc đúng chỗ mang lại sự phồn thịnh. Nếu chính phủ dùng quyền viết ngân sách để đánh thuế cao rồi dùng tiền thuế bỏ vào các chương trình chi tiêu và trợ cấp để ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội thì nền kinh tế sẽ héo mòn như một cái cây cần đất khô lại được trồng vào một vùng đất lắm nước. Nói cách khác chính phủ sẽ là nguyên nhân của mọi vấn đề nếu can thiệp vào sự vận hành của luật cung cầu.



Những người Dân Chủ hiểu luật cung cầu là cốt tủy của một nền kinh tế tự do, và vai trò quan trọng của các ngân hàng và các đại công ty trong một nền kinh tế, nhưng họ không khoán trắng vào tay các nhà tư bản. Nếu để hoàn toàn tự do không có sự kiểm soát của chính phủ, lòng tham (bản tính tự nhiên của con người) sẽ làm các nhà tư bản bóp méo sinh hoạt kinh tế và đến một lúc nào đó khủng hoảng kinh tế sẽ bộc phát.




Mặt khác trong thế giới tư bản của luật cung cầu thành phần có khả năng trí tuệ và đa năng sẽ chiếm thế thượng phong, tích lũy một tỉ số lớn tài sản quốc gia tạo ra sự chênh lệch khả năng kinh tế giữa các tầng lớp trong xã hội. Cho nên những người Dân Chủ chủ trương chính phủ phải nhúng tay vào sinh hoạt kinh tế, dùng quyền ngân sách để phân phối tài nguyên quốc gia sao cho sự vận hành dưới bảng chỉ đường của luật cung cầu không trở thành méo mó tạo ra bất công xã hội.
Nói chung người Cộng Hòa hay người Dân Chủ đều biết giới hạn kinh tế tư bản và sự cần thiết của sự can thiệp của chính phủ. Cái khác biệt là mức độ.



Kinh tế thị trường huy động sức người sức của hữu hiệu nhưng thỉnh thoảng theo chu kỳ tạo ra khủng hoảng kinh tế. Trong khi sự can thiệp quá nặng tay của chính phủ tạo ra sự trì trệ kinh tế. Cho nên ai cũng thấy sự cân bằng giữa sự vận hành của luật cung cầu và sự can thiệp của chính phủ là cần thiết.



Và đó là lý do tại sao tại Hoa Kỳ qua các cuộc bầu cử định kỳ đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa thay phiên nhau cầm quyền để sinh hoạt kinh tế (và qua đó sinh hoạt chính trị) được điều chỉnh vĩ mô qua thời gian, và tại sao nếu đảng này vào tòa Bạch cung thì đảng kia thường nắm Quốc hội để làm nhiệm vụ đối lập điều chỉnh vi mô các chính sách kinh tế làm cho sinh hoạt xã hội được hài hòa.
Trên thực tế, Lực lượng Tư bản và Sự Can thiệp của Chính phủ là hai điều đều cần thiết và bổ túc cho nhau. Tuy nhiên mỗi lần do điều kiện kinh tế phải chuyển đổi “chính trị” từ phương thức này sang phương thức khác bởi quyết định của dân qua bầu cử thì phe mất quyền chính trị thường có khuynh hướng đối kháng để kềm hãm phe thắng thế không đi quá đà trong các chính sách mới, đồng thời chuẩn bị thế chính trị cho khuynh hướng của mình.



Và khi sự chuyển đổi chính trị là kết quả của một tình trạng khủng hoảng xã hội và kinh tế thì phản ứng đối kháng càng mạnh mẽ. Và điều này giải thích sự phản kháng đầy mầu sắc đảng phái của đảng Cộng Hòa đối với luật kích thích kinh tế 787 tỉ vừa được tổng thống Obama ký ban hành ngày 17/2/2009. Các lý lẽ phản kháng (như quá nhiều chương trình chi tiêu, quá nhiều chương trình trợ cấp, chương trình phi lý như giúp những người mất nhà do họ thiếu trách nhiệm khi vay tiền mua nhà biết rằng mình không có khả năng trả ...) đều hữu lý trên mặt lý thuyết nhưng không hữu lý trên mặt thực tế. Khi con bệnh đang hồi thập tử nhất sinh phương thuốc cần nặng về chữa trị biến chứng hơn là nặng về chữa trị nguyên nhân có tính dài hạn. Và đó là bản chất và nội dung của luật kích thích kinh tế 787 tỉ mỹ kim.



Trong 8 năm cầm quyền tổng thống George W. Bush áp dụng đường lối kinh tế thuần tư bản đặt nặng trên hai nguyên tắc làm kim chỉ nam từ thời tổng thống Reagan là (1) giúp đỡ cho các đại công ty phát triển làm ăn, tin rằng người nghèo sẽ được hưởng phúc lợi theo (trickle –down economics) và (2) giảm thuế - nhất là giảm thuế cho những người giàu có, những tay tư bản – để các nhà tư bản có thêm tiền đầu tư làm cho nền kinh tế chuyển vận mang lại phúc lợi cho xã hội (supply-side economics).



Tuy nhiên chính phủ Cộng Hòa đã tạo ra một khung cảnh sinh hoạt kinh tế thiếu kiểm soát đưa đến quá đáng và lợi dụng. Giới tư bản (tượng trưng là Wall Street và Main Street – Thị trường Chứng khoán và Ngân hàng) được tự do do sự phá bỏ các khâu kiểm soát (regulations) trở nên làm ăn thiếu nguyên tắc. Ngân hàng Trung ương giảm lãi xuất quá thấp và quá lâu, các dân biểu kiếm phiếu bằng cách khuyến khích mọi người mua nhà dù không đủ điều kiện và làm ngơ trước mọi dấu hiệu bất ổn đã đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nỗ vào tháng 9/2008. Sau gần 6 tháng (9/2008 – 2/2009) các cơ sở tài chánh lớn và các ngân hàng kếch xù trụ cốt của kinh tế quốc gia hoàn toàn sụp đổ và mới nhất là sự lung lay của hai đại ngân hàng còn sống sót là Bank of America và City Bank. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng năm 1929.



Và đã có khủng hoảng kinh tế thì chính phủ phải can thiệp.
Đó là điều từng xảy ra như một nguyên tắc, mặc dù mỗi lần xẩy ra đều có cuộc tranh cãi giữa các chính trị gia và các nhà kinh tế về mức độ và sự hữu hiệu của phương pháp chữa trị.
Trong cuộc đại khủng hoảng năm 1929 tổng thống Franklin D. Roosevelt đã thành lập Tổng Cục Tìm Việc Làm (Work Projects Administration – WPA) tạo ra 8 triệu công ăn việc làm, thành lập chương trình An sinh Xã hội (Social Security) cho người nghỉ hưu và người già cũng như các cơ chế bảo vệ và kiểm soát như FDIC (Federal Deposit Insurance Commission) và SEC (Securities & Exchange Commisssion). Trong cuộc khủng hoảng tháng 9/2008 tổng thống Bush cũng đã khẩn cấp quốc hữu hóa hai đại công ty cho vay tiền (chính yếu để mua nhà) sạt nghiệp Fannie Mae và Fredie Mac và vội vàng thông qua luật cho phép Bộ Tài chánh tiêu 700 tỉ mỹ kim cứu nguy các cơ sở tài chánh nòng cốt của nền kinh tế quốc gia đang trên đà sụp đổ.




Và sau khi tổng thống Obama nhậm chức, công việc đầu tiên của ông là thúc đẩy quốc hội, và chưa đầy một tháng đã ký ban hành ngân sách kích thích kinh tế (stimulus package) 787 tỉ mỹ kim gồm gần 25% giảm thuế theo yêu sách của đảng Cộng Hòa, và còn lại cho các chương trình tạo công ăn việc làm ngay trước mắt và xây dựng căn bản hạ tầng cho sự phát triển bền vững như sửa chữa đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện toán đa dẫn (broadband), chương trình tự túc năng lượng ...



Các nhà kinh tế tư bản cũng như một số dân biểu nghị sĩ đảng Cộng Hòa cho rằng ngân sách 787 kích thích kinh tế của tổng thống Obama không giúp đặt căn bản cho sự phát triển dài lâu như sự giảm thuế cho giới tư bản và khuyến khích giúp đỡ các đại công ty. Họ quên rằng các chính sách trên đã được thi hành trong 8 năm của Bush và vì quá tin vào sự nhiệm mầu của thuyết supply-side và trickle-down quên cả nhiệm vụ kiểm soát đã đưa đến tình trạng nguy ngập hôm nay.



Người ta phê bình đảng Dân Chủ và ông Obama đang áp dụng nguyên tắc xã hội chủ nghĩa của Âu châu, hậu quả sẽ làm cho Hoa Kỳ trở nên nghèo khó thiếu thốn như tại Âu châu. Sự phê bình này có giá trị ở chỗ Hoa Kỳ là một nước tư bản và nền kinh tế tư bản cung cầu của nó đã giúp nước Mỹ thành cường quốc kinh tế thế giới. Nhưng sự phê bình không có giá trị ở chỗ là nếu không tạm thời Âu châu hóa nền kinh tế Hoa Kỳ thì trận bão táp kinh tế 2008 này có thể sẽ làm tê liệt quốc gia. Các nước Âu châu không phải bỗng nhiên có một chế độ kinh tế tư bản đậm mầu sắc xã hội như hiện nay, trong đó sự giúp đỡ người yếu kém trong xã hội cũng cần thiết như sự phát triển kinh tế.




Là một lục địa già và cũ (Old Europe - theo lời của cựu bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld) Âu châu đã trải qua mọi thử thách, và có thể họ đang chọn cái giải pháp mà họ cho là tối hảo.
Chương trình kích thích kinh tế tổng thống Obama vừa ký ban hành sẽ làm chậm lại đà suy thoái kinh tế hiện nay, đó là điều không cần bàn cãi. Điều cần bàn cãi là nó có giúp cho nền kinh tế phục hồi hoàn toàn hay không, và một câu hỏi then chốt khác là hệ lụy thâm thủng ngân sách (để có tiền kích thích kinh tế) là một gánh nặng con cháu chúng ta có kham nổi hay không.




Vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới sau cuộc khủng hoảng này hoàn toàn lệ thuộc vào đáp số của hai câu hỏi trên.
Nhìn rộng ra, hình như chính trị và kinh tế thế giới biến chuyển qua lại giữa hai quan niệm phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Khi tình trạng phát triển kinh tế gặp trở ngại như suy thoái kinh tế đe dọa an sinh xã hội thì các biện pháp mang lại an sinh xã hội trở thành ưu tiên. Khi các biện pháp quá chú trọng về an sinh xã hội làm cho kinh tế bị ngưng trệ thì đó là lúc giảm sự can thiệp của chính phủ đề nền kinh tế được tự do.




Khi những người lập quốc Hoa Kỳ hình thành trên căn bản một chế độ lưỡng đảng, một bên Cộng Hòa chủ trương phát triển là chính (dân sinh sẽ được phục vụ do thành quả của kết quả kinh tế), một bên Dân Chủ chú trọng đến dân sinh (phát triển là một quan tâm nhưng ưu tiên sau dân sinh) bảo đảm bởi một Hiến pháp đa đảng họ đã thấy sự vận hành này của xã hội mà mọi chế độ chính trị đều phải tuân theo như một quy luật. Cho nên sự tranh cãi giữa Cộng Hòa và Dân Chủ tại Hoa Kỳ không là một vấn đề.




Đó là một sinh hoạt dân chủ để làm cho Hoa Kỳ luôn là một quốc gia hùng mạnh trong khi nhân dân được bảo đảm một đời sống tự do, phóng khoáng và đầy đủ.
Thuyết Mác xít do Karl Marx và Angel chủ trương trên bản chất là một nỗ lực giải quyết bất công xã hội do cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Anh quốc (cuối thế kỷ 18 kéo dài sang đầu thế kỷ 19) mang lại như môi trường bị hủy hoại, đời sống kinh tế chênh lệch, thành phần thợ thuyền bị bóc lột... Nhưng lý thuyết cải tạo xã hội của Marx chủ trương tiêu diệt tư hữu và thị trường đã đi quá đà, chệch hướng, và đã cung cấp một căn bản lý thuyết cho những tay đầu cơ chính trị thiết lập những chế độ độc tài.



Chế độ độc tài Mác xít tại Liên bang Xô viết (trong đó chính phủ nắm toàn bộ sinh hoạt kinh tế) đã tàn tạ cùng với các nước Đông Âu, và các chế độ cộng sản tại Trung quốc, và Việt Nam cũng trên con đường tàn tạ nhường chỗ cho kinh tế thị trường.



Tại Việt Nam chính quyền cộng sản từ năm 1986 đã tạm từ bỏ chế độ kinh tế tập trung trả quyền quyết định kinh tế cho nông dân và các thương gia nhưng vẫn kéo dài cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” trong một nền kinh tế mệnh danh là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Lý thuyết “định hướng” này không có gì sai trái nếu nó được dùng như một phương thức để tránh những thái quá của kinh tế thị trường như sự phân nhiệm “Cộng Hòa, Dân Chủ” tại Hoa Kỳ . Rất tiếc tại Việt Nam nó là một công thức để bảo vệ đảng cầm quyền. Đảng nắm các sinh hoạt quốc doanh nói là để bảo vệ xã hội nhưng thực chất là để bảo vệ quyền lợi của đảng.



Tại Trung quốc có một biến chuyển đáng quan tâm do ông Cheng Li nêu ra trong bài viết nhan đề “China’s Team of Rivals” đăng trong tạp chí Foreign Policy số Tháng Ba/Tháng Tư 2009. Theo ông Cheng Li, Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc đã có một quyết định độc đáo trong Đại hội đảng thứ 17 (10/2007) là cất nhắc hai Ủy viên Trung ương đảng trẻ tuổi vào Ủy ban Thường trực của Bộ chính trị là hai ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Lý Khắc Cường (Li Keqiang) để chuẩn bị cho một trong hai trở thành Tổng bí thư đảng vào đại hội đảng thứ 18 năm 2012.
Hai nhân vật này có khuynh hướng và đường lối chính trị khác nhau. Ông Tập Cẩm Bình thuộc nhóm có khuynh hướng cởi mở chủ trương kinh tế thị trường, khuyến khích kinh tế tư nhân (gọi là nhóm Con Dòng – Elitism) (1) trong khi ông Lý Khắc Cường thuộc nhóm có khuynh hướng chăm lo các vấn đề xã hội và sự ổn định của đời sống nông thôn là chính (gọi là nhóm Dân Túy – Populist).


Hình như ông Hồ Cẩm Đào có ý chuẩn bị hai khuynh hướng đối chọi nhau trong đảng như một cơ chế điều chỉnh những thái quá của sự nhắm mắt phát triển bất chấp hậu quả hay sự can thiệp quá sâu đậm của nền kinh tế xã hội tàn dư của nền kinh tế Mác Xít. Có thể đảng Cộng sản Trung quốc đã cảm nhận được rằng đảng không thể giữ tính chính thống và tồn tại nếu tiếp tục đường lối kinh tế dựa vào xuất cảng là chính như hiện nay và đàn áp mọi tiếng nói đối lập của nhân dân. Với công thức mới đảng Cộng sản Trung quốc chuẩn bị cho đối lập lên tiếng qua khuynh hướng Lý Khắc Cường (hoặc ngược lại qua khuynh hướng Tập Cẩm Bình nếu khuynh hướng Lý Khắc Cường cầm quyền). Mèo trắng mèo đen đều có ích nếu duy trì được sự chính thống của đảng. Và vào đại hội thứ 18 tùy theo đảng Cộng sản Trung quốc chọn đường lối ưu tiên phát triển hay ưu tiên chăm lo dân sinh ổn định xã hội mà ông Tập Cẩm Bình hay Lý Khắc Cường sẽ được bầu vào chức vụ Tổng bí thư.



Nếu quả thật đây là thâm ý chính trị của đảng Cộng sản Trung quốc thì chuyển biến này sẽ tạo ra tại Trung quốc một khung cảnh chính trị không khác gì Cộng Hòa và Dân Chủ tại Hoa Kỳ.
Âu, Á, Tư Bản chủ nghĩa và Xã Hội chủ nghĩa gặp nhau ở đây. Và cuối cùng công thức xã hội Âu châu, một xã hội có tự do dân chủ, có một nền chính trị đa đảng và một chế độ xã hội trong đó người không may mắn và ít khả năng vẫn có thể sống chứ không bị chôn vùi dưới lớp gạch nặng nề của các đại ngân hàng và của các đại công ty sẽ là cái xã hội mà Hoa Kỳ và Trung quốc vốn khởi đầu từ những xuất phát hoàn toàn đối nghịch với nhau sẽ cùng đi đến.

Trần Bình Nam
Feb. 27, 2009
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

(1) Có nơi dịch là nhóm “bảo hoàng” hay nhóm “vương tử”


=
 

 


No comments:

Post a Comment