Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 4 December 2016

NGÀY CỦA CHA=BILL CLINTON=CÁCH VƯỢT BỨC TƯỜNG LỬA

RFA * NHỮNG CA KHÚC VỀ CHA


Những ca khúc về Cha

2011-06-19
Chương trình Âm Nhạc Cuối Tuần kỳ này gửi đến quý thính giả những bản ca ngọt ngào, tình cảm nhân Ngày Của Cha.


AFP PHOTO
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.
Papa (Tam Ca Áo Trắng)
Quý vị đang nghe ca khúc Papa dịch sang lời Việt qua tiếng hát của Tam Ca Áo Trắng. Thưa quý vị, Ngày Của Cha được chọn là ngày chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng sáu. Đây là ngày để con cái bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính không chỉ những người cha mà cả những người đàn ông mà họ kính trọng và yêu quý như ông nội, cha đỡ đầu, chú, bác...

Ngày Của Cha được ghi nhận là ý tưởng của Sonora Smart Dodd, một phụ nữ trẻ ở bang Washington, Hoa Kỳ. Sonora muốn tổ chức một ngày lễ đặc biệt để biết ơn người cha đã lặng lẽ ở vậy nuôi 6 người con sau khi mẹ cô qua đời. Ngày Của Cha đầu tiên được tổ chức vào năm 1910. Ngày Của Cha gần đây cũng được du nhập vào Việt Nam, tuy rằng chưa thực sự phổ biến, nhưng nhân dịp này những người con cũng dành tình cảm đặc biệt hơn cho người cha, chú, bác mà họ vẫn luôn kính yêu. Để tiếp nối chương trình, mời quý vị nghe tiếp bài Người Cha của Lê Đức Long qua tiếng hát Thiên Kim.

Khúc Hát Cha Yêu (Lý Hải)
Nếu nghĩ đến mẹ, đó là tình yêu dịu dàng, bao la thì với cha đó lại là tình thương bao dung, độ lượng. Mẹ mang đến sự bao bọc, chở che, thì cha mang đến sự nghiêm khắc, rắn rỏi. Nếu mẹ mang đến sự ngọt ngào, âu yếm, thì cha lại mang đến cho con trí tuệ và tinh thần. Người con được thụ hưởng những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ ban tặng, dành dụm. Công ơn biển trời của cha được ví với núi Thái Sơn, lúc âm thầm, lúc dữ dội. Mỗi lối con qua có mồ hôi cha ướt đẫm, ngày tháng gian nan đời sờn vai áo, cuộc đời biết tên con vì có cha, là nội dung bài Nghĩ Về Cha của Nguyễn Nhất Huy, qua phần trình bày của Tam Ca Áo Trắng.

Nghĩ Về Cha (Tam Ca Áo Trắng)


fatherandsoninjapan200.jpg
Cha và Con vào ngày lễ đầu năm tại Nhật. AFP PHOTO.
Mỗi bước con đi trên đường đời, dù là thành công hay thất bại thì phía sau ấy vẫn có ánh mắt cha dõi theo. Lúc nghiêm nghị, quắc thước, lúc trìu mến, yêu thương. Ánh mắt của người rạng rỡ, hạnh phúc khi thấy con mình khôn lớn, trưởng thành. Ánh mắt của cha luôn là ánh mắt hiền từ và ấm áp nhất mà bất kỳ đứa con nào cũng mong muốn được nhìn thấy trong suốt cuộc đời. Người là điểm tựa về tinh thần, là nguồn khơi mang đến cho con khôn ngoan và trí thức.
Để tiếp nối, mời quý vị nghe ca khúc Ánh Mắt Của Cha qua phần trình bày của Lam Trường.
Ánh Mắt Của Cha (Lam Trường)
Ngoài Âm nhạc, thì cũng có vô vàn những bộ phim kinh điển nói về tình cha con, Life is Beautiful (Cuộc Sống Tươi Đẹp) nằm trong số đó. Bộ phim ca ngợi sự hy sinh cao cả của người cha dành cho cậu con trai 4 tuổi. Khi hai cha con bị tống vào trại tập trung của Đức Quốc Xã, ông bố người Do Thái này đã thuyết phục con mình rằng cha con họ chỉ đang chơi 1 trò chơi. Đến tận những giây cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn luôn cố gắng mang đến cho con trai mình nụ cười và niềm hy vọng vào cuộc sống. Bộ phim đã giành giải Oscar cho vai Nam diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1998.
BẢN CHÍ XIN ĐƯA VÀO NHỮNG YOUTUBE  CÁC BẢN NHẠC THEO GIỚI THIỆU CỦA RFA. VÀ THÊM VÀO MỘT SỐ BÀI KHÁC
           
           









RFA * GHI NHỚ CÔNG ƠN CHA

RFA * CÔNG ƠN CHA


Ghi nhớ công ơn Cha

2008-06-14
Hôm nay, người Mỹ cũng như dân chúng ở khoảng năm mươi quốc gia trên thế giới sửa soạn đón mừng Father’s Day, Ngày lễ cho Cha, năm nay nhằm ngày 15 tháng 6.

AFP PHOTO
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.
Từ mấy tuần nay, các cửa tiệm rao mời những món quà để khách mua cho dịp Father’s Day, tuy nhiên quà cho đàn ông thì hơi khó.
Các ông hay diễu rằng mang tiếng là được quà nhưng lại khiến phải làm lụng thêm, ví dụ như thùng quà, mở ra là bộ dụng cụ để chữa xe, sửa nhà, làm vườn, ...

Tình Cha

Thế, các bạn đã mua quà cho Bố mình chưa? xin mách với bạn nào để dành được nhiều tiền, là giải Bóng đá Euro 2008 vừa khai diễn tối hôm qua, còn kéo dài ba tuần nữa đấy. Hay là… bạn kêu gọi các anh chị em chung tiền, biếu Bố cái TV tân tiến nhất với hình ảnh sắc nét để Bố xem cho đã mắt?
Theme “Euro 2008” …
Nói cho vui thế chứ tuổi già đâu cần quà mà chỉ mong con cháu đến thăm, và vui khi thấy đại gia đình quây quần.

FatherDayClinton250.jpg
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng con gái Chelsea trong ngày Father's Day. Photo: AFP
 “Ai bằng tình Cha” sáng tác của Phạm Mạnh Đạt, Hoàng Quân trình bày … Mỗi quốc gia có nét văn hóa riêng, do đó, mừng lễ theo tập tục xứ mình. Với Father’s Day cũng thế, Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha.
Các quốc gia có lệ này thì cũng tùy theo tập tục xứ họ, như người Đài Loan dành ngày 8 tháng 8 hằng năm làm “Ngày cho Cha” vì tiếng Quan Thoại phát âm số 8 là “bá” nghe giông giống như tiếng gọi “Ba Ba”.
Dân Thái Lan thì lấy sinh nhật 5 tháng 12 của đức Vua Bhumibol đương trị vì, làm “Ngày lễ cho Cha” vì họ tôn sùng, kính yêu nhà vua như với Cha của họ vậy.

Sâu nặng ơn Cha

 “Sâu nặng ơn Cha” Bích Ngọc đang trình bày đến quý thính giả …
Người viết bài này là nhạc sĩ Minh Duy, vốn là một nhà giáo.
Từ Melbourne bên Úc, nơi ông cùng gia định định cư từ 27 năm nay, Minh Duy cho biết cảm xúc khi viết ca khúc “Sâu nặng ơn Cha”:
Thưa Chị, tôi viết nhạc phẩm “Sâu nặng ơn Cha” là để nhớ ơn thân phụ của tôi sau khi người qua đời mà tôi không được gặp mặt. Đồng thời cũng để vinh danh tất cả những người cha đáng yêu, đáng quý trên đời này.
Thy Nga: Tự cổ chí kim, trên khắp thế giới, ai cũng có thể thấy là văn chương, thi họa, ca nhạc về người Cha thì rất ít, trong khi về Mẹ thì nhiều, không kể xiết. Cho nên, có một nhạc bản về Cha như sáng tác của anh, thật là quý.
Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ.
Nhạc sĩ Minh Duy
Nhạc sĩ Minh Duy: Thưa Chị, cũng để đóng góp thêm một tài liệu về Cha, sau khi tôi đã vinh danh người mẹ qua tác phẩm “Mẹ” trong một CD của tôi.
Theo tôi nghĩ, từ trước đến nay, Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ. Con cái kính trọng Cha, sợ Cha hơn sợ Mẹ, nhưng không nhiều người yêu mến Cha nồng nàn như yêu mến Mẹ. Đó là lý do vì sao tới nay, tác phẩm văn nghệ nói về Mẹ vượt trội hẳn số tác phẩm về Cha, nếu không nói là rất khó tìm tài liệu về lòng thương Cha.  
Ca khúc “Papa” Tuấn Ngọc hát lời Việt …

Lịch sử Father’s Day

Bên Úc, Father’s Day vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là tháng đầu mùa Xuân ở Nam bán cầu. Với người Tây phương, theo tôi nghĩ, thì cái tình cảm đối với Cha Mẹ, họ bộc lộ rõ rệt hơn người Việt Nam. 
Thy Nga: Lễ Father’s Day bắt nguồn từ Mỹ và sự kiện như sau:

FatherSon-Japanese-200.jpg
Hai cha con người Nhật trong ngày lễ đón mứng năm mới. AFP PHOTO
Vào năm 1909 khi mọi người mừng Mother’s Day, lễ cho Mẹ, thì bà Sonora Smart Dodd bùi ngùi liên tưởng đến cha, là ông William Smart. Mẹ bà chết khi sanh đứa con thứ sáu, để lại gánh nặng gia đình cho người chồng cựu chiến binh. Ông Smart vừa làm lụng mưu sinh, vừa nuôi dạy đàn con gồm một trẻ sơ sinh và năm đứa nhỏ.
Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.
Nhà văn Võ Hồng
Đến khi lớn khôn, hiểu ra được sự hy sinh ấy, Sonora vận động với giới chức chính phủ, xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà. Đến năm 1966 thì tổng thống Lyndon Johnson công bố dành Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 hằng năm, làm Father’s Day.   
Tới nay thì trên thế giới, ít ra có 44 quốc gia từ Mỹ sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày đó.
Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu mùa Xuân, như nhạc sĩ Minh Duy vừa nói, làm Father’s Day.
 “Người cha”
Trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao của Cha, như Thiên Kim trình bày trong bản “Người cha” quý vị đang nghe …
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng. Xin trích đoạn để chia sẻ cùng quý thính giả:
 “… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.                                                                                               
Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng, cha phải giữ kỷ cương.  Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực …”
 “Cha và Con” ...
Ca khúc “Cha và Con” của ban nhạc Bức Tường khép lại chương trình hôm nay. Thy Nga mến gửi lời chúc hạnh phúc vui tươi đến tất cả các thính giả, độc giả phái nam.

RFA * VÕ HỒNG

RFA * VÕ HỒNG

“Lời sám hối của cha”...

2012-06-16
Trong dịp lễ Father’s Day năm nay, mời quý vị thưởng thức tác phẩm “Lời sám hối của cha” của nhà văn Võ Hồng.

AFP PHOTO
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.

Võ Hồng vừa là tên thật vừa là bút danh. Ông sinh năm 1921 tại Tuy An, Phú Yên. Ngoài bút danh được nhiều người biết tới là Võ Hồng, ông còn có các bút danh khác là Ngân Sơn, Võ An Thạch và Võ Tri Thủy.
Ông từng làm bí thư tòa Tổng Ðốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim. Trước năm 1950, ông cùng vợ dạy học ở Trung Học Lương Văn Chánh, Phú Yên trong một thời gian dài, sau ông làm hiệu trưởng trường này.
Sau 1975 Võ Hồng chỉ sinh hoạt văn nghệ nơi địa phương Khánh Hòa và giới hạn ngòi bút của mình trong đề tài giáo dục và tuổi thơ. Cho đến nay Võ Hồng đã viết hơn 8 tiểu thuyết, trên 70 truyện ngắn. Ông cũng sáng tác các thể loại tùy bút, bút ký. Ông còn có nhiều tập truyện viết cho thiếu nhi cùng với hơn 40 bài viết, khảo cứu, phê bình.
Nhân ngày Father‘s Day, chúng tôi xin giới thiệu một tác phẩm rất cảm động của ông mang tên: “Lời sám hối của Cha” đăng trong tập truyện Một Bông Hồng cho Cha do nhà An Tiêm xuất bản.
Bài đọc được góp tiếng bởi Nam Nguyên, Việt Long và Thanh Quang, mới quý vị thưởng thức sau đây.
“Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi con. Chắc con rất ngạc nhiên. Con đang xót xa vì thương cha cô đơn, ân hận vì không được ở gần cha để săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao có sự ngược đời. Con hãy bình tĩnh nghe cha nói.
Là con gái lớn của một gia đình mất mẹ, con đã chịu bao nỗi thiệt thòi. Mẹ chết khi con mới lên chín và gia đình chỉ gồm một người cha và ba đứa con dại. Đâu có còn ai để trông cậy nhờ vả? Thường thì một người nghèo khó nhất cũng có ông hay bà, chú bác hay cô dì cậu mợ, không họ gần thì họ xa, ở kề cận láng giềng. Ðằng này gia đình ta vừa định cư ở thành phố mới được một năm, chỗ láng giềng qua lại không hơn hai hay ba nhà lân cận.
Cha đi dạy học ở trường tư, lương tính trả theo giờ, nghỉ dạy giờ nào miễn trả giờ ấy. Ðã vậy mà chỗ dạy đâu có gì bảo đảm. Ai cũng có thể thay thế cha được bất cứ lúc nào. Nhà trường là một cơ sở của Hội Phật Giáo mà má con và phía ngoại con lại là người Thiên Chúa Giáo. Rồi thằng em của con, mãi lên tám mới được chính thức đi học và phải cho học ở một trường tư thục gần nhà. Lại nhằm một trường của Thiên C
vo-hong-200.jpg
Nhà văn Võ Hồng. Photo courtesy of Mang Viên Long's blog.
húa Giáo. Cha biết có bao nhiêu khó khăn rối rắm cứ tuần tự dệt thành tấm lưới bủa vây cha. Cứ mỗi cuối năm học là chuẩn bị nhận một bức thư "cám ơn" của Ban quản trị nhà trường. Cứ đầu năm học là hồi hộp chờ đợi coi niên khóa này mình được phân phối cho dạy bao nhiêu giờ một tuần. Có những lần phiền muộn, cha lặng lẽ ra ngồi ở cuối sân, lần nhổ những bụi cỏ dại, cho quên đi, cho lắng xuống, cho tan loãng... Cha tránh không dám gặp các con ngay lúc đó, sợ đang cơn bực bội phiền muộn, nếu lỡ gặp điều trái ý mà không giữ được bình tĩnh. Vậy mà cái "lỡ" đã xảy ra. Hôm đó cha vừa về, vừa bỏ mũ, vừa tháo nịt thì con chạy lên mét cha nghe cái gì đó. Ðang uất ức vì việc ở trường, con lại gây thêm điều rắc rối nên sẵn cái nịt trên tay cha vụt con một cái. Cha vội vàng dừng lại, nhìn con mở to mắt, mặt nhăn đau đớn... Con ơi, hình ảnh đó cứ theo mãi cha, ám ảnh cha suốt hơn ba mươi năm nay.
Có thể là con đã quên, chắc chắn là con không giận, nhưng mà cha thì cha cứ nhớ. Con có lỗi, bắt nằm xuống đánh năm roi ba roi, cách phạt đó ngó vậy mà vẫn thanh nhã. Vì đánh có kèm lời dạy, có nảy sinh lời hứa. Cái roi bẻ từ một cành cây còn dính đôi lá xanh non vẫn được nhìn như một người bạn chơi của đứa nhỏ phạm lỗi. Chớ cái nịt! Nó được chế tạo ra hàng loạt để cột, để siết để bó... nó lạnh lùng, nó vô tri, nó mang dáng vẻ một dụng cụ giảo hình.
Sao cha nỡ có hành động tàn bạo như vậy với con? Mới lên chín, con đã nhận trách nhiệm lo lắng cho gia đình. Con tính tiền chợ, con trả tiền điện, con đưa tiền rác, con ngó chừng em, nhắc chị Hai tắm em, tự tay bôi thuốc vào mụn lở cho em. Rồi cái nhìn đi xa hơn một chút: dọn dẹp cái này cho gọn gàng, xếp đặt cái kia cho tươm tất.
Con đâu có hưởng nhiều êm đềm tuổi thơ với cha? Lúc nhỏ thì con lúc thúc bên gối ông bà. Có lẽ đó là những ngày ngọt ngào nhất của con bởi ông bà thương vồ vập, đòi cái gì cũng có, muốn cái gì cũng cho. Sáu tuổi theo cha mẹ về Ðà Lạt con phải một mình coi chừng em giúp mẹ. Rồi mẹ con bệnh, gia đình bị xé nát, con lại theo ông bà về quê, cha đưa mẹ xuống Sài Gòn chữa bệnh. Ba năm sau mẹ con mất, con biến thành người quản lý của một gia đình.
Chín, mười tuổi là cái tuổi nhớ trước quên sau, cái tuổi miệng hay ăn vặt và hát nghêu ngao, là dàn bày đồ chơi ra rồi bỏ vãi đó không dẹp, là tuổi đi chơi phố có mẹ cầm tay. Con thì không, con phải đứng vững như một thân cây che hai cây nhỏ đứng kề. Không có mẹ nhẹ nhàng vuốt ve và nói lời dịu ngọt, không có kinh nghiệm về cái không khí yêu thương, con phải tự tìm lấy. Ði chợ qua hàng trứng vịt lộn, thấy có cái trứng quá già bị nứt phát ra tiếng kêu chíp chíp từ bên trong, con nài nỉ mua về gỡ con vịt bé xíu ra nuôi. Ngày hè năm đó cha có việc phải đi Quảng Ngãi nửa tháng, nhà vắng cha, con ghé chợ mua về một con heo để nuôi cho vui nhà, săn sóc chơi đùa với heo để quên niềm cô quạnh.
Sao nỡ giận con, trách con mà tàn bạo với con? Ðâu có dễ để xử sự minh bạch, giải quyết rạch ròi ở đời? Thì ngay chính cha: chị Hai cầm cũng số tiền đó đi chợ mà có bữa cho ăn được, có bữa chẳng ra chi, nhưng cha biết nói sao? Con thúc cha nói nhưng cha cứ ngại ngùng, sợ lỡ chị giận, chị bỏ đi nơi khác. Từ khi mẹ con mất, cha thêm rụt rè cam phận, đã có quá nhiều âu lo và bổn phận dành cho cha rồi mà. Thằng em của con mới vừa bị sốt, cha vẫn phải đi dạy cho hết buổi rồi đạp xe hấp tấp về nhà, kêu xích lô chở nó đi bác sĩ. Ðầu năm, con út bị chó nhà bạn cắn nơi đùi, vậy là cha suốt đêm nằm lo lắng, mãi đến khi trở mình mới hay nước mắt đã chảy đầm đìa.
Cha có cảm tưởng là chưa bao giờ con nhận một sự dịu dàng nào từ cha. Một người đàn ông nghiêm trang thật khó biết nên dịu dàng như thế nào. Không thể pha chế giọng nói, "biên tập" câu nói, hoa hòe điều nói. Cha chân tình thường chỉ lo nghĩ đến bổn phận nên nhiều khi quên mất sự dịu dàng. Thương yêu tha thiết trong lòng nhưng khó tìm cách để biểu hiện cho tinh tế, tránh xa công thức, thành ra cha con ta sống âm thầm, cha gắng lo sao cho các con không thiếu thốn về vật chất, được đầy đủ về học vấn. Nhưng còn về tình cảm thì, mất đi một người mẹ là tối sầm hết một nửa bầu trời. Cha cố gắng giữ cho nửa còn lại được sáng bằng cách ở vậy nuôi con. Nếu tục huyền, sợ chỉ còn một phần tư còn sáng. Nhưng giữ cho được một nửa cũng không dễ, bởi bao nhiêu thiếu sót, bao nhiêu khuyết điểm phần cha! Chỉ cần một nét mặt trầm ngâm, một cái nhíu mày u uất là đủ làm tắt đi nụ cười nơi mắt các con. Chỉ lỡ dùng một tiếng la rầy hơi nặng là tiếng đó cứ đè nặng dài ngày trên tâm hồn các con.
Bức thư ân hận của nhà văn Livingstone Larnod đã làm xúc động những người cha. Người cha trong truyện đã rầy con vì cách con lau mặt, mắng con vì giầy không đánh bóng, la con vì trong bữa ăn sáng đã bị đổ sữa, ngồi tì tay lên bàn, nhai không kĩ càng. Khi con chào đi học, cha lại rầy "đi thẳng lưng". Trên đường ở trường về con lại bị rầy vì chơi bi dọc đường để làm rách bí tất. Buổi tối con bước vào phòng, giọng cha còn bất bình hỏi "Cái gì?", và bất ngờ con chạy lại ôm chặt cổ cha, đầy tình thương yêu rồi bỏ chạy lên gác. Người cha bất giác thấy cái tâm hồn đại lượng của con, thấy cái hẹp hòi của mình, - con còn con nít mà cha bắt làm người lớn,- cha ngồi bên giường nhìn con ngủ mà lòng đầy ân hận.
Con ơi, những cái lỗi dồn dập trong một ngày của người cha Larnod vẫn quá nhẹ so với chỉ một cái vụt dây nịt của cha. Và nhã nhặn quá, đẹp quá, cái hôn của đứa nhỏ so với cái nhăn mặt đau đớn của con. Cuộc sống của họ sung túc nên dẫu khuyết điểm mà chúng vẫn thuộc loại sang. Chúng như được son phấn điểm trang, như được bọc trong nhung lụa: giày đánh bóng, ngồi bàn ăn làm đổ sữa, như nàng công chúa đầm đìa nước mắt khóc vì cành hoa héo. Phần cha con ta thì niềm đau lớn hơn, bởi cuộc sống thường ngày của một đứa nhỏ chín tuổi mồ côi mẹ đã phải mang chằng chịt những vết roi vô hình.
fatherandsoninjapan200.jpg
Cha và Con vào ngày lễ đầu năm tại Nhật. AFP PHOTO.
Mẹ con chết, cha ở vậy nuôi con, người ta khen cha và mừng cho các con. Thì cũng có đúng, nhưng mấy ai tìm hiểu sâu để thấy cho bao nhiêu cái khó khăn. Dẫu không làm ra đồng tiền đi nữa, không đẹp như á hậu, không giỏi như bà Curie, dẫu ốm đau không giúp ích được gì cho chồng cho con, nhưng sự có mặt của mẹ tựa viên đường làm cho chén nước mắm thêm ngon, như ngọn gió làm cho căn phòng thêm mát. Những đêm mưa sụt sùi, những đêm gió ào ào, mưa từng trận vã rào rào trên lá cây ngoài hiên, tiếng gió rít qua khe cửa, ba đứa con chắc thèm mong có được mẹ ngồi giữa, ba đứa bu quanh, hơi ấm từ mẹ tỏa ra, bàn tay mẹ vuốt ve, tiếng nói mẹ êm nhẹ... Tất cả những cảnh đó, mỗi đứa con có thể đang nằm trong chăn mà tưởng tượng, hai đứa lớn dễ tưởng tượng hơn vì có thời gian sống cạnh mẹ, tội cho con út, chỉ biết mặt mẹ qua tấm hình. Thiếu thốn nhiều lắm. Mùa hè ngọt ngào với đủ thứ trái cây chín bày đầy chợ: xoài, thơm, cam, mít, vú sữa... nhưng ai nhớ cho, ai lưu ý mua giùm cho các con ăn? Cha thì chỉ lo được cái bao quát, làm được cái đại khái. Ðặt vào thực tế, nhiều khi thiệt thà lúng túng như con rùa bị lật ngửa. Ai lại đi tin lời bà bán hàng, mua pyjama con trai đem về cho con gái bận. Hoặc vô tâm tới mức đi chợ Tết, cứ tuột quần thằng con lên bảy, mặc thử cái quần mới để trả mua. Nhưng rồi năm tháng lặng lẽ trôi, các con lớn lên và cha già đi. Kỷ niệm gần nhất là kỳ cha bị bệnh, con chạy lo hết mọi mặt để đưa cha vào bệnh viện. Cha được thong thả không ngờ, chỉ cần làm theo lời con, đưa tay lên, hả miệng ra, co chân lại, đứng thẳng dậy, bước chầm chậm. Khỏi lo khỏi nghĩ, khỏi cân nhắc tính toán, khỏi trù liệu trước sau. Trời ơi sao mà dễ chịu vậy! Khỏi phải tìm đến Niết Bàn, Thiên Ðường, cứ được thế này đã là hạnh phúc quá rồi. Con đang đóng vai người Mẹ và cha trở thành đứa nhỏ lên bốn lên năm.
Sau một tháng lành bệnh trở về, cha nhìn những đứa nhỏ gặp trên đường với con mắt khác. Dẫu nó ốm o ghẻ lở, mẹ nó vừa ẵm vừa phát vô đít, dẫu nó đi lững chững cha nó vừa dắt vừa la, dẫu nó nằm ngo ngoe trong nôi vừa khóc ằng ặc... thì cha cũng cứ tưởng tượng vài chục năm sau đứa nhỏ đó sẽ lớn sẽ khôn, sẽ dìu trở lại người cha hôm nay, sẽ bế trở lại người mẹ hôm nay đi bệnh viện, lo lắng bữa cơm, chạy mua hộp thuốc. Chắc không đứa con nào giận cái phát vào đít, cái trót ngang lưng.
Gần đây một cô hàng xóm tổ chức mừng sinh nhật, bùi ngùi nhớ lại mới ngày nào. Cô nói: "Mới ngày nào... hồi em lên 12 tuổi... má em tắm cho em... Da em không được trắng, "Bả" cứ tưởng còn đất, "Bả" cứ kỳ hoài..." Mười hai tuổi mà còn được mẹ tắm? Lòng cha xúc động cơ hồ nước mắt muốn rơi, vì cha nghĩ đến con, đến đứa nhỏ mới lên chín đã phải quằn vai trách nhiệm, và đã nhận sự bất công tàn bạo của người cha, dẫu chỉ một lần.
Này con, mỗi cơn mưa, nước cuốn đi chỉ bỏ sót lại một viên sỏi, nhưng sau ba mươi năm đủ thành một đống sỏi lớn rồi.
Hãy thứ lỗi cho người cha cô đơn tự xét thấy mình đầy khuyết điểm.”
Quý vị vừa thưởng thức tác phẩm “Lời sám hối của Cha” của nhà văn Võ Hồng. Hy vọng rằng ngày Father’s Day năm nay, nhiều người cha sẽ nghe được tác phẩm này và thêm thương yêu con của mình hơn nữa.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_

Wednesday, June 13, 2012


HỒI KÝ TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG


Hồi Ức Về Cha Tôi: Ưng Bình Thúc Giạ Thị

Tác giả: Tôn Nữ Hỷ Khương. Nhà xuất bản: Nxb Trẻ Hình thức bìa: Bìa mềm Trọng lượng: 402 gram 

 Giá bìa: 90.000 VNĐ 

Thân thế và sự nghiệp Ưng Bình Thúc Giạ Thị 
 Ưng Bình Thúc Giạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại làng Vĩ Dạ (Huế), là cháu nội ngài Tuy Lý Vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng mà sinh thời vua Tự Đức đã ban câu:"Thi đáo Tùng Tuy Thất thịnh Đường" lưu danh trong văn học nước nhà. Ưng Bình là tên, Thúc Giạ Thị là hiệu. Thân sinh nhà thơ là cụ Hiệp tá Tiểu Thảo Hường Thiết, tác giả cúa Tứ Tự ca (truyện thơ lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng), tập thơ chữ Hán: Liên Nghiệp Hiên thi tập, đồng thơi là tác giả bức vẽ Đại Nam quốc toàn đồ năm 1890. Thân mẫu nhà thơ là bà Nguyễn Thị Huệ, thông thạo chữ hán, có nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng như "Nhớ quế", "Thượng cầm hạ thú", "Xuất gia"... 

Ưng Bình đã lớn lên trong chiếc nôi tao nhân, nghệ sĩ. Năm 1904, nhà thơ tốt nghiệp trường Quốc Học Huế, đỗ đầu kỳ thi ký lục. Năm 1909, ông đỗ cử nhân hán học, được bổ làm tri huyện, rồi tri phủ, đến năm 1922 làm Bố chánh Hà Tĩnh. Năm 1933 ông về hưu, được thăng hàm Thượng thưHiệp tá đại học sĩ. Sau khi về hưu, ông là hội trưởng hội Truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ(1939-1940), Viện trưởng viện dân biểu Trung Kỳ (1940-1945).
 Ông trải qua con đường khoa hoạn khá dài nhưng mục đích của đời ông chính là con đường nghệ thuật. Điều này để lại dấu ấn sâu đậm trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca phong phú của ông. Ông sở trường về nhiều thể loại: thơ chữ hán và quốc ngữ, tuồng và hò Huế, thể loại nào cũng nhuân nhị yếu tố nghệ thuật bác học với dân gian. Nhiều câu hò của ông đã thấm sâu vào lòng người một cách tự nhiên và trở thành câu hò dân gian phổ biến cả trong lẫn ngoài nước.Thơ chữ Việt của có trên ngàn bài thơ, thơ chữ hán có Lộc minh thi tập gồm 227 bài, hát bội có tuồng Lộ Địch. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản gồm: Bán Buồn Mua Vui (1954), Tiếng Hát Sông Hương(1972), Thơ ca Tuyển(1992). 
Trong số các tác phẩm đã được xuất bản của ông, đáng chú ý có tuồng Lộ Địch xuất bản lần đầu năm 1936, tái bản năm 1959. Cốt truyện dựa theo tác phẩm Le Cid của nhà văn Pháp Pierre Corneille. Tuồng Lộ Địch được công diễn từ những năm 1928, đã gây tiếng vang trên sân khấu miền Trung và miền Nam một thời. Điểm đặc sắc ở tuồng Lộ Địch là khác với nguyên tác Le Cid kết cuộc, tác giả đã để nhân vật chính Chi Manh (Chimène) đi tu để giữ được trọn vẹn phẩm giá người Phụ Nữ theo tinh thần Á Đông.
 Ngoài tuồng Lộ Địch, ông còn viết tuồng Tào Lao dựa theo một chuyện xưa. Trong vở tuồng này, ông đã sử dụng tới 21 làn điệu dân ca xứ Huế... Ưng Bình Thúc Giạ Thị tạ thế tại quê nhà vào ngày 4 tháng 4 năm 1961, hưởng thọ 85 tuổi, nhưng 10 trước đó, vào mùa Xuân năm 1951, ông đã làm lễ sanh điếu (điếu sống )mình.


KÝ NGUYỄN KHẮP NƠI

 
BA TÔI, NGƯỜI LÍNH
VIỆT NAM CỘNG HÒA
________________________________________________________________________________________________ 
NGUYỄN KHẮP NƠI
Nhân “Ngày Của Cha”, viết theo lời kể của một người con còn đang ở Việt Nam, hãnh diện về cha của mình, một người LÍNH CỘNG HÒA.
Kính tặng các bác, các chú Lính Cộng Hòa còn ở lại Việt Nam và đang ở những xứ sở Tự Do trên Thế Giới.
 
Ba tôi, người Lính Việt Nam Cộng Hòa (Hình của http://tpb-vnch.com/)
 
Tôi không nhớ gì nhiều về tuổi thơ của tôi.
Khi tôi bắt đầu biết nhận xét, tôi chỉ biết là gia đình tôi đang ở một vùng quê rất ít người.
Sáng sớm là tôi đã phải theo ba mẹ ra ruộng, ba tôi chống nạng dùng cuốc chim đầu nhọn xẻ đất ra từng miếng, mẹ tôi dùng cái cuốc để đánh đất ra cho nhuyễn. Khi đất nhuyễn hết ra rồi, mẹ dắt tôi đi xách nước về tưới đất. Mương nước ở xa lắm, đi bộ thật lâu mới tới nơi. Mẹ gánh nước, còn tôi xách cái thùng nhỏ đựng chút xíu nước lúp xúp chạy theo sau, vì nếu nhiều nước quá, tôi xách không nổi.
Ngày nào cũng cuốc đất, gánh nước. tới khi cả khu đất đã ướt hết rồi, ba mới cắm đọt trồng khoai mì, khoai lang, rau muống, cải rổ. . .
Lâu lắm mới thấy có người đến thăm ba.
Những người này đội nón cối, sách súng, giọng nói lúc nào cũng đầy đe dọa, giận giữ. Khi nghe ba tôi than phiền là đất quá cứng, lại không có nước, nên trồng sắn cũng khó, trồng rau càng khó hơn, những người đội nón cối đã hét vào mặt ba:
 
“Đất mầu mỡ như thế này, chỉ có khu “Kinh Tế Mới Đồng Nai” mới có được, nhân dân phải khắc phục trồng thêm nhiều hoa mầu cho thành phố. Anh phải khắc phục, tranh thủ để đạt chỉ tiêu nhà nước đã đề ra. Nghe chửa?”
 
Lúc đó, tôi mới biết khu mà gia đình tôi đang ở là khu “Kinh tế Mới”.
Ở khu kinh tế mới này, không có trường học, nên tôi chẳng được đến trường bao giờ cả. Giấy tờ không có, sách vở cũng khộng, nói chi tới trường học.
Bữa sau, ba tôi được phép đi tới “Ủy Ban Nhân Dân Quận” để nhận thêm hạt giống trồng lúa. Ba đi từ sáng đến tối mới về nhà.
Một buổi chiều, ba mẹ tôi hối đi về sớm, mẹ thổi lửa nấu bo bo, ba lúi húi cột cái túi gì bự lắm, đeo thử lên vai nhiều lần. Trong túi đựng những gì tôi không biết, nhưng chắc là nặng lắm.


Ăn cơm xong, ba hối cả nhà đi ngủ để sáng mai đi ra ruộng sớm.
Đêm thật khuya, tôi đang say ngủ thì có cảm tường như đang trôi đi đâu đó. Tôi mở mắt nhìn, thấy chung quanh tối om tối thít, tôi nghĩ mình đang mơ ngủ nên lại nhắm mắt ngủ tiếp. Nhưng tôi ngủ không được, vì có tiếng gió thổi qua tai, và rõ ràng có hai bàn tay đang ôm lấy tôi, cõng tôi mà chạy, hai bàn tay thật cứng cát, tôi biết ngay là bàn tay của ba. Tôi hồi hộp rướn người lên, ghé vào tai ba hỏi nhỏ:
“Ba ơi, mình . . . đi đâu vậy hả ba?”
Ba vừa chạy vừa thở, trả lời tôi:
“Mình về thành phố, con à! Ở đây sống không nổi. Con cứ ngủ đi, ba sẽ lo cho con.”


Tôi không biết thành phố là cái gì? Ở đâu? Nhưng nghe ba nói sẽ lo cho tôi, nên tôi yên trí, nhắm mắt ngủ tiếp.
Tôi thức dậy khi ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt tôi. Tôi theo thói quen ngồi dậy dụi mắt nhìn chung quanh. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy chung quanh tôi đầy những người, xe đạp, xe gắn máy chạy đầy hết, vang lên những tiếng động thật là ồn ào. Tôi thích thú đứng lên ngây người nhìn giòng xe chạy, nhìn người ta qua lại. Mẹ đưa cho tôi một nắm xôi, nói ăn đi. Tôi không ăn, không cử động gì cả, cứ đứng nhìn ra trước mặt. Nếu đây là một giấc mơ, tôi muốn ở trong giấc mơ này lâu một chút nữa.


Mẹ tôi phá vỡ giấc mơ của tôi bằng một cái đập vào vai đau điếng:
“Mình trở về Sàigòn rồi đó con.
Ba . . . đi làm với Bác Hai Cọp rồi, con ăn xôi đi rồi phụ mẹ làm việc.”
Thì ra tôi đang ở Saìgòn!
Mẹ nói: “Trở về Sàigòn” như vậy có nghĩa là gia đình tôi đã tửng ở Sàigòn, rồi đi “Kinh Tế Mới” bây giờ mới lại trở về lại Sàigòn?
Tôi chẳng biết gì cả . . .
 
Gia đình tôi ở ngay trên vỉa hè của đưởng phố Sàigòn, tôi lớn lên ở đó.
Ba tôi làm nghề vá bánh xe đạp, xe gắn máy. 
Mẹ tôi bán bún chả giò ở đầu hẻm kế bên.
Sáng sáng, tôi phụ ba đem đồ nghề bầy trên lề đường, đồ nghề của ba gồm có một cái lò đốt, cái bơm xe, vài cây sắt cậy niềng xe, kìm búa lặt vặt.


Khách hàng của ba là những người đi xe đạp, xe gắn máy, chẳng may bị xì bánh xe, nổ bánh xe.
Ngày đầu tiên, tôi đâu có biết làm gì, ba nói làm cái gì thì tôi làm cái nấy, rồi đứng đó mà nhìn ba làm việc.
Một bữa, ba đang vá bánh xe cho một người khách thì một đám người đội nón cối đi tới, họ chĩa súng vào ba, la lên:
“Nhân danh cách mệng, để bảo vệ và làm sạch thành phố, không ai được tụ tập làm ăn buốn bán trên lề đường. Anh này, theo chúng tôi về trụ sở Công an Phường để làm việc. “


Ba xin được vá xong bánh xe cho người khách lỡ đường, nhưng người Công an không cho, nói ba đang vi phạm luật lệ nhà nước, phải chấm dứt ngay. Ba không biết làm sao, phải gỡ cái bánh xe ra đưa trả lại người khách.


Người khách hàng cự nự:
“Bánh xe của tôi đang vá, phải cho người thợ vá cho xong rồi muốn bắt thì bắt, chớ để như vầy làm sao tôi có xe mà đi?”
Mặc cho nguời khách phản đối, đám công an cứ thế hốt mớ đồ nghề của ba mang về phường. Ba chống nạng dắt tôi đi theo sau.
Cha con tôi chờ từ sáng tới trưa mới được gọi vào phòng gì đó gọi là “Chấp Pháp”. Người Công an nạt nộ ba tôi:


“Anh ở đâu mà về cư ngụ bất hợp pháp ở trên lề đường? Nghề sửa xe không  phải là “Sản xuất”, anh phải đi về vùng “Kinh tế mới” mà sống.”
Ba tôi tử tốn trả lời người Công an:
“Tôi ở Sàigòn từ hồi đó tới giờ, phường đã lấy nhà của tôi, bắt tôi đi “Khu Kinh tế mới Đông Nai”. Tôi ở sống ở đó mấy năm trởi, không ai giúp đỡ, không có hạt giống, không có phân bón, hổng có trồng cấy gì được hết. Sống không nổi, đói quá rồi, tôi phải về thành phố sống cho qua ngày.”


Công an phường tịch thu đồ nghề của ba, bắt ba đi trở về vùng kinh tế mới.
Ba tôi chắng đi đâu hết, cả đám không nhà không cửa cứ chùm nhụm với nhau ở lề đường. Vài ngày sau, ba và những người bạn lại sắm đồ nghề mới, lại bầy ra ngoài đưòng tiếp tục vá xe. Công an phường có đi ngang, nhưng họ chưa đi tới nơi là ba tôi và những người bạn đã nhanh chóng thu dọn đồ nghề chạy đi chỗ khác, chờ khi bọn họ đi qua rồi, lại trở  lại bầy đồ nghề ra làm ăn tiếp.


Một bữa, tên Công an phường chạy xe đạp đi tới đuổi ba tôi không cho làm, cắc cớ làm sao, bánh xe của hắn bị thủng, không chạy được nữa. Người này để xe nằm xuống lề đường, lấy bơm xe mang theo ra bơm thật lâu vào bánh xe, nhưng chắc là bánh xe đã bị thủng lỗ rồi, làm sao mà bơm lên được, anh ta buồn bã dắt xe đi về phường. Ba tôi chống nạng đi theo, nói với người Công an:
“Bánh xe của cán bộ bị xì rồi, tôi có thể vá lại được cho cán bộ, không lấy tiền.”


Người Công an nhìn ba tôi, gay gắt:
“Luật lệ nhà nước không cho các anh tụ tập làm việc trên lề đường, cấm đấy!”
Ba tôi trả lời tỉnh bơ:
“Tôi vá xe cho Công an là giúp đỡ thực thi chính sách của nhà nước mà!”


 
(Hình từ http://tpb-vnch.com/)
 
Tên Công an ngẫm nghĩ một lúc, chưa biết trả lời sao thì ba tôi đã nắm lấy chiếc xe của hắn, để nằm ngay xuống lề đường. Tôi nhanh chóng lấy đồ nghề chạy ra đưa cho ba. Chỉ một lúc sau là xong, ba dựng xe lên đưa lại cho hắn:
“Đó, xong rồi đó, anh cán bộ cứ tiếp tục đi thực thi chính sách nhà nước đi.”


Tên Công an nhận lại chiếc xe, nhìn ba tôi một hồi rồi bỏ đi.
Ba tôi nhìn tên cán bộ, nói với theo:
“Tôi ở đây, lúc nào cán bộ bị hư xe, cứ việc đem tới đây, tôi sửa cho, không lấy tiền công đâu.”
Thế là ba tôi lại thản nhiên bầy đồ nghề ra lề đường, làm việc tiếp. Bác Hai Cọp vừa bầy đồ nghề sửa xe gắn máy của mình ra, vừa vỗ vai ba tôi một cái làm cho ba tôi chúi nhũi về đằng trước:
“ĐM, thằng này . . . ngon thiệt! Dám thẩy đinh ra đường cho xe cán bộ cán đinh xì choi vậy đó!”
Thế là từ đó, ba tôi có chỗ sửa xe, làm việc nuôi sống gia đình.


Sáng sáng, cha con tôi chở đồ ra chợ cho mẹ dọn hàng, mỗi người ăn một tô bún chả giò no nê rồi mới trở về dọn đồ nghề cho ba tôi.
Nói là phụ ba, chứ tôi còn nhỏ quá, đâu có làm gì được. Lâu lâu có ai nhờ bơm bánh xe đạp, tôi mới được lắp vòi bơm vào rồi ra sức nhấn cái cần bơm xe xuống mà bơm lè lưỡi ra. Tôi gắn đầu van không chặt, nên bơm bao nhiêu hơi xì ra hết bấy nhiêu. Cứ thế, cả tuần lễ sau tôi mới học bơm được cái bánh xe đạp cho nên thân.


Một buổi tối, ba tôi và bác Hai Cọp rủ một đám bạn bè về ăn uống buổi tối.
Một chiếc chiếu được trải ra, đồ ăn và bia được bầy lên, nguyên đám bạn bè tới nơi, khoảng mười người gì đó, mẹ tôi và các bác gái lo nấu đồ ăn, tôi chạy vòng vòng nhìn mấy người khách lạ.
 
 
Tôi thấy mọi người tụ họp đã đông, nhưng hình như họ vẫn còn chờ  một ai đó, mà họ gọi là “Anh Hai”.
Một lúc sau, tôi thấy có một người đạp xe ba bánh chở đồ chạy rút lại. Tới nơi, nguời này nhìn mọi người, la lên:
“Chở món đồ cuối cùng nặng quá, tưởng là phải bỏ cuộc rồi đó chớ.”
Tất cả vui mừng ra mặt, cùng nhau cất tiếng chào người mới tới:
“Chào Anh Hai mới tới.”


Anh Hai tụ tập mọi người lại chung quanh cái chiếu, ông rút trong túi ra một cái nón mầu Đỏ đội lên đầu. Mọi người làm theo, có người đội nón mầu Xanh, Đỏ, Nâu, Đen thật là ngộ. Bác “Anh Hai” nhìn tất cả, hô lên một tiếng thật nhỏ nhưng thật là oai nghiêm:


“Nghiêm!
Chào!”
Tất cả đứng thẳng lên, đưa tay lên trán chào. Bác “Anh Hai hô tiếp:
“Kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng Sáu,
Tưởng niệm đồng đội đã hy sinh.”
Tất cả đưa tay xuống, đứng im một lúc.
Một lúc sau, bác “Anh Hai lại hô lên:
“Kết thúc. Tan hàng!”
Tất cả mọi nguời hô theo:
“Cố Gắng”
Rồi cùng ngồi xuống, cất mũ vào trong túi, mở bia ra cùng nhau uống, gọi tên nhau, cười nói thật là vui vẻ.
Lúc này tôi mới được biết, ba tôi có tên là “Đức Nhẩy Dù”, bác Hai Cọp thực sự tên là “Hai Cọp Biển”, còn bác Hai đội nón mầu Đỏ tên là Hùng. Bác Hùng được mọi người kêu là “Thiếu Tá”.
Bác Hùng đưa ly bia ra cụng với tất cả, rồi lên tiếng:
“Anh em vẫn còn gắn bó thương yêu nhau, bảo vệ lẫn nhau như thế này thật là đẹp.” 


Tất cả cùng đưa ly bia lên, cùng nói:
“Huynh Đệ Chi Binh”
Rồi uống với nhau thật là vui vẻ.
Bác Hùng đột nhiên hỏi ba tôi:
“Em chỉ là lính thôi, làm sao mà tụi nó lại bắt em đi học tập cả tháng trời, rồi lại thù em tới nỗi đuổi em đi kinh tế mới lận?”


Tôi nghe ba tôi trả lời:
“Anh Hai, mấy thằng nằm vùng nó biết em mang máy cho Tiểu đoàn, nó biết anh không có trình diện học tập, nhưng nó kiếm không ra. Nó dụ em chỉ điểm anh, nhưng em nói không biết gì hết. Tụi nó tức tối, bắt em đi học tập đã đời, rồi nguyên đám bộ đội đưa em về, đưa cả vợ chộng em tới chiếc tầu vượt biên bán chính thức, tụi nó dụ em nữa:
 “Chỉ cho chúng tôi ông Thiếu Tả Tiểu Đoàn Trưởng trốn ở đâu? Bắt được ổng rồi cách mạng sẽ khoan hồng cho anh, cho anh vàng và cho đi vượt biên bán chính thức trên chiếc tầu này.”
Em cũng ham tiền ham bạc, ham vượt biên lắm chứ! Nhưng em là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa mà! Em đâu có thể chỉ vì vài cái lợi danh mà bán đứng cấp chỉ huy của mình được.


Tụi nó dụ em không xong, mới tống vợ chồng em đi kinh tế mới. Em ớ hết mấy năm đủ rồi, hơn nữa, nghe tin anh đã . . . vào Khu rồi, nên mò về thành phố sống trở lại, em đâu có ngán tụi nó đâu. Mà sao anh đã ra khu rồi mà lại trở về vậy?”
 
Mọi người nhìn Bác Hùng chờ câu trả lời. Bác Hùng buồn rầu ngồi im một lúc rồi mới nói:
-“Anh qua tới Căm Bốt, gặp thật nhiều anh em đồng ngũ ở Kompong Som và Kompot. Lính mình đánh bọn Việt Cộng để lấy lại vũ khí và thế lực, bọn nó đã đem thật nhiều xe tăng và đại bác tới tấn công tụi anh, anh em lớp chết lớp bị thương, phải tan hàng hẹp gặp lại. Anh trốn từ Kompongsom về đây, tìm lại được anh em mình là mừng lắm rồi. Anh tìm ít tiền và anh em còn lại ở đây, đi về mật khu nữa, đánh tới chừng nào thành công thì thôi. Việt Nam Cộng Hòa còn, thì anh em mình còn. Việt Nam Cộng Hòa mất, anh sẽ tự xử.
Anh em còn lại phải cẩn thận, coi chừng tụi nó gài bẫy.”


Bác “Hai Cọp Biển” uống hết ly bia, đặt xuống, khà một tiếng, lấy tay quẹt bọt bia dính trên miệng, hỏi “Anh Hai”:
-“Chừng nào anh Hai đi nữa? Anh Hai tuyển được bao nhiêu tay súng nữa rồi? Em chỉ bị cụt cánh tay trái thôi, còn . . . làm ăn được lắm. Ông thầy cho em đi theo được không? Em có cánh tay giả, ráp vô cũng đỡ khổ lắm!”
“Anh Hai” nhìn cánh tay đã cụt gần tới khỏi cùi chỏ của bác Hai Cọp Biển, lắc đầu nói:
-“Em còn ngon cơm lắm. Bên đó còn nguyên cả một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến lận, gặp lại bạn bè, chắc em sẽ mừng lắm. Nhưng đi là không có ngày về đâu đó, suy nghĩ kỹ đi.”


-“Em còn hận tụi nó lắm, anh Hai! Em liều sống chết với tụi nó mà! Ở đây bị tụi nó đì quá đi, chịu không thấu. Đời trai mà anh, thà đánh một trận chót, bắn cho đã tay, có chết cũng cam lòng. Anh Hai, cho em đi theo với. Em tình nguyện phục vụ Tổ Quốc mà”
-“Vậy thì đi theo anh, sáng mốt anh sẽ cho người tới đây đón em.”
. . . .
Gia đình tôi sống trên hè phố, nên đâu có hộ khẩu gì, tôi chẳng bao giờ được đi học cả. Gần nơi cha con tôi làm việc, có một trường tiểu học, hàng ngày, tôi đứng nhìn đám học trò bằng trang lứa cắp sách vở đến trường, tôi thèm lắm, nhưng biết mình không thể có ngày đó, nên tôi chỉ nhìn bọn họ rồi bỏ qua.


Ba tôi ham đọc sách lắm, có bữa, ba nghỉ làm, dắt tôi lên Chợ Sách Sàigòn mua sách về coi. Lần đầu tiên được thấy những cuốn sách in thật đẹp, tôi mê quá, cứ cầm sách lật qua lật lại. Tôi đâu có biết đọc gì đâu, chỉ nhìn hình mà thôi. Ba tôi mua một đống sách, cuốn nào cuốn nấy thật là dầy, toàn là chữ ở trỏng, ba nói đó là . . . “Truyện Chưởng”.
Những lúc rảnh rang, ba tôi lật truyện chưởng ra đọc, tôi chạy tới coi ké, đòi ba đọc cho tôi nghe. Tôi nghe hay quá, đòi ba chỉ cho tôi đọc, tôi đâu có biết chữ nào vào với chữ nào đâu? Cứ nghe ba đọc là tôi học thuộc lòng, rồi cứ thế mà đọc lại không sót một chữ.


Một bữa, ba tôi đang lo vá xe cho khách, chưa tới phiên tôi bơm xe, nên tôi lấy cuốn truyện chưởng ra đọc. Tôi lật ra trang sách đã được ba đánh dấu, ngồi đọc lia chia cái miệng:
“Dường như vừa rồi, tôn huynh tự giới thiệu là họ KIỀU, tên PHONG, phải không?
 Đại hán chưa hết kinh ngạc đã nghe chàng hỏi, vội đáp:
“Vâng, tại hạ tên là Kiều Phong”
Đoàn Dự ngồi xuống phiến đá nói:
“Tiểu đệ vừa đến Giang Nam đã được kết giao với Kiều huynh là một vị đại anh hùng, thực là may mắn vô cùng cho tiểu đệ”
Kiều Phong trầm ngâm trong giây lát rồi nói:
“Tôn huynh là tử đệ hộ Đoàn nước Đại Lý, thảo nào tư cách đứng đắn lắm!
Đoàn huynh xuống Giang Nam có việc gì?”
(Lục Mạch Thần Kiếm, Hồi 1, Chương hai, Cuốn số 1, Nguyên Tác của Kim Dung, Hàn Giang Nhạn dịch thuật)


 
Tôi đọc lung tung beng lên, tới nỗi ba kêu bơm bánh xe mà tôi cũng không hay, cứ thế ôm sách đọc. Bất chợt, tôi nghe được một giọng nói thật là êm tai ngay bên cạnh:


“Em đọc giỏi quá ha! Bây lớn mà đã đọc truyện chưởng rồi.
Em có đi học ở đâu hay không vậy? Cô nghe em đọc tên Kiều Phong, nhưng trong trang sách em đang đọc, đâu có chữ nào là Kiều Phong đâu?”
Tôi ngước mắt nhìn lên, thấy một cô trẻ tuổi đang đứng trước mặt tươi cười hỏi thăm tôi. Tôi mắc cở bỏ cuốn truyện xuống, lắp bắp nói:
-“Em đâu có biết chữ đâu! Em bắt chước ba đọc vậy thôi.”


-“Em thuộc được cả một đoạn văn dài như vậy là thông minh lắm đó! Em có muốn đi học không? Cô làm cô giáo, dạy học ở trường đó đó, cô sẽ chỉ cho em đọc cho đúng.”
Tôi nhìn theo ngón tay cô chỉ, thấy ngay cái trường gần bên, cái trường mà tôi hằng thèm muốn bước vào, nhưng không bao giờ dám mơ tới. À thì ra cô là cô giáo, cô vẫn thường hay ghé chỗ vá xe của ba để nhờ bơm xe, vì xe của cô cũ quá rồi, vỏ ruột mòn hết trơn, ưa bị xì bánh xe lắm. Tôi cũng đã bơm xe cho cô vài lần rồi.


Ba tôi đã tới bên tôi từ lúc nào, ba vuốt tóc tôi, mặt buồn buồn, trả lời thế cho tôi:
“Cô Giáo à, con tôi nó thèm đi học lắm. Nhưng tôi là Lính Cộng Hòa, bị đuổi đi kinh tế mới, rồi trốn chạy về đây sống ở lề đường cho qua ngày, đâu có nhà cửa, đâu có hộ khẩu đâu mà cho nó được đi học.”
Cô giáo nhìn tôi suy nghĩ một hồi lâu, rồi nói:
“Để tôi nói với Phó Giám Hiệu coi ra sao.”


Cả tuần lễ sau, khi tôi đang mê mải đọc cuốn truyện chưởng, thì cô giáo Loan lại đến, cô nói với ba tôi là có chỗ cho tôi đi học, không cần phải có hộ khẩu, chỉ cần cha mẹ ký tên đồng ý cho con đi học là được rồi. Cô hẹn ba mẹ tôi sáng ngày mai tới trường gặp cô, cô sẽ lo liệu hết.


Ngày hôm sau tôi hớn hở theo ba mẹ tới trường. Cô giáo Loan đưa tôi lên phòng Giám Hiệu, tôi hồi hộp chờ bên ngoài. Ba tôi nhìn tôi một cách ngại ngùng, muốn nói cái gì đó với tôi, nhưng rồi lại thôi. Cuối cùng, ba ôm tôi nói nhỏ vào tai tôi:


“Ba cố gắng lo cho con học, nhưng vì ba là “Thương binh Ngụy” nên không chắc con được nhận vô học đâu. Nếu cô giáo Loan không xin cho con được học, con cũng đừng buồn nhe con. . . Ba sẽ dạy cho con học.”


Cô giáo Loan đi ra cùng với một ông mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen, mang giầy. Cô Loan nhìn ba mẹ tôi rồi nói với người đàn ông:
“Thưa Phó Giám Hiệu, đây là gia đình chị Hai và anh rể của tôi. Anh Chị Hai mới ở quê lên đây sống với chúng tôi, còn tạm trú, chưa có hộ khẩu. Xin Phó Giám Hiệu cứu xét, cho cháu tôi được nhập trường. Lớp tôi có một em mới xin chuyển trường về Quận Bình Thạnh, tôi có thể cho em Tân vào thế chỗ đó.” 


Ông Phó Giám Hiệu nhìn tôi, nhìn ba tôi, ông nhìn chăm chú vào cái chân còn lại của ba, rồi ông im lặng không nói gì cả, đưa mắt nhìn qua cửa sổ. Tôi hồi hộp nhìn theo ông, ông có vẻ khó khăn quá, chắc rằng ông sẽ không đồng ý cho tôi học.


Bất chợt, ông Hiệu Phó quay lại nhìn tôi, nhẹ nhàng nói:
“Lớp của Cô Loan còn trống chỗ, thầy đồng ý nhận em. Em theo cô vào lớp đi, thầy sẽ chỉ cho ba mẹ làm đơn nhập học cho em”.
Tôi mừng quá, rung cả nguời lên, tới nỗi rơi cả cuốn tập đang cầm trong tay. Tôi cúi người cám ơn ông Hiệu Phó, chào ba mẹ rồi theo cô giáo Loan về lớp.


Học suốt một năm trời, tôi đã biết đọc biết viết rành lắm rồi.
Một buổi tối, ăn cơm xong, tôi thu dọn đồ nghề của ba, quét dọn vỉa hè sạch sẽ rội mới lấy cái thùng gỗ của tôi ra làm bàn, lấy tập vở ra làm bài. Ba tôi tới ngồi kế bên một lúc, rồi ba rút trong một cái bao ny lông một cái hộp nhỏ, lấy ra một tờ giấy bọc plastic, đưa ra bảo tôi đọc. Cái bao plastic cũ nát, làm cho tôi khó mà đọc được những giòng chữ ở trong.
Tôi ráng mở cặp mắt thật lớn ra mà nhìn tấm giấy này. đọc nho nhỏ:

“BỔ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ
 GIẤY CHỨNG NHẬN
 Hạ Sĩ Nguyễn Văn Kiểm.
 Ban Truyền Tin
Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù

   
Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù                        Truyền Tin Nhảy Dù
Ngoài cái lá cờ và hình con chim với cái dù, còn có hình của ba tôi ở trong đó nữa. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy tấm giấy nào như vậy cả, nhưng khi nhìn thấy gương mặt ba tôi rạng rỡ hẳn lên khi nghe tôi đọc tấm giấy, tôi cảm thấy tấm giấy này có liên quan gì đó rất lớn đối với ba. Tôi không phải chờ đợi lâu, vì ba tôi đã hãnh diện nói với tôi:
-“Đây là tấm Giấy Chứng Nhận ba là Lính Nhẩy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đó.”
-“Lính Nhẩy Dù là cái gì hả ba?”
Ba tôi đã ngồi kể cho tôi nghe chuyện lính của ba:
“Lính Nhẩy Dù là lính dùng cái dù thật là lớn, từ máy bay nhẩy xuống nơi quân địch đang ở, đế đánh chúng nó. Chỉ có quân đội của Việt Nam Cộng Hòa mới có Lính Nhẩy Dù mà thôi. Ba thích thứ lính này, nên đã tình nguyện đăng lính hồi ba mới có 17 tuổi.


Từ khi ra trường, ba đã tham dự nhiều trận đánh lắm, đánh cái bọn bộ đội mà con thấy hằng ngày đó. Sau ba năm, ba đã được thăng cấp lên Hạ Sĩ và được làm Tiểu Đội Phó. Tới đầu năm 1972, ba bị thương ở tay, nên được đổi về làm trong tiểu đội truyền tin của Tiểu đoàn. Trận đánh oai hùng nhất trong đời đời lính của ba là trận đánh tại Đồi Gió, An Lộc. Chỉ có một tiểu đoàn của ba thôi, mà đã đánh tan tành cả một trung đoàn Việt cộng, làm cho cả Sư Đoàn Dù lên tinh thần hết sức. Vì thế mà linh mình cố gắng đánh và giữ được Thị Xã An Lộc đó. “
-“Làm sao mà ba bị thương, phải cưa chân như vậy, hả ba?”


-“Trận chiến cuối cùng, ba đánh ở Phan Rang, bọn Việt cộng đông quá, lính Nhẩy Dù bắn hết đạn rồi mà vẫn không đẩy lui được chúng, phải đánh bằng lựu đạn. Ba và Bác Hùng nhẩy vào một cái hầm thì bị pháo kích, ba bị nát cả chân trái, Bác Hùng cũng bị miểng ghim đầy người.
Ba được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa, bác sĩ không còn cách nào, phải cưa cái chân bên trái của ba đi. Ba chưa kịp bình phục thì Tổng Thống của mình đầu hàng, bọn Việt cộng tràn vào trong nhà thương, đuổi ba ra khỏi giương bệnh. Trải qua nhiều lần cực khổ khác, ba với mẹ ráng sống để nuôi con cho tới nay đó.
Ba không biết tới chừng nào mới có một căn nhà để cho con có chỗ nương thân. Nhưng thôi, cả Miền Nam Việt Nam còn bị mất, nói chi tới căn nhà của mình. Ba ráng đợi tới ngày hôm nay, cho con đọc được tấm thẻ này, để cho con biết, con là con của một Người Lính Việt Nam Cộng Hòa mà thôi.
Có điều là những người lính như ba đã bị thua trận rồi, bị bọn Việt cộng gọi là “Lính Ngụy”. Nhưng đó là bọn chúng sợ Lính Cộng Hòa mà gọi như vậy thôi, chứ Lính Cộng Hòa là lính bảo vệ người dân, bảo vệ nước Việt Nam Cộng Hòa của mình đó. Ba bị mất một chân ba không tiếc, chỉ tiếc là mất cả một Sư Đoàn Dù, mất cả Bộ Tổng Tham Mưu. Ba nhớ đời lính của ba lắm, ba nhớ bạn bè của ba lắm . . . ”  
 Ba còn cho tôi xem những tấm hình ba mặc quần áo lính thật là oai hùng, những tấm khác ba chụp chung với Bác Hùng và bạn bè. Những tấm hình này đều là đen trắng và cũ lắm rồi, nhưng ba quý lắm, ba gói hai ba lớp plastic để khỏi bị hư.
 Cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, rất ít nguời tới sửa xe, ba mẹ tôi kiếm không đủ tiền mua gạo, phải ăn thêm khoai lang, khoai mì.
Một bữa, có một đám đàn bà và những người tàn tật giống như ba tôi, nhưng tất cả đều đội nón cối, nón tai bèo, tụ tập trên con đường lớn, ngay trước chỗ ba tôi làm việc. Họ mang những tấm biểu ngữ, có ghi hàng chữ:
“MẸ CHIẾN SĨ’
“GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG”     
‘THƯƠNG BINH LIỆT SĨ”


Mặt mũi người nào trông cũng dữ dằn. Họ tụ tập chắc là để làm gì đó mà chỉ một lúc sau, nhưng người Công an đã túa ra bao vây lấy họ.
Ba tôi và tất cả những người bạn đều đã tụ tập ở lề đường để xem họ làm gì? Một bác tới gần ba tôi nói nhỏ:


“Đó là đám ngày xưa đã giúp tiền giúp bạc, đã che dấu cho bọn Việt cộng đó. Nay bị chúng bỏ đói, mới ra biểu tình đòi hỏi đó. Cũng vì những đám người như vậy mà mình bị mất nước đó. Phải đánh chết cha tụi nó đi mới được.”
Khi bọn người này bắt đầu di chuyển trên đường thì Công an chặn họ lại, không cho đi, bọn người này đầy bọn công an ra mà cứ thê tiến bước. Đám Công an lui về phía sau để cho bọn bộ đội mang súng tiến tới chĩa thẳng vào đám người này, bắt họ ngưng lại.


Tôi nghe ba tôi nói nhỏ với mấy người bạn:
“Mình tìm cơ hội, đánh cho cái đám mẹ chiến sĩ, gia đình cách mạng một trận cho bõ tức.”
Bác kia nói lại:
“Đánh luôn cả bọn Bộ đội, bọn Cộng an cho đã tay. Nhưng mà làm sao để cho tụi nó tưởng là cái đám mẹ chiến sĩ, thương binh liệt sĩ đánh chúng nó mới là đã.”

  
Tôi nghe ba tôi nói nhỏ với mấy người bạn:
“Mình tìm cơ hội, đánh cho cái đám mẹ chiến sĩ, gia đình cách mạng một trận cho bõ tức.”


Bác kia nói lại:
“Đánh luôn cả bọn Bộ đội, bọn Cộng an cho đã tay. Nhưng mà làm sao để cho tụi nó tưởng là cái đám mẹ chiến sĩ, thương binh liệt sĩ đánh chúng nó mới là đã.”
Ba tôi gật đầu, ngoắc bác đó lại gần, hai người nói thì thầm những điều gì đó với nhau, tôi không nghe được gì hét, chỉ nghe ba tôi nói câu cuối cùng:
“Chạy lẹ đi, kêu tụi nó thật gấp, nhớ gắn bàn tay sắt vô nhe Hải”
Bác Hải gật đầu chạy ào ào về phía chợ.
ở ngoài đường, đám mẹ chiến sĩ, bộ đội phục viên và liệt sĩ đã tiếp tục di chuyển, đám bộ đội vẫn chĩa súng vào bọn họ nhưng không bắn, nên đang bị đám đông xô đẩy, phải lùi dần về phía đồn Công an. Đám phục viên càng ngày càng đông hơn và la hét nhiều hơn. Một người đi đầu đã dùng nạng gỗ đẩy cây súng của một bộ đội qua một bên, nói với người này:


“Hòa bình đã mấy năm rồi, sao còn đói khổ hơn xưa nhiều quá. Hồi còn chiến tranh mà tôi còn có cơm ăn, bây giờ đã mất một chân cho đảng rồi, chẳng ma nào thèm nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, cả tháng rồi, không có một miếng gạo mà ăn. Đảng và nhà nước đối xử với anh em phục viên như thế này đấy hả?”


Một bác già cả đã vừa khóc mếu vừa nói:
“Nhà nước bất công quá! Ngày trước, chúng tôi dấu tiền dấu gạo nuôi chiến sĩ. Bây giờ chiến thắng rồi, nhà nước không nhớ ơn chúng tôi, mà còn tịch thu hết gạo hết muối, lấy gì mà ăn đây?”
 Tức thì cả đám đông nhao nhao lên:
“Trả lại gạo cho chúng tôi.”


“Đảng và nhà nước vô ơn bội nghĩa”
“Bằng khen “Gia đình cách mạng,  Gia đình Liệt Sĩ” để lảm gì? Đói dã họng ra, bằng khen này có nấu thành cơm hay không? Xé hết cả đi!”
Thế là những người này lấy ra những tấm giấy in mầu cờ đỏ ra, xé làm nhiều mảnh vứt xuống đất.


Những người bộ đội không có phản ứng gì hết, nhưng bọn Công an đã tiến lên, hô lớn:
“Không được xé bằng khen do nhà nước cấp. Ai có công sẽ được thưởng, ai xé bằng khen sẽ bị xử lý.”
Thế là họ xông vào đám đông, dựt những tấm bảng mà một số người còn đang cầm trên tay. Hỗn loạn đã xẩy ra, người cầm bảng cố giữ, đám Công an cố dật lấy, thế là hai bên nhào vào nhau mà dành dựt.
Đám bộ đội phục viên liền dùng nạng gỗ, gậy gổ đánh lại đám công an, đám Công an ỷ số đông, vung dùi cui lên đánh lại. Tiếng la tiếng khóc vang lên khắp nơi. Tôi sợ quá, vội vàng cúi xuống lượm đồ nghề bỏ vào thùng, hối ba tôi:


“Chạy lẹ đi ba, người ta đánh lộn rồi đó!”
Không nghe tiếng trả lời của ba, tôi vừa luợm đồ, vừa nhìn chung quanh: Ba tôi chạy đâu mất tiêu rồi? tôi luống cuống xách thùng đồ nghề chạy dại vào trong lề đường, chợt thấy một người mặc áo bộ đội đưa cây nạng lên đánh mạnh vào đầu một tên Công An, tên này đổ máu đầu, ngã xuống đường dẫy dụa la hét thật đau đớn.


Đám Công an bị đánh, lui dần về phía trụ sở. Lúc này, đám bộ đội mới bắt đầu phản ứng. Tôi nghe họ hô lớn:
“Các Mẹ Chiến Sĩ, các bộ đội phục viên, không được làm phản, không được đánh Công An Nhân Dân”
Tức thì đám đông chia làm hai ba phía bao đám bộ đội và Công an vào giữa mà đánh nhau. Tiếng la hét của cả hai phía vang lên, tôi không làm sao mà nghe hết:
“Dám đánh Công An hả? Cho mày chết nè!”
“Dám đánh bộ đội hả? Dám làm phản hả? Cho mày chết nè!


“Ối cả làng ơi, Công an đánh chúng tôi này! Đảng ơi, Nhà nước ơi!”
Người bị đánh, người bị đạp nằm la liệt dưới đường, Công an cũng có mà bộ đội cũng có, đám phục viên không đủ chân tay bị đánh lỗ đầu chẩy máu nằm la liệt. Đám bộ đội bắt đầu nổ súng. Đã có người trùng đạn ngã xuống.


Tôi vẫn không thấy ba tôi đâu cả, Bác Hải cũng không thấy đâu, những bác quen với ba tôi cũng không thấy một ai cả. Tôi lo cho tính mạng của ba tôi, tôi bỏ thùng đồ nghề chạy đi tìm mẹ, nói cho mẹ biết. Khi nghe tôi nói là không thấy ba đâu cả, tôi chỉ nghe mẹ tôi


“Ờ . . . Ờ . . . Để coi . . .”
Chứ không thấy mẹ tôi tỏ vẻ lo lắng sợ hãi gì cả. Tôi nắm tay mẹ quay trở lại chổ đang đánh lộn.  Bất chợt, tôi thấy ba tôi đang ở trần, cùng với một người khác đang vừa khiêng một người Công an bị bể đầu về trụ sở, vừa dùng nạng đánh lại đám mẹ chịến sĩ và bộ đội phục viên. Ba tôi la lớn:
“Không được đánh Công an. Không được làm phản.”


Ba tôi và một người nào đó mà tôi không nhìn rõ mặt, đã hợp sức đánh những người gia đình liệt sĩ dữ lắm. Nhìn kỹ hơn nữa, tôi đã thấy bác Hải, nhưng bác lại mặc áo bộ đội phục viên, đang dùng bàn tay sắt của bác mà đánh đám bộ đội phun máu đầu tùm lum hết.


Một lúc lâu sau, Công an và bộ đội được tăng cường đến thật nhiều, họ dùng súng bắn vào đám người đang làm loạn. Đám mẹ chiến sĩ, cán bộ phục viên, liệt sĩ . . . bị bắn gục hết, nằm la liệt trên đường, những người lành lặn, một số hùa nhau chạy vào các đường hẻm chung quanh, phần còn lại bị bắt giải lên xe bít bùng chạy đi mất. Đám bị thương nằm rên la thảm thiết, trên đường chỉ còn bộ đội và công an mà thôi, ai cũng lăm lăm cây súng.
Mẹ tôi dắt tôi đi đến trụ sở Công an Phường để chờ ba tôi.


Ba tôi trở ra, có Hai Quang là truởng Công an Quận cùng đi theo. Tôi nghe rõ Hai Quang nói với ba:
“Cám ơn anh đã che chở cho anh Sáu Tó được bình an”.
Ba tôi vừa đi ra vừa trả lời:
“Phải bảo vệ Công An Nhân Dân chứ!”
 
 Cuộc đời của gia đình tôi cứ thế mà trôi đi, đã gần cả năm trời rồi, gia đình tôi cứ sống một cuộc sống bên lề của xã hội như vậy đó, nhưng ba tôi không hề than vãn, không hề buồn bực. Tôi được đi học với cô giáo Loan, đó là điều hạnh phúc lớn cho tôi. Ba tôi cứ mỗi ngày kiểm soát việc học của tôi. Mỗi lần thấy tôi làm bài được cô giáo khen, ba lại âu yếm xoa đầu tôi mà nói:
“Hồi xưa, ba có hoàn cảnh đi học mà lại ham chơi không học. Nay con không có hoàn cảnh học mà lại học giỏi, ba mừng lắm, ba sẽ cố gắng giúp cho con học. Chỉ tiếc rằng, bọn Cộng sản này không phải là của dân mình, nó chỉ muốn dân ngu đi cho chúng nó bóc lột chứ không muốn cho ai có chữ cả!”


Hôm nay là hôm thứ ba rồi, bọn con nít chúng tôi đến lớp học mà không thấy cô giáo Loan đến dạy. mấy hôm trước, Giám hiệu cho chúng tôi đi về, hôm sau tới nữa. Hôm nay cũng vậy, cả đám chúng tôi nhao nhao chạy lên chạy xuống, rồi rủ nhau tới phòng của Ban Giám Hiệu. Tất cả các Giáo viên đã có mặt đầy đủ trong phòng, nhìn ông Giám Hiệu đội nói cối mặt mày quạu đeo, đi tới đi lui trong phòng, làm chúng tôi chùn chân, chỉ đứng sớ rớ chứ không dám vào. Tôi nghe ông Giáo hiệu nói với các thầy cô khác:


“Tôi đã nghi nghờ chúng nó từ lâu, chúng nó là giáo viên Ngụy để lại. Tên Phương là Giám Hiệu cũ, không phải đi lính Ngụy, nên Cách mạng khoan hồng, cho tiếp tục dậy. Tên Loan cũng là Giáo viên của Ngụy, nhưng vì là con gái, nên không ai ngờ gì cả, cũng vẫn cho dậy học tiếp. Mấy hôm nay chúng nó không thấy đi dậy, tôi đã nghi nghờ, đọc lại hồ sơ, mới thấy chúng nó đều thuộc thành phần chống phá cách mạng. Chắc là chúng nó rủ nhau trốn đi ra nước ngoài rồi.


Tôi phải báo cáo với bộ đội biên phòng, với công an ngay mới được.”
Vài ngày sau, cô giáo mới đã được đưa về thay thế cô Loan. Cô này người Bắc, vửa mới được đưa vào trong Nam, giọng nói cô the thé, người cô loắt choắt, cặp mắt thật là sắc, đảo qua đảo lại nhìn đám học trò, không đứa nào dám nhìn cô. Ngày đầu tiên, cô giáo Mùi bắt tất cả học sinh phải đứng lên khai rõ cha mẹ ở đâu, trước năm 1975 đã làm gỉ?


Tới phiên tôi, tôi đứng lên nói không suy nghĩ:
“Em tên Sáng, ba em tên Nguyễn Văn Kiểm, Hạ Sĩ Truyền Tin của Lính Nhẩy Dù. Ba em đánh trận bị thương, phải cưa chân vào năm 1975”.
Mắt cô giáo sáng lên:
“À! Thế ra cha của mày là Lính Ngụy đấy à? Cha của mày đã bị nhân dân trừng trị mất một chân rồi đấy, đáng đời đáng kiếp nhá. Thế mà mày vẫn còn dám huênh hoang khoe thành tích đánh lại quân đội nhân dân của ba mày hả? Mày là con của Ngụy, tại sao lại được vào học ở đây? Ai cho mày học? Tao phải lên trình với Giám Hiệu mới được.“    
Nói rồi, cô bỏ lớp đi lên phòng Giám hiệu.
Tôi đã đoán biết được hoàn cảnh của tôi ròi, nên lẳng lặng ngồi xuống chờ số phận.
Một lúc sau, cô Mùi trở lại với ông Giám hiệu. Ông kêu tôi đứng lên, nói với tôi:
“Ba của em là lính Ngụy, đã bị nhân dân trừng trị, lại không có hộ khẩu, nên không được học ở đây. Em đi về đi.”


Tôi buồn rầu xách cặp chào Giám hiệu và cô Mùi, đi về.
Ba tôi nhìn thấy tôi lủi thủi đi bộ về từ dằng xa. Ba xách nạng gỗ lọc cọc chạy lại hỏi tôi tại sao lại đi về. Tôi bậm gan không khóc, kể lại mọi việc cho ba nghe. Ba tôi thở dài chán ngán:
“Đúng là Cộng sản, không lo cho dân mà chỉ lo trả thù. Chúng nó sẽ thù mình ít ra là ba đời đó con ơi. Thôi con đừng buồn, ba sẽ chỉ cho con học.”
Buổi tối, tôi kể lại cho mẹ nghe câu chuyện của Thầy Phương và Cô giáo Loan. Mẹ nghe xong nói liền lập tức:
“Đúng là họ đi vượt biên rồi. Cầu mong cho họ thoát nạn Cộng Sản.”
Kể từ ngày đó, tôi trở thành thợ vá xe chuyên nghiệp.
Nhưng trời vẫn còn thương nguời ngay.


Một hôm, tôi và ba tôi đang hì hục vá xe cho khách, thì có mấy người Công an mặc áo vàng tới chỗ làm của ba. Thì ra đó là tên Sáu Tó, Phó Công an Quận, và Hai Quang, Trưởng Công An Quận. Đầu của Tó còn băng bó nhiều lắm, người hắn trông xanh sao, yếu đuối lắm, nhưng hắn vẫn còn sống. Tôi có linh cảm không may khi thấy tên hung thần này xuất hiện. Tôi sửa soạn chạy đi báo cho mẹ ngay nếu ba tôi bị bắt.
Ba tôi đứng lên chào Tó, sớ rớ không biết chuyện gì sẽ xầy ra?


Ngoài sự tưởng tượng của ba tôi và tôi, tên Tó đưa tay ra bắt tay ba, vừa mếu máo vừa nói:
“Cám ơn anh Kiểm đã cứu sống tôi. Không có anh đánh lại bọn phản cách mạng đó, tôi đã bị chúng nó đánh chết rồi.”
Ba tôi chưng hửng đứng nhìn tên Tó, một lúc lâu sau mới đưa tay ra bắt tay Tó. 
Tên này ôm lấy ba tôi một cách thân mật. Hai Quang mời ba tôi về trụ sở để nhận bằng khen. Tôi mừng rỡ, nói cho ba hay là đi kiếm mẹ, rồi vội vàng vọt chạy liền lập tức.
Cả nhà tôi được mời vào ngồi trong phòng của Công an quận. Hai Quang đã mở đầu cám ơn ba tôi, tâng bốc ba tôi đủ mọi thứ, nào là:
”Tai mắt của nhân dân, là sức mạnh của nhân dân hợp tác với “Kách Mệng” để diệt trừ những thành phần phản quốc, phá hoại”  


“Bảo vệ mạng sống của cán bộ . . . “
Cuối cùng, Hai Quang đã nói một câu mà cả ba mẹ tôi đều không bao giờ nghĩ tới:
“Đảng và Nhà nước quyết định tuyên dương:
Gia đình anh Nguyễn Văn Kiểm có công với Kách Mệnh. 
Để tưởng thưởng, Công An quận Ba nhất trí cho gia đình của anh Kiểm được nhập hộ khẩu. Có một vài căn hộ của những kẻ phản Kách Mệng bỏ trốn đi nưới ngoài, cho anh Kỉểm được chọn căn hộ nào mình thích.
Kể từ đây, anh Kiểm sẽ là tai mắt của Nhà nước, tìm ra những kẻ chống phá Kách Mệnh.”


Ba tôi đứng dậy, nói:
“Tôi là thương binh Việt Nam Cộng Hòa, mấy anh kêu tôi là Lính Ngụy, tôi đâu có thể làm tai mắt cho Nhà nước được.  Con tôi còn bị đuổi học nè. Tôi cứu ông Sáu Tó là tại vì tình người mà thôi, chứ tôi đâu phải giúp Cách mạng gì đâu.”
Sáu Tó thấy ba tôi không bằng lòng, hắn ta vội nói:


“Anh Kiểm à, trên giấy tờ tụi tôi phái nói như vậy, chứ đây chỉ là tấm lòng của tôi cám ơn anh mà thôi. Tôi biết anh là Lính Ngụy, các anh ghét chúng tôi, nhưng anh đã vì tình người mà cứu tôi, thì dù tôi là con thú đi nữa, tôi cũng không thể nào thù ghét anh được. Xin anh nhận dùm tôi. Tôi chưa biết sống hay chết, nhưng nếu tôi phải chết, tôi cũng yên lòng vì đã cám ơn anh.”
Thế là gia đình tôi có chỗ ở, và tôi lại được đi học trở lại.


Ngày ăn . . .”Tân Gia”, ba mẹ tôi có mời những người bạn lề đường lại cùng ăn uống. Tôi không biết ba tôi đã kể chuyện gì với mọi người, vì tôi còn phải lo chạy tới chạy lui nhìn căn nhà mà dù trong giấc mơ, tôi cũng chưa bao giờ dám mơ tới. Có gì dâu, đây chính là căn nhà của cô giáo Loan đã đi vượt biên bỏ lại đó mà.


Tôi chỉ loáng thoáng nghe được vài lời mà ba tôi và đám bạn bè hè phố nói chuyễn với nhau:
-“Mày có căn nhà này là do lỗi của thằng Ngầu đó. Nó . . . phang thằng Sáu Tó một cái trời giáng, tưởng là đưa thằng đó về chầu trời rồi chớ! Ai dè số nó còn lớn quá, chỉ xí lắc léo chứ không chết. Mấy thằng Việt cộng ngu chết M. Mình đánh nó gần chết mà nó cứ đè mình ra mà cám ơn.“
-“Thẳng Kiểm ra tay nghĩa hiệp, vừa bóp mũi thằng Sáu Tó, vửa huơi “Đả Cẩu Bổng” đánh cái đám “Gia đình Cách Mạng” một bữa bể đầu bế óc, đã tay thiệt!”


-“Cũng may tao cởi áo ra kịp lúc thằng Ngầu đánh Sáu Tó bể đầu, chứ không tụi nó nhìn ra tao, chắc tụi nó dợt tao mập mình.”
-“Thằng Hải “Bàn Tay Sắt” đánh đám Công an bể đầu hết trơn, mà tụi nó cũng cám ơn thằng Hải quá trời, cũng cho nhả ở đó.”
-“Ở đâu mà thằng Nam kiếm ra mấy cái áo bộ đội vậy? Không có mấy thứ đó, dễ gì anh em mình được đánh một trận để đời như bữa đó.”
-“Con bồ của tao làm trong “Tổ May Đồ Bộ Đội” đó. Nó thuơng tao hết mức. Tao chạy tới chổ nó làm, đòi mượn mấy cái áo liền tức thì, nó cũng ráng kiếm được cho tao. Tao cám ơn nó, tao . . . hỏi cưới nó. Nó chịu rồi, tháng tới làm đám cưới, tao sẽ mời hết tụi mày tới đó.” 


. . . .
Hơn hai mươi năm trời trôi qua, gia đình tôi vẫn còn ở trong căn nhà của cô Giáo Loan. Ba mẹ tôi ráng buôn bán tảo tần nuôi tôi ăn học. Tôi cũng ráng  vừa đi học vừa phụ ba tôi làm việc. từ khi có nhà ở, ba tôi mua thêm đồ phụ tùng xe đạp để bán, từ từ làm nên đủ sống. Ba mẹ tôi có thêm một đứa nữa, nó là con gái, tên là Vân. Nó cũng phụ mẹ tôi buôn bán.
Nay, tôi đã học gần xong đại học rồi, còn ở nhà phụ cha mẹ. Em gái tôi cũng mới bắt đầu vào đại học.


Ba tôi mắt cũng đã kém, nhưng ba rất mê máy điện toán, tối nào ba cũng vào những trang web của các cộng đồng người Việt ở khắp mọi nơi để xem tin tức, nhất là các hình ảnh của những đồng đội trong quân phục Nhẩy Dù. Ba tôi sống với những hình ảnh đó.
Tôi còn nhớ, lần đầu tiên khi nhà tôi mua được cái máy điện toán, tôi lần mò gắn iternet rồi học lóm cách sử dụng. Lần đầu tiên vào web, tôi không biết tìm cái gì để đọc, tôi chợt nhớ cái chữ mà ba tôi đã dạy tôi đọc lần đầu tiên, tôi đánh vào trong web:
“SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ”


Thật là ngạc nhiên, trên màn ảnh hiện ra lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay, rồi dấu hiệu Nhẩy Dù của ba tôi xuất hiện, và hàng hàng lớp lớp những người lính đi diễn hành thật là oai nghiêm, thật là đẹp, với một bài hát mà tôi chưa bao giờ đuợc nghe:
“Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi.
Đồng lòng cùng đi hy sinh thiết gì thân sống . . . “
Tôi quá ngạc nhiên, quá thích thú, kêu ba tôi thật lớn:
“Ba ơi, vô đây coi nè!”
Ba tôi không biết chuyện gì, vội chạy vào, hỏi tôi:
“Gì vậy? Gì vậy?”


Khi nhìn lên màn ảnh của máy, thấy lá Cờ Vàng và những người Lính Nhẩy Dù, ba tôi đứng chết trân, cặp mắt mở ra thật lớn, cái miệng há hốc ra mà nhìn.
Sau lúc ngạc nhiên, tôi thấy ba tôi buông cái nạng gỗ, đứng nghiêm đưa tay lên trán chào lá Quốc Kỳ. Ba tôi đứng im lặng, nước mắt chẩy dài trên hai gò má.
Tôi không hiểu làm sao mà ba tôi chỉ có một chân mà lại đứng vững như là có hai chân vậy?
Chắc là có một động lực nào ghê gớm lắm mới làm cho ba có đủ sức mạnh mà đứng như vậy.
Nhưng tôi biết ba không thể đứng lâu như vậy được, nên đã từ từ đứng lên bên cạnh ba, để khi ba ngã, sẽ đưa tay ra đỡ. Vừa lúc ba chao đảo thân mình, tôi vội đưa tay ra đỡ ba ngồi xống ghế.
Ba tôi nói với tôi, giọng đầy xúc động:


 
“LÁ CỜ . . . LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ . . . LÁ CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA . . . CON ƠI, LÁ CỜ CỦA MÌNH ĐÓ!
CON CÓ BIẾT BẢN NHẠC ĐÓ KHÔNG? QUỐC CA VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÓ CON ƠI!
LÍNH . . . LÍNH NHẪY DÙ CỦA BA ĐÓ . . . “
Ba tôi nhìn lên màn ảnh không chớp mắt, ba nói:
“Mở lón lên con, lớn nữa lên nghe mới đã. Gần ba muơi năm rồi, ba mới lại được nhìn thấy lá cờ của mình, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Những người lính của mình nữa, bạn của ba đó con, họ còn khỏe mạnh quá ha! Đi kiếm mấy bác bạn của ba liền đi con, kêu họ tới đây gấp mà xem cờ của mình đi con!”

 Tôi phải nói cho ba nghe là mình không được mở lớn, vì sẽ bị bọn công an nghe được, sẽ phiền phức đó. Tôi kêu con Vân lên, giải thich cho nó nghe, nó vội vàng kêu mẹ tôi vào. Mẹ tôi cũng đứng chết trân khi nhìn thấy lá cờ. Mẹ tôi cũng rơi nước mắt mà nói trong nghẹn ngào:


“Lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa!”
Tôi bấm máy đứng yên, để yên mọi người ngồi đó, chạy đi kêu các bạn của ba tới.
Khi tôi nói, ba muốn gặp các bác có chuyện gấp, tất cả mọi người bỏ cả công việc mà chạy theo tôi.
Tới nơi, tôi bấm máy lại cho mọi người cùng xem, cùng nghe.
Cũng như ba tôi, tất cả các bác đều ngạc nhiên tới độ không thể tưởng tượng được, rồi không ai bảo ai, tất cả cùng đứng nghiêm, người này dựa vào người kia mà đứng và cùng đưa tay lên trán chào lá Quốc Kỳ.
Ba tôi cất tiếng hát theo, mọi người cùng hát theo, thật nhỏ, nhưng thật oai hùng:
“Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay thêm vững bền . . .
Hát xong, tôi nghe ba tôi và các bác cùng hô lên khẩu hiệu:
Nhẩy Dù . . . Cố Gắng!”
“Thủy Quân Lục Chiến  . . . Sát Cộng”
 “Biệt Động Quân . . . Sát . . .”
BA TÔI, NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.
NGUYỄN KHẮP NƠI
Ngày Của Cha 2010.
HAPPY FATHER’ DAY  
NGUYỄN KHẮP NƠI

HỒI KÝ BILL CLINTON

CHA TÔI
Hồi ký của Bill Clinton: 
Ảnh chụp cha mẹ Bill Clinton  Bill Clinton thuở bé
TT - Ngay trong ngày phát hành đầu tiên, 400.000 bản cuốn hồi ký Đời tôi của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã được bán sạch, trở thành một “hiện tượng xuất bản”. 725.000 bản khác hiện đang được gấp rút in thêm để thỏa mãn cơn khát sách của độc giả, nâng tổng số phát hành cuốn sách này lên con số kỷ lục 2,25 triệu bản.
Trong kỳ này, Tuổi Trẻ trích giới thiệu phần tâm sự của Bill Clinton về người cha chưa từng gặp của ông.
Người cha trong tâm tưởng
Cuốn Đời tôi của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang là một hiện tượng xuất bản gây xôn xao dư luận Mỹ và nhiều nước. Sách dày 957 trang, bán với giá 35 USD, gồm cả thảy 52 chương, trong đó Bill Clinton tường thuật lại những hoạt động và cảm nghĩ của ông trong nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đời hoạt động và cuộc đời riêng tư. Theo các nhà phân tích, cuốn sách không cung cấp nhiều chi tiết mới mẻ, song thể hiện tốt những tâm sự và suy nghĩ của người từng là lãnh đạo một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Độc giả đặc biệt quan tâm những diễn biến tâm lý của Bill Clinton trong thời kỳ khủng hoảng của ông, liên quan đến vụ xìcăngđan Monica Lewinsky. Ngoài phần liên quan đến Monica (đã đăng trong số báo ngày 24-6) và cha của Bill Clinton (số báo hôm nay),
Tuổi Trẻ xin trích giới thiệu từ cuốn Đời tôi một số giai đoạn chính yếu trong cuộc đời của Bill Clinton, theo dự kiến sẽ gồm các phần liên quan đến bà Hillary Clinton, Bill Clinton trong lịch sử cận đại,  Bill Clinton và VN, cuộc gặp giữa Bill Clinton và Tổng thống Bush, và ngày cuối cùng của Bill Clinton ở Nhà Trắng.
Sáng sớm ngày 19-8-1946, dưới bầu trời trong sáng sau cơn bão hè dữ dội, tôi đã được sinh ra từ một người mẹ góa bụa ở Bệnh viện Julia Chester của thị trấn Hope vùng tây bắc Arkansas,  cách biên giới Texas với Taxarkana 52km về phía đông. Mẹ đặt tên cho tôi là  William Jefferson Blythe III theo tên cha William Jefferson Blythe Jr., một trong chín người con của một nông dân nghèo ở Sherman, Texas; ông tôi qua đời khi cha tôi mới 17 tuổi.
Theo lời các cô, cha tôi luôn cố chăm sóc họ, và khi lớn lên ông đẹp trai, chăm chỉ, là một người thích bông đùa. Ông gặp mẹ tôi tại Bệnh viện Tri-State ở Shreveport, Louisiana năm 1943 khi bà đang học làm y tá. Sau này, 
khi lớn lên, nhiều lần tôi đòi mẹ kể chuyện gặp gỡ, hẹn hò và hôn nhân của họ. Cha tôi tới thăm ai đó dường như đang nằm cấp cứu tại chiếc giường mà mẹ tôi phục vụ, và hai người đã nói chuyện, tán tỉnh nhau khi người phụ nữ kia được điều trị. Trên đường rời bệnh viện, ông chạm vào ngón tay mà bà đang đeo chiếc nhẫn của bạn trai bà tặng, và hỏi bà đã kết hôn chưa. Bà lúng búng nói “chưa” - bà vẫn còn độc thân. Ngày hôm sau, ông gửi tặng hoa cho người phụ nữ kia và làm rung động trái tim của mẹ tôi. Rồi cha hẹn gặp mẹ, giải thích ông luôn tặng hoa khi chấm dứt mối quan hệ.
Hai tháng sau, họ cưới nhau và ông phải nhập ngũ. Ông phục vụ trong một tổ thợ máy trong thời kỳ chiếm đóng Ý, chuyên sửa xe Jeep và tăng. Sau chiến tranh, ông trở lại Hope tìm mẹ và họ chuyển sang Chicago, nơi ông nhận lại công việc cũ là bán hàng cho Công ty thiết bị Manbee. Họ mua một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Forest Park nhưng không thể chuyển vào ở đó trong vài tháng, và vì mẹ đang có mang tôi nên họ quyết định trở về Hope cho tới khi có thể chuyển về nhà mới. 
Ngày 17-5-1946, sau khi chuyển đồ đạc vào nhà mới, cha lái xe từ Chicago về Hope để gặp mẹ. Đêm khuya trên đại lộ 60 bên ngoài Sikeston, Missouri, cha bị lạc tay lái chiếc ôtô của ông, một chiếc Buick 1942, khi xe bị nổ lốp bánh phải trên con đường ẩm ướt. Ông bị ném khỏi xe rồi rơi xuống, hay đã trườn tới, một rãnh nước dẫn tới một đầm hoang. Khi được tìm thấy sau hai giờ, tay của cha còn túm lấy một nhánh cây phía trên đường nước. Ông đã cố nhưng không thể leo được ra ngoài. Ông chết đuối, ở tuổi 28, cưới vợ được hai năm tám tháng, nhưng chỉ có bảy tháng sống cùng với mẹ.
Bản tóm tắt ngắn này là tất cả những gì tôi thật sự biết về cha mình. Cả cuộc đời tôi khao khát lấp đầy những khoảng trống, hăm hở bám lấy bất cứ một tấm ảnh, câu chuyện, mẩu báo nào kể cho tôi biết nhiều hơn về người đàn ông đã cho tôi cuộc sống.
Trải nghiệm
Tập đoàn Borders sở hữu nhiều nhà sách cùng tên cho biết doanh số bán ra từ quyển sách này đã vượt quá sự mong đợi với 50.000 bản/ngày. Đời tôi của Bill Clinton còn đang đứng đầu bảng đặt mua sách qua mạng ở Mỹ, Pháp, Anh và Nhật. Đặc biệt bản "sách ghi âm" cũng bán rất chạy: hơn 35.000 bộ cassette đã được trao tay. Tất cả 975 trang sách đã được chính cựu tổng thống Clinton ghi âm.
Theo các nhà báo Mỹ, 10 triệu USD thù lao mà NXB Knopf trả cho ông Clinton là một khoản bổ sung không tồi cho phần lương hưu tổng thống 157.000 USD/năm. Cho đến trước khi sách của Clinton phát hành, sách tư liệu bán chạy nhất là Một câu chuyện sống của bà Hillary Clinton (thù lao trả cho bà Hillary là 8 triệu USD).                   
D.V. (Theo Itar Tass) 
Khi tôi khoảng 12 tuổi, ngồi dưới cổng vòm nhà cậu tôi ở Hope, thì một người đàn ông tiến tới bậc cửa, nhìn tôi rồi nói: “Cháu đích thị là con trai của Bill Blythe rồi. Cháu giống ông ấy lắm”. Tôi sung sướng suốt nhiều ngày.

Năm 1974, tôi đang tranh cử quốc hội. Đó là cuộc tranh cử đầu tiên của tôi và báo chí đã làm một phóng sự về mẹ tôi. Bà đang ở một hiệu cà phê mà bà thường lui tới và đang tranh luận với một người bạn luật sư về một bài báo. Khi đó, một người cũng thường ăn sáng ở đó mà bà tình cờ quen tiến đến và nói: “Tôi đã ở đó. Tôi là người đầu tiên có mặt tại xác chiếc ôtô đêm đó”. Ông kể lại cho mẹ tôi những gì đã thấy, kể cả việc cha vẫn còn đủ nhận thức hoặc bản năng sống để cố bám víu leo lên khỏi mặt nước trước khi chết. Mẹ tôi cảm ơn ông, bước ra ôtô của bà rồi khóc, sau đó lau khô nước mắt và đi làm.
Năm 1993, vào Ngày của cha đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi, báo Washington Post đăng một bài điều tra dài về cha tôi, kéo theo nhiều bài điều tra khác suốt hai tháng sau của Hãng AP và các tờ báo nhỏ khác. Những bài viết xác nhận những điều mà mẹ và tôi đã biết nhưng chúng cũng đưa ra nhiều điều tôi không biết, kể cả sự kiện rằng cha tôi có thể đã ba lần cưới vợ trước khi gặp mẹ, và rõ là ông có ít nhất hai con.
Một người con khác của cha tôi được nêu tên là Leon Ritzenthaler, cựu chủ nhân một công ty chăm sóc nhà cửa ở bắc California. Trong bài báo, anh ấy kể đã viết thư cho tôi trong suốt cuộc vận động tranh cử năm 1992 nhưng không được hồi âm. Tôi không nhớ có nghe nói về thư anh ấy không…, có thể các nhân viên của tôi đã giữ nó lại, hay có thể chúng lạc trong núi thư từ chúng tôi nhận được. Dẫu sao, khi đọc được về Leon, tôi bắt liên lạc với anh và sau đó gặp anh và vợ, Judy, vào một trong những chặng dừng ở bắc California. Chúng tôi đã có một chuyến thăm tuyệt vời và từ đó chúng tôi thư từ cho nhau vào những ngày lễ. Anh ấy và tôi giống nhau, giấy khai sinh của anh nói cha của anh là cha tôi. Và tôi ước giá mà tôi biết anh sớm hơn.
Cũng đâu vào khoảng đó, tôi nhận được xác minh về những tin nói về một phụ nữ, Sharon Pettijohn, sinh ra với cái tên Sharon Lee Blythe tại Kansas City năm 1941 từ một người đàn bà mà cha đã ly dị. Bà gửi cho Betsey Wright - cựu chánh văn phòng thống đốc của tôi - giấy khai sinh của bà, giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ bà, một tấm ảnh của cha, và một lá thư của cha gửi cho mẹ bà hỏi về “đứa con của chúng ta”. Tôi rất tiếc phải nói rằng vì một lý do nào đó mà tôi đã chẳng bao giờ gặp bà. 
Tin này nổ ra năm 1993 là một cú sốc cho mẹ tôi, người khi đó đang phải đấu tranh với căn bệnh ung thư, nhưng rồi bà cũng vượt qua. Bà nói giới trẻ đã làm nhiều chuyện trong thời kỳ đình trệ và chiến tranh mà người ở thời kỳ khác có thể thất vọng. Dù chuyện gì xảy ra thì cha vẫn là tình yêu của cuộc đời bà và bà không nghi ngờ gì về tình yêu của ông. Và dù gì đi nữa thì đó là tất cả những gì bà cần biết khi cuộc đời bà sắp đi vào đoạn kết. Với tôi, tôi không biết phải làm gì với tất cả những điều này, nhưng bằng cuộc đời mà tôi trải nghiệm, tôi hầu như không ngạc nhiên rằng cha tôi phức tạp hơn những bức ảnh lý tưởng mà tôi từng sống với chúng gần nửa thế kỷ qua. 
Tôi luôn vội vã
Gennifer Flowers, người phụ nữ từng có quan hệ với cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, đe dọa sẽ kiện ông ra tòa vì đã nói dối về mối quan hệ "ngoài luồng" với cô trong cuốn hồi ký Đời tôi. Theo Flowers, ông Clinton đã lặp lại những lời nói dối của ông về mối quan hệ với cô và cô cảm thấy "ghê tởm vì sự bất chấp sự thật" của ông Clinton. Theo khẳng định của Flowers, cô đã có quan hệ kéo dài 12 năm với ông. Tuy nhiên, trong Đời tôi, ông Clinton đã bác bỏ mối quan hệ này và chỉ khẳng định có mối quan hệ không quá thân với Flowers trong những năm 1970.      
N.TRANG (Theo AFP, Cyberpress)
... Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của mình, tôi chọn một số nơi đặc biệt để nói tạm biệt và chia tay với nhân dân Mỹ. Một trong những nơi đó là Chicago, nơi Hillary được sinh ra, nơi đa số những người ủng hộ tôi nhiệt thành đang sinh sống và nơi mà nhiều sáng kiến của tôi về chống tội phạm, an sinh, giáo dục chứng minh được hiệu quả. Dĩ nhiên, đó cũng là nơi cha mẹ tôi chuyển tới sống sau chiến tranh.

Tôi thường đùa với Hillary rằng nếu cha tôi không mất mạng tại xa lộ Missouri đó, tôi đã lớn lên chỉ cách cô ấy có vài dặm và có thể chúng tôi sẽ chẳng bao giờ gặp nhau. Sự kiện cuối cùng của tôi xảy ra tại khách sạn Palmer House, nơi mà tôi có được tấm ảnh duy nhất cha mẹ tôi chụp cùng nhau không lâu trước khi mẹ trở lại Hope năm 1946.


Sau bài diễn văn và lời chia tay, tôi vào một căn phòng nhỏ gặp một phụ nữ, bà Mary Etta Rees, cùng hai con gái. Bà kể đã lớn lên và học cùng trường với mẹ tôi, sau đó bà dọn đi Bắc Indiana làm việc trong một ngành kỹ nghệ chiến tranh, lấy chồng, sinh con. Rồi bà trao cho tôi một món quà quí báu: bức thư của người mẹ 23 tuổi của tôi viết vào ngày sinh nhật bà cho bạn, ba tuần sau khi cha tôi chết, tức hơn 45 năm về trước... Bằng bàn tay xinh đẹp, bà viết về nỗi đau xé lòng và về quyết định tiếp tục (cuộc sống): “Dường như không thể tin được vào lúc ấy nhưng rồi bạn biết đó, mình đang mang thai sáu tháng và ý nghĩ về đứa bé đã khiến mình đứng vững và thật sự mở ra cả một thế giới trước mắt mình”.
Mẹ tôi để lại cho tôi chiếc nhẫn cưới mà bà đã trao cho cha tôi, một vài câu chuyện cảm động, và một điều chắc chắn rằng bà yêu tôi cũng còn vì ông nữa.
Cha đã để lại cho tôi cảm xúc rằng tôi phải sống vì hai người, và nếu làm tốt điều đó thì bằng cách nào đó tôi có thể đền bù được phần đời lẽ ra ông phải có. Do biết rằng cả tôi cũng có thể chết trẻ nên tôi đã tận dụng mọi khoảnh khắc của cuộc đời mình và luôn sẵn sàng trước mọi thách đố lớn phía trước. Ngay cả khi không biết chắc phải đi về đâu, tôi cũng luôn vội vã.

No comments:

Post a Comment