Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 13 December 2016

LÀNG TRUNG CỘNG=VĂN HÓA VIỆT NAM =CỔ NHẠC

PHÓNG SỰ QUỐC NỘI

Thứ Tư, 24/06/2009 - 10:49 AM

Nhộn nhạo những “làng Trung cộng” ở Hải Phòng

Người dân Hải Phòng gọi khu vực tập trung lao động Trung cộngở xã Ngũ Lão là “làng Trung cộng”. Cách đó không xa, ở huyện Thuỷ Nguyên còn có một “khu ổ chuột” với cả nghìn lao động Trung cộng không hộ chiếu, visa…
“Làng Trung cộng” ở Ngũ Lão
Trước khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được khởi công, khu đất xây dựng nhà ở tập trung dành cho lao động Trung cộng sang thi công công trình này là khu đất ruộng, với những ô khoảnh ao đầm nuôi cá nước ngọt của người dân xã Ngũ Lão.
Tuy là một khu vực tập trung chung của những lao động, các đơn vị thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng song bên trong khu vực hành chính này cũng có sự phân chia riêng. Văn phòng của Nhiệt điện Hải Phòng ở phía ngoài cùng, ngay lối vào. Ngoài ra còn có ba văn phòng của phía Trung cộng là Hồ Bắc, Đông Phương, Quảng Tây.


"Làng Trung cộng" ở xã Ngũ Lão - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng.
Trước trụ sở của mỗi đơn vị trúng thầu thi công của Trung cộng, đều có một cổng bảo vệ riêng. Mỗi văn phòng đều có một khu riêng biệt dành cho công nhân của mình ở, một bếp ăn, cùng một số cơ sở vật chất khác, để phục vụ cho lao động.
Khu nhà ở của lao động Trung cộng của công ty Quảng Tây có số lượng công nhân đông đảo nhất với khoảng gần 130 phòng ở, đủ sức chứa cho hơn 1.000 công nhân. Mỗi phòng rộng chừng chục mét vuông, vách trần xốp cách nhiệt, kê 8 chiếc giường sắt hai tầng. Một phòng được thiết kế dành cho 8 công nhân ở.
Công ty Quảng Tây còn có một phòng hát karaoke, một quầy bán hàng phục vụ dành cho lao động của họ. Hồ Bắc, Đông Phương cũng có bếp ăn riêng dành cho lao động của họ. Các điểm phục vụ này không dành cho công nhân Việt Nam.
Tại các cửa phòng hoặc cửa các khu nhà này đều dán rất nhiều các tấm biển ghi chữ Trung cộng. Nhiều tấm biển có nội dung chúc mừng năm mới khi lao động Trung cộng đón tết tại Việt Nam, vẫn còn giữ đến bây giờ.
Một bảo vệ người Việt Nam làm việc tại công ty Quảng Tây cho hay, buổi tối, có nhiều cô gái người Việt Nam đến chơi tại các phòng ở của các công nhân này.



Bên trong căn phòng 313 - nhà số 5 của khu công nhân công ty Quảng Tây.

Có đến gần chục cửa hàng kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế được mở tại xã Ngũ Lão để phục vụ cho các lao động Trung cộng gọi điện về nhà. Do số lượng người có nhu cầu gọi điện quá đông, ngay đầu đường rẽ vào khu chung cư Ngũ Lão đã có tới hai điểm gọi điện thoại quốc tế. Một buổi tối, quán dịch vụ gọi điện quốc tế ngay đầu ngã ba đường mới rẽ vào khu “làng Trung cộng” thu tổng cước gọi trên 500 phút.
“Phố Tàu” ở Thủy Nguyên
Đoạn đường từ thị trấn Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên) chạy qua xã Ngũ Lão sang xã Tam Hưng, rồi xuôi xuống xã Minh Đức dài ngót chục cây số. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tính từ ngày khởi công đến giờ mới ngót bốn năm, nhưng đã có hàng trăm nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ… và các dịch vụ giải trí gắn biển Trung cộng mọc lên hai bên quãng đường này.
Tại những điểm đông dân cư như dốc My Sơn (Ngũ Lão), quãng đường cong Tam Hưng, số lượng các biển hiệu, nhà hàng treo chữ Trung cộng, (có những cửa hiệu 100% chữ Trung cộng) xuất hiện dày đặc, khiến người đi đường tưởng như mình đang đi lạc vào một phố Tàu nào đó vừa mới mở.





Đại Đường - Nhà hàng lớn nhất ở Ngũ Lão được mở để phục vụ lao động Trung cộng.
Nhiều nhà hàng treo đèn lồng trước cửa. Trước cửa khách sạn My Sơn cạnh cây xăng, bức tranh bé trai và bé gái Trung cộng cỡ lớn dán ngay cạnh cửa kính ra vào, ngay cạnh hàng chữ tiếng Trung cộng khá to được dựng khung bên ngoài.
Các dịch vụ gắn biển chữ Trung cộng, ngoài quán ăn, nhà nghỉ, còn phần lớn là các dịch vụ hát karaoke, dịch vụ massage, tắm rượu thuốc, làm tóc, nhuộm hấp gội đầu…
Một quán cắt tóc ngay dốc My Sơn, đã kịp thời phiên âm tiếng Việt trên biển hiệu quảng cáo, rằng có chuyên gia Trung cộng về cắt gội sang làm tư vấn dịch vụ… Chủ hiệu, tên là A Hoa đã nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của số lượng lớn công nhân Trung cộng sang làm việc tại Thủy Nguyên, nên đã sang tận đây để mở dịch vụ này.
Những nhà hàng mở với quy mô lớn để kinh doanh phục vụ lao động nước ngoài có thể kể đến Nhà hàng Duyên Hằng, nhà hàng Thiên Mã, nhà nghỉ Khánh Huyền, khách sạn My Sơn, nhà hàng Mỹ Sơn Viên, nhà hàng - nhà nghỉ - dịch vụ massage, xông hơi Đại Đường…
Những điểm này thu hút rất đông những lao động Trung cộng đến đây giải trí nên theo phản ánh của người dân địa phương, đã xuất hiện rất nhiều tụ điểm mại dâm hoạt động dưới dạng các quán karaoke, nhà nghỉ trá hình…
“Xóm ổ chuột” ở đường cong
“Khu ổ chuột” được xây dựng tại khu vực đường cong thuộc xóm 9, xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên), là nơi ở tập trung một lượng không nhỏ công nhân Trung cộng.
“Khu ổ chuột” nằm bên một con kênh nhỏ, là một khu nhà cấp bốn tường xây chưa trát vữa, lợp mái tôn, nhìn bề ngoài khá xập xệ.
Để vào được “khu ổ chuột” phải có thẻ ra vào vì có bảo vệ canh gác.
“Khu ổ chuột” là nơi tập trung chủ yếu các lao động Trung cộng sang Việt Nam theo con đường “tiểu ngạch”, không có hộ chiếu, visa, và phần lớn là các lao động thủ công. Đây cũng là điểm nóng thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội, vì các lao động này thường xuyên tổ chức đánh bạc, gây xô xát xích mích với thanh niên địa phương.
Buổi tối mùa hè, có rất nhiều quán cà phê đèn mờ biển hiệu Trung cộng với những cô gái ăn mặc "mát mẻ" ngồi ngay phía cửa, mời mọc bằng tiếng Trung khi thấy những bóng áo xanh công nhân đi qua.



Những quán cà phê, tẩm quất massage có biển song ngữ, là nơi dập dìu lao động Trung cộng giải trí mỗi tối.
Trưởng công an xã Tam Hưng, ông Lại Thế Minh, thừa nhận: ban công an xã chưa lần nào vào đó để kiểm tra giấy tờ tùy thân của các lao động người Trung cộng, vì có… quá nhiều lý do khác nhau, mặc dù chính quyền địa phương biết có một số lượng lớn lao động người Trung cộng nhập cư trái phép vào làm việc tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tại Thủy Nguyên.

Cũng như ông Minh, ông Trần Ngọc Sử, Trưởng công an xã Ngũ Lão cho biết: Đã có nhiều trường hợp lao động nước bạn yêu và lấy vợ người Việt nhưng chưa đôi nào đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại địa phương. Nhiều công nhân Trung cộng sống với phụ nữ Việt ở đây như vợ chồng.
“Chuyện sống cặp hay tìm đến các quán cà phê thư giãn, đèn mờ để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý thường xuyên xảy ra” - ông Minh xác nhận.
Những người sống cặp với các lao động Trung cộng, phần đông là các cô gái đã từng đi giúp việc gia đình tại Đài Loan, Trung cộng… Với một chút vốn liếng về tiếng Trung, họ dễ làm quen với các lao động Trung Quốc. Ngoài ra còn có các nữ lao động Việt Nam làm việc trong công trường Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tại Thủy Nguyên.
Người dân địa phương sống gần khu chung cư người lao động Trung cộng cho hay, có 5-6 trường hợp công nhân Trung cộng sống cặp với các cô gái người Việt như vợ chồng, trong thời gian họ thi công dự án Nhà máy tại Thủy Nguyên.
Thời điểm tháng 6/2009, dự án xây dựng Nhà máy thép đặc biệt tại KCN Cầu Nghìn sắp sửa hoàn thành, số lượng lao động Trung cộng đã về nước nhiều. Hiện tại, tại đây chỉ còn khoảng 300 lao động người Trung cộng.


Ngại kiểm tra lao động “chui” vì... bất đồng ngôn ngữ Ông Lại Thế Minh - trưởng công an xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) nói: “Ban công an xã chưa một lần đi kiểm tra giấy đăng ký tạm vắng tạm trú của lao động nước ngoài cư trú tại địa phương trong thời gian thi công công trình nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Lý do vì lực lượng công an xã quá mỏng (14 cán bộ công an phụ trách địa bàn 10 thôn trong xã), lực lượng lao động người nước ngoài quá đông và… bất đồng ngôn ngữ!”. Hiện tại, công an xã chỉ kiểm soát được số lượng những lao động do công ty của họ đăng ký tạm trú trên danh sách. Vì đăng ký tạm trú theo hình thức này nên chính quyền xã cũng không biết được số lượng chính xác có bao nhiêu lao động nước ngoài đang cư trú tại địa phương mình. Ông Minh cho biết, một lượng lớn lao động tập trung tại khu nhà xây dựng dành cho công nhân Trung cộng tại thôn 9 - xã Tam Hưng (khu đường cong). Một số khác thuê nhà dân ở. Xã chỉ nắm được khoảng 20 nhà dân cho người lao động nước ngoài thuê phòng với tổng số hơn 100 người. Tuy nhiên, theo anh Bình, một người dân sống tại địa phương, con số này lớn hơn gấp nhiều lần. Anh Bình cho biết, thời kỳ cao điểm (khoảng tháng 6/2007), có khoảng 3.000 lao động người Trung cộng sống tại xã Tam Hưng. “Chúng tôi không thể kiểm tra tạm vắng của số lao động này. Thời điểm trước, các lao động Trung Quốc đi chơi đêm ngoài đường rất khuya, anh em cũng không thể hỏi họ giấy tờ tùy thân, vì không biết tiếng Trung cộng. Thời gian gần đây, chúng tôi đề nghị với lãnh đạo công ty của họ quản lý chặt hơn những đối tượng này nên tình trạng công nhân Trung cộng đi chơi đêm đã hạn chế” - ông Trần Văn Độ - trưởng công an xã Ngũ Lão phân trần. Số lượng lao động Trung cộng được công ty của họ đăng ký tạm trú tại xã Ngũ Lão là… 350 người. Trong khi đó, theo khảo sát của phóng viên, riêng lượng lao động Trung cộng của công ty Quảng Tây sống trong khu chung cư căn cứ trên số phòng, con số này là hơn 1.000 lao động.

Theo Nhóm phóng viên
Vietnamnet

Wednesday, June 24, 2009


NGUYỄN KHUÊ * VĂN HÓA

KỶ NIỆM VỀ GS. BỬU CẦM

NGUYỄN KHUÊ


Tôi không khỏi ngần ngại khi thuật lại những hồi ức, kỷ niệm về GS. Bửu Cầm, bởi lẽ những hồi ức, kỷ niệm ấy có liên quan mật thiết với tôi, nên không thể thuật lại mà không ít nhiều nói đến tôi, nhưng cái tôi thì lại rất đáng ghét. Hơn nữa, cũng có thể có người nghĩ rằng tôi muốn nhân viết về GS. Bửu Cầm mà gián tiếp nói về mình.

Tuy nhiên, GS. Bửu Cầm là thầy của tôi từ năm l963, khi tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán , tiểu luận cao học và luận án tiến sĩ của tôi; trong khoảng 1970-1975, khi GS. Bửu Cầm làm Trưởng ban Hán văn, thì tôi là Phụ tá Trưởng ban; từ ngày Thầy về hưu đến nay, tôi vẫn thường tới lui thăm viếng. Một phần của cuộc hội thảo khoa học này là để kỷ niệm 90 năm ngày sinh của GS. Bửu Cầm (đây là lần đầu có cuộc hội thảo khoa học về Thầy), tôi là người gần gũi Thầy trong một thời gian dài như thế, mà không ghi lại một vài hồi ức, kỷ niệm về Thầy, nghĩ cũng có lỗi không ít với thẩy của mình.
Vì những lý do nêu trên, tôi sẽ chọn thuật lại những hồi ức, kỷ niệm về GS. Bửu Cầm không có cái tôi trong đó, hoặc giả nếu có thì cũng rất mờ nhạt và bất đắc dĩ.

1. Một học giả, giáo sư uyên bác và mẫu mực khả kính

GS. Bửu Cầm sinh năm 1920 tại thôn Vĩ Dạ, Thừa Thiên Huế, là con trưởng của thi sĩ Ưng Oanh và nữ sĩ Trịnh Thị Tố [3], tằng tôn (cháu gọi bằng cố) của thi hào Tuy Lý Vương Miên Trinh (con thứ 11 của vua Minh Mạng) nổi tiếng “thất Thịnh Đường” [4]. Thầy được học trò và giới nghiên cứu kính trọng về hai phương diện: sự uyên bác và tác phong mô phạm.


Thầy không phải là một trí thức khoa bảng, mà là một học giả. Kiến thức uyên bác của Thầy là kết quả của sự tự học. Năm ngoài 20 tuổi, Thầy đã là chủ biên của Tinh hoa văn tập và tập san Gió lên xuất bản tại Huế. Ở tuổi 25, Thầy đã biên soạn cuốn Tống Nho – Triết học khảo luận (Trần Trọng Kim đề tựa năm 1945) [5]. Đây là một công trình biên khảo rất có giá trị về mặt tư tưởng học thuật, với tư liệu tham khảo phong phú gồm 2 sách quốc văn, 63 sách Hán văn và 13 sách Pháp văn, đòi hỏi soạn giả phải có học vấn uyên thâm về Nho học nói chung và Tống Nho nói riêng; một công việc không phải dễ dàng, nếu không nói là khó, với bất cứ nhà Hán học nào. Mặt khác, con số vỏn vẹn 2 sách quốc văn tham khảo còn cho thấy thời ấy (và cả bây giờ) Tống Nho là cuốn sách hiếm hoi trong tủ sách tiếng Việt cùng loại. Cũng nên nói thêm Trần Trọng Kim là một học giả tên tuổi, có nhiều tác phẩm biên khảo rất có giá trị, trong số đó có cuốn Nho giáo [6].


Theo sự đọc sách hạn hẹp của tôi, tôi không thấy học giả họ Trần đề tựa cho một cuốn sách nào khác. Ông đã viết lời tựa cho cuốn Tống Nho của một thanh niên 25 tuổi, có nghĩa là ông nhận thấy cuốn sách ấy có giá trị. Sau Tống Nho, Thầy tiếp tục biên soạn thêm gần 20 công trình gồm nhiều thể loại như biên khảo (Việt ngữ chính tả tự vựng, Tìm hiểu Kinh Dịch, Quốc hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Thư mục về Nguyễn Du…), dịch thuật (Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu, Hồng Đức bản đồ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam hội điển), phiên âm và chú giải các tác phẩm chữ Nôm (Nam cầm khúc của Tuy Lý Vương, Hoài cổ ngâm của Tương An Quận vương, Trăm thương của Tương An Quận vương). Ngoài ra, Thầy còn có nhiều bài viết đăng trên Văn hóa nguyệt san, Khảo cổ tập san, Đồng Nai văn tập. Về giảng dạy, trong khoảng 1950-1953, Thầy dạy trường Quốc học Huế. Từ 1958, Thầy được mời giảng các môn Lịch sử Việt Nam, Ngữ học Việt Nam, Văn chương Việt Hán, Văn chương Trung Hoa, Triết học Đông phương tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.


Năm 1970, Thầy được cử giữ chức Trưởng ban Hán văn thay cho GS. Nghiêm Toản xin nghỉ. Do những cống hiến lớn lao của Thầy về nghiên cứu cũng như giảng dạy, năm 1969 Thầy được phong Giáo sư diễn giảng, năm 1972 Thầy được thăng Giáo sư đại học thực thụ [7]. Thầy đã bảo trợ cho nhiều đề tài cao học và tiến sĩ, làm chủ khảo hoặc giám khảo trong nhiều hội đồng chấm các tiểu luận cao học về văn chương quốc âm, văn chương Việt Hán, văn chương Trung Hoa, Sử học, Triết học Đông phương. Năm 1972, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn bắt đầu mở tiến sĩ [8],


Thầy lại giảng dạy và làm chủ khảo kỳ thi tốt nghiệp năm thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa Hán văn. Thầy cũng được mời dự hội nghị quốc tế về Trung Quốc học ở Đài Loan, được cử tham gia Phái đoàn Giao dịch với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á tại Nhật Bản và là thành viên của Ủy ban Hỗ tương Thẩm định Giá trị Văn hóa Đông Tây của UNESCO. Thời tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán, ban Hán văn chỉ có hai giáo sư cơ hữu là GS. Nghiêm Toản (Trưởng ban) và Thầy, các vị khác như Thẩm Quỳnh [9], Bùi Lương [10]… đều là giảng viên thỉnh giảng.


Các thầy hoặc xuất thân Hán học, hoặc xuất thân Tây học kiêm Hán học, nên vị nào cũng có tác phong mô phạm. Nói riêng về Thầy, ngoài sự giảng dạy đúng giờ giấc và tận tâm, Thầy rất thương học trò. Nhiều sinh viên không hiểu Thầy, cho là Thầy khó. Thật ra, Thầy chỉ giảng dạy nghiêm túc và đòi hỏi sinh viên cũng phải học tập nghiêm túc. Trong lớp, Thầy ít khi nói vấn đề gì khác ngoài bài giảng. Thời bấy giờ, ghi danh học cao học và tiến sĩ không phải qua kỳ thi, chỉ cần hội đủ điều kiện qui định cho mỗi bậc học và phải được một giáo sư nhận bảo trợ. Vì thế, cũng như GS. Nghiêm Toản, Thầy rất chặt chẽ trong việc nhận bảo trợ đề tài cao học và tiến sĩ. Trong thời gian học cử nhân, tôi chưa một lần đến nhà Thầy (đối với các thầy khác cũng thế). Nhưng từ khi làm cao học, rồi tiến sĩ với sự bảo trợ của Thầy, thì tôi thường đến gặp Thầy để hỏi ý kiến, để xin Thầy đọc những chương, những phần trong luận án mà tôi đã viết xong. Lần nào Thầy cũng vui vẻ tiếp, ân cần hướng dẫn, góp thêm ý kiến, sửa chữa những chỗ sai lầm trong bản thảo (Thầy đọc kỹ và trả lại đúng hẹn), chỉ cho những sách liên quan đến đề tài cần phải đọc thêm, thậm chí còn cho mượn những tài liệu tham khảo mà tôi không tìm được ở các thư viện. Bởi học thức uyên bác, sự tận tâm giảng dạy và lòng thương yêu sinh viên mà Thầy được nhiều thế hệ học trò kính mến.

2. Một nhà giáo thanh bạch

Từ khi tôi bắt đầu học với Thầy cho đến năm 1973, nếu tôi nhớ không lầm, Thầy và gia đình sống trong một căn nhà thuê nhỏ hẹp trong một con hẻm cụt cũng nhỏ hẹp trên đường Đặng Dung ở vùng Tân Định quận l. Những ngày có giờ dạy, mưa cũng như nắng, Thầy đi bộ từ nhà đến trường, rồi lại đi bộ từ trường về nhà. Lúc nào tôi cũng thấy Thầy mặc áo sơ-mi trắng, thắt cà-vạt, chỉ khi tham gia hội đồng chấm bảo vệ cao học thì Thầy mới mặc com-lê. (Thầy Nghiêm Toản thì quanh năm mặc một bộ com-lê cũ kỹ, chúng tôi gọi đùa là bộ com-lê tứ thời. Thỉnh thoảng, Thầy cũng đi bộ đến trường, nhưng thường thì Thầy đi chiếc xe hơi cũ kỹ “deux chevaux”, tức hai mã lực, do con Thầy là anh Nghiêm Hồng lái. Loại xe hơi này do Pháp sản xuất, thời bấy giờ người ta gọi đùa là “xe con cóc” hoặc “xe song mã”). Nếu chúng ta biết rằng có một giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn khác, cũng ở đường Đặng Dung, cách nhà Thầy không xa, đi đến trường trong một chiếc xe hơi sang trọng, thì mới thấy được sự thanh bạch của Thầy.


Thầy có hiệu là Tam bất cư sĩ 三不居士.“Tam bất” là nói rút gọn câu “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.” (Sự giàu sang không thể làm cho trở nên dâm dật, sự nghèo hèn không thể làm thay đổi tiết tháo, uy quyền vũ lực không thể khuất phục.) Qua đó, có thể thấy cách lập đức của Thầy. Thầy gọi nơi đọc sách và trứ tác của Thầy ở Tân Định là “hiên Tam bất” và thường ghi bên dưới các bài tựa là “Viết tại Hiên Tam bất…” Như khi đề tựa cuốn Tâm trạng Tương An Quận vương qua thi ca của ông [11], Thầy ghi (tôi giữ đúng cách viết hoa và gạch nối của Thầy): Viết tại Hiên Tam-bất ở Tân-định, Sài-thành, tiết Trung-thu năm Canh-tuất (1970)

Năm 1973, Thầy mua được một căn nhà ở đường Mai Ngọc Khuê (nay là đường Nguyễn Thanh Tuyền) quận Tân Bình, rộng rãi hơn căn nhà ở Tân Định, nhưng lại quá xa trường. Mỗi khi có giờ dạy, Thầy không thể đi bộ đến trường như trước kia, mà phải nhờ các anh con Thầy đưa đón bằng xe gắn máy hoặc đi xe ôm. Tuy nhiên, Thầy thích căn nhà này vì có một khoảnh sân nhỏ vừa đủ cho Thầy trồng một khóm trúc, để một chậu mai và treo vài chậu phong lan.

3. Bế môn tạ khách


Năm 60 tuổi (1980), Thầy tự ý xin về hưu, mặc dù nhà trường yêu cầu Thầy tiếp tục giảng dạy. Từ đó Thầy nghỉ dạy hẳn, gần như sống ẩn dật, ngoài chỗ thân tình cố cựu ra thì Thầy rất ít tiếp khách. Một số người chỉ biết Thầy qua những công trình nghiên cứu, nhưng chưa gặp, muốn đến thăm Thầy mà không được.


Vì thế, có người đã nhờ tôi đưa họ đến gặp Thầy. Anh Huỳnh Như Phương khi còn làm Trưởng khoa Ngữ văn và Báo chí, có bàn với tôi về việc Khoa đứng ra ấn hành Bửu Cầm tuyển tập. Dự kiến đó của anh Phương không những cho thấy anh ấy quan tâm và có cái nhìn xa về học thuật, mà còn biểu lộ sự quí trọng của anh ấy đối với Thầy. Tất nhiên tôi rất mừng và tán thành. Năm Thầy 70 tuổi, anh Huỳnh Như Phương, anh Nguyễn Ngọc Quận và tôi đến mừng thọ Thầy. Nhân dịp này, anh Phương đặt vấn đề in lại những công trình nghiên cứu quan trọng và có giá trị của Thầy, và Thầy rất hoan hỉ. Đáng tiếc sau đó vì một số trở ngại, việc ấn hành bộ sách nói trên không thể thực hiện.

Nếu Bửu Cầm tuyển tập mà in được như dự kiến, thì Khoa Ngữ văn và Báo chí đã làm được một việc vừa có ích cho học thuật, vừa có ý nghĩa đối với Thầy. Năm 2000, Thầy lại dời chỗ ở đến cuối một con hẻm cụt cạnh chùa Hải Quang, gần chợ Phạm Văn Hai quận Tân Bình, cách căn nhà cũ ở đường Mai Ngọc Khuê không xa. Thầy đặt tên căn nhà mới này là Dã Phương Trai. Cuộc sống vãn niên của Thầy được thi vị hóa qua bài thơ Thầy gửi tặng tôi: DÃ PHƯƠNG TRAI Nhà tôi chỉ có sách và hoa, Một chiếc đàn tranh, một ấm trà. Khóm trúc, cành mai đùa gió sớm; Hiên trăng, gác mộng đón hương xa. Ong vờn giậu cúc tình chan chứa, Bướm lượn thềm lan ý đậm đà. Trước cửa chim trời cao giọng hót, Ngoài song tiếng dế cũng ngâm nga. Nếu ai từng đến thăm Thầy ở Dã Phương Trai, vừa bước vào cái sân nhỏ (còn nhỏ hơn cái sân ở căn nhà đường Mai Ngọc Khuê) thì thấy có đủ mai, lan, cúc, trúc. Trong nhà treo một bức hoành phi chạm ba chữ Hán 野芳齋 (Dã Phương Trai) thếp nhũ kim, một câu đối khảm xa-cừ, vài bức tranh Tàu, một cây đàn tranh; gần chỗ tiếp khách trưng bày mấy món đồ cổ, bên trong là vài tủ sách lớn. Với phong thái nhàn nhã tự tại, dường như Thầy không còn bận lòng về việc đời. Nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Qua những lần đàm đạo với Thầy cũng như qua bài thơ làm ở tuổi 80, mà theo Thầy nói thì sau bài này Thầy gác bút, người ta thấy Thầy vẫn còn nhiều trăn trở:

MỪNG THỌ TÁM MƯƠI TUỔI
Con cháu đông vui họp một nhà,
Tám mươi tuổi thọ hãy mừng ta.
Thương người bốn biển, trời không phụ;
Mê sách ngàn pho, thánh chẳng xa.
Mong thấy thiên đường thay địa ngục,
Muốn nghe nhân nghĩa định sơn hà.
Hoàn thành ước nguyện, lòng thanh thản,
Thượng uyển phương quỳnh chớm nở hoa.

Có thể nói con người của Thầy là sự kết hợp hài hòa giữa khí tiết “tam bất” của một nhà nho quân tử và cốt cách phong lưu của một người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Một lần tôi đến thăm Thầy, trong khi chuyện trò, Thầy nở nụ cười hiền hòa, thân mật bảo tôi: “Anh Khuê cũng lớn tuổi rồi. Thôi, ta coi nhau như anh em, không nên quá giữ lễ nữa.” Tôi thưa: “Thầy thương nên nói như thế, chứ đạo thầy trò thì dù ở tuổi nào cũng vẫn là thầy trò.” Một lần khác, năm 2006, khi hồi phục sau một cơn bệnh nặng (trong thời gian tôi nằm bệnh viện, con của Thầy có thay mặt Thầy gọi dây nói hỏi thăm bệnh tình của tôi), tôi đến thăm Thầy.

Trông thấy tôi, Thầy tỏ vẻ vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, nói: “Từ nay trở đi, chúng ta hỏi thăm sức khỏe của nhau qua điện thoại là được rồi.” Cuối năm Đinh Hợi (2007), vào dịp cận tết, hai anh Đoàn Lê Giang, Nguyễn Ngọc Quận và tôi đến thăm Thầy. Thầy xin lỗi tiếp chúng tôi bên cạnh giường trong phòng ngủ, vì không đủ sức đi ra chỗ tiếp khách ở phòng ngoài, và cũng không nói chuyện được lâu. Tôi còn nhiều kỷ niệm nữa về Thầy, nhưng vì lý do như tôi đã trình bày ở phần mở đầu của bài viết này, tôi không tiện thuật lại. Lần tôi đến thăm Thầy gần đây nhất là vào cuối năm Mậu Tý, cũng vào dịp cận tết.

Tôi cùng đến với anh Lê Quang Trường. Thầy cũng tiếp chúng tôi ngay bên cạnh giường. Chỉ sau vài câu hỏi thăm, Thầy xin lỗi nằm xuống vì mệt, rồi thiếp đi. Nhìn vẻ tiều tụy của Thầy, tôi không khỏi nhớ lại hình dáng nho nhã với đôi mắt tinh anh và vầng trán rộng của Thầy ngày nào, và cảm thấy thương Thầy vô hạn. Tôi chợt nhớ hồi Thầy còn làm Trưởng ban Hán văn, năm 1970, trong một lần đến thăm Thầy, sau vài câu chuyện, Thầy mở tủ sách lấy ra hai cuốn có bìa và khuôn khổ giống nhau, trao cho tôi và nói: “Tôi tặng anh bộ Tùy Dượng Đế diễm sử này, gồm hai tập. Anh xem đi, thú vị lắm, và nếu rảnh thì nên dịch ra Việt văn. Tôi cũng muốn dịch mà không có thì giờ.” Nhận bộ sách Thầy tặng, tôi có xem qua một lần, quả thật rất thú vị, nhưng công việc bề bộn, chưa dịch được. Từ đó đến nay gần 40 năm trôi qua, tôi hết bận việc này lại bận việc khác, và bộ diễm sử ấy vẫn lặng lẽ nằm trong tủ sách. Thầy đã già yếu lắm rồi. Và tôi tự nhủ phải cố gắng dịch càng nhanh càng tốt để có thể trình Thầy xem bản dịch trước khi quá muộn.


Viết về GS. Bửu Cầm, tôi không thể không nhớ đến GS. Nghiêm Toản. Tôi hãnh diện được làm học trò của những bậc thầy khả kính như hai Thầy. Thầy Bửu Cầm, cũng như thầy Nghiêm Toản, không chỉ giảng dạy chữ nghĩa, mà còn nêu tấm gương sáng cho tôi về sự tự học, về tác phong nghiêm túc trong giảng dạy và nghiên cứu, và cả về khí tiết thanh cao. Tôi thiết nghĩ Bộ môn Hán Nôm và Khoa Văn học và Ngôn ngữ cũng nên tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về GS. Nghiêm Toản [12].


__

[1] Trước năm 1975, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn cấp hai loại văn bằng cử nhân: cử nhân văn khoa (tự do) (licence libre) và cử nhân giáo khoa (licence d’enseignement). Cử nhân tự do không có giá trị bằng cử nhân giáo khoa, vì kiến thức không chuyên sâu về một ngành nào. Có cử nhân giáo khoa mới được học lên cao học. Bởi vậy, nhiều người học lấy cử nhân tự do trước, sau đó học tiếp, bổ sung các chứng chỉ bắt buộc phải có để được cấp bằng cử nhân giáo khoa.
[2] Bảo trợ: dịch tiếng Pháp patronner, bây giờ gọi là hướng dẫn.
[3] Theo bài đế hệ thi gồm 20 đời (Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh…) do vua Minh Mạng soạn, thì GS. Bửu Cầm (họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Bửu Cầm) ở đời thứ tư: Miên Trinh (1) → Hồng Cát (2) → Ưng Oanh (3) → Bửu Cầm (4). Hồng Cát là nội tổ của GS. Bửu Cầm, con thứ 29 của Tuy Lý Vương.
[4] Đương thời vua Tự Đức (có thuyết cho là người Thanh-Trung Quốc) có hai câu tán dương văn tài của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát và thi tài của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương: Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán; Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường.
[5] BỬU CẦM, Tống Nho – Triết học khảo luận, Đại học tùng thư, Nhân văn thư xã xuất bản, Huế, 1954.
[6] TRẦN TRỌNG KIM, Nho giáo (quyển thượng và hạ), in lần thứ tư, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn (không ghi năm xuất bản).
[7] Trước năm 1975, ở miền Nam có bốn vị không tốt nghiệp đại học, nhưng do học vấn uyên thâm và có nhiều công trình nghiên cứu nên được phong chức danh giáo sư đại học là Nghiêm Toản (tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương), Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Duy Cần và Thầy. Cả bốn vị đều giảng dạy tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.
[8] Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn mở khóa tiến sĩ đầu tiên năm 1972. Riêng ban Hán văn, từ 1972 đến 1975, mở được 3 khóa tiến sĩ chuyên khoa Hán văn (tôi học khóa 1, cùng khóa có các anh Huỳnh Minh Đức, Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Văn Dương và Trần Như Uyên). Cho đến 1975, toàn trường chỉ có 2 luận án được bảo vệ, cả 2 đều thuộc ngành địa lý học.
[9] Đậu cử nhân khoa Kỷ Dậu 1909.
[10] Đậu cử nhân khoa Ất Mão 1915.
[11] Tâm trạng Tương An Quận vương qua thi ca của ông là tiểu luận cao học của tôi, bảo vệ năm 1969, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản năm 1970. [12] GS. Nghiêm Toản sinh năm 1907, giá như năm 2007 chúng ta tổ chức một cuộc hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thầy thì quá đẹp. Nhưng đã bỏ lỡ mất thời điểm thích hợp ấy. Bộ môn Hán Nôm và Khoa Văn học và Ngôn ngữ có thể tùy nghi chọn một dịp khác để tổ chức.


NGUYỄN KHUÊ * VĂN HÓA

VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM


NGUYỄN KHUÊ



Nghiên cứu Hán Nôm có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, điều đó ai cũng thừa nhận. Nhưng đối tượng của nghiên cứu Hán Nôm là gì? Vai trò của việc nghiên cứu Hán Nôm quan trọng như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam? Nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam có gì khác biệt với nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu báo chí và văn học quốc ngữ? Đó là những vấn đề tôi muốn đặt ra và, trong một chừng mực nhất định, cố gắng làm sáng tỏ vấn đề theo cách nhìn và sự hiểu biết của tôi. Những ý kiến của tôi là những gợi ý để mời gọi các nhà nghiên cứu tham dự cuộc hội thảo khoa học này phát biểu thêm nhằm đi tới cái nhìn chung, tiếng nói chung bao quát và đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

1. Đối tượng của nghiên cứu Hán Nôm

1.1. Việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong quá khứ Chữ viết là hệ thống ký hiệu để ghi chép ngôn ngữ. Trước thời Bắc thuộc, người Việt có chữ viết hay không, hiện nay không thấy dấu vết gì còn truyền lại. Theo Vương Duy Trinh, tác giả sách Thanh Hóa quan phong, thì nước ta thời cổ đã có chữ viết và đó là thứ chữ mà người Mường ở Thanh Hóa hiện nay còn dùng [1]. Tuy nhiên, đó chỉ là sự suy đoán, cho đến nay chúng ta không tìm thấy một tự tích nào khả dĩ chứng thực cho giả thuyết ấy. Đến khi nước ta bị Trung Quốc thống trị, từ năm 111 trước Tây lịch, tức từ Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức đem quân sang xâm lược, cho mãi đến năm 938, khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, người Trung Quốc đã đem văn hóa của họ, trong đó có chữ Hán, phổ biến ở nước ta. Từ 939, Ngô Quyền xưng vương, mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho nước ta, cho đến khi nước ta bị người Pháp thống trị (ở Nam Kỳ từ 1867, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ 1883), chữ Hán vẫn được tiếp tục dùng như văn tự chính thức của quốc gia.

Đến đời Trần (thế kỷ 13), chữ Nôm (thứ chữ do nhân dân ta vận dụng chữ Hán mà chế tác ra để ghi tiếng nói của dân tộc) bắt đầu được dùng để sáng tác thơ văn quốc âm, rồi dần dần thịnh hành, tồn tại và phát triển song song với chữ Hán. Từ khi người Pháp đặt nền thống trị trên đất nước ta, chữ quốc ngữ Latinh và chữ Pháp dần dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm. Năm 1915, bỏ thi chữ Hán ở Bắc Kỳ, đến năm 1918 bỏ thi chữ Hán ở Trung Kỳ. Tuy nhiên, chữ Hán và chữ Nôm vẫn được dân chúng tiếp tục dùng để ghi chép, sáng tác cho đến khoảng giữa thế kỷ 20 với một phạm vi và mức độ thu hẹp dần, mà tác phẩm Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh xuất hiện khoảng 1942-1943 được coi như cái mốc cuối đánh dấu sự cáo chung của chữ Hán và chữ Nôm. Tóm lại, chữ Hán đã được nhân dân ta dùng làm phương tiện ghi chép trong hơn 2000 năm, còn chữ Nôm thì được sử dụng khoảng 700 năm.


Chữ Hán và chữ Nôm đã có một quá trình sử dụng lâu dài như thế, nên kết quả là tiền nhân ta đã để lại một thư tịch Hán Nôm rất quan trọng.

1.2. Số lượng và chủng loại của thư tịch Hán Nôm

Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội hiện quản lý 5.038 đầu sách và khoảng 30.000 đơn vị tư liệu bao gồm các loại như phim, ảnh, bản rập các bài văn khắc trên bia đá, chuông đồng, khánh đá, biển gỗ [2]. Đó là chưa kể những sách Hán Nôm, Châu bản triều Nguyễn [3], địa bộ [4], sắc thần, bia đá, thơ, câu đối, hoành phi v.v… hiện còn rải rác trong dân chúng, ở các cung điện, lăng tẩm, đình chùa, các thư viện và cơ quan lưu trữ khác ở trong nước, các thư viện ở nước ngoài. Về chủng loại, trước kia Lê Quí Đôn, rồi Phan Huy Chú, do chịu ảnh hưởng cách phân loại theo tứ bộ là kinh, sử, tử, tập của thư tịch Trung Quốc, đều chia thư tịch Hán Nôm ra làm 4 loại, sau đó học giả người Pháp là Emile Gaspardone cũng phân chia như vậy, nên không thấy được sự phong phú và đa dạng của di sản Hán Nôm [5].

Trần Văn Giáp, trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, với vỏn vẹn 428 đầu sách được giới thiệu, đã chia sách Hán Nôm ra làm 8 loại: 1. Lịch sử (số 1 – 165) 2. Địa lý (số 166 – 202) 3. Kỹ thuật (số 203 – 212) 4. Ngôn ngữ (số 213 – 226) 5. Văn học (số 227 – 377) 6. Tôn giáo (378 – 391) 7. Triết học (số 392 – 411) 8. Sách tổng hợp (số 412 – 428) [6]. Theo Trần Nghĩa và F. Gros, trong số 5.038 đầu sách do Viện Nghiên cứu Hán Nôm quản lý, có khoảng: 2.500 tác phẩm liên quan tới văn học; 1.000 tác phẩm liên quan tới sử học; 600 tác phẩm liên quan tới tôn giáo; 450 tác phẩm liên quan tới văn hóa, giáo dục; 350 tác phẩm thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội; 300 tác phẩm thuộc các lĩnh vực y dược, vệ sinh; 300 tác phẩm thuộc lĩnh vực địa lý; 250 tác phẩm thuộc lĩnh vực pháp chế; 80 tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật; 70 tác phẩm thuộc lĩnh vực kinh tế; 60 tác phẩm thuộc các lĩnh vực ngôn ngữ, văn tự; 50 tác phẩm thuộc lĩnh vực toán lý; 40 tác phẩm thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng, và một số lượng ít hơn bàn về kiến trúc, nông nghiệp, tiểu thủ công, hoặc mang tính tổng hợp.

1.3. Đối tượng của nghiên cứu Hán Nôm

Nghiên cứu Hán Nôm chính là nghiên cứu toàn bộ thư tịch Hán Nôm ở trong nước và nước ngoài, và tất cả các sắc thần, hương ước, bia đá, chuông đồng, khánh đá, thơ, câu đối, hoành phi, biển gỗ v.v… bằng chữ Hán và chữ Nôm hiện còn ở các cung điện, đền đài, lăng tẩm, đình chùa, miếu vũ.

2. Vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với nghiên cứu văn hóa Việt Nam

2.1. Toàn bộ tư liệu Hán Nôm là di sản văn hóa vô cùng quí báu của nhân dân ta Toàn bộ tư liệu Hán Nôm, bao gồm thư tịch và các loại khác như châu bản, địa bộ, sắc thần, hương ước, bia đá, chuông đồng, khánh đá, câu đối, hoành phi, biển gỗ v.v… là di sản văn hóa thành văn vô cùng quí báu mà tổ tiên ta từ nhiều thế hệ trước để lại. Đó là nguồn thông tin phong phú và đa dạng về nền văn hóa trong quá khứ của dân tộc ta, phản ánh tư duy khoa học và văn học nghệ thuật, tổ chức làng xã, sinh hoạt xã hội… của tiền nhân ta.

2.2. Nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu báo chí và văn học quốc ngữ đối với nghiên cứu văn hóa Việt Nam 2.2.1. Văn hóa dân gian Văn hóa Hán Nôm là văn hóa bác học. Bên cạnh dòng văn hóa thành văn này, còn có một dòng văn hóa khác hình thành từ thời tiền sử, khi người Việt chưa có chữ viết, đó là văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian kế thừa những truyền thống văn hóa cộng đồng từ lâu đời, tồn tại và phát triển trong dân gian, trong các cộng đồng làng xã, bao gồm văn học dân gian truyền khẩu (các truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ…), các tục thờ cúng (tín ngưỡng dân gian), các lễ hội, dân ca (dân ca Quan họ, hò Huế, dân ca Nam Bộ…), sân khấu dân gian (hát chèo, múa rối nước…), phong tục tập quán, các làng nghề truyền thống, ẩm thực, trang phục, nhà ở… Văn hóa dân gian không ngừng phát triển qua sự giao lưu với các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới, và tiếp thu những giá trị mới, đồng thời điều chỉnh và cách tân những giá trị đã có cho phù hợp với những biến đổi của xã hội. 2.2.2. Báo chí và văn học quốc ngữ Tờ báo quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo, số 1 ra ngày 15-4-1865. Sau đó hơn 20 năm, cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên là Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, xuất bản năm 1887. Như vậy, báo chí và văn học quốc ngữ hình thành từ nửa sau của thế kỷ 19, tính đến nay chưa tới 150 năm. Tuy bề dày lịch sử kém xa thư tịch Hán Nôm, nhưng báo chí và văn học quốc ngữ phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng, phản ánh rõ nét văn hóa Việt Nam từ buổi đầu thời kỳ thuộc Pháp trở đi.

2.3. Vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với nghiên cứu văn hóa Việt Nam

Nhà nghiên cứu tùy theo sở học, có thể tiếp cận văn hóa Việt Nam qua nghiên cứu tư liệu Hán Nôm, nghiên cứu văn hóa dân gian hoặc nghiên cứu báo chí và văn học quốc ngữ. Cả ba cách tiếp cận ấy bổ sung cho nhau và cho ta cái nhìn toàn diện và xuyên suốt về văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trong khi dòng văn hóa dân gian và dòng văn hóa quốc ngữ đang tồn tại và phát triển như một thực thể sinh động, thì văn hóa Hán Nôm chỉ tồn tại như một di sản, mang tính lịch sử và “định hình”, đóng khung trong các tư liệu. Qua phân loại 5.038 đầu sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm vừa nêu trên, chúng ta thấy nội dung thư tịch Hán Nôm bao quát mọi lĩnh vực của văn hóa Việt Nam. Ngày nay, chỉ có một số rất ít người đọc được chữ Hán và chữ Nôm. Vì thế, vai trò của nghiên cứu Hán Nôm là phải kịp thời khai thác di sản văn hóa này bằng cách phiên dịch các tư liệu chữ Hán, phiên âm các tư liệu chữ Nôm, chú thích, tìm hiểu và công bố cho quần chúng độc giả. Nghiên cứu di sản văn hóa Hán Nôm chính là bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, vốn quí của dân tộc.

Nghiên cứu Hán Nôm sẽ bổ sung cho nghiên cứu văn hóa dân gian, đồng thời tiếp thêm bề dày lịch sử cho văn hóa quốc ngữ. Nếu không có di sản văn hóa Hán Nôm, làm sao chúng ta có thể tự hào dân tộc ta có trên một ngàn năm văn hiến [7]? Hơn nữa, việc nghiên cứu Hán Nôm còn biểu lộ sự trân trọng đối với di sản tinh thần của tiền nhân ta, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một điều rất quan trọng trong tiến trình nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, những thành tựu của nghiên cứu Hán Nôm sẽ là cơ sở khoa học và là tư liệu cần thiết cho các ngành nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa Việt Nam.


Để kết luận, trước hết tôi muốn nhân đây đính chính một sự ngộ nhận về ngành đào tạo Hán Nôm. Một số người vì thấy ngành đào tạo Hán Nôm có những môn học giống với Trung Quốc học và ngữ văn Trung Quốc, nên lầm tưởng ngành Hán Nôm đại khái cũng giống hai ngành này. Thật ra, qua phần trình bày ở trên, ta thấy Hán Nôm học có đối tượng, vai trò và ý nghĩa khác hẳn với Trung Quốc học nói chung và ngữ văn Trung Quốc nói riêng, mặc dù giữa hai ngành học này có quan hệ về tri thức liên ngành. Trong xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, số người quan tâm đến di sản văn hóa Hán Nôm ngày càng ít. Vì thế, tôi thiết tha đề nghị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và trực tiếp là trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành đào tạo Hán Nôm phát triển và có những biện pháp thiết thực để khuyến khích sinh viên đi vào con đường nghiên cứu Hán Nôm. Đồng thời ngành đào tạo Hán Nôm cũng cần có những cải tiến để thích ứng với xu thế của thời đại.
___


[1] Xem Vương Duy Trinh, Thanh Hóa quan phong, Hải Dương, Liễu Văn Đường, khắc in năm Giáp Thìn (1904), tờ 69b-70a. [2] Xem Trần Nghĩa và F. Gros (đồng chủ biên), Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, 3 tập; tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 23-24.
[3] Châu bản triều Nguyễn, tức Hoàng triều châu bản 皇朝硃本, 602 tập, gồm những tài liệu của nội các (văn thư phòng, ngự tiền văn phòng) và của các bộ, các tỉnh từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại (1802-1945) với đủ các loại dụ, chiếu, chỉ, sắc, tấu, khải, biểu v.v…, hiện tàng trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương.
[4] Triều Nguyễn đã tiến hành đo đạc ruộng đất các xã thôn ba miền (1805-1873) và lập thành những tập địa bộ, hiện Kho Lưu trữ Trung ương còn giữ được 10.044 tập, gồm địa bộ miền Bắc với 4.296 tập, địa bộ miền Trung với 5.264 tập và địa bộ miền Nam với 484 tập.
[5] Bốn loại theo Lê Quí Đôn: 1. Hiến chương 2. Thi văn 3. Truyện ký 4. Phương kỹ (Nghệ văn chí – Lê triều thông sử, qu. 3, 1759); theo Phan Huy Chú: 1. Hiến chương 2. Kinh sử 3. Thi văn 4. Truyện ký (Văn tịch chí – Lịch triều hiến chương loại chí, qu. 42-45, 1821); theo E. Gaspardone: 1. Gouvernement 2. Histoire 3. Littérature 4. Légendes, Confucéisme, Bouddhisme, Traités divers (Bibliographie annamite, BEFEO, 1934)
. [6] Xem Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 1, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1984; tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990.
[7] Văn hiến: Chu Hi giải thích: 文典籍也獻賢也 Văn, điển tịch dã; hiến, hiền dã (Văn là sách vở; hiến là người hiền tài). Một trong hai điều kiện của văn hiến là điển tịch. Điển tịch Hán Nôm hình thành từ đời Lý (1009-1225).

=


Tuesday, June 23, 2009


Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/
Email: vanphong8406@gmail.com

Kháng thư số 25:
Đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
bảo vệ ngư trường, ngư dân, ngư nghiệp Việt Nam
(và trả tự do cho nhóm Luật sư Lê Công Định)

Việt Nam, ngày 21-06-2009

Kính thưa toàn thể Đồng bào quốc nội và hải ngoại,
Kính thưa Cộng đồng Dân chủ trên toàn thế giới.
Kể từ đầu năm nay, đặc biệt từ trung tuần tháng 5-2009, nhiều biến cố dồn dập trên Biển Đông đã gây kinh hoàng cho ngư dân Việt Nam, gây lo ngại cho nhà cầm quyền CSVN và gây phẫn nộ cho tất cả đồng bào Việt Nam từ trong ra tới ngoài nước lẫn Cộng đồng Dân chủ năm châu.


I- Những sự kiện
1- Phía ngư dân:
Mở đầu là vụ việc ngày 15-01-2009, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Phú Yên thông báo: một tàu đánh cá của ngư dân địa phương đã bị một tàu lạ đâm chìm ở vùng biển cách mũi Đại Lãnh về phía Đông Nam khỏang 80 hải lý. Toàn bộ 9 ngư dân trên tàu bị mất tích. Đến ngày 14-03, tàu đánh cá mang số hiệu BL-03942-TS ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cũng bị một tàu lạ đâm chìm. Lúc đó, Ban phòng chống lụt bão tỉnh Bạc Liêu xác nhận: vụ tai nạn này đã làm hai ngư dân là Cô Văn Đủ và Nguyễn Văn Khương tử nạn. Hai người khác là Nguyễn Văn Đấu và Huỳnh Văn Nhất mất tích. (x. RFA 24-05-2009).

Ngày 26-04, chiếc tàu cá QNg-94734-TS thuộc thôn Phần Thất, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, khi đang trên đường tìm kiếm ngư trường thì bị 2 tàu Trung Quốc (số hiệu 44061, 44831) đến gần nổ súng, buộc phải dừng lại. Liền sau đó, 2 chiếc ca nô xuất phát từ các tàu trên chở theo khoảng 10 người mang súng ‘đổ bộ’ lên tàu cá Việt. Họ lục lọi khắp tàu, giở hầm thấy cá liền bắt các thuyền viên chuyển qua ca nô để chở về tàu ‘trắng’ trên 3 tấn cá mà tàu VN đã đánh bắt được sau 6 ngày cật lực. Trước khi bỏ đi, những người Trung Quốc còn ‘đe dọa’ bằng cách lấy lưỡi lê súng AK đâm lủng 1 thúng chai... (x. Thanh Niên, 06-06-2009)


Đầu tháng 5, một tàu ngư dân thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, khi đang vây bắt một đàn cá ở vị trí 109 độ kinh đông và 17 độ vĩ bắc, cách bờ chừng 65 hải lý thì bất ngờ bị một tàu nước ngoài đến yêu cầu dỡ lưới đi nơi khác, nếu không sẽ gặp rắc rối (x. http://www.tuoitre.com.vn ngày 02-06-2009). Rạng sáng ngày 19-05, một tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đang khi hành nghề ở 10'54 độ vĩ bắc, 111 độ kinh đông, trong khu vực không xa quần đảo Hoàng Sa, thì đã bị một tàu lạ tông cho chìm, khiến 26 thuyền viên rơi xuống biển (x. http://www.blogosin.org/?p=925 ngày 08-06-2009). Cũng cùng ngày 19-5 tàu cá QNg-94734-TS thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường, lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đã vậy, trước khi bỏ đi, các thuyền viên tàu nước ngoài còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn. (x. http://www. vietnamnet.vn/kinhte/2009/06/850893/)


Sáng ngày 24-05, tàu QNg-8793-TS thuộc thôn Hải Tân, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, đang khi ngủ nghỉ sau cả đêm đánh cá bỗng giật mình hoảng hốt khi nghe tiếng hụ còi của tàu “trắng” mang số hiệu 44183 (Loại tàu tuần tra của Trung Quốc ngụy trang thành tàu kiểm soát đánh cá). Tất cả thuyền viên vùng dậy nổ máy chạy liền, nhưng chỉ được vài trăm mét thì tàu “trắng” đã tiếp cận. Lập tức, 4 người Trung Quốc cầm súng trèo qua tàu, ra hiệu các thuyền viên đứng dồn lại, lục lọi khắp người, khắp tàu và cuối cùng buộc các ngư dân chuyển khoảng 5 tấn cá - thành quả lao động nhiều ngày của họ - qua tàu “trắng” (x. Thanh Niên, ngày 6-06-2009).
Sáng ngày 03-06, 9 ngư dân xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang đánh bắt cá trên chiếc tàu có số hiệu NA-4425-TS thì bất ngờ bị hai chiếc tàu lạ tấn công và truy đuổi, công kích bằng đá, chai bia, lọ nước… Bỏ lại lưới, họ chạy thoát thân được hơn 2 hải lý thì một chiếc đuổi kịp, đâm thẳng vào mạn tàu khiến con tàu bị nghiêng, hư hỏng nặng… (x. http://dantri.com.vn /c20/s20-329421/hai-tau-ca-la-tan-cong-9-ngu-dan.htm).


Ngoài ra, ngày 5-6-09, Vietnamnet, dựa theo báo cáo từ Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi, cho hay rằng chỉ riêng tỉnh này “tính từ 2005 đến quý I-2009, tổng số tàu thuyền và ngư dân bị nước ngoài bắt là 74 chiếc, 714 người, trong đó 33 chiếc với 373 người bị Trung Quốc bắt.” Nguồn tin này cho biết thêm: “Khi bị Trung Quốc bắt, thân nhân ngư dân phải nộp tiền chuộc từ 5-7 vạn nhân dân tệ (150-180 triệu đồng) mới đưa được ngư dân về nhà. Ngoài bị bắt ra, Quảng Ngãi cũng có 6 ngư dân bị nước ngoài bắn chết và bị thương năm 2007” (x. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm /anmviewer.asp?a=96218&z=1 ngày 09-06-2009)
Chẳng những bị Trung Quốc ăn hiếp, ngư dân VN còn bị Malaysia bắt nạt. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Malaysia đã bắt giữ 40 tàu cá và 464 ngư dân của Việt Nam, trong đó mỗi ngư dân bị bắt sẽ bị phạt tới 100.000 ringgit, thuyền trưởng bị phạt tới 1 triệu ringgit (1 USD tương đương 3.5 ringgit). (x. http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA61256/default.htm)


Về ngư nghiệp, nhiều doanh nghiệp (DN) miền Trung cho hay họ đang nhìn về vùng nguyên liệu miền Nam để mong tồn tại. Tuy nhiên, các DN ở đây cũng đang "đói" nguyên liệu chế biến. Điển hình như Cty Thủy sản Nam Việt (Navico, An Giang), một "đại gia" trong ngành, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, nhưng hiện 3 nhà máy thủy sản được đầu tư công nghệ hiện đại của họ chỉ hoạt động 30%-40% công suất bởi không đủ nguyên liệu. Hoặc ở tỉnh Bà RịaVũng Tàu (vựa thủy hải sản lớn nhất Đông Nam bộ), hàng loạt DN lớn như Cty East Wind Vietnam (huyện Tân Thành, chế biến bột cá), từ đầu năm đến nay, chỉ thu mua được khoảng 1/3 nguyên liệu so với cùng kỳ năm ngoái, nên 3 dây chuyền chế biến có tổng công suất lên 350 tấn/ngày chỉ hoạt động được 20%... Thiếu nguyên liệu lại kèm theo suy thoái kinh tế là nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt chỉ đạt xấp xỉ 30% so với kế hoạch 4 tỷ USD xuất khẩu năm nay. (x. Việt Báo 12-06-2009)


2- Phía Trung Quốc
Kể từ năm 2001, sau hiệp định lãnh hải Việt Trung ký ngày 25-12-2000, và đặc biệt từ đầu năm nay, Trung Quốc đã cử nhiều tàu hải quân đến vùng Biển Đông để “tuần tra”. Họ đã ngăn chận, đánh đuổi, cướp cá, bắt người, tịch thu thuyền, thậm chí giết chết ngư dân Việt Nam như đã thấy trên kia. Cách đây hơn một tháng, họ lại ngang nhiên ra lệnh cấm các bên không được đánh cá trong một giai đoạn do họ áp đặt từ ngày 16/05 tới ngày 01/08 (mùa đánh cá của ngư dân Việt Nam) tại vùng biển ''kéo dài từ 12 độ vĩ bắc lên trên 20 độ vĩ bắc, tức từ vùng biển Trường Sa, Hoàng sa của Việt Nam đến đảo Hải Nam của Trung Quốc'', một vùng rộng đến 128.000 km2, nghĩa là toàn thể vịnh Bắc Bộ. (x. Lao Ðộng, thứ ba 02-06-2009).


Ngày 06-06, hai hôm sau phản ứng của Việt Nam, Bắc Kinh loan báo chiếc Ngư Chính 44183, tàu kiểm soát đánh cá lớn nhất của họ và 7 chiếc Ngư Chính khác nhỏ hơn, đến tuần tiễu, thi hành lệnh cấm. Tới ngày 09-06, Tần Cương, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung Cộng tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận. Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc là một biện pháp hành chính thông thường và hợp lý của Trung Quốc nhằm bảo tồn nguồn lợi hải dương ở khu vực này của Trung Quốc”.


2- Phía nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
Đang khi ngư trường dậy sóng, ngư dân điêu đứng kinh hoàng và ngư nghiệp thất bát lụn bại vì bị Trung Quốc đánh phá, đặc biệt từ đầu năm nay, thì theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 25-05, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ÁÂu lần thứ 9, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Gia Khiêm vẫn có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì. Hai bên cho rằng “quan hệ hai nước thời gian vừa qua tiếp tục có những tiến triển quan trọng nhằm triển khai có hiệu quả quan hệ 'đối tác hợp tác chiến lược toàn diện'. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng hoàn tất những công việc còn lại trong công tác phân giới cắm mốc biên giới lãnh thổ, đồng thời tích cực đàm phán về các vấn đề trên biển. Hai bên khẳng định sẽ phối hợp chuẩn bị tốt các hoạt động trong “năm Hữu nghị ViệtTrung 2010”, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước; đồng thời tin tưởng rằng với cố gắng chung của cả hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ViệtTrung nhất định sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa”. (x. TTXVN 25-05-2009).


Qua hôm sau, ngày 26-05, Tổng Bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh lại tiếp viên Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng này tại trụ sở trung ương đảng. Nông Đức Mạnh đã “đánh giá cao những đóng góp tích cực của Bộ Ngoại giao hai nước trong thời gian qua; mong rằng Bộ Ngoại giao hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác, cùng nhau phấn đấu, đóng góp nhiều hơn nữa cho quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc mãi mãi là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Ông ta còn khẳng định: “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với TQ, vun đắp cho quan hệ đó ngày càng đơm hoa kết trái, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới” (x. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30012&cn_id=342366).


Sau khi Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh cá nói trên, nhà cầm quyền CSVN đã phản ứng hết sức kỳ lạ. Thông tấn xã VN ngày 06-06 viết : “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: hôm 04-06, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này. Thứ trưởng cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị của phía Việt Nam”. Và Trung Quốc đã đáp ứng đề nghị của Việt Nam cách nào thì như đã thấy trên kia.


Vậy mà đến ngày 12-6, Nông Đức Mạnh lại tiếp Đoàn đại biểu Trung cộng do ông Lý Nguyên Triều, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu. Nông Đức Mạnh lại tiếp tục nhấn mạnh “chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn thể hiện sự quan tâm và coi trọng của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đối với việc thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, là biểu hiện sinh động của việc xây dựng quan hệ đối tác tác chiến lược toàn diện ViệtTrung; đánh giá cao việc hai nước hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức nhân dân, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ViệtTrung Quốc lên một tầm cao mới”. Ông ta còn “cảm ơn sự giúp đỡ to lớn mà Đảng, nhân dân Trung Quốc đã, đang dành cho Việt Nam… khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một, luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình để gìn giữ và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp” (Theo TTXVN 13-06-2009)


Về phần Quốc hội CSVN khóa 12 kỳ 5 (từ 20-5 đến 19-06), thì chuyện Biển Đông dù gây xôn xao cho lắng cho cả nước, vẫn không được đưa vào nghị trình chính thức. Chỉ có một thành viên là đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân VN, ra hành lang trả lời một phóng viên báo Vietnamnet ngày 11-06 xung quanh việc làm thế nào để ngư dân có thể đánh bắt cá an toàn trên vùng biển chủ quyền của VN. Được hỏi “Ngư dân hiện nay có thể yên tâm đánh bắt ở những vùng được xác định là chủ quyền của VN không? Lực lượng bảo vệ ở đó thế nào?" ông Dũng trả lời kiểu lấp lửng: «Lực lượng bảo vệ đầy đủ, tình hình vẫn tốt. Các tàu mà bị bắt hầu hết do không nhận biết được giữa vùng biển mênh mông là tàu có trên đúng vùng biển của mình hay không. Còn những nơi ổn định quanh Trường Sa hay vùng biển quanh khu vực dầu khí thì bà con vẫn rất an toàn. Vùng biển có các giàn khoan khai thác dầu khí hiện nay vẫn thuộc chủ quyền của mình» (x. Vietnamnet 12-06-2009).


II. Trước những sự kiện và thái độ như trên, Khối 8406 tuyên bố:
1- Kịch liệt lên án đảng và nhà cầm quyền CSVN
- vẫn tiếp tục ve vãn Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, lân bang chuyên nuôi mộng thôn tính Tổ quốc, vẫn mù quáng tin tưởng khẩu hiệu «16 chữ vàng», mối quan hệ «4 tốt» đầy lường gạt, vẫn tiếp tục tiếp đón đại diện của cái quốc gia đang cùng lúc cấm cản giết hại đồng bào mình ngoài biển khơi, đang ngang nhiên cho thấy vô vàn dấu hiệu bộc lộ ý đồ đen tối của họ đối với nước Việt.
- vẫn tỏ ra khiếp sợ Trung Quốc trước những gì họ đã và đang làm cho ngư dân VN, kể từ vụ ngư dân Thanh Hóa, đang khi đánh cá trên biển VN, đã bị Trung Quốc bắn chết 9 người và làm bị thương 8 người ngày 8-1-2005 rồi hàng trăm vụ việc tương tự sau đó. Nay thì chỉ phản đối một cách đê hèn khiếp nhược bằng cách cho bộ ngoại giao đến giao thiệp (thực chất là xin gặp) đại sứ Trung Quốc (thay vì triệu ông ta đến bộ này), đề nghị Trung Quốc đừng ngăn cản hoạt động của ngư dân VN (thay vì gởi công hàm phản đối), rồi chỉ khuyến khích ngư dân lo tự bảo vệ là chính.
2- Kịch liệt lên án Quốc hội bù nhìn khóa XII của VN
- vẫn bình chân như vại suốt kỳ họp thứ 5 giữa lúc bao đau thương nguy hiểm đang xảy đến cho đồng bào ngoài biển cả, trên đất liền, cho những ngư dân bị cấm cản đánh cá, phải bán tháo bán đổ ngư cụ, cho những công ty xí nghiệp thủy sản gặp đình đốn trong chế biến, bị thua lỗ trong xuất khẩu.
- vẫn câm miệng không dám gọi thẳng tên «tàu Trung Quốc» mà chỉ dùng từ «tàu lạ» khi đề cập đến những sự cố đau thương cho ngư dân VN trên biển, rồi chỉ để cho một thành viên thủ thỉ chuyện biển Đông với một phóng viên duy nhất ngoài hành lang Quốc hội.
3- Quyết liệt đòi hỏi đảng và nhà cầm quyền CSVN
- phải bắt chước lân bang Philippin vốn từng mạnh mẽ phản đối -bằng lời nói và hành động- một lệnh cấm tương tự của Trung Quốc cách đây 10 năm (từ 1-6 đến 31-7-1999) : "Chúng tôi đang đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của chúng tôi... Họ mới chính là người xâm phạm lãnh thổ của chúng tôi" (Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Orlando Mercado, theo Thông tấn xã Kyodo News của Nhật ngày 3-6-1999).
- phải noi gương các nước có chung vùng biển đánh cá với Trung Quốc như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, vốn không bao giờ để cho ngư dân của mình bị Trung Quốc hăm dọa, trấn lột, sát hại. Phải phát triển và sử dụng lực lượng hải quân hùng mạnh để bảo vệ ngư dân và ngư trường, đồng thời để tìm cách chiếm lại hai quần đảo của Tổ quốc là Hoàng Sa và Trường Sa nếu cần thiết.
- phải nhanh chóng lên tiếng bênh vực và giải thoát hàng ngàn ngư dân VN đang bị Trung Quốc, Malaysia và nhiều nước khác trong vùng giam giữ từ bao năm qua, lấy lại tàu thuyền ngư cụ cho họ và nâng đỡ gia đình khốn khổ của họ.
- phải can đảm xé bỏ Công hàm bán nước năm 1958, Hiệp định lãnh hải (phân định vịnh Bắc Bộ) năm 2000 và Nghị định thư về hợp tác đánh cá trong Vịnh Bắc bộ năm 2004.
- phải cấp tốc đưa vấn đề «Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông và cấm cản ngư dân Việt đánh cá trên biển Việt» ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
4- Tha thiết kêu gọi toàn thể Đồng bào Việt Nam mọi giới trong và ngoài nước, các lực lượng Quân đội hãy chung tay bảo vệ và cứu nguy Tổ quốc bằng cách chống lại những kẻ nội thù bán nước trước khi chống lại kẻ ngoại thù cướp nước.
5- Nhân dịp này, Khối 8406 chúng tôi cũng tuyên bố :
- Những gì luật sư Lê Công Định và các bạn (Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Thị Thu Thu, Trần Thị Thu) đã nói, đã viết, đã làm vì nhân quyền và dân chủ trong thời gian qua, kể cả việc tham gia các đảng phái nhằm chuẩn bị đấu tranh bất bạo động với đảng CS, đều là những việc làm chính đáng, cần thiết, đáng trân trọng.
- Việc bắt giam nhóm luật sư Lê Công Định dựa «theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vì đã có những hành vi câu kết với các thế lực thù địch chống nhà nước CHXHCN Việt Nam» (một điều luật quái đản không hề có trong thế giới văn minh dân chủ) là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội theo Công ước quốc tế năm 1966 mà VN đã ký vào.
- Việc luật sư Lê Công Định tuyên bố nhận tội đã «vi phạm pháp luật theo điều 88 BLHS của nước CHXHCN Việt Nam» giữa lúc ông hoàn toàn hiểu biết rằng đó là một điều luật bất công phi lý, giữa lúc ông đang trọn vẹn nằm trong bàn tay sắt của công an vốn có những thủ thuật ép cung tinh vi, thâm độc và tàn bạo, giữa lúc chưa có một phiên tòa công khai minh bạch, việc «nhận tội» đó là hoàn toàn phi pháp, vô giá trị, không thể tin được và không thể chấp nhận được.
- Nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho luật sư Định cùng các bạn của ông (như kể trên) ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời phải phục hồi danh dự cho tất cả họ.


Làm tại Việt Nam ngày 21 tháng 06 năm 2009.
Ban điều hành lâm thời Khối 8406.
1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn, Việt Nam.
2- Trung tá Trần Anh Kim, Thái Bình, Việt Nam.
3- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế, Việt Nam.
4- Giáo sư Nguyễn Chính Kết (đang vận động dân chủ tại hải ngoại)
(trong sự hiệp thông của linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều chiến sĩ dân chủ khác, hiện còn đang bị giam cầm trong lao tù cộng sản.)

Monday, June 22, 2009


NGÔ NHÂN DỤNG * CHÍNH LUẬN



Mối nhục của một quốc gia
Ngô Nhân Dụng


Một cuốn tiểu thuyết đang bán rất chạy ở Trung Quốc, đã được dịch sang tiếng Anh, kể chuyện loài sói và loài người sống chung trên cánh đồng cỏ ở Nội Mông. Cuốn Wolf Totem của Jiang Rong là một bản anh hùng ca về những cánh đồng cỏ mênh mông. Trong không gian bát ngát đó sói và người vừa đấu trí và đấu sức giành sự sống, vừa cộng tác để gìn giữ cho những thảo nguyên khỏi biến thành sa mạc, suốt mấy ngàn năm từ thời trăm ngàn năm trước cho tới bây giờ. Ðọc đến trang 319 trong bản dịch do Penguin Press xuất bản, thấy một đoạn tả cảnh một con sói xông vào đàn cừu, bắt một con ăn thịt ngay tại chỗ.

Chuyện Wolf Totem, tức Lang Tú Ðằng (Tú Ðằng đọc là Tu Ðen, phiên âm chữ Totem) là câu chuyện một sinh viên đại học Bắc Kinh bị đày lên Mông Cổ đi chăn cừu để “học tập lao động” trong thời “Cách mạng Văn hóa,” giống như cuộc đời tác giả Jiang Rong (Khương Nhung) đã trải qua. Một bữa anh sinh viên này được bạn rủ đi lên trên đồi quan sát những hang ổ chuột chũi và học kế bắt chúng, bỗng anh phải quay lại khi thấy một con sói tấn công đàn cừu.
Anh chứng kiến cảnh con chó sói cắn cổ vật ngã một con cừu, rồi nó xé da xả thịt ăn. Ðó là một con sói đói quá phải mạo hiểm một mình đi bắt cừu giữa ban ngày, thay vì chờ cả bầy tấn công ban đêm theo trận thế. Anh sinh viên vẫn cho rằng đạo quân của Thành Cát Tư Hãn đã học phép bầy binh bố trận của loài sói cho nên mới chinh phục được bao nhiêu mảnh đất từ Âu Châu sang Á Châu. Anh đứng quan sát con sói ăn mồi, theo kế của người bạn Mông Cổ kiên nhẫn chờ con sói ăn no nặng bụng rồi mới động thủ thì sẽ hạ được nó dễ dàng.
Ðàn cừu bị sói tấn công lúc đầu hoảng sợ chạy tán loạn. Nhưng khi thấy con sói bắt đầu ngồi xuống bàn tiệc ăn thịt một đồng loại rồi thì cả đàn cừu yên tâm, vì một con sói thường ăn không hết một con cừu đã no, và khi no rồi thì con sói không màng đến những món ăn trước mắt. Lũ cừu dần dần lại bình thản đứng gặm cỏ như cũ. Nhiều con cừu còn tò mò tiến đến gần ngó xem con sói nó ăn thịt “đồng bào” mình như thế nào, giống như người ta đi xem thiên hạ đánh nhau. Tác giả mô tả bộ mặt của mấy chú cừu kia có vẻ như muốn nói với con cừu đang bị ăn thịt: “May quá! Con sói nó ăn thịt mày! Thành ra nó không ăn thịt tao!” Nhiều con cừu bạo dạn tiến tới sát bên cạnh, cả đám chen chúc nhau để được nhìn rõ xem con sói đang ăn tiệc một mình như thế nào.
Nhân vật của Jiang Rong là một sinh viên ham đọc sách. Nhìn cảnh đó, anh nhớ lại một đoạn văn của Lỗ Tấn. Nhà văn tả cảnh thời trước Ðại Chiến Thứ Hai khi quân Nhật chiếm Trung Quốc, một đám đông người Trung Hoa cũng đứng quan chiêm cảnh một quân nhân Nhật Bản chuẩn bị chém đầu một người Trung Hoa. Anh sinh viên tự nhủ, “Chẳng trách được, những người du mục Mông Cổ họ coi người Hán cũng giống như đàn cừu.”
Các nước Á Ðông đã từng bị quân Nhật chiếm đóng ôm một nỗi hận rất lớn đối với đám quân đội của Thiên Hoàng. Người Việt Nam không chia sẻ cảm tưởng đó vì nước ta chỉ bị quân đội Nhật chính thức chiếm đóng trong một thời gian ngắn, từ cuộc đảo chính vào Tháng Ba tới ngày nước Nhật đầu hàng vào Tháng Tám. Ngược lại, người Việt thường có cảm tình với người Nhật, vì các nhà ái quốc trong phong trào Ðông Du đã sang Nhật tìm học; một phần khác vì quân Nhật đã lật đổ chế độ đô hộ của thực dân Pháp ở nước ta.

Các nước khác ở Á Ðông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ðài Loan thì không may đã phải sống dưới ách cai trị rất tàn bạo của đoàn quân Nhật Bản, cho nên trong ký ức của họ còn chứa nhiều niềm phẫn uất. Lỗ Tấn từng đánh thức đồng bào của ông bằng cách nhắc nhở đến những mối nhục của người Trung Hoa trong thời đại ông sống. Ông bắt đầu bằng việc mô tả những hình ảnh lạc hậu, chậm tiến, những hủ tục trong xã hội Trung Hoa; với những cảnh người mạnh ức hiếp người yếu, người giàu sống phè phỡn bên cạnh người nghèo đang đói lả chờ chết. Ðồng bào ông sống trong cảnh đó nhưng nhiều người không hề ý thức được rằng sống như vậy đã là một nỗi nhục.

Tuy nhiên chàng sinh viên trong truyện Wolf Totem, và tác giả Khương Nhung, có dịp nhớ lại Lỗ Tấn thì chỉ nhớ tới cảnh nhục nhã khi những người Trung Hoa dửng dưng đứng coi một người Nhật chém cổ đồng bào của họ mà không làm gì để phản kháng. Chắc hình ảnh đó đã làm cho các nhà văn, từ Lỗ Tấn đến Khương Nhung, ghi khắc một nỗi xấu hổ rất lớn trong lòng, có dịp thì phải nhớ lại. Có lẽ loài người không chú ý đến những nỗi nhục nhã chính mình gây cho mình. Trái lại, ai cũng dễ ghi nhớ nỗi nhục khi phải so sánh mình với người khác; so sánh gia đình mình với gia đình khác, dân tộc mình với dân tộc khác. Một người đàn ông đối xử tàn tệ với vợ con mình thường không cảm thấy nhục khi người khác chứng kiến. Nhưng thấy con mình bị người hàng xóm mắng một câu thì, không biết phải trái ra sao, đã rất dễ nổi lòng căm phẫn!


Ngày xưa Phan Bội Châu sang đến Nhật Bản, ngay trong những ngày đầu, đã ba lần cụ cảm thấy xấu hổ khi thấy lối sống của những người dân bình thường ở Nhật Bản và chợt nhớ đến đồng bào mình ở nước “An Nam” và cảm thấy nhục nhã. Ðó là những cảnh mấy người cảnh sát Nhật ở nhà ga xe lửa tận tâm đi tìm hành lý của cụ bị thất lạc, rồi đem tới tận nơi, cúi đầu và nghiêng mình xin lỗi xin trả lại cụ. Ở nước ta, cụ không thấy người Việt ăn ở với nhau như vậy. Một cảnh khác là cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ kêu một anh kéo xe chở mình đi tìm một người du học sinh Trung Hoa được các nhà cách mạng Trung Hoa khác giới thiệu. Anh phu xe đưa hai cụ đến địa chỉ không tìm thấy, anh hỏi thăm rồi lại đưa đi nữa, quanh quẩn suốt cả buổi mới tìm ra. Nhưng anh chỉ lấy đúng số tiền của chuyến xe đi từ nhà ga tới địa chỉ đó, cụ Phan muốn trả thêm tiền công đi tìm nhưng anh nhất định không nhận. Lại một lần nữa, cụ Phan nhớ tới đồng bào mình và cảm thấy hổ thẹn.


Nỗi hổ thẹn của Phan Bội Châu xuất phát từ nền giáo dục Nho Giáo. Khi cụ trông thấy những người Nhật Bản có nghĩa khí, sống trung trực, giữ danh dự, đúng như hình ảnh mẫu người “quân tử” mà chính cụ đã học từ cha mẹ, thầy giáo của mình; cụ cảm thấy hổ thẹn vì Việt Nam và Nhật Bản cùng chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo mà sao nước người ta có những người bình dân ăn ở quân tử như vậy, còn nước mình thì rất ít? Mạnh Tử nói biết hổ thẹn là mầm mống của đức Dũng, Phan Bội Châu chứng tỏ điều đó.


Ông Nông Ðức Mạnh mới qua thăm Nhật Bản, nhưng chắc ông không được trải qua những kinh nghiệm như Phan Bội Châu. Tuy nhiên, thế nào cũng có lúc ông phải cảm thấy đỏ mặt, nếu như làn da mặt của ông cũng bén nhạy như phần lớn loài người. Ðó là khi các quan chức Nhật Bản nhắc nhở các quan chức Việt .


Tại sao chính phủ Nhật Bản phải lên tiếng nhắc nhở như vậy? Không phải vì người ta cố ý nhắc nhở tới vụ các cán bộ cao cấp của đảng cộng sản đã bắt các nhà thầu Nhật phải hối lộ hàng triệu Mỹ kim, hay những cán bộ ăn cắp tiền Nhật viện trợ làm cầu làm đường để đi đánh cá bóng đá, để làm nhục các vị khách người Việt đang sang thăm nước Nhật. Nhưng chính phủ Nhật Bản phải cảm thấy họ có bổn phận nêu lên vấn đề đó chỉ vì họ chịu áp lực của dư luận dân chúng. Cả nước Nhật biết tiền đóng thuế của họ đem cho Việt Nam đã bị các cán bộ cộng sản ăn cắp như thế nào. Nếu chính phủ Nhật không nói gì đến, thế nào họ cũng bị báo chí và phe đối lập chỉ trích.

Nhưng nếu làn da mặt của ông Nông Ðức Mạnh cũng bén nhạy như những người Việt Nam khác, chắc hẳn không cần chờ đến lúc được nhắc nhở về việc bài trừ tham nhũng thì mới thấy chút hổ thẹn trong lòng. Chỉ cần khi được đưa đi du ngoạn qua những vườn hoa anh đào ở Tokyo thì một người Việt Nam bình thường, tự đáy lòng cũng phải cảm thấy hổ thẹn rồi. Vì ai cũng nhớ lại cảnh hoa anh đào Nhật Bản đem sang Hà Nội đã bị người ta tranh nhau bẻ, hái công khai như thế nào trong ngày Hội Anh Ðào năm ngoái. Chính phủ Hà Nội có thể cảm thấy hãnh diện vì đã giữ được trật tự trong lễ hội năm nay. Nhưng ở một nước mà phải huy động được tới 500 cảnh sát công an tới bảo vệ 6 cây hoa anh đào, thì người dân nghe tới cũng phải cảm thấy không đáng hãnh diện chút nào cả.


Nếu như Phan Bội Châu sống vào thời nay thì chỉ cần nhìn thấy dân Nhật Bản đi coi hoa anh đào mà không có một viên cảnh sát nào phải đứng canh gác hoa, cụ Phan cũng phải thấy xấu hổ rồi. Như rất nhiều người Việt đang sống ở Nhật Bản đang chia sẻ nỗi hổ thẹn đó.
Một nỗi nhục do hành động của một cá nhân gây ra thì chỉ một cá nhân đó ăn năn và xấu hổ. Nhưng khi những đồng bào vô danh của mình tham dự vào những hành động nhục nhã, thì cả dân tộc cũng chia sẻ nỗi nhục đó. Cái nhục càng được chia cho nhiều người thì lại càng lớn hơn.


Tại sao dân tộc Việt Nam mình lại lâm vào cảnh nhục nhã như vậy? Chắc hẳn đồng bào ta cũng biết lý do vì đâu rồi.


=

NGÀY NHỚ ƠN CHA




CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con.

Đêm đêm khấn vái Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.


Có cha, có me thì hơn,
Không cha, không mẹ như đòn đứt dây.


Còn cha gót đỏ như son,
Một mai cha chết, gót con đen sì.


Con có cha, như nhà có nóc.






http://www.youtube.com/watch?v=GMbGWbTLf00

THƠ


Tình Chinh Nhân
Bài thơ viết về một câu chuyện tinh của người lính chiến với người em gái miền Cát trắng Đặc biệt trong mỗi câu thơ gần như có mang tựa đề của một bản nhạc .
Tình Chinh Nhân
Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
Hương thầm còn mãi TÌNH XA
Bướm HOA THẠCH THẢO còn ra nổi này
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
THU SẦU cô quạnh tháng ngày đơn côi
SUỐI MƠ chất chứa ngàn đời
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
ĐÊM ĐÔNG buốt giá tình yêu ngỡ ngàng
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn đưa sang
NỔI LÒNG sao biết thiên đàng ái ân
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU
Lặng nhìn từng GIỌT MƯA THU
Nghe như TUYẾT LẠNH uẩn u sao đành
Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
Nghe như LỆ ĐÁ vây quanh nổi niềm
THU SẦU chẳng phải của riêng
Mà sao mãi thấy PHỐ ĐÊM hững hờ
ĐÒ CHIỀU chở mấy vần thơ
Chở nàng thi sỉ TÌNH BƠ VƠ sầu
Ôi NHỮNG ĐỐM MẮT HỎA CHÂU
NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
MONG NGƯỜI CHIẾN SỈ sa trường
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN
Để cho CÔ BÉ DỖI HỜN phòng the
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắc lòng
Quạnh hiu gối chiếc phòng KHÔNG
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
Bao giờ em bước SANG NGANG
Để thôi GIỌT LỆ ĐÀI TRANG không còn
GA CHIỀU ngóng đợi héo hon
TẦU ĐÊM NĂM CỦ vẫn còn đâu đâu
Từng đem TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
Cho em biết SẮC HOA MÀU NHỚ thương
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
Sá gì giá lạnh ĐÊM ĐÔNG
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
Nghìn trùng MẤY DẬM SƠN KHÊ
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
Tình yêu NHƯ CÁNH VẠT BAY
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
Cho dù NGĂN CÁCH nếu hai mai đầu
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
HAI VÌ SA LẠC đi về BẾN MƠ
VẮNG XA vẫn mãi đợi chờ
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
NƯẢ ĐÊM THỨC GIẤC lòng tương tư sầu
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Là em THEO LÁ VÀNG BAY mất rồi
Dẫu cho CAY ĐẮNG TÌNH ĐỜI
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
TÌNH YÊU TRÃ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
Ôm sầu LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
AI RA XỨ HUẾ hắc hiu tháng ngày
Ôi chaoTHÀNH PHỐ MƯA BAY
KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT đôi nơi
NGẬM NGÙI cắn chặt bờ môi nhạt màu
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
Thật tình ANH BIẾT EM ƠI
DƯ ÂM ngày mộng ngàn đời khó quên
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đèm
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên chuyện tình
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH tính sau
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
BIỆT LY em tiễn cành hoa hồng vàng
NỔI LÒNG mang tận quan san
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
Xem như GIÂY PHÚT TẠ TỪ trong đêm
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
RỪNG CHƯA THAY LÁ gọi tên bốn mùa
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
Trử tình TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng lãng du
Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
LINH HỒN TƯỢNG ĐA im lìm bơ vơ
Đắm chìm THU VỚI NÀNG THƠ
CHUYỆN NGƯỜI ĐANG ÁO đợi chờ đêm đông
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
NGHẸN NGÀO lệ đắng giọt đài trang tuôn
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
NẾU MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
Phận nghèo mang KIẾP CẦM CA
ĐIẸU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao xuyến lòng
LẶNG THẰM hoa tím bên song
Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao nàng
KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
Để riêng em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI
Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
CÁNH BUỒM CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
CHIỀU VỀ trên những đồi sim
TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
Lối về hẹn một ngày mai
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ sánh vai tình hồng
Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLY nghìn trùng
Đường chiều phủ kín MƯA RỪNG
NGƯỜI GIÀU CỮNG KHÓC trời rưng rưng sầu
Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ bước chân âm thầm
Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
Dẫu rằng em vẫn BƠ VƠ cuối tuần
Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Người đi chinh chiến vui vầy nước non
Bao giờ sông núi vẫn còn
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sòn chí trai
TÌNH ANH BIỂN RỘNG SÔNG DÀI
TRỜI VÀO XỨ MỘNG THƯƠNG HOÀI NGAN NĂM
Gió sương DẤN BƯỚC THĂNG TRẦM
BÂY GIỜ THÁNG MẤY lạnh căm ngoài trời
Lỡ như PHỐ VÁNG EM RỒI
Tình mình ĐOẠN TUYỆT lệ rơì rớt sầu
MAI LỠ HAI MÌNH XA NHAU
Cầm bằng nước chảy QUA CẦU GIÓ BAY
HẬN NGƯỜI sao dể đổi thay
Và anh BIẾT NÓI GÌ ĐÂY một lời
Em QUỲ LẠY CHÚA TRÊN TRỜI
Sao cho em lấy được người em yêu
Bây giờ em ĐỔI THAY chiều
NGƯỜI THƯƠNG không lấy chọn nhiều lợi danh
Thà yêu NGƯỜI ĐẸP TRONG TRANH
Còn hơn TÌNH PHỤ nở đành đắng cay
Thôi rồi THUNG LŨNG CHIM BAY
(Bạn TranvanTy giới thiệu)

KINH TẾ * CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM

Khủng hoảng kinh tế và doanh nhân Mỹ gốc Việt
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
2009-06-21

Vào lúc tình hình kinh tế Hoa Kỳ suy trầm, các cơ sở kinh doanh của người Việt tại Mỹ đã bị tác động đến mức nào và biện pháp vượt qua khó khăn ra sao? Nhã Trân tìm hiểu thêm qua trao đổi với doanh nhân ở một số tiểu bang, nơi đông đảo người Việt sinh sống. Mời quý thính giả theo dõi.

us-dollars-200.jpg
Khủng hoảng kinh tế khiến lượng ngoại tệ gởi về VN cũng bị sụt giảm. AFP photo.
Đã gần 2 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, nền kinh tế của cường quốc kinh tế hàng đầu là Hoa Kỳ vẫn còn trong giai đoạn khó khăn. Từ một vài tháng nay giới chuyên gia cho biết đã có một vài dấu hiệu cho thấy cuộc suy thoái đã chạm đáy. Điều đó được hiểu là kinh tế Mỹ, hay kinh tế toàn cầu nói chung, có khả năng bước vào giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên tiến trình này là một con đường dài, và sự hồi phục ấy cần một thời gian ít nhất là một hai năm.
Sức tiêu thụ giảm

Ngay thời gian này, điều được nhận thấy qua sinh họat hàng ngày tại Mỹ, nói riêng trong cộng đồng người Việt, mức tiêu dùng của dân chúng không còn được như xưa. Từ siêu thị, hàng quán đến nhiều loại dịch vụ, số khách hàng đều giảm đi. Các ngôi chợ nói chung lúc này ít tấp nập hơn trước, và các cửa hàng cũng cùng hoàn cảnh.

Nói chung là cả hệ thống Phở Hòa đang bị thu nhập kém đi. … Tôi thấy có rất nhiều người tới tôi xin việc làm. Tôi có hỏi thăm thì đa số nói là làm hãng và bị thất nghiệp.

Ông Hòa, quản lý tiệm phở Hòa ở đường Bolsa

Kể về địa phương thì California bị tác động mạnh nhất. Một số đồng hương nói với chúng tôi là ở ngay Little Saigon, những tiệm ăn trước kia khách có khi phải xếp hàng bây giờ không còn hiện tượng đó. Ông Hòa, quản lý tiệm phở Hòa ở đường Bolsa, cho biết từ nhiều tháng qua doanh thu của franchise này, danh hiệu phở có tiếng ở hải ngoại, giảm hẳn:

"Nói chung là cả hệ thống Phở Hòa đang bị thu nhập kém đi. Tiệm của tôi cũng bị, nhưng mà đỡ hơn một số các tiệm khác. Tiệm của tôi xuống khoảng 30%. Tiệm cuả tôi nằm ngay trung tâm Little Saigon thành ra có khách du lịch nhiều nhưng lúc này khách du lịch không còn bao nhiêu. Đó là một phần. Thứ hai là những người Việt tới đây cũng bắt đầu ít ra ngoài ăn. Hình như họ bớt tiêu xài. Tôi thấy có rất nhiều người tới tôi xin việc làm. Tôi có hỏi thăm thì đa số nói là làm hãng và bị thất nghiệp."

Cũng ngay tại thủ đô của người Việt tỵ nạn, trong khi chợ búa, hàng quán lâm vào tình trạng thất thu thì các cửa tiệm buôn bán và cơ sở cung cấp những dịch vụ chính còn gặp tình thế bi đát hơn. Từ những tiệm bán sách báo, băng nhạc cho đến mỹ phẩm, nữ trang, quần áo, giày dép; từ những văn phòng bán bảo hiểm cho tới tiệm cắt uốn tóc, tiệm làm móng tay…cảnh vắng vẻ là điều thường xảy ra trong thời gian này. Trong tất cả những cơ sở đó, các tiệm "nail" bị ảnh hưởng nặng nhất.

Ông Thomas Vũ, quản lý của Number One Hair & Nail ở Quận Cam, cho hay:

"Nền kinh tế nó ảnh hưởng rất là nhiều bởi vì những người nào mà có tiền hoặc là dư tiền thì người ta mới làm đẹp. Trước người ta làm hai tuần một lần thì bây giờ người ta có nhiều khi cả tháng hay hai tháng hoặc là có dịp nào đó thì người ta mới đi. Có những vùng họ giữ được "income" cửa hàng của họ tới 80%. Nhưng mà đối với những vùng có người đi làm lương trung bình thì những chỗ đó ảnh huởng coi như phải tới 50-60%. Bây giờ không thể trả nổi cái 'lease", chờ tới hết cái lease này là đóng cửa tiệm luôn. Có nhiều hãng, nhiều tuần phải bỏ tiền riêng ra để bù đắp tiền nhà. Đa số sống thoi thóp thôi, chịu đựng theo thời gian, chờ xem cuối năm hoặc năm tới xem tình hình kinh tế như thế nào."

Trong khi các cơ sở kinh doanh và doanh nhân người Việt ở California bị tác động mạnh bởi kinh tế suy thoái, giới đồng nghiệp của họ ở các bang khác cũng không gặp hoàn cảnh khá hơn. Hỏi thăm một số tiểu thương ở Seattle, Texas, Maryland và Virginia, chúng tôi được biết các thương vụ bán lẻ và dịch vụ đã xuống từ 50 đến 70%.

Có nhiều hãng, nhiều tuần phải bỏ tiền riêng ra để bù đắp tiền nhà. Đa số sống thoi thóp thôi, chịu đựng theo thời gian, chờ xem cuối năm hoặc năm tới xem tình hình kinh tế như thế nào.

Ông Thomas Vũ, quản lý Number One Hair & Nail ở Quận Cam

Một trong những lãnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất ở Mỹ trong giai đoạn này là lãnh vực địa ốc. Từ khi kinh tế xuống dốc vô số nhà bị tịch biên sau khi chủ lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Những người buôn bán nhà cửa và làm các dịch vụ liên quan bị tác động không ít, đặc biệt những người sửa chữa nhà cửa gần một năm nay có rất ít việc để làm. Anh Nguyễn Luân của nhóm Tych's Realty ở California cho biết:

"Địa ốc trong vòng mấy năm nay xuống nhiều. Thời buổi này đối với realtor tụi tui thì chỉ một số rất là ít có thể sống được bằng nghề này full time, còn lại phải bỏ nghề. Nó ảnh huởng rất nhiều tại vì ngay cả việc tìm căn nhà rất là ít. Ngày xưa một tháng mình có thể bán hai ba cái, có nhiều khi bán bốn năm cái thì may ra mới đủ. Giá nhà có những khu vực còn rớt hơn 50%, ảnh hưởng luôn tới những người làm công việc mượn nợ. Trong vòng 4 tuần nay thì tình hình có vẻ khả quan hơn một chút, nhưng mà đa số người mua cũng chỉ là những người đầu tư nhiều hơn là những người mua nhà lần đầu."
Hy vọng

Trong hoàn cảnh chung của giai đoạn này, các cơ sở kinh doanh của người Việt ở Mỹ hiện vẫn đang trong tình trạng khó khăn. Cơn khủng hoảng này sẽ còn tồn tại ít nhất là vài chục tháng, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế. Trong thời điểm mà ánh sáng chỉ mới le lói vài tia yếu ớt ở cuối đường hầm, có hy vọng nào cho giới doanh nhân đang đối diện với thử thách?

Ông Đỗ Quang Tỏa, Chủ Tịch Small Business Development Group, một công ty giúp phát triển tiểu thương từ bang Virginia, nói rằng vẫn có biện pháp để giảm thiểu mức bi đát của tình thế. Vào thời điểm này có một vài yếu tố khích lệ cho việc kinh doanh. Với kinh nghiệm của hơn 10 năm giúp doanh nhân đã đem lại cho ông các giải thưởng doanh nhân xuất sắc của Hoa Kỳ, ông Tỏa chia sẻ:

"Bây giờ những người nào đang có business thì xin nhìn lại ngân sách của mình, tìm cách cắt giảm những chi phí để mình qua được cơn bão tố này. Tôi nghĩ là từ cuối năm nay đến đầu năm sau thì nó sẽ không xuống nữa và đến khoảng hè năm sau thì có thể như nhiều người dự đoán là phục hồi. Nếu có ý dịnh muốn làm business thì nên sửa soạn sẵn sàng, tại vì khi mà mọi thứ đều lên thì nhiều người ra, cho nên nếu muốn khởi sự thì bây giờ có nhiều ngành nghề người ta bỏ, người ta không làm, thì lúc này là lúc mình nhảy vô. Mình nhảy vô bây giờ nhưng đừng có làm lớn. Thứ nhì nữa là nếu mình có vốn và mình có khả năng mượn tiền thì tôi xin khuyên quý vị mượn tiền nhà băng để làm thương mại. Tiền của mình thì cứ giữ để phòng hờ, tại vì đa số người Việt lấy tất cả tiền "saving", tiền vay mượn bạn bè lấy ra làm, khi mà gặp trở ngại thì không có tiền để xoay sở nữa."

Tin tức vài ngày nay cho thấy tình trạng kinh tế Mỹ nói chung có phần đỡ trầm trọng. Theo tuyên bố của Tổng Thống Barack Obama, 600.000 việc làm sẽ được tạo trong thời gian sắp tới. Đây mới chỉ là dự kiến nhưng dù sao đối với một số người, trong đó có những doanh nhân gốc Việt, đó là một tin đáng lạc quan ngay tại thời điểm này.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Sunday, June 21, 2009


NGUYỄN LƯU VIÊN * CỔ NHẠC


Thưởng thức cổ nhạc miền Nam và vọng cổ


- Nguyễn Lưu Viên -



Hồi xưa trong Nam, lúc "Ba ngày Tết", thì tối lại thường thường dân ở làng hay đi xem một "chầu" Hát Bội, còn dân ở tỉnh thì hay đi xem một "xuất" Cải Lương.

Để hiểu và thưởng thức trọn vẹn tuồng Hát Bội thì khán thính giả phải biết cốt chuyện của tuồng hát (thường thường lấy trong truyện Tàu như: tuồng "Kim Thạch Kỳ Duyên", tuồng "Ngũ Hổ Bình Tây", tuồng "San Hậu" và phải biết sơ sơ những nguyên tắc căn bản của việc đánh trống chầu. Giáo sư Nguyễn Ngọc An trong bài "Nghệ Thuật cầm chầu" đã trình bày hết sức rõ rệt nghệ thuật ấy.

Để hiểu và thưởng thức trọn vẹn xuất cải lương thì khán thính giả cũng phải biết cốt chuyện của tuồng hát (thường thường lấy trong truyện Tàu hay trong tiểu thuyết Việt Nam như tuồng "Phụng Nghi Đình" với cô Bảy Phùng Há, tuồng "Xử Án Bàng Quý Phi" với cô Năm Phỉ, tuồng "Lan và Điệp" với cô Thanh Nga), và phải biết sơ sơ những nguyên tắc căn bản của cổ nhạc Việt Nam. Theo gương của giáo sư Nguyễn Ngọc An, tôi xin cố gắng trình bày sau đây vài nguyên tắc căn bản ấy. Vì thế hệ trẻ Việt Nam sau này đã quen với nhạc Tây Phương, nên tôi xin trình bày những nguyên tắc căn bản ấy dưới hình thức so sánh, bằng những khác biệt, giữa nhạc Tây phương và nhạc Cổ điển miền Nam để cho được dễ hiểu hơn.

I. Khác biệt về các Nốt đàn

Nhạc Tây phương có bảy nốt đàn là: Do, Ré, Mi, Fa, Sol, La, Si hoặc: A, B, C, D, E, F, G và các dièse (sharp) hoặc bémol (flat) của mỗi nốt ấy. Còn cổ nhạc miền Nam thì cũng có bảy tên nốt đàn là: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Liếu, Ú. Nhưng kỳ thực thì chỉ có năm tiếng nốt đàn: là Hò, Xự, Xang, Xê, Cống; còn Liêu, Ú, là "nấc trên" của Hò và Xự). Nhưng mỗi nốt đàn Việt Nam không có dièse hay bémol của nó mà có vô số tiếng "ngân" éo on của nó, vì nốt đàn Việt Nam đánh lên thường thường là có "ngân" (nhất là khi nốt đàn ở vào cuối nhịp hay cuối câu). "Ngân" không phải là trille vì trille là đánh thật nhiều lần rất mau và đàn và nốt liền ở trên. "Ngân" cũng không hẳn là vibrato vì trong vibrato tuy có sự "rung rung" của ngón tay trái trên nốt đàn nhưng sự căng thẳng (tension) của sợi dây đàn không có thay đổi bao nhiêu ; còn "ngân" thì đánh có một lần vào nốt nào đó trong lúc ngón tay trái vẫn tiếp tục ấn mạnh nhẹ liên hồi vào dây đàn để cho sự căng thẳng của dây thay đổi hầu phát ra những tiếng "éo on" của nốt đàn ấy; thí dụ như đánh nốt Xang (nhất là ở vào cuối nhịp hay cuối câu) thì không phải để phát ra một tiếng "Xang" rồi thôi, mà phải phát ra một tiếng Xang éo on như "Xàng Xaãang" (?). (Có lẽ chữ Pháp hay chữ Anh có nghĩa gần nhất với chữ "Ngân" là chữ "Moduler" (Modulate).



Kết quả:

1. Không thể nào dùng nhạc khí Tây phương nào mà "ngân" được để diễn tả cổ nhạc miền Nam. Thí dụ không thể dùng dương cầm (piano) được, vì không thể "ngân", dù cho có giữ ngón tay trên phiếm hay có dùng bàn đạp (pédale) cũng chỉ kéo dài tiếng đàn chớ không phát ra được những tiếng "éo on" của ngân. Còn nếu dùng những nhạc khí có dây của nhạc Tây phương như đàn Madoline hay đàn guitar thì trên cán đàn phải "khoét lỏm" ở chỗ bấm nốt để có thể ấn "mạnh nhẹ, mạnh nhẹ" xuống dây đàn hầu thay đổi sự căng thẳng của nó để mà ngân. Chỉ có hawailian-guitar là thích hợp để diễn tả cổ nhạc miền Nam nhờ sự có thể nhích tới nhích lui cục sắt nằm trong tay trái để phát ra tiếng "ngân".



2. Thường thường đàn một bản nhạc Tây phương thì các nốt đàn được đánh lên phải nghe cho thật "clean" nghĩa là không có phụ âm đi kèm; còn đàn một bản cổ nhạc miền Nam thì các nốt được đánh lên, nghe có phụ âm đi kèm vì "ngân", (thí dụ : Công-ôố-ống, Xàng-xaã-ang).


II. Khác biệt về quan niệm (conception) một bản đàn

Trong nhạc Tây phương một bản nhạc là một tác phẩm do một nhạc sĩ sáng tác, viết ra để cho mình chơi, người khác chơi, một dàn nhạc chơi và sẽ lưu lại cho hậu thế chơi; và mỗi khi chơi thì đánh lên không sai một ly những nốt và những ngừng im (pause, silence) đã viết ra trong bản nhạc. Cho nên một nhạc sĩ Tây phương, lúc đàn thì về mặt kỹ thuật hành sử (exécuter) một nhạc phẩm (có trước mặt hay thuộc lòng) của tác giả ; còn về mặt tình cảm thì "phiên dịch" (interpréter) tình cảm của tác giả ấy, nghĩa là nghĩ rằng, đoán rằng, lúc sáng tác tác giả ấy đang nghĩ đến gì, thì mình cố gắng diễn tả tư tưởng, cảm giác ấy qua bản nhạc của ông ấy mà mình đang đàn. Còn theo cổ nhạc miền Nam, vì không có lối viết nhạc (écriture musicale) nên nhạc sĩ không thể có bản nhạc trước mắt, và vì quan niệm rằng một bản nhạc là một cái khung, một cái mẫu theo điệu nào đó để cho nhạc sĩ theo đó mà sáng tác, liền ngay tại chỗ trong lúc đàn một bản nhạc của mình để diễn tả tư tưởng và cảm giác hiện tại của mình. Cho nên có thể nói rằng một nhạc sĩ cổ nhạc miền Nam là một "Instant Composer" ngay lúc đàn, sáng tác một bản nhạc theo điệu nào đó, trong một cái khung hay theo một cái mẫu nào đó (thí dụ: Điệu Bắc, theo mẫu bản Lưu thủy hay bản Tây thi, hoặc Điệu Nam theo mẫu bản Nam xuân hay bản Nam ai, hoặc Điệu Oán theo mẫu bản Tứ đại hay bản Văn thiên Tường).

Kết quả: Theo nhạc Tây phương thì một bản nhạc của Mozart, của Beethoven, của Chopin hay của một nhạc sĩ trứ danh nào khác sáng tác, thì một nhạc sĩ ở thế kỷ 18, 19, 20, 21, 22, hay sau nữa, ở Pháp, ở Đức, ở Mỹ, ở Tàu hay ở Nhật, cũng đã, đang và sẽ, đánh ra bấy nhiêu nốt, ngừng lại bấy nhiêu lâu, không sai một ly, chỉ có khác nhau ở lối diễn tả hay "phiên dịch" (interpréter) cảm giác của tác giả.



Còn theo cổ nhạc miền Nam thì một bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ của ông Chín Kỳ đàn, nếu được "thu băng" rồi đem ra phân tách kỹ từng nốt đàn và từng lúc im, thì thấy nó sẽ khác với bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ của một nhạc sĩ khác đàn (cùng một thứ đàn). Và ngay cùng một người đàn, nếu thu băng rồi phân tích kỹ lại từng nốt đàn thì bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ của ông Chín Kỳ đàn ngày hôm nay, có khác với bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ mà cũng chính ông Chín Kỳ này đàn ngày hôm trước, hoặc tuần lễ trước, hay ngày hôm sau, hoặc tuần lễ sau, bởi vì theo quan niệm của cổ nhạc miền Nam thì người nhạc sĩ khi đàn là một "Instant Composer" sáng tác ngay tại chỗ một bản đàn theo điệu nào đó, trong khung hay theo mẫu nào đó, để diễn tả tâm hồn hiện tại của mình, tuỳ ý, tuỳ hứng, tuỳ lúc mà tư tưởng và cảm giác của mình thì thay đổi hằng ngày nên bản nhạc đánh ra nghe có khác, mặc dù chung chung biết nó theo điệu gì, mẫu nào. Có lẽ nhạc cổ điển Tàu cũng theo cùng một nguyên tắc cho nên mới có cái tích "Bá Nha, Tử Kỳ", người này đàn, người kia nghe được, thì "đọc trong ruột" của người ấy mà biết được đang nghĩ đến cái gì.


III. Khác biệt về các điệu đàn (mode)

Nhạc Tây phương có nhiều "Điệu" (mode) nhưng thông thường nhất là hai điệu Mode Majeur và Mode Mineur ; mỗi điệu có nhiều (12) gammes, mỗi gamme được quy định bằng những âm luật chặt chẽ, rõ ràng và khoa học ; cũng như việc chuyển từ điệu này sang điệu kia cũng được quy định bằng những âm luật chặt chẽ, rõ ràng, và khoa học mà không phải sửa đổi sự căng thẳng (tension) của dây đàn.



Còn cổ nhạc miền Nam thì có ba điệu, mỗi điệu có một tính chất riêng biệt và một số bài căn bản :

1. "Điệu Bắc" thì nghe vui tai, có vẻ liến xáo, đàn nhanh, nhịp lẹ, ngân ít.

2. "Điệu Nam" thì đàn thong thả hơn, ngân vừa, nhịp khi chặt khi thưa, và phải gây ra một cảm tưởng trầm ngâm, bình thản, nghiêm trang.

3. "Điệu oán" thì đàn thong thả hơn nữa, ngân nhiều, nhịp thưa, và phải gây ra một cảm tưởng buồn rầu, oán hận, thở than.



Thường thường khi chuyển từ "Điệu Bắc" qua "Điệu Nam" hay "Điệu Oán" thì nhạc sĩ phải vặn cái trục của cây đàn (kìm, cò hay sến) hoặc "nới con nhạn" của đàn tranh để sửa sự căng thẳng (tension) của dây đàn (cho tiếng "xuống" lối demi-ton).

Hồi xưa khi học đàn cổ nhạc miền Nam thì "Thầy đàn" thông thường bắt đầu dạy Sáu Bài Bắc là những bài: Bình bán, Phú lục, Tây thi, Cổ bản, Lưu thủy, Hành vân. Mục đích là để cho "quen ngón", đánh nốt nào bấm cho đúng chỗ, đàn mau, không ngân nhiều, nhịp cho đúng nhịp (còn có một số bài điệu Bắc nữa rất hay ,là những bài : Kim tiền, Khổng Minh tọa lầu, Xàng xê, Tây thi quảng...)



Học cho thật thuần Sáu Bài Bắc xong thì Thầy cho "qua Nam" hay là "qua Oán".

Nếu "qua Nam" thì học ba Bài Nam là những bài: Đảo ngũ cung, Nam Xuân và Nam Ai (thường đàn Nam Xuân rồi qua Nam Ai). (Hình như có bài Nam Bình nữa mà ít ai biết và ít nói đến).

Nếu "qua Oán" thì họa Ba Bài Oán là những bài: Tứ đại oán (khác với Tứ đại cảnh), Văn thiên tường, và Trường tương tư. Còn có một bài Oán cổ điển rất hay nữa là bài "Bình sa lạc nhạn" (nghe tiếng đàn, con chim nhạn đang bay phải rớt té xuống bãi cát). Vọng cổ được sắp theo điệu oán Oán, nhưng không được kể như "classique". Học đàn cổ nhạc vì không có lối viết nhạc, nên phải nhớ bằng tai nghe (lúc ấy lại chưa có máy thu băng) thuộc lòng, mà thầy dạy không có phương pháp lại mỗi lúc đánh cùng một bản nhạc thì có hơi khác nhau (vì lý do nói ở đoạn trên) nên phải nhiều cố gắng công phu lắm. Tôi còn nhớ lúc nhỏ hay chế giễu việc học đàn bằng câu hát : "Liêu Tồn Liêu Xáng U, cú trên đầu ba bữa còn u" (vì ở Việt Nam trẻ con học cái gì cũng bị đòn).


IV. Khác biệt về lối kiến trúc các cơ cấu (structure) của bản nhạc

Cũng như một bản nhạc Tây phương, một bản cổ nhạc miền Nam cũng được chia ra làm nhiều đoạn hay nhiều lớp (Tứ đại có lớp Xự, và lớp Xang) mỗi lớp có một số câu, mỗi câu có một số nhịp (mesure).

Và từ đây là bắt đầu có một sự khác biệt căn bản giữa hai âm nhạc:

Trong một bản nhạc Tây phương mỗi nhịp (mesure) được chia ra làm nhiều "Thì" (temps) như 2/4, 4/4 hay C, hoặc 3/8, 6/8, 9/8... để rồi tuỳ theo cái "thì" đó mà mỗi nhịp bắt buộc phải có và chỉ có bao nhiêu nốt loại nào (tròn, trắng, đen, một nóc, hai nóc...) cùng với bao nhiêu ngừng im (pause, silence).

Còn trong cổ nhạc miền Nam thì có nhịp (mesure) chớ không có "thì" (temps), cho nên nhạc sĩ đã là "Instant Composer" thì tuỳ ý, tuỳ hứng, tùy "yên sĩ phi lý thuần" (inspiration) mà đánh bao nhiêu nốt trong một nhịp, nghỉ bao nhiêu lần bao nhiêu lâu cũng được, miễn là, "canh nhịp" cho đúng, để mà ở những chỗ có nhịp chính của bản đàn thì đánh cho đúng cái nốt bắt buộc ở đó (gọi là "xuống nhịp" cho đúng); bởi lẽ mỗi bản nhạc là một cái khung cái mẫu theo một số điệu nào đó thì luôn luôn có một số nhịp chính, ở đó bắt buộc phải đánh nốt nào đó. Thí dụ trong bản nhạc vọng cổ, ở câu 1, thì nhịp đầu là "Hò", nhịp thứ tư là "Hò", nhịp thứ 8 là "Xang", nhịp thứ 12 là "Cống", thì nhạc sĩ chỉ cần canh nhịp cho đúng để đến nhịp 1 thì đánh Hò, gọi là "xuống Hò", nhịp 4 thì "xuống Hò", nhịp 8 thì "xuống Xang", và nhịp 12 thì "xuống Cống", còn ở những chỗ khác thì tha hồ, tuỳ ý, tuỳ hứng miễn là canh nhịp sao cho đúng để "xuống nhịp" cho đúng.


V. Khác biệt trong lối "hành sử" (exécuter) bản nhạc

Một nhạc sĩ trình diễn nhạc Tây phương thì bắt đầu là vào ngay bản nhạc (có trước mắt hay thuộc lòng) mà mình phải chơi.

Còn một nhạc sĩ trình diễn cổ nhạc miền Nam thì bắt đầu bằng một hồi "Rao". Rao nghĩa là đàn theo một điệu nào đó (điệu Bắc, điệu Nam, hay điệu Oán) mà không phải theo khung mẫu của bản nào hết, nên hoàn toàn tuỳ ý, tuỳ hứng. Tức nhiên là lối "Rao Bắc" (đàn nhanh, vui nhộn, liến xắc) có lối "Rao Nam" (đàn ung dung, trầm ngâm, bình thản) và lối "Rao Oán" (đàn chậm, ngân nhiều, cho ra những tiếng buồn rầu, oán hận). "Rao lên" thì người nghe nhạc biết rằng nhạc sĩ sẽ đàn điệu gì (Bắc, Nam hay Oán).

Một tác dụng khác của "Rao", khi có nhiều người đàn là để "so dây". Đàn tây phương lấy nốt La (A) làm căn bản, có định nghĩa khoa học rõ ràng là tiếng phát ra của một sợi dây căng thẳng được rung với một tần số (fréquence) 438 rung động trong một giây đồng hồ (438 vibrations par seconde), (hồi trước là 435) ; có dụng cụ (diapason) để so dây và lên giây các thứ đàn cho đúng.

Còn đàn cổ nhạc miền Nam thì lấy nốt Hò làm căn bản, nhưng không có định nghĩa khoa học rõ rệt nốt Hò là gì, có bao nhiêu rung động trong một giây đồng hồ, và không có dụng cụ để đo, và so dây các thứ đàn, mà chỉ lấy tai nghe. Mà tai người này với người kia khác nhau nên lúc rao là thời gian để các nhạc sĩ sửa dây đàn của mình cho "ăn" với nhau, hoặc "ăn" với giọng của ca sĩ, nếu có ca.

Tác dụng thứ ba của Rao là để biểu diễn. Vì đàn một điệu mà không bị ràng buộc bởi cái khung mẫu của bản nào hết, thì nhạc sĩ có thể tha hồ cho "ra những ngón đàn" đặc biệt của mình để tỏ ra là mình có khả năng đàn mau ("sầm sập như trời đổ mưa"), ("đàn khoan thai như gió thoảng ngoài"), đàn riếu ron ("như tiếng hạc bay qua") hoặc đàn lâm ly ("như nước suối mới sa nửa vời"). Người sành nhạc, chỉ nghe rao thôi, cũng có thể đánh giá và sắp hạng nhạc sĩ (ưu hay bình, thứ) được. Cho nên nhạc sĩ lúc rao thích "trổ tài" và "biểu diễn".

Rao xong thì vào bài, tức là bắt đầu bản nhạc. Thường thường để đánh dấu bắt đầu vào bản nhạc, nhất là khi có nhiều người cùng hoà tấu, thì người nhạc sĩ "cầm canh" hay là "giữ nhịp", gõ vào nhịp cụ nghe một tiếng "cóc", tức là bắt đầu, thì mọi người đàn. Trong suốt thời gian đàn, thỉnh thoảng nghe nhịp "cóc", "cóc", "cóc", mau hay khoan tuỳ theo điệu (điệu Bắc thì mau, điệu Nam thì khoan thai hơn, điệu Oán thì chậm hơn nữa). Không phải nhịp nào cũng gõ, mà thường thường là nhịp để chấm câu (như nhịp thứ 16 là để chấm câu trong bản vọng cổ) hoặc để đánh dấu một vài nhịp chính trong câu (như nhịp thứ 12 trong câu vọng cổ). Có khi, nhất là trong các bản đàn điệu Nam hay điệu Oán xưa ; thì có lối "nhịp song loan" như để xuống dòng trong một bản văn viết; thì người ta nghe như sau: tiếng đang đàn, nghe nhịp một cái "cóc" thì im, đếm thầm một, hai, ba, nghe nhịp một cái "cóc" nữa, thì đàn lại, hoặc như sau: tiếng đang đàn, thì im và nghe gõ nhịp "cóc" - "cóc", "cóc" - "cóc" thì đàn lại.


IV. Vọng cổ

Đàn và ca vọng cổ là điệu phổ thông nhất và được thưởng thức nhất ở miền Nam sau này cho đến nổi mà đối với một số người Bắc mới vào Nam và có một số người Nam trong thế hệ trẻ, cổ nhạc miền Nam là vọng cổ và chỉ có vọng cổ. Kỳ thực thì cổ nhạc miền Nam có nhiều bài cùng điệu vọng cổ (điệu oán) mà hay hơn vọng cổ rất nhiều như các bài Tứ đại, Văn thiên Tường, hay là Trường tương tư, nhưng các bài ấy vì khó đàn khó ca nên sau này bị lãng quên mà chỉ còn có vọng cổ được tồn tại phổ thông vì dễ đàn và dễ ca.

1. Lịch sử:

Một số người Nam cho rằng vọng cổ phát xuất từ người Chàm ở miền Nam Trung phần (nhớ tiếc thuở xa xưa). Nhưng thuyết ấy không có chứng minh. Dù sao, đến cuối thập niên 1920, hồi thời "máy hát quay tay hiệu con chó có cái loa" (La voix de son maitre), thời dĩa hát hiệu "con gà" của hãng "Pathé", hồi đời "Thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho", đời mà khi diễn xong một tuồng hát, thì toàn ban ra trước sân khấu hát bài "Ma-Đờ-Long" (Madelon) để từ giã, thì trong Nam đã có bản nhạc "vọng cổ hoài lang", 20 câu, mỗi câu có 4 nhịp; đến đầu thập niên 30, lối năm 1935, 36, thì có nhóm nhạc sĩ ở Bạc Liêu đàn bản vọng cổ này mà kéo dài ra mỗi câu có lẽ 16 nhịp, nên lúc ấy trong Nam gọi là "vọng cổ Bạc Liêu" (hay là vọng cổ nhịp 16). Kể từ đó và suốt hết thập niên 40 là "thời kỳ vàng son" của vọng cổ với trọn 20 câu, mỗi câu có 16 nhịp, với các nghệ sĩ lừng danh trong cả Nam kỳ như các nhạc sĩ Sáu Tửng (đàn kìm), Chín Kỳ (đàn tranh), Hai Phát (đàn cò), các nam ca sĩ Năm Châu và Bảy Nhiêu, các nữ ca sĩ Cô Hai Đá, cô Ba Bến Tre, cô Tư Sạng, và nhất là cô Năm Phỉ (trong tuồng cải lương "Xử Án Bàng Quý Phi"). Các nhạc sĩ và ca sĩ trên còn đàn và ca được những bài Oán khác như Tứ Đại, Văn Thiên Tường, và trường Tương Tư).

Đến những thập niên 1950, 1960, tân nhạc Việt Nam theo lối nhạc Tây phương tràn ngập vào miền Nam và cổ nhạc miền Nam, nhất là những bản nhạc khó đàn và khó ca, bị lu mờ dần rồi bị lãng quên hẳn, chỉ còn có vọng cổ, rút ngắn lại còn có sáu câu đầu, với nam ca sĩ "ăn khách" nhất là ông Út Trà Ôn, và nữ ca sĩ "ăn khách" nhất là cô Thanh Nga.

2. Nghe đàn và ca sáu câu vọng cổ.

Khởi đầu cuộc trình diễn thì các nhạc sĩ "Rao" (rao điệu Oán: xem ở đoạn trước). Rao một lúc thì ca sĩ bắt đầu "nói lối" trong lúc nhạc sĩ vẫn rao; khi nói lối gần xong thì nhạc sĩ ngừng rao, chờ cho ca sĩ xuống giọng để vô nhịp Hò đầu (của câu 1) thì nhạc sĩ "bắt" nốt Hò đó để vào bản nhạc và tiếp tục đàn luôn. (Thường thường nếu ca sĩ xuống giọng để "vào nhịp Hò" ấy mà nghe êm tai, mùi mẫn lại ăn khớp với tiếng đàn "bắt" nốt Hò đó thì khán giả vỗ tay rầm rầm).

Ca đến hết câu 1 thì "xuống nhịp Cống", cho nên bài ca vọng cổ nào chữ cuối cùng của câu 1 cũng là một chữ có dấu sắc, hoặc có khi dấu hỏi hay dấu ngã, mới "ăn" với nốt "Côôống")

Cuối câu 2 thì "xuống nhịp Xang", cho nên bài ca vọng cổ nào chữ cuối cùng của câu 2 cũng là một chữ không dấu mới "ăn" với nốt Xàãang. (miễn cưỡng lắm mới dùng chữ có dấu huyền thì phải đọc lờ đờ như là không dấu).

Cuối câu 3 và cuối câu 4 đều "xuống nhịp Hò" thì bài ca thường thường cuối câu 3 và cuối câu 4 là một chữ có dấu huyền mới "ăn" với nốt Hò (miễn cưỡng lắm mới dùng một chữ không dấu).

Cuối câu 5 thì "xuống nhịp Xề" nên trong bài ca chữ cuối của câu 5 nhất định phải là một chữ có dấu huyền, mà đọc phải gằng giọng và kéo dài để cho "ăn" với nốt "Xềêê".

Cuối câu 6 thì xuống nhịp Hò (như 3 và 4) mà phải đọc nhẹ để chấm dứt bài ca cho êm tai.

Hồi xưa nếu còn tiếp tục ca nữa thì đặc biệt đến câu 9, xuống nhịp "Xự", thì trong bài ca chữ cuối cùng của câu 9 phải là một chữ có dấu nặng mới "ăn" với nốt "Xưựư".

Trong suốt thời gian đàn và ca thì có một nhạc sĩ vừa đàn vừa "cầm canh" nghĩa là giữ nhịp cụ để "chấm nhịp" thì phải gõ nhịp nghe một tiếng "cóc" ở nhịp thứ 12 và nhịp thứ 16 của mỗi câu (trừ câu 1 thường thường chỉ có 12 nhịp, vì cho rằng "Rao" đã mất hết 4 nhịp, nên phải gõ nhịp ở nhịp 8 và 12.

Đến câu 6, ở nhịp thứ 12 thì phải gõ vào nhịp cụ hai lần (nghe cóc cóc) để báo hiệu rằng còn 4 nhịp nữa hết câu thì sẽ stop, ngưng đàn và ca. Thì nhạc sĩ bắt đầu đàn lơi lơi và chậm lại dần (theo nhạc Tây phương là Rall hay Rallentando) và ca cũng hơi chậm chậm lại cho đến cuối câu nghe nhịp một cái "cóc" nữa là ngưng đàn và ca. Hồi xưa khi còn đàn và ca vọng cổ đủ cả 20 câu, thì đến đây không nghe nhịp hai cái cóc cóc thì nhạc sĩ và ca sĩ không đàn và ca chậm lại và hết câu 6 thì đi luôn qua câu 7.

Sau này còn có cái lối không đàn và ca luôn hết sáu câu, mà đến hết câu 3 thì :

- Hoặc ngừng rồi rao, nói lối, rồi xuống giọng để trở vô nhịp Hò đầu của câu 4, rồi đàn và ca luôn đến hết câu 6 ;

- Hoặc ngừng rồi rao, ca đệm vài câu của bản "Xuân Tình" hay bản "Chuồn Chuồn" rồi nói lối và xuống giọng để vô nhịp Hò đầu của câu 4 rồi đàn và ca luôn đến hết câu 6.

Trên đây tôi đã cố gắng trình bày vài nguyên tắc căn bản của cổ nhạc miền Nam, khác biệt với nhạc Tây phương để hiểu thêm phần nào và thưởng thức hơn nhạc cổ điển của chúng ta. Và tôi nghĩ rằng thế hệ già này của Việt kiều di cư, tuy không còn được thưởng thức tiếng đàn và lời ca của những bài cổ nhạc miền Nam độc đáo nữa như các bản Tây thi, Xàng xê, Nam xuân, Nam ai, hoặc Tứ đại, Văn thiên Tường, hay Trường Tương Tư, nhưng vẫn còn thấy xúc động khi được nghe đàn và ca sáu câu vọng cổ ; chứ đến thế hệ tương lai sau này của Việt kiều di cư, thì chắc chắn không biết tới tên của những bản cổ nhạc ấy nữa, và không biết sẽ còn xúc động khi nghe đàn và ca sáu câu vọng cổ hay không, hay là sẽ dửng dừng dưng như nghe nhạc A-rab hay nhạc Ấn độ, một sự dửng dừng dưng tò mò của người ngoại quốc?



Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền...!!!

No comments:

Post a Comment