TIN TỨC KINH TẾ VIỆT NAM
Giá thực phẩm tiêu dùng tăng trở lạiRFA 16.04.2009
Trong ngày hôm nay, theo khảo sát của nhiều bài báo trong nước cho biết các chợ đầu mối tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu tăng giá trên các mặt hàng rau quả mặt dù các nguồn cung cấp không có biến động lớn.
Các loại thịt gia súc, gia cầm đang tăng giá mạnh. Thịt heo bị đẩy giá lên ít nhất là 5000 một ký. Giá một ký thịt tùy theo chợ có thể khác nhau từ 70 đến 80 ngàn một ký.
Các nhà cung cấp trung gian đưa ra những lý do khiến giá cả tăng như giá nhiên liệu tăng, giá điện cũng là một yếu tố khiến giá thành tăng cùng nhiều lý do khác.
Giá đô la Mỹ lại tăng
RFA-04-14-2009
Giá đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam hôm nay tăng thêm 30 đồng, khi đổi một đô la, so với sáng qua. Một đô la được bán ra với giá 18 060 đồng tại Hà Nội hôm nay.
Tại Việt Nam, nhiều cá nhân đang tìm mua đô la, vì lo là tỷ giá sẽ tiếp tục tăng cao.
Người ta phỏng đoán là đô la Mỹ có thể lên tới 18500 đồng vào giữa năm nay.
Giá dược phẩm cao gấp 300% so với giá gốcRFA 21.03.2009
Cục quản lý Cạnh tranh thuộc Bộ Công thương Việt Nam đưa ra đánh giá là giá các loại dược phẩm tại Việt Nam cao gấp 300% so với giá gốc.
cung và chất lượng trong nước.
Sữa bột Việt Nam đồng loạt tăng giáĐỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009-03-16
Báo chí đưa tin nói là hiện giờ chỉ có 2 loại sữa bột nhập từ nước ngoài được phép tăng giá là XO và Abbott, nhưng trên thị trường các loại sữa khác cứ ồ ạt tăng giá, khiến những người tiêu dùng phải cắn răng chịu thua.
Giá điện tăng 8% kể từ tháng 3 năm nayRFA-02-16-2009
Kể từ ngày mồng một tháng 3 tới, giá bán lẻ điện sẽ tăng hơn 8%, so với giá của năm rồi, bình quân là 948 đồng rưỡi, một kw, chưa tính thuế.
Ngay sau khi tin này đuợc loan báo hôm qua, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến gía cả những mặt hàng khác, trong thời gian tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Medicine-products-in-vietnam-are-300-percent-higher-than-original-price-03212009125213.html
Trong ngày hôm nay, theo khảo sát của nhiều bài báo trong nước cho biết các chợ đầu mối tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu tăng giá trên các mặt hàng rau quả mặt dù các nguồn cung cấp không có biến động lớn.
Các loại thịt gia súc, gia cầm đang tăng giá mạnh. Thịt heo bị đẩy giá lên ít nhất là 5000 một ký. Giá một ký thịt tùy theo chợ có thể khác nhau từ 70 đến 80 ngàn một ký.
Các nhà cung cấp trung gian đưa ra những lý do khiến giá cả tăng như giá nhiên liệu tăng, giá điện cũng là một yếu tố khiến giá thành tăng cùng nhiều lý do khác.
Giá đô la Mỹ lại tăng
RFA-04-14-2009
Giá đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam hôm nay tăng thêm 30 đồng, khi đổi một đô la, so với sáng qua. Một đô la được bán ra với giá 18 060 đồng tại Hà Nội hôm nay.
Tại Việt Nam, nhiều cá nhân đang tìm mua đô la, vì lo là tỷ giá sẽ tiếp tục tăng cao.
Người ta phỏng đoán là đô la Mỹ có thể lên tới 18500 đồng vào giữa năm nay.
Giá dược phẩm cao gấp 300% so với giá gốcRFA 21.03.2009
Cục quản lý Cạnh tranh thuộc Bộ Công thương Việt Nam đưa ra đánh giá là giá các loại dược phẩm tại Việt Nam cao gấp 300% so với giá gốc.
cung và chất lượng trong nước.
Sữa bột Việt Nam đồng loạt tăng giáĐỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009-03-16
Báo chí đưa tin nói là hiện giờ chỉ có 2 loại sữa bột nhập từ nước ngoài được phép tăng giá là XO và Abbott, nhưng trên thị trường các loại sữa khác cứ ồ ạt tăng giá, khiến những người tiêu dùng phải cắn răng chịu thua.
Giá điện tăng 8% kể từ tháng 3 năm nayRFA-02-16-2009
Kể từ ngày mồng một tháng 3 tới, giá bán lẻ điện sẽ tăng hơn 8%, so với giá của năm rồi, bình quân là 948 đồng rưỡi, một kw, chưa tính thuế.
Ngay sau khi tin này đuợc loan báo hôm qua, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến gía cả những mặt hàng khác, trong thời gian tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Medicine-products-in-vietnam-are-300-percent-higher-than-original-price-03212009125213.html
TIN TỨC TRONG NƯỚC * CÔNG LÝ BỊ BỊT MỒM
16/04/2009
ĐÀI VOA
Bộ
Thông Tin và Truyền thông đình bản tờ báo Du Lịch vì 'vi phạm nghiêm
trọng' luật báo chí Việt Nam Báo chí Việt Nam trong nước vẫn không được
phép đưa ra những lời chỉ trích nước láng giềng Trung Quốc. Điển hình
nhất là vào ngày thứ Năm vừa qua, giới hữu trách đã đình bản một tờ báo
trong 3 tháng vì đã cho đăng những bài viết gây tranh cãi về việc tranh
chấp chủ quyền với nước láng giềng này.Hãng thông tấn AP trích nguồn tin
của báo Thanh Niên cho hay Bộ Thông tin và Truyền thông đã đình bản tờ
Du Lịch vì đã 'vi phạm nghiêm trọng' luật báo chí Việt Nam. Báo Thanh
Niên cho hay theo quyết định nói trên,Báo Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch
(Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) hiện chưa có bộ máy hoàn chỉnh; lãnh
đạo báo không chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng,
phức tạp, nhạy cảm khi cho đăng những thông tin trên số báo Tết Kỷ
Sửu.Việc đình bản này có hiệu lực từ ngày thứ Ba, và Bộ Thông tin cũng
đã lệnh cho tờ báo này chỉnh đốn lại đội ngũ lãnh đạo. Trong số báo Tết
Kỷ Sửu 2009, tờ Du Lịch đã đăng một loạt bài ủng hộ những người biểu
tình chống Trung Quốc và khen ngợi họ vì 'tinh thần yêu nước trong
sáng'. Hàng ngàn người biểu tình, chủ yếu là sinh viên đã tụ tập gần các
cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hồi
năm 2007 để phản đối chính sách của Trung Quốc đối với các quần đảo ở
Biển Đông trong đó có quần Đảo Trường Sa. Trung Quốc khi đó đã loan báo
kế hoạch lập một khu vực hành chính với tên gọi Tam Sa để quản lý khu
vực lãnh thổ có tranh chấp này. Mặc dù chính phủ cộng sản Việt Nam phản
đối chính sách này của Trung Quốc nhưng họ vẫn muốn duy trì quan hệ hữu
nghị với nước láng giềng hùng mạnh này. Tuy nhiên, vấn đề về Trường Sa
đã khơi dậy tinh thần dân tộc ở Việt Nam, và những người biểu tình đã
xuống đường thậm chí ngay cả khi chính phủ Việt Nam cấm bất cứ hình thức
biểu tình tập thể nào.
ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
Người trong cuộc nói gì về vụ báo Du Lịch bị đình bản?Nam Nguyên, phóng viên RFA2009-04-16
Tờ báo Du Lịch ấn hành toàn quốc mỗi tuần 2 số vừa bị Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam ra quyết định đình bản ba tháng, kể từ hôm 15/4/2009.
Bộ
Thông Tin Truyền Thông nêu rõ là trong số báo xuân Kỷ Sửu lãnh đạo báo
đã cho đăng những bài không chấp hành sự chỉ đạo đối với thông tin quan
trọng, phức tạp, nhạy cảm.Chấp hành nhưng không đồng ý
Được biết, số báo Xuân Du lịch vừa nói, có bài với tựa đề “Tản mạn đảo xa”, phóng viên Trung Bảo đã đề cao tinh thần yêu nước của những ngừơi có quan điểm chống lại việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
Được biết, số báo Xuân Du lịch vừa nói, có bài với tựa đề “Tản mạn đảo xa”, phóng viên Trung Bảo đã đề cao tinh thần yêu nước của những ngừơi có quan điểm chống lại việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
Nam Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Thái Trợ Lý Phó Tổng Biên Tập phụ trách tờ Du Lịch. Từ TP.HCM ông Thái phát biểu:
Ông Nguyễn Quốc Thái: Chúng tôi chấp hành quyết định của Bộ Thông Tin Truyền Thông (TTTT) nhưng tôi không đồng ý với nội dung của quyết định đó.
Nam Nguyên: Thưa như vậy ông không đồng ý ở những điểm nào?
Ông Nguyễn Quốc Thái: Bởi vì trong quyết định đó, Bộ TTTT nói để kiện toàn tổ chức, phần này chúng tôi không nói đến. Nói về những bài trong số báo Xuân, trong đó nêu ra bài ‘Tản mạn đảo xa’ của phóng viên Trung Bảo.
Đó là một bài viết thể hiện những bức xúc lo lắng và buồn phiền của một công dân một quốc gia bị nứơc khác xâm lấn phần đất quê cha đất tổ của mình. Một biểu lộ về lòng yêu nứơc như vậy, tôi nghĩ không nên bị kết án.
Ô. Nguyễn Quốc Thái
Chúng tôi thấy rằng bài báo đó là một bài viết thể hiện những bức xúc lo lắng và buồn phiền của một công dân một quốc gia bị nứơc khác xâm lấn phần đất quê cha đất tổ của mình. Một biểu lộ về lòng yêu nứơc như vậy, tôi nghĩ không nên bị kết án.
Nam Nguyên: Trong quyết định đình bản có nói là Báo đã không xử lý đúng những thông tin nhạy cảm. Thưa điều này nên được hiểu như thế nào?
Ông Nguyễn Quốc Thái: Tôi không hiểu cách suy luận của những ngừơi có quyết định đó như thế nào. Nhưng tôi đã đọc lại bài của phóng viên Trung Bảo, cũng như các bài khác có được nhắc đến, tôi thấy rằng không có gì sai trái trong tất cả những bài viết đó hết.
Tôi vẫn tự hỏi, phải chăng biểu lộ một tình cảm về đất nứơc của mình, ở trong hoàn cảnh nào đó không phù hợp với quan điểm của một ngừơi nào đó là một cái tội. Tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ xét xử việc này.Sẵn sàng tranh luận công khai
Nam Nguyên: Thưa ông, với quyết định này tương lai Báo Du Lịch sẽ như thế nào theo sự nhận định của ông?
Ông Nguyễn Quốc Thái: Theo như quyết định của Bộ Thông Tin Truyền Thông để kiện toàn tổ chức về nhân sự, thì chúng tôi không biết chiều hứơng sẽ như thế nào.
Bởi vì như thế sẽ có bổ nhiệm mới và chủ trương của người mới sẽ ra sao thì chúng tôi chưa biết rõ được.
Tôi không đồng ý nội dung quyết định đình bảo báo Du Lịch, và tôi sẵn sàng tranh luận công khai vấn đề này trên các phương tiện truyền thông.Ô. Nguyễn Quốc Thái
Anh Nguyễn Trung Dân là Phó Tổng Biên Tập Phụ Trách, theo cách nói khác là Quyền Tổng Biên Tập, anh đã xác nhận anh chịu hình thức kỷ luật, nếu biện pháp kỷ luật là cần thiết thì anh sẽ sẵn lòng.
Những nhân viên thuộc quyền thì nếu có một người khác về phụ trách tờ báo thì đó là quyền quyết định của họ, hiện nay ban biên tập vẫn hoạt động bình thường, trong thời gian ấn bản báo Du Lịch tạm đình bản, các phụ trang và Du Lịch Online vẫn hoạt động bình thường.
Nam Nguyên: Thưa ông đây có phải là biểu hiện báo chí phải đi theo lề bên phải như báo chí trong nứơc từng nói tới?
Ông Nguyễn Quốc Thái: Trong cuộc họp trực tuyến ngày hôm qua với ông Tổng Cục Trưởng Du Lịch kiêm Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch.
Tôi có thông tin cho ông biết rằng, trong ngày hội du lịch ở Đầm Sen, chúng tôi đã bán được mấy ngàn tờ báo chỉ trong một buổi sáng. Như vậy chứng tỏ Báo Du Lịch chúng tôi đi đúng hứơng đúng nguyện vọng của ngừơi đọc.
Việc thay đổi nhân sự và tổ chức là quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng quyết định còn lại để đình bảo báo Du Lịch ba tháng, thì như tôi đã trình bày là tôi không đồng ý nội dung quyết định đó và tôi sẵn sàng tranh luận công khai vấn đề này trên các phương tiện truyền thông.
Bạn nghĩ gì quyết định đình bản báo Du Lịch của Bộ Thông tin Truyền thông VN? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA
Nam Nguyên: Liệu yêu cầu của ông có hiện thực trong bối cảnh xã hội và báo chí Việt Nam hiện nay thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Thái: Có một cuộc tranh luận công khai như vậy thì sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng có thể có hay không thì không thuộc thẩm quyền của chúng tôi.
Nam Nguyên: Ngoài những vấn đề vừa nói, chúng tôi có thông tin là báo Du Lịch hôm thứ Hai có đăng một bài về vụ Bauxite, vấn đề vốn đang gây sôi nổi, rồi qua ngày thứ Ba báo bị đình bản. Ông Nhận định gì về sự kiện này?
Ông Nguyễn Quốc Thái: Xin các ông tự nhận định và đánh giá, tôi xin phép được không bình luận vấn đề này.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn ông!
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Tourist-Weekly-is-suspended-3months-Interview-executive-deputy-editor-assistant-NNguyen-04162009101352.html
=
TIN TỨC THÁI BÌNH DƯƠNG
TIN BBC
Lại căng thẳng vùng biển
Chiến hạm Mỹ trên Thái Bình Dương
Trên vùng biển Nam Trung Hoa có vẻ lại có những diễn biến mới, với sự liên quan của cả Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc, trong lúc bản thân Trung Quốc tăng cường các chuyến tuần tra trên biển.
Tờ China Times của Đài Loan cho hay Trung Quốc đã cấm Hoa Kỳ và Đài Loan được vào khu vực thềm lục địa của Đông Sa, cách Hong Kong trên 300 km về phía Nam, nơi họ đang thực hiện việc khảo sát và lập bản đồ.
Nhằm hoàn tất việc khảo sát và lập bản đồ thềm lục địa quanh Đài Loan vào ngày 12/5/2009 để cho phép hòn đảo này tuyên bố quyền về đặc khu kinh tế, Hoa Kỳ đã phái một tàu nghiên cứu để giúp thực hiện công việc.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan về vụ việc đã nổ ra.
Tờ China Times trích dẫn các nguồn tin mà họ nói là tin cậy cho biết hải quân Trung Quốc đã cấm các khoa học gia của Mỹ và Đài Loan tới gần Đông Sa để thực hiện nhiệm vụ, nói rằng họ đã vi phạm bất hợp pháp.
Đây là xung đột thứ hai kể từ sau khi tàu Impeccable của Mỹ bị các tàu Trung Quốc ‘gây hấn' trên biển Đông hồi đầu tháng Ba.
Lần này, vụ việc đã được thông báo lên Bộ An ninh Đài Loan và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Được biết tàu của Trung Quốc đột nhiên tới gần tàu nghiên cứu của Đài Loan và Mỹ, và cảnh báo Hoa Kỳ rằng chiếc tàu này đang xâm phạm vào đặc khu kinh tế Trung Quốc. Họ nói chiếc tàu này không được phép thực hiện nghiên cứu quanh khu vực quần đảo Đông Sa mà không có sự cho phép của Trung Quốc.
Phản bác
Các khoa học gia Đài Loan đã phản bác rằng Đông Sa (Pratas Islands) là đặc khu kinh tế thuộc chủ quyền của Đài Loan, và tàu nghiên cứu của Mỹ được phép thực hiện các nghiên cứu hợp pháp trong vùng lãnh hải này.
Tàu TQ
Trung Quốc gia tăng tuần tra trên biển Đông sau vụ va chạm đầu tháng Ba
Do các khoa học gia Đài Loan khẳng định họ được quyền khảo sát, chiếc tàu theo dõi mang số hiệu 81 của Trung Quốc đã không có hành động gì tiếp theo, nhưng nó tiếp tục đi theo để theo dõi.
Giới phân tích cho rằng hành động của hải quân Trung Quốc là nhắm tới tàu nghiên cứu của Mỹ.
Được biết các khoa học gia Đài Loan đã liên lạc với bộ chỉ huy đề nghị trợ giúp, và chiếc tàu nghiên cứu của Mỹ cũng ngay lập tức thông báo vụ việc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhờ kiềm chế, cả ba bên đã không có hành động gì.
Tin cho hay các khoa học gia Đài Loan và Mỹ đã hoàn tất việc khảo sát và vẽ bản đồ vùng biển Philippines và đã sẵn sàng quay trở về. Thế nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ phàn nàn về thái độ thách thức của Trung Quốc.
Tuần tra chung
Trong một diễn biến khác, tin tức Trung Quốc cho hay một tàu tuần dương từ tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu tham gia vào chiến dịch tuần tiễu chung trên Biển Đông hôm thứ Ba.
Các quan chức địa phương cho hay tàu Hải Tuần-31 rời cảng Chu Hải để tới Tam Á, là cảng thuộc tỉnh Hải Nam.
Tàu này sẽ tham gia vào chiến dịch tuần tra đại dương chung, do giới chức hàng hải thuộc ba tỉnh Quảng Đông, Hải Nam và Thượng Hải đứng ra tổ chức.
Tàu Hải Tuần-31 sẽ tham gia cùng tàu Hải Tiêu-32 của Quảng Đông và Hải Tuần-21 của Thượng Hải thực hiện chiến dịch tuần tra chung này.
Các quan chức Trung Quốc nói cuộc tuần tra là để giám sát môi trường biển, kiểm tra các tuyến hàng hải chính, đánh dấu các tuyến đường biển và các cơ sở trên biển cũng như đảm bảo an toàn và trật tự cho tàu bè.
Căng thẳng trên Biển Đông đã gia tăng trong thời gian qua, sau vụ đụng độ giữa tàu Mỹ với tàu Trung Quốc, và sau khi Trung Quốc gia tăng sự hiện diện của họ tại đây.
Bản đồ
Đường đỏ là vùng TQ tuyên bố chủ quyền; Đường xanh là các đặc khu kinh tế EEZ theo Công ước LHQ về luật biển; Các đảo xám là nơi có tranh chấp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090415_eastsea_tension.shtml
=
TRẦN BÌNH NAM * CHÍNH LUẬN
Hồ Diệu Bang, Thiên An Môn và Việt NamTrần Bình Nam
Viết cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ
Ngày Hồ Diệu Bang qua đời góp phần gián tiếp dẫn đến biến cố Thiên An Môn
Ngày 15/4/2009 đánh dấu đúng 20 năm ngày ông Hồ Diệu Bang, một lãnh tụ cộng sản Trung Quốc qua đời (15/4/1989). Sự qua đời của ông đã tạo nên biến cố Thiên An Môn.
Ngày Hồ Diệu Bang qua đời góp phần gián tiếp dẫn đến biến cố Thiên An Môn
Ngày 15/4/2009 đánh dấu đúng 20 năm ngày ông Hồ Diệu Bang, một lãnh tụ cộng sản Trung Quốc qua đời (15/4/1989). Sự qua đời của ông đã tạo nên biến cố Thiên An Môn.
Dù không làm chế độ cộng sản tại Trung Quốc bị đổ, biến cố Thiên An Môn đã biến đổi bộ mặt của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình sau khi ra lệnh đàn áp cuộc biểu tình Thiên An Môn hiểu rằng tinh thần dân chủ đã bén rễ trong giới sinh viên và những thành phần tiến bộ nên ông đã đẩy mạnh chương trình canh tân kinh tế và cởi mở chính trị trong vòng kiểm soát của đảng mà ông đã chủ xướng từ trước biến cố Thiên An Môn.
Ông Hồ Diệu Bang xuất thân từ một gia đình nông dân tại tỉnh Hồ Nam. Ông sinh ngày 20/11/1915 vào lúc Trung Quốc bước vào thời đại cách mạng dân chủ sau khi Thanh triều bị lật đổ. Ông theo phong trào cộng sản dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và suýt chết trong cuộc trường chinh 1934-1935 khi đoàn quân đang tan tác của Mao trốn chạy sự săn đuổi của quân đội Tưởng Giới Thạch từ miền nam Trung Quốc lên Diên An.
Vốn là một người chủ trương kinh tế thị trường và phóng khoáng chính trị, ông Hồ Diệu Bang lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Cộng Sản từ 1952 đến 1967, và sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố được thế lực năm 1981 Đặng đã chọn Hồ Diệu Bang làm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc. Ở chức vụ này, và với sự ủng hộ ngầm của Đặng Tiểu Bình, ông Hồ Diệu Bang đã thực hiện nhiều cuộc cải tổ quan trọng như nới lỏng tự do ngôn luận và nhờ đó ông rất được lòng giới trẻ nhất là thành phần sinh viên.
Cuộc cải tổ của Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu Bang đã mang lại một không khí phấn khởi theo hướng dân chủ hóa cho Trung Quốc, và vào cuối năm 1986 sinh viên trên toàn quốc đã có thể tổ chức những cuộc biểu tình nho nhỏ và ôn hòa để bày tỏ ý kiến về các vấn đề quốc gia nhất là vấn đề dân chủ hóa và cải thiện đời sống kinh tế .
Tuy nhiên sau cuộc biểu tình lớn của sinh viên tại Thượng Hải vào tháng 12/1986, Đặng Tiểu Bình và các thành phần thận trọng trong Bộ chính trị lo ngại và đã áp lực Hồ Diệu Bang từ chức ngày 16/1/1987.
Đặng thay thế Hồ Diệu Bang bằng một nhân vật cởi mở khác là Triệu Tử Dương để duy trì hướng cải tổ trong chừng mực, đồng thời cân bằng nội bộ với một ủy viên chủ trương cứng rắn là thủ tướng Lý Bằng. Sau cuộc chỉnh đốn nội bộ để kìm hãm bớt phong trào đòi dân chủ này Hồ Diệu Bang tuy không còn quyền lực đã trở thành một biểu tượng của phong trào đòi dân chủ tại Trung quốc .
Xe tăng vào Quảng trường Thiên An Môn ngày 3-4 tháng Sáu 1989 để đàn áp
Ngày 15/4/1989 Hồ Diệu Bang đột ngột qua đời. Tại Bắc Kinh, Thượng Hải và vài thành phố lớn khác sinh viên và dân chúng xuống đường bày tỏ lòng thương tiếc.Trước áp lực của quần chúng đảng cộng sản Trung Quốc cho cử hành quốc táng.
Vào ngày tang lễ (22/4) hơn 100.000 sinh viên tập trung tại quảng trường Thiên An Môn và sau đó hằng ngày tổ chức các cuộc tuyệt thực và biều tình đòi cải cách dân chủ.
Sau hơn một tháng do dự, thăm dò ý kiến các tướng lãnh, và nhất là sau khi sinh viên biểu tình đập các bình cắm hoa nhỏ (Tiểu Bình tên của Đặng Tiểu Bình có nghĩa là bình cắm hoa nhỏ) Đặng Tiểu Bình hiểu rằng phong trào sinh viên không những đòi dân chủ mà họ còn có ý định tiêu diệt cá nhân ông, ông quyết định ra tay.
Binh sĩ được điều động từ miền Bắc xa xôi về đã nổ súng trực xạ vào đám sinh viên ngày 3 & 4 tháng 6, giết chết hằng trăm người trước sự chứng kiến kinh hoàng của toàn thế giới. Sau cuộc đàn áp này quyền hành của Đặng Tiểu Bình được củng cố hơn. Ông cách chức Triệu Tử Dương và đưa Giang Trạch Dân lên thay.
Đánh giá lại?
Cho đến lúc này đã có nhiều nỗ lực tại Trung Quốc để đánh giá lại hành động của đảng cộng sản trong vụ Thiên An Môn, đồng thời vãn hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang như một nhà cải cách.
Về vấn đề đánh giá vụ Thiên An Môn, sẽ không có việc nhận sai lầm trong quyết định đàn áp như nhiều nhà quan sát chờ đợi.
Trần Bình Nam
Năm 2005 chính quyền đã chuẩn bị cho phổ biến tiểu sử của Hồ Diệu Bang và làm lễ truy điệu ông nhân dịp sinh nhật thứ 90 của ông tại tỉnh Hồ Nam. Điều này không có gì ngạc nhiên vì đương kim Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào vốn là người cùng xuất thân từ Đoàn Thanh niên cộng sản và Hồ Diệu Bang là người đã đề cử Hồ Cẩm Đào vào Trung ương đảng.
Nhưng việc này vẫn bị xếp lại ngoại trừ một buổi lễ nhỏ được cử hành vào ngày 18/11/2005 tại Bắc Kinh và được báo chí đăng tải. Đó là lần đầu tiên kể từ ngày Hồ Diệu Bang qua đời tên ông được chính thức xuất hiện trên báo chí do đảng kiểm soát.
Về vấn đề đánh giá vụ Thiên An Môn, sẽ không có việc nhận sai lầm trong quyết định đàn áp như nhiều nhà quan sát tình hình Trung Quốc chờ đợi.
Có nhiều ý kiến khác biệt về vụ Thiên An Môn. Một ý kiến cho rằng lãnh đạo Trung Quốc đã chờ đợi 40 ngày trước khi dùng bạo lực (tính từ 22/4/1989 ngày cử hành tang lễ Hồ Diệu Bang cho đến ngày nổ súng 3/6/1989) cho nên họ không dễ dàng nhận đó là sai lầm. Đánh giá lại có thể là giải thích hành động của họ sao cho hợp lý và hợp với tinh thần phóng khoáng trong nước để huy động nội lực quốc dân cho chương trình quan trọng trước mắt là vươn lên như một cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới.
Một cách thực tế, nếu cuộc vận động Thiên An Môn thành công, Trung Quốc có thể rơi vào nội loạn như nạn sứ quân sau cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên năm 1910 hay phân chia đất nước và bạo loạn chủng tộc tại Nam Tư sau khi chế độ cộng sản dưới sự lãnh đạo của Tito sụp đổ. Và người ta không thể kết luận là một Trung Quốc xâu xé nhau sẽ có bao nhiêu triệu người sẽ bỏ mình và thế giới sẽ chịu những hậu quả nào.
Phản ứng Việt Nam
Việt Nam đã phản ứng như thế nào trước biến chuyển Đông Âu và phong trào Thiên An Môn?
Tại đại hội VI năm 1986, đảng cộng sản Việt Nam phải tìm một lối thoát để sống còn. Nguyễn Văn Linh, một nhân vật có thành tích cởi mở tại thành phố Hồ Chí Minh đắc cử Tổng bí thư. Nguyễn Văn Linh chọn đường lối đổi mới kinh tế và cởi mở chính trị theo mô thức của cuộc cải cách chính trị (glasnost) và cải tổ hành chánh (perestroika) của Gorbachev tại Liên bang Xô viết.
Kết quả, cải tổ kinh tế đã giúp Việt Nam tránh được nạn đói, nhưng cởi mở chính trị chính yếu là "cởi trói văn nghệ" đã tạo ra một không khí tự do ngôn luận trong giới nghệ sĩ và nhà văn đã làm cho những thành phần bảo thủ trong đảng lo sợ nên chỉ trong vòng 2 năm nhóm này buộc Nguyễn Văn Linh phải thắt lại.
Trong không khí của vụ Thiên An Môn đảng cộng sản Việt Nam phải chọn một trong hai con đường: Cải tổ chính trị theo hướng Liên bang Xô viết, hay cải tổ kinh tế và siết chặt chính trị trong tay đảng như mẫu của Trung Quốc.
Biến cố Thiên An Môn và Đông Âu dập tắt mầm mống đa nguyên ở Việt NamĐảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường ngả theo Trung Quốc mà họ cho là con đường an toàn nhất. Và trong Bộ chính trị không có một ai có một cái nhìn đủ xa để nhân cơ hội này tìm một con đường thoát lâu dài cho dân tộc.
Người duy nhất trong Bộ chính trị chủ trương cải tổ chính trị là ông Trần Xuân Bách nhân ông được Bộ chính trị cử làm công tác nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của cuộc sụp đổ tại Đông Âu. Do sự nghiên cứu này ông Bách đã công khai chủ xướng đường lối cải tổ chính trị, chính yếu là thiết lập một chế độ đa đảng.
Nhưng tiếng nói của ông chỉ là tiếng nói đơn độc và ông đã bị đa số gạt ra khỏi Bộ chính trị vào tháng 3/1990 trước khi nhiệm kỳ chấm dứt. Gạt bỏ ông Trần Xuân Bách, đảng cộng sản Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội dân chủ hóa đất nước.
Nhưng lịch sử sẽ nghiêm khắc phán xét đảng cộng sản Việt Nam về quyết định này.
Trung Quốc và Việt Nam có nhiều khác biệt căn bản. Trung Quốc là một nước lớn, Việt Nam là một nước nhỏ. Miền Nam Việt Nam từng được hưởng một chế độ dân chủ nên một chuyển biến từ một chính thể độc tài sang một chính quyền dân chủ nếu có vài xáo trộn lúc đầu cũng sẽ được ổn định trong một thời gian ngắn, một việc không thể xẩy ra tại Trung Quốc là một nước rộng gấp 29 lần Việt Nam, dân số gần một tỉ người và chưa hề biết bộ mặt dân chủ ngang dọc như thế nào.
Nếu nhìn vào một khía cạnh khác, Hoa Kỳ do hội chứng Việt Nam làm tê liệt cũng đã bỏ qua một cơ hội lớn giúp tái lập một nền dân chủ tại Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ nắm được sự lung lay của chế độ cộng sản Việt Nam vào thời điểm đó và có một kế hoạch tiếp xúc với những nhân sự nắm lực lượng vũ trang đang chao đảo lo sợ một cuộc cách mạng quần chúng, biết đâu một kế hoạch đã được triển khai và Việt Nam đã có thể chuyển biến sang chế độ dân chủ.
Trước cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ của những năm 1989 và 1990, người Việt Nam và các lực lượng dân chủ trên thế giới chứng tỏ là thiếu bản lãnh.
Nhưng đó là chuyện đã qua không gì lôi kéo lại được. Người ta cần kiên nhẫn và lạc quan chờ đợi những biến chuyển trong tương lai.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Trần Bình Nam. Quý vị có thể liên lạc với người viết qua địa chỉ binhnam@sbcglobal.net hoặc xem trang http://www.tranbinhnam.com/.
==
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
XIN ĐỌC BÀI BÌNH LUẬN CỦA LÝ ĐẠI NGUYÊN
"SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI DÂN TỘC"
Thuyết
trình tại Chùa Điều Ngự14472 Chestnut St. Westminster, CA 92683 - Tel:
(714) 890-9513 @ 2 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 05 tháng 4 năm 2009
http://www.youtube.com/thanhniencovang
1. http://www.youtube.com/watch?v=KIr8O2fnvZI
2. http://www.youtube.com/watch?v=e8l7_NvgyAQ
3. http://www.youtube.com/watch?v=JYCzlRyIick
4. http://www.youtube.com/watch?v=GpAzHLzevWI
5. http://www.youtube.com/watch?v=N8d-gMIGK6M
6. http://www.youtube.com/watch?v=ATvyKCW62zM
7. http://www.youtube.com/watch?v=kc_n8M3Oeno
8. http://www.youtube.com/watch?v=KQ1kQmPjYbs
9. http://www.youtube.com/watch?v=fP_kIzid670
10. http://www.youtube.com/watch?v=z0zxOggj98A11. http://www.youtube.com/watch?v=B8pFIREl1ws
12. http://www.youtube.com/watch?v=Ub1PKm7s_nk--
http://www.youtube.com/thanhniencovang
1. http://www.youtube.com/watch?v=KIr8O2fnvZI
2. http://www.youtube.com/watch?v=e8l7_NvgyAQ
3. http://www.youtube.com/watch?v=JYCzlRyIick
4. http://www.youtube.com/watch?v=GpAzHLzevWI
5. http://www.youtube.com/watch?v=N8d-gMIGK6M
6. http://www.youtube.com/watch?v=ATvyKCW62zM
7. http://www.youtube.com/watch?v=kc_n8M3Oeno
8. http://www.youtube.com/watch?v=KQ1kQmPjYbs
9. http://www.youtube.com/watch?v=fP_kIzid670
10. http://www.youtube.com/watch?v=z0zxOggj98A11. http://www.youtube.com/watch?v=B8pFIREl1ws
12. http://www.youtube.com/watch?v=Ub1PKm7s_nk--
XIN ĐỌC TRUYỆN HÀI XHCN
DO SƠN TRUNG SƯU TẬP
NHỮNG CON CÁO ĐỎ IX
NHỮNG CON CÁO ĐỎ VIII
NHỮNG CON CÁO ĐỎ VII
NHỮNG CON CÁO ĐỎ VI
NHỮNG CON CÁO ĐỎ V
NHỮNG CON CÁO ĐỎ IV
NHỮNG CON CÁO ĐỎ III
NHỮNG CON CÁO ĐỎ II
NHỮNG CON CÁO ĐỎ I
NHỮNG CON CÁO ĐỎ VIII
NHỮNG CON CÁO ĐỎ VII
NHỮNG CON CÁO ĐỎ VI
NHỮNG CON CÁO ĐỎ V
NHỮNG CON CÁO ĐỎ IV
NHỮNG CON CÁO ĐỎ III
NHỮNG CON CÁO ĐỎ II
NHỮNG CON CÁO ĐỎ I
==
Wednesday, April 15, 2009
ĐẶNG VĂN ÂU * TRỊNH CÔNG SƠN
NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN
MỘT THIÊN TÀI ĐỒNG LÕA VỚI TỘI ÁC
BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU, hoalong1@att.net
Nhiều năm nay, có khá đông người viết về Trịnh Công Sơn. Tôi cũng có một số ít kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, nhưng không viết ra vì ngại bị độc giả hiểu nhầm mình muốn kiếm chút hơi hướm tên tuổi nơi một thiên tài nổi tiếng. Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” đăng trên trang mạng Da Mầu, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân vể một thiên tài từng xem tôi là bạn.
Cuộc chiến tranh giữa Tự Do và Cộng Sản bằng súng đạn đã chấm dứt hơn 30 năm, nhưng vết thương vẫn còn rướm máu, mặc dầu bản thân đã có ý muốn chôn vùi quá khứ đau buồn để hướng tới tương lai. Những gì tôi sắp sửa trình bày dưới đây không hề có ý định làm tấy lên vết thương cũ. Vì dù sao, Trịnh Công Sơn đã trở về với Cát Bụi.
Sau khi tình hình chiến sự Tết Mậu Thân 1968 Đợt I đã lắng dịu, Đại tá Lưu Kim Cương phái phi công Nguyễn Qúi Chấn bay ra Huế đón Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn. Tôi gặp lại Sơn tại Câu lạc bộ Mây Bốn Phương trong căn cứ Tân Sơn Nhất sau hơn 5 năm xa cách. Hồi tôi gặp Sơn lần đầu tại trường Sư phạm Quy Nhơn, Sơn chưa nổi tiếng. Thật đáng mừng cho Sơn đã may mắn thoát khỏi sự lùng kiếm của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu lúc bấy giờ Sơn bị sa vào tay của hai nhà cách mạng Xuân, Tường có thành tích “phủ khăn sô lên đầu dân Huế” và bị dẫn lên núi theo chân Lê văn Hảo hoặc bỏ xác nơi Bãi Dâu, thì chắc chắn sự nghiệp sáng tác nhạc của Sơn sẽ không có “bề dày” như vào thời điểm 1975. Phải chăng Trịnh Công Sơn thoát khỏi bàn tay Việt Cộng là nhờ được hưởng phúc đức từ bà mẹ nổi tiếng thờ Phật kính Tăng mà người dân Huế nào cũng biết?
Từ sau ngày gặp lại Sơn, tôi thường lui tới chơi với Sơn tại ngôi nhà nằm trên đường Công Lý, đối diện Chùa Vĩnh Nghiêm. Sơn là người hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ. Mặc dầu là người có tài và có tiếng tăm, nhưng Sơn khiêm tốn, chưa bao giờ tôi nghe Sơn bình phẩm hay chê bai nhạc sĩ khác. Tôi từng lái máy bay chở Sơn ra Phú Quốc uống rượu với bạn Nguyễn văn Mãng Thiếu tá Quân Cảnh, Phạm Thọ Trung tá Hải Quân; lên Đà Lạt thăm chị Sâm vợ anh Tốn; ra Huế nhậu với bạn hữu của anh chị Hồ Đăng Lễ. Qua Sơn, tôi giáp mặt với các nghệ sĩ khác như Trịnh Cung, Đinh Cường, Bùi Giáng, nhà báo Phùng thị Hạnh, Trùng Dương, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, Bửu Tôn … Ngoài ra, còn có Bửu Ý từ Huế vào tá túc ở nhà Sơn để lánh nạn … đi lính!
Bạn bè nào cũng qúy mến Sơn, ngay cả những người lính đang ngày đêm hy sinh mạng sống của mình để cho bọn ngụy hòa như ni sư Huỳnh Liên, thầy chùa Nhất Hạnh, giáo gian Nguyễn Ngọc Lan hoặc bà Ngô Bá Thành được quyền biểu tình, lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.
Tôi kể cho Sơn nghe câu chuyện của ông anh tôi – Đặng văn Châu, Giám đốc Đoàn hoa tiêu (pilotage) sông Sài Gòn kiêm Giám đốc trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ – là người rất ái mộ Sơn, nhân chuyến đi công du Pháp quốc tình cờ gặp cô cháu gái từ Hà Nội sang tu nghiệp tại Âm Nhạc Viện Paris. Hai chú cháu mừng rỡ khôn xiết. Anh Châu tôi bèn lấy ra hai cuộn băng cassette nhạc của Sơn để tặng. Cô cháu gái liền ném ngay hai cuộn băng vào thùng rác và nói: “Thưa chú, cháu rất yêu qúy chú nhưng rất ghét nhạc Trịnh Công Sơn. Ở Hà Nội chúng cháu không thèm nghe loại nhạc ủy mị than thân trách phận ấy!”. Anh Châu quá bẽ bàng trước phản ứng bất ngờ của cô cháu. Nghe xong, nét mặt Sơn lộ vẻ thất vọng. Tôi nói để như an ủi: “Sơn ạ! Những ca khúc gọi là ‘phản chiến’ của Sơn không hề làm lay chuyển hay nhụt chí những người lính như bọn moa, vì bọn moa ý thức tại sao phải cầm súng chống lại chủ nghĩa chuyên chính vô sản. Bọn moa có thể vừa nghêu ngao những câu ca thuộc loại “anh trở về trên đôi nạng gỗ hoặc trong cỗ quan tài cài hoa” mà vẫn thản nhiên lao mình vào lửa đạn vì tự biết mình đang trừ gian diệt bạo, chứ không phải vì lòng hận thù. Chính vì thế mà có nhiều anh em quân nhân đánh giặc rất chì vẫn lui tới chơi với Sơn mà không hề bị cơ quan an ninh của chế độ làm khó dễ. Hà Nội không bao giờ chấp nhận Sơn gọi cuộc chiến này là Nội Chiến, vì họ rất tự hào là đội tiền phong đang thi hành nghĩa vụ quốc tế để hoàn thành cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới. Chỉ có cán binh cộng sản mới bị Hà Nội cấm nghe nhạc của Sơn”.
Một hôm, ngồi nhậu rượu với Sơn, không hiểu nguyên do nào đưa đẩy câu chuyện liên quan đến Phong trào Nhân dân Cứu quốc do bác sĩ Lê Khắc Quyến lãnh đạo, tôi bực bội nói: “Thú thực với Sơn, moa rất khinh miệt bọn ‘trí thức rởm’ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân. Ở Phương Tây, bọn trí thức khuynh tả thiên cộng vì chúng chưa từng nếm mùi cộng sản. Còn ở Việt Nam, tự nhận mình là trí thức mà không hiểu nguyên nhân vì sao hàng triệu người Miền Bắc phải lìa bỏ tài sản, mồ mả tổ tiên để vào Miền Nam hưởng một chút không khí tự do, là ngu si, đần độn. Những nhà ái quốc, văn nghệ sĩ danh tiếng đi theo Việt Minh vì chống Thực dân Pháp, nhưng sau chiến thắng Điện Biên phủ, gông cùm cộng sản xuất hiện với chủ trương đào tận gốc trốc tận rễ thành phần thuộc trí phú địa hào thì dẫu những ai từng lập chiến công với Đảng cũng hết đường cựa quậy. Bộ bọn tranh đấu không hề biết chiến dịch Phóng tay phát động quần chúng, cải cách ruộng đất ở Miền Bắc hết sức tàn bạo dã man hay sao? Một Trần Dần làm bài thơ Nhất Định Thắng có câu ‘chỉ thấy mưa sa trên nền Cờ Đỏ’ và yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự vẫn. Một Phùng Quán chỉ làm hai bài thơ Lời Mẹ Dặn và Chống Tham Ô Lãng Phí là bị bầm dập. Một Văn Cao phải ngưng sáng tác âm nhạc mà chỉ còn vẽ vời lăng nhăng để tránh bị quy cho cái tội mất lập trường giai cấp. Một Nguyễn Hữu Đang có công dựng lễ đài ở Quảng trường Ba Đình để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập cũng không thoát khỏi tù tội. Phải chăng bọn trí thức chủ trương tờ báo Đứng Dậy đòi hỏi công bằng là để cho nhân dân Miền Nam này cũng phải chịu chung số phận tôi đòi như nhân dân Miền Bắc lầm than, khốn đốn thì mới hả dạ?”
“ … Bọn trí thức phương Tây có xu hướng tả khuynh là một kiểu làm dáng thời thượng không nguy hại cho nền an ninh của nước họ, vì những định chế dân chủ của các nước đó đã vững vàng. Còn nước ta đang đối diện một cuộc chiến một mất một còn chống lại kẻ xâm lăng, mà bọn trí thức bắt chước làm dáng tả khuynh là nhắm tố cáo với thế giới rằng công cuộc tự vệ của Miền Nam là phi chính nghĩa nghĩa và nhằm tiếp tay tuyên dương kẻ địch có chính nghĩa giải phóng dân tộc. Hoa Kỳ giúp Việt Nam ngăn chặn làn sóng đỏ, trí thức là “cái đầu” của Đất Nước, mà thiên về phía Cộng Sản thì nhân dân Hoa Kỳ không còn có lý do để giúp chúng ta. Vì vậy, phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ mới có cơ phát triển dữ dội. Sơn có ý thức điều đó hay không? Sơn có biết Miền Nam sẽ trở thành trại lính hoặc nhà tù như Miền Bắc không, nếu cộng sản cai trị toàn bộ Đất Nước?
Trịnh Công Sơn nghe tôi đặt ra những câu hỏi dồn dập, vẫn thản nhiên hút thuốc lá và chậm rãi nâng ly nhắp từng ngụm rượu đắc tiền của bọn “đế quốc xâm lược”. Bửu Ý liếc nhìn tôi, rồi liếc nhìn Sơn, miệng tủm tỉm cười. Lúc bấy giờ tôi không hiểu ý nghĩa cái cười tủm tỉm của Bửu Ý. Và cho đến nay, khi viết những dòng chữ này, tôi cũng chưa hiểu vì sao Bửu Ý tủm tỉm cười. Thật bí hiểm! Tôi đoán có lẽ Bửu Ý cười tủm vì cho rằng tôi là một anh võ biền, chẳng có kiến thức gì lại cố gắng thuyết phục Trịnh Công Sơn đừng mơ tưởng cộng sản?
Không, tôi biết cả hai người, Trịnh Công Sơn và Bửu Ý, chẳng thể nào trở thành cộng sản được, như chuẩn mực Hồ Chí Minh xác quyết: “Phải là con người xã hội mới yêu chủ nghĩa xã hội”. Mà Sơn và Ý không phải là mẫu người xã hội! Sơn và Bửu Ý là người đọc nhiều sách vở, nhưng không nhìn thẳng vào thực tế đang diễn ra trước mắt, lại sống trong tháp ngà, hưởng thụ rượu nồng, dê béo.
Trịnh Công Sơn mô tả cuộc sống hàng ngày của mình là “Đêm Không Ngủ, Ngày Bất Tỉnh” mà bất cứ ai đã từng gần Sơn đều nghe Sơn nói câu đó. Nghĩa là uống rượu, nhậu nhẹt từ khi đêm chưa xuống cho đến ba bốn giờ sáng; ban ngày thì ngủ vùi bất tỉnh nhân sự. Sơn là một người có biệt tài viết nhạc với những ca từ “phù thủy” làm mê hoặc những tâm hồn mơ mộng và Sơn cũng là người cực kỳ thông minh vì biết khai thác đề tài “chiến tranh – thân phận giống da vàng” phù hợp xu hướng thời đại để làm cho mình nổi tiếng. Sơn biết lợi dụng sự “thông thoáng” của chế độ Miền Nam và biết bám vào những người có quyền như Lưu Kim Cương, Hoàng Đức Nhã để trốn tránh nghĩa vụ quân dịch; đồng thời nghiêng về nhóm “tranh đấu đểu” loại Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường”, nghĩa là bắt cá hai tay, dù ai thắng thì mình cũng hưởng lợi. Nói tóm lại, Sơn là mẫu người có tài, ham thụ hưởng, không hề biết thương xót kẻ khốn cùng và không có lòng lân tuất đối với kẻ sa cơ. Xin chứng minh:
– Nữ danh ca phản chiến trứ danh của Hoa Kỳ là Joan Baez sau khi chứng kiến những thuyền nhân Việt Nam chết chìm ngoài biển Đông, bà đã tỉnh ngộ, bèn tập hợp được một nhóm người nổi tiếng (celebrities) cùng ký vào bản lên án chế độ độc tài chuyên chính cộng sản. Đó là hành động xứng đáng của người trí thức khi biết mình sai lầm thì phản tỉnh và chống lại sự tàn bạo dã man. Chỉ có riêng Trịnh Công Sơn không một chút mảy may động tâm thương xót người chết đuối ngoài biển cả, nên đã viết thư cho bà Joan Baez để bào chữa cho chế độ bất nhân bằng câu: “Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?..” Hàng trăm ngàn thuyền nhân chết đuối ngoài biển đã thức tỉnh lương tâm nhân loại, riêng Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ được chế độ Ngụy đùm bọc – lại đi bênh vực bạo quyền mà dám gọi đấy là cuộc cách mạng! Chỉ có thiên tài với tấm lòng lạnh giá như băng mới mô tả đời sống nhân dân cả nước phải nhai bo bo, dáo dác đi tìm đường vượt biên bằng mấy câu ca mô tả cảnh thanh bình: “Em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh trên con đường nhỏ, vườn xưa vẫn có tiếng Mẹ ru, có tiếng em thơ, có chút nắng trong tiếng gà trưa …” . Trong khi những bằng hữu từng cưu mang mình, từng rót không biết bao nhiêu hồ rượu thượng hảo hạng cho mình như Phạm Thọ, như Lê Kim Lợi, như Hồ Đăng Lễ đang rũ tù trong trại khổ sai … thì Trịnh Công Sơn hân hoan “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” để tới lui khề khà với những người bạn “cách mạng” có vây có cánh! Nhờ đâu Sơn đã có nhiều niềm vui đến thế? Từ ông Võ văn Kiệt chăng?
– Trịnh công Sơn viết báo cộng sản nhục mạ những anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người từng che chở cho Sơn, khiến cho ông anh tôi – Đặng văn Châu – không là quân nhân cũng phải nổi sùng. Năm 1994 về VN tình cờ gặp Trịnh Xuân Tịnh, em Sơn, ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh tôi đã nhắn: “Anh Tịnh về nói với Sơn rằng Sơn là một con Số Không, là kẻ vong ân bội nghĩa”.
– Anh XYZ (nhân vật yêu cầu tôi dấu tên), một người anh em ăn ở hết lòng với Sơn và bạn bè, đi tù khổ sai về bị tai nạn gãy chân, phải vào nằm bệnh viện. Sơn làm ngơ như không hề hay biết. Mẹ Sơn hỏi con trai: “Tại sao con không vào nhà thương thăm anh XYZ một chút cho có tình?”. Sơn đáp: “Đi ra Givral uống rượu còn thú hơn là đi thăm anh XYZ”. Chính bà mẹ Sơn là người thuật lại cho anh XYZ nghe câu nói phũ phàng của Sơn. Anh XYZ là người đàn anh của nhóm bạn văn nghệ ở Huế, rất được bằng hữu kính trọng và yêu thương, hiện sinh sống tại Hoa Kỳ.
Theo quan điểm của tôi, một người nghệ sĩ được đánh giá là chân chính thì không bám vào kẻ quyền thế để mưu lợi riêng, thủy chung với bạn bè, biết xót xa với nỗi bất hạnh của kẻ yếu để không bênh vực cho kẻ gieo TỘI ÁC. Lời phản bác của Sơn đối với bức thư của ca sĩ Joan Baez lên án chế độ vô nhân đạo là sự đồng lõa, a tòng với TỘI ÁC, mà một con người bình thường có nhất điểm lương tâm không bao giờ làm. Phải chăng nhờ bức thư phản bác ca sĩ Joan Baez của Sơn mà Võ văn Kiệt cứu Sơn thoát khỏi bàn tay Trần Hoàn và phe nhóm Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế?
Nhờ sống với “Ngụy Quyền” Miền Nam, Trịnh Công Sơn nổi tiếng cả thế giới và được hàng triệu thính giả ái mộ. Nếu Sơn sống với “Chuyên Chính Vô Sản” Miền Bắc thì Sơn – một thiên tài – có rất nhiều khả năng trở thành Tố Hữu – nhà thơ thổi ống đu đủ – thăng quan tiến chức nhờ xu phụ quyền lực. Nhưng Sơn sẽ khổ sở vô cùng, vì Miền Bắc không có rượu thượng hảo hạng để uống mỗi ngày!
Tôi không chắc Trịnh Công Sơn có tham vọng chính trị như Trịnh Cung viết. Nhưng năm 1974, có nhóm tranh đấu đòi hòa bình (bịp) mời Sơn tham gia phong trào ca hát để vận động chấm dứt chiến tranh thì anh em bạn hữu khuyên Sơn đừng nhận lời, Sơn đáp thẳng thừng: “Mình phải tham gia để nếu họ thắng lợi thì mình có tiếng nói”. Lời bày tỏ của Sơn biểu hiện bản chất của con người biết tính toán để mưu cầu lợi ích bản thân. Qua bức thư Sơn viết cho Ngô Kha vào năm 1974 có đoạn như sau: “Hôm nay những thành thị miền Nam đang vươn vai đứng dậy. Trời đất được cơ hội thoát ra không khí ô nhiễm để thở bằng sinh lực mới cùng tập thể nhân dân yêu nước, yêu hòa bình và tự do. Phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng.”. Đó là luận điệu dồi trá, bịp bợm của người nghệ sĩ có tên tuổi nhưng thiếu nhân cách, bởi vì trong thực tế nơi nào bị cộng sản tấn công thì nhân dân nơi đó bồng bế nhau chạy về phía Việt Nam Cộng Hòa, chứ không chạy qua vùng “giải phóng”. Người nào đọc thư Sơn viết cho Ngô Kha mà bảo rằng Sơn không hề có chủ tâm đứng về phía cộng sản là người đó mắc chứng “phương trệ tinh thần” (down syndrome).
Ba mươi Tháng Tư năm 1975, nằm ở đảo Guam tôi nghe đài BBC loan tin Trịnh Công Sơn ôm đàn lên đài phát thanh Sàigòn ca bài “Nối Vòng Tay Lớn” thì tôi dự đoán cuộc đời của Sơn sắp tiêu ma. Bởi vì cái bản chất đố kỵ của người cộng sản không bao giờ chấp nhận người ngoài đảng được phép nổi đình nổi đám được quần chúng hoan hô! Quả nhiên chẳng bao lâu sau Sơn bị cộng sản đe dọa tính mạng, nên Sơn phải chạy về Huế để mong được bạn bè che chở. Không ngờ những người bạn của Sơn như Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đã quay lưng làm ngơ để cho Sơn bị Trần Hoàn đày đi lao động thực tế! Tình nghĩa bạn bè của cộng sản là như thế đấy!
Trịnh Công Sơn, một người nghệ sĩ tài hoa, được bạn hữu Miền Nam qúy mến, bảo bọc lại bí mật rấp tâm thông đồng với bọn sát nhân nhằm giật sập chế độ Việt Nam Cộng Hòa, để rồi bị khốn đốn vì bọn sát nhân. Con người một dạ hai lòng, dù có tài đến mấy đi nữa, thì vẫn đáng khinh.
Bài viết của Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn đã khiến cho một số người lên tiếng bênh vực “thiên tài”. Chúng ta không ngạc nhiên chút nào, bởi vì ngay như tội ác của Hitler, Staline, Mạo Trạch Đông vẫn có kẻ bênh vực và tôn thờ. Nhưng những ý kiến phản bác bài viết của Trịnh Cung đều có luận điệu mạt sát và bôi nhọ Trịnh Cung, mà không hề thấy có lời lẽ nào lên án hành vị “một dạ hai lòng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” của Trịnh Công Sơn khiến cho chúng ta thấy được tác giả của những ý kiến phản bác đều thuộc phe … xã hội chủ nghĩa, chứ không phải sự lên tiếng là vì SỰ THẬT. Sự Thật đó là Trịnh Công Sơn có ngả về phía cộng sản.
Trong số những người lên tiếng bênh vực Trịnh Công Sơn trên Thanh Niên Online có hai Việt Cộng khá tên tuổi. Đó là hai “tội phạm chiến tranh” Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân từng chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội vào năm Mậu Thân 1968. Hai tên tội phạm đó đã ra cái điều trí thức, lấy danh nghĩa chống Mỹ cứu nước để đẩy cả nước xuống hầm tai họa. Từ tháng Tư năm 1975 cho đến nay chưa ai nghe thấy hai kẻ đó có một lời nói hay hành động sám hối.
Ngày xưa sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hai ông Việt Cộng này hung hăng chống độc tài quân phiệt tay sai đế quốc ngoại bang. Ngày nay sống với Xã hội Chủ Nghĩa chủ trương đàn áp nhân dân biểu tình tỏ bày lòng yêu nước chống lại Trung Cộng cướp đất, cướp biển; dân oan khiếu kiện nằm la liệt dải gió dầm sương; các nhà tôn giáo bị đàn áp, các nhà dân chủ bị bịt miệng, bị cầm tù thì hai ông Việt Cộng này ngậm miệng giống như câm, như điếc. Họa sĩ Trịnh Cung tung ra một bài viết tiết lộ một chút xíu bí mật về Trịnh Công Sơn thì hai ông Việt Cộng Tường, Xuân hăm hở nhào ra bảo vệ uy tín thiên tài có quá trình đi đêm với cộng sản! Tình trạng đạo lý suy đồi, quan chức ăn cắp từ trên xuống dưới, nhân quyền bị xếp hạng chót trên thế giới là những thành quả to lớn của Cộng Sản Việt Nam mà hai ông Tường, Xuân đã dày công đóng góp. Cho nên, ngày trước tôi nói với Trịnh Công Sơn rằng tôi rất khinh bỉ bọn trí thức tranh đấu là một lũ bịp bợm, lưu manh quả không sai. Khi chuyên chở tù binh cộng sản từ chiến trường, tôi biếu họ điếu thuốc lá, cái kẹo vì tôi thương và tôi kính trọng người lính khác chiến tuyến bị sa cơ. Nhưng tôi khinh bỉ những kẻ được ăn sung mặc sướng ở phần đất tự do lại ngấm ngầm tư thông với giặc.
Thật đáng tiếc cho Trịnh Công Sơn, một thiên tài nhưng đốn mạt. Sơn không xứng đáng là một người nghệ sĩ được đa số khán thính giả ngưỡng mộ, vì Sơn cũng chẳng khác với hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân bao nhiêu.
Mới đây, đọc “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi không hề coi khinh tác giả, trái lại rất kính trọng bởi vì dám nhận mình hèn. Tác giả phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị có kỹ thuật hủy hoại người thẳng thắn, người cương trực một cách dã man khủng khiếp, khiến cho ai nấy đều trở nên hèn. Đọc hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh kể lại những “cái hèn” của những văn nghệ sĩ Miền Bắc, tôi vô cùng xót xa cho họ và càng thù ghét chính sách cai trị phi nhân của cộng sản. Lặp lại, nhạc sĩ Tô Hải dám nói lên cái hèn của mình, tôi xin ca ngợi ông là người có khí phách.
Ở Miền Nam có chủ trương đề cao nhân tài, dù sản phẩm nhân tài làm ra nhằm làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân sĩ, vẫn được tự do phổ biến, mà nhân tài vẫn tư thông với địch mới là đáng khinh. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân dùng đạo lý tình bằng hữu để miệt thị họa sĩ Trịnh Cung lừa thầy phản bạn là một hành vi đạo đức giả. Hai ông Việt Cộng từng phản lại khát vọng tự do của nhân dân Miền Nam để dẫn “Bộ Đội Cụ Hồ” về chôn sống người Huế vô tội, thì hai ông không có tư cách gì để nói đến tình nghĩa bạn bè, tình nghĩa con người. Hơn ba mươi năm qua, Đất Nước đắm chìm trong nghèo đói, áp bức, bất công, hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân không tỏ bày một chút ân hận, lại còn lên mặt đạo đức giả mới là kẻ hèn, đáng khinh bỉ.
Đọc bài “Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê” của họa sĩ Đinh Cường viết từ Virginia từ ngày 16 tháng 4 năm 2001, tôi không khỏi đem lòng hoài nghi cung cách ứng xử với nhau giữa các ông nghệ sĩ tên tuổi. Nhờ sự tiết lộ của Trịnh Cung, tôi mới hiểu vì sao Đinh Cường viết những lời ưu ái với ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã không ngần ngại ca ngợi nhà thơ Tố Hữu bằng câu văn như sau: “nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”. Nhắc lại: Tố Hữu là nhà thơ dùng quyền lực của Đảng làm khốn đốn, điêu đứng nhiều anh em nghệ sĩ Miền Bắc.
Còn ông Việt Cộng Nguyễn Đắc Xuân bây giờ là nhà nghiên cứu! Chắc chắn nhà nghiên cứu này còn bám lấy chủ nghĩa Marxist – Léninist thì sẽ ngụy tạo ra những bài nghiên cứu theo đường lối “duy vật sử quan” cho phù hợp lập trường của Đảng để được Đảng cho đi Mỹ, đi Tây khua môi, múa mép.
Các cụ nhà ta thường nói: “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân càng nỗ lực bênh vực Trịnh Công Sơn và miệt thị Trịnh Cung bao nhiêu, thì tội trạng Trịnh Công Sơn tư thông với kẻ thù càng rõ nét bấy nhiêu.
“Thời Của Kẻ Giết Người” biết đến bao giờ mới được lương tri soi sáng để can đảm nói một lời sám hối với những vành khăn tang trắng xóa đất Thần kinh thì chúng ta mới hy vọng Đất Nước có ngày hồi sinh.
Bằng Phong Đặng văn Âu, hoalong1@att.net
Ngày 12 tháng Tư năm 2009.
MỘT THIÊN TÀI ĐỒNG LÕA VỚI TỘI ÁC
BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU, hoalong1@att.net
Nhiều năm nay, có khá đông người viết về Trịnh Công Sơn. Tôi cũng có một số ít kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, nhưng không viết ra vì ngại bị độc giả hiểu nhầm mình muốn kiếm chút hơi hướm tên tuổi nơi một thiên tài nổi tiếng. Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” đăng trên trang mạng Da Mầu, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân vể một thiên tài từng xem tôi là bạn.
Cuộc chiến tranh giữa Tự Do và Cộng Sản bằng súng đạn đã chấm dứt hơn 30 năm, nhưng vết thương vẫn còn rướm máu, mặc dầu bản thân đã có ý muốn chôn vùi quá khứ đau buồn để hướng tới tương lai. Những gì tôi sắp sửa trình bày dưới đây không hề có ý định làm tấy lên vết thương cũ. Vì dù sao, Trịnh Công Sơn đã trở về với Cát Bụi.
Sau khi tình hình chiến sự Tết Mậu Thân 1968 Đợt I đã lắng dịu, Đại tá Lưu Kim Cương phái phi công Nguyễn Qúi Chấn bay ra Huế đón Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn. Tôi gặp lại Sơn tại Câu lạc bộ Mây Bốn Phương trong căn cứ Tân Sơn Nhất sau hơn 5 năm xa cách. Hồi tôi gặp Sơn lần đầu tại trường Sư phạm Quy Nhơn, Sơn chưa nổi tiếng. Thật đáng mừng cho Sơn đã may mắn thoát khỏi sự lùng kiếm của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu lúc bấy giờ Sơn bị sa vào tay của hai nhà cách mạng Xuân, Tường có thành tích “phủ khăn sô lên đầu dân Huế” và bị dẫn lên núi theo chân Lê văn Hảo hoặc bỏ xác nơi Bãi Dâu, thì chắc chắn sự nghiệp sáng tác nhạc của Sơn sẽ không có “bề dày” như vào thời điểm 1975. Phải chăng Trịnh Công Sơn thoát khỏi bàn tay Việt Cộng là nhờ được hưởng phúc đức từ bà mẹ nổi tiếng thờ Phật kính Tăng mà người dân Huế nào cũng biết?
Từ sau ngày gặp lại Sơn, tôi thường lui tới chơi với Sơn tại ngôi nhà nằm trên đường Công Lý, đối diện Chùa Vĩnh Nghiêm. Sơn là người hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ. Mặc dầu là người có tài và có tiếng tăm, nhưng Sơn khiêm tốn, chưa bao giờ tôi nghe Sơn bình phẩm hay chê bai nhạc sĩ khác. Tôi từng lái máy bay chở Sơn ra Phú Quốc uống rượu với bạn Nguyễn văn Mãng Thiếu tá Quân Cảnh, Phạm Thọ Trung tá Hải Quân; lên Đà Lạt thăm chị Sâm vợ anh Tốn; ra Huế nhậu với bạn hữu của anh chị Hồ Đăng Lễ. Qua Sơn, tôi giáp mặt với các nghệ sĩ khác như Trịnh Cung, Đinh Cường, Bùi Giáng, nhà báo Phùng thị Hạnh, Trùng Dương, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, Bửu Tôn … Ngoài ra, còn có Bửu Ý từ Huế vào tá túc ở nhà Sơn để lánh nạn … đi lính!
Bạn bè nào cũng qúy mến Sơn, ngay cả những người lính đang ngày đêm hy sinh mạng sống của mình để cho bọn ngụy hòa như ni sư Huỳnh Liên, thầy chùa Nhất Hạnh, giáo gian Nguyễn Ngọc Lan hoặc bà Ngô Bá Thành được quyền biểu tình, lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.
Tôi kể cho Sơn nghe câu chuyện của ông anh tôi – Đặng văn Châu, Giám đốc Đoàn hoa tiêu (pilotage) sông Sài Gòn kiêm Giám đốc trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ – là người rất ái mộ Sơn, nhân chuyến đi công du Pháp quốc tình cờ gặp cô cháu gái từ Hà Nội sang tu nghiệp tại Âm Nhạc Viện Paris. Hai chú cháu mừng rỡ khôn xiết. Anh Châu tôi bèn lấy ra hai cuộn băng cassette nhạc của Sơn để tặng. Cô cháu gái liền ném ngay hai cuộn băng vào thùng rác và nói: “Thưa chú, cháu rất yêu qúy chú nhưng rất ghét nhạc Trịnh Công Sơn. Ở Hà Nội chúng cháu không thèm nghe loại nhạc ủy mị than thân trách phận ấy!”. Anh Châu quá bẽ bàng trước phản ứng bất ngờ của cô cháu. Nghe xong, nét mặt Sơn lộ vẻ thất vọng. Tôi nói để như an ủi: “Sơn ạ! Những ca khúc gọi là ‘phản chiến’ của Sơn không hề làm lay chuyển hay nhụt chí những người lính như bọn moa, vì bọn moa ý thức tại sao phải cầm súng chống lại chủ nghĩa chuyên chính vô sản. Bọn moa có thể vừa nghêu ngao những câu ca thuộc loại “anh trở về trên đôi nạng gỗ hoặc trong cỗ quan tài cài hoa” mà vẫn thản nhiên lao mình vào lửa đạn vì tự biết mình đang trừ gian diệt bạo, chứ không phải vì lòng hận thù. Chính vì thế mà có nhiều anh em quân nhân đánh giặc rất chì vẫn lui tới chơi với Sơn mà không hề bị cơ quan an ninh của chế độ làm khó dễ. Hà Nội không bao giờ chấp nhận Sơn gọi cuộc chiến này là Nội Chiến, vì họ rất tự hào là đội tiền phong đang thi hành nghĩa vụ quốc tế để hoàn thành cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới. Chỉ có cán binh cộng sản mới bị Hà Nội cấm nghe nhạc của Sơn”.
Một hôm, ngồi nhậu rượu với Sơn, không hiểu nguyên do nào đưa đẩy câu chuyện liên quan đến Phong trào Nhân dân Cứu quốc do bác sĩ Lê Khắc Quyến lãnh đạo, tôi bực bội nói: “Thú thực với Sơn, moa rất khinh miệt bọn ‘trí thức rởm’ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân. Ở Phương Tây, bọn trí thức khuynh tả thiên cộng vì chúng chưa từng nếm mùi cộng sản. Còn ở Việt Nam, tự nhận mình là trí thức mà không hiểu nguyên nhân vì sao hàng triệu người Miền Bắc phải lìa bỏ tài sản, mồ mả tổ tiên để vào Miền Nam hưởng một chút không khí tự do, là ngu si, đần độn. Những nhà ái quốc, văn nghệ sĩ danh tiếng đi theo Việt Minh vì chống Thực dân Pháp, nhưng sau chiến thắng Điện Biên phủ, gông cùm cộng sản xuất hiện với chủ trương đào tận gốc trốc tận rễ thành phần thuộc trí phú địa hào thì dẫu những ai từng lập chiến công với Đảng cũng hết đường cựa quậy. Bộ bọn tranh đấu không hề biết chiến dịch Phóng tay phát động quần chúng, cải cách ruộng đất ở Miền Bắc hết sức tàn bạo dã man hay sao? Một Trần Dần làm bài thơ Nhất Định Thắng có câu ‘chỉ thấy mưa sa trên nền Cờ Đỏ’ và yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự vẫn. Một Phùng Quán chỉ làm hai bài thơ Lời Mẹ Dặn và Chống Tham Ô Lãng Phí là bị bầm dập. Một Văn Cao phải ngưng sáng tác âm nhạc mà chỉ còn vẽ vời lăng nhăng để tránh bị quy cho cái tội mất lập trường giai cấp. Một Nguyễn Hữu Đang có công dựng lễ đài ở Quảng trường Ba Đình để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập cũng không thoát khỏi tù tội. Phải chăng bọn trí thức chủ trương tờ báo Đứng Dậy đòi hỏi công bằng là để cho nhân dân Miền Nam này cũng phải chịu chung số phận tôi đòi như nhân dân Miền Bắc lầm than, khốn đốn thì mới hả dạ?”
“ … Bọn trí thức phương Tây có xu hướng tả khuynh là một kiểu làm dáng thời thượng không nguy hại cho nền an ninh của nước họ, vì những định chế dân chủ của các nước đó đã vững vàng. Còn nước ta đang đối diện một cuộc chiến một mất một còn chống lại kẻ xâm lăng, mà bọn trí thức bắt chước làm dáng tả khuynh là nhắm tố cáo với thế giới rằng công cuộc tự vệ của Miền Nam là phi chính nghĩa nghĩa và nhằm tiếp tay tuyên dương kẻ địch có chính nghĩa giải phóng dân tộc. Hoa Kỳ giúp Việt Nam ngăn chặn làn sóng đỏ, trí thức là “cái đầu” của Đất Nước, mà thiên về phía Cộng Sản thì nhân dân Hoa Kỳ không còn có lý do để giúp chúng ta. Vì vậy, phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ mới có cơ phát triển dữ dội. Sơn có ý thức điều đó hay không? Sơn có biết Miền Nam sẽ trở thành trại lính hoặc nhà tù như Miền Bắc không, nếu cộng sản cai trị toàn bộ Đất Nước?
Trịnh Công Sơn nghe tôi đặt ra những câu hỏi dồn dập, vẫn thản nhiên hút thuốc lá và chậm rãi nâng ly nhắp từng ngụm rượu đắc tiền của bọn “đế quốc xâm lược”. Bửu Ý liếc nhìn tôi, rồi liếc nhìn Sơn, miệng tủm tỉm cười. Lúc bấy giờ tôi không hiểu ý nghĩa cái cười tủm tỉm của Bửu Ý. Và cho đến nay, khi viết những dòng chữ này, tôi cũng chưa hiểu vì sao Bửu Ý tủm tỉm cười. Thật bí hiểm! Tôi đoán có lẽ Bửu Ý cười tủm vì cho rằng tôi là một anh võ biền, chẳng có kiến thức gì lại cố gắng thuyết phục Trịnh Công Sơn đừng mơ tưởng cộng sản?
Không, tôi biết cả hai người, Trịnh Công Sơn và Bửu Ý, chẳng thể nào trở thành cộng sản được, như chuẩn mực Hồ Chí Minh xác quyết: “Phải là con người xã hội mới yêu chủ nghĩa xã hội”. Mà Sơn và Ý không phải là mẫu người xã hội! Sơn và Bửu Ý là người đọc nhiều sách vở, nhưng không nhìn thẳng vào thực tế đang diễn ra trước mắt, lại sống trong tháp ngà, hưởng thụ rượu nồng, dê béo.
Trịnh Công Sơn mô tả cuộc sống hàng ngày của mình là “Đêm Không Ngủ, Ngày Bất Tỉnh” mà bất cứ ai đã từng gần Sơn đều nghe Sơn nói câu đó. Nghĩa là uống rượu, nhậu nhẹt từ khi đêm chưa xuống cho đến ba bốn giờ sáng; ban ngày thì ngủ vùi bất tỉnh nhân sự. Sơn là một người có biệt tài viết nhạc với những ca từ “phù thủy” làm mê hoặc những tâm hồn mơ mộng và Sơn cũng là người cực kỳ thông minh vì biết khai thác đề tài “chiến tranh – thân phận giống da vàng” phù hợp xu hướng thời đại để làm cho mình nổi tiếng. Sơn biết lợi dụng sự “thông thoáng” của chế độ Miền Nam và biết bám vào những người có quyền như Lưu Kim Cương, Hoàng Đức Nhã để trốn tránh nghĩa vụ quân dịch; đồng thời nghiêng về nhóm “tranh đấu đểu” loại Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường”, nghĩa là bắt cá hai tay, dù ai thắng thì mình cũng hưởng lợi. Nói tóm lại, Sơn là mẫu người có tài, ham thụ hưởng, không hề biết thương xót kẻ khốn cùng và không có lòng lân tuất đối với kẻ sa cơ. Xin chứng minh:
– Nữ danh ca phản chiến trứ danh của Hoa Kỳ là Joan Baez sau khi chứng kiến những thuyền nhân Việt Nam chết chìm ngoài biển Đông, bà đã tỉnh ngộ, bèn tập hợp được một nhóm người nổi tiếng (celebrities) cùng ký vào bản lên án chế độ độc tài chuyên chính cộng sản. Đó là hành động xứng đáng của người trí thức khi biết mình sai lầm thì phản tỉnh và chống lại sự tàn bạo dã man. Chỉ có riêng Trịnh Công Sơn không một chút mảy may động tâm thương xót người chết đuối ngoài biển cả, nên đã viết thư cho bà Joan Baez để bào chữa cho chế độ bất nhân bằng câu: “Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?..” Hàng trăm ngàn thuyền nhân chết đuối ngoài biển đã thức tỉnh lương tâm nhân loại, riêng Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ được chế độ Ngụy đùm bọc – lại đi bênh vực bạo quyền mà dám gọi đấy là cuộc cách mạng! Chỉ có thiên tài với tấm lòng lạnh giá như băng mới mô tả đời sống nhân dân cả nước phải nhai bo bo, dáo dác đi tìm đường vượt biên bằng mấy câu ca mô tả cảnh thanh bình: “Em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh trên con đường nhỏ, vườn xưa vẫn có tiếng Mẹ ru, có tiếng em thơ, có chút nắng trong tiếng gà trưa …” . Trong khi những bằng hữu từng cưu mang mình, từng rót không biết bao nhiêu hồ rượu thượng hảo hạng cho mình như Phạm Thọ, như Lê Kim Lợi, như Hồ Đăng Lễ đang rũ tù trong trại khổ sai … thì Trịnh Công Sơn hân hoan “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” để tới lui khề khà với những người bạn “cách mạng” có vây có cánh! Nhờ đâu Sơn đã có nhiều niềm vui đến thế? Từ ông Võ văn Kiệt chăng?
– Trịnh công Sơn viết báo cộng sản nhục mạ những anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người từng che chở cho Sơn, khiến cho ông anh tôi – Đặng văn Châu – không là quân nhân cũng phải nổi sùng. Năm 1994 về VN tình cờ gặp Trịnh Xuân Tịnh, em Sơn, ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh tôi đã nhắn: “Anh Tịnh về nói với Sơn rằng Sơn là một con Số Không, là kẻ vong ân bội nghĩa”.
– Anh XYZ (nhân vật yêu cầu tôi dấu tên), một người anh em ăn ở hết lòng với Sơn và bạn bè, đi tù khổ sai về bị tai nạn gãy chân, phải vào nằm bệnh viện. Sơn làm ngơ như không hề hay biết. Mẹ Sơn hỏi con trai: “Tại sao con không vào nhà thương thăm anh XYZ một chút cho có tình?”. Sơn đáp: “Đi ra Givral uống rượu còn thú hơn là đi thăm anh XYZ”. Chính bà mẹ Sơn là người thuật lại cho anh XYZ nghe câu nói phũ phàng của Sơn. Anh XYZ là người đàn anh của nhóm bạn văn nghệ ở Huế, rất được bằng hữu kính trọng và yêu thương, hiện sinh sống tại Hoa Kỳ.
Theo quan điểm của tôi, một người nghệ sĩ được đánh giá là chân chính thì không bám vào kẻ quyền thế để mưu lợi riêng, thủy chung với bạn bè, biết xót xa với nỗi bất hạnh của kẻ yếu để không bênh vực cho kẻ gieo TỘI ÁC. Lời phản bác của Sơn đối với bức thư của ca sĩ Joan Baez lên án chế độ vô nhân đạo là sự đồng lõa, a tòng với TỘI ÁC, mà một con người bình thường có nhất điểm lương tâm không bao giờ làm. Phải chăng nhờ bức thư phản bác ca sĩ Joan Baez của Sơn mà Võ văn Kiệt cứu Sơn thoát khỏi bàn tay Trần Hoàn và phe nhóm Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế?
Nhờ sống với “Ngụy Quyền” Miền Nam, Trịnh Công Sơn nổi tiếng cả thế giới và được hàng triệu thính giả ái mộ. Nếu Sơn sống với “Chuyên Chính Vô Sản” Miền Bắc thì Sơn – một thiên tài – có rất nhiều khả năng trở thành Tố Hữu – nhà thơ thổi ống đu đủ – thăng quan tiến chức nhờ xu phụ quyền lực. Nhưng Sơn sẽ khổ sở vô cùng, vì Miền Bắc không có rượu thượng hảo hạng để uống mỗi ngày!
Tôi không chắc Trịnh Công Sơn có tham vọng chính trị như Trịnh Cung viết. Nhưng năm 1974, có nhóm tranh đấu đòi hòa bình (bịp) mời Sơn tham gia phong trào ca hát để vận động chấm dứt chiến tranh thì anh em bạn hữu khuyên Sơn đừng nhận lời, Sơn đáp thẳng thừng: “Mình phải tham gia để nếu họ thắng lợi thì mình có tiếng nói”. Lời bày tỏ của Sơn biểu hiện bản chất của con người biết tính toán để mưu cầu lợi ích bản thân. Qua bức thư Sơn viết cho Ngô Kha vào năm 1974 có đoạn như sau: “Hôm nay những thành thị miền Nam đang vươn vai đứng dậy. Trời đất được cơ hội thoát ra không khí ô nhiễm để thở bằng sinh lực mới cùng tập thể nhân dân yêu nước, yêu hòa bình và tự do. Phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng.”. Đó là luận điệu dồi trá, bịp bợm của người nghệ sĩ có tên tuổi nhưng thiếu nhân cách, bởi vì trong thực tế nơi nào bị cộng sản tấn công thì nhân dân nơi đó bồng bế nhau chạy về phía Việt Nam Cộng Hòa, chứ không chạy qua vùng “giải phóng”. Người nào đọc thư Sơn viết cho Ngô Kha mà bảo rằng Sơn không hề có chủ tâm đứng về phía cộng sản là người đó mắc chứng “phương trệ tinh thần” (down syndrome).
Ba mươi Tháng Tư năm 1975, nằm ở đảo Guam tôi nghe đài BBC loan tin Trịnh Công Sơn ôm đàn lên đài phát thanh Sàigòn ca bài “Nối Vòng Tay Lớn” thì tôi dự đoán cuộc đời của Sơn sắp tiêu ma. Bởi vì cái bản chất đố kỵ của người cộng sản không bao giờ chấp nhận người ngoài đảng được phép nổi đình nổi đám được quần chúng hoan hô! Quả nhiên chẳng bao lâu sau Sơn bị cộng sản đe dọa tính mạng, nên Sơn phải chạy về Huế để mong được bạn bè che chở. Không ngờ những người bạn của Sơn như Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đã quay lưng làm ngơ để cho Sơn bị Trần Hoàn đày đi lao động thực tế! Tình nghĩa bạn bè của cộng sản là như thế đấy!
Trịnh Công Sơn, một người nghệ sĩ tài hoa, được bạn hữu Miền Nam qúy mến, bảo bọc lại bí mật rấp tâm thông đồng với bọn sát nhân nhằm giật sập chế độ Việt Nam Cộng Hòa, để rồi bị khốn đốn vì bọn sát nhân. Con người một dạ hai lòng, dù có tài đến mấy đi nữa, thì vẫn đáng khinh.
Bài viết của Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn đã khiến cho một số người lên tiếng bênh vực “thiên tài”. Chúng ta không ngạc nhiên chút nào, bởi vì ngay như tội ác của Hitler, Staline, Mạo Trạch Đông vẫn có kẻ bênh vực và tôn thờ. Nhưng những ý kiến phản bác bài viết của Trịnh Cung đều có luận điệu mạt sát và bôi nhọ Trịnh Cung, mà không hề thấy có lời lẽ nào lên án hành vị “một dạ hai lòng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” của Trịnh Công Sơn khiến cho chúng ta thấy được tác giả của những ý kiến phản bác đều thuộc phe … xã hội chủ nghĩa, chứ không phải sự lên tiếng là vì SỰ THẬT. Sự Thật đó là Trịnh Công Sơn có ngả về phía cộng sản.
Trong số những người lên tiếng bênh vực Trịnh Công Sơn trên Thanh Niên Online có hai Việt Cộng khá tên tuổi. Đó là hai “tội phạm chiến tranh” Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân từng chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội vào năm Mậu Thân 1968. Hai tên tội phạm đó đã ra cái điều trí thức, lấy danh nghĩa chống Mỹ cứu nước để đẩy cả nước xuống hầm tai họa. Từ tháng Tư năm 1975 cho đến nay chưa ai nghe thấy hai kẻ đó có một lời nói hay hành động sám hối.
Ngày xưa sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hai ông Việt Cộng này hung hăng chống độc tài quân phiệt tay sai đế quốc ngoại bang. Ngày nay sống với Xã hội Chủ Nghĩa chủ trương đàn áp nhân dân biểu tình tỏ bày lòng yêu nước chống lại Trung Cộng cướp đất, cướp biển; dân oan khiếu kiện nằm la liệt dải gió dầm sương; các nhà tôn giáo bị đàn áp, các nhà dân chủ bị bịt miệng, bị cầm tù thì hai ông Việt Cộng này ngậm miệng giống như câm, như điếc. Họa sĩ Trịnh Cung tung ra một bài viết tiết lộ một chút xíu bí mật về Trịnh Công Sơn thì hai ông Việt Cộng Tường, Xuân hăm hở nhào ra bảo vệ uy tín thiên tài có quá trình đi đêm với cộng sản! Tình trạng đạo lý suy đồi, quan chức ăn cắp từ trên xuống dưới, nhân quyền bị xếp hạng chót trên thế giới là những thành quả to lớn của Cộng Sản Việt Nam mà hai ông Tường, Xuân đã dày công đóng góp. Cho nên, ngày trước tôi nói với Trịnh Công Sơn rằng tôi rất khinh bỉ bọn trí thức tranh đấu là một lũ bịp bợm, lưu manh quả không sai. Khi chuyên chở tù binh cộng sản từ chiến trường, tôi biếu họ điếu thuốc lá, cái kẹo vì tôi thương và tôi kính trọng người lính khác chiến tuyến bị sa cơ. Nhưng tôi khinh bỉ những kẻ được ăn sung mặc sướng ở phần đất tự do lại ngấm ngầm tư thông với giặc.
Thật đáng tiếc cho Trịnh Công Sơn, một thiên tài nhưng đốn mạt. Sơn không xứng đáng là một người nghệ sĩ được đa số khán thính giả ngưỡng mộ, vì Sơn cũng chẳng khác với hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân bao nhiêu.
Mới đây, đọc “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi không hề coi khinh tác giả, trái lại rất kính trọng bởi vì dám nhận mình hèn. Tác giả phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị có kỹ thuật hủy hoại người thẳng thắn, người cương trực một cách dã man khủng khiếp, khiến cho ai nấy đều trở nên hèn. Đọc hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh kể lại những “cái hèn” của những văn nghệ sĩ Miền Bắc, tôi vô cùng xót xa cho họ và càng thù ghét chính sách cai trị phi nhân của cộng sản. Lặp lại, nhạc sĩ Tô Hải dám nói lên cái hèn của mình, tôi xin ca ngợi ông là người có khí phách.
Ở Miền Nam có chủ trương đề cao nhân tài, dù sản phẩm nhân tài làm ra nhằm làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân sĩ, vẫn được tự do phổ biến, mà nhân tài vẫn tư thông với địch mới là đáng khinh. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân dùng đạo lý tình bằng hữu để miệt thị họa sĩ Trịnh Cung lừa thầy phản bạn là một hành vi đạo đức giả. Hai ông Việt Cộng từng phản lại khát vọng tự do của nhân dân Miền Nam để dẫn “Bộ Đội Cụ Hồ” về chôn sống người Huế vô tội, thì hai ông không có tư cách gì để nói đến tình nghĩa bạn bè, tình nghĩa con người. Hơn ba mươi năm qua, Đất Nước đắm chìm trong nghèo đói, áp bức, bất công, hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân không tỏ bày một chút ân hận, lại còn lên mặt đạo đức giả mới là kẻ hèn, đáng khinh bỉ.
Đọc bài “Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê” của họa sĩ Đinh Cường viết từ Virginia từ ngày 16 tháng 4 năm 2001, tôi không khỏi đem lòng hoài nghi cung cách ứng xử với nhau giữa các ông nghệ sĩ tên tuổi. Nhờ sự tiết lộ của Trịnh Cung, tôi mới hiểu vì sao Đinh Cường viết những lời ưu ái với ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã không ngần ngại ca ngợi nhà thơ Tố Hữu bằng câu văn như sau: “nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”. Nhắc lại: Tố Hữu là nhà thơ dùng quyền lực của Đảng làm khốn đốn, điêu đứng nhiều anh em nghệ sĩ Miền Bắc.
Còn ông Việt Cộng Nguyễn Đắc Xuân bây giờ là nhà nghiên cứu! Chắc chắn nhà nghiên cứu này còn bám lấy chủ nghĩa Marxist – Léninist thì sẽ ngụy tạo ra những bài nghiên cứu theo đường lối “duy vật sử quan” cho phù hợp lập trường của Đảng để được Đảng cho đi Mỹ, đi Tây khua môi, múa mép.
Các cụ nhà ta thường nói: “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân càng nỗ lực bênh vực Trịnh Công Sơn và miệt thị Trịnh Cung bao nhiêu, thì tội trạng Trịnh Công Sơn tư thông với kẻ thù càng rõ nét bấy nhiêu.
“Thời Của Kẻ Giết Người” biết đến bao giờ mới được lương tri soi sáng để can đảm nói một lời sám hối với những vành khăn tang trắng xóa đất Thần kinh thì chúng ta mới hy vọng Đất Nước có ngày hồi sinh.
Bằng Phong Đặng văn Âu, hoalong1@att.net
Ngày 12 tháng Tư năm 2009.
NGUYỄN TƯỜNG THIẾT * HỒI KÝ
BÀ CẨM LỢI
Một lần. Buổi trưa. Lâu rồi.
Mẹ tôi ngồi nhặt cau trên sập gụ. Tôi nằm ngửa bên cạnh bà, hai tay cầm giơ trước mặt cuốn truyện Ðoạn Tuyệt của Nhất Linh. Ðọc đến đoạn cảnh mẹ chồng ác nghiệt với con dâu, tôi nhỏm dậy hỏi mẹ tôi:
Mợ này, mợ có phải chịu cảnh mẹ chồng nàng dâu như cậu tả trong truyện không?. Mẹ tôi ngửng lên nhìn tôi nói: Ðấy là cậu viết tiểu thuyết... Bà nội con có khó tính thật nhưng đâu đến nỗi khắc nghiệt thế... .
Rồi mẹ tôi tiếp tục nhặt cau. Lát sau, khi tôi đang đọc tiếp cuốn truyện thì có tiếng bà bên tai: Khi bà nội con có chuyện gì không bằng lòng thì bà đổi cách gọi.
Thường thì bà kêu mợ là bà Tam. Bà Tam ơi! Ra tôi bảo cái này... Gọi thế là âu yếm đấy. Nhưng khi bà đổi giọng gọi thế này thì mợ biết ngay là sắp sửa có gì to chuyện: Này! bà Cẩm Lợi! Nghe tôi nói đây!Bà Cẩm Lợi!Tại sao bà nội tôi lại yêu bà Tam và ghét bà Cẩm Lợi nhỉ? Bởi vì với tôi, không bao giờ mẹ tôi là bà Tam, không bao giờ mẹ=2 0tôi là bà Nhất Linh. Với tôi, mẹ tôi luôn luôn là bà Cẩm Lợi, từ ngày tôi lọt lòng mẹ tôi cho đến ngày mẹ tôi qua đời. Cuộc đời của bà gắn liền với cái tên hiệu Cẩm Lợi và cái tên hiệu này gắn liền với những hạt cau khô, mặc dù đôi lúc Cẩm Lợi còn bán cả cá mắm, cá khô, thậm chí còn là tên của một tiệm may y phục phụ nữ...
Từ những ngày rất xa xưa ở Hà Nội ở căn nhà số 9 Hàng Bè trước khi tản cư và số 15 Hàng Bè sau khi tản cư về, tuổi thơ tôi lớn lên bên những bồ cau và mùi diêm sinh. Căn nhà rộng có nhiều phòng. Nguyên một phòng giữa chứa đầy những bồ cau, chất chồng lên nhau đến sát trần. Thuở bé chúng tôi thường chơi trò đi trốn và căn buồng đó, tối tăm và nhiều ngõ ngách giữa nhA Fng bồ cau, là nơi đi trốn lý tưởng. Tôi thường trèo lên những bồ cau trên cao gần đụng trần, nằm áp mặt trên những bao tải, cảm thấy cái vải bố nháp in hằn trên má và thở cái mùi cau khô toát từ những bao bố. Mẹ tôi kinh hoảng khi khám phá ra cái trò chơi nguy hiểm này của chúng tôi: “Mấy cái bồ cau nó mà đổ xuống thì chúng bay cứ mà chết bẹp!”
Mẹ tôi khi mắng chúng tôi hẳn là bà nghĩ tới cái tai nạn chết đuối đã giết chị Thanh tôi trong cái ao ở trại Cẩm Giàng.Thuở ấy những người đàn ông hình như trốn tiêu đâu mất cả. Tôi lớn lên như người không cha. Chả ai hỏi tôi ông Tam đâu hay ông Nhất Linh đâu? Luôn luôn người ta gõ cửa rồi thò cái đầu vào hỏi: “Có bà Cẩm Lợi ở nhà không?”.
Chả bao giờ tôi th y ông nội ông ngoại, bố tôi hoặc các bác các chú. Xúm lại quanh tôi toàn những đàn bà: bà nội, bà ngoại, bà mẹ, bà vú, và một đống bà cô bà thím.... Không có ông Nhất Linh, ông Hoàng Ðạo, ông Thạch Lam. Chỉ có bà Cẩm Lợi, thím Long, thím Sáu... như thể một bên là tiểu thuyết, một bên là đời thường.Bà Cẩm Lợi ngồi nhặt cau trên sập gụ. Ðó là hình ảnh quen thuộc đã ăn sâu trong ký ức tôi từ ngày tấm bé.
Ðầu vấn khăn, chiếc áo cánh trắng, chiếc quần lĩnh đen, mẹ tôi cúi xuống chà chà cho sạch những hạt cau khô ẩm bị xanh mốc. Trên chiếc sập gụ giang sơn riêng của bà, mẹ tôi vừa nhặt cau, vừa tiếp khách hàng, vừa đôn đốc đám người làm, vừa chơi rỡn nựng nịu con cháu. Ðêm đến khi căn nhà đã chìm vào yên vắng bà trải trên sập đống giấy bạc kiếm được trong ngày, đếm từng tờ và xếp buộc thành bó dầy cộm rồi cất trong chiếc két sắt trước khi bà ngủ trên sập gụ ấy. Trong túi áo cánh của bà lúc nào cũng xệ xuống một chùm chìa khóa nặng chịch. Mẹ tôi hay dùng chùm chìa khóa này làm đồ chơi cho trẻ con, bà lắc lắc chùm chìa khóa kêu rộn ràng trước mặt đứa bé cho đến khi nào nó ngoẻn miệng cười mới thôi.Người đàn bà già nhất sống gần tôi thuở nhỏ là bà ngoại. Bà chết lúc tôi còn bé nên tôi chả nhớ gì nhiều về bà.
Hình như người bà gầy đét. Vấn khăn. Răng đen. Một bà già trầu điển hình. Kỷ niệm của tôi thời thơ ấu nếu có chừa một chỗ nhỏ cho bà thì lại là một kỷ niệm không mấy gì đẹp đẽ. Xấu hổ là đằng khác. Hồi đó tôi ngủ chung giường với bà ngoại. Trong một căn buồng trên gác của căn nhà số 15 Hàng Bè. Trước buồng là một hành lang hẹp trông ra phố. Có một đêm ăn phải cái gì mà tôi mót đi cầu quá. Nghĩ tới chuyện phải mò xuống cái cầu tiêu hôi thối ở mãi tít sau nhà dưới giữa đêm tối lại phải lần qua những bồ cau mà tôi lạnh cả người. Bước ra ngoài hành lang người đã bủn rủn. Tôi bèn nghĩ ra một cách giải quyết rất gọn là ngồi phịch xuống ở một góc làm một bãi tướng. Sáng hôm sau ngủ dậy tôi ra hành lang nhìn thì ô hay cái sàn sạch bóng! Mình có ngủ mơ không chứ? Buổi trưa ăn cơm tôi nghe hai người làm nói chuyện với nhau: “Rõ khổ! Cụ bây giờ già lẫn quá rồi... Cứ bạ âu là ỉa đó!”
Khám phá ra điều bí mật này, sau đó tôi còn làm thêm vài bãi nữa và đều bình an vô sự!Bà nội tôi thì trái lại có tướng võ, người cao to. Dưới mắt tôi hồi nhỏ bà nội trông như đàn ông. Gương mặt bà có đường nét không thể lẫn với ai. Ðôi mày rậm, mắt sâu, sống mũi cao. Cái tướng đó mà chui vào chiếc áo tu hành tôi thấy có vẻ lệch lạc. Từ một thuở xa nhất, hồi ở Cẩm Giàng lúc tôi mới lên năm, hình ảnh và tiếng tụng kinh của bà đã thấm sâu vào tuổi thơ tôi. Bà ngồi trên sập, khoác áo nâu sồng, một tay chắp trước ngực, một tay gõ mõ. Nam mô a di đà Phật... Nam mô á di đà Phật... Nam mô ạ di đà Phật...
Tiếng tụng kinh đều đều tôi nghe cứ nhỏ dần đi như tiếng kêu rỉ rả của những con ve sầu. Tôi lại có cảm tưởng như bà vừa ngủ vừa tụng, lâu lâu chợt thức, tiếng tụng bỗng to lên như tiếng ve ran. Và như một giọng ru buồn nản Nam mô a di đà Phật đã trôi vào giấc ngủ ấu thơ của tôi.Sau này biết rõ hơn về bà nội tôi thấy bà là người phi thường. Chồng chết khi bà mới 37 tuổi, một mình xây dựng và cai quản cả một dinh cơ Cẩm Giàng, lại nuôi bẩy con trở thành những người lỗi lạc. Một người đàn bà như thế “dễ có mấy tay” phải là người cứng rắn và độc đoán. Mẹ tôi vào làm dâu nhà bà, lại không phải đến từ một gia đình giầu có và danh vọng, chắc chắn phải chịu cảnh “mẹ chồng nàng dâu” nếu không quá quắt như bà phán Lợi trong Ðoạn Tuyệt thì cũng khó sống cho yên.Thế mà mỗi lần có gì không vừa ý bà nội Lê Thị Sâm chỉ lôi tên bà Cẩm Lợi ra nhiếc.
Mẹ tôi quả là người may mắn! Gần đây đọc cuốn hồi ký của cô Năm tôi (Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường - Nguyễn Thị Thế) đoạn viết bà nội đối xử nghiêm khắc và độc đoán với người con gái duy nhất của bà, tôi hiểu là vì sao mẹ tôi may mắn hơn cô Năm. Bà nội tôi và mẹ tôi (và có lẽ phần lớn những bà mẹ của thế hệ ấy) có một điểm giống nhau. Ðó là đối xử thiên lệch với con cái: con trai bao giờ cũng được cưng chiều và nể trọng hơn. Huống hồ trong số sáu người con trai, bà nội tôi hình như lại yêu và nể bố tôi nhất.
Tôi nghĩ rằng khi bà nội gọi mẹ tôi bằng cái tên thân thương 9 Cbà Tam”, bà đã gửi cái trìu mến về người con trai thứ ba của bà. Cộng thêm vào đó mẹ tôi lại là một người hết sức khéo léo trong cách ăn ở. Chả thế mà trong gia đình nội ngoại chúng tôi nói đùa là mẹ tôi đã tước cái chức bộ trưởng ngoại giao của bố tôi.Dưới mắt tôi mẹ tôi không bao giờ là người đàn bà đẹp. Ðôi lúc tôi còn thấy xấu là đằng khác. Có thể là vì khi tôi được sinh ra đời mẹ tôi đã đẻ trên mười người con. “Ðẻ như thế thì còn gì là người”.
Tôi nghĩ. Hơn thế nữa qua hình ảnh bà Cẩm Lợi mẹ tôi lúc nào trông cũng lam lũ và luộm thuộm. Một hình ảnh và một nhan sắc như thế làm sao mê hoặc được bố tôi nhỉ? Cho đến mãi gần đây chị Thoa tôi từ bên Pháp=2 0gửi tôi một tấm ảnh rất cũ, chụp tám năm trước khi tôi lọt lòng mẹ, lần đầu tiên tôi mới thấy dung nhan của bà thời trẻ. Một người đàn bà đẹp. Bức ảnh chụp năm 1932, mẹ tôi 25 tuổi.
Năm ấy mẹ tôi dẫn chị Thư tôi, lúc ấy 5 tuổi, đi dự thi trẻ em đẹp và chị tôi được chấm giải nhất. Tôi nhìn đôi mắt của bà trong ảnh và chợt nhớ tới đoạn viết của nữ sĩ Anh Thơ. Ðôi mắt bà chớp chớp. Tôi chợt thấy đôi mắt bà đẹp quá! Một đôi mắt to mênh mông, có hàng mi dài óng ả. Rồi tôi chợt thấy thương mẹ tôi quá! Một lòng thương cũng mênh mông như đôi mắt to của bà. Nông nỗi nào mà người đàn bà trong ảnh bỗng trở thành bà Cẩm Lợi tiều tụy như thế trong tâm trí tôi?Những năm tháng tôi sE1ng ở Hà Nội phố Hàng Bè là thời gian tôi sống lêu lổng và làm buồn lòng mẹ tôi không ít.
Bố tôi biến đâu mất ở bên Tàu, mẹ tôi suốt ngày đánh vật với các bồ cau, lũ chúng tôi lớn lên hoang như cây cỏ. Một bữa tôi thấy trên tủ chè có một chai nước màu đỏ đỏ, dán nhãn hiệu tiếng tây, lại có vẽ hình con mèo, tôi nhấp thử thấy nó ngọt ngọt ngon ngon, bèn rủ thằng Thái em tôi mỗi đứa nốc mấy ngụm. Mẹ tôi đi chợ về trông thấy hai đứa con của bà nằm lăn lóc, mặt đỏ tía, nói lảm nhảm thì biết ngay.
Bà quát người làm lấy nước chanh cho chúng tôi uống và mắng họ là từ rầy rượu phải cất trong tủ chè khóa trái lại.Thuở mẫu giáo tôi ở nội trú cùng với chị Thoa tôi trong trường bà sơ phố nhà Chung gần nhà thờ lớn Hà Nội. Trường có tường cao quét vôi vàng bao quanh nom như một nhà tù. Tôi sợ nhất là nhìn các bà sơ mặc áo đen cúi mặt đi lại trên hành lang. Họ lướt yên lặng như những bóng ma. Giờ ăn cũng không được nói chuyện. Tôi phải đứng nghiêm cùng với đám học trò mặc đồng phục đọc kinh. Lạy cha chúng tôi ở trên lời...
Chúng tôi nguyện danh cha cả sáng... Tuổi thơ của tôi hết nghe tiếng niệm phật lại nghe tiếng cầu kinh. Lớn lên tôi chả biết tôn giáo nào để theo.Lên tiểu học chị Thoa sang học trường Thanh Quan còn tôi học trường Hàng Vôi. Nhưng tôi thường trốn học đi xem xi nê tặc-dzăng ở rạp Lửa Hồng hoặc giao du với đám trẻ mất dậy ở ngõ Phát Lộc. Cầm đầu bọn quỷ sứ thời ấy là tay Ðỗ Bá Viễn. H ắn hơn tôi mấy tuổi, lõi đời. Hắn bầy cách cho tôi lấy cắp tiền của mẹ tôi. Cách ấy thật là thần sầu. Chả là tôi cứ bị ám ảnh bởi cái túi áo cánh lúc nào cũng xệ xuống của mẹ tôi, trong đó là chùm chìa khóa. Trong chùm ấy cái chìa to nhất, không phải là chìa bẹt mà là chìa ống có khía ở đầu, dùng để mở cái két to tướng và nặng nề.
Thằng Viễn bảo tôi phải đánh cắp cái chìa khóa ấy. Nhưng mẹ tôi lúc nào cũng ôm chìa khóa trong người ngay cả lúc bà ngủ. Thằng Viễn chờ mãi thấy tôi không lấy được chìa khóa nó bèn nghĩ cách khác. Nó cầu cứu thằng Ðồng con ông thợ khóa ở phố Hàng Mắm. Thằng Ðồng đưa tôi một miếng gì dẻo dẻo trông như ruột bánh mì, bảo tôi đút vào lỗ khóa, chờ cho khô thì r=C 3t ra. Rồi nó đem cái khuôn bánh mì ấy về cho bố nó đúc thành chìa. Mở được két tôi hoa cả mắt lên vì trong két nhiều tiền quá. Tôi vớ đại một bó. Mấy hôm sau tôi kinh hoảng thấy mẹ tôi la lối tra khảo người làm đã lấy cắp tiền của bà. Mẹ tôi cho là mình mất tiền trong lúc đếm bạc chứ không nghĩ là ai có thể mở được cái két chắc chắn kia.
Tôi tiết lộ với Viễn. Nó bầy mưu khiến mẹ tôi không bao giờ biết là mình bị mất tiền. Mỗi lần mở két, thay vì lấy nguyên bó, tôi chỉ nhón mỗi bó một hai tờ. Những bó bạc này mẹ tôi giao cho khách hàng, thường thì họ không bao giờ đếm lại trước mặt mẹ tôi, và sau này nếu có đếm thấy hụt cũng không sao, chẳng kiện cáo gì. Mẹ tôi bán buôn, làm ăn lớn, khách có biE1t cũng bỏ qua, xá gì mấy tờ bạc mất lẻ tẻ.Có tiền tôi ăn tiêu vung vít. Người bán hàng thấy tôi trả tiền bằng tờ giấy đỉnh thì trố mắt nhìn tôi kinh ngạc.
Tiêu cho mình thì ít nhưng bao mấy thằng du côn thì nhiều. Tôi khoái nhất là bỏ tiền thuê bao xích lô nguyên ngày chở tôi và Viễn đi chơi cùng khắp Hà Nội trên những con đường rợp mát bóng cây trong tiếng ru râm ran của những con ve sầu. Hai đứa thủ hai khẩu súng cao su, bốc nhãn ăn thả dàn rồi dùng hạt nhãn làm đạn bắn lung tung lên ngọn cây. Nhưng cái thời “huy hoàng” của tôi không kéo được lâu. Một bữa mẹ tôi bắt gặp tại trận tôi đứng trước tủ két mở và tước cái chìa khóa của tôi. Bà sai anh tôi (hình như là anh Triệu) đè sấp tôi ra trên chiếc sập gụ cA 7a bà dùng đuôi chổi phất trần đét mấy cái vào mông.
Tôi giả vờ khóc rống lên chứ tôi thấy anh tôi đánh cũng nhẹ tay lắm (chắc hẳn anh nghĩ trong bụng mình cũng chả gương mẫu gì hơn thằng em).Dịp may đến với mẹ tôi. Năm 1951, lúc ấy bố tôi ở bên Tàu về Hà Nội đã được mấy tháng, ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp. Ðầu tiên bố tôi chỉ cho chị cả tôi là chị Thư đi cùng. Nhưng mẹ tôi cứ bắt bố tôi phải mang theo tôi. Ðến tận bây giờ, khi tôi viết những dòng này, trong gia đình không một ai biết là mẹ tôi đã cố ý “đuổi” tôi vào Nam. Tôi rất cám ơn mẹ tôi về quyết định rất sáng suốt này của bà. Bởi vì vào Nam tôi trở thành một con người hoàn toàn khác.
Năm đó tôi mười một tuổi. L n đầu tiên trong đời tôi đi phi cơ. Lại là phi cơ của hãng Air France. Sang trọng quá! Máy bay đến phi trường Tân Sơn Nhứt, tôi lạ lẫm đọc cái chữ “Nhứt” và hỏi chị tôi họ viết như vậy có phải là sai không. Tôi trố mắt nhìn những căn nhà nhiều từng, những tên phố tây Pellerin, Charner, Catinat, Pasteur, Richaud... và cứ nghĩ là mình đi Tây chứ không phải vào Nam. Cái gì tôi cũng thấy nó văn minh và lạ mắt.
Sau này tôi nghe kể nhiều lần về những ông cán ngố ngoài Bắc sau năm 1975 vào Nam lần đầu nhìn thấy thành phố Sài Gòn, tôi nghĩ là họ chắc cũng chỉ ngố như tôi là cùng. Ba bố con tôi ở chung với gia đình bác Thụy trong một căn nhà lớn do chính phủ cấp cho nhân viên sở Bưu Ðiện (mà bác tôi là giám đốc) số 12P đường Chasseloup Laubat (sau đổi là Hồng Thập Tự và bây giờ là Nguyễn Thị Minh Khai). Ðối diện nhà bác Thụy là hai cái cao ốc 5 từng. Tôi thích trốn sang đó chỉ để chui vào cái lồng thang máy bấm nút cho nó thăng thiên lên lầu thượng rồi lại bấm nút cho nó tụt xuống... cứ thế... cho đến khi những ông tây bà đầm trú ngụ trong cao ốc biết được la lối om sòm đuổi tôi đi.
Nhà bác Thụy ngăn nắp và sạch sẽ quá, các anh chị họ tôi nói năng lịch sự, cư xử quý phái không chửi tục om xòm như đám “bạn” tôi ở ngõ Phát Lộc, họ học trường Tây, khoe tôi những cuốn sách màu đẹp đẽ Tin Tin, Spiroux, Quatre Frères Dalton... Xa rồi những bồ cau khô, mùi cá mắm, hơi diêm sinh và căn nhà, con phố bẩn thỉu nghèo nàn của thành phố Hà Nội. Xa rồi mẹ tôi, bà Cẩm Lợi. Xa rồi các anh tôi vBn còn lối sống “lạc hậu” ở miền đất Bắc xa vợi kia...Lần đầu tiên trong đời tôi thực sự sống gần bố.
Tôi luôn luôn nhìn ông như ngắm một người lạ. Bởi vì cho dẫu tôi có ở sát bên ông, sống cạnh ông nhiều năm sau này trong đời thì giữa ông và tôi, và giữa ông với gia đình, hình như luôn luôn có một khoảng cách. Tôi tự hỏi vì sao không bao giờ tôi có được cái cảm giác thật gần gũi với bố như tôi đã luôn luôn có với mẹ. Nếu có thấy chút nào gần ông thì cái gần ấy chỉ trên phương diện tâm hồn. Bố tôi có gương mặt tây phương, mang nhiều nét đặc thù di truyền từ bà nội tôi. Ông có một phong thái hài hòa rất thanh nhã trong cách cư xử nó cho người ta biết, chỉ qua dáng ngoài, cái chiều sâu của con người ông.
Bố tôi rất ít nói. Lúc nào cũng thấy ông lắng nghe với một cái nhìn sâu và đằm thắm. Ông lại rất chuộng sự yên tĩnh, ngăn nắp và sạch sẽ. Những gì tôi biết về ông khiến tôi hiểu vì sao ông sống được và thích hợp trong một gia đình như bác Thụy và không thể nào sống bên những bồ cau với mẹ tôi được.Năm 1954, đất nước chia đôi, mẹ và các anh tôi lục tục vào Nam. Mẹ tôi mua căn nhà số 39 chợ An Ðông để ở và lấy chỗ buôn bán. Vào Nam mẹ tôi chuyên bán sỉ cau khô chứ không bán cau khô lẫn cau tươi như ở ngoài Bắc. Nguồn cung cấp cau chính của hiệu Cẩm Lợi là tỉnh Quảng Nam vì cau là thổ sản của tỉnh này. Mẹ tôi tiếp tục giao dịch với các hiệu Phước Xuân, Phước Hiên ở Hội An, nơi mà bà 1ã mua bán từ những năm đầu của thập niên 1940. Vào Nam mẹ tôi lại thêm một thị trường cung cấp mới là tỉnh Bến Tre. Bà ít có dịp ra Trung như dạo còn ở Hà Nội trước khi di cư, nhưng bà lại thường xuyên liên lạc với các bạn hàng ở Bến Tre, đặc biệt là bà Thái Nguyên, có khi mẹ tôi xuống ở lại đó nhiều ngày.
Nhà của các bạn hàng thường ở miệt vườn, cách xa thành phố, phải đi ghe xuồng mới tới. Sau này tình hình ở tỉnh Bến Tre mất an ninh, chúng tôi cảnh giác mẹ tôi là các bạn hàng cau ở tỉnh đó nằm sâu trong mật khu của Việt Cộng nhưng mẹ tôi không bao giờ tỏ vẻ sợ hãi. Mẹ tôi không bán cau lẻ. Mua cau khô về, mẹ tôi xấy khô, đóng bao, và bán lại cho các đại lý, thường là những người Hoa ở trong Chợ Lớn. M9t trong những đại lý mà mẹ tôi đã giao hảo tốt đẹp là ông Cơ Tấn. Chúng tôi xem ông Cơ Tấn như người nhà. Sự giao dịch với ông Cơ Tấn gắn liền với đời buôn cau của mẹ tôi, kéo dài từ thập niên 40 cho đến có lẽ sau cả biến cố tháng Tư năm 75.
Cái sập gụ, tủ chè, két bạc và cái cân được chở từ ngoài Bắc vào. Tôi trở về với những bồ cau và làm quen lại với mùi diêm sinh đã làm tôi ho sặc sụa trong những năm tháng cũ ở Hà Nội. Cau mốc được tẩy trắng bằng khói diêm sinh. Trong một vòng nan cuốn tròn, những cái sàng cau lớn xếp chồng nhau ủ trong vải bố, dưới là cái lò nhỏ đốt diêm sinh, khói xanh từ những kẽ vải bốc ra tỏa khí độc khắp nhà. Tôi thoát được mấy năm xa lánh cái không khí bụi bặm Bn ào của chợ An Ðông khi tôi theo chân bố tôi lần thứ hai lên sống trên Ðà Lạt. Mấy năm sống trên cao nguyên với bố tôi là thời gian thần tiên nhất trong đời tôi.
Năm 1958 khi bố tôi quyết định “xuống núi” về Sài Gòn làm báo, tôi cũng theo chân ông về sống với mẹ tôi ở chợ An Ðông cho đến tháng Tư năm 1975.Nghĩ lại tôi thấy tội nghiệp mẹ tôi vô cùng. Những người con của bà, trừ anh cả tôi đã sang du học bên Pháp từ hồi còn ở Hà Nội, tuy ở gần bà nhưng không ai giúp bà đúng mức trong việc buôn bán. Nhà có thuê người làm cau nhưng họ chỉ cáng đáng những việc nặng như khuân vác, xấy cau, còn việc giấy tờ, sổ sách, thư từ, mẹ tôi rất cần người giúp. Mẹ tôi lại chiều con trai nên ngại nhờ con. Mà đôi lúc có nh thì chúng tôi lại làm với sự miễn cưỡng, thậm chí còn gắt gỏng.
Ðối với con gái, nhất là bà chị cả tôi, thì mẹ con không hợp tính. Cứ nói chuyện được dăm ba câu thì hai người lại cãi vã. Chị kế tôi hợp với mẹ tôi hơn thì sau này đi Pháp và ở luôn bên đó. May mắn cho mẹ tôi là trong những năm của thập niên 70 bà có hai người con dâu ở gần là chị Triệu và nhà tôi. Mẹ tôi tín nhiệm và cưng chiều hai nguời con dâu có lẽ còn hơn con đẻ. Chị Triệu và nhà tôi, ngoài việc giúp mẹ tôi trông coi sổ sách và các công việc buôn bán khác, lại thường ngồi rủ rỉ tâm tình với bà. Ðây là điều hết sức quí đối với mẹ tôi vì bà rất ít có được những phút tâm tình thân mật như thế đối với những người20con.
Tháng Sáu năm 2005 vừa qua vợ chồng tôi qua bên Montreal dự đám cưới đứa con của anh Triệu tôi, một đêm thức giấc nửa khuya tôi nghe hai người con dâu của mẹ tôi ngồi trong bóng tối rù rì nói chuyện, hai người nhắc đến những kỷ niệm xa xưa với mẹ tôi hồi còn ở chợ An Ðông trên ba mươi năm về trước. Tôi nghe được câu nói: “Mợ đối với con dâu thật không có một điểm gì để chê trách”.Trong những lần giúp mẹ tôi tính toán sổ sách tôi ngạc nhiên về trí thông minh của bà. Mẹ tôi thuộc thế hệ xưa không được đi học nhiều, trình độ có lẽ chỉ ngang mức tiểu học. Bà viết những câu văn không thành cú, chữ viết lại nghuệch ngoạc như gà bới. Ðể tính tiền cau - những con số thành thường lớn đến mấy trăm ngàn - chúng tôi phải lấy giấy bút cặm cụi làm những con tính nhân chia.
Thế mà chỉ liếc qua giá thành là bà đã gật gù đồng ý hoặc bà nói: Con tính sai rồi, tính lại đi! Trăm lần như một mẹ tôi nói đúng! Tôi tự hỏi với cái trí thông minh ấy cộng với sự lanh lẹ của bà nếu mẹ tôi ra sinh ra trong một hoàn cảnh khác hoặc một thế hệ khác được ăn học thì tôi không biết là bà sẽ tiến xa đến đâu.Mẹ tôi viết thư cho những bạn hàng cau bao giờ cũng nhập đề bằng câu: “Tôi có lời hỏi thăm bà được mạnh khỏe tôi mừng...”.
Biết như thế mỗi lần viết thư cho bà chúng tôi viết sẵn trước, khi bà vừa đọc xong câu đó thì chúng tôi nói ngay: “Con viết xong rồi, mợ đọc tiếp đi!” Người mà mẹ tôi viết thư giao dịch nhiều nhất ở Hội An là bà Phước Xuân mà chúng tôi còn gọi là cô Năm Dung. Trong ba mươi năm giao dịch buôn cau với hiệu Phước Xuân chúng tôi đã viết đến cả mấy trăm lần câu Kính gửi bà Phước Xuân... Tôi có lời hỏi thăm bà được mạnh khỏe tôi mừng... Chính tôi đã dán không biết bao nhiêu con tem để gửi về địa chỉ hiệu Phước Xuân số 37 đường Nguyễn Thái Học ở Hội An.
Những lá thư đưa tôi về một thành phố mà từ hồi tấm bé tôi đã nghe nói tới nhiều lần. Hội An. Làng Cẩm Phô. Họ Nguyễn Tường. Chốn ấy mơ hồ trong tâm tưởng tôi như một miền quê hương hư ảo.Năm 1964, một năm sau khi bố tôi qua đời, lần đầu tiên tôi có dịp đến tỉnh Quảng Nam thăm thành phố Hội An. Cảm tưởng đầu tiên của tôi ra sao nhỉ? Khi đến một nơi đã được nhắc nhở hoài trong quá khứ? Thay vì bắt gặp một quê hương trong tâm tưởng, tôi bàng hoàng nhìn thấy một Hà Nội xưa cũ của tôi. Một Hà Nội lồng vào Hội An trong từng căn nhà, từng con phố.
Từ căn nhà từ đường của dòng họ ở gần chùa Cầu tôi rảo bộ trên đường Nguyễn Thái Học để tìm hiệu Phước Xuân bỗng thấy mình lạc vào phố Mã Mây vào ngõ Phát Lộc vào những con phố cổ mà tôi đã lìa xa mười ba năm trước. Trên đường tôi đi qua chùa Cầu thằng bạn cũ Ðỗ Bá Viễn vẫn nhỏ bé như ngày nào giơ tay chào tôi, tôi nhìn lại căn nhà xưa của mình ở phố Hàng Bè và tất cả Hà Nội từ từ hiện ra.
Rưng rưng. Bé nhỏ. Thân thương. Tôi ra đi khi tôi còn là cậu học trò tiểu học, tôi trở về “Hà Nội” đã là một giáo sư. Mười ba năm đủ xa để Hà Nội trở thành kỷ niệm. Ðất nước chia đôi càng khiến ngày về trở thành vọng tưởng, khiến đường về trở thành thiết tha.Mấy ngày ở Hội An tôi ở nhà cô Năm Dung. Người con trai của cô tên là Tinh dẫn tôi đi chơi thành phố. Chúng tôi đạp xe đến cửa Ðại tắm và ăn đồ biển trong những quán lá dưới bóng rợp lưa thưa của hàng cây thùy dương. Chiều đến chúng tôi ngồi trên sân thượng sau nhà nhìn con đường Bạch Ðằng và dòng sông Thu Bồn lấp lánh ánh nắng. Bên kia sông nơi mà suốt đời tôi chưa từng đặt chân tới có làng Cẩm Phô. Nơi đó mới là chính quê của họ Nguyễn Tường.
Nơi đó mới thực sự là miền quê hương hư ảo của tôi.*Bốn mươi năm đã qua kể ngày tôi đặt chân lần đầu xuống đất Quảng Nam. Bốn mươi năm sau tôi trở về Hội An với một tâm cảnh khác. Ðã bao nhiêu nước chẩy qua cầu. Từ dạo đó. Tôi trở về lần này trên chuyến tàu hỏa mang theo ba bình tro của những người tôi yêu thương nhất. Ðó là bố mẹ tôi và người chị cả. Nếu đường về quê cũ của bố tôi và người chị cả từ Sài Gòn đi Hội An tương đối gần thì con đường của mẹ tôi đi thật dài, dài đến nửa vòng trái đất.
Tháng Tư năm 1981 anh Việt tôi từ bên Pháp trở về Việt Nam dìu mẹ tôi lên máy bay sang Pháp chữa bệnh. Mẹ tôi mất ở Paris, cùng năm. Hai mươi năm sau, năm 2001, cũng vào tháng Tư anh Việt lại ngồi trên máy bay trở về Sài Gòn nhưng lần này tay anh mang bình tro người mẹ. Bình tro của ba người được chôn cất ngày 28 tháng Tư năm 2001 tại nghĩa trang riêng của họ Nguyễn Tường ở Hội An.Cả cuộc đời buôn cau của mẹ tôi, bà Cẩm Lợi, gắn liền với chiếc sập gụ. Bà sống trên nó. Bà ngủ trên nó.
Ðó là một cái sập quý làm bằng gỗ lim màu nâu bóng, rắn chắc và trạm trổ. Mặt sập cao hơn đầu gối của tôi bây giờ. Thuở ấu thơ ở Hà Nội bàn tay nhỏ bé của tôi thường mân mê bốn cái chân sập bóng loáng nổi phồng lên phía trên và eo thắt lại ở phía dưới. Ngón tay nhỏ bé của tôi thường sờ dọc theo con đường rãnh có trạm những hạt gỗ nổi trông như chuỗi tràng hạt gỗ màu nâu bóng của mẹ tôi. Cái sập gụ ấy từ Hà Nội theo mẹ tôi vào Nam. Rồi cái sập ấy lại từ Sài Gòn theo mẹ tôi sang Pháp.
Nay mẹ tôi trở về Hội An. Cái sập để lại ở Paris được trưng như một cổ vật trong phòng khách của một người chị họ.Mẹ tôi không cần chiếc sập gụ ấy nữa. Bà xa rời nó như xa rời cuộc đời nhọc nhằn. Bà Cẩm Lợi đã trả xong cái nghiệp mà chúng tôi kính cẩn ghi ơn. Bây giờ nằm vĩnh viễn bên chồng mẹ tôi mãi mãi là bà Tam của chúng tôi.
NGUYỄN TƯỜNG THIẾTMùa Hạ, năm 2005
=
Một lần. Buổi trưa. Lâu rồi.
Mẹ tôi ngồi nhặt cau trên sập gụ. Tôi nằm ngửa bên cạnh bà, hai tay cầm giơ trước mặt cuốn truyện Ðoạn Tuyệt của Nhất Linh. Ðọc đến đoạn cảnh mẹ chồng ác nghiệt với con dâu, tôi nhỏm dậy hỏi mẹ tôi:
Mợ này, mợ có phải chịu cảnh mẹ chồng nàng dâu như cậu tả trong truyện không?. Mẹ tôi ngửng lên nhìn tôi nói: Ðấy là cậu viết tiểu thuyết... Bà nội con có khó tính thật nhưng đâu đến nỗi khắc nghiệt thế... .
Rồi mẹ tôi tiếp tục nhặt cau. Lát sau, khi tôi đang đọc tiếp cuốn truyện thì có tiếng bà bên tai: Khi bà nội con có chuyện gì không bằng lòng thì bà đổi cách gọi.
Thường thì bà kêu mợ là bà Tam. Bà Tam ơi! Ra tôi bảo cái này... Gọi thế là âu yếm đấy. Nhưng khi bà đổi giọng gọi thế này thì mợ biết ngay là sắp sửa có gì to chuyện: Này! bà Cẩm Lợi! Nghe tôi nói đây!Bà Cẩm Lợi!Tại sao bà nội tôi lại yêu bà Tam và ghét bà Cẩm Lợi nhỉ? Bởi vì với tôi, không bao giờ mẹ tôi là bà Tam, không bao giờ mẹ=2 0tôi là bà Nhất Linh. Với tôi, mẹ tôi luôn luôn là bà Cẩm Lợi, từ ngày tôi lọt lòng mẹ tôi cho đến ngày mẹ tôi qua đời. Cuộc đời của bà gắn liền với cái tên hiệu Cẩm Lợi và cái tên hiệu này gắn liền với những hạt cau khô, mặc dù đôi lúc Cẩm Lợi còn bán cả cá mắm, cá khô, thậm chí còn là tên của một tiệm may y phục phụ nữ...
Từ những ngày rất xa xưa ở Hà Nội ở căn nhà số 9 Hàng Bè trước khi tản cư và số 15 Hàng Bè sau khi tản cư về, tuổi thơ tôi lớn lên bên những bồ cau và mùi diêm sinh. Căn nhà rộng có nhiều phòng. Nguyên một phòng giữa chứa đầy những bồ cau, chất chồng lên nhau đến sát trần. Thuở bé chúng tôi thường chơi trò đi trốn và căn buồng đó, tối tăm và nhiều ngõ ngách giữa nhA Fng bồ cau, là nơi đi trốn lý tưởng. Tôi thường trèo lên những bồ cau trên cao gần đụng trần, nằm áp mặt trên những bao tải, cảm thấy cái vải bố nháp in hằn trên má và thở cái mùi cau khô toát từ những bao bố. Mẹ tôi kinh hoảng khi khám phá ra cái trò chơi nguy hiểm này của chúng tôi: “Mấy cái bồ cau nó mà đổ xuống thì chúng bay cứ mà chết bẹp!”
Mẹ tôi khi mắng chúng tôi hẳn là bà nghĩ tới cái tai nạn chết đuối đã giết chị Thanh tôi trong cái ao ở trại Cẩm Giàng.Thuở ấy những người đàn ông hình như trốn tiêu đâu mất cả. Tôi lớn lên như người không cha. Chả ai hỏi tôi ông Tam đâu hay ông Nhất Linh đâu? Luôn luôn người ta gõ cửa rồi thò cái đầu vào hỏi: “Có bà Cẩm Lợi ở nhà không?”.
Chả bao giờ tôi th y ông nội ông ngoại, bố tôi hoặc các bác các chú. Xúm lại quanh tôi toàn những đàn bà: bà nội, bà ngoại, bà mẹ, bà vú, và một đống bà cô bà thím.... Không có ông Nhất Linh, ông Hoàng Ðạo, ông Thạch Lam. Chỉ có bà Cẩm Lợi, thím Long, thím Sáu... như thể một bên là tiểu thuyết, một bên là đời thường.Bà Cẩm Lợi ngồi nhặt cau trên sập gụ. Ðó là hình ảnh quen thuộc đã ăn sâu trong ký ức tôi từ ngày tấm bé.
Ðầu vấn khăn, chiếc áo cánh trắng, chiếc quần lĩnh đen, mẹ tôi cúi xuống chà chà cho sạch những hạt cau khô ẩm bị xanh mốc. Trên chiếc sập gụ giang sơn riêng của bà, mẹ tôi vừa nhặt cau, vừa tiếp khách hàng, vừa đôn đốc đám người làm, vừa chơi rỡn nựng nịu con cháu. Ðêm đến khi căn nhà đã chìm vào yên vắng bà trải trên sập đống giấy bạc kiếm được trong ngày, đếm từng tờ và xếp buộc thành bó dầy cộm rồi cất trong chiếc két sắt trước khi bà ngủ trên sập gụ ấy. Trong túi áo cánh của bà lúc nào cũng xệ xuống một chùm chìa khóa nặng chịch. Mẹ tôi hay dùng chùm chìa khóa này làm đồ chơi cho trẻ con, bà lắc lắc chùm chìa khóa kêu rộn ràng trước mặt đứa bé cho đến khi nào nó ngoẻn miệng cười mới thôi.Người đàn bà già nhất sống gần tôi thuở nhỏ là bà ngoại. Bà chết lúc tôi còn bé nên tôi chả nhớ gì nhiều về bà.
Hình như người bà gầy đét. Vấn khăn. Răng đen. Một bà già trầu điển hình. Kỷ niệm của tôi thời thơ ấu nếu có chừa một chỗ nhỏ cho bà thì lại là một kỷ niệm không mấy gì đẹp đẽ. Xấu hổ là đằng khác. Hồi đó tôi ngủ chung giường với bà ngoại. Trong một căn buồng trên gác của căn nhà số 15 Hàng Bè. Trước buồng là một hành lang hẹp trông ra phố. Có một đêm ăn phải cái gì mà tôi mót đi cầu quá. Nghĩ tới chuyện phải mò xuống cái cầu tiêu hôi thối ở mãi tít sau nhà dưới giữa đêm tối lại phải lần qua những bồ cau mà tôi lạnh cả người. Bước ra ngoài hành lang người đã bủn rủn. Tôi bèn nghĩ ra một cách giải quyết rất gọn là ngồi phịch xuống ở một góc làm một bãi tướng. Sáng hôm sau ngủ dậy tôi ra hành lang nhìn thì ô hay cái sàn sạch bóng! Mình có ngủ mơ không chứ? Buổi trưa ăn cơm tôi nghe hai người làm nói chuyện với nhau: “Rõ khổ! Cụ bây giờ già lẫn quá rồi... Cứ bạ âu là ỉa đó!”
Khám phá ra điều bí mật này, sau đó tôi còn làm thêm vài bãi nữa và đều bình an vô sự!Bà nội tôi thì trái lại có tướng võ, người cao to. Dưới mắt tôi hồi nhỏ bà nội trông như đàn ông. Gương mặt bà có đường nét không thể lẫn với ai. Ðôi mày rậm, mắt sâu, sống mũi cao. Cái tướng đó mà chui vào chiếc áo tu hành tôi thấy có vẻ lệch lạc. Từ một thuở xa nhất, hồi ở Cẩm Giàng lúc tôi mới lên năm, hình ảnh và tiếng tụng kinh của bà đã thấm sâu vào tuổi thơ tôi. Bà ngồi trên sập, khoác áo nâu sồng, một tay chắp trước ngực, một tay gõ mõ. Nam mô a di đà Phật... Nam mô á di đà Phật... Nam mô ạ di đà Phật...
Tiếng tụng kinh đều đều tôi nghe cứ nhỏ dần đi như tiếng kêu rỉ rả của những con ve sầu. Tôi lại có cảm tưởng như bà vừa ngủ vừa tụng, lâu lâu chợt thức, tiếng tụng bỗng to lên như tiếng ve ran. Và như một giọng ru buồn nản Nam mô a di đà Phật đã trôi vào giấc ngủ ấu thơ của tôi.Sau này biết rõ hơn về bà nội tôi thấy bà là người phi thường. Chồng chết khi bà mới 37 tuổi, một mình xây dựng và cai quản cả một dinh cơ Cẩm Giàng, lại nuôi bẩy con trở thành những người lỗi lạc. Một người đàn bà như thế “dễ có mấy tay” phải là người cứng rắn và độc đoán. Mẹ tôi vào làm dâu nhà bà, lại không phải đến từ một gia đình giầu có và danh vọng, chắc chắn phải chịu cảnh “mẹ chồng nàng dâu” nếu không quá quắt như bà phán Lợi trong Ðoạn Tuyệt thì cũng khó sống cho yên.Thế mà mỗi lần có gì không vừa ý bà nội Lê Thị Sâm chỉ lôi tên bà Cẩm Lợi ra nhiếc.
Mẹ tôi quả là người may mắn! Gần đây đọc cuốn hồi ký của cô Năm tôi (Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường - Nguyễn Thị Thế) đoạn viết bà nội đối xử nghiêm khắc và độc đoán với người con gái duy nhất của bà, tôi hiểu là vì sao mẹ tôi may mắn hơn cô Năm. Bà nội tôi và mẹ tôi (và có lẽ phần lớn những bà mẹ của thế hệ ấy) có một điểm giống nhau. Ðó là đối xử thiên lệch với con cái: con trai bao giờ cũng được cưng chiều và nể trọng hơn. Huống hồ trong số sáu người con trai, bà nội tôi hình như lại yêu và nể bố tôi nhất.
Tôi nghĩ rằng khi bà nội gọi mẹ tôi bằng cái tên thân thương 9 Cbà Tam”, bà đã gửi cái trìu mến về người con trai thứ ba của bà. Cộng thêm vào đó mẹ tôi lại là một người hết sức khéo léo trong cách ăn ở. Chả thế mà trong gia đình nội ngoại chúng tôi nói đùa là mẹ tôi đã tước cái chức bộ trưởng ngoại giao của bố tôi.Dưới mắt tôi mẹ tôi không bao giờ là người đàn bà đẹp. Ðôi lúc tôi còn thấy xấu là đằng khác. Có thể là vì khi tôi được sinh ra đời mẹ tôi đã đẻ trên mười người con. “Ðẻ như thế thì còn gì là người”.
Tôi nghĩ. Hơn thế nữa qua hình ảnh bà Cẩm Lợi mẹ tôi lúc nào trông cũng lam lũ và luộm thuộm. Một hình ảnh và một nhan sắc như thế làm sao mê hoặc được bố tôi nhỉ? Cho đến mãi gần đây chị Thoa tôi từ bên Pháp=2 0gửi tôi một tấm ảnh rất cũ, chụp tám năm trước khi tôi lọt lòng mẹ, lần đầu tiên tôi mới thấy dung nhan của bà thời trẻ. Một người đàn bà đẹp. Bức ảnh chụp năm 1932, mẹ tôi 25 tuổi.
Năm ấy mẹ tôi dẫn chị Thư tôi, lúc ấy 5 tuổi, đi dự thi trẻ em đẹp và chị tôi được chấm giải nhất. Tôi nhìn đôi mắt của bà trong ảnh và chợt nhớ tới đoạn viết của nữ sĩ Anh Thơ. Ðôi mắt bà chớp chớp. Tôi chợt thấy đôi mắt bà đẹp quá! Một đôi mắt to mênh mông, có hàng mi dài óng ả. Rồi tôi chợt thấy thương mẹ tôi quá! Một lòng thương cũng mênh mông như đôi mắt to của bà. Nông nỗi nào mà người đàn bà trong ảnh bỗng trở thành bà Cẩm Lợi tiều tụy như thế trong tâm trí tôi?Những năm tháng tôi sE1ng ở Hà Nội phố Hàng Bè là thời gian tôi sống lêu lổng và làm buồn lòng mẹ tôi không ít.
Bố tôi biến đâu mất ở bên Tàu, mẹ tôi suốt ngày đánh vật với các bồ cau, lũ chúng tôi lớn lên hoang như cây cỏ. Một bữa tôi thấy trên tủ chè có một chai nước màu đỏ đỏ, dán nhãn hiệu tiếng tây, lại có vẽ hình con mèo, tôi nhấp thử thấy nó ngọt ngọt ngon ngon, bèn rủ thằng Thái em tôi mỗi đứa nốc mấy ngụm. Mẹ tôi đi chợ về trông thấy hai đứa con của bà nằm lăn lóc, mặt đỏ tía, nói lảm nhảm thì biết ngay.
Bà quát người làm lấy nước chanh cho chúng tôi uống và mắng họ là từ rầy rượu phải cất trong tủ chè khóa trái lại.Thuở mẫu giáo tôi ở nội trú cùng với chị Thoa tôi trong trường bà sơ phố nhà Chung gần nhà thờ lớn Hà Nội. Trường có tường cao quét vôi vàng bao quanh nom như một nhà tù. Tôi sợ nhất là nhìn các bà sơ mặc áo đen cúi mặt đi lại trên hành lang. Họ lướt yên lặng như những bóng ma. Giờ ăn cũng không được nói chuyện. Tôi phải đứng nghiêm cùng với đám học trò mặc đồng phục đọc kinh. Lạy cha chúng tôi ở trên lời...
Chúng tôi nguyện danh cha cả sáng... Tuổi thơ của tôi hết nghe tiếng niệm phật lại nghe tiếng cầu kinh. Lớn lên tôi chả biết tôn giáo nào để theo.Lên tiểu học chị Thoa sang học trường Thanh Quan còn tôi học trường Hàng Vôi. Nhưng tôi thường trốn học đi xem xi nê tặc-dzăng ở rạp Lửa Hồng hoặc giao du với đám trẻ mất dậy ở ngõ Phát Lộc. Cầm đầu bọn quỷ sứ thời ấy là tay Ðỗ Bá Viễn. H ắn hơn tôi mấy tuổi, lõi đời. Hắn bầy cách cho tôi lấy cắp tiền của mẹ tôi. Cách ấy thật là thần sầu. Chả là tôi cứ bị ám ảnh bởi cái túi áo cánh lúc nào cũng xệ xuống của mẹ tôi, trong đó là chùm chìa khóa. Trong chùm ấy cái chìa to nhất, không phải là chìa bẹt mà là chìa ống có khía ở đầu, dùng để mở cái két to tướng và nặng nề.
Thằng Viễn bảo tôi phải đánh cắp cái chìa khóa ấy. Nhưng mẹ tôi lúc nào cũng ôm chìa khóa trong người ngay cả lúc bà ngủ. Thằng Viễn chờ mãi thấy tôi không lấy được chìa khóa nó bèn nghĩ cách khác. Nó cầu cứu thằng Ðồng con ông thợ khóa ở phố Hàng Mắm. Thằng Ðồng đưa tôi một miếng gì dẻo dẻo trông như ruột bánh mì, bảo tôi đút vào lỗ khóa, chờ cho khô thì r=C 3t ra. Rồi nó đem cái khuôn bánh mì ấy về cho bố nó đúc thành chìa. Mở được két tôi hoa cả mắt lên vì trong két nhiều tiền quá. Tôi vớ đại một bó. Mấy hôm sau tôi kinh hoảng thấy mẹ tôi la lối tra khảo người làm đã lấy cắp tiền của bà. Mẹ tôi cho là mình mất tiền trong lúc đếm bạc chứ không nghĩ là ai có thể mở được cái két chắc chắn kia.
Tôi tiết lộ với Viễn. Nó bầy mưu khiến mẹ tôi không bao giờ biết là mình bị mất tiền. Mỗi lần mở két, thay vì lấy nguyên bó, tôi chỉ nhón mỗi bó một hai tờ. Những bó bạc này mẹ tôi giao cho khách hàng, thường thì họ không bao giờ đếm lại trước mặt mẹ tôi, và sau này nếu có đếm thấy hụt cũng không sao, chẳng kiện cáo gì. Mẹ tôi bán buôn, làm ăn lớn, khách có biE1t cũng bỏ qua, xá gì mấy tờ bạc mất lẻ tẻ.Có tiền tôi ăn tiêu vung vít. Người bán hàng thấy tôi trả tiền bằng tờ giấy đỉnh thì trố mắt nhìn tôi kinh ngạc.
Tiêu cho mình thì ít nhưng bao mấy thằng du côn thì nhiều. Tôi khoái nhất là bỏ tiền thuê bao xích lô nguyên ngày chở tôi và Viễn đi chơi cùng khắp Hà Nội trên những con đường rợp mát bóng cây trong tiếng ru râm ran của những con ve sầu. Hai đứa thủ hai khẩu súng cao su, bốc nhãn ăn thả dàn rồi dùng hạt nhãn làm đạn bắn lung tung lên ngọn cây. Nhưng cái thời “huy hoàng” của tôi không kéo được lâu. Một bữa mẹ tôi bắt gặp tại trận tôi đứng trước tủ két mở và tước cái chìa khóa của tôi. Bà sai anh tôi (hình như là anh Triệu) đè sấp tôi ra trên chiếc sập gụ cA 7a bà dùng đuôi chổi phất trần đét mấy cái vào mông.
Tôi giả vờ khóc rống lên chứ tôi thấy anh tôi đánh cũng nhẹ tay lắm (chắc hẳn anh nghĩ trong bụng mình cũng chả gương mẫu gì hơn thằng em).Dịp may đến với mẹ tôi. Năm 1951, lúc ấy bố tôi ở bên Tàu về Hà Nội đã được mấy tháng, ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp. Ðầu tiên bố tôi chỉ cho chị cả tôi là chị Thư đi cùng. Nhưng mẹ tôi cứ bắt bố tôi phải mang theo tôi. Ðến tận bây giờ, khi tôi viết những dòng này, trong gia đình không một ai biết là mẹ tôi đã cố ý “đuổi” tôi vào Nam. Tôi rất cám ơn mẹ tôi về quyết định rất sáng suốt này của bà. Bởi vì vào Nam tôi trở thành một con người hoàn toàn khác.
Năm đó tôi mười một tuổi. L n đầu tiên trong đời tôi đi phi cơ. Lại là phi cơ của hãng Air France. Sang trọng quá! Máy bay đến phi trường Tân Sơn Nhứt, tôi lạ lẫm đọc cái chữ “Nhứt” và hỏi chị tôi họ viết như vậy có phải là sai không. Tôi trố mắt nhìn những căn nhà nhiều từng, những tên phố tây Pellerin, Charner, Catinat, Pasteur, Richaud... và cứ nghĩ là mình đi Tây chứ không phải vào Nam. Cái gì tôi cũng thấy nó văn minh và lạ mắt.
Sau này tôi nghe kể nhiều lần về những ông cán ngố ngoài Bắc sau năm 1975 vào Nam lần đầu nhìn thấy thành phố Sài Gòn, tôi nghĩ là họ chắc cũng chỉ ngố như tôi là cùng. Ba bố con tôi ở chung với gia đình bác Thụy trong một căn nhà lớn do chính phủ cấp cho nhân viên sở Bưu Ðiện (mà bác tôi là giám đốc) số 12P đường Chasseloup Laubat (sau đổi là Hồng Thập Tự và bây giờ là Nguyễn Thị Minh Khai). Ðối diện nhà bác Thụy là hai cái cao ốc 5 từng. Tôi thích trốn sang đó chỉ để chui vào cái lồng thang máy bấm nút cho nó thăng thiên lên lầu thượng rồi lại bấm nút cho nó tụt xuống... cứ thế... cho đến khi những ông tây bà đầm trú ngụ trong cao ốc biết được la lối om sòm đuổi tôi đi.
Nhà bác Thụy ngăn nắp và sạch sẽ quá, các anh chị họ tôi nói năng lịch sự, cư xử quý phái không chửi tục om xòm như đám “bạn” tôi ở ngõ Phát Lộc, họ học trường Tây, khoe tôi những cuốn sách màu đẹp đẽ Tin Tin, Spiroux, Quatre Frères Dalton... Xa rồi những bồ cau khô, mùi cá mắm, hơi diêm sinh và căn nhà, con phố bẩn thỉu nghèo nàn của thành phố Hà Nội. Xa rồi mẹ tôi, bà Cẩm Lợi. Xa rồi các anh tôi vBn còn lối sống “lạc hậu” ở miền đất Bắc xa vợi kia...Lần đầu tiên trong đời tôi thực sự sống gần bố.
Tôi luôn luôn nhìn ông như ngắm một người lạ. Bởi vì cho dẫu tôi có ở sát bên ông, sống cạnh ông nhiều năm sau này trong đời thì giữa ông và tôi, và giữa ông với gia đình, hình như luôn luôn có một khoảng cách. Tôi tự hỏi vì sao không bao giờ tôi có được cái cảm giác thật gần gũi với bố như tôi đã luôn luôn có với mẹ. Nếu có thấy chút nào gần ông thì cái gần ấy chỉ trên phương diện tâm hồn. Bố tôi có gương mặt tây phương, mang nhiều nét đặc thù di truyền từ bà nội tôi. Ông có một phong thái hài hòa rất thanh nhã trong cách cư xử nó cho người ta biết, chỉ qua dáng ngoài, cái chiều sâu của con người ông.
Bố tôi rất ít nói. Lúc nào cũng thấy ông lắng nghe với một cái nhìn sâu và đằm thắm. Ông lại rất chuộng sự yên tĩnh, ngăn nắp và sạch sẽ. Những gì tôi biết về ông khiến tôi hiểu vì sao ông sống được và thích hợp trong một gia đình như bác Thụy và không thể nào sống bên những bồ cau với mẹ tôi được.Năm 1954, đất nước chia đôi, mẹ và các anh tôi lục tục vào Nam. Mẹ tôi mua căn nhà số 39 chợ An Ðông để ở và lấy chỗ buôn bán. Vào Nam mẹ tôi chuyên bán sỉ cau khô chứ không bán cau khô lẫn cau tươi như ở ngoài Bắc. Nguồn cung cấp cau chính của hiệu Cẩm Lợi là tỉnh Quảng Nam vì cau là thổ sản của tỉnh này. Mẹ tôi tiếp tục giao dịch với các hiệu Phước Xuân, Phước Hiên ở Hội An, nơi mà bà 1ã mua bán từ những năm đầu của thập niên 1940. Vào Nam mẹ tôi lại thêm một thị trường cung cấp mới là tỉnh Bến Tre. Bà ít có dịp ra Trung như dạo còn ở Hà Nội trước khi di cư, nhưng bà lại thường xuyên liên lạc với các bạn hàng ở Bến Tre, đặc biệt là bà Thái Nguyên, có khi mẹ tôi xuống ở lại đó nhiều ngày.
Nhà của các bạn hàng thường ở miệt vườn, cách xa thành phố, phải đi ghe xuồng mới tới. Sau này tình hình ở tỉnh Bến Tre mất an ninh, chúng tôi cảnh giác mẹ tôi là các bạn hàng cau ở tỉnh đó nằm sâu trong mật khu của Việt Cộng nhưng mẹ tôi không bao giờ tỏ vẻ sợ hãi. Mẹ tôi không bán cau lẻ. Mua cau khô về, mẹ tôi xấy khô, đóng bao, và bán lại cho các đại lý, thường là những người Hoa ở trong Chợ Lớn. M9t trong những đại lý mà mẹ tôi đã giao hảo tốt đẹp là ông Cơ Tấn. Chúng tôi xem ông Cơ Tấn như người nhà. Sự giao dịch với ông Cơ Tấn gắn liền với đời buôn cau của mẹ tôi, kéo dài từ thập niên 40 cho đến có lẽ sau cả biến cố tháng Tư năm 75.
Cái sập gụ, tủ chè, két bạc và cái cân được chở từ ngoài Bắc vào. Tôi trở về với những bồ cau và làm quen lại với mùi diêm sinh đã làm tôi ho sặc sụa trong những năm tháng cũ ở Hà Nội. Cau mốc được tẩy trắng bằng khói diêm sinh. Trong một vòng nan cuốn tròn, những cái sàng cau lớn xếp chồng nhau ủ trong vải bố, dưới là cái lò nhỏ đốt diêm sinh, khói xanh từ những kẽ vải bốc ra tỏa khí độc khắp nhà. Tôi thoát được mấy năm xa lánh cái không khí bụi bặm Bn ào của chợ An Ðông khi tôi theo chân bố tôi lần thứ hai lên sống trên Ðà Lạt. Mấy năm sống trên cao nguyên với bố tôi là thời gian thần tiên nhất trong đời tôi.
Năm 1958 khi bố tôi quyết định “xuống núi” về Sài Gòn làm báo, tôi cũng theo chân ông về sống với mẹ tôi ở chợ An Ðông cho đến tháng Tư năm 1975.Nghĩ lại tôi thấy tội nghiệp mẹ tôi vô cùng. Những người con của bà, trừ anh cả tôi đã sang du học bên Pháp từ hồi còn ở Hà Nội, tuy ở gần bà nhưng không ai giúp bà đúng mức trong việc buôn bán. Nhà có thuê người làm cau nhưng họ chỉ cáng đáng những việc nặng như khuân vác, xấy cau, còn việc giấy tờ, sổ sách, thư từ, mẹ tôi rất cần người giúp. Mẹ tôi lại chiều con trai nên ngại nhờ con. Mà đôi lúc có nh thì chúng tôi lại làm với sự miễn cưỡng, thậm chí còn gắt gỏng.
Ðối với con gái, nhất là bà chị cả tôi, thì mẹ con không hợp tính. Cứ nói chuyện được dăm ba câu thì hai người lại cãi vã. Chị kế tôi hợp với mẹ tôi hơn thì sau này đi Pháp và ở luôn bên đó. May mắn cho mẹ tôi là trong những năm của thập niên 70 bà có hai người con dâu ở gần là chị Triệu và nhà tôi. Mẹ tôi tín nhiệm và cưng chiều hai nguời con dâu có lẽ còn hơn con đẻ. Chị Triệu và nhà tôi, ngoài việc giúp mẹ tôi trông coi sổ sách và các công việc buôn bán khác, lại thường ngồi rủ rỉ tâm tình với bà. Ðây là điều hết sức quí đối với mẹ tôi vì bà rất ít có được những phút tâm tình thân mật như thế đối với những người20con.
Tháng Sáu năm 2005 vừa qua vợ chồng tôi qua bên Montreal dự đám cưới đứa con của anh Triệu tôi, một đêm thức giấc nửa khuya tôi nghe hai người con dâu của mẹ tôi ngồi trong bóng tối rù rì nói chuyện, hai người nhắc đến những kỷ niệm xa xưa với mẹ tôi hồi còn ở chợ An Ðông trên ba mươi năm về trước. Tôi nghe được câu nói: “Mợ đối với con dâu thật không có một điểm gì để chê trách”.Trong những lần giúp mẹ tôi tính toán sổ sách tôi ngạc nhiên về trí thông minh của bà. Mẹ tôi thuộc thế hệ xưa không được đi học nhiều, trình độ có lẽ chỉ ngang mức tiểu học. Bà viết những câu văn không thành cú, chữ viết lại nghuệch ngoạc như gà bới. Ðể tính tiền cau - những con số thành thường lớn đến mấy trăm ngàn - chúng tôi phải lấy giấy bút cặm cụi làm những con tính nhân chia.
Thế mà chỉ liếc qua giá thành là bà đã gật gù đồng ý hoặc bà nói: Con tính sai rồi, tính lại đi! Trăm lần như một mẹ tôi nói đúng! Tôi tự hỏi với cái trí thông minh ấy cộng với sự lanh lẹ của bà nếu mẹ tôi ra sinh ra trong một hoàn cảnh khác hoặc một thế hệ khác được ăn học thì tôi không biết là bà sẽ tiến xa đến đâu.Mẹ tôi viết thư cho những bạn hàng cau bao giờ cũng nhập đề bằng câu: “Tôi có lời hỏi thăm bà được mạnh khỏe tôi mừng...”.
Biết như thế mỗi lần viết thư cho bà chúng tôi viết sẵn trước, khi bà vừa đọc xong câu đó thì chúng tôi nói ngay: “Con viết xong rồi, mợ đọc tiếp đi!” Người mà mẹ tôi viết thư giao dịch nhiều nhất ở Hội An là bà Phước Xuân mà chúng tôi còn gọi là cô Năm Dung. Trong ba mươi năm giao dịch buôn cau với hiệu Phước Xuân chúng tôi đã viết đến cả mấy trăm lần câu Kính gửi bà Phước Xuân... Tôi có lời hỏi thăm bà được mạnh khỏe tôi mừng... Chính tôi đã dán không biết bao nhiêu con tem để gửi về địa chỉ hiệu Phước Xuân số 37 đường Nguyễn Thái Học ở Hội An.
Những lá thư đưa tôi về một thành phố mà từ hồi tấm bé tôi đã nghe nói tới nhiều lần. Hội An. Làng Cẩm Phô. Họ Nguyễn Tường. Chốn ấy mơ hồ trong tâm tưởng tôi như một miền quê hương hư ảo.Năm 1964, một năm sau khi bố tôi qua đời, lần đầu tiên tôi có dịp đến tỉnh Quảng Nam thăm thành phố Hội An. Cảm tưởng đầu tiên của tôi ra sao nhỉ? Khi đến một nơi đã được nhắc nhở hoài trong quá khứ? Thay vì bắt gặp một quê hương trong tâm tưởng, tôi bàng hoàng nhìn thấy một Hà Nội xưa cũ của tôi. Một Hà Nội lồng vào Hội An trong từng căn nhà, từng con phố.
Từ căn nhà từ đường của dòng họ ở gần chùa Cầu tôi rảo bộ trên đường Nguyễn Thái Học để tìm hiệu Phước Xuân bỗng thấy mình lạc vào phố Mã Mây vào ngõ Phát Lộc vào những con phố cổ mà tôi đã lìa xa mười ba năm trước. Trên đường tôi đi qua chùa Cầu thằng bạn cũ Ðỗ Bá Viễn vẫn nhỏ bé như ngày nào giơ tay chào tôi, tôi nhìn lại căn nhà xưa của mình ở phố Hàng Bè và tất cả Hà Nội từ từ hiện ra.
Rưng rưng. Bé nhỏ. Thân thương. Tôi ra đi khi tôi còn là cậu học trò tiểu học, tôi trở về “Hà Nội” đã là một giáo sư. Mười ba năm đủ xa để Hà Nội trở thành kỷ niệm. Ðất nước chia đôi càng khiến ngày về trở thành vọng tưởng, khiến đường về trở thành thiết tha.Mấy ngày ở Hội An tôi ở nhà cô Năm Dung. Người con trai của cô tên là Tinh dẫn tôi đi chơi thành phố. Chúng tôi đạp xe đến cửa Ðại tắm và ăn đồ biển trong những quán lá dưới bóng rợp lưa thưa của hàng cây thùy dương. Chiều đến chúng tôi ngồi trên sân thượng sau nhà nhìn con đường Bạch Ðằng và dòng sông Thu Bồn lấp lánh ánh nắng. Bên kia sông nơi mà suốt đời tôi chưa từng đặt chân tới có làng Cẩm Phô. Nơi đó mới là chính quê của họ Nguyễn Tường.
Nơi đó mới thực sự là miền quê hương hư ảo của tôi.*Bốn mươi năm đã qua kể ngày tôi đặt chân lần đầu xuống đất Quảng Nam. Bốn mươi năm sau tôi trở về Hội An với một tâm cảnh khác. Ðã bao nhiêu nước chẩy qua cầu. Từ dạo đó. Tôi trở về lần này trên chuyến tàu hỏa mang theo ba bình tro của những người tôi yêu thương nhất. Ðó là bố mẹ tôi và người chị cả. Nếu đường về quê cũ của bố tôi và người chị cả từ Sài Gòn đi Hội An tương đối gần thì con đường của mẹ tôi đi thật dài, dài đến nửa vòng trái đất.
Tháng Tư năm 1981 anh Việt tôi từ bên Pháp trở về Việt Nam dìu mẹ tôi lên máy bay sang Pháp chữa bệnh. Mẹ tôi mất ở Paris, cùng năm. Hai mươi năm sau, năm 2001, cũng vào tháng Tư anh Việt lại ngồi trên máy bay trở về Sài Gòn nhưng lần này tay anh mang bình tro người mẹ. Bình tro của ba người được chôn cất ngày 28 tháng Tư năm 2001 tại nghĩa trang riêng của họ Nguyễn Tường ở Hội An.Cả cuộc đời buôn cau của mẹ tôi, bà Cẩm Lợi, gắn liền với chiếc sập gụ. Bà sống trên nó. Bà ngủ trên nó.
Ðó là một cái sập quý làm bằng gỗ lim màu nâu bóng, rắn chắc và trạm trổ. Mặt sập cao hơn đầu gối của tôi bây giờ. Thuở ấu thơ ở Hà Nội bàn tay nhỏ bé của tôi thường mân mê bốn cái chân sập bóng loáng nổi phồng lên phía trên và eo thắt lại ở phía dưới. Ngón tay nhỏ bé của tôi thường sờ dọc theo con đường rãnh có trạm những hạt gỗ nổi trông như chuỗi tràng hạt gỗ màu nâu bóng của mẹ tôi. Cái sập gụ ấy từ Hà Nội theo mẹ tôi vào Nam. Rồi cái sập ấy lại từ Sài Gòn theo mẹ tôi sang Pháp.
Nay mẹ tôi trở về Hội An. Cái sập để lại ở Paris được trưng như một cổ vật trong phòng khách của một người chị họ.Mẹ tôi không cần chiếc sập gụ ấy nữa. Bà xa rời nó như xa rời cuộc đời nhọc nhằn. Bà Cẩm Lợi đã trả xong cái nghiệp mà chúng tôi kính cẩn ghi ơn. Bây giờ nằm vĩnh viễn bên chồng mẹ tôi mãi mãi là bà Tam của chúng tôi.
NGUYỄN TƯỜNG THIẾTMùa Hạ, năm 2005
=
Tuesday, April 14, 2009
TIN TỨC HÀ NỘI
Nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây13/04/2009 (BacKy 75)
Hồ Tây là một thắng cảnh đệ nhất của Thủ đô, nhưng ít ai biết rằng, dưới đáy Hồ Tây có rất nhiều nghĩa địa cổ. Vì sao những nghĩa địa lại nắm dười lòng Hồ Tây?
Một chiều, lang thang trên con đường bê tông uốn lượn quanh Hồ Tây, đoạn làng Võng Thị, thuộc phường Bưởi, phóng tầm mắt ra giữa hồ, tôi thấy một hình khối màu trắng trồi lên giữa biển nước mênh mông, thi thoảng lại bị những con sóng bạc đầu nhấn chìm. Dùng máy ảnh thu zoom hết cỡ, trên màn hình hiện rõ, đó là 3 ngôi mộ xây liền. Xa hơn, còn một ngôi mộ nữa, cũng chơ vơ giữa biển nước. Hỏi một người bán nước bên gốc đa cổ thụ ngay bờ Hồ Tây, thì đó quả là những ngôi mộ. Hàng năm, cứ đến gần tết, lại có người chèo thuyền ra giữa Hồ Tây thắp hương, khấn vái.
Nhưng tại sao, những ngôi mộ lại nằm ở giữa hồ? Chẳng lẽ, phong tục người dân ven hồ đem người chết ra giữa hồ chôn cho mát mẻ? Tôi đã tìm gặp một người từng có cả cuộc đời lặn ngụp ở Hồ Tây để tìm lời giải đáp.
Phải vất vả lắm, tôi mới tìm được ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc Trung tâm cá giống Nhật Tân, thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây. Khi gợi chuyện Hồ Tây, những kỷ niệm trong ông lại tràn về. Suốt 40 năm lặn ngụp ở Hồ Tây, ông thuộc nó như thuộc những đường chỉ trên bàn tay mình.
Ông bắt đầu câu chuyện từ nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bao nhiêu năm nay, các nhà khoa học không ngừng tranh luận và đưa ra các giả thiết về nơi chôn bà chúa thơ Nôm cũng như đề xuất các biện pháp truy tìm mộ bà. Tuy nhiên, theo ông Bân, việc này vô cùng khó, bởi nếu mộ nữ sĩ được đổ bằng "bê tông", thì cũng nằm dưới đáy hồ, còn nếu mộ táng bình thường, thì xác thịt nữ sĩ đã tan vào hàng triệu mét khối nước Hồ Tây từ hàng trăm năm nay rồi.
Theo ông Bân, xưa kia Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 ha và chứa tới 8 triệu m3 nước như hiện nay. Bên Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong bãi.
Trong sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên theo ông Bân, dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ Chăm-pa. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu rồi.
Cùng với nghĩa địa của người Chăm-pa, còn hàng chục nghĩa địa khác của người Việt hình thành trên những dải đất hoang ven hồ. Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng hàng chục ha. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa địa. Những nghĩa địa hình thành từ hàng ngàn năm trước, đã bị những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn.
Theo khảo sát của ông Bân, thẳng khu vực làng Xuân La cũng từng có một nghĩa địa rộng chừng 3 ha, bị sóng Hồ Tây nhấn chìm. Giờ đứng ở đoạn Xuân La nhìn ra, chỉ thấy biển nước mênh mông, với những đợt sóng lớn đang ngoạm dần vào đường Lạc Long Quân. Cảnh Hồ Tây ở khu vực Phủ Tây Hồ rất đẹp, song ít ai biết rằng dưới mặt nước xanh biêng biếc ấy, cách bờ vài trăm mét cũng có một nghĩa địa rộng mênh mông với dày đặc các ngôi mộ nhấp nhô. Rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lý, khai thác Hồ Tây bị gãy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực này vì chạm vào mộ.
Ông
Bân từng là người trực tiếp chứng kiến nghĩa địa cuối cùng bị sóng Hồ
Tây nhấn chìm xuống đáy, đó là nghĩa địa của làng Nghi Tàm.
Hòn đảo thực tế là một gò đất trong nghĩa địa cổ. Khi đó, xung quanh hòn đảo ken dày những ngôi mộ nằm xâm xấp mặt nước đang bị sóng đánh chìm dần. Những con sóng bạc đầu của Hồ Tây trong những ngày gió lớn cứ nối đuôi nhau xô vào đảo, đánh tan cả cái đảo ấy. Giờ đứng bên làng Nghi Tàm nhìn ra, không còn thấy bóng dáng hòn đảo xưa đâu nữa. Nghĩa địa cổ mênh mông của làng Nghi Tàm đã nằm sâu dưới đáy hồ. Mùa nước cạn, lội xuống khu nghĩa địa này sâu đến ngực, còn mùa nước lớn, ngập quá đầu. Những con tàu lớn kéo nhà nổi Hồ Tây vẫn chạy qua lại trên khu nghĩa địa này mà không hề hấn gì.
Hòn đảo thực tế là một gò đất trong nghĩa địa cổ. Khi đó, xung quanh hòn đảo ken dày những ngôi mộ nằm xâm xấp mặt nước đang bị sóng đánh chìm dần. Những con sóng bạc đầu của Hồ Tây trong những ngày gió lớn cứ nối đuôi nhau xô vào đảo, đánh tan cả cái đảo ấy. Giờ đứng bên làng Nghi Tàm nhìn ra, không còn thấy bóng dáng hòn đảo xưa đâu nữa. Nghĩa địa cổ mênh mông của làng Nghi Tàm đã nằm sâu dưới đáy hồ. Mùa nước cạn, lội xuống khu nghĩa địa này sâu đến ngực, còn mùa nước lớn, ngập quá đầu. Những con tàu lớn kéo nhà nổi Hồ Tây vẫn chạy qua lại trên khu nghĩa địa này mà không hề hấn gì.
Săn đồ cổ ở nghĩa địa
Năm 1966, cơ quan của kỹ sư Nguyễn Viết Bân (thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây) đóng ở làng Yên Phụ. Làm việc ở đây, rồi lấy vợ người trong làng, nên không chuyện gì ở Hồ Tây và làng Yên Phụ mà ông không biết. Theo ông kể, suốt hàng chục năm trời, người dân ở một số ngôi làng quanh Hồ Tây đã kiếm sống, thậm chí làm giàu từ việc săn đồ cổ ở những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây.
Những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây kéo dài hàng trăm năm đã đánh tan hàng chục nghĩa địa cổ, làm bật nắp quan tài, phơi xương cốt trắng hếu, lăn lốc dưới đáy hồ. Chính vì thế, những năm 70 đến 80 của thế kỷ trước, làng Yên Phụ nổi lên phong trào mò gỗ quý tại những nghĩa địa dưới lòng Hồ Tây. Hầu hết những thanh niên trẻ khỏe, lặn giỏi ở Yên Phụ đều tham gia mò gỗ. Ngày ngày họ lặp ngụp, mò mẫm dưới hồ, hễ phát hiện có ván thiên làm bằng gỗ quý chìa lên khỏi mặt bùn là họ tiến hành đào bới lấy gỗ. Họ dùng những chiếc thuốn sắt chọc sâu xuống lớp bùn đất để truy tìm gỗ và những vật quý nằm sâu dưới bùn.
Ngày trước, rừng còn nhiều, nên khi người giàu chết được chôn trong những chiếc quan tài gỗ vàng tâm, đinh hương, thậm chí pơmu dày cộp, nặng trịch. Những loại gỗ quý này nằm trong lòng đất vài trăm năm không mối mọt, ngâm dưới bùn, nước hàng thế kỷ vẫn rắn chắc. Dân ở các làng ven hồ phá tung những ngôi mộ, lấy những tấm áo quan bán lại cho các xưởng mộc chế tác ra đủ các loại đồ dùng như giường, tủ, bàn ghế, cánh cửa...
Ngoài
việc người dân ven Hồ Tây lặn mò quan tài đóng bằng gỗ tốt, thu lượm
tiểu sành kè bờ chắn sóng giữ đất, thì một thời có cả đội ngũ chuyên lặn
mò đồ cổ trong những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây. Theo lời đồn, nhiều
người còn bới được cả hũ vàng trong những chiếc quan tài. Những chiếc
vòng vàng, vòng bạc, khuyên tai vàng thì kiếm được rất nhiều. Tuy nhiên,
thứ nhiều nhất là chum, lọ, bát đĩa, bình gốm... toàn là những đồ cổ có
tuổi vài trăm năm. Xưa kia, người giàu chết thường được chia của chôn
theo. Sóng Hồ Tây đánh bật mộ, những món đồ cổ này cũng lăn lóc đầy dưới
đáy hồ.
Giới săn đồ cổ không những mò mẫm, tìm kiếm, mà họ còn bới cả những ngôi mộ chìm dưới lòng đất lên để lấy đồ cổ. Nhiều ngôi mộ đổ kiên cố bằng hợp chất vôi-cát-mật, bên trong có xác ướp, chôn sâu dưới đáy bùn, cũng bị đám săn đồ cổ đào bật lên. Thậm chí, họ dùng cả mìn để đánh bật nắp. Trong những ngôi mộ hợp chất này thường có một số đồ cổ giá trị hoặc vàng bạc, tiền cổ.
Ông Nguyễn Văn Tiến (hiện quản lý thuyền vịt ở hồ Trúc Bạch) kể rằng, ông là người có thâm niên 20 năm kéo cá thuê ở Hồ Tây, từng lượm được rất nhiều đồ cổ đem bán. Phần lớn những món đồ ông lượm được là do dính vào lưới vét. Trong số đó, có một cái hũ rất đẹp. Lòng chiếc hũ tráng men xanh, mặt ngoài có nhiều hình thù cổ quái.
Giới săn đồ cổ không những mò mẫm, tìm kiếm, mà họ còn bới cả những ngôi mộ chìm dưới lòng đất lên để lấy đồ cổ. Nhiều ngôi mộ đổ kiên cố bằng hợp chất vôi-cát-mật, bên trong có xác ướp, chôn sâu dưới đáy bùn, cũng bị đám săn đồ cổ đào bật lên. Thậm chí, họ dùng cả mìn để đánh bật nắp. Trong những ngôi mộ hợp chất này thường có một số đồ cổ giá trị hoặc vàng bạc, tiền cổ.
Ông Nguyễn Văn Tiến (hiện quản lý thuyền vịt ở hồ Trúc Bạch) kể rằng, ông là người có thâm niên 20 năm kéo cá thuê ở Hồ Tây, từng lượm được rất nhiều đồ cổ đem bán. Phần lớn những món đồ ông lượm được là do dính vào lưới vét. Trong số đó, có một cái hũ rất đẹp. Lòng chiếc hũ tráng men xanh, mặt ngoài có nhiều hình thù cổ quái.
Ông Tiến kiếm được chiếc hũ đó trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Đợt đó, khi kéo lưới vào sát khu vực nghĩa địa cạnh làng Võng Thị thì lưới bị mắc vào nắp chiếc quan tài kiến mọi người không thể kéo được. Ông cùng đám thợ tìm cách gỡ lưới thì chiếc quan tài bật nắp. Trong chiếc quan tài có một số đồ cổ bằng sành, sứ, trong đó chiếc hũ là đẹp nhất. Vì thấy chiếc hũ đẹp quá nên ông Tiến không bán, mà đem cọ rửa sạch sẽ rồi cắt vào trong tủ.
Một
hôm, không kiếm đâu ra bình muối dưa, vợ ông Tiến đã bê chiếc hũ cổ
ra... dùng tạm. Điều lạ là dưa muối cả chục ngày không thấy lên men
chua, lá dưa vẫn tươi nguyên như ngày mới đổ vào. Sợ quá, ông Tiến đổ
dưa muối đi, rửa sạch chiếc hũ rồi lại cất vào trong tủ. Thế nhưng, vài
ngày sau, bọn trộm phá khóa nhà và khóa tủ rồi lấy mất chiếc hũ. Cũng
thật kỳ lạ, bọn trộm không lấy gì khác ngoài chiếc hũ ông lượm được dưới
đáy Hồ Tây. Đến bây giờ ông Tiến vẫn tiếc hùi hụi.
Đặc sản tôm Hồ Tây bắt từ... nghĩa địa?
Đặc sản tôm Hồ Tây bắt từ... nghĩa địa?
Với thâm niên 20 năm lặn ngụp kéo cá ở Hồ Tây, ông Nguyễn Văn Tiến là người rất am hiểu luồng lạch Hồ Tây. Chỗ nào lắm cá, lắm tôm ông đều biết cả. Mỗi khi thả lưới, động hồ, những con trắm đen nặng 40 - 50kg, to như quả bom lừ đừ dưới nước, lại rồng rắn kéo nhau vào trú trong những khu nghĩa địa. Những điểm này mấp mô, lắm vật cản nên lưới vét bất lực. Do đó, mỗi khi kéo cá, người ta phải dùng gậy gộc sục xạo, xua đuổi đàn cá ra ngoài mới bắt được.
Mỗi khi lưới quây vào khu nghĩa địa, thứ mắc vào lưới nhiều nhất là xương cốt, đầu lâu. Những cái đầu lâu ngâm trong nước hàng trăm năm mà không mục nát, cứ trắng lốp, rất sạch sẽ, trông như đầu lâu làm bằng thạch cao. Trong các khu nghĩa địa, cá trê và tôm là hai loài trú ẩn nhiều nhất. Giống cá trê thường thích đào hang ở những khu vực có mồ mả. Chúng đào tung cả mộ để làm hang ổ. Đàn cá trên cũng góp phần rất lớn cùng với sóng phá tan các khu mồ mả dưới đáy Hồ Tây.
Giờ đây, đi lang thang quanh Hồ Tây, đến các khu vực có nghĩa địa nằm dưới, có thể gặp nhiều người sống ven hồ lặn ngụp mò tôm. Tại những nghĩa địa này, người ta thả xuống hàng vạn rọ tôm, rồi hàng ngày lội xuống nhấc rọ giũ lấy tôm. Những người mò tôm ở các làng ven hồ thậm chí còn nhấc cả đầu lâu lên để nhặt lấy những con tôm trú ngụ ở bên trong.
Điều đặc biệt là tôm hồ Tây rất ngon, rất bùi. Người mê ẩm thục cả nước đều biết đến món tôm Hồ Tây nổi tiếng, vẫn còn hiện diện bên đường Thanh Niên. Chỉ có điều, tôm ở đây có phải làm từ tôm Hồ Tây, và có phải bắt từ khu nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây hay không thì không ai biết được. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, trước đây, mỗi mẻ lưới có đến có tạ tôm dính vào, nhưng giờ đáy Hồ Tây ô nhiễm rất nặng ở nhiều điểm nên tôm không phát triển được nữa. Mỗi mẻ lưới vét may ra chỉ có một vài ký tôm dính vào lưới mà thôi. Người ta chỉ có thể nhặt nhạnh tôm bằng cách thả rọ bẫy ở những khu vực có nghĩa địa...
PGS Nguyễn Lân Cường: "Trước đây Hồ Tây rất rộng, có nhiều nhánh khác nhau, thậm chí, nó còn ăn sát vào Hoàng thành Thăng Long. Nhiều cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy cả bờ sông ở gần thành, có cả biểu hiện của giao thông thủy. Hàng ngàn năm nay, Hồ Tây lúc lở, khi bồi, nên chuyện các nghĩa địa cổ bị chìm dưới đáy Hồ Tây do hiện tượng xói lở là hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra, chỉ có điều, tôi cũng như các nhà khoa học, khảo cổ, đều chưa nghiên cứu về chuyện này".
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc là người am hiểu rất sâu sắc về Hà Nội. Năm 2008, ông viết tác phẩm cuối cùng cuộc đời mình, đó là "Địa chí Tây Hồ". Tuy nhiên, trao đổi với PV Tạp chí Đàn Ông, ông Phúc cũng thừa nhận không nắm được thông tin gì về những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây. Có lẽ, những khu nghĩa địa cổ này, cùng với việc chìm nghỉm dưới đáy Hồ Tây từ hàng trăm, hàng chục năm nay, nó cũng đã biến mất trong tâm trí người Hà Nội.
=
TRẦN QUỐC KHANG * OAN HỒN NGƯỜI CHA
Oan Hồn Người Cha Trong Ngày Vui Đại Thắng- Trần Quốc Kháng -
LTS. Ôi những đứa con!
Đất nước ta lắm nỗi ưu phiền! Mỗi gia đình Việt Nam mang lắm nỗi ưu phiền. Vì vận nước lầm than, dân ta đi về những con đường khác nhau. Chiến tranh xảy ra khắp thế giới, nơi nào có cờ đỏ là có tù đày, chết chóc và khói lửa. Chiến tranh xảy ra nơi núi rừng, rồi về đồng bằng và sau cùng là thành thị. Chiến tranh xảy đến từng nhà, từng tâm hồn! Cha Phạm Tuyên làm cho triều đình Huế và thân Pháp, còn Phạm Tuyên lại theo kẻ giết cha y! Còn trong 1954, Cải Cách Ruộng Đất, có những đứa con trai, con gái, theo đảng mà đứng lên vu khống cha mẹ chúng nó! V trong khoảng 1965-70, có những ông tướng ông tá, bà triệu phú, cho con sang Pháp du học để rồi chúng theo cộng sản về Hà Nội, đứng vào hàng ngũ kẻ giết cha nó, bỏ tù anh em nó. Nhiều lắm.. .Nhưng mà cũng có kẻ vì bắt buộc, vì thế kẹt phải luồn trôn, biết bao kẻ theo cộng nhưng đêm ngày xót xa, đau đớn vì những cơn bão ngày xưa. Nhưng Phạm Tuyên thì không! Qua những bản nhạc của lão, thấy lão đã chân thành gọi giặc bằng cha. Vừa rồi trên đàiBBC, Phạm Tuyên ngỏ ý xin minh oan cho Phạm Quỳnh. Ội! Phạm Tuyên có còn xứng đáng gọi Phạm Quỳnh là cha không? Phạm Tuyên có phải là con Phạm Quỳnh không? Ôi những đứa con!
Ai có thể làm thống kê, tổng kết xem từ ngày quê hương chúng ta sa vào thảm hoạ Cộng Sản, có mấy chục triệu người, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, là nạn nhân của đảng giặc VC? Khó khăn hơn nữa là trường hợp của hàng triệu gia đình, hoàn toàn bị tan nát.
Dù sao, chúng tôi thiết tưởng, khi mang trong lòng mối "thù nhà nợ nước" thì lẽ ra, tất cả các nạn nhân đều có ý chí, Chống Cộng hăng say. Nhưng không hiểu sao, có nhiều trường hợp, họ lại cúi đầu sống trong ô nhục, làm tôi tớ cho kẻ thù, phản bội đồng bào, "vong ân bội nghĩa" với ông cha?
Câu chuyện "Oan Hồn Người Cha Trong Ngày Vui Đại Thắng”—khởi đầu năm 1945 và kết thúc năm 1975—là trường hợp điển hình cho nhiều trường hợp khác nhau. Trong đó có nỗi oan khiên của người cha là học giả Phạm Quỳnh và sự việc ô nhục của người con là “nhạc sĩ vẹm” Phạm Tuyên. Còn thảm cảnh nào ô nhục hơn cuộc đời của Phạm Tuyên? Sau khi đảng giặc VC đã giết cha mình, làm cho gia đình mình tan nát, làm cho đất nước tan hoang, làm cho đồng bào VN khốn khổ thì Phạm Tuyên lại đi làm tôi tớ cho kẻ thù, viết bài hát mừng VC chiếm được miền Nam ngày 30.4.1975:
"Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng... Lời Bác dậy đã thành chiến thắng huy hoàng Ba mươi năm đấu tranh giành trọn vẹn non sông Ba mươi năm Dân Chủ Cộng Hòa, kháng chiến đã thành công"
Hiển hiện, "ngày vui" ấy là ngày vui của đảng giặc VC. Ngày "đại thắng" ấy là ngày đại thắng của Quốc Tế Cộng Sản—do Nga Tàu điều khiển.
Lẽ dễ hiểu là trong cuốn "Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản", đảng giặc VC đã khẳng định, chúng là “một đơn vị của đoàn quân QuốcTế Vô Sản”. Còn Hồ Chí Minh, căn cứ vào thư của chính hắn viết cùng nhiều tài liệu khác của đảng VC thì ai cũng thấy, hắn là ‘Ðại Diện’ của Quốc Tế CS, lãnh lương của QTCS, làm theo lệnh của QTCS. Nói cách khác, Hồ là tay sai của Nga Tàu, không hơn không kém. Chính Hồ đã để lộ vai trò tôi tớ hắn khi tuyên bố:
"Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản để giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ".
Hai chữ “cách mạng” trong câu nói của họ Hồ có nghĩa là “cách mạng vô sản”. Đó là việc áp đặt ách đô hộ Mác-Lênin trên quê hương chúng ta.
Trong 30 năm chiến tranh, dưới chiêu bài "đánh Pháp chống Mỹ", Quốc Tế CS đã sử dụng đất nước chúng làm bãi chiến trường. Quốc Tế CS đã đem "núi xương sông máu" của dân tộc VN, lót đường cho chủ nghĩa phi nhân Mác-Lênin bành trướng. Kết quả hiện thời là hàng chục năm trôi qua, sau khi năm chiến tranh chấm dứt, VN vẫn là nơi nghèo khổ, lầm than và nhiều tệ đoan xã hội nhất thế giới. Vì vậy, khi VC tung ra bài “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” thì dân chúng VN, đối kháng bằng cách đổi ngược tất cả lời ca cho đúng với sự thật trong lịch sử. Ða số dân chúng trong chế độ VC, đều nghe trẻ nhỏ tụ tập chơi ngoài đường, nghêu ngao hát—sau Tháng Tư Ðen 1975:
"Như có bác Hồ trong thùng phi đậy nắp Lời Bác nay trở thành thối hoắc trong thùng
Ba mươi năm Bác làm tan nát non sông Ba mươi năm Dân Chủ Cộng Hoà chẳng thấy...”
Trong ngày 30 tháng 4, nếu người con là Phạm Tuyên vui mừng ca hát "như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" thì ngược lại, oan hồn của người cha là Phạm Quỳnh, ắt hẳn phải cảm thấy, vừa ngậm ngùi, vừa tủi nhục. Ngậm ngùi trước thảm cảnh “nước mất nhà tan”. Tủi nhục vì có đứa con đi làm tôi tớ cho kẻ thù, phản dân hại nước mà lại tưởng là vinh!
Văn Nhân Sinh Tặc Tử
Trong thời gian trước đây, nhiều cây bút lão thành đã viết bài nhằm minh oan cho học giả Phạm Quỳnh. Vấn đề này, chắc chắn sẽ đuợc lịch sử phát xét công minh. Tuy nhiên, khi đề cập đến chuyện "Văn Nhân Sinh Tặc Tử" thì thiết tưởng, cũng cần nhắc lại vài nét đại cuơng về nguời quá cố.
Qua Văn Học Sử VN, nhiều quý vị còn nhớ, Phạm Quỳnh là người có công rất lớn trong văn học. Vốn là người uyên thâm Nho Giáo và triết học Tây Phương, học giả Phạm Quỳnh còn tốt nghiệp trường Thông Ngôn (Collège Des interprêtes) năm 1908. Ông được bổ nhiệm làm việc ở trường Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1917, ông là chủ biên và là linh hồn của Nam Phong tạp chí. Năm 1919 ông sáng lập hội Khai Trí Tiến Đức. Cả hai tổ chức văn hóa này đã "vang bóng một thời" trên hai miền Nam Bắc VN. Năm 1932, ông được vua Bảo Đại mời vào kinh đô Huế, giữ chức vụ Thượng Thư Bộ LạI—tương đương với Thủ Tướng Chính Phủ hiện thời.
Đến năm 1945, Việt Minh Cộng Sản nổi dậy cướp chính quyền. Học giả Phạm Quỳnh bị bọn côn đồ Trần Huy Liệu, nhận lệnh của Hồ Chí Minh, đến kinh đô Huế, ép buộc vua Bảo Đại trao Ấn Tín. Chúng còn bắt học giả Phạm Quỳnh cùng nhiều nạn nhân khác, trong đó có hai cha con ông Ngô Đình Khôi—bào huynh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm—đem vào rừng, đập bể sọ, rồi chôn vùi trong nấm mồ tập thể với bản án “Việt gian”! Ai can tội Việt gian? Nếu học giả Phạm Quỳnh can tội “Việt gian” vì theo học “Trường Thông Ngôn” rồi làm việc cho vua Bảo Đại thì Hồ Chí Minh can tội gì khi khi làm bồi cho thực dân Pháp trên tàu L'Admiral La Touche Tréville? Sau khi đến Pháp, Hồ viết thư van xin bọn Thực Dân cho vào học nội trú trại “Trường Thuộc Địa”. Như vậy thì rõ ràng, sau giấc mộng làm tay sai cho Pháp không thành, Hồ xoay sang làm tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế CS.
Còn trong lãnh vực báo chí, học giả Phạm Quỳnh là người có công hay có tội? Chúng tôi xin nêu lên nhận xét của những cây bút lão thành: Trên trang 939 của cuốn "Thành Ngữ, Điển Tích, Danh Nhân Tự Điển" Quyển II, xuất bản tại Sài Gòn năm 1967, soạn giả là giáo sư Trịnh Vân Thanh—người bất đồng chính kiến với học giả Phạm Quỳnh mà cũng phải nhìn nhận:
"Trên lãnh vực văn hoá, Phạm Quỳnh xứng đáng là một kiện tướng có đủ năng lực, tài ba để điều khiển một cơ quan ngôn luận và có công rất lớn trong việc phát huy những khả năng tiềm tàng của Việt Ngữ và xây dựng một nền móng vững chắc cho Quốc Văn, bằng cánh tô bồi với những tinh hoa mà ông đã rút tỉa, trong những tư tưởng và học thuật của Âu Tây”. Trên trang 76 của cuốn "Nhà Văn Hiện Đại" Tập I, soạn giả là nhà văn Vũ Ngọc Phan, đã nêu nhận xét về học giả Phạm Quỳnh:
"Ông là người chủ trương cái thuyết: đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền Quốc Văn còn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của người mà dung hoà với cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình không mất bản sắc, mà vẫn có cơ tiến hoá được". Hồi đầu năm 1999, chúng tôi được biết thêm 2 nhà văn khác là cụ Mạc Kinh ở Luân Đôn và cụ Duy Xuyên ở Houston, Hoa Kỳ. Cụ Mạc Kinh viết bài "Nỗi Oan Khiên Của Nhà Học Gỉa Phạm Quỳnh", đăng trên tờ Việt Báo ở Houston số 71. Còn cụ Duy Xuyên thì viết bài "Đốt Lò Hương Cũ Số 9". Trên trang 84 của tờ VB số 72, cụ Duy Xuyên đã nêu lên nhận xét về học giả Phạm Quỳnh:
"Một người chỉ dùng cây viết tô điểm thêm đậm nét dòng văn hóa Tổ Tiên, người đã mượn ba tấc lưỡi Tô Tần thuyết phục người Pháp trả lần hồi nền tự trị cho quê hương, người đã hết lòng cúc cung tận tụy phò vua trẻ hồi loan từ 1932 cho đến 1945, trung quân ái quốc một lòng một dạ, vì đã thấm nhuần Nho Gíao, lấy tam cương ngũ thường làm chuẩn, nhưng buồn thay, người quân tử gặp lúc nhiễu nhương, cây bút làm sao chống lại mã tấu, lựu đạn của bọn vô lại đầu đường xó chợ".
Quả thật là như vậy, dẫn đầu "bọn vô lại ấy" là Hồ Chí Minh. Trong những năm đầu của thảm hoạ Cộng Sản, ngoài việc thủ tiêu học giả Phạm Quỳnh, quốc tặc Hồ Chí Minh còn là thủ phạm trong các vụ thủ tiêu Đức Huỳnh Phú Sổ, các ông Lý Đông A, Trương Tử Anh, Hoàng Đạo và Khái Hưng. Hàng ngàn chiến sĩ cách mạng khác, chỉ vì có khuynh hướng Quốc Gia, mà bị họ Hồ lừa gạt và sát hại vô cùng dã man. Tại sao, Trần Huy Liệu giết cha của Phạm Tuyên mà lại còn bắt giam anh của Phạm Tuyên là Phạm Giao và cướp luôn chị dâu của Phạm Tuyên nữa? Chuyện thê thảm xẩy ra chỉ vì, chị dâu của Phạm Tuyên—vợ ông Phạm Giao—là người đẹp nổi tiếng trường Đồng Khánh.
Trước đó, Trần Huy Liệu đã say mê, theo đuổi một thời. Nhưng Liệu là kẻ vô luân nên bị "người đẹp" khinh bỉ. Khi "nàng" kết hôn với ông Phạm Giao thì Liệu "ôm hận ngàn thu", mong đợi có dịp trả thù. Dịp ấy đã đến khi Cộng Sản cướp chính quyền năm 1945. Cụ Duy Xuyên đã nêu lên nhận xét về hành động đểu cáng và tàn ác của Trần Huy Liệu: "Chỉ vì không lấy được người mơ ước mà Liệu đã nỡ lòng làm tan nát nhà họ Phạm và dập liễu vùi hoa để thoả mãn thú tính của một tên vô lại". Câu chuyện đểu cáng, bất nhân không ngừng ở đó. Sau khi "người đẹp" qua tay Trần Huy Liệu thì lại lọt vào tay quốc tặc Hồ Chí Minh. Vì biết ý họ Hồ thèm muốn người đẹp nên Liệu tức tốc, gởi "nàng" đến Phủ Chủ Tịch “làm quà” biếu Bác để Bác thoả mãn nhục dục!
Như vậy thì rõ ràng, VC đã làm gia đình họ Phạm tan nát. VC đã làm đất nước tan hoang. VC đã làm đồng bào lầm than, nghèo khổ. Mang mối "thù nhà nợ nước" rõ ràng như thế mà Phạm Tuyên lại cúi đầu, đi làm tôi tớ cho Cộng Sản, viết lời ca "Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng" thì còn ô nhục nào hơn! Nhiều người bảo rằng "cha nào con nấy", nhưng trong câu chuyện này thì hiển nhiên là trái ngược: "Văn Nhân Sinh Tặc Tử".
Luận Cổ Suy Kim
Thật ra, câu chuyện nêu trên chỉ là câu chuyện điển hình. Vấn đề chính yếu được nêu lên: Từ ngày "nước mất nhà tan" đến nay, có bao nhiêu người, thay vì nung nấu trong lòng mối "thù nhà nợ nước", chống lại chế độ Mafia VC thì lại bắt tay thân thiện, hưởng ứng chiêu bài của kẻ thù tung ra? Nguyên do nào làm họ mù quáng? Họ không còn nhớ cội nguồn của bản thân họ, của gia đình họ là những nạn nhân đau thương của đảng giặc VC? Quả thật là như vậy. Trong 2 năm 1945-1946, hàng trăm ngàn người có ông cha đã bị VC sát hại, trong các “chiến dịch” thủ tiêu, ám sát hay chém giết tập thể khi VC nổi lên cướp chính quyền. Trong những năm “Cải Cánh Ruộng Đất”, hàng triệu người có cha mẹ bị VC cướp hết cơ nghiệp, rồi đem ra đấu trường hành hạ trước khi giết hại hay tống giam.
Hồi Tết Mậu Thân năm 1958, hàng chục ngàn người có thân nhân bị VC sát hại tập thể ở Huế. Kế tiếp là sau khi miền nam thất thủ năm 1975 thì con số phỏng đoán không còn ở mức “hàng triệu” người nữa. Mà ở mức “hàng chục triệu” người—có ông bà, cha mẹ, vợ hay chồng, anh hay chị em, họ hàng hay bạn hữu v.v. bị VC đầy đọa chết trong tại tù hay bị VC xô đẩy vào đường cùng, nên sa vào thảm họa trên hành trình vượt biển tỵ nạn. Đến nay thì hàng chục năm trời đã trôi qua. Nhiều người bị tiêm nhiễm “nọc độc trí vận” của VC cho rằng, đó là chuyện “hận thù trong quá khứ, nên bỏ qua để hướng về tương lai”.
Chúng tôi xin khẳng định rằng, bản tính con người, khi biết yêu quý điều THIỆN thì tất nhiên, sẽ ghê tởm những điều GIAN dối và HẬN THÙ những kẻ gây ra tội ÁC. Mà VC là bọn đại gian, đại ác. Nên ai có lương tri cũng phải hận thù VC. Do đó, nếu thế hệ cha anh chưa xoá bỏ được chế độ Mafia VC thì thế hệ con em sẽ nối tiếp, chống Cộng đến cùng, cho đến khi nào đảng giặc VC không còn hoành hành thì đất nước ta mới có Dân Chủ Tự Do. Đồng bào ta mới ấm no, hạnh phúc. Đó là điều sơ đẳng. Rất sơ đẳng trong đời sống. Chỉ tiếc rằng, trong khi đảng giặc VC có sở trường đại gian đại ác, nhất là kỹ thuật “lừa già dối trẻ” rất thiện nghệ thì tình trạng dân trí của khá đông đồng bào VN lại “thấp kém”.
Trong đó, người thì nhẹ dạ dễ tin; người thì cuộc sống chỉ biết “giá áo túi cơm”; người có bằng cấp chuyên môn cao, tưởng là “trí thức”, nhưng lại chỉ biết “vinh thân phì gia” hay “cháy nhà hàng phố bình chân như vại”! Mặc dù, tất cả các thành phần kể trên, đều là thành phần thiểu số, nhưng đã dẫn đến hệ quả: Mắc mưu VC hết chiều bài này đến chiêu bài khác! Ấy là chưa kể, những người sa vào trường hợp như “nhạc sĩ vẹm” Phạm Tuyên—sau khi VC đã giết cha mình, làm cho gia đình mình tan nát, làm cho đất nước tan hoang, làm cho đồng bào VN khốn khổ—mà lại bắt tay, hợp tác thân thiện với giặc dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng lẽ, họ không biết, hay đã quên cỗi nguồn của bản thân họ? Chẳng lẽ họ lại không nhận ra, hàng chục triệu đồng bào hiện nay, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, đều là nạn nhân của chế độ Mafia VC.
Nhìn Lại Cỗi Nguồn
Ngược dòng thời gian thì vào đầu tháng 4 năm 1975, Quốc Tế Cộng Sản đã điều động hàng chục sư đoàn chính quy từ miền Bắc VN—với xe tăng T54, đại pháo 130 ly, hoả tiễn 122 ly và SA-7 của Nga Sô; với súng liên thanh AK và B40 của Tàu Cộng—để tiến quân, đánh chiếm miền Nam. Từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu, dân chúng hoảng hốt. Hầu như ai cũng hiểu rằng, miền Nam nhỏ bé, mà lại bị cô thế, viện trợ Mỹ bị cúp, súng đạn chẳng còn bao nhiêu thì tất nhiên, VNCH sẽ xụp đổ. Thảm cảnh "Tháng Tư Đen" diễn ra. Ở bến tàu. Ở phi trường. Ở Toà Đại Sứ Mỹ. Dọc theo quốc lộ từ miền Trung vào miền Nam.
Tổng cộng mỗi ngày, hàng trăm ngàn người chen lấn nhau, đạp lên nhau, tranh giành nhau lên tàu, tranh giành nhau lên phi cơ, hoặc liều chết dùng những chiếc thuyền bé nhỏ để vượt đại dương! Nhiều người từ Kontum, từ Pleiku, chạy ra Đà Nẵng. Cộng Sản chiếm Đà Nẵng, họ chạy vào Sài Gòn. Cộng Sản chiếm Sài Gòn, họ chạy lên Tây Ninh, băng qua biên giới, rồi vượt cả ngàn dặm rừng núi ở bên Cao Miên, để đến Thái Lan. Họ chấp nhận muôn vàn chông gai trên đường lánh nạn VC. Nào là thú dữ. Nào là Khờ Me Đỏ dã man tàn ác...
Nhưng thà chết còn hơn kéo dài cuộc sống lầm than trong chế độ Cộng Sản! Đó là sự thật trong lịch sử. Đó là kết quả của cuộc chiến 15 năm (1960-1975) do đảng Cộng Sản khởi xướng: Máu và nước mắt của tù nhân ướt đẫm khắp nơi trong trại tù đầy. Máu và nước mắt của đồng bào lai láng khắp nơi trên biển Đông. Trong lịch sử nước nhà, một ngàn năm giặc Tàu đô hộ dân ta, một trăm năm thực dân Pháp giầy xéo đất nước ta, không ai thấy giặc ngoại xâm nào ác độc và xảo quyệt bằng giặc Cộng. Chưa có thời kỳ nào, Xã hội VN có nhiều chuyện vô luân, nhiều chuyện bất nhân như thời “Xã Hội Chủ Nghĩa”. Chứng cớ điển hình là sau khi chiếm được miền Bắc, VC đã chủ mưu, xách động người nghèo, đấu tố người giàu.
Thảm trạng cướp cuả giết người trong những năm “Cải Cách Ruộng Đất” diễn ra khắp nơi. Luân thường đạo lý trong xã hội tiêu tan. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng. Họ hàng hoặc bạn hữu nghi kỵ nhau, tố cáo nhau, hậm hực tranh giành nhau từng ly từng tý! Sau khi chiếm được miền Nam, VC “đánh tư sản” làm cho hàng triệu gia đình tan nát. Đồng thời, chúng đầy đoạ để trả thù hàng trăm ngàn Quân Nhân, Công Chức và Cảnh Sát VNCH trong ngục tù—nguỵ danh là trại “học tập cải tạo”.
Thâm độc và đểu cáng nhất là chiến dịch “Hoa Nở Về Đêm”! Vì “Đảng” thừa biết, hàng trăm ngàn gia đình Quân Nhân, Công Chức, Cảnh Sát VNCH, bị sa vào cảnh bần cùng. Khi người chồng bị đầy đọa trong tù thì người vợ trẻ ở nhà, biết làm gì nuôi thân và nuôi con? Nên “Đảng” bèn bật đèn xanh, cho cán bộ, bộ đội, hay công an đến nhà dụ dỗ, hăm dọa và lừa gạt. Trước cảnh “cây gậy và củ cà rốt” có bao nhiêu thiếu phụ, vẫn giữ lòng son sắt trong khi chồng bị sa cơ? Có bao nhiêu người đã “thay dạ đổi lòng”?
Có bao nhiều người bị sa ngã, hoặc bị lừa gạt? Dù sao, lời nói của tên thổ phỉ Nguyễn Hộ vẫn là bằng cớ hùng hồn cho thấy, chiến dịch “Hoa Nở Về Đêm” là sự thật. Nhiều người còn nhớ, khi thảo luận cùng đồng đảng về cách đối xử với thành phần “Quân, Cán, Cảnh VNCH” thì Hộ công khai bảo rằng: “Nhà của chúng: Ta ở; vợ của chúng: Ta lấy; con của chúng: Ta sai; còn chúng: Ta cho vào tù trong những khu rừng thiêng nước độc...”. Hiện thời, hàng chục năm trời đã trôi qua—kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Nếu phỏng theo luận điệu của VC thì “dưới ánh sáng Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, nước VN đã “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” đến mục tiêu: Trung tâm mua bán nô lệ, kể cả nộ lệ tình dục và trẻ thơ, với giá rẻ nhất thế giới.
Điển hình là kỹ nghệ du lịch gắn liền với các dịch vụ mãi dâm—do các công ty “Quốc Doanh” hay Công An và Quân Đội VC khai khác—là một trong những tệ đoan do nhà nước XHCN chủ xướng, không thể nào chối cãi. Bên ngoài thì VC đóng kịch cấm đoán chuyện mãi dâm. Nhưng thực sự bên trong, chúng muốn sử dụng thân xác gái điếm, nhằm thu hút du khách làng chơi ngoại quốc, kiếm Ðô-La, nuôi Công An và Bộ Đội, bảo vệ chế độ.
Trong thời XHCN thì "thượng bất chánh, hạ tắc loạn". Bên trên thì trùm Mafia Đỏ làm chuyện hại dân hại nước, dâng cả lãnh thổ và lãnh hải cho Tàu Cộng. Bên dưới thì trùm Mafia Đen là Năm Cam cùng ma cô, du đãng, cướp trộm hoành hành. Hồi đầu năm 2003 vừa rồi, báo chí VC đã tiết lộ, có cả ngàn cán bộ Cộng Sản, kể cả đảng viên cao cấp —như cựu thủ tướng VC Võ Văn Kiệt; Trần Mai Hạnh, Giám Đốc đài phát thanh VC; Phạm Sĩ Chiến, Phó Giám Đốc Viện Kiểm Soát Nhân Dân v.v.—đã đỡ đầu, che chở, hay đồng loã với trùm Mafia Năm Cam trong các “dịch vụ”: Mãi dâm, tống tiền, thủ tiêu nhân chứng, cướp đoạt tài sản của dân, buôn lậu ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ thơ ra ngoại quốc. Thảm cảnh trên đất nước chúng ta, đại cương là như thế. Nên hình ảnh cán binh VC—chân đi "dép râu", đầu đội "nón cối" hay nón "tai bèo"—đã làm cho dân chúng VN ghê tởm:
Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai
Vì “đời son trẻ bị dẫm nát”. Vì “tương lai bị che khuất”. Nên hàng triệu người Việt phải bỏ “quê cha đất tổ”, liều mình trốn chạy VC. Theo Liên Hiệp Quốc phỏng đoán thì tổng cộng có khoảng từ 6 đến 7 triệu thuyền nhân đã liều mạng vượt biên vượt biển. Nhưng chỉ có độ 40% là đến được bến bờ Tự Do. Phần còn lại bị chết vì đắm tàu lúc gặp bão. Vì hải tặc giết hại, hay bị chúng bắt mang đi rồi biệt tăm. Thảm cảnh đau thương diễn ra liên tiếp khoảng 10 năm trời. Máu và nước mắt của đồng bào tỵ nạn lai láng khắp nơi trên biển Đông. Muôn người khóc than ai oán. Tưởng là gỗ đá cũng mủi lòng thương. Thế mà VC lại có thể buông lời mỉa mai đồng bào tỵ nạn lúc sa vào thảm cảnh “thần sầu quỷ khốc”:
“Chúng là rác rưởi, trôi dạt khắp năm châu bốn biển. Không ai thèm vớt. Nếu có vớt thì cũng vì bắt buộc”.
Đó là lời nói của thủ tướng giặc VC là Phạm Văn Đồng. Tiếp đến là Ðỗ Mười, cũng nhân danh là Thủ Tướng, chửi bới đồng bào tỵ nạn thậm tệ:
“Chúng là bọn du đãng đĩ điếm, trốn chạy theo Mỹ Ngụy ra nước ngoài để có bơ thừa sữa cặn mà ăn ”.
Thế nhưng, khoảng 10 năm sau, bọn “lòng lang dạ thú” đánh hơi, biết trong túi người tỵ nạn có nhiều Đô-La thì chúng xoay chiều 180 độ, ngỏ lời ve vãn: “Họ là da thịt của chúng ta. Họ là máu mủ của chúng ta. Họ là khúc ruột của chúng ta ngoài ngàn dậm”.
Quả thật là “nói như VẸM”, trâng tráo như thế là cùng! Vậy mà vẫn có người nghe!!! Chứng cớ là nhiều người đã xin kẻ thù cấp chiếu khán, “bỏ áo tỵ nạn”, mặc “áo gấm về làng”.
Ai Mặc “Áo Gấm Về Làng”? Ai Đi Theo “Tặc Tử” Phạm Tuyên?
Đó là những người về VN với chủ đích để huênh hoang “cái tôi giàu sang phú quý”—trước thảm cảnh lầm than nghèo khổ của họ hàng hay bạn hữu và đồng bào quốc nội. Thậm chí, một số người còn vô luân và bất nhân đến độ, về VN với dã tâm, đi từ nơi này đến nơi khác để lừa gạt các thiếu nữ nghèo khổ—muốn đi Mỹ; hay mua trinh tiết của các trẻ thơ; hoặc vui thú trên thân xác của các thiếu nữ bất hạnh sinh ra trong thời XHCN!!! Nhiều kẻ thì về VN thường xuyên vì mấy ‘cô vợ non’, ‘bồ nhí’ hoặc ‘gái bao’ thúc dục!!! Phải chăng, tất cả những thành phần này muốn quên “cỗi nguồn tỵ nạn VC”? Kẻ thì biến thành “những con kên kên” trước cảnh khổ đau của đồng bào. Kẻ thì biến thành “Việt Kiều” đúng như ý bọn Mafia mong muốn. Tệ trạng “áo gấm về làng” đã góp phần không nhỏ giúp VC vừa “được tiếng, vừa được miếng”. Được tiếng là “cởi mở”, là “đổi mơí”, là “hoà hợp hoà giải dân tộc”... Được miếng là mỗi năm có vài tỷ Đô-la.
Hiển nhiên, VC sử dụng ngân khoản ấy để mua thêm súng đạn, tăng cường phương tiện cho công an và bộ đội, để chúng có thêm sức mạnh, xiết chặt gông cùm Mác-Xít trên đầu trên cổ người dân. Đồng thời, VC còn dùng số tiền “viện trợ” ấy để hoạt động “nằm vùng” ở hải ngoại; trả tiền cho bọn Việt gian cùng bọn bồi bút—viết báo hỗ trợ những chiêu bài của mấy tổ chức “chống cộng cuội” và đánh phá những người Quốc Gia chân chính, gây ra cảnh nhiễu nhương trong cộng đồng tỵ nạn. Hệ quả là đồng bào chán nản. Ý chí đấu tranh cũng như tinh thần chống Cộng bị suy thoái. Có lẽ, quái gở nhất trong khối tỵ nạn là hành động của một số cựu Quân Nhân và Công Chức “trở cờ đón gió”.
Dẫn đầu là vài ba Tướng Tá, đã có những hành động PHẢN PHÚC—không khác Phạm Tuyên “vong ân bội nghĩa” với ông cha. Không hiểu nguyên do nào mà cảm quan của họ đã bị tê liệt? Tê liệt đến độ không còn biết đến liêm sỉ hay danh dự của chính bản thân họ! Chứng cớ là họ đã hưởng ứng quỷ kế xuyên tạc lịch sử của VC. Kẻ thì viết bài ca tụng tên quốc tặc Hồ Chí Minh và đảng giặc gian manh VC. Kẻ thì bịa chuyện trong “hồi ký” để bôi nhọ Chính Nghĩa của VNCH mà chính bản thân đương sự đã phục vụ gần hết đời người.
Thậm chí, có kẻ còn tự ý “bôi tro trán trấu” vào mặt, đi về VN làm công cụ tuyên truyền cho giặc. Ắt hẳn, tất cả danh tánh và hành động của họ sẽ bị “lưu xú vạn niên” trong sử sách. Chỉ tiếc rằng, trong khi đảng giặc VC có sở trường đại gian đại ác, nhất là sách lược “Công An Trị” cùng kỹ thuật tuyên truyền để “lừa già dối trẻ” rất thiện nghệ thì tình trạng dân trí của một số khá đông đồng bào chúng ta lại “thấp kém”, nên cứ bị lừa gạt hết lần này đến lần khác. Chỉ tiếc rằng, trong khi Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc càng ngày càng sáng tỏ thì nhóm thiểu số cựu Quân Nhân và Công Chức VNCH lại “trở cờ đón gió” cùng với bọn “áo gấm về làng” đã “tiếp máu” cho VC – đáng kể nhất là mỗi năm vài ba tỷ Đô-La. Đó là vài nguyên nhân điển hình đã “giúp” đảng giặc gian manh VC tiếp tục nắm quyền cai trị trên đất nước trong khi các nước CS Đông Âu và Ðế Quốc Ðỏ là Liên Bang Xô Viết đã tan rã từ nhiều năm qua.
Ngày Quốc Hận 30-4-03 Trần Quốc Kháng Tháng Tư Ðen 2009
LTS. Ôi những đứa con!
Đất nước ta lắm nỗi ưu phiền! Mỗi gia đình Việt Nam mang lắm nỗi ưu phiền. Vì vận nước lầm than, dân ta đi về những con đường khác nhau. Chiến tranh xảy ra khắp thế giới, nơi nào có cờ đỏ là có tù đày, chết chóc và khói lửa. Chiến tranh xảy ra nơi núi rừng, rồi về đồng bằng và sau cùng là thành thị. Chiến tranh xảy đến từng nhà, từng tâm hồn! Cha Phạm Tuyên làm cho triều đình Huế và thân Pháp, còn Phạm Tuyên lại theo kẻ giết cha y! Còn trong 1954, Cải Cách Ruộng Đất, có những đứa con trai, con gái, theo đảng mà đứng lên vu khống cha mẹ chúng nó! V trong khoảng 1965-70, có những ông tướng ông tá, bà triệu phú, cho con sang Pháp du học để rồi chúng theo cộng sản về Hà Nội, đứng vào hàng ngũ kẻ giết cha nó, bỏ tù anh em nó. Nhiều lắm.. .Nhưng mà cũng có kẻ vì bắt buộc, vì thế kẹt phải luồn trôn, biết bao kẻ theo cộng nhưng đêm ngày xót xa, đau đớn vì những cơn bão ngày xưa. Nhưng Phạm Tuyên thì không! Qua những bản nhạc của lão, thấy lão đã chân thành gọi giặc bằng cha. Vừa rồi trên đàiBBC, Phạm Tuyên ngỏ ý xin minh oan cho Phạm Quỳnh. Ội! Phạm Tuyên có còn xứng đáng gọi Phạm Quỳnh là cha không? Phạm Tuyên có phải là con Phạm Quỳnh không? Ôi những đứa con!
Ai có thể làm thống kê, tổng kết xem từ ngày quê hương chúng ta sa vào thảm hoạ Cộng Sản, có mấy chục triệu người, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, là nạn nhân của đảng giặc VC? Khó khăn hơn nữa là trường hợp của hàng triệu gia đình, hoàn toàn bị tan nát.
Dù sao, chúng tôi thiết tưởng, khi mang trong lòng mối "thù nhà nợ nước" thì lẽ ra, tất cả các nạn nhân đều có ý chí, Chống Cộng hăng say. Nhưng không hiểu sao, có nhiều trường hợp, họ lại cúi đầu sống trong ô nhục, làm tôi tớ cho kẻ thù, phản bội đồng bào, "vong ân bội nghĩa" với ông cha?
Câu chuyện "Oan Hồn Người Cha Trong Ngày Vui Đại Thắng”—khởi đầu năm 1945 và kết thúc năm 1975—là trường hợp điển hình cho nhiều trường hợp khác nhau. Trong đó có nỗi oan khiên của người cha là học giả Phạm Quỳnh và sự việc ô nhục của người con là “nhạc sĩ vẹm” Phạm Tuyên. Còn thảm cảnh nào ô nhục hơn cuộc đời của Phạm Tuyên? Sau khi đảng giặc VC đã giết cha mình, làm cho gia đình mình tan nát, làm cho đất nước tan hoang, làm cho đồng bào VN khốn khổ thì Phạm Tuyên lại đi làm tôi tớ cho kẻ thù, viết bài hát mừng VC chiếm được miền Nam ngày 30.4.1975:
"Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng... Lời Bác dậy đã thành chiến thắng huy hoàng Ba mươi năm đấu tranh giành trọn vẹn non sông Ba mươi năm Dân Chủ Cộng Hòa, kháng chiến đã thành công"
Hiển hiện, "ngày vui" ấy là ngày vui của đảng giặc VC. Ngày "đại thắng" ấy là ngày đại thắng của Quốc Tế Cộng Sản—do Nga Tàu điều khiển.
Lẽ dễ hiểu là trong cuốn "Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản", đảng giặc VC đã khẳng định, chúng là “một đơn vị của đoàn quân QuốcTế Vô Sản”. Còn Hồ Chí Minh, căn cứ vào thư của chính hắn viết cùng nhiều tài liệu khác của đảng VC thì ai cũng thấy, hắn là ‘Ðại Diện’ của Quốc Tế CS, lãnh lương của QTCS, làm theo lệnh của QTCS. Nói cách khác, Hồ là tay sai của Nga Tàu, không hơn không kém. Chính Hồ đã để lộ vai trò tôi tớ hắn khi tuyên bố:
"Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản để giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ".
Hai chữ “cách mạng” trong câu nói của họ Hồ có nghĩa là “cách mạng vô sản”. Đó là việc áp đặt ách đô hộ Mác-Lênin trên quê hương chúng ta.
Trong 30 năm chiến tranh, dưới chiêu bài "đánh Pháp chống Mỹ", Quốc Tế CS đã sử dụng đất nước chúng làm bãi chiến trường. Quốc Tế CS đã đem "núi xương sông máu" của dân tộc VN, lót đường cho chủ nghĩa phi nhân Mác-Lênin bành trướng. Kết quả hiện thời là hàng chục năm trôi qua, sau khi năm chiến tranh chấm dứt, VN vẫn là nơi nghèo khổ, lầm than và nhiều tệ đoan xã hội nhất thế giới. Vì vậy, khi VC tung ra bài “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” thì dân chúng VN, đối kháng bằng cách đổi ngược tất cả lời ca cho đúng với sự thật trong lịch sử. Ða số dân chúng trong chế độ VC, đều nghe trẻ nhỏ tụ tập chơi ngoài đường, nghêu ngao hát—sau Tháng Tư Ðen 1975:
"Như có bác Hồ trong thùng phi đậy nắp Lời Bác nay trở thành thối hoắc trong thùng
Ba mươi năm Bác làm tan nát non sông Ba mươi năm Dân Chủ Cộng Hoà chẳng thấy...”
Trong ngày 30 tháng 4, nếu người con là Phạm Tuyên vui mừng ca hát "như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" thì ngược lại, oan hồn của người cha là Phạm Quỳnh, ắt hẳn phải cảm thấy, vừa ngậm ngùi, vừa tủi nhục. Ngậm ngùi trước thảm cảnh “nước mất nhà tan”. Tủi nhục vì có đứa con đi làm tôi tớ cho kẻ thù, phản dân hại nước mà lại tưởng là vinh!
Văn Nhân Sinh Tặc Tử
Trong thời gian trước đây, nhiều cây bút lão thành đã viết bài nhằm minh oan cho học giả Phạm Quỳnh. Vấn đề này, chắc chắn sẽ đuợc lịch sử phát xét công minh. Tuy nhiên, khi đề cập đến chuyện "Văn Nhân Sinh Tặc Tử" thì thiết tưởng, cũng cần nhắc lại vài nét đại cuơng về nguời quá cố.
Qua Văn Học Sử VN, nhiều quý vị còn nhớ, Phạm Quỳnh là người có công rất lớn trong văn học. Vốn là người uyên thâm Nho Giáo và triết học Tây Phương, học giả Phạm Quỳnh còn tốt nghiệp trường Thông Ngôn (Collège Des interprêtes) năm 1908. Ông được bổ nhiệm làm việc ở trường Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1917, ông là chủ biên và là linh hồn của Nam Phong tạp chí. Năm 1919 ông sáng lập hội Khai Trí Tiến Đức. Cả hai tổ chức văn hóa này đã "vang bóng một thời" trên hai miền Nam Bắc VN. Năm 1932, ông được vua Bảo Đại mời vào kinh đô Huế, giữ chức vụ Thượng Thư Bộ LạI—tương đương với Thủ Tướng Chính Phủ hiện thời.
Đến năm 1945, Việt Minh Cộng Sản nổi dậy cướp chính quyền. Học giả Phạm Quỳnh bị bọn côn đồ Trần Huy Liệu, nhận lệnh của Hồ Chí Minh, đến kinh đô Huế, ép buộc vua Bảo Đại trao Ấn Tín. Chúng còn bắt học giả Phạm Quỳnh cùng nhiều nạn nhân khác, trong đó có hai cha con ông Ngô Đình Khôi—bào huynh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm—đem vào rừng, đập bể sọ, rồi chôn vùi trong nấm mồ tập thể với bản án “Việt gian”! Ai can tội Việt gian? Nếu học giả Phạm Quỳnh can tội “Việt gian” vì theo học “Trường Thông Ngôn” rồi làm việc cho vua Bảo Đại thì Hồ Chí Minh can tội gì khi khi làm bồi cho thực dân Pháp trên tàu L'Admiral La Touche Tréville? Sau khi đến Pháp, Hồ viết thư van xin bọn Thực Dân cho vào học nội trú trại “Trường Thuộc Địa”. Như vậy thì rõ ràng, sau giấc mộng làm tay sai cho Pháp không thành, Hồ xoay sang làm tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế CS.
Còn trong lãnh vực báo chí, học giả Phạm Quỳnh là người có công hay có tội? Chúng tôi xin nêu lên nhận xét của những cây bút lão thành: Trên trang 939 của cuốn "Thành Ngữ, Điển Tích, Danh Nhân Tự Điển" Quyển II, xuất bản tại Sài Gòn năm 1967, soạn giả là giáo sư Trịnh Vân Thanh—người bất đồng chính kiến với học giả Phạm Quỳnh mà cũng phải nhìn nhận:
"Trên lãnh vực văn hoá, Phạm Quỳnh xứng đáng là một kiện tướng có đủ năng lực, tài ba để điều khiển một cơ quan ngôn luận và có công rất lớn trong việc phát huy những khả năng tiềm tàng của Việt Ngữ và xây dựng một nền móng vững chắc cho Quốc Văn, bằng cánh tô bồi với những tinh hoa mà ông đã rút tỉa, trong những tư tưởng và học thuật của Âu Tây”. Trên trang 76 của cuốn "Nhà Văn Hiện Đại" Tập I, soạn giả là nhà văn Vũ Ngọc Phan, đã nêu nhận xét về học giả Phạm Quỳnh:
"Ông là người chủ trương cái thuyết: đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền Quốc Văn còn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của người mà dung hoà với cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình không mất bản sắc, mà vẫn có cơ tiến hoá được". Hồi đầu năm 1999, chúng tôi được biết thêm 2 nhà văn khác là cụ Mạc Kinh ở Luân Đôn và cụ Duy Xuyên ở Houston, Hoa Kỳ. Cụ Mạc Kinh viết bài "Nỗi Oan Khiên Của Nhà Học Gỉa Phạm Quỳnh", đăng trên tờ Việt Báo ở Houston số 71. Còn cụ Duy Xuyên thì viết bài "Đốt Lò Hương Cũ Số 9". Trên trang 84 của tờ VB số 72, cụ Duy Xuyên đã nêu lên nhận xét về học giả Phạm Quỳnh:
"Một người chỉ dùng cây viết tô điểm thêm đậm nét dòng văn hóa Tổ Tiên, người đã mượn ba tấc lưỡi Tô Tần thuyết phục người Pháp trả lần hồi nền tự trị cho quê hương, người đã hết lòng cúc cung tận tụy phò vua trẻ hồi loan từ 1932 cho đến 1945, trung quân ái quốc một lòng một dạ, vì đã thấm nhuần Nho Gíao, lấy tam cương ngũ thường làm chuẩn, nhưng buồn thay, người quân tử gặp lúc nhiễu nhương, cây bút làm sao chống lại mã tấu, lựu đạn của bọn vô lại đầu đường xó chợ".
Quả thật là như vậy, dẫn đầu "bọn vô lại ấy" là Hồ Chí Minh. Trong những năm đầu của thảm hoạ Cộng Sản, ngoài việc thủ tiêu học giả Phạm Quỳnh, quốc tặc Hồ Chí Minh còn là thủ phạm trong các vụ thủ tiêu Đức Huỳnh Phú Sổ, các ông Lý Đông A, Trương Tử Anh, Hoàng Đạo và Khái Hưng. Hàng ngàn chiến sĩ cách mạng khác, chỉ vì có khuynh hướng Quốc Gia, mà bị họ Hồ lừa gạt và sát hại vô cùng dã man. Tại sao, Trần Huy Liệu giết cha của Phạm Tuyên mà lại còn bắt giam anh của Phạm Tuyên là Phạm Giao và cướp luôn chị dâu của Phạm Tuyên nữa? Chuyện thê thảm xẩy ra chỉ vì, chị dâu của Phạm Tuyên—vợ ông Phạm Giao—là người đẹp nổi tiếng trường Đồng Khánh.
Trước đó, Trần Huy Liệu đã say mê, theo đuổi một thời. Nhưng Liệu là kẻ vô luân nên bị "người đẹp" khinh bỉ. Khi "nàng" kết hôn với ông Phạm Giao thì Liệu "ôm hận ngàn thu", mong đợi có dịp trả thù. Dịp ấy đã đến khi Cộng Sản cướp chính quyền năm 1945. Cụ Duy Xuyên đã nêu lên nhận xét về hành động đểu cáng và tàn ác của Trần Huy Liệu: "Chỉ vì không lấy được người mơ ước mà Liệu đã nỡ lòng làm tan nát nhà họ Phạm và dập liễu vùi hoa để thoả mãn thú tính của một tên vô lại". Câu chuyện đểu cáng, bất nhân không ngừng ở đó. Sau khi "người đẹp" qua tay Trần Huy Liệu thì lại lọt vào tay quốc tặc Hồ Chí Minh. Vì biết ý họ Hồ thèm muốn người đẹp nên Liệu tức tốc, gởi "nàng" đến Phủ Chủ Tịch “làm quà” biếu Bác để Bác thoả mãn nhục dục!
Như vậy thì rõ ràng, VC đã làm gia đình họ Phạm tan nát. VC đã làm đất nước tan hoang. VC đã làm đồng bào lầm than, nghèo khổ. Mang mối "thù nhà nợ nước" rõ ràng như thế mà Phạm Tuyên lại cúi đầu, đi làm tôi tớ cho Cộng Sản, viết lời ca "Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng" thì còn ô nhục nào hơn! Nhiều người bảo rằng "cha nào con nấy", nhưng trong câu chuyện này thì hiển nhiên là trái ngược: "Văn Nhân Sinh Tặc Tử".
Luận Cổ Suy Kim
Thật ra, câu chuyện nêu trên chỉ là câu chuyện điển hình. Vấn đề chính yếu được nêu lên: Từ ngày "nước mất nhà tan" đến nay, có bao nhiêu người, thay vì nung nấu trong lòng mối "thù nhà nợ nước", chống lại chế độ Mafia VC thì lại bắt tay thân thiện, hưởng ứng chiêu bài của kẻ thù tung ra? Nguyên do nào làm họ mù quáng? Họ không còn nhớ cội nguồn của bản thân họ, của gia đình họ là những nạn nhân đau thương của đảng giặc VC? Quả thật là như vậy. Trong 2 năm 1945-1946, hàng trăm ngàn người có ông cha đã bị VC sát hại, trong các “chiến dịch” thủ tiêu, ám sát hay chém giết tập thể khi VC nổi lên cướp chính quyền. Trong những năm “Cải Cánh Ruộng Đất”, hàng triệu người có cha mẹ bị VC cướp hết cơ nghiệp, rồi đem ra đấu trường hành hạ trước khi giết hại hay tống giam.
Hồi Tết Mậu Thân năm 1958, hàng chục ngàn người có thân nhân bị VC sát hại tập thể ở Huế. Kế tiếp là sau khi miền nam thất thủ năm 1975 thì con số phỏng đoán không còn ở mức “hàng triệu” người nữa. Mà ở mức “hàng chục triệu” người—có ông bà, cha mẹ, vợ hay chồng, anh hay chị em, họ hàng hay bạn hữu v.v. bị VC đầy đọa chết trong tại tù hay bị VC xô đẩy vào đường cùng, nên sa vào thảm họa trên hành trình vượt biển tỵ nạn. Đến nay thì hàng chục năm trời đã trôi qua. Nhiều người bị tiêm nhiễm “nọc độc trí vận” của VC cho rằng, đó là chuyện “hận thù trong quá khứ, nên bỏ qua để hướng về tương lai”.
Chúng tôi xin khẳng định rằng, bản tính con người, khi biết yêu quý điều THIỆN thì tất nhiên, sẽ ghê tởm những điều GIAN dối và HẬN THÙ những kẻ gây ra tội ÁC. Mà VC là bọn đại gian, đại ác. Nên ai có lương tri cũng phải hận thù VC. Do đó, nếu thế hệ cha anh chưa xoá bỏ được chế độ Mafia VC thì thế hệ con em sẽ nối tiếp, chống Cộng đến cùng, cho đến khi nào đảng giặc VC không còn hoành hành thì đất nước ta mới có Dân Chủ Tự Do. Đồng bào ta mới ấm no, hạnh phúc. Đó là điều sơ đẳng. Rất sơ đẳng trong đời sống. Chỉ tiếc rằng, trong khi đảng giặc VC có sở trường đại gian đại ác, nhất là kỹ thuật “lừa già dối trẻ” rất thiện nghệ thì tình trạng dân trí của khá đông đồng bào VN lại “thấp kém”.
Trong đó, người thì nhẹ dạ dễ tin; người thì cuộc sống chỉ biết “giá áo túi cơm”; người có bằng cấp chuyên môn cao, tưởng là “trí thức”, nhưng lại chỉ biết “vinh thân phì gia” hay “cháy nhà hàng phố bình chân như vại”! Mặc dù, tất cả các thành phần kể trên, đều là thành phần thiểu số, nhưng đã dẫn đến hệ quả: Mắc mưu VC hết chiều bài này đến chiêu bài khác! Ấy là chưa kể, những người sa vào trường hợp như “nhạc sĩ vẹm” Phạm Tuyên—sau khi VC đã giết cha mình, làm cho gia đình mình tan nát, làm cho đất nước tan hoang, làm cho đồng bào VN khốn khổ—mà lại bắt tay, hợp tác thân thiện với giặc dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng lẽ, họ không biết, hay đã quên cỗi nguồn của bản thân họ? Chẳng lẽ họ lại không nhận ra, hàng chục triệu đồng bào hiện nay, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, đều là nạn nhân của chế độ Mafia VC.
Nhìn Lại Cỗi Nguồn
Ngược dòng thời gian thì vào đầu tháng 4 năm 1975, Quốc Tế Cộng Sản đã điều động hàng chục sư đoàn chính quy từ miền Bắc VN—với xe tăng T54, đại pháo 130 ly, hoả tiễn 122 ly và SA-7 của Nga Sô; với súng liên thanh AK và B40 của Tàu Cộng—để tiến quân, đánh chiếm miền Nam. Từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu, dân chúng hoảng hốt. Hầu như ai cũng hiểu rằng, miền Nam nhỏ bé, mà lại bị cô thế, viện trợ Mỹ bị cúp, súng đạn chẳng còn bao nhiêu thì tất nhiên, VNCH sẽ xụp đổ. Thảm cảnh "Tháng Tư Đen" diễn ra. Ở bến tàu. Ở phi trường. Ở Toà Đại Sứ Mỹ. Dọc theo quốc lộ từ miền Trung vào miền Nam.
Tổng cộng mỗi ngày, hàng trăm ngàn người chen lấn nhau, đạp lên nhau, tranh giành nhau lên tàu, tranh giành nhau lên phi cơ, hoặc liều chết dùng những chiếc thuyền bé nhỏ để vượt đại dương! Nhiều người từ Kontum, từ Pleiku, chạy ra Đà Nẵng. Cộng Sản chiếm Đà Nẵng, họ chạy vào Sài Gòn. Cộng Sản chiếm Sài Gòn, họ chạy lên Tây Ninh, băng qua biên giới, rồi vượt cả ngàn dặm rừng núi ở bên Cao Miên, để đến Thái Lan. Họ chấp nhận muôn vàn chông gai trên đường lánh nạn VC. Nào là thú dữ. Nào là Khờ Me Đỏ dã man tàn ác...
Nhưng thà chết còn hơn kéo dài cuộc sống lầm than trong chế độ Cộng Sản! Đó là sự thật trong lịch sử. Đó là kết quả của cuộc chiến 15 năm (1960-1975) do đảng Cộng Sản khởi xướng: Máu và nước mắt của tù nhân ướt đẫm khắp nơi trong trại tù đầy. Máu và nước mắt của đồng bào lai láng khắp nơi trên biển Đông. Trong lịch sử nước nhà, một ngàn năm giặc Tàu đô hộ dân ta, một trăm năm thực dân Pháp giầy xéo đất nước ta, không ai thấy giặc ngoại xâm nào ác độc và xảo quyệt bằng giặc Cộng. Chưa có thời kỳ nào, Xã hội VN có nhiều chuyện vô luân, nhiều chuyện bất nhân như thời “Xã Hội Chủ Nghĩa”. Chứng cớ điển hình là sau khi chiếm được miền Bắc, VC đã chủ mưu, xách động người nghèo, đấu tố người giàu.
Thảm trạng cướp cuả giết người trong những năm “Cải Cách Ruộng Đất” diễn ra khắp nơi. Luân thường đạo lý trong xã hội tiêu tan. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng. Họ hàng hoặc bạn hữu nghi kỵ nhau, tố cáo nhau, hậm hực tranh giành nhau từng ly từng tý! Sau khi chiếm được miền Nam, VC “đánh tư sản” làm cho hàng triệu gia đình tan nát. Đồng thời, chúng đầy đoạ để trả thù hàng trăm ngàn Quân Nhân, Công Chức và Cảnh Sát VNCH trong ngục tù—nguỵ danh là trại “học tập cải tạo”.
Thâm độc và đểu cáng nhất là chiến dịch “Hoa Nở Về Đêm”! Vì “Đảng” thừa biết, hàng trăm ngàn gia đình Quân Nhân, Công Chức, Cảnh Sát VNCH, bị sa vào cảnh bần cùng. Khi người chồng bị đầy đọa trong tù thì người vợ trẻ ở nhà, biết làm gì nuôi thân và nuôi con? Nên “Đảng” bèn bật đèn xanh, cho cán bộ, bộ đội, hay công an đến nhà dụ dỗ, hăm dọa và lừa gạt. Trước cảnh “cây gậy và củ cà rốt” có bao nhiêu thiếu phụ, vẫn giữ lòng son sắt trong khi chồng bị sa cơ? Có bao nhiêu người đã “thay dạ đổi lòng”?
Có bao nhiều người bị sa ngã, hoặc bị lừa gạt? Dù sao, lời nói của tên thổ phỉ Nguyễn Hộ vẫn là bằng cớ hùng hồn cho thấy, chiến dịch “Hoa Nở Về Đêm” là sự thật. Nhiều người còn nhớ, khi thảo luận cùng đồng đảng về cách đối xử với thành phần “Quân, Cán, Cảnh VNCH” thì Hộ công khai bảo rằng: “Nhà của chúng: Ta ở; vợ của chúng: Ta lấy; con của chúng: Ta sai; còn chúng: Ta cho vào tù trong những khu rừng thiêng nước độc...”. Hiện thời, hàng chục năm trời đã trôi qua—kể từ khi chiến tranh chấm dứt. Nếu phỏng theo luận điệu của VC thì “dưới ánh sáng Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, nước VN đã “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” đến mục tiêu: Trung tâm mua bán nô lệ, kể cả nộ lệ tình dục và trẻ thơ, với giá rẻ nhất thế giới.
Điển hình là kỹ nghệ du lịch gắn liền với các dịch vụ mãi dâm—do các công ty “Quốc Doanh” hay Công An và Quân Đội VC khai khác—là một trong những tệ đoan do nhà nước XHCN chủ xướng, không thể nào chối cãi. Bên ngoài thì VC đóng kịch cấm đoán chuyện mãi dâm. Nhưng thực sự bên trong, chúng muốn sử dụng thân xác gái điếm, nhằm thu hút du khách làng chơi ngoại quốc, kiếm Ðô-La, nuôi Công An và Bộ Đội, bảo vệ chế độ.
Trong thời XHCN thì "thượng bất chánh, hạ tắc loạn". Bên trên thì trùm Mafia Đỏ làm chuyện hại dân hại nước, dâng cả lãnh thổ và lãnh hải cho Tàu Cộng. Bên dưới thì trùm Mafia Đen là Năm Cam cùng ma cô, du đãng, cướp trộm hoành hành. Hồi đầu năm 2003 vừa rồi, báo chí VC đã tiết lộ, có cả ngàn cán bộ Cộng Sản, kể cả đảng viên cao cấp —như cựu thủ tướng VC Võ Văn Kiệt; Trần Mai Hạnh, Giám Đốc đài phát thanh VC; Phạm Sĩ Chiến, Phó Giám Đốc Viện Kiểm Soát Nhân Dân v.v.—đã đỡ đầu, che chở, hay đồng loã với trùm Mafia Năm Cam trong các “dịch vụ”: Mãi dâm, tống tiền, thủ tiêu nhân chứng, cướp đoạt tài sản của dân, buôn lậu ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ thơ ra ngoại quốc. Thảm cảnh trên đất nước chúng ta, đại cương là như thế. Nên hình ảnh cán binh VC—chân đi "dép râu", đầu đội "nón cối" hay nón "tai bèo"—đã làm cho dân chúng VN ghê tởm:
Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai
Vì “đời son trẻ bị dẫm nát”. Vì “tương lai bị che khuất”. Nên hàng triệu người Việt phải bỏ “quê cha đất tổ”, liều mình trốn chạy VC. Theo Liên Hiệp Quốc phỏng đoán thì tổng cộng có khoảng từ 6 đến 7 triệu thuyền nhân đã liều mạng vượt biên vượt biển. Nhưng chỉ có độ 40% là đến được bến bờ Tự Do. Phần còn lại bị chết vì đắm tàu lúc gặp bão. Vì hải tặc giết hại, hay bị chúng bắt mang đi rồi biệt tăm. Thảm cảnh đau thương diễn ra liên tiếp khoảng 10 năm trời. Máu và nước mắt của đồng bào tỵ nạn lai láng khắp nơi trên biển Đông. Muôn người khóc than ai oán. Tưởng là gỗ đá cũng mủi lòng thương. Thế mà VC lại có thể buông lời mỉa mai đồng bào tỵ nạn lúc sa vào thảm cảnh “thần sầu quỷ khốc”:
“Chúng là rác rưởi, trôi dạt khắp năm châu bốn biển. Không ai thèm vớt. Nếu có vớt thì cũng vì bắt buộc”.
Đó là lời nói của thủ tướng giặc VC là Phạm Văn Đồng. Tiếp đến là Ðỗ Mười, cũng nhân danh là Thủ Tướng, chửi bới đồng bào tỵ nạn thậm tệ:
“Chúng là bọn du đãng đĩ điếm, trốn chạy theo Mỹ Ngụy ra nước ngoài để có bơ thừa sữa cặn mà ăn ”.
Thế nhưng, khoảng 10 năm sau, bọn “lòng lang dạ thú” đánh hơi, biết trong túi người tỵ nạn có nhiều Đô-La thì chúng xoay chiều 180 độ, ngỏ lời ve vãn: “Họ là da thịt của chúng ta. Họ là máu mủ của chúng ta. Họ là khúc ruột của chúng ta ngoài ngàn dậm”.
Quả thật là “nói như VẸM”, trâng tráo như thế là cùng! Vậy mà vẫn có người nghe!!! Chứng cớ là nhiều người đã xin kẻ thù cấp chiếu khán, “bỏ áo tỵ nạn”, mặc “áo gấm về làng”.
Ai Mặc “Áo Gấm Về Làng”? Ai Đi Theo “Tặc Tử” Phạm Tuyên?
Đó là những người về VN với chủ đích để huênh hoang “cái tôi giàu sang phú quý”—trước thảm cảnh lầm than nghèo khổ của họ hàng hay bạn hữu và đồng bào quốc nội. Thậm chí, một số người còn vô luân và bất nhân đến độ, về VN với dã tâm, đi từ nơi này đến nơi khác để lừa gạt các thiếu nữ nghèo khổ—muốn đi Mỹ; hay mua trinh tiết của các trẻ thơ; hoặc vui thú trên thân xác của các thiếu nữ bất hạnh sinh ra trong thời XHCN!!! Nhiều kẻ thì về VN thường xuyên vì mấy ‘cô vợ non’, ‘bồ nhí’ hoặc ‘gái bao’ thúc dục!!! Phải chăng, tất cả những thành phần này muốn quên “cỗi nguồn tỵ nạn VC”? Kẻ thì biến thành “những con kên kên” trước cảnh khổ đau của đồng bào. Kẻ thì biến thành “Việt Kiều” đúng như ý bọn Mafia mong muốn. Tệ trạng “áo gấm về làng” đã góp phần không nhỏ giúp VC vừa “được tiếng, vừa được miếng”. Được tiếng là “cởi mở”, là “đổi mơí”, là “hoà hợp hoà giải dân tộc”... Được miếng là mỗi năm có vài tỷ Đô-la.
Hiển nhiên, VC sử dụng ngân khoản ấy để mua thêm súng đạn, tăng cường phương tiện cho công an và bộ đội, để chúng có thêm sức mạnh, xiết chặt gông cùm Mác-Xít trên đầu trên cổ người dân. Đồng thời, VC còn dùng số tiền “viện trợ” ấy để hoạt động “nằm vùng” ở hải ngoại; trả tiền cho bọn Việt gian cùng bọn bồi bút—viết báo hỗ trợ những chiêu bài của mấy tổ chức “chống cộng cuội” và đánh phá những người Quốc Gia chân chính, gây ra cảnh nhiễu nhương trong cộng đồng tỵ nạn. Hệ quả là đồng bào chán nản. Ý chí đấu tranh cũng như tinh thần chống Cộng bị suy thoái. Có lẽ, quái gở nhất trong khối tỵ nạn là hành động của một số cựu Quân Nhân và Công Chức “trở cờ đón gió”.
Dẫn đầu là vài ba Tướng Tá, đã có những hành động PHẢN PHÚC—không khác Phạm Tuyên “vong ân bội nghĩa” với ông cha. Không hiểu nguyên do nào mà cảm quan của họ đã bị tê liệt? Tê liệt đến độ không còn biết đến liêm sỉ hay danh dự của chính bản thân họ! Chứng cớ là họ đã hưởng ứng quỷ kế xuyên tạc lịch sử của VC. Kẻ thì viết bài ca tụng tên quốc tặc Hồ Chí Minh và đảng giặc gian manh VC. Kẻ thì bịa chuyện trong “hồi ký” để bôi nhọ Chính Nghĩa của VNCH mà chính bản thân đương sự đã phục vụ gần hết đời người.
Thậm chí, có kẻ còn tự ý “bôi tro trán trấu” vào mặt, đi về VN làm công cụ tuyên truyền cho giặc. Ắt hẳn, tất cả danh tánh và hành động của họ sẽ bị “lưu xú vạn niên” trong sử sách. Chỉ tiếc rằng, trong khi đảng giặc VC có sở trường đại gian đại ác, nhất là sách lược “Công An Trị” cùng kỹ thuật tuyên truyền để “lừa già dối trẻ” rất thiện nghệ thì tình trạng dân trí của một số khá đông đồng bào chúng ta lại “thấp kém”, nên cứ bị lừa gạt hết lần này đến lần khác. Chỉ tiếc rằng, trong khi Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc càng ngày càng sáng tỏ thì nhóm thiểu số cựu Quân Nhân và Công Chức VNCH lại “trở cờ đón gió” cùng với bọn “áo gấm về làng” đã “tiếp máu” cho VC – đáng kể nhất là mỗi năm vài ba tỷ Đô-La. Đó là vài nguyên nhân điển hình đã “giúp” đảng giặc gian manh VC tiếp tục nắm quyền cai trị trên đất nước trong khi các nước CS Đông Âu và Ðế Quốc Ðỏ là Liên Bang Xô Viết đã tan rã từ nhiều năm qua.
Ngày Quốc Hận 30-4-03 Trần Quốc Kháng Tháng Tư Ðen 2009
TRẦN NHƯ XUYÊN * TRUYỆN NGẮN
NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN
Trần Như Xuyên
Lời tác giả: Nhân 30 tháng 4, để nhớ lại những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược, xin có một truyện ngắn nói về sự chiến đấu này, đây là chuyện có thực mà người viết từng tham dự năm xưa. Trân trọng.
***
Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te, giờ đã lên nắm Đãi đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi.. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về.
Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.
Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.
Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:
- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
- Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được..
- Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.
Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:
- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?
- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.
Nở thực hiện lời "em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.
Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học,"ngày mãn khóa", tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.
Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.
Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:
Long Xuyên, ngày....anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
Em, Ba.
Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.
Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.
Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà(ĐĐ2) khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn,, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.
Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công.Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.
Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng.
Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.
Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)
Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.
Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm bạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.
Tôi gọi Nở lên: - Vợ cậu có bầu phải không?
- Dạ, thưa Trung úy.
- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
- Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.
Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
- Gì vậy Nở?Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
- Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!
Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:
- Chết rồi Trung úy.
Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy..
Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.
Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN..
Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.
***
Chị Nở thân mến, 40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hi sinh.
Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.
Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng thùy Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.
Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.
Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.
Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.
Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.
Quên kể cho chị nghe,mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịc chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.
Trần Như Xuyên
==
Trần Như Xuyên
Lời tác giả: Nhân 30 tháng 4, để nhớ lại những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược, xin có một truyện ngắn nói về sự chiến đấu này, đây là chuyện có thực mà người viết từng tham dự năm xưa. Trân trọng.
***
Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te, giờ đã lên nắm Đãi đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi.. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về.
Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.
Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.
Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:
- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
- Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được..
- Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.
Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:
- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?
- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.
Nở thực hiện lời "em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.
Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học,"ngày mãn khóa", tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.
Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.
Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:
Long Xuyên, ngày....anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
Em, Ba.
Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.
Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.
Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà(ĐĐ2) khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn,, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.
Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công.Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.
Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng.
Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.
Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)
Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.
Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm bạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.
Tôi gọi Nở lên: - Vợ cậu có bầu phải không?
- Dạ, thưa Trung úy.
- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
- Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.
Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
- Gì vậy Nở?Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
- Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!
Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:
- Chết rồi Trung úy.
Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy..
Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.
Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN..
Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.
***
Chị Nở thân mến, 40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hi sinh.
Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.
Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng thùy Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.
Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.
Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.
Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.
Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.
Quên kể cho chị nghe,mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịc chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.
Trần Như Xuyên
==
TÔ HẢI * HỒI KÝ
NHẠC SĨ TÔ HẢI VÀ TÁC PHẨM
“HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN”__________________________________
VÌ SAO TÔI VIẾT HỒI KÝ?
˜ TÔ HẢI
K
hi bắt tay vào viết hồi ký, ấy là lúc mọi khát vọng sáng tạo đã cạn, mọi ham mê, hoài bão đã tắt, và thần chết đã cầm lưỡi hái hiện trước cửa sổ... ”
Câu mở đầu đó, nếu tôi không nhầm, là của George Sand mà tôi đã đọc, đã thương cảm và đã tự nhủ rằng rồi đây chính mình cũng sẽ phải để lại cho đời ít dòng nói thật khi bước vào tuổi 70, nếu như cái chết lãng nhách không đến bất chợt!
“HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN”__________________________________
VÌ SAO TÔI VIẾT HỒI KÝ?
˜ TÔ HẢI
K
hi bắt tay vào viết hồi ký, ấy là lúc mọi khát vọng sáng tạo đã cạn, mọi ham mê, hoài bão đã tắt, và thần chết đã cầm lưỡi hái hiện trước cửa sổ... ”
Câu mở đầu đó, nếu tôi không nhầm, là của George Sand mà tôi đã đọc, đã thương cảm và đã tự nhủ rằng rồi đây chính mình cũng sẽ phải để lại cho đời ít dòng nói thật khi bước vào tuổi 70, nếu như cái chết lãng nhách không đến bất chợt!
Biết đâu đấy, rồi đây lịch sử sẽ có thêm được một số chi tiết trong “tội ác diệt văn hóa” của nhà cầm quyền Việt Nam trong một thời gian dài trên nửa thế kỷ nhờ những chứng liệu được ghi trong hồi ký của một kẻ từng làm thứ văn nghệ gọi là “vì Đảng vì dân” trong suốt đời mình.
Hãy nhìn lại lịch sử văn học nghệ thuật ở miền Bắc Việt Nam mà xem.
Một lỗ hổng lớn!
Đúng
vậy! Hậu thế sẽ thắc mắc: làm sao mà từ năm 1945 đến đầu thế kỷ 21,
nhân tài đất Việt ở miền Bắc Việt Nam —một thứ Đàng Ngoài của lịch sử
lặp lại — ít ỏi đến thế?
Tác phẩm của họ đâu rồi, ngoài lèo tèo mấy bài thơ của Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán...và chẳng có một tiểu thuyết, một đoạn văn nào đáng được trích giảng trong các trường từ tiểu, trung đến đại học?
Tác phẩm của họ đâu rồi, ngoài lèo tèo mấy bài thơ của Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán...và chẳng có một tiểu thuyết, một đoạn văn nào đáng được trích giảng trong các trường từ tiểu, trung đến đại học?
Vậy mà suốt thời kỳ
đất nước nằm dưới “sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt” và “duy nhất đúng đắn”
của những tên “xuất thân thành phần cơ bản”, trình độ học thức ở mức
“đánh vần được chữ quốc ngữ”, các văn nghệ sĩ công chức ở nơi này vẫn
được nhà cầm quyền trao tặng “Giải thưởng Nhà Nước”, “Giải thưởng Hồ Chí
Minh” và đủ thứ bằng khen giấy khen, được trang trọng lồng kính treo
kín những bức tường phòng khách!
Thử hỏi những tác phẩm được khen nức khen nở ấy giờ ra sao?
Té ra tất cả đã bị lịch sử xếp xó.
Hơn thế nữa, những tác giả được Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa khen hàng loạt nọ, trong thực tế, còn là những kẻ bán rẻ lương tâm đã lợi dụng các loại hình văn nghệ để ca ngợi những điều bất nhân, bất nghĩa bị cả nhân loại phỉ nhổ: khuyến khích con đấu cha, vợ tố chồng; hô hào kích động người cùng một nước chém giết lẫn nhau; ra sức ngợi ca những tên sát nhân khét tiếng như Stalin, Mao Trạch Đông… thậm chí, còn quỳ gối khấu đầu tạ ơn những tên đao phủ và cái tổ chức tội ác là “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, dạy những đứa trẻ bập bẹ biết nói: “tiếng đầu lòng con gọi Stalin!” Nhục nhã thay cho những kẻ cam tâm bợ đít, luồn trôn kẻ giết cha mình! Cho tới cuối thế kỷ 20 vẫn còn những kẻ u mê cứ tưởng các “tác phẩm” tuyên truyền cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cho hận thù dân tộc, cho đấu tranh giai cấp của chúng là giá trị lắm! Cứ xem chúng tâng bốc nhau, nịnh bợ nhau, bôi xấu nhau, kiện cáo nhau, để được nhận cái… vết nhơ một thời làm lính văn nghệ của Đảng thì thấy.
Té ra tất cả đã bị lịch sử xếp xó.
Hơn thế nữa, những tác giả được Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa khen hàng loạt nọ, trong thực tế, còn là những kẻ bán rẻ lương tâm đã lợi dụng các loại hình văn nghệ để ca ngợi những điều bất nhân, bất nghĩa bị cả nhân loại phỉ nhổ: khuyến khích con đấu cha, vợ tố chồng; hô hào kích động người cùng một nước chém giết lẫn nhau; ra sức ngợi ca những tên sát nhân khét tiếng như Stalin, Mao Trạch Đông… thậm chí, còn quỳ gối khấu đầu tạ ơn những tên đao phủ và cái tổ chức tội ác là “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, dạy những đứa trẻ bập bẹ biết nói: “tiếng đầu lòng con gọi Stalin!” Nhục nhã thay cho những kẻ cam tâm bợ đít, luồn trôn kẻ giết cha mình! Cho tới cuối thế kỷ 20 vẫn còn những kẻ u mê cứ tưởng các “tác phẩm” tuyên truyền cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cho hận thù dân tộc, cho đấu tranh giai cấp của chúng là giá trị lắm! Cứ xem chúng tâng bốc nhau, nịnh bợ nhau, bôi xấu nhau, kiện cáo nhau, để được nhận cái… vết nhơ một thời làm lính văn nghệ của Đảng thì thấy.
Không thể nín nhịn mãi, nhân dịp người ta tổ chức mừng sinh nhật 70 tuổi của tôi để ghi công những năm làm nô bộc của tôi, tôi đã công khai phủ nhận tuốt tuột những gì tôi gọi là “tranh cổ động bằng âm thanh” trên Tivi Sài Gòn. Tôi kiên quyết không cho phát lại những gì tôi được nhà cầm quyền ngợi khen suốt quá trình sáng tác. Để nhắc đến những tác phẩm của tôi, tôi chỉ đồng ý lên một chương trình do chính tôi soạn thảo và đặt tên. Nó gồm những tiếng nói của trái tim bị cấm đoán, bị lên án, thậm chí bị trù dập suốt nửa thế kỷ.
Sau hết, dựa vào thời cơ “Đổi Mới”, nhờ những bạn bè đồng tình với tôi và còn giữ được một số quyền hành cuối cùng trước khi về hưu, chương trình Nửa Trái Tim Tôi của Tô Hải đã ra mắt trọn một tiếng đồng hồ với toàn những “tác phẩm bỏ tủ lạnh”, với những lời tuyên bố gây “sốc” mạnh trong giới làm nhạc ăn lương.
Những đồng nghiệp thực sự có tài và có tâm sự giống tôi thì hài lòng. Số này, khi trả lời phỏng vấn, cũng chỉ dám nhận một cách khiêm tốn con số ít ỏi những gì mình làm ra xứng đáng được gọi là tác phẩm.
Còn số khác, những “nhạc sĩ” bám chặt thành tích 500, 1000 bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, động viên con em ra chiến trường hiện còn tiếp tục lải nhải kể công với Đảng để xin “tí tiền còm” nhân danh giải này giải nọ thì tự ái, nổi khùng, gọi tôi là “tên phản động”.
Trả lời những câu hỏi của báo chí hoặc truyền thanh truyền hình, tôi luôn nhắc lại nguyên lý bất diệt của nghệ thuật: “Chỉ những gì từ trái tim mới đến được trái tim”! Nhưng trái tim của tôi, hỡi ôi, gần một thế kỷ qua lại không đập vì...tôi! Nó bị trói buộc, bị cưỡng bức phải đập vì những cái xa lạ với tôi: vì Đảng, vì hai cuộc chiến, vì những tín điều nhập khẩu từ các nước cộng sản Nga, Tầu.
May thay, thời thế rồi cũng đổi thay.
Liên Xô, “quê hương của cách mạng vô sản toàn thế giới”, “ngọn đuốc soi đường cho nhân loại” sụp đổ cái rụp. Thần tượng Marx, Lénine, Stalin gần 70 năm được tôn thờ hơn cả Chúa Trời bị đập tan!
Đọc hồi ký, di bút của các văn nghệ sĩ vĩ đại của mọi thời đại như Beethoven, Modigliani, Rubinstein, Stravinsky, Litz... hay của các nhà chính trị như De Gaulle, Khrutchev, Nixon ... càng thấy cái cao thượng của họ bao nhiêu càng thấy cái bẩn thỉu, thấp hèn của các nhà “chính chọe” (politicaillerie) bấy nhiêu.
Biết bao tên tuổi lớn đã chịu sự hắt hủi, lên án, thậm chí săn đuổi, cách ly của một thể chế, của tập đoàn nắm quyền lực, kể cả bị lên án là “phản bội” đã để lại cho chúng ta các tác phẩm ghi lại những gì họ suy ngẫm qua những trải nghiệm trong cuộc đời, những buồn đau, khổ cực, những chịu đựng ghê gớm cả về vật chất lẫn tinh thần để tồn tại, để tìm tòi và sáng tạo.
Trong khi đó, hồi ký của các “lãnh tụ cách mạng” chỉ là những cuốn sách viết ra cốt tự đề cao mình một lần cuối, để giải thích (chống chế thì đúng hơn) cho những hành động sai lầm, đổ tội cho người khác về những thất bại mang tính lịch sử mà kẻ viết hồi ký chính là tội phạm.
Vậy
thì, tôi, Tô Hải, một cái tên được nhiều người biết ở cái thời “âm nhạc
phục vụ công nông binh”, ở cái thời mà âm nhạc, nếu không làm đúng yêu
cầu của Đảng sẽ lập tức bị bọn “quan văn nghệ” lên án là “mất lập
trường”, là “cá nhân tiểu tư sản”, thậm chí là “âm nhạc phản động”, có
gì để mà hồi với ký?
Bánh xe lịch sử quay với tốc độ kinh hoàng đã cuốn phăng những “tác phẩm”, và cả những tác giả của chúng từng đoạt giải thưởng này huân chương nọ — lại than ôi, có cả tôi trong đó!
Lẽ công bằng chậm chạp cho đến nay đã phục hồi một cách rụt rè (không cần một quyết định hành chính nào hết) những tác phẩm và những tác giả một thời bị đoạ đầy, bị cấm đoán. Cuộc Đổi Mới — thực tế là trở lại như cũ — với các quan niệm về cái đẹp đã cho những “tên tuổi lớn” một thời trong mọi lãnh vực quân sự, chính trị, văn học, nghệ thuật những cái tát tỉnh người!
Bánh xe lịch sử quay với tốc độ kinh hoàng đã cuốn phăng những “tác phẩm”, và cả những tác giả của chúng từng đoạt giải thưởng này huân chương nọ — lại than ôi, có cả tôi trong đó!
Lẽ công bằng chậm chạp cho đến nay đã phục hồi một cách rụt rè (không cần một quyết định hành chính nào hết) những tác phẩm và những tác giả một thời bị đoạ đầy, bị cấm đoán. Cuộc Đổi Mới — thực tế là trở lại như cũ — với các quan niệm về cái đẹp đã cho những “tên tuổi lớn” một thời trong mọi lãnh vực quân sự, chính trị, văn học, nghệ thuật những cái tát tỉnh người!
Trong “cơn đau cuối đời”, một số cựu uỷ viên trung ương đảng không còn chỗ ngồi ghé trong các ban chấp hành mới, mấy ông tướng bị cho ra rìa, ngồi chơi xơi nước hoặc bị khai trừ khỏi đảng vì bất tuân thượng lệnh, đã tỉnh ngộ. Kinh nghiệm một đời theo Đảng đã cho họ cái để viết nên những trang “sám hối” có phần nào giá trị. Họ phải trả giá cho sự dám nhìn lại cuộc đời bằng con mắt khách quan và tỉnh táo bằng sự trừng trị tương đối nhẹ nhàng so với người đối kháng khác: bị giam lỏng tại nhà, bị cắt điện thoại, tịch thu computer...
Trong khi đó — tôi xin nhắc lại — mấy anh văn nghệ sĩ mơ ngủ vẫn xúm đen xúm đỏ chen lấn nhau để giành bằng được mấy cái giải thưởng cho những tác phẩm mà con cháu ngày nay chẳng còn coi là cái giống gì. Ấy là chưa kể những kẻ chẳng bao giờ góp mặt trong nền văn nghệ, kể cả văn nghệ “phục vụ cách mạng”, nhân dịp này dịp khác cũng được nhà nước vô sản hào phóng ban thưởng về “sáng tác”!
Một bức tranh cười ra nước mắt.
Riêng tôi, khi chẳng còn lao động nghệ thuật được nữa (đúng hơn là không còn muốn lao động nghệ thuật nữa) bỗng dưng lại được cái Nhà Nước công nông binh tặng cho cái “Huân Chương Lao Động Hạng Nhất”.
Và khi không còn sáng tác nữa (đúng ra là không muốn sáng tác nữa) lại được người ta treo lên cổ cái mề-đay “Giải thưởng Nhà Nước”! Sướng chưa?
Tội nghiệp cho mấy anh Văn Chung, Nguyễn Đình Phúc, Lê Yên, Vũ Trọng Hối, Trần Ngọc Xương... chẳng còn sống ở trên đời để mà hưởng cái “Giải thưởng Nhà Nước” nọ. Nói thêm chút cho vui: Cái giải thưởng này quy ra tiền cũng được gần bằng một phần mười giải thưởng tặng cho hoa hậu đấy. Mà để làm hoa hậu thì cần quái gì phải có học.
Bi kịch hay hài kịch đây?
Dù sao cái giải thưởng đáng giá hai năm lương hưu của tôi cũng là món tiền thêm vào cho hai năm tôi ngồi viết những trang tiếc nuối cuộc đời mà các bạn đang cầm trong tay. Không có nó tôi đành ôm cả núi ân hận mà về với đất. Vì không có nó thì lấy gì ăn để mà viết? Cho nên tôi cũng thấy cần ghi lại ở đây “lời tri ân” đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi viết nên những dòng hồi ký này.
Thế là, với sức tàn còn lại, tôi bắt đầu...
Những hình ảnh đầu tiên đến với tôi rõ nét nhất chính là những thời gian, không gian, sự kiện và những con người đã mang lại cho tôi những cảm xúc, những niềm vui và nỗi buồn.
Trong đầu tôi tràn ngập hồi ức đòi được thoát ra.
Vì thế trong khi viết, tôi luôn phải cố gắng sao cho khỏi lạc “chủ đề tư tưởng” (cách nói méo mó trong ngôn từ văn nghệ cộng sản). Và trước hết, tôi phải đè bẹp được sự “hèn nhát” trong tôi là cái đã bén rễ sâu chặt do thời gian quá dài sống trong lồng kín, cách ly bầu trời tự do.
Tôi sẽ viết để bạn bè, con cháu hiểu và thông cảm nỗi đau của những người cả cuộc đời phải sống và làm việc với cái đầu và trái tim của tên nô lệ.
Tôi tình nguyện làm một trong những người vạch trần những bộ mặt chính trị dỏm, văn nghệ dỏm, những tên cơ hội, đã cản trở, giết chết tác phẩm, đẩy những tài năng vào hố sâu quên lãng.
Đáng buồn là những chuyện được giấu kín đó, tôi đều được biết, thậm chí còn được tham dự các kế hoạch hại người (được gọi là kiểm điểm, học tập, thu hoạch... ) ngay từ khi chúng mới được phác hoạ, trong suốt quá trình tôi ở cương vị cấp uỷ, lãnh đạo chỉ đạo nghệ thuật.
Để bảo vệ chỗ đứng của mình, tôi đã không dám cãi lại những lời chửi rủa bố tôi là đồ “phản động”, mẹ tôi là “Việt gian”, họ hàng nhà tôi là “tay sai đế quốc”!
Vậy thì làm sao tôi dám bảo vệ cho một Đoàn Phú Tứ là không phản bội, một Phạm Duy là không phải “dinh tê” chỉ vì không chịu được gian khổ”?
Tôi đã chọn con đường cúi đầu nín lặng mặc dù tôi biết rõ nguyên nhân vì sao ông cậu Đoàn Phú Tứ của tôi phải về Thành, biết rõ không ai không sợ chết mà lại dám một mình vác đàn, nhịn đói vượt U Bò, Ba Rền vào chiến trường Bình Trị Thiên ác liệt nhất để viết nên Bà Mẹ Gio Linh, Về Miền Trung như Phạm Duy.
Tôi
đã là thế đấy. Những âm mưu hạ tiện đó, tôi không phải không biết. Trái
lại, tôi hiểu ra ngay từ lúc chúng mới được bàn bạc trong “nội bộ”.
Lòng tôi chống lại thủ đoạn hại người, nhưng miệng tôi lại không dám nói
ra.
Nỗi bất bình bị dồn nén ám ảnh tôi suốt mấy chục năm trời. Dần dà, nó biến tôi thành một núi mâu thuẫn. Mặc dầu tôi tự nguyện dồn nén, miệng núi lửa kia thỉnh thoảng lại bục ra. Những phản ứng không kìm được xảy ra ngày một nhiều và được các công bộc mẫn cán của Đảng ghi lại bằng giấy trắng mực đen trong lý lịch đảng viên của tôi, kèm theo nhận xét “không có ý thức bảo vệ Đảng”, “hay phát ngôn vô trách nhiệm”. Tôi mang tội “không có ý thức bảo vệ Đảng” chẳng qua vì tôi không chịu bảo vệ Đảng và những đảng viên có chức có quyền làm những điều sai trái.
Ngay cả với trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ ( ) quyền sinh quyền sát là thế mà tôi cũng có lần nói thẳng mặt: “Tại sao khi những người nhân danh Đảng làm bậy, chúng tôi phê phán họ thì lại bị ghép vào tội chống Đảng, chống chủ nghĩa cộng sản? Tại sao lẽ phải bao giờ cũng thuộc về họ, mặc dầu họ không có một xu kiến thức để đối thoại với chúng tôi?”
Đó là một trong những “cú liều” đem lại cho tôi nhiều thiệt thòi, cay đắng. Với những “cú liều” này, bạn bè bảo: “Tô Hải là thằng “có bản lãnh”. Những người cùng nghĩ như tôi nhưng biết giữ mồm giữ miệng thì khoái lắm, vì đã có Tô Hải nói thay! Số còn chức còn quyền nhưng không đến nỗi tồi tệ quá thì cố tìm cách “hãm phanh” tôi lại để các “anh trên” đỡ vì đau đầu mà phạng lung tung. Còn tôi, ở cái tuổi ngoài 70, chẳng còn gì để mất, lại được sự cổ vũ của số lớn bạn bè, tôi cứ “nổ” khi có điều kiện.
Cũng có người cho rằng tôi “dại” có cỡ, có kẻ nhắc là “cẩn thận kẻo vào tù!” Nhưng tôi đã quyết: 55 năm miệng bị lắp khoá kéo, nay đã già, đã về hưu, có chia xẻ với bạn đọc những hồi ức của đời mình thì cũng chẳng còn phải e ngại các lời ong tiếng ve rằng mình vì tư lợi, muốn kiếm chác cái gì.
Còn về Đảng ư? Tôi đã cóc cần nó từ khuya rồi và hết sức vinh dự được trở lại hàng ngũ nhân dân đang bị một nhóm người bắt sống cuộc sống trại lính, ăn gì, mặc gì, xem gì, đọc gì, thậm chí chết kiểu gì cũng đều do họ quy định và cho phép!
Tôi đã nói và sẽ nói, nói tất, nói với bạn bè, với người thân, với con cháu, chắt, chút, chít những gì mà bộ não ông già 70 còn ghi nhớ được về cái thời tưởng mình là một cánh đại bàng bay bổng giữa trời.
Nhưng, than ôi! Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là “con đại bàng... cánh cụt”, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông.
Hi vọng rằng sau khi đọc hồi ký này người đọc sẽ thương cảm cho tôi, cho các bạn tôi, những người ngây thơ, tội nghiệp, cả cuộc đời bị lừa dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức.
Biết đâu chẳng có ngày đất nước này hoàn toàn “đổi mới” thật sự, hồi ký này sẽ được in ra để làm tài liệu lưu trữ về một thời cay đắng và tủi nhục nhất trong lịch sử Việt Nam. Và, may ra, lạy trời, những “đại bàng cánh cụt” chúng tôi sẽ được nhắc tới, như những chứng nhân lịch sử.
Nhưng, “vừa là tội đồ vừa là tòng phạm” làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác.
Với niềm tin vô bờ bến rằng ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã đến rất gần, dù có chậm hơn ở các nước bậc cha ông, anh cả, anh hai đến vài ba thập kỷ, niềm tin ấy vẫn cháy bỏng trong tôi thúc giục tôi vứt bỏ mọi sợ hãi, mọi hèn kém để ngồi vào computer.
Tôi bắt đầu...
ĐÔI ĐIỀU PHI LỘ VIẾT... SAU CÙNG
Tập Hồi Ký này tôi viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”.
Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết!
Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn rụt rè, vẫn lấp lửng mới biết mình vẫn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình phải chịu đựng những đòn thù bẩn thỉu của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì mình viết ra rơi vào tay chúng.
Tôi thấy cần phải sửa lại cuốn sách — từ cách viết, từ cái nhìn chưa đủ tinh tường về những sự kiện lịch sử — và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy hình ảnh một thời đại.
Và tôi viết thêm chương TÔI ĐÃ HẾT HÈN!
Nhưng đã đến chưa, cái thời cơ có thể đưa cuốn sách mà tôi ấp ủ bấy lâu ra trình diện người đọc? Vẫn chưa phải lúc chăng? Ngẫm ra, tuy viết là “Tôi đã hết hèn”, nhưng trong thực tế cái hèn vẫn còn đó, nó vẫn bám chằng chằng, như một bộ phận của cơ thể, cái sự mình khẳng định với mình rằng đã hết hèn mới chỉ là sự mạnh dạn với bản thân khi cầm bút mà thôi! Còn đấu tranh trực diện với cái sức mạnh tăm tối đang cai trị đất nước, kìm hãm sự phát triển của cả một dân tộc là chuyện khác, không phải là điều ai cũng dám làm!
Đặc biệt, ba bốn năm gần đây tôi may mắn có điều kiện làm quen với Internet, nhờ đó được tiếp cận với rất nhiều người mà tôi vô cùng cảm phục. Dù đang sống ở trong nước, họ không hề sợ hãi trước đàn áp, ngục tù. Đó là những Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu. Bùi Minh Quốc. Đó là những Hoàng Tiến, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận... Đó là những nhà sư, những linh mục thà chết không chịu đứng chung hàng với lũ tu sĩ “quốc doanh”, và nhiều, rất nhiều người khác nữa!
Cũng không thể không nói đến ảnh hưởng của hàng chục website cổ võ dân chủ trên khắp thế giới, cũng như những gì bạn bè tôi, đồng đội, “đồng chí” cũ của tôi như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên phải bỏ nước, bỏ cả vợ con ra đi để được viết lên Sự Thật, mở mắt cho bao người còn đang sống hèn như tôi.
Không có những cái đó thì nhân dân còn tiếp tục bị lừa dối bởi lũ bồi bút cho đến nay vẫn ra rả ca tụng một chủ nghĩa đã lỗi thời với cả nhân loại.
Tôi cũng mong sao mỗi người trong số các văn nghệ sĩ sắp giã từ cõi đời nhầy nhụa này hãy để lại một “bản di chúc” nói lên Sự Thật, dù chỉ là 1/1000 Sự Thật, để tạ tội với đồng bào, về những gì mình đã vì miếng cơm manh áo, vì yếu hèn mà phải cúi đầu làm thân trâu ngựa. Được như Ba Người Khác của Tô Hoài cũng đã là tốt, làm được thế thì người viết cũng có thể được nhân dân “xá tội” cho phần nào.
Người đọc đang chờ xem “di cảo” của một Chế Lan Viên, một Nguyễn Đình Thi — hai nhân vật đứng đầu bầy nô lệ cầm bút. Đáng ngạc nhiên là theo Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi) thì cuốn hồi ký của Nguyễn Đình Thi sẽ chỉ được phép công bố vào năm... 2014?!
Sao lại lâu đến thế? Nguyễn Đình Chính vẫn còn sợ, còn tính toán thiệt hơn, còn bắt linh hồn người cha ở thế giới bên kia tiếp tục đóng kịch mãi sao? Hay chính tác giả cuốn hồi ký doạ sẽ in năm 2014 vẫn còn chưa tin là chủ nghĩa cộng sản đã đến ngày tuyệt diệt?
Tôi sẽ phải đưa vào chương sẽ viết những nhận thức mới, tình cảm mới, những sự kiện bổ sung dưới ánh sáng mới, một chương gần như tóm tắt tất cả những gì tôi đã viết vào lúc chưa có được sự tiếp xúc và tiếp sức của phong trào đòi tự do, dân chủ, đòi quyền con người đang ào ào dâng lên mỗi giờ, mỗi ngày trong cái xã hội độc tài đảng trị đáng nguyền rủa.
Viết xong chương bổ sung cần thiết, tôi sẽ công bố cuốn hồi ký của đời mình trên mạng Internet toàn cầu để mọi người nếu đã biết rồi sẽ biết thêm về mặt trái với những góc khuất của một xã hội tồi tệ được sơn son thếp vàng bởi một lũ bồi bút hèn hạ, trong đó, than ôi, có cả bàn tay của kẻ viết những dòng này.
Tại sao lại phải công bố trên Internet?
Bởi vì không thể trông chờ sự xuất hiện của một nhà xuất bản tư nhân nhờ “ơn trên” nào đó sẽ ra đời trong một cuộc đổi mới giả hiệu, và tập hồi ký này sẽ được in. Trong cái quái thai “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn độc tài với tự do tư tưởng, với nhân quyền tối thiểu, chuyện đó quyết không thể xảy ra.
Thật tình, tôi những ước mong lời nhắn gửi của tôi sẽ đến tay đồng bào, bè bạn, đồng đội, “đồng chí” cũ của tôi, những thế hệ sau tôi, kể cả “kẻ thù” của tôi nữa, trong dạng một cuốn sách bằng giấy trắng mực đen hơn là một cuốn sách trên màn hình máy tính. Mạng thông tin toàn cầu cho tới nay vẫn còn là một cái gì xa lạ với tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam, kể cả nhiều người gọi là có học nhưng đã về già, không còn sức để đọc mấy trăm trang trên computer!
Cuối cùng, xin người đọc, nhất là các bậc thức giả, hãy lượng thứ cho những thiếu sót, những nhầm lẫn ở chỗ này chỗ khác về tên tuổi, địa danh, ngày, tháng... mà một cây bút “trẻ” ở tuổi 80, tài vốn hèn, sức đã kiệt, có thể mắc phải.
Sài Gòn ngày 1 tháng 5 năm 2007
==
Thursday, April 9, 2009
TRẦN TRUNG ĐẠO * TÂM THƯ
Ngày 30 Tháng 4
Tâm bút của Trần trung Đạo)
Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩa. Trên bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen.
Ngày những chiếc tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố. Ngày với những tiếng hát cao the thé của những nữ văn công miền Bắc vọng ra từ đài phát thanh vừa rơi vào tay Cộng Sản.
Ngày những Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long và bao nhiêu người con yêu khác của mẹ VN đã dò theo bước chân của Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương mà lần lượt ra đi.
Trong bình diện xã hội, 30 tháng 4 là ngày điêu tàn tang tóc. Mẹ mất cha, anh xa em, vợ lạc chồng, những đứa trẻ mồ côi lạc loài trên đường phố, nước mắt ai rơi trên bờ biển, tiếng khóc thét của em bé vừa sinh ra trên những chuyến hải hành vội vã trong đói khát, lo âu, tuyệt vọng
Trong bình diện đấu tranh 30 tháng 4 là ngày quốc kháng. Ngày khởi điểm cho một mặt trận mới vì nhân quyền, tự do và dân chủ. Dù gọi 30 tháng 4 là ngày quốc hận, quốc nạn, quốc kháng hay là ngày gì đi nữa, thì trong tâm tư của mỗi người miền Nam sống trong ngày tháng đó vẫn là một tâm tư hãi hùng, lo sợ, bàng hoàng và đau xót.
Tất cả hình ảnh đó dường như đang xảy ra trong phút giây chúng ta đang thở. Tiếng súng như vẫn còn nghe. Ngọn lửa như vẫn còn đang nóng.
Thế nhưng đã là 29 năm. Đứa bé nằm trên bụng mẹ ngậm núm vú lạnh tanh không còn một giọt sữa mà không biết mẹ mình đã chết từ lâu, trong một bức ảnh đăng trong một tờ báo Mỹ, nay đã gần 30 tuổi. Và chúng ta, những người VN may mắn còn sống sót, vẫn như em bé kia, đang ngậm nỗi buồn nơi đất khách.
Dù tự an ủi bằng bao nhiêu bài thơ, bài hát chuyên chở niềm tin và hy vọng, bao nhiêu tuyên ngôn, tuyên cáo khẳng định lập trường, thì giấc mơ VN về một buổi sáng đẹp trời cho dân tộc vẫn còn là một giấc mơ thôi.
Hai mươi chín năm qua đi. Thế giới đã đổi thay nhanh chóng. Cuộc vận hành của lịch sử văn minh con người không chạy bằng những chuyến tàu điện nhưng đã chuyển sang thời kỳ của những máy bay siêu tốc. Tín hiệu Morse đã được chính thức thành lịch sử. Ông Denis Tito đã mua vé đi du lich trong quỹ đạo trái đất và trở về bình an. Ông Nelson Mandela đã ra khỏi tù và đưa đất nước ông vững tiến trên con đường dân chủ. Anh Ismail Darramy cụt hai tay của xứ Sierra Leon đã cười tươi vì được quyền bỏ phiếu. Những đồ dùng chúng ta đang xử dụng trong nhà từ chiếc máy vi tính, chiếc microwave, DVD v.v. đều không có ba mươi năm trước, hay nếu có, cũng chỉ trong phòng thí nghiệm. Nói chung, tiến bộ và văn minh nhân loại đã bước một bước rất dài.
Nhìn lại đất nước VN, trong mọi lãnh vực, sau 29 năm chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức thì đang trở về gần với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con người. Và do đó, vấn nạn lớn nhất mà dân tộc VN đang phải đối diện hiện nay là lạc hậu về kinh tế chính trị và lạc hậu về văn hóa tư tưởng.
Khi nhận xét rằng VN lạc hậu kinh tế, không ít độc giả trong nước chưa có dịp tiếp xúc và so sánh giữa tiến bộ của thế giới và thay đổi tại VN, có thể không đồng ý với tôi. VN có cao ốc mới, khách sạn mới, cầu mới, đường mới, xe mới, nhà mới, số lượng du khách ngày càng tăng. Vâng, không ai chối cãi điều đó. Thế nhưng, trong một nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa, mức độ phát triển của một quốc gia được xác định không phải bằng các chỉ tiêu riêng của từng quốc gia nhưng bằng sự so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực, cũng như trong tương quan kinh tế thế giới. So sánh với đà phát triển của nhân loại, hai mươi chín năm, nền kinh tế VN như người bộ hành già nua đang đếm từng bước thầm trên xa lộ tân thời. Hãy nhìn bầy kiến cõng những hạt gạo nhỏ li ti kia, nếu chúng cõng liên tục ba mươi năm cũng có thể tạo nên một cao ốc đừng nói chi con người. Câu khẩu hiệu "Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" không phải nói lên sự cố gắng nhưng phản ảnh sự lạc hậu về kỹ thuật, và cũng tố cáo bản chất bất nhân, tàn nhẫn của một giai cấp thống trị đối với nhân dân VN.
Hai mươi chín năm qua, nếu không có nhiều tỉ đô-la hàng năm gởi về từ những người một thời đã bị chế độ nguyền rủa, trù ẻo để bị chết trôi, chết chìm trên biển Đông thì nền kinh tế VN còn tệ hại đến mức nào. Hai triệu người Việt hải ngoại gởi tiền về để giúp đỡ gia đình, bà con, thân thuộc, trại mồ côi, trại cùi bởi vì họ là những người đã được nuôi dưỡng bằng những lời ru đậm đà tình thương của mẹ, bằng những câu ca dao chan chứa tình đồng bào "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã em nâng". Nếu họ được giáo dục bằng hận thù giai cấp, bằng sắt máu đấu tranh như những người Cộng Sản thì nền kinh tế VN ngày nay có thể vẫn còn đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia nghèo đói hàng năm của Liên Hiệp Quốc.
Khi nhắc đến những đổi thay kinh tế tại VN, một yếu tố quan trọng khác cũng cần lưu ý là những cái mới đó thuộc về ai. Hãy bước ra đường hỏi người lái chiếc xe Nhật đắt tiền kia ông là ai, bà là ai. Hãy bước vào một cao ốc hỏi ông chủ khách sạn năm sao nguy nga tráng lệ kia, trong điều kiện xã hội chủ nghĩa thì tiền ở đâu ông có để xây một khách sạn nhiều tầng như thế. Hãy bước vào nhà ông Chủ Tịch Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên hỏi rằng với đồng lương của cán bộ cấp thấp như ông, thì mấy chiếc xe tải và đàn bò mấy chục con của ông từ đâu tới. Hãy bước vào trụ sở Hội Đồng Bộ Trưởng để hỏi các ông bà ủy Viên Trung Ương Đảng, Bộ Trưởng, với cấp số lương Bộ Trưởng mà Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Sản Nguyễn Văn An than thở "Lãnh đạo VN là những người nghèo nhất" thì làm sao các ông, các bà có dư hàng trăm ngàn đô-la để lo cho con sang Mỹ học. Sẽ không ai trả lời. Đơn giản bởi vì chẳng một kẻ cướp nào muốn thừa nhận mình là cướp, nhất là cướp từ những người cùng khổ nhất trong xã hội. Tương tự, hãy đi bờ sông Thu Bồn, sông Trà Khúc và hỏi những người đang đào hến, họ đã đào như thế bao nhiêu năm rồi. Hãy bước vào chợ Bến Thành hỏi những đứa bé đang lượm từng con cá ươn trong buổi chợ chiều, cha mẹ em đâu, nhà cửa em đâu, trường học em đâu. Hãy lên bịnh viện Chợ Rẫy hỏi những bà mẹ đang sắp hàng chờ bán máu, trong hai mươi chín năm qua, bà đã bao nhiêu lần bán máu. Hãy bước ra đường hỏi người phu đang cong chiếc lưng hốt từng đống rác, bao nhiêu chiếc chổi đời đã quét xuống lưng ông.
Hãy vào những con hẻm tối hỏi các em thanh niên nam nữ tuổi hai mươi đang bán á-phiện, ma túy, làm điếm trên những công viên tăm tối hay đang tự giết đời mình bằng những cuộc đua xe bạt mạng trên đường phố, hoài bão của các em về cuộc sống hôm qua, hôm nay và mai sau rồi sẽ ra sao. Họ có thể cũng không trả lời; không phải họ không muốn nói, nhưng như một Mục Sư làm công tác thiện nguyện tại VN đã viết: "Tuổi trẻ VN ngày nay không biết định nghĩa của hai chữ hoài bão là gì". Một dân tộc mà thế hệ hai mươi không có một hoài bão cho đời mình, dân tộc đó sẽ đi về đâu ? Một dân tộc với 65 phần trăm tuổi trẻ nhưng không có một cơ hội để tiến thân, sống trong hoang phí, sống như những tử tù đang chờ chết thì tương lai của họ sẽvề đâu ? Muốn biết đất nước về đâu, hãy nhìn thẳng vào đôi mắt sâu chứa đầy nỗi lo âu, chiếc lưng đầy vết sẹo, bàn tay còn hàng trăm dấu chích của họ để qua đó đọc được cả quá khứ lẫn tương lai của một đất nước. Đất nước của họ không phải là bài ca anh hùng đánh thắng bao nhiêu đế quốc nhưng là một địa ngục đày đọa kiếp con người mấy chục năm qua.
Số lượng du khách đến VN ngày một đông. Vâng. Hãy hỏi một người du khách, phải chăng bà đến đây vì lòng kính phục VN như một nhà thơ phản chiến Thụy Điển, đã từng viết trong thời kỳ chiến tranh: "Tôi mơ sáng mai thức dậy biến thành người VN", hay chỉ vì VN là một nơi hưởng thụ rẻ nhất Á Châu. Hãy hỏi ông du khách phải chăng ông đến VN để tìm hiểu một dân tộc có hơn bốn ngàn năm văn hiến hay là vì trên quê hương tôi giá trị đồng đô-la còn hấp dẫn hơn nhân cách con người. Hai chữ đầu tiên trên những tờ quảng cáo du lịch VN bao giờ cũng bắt đầu hai chữ
Hấp dẫn và rẻ tiền chứ không phải nhân phẩm và lịch sử.
Đúng thế. Phóng viên ký tên Tương Lai của báo tuổi trẻ trong bài viết "Nỗi Đau Từ Những Con Số", đăng vào sáng ngày mùng Một Tết vừa qua, mô tả số phận của 65 ngàn phụ nữ VN đang sống với những ông chồng già Đài Loan, bất đồng ngôn ngữ, tuổi tác, học vấn. Họ bỏ gia đình và quê hương đi làm tôi mọi cho ngoại nhân, chỉ vì một vài trăm đô-la. Ngoại trừ VN, có lẽ không có nơi nào trên thế giới, chính phủ lại cho phép mua bán đàn bà, con gái một cách công khai như thế. Ngoại trừ VN, có lẽ không một quốc gia nào có một bà Bộ Trưởng Lao Động Xã Hội và Thương Binh Nguyễn Thị Hằng miệng cười như hoa nở khi đặt bút ký hợp đồng xuất cảng lao động ra nước ngoài, thực chất là xuất cảng mồ hôi, máu, nước mắt và cả thể diện quốc gia.
Phải chăng, sau 29 năm, những định nghĩa của phẩm cách con người cũng theo đà tiến lên chủ nghĩa xã hội mà thay dần ý nghĩa. Nhắc chuyện đạo đức, tôi chợt nhớ lại một đêm thật khuya của mười hai năm trước, ngồi đọc phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayuthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan. Tôi buồn không ngủ được. Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổi. Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của mẹ. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê người. Ngày đó tôi vẫn nghĩ hoàn cảnh như thế là đau thương và bi thảm nhất, như tôi đã viết trong bài thơ:
Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái VN trên đại lộ Sri Ayuthaya
Đang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận
Lịch sử VN vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay.
Ngày đó Internet chưa thịnh hành như bây giờ, nhưng cũng đã có nhiều khuynh hướng. Có anh chị thích bài thơ, nhưng cũng có người cho rằng tôi đã bi thảm hóa tình trạng VN chỉ nhằm mục đích tuyên truyền chống chế độ. Theo anh chị đó, đất nước đã chuyển mình sang thời kỳ mới, nghèo đói đã đi dần vào quá khứ, một tương lai tươi sáng đang mở ra, hãy để cho nhà nước một cơ hội thay cũ và đổi mới, v.v.và v.v. Mười hai năm sau, điều mà trước đây tôi bị gọi là đã làm "thảm hóa" thực trạng VN lại càng thê thảm hơn nhiều. Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya hay trên đường phố Nam Vang ngày nào, bây giờ không còn nữa. Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình. Chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống. Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái khác đang nằm. Bàn chân của kẻ đến sau nhỏ nhắn hơn em. Bàn tay như hai búp măng non của kẻ đến sau hồng hào xinh xắn hơn em. Đôi mắt của kẻ đến sau đen và tròn hơn đôi mắt của em. Thân hình của kẻ đến sau không lớn hơn thân hình của những con búp-bê Barbie đang bày trên giá của tiệm bán đồ chơi.
Vâng, những kẻ đến sau chính là những Barbie VN. Nói như chị Nam Dao, chúng là những con búp-bê biết khóc tiếng người. Những kẻ đến sau chính là những cháu bé, lẽ ra giờ này đang ngồi trong trường mẫu giáo, học những bài hát tuổi thơ "Kìa con bướm vàng", "Ông trăng xuống chơi" thay vì những tiếng lóng "yum yum", "bom bom" nhục nhã. Nghe các cháu vừa cất giọng bằng tiếng Việt, tôi cảm thấy như đang có một viên thuốc đắng vừa vỡ ra trong cổ mình. Tôi chỉ mong các cháu nói dùm tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Lào. Tôi biết mình nghĩ thế là ích kỷ nhưng vẫn hơn là tiếng Việt. Không, các cháu nói tiếng Việt. Đau xót, nhục nhã, bất hạnh đã không còn đủ nghĩa. Lâu lắm rồi tôi mới cảm thất mất bình tĩnh như thế.
Tôi viết khá nhiều thơ về thực trạng VN, từ những bà mẹ chết trôi sông cho đến những trẻ thơ lạc loài trên vùng Kinh Tế Mới, nhưng tôi không đủ can đảm xem hết đoạn phim phóng sự về nạn bán dâm tại Campuchia, đừng nói gì đến chuyện cầm bút viết một bài thơ hay một đoản văn. Tôi sẽ viết gì ? Ngôn ngữ dù phong phú bao nhiêu cũng có giới hạn, nhưng sự tủi nhục khi nhìn một đứa bé VN 8 tuổi bán dâm đã vượt qua sức chịu đựng của tôi. Loài cầm thú còn biết chọn nơi, chọn tuổi đừng nói chi là con người. Khi bàn đến sự lạc hậu về tư tưởng tại VN, cũng có thể một số bạn trong nước cho rằng tôi xa nhà lâu năm nên không biết.
VN có tư tưởng chứ. Tư tưởng Mác Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những ngọn hải đăng của thời đại. Nhắc đến Mác, tôi chợt nhớ câu chuyện đọc trên báo cách đây không lâu nhân ngày sinh nhật 5 tháng 5 của Các Mác. Sáng ngày đó, một bản tin nhỏ được gởi đi từ nghĩa trang High Gates, nơi có ngôi mộ của triết gia Cộng Sản này. Bản tin không phải trích lời chúc mừng sinh nhật Các Mác của một chủ tịch nước hay một tổng bí thư đảng Cộng Sản nhưng trích lời than thở của người quản lý 166 ngàn ngôi mộ, trong đó có Các Mác, chen chúc nhau trong nghĩa địa thuộc phía đông thành phố London, Anh Quốc.
Trong bản tin, người quản lý nghĩa địa High Gates than phiền rằng ông không có một ngân khoản nào để mướn người cắt cỏ hoang trong nghĩa trang rộng 36 mẫu này. Từ sau khi Liên Xô và hệ thống Cộng Sản thế giới sụp đổ không còn ai buồn thăm viếng Mác, và đương nhiên cũng không còn ai đóng góp tiền bạc để chăm sóc mộ Mác. Nghĩa trang High Gates tiêu điều và hoang vu đến nỗi một lần đã được chọn để làm ngoại cảnh cho một cuốn phim ma. Mặc dù nơi chôn cất của Mác là nơi dựng phim kinh dị, câu chuyện về thiên đường Cộng Sản đã nhiều lần được viết thành hài kịch, chủ nghĩa Mác đã bị các phần lớn trường đại học thế giới loại bỏ khỏi giáo trình, thành phố Leningrad đã được đổi lại tên cũ Saint Petersburg, có một nơi vẫn còn con đường mang tên Mác, còn công viên mang tên Lênin, và những bài viết đấu tranh giai cấp đầy sắc máu hận thù của Mác, Lênin, Stalin vẫn được xem là kinh điển, vẫn mỗi ngày nhuộm đỏ lên tâm hồn trong như ngọc của tuổi thơ. Nơi đó là VN.
Sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản thế giới, giới lãnh đạo Cộng Sản VN không còn chỗ dựa về mặt lý luận nên đã Việt hóa ý thức hệ Cộng Sản bằng việc thêm cụm từ tư tưởng Hồ Chí Minh sau khẩu hiệu chủ nghĩa Mác Lênin đã không còn dụ dỗ được ai. Thật sự làm gì có tư tưởng Hồ Chí Minh, một người cả đời không viết được một tác phẩm lý luận hoàn chỉnh, ngoài tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch ký dưới tên Trần Dân Tiên. Hầu hết các tác phẩm gọi là của Hồ Chí Minh được phát hành tại VN luôn bắt đầu với chữ "Về", như "Về Độc Lập Dân Tộc", "Về Chủ Nghĩa Xã Hội". Đó là những lời phát biểu trong các buổi mít-tinh được chép lại. Khi gọi những bài nói chuyện, bài viết không đầu không đuôi của Hồ Chí Minh là tư tưởng độc lập của dân tộc VN, giới lãnh đạo Cộng Sản đã chứng tỏ sự khinh mạn đối với truyền thống lịch sử dân tộc.
Ý thức độc lập tự do của dân tộc bắt đầu từ hơn bốn ngàn năm trước chứ không phải từ ngày thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930.
Quyền tự chủ của dân tộc VN đã được Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và vô số anh hùng dân tộc khẳng định từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải từ Hồ Chí Minh.
Giới lãnh đạo Cộng Sản VN đã cướp đoạt không những chỉ tài nguyên của cải đất nước, mà cướp đoạt cả những giá trị tinh thần đã hun đúc nên giòng giống Đại Việt. Mười lăm năm sau ngày đế quốc Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, trên đường phố Hà Nội vẫn còn treo khẩu hiệu "Chủ Nghĩa Mác-Lênin Vô Địch Muôn Năm" để mừng ngày đại hội đảng. Thật là chuyện mỉa mai, buồn cười và ngu xuẩn vượt thời gian. Nếu Jay Leno và David Letterman có dịp thăm viếng VN, hai danh hề này sau khi trở về, sẽ làm khán giả cười nghiêng ngửa với những mẫu chuyện có thực trong đời sống tại VN.
Hiểu được điều này chúng ta sẽ thấy tại sao các thế hệ trẻ VN ngày nay không còn quan tâm đến trường học, không biết chọn một hướng đi cho đời mình. Làm sao các em có thể thấy hướng đi khi bị nhồi sọ bằng những lý thuyết viển vông mà nhân loại đã xếp vào ngăn tủ từ bao nhiêu năm trước. Làm sao các em có thể thấy tương lai, hiểu được tình người, khi cả tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành bị nhào nặn bằng những tư tưởng hận thù giai cấp, bóc lột, đấu tranh. Tuổi trẻ VN thà chọn lựa những trò tiêu khiển hiểm nguy, chọn lựa đời sống ngoài khuôn thước hơn là phấn đấu để vào đoàn, vào đảng.
Chúng ta đều biết đến thảm trạng tại VN nhưng ai sẽ là những người chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước tòa án lương tâm của dân tộc VN sau này ? Đối với tuyệt đại đa số người Việt yêu chuộng tự do, câu trả lời rất dễ dàng. Thủ phạm đã gây ra những điêu linh tang tóc, nghèo nàn lạc hậu, làm mất nhân phẩm của người Việt, đầu độc các thệ trẻ VN, hủy diệt mọi mầm xanh đang cố gắng vươn lên của dân tộc, không ai khác hơn là giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN. Điều đó không sai nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ. Một băng cướp ngân hàng không thể di chuyển hàng tỉ đô-la ra khỏi nhà băng nếu không có kẻ đưa đường, người dẫn lối, không có tay trong, tay ngoài, bao che, thờ ơ, dung túng. Tương tự, đảng Cộng Sản VN sau 29 năm vẫn còn tiếp tục trấn áp nhân dân VN bởi vì, ngoài nhà tù và sân bắn, họ cũng đã được dung túng, bao che, thờ ơ và thỏa hiệp. Và những người đã thờ ơ, dung túng cho Cộng Sản trong 29 năm qua không ai khác hơn là những người VN có quyền hạn tinh thần, có trách nhiệm xã hội, có kiến thức văn hóa, có lương tâm tôn giáo nhưng đã vì quyền lợi cá nhân, tổ chức, tôn giáo riêng mà làm ngơ trước đau thương của đất nước.
Tôi thật sự không tin rằng nhà nước Cộng Sản sẽ bỏ tù Hòa Thượng Thích Chơn Thiện hay Linh Mục Nguyễn Công Danh nếu hai ngài đã từ chối không chịu ra ứng cử dân biểu quốc hội bù nhìn tại VN. Tôi thật sự không tin Cộng Sản VN dám kết án Hòa Thượng Thích Trí Tịnh hay Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" nếu các ngài gióng lên tiếng nói bất bình trước cảnh những em bé 8 tuổi đã phải làm những việc vô cùng thương luân bại lý tại Campuchia. Cả nhân loại đều phẫn uất khi biết một em bé VN chỉ vỏn vẹn 8 tuổi đầu phải phục vụ nhu cầu sinh lý cho những người bằng tuổi cha, bằng tuổi ông của các cháu. Ký giả Chris Hansen lên tiếng. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ lên tiếng. Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ lên tiếng. Liên Hiệp Quốc lên tiếng. Đức Giám Mục Agustinus Agus của Nam Dương lên tiếng. Nhưng các ngài thì không.
Con biết các ngài có trọng trách đối với giáo hội mà các ngài đang lãnh đạo. Con biết mọi hành vi của các ngài có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tôn giáo mà các ngài đang dẫn dắt tại VN. Vâng, nhưng tôn giáo đó, giáo hội đó, tín đồ đó từ đâu mà có. Phải chăng đã bắt đầu từ những tiếng khóc, tiếng cười, trái tim, bàn tay, khối óc của một giống dân đã vượt qua bốn nghìn năm gian khổ để tạo thành dải đất thân thương hình cong chữ S hiện nay ? Phải chăng đã bắt đầu từ Cha Lạc Long, Mẹ Âu Cơ trong một đêm huyền diệu của đất trời và để lại 80 triệu người con, trong đó có các ngài, hiện diện cùng năm châu nhân loại như ngày nay ?. Trên con đường các ngài đi còn vọng lên tiếng kêu trầm thống của cả dân tộc chịu đựng khổ đau suốt 29 năm qua. Hạt gạo, hạt muối mà các ngài ăn là tích lũy của bao nhiêu hy sinh gian khổ mà dân tộc VN đã đổ xuống trong 29 năm qua.
Tất cả đều từ Dân Tộc VN mà có. Các ngài có trách nhiệm với giáo hội của các ngài thì ai sẽ có trách nhiệm với đất nước đây ? Các ngài quan tâm đến sự thịnh suy của tôn giáo các ngài, thì ai sẽ quan tâm đến sự thịnh suy của dân tộc VN đây ? Phát triển tôn giáo là trách vụ của các bậc lãnh đạo tinh thần, vâng, nhưng trách vụ đó không nên và ngay cả không được quyền đi ngược lại quyền lợi sống còn và thiêng liêng của dân tộc VN.
Hôm nay, những tiếng kêu của những con búp-bê VN biết khóc ở Campuchia vẫn như những viên sỏi nhỏ rơi vào biển cả, không tạo nên chút sóng lương tâm nào trong lòng những vị lãnh đạo tinh thần cao cấp nhất VN. Trong lời kinh đêm nay, ngoài việc cầu nguyện các đấng thiêng liêng để ban cho các ngài cuộc sống bình an, phò trợ cho tôn giáo của các ngài không ngừng phát triển, xin các ngài dành một lời cầu nguyện cho những đứa bé 8 tuổi bất hạnh kia được có cơ hội trở về với lớp học mẫu giáo của các cháu như hàng triệu trẻ thơ khác trên thế giới. Tôi không tin đảng Cộng Sản VN có thể đồng loạt bỏ tù hàng trăm nhà văn, nhà thơ một lúc nếu họ gióng lên tiếng nói ủng hộ nhà thơ Tiêu Dao Bảo Cự, ủng hộ nhà văn Dương Thu Hương, ủng hộ nhà trí thức phản kháng Hà Sĩ Phu.
Tôi không tin rằng đảng Cộng Sản có thể bỏ tù tất cả trí thức VN vì dám lên tiếng chia xẻ quan điểm dân chủ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Chí Quang. Tôi không tin chế độ Cộng Sản VN bỏ tù tất cả những người cầm bút khi họ viết về cuộc sống khổ đau của hàng trăm ngàn phụ nữ VN trên đất Thái, Miên, Đài Loan, Nam Hàn. Cuộc đời họ là những tác phẩm, những vở kịch, những cuốn phim đau thương đang cần được viết lại, chiếu lại cho các thế hệ hôm nay để đọc, để xem và và cho ngàn đời sau để tránh. Im lặng là đồng lõa. Im lặng là dung túng. Nếu một nhà văn, nhà thơ không đủ can đảm nói lên sự thật, viết lên sự thật của xã hội mình đang sống thì liệu có xứng đáng để được gọi là "những phát ngôn nhân thời đại" hay không ?
Điều kiện chính trị ngày nay không giống như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Để nhận được viện trợ của nước ngoài và được công nhận như một chính phủ trong cộng đồng thế giới, Cộng Sản VN buộc lòng phải tháo lỏng bớt chiếc dây thòng lọng trên cổ văn nghệ sĩ. Nhưng tiếc thay những nhà văn, nhà thơ sĩ khí thời nay lại cũng không nhiều như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Một tiếng nói trung thực chưa kịp vang xa đã chìm vào im lặng. Một tác phẩm mang tinh thần cách mạng xã hội vừa ra đời đã bị thu hồi. Tác giả của chúng sau một chuyến được phép tham quan nước ngoài đã tự nguyện biến thành những con cừu non nằm yên trong một góc chuồng để được chờ chủ nhân sai bảo như xưa. Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, với tôi, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay.
Mỗi người VN có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau, bức xúc khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ.
Sức mạnh của dân tộc VN không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Sinh mệnh dân tộc VN do chính nhân dân VN quyết định. Và do đó, con đường chung để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.
Tâm bút của Trần trung Đạo)
Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩa. Trên bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen.
Ngày những chiếc tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố. Ngày với những tiếng hát cao the thé của những nữ văn công miền Bắc vọng ra từ đài phát thanh vừa rơi vào tay Cộng Sản.
Ngày những Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long và bao nhiêu người con yêu khác của mẹ VN đã dò theo bước chân của Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương mà lần lượt ra đi.
Trong bình diện xã hội, 30 tháng 4 là ngày điêu tàn tang tóc. Mẹ mất cha, anh xa em, vợ lạc chồng, những đứa trẻ mồ côi lạc loài trên đường phố, nước mắt ai rơi trên bờ biển, tiếng khóc thét của em bé vừa sinh ra trên những chuyến hải hành vội vã trong đói khát, lo âu, tuyệt vọng
Trong bình diện đấu tranh 30 tháng 4 là ngày quốc kháng. Ngày khởi điểm cho một mặt trận mới vì nhân quyền, tự do và dân chủ. Dù gọi 30 tháng 4 là ngày quốc hận, quốc nạn, quốc kháng hay là ngày gì đi nữa, thì trong tâm tư của mỗi người miền Nam sống trong ngày tháng đó vẫn là một tâm tư hãi hùng, lo sợ, bàng hoàng và đau xót.
Tất cả hình ảnh đó dường như đang xảy ra trong phút giây chúng ta đang thở. Tiếng súng như vẫn còn nghe. Ngọn lửa như vẫn còn đang nóng.
Thế nhưng đã là 29 năm. Đứa bé nằm trên bụng mẹ ngậm núm vú lạnh tanh không còn một giọt sữa mà không biết mẹ mình đã chết từ lâu, trong một bức ảnh đăng trong một tờ báo Mỹ, nay đã gần 30 tuổi. Và chúng ta, những người VN may mắn còn sống sót, vẫn như em bé kia, đang ngậm nỗi buồn nơi đất khách.
Dù tự an ủi bằng bao nhiêu bài thơ, bài hát chuyên chở niềm tin và hy vọng, bao nhiêu tuyên ngôn, tuyên cáo khẳng định lập trường, thì giấc mơ VN về một buổi sáng đẹp trời cho dân tộc vẫn còn là một giấc mơ thôi.
Hai mươi chín năm qua đi. Thế giới đã đổi thay nhanh chóng. Cuộc vận hành của lịch sử văn minh con người không chạy bằng những chuyến tàu điện nhưng đã chuyển sang thời kỳ của những máy bay siêu tốc. Tín hiệu Morse đã được chính thức thành lịch sử. Ông Denis Tito đã mua vé đi du lich trong quỹ đạo trái đất và trở về bình an. Ông Nelson Mandela đã ra khỏi tù và đưa đất nước ông vững tiến trên con đường dân chủ. Anh Ismail Darramy cụt hai tay của xứ Sierra Leon đã cười tươi vì được quyền bỏ phiếu. Những đồ dùng chúng ta đang xử dụng trong nhà từ chiếc máy vi tính, chiếc microwave, DVD v.v. đều không có ba mươi năm trước, hay nếu có, cũng chỉ trong phòng thí nghiệm. Nói chung, tiến bộ và văn minh nhân loại đã bước một bước rất dài.
Nhìn lại đất nước VN, trong mọi lãnh vực, sau 29 năm chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức thì đang trở về gần với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con người. Và do đó, vấn nạn lớn nhất mà dân tộc VN đang phải đối diện hiện nay là lạc hậu về kinh tế chính trị và lạc hậu về văn hóa tư tưởng.
Khi nhận xét rằng VN lạc hậu kinh tế, không ít độc giả trong nước chưa có dịp tiếp xúc và so sánh giữa tiến bộ của thế giới và thay đổi tại VN, có thể không đồng ý với tôi. VN có cao ốc mới, khách sạn mới, cầu mới, đường mới, xe mới, nhà mới, số lượng du khách ngày càng tăng. Vâng, không ai chối cãi điều đó. Thế nhưng, trong một nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa, mức độ phát triển của một quốc gia được xác định không phải bằng các chỉ tiêu riêng của từng quốc gia nhưng bằng sự so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực, cũng như trong tương quan kinh tế thế giới. So sánh với đà phát triển của nhân loại, hai mươi chín năm, nền kinh tế VN như người bộ hành già nua đang đếm từng bước thầm trên xa lộ tân thời. Hãy nhìn bầy kiến cõng những hạt gạo nhỏ li ti kia, nếu chúng cõng liên tục ba mươi năm cũng có thể tạo nên một cao ốc đừng nói chi con người. Câu khẩu hiệu "Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" không phải nói lên sự cố gắng nhưng phản ảnh sự lạc hậu về kỹ thuật, và cũng tố cáo bản chất bất nhân, tàn nhẫn của một giai cấp thống trị đối với nhân dân VN.
Hai mươi chín năm qua, nếu không có nhiều tỉ đô-la hàng năm gởi về từ những người một thời đã bị chế độ nguyền rủa, trù ẻo để bị chết trôi, chết chìm trên biển Đông thì nền kinh tế VN còn tệ hại đến mức nào. Hai triệu người Việt hải ngoại gởi tiền về để giúp đỡ gia đình, bà con, thân thuộc, trại mồ côi, trại cùi bởi vì họ là những người đã được nuôi dưỡng bằng những lời ru đậm đà tình thương của mẹ, bằng những câu ca dao chan chứa tình đồng bào "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã em nâng". Nếu họ được giáo dục bằng hận thù giai cấp, bằng sắt máu đấu tranh như những người Cộng Sản thì nền kinh tế VN ngày nay có thể vẫn còn đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia nghèo đói hàng năm của Liên Hiệp Quốc.
Khi nhắc đến những đổi thay kinh tế tại VN, một yếu tố quan trọng khác cũng cần lưu ý là những cái mới đó thuộc về ai. Hãy bước ra đường hỏi người lái chiếc xe Nhật đắt tiền kia ông là ai, bà là ai. Hãy bước vào một cao ốc hỏi ông chủ khách sạn năm sao nguy nga tráng lệ kia, trong điều kiện xã hội chủ nghĩa thì tiền ở đâu ông có để xây một khách sạn nhiều tầng như thế. Hãy bước vào nhà ông Chủ Tịch Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên hỏi rằng với đồng lương của cán bộ cấp thấp như ông, thì mấy chiếc xe tải và đàn bò mấy chục con của ông từ đâu tới. Hãy bước vào trụ sở Hội Đồng Bộ Trưởng để hỏi các ông bà ủy Viên Trung Ương Đảng, Bộ Trưởng, với cấp số lương Bộ Trưởng mà Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Sản Nguyễn Văn An than thở "Lãnh đạo VN là những người nghèo nhất" thì làm sao các ông, các bà có dư hàng trăm ngàn đô-la để lo cho con sang Mỹ học. Sẽ không ai trả lời. Đơn giản bởi vì chẳng một kẻ cướp nào muốn thừa nhận mình là cướp, nhất là cướp từ những người cùng khổ nhất trong xã hội. Tương tự, hãy đi bờ sông Thu Bồn, sông Trà Khúc và hỏi những người đang đào hến, họ đã đào như thế bao nhiêu năm rồi. Hãy bước vào chợ Bến Thành hỏi những đứa bé đang lượm từng con cá ươn trong buổi chợ chiều, cha mẹ em đâu, nhà cửa em đâu, trường học em đâu. Hãy lên bịnh viện Chợ Rẫy hỏi những bà mẹ đang sắp hàng chờ bán máu, trong hai mươi chín năm qua, bà đã bao nhiêu lần bán máu. Hãy bước ra đường hỏi người phu đang cong chiếc lưng hốt từng đống rác, bao nhiêu chiếc chổi đời đã quét xuống lưng ông.
Hãy vào những con hẻm tối hỏi các em thanh niên nam nữ tuổi hai mươi đang bán á-phiện, ma túy, làm điếm trên những công viên tăm tối hay đang tự giết đời mình bằng những cuộc đua xe bạt mạng trên đường phố, hoài bão của các em về cuộc sống hôm qua, hôm nay và mai sau rồi sẽ ra sao. Họ có thể cũng không trả lời; không phải họ không muốn nói, nhưng như một Mục Sư làm công tác thiện nguyện tại VN đã viết: "Tuổi trẻ VN ngày nay không biết định nghĩa của hai chữ hoài bão là gì". Một dân tộc mà thế hệ hai mươi không có một hoài bão cho đời mình, dân tộc đó sẽ đi về đâu ? Một dân tộc với 65 phần trăm tuổi trẻ nhưng không có một cơ hội để tiến thân, sống trong hoang phí, sống như những tử tù đang chờ chết thì tương lai của họ sẽvề đâu ? Muốn biết đất nước về đâu, hãy nhìn thẳng vào đôi mắt sâu chứa đầy nỗi lo âu, chiếc lưng đầy vết sẹo, bàn tay còn hàng trăm dấu chích của họ để qua đó đọc được cả quá khứ lẫn tương lai của một đất nước. Đất nước của họ không phải là bài ca anh hùng đánh thắng bao nhiêu đế quốc nhưng là một địa ngục đày đọa kiếp con người mấy chục năm qua.
Số lượng du khách đến VN ngày một đông. Vâng. Hãy hỏi một người du khách, phải chăng bà đến đây vì lòng kính phục VN như một nhà thơ phản chiến Thụy Điển, đã từng viết trong thời kỳ chiến tranh: "Tôi mơ sáng mai thức dậy biến thành người VN", hay chỉ vì VN là một nơi hưởng thụ rẻ nhất Á Châu. Hãy hỏi ông du khách phải chăng ông đến VN để tìm hiểu một dân tộc có hơn bốn ngàn năm văn hiến hay là vì trên quê hương tôi giá trị đồng đô-la còn hấp dẫn hơn nhân cách con người. Hai chữ đầu tiên trên những tờ quảng cáo du lịch VN bao giờ cũng bắt đầu hai chữ
Hấp dẫn và rẻ tiền chứ không phải nhân phẩm và lịch sử.
Đúng thế. Phóng viên ký tên Tương Lai của báo tuổi trẻ trong bài viết "Nỗi Đau Từ Những Con Số", đăng vào sáng ngày mùng Một Tết vừa qua, mô tả số phận của 65 ngàn phụ nữ VN đang sống với những ông chồng già Đài Loan, bất đồng ngôn ngữ, tuổi tác, học vấn. Họ bỏ gia đình và quê hương đi làm tôi mọi cho ngoại nhân, chỉ vì một vài trăm đô-la. Ngoại trừ VN, có lẽ không có nơi nào trên thế giới, chính phủ lại cho phép mua bán đàn bà, con gái một cách công khai như thế. Ngoại trừ VN, có lẽ không một quốc gia nào có một bà Bộ Trưởng Lao Động Xã Hội và Thương Binh Nguyễn Thị Hằng miệng cười như hoa nở khi đặt bút ký hợp đồng xuất cảng lao động ra nước ngoài, thực chất là xuất cảng mồ hôi, máu, nước mắt và cả thể diện quốc gia.
Phải chăng, sau 29 năm, những định nghĩa của phẩm cách con người cũng theo đà tiến lên chủ nghĩa xã hội mà thay dần ý nghĩa. Nhắc chuyện đạo đức, tôi chợt nhớ lại một đêm thật khuya của mười hai năm trước, ngồi đọc phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayuthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan. Tôi buồn không ngủ được. Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổi. Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của mẹ. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê người. Ngày đó tôi vẫn nghĩ hoàn cảnh như thế là đau thương và bi thảm nhất, như tôi đã viết trong bài thơ:
Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái VN trên đại lộ Sri Ayuthaya
Đang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận
Lịch sử VN vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay.
Ngày đó Internet chưa thịnh hành như bây giờ, nhưng cũng đã có nhiều khuynh hướng. Có anh chị thích bài thơ, nhưng cũng có người cho rằng tôi đã bi thảm hóa tình trạng VN chỉ nhằm mục đích tuyên truyền chống chế độ. Theo anh chị đó, đất nước đã chuyển mình sang thời kỳ mới, nghèo đói đã đi dần vào quá khứ, một tương lai tươi sáng đang mở ra, hãy để cho nhà nước một cơ hội thay cũ và đổi mới, v.v.và v.v. Mười hai năm sau, điều mà trước đây tôi bị gọi là đã làm "thảm hóa" thực trạng VN lại càng thê thảm hơn nhiều. Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya hay trên đường phố Nam Vang ngày nào, bây giờ không còn nữa. Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình. Chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống. Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái khác đang nằm. Bàn chân của kẻ đến sau nhỏ nhắn hơn em. Bàn tay như hai búp măng non của kẻ đến sau hồng hào xinh xắn hơn em. Đôi mắt của kẻ đến sau đen và tròn hơn đôi mắt của em. Thân hình của kẻ đến sau không lớn hơn thân hình của những con búp-bê Barbie đang bày trên giá của tiệm bán đồ chơi.
Vâng, những kẻ đến sau chính là những Barbie VN. Nói như chị Nam Dao, chúng là những con búp-bê biết khóc tiếng người. Những kẻ đến sau chính là những cháu bé, lẽ ra giờ này đang ngồi trong trường mẫu giáo, học những bài hát tuổi thơ "Kìa con bướm vàng", "Ông trăng xuống chơi" thay vì những tiếng lóng "yum yum", "bom bom" nhục nhã. Nghe các cháu vừa cất giọng bằng tiếng Việt, tôi cảm thấy như đang có một viên thuốc đắng vừa vỡ ra trong cổ mình. Tôi chỉ mong các cháu nói dùm tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Lào. Tôi biết mình nghĩ thế là ích kỷ nhưng vẫn hơn là tiếng Việt. Không, các cháu nói tiếng Việt. Đau xót, nhục nhã, bất hạnh đã không còn đủ nghĩa. Lâu lắm rồi tôi mới cảm thất mất bình tĩnh như thế.
Tôi viết khá nhiều thơ về thực trạng VN, từ những bà mẹ chết trôi sông cho đến những trẻ thơ lạc loài trên vùng Kinh Tế Mới, nhưng tôi không đủ can đảm xem hết đoạn phim phóng sự về nạn bán dâm tại Campuchia, đừng nói gì đến chuyện cầm bút viết một bài thơ hay một đoản văn. Tôi sẽ viết gì ? Ngôn ngữ dù phong phú bao nhiêu cũng có giới hạn, nhưng sự tủi nhục khi nhìn một đứa bé VN 8 tuổi bán dâm đã vượt qua sức chịu đựng của tôi. Loài cầm thú còn biết chọn nơi, chọn tuổi đừng nói chi là con người. Khi bàn đến sự lạc hậu về tư tưởng tại VN, cũng có thể một số bạn trong nước cho rằng tôi xa nhà lâu năm nên không biết.
VN có tư tưởng chứ. Tư tưởng Mác Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những ngọn hải đăng của thời đại. Nhắc đến Mác, tôi chợt nhớ câu chuyện đọc trên báo cách đây không lâu nhân ngày sinh nhật 5 tháng 5 của Các Mác. Sáng ngày đó, một bản tin nhỏ được gởi đi từ nghĩa trang High Gates, nơi có ngôi mộ của triết gia Cộng Sản này. Bản tin không phải trích lời chúc mừng sinh nhật Các Mác của một chủ tịch nước hay một tổng bí thư đảng Cộng Sản nhưng trích lời than thở của người quản lý 166 ngàn ngôi mộ, trong đó có Các Mác, chen chúc nhau trong nghĩa địa thuộc phía đông thành phố London, Anh Quốc.
Trong bản tin, người quản lý nghĩa địa High Gates than phiền rằng ông không có một ngân khoản nào để mướn người cắt cỏ hoang trong nghĩa trang rộng 36 mẫu này. Từ sau khi Liên Xô và hệ thống Cộng Sản thế giới sụp đổ không còn ai buồn thăm viếng Mác, và đương nhiên cũng không còn ai đóng góp tiền bạc để chăm sóc mộ Mác. Nghĩa trang High Gates tiêu điều và hoang vu đến nỗi một lần đã được chọn để làm ngoại cảnh cho một cuốn phim ma. Mặc dù nơi chôn cất của Mác là nơi dựng phim kinh dị, câu chuyện về thiên đường Cộng Sản đã nhiều lần được viết thành hài kịch, chủ nghĩa Mác đã bị các phần lớn trường đại học thế giới loại bỏ khỏi giáo trình, thành phố Leningrad đã được đổi lại tên cũ Saint Petersburg, có một nơi vẫn còn con đường mang tên Mác, còn công viên mang tên Lênin, và những bài viết đấu tranh giai cấp đầy sắc máu hận thù của Mác, Lênin, Stalin vẫn được xem là kinh điển, vẫn mỗi ngày nhuộm đỏ lên tâm hồn trong như ngọc của tuổi thơ. Nơi đó là VN.
Sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản thế giới, giới lãnh đạo Cộng Sản VN không còn chỗ dựa về mặt lý luận nên đã Việt hóa ý thức hệ Cộng Sản bằng việc thêm cụm từ tư tưởng Hồ Chí Minh sau khẩu hiệu chủ nghĩa Mác Lênin đã không còn dụ dỗ được ai. Thật sự làm gì có tư tưởng Hồ Chí Minh, một người cả đời không viết được một tác phẩm lý luận hoàn chỉnh, ngoài tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch ký dưới tên Trần Dân Tiên. Hầu hết các tác phẩm gọi là của Hồ Chí Minh được phát hành tại VN luôn bắt đầu với chữ "Về", như "Về Độc Lập Dân Tộc", "Về Chủ Nghĩa Xã Hội". Đó là những lời phát biểu trong các buổi mít-tinh được chép lại. Khi gọi những bài nói chuyện, bài viết không đầu không đuôi của Hồ Chí Minh là tư tưởng độc lập của dân tộc VN, giới lãnh đạo Cộng Sản đã chứng tỏ sự khinh mạn đối với truyền thống lịch sử dân tộc.
Ý thức độc lập tự do của dân tộc bắt đầu từ hơn bốn ngàn năm trước chứ không phải từ ngày thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930.
Quyền tự chủ của dân tộc VN đã được Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và vô số anh hùng dân tộc khẳng định từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải từ Hồ Chí Minh.
Giới lãnh đạo Cộng Sản VN đã cướp đoạt không những chỉ tài nguyên của cải đất nước, mà cướp đoạt cả những giá trị tinh thần đã hun đúc nên giòng giống Đại Việt. Mười lăm năm sau ngày đế quốc Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, trên đường phố Hà Nội vẫn còn treo khẩu hiệu "Chủ Nghĩa Mác-Lênin Vô Địch Muôn Năm" để mừng ngày đại hội đảng. Thật là chuyện mỉa mai, buồn cười và ngu xuẩn vượt thời gian. Nếu Jay Leno và David Letterman có dịp thăm viếng VN, hai danh hề này sau khi trở về, sẽ làm khán giả cười nghiêng ngửa với những mẫu chuyện có thực trong đời sống tại VN.
Hiểu được điều này chúng ta sẽ thấy tại sao các thế hệ trẻ VN ngày nay không còn quan tâm đến trường học, không biết chọn một hướng đi cho đời mình. Làm sao các em có thể thấy hướng đi khi bị nhồi sọ bằng những lý thuyết viển vông mà nhân loại đã xếp vào ngăn tủ từ bao nhiêu năm trước. Làm sao các em có thể thấy tương lai, hiểu được tình người, khi cả tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành bị nhào nặn bằng những tư tưởng hận thù giai cấp, bóc lột, đấu tranh. Tuổi trẻ VN thà chọn lựa những trò tiêu khiển hiểm nguy, chọn lựa đời sống ngoài khuôn thước hơn là phấn đấu để vào đoàn, vào đảng.
Chúng ta đều biết đến thảm trạng tại VN nhưng ai sẽ là những người chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước tòa án lương tâm của dân tộc VN sau này ? Đối với tuyệt đại đa số người Việt yêu chuộng tự do, câu trả lời rất dễ dàng. Thủ phạm đã gây ra những điêu linh tang tóc, nghèo nàn lạc hậu, làm mất nhân phẩm của người Việt, đầu độc các thệ trẻ VN, hủy diệt mọi mầm xanh đang cố gắng vươn lên của dân tộc, không ai khác hơn là giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN. Điều đó không sai nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ. Một băng cướp ngân hàng không thể di chuyển hàng tỉ đô-la ra khỏi nhà băng nếu không có kẻ đưa đường, người dẫn lối, không có tay trong, tay ngoài, bao che, thờ ơ, dung túng. Tương tự, đảng Cộng Sản VN sau 29 năm vẫn còn tiếp tục trấn áp nhân dân VN bởi vì, ngoài nhà tù và sân bắn, họ cũng đã được dung túng, bao che, thờ ơ và thỏa hiệp. Và những người đã thờ ơ, dung túng cho Cộng Sản trong 29 năm qua không ai khác hơn là những người VN có quyền hạn tinh thần, có trách nhiệm xã hội, có kiến thức văn hóa, có lương tâm tôn giáo nhưng đã vì quyền lợi cá nhân, tổ chức, tôn giáo riêng mà làm ngơ trước đau thương của đất nước.
Tôi thật sự không tin rằng nhà nước Cộng Sản sẽ bỏ tù Hòa Thượng Thích Chơn Thiện hay Linh Mục Nguyễn Công Danh nếu hai ngài đã từ chối không chịu ra ứng cử dân biểu quốc hội bù nhìn tại VN. Tôi thật sự không tin Cộng Sản VN dám kết án Hòa Thượng Thích Trí Tịnh hay Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" nếu các ngài gióng lên tiếng nói bất bình trước cảnh những em bé 8 tuổi đã phải làm những việc vô cùng thương luân bại lý tại Campuchia. Cả nhân loại đều phẫn uất khi biết một em bé VN chỉ vỏn vẹn 8 tuổi đầu phải phục vụ nhu cầu sinh lý cho những người bằng tuổi cha, bằng tuổi ông của các cháu. Ký giả Chris Hansen lên tiếng. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ lên tiếng. Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ lên tiếng. Liên Hiệp Quốc lên tiếng. Đức Giám Mục Agustinus Agus của Nam Dương lên tiếng. Nhưng các ngài thì không.
Con biết các ngài có trọng trách đối với giáo hội mà các ngài đang lãnh đạo. Con biết mọi hành vi của các ngài có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tôn giáo mà các ngài đang dẫn dắt tại VN. Vâng, nhưng tôn giáo đó, giáo hội đó, tín đồ đó từ đâu mà có. Phải chăng đã bắt đầu từ những tiếng khóc, tiếng cười, trái tim, bàn tay, khối óc của một giống dân đã vượt qua bốn nghìn năm gian khổ để tạo thành dải đất thân thương hình cong chữ S hiện nay ? Phải chăng đã bắt đầu từ Cha Lạc Long, Mẹ Âu Cơ trong một đêm huyền diệu của đất trời và để lại 80 triệu người con, trong đó có các ngài, hiện diện cùng năm châu nhân loại như ngày nay ?. Trên con đường các ngài đi còn vọng lên tiếng kêu trầm thống của cả dân tộc chịu đựng khổ đau suốt 29 năm qua. Hạt gạo, hạt muối mà các ngài ăn là tích lũy của bao nhiêu hy sinh gian khổ mà dân tộc VN đã đổ xuống trong 29 năm qua.
Tất cả đều từ Dân Tộc VN mà có. Các ngài có trách nhiệm với giáo hội của các ngài thì ai sẽ có trách nhiệm với đất nước đây ? Các ngài quan tâm đến sự thịnh suy của tôn giáo các ngài, thì ai sẽ quan tâm đến sự thịnh suy của dân tộc VN đây ? Phát triển tôn giáo là trách vụ của các bậc lãnh đạo tinh thần, vâng, nhưng trách vụ đó không nên và ngay cả không được quyền đi ngược lại quyền lợi sống còn và thiêng liêng của dân tộc VN.
Hôm nay, những tiếng kêu của những con búp-bê VN biết khóc ở Campuchia vẫn như những viên sỏi nhỏ rơi vào biển cả, không tạo nên chút sóng lương tâm nào trong lòng những vị lãnh đạo tinh thần cao cấp nhất VN. Trong lời kinh đêm nay, ngoài việc cầu nguyện các đấng thiêng liêng để ban cho các ngài cuộc sống bình an, phò trợ cho tôn giáo của các ngài không ngừng phát triển, xin các ngài dành một lời cầu nguyện cho những đứa bé 8 tuổi bất hạnh kia được có cơ hội trở về với lớp học mẫu giáo của các cháu như hàng triệu trẻ thơ khác trên thế giới. Tôi không tin đảng Cộng Sản VN có thể đồng loạt bỏ tù hàng trăm nhà văn, nhà thơ một lúc nếu họ gióng lên tiếng nói ủng hộ nhà thơ Tiêu Dao Bảo Cự, ủng hộ nhà văn Dương Thu Hương, ủng hộ nhà trí thức phản kháng Hà Sĩ Phu.
Tôi không tin rằng đảng Cộng Sản có thể bỏ tù tất cả trí thức VN vì dám lên tiếng chia xẻ quan điểm dân chủ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Chí Quang. Tôi không tin chế độ Cộng Sản VN bỏ tù tất cả những người cầm bút khi họ viết về cuộc sống khổ đau của hàng trăm ngàn phụ nữ VN trên đất Thái, Miên, Đài Loan, Nam Hàn. Cuộc đời họ là những tác phẩm, những vở kịch, những cuốn phim đau thương đang cần được viết lại, chiếu lại cho các thế hệ hôm nay để đọc, để xem và và cho ngàn đời sau để tránh. Im lặng là đồng lõa. Im lặng là dung túng. Nếu một nhà văn, nhà thơ không đủ can đảm nói lên sự thật, viết lên sự thật của xã hội mình đang sống thì liệu có xứng đáng để được gọi là "những phát ngôn nhân thời đại" hay không ?
Điều kiện chính trị ngày nay không giống như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Để nhận được viện trợ của nước ngoài và được công nhận như một chính phủ trong cộng đồng thế giới, Cộng Sản VN buộc lòng phải tháo lỏng bớt chiếc dây thòng lọng trên cổ văn nghệ sĩ. Nhưng tiếc thay những nhà văn, nhà thơ sĩ khí thời nay lại cũng không nhiều như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Một tiếng nói trung thực chưa kịp vang xa đã chìm vào im lặng. Một tác phẩm mang tinh thần cách mạng xã hội vừa ra đời đã bị thu hồi. Tác giả của chúng sau một chuyến được phép tham quan nước ngoài đã tự nguyện biến thành những con cừu non nằm yên trong một góc chuồng để được chờ chủ nhân sai bảo như xưa. Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, với tôi, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay.
Mỗi người VN có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau, bức xúc khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ.
Sức mạnh của dân tộc VN không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Sinh mệnh dân tộc VN do chính nhân dân VN quyết định. Và do đó, con đường chung để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.
NGUYỄN TRẦN VIỆT * VỀ QUYỂN "SAIGON ET MOI"
Tìm Hiểu HƯ THỰC "Saigon et moi"
do Vũ Hải Hồ dịch Thuật Liên Quan Tướng Dương Văn Minh như thế nào ?Nguyễn Trần Việt
LTS : Nhiều người đưa tin và trích đoạn quyển "Saigon et moi" của Merillon, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam. Sự thưc quyển này không có mặt trên thế gian? Ai giả mạo? để làm gì?
Xin đem bài này để độc giả hiểu rõ sự thật. Tại hải ngoại có nhiều kẻ gian đối, manh tâm lừa đảo, xin độc giả nhận rõ chân thực.Sơn Trung
Như chúng ta đã biết, kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, có nhiều chuyện đã được bạch hóa hồ sơ về những ngày cuối cùng Việt Nam Cộng Hòa, nhờ sách báo cũng như sự giải mật tài liệu của chánh phủ Hoa Kỳ, nhân đây để Tìm Hiểu Hư Thực "Saigon et Moi" như thế nào? Xin trích dẫn lần lượt để quý độc giả cùng nhau thẩm định như sau : Mãi đến tháng 4 năm 1991, nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam số 4 phát hành tại miền Nam nước Đức, do hai nhóm Hướng Việt và Khởi Hành chủ trương & thực hiện, đăng tóm lược hồi ký của Mérillon Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam (Những ngày Cuối cùng của VNCH) từ trang 02 đến trang 07, và viết Lời Toà Soạn (LTS) như sau :
LTS : Tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris, ông Mérillon, nguyên đại sứ Pháp tại Việt Nam Công Hòa cho tới năm 1975, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi (Sài gòn và Tôi) trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Mesmer, Jacques Chirac (ông Chirac còn là chủ tịch đảng Cộng Hòa RPR), Jacques Hunzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuộc, chúng ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó. Chúng tôi xin đăng bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ, Paris, để biết được ít nhiều thêm về những việc làm của những vị đã, đang cầm vận mệnh đất nước cũng như những thế lực ngoại bang trong những ngày hấp hối của Việt Nam Cộng Hòa.
Báo Viên Giác số 80, phát hành tháng 4 năm 1993 cũng tại nước Đức đã đăng đề tài nêu trên, từ trang 64 đến trang 69, nhưng có thêm phần Lê Đức Thọ Sỉ Mạ Tôi và Các Tướng Lãnh Bị Nhốt Tại Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng không có LTS, được biết bài này đã được tạp chí Dân Tộc Việt đăng trước, báo Viên Giác trích đăng lại với tựa như sau :
18 năm sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, nghe lại lời kể của Đại Sứ Pháp Về : Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa (bài này đã đăng quá nhiều báo đăng nên không cần trích ra đây cho mất thời giờ).
Trong khi đó, báo Ngày Nay số 109 tháng 4 năm 1993 đăng từ trang 42 đến trang cuối là 108, phát hành tại Hoa Kỳ cũng đề tài trên, ngoài ra có lồng hình của ông Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Bình, trong Lời Toà Soạn xin trích dẫn như sau :
LTS : Ngày 23-03-1985, tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris, ông Mérillon, nguyên đại sứ Pháp tại Việt Nam Công Hòa cho tới năm 1975, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi (Sài gòn và Tôi) trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Hesmer, Jacques Chirac (ông Chirac còn là chủ tịch đảng Cộng Hòa RPR), Jacques Junzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Ngay sau khi biết có tập hồi ký trên, chúng tôi đã nhờ thân hữu tại Paris đặt mua, nhưng không tiệm sách nào có. Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuc chúng ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó. Chúng tôi xin đăng bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ ở Paris.
Tóm lược cuốn hồi ký của MÉRILLON, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam
Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
Vũ Hải Hồ
Nếu chúng ta so sánh Lời Tòa Soạn của báo Dìễn Đàn Việt Nam và báo Ngày Nay, thì thấy tên các nhân vật Pháp khác nhau : Pierre Mesmer/ Pierre Hesmer - Jacques Hunzinger/ Jacques Junzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp). Đặc biệt báo Ngày Nay xác nhận đăng thêm : "Ngay sau khi biết có tập hồi ký trên, chúng tôi đã nhờ thân hữu tại Paris đặt mua, nhưng không tiệm sách nào có"
Riêng báo Đất Mẹ 56 phát hành tháng 4 năm 1995 tại Houston, Texas USA do ông Nguyễn Phi Thọ làm chủ nhiệm & chủ bút cũng đăng đề tài trên từ trang 21 đến trang 33, với Lời Toà Soạn xin trích dẫn như sau :
LTS : Nhân ngày 30 tháng 4 năm 1995, tưởng nhớ một kỷ niệm đau buồn : Miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản, hàng trăm ngàn quân cán chính phải đi vào vòng lao tù cả đến hàng chục năm. Đây là hậu quả của một nhóm người không có khả năng lãnh đạo đất nước, đã tự ý quyết định những giải pháp ngu xuẩn trong những giờ phút hấp hối của VNCH. Lời kể lại của cựu Đại Sứ Pháp Mérillon chứng minh rằng : Đất nước rơi vào tay Cộng Sản không phải vì quân lực VNCH yếu kém, nhưng rõ ràng chỉ vì cái đám "cào cào" vô tài bất tướng, không có khả năng lãnh đạo, hèn nhát trong tinh thần và quyết định còn thua cả thằng bé đánh giầy 10 tuổi. Chúng tôi hy vọng rằng, sai hai mươi năm, dân tộc Vìệt Nam ôm mối hận chưa nguôi, sẽ là bài học cho những ai ở hải ngoại, nếu cảm thấy mình không đủ tài sức và phong cách, thì đừng vì có tự do mà muốn làm lãnh tụ. Hãy lượng sức mình trước khi muốn dìu dắt hai triệu ngươì Việt di cư theo mình trong những mưu đồ bất chánh. Khi tướng Dương Văn Minh nhảy lên làm Tổng Thống, bất chấp hiến pháp, là ông đã có ý định đầu hàng Cộng Sản chứ không như ông tuyên bố sau này : Không muốn biến Sàigòn thành một biển máu. Lý do thứ hai, tướng Minh hy vọng sau khi dâng miền Nam cho Cộng Sản, ông sẽ có một chỗ ngồi tốt lành trong chính phủ Hà Nội (hoặc có thể trong chinh phủ một GPMN), và rồi được CSVN ca ngợi. Hy vọng này phát xuất từ sự tin tưởng vào người em ruột của ông là tướng Dương Văn Nhật (*) đang phục vụ trong quân đội Cộng Sản Hà Nội. Nhưng tiếc thay, đại sứ Mérillon đã so sánh khả năng của tướng Dương Văn Minh chỉ bằng một em bé đánh giầy 10 tuổi, thì tướng Dương Văn Nhật cũng chỉ là một em bé bán đậu phộng 8 tuổi. Tướng Nhật chẳng là cái gì trong nhóm lãnh đạo của Hà Nội. Một Dương Văn Minh đã bị Đại Sứ Pháp so sánh bằng đứa bé đánh giầy 10 tuổi, thì chúng ta cũng đừng để cho Cộng Sản Việt Nam đánh giá khả năng lãnh đạo người Việt di cư giống như vậy.
(*) Báo Đất Mẹ và báo Ngày Nay đăng chức vụ em tướng Dương Văn Minh là thiếu tướng, trong khi các báo Diễn Đàn Việt Nam và Viên Giác đăng chức vụ là thiếu tá với tên là Dương Văn Nhựt, ngoài ra chỉ có báo Đất Mẹ đăng tên Dương Văn Nhật ? và nhắc lại lời Đại Sứ Pháp Mérillon để mạ lỵ tướng Minh. Riêng báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, năm 1995 trang 71 do Đặng Văn Nhâm viết em tướng Minh là Đại Tá Dương Văn Nhựt ? Và mãi đến ngày 01-09-1996 báo Tuổi Trẻ chủ nhật, số 34-96 năm 14 phát hành tại Việt Nam, có đăng xác nhận em của Đại Tướng Dương Văn Minh là thiếu tá Dương Văn Nhựt tức Mười Ty móc nối Dương Văn Minh để chấp nhận đầu hàng vào ngày 30-04-1975.
Đại Sứ Pháp Mérillon kể về : Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
Ngoài ra, trong báo Lên Đường phát hành Houston, Texas, U.S.A - hai tháng 1 lần, bộ 1, số 4 từ ngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 6 năm 1989 do ông Chính Đạo làm chủ nhiệm, đăng đề tài trên từ trang 32 đến trang 45, nhưng thiếu phần Đại Tướng Dương Văn Minh liên lạc với người em Dương Văn Nhựt
và bị Đại Sứ Pháp nói : "... Công việc này không cần đến một đại tướng, trao cho một em bé đánh giày 10 tuổi cũng làm được", xin trích dẫn như sau :
Một Giải Pháp "Trái Độn" cho Việt Nam năm 1975?
Đại Sứ Pháp Mérillon:
Dương Văn Minh Phản Bội
Trần Văn Trà đồng ý hòa hợp với "Big" Minh, nhưng Minh "lẻ tẻ" với Hà Nội?
Vũ Hải Hồ dịch
LTS : Những ngày cuối cùng năm 1974, giữa cao trào chống đối Thiệu ở miền Nam, người ta không thể không chú ý tới lời tố cáo của Thiệu về "một âm mưu" giữa bọn "ngụy hòa" và "thực dân Pháp". Lời tố cáo của Thiệu không phải vô bằng chứng: Tổng Thống Pháp Giscard d'Éstaing, qua đường dây Đại Sứ Jean Marie Mérillon và Trần Văn Hữu, đã muốn dàn xếp môt chế độ chuyển tiếp, trung lập màu hồng cho Nam Việt Nam. Lá bài được người Pháp "đánh bóng" là cựu Đại tướng Dương Văn "Big" Minh, với sự trợ giúp của các tướng lãnh từng phục vụ trong quân đội Pháp như : Phạm Văn Phú, Ngô Quang Trưởng, Trần Văn Đôn.v.v. Một cựu tướng lãnh nhảy dù Pháp tướng Gilles, cũng liên lạc với các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ. v.v. để thuyết phục họ thành lập một chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bởi thế, chính Đại Sứ Mérillon đã gặp Thiệu và dàn xếp với Tòa Đại Sứ Mỹ để Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Đại cương, người ta chỉ biết như thế. Tuy nhiên, trước khi Lên Đường lên khuôn, cựu Trung Tá Trần Thiện Hiệu, chủ tịch gia đình TQLC tại Hoa Kỳ, có nhã ý gởi cho chúng tôi một bản dịch trích từ hồi ký của Đại Sứ Mérillon, xuất bản năm 1985.
Dịch giả là ông Vũ Hải Hồ ở Paris. Mặc dù đã tham khảo cuốn hồi ký của Mérillon cách đây ít năm, chúng tôi không dám đoan chắc ông Mérillon đã nói hết sự thực hoặc bản dịch trích đăng sát nguyên bản hay không? Dầu vậy, đây là một tài liệu nên đọc. Trong một số tới, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này. Chúng tôi cũng tăng số cước chú, rất mong quý vị có kinh nghiệm hoặc trực hoặc gián tiếp với kế hoạch "trung lập màu hồng" này, tiếp tay chúng tôi làm sáng tỏ vấn đề hơn.
Nếu cứ tiếp tục trích dẫn các tạp chí như đã dẫn và các sách ví như : Việt Nam Huyết Lệ Sử của Cao Thế Dung tại trang 849, do Đồng Hương xuất bản năm 1996 và trong sách Đất Việt Người Việt Đạo Việt của Phan Thiết, do Văn Nghệ Tiền Phong Xuất bản năm 1996 tại trang Tôi đọc Việt Nam Máu Lửa... 251 cũng lồng vào đề tài "Saigon et Moi" thì còn nhiều lắm không thể chấm dứt được...
Và gần đây, người viết đã có dịp đọc bài Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng của Trần Đông Phong trong tạp chí Văn Hóa phát hành tại Nam California Hoa Kỳ tháng 5, 6 và 7 năm 2003, do ông Lý Kiến Trúc làm chủ nhiệm & chủ bút, cho nên có điện thư hỏi ông Trần Đông Phong, được tác giả trả lời qua e-mail đề Wed, 16 Jul 2003 15:50:13 - 0700 (PDT), xin trích dẫn như sau : "Về câu nói của cụ Trần Văn Hương với Đại sứ Martin, tôi đã lấy trong bài của Gs Nguyễn Ngọc An đã được đăng trên báo Thời Luận tại Los Angeles. Tôi hiện có giữ bài đó. Còn về lời của cụ nói với Đại Sứ Mérillon thì tôi trích trong "Saigon et Moi" của ông Mérillon. Chúng tôi ở bên này không hề được đọc cuốn "Saigon et Moi" vì nghe nói đã bị tịch thu ngay sau khi xuất bản, tuy nhiên tại Mỹ có người có được một bản cuốn sách này và đã đăng trên báo một phần nói về những ngày sau khi ông Thiệu từ chức. Nhân tiện, tôi cũng xin nhờ ông nếu có thể thì cho tôi biết thêm về cuốn sách này."
Hơn nữa, trong các Lời Toà Soạn đã dẫn có nhắc đến những nhân vật Pháp tham đự lễ ra mắt quyển sách ngày 23-3-1985 viết không đúng, bởi vì ông Valéry Giscard D'Éstaing (đã làm Tổng Thống Pháp 1974 -1981, chớ không phải cựu Thủ Tướng Pháp), ông Pierre Messmer chớ không phải Pierre Mesmer hay Pierre Hesmer, ông Pierre Messmer này làm Thủ Tướng Chánh Phủ từ 1972 - 1974 thời Tổng Thống Georges Pompidou (1969-1974). Riêng ông Jacques Chirac đã từng làm Thủ Tướng Chánh Phủ (1974-1976) thời Tổng Thống Valéry Giscard D'Éstaing và (1986-1988) thời Tổng Thống François Mitterrand (1981-1995) và đương thời làm Tổng Thống Pháp từ 1995 đến 2007... Còn ông Louis Mermaz làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Pháp từ ngày 2-7 năm 1981 đến 1-4-1986 mới đúng tên, chớ không phải tên Louis Mermas... v.v.
Sở dĩ tôi nêu ra đây đế thấy cái sai có thể vì sơ xuất họ tên và chức vụ của các nhân vật uy tín trong chánh quyền Pháp để sáng tỏ vấn đề. Hơn nữa, sự trích dẫn các tạp chí, các sách và bài viết vừa qua người viết không nhầm mục đích để bêu xấu ai hết, mà để chứng minh quyển "Saigon et Moi" của Jean Marie Mérillon, Cựu Đại Sứ Pháp tại miền Nam không có, không biết người viết LTS lấy ở đâu mà tham khảo?
Để chứng minh quyển "Saigon et Moi" không có, xin quý độc giả tìm đọc tác phẩm "Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đình Diệm", tác giả là Giáo Sư sử học Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức, trang 622 vả 623, phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ ký của ông Mérillon, đề ngày 12-11-1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận quyển sách nói trên.
Xin trích dẫn nguyên văn trang 622 như sau :
1. Bức thư trả lời của cựu đại sứ Jean Marie Mérillon tại Sàigòn năm 1975, phủ nhận ông là tác giả quyển "Saigon et Moi" hay bất cứ sách nào khác về Việt Nam. Nguyên nhân là chúng tôi đã không tìm mua được sách "Saigon et Moi", khi qua Ba Lê năm 1989, nên liên lạc với ông Jean Marie Mérillon khi ấy làm đại sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Xin nhắc lại là các báo Việt tại Pháp có đăng bản tóm tắt của sách "Saigon et Moi" như bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ ở Ba Lê và việc ra mắt sách ngày 23-3-1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, trước một số cử toạ gồm những nhân vật như cựu Tổng Thống Giscard d'Éstaing, Jacques Chirac, Pierre Mesmer..v.v
Và trích trang 623 nguyên văn thơ ông Jean Marie Mérillon gởi Giáo Sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, đã được sách Ki tô giáo : Từ thực chất đến huyền thoại đăng lại nơi trang 237 do Văn Hóa xuất bản, văn nghệ phát hành năm 1996 tại Hoa Kỳ, do Nguyễn Hồng Ngọc Viết và báo Văn Nghệ Tiền Phong 464, phát hành năm 1995 tại trang 85 do ông Lê Xuân Nhuận viết như sau :
Répuplique Française
--------------Ambassade De France
En Moscou, 12th November 1990
U.R.S.S -------------- L'Ambassadeur Dear Dr. Thanh,
Your letter of the 22nd October has just reached me. I was most touched by it and very pleased to hear from you.
As fas as the book "Saigon et Moi" is concerned, I must make a point particularly clear. I did not write this book nor have I written any other about Vietnam; therefore the work that you are enquiring about is not mine. However, I am intrigued by this publication and should be glad to have any information relating to it.
Should I visit California, I shall not fait to take advantage of your kind invitation to a Vietnamese dinner.
Wishing your new book every success, I remain.
Yours sincerely,
Jean Marie Mérillon
Dr. Hoang Ngọc THANH
4926 Rice Drive
San Jose, CA 95111
Và bức thơ này, đã được báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, trang 71 phát hành năm 1995 tại Hoa Kỳ do ông Đặng Văn Nhâm viết, đã chuyển dịch sang Việt Ngữ xin trích dẫn như sau :
Cộng Hòa Pháp Quốc, Mát Cơ Va, ngày 12 tháng 11 năm 1990.
Đại Sứ Quán Pháp tại Nga Xô
***
Tiến sĩ Thành thân mến,
Tôi vừa nhận được thơ ông đề ngày 22-10. Tôi xúc đng nhiều và rất vui mừng nhận được tin ông. Hiện nay, liên quan đến quyển sách "Saigon et Moi", tôi cần phải đặc biệt xác định rõ vấn đề là tôi đã không viết quyển ấy và cũng không viết bất cứ điều gì khác về Việt Nam. Do đó, điều ông nói ấy không phải chuyện của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò về chuyện xuất bản sách này và cảm thấy thú vị được biết tin tức liên quan đến chuyện ấy. Nếu tôi đến thăm California, tôi sẽ không quên lời mời thân ái đến dùng bữa cơm Việt Nam của ông. Mong ước quyển sách mới của ông thành công mọi mặt. Tôi vẫn luôn là người bạn chân thành của ông.
Jean Marie Merillon
(ký tên)
Hơn nữa, trên báo Ngày Nay số 341, phát hành tại Houston, Hoa Kỳ ngày 15 tháng 4 năm 1996 từ trang A5 đến A7 và lại được báo Thời Báo (Bắc California- Hoa Kỳ) đăng lại toàn b bài viết của Ngự Sử, ở trang Tạp Ghi, xin trích dẫn như sau:
Giới Thiệu của Yên Mô
Tháng 4 năm 1989 có tin loan báo đại sứ Pháp tại Việt Nam thời 1975 đã cho ra mắt sách hồi ký "Saigon et Moi" với nhiều tình tiết éo le và rất là có vẻ hợp lý. Năm 1995 khám phá ra là "Con Cá Tháng 4". Bài viết đặc biệt sau đây của tác giả Ngự Sử tại Texas đăng trên Ngày Nay quả thực là những tài liệu mà chúng tôi thấy cần giới thiệu với bạn đọc Bắc California.
YÊN MÔ
LTS : Ngự Sử là bút hiệu của một nhà ngoại giao thời Việt Nam Cộng Hòa từng phục vụ tại nhiều nhiệm sở ở Á Châu. Ông định cư ở Houston từ cuối năm 1975.
Con cá tháng 4 lớn nhất của người Việt di tản Dựng Đứng lên cuốn "Saigon et Moi" gán cho Đại Sứ Pháp ở Việt Nam Mérillon là tác giả.
Tất cả những chi tiết quanh vụ ông nhà báo Vũ Hải Hồ nào đó đã tạo dựng ra việc Đại Sứ Pháp ở Việt Nam thời 1975 Jean Marie Mérillon viết hồi ký "Saigon et Moi" để bênh Việt Nam Cộng Hòa, kết tội người Mỹ bỏ rơi miền Nam. Bản dịch tác phẩm trên của ông Vũ Hải Hồ hồi 1989 đã được rất nhiều báo Việt ngữ hải ngoại đăng đi đăng lại vào mỗi dịp 30 tháng 4. Mới đây, cựu Đại Sứ Pháp ở việt Nam Mérillon xác định ông không viết cuốn sách đó (Saigon et Moi) và cũng chưa hề viết một cuốn sách nào khác về Việt Nam cả. So sánh việc dựng đứng lên cuốn "Saigon et Moi" với việc ngụy tạo cuốn "Người Việt Cao Quý" trước đây của nhà văn Việt Cộng nằm vùng Vũ Hạnh đảm nhận qua chỉ thị của Trần Bạch Đằng (Ngự Sử).
Xin trích đoạn những phần liên quan đến ông Vũ Hải Hồ tạo dựng quyển "Saigon et Moi" do ông Ngự Sử viết như sau :
... Trong tình huống thao thức trăn trở như thế, thì như nắng hạn gặp mưa, đùng một cái vào đầu năm 1989, Cộng đồng di tản được tin người Đại Sứ biết quá nhiều Jean Marie Mérillon đã long trọng cho ra mắt ngày 23-03-1986 cuốn hồi ký "Saigon et Moi" tại khách sạn La Fayette, quận 6 Paris, trước một cử tọa gồm các chính khách hàng đầu của Pháp như : Giscard d'Éstaing, Jacques Chirac, Pierre Mesmer...
Nhưng, sau đó cuốn sách này bị Bộ Ngoại Giao Pháp lập tức thâu hồi? Nhưng may mắn thay, một Việt kiều còn giữ được một cuốn và một ông Vũ Hải Hồ nào đó đã dịch ra và phổ biến cho báo chí hải ngoại vào đệ nhất tam cá nguyệt 1989. Ông Vũ Hải Hồ đã tiết lộ những chi tiết ra mắt sách kể trên trong phần đầu của bản dịch, nhưng không hiểu vì lý do gì ông lại không cho biết các chi tiết liên hệ đến hình thức nội dung của cuốn sách (bìa mỏng hay dầy, bao nhiêu trang, bao nhiêu chương, có hình ảnh ảnh gì, nhà xuất bản nào?.v.v). Bản dịch của ông cũng không nói rõ là trích đoạn hay tóm lược tác phẩm của Mérillon. Nhìn chung, bản dịch của ông Vũ Hải Hồ xem ra có vẽ là một bản tóm lược, lời văn đôi lúc có vẻ trúc trắc, luộm thuộm, dữ kiện lắm khi xem ra không ăn khớp và lạc lỏng, nhưng tình tiết thì hấp dẫn, có lúc ly kỳ như tiểu thuyết gián điệp, đôi khi lại mùi mẫn như tuồng cải lương.
"Saigon et Moi" qua ngòi bút dịch thuật đã được phổ biến đúng thời điểm (gần tháng 4 đen) nên đã lập tức trở thành một "instant hit", được nồng nhiệt đón nhận bởi các cộng đồng người Việt di tản trên khắp năm châu Chẳng khác nào bài thơ "ông đồ" của Vũ Đình Liên được chiếu cố trường kỳ trên các báo Việt vào mỗi dịp Tết, mỗi năm cứ đến dịp tháng 4 đen là thế nào cũng có hàng chực tờ báo tranh nhau đăng tải "Saigon et Moi" do Vũ Hải Hồ dịch với những lời bàn khi thì lâm ly, lúc thì thống hận. Phần lớn phản ứng đầu tiên của độc giả di tản là thấy "đã" quá, đúng y chang như mình nghĩ. Người nào người nấy cảm thấy dường như bao nhiêu dồn nén ấm ức từ hồi bỏ xứ ra đi đến gìơ đã được giải tỏa. Vấn nạn về cái chết tức tưởi của miền Nam Việt Nam xem ra đã có thể nhờ tác phẩm này mà tìm ra giải đáp.
.... Sự đón nhận đầy thiện cảm của Cộng đồng di tản hải ngoại với bản dịch này do đó cũng dễ hiểu. Có lẽ vì vậy, không mấy ai lưu ý tới các dữ kiện không phù hợp với thực tế, mặc dù vào thời điểm bản dịch lưu hành đã có nhiều tài liệu sách báo liên hệ đến những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam đã được xuất bản, khiến việc kiểm chứng không đến nỗi khó khăn. Hơn nữa, tên của vị Đại Sứ Pháp đã tạo một tác dụng tâm lý khiến độc giả chấp nhận các dữ kiện trong tác phẩm không chút thắc mắc.
... Ngoài vấn đề các dữ kiện không phù hợp với thực tế như đã dẫn, cái thắc mắc căn bản nhất là sự ra mắt của một cuốn hồi ký chính trị của một nhân vật ngoại giao quan trọng như như vậy, lại được tổ chức long trọng như ông Vũ Hải Hồ tiết lộ, mà sao không được đăng tải trên bất cứ một tạp chí văn học chính trị nào của Pháp cững như Hoa Kỳ? Ở một nước có truyền thông tự do như Pháp, liệu có thể có việc thu hồi toàn bộ một cuốn sách đã ra mắt trước một cử tọa gồm có các vị tân cựu nguyên thủ quốc gia như vậy không? Báo chí Việt Ngữ tại hải ngoại phần vì thiếu phương tiện, phần vì dễ chấp nhận các bài vở soạn sẵn mà lại hợp tâm ý độc giả, nên sáu bảy năm cứ bổn sao soạn lại không cần thắc mắc gì cho mệt.
Mãi đến năm 1994 khi cuốn "Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống ngô Đình Diệm" của ông Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức xuất bản tại Hoa Kỳ, trong phần phụ bản (trang 622-623) có in một bức thư đề ngày 12-11-1990 của ông Jean Marie Mérillon, phủ nhận ông là tác giả của cuốn "Saigon et Moi". Lý do là vì năm 1989 ông Hoàng Ngọc Thành qua Paris tìm mãi không ra quyển sách đó, ông đành liên lạc với chính tác giả là ông Mérillon lúc đó đang là Đại Sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Trong bức thư ông Đại Sứ Mérillon viết:
"Riêng về cuốn sách "Saigon et Moi", tôi xin khẳng định rõ ràng là tôi không viết cuốn sách đó và cũng chưa hề viết một cuốn sách nào khác về Việt Nam cả. Do đó tác phẩm mà ông hỏi không phải của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò muốn biết tác phẩm ấy và rất mong muốn nhận được các tin tức liên quan đến nó". Mặc dù đã có sự xác nhận trên giấy trắng mực đen nhự vậy, một số báo hải ngoại phát hành thượng tuần và trung tuần tháng 4-1995 vẫn còn rải rác in lại bản dịch của ông Vũ Hải Hồ với nhiều lời bàn Mao Tôn Cương.
Hiện tượng ngụy tạo một dịch phẩm từ một "tác phẩm ngoại ngữ ma", làm chúng ta không khỏi liên tưởng tới một vụ tương tự xảy ra trước đây 30 năm tại Sàigòn. Đó là dịch phẩm "Người Việt Cao Quý" do cô Hồng Cúc dịch và do nhà Cảo Thơm ấn hành vào khoảng thượng bán niên 1965 tại Sàigòn. Điểm tương đồng giữa dịch phẩm "Người Việt Cao Quý" và dịch phẩm "Sàigòn và Tôi " là :
"Dịch phẩm chỉ được phổ biến sau khi nguyên tác ra đời từ 4 đến 5 năm. Nguyên tác "Người Việt Cao Quý" ở Ý từ năm 1960, bản dịch được phổ biến năm 1965. Nguyên tác "Sàigòn và Tôi" ra mắt tại Pháp từ năm 1985, bản dịch ông Vũ Hải Hồ phổ biến trên báo chí hải ngoại vào năm 1989. Không một người Việt nào ngoài một "đệ tam nhân" vô danh hoặc dịch giả "Sàigòn và Tôi" thấy nguyên tác.
Cô Hồng Cúc cho biết bản gốc tiếng Ý in trên một tờ báo văn hóa nào đó tại Ý, một người bạn của cô dịch ra tiếng Pháp và gửi về Việt Nam cho cô (chưa ai ngoài cô Hồng Cúc thấy bản tiếng Pháp đó). Ông Vũ Hải Hồ được một "việt kiều" cho coi ké nguyên tác và nhờ đó dịch ra tiếng Việt. Nguyên tác viết bởi một người Tây phương đã sống lâu năm tại Việt Nam và có cảm tình với đất nước và dân tộc Việt.
"Người Việt Cao Quý" theo dịch giả, có tên Ý là "Per Comprendere il Vietnam e Vietnamita" viết bởi "Pazzi" một người Ý đã ở Việt Nam khoảng 20 năm và đã có đủ thì giờ hiểu người dân kỳ diệu và khả ái này.
"Sàigòn và Tôi" có tên Pháp là "Saigon et Moi", theo dịch giả viết bởi cựu Đại Sứ Pháp Mérillon, người đã có rất nhiều kỷ niệm và có nhiều quan hệ mật thiết với Việt Nam. Người đã chọn Sàigòn làm bạn hữu tâm giao. "Người Việt Cao Quý" được đăng làm nhiều kỳ trên báo "Đất Tổ" ở Saigòn, sau đó được in thành sách bởi nhà xuất bản Cảo Thơm.
"Sàigòn và Tôi" được phổ biến rộng rãi trên các báo chí hải ngoại chưa được in thành sách. Dịch giả thường lấy một bút hiệu ít người biết của một cây bút quen thuộc.
Điểm khác biệt duy nhất giữa "Người Việt Cao Quý" và "Sàigòn và Tôi" là :
- Tác giả "Người Việt Cao Quý" có một lý lịch bất minh.
- Tác giả "Sàigòn và Tôi" là một nhà ngoại giao Pháp nổi tiếng.....
Điểm qua làng văn làng báo hải ngoại không thấy có một nhà văn nhà báo lấy bút danh là Vũ Hải Hồ. Xét kỹ thì thấy nó có trùng với một trong những bút hiệu mà soạn giả cải lương kiêm ký giả Trần Trung Quân đôi lúc sử dụng trong khi làm tờ Sàigòn Thời Báo tại Houston, Texas trong những năm 1985-1988. Ký giả Trần Trung Quân rời Hoa Kỳ về Pháp vào khoảng cuối năm 1988. Bản dịch "Saigon et Moi" được phổ biến từ Pháp vào đệ nhất tam cá nguyệt năm 1989. Vũ Hải Hồ là ai?..... (toà soạn tạm không đăng phần này). Với một người có những biệt tài như vừa kể, thì việc dàn dựng một tác phẩm về tháng 4 đen, thực chẳng khó khăn gì. Trên thực tế có khá nhiều dữ kiện có thể dựng thành một khung vững chãi cho một vở kịch đầy tình tiết éo le như "Saigon et Moi". Các sơ hở nếu có chỉ vì kiến thức chính trị giới hạn của ông đã bị năng khiếu hư cấu vô bờ lấn át. Với tất cả ưu nhược điểm của ông, chủ đích dàn dựng "Saigon et Moi", có lẽ nhằm trong ý hướng diễn nghĩa những ngày bi thảm cuối cùng theo như ông nghĩ là đã xảy ra. Cũng có thể, trong cơn ngẫu hứng động cỡn tháng 4 (April Fool), ông đã thả ra một "con cá tháng tư" (Poisson d'Avril) : "Saigon et Moi", đem những ngày tang tóc ra để mua vui vài trống canh?!
Ngự Sử
tháng Tư 1996
Trong khi đó, báo Ngày Nay số 341 phát hành tại Houton Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 4 năm 1996, còn có ghi Lời Toà Soạn, xin trích dẫn như sau :
LTS : Trong phần kết của bài trên, tác giả Ngự Sử đã dựa trên một số dữ kiện trong quá khứ (ở hải ngoại) về biệt tài tạo dựng dưới hình thức phóng sự của một nhà báo (hiện ở Pháp). Nhà báo này đã cho xuất bản ít nhất hai tác phẩm liên quan tới các biến cố chính trị trong cuộc chiến Việt Nam vào thời đệ nhất Cộng Hòa cũng như nhiều bài phóng sự giả tưởng khác về các vụ hải tặc Thái Lan hiếp phụ nữ thuyền nhân Việt Nam...
Ông Ngự Sử đã kết luận rằng người có tên Vũ Hải Hồ nào đó đã tạo dựng ra cuốn sách ma "Saigon et Moi" chính là nhà báo chuyên viết phóng sự chính trị giả tưởng nêu trên. Tuy nhiên, vì một vài vấn đề khá tế nhị trong giai đoạn hiện nay. Ngày Nay xét thấy chưa phải lúc để công bố phần kết luận bài viết của tác giả Ngự sử.
Kế đến, khoảng tháng 10 năm 1996, quyển sách PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ tuyển tập của Cửu Long Lê Trọng Văn ra đời, nơi trang 3, Lời Mở Đầu cũng có nhắc đến ngụy tạo sách "Saigon et Moi" đo Vũ Hải Hồ dịch, xin trích dẫn như sau:
... Rồi các tài liệu, tác phẩm ngụy tạo được tung ra như "Trong Lòng Địch" của Trần Trung Quân, "Ai Giết Hồ Chí Minh" cũng của Trần Trung Quân. Hồi ký Đại Sứ Pháp Mérillon "Saigon et Moi" của Vũ Hải Hồ tức Trần Trung Quân... v. v.
Đó là môt số sách báo đã vô tình đăng báo hoặc tiếp tay trích dẫn quyển "Saigon et Moi" không có do ông Vũ Hải Hồ tức Trần Trung Quân dịch, để lồng vào tác phẩm mà tôi đã mạn phép trích dẫn vừa qua.
Để biết thêm những ngày cuối cùng Việt Nam Cộng Hòa, xin mời quý độc giả tìm đọc hồi ký của Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện và cựu Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH đã phát hành tác phẩm dày gần 600 trang tại California Hoa Kỳ vào đầu tháng 9 năm 2003. Đặc biệt nơi tiểu mục : 4. Riêng VNCH còn bị Hoa Kỳ hy sinh để đổi lấy Trung Đông từ trang 530 đến trang 552 được tóm lược như sau :
Năm 1954 Hoa Kỳ không sẵn lòng dùng B52 để giúp Pháp tiêu diệt lực lượng của tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ làm cho Pháp đầu hàng và tháo chạy bởi hội nghị Genève để Hoa Kỳ vào thay thế, từ đó Pháp lúc nào cũng cay cú suốt thời gian quân đi Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh VNCH, đồng thời sẵn sàng yểm trợ giúp đỡ CSVN, nhất là trong thời gian hội đàm Paris. Năm 1975 Hoa Kỳ hoàn thành kế hoạch hy sinh Việt Nam Cộng Hòa để đổi lấy Trung Đông và người Mỹ muốn ra đi không để lại bằng chứng, thì Pháp có cơ hội bằng vàng để nhảy vào giờ thứ 25, ngõ hầu tìm giải pháp liên hiệp hoà giải hòa hợp cho miền Nam Việt Nam bằng một chính phủ trung lập để thủ lợi. Nhưng Pháp không nắm vững được điều kiện tất yếu của ván cờ lúc bấy giờ, nên đành thảm bại một lần nữa tại Việt Nam.
Nước Pháp thù hận Hoa Kỳ từ năm 1954 cho đến ngày nay thời Tổng Thống Jacques Chirac, nhưng về mặt ngoại giao lúc nào cũng nương tựa vào nhau để sanh tồn, tuy nhiên mỗi khi có dịp Hoa Kỳ nhờ Pháp nhưng không có quyền lợi cho Pháp, thì Pháp luôn luôn chống đối, ví như để đánh nước Irac vừa qua, thì chính Tổng Thống Jacques Chirac của nước Pháp là một trong những nước chống Hoa Kỳ mạnh nhất. Đó là bằng chứng cho thấy hai nước Pháp và Hoa Kỳ vẫn còn thù hận, bởi vì tranh giành quyền lợi với nhau.
Nguyễn Trần Việt
do Vũ Hải Hồ dịch Thuật Liên Quan Tướng Dương Văn Minh như thế nào ?Nguyễn Trần Việt
LTS : Nhiều người đưa tin và trích đoạn quyển "Saigon et moi" của Merillon, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam. Sự thưc quyển này không có mặt trên thế gian? Ai giả mạo? để làm gì?
Xin đem bài này để độc giả hiểu rõ sự thật. Tại hải ngoại có nhiều kẻ gian đối, manh tâm lừa đảo, xin độc giả nhận rõ chân thực.Sơn Trung
Như chúng ta đã biết, kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, có nhiều chuyện đã được bạch hóa hồ sơ về những ngày cuối cùng Việt Nam Cộng Hòa, nhờ sách báo cũng như sự giải mật tài liệu của chánh phủ Hoa Kỳ, nhân đây để Tìm Hiểu Hư Thực "Saigon et Moi" như thế nào? Xin trích dẫn lần lượt để quý độc giả cùng nhau thẩm định như sau : Mãi đến tháng 4 năm 1991, nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam số 4 phát hành tại miền Nam nước Đức, do hai nhóm Hướng Việt và Khởi Hành chủ trương & thực hiện, đăng tóm lược hồi ký của Mérillon Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam (Những ngày Cuối cùng của VNCH) từ trang 02 đến trang 07, và viết Lời Toà Soạn (LTS) như sau :
LTS : Tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris, ông Mérillon, nguyên đại sứ Pháp tại Việt Nam Công Hòa cho tới năm 1975, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi (Sài gòn và Tôi) trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Mesmer, Jacques Chirac (ông Chirac còn là chủ tịch đảng Cộng Hòa RPR), Jacques Hunzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuộc, chúng ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó. Chúng tôi xin đăng bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ, Paris, để biết được ít nhiều thêm về những việc làm của những vị đã, đang cầm vận mệnh đất nước cũng như những thế lực ngoại bang trong những ngày hấp hối của Việt Nam Cộng Hòa.
Báo Viên Giác số 80, phát hành tháng 4 năm 1993 cũng tại nước Đức đã đăng đề tài nêu trên, từ trang 64 đến trang 69, nhưng có thêm phần Lê Đức Thọ Sỉ Mạ Tôi và Các Tướng Lãnh Bị Nhốt Tại Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng không có LTS, được biết bài này đã được tạp chí Dân Tộc Việt đăng trước, báo Viên Giác trích đăng lại với tựa như sau :
18 năm sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, nghe lại lời kể của Đại Sứ Pháp Về : Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa (bài này đã đăng quá nhiều báo đăng nên không cần trích ra đây cho mất thời giờ).
Trong khi đó, báo Ngày Nay số 109 tháng 4 năm 1993 đăng từ trang 42 đến trang cuối là 108, phát hành tại Hoa Kỳ cũng đề tài trên, ngoài ra có lồng hình của ông Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Bình, trong Lời Toà Soạn xin trích dẫn như sau :
LTS : Ngày 23-03-1985, tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris, ông Mérillon, nguyên đại sứ Pháp tại Việt Nam Công Hòa cho tới năm 1975, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi (Sài gòn và Tôi) trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Hesmer, Jacques Chirac (ông Chirac còn là chủ tịch đảng Cộng Hòa RPR), Jacques Junzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Ngay sau khi biết có tập hồi ký trên, chúng tôi đã nhờ thân hữu tại Paris đặt mua, nhưng không tiệm sách nào có. Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuc chúng ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó. Chúng tôi xin đăng bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ ở Paris.
Tóm lược cuốn hồi ký của MÉRILLON, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam
Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
Vũ Hải Hồ
Nếu chúng ta so sánh Lời Tòa Soạn của báo Dìễn Đàn Việt Nam và báo Ngày Nay, thì thấy tên các nhân vật Pháp khác nhau : Pierre Mesmer/ Pierre Hesmer - Jacques Hunzinger/ Jacques Junzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp). Đặc biệt báo Ngày Nay xác nhận đăng thêm : "Ngay sau khi biết có tập hồi ký trên, chúng tôi đã nhờ thân hữu tại Paris đặt mua, nhưng không tiệm sách nào có"
Riêng báo Đất Mẹ 56 phát hành tháng 4 năm 1995 tại Houston, Texas USA do ông Nguyễn Phi Thọ làm chủ nhiệm & chủ bút cũng đăng đề tài trên từ trang 21 đến trang 33, với Lời Toà Soạn xin trích dẫn như sau :
LTS : Nhân ngày 30 tháng 4 năm 1995, tưởng nhớ một kỷ niệm đau buồn : Miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản, hàng trăm ngàn quân cán chính phải đi vào vòng lao tù cả đến hàng chục năm. Đây là hậu quả của một nhóm người không có khả năng lãnh đạo đất nước, đã tự ý quyết định những giải pháp ngu xuẩn trong những giờ phút hấp hối của VNCH. Lời kể lại của cựu Đại Sứ Pháp Mérillon chứng minh rằng : Đất nước rơi vào tay Cộng Sản không phải vì quân lực VNCH yếu kém, nhưng rõ ràng chỉ vì cái đám "cào cào" vô tài bất tướng, không có khả năng lãnh đạo, hèn nhát trong tinh thần và quyết định còn thua cả thằng bé đánh giầy 10 tuổi. Chúng tôi hy vọng rằng, sai hai mươi năm, dân tộc Vìệt Nam ôm mối hận chưa nguôi, sẽ là bài học cho những ai ở hải ngoại, nếu cảm thấy mình không đủ tài sức và phong cách, thì đừng vì có tự do mà muốn làm lãnh tụ. Hãy lượng sức mình trước khi muốn dìu dắt hai triệu ngươì Việt di cư theo mình trong những mưu đồ bất chánh. Khi tướng Dương Văn Minh nhảy lên làm Tổng Thống, bất chấp hiến pháp, là ông đã có ý định đầu hàng Cộng Sản chứ không như ông tuyên bố sau này : Không muốn biến Sàigòn thành một biển máu. Lý do thứ hai, tướng Minh hy vọng sau khi dâng miền Nam cho Cộng Sản, ông sẽ có một chỗ ngồi tốt lành trong chính phủ Hà Nội (hoặc có thể trong chinh phủ một GPMN), và rồi được CSVN ca ngợi. Hy vọng này phát xuất từ sự tin tưởng vào người em ruột của ông là tướng Dương Văn Nhật (*) đang phục vụ trong quân đội Cộng Sản Hà Nội. Nhưng tiếc thay, đại sứ Mérillon đã so sánh khả năng của tướng Dương Văn Minh chỉ bằng một em bé đánh giầy 10 tuổi, thì tướng Dương Văn Nhật cũng chỉ là một em bé bán đậu phộng 8 tuổi. Tướng Nhật chẳng là cái gì trong nhóm lãnh đạo của Hà Nội. Một Dương Văn Minh đã bị Đại Sứ Pháp so sánh bằng đứa bé đánh giầy 10 tuổi, thì chúng ta cũng đừng để cho Cộng Sản Việt Nam đánh giá khả năng lãnh đạo người Việt di cư giống như vậy.
(*) Báo Đất Mẹ và báo Ngày Nay đăng chức vụ em tướng Dương Văn Minh là thiếu tướng, trong khi các báo Diễn Đàn Việt Nam và Viên Giác đăng chức vụ là thiếu tá với tên là Dương Văn Nhựt, ngoài ra chỉ có báo Đất Mẹ đăng tên Dương Văn Nhật ? và nhắc lại lời Đại Sứ Pháp Mérillon để mạ lỵ tướng Minh. Riêng báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, năm 1995 trang 71 do Đặng Văn Nhâm viết em tướng Minh là Đại Tá Dương Văn Nhựt ? Và mãi đến ngày 01-09-1996 báo Tuổi Trẻ chủ nhật, số 34-96 năm 14 phát hành tại Việt Nam, có đăng xác nhận em của Đại Tướng Dương Văn Minh là thiếu tá Dương Văn Nhựt tức Mười Ty móc nối Dương Văn Minh để chấp nhận đầu hàng vào ngày 30-04-1975.
Đại Sứ Pháp Mérillon kể về : Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
Ngoài ra, trong báo Lên Đường phát hành Houston, Texas, U.S.A - hai tháng 1 lần, bộ 1, số 4 từ ngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 6 năm 1989 do ông Chính Đạo làm chủ nhiệm, đăng đề tài trên từ trang 32 đến trang 45, nhưng thiếu phần Đại Tướng Dương Văn Minh liên lạc với người em Dương Văn Nhựt
và bị Đại Sứ Pháp nói : "... Công việc này không cần đến một đại tướng, trao cho một em bé đánh giày 10 tuổi cũng làm được", xin trích dẫn như sau :
Một Giải Pháp "Trái Độn" cho Việt Nam năm 1975?
Đại Sứ Pháp Mérillon:
Dương Văn Minh Phản Bội
Trần Văn Trà đồng ý hòa hợp với "Big" Minh, nhưng Minh "lẻ tẻ" với Hà Nội?
Vũ Hải Hồ dịch
LTS : Những ngày cuối cùng năm 1974, giữa cao trào chống đối Thiệu ở miền Nam, người ta không thể không chú ý tới lời tố cáo của Thiệu về "một âm mưu" giữa bọn "ngụy hòa" và "thực dân Pháp". Lời tố cáo của Thiệu không phải vô bằng chứng: Tổng Thống Pháp Giscard d'Éstaing, qua đường dây Đại Sứ Jean Marie Mérillon và Trần Văn Hữu, đã muốn dàn xếp môt chế độ chuyển tiếp, trung lập màu hồng cho Nam Việt Nam. Lá bài được người Pháp "đánh bóng" là cựu Đại tướng Dương Văn "Big" Minh, với sự trợ giúp của các tướng lãnh từng phục vụ trong quân đội Pháp như : Phạm Văn Phú, Ngô Quang Trưởng, Trần Văn Đôn.v.v. Một cựu tướng lãnh nhảy dù Pháp tướng Gilles, cũng liên lạc với các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ. v.v. để thuyết phục họ thành lập một chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bởi thế, chính Đại Sứ Mérillon đã gặp Thiệu và dàn xếp với Tòa Đại Sứ Mỹ để Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Đại cương, người ta chỉ biết như thế. Tuy nhiên, trước khi Lên Đường lên khuôn, cựu Trung Tá Trần Thiện Hiệu, chủ tịch gia đình TQLC tại Hoa Kỳ, có nhã ý gởi cho chúng tôi một bản dịch trích từ hồi ký của Đại Sứ Mérillon, xuất bản năm 1985.
Dịch giả là ông Vũ Hải Hồ ở Paris. Mặc dù đã tham khảo cuốn hồi ký của Mérillon cách đây ít năm, chúng tôi không dám đoan chắc ông Mérillon đã nói hết sự thực hoặc bản dịch trích đăng sát nguyên bản hay không? Dầu vậy, đây là một tài liệu nên đọc. Trong một số tới, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này. Chúng tôi cũng tăng số cước chú, rất mong quý vị có kinh nghiệm hoặc trực hoặc gián tiếp với kế hoạch "trung lập màu hồng" này, tiếp tay chúng tôi làm sáng tỏ vấn đề hơn.
Nếu cứ tiếp tục trích dẫn các tạp chí như đã dẫn và các sách ví như : Việt Nam Huyết Lệ Sử của Cao Thế Dung tại trang 849, do Đồng Hương xuất bản năm 1996 và trong sách Đất Việt Người Việt Đạo Việt của Phan Thiết, do Văn Nghệ Tiền Phong Xuất bản năm 1996 tại trang Tôi đọc Việt Nam Máu Lửa... 251 cũng lồng vào đề tài "Saigon et Moi" thì còn nhiều lắm không thể chấm dứt được...
Và gần đây, người viết đã có dịp đọc bài Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng của Trần Đông Phong trong tạp chí Văn Hóa phát hành tại Nam California Hoa Kỳ tháng 5, 6 và 7 năm 2003, do ông Lý Kiến Trúc làm chủ nhiệm & chủ bút, cho nên có điện thư hỏi ông Trần Đông Phong, được tác giả trả lời qua e-mail đề Wed, 16 Jul 2003 15:50:13 - 0700 (PDT), xin trích dẫn như sau : "Về câu nói của cụ Trần Văn Hương với Đại sứ Martin, tôi đã lấy trong bài của Gs Nguyễn Ngọc An đã được đăng trên báo Thời Luận tại Los Angeles. Tôi hiện có giữ bài đó. Còn về lời của cụ nói với Đại Sứ Mérillon thì tôi trích trong "Saigon et Moi" của ông Mérillon. Chúng tôi ở bên này không hề được đọc cuốn "Saigon et Moi" vì nghe nói đã bị tịch thu ngay sau khi xuất bản, tuy nhiên tại Mỹ có người có được một bản cuốn sách này và đã đăng trên báo một phần nói về những ngày sau khi ông Thiệu từ chức. Nhân tiện, tôi cũng xin nhờ ông nếu có thể thì cho tôi biết thêm về cuốn sách này."
Hơn nữa, trong các Lời Toà Soạn đã dẫn có nhắc đến những nhân vật Pháp tham đự lễ ra mắt quyển sách ngày 23-3-1985 viết không đúng, bởi vì ông Valéry Giscard D'Éstaing (đã làm Tổng Thống Pháp 1974 -1981, chớ không phải cựu Thủ Tướng Pháp), ông Pierre Messmer chớ không phải Pierre Mesmer hay Pierre Hesmer, ông Pierre Messmer này làm Thủ Tướng Chánh Phủ từ 1972 - 1974 thời Tổng Thống Georges Pompidou (1969-1974). Riêng ông Jacques Chirac đã từng làm Thủ Tướng Chánh Phủ (1974-1976) thời Tổng Thống Valéry Giscard D'Éstaing và (1986-1988) thời Tổng Thống François Mitterrand (1981-1995) và đương thời làm Tổng Thống Pháp từ 1995 đến 2007... Còn ông Louis Mermaz làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Pháp từ ngày 2-7 năm 1981 đến 1-4-1986 mới đúng tên, chớ không phải tên Louis Mermas... v.v.
Sở dĩ tôi nêu ra đây đế thấy cái sai có thể vì sơ xuất họ tên và chức vụ của các nhân vật uy tín trong chánh quyền Pháp để sáng tỏ vấn đề. Hơn nữa, sự trích dẫn các tạp chí, các sách và bài viết vừa qua người viết không nhầm mục đích để bêu xấu ai hết, mà để chứng minh quyển "Saigon et Moi" của Jean Marie Mérillon, Cựu Đại Sứ Pháp tại miền Nam không có, không biết người viết LTS lấy ở đâu mà tham khảo?
Để chứng minh quyển "Saigon et Moi" không có, xin quý độc giả tìm đọc tác phẩm "Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đình Diệm", tác giả là Giáo Sư sử học Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức, trang 622 vả 623, phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ ký của ông Mérillon, đề ngày 12-11-1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận quyển sách nói trên.
Xin trích dẫn nguyên văn trang 622 như sau :
1. Bức thư trả lời của cựu đại sứ Jean Marie Mérillon tại Sàigòn năm 1975, phủ nhận ông là tác giả quyển "Saigon et Moi" hay bất cứ sách nào khác về Việt Nam. Nguyên nhân là chúng tôi đã không tìm mua được sách "Saigon et Moi", khi qua Ba Lê năm 1989, nên liên lạc với ông Jean Marie Mérillon khi ấy làm đại sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Xin nhắc lại là các báo Việt tại Pháp có đăng bản tóm tắt của sách "Saigon et Moi" như bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ ở Ba Lê và việc ra mắt sách ngày 23-3-1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, trước một số cử toạ gồm những nhân vật như cựu Tổng Thống Giscard d'Éstaing, Jacques Chirac, Pierre Mesmer..v.v
Và trích trang 623 nguyên văn thơ ông Jean Marie Mérillon gởi Giáo Sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, đã được sách Ki tô giáo : Từ thực chất đến huyền thoại đăng lại nơi trang 237 do Văn Hóa xuất bản, văn nghệ phát hành năm 1996 tại Hoa Kỳ, do Nguyễn Hồng Ngọc Viết và báo Văn Nghệ Tiền Phong 464, phát hành năm 1995 tại trang 85 do ông Lê Xuân Nhuận viết như sau :
Répuplique Française
--------------Ambassade De France
En Moscou, 12th November 1990
U.R.S.S -------------- L'Ambassadeur Dear Dr. Thanh,
Your letter of the 22nd October has just reached me. I was most touched by it and very pleased to hear from you.
As fas as the book "Saigon et Moi" is concerned, I must make a point particularly clear. I did not write this book nor have I written any other about Vietnam; therefore the work that you are enquiring about is not mine. However, I am intrigued by this publication and should be glad to have any information relating to it.
Should I visit California, I shall not fait to take advantage of your kind invitation to a Vietnamese dinner.
Wishing your new book every success, I remain.
Yours sincerely,
Jean Marie Mérillon
Dr. Hoang Ngọc THANH
4926 Rice Drive
San Jose, CA 95111
Và bức thơ này, đã được báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, trang 71 phát hành năm 1995 tại Hoa Kỳ do ông Đặng Văn Nhâm viết, đã chuyển dịch sang Việt Ngữ xin trích dẫn như sau :
Cộng Hòa Pháp Quốc, Mát Cơ Va, ngày 12 tháng 11 năm 1990.
Đại Sứ Quán Pháp tại Nga Xô
***
Tiến sĩ Thành thân mến,
Tôi vừa nhận được thơ ông đề ngày 22-10. Tôi xúc đng nhiều và rất vui mừng nhận được tin ông. Hiện nay, liên quan đến quyển sách "Saigon et Moi", tôi cần phải đặc biệt xác định rõ vấn đề là tôi đã không viết quyển ấy và cũng không viết bất cứ điều gì khác về Việt Nam. Do đó, điều ông nói ấy không phải chuyện của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò về chuyện xuất bản sách này và cảm thấy thú vị được biết tin tức liên quan đến chuyện ấy. Nếu tôi đến thăm California, tôi sẽ không quên lời mời thân ái đến dùng bữa cơm Việt Nam của ông. Mong ước quyển sách mới của ông thành công mọi mặt. Tôi vẫn luôn là người bạn chân thành của ông.
Jean Marie Merillon
(ký tên)
Hơn nữa, trên báo Ngày Nay số 341, phát hành tại Houston, Hoa Kỳ ngày 15 tháng 4 năm 1996 từ trang A5 đến A7 và lại được báo Thời Báo (Bắc California- Hoa Kỳ) đăng lại toàn b bài viết của Ngự Sử, ở trang Tạp Ghi, xin trích dẫn như sau:
Giới Thiệu của Yên Mô
Tháng 4 năm 1989 có tin loan báo đại sứ Pháp tại Việt Nam thời 1975 đã cho ra mắt sách hồi ký "Saigon et Moi" với nhiều tình tiết éo le và rất là có vẻ hợp lý. Năm 1995 khám phá ra là "Con Cá Tháng 4". Bài viết đặc biệt sau đây của tác giả Ngự Sử tại Texas đăng trên Ngày Nay quả thực là những tài liệu mà chúng tôi thấy cần giới thiệu với bạn đọc Bắc California.
YÊN MÔ
LTS : Ngự Sử là bút hiệu của một nhà ngoại giao thời Việt Nam Cộng Hòa từng phục vụ tại nhiều nhiệm sở ở Á Châu. Ông định cư ở Houston từ cuối năm 1975.
Con cá tháng 4 lớn nhất của người Việt di tản Dựng Đứng lên cuốn "Saigon et Moi" gán cho Đại Sứ Pháp ở Việt Nam Mérillon là tác giả.
Tất cả những chi tiết quanh vụ ông nhà báo Vũ Hải Hồ nào đó đã tạo dựng ra việc Đại Sứ Pháp ở Việt Nam thời 1975 Jean Marie Mérillon viết hồi ký "Saigon et Moi" để bênh Việt Nam Cộng Hòa, kết tội người Mỹ bỏ rơi miền Nam. Bản dịch tác phẩm trên của ông Vũ Hải Hồ hồi 1989 đã được rất nhiều báo Việt ngữ hải ngoại đăng đi đăng lại vào mỗi dịp 30 tháng 4. Mới đây, cựu Đại Sứ Pháp ở việt Nam Mérillon xác định ông không viết cuốn sách đó (Saigon et Moi) và cũng chưa hề viết một cuốn sách nào khác về Việt Nam cả. So sánh việc dựng đứng lên cuốn "Saigon et Moi" với việc ngụy tạo cuốn "Người Việt Cao Quý" trước đây của nhà văn Việt Cộng nằm vùng Vũ Hạnh đảm nhận qua chỉ thị của Trần Bạch Đằng (Ngự Sử).
Xin trích đoạn những phần liên quan đến ông Vũ Hải Hồ tạo dựng quyển "Saigon et Moi" do ông Ngự Sử viết như sau :
... Trong tình huống thao thức trăn trở như thế, thì như nắng hạn gặp mưa, đùng một cái vào đầu năm 1989, Cộng đồng di tản được tin người Đại Sứ biết quá nhiều Jean Marie Mérillon đã long trọng cho ra mắt ngày 23-03-1986 cuốn hồi ký "Saigon et Moi" tại khách sạn La Fayette, quận 6 Paris, trước một cử tọa gồm các chính khách hàng đầu của Pháp như : Giscard d'Éstaing, Jacques Chirac, Pierre Mesmer...
Nhưng, sau đó cuốn sách này bị Bộ Ngoại Giao Pháp lập tức thâu hồi? Nhưng may mắn thay, một Việt kiều còn giữ được một cuốn và một ông Vũ Hải Hồ nào đó đã dịch ra và phổ biến cho báo chí hải ngoại vào đệ nhất tam cá nguyệt 1989. Ông Vũ Hải Hồ đã tiết lộ những chi tiết ra mắt sách kể trên trong phần đầu của bản dịch, nhưng không hiểu vì lý do gì ông lại không cho biết các chi tiết liên hệ đến hình thức nội dung của cuốn sách (bìa mỏng hay dầy, bao nhiêu trang, bao nhiêu chương, có hình ảnh ảnh gì, nhà xuất bản nào?.v.v). Bản dịch của ông cũng không nói rõ là trích đoạn hay tóm lược tác phẩm của Mérillon. Nhìn chung, bản dịch của ông Vũ Hải Hồ xem ra có vẽ là một bản tóm lược, lời văn đôi lúc có vẻ trúc trắc, luộm thuộm, dữ kiện lắm khi xem ra không ăn khớp và lạc lỏng, nhưng tình tiết thì hấp dẫn, có lúc ly kỳ như tiểu thuyết gián điệp, đôi khi lại mùi mẫn như tuồng cải lương.
"Saigon et Moi" qua ngòi bút dịch thuật đã được phổ biến đúng thời điểm (gần tháng 4 đen) nên đã lập tức trở thành một "instant hit", được nồng nhiệt đón nhận bởi các cộng đồng người Việt di tản trên khắp năm châu Chẳng khác nào bài thơ "ông đồ" của Vũ Đình Liên được chiếu cố trường kỳ trên các báo Việt vào mỗi dịp Tết, mỗi năm cứ đến dịp tháng 4 đen là thế nào cũng có hàng chực tờ báo tranh nhau đăng tải "Saigon et Moi" do Vũ Hải Hồ dịch với những lời bàn khi thì lâm ly, lúc thì thống hận. Phần lớn phản ứng đầu tiên của độc giả di tản là thấy "đã" quá, đúng y chang như mình nghĩ. Người nào người nấy cảm thấy dường như bao nhiêu dồn nén ấm ức từ hồi bỏ xứ ra đi đến gìơ đã được giải tỏa. Vấn nạn về cái chết tức tưởi của miền Nam Việt Nam xem ra đã có thể nhờ tác phẩm này mà tìm ra giải đáp.
.... Sự đón nhận đầy thiện cảm của Cộng đồng di tản hải ngoại với bản dịch này do đó cũng dễ hiểu. Có lẽ vì vậy, không mấy ai lưu ý tới các dữ kiện không phù hợp với thực tế, mặc dù vào thời điểm bản dịch lưu hành đã có nhiều tài liệu sách báo liên hệ đến những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam đã được xuất bản, khiến việc kiểm chứng không đến nỗi khó khăn. Hơn nữa, tên của vị Đại Sứ Pháp đã tạo một tác dụng tâm lý khiến độc giả chấp nhận các dữ kiện trong tác phẩm không chút thắc mắc.
... Ngoài vấn đề các dữ kiện không phù hợp với thực tế như đã dẫn, cái thắc mắc căn bản nhất là sự ra mắt của một cuốn hồi ký chính trị của một nhân vật ngoại giao quan trọng như như vậy, lại được tổ chức long trọng như ông Vũ Hải Hồ tiết lộ, mà sao không được đăng tải trên bất cứ một tạp chí văn học chính trị nào của Pháp cững như Hoa Kỳ? Ở một nước có truyền thông tự do như Pháp, liệu có thể có việc thu hồi toàn bộ một cuốn sách đã ra mắt trước một cử tọa gồm có các vị tân cựu nguyên thủ quốc gia như vậy không? Báo chí Việt Ngữ tại hải ngoại phần vì thiếu phương tiện, phần vì dễ chấp nhận các bài vở soạn sẵn mà lại hợp tâm ý độc giả, nên sáu bảy năm cứ bổn sao soạn lại không cần thắc mắc gì cho mệt.
Mãi đến năm 1994 khi cuốn "Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống ngô Đình Diệm" của ông Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức xuất bản tại Hoa Kỳ, trong phần phụ bản (trang 622-623) có in một bức thư đề ngày 12-11-1990 của ông Jean Marie Mérillon, phủ nhận ông là tác giả của cuốn "Saigon et Moi". Lý do là vì năm 1989 ông Hoàng Ngọc Thành qua Paris tìm mãi không ra quyển sách đó, ông đành liên lạc với chính tác giả là ông Mérillon lúc đó đang là Đại Sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Trong bức thư ông Đại Sứ Mérillon viết:
"Riêng về cuốn sách "Saigon et Moi", tôi xin khẳng định rõ ràng là tôi không viết cuốn sách đó và cũng chưa hề viết một cuốn sách nào khác về Việt Nam cả. Do đó tác phẩm mà ông hỏi không phải của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò muốn biết tác phẩm ấy và rất mong muốn nhận được các tin tức liên quan đến nó". Mặc dù đã có sự xác nhận trên giấy trắng mực đen nhự vậy, một số báo hải ngoại phát hành thượng tuần và trung tuần tháng 4-1995 vẫn còn rải rác in lại bản dịch của ông Vũ Hải Hồ với nhiều lời bàn Mao Tôn Cương.
Hiện tượng ngụy tạo một dịch phẩm từ một "tác phẩm ngoại ngữ ma", làm chúng ta không khỏi liên tưởng tới một vụ tương tự xảy ra trước đây 30 năm tại Sàigòn. Đó là dịch phẩm "Người Việt Cao Quý" do cô Hồng Cúc dịch và do nhà Cảo Thơm ấn hành vào khoảng thượng bán niên 1965 tại Sàigòn. Điểm tương đồng giữa dịch phẩm "Người Việt Cao Quý" và dịch phẩm "Sàigòn và Tôi " là :
"Dịch phẩm chỉ được phổ biến sau khi nguyên tác ra đời từ 4 đến 5 năm. Nguyên tác "Người Việt Cao Quý" ở Ý từ năm 1960, bản dịch được phổ biến năm 1965. Nguyên tác "Sàigòn và Tôi" ra mắt tại Pháp từ năm 1985, bản dịch ông Vũ Hải Hồ phổ biến trên báo chí hải ngoại vào năm 1989. Không một người Việt nào ngoài một "đệ tam nhân" vô danh hoặc dịch giả "Sàigòn và Tôi" thấy nguyên tác.
Cô Hồng Cúc cho biết bản gốc tiếng Ý in trên một tờ báo văn hóa nào đó tại Ý, một người bạn của cô dịch ra tiếng Pháp và gửi về Việt Nam cho cô (chưa ai ngoài cô Hồng Cúc thấy bản tiếng Pháp đó). Ông Vũ Hải Hồ được một "việt kiều" cho coi ké nguyên tác và nhờ đó dịch ra tiếng Việt. Nguyên tác viết bởi một người Tây phương đã sống lâu năm tại Việt Nam và có cảm tình với đất nước và dân tộc Việt.
"Người Việt Cao Quý" theo dịch giả, có tên Ý là "Per Comprendere il Vietnam e Vietnamita" viết bởi "Pazzi" một người Ý đã ở Việt Nam khoảng 20 năm và đã có đủ thì giờ hiểu người dân kỳ diệu và khả ái này.
"Sàigòn và Tôi" có tên Pháp là "Saigon et Moi", theo dịch giả viết bởi cựu Đại Sứ Pháp Mérillon, người đã có rất nhiều kỷ niệm và có nhiều quan hệ mật thiết với Việt Nam. Người đã chọn Sàigòn làm bạn hữu tâm giao. "Người Việt Cao Quý" được đăng làm nhiều kỳ trên báo "Đất Tổ" ở Saigòn, sau đó được in thành sách bởi nhà xuất bản Cảo Thơm.
"Sàigòn và Tôi" được phổ biến rộng rãi trên các báo chí hải ngoại chưa được in thành sách. Dịch giả thường lấy một bút hiệu ít người biết của một cây bút quen thuộc.
Điểm khác biệt duy nhất giữa "Người Việt Cao Quý" và "Sàigòn và Tôi" là :
- Tác giả "Người Việt Cao Quý" có một lý lịch bất minh.
- Tác giả "Sàigòn và Tôi" là một nhà ngoại giao Pháp nổi tiếng.....
Điểm qua làng văn làng báo hải ngoại không thấy có một nhà văn nhà báo lấy bút danh là Vũ Hải Hồ. Xét kỹ thì thấy nó có trùng với một trong những bút hiệu mà soạn giả cải lương kiêm ký giả Trần Trung Quân đôi lúc sử dụng trong khi làm tờ Sàigòn Thời Báo tại Houston, Texas trong những năm 1985-1988. Ký giả Trần Trung Quân rời Hoa Kỳ về Pháp vào khoảng cuối năm 1988. Bản dịch "Saigon et Moi" được phổ biến từ Pháp vào đệ nhất tam cá nguyệt năm 1989. Vũ Hải Hồ là ai?..... (toà soạn tạm không đăng phần này). Với một người có những biệt tài như vừa kể, thì việc dàn dựng một tác phẩm về tháng 4 đen, thực chẳng khó khăn gì. Trên thực tế có khá nhiều dữ kiện có thể dựng thành một khung vững chãi cho một vở kịch đầy tình tiết éo le như "Saigon et Moi". Các sơ hở nếu có chỉ vì kiến thức chính trị giới hạn của ông đã bị năng khiếu hư cấu vô bờ lấn át. Với tất cả ưu nhược điểm của ông, chủ đích dàn dựng "Saigon et Moi", có lẽ nhằm trong ý hướng diễn nghĩa những ngày bi thảm cuối cùng theo như ông nghĩ là đã xảy ra. Cũng có thể, trong cơn ngẫu hứng động cỡn tháng 4 (April Fool), ông đã thả ra một "con cá tháng tư" (Poisson d'Avril) : "Saigon et Moi", đem những ngày tang tóc ra để mua vui vài trống canh?!
Ngự Sử
tháng Tư 1996
Trong khi đó, báo Ngày Nay số 341 phát hành tại Houton Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 4 năm 1996, còn có ghi Lời Toà Soạn, xin trích dẫn như sau :
LTS : Trong phần kết của bài trên, tác giả Ngự Sử đã dựa trên một số dữ kiện trong quá khứ (ở hải ngoại) về biệt tài tạo dựng dưới hình thức phóng sự của một nhà báo (hiện ở Pháp). Nhà báo này đã cho xuất bản ít nhất hai tác phẩm liên quan tới các biến cố chính trị trong cuộc chiến Việt Nam vào thời đệ nhất Cộng Hòa cũng như nhiều bài phóng sự giả tưởng khác về các vụ hải tặc Thái Lan hiếp phụ nữ thuyền nhân Việt Nam...
Ông Ngự Sử đã kết luận rằng người có tên Vũ Hải Hồ nào đó đã tạo dựng ra cuốn sách ma "Saigon et Moi" chính là nhà báo chuyên viết phóng sự chính trị giả tưởng nêu trên. Tuy nhiên, vì một vài vấn đề khá tế nhị trong giai đoạn hiện nay. Ngày Nay xét thấy chưa phải lúc để công bố phần kết luận bài viết của tác giả Ngự sử.
Kế đến, khoảng tháng 10 năm 1996, quyển sách PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ tuyển tập của Cửu Long Lê Trọng Văn ra đời, nơi trang 3, Lời Mở Đầu cũng có nhắc đến ngụy tạo sách "Saigon et Moi" đo Vũ Hải Hồ dịch, xin trích dẫn như sau:
... Rồi các tài liệu, tác phẩm ngụy tạo được tung ra như "Trong Lòng Địch" của Trần Trung Quân, "Ai Giết Hồ Chí Minh" cũng của Trần Trung Quân. Hồi ký Đại Sứ Pháp Mérillon "Saigon et Moi" của Vũ Hải Hồ tức Trần Trung Quân... v. v.
Đó là môt số sách báo đã vô tình đăng báo hoặc tiếp tay trích dẫn quyển "Saigon et Moi" không có do ông Vũ Hải Hồ tức Trần Trung Quân dịch, để lồng vào tác phẩm mà tôi đã mạn phép trích dẫn vừa qua.
Để biết thêm những ngày cuối cùng Việt Nam Cộng Hòa, xin mời quý độc giả tìm đọc hồi ký của Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện và cựu Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH đã phát hành tác phẩm dày gần 600 trang tại California Hoa Kỳ vào đầu tháng 9 năm 2003. Đặc biệt nơi tiểu mục : 4. Riêng VNCH còn bị Hoa Kỳ hy sinh để đổi lấy Trung Đông từ trang 530 đến trang 552 được tóm lược như sau :
Năm 1954 Hoa Kỳ không sẵn lòng dùng B52 để giúp Pháp tiêu diệt lực lượng của tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ làm cho Pháp đầu hàng và tháo chạy bởi hội nghị Genève để Hoa Kỳ vào thay thế, từ đó Pháp lúc nào cũng cay cú suốt thời gian quân đi Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh VNCH, đồng thời sẵn sàng yểm trợ giúp đỡ CSVN, nhất là trong thời gian hội đàm Paris. Năm 1975 Hoa Kỳ hoàn thành kế hoạch hy sinh Việt Nam Cộng Hòa để đổi lấy Trung Đông và người Mỹ muốn ra đi không để lại bằng chứng, thì Pháp có cơ hội bằng vàng để nhảy vào giờ thứ 25, ngõ hầu tìm giải pháp liên hiệp hoà giải hòa hợp cho miền Nam Việt Nam bằng một chính phủ trung lập để thủ lợi. Nhưng Pháp không nắm vững được điều kiện tất yếu của ván cờ lúc bấy giờ, nên đành thảm bại một lần nữa tại Việt Nam.
Nước Pháp thù hận Hoa Kỳ từ năm 1954 cho đến ngày nay thời Tổng Thống Jacques Chirac, nhưng về mặt ngoại giao lúc nào cũng nương tựa vào nhau để sanh tồn, tuy nhiên mỗi khi có dịp Hoa Kỳ nhờ Pháp nhưng không có quyền lợi cho Pháp, thì Pháp luôn luôn chống đối, ví như để đánh nước Irac vừa qua, thì chính Tổng Thống Jacques Chirac của nước Pháp là một trong những nước chống Hoa Kỳ mạnh nhất. Đó là bằng chứng cho thấy hai nước Pháp và Hoa Kỳ vẫn còn thù hận, bởi vì tranh giành quyền lợi với nhau.
Nguyễn Trần Việt
MAI THANH TRUYẾT * TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
Ý Đồ của Trung Quốc:
Những Mắc Xích Tiến Chiếm Việt Nam?
Trung Quốc từ hơn 30 năm qua (không kể trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975), đã và đang chuyển mình tiến về Đông Nam Á. Và Việt Nam là một trong những thí điểm lớn để cho tư bản TQ định cư cùng với những ảnh hưởng chính trị và quân sự để thực hiện mộng bá quyền nước lớn và thôn tính vùng Đông Nam Á cùng biển Đông.
Trước sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, việc hạ giá thành phẩm là việc làm ưu tiên để có thể chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đó là chính sách chung của mọi quốc gia. Do đó, Việt Nam là một mãnh đất béo bở cho tài phiệt TQ đầu tư vì :
- Nhân công còn quá rẻ, ngay cả đối với nhân công TQ vốn dĩ đã quá rẻ mạt.
- Chi phí cho việc bảo vệ môi trường không bị đòi hỏi gắt gao như ở TQ hiện tại.
- Và quan trọng nhất là mọi thủ tục hành chánh và dịch vụ xuất nhập cảng đều được dễ dàng vì cung cách quản lý địa phương ở Việt Nam dễ bị mua chuộc.
Từ 3 yếu tố trên, Việt Nam đối với TQ có thể được ví như là Mễ Tây Cơ với Hoa Kỳ trong lãnh vực đầu tư và sản xuất.
Thêm một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho các nhà đầu tư TQ di chuyển xuống Việt Nam là TQ tìm thấy nơi đây một xứ sở giống như đất nước của họ, một đất nước đang chuyển mình từ từ và đang từ bỏ chủ thuyết cộng sản không tưởng để tiến tới một nền kinh tế thị trường tự do đầy hấp dẫn. Còn về tâm lý chung của hai dân tộc, có nhiều điểm tương đồng chính nhất là việc quan hệ kinh doanh dựa theo cách tiếp cận có tính cách cá nhân và thường sử dụng quyền lực áp đặt để lấn át pháp luật hầu mang lại mọi dễ dãi trong thủ tục hành chánh.
Hãy nghe Zou Qinghai, Chủ tịch phòng Thương mãi Triết Giang tuyên bố: “Chúng tôi hiểu thông suốt rằng phải đưa tiền hối lộ mới xong công việc. Cách thức phát triển của Việt Nam chỉ đơn giản là một bản sao của Trung Quốc”.
Hiện tại, tính đến cuối năm 2005, đầu tư của TQ chính thức vào Việt Nam tương đối còn khiêm nhường so với các quốc gia trong vùng như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn là 734 triệu Mỹ kim so với hơn 50 tỷ của ba nước vừa kể trên. Nhưng qua những con số không chính thức có liên quan đến những đối tác Hồng Kông thì mức thẩm thấu vào Việt Nam có thể lên đến 3,7 tỷ. Và thương mãi hai chiều dự kiến trong năm 2008 là trên 10 tỷ Mỹ kim.
Các công ty TQ chú trọng đầu tư vào năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.. TQ đã ký thoả thuận trong việc thăm dò dầu khí ở vịnh Bắc Việt trong khi Hồ Cẩm Đào viếng thăm thủ đô Hà Nội vào tháng 10..2005. Việt Nam vẫn là một lợi điểm cho TQ vì hai quốc gia đã ký hiệp ước tự do mậu dịch với nhau. Từ đó, TQ có thể chuyển ngành dệt sang VN để tránh vấn đề hạng ngạch (quota) trong việc xuất cảng các sản phẩm nầy qua Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.
Ảnh hưởng lên môi sinh Việt Nam
Gần 20 năm qua, TQ đã bắt đầu chuyển dịch các cơ sở sản xuất qua VN vì áp lực của luật ô nhiễm môi trường ở bản địa là chính. Các đầu tư di chuyển về VN cũng vì luật lệ ở TQ nghiêm ngặt hơn qua việc bảo vệ môi trường ở một số khu vực tại TQ, đặc biệt ở các tỉnh ở miền duyên hải như Thượng Hải, Hong Kong, Triết Giang. Chính quyền ở những tỉnh nầy khuyến khích đầu tư ở Việt Nam đối với các công nghệ gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất như công nghệ thép, plastic, điện tử, hoá chất v.v… Cơ quan bảo vệ môi trường ở các tỉnh trên đã bắt đầu ngăn cấm và tước quyền sử dụng đất, nước, và điện của những cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đó cũng là một trong những lý do chính để các nhà đầu tư TQ xuôi Nam, một nơi có chi phí dùng trong an toàn lao động rẻ mạt.
Từ những nhận định và phân tích trên đây, quả thật Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều hệ quả của việc bành trướng và phát triển kinh tế và kỹ nghệ của TQ. Tư thế của một đàn em Việt Nam trước một đàn anh nước lớn TQ cho đến nay vẫn là một sự thuần phục hoàn toàn. Thuần phục trong tư thế chính trị, quân sự lẫn kinh tế. TQ đã tạo được một sức ép quá mạnh trong ba lãnh vực trên, khiến cho Việt Nam luôn luôn đang ở thế bị động và không thể nào thoát khỏi tầm ảnh hưởng của ba gọng kềm trên.
Chiến lược xâm chiếm Việt Nam của Trung QuốcChúng ta thử hình dung các mắc xích có thể kết nối bảy sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Đó là :
1- Công trình xây dựng xa lộ Trường sơn.
2 - Mở rộng đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông qua thị xã Đồng Hới.
3 - Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
4 - Dự án quốc tế giữa Trung Quốc, Lào, và Thái Lan trong việc khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy.
5 - Thiết lập xa lộ nối liền thành phố Nam Ninh và Hà Nội.
6 - Miễn hộ chiếu cho người Trung hoa vào tận mũi Cà Mau.
7 - Dự án khai thác quặng bauxite ở vùng Tây nguyên (Cao nguyên).
1. Công trình xây dựng xa lộ Trường Sơn: Từ năm 2001, cựu Thủ tướng Việt Nam cộng sản Võ Văn Kiệt đã ra lịnh bằng mọi giá phải xây dựng xa lộ Trường Sơn nối liền Bắc Nam dọc theo biện giới Việt Miên Lào, huy động hàng trăm ngàn thanh niên xung phong thời bấy giờ. Theo quan điểm chiến lược quân sự mới, xa lộ Trường Sơn sẽ không còn là con đường chiến lược một khi có chiến tranh như lãnh đạo Việt Nam biện minh cho việc xây dựng nầy, vì với vũ khí tối tân hiện tại, sẽ không có việc di chuyển vũ khí và quân đội bằng đường bộ qua kinh nghiệm hai trận chiến ở Iraq và Afganistan.
Thiết nghĩ đây là con đường chiến lược dành cho mục đích kinh tế-chính trị, nhưng không hẳn để áp dụng cho Việt Nam vì trong suốt chiều dài của xa lộ là vùng thưa dân cư nếu không nói là hoang dã. Như vậy mục tiêu chính phải chăng là nhắm tới một mục tiêu bí mật nhằm giải quyết huyết lộ vận chuyển hàng hoá hai chiều ở miền Tây Trung Quốc ra hải ngoại. Thử hỏi, Quốc lộ I, con đường huyết mạch của Việt Nam, cần phải được nâng cấp vì nhu cầu giao thông và phát triển cho Việt Nam, nhất là từ Quảng Trị trở ra Bắc nhưng tại sao không được lưu tâm đến?
2. Đường số 9 được nới rộng thành một xa lộ để khai thông một huyết mạch mới đông tây từ Thái Lan ra biển Đông nối liền Quảng Trị và thành phố Tchepone va Sawannakhet của Lào. Có được con đường nầy, hàng hoá hai chiều của TQ có thể được chuyển vận bằng đường sông và đường bộ để tiếp cận với các quốc gia khác qua biển Đông.
3. Về nhà máy lọc dầu Dung Quất: Tuy vùng nầy không có hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nuớc, và dân cư thưa thớt, và rất xa trung tâm sản xuất dầu thô hàng ngàn dậm. Địa điểm nầy phải chăng được chọn lựa để đáp ứng mục tiêu chuyển vận dầu khí vào vùng đất phía Tây Nam của Trung Quốc, thay vì phải chuyển vận bằng xe từ Thượng Hải, Hong Kong bằng đường bộ rất tốn kém? Có phải, chính vì các lý do trên mà Việt Nam chấp nhận mọi tốn kém để xây dựng nhà máy Dung Quất dù cho tư bản Pháp và Liên bang Nga đã rút ra khỏi dự án từ ban đầu.
4. Và công trình quốc tế thứ tư là trục vớt đá ngầm cùng nới sâu lòng sông Cửu Long không ngoài mục đích vận chuyển của các tàu vận tải hàng hóa có trọng tải trên 20 ngàn tấn nối liền Vân Nam (Tây Nam Trung Quốc), Thái, Lào, và Việt Nam, và giao thương với thế giới. Vân Nam là một tỉnh sản xuất hoá chất hàng đầu của Trung Quốc; do đó, nhu cầu vận chuyển nguyên liệu nhập cảng và xuất cảng thành phẩm ra ngoại quốc là một nhu cầu chính yếu.
5. Thiết lập xa lộ nối liền Nam Ninh và Hà Nội: Song song với việc trên, một thiết lộ cũng đã được khai thác và nối liền hai thành phố. Việc xây dựng hoàn toàn do nhân viên và chuyên viên Trung Quốc đảm nhiệm, cũng như bề ngang của đường xe lửa dựa theo tiêu chuẩn Trung Quốc; do đó, xe lửa Việt Nam không thể sử dụng được. Hiện tại, chúng ta chỉ thấy các toa xe lửa hoàn toàn mang bảng hiệu chữ Tàu mà thôi. Phải chăng, thiết lộ nầy ngoài nhu cầu phục vụ các dịch vụ giao thương kinh tế giữa hai nước hay còn một ẩn dụ nào khác? Đó là con đường tháo chạy an toàn cho lãnh đạo Việt Nam hiện tại, mỗi khi có biến động lờn ở Việt Nam?
6. Việc miễn hộ chiếu cho người Trung hoa vào tận Mũi Cà Mau: Mãi cho đến tháng 11, 2008, người Trung hoa được tự do đi lại, không cần hộ chiếu chỉ ở các tỉnh miền Bắc. Sau ngày trên, người Trung hoa có thể đi lại vào tận cao nguyên thậm chí đến tận Cà Mau không cần xin hộ chiếu. Quyết định nầy là một lợi khí lớn cho Trung Quốc để chuyển vận hàng hoá và thực phẩm chính thức hay không chính thức xâm nhập vào tận miền Nam bằng đường bộ. Hiện tại, tại Sài Gòn, hoá chất bảo vệ thực vật không nhãn hiệu được bày bán tự do, đủ loại thực phẩm, cây trái được bày bán ở thị trường miền Nam. Thử hỏi, thời gian thu hoạch trong nội địa Trung Quốc, chuyển vận bằng xe từ biên giới Bắc Việt (không có máy điều hoà không khí) xuôi Nam, làm sao các thực phẩm cây trái trên vẫn còn tươi rói, thậm chí cả cuống và lá vẫn xanh tươi như vừa mới hái? Một trong những nguồn lợi chính của Đà Lạt là rau củ, nhưng thị trường đã bị ối động vì không địch lại với hàng Trung Quốc vì giá rẻ hơn, trong khi phí tổn chuyên chở rất cao.
7. Sau cùng, dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ra lịnh tiến hành ngay, mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hải ngoại, thậm chí có những góp ý hoàn toàn trái ngược của Tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp, cùng kinh nghiệm của các quốc gia đã khai thác như Nga Sô, Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Quôc và Úc Châu.
Tất cả đểu khuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Quốc phải đóng cửa một nhà máy mới vừa khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của ngưòi dân và sức ép của luật môi trường. Chính vì vậy mà Việt Nam “phải vâng lịnh” tiến hành ngay việc xây dựng hai nhà máy khai thác ở Đắk Nông dưới sự quản lý của nhân công, kỹ sư và thiết bị hoàn toàn do phía Trung Quốc cung cấp. Hiện tại (tháng 2, 2009), theo tướng Giáp, đã có trên 100 nhân viên TQ hiện diện ở hai công trường nầy Theo dự tính sẽ có trên 2000 công nhân và kỹ sư TQ cho công trình trên. Họ đã xây dựng lều trại, chuyển chở thiết bị và dụng cụ để khai thác quặng mỏ (hay thiết bị quân sự để thăm dò vùng tài nguyên dồi dào của cao nguyên Trung phần nầy?). Ngoài ra, hiện tại còn có theo ước tính trên 100 ngàn di dân Trung Quốc đang hiện diện nơi đây.
Cùng với dự án khai thác bauxite còn hai dự án phụ góp phần vào là dự án xây dựng tuyến đường sắt nối liền Tây Nguyên và Bình Thuận và dự án xây dựng bến cảng Bình Thuận để chuyển tải alumin (giai đoạn đầu trước khi tinh luyện ra nhôm kim loại) bằng đường hoả xa và đường biển.
Do đó, dự án khai thác bauxite đòi hỏi một lượng điện năng khổng lồ và nguồn nước thật dồi dào, chưa kể đến nguy cơ môi trường trước mắt là không khí bị ô nhiễm, môi trường nước cũng bị ô nhiễm do bùn “đỏ” trôi theo đường nước đi vào sông Đồng Nai, nguồn nước chính dự trù cho việc khai thác nầy. Nguy hiểm nhất là bùn đỏ sẽ chiếm lĩnh một diện tích vô cùng to lớn và hệ sinh thái chung quanh hoàn toàn bị hủy diệt, cùng vùng đất khai thác và vùng đất chứa bùn đỏ bị hoang hoá hoàn toàn. Theo ước tính, muốn sản xuất 1,2 triệu tấn alumin hàng năm, phải cần đến một lượng điện gấp đôi lượng điện Việt Nam đang có hiện nay. Vì vậy, để kết luận, tính cách khả thi của dự án không cao, nếu không nói là bất khả thi.
Như vậy, quyết định trên có phải là một quyết định đánh trống bỏ dùi hay không? Hay là còn có một “ý đồ” nào khác hơn là việc khai thác nhôm? Sự hiện diện của công nhân, chuyên viên, kỹ sư Trung Quốc ở vùng Cao nguyên, xương sống của Việt Nam, nguồn nguyên liệu dồi dào còn lại của Đất Nước, có thể là một nhân tố chính trị - quân sự - kinh tế để Trung Quốc có thêm điều kiện để khống chế Việt Nam?
Nhu cầu nhôm của Việt Nam hàng năm vào khoảng 100 đến 150 ngàn tấn dễ dàng được nhập cảng từ Úc châu. Thử hỏi với lượng sản xuất hàng triệu tấn dùng để xuất cảng sang Trung Quốc mà thôi, do đó, càng thêm bị lệ thuộc vào quốc gia nầy, và dễ dàng bị khuynh đảo cũng như áp lực của TQ.
Nếu tổng hợp bảy mắc xích trên lại với nhau, chúng ta có thể hình dung được một sự phối hợp chiến lược nhuần nhuyễn về quân sự-kinh tế-chính trị. Nhưng sự phối hợp đó có thể chỉ để phục vụ cho nhu cầu của đàn anh nước lớn để:
Chuyển vận hàng hóa xuất cảng từ lục địa Tây Nam Trung Quốc sang Thái, Lào, Việt Nam và quốc tế. Sản phẩm nhập cảng chiến lược của Trung Quốc là dầu khí, và Dung Quất sẽ là nguồn cung cấp quan trọng cho vùng nầy. Và biết bao lợi ích khác nữa cho Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự và chính trị.
Nếu dự kiến cảnh tượng trên đây là một sự thật thì đây sẽ không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề ra mà chỉ tô đậm thêm lý tính thần phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị, và quân sự của Trung Quốc hơn là tạo thêm phúc lợi cho người dân Việt.
Xuyên qua bảy cản ngại đã phân tích ở phần trên để lý giải cho việc phát triển không đồng bộ đưa đến tình trạng bế tắc hiện tại của Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào tiến trình tòan cầu hóa trên thế giới, Việt Nam đang tiếp tục đi theo chiều hướng kinh tế chỉ huy, do đó không còn đủ sức quán tính mạnh để vượt ra khỏi rào cản thần phục và xin-cho, để rồi cuối cùng giải pháp thần phục vẫn là giải pháp dễ nhất và an toàn nhất cho công cuộc bảo vệ quyền lực.
Từ những lý do đó, làm sao lãnh đạo Việt Nam có thể đem lại niềm tin cho người dân được. Biết đến bao giờ thái độ thần phục của Việt Nam được chấm dứt để cho người dân Việt có khả năng đứng vững trên hai chân của mình. Lịch sử Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ không quên ghi lại những trang sử đen tối của dân tộc trong giai đoạn nầy.
Thay lời kết
Qua những nhận định và phân tích vừa kể trên, quả thật chúng ta đã thấy thật rõ âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc và lý tính thuần phục của Việt Nam hiện tại.
Đất Nước là Đất Nước của chung, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm đối với Đất Nước.
Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lửa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước.
Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch… bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác! Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc.
Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, có thể nói qua những phân tích trên đây, mọi hành xử của cộng sản Việt Nam đều do cộng sản TQ điều khiển từ xa; Việt Nam hoàn toàn không còn khà năng quyết định vận mệnh của đất nước nếu không có sự “góp ý” của Trung Quốc. Qua việc đàn áp người dân trong nước trong khi biểu tình chống TQ lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như qua việc Việt Nam để công an TQ đàn áp người dân trong khi biểu tình chống việc rước đuốc thế vận vừa qua đủ để nói lên tính nô lệ TQ của nhà cầm quyền cộng sản Viêt Nam hiện tại.
Hiện tại, nội bộ đảng cộng sản Việt Nam đang có nhiều rạn nứt trầm trọng, và rạn nứt nầy có thể làm cho đảng cộng sản tan rã trong tương lai. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chờ đợi trong thụ động mà cả người Việt trong nước hay tại hải ngoại cần phải thúc đẩy càng mạnh thêm để tiến trình dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam diễn ra càng nhanh hơn nữa.
“Quan hệ” hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đây được ca ngợi bằng 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” đã được người dân Hà Nội đổi lại một cách mỉa mai là : “Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai”.
Sách Lịch sử Việt Nam của Cụ Trần Trọng Kim có ghi là Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử trải qua bốn lần bị Bắc thuộc. Ngày hôm nay, có thể được ghi thêm là Bắc thuộc lần thứ năm kể từ ngày 3 tháng 2 năm 1930 và kết thúc vào ngày … Ngày đó sẽ do tất cả người Việt trong và ngoài nước quyết định.
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * G 17 Á CHÂU
G17 Á-CHÂU:
HỌP THƯỢNG ĐỈNH
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://ViệtTUDAN.net
Geneva, 08.04.2009
Họp Thượng đỉnh G17
tại Thái Lan (Pattaya)
=> Tham dự : Những nước trong G17 Á châu : 10 Hội viên của Tổ Chức Đông Nam Á (ASEAN), Trung quốc, Nhật, Nam Hàn, Aán độ, Uùc, Tân Tây Lan.
=> Thời gian và Địa điểm : Bắt đầu ngày thứ Sáu 10.04.2009 tại Thai Lan. Chúa nhật 12.04.2009, có sự tham dự của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon và những người đứng đầu Qũy Tiền Tệ Quốc tế, Ngân Hàng Thế Giới và Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.
=> Mục đích gần và cấp bách:
1) Giải quyết nạn thất nghiệp tập thể và những đe dọa quần chúng nổi dậy là việc cấp bách . Đây là vấn đề rất lớn đối với Trung quốc và Việt Nam.
2) Tìm một chiến thuật cho việc cứu tụt dốc xuất cảng. Hầu hết các nước Á châu làm việc cho xuất cảng, trừ Aán độ, Tân Tây Lan và Uùc. Xuất cảng bị giảm nặng do Khủng hỏang Kinh tế tại những khối tiêu thụ lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu.
3) Những nước Á châu như Nhật, Nam Hàn và Trung quốc, Tân Gia Ba là những Chủ nợ đối với Tây phương. Phải lấy một lập trường trong Chương trình Điều chỉnh Tài chánh mà cuộc Họp G20 Luân Đôn đã tuyên bố.
=> Mục đích xa :
1) Nâng tiếng nói của mình lên : Nếu trước đây, Tổ chức những nước Đông Nam Á (ASEAN) đứng chung lại để có tiếng nói đối với những nước mạnh tại Á châu như Nhật, Trung quốc và Aán độ, thì lúc này, khối Kinh tế Thái Bình Dương cũng đứng chung lại để có tiếng nói đối với các khối Kinh tế khác : Hoa kỳ và Liên Aâu.
2) Trả giá Tự do Mậu dịch : Từ trước đến nay, khi nói đến đóng tiền cho IMF, Trung quốc lặng thinh. Trong cuộc Khủng hỏang hiện nay, những nước như Nam Hàn, Tân Gia Ba, nhất là Trung quốc và Nhật, rất sợ hãi con ma Che Chở Kinh tế (Protectionnisme/ Protectionism) đang hiện hình ra. Trung quốc không yên lặng nữa, mà đã hứa đóng USD.40 tỉ cho IMF để có quyền bầu phiếu và trả giá cho những thương lượng song phương sau này về Tự do Mậu dịch. Trung quốc tăng cường ngọai giao và thân thiện với Tây phương hơn trước cũng trong mục đích mâu dịch. Việc đóng góp này được Tây phương coi là sự cố gắng hội nhập Kinh tế tòan cầu.
2) Kinh tế tiên chiếm giả đắc : Kinh tế Thế giới trong cơn bệnh họan lúc này. Trong lúc người khác đang bệnh họan mà mình lấy lại sức sớm hơn, đó là tiên chiếm giả đắc trong cạnh tranh thị trường. Á châu là trung tâm sản xuất. Khôi phục lại trung tâm sản xuất ấy trước người khác, đó là điều phải làm. Hãy lợi dụng lúc người khác đang bị bệnh.
Những tính tóan của những nước lớn
trong khối G17 Á châu
Theo ý kiến của một số nhà Kinh tế, cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế hiện nay không phải chỉ vì lý do Mortgage Sub-prime Credits từ Hoa kỳ, mà đó là sự thổi phồng tích lũy Tài chánh cũng như sản xuất Kinh tế đã từ 10 năm nay. Khi mà trái bong bóng thổi phồng lên quá sức chịu đựng, thì nó nổ. Những lý do sau đây được kể ra:
=> Từ thế giới thực của Tài chánh, các Ngân Hàng đã làm Tài chánh trở thành ảo bằng phát hành Tài chánh dựa trên giá trị bảo đảm không chắc chắn của tương lai. Chi tiêu, Đầu tư bằng ngưỡng vọng thu nhập tương lai. Người ta chi tiêu bằng Credit Cards, đầu tư bằng Bảo Lãnh Ngân Hàng.
=> Cường độ sản xuất Kỹ nghệ và Công nghiệp tăng lên cấp số nhân và hướng về những hàng hóa cao cấp, xa xỉ phẩm tách rời với tiêu thụ căn bản nhu yếu phẩm của đại đa số quần chúng. Sản xuất cấp số nhân để làm giầu mau chóng. Người tiêu thụ không còn là vì nhu cầu thực nữa. Chính giới sản xuất đã không còn nhân đạo khi theo sát câu định nghĩa Marketing của KOTLER : “Pour l’entreprise, le Marketing, c’est l’atelier de fabrication des clients” (Đối với Xí nghiệp, môn Marketing, chính là cơ xưởng sản xuất những khách hàng tiêu thụ). Sản xuất hàng hóa và bắt ép tiêu thu bằng quảng cáo nhồi sọï. Nó ngược với tinh thần của Henry FORD trước đây: ”Tôi trả lương thợ cao để họ có tiền mua xe mà tôi sản xuất”.
=> Việc lan tràn và bắt ép tiêu thụ này lại được hỗ trợ bởi chủ trương Tòan Cầu Hóa. Tòan cầu hóa hàng hóa, nghĩa là chiếm thị trường tận những nước nghèo. Nhưng người ta lại thấy tình trạng Tập trung hóa Tài chánh. Bán hàng đến tận cùng Thế giới, thu từng đồng tiền cắc của những người nghèo, rồi tập trung tiền về những nước lớn đầu tư vào sản xuất nữa.
Cái chu trình thổi phồng như vậy tăng lên cấp số nhân đến một độ người tiêu thụ chỉ còn răng với …, thì họ hết tiêu thụ nổi. Phía sản xuất cũng hết chỗ bán. Khủng hỏang Kinh tế xẩy ra.
Cuộc Họp G20 tại Luân Đôn cho thấy rằng những nước sản xuất chính yếu trong khối, Nhóm G8, đang đi tìm, kéo vây cánh để có Thị trường tiêu thụ để họ có thể tái sản xuất như cũ. Khôi phục Kinh tế ở đây có nghĩa là khắp nơi hãy tiêu thụ xả láng như trước để chúng tôi G8 sản xuất và tiếp tục làm giầu. Những người biểu tình phản đối tại Luân Đôn muốn chống lại thái độ làm giầu ấy.
Trở về trường hợp G17 Á châu. Trong khối này, một số nước áp dụng kiểu sản xuất như trên đã nói và hiện đang bị khủng hỏang nặng, đó là Nhật, Trung quốc, Nam Hàn và Tân Gia Ba. Trước việc bị cắt giảm nặng nề về xuất cảng sang Hoa kỳ và Liên Âu, những nước sản xuất Á châu này tìm về khối anh em Á châu của mình để bành trướng xuất cảng trong vùng và để cứu Kinh tế sản xuất của chính họ. Cuộc Hopï Thượng Đỉnh G17 mang thâm ý tính tóan đó của Nhật, Trung quốc, Nam Hàn và Tân Gia Ba. Một số những việc sau đây cho thấy sự tính tóan:
* Trong tháng Hai vừa rồi, Á châu quyết định thành lập Qũy Dự Trự Ngọai tệ chung USD.120 tỉ. Trung quốc và Nhật đóng góp 2/3 tổng số đó. Việc đóng góp này cho thấy cái thế của Trung quốc và Nhật trong khối.
* Trung quốc tăng cường đầu tư và xuất cảng Xí nghiệp lan ra những nước trong vùng. Trung quốc đấu thầu những dự án và xuất khẩu nhân công của họ. Tỉ dụ cụ thể là Trung quốc đã trúng rất nhiều Dự án tại Việt Nam và xuất khẩu nhân công cũng như thiết bị của họ sang Việt Nam. Dự án khai thác Bô xít tại Tây Nguyên là một trong những ý đồ lan tràn của Trung quốc.
* Nhật bản tái nối lại Chương trình ODA với Việt Nam. Đó cũng nằm trong ý đồ xuất cảng hàng hóa của Nhật trong vùng.
* Có thể trong cuộc Họp Thượng Đỉnh G17 Á châu sắp tới, một hình thức Qũy Tiền Tệ Á châu sẽ được nói tới, giống như Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được lập ra tại Hội Nghị Bretton Woods năm 1944. Qũy Tiền Tệ Á châu AMF (Asian Monetary Funds) nhằm mục đích hỗ trợ những nước nghèo trong vùng Á châu. Những nước giầu và sản xuất mạnh như Nhật, Trung quốc, Nam Hàn, Tân Gia Ba sẽ đóng góp vào Qũy AMF này. Nói là giúp đỡ những nước nghèo, nhưng thực ra là để xuất cảng những hàng hóa của mình. Không ai là mạnh thường quân giúp tiền khơi khơi, mà phải có hậu ý tính tóan lợi cho mình. Nói là Qũy giúp những nước nghèo, nhưng rất khó lòng những những nước nghèo nhận được TIỀN MẶT, mà chỉ nhận được hàng hóa, thiết bị, máy móc… trị giá theo tiền mặt của Kế tóan. Xin đưa ra một ít tỉ dụ sau đây:
@ Chương trình Marshall tái thiết Âu châu sau Thế Chiến II là dịp xuất cảng hàng hóa, máy móc của Mỹ qua Âu châu. Mỹ không trao tất cả USD.173 tỉ tiền mặt của Chương trình, mà giao hàng hóa trị giá USD.173 tỉ.
@ Khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, dân Moscow nghèo đói. Thụy sĩ đã giúp cho Moscow USD.5’000’000.- . Nhưng đó không phải là tiền mặt 5 triệu đo la, mà là những đồ ăn đóng hộp trị giá tổng công là 5 triệu. Phần lớn những hộp đồ ăn này lại lấy từ trong hàng dự trữ quân đội gần đến ngày hết hạn.
@ Cách đây 15 năm, Việt Nam kêu gọi cứu đói. Nước Ý quyết định trợ giúp 30 tiệu Mỹ kim. Tôi tìm hiểu sự trợ giúp này qua Ngân Hàng Credit Lyonais mà nước Ýù nhờ. Ngân Hàng này cho tôi biết điều kiện là: (i) Phải qua một Công ty gốc Ý; (ii) Nếu lấy hàng hóa của Ý thì dễ dàng, tỉ dụ dân Việt Nam đói, thì lấy Spaghetti của Ý mà ăn, chứ không được ăn bún gạo.
Tóm lại, những nước lớn thuộc Khối G17 Á châu nhằm cứu vớt Kinh tế tại những nước nghèo về mặt tiêu thụ hàng hóa để họ có thể xuất cảng những hàng hóa tồn đọng. Họ là những nước sản xuất, thì khó lòng cứu vớt những nước nghèo trong vùng về sản xuất Kinh tế để trở thành cạnh tranh với chính họ.
Trung quốc và Việt Nam
Nếu Nhật, Nam Hàn và Tân Gia Ba tính tóan xuất cảng hàng hóa ra trong vùng, thì những hàng hóa này thuộc hạng cao cấp kỹ thuật.
Riêng về Trung quốc, việc chiếm thị trường trong vùng để xuất cảng, thì đây là một đại nạn. Thực vậy:
=> Hàng hóa Trung quốc thuộc về những hàng tiêu thụ hàng ngày. Những nước nghèo trong vùng muốn gây dựng Kinh tế bắt đầu bằng những sản phẩm xử dụng hàng ngày cho dân chúng, nếu nhập hàng Trung quốc vào, thì đây là những sản phẩm cạnh tranh và giết chết Công nghệ đang nhen nhún lên của mình.
=> Một số những nước nghèo trong vùng làm việc để xuất cảng sang các Thị trường Liên Âu và Hoa kỳ. Trung quốc dùng tiền trả giá để nâng đỡ xuất cảng sản phẩm sang Hoa kỳ và Liên Âu. Hàng của Trung quốc, cùng lọai, rẻ hơn, nghĩa là Trung quốc giết cạnh tranh của những nước nghèo Á châu không những về mặt giá cả, mà còn về việc Trung quốc dùng tiền để lấy thế Quốc tế.
Việt Nam thuộc một trong những nước nghèo khối Á châu G17. Cùng chung số phận của những nước nghèo trước tính tóan xuất cảng tràn lan của Trung quốc, Việt Nam còn phải chịu đựng thảm cảnh hơn nữa vì đảng CSVN cúi đầu vâng phục Chính trị của Trung quốc, thậm chí qùy gối dâng đất đai và biển khơi cho Trung quốc.
Bô-xit Tây Nguyên là nỗi nhục cho đảng CSVN về Chính trị cũng như về Kinh tế trước toan tính của Trung quốc.
Những câu hỏi cụ thể được đặt ra
Một cơ quan truyền thông gửi cho chúng tôi Bản Tin của AFP đánh đi từ Bangkok ngày 06.04.2009. Bản Tin ký tên bởi Danny KEMP. Cơ quan truyền thông này gợi ý cho chúng tôi một số câu hỏi cụ thể để xem ý kiến của chúng tôi như thế nào. Dựa vào những phân tích ở trên, nên câu trả lời của chúng tôi được tóm tắt vắn gọn lại.
Câu hỏi 1: Vai trò của Á châu như thế nào trong việc đóng góp vực lại Kinh tế tòan cầu ?
Trả lời: Kinh tế Á châu đặt trọng tâm vào sản xuất để xuất cảng, từ những hàng cao cấp như từ Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Tân Gia Ba. Đặc biệt Trung quốc sản xuất những hàng thường dùng hàng ngày nhằm xuất cảng. Thị trường tiêu thụ chính yếu của sản xuất Á châu là Hoa kỳ và Liên Au. Ngay cả hầu hết các Công ty Tây phương cũng lởi dụng nhân công rẻ của Á châu để sản xuất những linh kiện đem về bán tại Tây phương.
Cuộc Khủng hỏang hiện nay là cuộc Khủng hỏang về tiêu thụ, phát nguồn từ Tây phương. Tây phương giảm tiêu thụ, thì ảnh hưởng của nó là giảm đặt hàng sản xuất từ Á châu. Á châu tự nó không có Khủng hỏang về sản xuất mà chính là chịu ảnh hưởng của Khủng hỏang tiêu thụ từ Tây phương. Á châu không thể tặng tiền bạc cho Tây phương để kích cầu tiêu thụ.
Trước đây, để tổ chức sản xuất, Á châu phải mua sắm thiết bị từ Tây phương. Thời kỳ đó không những đã qua, mà các Xí nghiệp sản xuất tại Á châu còn dư thừa khả năng sản xuất, nên không mua sắm gì thêm thiết bị của Tây phương.
Á châu không giúp nhiều cho việc vực lại căn bệnh giảm tiêu thụ của Tây phương hay tòan cầu. Á châu gồm 3 tỉ người nhưng thiếu Khả năng Tiêu thụ (Pouvoir d’Achat). Vực lại Kinh tế tòan cầu, chính Tây phương phải Kích cầu để tăng Khà năng Tiêu thu của mìnhï.
Cấu hỏi 2: Với nạn thất nghiệp tập thể và đe dọa dân chúng nổi dậy, Á châu phải tìm một hướng đi Kinh tế ra sao ?
Trả lời: Trước sự bế tắc của Tây phương về tụt dốc tiêu thụ khiến giảm thiểu đặt mua hàng sản xuất từ Á châu và do đó Á châu gặp thất nghiệp tập thể, dân chúng nghèo dễ nổi dậy, cuộc Họp thượng đỉnh G17 nên tìm hướng đi theo những hướng sau đây:
* Hướng dân chúng về sản xuất phục vụ cho chính mình trong nội địa mỗi nước. Khả năng và điều kiện nông nghiệp, ngư nghiệp của Á châu rất mạnh. Hãy phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp phục vụ cho đời sống đủ ăn của dân chúng.
* Tăng cường xuất cảng chính trong vùng Á châu. Kích cầu tiêu thụ trong vùng Á châu gồm 3 tỉ người. Việc Kích cầu này không thể thực hiện tức thời mà phải có đường dài vì đó là vấn đề tạo Khả năng tiêu thụ (Pouvoir d’Achat), không thể có một sớm một chiều.
* Một số nước Á châu có tiền như Nhật, Trung quốc…Hãy dùng tiền đó làm điều kiện để bắt ép Tây phương phải mua hàng của mình. Đó là điều mà Trung quốc và Nhật đang làm với Hoa kỳ và Liên Âu.
Câu hỏi 3: Đóng tiền vào Qũy Tiền Tệ Quốc tế để có vai trò chủ động?
Trả lời: Qũy Tiền Tệ Quốc tế hiện nay hướng về trợ lực cho những nước đang phát triển của Tây phương, nhất là những nước Đông Âu để củng cố cho Khối Liên Âu. Đây là điều tự nhiên bởi vì phần lớn qũy đóng vào là từ Tây phương. Bây giờ Nhật và Trung quốc tham dự vào Qũy đó, tức là dành lấy một phần chủ động trong những quyết định của Qũy Tiền Tệ Quốc tế, đồng thời cũng chứng tỏ việc hội nhập Kinh tế Thế giới để bắt ép trong những thương lượng xuất cảng.
Câu hỏi 4: Qũy Dự Trữ Ngọai Hối USD.120 tỉ cho Á châu ?
Trả lời : Đây là qũy tương trợ về hệ thống tiền tệ mỗi nước, phòng bị những bất trắc khủng hỏang tiền tệ như năm 1997. Đây là biện pháp đề phòng tốt. Nhưng khi Trung quốc và Nhật đóng vào 2/3 tổng số, thì vai trò của hai nước trở thành mạnh trong vùng và có thể ấn định những quan hệ mậu dịch trong vùng. Hai nước này muốn giữ thế chủ động xuất cảng trong vùng.
Cẩu hỏi 5: Thiện chí Trung quốc mang hai mặt trong Khu vực Á châu ?
Trả lời: Thiện chí đóng góp tiền bạc của Trung quốc có thể mang hai mặt. Trung quốc có thể cho vay mượn, đóng góp vào những Kích cầu trong vùng Á châu. Nhưng cái mặt trái của nó là Trung quốc ấn định việc xuất cảng tràn lan hàng hóa, xí nghiệp và nhân công của họ sang các nước Á châu. Đây là việc sẽ tiêu diệt chính những cố gắng phát triển Kinh tế tại những nước nghèo. Chúng tôi đã phân tích dài về việc tính tóan này và hâu quả của nó ở phần trên. Lấy tỉ dụ điển hình để tóm tắt: Trung quốc thầu những Dự án ở Việt Nam, khai thác Bô xít tại Tây Nguyên. Họ thu lấy nguyên vật liệu, đồng thời xuất cảng thiết bị và chính nhân công Trung quốc sang Việt Nam. Hiện nay hàng Trung quốc tràn ngập Việt Nam và đang giết Công nghệ Việt Nam. Nguy hiểm hơn nữa là đảng CSVN còn tuân vâng phục Chính trị Trung quốc. Có thể nói là đảng CSVN vâng phục tất cả những điều kiện mà Trung quốc đặt ra để mong Trung quốc bảo vệ cho quyền lực Chính trị.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN
HỌP THƯỢNG ĐỈNH
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://ViệtTUDAN.net
Geneva, 08.04.2009
Họp Thượng đỉnh G17
tại Thái Lan (Pattaya)
=> Tham dự : Những nước trong G17 Á châu : 10 Hội viên của Tổ Chức Đông Nam Á (ASEAN), Trung quốc, Nhật, Nam Hàn, Aán độ, Uùc, Tân Tây Lan.
=> Thời gian và Địa điểm : Bắt đầu ngày thứ Sáu 10.04.2009 tại Thai Lan. Chúa nhật 12.04.2009, có sự tham dự của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon và những người đứng đầu Qũy Tiền Tệ Quốc tế, Ngân Hàng Thế Giới và Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.
=> Mục đích gần và cấp bách:
1) Giải quyết nạn thất nghiệp tập thể và những đe dọa quần chúng nổi dậy là việc cấp bách . Đây là vấn đề rất lớn đối với Trung quốc và Việt Nam.
2) Tìm một chiến thuật cho việc cứu tụt dốc xuất cảng. Hầu hết các nước Á châu làm việc cho xuất cảng, trừ Aán độ, Tân Tây Lan và Uùc. Xuất cảng bị giảm nặng do Khủng hỏang Kinh tế tại những khối tiêu thụ lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu.
3) Những nước Á châu như Nhật, Nam Hàn và Trung quốc, Tân Gia Ba là những Chủ nợ đối với Tây phương. Phải lấy một lập trường trong Chương trình Điều chỉnh Tài chánh mà cuộc Họp G20 Luân Đôn đã tuyên bố.
=> Mục đích xa :
1) Nâng tiếng nói của mình lên : Nếu trước đây, Tổ chức những nước Đông Nam Á (ASEAN) đứng chung lại để có tiếng nói đối với những nước mạnh tại Á châu như Nhật, Trung quốc và Aán độ, thì lúc này, khối Kinh tế Thái Bình Dương cũng đứng chung lại để có tiếng nói đối với các khối Kinh tế khác : Hoa kỳ và Liên Aâu.
2) Trả giá Tự do Mậu dịch : Từ trước đến nay, khi nói đến đóng tiền cho IMF, Trung quốc lặng thinh. Trong cuộc Khủng hỏang hiện nay, những nước như Nam Hàn, Tân Gia Ba, nhất là Trung quốc và Nhật, rất sợ hãi con ma Che Chở Kinh tế (Protectionnisme/ Protectionism) đang hiện hình ra. Trung quốc không yên lặng nữa, mà đã hứa đóng USD.40 tỉ cho IMF để có quyền bầu phiếu và trả giá cho những thương lượng song phương sau này về Tự do Mậu dịch. Trung quốc tăng cường ngọai giao và thân thiện với Tây phương hơn trước cũng trong mục đích mâu dịch. Việc đóng góp này được Tây phương coi là sự cố gắng hội nhập Kinh tế tòan cầu.
2) Kinh tế tiên chiếm giả đắc : Kinh tế Thế giới trong cơn bệnh họan lúc này. Trong lúc người khác đang bệnh họan mà mình lấy lại sức sớm hơn, đó là tiên chiếm giả đắc trong cạnh tranh thị trường. Á châu là trung tâm sản xuất. Khôi phục lại trung tâm sản xuất ấy trước người khác, đó là điều phải làm. Hãy lợi dụng lúc người khác đang bị bệnh.
Những tính tóan của những nước lớn
trong khối G17 Á châu
Theo ý kiến của một số nhà Kinh tế, cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế hiện nay không phải chỉ vì lý do Mortgage Sub-prime Credits từ Hoa kỳ, mà đó là sự thổi phồng tích lũy Tài chánh cũng như sản xuất Kinh tế đã từ 10 năm nay. Khi mà trái bong bóng thổi phồng lên quá sức chịu đựng, thì nó nổ. Những lý do sau đây được kể ra:
=> Từ thế giới thực của Tài chánh, các Ngân Hàng đã làm Tài chánh trở thành ảo bằng phát hành Tài chánh dựa trên giá trị bảo đảm không chắc chắn của tương lai. Chi tiêu, Đầu tư bằng ngưỡng vọng thu nhập tương lai. Người ta chi tiêu bằng Credit Cards, đầu tư bằng Bảo Lãnh Ngân Hàng.
=> Cường độ sản xuất Kỹ nghệ và Công nghiệp tăng lên cấp số nhân và hướng về những hàng hóa cao cấp, xa xỉ phẩm tách rời với tiêu thụ căn bản nhu yếu phẩm của đại đa số quần chúng. Sản xuất cấp số nhân để làm giầu mau chóng. Người tiêu thụ không còn là vì nhu cầu thực nữa. Chính giới sản xuất đã không còn nhân đạo khi theo sát câu định nghĩa Marketing của KOTLER : “Pour l’entreprise, le Marketing, c’est l’atelier de fabrication des clients” (Đối với Xí nghiệp, môn Marketing, chính là cơ xưởng sản xuất những khách hàng tiêu thụ). Sản xuất hàng hóa và bắt ép tiêu thu bằng quảng cáo nhồi sọï. Nó ngược với tinh thần của Henry FORD trước đây: ”Tôi trả lương thợ cao để họ có tiền mua xe mà tôi sản xuất”.
=> Việc lan tràn và bắt ép tiêu thụ này lại được hỗ trợ bởi chủ trương Tòan Cầu Hóa. Tòan cầu hóa hàng hóa, nghĩa là chiếm thị trường tận những nước nghèo. Nhưng người ta lại thấy tình trạng Tập trung hóa Tài chánh. Bán hàng đến tận cùng Thế giới, thu từng đồng tiền cắc của những người nghèo, rồi tập trung tiền về những nước lớn đầu tư vào sản xuất nữa.
Cái chu trình thổi phồng như vậy tăng lên cấp số nhân đến một độ người tiêu thụ chỉ còn răng với …, thì họ hết tiêu thụ nổi. Phía sản xuất cũng hết chỗ bán. Khủng hỏang Kinh tế xẩy ra.
Cuộc Họp G20 tại Luân Đôn cho thấy rằng những nước sản xuất chính yếu trong khối, Nhóm G8, đang đi tìm, kéo vây cánh để có Thị trường tiêu thụ để họ có thể tái sản xuất như cũ. Khôi phục Kinh tế ở đây có nghĩa là khắp nơi hãy tiêu thụ xả láng như trước để chúng tôi G8 sản xuất và tiếp tục làm giầu. Những người biểu tình phản đối tại Luân Đôn muốn chống lại thái độ làm giầu ấy.
Trở về trường hợp G17 Á châu. Trong khối này, một số nước áp dụng kiểu sản xuất như trên đã nói và hiện đang bị khủng hỏang nặng, đó là Nhật, Trung quốc, Nam Hàn và Tân Gia Ba. Trước việc bị cắt giảm nặng nề về xuất cảng sang Hoa kỳ và Liên Âu, những nước sản xuất Á châu này tìm về khối anh em Á châu của mình để bành trướng xuất cảng trong vùng và để cứu Kinh tế sản xuất của chính họ. Cuộc Hopï Thượng Đỉnh G17 mang thâm ý tính tóan đó của Nhật, Trung quốc, Nam Hàn và Tân Gia Ba. Một số những việc sau đây cho thấy sự tính tóan:
* Trong tháng Hai vừa rồi, Á châu quyết định thành lập Qũy Dự Trự Ngọai tệ chung USD.120 tỉ. Trung quốc và Nhật đóng góp 2/3 tổng số đó. Việc đóng góp này cho thấy cái thế của Trung quốc và Nhật trong khối.
* Trung quốc tăng cường đầu tư và xuất cảng Xí nghiệp lan ra những nước trong vùng. Trung quốc đấu thầu những dự án và xuất khẩu nhân công của họ. Tỉ dụ cụ thể là Trung quốc đã trúng rất nhiều Dự án tại Việt Nam và xuất khẩu nhân công cũng như thiết bị của họ sang Việt Nam. Dự án khai thác Bô xít tại Tây Nguyên là một trong những ý đồ lan tràn của Trung quốc.
* Nhật bản tái nối lại Chương trình ODA với Việt Nam. Đó cũng nằm trong ý đồ xuất cảng hàng hóa của Nhật trong vùng.
* Có thể trong cuộc Họp Thượng Đỉnh G17 Á châu sắp tới, một hình thức Qũy Tiền Tệ Á châu sẽ được nói tới, giống như Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được lập ra tại Hội Nghị Bretton Woods năm 1944. Qũy Tiền Tệ Á châu AMF (Asian Monetary Funds) nhằm mục đích hỗ trợ những nước nghèo trong vùng Á châu. Những nước giầu và sản xuất mạnh như Nhật, Trung quốc, Nam Hàn, Tân Gia Ba sẽ đóng góp vào Qũy AMF này. Nói là giúp đỡ những nước nghèo, nhưng thực ra là để xuất cảng những hàng hóa của mình. Không ai là mạnh thường quân giúp tiền khơi khơi, mà phải có hậu ý tính tóan lợi cho mình. Nói là Qũy giúp những nước nghèo, nhưng rất khó lòng những những nước nghèo nhận được TIỀN MẶT, mà chỉ nhận được hàng hóa, thiết bị, máy móc… trị giá theo tiền mặt của Kế tóan. Xin đưa ra một ít tỉ dụ sau đây:
@ Chương trình Marshall tái thiết Âu châu sau Thế Chiến II là dịp xuất cảng hàng hóa, máy móc của Mỹ qua Âu châu. Mỹ không trao tất cả USD.173 tỉ tiền mặt của Chương trình, mà giao hàng hóa trị giá USD.173 tỉ.
@ Khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, dân Moscow nghèo đói. Thụy sĩ đã giúp cho Moscow USD.5’000’000.- . Nhưng đó không phải là tiền mặt 5 triệu đo la, mà là những đồ ăn đóng hộp trị giá tổng công là 5 triệu. Phần lớn những hộp đồ ăn này lại lấy từ trong hàng dự trữ quân đội gần đến ngày hết hạn.
@ Cách đây 15 năm, Việt Nam kêu gọi cứu đói. Nước Ý quyết định trợ giúp 30 tiệu Mỹ kim. Tôi tìm hiểu sự trợ giúp này qua Ngân Hàng Credit Lyonais mà nước Ýù nhờ. Ngân Hàng này cho tôi biết điều kiện là: (i) Phải qua một Công ty gốc Ý; (ii) Nếu lấy hàng hóa của Ý thì dễ dàng, tỉ dụ dân Việt Nam đói, thì lấy Spaghetti của Ý mà ăn, chứ không được ăn bún gạo.
Tóm lại, những nước lớn thuộc Khối G17 Á châu nhằm cứu vớt Kinh tế tại những nước nghèo về mặt tiêu thụ hàng hóa để họ có thể xuất cảng những hàng hóa tồn đọng. Họ là những nước sản xuất, thì khó lòng cứu vớt những nước nghèo trong vùng về sản xuất Kinh tế để trở thành cạnh tranh với chính họ.
Trung quốc và Việt Nam
Nếu Nhật, Nam Hàn và Tân Gia Ba tính tóan xuất cảng hàng hóa ra trong vùng, thì những hàng hóa này thuộc hạng cao cấp kỹ thuật.
Riêng về Trung quốc, việc chiếm thị trường trong vùng để xuất cảng, thì đây là một đại nạn. Thực vậy:
=> Hàng hóa Trung quốc thuộc về những hàng tiêu thụ hàng ngày. Những nước nghèo trong vùng muốn gây dựng Kinh tế bắt đầu bằng những sản phẩm xử dụng hàng ngày cho dân chúng, nếu nhập hàng Trung quốc vào, thì đây là những sản phẩm cạnh tranh và giết chết Công nghệ đang nhen nhún lên của mình.
=> Một số những nước nghèo trong vùng làm việc để xuất cảng sang các Thị trường Liên Âu và Hoa kỳ. Trung quốc dùng tiền trả giá để nâng đỡ xuất cảng sản phẩm sang Hoa kỳ và Liên Âu. Hàng của Trung quốc, cùng lọai, rẻ hơn, nghĩa là Trung quốc giết cạnh tranh của những nước nghèo Á châu không những về mặt giá cả, mà còn về việc Trung quốc dùng tiền để lấy thế Quốc tế.
Việt Nam thuộc một trong những nước nghèo khối Á châu G17. Cùng chung số phận của những nước nghèo trước tính tóan xuất cảng tràn lan của Trung quốc, Việt Nam còn phải chịu đựng thảm cảnh hơn nữa vì đảng CSVN cúi đầu vâng phục Chính trị của Trung quốc, thậm chí qùy gối dâng đất đai và biển khơi cho Trung quốc.
Bô-xit Tây Nguyên là nỗi nhục cho đảng CSVN về Chính trị cũng như về Kinh tế trước toan tính của Trung quốc.
Những câu hỏi cụ thể được đặt ra
Một cơ quan truyền thông gửi cho chúng tôi Bản Tin của AFP đánh đi từ Bangkok ngày 06.04.2009. Bản Tin ký tên bởi Danny KEMP. Cơ quan truyền thông này gợi ý cho chúng tôi một số câu hỏi cụ thể để xem ý kiến của chúng tôi như thế nào. Dựa vào những phân tích ở trên, nên câu trả lời của chúng tôi được tóm tắt vắn gọn lại.
Câu hỏi 1: Vai trò của Á châu như thế nào trong việc đóng góp vực lại Kinh tế tòan cầu ?
Trả lời: Kinh tế Á châu đặt trọng tâm vào sản xuất để xuất cảng, từ những hàng cao cấp như từ Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Tân Gia Ba. Đặc biệt Trung quốc sản xuất những hàng thường dùng hàng ngày nhằm xuất cảng. Thị trường tiêu thụ chính yếu của sản xuất Á châu là Hoa kỳ và Liên Au. Ngay cả hầu hết các Công ty Tây phương cũng lởi dụng nhân công rẻ của Á châu để sản xuất những linh kiện đem về bán tại Tây phương.
Cuộc Khủng hỏang hiện nay là cuộc Khủng hỏang về tiêu thụ, phát nguồn từ Tây phương. Tây phương giảm tiêu thụ, thì ảnh hưởng của nó là giảm đặt hàng sản xuất từ Á châu. Á châu tự nó không có Khủng hỏang về sản xuất mà chính là chịu ảnh hưởng của Khủng hỏang tiêu thụ từ Tây phương. Á châu không thể tặng tiền bạc cho Tây phương để kích cầu tiêu thụ.
Trước đây, để tổ chức sản xuất, Á châu phải mua sắm thiết bị từ Tây phương. Thời kỳ đó không những đã qua, mà các Xí nghiệp sản xuất tại Á châu còn dư thừa khả năng sản xuất, nên không mua sắm gì thêm thiết bị của Tây phương.
Á châu không giúp nhiều cho việc vực lại căn bệnh giảm tiêu thụ của Tây phương hay tòan cầu. Á châu gồm 3 tỉ người nhưng thiếu Khả năng Tiêu thụ (Pouvoir d’Achat). Vực lại Kinh tế tòan cầu, chính Tây phương phải Kích cầu để tăng Khà năng Tiêu thu của mìnhï.
Cấu hỏi 2: Với nạn thất nghiệp tập thể và đe dọa dân chúng nổi dậy, Á châu phải tìm một hướng đi Kinh tế ra sao ?
Trả lời: Trước sự bế tắc của Tây phương về tụt dốc tiêu thụ khiến giảm thiểu đặt mua hàng sản xuất từ Á châu và do đó Á châu gặp thất nghiệp tập thể, dân chúng nghèo dễ nổi dậy, cuộc Họp thượng đỉnh G17 nên tìm hướng đi theo những hướng sau đây:
* Hướng dân chúng về sản xuất phục vụ cho chính mình trong nội địa mỗi nước. Khả năng và điều kiện nông nghiệp, ngư nghiệp của Á châu rất mạnh. Hãy phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp phục vụ cho đời sống đủ ăn của dân chúng.
* Tăng cường xuất cảng chính trong vùng Á châu. Kích cầu tiêu thụ trong vùng Á châu gồm 3 tỉ người. Việc Kích cầu này không thể thực hiện tức thời mà phải có đường dài vì đó là vấn đề tạo Khả năng tiêu thụ (Pouvoir d’Achat), không thể có một sớm một chiều.
* Một số nước Á châu có tiền như Nhật, Trung quốc…Hãy dùng tiền đó làm điều kiện để bắt ép Tây phương phải mua hàng của mình. Đó là điều mà Trung quốc và Nhật đang làm với Hoa kỳ và Liên Âu.
Câu hỏi 3: Đóng tiền vào Qũy Tiền Tệ Quốc tế để có vai trò chủ động?
Trả lời: Qũy Tiền Tệ Quốc tế hiện nay hướng về trợ lực cho những nước đang phát triển của Tây phương, nhất là những nước Đông Âu để củng cố cho Khối Liên Âu. Đây là điều tự nhiên bởi vì phần lớn qũy đóng vào là từ Tây phương. Bây giờ Nhật và Trung quốc tham dự vào Qũy đó, tức là dành lấy một phần chủ động trong những quyết định của Qũy Tiền Tệ Quốc tế, đồng thời cũng chứng tỏ việc hội nhập Kinh tế Thế giới để bắt ép trong những thương lượng xuất cảng.
Câu hỏi 4: Qũy Dự Trữ Ngọai Hối USD.120 tỉ cho Á châu ?
Trả lời : Đây là qũy tương trợ về hệ thống tiền tệ mỗi nước, phòng bị những bất trắc khủng hỏang tiền tệ như năm 1997. Đây là biện pháp đề phòng tốt. Nhưng khi Trung quốc và Nhật đóng vào 2/3 tổng số, thì vai trò của hai nước trở thành mạnh trong vùng và có thể ấn định những quan hệ mậu dịch trong vùng. Hai nước này muốn giữ thế chủ động xuất cảng trong vùng.
Cẩu hỏi 5: Thiện chí Trung quốc mang hai mặt trong Khu vực Á châu ?
Trả lời: Thiện chí đóng góp tiền bạc của Trung quốc có thể mang hai mặt. Trung quốc có thể cho vay mượn, đóng góp vào những Kích cầu trong vùng Á châu. Nhưng cái mặt trái của nó là Trung quốc ấn định việc xuất cảng tràn lan hàng hóa, xí nghiệp và nhân công của họ sang các nước Á châu. Đây là việc sẽ tiêu diệt chính những cố gắng phát triển Kinh tế tại những nước nghèo. Chúng tôi đã phân tích dài về việc tính tóan này và hâu quả của nó ở phần trên. Lấy tỉ dụ điển hình để tóm tắt: Trung quốc thầu những Dự án ở Việt Nam, khai thác Bô xít tại Tây Nguyên. Họ thu lấy nguyên vật liệu, đồng thời xuất cảng thiết bị và chính nhân công Trung quốc sang Việt Nam. Hiện nay hàng Trung quốc tràn ngập Việt Nam và đang giết Công nghệ Việt Nam. Nguy hiểm hơn nữa là đảng CSVN còn tuân vâng phục Chính trị Trung quốc. Có thể nói là đảng CSVN vâng phục tất cả những điều kiện mà Trung quốc đặt ra để mong Trung quốc bảo vệ cho quyền lực Chính trị.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN
Wednesday, April 8, 2009
GIA HỘI * LỊCH SỬ & XÃ HỘI
*
HÀNG THẦN LƠ LÁO
DANH LỢI CÙNG NỖI ĐAU ĐỚN VÀ NHỤC NHÃ CỦA CON NGƯỜI
Gia Hội
Alfred de Vigny đã viết " Vinh Nhục Trong Binh Nghiệp"
(Servitudes et grandeur militaires 1835) để nói về ông và cuộc đời.
Alfred de Vigny là một ông Tây mà hiểu rõ đạo lý biến dịch và lẽ Vô
thường của Á Đông. Có vinh tất có nhục, có bỉ ắt có thái. Mấy ai vào cõi
đời mà được hoàn toàn Thái và Vinh?
Làm
một thằng thất phu tất nhiên là nhục như Hàn Tín thuở hàn vi đã phải
luồn trôn! Việt Câu Tiễn mất nước là nhục, phải nếm phân kẻ thù là nhục,
nhưng cuối cùng Hàn Tín và Câu Tiễn đã làm nên sự nghiệp vinh quang.
Nhưng Hàn Tín nhục rồi vinh, vinh rồi lại nhục, bị tước binh quyền và bị
chết thảm vì ông vua mà ông đã hết lòng phục vụ!.
Làm
tướng là oai phong nhưng có phải luôn luôn vinh quang không? Tư Mã Ý đã
bị Khổng Minh gửi tặng chiếc yếm, ngụ ý chê Tư Mã Ý nhát gan, không đem
binh ra chiến đấu, cứ cố thủ trong thành. Ngô Thời Nhậm, Đặng Trần
Thường ai vinh ai nhục?
Võ
Nguyên Giáp bị Lê Duẩn cử làm Trưởng ban ngừa thai cai đẻ cũng là một
cách hạ nhục đại tướng Cũng như Tư Mã Ý, đại tướng điềm nhiên tọa thị,
mặc cho đàn em bị Duẩn Thọ băm vằm từng mảnh. Có chịu nhục như vậy, đại
tướng mới thọ gần trăm tuổi! Nếu Võ đại tướng bất mãn, thì chúng bắt
nhốt và vu cho trăm tội thì càng nhục hơn! Đại tưóng đã ở trong lò cộng
sản mà ra, đại tướng hẳn biết sống như thế nào trong cái chế độ do đại
tướng đã góp công xây dựng. Đại tướng đã biến thiên đường của đại tướng
thành nhà tù của đại tướng và của nhân dân Việt Nam!
Nguyễn
Du về với nhà Nguyễn mà nhà Nguyễn cũng không phải là kẻ thù của nhà
Lê, lại được vua Gia Long trọng dụng . Ông được thế là vinh, nhưng cũng
bị nhục vì bọn quyền thần nhà Nguyễn khinh khi, phỉ báng vì nhiều lý do:
-Ông không xông pha trận mạc , vào sinh ra tử như họ.
-Ông là quan lại, là trí thức trong khi họ là binh sĩ, tướng lãnh xuất thân nông dân.
-Ông là dân Bắc trong khi họ là dân Trung, dân Nam.
Sự kỳ thị đó làm ông thông cảm thân phận nàng Kiều " vui là vui gượng kẻo là" và cái tủi nhục của Từ Hải:
"Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu!"
Trong
tháng tư này, giới văn nghệ trong và ngoài nước xôn xao bàn luận về bài
viết của Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn và việc Phạm Duy trình diễn âm
nhạc tại Hà Nội. Ông Trịnh Công Sơn cũng như Trương Như Tảng, Đoàn Văn
Toại , Châu Tâm Luân, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan . ., . đã theo cộng sản
và cũng đã trở thành nạn nhân của cộng sản.
Ông đã được Nguyễn Văn Thái đưa vào đài phát thanh Saigon để hát bài Nồi Vòng Tay Lớn
ca tụng chiến thắng của Cộng sản trong ngày 30-4-75, như thế là vinh
quang, nhưng ông lại bị nhạc sĩ Tôn thất Lập, một ông bạn quý đuổi ra
khỏi đài phát thanh với một câu nói phủ phàng: "Mày có tư cách gì mà hát ở đây?"
Trịnh Công Sơn bị "đánh" ở Sài Gòn, bèn di tản về Huế, tại đây, ông bị
Trần Hoàn, trưởng ty Văn Hóa Bình Trị Thiên ra lệnh đấu tố Phạm Duy và
Trịnh Công Sơn!
Tại
sao Trần Hoàn lại vơ đũa cả nắm, coi TCS có tội như Phạm Duy? Trịnh
Công Sơn đã có nhiều công lao ở Huế và Saigon, trong khi Phạm Duy ở Mỹ?
Sau ông được Võ Văn Kiệt cho Nguyễn Quang Sáng ra Huế cứu ông vào Saigon
và bảo vệ cho ông. Được gần mặt trời , được chúa dấu vua yêu thế là
vinh! Ông chết được nhiều người thương tiếc, ca tụng ông là thiên tài âm
nhạc, thế cũng là vinh! (TRỊNH CUNG * VỀ TRỊNH CÔNG SƠN )
Việc
Phạm Duy về Việt Nam làm cho đa số chê bai , ngưòi quốc gia chê đã đành
mà người cộng sản cũng khinh miệt! Tất nhiên là ông được giá hời! Nhưng
ông về đã lâu sao nay mới được phép trình diễn tại Hà Nội? Tại sao việc
hoài thai lại lâu những mấy năm trời, cuối cùng mới đẻ ra giấy phép hôm
nay? Tại sao nhạc của ông chỉ được cho phép từng bài một, không cho
luôn một thể? Tại sao đảng Cộng sản có thái độ " táo bón" như vậy? Rõ
ràng là người ta thiếu thiện cảm với ông mặc dầu Phạm Duy đã quỳ gối và
bò lết về? Xưa nay, Phạm Duy là người ăn nói lưu loát, ông không bao giờ cầm giấy mà nói, nay về Việt Nam, tội nghiệp ông ,ông phải cầm giấy mà nói! Tại sao vậy? Vì ông phải "thủ khẩu như bình, phòng ý như thành". Ông muốn nói phải viết trước, đưa cho "trên" kiểm duyệt, mới được nói ! Thế là ông phải "chịu đấm ăn xôi" , phải chịu luồn trôn mà sống! Phải có thế mới tồn tại, chứ lỡ mồm lỡ miệng chết không kịp ngáp!Không biết được bao nhiêu tiền? Không biết ông có buồn không? Có thấy là nhục không? Tám chín mười rồi mà vẫn lao động cực khổ quá!
http://www.talawas.org/?p=1566
Xem Hoài Linh, Chí Tài, trình diễn tại Mỹ rất tự nhiên, nhưng về Việt nam, thái độ của họ dường như lo lắng, sợ hãi điều gì , mất cả linh hoạt, sống động và tự nhiên khiến cho nghệ thuật hài của họ giảm sút!
Ôi! Muốn được lợi. con người phải chịu nhục!
LÊ XUÂN NHUẬN * HỒI KÝ
HỒI KÝ.
QUỐC-GIA ĐỐI-LẬP & CỘNG-SẢN NẰM VÙNG.
LÊ XUÂN NHUẬN.
NGUYỄN An Dân là chủ-nhiệm kiêm chủ-bút đặc-san “Ðông Phương”, xuất-bản tại Ðà-Nẵng, đã phát-hành đến tập III, mệnh-danh là Tiếng Nói của “Ðông-Phương Văn-Ðoàn”. Tổ-chức này cũng do y cầm đầu.Với đặc-san trên, Dân đã công-khai mạt-sát Việt-Nam Cộng-Hòa, đề-cao cộng-sản Việt-Nam, gay-gắt hơn cả các đài phát-thanh Hà-Nội và Mặt Trận Giải-Phóng Miền Nam. VÌ không thấy ngành Thông-Tin của ta có biện-pháp gì, tôi bèn tìm cách bịt miệng cán-bộ tuyên-truyền của Việt-Cộng này.
DÂN có một số thân-nhân trực-hệ trong ban lãnh-đạo Liên-Khu-Ủy và Tỉnh-Ủy Việt-Cộng địa-phương, thường-xuyên vào rừng, có mặt tại các địa-điểm tặc-phỉ tập-trung dân-chúng tuyên-truyền & cưỡng-thu vật+tài, đồng-thời tham-gia “Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc” của nhóm đối-lập Vũ Văn Mẫu, và hay lui tới các Chùa.Dân chơi rất thân với kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy, Hiệu-Trưởng Trường trung-học Kỹ-Thuật Cao Thắng, là người cũng dùng danh-nghĩa “Thành-Phần Thứ Ba” để chống Việt-Nam Cộng-Hòa.
Chính Bảy che-chở cho Dân trong nhiều trường-hợp Dân bị Cảnh-Sát chận xét dọc đường, suýt lộ tài-liệu Việt-Cộng mà y mang theo.TÔI không tiện cho Ðặc-Cảnh bắt Nguyễn An Dân về mặt chính-trị, vì nếu làm thế thì sẽ lộ ra các phần-tử khác mà trong số đó có những điệp-viên cũng như mục-tiêu xâm-nhập của chúng tôi.Tôi giao cho Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Thị-Xã Ðà-Nẵng giải-quyết về mặt pháp-lý, vì Dân ra báo mà không khai trình với Bộ Nội-Vụ để xin phái-lai.Dân bị bắt giam tại Trung-Tâm Cải-Huấn Ðà-Nẵng, ở Chợ-Cồn.
Ðó là một cách chận đứng cái loa dấy loạn của y, đồng-thời bảo-vệ các lưới phản-gián của ngành Ðặc-Cảnh chúng tôi.NGÀY 25-8-1978, tôi bị chúng đưa từ Trung-Tâm Lao+Cải “An-Ðiềm” về Trại Tạm-Giam “Kho Ðạn” (“Chợ Cồn”) Ðà-Nẵng.Việt-Cộng nhốt tôi vào một buồng riêng gần cuối Khu B, bít kín mọi cửa, canh gác cẩn-mật. Mỗi ngày nhiều lần chúng dẫn tôi đi khai cung, về vài trong những điệp-viên tôi đã gài vào nội-bộ của chúng mà mãi đến nay chúng mới bắt đầu nghi-ngờ. Tôi thấy các buồng kế tôi cũng bị bít kín, không nghe tiếng ồn nhiều người như những ngày đầu sau cơn quốc-biến 1975; và bên trong khung lỗ rộng chừng một bàn tay cắt thủng ở góc tấm tôn đóng chắn cửa sổ mỗi buồng, tôi thấy thấp-thoáng có một hoặc hai cặp mắt tò-mò nhìn ra.Sau đó ít hôm, Việt-Cộng đưa vào giam chung với tôi hai nhà-sư trẻ; đó là Trần Văn Cúc và Hoàng Mộng Xuân.
Họ đã đội lốt nhà-sư để đi tuyên-truyền, móc-nối, liên-lạc tiếp-xúc, hoạt-động chống Cộng từ nội-thành ra ngoại-ô. Bị bắt, bị đánh dã-man, họ chỉ khai là đi tìm đường dây vượt biên để xin đi theo.Hai anh Cúc & Xuân đã cho tôi biết rõ hơn về một số biến-cố chính-trị đã xảy ra trong nước nói chung, và tại Quảng-Nam/Ðà-Nẵng nói riêng, sau ngày cộng-sản cưỡng-chiếm Miền Nam. Nổi bật nhất tại Tỉnh này là vụ kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy, nguyên Hiệu-Trưởng Trường Trung-Học Kỹ-Thuật “Cao Thắng”, người đã lập nên “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng”, tổ-chức mật-khu trong rừng, chiêu-mộ chiến-sĩ, và đã tấn-công vũ-trang vào một số cơ-quan & đơn-vị Việt-Cộng quanh vùng để mở rộng phạm-vi kiểm-soát; nhưng nay đã bị Việt-Cộng huy-động toàn-lực bộ-đội hành-quân đè bẹp, phá hủy căn-cứ, và bắt đem về biệt-giam cũng tại Trại này, cùng với hằng trăm chiến-hữu cũng bị bắt tại chiến-khu, hoặc bị truy bắt về sau.
NGÀY 25-12-1978, tôi bị chuyển đến trại giam Hội-An. Tại đây, chúng giam tôi chung với khoảng năm/sáu chục người, thuộc nhiều thành-phần khác nhau: hình-sự, vượt biên, phản-động hiện-hành, và “kinh-tế”.Tuy nhiên, có một thực-tế mà Việt-Cộng không ngờ: đại-đa-số cán-bộ và bộ-đội bị bắt đều đã không được cơ-quan hay đơn-vị của mình chước-miễn - đã bị cách-chức, tước lột quân-hàm, khai-trừ khỏi Ðảng, và bị tì-vết lý-lịch - nên họ không còn tha-thiết gì đến công-tác của ngành Công-An, chưa kể một số đã ra công-khai chống lại Ðảng và Nhà-Nước. Nhờ thế, tôi đã nghe được khá nhiều tin-tức ngoài đời.
NGÀY xưa, Tỉnh Quảng-Nam có một lần đến năm danh-nhân được triều-đình Nhà Nguyễn phong là “Ngũ Phụng Tề Phi”. Trong chiến-tranh Việt-Nam, Tỉnh này cũng có rất nhiều phần-tử hoạt-động đắc-lực cho Việt-Cộng nên được Ðảng và Nhà-Nước khen là “Quảng Nam Ði Ðầu Diệt Mỹ”. Nhưng các tổ-chức quần-chúng và cá-nhân có tinh-thần Quốc-Gia thì chống Cộng quyết-liệt vô-cùng.Ngay sau khi Việt-Cộng bắt giam các công-chức và quân-nhân của chế-độ cũ, đại-đức Từ Toại và giáo-sư Phạm Văn Bình đã cùng các bạn trương biểu-ngữ, dán bích-chương, và rải truyền-đơn, tổ-chức một cuộc biểu-tình tuần-hành có đông đồng-bào tham-dự, qua các đại-lộ trong Thành-Phố Ðà-Nẵng.
Có nhiều vụ ném lựu-đạn vào Công-An, bộ-đội; nhiều vụ chống-cự bằng vũ-lực vì bị tịch-thu tài-sản qua các chiến-dịch “đánh tư-sản mại-bản”, “cải-tạo công+thương-nghiệp”, “bài-trừ văn-hóa-phẩm nô-dịch và đồi-trụy”.Ðồng-bào ào ào kéo nhau đi vượt biên, vượt biển, giống như tại các nơi khác trên khắp Miền Nam. Người ta đồn miệng với nhau là trung-tướng Ngô Quang Trưởng đã đem Phục-Quốc-Quân về đánh vào biên-giới; phe ta kiểm-soát lưu-thông qua các đèo+núi trên Quốc-Lộ số 1 và nhiều vùng ngoại-ô; trực-thăng Hoa-Kỳ đến bốc một số nhân-vật trọng-yếu; tàu đổ-bộ của Ðệ-Thất Hạm-Ðội nhiều lần vào bờ tấn-công các Ðồn Biên-Phòng; dân đánh cá thỉnh-thoảng có gặp tàu ngầm của Mỹ còn lảng-vảng ngoài khơi.
Truyền-đơn chống-Cộng nhiều nhất là của “Ðảng Hắc-Long” (Vùng I), “Ðảng Thanh-Long” (Vùng II), “Ðảng Bảo-Long” (Vùng III và Vùng IV).Ðúng ba năm sau ngày Ðà-Nẵng thất-thủ, ba tiếng nổ long trời lở đất từ sân-bay Ðà-Nẵng phát ra, làm rung chuyển cả thành-phố và các vùng phụ-cận, tạo nên một biển lửa kinh-hoàng, gây thiệt-hại nặng-nề cho các cơ-sở hoạt-động không-phòng, máy-bay, và cả nhân-mạng của đơn-vị Không-Quân Việt-Cộng đồn-trú tại sân-bay chiến-lược lớn nhất Miền Trung này, khiến người dân địa-phương nhớ lại ba tiếng nổ lớn cũng tại phi-trường này một tháng trước ngày Vùng I rơi vào tay Cộng-quân. Lần ấy, cơ-sở nội-tuyến Việt-Cộng đã phá-hoại ba hầm bom+đạn của ta mà vị-trí thiết-lập thì dù kiên-cố bao nhiêu người ngoài cũng có thể biết được; và sau đó thì Cơ-Quan E6 của tôi đã tìm ra thủ-phạm, là hai hạ-sĩ-quan Không-Quân, mà Ngành Ðặc-Cảnh đã nghi-ngờ từ lâu.
Lần này, sau khi đối-phương chiếm được sân-bay tối-tân của ta, các chuyên-gia tài-giỏi nhất của Liên-Xô đã dùng tất cả những phương-tiện và khả-năng khoa-học kỹ-thuật tiên-tiến nhất của thế-giới cộng-sản để rà tìm xem thử Việt-Nam Cộng-Hòa có chôn giấu hoặc gài bẫy bom+mìn, máy-móc gì dưới đất và xung quanh sân-bay hay không, mà không tìm thấy, và đã cải-tổ mọi cơ-cấu phòng-bị cho thật an-toàn; thế mà, ba hầm bí-mật bom lân-tinh, nằm yên ngay trong sân-bay được chúng bảo-vệ nghiêm-ngặt ấy suốt ba năm nay, đã bất-thần phát nổ, như tiếng sấm lệnh khẳng-định hùng-hồn sự trường-tồn của Chính-Nghĩa Tất-Thắng và thúc-giục toàn-dân đứng lên.Chính trong tình-hình sôi bỏng ấy, nhiều tổ-chức chống-Cộng đã thành-hình; nhiều cá-nhân chống-Cộng đã đơn-phương ra tay; và không ít anh-hùng ái-quốc đã hy-sinh. “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” là tổ-chức lớn mạnh hơn hết, có tầm hoạt-động bí-mật lấn ra thấu Huế và vào tận các Tỉnh phía Nam, có chiến-khu công-khai làm căn-cứ-địa xuất-phát các chiến-dịch giải-phóng lĩnh-thổ, giải-thoát đồng-bào.
NGÀY 20-4-1982, Việt-Cộng đưa tôi từ Trại “Thanh-Liệt”, Hà-Nội - sau khi điều-tra về các điệp-vụ mà tôi đã tổ-chức tại hai nước cộng-sản Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi - về lại Tỉnh Quảng-Nam, và giam tại Trại “Hội-An”.Tại đây, tôi được biết là kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy, cùng với năm chiến-hữu khác, trong Ban Lĩnh-Ðạo “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng”, đã bị kết án tử-hình trong một “phiên tòa điển-hình”, và liền sau đó đã bị hành-quyết, tại Ðà-Nẵng.Trong số những người bị kết án tử-hình trong vụ này, có tiến-sĩ Nguyễn Nhuận, nguyên giáo-sư tại Viện Ðại-Học Huế, cũng thuộc một tổ-chức chống Cộng khác ở Tỉnh Thừa-Thiên. Hằng chục người khác bị kết án tù chung-thân hoặc hai mươi năm; số bị tù ngắn hạn hơn thì rất nhiều.NGÀY 20-4-1985, tôi bị đưa từ Trại “Hòa-Sơn” - một trại rộng lớn mới được dựng lên trên lĩnh-thổ Huyện Hòa-Vang của Tỉnh Quảng-Nam, gần Thành-Phố Ðà-Nẵng - về lại Trại Lao+Cải “Tiên-Lãnh I”.
Cùng đi chung với tôi, có một tù-nhân chống nạng khập-khiễng được dìu từ Khu khác ra, bế nâng lên xe.Chúng tôi ngồi sát bên nhau trên ghế sau, hai tên Công-An ngồi kèm hai bên. Tên Công-An Trưởng Toán ra lệnh cho chúng tôi và dặn hai gã kia kiểm-soát để chúng tôi không được nói chuyện hoặc ra dấu-hiệu gì với nhau.LÚC đến địa-phận Huyện Tiên-Phước, xe bị lún bánh ở một đoạn đường đất đỏ ngập nước. Cả Trưởng-Toán lẫn hai tên Bảo-Vệ đều xuống lội lầy đẩy xe, trong lúc lái-xe tăng ga rú máy, mà xe vẫn không lên được.
Tên Trưởng-Toán bèn ra lệnh cho tôi xuống xe trước, rồi quay lại bế đỡ người bạn tù đồng-hành của tôi xuống xe, đến đợi ở một mô đất cao bên vệ đường. Vì đường ngập sình, vả lại anh-ta cũng nhẹ, nên tôi bế thẳng anh-ta đến đặt ngồi trên mô ấy, rồi tôi cũng ngồi xuống theo, để cho hai tên Bảo-Vệ trói chúng tôi lại với nhau kẻo sợ chúng tôi chạy trốn.Trong lúc toán Công-An ấy xúm lo đưa xe lên khỏi vũng lầy, người bạn-tù của tôi cúi mặt xuống đất, giả-vờ quan-sát cái chân bị đau, hỏi tôi: “Có phải anh là Lê Xuân Nhuận không?”
Tôi cũng nghiêng đầu, làm bộ đang nhìn ngó vào chỗ khác, trả lời: “Vâng. Nhưng lâu ngày quá, tôi chưa nhận được ra anh là ai.” Anh-ta tự giới-thiệu: “Tôi là Nguyễn An Dân.”Ngạc-nhiên, tôi quay mặt lại nhìn vào đôi mắt anh-ta. Anh-ta nói tiếp: “Tôi nhìn thấy anh bị chúng dẫn đi hỏi cung, hằng ngày đi qua trước buồng của tôi, trong năm 1978; hồi đó chúng ta cùng ở Khu B, Trại Chợ-Cồn. Tôi hỏi các anh ở các buồng bên mới biết tên anh.
Trước năm 1975, anh đã...”Anh-ta nghẹn-ngào không nói được thêm. Tôi thấy rõ hai dòng lệ ứa ra từ đôi mắt đen to tròn của anh-ta. ĐẾN Trại “Tiên-Lãnh I”, ngẫu-nhiên Nguyễn An Dân và tôi bị giam chung với nhau trong một buồng nhỏ thuộc dãy cách-ly. Nhờ thế, tôi đã biết được mối quan-hệ sau này giữa Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn An Dân.NGUYỄN An Dân quả thật là một cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng, cán-bộ chứ không phải chỉ là cơ-sở thường. Thân-nhân lôi cuốn, các phần-tử cộng-sản quan-trọng khác động-viên và chỉ-đạo. Ðối-phương giao cho Dân công-tác vận-động trí-thức, thanh-niên, sinh-viên, học-sinh, và bất-cứ thành-phần nào khác có thể được, từ Tỉnh Quảng-Nam & Thị-Xã Ðà-Nẵng ra đến các địa-phương xung quanh, kể cả và nhất là Thủ-Ðô Sài-Gòn của Việt-Nam Cộng-Hòa.
Dân đã vào các mật-khu của Việt-Cộng, nhiều nơi, nhiều lần, nên am-thạo địa-hình địa-vật của vùng rừng núi Tỉnh Quảng-Nam, nơi trú đóng của Ðảng-Ủy Liên-Khu V, Quân-Ủy Quân-Khu V, cũng như Tỉnh-Ủy Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng của Cộng-Sản Việt-Nam.Ở vùng Quốc-Gia, Dân tổ-chức văn-đoàn “Ðông-Phương” như một đảng chính-trị, có hệ-thống liên-lạc chỉ-đạo tại các Tỉnh và Thành+Thị lớn trong đó có Sài-Gòn và Huế, là những nơi có các Tổng-Hội Sinh-Viên đang bị một thiểu-số thuộc thành-phần thân-Cộng giật dây. Anh-ta thường-xuyên đi tiếp-xúc với các chi-nhánh Văn-Ðoàn địa-phương mà địa-chỉ đã được công-bố trên đặc-san nói trên. Anh-ta còn len-lỏi vào làm thư-ký kế-toán xuất+nhập kho cho nghiệp-đoàn các nhà thầu gạo Ðà-Nẵng và Miền Trung bên cạnh Tổng-Cục Tiếp-Tế thuộc Bộ Kinh-Tế, vào Sài-Gòn nhận chở gạo ra phân-phối cho các Tỉnh Miền Trung, nên có lý-do hợp-pháp để có mặt và nhân đó hoạt-động cho cộng-sản tại các nơi nói trên.
NGUYỄN An Dân chưa học hết bậc trung-học. Hành-trang văn-hóa của anh-ta chỉ là một mớ lý-thuyết Mác+Lê, đặc-biệt là cuốn “Từ-Ðiển Triết-Học” của Liên-Xô được dịch in bằng chữ Việt. Phần đông sinh-viên Việt-Nam Cộng-Hòa, nhất là sinh-viên Văn-Khoa, vốn học triết-học một cách khái-quát và tài-tử, đã bị anh-ta hớp hồn. Bên ngoài, khi đề-cập đến sinh-viên, nhiều người chỉ nghĩ đến Huỳnh Tấn Mẫm, xem Mẫm là phần-tử cộng-sản lãnh-đạo sinh-viên, kể cả sau quốc-nạn 30-4-1975; nhưng trên thực-tế thủ-lãnh chính là Nguyễn An Dân. (Một cán-bộ thuộc Tỉnh-Ủy cộng-sản Quảng-Nam Ðà-Nẵng và thường-trú ở ngoài này mà cầm nắm mọi sinh-hoạt của sinh-viên ở Sài-Gòn: điều đó không phải là ngoại-lệ duy-nhất.
Một trong nhiều cán-bộ Công-An Việt-Cộng thuộc Ðảng-Ủy Liên-Khu V và Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng mà tôi đã có tìm cách móc-nối trước đây, là Trần Ðăng Sơn33 : sau ngày Sài-Gòn thất-thủ, Sơn là trung-tá, Phó Trưởng Ty Công-An Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng, mà cũng vào hoạt-động tại Sài-Gòn với đầy-đủ quyền-hành đối với dân-chúng sở-tại cứ y như trên lãnh-thổ của Tỉnh mình.Bên ta cũng thế, dưới thời Ðệ-Nhất Cộng-Hoà, đã có “Ðoàn Công-Tác Ðặc-Biệt Miền Trung” xuất-phát từ Huế mà hoạt-động bao gồm cả Sài-Gòn lẫn vùng xung quanh.Sở-dĩ VC thì từ Ðà-Nẵng vào, chứ không phải từ Huế vào như bên ta, là vì Huế/Thừa-Thiên thuộc Liên-Khu Tư, tức thuộc “Phiá Bắc”, còn Ðà-Nẵng/Quảng-Nam thuộc Liên-Khu V thì là đơn-vị địa-đầu của “Phía Nam” mà Trung-Ương Ðảng dùng làm bàn đạp tiến vào Miền Nam).
Sau ngày 30-4-1975, Việt-Cộng chỉ để lại một mình Huỳnh Tấn Mẫm làm vật trang-trí với tư-cách đại-diện sinh-viên đồng-chủ-tọa trong chủ-tọa-đoàn các buổi lễ công-cộng của chúng, còn thì lùa hết sinh-viên của chế-độ cũ vào rừng hoang, dưới danh-nghĩa “Thanh Niên Xung Phong”.Tất cả nam+nữ sinh-viên đều bị đoàn-ngũ-hóa, sung vào các Ðoàn, Liên-Ðoàn, giã-từ học-đường, gia-đình, thành-phố Sài-Gòn, đi khai-hoang lập-trại trong rừng, bắt đầu sống cuộc đời công-nhân lưu-đày vô-hạn-kỳ.
Ðó là chính-sách của Ðảng. Và Nguyễn An Dân là Chỉ-Huy-Trưởng Tổng-Liên-Ðoàn các đơn-vị cựu tinh-hoa tuổi trẻ ấy của Miền Nam.QUA năm 1977, Việt-Cộng chuẩn-bị tấn-công Cam-Pu-Chia. Chúng đẩy mạnh công-tác bắt thanh-niên thi-hành nghĩa-vụ quân-sự, tăng-cường các sư-đoàn, và dự-định quân-sự-hóa tổ-chức “Thanh Niên Xung Phong”. Chúng viện cớ đề-bạt Nguyễn An Dân ra Hà-Nội học lớp đào-tạo cán-bộ Khoa-Học Kỹ-Thuật cao-cấp để đưa một sĩ-quan bộ-đội đến thay-thế Dân tại Bộ Chỉ-Huy Tổng-Liên-Ðoàn ở Sài-Gòn.Và anh-ta đã gặp lại Nguyễn Văn Bảy tại đây.
CHỈ một thời-gian ngắn sau ngày cộng-sản cướp chính-quyền, nhà trí-thức Nguyễn Văn Bảy, trước kia đứng núi này trông núi nọ, nay đã thấy rõ thực-chất của chế-độ chuyên-chính vô-sản rồi. Bảy bí-mật liên-kết với các thân-hữu cũ - những giáo-sư đại-học có sẵn uy-tín với giới sinh-viên, những nhà hoạt-động chính-trị có nhiều cơ-sở đảng-phái dưới quyền, những nhà tu-hành được giới tín-đồ tin yêu, ở Ðà-Nẵng, Huế, Quảng-Nam, và nhiều Tỉnh khác - tổ-chức một lực-lượng vũ-trang quy-mô, chủ-xướng khởi-nghĩa toàn-dân.Trong lúc đó, nhà-văn nhà-báo Nguyễn An Dân, vốn tin-tưởng vào một chủ-nghĩa lý-tưởng mà lý-thuyết đầy hấp-dẫn, nay đã va chạm với thực-tế phũ-phàng, qua những quyết-định tàn-nhẫn của bộ máy Nhà-Nước vận-dụng đúng chính-sách của Ðảng đối với từng tầng-lớp nhân-dân trong đó có số đông là bà-con của anh-ta, và qua những nỗi-niềm đau-xót của giới cựu sinh-viên Miền Nam mà anh-ta cảm-nhận được, trong những canh khuya cởi-mở tâm-tình, sau những ngày và đêm dài khắc-khổ sinh-hoạt chung. Món ăn Quốc-Gia, đượm mùi “tư-bản chủ-nghĩa” và “cá-nhân chủ-nghĩa”, đã nuôi lớn con người anh-ta, với một tâm-hồn lãng-mạn và tự-do.
Ðến nay thì Nguyễn An Dân đã dứt khoát chọn con đường đối-nghịch. Anh-ta tâm-sự với Nguyễn Văn Bảy; và đôi bạn cũ bây giờ đóng lại vai trò xưa, nhưng trên chiến-tuyến khác, và cả hai đều quyết-liệt trên một bình-diện rộng lớn hơn và trong một hoàn-cảnh khắc-nghiệt hơn. Với tư-cách là một đảng-viên trung-kiên, có thành-tích quá-khứ nằm vùng hoạt-động đắc-lực và đã từng bị đối-phương cầm tù tại địa-phương, bản-thân lại có nhiều thân-nhân giữ chức-vụ lớn ở cấp cao, Dân đã bao-che cho Bảy và đồng-bạn, giống như trước kia Bảy đã che-chở cho Dân.
Nguyễn An Dân đã lôi cuốn được hằng trăm thanh-niên, Dân-Quân, Tự-Vệ, bộ-đội, và cả Công-An Việt-Cộng, theo về với “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” của Nguyễn Văn Bảy, mà tổng-số đảng-viên đã lên đến vài nghìn. Các thành-viên gốc Việt-Cộng ấy đã đem theo nhiều loại vũ-khí mà họ lấy được trước và trong khi thoát-ly, đủ để trang-bị cho hầu hết các cá-nhân và đơn-vị chiến-đấu của Bảy.Ðiều quan-trọng nhất là Dân đã hướng-dẫn cho Bảy cùng Ban Tham-Mưu chiếm đóng và sử-dụng một căn-cứ lớn cùng năm căn-cứ phụ trong vùng mật-khu cũ của Việt-Cộng, mà địch đã bỏ trống để đưa nhau về Thành sau ngày chúng chiếm được vùng Quốc-Gia.Hoạt-động của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” sau Tháng Tư năm 1975 cũng tương-tự như hoạt-động của Việt-Cộng trước kia: từ mật-khu bung ra, lan rộng, khiến địch bị bận tay ở vùng chúng chiếm, chỉ chống trả ở vùng ven chứ không tấn-công nổi vào vùng sâu.
MỘT hôm có một số dân, trong đó có vài sĩ-quan bộ-đội Việt-Cộng, vào rừng tìm củi, lạc vào vùng căn-cứ chính của Bảy mà không hay, và đã tranh-thủ thì-giờ ngủ lại tại chỗ qua đêm để có thể tiếp-tục công việc sớm vào sáng hôm sau. Sáng sau, khi đi sâu thêm vào trong, nhóm người này bị phát-hiện, nhưng được thành-viên của Ðảng ấy thi-hành chính-sách nhân-đạo dẫn đường cho ra khỏi rừng.Việc đó tới tai Việt-Cộng; chúng bèn tổ-chức cho cán-bộ của chúng giả làm thường-dân đi kiếm củi, mật ong, quế, len-lỏi vào gần để quan-sát, tìm hiểu thực-lực, các đường giao-liên, và hệ-thống bố-phòng của tổ-chức đối-nghịch này.Cuối cùng, Việt-Cộng đã huy-động một lực-lượng quân-sự lớn, có sự tăng-viện của Bộ Quốc-Phòng và các quân+binh-chủng cấp Quân-Khu: đường núi thì có xe tăng, xe thiết-giáp xung-kích; đường sông thì có xuồng-máy đổ bộ; có cả đại-pháo và máy-bay yểm-hộ.
Ðịch đồng loạt tấn-công vào căn-cứ chính và hai căn-cứ phụ ở gần đó của kháng-chiến-quân. Rủi thay, toàn-thể các cấp lĩnh-đạo và cán-sự cao-cấp của phe khởi-nghĩa đều đang dự họp tại căn-cứ đầu-não của mình, nên rốt cuộc đã sa vào tay giặc, cùng với các nam+nữ chiến-hữu sống sót và không di-tản kịp-thời. Ba căn-cứ kháng-chiến còn lại sau đó cũng bị địch tràn ngập. NGÀY cuối-cùng của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” cũng là ngày bùng nổ cuộc tranh-chấp công-trạng và quyền-lực đã ngấm-ngầm từ lâu giữa các cấp lãnh-đạo Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam/Ðà-Nẵng.Ðảng-Ủy Liên-Khu V và Quân-Ủy Quân-Khu V ẩn-trú trên lãnh-thổ của Tỉnh này.
Sự an-toàn của các mật-khu này cũng như thành-tích quấy-rối an-ninh vùng Quốc-Gia lâu nay phần lớn là do công của Công-An. Người đứng đầu ngành Công-An Việt-Cộng từ đầu cho đến sau 1975 ở đây là Hoàng Văn Lai. Cầm nắm được tình-hình mọi mặt liên-quan đến “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” của Nguyễn Văn Bảy để đi đến quyết-định tấn-công triệt-tiêu kẻ thù như trên, cũng là do công của Công-An, của Hoàng Văn Lai.Nhưng vào buổi sáng ngày Việt-Cộng mở cuộc tấn-công mật-khu của Bảy, đại-tá Ðoàn Khuê, Chỉ-Huy-Trưởng Tỉnh-Ðội Quảng-Nam Ðà-Nẵng, cũng là Tư-Lệnh cuộc hành-quân, đã dựa vào lực-lượng quân-sự hùng-hậu của mình mà xuất-phát, không thèm đếm xỉa đến Hoàng Văn Lai.
Lai sợ bị Khuê giành mất công đầu, nên ra lệnh cho lái-xe lái vượt lên trước, để nắm vai trò dẫn đường. Khi xe của Lai đang vượt lên thì Khuê ra lệnh cho xe của mình ép qua, lấn xe của Lai lật nhào.HOÀNG Văn Lai, một cán-bộ cao-cấp, trung-kiên, và có nhiều công-trạng lớn đối với Ðảng và Nhà-Nước, chết rồi mà vẫn chưa yên.Ðảng họp, phân-tích sự-việc theo lời tường-thuật của Khuê, kết-luận là Lai quá nặng đầu-óc cá-nhân chủ-nghĩa, vi-phạm quy-luật hành-quân, suýt nữa phá hỏng kế-hoạch chung của tập-thể, nên đã quyết-định trừng-phạt... cái xác, và cả cái hồn (?) của Lai. Xác Lai tuy cũng được chôn trong một nghĩa-trang, nhưng nằm ở một vị-trí sát cạnh cổng vào, ý nói hồn Lai sẽ không nghỉ-ngơi mà phải tiếp-tục làm lính Công-An gác cổng cho nghĩa-trang này.
NGUYỄN An Dân có góp ý với Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Nhuận trong việc soạn-thảo Cương-Lĩnh Chính-Trị cho “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng”. Tiến-sĩ Nguyễn Nhuận cũng ở trong một tổ-chức chính-trị chống-Cộng khác tại Huế; và tổ-chức ấy về sau cũng bị Việt-Cộng phá vỡ, các nhà lĩnh-đạo ngoài đó cũng bị tuyên án tử-hình. Nhuận bị hành-quyết chung với nhóm Bảy trong này, vì địch tìm thấy nhiều đoạn thủ-bút của Nhuận trong bản thảo Chính-Cương của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” và một bức ảnh chụp chung cảnh một buổi họp bên trong mật-khu kháng-chiến của Tỉnh Quảng-Nam, cho thấy cùng ngồi trên bàn chủ-tọa với Bảy là Nhuận và Dân.
Tất cả sáu người trong chủ-tọa-đoàn đều bị kết án tử-hình.Nhưng chỉ có năm nạn-nhân đã bị hành-quyết tại pháp-trường; còn Nguyễn An Dân thì không. DÂN được thân-nhân, toàn là cán-bộ lãnh-đạo nhiều ngành cấp cao, xin giùm, nên được giảm án xuống tù chung-thân, rồi giảm thêm nữa xuống còn tù hai mươi năm. Tôi hỏi anh-ta: “Anh có cảm-tưởng gì khi thoát án tử-hình?” Dân nhìn tôi để dò ý rồi mới trả lời: “Tôi hiểu là có dư-luận nghi tôi được họ gài vào để hại anh Bảy. Nhưng, anh hãy nhìn vào cái chân tôi đây nè!”Dân cởi quần dài, vì anh-ta thường-xuyên mặc quần dài, để tôi nhìn thấy cái chân bên phải của anh-ta bị teo cơ, rút gân, và co ngắn lại như một cành cây sấy khô.
Anh-ta chỉ vào một cái sẹo lớn, nói tiếp: “Tôi bị cùm chân suốt mấy năm trời trong buồng biệt-giam. Lúc đầu, đôi chân sưng húp, rồi một cái nhọt bị tấy; tôi khóc, tôi la suốt mấy ngày đêm mà họ chẳng thèm đoái-hoài. Chịu không nổi nữa, tôi phải tự mình móc thịt giải-phẫu. Mất máu, kiệt sức; một chân trở lại bình-thường, một chân teo rút như thế này đây. Nhưng tôi vẫn cứ bị cùm hai chân mãi cho đến ngày anh Bảy và các chính-hữu vĩnh-viễn ra đi...”ÐẦU năm 1985, Việt-Cộng đề ra công-tác tổng-kết thành-tích mười năm bạo-hành ở Miền Nam này.
Nguyễn An Dân được đưa về Ðà-Nẵng, để tập, rồi đưa lên vùng căn-cứ cũ của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” để đóng một đoạn dành cho vai-trò cũ của anh-ta trong một cuốn phim diễn lại cuộc tấn-công của Việt-Cộng phá vỡ chiến-khu của Nguyễn Văn Bảy nói trên. Công-An đã thuê một nữ-võ-sư đóng vai một nữ-đại-úy Công-An, sau khi xung-phong quật ngã một số nhân-vật kháng-chiến, dùng một thế võ hiểm-độc tước súng và bắt sống được Nguyễn An Dân.Vì chân bị què nên Dân chỉ đứng dựa vào sau một thân cây, diễn cảnh chĩa súng bắn ra đối-phương, rồi vừa chồm tới là bị tước súng, còng tay.
Nhưng đoạn phim ấy là quan-trọng nhất, vì Dân là nhân-vật chủ-chốt duy-nhất còn sống-sót được sau biến-cố lịch-sử ấy tại vùng đất này. Khi đã đóng xong vai mình trong phim, anh-ta được đưa đến Trại “Tiên-Lãnh I” trên cùng chuyến xe với tôi.VÀO ngày 30-4-1985, Việt-Cộng đem chiếu cuốn phim thành-tích mười năm của chúng cho mọi tù-nhân tại các Trung-Tâm Lao+Cải và Trại Tạm-Giam đều xem.CŨNG như lệ thường, tôi xốc nách Dân, dìu xuống mấy bậc thềm đá từ buồng cách-ly ra sân, sắp hàng đếm số, rồi cùng tiến vào hội-trường. Hằng ngày, anh-ta vui-vẻ cười chào mọi người gặp trên đường đi; nhưng tối nay thì anh-ta cúi đầu lặng-lẽ bước đi như một tử-tội đang bị dẫn ra pháp-trường.
Tôi tôn-trọng niềm suy-tưởng của người bạn-tù. Trước đó, Nguyễn An Dân đã nói với tôi là người-ta muốn giết anh-ta thêm một lần nữa.Một cái chân què, kết-quả cụ-thể của một chính-sách vô-nhân đối với tù-nhân bị bệnh trong cảnh xích-xiềng, đã giết chết sự toàn-vẹn và sức mạnh thể-xác còn lại của anh-ta. Một bản án tử-hình, tuyên ra không phải là không do ý muốn kết-liễu cuộc đời của anh-ta. Một quyết-định giảm án, chỉ làm cho anh-ta, dù thụ-động, cảm thấy mình không xứng-đáng sống trước anh-linh của Nguyễn Văn Bảy và các anh-hùng khác đã hy-sinh, cũng như bao nhiêu chiến-hữu khác, vì có gia-đình, tài-sản, và sự-nghiệp, nên mất-mát và đau-đớn nhiều hơn anh-ta.“Bây giờ lại còn bắt mình phơi mặt ra trước tập-thể, để xác-nhận với mọi người về nội-dung của một cuốn phim mà đạo-diễn đã cố ý dàn-dựng cho chế-độ đương-quyền lớn+mạnh và công+chính, trong lúc lực-lượng khởi-nghĩa mà mình là chứng-nhân tiêu-biểu thì nhỏ+yếu và tư+tà, tức là giết nốt những hình-ảnh kiêu-hùng mà đồng-bào trong niềm ngưỡng-mộ đã từng hình-dung ra.
Nó là phần kỷ-niệm đẹp nhất đã ghi-khắc trong tâm-hồn mình, cho những ngày còn lại của cuộc đời mình...”NGỒI giữa cả nghìn con-người, chính-trị-phạm lẫn thường-phạm, đang náo-nức xem phim, tôi cũng trầm-ngâm nghĩ-ngợi theo Dân. Bây giờ anh-ta mới thấy tiếc là đã không hề làm một bài thơ tình; bây giờ anh-ta mới thấy tình-cảm mà một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào đó đã dành cho anh-ta ngày xưa là quý-báu và cần-thiết vô-cùng.Trước ngày mà Dân tưởng là phải ra pháp-trường, anh-ta đã được gặp mẹ; bà-cụ chỉ khóc: “Con đừng chết trước mẹ, con ơi!” Và mới ngày hôm qua, được gặp mẹ vào thăm+nuôi, Dân cũng chỉ khóc: “Mẹ đừng chết trước ngày con về, mẹ ơi!”
NHƯNG tôi bỗng thấy rộn lên trong lòng một niềm vui mênh-mang.Khắp nước chắc-chắn có nhiều cán-bộ như Nguyễn An Dân, chưa mất lương-tri, một sớm một chiều trở về trong lòng Quốc+Dân.Và cũng hiển-nhiên vẫn có vô-vàn công-dân như Nguyễn Văn Bảy, không vì bất-hòa trong nhà mà nỡ đành lòng chấp-nhận để cho giặc+cướp xông vào tàn-sát bà-con...
LÊ XUÂN NHUẬN
=
QUỐC-GIA ĐỐI-LẬP & CỘNG-SẢN NẰM VÙNG.
LÊ XUÂN NHUẬN.
NGUYỄN An Dân là chủ-nhiệm kiêm chủ-bút đặc-san “Ðông Phương”, xuất-bản tại Ðà-Nẵng, đã phát-hành đến tập III, mệnh-danh là Tiếng Nói của “Ðông-Phương Văn-Ðoàn”. Tổ-chức này cũng do y cầm đầu.Với đặc-san trên, Dân đã công-khai mạt-sát Việt-Nam Cộng-Hòa, đề-cao cộng-sản Việt-Nam, gay-gắt hơn cả các đài phát-thanh Hà-Nội và Mặt Trận Giải-Phóng Miền Nam. VÌ không thấy ngành Thông-Tin của ta có biện-pháp gì, tôi bèn tìm cách bịt miệng cán-bộ tuyên-truyền của Việt-Cộng này.
DÂN có một số thân-nhân trực-hệ trong ban lãnh-đạo Liên-Khu-Ủy và Tỉnh-Ủy Việt-Cộng địa-phương, thường-xuyên vào rừng, có mặt tại các địa-điểm tặc-phỉ tập-trung dân-chúng tuyên-truyền & cưỡng-thu vật+tài, đồng-thời tham-gia “Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc” của nhóm đối-lập Vũ Văn Mẫu, và hay lui tới các Chùa.Dân chơi rất thân với kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy, Hiệu-Trưởng Trường trung-học Kỹ-Thuật Cao Thắng, là người cũng dùng danh-nghĩa “Thành-Phần Thứ Ba” để chống Việt-Nam Cộng-Hòa.
Chính Bảy che-chở cho Dân trong nhiều trường-hợp Dân bị Cảnh-Sát chận xét dọc đường, suýt lộ tài-liệu Việt-Cộng mà y mang theo.TÔI không tiện cho Ðặc-Cảnh bắt Nguyễn An Dân về mặt chính-trị, vì nếu làm thế thì sẽ lộ ra các phần-tử khác mà trong số đó có những điệp-viên cũng như mục-tiêu xâm-nhập của chúng tôi.Tôi giao cho Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Thị-Xã Ðà-Nẵng giải-quyết về mặt pháp-lý, vì Dân ra báo mà không khai trình với Bộ Nội-Vụ để xin phái-lai.Dân bị bắt giam tại Trung-Tâm Cải-Huấn Ðà-Nẵng, ở Chợ-Cồn.
Ðó là một cách chận đứng cái loa dấy loạn của y, đồng-thời bảo-vệ các lưới phản-gián của ngành Ðặc-Cảnh chúng tôi.NGÀY 25-8-1978, tôi bị chúng đưa từ Trung-Tâm Lao+Cải “An-Ðiềm” về Trại Tạm-Giam “Kho Ðạn” (“Chợ Cồn”) Ðà-Nẵng.Việt-Cộng nhốt tôi vào một buồng riêng gần cuối Khu B, bít kín mọi cửa, canh gác cẩn-mật. Mỗi ngày nhiều lần chúng dẫn tôi đi khai cung, về vài trong những điệp-viên tôi đã gài vào nội-bộ của chúng mà mãi đến nay chúng mới bắt đầu nghi-ngờ. Tôi thấy các buồng kế tôi cũng bị bít kín, không nghe tiếng ồn nhiều người như những ngày đầu sau cơn quốc-biến 1975; và bên trong khung lỗ rộng chừng một bàn tay cắt thủng ở góc tấm tôn đóng chắn cửa sổ mỗi buồng, tôi thấy thấp-thoáng có một hoặc hai cặp mắt tò-mò nhìn ra.Sau đó ít hôm, Việt-Cộng đưa vào giam chung với tôi hai nhà-sư trẻ; đó là Trần Văn Cúc và Hoàng Mộng Xuân.
Họ đã đội lốt nhà-sư để đi tuyên-truyền, móc-nối, liên-lạc tiếp-xúc, hoạt-động chống Cộng từ nội-thành ra ngoại-ô. Bị bắt, bị đánh dã-man, họ chỉ khai là đi tìm đường dây vượt biên để xin đi theo.Hai anh Cúc & Xuân đã cho tôi biết rõ hơn về một số biến-cố chính-trị đã xảy ra trong nước nói chung, và tại Quảng-Nam/Ðà-Nẵng nói riêng, sau ngày cộng-sản cưỡng-chiếm Miền Nam. Nổi bật nhất tại Tỉnh này là vụ kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy, nguyên Hiệu-Trưởng Trường Trung-Học Kỹ-Thuật “Cao Thắng”, người đã lập nên “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng”, tổ-chức mật-khu trong rừng, chiêu-mộ chiến-sĩ, và đã tấn-công vũ-trang vào một số cơ-quan & đơn-vị Việt-Cộng quanh vùng để mở rộng phạm-vi kiểm-soát; nhưng nay đã bị Việt-Cộng huy-động toàn-lực bộ-đội hành-quân đè bẹp, phá hủy căn-cứ, và bắt đem về biệt-giam cũng tại Trại này, cùng với hằng trăm chiến-hữu cũng bị bắt tại chiến-khu, hoặc bị truy bắt về sau.
NGÀY 25-12-1978, tôi bị chuyển đến trại giam Hội-An. Tại đây, chúng giam tôi chung với khoảng năm/sáu chục người, thuộc nhiều thành-phần khác nhau: hình-sự, vượt biên, phản-động hiện-hành, và “kinh-tế”.Tuy nhiên, có một thực-tế mà Việt-Cộng không ngờ: đại-đa-số cán-bộ và bộ-đội bị bắt đều đã không được cơ-quan hay đơn-vị của mình chước-miễn - đã bị cách-chức, tước lột quân-hàm, khai-trừ khỏi Ðảng, và bị tì-vết lý-lịch - nên họ không còn tha-thiết gì đến công-tác của ngành Công-An, chưa kể một số đã ra công-khai chống lại Ðảng và Nhà-Nước. Nhờ thế, tôi đã nghe được khá nhiều tin-tức ngoài đời.
NGÀY xưa, Tỉnh Quảng-Nam có một lần đến năm danh-nhân được triều-đình Nhà Nguyễn phong là “Ngũ Phụng Tề Phi”. Trong chiến-tranh Việt-Nam, Tỉnh này cũng có rất nhiều phần-tử hoạt-động đắc-lực cho Việt-Cộng nên được Ðảng và Nhà-Nước khen là “Quảng Nam Ði Ðầu Diệt Mỹ”. Nhưng các tổ-chức quần-chúng và cá-nhân có tinh-thần Quốc-Gia thì chống Cộng quyết-liệt vô-cùng.Ngay sau khi Việt-Cộng bắt giam các công-chức và quân-nhân của chế-độ cũ, đại-đức Từ Toại và giáo-sư Phạm Văn Bình đã cùng các bạn trương biểu-ngữ, dán bích-chương, và rải truyền-đơn, tổ-chức một cuộc biểu-tình tuần-hành có đông đồng-bào tham-dự, qua các đại-lộ trong Thành-Phố Ðà-Nẵng.
Có nhiều vụ ném lựu-đạn vào Công-An, bộ-đội; nhiều vụ chống-cự bằng vũ-lực vì bị tịch-thu tài-sản qua các chiến-dịch “đánh tư-sản mại-bản”, “cải-tạo công+thương-nghiệp”, “bài-trừ văn-hóa-phẩm nô-dịch và đồi-trụy”.Ðồng-bào ào ào kéo nhau đi vượt biên, vượt biển, giống như tại các nơi khác trên khắp Miền Nam. Người ta đồn miệng với nhau là trung-tướng Ngô Quang Trưởng đã đem Phục-Quốc-Quân về đánh vào biên-giới; phe ta kiểm-soát lưu-thông qua các đèo+núi trên Quốc-Lộ số 1 và nhiều vùng ngoại-ô; trực-thăng Hoa-Kỳ đến bốc một số nhân-vật trọng-yếu; tàu đổ-bộ của Ðệ-Thất Hạm-Ðội nhiều lần vào bờ tấn-công các Ðồn Biên-Phòng; dân đánh cá thỉnh-thoảng có gặp tàu ngầm của Mỹ còn lảng-vảng ngoài khơi.
Truyền-đơn chống-Cộng nhiều nhất là của “Ðảng Hắc-Long” (Vùng I), “Ðảng Thanh-Long” (Vùng II), “Ðảng Bảo-Long” (Vùng III và Vùng IV).Ðúng ba năm sau ngày Ðà-Nẵng thất-thủ, ba tiếng nổ long trời lở đất từ sân-bay Ðà-Nẵng phát ra, làm rung chuyển cả thành-phố và các vùng phụ-cận, tạo nên một biển lửa kinh-hoàng, gây thiệt-hại nặng-nề cho các cơ-sở hoạt-động không-phòng, máy-bay, và cả nhân-mạng của đơn-vị Không-Quân Việt-Cộng đồn-trú tại sân-bay chiến-lược lớn nhất Miền Trung này, khiến người dân địa-phương nhớ lại ba tiếng nổ lớn cũng tại phi-trường này một tháng trước ngày Vùng I rơi vào tay Cộng-quân. Lần ấy, cơ-sở nội-tuyến Việt-Cộng đã phá-hoại ba hầm bom+đạn của ta mà vị-trí thiết-lập thì dù kiên-cố bao nhiêu người ngoài cũng có thể biết được; và sau đó thì Cơ-Quan E6 của tôi đã tìm ra thủ-phạm, là hai hạ-sĩ-quan Không-Quân, mà Ngành Ðặc-Cảnh đã nghi-ngờ từ lâu.
Lần này, sau khi đối-phương chiếm được sân-bay tối-tân của ta, các chuyên-gia tài-giỏi nhất của Liên-Xô đã dùng tất cả những phương-tiện và khả-năng khoa-học kỹ-thuật tiên-tiến nhất của thế-giới cộng-sản để rà tìm xem thử Việt-Nam Cộng-Hòa có chôn giấu hoặc gài bẫy bom+mìn, máy-móc gì dưới đất và xung quanh sân-bay hay không, mà không tìm thấy, và đã cải-tổ mọi cơ-cấu phòng-bị cho thật an-toàn; thế mà, ba hầm bí-mật bom lân-tinh, nằm yên ngay trong sân-bay được chúng bảo-vệ nghiêm-ngặt ấy suốt ba năm nay, đã bất-thần phát nổ, như tiếng sấm lệnh khẳng-định hùng-hồn sự trường-tồn của Chính-Nghĩa Tất-Thắng và thúc-giục toàn-dân đứng lên.Chính trong tình-hình sôi bỏng ấy, nhiều tổ-chức chống-Cộng đã thành-hình; nhiều cá-nhân chống-Cộng đã đơn-phương ra tay; và không ít anh-hùng ái-quốc đã hy-sinh. “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” là tổ-chức lớn mạnh hơn hết, có tầm hoạt-động bí-mật lấn ra thấu Huế và vào tận các Tỉnh phía Nam, có chiến-khu công-khai làm căn-cứ-địa xuất-phát các chiến-dịch giải-phóng lĩnh-thổ, giải-thoát đồng-bào.
NGÀY 20-4-1982, Việt-Cộng đưa tôi từ Trại “Thanh-Liệt”, Hà-Nội - sau khi điều-tra về các điệp-vụ mà tôi đã tổ-chức tại hai nước cộng-sản Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi - về lại Tỉnh Quảng-Nam, và giam tại Trại “Hội-An”.Tại đây, tôi được biết là kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy, cùng với năm chiến-hữu khác, trong Ban Lĩnh-Ðạo “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng”, đã bị kết án tử-hình trong một “phiên tòa điển-hình”, và liền sau đó đã bị hành-quyết, tại Ðà-Nẵng.Trong số những người bị kết án tử-hình trong vụ này, có tiến-sĩ Nguyễn Nhuận, nguyên giáo-sư tại Viện Ðại-Học Huế, cũng thuộc một tổ-chức chống Cộng khác ở Tỉnh Thừa-Thiên. Hằng chục người khác bị kết án tù chung-thân hoặc hai mươi năm; số bị tù ngắn hạn hơn thì rất nhiều.NGÀY 20-4-1985, tôi bị đưa từ Trại “Hòa-Sơn” - một trại rộng lớn mới được dựng lên trên lĩnh-thổ Huyện Hòa-Vang của Tỉnh Quảng-Nam, gần Thành-Phố Ðà-Nẵng - về lại Trại Lao+Cải “Tiên-Lãnh I”.
Cùng đi chung với tôi, có một tù-nhân chống nạng khập-khiễng được dìu từ Khu khác ra, bế nâng lên xe.Chúng tôi ngồi sát bên nhau trên ghế sau, hai tên Công-An ngồi kèm hai bên. Tên Công-An Trưởng Toán ra lệnh cho chúng tôi và dặn hai gã kia kiểm-soát để chúng tôi không được nói chuyện hoặc ra dấu-hiệu gì với nhau.LÚC đến địa-phận Huyện Tiên-Phước, xe bị lún bánh ở một đoạn đường đất đỏ ngập nước. Cả Trưởng-Toán lẫn hai tên Bảo-Vệ đều xuống lội lầy đẩy xe, trong lúc lái-xe tăng ga rú máy, mà xe vẫn không lên được.
Tên Trưởng-Toán bèn ra lệnh cho tôi xuống xe trước, rồi quay lại bế đỡ người bạn tù đồng-hành của tôi xuống xe, đến đợi ở một mô đất cao bên vệ đường. Vì đường ngập sình, vả lại anh-ta cũng nhẹ, nên tôi bế thẳng anh-ta đến đặt ngồi trên mô ấy, rồi tôi cũng ngồi xuống theo, để cho hai tên Bảo-Vệ trói chúng tôi lại với nhau kẻo sợ chúng tôi chạy trốn.Trong lúc toán Công-An ấy xúm lo đưa xe lên khỏi vũng lầy, người bạn-tù của tôi cúi mặt xuống đất, giả-vờ quan-sát cái chân bị đau, hỏi tôi: “Có phải anh là Lê Xuân Nhuận không?”
Tôi cũng nghiêng đầu, làm bộ đang nhìn ngó vào chỗ khác, trả lời: “Vâng. Nhưng lâu ngày quá, tôi chưa nhận được ra anh là ai.” Anh-ta tự giới-thiệu: “Tôi là Nguyễn An Dân.”Ngạc-nhiên, tôi quay mặt lại nhìn vào đôi mắt anh-ta. Anh-ta nói tiếp: “Tôi nhìn thấy anh bị chúng dẫn đi hỏi cung, hằng ngày đi qua trước buồng của tôi, trong năm 1978; hồi đó chúng ta cùng ở Khu B, Trại Chợ-Cồn. Tôi hỏi các anh ở các buồng bên mới biết tên anh.
Trước năm 1975, anh đã...”Anh-ta nghẹn-ngào không nói được thêm. Tôi thấy rõ hai dòng lệ ứa ra từ đôi mắt đen to tròn của anh-ta. ĐẾN Trại “Tiên-Lãnh I”, ngẫu-nhiên Nguyễn An Dân và tôi bị giam chung với nhau trong một buồng nhỏ thuộc dãy cách-ly. Nhờ thế, tôi đã biết được mối quan-hệ sau này giữa Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn An Dân.NGUYỄN An Dân quả thật là một cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng, cán-bộ chứ không phải chỉ là cơ-sở thường. Thân-nhân lôi cuốn, các phần-tử cộng-sản quan-trọng khác động-viên và chỉ-đạo. Ðối-phương giao cho Dân công-tác vận-động trí-thức, thanh-niên, sinh-viên, học-sinh, và bất-cứ thành-phần nào khác có thể được, từ Tỉnh Quảng-Nam & Thị-Xã Ðà-Nẵng ra đến các địa-phương xung quanh, kể cả và nhất là Thủ-Ðô Sài-Gòn của Việt-Nam Cộng-Hòa.
Dân đã vào các mật-khu của Việt-Cộng, nhiều nơi, nhiều lần, nên am-thạo địa-hình địa-vật của vùng rừng núi Tỉnh Quảng-Nam, nơi trú đóng của Ðảng-Ủy Liên-Khu V, Quân-Ủy Quân-Khu V, cũng như Tỉnh-Ủy Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng của Cộng-Sản Việt-Nam.Ở vùng Quốc-Gia, Dân tổ-chức văn-đoàn “Ðông-Phương” như một đảng chính-trị, có hệ-thống liên-lạc chỉ-đạo tại các Tỉnh và Thành+Thị lớn trong đó có Sài-Gòn và Huế, là những nơi có các Tổng-Hội Sinh-Viên đang bị một thiểu-số thuộc thành-phần thân-Cộng giật dây. Anh-ta thường-xuyên đi tiếp-xúc với các chi-nhánh Văn-Ðoàn địa-phương mà địa-chỉ đã được công-bố trên đặc-san nói trên. Anh-ta còn len-lỏi vào làm thư-ký kế-toán xuất+nhập kho cho nghiệp-đoàn các nhà thầu gạo Ðà-Nẵng và Miền Trung bên cạnh Tổng-Cục Tiếp-Tế thuộc Bộ Kinh-Tế, vào Sài-Gòn nhận chở gạo ra phân-phối cho các Tỉnh Miền Trung, nên có lý-do hợp-pháp để có mặt và nhân đó hoạt-động cho cộng-sản tại các nơi nói trên.
NGUYỄN An Dân chưa học hết bậc trung-học. Hành-trang văn-hóa của anh-ta chỉ là một mớ lý-thuyết Mác+Lê, đặc-biệt là cuốn “Từ-Ðiển Triết-Học” của Liên-Xô được dịch in bằng chữ Việt. Phần đông sinh-viên Việt-Nam Cộng-Hòa, nhất là sinh-viên Văn-Khoa, vốn học triết-học một cách khái-quát và tài-tử, đã bị anh-ta hớp hồn. Bên ngoài, khi đề-cập đến sinh-viên, nhiều người chỉ nghĩ đến Huỳnh Tấn Mẫm, xem Mẫm là phần-tử cộng-sản lãnh-đạo sinh-viên, kể cả sau quốc-nạn 30-4-1975; nhưng trên thực-tế thủ-lãnh chính là Nguyễn An Dân. (Một cán-bộ thuộc Tỉnh-Ủy cộng-sản Quảng-Nam Ðà-Nẵng và thường-trú ở ngoài này mà cầm nắm mọi sinh-hoạt của sinh-viên ở Sài-Gòn: điều đó không phải là ngoại-lệ duy-nhất.
Một trong nhiều cán-bộ Công-An Việt-Cộng thuộc Ðảng-Ủy Liên-Khu V và Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng mà tôi đã có tìm cách móc-nối trước đây, là Trần Ðăng Sơn33 : sau ngày Sài-Gòn thất-thủ, Sơn là trung-tá, Phó Trưởng Ty Công-An Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng, mà cũng vào hoạt-động tại Sài-Gòn với đầy-đủ quyền-hành đối với dân-chúng sở-tại cứ y như trên lãnh-thổ của Tỉnh mình.Bên ta cũng thế, dưới thời Ðệ-Nhất Cộng-Hoà, đã có “Ðoàn Công-Tác Ðặc-Biệt Miền Trung” xuất-phát từ Huế mà hoạt-động bao gồm cả Sài-Gòn lẫn vùng xung quanh.Sở-dĩ VC thì từ Ðà-Nẵng vào, chứ không phải từ Huế vào như bên ta, là vì Huế/Thừa-Thiên thuộc Liên-Khu Tư, tức thuộc “Phiá Bắc”, còn Ðà-Nẵng/Quảng-Nam thuộc Liên-Khu V thì là đơn-vị địa-đầu của “Phía Nam” mà Trung-Ương Ðảng dùng làm bàn đạp tiến vào Miền Nam).
Sau ngày 30-4-1975, Việt-Cộng chỉ để lại một mình Huỳnh Tấn Mẫm làm vật trang-trí với tư-cách đại-diện sinh-viên đồng-chủ-tọa trong chủ-tọa-đoàn các buổi lễ công-cộng của chúng, còn thì lùa hết sinh-viên của chế-độ cũ vào rừng hoang, dưới danh-nghĩa “Thanh Niên Xung Phong”.Tất cả nam+nữ sinh-viên đều bị đoàn-ngũ-hóa, sung vào các Ðoàn, Liên-Ðoàn, giã-từ học-đường, gia-đình, thành-phố Sài-Gòn, đi khai-hoang lập-trại trong rừng, bắt đầu sống cuộc đời công-nhân lưu-đày vô-hạn-kỳ.
Ðó là chính-sách của Ðảng. Và Nguyễn An Dân là Chỉ-Huy-Trưởng Tổng-Liên-Ðoàn các đơn-vị cựu tinh-hoa tuổi trẻ ấy của Miền Nam.QUA năm 1977, Việt-Cộng chuẩn-bị tấn-công Cam-Pu-Chia. Chúng đẩy mạnh công-tác bắt thanh-niên thi-hành nghĩa-vụ quân-sự, tăng-cường các sư-đoàn, và dự-định quân-sự-hóa tổ-chức “Thanh Niên Xung Phong”. Chúng viện cớ đề-bạt Nguyễn An Dân ra Hà-Nội học lớp đào-tạo cán-bộ Khoa-Học Kỹ-Thuật cao-cấp để đưa một sĩ-quan bộ-đội đến thay-thế Dân tại Bộ Chỉ-Huy Tổng-Liên-Ðoàn ở Sài-Gòn.Và anh-ta đã gặp lại Nguyễn Văn Bảy tại đây.
CHỈ một thời-gian ngắn sau ngày cộng-sản cướp chính-quyền, nhà trí-thức Nguyễn Văn Bảy, trước kia đứng núi này trông núi nọ, nay đã thấy rõ thực-chất của chế-độ chuyên-chính vô-sản rồi. Bảy bí-mật liên-kết với các thân-hữu cũ - những giáo-sư đại-học có sẵn uy-tín với giới sinh-viên, những nhà hoạt-động chính-trị có nhiều cơ-sở đảng-phái dưới quyền, những nhà tu-hành được giới tín-đồ tin yêu, ở Ðà-Nẵng, Huế, Quảng-Nam, và nhiều Tỉnh khác - tổ-chức một lực-lượng vũ-trang quy-mô, chủ-xướng khởi-nghĩa toàn-dân.Trong lúc đó, nhà-văn nhà-báo Nguyễn An Dân, vốn tin-tưởng vào một chủ-nghĩa lý-tưởng mà lý-thuyết đầy hấp-dẫn, nay đã va chạm với thực-tế phũ-phàng, qua những quyết-định tàn-nhẫn của bộ máy Nhà-Nước vận-dụng đúng chính-sách của Ðảng đối với từng tầng-lớp nhân-dân trong đó có số đông là bà-con của anh-ta, và qua những nỗi-niềm đau-xót của giới cựu sinh-viên Miền Nam mà anh-ta cảm-nhận được, trong những canh khuya cởi-mở tâm-tình, sau những ngày và đêm dài khắc-khổ sinh-hoạt chung. Món ăn Quốc-Gia, đượm mùi “tư-bản chủ-nghĩa” và “cá-nhân chủ-nghĩa”, đã nuôi lớn con người anh-ta, với một tâm-hồn lãng-mạn và tự-do.
Ðến nay thì Nguyễn An Dân đã dứt khoát chọn con đường đối-nghịch. Anh-ta tâm-sự với Nguyễn Văn Bảy; và đôi bạn cũ bây giờ đóng lại vai trò xưa, nhưng trên chiến-tuyến khác, và cả hai đều quyết-liệt trên một bình-diện rộng lớn hơn và trong một hoàn-cảnh khắc-nghiệt hơn. Với tư-cách là một đảng-viên trung-kiên, có thành-tích quá-khứ nằm vùng hoạt-động đắc-lực và đã từng bị đối-phương cầm tù tại địa-phương, bản-thân lại có nhiều thân-nhân giữ chức-vụ lớn ở cấp cao, Dân đã bao-che cho Bảy và đồng-bạn, giống như trước kia Bảy đã che-chở cho Dân.
Nguyễn An Dân đã lôi cuốn được hằng trăm thanh-niên, Dân-Quân, Tự-Vệ, bộ-đội, và cả Công-An Việt-Cộng, theo về với “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” của Nguyễn Văn Bảy, mà tổng-số đảng-viên đã lên đến vài nghìn. Các thành-viên gốc Việt-Cộng ấy đã đem theo nhiều loại vũ-khí mà họ lấy được trước và trong khi thoát-ly, đủ để trang-bị cho hầu hết các cá-nhân và đơn-vị chiến-đấu của Bảy.Ðiều quan-trọng nhất là Dân đã hướng-dẫn cho Bảy cùng Ban Tham-Mưu chiếm đóng và sử-dụng một căn-cứ lớn cùng năm căn-cứ phụ trong vùng mật-khu cũ của Việt-Cộng, mà địch đã bỏ trống để đưa nhau về Thành sau ngày chúng chiếm được vùng Quốc-Gia.Hoạt-động của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” sau Tháng Tư năm 1975 cũng tương-tự như hoạt-động của Việt-Cộng trước kia: từ mật-khu bung ra, lan rộng, khiến địch bị bận tay ở vùng chúng chiếm, chỉ chống trả ở vùng ven chứ không tấn-công nổi vào vùng sâu.
MỘT hôm có một số dân, trong đó có vài sĩ-quan bộ-đội Việt-Cộng, vào rừng tìm củi, lạc vào vùng căn-cứ chính của Bảy mà không hay, và đã tranh-thủ thì-giờ ngủ lại tại chỗ qua đêm để có thể tiếp-tục công việc sớm vào sáng hôm sau. Sáng sau, khi đi sâu thêm vào trong, nhóm người này bị phát-hiện, nhưng được thành-viên của Ðảng ấy thi-hành chính-sách nhân-đạo dẫn đường cho ra khỏi rừng.Việc đó tới tai Việt-Cộng; chúng bèn tổ-chức cho cán-bộ của chúng giả làm thường-dân đi kiếm củi, mật ong, quế, len-lỏi vào gần để quan-sát, tìm hiểu thực-lực, các đường giao-liên, và hệ-thống bố-phòng của tổ-chức đối-nghịch này.Cuối cùng, Việt-Cộng đã huy-động một lực-lượng quân-sự lớn, có sự tăng-viện của Bộ Quốc-Phòng và các quân+binh-chủng cấp Quân-Khu: đường núi thì có xe tăng, xe thiết-giáp xung-kích; đường sông thì có xuồng-máy đổ bộ; có cả đại-pháo và máy-bay yểm-hộ.
Ðịch đồng loạt tấn-công vào căn-cứ chính và hai căn-cứ phụ ở gần đó của kháng-chiến-quân. Rủi thay, toàn-thể các cấp lĩnh-đạo và cán-sự cao-cấp của phe khởi-nghĩa đều đang dự họp tại căn-cứ đầu-não của mình, nên rốt cuộc đã sa vào tay giặc, cùng với các nam+nữ chiến-hữu sống sót và không di-tản kịp-thời. Ba căn-cứ kháng-chiến còn lại sau đó cũng bị địch tràn ngập. NGÀY cuối-cùng của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” cũng là ngày bùng nổ cuộc tranh-chấp công-trạng và quyền-lực đã ngấm-ngầm từ lâu giữa các cấp lãnh-đạo Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam/Ðà-Nẵng.Ðảng-Ủy Liên-Khu V và Quân-Ủy Quân-Khu V ẩn-trú trên lãnh-thổ của Tỉnh này.
Sự an-toàn của các mật-khu này cũng như thành-tích quấy-rối an-ninh vùng Quốc-Gia lâu nay phần lớn là do công của Công-An. Người đứng đầu ngành Công-An Việt-Cộng từ đầu cho đến sau 1975 ở đây là Hoàng Văn Lai. Cầm nắm được tình-hình mọi mặt liên-quan đến “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” của Nguyễn Văn Bảy để đi đến quyết-định tấn-công triệt-tiêu kẻ thù như trên, cũng là do công của Công-An, của Hoàng Văn Lai.Nhưng vào buổi sáng ngày Việt-Cộng mở cuộc tấn-công mật-khu của Bảy, đại-tá Ðoàn Khuê, Chỉ-Huy-Trưởng Tỉnh-Ðội Quảng-Nam Ðà-Nẵng, cũng là Tư-Lệnh cuộc hành-quân, đã dựa vào lực-lượng quân-sự hùng-hậu của mình mà xuất-phát, không thèm đếm xỉa đến Hoàng Văn Lai.
Lai sợ bị Khuê giành mất công đầu, nên ra lệnh cho lái-xe lái vượt lên trước, để nắm vai trò dẫn đường. Khi xe của Lai đang vượt lên thì Khuê ra lệnh cho xe của mình ép qua, lấn xe của Lai lật nhào.HOÀNG Văn Lai, một cán-bộ cao-cấp, trung-kiên, và có nhiều công-trạng lớn đối với Ðảng và Nhà-Nước, chết rồi mà vẫn chưa yên.Ðảng họp, phân-tích sự-việc theo lời tường-thuật của Khuê, kết-luận là Lai quá nặng đầu-óc cá-nhân chủ-nghĩa, vi-phạm quy-luật hành-quân, suýt nữa phá hỏng kế-hoạch chung của tập-thể, nên đã quyết-định trừng-phạt... cái xác, và cả cái hồn (?) của Lai. Xác Lai tuy cũng được chôn trong một nghĩa-trang, nhưng nằm ở một vị-trí sát cạnh cổng vào, ý nói hồn Lai sẽ không nghỉ-ngơi mà phải tiếp-tục làm lính Công-An gác cổng cho nghĩa-trang này.
NGUYỄN An Dân có góp ý với Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Nhuận trong việc soạn-thảo Cương-Lĩnh Chính-Trị cho “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng”. Tiến-sĩ Nguyễn Nhuận cũng ở trong một tổ-chức chính-trị chống-Cộng khác tại Huế; và tổ-chức ấy về sau cũng bị Việt-Cộng phá vỡ, các nhà lĩnh-đạo ngoài đó cũng bị tuyên án tử-hình. Nhuận bị hành-quyết chung với nhóm Bảy trong này, vì địch tìm thấy nhiều đoạn thủ-bút của Nhuận trong bản thảo Chính-Cương của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” và một bức ảnh chụp chung cảnh một buổi họp bên trong mật-khu kháng-chiến của Tỉnh Quảng-Nam, cho thấy cùng ngồi trên bàn chủ-tọa với Bảy là Nhuận và Dân.
Tất cả sáu người trong chủ-tọa-đoàn đều bị kết án tử-hình.Nhưng chỉ có năm nạn-nhân đã bị hành-quyết tại pháp-trường; còn Nguyễn An Dân thì không. DÂN được thân-nhân, toàn là cán-bộ lãnh-đạo nhiều ngành cấp cao, xin giùm, nên được giảm án xuống tù chung-thân, rồi giảm thêm nữa xuống còn tù hai mươi năm. Tôi hỏi anh-ta: “Anh có cảm-tưởng gì khi thoát án tử-hình?” Dân nhìn tôi để dò ý rồi mới trả lời: “Tôi hiểu là có dư-luận nghi tôi được họ gài vào để hại anh Bảy. Nhưng, anh hãy nhìn vào cái chân tôi đây nè!”Dân cởi quần dài, vì anh-ta thường-xuyên mặc quần dài, để tôi nhìn thấy cái chân bên phải của anh-ta bị teo cơ, rút gân, và co ngắn lại như một cành cây sấy khô.
Anh-ta chỉ vào một cái sẹo lớn, nói tiếp: “Tôi bị cùm chân suốt mấy năm trời trong buồng biệt-giam. Lúc đầu, đôi chân sưng húp, rồi một cái nhọt bị tấy; tôi khóc, tôi la suốt mấy ngày đêm mà họ chẳng thèm đoái-hoài. Chịu không nổi nữa, tôi phải tự mình móc thịt giải-phẫu. Mất máu, kiệt sức; một chân trở lại bình-thường, một chân teo rút như thế này đây. Nhưng tôi vẫn cứ bị cùm hai chân mãi cho đến ngày anh Bảy và các chính-hữu vĩnh-viễn ra đi...”ÐẦU năm 1985, Việt-Cộng đề ra công-tác tổng-kết thành-tích mười năm bạo-hành ở Miền Nam này.
Nguyễn An Dân được đưa về Ðà-Nẵng, để tập, rồi đưa lên vùng căn-cứ cũ của “Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng” để đóng một đoạn dành cho vai-trò cũ của anh-ta trong một cuốn phim diễn lại cuộc tấn-công của Việt-Cộng phá vỡ chiến-khu của Nguyễn Văn Bảy nói trên. Công-An đã thuê một nữ-võ-sư đóng vai một nữ-đại-úy Công-An, sau khi xung-phong quật ngã một số nhân-vật kháng-chiến, dùng một thế võ hiểm-độc tước súng và bắt sống được Nguyễn An Dân.Vì chân bị què nên Dân chỉ đứng dựa vào sau một thân cây, diễn cảnh chĩa súng bắn ra đối-phương, rồi vừa chồm tới là bị tước súng, còng tay.
Nhưng đoạn phim ấy là quan-trọng nhất, vì Dân là nhân-vật chủ-chốt duy-nhất còn sống-sót được sau biến-cố lịch-sử ấy tại vùng đất này. Khi đã đóng xong vai mình trong phim, anh-ta được đưa đến Trại “Tiên-Lãnh I” trên cùng chuyến xe với tôi.VÀO ngày 30-4-1985, Việt-Cộng đem chiếu cuốn phim thành-tích mười năm của chúng cho mọi tù-nhân tại các Trung-Tâm Lao+Cải và Trại Tạm-Giam đều xem.CŨNG như lệ thường, tôi xốc nách Dân, dìu xuống mấy bậc thềm đá từ buồng cách-ly ra sân, sắp hàng đếm số, rồi cùng tiến vào hội-trường. Hằng ngày, anh-ta vui-vẻ cười chào mọi người gặp trên đường đi; nhưng tối nay thì anh-ta cúi đầu lặng-lẽ bước đi như một tử-tội đang bị dẫn ra pháp-trường.
Tôi tôn-trọng niềm suy-tưởng của người bạn-tù. Trước đó, Nguyễn An Dân đã nói với tôi là người-ta muốn giết anh-ta thêm một lần nữa.Một cái chân què, kết-quả cụ-thể của một chính-sách vô-nhân đối với tù-nhân bị bệnh trong cảnh xích-xiềng, đã giết chết sự toàn-vẹn và sức mạnh thể-xác còn lại của anh-ta. Một bản án tử-hình, tuyên ra không phải là không do ý muốn kết-liễu cuộc đời của anh-ta. Một quyết-định giảm án, chỉ làm cho anh-ta, dù thụ-động, cảm thấy mình không xứng-đáng sống trước anh-linh của Nguyễn Văn Bảy và các anh-hùng khác đã hy-sinh, cũng như bao nhiêu chiến-hữu khác, vì có gia-đình, tài-sản, và sự-nghiệp, nên mất-mát và đau-đớn nhiều hơn anh-ta.“Bây giờ lại còn bắt mình phơi mặt ra trước tập-thể, để xác-nhận với mọi người về nội-dung của một cuốn phim mà đạo-diễn đã cố ý dàn-dựng cho chế-độ đương-quyền lớn+mạnh và công+chính, trong lúc lực-lượng khởi-nghĩa mà mình là chứng-nhân tiêu-biểu thì nhỏ+yếu và tư+tà, tức là giết nốt những hình-ảnh kiêu-hùng mà đồng-bào trong niềm ngưỡng-mộ đã từng hình-dung ra.
Nó là phần kỷ-niệm đẹp nhất đã ghi-khắc trong tâm-hồn mình, cho những ngày còn lại của cuộc đời mình...”NGỒI giữa cả nghìn con-người, chính-trị-phạm lẫn thường-phạm, đang náo-nức xem phim, tôi cũng trầm-ngâm nghĩ-ngợi theo Dân. Bây giờ anh-ta mới thấy tiếc là đã không hề làm một bài thơ tình; bây giờ anh-ta mới thấy tình-cảm mà một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào đó đã dành cho anh-ta ngày xưa là quý-báu và cần-thiết vô-cùng.Trước ngày mà Dân tưởng là phải ra pháp-trường, anh-ta đã được gặp mẹ; bà-cụ chỉ khóc: “Con đừng chết trước mẹ, con ơi!” Và mới ngày hôm qua, được gặp mẹ vào thăm+nuôi, Dân cũng chỉ khóc: “Mẹ đừng chết trước ngày con về, mẹ ơi!”
NHƯNG tôi bỗng thấy rộn lên trong lòng một niềm vui mênh-mang.Khắp nước chắc-chắn có nhiều cán-bộ như Nguyễn An Dân, chưa mất lương-tri, một sớm một chiều trở về trong lòng Quốc+Dân.Và cũng hiển-nhiên vẫn có vô-vàn công-dân như Nguyễn Văn Bảy, không vì bất-hòa trong nhà mà nỡ đành lòng chấp-nhận để cho giặc+cướp xông vào tàn-sát bà-con...
LÊ XUÂN NHUẬN
=
Tuesday, April 7, 2009
JANE FONDA, A TRAITOR
In Memory of my brother -in- law
LT. C.Thomsen Wieland who spent 100 days at the Hanoi Hilton
IF YOU NEVER FORWARDED ANYTHING IN YOUR LIFE FORWARD THIS SO THAT EVERYONE WILL KNOW!!!!!! She really is a traitor A TRAITOR IS ABOUT TO BE HONORED
KEEP THIS MOVING ACROSS AMERICA
This is for all the kids born in the 70's who donot remember, and didn't have to bear theburden that our fathers, mothers and olderbrothers and sisters had to bear. Jane Fonda is being honored as one of the ’100 Women of the Century.' BY BARBRA WALTERS
Unfortunately, many have forgotten and stillcountless others have never known how Ms.Fonda betrayed not only the idea of our country,but specific men who served and sacrificedduring Vietnam
The first part of this is from an F-4E pilot. The pilot's name is Jerry Driscoll, a River Rat. In 1968, the former Commandant of the USAFSurvival School was a POW in Ho Lo Prison the 'Hanoi Hilton.' Dragged from a stinking cesspit of a cell,cleaned, fed, and dressed in clean PJ's, he wasordered to describe for a visiting American'Peace Activist' the 'lenient and humanetreatment' he'd received.
He spat at Ms. Fonda, was clubbed, and wasdragged away.During the subsequent beating, he fell forwardon to the camp Commandant 's feet, which sent that officer berserk. In 1978, the Air Force Colonel still suffered fromdouble vision (which permanently ended hisflying career) from the Commandant's frenziedapplication of a wooden baton.
From 1963-65, Col. Larry Carrigan was in the47FW/DO (F-4E's). He spent 6 years in the'Hanoi Hilton', the first three of which hisfamily only knew he was 'missing in action'.His wife lived on faith that he was still alive.His group, too, got the cleaned-up, fed andclothed routine in preparation for a 'peace delegation' visit. They, however, had time and devised a plan toget word to the world that they were alive and still survived.
Each man secreted a tinypiece of paper, with his Social Security Numberon it , in the palm of his hand. When paraded before Ms. Fonda and acameraman, she walked the line, shaking eachman's hand and asking little encouragingsnippets like: 'Aren't you sorry you bombedbabies?' and 'Are you grateful for the humanetreatment from your benevolent captors?'Believing this HAD to be an act, they eachpalmed her their sliver of paper. She took them all without missing a beat. \
At theend of the line and once the camera stoppedrolling, to the shocked disbelief of the POWs,she turned to the officer in charge and handedhim all the little pieces of paper. Three men died from the subsequent beatings. Colonel Carrigan was almost number four but he survived, which is the only reason weknow of her actions that day. I was a civilian economic development advisorin Vietnam , and was captured by the NorthVietnamese communists in South Vietnam in1968, and held prisoner for over 5 years.
I spent 27 months in solitary confinement; oneyear in a cage in Cambodia ; and one year in a 'black box' in Hanoi My North Vietnamese captors deliberatelypoisoned and murdered a female missionary, anurse in a leprosarium in Ban me Thuot, SouthVietnam , whom I buried in the jungle near theCambodian border. At one time, I weighed only about 90 lbs. (My normal weight is 170 lbs.) We were Jane Fonda's 'war criminals.' When Jane Fonda was in Hanoi , I was asked bythe camp communist political officer if I wouldbe willing to meet with her. I said yes, for I wanted to tell her about the realtreatment we POWs received... and howdifferent it was from the treatment purported bythe North Vietnamese, and parroted by her as'humane and lenient.' Because of this, I spent three days on a rockyfloor on my knees, with my arms outstretchedwith a large steel weights placed on my hands,and beaten with a bamboo cane. ; I had the opportunity to meet with Jane Fondasoon after I was released. I asked her if she would be willing to debate me on TV. She never did answer me. These first-hand experiences do not exemplifysomeone who should be honored as part of '100 Years of Great Women.'
Lest we forget...' 100 Years of Great Women'should never include a traitor whose hands arecovered with the blood of so many patriots.
There are few things I have strong visceralreactions to, but Hanoi Jane's participation inblatant treason, is one of them.Please take the time to forward to as manypeople as you possibly can.It will eventually end up on her computer andshe needs to know that we will never forget.
RONALD D. SAMPSON, CMSgt, USAF 716 Maintenance Squadron, Chief ofMaintenance DSN: 875-6431 COMM: 883-6343
PLEASE HELP BY SENDING THIS TOEVERYONE IN YOUR ADDRESS BOOK. IF ENOUGH PEOPLE SEE THIS MAYBE HER STATUS WILL CHANGE
=
Monday, April 6, 2009
TRẦN KHẢI THANH THỦY * KÝ
Ôi Việt Nam xứ sở mù loà
Trần Khải Thanh Thuỷ
Thời gian này, tôi luôn phải sống trong hai trạng thái tình cảm: yêu thương, căm giận, sung sướng và khổ đau, hai làn ranh giới rõ nét. Bước chân ra cửa là gặp công an canh ngõ. Vì vậy cứ mõm chó đi đến đâu là bóng quạ mổ, diều hâu bâu vào đến đấy, người tử tế thì chép miệng : "Cái con bé sao mà dại, viết bài chống đối chế độ để cho công an nó xúi đầu gấú vào nhà phá đám hết làn này lần khác mà còn không tỉnh ra à? Khổ, nói thẳng, nói thật làm gì.
Dù lãnh đạo ăn tiệc, bà con Quảng Bình ăn giun ăn dế, ăn nòng nọc đi chăng nữa thì cũng mặc cha chúng nó, bản thân mình ăn rau dưa đạm bạc qua ngày, không ăn thịt dân như lãnh đạo đảng, cũng không phải ăn đủ thứ mọi rợ như người dân ở những nơi đói kém là được rồi ...Hơi đâu mà thương vay khóc mướn, mà ôm dân cho...dặm đảng.Rồi: -Động đến chính trị, chính em làm gì, chúng nó có chính quyền, có bạo lực trong tay, mình chỉ là đàn bà, con gái, l. vừa bằng cái bát úp, có phải Nữ Oa - bằng ba mẫu ruộng đâu mà đòi đội đá vá trời?
Những kẻ rách chuyện, sáng tai...đảng, điếc tai dân lành thì bảo: - Tội gì chứ tội nói xấu cụ Hồ là cấm kỵ. Cụ Hồ là người có công với dân, với nước này, đặc biệt có công đào tạo ra lớp người kế cận là đảng viên đảng cộng sản hiện tại, tí tuổi đầu nó đâu có biết ngày xưa khổ như thế nào? Đến cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc, trong nhà không có bóng dáng ti vi, nhưng ngoài đường, ngoài ngõ, "ti vi" chạy đầy đường, phấp phới như những cánh buồm đỏ thắm, nâu sồng, đen, trắng , tím than trên lưng mọi người(!) từ lớn, bé già trẻ đủ loại.
Toàn "màn hình" 21 inh, can dài từ vai đến gấu cả lượt. Đói cơm, rét cật, dậm rật giữa giường còn không xong. Bây giờ cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày, no cơm ấm cật, dậm dật mọi đường, nào nhà hàng khách sạn, nào giường đệm sa lông , rồi ti vi màu, xe máy xịn, nó còn muốn gì, đòi hỏi gì nữa? v.v Mấy lão cựu... chén binh thì bảo: -Tôi không cần biết đảng này xấu xa tồi tệ đến mức nào, chỉ cần mỗi tháng nó trả cho tôi 3 triệu 8, bằng mức thu nhập của người nông dân trong một năm, là tôi phải biết ơn đảng rồi, giờ nó viết bài đòi lật đổ đảng, liệu đảng khác lên thay thế có trả nổi tôi từng ấy không? Mặc xác mấy thằng cựu ...chán binh, nó ít công lao thành tích, kém may mắn, không biết luồn lọt, đội đơn, trình báo, khai láo thành tích thì phải chịu ...thân ai người ấy lo, bồ ai người ấy cưỡi, kêu gào gì, lật đổ ai?Những ả đàn bà thích họp chợ cùng ...vịt hơn thì lên giọng quác quác quác, quạc quạc quạc-
Sinh năm 1960 nó cũng được ăn kẹo của bác Hồ rồi đấy, thế kẹo ấy không phải bằng đường, bằng sữa thì bằng đất à? Cái con bố láo...nó được như thế này là nhờ ai, có phải nhờ đảng, nhờ bác, nhờ chồng con chúng tao hy sinh ngoài chiến trường không?Và như động chạm đến nỗi đau muôn thưở, họ kéo đến tận cửa, ùa và tận nhà tôi gầm lên:
- Hở cái con phản động kia? Mày có phải ra trận ngày nào không? Phải cầm súng ngày nào không, trong nhà mày có ai là liệt sĩ không. Mà mày phủ nhận công lao của chồng, cha, con, anh em chúng tao thế hả. Mày còn dám vu cáo Bác Hồ nào là có vợ, nào là có con, nào là giết dân, phá nước, không yêu tổ quốc, đồng bào...Bác Hồ mà thế à? Cả thế giới người ta yêu quý bác Hồ, cả Việt Nam thờ phụng bác...Thờ cả cái của quý của bác. Chỉ có mày...mày...
Ôi giời ơi, cái con phản động kia...cái con giời đánh, thánh vật kia...Mày chui từ đâu ra hả, mày không phải con cháu bác Hồ như chúng tao thì mày là con cháu ai hả? Hay mày được mấy thằng lưu vong phản động nó thí cho tí tiền bẩn của đế quốc Mỹ nên mày tối mắt lại ? Mày cố tình viết bài nói xấu đảng, nói xấu bác, rước chúng nó về để chúng nó đội bom lên đầu chúng tao, bắt chúng tao phải chịu cảnh giặc giã đói kém, vì thắt lưng, buộc bụng, dồn sức lực tiền của để đánh lại chúng nó? Đánh đánh! Bà con ơi, đánh chết mẹ nó đi. Công an, chính quyền người ta cho phép đấy đánh chết mẹ nó đi, tội vạ đâu đã có nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu...đánh...
Qủa là một trận cuồng phong bão tố, một cơn chấn thương trong...tiểu sử cuộc đời 46 năm làm người của tôi. Cơn bão đen giết hàng vạn dân oan tưởng đã thực sự chấm dứt sau những giọt nước mắt cá sấu của ông Hồ rồi, sao 50 năm sau vẫn còn bão rớt, hở trời?Đảng cộng sản Việt Nam xem ra vẫn chứng nào, tật ấy, vẫn lưu manh côn đồ, vẫn thích bơm máu đen vào cơ thể dân tộc, và những người dân thấp cổ bé họng, những người cả đời không ra khỏi vòng vây của những ô tem phiếu trong thời đảng trị, hay vòng vây của cuốn sổ chi tiêu trong gia đình chật hẹp, của dung tích dạ dày: 1200 cm3. Cả đời cắm đầu xuống đất, úp mặt vào niêu cơm, ăn trông nồi, ngồi trông bác....hễ nhác nghe ai nói đến đảng, lãnh tụ là sợ xanh xám mặt mày, không mảy may nghĩ xem trên thế giới người ta sống như thế nào..Có ao tù nước đọng như ở Việt Nam không?...Chính sự khiếp sợ cố hữu, bản năng của họ ...đã vô tình tiếp nhận dòng máu đen của đảng một cách vô tư lự nhất nên không biết gì về thời cuộc, không biết đến xung quanh, không những ngu si hưởng...bất bình mà còn tỏ ra tức tối khi có người không chịu ngu si trước những cảnh ngang trái bất công do lãnh đạo đảng và nhà nước gây ra như mình.
Trước kia, nghe lời đảng gọi, bắt đấu tố địa chủ, vì địa chủ :bóc lột" nên không đủ cơm ăn, áo mặc, nay nghe lời công an xúi, bắt đấu tố "phản động" vì phản động nhận tiền của nước ngoài , rải thảm đỏ rước Bush vào, gây ra cuộc chiến tranh chống Mỹ lần thứ 2(!)Thật là miệng công an có vu có khống, còn đầu dân đen thì vừa tối, vừa ngu. Oan này còn một, kêu cụ Hồ lên xem, nếu cụ có linh , không bị đảng chôn nổi trong cái mả to nhất nước, không bị đảng lôi cả phổi phèo ruột gan ra ngoài ổ bụng để đem chôn nơi khác, chắc chắn cụ sẽ hiện lên, với hai hàng nước mắt đầm đìa lệ tuôn, vì tội đã đưa cả dân tộc Việt Nam tới ngõ cụt, đường cùng, không lối ra của chủ nghĩa xã hội , đến bến bờ của sự diệt vong của thế giới cộng sản, khiến trăm dân điêu đứng, nhà nhà lầm than, đứng đầu thế giới về đủ các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, đỉnh cao trì trệ, đỉnh cao đói nghèo.
Nếu cụ là người có tâm, có thế, có lý, có lẽ, cụ sẽ phải mắng vào mặt lũ cháu gian ngoan mà rằng: -Các người thật là ngu hết chỗ nói, tại sao lại phải tôn sùng, thần thánh hoá ta cơ chứ, ta khi sống cũng đủ bảy đặc tính như mọi người, nghĩa là ái ố, hỉ nộ, tốt xấu đan cài, sai lầm chồng chất. Thời trẻ ta từng mơ được như Trần Thủ Độ, lật đổ nhà Lý, đưa đất nước vào trang sử hiển hách của đời Trần, nhưng cái tâm ta tối, cái tài ta vơi, nên đã để quan thầy lợi dụng, coi ta như con rối để giật dây, hết đưa đất nước theo Mác xít, Lê nin lại Mao ít xấu xa tồi tệ, biến hàng vạn dân oan thành dê tế thần trên bàn thờ đảng cộng sản Trung Hoa, chưa đủ còn đẩy dân tộc vào vòng thù hận, anh em sát phạt lẫn nhau, gây cảnh nồi da xáo thịt, rễ đậu đun hạt đậu...Đời ta là một chuỗi sai lầm, ta lừa thầy, phản bạn, giết hại cả vợ con, các người không mở mắt ra nhìn lại còn tôn thờ thần thánh hoá một kẻ sai lầm như ta ư?
Sao các người không biết rằng: Thần thánh hóa lãnh tụ là căn bệnh của những kẻ ngu đần . Sở dĩ nước Nhật hơn nước ta vì họ không mắc căn bệnh này, vì khi Nhật Hoàng nhận chức đã đi xuống tận các vùng xa xôi hẻo lánh gặp dân, để cho dân biết Hoàng đế cũng là người trần, mắt thịt, cũng ăn, ngủ, bài tiết, sinh con đẻ cái như người thường chứ không phải con trời, không phải thần phật . Hơn nữa, đà bay của thế hệ sau bao giờ cũng cao và xa hơn đà bay của thế hệ trước, nên khi lãnh đạo của thế hệ trước đã chết đi, thì điều tối kỵ là không được làm theo di chúc của người đã chết, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, cũng như văn hoá, xã hội.
Bọn lãnh đạo hiện tại nó tôn thờ ta vì nó cũng cơ hội, lưu manh như ta, chỉ bọn lưu manh mới tôn thờ lãnh tụ lưu manh...các người không biết mà còn cắm đầu cắm cổ nghe theo chúng nó, biến cả triệu triệu dân ngoan Việt Nam khắp 64 tỉnh thành cả nước thành dân oan Việt Nam, đội ngũ điệp điệp trùng trùng. Đời cha khiếu nại, đời con tố cáo, coi lá đơn hơn cả mạng sống? Oan khuất như thế mà các người còn ra tay đàn áp, một bà Nguyễn thị Năm, một ông Trịnh văn Bô do ta gây ra chưa đủ hay sao mà lũ lãnh đạo các người còn gieo rắc thêm mầm mống đại hoạ lên đầu ta nữa, vào đám con dân nghèo khổ cơ cực trong đám con dân của ta nữa? Các người hãy đổi mới đi, hãy giải phóng cho họ đi, để họ được quyền vùng thoát ra khỏi thời đại Hồ Chí Minh chết người của ta, tiến vào thời đại trí thức, thời đại thông tin, văn minh a còng của chính bản thân họ, đưa đất nước ra khỏi vũng lày tăm tối, đêm giữa ban ngày.
Nên nhớ cả thế giới này chỉ có một đất nước mặt trời mọc là Nhật và cũng chỉ có một đất nước mặt trời lặn là Việt Nam thôi đấy. Sao các người không tự hỏi xem cùng là nền văn minh cầm đũa mà thu nhập bình quân trên mỗi người nhật Bản hơn Việt Nam cả trăm lần? Sao họ là đất nước mặt trời mọc, còn Việt Nam là đất nước mặt trời lặn? Sao họ tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, còn Việt Nam thì tù đày, bắt bớ, xiết họng báo chí, bịt miệng thầy tu( trong phiên toà xử 30-3 -2007). Tôn giáo cho con người niềm tin và hy vọng, đồng thời xây dựng cho con người có đạo đức, có tình thương yêu, sao các ngươi đàn áp tôn giáo, phá bỏ tượng thờ, bỏ tù các nhà tu hành ? Các ngươi ngu đần, khốn nạn, bảo thủ và cố chấp như vậy lại dương dương tự đắc sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương vĩ đại của ta ư? Ôi chao! Các người quả là những kẻ thích đùa, ông tổ của Ezit nê xin ...
Tiếc rằng ông chết không toàn thây, chết ngoài mọi dự tính định liệu, di chúc dặn dò của ông, nên chẳng được địa táng hay hoả táng mà là nhân táng ...nghĩa là bị lũ ác nhân chôn nổi, nên đến bây giờ ông không những không sửa nổi sai lầm khi sống mà còn oán oán chất chồng, hàng triệu gia đình không xóa đói giảm nghèo nổi vì thân xác ông, tư tưởng ông, mỗi ngày ngốn cả tỉ đồng việt nam để nuôi cả một bộ tư lệnh bảo vệ Lăng, đề phòng bọn nghèo đói qúa khích xông vào cướp xác vứt vào vườn bách thú, nơi nuôi đủ các loại hổ, beo, cá sấu, vì tội Đảng coi rẻ mạng sống hơn mạng chết, coi ông hơn cả vua chúa quan lại thời xưa, đến mức người dân phải tự tìm câu trả lời sau cả vài chục năm chiêm nghiệm:
Vạn niên là vạn niên này
Đảng đem dốt nát đoạ đầy muôn dân
Triều đình độc ác muôn phần
Toàn dân gẫy cổ, mát thân cụ Hồ.
Ấy thế mà một người cầm bút như tôi lại bị đảng cấm đặt bút vào những vấn đề bị coi là " tế nhị", "vùng cấm", "điểm nóng" này, dù xung quanh những vấn đề này đảng treo đủ cá loại băng zôn, khẩu hiệu, nào là: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng thụ, nào một chính quyền cho dân và vì dân, nào tham nhũng là quốc nạn, các chiến sĩ trên fatrânạ báo chí phải kiên quyết bài trừ tệ nạn tham nhũng v.v và v.v, ấy thế mà hễ tôi hướng ngòi bút của mình vào đó, đảng xúi bầy đảng ma pi a, đầu gấu cùng đám quần chúng ít học vì bị đảng nhồi sọ theo cả hai hướng: ngu đần và lưu manh hoá để xúm vào la lối, như thể ngòi bút của tôi là dao mổ, tôi chuẩn bị giơ dao kề cổ đảng, chọc tiết, moi gan, xẻ thịt đảng đến nơi...để lũ tiểu yêu hết lần này lần khác khám nhà tịch thu phương tiện làm việc, vo ve quanh nhà tôi cả 6 tháng trời chưa đủ còn xui đầu gấu vào để giở luật đảng, luật rừng trừng phạt tôi hết lần này lần khác, bắt tôi phải khăn áo gió đưa ra khỏi nhà, xa chồng, lìa con, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi
Một xứ sở mà người dân coi Internet như kẻ thù, coi những người cùng bọc (Bào thai) với mình ở hải ngoại như phản động, coi đảng gian manh là bạn, bác Hồ xảo quyệt dâm ô là cha, coi mác xít lê nin là kim chỉ Nam, coi kẻ lấn chiếm đất đai tổ tiên của mình là hoàng đế , sẵn sàng cúi đầu phục vụ, trù dập những người nói thẳng nói thật như cá nhân tôi - một phụ nữ không tấc sắt trong tay, nặng vẻn vẹn 45 ký, cao 1,52 vì suy dinh dưỡng nặng trong thời đảng trị: "Bắt ăn mì phải ăn mì. Đảng xa hoa cấm tị bì, kêu ca"... Một đất nước như thế có xứng đáng với tên gọi của bài viết:"ôi Việt Nam xứ xở mù loà ?Xin sửa lại lời thơ Chế Lan Viên để phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa Việt Nam lúc này ( chỉ thay chữ đẹp bằng chữ tệ hoặc chữ đểu):Những ngày tôi sống đây là những ngày đểu nhất Vì mai sau đời không thể tệ hơn
Quán Nét Đức Giang, sau ngày bị Đảng cướp.
Đêm 8-4-2007TKTT(Tù nhân dự khuyết số 1 của đảng cộng sản Việt Nam )
==
Sunday, April 5, 2009
NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ THẾ GIỚI
*
HỌP THƯỢNG ĐỈNH G20:VẤN ĐỀ & HIỆU QUẢ ?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: Web: http://VietTUDAN.net/
01.04.2009
Hôm nay, NGÀY 01 THÁNG TƯ, tiếng tây gọi là POISSON D’AVRIL, ngày được nói xạo mà không ai có quyền bắt bẻ gì mình.
Có lẽ vì vậy mà cuộc Họp Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Luân Đôn ngày 02.04, chứ không dám lấy ngày 01.04 Poisson d’Avril để Thế giới đừng nói rằng Kết quả giải quyết những Vấn đề chỉ là xạo ke dỡn chơi của những người tai to mặt lớn thượng đỉnh của 20 nước.
Hôm thứ Sáu tuần trước 28.03.2009, Đài Phát thanh Pháp quốc tế (RFI Radio France Internationale) phỏng vấn tôi về một số vấn đề đặt ra trong cuộc Họp thượng đỉnh và về hiệu quả giải quyết ra sao, tôi trả lời tóm gọn ngay rằng G20 đến Luân Đôn để nói xạo về Ý chí, nhưng Thực tế không thể có quyết định hiệu quả thực cho cuộc Khủng hỏang hiện nay. Lý do là vì Nhóm G20 gồm những nước chứa đầy sự khác biệt về: Chủ trương Chính trị, Tổ chức Ngân Hàng, Hệ thống Sản xuất, Lọai hàng xuất cảng, Mức độ thu nhập... Không thể lấy chung quyết định giữa Nam Dương chuyên nuôi tôm và Mỹ sản xuất hàng cao cấp Kỹ thuật...
Đài RFI đặt ra một số vấn đề như sau:
=> Bỏ tiền ra thêm để Khơi động Kinh tế:
Tôi trả lời cho vấn đề: Obama chủ trương những Chương trình chi tiêu khổng lồ, xả láng, bất chấp thâm thủng ngân sách, nợ nần tương lai mà những thế hệ sau này phải đóng thuế chịu đựng. Trong khi ấy phía Liên Aâu không muốn bỏ tiền ra nữa vì lo ngại việc thâm thủng ngân sách hiện nay và sau này. Thủ tướng Anh BROWN đã báo trước rằng Anh quốc đã quá thiếu hụt ngân qũy vì đã phải cắt nhiều thuế trong việc giải quyết Ngân Hàng và Khủng hỏang Kinh tế, nên không thể bỏ gì ra thêm nếu cuộc Họp đòi hỏi. Pháp và Đức cũng đã kiệt quệ, nhất là sợ hãi nợ nần trong tương lai.
=> Kêu gọi nỗ lực của các nước G20 cứu Khủng hỏang:
Ý kiến của tôi: các nước có thể giơ hai tay cùng hoan hô cái Ý CHÍ này cho đẹp, nhưng sau cuộc Họp, trở về nhà, không ai có thể biết chắc rằng mỗi nước nỗ lực như thế nào, bỏ tiền ra bao nhiêu để cứu Khủng hỏang. Ý chí là một chuyện, còn thực tế thi hành thì mỗi nước mỗi giỏ và khó lòng kiểm sóat. Ai biết Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ra bao nhiêu để Khích động Kinh tế, cứu Khủng hỏang. Đóng tiền chung để cứu Khủng hỏang thì đặt ra nhiều khó khăn: ai đóng bao nhiêu và cứu ai ưu tiên ?
=> Tăng cường USD.500 tỉ cho IMF/FMI (Qũy Tiền tệ Quốc tế):
Một số quốc gia như Nhật, Trung quốc hăng hái hơn trước đây trong việc đóng góp vào qũy này. Thực vậy, Nhật và Trung quốc rất lo ngại viễn tượng Che Chở Kinh tế (Protectionism) làm cho họ thiệt hại về xuất cảng hàng hóa. Việc đóng góp này làm cho họ có thế mạnh đấu tranh cho xuất cảng hàng hóa sang các nước. Tôi thêm nhận xét là hiện nay Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF/FMI dường như bỏ phía Á châu, mà tăng cường giúp đỡ các quốc gia Đông Aâu thuộc Liên Aâu. Việc này không làm phật ý những nước Á châu như Nhật và Trung quốc trong việc tăng cường đóng góp vì những nước này nhằm trả giá việc được phép xuất cảng sang Mỹ và Liên Aâu cũng như những nước khác thuộc G20.
=> Tăng cường can thiệp Nhà Nước vào Kinh tế Tự do và Thị trường:
Cuộc Khủng hỏang hiện nay khiến một số người thuộc khuynh hướng Xã hội công kích Tư Bản chủ nghĩa (Capitalisme) và yêu cầu sự can thiệp của Nhà Nước (Intervention Etatique). Tôi đã phân biệt sự khác nhau giữa Tư bản chủ nghĩa và nền Kinh tế Tự do và Thị trường. Nền Kinh tế nào cũng cần Capital, Xã hội Chủ nghĩa cũng vậy. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường tôn trọng Tư doanh và Tự do Cạnh tranh. Đó là sức mạnh của Kinh tế. Việc can thiệp của Nhà Nước vào nền Kinh tế này chỉ có tính cách hỗ trợ giai đọan khi cần thiết, chứ không mang tính cách thường xuyên lâu dài như phế bỏ Tư doanh và Cạnh tranh tự do tại Thị trường. Thực ra cuộc Khủng hỏang ngày nay đến từ việc Tòan Cầu hóa Hàng hóa để chiếm Thị trường tiêu thụ từ những nước lớn, đồng thời Tập trung hóa Tài chánh cho những Tập đòan sản xuất Liên quốc gia (Multinationales). Việc Khủng hỏang không phải là lỗi của nền Kinh tế Tự do và Thị trường, mà là việc quá lạm dụng trong việc Tòan cầu hóa từ những nước mạnh đến chỗ làm Cạnh tranh trở thành bất chính. Việc can thiệp của Nhà Nước luôn luôn làm mất hiệu năng Kinh tế.
=> Điều chỉnh (Réguler) chung hệ thống Tài chánh Thế giới:
Réguler (Điều chỉnh) có nghĩa là Kiểm sóat (Controler). Hai quốc gia đặt vấn đề này ra gay gắt nhất, đó là Pháp và Đức. Vấn đề mang tính cách lâu dài và có tham vọng bao trùm cả Thế giới. Vì đó là vấn đề lâu dài, nên vấn đề không có tính cách giải quyết Khủng hỏang cấp thời mà G20 muốn họp để giải quyết. Việc bao trùm Ngân Hàng và Tài chánh Thế giới khiến vấn đề này mang tính cách quá tham vọng. Làm thế nào Mỹ để cho Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ... nhòm ngó, đặt luật kiểm sóat cho Ngân Hàng và Tài chánh Hoa kỳ. Ngân Hàng và Tài chánh Trung cộng cũng được giấu kín. Nước này để cho Hoa kỳ và Liên Aâu hay Nhật nhòm ngó kiểm sóat hay sao. Hãy giải quyết cái thực tế này trước khi nói đến đặt luật Điều chỉnh, Kiểm sóat tòan Thế giới.
=> Một lọai TIỀN chung thay thế cho đồng DOLLAR ?:
Vào tháng 10 năm 2008 vừa rồi, khi công kích Hoa kỳ gây ra Khủng hỏang, Nicolas Sarkozy đã nói đến việc thay thế đồng Dollar Mỹ. Ong cũng nhắc tới một cuộc Họp về Tiền Tệ giống như kiểu Bretton Woods năm 1944 trước đây.
Gần đây, ngày 13.03.2009, trước Quốc Hội Trung quốc, Oân Gia Bảo đã nói về việc lo ngại những món nợ mà Trung quốc cho Mỹ vay dưới danh hiệu đồng Dollar. Gần đây nhất, ngày 23.03.2009, Chu Tiểu Xuyên viết một bài trong đó nhà lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương của Trung Hoa đề nghị thế giới phải bớt lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Muốn vậy, phải tạo ra một thứ tiền tệ chung để thay thế đô la Mỹ trong việc giao thương cũng như dự trữ ngoại tệ.
Nếu coi cuộc Họp thượng đỉnh G20 lần này giống như cuộc Họp Tiền tệ Bretton Woods 1944 và đặt ra vấn đề thay thế đồng Dollar bằng một đồng Tiền Chung nào đó, thì vấn đề quá xa vời đối với cuộc Khủng hỏang đang cấp bách lúc này. Thực ra, đồng Dollar được chấp nhận như đồng tiền chung thời 1944 là do hòan cảnh Thế Chiến thứ II làm cho các Tiền Aâu châu mất giá vì không còn Vàng bảo đảm nữa. Chỉ nước Mỹ mới còn vàng bảo đảm cho đồng Dollar. Hệ thống Tiền tệ thời ấy lấy vàng làm bảo chứng (Régime Etalon-Or, rồi Régime Etalon-Devise-Or). Đồng Tiền chỉ là tấm giấy ghi con số. Cái giá trị của nó là có vàng đứng đàng sau. Năm 1966, người ta bỏ luôn giá trị công khai bảo chứng bằng vàng. Giá trị của đồng Tiền được chuyển sang bảo chứng bằng khả năng Kinh tế của một nước (Régime du Pouvoir d’Achat). Đồng Dollar có Kinh tế mạnh nhất Thế giới của Hoa kỳ đứng bảo chứng, nên tự động đồng Dollar được cả Thế giới tin tưởng làm đồng Tiền Chung.
Nếu bây giờ Pháp (Sarkozy) và Trung quốc (Oân Gia Bảo) muốn thay thế Dollar bằng một đồng Tiền Chung nào đó, thì phải có một nền Kinh tế Chung nào đó bảo đảm cho giá trị đồng Tiền Chung ấy. Làm thế nào có một nền Kinh tế Chung bảo đảm cho đồng Tiền Chung ? Đây là vấn đề xa thực tế. Hiện nay, Kinh tế Mỹ vẩn còn sức mạnh hơn cả Liên Aâu và Trung quốc để có thể bào chứng giá trị cho đồng Dollar. Tin tưởng vào sức mạnh Kinh tế Hoa kỳ, nên đồng Dollar tự động được chấp nhận bởi số đông và tiếp tục giữ vai trò của nó. Chưa có điều kiện Kinh tế chung Thế giới để có thể thay thế đồng Dollar, trừ khi Mỹ quyết định bỏ chữ DOLLAR để lấy một tên khác cho đồng tiền của Mỹ.
=> Vấn đề cấp bách cho G20 là Che Chở Kinh tế (Protectionism):
Chính những quốc gia thuộc G20 đã tự động lấy những Biện pháp Che Chở Kinh tế (Mesures protectionnistes). Tổng cộng đã đếm được 66 Biện Pháp. Đó là lời la hỏang của Oâng ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), của Oâng STRAUSS, Tổng Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF/FMI), của Oâng LAMY, Tổng Giám đốc Mậu Dịch Thế Giới (WTO/OMC).
Con Ma CHE CHỞ KINH TẾ (Spectre Protectionnisme/Spectre Protectionism) hiện ra nguyên hình, chứ không phải là bóng ma chập chờn. Đó là vấn đề mà G20 phải giải quyết thực sự. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết được.
Những nước đến cuộc Họp thượng đỉnh sẽ cao giọng nêu ý chí triệt hạ Protectionism, nhưng thực tế mỗi nước đã tự động lấy những Biện Pháp Che Chở Kinh tế rồi. Vì vậy, về vấn đề này, những thành viên đến họp G20 chỉ nói xạo giống như POISSON D’AVRIL. Miệng nói lớn tiếng là Tự do Mậu Dịch, nhưng lại âm thầm làm Che Chở Kinh tế.
Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL thứ Hai 30.03.2009, chạy 5 cột trên trang nhất với đầu đề: G20 HOPES MEET STARK REALITY. Thực vậy Gordon BROWN, Thủ tướng Anh quốc muốn xây dựng lâu dài Kiến trúc Tổng quát Tài chánh (Rebuild Global Financial Architecture), nhưng cấp bách, Oâng phải đối chọi với những thực tế gay gắt (Confront Stark Realities).
Lord Malloch-Brown, người được Thủ tướng Anh gửi đi thăm dò ý kiến tại các nước thuộc G20, đã cho thấy rằng các nước này lo lắng những vấn đề cấp thiết của riêng họ hơn là việc điều chỉnh lâu dài hệ thống tài chánh Thế giới.
Tờ THE WALL STREET JOURNAL, trong bài trên đây, đã viết:”They have been confronted with stark reality: it is difficult to rebuild the global financial architecture when countries around the world are struggling to dress their own growing economic woes” (page 1) (Các nước đã phải chạm trán với thực tế phũ phàng: thật khó lòng xây dựng Kiến trúc Tổng quát Tài chánh khi mà những quốc gia cả Thế giới đang đấu tranh để cứu những thảm họa kinh tế mỗi ngày mỗi lớn lên cho họ)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
01.04.2009
HỌP THƯỢNG ĐỈNH G20:VẤN ĐỀ & HIỆU QUẢ ?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: Web: http://VietTUDAN.net/
01.04.2009
Hôm nay, NGÀY 01 THÁNG TƯ, tiếng tây gọi là POISSON D’AVRIL, ngày được nói xạo mà không ai có quyền bắt bẻ gì mình.
Có lẽ vì vậy mà cuộc Họp Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Luân Đôn ngày 02.04, chứ không dám lấy ngày 01.04 Poisson d’Avril để Thế giới đừng nói rằng Kết quả giải quyết những Vấn đề chỉ là xạo ke dỡn chơi của những người tai to mặt lớn thượng đỉnh của 20 nước.
Hôm thứ Sáu tuần trước 28.03.2009, Đài Phát thanh Pháp quốc tế (RFI Radio France Internationale) phỏng vấn tôi về một số vấn đề đặt ra trong cuộc Họp thượng đỉnh và về hiệu quả giải quyết ra sao, tôi trả lời tóm gọn ngay rằng G20 đến Luân Đôn để nói xạo về Ý chí, nhưng Thực tế không thể có quyết định hiệu quả thực cho cuộc Khủng hỏang hiện nay. Lý do là vì Nhóm G20 gồm những nước chứa đầy sự khác biệt về: Chủ trương Chính trị, Tổ chức Ngân Hàng, Hệ thống Sản xuất, Lọai hàng xuất cảng, Mức độ thu nhập... Không thể lấy chung quyết định giữa Nam Dương chuyên nuôi tôm và Mỹ sản xuất hàng cao cấp Kỹ thuật...
Đài RFI đặt ra một số vấn đề như sau:
=> Bỏ tiền ra thêm để Khơi động Kinh tế:
Tôi trả lời cho vấn đề: Obama chủ trương những Chương trình chi tiêu khổng lồ, xả láng, bất chấp thâm thủng ngân sách, nợ nần tương lai mà những thế hệ sau này phải đóng thuế chịu đựng. Trong khi ấy phía Liên Aâu không muốn bỏ tiền ra nữa vì lo ngại việc thâm thủng ngân sách hiện nay và sau này. Thủ tướng Anh BROWN đã báo trước rằng Anh quốc đã quá thiếu hụt ngân qũy vì đã phải cắt nhiều thuế trong việc giải quyết Ngân Hàng và Khủng hỏang Kinh tế, nên không thể bỏ gì ra thêm nếu cuộc Họp đòi hỏi. Pháp và Đức cũng đã kiệt quệ, nhất là sợ hãi nợ nần trong tương lai.
=> Kêu gọi nỗ lực của các nước G20 cứu Khủng hỏang:
Ý kiến của tôi: các nước có thể giơ hai tay cùng hoan hô cái Ý CHÍ này cho đẹp, nhưng sau cuộc Họp, trở về nhà, không ai có thể biết chắc rằng mỗi nước nỗ lực như thế nào, bỏ tiền ra bao nhiêu để cứu Khủng hỏang. Ý chí là một chuyện, còn thực tế thi hành thì mỗi nước mỗi giỏ và khó lòng kiểm sóat. Ai biết Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ra bao nhiêu để Khích động Kinh tế, cứu Khủng hỏang. Đóng tiền chung để cứu Khủng hỏang thì đặt ra nhiều khó khăn: ai đóng bao nhiêu và cứu ai ưu tiên ?
=> Tăng cường USD.500 tỉ cho IMF/FMI (Qũy Tiền tệ Quốc tế):
Một số quốc gia như Nhật, Trung quốc hăng hái hơn trước đây trong việc đóng góp vào qũy này. Thực vậy, Nhật và Trung quốc rất lo ngại viễn tượng Che Chở Kinh tế (Protectionism) làm cho họ thiệt hại về xuất cảng hàng hóa. Việc đóng góp này làm cho họ có thế mạnh đấu tranh cho xuất cảng hàng hóa sang các nước. Tôi thêm nhận xét là hiện nay Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF/FMI dường như bỏ phía Á châu, mà tăng cường giúp đỡ các quốc gia Đông Aâu thuộc Liên Aâu. Việc này không làm phật ý những nước Á châu như Nhật và Trung quốc trong việc tăng cường đóng góp vì những nước này nhằm trả giá việc được phép xuất cảng sang Mỹ và Liên Aâu cũng như những nước khác thuộc G20.
=> Tăng cường can thiệp Nhà Nước vào Kinh tế Tự do và Thị trường:
Cuộc Khủng hỏang hiện nay khiến một số người thuộc khuynh hướng Xã hội công kích Tư Bản chủ nghĩa (Capitalisme) và yêu cầu sự can thiệp của Nhà Nước (Intervention Etatique). Tôi đã phân biệt sự khác nhau giữa Tư bản chủ nghĩa và nền Kinh tế Tự do và Thị trường. Nền Kinh tế nào cũng cần Capital, Xã hội Chủ nghĩa cũng vậy. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường tôn trọng Tư doanh và Tự do Cạnh tranh. Đó là sức mạnh của Kinh tế. Việc can thiệp của Nhà Nước vào nền Kinh tế này chỉ có tính cách hỗ trợ giai đọan khi cần thiết, chứ không mang tính cách thường xuyên lâu dài như phế bỏ Tư doanh và Cạnh tranh tự do tại Thị trường. Thực ra cuộc Khủng hỏang ngày nay đến từ việc Tòan Cầu hóa Hàng hóa để chiếm Thị trường tiêu thụ từ những nước lớn, đồng thời Tập trung hóa Tài chánh cho những Tập đòan sản xuất Liên quốc gia (Multinationales). Việc Khủng hỏang không phải là lỗi của nền Kinh tế Tự do và Thị trường, mà là việc quá lạm dụng trong việc Tòan cầu hóa từ những nước mạnh đến chỗ làm Cạnh tranh trở thành bất chính. Việc can thiệp của Nhà Nước luôn luôn làm mất hiệu năng Kinh tế.
=> Điều chỉnh (Réguler) chung hệ thống Tài chánh Thế giới:
Réguler (Điều chỉnh) có nghĩa là Kiểm sóat (Controler). Hai quốc gia đặt vấn đề này ra gay gắt nhất, đó là Pháp và Đức. Vấn đề mang tính cách lâu dài và có tham vọng bao trùm cả Thế giới. Vì đó là vấn đề lâu dài, nên vấn đề không có tính cách giải quyết Khủng hỏang cấp thời mà G20 muốn họp để giải quyết. Việc bao trùm Ngân Hàng và Tài chánh Thế giới khiến vấn đề này mang tính cách quá tham vọng. Làm thế nào Mỹ để cho Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ... nhòm ngó, đặt luật kiểm sóat cho Ngân Hàng và Tài chánh Hoa kỳ. Ngân Hàng và Tài chánh Trung cộng cũng được giấu kín. Nước này để cho Hoa kỳ và Liên Aâu hay Nhật nhòm ngó kiểm sóat hay sao. Hãy giải quyết cái thực tế này trước khi nói đến đặt luật Điều chỉnh, Kiểm sóat tòan Thế giới.
=> Một lọai TIỀN chung thay thế cho đồng DOLLAR ?:
Vào tháng 10 năm 2008 vừa rồi, khi công kích Hoa kỳ gây ra Khủng hỏang, Nicolas Sarkozy đã nói đến việc thay thế đồng Dollar Mỹ. Ong cũng nhắc tới một cuộc Họp về Tiền Tệ giống như kiểu Bretton Woods năm 1944 trước đây.
Gần đây, ngày 13.03.2009, trước Quốc Hội Trung quốc, Oân Gia Bảo đã nói về việc lo ngại những món nợ mà Trung quốc cho Mỹ vay dưới danh hiệu đồng Dollar. Gần đây nhất, ngày 23.03.2009, Chu Tiểu Xuyên viết một bài trong đó nhà lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương của Trung Hoa đề nghị thế giới phải bớt lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Muốn vậy, phải tạo ra một thứ tiền tệ chung để thay thế đô la Mỹ trong việc giao thương cũng như dự trữ ngoại tệ.
Nếu coi cuộc Họp thượng đỉnh G20 lần này giống như cuộc Họp Tiền tệ Bretton Woods 1944 và đặt ra vấn đề thay thế đồng Dollar bằng một đồng Tiền Chung nào đó, thì vấn đề quá xa vời đối với cuộc Khủng hỏang đang cấp bách lúc này. Thực ra, đồng Dollar được chấp nhận như đồng tiền chung thời 1944 là do hòan cảnh Thế Chiến thứ II làm cho các Tiền Aâu châu mất giá vì không còn Vàng bảo đảm nữa. Chỉ nước Mỹ mới còn vàng bảo đảm cho đồng Dollar. Hệ thống Tiền tệ thời ấy lấy vàng làm bảo chứng (Régime Etalon-Or, rồi Régime Etalon-Devise-Or). Đồng Tiền chỉ là tấm giấy ghi con số. Cái giá trị của nó là có vàng đứng đàng sau. Năm 1966, người ta bỏ luôn giá trị công khai bảo chứng bằng vàng. Giá trị của đồng Tiền được chuyển sang bảo chứng bằng khả năng Kinh tế của một nước (Régime du Pouvoir d’Achat). Đồng Dollar có Kinh tế mạnh nhất Thế giới của Hoa kỳ đứng bảo chứng, nên tự động đồng Dollar được cả Thế giới tin tưởng làm đồng Tiền Chung.
Nếu bây giờ Pháp (Sarkozy) và Trung quốc (Oân Gia Bảo) muốn thay thế Dollar bằng một đồng Tiền Chung nào đó, thì phải có một nền Kinh tế Chung nào đó bảo đảm cho giá trị đồng Tiền Chung ấy. Làm thế nào có một nền Kinh tế Chung bảo đảm cho đồng Tiền Chung ? Đây là vấn đề xa thực tế. Hiện nay, Kinh tế Mỹ vẩn còn sức mạnh hơn cả Liên Aâu và Trung quốc để có thể bào chứng giá trị cho đồng Dollar. Tin tưởng vào sức mạnh Kinh tế Hoa kỳ, nên đồng Dollar tự động được chấp nhận bởi số đông và tiếp tục giữ vai trò của nó. Chưa có điều kiện Kinh tế chung Thế giới để có thể thay thế đồng Dollar, trừ khi Mỹ quyết định bỏ chữ DOLLAR để lấy một tên khác cho đồng tiền của Mỹ.
=> Vấn đề cấp bách cho G20 là Che Chở Kinh tế (Protectionism):
Chính những quốc gia thuộc G20 đã tự động lấy những Biện pháp Che Chở Kinh tế (Mesures protectionnistes). Tổng cộng đã đếm được 66 Biện Pháp. Đó là lời la hỏang của Oâng ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), của Oâng STRAUSS, Tổng Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF/FMI), của Oâng LAMY, Tổng Giám đốc Mậu Dịch Thế Giới (WTO/OMC).
Con Ma CHE CHỞ KINH TẾ (Spectre Protectionnisme/Spectre Protectionism) hiện ra nguyên hình, chứ không phải là bóng ma chập chờn. Đó là vấn đề mà G20 phải giải quyết thực sự. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết được.
Những nước đến cuộc Họp thượng đỉnh sẽ cao giọng nêu ý chí triệt hạ Protectionism, nhưng thực tế mỗi nước đã tự động lấy những Biện Pháp Che Chở Kinh tế rồi. Vì vậy, về vấn đề này, những thành viên đến họp G20 chỉ nói xạo giống như POISSON D’AVRIL. Miệng nói lớn tiếng là Tự do Mậu Dịch, nhưng lại âm thầm làm Che Chở Kinh tế.
Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL thứ Hai 30.03.2009, chạy 5 cột trên trang nhất với đầu đề: G20 HOPES MEET STARK REALITY. Thực vậy Gordon BROWN, Thủ tướng Anh quốc muốn xây dựng lâu dài Kiến trúc Tổng quát Tài chánh (Rebuild Global Financial Architecture), nhưng cấp bách, Oâng phải đối chọi với những thực tế gay gắt (Confront Stark Realities).
Lord Malloch-Brown, người được Thủ tướng Anh gửi đi thăm dò ý kiến tại các nước thuộc G20, đã cho thấy rằng các nước này lo lắng những vấn đề cấp thiết của riêng họ hơn là việc điều chỉnh lâu dài hệ thống tài chánh Thế giới.
Tờ THE WALL STREET JOURNAL, trong bài trên đây, đã viết:”They have been confronted with stark reality: it is difficult to rebuild the global financial architecture when countries around the world are struggling to dress their own growing economic woes” (page 1) (Các nước đã phải chạm trán với thực tế phũ phàng: thật khó lòng xây dựng Kiến trúc Tổng quát Tài chánh khi mà những quốc gia cả Thế giới đang đấu tranh để cứu những thảm họa kinh tế mỗi ngày mỗi lớn lên cho họ)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
01.04.2009
TRUYỆN CƯỜI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NHỮNG CON CÁO ĐỎ
Sơn Trung sưu tập
TRUYỆN HÀI XHCN
CHUYỆN ĐỊA NGỤC
Một người chết phải xuống âm phủ mới thấy có hai địa ngục: tư bản và cộng sản. Khi đi qua địa ngục cộng sản, ông thấy quỷ sứ đội mũ liềm búa và sao vàng, vai mang mã tấu đứng thẳng tắp. Ông thấy Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh ở bên trong cửa sắt giơ tay chào ông ,vẫy ông vào. Các ông ấy đồng thanh rao to như trẻ bán hàng ở bến xe đò miền Đông, Miền Tây: "Nhào zô! Nhào zô ! mau mau kẻo hết chỗ! Ở bên tư bản khổ lắm! Vạc dầu sôi ngàn độ. Còn bên này không không xăng, không dầu nên vạc dầu mát rượi, như là tắm nước nóng ở nhà mà thôi! Sướng lắm ! Nhào zô! Nhào zô!"
Ông này vốn là dân HO, bèn trả lời:" Xạo quá! cha nội! Thiếu xăng, thiếu dầu đốt, tụi bay lôi người ta ra dùng dao cùn,rựa cũ chặt thành khúc còn đau hơn vạc dầu sôi. Không vạc dầu, không xăng, tụi bay đem người chôn sống hay dùng củi thiêu sống càng khổ hơn! Thôi ! Vĩnh biệt các đồng chí XHCN!
VẤN ĐỀ LƯƠNG BỔNG
Thủ tướng CHXHCN Việt Nam được tiếng là người thực sự quan tâm đến đời sống nhân dân. Ông lại là một trong số rất ít cán bộ lãnh đạo cấp cao muốn và biết lắng nghe ý kiến của mọi người, kể cả những ý kiến “nghịch nhĩ”.
Một hôm, ông mời nhà văn Nguyễn Tuân đến chơi và hỏi:
“Anh nói thật cho tôi biết, trong xã hội ta hiện nay, lớp người nào sung sướng nhất?”
-“Lớp người vô lương” ,- Nguyễn Tuân đáp liền.
-Anh có thể nói rõ hơn được không?”
-“Đó là lớp cán bộ vô lương tâm và đám con ngồi không ăn lương nhà nước.”
Một lần khác, Thủ tướng về thăm vùng mỏ Hòn Gai, giả dạng thường dân, thủ tướng ghé vào nhà một công nhân. Sau khi hỏi mức lương của hai vợ chồng, ông nói:
-“Lương cô chú thấp như vậy, đời sống chắc khổ lắm?”
-Anh chồng đáp:“Lương thấp chưa hẳn đã khổ, chỉ lương… thiện mới khổ thôi ạ!
Thấy Thủ tướng ân cần lắng nghe, chị vợ mạnh dạn thêm:
-“Anh chị em công nhân chúng tôi rất tâm đắc về chủ trương đấu tranh chống tiêu cực đang diễn ra rầm rộ trong cả nước.
Thủ tướng bèn hỏi:
-Thế cô chú hiểu thế nào là đấu tranh chống tiêu cực? Và tiêu cực là gì?
-Thưa đồng chí, tiêu cực nghĩa là bên trên các vị lãnh đạo cứ tha hồ mà tiêu, còn bên dưới dân đen chúng ta cứ tha hồ mà cực”.
Cũng chuyện lương bổng.
Một Tổng thống Pháp gặp Tổng bí thư Liên Xô tại Liên Hiệp quốc. Tổng bí thư Liên Xô hỏi Tổng thống Pháp:
-Bên ông, mỗi tháng công nhân lĩnh lương bao nhiêu?
Tổng thống Pháp đáp:
-Khoảng 1500 đồng EURO.
-Thế họ ăn tiêu hết bao nhiêu:
-Khoảng một ngàn EURO.
-Thế tiền còn lại họ làm gì?
-Đó là chuyện riêng của họ. Tôi không chú ý đến việc này!
Đến phiên Tổng thống Pháp hỏi:
-Bên ông, công nhân lương mỗi tháng bao nhiêu?
-Hai ngàn rup.
-Thế mỗi tháng họ tiêu bao nhiêu?
-Ba ngàn rup.
-Thế thì làm sao mà sống?Họ lấy đâu cho đủ tiền xài?
-Đó là việc riêng của họ, tôi không cần để ý đến!
DANH DỰ CỦA CON CHÓ
Buổi tối tại một quán nhậu đông đúc náo nhiệt, mọi người ăn uống ồn ào.Có hai ông ngồi ở một bàn khuất góc quán, cả hai mặt đã bắt đầu đỏ gay. Họ đang nói chuyện gì không biết. Chợt ông mặc áo trắng nói:
– Tụi lãnh đạo bây giờ nhiều đứa xấu xa, tồi tệ như chó!
Ông mặc áo xanh bỗng nổi khùng, lên tiếng:
– Tôi phản đối cái lối nói xúc phạm, bôi bác của anh.
– Nhưng mà tôi nói đúng!
– Anh nói sai rồi!
– Tôi nói đúng!
– Anh nói sai! …
Cả hai bắt đầu to tiếng và có dấu hiệu sắp xảy ra xô xát. Thực khách xung quanh thấy vậy chạy lai can gián, một người hỏi:
– Có chuyện gì mà hai ông bạn phải to tiếng với nhău như vậy? Có gì thì cứ từ từ mà giải quyết với nhau.
Ông áo xanh:
– Ông ấy nói lãnh đạo bây giờ tồi như chó … Nói như vậy là rất xúc phạm nên tôi gây…
Một giọng nói nho nhỏ trong đám đông :
– Nói vậy là đúng chứ còn xúc phạm cái gì?
Ông áo xanh:
– Xúc phạm con chó của tôi !!!
BA CON VẸT
Nghe đồn chợ chim - chó ở đường Hàm Nghi đang bày bán ba con vẹt lạ vừa mang từ Hà Nội vào, dân Sài Gòn kéo nhau đi xem đông nghẹt. Nhưng mọi người chỉ xem thôi chứ chẳng ai mua nổi vì người bán “quát” giá quá đắt: con vẹt trắng giá 200USD, con vẹt xanh giá 500USD, con vẹt đỏ giá tới 1500USD.
Theo lời quảng cáo của người bán, con vẹt trắng biết hô khẩu hiệu, con vẹt xanh biết đọc diễn văn chúc mừng…
Một người tò mò hỏi:
“Vậy con vẹt đỏ biết làm gì mà giá mắc gấp mấy mươi lần hai con kia?”
“Nó không biết làm gì cả”
- người bán lạnh lùng đáp.
“Ủa, không biết làm gì mà dám kêu giá vậy?”
Người bán vẹt thủng thỉnh đáp:“Nó không biết làm gì thực, nhưng nó là thủ trưởng của hai con vẹt kia.”
VỀ TỔNG BÍ THƯ
"Hai người bạn đi trên phố. Một người hỏi:
-"Anh nghĩ gì về đồng chí tổng bí thư hiện nay"
-"Tôi không thể nói cho anh ở đây được," "Hãy đi theo tôi."
Hai người đi vào một phố vắng.
- "Nào, cho tôi biết anh nghĩ gì về đ/c tổng bí thư?"
Người bạn gặng hỏi."Không, chưa được, chỗ này chưa được," và thế là hai người tiếp tục vào một ngõ nhỏ,
-"Chỗ này được chưa?"
Họ xuống một tầng hầm của tòa nhà.
-"Chưa, chưa an toàn."
Cuối cùng, họ xuống tận một tầng hầm vắng vẻ. "OK, cho tôi biết đi chứ."
Người bạn nhìn quanh lo ngại rồi nói,
-"Đừng nói với ai nhé, tôi ́ thích ông ta lắm."
Cũng chuyện Tổng bí thư.
Một hôm, có một vị khách ăn mặc sang trọng, mắt đeo kính trắng gọng vàng, tay xách cặp da, đến văn phòng Tổng bí thư xin gặp mặt. Nhân viên văn phòng hỏi giấy chứng minh nhân dân, thư giới thiệu, rồi hỏi lý do xin gặp mặt Tổng bí thư.
Khách đáp khách là bạn thân của Tổng bí thư, lâu ngày không gặp, nay tới thăm cho thỏa lòng thương nhớ.
Nghe khách nói xong, viên sĩ quan An Ninh ở trong văn phòng liền hô an ninh bắt trói vị khách và tống giam ngay lập tức. Hôm sau, báo Công An, Nhân Dân và Quân Đội đều đưa tin rằng cán bộ An Ninh đảng ta đã bắt được một tên CIA xâm nhập văn phòng để ám sát Tổng bí thư kính yêu của đảng và Nhân dân ta. Các thông tín viên trong và ngoài nước đến phỏng vấn:
-Tại sao đồng chí biết ngay tên ấy là CIA?
-Bọn đế quốc ngu dốt, chẳng biết gì cả. Đồng chí Tổng bí thư ta có đi học ngày nào đâu mà có bạn học!
CÁI TẨU CỦA STALIN
“Phái đoàn Gruzia đến Kremlin thăm Stalin.''Khi họ về Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.''Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo: “Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu nên đã bị xử tử. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.”
CHỐNG THAM NHŨNG
Thực hiện chỉ thị của Trung ương, Nghệ An rầm rộ phát động phong trào chống tiêu cực. Một uỷ ban đặc biệt được thành lập để chỉ đạo phong trào. Một hôm, các vị trong “Ủy ban chống tiêu cực” kéo đến Nhà máy Xi măng để điều tra.
Công nhân Đỗ Khói bí mật đến gặp họ, tố cáo:
-“Báo cáo các đồng chí, lâu nay tôi để ý dò xét, thấy tay Trần Văn Truồng , ở sát vách nhà tôi trong khu tập thể, mỗi ngày dám bỏ ra tới đồng rưỡi bạc để mua rau muống. Vị chi cả tháng, riêng tiền rau muống không thôi, anh ta đã tiêu đến 45 đồng. Trong khi đó, lương anh ta, kể cả phụ cấp đắt đỏ, chỉ có 50 đồng chẵn! Không cần phải tính toán lâu la, hẳn các đồng chí cũng có thể kết luận là để có đủ tiền mua gạo, củi và các nhu yếu phẩm khác, Trần Văn Truồng rõ ràng phải ăn cắp của công.”
Công nhân Trần Văn Truồng lập tức bị điệu đến thẩm vấn. Một vị trong “Ủy ban chống tiêu cực” làm ra vẻ không biết vụ rau muống, đập bàn quát:
“Anh hãy thành thực khai: đã ăn cắp bao nhiêu thứ của Nhà nước?”
Trần Văn Truồng ớ người và dĩ nhiên chẳng nhận gì cả. Sau mấy ngày tra hỏi, cuối cùng, một vị trong uỷ ban mới lật tẩy: “Vậy anh hãy khai cho chúng tôi rõ: anh lấy đâu ra tiền để ăn mỗi tháng tới 45 đồng rau muống?”
“Dạ, tôi lấy tiền lương ạ.”
“Láo! Tiền lương và phụ cấp của anh chỉ có 50 đồng, ăn rau muống không thôi, chỉ còn lại đúng 5 đồng. Vậy anh sống sao nổi với 5 đồng đó? Đừng lấy vải thưa che mắt thánh. Biết điều thì khai thật đi!”
Trần Văn Truồng gãi tai, lắp bắp: “Dạ... thật oan cho... em quá! Thực tình... em... mỗi ngày có bỏ... bỏ ra đồng rưỡi... để mua... rau... rau muống về... ăn. Ngoài rau... muống... muống ra, em không dám ăn... ăn... gì cả...”
Một vị trong uỷ ban lại đập bàn: “Ăn rau muống không thôi, làm sao sống nổi? Láo quá!”
- “Dạ, em không dám... dám... nói sai ạ. Các cụ xưa vẫn bảo đói ăn rau, đau uống thuốc... Em... đói... đói... quá nên em theo lời... các cụ, em... chỉ... chỉ ăn rau thôi ạ...”
Nhiều vị trong “Ủy ban chống tiêu cực” gật gù ra vẻ thông cảm. Nhưng có vị lại chất vấn: “5 đồng còn lại, anh làm sao mua đủ củi luộc rau? Anh vẫn chưa khai thật.”
Công nhân Trần Văn Truồng lấy lại được bình tĩnh, nhếch mép cười chua chát:
-“Thưa quý Ủy ban, biết không đủ tiền mua củi luộc rau, tôi đành ăn rau... sống ạ. Thế là mỗi tháng, tôi còn thừa được 5 đồng để bỏ vào Quỹ tiết kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.” Nghe đến đây, ông Chủ tịch “Ủy ban chống tiêu cực” liền ghi vào biên bản thẩm vấn: “Công nhân Trần Văn Truồng không phải là phần tử tiêu cực, mà là một cá nhân tích cực. Đồng chí Trần Văn Truồng xứng đáng được giới thiệu trên báo Đảng để phục vụ cuộc vận động nhân điển hình tiên tiến”.
Cũng truyện Chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Khi làm thủ tướng, Võ Văn Kiệt hiền lành, không hề có ý kiến, ý cò gì cả. Nhưng ông cũng thuộc loại ăn thịt người mới được bổ vào bọn cầm đầu ủy ban quân quản Saigon. Ông cũng như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn đã bắt bao quân nhân, trí thức, văn nghệ sĩ ngồi tù, đã tham gia đánh tư sản, đã đẩy dân ra biển, đày dân đi kinh tế mới. Chính ông đã đem bán dân trong các chính sách xuất khẩu người, đi làm gái ở xứ người. Thế mà sau khi về hưu, ông bèn lên tiếng dữ dội, nào là hòa hợp, hòa giải dân tộc, toàn dân đoàn kết, quên hận thù làm như ông là một thầy tu không bằng. Ông còn gửi thư lên Bộ Chính trị kêu gào bài trừ tham nhũng, ăn cắp của công. Phóng viên ngoai quốc và trong nước muốn gặp ông phỏng vấn mà không được vì xung quanh dinh thự có lính gác. Đến khi ông bị giải xuống địa ngục, ông vừa bước ra khỏi tù xa thì bọn báo chí trong và ngoài nước đã chờ trước cửa địa ngục xúm lại hỏi:
-Hồi trước, ông làm thủ tướng, quyền trong tay, sao ông không thả quân cán chính miền Nam, và ra tay trừng trị bọn tham những mà bây giờ ông kêu gọi vậy?
Võ Văn Kiệt đáp:
-Lúc đó tôi đang bận ăn nên không thể nói, không thể làm được được. Bây giờ tôi phải lên tiếng vì bất công quá! Hồi trước, mỗi năm tôi kiếm vài triệu đô, nay chúng lấy cả tỷ đô! So với Đỗ Mười, Lê Đức Anh, gia đình tôi là vô sản vì con trai, con gái tôi chỉ có mỗi đứa vài triệu đô , trong khi vợ con, cháu nội, cháu ngoại chúng nó có hàng tỷ đô nên tôi phải chửi, phải kêu gọi đảng đánh tham nhũng để xây dựng lại xã hội chủ nghĩa cho trong sạch và giàu mạnh hơn!
( còn tiếp)
XIN ĐỌC Văn Học Hiện Đại của Nguyễn Thiên Thụ
=
CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt NamBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại cho tới thời gian đó.[cần dẫn nguồn] Các cường quốc, do nhiều mục tiêu của từng thời kỳ khác nhau, đã viện trợ cho các bên trong Chiến tranh Việt Nam về đủ mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, giáo dục ... với đủ các mức độ khác nhau. Nhìn chung viện trợ ngày càng tăng theo quy mô chiến tranh. Trong khi Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa. Viện trợ nước ngoài đã có ảnh hưởng to lớn đến tình hình chiến tranh và đời sống của nhân dân hai miền Việt Nam, không những viện trợ vật chất mà các bên còn viện trợ nhân lực, chuyên gia và đưa quân lính tham chiến trực tiếp.
Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam thay đổi theo từng thời kỳ và có tầm ảnh hưởng quyết định đến chiến tranh, hình thái chiến tranh, xây dựng và phát triển nền kinh tế của hai miền.
Mục lục[ẩn]
1 Viện trợ kinh tế
1.1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1.2 Việt Nam Cộng hòa
2 Giáo dục và đào tạo
3 Viện trợ quân sự
3.1 Việt Nam Cộng hòa
3.2 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
3.2.1 Tiền mặt
3.2.2 Hàng hóa
4 Chú thích
//
[sửa] Viện trợ kinh tế
[sửa] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
[sửa] Việt Nam Cộng hòa
Hỗ trợ tài chính của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa chính là các khoản viện trợ kinh tế bao gồm viện trợ thương mại (nhằm hỗ trợ nhập khẩu và hỗ trợ ngân sách nhà nước), viện trợ nông phẩm (dưới hình thưc hiện vật là các lương thực và thực phẩm), viện trợ theo dự án (có thể bằng tiền hoặc hiện vật cho từng dự án cụ thể trong các lĩnh vực hành chính, xã hội, kinh tế-văn hóa).
Nếu xét theo tính chất cho vay hoặc cho không, thì phần lớn viện trợ kinh tế của Mỹ cho VNCH là viện trợ cho không (không hoàn lại), viện trợ cho vay trong 20 năm từ 1955 đến 1975 chỉ chưa đến 200 triệu USD. Các khoản cho vay lớn của Mỹ giúp VNCH đóng tiền gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4 triệu USD năm 1956), đổi mới hệ thống viễn thông (6,8 triệu USD năm 1958-1959), phát triển đội tàu hỏa (9,7 triệu USD năm 1959, 9,7 triệu USD năm 1961), mở rộng hệ thống dẫn nước từ sông Đồng Nai về Sài Gòn (17,5 triệu USD năm 1960), xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức (12,7 triệu USD năm 1961), hỗ trợ chương trình Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970).[1] Cho đến khi sụp đổ, Việt Nam Cộng hòa còn nợ Hoa Kỳ 145 triệu USD.[2]
Viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)
Năm
Tổngviện trợ(Triệu USD)
Bình quânđầu người(USD)
Bình quânđầu người(Đồng)
Năm
Tổngviện trợ(Triệu USD)
Bình quânđầu người(USD)
Bình quânđầu người(Đồng)
1955
322,4
28,03
981,22
1966
793,9
47,47
4.936,95
1956
210,0
16,33
571,54
1967
666,6
38,85
4.195,33
1957
282,2
21,38
748,43
1968
651,1
36,89
4.352,96
1958
189,0
14,04
491,35
1969
560,5
30,97
3.654,09
1959
207,4
15,01
525,44
1970
655,4
33,63
3.968,45
1960
181,8
12,92
542,17
1971
778,0
38,71
4.567,36
1961
152,0
10,45
365,71
1972
587,7
28,46
10.131,78
1962
156,0
10,45
627,05
1973
531,2
25,06
12.377,96
1963
195,9
12,74
764,39
1974
657,4
30,16
19.088,72
1964
230,6
14,62
876,97
1975
240,9
10,43
--
1965
290,3
17,81
1.068,65
Ghi chú: Mức viện trợ bình quân đầu người được tính bằng cách lấy tổng viện trợ chia cho dân số VNCH cùng năm. Mức viện trợ tính bằng tiền Đồng tính bằng cách lấy mức viện trợ tính bằng Dollar Mỹ nhân với tỷ giá hối đoái chính thức giữa Đồng VNCH với Dollar.
Nguồn: Số liêu về tổng viện trợ lấy từ Dacy (1986), bảng 10.2, trang 200; Số liệu về dân số VNCH lấy từ Trần Văn Thọ chủ biên (2000), bảng 1.1, trang 238; Số liệu về tỷ giá hối đoái lấy từ Dacy (1986), bảng 9.5, trang 190.
[sửa] Giáo dục và đào tạo
[sửa] Viện trợ quân sự
Hầu như toàn bộ vũ khí, khí tài quân sự, quân trang, quân dụng dùng cho chiến tranh Việt Nam của cả hai bên đều do bên ngoài viện trợ.
Giai đoạn 1955-1975
Việt Nam Cộng hòa[3]từ Hoa Kỳ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[4]từ Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Súng bộ binh
1.900.000
3.608.863
Phi cơ
1.200
458
Trực thăng
600
Không có số liệu
Xe tăng-Thiết giáp
2.074
2.210
Tên lửa SA 75M
Không có trang bị
23
Pháo các loại
1.532
8.438
Xe cơ giới các loại
56.000
16.116
Máy thông tin
50.000 (vô tuyến)70.000 (hữu tuyến)
Không có số liệu
Bệ phóng tên lửa
Không có trang bị
1.357
[sửa] Việt Nam Cộng hòa
Viện trợ quân sự Mỹ cho nước Việt Nam Cộng hòa[5]:
Giai đoạn
Trị giá (triệu đô la)
Tài khóa 1972-1973
1.614
Tài khóa 1973-1974
1.026
Tài khóa 1974-1975
700
[sửa] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
[sửa] Tiền mặt
Cho đến nay vẫn chưa có số liệu chính thức công bố số tiền mặt viện trợ cho miền Bắc từ phía nhà nước Việt Nam, nhưng theo Nguyễn Nhật Hồng Trưởng bộ phận B29:[6]
"Toàn bộ tiền viện trợ và tiền giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam đánh Mỹ đều tập trung về một đầu mối là B29... Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp nhận Sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn)(678.700.000 USD), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng...".
[sửa] Hàng hóa
Qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp (chuyển đổi).
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa (bao gồm Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Romania, CHDC Đức, CHDCND Triều Tiên và Cuba) viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn như sau[4]:
Giai đoạn
Tổng số(tấn)
Hàng hậu cần(tấn)
Vũ khí, trang bị kỹ thuật(tấn)
Liên Xô(tấn)
Trung Quốc(tấn)
Các nước khác(tấn)
Giai đoạn 1955-1960
49.585
4.105
45.480
29.996
19.589
Giai đoạn 1960-1964
70.295
230
70.065
47.223
22.982
442
Giai đoạn 1965-1968
517.393
105.614
411.779
226.969
170.798
119.626
Giai đoạn 1969-1972
1.000.796
316.130
684.666
143.793
761.001
96.002
Giai đoạn 1973-1975
724.512
75.267
49.246
65.601
620.354
38.557
Tính theo số lượng
Phân loại
Đơn vị tính
Liên Xô
Trung Quốc
Các nước XHCN khác
Súng bộ binh
khẩu
439.198
2.227.677
942.988
Súng chống tăng
khẩu
5.630
43.584
16.412
Súng cối các loại
khẩu
1.076
24.134
2.759
Pháo hỏa tiễn
khẩu
1.877
290
Pháo mặt đất
khẩu
789
1.376
263
Pháo cao xạ
khẩu
3.229
614
Bộ điều khiển
bộ
647
Bệ phóng tên lửa
chiếc
1.357
Đạn tên lửa
quả
10.169
Tên lửa SA 75M
quả
23
Đạn tên lửa VT 50v
quả
8.686
Tên lửa Hồng Kỳ
e
1 trung đoàn
Tên lửa S125
e
2 trung đoàn
Đạn tên lửa K681
quả
480
480
Máy bay chiến đấu
chiếc
316
142
Tàu chiến hải quân
chiếc
52
30
Tàu vận tải hải quân
chiếc
21
127
Xe tăng các loại
chiếc
687
552
10
Xe vỏ thép
chiếc
601
360
Xe xích kéo pháo
chiếc
1.332
322
758
Xe chuyên dùng
chiếc
498
6.524
2.502
Phao cầu
bộ
12
15
13
Xe máy công trình
chiếc
100
3.430
650
Ống dẫn dầu
bộ
56
11
45
Thiết bị toàn bộ
bộ
37
36
3
[sửa] Chú thích
^ Đặng Phong (2004), trang 187-188.
^ “Vài hình ảnh về chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước”, Tuổi Trẻ Online. Truy cập 23/06/2007, 06:08 (GMT+7).
^ Nguồn từ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh- 28 Võ Văn Tần Q.3 TpHCM
^ a b “Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam”, Việt Nam Net. Truy cập 13/04/2005 15:38' (GMT+7).
^ Đại thắng Mùa Xuân 1975, NXB Thông tấn, Hà Nội 2005
^ “B29 - tổ chức tuyệt mật giữa Hà Nội”, Thanh Niên Online. Truy cập 22/10/2006, 23:46:00 (GMT+7).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam
BẮC HÀN PHÓNG HỎA TIỄN
ĐÀI RFA
Bắc Hàn tuyên bố thành công trong việc phóng vệ tinh
RFA 04.05.2009
Bắc Hàn hôm nay cho biết họ đã cho phóng vệ tinh viễn thông theo như thông báo đưa ra trong thời gian vừa qua.
Hãng thông tấn KCNA của Bắc Hàn được Reuters trích dẫn nói là Bắc Hàn tuyên bố thành công trong việc đưa vệ tinh Kwanmyongsong- 2 lên quĩ đạo trái đất. Vệ tinh thử nghiệm vừa nêu được KCNA thông tin là do tên lửa đẩy Unha-2, hay Taepodong- 2, đưa vào quĩ đạo sau chín phút hai giây phóng đi.
Trong khi đó thì tin của hãng thông tấn Kyodo loan đi vào sáng hôm nay trích dẫn phát biểu Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc, Lee Sang- hee cho rằng theo đánh giá của Seoul thì tất cả ba tầng hỏa tiển phóng đi đã rơi xuống biển và không đưa được gì vào quĩ đạo.
Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cũng có thông báo tương tự.
Phía cơ quan chức năng Hoa Kỳ cũng đang có những tranh luận về tuyên bố của Bắc Hàn cho rằng đã phóng thành công vệ tinh vào quĩ đạo. Cơ quan tham mưu phòng vệ không gian Bắc Mỹ và Bộ chỉ huy Tham mưu Bắc Mỹ trong bản tin loan đi vào sáng sớm nay cũng có tuyên bố là tầng một của tên lửa rơi xuống biển Nhật Bản, những tầng còn lại với các thiết bị mang trên đó rơi xuống Thái Bình Dương, không có vật thể nào đi vào quĩ đạo trái đất và không có mảnh vỡ nào rơi xuống địa phận Nhật Bản.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/Nkorea-says-it-successfully-launched-satellite-skorea-says-dprk-failed-to-put-satellite-into-orbit-04052009105651.html
=
ĐÀI VOA
Mỹ, EU đòi có biện pháp đáp lại vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên
05/04/2009
Binh sĩ Nam Triều Tiên theo dõi tin tức truyền hình về vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên
Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động sau khi Bắc Triều Tiên phóng một hỏa tiễn bất chấp các nghị quyết của Liên hiệp quốc.Trong một thông cáo chung, các cường quốc thế giới lên án Bình Nhưỡng là khai triển khả năng phi đạn đạn đạo để đe dọa các nước có vũ khí tàn sát hàng loạt.
Các nước này kêu gọi thế giới đáp lại để chứng tỏ rằng không thể chống lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mà không bị trừng phạt.Bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc cho biết Washington tin rằng đáp ứng thích đáng nhất sẽ là một nghị quyết mới.Hội đồng Bảo an LHQ sẽ họp hôm nay để thảo luận về cách thức đáp lại hành động của Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên cho biết đã phóng một vệ tinh vào quỹ đạo trong khuôn khổ một chương trình không gian hòa bình, và nói rằng thiết bị này đang phát đi nhạc cách mạng trên bầu trời của quả đất.Quân đội Hoa Kỳ thì nói rằng không có vật thể nào đi vào quỹ đạo.
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-04-05-voa18.cfm
Bắc Hàn tuyên bố thành công trong việc phóng vệ tinh
RFA 04.05.2009
Bắc Hàn hôm nay cho biết họ đã cho phóng vệ tinh viễn thông theo như thông báo đưa ra trong thời gian vừa qua.
Hãng thông tấn KCNA của Bắc Hàn được Reuters trích dẫn nói là Bắc Hàn tuyên bố thành công trong việc đưa vệ tinh Kwanmyongsong- 2 lên quĩ đạo trái đất. Vệ tinh thử nghiệm vừa nêu được KCNA thông tin là do tên lửa đẩy Unha-2, hay Taepodong- 2, đưa vào quĩ đạo sau chín phút hai giây phóng đi.
Trong khi đó thì tin của hãng thông tấn Kyodo loan đi vào sáng hôm nay trích dẫn phát biểu Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc, Lee Sang- hee cho rằng theo đánh giá của Seoul thì tất cả ba tầng hỏa tiển phóng đi đã rơi xuống biển và không đưa được gì vào quĩ đạo.
Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cũng có thông báo tương tự.
Phía cơ quan chức năng Hoa Kỳ cũng đang có những tranh luận về tuyên bố của Bắc Hàn cho rằng đã phóng thành công vệ tinh vào quĩ đạo. Cơ quan tham mưu phòng vệ không gian Bắc Mỹ và Bộ chỉ huy Tham mưu Bắc Mỹ trong bản tin loan đi vào sáng sớm nay cũng có tuyên bố là tầng một của tên lửa rơi xuống biển Nhật Bản, những tầng còn lại với các thiết bị mang trên đó rơi xuống Thái Bình Dương, không có vật thể nào đi vào quĩ đạo trái đất và không có mảnh vỡ nào rơi xuống địa phận Nhật Bản.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/Nkorea-says-it-successfully-launched-satellite-skorea-says-dprk-failed-to-put-satellite-into-orbit-04052009105651.html
=
ĐÀI VOA
Mỹ, EU đòi có biện pháp đáp lại vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên
05/04/2009
Binh sĩ Nam Triều Tiên theo dõi tin tức truyền hình về vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên
Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động sau khi Bắc Triều Tiên phóng một hỏa tiễn bất chấp các nghị quyết của Liên hiệp quốc.Trong một thông cáo chung, các cường quốc thế giới lên án Bình Nhưỡng là khai triển khả năng phi đạn đạn đạo để đe dọa các nước có vũ khí tàn sát hàng loạt.
Các nước này kêu gọi thế giới đáp lại để chứng tỏ rằng không thể chống lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mà không bị trừng phạt.Bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc cho biết Washington tin rằng đáp ứng thích đáng nhất sẽ là một nghị quyết mới.Hội đồng Bảo an LHQ sẽ họp hôm nay để thảo luận về cách thức đáp lại hành động của Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên cho biết đã phóng một vệ tinh vào quỹ đạo trong khuôn khổ một chương trình không gian hòa bình, và nói rằng thiết bị này đang phát đi nhạc cách mạng trên bầu trời của quả đất.Quân đội Hoa Kỳ thì nói rằng không có vật thể nào đi vào quỹ đạo.
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-04-05-voa18.cfm
HỨA HOÀNH * LỊCH SỬ VIỆT NAM
HCM sao y “chang” bản chánh Cách mạng vô sản của Trung Cộng
Gs Hứa Hoành
"Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ vào lúc đó, không phải là vấn đề có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không, mà chính là vấn đề bản thân của Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không"(Tưởng Vĩnh Kính, sách HCM tại Trung Quốc, trang 356 - 357).
Ít ai ngờ rằng ông Hồ từng tâm sự với cán bộ thân tín rằng "Thà để cho thực dân Pháp đô hộ thêm 5, 10 năm nữa, còn hơn để các đảng phái quốc gia giành được chánh quyền một Nước Việt Nam độc lập !
-moz-background-inline-policy: -moz-initial;"> "Nhằm tranh thủ quần chúng, ông (Hồ) mâu thuẫn đã dựng cờ, trong khi đó lại còn bán rẻ và bài trừ các đảng phái chống Pháp và tranh thủ độc lập Dân tộc chân chính khác... Ông rất cần ngoại viện, nhưng ông không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào nhận ngoại viện. Ông cũng cần tranh thủ quần chúng, nhưng không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào tranh thủ quần chúng.....” (Sách đã dẫn, trang 373). >Những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều học giả khám phá thêm nhiều tài liệu lịch sử, làm sáng tỏ nhiều vấn đề từ trước tới nay ít người biết. Các sử liệu ấy đã đánh đổ nhiều huyền thoại về Hồ Chí Minh, mà đảng CS của ông đã thêu dệt, bịa đặt để thần thánh hóa ông ta. Sự thật ông Hồ không có sáng kiến gì cả. Cái gọi là "sự vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác Lê", chẳng qua là sự sao chép, cóp nhặt, vay mượn của người khác. Nếu không có cuộc cách mạng vô sản ở Trung Cộng, liệu ông Hồ có thành công ở Việt Nam hay không ?
Ông Hồ chỉ học lớp 7 trung học phổ thông. Ông chưa biết hết khái niệm thông thường của khoa học thường thức. Tuy nhiên, vì ra đời sớm, tự lập để mưu sinh bằng đủ thứ nghề: bồi tàu hạng bét, phu quét tuyết trên đường phố Luân Đôn, bồi khách sạn, thợ rửa ảnh.... ông Hồ có nhiều mưu gian mẹo vặt và thủ đoạn gian hùng. Ông sáng trí trong việc bắt chước. Ông không bao giờ nêu về vấn đề gì có liên quan đến xuất xứ của mình. Đó là thái độ thiếu minh bạch.
Hơn 20 năm làm cán bộ tình báo, gián điệp (1924 - 1944), ông Hồ ăn lương, lãnh phụ cấp, giấy thông hành của Liên Xô để qua các Nước Á Châu hoạt động. Liên Xô không trả tiền để ông đi “giải phóng Dân tộc” Việt Nam của ông. “Ai chi tiền, người ấy chỉ huy”, đó là một định luật. Ông Hồ ăn cơm chúa phải múa tối ngày. Những từ ngữ “đi tìm đường cứu Nước”, “giải phóng Dân tộc” là những huyền thoại mà đảng CSVN thêu dệt, bịa đặt thêm sau này, để tôn ông lên hàng "cha già Dân tộc". Sự thật thủy chung ông Hồ vẫn là một cán bộ CS quốc tế, có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa CS sang các Nước. Ông phải ngụy trang dưới chiếc áo Dân tộc, để lừa gạt mọi người. Ông tới Trung Hoa trước sau 5 lần. Mỗi lần ông ở lại một thời gian khác nhau và lấy những bí danh khác nhau, để hoạt động gián điệp trá hình, và xuất cảng chủ nghĩa CS theo lịnh của Nước chi tiền.
ÔNG HỒ KHÔNG THIẾT THA GÌ ĐẾN “ĐỘC LẬP DÂN TỘC":
Những ai từng nghiên cứu về cuộc đời hoạt động của HCM cũng nhận ra một điều quan trọng: Đối với ông, không có tình yêu Nước hay Dân tộc. Tuy nhiên, lúc nào ông cũng ngụy trang, nép mình dưới chủ nghĩa Dân tộc để truyền bá chủ nghĩa cộng sản. Đó chính là lý tưởng suốt đời của ông. Nó thôi thúc ông trong bữa ăn, trong giấc ngủ. Nó biến thành một bản năng mãnh liệt.
http://tamgiaodongnguyen.com/Misc/HCMSaoYBanChanh.htm
Gs Hứa Hoành
"Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ vào lúc đó, không phải là vấn đề có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không, mà chính là vấn đề bản thân của Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không"(Tưởng Vĩnh Kính, sách HCM tại Trung Quốc, trang 356 - 357).
Ít ai ngờ rằng ông Hồ từng tâm sự với cán bộ thân tín rằng "Thà để cho thực dân Pháp đô hộ thêm 5, 10 năm nữa, còn hơn để các đảng phái quốc gia giành được chánh quyền một Nước Việt Nam độc lập !
-moz-background-inline-policy: -moz-initial;"> "Nhằm tranh thủ quần chúng, ông (Hồ) mâu thuẫn đã dựng cờ, trong khi đó lại còn bán rẻ và bài trừ các đảng phái chống Pháp và tranh thủ độc lập Dân tộc chân chính khác... Ông rất cần ngoại viện, nhưng ông không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào nhận ngoại viện. Ông cũng cần tranh thủ quần chúng, nhưng không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào tranh thủ quần chúng.....” (Sách đã dẫn, trang 373). >Những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều học giả khám phá thêm nhiều tài liệu lịch sử, làm sáng tỏ nhiều vấn đề từ trước tới nay ít người biết. Các sử liệu ấy đã đánh đổ nhiều huyền thoại về Hồ Chí Minh, mà đảng CS của ông đã thêu dệt, bịa đặt để thần thánh hóa ông ta. Sự thật ông Hồ không có sáng kiến gì cả. Cái gọi là "sự vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác Lê", chẳng qua là sự sao chép, cóp nhặt, vay mượn của người khác. Nếu không có cuộc cách mạng vô sản ở Trung Cộng, liệu ông Hồ có thành công ở Việt Nam hay không ?
Ông Hồ chỉ học lớp 7 trung học phổ thông. Ông chưa biết hết khái niệm thông thường của khoa học thường thức. Tuy nhiên, vì ra đời sớm, tự lập để mưu sinh bằng đủ thứ nghề: bồi tàu hạng bét, phu quét tuyết trên đường phố Luân Đôn, bồi khách sạn, thợ rửa ảnh.... ông Hồ có nhiều mưu gian mẹo vặt và thủ đoạn gian hùng. Ông sáng trí trong việc bắt chước. Ông không bao giờ nêu về vấn đề gì có liên quan đến xuất xứ của mình. Đó là thái độ thiếu minh bạch.
Hơn 20 năm làm cán bộ tình báo, gián điệp (1924 - 1944), ông Hồ ăn lương, lãnh phụ cấp, giấy thông hành của Liên Xô để qua các Nước Á Châu hoạt động. Liên Xô không trả tiền để ông đi “giải phóng Dân tộc” Việt Nam của ông. “Ai chi tiền, người ấy chỉ huy”, đó là một định luật. Ông Hồ ăn cơm chúa phải múa tối ngày. Những từ ngữ “đi tìm đường cứu Nước”, “giải phóng Dân tộc” là những huyền thoại mà đảng CSVN thêu dệt, bịa đặt thêm sau này, để tôn ông lên hàng "cha già Dân tộc". Sự thật thủy chung ông Hồ vẫn là một cán bộ CS quốc tế, có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa CS sang các Nước. Ông phải ngụy trang dưới chiếc áo Dân tộc, để lừa gạt mọi người. Ông tới Trung Hoa trước sau 5 lần. Mỗi lần ông ở lại một thời gian khác nhau và lấy những bí danh khác nhau, để hoạt động gián điệp trá hình, và xuất cảng chủ nghĩa CS theo lịnh của Nước chi tiền.
ÔNG HỒ KHÔNG THIẾT THA GÌ ĐẾN “ĐỘC LẬP DÂN TỘC":
Những ai từng nghiên cứu về cuộc đời hoạt động của HCM cũng nhận ra một điều quan trọng: Đối với ông, không có tình yêu Nước hay Dân tộc. Tuy nhiên, lúc nào ông cũng ngụy trang, nép mình dưới chủ nghĩa Dân tộc để truyền bá chủ nghĩa cộng sản. Đó chính là lý tưởng suốt đời của ông. Nó thôi thúc ông trong bữa ăn, trong giấc ngủ. Nó biến thành một bản năng mãnh liệt.
Vào
năm 1941, từ biên giới Trung Quốc, ông lén lút về hoạt động,
ngụ tại hang Pác Bó (Cao Bằng). Thấy mình chưa có địa vị và
quyền hành gì trong đảng CSVN, ông đã nghĩ ra mưu sâu kế độc
“tiêu diệt trung ương đảng ở tại Nam Kỳ”. Ông bí mật chỉ điểm cho
Pháp hốt trọn ổ trung ương Đảng ở Nam Kỳ, rồi lập ra trung ương Đảng
mới, cử Trường Chinh làm tổng bí thư. Theo sự nghiên cứu của
các học giả Trung Quốc: "Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ
vào lúc đó, không phải là "vấn đề có thể sớm đạt được một nền
độc lập hay không mà chính là vấn đề bản thân của Việt Minh có
thể đoạt thủ được chính quyền hay không ?”
Với
thực lực còn yếu kém, cho nên vào các năm 1942 - 1943, ông Hồ
đã nghĩ đến việc phải thương lượng bắt tay với kẻ thù chính là
Pháp. Hiệp ước sơ bộ ngày 6/3/1946 của HCM và Pháp sau này đã manh nha từ mấy năm trước.
Khi tiếp xúc được với đại diện phái bộ Đồng minh đi tìm phi công bị bắn rơi, ông Hồ tìm cách lợi dụng họ. Ông luôn che giấu bộ mặt thật CS của mình. Ông còn tuyên truyền lừa bịp rằng "Việt Minh là một sự liên minh của các đảng phái quốc gia.....?"
Ông
gấp rút lập một căn cứ địa trong rừng núi Việt Bắc để đón tiếp
"phái bộ không trợ trên mặt đất của Mỹ” để xin viện trợ, xin
cung cấp võ khí và huấn luyện. Đổi lại, Việt Minh có cứu được
vài phi công dẫn qua biên giới, trao cho đại diện của Đồng
minh. Tại căn cứ, ông Hồ tỏ ra thân thiện với phái bộ Mỹ. Ông đã dùng
điện đài của một viên trung sĩ Mỹ tại căn cứ này để liên lạc với
đại diện của phe De Gaulle tại Côn Minh để xác nhận:
-
Pháp phải hứa với ông (có giấy bảo chứng) sẽ trả độc lập cho
VN từ 5 tới 10 năm nữa, thì ông sẽ cộng tác với Pháp.
- Yêu cầu Pháp giúp vũ khí và huấn luyện.
Cũng
qua các cuộc thoại đàm, HCM hứa sẽ thân thiện với Tây phương,
đặc biệt là Pháp và Mỹ. Đồng thời ông tố cáo đảng Đại Việt (Đại
Việt Duy Tân thân Nhật) đang chĩa mũi nhọn vào người Pháp. Ông
tiếp "Việt Minh sẽ ra lệnh cho hai triệu đảng viên và dân
chúng ủng hộ, hãy đem hết khả năng để đề phòng cẩn mật, cùng ngăn chặn
kế hoạch phạm pháp này của đảng Đại Việt......” (Đối với Việt
Minh, đảng Đại Việt đang chống Pháp là "phạm pháp", còn VM thì
bắt tay và ủng hộ Pháp!). Xem "HCM tại Trung Quốc, của Tưởng
Vĩnh Kính, trang 359).
"HCM
nói xấu và bán rẻ đảng Đại Việt, không những để tranh thủ ân
sủng của người Pháp, mà còn gián tiếp phản Hoa...." (Sách đã
dẫn trang 359)...Trong một đoạn khác cùng tài liệu đã dẫn, cho
biết: "Trước ngày Nhật đầu hàng không lâu, John (Người Mỹ trong
phái bộ Đồng minh đến căn cứ của ông Hồ) đã dùng điện đài của hắn đánh
đi bức điện tín sau đây giùm ông Hồ:
”Đảng
Đại Việt (chống Việt Minh) đang trù tính gây cuộc khủng bố
chống Pháp đại quy mô và mưu toan giá họa cho Việt Minh..."
(Sách đã dẫn, trang 358).
Như vậy trong thâm tâm ông Hồ chẳng thiết tha gì đến độc lập Dân tộc.
Đó chỉ là chiêu bài để ông sử dụng trong giai đoạn này. Ông
chỉ băn khoăn lo sợ rằng các đảng phái quốc gia sẽ phỏng tay
trên ông, cướp chánh quyền trước, cho nên ông sẵn sàng liên kết
với kẻ thù để tiêu diệt anh em cùng chung một mục đích. Đó là mưu kế gian manh, phản trắc của ông Hồ và tập đoàn đảng CSVN.
HCM
suốt đời chỉ ôm ấp một giấc mộng đem chủ nghĩa CS du nhập vào
Nước ta, và biến Dân tộc này trở thành chư hầu của Liên Xô, cho
nên đi đâu và lúc nào nhìn ở đâu ông cũng thấy hình ảnh Các
Mác, Lenin, Engels.... Khi về ẩn náu trong hang Pác Bó, ông đặt tên
ngọn núi phía sau hang là "núi Các Mác", suối trước mặt là "Suối
Lenin", còn rừng xung quanh là "rừng Engels", hoa dại ven rừng
là "hoa vô sản"... Nhìn đâu, ông cũng thấy các lãnh tụ cộng
sản, các lý thuyết gia cộng sản. Chủ nghĩa CS đã thâm nhập vào đầu óc ông ta mấy mươi năm, cho nên ông đâu có màng gì đến độc lập, tự do của Dân tộc ?
Nước ta đang bị hai tầng áp bức bốc lột của Pháp Nhật, dân
chúng nhất là miền Bắc và Trung đang rên xiết, oằn oại dưới sự
bốc lột của thực dân, ông đâu có đau khổ......? Ông chỉ mượn
các thảm cảnh ấy làm chiêu bài đấu tranh giai đoạn mà thôi.
Ít ai ngờ rằng ông Hồ từng tâm sự với các cán bộ thân tín rằng "Thà
để cho thực dân Pháp đô hộ VN thêm 5, 10 năm nữa, còn hơn để
các đảng phái quốc gia giành được chánh quyền một nước Việt Nam độc lập” (Sách đã dẫn).
Nếu
như không có cuộc “chiến tranh giải phóng” ở Trung Quốc, để
đưa toàn dân Trung Hoa vào quỹ đạo cộng sản, liệu ông Hồ có tìm
ra cái khuôn mẫu để tổ chức kháng chiến ở Việt Nam hay không ?
Ngụy trang dưới chiêu bài quốc gia Dân tộc, giấu bộ mặt thật CS
để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi tiến hành cuộc
cách mạng vô sản ở Việt Nam, giết biết bao nhiêu người vô tội
cũng chỉ vì yêu Nước, theo kháng chiến, lập nhiều chiến công,
rồi lại bị quy chụp là "giả vờ kháng chiến, leo cao, chui sâu
vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại....” Đó là cách kết tội
những người đi theo kháng chiến trước khi hạ sát họ. Chiếm được
phân nửa Đất nước miền Bắc, ông Hồ dựng lên chiêu bài "Chống
Mỹ cứu nước" (Lại bắt chước Trung Cộng "Kháng Nhật cứu nước") để lừa bịp toàn Dân vào cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt, chiếm cho bằng được miền Nam, mệnh danh là "giải phóng Dân tộc?"
Chữ
nghĩa đã bị CS làm thay đổi ý nghĩa nguyên thủy. Nếu như không
sống với CS thì không thể hiểu được tâm địa và mặt mũi họ.
"Giải phóng" gì mà một Nước nghèo nàn lạc hậu, dân trí thấp,
đời sống cơ cực... đem quân chiếm một nước giàu có, phồn thịnh hơn
mình để cướp của, cướp tài sản.... thì gọi là "giải phóng Dân tộc đó
ư?"
MẶT TRẬN VIỆT MINH (1914) VÀ "MẶT TRẬN GPMN", SAO Y BẢN CHÁNH CỦA TRUNG CỘNG:
Năm
1938, từ Liên Xô, ông Hồ chạy qua Trung Quốc lần thứ 3. Tại
căn cứ địa Diên An, ông Hồ gia nhập làm đảng viên của Trung
Cộng do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Rồi ông gia nhập quân đội của
Mao để làm lính đánh thuê cho Mao. Muốn thấy rõ tiến trình hoạt
động của ông Hồ, chúng tôi xin nhắc lại giáo điều của CS Quốc Tế:
“HCM đã lập khuôn các giáo điều của CSQT, đem cuộc vận động cách mạng VN chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dùng chủ nghĩa Dân tộc làm chiếc áo che ngoài,
và thiết lập chính quyền dân chủ của giai cấp tư sản (Chính
phủ liên hiệp hồi 1946 và "chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
Hòa miền Nam VN" 1973).
Giai đoạn 2:
thực sự đi vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồi đó báo "Thanh
Niên" do "Đồng chí hội" phát hành, cũng là "tiếng nói của giai
đoạn 1”. Nó không hề nói đến chủ nghĩa Mác Lê một cách trực
tiếp, mà các luận đề thảo luận trước tiên về chủ nghĩa Dân tộc,
rồi khéo léo xen vào một vài giáo điều cơ bản cùng quan điểm
của Lênin, để “chuẩn bị chuyển hướng đến giai đoạn 2”. Trong
tác phẩm “Đường cách mệnh”, dùng làm tài liệu học tập cho cán
bộ, ông Hồ công khai nói rõ chủ nghĩa Mác Lê....." (Sách đã dẫn, trang
96).
Nên
nhớ vào năm 1935, trong kỳ Đại hội CSQT kỳ 7, đã chỉ thị cho
Trung Cộng: “Phải thay đổi đường lối là sau khi Mao Trạch Đông
chạy thoát cuộc bao vay của Quốc Dân Đảng, còn gọi "Vạn lý
trường chinh", là phải thành lập "Mặt trận Dân tộc", rồi dùng
chiêu bài "Kháng Nhật cứu Nước". Tất cả các tổ chức "cứu quốc" của ông Hồ đều mô phỏng y chang tổ chức của Trung Cộng mà thôi....
“Mặt trận Dân tộc”, các tổ chức “Cứu quốc”, rồi căn cứ địa,
khu giải phóng.... đều được ông Hồ bê y chang đem về VN để lập
“Mặt trận Việt Minh”, và các tổ chức phụ thuộc cùng tên gọi với
các tổ chức của Trung Cộng. Khi Nhựt vào VN, uy hiếp Pháp, ông
Hồ lợi dụng thời cơ lập ra cái gọi là "Mặt trận Việt Minh", để
xây dựng chính quyền địa phương và chuẩn bị cướp chính quyền y
chang như bên Trung Cộng.
Trong
thời gian làm lính đánh thuê cho Trung Cộng, ông Hồ học được
nhiều kinh nghiệm về tổ chức huấn luyện cho binh sĩ, tổ chức
các khóa học chính trị, và lập ra các tổ chức bịp bợm, ngụy
trang dưới hình thức chính nghĩa. Ngoài ra, ông Hồ cũng học kinh
nghiệm cùng phương pháp xâm nhập, cùng các tổ chức khác, để phá hoại
lôi cuốn người của họ về phe mình.
Có
thể nói Mặt trận Việt Minh (1941 - 51) rồi "Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam (1960 - 1975) cũng như khẩu hiệu "chống Mỹ
cứu Nước" chính là bắt chước các tổ chức của Trung Cộng mà
thôi. Sách lược của tổ chức này, ngoài mặt "kêu gọi đoàn kết
rộng rãi các Dân tộc và đảng phái”, nhưng ý đồ sâu kín của họ là phân
hóa hàng ngũ những người quốc gia, tiêu diệt các đảng theo hệ
phái Dân tộc chủ nghĩa, đồng thời khuếch xung lực lượng của
riêng CS lớn mạnh thêm. Trước khi chọn danh xưng"Mặt trận Việt
Minh", ông Hồ giả bộ thảo luận để chọn lựa từng chữ: “trước cục
diện mới, vấn đề đoàn kết Dân tộc càng quan trọng. Chúng ta
cần phải cân nhắc kỹ để thành lập một mặt trận mà hình thức và
tên gọi sao cho tuyệt đối phù hợp với cục diện đó”. “Chữ Việt
Minh” do “VN Độc lập đồng minh”). (Sách đã dẫn, trang 186).
Từ
đó, ông Hồ tìm sự mập mờ giữa các đảng “VN cách mạng Đồng Minh
Hội” và “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” của những người quốc
gia, có trước bên Trung Hoa, để lập ra “VN độc lập Đồng Minh”
tức “Việt Minh”, rồi lại định nghĩa "Việt minh là sự liên minh
các đảng phái quốc gia...."
Tưởng
cũng nên nhắc lại rằng "VN Cách mạng đồng minh hội" là một tổ
chức hợp pháp của các đảng theo xu hướng chủ nghĩa Dân tộc, của
các nhà cách mạng VN sống lưu vong tại Trung Hoa năm 1942.
Thực chất "Việt Minh" là CS trá hình nhằm ngụy trang để lôi
cuốn mọi tầng lớp nhân dân. Khi mặt trận “Việt Minh” ra đời, ông Hồ đem
các tổ chức “thanh niên cứu quốc”, “phụ nữ cứu quốc”, “công
nhân cứu quốc”, “nông dân cứu quốc”......(đều bắt chước Mao)
làm nồng cốt, núp dưới mỹ từ chính nghĩa "cứu quốc".
Các
tổ chức mệnh danh là "cứu quốc" thật ra khủng bố đồng bào
trong các vùng, họ chưa thiết lập được chính quyền. Các tổ chức
"cứu quốc" còn tranh công với phe quốc gia đang xả thân kháng
chiến, rồi tìm cách tiêu diệt người quốc gia tiểu tư sản, bằng
cách vu khống, chụp mũ, rồi thủ tiêu....
Khai
sinh ra "Mặt trận Việt Minh" thì ông Hồ nhằm mục đích lợi dụng
danh nghĩa “VN Độc Lập Đồng Minh Hội”, để chiêu tập tổ chức
quần chúng của tổ chức này, và đồng thời chiêu dụ tàn quân của
phe thân Nhật. Ông Hồ lợi dụng danh nghĩa "VN Độc Lập Đồng Minh
Hội” để lôi cuốn phe thân Nhật, cũng giống như việc ông lợi dụng danh
nghĩa “Giải Phóng Đồng Minh Hội” của Trung Quốc, để lôi cuốn phe
thân Hoa. Mục tiêu thật sự của ông nhằm phân hóa hàng ngũ đối
phương và xây dựng thêm lực lượng riêng của ông ta. Có thể nói
không nhầm lẫn rằng: khi lập Mặt Trận "Việt Minh", ông Hồ muốn
che giấu bộ mặt thật CS của mình và tổ chức của mình. Lý do hai
chữ "cộng sản" đã bị dân chúng ghét bỏ vì nó đã tàn sát dã man
người Việt trong vụ "CS dậy năm 1940", mà sách của CS gọi "Nam
Kỳ khởi nghĩa". Mặt trận "Việt Minh" là sự ngụy trang chủ
nghĩa Dân tộc, bắt chước tổ chức "Mặt trận dân tộc" tung khẩu
hiệu "Kháng Nhật cứu Nước", thì mục đích chính của nó không phải đánh
Nhật, mà chỉ làm tiêu hao lực lượng của chính phủ Quốc Dân Đảng,
đồng thời khuếch trương lực lượng của riêng ông ta. Theo cách
đó, ông Hồ lập “Mặt trận Việt Minh”, kêu gọi đoàn kết chống
Pháp, nhưng mục tiêu thật sự của nó nhằm phân hóa hàng ngũ của
phe quốc gia, để tiêu diệt họ. Khi mặt trận "Việt Minh" ra đời
rồi, ông Hồ cũng bắt chước phương pháp của Trung Cộng để tiến
hành:
- Cho cán bộ thụ huấn về chính trị ở Tỉnh Tây làm nòng cốt.
- Củng cố và phát triển căn cứ địa.
Ông nói: "Muốn
củng cố thì phải lấy huấn luyện chính trị làm cơ bản. Muốn
phát triển phải tuyên truyền. Trong chế độ cộng sản, sự tuyên
truyền (lừa bịp) là quốc sách hàng đầu....Khi chính phủ
lâm thời tự phong đầu tiên trong rừng Thái Nguyên, ông Hồ có
lập Bộ Tuyên Truyền, giao cho Trần Huy Liệu làm Bộ Trưởng. Cách tổ chức
"chiến khu" thời kháng Pháp là bắt chước phương thức của Quốc
Dân Đảng Trung Hoa thời kháng Nhật. Hai chữ "chiến khu" thời
kháng chiến như có ma lực, quyến rũ nhờ cách tuyên truyền qua
các bài hát thịnh hành lúc đó:
"Chiều nay nhớ chiến khu, "Trong rừng chiều....
Tôi
chắc rằng quý vị ở cái tuổi cổ lai hi hôm nay, nhiều người còn
nhớ bài hát rất được thanh niên ưa thích này. Chính sách của
Việt Minh gồm hai mặt: điểm và diện. Nói chỗ này nhằm tấn công
chỗ khác. Nói thẳng mình là cộng sản, và muốn làm cách mạng vô
sản thì phần đông dân chúng chán ghét, sẽ thất bại. ông phải “nói một đàng, làm một nẻo".
Muốn vậy phải học tập chính trị, nhồi sọ "chính nghĩa giai
đoạn" cho mọi cán bộ. Cán bộ sẽ bảo đảm thi hành đúng đường lối
và chính sách của đảng đề ra. Trong sách “HCM tại Trung Quốc”,
tác giả Tưởng Vĩnh Kính có nhắc tới: “Ông Hồ tỉ dụ: “Cuộc vận
động cách mạng (không phải kháng chiến giải phóng Đất nước như họ đã
tuyên truyền), giống như thủy triều lên. Các phần tử trung kiên
giống như hàng cọc đóng xuống đất cát; khi thủy triều xuống,
hàng cọc này sẽ chận giữ đất cát lại, không để cho trôi đi”
(Sách đã dẫn, trang 210).
Phương pháp tuyên truyền của VC trước sau như một: trước hết dùng lời lẽ ngọt dịu để quyến rũ. Sau đó, tới giai đoạn làm áp lực,
buộc thanh niên nam nữ gia nhập các tổ chức. Ai không theo bị
gán tội "Việt gian" sẽ bị giết chết và tịch thu gia sản bất cứ
lúc nào. Vì lẽ đó, thời kháng chiến chống Pháp, nhiều gia đình
trung lưu phải bỏ vùng "giải phóng", để ra vùng Pháp chiếm mới bảo
toàn được sinh mạng, tuy bị mang tiếng phản bội.
Hồi
mới về tuyên truyền lập các căn cứ du kích tại vùng của dân
tộc Nùng, Thái đâu biết gì đến “độc lập” “tự do”. Họ chỉ biết
có một điều “cơm no, áo ấm", và cán bộ Việt Minh bảo họ cứ theo
"Kê Hồ" tức có đủ hai thứ đó, thế thì nhiều người theo. Tuyên
truyền với Dân tộc thiểu số rất dễ dàng, và ông Hồ nhờ đó mà có được
thành công bước đầu.
Chẳng
những ông Hồ nhọc nhằng giữa danh xưng các tổ chức có sẵn để
lợi dụng, mà ông còn xâm nhập vào các tổ chức có trước, để lũng
đoạn, phá hoại. Khi ở Liễu Châu (1942 - 1944), ông Hồ tìm cách
gia nhập “VN Cách Mạng Đồng Minh Hội” (lập 10 - 1942) để tìm
viện trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng....Tuy nhiên, ông chỉ gia nhập với
tư cách cá nhân, chớ không đem cái mặt trận Việt Minh của mình
theo. Về chiến thuật này, ông Hồ từng nói với cán bộ: "Ta phải
lợi dụng cơ hội đó mà gia nhập "VN Cách Mạng Đồng Minh Hội” để
biến tổ chức của địch làm tổ chức của ta. Ta cũng lũng đoạn tổ
chức của họ, khiến nó phân hóa”. Thủ đoạn này được ông Hồ áp
dụng triệt để trong thời chiến tranh Quốc Cộng Nam Bắc 1954 -
1975.
Sách
lược của ông Hồ là bất luận phe phái nào, tổ chức nào, miễn có
lợi cho quyền lợi riêng của đảng CS, thì ông không bao giờ bỏ
qua. Ông lợi dụng triệt để, để tiến hành công tác riêng của
đảng CS.
Vì
không biết rõ tâm địa của Hồ Chí Minh, nhiều trí thức, đảng
phải quốc gia chỉ trích ông ta “trước ở hải ngoại thì cùng
chung tranh đấu giành độc lập, nay về Nước thì phản bội". Thật
sự, chủ trương của ông Hồ chỉ giả vờ “đoàn kết”, thế thôi,
ông Hồ “đoàn kết cuội”, để lừa dối họ, chớ đâu có thiết tha gì đến độc
lập !
Nỗi
ưu tư lớn nhất của ông Hồ là làm sao nắm chính quyền hợp pháp.
Cướp chính quyền tháng 8 - 1945, chỉ có giá trị bằng sức mạnh,
nhưng thiếu tư cách pháp lý để quốc tế nhìn nhận. Ông cần tư
cách ấy, để kết tội những kẻ chống đối bằng những tội trạng bịa
đặt, vu khống rồi tiêu diệt hoặc thủ tiêu. Sau đó mượn chính nghĩa
"Kháng chiến" giành độc lập để tiến hành cuộc cách mạng vô sản, để
trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, chư hầu của Nga, Tàu.
Nói tóm lại, thái độ của ông Hồ và đảng CS thay đổi như cái chong chóng:
Khi thân Hoa, khi thân Mỹ, khi thân Pháp....có lúc lại biến
tất cả thành kẻ thù. Lại có khi "liên hiệp" với các đảng quốc
gia, nhất cử nhất động của ông ta, đều là những cử chỉ, thái độ
giả trá. Mục đích của ông là làm sao cho Việt Minh cướp được
chính quyền. Khi có danh chính ngôn thuận, tư cách chính phủ hợp
pháp, ông Hồ liền loại tất cả những ai không ở trong tổ chức Việt
Minh. Sau khi bầu cử quốc hội cuội xong, ông Hồ, với tư
cách chủ tịch nước, được quốc hội phê chuẩn, liền dùng mánh
khóe, chụp mũ, vu cáo "những người quốc gia làm loạn", giết
người cướp của....rồi hạ lệnh cho bọn "tự vệ", "cứu
quốc" lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu. Mặt khác, ông Hồ liên tục cho
mở các khóa huấn luyện chính trị cho cán bộ, để làm cái nhân
của Việt Minh CS. Lẽ ra. "kháng chiến", một cuộc chiến tranh
chống xâm lăng như dưới đời nhà Trần, nhà Lê, nó đâu cần "nhồi nhét" lý
thuyết chính trị vào đầu óc cán bộ, binh sĩ. Kháng chiến tự nó
đã có chính nghĩa, chớ không phải “có chính nghĩa giai đoạn”
như Việt Minh đề ra. Vai trò làm bình phong và cũng để lừa gạt
dư luận của các trí thức như các ông Nguyễn Văn Huyên, Trần
Đăng Khoa, Trần Thiện Lộc, Bùi Bằng Đoàn, Hoàng Minh Giám, Đặng
Phúc Thông.... bị gạt bỏ, khi sự lừa bịp đã bị phơi bày rõ
ràng. Hồi mới sang sảng kêu gọi, thúc giục toàn dân kháng chiến
của ông Hồ, thanh niên cứ đinh ninh có một điều: “ta chiến đấu để
đuổi quân thù ra khỏi Đất nước, để Nước nhà độc lập, rạng rỡ và vinh
quang. Nào ngờ, cuộc kháng chiến cứ đi ngoằn ngoèo từng giai
đoạn. Đó là “chỉnh huấn”. Đó là "rèn cán chỉnh quân". Đó là
"Cải cách ruộng đất”. Rồi phải học tập chỉ thị của đảng “đi
theo cách mạng” (không còn kháng chiến nữa) là để cải tạo tư tưởng thối tha,
để xứng đáng “là người của đảng, của xã hội mới”, chớ không
phải kháng chiến để mong tới ngày độc lập như họ đã hứa, đã
tuyên truyền mấy năm trước ! Những cán bộ sau khi thụ huấn ở
Tỉnh Tây về, trở thành những kẻ giảng dậy cho binh sĩ tân
tuyển. Huấn luyện xong, cán bộ, binh sĩ trở thành "những kẻ bảo
vệ quyền lãnh đạo của đảng”. Họ được đưa vào Nam, để thay thế các
chức vụ then chốt mà những người có tài, có khả năng, được binh sĩ,
dân chúng kính trọng nắm giữ.... Xin nhắc lại nỗi bận tâm duy
nhất của ông Hồ và đảng CS tức là Việt Minh không phải là vấn
đề “VN có sớm được độc lập hay không, mà là vấn đề bản thân
Việt Minh có thể đoạt thủ chính quyền hay không? ” (sách đã
dẫn, trang 357). Vì thế, khi Nhật đầu hàng, các đảng quốc gia
từ Trung Quốc kéo về, bị Việt Minh liên tục chận đánh và tiêu
diệt dọc đường. Từ tháng 5 - 1945, Việt Minh cũng đổi thái độ từ
thân ra thù với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, vì sợ chính phủ Tưởng Giới
Thạch lãnh đạo, sẽ giúp người quốc gia "hãm Việt Minh vào thế bất
lợi."
Mở
các khóa huấn luyện, ông Hồ bí mật cho phân loại thành phần xã
hội những người đã theo Việt Minh để kháng chiến. Binh sĩ, cán
bộ thuộc các gia đình tiểu tư sản, con cháu quan lại cũ, công
chức thời Pháp, các gia đình điền chủ.... đều cảm thấy không
còn chỗ đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa. Họ đã vì yêu nước mà theo
Việt Minh, đã lập nhiều chiến công để Việt Minh nổi tiếng, bây
giờ đến lúc “phải anh dũng hy sinh trong các trận đánh với
Pháp”. Mỗi khi lâm trận, con em các gia đình tiểu tư sản bị dồn
ra phía trước, làm bia đỡ đạn. Họ là những thành phần "phải
xung phong trong chiến thuật biển người" của CS. Lợi dụng kẻ
thù hy sinh cho đảng, hưởng lợi là sách lược trước sau như một.
Chính sách này còn được tiếp diễn trong cuộc nội chiến Quốc
Cộng (1954 - 1975) và tới cả ngày nay. Những người tị nạn CS,
chạy thụt mạng trên biển Đông, bây giờ, trở thành "Việt kiều yêu Nước",
đem tiền bạc, trí tuệ về "xây dựng quê hương", tức vỗ béo cán
bộ, đảng viên CS !
Từ khi Mặt Trận Việt Minh ra đời (5 - 1941) cho tới khi chiếm được chánh quyền (2-9-1945), đảng CS và bản thân ông Hồ, đều ngụy trang dưới hình thức chủ nghĩa Dân tộc.
Trong tiến trình khuếch trương lực lượng để cướp chính quyền,
ông Hồ có quá nhiều kẻ thù: Pháp, Nhựt, Trung Hoa Quốc Dân
Đảng, Mỹ.... và các đảng phái quốc gia. Ông Hồ quỷ quyệt dùng nhiều thủ đoạn nay bạn, mai thù, sớm chơi tối đánh, khi thân, khi chống....
Ông còn giả vờ hợp tác với các đảng quốc gia trong “chính phủ
liên hiệp”, để phá hoại và tiêu diệt đối phương. Đời ông chỉ có
hai Nước mà thủy chung ông vẫn tôn thờ, sùng bái là Liên Xô,
Trung Quốc. Tuy nhiên, lãnh tụ các nước ấy khinh bỉ ông ra mặt.
Năm 1949, Mao Trạch Đông là chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa. Ông Hồ cũng là chủ tịch nước Việt Nam
4 năm rồi. Vậy mà ông Hồ cầm đầu một phái đoàn đi xin viện
trợ, phải băng rừng lội suối đến biên giới. Nhà cầm quyền Trung
Cộng dùng một chiếc xe hàng (truck) chở phái đoàn lên Quảng
Tây, bất chấp nghi thức ngoại giao không kèn, không trống. Sau
đó, ông đi Liên Xô. Ông Lê Phát, thành viên của phái đoàn này
kể lại: "....Sau này khi xem cuốn hồi ký "Memoires Inedites" của Nikita
Kroutchev do nhà xuất bản Pierre Belfont dịch và in ở Paris,
tôi biết thêm về chuyến "vi hành đầy gian khổ của ông Hồ. Tác
giả (Nikita Kroutchev) kể lại:
"Tôi
nhớ HCM đã đến Moscou để xin viện trợ vật chất và vũ khí để
chống Pháp. Staline không tin vào cuộc chiến ở VN, nên đối xử
với ông Hồ một cách nhục mạ. Tôi không thấy ở ông ta chút cảm
tình nào đối với một người CS như Hồ......”
Đáng lẽ phải kính trọng, biết ơn.... Tôi còn nhớ một việc khác
xúc phạm đến Hồ. Staline nói với chúng tôi là Hồ xin được đón
với tư cách là chủ tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Staline
không chấp nhận, đã trả lời Hồ: "Cơ hội ấy đã qua rồi. Ông
đến Moscou không ai biết, không thể thông báo việc ông đến
được”.......Hồ chỉ đề nghị Staline cho một máy bay và chuẩn bị
diễn văn đón Hồ, có thể từ trên máy bay xuống, để được đón như
chủ tịch nước. Staline từ chối và ông ta cười khoái trá khi kể
cho chúng tôi nghe về việc ấy......" (Hồi ký Lê Phát, Quê Mẹ, số 140).
Chúng tôi xin mượn lời kết của Tưởng Vĩnh Kính: "Nhằm
tranh thủ quần chúng, ông (Hồ) dựng cờ chống Pháp và đấu tranh
giành độc lập Dân tộc, trong khi đó, ông lại bán rẻ và bài trừ
các đảng phái chống Pháp và tranh thủ độc lập Dân tộc chân chính khác.
Khi cần thiết, ông thà từ bỏ nhu cầu độc lập, để mưu cầu sự
sinh tồn và phát triển cho bản thân ông. Ông cũng tuyên truyền
đấu tranh chống Nhật, nhưng lại kết hợp, lợi dụng vào các thế
lực thân Nhật, thậm chí cùng với Nhật hành động song hành, hiệp
trợ nhau chống lại những kẻ địch khác, chỉ cốt mưu cầu bành
trướng thế lực của bản thân ông. Ông cũng bày tỏ thái độ thân
Hoa, nhưng chỉ là lợi dụng tổ chức thân Hoa này, để bài trừ
hoặc tiêu diệt các đảng phái thân Hoa khác. Lúc cần thiết, ông lại thực
thi các hành động bài Hoa để đạt mục đích mà ông cảm thấy là
rất cần cho bản thân ông. Ông rất cần ngoại viện, nhưng ông
không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào nhận ngoại viện. Ông cũng
cần tranh thủ quần chúng, nhưng không muốn cho cá nhân hoặc
đảng phái nào khác tranh thủ quần chúng. Ông lớn mạnh không
phải từ những hô hào về chủ nghĩa cộng sản. ông đã dùng
rất nhiều tên giả, lấy chủ nghĩa Dân tộc để ngụy trang, lợi dụng
tất cả các cơ hội có lợi, để bảo tồn và phát triển lực lượng bản thân
ông. Ông cũng lợi dụng những nhược điểm của đối phương
để làm cho lực lượng đối phương yếu đi, hoặc bị tiêu diệt
hẳn... Bởi vậy, mỗi một hành động của ông đều cho thấy
ông là một người theo cơ hội chủ nghĩa, chỉ biết lấy sự sinh
tồn, lợi hại của bản thân mình mà làm mục tiêu chính." (Sách đã dẫn, trang 373). @
GS. Hứa Hoành
Các bí danh của HCM tại Trung Quốc:
-
Lý Thụy, Vương Sơn Nhi, Vương Đạt Nhân, Lão Vương, Tống Văn
Cơ, P.C. Lin, Hồ Quang, Lão Trần, Hồ Chí Minh, Hoàng Quốc Tuấn,
Thu Đại Gia...
Tài liệu tham khảo:
- Sách "HCM tại Trung Quốc" của Tưởng Vĩnh Kính, do Thượng Huyền dịch, nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành, 1999.
- Hồi ký Lê Phát.
- Tư liệu của tác giả.
BBC * CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh
Một hội thảo quy mô tổng kết cuộc chiến tranh ở Việt Nam được tổ chức ở TP. HCM trong hai ngày 14 và 15-4.
Trong
số các bài đọc ở hội thảo, các tác giả Trần Tiến Hoạt và
Lê Quang Lạng ở Viện lịch sử Quân sự Việt Nam có bài tham luận về
nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa
dành cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến với
Mỹ.
Tham luận ghi nhận trong 21 năm chiến
đấu, Việt Nam đã "nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của nhân
dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc
và các nước XHCN anh em."
Bài viết thống kê những con số về vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật mà khối XHCN đã viện trợ.
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn:
Giai
đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480
tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn,
Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
Giai đoạn
1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ
khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc
22.982 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 442 tấn.
Giai
đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần,
411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn,
Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.
Giai
đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần,
684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn,
Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.
Giai
đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần,
49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn,
Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.
Tính
tổng cộng qua 20 năm, theo thống kê chính thức của Việt Nam, số
viện trợ mà Việt Nam nhận được là 2.362.581 tấn hàng hóa; khối
lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp.
Về chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự cho biết số liệu:
Súng bộ binh (khẩu): Liên Xô 439.198; Trung Quốc 2.227.677; các nước khác 942.988
Súng chống tăng (khẩu): Liên Xô 5.630; Trung Quốc 43.584; các nước khác 16.412
Súng cối các loại (khẩu): Liên Xô 1.076; Trung Quốc 24.134; các nước khác 2.759
Đạn tên lửa (quả): Liên Xô 10.169
Máy bay chiến đấu (chiếc) Liên Xô 316; Trung Quốc 142
Trong
bài viết được báo Quân đội nhân dân trích thuật, các tác giả
kết luận: "Thắng lợi của chính sách ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh là
thắng lợi của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; của chính sách ngoại
giao trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, mềm dẻo, có tình, có
lý."
"Chính vì vậy, ở vào thời điểm hai nước
Liên Xô và Trung Quốc xảy ra những bất đồng quan điểm, vào lúc cuộc
chiến tranh ở Việt Nam được Mỹ đẩy lên tới mức cao nhất, thì sự ủng hộ,
giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc cho cách mạng nước ta vẫn được bảo đảm."
Các
số liệu trong bài viết được ghi nhận là tương tự số liệu
trong công trình tổng kết "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước - Thắng lợi và bài học" (NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996).
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo
tổng kết chiến tranh của Việt Nam đưa ra năm 2000, tổng chi phí
Hoa Kỳ bỏ ra từ 1954 - 1975 cho cuộc xung đột ở Việt Nam là hơn
700 tỉ đôla.
Cuốn sách "Chiến tranh cách
mạng Việt Nam 1945 - 1975: Thắng lợi và bài học" ghi nhận bình
quân mỗi ngày Hoa Kỳ tiêu tốn 77 triệu đôla, và một năm tiêu tốn
700 triệu đôla, bằng 3% thu nhập cả nước Mỹ
Hội
thảo do Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Ban Tư tưởng-Văn hóa
Trung ương và Thành ủy TP. HCM tổ chức tại hội trường dinh Thống Nhất.
Mang
tên "Đại thắng mùa xuân 1975-bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, hội thảo
tập hợp nhiều tham luận của các sử gia và tướng lĩnh trong
quân đội nhân dân Việt Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050412_vietnamwaraid.shtml
TRẦN GIA PHỤNG * LICH SỬ HIỆN ĐẠI
TRUNG QUỐC LỢI GÌ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM?
Trần Gia Phụng
Trần Gia Phụng
Mao Chủ tịch ("无疆" bất tử) giữa rừng cờ đỏ
Nguồn: voyage.typepad.com
Nguồn: voyage.typepad.com
1.- TỔNG QUAN
Chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 30 năm, từ 1946 đến 1975, có thể chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ 1946 đến 1949: Khi Pháp đưa quân tái chiếm Việt Nam, Hồ Chí Minh, mặt trận Việt Minh (VM) và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nhượng bộ và thỏa hiệp với Pháp, ký liên tiếp hai thỏa ước để duy trì quyền lực của VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Tuy nhiên, Pháp không ngừng tiến quân và ép VM đến đường cùng. Hồ Chí Minh liền họp trung ương đảng CSĐD trong hai ngày 18 và 19-12-1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) để tham khảo. Cuộc họp đi đến quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946.(1) Thế là chiến tranh không tuyên chiến bùng nổ. Từ năm 1946 đến năm 1949, VM vừa đánh, vừa đàm, vừa trốn chạy lên miền rừng núi để chờ đợi thời cơ..
Giai đoạn thứ hai từ 1950 đến 1954: Trong cuộc tranh chấp tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) thành công. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan. Mao Trạch Đông công bố thành lập chính thể Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc).
Hồ Chí Minh và VM cầu viện CSTQ. Nhờ sự giúp đỡ về mọi mặt của của Trung Quốc, VM phản công từ năm 1950 và cuối cùng chiến thắng năm 1954. Chẳng những VM, mà cả Việt Nam se phải trả giá cho sự cầu viện và chiến thắng nầy. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai đất nước ở sông Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức VM cộng sản) ở miền Bắc, Quốc Gia Việt Nam (hậu thân là Việt Nam Cộng Hòa) ở miền Nam. Trước khi ký hiệp định Genève, VM đã đưa ra kế hoạch gài người ở lại miền Nam, trường kỳ mai phục để chống lại QGVN.(2)
Giai đoạn thứ ba từ 1960 đến 1975: Từ năm 1955, Bắc Việt bắt đầu kiếm cách gây hấn, đòi hỏi Nam Việt phải tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956 theo dự kiến trong điều 7 bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954. Cần chú ý, bản tuyên bố cuối cùng nầy không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, kể cả phái đoàn VM tức VNDCCH.
Một bản tuyên bố không có chữ ký không thể là một văn bản pháp lý có tính cưỡng hành, mà chỉ có tính cách dự kiến tương lai mà thôi. Phái đoàn QGVN chẳng những không ký hiệp định Genève, mà còn không tham dự vào bản "Tuyên bố cuối cùng... ", nên tự cho rằng không bị ràng buộc vào điều 7 của bản tuyên bố nầy và không chấp nhận tổng tuyển cử.
Lấy lý do Nam Việt không chấp nhận tổng tuyển cử, Bắc Việt quyết định tấn công Nam Việt. Đầu tiên, Ban Bí thư Trung ương đảng Lao Động (LĐ, hậu thân của đảng CSĐD) ra chỉ thị ngày 24-5-1958, tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bắc Việt và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Nam Việt.
Vào cuối năm nầy, Lê Duẫn được bí mật gởi vào Nam để nghiên cứu tình hình. Khi trở ra Bắc, bản báo cáo của Lê Duẫn đã đưa đến quyết định của Uỷ ban Trung ương đảng LĐ tại hội nghị lần thứ 15 ở Hà Nội ngày 13-5-1959, theo đó đảng LĐ ra nghị quyết thống nhất đất nước (tức đánh chiếm miền Nam bằng võ lực) và đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa. (Nghị quyết đăng trên Nhân Dân ngày 14-5-1959)
Nghị quyết trên đây được lập lại trong Đại hội 3 đảng LĐ, khai diễn từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội, mệnh danh là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà", đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng miền Bắc tiến lên Xã hội chủ nghĩa và "giải phóng" miền Nam bằng võ lực. (3) Thế là chiến tranh tái phát từ năm 1960 đến năm 1975. Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Nam Việt ngày 30-4-1975.
Trong ba giai đoạn trên đây của cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam, Trung Quốc đã giúp phía VM cộng sản từ giai đoạn thứ hai tức từ năm 1950 trở đi. Sự giúp đỡ của Trung Quốc cho phe cộng sản Việt Nam đã quá rõ ràng, không cần nhắc lại. Ở đây, chỉ xin thử bàn Trung Quốc đã hưởng lợi gì sau khi giúp phe CSVN thắng thế?
2.- TRONG GIAI ĐOẠN 1950-1954
An ninh biên giới nam Trung Quốc: Khi CHNDTH được thành lập ngày 1-10-1949, chiến tranh giữa VM và Pháp đã diễn ra được ba năm. Cuối năm 1949, Hồ Chí Minh gởi hai đại diện là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh xin viện trợ.(4a) Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, chính phủ VNDCCH thừa nhận chính phủ CHNDTH ngày 15-1-1950. Ngay sau đó, CHNDTH công nhận trở lại chính phủ VNDCCH ngày 18-1-1950.
Ngày 30-1-1950, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh cầu viện. Sau đó, Hồ Chí Minh tiếp tục qua Liên Xô ngày 3-2-1950 để xin Liên Xô viện trợ, nhưng Joseph Stalin, lãnh tụ Liên Xô, trả lời với Hồ Chí Minh rằng việc giúp đỡ VM bước đầu là công việc của CHNDTH.( 4b) Nguyên lúc đó, Liên Xô mới ra khỏi thế chiến thứ hai, vừa lo tái thiết đất nước, vừa lo tổ chức thống trị các nước Đông Âu mà Liên Xô mới chiếm được sau thế chiến thứ hai, và Liên Xô ít có quyền lợi ở Viễn đông, nên Liên Xô ít chú trọng đến Việt Nam.
Ngày 17-2-1950, Hồ Chí Minh rời Moscow, trở về Bắc Kinh. Tại đây, một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa VM và Trung Quốc được ký kết, theo đó hai bên hợp tác để tiễu trừ thổ phỉ (ám chỉ Quốc Dân Đảng Trung Hoa và biệt kích Pháp).(5) Hiệp ước nầy cho thấy rõ chủ đích phòng thủ biên giới của CHNDTH khi viện trợ cho VM.
Nguyên khi Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) chiếm được lục địa, thì Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng Trung Hoa (QDĐTH) chạy ra Đài Loan, cố thủ ở đây. Ngoài ra, khoảng 30,000 quân QDĐTH tràn qua Việt Nam. Số quân nầy bị quân Pháp tước khí giới và tập trung ở vùng mỏ than Đông Triều.(6)
Cần chú ý, cuối năm 1949, đảo Hài Nam (ở gần Việt Nam) vẫn còn bất ổn. Cho đến ngày 1-5-1950, CSTQ mới đánh chiếm được đảo Hải Nam. Từ đó Hải Nam chính thức thuộc Trung Quốc, trở thành đặc khu trực thuộc tỉnh Quảng Đông của CHNDTH. Vì vậy, đảng CSTQ rất lo ngại về tình hình biên giới phía nam, sợ Hoa Kỳ hay Pháp giúp tàn quân QDĐTH trở về quấy phá biên giới phía NamTrung Quốc.
Trung Quốc gởi võ khí, đạn dược qua giúp VM chống Pháp để giữ yên và tạo một vùng trái độn giữa Việt Nam và nam Trung Quốc. Số võ khí, đạn dược nầy do quân QDĐTH bỏ lại lục địa trước khi tháo chạy ra Đài Loan. Chẳng những thế, đảng CSTQ còn gởi cố vấn chính trị và quân sự sang giúp VM.
Chính tướng Trần Canh (Chen Geng), một danh tướng thân cận của Mao Trạch Đông, được gởi sang làm cố vấn cho Hồ Chí Minh, đã giúp VM chiến thắng trận đầu tiên tại Đồng Khê ngày 16-9-1950. Đồng Khê ở phía nam Cao Bằng, phía bắc Thất Khê. (Thất Khê ở phía bắc Lạng Sơn).
Cũng nhờ chiến thuật công đồn đả viện do Trần Canh cố vấn, tại vùng Cao Bằng-Lạng Sơn, VM cử đại đoàn (sư đoàn) 308, trung đoàn 209 và một tiểu đoàn độc lập, mở hai trận phục kích riêng lẻ gần Đồng Khê, bắt được hai trung tá Lepage (8-10-1950) và Charton (10-10-1950).(7) Số tù binh Pháp bị bắt trong các trận nầy lên đến 4,000 binh sĩ, 354 hạ sĩ quan và 98 sĩ quan, trong đó có hai sĩ quan cấp trung tá.
Từ đây, VM làm chủ vùng Cao Bằng, Đồng Khê, Thất Khê, khai thông hoàn toàn khu vực biên giới giữa Trung Quốc và chiến khu Việt Bắc của VM, tạo một vùng an toàn cho VM dọc biên giới Việt Hoa, giúp việc chuyển vận hàng viện trợ của Trung Quốc cho VM được dễ dàng.
Sau trận nầy, Trung Quốc yên tâm rằng từ đây tàn quân QDĐTH không còn ẩn trốn trong vùng rừng núi biên giới giữa Trung Quốc với Việt Nam, liền rút đại tướng Trần Canh về Bắc Kinh tháng 11-1950. Lúc đó, chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên) bùng nổ ngày 25-6-1950. Tháng 6-1951, Trần Canh được lãnh đạo Trung Quốc gởi qua cầm quân ở Cao Ly.
Như thế, đảng CSTQ giúp VM và đảng CSĐD chống Pháp ở Việt Nam năm 1950 trước tiên vì nhu cầu an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc, như trước đây nhà Thanh gởi quân qua đánh Pháp ở Bắc Kỳ để cầm chân và không cho quân Pháp tràn qua biên giới của nhà Thanh.
Ngang hàng với các cường quốc: Đảng CSTQ làm chủ lục địa và thành lập chế độ CHNDTH ngày 1-10-1949. Lúc đó, Trung Quốc chỉ là một nước chậm tiến, nông nghiệp lạc hậu, bị các cường quốc tây phương xem nhẹ, chưa được cho thay thế ghế hội viên của Trung Hoa Dân Quốc ở Liên Hiệp Quốc.
Sau khi hiệp ước đình chiến ở Cao Ly (Triều Tiên) được ký kết tại Bàn Môn Điếm (Panmunjon) ngày 27-7-1953, và khi chiến tranh Việt Nam càng ngày càng quyết liệt, Liên Xô đề nghị với Hoa Kỳ, Anh, Pháp họp cùng Trung Quốc vào tháng 8-1953 để giải quyết những tranh chấp còn lại ở Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Đề nghị nầy bị tam cường tây phương bác bỏ, vì cả ba nước không thừa nhận Trung Quốc là một cường quốc ngang hàng với họ.(8a)
Tháng 2-1954, Liên Xô lập lại ý kiến nầy. Trước tình hình ở Đông Dương càng ngày càng xấu về phía quân đội Liên Hiệp Pháp và càng ngày càng thắng thế về phía bộ đội VM, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đành phải chấp nhận mời Trung Quốc đến họp để giải quyết chuyện Đông Dương.( 8b)
Dầu vậy, các nước Tây phương vẫn chưa xem trọng Trung Quốc. Trưởng phái đoàn Hòa Kỳ đầu tiên tại hội nghị Genève là ngoại trưởng John Foster Dulles. Khi gặp trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Genève là thủ tướng kiêm ngoại trưởng Châu Ân Lai, John Foster Dulles vẫn không thèm bắt tay xã giao.(9)
Như thế, từ một nước mới được thành lập, kinh tế lạc hậu, nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được ngồi ngang hàng với các cường quốc Tây phương tại hội nghị Genève. Đây là một thắng lợi ngoại giao quan trọng của Trung Quốc mà Trung Quốc không đóng góp xương máu trên chiến trường.
Trong sách Đêm giữa ban ngày, tác giả Vũ Thư Hiên viết rằng trong chiến tranh chống lại miền Nam từ năm 1960, Lê Duẫn, bí thư thứ nhất đảng LĐ (năm 1976 đổi là tổng bí thư), đã từng nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc."(10) Thật ra, ngay từ năm 1950, VM cũng đã đánh cho Trung Quốc.
Cố vấn hay chỉ huy: Vào thế kỷ 19, Pháp đến xâm lăng và bảo hộ Việt Nam. Nước Pháp xa Việt Nam, nằm ở miền ôn đới. Người Pháp thuộc chủng tộc da trắng, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và văn minh khác hẳn người Việt. Người Pháp đến Việt Nam để khai thác và bóc lột, nhưng người Pháp không thích hợp với phong thổ Việt Nam, nên người Pháp ít ở lại Việt Nam.
Sau thế chiến thứ hai tức sau năm 1945, tuy Pháp muốn tái chiếm Việt Nam, nhưng người Việt Nam luôn luôn có tinh thần độc lập, sẵn sàng đứng lên chống Pháp, như trước đây đã từng chiến đấu chống Pháp. Cuộc kháng chiến có thể khó khăn nhưng trào lưu chung trên thế giới lúc đó là giải trừ thuộc địa, nên trước sau gì nước ta cũng có thể tự lực đánh đuổi được người Pháp, mà không nhất thiết phải dựa vào Trung Quốc mới có thể thành công. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử trước đây rất cam khổ, nhưng dân tộc Việt luôn luôn tự lực bảo vệ nền độc lập dân tộc mà không cần ngoại quốc viện trợ. Còn những lần các triều đại Việt Nam nhờ đến Trung Quốc, đều bị Trung Quốc xâm lăng. Ví dụ cuối đời Trần và cuối đời Lê là những bài học rõ nét nhất.
Trong sách Mặt thật, tác giả Thành Tín, tức Bùi Tín, nguyên đại tá bộ đội cộng sản, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đã viết: “...Nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan [Châu Trinh] đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta có thể khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh và tránh bị cỗ máy nghiền mà chủ nghĩa Staline, chủ nghĩa Mao đã đưa đến thông qua đảng cộng sản với biết bao hậu quả nặng nề mà chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được...” (11)
Lịch sử bang giao Việt Hoa cho thấy rằng các nhà cầm quyền Trung Quốc nguy hiểm không kém gì thực dân Pháp, nếu không muốn nói là nguy hiểm hơn. Bằng chứng là vào thế kỷ 15, nhà Minh xâm lăng, khai thác và bóc lột Đại Việt tàn bạo không khác gì thực dân Pháp (xin xem Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Nhà Minh còn rất thâm độc, tịch thu hết sách vở, tài liệu, bia đá, nhân tài của Đại Việt đem về Trung Hoa, nghĩa là nhà Minh chủ trương tiêu diệt toàn bộ văn hóa Đại Việt.
Từ thời cổ xưa, các triều đại quân chủ Trung Quốc không ngừng bành trướng lãnh thổ. Trung Quốc đã xâm chiếm và đồng hóa tất cả các nước chung quanh Trung Quốc, như Mãn Châu, Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng, Vân Nam, nhưng Trung Quốc chỉ xâm lăng Việt Nam chứ không xâm chiếm được Việt Nam vĩnh viễn.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn tự tôn, cho rằng Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc. Tác giả Sở Cuồng Lê Dư kể lại rằng, ngay cả nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (Trung Quốc) cũng đã nói với chính khách Nhật Bản là tử tước Khuyển Dưỡng Nghị, tức Inukai Ki, rằng: “Người Việt Nam vốn nô lệ căn tính. Ngày xưa họ bị chúng tôi đô hộ, ngày nay họ bị Pháp đô hộ. Dân tộc ấy không có tương lai.” (12) Dầu Tôn Dật Tiên phát biểu như thế, Việt Nam là nước duy nhất nằm sát Trung Quốc và kháng cự lại được nền đô hộ của Trung Quốc.
Người Trung Quốc thuộc chủng tộc da vàng, có nền văn hóa và văn minh gần giống người Việt. Vì vậy, khác với người Pháp, người Trung Quốc rất dễ hòa lẫn với người Việt, nghĩa là người Trung Quốc đến Việt Nam, và có thể ở lại sinh sống tại Việt Nam.
Dưới thời quân chủ, khoảng từ 2 đến 4 năm, do yếu thế, triều đình Việt cử sứ thần sang Trung Hoa triều cống một lần, nhưng vua nước Việt, tức nguyên thủ quốc gia, chưa bao giờ sang Bắc Kinh bệ kiến các hoàng đế Trung Hoa, trừ lần Lê Chiêu Thống lưu vong năm 1789, và Phạm Công Trị giả vua Quang Trung sang Thanh năm 1790.
Trong khi đó, từ năm 1950 đến năm 1954, Hồ Chí Minh, nguyên thủ nhà nước VNDCCH, bốn lần sang Bắc Kinh hội kiến các lãnh tụ CSTH để xin cầu viện. Đó là các lần: 1) Đến Bắc Kinh 30-1-1950 rồi qua Moscow. 2) Đến Nam Ninh ngày 5-2-1951. 3) Đến Bắc Kinh cuối tháng 9-1952, rồi đi Moscow. 4) Đến Bắc Kinh cuối tháng 3-1954, rồi đi Moscow.
Ngang nhiên hơn nữa, năm 1954, Châu Ân Lai gọi Hồ Chí Minh sang Liễu Châu nói là hội họp và thảo luận, nhưng thực chất là ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải ký hiệp định Genève chia hai nước Việt Nam. Thế là Hồ Chí Minh đành nghe theo.( 13) Chưa có thời đại nào mà chính quyền Trung Hoa chi phối mạnh mẽ, gần như chỉ huy nhà nước Việt Nam như CHNDTH đối với VNDCCH.
2.- TRONG GIAI ĐOẠN 1960-1975
Trung Quốc xâm lăng Việt Nam: Sau khi nhờ CSTQ để chống Pháp, nhất là chuẩn bị cầu viện để tiến đánh miền Nam, đương nhiên VNDCCH phải biết điều với Trung Quốc. Sự biết điều nầy thấy rõ qua công hàm ngày 14-9-1958 do Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt ký, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự chuẩn thuận của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động.
Trong khi giúp đỡ Bắc Việt để tiến đánh Nam Việt, Trung Quốc theo dõi diễn tiến tình hình chiến tranh Việt Nam, sẵn sàng chuẩn bị ra tay để thủ lợi. Ngày 27-1-1973, tại Paris bốn bên lâm chiến ở Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam) ký kết “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”, theo đó Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn ra khỏi Việt Nam.
Đây là thời cơ thuận tiện để Trung Quốc ra tay, vì Hoa Kỳ rút đi, VNCH bận rộn một mình chống đỡ những cuộc tấn công của VNDCCH và MTDTGPMN. Trung Quốc liền đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm hải đảo Hoàng Sa của VNCH. Biết rằng khó thắng, nhưng Hải quân VNCH do Ngụy Văn Thà chỉ huy, cương quyết bảo vệ quê hương, tiếp nối truyền thống anh dũng của tổ tiên chúng ta.
Ngụy Văn Thà và đồng đội hy sinh. Trung Quốc một lần nữa xâm lăng Việt Nam. Bắc Việt cộng sản im lặng, không lên tiếng. Đây là khởi đầu của thời kỳ Trung Quốc tiến xuống các hải đảo phía nam.
Trung Quốc bắt tay với Hoa Kỳ và vào Liên Hiệp Quốc: Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Hoa Kỳ vào Việt Nam nhắm mục đích giúp Nam Việt chận đứng sự bành trướng của khối cộng sản. Sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, từ thập niên 60, Hoa Kỳ nhận ra hai điều:
Thứ nhất, các nước cộng sản không phải là một khối chặt chẽ, mà họ là những thực thể riêng biệt, với những quyền lợi mâu thuẫn nhau khá trầm trọng. Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội kiếm cách khai thác mâu thuẫn giữa các nước cộng sản, đúng ra là giữa Liên Xô và Trung Quốc để làm thế nào ly gián họ, và tránh cho họ xích lại gần nhau như trước. Vì vậy, người Hoa Kỳ bắt đầu xét duyệt lại chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ.
Thứ hai, nếu Hoa Kỳ càng giúp VNCH (Nam Việt) chống lại VNDCCH (Bắc Việt), thì Liên Xô và Trung Quốc ở thế cùng liên kết để giúp Bắc Việt chống lại Hoa Kỳ, tức Hoa Kỳ tạo nên một hoàn cảnh thuận lợi cho Liên Xô và Trung Quốc tạm gác những mâu thuẫn song phương, để cùng nhau cứu giúp một nước cộng sản thứ ba. Nói cách khác, làm như thế, chẳng khác gì Hoa Kỳ tạo cơ hội cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc xích lại với nhau.
Trên quan niệm địa lý chính trị học (geopolitics), vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, người Hoa Kỳ còn ngộ ra rằng "Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong vòng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiển nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó. Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô vì ít vũ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần còn lại của Á châu vì ý hệ chính trị cứng rắn và vì dân số đông đảo của họ."(14 a)
Chẳng những thế, các chính trị gia Hoa Kỳ lúc đó còn đi xa hơn, cho rằng "hy sinh Việt Nam mới thật là đáng giá. Còn hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Việt Nam với chẳng có hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa của Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô."(14b)
Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược toàn cầu, bắt đầu rút lui khỏi Việt Nam và kiếm cách bắt tay với Trung Quốc. Bill Sullivan, nguyên là đại sứ Hoa Kỳ tại Lào, lúc đó là thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, trong một cuộc phỏng vấn, đã cho biết kết quả cuộc chuyển hướng ngoại giao của Hoa Kỳ: "Làm cho người Trung Quốc tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta còn quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam." (14b)
Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc đấu bóng bàn giao hữu giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 dưới sự tiếp đón và chứng kiến của thủ tướng Châu Ân Lai tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh. Sau đó, ngày 9-7-1971, Henri Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, có mặt ở Bắc Kinh và được Châu Ân Lai tiếp kiến.
Ngày 25-10-1971, Đại hội đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc biểu quyết chấp nhận CHNDTH được giữ ghế đại biểu Trung Quốc thay cho Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mà không bị Hoa Kỳ phủ quyết, nghĩa là Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan, đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, để bắt tay với CHNDTH. Cần để ý thêm là Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có quyền bỏ phiếu phủ quyết những vần đề quan trọng đưa ra trước Liên Hiệp Quốc.
Sau đó, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon viếng thăm Trung Quốc một tuần bắt đầu từ ngày 21-2-1972 mà Nixon cho rằng đây là “một tuần lễ sẽ làm thay đổi thế giới.”(15) Cuộc viếng thăm nầy đưa đến "Thông cáo chung Thượng Hải" ngày 28-2 theo đó hai bên đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau, chỉ trừ một điều là cùng nhau tôn trọng sự khác biệt giữa hai bên và hứa sẽ kiếm cách cải thiện bang giao song phương.
Như thế, rõ ràng Trung Quốc lợi dụng Bắc và Nam Việt Nam đang đánh nhau trong giai đoạn từ 1960 đến 1975 để đánh chiến hải đảo Hoàng Sa, mở đầu cuộc bành trướng xuống phương nam. Đồng thời cũng nhờ chiến tranh Việt Nam lần nầy, Trung Quốc bắt tay được với Hoa Kỳ, được vào Liên Hiệp Quốc, được giữ ghế thường trực tại Hội đồng bảo an. Từ đó, quan trọng nhất là Trung Quốc thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập, mở mang giao dịch với các nước trên thế giới và càng ngày càng thăng tiến trong sinh hoạt chính trị quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong chiến tranh ba mươi năm vừa qua trên đất nước Việt Nam (1946-1975), có thể nói Trung Quốc đã hưởng lợi tối đa nhờ Trung Quốc đã viện trợ võ khí, đạn dược, quân trang quân dụng và làm cố vấn về chính trị lẫn quân sự cho VNDCCH từ 1950 trở đi.
Thành lập năm 1949, tuy vẫn còn là một nước lạc hậu về kinh tế, nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được xếp ngang hàng với các cường quốc Tây phương năm 1954, bắt tay với Hoa Kỳ và vào Liên Hiệp Quốc năm 1971, giải tỏa thế cô lập, và thăng tiến nhanh chóng trên đường giao thương quốc tế.
Riêng đối với Việt Nam, cả ngàn năm qua, các triều đại Trung Quốc phải đem binh hùng tướng mạnh để chinh phục nước Việt, nhưng đều thất bại. Người Việt luôn luôn bảo vệ chủ quyền đất nước, gìn giữ độc lập dân tộc. Từ năm 1950, khi cầu viện Trung Quốc để chống Pháp, Hồ Chí Minh và đảng CSĐD đã tự hạ mình làm phiên thuộc, thần phục Trung Quốc, hoàn toàn vâng lệnh Trung Quốc, từ những phong trào chính trị như rèn cán chỉnh quân (chỉnh huấn), cải cách ruộng đất (thổ cải), đến những chiến dịch hành quân, kể cả chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.(16) Chưa bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc kiểm soát Việt Nam chặt chẽ như vậy.
Cũng cả hàng ngàn năm qua, biết bao nhiêu lần Trung Quốc muốn chinh phục Việt Nam để tìm đường xuống Đông Nam Á, nhưng đều bị đẩy lui. Cho đến thế kỷ 20, vì thần phục Trung Quốc, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động đã ký công hàm tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, mở đường cho Trung Quốc xuống phía nam. Sau đó, năm 1974 Bắc Việt và đảng Lao Động đồng lõa làm ngơ để Trung Quốc thôn tính hải đảo Hoàng Sa, cam tâm nhìn người nước ngoài xâu xé một phần lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam kính yêu.
Cả ngàn năm qua, các vua chúa Trung Hoa không chiếm được một tấc đất của Việt Nam, không làm sụp đổ ải Nam Quan. Chỉ đến thế kỷ 20, CSTQ chiếm đất, chiếm đảo của chúng ta, không phải do tài ba của CSTQ, mà do Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo CSVN, rước voi về giày mộ tổ, đúng theo kế hoạch thâm độc của cường quyền phương Bắc là “dĩ Việt chế Việt” (dùng người Việt chế ngự người Việt).
Như thế, trong chiến tranh ba mươi năm vừa qua trên đất nước Việt Nam, Hồ Chí Minh và đảng CSĐD nhờ CSTQ để đánh Pháp, không khác gì nhờ một kẻ cướp đuổi một tên trộm. Tên trộm bỏ chạy thì kẻ cướp vào nhà. Đây không phải chỉ là những sai lầm chiến lược của Hồ Chí Minh và đảng Lao Động Việt Nam, mà đây chính là tội lỗi phản quốc lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim. Những tội lỗi nầy hiện đưa đến những hậu quả tai hại mà người Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt.
TRẦN GIA PHỤNG
(21-12-2008)
CHÚ THÍCH
1. Trung Tâm Từ Điển Bách Khoa Quân Sự, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.
2. Tiền Giang, “Chu Ân Lai và Hội nghị Genève”, Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, chương 27, bản dịch của Tam Dương, "Hội nghị Liễu Châu then chốt", tạp chí Thế Kỷ 21, California: số 219 (7-2007) và số 220 (8-2007).
3. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, Tập I-C: 1955-1963, Houston: Nxb. Văn Hoá, 2000, tt. 152, 180.
4. Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 13 (4a), tr. 17 (4b).
5. Bernard Fall, Le Viet-Minh, Paris: Max Leclerc et Compagnie, 1960, tr. 119.
6. Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn: 1965, California: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 62.
7. Qiang Zhai, sđd. tt. 29-31.
8. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, Tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hoá, 1997, tr. 334 (8a), tr. 370 (8b).
9. Henry Kissinger, White House Years, Toronto: Little, Brown and Company, 1979, tr. 1054.
10. Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích.
11. Thành Tín, Mặt thật, USA: Nxb. Saigon Press, 1993, tr. 102.
12. Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, [nguyên bản bằng Anh văn], bản dịch của Mạc Định, Paris: 1962, tr. 22.
13. Tiền Giang, báo đã dẫn.
14. Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tr. 333-334 (14a), 336 (14b).
15. John S. Bowman, tổng biên tập, The Vietnam War, Day by Day [Chiến tranh Việt Nam, việc từng ngày], Mallard Press, New York, 1989, tr. 190.
16. Được tin Pháp chiếm Điện Biên Phủ (ĐBP) ngày 22-11-1953, tướng Vi Quốc Thanh, đứng đầu bộ tư lệnh cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam, một mặt yêu cầu VM đưa quân bao vây ĐBP, một mặt báo về Bắc Kinh. Bắc Kinh cho rằng chiến dịch ĐBP chẳng những quan trọng về quân sự và chính trị, mà còn ảnh hưởng quốc tế, nên hứa hẹn sẽ viện trợ cho VM tối đa để tấn công ĐBP. Từ đó, Bắc Kinh tăng viện võ khí, cao xạ, gởi cả những chuyên viên đào chiến hào đã có kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên sang giúp VM. Đồng thời Bắc Kinh và bộ tư lệnh cố vấn Trung Quốc chỉ huy thật sát chiến dịch ĐBP.(Qiang Zhai, sđd. tt. 46-49.)
Cập nhật ( 25/12/2008 )
Chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 30 năm, từ 1946 đến 1975, có thể chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ 1946 đến 1949: Khi Pháp đưa quân tái chiếm Việt Nam, Hồ Chí Minh, mặt trận Việt Minh (VM) và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nhượng bộ và thỏa hiệp với Pháp, ký liên tiếp hai thỏa ước để duy trì quyền lực của VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Tuy nhiên, Pháp không ngừng tiến quân và ép VM đến đường cùng. Hồ Chí Minh liền họp trung ương đảng CSĐD trong hai ngày 18 và 19-12-1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) để tham khảo. Cuộc họp đi đến quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946.(1) Thế là chiến tranh không tuyên chiến bùng nổ. Từ năm 1946 đến năm 1949, VM vừa đánh, vừa đàm, vừa trốn chạy lên miền rừng núi để chờ đợi thời cơ..
Giai đoạn thứ hai từ 1950 đến 1954: Trong cuộc tranh chấp tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) thành công. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan. Mao Trạch Đông công bố thành lập chính thể Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc).
Hồ Chí Minh và VM cầu viện CSTQ. Nhờ sự giúp đỡ về mọi mặt của của Trung Quốc, VM phản công từ năm 1950 và cuối cùng chiến thắng năm 1954. Chẳng những VM, mà cả Việt Nam se phải trả giá cho sự cầu viện và chiến thắng nầy. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai đất nước ở sông Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức VM cộng sản) ở miền Bắc, Quốc Gia Việt Nam (hậu thân là Việt Nam Cộng Hòa) ở miền Nam. Trước khi ký hiệp định Genève, VM đã đưa ra kế hoạch gài người ở lại miền Nam, trường kỳ mai phục để chống lại QGVN.(2)
Giai đoạn thứ ba từ 1960 đến 1975: Từ năm 1955, Bắc Việt bắt đầu kiếm cách gây hấn, đòi hỏi Nam Việt phải tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956 theo dự kiến trong điều 7 bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954. Cần chú ý, bản tuyên bố cuối cùng nầy không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, kể cả phái đoàn VM tức VNDCCH.
Một bản tuyên bố không có chữ ký không thể là một văn bản pháp lý có tính cưỡng hành, mà chỉ có tính cách dự kiến tương lai mà thôi. Phái đoàn QGVN chẳng những không ký hiệp định Genève, mà còn không tham dự vào bản "Tuyên bố cuối cùng... ", nên tự cho rằng không bị ràng buộc vào điều 7 của bản tuyên bố nầy và không chấp nhận tổng tuyển cử.
Lấy lý do Nam Việt không chấp nhận tổng tuyển cử, Bắc Việt quyết định tấn công Nam Việt. Đầu tiên, Ban Bí thư Trung ương đảng Lao Động (LĐ, hậu thân của đảng CSĐD) ra chỉ thị ngày 24-5-1958, tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bắc Việt và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Nam Việt.
Vào cuối năm nầy, Lê Duẫn được bí mật gởi vào Nam để nghiên cứu tình hình. Khi trở ra Bắc, bản báo cáo của Lê Duẫn đã đưa đến quyết định của Uỷ ban Trung ương đảng LĐ tại hội nghị lần thứ 15 ở Hà Nội ngày 13-5-1959, theo đó đảng LĐ ra nghị quyết thống nhất đất nước (tức đánh chiếm miền Nam bằng võ lực) và đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa. (Nghị quyết đăng trên Nhân Dân ngày 14-5-1959)
Nghị quyết trên đây được lập lại trong Đại hội 3 đảng LĐ, khai diễn từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội, mệnh danh là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà", đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng miền Bắc tiến lên Xã hội chủ nghĩa và "giải phóng" miền Nam bằng võ lực. (3) Thế là chiến tranh tái phát từ năm 1960 đến năm 1975. Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Nam Việt ngày 30-4-1975.
Trong ba giai đoạn trên đây của cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam, Trung Quốc đã giúp phía VM cộng sản từ giai đoạn thứ hai tức từ năm 1950 trở đi. Sự giúp đỡ của Trung Quốc cho phe cộng sản Việt Nam đã quá rõ ràng, không cần nhắc lại. Ở đây, chỉ xin thử bàn Trung Quốc đã hưởng lợi gì sau khi giúp phe CSVN thắng thế?
2.- TRONG GIAI ĐOẠN 1950-1954
An ninh biên giới nam Trung Quốc: Khi CHNDTH được thành lập ngày 1-10-1949, chiến tranh giữa VM và Pháp đã diễn ra được ba năm. Cuối năm 1949, Hồ Chí Minh gởi hai đại diện là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh xin viện trợ.(4a) Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, chính phủ VNDCCH thừa nhận chính phủ CHNDTH ngày 15-1-1950. Ngay sau đó, CHNDTH công nhận trở lại chính phủ VNDCCH ngày 18-1-1950.
Ngày 30-1-1950, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh cầu viện. Sau đó, Hồ Chí Minh tiếp tục qua Liên Xô ngày 3-2-1950 để xin Liên Xô viện trợ, nhưng Joseph Stalin, lãnh tụ Liên Xô, trả lời với Hồ Chí Minh rằng việc giúp đỡ VM bước đầu là công việc của CHNDTH.( 4b) Nguyên lúc đó, Liên Xô mới ra khỏi thế chiến thứ hai, vừa lo tái thiết đất nước, vừa lo tổ chức thống trị các nước Đông Âu mà Liên Xô mới chiếm được sau thế chiến thứ hai, và Liên Xô ít có quyền lợi ở Viễn đông, nên Liên Xô ít chú trọng đến Việt Nam.
Ngày 17-2-1950, Hồ Chí Minh rời Moscow, trở về Bắc Kinh. Tại đây, một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa VM và Trung Quốc được ký kết, theo đó hai bên hợp tác để tiễu trừ thổ phỉ (ám chỉ Quốc Dân Đảng Trung Hoa và biệt kích Pháp).(5) Hiệp ước nầy cho thấy rõ chủ đích phòng thủ biên giới của CHNDTH khi viện trợ cho VM.
Nguyên khi Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) chiếm được lục địa, thì Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng Trung Hoa (QDĐTH) chạy ra Đài Loan, cố thủ ở đây. Ngoài ra, khoảng 30,000 quân QDĐTH tràn qua Việt Nam. Số quân nầy bị quân Pháp tước khí giới và tập trung ở vùng mỏ than Đông Triều.(6)
Cần chú ý, cuối năm 1949, đảo Hài Nam (ở gần Việt Nam) vẫn còn bất ổn. Cho đến ngày 1-5-1950, CSTQ mới đánh chiếm được đảo Hải Nam. Từ đó Hải Nam chính thức thuộc Trung Quốc, trở thành đặc khu trực thuộc tỉnh Quảng Đông của CHNDTH. Vì vậy, đảng CSTQ rất lo ngại về tình hình biên giới phía nam, sợ Hoa Kỳ hay Pháp giúp tàn quân QDĐTH trở về quấy phá biên giới phía NamTrung Quốc.
Trung Quốc gởi võ khí, đạn dược qua giúp VM chống Pháp để giữ yên và tạo một vùng trái độn giữa Việt Nam và nam Trung Quốc. Số võ khí, đạn dược nầy do quân QDĐTH bỏ lại lục địa trước khi tháo chạy ra Đài Loan. Chẳng những thế, đảng CSTQ còn gởi cố vấn chính trị và quân sự sang giúp VM.
Chính tướng Trần Canh (Chen Geng), một danh tướng thân cận của Mao Trạch Đông, được gởi sang làm cố vấn cho Hồ Chí Minh, đã giúp VM chiến thắng trận đầu tiên tại Đồng Khê ngày 16-9-1950. Đồng Khê ở phía nam Cao Bằng, phía bắc Thất Khê. (Thất Khê ở phía bắc Lạng Sơn).
Cũng nhờ chiến thuật công đồn đả viện do Trần Canh cố vấn, tại vùng Cao Bằng-Lạng Sơn, VM cử đại đoàn (sư đoàn) 308, trung đoàn 209 và một tiểu đoàn độc lập, mở hai trận phục kích riêng lẻ gần Đồng Khê, bắt được hai trung tá Lepage (8-10-1950) và Charton (10-10-1950).(7) Số tù binh Pháp bị bắt trong các trận nầy lên đến 4,000 binh sĩ, 354 hạ sĩ quan và 98 sĩ quan, trong đó có hai sĩ quan cấp trung tá.
Từ đây, VM làm chủ vùng Cao Bằng, Đồng Khê, Thất Khê, khai thông hoàn toàn khu vực biên giới giữa Trung Quốc và chiến khu Việt Bắc của VM, tạo một vùng an toàn cho VM dọc biên giới Việt Hoa, giúp việc chuyển vận hàng viện trợ của Trung Quốc cho VM được dễ dàng.
Sau trận nầy, Trung Quốc yên tâm rằng từ đây tàn quân QDĐTH không còn ẩn trốn trong vùng rừng núi biên giới giữa Trung Quốc với Việt Nam, liền rút đại tướng Trần Canh về Bắc Kinh tháng 11-1950. Lúc đó, chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên) bùng nổ ngày 25-6-1950. Tháng 6-1951, Trần Canh được lãnh đạo Trung Quốc gởi qua cầm quân ở Cao Ly.
Như thế, đảng CSTQ giúp VM và đảng CSĐD chống Pháp ở Việt Nam năm 1950 trước tiên vì nhu cầu an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc, như trước đây nhà Thanh gởi quân qua đánh Pháp ở Bắc Kỳ để cầm chân và không cho quân Pháp tràn qua biên giới của nhà Thanh.
Ngang hàng với các cường quốc: Đảng CSTQ làm chủ lục địa và thành lập chế độ CHNDTH ngày 1-10-1949. Lúc đó, Trung Quốc chỉ là một nước chậm tiến, nông nghiệp lạc hậu, bị các cường quốc tây phương xem nhẹ, chưa được cho thay thế ghế hội viên của Trung Hoa Dân Quốc ở Liên Hiệp Quốc.
Sau khi hiệp ước đình chiến ở Cao Ly (Triều Tiên) được ký kết tại Bàn Môn Điếm (Panmunjon) ngày 27-7-1953, và khi chiến tranh Việt Nam càng ngày càng quyết liệt, Liên Xô đề nghị với Hoa Kỳ, Anh, Pháp họp cùng Trung Quốc vào tháng 8-1953 để giải quyết những tranh chấp còn lại ở Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Đề nghị nầy bị tam cường tây phương bác bỏ, vì cả ba nước không thừa nhận Trung Quốc là một cường quốc ngang hàng với họ.(8a)
Tháng 2-1954, Liên Xô lập lại ý kiến nầy. Trước tình hình ở Đông Dương càng ngày càng xấu về phía quân đội Liên Hiệp Pháp và càng ngày càng thắng thế về phía bộ đội VM, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đành phải chấp nhận mời Trung Quốc đến họp để giải quyết chuyện Đông Dương.( 8b)
Dầu vậy, các nước Tây phương vẫn chưa xem trọng Trung Quốc. Trưởng phái đoàn Hòa Kỳ đầu tiên tại hội nghị Genève là ngoại trưởng John Foster Dulles. Khi gặp trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Genève là thủ tướng kiêm ngoại trưởng Châu Ân Lai, John Foster Dulles vẫn không thèm bắt tay xã giao.(9)
Như thế, từ một nước mới được thành lập, kinh tế lạc hậu, nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được ngồi ngang hàng với các cường quốc Tây phương tại hội nghị Genève. Đây là một thắng lợi ngoại giao quan trọng của Trung Quốc mà Trung Quốc không đóng góp xương máu trên chiến trường.
Trong sách Đêm giữa ban ngày, tác giả Vũ Thư Hiên viết rằng trong chiến tranh chống lại miền Nam từ năm 1960, Lê Duẫn, bí thư thứ nhất đảng LĐ (năm 1976 đổi là tổng bí thư), đã từng nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc."(10) Thật ra, ngay từ năm 1950, VM cũng đã đánh cho Trung Quốc.
Cố vấn hay chỉ huy: Vào thế kỷ 19, Pháp đến xâm lăng và bảo hộ Việt Nam. Nước Pháp xa Việt Nam, nằm ở miền ôn đới. Người Pháp thuộc chủng tộc da trắng, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và văn minh khác hẳn người Việt. Người Pháp đến Việt Nam để khai thác và bóc lột, nhưng người Pháp không thích hợp với phong thổ Việt Nam, nên người Pháp ít ở lại Việt Nam.
Sau thế chiến thứ hai tức sau năm 1945, tuy Pháp muốn tái chiếm Việt Nam, nhưng người Việt Nam luôn luôn có tinh thần độc lập, sẵn sàng đứng lên chống Pháp, như trước đây đã từng chiến đấu chống Pháp. Cuộc kháng chiến có thể khó khăn nhưng trào lưu chung trên thế giới lúc đó là giải trừ thuộc địa, nên trước sau gì nước ta cũng có thể tự lực đánh đuổi được người Pháp, mà không nhất thiết phải dựa vào Trung Quốc mới có thể thành công. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử trước đây rất cam khổ, nhưng dân tộc Việt luôn luôn tự lực bảo vệ nền độc lập dân tộc mà không cần ngoại quốc viện trợ. Còn những lần các triều đại Việt Nam nhờ đến Trung Quốc, đều bị Trung Quốc xâm lăng. Ví dụ cuối đời Trần và cuối đời Lê là những bài học rõ nét nhất.
Trong sách Mặt thật, tác giả Thành Tín, tức Bùi Tín, nguyên đại tá bộ đội cộng sản, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đã viết: “...Nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan [Châu Trinh] đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta có thể khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh và tránh bị cỗ máy nghiền mà chủ nghĩa Staline, chủ nghĩa Mao đã đưa đến thông qua đảng cộng sản với biết bao hậu quả nặng nề mà chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được...” (11)
Lịch sử bang giao Việt Hoa cho thấy rằng các nhà cầm quyền Trung Quốc nguy hiểm không kém gì thực dân Pháp, nếu không muốn nói là nguy hiểm hơn. Bằng chứng là vào thế kỷ 15, nhà Minh xâm lăng, khai thác và bóc lột Đại Việt tàn bạo không khác gì thực dân Pháp (xin xem Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Nhà Minh còn rất thâm độc, tịch thu hết sách vở, tài liệu, bia đá, nhân tài của Đại Việt đem về Trung Hoa, nghĩa là nhà Minh chủ trương tiêu diệt toàn bộ văn hóa Đại Việt.
Từ thời cổ xưa, các triều đại quân chủ Trung Quốc không ngừng bành trướng lãnh thổ. Trung Quốc đã xâm chiếm và đồng hóa tất cả các nước chung quanh Trung Quốc, như Mãn Châu, Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng, Vân Nam, nhưng Trung Quốc chỉ xâm lăng Việt Nam chứ không xâm chiếm được Việt Nam vĩnh viễn.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn tự tôn, cho rằng Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc. Tác giả Sở Cuồng Lê Dư kể lại rằng, ngay cả nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (Trung Quốc) cũng đã nói với chính khách Nhật Bản là tử tước Khuyển Dưỡng Nghị, tức Inukai Ki, rằng: “Người Việt Nam vốn nô lệ căn tính. Ngày xưa họ bị chúng tôi đô hộ, ngày nay họ bị Pháp đô hộ. Dân tộc ấy không có tương lai.” (12) Dầu Tôn Dật Tiên phát biểu như thế, Việt Nam là nước duy nhất nằm sát Trung Quốc và kháng cự lại được nền đô hộ của Trung Quốc.
Người Trung Quốc thuộc chủng tộc da vàng, có nền văn hóa và văn minh gần giống người Việt. Vì vậy, khác với người Pháp, người Trung Quốc rất dễ hòa lẫn với người Việt, nghĩa là người Trung Quốc đến Việt Nam, và có thể ở lại sinh sống tại Việt Nam.
Dưới thời quân chủ, khoảng từ 2 đến 4 năm, do yếu thế, triều đình Việt cử sứ thần sang Trung Hoa triều cống một lần, nhưng vua nước Việt, tức nguyên thủ quốc gia, chưa bao giờ sang Bắc Kinh bệ kiến các hoàng đế Trung Hoa, trừ lần Lê Chiêu Thống lưu vong năm 1789, và Phạm Công Trị giả vua Quang Trung sang Thanh năm 1790.
Trong khi đó, từ năm 1950 đến năm 1954, Hồ Chí Minh, nguyên thủ nhà nước VNDCCH, bốn lần sang Bắc Kinh hội kiến các lãnh tụ CSTH để xin cầu viện. Đó là các lần: 1) Đến Bắc Kinh 30-1-1950 rồi qua Moscow. 2) Đến Nam Ninh ngày 5-2-1951. 3) Đến Bắc Kinh cuối tháng 9-1952, rồi đi Moscow. 4) Đến Bắc Kinh cuối tháng 3-1954, rồi đi Moscow.
Ngang nhiên hơn nữa, năm 1954, Châu Ân Lai gọi Hồ Chí Minh sang Liễu Châu nói là hội họp và thảo luận, nhưng thực chất là ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải ký hiệp định Genève chia hai nước Việt Nam. Thế là Hồ Chí Minh đành nghe theo.( 13) Chưa có thời đại nào mà chính quyền Trung Hoa chi phối mạnh mẽ, gần như chỉ huy nhà nước Việt Nam như CHNDTH đối với VNDCCH.
2.- TRONG GIAI ĐOẠN 1960-1975
Trung Quốc xâm lăng Việt Nam: Sau khi nhờ CSTQ để chống Pháp, nhất là chuẩn bị cầu viện để tiến đánh miền Nam, đương nhiên VNDCCH phải biết điều với Trung Quốc. Sự biết điều nầy thấy rõ qua công hàm ngày 14-9-1958 do Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt ký, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự chuẩn thuận của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động.
Trong khi giúp đỡ Bắc Việt để tiến đánh Nam Việt, Trung Quốc theo dõi diễn tiến tình hình chiến tranh Việt Nam, sẵn sàng chuẩn bị ra tay để thủ lợi. Ngày 27-1-1973, tại Paris bốn bên lâm chiến ở Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam) ký kết “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”, theo đó Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn ra khỏi Việt Nam.
Đây là thời cơ thuận tiện để Trung Quốc ra tay, vì Hoa Kỳ rút đi, VNCH bận rộn một mình chống đỡ những cuộc tấn công của VNDCCH và MTDTGPMN. Trung Quốc liền đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm hải đảo Hoàng Sa của VNCH. Biết rằng khó thắng, nhưng Hải quân VNCH do Ngụy Văn Thà chỉ huy, cương quyết bảo vệ quê hương, tiếp nối truyền thống anh dũng của tổ tiên chúng ta.
Ngụy Văn Thà và đồng đội hy sinh. Trung Quốc một lần nữa xâm lăng Việt Nam. Bắc Việt cộng sản im lặng, không lên tiếng. Đây là khởi đầu của thời kỳ Trung Quốc tiến xuống các hải đảo phía nam.
Trung Quốc bắt tay với Hoa Kỳ và vào Liên Hiệp Quốc: Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Hoa Kỳ vào Việt Nam nhắm mục đích giúp Nam Việt chận đứng sự bành trướng của khối cộng sản. Sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, từ thập niên 60, Hoa Kỳ nhận ra hai điều:
Thứ nhất, các nước cộng sản không phải là một khối chặt chẽ, mà họ là những thực thể riêng biệt, với những quyền lợi mâu thuẫn nhau khá trầm trọng. Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội kiếm cách khai thác mâu thuẫn giữa các nước cộng sản, đúng ra là giữa Liên Xô và Trung Quốc để làm thế nào ly gián họ, và tránh cho họ xích lại gần nhau như trước. Vì vậy, người Hoa Kỳ bắt đầu xét duyệt lại chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ.
Thứ hai, nếu Hoa Kỳ càng giúp VNCH (Nam Việt) chống lại VNDCCH (Bắc Việt), thì Liên Xô và Trung Quốc ở thế cùng liên kết để giúp Bắc Việt chống lại Hoa Kỳ, tức Hoa Kỳ tạo nên một hoàn cảnh thuận lợi cho Liên Xô và Trung Quốc tạm gác những mâu thuẫn song phương, để cùng nhau cứu giúp một nước cộng sản thứ ba. Nói cách khác, làm như thế, chẳng khác gì Hoa Kỳ tạo cơ hội cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc xích lại với nhau.
Trên quan niệm địa lý chính trị học (geopolitics), vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, người Hoa Kỳ còn ngộ ra rằng "Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong vòng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiển nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó. Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô vì ít vũ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần còn lại của Á châu vì ý hệ chính trị cứng rắn và vì dân số đông đảo của họ."(14 a)
Chẳng những thế, các chính trị gia Hoa Kỳ lúc đó còn đi xa hơn, cho rằng "hy sinh Việt Nam mới thật là đáng giá. Còn hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Việt Nam với chẳng có hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa của Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô."(14b)
Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến lược toàn cầu, bắt đầu rút lui khỏi Việt Nam và kiếm cách bắt tay với Trung Quốc. Bill Sullivan, nguyên là đại sứ Hoa Kỳ tại Lào, lúc đó là thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, trong một cuộc phỏng vấn, đã cho biết kết quả cuộc chuyển hướng ngoại giao của Hoa Kỳ: "Làm cho người Trung Quốc tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta còn quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam." (14b)
Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc đấu bóng bàn giao hữu giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 dưới sự tiếp đón và chứng kiến của thủ tướng Châu Ân Lai tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh. Sau đó, ngày 9-7-1971, Henri Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, có mặt ở Bắc Kinh và được Châu Ân Lai tiếp kiến.
Ngày 25-10-1971, Đại hội đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc biểu quyết chấp nhận CHNDTH được giữ ghế đại biểu Trung Quốc thay cho Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mà không bị Hoa Kỳ phủ quyết, nghĩa là Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan, đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, để bắt tay với CHNDTH. Cần để ý thêm là Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có quyền bỏ phiếu phủ quyết những vần đề quan trọng đưa ra trước Liên Hiệp Quốc.
Sau đó, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon viếng thăm Trung Quốc một tuần bắt đầu từ ngày 21-2-1972 mà Nixon cho rằng đây là “một tuần lễ sẽ làm thay đổi thế giới.”(15) Cuộc viếng thăm nầy đưa đến "Thông cáo chung Thượng Hải" ngày 28-2 theo đó hai bên đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau, chỉ trừ một điều là cùng nhau tôn trọng sự khác biệt giữa hai bên và hứa sẽ kiếm cách cải thiện bang giao song phương.
Như thế, rõ ràng Trung Quốc lợi dụng Bắc và Nam Việt Nam đang đánh nhau trong giai đoạn từ 1960 đến 1975 để đánh chiến hải đảo Hoàng Sa, mở đầu cuộc bành trướng xuống phương nam. Đồng thời cũng nhờ chiến tranh Việt Nam lần nầy, Trung Quốc bắt tay được với Hoa Kỳ, được vào Liên Hiệp Quốc, được giữ ghế thường trực tại Hội đồng bảo an. Từ đó, quan trọng nhất là Trung Quốc thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập, mở mang giao dịch với các nước trên thế giới và càng ngày càng thăng tiến trong sinh hoạt chính trị quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong chiến tranh ba mươi năm vừa qua trên đất nước Việt Nam (1946-1975), có thể nói Trung Quốc đã hưởng lợi tối đa nhờ Trung Quốc đã viện trợ võ khí, đạn dược, quân trang quân dụng và làm cố vấn về chính trị lẫn quân sự cho VNDCCH từ 1950 trở đi.
Thành lập năm 1949, tuy vẫn còn là một nước lạc hậu về kinh tế, nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được xếp ngang hàng với các cường quốc Tây phương năm 1954, bắt tay với Hoa Kỳ và vào Liên Hiệp Quốc năm 1971, giải tỏa thế cô lập, và thăng tiến nhanh chóng trên đường giao thương quốc tế.
Riêng đối với Việt Nam, cả ngàn năm qua, các triều đại Trung Quốc phải đem binh hùng tướng mạnh để chinh phục nước Việt, nhưng đều thất bại. Người Việt luôn luôn bảo vệ chủ quyền đất nước, gìn giữ độc lập dân tộc. Từ năm 1950, khi cầu viện Trung Quốc để chống Pháp, Hồ Chí Minh và đảng CSĐD đã tự hạ mình làm phiên thuộc, thần phục Trung Quốc, hoàn toàn vâng lệnh Trung Quốc, từ những phong trào chính trị như rèn cán chỉnh quân (chỉnh huấn), cải cách ruộng đất (thổ cải), đến những chiến dịch hành quân, kể cả chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.(16) Chưa bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc kiểm soát Việt Nam chặt chẽ như vậy.
Cũng cả hàng ngàn năm qua, biết bao nhiêu lần Trung Quốc muốn chinh phục Việt Nam để tìm đường xuống Đông Nam Á, nhưng đều bị đẩy lui. Cho đến thế kỷ 20, vì thần phục Trung Quốc, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động đã ký công hàm tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, mở đường cho Trung Quốc xuống phía nam. Sau đó, năm 1974 Bắc Việt và đảng Lao Động đồng lõa làm ngơ để Trung Quốc thôn tính hải đảo Hoàng Sa, cam tâm nhìn người nước ngoài xâu xé một phần lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam kính yêu.
Cả ngàn năm qua, các vua chúa Trung Hoa không chiếm được một tấc đất của Việt Nam, không làm sụp đổ ải Nam Quan. Chỉ đến thế kỷ 20, CSTQ chiếm đất, chiếm đảo của chúng ta, không phải do tài ba của CSTQ, mà do Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo CSVN, rước voi về giày mộ tổ, đúng theo kế hoạch thâm độc của cường quyền phương Bắc là “dĩ Việt chế Việt” (dùng người Việt chế ngự người Việt).
Như thế, trong chiến tranh ba mươi năm vừa qua trên đất nước Việt Nam, Hồ Chí Minh và đảng CSĐD nhờ CSTQ để đánh Pháp, không khác gì nhờ một kẻ cướp đuổi một tên trộm. Tên trộm bỏ chạy thì kẻ cướp vào nhà. Đây không phải chỉ là những sai lầm chiến lược của Hồ Chí Minh và đảng Lao Động Việt Nam, mà đây chính là tội lỗi phản quốc lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim. Những tội lỗi nầy hiện đưa đến những hậu quả tai hại mà người Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt.
TRẦN GIA PHỤNG
(21-12-2008)
CHÚ THÍCH
1. Trung Tâm Từ Điển Bách Khoa Quân Sự, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.
2. Tiền Giang, “Chu Ân Lai và Hội nghị Genève”, Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, chương 27, bản dịch của Tam Dương, "Hội nghị Liễu Châu then chốt", tạp chí Thế Kỷ 21, California: số 219 (7-2007) và số 220 (8-2007).
3. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, Tập I-C: 1955-1963, Houston: Nxb. Văn Hoá, 2000, tt. 152, 180.
4. Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 13 (4a), tr. 17 (4b).
5. Bernard Fall, Le Viet-Minh, Paris: Max Leclerc et Compagnie, 1960, tr. 119.
6. Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn: 1965, California: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 62.
7. Qiang Zhai, sđd. tt. 29-31.
8. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, Tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hoá, 1997, tr. 334 (8a), tr. 370 (8b).
9. Henry Kissinger, White House Years, Toronto: Little, Brown and Company, 1979, tr. 1054.
10. Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích.
11. Thành Tín, Mặt thật, USA: Nxb. Saigon Press, 1993, tr. 102.
12. Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, [nguyên bản bằng Anh văn], bản dịch của Mạc Định, Paris: 1962, tr. 22.
13. Tiền Giang, báo đã dẫn.
14. Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tr. 333-334 (14a), 336 (14b).
15. John S. Bowman, tổng biên tập, The Vietnam War, Day by Day [Chiến tranh Việt Nam, việc từng ngày], Mallard Press, New York, 1989, tr. 190.
16. Được tin Pháp chiếm Điện Biên Phủ (ĐBP) ngày 22-11-1953, tướng Vi Quốc Thanh, đứng đầu bộ tư lệnh cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam, một mặt yêu cầu VM đưa quân bao vây ĐBP, một mặt báo về Bắc Kinh. Bắc Kinh cho rằng chiến dịch ĐBP chẳng những quan trọng về quân sự và chính trị, mà còn ảnh hưởng quốc tế, nên hứa hẹn sẽ viện trợ cho VM tối đa để tấn công ĐBP. Từ đó, Bắc Kinh tăng viện võ khí, cao xạ, gởi cả những chuyên viên đào chiến hào đã có kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên sang giúp VM. Đồng thời Bắc Kinh và bộ tư lệnh cố vấn Trung Quốc chỉ huy thật sát chiến dịch ĐBP.(Qiang Zhai, sđd. tt. 46-49.)
Saturday, April 4, 2009
TRUNG CỘNG & MÂu THÂN 1968
Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968
05-30-2008, 04:40 AM
Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968
Nguyễn Quang DuyMelbourne, Úc Đại Lợi
Vi phạm hưu chiến, Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản đã tổng tấn công thủ đô Sài Gòn và hầu hết các thành phố tỉnh lỵ tại miền Nam. Bốn mươi năm qua, do thiếu tài liệu, chúng ta thường hiểu ngầm vai trò của Trung Cộng là hổ trợ cộng sản Việt Nam xâm chiếm miền Nam. Bài viết này dựa trên những tài liệu nội bộ hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Cộng được giải mật chỉ rõ vai trò chỉ đạo của những người cầm quyền Bắc Kinh – Hà Nội.
Tòan bộ các tài liệu bằng tiếng Trung Hoa được dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên mạng "Cold War International History Project" Woodrow Wilson International Center for Scholar(http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.browse&sort=Collection&item=The%20Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29).Mặc dù những tài liệu được phổ biến qua chương trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh lạnh, miền Nam là một điểm "nóng" mà hậu quả đến hôm nay vẫn còn đậm nét. Bài xã luận “Tha thứ được! Lãng quên không bao giờ” (http://www.doi-thoai.com/baimoi0208_085.html) nói được phần nào sự kiện và góp nhận định từ phía các nạn nhân biến cố Mậu Thân.
Biến cố đã xẩy ra hết sức bất ngờ cho chính quyền, quân đội và dân chúng Miền Nam. Nhưng ít ra trứơc đó nửa năm, ngày 4/7/1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Cộng để tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự, bao gồm cuộc tổng tấn công này.Phạm văn Đồng đã báo cáo Chu ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí."Chiến tranh nhân dân là chiến lược đã được áp dụng trên chiến trường miền Nam.
Chiến lược này do Mao Trạch Đông đề xướng, chủ yếu là "lấy nông thôn bao vây thành thị” và “vũ trang tổng tấn công và nổi dậy". Chiến lược này được xử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.Trong buổi họp, Chu ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh :"Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan." Năm tới mà Chu ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968.Để sửa sọan cho Mậu Thân 1968, trước đó ba năm vào ngày 08/04/1965, Lê Duẩn sang Tầu cầu viện. Duẩn lên tiếng :"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, … và những người thiện nguyện khác, bao gồm những đơn vị xây dựng cầu cống, đường sá."
Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) đáp lại "Đó chính là chính sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tốt nhất để đóng góp với các đồng chí."Tại Hà Nội, ngày 13/4/1965, Tao Zhu, bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc Nam phân bộ, báo cho Hồ chí Minh Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Mao đã giao trách nhiệm viện binh cho 4 tỉnh phía Nam.Để chắc chắn, ngày 16/05/1965, Hồ chí Minh đã sang Tầu hội kiến Mao trạch Đông.
Ông trình bày với Mao kế họach xây dựng hệ thống giao thông phía Bắc để tiếp nhận quân viện từ các quốc gia trong khối cộng sản qua biên giới Trung Cộng. Cùng với kế họach xây dựng đường mòn Hồ chí Minh để xâm nhập miền Nam. Ông nói với Mao : "Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc sẽ giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam." Mao trả lời :"Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả."Ngày 23/3/1966, Lê Duẩn sang Tầu bị Chu Ân Lai chất vấn về việc Việt Nam chính thức kêu gọi viện binh từ các quốc gia cộng sản khác, nhất là từ Sô Viết.Chuyến cầu viện này có lẽ đã thất bại, ba tuần sau Duẩn lại phải sang Tầu một lần nữa.Biên bản buổi họp ngày 13/4/1966, giữa Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình, Kang Shen, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh, được tường trình với nhiều dữ kiện lịch sử quan trọng.
Đặng cho biết chỉ chưa đến một năm Trung Cộng đã gởi sang Việt Nam 130.000 quân để xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hằng chục ngàn quân chiến đấu hiện đang túc trực ở biên giới, đã có những thảo luận về việc Trung Cộng sẽ tham chiến nếu chiến tranh xảy ra. Duẩn góp ý :" Bây giờ đã có hằng
http://www.doi-thoai.com/baimoi0208_116_files/image001.jpgtrăm ngàn quân Trung Cộng tại Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu có chuyện nghiêm trọng xẩy ra, ở đó cần thiết 500.000 quân."http://www.doi-thoai.com/baimoi0208_116_files/image002.jpgChu Ân Lai tuyên bố dự định sẽ gởi chừng 4 đến 5 tóan nghiên cứu quân sự gồm chừng 100 người vào Nam Việt để quan sát tình hình quân sự.
Lai nhấn mạnh các toán này có thể sẽ đến tận ngọai ô Sài Gòn.Phía Trung Cộng cũng miễn cưỡng chấp nhận để Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhận viện binh từ các quốc gia cộng sản khác. Qua cuộc họp giữa Ngọai trưởng Tầu Qian Guanhua và đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan, ngày 13/5/1967, riêng các tháng 5 và 6 năm 1967, Liên Sô đã viện trợ Việt Nam 24 phi cơ chiến đấu gồm 12 Mig 17 và 12 Mig 21.Cùng ngày 4/7/1967, ngày mà Chu ân Lai nhắc đến việc chiến tranh ở miền Nam chấm dứt vào Mậu Thân, Phạm văn Đồng đã báo cho Lai biết Liên Sô đề nghị Trung Cộng cho gia tăng số lượng quân viện Liên Sô chuyển sang Việt Nam qua ngõ Trung Quốc từ 10.000 lên 30.000 tấn mỗi tháng.
Có thể, Liên Sô sẽ gởi một số đầu máy xe lửa sang Trung Quốc. Để sửa sọan tổng tấn công Mậu Thân, riêng nửa năm 1967, Đồng cho biết Trung Quốc đã quyết định viện trợ Việt Nam 500.000 tấn lương thực.Qua các tài liệu được giải mật ta có thể thấy được vài lý do khiến Trung Cộng trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổng tấn công Mậu Thân 1968:(1) bành trướng ảnh hưởng khối cộng sản nói chung, Trung Cộng nói riêng;(2) tranh giành ảnh hưởng với Liên Sô;(3) thất bại xây dựng kinh tế, Trung Cộng cần lý do "giải phóng miền Nam Việt Nam" và "đe dọa của đế quốc Mỹ" để giải tỏa áp lực từ quần chúng và nội bộ đảng cộng sản Tầu;(4) thất bại chiếm đóng Đài Loan, Trung Cộng sử dụng miền Nam như một thí điểm quân sự cho chiến lược vũ trang tổng tấn công và nổi dậy;(5) bất ổn quân sự Nam Việt bắt buộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh phải dồn nỗ lực giải quyết, do đó sẽ giải tỏa áp lực quân sự trực tiếp lên Trung Cộng;(6) chiến thắng quân sự của cộng sản Việt Nam (nếu có) sẽ tạo uy tín cho các lãnh tụ Trung Cộng, nhất là trong giai đọan cách mạng văn hóa đang được rầm rộ phát động.
Cùng ngày 08/04/1965, khi Lê Duẩn lên tiếng ở Bắc Kinh :"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, ..." thì ở Hà Nội Phạm văn Đồng ra thông báo 4 đề nghị của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc giải quyết chiến tranh tại Việt Nam đến chính phủ Hoa Kỳ. Trước đó ngày 22/3/1965, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng đề ra 5 điểm để giải quyết chiến tranh. Chiến lược "Vừa đánh vừa đàm" là chiến lược quan trọng mà cả cộng sản Trung Quốc lẫn cộng sản Việt Nam vẫn thường áp dụng.Về quân sự, cộng sản đã hòan tòan thất bại trong ba cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Nhưng về chính trị họ đã mang được Hoa kỳ vào bàn Hội Nghị Ba Lê.
Sau đó một mặt Hoa kỳ và đồng minh rút quân, mặt khác quân đội chính quy cộng sản vượt tuyến tấn công miền Nam. Thống nhất Việt Nam bằng pháo và tăng.Đã 40 mươi năm lịch sử vẫn bị đảng cộng sản che đậy. Lịch sử bị xử dụng để bảo vệ để củng cố quyền lực đảng cộng sản. Bài bình luận trên Tạp Chí Cộng Sản về “thế trận lòng dân” là một thí dụ điển hình. (http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?
Object=20954872&news_ID=29156108). Biến cố Mậu Thân, di cư 1954, thuyền nhân 1975 là những dẫn chứng lịch sử cộng sản có thể chiến thắng bằng “bạo lực cách mạng” nhưng lòng dân Việt vẫn khao khát tự do.Khi đảng cộng sản còn lường gạt chính họ, con cháu họ, còn ngụy tạo lịch sử, thì "hòa giải" là danh từ vô nghĩa với những nạn nhân cộng sản.Trong khi kế họach tổng tấn công được sửa sọan ở Bắc Kinh và Hà Nội. Để “bảo đảm bí mật”, các thành viên Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, các lực lượng vũ trang Bắc Việt xâm nhập chỉ biết được khi tham gia cuộc tổng tấn công. Đa số cán binh cộng sản đã bị lường gạt đưa vào cuộc chiến mệnh danh “giải phóng miền Nam”.Bị lường gạt “quần chúng nhân dân” sẽ nổi dậy phối hợp với họ để giải phóng Miền Nam. Hậu quả của cuộc tổng tấn công là hằng trăm ngàn cán binh cộng sản tử trận, hằng trăm ngàn còn mang thương tích từ thể xác lẫn tinh thần.
Họ và gia đình cũng cần được kể là những nạn nhân (không chính thức) của những người cầm quyền Bắc Kinh – Hà Nội.Các tài liệu lịch sử kể trên, cho chúng ta hiểu thêm con đường "theo Tầu" mà đảng cộng sản Việt Nam đã và đang đeo đuổi. Hiểu được lịch sử sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn hướng về tương lai.tám thẹo06-16-2008, 02:30 PM
http://www.tialia.com/archive/index.php/t-153330.html
05-30-2008, 04:40 AM
Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968
Nguyễn Quang DuyMelbourne, Úc Đại Lợi
Vi phạm hưu chiến, Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản đã tổng tấn công thủ đô Sài Gòn và hầu hết các thành phố tỉnh lỵ tại miền Nam. Bốn mươi năm qua, do thiếu tài liệu, chúng ta thường hiểu ngầm vai trò của Trung Cộng là hổ trợ cộng sản Việt Nam xâm chiếm miền Nam. Bài viết này dựa trên những tài liệu nội bộ hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Cộng được giải mật chỉ rõ vai trò chỉ đạo của những người cầm quyền Bắc Kinh – Hà Nội.
Tòan bộ các tài liệu bằng tiếng Trung Hoa được dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên mạng "Cold War International History Project" Woodrow Wilson International Center for Scholar(http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.browse&sort=Collection&item=The%20Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29).Mặc dù những tài liệu được phổ biến qua chương trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh lạnh, miền Nam là một điểm "nóng" mà hậu quả đến hôm nay vẫn còn đậm nét. Bài xã luận “Tha thứ được! Lãng quên không bao giờ” (http://www.doi-thoai.com/baimoi0208_085.html) nói được phần nào sự kiện và góp nhận định từ phía các nạn nhân biến cố Mậu Thân.
Biến cố đã xẩy ra hết sức bất ngờ cho chính quyền, quân đội và dân chúng Miền Nam. Nhưng ít ra trứơc đó nửa năm, ngày 4/7/1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Cộng để tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự, bao gồm cuộc tổng tấn công này.Phạm văn Đồng đã báo cáo Chu ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí."Chiến tranh nhân dân là chiến lược đã được áp dụng trên chiến trường miền Nam.
Chiến lược này do Mao Trạch Đông đề xướng, chủ yếu là "lấy nông thôn bao vây thành thị” và “vũ trang tổng tấn công và nổi dậy". Chiến lược này được xử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.Trong buổi họp, Chu ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh :"Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan." Năm tới mà Chu ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968.Để sửa sọan cho Mậu Thân 1968, trước đó ba năm vào ngày 08/04/1965, Lê Duẩn sang Tầu cầu viện. Duẩn lên tiếng :"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, … và những người thiện nguyện khác, bao gồm những đơn vị xây dựng cầu cống, đường sá."
Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) đáp lại "Đó chính là chính sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tốt nhất để đóng góp với các đồng chí."Tại Hà Nội, ngày 13/4/1965, Tao Zhu, bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc Nam phân bộ, báo cho Hồ chí Minh Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Mao đã giao trách nhiệm viện binh cho 4 tỉnh phía Nam.Để chắc chắn, ngày 16/05/1965, Hồ chí Minh đã sang Tầu hội kiến Mao trạch Đông.
Ông trình bày với Mao kế họach xây dựng hệ thống giao thông phía Bắc để tiếp nhận quân viện từ các quốc gia trong khối cộng sản qua biên giới Trung Cộng. Cùng với kế họach xây dựng đường mòn Hồ chí Minh để xâm nhập miền Nam. Ông nói với Mao : "Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc sẽ giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam." Mao trả lời :"Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả."Ngày 23/3/1966, Lê Duẩn sang Tầu bị Chu Ân Lai chất vấn về việc Việt Nam chính thức kêu gọi viện binh từ các quốc gia cộng sản khác, nhất là từ Sô Viết.Chuyến cầu viện này có lẽ đã thất bại, ba tuần sau Duẩn lại phải sang Tầu một lần nữa.Biên bản buổi họp ngày 13/4/1966, giữa Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình, Kang Shen, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh, được tường trình với nhiều dữ kiện lịch sử quan trọng.
Đặng cho biết chỉ chưa đến một năm Trung Cộng đã gởi sang Việt Nam 130.000 quân để xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hằng chục ngàn quân chiến đấu hiện đang túc trực ở biên giới, đã có những thảo luận về việc Trung Cộng sẽ tham chiến nếu chiến tranh xảy ra. Duẩn góp ý :" Bây giờ đã có hằng
http://www.doi-thoai.com/baimoi0208_116_files/image001.jpgtrăm ngàn quân Trung Cộng tại Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu có chuyện nghiêm trọng xẩy ra, ở đó cần thiết 500.000 quân."http://www.doi-thoai.com/baimoi0208_116_files/image002.jpgChu Ân Lai tuyên bố dự định sẽ gởi chừng 4 đến 5 tóan nghiên cứu quân sự gồm chừng 100 người vào Nam Việt để quan sát tình hình quân sự.
Lai nhấn mạnh các toán này có thể sẽ đến tận ngọai ô Sài Gòn.Phía Trung Cộng cũng miễn cưỡng chấp nhận để Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhận viện binh từ các quốc gia cộng sản khác. Qua cuộc họp giữa Ngọai trưởng Tầu Qian Guanhua và đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan, ngày 13/5/1967, riêng các tháng 5 và 6 năm 1967, Liên Sô đã viện trợ Việt Nam 24 phi cơ chiến đấu gồm 12 Mig 17 và 12 Mig 21.Cùng ngày 4/7/1967, ngày mà Chu ân Lai nhắc đến việc chiến tranh ở miền Nam chấm dứt vào Mậu Thân, Phạm văn Đồng đã báo cho Lai biết Liên Sô đề nghị Trung Cộng cho gia tăng số lượng quân viện Liên Sô chuyển sang Việt Nam qua ngõ Trung Quốc từ 10.000 lên 30.000 tấn mỗi tháng.
Có thể, Liên Sô sẽ gởi một số đầu máy xe lửa sang Trung Quốc. Để sửa sọan tổng tấn công Mậu Thân, riêng nửa năm 1967, Đồng cho biết Trung Quốc đã quyết định viện trợ Việt Nam 500.000 tấn lương thực.Qua các tài liệu được giải mật ta có thể thấy được vài lý do khiến Trung Cộng trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổng tấn công Mậu Thân 1968:(1) bành trướng ảnh hưởng khối cộng sản nói chung, Trung Cộng nói riêng;(2) tranh giành ảnh hưởng với Liên Sô;(3) thất bại xây dựng kinh tế, Trung Cộng cần lý do "giải phóng miền Nam Việt Nam" và "đe dọa của đế quốc Mỹ" để giải tỏa áp lực từ quần chúng và nội bộ đảng cộng sản Tầu;(4) thất bại chiếm đóng Đài Loan, Trung Cộng sử dụng miền Nam như một thí điểm quân sự cho chiến lược vũ trang tổng tấn công và nổi dậy;(5) bất ổn quân sự Nam Việt bắt buộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh phải dồn nỗ lực giải quyết, do đó sẽ giải tỏa áp lực quân sự trực tiếp lên Trung Cộng;(6) chiến thắng quân sự của cộng sản Việt Nam (nếu có) sẽ tạo uy tín cho các lãnh tụ Trung Cộng, nhất là trong giai đọan cách mạng văn hóa đang được rầm rộ phát động.
Cùng ngày 08/04/1965, khi Lê Duẩn lên tiếng ở Bắc Kinh :"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, ..." thì ở Hà Nội Phạm văn Đồng ra thông báo 4 đề nghị của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc giải quyết chiến tranh tại Việt Nam đến chính phủ Hoa Kỳ. Trước đó ngày 22/3/1965, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng đề ra 5 điểm để giải quyết chiến tranh. Chiến lược "Vừa đánh vừa đàm" là chiến lược quan trọng mà cả cộng sản Trung Quốc lẫn cộng sản Việt Nam vẫn thường áp dụng.Về quân sự, cộng sản đã hòan tòan thất bại trong ba cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Nhưng về chính trị họ đã mang được Hoa kỳ vào bàn Hội Nghị Ba Lê.
Sau đó một mặt Hoa kỳ và đồng minh rút quân, mặt khác quân đội chính quy cộng sản vượt tuyến tấn công miền Nam. Thống nhất Việt Nam bằng pháo và tăng.Đã 40 mươi năm lịch sử vẫn bị đảng cộng sản che đậy. Lịch sử bị xử dụng để bảo vệ để củng cố quyền lực đảng cộng sản. Bài bình luận trên Tạp Chí Cộng Sản về “thế trận lòng dân” là một thí dụ điển hình. (http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?
Object=20954872&news_ID=29156108). Biến cố Mậu Thân, di cư 1954, thuyền nhân 1975 là những dẫn chứng lịch sử cộng sản có thể chiến thắng bằng “bạo lực cách mạng” nhưng lòng dân Việt vẫn khao khát tự do.Khi đảng cộng sản còn lường gạt chính họ, con cháu họ, còn ngụy tạo lịch sử, thì "hòa giải" là danh từ vô nghĩa với những nạn nhân cộng sản.Trong khi kế họach tổng tấn công được sửa sọan ở Bắc Kinh và Hà Nội. Để “bảo đảm bí mật”, các thành viên Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, các lực lượng vũ trang Bắc Việt xâm nhập chỉ biết được khi tham gia cuộc tổng tấn công. Đa số cán binh cộng sản đã bị lường gạt đưa vào cuộc chiến mệnh danh “giải phóng miền Nam”.Bị lường gạt “quần chúng nhân dân” sẽ nổi dậy phối hợp với họ để giải phóng Miền Nam. Hậu quả của cuộc tổng tấn công là hằng trăm ngàn cán binh cộng sản tử trận, hằng trăm ngàn còn mang thương tích từ thể xác lẫn tinh thần.
Họ và gia đình cũng cần được kể là những nạn nhân (không chính thức) của những người cầm quyền Bắc Kinh – Hà Nội.Các tài liệu lịch sử kể trên, cho chúng ta hiểu thêm con đường "theo Tầu" mà đảng cộng sản Việt Nam đã và đang đeo đuổi. Hiểu được lịch sử sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn hướng về tương lai.tám thẹo06-16-2008, 02:30 PM
http://www.tialia.com/archive/index.php/t-153330.html
ĐÀI BBC * KINH TẾ THẾ GIỜI
G20 báo hiệu thay đổi lớn cho IMF
Steve Schifferes
Phóng viên Kinh tế BBC
Lãnh đạo IMF Dominique Strauss-Kahn sẽ có thêm nhiều quyền mới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dường như thắng lớn tại hội nghị G20, sau khi được hứa hẹn tăng mạnh cả về vật lực cùng vai trò mới.
Nhưng tổ chức này làm gì, và vai trò của nó sẽ thay đổi ra sao trong tương lai?
IMF được thành lập để giúp các nước bị rơi vào khủng hoảng tài chính ngắn hạn do không có đủ tiền. Tổ chức này cung cấp khoản vay ngắn hạn để giúp các quốc gia đó.
Nhưng đổi lại, nó áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt, ví dụ buộc các nước cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Ban đầu, khi IMF thành lập năm 1944, chủ yếu chỉ có các nước châu Âu nhờ nó giúp đỡ. Nhưng những năm gần đây, lại là các nước đang phát triển buộc phải nhờ vả khi gặp khốn khó.
Giờ đây trong lúc khủng hoảng tài chính càng trầm trọng, nhiều nước quay sang IMF xin giúp đỡ và ngân quỹ của tổ chức có thể sớm cạn kiệt.
Vì thế G20 đồng ý IMF nên tăng gấp ba ngân quỹ để có đủ tiền cho vay.
Nhật Bản đã hứa cho IMF vay 100 tỉ đôla và EU nói sẽ bỏ thêm vào 100 tỉ.
Bước đi mạnh dạn
IMF muốn dùng tiền này để cho vay theo tính chất ngăn chặn. Thay vì chờ các nước lâm vào khốn khó, tổ chức sẽ cấp tín dụng để họ bảo vệ đồng tiền của mình.
Trong quá khứ, các nước không muốn yêu cầu số tiền này, vì các thị trường tài chính lo ngại các nước đang gặp khó. Nhưng Mexico là nước đầu tiên đề nghị có, và nay có vẻ sự kì thị đã giảm bớt.
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Steve Schifferes
Phần lớn trong số tiền mới của IMF sẽ được dùng theo cách này, chủ yếu nhắm tới các nước có thu nhập bậc trung và có nền kinh tế tương đối vững.
Nhưng trong một bước đi mạnh dạn hơn nữa, các lãnh đạo G20 có vẻ cũng đồng ý tăng 250 tỉ đôla cho một quỹ khác của IMF, quota của từng nước.
Điều này sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra thêm đồng tiền riêng của tổ chức, gọi là SDR, tức là một rổ gồm các đồng tiền như đôla Mỹ, yen và euro.
Nó sẽ giúp các nước có một khoản tiền miễn phí, mà họ có thể dùng trong khi lại không phải thương lượng với IMF. Nhiều nước trước đây đã chỉ trích những điều kiện nghiêm ngặt mà IMF áp dụng.
Trong quá khứ, loại tiền này bị Đức phản đối vì cho rằng nó tạo ra lạm phát. Nhưng trong môi trường giải lạm phát hiện thời, có vẻ Đức đã thôi chống đối.
Cải tổ
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Tổ chức này cũng sẽ tăng vai trò quan sát các vấn đề của ngành tài chính nói chung, hợp tác cùng tổ chức kiểm tra mới thành lập, Financial Services Board.
Nhưng thay đổi lớn nhất ở IMF sẽ xảy ra sau 2011, là lúc xem lại cơ cấu bỏ phiếu. Nó có thể khiến Mỹ mất quyền phủ quyết, trong khi Trung Quốc và các nước đang lên khác có tiếng nói lớn hơn.
Người ta đã đồng ý rằng trong tương lai sẽ bãi bỏ quy chuẩn để người Mỹ và châu Âu nắm World Bank và IMF.
Đổi lại, Trung Quốc được yêu cầu cho IMF vay số tiền dự trữ của họ. Người ta cũng sẽ thúc đẩy để đưa SDR thành loại tiền thực, thay thế đôla Mỹ.
Những thay đổi về vai trò và khả năng của IMF mang tính lịch sử và có lẽ là kết quả quan trọng nhất từ hội nghị G20.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2009/04/090402_imf_historic_changes.shtml
Steve Schifferes
Phóng viên Kinh tế BBC
Lãnh đạo IMF Dominique Strauss-Kahn sẽ có thêm nhiều quyền mới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dường như thắng lớn tại hội nghị G20, sau khi được hứa hẹn tăng mạnh cả về vật lực cùng vai trò mới.
Nhưng tổ chức này làm gì, và vai trò của nó sẽ thay đổi ra sao trong tương lai?
IMF được thành lập để giúp các nước bị rơi vào khủng hoảng tài chính ngắn hạn do không có đủ tiền. Tổ chức này cung cấp khoản vay ngắn hạn để giúp các quốc gia đó.
Nhưng đổi lại, nó áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt, ví dụ buộc các nước cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Ban đầu, khi IMF thành lập năm 1944, chủ yếu chỉ có các nước châu Âu nhờ nó giúp đỡ. Nhưng những năm gần đây, lại là các nước đang phát triển buộc phải nhờ vả khi gặp khốn khó.
Giờ đây trong lúc khủng hoảng tài chính càng trầm trọng, nhiều nước quay sang IMF xin giúp đỡ và ngân quỹ của tổ chức có thể sớm cạn kiệt.
Vì thế G20 đồng ý IMF nên tăng gấp ba ngân quỹ để có đủ tiền cho vay.
Nhật Bản đã hứa cho IMF vay 100 tỉ đôla và EU nói sẽ bỏ thêm vào 100 tỉ.
Bước đi mạnh dạn
IMF muốn dùng tiền này để cho vay theo tính chất ngăn chặn. Thay vì chờ các nước lâm vào khốn khó, tổ chức sẽ cấp tín dụng để họ bảo vệ đồng tiền của mình.
Trong quá khứ, các nước không muốn yêu cầu số tiền này, vì các thị trường tài chính lo ngại các nước đang gặp khó. Nhưng Mexico là nước đầu tiên đề nghị có, và nay có vẻ sự kì thị đã giảm bớt.
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Steve Schifferes
Phần lớn trong số tiền mới của IMF sẽ được dùng theo cách này, chủ yếu nhắm tới các nước có thu nhập bậc trung và có nền kinh tế tương đối vững.
Nhưng trong một bước đi mạnh dạn hơn nữa, các lãnh đạo G20 có vẻ cũng đồng ý tăng 250 tỉ đôla cho một quỹ khác của IMF, quota của từng nước.
Điều này sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra thêm đồng tiền riêng của tổ chức, gọi là SDR, tức là một rổ gồm các đồng tiền như đôla Mỹ, yen và euro.
Nó sẽ giúp các nước có một khoản tiền miễn phí, mà họ có thể dùng trong khi lại không phải thương lượng với IMF. Nhiều nước trước đây đã chỉ trích những điều kiện nghiêm ngặt mà IMF áp dụng.
Trong quá khứ, loại tiền này bị Đức phản đối vì cho rằng nó tạo ra lạm phát. Nhưng trong môi trường giải lạm phát hiện thời, có vẻ Đức đã thôi chống đối.
Cải tổ
IMF cũng sẽ có vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn khủng hoảng tương lai, bằng cách tạo một hệ thống cảnh báo sớm cho các vấn đề tài chính.
Tổ chức này cũng sẽ tăng vai trò quan sát các vấn đề của ngành tài chính nói chung, hợp tác cùng tổ chức kiểm tra mới thành lập, Financial Services Board.
Nhưng thay đổi lớn nhất ở IMF sẽ xảy ra sau 2011, là lúc xem lại cơ cấu bỏ phiếu. Nó có thể khiến Mỹ mất quyền phủ quyết, trong khi Trung Quốc và các nước đang lên khác có tiếng nói lớn hơn.
Người ta đã đồng ý rằng trong tương lai sẽ bãi bỏ quy chuẩn để người Mỹ và châu Âu nắm World Bank và IMF.
Đổi lại, Trung Quốc được yêu cầu cho IMF vay số tiền dự trữ của họ. Người ta cũng sẽ thúc đẩy để đưa SDR thành loại tiền thực, thay thế đôla Mỹ.
Những thay đổi về vai trò và khả năng của IMF mang tính lịch sử và có lẽ là kết quả quan trọng nhất từ hội nghị G20.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2009/04/090402_imf_historic_changes.shtml
NGUYỄN THIÊN THỤ * NGUYỄN CHÍ THIỆN
NGUYỄN CH í THIỆN, AN IMORTAL PRISONER
AND A VICTORIOUS POET
by Nguyễn Thiên Thụ
Nguyễn Chí Thiện was born in Hanoi on February 27, 1939. His natal village is My-Tho in the district of Binh-Luc, Ha-Nam province. His father, Nguyen-Cong Phung, was a low-ranking official of the Hanoi Tribunal. From 1949 to 1956, he received education at Nguyen Hue, Minh-Tan, Van Lang, Albert Sarraut, and Khai-Thanh high schools. In 1954, his family decided to stay in Hanoi, but his brother, Nguyễn Công Giản, who had been mobilized in the National Army in 1954 was the only one who went to the South, by traveling with the Army. Later, he was a lieutenant-colonel. After the fall of Saigon, he was put in the prisons in North Vietnam for thirteen years.
From 1961 to 1991, Nguyễn Chí Thiện was imprisoned many times for 27 years in Lao Cai, Phu-Tho, Yen-Bai, Ninh Bình and Hanoi prisons. On July 16, 1979, Nguyễn Chi Thien dashed into the British Embassy in Ha Noi with his manuscript of four hundred poems. British diplomats welcomed him and promised to send his manuscript out of the country. When he got out of the Embassy, security agents waited for him at the gate. Dragged to Hoa Lo prison, the famous Ha Noi Hilton now empty of US flyers, he spent another twelve years prison camps. In 1980 poems from the first collection began to circulate among the Vietnamese in the U.S., France and other countries From 1988 to 1991, he was transferred to many prisons as B14, Z10, Ba Sao. By the intervene of the Parliament and the President of France, Jacques Chirac, and the USA‘s Humanitarian Program, especially efforts of a retired U.S. Air Force colonel Noboru Masuoka, on November 1, 1995, he came to USA and lived with his brother Nguyễn Công Giản’s family in Herndon, Virginia.
WORKS: Before 1979, he had about 400 poems. After 1995, in USA, he continued composing a lot of poems.
His collection of Poems entitled ‘’Hoa Địa Ngục’’ was translated into many languages and have many different names.
-Flowers of Hell (Poems)
-Hỏa Lò Prison ( short stories)
In 1984, Flowers From Hell, an English translation by Huynh Sanh Thong was published as the first volume in the Lac Viet Series by the Council on Southeast Asia Studies at Yale University.
In 1996, Nguyễn Ngọc Bich translated his collection into English, named ‘’Flowers of Hell’, consisted of 151 poems in Vietnamese and English, published by THXBMD (General Publishing House of the Eastern United States).
Nguyễn Chí Thiện was an immortal prisoner because he was still alive after 27 years living in the communist prisons. He was a brave prisoner, as he dashed into the British Embassy in Ha Noi with his manuscript. He was a brave poet because he won fear in his heart. He was also a victorious poet because his poems were sent out of country and in 1980, poems from the first collection began to circulate among the Vietnamese in the U.S., France and other countries. His poems were the weapon to fight his enemies. The publication of Flowers of Hell was his first victory:
Hoa Địa Ngục Tập hai mà xuất bản,
Trận thứ hai ta lại thắng quân thù. ( Những ghi chép ụn vặt, 212)
If “Flowers of Hell II” would come out
I will win the second war.
Due to his bravery, the Parliament and the President of France, Jacques Chirac, especially U.S. Air Force colonel Noboru Masuoka saved him. Consequently, on November 1, 1995, he came to USA. He was a victorious poet because his poetry has made a conquest of Vietnamese and people’s heart around the world.
Different from other poets, he followed realism. He proclaimed his school of art, the school of realism:
Thơ của tôi không có gì đẹp.
Như cướp vồ, kìm kẹp, máu ho lao.
Thơ của tôi không có gì cao,
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng. . .
(Thơ của tôi)
Nothing is beautiful in my poetry,
It is like fetters, blood of tuberculosis, and robbery,
And it is not lofty
But like death, perspiration and butt end.
( My poetry)
In fact, his poetry had many themes: love, love of family, landscape scenes and poetic meditations, but the major theme was political protest. His poetry ‘’was the cruel realities of life of war and prison, the sound of sobbing of my oppressed and mercilessly tortured compatriots’’[1].
In labor camps in Phu-Tho province and Yen-Bai province, he created about 100 poems on the subjects of the prison scene and anticommunism.
Nguyễn Chí Thiện described a communist prison:
Chúng tôi sống giữa lòng thung lũng,
Bốn bên là rừng núi bọc vây quanh.
Ở rúc chui trong mấy dẫy nhà tranh,
Đầy rệp muỗi, đầy mồ hôi, bóng tối.
Bệnh tật cho nhau, đời ôi hết lối.
Tuyệt vọng ngấm dần, hồn xác tả tơi,
Bảo đây là kiếp sống của con người,
Của trâu chó? So làm sao khó quá.
Làm kiệt lực nếu không giây trói đó,
Ốm ngồi rên , báng súng thúc sau lưng.. .
( Chúng tôi sống)
We live in a valley
With the mountains surrounding,
In thatched cottages full of bug
and mosquitoes flying
And we live with sweat, disease and in dark
Despair is slowly developing
Our body and soul are broken.
Are we men or animals?
It is difficult to compare.
We have to work so hard due to the rope and chains.
If we moan and stop working,
They will dig butts end to our back.
( We live)
In 1988, in USA, he recounted life in a jail:
ỐM ĐAU
Ốm đau cùm kẹp,
Xác thân ọp ẹp,
Dạ dày lại lép
Mà như có phép,
Cứ sống vật vờ
Thần chết cũng sợ
Quân thù man rợ,
Cũng không thể ngờ
Ngỡ ta chết bẹp,
Ngờ đâu trên thép
Nở một vườn thơ.
SICKNESS
I am sick and shackled
My body is skinny,
With a stomach that is always empty
Maybe due to a miracle
I survive.
That scares the Death,
And my barbaric enemies.
Who think I would die
They cannot understand why
A garden of Poetry
Would blossom on steel.
He revealed the real face of Ho Chi Minh, a Satan’s face:
Hang Pác Bó hóa thành hang ác thú,
Bác Hồ già hóa dạng bác hồ ly.
( Hoa Địa Ngục- Đồng lầy)
Pac Bo cave is a cave of wild beast,
Uncle Hồ is Uncle Fox ![2]
He criticized Karl Marx and MaoTsé-tung.. Communism is a kind of imperialism or colonialism:
Độc lập là chuyện hảo,
Khi đứng gần bác Mao.
Tự do là tù lao,
Khi cúng thờ cụ Mác.
Hạnh phúc là khoác lác,
Khi gạo tem đói rạc.
( Độc lập)
If you stand well with MaoTse-tung,
Independence will be slavery.
If you worship Karl Marx
Freedom is prison.
When you are hungry
Happiness means misery ( Independence)
He described human lives under the inhuman regime.
ĐÂT NÀY
Đất này chẳng có niềm vui,
Ngày quệt mồ hôi
Đêm chùi lệ ướt
Trại tù, trại lính người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba.
Trẻ con đói xanh như tàu lá,
Cày bừa phụ nữ đảm đang.
Chốn hương thôn vắng bóng trai làng,
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả,
Chỉ cái loa là vui.
THIS LAND
On this land, people are living in misery,
By day they are sweating
And tears flow nightly.
They were continuously sent to prisons
Or forced to go to frontiers
by military mobilization
But few men come back.
Children are very hungry
Women have to plough on the rice fields.
No men in the country
The death letters come continually.
Everybody is sad
Only the loud speakers are happy.
His poems aimed to struggle for human rights and freedom in Vietnam. He dreamed of a beautiful day:
Sẽ có một ngày con người hôm nay,
Vất súng
Vất cùm,
Vất cờ
Vất đảng .
. . . . .
Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông,
Khai sang kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng.
(Sẽ có một ngày)
One day
People today
will throw away
their gun
their fetters
their flag
And desert their party.
. . . . . . .
They will put the crows of flowers
on the graves of their fathers
A new century begins
The white diaper
triumphs over
the red flag. . . .
(One day)
Nguyễn Chí Thiện’s poetry was his dream, a dream to awake his compatriots and people around the world about the Communist catastrophe for mankind:
My dearest wish was, is, and will be to see everyone wake up to the fact that Communism is a great catastrophe of mankind, as people have awakened to the Nazi scourge.
( Nguyen Chi Thien. Autobiography of Nguyễn Chí Thiện)
Nguyễn Thiên Thụ
[1]. Nguyen Chi Thien. Autobiography of Nguyễn Chí Thiện.
Vietnamese Literature Project
[2] Ho: In Vietnamese language, Ho means fox, a wicked person or animal.
Posted by sontrung at 1:25 AM 0 comments
AND A VICTORIOUS POET
by Nguyễn Thiên Thụ
Nguyễn Chí Thiện was born in Hanoi on February 27, 1939. His natal village is My-Tho in the district of Binh-Luc, Ha-Nam province. His father, Nguyen-Cong Phung, was a low-ranking official of the Hanoi Tribunal. From 1949 to 1956, he received education at Nguyen Hue, Minh-Tan, Van Lang, Albert Sarraut, and Khai-Thanh high schools. In 1954, his family decided to stay in Hanoi, but his brother, Nguyễn Công Giản, who had been mobilized in the National Army in 1954 was the only one who went to the South, by traveling with the Army. Later, he was a lieutenant-colonel. After the fall of Saigon, he was put in the prisons in North Vietnam for thirteen years.
From 1961 to 1991, Nguyễn Chí Thiện was imprisoned many times for 27 years in Lao Cai, Phu-Tho, Yen-Bai, Ninh Bình and Hanoi prisons. On July 16, 1979, Nguyễn Chi Thien dashed into the British Embassy in Ha Noi with his manuscript of four hundred poems. British diplomats welcomed him and promised to send his manuscript out of the country. When he got out of the Embassy, security agents waited for him at the gate. Dragged to Hoa Lo prison, the famous Ha Noi Hilton now empty of US flyers, he spent another twelve years prison camps. In 1980 poems from the first collection began to circulate among the Vietnamese in the U.S., France and other countries From 1988 to 1991, he was transferred to many prisons as B14, Z10, Ba Sao. By the intervene of the Parliament and the President of France, Jacques Chirac, and the USA‘s Humanitarian Program, especially efforts of a retired U.S. Air Force colonel Noboru Masuoka, on November 1, 1995, he came to USA and lived with his brother Nguyễn Công Giản’s family in Herndon, Virginia.
WORKS: Before 1979, he had about 400 poems. After 1995, in USA, he continued composing a lot of poems.
His collection of Poems entitled ‘’Hoa Địa Ngục’’ was translated into many languages and have many different names.
-Flowers of Hell (Poems)
-Hỏa Lò Prison ( short stories)
In 1984, Flowers From Hell, an English translation by Huynh Sanh Thong was published as the first volume in the Lac Viet Series by the Council on Southeast Asia Studies at Yale University.
In 1996, Nguyễn Ngọc Bich translated his collection into English, named ‘’Flowers of Hell’, consisted of 151 poems in Vietnamese and English, published by THXBMD (General Publishing House of the Eastern United States).
Nguyễn Chí Thiện was an immortal prisoner because he was still alive after 27 years living in the communist prisons. He was a brave prisoner, as he dashed into the British Embassy in Ha Noi with his manuscript. He was a brave poet because he won fear in his heart. He was also a victorious poet because his poems were sent out of country and in 1980, poems from the first collection began to circulate among the Vietnamese in the U.S., France and other countries. His poems were the weapon to fight his enemies. The publication of Flowers of Hell was his first victory:
Hoa Địa Ngục Tập hai mà xuất bản,
Trận thứ hai ta lại thắng quân thù. ( Những ghi chép ụn vặt, 212)
If “Flowers of Hell II” would come out
I will win the second war.
Due to his bravery, the Parliament and the President of France, Jacques Chirac, especially U.S. Air Force colonel Noboru Masuoka saved him. Consequently, on November 1, 1995, he came to USA. He was a victorious poet because his poetry has made a conquest of Vietnamese and people’s heart around the world.
Different from other poets, he followed realism. He proclaimed his school of art, the school of realism:
Thơ của tôi không có gì đẹp.
Như cướp vồ, kìm kẹp, máu ho lao.
Thơ của tôi không có gì cao,
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng. . .
(Thơ của tôi)
Nothing is beautiful in my poetry,
It is like fetters, blood of tuberculosis, and robbery,
And it is not lofty
But like death, perspiration and butt end.
( My poetry)
In fact, his poetry had many themes: love, love of family, landscape scenes and poetic meditations, but the major theme was political protest. His poetry ‘’was the cruel realities of life of war and prison, the sound of sobbing of my oppressed and mercilessly tortured compatriots’’[1].
In labor camps in Phu-Tho province and Yen-Bai province, he created about 100 poems on the subjects of the prison scene and anticommunism.
Nguyễn Chí Thiện described a communist prison:
Chúng tôi sống giữa lòng thung lũng,
Bốn bên là rừng núi bọc vây quanh.
Ở rúc chui trong mấy dẫy nhà tranh,
Đầy rệp muỗi, đầy mồ hôi, bóng tối.
Bệnh tật cho nhau, đời ôi hết lối.
Tuyệt vọng ngấm dần, hồn xác tả tơi,
Bảo đây là kiếp sống của con người,
Của trâu chó? So làm sao khó quá.
Làm kiệt lực nếu không giây trói đó,
Ốm ngồi rên , báng súng thúc sau lưng.. .
( Chúng tôi sống)
We live in a valley
With the mountains surrounding,
In thatched cottages full of bug
and mosquitoes flying
And we live with sweat, disease and in dark
Despair is slowly developing
Our body and soul are broken.
Are we men or animals?
It is difficult to compare.
We have to work so hard due to the rope and chains.
If we moan and stop working,
They will dig butts end to our back.
( We live)
In 1988, in USA, he recounted life in a jail:
ỐM ĐAU
Ốm đau cùm kẹp,
Xác thân ọp ẹp,
Dạ dày lại lép
Mà như có phép,
Cứ sống vật vờ
Thần chết cũng sợ
Quân thù man rợ,
Cũng không thể ngờ
Ngỡ ta chết bẹp,
Ngờ đâu trên thép
Nở một vườn thơ.
SICKNESS
I am sick and shackled
My body is skinny,
With a stomach that is always empty
Maybe due to a miracle
I survive.
That scares the Death,
And my barbaric enemies.
Who think I would die
They cannot understand why
A garden of Poetry
Would blossom on steel.
He revealed the real face of Ho Chi Minh, a Satan’s face:
Hang Pác Bó hóa thành hang ác thú,
Bác Hồ già hóa dạng bác hồ ly.
( Hoa Địa Ngục- Đồng lầy)
Pac Bo cave is a cave of wild beast,
Uncle Hồ is Uncle Fox ![2]
He criticized Karl Marx and MaoTsé-tung.. Communism is a kind of imperialism or colonialism:
Độc lập là chuyện hảo,
Khi đứng gần bác Mao.
Tự do là tù lao,
Khi cúng thờ cụ Mác.
Hạnh phúc là khoác lác,
Khi gạo tem đói rạc.
( Độc lập)
If you stand well with MaoTse-tung,
Independence will be slavery.
If you worship Karl Marx
Freedom is prison.
When you are hungry
Happiness means misery ( Independence)
He described human lives under the inhuman regime.
ĐÂT NÀY
Đất này chẳng có niềm vui,
Ngày quệt mồ hôi
Đêm chùi lệ ướt
Trại tù, trại lính người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba.
Trẻ con đói xanh như tàu lá,
Cày bừa phụ nữ đảm đang.
Chốn hương thôn vắng bóng trai làng,
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả,
Chỉ cái loa là vui.
THIS LAND
On this land, people are living in misery,
By day they are sweating
And tears flow nightly.
They were continuously sent to prisons
Or forced to go to frontiers
by military mobilization
But few men come back.
Children are very hungry
Women have to plough on the rice fields.
No men in the country
The death letters come continually.
Everybody is sad
Only the loud speakers are happy.
His poems aimed to struggle for human rights and freedom in Vietnam. He dreamed of a beautiful day:
Sẽ có một ngày con người hôm nay,
Vất súng
Vất cùm,
Vất cờ
Vất đảng .
. . . . .
Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông,
Khai sang kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng.
(Sẽ có một ngày)
One day
People today
will throw away
their gun
their fetters
their flag
And desert their party.
. . . . . . .
They will put the crows of flowers
on the graves of their fathers
A new century begins
The white diaper
triumphs over
the red flag. . . .
(One day)
Nguyễn Chí Thiện’s poetry was his dream, a dream to awake his compatriots and people around the world about the Communist catastrophe for mankind:
My dearest wish was, is, and will be to see everyone wake up to the fact that Communism is a great catastrophe of mankind, as people have awakened to the Nazi scourge.
( Nguyen Chi Thien. Autobiography of Nguyễn Chí Thiện)
Nguyễn Thiên Thụ
[1]. Nguyen Chi Thien. Autobiography of Nguyễn Chí Thiện.
Vietnamese Literature Project
[2] Ho: In Vietnamese language, Ho means fox, a wicked person or animal.
Posted by sontrung at 1:25 AM 0 comments
No comments:
Post a Comment