Tuesday, February 26, 2013
KINH TẾ VIỆT NAM
VN-Index mất 20 điểm, cổ phiếu đồng loạt bị bán tháo
Toàn bộ cổ phiếu VN30 và HNX30 giảm giá. Thị trường có 130 mã giảm sàn.
Phiên giao dịch chiều 26/2, nhà đầu tư mạnh tay bán cổ phiếu, 2 chỉ số giảm hơn 4% và đà giảm chưa có dấu hiệu dừng lại.
13h45', VN-Index mất 20 điểm, xuống 464 điểm, tương ứng giảm hơn 4%, mức giảm còn mạnh hơn phiên 21/2 vừa qua.
Các cổ phiếu khoáng sản, bất động sản, dầu khí giảm mạnh nhất chiều nay.
Trong khi thị trường lao dốc thì một số cổ phiếu vẫn tăng trần như NBB, VID, L35, LIX...
13h35', VN-Index mất hơn 14 điểm, xuống dưới 470 điểm và HNX-Index giảm 2 điểm xuống 62,2 điểm.
Toàn bộ cổ phiếu VN30 giảm giá, HNX30 chỉ có duy nhất 1 mã giữ được mốc tham chiếu.BVH, PVF, IJC, OGC là các cổ phiếu giao dịch tại giá sàn.
PVX khớp lệnh 11 triệu cổ phiếu giá sàn, dư bán hơn 2 triệu cổ phiếu giá sàn. SHB còn cách giá sàn 100 đồng, khớp lệnh 13 triệu đơn vị.
13h45', VN-Index mất 20 điểm, xuống 464 điểm, tương ứng giảm hơn 4%, mức giảm còn mạnh hơn phiên 21/2 vừa qua.
Các cổ phiếu khoáng sản, bất động sản, dầu khí giảm mạnh nhất chiều nay.
Trong khi thị trường lao dốc thì một số cổ phiếu vẫn tăng trần như NBB, VID, L35, LIX...
13h35', VN-Index mất hơn 14 điểm, xuống dưới 470 điểm và HNX-Index giảm 2 điểm xuống 62,2 điểm.
Toàn bộ cổ phiếu VN30 giảm giá, HNX30 chỉ có duy nhất 1 mã giữ được mốc tham chiếu.BVH, PVF, IJC, OGC là các cổ phiếu giao dịch tại giá sàn.
PVX khớp lệnh 11 triệu cổ phiếu giá sàn, dư bán hơn 2 triệu cổ phiếu giá sàn. SHB còn cách giá sàn 100 đồng, khớp lệnh 13 triệu đơn vị.
Giá xăng dầu: Chịu thêm được mấy ngày?
Tác giả: MINH LINH
Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước
·
Các phương án tăng giá xăng dầu đang được cân nhắc. Sức ép tăng giá đang khiến cho toàn thị trường nóng lên.
Những phương án đang được cân nhắc
Trong những ngày gần đây, các thông tin về giá xăng dầu vẫn ở mức: các phương án đang được cân nhắc nhưng phương án giảm thuế không được ưu tiên tính toán trong điều kiện nguồn thu ngân sách gặp khó khăn. Còn câu trả lời của Bộ Tài chính vẫn là "đang chờ" lãnh đạo cấp cao quyết định.
Mặt khác, việc tăng giá xăng dầu lần này đang chịu sức ép từ mục tiêu giữ chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp hơn 6,81%.
Chiều hôm qua, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, liên bộ đang cân nhắc tính toán phương án điều chỉnh giá xăng dầu. Doanh nghiệp đầu mối cho hay, một tuần gần đây, mức tiêu thụ xăng dầu tăng đột biến.
Trong những ngày gần đây, các thông tin về giá xăng dầu vẫn ở mức: các phương án đang được cân nhắc nhưng phương án giảm thuế không được ưu tiên tính toán trong điều kiện nguồn thu ngân sách gặp khó khăn. Còn câu trả lời của Bộ Tài chính vẫn là "đang chờ" lãnh đạo cấp cao quyết định.
Mặt khác, việc tăng giá xăng dầu lần này đang chịu sức ép từ mục tiêu giữ chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp hơn 6,81%.
Chiều hôm qua, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, liên bộ đang cân nhắc tính toán phương án điều chỉnh giá xăng dầu. Doanh nghiệp đầu mối cho hay, một tuần gần đây, mức tiêu thụ xăng dầu tăng đột biến.
Theo
Bộ Công thương, hiện giá xăng dầu thế giới đã lên cao, liên bộ đang cân
nhắc tính toán các phương án điều hành. "Nếu tăng giá trong nước lên sẽ
gây những ảnh hưởng bất lợi, do vậy những phương án cụ thể phải tính
toán thêm mấy ngày nữa. Các phương án điều
chỉnh vẫn đang bàn và liên bộ chưa quyết định phương án nào.
Thông tin từ Liên Bộ Tài chính - Công Thương trong chiều ngày 25/2 cho biết, các phương án đang được cân nhắc và sẽ sớm có thông báo.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy, phương án tăng giá xăng dầu trong nước là không tránh khỏi. Nguyên nhân do thời gian qua, để giữ giá xăng dầu và bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Quý Tỵ, liên Bộ đã phải liên tục yêu cầu các doanh nghiệp không tăng giá xăng dầu trong nước và lựa chọn phương án tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, với mức trích Quỹ Bình ổn giá và thuế suất thuế nhập khẩu như hiện hành thì xăng Ron 92 có mức giá bán là 23.150 đồng/lít nhưng giá cơ sở là 24.125 đồng/lít, vẫn lỗ 475 đồng/lít (đã trừ 500 đồng từ Quỹ Bình ổn giá); tương tự dầu diesel lỗ 257 đồng/lít, dầu hỏa lỗ 373 đồng/lít và dầu mazut lỗ 260 đồng/lít (tính đến thời điểm giữa tháng 2.2013).
Ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng Giám đốc Petrolimex cho biết, dù được sử dụng quỹ bình ổn nhưng các doanh nghiệp xăng dầu nói chung vẫn đang lỗ nặng. "Nếu không tăng giá xăng dầu thì doanh nghiệp khó lòng chịu đựng" - ông Năm nói. Chưa kể, theo ông Năm, nhiều doanh nghiệp đã và đang khó khăn với việc trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, có nơi quỹ này đã "âm" bởi doanh nghiệp đã phải 3 lần xả quỹ để giữ giá xăng dầu ổn định suốt thời gian qua.
Dù chưa công bố nhưng có thể thấy sức ép phải quyết định tăng giá xăng dầu trong nước của các cơ quan quản lý nhà nước là khá rõ. Bởi các cơ quan này đã 3 lần phải yêu cầu doanh nghiệp kìm giữ giá và với diễn biến giá xăng dầu như hiện nay thì khó giữ thêm được nữa. Tuy nhiên, một cán bộ Tổ điều hành giá xăng dầu cho biết, tổ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng dầu trong nước cũng như nhập khẩu và tính toán để có phương án điều hành giá xăng dầu tốt nhất, hài hòa cả lợi ích người dân - Nhà nước - doanh nghiệp.
Tăng ở mức nào cho hợp
Theo đại diện Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu hiện nay rất vất vả bởi lẽ điều kiện thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các phương án điều hành giá phải cân nhắc rất nhiều yếu tố. Trong khi đó, nếu điều hành giá quán triệt theo các quy định tại Nghị định 84, các phương án sẽ được cân nhắc dễ dàng hơn.
Hiện tại quỹ bình ổn ở một số doanh nghiệp đang ở trạng thái âm. Như vậy, phương án sử dụng quỹ bình ổn giá để kiềm chế mức tăng giá được đánh giá là không khả thi trong thời điểm này.
Về thuế suất nhập khẩu xăng dầu, mức thuế nhập khẩu đối với xăng hiện là 12%, thuế nhập khẩu dầu madut và dầu hỏa là 10%, thuế nhập khẩu dầu diezel là 8%. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng mức thuế này chưa đạt barem. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, phương án giảm thuế ít được ưu tiên tính toán do nguồn thu ngân sách đang rất khó khăn.
Thông tin từ Liên Bộ Tài chính - Công Thương trong chiều ngày 25/2 cho biết, các phương án đang được cân nhắc và sẽ sớm có thông báo.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy, phương án tăng giá xăng dầu trong nước là không tránh khỏi. Nguyên nhân do thời gian qua, để giữ giá xăng dầu và bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Quý Tỵ, liên Bộ đã phải liên tục yêu cầu các doanh nghiệp không tăng giá xăng dầu trong nước và lựa chọn phương án tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, với mức trích Quỹ Bình ổn giá và thuế suất thuế nhập khẩu như hiện hành thì xăng Ron 92 có mức giá bán là 23.150 đồng/lít nhưng giá cơ sở là 24.125 đồng/lít, vẫn lỗ 475 đồng/lít (đã trừ 500 đồng từ Quỹ Bình ổn giá); tương tự dầu diesel lỗ 257 đồng/lít, dầu hỏa lỗ 373 đồng/lít và dầu mazut lỗ 260 đồng/lít (tính đến thời điểm giữa tháng 2.2013).
Ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng Giám đốc Petrolimex cho biết, dù được sử dụng quỹ bình ổn nhưng các doanh nghiệp xăng dầu nói chung vẫn đang lỗ nặng. "Nếu không tăng giá xăng dầu thì doanh nghiệp khó lòng chịu đựng" - ông Năm nói. Chưa kể, theo ông Năm, nhiều doanh nghiệp đã và đang khó khăn với việc trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, có nơi quỹ này đã "âm" bởi doanh nghiệp đã phải 3 lần xả quỹ để giữ giá xăng dầu ổn định suốt thời gian qua.
Dù chưa công bố nhưng có thể thấy sức ép phải quyết định tăng giá xăng dầu trong nước của các cơ quan quản lý nhà nước là khá rõ. Bởi các cơ quan này đã 3 lần phải yêu cầu doanh nghiệp kìm giữ giá và với diễn biến giá xăng dầu như hiện nay thì khó giữ thêm được nữa. Tuy nhiên, một cán bộ Tổ điều hành giá xăng dầu cho biết, tổ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng dầu trong nước cũng như nhập khẩu và tính toán để có phương án điều hành giá xăng dầu tốt nhất, hài hòa cả lợi ích người dân - Nhà nước - doanh nghiệp.
Tăng ở mức nào cho hợp
Theo đại diện Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu hiện nay rất vất vả bởi lẽ điều kiện thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các phương án điều hành giá phải cân nhắc rất nhiều yếu tố. Trong khi đó, nếu điều hành giá quán triệt theo các quy định tại Nghị định 84, các phương án sẽ được cân nhắc dễ dàng hơn.
Hiện tại quỹ bình ổn ở một số doanh nghiệp đang ở trạng thái âm. Như vậy, phương án sử dụng quỹ bình ổn giá để kiềm chế mức tăng giá được đánh giá là không khả thi trong thời điểm này.
Về thuế suất nhập khẩu xăng dầu, mức thuế nhập khẩu đối với xăng hiện là 12%, thuế nhập khẩu dầu madut và dầu hỏa là 10%, thuế nhập khẩu dầu diezel là 8%. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng mức thuế này chưa đạt barem. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, phương án giảm thuế ít được ưu tiên tính toán do nguồn thu ngân sách đang rất khó khăn.
Bộ
Tài chính cho biết, hiện tại nếu chưa cho trích quỹ bình ổn, mỗi lít
xăng doanh nghiệp bán ra đang thấp hơn giá cơ sở 1.800 đồng/lít, nếu trừ
mức trích quỹ bình ổn 1.000 đồng/lít, doanh nghiệp còn lỗ 800
đồng/lít.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu lần này, xăng dầu tăng giá ở mức 1.000 đồng/lít thì mức tác động lên CPI vòng 1 là khoảng 2% và mức tác động vòng 2 là 0,3%. Vì vậy, mức tăng giá này sẽ gây bất lợi cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Theo các chuyên gia kinh tế, để hòa vốn, giá xăng sẽ phải tăng 1.000 - 1.300 đồng/lít, lên mức 24.150 - 24.450 đồng/lít. Một giải pháp khác là nếu Chính phủ giảm thuế nhập khẩu 2-4% (hiện thuế nhập khẩu xăng dầu đang là 12%) thì giá xăng dầu sẽ phải tăng thêm 300 - 900 đồng/lít. Và nếu thuế nhập khẩu chỉ giảm 2%, giá xăng dầu bán lẻ sẽ phải tăng 600 - 900 đồng/lít, lên mức 23.750 - 24.050 đồng/lít.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nói thẳng: Các bộ chỉ nên cho doanh nghiệp tăng giá xăng dầu ở mức thấp khoảng 400-500 đồng/lít xăng và đi kèm là điều chỉnh thuế nhập khẩu, chấp nhận giảm thu ngân sách. Theo ông Phú, nếu tăng mạnh giá xăng dầu hiện nay sẽ khiến giá hàng hóa "ăn theo" giá xăng dầu ngay thời điểm đầu năm là rất nguy hại cho việc kiềm chế lạm phát.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa-nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá VN, cũng đồng quan điểm cho rằng, Nhà nước cần hạ thuế xăng dầu xuống mức 2%, sử dụng Quỹ Bình ổn giá khoảng 300-400 đồng và chỉ tăng giá xăng dầu khoảng 300-400 đồng/lít. Như vậy sẽ vừa hài hòa lợi ích và người dân sẽ dễ dàng chấp nhận...
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu lần này, xăng dầu tăng giá ở mức 1.000 đồng/lít thì mức tác động lên CPI vòng 1 là khoảng 2% và mức tác động vòng 2 là 0,3%. Vì vậy, mức tăng giá này sẽ gây bất lợi cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Theo các chuyên gia kinh tế, để hòa vốn, giá xăng sẽ phải tăng 1.000 - 1.300 đồng/lít, lên mức 24.150 - 24.450 đồng/lít. Một giải pháp khác là nếu Chính phủ giảm thuế nhập khẩu 2-4% (hiện thuế nhập khẩu xăng dầu đang là 12%) thì giá xăng dầu sẽ phải tăng thêm 300 - 900 đồng/lít. Và nếu thuế nhập khẩu chỉ giảm 2%, giá xăng dầu bán lẻ sẽ phải tăng 600 - 900 đồng/lít, lên mức 23.750 - 24.050 đồng/lít.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nói thẳng: Các bộ chỉ nên cho doanh nghiệp tăng giá xăng dầu ở mức thấp khoảng 400-500 đồng/lít xăng và đi kèm là điều chỉnh thuế nhập khẩu, chấp nhận giảm thu ngân sách. Theo ông Phú, nếu tăng mạnh giá xăng dầu hiện nay sẽ khiến giá hàng hóa "ăn theo" giá xăng dầu ngay thời điểm đầu năm là rất nguy hại cho việc kiềm chế lạm phát.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa-nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá VN, cũng đồng quan điểm cho rằng, Nhà nước cần hạ thuế xăng dầu xuống mức 2%, sử dụng Quỹ Bình ổn giá khoảng 300-400 đồng và chỉ tăng giá xăng dầu khoảng 300-400 đồng/lít. Như vậy sẽ vừa hài hòa lợi ích và người dân sẽ dễ dàng chấp nhận...
Theo
Bloomberg, giá xăng A95 tại Singapore ngày 25/2 ở mức 134,4 USD mỗi
thùng, giảm nhẹ so với mức 134,7 USD của 3 ngày trước đó. Tuy nhiên,
trong gần một tháng đổ lại đây, tình hình giá xăng đi lên theo hình gấp
khúc. Sau khi tăng 131, 4 USD vào ngày 4/2, giá xăng giảm nhẹ xuống còn
129,9 USD vào ngày 5/2. Sau đó, giá xăng đổi chiều liên tục đi lên đạt
mức trung bình khoảng 135 USD và đỉnh điểm ngày ngày 15/2 vọt lên tới
136,5 USD mỗi thùng.
|
Kinh tế VN 'chưa có dấu hiệu phục hồi'
Cập nhật: 13:50 GMT - thứ hai, 25 tháng 2, 2013
Lạm
phát tại Việt Nam giảm tốc trong bối cảnh mức tiêu dùng nội địa không
có dấu hiệu phục hồi sau khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất 13
năm trở lại đây, theo nhận định của Bloomberg.
Bloomberg
dẫn số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam đăng tải hôm 23/2 cho thấy
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,02% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn
mức 7,07% của tháng Một.
"Chúng
tôi dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục đi theo xu hướng này," ông Edwin
Gutierrez, một quản lý tại công ty quản lý quỹ Aberdeen nói.
"Kinh tế (Việt Nam) vẫn còn khá yếu, vốn là kết quả của sự tăng trưởng tín dụng yếu ớt."
Hiện tại, Aberdeen cũng đang nắm giữ một số lượng trái phiếu của Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế khiêm tốn ở nước này đã giữ lạm phát thấp hơn mức hai con số của năm 2011 - đầu năm 2012.
Hiện
tại, lo ngại trước khối nợ xấu tại các ngân hàng của nước này đang ảnh
hưởng nặng lên tăng trưởng tín dụng, giảm nhu cầu tiêu dùng và bóp nghẹt
khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước.
"Nhu
cầu nội địa vẫn đang rất yếu và tỷ giá hối đoái đang khá ổn đinh. Tôi
không thấy nhiều các yếu tố thúc đẩy lạm phát ở đây," ông Dominic
Mellor, kinh tế gia tại Ngân hàng Phát triển Châu Á nói với Bloomberg.
"Hiện tại, thị trường vẫn thiếu đi sự tự tin và nhiều người vẫn đang chờ xem diễn biến ở khu vực ngân hàng ra sao."
Ngân
hàng Thế giới hồi tháng 12 dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5%
năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp mà
tăng trưởng kinh tế ở dưới mức 6%.
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã từng chứng kiến sự tăng trưởng Tổng sản phâm quốc nội bình quân 7,3% mỗi năm của nước này.
Tăng trưởng tín dụng
"Hiện tại, thị trường vẫn thiếu đi sự tự tin và nhiều người vẫn đang chờ xem diễn biến ở khu vực ngân hàng ra sao"
Ông Dominic Mellor, kinh tế gia tại Ngân hàng phát triển Châu Á
Hồi
tháng 12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã đặt ra chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng ở mưccs 12% cho năm nay, cao hơn so với mức 7% năm 2012.
Cũng
trong năm 2012, ngân hàng này đã cắt lãi suất 6 lần. Lần cắt lãi suất
cuối cùng vào ngày 24/12, hai tuần sau khi Ngân hàng Thế giới cảnh báo
việc nới lỏng tiền tệ quá sớm có thể đẩy lạm phát lên cao trở lại.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục thống kê, giá tiêu dùng trong tháng 2 tăng 1,32% so với một tháng trước đó.
Trong
lúc giá ở khu vực y tế, thuốc men tăng 56,04% so với cùng kỳ năm trước,
tỷ lệ tăng hàng tháng trong tháng 1 chỉ ở mức 0,58% so với 7,4% của
tháng1/2013.
Nhiều tỉnh không điều chỉnh giá y tế vào năm 2012 tiếp tục không thay đổi vào tháng 1 năm nay.
"Dấu hiệu lạm phát tăng trở lại trước đây chủ yếu liên quan đến khu vực y tế," ông Gutierrez nói.
"Việc chính phủ thả cho giá y tế tăng chứng tỏ họ khá lạc quan về bức tranh lạm phát."
Nếu
độ tăng chỉ giá tiêu dùng đạt chỉ tiêu 6%, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ
tiếp tục hạ lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình
nói trong thông cáo trên trang web của cơ quan này vào tuần trước.
Thế hệ chúng tôi tự hào vì đã hút cạn dầu, đào hết than
Như
vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu,
hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại
cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào
tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ
sau”.
Một
phát biểu khá sốc dễ gây những luồng sóng phản ứng trái chiều của
chuyên gia kinh tế Bùi Văn tại hội thảo “người trẻ và sự học” do chương
trình “hạt giống lãnh đạo IPL” vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Ông
Bùi Văn cho rằng: Hiện nay nếu muốn thống trị thế giởi phải là sức mạnh
của sự học. Cách đây 700 năm trước đế chế Mông Cổ thống trị cả thế giới
bằng vó ngựa. 500 năm về trước người ta thống trị thế giới bằng thuyền
buồm và chỉ mới cách đây 250 năm người Anh đã thống trị thế giới bằng
sức mạnh của động cơ hơi nước.
Theo
ông, kết quả của sự học đã chứng minh, trong 3 năm liên tiếp gần đây
năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã tụt từ hạng 59 xuống 65. Ba
vùng lõm gồm giáo dục đại học – cao đẳng
và dạy nghề, khả năng tiếp thụ công nghệ và năng lực sáng tạo đều thấp
dưới mức trung bình.
Chuyên
gia kinh tế Bùi Văn ví von: “Tôi không dám đại diện cho cả thế hệ chúng
tôi. Nhưng cá nhân tôi thấy: thế hệ chúng tôi đã hút gần hết dầu, đã
đào gần hết than, đã dùng lưới cào và thuốc nổ khai thác hết cá ở biển,
từng đi chặt rừng để bán sang Nhật.
Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”.
Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”.
(Nguồn: Vietnamnet)
Lời bàn của Nhất:
Năm
rồi ở Vancouver Canada, nhà văn Nguyễn Tiến Lộc dẫn tôi đi xem mấy mỏ
vàng lớn. Toàn loại trữ lượng hàng khủng nhưng thấy họ đều xây tường, đổ
bê tông đóng hầm không khai thác.
Hỏi
thì anh Lộc bảo: chính phủ Canada chủ trương đóng hầm không khai thác,
họ giữ tài nguyên để dành lại cho các thế hệ con cháu sau này.
Ngạc
nhiên. Bởi trong khi mỏ vàng trong nước đóng lại để dành, thì họ lại
sang tận Việt Nam để liên kết khai thác mỏ vàng Bồng Miêu, Quảng
Nam.
Khác
với người Việt và khác với chuyên gia Bùi Văn, người Canada tự hào vì
họ biết giữ tài nguyên để dành cho mai sau, chứ không có ai lại đi tự
hào vì cạo vét đốn phá sạch tài nguyên cả. Ăn hết phần của tương lai như
vậy họ coi là hành vi ăn tàn phá hoại.
Canada
non trẻ chỉ với 145 năm lập quốc nhưng đã sớm thành một quốc gia phát
triển giàu mạnh. Họ bỏ xa người Việt vốn hay tự hào là 4000 năm lịch sử
có lẽ cũng chính ở điểm này.
________________
Thực trạng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô
Dầu
mỏ là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước. Nó đang chiếm
khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Về đặc điểm kinh
tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn,
đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các
nước đặc biệt là các nước đang phát triển, dầu mỏ thường là ngành độc
quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc một số các công ty xuyên quốc gia.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng
tương đối cao (ở Việt Nam trên 10%).
-Thu
ngân sách Nhà nước từ dầu thô năm 2005:Các mặt
hàng xuất khẩu chính :Dầu thô (23%), hàng dệt may (15 %), giày dép
(9,3%), hải sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), gạo (4,3%), cao su
(2,4%), cà phê (2,2%) tổng kim ngạch.
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô năm 2006: dự toán 63.400 tỷ đồng, ước
cả năm đạt 80.085 tỷ đồng, tăng 26,3% (16.685 tỷ đồng) so dự toán.
Sau
khi liên tiếp tăng trong 9 tháng đầu năm, từ tháng 10/2006, giá dầu thô
thế giới liên tục giảm, nhưng tính bình quân cả năm, giá dầu thô xuất
khẩu đạt 506 USD/tấn (tương đương 66 USD/thùng), tăng 71,2 USD/tấn (9,3
USD/thùng) so với mức giá dự toán. Sản lượng dầu thô
thanh toán cả năm chỉ đạt 16,7 triệu tấn, giảm 1,8 triệu tấn so với dự
kiến đầu năm.
-Dầu
thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị sụt giảm mạnh
trong nửa đầu năm 2007. Nếu không có biện pháp, kim ngạch xuất khẩu dầu
thô có thể không thể đạt mục tiêu đề ra và thể làm giảm kim ngạch xuất
khẩu của cả nước khoảng trên 500 triệu USD đến gần 1 tỷ USD.
Dầu
thô là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất trong cơ cấu ngành
hàng xuất khẩu. Sự sụt giảm của nhóm hàng này có tác động lớn đến tốc độ
tăng xuất khẩu chung.
Theo
báo cáo của chính phủ, năm 2006, sản lượng dầu thô thương mại không đạt
dự kiến, nhưng do gái xuất khẩu tăng nên số thu ngân sách nhà nước từ
dâu thô vẫn đạt mức cao (77.400 tỷ đồng), tăng 22% (14.000 tỷ đồng) so
với dự toán, tương ứng với giá bán dầu htô bình quân 65 USD/thùng (giá
dự tính 57 USD/thùng)
-Thu
ngân sách nhà nước từ dầu thô 2007:Năm 2007 mặt hàng dầu thô đã chiếm
20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.sản lượng dầu thô tăng trưởng không
ổn định. Khối lượng của dầu thô chỉ tăng nhẹ trong đầu những năm đầu
của giai đoạn 2001-2007, rồi giảm dần, sỡ
dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ cạn kiệt dần, trong khi công
tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến
triển.71.700 tỷ đồng, bằng 89,5% so ước thực hiện năm 2006. Được xác
định trên cơ sở dự kiến sản lượng khai thác và thanh toán 17,5 triệu
tấn, giá bình quân ở mức 475,7 USD/tấn - tương đương 62 USD/thùng
Trong
bối cảnh trữ lượng các mỏ dầu của Việt Nam có hạn và phải cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu, trước mắt là nhà máy lọc dầu Dung
Quất sẽ chính thức đi vào hoạt động , PVN cho biết sẽ điều chỉnh hoạt
động kinh doanh sang hướng giảm dần lệ thuộc vào xuất khẩu. Đây được coi
là
biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của VN trong bối cảnh
giá dầu thô giảm mạnh, ảnh hưởng đến nguồn thu.
Năm
2008, lạm phát của Việt Nam lên tới mức kỷ lục 23,1%.Từ nửa cuối năm
2007 tới đầu năm 2008, giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng
nhanh tỷ lệ nghịch với sự mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng
giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2
đến 3 lần so với năm 2003.
Dự
toán 65.600 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng thanh toán 15,49 triệu tấn,
giá bán dự kiến 64 USD/thùng. Theo số liệu báo cáo Quốc
hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII thì thu dầu thô ước thực hiện cả
năm đạt 98.000 tỷ đồng, vượt 49,4% (32.400 tỷ đồng) so với dự toán,
tăng 27,3% so với thực hiện năm 2007 trên cơ sở sản lượng cả năm đạt
15,42 triệu tấn, giá bình quân cả năm đạt xấp xỉ 102 USD/thùng, tăng 38
USD/thùng so giá dự toán.
Giá
dầu thế giới trong năm diễn biến rất phức tạp, biên độ dao động lớn. Từ
tháng 1 cho đến đầu tháng 7/2008, giá dầu thô thế giới luôn trong xu
thế tăng, tháng sau cao hơn tháng trước và đạt mức cao nhất trên 147
USD/thùng (ngày 11/7/2008), sau đó giảm mạnh và trong quý IV/2008 dao
động xung quanh mức 50 USD/thùng. Với tình hình giá dầu thô giảm mạnh
vào quý IV/2008, khả năng thu về dầu thô năm 2008 sẽ còn giảm so với số
đã báo cáo Quốc hội.
Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm, kim
ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,45 tỷ USD bằng 33% so với kế hoạch năm
2009. Tuy nhiên, con số này đã giảm tới giảm 47% so với cùng kỳ năm 2008
và giảm 29% so với quý IV/2008.
Ước
đạt 60.500 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán, trên cơ sở sản lượng dầu
thanh toán đạt 15,4 triệu tấn, giá bán bình quân đạt 58 USD/thùng (dự
toán sản lượng là 15,86 triệu tấn, giá bán là 70 USD/thùng).
Nguyên
nhân giảm là do giá dầu thế giới sụt giảm mạnh. Giá dầu trung bình quý
I/2009 là 45 USD/thùng, giảm 55 USD/thùng so với trung bình quý I/2008
và giảm 21 USD/thùng so với trung bình quý IV/2008.
Mặc
dù xét về khối lượng, cả khai thác và xuất khẩu đều tăng, nhưng do giá
cả sụt giảm đã khiến cho rất nhiều chỉ tiêu tài chính đạt thấp hơn so
với cùng kỳ. Sự sụt giảm của dầu khí cũng gây lo ngại cho nguồn thu ngân
sách quốc gia, vì thu ngân sách từ nguồn này hiện chiếm khoảng 22% ngân
sách.
Tuy
nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn giảm tới gần một nửa do giá dầu đã sụt từ
đỉnh cao nhất 149 USD/thùng năm 2008 xuống lúc thấp nhất dưới 40
USD/thùng trong nửa đầu 2009.
-Mặt
hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất - dầu thô đang sụt giảm mạnh. Đây
là một nguyên nhân khiến xuất khẩu không tăng cao như mong muốn.
- Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 2010: 66.300 tỷ đồng, tăng 14,3% so với ước thực hiện 2009 trên cơ sở:
+Thu
từ dầu thô 61.100 tỷ đồng, với sản lượng dự kiến đạt
14,41 triệu tấn[2], giảm 01 triệu tấn so với sản lượng ước thực hiện
năm 2009; giá bình quân dự kiến đạt khoảng 68 USD/thùng[3].
+Thực
hiện thu vào NSNN 5.200 tỷ đồng (tương đương với 300 triệu USD) đối với
khoản kết dư chi phí của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (phần được
trích từ doanh thu theo quy định, nhưng chưa sử dụng hết trong một số
năm).
-Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 2011:
Dự
toán thu là 66.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng thanh toán là
14,41 triệu
tấn, giá bán 68 USD/thùng. Kết quả thực hiện đạt 69.170 tỷ đồng, chiếm
12,4% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 4,3% so dự toán, tăng 14,3% so
với thực hiện năm 2009, trên cơ sở sản lượng thanh toán đạt xấp xỉ 13,8
triệu tấn và giá dầu thanh toán cả năm đạt khoảng 79,7 USD/thùng, tăng
11,7 USD/thùng so với giá tính dự toán.
Xu hướng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
Hiện
nay dầu thô là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất xét theo tổng doanh
thu. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ không xuất khẩu năm 1986 khi mới bắt
đầu sản xuất đến mức gần đây là khoảng 3,9 tỷ USD năm 2003.
. Thị trường thế giới đối với dầu thô rất lớn và tăng trưởng mạnh về
mặt giá trị do giá dầu tăng. Tiềm năng xuất khẩu của ngành hàng này được
coi là cao. . Các giếng dầu ngoài khơi của Việt Nam mở rộng và được cho
là thuộc hàng lớn nhất tiếp sau Trung Đông.Việt Nam là một nước xuất
khẩu dầu nhưng cũng nhập khẩu một lượng lớn. Dầu thô 100% xuất khẩu, do
Việt Nam còn thiếu các nhà máy lọc dầu. Mặc dù có mức tăng trưởng lớn về
mặt giá trị (14%), nước này vẫn hoạt động kém hơn so với thị trường thế
giới; tuy nhiên xét về khối lượng, xuất khẩu tăng nhanh hơn mức trung
bình của thế giới.
Các
thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là khu vực Thái Bình Dương, như
Australia, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chúng ta nhận
thấy có những cơ hội để đa dạng hoá thị trường như Indonesia, Canada và
Liên minh châu Âu (Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Hungary và Italia).
Tân Trưởng ban Kinh tế Trung ương làm việc với PVN
Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị đầu tiên Ban Kinh tế Trung ương làm
việc, với nội dung chủ yếu xoay quanh báo cáo kết luận của Bộ Chính trị
về Chiến lược phát triển đơn vị này đến 2015 và 2025.
Đây
cũng là buổi làm việc chính thức đầu tiên của ông Vương Đình Huệ trên
cương vị Trưởng ban Kinh tế Trung ương với Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam (PVN). Ngoài các thành viên của Ban Kinh tế, tham dự
cuộc gặp với PVN còn có đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, lãnh
đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Sau
khi được tái lập, Ban Kinh tế trung ương được Bộ Chính trị giao nhiệm
vụ trước hết là chủ trì, tham gia nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các
chính sách lớn về kinh tế - xã hội cho Ban chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tiến hành
tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước, việc Ban
Kinh tế lựa chọn làm việc đầu tiên với một tập
đoàn lớn như PVN là một tín hiệu đáng chú ý.
Theo báo cáo của PVN, năm 2012, tập đoàn này lần đầu tiên đạt kỷ lục về doanh thu - hơn 770.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 186.300 tỷ, vượt 51,48% so với kế hoạch năm. Tuy vậy, hoạt động của tập đoàn này cũng khiến dư luận đặt nhiều lo lắng. Đến hết năm 2011, dư nợ phải trả của PVN lên đến gần 287.000 tỷ đồng - đứng đầu danh sách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tập đoàn Dầu khí đồng thời cũng lỗ lũy kế (đến hết 2011) là 2.390 tỷ đồng - đứng thứ 3 sau EVN và Vinalines.
Cùng những kết quả kinh doanh nêu trên, bản thân việc điều hành của lãnh đạo PVN trong thời gian qua cũng khiến dư luận đặt nhiều quan tâm. Trong một văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính trước đây, PVN đã đề xuất Bộ cho phép các cán bộ của mình được miễn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân với các khoản: tiền thuê nhà nước sở tại, phí hành lý quá cước, học phí cho con và trợ cấp một lần, gồm cả tiền thuê nhà nước sở tại, phí hành lý quá cước, học phí cho con và trợ cấp một lần.
Trong thời gian luật pháp chưa thay đổi, PVN còn đề nghị cho phép đơn vị được trả thay phần thuế này cho cán bộ công nhân viên và khoản trả thay này được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp (được trừ trước khi xác định số thuế phải nộp). Chính những câu chuyện này khiến cho buổi làm việc giữa Ban Kinh tế trung ương và Tập đoàn Dầu khí, dự kiến diễn ra ngày 27/2 tới được dư luận hết sức chờ đợi.
Theo báo cáo của PVN, năm 2012, tập đoàn này lần đầu tiên đạt kỷ lục về doanh thu - hơn 770.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 186.300 tỷ, vượt 51,48% so với kế hoạch năm. Tuy vậy, hoạt động của tập đoàn này cũng khiến dư luận đặt nhiều lo lắng. Đến hết năm 2011, dư nợ phải trả của PVN lên đến gần 287.000 tỷ đồng - đứng đầu danh sách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tập đoàn Dầu khí đồng thời cũng lỗ lũy kế (đến hết 2011) là 2.390 tỷ đồng - đứng thứ 3 sau EVN và Vinalines.
Cùng những kết quả kinh doanh nêu trên, bản thân việc điều hành của lãnh đạo PVN trong thời gian qua cũng khiến dư luận đặt nhiều quan tâm. Trong một văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính trước đây, PVN đã đề xuất Bộ cho phép các cán bộ của mình được miễn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân với các khoản: tiền thuê nhà nước sở tại, phí hành lý quá cước, học phí cho con và trợ cấp một lần, gồm cả tiền thuê nhà nước sở tại, phí hành lý quá cước, học phí cho con và trợ cấp một lần.
Trong thời gian luật pháp chưa thay đổi, PVN còn đề nghị cho phép đơn vị được trả thay phần thuế này cho cán bộ công nhân viên và khoản trả thay này được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp (được trừ trước khi xác định số thuế phải nộp). Chính những câu chuyện này khiến cho buổi làm việc giữa Ban Kinh tế trung ương và Tập đoàn Dầu khí, dự kiến diễn ra ngày 27/2 tới được dư luận hết sức chờ đợi.
Theo Hàn Phi - Vnexpress
Khó khăn vây bủa dầu khí Việt Nam (PVN)
February 25, 2013 By Guest 13 Comments
Vận hành khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)
Với
mục tiêu đạt 25,2 triệu tấn dầu khí khai thác quy đổi, đảm bảo gia tăng
trữ lượng 30-40 triệu tấn quy dầu trong năm 2013, Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN) đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Sản
lượng khai thác dầu khí tại mỏ lớn nhất bị sụt
giảm, các mỏ mới phát triển chưa cho hiệu quả cao trong khi các dự án
đầu tư tìm kiếm dầu khí ở nước ngoài cũng không hề thuận lợi.
Dồn dập các khó khăn
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2013 của PVN mới đây, Tổng Giám đốc Liên doanh Vietsovpetro (VSP) Nguyễn Văn Tuyến thừa nhận mặc dù nhiều giải pháp ứng phó đã được triển khai quyết liệt nhưng sản lượng khai thác tại mỏ dầu khí lớn nhất là “Bạch Hổ” đang sụt giảm mạnh và tiềm ẩn nguy cơ “kiệt sức” do tình trạng ngập nước ở một số giếng tầng móng Bạch Hổ tiếp tục có xu hướng gia tăng.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2013 của PVN mới đây, Tổng Giám đốc Liên doanh Vietsovpetro (VSP) Nguyễn Văn Tuyến thừa nhận mặc dù nhiều giải pháp ứng phó đã được triển khai quyết liệt nhưng sản lượng khai thác tại mỏ dầu khí lớn nhất là “Bạch Hổ” đang sụt giảm mạnh và tiềm ẩn nguy cơ “kiệt sức” do tình trạng ngập nước ở một số giếng tầng móng Bạch Hổ tiếp tục có xu hướng gia tăng.
Trong
khi đó, kế hoạch tìm kiếm thăm dò dầu khí năm 2013 vẫn chưa có tín hiệu
lớn về gia tăng trữ lượng so với sản lượng dầu khai thác do thời tiết
biển trong khu vực ngày càng diễn biến phức tạp khó dự đoán.
Khó
khăn vẫn tiếp tục tăng thêm khi hệ thống các công trình ngoài biển đã
đưa vào sử dụng nhiều năm đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động khai
thác dầu khí. Vì vậy, năm 2013, sản lượng dầu khai thác của
VSP được xác định giảm 0,7 triệu tấn so với năm 2012.
Cũng
gặp nhiều thách thức trong triển khai kế hoạch 2013, đại diện PVEP-đơn
vị chủ lực của PVN trong thăm dò và khai thác dầu khí lại cho biết các
dự án đầu tư phát triển dầu khí của PVEP ở nước ngoài gặp nhiều khó
khăn.
Cụ
thể, dự án mỏ Bir Seba-lô 433a & 416b – Algeria đã đi vào khai thác
đúng tiến độ, dự kiến tháng 6/2014 sẽ cho 20.000 thùng/ngày, sau tăng
lên 40.000 thùng/ngày nhưng đây là vùng sa mạc khắc
nghiệt, cộng thêm tình hình chính trị bất ổn nên việc khai thác không
thuận lợi.
Cùng
đó, việc triển khai dự án mỏ Junin 2 tại Venezuela cũng gặp thách thức
lớn do lạm phát của nước chủ nhà tăng phi mã, khiến tỷ giá giữa đồng nội
tệ/USD ngoài chợ đen gấp 4 lần tỷ giá chính thức quy định trong ngân
hàng, làm giá thành chi phí mọi hoạt động tăng cao.
Trong khi đó, do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, việc huy động vốn đầu tư là cực kỳ gian nan vì mới chỉ
vay 300 triệu USD, PVEP đã phải huy động từ 17 ngân hàng quốc tế.
Vì
vậy, chỉ tiêu gia tăng trữ lượng năm 2013 là 12,5 triệu tấn sẽ rất khó
hoàn thành trừ khi PVEP được đặc cách thu hồi mỏ mới trong thời gian
ngắn, Tổng Giám đốc PVEP Đỗ Văn Khạnh khẳng định.
Phải chung tay tháo gỡ
Theo Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đầy thách thức trong năm 2013, cùng với việc tích cực thăm dò dầu khí trong nước, nhất là ở khu vực cận thăm dò bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nhạy cảm, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, đẩy mạnh đàm phán mua mỏ mới tại nước ngoài, đảm bảo con số gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn.
Theo Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đầy thách thức trong năm 2013, cùng với việc tích cực thăm dò dầu khí trong nước, nhất là ở khu vực cận thăm dò bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nhạy cảm, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, đẩy mạnh đàm phán mua mỏ mới tại nước ngoài, đảm bảo con số gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn.
Cũng
trong năm 2013, PVN sẽ đưa thêm một số chương trình vào khai thác mới,
dự án dầu và condenser Biển Đông, mỏ dầu Hải Sư Trăng, Hải Sư Đen và một
số mỏ nhỏ khác; đẩy mạnh khai thác mỏ dầu mới ở khu tự trị Nhenhetxki
(Nga), Junin 2(Venezuela); đưa mỏ lớn Hải Thạch-Mộc Tinh vào khai thác
trong tháng 6 tới nhằm quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu khai thác 16 triệu
tấn dầu thô và 9,2 tỷ m3 khí trong năm 2013.
Khẳng
định quyết tâm bù sản lượng suy giảm tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, Tổng
Giám đốc VSP Nguyễn Hữu Tuyến cho biết VSP tiếp tục tăng tốc đầu tư
khoan thăm dò dầu khí với khối lượng năm 2013 bằng khối lượng trong 3
năm từ 2006-2008, phấn đấu “phát hiện năm nay thì năm sau đưa vào khai
thác.”
Cũng
trong năm 2013, bên cạnh việc lắp đặt và xây dựng giàn
khoan phục vụ khai thác tại mỏ Thỏ Trắng đảm bảo cho dòng dầu đầu tiên
vào quý 2 năm 2013, VSP sẽ xây dựng các giàn khoan BK 16, BK 17 theo
phương thức vừa đánh giá trữ lượng, vừa tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư
thiết bị để khi báo cáo đánh giá trữ lượng được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt, các công trình được đưa vào sớm nhất, bù sản lượng trong 1-3
năm tới cho mỏ Bạch Hổ.
Hiện
VSP cũng phối hợp với PV Gas và PVEP đánh giá trữ lượng của mỏ Thiên
Ưng và nếu kế hoạch khoan thăm dò mỏ Thiên Ưng được thông qua trong quý 1
năm 2013 này, sản phẩm khí từ mỏ Thiên Ưng sẽ được đưa vào bờ từ
năm 2015, bù đắp 700-800.000 tấn/năm cho mỏ Bạch Hổ.
Tuy
nhiên, cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm vượt qua các khó
khăn hiện hữu, Chính phủ và các bộ ngành cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ
phù hợp để PVN có thể hoàn thành các chỉ tiêu đầy thách thức và tiếp tục
đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu nhấn
mạnh.
Hiện
nhu cầu vốn đầu tư của PVN để thực hiện các dự án thăm dò và khai thác
dầu khí tại vùng nước sâu, ở nước
ngoài, các dự án chế biến hóa dầu… là cực lớn nhưng cơ chế tài chính
cho Tập đoàn lại chưa rõ ràng khiến PVN khó chủ động cân đối được tài
chính. Quốc hội đã duyệt cho PVN để lại 3.500 tỷ đồng lãi từ hoạt động
dầu khí nước chủ nhà trong năm 2012 và 1.600 tỷ đồng cho năm 2013.
Tuy
nhiên, con số này là quá nhỏ bé so với con số thực thu của khoản 50%
lãi dầu khí của nước chủ nhà và thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu đầu tư
thực tế của PVN.
Ngoài
ra, với
đặc thù các dự án dầu khí có mức độ rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, thời
gian ra quyết định ngắn nên việc sớm hoàn thiện, bổ sung hành lang pháp
lý về đấu thầu theo hướng rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định dự án
phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ hỗ trợ hiệu quả PVN trong việc mua các
mỏ dầu khí ở nước ngoài, tạo quỹ thăm dò khai thác cần thiết trong điều
kiện nguồn tài nguyên trong nước đang dần suy giảm, đại diện PVN đề
xuất./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)
Xây lắp dầu khí – cái tên thua lỗ năm 2012
(CafeF) Có khá nhiều “kỷ lục” trên thị trường chứng khoán rơi vào 4 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này. Lỗ khủng nhất, Top 10 cổ phiếu thị giá thấp nhất, Top 2 doanh nghiệp có tỷ lệ nợ/vốn chủ cao nhất…
Người
ta vẫn ví von ngành dầu khí với việc “đào vàng đem lên mà bán, làm gì
chẳng lãi”. Trên thực tế, các doanh nghiệp dầu khí và liên quan đến dầu
khí vẫn luôn là mơ ước, trước hết của
người lao động, rồi đến nhà đầu tư… Tuy nhiên, khủng hoảng 2012 không
trừ một ai. Quan sát tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
họ “xây lắp dầu khí” – một loại hình doanh nghiệp phụ trợ cho khai thác
dầu khí – nhà đầu tư không khỏi giật mình.
Lỗ khủng
4 doanh nghiệp xây lắp dầu khí đang niêm
yết, PVX là
doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn cả và là cổ đông lớn/công ty mẹ của 3
doanh nghiệp còn lại. Và, đáng buồn thay, PVX cũng là doanh nghiệp gánh
khoản lỗ lớn nhất thị trường chứng khoán hiện nay (không tính ngân hàng
và các tổ chức tín dụng).
Theo báo cáo hợp nhất, năm 2012 PVX lỗ trên 1.000 tỷ đồng. Trước đó, PSG đã gây chấn động với khoản lỗ khủng 250 tỷ đồng và giữ vị trí quán quân một thời gian.
4 doanh nghiệp họ “xây lắp dầu khí” hiện đang niêm yết (PVX, PSG, PVA và PXM) đều lỗ trên 100 tỷ đồng năm 2012. Mỗi
doanh nghiệp một nguyên nhân, nhưng nhìn chung sự bế tắc trong xây dựng
công trình là mấu chốt khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
này thảm hại đến như vậy.
Quan
sát doanh thu và LNST (phần dành cho cổ đông công ty mẹ) của 4 doanh
nghiệp này, có thể thấy rõ sự sụt giảm bất ngờ của năm 2012.
Đơn vị: Tỷ đồng
Nợ phải trả gấp 5 lần vốn chủ sở hữu
Một
tình trạng chung của các doanh nghiệp xây lắp dầu khí hiện nay đó là tỷ
lệ nợ/vốn chủ sở hữu quá cao. Năm 2012, tỷ lệ này đạt con số 5,45 lần.
Tỷ lệ này không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua.
Rõ ràng, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã phần nào giúp
các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về vốn và đem lại sự tăng trưởng
khá về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, đến giai đoạn khủng hoảng,
gánh nặng nợ nần lại trở thành “tội đồ” của không ít doanh nghiệp.
Đơn
cử PSG. Tính đến cuối năm 2012, khoản lỗ lũy kế chưa phân phối đã gặm
nhấm gần hết vốn chủ sở hữu của công ty, chỉ còn vỏn vẹn 16 tỷ đồng. Năm
2011, công ty này vẫn còn gần 268 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Khoản lỗ
khủng năm 2012 đã đổ xuống sông xuống bể mọi thành quả của công ty trong
những năm trước đó. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của PSG năm 2012 lên tới 63
lần.
Thị giá không vượt quá 7.000 đồng
Với
tình hình hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính không đảm bảo,
PSG là cổ phiếu có thị giá thấp nhất, chỉ vỏn vẹn 1.300 đồng. Trong 6
tháng trở lại đây, thị giá cổ phiếu này chưa bao giờ vượt quá ngưỡng
2.000 đồng, một cái giá quá bèo trên thị trường chứng khoán. Theo thống
kê tại ngày 25/2/2013, PSG thuộc Top 10 cổ phiếu có thị giá thấp nhất
trên cả hai
sàn chứng khoán hiện nay.
Là
công ty lớn nhất với quy mô vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng, PVX tỏ ra
“đắt giá” hơn. Nhưng thị giá của công ty này cũng chỉ đạt 7.000 đồng,
theo kết quả đóng cửa phiên giao dịch 25/2/2013. Sau báo cáo tài chính
năm mà CafeF đã có dịp đề cập, giá cổ phiếu PVX đã giảm 100 đồng/CP.
Như
vậy có khá nhiều “kỷ lục” trên thị trường chứng khoán rơi vào 4 doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành này. Lỗ khủng nhất, Top 10 cổ phiếu thị giá thấp
nhất, Top 2 doanh nghiệp có tỷ lệ nợ/vốn chủ cao nhất….
Minh Huyền
Gia hạn nợ liệu có phải là giải pháp tối ưu?
Quyết định 780 được ban hành chỉ là giải pháp trì hoãn để giải quyết nợ xấu.
Ngày
23/4/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 780 cho phép các tổ
chức tín dụng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với những
doanh nghiệp khó trả nợ nhưng sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích
cực, nhóm nợ vẫn được giữ nguyên như đã phân loại trước đó.
Quyết định 780 ra đời giúp cho cả ngân hàng và doanh nghiệp có thêm cơ hội và thời gian để xoay chuyển tình hình. Bởi với những khoản nợ quá hạn còn tồn đọng ở một bộ phận doanh nghiệp, các ngân hàng sẽ phải chuyển nhóm nợ và nợ xấu sẽ càng tăng cao.
Sau khoảng 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10/2012, đã có 250 nghìn tỷ đồng "nợ nguy cơ" được cơ cấu lại; đồng nghĩa với hàng nghìn doanh nghiệp thoát án phạt lãi suất quá hạn 150%, các ngân hàng bớt đóng băng một lượng vốn lớn trong bối cảnh khó khăn…
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo ngân hàng thương mại thì: "Nếu không có các biện pháp phụ trợ, kinh tế vĩ mô không chuyển biến, thì đó cũng chỉ là một kế hoãn binh, đẩy cái chết cho tương lai".
"Việc xử lý nợ xấu vẫn chưa có nhiều chuyển biến hay thêm những động thái mới, còn "chu kỳ 780" thì đang khép lại…", nguyên tổng giám đốc một ngân hàng thương mại khác cho biết.
Điều ông quan ngại là chu kỳ giãn nợ đã và đang khép lại. Phần lớn các khoản vay của doanh nghiệp là ngắn hạn, thường tối đa là một năm. Quyết định 780 đã có hiệu lực gần một năm, tức nhiều khoản đã và đang đến kỳ đáo hạn sau khi giãn nhưng chưa có những hành động mới, có sức nặng để tạo giá trị cộng hưởng với nó trong xử lý nợ xấu.
Điều này cũng một phần giải thích lý do vì sao tỷ lệ nợ xấu hay lượng trích lập dự phòng của nhiều ngân hàng mới thực sự đội lên trong quý IV/2012.
Theo VnEconomy tìm hiểu tại một số ngân hàng, mức độ giải cứu của Quyết định 780 là không cao, ở khoảng 30 - 40% số nợ được giãn; còn một tỷ lệ tham khảo chính thức từ Ngân hàng Nhà nước hiện chưa được công bố.
Có lẽ, việc xử lý nợ xấu sẽ sớm được chuyển tiếp bằng vai trò của công ty quản lý tài sản mà Thủ tướng Chính phủ vừa thúc Ngân hàng Nhà nước trình đề án.
Trong một số thông tin đề cập thời gian qua, công ty quản lý tài sản sẽ ra đời với quy mô khoảng 100 nghìn tỷ đồng, đóng vai trò như một công cụ đủ mạnh để giải quyết nợ xấu.
Thay vì dùng tiền ngân sách, công ty này sẽ sử dụng công cụ trái phiếu để mua lại một phần đáng kể nợ xấu của các ngân hàng. Các ngân hàng dùng nguồn trái phiếu đó để tham gia thị trường mở, hoặc thế chấp mượn vốn qua các kênh khác. Một lượng vốn tương ứng đang kẹt trong nợ xấu có cơ hội tái tạo…
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng phải tự xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng. Tính đến cuối tháng 11/2012, cả hệ thống cũng đã trích lập dự phòng và chưa sử dụng đến 78,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 58,31% nợ xấu tại thời điểm đó); và ước khoảng 45 nghìn tỷ đồng cũng đã được tự xử lý.
Quyết định 780 ra đời giúp cho cả ngân hàng và doanh nghiệp có thêm cơ hội và thời gian để xoay chuyển tình hình. Bởi với những khoản nợ quá hạn còn tồn đọng ở một bộ phận doanh nghiệp, các ngân hàng sẽ phải chuyển nhóm nợ và nợ xấu sẽ càng tăng cao.
Sau khoảng 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10/2012, đã có 250 nghìn tỷ đồng "nợ nguy cơ" được cơ cấu lại; đồng nghĩa với hàng nghìn doanh nghiệp thoát án phạt lãi suất quá hạn 150%, các ngân hàng bớt đóng băng một lượng vốn lớn trong bối cảnh khó khăn…
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo ngân hàng thương mại thì: "Nếu không có các biện pháp phụ trợ, kinh tế vĩ mô không chuyển biến, thì đó cũng chỉ là một kế hoãn binh, đẩy cái chết cho tương lai".
"Việc xử lý nợ xấu vẫn chưa có nhiều chuyển biến hay thêm những động thái mới, còn "chu kỳ 780" thì đang khép lại…", nguyên tổng giám đốc một ngân hàng thương mại khác cho biết.
Điều ông quan ngại là chu kỳ giãn nợ đã và đang khép lại. Phần lớn các khoản vay của doanh nghiệp là ngắn hạn, thường tối đa là một năm. Quyết định 780 đã có hiệu lực gần một năm, tức nhiều khoản đã và đang đến kỳ đáo hạn sau khi giãn nhưng chưa có những hành động mới, có sức nặng để tạo giá trị cộng hưởng với nó trong xử lý nợ xấu.
Điều này cũng một phần giải thích lý do vì sao tỷ lệ nợ xấu hay lượng trích lập dự phòng của nhiều ngân hàng mới thực sự đội lên trong quý IV/2012.
Theo VnEconomy tìm hiểu tại một số ngân hàng, mức độ giải cứu của Quyết định 780 là không cao, ở khoảng 30 - 40% số nợ được giãn; còn một tỷ lệ tham khảo chính thức từ Ngân hàng Nhà nước hiện chưa được công bố.
Có lẽ, việc xử lý nợ xấu sẽ sớm được chuyển tiếp bằng vai trò của công ty quản lý tài sản mà Thủ tướng Chính phủ vừa thúc Ngân hàng Nhà nước trình đề án.
Trong một số thông tin đề cập thời gian qua, công ty quản lý tài sản sẽ ra đời với quy mô khoảng 100 nghìn tỷ đồng, đóng vai trò như một công cụ đủ mạnh để giải quyết nợ xấu.
Thay vì dùng tiền ngân sách, công ty này sẽ sử dụng công cụ trái phiếu để mua lại một phần đáng kể nợ xấu của các ngân hàng. Các ngân hàng dùng nguồn trái phiếu đó để tham gia thị trường mở, hoặc thế chấp mượn vốn qua các kênh khác. Một lượng vốn tương ứng đang kẹt trong nợ xấu có cơ hội tái tạo…
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng phải tự xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng. Tính đến cuối tháng 11/2012, cả hệ thống cũng đã trích lập dự phòng và chưa sử dụng đến 78,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 58,31% nợ xấu tại thời điểm đó); và ước khoảng 45 nghìn tỷ đồng cũng đã được tự xử lý.
Theo Theo Vneconomy
Giải pháp “Giấu bụi dưới thảm”
March 26, 2012 By Alan Phan 42 Comments
Nhờ
vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư
trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẩu. Đây là chiến thuật mà người
phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” (swept under the rug) hay “đá cái
thùng (rác) xuống cuối đường” (kick the (trash) can down the road). Tạm
ổn, nhưng một ngày nào đó, trong nhiệm kỳ mới, có lẽ một người nào khác
sẽ phải làm cái việc dơ bẩn là hốt bụi hay đổ rác.
Một
chuyên gia kinh tế Việt hưng phấn bảo tôi,” Mọi vấn đề về ngân hàng,
chứng khoán và bất động sản sẽ được chánh phủ giải quyết xong trước
tháng 8 năm nay. Tất cả thị trường tài chánh sẽ phục hồi và sẽ lập đỉnh
cao mới trong 2013. Lãi suất và lạm phát sẽ giảm xuống dưới 9%, cán cân
thương mại sẽ cân bằng và ngân sách sẽ ổn định”. Hallelujah (Lạy Chúa
tôi) !!! Phép mầu đã hiện ra, mà không cần một cuộc hành hương nào.
Giải pháp của Mỹ
Tôi
gọi nó là một phép mầu vì hiện tượng này sẽ đi ngược lại tất cả nguyên
lý về kinh tế tài chánh mà tôi được học. Chắc tại mình học chưa đủ?
Nhưng dù sao, nó cũng đã được áp dụng khá thành công tại Mỹ khi Cục Dự
Trữ Liên Bang (Fed) bơm tiền cứu các ngân hàng, bắt đầu với gói QE 1 vào
2008, và liên tục in tiền với QE 2 và sắp cho ra QE 3 trong vài tháng
tới. Thường thì khi in tiền, lạm phát và lãi suất sẽ gia tăng vì
lượng cung của trái phiếu tràn ngập. Tuy nhiên, với sự suy thoái về nhu
cầu tiêu dùng và mức độ thất nghiệp; cùng với số lượng tiền khổng lồ
đang được các nhà đầu tư thế giới nắm giữ (nhất là Trung Quốc và Nhật
Bản), thị trường chấp nhận dễ dàng lãi suất thấp (gần như zero) từ trái
phiếu chánh phủ vì sự vững chắc của đồng đô la Mỹ giữa những biến động
nguy hiểm của tình thế.
Kết
quả là Fed đã cứu được hệ thống ngân hàng mà không phải trả giá bằng
lạm phát và lãi suất. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã tiếp tục trì trệ suốt 3
năm qua vì tiền các ngân hàng nhận được đã không đem cho doanh
nghiệp vay lại vì nợ xấu và rủi ro vẫn còn cao. Họ giữ tiền cứu trợ để
mua trái phiếu của các chánh phủ cho an toàn và hạnh phúc với số tiền
lời khủng qua sai biệt về lãi suất mua và bán.
Cuối
cùng, nhờ sự năng động của nền kinh tế thị trường
và những sáng tạo của tầng lớp doanh nhân trẻ, nền kinh tế Mỹ cho thấy
vài tín hiệu của sự hồi phục vào giữa năm nay. Nhưng ngoài điểm sáng
này, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, giá địa ốc vẫn suy giảm, nợ công và tư
vẫn đầm đìa và lạm phát vẫn là một đe dọa qua giá dầu và lãi suất. Nói
tóm lại, nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng
cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẩu.
Đây
là chiến thuật mà người phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” (swept
under the rug) hay “đá cái thùng (rác) xuống cuối đường” (kick the
(trash) can down the road). Tạm ổn, nhưng một ngày nào
đó, trong nhiệm kỳ mới, có lẽ một người nào khác sẽ phải làm cái việc
dơ bẩn là hốt bụi hay đổ rác.
Ứng dụng cho Việt Nam
Câu
hỏi kế tiếp là Mỹ nó làm được thế thì tại sao Việt Nam không bắt chước
mà áp dụng giải pháp tương tự? Dĩ nhiên, chánh phủ Việt Nam đang áp dụng
chính sách này và cũng có cơ may thành công như chánh phủ Mỹ. Tuy
nhiên, có 5 sự khác biệt khá sâu
rộng giữa hai nền kinh tế.
TIN TỨC GẦN XA
Nhà hàng Trung Quốc bài người Việt
Cập nhật: 14:50 GMT - thứ hai, 25 tháng 2, 2013
Chủ nhà hàng treo biển không phục vụ người Việt, Nhật và Philippines ở Bắc Kinh nói ông tự hào vì làm như vậy.
Ông Vương, chủ quán Beijing Snacks từ hai năm nay, nói với BBC hôm 25/2: "Tôi tự hào về việc mình làm."Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Thông báo viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Hoa: "Nhà hàng này không phục vụ người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó."
Bức ảnh do cựu phóng viên CNN Rose Tang chụp hôm 22/2 đã được chia sẻ hàng ngàn lần trên Facebook và cũng thu hút nhiều bình luận.
Công dân mạng xã hội Paul Mooney viết: "Đây là lỗi của Đảng và chính quyền.
"Họ nói dối về các nước khác và xuyên tạc lịch sử và những người Trung Quốc thiếu hiểu biết đáp lại điều đó với sự ngu dốt. Thực nản quá."
Một người dùng Facebook khác, Deborah Stacy viết: "Họ cũng còn đang tìm cách lấy biển của mọi nước...và nếu các nước không đoàn kết để ngăn họ hăm dọa cá nhân mỗi nước, các nước đó sẽ không có cơ hội bảo vệ quyền [sử dụng] biển nữa."
'Không quan tâm'
Trả lời phóng viên Temtsel Hao của BBC tiếng Trung, chủ quán họ Vương nói: "Tôi không quan tâm tới những gì người ta nói.""Nhà hàng của tôi cũng không có nhiều người nước ngoài tới."
"Còn nếu là khách hàng Trung Quốc thì họ ủng hộ tôi."
Ông Vương quê ở vùng hồ Bạch Dương Điện thuộc tỉnh Hà Bắc.
Quê ông nổi tiếng có truyền thống chống Nhật hồi Thế Chiến II với đội du kích Lông Én đi vào lịch sử.
Khi phóng viên Hồng Nga của BBC tới Bắc Kinh nhân Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi cuối năm 2012, không ít người Trung Quốc Bấm nói thẳng rằng họ ghét Nhật.
Trong khi đó nhà hoạt động xã hội Bạch Định Đình nói với Hồng Nga:
"Chính phủ và Đảng Cộng sản đang đánh tráo hai khái niệm: chủ nghĩa yêu nước và dân tộc chủ nghĩa hạn hẹp.
"Những người tham gia biểu tình chống Nhật một cách hung hăng đó, họ nghĩ họ đang bày tỏ lòng yêu nước."
Về phía Việt Nam, cũng đã có những tiếng nói tẩy chay hàng hóa Trung Quốc mặc dù chính quyền thường nhanh chóng trấn áp những người công khai đưa ra các tuyên bố như vậy.
Tin tức / Việt Nam
Quán ăn Trung Quốc không tiếp khách người Việt
Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân.
Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân.
Monday, February 25, 2013
NGUYỄN MẠNH TRINH * NHỮNG NHÀ VĂN ĐA HIỆU
Những nhà văn Đa Hiệu
- Details
- Created on Thursday, 21 February 2013 02:08
- Category: Tạp Ghi
Nguyễn Mạnh Trinh
Có
người nói chỉ gọi nhà văn là đủ rồi, cần gì phải thêm vào nhà văn không
quân hay nhà văn hải quân hoặc nhà văn “Đà Lạt” hay nhà văn “Thủ Đức”cho
rắc rối. Hai chữ nhà văn cũng đủ cho một trời chữ nghĩa rồi.
Thực
ra, chỉ là thói quen, mà với riêng tôi, lại là một thói quen đáng yêu.
Khi nói đến những danh từ kèm theo chữ nhà văn, tôi đã hình dung ngay
cái căn cước của tác giả mà tôi đang đọc. Nhất là, trong thời buổi chiến
tranh, khi mà quân đội đã thu góp cả nhân lực của quốc gia thì dù hiện
dịch hay trừ bị, tác chiến hay không tác chiến cũng là những mảnh đời biểu hiện những góc cạnh của một thời tao loạn.
Nhà
văn Đa Hiệu. Tôi chợt liên tưởng tới những người chọn binh nghiệp làm
lẽ sống của đời mình. Đà Lạt, nơi những chàng trai trẻ bắt đầu võ
nghiệp, bắt đầu cuộc đời một người lính tham dự cuộc chiến với tấm lòng
trong veo đầy lý tưởng. Nhưng thực tế lại khác, chỉ có người ở trong
cuộc mới hiểu được nỗi nhọc nhằn của những người lính trong một cuộc
chiến phi lý.
Ngoài tiền tuyến hy sinh, trong khi hậu phương thì bị phá
nát bởi những tên vô trách nhiệm không một chút ý thức nào về dân tộc và
quốc gia. Có những người trước khi vào lính là những sinh viên hay biểu
tình tranh đấu nhưng khi gia nhập quân ngũ lại cảm thấy giận dữ khi máu
xương và mồ hôi của mình và đồng ngũ mình bị phí phạm một cách cực kỳ
vô ích.
Cũng như, có những người lính, sau nhiệm vụ cầm súng, đã cầm bút
như một cách thế để nói lên nỗi niềm tâm sự của mình. Họ là người lính,
trước khi là nhà văn...
Tôi
nghĩ đến cái mộng ước của Đại tá Trần Ngọc Huyến, chỉ huy trưởng trường
Võ Bị Đà Lạt một thời. Ông muốn hình thành một lớp quý tộc mặc quân
phục với tiêu chuẩn văn võ toàn tài. Từ bước đầu rèn luyện ở quân
trường, không phải chỉ là những kiến thức về quân sự về chuyên môn, mà
còn cả những phương cách để học làm người nữa.
Một mẫu người kiểu mẫu
cho một thời đại. Bằng mọi cách, với tất cả nỗ lực ông kiến tạo một tiêu
chuẩn mẫu mực mới cho phong cách và chân dung một sĩ quan hiện dịch.
Tiếc là thời gian đã không đủ để có một trắc nghiệm chính xác. Nhưng, từ
những người con xuất thân từ Trường Mẹ, họ đã không làm phụ lòng những
mộng ước mong mỏi trên.
Địa linh thì có nhân kiệt. Đỉnh Lâm Viên vòi vọi
cao nhưng không phải là chẳng thể vượt qua.
Bây
giờ, đọc những trang sách của những tác giả xuất thân từ trường Võ Bị
tôi lại thấy phảng phất đâu đây mùi nhựa thông buổi sáng hay màu hoa quì
vàng làm ngây ngất lòng người. Cái sương mù bây giờ ở xứ người có làm
nhớ đến màn sương mù đặc quánh của những chàng sinh viên sĩ quan thuở
trước? Ai làm người lính gác đêm, nhìn thành phố mờ tỏ ánh đèn có thấy
xao xuyến nỗi nhớ mong nào đó?
Kỷ niệm sẽ rất đẹp, khi lúc ta đang tuổi
xuân, lòng bừng bừng men rượu của cuộc sống sắp đến. Đà Lạt, nơi có
những người lính alpha đỏ trên vai, và những cô gái nữ sinh Bùi Thị
Xuân, Couvent,... đầy e ấp. Ở đó có những mối tình đẹp nhưng cũng có
những chia tay buồn bã.
Hoa mimosa, hoa anh đào, hoa quì có một buổi nào
nở rộ? Những người lính, lên đường mang giấc mộng của mình đi đến chiến
trường, nơi trăng treo vó ngựa, nơi sinh tử mịt mù?
Một nhà thơ xuất thân Võ Bị, Hà Huyền Chi. Những câu thơ thật thà của một cuộc đời nổi trôi theo dòng thăng trầm của đất nước:
“...Tôi
mười sáu trốn vào Nam lập chí. Ở 1954, cùng đoàn người di cư theo Ngô
Chí Sĩ. Tôi thành con bà phước giữa đời. Trại học sinh cho hai bữa cơm
tươi. Tôi múa may, bán báo, dậy kèm, tìm học phí. Hai năm liền tôi thi
trượt tú tài. Tôi hành xác cạo đầu. Tôi kinh sử miệt mài. Vẫn vỏ chuối.
Cán mai.
Khóa
14 tôi thi vào Võ Bị. Lính cà nhỏng, cao bồi thất chí. Bị đàn anh hành
xác triền miên. Tôi ba gai thù niên trưởng đái thiên. Coi sinh viên cán
bộ như ăng-ten rẻ mạt. May chưa bị đuổi khỏi trường.
Tôi
chọn nhảy dù, màu mũ đỏ dễ thương. Chọn gian khổ làm đầy thêm nghĩa
sống. Xa trường mẹ mới thấy hồn chao đông. Nhớ gì đâu từng kỷ niệm buồn
vui. Gặp lại đệ huynh trong binh lửa rực trời. Thấy thân thương hết nói.
Tôi
đánh giặc làm thơ. Tôi yêu cuồng sống vội. Nhảy dù, nhảy đầm, đời khật
khưỡng say. Bài thơ đầu tiên Không Gian Vương Dấu Giày. Đời rộng lượng
biến tôi thành thi sĩ. Tôi Hà Huyền Chi viết không ngưng nghỉ.
Thơ ròn
như súng tiểu liên. Tôi bập vào thơ khi bước giữa bãi mìn. Mê viết lách
tôi nhảy về báo chí. Rồi phát thanh, điện ảnh tận vui. Từng đóng 8 phim,
cũng đạo diễn một thời. Rồi ấn họa cho đủ mùi tạp lục.
Tháng
tư đen với đáy cùng đớn nhục. Tôi giạt sang Mỹ quốc cầu an. Tôi đọa đầy
tôi. Thiếu tá lao công. Thi sĩ bồi bàn. Rồi kế toán, cộng trừ mạt kiếp.
Gia tài mang theo là một trời quê hương tưởng tiếc.
Tám truyện dài như
chứng tích bi thương. Lệ khô rồi còn nhức nhối đường gươm. Thơ lại bắn
từ trái tim nứt rạn. 24 tập thơ vẫn dư sức đạn. Từ thơ là nhạc, hơn 400
phổ bản. Hơn 40 nhạc sĩ góp phần. Kỷ vật cho đời là Lệ Đá phù vân...”
Thơ
Hà Huyền Chi viết về người lính nhảy dù tạo ra cho độc giả nhiều cảm
xúc. Một chút hùng tráng, một chút mơ mộng, một chút hãnh diện, một chút
xao xuyến tâm tư, tất cả là hứng cảm để có những bài thơ độc đáo cho
thi sĩ.
Nếu nói người lính nhảy dù HHC làm thơ trong men say cảm giác
thì cũng chẳng phải ngoa ngôn. Thơ của ông có cái bừng bừng của ngọn lửa
đang bốc trong óc não.
Ví
dụ như bài thơ “Người Lính Nhảy Dù và Mây” đăng trên nguyệt san Chiến Sĩ
Cộng Hòa năm 1960 sau đổi tên thành Không Gian Vương Dấu Giày:
“Từng chuyến từng chuyến bay
Nói lên nhiều thương nhớ
Dù chĩu nặng vai gầy
Tim rung từng nhịp thở
Hoa dù hoa dù nở
Lòng trai lòng trai say
trời cao vun vút gió
xóm làng mờ chân mây
Từng chiếc lại từng chiếc
hoa dù nở trong mây
Hồn tôi ai chắp cánh
Không gian vương dấu giày.”
Chúng
ta hãy thử tưởng tượng. Con người bé nhỏ làm sao và cũng to lớn làm sao
trong cái cao rộng của trời đất. Trong cảm giác chênh vênh giữa nhỏ vô
cùng và lớn không tả được, là cảm giác của con người, của tâm tư những
người lính đang say men lãng mạn bềnh bồng trong cái vô thức của cuộc
sống...
Tôi đang cảm thấy mình cũng đang phiêu du trong cảnh giới của
người thi sĩ đang lao mình vào không gian cho những cánh dù tung gió...
Chắc
người lính nhảy dù ấy cũng lãng mạn lắm. Và có khi nào đang ở trên lưng
trời mà nghĩ đến ai kia. Một người em gái, một người tình bé nhỏ xinh
xinh chẳng hạn...?
Điều ấy là dĩ nhiên. Như bài “Saut Đêm” mà HHC viết:
“trong túi hành trang còn thiếu thư em
và nhịp lòng tôi sầu muộn chưa quen
những chuyến đi dài bao nhiêu thương nhớ
Sài Gòn ngủ mơ thấp thoáng ánh đèn
Thân tầu mây vương lắc lư đường trăng
Tôi tìm đâu đây một vết sao băng
Để nghĩ về em nhiều đêm không ngủ
Bóng gầy ưu tư đôi mắt thâm quầng
Điếu thuốc truyền tay gắn trên môi nhau
Mắt thoáng âu lo nhìn cuối thân tàu
Ngọn đèn yêu tinh màu xanh bật sáng
Từng hồi chuông ngân rờn rợn da đầu
Vòm trời ngả nghiêng loáng chân mây xa
Ô hay tầu trôi theo sông Ngân Hà
Phóng mình tôi bay qua khung cửa nhỏ
Nghe mình chơi vơi lưng dù nở hoa...”
Một
nhà văn Đa Hiệu khác. Trước khi gia nhập binh chủng nhảy dù, Phan Nhật
Nam là một sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đà Lạt khóa 18. Tôi để ý thấy
ông ít tôn sùng một thần tượng nào, nhưng khi nhắc về Trường Mẹ của
mình, ông đã viết với sự tôn trọng. Hơn nữa, với cả một tâm tình đằm
thắm mà ông đã có từ thuở hoa niên.
Những người, mà ông gọi là thầy, là
niên trưởng, hay niên đệ, trong văn chương ông, đều có nét chung mang
nhân bản, của những mẫu người yêu đất nước và mong muốn hòa bình dù phải
bắt buộc cầm súng. Những lời ông ngỏ, như những tâm sự gửi đến, để chia
sẻ:
“...Tôi
ở lính tám năm, năm nay 26 đi lính năm 18, suốt tám năm của một thời
lớn lên tôi đem tặng hết cho quân đội, không phải đến bây giờ tôi thất
vọng chán nản vì công danh không toại ý, cuộc sống bị ép buộc không đúng
như mơ ước nên cay cú hằn học với nhà binh.
Không như vậy, tôi đi lính
năm 18 tuổi vào học trường tình nguyện ra làm ông Quan một. Chẳng có ai
lôi kéo tôi vào trường ấy, tôi tự động hăng hái hãnh diện để trở thành
một Sinh Viên Sĩ Quan với ý nghĩ đã chọn đúng cho mình một hướng đi, một
chỗ đứng dưới ánh mặt trời mọc.
Tôi có những rung động thật thành thực
khi đi trong rừng thông hương nhựa thông tỏa đặc cả một vùng đồi, sung
sướng vì thấy đã đưa tuổi trẻ vào trong một thế giới có đủ mơ mộng và
cứng rắn, một thế giới pha trộn những ước mơ lãng mạn hào hùng...
Chuyển
quân trong sương đêm, trong mây mù, ánh lửa mục tiêu của một đêm đông,
trong hốc núi hoang vắng, thế giới mạo hiểm giang hồ của Jack London
phảng phất đâu đây...
Tôi
say mê và thích thú với những khám phá mới mẻ đó. Nắng cao nguyên trong
những ngày cuối năm vàng tươi rực rỡ, đứng ở đồi nhìn xuống hồ suối
Vàng trong vắt yên lặng, người như muốn tan vỡ thành muôn ngàn mảnh nhỏ
theo cơn gió bay chập chờn qua vùng đồi trùng điệp và tan đi trong nước
hồ xanh ngắt...”
Không
phải cảm giác và tâm tưởng ấy là của riêng tác giả Dấu Binh Lửa. Mà
hình như của chung những chàng lính “sữa” quân trường. Huấn nhục không
làm vơi chất lãng mạn mà còn tạo thành một truyền thống để những cực
nhọc thăng hoa thành những kỷ niệm đẹp một thời.
Đà
Lạt, phong cảnh hữu tình, người cũng đẹp và trời đất bốn mùa cũng có nét
đẹp cách riêng. Sống ở trong môi trường ấy, óc tưởng tượng đã phát
triển để thấy được cái lồng lộng vô biên của cuộc nhân sinh. Thực tế
cũng có nhiều trắc trở, ngày tháng rồi sẽ kéo dài những mệt mỏi, nhưng
trong rực rỡ những hy vọng vẫn là những bản hoan ca của một tuổi trẻ
thanh xuân.
Không phải là những bài hát mị lính rẻ tiền kiểu “anh tiền
tuyến em hậu phương” mà là những tâm tư chất ngất hùng tráng của những
câu thơ hào hùng thuở nào nhắc đến một thời trăng treo vó ngựa. Phan
Nhật Nam viết về những ngày ở Trường Mẹ:
“...Phải
nói thật những ngày ở lính đầu tiên của tôi đầy trong sáng và đẹp đẽ.
Trong sáng như giấc mơ của số tuổi 19, giấc mơ mù mờ có cánh chim trắng
bay chậm rãi qua rừng thông... nhưng đời sống nhà binh không hẳn là vậy,
nó còn có sĩ quan cán bộ, có nghi lễ, có đủ những phiền toái hỗn độn mà
đời sống dân sự không ai nghĩ ra được...
Nên khung trời đầy sương mù bí
mật ngoài khung cửa sổ hiện ra như một thách thức đối với đời sống kìm
kẹp của tôi hiện tại.
Đây
cũng là một thời gian thật khủng hoảng, mỗi đêm nhìn về phía thành phố
đầy ánh đèn tôi không ngủ được, tưởng như có một tiếng gọi của đời sống ở
bên ngoài quân ngũ đang nhắc nhở thúc giục, một đời sống thực sự tôi
không có.
Từ khung cửa sổ nhìn xuống những dãy đồi im lặng chạy dài
trong sương mù và đằng xa ánh đèn xanh của vườn Bích Câu ma quái diễm
ảo, tôi thấy rõ trong tôi có một nỗi cô đơn khủng khiếp hiện hình sừng
sững. Những lúc ấy tôi thấy được con người thực của mình, một gã trai
trẻ viễn vông, thấy rõ những cười đùa ban ngày, những buổi học, bữa ăn
tập thể không ảnh hưởng gì đến con người trong tôi. Không thể có được
một ý niệm về chuyên môn quân sự mà bằng tất cả mọi cách nhà trường cố
nhét vào trong đầu óc. Những đội hình tác chiến, cung cách chỉ huy, chi
tiết kỹ thuật về vũ khí trôi qua trí não mơ hồ như một cơn gió nhẹ. Hai
năm sống ở mái trường đó như một cơn gió phiếm du.
Những giây phút thực
nhất là phiên gác nửa đêm về sáng dưới ánh đèn pha của vọng gác kho đạn
tôi khám phá được một thế giới của cây cỏ đang thở, đang lớn lên, những
giây phút khoảng năm giờ sáng, sau phiên gác nhìn xuống phòng sĩ quan
trực, người lính kèn im lặng đưa lên môi thổi bài kèn báo thức.
Và giây
phút thực nhất không gì hơn suốt ngày chủ nhật một mình một ngựa chạy
như bay vào hướng đồn Daksard.
Con đường đỏ còn ướt sương đêm, trời chưa
tan hẳn mù, ngựa phi như gió cuốn, ngựa đi vào trong một vùng mù đặc,
rừng thông chuyển động ào ào, cả trời cao nguyên tan biến chập chờn theo
vó ngựa. Kết quả sau hai năm ăn nhờ chánh phủ tôi được biến thành ông
quan Một ra trường đi binh chủng hung hãn nhất...”
Vào
lửa đạn, đi qua từ những chiến trường này đến trận chiến nọ, trải qua
bao nhiêu thăng trầm binh nghiệp, bao nhiêu lần thương tích, bao nhiêu
lần thấy cái lý tưởng thời xưa bị vầy đạp, vẫn thấy, sáng ngời những
ngày tháng quân trường, vẫn thấy, niềm hãnh diện xuất thân từ ngôi
Trường Mẹ vẫn chưa nhạt phai.
“... Tôi ra trường năm 1963, thời gian chiến tranh bắt đầu nặng và hỗn loạn không phải chỉ thuần túy ở sự kiện chiến tranh nhưng đã bắt đầu gây mầm bùng nổ ở lòng người. Lẽ tất nhiên là sĩ quan nhà nghề, xuất thân từ quân trường mà quyền hành của khóa đàn anh không phải chỉ để thi hành kỷ luật nhưng là một ám ảnh khủng khiếp cho khóa dưới. Chỉ một cái quắc mắt của Nguyễn Xuân Phúc (khóa 16) khi bước lên bục gỗ, hai trăm người của khóa tôi co rúm tê liệt như con nai chết trước nhãn quan khủng khiếp của con hổ.
Một sinh viên sĩ quan
khóa 19 vì quá sợ niên trưởng nên dù trái lựu đạn đã bật kíp nhưng cũng
không dám ném đi vì chưa nhận được lệnh (trong bài học ném lựu đạn tất
cả các động tác đều theo lệnh) nên hậu quả trái đạn nổ trên tay...
Tôi
biến thành một người lính thực thụ, trận lớn, trận nhỏ, chiến dịch hai
tháng, ba tháng, dài ngắn, từ Sài Gòn trở ra Bến Hải, tôi đi đủ. Những
địa danh xa xôi bất kỳ một xó xỉnh hiểm hóc nào của miền Nam này tôi
cũng có thể biết rõ một cách tường tận.
Từ những miền quá nổi tiếng như
Khe Sanh, Cồn Tiên đến những làng nhỏ từ cửa Việt đi ra: Diêm Hà Trung,
Diêm Hà Nam, cái làng nhỏ cuối thung lũng sông Kim Sơn, làng Hà Tây, đèo
ông Hổ đổ xuống Phù Củ ra Phù Ly, Phù Cát thẳng đến biển là núi Lồi,
đầm Trà Ổ, xuống phía Nam là đầm Nước Ngọt. Lên đến Pleiku, trực thăng
vận xuống phía Nam Biên giới Lào Việt đầu ngọn sông Ia-Drang...
Đâu đâu
tôi cũng đến. Năm thứ nhất, năm thứ hai, thứ ba tôi sống thoải mái, vì
đã đi đủ, nhìn đủ. Tôi cũng chấp nhận cho sự góp mặt ở chiến cuộc; góp
mặt để chấm dứt chiến tranh.
Thắng bại không kể, nhưng cốt yếu là không ở
ngoài, không chạy trốn trong khi bạn bè những người cùng trang lứa đang
tham dự đang ngã chết. Dù bên này hay bên kia, chết trong thù hận...
Những người đang đi tìm cái chết để biện giải cho đời sống”.
Phạm
Huấn. Một cựu SVSQ khóa 13 Võ Bị Đà Lạt. Một nhà báo lừng lẫy. Một nhà
văn lãng mạn. Một phóng viên chiến trường yêu nghề. Một người lính yêu
binh nghiệp. Chân dung Phạm Huấn đa diện phong phú.
Nhưng bao trùm tất
cả là những nỗi buồn, những cuốn sách ghi lại một thời binh lửa. Từ “Một
Ngày Tại Hà Nội” đến “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975”, rồi “Những Uất
Hận Trong Cuộc Chiến Mất Nước” hay “Điện Biên Phủ 1954 Ban Mê Thuột
1975” và “ Trận Hạ Lào 1971”. Tất cả phát xuất từ một chứng nhân, từ một
người lính chuyên nghiệp có những hạnh ngộ bất ngờ để hiểu biết được
những hỏa mù của thời thế và mặt sau của thời cuộc.
Và chính vì hiểu
biết nên ông đã đau nỗi đau của những người dân nhược tiểu, đau đớn bất
lực nhìn cuộc chiến mà bao nhiêu xương máu của chiến sĩ của những người
lính vô danh bị hy sinh oan uổng.
Viết sách như một người chứng nhưng
lại đau nỗi đau của người trong cuộc, bởi vì ông cũng là một người lính
và luôn hiểu được vị trí và trách nhiệm của mình.
Tháng
11 năm 1974, Phạm Huấn lên Pleiku để chỉ vài tháng sau chứng kiến ngày
quỵ ngã của Cao Nguyên với cuộc di tản ngày 17 tháng 3 mà ông gọi là
“cuộc triệt thoái Cao nguyên”, những ngày dài nhất của 21 năm trên chiến
trường này.
Là một nhà báo tinh nhạy, lại ở một vị trí của một người
biết nhiều tình hình kể cả hai mặt trái và phải, nên những ghi chép lại
trong tác phẩm này biểu hiện được nhiều sự thực.
Nếu
Hoàng Khởi Phong viết “NgàyN+” với tư cách của một sĩ quan thừa hành
trong cuộc di tản thì Phạm Huấn viết với tư cách của một người nắm vững
tình hình tổng quát hơn và có những nhận xét ở trên cấp cao hơn và những
bí mật, những bề trái của cuộc chiến được bày tỏ rõ rệt hơn.
Cuốn
sách mở đầu: “...Tự nhiên tôi thoáng nghĩ, nếu đây là một chuyến bay
định mệnh, chuyến bay kết thúc những người yêu võ nghiệp như Tướng Phú,
như Vinh, thì quả là oan trái phi lý!
Nhưng
rồi những nguy hiểm cũng qua đi. Lúc gần hết xăng, bằng những kinh
nghiệm nghề nghiệp, người phi công đã lái con tàu của mình thoát khỏi
những tầng mây đen. Qua khung kính mù mịt tôi thấy được mỏm núi nhỏ gần
phi trường Cù Hanh. Mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Phi cơ càng xuống thấp, mỏm núi càng gần lại và thấy rõ hơn. Đó là “hình dáng” cái phần kín đáo và đẹp nhất của người đàn bà.
Thời
tiết xấu phải xuống phi trường Cù Hanh – Pleiku theo kinh nghiệm của
các Pilốt vận tải - cần phải thấy “mỏm” núi đó mới thấy yêu đời và đáp
an toàn được.
Khi chiếc C-47 chở tướng Phú tiến vào chỗ đậu, tiếng vỗ tay vang dội. Trời vẫn mưa như trút nước.
Đi trong đám đông những anh em đồ trận sũng nước tôi nghe được tiếng nói của một người quân nhân cao niên:
- Đó là người mang... giông bão tới”.
Và
chấm dứt cuốn sách là một trời tâm sự đầy phẫn nộ: “Tôi xin chịu trách
nhiệm về những điều tôi viết trong cuốn sách. Tôi cũng sẵn sàng chấp
nhận mọi sự phê phán mọi chuyện xảy ra bất cứ từ đâu tới.
Đây là việc
làm tôi đã suy nghĩ trong một thời gian dài trước khi quyết định phổ
biến mọi bí mật mà tôi biết về “cuộc rút quân Tây nguyên” và những ngày
cuối cùng trên chiến trường Quân Đoàn II.
Trong
cái nhục của một người quân nhân bại trận, hèn nhát trốn chạy qua đây,
tôi đã muốn quên đi tất cả. Nhưng, những hình ảnh của trận chiến sau
cùng luôn luôn chờn vờn ẩn hiện trước mắt tôi.
Tôi rất đau đớn và vô
cùng phẫn nộ khi phải nghe, phải đọc hoặc có ai nhắc đến câu: “Tan hàng
bỏ chạy. Chưa đánh đã chạy...” Đó là một sỉ nhục chung cho cả tập thể
QLVNCH. Điều đó không đúng.
Xin hãy kết tội phê phán những sai lầm của
các Tướng lãnh, các cấp chỉ huy lãnh đạo đất nước, chỉ huy quân đội và
cả kết tội cả tôi đã làm mất nước đã thua trận đã hèn nhát. Nhưng hãy để
yên cho những người đã chiến đấu và đã chết sau trận chiến sau cùng
được yên nghỉ... ”
Một
nhà thơ Đa Hiệu, cựu SVSQ khóa 17 Võ Bị Đà Lạt Võ Ý. Sau khi ra trường,
ông gia nhập quân chủng Không Quân. Là một phi công, người đã tình
nguyện lên phố núi “nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” làm
thơ với cả tấm lòng của mình, một người bay ở trên cao để thấy thiên
nhiên tươi đẹp biết bao, để thấy cuộc sống vẫn còn nét mơ mộng hào hoa.
Với ông những nơi chốn những địa danh của phố núi như ngập tràn nỗi
nhớ... Thơ của những người lướt gió đè mây chắc lãng mạn lắm như bài thơ
Xưa Trên Đó:
“Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm
dốc cũng vừa ta bước xuống cô đơn
mê cho lắm cho tay dài với mộng
mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền
mưa thì sình bụi mù thay nắng gió
gặp là vui cam khổ cũng cam đành
vui cho quên đâu bằng xưa trên đó
áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng
quên được thì quên nhớ ai thì nhớ
quên cho rồi quyên gọi quốc từ đây
nhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đó
tượng đá thần linh sao ta tỉnh say.
Một dạo bay qua nhìn qua trên đó
Đồi như vương cây như vấn chân nàng
Phố củng xưa và tim thì đau nhói
Quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn...”
Ở
Pleiku, viết văn làm thơ là một cách thế sống thực cũng như đang thở với
đời. Cái nghênh ngang tuổi trẻ, của không gian trong tầm tay làm thơ
rộng hơn, bao quát hơn cõi nhân sinh đang dưới cánh bay vùng vẫy. Con
người gần với trăng sao hơn, và ngôi tinh đẩu dẫn lộ lúc nào cũng thân
yêu đằng trước.
Là chim đầu đàn của Phi đoàn Bắc Đẩu 118, những thăng
trầm của đời binh nghiệp hiện diện trong thơ văn của chàng trẻ tuổi mà
ngày xưa câu thơ Chinh Phụ ngâm đã phác họa hào hùng “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”.
Trấn thủ vùng tam biên Tây Nguyên, cảnh ấy, người ấy, thời tiết ấy, nỗi niềm ấy, làm sao mà không làm thơ cho được:
“bây giờ ta ở Pleiku
thấy xanh đó núi thấy mù này sương
núi xanh còn ngỡ phố phường
mù sương ngan ngát dễ thường dễ khuây
bây giờ ta nấu nung đây
kêu thương con quốc đắng cay tấc lòng
bụi hồng gió cuốn thinh không
ta con chim nhỏ dám mong cõi trời.”
Tháng
Tư 1975, quốc phá gia vong, những người lính tan hàng ngậm nỗi hờn căm
chiến bại. Võ Ý với những bài viết nhắc lại một thời khổ ải mà những
người thua trận phải chịu đựng. Nhưng, không phải là thái độ bi quan đầu
hàng số phận mà, vẫn là thái độ vươn lên nhìn đời với cái nghĩa sắt son
của câu châm ngôn quen thuộc của quân chủng mà ông phục vụ:
“không bỏ
anh em không bỏ bạn bè”. Nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau vẫn là tinh
thần tương trợ của những người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Định
cư ở Hoa Kỳ, làm lại cuộc sống mới nhưng lúc nào cũng ngóng về quê nhà,
nơi người mẹ hiền đang sống để nhớ thương con. Đêm Vu Lan chờ xe buýt,
có phải là phút giây để ngóng lại quê nhà:
“Bước lui bước tới bước chờ
Bước lưu lạc đó bây giờ là đây
Đèn đường nước Mỹ đến hay
Trăn Vu Lan ngỡ tháng ngày phôi pha
Lòng con tấc cỏ phương xa
Chén cơm hiếu tử sao qua Thái Bình
Ngực con thắm thiết hồng xinh
Mà dòng lệ Mục Kiền Liên dâng trào
Bước lui bước tới nôn nao
Bước luân hồi đó trước sau cũng về
Mẹ ơi con lạc bến mê
Mà bờ giác chỉ cận kề Mẹ thôi.”
Bài
viết đã dài. Thế mà còn biết bao nhiêu nhà văn Đa Hiệu tôi chưa đề cập
tới. Những khoảng trời thơ văn cao rộng. Những tâm tư chất ngất một
thời. Những tâm sự như biển như sông trong tác phẩm của những nhà văn
nhà thơ như Nguyễn Đạt Thịnh, khóa 6; Nhất Tuấn, khóa 12; Duy Năng, khóa
14; Đoàn Phương Hải, khóa 19; Huỳnh Văn Phú, khóa 19; Đỗ Quốc Anh Thư,
khóa 20...
Đó là chưa kể những tác giả Đa Hiệu mà tôi chưa đọc đến. Thôi thì xin hẹn một bài viết khác.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 250
Posted by
vanhoa
at
7:23 PM
No comments:
ĐẠI NGHĨA - LÃO HỦ -
Tuesday, February 26, 2013
ĐẠI NGHĨA * BỆNH GIẢ DỐI
Bệnh giả dối
Đại Nghĩa (Danlambao) - “Nói
thì ‘dân chủ, vì dân’ mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc điểm
đó cũng có nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề ‘nói vậy mà không
phải vậy’. suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò, ở đâu cũng thấy các
vai hề, ở đâu cũng thấy các vai trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm
tháng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa..." - Trung tướng Trần Độ
*
Mở đầu bài này, tôi xin mượn lời của mục sư Thân Văn Trường, cựu bộ đội
miền Bắc, người thường lên tiếng bênh vực dân oan đã trả lời phỏng vấn
của phóng viên Đỗ Hiếu đài RFA nói lên nhận định của mình về cái bệnh
giả dối của CSVN như sau:
“Tôi nhớ đến di chúc của bác Hồ nói rằng “phải gìn giữ đảng ta thật
là trong sạch, phải xứng đáng là lãnh đạo, là người đày tớ trung thành
của nhân dân”.
“Những phát biểu từ chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ tịch Trương Tấn
Sang, đều đúng cả. Nhưng qua những lời nói đó, tôi chợt nhớ lại lời nói
của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng “đừng tin những gì cộng sản
nói, mà hảy theo dỏi những gì họ làm” đại ý tôi nhớ cái tinh thần, chứ
không nắm rõ nguyên văn, tức hãy xem những công việc mà họ thực hiện.
“Lời nói từ chủ tịch Hồ Chí Minh đến các lãnh đạo về sau, nhưng trên
thực tế thì không phải như vậy, mà theo tôi, tất cả đều là nạn nhân của
cộng sản thôi, tức là dối trá, mà chủ tịch Hồ Chí Minh mang về Việt
Nam, rồi những người thực hiện cũng lợi dụng đó mà cướp đất của dân,
làm những điều gây bao nhiêu tình trạng lộn xộn ở đất nước này”. (RFA online ngày 16-2-2012)
Với chủ trương “trăm năm trồng người” đảng CSVN đã đào tạo một thế hệ
chuyên ăn gian nói dối theo gương bác Hồ vì ông ta là người được coi là
vị “cha già giả dối”. Nếu không tin thì hỏi cựu đại tá quân đội nhân
dân Bùi Tín, từng là Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân và cũng là
người trước đây đã từng tiếp xúc với “cha già” nhiều lần nhận định về
ông cụ như sau:
“Về việc ca ngợi đạo đức ông Hồ Chí Minh, tôi nghĩ tuổi trẻ cần biết
rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là giả dối nhiều
lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyễn sách nói về tiểu sử
của mình, ký tên là Trần Dân Tiên… trong đó còn ghi là Hồ Chí Minh
không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra,
ông ta có nhiều vợ”. (RFA online ngày 19-5-2007)
Cha già đã thế, “cha nào con nấy”, mà đã muốn vậy thì phải “trồng người”
bằng cách giáo dục “học tập theo gương của bác” cho nên vừa rồi đây:
“Báo chí Việt Nam mới đưa tin về việc có một bộ sách “kỳ quặc” dành
cho thiếu nhi, nhưng trong đó lại mang nội dung dạy trẻ cách gian lận và
vô lễ? Bộ sách “Kiến thức dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi” do nhà
xuất bản Kim Đồng và công ty Văn Hóa, Giáo dục Long Minh phát hành và
phân phối đang bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, ngoài việc cung cấp cho các
em kiến thức về khoa học, xã hội, văn hóa, nhân văn, sách này còn dạy
trẻ em những cách thức gian lận, ứng xử thiếu lễ độ với người lớn”. (RFA online ngày 3-7-2011)
Trong bức thư của đức hồng y Phạm Minh Mẫn gửi cho linh mục Nguyễn Thái
Hợp ngài đã đề cập đến vấn đề lừa dối của học sinh Việt Nam dưới mái
trường của XHCN giáo dục họ như sau:
“Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra
xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50%
học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%.
Trong một lần sinh hoạt với giáo chức công giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo
chí đưa ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng thực tế thì còn
hơn thế. Vậy trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng
giả, thuốc giả, học giả là bao nhiêu?” (Đối Thoại online ngày 24-7-2007)
Giáo sư Hoàng Tụy trong lần trả lời phỏng vấn của nhà báo Bùi Hoàng Tám
ông nói lên nổi bức xúc của mình về cái hiện tình dân tộc Việt Nam dưới
sự lãnh đạo “sáng suốt” của đảng CSVN:
“Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi
truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dốii. Ngành giáo
dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa
học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông
ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội ở các tầng nấc”. (Đối Thoại online ngày 23-6-2009)
Để minh chứng cho một nền giáo dục dối lừa, giáo sư dạy môn sử Hà Văn
Thịnh ở Huế trả lời phỏng vấn của nhà báo Mạc Việt Hồng về việc dạy sử
trong chế độ xã hội chủ nghĩa ngày nay như sau:
“Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật,
70% giả dốii. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với
Pháp và Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được…
“Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp
bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005, “Lịch sử theo
trang sách học trò”, tôi vạch rõ, dạy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều
đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí tức ở vào hoàn
cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. (Đàn Chim Việt online ngày 19-5-2011)
Cụ nhạc sĩ Tô Hải, người đã trên 50 năm theo đảng chỉ biết nói dối lừa
người và lừa mình, giờ đây lúc tuổi hạc đã cao ông đã “hết hèn” và nói
lên cái nhận định đích thực của mình…
“Sự thật thì cái cách nhồi sọ để nói dối, nói láo này đã được thừa kế
từ thời phát xít Hitler-Goebell cho tới nay là bọn bành trướng Đại
Hán. Với phương châm: “Nói dối bắt đầu từ những điều lớn sau đó mới đến
những điều nhỏ!” hoặc nói dối! nói dối nữa! Bao giờ cũng nói dối…Sẽ
còn lại một cái gì đó!” (Dân Làm Báo online ngày 10-7-2011)
Cố lão tướng Trần Độ một người suốt đời tận tụy với cách mạng nhưng rồi
ông cũng đã nhận ra cái chế độ mà ông góp nhiều công sức gây dựng đã
mang tội lừa dối dân tộc và với cả đảng viên, ông lên tiếng “đấu tranh”
nên đã bị khai trừ khỏi đảng. Ông đã để lại cho đời quyễn “Nhật Ký Rồng
Rắn” với nhiều tâm huyết, vạch trần cái trò bịp bợm của đảng cộng sản
như sau:
“Nói thì ‘dân chủ, vì dân’ mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc
điểm đó cũng có nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề ‘nói vậy mà
không phải vậy’. suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò, ở đâu cũng thấy
các vai hề, ở đâu cũng thấy các vai trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm
tháng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.
“Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con đóng trò,
bắt nhiều người già phải đóng trò. Đặc điểm này đã góp phần quyết định
vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa: lãnh đạo dối lừa,
đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục dối lừa, bằng
cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa
dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi, cay đắng thay!” (NKRR - trang 42)
Nhân ngày 2 tháng Chín lịch sử của cộng sản Việt nam, bác sĩ Phạm Hồng
Sơn, một cựu tù nhân lương tâm, một nhà trí thức trẻ dấn thân đấu tranh
đòi dân chủ cho Việt Nam đã can đảm viết bài “Sự dối lừa tiếp diễn” nói
lên cái nhận thức sâu sắc của mình. Bác sĩ Sơn viết:
“Lịch sử lại một lần nữa cho thấy thói cường quyền, độc tài, luôn kèm theo căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả…
“…căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả vẫn luôn tồn tại và ngày
càng tinh vi hơn, bởi một lẽ đơn giản: quyền lãnh đạo đất nước và quản
trị quốc gia vẫn bị người cộng sản độc chiếm và như một vòng xoắn bệnh
lý, sự dối lừa vẫn tiếp diễn. Sự dối lừa đã tiếp diễn suốt 61 năm qua.
61 năm dối lừa của chính quyền cộng sản Việt Nam tính tới ngày
2-9-2006”. (Tudodanchu online ngày 2-9-2007)
Theo cái nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc thì tâm trạng chán chường trước sự
sa sút về đạo đức phát sinh từ một “căn bệnh” cứ “vây kính quanh mình,
va vào đâu cũng gặp” dưới “ mọi kiểu trắng trợn hay tinh vi”, đó là sự
giả dối. Nhà văn Nguyên Ngọc phân tích:
“Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã
hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người
ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực
bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân
chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo
vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cơ chế quật đánh lại
như vẫn thấy không hề ít?” (RFA online ngày 12-1-2012)
Giáo sư Hà Văn Thịnh từ Huế cảnh báo rằng tình trạng giả dối ở Việt Nam bây giờ đã lan tỏa từ “A đến Z”, giáo sư nói:
“Trong bản chất xã hội Việt Nam có sự giả dối, vô cảm, ích kỷ, sự tàn
nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa Việt Nam hiện nay.
Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ người ta
giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn
lừa ra sao thì lừa”. (RFA online ngày 12-1-2012)
Bệnh giả dối đã lây lan từ trong đảng cộng sản và ra tới ngoài xã hội do
chủ trương của đảng…Nhà văn quân đội Nguyễn Khải đã tỏ ra bức xúc với
cái trò nói dối của cộng sản, ông đã nói lên tâm sự của mình trong “Đi
tìm cái tôi đã mất-Lời trăn trối đầy tâm huyết”:
“Các trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo
cáo của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng từ rất mơ
hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên,
không cần che đậy…Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết
xấu hổ, không biết run sợ. Người nói, nói trong cái trống không, người
nghe tuy có mặt ở đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái
trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói không giao tiếp gì hết,
nói để mà nói”. (Đàn Chim Việt online ngày 9-12-2008)
Chế độ cộng sản bắt người ta phải nói dối, không ai có thể nói lên sự
thật. Trong lần trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm đài RFA, nhà văn Trần Mạnh
Hảo kể chuyện ông Phó thủ tướng Trần Phương là một người đã từng tận
tụy đi theo cách mạng, nhưng khi ông ấy ngồi lại góp ý cho đảng thì ông
ấy nói rằng:
“Cuộc đời trong mỗi cá nhân chúng ta để vượt qua những sự kiện quan
trọng trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối
mọi người đến mấy lần thì khi về già thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm.
Nhưng đảng cộng sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà
không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không
biết sám hối”. (Dân Làm Báo online ngày 8-1-2012)
Cụ nhạc sĩ Tô Hải sau “55 năm miệng bị lắp khóa kéo, nay đã già về hưu”
cụ viết “Hồi ký của một thằng hèn” để tỏ lòng sám hối và cho thấy
mình đã hết hèn.
“Hi vọng rằng sau khi đọc hồi ký này người đọc sẽ thương cảm cho tôi,
cho các bạn tôi, những người ngây thơ, tội nghiệp, cả cuộc đời bị lừa
dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức”. (HKCMTH - trang 53)
“Chế độ độc tài “ngụy cộng sản” đã lộ mặt thật chỉ là một bọn mafia
cướp của, giết người, lừa bịp dân đen bằng lời lẽ xảo trá mà đứa trẻ lên
năm cũng biết là nói dối”. (HKCMTH - trang 419)
Sống giữa cái xã hội đầy giả dối và giả dối triền miên, nhà văn Hồ Bất
Khuất đã chua chát hỏi “Có bớt sự dối trá được không?” và ông cay đắng
kể lể:
“Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn cảm
thấy ngột ngạc, ấm ức, tức tối, vô vọng…Sở dĩ chúng ta có cảm giác này
vì sự dối trá đang tràn lan trong cuọc sống.
“Hầu như ngày nào chúng ta cũng “chạm trán” với sự giả dối, nhưng
chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không đơn giản
chút nào. Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ,
nhưng đại đa số giả dối có hại –cái hại đó lớn tới mức băng hoại đạo
đức xã hội, suy tàn quốc gia”. (Bauxite Việt Nam online ngày 4-3-2012)
Ai cũng biết rằng đảng CSVN đi theo học thuyết của Mác-Lênin và ngày nay
ai cũng biết rằng học thuyết ấy chỉ là giả dối và lừa bịp. Cái bánh vẽ
thiên đàng Xã hội Chủ nghĩa đã làm cho loài người bị cuốn hút vào một
cuộc chém giết tàn nhẫn trên 70 năm, rốt cuộc rồi cái chủ nghĩa ấy lòi
cái bộ mặt thật gỉa dối cho nên nó đã dãy chết trước khi đến được thiên
đường. Người lãnh đạo cộng sản Liên Xô vĩ đại: Mikhail Gorbachev đã
nhận ra được bộ mặt thật của chủ nghĩa cộng sản nên ông đã làm một cuộc
“Cách mạng long trời lỡ đất” đưa cộng sản thế giới về bên kia đoàn tụ
với Mác-Lênin và ông tuyên bố một câu để đời:
“Cả cuộc đời tôi đi theo chủ nghĩa cộng sản chỉ thấy toàn là nói dối,
nói dối, và nói dối” (nghĩa là cả những gì vừa nói về Perestroika và
Glasnost trên “cương vị cũ”cũng là nói dối nốt!)” (Dân Làm Báo online ngày 30-1-2012)
LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ
CHUYỆN QUÊ NHÀ
Thơ của ông tướng công an
Tướng Công An Phạm Chuyên
từng là giám đốc sở Công An Thành phố Hà
nội nhưng chỉ vì không chịu
tuân lệnh của Bộ Chánh Tri Đảng
Cộng Sản VN chơi xâu với đàn
anh Hoàng Minh Chính nên đã bị Đảng cho về vườn.Về vườn
tướng Chuyên nghe báo chí nóinhiều về vụ công an TPHải Phòng chơi xấu với nông dân Đoàn
văn Vươn trong vụ giải tỏa đầm nuôi tôm của
nông dân Vươn nên tướng Chuyên
đã đi thưc tế và chới với
trước những hành động quá đáng của công an TPHải Phòng ông quyết định
nói huỵch toẹt tất cả mọi chuyện
ra với báo chí..Đầu năm Qúi
Tỵ tướng Công An Chuyên khai bút làm thơ cho đăng trên
báo mạng internet và ông đã
nổi tiếng với bài thơ đầu
tay có tựa đề là Người Hèn
để rộng đương dư luận Lão Hủ xin trích
toàn văn bài thơ này
Hoàng Tiến về cõi vĩnh hằng
Đất
nước ngàn năm
Hiếm
kẻ bán nước
Có nhiều nhặn gì đâu
Một
Trần Ích Tắc
Một Lê Chiêu Thống
Một
Hoàng Văn Hoan
Đât
nước ngàn năm
Qúa lắm người hèn
Hèn vì quyền cao chưc trọng
Hèn vì nhà cao cửa rộng
Hèn vì miếng cơm manh áo
Hèn vì vợ dại con thơ
Hèn vì danh hão danh hờ
Hèn mà còn nhận ra
Mình là thằng hèn
Là hèn tử tế
Hèn ngậm miệng ăn tiền
Là hèn nhơ bẩn
Hèn ngậm miệng ăn tiền
Hèn bất nhân
Hèn bán đất bán nước
Trời tru đất diệt
Hèn ơi!Đất nước ơi
Hoàng Tiến về cõi vĩnh hằng
Nhà văn Hoàng Tiến sinh năm 1933 vừa từ trần
ngày 28 tháng 1 năm 2013 tại nhà riêng ở Hà nội vì bạo bệnh. Hoàng Tiến viết văn từ năm 1958
thế kỷ trước ông đã từng là hội viên Hội Nhà Văn Hà nội rồi Hội Nhà văn Việt Nam nhưng cuối cùng ông
bỏ tất cả đi theo những nhân vật bất đồng chánh kiến như trung tướng Trần Độ chánh khách từng là viện trưởng Viện Triết Học Tổng thư ký Đảng Dân Chủ VN Hoàng Minh Chính.Rồicuối cùng nhà văn Hoàng Tiến gia nhập
khối 8406 và trở thành nhà văn tranh đấu cho tư do dân chủ hàng đầu ở VN..Viết về sự ra đi về cõi vĩnh
hằng của nhà văn Hoàng Tiến nhà báo bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho rằng sự ra đi
về cõi vĩnh hằng của nhà văn
Hoàng Tiến là một sự mất mát lớn của làngVăn VN
Nhưng danh ngôn về
chủ nghĩa Cộng Sản và Đảng
Cộng Sản
Nhà văn Dương Thu Hương vừa cho công bố bộ sưu tầm các danh ngôn của danh nhân trên thế giới nói về chủ nghĩa Cộng Sản và Đảng
Cộng Sản,để rộng đương dư luận Lão Hủ xin trích một số danh ngôn trong bộ sưu tập này
Trước hết là câu nói bất hủ của Tổng Thống Liên bang
Nga Vladimir Putin, một ngươi từng là Đảng viên Đảng Cộng Sản Liên Xô và từng tham gia cơ quan mật vu KGB của Liên Xô,một cơ quan người tham gia đươc hưởng
nhiều đặc quyền đặc lợi
''Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói là không có cái đầu.Kẻ nào làm theo lời Cộng Sản là không
có trái tim""
Tiếp theo Lão Hủ
trích
lời của cố Tổng Thống Liên Bang Nga ông Elsin""Cộng Sản
không thể nào sửa chữa được mà cần phải đào thải""
Đáng chú ý nhất là câu nói của ông Gorbachev người từng là Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô và Tổng Thông Liên Xô nói về Đảng Cộng Sản Liên Xô mà ông ra lệnh giải tán""Tôi
đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.Ngày hôm nay tôi phải đau buồn nói rằng
Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền
và dối trá
Thì ra thế
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo vừa viết bài trên mạng Internet cho biết cái ông
tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội người viết bài phản đối những người đòi sửa đổi điều 4 hiến pháp1992 rằng năm 2003 cái ông Tiến sĩ này đã bị ông vạch trần trên báo là luận án tiến sĩ ông làm năm 1996
là sản phẩm cầm nhầm của
tiến sĩ Trần Đình Sử.Lời tố cáo của
nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã
khiến ông tiến sĩ Tú không ho he gì được dù ông rất hung hăng con bọ xít khi lên án những người đòi sửađổi điều 4 hiến pháp 1992 là phản động trong khi Đảng Cộng Sản VN lại muốn sửa điều này sao
choĐảng Cộng Sản VN lãnh đao đất nước trong khuôn khổ luật pháp và chịu sư giám sát của nhân dân
Lại chuyện Hội nhà VănVNcầm các
Thiên hạ
đang sì sào nhiều về tập truyện dài Hội Thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân và tập truyện ngắn Dị Hương của nhà văn SươngNguyệt Minh vừa đươc Hội Nhà Văn VN cầm các trao giải thưởng.Lý do
thiên hạ sì sào là vì nhà văn Nguyễn Quang Thân trong truyện dài Hội Thề đã bôi bác Bình Đinh Vương Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trãi
là đám giặc cỏ và ca ngợi quân nhà Minh là những kẻ đi khai hóa.Còn trong Dị Hương
Sương Nguyệt Minh
đã lăng mạ không tiếc lời vua Gia Long người có công thống nhất đất nước
Thiên hạ còn thắc mắc là sao Hội Nhà Văn cầm các VN lại kết nạp ông Hùng Tấn
giám đốc Công Ty Dươc Cà Mau làm hội viên và chỉ hai tháng sau ông này bị tống giam vì tội tham nhũng,phải chăng ông này đã lót tay cho chủ tịch Hữu Thỉnh quá nhiều
tiền
Nhận định về Hội
Nhà Văn VN nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói
huych toẹt ra rằng người viết văn giỏi không ai muốn tham gia Hội Nhà Văn VN vì họ sợ mất thì giờ và mang tiếng này nọNhà văn xứ Cà Mau này thế mà thâm thúy thật nhưng nói thật thì dễ gây mất lòng đấy
Sáu tấn bau xít mới có giá trị xuât khẩu bằng một
tấn cà phê
Sau khi đưa dự án khai
thác bauxit chế thành alumincủa Trung Quốc vào khai
thác ở Tây Nguyên nói đúng hơn là ở tỉnh Lâm Đồng Tây Nguyên được hai năm thiên hạ mới chưng hửng ra rằng giá trị
xuất khẩu sáu tấn bau xít mới bằng một tấn cà phê.và khai thác mỗi
tấn bauxit bán lỗ 35 usdCái khó hiểu là khai thác bau xít thì môi trương sinh thái bị tàn phá nặng đã thế còn cái hậu quả tràn bùn đỏ ghê khiếp nữa trong khi trồng
cà phê thì khỏe re.Nhưng quá sợ Trung Quốc nên Đảng Cộng Sản VN và chính phũ Nguyễn Tấn Dũng nhắm mắt làm càn và bây giờ thì hối cũng đã muộn đât nước và dân tộc VN lãnh đủ dù dân đã
cảnh báo trước nhưng chỉ như nước
đổ lá môn
Những câu đối hay
của Hà sĩ Phu và Hà Long dịp đầu năm con Rắn
Đầu năm con Rắn Lão
Hủ nhận đươc mấy câu đối tuyệt cú mèo của Hà Sĩ Phu và Hà Long do ngươi bạn từ thủabáo Đời Mới thi sĩ Nguyên Hoàng Bảo Việt từ Thụy Sĩ xa xôi gửi cho
coi chơi xin mời các bạn cùng thưởng lãm
Rắn độc cuộn vòngHai số Tám,khóa chặt Nhân Quyền[ Hà Long]
Rồng thiêng quằn quại Một Tâm Tư, Tan Tành Dân Chủ[Hà Sỹ Phu]
Thắng đã Thua
chưa Bên Thắng Cuộc nổi lên Đồng chí Ếch[Hà Long]
Thua chưa Thắng
được bởi Thua chưa có kẻ đầu
Tầu[Hà Sỹ Phu]
Vận nước chẳng lo
rượu Rắn cứ say tràn Qúi Tỵ[Hà Long]
Lơ lửng mơ Rồng
Tiên hão xuốt Nhâm Thìn[Hà Sỹ Phu]
Tính chuyện
nhân sư khóa 12
Còn hơn hai năm nữa mà ông đại tướng công an Trần Đai Quang đã tính chuyện thăng quan tiến chức trong khóa 12 của Đảng Cộng Sản VN nên ông
nhằm chức bí thư Thành ủy TPHCM để làm bệ phóng vô bộ tứ[Tổng bí thư,Chủ tich nước Thủ tướng chánh phủ Chủ tich Quốc Hội].Muốn được cơ cấu làm Ứng viên bộ tứ phải làChủ tich quôc hội hay bí thư
thành ủy TPHà nội bí thư thanh ủy TPHCM,hoăc
phó thủ tướng trưc.Tin tình
báo của đai tướng Quang
cho biết ông Lê Thanh Hải bí thư thành ủy TPHCM có vấn đề nên ban tổ chức Đảng Cộng Sản VNđang thu xếp
đưa về Hà nội làm trưởng ban Dân vận trung ương Đảngthay bà Hà Thị Khiết nghỉ hưu ông
Quang bèn nhào vô cái ghế này với ý đồ vô bộ tứ trong nhiệm kỳ 12 của Đảng Cộng Sản VN
Chuyện ông Đỗ Mười
Mấy ngày nay bạn bècủa Lão Hủ ở TPHCM cho Lão Hũ biết họ
liên tiếp đươc những người nhận là sứ giả
của ông nguyên Tổng
bí thư Đảng Cộng Sản VN Đỗ Mười nói là họ đươc ông Đỗ Mươi ủy nhiệm mời bạn bè của Lão Hủ tham gia cái họi
là Liên Minh Dân Chủ do ông Đỗ Mươi sáng lập
và làm chủ xi với mục đích""đối
trọng"" với Đảng Cộng Sản VN
Ông Đỗ Mười tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống sinh năm 1917 xuất thân nghề thiến heo mà danh từ dân gian gọi là thợ hoan.Trong Đảng Cộng Sản VN ông Đỗ
Mươi nổi tiếng bảo thủ ông là ngươi
mà các ông Lê Duẩn Lê Đưc Thọ cơ cấu chỉ làm ủy viên dự khuyêt bộ chánh trị cùng các ông Tố Hữu và Võ Văn Kiệt nhưng đã được làm Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN.Tuy nhiên vì ông Đỗ Mươi bảo thũ quá đã bị
ông Lê Đức Anh lật đưa ông Lê Khả Phiêu thay,từ đó ông Đỗ Mười lấy vợ trẻ cócon mọn và bắt đấu múa may quay cuồng nay ông
lập Liên Minh dân chủ là chuyện hơi lạ,nhưng chúng taphải chờ xem ông già chơi trống bỏi này làm gì và làm thế nào khi gần đất xa trời dám chơi trò dân chủ
Nhà báo Bùi Tín chờ Đảng Cộng VN lên tiếng
Nhà báo Bùi Tín nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân nguyên đai
tá Quân Đội Nhân VN,ngươi đã đào thoát khỏi Đảng Cộng Sản VN lưu vong tại
Pháp tuy bỏ Đảng chống Cộng nhưng còn mê tín Hồ Chí Minh nhưng mới đây ông đọc cuốn sách nghiên cứu về Hồ Chí Minh của nhà nghiên cứu ngươi Đài Loan Hồ Tuấn Hùng mới chới với vì Hồ Chí Minh là một anh Tầu ngươi Hẹ tên Hồ Lập
Chương do cục tình báo Hoa Nam cho đóng vai Nguyễn Ái Quôc khi Nguyễn Ái Quôc chết vì bệnh lao năm 1932Kết quả là cái ông Tầu ngươi Hẹ đươc cục tinh báo Hoa Nam cho đóng vai Hồ Chí Minh làm tay sai cho Tầu Công hại dân Việt nước Việt như thế nào quôc dân đã rõ.Ông Bùi
Tín tỉnh ngộ hết còn mê tín bác Hồ và viết bài đưa lên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ hỏi Đảng Cộng Sản
VN rằng chuyện tầy trời như vậy sao Đảng cư im như thóc vậy ,bộ Đảng câm sao hay Đảng không còn gì để nói nữa vì sự thật quá phũ phàng
CHXHCNVN có hai viện Hàn Lâm
Báo chí ở VN vừa cho biết theo hai nghị định 108 và 109 của thủ tương Nguyễn Tấn Dũng thì từ nay ở VN sẽ có tới
hai viên Hàn Lâm đó là các Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công
Nghệ VN và Viện Hàn Lâm Khoa Học và Xã Hội VN.Như vậy là khối ông
đếm bạc vì trong công việc ban phát chức viện sĩ viện hàn lâm ai muốn đươc làm viện sĩ phải đưa phong bì to có nhiều tiền
LÃO HỦ
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 250
No comments:
Post a Comment