TỰ DO & LƯƠNG TRI NHÂN LOẠI
Socrates
Người Hy Lạp mở lại phiên tòa
xét xử triết gia Socrate
Phiên tòa tại Athens xử lại Socrate (-470-399), triết gia quá cố cách đây hơn 2000 năm (DR)
Giữa lúc Hy Lạp đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và
chính trị chưa từng có, ngày 25/05/2012 vừa qua, tại Athens, đã diễn ra
một phiên tòa đặc biệt, với sự tham gia của 10 thẩm phán quốc tế và cử
tọa 800 người. Phiên tòa tại Athens được tiến hành nhằm xét xử một con
người đã qua đời cách đây gần 2500 năm : triết gia Socrate.
Như chúng ta biết, vào năm -399 trước Công lịch, nhà triết học
Socrate bị buộc nhiều tội danh quan trọng, và phải đối diện với án tử
hình. Phiên tòa xử Socrate đã diễn ra trước một cử tọa gồm 500 công dân
thành Athens.
Nhà triết học bị buộc tội báng bổ các thần linh của thành Athens, đưa
các niềm tin mới vào thành phố và làm hư hỏng giới trẻ. Socrate đã chọn
lấy án tử hình, thay vì làm ngược lại những gì mà ông tin tưởng và theo
đuổi.
Cái chết của Socrate cách đây hơn 2000 năm trở thành một biểu tượng
cho cuộc đấu tranh của người trí thức, sẵn sàng đánh đổi sinh mạng của
mình để khẳng định lý tưởng, khẳng định các giá trị của con đường đi tìm
chân lý. Phiên tòa xử nhà triết học cũng để lại cho hậu thế rất nhiều
câu hỏi, về quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, về mối quan hệ giữa
nghĩa vụ công dân, giữa đức tin với khát vọng truy tìm chân lý, …
Tại phiên tòa tưởng tượng nói trên, những chủ đề này đã được đưa ra tranh luận quyết liệt.
Trong phiên tòa xử lại vụ án Socrate, bởi triết gia không còn nữa,
hai luật sư đã đứng ra bào chữa cho bị cáo trước hội đồng thẩm phán mười
người, dưới sự chủ tọa của Loretta A. Preska, thẩm phán New York.
Trong số 10 thành viên hội đồng thẩm phán, có năm người ủng hộ tha bổng, năm người phản đối.
Kết luận cuối cùng của phiên tòa là : Bị cáo vô tội.
Quyền tự do tư tưởng và nền dân chủ đang lâm vào khủng hoảng
Một trong những người buộc tội nhà triết học – ông Anthony
Papadimitriou (chủ tịch hiệp hội Onassis, cơ sở tổ chức nên sự kiện này)
khẳng định, Socrate chỉ đòi hỏi quyền lợi của mình trong một xã hội dân
chủ, nhưng lại không có trách nhiệm gì với xã hội này. Người cáo buộc
Socrate giải thích, tự do phải có giới hạn, trong xã hội ngày nay không
ai có thể ca ngợi Hitler hay phủ nhận nạn diệt chủng của nước Đức Phát
xít, lời nói này ám chỉ đến đảng quốc xã mới ở Hy Lạp, hiện giờ đã bắt
đầu có chân trong quốc hội nước này, với 7% số phiều bầu.
Trong khi đó, luật sư Patrick Simon thì bảo vệ cho quan điểm cho
rằng, lập trường tư tưởng của một người không thể nào bị coi là một tội
lỗi. Socrate là con người đi tìm chân lý. Theo luật sư, thân chủ của ông
chỉ có một khuyết điểm duy nhất là thích chỉ trích, thích nhạo báng một
cách cay độc. Việc tòa án tha bổng cho Socrate không làm mất đi giá trị
của một nền dân chủ, mà ngược lại chỉ khiến cho nền dân chủ trở nên
vững mạnh và đáng tin cậy.
Phiên tòa tưởng tượng xử lại vụ án Socrate làm sống dậy cuộc tranh
luận xung quanh những chủ đề ám ảnh văn minh nhân loại, trước hết là nền
văn minh phương Tây từ hơn hai thiên niên kỷ, đó là mối quan hệ giữa
thể chế dân chủ và thể chế tập quyền, quyền tự do ngôn luận vào thời
điểm xã hội đang rơi vào khủng hoảng, cũng như sự sáng suốt của các công
dân.
Những người tổ chức phiên tòa xử lại triết gia Socrate cho rằng,
phiên tòa tưởng tượng vừa diễn ra có thể có ích cho xã hội Hy Lạp, hiện
đang trong cơn khủng hoảng rất trầm trọng. Ông Anthony Papadimitriou,
đứng đầu hiệp hội tổ chức phiên tòa, nói : Hy Lạp đang sống trong một
giai đoạn khó khăn, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, chúng tôi sẽ vượt
qua, giống như chúng tôi đã từng chiến thắng người La Mã, người Thổ,
người Đức, … cũng như vượt qua chén thuốc độc đã giết chết nhà triết
học.
Theo các nhà nghiên cứu, Socrate bị một số người coi là kẻ phản bội,
trong khi nhiều người khác tôn làm bậc thầy tinh thần. Sinh thời Socrate
không để lại trước tác, nhưng tư tưởng của ông về chính trị và đạo đức,
đã được một trong các học trò là nhà triết học Platon thuật lại.
Vụ án Socrate thành Athens phải uống thuốc độc tự sát cách đây gần 2500 năm vẫn còn ám ảnh nhân loại (DR)
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20120603-nguoi-hy-lap-mo-lai-phien-toa-xet-xu-triet-gia-socrate
“Hết sức quyết liệt”
“Hôm qua (10/6) tiếp tục là một ngày thêm rất nhiều bà con phải vất vả tìm đường trèo tường vô ngôi nhà chung này của chúng ta,” trang điểm tin Ba Sàm thông báo.
Trang blog này cho biết những người truy cập thông qua đường truyền của VNPT và mạng 3G của các nhà mạng điện thoại như Vinaphone, Mobiphone và Viettel đều không vào được trang chủ của họ.
Vị chủ trang, Nguyễn Hữu Vinh, Bấm đặt giả thiết lý do trang của ông bị chặn là vì đã giới thiệu các bài viết nhằm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên một trang blog khác.
“Chiến dịch khác thường này nổ ra gần như ngay sau sự xuất hiện của blog 'Quan làm báo' được BS loan tin hôm 7/6/2012.”
“Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan tới cuộc họp chỉ đạo do ông PTT (Phó Thủ tướng) chủ trì hôm 19/5 về việc xử lý blog Nguyễn Xuân Diện,” ông Vinh viết.
Một blogger khác, Bấm Đông A, nhận định “toàn bộ blog trên hệ thống blogspot bị chặn”.
“Nếu chính quyền đã coi những người viết blog như kẻ thù thì những người viết blog cũng sẽ không coi chính quyền là chính quyền của mình,” tác giả này cảm thán.
Trong khi đó, một nhà thơ cho hay Bấm
trang web chuyên về văn học – nghệ thuật của ông cũng không vào được.
“Hôm nay (10/6) tôi vào một số trang mạng để đọc những tin tức thường nhật – những tin tức không có trên báo giấy – thì không vào được,” nhà văn Nguyễn Trọng Tạo thông báo trên trang nhà.
“Tôi quay lại vào trang của tôi và một số trí thức tên tuổi, cũng không vào được – cũng đều bị chặn tường lửa,” ông cho biết.
“Bọn hack này chặn cả tiếng nói thường nhật của dân, lại chặn cả tiếng nói của văn nghệ sỹ, trí thức,” ông than phiền.
Khi được BBC liên lạc, nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đã xác nhận rằng trang blog của ông bị chặn ba ngày nay.
Khi được hỏi các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang phong tỏa blog của ông, ông Tạo cho biết là VNPT, FPT và Viettel.
Ông cho biết không chỉ blog của ông mà nhiều trang blog cá nhân nằm trong hệ thống wordpress đều bị ngăn chặn.
Như vậy, dường như đang có nỗ lực chặn các trang blog trên cả hai hệ thống blogspot và wordpress.
Kết quả là một trang tin đối lập với Đảng Cộng sản, Dân Làm Báo, cho hay “những ngày gần đây, tại nhiều khu vực ở Việt Nam, việc truy cập Dân Làm Báo trở nên rất khó khăn”.
Trang này cáo buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT “dùng các biện pháp kỹ thuật nhằm chặn triệt để”.
Họ nói phương thức ngăn chặn được sử dụng cũng giống như trong giai đoạn chính quyền Việt Nam chặn mạng xã hội Facebook.
Trang này nhìn nhận việc phong tỏa mọi tiếp cận vào vào trang chủ của họ hiện nay là “quá gắt gao” so với những lần ngăn chặn trước đó.
Một số trang tin, trước tình trạng bị chặn, đã đăng hướng dẫn độc giả cách vượt tường lửa.
Chuyện trong cung đình?
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết tác giả chặn web có thể là cơ quan an ninh Việt Nam và cũng có thể là các tin tặc.
Tuy nhiên, ông không tin rằng chính quyền Việt Nam đứng sau vụ chặn thông tin này vì “một chính quyền luôn cho rằng mình có tự do dân chủ thì không thể chặn quyền tiếp cận thông tin của người dân”.
Ông nói do trang web của ông trao đổi đơn thuần những nội dung văn chương nên không có gì mang tính chống đối hay đe dọa chính quyền cả.
Chỉ đôi khi có một số ý kiến bình luận có chỉ trích nhưng cũng ở mức độ vừa phải chứ không “cực đoan” như một số trang mạng khác.
Về nguyên nhân, ông Tạo phán đoán rằng do sự xuất hiện của một trang blog mới có tên gọi là Bấm Quan Làm Báo mà các blog của ông và nhiều người khác bị “vạ lây”.
Trang này chỉ mới xuất hiện chưa đầy một tuần lễ nhưng gây chú ý vì các bài công kích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người thân tín.
Ông Tạo cho biết những thông tin được gọi là “bí mật hậu trường” được đăng trên blog này đã gây tò mò rất lớn.
Tuy nhiên, ông Tạo nói rằng những thông tin được đăng tải trên trang này không biết “cái nào đúng, cái nào sai” và khuyên người đoc̣ nên tỉnh táo để tự phân tích cho mình.
Ông cho rằng tác giả không nhất thiết phải là người trong nội bộ của Đảng cộng sản Việt Nam mà có thể là người nghe lại những thông tin hành lang rồi viết lại.
Blog Ba Sàm cũng có phán đoán tương tự như ông Nguyễn Trọng Tạo.
Chủ trang Ba Sàm, từng có thời gian làm sĩ quan an ninh, nhận định các bài trên blog Quan Làm Báo kia “gần như toàn bộ” do một người viết.
“Am hiểu hết sức sâu, rộng nội tình cung đình, lại cả lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và nội tình ngành an ninh.”
“Đối tượng tấn công đã rất rõ, là một vài nhân vật cụ thể, không phải với chế độ hiện nay,” vị chủ trang nhận xét.
Việc xuất hiện trang web này, mà nhóm chủ trương được cho là người trong nước, ra dấu hiệu về một cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt trong Đảng Cộng sản hiện nay.
Ngoài việc chặn các trang bị cho là nguy hiểm cho ổn định chính trị, nhà chức trách tại Việt Nam cũng để một số trang web chính thống tham gia tranh luận hoặc để một số blogger thân hữu vào cuộc tạo dư luận phản bác lại báo 'lề trái.'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120611_vn_web_access_blocked.shtml
Việt Nam chặn một loạt blog ‘lề trái’
Cập nhật: 12:36 GMT - thứ hai, 11 tháng 6, 2012
Một số trang web và blog
ở Việt Nam đang than phiền rằng nhà chức trách đặt “tường lửa”
khiến người đọc gặp khó khăn khi truy cập các nội dung của họ.
Chủ yếu đây là các trang tin tức độc lập, nhưng cũng có nhà thơ thắc mắc trang web cá nhân của ông cũng bị chặn.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
“Hôm qua (10/6) tiếp tục là một ngày thêm rất nhiều bà con phải vất vả tìm đường trèo tường vô ngôi nhà chung này của chúng ta,” trang điểm tin Ba Sàm thông báo.
Trang blog này cho biết những người truy cập thông qua đường truyền của VNPT và mạng 3G của các nhà mạng điện thoại như Vinaphone, Mobiphone và Viettel đều không vào được trang chủ của họ.
Vị chủ trang, Nguyễn Hữu Vinh, Bấm đặt giả thiết lý do trang của ông bị chặn là vì đã giới thiệu các bài viết nhằm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên một trang blog khác.
“Chiến dịch khác thường này nổ ra gần như ngay sau sự xuất hiện của blog 'Quan làm báo' được BS loan tin hôm 7/6/2012.”
“Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan tới cuộc họp chỉ đạo do ông PTT (Phó Thủ tướng) chủ trì hôm 19/5 về việc xử lý blog Nguyễn Xuân Diện,” ông Vinh viết.
Một blogger khác, Bấm Đông A, nhận định “toàn bộ blog trên hệ thống blogspot bị chặn”.
“Nếu chính quyền đã coi những người viết blog như kẻ thù thì những người viết blog cũng sẽ không coi chính quyền là chính quyền của mình,” tác giả này cảm thán.
"Tôi quay lại vào trang của tôi và một số trí thức tên tuổi, cũng không vào được – cũng đều bị chặn tường lửa."
Nguyễn Trọng Tạo
“Hôm nay (10/6) tôi vào một số trang mạng để đọc những tin tức thường nhật – những tin tức không có trên báo giấy – thì không vào được,” nhà văn Nguyễn Trọng Tạo thông báo trên trang nhà.
“Tôi quay lại vào trang của tôi và một số trí thức tên tuổi, cũng không vào được – cũng đều bị chặn tường lửa,” ông cho biết.
“Bọn hack này chặn cả tiếng nói thường nhật của dân, lại chặn cả tiếng nói của văn nghệ sỹ, trí thức,” ông than phiền.
Khi được hỏi các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang phong tỏa blog của ông, ông Tạo cho biết là VNPT, FPT và Viettel.
Ông cho biết không chỉ blog của ông mà nhiều trang blog cá nhân nằm trong hệ thống wordpress đều bị ngăn chặn.
Như vậy, dường như đang có nỗ lực chặn các trang blog trên cả hai hệ thống blogspot và wordpress.
Kết quả là một trang tin đối lập với Đảng Cộng sản, Dân Làm Báo, cho hay “những ngày gần đây, tại nhiều khu vực ở Việt Nam, việc truy cập Dân Làm Báo trở nên rất khó khăn”.
Trang này cáo buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT “dùng các biện pháp kỹ thuật nhằm chặn triệt để”.
Họ nói phương thức ngăn chặn được sử dụng cũng giống như trong giai đoạn chính quyền Việt Nam chặn mạng xã hội Facebook.
Trang này nhìn nhận việc phong tỏa mọi tiếp cận vào vào trang chủ của họ hiện nay là “quá gắt gao” so với những lần ngăn chặn trước đó.
Một số trang tin, trước tình trạng bị chặn, đã đăng hướng dẫn độc giả cách vượt tường lửa.
Chuyện trong cung đình?
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết tác giả chặn web có thể là cơ quan an ninh Việt Nam và cũng có thể là các tin tặc.
Tuy nhiên, ông không tin rằng chính quyền Việt Nam đứng sau vụ chặn thông tin này vì “một chính quyền luôn cho rằng mình có tự do dân chủ thì không thể chặn quyền tiếp cận thông tin của người dân”.
Ông nói do trang web của ông trao đổi đơn thuần những nội dung văn chương nên không có gì mang tính chống đối hay đe dọa chính quyền cả.
Chỉ đôi khi có một số ý kiến bình luận có chỉ trích nhưng cũng ở mức độ vừa phải chứ không “cực đoan” như một số trang mạng khác.
Về nguyên nhân, ông Tạo phán đoán rằng do sự xuất hiện của một trang blog mới có tên gọi là Bấm Quan Làm Báo mà các blog của ông và nhiều người khác bị “vạ lây”.
Trang này chỉ mới xuất hiện chưa đầy một tuần lễ nhưng gây chú ý vì các bài công kích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người thân tín.
Tuy nhiên, ông Tạo nói rằng những thông tin được đăng tải trên trang này không biết “cái nào đúng, cái nào sai” và khuyên người đoc̣ nên tỉnh táo để tự phân tích cho mình.
Ông cho rằng tác giả không nhất thiết phải là người trong nội bộ của Đảng cộng sản Việt Nam mà có thể là người nghe lại những thông tin hành lang rồi viết lại.
Blog Ba Sàm cũng có phán đoán tương tự như ông Nguyễn Trọng Tạo.
Chủ trang Ba Sàm, từng có thời gian làm sĩ quan an ninh, nhận định các bài trên blog Quan Làm Báo kia “gần như toàn bộ” do một người viết.
“Am hiểu hết sức sâu, rộng nội tình cung đình, lại cả lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và nội tình ngành an ninh.”
“Đối tượng tấn công đã rất rõ, là một vài nhân vật cụ thể, không phải với chế độ hiện nay,” vị chủ trang nhận xét.
Việc xuất hiện trang web này, mà nhóm chủ trương được cho là người trong nước, ra dấu hiệu về một cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt trong Đảng Cộng sản hiện nay.
Ngoài việc chặn các trang bị cho là nguy hiểm cho ổn định chính trị, nhà chức trách tại Việt Nam cũng để một số trang web chính thống tham gia tranh luận hoặc để một số blogger thân hữu vào cuộc tạo dư luận phản bác lại báo 'lề trái.'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120611_vn_web_access_blocked.shtml
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
VIỆT NAM & THẾ GIỚI
Việt Nam Tuần Qua
RFA 09.06.2012
Hợp tác quân sự với Hoa Kỳ trong bối cảnh chính phủ của Tổng thống Obama triển khai chiến lược quốc phòng mới, gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang là vấn đề thu hút sự quan tâm theo dõi của cả dư luận Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực.
AFP
Quyết tâm trở lại Châu Á
Lần đầu tiên kể từ ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một Bộ trưởng
quốc phòng Hoa Kỳ đặt chân trở lại quân cảng Cam Ranh, công khai tuyên
bố quân đội Mỹ muốn gia tăng sự hiện diện tại các vị trí chiến lược ở
Châu Á, trong đó Việt Nam là một đối tác quan trọng.
Đến Việt Nam sau khi tham dự đối thoại an ninh khu vực ở Singapore
cuối tuần qua, thay vì đáp máy bay đến Hà Nội như thông lệ của các
chuyến viếng thăm mang nhiều tính nghi lễ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
Leon Panetta đã chọn quân cảng Cam Ranh, làm nơi đặt chân đầu tiên đến
Việt Nam.
Ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Cam Ranh là một dấu hiệu quyết tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với việc rời bỏ các điểm sôi động khác của thế giới để tới Châu Á Thái Bình Dương.
GS Carl Thayer
Chọn Cam Ranh làm điểm đến ngay sau Đối thoại An ninh châu Á tổ chức
tại Singapore, ông Paletta dường như muốn cụ thể hóa chiến lược an ninh
mới của Mỹ, theo đó Hoa Kỳ sẽ triển khai tới 60% lực lượng hải quân và
không quân ở Thái Bình Dương.
Nói với báo chí tại cảng Cam Ranh - nơi từng là căn cứ quân sự chiến
lược của Mỹ trước 1975, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta cho
biết: “Cả hai chính phủ Hoa kỳ và Việt Nam đã đi một chặng đường
dài trong việc thăng tiến các quan hệ song phương. Cụ thể trong quan
hệ quốc phòng, Hoa kỳ và Việt Nam đã có một mối quan hệ rất
phức tạp, nhưng hai nước sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ.”
Theo dõi những chuyển biến trong chính sách của Hoa Kỳ tại Á Châu –
Thái Bình Dương, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng
Australia, nhận định:
“Ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Cam Ranh là một
dấu hiệu quyết tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với việc rời bỏ các điểm sôi
động khác của thế giới để tới Châu Á Thái Bình Dương.”
“Không! Cho tới khi nào vấn đề nhân quyền được cải thiện.”
Về phần Việt Nam, trong cuộc tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một
ngày sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhân dịp này kêu gọi Hoa Kỳ
hãy bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Đây có thể là lần đầu tiên người đứng đầu chính phủ Việt Nam chính
thức tuyên bố điều này, nhưng chuyện Việt Nam muốn mua vũ khí của Mỹ đã
được nói đến rất nhiều từ trước chuyến thăm Việt Nam của ông Panetta.
Và cũng như các mối quan hệ phức tạp và nhiều ràng buộc giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, chuyện hành pháp Hoa Kỳ xem xét bán vũ
khí cho Việt Nam cũng một lần nữa vấp phải những rào cản do tình trạng
nhân quyền và tự do dân chủ tại Việt Nam.
Nhiều nhà lập pháp Mỹ tại cả Hạ viện và Thượng viện đều đã công khi
lên tiếng phản đối việc bán vũ khí cho Việt Nam nếu như không có những
cải thiện về nhân quyền.
Thậm chí, theo lời Giáo sư Carl Thayer, đích thân Đại sứ Hoa Kỳ tại
Việt Nam David Shear cũng cho rằng sẽ không có chuyện Mỹ bán vũ khí cho
Việt Nam nếu không có những chuyển biến tích cựu trên hồ sơ Nhân quyền:
“Trong một cuộc phỏng vần hết sức lý thú trên kênh truyền hình của
Việt Nam, khi người phỏng vấn hỏi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rằng Hoa Kỳ có
thể nghĩ đến việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không thì ông đại sứ trả
lời rằng “không! Cho tới khi nào vấn đề nhân quyền được cải thiện!”
Bên cạnh những hồ sơ gai góc như quân sự, an ninh, nhân quyền, dân
chủ…. chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panette
cũng đem đến nhiều chi tiết khá thú vị và đầy cảm động.
Hơn 40 năm sau những đụng độ khốc liệt trên chiến trường, Bộ trưởng
Quốc phòng hai nước lần đầu tiên trao đổi những kỷ vật của những người
lính hai bên chiến tuyến.
Những bức thư tay viết vội trong làn đạn tiếng bom, những dòng nhật
ký đẫm lệ trong những trận đánh một mất một còn, v.v… đã gây xúc động
cho nhiều người; cũng như góp phần an ủi cho vong linh những tử sĩ đã
phải nằm xuống trên chiến trường năm xưa.
Đan Mạch ngừng ba dự án viện trợ
Trên lãnh vực kinh tế xã hội, Việt Nam Tuần Qua ghi nhận một số dấu
hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam bên cạnh tình trạng tham nhũng
vẫn tiếp tục là một trở lực cho công cuộc phát triển chung.
Chúng tôi nghi ngờ có những dấu hiệu bất thường trong khi thực hiện vài nghiên cứu tại bốn dự án ở Việt Nam. Qua điều tra chúng tôi đã phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường ở 3 dự án trong tổng số 4 dự án.
ĐS Đan Mạch John Neilsen
Trong một quyết định được cho là khá cương quyết, chính phủ Đan Mạch
đã thông báo ngừng ba dự án viện trợ phát triển cho Việt Nam vì nghi có
tham nhũng gian lận.
Trả lời Quỳnh Chi của Đài Á Châu Tự Do, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông John Neilsen cho biết:
“Chúng tôi nghi ngờ có những dấu hiệu bất thường trong khi thực
hiện vài nghiên cứu tại bốn dự án ở Việt Nam. Qua điều tra chúng tôi đã
phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường ở 3 dự án trong tổng số 4 dự án.
Chúng tôi sẽ tìm hiểu và điều tra thêm để xác định rõ chuyện gì đang xảy
ra. Về 3 dự án đó, chúng tôi đã dừng hẳn và sẽ không có thảo luận gì
thêm về các dự án đó nữa”.
Gian lận thi cử
Về giáo dục, dư luận Việt Nam tuần này lại xôn xao trước tình
trạng gian lận trong thi cử. Theo một video clip được tung lên mạng
internet hôm 5 tháng 6, ghi lại hình ảnh nhiều phòng thi tốt nghiệp phổ
thông trung học của tỉnh Bắc Giang đã xảy ra cảnh thí sinh thoải mái
quay bài, chuyền tay cho cả phòng thi những bài giải được ném vào từ bên
ngoài mà người ném các phao thi này lại là giám thị coi thi.
Hình ảnh này ngay lập tức dấy lên một luồng sóng bất bình trong dư
luận và một lần nữa các tiêu cực của ngành giáo dục Việt Nam lại được
đưa ra mổ xẻ.
Trả lời Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do, GS Trần Ngọc Thêm - Trưởng bộ môn Văn hóa học Đại học quốc gia TPHCM cho rằng:
"Hiện nay chất lượng giáo dục là điều nhức nhối nhất ở tất cả các
cấp, từ cấp phổ thông lên đến đại học. Khi giáo dục quan trọng không
những chỉ là kiến thức bởi vì khi thầy dạy theo kiểu chạy theo thành
tích như vậy. Cái quan trọng nhất là phẩm chất của con người thì không
được coi trọng. Kèm theo đó nguy hiểm hơn cả là căn bệnh giả dối và đối
phó.
Đây là điều hết sức nguy hiểm khi mà con người mất đi phẩm chất
rất quan trọng là sự trung thực. Tôi lo lắng nhất hiện nay tình trạng
đối phó và dối trá đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội."
EURO 2012
Và cuối cùng, thưa quý khán thính giả, dường như gác qua một bên
những lo toan thường nhật, những toan tính đời thường, người Việt Nam
thuộc mọi giới đang hướng ánh mắt về Đông Âu, nơi cầu trường Balan và
Ukraina đang diễn ra các trận tranh tài sôi nổi và quyết liệt của Vòng
chung kết Giải vô địch bóng đá Châu Âu EURO 2012.
Cũng như mọi năm, từ rất sớm trước ngày trái bóng Euro lăn trên sân
cỏ, người hâm mộ Việt Nam đã sẵn sàng hòa mình vào không khí chung của
ngày hội thể thao thế giới. Vào những ngày này, trên khắp các nẻo đường
Việt Nam, đâu đâu cũng là không khí tụ họp, bàn tán và reo hò cổ vũ cho…
bóng đá.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-76-06092012103436.html
Hoa Kỳ không có ý đồ khống chế Trung Quốc
RFA-08-06-2012
Chiến lược tái cân bằng khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ không nhằm để khống chế Trung Quốc.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, tướng Martin
Dempsey, cho biết như vừa nêu ngay sau khi kết thúc chuyến Á du của ông.
Theo tướng Martin Dempsey thì chính sách đó của Hoa Kỳ chỉ nhắm để
ứng phó với những thách thức chiến lược trong tương lai sẽ chuyển đến
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Ông cho rằng với qui mô, tầm vóc về dân
số và kinh tế tại khu vực này, Hoa Kỳ có ý muốn can dự vào khu vực nhằm
tránh những đối đầu.
Tướng Martin Dempsey nói đến ba chuyển hướng của Hoa Kỳ về khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương đó là sự tập trung hơn, can dự hơn, và chất
lượng hơn.
Sau khi tham dự Đối thoại Shangri- La ở Singapore, tướng Martin Dempsey đã đến Philippines và Thái Lan.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
TRẦN TRỌNG VŨ * TRẦN DẦN
Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần (23 tháng 8 năm 1926-17 tháng 1 năm 1997), là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Được đánh giá là người cách tân trong thơ cả về hình thức (với lối thơ
bậc thang) lẫn tư tưởng (đa diện, triết lý...) và về thơ Trần Dần có
nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay sau Phong trào Thơ mới, năm 1946,
Trần Dần cùng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương
thành lập nhóm thơ tượng trưng Dạ đài.
Năm 1948, ông tham gia Vệ quốc quân, ở Ban Chính trị Trung đoàn 148 Sơn
La, cùng Trần Thư, Hoài Niệm tham gia sáng lập nhóm văn nghệ quân đội
đầu tiên - Nhóm Sông Đà. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ bậc thang và
vẽ tranh lập thể, bị cho là khó hiểu.
Năm 1954, cùng với Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân, Trần Dần tham gia chiến dịch
Điện Biên Phủ và viết truyện dài Người người lớp lớp. Chiến dịch kết
thúc, ông được cử sang Trung Quốc viết thuyết minh phim Chiến thắng Điện
Biên Phủ.
Theo nhà thơ Dương Tường: "Thơ Trần Dần đương nhiên là khó hiểu. Nhưng
chính ông ấy cũng nói về sự khó hiểu một cách hết sức giản dị: “Tất cả
mọi giá trị chân thiện mỹ đều là khó hiểu”." Mặc dù suốt 30 năm thơ ông
không được xuất bản nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác theo con đường nghệ
thuật mà mình suốt đời theo đuổi.
Sau khi ông mất, người con trai thứ hai, nhà quay phim Trần Trọng Văn đã
bỏ ra nhiều thời gian sắp xếp lại kho tàng di cảo mà Trần Dần để
lại.[5] Đến đầu năm 2008, Công ty Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho
phát hành cuốn Trần Dần -Thơ, được coi là công trình đồ sộ nhất từng
được xuất bản về Trần Dần.
Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007
Cha tôi - Nhà thơ Trần Dần
TP - Cuốn “Thơ” của Trần Dần
mới xuất bản đã gây sự chú ý của dư luận. Chúng tôi xin trích giới
thiệu bài viết của họa sĩ Trần Trọng Vũ, con trai của nhà thơ, để góp
phần cùng bạn đọc giải mã một giai đoạn sáng tác của ông.
Năm 1993 tôi được đọc lần đầu Paul Auster qua bản dịch tiếng Pháp L’invention de la solitude. Cuốn tiểu thuyết mang nhiều tự sự, nhật ký và hồi ký.
Sau khi cha ông mất, nhà văn trở lại căn hộ nơi gia
đình ông đã sống nhiều năm trước, để ngồi lại trong phòng riêng của cha,
để nhận ra rằng ông đã không biết gì nhiều về cha ông, để lục tìm những
đồ vật cũ, gạn hỏi quá khứ, để hiểu hơn về con người này.
\
\
Thời ấy, họ sống ngay cạnh nhau, trong cùng một căn hộ,
nhưng mỗi người trong phòng của mình, nhưng không có những chia sẻ thân
thiết. Vì nỗi cô đơn của mỗi người quá lớn.
Cuộc tìm kiếm quá khứ của nhà văn lại kéo dài khoảng
cách của họ. Những sự kiện đến từ quá khứ mỗi lúc một thêm cụ thể thì
hình ảnh cha ông ngày càng mờ nhạt, đến lúc dường như cha ông chưa bao
giờ tồn tại trong cuộc đời của ông.
* * *
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội. Phải
đợi nhiều thời gian sau tôi mới cảm thấy sẵn sàng mở lại di cảo của
ông. Nhưng không phải với hy vọng được xích lại gần với ông hơn, không
phải để hiểu ông hơn. Cũng không phải vì sợ mất ông. Tôi đã không thể xử
sự được như trong văn học.
Quan hệ chật hẹp của chúng tôi chưa bao giờ sóng gió đã
cho phép tôi lựa chọn phần riêng tư nhất trong hàng trăm bản thảo và
tình phụ tử nhiều ích kỷ dĩ nhiên đã khiến tôi, một cách tầm thường
nhất, chỉ giữ lại những gì liên quan đến con người Trần Dần và nhà thơ
Trần Dần.
Tất cả những sổ nhật ký của ông đều còn nguyên vẹn, nối
liền những năm những tháng, ròng rã từ năm 1954 tới 1989. Nếu như những
sổ tay đầu mang đề tựa Ghi vặt, có thể giúp tôi đọc lại được
nhật ký của một người bố, một người chồng, một người yêu, thông qua
những sự kiện thường nhật thì từ năm 1973 những sổ nhật ký đã trở thành
những sổ thơ và từ năm 1979 là những sổ bụi hoặc vở bụi.
Không còn những chuyện đời thường, để có thể đem kể lại
cho một ai đó để cung cấp bí mật về các nhân vật có thật hoặc để làm
tổn thương danh dự của một vài người. Không còn cách nào khác là phải
đọc cuộc đời của ông bằng văn học.
Nhưng một lần nữa tính ích kỷ của lòng hiếu lại cho
phép tôi được xếp trả vào di cảo một phần rất lớn của những sổ thơ và sổ
bụi này. Đó là khi nhà thơ viết lại những suy nghĩ chồng chéo của ông
về một cuốn sách, một đoạn trích, một tác giả, một buổi nói chuyện văn
học, một ý kiến Triết học hoặc Phật học, hoặc Kinh dịch, trong những
phép chính tả của riêng ông, đôi khi trong những ký hiệu thị giác chưa
ai có thể giải mã được.
Tôi chỉ có thể lấy ra những câu thơ hoặc bài thơ nằm
rải rác khắp nơi trong ba mươi tư sổ tay- nhật ký văn học của ông, như
những hạt bụi trong muôn vàn cơn mưa bụi.
TÔI và CHO TÔI
Nếu như các nhân vật xưng TÔI của Nhất định thắng, Cổng tỉnh, Bài thơ Việt Bắc , Jờ joạcx, Mùa sạch…có thể gợi ý người đọc liên tưởng tới Trần Dần thì chữ TÔI của các sổ bụi được khẳng định là tác giả khi ông gọi chúng là journal sauvage, là nhật ký anti - tự sự.
Phản tự sự không có nghĩa không có tự sự, mà trái lại
tự sự là một trong những vị trí trung tâm của nhật ký. Không có tự sự
thì làm sao phản được tự sự?
Nhưng nhật ký theo kiểu Trần Dần lại vượt khỏi mọi giới
hạn của tự sự, để trở thành VĂN HỌC. Tự sự bị phản bội bởi chính nhà
thơ vì văn học không bao giờ thuộc sở hữu của một người.
Chữ TÔI của ông, từ sổ thơ đến sổ bụi, không dùng để
làm đối thoại. Những hội thoại văn học được bình lại trong nhật ký
thường không có chữ TÔI.
Rất khó tìm thấy ở đây những đại từ nhân xưng mà người
Việt ưa dùng để định vị trí, đẳng cấp của nhau, và để tỏ thái độ với
nhau. Khi thuật lại một cuộc nói chuyện ba người dài suốt cả một cuốn sổ
thơ (1976) ông bắt đầu thế này:
«Một hôm, vô hại, vô thưởng vô phạt, như mọi hôm vô vị vô mùi:
BÀNG: Có khi cần một travail symbolique?
ỔI: Không, không, mọi thiết định! Không?
CÁT: Làm quái gì, travail théorique?
BÀNG: Ừ, làm quái gì? …»
(Bàng = Trần Dần. Ổi = Đặng Đình Hưng. Cát = Đoàn Chúc [chú thích của ttv]).
Không thấy ai xưng danh cả. Và những trang thoại dài
như thế đòi được giải mã, chỉ ngay từ những cái tên người. Nhưng tôi
không nghĩ tất cả những độc thoại này đều chỉ đơn thuần là những ghi
chép? Mà là một hình thức của văn luận?
Nếu có chữ TÔI trong những tranh luận này thì đó là
những câu trích thơ của ông, lấy lại từ chính những trang khác của nhật
ký. TÔI của sổ thơ của sổ bụi là chữ dành riêng cho tự sự, và cho thơ.
TÔI không thể đứng chung với một người nào khác. TÔI để báo trước một cá
thể cô độc. Có thể dựng lại chân dung và cuộc đời của người xưng TÔI,
một cách hoàn chỉnh, từ lúc sinh tới khi chết, thông qua rất nhiều chữ
TÔI như thế này:
Tôi chôn rau ở tận trời sao. (Sổ thơ 1973)
Tôi chẳng phải tù binh quả đất. (Sổ bụi 1979)
Tôi đã leo nhiều ngõ cụt cổ điển. (Sổ bụi 1979)
Tôi không bao giờ hú với chó sói, chỉ một tội này họ chẳng thể tha tôi. (Sổ bụi 1982)
Chết đi, tôi vẫn mất ngủ. (Sổ bụi 1988)
TÔI bao giờ cũng ngạo nghễ, đầy khí phách, nhưng cũng
không ít mâu thuẫn, không ít dằn vặt, không kém phức tạp. Những cuộc gặp
gỡ trong văn chương Việt Nam thường xuyên chỉ cho tôi làm quen với
những cái tôi đạo đức như ngọn cỏ, hoặc dễ chịu như một vị anh hùng
không có thật.
Ít thấy ở đâu có ai dám đặt mình bên cạnh quả đất, vũ
trụ, nhân loại, chân trời, cõi chết, vì sao bay, hoặc tồi nhất thì cũng
dám đứng gần chó sói, sâu bọ, nhà tù… TÔI của sổ bụi không bao giờ còn
đi cùng một cái tên cụ thể, dù chỉ là một địa chỉ như Tôi ở phố Sinh Từ
của năm 1955.
Cùng với thời gian phố Sinh Từ đã bước ra khỏi cuộc đời
nhà thơ, ra khỏi bản đồ hành chính thành phố Hà Nội, để ba mươi hai năm
sau ông viết: Tôi sống ở hai chân trời… một trời hoành đạt, một trời
sao bay?
Chữ TÔI của sổ bụi thường xuyên được đặt cùng với những
yếu tố tích cực, luôn thay đổi, luôn chuyển động, không kích thước:
chân trời, chân mây, gió, mưa, các vì sao.
Ông đã đến rất nhiều chân trời để biết rằng mỗi thay
đổi chân trời / một thay đổi nhân sinh, để báo trước «đám ma tôi» : hôm
ấy - lã chã sáu chân trời, lã chã sáu chân mây .
Và cũng để thú nhận rằng ông mỗi ngày thay áo mấy chân
mây. Và các chân trời cũng đối ngược nhau làm sao. Nếu có một lúc nào đó
ông nói: ở một chân trời tôi mở những chân mây, nếu có một lúc nào đó
ông phàn nàn: những giờ phút vắng chân mây? bao nhiêu lấp hổng không
vừa, thì cũng nhiều khi chân trời lại làm ông thất vọng: bốn cẳng chạy
tới chân trời? không bõ? không bõ? vớt về một canh cánh chiêm bao.
…Rồi có một lần, ông nói về hạnh phúc, nhưng không có
chữ TÔI, và bản thân hạnh phúc cũng khó khăn thế nào : Thôi đi những
hạnh phúc - quần đùi may sẵn! giầy dép - đóng sẵn! Số? Cỡ? Hạnh phúc
chẳng mua ở công ti-may mặc-sẵn? những si lip sách chẳng vừa…cóoc sê jáo
khoa ca mà thịt hở… (Sổ thơ kể kệ 1976) Hoặc những phút hiếm hoi như
thế này cũng được kể lại theo cách viết rất riêng của ông:
«Tôi có nghèo đâu, trăng sao lủng liểng. Mây phơi dằng
dặc khắp chân trời. Hương hỏa của tôi, kho nào chứa xuể? Ê hề vũ trụ sao
bay. Tôi di lại cho ai giờ? Tầng tầng mây, lục địa lục địa của cải» (Sổ bụi 1979)
Nhưng có khi TÔI trở thành CHO TÔI. Cặp quan hệ «tôi
cho ai» và «ai cho tôi» có mặt trong thơ ông từ thời Cổng tỉnh, chẳng
bao giờ được trả lời. CHO TÔI thực ra là cái vô lý mà trong đó TÔI không
thể hiểu được, là cái không thể mà TÔI khao khát, là những tình thế mà
TÔI không thấy lối ra. Nếu như TÔI có mặt thường trực suốt cuộc đời thơ
của ông, thì CHO TÔI lại chỉ tập trung ở những thời gian nhất định, có
vắng bóng, có hội ngộ:
sao lại cho tôi quê cháo lú. quên cha quên mẹ. quên
ngày hội. quên chạm ngõ. cưới xin. chôn cất. tang chồng không để. để
tang xô.
cho tôi về dưới Tía. cả ngày chong bóng xế. cho tôi về quá Mễ. tào lao giấc trắng phèo phèo.
sao lại cho tôi nhiều xương sống thế? trước quyền không biết lom khom? (Sổ bụi 1979)
Ai xuất tiền mặt cho tôi? (Sổ bụi 1982)
cho tôi ngồi fố khói? ga khói của lòng? bướm khói liệng sân ga? (Sổ bụi 1989)
Chữ TÔI kiểm điểm bản thân cùng một thời đại buồn rầu
của Cổng tỉnh năm 1960 đến những sổ bụi không còn xếp cùng với thời đại
của ông nữa. TÔI những năm tám mươi từ chối bên ngoài:
Nhân loại - tôi không chơi với các anh nữa
Ván nào anh cũng ăn jan… (Sổ bụi 1982)
…
Người đọc cũng có thể hiểu được rằng con đường từ TÔI
đến TÔI đâu phải chỉ khép lại trong cô đơn, mà là kết quả của rất nhiều
năm lao động: Từ tôi tới mình? vạn lí trường chinh..? mấy ai đi hết lữ
trình? nửa đường rơi rụng sinh linh? (Sổ bụi 1987). Người đọc cũng có
thể được lý giải vì sao chữ TÔI của thơ mini 1988 vừa khỏe mạnh, vừa đau
đớn, lại vừa kiêu hãnh, đến ấm lòng:
Tôi khóc những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời
Có thể đây là một trong những lý do vì sao những bài
thơ ngắn và cực ngắn, bắt đầu từ các sổ thơ 1973 đôi khi chỉ được đánh
số thứ tự, phần nhiều chỉ được gọi là những bài «thơ lẻ», phải đợi đến
năm 1988 những bài thơ ngắn mới được gọi là «thơ mini».
Thơ và họa của Trần Dần |
THƠ và KHÁCH THƠ
Khi đọc bố tôi viết tác phẩm là bản gốc, đời là bản sao
(Sổ bụi 1988) tôi đã cho rằng hai mươi ba năm sống cạnh ông tôi mới chỉ
học thuộc bản sao của ông. Bản sao này cũng không trọn vẹn.
Tôi không được ở cùng bố tôi tám năm cuối của ông. Sau
khi ông mất, bản sao này dần dần được thay thế bằng một cái gì khác, một
cái gì mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không dám khẳng định có phải là
THƠ của ông, là di cảo của ông. Tôi vẫn muốn làm sao giữ lại được bản
sao ấy, dù chỉ là bản sao, dù nó không hoàn thiện.
Nhưng nếu cuộc đời ông đã được ông đem tặng cho THƠ? Nhưng nếu cuộc đời ông chính là một tác phẩm không được viết?
Tuy nhiên tôi không muốn băn khoăn tìm hiểu vì lý do gì
cuộc sống gia đình và những thăng trầm của xã hội không được tham gia
trực tiếp vào nhật ký của ông từ 1973. Ông còn có một mối nợ khác vô
cùng riêng tư, mối nợ vẫn đi theo ông từ Bài thơ Việt Bắc, từ Nhất định
thắng, từ Cổng tỉnh:
Tôi như có lời hứa chưa xong. Có lời nguyền chưa trọn. Có câu thề còn trăn trở nơi tim- thơ là trò rồ của những kẻ như tôi. (Sổ thơ 1976)
Thơ là thuốc chữa cho ta, bệnh sống.
Chẳng bệnh gì đâu, chỉ mỗi bệnh sống. Không thơ, lấy jì chữa chạy júp dùm ta? (Sổ thơ 1975)
Thơ với tôi như tôn giáo không nhà thờ - không giáo
chủ. Chẳng tăng sư? tôi vẫn chốt ở đền Bay-on chữ. Thơ là mạng sống, là
lý lịch thật đời tôi. (Sổ bụi 1988)
Mối nợ của ông là THƠ. Mặc dù TÔI của sổ thơ sổ bụi đã
được ông đem tặng hết cho THƠ vẫn có những lúc ngắn ngủi THƠ tách ra
khỏi TÔI cũng giống như tạm xếp lại những tình bạn tuy thắm thiết nhưng
lại ít dễ chịu của họ. Những lúc ấy ông hiểu rằng: Thơ vì thơ, tuyệt
đối. Hễ vì bất cứ gì khác, dù cao quý mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ. Vì
vậy, thơ khôn thể vì chim gái chẳng hạn. Những thơ tình, thơ chính trị,
bất kì tính từ nào, đều vô nghĩa, với tôi. (Sổ bụi 1988). Và THƠ không
có TÔI lập tức vứt bỏ mọi ràng buộc và giới hạn, của ngôn từ và kích cỡ,
được nhà thơ chiêm ngưỡng từ xa, vô cùng say sưa:
Thơ là cái thăm thẳm. (Sổ bụi 1988)
Có một vùng thơ tên gọi không lời. (Sổ bụi 1988)
Vùng mù…vùng tổ của vùng thơ. (Sổ bụi 1984)
Tuy nhiên, việc phi thường chờ người phi thường, có nhà
thơ mới có thơ (Sổ bụi 1984), nhà thơ được ông gọi là người thơ, thi
sĩ… và khách thơ. KHÁCH THƠ mang nhiều trùng lập với con người Trần Dần,
cả hai cùng bị lạc tới quả đất, và ông quan sát KHÁCH THƠ với nhiều
thương xót.
Bản thân ông là người chôn rau ở tận trời sao, bản thân
ông còn xa lạ quá quả đất, để có thể cảm thông với vị khách lạc, để nói
nhưng không rõ với ai:
Khách thơ chẳng thích gì quả đất. Anh lạc hành tinh rồi! Tội nghiệp! (Sổ thơ 1975)
Trong cùng một sổ thơ, ông gặp những con đường cũng
biết ước mơ, gặp một sân ga im lặng trắng, gặp những vì sao biết là áy
náy hộ vì ai, gặp khách thơ nhưng không bao giờ, và bao giờ, khách thơ
có chỗ, ở trong huyên náo địa dư-người.
Ông trách: Trăng Á mặt trời Âu đều chẳng chiếu. Vào chỗ
nào là chỗ khách thơ đau. Trong những sổ thơ và sổ bụi sau này không
thấy KHÁCH THƠ quay trở lại quả đất nữa. KHÁCH THƠ giống như một cuộc
viếng thăm không lời, đến từ một vùng thơ không lời, và vội vàng khép
lại…
Đến thời gian làm thơ mini 1988 nhà thơ của ông có lúc
không còn mang bóng dáng của người khách thơ im lặng và thi sĩ đầy khát
vọng, mà gai góc khó chịu: Mỗi nhà thơ mang một địa ngục. không ai người
chung sống nổi với nhà thơ. Nhưng nhiều khi nhà thơ ấy lại đời thường
biết bao, và ngay cái đời thường lại nghịch lý đến tầm thường. Tôi không
thể mỉm cười được trước những bông hoa không được rắc nước hoa, bởi bài
thơ chính là quan niệm của ông về THƠ và NHÀ THƠ:
người thơ
không rắc nước hoa
lên những bông hoa mình trồng.
…
Sổ bụi CUỐI
Tôi đã không tự hỏi, khi lục tìm di cảo, đâu là những
dòng viết cuối của bố tôi? Tôi đã bắt đầu bằng những tác phẩm nằm, là
những trường ca, những tập thơ đã hoàn chỉnh, những tiểu thuyết, tranh
vẽ và thơ vẽ không có lời mà ông gọi là Thơ cơ bản, rồi những tập thơ có
lời mà ông lại gọi là Thơ không lời.
Bốn năm sau khi ông mất, tôi mới đọc những sổ thơ và sổ
bụi. Tôi nghĩ đã thu xếp cho mình đủ bình tĩnh để đọc nhật ký của người
khác. Tôi đã đọc ba mươi tư sổ tay, không theo trình tự, không hiểu
hết, không nhớ hết, và không biết tôi đã đọc những dòng viết cuối của
ông từ lúc nào.
…
Năm 1989 bắt đầu, và thật kỳ lạ, đây là trang sổ bụi
duy nhất có ghi ngày tháng, nằm lẫn vào trong những trang cuối của sổ
bụi 1988:
“Ngày 23 tháng 1 năm 89, tức ngày mùng 10 Chạp Thìn.
Dương đã 89. Âm vẫn chửa sang trang Kỷ Tị. Thời gian châu Á vẫn tiêu sâm…
Tôi chẳng muốn mang sang gì cả. Nỗi buồn ga cuối còn nguyên”.
Sổ 1988 hết trang, ông sang sổ mới. Đây mới là cuốn nhật ký cuối cùng của ông, sổ bụi 1989. Ông bắt đầu như thế này:
Canh bạc giao thừa - thua cũng được?
đời
đau - thi
đau - thi
cách rõ ràng…
Rồi có những bài thơ mini:
Tia mắt chiêm bao ngạt ngào quanh thế. Người về bang cũ có buồn không?
Cố nhân bang mới buồn như khói? Tấm lòng ga cuối lặng như đêm.
ngã ba đen? ngã ba đen?
sự vật không đèn?
ai khóc?
ngã ba tim?
Và rất nhiều chữ CUỐI, chưa bao giờ cùng tụ tập lại như thế này:
- hoa soi? hoa sói. hoa sòi. hoa khói? ga cuối của lòng.
tim cuối? hai bàn chân cuối?
“Đây rồi phố cuối – khóc đi thôi”
- tuổi cuối?
hai bàn chân cuối vẫn ra đi
- xá gì khi khói - cuối đã bay đi?
mây cuối của lòng?
con mắt cuối vẫn chong chong?
- tuổi cuối?
ga cuối của lòng
nghe hát thương hoa…
…
Ở một trang khác, là chính ông đứng chống gậy ngoài
phố. Ngoài ngã ba phố hay ngã ba tim? Đây chính là hình ảnh ông mà ai đã
biết ông đều nhận ra. Đây cũng chính là một ông già tập tễnh trong mắt
người đời, trong con mắt trẻ con, bị trẻ con trêu. Không thể đọc một
cách bình thản được:
“ngã ba tim. từ ngã ba tuổi. từ đèn ngã ba? - ông già hoè? ông koè? tôi iêu ông già hoè?
không iêu ông già koè? - tôi iêu ông jà koè! tôi iêu ông jà hoè!”
Nhưng rồi những day dứt của ông lại nhanh chóng nhường
chỗ cho một mùa thu rất xanh và một cơn mưa mà ông đã gặp từ hồi Nhất
định thắng, từ hồi Cổng tỉnh:
“cho tôi ngồi fố khói? ga khói của lòng? bướm khói
liệng sân ga? tầu khói. chung nhau màu tuổi khói? đâu dè mắt khói chiêm
bao. mây bay? chung đôi ngồi kể khói? mưa rất xưa mà thu rất xanh. mắt
khói thế này. mắt khói để cho ai?”
Tôi không cho rằng một mùa thu rất xanh có thể đóng lại
toàn bộ những sáng tác của ông. Tôi vẫn biết không bao giờ ông bằng
lòng với những gì ông đã làm.
Không hiếm khi ông đã tự trách mình: tuổi 60 rồi? không
viết nổi một câu thơ? Anh 60 rồi chẳng có quê? Cho dù đối với ông ghi
trở nên một hình phạt (1958) ông vẫn tiếp tục viết những bức thư không
gửi cho những sổ tay, những đau lòng sổ bụi. Phải lâu lắm tôi mới tìm
lại được trong sổ bụi 1988, khi ông nói về thơ mini, những dòng chữ sau:
tôi thích viết cái chưa biết, mặc các ông viết cái đã biết. 90 có hoàn
thành không? có thành công không để mà đốt đi? Tôi đã đốt tôi đi không
phải chỉ đôi lần…cái chưa biết- cái khó - thậm chí cái bất khả thu hút
và đắm đuối tôi.
Dấu vết nhỏ bé này đã cho phép tôi đặt câu hỏi có phải
ông đã tự chuẩn bị cho mình ngày đóng cửa bốn mươi sáu năm ghi nhật ký
từ một năm trước?
Có phải những năm sau 89, ông đã không còn muốn nhẩy
qua bóng của mình? Có phải ông đã có linh cảm không lành về cái mới, về
bệnh tật sẽ cướp đi trí nhớ và sự minh mẫn của ông năm năm cuối đời?
Có phải ông đã huỷ toàn bộ phần sau của sổ bụi để tay
không mà đi sang BÊN KIA. Như ông vẫn nói: Tôi chẳng muốn mang sang gì
cả. Nỗi buồn ga cuối còn nguyên.
Paris, tháng 4 năm 2003
Trần Trọng Vũ
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
KÝ ĐẠI PHÁP
Cuốn sách tiên tri “Bố Đại Kinh” của cha tôi
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[Chanhkien.org] Nếu cha tôi còn sống, thì ông năm
nay đã 91 tuổi rồi. Tuy nhiên ông đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
bức hại đến chết khi ông mới 58 tuổi.
Cha tôi cần cù, lương thiện, chính trực, nhưng ĐCSTQ lại dán nhãn ông
là địa chủ ác bá. Người dân đương địa gọi ông là “đồ ngốc mọt sách”,
bởi ông rất ít nói vì sợ bị người ta đấu tố, nói mình là kẻ “phát tán
độc tố của giai cấp tư sản”. Con cái chúng tôi đều biết rõ, cha tôi
không ngốc, mà là một người rất tốt. Thư pháp của ông là độc nhất vô nhị
tại vùng đương địa. Để kiếm tiền nuôi gia đình, ông viết câu đối cho
người ta nhân dịp Tết Nguyên đán, thế nhưng thường bị ĐCSTQ tịch thu,
buộc tội ông đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản.
Khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào những năm 1930, cha tôi đang học
Đại học tại Thượng Hải. Vì lo lắng cho ông, bà nội tôi bảo cha tôi bỏ
học về nhà làm thầy dạy tư thục.
Trước năm 1949 khi ĐCSTQ lên nắm quyền, ông nội tôi giúp người ta thu
tô; đến khi cải cách ruộng đất, ông không nguyện ý giao nộp đơn từ, nên
bị liệt vào hàng ngũ “địa chủ”. ĐCSTQ đã tịch thu tất cả tài sản của
ông, cũng như của hồi môn của mẹ tôi. Tất cả gia đình tôi, bao gồm cả
ông bà tôi đều bị đuổi khỏi nhà và phải sống trong một túp lều cỏ vốn
dùng làm chuồng lợn. Khi trời mưa to ở bên ngoài thì bên trong túp lều
cũng bị dột như mưa. Cả nhà tám người chúng tôi, già trẻ lớn bé vẫn cố
gắng sống sót. Mẹ tôi đi Thượng Hải làm bảo mẫu. Chị gái 17 tuổi của tôi
phải sang huyện bên làm cô giáo tiểu học, và đưa chị thứ hai của tôi
đến đó học. Tôi thì về cơ bản là ở nhà và dành thời gian ở với cha tôi.
Cha tôi có một cuốn sách tiên tri, gọi là “Bố Đại Kinh” (Kinh túi
vải). Ông thường nói với tôi về những nội dung trong cuốn sách, ông nói:
“Chúng ta làm người thì nên phải tốt bụng, những người xấu sẽ bị Trời
thu lại. Tương lai sẽ có Di Lặc Chủ Sư chuyển sinh đến nơi người thường
để độ chúng ta. Hiện nay Ngài đã xuất sinh rồi, Ngài sinh ra tại miền
Bắc Trung Quốc”.
Khi còn nhỏ, tôi chỉ có thể hiểu rất ít những lời của cha tôi, cứ
nghĩ rằng độ nhân thì phải là xảy ra lũ lớn rồi đem thuyền tới cứu. Mãi
tới một ngày năm 1997, tôi đọc được cuốn sách «Chuyển Pháp Luân»,
mới biết để được “cứu độ” là phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn đạo
đức, cuối cùng đạt tới vô tư vô ngã, cảnh giới tinh thần “người trước ta
sau”, trở về bản tính tiên thiên, công thành viên mãn. Đây mới là
phương thức độ nhân của Sư phụ.
Sau khi đọc xong «Chuyển Pháp Luân», tôi vui mừng cho rằng Sư phụ
chính là người sẽ tới độ chúng ta mà cuốn sách tiên tri của cha tôi nói
tới. Tôi đã đắc Pháp như vậy đấy. Đó là ngày 1 tháng 9 năm 1997.
“Bố Đại Kinh” tiên tri Sư phụ sẽ tới như thế này:
Phật giảng là Kinh Di Lặc cứu khổ,
Khi Di Lặc hạ thế sẽ không dễ dàng gì.
Báu vật trong áo chứ không phải trong chùa,
Ngài giảng Tam Thừa thần thánh cho con người,
Tại mảnh đất Tam Tinh ở Trung Nguyên.
Cha tôi từng đưa cho bạn ông một bản sao cuốn sách “Bố Đại Kinh”. Vào
thời Cách mạng Văn hóa, hồng vệ binh đã lục soát nhà các hộ gia đình.
Bạn ông sợ quá đã giấu cuốn sách dưới tấm ngói trên mái nhà, nhưng bị
người ta nhìn thấy và tố giác. Cuốn sách này đã bị tìm thấy, và người ta
tìm đến cha tôi. Năm 1968, trong những ngày tháng điên cuồng đó, dưới
sự thống trị tàn bạo của ĐCSTQ, cha tôi đã bị bức hại đến chết chỉ vì sở
hữu một cuốn sách tiên tri.
Tuy cha tôi đã qua đời, nhưng ông đã giảng về dự ngôn trong “Bố Đại
Kinh” cho chúng tôi. Đối với Chủ Sư được đề cập trong dự ngôn, tôi ấn
tượng rất sâu sắc. “Bố Đại Kinh” cũng tiên tri về nạn đói lớn, nói thế
này:
Người bị đói, khó mà đi, đảo ngã xuống,
Người một nhà, không gặp nhau, phân các nơi.
Về thời Cách mạng Văn hóa, cuốn sách viết:
Quét Hoàng thành, quét chùa miếu, quét sạch hết,
Quân tử sa cơ đầu cúi thấp,
Mèo hoang gặp thời mạnh hơn hổ.
Về các hiện tượng bất thường trong xã hội, sách nói:
Vàng màu vàng, bạc màu bạc, con người thấy,
Mắt chuyển màu đỏ, tâm đổi màu đen,
Chẳng quản trên đầu có trời xanh.
Về đại đào thải, sách nói rằng:
Bố Đại Kinh, lời chân tình, chẳng thể sai,
Giải khai Bố Đại Kinh là đại kiếp tới.
Thiêu núi sông, thiêu bình địa, thiêu nhất loạt,
Trong mười phần, chết bảy phần, ba phần bị hại.
Thiện được lưu, ác bị thu, thiện ác phân minh.
Về tiến nhập kỷ nguyên mới, sách tiên tri:
Nhà không người ở,
Thóc không người ăn,
Mưa thuận gió hòa.
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ điên cuồng bức hại Pháp Luân
Công. Tôi đã đem cuốn sách tiên tri này đến điểm luyện công của chúng
tôi và đọc cho mọi người nghe. Sau khi nghe, mọi người đều kiên định
chính niệm, quyết tâm tu cho đến cùng. Hiện tại tôi một lần nữa viết ra,
hy vọng nhiều đồng tu hơn nữa có thể trân quý cơ duyên vạn cổ này, đừng
đánh mất cơ hội tu luyện.
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2005/7/31/33288.html
http://clearwisdom.net/html/articles/2005/8/24/64214.html
http://clearwisdom.net/html/articles/2005/8/24/64214.html
KÝ HOÀNG LAN CHI
Bác và Cha tôi
Bác và Cha tôi
Kính dâng hương hồn hai vị Cựu Hiệu Trưởng Cần Giuộc, cụ Đinh Văn Lô và Bến Lức, cụ Đinh Văn Triển.
Chỉ vài tháng tôi mất hai người thân, bác và cha. Vẫn biết ở cái tuổi này thì lần lượt lá úa sẽ rụng nhưng ai tránh khỏi ngậm ngùi ?
*********************************************************
Hai anh em kề nhau mà tính tình khá khác biệt. Bác tôi thích ăn, cha tôi thích mặc. Lên Hà Nội, mẹ cho riêng tiền tiêu vặt thì một người chi cho ăn, một người chi cho mặc.
Bác tôi:
-Bố con điệu lắm. Chỉ lo diện quần áo, đầu chải brillanntine bóng mượt.Thời xưa mà bố con tòan chơi phấn Coty, tối đến thì mò lấy trộm đồ ăn của bác!
Bố tôi nghe kể lại lời bác thì:
-Bác con dễ hiền à? có bao tiền toàn đi ăn. Ngày nào không phở thì xôi lúa. Lúc cần thì lén lấy bộ vía của bố đi với bồ!
Tôi thầm nghĩ, thế thì là …một sự kết hợp thật tuyệt vời, còn kêu ca cái gì? Ai cũng đuợc huởng cái mình thích và chỉ phải chi một còn thì huởng những hai! Bà nội tôi lời, xem như hai con, đứa nào cũng đuợc ăn ngon mặc đẹp và cụ không phải chi nhiều.
Bác tôi dáng cao lớn nhưng nói nào ngay không đẹp trai bằng bố tôi.
Bác có cái mũi lân. Mũi lân giàu nhưng hơi xấu. Không biết có phải vì
mũi lân mà …nhiều cô đeo chăng nhưng hiển nhiên hai năm rõ mười là bác
đào hoa. Khối cô theo và duờng như bác tôi cũng không nỡ chối từ? Trong
khi cha tôi điệu nhưng chỉ hình thức thế thôi còn ông rất nghiêm. Gì chứ
khoản bồ bịch thì mẹ tôi yên chí lớn.
Bác tôi thích các môn khoa học, đầu óc thực tế. Do vậy bác dậy tóan
lý hóa. Tôi còn nhớ sách Lý Hóa của bác sọan chung với hai người bạn
đuợc Bộ Giáo Dục Quốc Gia chọn cho các thập niên 60-70 của bậc
trung học. Chính vì thế, bác kiếm tiền nhiều hơn cha tôi. Cái mũi lân
cũng có lý nhỉ? Cha tôi ưa văn chương,thơ phú. Vì thế ông dạy Việt văn
và sinh ngữ. Ông chẳng viết đuợc cuốn sách văn nào mà chỉ in đuợc một số
những tờ buớm tóm tắt các văn phạm hay chia động từ của Anh Văn.Tôi
thấy những cái đó của cha hay mà chả biết vì sao không bán đuợc? Tội thì
thôi, sau 75, mớ giấy bướm đó đuợc cha tôi cắt nhỏ dùng vào việc châm
thuốc lào.
Bác tôi tính đằm và xã giao khéo với mọi người chung quanh.Đồng
nghiệp thích tính vui vẻ hay tếu của ông. Bộ Giáo Dục cũng ưa vì ông còn
bảo đuợc. Cha tôi tính thẳng và cứng như tre. Bạn bè, ai hiểu sẽ quý.
Ai hay giận sẽ không vì ông không nể nang gì ai cả.
Bác tôi kể rằng có một năm, cha tôi làm Chánh Chủ Khảo Hội Đồng Tú
Tài ở vùng X. Đổng Lý Bộ Giáo Dục đến xin cha tôi hạ điểm để vớt vì
…cháu bà Bộ Trưởng thi ở đó. Thời ấy, rớt tú tài thì đi lính. Cha tôi từ
chối thẳng thừng. Đổng Lý bảo bác tôi khuyên cậu em cứng cổ nhưng không
ăn thua. Kết quả là sau đó bộ đì cả hai anh em.Bác tôi thích ăn thì đuợc bác gái nấu ăn giỏi. Bà nội tôi vẫn khen tài gia chánh của con dâu trưởng. Bác gái tôi xinh đẹp, hiền hòa, chiều chồng và con rất mực. Tiếc thay, bác gái tôi mất sớm để chồng gà trống nuôi con khi ông mới ngòai 40.
Cha tôi thích văn chương thì trời gửi đến mẹ tôi,một phụ nữ cũng thơ văn lai láng. Nhưng bà không phục thơ ông. Vì thế thay vì xuớng họa thơ phú thì ông bà cãi cọ triền miên.Và ông vẫn ở bên bà cãi cho vui đến tận tuổi ngoài 80.Bà nội tôi thương sự thông minh, chịu khó của mẹ tôi mà bỏ qua cái gia chánh không lấy gì xuất sắc của con dâu thứ.
Bác tôi dạy khoa học nhưng sùng bái thánh thần. Ông kể rằng, cô ruột của ông, chỉ hơn ông vài tuổi, chết trẻ nên rất thiêng. Tội cho bà cô tôi. Vì Thiêng nên suốt ngày đuợc bác tôi réo để cầu khẩn xin đủ thứ. Năm 85, có lần bác ôm nguyên thùng đồ Mỹ do các con gửi về để lên bàn thờ “bắt đền”:
-Cô làm sao thì làm. Cháu sắp đi Mỹ, phải chi nhiều thứ mà mối lái đến trả thấp quá.
Sau đó ông hí hửng bảo tôi “ Bác bán đuợc thùng đồ có giá lắm. Bác mới bắt đền bà cô con hôm qua!”
Tôi phì cuời. Bác ngoài 60 chứ bé bỏng gì cho cam!
Cha tôi văn chương nhưng ít tin thần thánh. Về mặt này, cha tôi có vẻ
hạp với vợ. Hai ông bà ít đi chùa chiền. Giỗ chạp, coi như bổn phận chứ
ít khấn cầu xin xỏ như bác tôi.
Tuy vậy hai anh em có một tính khá giống nhau. Đó là thuơng cho roi
cho vọt. Cả bác và cha tôi đều nghiêm khắc với con cái. Cha tôi trội hơn
bác.Tôi đã từng ca cẩm với hai con “ Chúng bay bây giờ dễ thở hơn mẹ ngày xưa.Hồi đó mẹ bị ba tầng áp bức:xã hội, gia đình, học đuờng”
Cha tôi ra đi vào mùa đông 2004. Ra đi rất nhẹ nhàng, nhanh
chóng.Tuyết phủ băng giá trời Montreal. Tôi căm hận khi nghe tin cha
mất. Căm hận vì gia đình tan tác và tôi đã không gặp cha từ gần mười
năm.Tôi yêu cha vì cha yêu tôi nhất trong các con gái của người.Thuở bé
nghe kể lại, cha nuôi gà và trứng dành riêng cho tôi. Con bé có nước da
trắng hồng vì hàng ngày ăn trứng gà tươi mới đẻ. Cha chở tôi đi thi tú
tài. Cha nhờ người xem điểm thi trước cho tôi.
Tôi bay từ Mỹ sang Canada đưa tiễn cha lần cuối. Cha tôi nằm như ngủ.
Tôi nhớ khi cậu Tích của tôi mất, ông làm bốn câu thơ rất hay và mợ
Thảo đã cho khắc vào bia chồng. Giờ này cha mất mà tôi, đứa con gái đuợc
xem như thừa hưởng văn chương từ cha lại không thể viết đuợc câu thơ
nào. Duờng như khi nỗi đau quá lớn lao thì không ngôn từ nào có thể diễn
nổi.
Kỷ niệm về bác rưng rưng. Ngày đó, tôi cầm roi dọa đánh con trai, ông
giựt lấy “Cu Bi hư quá, để ông đánh thay mẹ.” Ông vút roi nghe chan
chát vào giường. Thằng bé hẳn suốt đời nhớ ông – đã thay mẹ nó đánh đòn
như thế bao lần.
Tôi cũng bay ngay từ Virginia về California thọ tang bác. Ông cũng
nằm như ngủ. Giống cha tôi. Hai anh em khi nằm trong quan tài, giống
nhau quá. Không ăn đuợc nhưng hai anh em đều mặc đẹp như nhau.
Chỉ đuợc nghỉ ba ngày và tôi dành trọn cho bác. Không đi đâu, không
thăm bạn, không shopping. Nhiều người đến viếng đã hỏi, tôi có phải là
con gái ông? Tôi thấy duờng như bác tôi mỉm cuời khi nghe thế.
Bác và cha tôi, hai anh em đã rủ nhau về nơi xa ấy, bỏ lại bao phiền lụy trần gian. Nhưng tôi biết, trong những phiền lụy ấy có những niềm thương mến, rất dạt dào của bao thế hệ học trò! Dù tính tình khác nhau nhưng cả bác và cha tôi đã sống hết mình cho nghề mà hai ông đã chọn và đi hết cuộc đời mình.
Bác ơi, cha ơi , đêm nay đây con xin gửi đến Bác và Cha, những giòng
chữ này, đuợc gõ cùng với nước mắt con đang lã chã trên bàn phím.
Viết tại Rừng gió VirginiaHòang Lan Chi
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH * TUỔI THỌ
Nghĩ Về Tuổi Thọ Quá Cao
Nguyễn thượng Chánh
Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà.
Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết.
Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật.
Tuổi
thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia
tăng thêm lên mãi tại các quốc gia kỹ nghệ... Sự gia tăng nầy thật ra
phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ hơn là một sự kéo dài
của…tuổi già.
Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Người gõ xin tóm lược sau đây những vấn đề tuổi thọ nhìn qua lăng kính hoàn toàn khoa học
của giáo sư Jean Claude Ameisen qua tác phẩm nổi tiếng: «La sculpture du vivant: le suicide cellulaire ou la mort créatrice».
JC
Ameisen. Professor of Immunology, Paris 7/ Xavier Bichat school of
Medicine. Head of the Research laboratory “Programmed cell death, Aids
pathogenesis and host/pathogen interactions”. Chairman of the Ethics
Committee of France National Institute of Health (INSERM)
Tuổi thọ
Mấy
năm trước đây, cụ bà Jeanne Calment người Pháp được chính thức xem là
người có tuổi thọ cao nhất. Bà được sinh ra vào năm 1875, sống một mình
đến 110 tuổi, sau đó tiếp tục sống đến giai đoạn cuối của cuộc đời trong
viện dưỡng lão cho đến năm 1997 thì qua đời, thọ 122 tuổi, 5 tháng, 14
ngày.
Trong lãnh vực động vật, tuổi thọ là thước đo của sinh thái (biodiversité). Chim họa mi
canari có thể sống đến 10 năm, bò 30 năm, quạ 100 năm, cá voi 150 năm, rùa 200 năm...
Sự khác biệt về tuổi thọ cũng có thể xảy ra cho các cá nhân trong cùng chung một chủng loại với nhau.
Tuy
có cùng một hành trang di truyền y như nhau, nhưng ong chúa (reine) có
thể sống đến 5 năm trong khi các ong thợ (ouvrière) chỉ sống không quá 2
tháng và lại tùy thuộc vào thực phẩm được cung cấp cùng mùi vị sinh dục
(phéromones) của ong chúa tiết ra...
Tại sao tất cả mọi sinh vật đều phải già để cuối cùng chết đi?
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp.
Từ lâu, các nhà khoa học đều gán cho mỗi chủng loại một khả năng thích ứng để tồn tại và truyền giống (reproduction).
Vậy, liệu sự già và sự chết có đem đến cho sinh vật
một lợi ích gì không?
Kết quả của hiện tượng tiến hóa
(évolution) trong một chủng loại được căn cứ trên sự kiện các sinh vật
có thể sinh sản để bảo tồn nòi giống của chủng loại.
Những đột biến (mutation) có lợi cho tuổi già có thể tích tụ dần dần một cách ngẫu nhiên (aléatoire) trong mỗi chủng loại.
Kết
quả của các đột biến vừa kể sẽ không làm tổn hại đến khả năng tiến hóa
của chủng loại với điều kiện là đột biến không được xảy ra sau tuổi sinh
sản và truyền giống.
Trong một môi trường càng khắc nghiệt hay
không thích nghi, cộng thêm với sự hiện diện của thú ăn mồi (prédateurs)
thì sự tích tụ đột biến càng gia tăng nhiều hơn nữa trong mỗi chủng
loại.
Trong mỗi tế bào của cơ thể, hay
còn gọi là tế bào mẹ, đều có sự hiện diện của những phân tử xấu (do độc
tố, cặn bã, ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài, v.v...). Có thể gọi
những thành phần nầy là những phân tử sát thủ (executeur) để hủy hoại tế
bào.
Bên cạnh những phường gian ác hiếu thắng, tế bào cũng có
chứa những phân tử bảo vệ (protecteur) nhờ đó mà có thể ngăn chặn được
tác hại của sát thủ khi đến tuổi sinh dục.
Cũng may trong tiến
hóa, cơ thể giữ lại các phân tử bất hảo lại cho chính nó chớ không
truyền sang cho các tế bào mầm (cellules germinales) hoặc cội nguồn của
tế bào con (cellules filles).
Bỏ lại sau lưng nỗi khổ đau nhọc
nhằn đắng cay của tế bào mẹ, tế bào con (noãn và tinh trùng) khởi đầu
cuộc hành trình của mình từ
zéro với một di sản hoàn toàn trong sáng và mới mẻ để tạo lập ra một
con người mới.
Như vậy, sự già nua không phải chỉ là một sự sai
lầm đáng tiếc của tạo hóa, nhưng đó cũng là một mặt trái của cuộc đời,
một cái giá phải trả cho tất cả sai lầm của chúng ta trong quá khứ.
Sự
lão hóa cũng có thể được xem như là phần đối kháng của sinh dục
(reproduction), chẳng khác nào các bậc cha mẹ phải chấp nhận gánh chịu
tất cả lỗi lầm hay tội lỗi trên thế gian nầy, để mong sau cho con cháu
chúng ta có được một tương lai tươi sáng và huy hoàng hơn, trong một xã
hội hoàn mỹ hơn...
Bìa sách La Sculpture Du Vivant.
Qua
một cái nhìn khác, sự già nua có thể được xem như là hậu quả tất yếu
của những lỗi lầm, món nợ phải trả cho tuổi niên thiếu. Nếu nhìn một
cách lạc quan hơn, thì sự lão hóa là kết tinh của tất cả các thành tích
chớ không phải chỉ là những sai lầm trong quá khứ!.
Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
Cho
mãi đến năm 1960, người ta còn nghĩ rằng sự già và sự chết đã bắt đầu
bám theo sự xuất hiện của các sinh vật đa bào (pluricellulaire,
multicellulaire), chẳng hạn như các loài thực vật và động vật trong đó
có cả loài người từ hơn một tỉ năm.
Để lưu truyền nòi giống các tế bào sinh dục (tinh trùng và noãn) đã phối hợp lại với nhau
để tạo ra một sinh vật mới.
Còn đối với các sinh vật đơn bào
(unicellulaire) như vi khuẩn và các loài men hoặc nấm vi sinh, chúng chỉ
có một tế bào duy nhất nên cách sinh sản của chúng là phân cắt làm đôi
thành 2 tế bào y như nhau và sau đó thì mỗi tế bào này phân cắt tiếp
thành 2 tế bào khác, vân vân và vân vân...
Qua sự kiện nầy, theo lý thuyết có nghĩa là chúng không bao giờ già và chết đi được.
Thực
tế gần đây, khoa học đã cho biết là sinh vật đơn bào vẫn phải bị sự chi
phối và program của hiện tượng già và chết đi như tất các loại sinh vật
đa bào. Bằng chứng là một vài loại vi khuẩn và nấm có nguồn gốc từ 3 - 4
tỉ năm về trước, cũng phải kinh qua giai đoạn lão tử như tất cả mọi
sinh vật khác.
Một tế bào
nấm hay là tế bào mẹ chỉ sinh sản ra lối 20 thế hệ tế bào con (cellules
filles) sau đó thì trở nên triệt sản (stérile) và chết đi. Cái vẻ vĩnh
cửu của một khối men (levure) không phải là hình ảnh của một khối tế bào
mãi mãi trẻ trung nhưng là sự kết tụ tiếp nối theo mãi mãi của hằng
hằng sa số tế bào phù du.
Lý do tế bào mẹ phải chết đã bắt nguồn
từ việc tích tụ dần dần của các thành phần sát thủ (executeur), còn gọi
là phân tử có hại cho tế bào... Khi phân cắt ra tế bào con, tế bào mẹ
vẫn giữ lại cho mình những sát thủ nên phải chịu hậu quả theo thời gian.
Ngược lại, tế bào con thì bắt đầu bằng một gia tài trọn vẹn mới không
một vẩn đục trong cuộc sống.
Sự bất tương đồng giữa thế hệ mẹ có
thể xem như là
một cơ chế thiết yếu của sự tiến hóa để làm xuất hiện và lưu truyền một
hiện tượng bí hiểm đó là sự trẻ trung hóa. Mỗi một tế bào con khi sinh
ra đều thụ hưởng như tổ tiên chúng cách đây trên một tỉ năm, một tiềm
năng để được trẻ trung và có thể sinh sản.
Qua hiện tượng lão
hóa của tế bào để rồi sau đó chúng chết đi, chúng ta tự hỏi phải chăng
đây là một sự nhiệm mầu của tạo hóa, một tế bào khi chết đi sẽ tạo điều
kiện cho một tế bào khác xuất hiện ra...Trong cái sống đã hiện hữu cái
chết và ngược lại.
Thời gian già có giống nhau ở tất cả mọi chủng loại hay không?
Giai đoạn già rất thay đổi tùy theo từng chủng loại. Ngày nay khoa học cho biết con người có thể tăng thêm tuổi thọ không phải
bằng cách kéo dài tuổi già ra nhưng thật sự là bằng cách kéo giai đoạn trẻ trung...dài thêm ra.
Tuổi thọ tăng nhiều tại các quốc gia kỹ nghệ
Từ 150 năm nay, tuổi thọ không ngừng tăng thêm lên mãi trong cộng đồng nhân loại trên thế giới.
Từ trái, Nguyễn T. Chánh 2012 (70 tuổi), bắt đầu thấm đòn rồi. Vào năm 2032 (90 tuổi) nếu sống tới đó. Sắp lên bàn thờ ngồi.
Tuổi thọ trung bình là:
- Năm 1850: 40 tuổi
- Năm 1950: 65 tuổi
- Ngày nay: 75-80 tuổi
Từ 50 năm qua, tuổi thọ không ngừng gia tăng là nhờ vào sự giảm tử suất ở trẻ sơ sanh cũng như ở người truởng thành.
Tại Nhật bản ngày nay, một người phụ nữ ở lứa tuổi 65 có xác xuất để bà ta sống qua khỏi tuổi 80, là 50 lần nhiều hơn năm 1950.
25 năm trước đây, có 1000 cụ Nhật bản thọ trên 100 tuổi và ngày nay số này đã tăng lên 2800 người .
Tại Pháp, 35 năm về trước, có 1000 cụ ông, cụ bà sống trên 100 tuổi và ngày nay số này nhảy vọt lên 1500 người.
Vậy, tuổi thọ có giới hạn không? Câu trả lời là có, nhưng không ai có thể xác định chính xác được đến mức nào thì tuổi thọ phải
dừng lại...
Các tiến bộ về khoa học, về y khoa, phòng bệnh,
dinh dưỡng, môi sinh, về nếp sống mà chúng ta đang thụ hưởng hiện nay đã
dự phần đáng kể trong việc làm gia tăng tuổi thọ trong tương lai.
Tăng tuổi thọ là một chuyện, nhưng phải là tuổi thọ trong sức khỏe mới là chánh yếu
Ngày
nay, tổng số cụ ông và cụ bà thọ trên 100 tuổi cũng nhiều hơn ngày xưa
gấp bội, và đặc biệt hơn nữa là số người sống trên 100 tuổi trong điều
kiện “sức khỏe bình thường” của tuổi tác cao cũng rất nhiều.
Các
dấu hiệu bên ngoài của lão hóa đã thay đổi một cách kín đáo, đến độ mà
chúng ta không còn ý thức đến nó nữa. Hình một cụ ông 65 tuổi chụp cách
đây 60 năm, có vẻ già hơn một cụ ông cùng lứa tuổi ngày nay.
Thật vậy, càng ngày các dấu hiệu của sự già nua càng bị đẩy lùi ra xa.
Cùng
với tuổi già, bệnh tật cùng bắt đầu xuất hiện ra mà đặc biệt nhất và
nguy hiểm nhất là khoảng từ 60 đến trên 80 tuổi. Đó là bệnh cancer, bệnh
tim mạch, và các bệnh lý về sự thoái hóa của hệ thần kinh
(neurodégénérative).
Từ 90 tuổi trở đi, xác xuất chết sẽ giảm thiểu đi so với giai đoạn trước đó.
Người ta thường không chết cùng một nguyên nhân ở tuổi 70 và ở tuổi 100.
Trong
giai đoạn từ 90 tuổi trở lên, các cụ chết vì cơ thể yếu đi, lực cơ giảm
nhiều khiến dễ bị té ngã chấn thương, bắt buộc phải nằm giường, không
thể ăn uống được như xưa và bị mất sức. Hệ miễn dịch bị suy giảm đi rất
nhiều nên dễ bị bệnh,
để cuối cùng... thì quy tiên mà chúng ta thường gán cho các cụ chết vì
bệnh già.
Có thể nào làm giảm ngắn lại giai đoạn nguy hiểm của tuổi 60-80 hay không?
Các
nhà khoa học hy vọng có thể làm giảm bớt sự xuất hiện của bệnh tật bằng
các biện pháp phòng ngừa. Thí nghiệm ở thú cho biết, mỗi khi tuổi thọ
của con vật tăng lên 30%, thì không những hiện tượng lão hóa được làm
chậm lại mà các bệnh liên hệ đến tuổi già cũng ít xuất hiện ra hơn.
Vật thí nghiệm tuy già nhưng sinh hoạt như những vật còn trẻ tuổi.
Ngoài
các loại thuốc men ra, một số phương pháp khác cũng có thể được đem sử
dụng. Chẳng hạn như việc giúp chuột vận động thường xuyên, bằng cách cho
nó chạy trong bánh xe đặt trong lồng, sẽ giúp nó cải
thiện trí nhớ và làm chậm sự xuất hiện của các bệnh liên hệ đến tuổi
già.
Ảnh hưởng của di thể (gène) và ảnh hưởng của môi trường
Thí
nghiệm ở các cặp song sinh thật (vrais jumeaux) cho thấy, môi trường
sống ảnh hưởng đến 75%, so với 25% ảnh hưởng của gène trên tình trạng
sức khỏe của một sinh vật.
Ảnh hưởng của y khoa và môi trường
Lối
sống của chúng ta, thí dụ như có rượu chè hút xách không, có cuộc sống
lành mạnh không, v.v... chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Thật
vậy, y khoa giữ một vai trò thiết yếu trong việc phòng và trị bệnh tật,
nhưng thuốc men không thể giúp giải quyết được hết tất cả các vấn đề
sức khỏe của chúng ta.
Để cho sức khỏe và tuổi thọ được tốt,
thì cần phải có sự phối hợp và hổ trợ của nhiều lãnh vực khác nhau
chẳng hạn như sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học, văn hóa, pháp lý
và kinh tế, v.v...
Ai cũng biết là tình trạng béo phì (obésité)
càng ngày càng gia tăng tại các quốc gia Tây phương, và nó có ảnh hưởng
rất nhiều trên tuổi thọ của người dân.
Vấn đề nghỉ hưu cũng có
thể ảnh hưởng trên tuổi thọ của một số người. Đối với nhiều người, nghỉ
hưu là sự gián đoạn trong sinh hoạt chuyên môn và có thể kéo theo sự
gián đoạn với xã hội và với môi trường sống.
Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết
để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng
như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can
đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược
dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại
nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay
sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp
cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để
tiếp nối một cuộc sống khác!.
Tuổi thọ cao có thật sự là điều mong muốn trong bối cảnh gia đình và xã hội ngày hôm nay hay không?
Theo
nhà báo Nguyễn Xuân Nam (Calitoday), đời là vô thường. Mọi sự việc đều
thay đổi theo
thời gian. Tình cảm của con cái đối với cha mẹ già cũng phải thay đổi
theo. Vậy các bậc cha mẹ cũng đừng nên ngạc nhiên khi mình bị mất uy
quyền. Con cái mình không còn đối xử với mình một cách kính trọng như
ngày trước nữa.Chuyện các ông bà,cha mẹ bị con cháu ngược đãi là một vấn
nạn, một thực tế rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Chúng cũng là nạn
nhân vì phải đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Đạo đức không còn, đời sống gia đình đổ vỡ, nặng về chụ nghĩa cá nhân chạy theo kim tiền…
Tình
hình kinh tế, tài chánh của thế giới nói chung mà đặc biệt là các quốc
gia Âu Mỹ đang đi xuống một cách đáng ngại. Bởi những lý do nầy, các
dịch vụ, trợ cấp, phúc lợi và những ưu đải cho tầng lớp người già cũng
bị cắt giảm đi nhiều.
Cuộc sống của tầng lớp người già trở nên khó khăn hơn…Sống càng già thì càng khổ hơn chớ có sướng ích gì đâu.
Sống chỉ là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội mà thôi.
Đó là sự thật,nói ra mích lòng. Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng
như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can
đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược
dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại
nơi
nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau
đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho
bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp
nối một cuộc sống khác!.
Chết qua cái nhìn của Phật giáo
“Mạng sống mong manh, cái chết là điều cầm chắc - Life is uncertain, death is certain.”
Đây
là tựa đề quyễn sách giá trị nói về cái chết. Sách do Venerable Dr Sri
Dammananda viết và được thầy Thích Tâm Quang dịch. Sau đây là tóm lược
các ý chánh:http://www.thuvienhoasen.org/lienhoa312-05.htmChúng ta không nên sợ chết vì đó là lẽ thường tình, là quy luật
tất yếu của tiến trình của vòng sanh tử mà thôi. Có sanh thì phải có tử để có thể tái sanh theo nghiệp lực nhân quả luân hồi.
Nghĩ cho cùng cái chết chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mới khác tiếp nối theo được.
Vậy
hãy trân quý cuộc sống ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trở
thành một nỗi ám ảnh thường xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta.
Hãy quên sự chết đi để mà sống. Chừng nào chết thì chết.
Chết thì dễ, là việc đương nhiên rồi.
Sống sao cho đáng sống mới là việc khó.
Đời là vô thường!
Kết luận
Kiếp nhân sinh rất phù du hư ảo.
Chúng ta chỉ là một dân tộc ô hợp được kết tinh bởi hằng tỉ tế bào tác
động lẫn nhau để tạo nên thân xác và trí tuệ.
Ngày nay, mọi
người đều biết rằng tất cả tế bào đều có khả năng tự hủy diệt trong vòng
vài tiếng đồng hồ. Sự tồn vong của tế bào ngày nầy qua ngày nọ tùy
thuộc vào khả năng tiếp nhận được các tín hiệu khả dĩ giúp ngăn chặn lại
việc tự sát của chúng. Sự mong manh và tính hổ tương giữa các tế bào
lẫn nhau để tồn tại là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp cho thân xác chúng
ta có thể tái tạo lại được một cách thường xuyên.
Chết, không
còn được biểu hiện qua hình ảnh ghê rợn của lưỡi hái tử thần, nhưng
thay thế vào đó là một hình ảnh thật mới mẻ của nhà điêu khắc tài ba
trong lòng cuộc sống, tẩn mẩn nhồi nắn để dần dần làm ló dạng ra một
hình thể mới
với tất cả sự phức tạp của nó.
Nhãn quan mới mẻ này đã làm đảo lộn ý niệm của con người về cuộc sống.
Nó
giúp chúng ta có thể lý giải lại được hầu hết các bệnh tật, tạo thêm
niềm hy vọng về cách chữa trị, và đồng thời làm thay đổi nhận thức về
tuổi già.
Nous sommes chacun une nébuleuse vivante, un peuple
hétérogène de milliards de cellules, dont les interactions engendrent
notre corps et notre esprit. Aujourd'hui, nous savons que toutes ces
cellules ont le pouvoir de s'autodétruire en quelques heures. Et leur
survie dépend, jour après jour, de leur capacité à percevoir les signaux
qui empêchent leur suicide. Cette fragilité même, et l'interdépendance
qu'elle fait naỵtre, est source d'une formidable puissance, permettant à
notre corps de se reconstruire en permanence. A l'image ancienne de la
mort comme une faucheuse
brutale se surimpose une image radicalement nouvelle, celle d'un
sculpteur au cœur du vivant, faisant émerger sa forme et sa complexité.
Cette
nouvelle vision bouleverse l'idée que nous nous faisons de la vie. Elle
permet une réinterprétation des causes de la plupart de nos maladies et
fait naỵtre de nouveaux espoirs pour leur traitements. Elle transforme
notre compréhension du vieillissement.
(Le sculpture du vivant: le suicide cellulaire ou la mort créatrice. J.C Ameisen)
Vậy, sanh lão bệnh tử chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!.
Chẳng mất mà cũng chẳng còn, chỉ là biến đổi lẫn nhau mà thôi… (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme. Lavoisier)
Đọc thêm
- J.C Ameisen. La Sculpture du vivant: le Suicide cellulaire ou la Mort créatrice.http://cmb.ehess.fr/document233.htmlhttp://lasculptureduvivant.free.fr/- Matt Rosenberg. Life expectancy. About.com Aug 19, 2007http://geography.about.com/od/populationgeography/a/lifeexpectancy.htm- Mort programmée. JDN/sciencehttp://www.journaldunet.com/science/biologie/dossiers/06/vieillissement/7.shtml- Longévité. Les États unis perdent du terrain.Cyberpress.cahttp://www.regime-facile.fr/actualite/actu-mincir-longevite-les-etats-unis-perdent-du-terrain-641.html- Tuổi thọ của người Mỹ. Nguoiviet online. 11/6/2008http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=79867&z=14
- Tuổi thọ của người Việt Nam đạt 73,1. VietnamNet. 2/1/2006http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/01/528496/- Đời sống tinh thần của người cao tuổihttp://www.daitho.com/song-vui-song-khoe/64-doi-song-tinh-than-cua-nguoi-cao-tuoi.html-Tin tức cao niên-Nỗi khổ sống giàhttp://tintuccaonien.com/
Nguyễn Thượng ChánhMontreal, 2012
__._,_.___
.
Nghĩ Về Tuổi Thọ Quá Cao
Nguyễn thượng Chánh
Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà.
Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết.
Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết.
Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật.
Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm lên mãi tại các quốc gia kỹ nghệ... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ hơn là một sự kéo dài của…tuổi già.
Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Người gõ xin tóm lược sau đây những vấn đề tuổi thọ nhìn qua lăng kính hoàn toàn khoa học của giáo sư Jean Claude Ameisen qua tác phẩm nổi tiếng: «La sculpture du vivant: le suicide cellulaire ou la mort créatrice».
JC Ameisen. Professor of Immunology, Paris 7/ Xavier Bichat school of Medicine. Head of the Research laboratory “Programmed cell death, Aids pathogenesis and host/pathogen interactions”. Chairman of the Ethics Committee of France National Institute of Health (INSERM)
Tuổi thọ
Mấy năm trước đây, cụ bà Jeanne Calment người Pháp được chính thức xem là người có tuổi thọ cao nhất. Bà được sinh ra vào năm 1875, sống một mình đến 110 tuổi, sau đó tiếp tục sống đến giai đoạn cuối của cuộc đời trong viện dưỡng lão cho đến năm 1997 thì qua đời, thọ 122 tuổi, 5 tháng, 14 ngày.
Trong lãnh vực động vật, tuổi thọ là thước đo của sinh thái (biodiversité). Chim họa mi canari có thể sống đến 10 năm, bò 30 năm, quạ 100 năm, cá voi 150 năm, rùa 200 năm...
Sự khác biệt về tuổi thọ cũng có thể xảy ra cho các cá nhân trong cùng chung một chủng loại với nhau.
Tuy có cùng một hành trang di truyền y như nhau, nhưng ong chúa (reine) có thể sống đến 5 năm trong khi các ong thợ (ouvrière) chỉ sống không quá 2 tháng và lại tùy thuộc vào thực phẩm được cung cấp cùng mùi vị sinh dục (phéromones) của ong chúa tiết ra...
Tại sao tất cả mọi sinh vật đều phải già để cuối cùng chết đi?
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp.
Từ lâu, các nhà khoa học đều gán cho mỗi chủng loại một khả năng thích ứng để tồn tại và truyền giống (reproduction).
Vậy, liệu sự già và sự chết có đem đến cho sinh vật một lợi ích gì không?
Kết quả của hiện tượng tiến hóa (évolution) trong một chủng loại được căn cứ trên sự kiện các sinh vật có thể sinh sản để bảo tồn nòi giống của chủng loại.
Những đột biến (mutation) có lợi cho tuổi già có thể tích tụ dần dần một cách ngẫu nhiên (aléatoire) trong mỗi chủng loại.
Kết quả của các đột biến vừa kể sẽ không làm tổn hại đến khả năng tiến hóa của chủng loại với điều kiện là đột biến không được xảy ra sau tuổi sinh sản và truyền giống.
Trong một môi trường càng khắc nghiệt hay không thích nghi, cộng thêm với sự hiện diện của thú ăn mồi (prédateurs) thì sự tích tụ đột biến càng gia tăng nhiều hơn nữa trong mỗi chủng loại.
Trong mỗi tế bào của cơ thể, hay còn gọi là tế bào mẹ, đều có sự hiện diện của những phân tử xấu (do độc tố, cặn bã, ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài, v.v...). Có thể gọi những thành phần nầy là những phân tử sát thủ (executeur) để hủy hoại tế bào.
Bên cạnh những phường gian ác hiếu thắng, tế bào cũng có chứa những phân tử bảo vệ (protecteur) nhờ đó mà có thể ngăn chặn được tác hại của sát thủ khi đến tuổi sinh dục.
Cũng may trong tiến hóa, cơ thể giữ lại các phân tử bất hảo lại cho chính nó chớ không truyền sang cho các tế bào mầm (cellules germinales) hoặc cội nguồn của tế bào con (cellules filles).
Bỏ lại sau lưng nỗi khổ đau nhọc nhằn đắng cay của tế bào mẹ, tế bào con (noãn và tinh trùng) khởi đầu cuộc hành trình của mình từ zéro với một di sản hoàn toàn trong sáng và mới mẻ để tạo lập ra một con người mới.
Như vậy, sự già nua không phải chỉ là một sự sai lầm đáng tiếc của tạo hóa, nhưng đó cũng là một mặt trái của cuộc đời, một cái giá phải trả cho tất cả sai lầm của chúng ta trong quá khứ.
Sự lão hóa cũng có thể được xem như là phần đối kháng của sinh dục (reproduction), chẳng khác nào các bậc cha mẹ phải chấp nhận gánh chịu tất cả lỗi lầm hay tội lỗi trên thế gian nầy, để mong sau cho con cháu chúng ta có được một tương lai tươi sáng và huy hoàng hơn, trong một xã hội hoàn mỹ hơn...
Bìa sách La Sculpture Du Vivant.
Qua
một cái nhìn khác, sự già nua có thể được xem như là hậu quả tất yếu
của những lỗi lầm, món nợ phải trả cho tuổi niên thiếu. Nếu nhìn một
cách lạc quan hơn, thì sự lão hóa là kết tinh của tất cả các thành tích
chớ không phải chỉ là những sai lầm trong quá khứ!. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
Cho mãi đến năm 1960, người ta còn nghĩ rằng sự già và sự chết đã bắt đầu bám theo sự xuất hiện của các sinh vật đa bào (pluricellulaire, multicellulaire), chẳng hạn như các loài thực vật và động vật trong đó có cả loài người từ hơn một tỉ năm.
Để lưu truyền nòi giống các tế bào sinh dục (tinh trùng và noãn) đã phối hợp lại với nhau để tạo ra một sinh vật mới.
Còn đối với các sinh vật đơn bào (unicellulaire) như vi khuẩn và các loài men hoặc nấm vi sinh, chúng chỉ có một tế bào duy nhất nên cách sinh sản của chúng là phân cắt làm đôi thành 2 tế bào y như nhau và sau đó thì mỗi tế bào này phân cắt tiếp thành 2 tế bào khác, vân vân và vân vân...
Qua sự kiện nầy, theo lý thuyết có nghĩa là chúng không bao giờ già và chết đi được.
Thực tế gần đây, khoa học đã cho biết là sinh vật đơn bào vẫn phải bị sự chi phối và program của hiện tượng già và chết đi như tất các loại sinh vật đa bào. Bằng chứng là một vài loại vi khuẩn và nấm có nguồn gốc từ 3 - 4 tỉ năm về trước, cũng phải kinh qua giai đoạn lão tử như tất cả mọi sinh vật khác.
Một tế bào nấm hay là tế bào mẹ chỉ sinh sản ra lối 20 thế hệ tế bào con (cellules filles) sau đó thì trở nên triệt sản (stérile) và chết đi. Cái vẻ vĩnh cửu của một khối men (levure) không phải là hình ảnh của một khối tế bào mãi mãi trẻ trung nhưng là sự kết tụ tiếp nối theo mãi mãi của hằng hằng sa số tế bào phù du.
Lý do tế bào mẹ phải chết đã bắt nguồn từ việc tích tụ dần dần của các thành phần sát thủ (executeur), còn gọi là phân tử có hại cho tế bào... Khi phân cắt ra tế bào con, tế bào mẹ vẫn giữ lại cho mình những sát thủ nên phải chịu hậu quả theo thời gian. Ngược lại, tế bào con thì bắt đầu bằng một gia tài trọn vẹn mới không một vẩn đục trong cuộc sống.
Sự bất tương đồng giữa thế hệ mẹ có thể xem như là một cơ chế thiết yếu của sự tiến hóa để làm xuất hiện và lưu truyền một hiện tượng bí hiểm đó là sự trẻ trung hóa. Mỗi một tế bào con khi sinh ra đều thụ hưởng như tổ tiên chúng cách đây trên một tỉ năm, một tiềm năng để được trẻ trung và có thể sinh sản.
Qua hiện tượng lão hóa của tế bào để rồi sau đó chúng chết đi, chúng ta tự hỏi phải chăng đây là một sự nhiệm mầu của tạo hóa, một tế bào khi chết đi sẽ tạo điều kiện cho một tế bào khác xuất hiện ra...Trong cái sống đã hiện hữu cái chết và ngược lại.
Thời gian già có giống nhau ở tất cả mọi chủng loại hay không?
Giai đoạn già rất thay đổi tùy theo từng chủng loại. Ngày nay khoa học cho biết con người có thể tăng thêm tuổi thọ không phải bằng cách kéo dài tuổi già ra nhưng thật sự là bằng cách kéo giai đoạn trẻ trung...dài thêm ra.
Tuổi thọ tăng nhiều tại các quốc gia kỹ nghệ
Từ 150 năm nay, tuổi thọ không ngừng tăng thêm lên mãi trong cộng đồng nhân loại trên thế giới.
Từ trái, Nguyễn T. Chánh 2012 (70 tuổi), bắt đầu thấm đòn rồi. Vào năm 2032 (90 tuổi) nếu sống tới đó. Sắp lên bàn thờ ngồi.
Tuổi thọ trung bình là:
- Năm 1850: 40 tuổi
- Năm 1950: 65 tuổi
- Ngày nay: 75-80 tuổi
Từ 50 năm qua, tuổi thọ không ngừng gia tăng là nhờ vào sự giảm tử suất ở trẻ sơ sanh cũng như ở người truởng thành.
Tại Nhật bản ngày nay, một người phụ nữ ở lứa tuổi 65 có xác xuất để bà ta sống qua khỏi tuổi 80, là 50 lần nhiều hơn năm 1950.
25 năm trước đây, có 1000 cụ Nhật bản thọ trên 100 tuổi và ngày nay số này đã tăng lên 2800 người .
Tại Pháp, 35 năm về trước, có 1000 cụ ông, cụ bà sống trên 100 tuổi và ngày nay số này nhảy vọt lên 1500 người.
Vậy, tuổi thọ có giới hạn không? Câu trả lời là có, nhưng không ai có thể xác định chính xác được đến mức nào thì tuổi thọ phải dừng lại...
Các tiến bộ về khoa học, về y khoa, phòng bệnh, dinh dưỡng, môi sinh, về nếp sống mà chúng ta đang thụ hưởng hiện nay đã dự phần đáng kể trong việc làm gia tăng tuổi thọ trong tương lai.
Tăng tuổi thọ là một chuyện, nhưng phải là tuổi thọ trong sức khỏe mới là chánh yếu
Ngày nay, tổng số cụ ông và cụ bà thọ trên 100 tuổi cũng nhiều hơn ngày xưa gấp bội, và đặc biệt hơn nữa là số người sống trên 100 tuổi trong điều kiện “sức khỏe bình thường” của tuổi tác cao cũng rất nhiều.
Các dấu hiệu bên ngoài của lão hóa đã thay đổi một cách kín đáo, đến độ mà chúng ta không còn ý thức đến nó nữa. Hình một cụ ông 65 tuổi chụp cách đây 60 năm, có vẻ già hơn một cụ ông cùng lứa tuổi ngày nay.
Thật vậy, càng ngày các dấu hiệu của sự già nua càng bị đẩy lùi ra xa.
Cùng với tuổi già, bệnh tật cùng bắt đầu xuất hiện ra mà đặc biệt nhất và nguy hiểm nhất là khoảng từ 60 đến trên 80 tuổi. Đó là bệnh cancer, bệnh tim mạch, và các bệnh lý về sự thoái hóa của hệ thần kinh (neurodégénérative).
Từ 90 tuổi trở đi, xác xuất chết sẽ giảm thiểu đi so với giai đoạn trước đó.
Người ta thường không chết cùng một nguyên nhân ở tuổi 70 và ở tuổi 100.
Trong giai đoạn từ 90 tuổi trở lên, các cụ chết vì cơ thể yếu đi, lực cơ giảm nhiều khiến dễ bị té ngã chấn thương, bắt buộc phải nằm giường, không thể ăn uống được như xưa và bị mất sức. Hệ miễn dịch bị suy giảm đi rất nhiều nên dễ bị bệnh, để cuối cùng... thì quy tiên mà chúng ta thường gán cho các cụ chết vì bệnh già.
Có thể nào làm giảm ngắn lại giai đoạn nguy hiểm của tuổi 60-80 hay không?
Các nhà khoa học hy vọng có thể làm giảm bớt sự xuất hiện của bệnh tật bằng các biện pháp phòng ngừa. Thí nghiệm ở thú cho biết, mỗi khi tuổi thọ của con vật tăng lên 30%, thì không những hiện tượng lão hóa được làm chậm lại mà các bệnh liên hệ đến tuổi già cũng ít xuất hiện ra hơn.
Vật thí nghiệm tuy già nhưng sinh hoạt như những vật còn trẻ tuổi.
Ngoài các loại thuốc men ra, một số phương pháp khác cũng có thể được đem sử dụng. Chẳng hạn như việc giúp chuột vận động thường xuyên, bằng cách cho nó chạy trong bánh xe đặt trong lồng, sẽ giúp nó cải thiện trí nhớ và làm chậm sự xuất hiện của các bệnh liên hệ đến tuổi già.
Ảnh hưởng của di thể (gène) và ảnh hưởng của môi trường
Thí nghiệm ở các cặp song sinh thật (vrais jumeaux) cho thấy, môi trường sống ảnh hưởng đến 75%, so với 25% ảnh hưởng của gène trên tình trạng sức khỏe của một sinh vật.
Ảnh hưởng của y khoa và môi trường
Lối sống của chúng ta, thí dụ như có rượu chè hút xách không, có cuộc sống lành mạnh không, v.v... chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Thật vậy, y khoa giữ một vai trò thiết yếu trong việc phòng và trị bệnh tật, nhưng thuốc men không thể giúp giải quyết được hết tất cả các vấn đề sức khỏe của chúng ta.
Để cho sức khỏe và tuổi thọ được tốt, thì cần phải có sự phối hợp và hổ trợ của nhiều lãnh vực khác nhau chẳng hạn như sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học, văn hóa, pháp lý và kinh tế, v.v...
Ai cũng biết là tình trạng béo phì (obésité) càng ngày càng gia tăng tại các quốc gia Tây phương, và nó có ảnh hưởng rất nhiều trên tuổi thọ của người dân.
Vấn đề nghỉ hưu cũng có thể ảnh hưởng trên tuổi thọ của một số người. Đối với nhiều người, nghỉ hưu là sự gián đoạn trong sinh hoạt chuyên môn và có thể kéo theo sự gián đoạn với xã hội và với môi trường sống.
Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp nối một cuộc sống khác!.
Tuổi thọ cao có thật sự là điều mong muốn trong bối cảnh gia đình và xã hội ngày hôm nay hay không?
Theo nhà báo Nguyễn Xuân Nam (Calitoday), đời là vô thường. Mọi sự việc đều thay đổi theo thời gian. Tình cảm của con cái đối với cha mẹ già cũng phải thay đổi theo. Vậy các bậc cha mẹ cũng đừng nên ngạc nhiên khi mình bị mất uy quyền. Con cái mình không còn đối xử với mình một cách kính trọng như ngày trước nữa.Chuyện các ông bà,cha mẹ bị con cháu ngược đãi là một vấn nạn, một thực tế rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Chúng cũng là nạn nhân vì phải đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Đạo đức không còn, đời sống gia đình đổ vỡ, nặng về chụ nghĩa cá nhân chạy theo kim tiền…
Tình hình kinh tế, tài chánh của thế giới nói chung mà đặc biệt là các quốc gia Âu Mỹ đang đi xuống một cách đáng ngại. Bởi những lý do nầy, các dịch vụ, trợ cấp, phúc lợi và những ưu đải cho tầng lớp người già cũng bị cắt giảm đi nhiều.
Cuộc sống của tầng lớp người già trở nên khó khăn hơn…Sống càng già thì càng khổ hơn chớ có sướng ích gì đâu.
Sống chỉ là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội mà thôi.
Đó là sự thật,nói ra mích lòng. Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp nối một cuộc sống khác!.
Chết qua cái nhìn của Phật giáo
“Mạng sống mong manh, cái chết là điều cầm chắc - Life is uncertain, death is certain.”
Đây là tựa đề quyễn sách giá trị nói về cái chết. Sách do Venerable Dr Sri Dammananda viết và được thầy Thích Tâm Quang dịch. Sau đây là tóm lược các ý chánh:http://www.thuvienhoasen.org/lienhoa312-05.htmChúng ta không nên sợ chết vì đó là lẽ thường tình, là quy luật tất yếu của tiến trình của vòng sanh tử mà thôi. Có sanh thì phải có tử để có thể tái sanh theo nghiệp lực nhân quả luân hồi.
Nghĩ cho cùng cái chết chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mới khác tiếp nối theo được.
Vậy hãy trân quý cuộc sống ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta.
Hãy quên sự chết đi để mà sống. Chừng nào chết thì chết.
Chết thì dễ, là việc đương nhiên rồi.
Sống sao cho đáng sống mới là việc khó.
Đời là vô thường!
Kết luận
Kiếp nhân sinh rất phù du hư ảo.
Chúng ta chỉ là một dân tộc ô hợp được kết tinh bởi hằng tỉ tế bào tác động lẫn nhau để tạo nên thân xác và trí tuệ.
Ngày nay, mọi người đều biết rằng tất cả tế bào đều có khả năng tự hủy diệt trong vòng vài tiếng đồng hồ. Sự tồn vong của tế bào ngày nầy qua ngày nọ tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận được các tín hiệu khả dĩ giúp ngăn chặn lại việc tự sát của chúng. Sự mong manh và tính hổ tương giữa các tế bào lẫn nhau để tồn tại là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp cho thân xác chúng ta có thể tái tạo lại được một cách thường xuyên.
Chết, không còn được biểu hiện qua hình ảnh ghê rợn của lưỡi hái tử thần, nhưng thay thế vào đó là một hình ảnh thật mới mẻ của nhà điêu khắc tài ba trong lòng cuộc sống, tẩn mẩn nhồi nắn để dần dần làm ló dạng ra một hình thể mới với tất cả sự phức tạp của nó.
Nhãn quan mới mẻ này đã làm đảo lộn ý niệm của con người về cuộc sống.
Nó giúp chúng ta có thể lý giải lại được hầu hết các bệnh tật, tạo thêm niềm hy vọng về cách chữa trị, và đồng thời làm thay đổi nhận thức về tuổi già.
Nous sommes chacun une nébuleuse vivante, un peuple hétérogène de milliards de cellules, dont les interactions engendrent notre corps et notre esprit. Aujourd'hui, nous savons que toutes ces cellules ont le pouvoir de s'autodétruire en quelques heures. Et leur survie dépend, jour après jour, de leur capacité à percevoir les signaux qui empêchent leur suicide. Cette fragilité même, et l'interdépendance qu'elle fait naỵtre, est source d'une formidable puissance, permettant à notre corps de se reconstruire en permanence. A l'image ancienne de la mort comme une faucheuse brutale se surimpose une image radicalement nouvelle, celle d'un sculpteur au cœur du vivant, faisant émerger sa forme et sa complexité.
Cette nouvelle vision bouleverse l'idée que nous nous faisons de la vie. Elle permet une réinterprétation des causes de la plupart de nos maladies et fait naỵtre de nouveaux espoirs pour leur traitements. Elle transforme notre compréhension du vieillissement.
(Le sculpture du vivant: le suicide cellulaire ou la mort créatrice. J.C Ameisen)
Vậy, sanh lão bệnh tử chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!.
Chẳng mất mà cũng chẳng còn, chỉ là biến đổi lẫn nhau mà thôi… (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme. Lavoisier)
Đọc thêm
- J.C Ameisen. La Sculpture du vivant: le Suicide cellulaire ou la Mort créatrice.http://cmb.ehess.fr/document233.htmlhttp://lasculptureduvivant.free.fr/- Matt Rosenberg. Life expectancy. About.com Aug 19, 2007http://geography.about.com/od/populationgeography/a/lifeexpectancy.htm- Mort programmée. JDN/sciencehttp://www.journaldunet.com/science/biologie/dossiers/06/vieillissement/7.shtml- Longévité. Les États unis perdent du terrain.Cyberpress.cahttp://www.regime-facile.fr/actualite/actu-mincir-longevite-les-etats-unis-perdent-du-terrain-641.html- Tuổi thọ của người Mỹ. Nguoiviet online. 11/6/2008http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=79867&z=14
- Tuổi thọ của người Việt Nam đạt 73,1. VietnamNet. 2/1/2006http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/01/528496/- Đời sống tinh thần của người cao tuổihttp://www.daitho.com/song-vui-song-khoe/64-doi-song-tinh-than-cua-nguoi-cao-tuoi.html-Tin tức cao niên-Nỗi khổ sống giàhttp://tintuccaonien.com/
Nguyễn Thượng ChánhMontreal, 2012
- Năm 1850: 40 tuổi
- Năm 1950: 65 tuổi
- Ngày nay: 75-80 tuổi
Từ 50 năm qua, tuổi thọ không ngừng gia tăng là nhờ vào sự giảm tử suất ở trẻ sơ sanh cũng như ở người truởng thành.
Tại Nhật bản ngày nay, một người phụ nữ ở lứa tuổi 65 có xác xuất để bà ta sống qua khỏi tuổi 80, là 50 lần nhiều hơn năm 1950.
25 năm trước đây, có 1000 cụ Nhật bản thọ trên 100 tuổi và ngày nay số này đã tăng lên 2800 người .
Tại Pháp, 35 năm về trước, có 1000 cụ ông, cụ bà sống trên 100 tuổi và ngày nay số này nhảy vọt lên 1500 người.
Vậy, tuổi thọ có giới hạn không? Câu trả lời là có, nhưng không ai có thể xác định chính xác được đến mức nào thì tuổi thọ phải dừng lại...
Các tiến bộ về khoa học, về y khoa, phòng bệnh, dinh dưỡng, môi sinh, về nếp sống mà chúng ta đang thụ hưởng hiện nay đã dự phần đáng kể trong việc làm gia tăng tuổi thọ trong tương lai.
Tăng tuổi thọ là một chuyện, nhưng phải là tuổi thọ trong sức khỏe mới là chánh yếu
Ngày nay, tổng số cụ ông và cụ bà thọ trên 100 tuổi cũng nhiều hơn ngày xưa gấp bội, và đặc biệt hơn nữa là số người sống trên 100 tuổi trong điều kiện “sức khỏe bình thường” của tuổi tác cao cũng rất nhiều.
Các dấu hiệu bên ngoài của lão hóa đã thay đổi một cách kín đáo, đến độ mà chúng ta không còn ý thức đến nó nữa. Hình một cụ ông 65 tuổi chụp cách đây 60 năm, có vẻ già hơn một cụ ông cùng lứa tuổi ngày nay.
Thật vậy, càng ngày các dấu hiệu của sự già nua càng bị đẩy lùi ra xa.
Cùng với tuổi già, bệnh tật cùng bắt đầu xuất hiện ra mà đặc biệt nhất và nguy hiểm nhất là khoảng từ 60 đến trên 80 tuổi. Đó là bệnh cancer, bệnh tim mạch, và các bệnh lý về sự thoái hóa của hệ thần kinh (neurodégénérative).
Từ 90 tuổi trở đi, xác xuất chết sẽ giảm thiểu đi so với giai đoạn trước đó.
Người ta thường không chết cùng một nguyên nhân ở tuổi 70 và ở tuổi 100.
Trong giai đoạn từ 90 tuổi trở lên, các cụ chết vì cơ thể yếu đi, lực cơ giảm nhiều khiến dễ bị té ngã chấn thương, bắt buộc phải nằm giường, không thể ăn uống được như xưa và bị mất sức. Hệ miễn dịch bị suy giảm đi rất nhiều nên dễ bị bệnh, để cuối cùng... thì quy tiên mà chúng ta thường gán cho các cụ chết vì bệnh già.
Có thể nào làm giảm ngắn lại giai đoạn nguy hiểm của tuổi 60-80 hay không?
Các nhà khoa học hy vọng có thể làm giảm bớt sự xuất hiện của bệnh tật bằng các biện pháp phòng ngừa. Thí nghiệm ở thú cho biết, mỗi khi tuổi thọ của con vật tăng lên 30%, thì không những hiện tượng lão hóa được làm chậm lại mà các bệnh liên hệ đến tuổi già cũng ít xuất hiện ra hơn.
Vật thí nghiệm tuy già nhưng sinh hoạt như những vật còn trẻ tuổi.
Ngoài các loại thuốc men ra, một số phương pháp khác cũng có thể được đem sử dụng. Chẳng hạn như việc giúp chuột vận động thường xuyên, bằng cách cho nó chạy trong bánh xe đặt trong lồng, sẽ giúp nó cải thiện trí nhớ và làm chậm sự xuất hiện của các bệnh liên hệ đến tuổi già.
Ảnh hưởng của di thể (gène) và ảnh hưởng của môi trường
Thí nghiệm ở các cặp song sinh thật (vrais jumeaux) cho thấy, môi trường sống ảnh hưởng đến 75%, so với 25% ảnh hưởng của gène trên tình trạng sức khỏe của một sinh vật.
Ảnh hưởng của y khoa và môi trường
Lối sống của chúng ta, thí dụ như có rượu chè hút xách không, có cuộc sống lành mạnh không, v.v... chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Thật vậy, y khoa giữ một vai trò thiết yếu trong việc phòng và trị bệnh tật, nhưng thuốc men không thể giúp giải quyết được hết tất cả các vấn đề sức khỏe của chúng ta.
Để cho sức khỏe và tuổi thọ được tốt, thì cần phải có sự phối hợp và hổ trợ của nhiều lãnh vực khác nhau chẳng hạn như sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học, văn hóa, pháp lý và kinh tế, v.v...
Ai cũng biết là tình trạng béo phì (obésité) càng ngày càng gia tăng tại các quốc gia Tây phương, và nó có ảnh hưởng rất nhiều trên tuổi thọ của người dân.
Vấn đề nghỉ hưu cũng có thể ảnh hưởng trên tuổi thọ của một số người. Đối với nhiều người, nghỉ hưu là sự gián đoạn trong sinh hoạt chuyên môn và có thể kéo theo sự gián đoạn với xã hội và với môi trường sống.
Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp nối một cuộc sống khác!.
Tuổi thọ cao có thật sự là điều mong muốn trong bối cảnh gia đình và xã hội ngày hôm nay hay không?
Theo nhà báo Nguyễn Xuân Nam (Calitoday), đời là vô thường. Mọi sự việc đều thay đổi theo thời gian. Tình cảm của con cái đối với cha mẹ già cũng phải thay đổi theo. Vậy các bậc cha mẹ cũng đừng nên ngạc nhiên khi mình bị mất uy quyền. Con cái mình không còn đối xử với mình một cách kính trọng như ngày trước nữa.Chuyện các ông bà,cha mẹ bị con cháu ngược đãi là một vấn nạn, một thực tế rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Chúng cũng là nạn nhân vì phải đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Đạo đức không còn, đời sống gia đình đổ vỡ, nặng về chụ nghĩa cá nhân chạy theo kim tiền…
Tình hình kinh tế, tài chánh của thế giới nói chung mà đặc biệt là các quốc gia Âu Mỹ đang đi xuống một cách đáng ngại. Bởi những lý do nầy, các dịch vụ, trợ cấp, phúc lợi và những ưu đải cho tầng lớp người già cũng bị cắt giảm đi nhiều.
Cuộc sống của tầng lớp người già trở nên khó khăn hơn…Sống càng già thì càng khổ hơn chớ có sướng ích gì đâu.
Sống chỉ là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội mà thôi.
Đó là sự thật,nói ra mích lòng. Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp nối một cuộc sống khác!.
Chết qua cái nhìn của Phật giáo
“Mạng sống mong manh, cái chết là điều cầm chắc - Life is uncertain, death is certain.”
Đây là tựa đề quyễn sách giá trị nói về cái chết. Sách do Venerable Dr Sri Dammananda viết và được thầy Thích Tâm Quang dịch. Sau đây là tóm lược các ý chánh:http://www.thuvienhoasen.org/lienhoa312-05.htmChúng ta không nên sợ chết vì đó là lẽ thường tình, là quy luật tất yếu của tiến trình của vòng sanh tử mà thôi. Có sanh thì phải có tử để có thể tái sanh theo nghiệp lực nhân quả luân hồi.
Nghĩ cho cùng cái chết chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mới khác tiếp nối theo được.
Vậy hãy trân quý cuộc sống ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta.
Hãy quên sự chết đi để mà sống. Chừng nào chết thì chết.
Chết thì dễ, là việc đương nhiên rồi.
Sống sao cho đáng sống mới là việc khó.
Đời là vô thường!
Kết luận
Kiếp nhân sinh rất phù du hư ảo.
Chúng ta chỉ là một dân tộc ô hợp được kết tinh bởi hằng tỉ tế bào tác động lẫn nhau để tạo nên thân xác và trí tuệ.
Ngày nay, mọi người đều biết rằng tất cả tế bào đều có khả năng tự hủy diệt trong vòng vài tiếng đồng hồ. Sự tồn vong của tế bào ngày nầy qua ngày nọ tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận được các tín hiệu khả dĩ giúp ngăn chặn lại việc tự sát của chúng. Sự mong manh và tính hổ tương giữa các tế bào lẫn nhau để tồn tại là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp cho thân xác chúng ta có thể tái tạo lại được một cách thường xuyên.
Chết, không còn được biểu hiện qua hình ảnh ghê rợn của lưỡi hái tử thần, nhưng thay thế vào đó là một hình ảnh thật mới mẻ của nhà điêu khắc tài ba trong lòng cuộc sống, tẩn mẩn nhồi nắn để dần dần làm ló dạng ra một hình thể mới với tất cả sự phức tạp của nó.
Nhãn quan mới mẻ này đã làm đảo lộn ý niệm của con người về cuộc sống.
Nó giúp chúng ta có thể lý giải lại được hầu hết các bệnh tật, tạo thêm niềm hy vọng về cách chữa trị, và đồng thời làm thay đổi nhận thức về tuổi già.
Nous sommes chacun une nébuleuse vivante, un peuple hétérogène de milliards de cellules, dont les interactions engendrent notre corps et notre esprit. Aujourd'hui, nous savons que toutes ces cellules ont le pouvoir de s'autodétruire en quelques heures. Et leur survie dépend, jour après jour, de leur capacité à percevoir les signaux qui empêchent leur suicide. Cette fragilité même, et l'interdépendance qu'elle fait naỵtre, est source d'une formidable puissance, permettant à notre corps de se reconstruire en permanence. A l'image ancienne de la mort comme une faucheuse brutale se surimpose une image radicalement nouvelle, celle d'un sculpteur au cœur du vivant, faisant émerger sa forme et sa complexité.
Cette nouvelle vision bouleverse l'idée que nous nous faisons de la vie. Elle permet une réinterprétation des causes de la plupart de nos maladies et fait naỵtre de nouveaux espoirs pour leur traitements. Elle transforme notre compréhension du vieillissement.
(Le sculpture du vivant: le suicide cellulaire ou la mort créatrice. J.C Ameisen)
Vậy, sanh lão bệnh tử chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!.
Chẳng mất mà cũng chẳng còn, chỉ là biến đổi lẫn nhau mà thôi… (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme. Lavoisier)
Đọc thêm
- J.C Ameisen. La Sculpture du vivant: le Suicide cellulaire ou la Mort créatrice.http://cmb.ehess.fr/document233.htmlhttp://lasculptureduvivant.free.fr/- Matt Rosenberg. Life expectancy. About.com Aug 19, 2007http://geography.about.com/od/populationgeography/a/lifeexpectancy.htm- Mort programmée. JDN/sciencehttp://www.journaldunet.com/science/biologie/dossiers/06/vieillissement/7.shtml- Longévité. Les États unis perdent du terrain.Cyberpress.cahttp://www.regime-facile.fr/actualite/actu-mincir-longevite-les-etats-unis-perdent-du-terrain-641.html- Tuổi thọ của người Mỹ. Nguoiviet online. 11/6/2008http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=79867&z=14
- Tuổi thọ của người Việt Nam đạt 73,1. VietnamNet. 2/1/2006http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/01/528496/- Đời sống tinh thần của người cao tuổihttp://www.daitho.com/song-vui-song-khoe/64-doi-song-tinh-than-cua-nguoi-cao-tuoi.html-Tin tức cao niên-Nỗi khổ sống giàhttp://tintuccaonien.com/
Nguyễn Thượng ChánhMontreal, 2012
Ý TƯỞNG NĂNG TIẾN
Đi Nhờ & Đi Ké
Tưởng Năng Tiến
Vào khoảng thời điểm này, hơn bốn thập niên về trước, một
công dân Việt Nam đã đi (quá giang) vào vũ trụ. Nhiều năm sau, khi có
dịp nhắc lại chuyến bay lịch sử này, phi hành gia Phạm Tuân vẫn còn thấy
bồi hồi:
“Đó là ngày vĩ đại nhất trong cuộc đời tôi…Tôi mang theo quốc kỳ, quốc huy, chân dung của bác Hồ, bản tuyên ngôn độc lập do bác viết, di chúc bác để lại, cùng với một túi đất của quảng truờng Ba Ðình (nơi xây lăng của Hồ Chí Minh) và nhiều phù hiệu nữa...” – theo như tường thuật của BBC (Vietnam Marks Anniversary Of Giant Leap - BBC News) nghe được vào hôm 24 tháng 7 năm 2000.
Phóng viên Nguyễn Dũng Sĩ (báo Tuổi Trẻ Online , số ra ngày 17 tháng 1 năm 2004) còn long trọng cho biết thêm rằng ngoài chân dung bác Hồ, Phạm Tuân còn na theo “một tấm ảnh của Tổng Bí Thư Lê Duẩn” nữa.
Thiệt là quá đã và ... quá tải!
Ngày lên đường của Phạm Tuân, tất nhiên, được tổ chức vô cùng long trọng. Tuy thế, vẫn chưa long trọng bằng ngày ông trở lại – theo như ghi nhận của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 4 tháng 2 năm 2011:
“Giây phút trở về với mặt đất cũng là những giây phút hạnh phúc thiêng liêng. Ông và Gorbatco trở về trong vòng tay chào đón trìu mến của nhân dân Liên Xô. Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép đã gắn lên ngực ông Ngôi Sao Đỏ và danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.
Ngày ông trở về Việt Nam, người dân đứng suốt dọc con đường từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội với những bức ảnh chân dung Phạm Tuân, cờ hoa, biểu ngữ chào đón. Lúc đó ông thấy một cảm xúc xúc động đến nghẹt thở cứ dâng tràn trong lòng.”
Dù không có mặt ở Hà Nội – vào “những giây phút hạnh phúc thiêng liêng” quá xá như vậy – và dù đang sống dấm dúi ở một đầu đường hay xó chợ (nào đó) ở tận miền Nam xa xôi, nhà thơ Bùi Giáng cũng vẫn bị cảm xúc (theo) và đã bật lên hai câu thơ bất hủ:
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Hai thập niên sau, sau khi thi sĩ Bùi Giáng qua đời – bên này bờ đại dương – mới xuất hiện một người đồng điệu: tiến sĩ Gerard De Groot, tác giả của cuốn Dark Side of the Moon: The Magnificent Madness of the American Lunar Quest, xuất bản năm 2006. Theo ông: “Cho dù với tất cả sôi nổi, bi kịch và thảm kịch, chúng ta vẫn chưa tiếp cận được câu trả lời là làm gì trong không gian” – Despite all the excitement, drama and tragedy, were no nearer an answer about what to do in space. (“The Shuttle: a journey through space and time that took us nowhere.” The Telegraph, 23 July 2011).
“Đó là ngày vĩ đại nhất trong cuộc đời tôi…Tôi mang theo quốc kỳ, quốc huy, chân dung của bác Hồ, bản tuyên ngôn độc lập do bác viết, di chúc bác để lại, cùng với một túi đất của quảng truờng Ba Ðình (nơi xây lăng của Hồ Chí Minh) và nhiều phù hiệu nữa...” – theo như tường thuật của BBC (Vietnam Marks Anniversary Of Giant Leap - BBC News) nghe được vào hôm 24 tháng 7 năm 2000.
Phóng viên Nguyễn Dũng Sĩ (báo Tuổi Trẻ Online , số ra ngày 17 tháng 1 năm 2004) còn long trọng cho biết thêm rằng ngoài chân dung bác Hồ, Phạm Tuân còn na theo “một tấm ảnh của Tổng Bí Thư Lê Duẩn” nữa.
Thiệt là quá đã và ... quá tải!
Ngày lên đường của Phạm Tuân, tất nhiên, được tổ chức vô cùng long trọng. Tuy thế, vẫn chưa long trọng bằng ngày ông trở lại – theo như ghi nhận của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 4 tháng 2 năm 2011:
“Giây phút trở về với mặt đất cũng là những giây phút hạnh phúc thiêng liêng. Ông và Gorbatco trở về trong vòng tay chào đón trìu mến của nhân dân Liên Xô. Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép đã gắn lên ngực ông Ngôi Sao Đỏ và danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.
Ngày ông trở về Việt Nam, người dân đứng suốt dọc con đường từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội với những bức ảnh chân dung Phạm Tuân, cờ hoa, biểu ngữ chào đón. Lúc đó ông thấy một cảm xúc xúc động đến nghẹt thở cứ dâng tràn trong lòng.”
Dù không có mặt ở Hà Nội – vào “những giây phút hạnh phúc thiêng liêng” quá xá như vậy – và dù đang sống dấm dúi ở một đầu đường hay xó chợ (nào đó) ở tận miền Nam xa xôi, nhà thơ Bùi Giáng cũng vẫn bị cảm xúc (theo) và đã bật lên hai câu thơ bất hủ:
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Hai thập niên sau, sau khi thi sĩ Bùi Giáng qua đời – bên này bờ đại dương – mới xuất hiện một người đồng điệu: tiến sĩ Gerard De Groot, tác giả của cuốn Dark Side of the Moon: The Magnificent Madness of the American Lunar Quest, xuất bản năm 2006. Theo ông: “Cho dù với tất cả sôi nổi, bi kịch và thảm kịch, chúng ta vẫn chưa tiếp cận được câu trả lời là làm gì trong không gian” – Despite all the excitement, drama and tragedy, were no nearer an answer about what to do in space. (“The Shuttle: a journey through space and time that took us nowhere.” The Telegraph, 23 July 2011).
Phạm Tuân về vườn. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Chuyến bay cuối cùng của phi thuyền con thoi Atlantis hạ cánh
vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2011. Từ đây, nhân loại (chắc) thôi nhẩy
tưng lên trời. Dân Việt, vì thế, cũng sẽ không còn cơ hội nhẩy theo. Báo
Người Đưa Tin, đọc được vào hôm 4 tháng năm 2011, cho biết: bác Phạm
Tuân nay đã “thanh thản làm một lão nông.” Chuyến đi (nhờ) của ông không
còn là một đề tài ăn khách để báo chí Việt Nam có thể làm ... rùm beng
nữa.
Cư dân mạng hiện nay đang xôn xao về một chuyến đi (ké) khác, vào ngày 11 tháng 5 vừa qua, của một công dân Việt Nam khác: bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh là Mẹ Nấm. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài viết (Tôi Đi Biểu Tình Ở Phillipines) sau đây:
“Khó mà so sánh cảm giác khi đứng giữa đoàn biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, thủ đô Manila, Philippines, và cảm giác của những ngày hè rực lửa năm ngoái ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhìn các bạn xung quanh hét vang trời China Back Off - Back Off thật mạnh mẽ và khí thế, tôi nhớ tiếng hô giữa lòng Hà Nội vào đầu tháng 8 năm ngoái, Phản đối Trung Quốc xâm lược - Phản đối, phản đối. Tự nhiên thấy mũi cay cay, nước mắt cứ chực trào ra.”
“Có thể không ai hiểu được cảm giác đó của tôi, cũng như anh bạn người Đức đi bên cạnh an ủi: Đừng khóc, phải đứng thẳng để hô thay cho các bạn Việt Nam khác chứ!Bạn tôi biết, hôm nay tôi đi biểu tình thay cho rất nhiều người bạn ở nhà.”
“Trước khi đi anh bạn tôi có nói: Rồi em sẽ thấy, biểu tình ở xứ tự do nó khác xa với lần em đã tham gia ở nhà. Ở đây, bày tỏ chính kiến và thái độ đối với quốc gia là điều vui vẻ nhất.”
“Và quả đúng như vậy, người Phi hô khẩu hiệu mạnh mẽ, dứt khoát, và họ cũng hát hò, nhảy múa để bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình của mình.Biểu tình không phải là hành vi quá khích, biểu tình là quyền bày tỏ thái độ của con người. Tại sao chính phủ Việt Nam lại cấm công dân mình yêu nước? - Florenz đã hỏi với tôi khi nghe tôi bảo rằng, tôi có mặt ở đây vì những người ngư dân Lý Sơn mà tôi đã gặp, vì những người bạn tôi đã bị bắt giam, và vì chính bản thân tôi đã bị giữ trái phép ở đồn công an hơn một ngày khi tôi tuyên bố Với trách nhiệm của một công dân, tôi sẽ đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược vào ngày 5/06/2011 tại Sài Gòn.”
“Người Phi không biểu tình vì muốn làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao.Họ biểu tình vì tình yêu với đất nước mình, và để chứng minh cho Trung Quốc thấy, họ yêu hòa bình và đòi hỏi công bằng bằng luật pháp quốc tế.Họ đã cười khi Trung Quốc đưa ra các cảnh báo với công dân của mình không nên đi một mình ở Manila vào trưa hôm nay ngày 11/05/2012. Lãnh sự quán vắng lặng, không có cảnh các nhân viên an ninh thường phục lom lom chỉa máy quay phim chụp hình vào đám đông biểu tình, không có hàng rào và các biển cấm chụp hình. Lực lượng cảnh sát đứng đằng sau và trước đoàn biểu tình từ nhiều phía để làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.”
Cư dân mạng hiện nay đang xôn xao về một chuyến đi (ké) khác, vào ngày 11 tháng 5 vừa qua, của một công dân Việt Nam khác: bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh là Mẹ Nấm. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài viết (Tôi Đi Biểu Tình Ở Phillipines) sau đây:
“Khó mà so sánh cảm giác khi đứng giữa đoàn biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, thủ đô Manila, Philippines, và cảm giác của những ngày hè rực lửa năm ngoái ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhìn các bạn xung quanh hét vang trời China Back Off - Back Off thật mạnh mẽ và khí thế, tôi nhớ tiếng hô giữa lòng Hà Nội vào đầu tháng 8 năm ngoái, Phản đối Trung Quốc xâm lược - Phản đối, phản đối. Tự nhiên thấy mũi cay cay, nước mắt cứ chực trào ra.”
“Có thể không ai hiểu được cảm giác đó của tôi, cũng như anh bạn người Đức đi bên cạnh an ủi: Đừng khóc, phải đứng thẳng để hô thay cho các bạn Việt Nam khác chứ!Bạn tôi biết, hôm nay tôi đi biểu tình thay cho rất nhiều người bạn ở nhà.”
“Trước khi đi anh bạn tôi có nói: Rồi em sẽ thấy, biểu tình ở xứ tự do nó khác xa với lần em đã tham gia ở nhà. Ở đây, bày tỏ chính kiến và thái độ đối với quốc gia là điều vui vẻ nhất.”
“Và quả đúng như vậy, người Phi hô khẩu hiệu mạnh mẽ, dứt khoát, và họ cũng hát hò, nhảy múa để bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình của mình.Biểu tình không phải là hành vi quá khích, biểu tình là quyền bày tỏ thái độ của con người. Tại sao chính phủ Việt Nam lại cấm công dân mình yêu nước? - Florenz đã hỏi với tôi khi nghe tôi bảo rằng, tôi có mặt ở đây vì những người ngư dân Lý Sơn mà tôi đã gặp, vì những người bạn tôi đã bị bắt giam, và vì chính bản thân tôi đã bị giữ trái phép ở đồn công an hơn một ngày khi tôi tuyên bố Với trách nhiệm của một công dân, tôi sẽ đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược vào ngày 5/06/2011 tại Sài Gòn.”
“Người Phi không biểu tình vì muốn làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao.Họ biểu tình vì tình yêu với đất nước mình, và để chứng minh cho Trung Quốc thấy, họ yêu hòa bình và đòi hỏi công bằng bằng luật pháp quốc tế.Họ đã cười khi Trung Quốc đưa ra các cảnh báo với công dân của mình không nên đi một mình ở Manila vào trưa hôm nay ngày 11/05/2012. Lãnh sự quán vắng lặng, không có cảnh các nhân viên an ninh thường phục lom lom chỉa máy quay phim chụp hình vào đám đông biểu tình, không có hàng rào và các biển cấm chụp hình. Lực lượng cảnh sát đứng đằng sau và trước đoàn biểu tình từ nhiều phía để làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.”
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh ở Manila. (Nguồn ảnh: Me. Nâ'm 's Blog)
“Một anh cảnh sát dẫn tôi băng qua đường để đi vào đám đông
khi anh bạn tôi đẩy tôi ra phía trước: Quỳnh, em phải đi vào chỗ kia
kìa. Chụp hình nhiêu đó đủ rồi, em cần đứng trong biển người đó, mới cảm
nhận được hết cảm giác của hôm nay.Và quả thật, tôi thấy mình sắp khóc
mấy lần khi đứng giữa đoàn biểu tình ở Philippines mà mơ về Việt Nam.”
“Đứng giữa Manila tôi biết rằng mình có mặt hôm nay ở đây để thấy rằng từ trước đến giờ tôi chỉ hiểu thế nào là tự do nhưng không thật sự cảm được tự do. Tôi nghiệm ra rằng: lòng tự hào dân tộc là thứ mà dân tộc tôi không thiếu, nhưng tự do để bày tỏ nó công khai thì lại vô cùng thiếu thốn. Nhìn những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng lòng tự hào dân tộc của đồng bào tôi đã và đang bị giam cầm. Và chính vì như thế nó không còn vẹn nguyên, nó chỉ còn là một niềm tự hào dân tộc bị tật nguyền.”
Bài viết (đọc) đã buồn, xem qua mấy dòng phản hồi lại (càng) cảm thấy buồn hơn nữa:
- phuongha65 wrote on May 10:Philipin là một nước dân chủ , không thể so sánh với Việt Nam.
- susumisa wrote on May 11:hạnh phúc thay người dân nước Phi.
- giahien wrote on May 12:được một lần thấy được ánh sáng, mình mới thật sự cãm nhận bóng tối bao trùm quanh năm nó ghê gớm như thế nào…
Thật chả bù cho cái cảm giác tự hào sau chuyến đi (nhờ) vào vụ trụ, hồi mấy chục năm về trước, theo như ghi nhận của dân gian:
“Sau chuyến bay, Phạm Tuân được nghỉ phép. Về đến Hà Nội nhà nước cấp cho ông ta một cái ô tô con đi thăm quê. Giữa đuờng, chả may xe bị hỏng nên ông vẫy một anh nông dân đang đi xe đạp để xin đi quá giang:
- Này đằng ấy cho mình đi nhờ một quãng được không?
- Không, đèo thêm nguời hại ruột và lốp xe lắm.
- Tớ là Phạm Tuân, nguời vừa từ không gian về đây mà.
- Phạm Tuân cũng mặc. Vỏ và lốp xe nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn, làm gì có tiêu chuẩn đi nhờ.
- Hứ, phi thuyền Liên Xô tao còn đi nhờ được, qúi báu gì cái xe đạp quốc doanh cà khổ của mày mà cũng làm phách.”
Ở một xứ sở mà “đến cái bù lon và cây kim còn phải nhập cảng” thì có cơ hội đi (nhờ) phi thuyền – tất nhiên – là điều rất đáng lấy làm hãnh diện. Nếu có thái độ “hơn hớn tự đắc” đi chăng nữa, theo như cách dùng chữ của ông Hà Sĩ Phu, cũng chả có gì là lố bịch.
Còn sống trong một đất nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà phải đi biểu tình (ké) ở một quốc gia láng giềng thì lại là chuyện khác. Chuyện này (chắc) phải nói cho tới Tết, hoặc – không chừng – tới chết luôn.
Tưởng Năng Tiến
“Đứng giữa Manila tôi biết rằng mình có mặt hôm nay ở đây để thấy rằng từ trước đến giờ tôi chỉ hiểu thế nào là tự do nhưng không thật sự cảm được tự do. Tôi nghiệm ra rằng: lòng tự hào dân tộc là thứ mà dân tộc tôi không thiếu, nhưng tự do để bày tỏ nó công khai thì lại vô cùng thiếu thốn. Nhìn những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng lòng tự hào dân tộc của đồng bào tôi đã và đang bị giam cầm. Và chính vì như thế nó không còn vẹn nguyên, nó chỉ còn là một niềm tự hào dân tộc bị tật nguyền.”
Bài viết (đọc) đã buồn, xem qua mấy dòng phản hồi lại (càng) cảm thấy buồn hơn nữa:
- phuongha65 wrote on May 10:Philipin là một nước dân chủ , không thể so sánh với Việt Nam.
- susumisa wrote on May 11:hạnh phúc thay người dân nước Phi.
- giahien wrote on May 12:được một lần thấy được ánh sáng, mình mới thật sự cãm nhận bóng tối bao trùm quanh năm nó ghê gớm như thế nào…
Thật chả bù cho cái cảm giác tự hào sau chuyến đi (nhờ) vào vụ trụ, hồi mấy chục năm về trước, theo như ghi nhận của dân gian:
“Sau chuyến bay, Phạm Tuân được nghỉ phép. Về đến Hà Nội nhà nước cấp cho ông ta một cái ô tô con đi thăm quê. Giữa đuờng, chả may xe bị hỏng nên ông vẫy một anh nông dân đang đi xe đạp để xin đi quá giang:
- Này đằng ấy cho mình đi nhờ một quãng được không?
- Không, đèo thêm nguời hại ruột và lốp xe lắm.
- Tớ là Phạm Tuân, nguời vừa từ không gian về đây mà.
- Phạm Tuân cũng mặc. Vỏ và lốp xe nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn, làm gì có tiêu chuẩn đi nhờ.
- Hứ, phi thuyền Liên Xô tao còn đi nhờ được, qúi báu gì cái xe đạp quốc doanh cà khổ của mày mà cũng làm phách.”
Ở một xứ sở mà “đến cái bù lon và cây kim còn phải nhập cảng” thì có cơ hội đi (nhờ) phi thuyền – tất nhiên – là điều rất đáng lấy làm hãnh diện. Nếu có thái độ “hơn hớn tự đắc” đi chăng nữa, theo như cách dùng chữ của ông Hà Sĩ Phu, cũng chả có gì là lố bịch.
Còn sống trong một đất nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà phải đi biểu tình (ké) ở một quốc gia láng giềng thì lại là chuyện khác. Chuyện này (chắc) phải nói cho tới Tết, hoặc – không chừng – tới chết luôn.
Tưởng Năng Tiến
__._,_.___
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
NGUYỄN THIÊN-THỤ
TRUNG ĐẠO CHÁNH PHÁP
BUDDHA'S MIDDLE PATH
Gia hỘI © 2012
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
TS. MAI THANH TRUYẾT *THỰC PHẨM
ĂN ĐỒ CỦA TÀU PHÙ , VC SẼ MAU XUỐNG LỖ (GOOD TO KNOW)
WESTMINSTER - Sáng Thứ
Bảy ngày 13-8-2011, gần 40 đồng hương Việt Nam đã đến Phòng Sinh Hoạt Mission
Del Amo trong khu Mobile Home Park số 9702 Bolsa Ave, Westminster, để nghe Tiến
Sĩ Mai Thanh Truyết nói về "Những Sản Phẩm Độc Hại Trên Thị Trường" do Hội Dưỡng
Sinh Thức Pháp tổ chức.
TS. Mai Thanh Truyết nói : "Từ bao lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều đến sự độc hại trong các loại thực phẩm chế biến từ Trung Quốc, từ Việt Nam, nhưng chỉ ‘nghe nói’ mà không có dẫn chứng cụ thể; do đó hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về những thực phẩm nào cần ăn, thực phẩm nào không nên ăn so với tình hình hiện tại nơi chúng ta đang sinh sống, vì tôi đã và đang làm việc trong ngành bảo vệ môi trường của chính phủ Hoa Kỳ, tôi đã nghiên cứu và có những chứng cứ cụ thể".
Trong buổi nói chuyện, TS. Mai Thanh Truyết không nêu tên bất cứ một ngôi chợ, một cửa hàng nào, ông nói "chỉ muốn nêu bật những loại thực phẩm độc hại, được chế biến một cách cẩu thả, vô ý thức với mục đích thâu lợi nhuận, không hề nghĩ đến sức khỏe của người tiêu thu"ï; vì thế ông thấy "có bổn phận phải báo động cho đồng hương để tránh dùng những thực phẩm độc hại đó, nhất là những thực phẩm chế biến, sản xuất từ Trung Quốc và Việt Nam, nay nhập cảng ồ ạt vào Hoa Kỳ".
Về trái cây: TS. Truyết khuyên mọi người nên ăn hai loại trái cây trồng ngay tại Mỹ, vừa rẻ lại vừa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người là chuối và táo. Nhiều loại trái cây khác như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, v.v., nếu chúng ta để ý sẽ thấy, ngày xưa, trái sầu riêng ở Việt Nam, khi chín tự động nó rụng xuống, không ai hái trái xanh bao giờ.
Ngày nay vì lợi nhuận, họ hái trái còn xanh và "phù phép bằng những hóa chất độc cho chín và có màu sắc rất đẹp". Những trái cây khác cũng vậy, ông đưa ra dẫn chứng trái lê Tàu hay còn gọi là lê Tân Cương, nhìn như vừa hái trên cây xuống, đó là họ đã "phù phép cho giữ được độ tươi, thử hỏi trong quá trình từ lúc thu hoạch tới khi vận chuyển sang đây, thời gian không dưới một tháng, làm sao trái cây có thể tươi tốt được như vậy, nếu không có ướp hóa chất?" Rau, đậu:
Chúng ta ăn rau thơm như rau răm, rau húng nếu trồng được trong vườn của mình, rau sẽ có mùi thơm, ngược lại mua ngoài chợ, ăn không thấy có mùi vị như rau trồng ở nhà, vì nó được bón bằng những hóa chất cho xanh, tốt. Tương ớt: Những loại tương ớt bán ngoài chợ và trong các tiệm phở, nhà hàng đều có pha hóa chất nên có màu sắc khác lạ không phải màu của ớt chín. Tiêu: Một sư cô từ Việt Nam đem sang cho ông khoảng 10 hột tiêu gọi là tiêu sọ.
Khi đem phân chất, trong là hột tiêu, ngoài bọc một lớp mỏng xi măng cho nặng cân. Các loại bột nêm: Không nên ăn, nhất là loại gia vị nấu bún bò Huế vì có pha hóa chất, khi nấu nó nổi lên lớp màu đỏ vàng trên mặt Đậu hũ: Có hai loại, loại cứng và loại mềm. Loại cứng có pha chất thạch cao. Bì heo: Rất trắng và sợi rất dài vì không ai biết trong đó có phải là da heo hay là một chất gì khác, nhưng có thể có nhiều chất nylon và được tẩy hóa chất cho trắng vì da heo bình thường không có màu trắng như vậy.
Lạp xưởng: TS. Truyết cho biết, bà con mua loại lạp xưởng đắt tiền nhất cũng vậy, về nhà luộc lên rồi cắt đôi ra, tuột hai đầu ra sẽ thấy có hai bọc nylon. Loại nylon này không tự hủy như loại nylon mà Mỹ làm từ bắp dùng gói các loại xúc xích.
Nhưng khi ăn lạp xưởng, chúng ta thái nhỏ thành ra không nhận thấy chất nylon mà thôi. Đường: Bên Âu Châu, hầu hết đều dùng đường màu nâu vì làm bằng mía hoặc củ cải đường. Đường cát trắng cũng làm bằng mía nhưng được tẩy bằng hóa chất nhiều lần mới trắng như vậy. Dầu ăn: Dầu Olive có độ sôi thấp dùng để trộn xà lách ăn sống thì tốt hơn. Chiên, xào nên dùng dầu ăn thực vật như dầu bắp chẳng hạn. Không ăn cá chiên ngoài chợ, vì dầu chiên đến một độ nóng nào đó hoặc để lâu các phân tử dầu sẽ biến chất và tạo ra các chất độc gây ung thư. Tôm, cá: Tôm, cá từ Việt Nam "được nuôi bằng thực phẩm trộn hóa chất cho mau lớn
Sau khi thu hoạch và đóng gói chở sang đến Hoa Kỳ, thời gian rất lâu, nhưng khi ra chợ, chúng ta thấy tôm, cá mang nhãn hiệu Việt Nam rất tươi, vì sao chắc bà con biết rồi, nhưng biết mà tại sao vẫn mua?" Ăn sushi, tiết canh: Tuyệt đối không nên ăn tiết canh, vì máu của các con thú như vịt, dê,heo, bồ câu, v.v., không ai biết được có chứa bao nhiêu vi khuẩn trong đó.
Sushi của Nhật làm "thì ăn được an toàn, vì người Nhật họ rất kỹ lưỡng và có đầu óc tự trọng, không quá tệ như một số người Việt và Tàu". Và ông khuyên, "đừng bao giờ đổ dầu ăn xuống bồn rửa chén, vì mỗi lít dầu ăn đổ xuống, chính phủ Hoa Kỳ tốn 1.000 đô để làm công việc khử các chất dầu ấy trước khi cho chảy ra biển".
Tóm lại, TS. Mai Thanh Truyết khuyên mọi người, sau khi đã nghe lời tâm tình của ông, "đừng nên mua thực phẩm do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất, vì đó chính là những chất độc dẫn chúng ta đến bệnh ung thư và ra đi sớm". Ông khuyên người cao niên: "Chúng ta ở đây đều từ 50, 60, 70 tuổi rồi, ăn uống không bao nhiêu nên cố gắng tránh ăn những thứ độc hại để còn sống thêm một vài năm nữa, hầu trở về nhìn lại quê hương.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
TIN VIỆT NAM & HOA KỲ
Báo chí Việt Nam liên tục đả kích bà Lê Hiền Đức
Bà
Lê Hiền Đức, giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) năm 2008, thường
xuyên có các hoạt động chống tham nhũng và bảo vệ người dân bị tước đoạt
đất đai (Theo Boxitvn.net)
Trong những ngày qua, báo chí chính thức ở Việt Nam đã liên
tục đăng nhiều bài đả kích bà Lê Hiền Đức, người mà cách đây không lâu
vẫn còn được chính quyền tuyên dương về những thành tích chống tham
nhũng. Những bài báo đả kích kể trên bắt đầu được đăng tải, kể từ khi
blogger Nguyễn Xuân Diện được mời lên làm việc tại Sở Thông tin và
Truyền thông Hà Nội, ngày 01/06 vừa qua, về những thông tin liên quan
đến trang blog của ông.
Tuy không được mời trong buổi làm việc này, nhưng luật sư Hà
Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức đã đi theo ông Nguyễn Xuân Diện. LS Hà Huy Sơn
sau đó đã ra ngoài, nhưng bà Lê Hiền Đức vẫn ở lại cho đến tối.
Đài Truyền hình Việt Nam VTV tối 05/06 đã phát một phóng sự cho rằng bà Lê Hiền Đức đã có những hành động « cản trở việc thanh tra », « gây rối trật tự công cộng » tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, và khẳng định bà đã "tự ý đập vỡ cửa kính một phòng làm việc" của văn phòng Sở và « tự ý gây thương tích ».
Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai ngày 05 và 06/06 cũng đăng hai bài đả kích bà Lê Hiền Đức và cho biết công an đang thu thập chứng cứ để xử lý các "đối tượng gây rối". Hôm nay, đến lượt tờ Hà Nội mới nhập cuộc với bài báo lên án bà Lê Hiền Đức « gây rối trật tự và phá hoại tài sản Nhà nước ». Bài báo này cũng chỉ trích luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, đặt câu hỏi là, vì sao ông là một tiến sĩ, có đủ trình độ, học vấn lại « lôi kéo » bà Lê Hiền Đức, để dẫn đến vụ « gây rối trật tự » như vậy ?
Về phần bà Lê Hiền Đức đã bác bỏ những thông tin của báo chí chính thức, khẳng định bà đã bị các nhân viên bảo vệ của Sở Thông tin và Truyền thông dùng vũ lực khống chế.
Bà Lê Hiền Đức, nay đã trên 80 tuổi, đã nhiều lần được báo chí chính thức ở Việt Nam ca ngợi về những thành tích chống tham nhũng, đặc biệt kể từ khi bà được tổ chức Transparency International trao giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) vào đầu năm 2008. Trong những năm gần đây, bà Lê Hiền Đức đã tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi những dân oan, nhất là trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất.
Ngoài bà Lê Hiền Đức, báo chí Việt Nam cũng đã bắt đầu tấn công luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, cụ thể là qua một bài đăng trên báo điện tử Petrotimes hôm qua. Với tựa đề : » Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì ? », tác giả bài báo mô tả ông Diện là người có rất nhiều hành vi « bất bình thường », với nhiều trang viết « gây bất lợi cho công tác thông tin truyền thông hiện nay ». Bài báo còn yêu cầu là phải xem xét « trách nhiệm liên đới » của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong vụ « gây rối trật tự » của bà Lê Hiền Đức.
Trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hiện là một trong những trang blog có rất nhiều người truy cập, vì trang này đã từng có nhiều bài tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông và nhiều bài về các vụ cưỡng chế đất như tại Tiên Lãng, Hải Phòng, hay tại Văn Giang, Hưng Yên vừa qua.
Ngày 18/05 vừa qua, một nhóm người tự xưng là thương binh đã tự ý xông vào Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nơi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm việc, để hăm dọa, đòi gỡ bỏ các bài trên trang blog của ông.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120607-bao-chi-viet-nam-lien-tuc-da-kich-ba-le-hien-duc
Đài Truyền hình Việt Nam VTV tối 05/06 đã phát một phóng sự cho rằng bà Lê Hiền Đức đã có những hành động « cản trở việc thanh tra », « gây rối trật tự công cộng » tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, và khẳng định bà đã "tự ý đập vỡ cửa kính một phòng làm việc" của văn phòng Sở và « tự ý gây thương tích ».
Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai ngày 05 và 06/06 cũng đăng hai bài đả kích bà Lê Hiền Đức và cho biết công an đang thu thập chứng cứ để xử lý các "đối tượng gây rối". Hôm nay, đến lượt tờ Hà Nội mới nhập cuộc với bài báo lên án bà Lê Hiền Đức « gây rối trật tự và phá hoại tài sản Nhà nước ». Bài báo này cũng chỉ trích luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, đặt câu hỏi là, vì sao ông là một tiến sĩ, có đủ trình độ, học vấn lại « lôi kéo » bà Lê Hiền Đức, để dẫn đến vụ « gây rối trật tự » như vậy ?
Về phần bà Lê Hiền Đức đã bác bỏ những thông tin của báo chí chính thức, khẳng định bà đã bị các nhân viên bảo vệ của Sở Thông tin và Truyền thông dùng vũ lực khống chế.
Bà Lê Hiền Đức, nay đã trên 80 tuổi, đã nhiều lần được báo chí chính thức ở Việt Nam ca ngợi về những thành tích chống tham nhũng, đặc biệt kể từ khi bà được tổ chức Transparency International trao giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) vào đầu năm 2008. Trong những năm gần đây, bà Lê Hiền Đức đã tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi những dân oan, nhất là trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất.
Ngoài bà Lê Hiền Đức, báo chí Việt Nam cũng đã bắt đầu tấn công luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, cụ thể là qua một bài đăng trên báo điện tử Petrotimes hôm qua. Với tựa đề : » Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì ? », tác giả bài báo mô tả ông Diện là người có rất nhiều hành vi « bất bình thường », với nhiều trang viết « gây bất lợi cho công tác thông tin truyền thông hiện nay ». Bài báo còn yêu cầu là phải xem xét « trách nhiệm liên đới » của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong vụ « gây rối trật tự » của bà Lê Hiền Đức.
Trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hiện là một trong những trang blog có rất nhiều người truy cập, vì trang này đã từng có nhiều bài tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông và nhiều bài về các vụ cưỡng chế đất như tại Tiên Lãng, Hải Phòng, hay tại Văn Giang, Hưng Yên vừa qua.
Ngày 18/05 vừa qua, một nhóm người tự xưng là thương binh đã tự ý xông vào Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nơi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm việc, để hăm dọa, đòi gỡ bỏ các bài trên trang blog của ông.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120607-bao-chi-viet-nam-lien-tuc-da-kich-ba-le-hien-duc
Hàng ngàn công nhân đình công ở Hà Nội
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
2012-06-07
Hàng ngàn công nhân của nhà máy Canon liên doanh với Nhật Bản tại
khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội đã đình công đòi chủ tăng lương
và cải thiện điều kiện làm việc.
Source kienthuc.net
Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 7 tháng 6, hàng ngàn công nhân ca đêm của nhà máy Canon ở khu công nghiệp Bắc thăng Long, Hà Nội đã đồng loạt đình công để yêu cầu chủ tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện điều kiện làm việc.
Một nữ công nhân giấu tên thuộc nhà máy Canon cho chúng tôi biết thông tin như sau:
"Phòng nào cũng có công nhân đình công hết vì không tăng lương. Từ 4 giờ tụi em nhận được thông tin từ bạn là đình công, nên sáng nay bọn em đi làm còn bị những người đình công ngăn cản không cho vào công ty. Tụi em đi làm đều phải về hết, không dám vào làm".
Các công nhân ca đêm của nhà máy Canon bắt đầu ca làm việc của mình từ 9 giờ tối và kết thúc vào 6 giờ sáng. Nhưng vào 4 giờ sáng ngày 7 tháng 5, toàn bộ công nhân ca này đã đồng loạt ngừng làm việc và hô hào yêu cầu được tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Sau đó các công nhân này đã tập trung phía bên ngoài cổng nhà máy từ sáng sớm cho đến tận chiều ngày 7 tháng 5 vẫn chưa giải tán.
Nữ công nhân giấu tên cho biết phần đông các công nhân của nhà máy Canon đều bất bình về điều kiện làm việc của nhà máy đưa ra cho công nhân.
Lương công nhân tụi em quá thấp, sản lượng tăng mà áp lực nhiều nên mọi người mới đình công."Lương cơ bản của tụi em bây giờ mới có 2,450,000 đồng, trước Canon là lương cao nhất khu công nghiệp mà bây giờ là thấp nhất khu công nghiệp. Đợt vừa rồi nhà nước có chính sách bảo tăng lương nhưng công ty em quyết định trong năm nay không tăng nên mới có đình công. Lương công nhân tụi em quá thấp,
Nữ công nhân
sản lượng tăng mà áp lực nhiều nên mọi người mới đình công". Vào ngày 1 tháng 5 năm 2012, Việt nam áp dụng mức lương tối thiểu mới cho công nhân viên chức hưởng lương nhà nước, theo đó mức lương tối thiểu của đối tượng này được tăng thêm 26,5%.
Tuy nhiên công nhân các nhà máy ngoài nhà nước và liên doanh không thuộc đối tượng điều chỉnh tăng lương đợt này. Năm 2011, Việt nam đã có một đợt tăng mức lương tối thiểu cho các công nhân thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước theo nghị định 70/2011/NĐ-CP.
Nghị định này chia ra 4 mức lương tối thiểu theo vùng, vùng cao nhất là 2 triệu đồng một tháng và vùng thấp nhất là 1,400,000 đồng một tháng. Mức này sẽ được giữ nguyên cho đến hết năm 2012.
Liên quan đến vụ đình công tại nhà máy Canon, đài RFA đã tìm cách liên hệ với phòng nhân sự của nhà máy nhưng không nhận được câu trả lời. Nhân viên trực phòng nói người phụ trách đang bận họp nên không thể trả lời.
Trong khi đó công nhân nhà máy cho biết họ vẫn chưa nhận được một phản ứng chính thức nào từ nhà máy về các yêu sách của họ.
Các cuộc đình công của công nhân các nhà máy tại Việt Nam đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là vì lương và điều kiện làm việc.
Báo cáo của Bộ Lao động thương Binh và xã hội năm 2011 cho thấy số lượng các cuộc đình công trong năm đã tăng gấp đôi so với năm 2010.
Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2011 đã có hơn 800 vụ đình công. Từ năm 1995 đến năm 2011, cả Việt nam có khoảng hơn 4,100 vụ đình công, trong đó hơn 74% các vụ đình công xảy ra tại các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Cam Ranh là chìa khóa cho Biển Đông?
Trần Bình Nam
Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ
Cập nhật: 08:47 GMT - thứ năm, 7 tháng 6, 2012
Ông Leon Panetta, Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, hôm 3 tháng 6 đã đến viếng căn cứ Cam Ranh.
Đây là chuyến thăm viếng căn cứ Cam Ranh đầu tiên của một bộ trưởng quốc
phòng Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ sau Hiệp Định
Paris 1973.
Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và
có thể nói ai quản lý Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường
thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái Bình Dương.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu
nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ
miền nam Việt Nam ra miền Bắc. Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ
và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng
tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền
Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định
xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân.
Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm
quan trọng của Hoa Kỳ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra
vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973 Hoa Kỳ rút các lực
lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Việt
Nam Cộng Hòa không có phương tiện duy trì Cam Ranh như một căn cứ và
chỉ sử dụng phi trường Cam Ranh một cách giới hạn.
Lịch sử
Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh còn được sử
dụng để tiếp người tị nạn từ miền Trung. Ngày 3/4/1975 quân đội Việt Nam
Cộng Hòa rút khỏi Cam Ranh.
Sau khi chiếm miền Nam, Hải quân Bắc Việt một
phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng nên căn cứ Cam Ranh bỏ
trống. Năm 1979, sau cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, Việt Nam cho
Nga thuê Cam Ranh trong 25 năm. Mục đích chính yếu là dùng sự hiện diện
của Nga ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Quốc.
"Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa. Người ta đoán Hà Nội có ý dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam Ranh để giải tỏa áp lực đòi thuê bao xử dụng của Trung Quốc."
Nga đã biến Cam Ranh thành một căn cứ hải quân
lớn ngoài lãnh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi
đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn
núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Năm 1991
Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thay đổi.
Giữa năm 2002, Nga rút khỏi Cam Ranh. Sau khi Nga rút đi, Trung Quốc ve
vãn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn còn đủ tỉnh táo để
không “bán” Cam Ranh cho Trung Quốc dù căn cứ được bỏ trống.
Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường
dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa. Người ta
đoán Hà Nội có ý dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam
Ranh để giải tỏa áp lực đòi thuê bao xử dụng của Trung Quốc.
Quyết định đó của Hà Nội là một quyết định có
tính chiến lược đúng đắn chừng nào Trung Quốc còn biết tự chế trong việc
đòi quyền làm chủ Biển Đông và giành quyền kiểm soát con đường biển
quan trọng của thế giới.
Thời gian cho thấy Trung Quốc dường như đặt mục
tiêu “trở thành siêu cường” là một nhiệm vụ lịch sử và bước đầu là bung
ra Biển Đông, biến Biển Đông thành cái “hồ nhà” của mình để dọn đường đi
bốn biển năm châu. Trung Quốc biết rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đang đi
xuống nhưng còn mạnh hơn mình nhiều và Trung Quốc sẽ chờ đợi: 10 năm, 15
năm, trước khi đọ sức với Hoa Kỳ.
Trung Quốc lấn ép
Nhưng với các nước nhỏ trong vùng, Trung Quốc
không cần chờ đợi. Trung Quốc dùng chính sách o ép bằng kinh tế và chính
trị. Riêng với Việt Nam ngoài áp lực kinh tế, Trung Quốc còn dùng nợ
nần và ơn nghĩa cũ để làm áp lực. Đối với Trung Quốc, Việt Nam là quốc
gia có tiềm năng nhất nên nếu trị được Việt Nam, các nước khác trong
khối Asean sẽ phải cúi đầu thuần phục. Cho nên trong những năm qua Trung
Quốc đã triển khai một chính sách “lấn ép” Việt Nam trên Biển Đông. Và
năm 2011 là năm Trung Quốc làm những hành động bắt nạt Việt Nam lộ liễu
nhất.
Trước các hành động khiêu khích và lần lướt của
Trung Quốc , Việt Nam đã áp dụng đối sách phản ứng nhiều mặt: (1) đối
đầu (không dùng vũ khí) trên thực địa, (2) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố mạnh mẽ Việt Nam sẽ hy sinh tất
cả để bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia, (3) làm ngơ để nhân dân
Hà Nội và Sài Gòn biểu tình trong các ngày Chủ Nhật trong suốt 12 tuần
từ đầu tháng 6, và sau cùng (4) không quên mặt ngoại giao gởi giới chức
cao cấp đi Trung Quốc nói chuyện hơn thiệt.
Nhưng các hành động của Trung Quốc trên Biển
Đông không phải là những đụng chạm ngoài ý muốn, mà là các hành động
trong chính sách nên các đối sách đáp ứng của Việt Nam không còn thích
hợp. Việt Nam cần phải có một chọn lựa khác.
Có nhiều dấu hiệu năm 2012 là năm căng thẳng.
Đầu tháng 3/2012 Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam và hai thuyền
đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa (Trung Quốc đã chiếm bằng vũ lực đầu
năm 1974) đòi tiền chuộc. Và Việt Nam cũng chỉ có thể phản ứng bằng nước
bọt. Giữa tháng 4 Trung Quốc gây hấn với Philippines tại bãi cạn
Scarborough, và với lời lẽ “dao to búa lớn” của Trung Quốc người ta chờ
đợi những bước lấn tới trong chính sách đã được hoạch định của Trung
Quốc. Dường như Trung Quốc muốn khiêu khích để Việt Nam chịu không nổi
phải đánh trả và họ có cớ để ra tay đẩy cuộc tranh chấp sang một tầng
cao khác có lợi cho họ.
Chìa khóa?
"Chuyến thăm Cam Ranh của ông Panetta sẽ làm cho tính cách bè bạn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi, và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không còn như trước. Nếu giữa Việt Nam và Trung Quốc còn đồng sáng với 16 giữ vàng giả dối thì “mộng” cũng đã khác nhau nhiều."
Trong tình hình hiện nay Cam Ranh trở thành một
cái chìa khóa giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Nếu trong 10 năm qua
(từ 2002 khi Nga rút ra khỏi Cam Ranh), Việt Nam đã từ chối mọi ve vãn
quốc tế sử dụng cảng Cam Ranh và nhắm quốc tế hóa cảng này là một chính
sách khéo léo thì với các chuyển biến càng lúc càng tăng cường độ của
Trung Quốc có thể buộc Việt Nam phải có một chọn lựa khác.
Đồng minh và quan hệ an ninh có văn bản đối với
Hoa Kỳ có lẽ còn quá sớm. Nhưng nếu có giao kèo để Hoa Kỳ sử dụng Cam
Ranh thì có lẽ cũng là một thế bài giải nước bí của Việt Nam. Trước đây
người ta vẫn đặt câu hỏi: Hoa Kỳ có muốn sử dụng lại Cam Ranh hay không.
Và không ai có câu trả lời dứt khoát. Chuyến thăm viếng Cam Ranh của bộ
trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và sự tiếp đón nồng hậu của Việt
Nam là một câu trả lời từ hai phía không nhầm lẫn được.
Tín hiệu chuyển đổi chính sách của Hoa Kỳ và
Việt Nam sẽ làm Trung Quốc rà soát và điều chỉnh lại chiến thuật tiến ra
Biển Đông của họ. Và lịch trình Hoa Kỳ thuê bao Cam Ranh để làm căn cứ
tiếp vận cho Hạm đội 7 còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh này.
Có thể còn rất lâu. Nhưng chuyến thăm Cam Ranh
của ông Panetta sẽ làm cho tính cách bè bạn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay
đổi, và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không còn như trước. Nếu
giữa Việt Nam và Trung Quốc còn đồng sàng với 16 giữ vàng giả dối thì
“mộng” cũng đã khác nhau nhiều.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Hoa Kỳ.
Trục chiến lược chuyển sang Thái Bình Dương - Vì đâu?
Việt-Long, RFA
Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thu hút sự chú tâm của cả thế giới khi ông công bố chiến lược quân sự mới của Washington tại Hội nghị Diễn đàn Quốc phòng Shangri-La. Trung quốc đứng ở vị trí nào trong chiến lược mới ấy?
navymil.com photo
Trục chiến lược chuyển theo trọng tâm chiến lược
Ngũ Giác Đài tái phối trí lực lượng hải quân theo trục chiến lược mới quay sang châu Á, thi hành từ nay và hoàn tất năm 2020, song song với kế hoạch thực hiện những ưu tiên chiến lược trên địa bàn Á Châu. Lực lượng hải quân Hoa Kỳ sẽ được phân bố 60% trên Thái Bình Dương và 40% trên Đại Tây dương.Hoa Kỳ cổ võ và noi gương tuân thủ luât lệ, trật tự quốc tế, tiếp tục củng cố các liên minh quân sự song phương sẵn có, mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác với Singapore, Việt Nam và các quốc gia Thái Bình Dương khác, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự và đầu tư phô diễn lực lượng quân sự khắp châu Á.
Đó là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ, được Tổng trưởng quốc phòng Leon Panetta trình bày chi tiết tại Hội nghị Đối thoại An ninh quốc phòng Shangri-La ở Singapore hồi tuần qua.
Trước hết đây không phải là một điều bất ngờ, mà mọi người đã có thể đoán trước, từ khi hành pháp Hoa Kỳ, nhất là Ngoại trưởng Hillary Clinton và nguyên Tổng trưởng quốc phòng Robert Gates từng nhiều lần xác định trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là châu Á.
Gần đây hành pháp Mỹ chi nói thêm rằng châu Á đã trở thành trục chiến lược quốc tế của Mỹ, và nay ông Tổng trưởng quốc phòng Mỹ nói rõ về tỉ lệ phối trí lực lượng 60-40 chia cho hai vùng đại dương. Ông Panetta còn liệt kê rõ rệt cả số lượng chiến hạm phân bố cho hai vùng chiến lược đó.
Mục tiêu: Trung Quốc.
Khi trọng tâm chiến lược rôi đến trục chiến lược Mỹ chuyển đổi như vậy, người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc.Tổng trưởng Panetta nhắc đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia châu Á đang phát triển mạnh cùng với Indonesia và Malaysia. Nhưng ông đồng thời nhấn mạnh đến hai cuộc chiến lớn trong thế kỷ 20 đã phát khởi từ châu Á.
Thế chiến thứ hai từ châu Âu đã lan ra toàn thế giới khi Nhật oanh kích Pearl Harbor. Chiến tranh Triều tiên cũng bùng nổ tại châu Á, với tác nhân Trung Quốc và Bắc Hà.
Tổng trưởng quốc phòng Mỹ kể lể về những khó khăn kinh tế, tài chính, ngân sách, như những lý do khiến Mỹ phải chọn lựa ưu tiên chiến lược đồng thời giản lược , linh động, hiện đại hoá lực lượng quân sự không lồ của mình.
Nhưng trên thực tế, nguyên do đầu tiên và trên hết khiến Washington phải chuyển trục chiến lược sang châu Á chính là do Trung Quốc đã chuyển mình nhanh chóng để trở thành một lực lượng kinh tế quân sự hùng mạnh đáng nể vì. Song song, là quan niệm bành trướng quân sự đi đôi với tham vọng bành trướng lãnh thổ mà Bắc Kinh không cần dấu diếm. Hoa Kỳ đã khai triển quan niệm chiến lược mới rất kịp thời.
Ông Panetta nói đến việc khôi phục và củng cố các liên minh quân sự song phương sẵn có như Australia, Nhật, Hàn quốc, Philippines, và Thái Lan, đồng thời tăng cường đối tác với nhiều nước châu Á khác trong đó có Việt Nam. Sau đó ông đi thăm Việt Nam và Ấn Độ. Hành động đó mang ý nghĩa gì?
Cam Ranh và Scarborough
Nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ đã bày rõ một bàn cờ trên Thái Bình Dương với những trục liên minh rộng lớn chi chít.Ông không quên nhắc đến Trung Quốc như một đối tác không khác nào những nước đối tác châu Á kia, nhưng việc đến thăm Việt Nam ở tại cảng Cam Ranh đã mang ý nghĩa một dấu hiệu của sự quan tâm đến tình trạng đối đầu mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Philippines, mặc cho các bên liên quan gọi đó là hợp tác, đối tác hay gì chăng nữa.
Chuyến
ghé Cam Ranh của ông Tổng trưởng quốc phòng tiếp theo những chuyến cặp
bến Đà nẵng của các chiến hạm tối tân nhất thuộc đệ thất hạm đội, cũng
như lần cặp bến Subic Bay của tàu ngầm tấn công USS North Carolina, tức
là toàn những căn cứ cũ của hạm đội 7, đã cho thấy rõ lời cảnh báo rằng
Hoa Kỳ không hề rời mắt khỏi những vụ đụng chạm, khiêu khích, lấn lướt
của ai đó trên biển Đông, từ Hoàng Sa ngoài khơi Đà Nẵng-Quảng Ngãi- Cam
Ranh cho đến bãi cạn Scarborough.
Điều gì mâu thuẫn?
Nói rằng ông Panetta cũng nhắc đến Trung Quốc như một đối tác không
khác nào những nước kia, nhưng lại cảnh báo Trung Quốc là Mỹ luôn luôn
lưu ý đến sự bức hiếp đối với Việt Nam, Philippines nhưng đồng thời vẫn
nói đứng trung lâp trong mọi tranh chấp, liệu có gì mâu thuẫn chăng?
Trong những lời phát biểu của Tổng trưởng Panetta tại Singapore thì
ông biện minh rằng không có gì mâu thuẫn giữa chiến lược mới của Hoa Kỳ
với quyền lợi của Trung Quốc. Ông Panetta, cũng như Ngoại trưởng Clinton
trước đây, cố giải thích rằng nỗ lực tăng cường sự can dự của Mỹ ở
châu Á Thái Bình Dương hoàn toàn phù hợp với đà phát triển và tăng
trưởng của Bắc Kinh, còn làm lợi cho Trung Quốc về mặt an ninh và thịnh
vượng chung với Hoa Kỳ nữa.
Tổng trưởng quốc phòng Mỹ nêu ra những nguyên tắc duy trì an ninh
thịnh vượng cho khu vực châu Á Thái Bình Dương, và kêu gọi Trung Quốc
tham dự vào những kế hoạch giao tiếp và hợp tác về quân sự trong những
lãnh vực cứu trợ nhân đạo, chống ma tuý, chống phổ biến vũ khí, thực
hiện trách nhiệm trong vấn đề an toàn cho không gian ảo cũng như ngoại
tầng không gian …
Ông Panetta có ý khuyến dụ rằng một khi Trung Quốc chấp nhận luật
chơi trên một sân đấu công bằng cùng tranh đua phát triển, thì nền an
ninh trong hoà bình của toàn khu vực cũng được duy trì để các nước dồn
hết nỗ lực vào sự phát triển, tránh hoạ chiến tranh chỉ gây đổ vỡ và làm
chậm tiến.
171 tàu chiến chỉ để ngắm hoàng hôn?
Rõ ra là lực lượng quân sự Mỹ dàn trải và tung hoành khắp Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương chỉ để “bảo vệ an ninh” cho tất cả các nước, kể cả
Trung Quốc! Để chống lại ai? Chống thiên tai? Chống ma tuý? Chống tai
nạn trên biển? Hay phải có hạm đội 7 để chống hải tặc?
Nói đến ba nguyên tắc chung gọi là để duy trì an ninh thịnh vượng
nhưng dường như toàn là những nguyên tắc thực hiện để tăng cường, phối
trí và phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.
úc Kiến. Và xếp hàng sau những liên minh song phương giữa Mỹ với Philippines, Thái Lan, còn những quan hệ “đối tác” song phương với Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ... hình thành mạng lưới dày vây quanh người khổng lồ mới lớn kia. Chỉ còn thiếu Việt Nam ở sát đáy phía Nam, vì một số nhỏ người Việt còn đang chần chờ, rụt rè, e ngại.
Tăng cường và thực hiện hai nguyên tắc trên, Tổng trưởng quốc phòng
Mỹ công bố nguyên tắc thứ ba: duy trì hiện diện quân sự tại Đông bắc Á
và tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, đồng
thời đầu tư thêm cho nhu cầu phô diễn sức mạnh và khả năng hoạt động
trên toàn bộ khu vực này.
Đến đây hẳn có thể kết luận chiến lược của Mỹ cho thế kỳ 21 chuyển trục về châu Á là để kềm chế Trung Quốc.
Mục đích chẳng khác nào be bờ ngăn chặn trước kia, nhưng lần này Mỹ khuyến khích Trung Quốc hãy khôn ngoan chăm lo phát triển trong hoà bình, đừng gây chiến ức hiếp các nước nhỏ, và cho thấy rõ các chiến hạm của Mỹ sẽ không để vùng biển Đông Nam Á với đầy quyền lợi chung của Hoa Kỳ với các nước địa phương rơi vào vòng khống chế và tước đoạt của Thiên Triều Bắc Kinh.
Mục đích chẳng khác nào be bờ ngăn chặn trước kia, nhưng lần này Mỹ khuyến khích Trung Quốc hãy khôn ngoan chăm lo phát triển trong hoà bình, đừng gây chiến ức hiếp các nước nhỏ, và cho thấy rõ các chiến hạm của Mỹ sẽ không để vùng biển Đông Nam Á với đầy quyền lợi chung của Hoa Kỳ với các nước địa phương rơi vào vòng khống chế và tước đoạt của Thiên Triều Bắc Kinh.
Nếu Hoa Kỳ không nhắm mục đích ấy, mà chỉ mong hợp tác hoà bình ở lục
địa châu Á và các quốc gia biển đảo Á Châu, thì chắc Ngũ Giác Đài đem
sang vùng biển Thái Bình hơn 170 chiến hạm từ hàng không mẫu hạm đến tàu
tuần duyên hiện đại cùng với lực lượng không quân yểm trợ và tấn công,
và mở thêm căn cứ không hải thuỷ bộ ở Bắc Úc nữa, hẳn là chỉ để ngắm
cảnh hoàng hôn yên bình trên Thái Bình Dương!
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/where-s-china-in-us-new-strategic-pivot-to-asia-06072012152907.html
Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thế giới. Một cuộc
chạy đua vũ trang đang rộ lên ở nhiều nước trong khu vực thời gian gần
đây cùng với đà gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Nhật báo Le
Monde hôm nay có bài viết đề cập đến « cuộc chạy đua trang bị tàu ngầm ở
Đông Nam Á » nhân cuộc đối thoại quốc tế về an ninh vừa diễn ra tại
Shangri-La, Singapore từ ngày 01-03/06/2012.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120606-dong-nam-a-dua-nhau-mua-sam-tau-ngam
Đông Nam Á đua nhau mua sắm tàu ngầm
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Shangri-La (REUTERS)
Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thế giới. Một cuộc
chạy đua vũ trang đang rộ lên ở nhiều nước trong khu vực thời gian gần
đây cùng với đà gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Nhật báo Le
Monde hôm nay có bài viết đề cập đến « cuộc chạy đua trang bị tàu ngầm ở
Đông Nam Á » nhân cuộc đối thoại quốc tế về an ninh vừa diễn ra tại
Shangri-La, Singapore từ ngày 01-03/06/2012.
Đặc phái viên của tờ báo tại Singapore nhận định vùng biển Đông
Nam Á, vốn đã tấp nập các hải đội thương thuyền thế giới qua lại, sắp
tới sẽ còn dậy sóng từ dưới sâu bởi hàng chục chiếc tàu ngầm chiến đấu
đang được các nước đua nhau mua sắm. Đua nhau mua sắm tàu ngầm là một
chủ đề được Hội nghị quốc tế Shangri-La Singapore về vấn đề an ninh từ
ngày 1-3/6 vừa qua tâm đặc biệt.
Theo chuyên gia Christian Le Miere, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Luân Đôn thì trong khu vực châu Á thực sự đang có một “làn sóng mua sắm” tầu ngầm. Tờ báo đưa ra con số thống kê: Trung Quốc vừa mới khánh thành căn cứ Hải Nam dự kiến sẽ chứa 66 chiếc tàu ngầm. Việt Nam đang trong giai đoạn đặt mua 6 chiếc, Indonesia cũng đặt 3 chiếc, Úc đang muốn tăng đội tàu ngầm 6 chiếc của mình lên gấp đôi.
Nhật Bản thì từ nay đến năm 2020 cũng sẽ nâng đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc. Hàn Quốc từ năm 1990 đến nay cũng đã sắm được 12 chiếc, Malaisia cũng đã có 2 chiếc, còn Ấn Độ đội tàu ngầm 15 chiếc của họ vừa được bổ sung thêm một chiếc chạy bằng năng lượng nguyên tử trong tháng 4 vừa qua. Tác giả bài viết còn cho biết tại hội nghị Shangri-La hôm 2/6 vừa rồi, một nguồn tin quân sự còn ước tính đến năm 2025 số lượng tàu ngầm họat động trong khu vực Ấn Đô Dương và Thái Bình Dương sẽ tăng gấp ba hiện nay, tức là vào khoảng 170 chiếc.
Để lý giải cho cuộc chạy đua mua sắm tàu ngầm, báo Le Monde trích dẫn phân tích của bà Valerie Niquet, nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Paris : « Việc gia tăng tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông cùng với việc mở rộng tầm ảnh hưởng của họ là yếu tố dẫn đến làn sóng hiện đại hóa các hạm đội hải quân trong khu vực Đông Nam Á. Trong vài năm gần đây, tàu ngầm đang trở thành hướng ưu tiên của hải quân trong vùng ».
Theo Le Monde, những con số chạy đua vũ trang nói trên cho thấy tầm mức quan trọng của vùng biển trong khu vực Đông Nam Á này. Tại hội nghị Shangri-la, người ta cũng đã nhắc lại con số đáng lưu ý đó là 1/3 lượng hàng hóa thương mại của Mỹ mỗi năm, trị giá khoảng 1200 tỷ đô la, được chuyển qua tuyến đương hàng hải trên Biển Đông.
Để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và không để cho Bắc Kinh phủ nhận không gian lưu thông chung này, mỗi nước có liên quan đều tỏ ra sẵn sàng tự triển khai những phương tiện bảo đảm an ninh cho mình, nhưng đồng thời vẫn cố gằng làm sao không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại sống còn với Trung Quốc.
Tác giả bài viết nhận thấy, Washington cũng như Paris đều khuyến khích các nước trong khu vực đưa ra một bộ luật ứng xử trên biển. Nhưng các nước châu Á cho thấy họ còn gặp nhiều khó khăn để triển khai được việc này. Theo Le Monde, chính sách « cân đối lại » lực lượng Mỹ tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương sẽ góp phần gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực châu Á. Chuyến công du châu Á 9 ngày vừa rồi của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta là một bước cụ thể hóa chiến lược mới của Mỹ.
Washignton sẽ gây khó cho Trung Quốc cùng với việc rải quân khắp từ Singapore đến Úc, qua Philippines, Indonesia, Hàn Quốc rồi Nhật Bản, Guam và không loại trừ cả Việt Nam. Washington đang gia tăng các đối tác sẵn sàng trợ giúp cho các nước có lực lượng hải quân yếu.
Theo tác giả bài viết, các nước châu Âu như Đức, Anh và Pháp cũng đang muốn tìm được một vị trí trong bàn cờ an ninh khu vực này. Nhưng theo giới quan sát thì ngoài việc bán vũ khí ra, vai trò của Liên Hiệp Châu Âu rất hạn chế. Tại Singapore lần này, Pháp và Đức đã không bỏ lỡ cơ hội chào mời các nước về trang thiết bị quân sự chủ yếu là trong lĩnh vực tàu ngầm.
Thái Lan : Nan giải cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo vùng cực nam
Le Figaro nhìn về Thái Lan với cuộc xung đột tôn giáo diễn ra triền miên ở miền nam nước này giữa những người theo Phật giáo và người Hồi giáo. Đạo Phật ở Thái Lan có mặt ở 90% các vùng đất nước, trong khi hồi giáo chỉ chiếm 5%, chủ yếu tập trung ở ở ba tỉnh cực nam, giáp với Malaysia là Pattani, Yala và Narathiwat. Tại khu vực biên giới này, những người theo Phật giáo từ bao năm nay vẫn phải đối mặt với các cuộc tấn công của những phần tử nổi dậy hồi giáo đòi ly khai khỏi Thái Lan.
Theo le Figaro, ở miền cực nam Thái Lan, không một ngày nào trôi qua không xảy ra các vụ đánh bom, sát hại công chức, đốt cháy trụ sở chính quyền hay chùa triền. Tất cả những gì của nhà nước đều có thể là mục tiêu tấn công của những phần tử nổi dậy hồi giáo cực đoan. Những phần tử này không bao giờ nhận trách nhiệm về hành động của mình nhưng rõ ràng họ tỏ rõ quyết tâm truy đuổi những người theo đạo Phật ra khỏi nơi đây. Để đối phó với những hành động như vậy, chính quyền Bangkok đã tăng cường quân số quân đội, cung cấp tài chính, trang bị vũ trang cho các đội tự vệ của làng xã. Hiện tại giữa những người theo Phật giáo và các phần tử Hồi giáo nổi dậy đòi ly khai đang diễn ra một cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt không có hồi kết.
Le Figaro cho biết, cuộc xung đột ở miền nam Thái lan trong vòng 8 năm qua đã gây ra 11 nghìn vụ tấn công làm 5000 người thiệt mạng, 8 000 người bị thương. Ba tỉnh cực nam có tới 80% dân số là người theo Hồi giáo, nhưng họ lại chỉ chiếm 2,2 trong tổng số 67 triệu dân Thái. Tình hình bạo lực ở khu vực này càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ không thể hòa hợp được.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lo ngại vì theo họ « thế hệ những người nổi dậy mới muốn chứng minh rằng bạo lực là cách duy nhất để họ được ly khai khỏi Thái lan. Hành động của họ giờ đây cũng liều lĩnh hơn, có kế hoạch hơn, tinh vi hơn và cũng dã man hơn ».
Theo Le Figaro thì các cuộc thương lượng hòa bình ở mảnh đất này vẫn đang trong bế tắc hòan tòan. Bởi những đặc thù về tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ, giờ đây ở Thái Lan người ta bắt đầu tính đến chuyện trao một quy chế hành chính đặc biệt cho ba tỉnh cực nam này. Tuy nhiên chính phủ Thái Lan vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm được người đối thoại tại địa phương có ảnh hưởng thực sự đối với các nhóm nổi dậy.
Hàn Quốc : Du học nước ngoài tránh bị sức ép của một nền giáo dục quá tải
Về chủ đề giáo dục, nhật báo Công giáo La Croix đề cập đến một hiện tượng đang phổ biến ở Hàn Quốc. Ngày càng nhiều các gia đình Hàn Quốc chọn cách gửi con đi du học nước ngoài để tránh cho con em họ phải chịu những sức ép nặng nề của nền giáo dục trong nước.
La Croix dẫn con số của bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết, năm 2006 có gần 30 nghìn học sinh Hàn Quốc đi du học ngoại quốc. Con số này có chững lại một vài năm vì tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng lại tăng trở lại trong năm 2011.
Tác giả bài báo cho biết, ở Hàn Quốc, thành công trong học hành là một nỗi ám ảnh trong toàn quốc. Học sinh Hàn Quốc luôn bị sức ép nặng nề của việc học. Hết giờ học chính khóa ở trường là tiếp nối các buổi học thêm kéo dài cho tới tận đêm khuya. Học trò Hàn Quốc chỉ có vài giờ ngủ mỗi ngày.
Một số học sinh không chịu được áp lực thậm chí đã chọn cách tự tử. Vì vậy cho con ra nước ngoài học, là cách để giúp cho con em mình vừa học được thêm một ngoại ngữ, vừa tránh khỏi bầu không khí ngột ngạt của nền giáo dục trong nước, bị chỉ trích là khuôn sáo thụ động và quá nặng nề. Tuy nhiên cho con đi học ở nước ngoài khi còn nhỏ cũng không phải không có vấn đề.
Các em học sinh còn nhỏ tuổi phải xa nhà, thiếu sự chăm gần gũi gia đình nên không phải ai cũng có thể thành côgn trong học hành. Người Hàn Quốc giờ đây lại tính đến chuyện đổ xô đăng ký cho con học ở các trường quốc tế trong nước. Mặc dù chính phủ đã thắt chặt quy định điều kiện nhập học nhưng cũng không ngăn cản được các bậc phụ huynh Hàn Quốc lựa chọn cho con cái họ theo hệ thống giáo dục của nước ngoài hơn là theo nền giáo dục Hàn Quốc.
Trang nhất các báo Pháp
Châu Âu chưa thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng Hy Lạp thì cơn bão tài chính lại chuẩn bị nổi lên ở Tây Ban nha. Hệ thống ngân hàng của nước này đang có nguy cơ bị sụp đổ dây chuyên. Tây Ban Nha kêu cứu là chủ đề nóng của các báo ra hôm nay. Trang kinh tế Le Figaro ghi nhận đầy lo lắng « Tây Ban Nha kêu gọi trợ giúp để cứu vớt các ngân hàng của mình ».
Cũng chung một nỗi lo, nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh thêm cảnh báo tình hình nguy cấp của kinh tế Tây Ban Nha, tờ báo cho biết hôm qua, chính phủ Tây Ban nha thừa nhận không còn đủ khả năng cấp thêm vốn cho các ngân hàng của mình với mức lãi suất mà chính phủ Tây Ban Nha phải đi vay như hiện nay.
Trong khi đó Libération đưa lên trang nhất hình ảnh đồng tiền xu 1 euro rạn vỡ bên hàng tựa lớn « SOS Tây Ban Nha ». Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang sụp đổ, Madrid hôm qua kêu cứu châu Âu, tờ báo đặt câu hỏi liệu Tây Ban Nha có trở thành một Hy Lạp mới ?
Libération nói rõ, các khoản nợ khổng lồ của các ngân hàng Tây Ban Nha đang nằm trong các khối bất động sản bấp bênh khiến cho Liên Hiệp Châu Âu lo ngại một cuộc khủng hoảng ngân hàng mới sẽ nổ ra. Theo Libération, ít nhất các ngân hàng của nước này phải cần bơm thêm khỏan vốn chừng 60 tỷ euro.
Nhưng các chuyên gia thậm chí còn nói đến con số thực tế có thể lên tới 200 tỷ euro. Tờ báo cũng cảnh báo rằng, khi nền kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm 3% GDP của cả Liên hiệp bung bét thì đã làm cho Liên Hiệp Châu Âu lo sợ. Nếu khủng hoảng lan sang nề kinh tế đứng hàng thứ tư trong khu vực đồng euro này thì cả hệ thống sẽ bị đe dọa.
Vậy thì giải pháp nào để ngăn chặn cuộc khủng hỏang ngân hàng Tây Ban Nha đang đe dọa làm suy sụp cả châu Liên hiệp châu Âu ? Libération nhận định không có giải pháp nào khác ngoài sự đòan kết toàn diện giữa các nhà nước trong khối euro để cưỡng lại cơn gió độc khủng hoảng tài chính rộng khắp này.
Le Figaro nhắc đến một hướng giải pháp khác được Đức chủ trương, đó là « tăng cường quyền hành của Ủy ban châu Âu bằng việc chỉ định một bộ trưởng Tài chính chung có quyền can thiệp vào ngân sách của mỗi quốc gia thành viên ». Theo tờ báo thì giải pháp này sẽ mở ra một cơ chế tương trợ trong đó chủ yếu có việc thành lập một liên minh ngân hàng. Tuy nhiên cơ chế phức tạp này không dễ gì triển khai ngay được trong nay mai.
Theo chuyên gia Christian Le Miere, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Luân Đôn thì trong khu vực châu Á thực sự đang có một “làn sóng mua sắm” tầu ngầm. Tờ báo đưa ra con số thống kê: Trung Quốc vừa mới khánh thành căn cứ Hải Nam dự kiến sẽ chứa 66 chiếc tàu ngầm. Việt Nam đang trong giai đoạn đặt mua 6 chiếc, Indonesia cũng đặt 3 chiếc, Úc đang muốn tăng đội tàu ngầm 6 chiếc của mình lên gấp đôi.
Nhật Bản thì từ nay đến năm 2020 cũng sẽ nâng đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc. Hàn Quốc từ năm 1990 đến nay cũng đã sắm được 12 chiếc, Malaisia cũng đã có 2 chiếc, còn Ấn Độ đội tàu ngầm 15 chiếc của họ vừa được bổ sung thêm một chiếc chạy bằng năng lượng nguyên tử trong tháng 4 vừa qua. Tác giả bài viết còn cho biết tại hội nghị Shangri-La hôm 2/6 vừa rồi, một nguồn tin quân sự còn ước tính đến năm 2025 số lượng tàu ngầm họat động trong khu vực Ấn Đô Dương và Thái Bình Dương sẽ tăng gấp ba hiện nay, tức là vào khoảng 170 chiếc.
Để lý giải cho cuộc chạy đua mua sắm tàu ngầm, báo Le Monde trích dẫn phân tích của bà Valerie Niquet, nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Paris : « Việc gia tăng tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông cùng với việc mở rộng tầm ảnh hưởng của họ là yếu tố dẫn đến làn sóng hiện đại hóa các hạm đội hải quân trong khu vực Đông Nam Á. Trong vài năm gần đây, tàu ngầm đang trở thành hướng ưu tiên của hải quân trong vùng ».
Theo Le Monde, những con số chạy đua vũ trang nói trên cho thấy tầm mức quan trọng của vùng biển trong khu vực Đông Nam Á này. Tại hội nghị Shangri-la, người ta cũng đã nhắc lại con số đáng lưu ý đó là 1/3 lượng hàng hóa thương mại của Mỹ mỗi năm, trị giá khoảng 1200 tỷ đô la, được chuyển qua tuyến đương hàng hải trên Biển Đông.
Để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và không để cho Bắc Kinh phủ nhận không gian lưu thông chung này, mỗi nước có liên quan đều tỏ ra sẵn sàng tự triển khai những phương tiện bảo đảm an ninh cho mình, nhưng đồng thời vẫn cố gằng làm sao không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại sống còn với Trung Quốc.
Tác giả bài viết nhận thấy, Washington cũng như Paris đều khuyến khích các nước trong khu vực đưa ra một bộ luật ứng xử trên biển. Nhưng các nước châu Á cho thấy họ còn gặp nhiều khó khăn để triển khai được việc này. Theo Le Monde, chính sách « cân đối lại » lực lượng Mỹ tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương sẽ góp phần gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực châu Á. Chuyến công du châu Á 9 ngày vừa rồi của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta là một bước cụ thể hóa chiến lược mới của Mỹ.
Washignton sẽ gây khó cho Trung Quốc cùng với việc rải quân khắp từ Singapore đến Úc, qua Philippines, Indonesia, Hàn Quốc rồi Nhật Bản, Guam và không loại trừ cả Việt Nam. Washington đang gia tăng các đối tác sẵn sàng trợ giúp cho các nước có lực lượng hải quân yếu.
Theo tác giả bài viết, các nước châu Âu như Đức, Anh và Pháp cũng đang muốn tìm được một vị trí trong bàn cờ an ninh khu vực này. Nhưng theo giới quan sát thì ngoài việc bán vũ khí ra, vai trò của Liên Hiệp Châu Âu rất hạn chế. Tại Singapore lần này, Pháp và Đức đã không bỏ lỡ cơ hội chào mời các nước về trang thiết bị quân sự chủ yếu là trong lĩnh vực tàu ngầm.
Thái Lan : Nan giải cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo vùng cực nam
Le Figaro nhìn về Thái Lan với cuộc xung đột tôn giáo diễn ra triền miên ở miền nam nước này giữa những người theo Phật giáo và người Hồi giáo. Đạo Phật ở Thái Lan có mặt ở 90% các vùng đất nước, trong khi hồi giáo chỉ chiếm 5%, chủ yếu tập trung ở ở ba tỉnh cực nam, giáp với Malaysia là Pattani, Yala và Narathiwat. Tại khu vực biên giới này, những người theo Phật giáo từ bao năm nay vẫn phải đối mặt với các cuộc tấn công của những phần tử nổi dậy hồi giáo đòi ly khai khỏi Thái Lan.
Theo le Figaro, ở miền cực nam Thái Lan, không một ngày nào trôi qua không xảy ra các vụ đánh bom, sát hại công chức, đốt cháy trụ sở chính quyền hay chùa triền. Tất cả những gì của nhà nước đều có thể là mục tiêu tấn công của những phần tử nổi dậy hồi giáo cực đoan. Những phần tử này không bao giờ nhận trách nhiệm về hành động của mình nhưng rõ ràng họ tỏ rõ quyết tâm truy đuổi những người theo đạo Phật ra khỏi nơi đây. Để đối phó với những hành động như vậy, chính quyền Bangkok đã tăng cường quân số quân đội, cung cấp tài chính, trang bị vũ trang cho các đội tự vệ của làng xã. Hiện tại giữa những người theo Phật giáo và các phần tử Hồi giáo nổi dậy đòi ly khai đang diễn ra một cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt không có hồi kết.
Le Figaro cho biết, cuộc xung đột ở miền nam Thái lan trong vòng 8 năm qua đã gây ra 11 nghìn vụ tấn công làm 5000 người thiệt mạng, 8 000 người bị thương. Ba tỉnh cực nam có tới 80% dân số là người theo Hồi giáo, nhưng họ lại chỉ chiếm 2,2 trong tổng số 67 triệu dân Thái. Tình hình bạo lực ở khu vực này càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ không thể hòa hợp được.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lo ngại vì theo họ « thế hệ những người nổi dậy mới muốn chứng minh rằng bạo lực là cách duy nhất để họ được ly khai khỏi Thái lan. Hành động của họ giờ đây cũng liều lĩnh hơn, có kế hoạch hơn, tinh vi hơn và cũng dã man hơn ».
Theo Le Figaro thì các cuộc thương lượng hòa bình ở mảnh đất này vẫn đang trong bế tắc hòan tòan. Bởi những đặc thù về tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ, giờ đây ở Thái Lan người ta bắt đầu tính đến chuyện trao một quy chế hành chính đặc biệt cho ba tỉnh cực nam này. Tuy nhiên chính phủ Thái Lan vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm được người đối thoại tại địa phương có ảnh hưởng thực sự đối với các nhóm nổi dậy.
Hàn Quốc : Du học nước ngoài tránh bị sức ép của một nền giáo dục quá tải
Về chủ đề giáo dục, nhật báo Công giáo La Croix đề cập đến một hiện tượng đang phổ biến ở Hàn Quốc. Ngày càng nhiều các gia đình Hàn Quốc chọn cách gửi con đi du học nước ngoài để tránh cho con em họ phải chịu những sức ép nặng nề của nền giáo dục trong nước.
La Croix dẫn con số của bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết, năm 2006 có gần 30 nghìn học sinh Hàn Quốc đi du học ngoại quốc. Con số này có chững lại một vài năm vì tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng lại tăng trở lại trong năm 2011.
Tác giả bài báo cho biết, ở Hàn Quốc, thành công trong học hành là một nỗi ám ảnh trong toàn quốc. Học sinh Hàn Quốc luôn bị sức ép nặng nề của việc học. Hết giờ học chính khóa ở trường là tiếp nối các buổi học thêm kéo dài cho tới tận đêm khuya. Học trò Hàn Quốc chỉ có vài giờ ngủ mỗi ngày.
Một số học sinh không chịu được áp lực thậm chí đã chọn cách tự tử. Vì vậy cho con ra nước ngoài học, là cách để giúp cho con em mình vừa học được thêm một ngoại ngữ, vừa tránh khỏi bầu không khí ngột ngạt của nền giáo dục trong nước, bị chỉ trích là khuôn sáo thụ động và quá nặng nề. Tuy nhiên cho con đi học ở nước ngoài khi còn nhỏ cũng không phải không có vấn đề.
Các em học sinh còn nhỏ tuổi phải xa nhà, thiếu sự chăm gần gũi gia đình nên không phải ai cũng có thể thành côgn trong học hành. Người Hàn Quốc giờ đây lại tính đến chuyện đổ xô đăng ký cho con học ở các trường quốc tế trong nước. Mặc dù chính phủ đã thắt chặt quy định điều kiện nhập học nhưng cũng không ngăn cản được các bậc phụ huynh Hàn Quốc lựa chọn cho con cái họ theo hệ thống giáo dục của nước ngoài hơn là theo nền giáo dục Hàn Quốc.
Trang nhất các báo Pháp
Châu Âu chưa thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng Hy Lạp thì cơn bão tài chính lại chuẩn bị nổi lên ở Tây Ban nha. Hệ thống ngân hàng của nước này đang có nguy cơ bị sụp đổ dây chuyên. Tây Ban Nha kêu cứu là chủ đề nóng của các báo ra hôm nay. Trang kinh tế Le Figaro ghi nhận đầy lo lắng « Tây Ban Nha kêu gọi trợ giúp để cứu vớt các ngân hàng của mình ».
Cũng chung một nỗi lo, nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh thêm cảnh báo tình hình nguy cấp của kinh tế Tây Ban Nha, tờ báo cho biết hôm qua, chính phủ Tây Ban nha thừa nhận không còn đủ khả năng cấp thêm vốn cho các ngân hàng của mình với mức lãi suất mà chính phủ Tây Ban Nha phải đi vay như hiện nay.
Trong khi đó Libération đưa lên trang nhất hình ảnh đồng tiền xu 1 euro rạn vỡ bên hàng tựa lớn « SOS Tây Ban Nha ». Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang sụp đổ, Madrid hôm qua kêu cứu châu Âu, tờ báo đặt câu hỏi liệu Tây Ban Nha có trở thành một Hy Lạp mới ?
Libération nói rõ, các khoản nợ khổng lồ của các ngân hàng Tây Ban Nha đang nằm trong các khối bất động sản bấp bênh khiến cho Liên Hiệp Châu Âu lo ngại một cuộc khủng hoảng ngân hàng mới sẽ nổ ra. Theo Libération, ít nhất các ngân hàng của nước này phải cần bơm thêm khỏan vốn chừng 60 tỷ euro.
Nhưng các chuyên gia thậm chí còn nói đến con số thực tế có thể lên tới 200 tỷ euro. Tờ báo cũng cảnh báo rằng, khi nền kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm 3% GDP của cả Liên hiệp bung bét thì đã làm cho Liên Hiệp Châu Âu lo sợ. Nếu khủng hoảng lan sang nề kinh tế đứng hàng thứ tư trong khu vực đồng euro này thì cả hệ thống sẽ bị đe dọa.
Vậy thì giải pháp nào để ngăn chặn cuộc khủng hỏang ngân hàng Tây Ban Nha đang đe dọa làm suy sụp cả châu Liên hiệp châu Âu ? Libération nhận định không có giải pháp nào khác ngoài sự đòan kết toàn diện giữa các nhà nước trong khối euro để cưỡng lại cơn gió độc khủng hoảng tài chính rộng khắp này.
Le Figaro nhắc đến một hướng giải pháp khác được Đức chủ trương, đó là « tăng cường quyền hành của Ủy ban châu Âu bằng việc chỉ định một bộ trưởng Tài chính chung có quyền can thiệp vào ngân sách của mỗi quốc gia thành viên ». Theo tờ báo thì giải pháp này sẽ mở ra một cơ chế tương trợ trong đó chủ yếu có việc thành lập một liên minh ngân hàng. Tuy nhiên cơ chế phức tạp này không dễ gì triển khai ngay được trong nay mai.
tags: Châu Á - Quân sự - Trung Quốc - Điểm báo
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120606-dong-nam-a-dua-nhau-mua-sam-tau-ngam
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
CÂY BONSAI
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
TRẺ RANH LUẬN CHÍNH
CHUYỆN NƯỚC NON
Truyện dài đấu đá
trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN
Tổng bí thư Đảng
Cộng Sản VN Nguyễn Phú Trọng triệu tập hội nghị 5 khóa XI đã ""cướp"" chức Trưởng ban chống tham nhũng từ tay thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ôngđem ban này từ
chánh phủ về Bộ Chánh Trị Đảng Cộng Sản
VN.
Ngoài việc làm ông trùm chống tham nhũng Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN Trọng
còn tái lập ban Nội Chính trung ương
Đảng Cộng Sản VN tập trung ba quyền hành pháp tư pháp và lập pháp cả trong ban
này dùng ban này như quả đấm thép đánh thủ tương Dũng.Theo ông Phạm Thế Duyệt
thì đã có thời ban chống tham nhũng thuộc Văn phòng trung ương Đảng mà có làm đươc gì đâu Cùng
với việc tập trung quyền lực về tay mình Tổng bí thư Trọng đã liên kêt với
chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa vụ bê bối của Vinalines[Tổng Công ty Hàng Hải
VN] ra ánh sáng [vụ này còn lớn hơn vụ Vinashines vụ thất thoát nhiều trăm ngàn
tỷ đồng VN] đánh trực tiếp
vào bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông Thăng biết nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
kiêm Tổng Gíam Đốc Vinalines Dương Chí Dũng sai phạm nhưng vẫn bổ nhiệm ông này
làm Cục trưởng Cục Hàng Hải sau đó còn cứu bồ bằng cách xin yểm trợ Vinalines một
trăm ngàn tỷ để Vinalines phục hồi.
Khi vụ Vinalines bị Tổng bí thư Trọng và chủ
tịch nươc Sang khui ra công an đến bắt
ông Dương Chí Dũng ông Đinh La Thăng đã đánh tháo cho ông Dũng đào thoát rồi
nói với báo điện tử VN Express rằng ông bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng với mục
đích""bứng"" ông Dũng khỏi chức chủ tịch Hội Đồng Quản Tri
Tập Đoàn Vinalines hầu giúp tập đoàn này bớt đấu đá nhau quả nhiên ông Dũng đi
khỏi Vinalines tập đoàn này không còn đâu đá nội bộ nữa'
Thiên hạ đồn rùm
lên rằng ông Trọng trước hết hạ ông Nguyễn Tấn Dũng sau đó sửa hiến pháp để Tổng bí thư kiêm luôn chủ tịch
nước cho ông Sang về vườn luôn chứng cớ là ông Trọng truất bà Đăng Hoàng Yến [chị ông Đăng Hoàng Tâm hỗn danh Tâm Tân Tạo
là ngươi chi tiền cho ông Sang làm chánh
trị]khỏi ghế đai biểu quốc hội bà Yến thật
cao tay khi bưóc ra khỏi quốc hội bà nói bà
không trách ai hết bà ra khỏi quốc hội rất thanh thản.
BàYến bị mất chức
đai biểu quôc hội chỉ vì từng là Đảng viên Đảng Cộng Sản VN mà bà không khai
trong lý lịch là bà từng là người Cộng Sản
bà nói bà bỏ Đảng vì thấy không hợp với Đảng và hợp với con đường kinh
doanh hơn như vậy có gì cần phải khai đâu.Được biết bà Yến là con một ông Cộng
Sản miền Nam đi tập kết ra Bắc năm 1954 mẹ bà là ngươi Hải Phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi làm thủ tướng nhiệm kỳ 2 biết
rằng lưc lượng quần chúng nhân dân là lực lương quan trọng phải nhờ cậy lực
lương này khi phe bảo thủ nắm quân đội nên đã cho trình quốc hội dự án luật biểu
tình để khi có biến dùng nhân dân chống phe bảo thủ nhưng dự luật biểu tình bị
phe Nguyễn Phú Trọng trong quốc hội ngâm tôm qua nửa nhiệm kỳ 2 của thủ tướng
Dũng vẫn không đươc đả động tới.
Phe ông Nguyễn Phú Trọng tính dùng đòn bỏ phiếu bất tín nhiệm
để đánh tỉa người trong chánh phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng phe ông Dũng dẫn luật bắt bẻ chỉ có luật bỏ phiếu tín nhiệm
nhưng là tín nhiệm nhiệm kỳ chứ làm gì
có luật bỏ phiêu bât tin nhiệm thế là phe ông Trọng bị tước võ khí vì tín nhiệm
nhiệm kỳ thì đã bỏ phiêu rồi,phải sửa luât bỏ phiếu tín nhiệm bất định kỳ mà sửa
luật thì sang nhiệm kỳ tới chắc cũng chưa xong .
Khiếp
Đài phát thanh và truyền hình quôc tế BBC ở Luân Đôn [Anh quốc]
loan tin con ông bí thư tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến là ""cậu ấm""
Bùi Thanh Tùng xây một biệt thư với cây cảnh hầm ngầm trị giá sơ sơ hai trăm tỷ đồng trong khi""cậu ấm""
Tùng chỉ là một trưởng phòng thuộc Sở Thương Bình Xã Hội Tỉnh Hải Dương.Có
ngươi gọi cái biệt thư của""cậu ấm""Tùng là phủ đệ nghĩa là
một dinh thư hoành tráng có một không hai ở Hải Dương.
Ngay sau khi đài BBC loan tin và đưa hình ảnh về cái biệt thự
""khủng ''" của cậu ấm con quan""bí thư"" tỉnh
Hải Dương,báo chí hỏi cậu ấm Tùng tiền đâu mà cậu xây biệt thư đồ sộ như vậy ""cậu ấm""
Tùng tỉnh queo tuyên bố tiền xây biệt thự
là tiền mồ hôi nươc mắt xuất phát từ trí tuệ,vận động cá nhân chứ không phải dựa
dẫm vào bất kỳ ai vào mối quan hệ nào"".
Lương công chức trưởng phòng của Sở Thương binh Xã Hội tỉnh
Hải Dương bao nhiêu mà tiền mồ hôi nươc mắt quan hệ cá nhân trưởng phòng cỡ nào
mà có cả trăm tỷđồng để xây biẹt thự ""khủng""
Bộ trương Thông Tin và Truyền thông nước CHXHCNVN ông Nguyễn
Bắc Sơn đã lên tiếng về vụ biet thư ""khủng"" và báo lề phải
của Đảng đã đăng hình hàng rào tòa biệt thư này và nói trong vườn biệt thư có
những cây sưa trăm tuổi [một cây sưa trăm tuổi giá mây tỷ đồng]
Trên mạng bỗng xuất hiện hình ảnh nhà tổ của thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng xâycất ở quê nhà tỉnh Kiên
Giang hoành tráng gấp mười lần cái biệt thư khủng của con ông bí thư tỉnh ủy Hải
Dương cùng nguồn tin ông thượng tá trưởng phòng cảnh sát giao thông tỉnh Kiên
Giang chỉ vì ách cái xe chở đôi hạc cao ba
mét của công tử Nguyễn Thanh Nghị con trai lớn thủ tướng
đã bị mất chức đầy về một huyện
xa của tỉnh Kiên Giang.
Vũ Ngọc Đỉnh và ấn bản""Những âm thanh nhức buốt
ngàn đời""
Kỷ niệm lần sinh thừ tám mươi nhà văn Vũ Ngọc Đỉnh đã cho
in và phát hành cuốn sách khảo luận mà
ông bỏ ra năm năm sưu tầm tài liệu để viết dó là cuốn Những âm thanh nhức buồt
ngàn đời dầy gần 600 trang khổ A4,Những Âm Thanh Nhức Buốt Ngàn Đời là bản luận tôi kết tội Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản VN 44 tội toàn tội tầy trời.Ly kỳ là
sách tiết lộ tài liệu tuyệt mật của trang mạng Wikileakscho biết sau hai ngày3
và 4 tháng 9 năm 1990 họp kín tại Thành Đô [Trung Quốc] Tổng bí thư Đảng Cộng Sản
VN Nguyễn Văn Linh chủ tịch Hội Đồng bộ trưởng VN Đỗ Mười đã ký thỏa thuận với
Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Quôc Vụ Viện Trung Quôc Lý Băng tái
lập bang giao bình thương với Trung Quốc kèm điều kiện cho Việt Nam ba mươi năm
sau để trở thành khu tự trị của Trung Quốc nhưNội Mông Tây Tạng nghĩa là tới
năm 2020 Việt Nam gia nhập đai gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Ly kỳ hơn là tác giả Vũ Ngọc Đỉnh
còn''""khui"" ra cái
bản văn hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999 chỉ vì Lê Khả Phiêu đã
""chót dại"" ngủ với điệp viên Trung Quốc Trương Mỹ Vân đến
có một
đưa con gái vào năm 1988 và Trung Quốc đã quay phim ghi hình tất cả chuyện
này làm áp lực nên Lê Khả Phiêu phải hiến Trung Quốc Ải Nam Quan thác Bản Dốc và 46 phần trăm vịnh
Bắc Việt.Chính cái bản văn này đã khiến
Phan Văn Khải Võ Văn Kiêt ọ ẹ cuối cùng ngày 25 tháng 12 năm 2000 Trung
Quốc thí cho Trần Đưc Lương cầm về 2 tỷ
USDcủa Trung Quôc thí cho VN dưới hình thưc đầu tư để Võ Văn Kiêt Phan Văn Khải
hết ọ ẹ luôn.
Tập Đoàn Than và Khoáng Sản khủng hoảng tài chính
Tập Đoàn Than và Khoáng Sản vừa phát động một chiến dịch bán
trái phiếu với mục đich thu thêm 3000 tỷ đồng để thoát cơn khủng hoàng tài
chính vì làm ăn vung tay quá trán hết tiền và thua lỗ.Được biết Than và Khoáng
sản là tập đoàn khai thác bauxít ở Tây Nguyên
phá hoại hệ sinh thái vùng Tây Nguyên vời khối bùn đỏ khổng lồ đổ ra từ
chuyện khai thác quặng bauxit.
Các tập đoàn kinh tê ở
VN nợ tới 415000 tỷ đồng
Bộ Tài Chính nước CHXHCNVN vừa công bố tổng số nợ của các tập
đoàn kinh tế nhà nước tính tới tháng 9
năm 2011 là 415000 tỷ đồng,có những tập đoàn nợ
""đìa"""" ra như VinaAirlines tài sản có 43057 tỷ
nợ 33.557 tỷ thế mà mới đây lại còn mua trả góp 4 cái tầu bay Airbus 321 nữa.Hỏi
ra mới biết việc mua tầu bay Airbus trả góp xếp đươc hoa hồng 10 phần trăm bỏ
túi mua bốn cái Airbus 321 giá 100 triệu USD xếp VinaAirlines sơi ngon ơ 10 triệu USD.
Vè thời đai
Dân gian đang lưu truyền bốn câu vè thời đai sau đây Trẻ
Ranh xin chép lại để mọi người cùng thưởng thức
Suy ra cũng tại ông Hồ
Đẻ ra một lũ hồ đồ tham lam
Không học mà vẫn làm quan
Cho nên xã hội muôn vàn xấu xa
Chuyện kỳ cục
Chánh Thanh Tra Sở Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội mởi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm tới làm
việc tại văn phòng Thanh Tra Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội cụ bà Lê Hiền Đưc
đi theo bị nhốt tới 12 giờ khuya chưa chịu thả cụ bà Lê Hiền Đức[nhân vật từng
đươc giải của Tổ chức minh bạch quốc tế về chống tham nhũng ở VN năm 2007 tên
khai sinh của bà Đức là Phan Thị Mỹ Dung năm nay 82 tuổi] .Cụ Đức thuôc diện người trên bát tuần đã bị 4 nhân viên bảo vệ của Thanh Tra Thông Tin và
Truyền Thông Hà nội khênh đi và nhốt trong phòng kín còn luật sư Hà huy Sơn mặc
dầu trình thẻ luât sư cũng vẫn bị đưa đi chỗ khác riêng tiến sĩ Diện thì bị
nhân viên an ninh hạch sách về những bài viết trên mạng của ông và cho biết Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho lệnh đóng không cho blog của tiến sĩ Diện
không cho lên mạng nữa.
Trong khi đó báo lề phải
và đài truyền hình nhà nươc VTV1của Đảng Cộng Sản VN lại nói cụ bà Lê Hiền
Đức đập phá văn phòng thanh tra Sở Thông Tin và Truyền Thông Hà nội cụ bà Lê Hiền
Đưc ăn vạ ở văn phòng này không chịu ra về đòi phường tới lập biên bản riêng về vêt thương ở chân của cũ Đưc báo đài nhà nươc quả quyết vết thương này là
do cũ Đưc đạp vỡ cửa kính của văn phòng Thanh tra sở 4TT Hà nội mà có chứ không
ai đánh cụ cả.
Trong khi đó trên mạng xuất hiện hình ảnh và tin tức về cụ
Lê Hiền Đức thì ra cụ bị thương ở chân và nhốt trong phòng kín tắt điện cụ đập
cửa kêu cứu ba giờ sáng ngày 2 tháng 6 dân ớ dưới đường xông lên cứu cụ Đưc
nhân viên an ninh cản Mấy ông thanh tra
Thông Tin và Truyền Thông ở Hànội hoảng quá phải chở cụ tới bệnh viện Viêt Xô cấp
cứu rồi bỏ chạy con gái cụ đã tới bệnh viên đón về nhà dân Văn Giang đã kéo tới
nhà cụ Đưc bảo vệ cụ sức khỏe cụ tạm ổn định đúng là bà già gân hết biết.
Chuyện lạ
Tin trên mạng vừa cho biết thủ tướng Hun sen của vương quốc
Campuchia vừa tuyên bố ông chẳng ngu gì theo cộng sản vì cộng sản đã có thời diệt
chủng ở nước ông và hiện nước ông là nước quân chủ lập hiến và ông rất buồn khi
CHXHCNVN gọi Campuchia là nước anh em.Thủ tướng Hun Sen nói thời nay là thời
giao thiệp bình đảng ông không muốn ai trịch thượng với đất nước ông cả.
Nhạc sỹ Tô Hải nguy kịch
Nhạc sĩ Tô Hải tác giả Hồi Ký Của Một Thằng Hèn,một thời
vang dội vừa phải nhập viện lần thư ba,lần này ông nguy kịch hơn vì ăn gì vào
cũng ói ra hết.Hiện nhạc sĩ Tô Hải nằm tại bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ ở quận Phú Nhuận.
Một bài thơ bất hủ
Trên mạng internet đang lưu truyền một bài thơ bât hủ của
nhà thơ Bùi Minh Quôc người từng đi B chống Mỹ nổi tiếng ở khu 5 và là chồng
nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Qúy[ hi sinh ở khu thời chống Mỹ].Để rộng đường dư luận Trẻ Ranh
xin trích nguyên văn bài thơ Hãy Đến Đây mà tác giả Bùi Minh Quôc gửi các đai
biểu quốc hội khóa 13
Hãy đến đây
Nào
Các đồng chí đầy tớ
Hãy đến đây
Dù chỉ ít vài giây
Với nhân dân mắt nhìn thẳng mắt
Cùng nhân dân mở to nghìn mắt
Nhìn nó đạp mặt
Đạp mặt dân
Đạp mặt dân
Bốn thằng xách dân như xách lợn
Một thằng trên cao phóng cẳng đạp
Đạp
Đạp
Đạp
Giữa mặt dân
Đạp một lần
Hai lần
Chưa hả
Nó đạp tới bốn lần
Nhằm thẳng chỗ phát lời Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam
Cả Việt Nam
cả thế giới bàng hoàng
Ơi hỡi ""bạn"" dân!
Nó tự xưng""bạn""dân
Dân coi nó bạn dân
Dân hằng tin nó thật bạn dân
Cha anh nó từng vì nươc quên thân vì dân phục vụ
Giờ nó đạp mặt dân
Nó ở đâu chui ra?
Nó ở đâu đến đây?
Nó làm theo lệnh ai?
Nó làm theo lệnh ai?
Hãy đến đây
Đến đây
Các đây tớ nhân dân
Các đại biểu nhân dân
Hỡi Phú Trọng Sinh Hùng Tấn Sang Tấn Dũng
Bốn đầy tớ nhân dân bẫm nhất
Bốn đại biểu nhân dân bự nhất
Hãy đến đây
Đến đây
Nhìn cho rõ bốn cú đạp
Cảm cho thấu bốn cú đạp
Bốn cú đế giầy lưỡi bò
điểm mặt
Nó đạp theo lệnh ai?
Ai?
Là ai trong bốn
người?
Ai?
Ai?
Ai?
Trước mặt nhân
dân hãy cung kính trả lời
Trước mặt nhân
dân hãy rành mạch trả lời
Ai?
Ai?
Đà lạt 26 tháng
72011
Thiếu tường Nhanh liệu có phơi áo không
Ông Nguyễn Xuân Minh Trung Tá Cán bộ Phòng Cảnh sát giao
thông Công An Hà nội vừa có đơn thư gửi
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trưởng ban chống tham nhũng của Ban Chấp Hành
Trung ương Đảng Cộng Sản VN thủ tương
Nguyễn Tấn Dũng rồi chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng tố cáo thiếu tướng Nguyễn Đưc Nhanh Gíam Đốc Sở Công An TPHànội kiêm Tổng
Cục Phó Tổng Cục An Ninh bộ Công An đã
""ỉm"" đi hai vụ vi phạm luật giao thông quan trọng đó là các vụ
1-
Ông Vũ Lê Hoàng cán bộ Cục lãnh sự bộ ngoại giao
ngày 7 tháng 3 năm 2012 đã lái mô tô đâm thẳng vào Nguyễn Đức Chung đội phó đội
cảnh sát giao thông ở ngã tư Trương Chinh-Gỉai Phóng
2-
Ngày 24 tháng 3 ông Cẩm Kế Cường Phó Cục Trương của Thanh Tra Chánh Phủ đâu xe bảng số
29A 17189 ngay lề trái góc đường Quang Trung-Trần Hưng Đạo hai cảnh sát
giao hai cảnh sát giao thông Lê Đưc Kỳ
và Nguyễn Diện Sơn lập biên bản đưa ông Cường ông Cường đã xé toạc quăng vào mặt
họ
Không biết các ông Trọng ông Dũng ông Sang ông Hùng sẽ xử lý sao vụ
ông Nhanh ra sao đây hay lại im lặng là
vàng
TRẺ RANH
THỤY KHUÊ * NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Posted by vietsuky on 22/05/2012
RFA Tiếng Việt
Nhân Văn Giai Phẩm
và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-05-19
Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm giới thiệu tác phẩm
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của nhà phê bình văn học
Thụy Khuê.
Tác phẩm đang có một tiếng vang lớn về công trình nghiên cứu của bà có
liên quan đến những điều mà nhiều người gọi sự giả dối của lịch sử, mời
quý vị theo dõi.
Nhà phê bình văn học nổi tiếng
Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Công việc chính của bà
trong nhiều năm là phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài
phát thanh Pháp Quốc RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009
thì về hưu.
Những tên tuổi bà đã phỏng vấn đáng chú ý nhất là các thành viên quan
trọng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có nhân vật nổi
tiếng Nguyễn Hữu Đang vài năm trước khi ông trở về với cát bụi. Bà có
những tác phẩm phê bình văn học công phu như Cấu Trúc Thơ, Sóng Từ
Trường I, II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí
văn học hải ngoại.
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam.
Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học.
Hai mươi hai năm sau bà về nước lần thứ hai vào năm 1984 và trong chuyến
đi này theo bà kể lại đã để lại dấu ấn sâu đậm vì đã xa nhà từ lúc 18
tuổi. Cũng từ lần về nước này bà chạm mặt với những hình ảnh thật của
quê hương đã khiến bà có ý định viết lách.
Tìm lại dấu vết Nhân Văn Giai Phẩm
Tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” được bà hoàn
thành năm 2012 và do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia Hoa Kỳ ấn
hành năm 2012. Sách dày 976 trang với 25 chương và phần phụ lục.
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết
nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân
Bắc. Nhưng vô ích.
Tất cả đều đã bị xóa sổ. Nhà văn Thụy Khuê.
Trong phần lời tựa tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái
Quốc” Thụy Khuê viết:
“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ,
chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc.
Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ.
Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế
hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt
nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn
Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân
Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút,
tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng
đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn
Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm
1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều
chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các
tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung
quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày
nay.”
Chứng minh sự giả mạo lịch sử
Thụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án.
Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng
Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương
23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.
Có lẽ mục đích chính của tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn
Ái Quốc” của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm
xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút
hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy
lương thiện.
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” chứng minh sự “giả mạo
lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn
đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào
Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó. Chúng tôi chú ý các điểm mấu
chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần
Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động
chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu
nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh
Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái
Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân
Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất
Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình
Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước
khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã
hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.
Nơi trang 458 Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh
luôn là những trang viết đầy bí mật.
Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia,
lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản
như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi
lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng
nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến
Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra
là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi
những khám phá này.
Công trình hơn 20 năm
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Thụy Khuê nhằm tìm hiểu thêm
những diễn biến trong lúc bà viết và thu nhặt chứng cứ, tài liệu về vấn
đề hệ trọng này.
Trước tiên bà cho biết thời gian mà bà thật sự bỏ ra cho bộ sách:
Thụy Khuê: “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” nếu mà nói cuốn
sách này làm trong bao lâu thì quả tình tôi cũng không biết là bao lâu.
Từ ngày tôi bắt đầu chủ định viết về Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã 20 năm
rồi. Trong suốt quãng thời gian đó dĩ nhiên tôi cũng làm những việc khác
nhưng luôn luôn để thời giờ thêm ra để viết nó nếu phát hiện ra thêm
một tư liệu gì đó. Cho dù nhỏ đến đâu hay là có một cuộc phỏng vấn gì
liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm thì tôi cũng tìm cách đưa lên đài phát
thanh hồi đó khi tôi làm cho RFI. Hoặc là tôi viết ra và đưa lên báo.
Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm
rồi anh ạ.
Mặc Lâm: Không riêng gì tôi mà rất nhiều thính giả yêu quý chương trình
bà phụ trách trên đài RFI đều thấy rằng bà đặc biệt thích thú và mài
miệt với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm, tôi nghĩ là trong từng ấy chương
trình có lẽ những gì cần viết, cần khai thác về chủ đề này chắc cũng tạm
đủ…
Vậy bà có thể cho thính giả biết những yếu tố mới trong “Nhân Văn Giai
Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” có phải tập trung vào ba chữ Nguyễn Ái
Quốc như tựa của cuốn sách hay không?
Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20
năm rồi anh ạ. Nhà văn Thụy Khuê.
Thụy Khuê: Trong khi mình tập trung nghiên cứu thì có những tình cờ nó
len vào. Riêng về vấn đề Nguyễn Ái Quốc lúc đầu tôi không chủ động để
viết về Nguyễn Ái Quốc nhưng khi tôi nghiên cứu Phan Khôi là một nhân
vật chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm thì sau khi tìm kiếm tôi mới thấy
ông Phan Khôi có một giai đoạn liên hệ mật thiết với cụ Phan Chu Trinh,
và khi tìm hiểu cụ Phan Chu Trinh thì tôi lại thấy thời gian mà cụ ở
Pháp rất lâu.
Tất nhiên thời gian đó thì ai cũng biết là khoảng mười mấy năm.
Cụ ở Pháp từ 1911 trở đi thế nhưng không ai biết rõ trong thời gian đó
cụ làm gì và chúng ta chỉ biết sơ sơ là lúc đó cụ và cụ Phan Văn Trường
và Nguyễn Ái Quốc là ba người mà cho tới bây giờ người ta cứ kể như cột
trụ của phong trào ái quốc đầu tiên ở Pháp.
Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi
thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài
năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học
tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới
liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là
Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp!
Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn
bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết
bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế.
Mặc Lâm: Trong khi tìm hiểu như vậy bà đã đi đến kết luận cụ thể bằng
những tài liệu khả tín mà các sử gia có thể chấp nhận phải không ạ?
Thụy Khuê: Thưa anh chắc chắn! Ở trong cuốn sách đó tôi chứng minh nhiều
khía cạnh lắm. Dĩ nhiên phương pháp khoa học thì không bao giờ dám nói
chứng minh của mình là cái cuối cùng, nhưng ít ra tôi nghĩ chứng minh
của tôi là chứng minh đầu tiên rằng những người ký tên Nguyễn Ái Quốc
thời đó là các ông Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An
Ninh chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành tức là ông Hồ Chí Minh về sau
này.
HCM là người chịu trách nhiệm về vụ NVGP
Mặc Lâm: Quay trở lại với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm không biết những sự
mờ ám mà bà chứng minh về tư cách của ông Nguyễn Tất Thành có liên quan
gì đến bi kịch Nhân Văn Giai Phẩm sau này không thưa bà?
Thụy Khuê: Có thể gọi sự mờ ám của lịch sử trong lúc đầu thì mình thấy
là những sự kiện lịch sử đã được ít nhiều tráo lộn và thay đổi nguồn gốc
phát xuất. Tạm gọi là “người anh hùng” đi, tức là ông Hồ Chí Minh, thì
mình thấy là tất cả những nguồn gốc phát xuất đó nó đưa đến những hệ quả
như thế nào về văn hóa. Về sau này khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền
ông ấy tiếp tục chính sách có thể gọi là không những coi thường văn hóa,
mà còn chà đạp lên văn hóa nữa. Đấy là hậu quả mà mình nhìn thấy về
sau.
Cái hậu quả có thể gọi là tàn khốc nhất về văn hóa là vấn đề Nhân Văn
Giai Phẩm. Cùng với Nhân Văn Giai Phẩm là tất cả những sự đối xử với văn
hóa miền Nam chẳng hạn thì đó là hậu quả.
Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu
mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do
ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho
Trường Chinh làm những việc như vậy. Nhà văn Thụy Khuê.
Mặc Lâm: Theo bà thì chính ông Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về
vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm tuy nhiên khi theo dõi những ý kiến của
người trong cuộc thì hầu như ai cũng kết án Tố Hữu, cùng lắm đi xa hơn
một chút thì cho rằng những chính sách của Trường Chinh đã bị Tố Hữu lạm
dụng và bẻ cong để hãm hại văn nghệ sĩ theo khuynh hướng cải cách. Bà
nghĩ sao về điều này?
Thụy Khuê: Thưa anh từ chuyện ông Hồ Chí Minh tới ông Tố Hữu thì sự liên
kết của nó có thể về mặt chính trị. Khi bất cứ một chuyện xảy ra như
Nhân Văn Giai Phẩm nếu mình thấy ngoài mặt thì Tố Hữu có trách nhiệm
trực tiếp nhưng nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì Tố Hữu cũng chỉ là
người thi hành thôi. Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh
đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của
Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh,
nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy.
Trong chế độ toàn trị những người như ông Mao, ông Hồ không thể nói họ
không có trách nhiệm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Thụy Khuê.
Thưa quý vị vừa rồi là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và nhà phê bình
văn học Thụy Khuê về tác phẩm mới nhất của bà mang tên “Nhân Văn Giai
Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc”.
Chúng tôi cũng được biết vào ngày 19 tháng 5 này tác giả có buổi ra mắt
sách tại Thủ đô Washington, mong rằng nhiều người Việt sẽ có tác phẩm
quan trọng này trong tủ sách gia đình để so sánh, đối chiếu một sự thật
lịch sử mà tác giả dày công chứng minh qua kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên
cứu của bà về đề tài này.
—
http://ixij.wordpress.com/2012/05/23/rfa-nhan-van-giai-pham-va-van-de-nguyen-ai-quoc-phong-van-tac-gia-thuy-khe/
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0220
CUNG TRẦM TƯỞNG * THỤY KHUÊ
Dòng Cảm Nghĩ Về Cuốn Biên Khảo
"Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc"
Của Thụy Khuê
Cung Trầm Tưởng
Từ nhiều năm nay, ở hải ngoại người ta đã viết khá nhiều về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm và nhân vật Nguyễn Ái Quốc.
Công chúng nhờ đó có được một sự hiểu biết phong phú, đa nguyên, bổ ích.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, đó mới chỉ là một cái nhìn cục bộ, tản mạn,
rời rạc, không được hệ thống hóa, thiếu chuyên sâu và tính nhất lãm. Tầm
nhìn bị hạn chế trong khuôn khổ những bài viết có những khảo hướng khác
nhau, nên thiếu bề dầy, tính keo sơn và sự thống nhất tư tưởng của một
quyển sách viết nên bởi một tác giả.
Sự khiếm khuyết này của tri thức, và học thuật, nay được bổ sung với sự
ra đời của cuốn biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc
của nhà nữ phê bình văn học tên tuổi Thụy Khuê.
Trước hết xin nói về hình thức.
Tác phẩm có kích thước của một pho sách: 970 trang, 25 chương, 1 phụ lục
và một thư mục gồm 204 tài liệu, tư liệu, tiểu luận, tiểu thuyết, hồi
ký, bút ký, nhật ký, tạp ghi, biên niên, thi phẩm, diễn văn, thư từ, báo
cáo, tường thuật, chấp bút những cuộc phỏng vấn ghi âm trên điện thoại
hay qua những cuộc gặp mặt giữa người hỏi và người trả lời, và những
buổi "trò chuyện với những người trong cuộc" của Thụy Khuê.
Bản liệt kê tỉ mỉ trên nhằm nói lên một điều: tác giả đã làm việc cần
cù, thận trọng, nghiêm túc, có quy mô -những đức tính cần có của một
người làm công tác học thuật chân chính.
Về phương pháp luận, Thụy Khuê đã tỏ ra am tường, tinh tế, thông minh,
linh động trong việc sử dụng những công cụ của tư duy khoa học như quy
nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, ngoại suy, loại suy, đối chiếu (văn
bản, văn khí, văn phong), khảo sát (niên đại), và vân vân.
Để truy tìm sự thật bị bóp méo bởi những ý đồ ám muội, Thụy Khuê đã cần
mẫn quy tập, tổ chức những sự kiện riêng lẻ thành một tổng hợp có ý
nghĩa, kết nối cái này với cái kia thành một tương quan liên đới, dắt
dây - connecting the dots - tạo nên cái logic của tổng thể trong đó
những sự kiện cá thể trở thành những yếu tố cấu thành của tổng thể. Học
thuật như vậy là nghệ thuật ráp nối cái muôn vẻ thành một chỉnh thể có ý
nghĩa, hóa luận ngôn ( hiểu theo nghĩa là sự lập ngôn của tư duy logic)
thành một bài thơ trí tuệ - un poème intellectuel - trong chừng mực
tính chính xác của khoa học cho phép.
Xin khai triển điều vừa viết ra.
Nghệ thuật lý luận của Thụy Khuê liên hợp được chức năng cảm nhận với
chức năng suy nghĩ thành một cảm nghĩ hài hòa, cân đối - điều này thích
hợp với khoa học nhân văn - thông qua một ngôn ngữ hữu cơ: sự đơm xương
nở thịt của bào thai tư tưởng. Nhà cấu trúc học Roland Barthes diễn tả
mối giao thoa này với một hình ảnh nên thơ: : "Qua nghe ra tiếng lao xao
của cõi chữ, tôi hỏi về cái dợn mình của nghĩa-C’est le frisson du sens
que j’interroge en écoutant le bruissement du langage." Ngôn ngữ lý
luận của Thụy Khuê có cái cấu trúc hai tầng lao xao này . Nó ủ men hương
của trí tuệ và gợi dậy nơi người đọc một khoái cảm mỹ học lâng lâng
phiêu diệu.
Chúng ta hãy đọc đoạn cô bình ba câu thơ haikuesque của Phùng Cung
Đêm về khuya
Trăng ngả màu hoa lý
Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông
như sau:
"Đêm trăng, hoa lý, tiếng gọi đò, sông...…là những yếu tố của một cảnh
đêm có thể chất hoàn toàn khác nhau. Nhờ một hành động chữ, chúng đã hóa
mộng. Để được sống lại trong một không gian khác, để tạo ra nghịch cảnh
của một đời người. Sự cô đơn tuyệt đối của con người bị cô lập suốt
đời, được nhà thơ biểu hiện dưới một màn trăng đêm không người, mà có
"tiếng gọi đò" như " con nhện vô hình" giăng nối hai bờ xa cách. Hai
quang cảnh, một của thiên nhiên hiện thực, diễm ảo Đêm về khuya trăng
ngả màu hoa lý và một của tâm thức cô đơn tuyệt đối. Tiếng gọi đò căng
chỉ ngang sông của kẻ bị cách ly, lưu đày, bị đoạt tự do và cướp ánh
sáng mà Nguyễn Mạnh Tường gọi là Un Excommunié-Kẻ Bị Khai Trừ" (trang
421,422 NVGP&VĐNAQ)
Ngôn ngữ lý luận như vậy là tinh tế, uyên bác, đầy đặn, cặn kẽ, tài hoa, đẹp như một bài thơ-beau comme un poème.
Sự đánh tráo lịch sử được chính thống hóa, lên kế hoạch, dựng thành
chính sách nhà nước, viết thành sách giáo khoa, sử dụng hết công suất
của một cỗ máy tuyên tuyền khổng lồ đập ồn ĩ vào màng nhĩ, con ngươi
người dân, cắm sâu xuống tầng tiềm thức của tâm hồn họ: họ bị tẩy não mà
không hay và sống kiếp sống thừa của một người có tai mà điếc, có mắt
mà mù.
Đối với ai còn thiết tha với dân tộc, còn biết thương đồng bào, điều
trên nói lên sự cần thiết của những liều thuốc giải độc mạnh. Chẳng hạn
cuốn tự truyện Kẻ Bị Khai Trừ bi thiết nhưng không ủy mị, vẫn giữ được
giọng châm biếm và khí chất sĩ phu ngạo nghễ của Nguyễn Mạnh Tường;
những truyện ngắn dã sử chuyên chở những thông điệp thấm thía, mang tính
phạm thượng, dân dã uyên thâm và những vần thơ phế phủ rớm máu, toát ra
một khí phách quyết liệt, không khoan nhượng kẻ thù cộng sản của Phùng
Cung, và pho biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc
chuyên sâu, tỉ mỉ, chính xác, bén như một lưỡi dao mổ scalpel của Thụy
Khuê.
Xin hậu thuẫn nhận định vừa trình bày với một ví dụ dưới dạng một câu
hỏi: Nguyễn Tất Thành thực sự đến Paris năm 1914,1917 hay 1919?
Với cái nhìn phân tích tỉ mỉ và hiếu kỳ của một thám tử chuyên nghiệp, Thụy Khuê đã trả lời hộ chúng ta nghi vấn trên.
Theo những tài liệu chính thức và bán chính thức của đảng Cộng sản Việt
Nam, Tất Thành đến Paris năm 1914. Thời điểm này được lựa chọn để hợp lý
hóa câu chuyện kể của Trần Dân Tiên - một bút hiệu của Hồ Chí Minh -
theo đó anh Ba Nguyễn Ái Quốc đã có công lớn cùng với hai nhà cách mạng
lưu vong nổi tiếng Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh trong việc khởi
xướng và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ngay trên đất
Pháp trong giai đoạn 1914-1919. Câu chuyện phịa này bị lật tẩy vì theo
hồ sơ chính thức của Sở Mật Thám Pháp, "Tất Thành đến Paris ngày
7/6/1919. Ở số 10 Stockhom từ 7/6 đến 11/6. Ở số 56 Monsieur Le Prince
từ 12/6 đến 13/7. Và từ 14/7/1919 đến ở 6 Villa des Gobelins." (Trang
473 sđđ)
Về sau, thấy việc Tất Thành đến Paris năm 1914 quá khó tin, đảng ra lệnh
cho Hồng Hà, tác giả cuốn Thời Thanh Niên của Bác Hồ, sửa lại: "Anh bỏ
nghề phụ bếp ở Luân Đôn, sang Paris năm 1917, đấy là vào cuối năm 1917?
(trang 471 sđđ). Tại sao năm 1917 lại được chọn? Là vì đó là năm xảy ra
cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và cuộc cách mạng bônsêvích tháng 10 ở Nga,
như vậy hợp với câu chuyện "Bác ra đi tìm đường cứu nước và sớm giác ngộ
chủ nghĩa cộng sản" của ĐCSVN.
Từ sự phát hiện này và những chứng minh hùng hồn của Thụy Khuê về sự
đánh cắp danh tính Nguyễn Ái Quốc và quyền sở hữu trí tuệ của ba nhà
cách mạng lỗi lạc Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh
của Hồ Chí Minh, chúng ta biết được bản chất của con người này. Đó là
một tên đại bịp vô liêm sỉ ngoài tiếm danh ba ân nhân thầy học của mình,
còn quay lại chê bai, chỉ trích, xuyên tạc họ, và đây không khác gì hơn
là sự phản bội ghê tởm của một kẻ ăn cháo đá bát, qua sông đốt đò. Hơn
thế nữa, hắn lại còn dám tự mình và bắt thủ hạ phải tôn vinh, thánh hóa
mình thành một lãnh tụ anh minh, liêm chính của dân tộc và một vĩ nhân
của loài người! Đây quả là một thóa mạ lương tri và đạo lý làm người
hiếm thấy trên sân khấu chính trị tự cổ chí kim. Phải có trong tay một
quyền lực tuyệt đối và trong đầu một tâm địa quỷ và một ám ảnh bệnh hoạn
thì mới có thể hành xử vô luân và kì dị như vậy. Cơ bản, hắn là một con
bệnh nhân cách - psychopath - có ý hướng cuồng vĩ và cuồng sát.
KIỆN TOÀN HỒ SƠ NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Sự thiếu vắng những công trình biên khảo tổng hợp đã khiến cho sự hiểu
biết của chúng ta về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm cục bộ, tản mạn, thiếu
tính hệ thống. Ở đây, chúng tôi chỉ xin bổ sung một số dữ kiện quan
trọng thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm kiện toàn bức tranh
toàn cảnh.
Sau đây là một số dữ kiện mới đối với chúng tôi.
Nhờ uy tín của bản thân mình là người phụ trách xuất sắc mục văn học
nghệ thuật của đài RFI - một mục thu hút được giới trí thức và văn nghệ
trong và ngoài đảng ở Việt Nam - Thụy Khuê đã mời được một số nhân vật
chủ chốt của phong trào NVGP tham gia những buổi " chuyện trò với người
trong cuộc" có ghi âm của cô, và nhờ đó có được một lượng thông tin quý
giá, độc đáo về phong trào, đặc biệt những uẩn khúc ở bên trong nó.
Chúng tôi xin đan cử dưới đây một số ví dụ điển hình.
Việc Giai Phẩm Mùa Xuân ra mắt tháng giêng năm 1956, tức bốn tháng trước
khi có phong trào Trăm Hoa Đua Nở ở Trung Cộng, chứng tỏ câu chuyện bảo
rằng Giai Phẩm chịu ảnh hưởng của phong trào là sai sự thật. Cả Lê Đạt
lẫn Hoàng Cầm đều xác định với Thụy Khuê là họ không dính dáng gì với
phía bên Trung Cộng cả khi chuẩn bị cho ra mắt Giai Phẩm (trang 828, 899
sđd)
Về chính danh, Giai Phẩm, mà mục đích chính là muốn thổi vào cho thi ca
Việt Nam một luồng gió mới, chỉ trở thành một phong trào chính trị đòi
tự do dân chủ rộng lớn - gọi chung là phong trào NVGP - khi được tiếp
sức bởi sự ra đời sau nó của những Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa
Đông, tờ Đất Mới của sinh viên và tờ Nhân Văn (trang 822 sđd)
Về mặt thuần túy văn học, cùng lúc với phong trào thơ tự do ở miền Nam
do Thanh Tâm Tuyền của nhóm Sáng Tạo khởi xướng, Giai Phẩm Mùa Xuân ở
miền Bắc có một đóng góp không nhỏ cho cuộc cách mạng thi ca Việt Nam.
Điều này làm cho chưởng môn chính thống Tố Hữu rất bực tức và nuôi ý
định trả thù. Theo chúng tôi, đây là một động cơ có tính cá nhân khiến
các nhà thơ của Giai Phẩm phải hứng chịu những hệ lụy chính trị ghê gớm
chỉ vì việc làm thuần túy văn học đầy thiện chí của mình. Điều này nói
lên bản chất phi văn hóa và đê tiện của chế độ độc tài toàn trị cộng
sản.
Để có một ý niệm hoàn chỉnh về tầm vóc của phong trào NVGP, thiết tưởng
cũng phải kể đến công đóng góp quan trọng cho phong trào về tư tưởng và
học thuật của nhóm đại học gồm các giáo sư tên tuổi như Nguyễn Mạnh
Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Đào Duy Anh, tạo cho phong trào có
được một cơ sở lý luận vững vàng, uyên thâm thuyết phục được giới trí
thức và sinh viên trong và ngoài đảng. Vì vậy, nếu có gọi phong trào là
một cuộc cách mạng tư tưởng tầm cỡ thì cũng là chính danh.
Chúng tôi còn biết được là có một sự mâu thuẫn tư tưởng của nhóm cầm đầu
NVGP như sau. Họ không chủ trương chống đảng mà chỉ chống khuynh hướng
quá tả kiểu staliniste và masist, nhưng lại tỏ ra thiết tha với chủ
nghĩa hiện thực tiểu tư sản Pháp thế kỷ 19 (trang 811 sđd). Đối với
đường lối chính thống của đảng, đảng viên nào mà làm như vậy là xét lại,
là phản đảng - một tội không thể dung tha. Đó là lý do tại sao họ đã
phải hứng chịu những hình phạt quá nặng và bị trù ếm cho đến lúc lìa
đời.
Một phát hiện khác mới đối với chúng tôi.
Do uy tín cá nhân của mình, Phan Khôi được mời đứng tên chủ nhiệm tờ
Nhân Văn, nhưng Nguyễn Hữu Đang mới đích thực là người khởi xướng, quán
xuyến công việc và là linh hồn chính trị của tờ báo. Dưới bút hiệu Người
Quan Sát - cũng là của Lê Đạt - ông viết những bài xã luận - article de
fond - chỉ trích sắc bén đường lối và chính sách của đảng mà ông cho là
cực quyền toàn trị, đòi tự do dân chủ và viện dẫn hiến pháp Trung Cộng
để xác định quyền được biểu tình của người dân. Vì vậy ông bị chụp mũ là
người hô hào dân biểu tình chống chế độ, và đảng viện cớ này để đóng
cửa tờ Nhân Văn (trang 836,837 sđd)
Tóm lại, có thể nói ông là một người cộng sản ly khai dứt khoát, cứng
đầu, khảng khái, không thể cải tạo-irrécupérable.Dưới mắt đảng, ông là
một kẻ xét lại ngoan cố, một tên phản đảng, một cái gai nhọn cần phải
nhổ.
Vì vậy so với các thành viên khác của phong trào NVGP, ông đã phải lãnh
bản án nặng nhất: 15 năm tù; 5 năm mất quyền công dân; 16 năm quản thúc ở
Thái Bình - thời kỳ này Phùng Quán gọi là thời kỳ giun dế; sau, được
phép trở về sống ở vùng ngoại ô Nghĩa Đô của Hà Nội, luôn bị công an
theo dõi, cho đến lúc chết vẫn không thoát khỏi số phận hẩm hiu của một
kẻ bị khai trừ.
Nghe nói lúc cuối đời ông trở về với Nam Hoa Kinh của Trang Tử, tức
Trang Châu. Nếu quả vậy thì phải chăng là để tìm một lối thoát duy tâm
cho một tâm hồn lỡ lạc vào mê cung hoang đường của một chủ nghĩa không
tưởng - chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx.
Ông nói với Thụy Khuê: "...Sau khi bị kết án 15 năm thì tôi cũng không
ký chống án gì cả. Từ bấy giờ đến nay tôi cũng không viết một cái đơn
nào để thanh minh, phân trần, xin xỏ khoan hồng hay là nọ kia. Không!
Cái việc đó không!" (trang 812 sđd). Một người trí thức suốt đời trầm
luân trong bể khổ mà vẫn giữ được cái khí phách ngạo nghễ, kiên
cường-stoique-và tinh ròng như thế ắt phải có một triết lý sống cao sâu
làm điểm tựa.
Nếu quả vậy, chuyện ông trở về với Trang Tử lúc cuối đời là hợp lý.
Chúng tôi nghĩ, ông ắt phải tâm đắc với điều Trang Tử viết trong thiên
Thiên Hạ của Nam Hoa Kinh: "Trang Châu thấy đời chìm đắm trong ô trọc,
không hiểu được lời mình nên dùng "chi ngôn" mà gieo khắp, dùng "trùng
ngôn" làm thực sự, dùng "ngụ ngôn" cho rộng hiểu. Rồi riêng một mình lại
qua cùng trời đất tinh thần mà không ngạo nghễ vạn vật, không hỏi tội
thị phi, lại sống chung cùng thế tục...Trên thì đạo cùng tạo vật, dưới
bạn cùng "ngoại tử sinh, vô chung thủy"...Tông chỉ đó có thể thích hợp
với bậc thượng trí." (trang 17 Trang Tử Nam Hoa Kinh, Thu Giang Nguyễn
Duy Cần dịch và bình chú).
Qua những lời kể lại về sau của những Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần,
Nguyễn Mạnh Tường và sau khi đọc được những lời buộc tội của "bốn bất
tử" Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên và Hoài Thanh, chúng ta có thể
mường tượng được cái không khí ngột ngạt, gay gắt của những buổi kiểm
thảo, "học tập đấu tranh chống bọn NVGP", thực chất là những phiên tòa
xử quái đản trong đó các nhà trí thức, văn nghệ sĩ đảng viên đóng vai
trò công an văn hóa kiêm công tố buộc tội. Dưới áp lực của những lời đe
dọa quyết liệt khiến Trần Dần phải thốt lên "Chao ơi! Con đường để đi
đến chỗ "Đúng" mới nhiều máu làm sao?" (trang 162 sđđ), nếu có một số đã
tỏ ra có bản lãnh, thì cũng có một số khác vì khiếp sợ đã quay lại đánh
không thương tiếc bạn mình với hy vọng sẽ được xóa tội hay giảm tội.
Một số ngoài phong trào cũng nhân dịp này nhảy vào đánh hôi để lấy điểm
với lãnh đạo, để tiến thân.
Tóm lại, ngoài "giẻ rách hóa" nạn nhân, mục đích tối hậu của cuộc khủng
bố trắng là đánh những cái Thụy Khuê coi là "những yếu tố thiêng liêng
của con người, đánh tình bạn, đánh tình người, đánh tan nát."
Chính Hồ Chí Minh chứ không phải Trường Chinh hay Tố Hữu mới là người
chủ trương trận đánh sa đích này. Chứng cớ là, cũng như lần đấu tố địa
chủ dưới chiêu bài cải cách ruộng đất trước kia, lần này Hồ Chí Minh
cũng thân chinh đến Bắc Kinh để học tập chính sách đàn áp trí thức và
văn nghệ sĩ ở Trung Cộng, rồi về nước chỉ thị cho tay chân phát động
chiến dịch thanh trừng NVGP.
Sự dập tắt phong trào NVGP cũng chính là sự dập tắt tiếng nói của lương
tri dân tộc. Một tội ác diệt chủng. Bởi lương tri này chính là sự kết
tinh qua bao lớp phế hưng, thăng trầm của lịch sử của những giá trị tinh
thần ưu việt, cách nhìn thế giới, lối nghĩ về đời, tình đồng bào, bằng
hữu, đạo gia tiên, nghĩa vợ chồng, tình phụ tử. Nó là cốt cách suy tư,
sự minh triết, niềm tự hào, bản lãnh, cái hồn của dân tộc. Tiêu diệt nó
cũng là tiêu diệt văn hóa, bởi văn hóa với hồn này là một. Chỉ những kẻ
cuồng tín bán linh hồn cho ngoại bang thì mới ăn ở thất đức như vậy.
Đề lấp lỗ hổng gây nên bởi hành động hư vô trên, ĐCSVN đã phải mượn văn
hóa của một dân tộc khác để tồn tại. Đây là lý do cơ bản - nguyên nhân
của nguyên nhân - của một kế hoạch bán nước dài hạn khởi từ thời Hồ Chí
Minh đến bây giờ và nối tiếp trong tương lai. Một thương vụ ô nhục của
những lái buôn bán luôn nhân cách mình. Bán đất, bán biển, bán đảo, bán
rừng, bán thác, bán ải, bán những địa danh lịch sử, bán tài nguyên thiên
nhiên, bán luôn cả tiếng mẹ đẻ cho bá quyền ngôn ngữ Bắc Kinh. Đã xuất
hiện một số dấu hiệu cho thấy, theo sự sắp xếp có bài bản của tập đoàn
bán nước, ngôi sao vàng sẽ rời khỏi vị trí trung tâm của nó trên lá cờ
máu ở Ba Đình để xuống làm thân phận vệ tinh của lá cờ đỏ trên cổng
Thiên An.
Cái hội chứng phiên quốc, nhược tiểu thuở nào tái phát trên cấp số nhân,
và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư đang lấp ló phía chân trời.
(Còn 1 kỳ nữa)
Dòng Cảm Nghĩ Về Cuốn Biên Khảo
"Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc"
Của Thụy Khuê
Cung Trầm Tưởng
Từ nhiều năm nay, ở hải ngoại người ta đã viết khá nhiều về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm và nhân vật Nguyễn Ái Quốc.
Công chúng nhờ đó có được một sự hiểu biết phong phú, đa nguyên, bổ ích.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, đó mới chỉ là một cái nhìn cục bộ, tản mạn,
rời rạc, không được hệ thống hóa, thiếu chuyên sâu và tính nhất lãm. Tầm
nhìn bị hạn chế trong khuôn khổ những bài viết có những khảo hướng khác
nhau, nên thiếu bề dầy, tính keo sơn và sự thống nhất tư tưởng của một
quyển sách viết nên bởi một tác giả.
Sự khiếm khuyết này của tri thức, và học thuật, nay được bổ sung với sự
ra đời của cuốn biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc
của nhà nữ phê bình văn học tên tuổi Thụy Khuê.
Trước hết xin nói về hình thức.
Tác phẩm có kích thước của một pho sách: 970 trang, 25 chương, 1 phụ lục
và một thư mục gồm 204 tài liệu, tư liệu, tiểu luận, tiểu thuyết, hồi
ký, bút ký, nhật ký, tạp ghi, biên niên, thi phẩm, diễn văn, thư từ, báo
cáo, tường thuật, chấp bút những cuộc phỏng vấn ghi âm trên điện thoại
hay qua những cuộc gặp mặt giữa người hỏi và người trả lời, và những
buổi "trò chuyện với những người trong cuộc" của Thụy Khuê.
Bản liệt kê tỉ mỉ trên nhằm nói lên một điều: tác giả đã làm việc cần
cù, thận trọng, nghiêm túc, có quy mô -những đức tính cần có của một
người làm công tác học thuật chân chính.
Về phương pháp luận, Thụy Khuê đã tỏ ra am tường, tinh tế, thông minh,
linh động trong việc sử dụng những công cụ của tư duy khoa học như quy
nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, ngoại suy, loại suy, đối chiếu (văn
bản, văn khí, văn phong), khảo sát (niên đại), và vân vân.
Để truy tìm sự thật bị bóp méo bởi những ý đồ ám muội, Thụy Khuê đã cần
mẫn quy tập, tổ chức những sự kiện riêng lẻ thành một tổng hợp có ý
nghĩa, kết nối cái này với cái kia thành một tương quan liên đới, dắt
dây - connecting the dots - tạo nên cái logic của tổng thể trong đó
những sự kiện cá thể trở thành những yếu tố cấu thành của tổng thể. Học
thuật như vậy là nghệ thuật ráp nối cái muôn vẻ thành một chỉnh thể có ý
nghĩa, hóa luận ngôn ( hiểu theo nghĩa là sự lập ngôn của tư duy logic)
thành một bài thơ trí tuệ - un poème intellectuel - trong chừng mực
tính chính xác của khoa học cho phép.
Xin khai triển điều vừa viết ra.
Nghệ thuật lý luận của Thụy Khuê liên hợp được chức năng cảm nhận với
chức năng suy nghĩ thành một cảm nghĩ hài hòa, cân đối - điều này thích
hợp với khoa học nhân văn - thông qua một ngôn ngữ hữu cơ: sự đơm xương
nở thịt của bào thai tư tưởng. Nhà cấu trúc học Roland Barthes diễn tả
mối giao thoa này với một hình ảnh nên thơ: : "Qua nghe ra tiếng lao xao
của cõi chữ, tôi hỏi về cái dợn mình của nghĩa-C’est le frisson du sens
que j’interroge en écoutant le bruissement du langage." Ngôn ngữ lý
luận của Thụy Khuê có cái cấu trúc hai tầng lao xao này . Nó ủ men hương
của trí tuệ và gợi dậy nơi người đọc một khoái cảm mỹ học lâng lâng
phiêu diệu.
Chúng ta hãy đọc đoạn cô bình ba câu thơ haikuesque của Phùng Cung
Đêm về khuya
Trăng ngả màu hoa lý
Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông
như sau:
"Đêm trăng, hoa lý, tiếng gọi đò, sông...…là những yếu tố của một cảnh
đêm có thể chất hoàn toàn khác nhau. Nhờ một hành động chữ, chúng đã hóa
mộng. Để được sống lại trong một không gian khác, để tạo ra nghịch cảnh
của một đời người. Sự cô đơn tuyệt đối của con người bị cô lập suốt
đời, được nhà thơ biểu hiện dưới một màn trăng đêm không người, mà có
"tiếng gọi đò" như " con nhện vô hình" giăng nối hai bờ xa cách. Hai
quang cảnh, một của thiên nhiên hiện thực, diễm ảo Đêm về khuya trăng
ngả màu hoa lý và một của tâm thức cô đơn tuyệt đối. Tiếng gọi đò căng
chỉ ngang sông của kẻ bị cách ly, lưu đày, bị đoạt tự do và cướp ánh
sáng mà Nguyễn Mạnh Tường gọi là Un Excommunié-Kẻ Bị Khai Trừ" (trang
421,422 NVGP&VĐNAQ)
Ngôn ngữ lý luận như vậy là tinh tế, uyên bác, đầy đặn, cặn kẽ, tài hoa, đẹp như một bài thơ-beau comme un poème.
Sự đánh tráo lịch sử được chính thống hóa, lên kế hoạch, dựng thành
chính sách nhà nước, viết thành sách giáo khoa, sử dụng hết công suất
của một cỗ máy tuyên tuyền khổng lồ đập ồn ĩ vào màng nhĩ, con ngươi
người dân, cắm sâu xuống tầng tiềm thức của tâm hồn họ: họ bị tẩy não mà
không hay và sống kiếp sống thừa của một người có tai mà điếc, có mắt
mà mù.
Đối với ai còn thiết tha với dân tộc, còn biết thương đồng bào, điều
trên nói lên sự cần thiết của những liều thuốc giải độc mạnh. Chẳng hạn
cuốn tự truyện Kẻ Bị Khai Trừ bi thiết nhưng không ủy mị, vẫn giữ được
giọng châm biếm và khí chất sĩ phu ngạo nghễ của Nguyễn Mạnh Tường;
những truyện ngắn dã sử chuyên chở những thông điệp thấm thía, mang tính
phạm thượng, dân dã uyên thâm và những vần thơ phế phủ rớm máu, toát ra
một khí phách quyết liệt, không khoan nhượng kẻ thù cộng sản của Phùng
Cung, và pho biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc
chuyên sâu, tỉ mỉ, chính xác, bén như một lưỡi dao mổ scalpel của Thụy
Khuê.
Xin hậu thuẫn nhận định vừa trình bày với một ví dụ dưới dạng một câu
hỏi: Nguyễn Tất Thành thực sự đến Paris năm 1914,1917 hay 1919?
Với cái nhìn phân tích tỉ mỉ và hiếu kỳ của một thám tử chuyên nghiệp, Thụy Khuê đã trả lời hộ chúng ta nghi vấn trên.
Theo những tài liệu chính thức và bán chính thức của đảng Cộng sản Việt
Nam, Tất Thành đến Paris năm 1914. Thời điểm này được lựa chọn để hợp lý
hóa câu chuyện kể của Trần Dân Tiên - một bút hiệu của Hồ Chí Minh -
theo đó anh Ba Nguyễn Ái Quốc đã có công lớn cùng với hai nhà cách mạng
lưu vong nổi tiếng Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh trong việc khởi
xướng và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ngay trên đất
Pháp trong giai đoạn 1914-1919. Câu chuyện phịa này bị lật tẩy vì theo
hồ sơ chính thức của Sở Mật Thám Pháp, "Tất Thành đến Paris ngày
7/6/1919. Ở số 10 Stockhom từ 7/6 đến 11/6. Ở số 56 Monsieur Le Prince
từ 12/6 đến 13/7. Và từ 14/7/1919 đến ở 6 Villa des Gobelins." (Trang
473 sđđ)
Về sau, thấy việc Tất Thành đến Paris năm 1914 quá khó tin, đảng ra lệnh
cho Hồng Hà, tác giả cuốn Thời Thanh Niên của Bác Hồ, sửa lại: "Anh bỏ
nghề phụ bếp ở Luân Đôn, sang Paris năm 1917, đấy là vào cuối năm 1917?
(trang 471 sđđ). Tại sao năm 1917 lại được chọn? Là vì đó là năm xảy ra
cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và cuộc cách mạng bônsêvích tháng 10 ở Nga,
như vậy hợp với câu chuyện "Bác ra đi tìm đường cứu nước và sớm giác ngộ
chủ nghĩa cộng sản" của ĐCSVN.
Từ sự phát hiện này và những chứng minh hùng hồn của Thụy Khuê về sự
đánh cắp danh tính Nguyễn Ái Quốc và quyền sở hữu trí tuệ của ba nhà
cách mạng lỗi lạc Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh
của Hồ Chí Minh, chúng ta biết được bản chất của con người này. Đó là
một tên đại bịp vô liêm sỉ ngoài tiếm danh ba ân nhân thầy học của mình,
còn quay lại chê bai, chỉ trích, xuyên tạc họ, và đây không khác gì hơn
là sự phản bội ghê tởm của một kẻ ăn cháo đá bát, qua sông đốt đò. Hơn
thế nữa, hắn lại còn dám tự mình và bắt thủ hạ phải tôn vinh, thánh hóa
mình thành một lãnh tụ anh minh, liêm chính của dân tộc và một vĩ nhân
của loài người! Đây quả là một thóa mạ lương tri và đạo lý làm người
hiếm thấy trên sân khấu chính trị tự cổ chí kim. Phải có trong tay một
quyền lực tuyệt đối và trong đầu một tâm địa quỷ và một ám ảnh bệnh hoạn
thì mới có thể hành xử vô luân và kì dị như vậy. Cơ bản, hắn là một con
bệnh nhân cách - psychopath - có ý hướng cuồng vĩ và cuồng sát.
KIỆN TOÀN HỒ SƠ NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Sự thiếu vắng những công trình biên khảo tổng hợp đã khiến cho sự hiểu
biết của chúng ta về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm cục bộ, tản mạn, thiếu
tính hệ thống. Ở đây, chúng tôi chỉ xin bổ sung một số dữ kiện quan
trọng thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm kiện toàn bức tranh
toàn cảnh.
Sau đây là một số dữ kiện mới đối với chúng tôi.
Nhờ uy tín của bản thân mình là người phụ trách xuất sắc mục văn học
nghệ thuật của đài RFI - một mục thu hút được giới trí thức và văn nghệ
trong và ngoài đảng ở Việt Nam - Thụy Khuê đã mời được một số nhân vật
chủ chốt của phong trào NVGP tham gia những buổi " chuyện trò với người
trong cuộc" có ghi âm của cô, và nhờ đó có được một lượng thông tin quý
giá, độc đáo về phong trào, đặc biệt những uẩn khúc ở bên trong nó.
Chúng tôi xin đan cử dưới đây một số ví dụ điển hình.
Việc Giai Phẩm Mùa Xuân ra mắt tháng giêng năm 1956, tức bốn tháng trước
khi có phong trào Trăm Hoa Đua Nở ở Trung Cộng, chứng tỏ câu chuyện bảo
rằng Giai Phẩm chịu ảnh hưởng của phong trào là sai sự thật. Cả Lê Đạt
lẫn Hoàng Cầm đều xác định với Thụy Khuê là họ không dính dáng gì với
phía bên Trung Cộng cả khi chuẩn bị cho ra mắt Giai Phẩm (trang 828, 899
sđd)
Về chính danh, Giai Phẩm, mà mục đích chính là muốn thổi vào cho thi ca
Việt Nam một luồng gió mới, chỉ trở thành một phong trào chính trị đòi
tự do dân chủ rộng lớn - gọi chung là phong trào NVGP - khi được tiếp
sức bởi sự ra đời sau nó của những Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa
Đông, tờ Đất Mới của sinh viên và tờ Nhân Văn (trang 822 sđd)
Về mặt thuần túy văn học, cùng lúc với phong trào thơ tự do ở miền Nam
do Thanh Tâm Tuyền của nhóm Sáng Tạo khởi xướng, Giai Phẩm Mùa Xuân ở
miền Bắc có một đóng góp không nhỏ cho cuộc cách mạng thi ca Việt Nam.
Điều này làm cho chưởng môn chính thống Tố Hữu rất bực tức và nuôi ý
định trả thù. Theo chúng tôi, đây là một động cơ có tính cá nhân khiến
các nhà thơ của Giai Phẩm phải hứng chịu những hệ lụy chính trị ghê gớm
chỉ vì việc làm thuần túy văn học đầy thiện chí của mình. Điều này nói
lên bản chất phi văn hóa và đê tiện của chế độ độc tài toàn trị cộng
sản.
Để có một ý niệm hoàn chỉnh về tầm vóc của phong trào NVGP, thiết tưởng
cũng phải kể đến công đóng góp quan trọng cho phong trào về tư tưởng và
học thuật của nhóm đại học gồm các giáo sư tên tuổi như Nguyễn Mạnh
Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Đào Duy Anh, tạo cho phong trào có
được một cơ sở lý luận vững vàng, uyên thâm thuyết phục được giới trí
thức và sinh viên trong và ngoài đảng. Vì vậy, nếu có gọi phong trào là
một cuộc cách mạng tư tưởng tầm cỡ thì cũng là chính danh.
Chúng tôi còn biết được là có một sự mâu thuẫn tư tưởng của nhóm cầm đầu
NVGP như sau. Họ không chủ trương chống đảng mà chỉ chống khuynh hướng
quá tả kiểu staliniste và masist, nhưng lại tỏ ra thiết tha với chủ
nghĩa hiện thực tiểu tư sản Pháp thế kỷ 19 (trang 811 sđd). Đối với
đường lối chính thống của đảng, đảng viên nào mà làm như vậy là xét lại,
là phản đảng - một tội không thể dung tha. Đó là lý do tại sao họ đã
phải hứng chịu những hình phạt quá nặng và bị trù ếm cho đến lúc lìa
đời.
Một phát hiện khác mới đối với chúng tôi.
Do uy tín cá nhân của mình, Phan Khôi được mời đứng tên chủ nhiệm tờ
Nhân Văn, nhưng Nguyễn Hữu Đang mới đích thực là người khởi xướng, quán
xuyến công việc và là linh hồn chính trị của tờ báo. Dưới bút hiệu Người
Quan Sát - cũng là của Lê Đạt - ông viết những bài xã luận - article de
fond - chỉ trích sắc bén đường lối và chính sách của đảng mà ông cho là
cực quyền toàn trị, đòi tự do dân chủ và viện dẫn hiến pháp Trung Cộng
để xác định quyền được biểu tình của người dân. Vì vậy ông bị chụp mũ là
người hô hào dân biểu tình chống chế độ, và đảng viện cớ này để đóng
cửa tờ Nhân Văn (trang 836,837 sđd)
Tóm lại, có thể nói ông là một người cộng sản ly khai dứt khoát, cứng
đầu, khảng khái, không thể cải tạo-irrécupérable.Dưới mắt đảng, ông là
một kẻ xét lại ngoan cố, một tên phản đảng, một cái gai nhọn cần phải
nhổ.
Vì vậy so với các thành viên khác của phong trào NVGP, ông đã phải lãnh
bản án nặng nhất: 15 năm tù; 5 năm mất quyền công dân; 16 năm quản thúc ở
Thái Bình - thời kỳ này Phùng Quán gọi là thời kỳ giun dế; sau, được
phép trở về sống ở vùng ngoại ô Nghĩa Đô của Hà Nội, luôn bị công an
theo dõi, cho đến lúc chết vẫn không thoát khỏi số phận hẩm hiu của một
kẻ bị khai trừ.
Nghe nói lúc cuối đời ông trở về với Nam Hoa Kinh của Trang Tử, tức
Trang Châu. Nếu quả vậy thì phải chăng là để tìm một lối thoát duy tâm
cho một tâm hồn lỡ lạc vào mê cung hoang đường của một chủ nghĩa không
tưởng - chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx.
Ông nói với Thụy Khuê: "...Sau khi bị kết án 15 năm thì tôi cũng không
ký chống án gì cả. Từ bấy giờ đến nay tôi cũng không viết một cái đơn
nào để thanh minh, phân trần, xin xỏ khoan hồng hay là nọ kia. Không!
Cái việc đó không!" (trang 812 sđd). Một người trí thức suốt đời trầm
luân trong bể khổ mà vẫn giữ được cái khí phách ngạo nghễ, kiên
cường-stoique-và tinh ròng như thế ắt phải có một triết lý sống cao sâu
làm điểm tựa.
Nếu quả vậy, chuyện ông trở về với Trang Tử lúc cuối đời là hợp lý.
Chúng tôi nghĩ, ông ắt phải tâm đắc với điều Trang Tử viết trong thiên
Thiên Hạ của Nam Hoa Kinh: "Trang Châu thấy đời chìm đắm trong ô trọc,
không hiểu được lời mình nên dùng "chi ngôn" mà gieo khắp, dùng "trùng
ngôn" làm thực sự, dùng "ngụ ngôn" cho rộng hiểu. Rồi riêng một mình lại
qua cùng trời đất tinh thần mà không ngạo nghễ vạn vật, không hỏi tội
thị phi, lại sống chung cùng thế tục...Trên thì đạo cùng tạo vật, dưới
bạn cùng "ngoại tử sinh, vô chung thủy"...Tông chỉ đó có thể thích hợp
với bậc thượng trí." (trang 17 Trang Tử Nam Hoa Kinh, Thu Giang Nguyễn
Duy Cần dịch và bình chú).
Qua những lời kể lại về sau của những Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần,
Nguyễn Mạnh Tường và sau khi đọc được những lời buộc tội của "bốn bất
tử" Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên và Hoài Thanh, chúng ta có thể
mường tượng được cái không khí ngột ngạt, gay gắt của những buổi kiểm
thảo, "học tập đấu tranh chống bọn NVGP", thực chất là những phiên tòa
xử quái đản trong đó các nhà trí thức, văn nghệ sĩ đảng viên đóng vai
trò công an văn hóa kiêm công tố buộc tội. Dưới áp lực của những lời đe
dọa quyết liệt khiến Trần Dần phải thốt lên "Chao ơi! Con đường để đi
đến chỗ "Đúng" mới nhiều máu làm sao?" (trang 162 sđđ), nếu có một số đã
tỏ ra có bản lãnh, thì cũng có một số khác vì khiếp sợ đã quay lại đánh
không thương tiếc bạn mình với hy vọng sẽ được xóa tội hay giảm tội.
Một số ngoài phong trào cũng nhân dịp này nhảy vào đánh hôi để lấy điểm
với lãnh đạo, để tiến thân.
Tóm lại, ngoài "giẻ rách hóa" nạn nhân, mục đích tối hậu của cuộc khủng
bố trắng là đánh những cái Thụy Khuê coi là "những yếu tố thiêng liêng
của con người, đánh tình bạn, đánh tình người, đánh tan nát."
Chính Hồ Chí Minh chứ không phải Trường Chinh hay Tố Hữu mới là người
chủ trương trận đánh sa đích này. Chứng cớ là, cũng như lần đấu tố địa
chủ dưới chiêu bài cải cách ruộng đất trước kia, lần này Hồ Chí Minh
cũng thân chinh đến Bắc Kinh để học tập chính sách đàn áp trí thức và
văn nghệ sĩ ở Trung Cộng, rồi về nước chỉ thị cho tay chân phát động
chiến dịch thanh trừng NVGP.
Sự dập tắt phong trào NVGP cũng chính là sự dập tắt tiếng nói của lương
tri dân tộc. Một tội ác diệt chủng. Bởi lương tri này chính là sự kết
tinh qua bao lớp phế hưng, thăng trầm của lịch sử của những giá trị tinh
thần ưu việt, cách nhìn thế giới, lối nghĩ về đời, tình đồng bào, bằng
hữu, đạo gia tiên, nghĩa vợ chồng, tình phụ tử. Nó là cốt cách suy tư,
sự minh triết, niềm tự hào, bản lãnh, cái hồn của dân tộc. Tiêu diệt nó
cũng là tiêu diệt văn hóa, bởi văn hóa với hồn này là một. Chỉ những kẻ
cuồng tín bán linh hồn cho ngoại bang thì mới ăn ở thất đức như vậy.
Đề lấp lỗ hổng gây nên bởi hành động hư vô trên, ĐCSVN đã phải mượn văn
hóa của một dân tộc khác để tồn tại. Đây là lý do cơ bản - nguyên nhân
của nguyên nhân - của một kế hoạch bán nước dài hạn khởi từ thời Hồ Chí
Minh đến bây giờ và nối tiếp trong tương lai. Một thương vụ ô nhục của
những lái buôn bán luôn nhân cách mình. Bán đất, bán biển, bán đảo, bán
rừng, bán thác, bán ải, bán những địa danh lịch sử, bán tài nguyên thiên
nhiên, bán luôn cả tiếng mẹ đẻ cho bá quyền ngôn ngữ Bắc Kinh. Đã xuất
hiện một số dấu hiệu cho thấy, theo sự sắp xếp có bài bản của tập đoàn
bán nước, ngôi sao vàng sẽ rời khỏi vị trí trung tâm của nó trên lá cờ
máu ở Ba Đình để xuống làm thân phận vệ tinh của lá cờ đỏ trên cổng
Thiên An.
Cái hội chứng phiên quốc, nhược tiểu thuở nào tái phát trên cấp số nhân,
và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư đang lấp ló phía chân trời.
(Còn 1 kỳ nữa)
No comments:
NGUYỄN THIÊN THỤ * QUÊ HƯƠNG VỤN VỠ
Trong tháng 5 năm 2012, Viện Việt học California đã xuất bản hai tác phẩm của GS Nguyễn Văn Sâm.
NGƯỜI HÙNG BÌNH ĐỊNH
Khổ sách: 5.5"x8.5", bìa thường,
492 trangGiá ủng hộ: $25
Liên lạc: Viện Việt Học (www.viethoc.org)
QUÊ HƯƠNG VỤN VỠ
khổ thường, 270 trang
Giá ủng hộ: $25
Liên lạc: Viện Việt Học 714-775-2050
ĐỌC QUÊ HƯƠNG VỤN VỠ
CỦA NGUYỄN VĂN SÂM
NGUYỄN THIÊN-THỤ
Tháng 5 năm 2012, Viện Viêt Học
California đã phát hành tập truyện " Quê Hương Vụn Vỡ" của Nguyễn Văn
Sâm . Tuy tập truyện xuất bản năm 2012, một số truyện ngắn của ông đã
đăng tải trên các tạp chỉ online hải ngoại. Tập truyện này gồm 20
truyện ngắn , dày 270 trang. Đây là cái nhìn của tác giả về quê hương Việt Nam hiện tại
với nỗi bi thương:
" Quê hương vụn vỡ lòng man mác
Đất nước tan hoang dạ ngậm ngùi".
I. QUÊ HƯƠNG
Nguyễn
Văn Sâm đưa ta về Việt Nam, một Việt Nam trước 1975 và một Việt Nam sau
1975. Trước 1975, miền Nam là một xã hội thanh bình. Địa danh của
truyện là Saigòn, Ông Tạ, Cầu Ông Lãnh, Mỹ Tho, Tây Ninh, Bến Tre với các nhân vật bình dân như bà
Hương giáo Hải, ông Hương giáo, bà ngoại, thằng Quang, con Nhàn, con
Bông, với các đĩa hátAsia, các tiểu thuyết Gia Long Tẩu Quốc, Giọt Máu Chung Tình (156-176) và Câu hò Vân Tiên ( 188-207). Khoảng 1960, đa số thanh niên đều phải vào lính như Trịnh trong "Truyện ngắn đời dài".
Trong trận chiến, một số binh sĩ VNCH phải hy sinh một phần thân thể.
Sau 1975, những thương binh này phải lăn mình ra đời kiếm sống như Tư
Cụt hành nghề vá xe (Những tấm vé số).
Sau 1975, một số người dân miền Nam bỏ nước ra đi, trong đó có những quân nhân, những giáo chức bị chế độ mới cho ra ngoài biên chế, và dòm ngó nặng nề . Hơn nữa họ đau khổ vì phải chứng kiến những cảnh bất công hàng ngày xung quanh (141).
Dân nơi thành thị và thôn quê đều bị bọn cường hào mới cướp nhà đất, bị
bắt giam vì tội làm dân oan khiếu kiện rồi chết vì tàn sức (Chuyện ngắn đời dài, 149)
Miền
Nam phải chịu nhiều cảnh tang thương. Gia đình nào cũng có một vài kẻ
chết trận, chết trong tù và chết giữa biển cả như chị bán quán trong " Tàn cuộc chơi", ba đứa con : thằng Hai Biệt động quân, thằng Ba du kích,thằng Út vượt biên đi đường khác nhau, chết khác nhau
( 57) nhưng đều ngồi với nhau trên một bàn thờ. Trong thế kỷ XXI, gia
đình Út Chột chết vì " bị tàu lạ đâm chìm" khi đánh cá ờ biển Đông.
(56)
Tác giả cho biết vài nét về đời sống của ngư dân Việt Nam:
" Thoát chết lần này thì có nhưng sau này chắc chết đói cả nhà quá. Ghe
tàu bể hết, sửa lại tiền đâu? Ai vô đó mà bồi thường cho mình. Xã nói
tàu lạ biết nước nào mà thưa gửi. Hai bác coi mặt mũi tôi nè. Tụi nó
đánh thấy ông bà ông vải! Tụi nó nói với
nhau xí xô xí xáo như trong phim truyện Hongkong mà Xã cứ nhất định
bắt mình khai tàu lạ họ mới chịu làm việc.(60)
Hàng
hóa thị trường tràn ngập hóa chất độc hại của Trung Quốc (149). Ngoài
ra, trong kinh doanh, người Việt Nam mất vệ sinh, chuyên dùng hàng độc
hại để lừa bịp nhân dân. . . Hàng lạp xường, đồ lòng thì đầy ruồi nhặng và
mùi thịt thúi. Người ta dùng màu sơn đỏ của tiệm hòm để ướp thịt (48)
Xã
hội lừa đảo, gian phi này đã làm cho bao con người đi vào tội ác với
tâm bình thản. Người đổi chó đã dựng được một triết lý cho mình:
Phải sống trước đã, thiên hạ cả nước mấy chục năm nay ai cũng xạo, ai
cũng trơ mặt bóng tội gì mày làm người mã thượng ngu, sĩ diện hão để
chịu thiệt thòi. Ai bù lỗ cho mày đây?" (Người đổi chó, 49)
Một bà vợ nạn nhân dân oan, chồng chết vì tù tội, đã tâm sự:
Phải
bươn chải để sống, tôi nhập bọn với những người phân phối hàng Trung
Quốc, bất kể thứ gì tới tay, bột màu để làm nước tương, làm nước cam,
làm Vitamin C...chất tẩy trắng để tẩy trắng bún, hủ tiếu, bánh phở...
Ban đầu tôi còn nghi ngại người ta ăn bị ngộ độc sau đó chẳng thấy ai
nói gì tới mình nếu đóng thuế đủ và biết điều với khu vực...(149)
Quê hương Việt Nam sau gần nửa thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghĩa và đổi
mới, một số tư sản đỏ giàu lên trông thấy rõ, còn đại đa số nhân dân thì
nghèo nàn.
Mở đầu tập truyện là truyện" Người quét mộ cụ Phan". Đọc mấy câu đầu, tôi bỗng nhớ lời ca của một bài hát năm xưa "Quê hương em nghèo lắm ai ơi"!
Đó là hình ảnh những đưá trẻ nghèo trên quê hương Việt Nam sau gần nửa thế kỷ thụt xuống Xã hội chủ nghĩa:
Năm
sáu đứa học trò coi bộ thiếu ăn, ốm nhom, chừng 12, 13 tuổi nhảy chưn
sáo chung quanh đoàn du khách, nhìn ngó lom lom từng người như muốn khám
phá điều gì đó.(26)
Đất
nước nghèo nàn không có tương lai, đàn bà con gái đua nhau đi lấy chồng
Hàn, chồng Đài. Nết, có gái lấy chồng Đài sau một thời gian trở về đã
nhân định:
Đời sống ở quê nhà cũng như bao năm trước, trầm lặng tiếp nối... Thay đổi tuy có nhưng chậm như rùa nên không lạ lẫm bao nhiêu.Ông lão ngày nay đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày...(104)
Nền y tế nơi thôn quê vẫn là thuốc nam.
Giai
cấp tận cùng là những thương binh VNCH. Họ tàn tật nhưng phải lăn lộn
vào đời kiếm sống. Tư Cụt là con người lương thiện. Anh than thở với
đời:
" Ở đây oải quá, tiền bạc khó kiếm mà
thức ăn thì mắc dàn trời. Giá cả hễ có dịp là thăng thiên rồi không
chịu tuột xuống, bệnh hoạn gì thì chầu chực cả ngày cũng chưa khám được..." (96)
Kinh
khủng nhất là bọn Công an. Bọn này bây giờ lộng hành, họ muốn đánh ai là
đánh chết, người dân đành im miệng không biết kêu ca vào đâu. Em của
Nết cãi với công an bị nhốt rồi chết, người ta bảo thằng Na tự tử!
Nghe
tin em trai chết, Niết vô cùng xúc động .Niết bám vô cái bàn nuớc giữa nhà định thần. Chợt Nết như nghẹn cứng họng, nổi quạu:
"Thắt cổ gì? ra đâu mà có sẵn trong tủ? Con nít nghe cũng biết có gì đó không ổn.Cái quân ác đức quá! (107)
Cái
xã hội Miền Nam bây giờ lây nhiễm bệnh tham nhũng của cộng sản
miền Bắc nhập cảng. Một cựu cán bộ thôn quê tâm sự với bạn già: Nhậu
nhẹt là một hình thức hối lộ,
Anh
Sáu à, Nói thiệt nghe nè! mấy tháng nay tui mới được khoan khoái khi
ngồi nhậu.... Lúc trước hả, nói thiệt, nhậu cầm chừng cho có vì biết
tỏng tòng tong là sau này mình há họng mắc quai.. (54)
Tham
nhũng phổ biến từ trung ương cho tới xã thôn. Tám Chinh , chủ tịch xã
là kẻ ăn cắp (31), Năm Đơ, cựu bí thư tiêu biểu cho hạng tham nhũng cấp
thấp ở xã thôn trong hệ thống đảng . Bên hệ thống nhậu thường xuyên, còn
có hệ thống giáo dục đại học "thi dùm", " học thuê" của Đảng (56). Đấy
là đường lối giáo dục, đào tạo những thạc sĩ, tiến sĩ của bầy người
"trí tuệ" nhất hành tinh!
Sơn Đông mãi võ
là một truyện có ý tưởng thâm trầm về xã hội Việt Nam hiện nay." Đảng ta" chính
là một đoàn Sơn Đông mãi võ, làm thuốc giả mà cứ hô hào cứu nhân độ
thế. Họ đánh trống, khua thanh la ầm ỉ và thiên hạ đổ tới xem ầm ầm.
Tác giả viết:
" Tiếng phèng la của đoàn Sơn Đông mãi võ với những
khẩu hiệu trời ơi đất hỡi có khác gì đâu nà. Kỷ niệm của tuổi trẻ bây
giờ hả? Ác mộng ( 230).
II.NHÂN VẬT
Các nhân vật trong Quê Hương Vụn Vỡ
là những nhân vật bình dân giản dị của Nam Kỳ Lục Tỉnh, hay nói đúng
hơn là những hạng người ở dưới đáy xã hội mới. Truyện của Nguyễn Văn
Sâm
có hai xã hội, và hai loại người. Đó là người trong nước và Việt kiều.
Hai hạng người này cũng có thể tạm chia thành hai loại đơn giản: tốt và
xấu.
Xã
hội Việt Nam đầy màu sắc u ám nhưng trong bóng đêm vẫn sáng ngời những tâm
hồn cao thượng, và chính nghĩa dân tộc. Bọn trẻ nhỏ nhiệt tình với ông
Sáu Hấu, và ông Sáu nhiệt tình với quan đại thần
Phan Thanh Giản. Ông tự nguyện làm người quét mộ cụ Phan, săn sóc nấm
mộ cụ Phan. Không ai bắt buộc, không ai trả lương, ông tình nguyện để tỏ
lòng tôn kính một người ái quốc chân chính. Thế mà Tám Chinh, chủ tịch
xã đuổi ông, ngăn cấm ông. Ngăn cấm thì ngăn cấm, ông Sáu Hẩu vẫn ngày
ngày quét mộ cụ Phan tại huyện Ba Tri, Bến Tre.. .
Tác giả cho biết mộ cụ Phan gần mộ Nguyễn Đình Chiểu nhưng phong cảnh khác xa:
Điều đầu tiên làm tôi thất vọng khi so sánh mộ Cụ Phan
khiêm nhường ở trong một rẻo đất, chung quanh đầy nhà cửa dân chúng, cây cối
mọc lan tràn lấn chiếm, trong khi đó lăng Nguyễn
Đình Chiểu cách không xa bao nhiêu nằm ở một vị thế trang trọng, có đền thờ, có
quá nhiều bậc thềm lên lăng, có mấy cô thuyết minh duyên dáng lịch thiệp, có
nhiều người săn sóc, quét tước, tỉa cây và nhang đèn cung cấp cho khách viếng
với giá tự nguyện.
Ông Sáu Hấu cười như mếu:
‘Điều vui cho Cụ Phan là Cụ có bạn láng giếng’, ông vừa nói
vừa hất hàm chỉ về ngôi mộ của Võ Trường Toản ở gần đó. ‘Nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu chỉ có người sống đến làm lễ nầy lễ kia, còn đại thần Phan Phan Thanh
Giản có bạn cõi âm cận kề tâm sự luôn luôn. Chưa biết điều nào làm thỏa lòng
người đã khuất hơn!’ (27)
Có lẽ nhiều người cũng như tác giả đã ngạc nhiên về sự đối xử phân biệt này:
‘Sao mộ Cụ Phan không được chánh quyền địa phương săn sóc
trong khi ông là đại thần dính dáng đến lịch sử và đất địa nầy, ông đã sống
tiết tháo và chết oai hùng với nhiệm vụ. Cụ Nguyễn Đình Chiểu chỉ là nhà văn
lên tiếng chống ngoại xâm thôi, không có dịp chứng tỏ sự anh dũng bằng hành
động dầu rằng văn ông bốc lửa khi nước nhà ngữa nghiêng?’ (28)
Có
gì lạ đâu! Người ta tự xưng là anh hùng và kết tội vua quan nhà Nguyễn
bán nước, đầu hàng giặc Pháp! Vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, cho
đến Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương đều bị cộng sản kết
tội phong kiến phản quốc cho nên lớp sau tuân theo lớp trước, không dám
trái lời!
Còn Nguyễn Đình Chiểu làm thơ chống Pháp nên được cộng sản lợi dụng, nếu
ông còn sống ở Bắc thì CCRĐ 1954 ông cũng như Nguyễn Du, Nguyễn Văn
Siêu, Cao Bá Quát đã bị đấu tố rồi! Nếu bây giờ Nguyễn Đình Chiểu, Phan
Văn Trị còn sống, viết báo bày tỏ lòng yêu nước, hoặc xuống đường chống xâm lược thì sẽ bị công an
đánh bể đầu. Họ lợi dụng Nguyễn Đình Chiểu, mạt sát Phan Thanh Giản
nhưng thực tế họ cũng phải nhượng đất và đầu hàng nào có gì hơn mà khoe mẽ và kết tội người ta?
Đó là cái nhìn thông suốt của Sáu Hẩu từ quá khứ đến hiện tại. Khi tự nguyện quét mộ cụ Phan, ông Sáu đã có một quan điểm chính trị và tầm nhìn chiến lược sáng suốt. Ông Sáu Hẩu nói:
‘Chuyện đời, ở bên ngoài biết hết bí ẩn bên trong được
đâu nà! Giao thành để cứu dân ba
tỉnh hay nướng hết dân đen ba tỉnh cho súng lớn súng nhỏ cái nào hay? Nói nhón
một câu, khó biết lắm ông Việt Kiều ơi? Bàng nhơn thiên hạ phê bình thì dễ, tới
chừng đụng chuyện mới biết khó dàng trời mây, bứt hết tóc cũng tính không ra
kế.’ (29)
Hành
động của Sáu Hẩu là muốn chống bất công, chống tầm nhìn thiển cận của
đám tự xưng là anh hùng bách chiến bách thắng. Tác giả thật ra đã hiểu
tâm tư ông Sáu, biết ông Sáu muốn viết lại trang sử của Phan Thanh Giản
bằng ngọn chổi với tấm lòng chân thành, không quá khích, không a dua
theo thời thế:
Và ông cho rằng biết thời thế để xử trí như Cụ Phan là anh
hùng. Quét lau mộ Cụ, ông chứng tỏ rằng mình theo bảng giá trị khác với người
đời phải không? Nói thiệt đi ông bạn!’ Tôi dùng chữ ông
bạn với giọng thân mật, cầu hòa.
Ông Sáu Hấu ngó xuống cườm tay mình, đen mốc, khét nắng,
sần sùi thẹo, rải rác mấy chỗ da chai, không trả lời thẳng, chỉ nhẹ nhàng:
‘Ừ thì làm nhón vậy mà. Cực khổ gì đâu chú em. Ngồi
ngó mong ra ngoài sân cũng hết ngày, hết đời. Bóng thiều quang có chờ đợi ai
bao giờ đâu. Quét tướt quơ quào ba cái lá khô, mấy đống chó ị cho mát dạ tiền
nhơn vậy mà! Tôi nói bậy bạ vậy mà chú em thấy phải không chớ. (30)
Bọn trẻ, ông Sáu Hẩu chính là những người gìn giữ ngọn lửa chính khí của Miền Nam, của dân tộc Việt.
Thời
Việt Nam Cộng Hòa, dân ta có những người tốt mà cũng không thiếu kẻ lưu
manh. Chú Ba Chịu là người tốt, hết lòng cứu bạn, nhưng Tư Chơi đã cướp
cái cặp tiền của Ba Chịu . Ba Chịu than thở : "Đã thua trận, đã bị mất nước còn bị gạt, bị giựt, buồn không chịu được" (41).
Tư
Cụt, thương binh VNCH là người tốt. Anh sửa xe nhưng anh không mánh
mung như đa số thợ sửa xe ngày nay. Anh nói với cô gái đến sửa xe:
Xe rồi nè cô. cái ruột này còn tốt. Đừng nghe tụi nó vẽ thay cái khác uổng tiền nha. Còn chạy được cả năm là ít ( Những tấm giấy số, 96)
Nguyễn
Văn Sâm cũng cho ta biết vài nét về những Việt hải ngoại và quốc nội.
Một số lưu lạc tha phương, mang dòng máu Âu, Á, Phi nhưng lòng vẫn hướng
về Việt Nam. Cô gái Bali đã về Việt Nam thăm quê nội Vĩnh Long để " ghi thật sâu vào tâm trí quê hương của ông tổ chính khí của mình" nhưng đã thất vọng vì sự phũ phàng của văn hóa Việt Nam ngày nay:
Và
tôi thất vọng, tôi bị giựt bóp, bị giựt máy ảnh, mất giấy thông hành,
té trầy mặt, lổ đầu. Không ai giúp tôi. Người ta chỉ đứng ngó, có người
còn cười....(Viên ngọc Bali,72)
Còn người Việt Nam quốc nội cũng thất vọng về một số Việt kiều vì họ "quậy phá, ăn cắp ăn gian tiền nọ tiền kia của đất nước rộng mở bao dung" (32)
Đa
số Viêt kiều sống khốn khổ là lúc mới chập chững bước vào xã hội Âu Mỹ,
và ngày nay thời buổi kinh tế toàn cầu suy thoái. Khổ nhất là nạn thất
nghiệp mặc dầu có an sinh xã hội...Thằng Khoái và ông già Tân đã nói
lên sự thật của người Mỹ:"Tui không sợ chết, tui chỉ sợ hết hạn lãnh
tiền thất nghiệp mà vẫn chưa kiếm được việc thì mất công lắm lắm. Gia
hạn sáu tháng rồi".
-Tao cũng vậy, tao đâu sợ, tao đâu sợ
cái chết, chỉ sợ khi chết mà không có đồng bạc dính túi, làm nặng gánh
cho xã hội, gây hệ lụy cho người xung quanh" (Thanh thản về quê, 89)
Ông già Tân là người tốt. Chết rồi mà vẫn nghĩ đến những gia đình neo đơn...(90)
Có
những Việt xấu như anh em nhà nọ cãi cọ nhau về món tiền bảo hiểm trong
khi người cha đang nằm trên giường cấp cứu (Vô đề, 81).
Nguyễn
Văn Sâm đã nối tiếp được dòng văn học Nam Kỳ Lục Tỉnh.Truyện
của ông cũng đã nối kết quá khứ với hiện tại, với quốc nội và quốc
ngoại.Tất cả là sự thật. Sự thật của lịch sử bi thương của Việt Nam
chúng ta!
Canada ngày 5tháng 6 năm 2012
Nguyễn Thiên Thụ
Trong tháng 5 năm 2012, Viện Việt học California đã xuất bản hai tác phẩm của GS Nguyễn Văn Sâm.
NGƯỜI HÙNG BÌNH ĐỊNH
Khổ sách: 5.5"x8.5", bìa thường,
492 trangGiá ủng hộ: $25
Liên lạc: Viện Việt Học (www.viethoc.org)
QUÊ HƯƠNG VỤN VỠ
khổ thường, 270 trang
Giá ủng hộ: $25
Liên lạc: Viện Việt Học 714-775-2050
ĐỌC QUÊ HƯƠNG VỤN VỠ
CỦA NGUYỄN VĂN SÂM
NGUYỄN THIÊN-THỤ
Tháng 5 năm 2012, Viện Viêt Học California đã phát hành tập truyện " Quê Hương Vụn Vỡ" của Nguyễn Văn Sâm . Tuy tập truyện xuất bản năm 2012, một số truyện ngắn của ông đã đăng tải trên các tạp chỉ online hải ngoại. Tập truyện này gồm 20 truyện ngắn , dày 270 trang. Đây là cái nhìn của tác giả về quê hương Việt Nam hiện tại với nỗi bi thương:
" Quê hương vụn vỡ lòng man mác
Đất nước tan hoang dạ ngậm ngùi".
I. QUÊ HƯƠNG
Nguyễn
Văn Sâm đưa ta về Việt Nam, một Việt Nam trước 1975 và một Việt Nam sau
1975. Trước 1975, miền Nam là một xã hội thanh bình. Địa danh của
truyện là Saigòn, Ông Tạ, Cầu Ông Lãnh, Mỹ Tho, Tây Ninh, Bến Tre với các nhân vật bình dân như bà
Hương giáo Hải, ông Hương giáo, bà ngoại, thằng Quang, con Nhàn, con
Bông, với các đĩa hátAsia, các tiểu thuyết Gia Long Tẩu Quốc, Giọt Máu Chung Tình (156-176) và Câu hò Vân Tiên ( 188-207). Khoảng 1960, đa số thanh niên đều phải vào lính như Trịnh trong "Truyện ngắn đời dài".
Trong trận chiến, một số binh sĩ VNCH phải hy sinh một phần thân thể.
Sau 1975, những thương binh này phải lăn mình ra đời kiếm sống như Tư
Cụt hành nghề vá xe (Những tấm vé số).
Sau 1975, một số người dân miền Nam bỏ nước ra đi, trong đó có những quân nhân, những giáo chức bị chế độ mới cho ra ngoài biên chế, và dòm ngó nặng nề . Hơn nữa họ đau khổ vì phải chứng kiến những cảnh bất công hàng ngày xung quanh (141). Dân nơi thành thị và thôn quê đều bị bọn cường hào mới cướp nhà đất, bị bắt giam vì tội làm dân oan khiếu kiện rồi chết vì tàn sức (Chuyện ngắn đời dài, 149)
Miền Nam phải chịu nhiều cảnh tang thương. Gia đình nào cũng có một vài kẻ chết trận, chết trong tù và chết giữa biển cả như chị bán quán trong " Tàn cuộc chơi", ba đứa con : thằng Hai Biệt động quân, thằng Ba du kích,thằng Út vượt biên đi đường khác nhau, chết khác nhau ( 57) nhưng đều ngồi với nhau trên một bàn thờ. Trong thế kỷ XXI, gia đình Út Chột chết vì " bị tàu lạ đâm chìm" khi đánh cá ờ biển Đông. (56)
Sau 1975, một số người dân miền Nam bỏ nước ra đi, trong đó có những quân nhân, những giáo chức bị chế độ mới cho ra ngoài biên chế, và dòm ngó nặng nề . Hơn nữa họ đau khổ vì phải chứng kiến những cảnh bất công hàng ngày xung quanh (141). Dân nơi thành thị và thôn quê đều bị bọn cường hào mới cướp nhà đất, bị bắt giam vì tội làm dân oan khiếu kiện rồi chết vì tàn sức (Chuyện ngắn đời dài, 149)
Miền Nam phải chịu nhiều cảnh tang thương. Gia đình nào cũng có một vài kẻ chết trận, chết trong tù và chết giữa biển cả như chị bán quán trong " Tàn cuộc chơi", ba đứa con : thằng Hai Biệt động quân, thằng Ba du kích,thằng Út vượt biên đi đường khác nhau, chết khác nhau ( 57) nhưng đều ngồi với nhau trên một bàn thờ. Trong thế kỷ XXI, gia đình Út Chột chết vì " bị tàu lạ đâm chìm" khi đánh cá ờ biển Đông. (56)
Tác giả cho biết vài nét về đời sống của ngư dân Việt Nam:
" Thoát chết lần này thì có nhưng sau này chắc chết đói cả nhà quá. Ghe
tàu bể hết, sửa lại tiền đâu? Ai vô đó mà bồi thường cho mình. Xã nói
tàu lạ biết nước nào mà thưa gửi. Hai bác coi mặt mũi tôi nè. Tụi nó
đánh thấy ông bà ông vải! Tụi nó nói với
nhau xí xô xí xáo như trong phim truyện Hongkong mà Xã cứ nhất định
bắt mình khai tàu lạ họ mới chịu làm việc.(60)
Hàng
hóa thị trường tràn ngập hóa chất độc hại của Trung Quốc (149). Ngoài
ra, trong kinh doanh, người Việt Nam mất vệ sinh, chuyên dùng hàng độc
hại để lừa bịp nhân dân. . . Hàng lạp xường, đồ lòng thì đầy ruồi nhặng và
mùi thịt thúi. Người ta dùng màu sơn đỏ của tiệm hòm để ướp thịt (48)
Xã
hội lừa đảo, gian phi này đã làm cho bao con người đi vào tội ác với
tâm bình thản. Người đổi chó đã dựng được một triết lý cho mình:
Phải sống trước đã, thiên hạ cả nước mấy chục năm nay ai cũng xạo, ai
cũng trơ mặt bóng tội gì mày làm người mã thượng ngu, sĩ diện hão để
chịu thiệt thòi. Ai bù lỗ cho mày đây?" (Người đổi chó, 49)
Một bà vợ nạn nhân dân oan, chồng chết vì tù tội, đã tâm sự:
Phải
bươn chải để sống, tôi nhập bọn với những người phân phối hàng Trung
Quốc, bất kể thứ gì tới tay, bột màu để làm nước tương, làm nước cam,
làm Vitamin C...chất tẩy trắng để tẩy trắng bún, hủ tiếu, bánh phở...
Ban đầu tôi còn nghi ngại người ta ăn bị ngộ độc sau đó chẳng thấy ai
nói gì tới mình nếu đóng thuế đủ và biết điều với khu vực...(149)
Quê hương Việt Nam sau gần nửa thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghĩa và đổi mới, một số tư sản đỏ giàu lên trông thấy rõ, còn đại đa số nhân dân thì nghèo nàn.
Đất nước nghèo nàn không có tương lai, đàn bà con gái đua nhau đi lấy chồng Hàn, chồng Đài. Nết, có gái lấy chồng Đài sau một thời gian trở về đã nhân định:
Đời sống ở quê nhà cũng như bao năm trước, trầm lặng tiếp nối... Thay đổi tuy có nhưng chậm như rùa nên không lạ lẫm bao nhiêu.Ông lão ngày nay đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày...(104)
Nền y tế nơi thôn quê vẫn là thuốc nam.
Quê hương Việt Nam sau gần nửa thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghĩa và đổi mới, một số tư sản đỏ giàu lên trông thấy rõ, còn đại đa số nhân dân thì nghèo nàn.
Mở đầu tập truyện là truyện" Người quét mộ cụ Phan". Đọc mấy câu đầu, tôi bỗng nhớ lời ca của một bài hát năm xưa "Quê hương em nghèo lắm ai ơi"!
Đó là hình ảnh những đưá trẻ nghèo trên quê hương Việt Nam sau gần nửa thế kỷ thụt xuống Xã hội chủ nghĩa:
Năm
sáu đứa học trò coi bộ thiếu ăn, ốm nhom, chừng 12, 13 tuổi nhảy chưn
sáo chung quanh đoàn du khách, nhìn ngó lom lom từng người như muốn khám
phá điều gì đó.(26)
Đất nước nghèo nàn không có tương lai, đàn bà con gái đua nhau đi lấy chồng Hàn, chồng Đài. Nết, có gái lấy chồng Đài sau một thời gian trở về đã nhân định:
Đời sống ở quê nhà cũng như bao năm trước, trầm lặng tiếp nối... Thay đổi tuy có nhưng chậm như rùa nên không lạ lẫm bao nhiêu.Ông lão ngày nay đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày...(104)
Nền y tế nơi thôn quê vẫn là thuốc nam.
Giai cấp tận cùng là những thương binh VNCH. Họ tàn tật nhưng phải lăn lộn vào đời kiếm sống. Tư Cụt là con người lương thiện. Anh than thở với đời:
" Ở đây oải quá, tiền bạc khó kiếm mà thức ăn thì mắc dàn trời. Giá cả hễ có dịp là thăng thiên rồi không chịu tuột xuống, bệnh hoạn gì thì chầu chực cả ngày cũng chưa khám được..." (96)
Kinh
khủng nhất là bọn Công an. Bọn này bây giờ lộng hành, họ muốn đánh ai là
đánh chết, người dân đành im miệng không biết kêu ca vào đâu. Em của
Nết cãi với công an bị nhốt rồi chết, người ta bảo thằng Na tự tử!
Nghe
tin em trai chết, Niết vô cùng xúc động .Niết bám vô cái bàn nuớc giữa nhà định thần. Chợt Nết như nghẹn cứng họng, nổi quạu:
"Thắt cổ gì? ra đâu mà có sẵn trong tủ? Con nít nghe cũng biết có gì đó không ổn.Cái quân ác đức quá! (107)
Cái
xã hội Miền Nam bây giờ lây nhiễm bệnh tham nhũng của cộng sản
miền Bắc nhập cảng. Một cựu cán bộ thôn quê tâm sự với bạn già: Nhậu
nhẹt là một hình thức hối lộ,
Anh
Sáu à, Nói thiệt nghe nè! mấy tháng nay tui mới được khoan khoái khi
ngồi nhậu.... Lúc trước hả, nói thiệt, nhậu cầm chừng cho có vì biết
tỏng tòng tong là sau này mình há họng mắc quai.. (54)
Tham nhũng phổ biến từ trung ương cho tới xã thôn. Tám Chinh , chủ tịch xã là kẻ ăn cắp (31), Năm Đơ, cựu bí thư tiêu biểu cho hạng tham nhũng cấp thấp ở xã thôn trong hệ thống đảng . Bên hệ thống nhậu thường xuyên, còn có hệ thống giáo dục đại học "thi dùm", " học thuê" của Đảng (56). Đấy là đường lối giáo dục, đào tạo những thạc sĩ, tiến sĩ của bầy người "trí tuệ" nhất hành tinh!
Sơn Đông mãi võ là một truyện có ý tưởng thâm trầm về xã hội Việt Nam hiện nay." Đảng ta" chính là một đoàn Sơn Đông mãi võ, làm thuốc giả mà cứ hô hào cứu nhân độ thế. Họ đánh trống, khua thanh la ầm ỉ và thiên hạ đổ tới xem ầm ầm. Tác giả viết:
" Tiếng phèng la của đoàn Sơn Đông mãi võ với những khẩu hiệu trời ơi đất hỡi có khác gì đâu nà. Kỷ niệm của tuổi trẻ bây giờ hả? Ác mộng ( 230).
Tham nhũng phổ biến từ trung ương cho tới xã thôn. Tám Chinh , chủ tịch xã là kẻ ăn cắp (31), Năm Đơ, cựu bí thư tiêu biểu cho hạng tham nhũng cấp thấp ở xã thôn trong hệ thống đảng . Bên hệ thống nhậu thường xuyên, còn có hệ thống giáo dục đại học "thi dùm", " học thuê" của Đảng (56). Đấy là đường lối giáo dục, đào tạo những thạc sĩ, tiến sĩ của bầy người "trí tuệ" nhất hành tinh!
Sơn Đông mãi võ là một truyện có ý tưởng thâm trầm về xã hội Việt Nam hiện nay." Đảng ta" chính là một đoàn Sơn Đông mãi võ, làm thuốc giả mà cứ hô hào cứu nhân độ thế. Họ đánh trống, khua thanh la ầm ỉ và thiên hạ đổ tới xem ầm ầm. Tác giả viết:
" Tiếng phèng la của đoàn Sơn Đông mãi võ với những khẩu hiệu trời ơi đất hỡi có khác gì đâu nà. Kỷ niệm của tuổi trẻ bây giờ hả? Ác mộng ( 230).
II.NHÂN VẬT
Các nhân vật trong Quê Hương Vụn Vỡ là những nhân vật bình dân giản dị của Nam Kỳ Lục Tỉnh, hay nói đúng hơn là những hạng người ở dưới đáy xã hội mới. Truyện của Nguyễn Văn Sâm có hai xã hội, và hai loại người. Đó là người trong nước và Việt kiều. Hai hạng người này cũng có thể tạm chia thành hai loại đơn giản: tốt và xấu.
Xã
hội Việt Nam đầy màu sắc u ám nhưng trong bóng đêm vẫn sáng ngời những tâm
hồn cao thượng, và chính nghĩa dân tộc. Bọn trẻ nhỏ nhiệt tình với ông
Sáu Hấu, và ông Sáu nhiệt tình với quan đại thần
Phan Thanh Giản. Ông tự nguyện làm người quét mộ cụ Phan, săn sóc nấm
mộ cụ Phan. Không ai bắt buộc, không ai trả lương, ông tình nguyện để tỏ
lòng tôn kính một người ái quốc chân chính. Thế mà Tám Chinh, chủ tịch
xã đuổi ông, ngăn cấm ông. Ngăn cấm thì ngăn cấm, ông Sáu Hẩu vẫn ngày
ngày quét mộ cụ Phan tại huyện Ba Tri, Bến Tre.. .
Tác giả cho biết mộ cụ Phan gần mộ Nguyễn Đình Chiểu nhưng phong cảnh khác xa:
Điều đầu tiên làm tôi thất vọng khi so sánh mộ Cụ Phan
khiêm nhường ở trong một rẻo đất, chung quanh đầy nhà cửa dân chúng, cây cối
mọc lan tràn lấn chiếm, trong khi đó lăng Nguyễn
Đình Chiểu cách không xa bao nhiêu nằm ở một vị thế trang trọng, có đền thờ, có
quá nhiều bậc thềm lên lăng, có mấy cô thuyết minh duyên dáng lịch thiệp, có
nhiều người săn sóc, quét tước, tỉa cây và nhang đèn cung cấp cho khách viếng
với giá tự nguyện.
Ông Sáu Hấu cười như mếu:
‘Điều vui cho Cụ Phan là Cụ có bạn láng giếng’, ông vừa nói
vừa hất hàm chỉ về ngôi mộ của Võ Trường Toản ở gần đó. ‘Nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu chỉ có người sống đến làm lễ nầy lễ kia, còn đại thần Phan Phan Thanh
Giản có bạn cõi âm cận kề tâm sự luôn luôn. Chưa biết điều nào làm thỏa lòng
người đã khuất hơn!’ (27)
Có lẽ nhiều người cũng như tác giả đã ngạc nhiên về sự đối xử phân biệt này:
‘Sao mộ Cụ Phan không được chánh quyền địa phương săn sóc
trong khi ông là đại thần dính dáng đến lịch sử và đất địa nầy, ông đã sống
tiết tháo và chết oai hùng với nhiệm vụ. Cụ Nguyễn Đình Chiểu chỉ là nhà văn
lên tiếng chống ngoại xâm thôi, không có dịp chứng tỏ sự anh dũng bằng hành
động dầu rằng văn ông bốc lửa khi nước nhà ngữa nghiêng?’ (28)
Có
gì lạ đâu! Người ta tự xưng là anh hùng và kết tội vua quan nhà Nguyễn
bán nước, đầu hàng giặc Pháp! Vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, cho
đến Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương đều bị cộng sản kết
tội phong kiến phản quốc cho nên lớp sau tuân theo lớp trước, không dám
trái lời!
Còn Nguyễn Đình Chiểu làm thơ chống Pháp nên được cộng sản lợi dụng, nếu
ông còn sống ở Bắc thì CCRĐ 1954 ông cũng như Nguyễn Du, Nguyễn Văn
Siêu, Cao Bá Quát đã bị đấu tố rồi! Nếu bây giờ Nguyễn Đình Chiểu, Phan
Văn Trị còn sống, viết báo bày tỏ lòng yêu nước, hoặc xuống đường chống xâm lược thì sẽ bị công an
đánh bể đầu. Họ lợi dụng Nguyễn Đình Chiểu, mạt sát Phan Thanh Giản
nhưng thực tế họ cũng phải nhượng đất và đầu hàng nào có gì hơn mà khoe mẽ và kết tội người ta?
Đó là cái nhìn thông suốt của Sáu Hẩu từ quá khứ đến hiện tại. Khi tự nguyện quét mộ cụ Phan, ông Sáu đã có một quan điểm chính trị và tầm nhìn chiến lược sáng suốt. Ông Sáu Hẩu nói:
‘Chuyện đời, ở bên ngoài biết hết bí ẩn bên trong được
đâu nà! Giao thành để cứu dân ba
tỉnh hay nướng hết dân đen ba tỉnh cho súng lớn súng nhỏ cái nào hay? Nói nhón
một câu, khó biết lắm ông Việt Kiều ơi? Bàng nhơn thiên hạ phê bình thì dễ, tới
chừng đụng chuyện mới biết khó dàng trời mây, bứt hết tóc cũng tính không ra
kế.’ (29)
Hành
động của Sáu Hẩu là muốn chống bất công, chống tầm nhìn thiển cận của
đám tự xưng là anh hùng bách chiến bách thắng. Tác giả thật ra đã hiểu
tâm tư ông Sáu, biết ông Sáu muốn viết lại trang sử của Phan Thanh Giản
bằng ngọn chổi với tấm lòng chân thành, không quá khích, không a dua
theo thời thế:
Và ông cho rằng biết thời thế để xử trí như Cụ Phan là anh
hùng. Quét lau mộ Cụ, ông chứng tỏ rằng mình theo bảng giá trị khác với người
đời phải không? Nói thiệt đi ông bạn!’ Tôi dùng chữ ông
bạn với giọng thân mật, cầu hòa.
Ông Sáu Hấu ngó xuống cườm tay mình, đen mốc, khét nắng,
sần sùi thẹo, rải rác mấy chỗ da chai, không trả lời thẳng, chỉ nhẹ nhàng:
‘Ừ thì làm nhón vậy mà. Cực khổ gì đâu chú em. Ngồi
ngó mong ra ngoài sân cũng hết ngày, hết đời. Bóng thiều quang có chờ đợi ai
bao giờ đâu. Quét tướt quơ quào ba cái lá khô, mấy đống chó ị cho mát dạ tiền
nhơn vậy mà! Tôi nói bậy bạ vậy mà chú em thấy phải không chớ. (30)Thời Việt Nam Cộng Hòa, dân ta có những người tốt mà cũng không thiếu kẻ lưu manh. Chú Ba Chịu là người tốt, hết lòng cứu bạn, nhưng Tư Chơi đã cướp cái cặp tiền của Ba Chịu . Ba Chịu than thở : "Đã thua trận, đã bị mất nước còn bị gạt, bị giựt, buồn không chịu được" (41).
Tư Cụt, thương binh VNCH là người tốt. Anh sửa xe nhưng anh không mánh mung như đa số thợ sửa xe ngày nay. Anh nói với cô gái đến sửa xe:
Xe rồi nè cô. cái ruột này còn tốt. Đừng nghe tụi nó vẽ thay cái khác uổng tiền nha. Còn chạy được cả năm là ít ( Những tấm giấy số, 96)
Nguyễn Văn Sâm cũng cho ta biết vài nét về những Việt hải ngoại và quốc nội. Một số lưu lạc tha phương, mang dòng máu Âu, Á, Phi nhưng lòng vẫn hướng về Việt Nam. Cô gái Bali đã về Việt Nam thăm quê nội Vĩnh Long để " ghi thật sâu vào tâm trí quê hương của ông tổ chính khí của mình" nhưng đã thất vọng vì sự phũ phàng của văn hóa Việt Nam ngày nay:
Và tôi thất vọng, tôi bị giựt bóp, bị giựt máy ảnh, mất giấy thông hành, té trầy mặt, lổ đầu. Không ai giúp tôi. Người ta chỉ đứng ngó, có người còn cười....(Viên ngọc Bali,72)
Còn người Việt Nam quốc nội cũng thất vọng về một số Việt kiều vì họ "quậy phá, ăn cắp ăn gian tiền nọ tiền kia của đất nước rộng mở bao dung" (32)
Đa số Viêt kiều sống khốn khổ là lúc mới chập chững bước vào xã hội Âu Mỹ, và ngày nay thời buổi kinh tế toàn cầu suy thoái. Khổ nhất là nạn thất nghiệp mặc dầu có an sinh xã hội...Thằng Khoái và ông già Tân đã nói lên sự thật của người Mỹ:"Tui không sợ chết, tui chỉ sợ hết hạn lãnh tiền thất nghiệp mà vẫn chưa kiếm được việc thì mất công lắm lắm. Gia hạn sáu tháng rồi".
-Tao cũng vậy, tao đâu sợ, tao đâu sợ cái chết, chỉ sợ khi chết mà không có đồng bạc dính túi, làm nặng gánh cho xã hội, gây hệ lụy cho người xung quanh" (Thanh thản về quê, 89)
Ông già Tân là người tốt. Chết rồi mà vẫn nghĩ đến những gia đình neo đơn...(90)
Có những Việt xấu như anh em nhà nọ cãi cọ nhau về món tiền bảo hiểm trong khi người cha đang nằm trên giường cấp cứu (Vô đề, 81).
Nguyễn Văn Sâm đã nối tiếp được dòng văn học Nam Kỳ Lục Tỉnh.Truyện của ông cũng đã nối kết quá khứ với hiện tại, với quốc nội và quốc ngoại.Tất cả là sự thật. Sự thật của lịch sử bi thương của Việt Nam chúng ta!
Canada ngày 5tháng 6 năm 2012
Nguyễn Thiên Thụ
No comments: