Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 13 December 2016

RẰM THÁNG BẢY =VĂN HÓA CỔ TRUYỀN=CỘNG SẢN

RẰM THÁNG BẢY



Ai bảo cộng sản nghèo khổ?
Không ! cộng sản giàu lắm chứ!
Ai bảo cộng sản không dị đoan?
Không! cộng sản rất mê tín!

Xin xem bài phóng sự dưới đây:

Đại Gia Hà Nội " Đốt " 400 triệu đồng 1 đêm cúng cho Hà bá.......


Để tiến hành lễ cúng Vu Lan ra trò, các đại gia khai thác cát, vận chuyển vật liệu xây dựng ở dọc sông Hồng, đã chuẩn bị các thủ tục từ trước đó khoảng 2-3 tháng. Khâu chuẩn bị trước cả tháng trời thường là thuê đội quân làm hàng mã.

Doi cát giữa sông Hồng. Cạnh bến cát bên sông Hồng ở khu vực quận Long Biên (Hà Nội), với những đống cát to như quả núi, có một dãy nhà tạm rộng mênh mông. Trong những căn nhà tạm, tràn ngập ngoài bãi là những con ngựa cùng hình nhân bằng giấy, khung bằng tre, gỗ. Bãi cát này là của đại gia N.T., thầu bãi từ gần chục năm nay.


Đại gia T. bảo, tuổi trẻ từng xuôi ngược Nam - Bắc, làm đủ thứ nghề mạt hạng nhưng một ngày giời cho ăn lộc, thầu được bãi cát này, nên phất lên giàu có.
Theo đại gia T., “lộc giời” là cát ở dưới sông. Chỉ mấy năm múc cát đem bán, anh đã xây biệt thự hoành tráng, sắm ôtô xịn. Nhưng ăn lộc trời thì cũng phải “ra lộc” cho thiên hạ. Thay vì đem lộc phân phát cho người dương thế nghèo khỗ, thì những người làm nghề gắn với sông nước thường “đốt tiền” dâng cho Hà Bá và những oan hồn xấu số trên sông Hồng. Đại gia T. thuê một người thợ làm hàng mã nổi tiếng. Người này cùng 5 thợ phải làm việc suốt 2 tháng trời mới xong 1.000 người - ngựa giấy. Để buổi cúng Vu Lan diễn ra hoành tráng, đại gia T. đánh xe chở một đội quân làm ngựa giấy, người giấy từ làng Đông Hồ về bãi cát nhà mình, rồi đêm ngủ ngày thức đóng khung, bọc giấy vẽ hình người - ngựa cho thật đẹp.
Sau 2 tháng trời làm việc liên tục, một “nghệ nhân” cùng 5 người thợ đã cho ra lò tổng số 1.000 người - ngựa. Chuẩn bị cho lễ nhập đồng, cúng Vu Lan, 1.000 người - ngựa được đem ra hong nắng khiến bãi cát thành màu vàng rực.



Trong số 1.000 người - ngựa, có 250 người - ngựa cỡ nhỏ, 250 cỡ vừa, 250 cỡ lớn và 250 người - ngựa lớn như thật. Đại gia này phải dựng nguyên một căn lều lớn, rộng hàng trăm mét vuông để chứa những người - ngựa lớn như thật.
Theo những người thợ, đêm cúng Vu Lan, đại gia T. mới cho mấy xe tải chở thuyền rồng, đĩnh vàng, ngai bạc, voi chiến… trong đó, có một xe tải, chở khoảng… chục tỷ đô-la, toàn là hàng mã đến.
Trước lễ cúng vài ngày, đại gia T. đã cho người dựng một sân khấu hoành tráng. Trên sân khấu này, vào ngày lễ sẽ diễn ra một buổi hầu đồng, cúng bái, cầu khấn, gồm rất nhiều tiết mục, thể loại. Sau hàng loạt tiết mục lễ bái, sẽ là cuộc đốt 1.000 người - ngựa.
Những dãy người - ngựa vàng rực cả bãi sông Hồng. Buổi hầu đồng, cúng bái, cầu khấn diễn ra từ 8 giờ tối. Tôi vác máy ảnh ra bãi cát để chụp cảnh lên đồng, cầu khấn, song vừa đến đầu bãi cát, cả đàn chó, con nào con nấy lực lưỡng như bê xổ ra trấn giữ. Đại gia T. không cho ai vào tham dự buổi hầu đồng, ngoài anh và những người thân trong gia đình.
Đúng 12 giờ đêm, ngọn lửa xuất hiện ở ven sông Hồng, chỗ bãi cát của đại gia T. Đứng trên đê vẫn nhìn rõ ngọn lửa cháy đùng đùng vượt qua cả những ruộng ổi, rặng tre, vườn chuối. 1.000 ngựa - người, cả núi hàng mã, cùng hàng chục tỷ đô-la hàng mã đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Dù đứng từ rất xa cũng không thu hết được số lượng ngựa giấy vào ống kính. Dọc hai bên sông Hồng trong dịp Vu Lan lửa cháy rừng rực. Các đại gia làm giàu nhờ sông Hồng đang trả lễ bằng cách đốt đủ các thứ như máy bay, tàu hỏa, tên lửa, ngựa, voi, đô-la, nhà máy, thuyền rồng, bảo tháp, ngai chúa, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…


Qua tham khảo giá trị trường, một con ngựa giấy nhỏ có giá 50 ngàn đồng, một hình nhân nhỏ cũng có giá đó, còn ngựa và người lớn như thật có giá 1 triệu đồng/cặp. Tuy nhiên, nghệ nhân được thuê làm ngựa - người cho đại gia T. bảo rằng, do ông T. làm nhiều, đặt làm hàng từ trước, tận gốc, nên giá ngựa nhỏ chỉ 20 ngàn và người nhỏ cũng 20 ngàn, còn một cặp người - ngựa lớn là 500 ngàn đồng.



Như vậy, chỉ riêng số tiền đầu tư cho 1.000 ngựa - người bằng giấy đã tốn đến 200 triệu đồng. Các loại hàng mã khác tiêu tốn khoảng 100 triệu đồng. Công đoạn dựng sân khấu, thuê giá đồng, thầy cúng, lễ lạt các loại cũng tốn chừng 100 triệu đồng nữa.
Chỉ một đêm đại gia T. đã phóng hỏa “đốt” chừng 400 triệu đồng. Rồi còn hàng chục đại gia khác chuyên chở vật liệu trên sông Hồng, khai thác cát dưới sông, cũng thi nhau đốt vàng mã. Hàng tỷ đồng đã biến thành tro chỉ trong một đêm.

Theo Dương Thụy Bình
VTCNews


=


NGUYỄN PHÚ THỨ * VĂN HÓA

Con Số 5


Nguyễn Xuân Vinh & Nguyễn Phú Thứ





LTS : Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và giáo sư Nguyễn Phú Thứ, một người ở Hoa Kỳ một người ở Pháp, nhưng có cùng một tâm niệm là góp chung những kiến thức của mình để viếtbằng tiếng Việt những bài luận thuyết về khoa học thường thức và phổ biến tới đại chúng. Lần này hai ông viết về những kỳ diệu của con số 5.

Lời của Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh :

Sở dĩ tôi cùng viết với Gs Nguyễn Phú Thứ, là vì vào dịp Giáng Sinh năm 2002 vừa qua, chúng tôi đến nhà anh chị Trần Ngọc Nhuận, Cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH... để tham dự buổi tiệc gia đình, có sự hiện diện của Ông Bà Giáo Sư Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức tác giả quyển Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gặp được giáo sư Nguyễn Phú Thứ từ Pháp sang, là người em hậu học mà tôi đã từng biết danh tiếng khi đọc được các bài sưu khảo về phong tục tập quán và các tác phẩm rất có giá trị, Gs có mang theo bài CON SỐ để riêng tặng tôi. Sau khi đọc xong bài này, tôi lấy làm thích thú với lý luận chính xác và vững chắc của một nhà khoa học trẻ, cho nên tôi mới có ý định cùng viết chung đề tài Con Số 5 này.

Mới đây, tôi đã được Gs gởi tặng 2 tác phẩm giá trị viết về : Điện Toán Thực HànhCác Danh Nhân Việt Nam, tôi sẽ viết lời phê bình sau khi đọc xong để giới thiệu đến quý độc giả bốn phương.

Phàm người đời thường cho rằng, tất cả hiện hữu có được trên quả đất này từ con người đến thú vật cũng như cây cỏ và vật dụng...đều có số hết cả. Có nhiều con số đáng cho chúng ta suy ngẫm. Riêng đối với con người, khi lọt lòng mẹ sanh ra cũng tính bằng con số, bởi vì, từ khi người mẹ thụ thai đến khi lọt lòng mẹ phải mất một thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày, rồi khi ta lớn lên đến khi lìa đời cũng phải mất một thời gian dài hay ngắn, nếu người chết có số tuổi cao xem như chết già tức có số trường thọ, còn trái lại, người đó chết tuổi thấp xem như chết non tức có số chết yểu, hoặc người sanh ra được số sung sướng giàu sang phú quý hay bị số bất hạnh, nghèo khó. Điều đó ta gọi số mệnh. Vì luận đoán số mệnh đưa vào tuổi thọ, tức là thời gian dài hay ngắn, và tiền của nhiều hay ít hoặc phúc trạch là có đông con cái hay không nên người ta phải có những con số để đo lường. Do vậy, con số đó là gì?
Nhận Định chung về con số 5

Nếu chúng ta xét cho kỹ, thì thấy con số đó chỉ là con số chẵn hoặc con số lẻ đã được các nhà khoa học tìm ra cho chúng ta sử dụng sau này, nhưng nó chỉ đóng khung 10 con số căn bản. Đó là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 (bởi vì, số 0 cũng là con số) . Từ đó, chúng ta ghép nối để có những con số lớn hơn. Đây là, năm con số chẵn 0, 2, 4, 6, 8 và năm con số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Viết đến đây, chúng tôi lại nhớ : Căn cứ theo Hà Đồ Tiên Thiên Bát Quái gồm có 10 con số là : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10. Nhưng được phân định như sau :

Năm con số dương = Trời tức số lẻ như đã dẫn ở trên là : 1, 3, 5, 7, 9. Nếu chúng ta đem cộng tất cả này thì có kết quả như sau : 1+3+5+7+9 = 25.

Năm con số âm = Đất tức số chẵn như đã dẫn ở trên là 2, 4, 6, 8, 10 (vì 1 ghép nối với 0 = 10) . Nếu chúng ta đem cộng tất cả này thì có kết quả như sau : 2+4+6+8+10 = 30.
Nếu chúng ta cộng kết quả của số dương và số âm thì có được như sau : 25 + 30 = 55. Con số này gồm chung cả thiên địa rất công bằng, vì mỗi thiên và mỗi địa đều có 5 lại tương đắc, công bằng với nhau, vì : "Thiên số ngũ, Địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hiệp" (Số trời có năm số, số đất có năm số, năm ngôi cùng tương đắc mà điều hạp nhau).
Ngoài ra, theo Lão Tử đã viết : "Nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật" và theo Kinh Dịch đã viết :"tam thiên, lưỡng địa" (bởi vì, tiên âm hậu dương) tức Trời 3, Đất 2. Từ đó, người đời thuờng nói : "Trời cao, Đất rộng" hay "Trời tròn, Đất Vuông" là thế đó. Nếu chúng ta cộng Trời 3 là dương với Đất 2 là âm thì nó có số thành là 5 và cộng thêm vạn vật 2, thì trở thành 7 tức con số tối đa của số nguyên tố trong các con số lẻ đầu tiên, kể từ 1, 3, 5, 7 đến 9, bởi vì con số 9 không phải là số nguyên tố, vì nó có thể chia chẵn làm ba lần, với 1, với 3 và với 9.

Hơn nữa, nếu chúng ta để ý lấy số lẻ của 5 số dương là : 1, 3, 5, 7, 9 đem cộng lại như đã thấy ở trên, có kết quả là 25 và rồi lấy số 25 tức 2 với 5 cộng lại thì lại có kết quả : 2 + 5 = 7, thì cũng có kết quả là 7.

Trong bài này chúng tôi đặc biệt viết về con số 5, vì nó là kết hợp của Trời (3) và Đất (2). Từ ngàn xưa theo các kinh điển, người ta đã có những nhóm gồm 5 phân tử như sau :
Ngũ quan gồm có : Tai (nhỉ ), Mắt (mục), Mũi (tị ), Miệng (khẩu ), Lưỡi (thiệt ); Ngũ phước gồm có : Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống); Ngũ Hành gồm có: Kim, Mộc,Thủy,Hỏa,Thổ; Ngũ cúng gồm có : Hương, Đăng,Trà, Hoa, Quả; Ngũ Thường gồm có : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; Ngũ giới cấm là 5 điều ngăn cắm của đạo Phật đối với người Phật Tử là : Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm, Uống rượu, Nói dối. (Nếu chúng ta nhìn kỹ và so sánh Ngũ Thường của Nho Giáo và Ngũ Giới của Phật Giáo thì thấy có sự liên hợp giống nhau, bởi vì : Nhân = Không sát sanh; Nghĩa = Không đạo tặc; Lễ = Không tà dâm; Trí = Không uống rượu và Tín = Không nói dối) ; Ngũ Quả gồm có các trái cây như : Mãng cầu, Chùm sung, Dừa tươi, Đu đủ, Xoài v.v.
Ngoài ra, con số 5 là con số kết hợp Trời và Đất, bởi vì tam Thiên, lưỡng Địa và một đặc điểm đáng lưu ý nữa, trong dân gian mình thường tín ngưỡng cứ mỗi tháng có 3 ngày kỵ xuất hành. Đó là, theo câu ca dao :

Mùng năm, mười bốn, hăm ba,
Đi chơi cũng lỗ, lọ là đi buôn.

Nhưng nếu chúng ta bình tâm mà xét theo con số thì có kết quả ba ngày ấy cũng là số 5, bằng chứng là con số 14 tức 1 và 4, nếu đem 1+4 = 5. Con số 23 cũng vậy, tức 2+3 = 5. Do vậy, 3 ngày đó đều có số thành là 5. v.v.

Nhiều tổ chức và kiến trúc thời cận đại cũng có căn bản là số 5. Chẳng hạn như :
- Cơ quan đầu não quân sự lớn nhất thế giới được đặt ở Ngũ Giác Đài.
- Nói về quân sự, khi có binh lực thật mạnh, người xưa chia việc chỉ huy ra cho năm quân là : tả quân, hữu quân, tiền quân, hậu quân và trung quân. Dươí thời nhà Nguyễn, chức vụ võ quan cao cấp nhất là Chánh Võ Nhất Phẩm được gọi là "Ngũ Quân Đô Thống".
- Nếu thời xưa là cái gì thuộc dĩ vãng, cổ hủ thì trở lại nói chuyện ngày nay. Tại
Hoa Kỳ khi được vinh thăng cấp bậc Thống Chế tột bực trong quân đội như Dwight David Eisenhower (1890-1969) thì được dùng 5 ngôi sao cho cấp hiệu.

Riêng ở Pháp cũng có tướng năm sao, xin đơn cử tướng Général d’Armée Jean-Pierre KELCHE, Grand Chancelier de
la Légion D’Honneur, Président D’Honneur, ngài đã chụp hình lưu niệm và giới thiệu tác phẩm 4000 Từ Ngữ Thực Hành (4000 Mots Pratiques) sáng ngày 3 tháng 6 năm 2008 của tác giả Giáo Sư & nhà văn Hàn Lâm NGUYỄN-PHÚ-THứ, huy chương Pháp : Chevalier dans l’Ordre de la Légion D’Honneur et Chevalier dans l’Ordre des Palmes Académiques (Bắc Đẩu Bội Tinh và Đệ Ngũ Hàn Lâm) trong đại hội Bắc Đẩu Bội Tinh Quốc Gia Société d’entraide des Membres de la Légion d’Honneur (SEMLH) tại Cité Internationale des Congrès - Nantes Métropole (France) 5, rue de Valmy - BP 24102 - 44041 Nantes Cedex, từ ngày 2 đến 4 tháng 6 năm 2008.
giới thiệu sách và chụp hình lưu niệm
với tác giả 3-6-2008


Trong vạn vật, con số 5 cũng luôn luôn được hiện hình như theo luật thiên nhiên của tạo hóa. Nhiều loài hoa hồng quý giá, hay cả những hoa thường như hoa bông bụt, khi nở cũng xoè ra năm cánh.
Ngôi sao bể là một loài thủy tộc cũng có năm nhánh thay vì bốn nhánh hay sáu nhánh.
Một trái khế cũng có năm khía chìa ra như muốn mời mọc con người tiền sử lần đầu tiên nếm thử mùi vị chua nồng của loại trái cây mới.
Con người ta lúc đầu tiên tập đếm cũng chỉ tới số 5, vì dùng đầu ngón tay cũng chỉ tới được năm ngón.


Khi loài người bắt đầu thu nhập những âm hưởng của thiên nhiên, tiếng chim hót thông reo, tiếng gió thoảng bên khe núi và tiếng suối chảy lưng đèo, để đặt ra cung bậc, cũng xếp thành năm cung là : Cung, Thương, Giốc, Trủy và Vũ. Như tả về tài đánh đàn của Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết :

"Cung thương lầu bực ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương"

Khi tả đến đoạn nàng Kiều gẩy đàn cho Hồ
Tôn Hiến nghe, cụ Nguyễn Du cũng viết là:

"Bắt nàng thị yến dưới màn,
Giở say lại ép cung đàn nhật tâu.
Một cung gió thảm, mây sầu,
Năm cung giỏ máu năm đầu ngón tay"

Ở đây còn nhiều loại khác để chỉ con số 5 không thể kể ra hết được (quý độc giả cần tìm hiểu thêm xin tìm đọc quyển thượng từ trang 419 đến trang 423 trong tác phẩm Tìm Hiểu Tử Vi Đẩu Số Địa Lý của Nguyễn Phú Thứ).

Số 5 trong hình học

Trong thiên nhiên, những hình có vẻ đẹp tuyệt vời, thường là những hình được nẩy sinh từ nguyên thủy. Những thí dụ ta nhìn thấy hàng ngày là hình tròn trong mặt phẳng và hình cầu trong không gian. Người tiền sử khi ném một hòn đá xuống mặt hồ sẽ thấy những gợn sóng lan ra như những vòng tròn đồng tâm. Mặt trời, mặt trăng trông cũng có hình tròn, nhưng thật ra là những hình cầu tức là hình tròn trong không gian ba chiều. Ngoài hình tròn ra, trong mặt phẳng, những hình nhiều cạnh đều cũng là những hình đặc biệt. Trước hết ta có hình tam giác đều ba cạnh và hình vuông có bốn cạnh đều nhau. Sau đó đến hình năm cạnh đều và hình sáu cạnh đều. Hình năm cạnh, hay cũng còn gọi là hình năm góc, hay là hình ngũ giác có nhiều tính chất siêu việt hơn là hình sáu cạnh, mà ta cũng còn gọi là hình lục lăng.
Để chứng tỏ tính chất thiên nhiên của hình ngũ giác ta chỉ cần lấy một băng giấy rồi thắt chéo lại thì sẽ có được một hình ngũ giác đều.

Muốn gấp giấy thành một hình lục lăng đều thì phải hoặc là dùng hai băng giấy hay là phải dùng một kiểu gấp cầu kỳ hơn nữa, và điều này chứng tỏ rằng hình ngũ giác thật là một hình thiên nhiên tạo thành. Theo lẽ tự nhiên của số học, ba con số 3, 4 và 5 phải đi liền với nhau. Cũng vì vậy mà mấy ngàn năm trước đây, người ta đã tìm ra hệ thức là "tổng số bình phương của hai số 3 và 4 sẽ cho ta bình phương của số 5" tức là : 32 + 42 = 52 .
Cũng vì sự suy luận sau 3 và 4 phải tới 5 mà Pythagoras đã tìm được định lý rằng : "một tam giác có cạnh tỷ lệ theo những số này phải là một tam giác có cạnh vuông"
Cách đây ba ngàn năm, người Ai Cập và vào khoảng hơn 500 năm trước công nguyên, nhà toán và triết gia Hy Lạp là Pythagoras đã biết được rằng có ba cố thể mà tất cả các mặt đều có những hình có cạnh đều bằng nhau là hình tháp bốn mặt, hình tám mặt, ở hai cố thể này mỗi mặt đều là những hình tam giác đều bằng nhau và hình thứ ba là hình lập phương có sáu mặt, mỗi mặt đều là những hình vuông bằng nhau. Tới thời triết gia Hy Lạp là Plato vào khoảng 428-348 trước công nguyên thì chứng minh được rằng chỉ có năm cố thể có mặt đều nhau. Hai cố thể sau cùng như trên hình vẽ bên đây là cố thể có 20 mặt, mỗi mặt là những hình tam giác đều bằng nhau và cố thể có 12 mặt, mỗi mặt là những hình ngũ giác đều bằng nhau. Ta nhận thấy không những là chỉ có 5 cố thể hình đều, mà những mặt đều lại chỉ có thể là những hình 3 cạnh, 4 cạnh và 5 cạnh đều mà thôi. Năm hình đã tìm được ra, được gọi là năm cố thể đều của Plato.

Con số Vàng

Ba con số đầu tiên là 1,2 và 3 hay được người Á Đông chú ý đến. Ngoài số 1 là đơn vị, thường cùng để chỉ một ngôi vị chí tôn, người ta hay dùng số 2 để chỉ Đất và số 3 để chỉ Trời. Căn nhà Việt Nam khi xưa thường cất có 3 gian, 2 chái, bao gồm có sân hoa ở giữa. Như thế có nghĩa là thuận hòa được cả Trời và Đất. Về kích thước thành hình chữ nhật, người ta thường dùng khuôn khổ cho khung cửa khi xây cất nhà, hay kích thước lá cờ biểu tượng cho quốc gia, theo tỷ số 3/2, nghĩa là nếu lấy chiều ngang là 2, thì chiều dài phải là 3 đơn vị. Hình chữ nhật mà có cạnh theo tỷ số 3/2 = 1,5 thường được coi như là một hình đẹp mắt.
Sự thực, tỷ số lý tưởng nhất về phương diện mỹ thuật, lại là một số vô tỷ, nghĩa là không bằng tỷ số của hai số nguyên nào. Số này gọi là số vàng, biểu ký bằng mẫu tự Hy Lạp là :
F = 1,618033... đã được biết đến và được áp dụng trong sự kiến thiết dinh thự cách đây 25 thế kỷ.

Vào thế kỷ thứ 13, một trong những nhà số học của thời
Trung Cổ này là Leonardo da Pisa (1175-1250) và được gọi tên là Fibonacci, theo tiếng Ý có nghĩa là "Con trai của ông Bonacci". Toán học ở thời đại này thì thực ra không tạo được nhiều điều đặc biệt để lưu lại hậu thế, nhưng tình cờ Fibonacci lại tìm ra được một số liệt, tức là một giẫy số, khá trùng hợp với sự cấu trúc của tạo vật như sau : 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 . . .
Muốn biết số liệt này thì bắt đầu bởi số 0 và số 1, rồi kể từ số hạng thứ ba trở đi, mỗi số hạng lại bằng tổng số của hai số hạng đứng trước. Bạn đọc có thể coi số liệt ở trên để kiểm lại định luật viết số liệt chúng tôi vừa kể.
Liệt số này hay được gặp ở thiên nhiên. Nhiều nhà thảo mộc học đã tìm ra rằng các cây hay nụ hoa nở trên một cành thường nẩy mầm theo số liệt Fibonacci. Muốn dễ hiểu, ta lấy những số Fibonacci 3, 5, 8, 13 thì sẽ thấy là nhiều giống hoa đã chọn những số này là số các cánh hoa. Một thí dụ đặc sắc nhất là sự bố trí các hạt trên mặt hoa hướng dương, hay còn gọi là hoa quỳ (Tournesol)

Những hạt trên mặt hoa được xếp theo những hình xoán ốc rất đặc biệt trong toán học gọi là những hình xoắn ốc Logarit. Như trên hình có những đường xoắn theo chiều kim đồng hồ và những đường xoắn theo chiều ngược lại. Điều kỳ lạ là số đường xoắn thuận và số đường xoắn nghịch không bằng nhau mà lại theo như số liệt Fibonacci. Chẳng hạn hoa nhỏ có 13 đường xoắn theo chiều thuận và 21 đường xoắn theo chiều nghịch. Hoa lớn có thể theo những số (34, 55) và ngươì ta cũng đã tìm được những hoa thật lớn có số vòng thuận và nghịch theo liệt số Fibonacci (89, 144).

Một sự trùng hợp tự nhiên nưã là nếu ta lấy ba số liên tiếp trong số liệt số Fibonacci rồi lấy tích số của hai số đầu và cuối rồi trừ đi bình phương của số ở giữa thì sẽ được +1 hay -1. Tỷ dụ theo số liệt đã viết ở trên, ta thấy :
2.5 - 32 = 1
3.8 - 52 = - 1
5.13 - 82 = 1
8.21 - 132 = - 1
13.34 - 212 = 1


Điều huyền diệu nhất ở trong số liệt Fibonacci là "nếu gọi Fn là một số hạng trong số liệt thì tỷ số hai số hạng liên tiếp, tức là tỷ số Fn + 1 . Fn sẽ dẫn đến một số Phi (Hy Lạp)
mà các
F nhà toán học qua các thời đại đã đồng ý đặt tên là số vàng. Theo số liệt viết ở trên ta tính những số hạng theo hai cột dưới đây :

3/2 = 1.500000 3/5 = 1.666667

8/5 = 1.600000 13/8 = 1.625000

21/13 = 1.615385 34/21 = 1.619048

55/34 = 1.617647 89/55 = 1.618182

144/89 = 1.617978 233/144 = 1.618056

F = 1.618033989...
Cứ tiếp tục mà tính ta sẽ thấy cột bên trái tỷ số tăng dần và tỷ số bên phải giảm dần để cùng hội tụ lại một số Phi gọi là số vàng. Vậy số vàng ở đâu mà ra, và tại sao lại được trân quý như vậy? Muốn có một ý niệm sơ khai thì chúng ta nhìn hình vẽ của một hình ngũ giác đều trong đó có chứa nhiều hình tam giác cân. Những hình tam giác này được gọi là những tam giác vàng, vì chúng có đặc tính là tỷ lệ của cạnh bên chia cho đáy thì đúng là số vàng. Hơn nữa, tam giác vàng lại có tính chất hoá sinh rất đặc biệt, từ nó nảy ra nhiều tam giác vàng liên tiếp một cách vô tận. Tính chất này và sự liên hệ giữa hình ngũ giác đều và số vàng sẽ được trình bày dưới đây :

Hình Chữ Nhật Vàng
Vì con số vàng chỉ là một số, dù là một số vô tỷ, viết ra thì dài bất tận, nên trong hình học nó chỉ dùng để biểu thị một tỷ số. Tỷ số này là một mỹ số nên hay được thấy trong hội họa và kiến trúc. Một thí dụ đặc biệt là điện Parthenon ở Hy Lạp, được kiến trúc 5 thế kỷ trước công nguyên, diện tiền được lọt vào đúng khôn khổ một hình chữ nhật mà tỷ số chiều dài chia cho chiều cao F = 1,618... .Những hình chữ nhật theo tỷ số này được gọiFlại đúng bằng số vàng là hình chữ nhật vàng.

Một thí dụ khác là những thẻ tín dụng bằng plastic rất phổ thông ở thời đại này cũng có hình thể gần giống như hình chữ nhật vàng. Nhiều nhà tâm lý học đã làm những cuộc thử nghiệm và thấy rằng hình chữ nhật có cạnh theo tỷ số vàng là một hình được ưa chuộng nhất. Cũng vì thế mà những hoạ sĩ khi lựa chọn kích thước cho những thẻ tín dụng đã chọn tỷ lệ vào khoảng 1,59, nghĩa là cũng gần bằng tỷ số vàng.

Ta có thể định nghĩa số vàng biểu thị bằng .
F như là một số mà khi trừ đi 1 rồi lấy số nghịch đảo ta lại được số F ký hiệu Viết thành phương trình, ta có :

F = 1/ ( F - 1)


Khai triển ra, ta được :

F2 - F - 1 = 0


Đây là một phương trình đại số bậc hai, và khi giải ra để lấy đáp số có trị số dương ta có ngay :
F = (1/2)(1 + Ö 5 ) = 1,618033989 ...










Ta thấy ngay là số F được tính từ căn hai của số 5 mà ra. Từ trị số nói trên của số vàng, ta suy ra phép về hình chữ nhật vàng như sau : Lấy AB là cạnh có độ dài là một đơn vị, AB = 1, và sau đó kiến trúc hình vuông ABEF. Lấy O là trung điểm của AB. Theo định lý Pythagoras, đoạn OE sẽ có độ dài là OE = OC = 5/2. Nếu như thế thì khi vẽ chon trọn hình chữ nhật ACDF thì hình này có chiều dài là AC = F, và chiều ngang là AF = 1. Tỷ số hai chiều là số nhật vàng.
Hình chữ nhật vàng, hay còn gọi tắt là hình kim nhật, có một tính chất hóa sinh rất đặc biệt. Theo như hình vẽ nếu từ hình chữ nhật lớn, ta bỏ đi hình vuông ABEF, thì còn lại hình chữ nhật nhỏ BCDE. Hình này có cạnh dài là BE = 1. Trong khi ấy thí cạnh ngắn là BC = F -1. Tỷ số hai cạnh của hình chữ nhật này sẽ là 1/(F - 1) và theo định nghĩa của số vàng thì tỷ số này cũng số F .Vậy thì hình chữ nhật nhỏ này cũng là hình kim nhật. Muốn nhìn thấy sự hóa sinh diệu kỳ này ta bắt đầu từ một hình kim nhật lớn ở ngoài cùng. Mỗi lần cắt bớt đi một hình vuông lại có hình kim nhật nhỏ hơn. Nếu ở mỗi hình vuông, dùng compa để vẽ những phần tư vòng tròn liên tiếp nhau thì sẽ được một hình xoắn ốc, gọi là hình xoắn ốc Logarit. Trong tất cả những hình được gọi chung là hình xoắn ốc, thì hình xoắn ốc Logarit có đặc tính là dù ở gần tâm điểm hay vòng ra ngoài xa, hình dạng vẩn giữ nguyên. Tâm điểm này là điểm O, là điểm gặp nhau của những đường chéo góc của các hình kim nhật. Trên đường xoắn ốc Logarit, nếu ta lấy một điểm M bất kỳ nào và vẽ bán kính OM và tiếp tuyến MT với đường xoắn ốc, thì góc a (alpha) giữa OM và MT lúc nào cũng giử nguyên một trị số.


Hình Tam Giác Vàng

Nay ta trở lại với hình ngũ giác đều theo như hình vẽ ở dưới đây. Nếu vẽ những đường chéo nối những đỉnh của hình ngũ giác đều thì ta sẽ được một ngôi sao năm cánh đều. Những đường chéo hợp với những cạnh của hình ngũ giác thành những tam giác cân, có góc ở định là
36o và hai góc bằng nhau ở đáy mỗi góc là 72o, tức là bằng hai lần góc ở đỉnh. Ở phía trong hình ngôi sao lại hiện ra một hình ngũ giác đều và hình này lại sinh ra một hình ngôi sao 5 cánh đều thứ hai và cứ thế tiếp tục đi vô tận.

Trước công nguyên năm thế kỷ, trường phái Pythagoras đã biết được rằng tỷ số giữa các cạnh của ngôi sao năm cánh và cạnh của hình ngũ giác là số vàng. Đồng thời họ đã biết dùng thước kẻ thẳng và compa để chia tỷ số vàng, nghĩa là họ biết cách để vẽ hình ngũ giác đều, nhưng lại giữ kín không cho người ngoài được biết. Tất cả những tam giác cân mà ta đã vẽ lồng trong hình ngũ giác đều là những tam giác mà tỷ số cạnh bên chia cho đáy là tỷ số vàng. Ta gọi những tam giác này là tam giác vàng hay là kim tam giác. Tam giác này cũng có tính chất hóa sinh, vì nếu góc ở đáy bằng hai lần góc ở đỉnh, thì khi ta vẽ đường phân giác ở đáy ta lại tạo ra một kim tam giác có góc ở đỉnh bằng
36o và hai góc đều nhau ở chân mỗi góc bằng 72o . Ta cũng nhận thấy nếu góc ở đỉnh của một hình lục lăng đều là 120o thì góc ở đỉnh
của một hình ngũ giác đều là 108o. Trong văn học Trung Hoa những con số 36, 72 và 108 là những con số được ưa chuộng như là những con số tự nhiên đã có sẵn trong trời đất. Người lớn coi những con số đó như là những số ưu việt, nghĩa là nếu được thêm vào thì coi như là thừa và nếu bớt đi thì lại thấy thiếu sót. Cũng như vậy trong sách Nam sử có câu :
"Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách"
nghĩa là trong ba mươi sáu phương sách thì chạy đi là hơn cả. Cụ Nguyễn Du cũng dùng câu này để tả lời nói của Sở Khanh khi rủ Kiều đi trốn :

"Thừa cơ lẩn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn ?

Trong những truyện kiếm hiệp, nhà văn Kim Dung cũng nói là phái Thiếu Lâm có tất cả bảy mươi hai tuyệt kỹ, tức là coi con số này như là một số viên mãn. Trong truyện Thủy Hử cũng chỉ nói tới 108 vị anh hùng trên
Lương Sơn Bạc, chứ không thêm vào nữa cho trên số 120 vị hảo hán.

Ta cũng có thể bắt đầu từ một tam giác vàng lớn và dùng tính chất hóa sinh để tạo ra nhiều tam giác vàng khác. Như trên hình vẽ, nếu ta vẽ đường phân giác của một góc ở đáy, ta sẽ tạo ra một tam giác vàng nhỏ vì có góc ở đỉnh là
36o, và một góc ở đáy đã là 72o, thì góc thứ ba cũng sẽ là 72o và tam giác là tam giác vàng. Nếu dùng những tam giác được cắt bỏ đi mà vẽ những vòng cung như ở trên hình và nối tiếp những vòng cung lại với nhau thì ta lại kiến tạo được một hình xoắn ốc Logarit.
=


HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * VĂN HÓA CỔ TRUYỀN

Muốn Sinh Trai Gái Phải tính như thế nào ?
Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ

(Trích dẫn quyển thượng Tử Vi Đẩu Số Và Địa Lý Thực Hành năm 2007 từ trang 185 đến trang 193 của Gs Nguyễn-Phú-Thứ) Ngày xưa, Ông Bà chúng ta thường quan niệm : Trọng Nam, khinh Nữ, bởi vì nếu sanh được con Trai thì xem như tiếp nối dõi gia tộc, trái lại, nếu sanh con Gái, thì xem như Nữ sanh ngoại tộc hoặc là : Nhứt Nam viết tử hay (hữu), thập Nữ viết vô tức là xem : Một đứa con Trai gọi là con, còn mười đứa con Gái cũng bằng không, bời vì con Trai sẽ nối dõi gia tộc, cho nên rất trọng hơn con Gái. Vậy phải tính như thế nào để sanh con Trai hay Gái ?

Nhân đây, xin mời quý bà con đồng hương thử thực hiện phương pháp như sau : Chúng ta chỉ cần cộng lại : - số tuổi của người Chồng. - số tuổi người Vợ. - Tháng thụ thai (nên tính theo năm tháng âm lịch) để biết kết quả sanh con Trai hay Gái. Nếu tổng số là Số Lẻ, thì sanh con Trai, trái lại nếu tổng số là Số Chẵn, thì sanh con Gái. Ở Việt Nam ngày xưa, thông thường mỗi khi sanh con đẻ cháu, Ông Bà mình thường ghi rất kỹ lưỡng Giờ, Ngày, Tháng, Năm Sanh bằng Âm Lịch, khi đùa trẻ thơ lọt lòng dù tháng Giêng hay tháng Chạp cũng bắt đầu tính tuổi tới, bởi vì dân tộc Việt Nam tính tuổi từ tháng thụ thai, cho nên có người sanh tháng Chạp, kế đến ăn Tết Nguyên Đán, thì phải chịu oan 1 tuổi và xem như 2 tuổi, mặc dù chỉ có vài tháng chào đời. Nhờ vậy, sau này khi lớn lên thành lập gia thất dựng vợ, gả chồng cho các con, các cháu thì xem tuổi cho đôi trẻ trước khi tiến hành hôn lễ dễ dàng, cho nên năm sanh năm của đôi vợ chồng ở Vệt Nam tính theo Âm Lịch đã được Cha Mẹ ghi lại rõ ràng cho các con sau này, từ đó không còn phải tính từ năm Dương Lịch rồi chuyển sang năm Âm Lịch như những gia đình đồng hương Việt Nam ở hải ngoại hiện nay.

Do vậy, cặp vợ chồng nào muốn sanh con Trai hay con Gái, thì trước nhứt cộng số tuổi Vợ Chồng đã biết trước? Ví như : Chồng 26 tuổi + Vợ 25 tuổi = 51 tuổi (Chồng lớn hơn Vợ 1 tuổi). Rồi sau đó, tính xem tháng nào để thụ thai để có tổng số là Số Lẻ, ví như các tháng : 2 - 4 - 6 - 8- 10 -12 (Chạp), bởi vì : 26 +25 + tháng 2 = 53 (số 53 là Số Lẻ sẽ sanh con Trai) Còn ví như nếu các tháng : 1 (Giêng) - 3 - 5 - 7 - 9 - 11 để thụ thai, bởi vì : 26 + 25 + tháng 1 (Giêng) = 52 hoặc là : 26 + 25 + tháng 3 = 54 (52 và 54 là 2 Số Chẵn sẽ sanh con Gái). Nói tóm lại cho dễ hiểu : Muốn sanh con Trai : a)-Tổng số tuổi của cặp vợ chồng có số lẻ, thì phải chọn tháng thụ thai số chẵn như : 2 - 4 - 6 - 8 - 10 -12 b)-Tổng số tuổi của cặp vợ chồng có số chẵn, thì phải chọn tháng thụ thai số lẻ như : 1 -3 -5 -7 - 9 -11 Còn trái lại : Muốn sanh con GÁI : a)-Tổng số tuổi của cặp vợ chồng có số lẻ, thì phải chọn tháng thụ thai Số Lẻ như : 1 -3 -5 -7 - 9 -11. b)-Tổng số tuổi của cặp vợ chồng có số chẵn, thì phải chọn tháng thụ thai Số Chẵn như : 2 - 4 - 6 - 8 - 10 -12. Bởi vì, - Số Lẻ cộng với Số Lẻ thành Số Chẵn. - Số Chẵn cộng với Số Lẻ thành Số Lẻ. - Số Chẵn cộng với Số Chẵn thành Số Chẵn. Đó là, phương pháp trên để có thể thực hiện sanh con Trai hay con Gái, khi người đàn bà đã thụ thai rồi, ngày xưa chưa có máy móc tối tân để xem cái bào thai Trai hay Gái hoặc sanh đôi hay không? cho nên có kinh nghiệm như sau : Nếu người mang thai thèm ăn nhiều vị chua như : Me, Khế, Chanh... thì sẽ sanh con Gái hoặc thèm ăn nhiều vị ngọt như : Chè, Đường, Mật Ong...thì sẽ sanh con Trai.

Còn trường hợp người mang thai thèm ăn những loại khác đặc biệt, thì khó biết Trai hay Gái, xem như bất bình thường. Nếu người mang thai đang đi, có người đi phía sau gọi tên, người mang thai quay lại bên trái thì xem như sanh con Trai, còn quay lại bên mặt thì xem như sanh con Gái. Bởi có câu : Nam tả, Nữ hữu (Nam trái, Nữ phải). Hơn nữa, còn xem bụng tròn hoặc nhọn hay không? hoặc trái tai dày hay mỏng để biết cái bào thai Trai hay Gái? Đó là mấy trường hợp trích dẫn tiêu biểu của người xưa thường dùng...

Việc sanh con Trai hay con Gái là có tánh cách phân biệt. Nhưng tôi thiển nghĩ dù sanh con Trai hay Gái cũng là con như nhau cũng hữu ích cho gia đình hay quốc gia xã hội, bằng chứng, nếu chúng ta nhìn ngược lại thời gian đất nước bị đô hộ của giặc Tàu gần 1000 năm qua các triều đại nhà : Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương...cho nên dân tộc chúng ta có cả Nam lẫn Nữ đứng lên chống giặc ngoại xâm như các Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị...Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung Nguyễn Huệ.... làm cho quân thù không thể chiếm đất nước chúng ta. Nhân nhắc đến các anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm, xin mời quý bà con đồng hương đọc quyển Tìm Hiểu Lăng Mộ, Đình và Trường Học có Tên các Danh Nhân VN trong Hậu Bán Thế Kỷ XIX từ trang 198 đến 235 cùng tác giả Nguyễn Phú Thứ. Một đặc điểm nữa, nếu chúng ta bình tâm mà xét, thì mỗi con người trong chúng ta đều có cái nghiệp, cho nên người này thích nghề này, người kia thích nghề nọ, kể cả tư tuởng cũng vậy...thành ra chúng ta đã từng nghe nói : Nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh và Chín người Mười ý là thế đó, có ai dám chắc nói : anh này hay hơn chị kia hoàn toàn giống ý tôi suốt đời bao giờ (kể cả đôi vợ chồng hay những cặp sanh đôi).

Do vậy, chúng ta đừng bao giờ tự phê bình, khen chê đời sống của người này hay gia đình người kia, để đưa đến sự phiền não cho bản thân vô ích, có như vậy tâm chúng ta mới an lạc và tự tại. Bởi vì, những lời phê bình của chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi được bản tánh và sự sống của người này hay gia đình người kia, đôi khi chúng ta bị người đó phiền trách, hận thù...và làm mất hết tình hiếu kính với nhau. Hơn nữa, chúng ta tự hỏi có ai bằng lòng cho người nào đó phê bình hoặc chỉ dạy chúng ta hay không? Trở lại, việc Muốn sanh con Trai hay Gái như đã thấy, có thể thực hiện được nhu cầu của gia đình mong muốn, chỉ chúng ta chịu khó áp dụng cho đúng phương pháp sẽ được toại nguyện về đứa con chào đời Trai hay Gái mà thôi, nhưng đôi khi còn không thể thực hiện được, vì lý do này hay lý do khác đưa đến, bằng chứng : Cụ bà thân mẫu của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, là con gái của quan Thượng Thư Nhữ Văn Lan, còn thân phụ là Cụ Cù Xuyên tiên sanh Nguyễn Văn Định rất mong ước đứa con ra đời một đứa con Trai đủ tài đức để kinh bang tế thế tức sẽ làm vua sau này.

Sau khi song thân của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã bỏ nhiều thì giờ tính thời gian, để cho thụ thai, nhưng tiếc thay, thân phụ của Cụ đã thiếu kiên nhẫn, chỉ không thực hiện đúng giờ đã định, cho nên Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể làm vua, mà được vua phong tước Trình Quốc Công, để sau này mọi người đều gọi Cụ là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và các môn đệ như : Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyên Dữ... là những vị khai quốc công thần phò nhà Lê Trung Hưng, tôn xưng Cụ là Tuyết Giang Phu Tử (tức Ông Thầy ở Tuyết Giang)... Nhưng nếu xét cho tận tường, để sanh được đứa con gọi là quý tử, thì không thể dễ dàng hay đơn giản được, mặc dù có nhiều sách đã viết, xin trích dẫn như sau : - Không nên được ân ái vào thời gian như : Thập Trai Nhựt là : mùng 1, 8, 14, 15 (rằm), 18, 23, 24, 28, 29, 30 và những ngày : Hạ Chí, Đông Chí, Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông hoặc mưa to gió lớn, sương mù, lạnh lẽo, nóng bức, no quá, quá say, tức giận, trời sấm sét, trời âm u, Nhựt thực, Nguyệt thực, trời đóng ráng, ngày Thánh Đản, ngày vía Phật, Bồ Tát, Thần Tiên, ngày kỵ giỗ Cha Mẹ, ngày bổn mạng vợ chồng.... Ngoài ra, các nơi không hành dâm ái dưới ánh sáng Mặt Trời, Mặt Trăng, ngọn lủa, trong miếu Thần, Chùa Phật, cạnh giếng nước, cầu xí, gần mồ và linh cửu. Và nên ân ái trong thời gian, xin trích dẫn sau đây : 1.- Sách Vương Tướng viết : Ngày Mùa Ngày Giáp và Ất Mùa Xuân Ngày Bính và Đinh Mùa Hạ Ngày Canh và Tân Mùa Thu Ngày Nhâm và Quý Mùa Đông Căn cứ đã dẫn, thì các ngày Mậu và Kỷ thì không nên ân ái trong cả năm 4 mùa? 2.- Sách Nguyệt Túc viết : Ngày Tháng Ngày 10, 11 và 12 Tháng Giêng Ngày 4, 7, 10, 12 và 22 Tháng Hai Ngày 2, 5, 7 và 10 Tháng Ba Ngày 5, 10 và 22 Tháng Tư Ngày 2, 4 và 20 Tháng Năm Ngày 26 Tháng Sáu Ngày 21 và 26 Tháng Bảy Ngày 13, 21, 22 và 26 Tháng Tám Ngày 6, 16, 21 và 22 Tháng Chín Ngày 4, 9, 17, 20 và 22 Tháng Mười Ngày 16 Tháng Mười Mot Ngày 4, 9, 13 và 17 Tháng Chạp (*) (*) tính theo tháng âm lịch, tháng Chạp tức là tháng 12.


=

Saturday, September 5, 2009


LÊ VĂN BẢY * THỰC PHẨM Á CHÂU


Cộng Sản (Trung Cộng & VC) Hại Người Bằng Chất Độc, Chúng Ta Phải Biết Tự Bảo Vệ


Lê Văn Bảy(July-2009)


* * *

Thời gian gần đây, những người Việt tỵ nạn cộng sản bị đặt trong tình trạng
là nạn nhân của cuộc ám hại bằng chất độc trong thức ăn do Việt cộng và
Trung cộng tiến hành. Mỗi ngày người ta tìm thấy trong thức ăn và thức uống
có chứa các chất độc, có hại cho cơ thể và não bộ thần kinh. Đặc biệt là
những thức ăn thức uống này được nhắm đến những người tỵ nạn cộng sản và
người dân tại Việt Nam.
Những tin tức này đến từ đâu? Bao nhiêu phần trăm đáng tin cậy? Chiến tranh
vi trùng chăng? Địch ở đâu? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra chưa có câu trả
lời rõ ràng.
Bằng con mắt và sự phán đoán của một người bình thường, chúng ta có thể khám
phá kẻ thù của mỗi chúng ta đã ở rất gần và đang ám hại chúng ta bằng võ khí
vi trùng. Do sự bất cẩn, gia đình ta có thể bị đầu độc vì thức ăn hàng ngày.
Các thức ăn thức uống mua từ Việt Nam và Trung Quốc bị khám phá có nhiều hóa
chất độc hại, có thể giết chết nạn nhân ngay tại chỗ hoặc làm cho nạn nhân
bị tàn tật suốt đời, tàn phá những bộ phận trong ngũ tạng hay trí não,
khiến cho có người dở khùng dở điên. Những trẻ em bị ngộ độc chưa biết sẽ ra
sao ngày sau. Những đồ dùng mang vào trong người, cũng có chất độc, làm lở
lói da thịt, chảy máu mũi, sưng phù lỗ tai, di hại đến những bộ phận khác.
Chúng ta sẽ tuần tự duyệt qua các bằng chứng cụ thể. Từ đó, mỗi người sẽ tìm
cách tự vệ cho mình và cho gia đình .
Chất Độc Từ Trung Quốc Xuất Cảng Sang Các Nước Phương Tây
Từ ngày 19 tháng 9 năm 2008, đài BBC liên tiếp loan tin sữa tươi và sữa bột
sản xuất từ Trung Quốc có chất độc melamine. Ở Hồng Kông, sở Y Tế khám phá
sự việc sau khi có 4 em chết và 6000 em khác phải được đưa vào bệnh viện cấp
cứu. Chính phủ Hồng Kông ra lệnh gởi trả lại tất cả các loại sữa chế biến
tại Trung Quốc. Hóa chất này được giới khoa học dùng trong kỹ nghệ chế biến
đồ dùng nylon, không phải đồ ăn. Nhà chế biến cho biết, chất melamine được
thêm vào để tăng lượng protêin và làm giá bán của sản phẩm rẻ hơn. Nhà cầm
quyền không nói gì thêm và cũng không thể biết trước tình trạng sức khỏe của
các em sẽ ra sao về sau.
Tại Úc Đại Lợi, các loại sữa bột và sản phẩm bơ, phó-mát, yaourt, cũng được
khám phá có chất melamine và bị tức khắc chặn lại, không cho bán ra thị
trường. Theo Agence France-Presse thì hệ thống siêu thị Jian-Mart, là hệ
thống siêu thị rộng lớn trên nhiều tiểu bang đã ra lệnh thu hồi tất cả các
sản phẩm và phó sản sữa đến từ Trung Quốc để tiêu hủy. Trong 295 mẩu sản
phẩm của các xí nghiệp Yilin, Mengniu and Guangming, được gửi đến phòng thí
nghiệm thì có đến 34 mẩu bị nhiễm độc nguy hiểm, đưa đến quyết định của Sở Y
Tế là tất cả sản phẩm này, trong kho hay đang bày bán trong cửa hàng đều
được thu hồi và tiêu hủy. Giới thẩm quyền Úc Đại Lợi không dám gửi trả lại
cho Trung Quốc vì sợ Trung Quốc sẽ đem bán lại cho nơi khác, nên đành phải
tiêu hủy.
Tháng 11 năm 2008, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng của Hồng Kông khám phá trong
nhiều loại cá và rau tại các siêu thị trong đặc khu hành chánh có chứa các
loại hóa chất độc hại, nhưng chưa đến mức nguy hại nên cho phép sử du.ng. Đến
ngày 10 tháng Hai năm 2009, cũng cơ quan này thông báo số lượng các chất độc
hại đã tăng lên và ra lệnh ngăn cấm buôn bán các sản phẩm này. Chưa biết số
lượng đã bán ra cho công chúng là bao nhiêu và bao nhiêu người có sức khỏe
bị tác ha.i.
Ở Hoa Kỳ, tháng 8-2007, công ty Mattel, là một trong những công ty làm đồ
chơi của Mỹ đã ra lệnh thu hồi và trả lại cho Lee Der của Trung Quốc tất cả
967,000 món đồ chơi dành cho trẻ em ở lớp mẫu giáo, vì trong những đồ chơi
này có chứa quá nhiều chất chì (lead) có hại cho sức khỏe con người. Các đồ
chơi này rất thông dụng đối với trẻ em ở Mỹ, dưới nhãn hiệu Fisher-Price, là
những nhân vật trong phim hoạt họa và các vỡ kịch trên TV. Sở Y Tế Hoa Kỳ
tiếp tục theo dõi và lưu ý nhiều hơn về các sản phẩm tương tự. Chất chì có
thể những tác hại cho đường tiêu hóa và hô hấp của các em thiếu nhi, và cũng
tác hại đến thần kinh.
Trong những tháng đầu năm 2008, sở Y Tế Hoa Kỳ lại phát giác trong kem đánh
răng, bàn chải đánh răng, thức ăn cho chó mèo,... cũng có chất độc có hại
cho sức khỏe của con người và súc vật trong nhà. Những thứ này mua từ Trung
Quốc nên bị trả về cho Trung Quốc để bắt đền và đòi trả lại tiền. Các nhà
thương mại chỉ tính vào sự thua thiệt tính bằng đồng Đô La, nhưng các bậc
cha mẹ thì phải quan tâm vì nó có hại cho sức khỏe của con cái. Không cha mẹ
nào chấp nhận bỏ chất độc vào trong cơ thể con cái mình dù ít hay nhiều, dù
chưa biết kết quả ra sao về sau này.
Chất Độc Từ Trung Quốc Sang Việt Nam
Tháng Năm-2009, tin của thông tấn AFP được đăng trên Tuần Báo Kinh Tế Sài
Gòn rằng, trong áo quần và đồ dùng cho trẻ em như ly, cốc, muỗng, chai, lọ,
núm vú,... làm bằng nylon hay những thứ bằng gỗ, có chức chất độc
formaldehyde, vượt quá mức cho phép. Chất này thường được gọi nôm na là
fooc-môn, có thể gây viêm nhiễm da và đường hô hấp. Đồ chơi cho con nít còn
có các chất độc khác như chì, catmi và crom. Đây là những sản phẩm từ Trung
Quốc bán qua cho Việt Nam.
Ngày 7 Tháng Tám-2008, báo Tuổi Trẻ của CSVN viết rằng: "Đồ chơi trẻ em: cực
rẻ và cực... độc... Hầu hết trẻ em VN đang chơi đồ chơi có xuất xứ từ Trung
Quốc (TQ) nhưng chẳng ai biết được những món đồ chơi đó được sản xuất bằng
chất liệu gì. Còn các chuyên gia thì cảnh báo nhiều đồ chơi TQ không an toàn
cho trẻ em".
"Theo một số chủ cửa hàng, đồ chơi TQ trông bắt mắt, kiểu dáng đa dạng,
nhiều tính năng, màu sắc hấp dẫn và giá rất rẻ nhưng lại thiếu một yếu tố
quan trọng là tính an toàn cho sức khỏe.
Một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước cho biết điều cấm
kỵ nhất là không được dùng nhựa PVC để sản xuất đồ chơi cho trẻ em, nhưng
hàng TQ lại "ưa" sử dụng loại nhựa này. Nhựa PVC làm cho sản phẩm mềm, dẻo,
độ sáng bắt mắt, màu sắc rực rỡ nhưng nếu trẻ em cầm nắm, thậm chí đưa vào
miệng ngậm sẽ rất nguy hiểm".
Những trẻ em này là con nhà nghèo, không phải là con em của cán bộ cộng sản.
Họ là nạn nhân của những chất độc hại này. Nhiều chứng bệnh sẽ được để lại
trên những con em không phải là dòng dõi cộng sản. Gia đình những cán bộ
cộng sản thì tiêu dùng và ăn uống những sản phẩm mua từ các nước tiên tiến ở
phương Tây, bảo đảm không có chất độc và không bị tai hại cho trí não.
Chẳng khác nào, những sản phẩm có chất độc được đánh dấu và bán cho những
người thuộc thành phần địch thủ của họ. Địch thủ của họ là những người không
phải là đảng viên cộng sản. Và, đối tượng của họ cũng là những người tỵ nạn
cộng sản.
Việt Nam Mua Chất Độc của Trung Quốc Rồi Xuất Cảng Sang Tây Phương
Cho đến nay, theo báo chí trong nước thì Việt Nam không có khả năng chế tạo
các loại chất độc mà hầu hết đều mua từ Trung Quốc. Những chất độc này được
cho vào thực phẩm để xuất cảng sang Hoa Kỳ và Canada để bán cho người Việt
tỵ nạn cộng sản.
Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối, không cho
nhập cảng vào Hoa Kỳ rất nhiều sản phẩm có chứa chất đô.c. Chỉ riêng trong
tháng Tư năm 2008, đã có 27 lô hàng bị chận mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất
từ Việt Nam. Lý do bị chặn lại vì có chất độc nguy hại sức khỏe cho người
tiêu dùng. Ngoài Hoa Kỳ và Canada, các loại thực phẩm này còn được nhập cảng
vào các quốc gia có người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống tại Âu châu, Úc
châu và cả Nhật Bản.
Nhân viên làm việc tại Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã cho
phổ biến các báo cáo về các thực phẩm có chất độc và bị cấm nhập cảng vào
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đã có một số lượng còn bày bán ở chợ, có thể đã lọt lưới,
không bị chặn do các đợt kiểm phẩm khác nhau.
Một danh sách thật dài gồm có tên sản phẩm, chất độc có chứa bên trong và
tên công ty sản xuất, đã được phổ rộng rãi khắp nơi. Ở đây, chỉ lựa ra vài
sản phẩm tiêu biểu.
1- Tôm đông lạnh của hãng Aquatic Products Trading Company, Sài Gòn, trộn
lẫn các chất dơ bẩn và độc tố (FILTHY, SALMONELLA).
2- Cua đông lạnh của công ty Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, có hóa
chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP).
3- Chả cua đông lạnh do Batri Seafood Factory (Bến Tre) sản xuất có hóa chất
phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe.
4- Thịt cua nấu chín đông lạnh, lươn đông lạnh của Nam Hai Company ở Sài
Gòn, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia
chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,)
5- Tiêu đen, Olam Vietnam Ltd, Gia Nghĩa, sản xuất, có chứa độc chất
Salmonella.
6- Cá ngân cắt khúc đông lạnh của công ty Van Nhu Seafoods Limited Company,
chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn ta.p.
7- Tiêu bột của Nam Phong Trading Co,Sài Gòn, có chứa độc chất Salmonella.
8- Cá đông lạnh của Nhan Hoa Cọ, Ltd, Sài Gòn, có chứa độc tố Salmonella;
9- Cá lưỡi kiếm đông lạnh của United Seafood Packer Co. Ltd, chứa chất gây
ngộ độc (poisonous).
Còn nhiều nữa, các thực phẩm khô như bánh tráng, bún sợi, mì sợi,... cà phê
Trung Nguyên,... kể ra thì rất dài và không khỏi bị cho là bất công hoặc
thiếu sót vì còn rất nhiều mặt hàng không chặn kịp trong những đợt kiểm phẩm
trước đây.
Vấn đề không phải là đi tìm món hàng nào độc, món nào không đô.c. Các nhà sản
xuất của Việt cộng không thể chế những chất độc ấy. Tất cả chất độc đều mua
từ Trung Quốc. Hai chế độ cộng sản VC và TC này đang bách hại những ai không
phải là người của chúng nó. Điều này được thấy rất rõ qua sự việc cán bộ chỉ
ăn uống những thực phẩm phẩm nhập cảng từ những nước tiến tiến. Những đồ
dùng cũng mua từ các nước Tây phương để tránh tình trạng dính chất độc vào
da. Trong khi ấy, dân chúng và những người Việt ở hải ngoại thì xác xuất rất
cao sẽ bị nhiễm độc vì đã sử dụng những sản phẩm có chất độc, mua từ Trung
Quốc hoặc từ Việt Nam.
Nếu bảo rằng, Việt cộng và Trung cộng đang tiến hành một cuộc chiến vi trùng
để hại người thì có thể bị cho là quá đáng. Nhưng nếu bảo rằng sản phẩm
"made in China" và "made in Vietnam" có chứa chất độc thì quá hiển nhiên.
Chúng ta, những người chống cộng quyết tâm phải khử trừ bọn cộng sản để cứu
nguy nhân loại phải biết cách tự vệ. Cách bảo vệ hữu hiệu nhất cho bản thân
và gia đình là không dùng bất cứ sản phẩm nào nhập cảng từ Trung Quốc hay từ
Việt Nam.
Lê Văn Bảy (July-2009)
FreeVietNews <
http://www.freevietnews.com/news/>
(Fwd: "CoVang ." <
aotrangcovang@gmail.com>, 8/21/09, 9.51AM)

Thursday, September 3, 2009


TRẦN QUỐC BẢO * TRUYỆN THẬT

Cau chuyen That ma` nghe nhu than thoai
Nguời viết : Trần Quốc Bảo
Ở một vùng quê bên nước Anh, có gia đình nọ chuyên nghề làm vườn, gồm hai vợ chồng và đứa con trai duy nhất, vi hoàn cảnh quá nghèo, nên cậu con chưa học hết Tiểu học đã phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ việc trồng tiả, hoặc đôi khi lên rừng lấy củi, kể cả việc câu cá ở một cái hồ lớn rất đẹp gần nhà, để thêm lương thực cho bữa ăn. Trong các việc làm phụ giúp cha mẹ, cậu bé thích nhất là đi câu, bởi vì mỗi buổi đi câu là mỗi lần được tắm, bơi thỏa thích. Cậu bơi tuyệt giỏi, đến mức bạn bè trong xóm gọi cậu là "thằng Rái Cá" (Otter boy)..

Một hôm, khi "thằng Rái Cá" cắm xong mớ cần câu ở góc hồ, đang tính cởi áo nhào xuống nước bơi một tăng cho đã đời, thì nó thấy 3 chiếc xe limousine sang trọng trờ tới đậu ngay gần đó, nên nó khớp không tắm nữa, leo lên cây đại lăng ở cạnh hồ, núp mình trong tàng lá để canh chừng cần câu và cũng để ngắm nhìn toán du khách sang trọng.

Toán du khách đó, chính là một gia đình giầu có, quyền qúy, vào hàng đệ nhất Qúy Tộc của Vương Quốc Anh, họ từ Thủ Đô Luân Đôn đi du ngoạn miền quê, thăm dân cho biết sự tình. Dưới trời nắng đẹp, một cái tăng lớn được căng lên lộng lẫy, bàn ghế picnic bầy ra và thức ăn, cao lương mĩ vị dọn tràn đầy. Tiếng nhạc êm đềm réo rắt tỏa vang Rồi đoàn du khách nhập tiệc. Kẻ ăn, người uống, kẻ khiêu vũ, người chụp hình ...

Một lát sau, "thằng Rái cá" ngồi thu mình trên cành cây đại lăng, nhìn thấy một đứa trẻ trong đám du khách, chắc cũng 11, 12 tuổi, cỡ tuổi nó, thay đồ tắm và lội xuống hồ bơi qua bơi lại. Dường như những người lớn chăm chú vào việc ăn uống chuyện trò, không mấy ai để ý đến đứa trẻ ở dưới hồ. Riêng "thằng Rái Cá" nó tò mò quan sát đứa trẻ...

Ồ, coi kìa thằng này bơi gì dở ẹc! rõ ràng là nó không biết bơi ếch, bơi sải, bơi bướm gì cả, đến bơi ngửa chắc cu cậu cũng chẳng làm được. Nó chỉ đập loạn tay chân lên thôi, cái điệu bơi chó như thế là không khá được!

Chợt "thằng Rái Cá" nhoài mình ra chăm chú nhìn, nó thấy 2 con bạch thiên nga từ xa bơi tới phía đứa trẻ, và đứa trẻ chắc là thích con bạch thiên nga nên bơi theo, ... chết chưa ! nó bơi tuốt ra xa qúa rồi, chỗ đó rất sâu, nguy hiểm lắm! Đúng lúc đó, có tiếng thét cấp cứu của đứa trẻ "Help me! Help...Help! !!" Toán du khách khi ấy kịp nghe và nhìn thấy, nhưng thay vì phải nhào ra cứu đứa trẻ, thì họ ồn ào, nhốn nháo cả lên, hai ba người xuống hồ với cả áo quần, nhưng chỉ lội ra nước đến cổ thì đứng lại.

Trời đất! hóa ra chẳng ai biết bơi cả! mà ngoài xa đứa trẻ đuối sức có vẻ muốn chìm rồi!

Không đợi lâu hơn được nữa, từ trên cành cây cao, "thằng Rái cá" phóng xuống chạy bay ra hồ trước con mắt ngạc nhiên của tất cả đoàn du khách. Tới bờ cao, nó nhún mình lao xuống nước trong tư thế plunge tuyệt đẹp, và chỉ loáng mắt đã sải tay bơi tới chỗ đứa trẻ bị nạn, nó hụp lặn xuống xốc nách đứa trẻ và như một chuyên viên rescue lành nghề, nó nghiêng người bơi xoải từ từ vào bờ, trước sự chứng kiến xúc động và tràng pháo tay reo mừng của mọi người. Khi tới bờ, đứa trẻ bị nạn được nhiều người xúm lại khiêng lên đưa vào giữa tăng, và tại đó có sẵn một vị Bác Sĩ (trong toán du khách) lo việc cấp cứu hồi sinh cho đứa trẻ.

Chừng một tiếng đồng hồ sau, không khí an toàn tươi vui trở lại với mọi người trong toán du khách, đứa trẻ qua tai nạn hiểm nguy, bây giờ quấn mình trong chiếc mền len và đang được uống mấy muỗng soup. Lúc ấy người ta mới chợt nhớ tới vị Ân Nhân vừa cứu sống nó. - Ô hay, cái thằng bé con bơi giỏi hồi nãy đâu rồi nhỉ ? mọi người đổ xô đi tìm, lát sau phát giác ra chỗ ẩn của nó, "thằng Rái Cá" trèo lên ngồi yên chỗ cũ, trên cành cây đại lăng. Nó được gọi xuống và trịnh trọng đưa tới trình diện trước một vị Qúi Tộc, Ông này chính là cha của đứa trẻ vừa bị nạn.

- Hỡi con, (Vị Qúi Tộc nói với "thằng Rái Cá") con vừa làm một chuyện vĩ đại mà tất cả chúng ta đây không ai làm được, Ta xin thay mặt toàn thể cám ơn con.

- Bẩm Ông, ("thằng Rái Cá" lễ phép thưa) con có làm gì vĩ đại đâu! bơi lội là nghề của con mà... con cứu em là chuyện nhỏ, chuyện phải làm và cũng là chuyện thường đâu có gì khó khăn vĩ đại. Xin Ông đừng bận tâm !

- Không đâu con ơi ! con đã cứu mạng con trai Ta, gia đình Ta và Hội Đồng Qúi Tộc mãi mãi mang ơn con, nay ta muốn đền ơn con, vậy con muốn điều gì hãy nói cho Ta biết.

"Thằng Rái Cá" nghe hỏi vậy, ngập ngừng giây lát, rồi ngỏ ý muốn xin vài ổ mì dư thừa đem về cho cha mẹ. Lòng hiếu thảo của nó đã khiến cho Vị Qúi Tộc và nhiều du khách cảm động rơi lệ. Vị Qúi Tộc ôm nó vào lòng và nói:

- Hỡi con, điều con vừa xin là chuyện nhỏ, và đó chính là bổn phận của Ta, Ta biết Ta sẽ phải làm gì cho con và gia đình con. Nhưng câu hỏi của Ta là sau này lớn lên con ước mơ sẽ làm gì ?
"Thằng Rái Cá" chỉ tay vào vị Bác Sĩ khi nãy cấp cứu hồi sinh cho đứa trẻ bị nạn, trả lời:

- Lớn lên, con muốn làm việc cứu người như ông kia.

- Ồ, con muốn làm Bác Sĩ, tốt lắm! với Ta đó cũng là chuyện nhỏ thôi, Ta sẽ giúp con.
Câu chuyện nhỏ trên đây, có phần kết luận không nhỏ mà thật là vĩ đại, bởi vì đứa trẻ bị chết đuối hụt, có tên là Winston Churchill, sau này là Vị Thủ Tướng đã làm rạng danh Nước Anh, một Vĩ Nhân cực kỳ tài giỏi lỗi lạc của Thế giới vào thời Đệ Nhị Thế Chiến.

- Còn "thằng Rái Cá", cậu bé đã cứu mạng Churchill tên là Fleming, sau này trở thành Vị Bác Sĩ tài ba lừng danh hoàn cầu, Fleming chính là Nhà Bác Học đã tìm ra Thuốc Trụ sinh Penicilin, cứu mạng biết bao nhiêu người trên thế giới, Ông đích thực là vị Ân Nhân Vĩ đại của cả nhân loại.

Từ khởi đầu, chuyện chỉ là một chuyện nhỏ, sự hi sinh, vị tha, sự cho đi rất nhỏ nhoi! nhưng nhờ đó, thành qủa sau này đem đến cho cả nhân loại đã vô cùng lớn lao kỳ vỹ.

Câu chuyện còn thêm cho phần kết luận điều lý thú nữa, là một ngày nọ Thủ Tướng Churchill bị lâm trọng bịnh, đến nỗi đã hôn mê, nhiều Bác Sĩ phải lắc đầu, tính mạng Ông ở vào lúc nguy kịch nhất, thì Fleming xuất hiện như một tiền duyên định mệnh, và vị Bác Sĩ tài ba này, đã lại một lần nữa cứu sống người Bạn cố tri của mình. Khi tỉnh dậy sau cơn mê, mở mắt ra nhìn thấy Fleming, Churchill ngạc nhiên xúc động và nói rằng:

- Fleming ! có phải cứ mỗi lần tôi sắp chìm, Chúa lại cho Bạn tới vớt tôi lên?

- Churchill, chúng ta hãy cám ơn Chúa ! nhưng không hẳn là tôi (Fleming giơ ra một viên thuốc nhỏ tí xíu) bởi cái này đây, chính cái này đã cứu bạn đó ... chuyên nhỏ mà!


THƠ HIỆN ĐẠI

VỢ VÀ BỒ

Bồ là cô gái qua đường
Vợ mới trân quí nhớ thương vô vàn
Bồ thì nũng nịu than van
Vợ lo nhà cửa lầm than vô cùng
Bồ hay mơ mộng mông lung
Vợ rất thực tế vô cùng đáng yêu
Bồ luôn đòi hỏi đủ điều
Vợ lo cơm sáng cơm chiều quanh năm
Bồ chỉ lo chuyện ăn nằm
Vợ thường chịu đựng cả năm mới tài
Bồ nào nghĩ đến tương lai
Vợ lo tính toán chuyện dài mai sau
Bồ thì chưng diện muôn màu
Vợ chỉ quanh quẩn trước sau trong ngoài
Bồ luôn đòi hỏi, ăn xài
Vợ thì vun xén một hai ba đồng ...
Bồ như chim hót trong lồng
Vợ làm vất vả cho chồng cho con
Bồ là con gái còn son
Vợ đâu có thể ỷ on suốt ngày
Bồ như có chút men say
Vợ đầy thương nhớ ngất ngây tình nồng
Bồ như một đoá hoa hồng
Vợ đẹp như cả vườn hồng ngát hương
Bồ thường giả dối yêu thương
Vợ thì chung thủy, cuối đường có nhau
Bồ đâu chịu đựợc âu sầu
Vợ luôn che dấu niềm đau trong lòng
Bồ là chỗ tựa đêm đông
Vợ mang hơi ấm tình nồng suốt năm
Bồ không một chút ân cần
Vợ thường lo lắng phân trần đúng sai
Bồ không cần biết đến ai
Vợ lo nội ngoại, nhớ ơn sinh thành
Bồ như trái chín trên cành
Vợ mang hạnh phúc an lành ấm êm
Bồ là những đứa moi tiền
Vợ hiền lại đẹp là Tiên trên đời !!!

Đồ "Nịnh Đầm"



* * *

Thơ vui về phái yếu

(Xuân Quỳnh)

Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt qua ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.

Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới


Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất

Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét...

Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...

Nếu không có ví dụ chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.

Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học... hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên

Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Lòai rong rêu ai biết đến bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Thì đến chiều anh chẳng có...cơm ăn.

Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.

Hạnh phúc ngay cả khi em khóc
Bởi trái tim biết buồn là trái tim vui !


=

ĐẶNG TẤN HẬU * KINH TẾ TRUNG CỘNG

KINH TẾ TRUNG CỘNG
Đặng Tấn Hậu


Từ ngày Đặng Tiểu Bình khôn ngoan đổi mới, áp dụng kinh tế thị trường vào kinh tế cộng sản (định hướng xã hội chủ nghĩa), kinh tế Trung Cộng gia tăng gấp 4 lần trong hai thập niên vừa qua.
Vì thế, một số người nghĩ thế giới ngày nay do hai đại cường quốc (G2) trên thế giới lãnh đạo là Hoa Kỳ và Trung Cộng; hình như Trung Cộng ở thế thượng phong hơn Hoa Kỳ với số ngoại tệ dự trữ là $2,000 tỷ (Mỹ kim & Eu.). Lần lượt, chúng ta thử tìm hiểu đại cương về kinh tế Trung Cộng.
KHÁI NIỆM CĂN BẢN
Về mặt lịch sử, khoảng mấy trăm năm trước tây lịch, người Hán sinh sống tại miền bắc nước Tàu đánh chiếm các tiểu quốc láng giềng và lập thành nhà Hán. Nơi vua nhà Hán ở gọi là kinh đô và các quốc gia láng giềng phải triều cống cho triều đình trung ương mỗi năm. Vua Hán đặt tên nước là Trung Quốc tức là “kinh đô nằm ở trung tâm” hay “quốc gia nằm ở trung tâm” thế giới.
Như vậy, Trung Quốc là quốc gia gồm có nhiều tiểu quốc như Tây Tạng (mới bị Trung Cộng xâm lăng chiếm cứ năm 1959), Mông Cổ, Quảng Đông, Phước Kiến, Tân Cương v.v. Những dân tộc này có lịch sử và tiếng nói riêng biệt với Hán tộc mặc dù chữ viết tượng hình của các quốc gia này giống nhau.
Về mặt chính trị, chính quyền Trung Quốc thường áp dụng chính sách hà khắc đối với người dân Trung Hoa vì họ sợ những người dân của các tiểu quốc nổi lên chống họ. Lịch sử đã chứng minh, nhiều vị lãnh đạo của các tiếu quốc như Mông Cổ và Mãn Thanh đã từng đánh bại các vua Hán và lên làm vua của đế quốc Trung Hoa trong hàng trăm năm.
Vì chính sách hà khắc mị dân của nhà cầm quyền trung ương, người dân Trung Hoa thường có khuynh hướng không dám tỏ thái độ chính trị đối với nhà cầm quyền mà chú trọng đến hai nghề thương và nông vì tìm hai chữ bình an.
Ngày nay, ta gọi Trung Quốc là Trung Cộng vì quốc gia này theo chế độ độc tài cộng sản. Về mặt dân số, Trung Quốc đứng hàng đầu trên thế giới với 1.3 tỷ so với Ấn Độ 1.1 tỷ. Dân số Trung Cộng đông hơn dân số Hoa Kỳ gấp 4 lần với 307 triệu dân. Diện tích của Trung Cộng gần bằng Hoa Kỳ (9.6 triệu km2 vs 9.66 triệu km2) đứng hàng thứ tư trên thế giới sau Nga Sô, Hoa Kỳ và Canada.
Từ trước tới nay, nỗi lo của Trung Cộng là nạn nhân mãn. Vì đất hẹp, người đông nên Trung Cộng có chính sách bắt mỗi gia đình chỉ được có một đứa con. Vì người Trung Hoa có tinh thần trọng nam khinh nữ nên trong nhiều thập niên qua, người Tàu sanh con gái đem bỏ hoặc giết đi để có thể có một đứa con trai nối dòng. Dân số nam-nữ của Trung Cộng không cân bằng vì trai thừa, gái thiếu.
Nắm thời cơ này, ông Nguyễn Minh Triết mở cửa quảng cáo Việt Nam có gái đẹp, kêu gọi người ngoại quốc (Trung Cộng, Đại Hàn) đến VN cưới vợ. Các cô gái VN vừa làm máy đẻ, vừa làm công không lương cho các gia đình Trung Cộng. Đó là tủi nhục lớn nhất cho đất nước VN!
Về mặt địa lý, Trung Quốc là quốc gia cách biệt với thế giới bên ngoài. Phía bắc giáp với Mông Cổ, phía nam với Việt Nam, phía đông với biển Nam Hải và phía tây với con đường tơ lụa sa mạc và Tây Tạng núi non hiểm trở.
Như ếch ngồi đáy giếng, các nhà lãnh đạo Trung Hoa thường có khuynh hướng tự cao, tự đại. Họ quan niệm các quốc gia khác đều man di mọi rợ và người da trắng là bạch quỷ. Họ vẽ bản đồ thế giới với hình ảnh Trung Quốc nằm ở giữa và các quốc gia khác nằm chung quanh với tỷ lệ nhỏ hơn (ám chỉ Trung Quốc là cái rốn của vủ trụ) (1).
KINH TẾ TRUNG CỘNG
Trung Cộng áp dụng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (mà CSVN đã bắt chước theo). Chính nhờ kinh tế thị trường và sự nâng đở của các chính phủ Mỹ (đặc biệt Clinton) và Tây phương mà kinh tế Trung Cộng đã tăng trưởng 4 lần trong hai thập niên vừa qua.
Ưu Điểm
Ngày nay, Trung Cộng là thị trường mới. Người dân Trung Cộng thiếu thốn đủ mọi thứ cần thiết như truyền thanh, truyền hình, máy điện tử, điện thoại, xe hơi v.v. nên Trung Cộng là thị trường béo bở thu hút các quốc gia tư bản. Chỉ cần hình dung Trung Cộng có một tỷ ba người tiêu thụ; mỗi người uống một chai Coca mỗi ngày; mỗi chai lời được 50 xu, hãng Coca có thể lời $237 tỷ Mỹ kim trong một năm.
Ngoài ra, các quốc gia Tây phương còn kéo nhau đầu tư vào Trung Cộng vì nhân công rẻ sẽ làm tăng mức lời cho họ; đồng thời giá bán thấp để tránh lạm phát trong nước. Đó là cái lợi ích trước mắt. Tuy nhiên quyết định của các xứ tây phương đầu tư vào Trung Cộng cũng có nhiều tai hại là người dân của họ mất việc làm và dân chúng có thể tiêu thụ hàng hóa độc hại nhập từ Trung Cộng, vì phẩm chất kém.
Vì thế, các quốc gia Tây phương đã hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung Cộng gần đây; đó là lý do tại sao Trung Cộng bắt ép VN trở thành quốc gia tiêu thụ hàng hóa rác rưởi của Trung Cộng mà không một quốc gia nào muốn tiêu thụ. Gần đây nhất, ông Hồ Tỏa Cẩm, tùy viên kinh tế thương mại được sự ủy quyền của đại sứ Trung Cộng ở VN, đã khuyến cáo, chỉ dạy nhà cầm quyền CSVN và báo chí VN không được lên tiếng về hàng hóa độc hại của Trung Cộng.
Trung Cộng xuất cảng nhiều hơn nhập cảng. Riêng năm 2008, xuất nhập cảng của Trung Cộng ở mức dương với con số $300 tỷ mỹ kim ($1,465 tỷ vs $1,156 tỷ). Tính đến ngày hôm nay, Trung Cộng có số ngoại tệ dự trữ là $2,000 tỷ gồm có Mỹ kim và Euro, trong đó, có gần $1,000 tỷ Mỹ kim là số tiền mà Hoa Kỳ nợ của Trung Cộng.
Trong mấy thập niên vừa qua, Trung Cộng được các quốc gia Tây phương cho nhiều sự dễ dãi trong việc trao đổi kinh tế, thí dụ hối suất không thay đổi với $1 Mỹ kim ăn $8.8 đồng Yuan (Nhân Dân tệ của Trung Cộng). Vì tiền tệ thấp nên giá thành xuất cảng thấp, tất nhiên Trung Cộng dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cho tới gần đây, người dân Trung Quốc có khuynh hướng tiết kiệm, ít tiêu xài quá khả năng của họ nên người dân tương đối ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế như các quốc gia Tây phương. Tuy nhiên, khi người dân một nước để dành tiền quá nhiều mà không đem tiêu thụ hay đầu tư thì kinh tế quốc gia sẽ phát triển chậm.

Khuyết Điểm
Thống kê cho biết tổng sản lượng quốc gia của Trung Cộng chỉ bằng ¼ tổng sản lượng của Hoa Kỳ ($14,400 tỷ của Hoa Kỳ vs $3,980 tỷ của Trung Cộng). Nếu tính trên mỗi đầu người, tổng sản lượng quốc gia Hoa Kỳ cao hơn Trung Cộng gấp 16 lần ($47,330 vs $2,960). Như vậy, trên thực tế, Trung Cộng vẫn còn thua xa Hoa Kỳ trong lãnh vực kinh tế.
Kinh tế của Trung Cộng vẫn còn cái đuôi xã hội chủ nghĩa nên các hãng xưởng đại công ty của Trung Cộng do nhà cầm quyền quản lý. Đây là nguyên nhân làm cho năng suất kém và tham nhũng trở thành quốc nạn của nhà nước độc tài cộng sản.
Trung Cộng vẫn còn chế độ hộ khẩu mà đồng thời áp dụng kinh tế thị trường nên sanh ra nhiều bất công trong xã hội. Người dân thành thị được quyền mua / bán nhà cửa để kiếm lời và hưởng một số đặc quyền như đền bù sau khi bị tai nạn nghề nghiệp. Nông dân không được mua và bán đất cày cấy vì đây là đất của hợp tác xã. Nếu nông dân lên thành phố làm việc, những người này bị coi là di dân bất hợp pháp (migrant workers) và không được hưởng các đặc quyền như người thành thị.
Trong xã hội, có nhiều sự cách biệt giàu nghèo giữa cán bộ cộng sản và dân chúng. Thêm vào đó, lại còn có sự khác biệt giữa những người dân thành thị và nông dân. Đó là chưa kể đất cày cấy còn bị cán bộ cộng sản cướp đoạt không khác cường hào ác bá ngày xưa, cướp lấy để bán hay cho người ngoại quốc mướn để xây cất hãng xưởng hay làm sân đánh golf.
Các hãng tư bản hay tài phiệt ngoại quốc như Wall Mart, Nike thường có khuynh hướng trả tiền sản xuất cho các hãng Trung Cộng với giá thật thấp và đòi hỏi chất lượng cao nên những người chủ Trung Cộng phải trả lương thật thấp cho nhân công. Đó là cái giá mà người dân Trung Cộng phải trả cho cái gọi là kinh tế thị trường (2).
Người thợ Trung Cộng di dân làm việc bất hợp pháp không có đời sống an sinh tối thiểu. Họ thiếu thốn và thua thiệt mọi bề nhất là khi đau ốm hay tai nạn nghề nhiệp. Họ không có bảo hiểm để đền bù cho cân xứng.
Đại học Trung Cộng chú trọng đến lý thuyết, ít đặt trọng tâm trên phần thực hành nên phần đông sinh viên Trung Cộng ra trường không đủ khả năng sản xuất các hàng hóa đòi hỏi kỹ thuật cao. Các hãng Trung Cộng phải mướn nhân viên từ nước ngoài vào làm việc và trả lương cao cho họ. Riêng tám tháng đầu năm 2008, Trung Cộng đã trả gần $2 tỷ mỹ kim cho các tay nghề ngoại quốc (3).
Mức tiêu thụ dầu, điện gia tăng nhanh chóng vì sự phát triển kinh tế Trung Cộng trong hai thập niên vừa qua. Đó là lý do Trung Cộng cho xây đập thủy điện phá hoại môi trường ảnh hưởng đến dòng sông Mekong. Ngoài ra, Trung Cộng còn bắt CSVN dâng các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho họ vì các nơi này có mỏ dầu hạng lớn trên thế giới.
Khủng Hoảng Kinh Tế
Ngày nay, thế giới đang gặp khó khăn vì khủng hoảng kinh tế. Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã bỏ ra $800 tỷ Mỹ kim để kích thích thị trường tiêu thụ nhằm trực tiếp khôi phục lại nền kinh tế Hoa Kỳ và đồng thời gián tiếp giúp nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới bằng cách nhập cảng hàng hóa từ nước ngoài.
Hoa Kỳ đã thúc đẩy Trung Cộng bỏ ra $600 tỷ Mỹ kim để kích thích thị trường trong nước nhằm nhập cảng hàng hóa Hoa Kỳ. Các chuyên gia đã khôi hài bình luận “lúc trước, tư bản (Hoa Kỳ) đã cứu nguy cộng sản (Trung Cộng); bây giờ, cộng sản (Trung Cộng) lại cứu nguy tư bản (Hoa Kỳ)”. Thực tế như thế nào?
Trung Cộng đã nhận lời bỏ ra $600 tỷ mỹ kim; phần lớn số tiền này để giúp các thành phố bị trận động đất năm 2008; một số lớn khác dùng để xây xa lộ không liên hệ gì đến vấn đề nhập cảng hàng hóa từ Hoa Kỳ; số tiền nhỏ còn lại cho nông dân và các chủ xí nghiệp tư vay với tiền lời thấp.
Kết quả không đi đến đâu vì người dân vay tiền mới với mức lời thấp để trả nợ củ với mức lời cao. Đó là chưa kể Trung Cộng không có chương trình dài hạn giúp người dân trong nước như y tế và giáo dục. Tóm lại, tư bản có giúp cộng sản; nhưng cộng sản chẳng giúp ích gì cho tư bản.
Các chuyên gia bình luận một phần số tiền $600 tỷ nhằm kích thích thị trường dùng để đầu tư vào việc xây cất xa lộ không mang lại lợi ích nhiều cho nền kinh tế Trung Cộng vì đường giao thông giữa các làng mạc ở thôn quê vẫn chưa có.
Thừa dịp Hoa Kỳ đang gặp khủng hoảng kinh tế, Trung Cộng bỏ ra $40 tỷ Mỹ kim vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF để có tiếng nói quyết định nhằm mục đích thay thế tiền Mỹ kim trên thị trường quốc tế.
Thực ra, $40 tỷ Mỹ kim chỉ bằng 4% tổng số phiếu bầu trong tổ chức IMF không đủ sức thuyết phục và quyết định thay thế tiền Mỹ kim. Điều cần nhớ, Hoa Kỳ có trên 17% tổng số phiếu và Âu Châu có trên 35% số phiếu. Đồng thời, tiền mới không dễ gì được tất cả các quốc gia trên thế giới chấp nhận.
Trung Cộng còn bỏ thêm $45 tỷ Mỹ kim vào thị trường ASEAN nhằm mục đích khống chế, lãnh đạo thị trường Á Châu. Điều này cũng không dễ thực hiện vì Nhật Bản là quốc gia đã bỏ ra số tiền tương đương với Trung Cộng vào thị trường Á Châu. Ngoài ra, sự có mặt của hai quốc gia Nam Hàn và Nam Dương cũng là khối đương đầu với Trung Cộng tại vùng Á Châu.
Hầu hết, kinh tế của các quốc gia trên thế giới đều bi suy thoái. Trong khi đó, Trung Cộng vẫn tiếp tục trưng ra các bản báo cáo kinh tế ngày càng gia tăng, mặc dù ai cũng biết các quốc gia Tây phương đã giảm thiểu nhập cảng hàng hóa từ Trung Cộng.
Các chuyên gia nhận xét có sự tương đồng giữa mức sản xuất hàng hóa với mức tiêu thụ (sản xuất) điện lực hay nhiên liệu. Mức tiêu thụ điện hay nhiên liệu của Trung Cộng đã suy giảm rất nhiều trong thời gian qua. Đó là dấu hiệu cho biết nền kinh tế Trung Cộng cũng đang trên đà xuống dốc.
Nhân công Trung Cộng không phải tay nghề cao để có thể sản xuất hàng hóa đòi hỏi kỹ thuật cao nên Trung Cộng chủ trương sản xuất hàng hóa với kỹ thuật thấp với tiền lời thấp (low tech, low margin).
Tóm lại, các kinh tế gia trên thế giới hoài nghi sự trung thực của các bản báo cáo, tường trình về kinh tế của nhà cầm quyền Trung Cộng vì hầu hết các viên chức cộng sản đều có thói quen báo cáo láo, không đúng sự thật.
Chiến Lược Hoa Kỳ
Chiến lược của Hoa Kỳ là sản xuất hàng hóa với kỹ thuật cao, tiền lời cao (hi tech, hi margin). Nhật Bản và Nam Hàn là hai quốc gia chủ trương sản xuất hàng hóa với kỹ thuật cao, giá vừa phải (hi tech, low price). Nhìn chung, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn ở thế thượng phong hơn Trung Cộng trong vấn đề sản xuất và xuất cảng hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Khủng hoảng kinh tế đã làm cho dân Hoa Kỳ có khuynh hướng chuộng hàng nội hóa (protectionism) và các quốc gia Âu Châu có khuynh hướng chống lại hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng. Nhiều hãng xưởng của Trung Cộng phải đóng cửa và trên 6 triệu sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm không có công ăn việc làm. Con số này càng ngày càng gia tăng vì đôn lên mỗi năm; đó là vấn nạn lớn cho nhà cầm quyền Trung Cộng.
Hoa Kỳ bắt Trung Cộng thả nổi đồng Yuan. Do đó, tiền tệ đã tăng lên từ $1 mỹ kim bằng 8.8 Nhân Dân tệ thành $1 mỹ kim bằng $7 Nhân Dân tệ. Sự thay đổi này làm tăng giá thành xuất cảng của Trung Cộng; tất nhiên Trung Cộng sẽ khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời làm giảm tiền dự trữ của Trung Cộng.
Ngày nay, với tình hình kinh tế suy thoái, phẩm chất hàng hóa và cạnh tranh thương trường, người ta nhìn ra giá sản xuất hàng hóa giữa các quốc gia Trung Cộng, Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ không có nhiều sự khác biệt (4).
Vậy tại sao các quốc gia tây phương phải chạy hơn nửa vòng trái đất để tìm người sản xuất cùng giá sản xuất tại địa phương. Đây cũng là mối đe dọa lớn cho Trung Cộng khó thu hút các hãng tư bản ngoại quốc chọn Trung Cộng để làm nơi đầu tư trong tương lai.
Chiến Lược Trung Cộng
Ngoài tiền tệ, Trung Cộng gặp nhiều vấn nạn khác trong lãnh vực kinh tế như giá ngũ cốc tăng (do thế giới trồng bắp và mía để làm xăng Biofuel), thiếu điện lực để sản xuất, thiếu nước trồng trọt. Trung Cộng lại còn là quốc gia thường xuyên bị nạn động đất, bão lụt, bão tuyết và bão cát.
Để đối phó với những điều kiện kinh tế khó khăn, Trung Cộng chọn giải pháp chính sách tân thực dân (neo colonialist) để chiếm đất đai, lấy nguyên liệu của các tiểu quốc mà không cần gây chiến tranh như trường hợp Trung Cộng đã đánh chiếm Tây Tạng vào thập niên 50.
Sự khác biệt giữa chính sách thực dân (colonialist) và tân thực dân (neo colonialist) là Trung Cộng mua chuộc các nhà lãnh đạo độc tài của các tiểu quốc để những người này tự động dâng hiến đất đai cho Trung Cộng như trường hợp Việt Nam và các quốc gia Phi Châu.
Thí dụ, Trung Cộng đã mua chuộc các nhà lãnh đạo độc tài của các xứ Phi Châu như Congo và Zambia để cho di dân hơn 1 triệu người Tàu đến các xứ này khai khẩn đất đai. Nhiều người Phi Châu đã phải kêu trời một cách thê thảm về sự quyết định ngu xuẩn của các nhà lãnh đạo của họ vì những người này không có kinh nghiệm về họa đồng hóa của Hán tộc.
Việt Nam cũng đang trong tình trạng như các quốc gia Congo và Zambia là Trung Cộng đã chiếm một phần đất của Cao Miên bên cạnh Tây Nguyên. Bây giờ, Trung Cộng đã mua chuộc được ba ông thái thú Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng để được di dân hơn 10,000 dân quân vào VN nhằm khai thác quặng mỏ Bauxite tại Tây Nguyên.
Tưởng cần nhắc lại, người Tàu ra vào VN không cần chiếu khán. Cộng thêm vào đó có trên 200,000 người Việt gốc Hoa bị CSVN đuổi về Tàu trong thập niên 80 đã trở lại VN sinh sống. Những người này có sẵn mối thù với CSVN vì họ là nạn nhân của chế độ CSVN qua các vụ đánh tư sản, cướp nhà của họ sau 75. Hiện nay, những người này là nhân tuyển thích hợp trở thành đạo quân thứ 5 của Trung Cộng tại Việt Nam.
Bước kế tiếp, Trung Cộng sẽ sáp nhập phần đất Cao Miên và Tây Nguyên lại để nổi lên đòi tự trị như trường hợp Fulro năm nào. Trung Cộng sẽ đặt đất nước Việt Nam trở thành một tỉnh lỵ của họ trong một ngày không xa.
KẾT LUẬN
Hiện nay, Trung Cộng đang gặp khó khăn trên mọi phương diện từ việc thiếu nhiên liệu đến nạn nhân mãn và thất nghiệp gia tăng trong nước. Trung Cộng sẽ giải quyết các vấn nạn trên qua chính sách tân thực dân. Quốc gia mà Trung Cộng nhắm tới trước tiên là Việt Nam vì các quan thái thú Việt Nam vừa độc tài, vừa dễ bảo, sẵn sàng cúi đầu thần phục và ngoan ngoản dâng đất nước Việt Nam cho Trung Cộng vì chút lợi riêng.
Người Việt trong và ngoài nước cần đoàn kết lại, dẹp loạn trong nước trước (dẹp Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và giải tán đảng CSVN), chống ngoại xâm Trung Cộng sau vì bọn thái thú CSVN đã khủng bố, cản trở người dân trong nước đứng lên bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình có để lại di chúc cho con cháu của ông là không nên tự kiêu tự đại quá sớm vì Trung Cộng là con cóc mà cứ tưởng mình là con bò. Con cóc càng phùng mang, trợn mắt bao nhiêu thì con cóc càng mau bể bụng.
Ngày nay, các nhà lãnh đạo Trung Cộng không biết nghe lời di chúc của cha ông của họ là Đặng Tiểu Bình. Trung Cộng mới ngóc đầu được một chút chính nhờ kinh tế thị trường thì nhà cầm quyền Trung Cộng đã tưởng mình có thể làm bá chủ thiên hạ. Sớm hay muộn gì, các quốc gia Tây phương (Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp) và Đông phương (Nhật Bản, Đại Hàn) cũng sẽ bao vây Trung Cộng và đánh gục Trung Cộng trong một ngày không xa.
Chúng ta phải vững tin là Trung Cộng và CSVN sẽ bị giải thể trước ý chí cương quyết tranh đấu của toàn dân đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền và độc lập vì đây là những quyền căn bản của con người (valeurs universelles de l’humanité) chứ không phải đặc quyền dành riêng cho người Tây phương như Trung Cộng và CSVN vẫn thường tuyên bố.
18.6.2009
Ghi Chú:
1. “Planisphère Vu de Chine”, Courrier International, L’atlas des atlas (Mars, Avril, Mai, 2005)
2. Alexandre Harney, The China Price: The True Cost of Chinese Competitive Advantage (Penguin Press, 2009)
3. Wu Chen “Talent Shortage in Chinese Outsourcing Industry”, China Business (May 2009, Volume 5), tr. 24
4. Pete Engardio, “China’s Eroding Advantage”, BusinessWeek (15.6. 2009), tr. 54 đã so sánh giá thành sản xuất phụ tùng xe hơi tại 3 quốc gia Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ và Trung Cộng trong hai năm 2005 và 2008 như sau:
2005 2008
Trung Cộng $17 $25
Mễ Tây Cơ $18 $20
Hoa Kỳ $24 $29

ĐẶNG PHùNG QUÂN * TRIẾT HỌC

Đặng Phùng Quân
Khởi thảo lịch sử triết học,
Dưới lăng kính siêu quốc (tiếp theo)
Từ khái niệm thời kỳ trục đến tư duy pháp
Như đã nói đến ở trên, quan niệm trục của Jaspers và Hegel khác biệt vì một đằng lấy Cơ đốc giáo làm trung tâm để mọi tư tưởng xoay quanh, một đằng chủ trương đa nguyên dựa trên tiến hóa chung của nhân loại. Vấn đề còn minh thi một điều: cái nhất nguyên tổng thể của Hegel (dầu ẩn dấu dưới danh xưng tri thức tuyệt đối) cũng vẫn hàm ngụ triết học lệ thuộc vào thần học - ancilla theologiae - nhiều nhà triết học trước hay sau Hegel, kể cả Heidegger cũng đi vào con đường bế tắc của hữu-thần-luận/onto-theo-logie.
Đối trọng khác của triết học là khoa học - từ quan niệm thông thường về triết học mới khởi sự từ những Bacon với Novum Organon/Bộ luận mới, 1620, trong tiêu chí “Multi pertransibunt et augebitur scientia/Many shall run to and fro, and knowledge shall be increased/Nhiều người sẽ qua lại và kiến thức sẽ tăng lên[1], Descartes với Discours de la méthode/Luận về phương pháp như người phát kiến ra khoa học/inventeur de la science, phải chăng triết học lệ thuộc vào khoa học - ancilla scientiae - vấn đề không ở chỗ khoa học hay thần học có thể tiêu diệt triết học, song ở chỗ vận động triết học phải chăng được quyết định tiên nghiệm, nhờ những khai mở khoa học về vũ trụ vật chất, hay những mặc khải tôn giáo về thực tại thần thánh.
Triết học tây phương vướng mắc nan đề ancilla theologiae trong một quá trình dài dặc thời trung cổ: những nhà nghiên cứu thời kỳ này, như E. Gilson hay E. Bréhier, khi đối chiếu phân biệt triết học phương tây với phương đông (để chỉ triết học Ả rập và Do thái), với nhận xét của Gilson là phương tây đi chậm hơn phương đông một thế kỷ, với Brehier là thần học của Jean Damascène và những người xứ Syrie; triết học nhằm khai triển phép lạ của Ki-tô/Homme-Dieu vào thời kỳ thông diễn học thuyết Platon và Aristote theo ý hướng thần học Cơ đốc, sản sinh ra nhiều người được phong thánh (như Bonaventure, Augustin, Aquinas v.v..).
Nhà triết học Đức Martin Heidegger (1889-1976) vào đầu thế kỷ XX khi vào đại học Freiburg i.B. năm 1909 đã theo học hai năm thần học với Karl Braig, và thần học là một vấn đề quan yếu trong hành trạng tư tưởng của ông. Tác phẩm Phänomenologie und Theologie/Hiện tượng học và thần học gồm bài giảng vào 1927 và thư viết năm 1964 bàn về khả hữu của thần học và quan hệ với triết học. Không phải tình cờ khi Heidegger đưa ra vấn đề thần học cùng năm với việc xuất hiện tác phẩm chính Sein und Zeit vì thật sự Heidegger muốn chỉ ra từ nhận thức thần học đã hướng ông tới hiện tượng học thông diễn. Nỗ lực mới của ông nhằm chỉ ra hai khoa học phân biệt trong hai phương vị/positum: thần học là một khoa học thực nghiệm, gần với toán học, hóa học v.v.. như những khoa học hiện thể, hơn là triết học (là khoa học hữu thể). Cho nên ông xác định thần học tuyệt đối khu biệt với triết học. Thần học, theo Heidegger không là một tri thức suy lý về Thượng đế, có nghĩa không là khoa học xét quan hệ giữa Thượng đế và con người, hay quan hệ giữa người và thượng đế, cho nên không là triết học hay sử học tôn giáo, nghĩa là một khoa học tôn giáo (Religionswissenschaft). Heidegger xét trên ba mặt: mặt thực nghiệm vì định vị trong tính Cơ đốc/die Christlichkeit - thần học như một khoa học về đức tin, và đức tin như một phương thức lĩnh hội đức tin hiện hữu trong lịch sử được mặc khải, nơi Con người trên thập tự giá; mặt khoa học vì thần học như một khoa học về đức tin là phương thức trong nội tại mang sử tính/geschichtlichen của hữu thể, như một phương thức hiện sinh của tín hữu, mà hiện sinh là hành động/πράξις như vậy thần học trong bản chất của nó có tính cách của một khoa học thực tiễn; mặt quan hệ với triết học vì nếu đức tin không cần triết học, khoa học về đức tin như một khoa học thực nghiệm cần triết học, không phải để khai mở phương vị tính Cơ đốc, mà chỉ cần triết học trong giả định tính khoa học. Khi luận về một vài khái niệm cơ bản của thần học, như phạm tội, tội lỗi chẳng hạn chỉ có thể hiểu được trên cơ sở đức tin, thì không có chỗ cho triết học, song nếu đức tin là nhân tố cấu tạo và chủ yếu của tính Cơ đốc, có nghĩa là phục sinh, giả định hiện hữu tiến Cơ đốc đượcc vượt/aufgehoben, không phải là tiêu triệt mà thăng hóa và nhập thể vào sáng tạo mới Khái niệm thần học được xác định về mặt hữu thể qua một nội dung có trước Cơ đốc và nắm bắt được một cách thuần lý, không thể giải thích và chứng thực một cách thuần lý bởi đức tin, có nghĩa là thần học giả định phải có triết học. Thần học là khoa học hiện thể và triết học là khoa học hữu thể. Chính vì vậy Heidegger xác định không có triết học Cơ đốc.
Triết học tôn giáo, như một nhà thần học nhận xét, chỉ là sáng kiến của triết học tây phương hiện đại. Quan niệm tam giáo/Nho, Phật, Lão hòa đồng là một ý tưởng lý hội chỉ có trong tư tưởng phương đông và khái niệm tôn giáo cũng mang những sắc thái khác biệt. Cho nên nhà triết học Trung hoa Phương Đông Mỹ/Fang Dongmee (1899-1977) phát biểu: ông là nhà Nho theo truyền thống gia đình, là người theo Lão giáo vì khí chất, là người theo Phật giáo do cảm hứng tôn giáo, hơn nữa là người Tây học đào tạo; triết học của ông là một kết hợp của những truyền thống triết học này.
Khi nói về triết học Ấn, đa số thường có định kiến là nói về những trường phái như Vaisesika, Samkhya, Yoga, Vedanta v.v..không tìm hiểu về những cá nhân nhà tư tưởng.
Nhà triết học Pháp Deleuze đã viết những chuyên luận về Hume, Bergson, Spiniza, Kant, Leibniz, Nietzsche như một c6ng trình lịch sử triết học, một cách thái đọc những triết gia của quá khứ.
Những phương thức nghiên cứu và viết thành lịch sử triết học đòi hỏi một khoa học về những điều kiện phát triển khả hữu của tác phẩm triết học - Martial Guéroult gọi khoa học ấy bằng từ ngữ Dianoématique/Tư duy pháp (bắt nguồn từ διανόημα/tư duy).
Guéroult (1891-1976) chuyên cứu triết học thế kỷ 17, khi phân tích Descartes dưới góc cạnh đồng đại, đã chú tâm đến quan hệ giữa lịch sử và triết học về lịch sử triết học, từng đặt vấn nạn: Hiện hữu duy nhất của lịch sử triết học, một lịch sử triết học sinh động của triết học, đủ chứng tỏ nại tới khoa học không đủ để tiêu triệt khả hữu của vấn đề siêu hình nói chung, như phân biệt với chính nó về một phản tư đơn thuần của tinh thần con người về những điều kiện của khoa học và tiến bộ của khoa học. Để trả lời vấn nạn đó, Guéroult xác định phải trả lại giá trị của chính lịch sử triết học, nghĩa là phân biệt toàn diện lịch sử này với lịch sử của các khoa học mặc dầu nó có liên hệ về mặt lịch sử. Ông dẫn Emile Boutroux (1845-1921), người sáng lập trường phái hiện đại Pháp về lịch sử triết học: Vấn đề quan hệ triết học với lịch sử triết học là một vấn đề sinh tử. Hoặc triết học tồn tại như một khoa học nguyên ủy, như những triết gia quan niệm, và nó có những quan hệ không phải bề ngoài mà là chủ yếu với lịch sử triết học; hoặc nó khước từ mọi liên hệ nội tại với lịch sử triết học, và trong trường hợp này triết học không phân biệt với những khoa học thực nghiệm nữa, mà lẫn lộn vào những khoa học này; thực sự có nghĩa là tiêu thất. Hoặc nó dựa vào sống với nguồn lịch sử triết học, hoặc nó không tồn tại.”[2] Ông nhận xét quan điểm của Boutroux như một tiếng dội tư tưởng Hegel vì chính Hegel đã nói: lịch sử triết học là yếu điểm của khoa triết học, song khác biệt ở chỗ trường phái Pháp không chủ trương viễn quan hệ thống như Hegel, mà chủ đích là xác định về cả hai mặt quid facti/thực cũng như quid juris/chính đáng mối quan hệ của triết học và lịch sử triết học.
Đi sâu vào việc phân tích mối quan hệ này diễn ra nhiều vấn đề:
Quả thực những học thuyết triết lý cấu tạo nên lịch sử triết học, song nếu chủ trương tính đặc thù và tự lập của triết học so với những khoa học khác vì triết học không đánh mất tính triết học khi trở thành đối tượng của một nghiên cứu (tức lịch sử triết học), có nghĩa là lịch sử này chỉ khả hữu vì phải giả định tính bất biến của ý nghĩa triết lý đối với một triết học quá khứ? Song ý nghĩa triết lý của một triết học ở chỗ nào, nếu quan niệm bất biến, trong khi thao tác triết lý là đi tìm hiểu chân lý sự vật, một là trong xây dựng lịch sử triết học, có phải là quá đáng, vì rõ ràng là trong ý hướng chân lý, triết học này khác biệt không thể giản lược với triết học khác, trừ phi sáp nhập vào một hệ thống (như toan tính của Hegel); hai là phải coi những học thuyết triết học không phụ thuộc vào những khái niệm có giá trị trong khoa lịch sử triết học mà chỉ thuộc vào những hiện tượng khoa học này quy định? Có nghĩa là nội dung hiển thị của những hoc thuyết này trong giòng thời gian mất đi lợi ích thực sự của triết học, giống như trong các khoa học khác, địa chất học chẳng hạn, như ví dụ Léon Brunschvig (1869-1944) nêu ra, là nhà địa chất học đi nghiên cứu lịch sử trái đất, nếu có quan tâm đến lịch sử địa chất chỉ là gián tiếp không muốn rơi vào “những ảo tưởng và sai lầm của quá khứ”, những quan niệm địa chất cũ đã mất đi lợi ích thực sự của địa chất học? Như vậy, những học thuyết triết học của quá khứ chẳng phải chỉ có giá trị như những tư liệu sao?
Tất nhiên, khó thể khẳng định điều này, trừ những học thuyết tự nhận là chân triết học, nghĩa là không thể vượt qua, cũng có nghĩa là chấm dứt lịch sử triết học. Guéroult dẫn chứng một số quan điểm, như Wundt “không thể có một định nghĩa nhất định về đối tượng của triết học, Windelband không thể có một khái niệm phổ quát của triết học, Hegel “Khoa triết học có đặc thị trái với những khoa học khác ở chỗ người ta không đồng ý với nhau về khái niệm của triết học, nghĩa là sứ mệnh triết học có thể hay phải như thế nào để đi tới nhận xét tính bất xác tiên khởi của đối tượng triết học. Ông cũng phê phán Jaspers khi dẫn “triết học mỗi lần tự tạo ra khái niệm cho nó và không có thang đo lường nào trên nó cả; tôi chỉ biết triết học là gì khi sống trong nó [3], là chính Jaspers khi định nghĩa triết lý như một hành vi siêu việt, đã độc đoán tuyrệt đối hóa và khách thể hóa định nghĩa chủ quan này, khi nhìn ra ở đó bản chất của mọi triết lý.
Để khởi sự cho một ý niệm về tư duy pháp, Guéroult đề xuất hai yếu tố: niềm tin vào một dữ kiện triết lý, hiện diện trong mọi học thuyết triết học cấu tạo ra đối tượng của nó, cho phép lịch sử triết học giải quyết được sự tương phản bao dung trong khái niệm của nó và thuyết nghi hoặc tiên quyết xác định nghiên cứu lịch sử. Người nghiên cứu lịch sử triết học tin vào giá trị triết lý của các học thuyết, có như vậy mới coi chúng xứng đáng để nghiên cứu, song sẽ mất chức năng của người viết sử khi khoác cho học thuyết này là chân lý và từ chối những học thuyết khác. Vậy làm thế nào để dung hợp được niềm tin và nghi hoặc đó?
Guéroult đưa ra một số những đáp án:
a/ mỗi học thuyết có tính nguyên ủy độc đáo, không thể giản lược của nó; dẫn đến chỗ đi tìm trong mỗi triết học cá tính và không thể giản lược, lý hội ý nghĩa lịch sử của chúng trong tính đa biệt và đối lập với tư kiến hiện tại của chúng ta, như những bộ diện tất yếu của tinh thần nhân loại, như những biểu hiện của một thời đại, một cảnh vực, hay hơn nữa là sản phẩm tự sinh của những thiên tài kiệt xuất (Bréhier).
b/ ý nghĩa của tính nguyên ủy độc đáo này chứng tỏ xuất phát từ đời sống tinh thần, mà nhiều nhà triết học đồng ý, như Friedrich Paulsen (1846-1908): “đời sống tinh thần tuyệt đối có tính cá nhân”, mà lĩnh vực tinh thần đòi hỏi phải cần tới lịch sử, như J.H. Herder (1744-1803), người sáng lập ra trường phái triết học lịch sử: để lý hội và phán đoán, cần phải có ý nghĩa của quá khứ, của lịch sử, nắm được tính tất yếu và giá trị của những thời ấu thơ của nhân loại, sửa soạn cho thời trưởng thành.
c/ hiệp thông ý nghĩa của quá khứ và ý nghĩa của tính nguyên ủy độc đáo xác định trong triết học, văn học cũng như nghệ thuật sự đồng cảm với tác phẩm, có thể bảo vệ khỏi những nghịch lý triệt để ở sâu trong những ý hướng và tư tưởng.
d/ tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến giải thích đơn thuần tâm lý những học thuyết không đáp ứng yêu cầu triết lý, dẫn tới việc xem thường ý nghĩa khách quan trong nội dung ý tưởng, ý nghĩa này do giá trị thuần lý và phổ quát, vượt lên trên những điều kiện tâm lý và lịch sử (coi ý tưởng chỉ là sự kiện tâm lý, lịch sừ) như Victor Delbos (1862-1916) đã chỉ ra ý tưởng không chỉ là sự kiện, không chỉ mang ý nghĩa do thực tại hay nguyên nhân xác định ra nó, mà do chính bản nhiên của nó là được biểu hiện và nhằm biểu hiện cái thực/le vrai”.
e/ đối với sử học thuần túy, học thuyết như một sự biến là một quá khứ không bao giờ chết, đối với tư tưởng triết học, học thuyết như một ý tưởng triết lý vẫn sinh động như một nguồn suối dồi dào những cảm hứng và hướng đi, như Bréhier quan niệm: “Các học thuyết triết lý không phải là sự vật, nhưng là những tư tưởng, những chủ đề suy niệm đề ra cho tương lai và sự phong phú không bao giờ cạn kiệt biểu hiện nơi những hướng đi tâm linh; những ý niệm lập thành không là những vật liệu quán tính của một cơ cấu tâm linh có thể bị phá hủy mà những chất liệu có thể được những cấu tạo khác dùng lại; đó là những căn cơ muốn phát triển, có ý thành một lợi ích có khả năng thông giao.
f/ những triết gia như Delbos cũng trong ý hướng xác định lịch sử triết học không phải là một nghĩa trang ý tưởng, vì “những ý niệm triết học lớn lao…gắn liền với tinh thần nhân loại đương tìm kiến sự thực [4]. Boutroux khẳng định: tự trong những học thuyết triết lý lớn có một nguyên tắc sống. Những nhà tư tưởng khác như Renan, Dilthey cũng quan niệm tương tự như Herder hay Boutroux.
Khi xét đến hành trạng tiến hóa của lịch sử triết học, xây dựng trên cơ sở tư duy pháp của Guéroult, ta có thể xét đến những hệ luận như:
1/ quá khứ không xuất hiện như quá khứ, nhưng như một kinh nghiệm thực tại và phong phú đối với lý trí triết lý, như Marie Joseph de Gerando [5](1772-1842) đã nhận xét ngay từ 1804: Dầu giữa chúng ta với Platon, Aristote, Epicure, Zénon có khoảng cách ra sao đi nữa, triết gia vẫn trở lại hôm nay, từ những công trình nghiên cứu của ông, như một người đương thời, một người đồng quận.
2/ trong lịch sử triết học, nhân quả trực tiếp của sự biến - có nghĩa ở đây là học thuyết - vẫn tồn tại qua thời đại sản xuất ra nó, chính từ quyền năng này mà sự biến ấy phải là đối tượng, không chỉ kể đến bên ngoài, nhưng từ suy niệm nội tại là nét chủ yếu của lịch sử triết học.
3/ lợi ích của lịch sử triết học không chỉ đơn thuần khoa học, tích cực như lợi ích lịch sử mà phức tạp hơn vì đối tượng của nó có ý nghĩa và biểu tượng. Guéroult nêu ra nhận xét về việc giản lược một học thuyết vào một giá trị chủ quan, dễ dẫn tới nghi hoặc, chẳng hạn, giản lược triết học Spinoza vào tự do, triết học Hume vào nhân quả là những hiện tượng chủ quan biến chúng thành những ảo tưởng của chủ thể.
Guéroult dẫn Delbos: thật hoài công tưởng tượng quá khứ của triết học không mang lại lợi ích cho hiện tại để khẳng định lịch sử triết học quá khứ củng cố tinh thần triết lý, góp phần vào việc hình thành tinh thần triết lý có khả năng giải quyết những vấn đề của hiện tại. Ông cũng nêu ra không chỉ khái niệm và chất liệu là đủ, nhà nghiên cứu lịch sử triết học cần tới một giá trị chân lý nhất định[6], mọi triết học đều có một chân lý, song chân lý ấy chỉ khả niệm trong khuôn khổ đáp ứng một khái niệm chân lý khác với khái niệm mà những triết học đòi hỏi cho chúng.
Chân lý triết học này theo Guéroult là một ẩn số = x mà chúng ta biết nó hiện hữu, song bản lai diện mục của nó ra sao thì chưa rõ. Khẳng định chân lý này tiên nghiệm là khẳng định một giá trị. Ông đặt vấn đề: làm sao xây dựng giá trị này? Làm sao xác định nó? Xây dựng và xác định giá trị này là xây dựng thực tại của những hệ thống triết học hiện diện trong lịch sử, và từ đó, chứng nghiệm gián tiếp lợi ích của lịch sử triết học.
Nhân tố cơ bản x chỉ ra lợi ích triết lý của lịch sử triết học trong khi thiết định thực tại triết lý của mọi đối tượng của nó. Một triết học về lịch sử triết học với yêu cầu khách quan và siêu nghiệm như vậy theo Guéroult đến nay vẫn chưa được nhận thức, mặc dầu trong quá khứ đã diễn ra những học thuyết, như của Leibniz hay Hegel toan tính giản lược mọi chân lý toàn diện vào chân lý cục bộ chỉ hoàn tất trong chân lý tối thượng là học thuyết của họ, hay giản lược mọi giá trị vào giá trị tâm lý (như M.J. de Gerando, Cousin), vào giá trị xã hội (như Auguste Comte), vào giá trị kinh tế (như Marx, Lukács), vào những giá trị xã hội-thẩm mỹ, tôn giáo (như Dilthey), vào những giá trị tâm lý tri thức luận (như L. Brunschvicg) v.v..
Tư duy pháp của Guéroult là ý niệm về một khoa nghiên cứu mới của lịch sử triết học, chỉ ra hai đặc tính: thực nghiệm và siêu nghiệm. Thực nghiệm, vì trước hết nhằm xét đến những sự kiện đã cho, như hiện hữu của những siêu hình học đã cấu thành trong lịch sử, giá trị khách quan mà nhà nghiên cứu lịch sử triết học gán cho chúng. Siêu nghiệm, nhằm đặt vấn đề nhận thức làm sao một dữ kiện siêu hình có giá trị về mặt khách quan như vậy khả hữu, có nghĩa là làm sao kinh nghiệm triết lýhiện diện trong lịch sử có thể khả hữu.
(còn nữa)

[1] Bacon dẫn lời tiên tri Daniel, 12:4 trong Cựu Ước (Xem: Sdt. I, Aphorism 93). [2] Boutroux, Rôle de l'Histoire de la philosophie dans l'étude de la philosophie, 1904. [3] Nguyên tác tiếng Đức: Denn Philosophie schafft jeweils selbst ihren Begriff; sie hat keinen Maßtab über sich. Weiß ich, was Philosophie ist, so dadurch, daß ich in ihr lebe. [4] Les grandes idées philosophiques…adhèrent à l'esprit humain lui-même en quête du vrai. [5] Với tác phẩm Histoire comparée des systèmes de philosophie relativement aux principes des connaissances humaines/Lịch sử tỷ giảo những hệ thống triết học tương ứng với những nguyên lý của nhận thức con người, 1804. [6] Guéroult ghi nhận: adaequatio maxima rei et intellectus không là chân lý nói đến ở đây vì thực hiện một chân lý như vậy dẫn đến giả ngụy của tất cả những gì phân biệt với nó.
Đặng Phùng Quân

Sunday, August 30, 2009


SƠN TRUNG * VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM

VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM


SƠN TRUNG


Nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số sống về nghề nông. Trước cách mạng tháng 10 Nga, Liên Xô, Trung quốc, Đông Âu cũng là những nước nông nghiệp lạc hậu. Theo triết thuyết Marx, chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công tại các nước tư bản, và trong các nước tư bản Anh, Pháp Đức. Marx hy vọng vô sản Đức là giai cấp vô sản đầu tiên đứng lên lật đổ chính quyền tư bản. Nhưng than ôi, ông thầy tiên tri Karl Marx đã đoán trật. Nước Nga là một nước nông nghiệp lạc hậu lại nhảy ra làm cuộc cách mạng cộng sản. Lenin, Stalin đã làm trái lời Marx, đã đưa nước Nga lện xã hội chủ nghỉa mà bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Lời dạy của Marx rất đúng. Ăn cướp nhà giàu thì tốt hơn là ăn cướp nhà nghèo. Nhưng sau khi đã cướp một nhà nào đó, dù giàu hay nghèo cũng phải kiếm tiền bạc hay quần áo, dù rách dù lành, chứ lẽ nào lại lui binh? Marx dạy là phải cướp chính quyền, nhưng sau khi cướp chính quyền, không lẽ lại để cho tư sản cầm đầu? Quân " cách mạng" phải có tiền bạc, địa vị chứ! Vì vậy, bất chấp lời Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ tiến hành công cuộc xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Liên Xô, Trung quốc, Việt Nam đều là nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số.


Muốn chiêu dụ nông dân tham gia cộng sản, họ đưa ra những thủ đoạn:

+Gọi tất cả dân nghèo là vô sản để cho hợp với cách mạng vô sản, để họ theo cộng sản. Thật ra theo Marx, vô sản hay giai cấp công nhân chỉ là những thợ lành nghề làm trong những hãng xưởng tư bản, còn thợ mộc, thợ nề, thợ rèn đều không phải vô sản. Bác Hồ phụ bếp, làm thợ rửa ảnh, bác Đỗ Mưòi thiến heo là những người thuộc giai cấp trung lưu, bộ trưởng Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh, làm ăn cá thể, không phải là vô sản theo quy định của Marx.

+Hứa hẹn sẽ chia ruộng đất cho nông dân
Điều này rất hấp dẫn với nông dân Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, số đông nông dân đã theo cộng sản. Vì vậy sau khi nắm quyền, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã ra chủ trương Cải Cách ruộng đất, giết các địa chủ, cướp ruộng đất của họ mà chia cho dân nghèo. Mới nghe chủ trương đấu tố địa chủ, nhiều người đã khoan khoái hoan hô vì nghĩ rằng địa chủ là mấy thằng giàu sụ, có ruộng hàng trăm, hàng ngàn mẫu, cò bay thẳng cánh, nhiều người ghen ghét, vui sướng mà nói giết đi là phải!

Nhưng mấy ai ngờ rằng địa chủ chính là ta đây, là những trung nông, dần dần được thăng lên phú nông, rồi điạ chủ!Trong chế độ cộng sản, giao thông khó khăn, từ nơi này đến nơi kia phải đi bộ. Kinh tế khó khăn, người dân không đủ tiền bạc, chỉ sống thủ phận trong nhà, it ai muốn đi xa. Người dân muốn đi xa phải có giấy thông hành. Thư tín bị kiểm duyệt. Vì những lý do trên, dân chúng không hề biết chuyện gì xảy ra ở làng bên. Hơn nữa, cộng sản giữ bí mật tuyệt đối, cho nên chỉ khi nào việc xảy ra đến xã thôn hay đụng đến mình thì mình mới hay.Sau khi đoàn Cải cách đến thôn phát động, người dân vẫn còn ngơ ngác.


Trước đó, một hai gia đình trong làng được xếp là phú nông, trong cải cách đợi I hóa thành địa chủ. Cải cách đợt 2, trung nông đôn lên phú nông rồi lên địa chủ. Cải cách đợt 3, 4, 5, trung nông hạng dưới trở thành địa chủ cho theo đúng chỉ tiêu của đảng, và lệnh của cố vấn Trung Quốc! Lúc đó, những người lạc quan mới méo mặt và hiểu rõ thủ đoạn của cộng sản. Mới hôm nào, anh trung nông hân hoan chào mừng đoàn Cải cách, và lớn tiếng chửi bới địa chủ, nhưng chỉ vài tháng sau, đến lượt anh bị trói vào cột và bị người khác lên đấu tố! Chuyện này cũng giống như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ban đầu người ta đưa Trần Dần, Lê Đạt ra đấu tố, thiên hạ cũng hùa theo cho vui lòng đảng, và cũng tưởng thế là yên, không ngờ sau đó từng dây lòi tói kéo dài, những kẻ ủng hộ tiền bạc, hay những kẻ năng lui tới tòa soạn hay nhà của Hoàng Cầm, Nguyển Hữu Đang đều bị liên lụy!


Trong khi qua cơn bão táp, người ta mới hiểu rõ chủ trương của Cộng sản Việt Nam:

-Bất cứ ở đâu, dù là tại một thôn xóm hẻo lánh, phải có ít nhất một địa chủ.
-Cứ theo tỷ lệ 5% dân số là địa chủ
-Những ai không trực tiếp canh tác, phải cho người khác làm thuê, cấy mướn đều bị quy là địa chủ bóc lột dù chỉ có một hai sào ruộng. Thí dụ ông giáo, ông thầy thuốc, bà tiểu thương, ông cách mạng bỏ nhà theo đảng đều bị quy là địa chủ.

-Bên cạnh tội địa chủ, nông dân phải bịa tội cho địa chủ như hãm hiếp phụ nữ, cướp ruộng đất nông dân, đánh đập nông dân, theo Quốc dân đảngv .v. .
-Những nông dân khác cũng bị ghép vào các tội như cường hào ác bá, làm tay sai cho Nhật, Pháp, cho phong kiến. . .


Theo Hoàng Văn Chí trong Từ Thực DÂn Đến Cộng Sản, lúc bấy giờ cộng sản chia nhân dân nông thôn làm 7 bậc:
(1).địa chủ
(2).phú nông
(3).trung nông cứng
(4).trung nông vừa
(5).trung nông yếu
(6).bần nông
(7).cố nông.

Quan trọng nhất là việc phân định thành phần.Quy định này là do tài sản của các nông dân:
-Trung nông cứng: có 1 bò, 1 heo, 1 đàn gà.
-Trung nông vừa: 1 heo, 1 đàn gà.Địa chủ hay địa chủ phong kiến chỉ là một nhãn hiệu mà cộng sản dán cho nông dân nhằm khủng bố toàn dân, bắt mọi tầng lớp phải cúi đầu làm nô lệ đảng cộng sản. Phú nông không được tham gia đấu tố, nhưng được hứa hẹn sẽ cho yên thân.


Sự thực ranh giới giữa địa chủ và phú nông, quả là huyền huyền ảo ảo, không một người nào có thể biết trước mình sẽ là địa chủ hay phú nông (224). Khoảng thời gian sau, một đội cải cách khác lại về, có cả cán bộ Trung Quốc đi theo, đòi hỏi nông dân phát hiện thêm địa chủ. Lúc này, phú nông, trung nông cứng trở thành địa chủ, trung nông thường trở thành phú nông. Tổng số địa chủ kỳ này đông gấp năm lần trước. Số người bị giết, tự tử, chết đói cũng tăng gấp khoảng năm lần (225).. .Kết quả Cải cách ruộng đất là một tấn kịch bi hài.

Kết quả CCRD rất tồi tệ.

1. Địa chủ:
CCRD chỉ là một chiến dịch diệt chủng của cộng sản. Hoàng Văn Chí căn cứ vào tài liệu của Gérard Tongas, một giáo sư Pháp ở Hà Nội ( J'ai vécu dans l'Enfer Communist du North Vietnam. Les Nouvelle Editions Debress, Paris, 1960,222), thì năm 1959, kết quả cuộc tàn sát là một trăm ngàn người (225). Theo Hoàng Văn Chí, CCRD (1953-1956), đã giết chết hơn nửa triệu (1) người , tức 4% dân số Bắc Việt (105).


-Theo báo Nhân Dân, cũng như lờì Võ Nguyên Giáp, trong đợt sửa sai, số nạn nhân CCRD được thả, không biết là bao nhiêu, nhưng có 12 ngàn đảng viên. (261, 288). Cộng sản không bao giờ nói thật, sự thực số bị giam cao hơn nhiều, chưa kể số người chết.

2. Nông dân :Họ được chia ruộng đất, tài sản địa chủ nhưng hầu hết là vô giá trị. Cái giá trị thì đã bị Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc mang đi. Theo chuyên viên Nga, V.P. Karamichev viết trong tạp chí Chăn Nuôi và Kinh Tế Nông Thôn tập V, 1957 của Nga cho biết:CCRD tại Bắc Việt tịch thu 720.000 mẫu tây ruộng đất, 1,846.000 nông cụ, 107.000 gia súc và 22 tấn thực phẩm. Tất cả chia cho 1.500.000 gia đình công nhân và nông dân (271).


Trường Chinh tuyên bố mỗi hộ sau CCRD được một mẫu tây, nhưng theo kết quả trên, mỗi hộ chỉ được khoảng 4000 thước vuông ruộng đất, trong đó có công điền là đất nông dân bao giờ cũng được xã thôn cấp phát. Lại nữa, con số trên không chính xác thì trong thuế nông nghiệp, công sản đã ép dân khai gấp lên ba, bốn lần. Còn nông cụ thì mỗi hộ được một cái, không hiểu là cuốc, xẻng hay liềm, hái, rỗ? Còn về gia súc, mười mấy gia đình mới được một con gà hay con chó? Tài liệu của Karamichev lạc quan nhất. Theo thông báo của ban CCRD nói về vùng ngoại ô Hà Nội, là vùng giàu ở đất Bắc, thì tịch thu , trưng thu, trưng mua 20.482 mẫu ta ruộng, 511 trâu bò, 6.156 nông cụ các loại, 1.032 nhà cửa và 346.903 cân lương thực. . . 24.600 gia đình nông dân và nhân dân lao động gồm 98.000 nhân khẩu, đổ đồng mỗi cố nông được 2 sào 9 thước, mỗi bần nông được 2 sào 8thước, và mỗi trung nông 2 sào 13 thước (273).

Theo tài liệu trên, ngoại thành Hà Nội :-1.032 nhà bị tịch thu, tức là 1032 gia đình địa chủ. So với 4.690 hộ nông dân, ta thấy con số địa chủ được quy định từ 4 đến 5% số dân chúng. Trong trang khác, Hoàng Văn Chí cũng nói cộng sản đã tàn sát 5% dân số Bắc Việt. (285). Một vài tài liệu khác cũng nói 5%. So với số ruộng đất bị tịch thu, mỗi gia đình địa chủ chỉ có trung bình 7.000 thước vuông, nửa con gia súc, 6 nông cụ, 500 cân thực phẩm, và 6.000 đồng bạc cụ Hồ, tương đương 50 dồng của Việt Nam Cộng hòa.(2)

Như vậy, việc kết án họ là địa chủ là một việc phi lý và tàn ác.Sau CCRD, cộng sản chia ruộng đất cho nông dân nghèo. Tài liệu cộng sản không thống nhất thông báo của ban CCRD nói về vùng ngoại ô Hà Nội mỗi hộ có khoảng hai sào có lẽ tương đối gần đúng. Ở miền Trung, mỗi hộ nông dân có lẽ chưa được một sào.



Trong Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn thuật lời Nguyễn Văn Châu, cán bộ khu 5 đã đi học Bắc Kinh về nói:
Đấu tố như vậy rốt cuộc được cái gì! Được cái nát tan tình nghĩa làng xóm (169).
Bùi Công Trừng nhận định về cải cách ruộng đất như sau:
Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc Bộ một khoảnh đất con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài ( 229).


Dù nhiều dù ít, đa số nông dân có lẽ phấn khởi vì nhờ đảng mà họ có ruộng tư hữu! Nhưng niềm vui của họ không kéo dài được bao lâu, tất cả chỉ là bánh vẽ vì sau đó it tháng sau, họ phải đem tư hữu vào Hợp tác hóa (270), nghĩa là trở thành nông nô cho chủ nhân ông cộng sản.Khi dân chúng đã vào hợp tác hóa, cộng sản giở trò thứ hai. Họ đem về mỗi xã một vài máy cày và tuyên bố rằng kể từ nay ta sẽ tiến lên đại nông nghiệp theo kế hoạch vĩ mô, ruộng đất sẽ san bằng để cày máy, mồ mả ông bà cũng dẹp qua một bên để cày máy cho dễ. Và từ nay, nông dân không còn cảnh " con trâu đi trước, cái cày theo sau".


Nghe nói thiệt mà mê.Nhưng máy cày (Trâu đỏ ) chưa cày đã hư. Rồi những HTX nào muốn cày ruộng thì phải hối lộ những tay lái máy cày. Vì vậy nông dân có câu: "Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà" là vậy! Cái trò cày máy cũng không tồn tại bao lâu, không biết tại sao đảng thu hồi cày máy, để đem bán hay bỏ xó? Không ai nói cho mà biết!Đảng dẹp cày máy thì nông dân phải làm trâu mà cày. Thời trước, đảng chê bai nông nghiệp lạc hậu, khoe khoang nhờ có đảng mà nông dân thoát cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau. Nay trâu bò đã nộp cho HTX, mà HTX đã bán, đã giết mà cày máy cũng được đảng thu hồi, nông dân đành phải còng lưng làm trâu kéo cày.



** *



Nay nông dân phải làm việc dưới quyền ban Giám đốc HTX là những nông dân đảng viên trong xã.Từ đó, nông dân làm theo sự phân công của ban giám đốc HTX. Nông dân phải làm hai ba vụ lúa trong một năm mà trước đó nông dân chỉ làm một hay hai vụ tùy theo đất . Hồi trước, nông dân trồng khoai, trồng đậu, trồng cà, nay thì chỉ trồng lúa. Hồi trước nông dân trồng gì là tùy ý họ, nay Cộng sản bắt họ trồng lúa Thần nông. Lúa Thần nông cho nhiều lúa nhưng thân ngắn, phải bón phân hóa học, phải dùng thuốc trừ sâu. Vì vậy nông dân không thể dùng rạ lợp nhà, và trong ruộng không còn tôm cá nữa. Như vậy là trong chế độ mới, dân chúng phải ăn muối hoặc phải bỏ ra một số gạo để mua tôm, cá, mắm,muối. Mỗi nông dân khỏe nhất được tính mỗi ngày một ký thóc (nửa ký gạo, tức hai lon sữa bò gạo), và đến mùa sau mới được lãnh. Như vậy họ chỉ ăn đủ một bữa.

Nhiều học sinh trung tiểu học bỏ học tham gia sản xuất để có gạo mà ăn.Thóc lúa được bao nhiêu, HTX nộp cho nhà nước và chia nhau bỏ túi:Một ngưòi làm việc bằng ba,Để cho cán bộ xây nhà sắm xe.



** *

Sau CCRD, ông Hồ bèn sửa sai. Thực ra đó là một màn quỷ thuật do cộng sản trình diễn. Thấy dân chúng bất mãn như vụ Nhân Văn, Giai Phẩm, và Quỳnh Lưu, nên ông Hồ sai Võ Nguyên Giáp lên tiếng xin lỗi và cách chức Trường Chinh.(3)
Nhưng thực tế là lúc bấy giờ Nikita Khrushchev hạ bệ Stalin, kết tội Stalin sùng bái cá nhân và giết hại nhân dân. Ông Hồ nhân việc này truất phế Trường Chinh, chặt tay chân Võ Nguyên Giáp vì nếu Việt Nam xảy ra vụ xét lại thì hai ông này có thể lên thay ông Hồ.Ông Hồ chơi trò cắt tóc thay vì chặt đầu của Tào Tháo. Ông chỉ tha một số tù nhân nhưng những nhân vật quan trọng thì đã giết. Dù sửa sai nhưng vẫn tịch thu ruộng đất, nhà cửa của địa chủ, và đưa nông dân lên nắm quyền ở xã thôn và các cơ quan. Và cuối cùng, ông Hồ bắt toàn dân làm nông nô trong các nông trường hay HTX.Và cũng từ CCRĐ, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Đảng và Nhà nước.
Người ta lợi dụng chia ruộng đất cho dân cày nhưng thực chất là mượn tay nông dân để cướp vàng bạc, của cải, nhà cửa, ruộng đất của nông dân, và bắt toàn dân làm nô lệ cho đảng Cộng sản.Chính sách CCRĐ của cộng sản đã thất bại từ Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
Thất bại thứ nhất là chủ trương tập thể tập đoàn chỉ đem lại năng suất kém làm hàng triệu dân Liên Xô và Trung quốc, Việt Nam chết đói.
Thất bại thứ hai là cộng sản càng ngày lộ mặt gian ác. Trong khi nông dân chết đói chúng không phát lương thực cứu tế, trái lại chúng đem nônfg sản xuất khẩu và chém giết nông dân để che giấu thất bại của chúng. Ngày naycộng sản càng lộ bộ mặt gian ác cướp núi rừng, đất đai của nhân dân và các giáo hội.Tội nghiệp cho nông dân miền Bắc ngày xưa chỉ có vài sào ruộng mà bị kết là địa chủ còn ngày nay bọn đảng viên cao cấp, bọn tướng tá tha hồ phá rừng lấy gỗ xuất khẩu, và chiếm hàng ngàn mẫu đất làm tài sản.Một ngày không xa công lý sẽ xét xử những tên cướp này!
Thất bại thứ ba là chính sách Cải Cách Ruộng Đất cho dân cày không giải quyết được vĩnh viễn cho nông dân bởi vì Malthus đã nói đất đai thực phẩm không tăng nhưng dân số gia tăng cấp số nhân. CCRD chỉ là biện pháp chính trị tạm thời, còn một trăm năm sau, chia ruộng đất sẽ lâm vào bế tắc vì lúc đó một người chỉ đưọc vài tấc đất.
Thất bại thứ tư là khi ruộng đất biến thành tài sản nhà nước, nhất là nhà nước cộng sản gian ác thì chúng sẽ cướp đất khiến cho nông dân không còn đất canh tác.Sau 1975, cộng sản đã chiếm đất nông dân để xây nhà cửa, biệt thự. Sau 1986, ngoại quốc đầu tư, cộng sản lại càng trắng trợn cướp đất của nhân dân để bán cho ngoại quốc. Đất đai của tôn giáo đều bị chúng chiếm cứ để bán lấy tiền. Chúng coi đất đai của nhân dân, của tổ tiên là của riêng chúng, chúng thản nhiên đem bán đất dâng biển cho ngoại quốc.
Ngày nay, đồng bào Bắc Nam Trung đã vùng lên đòi lại đất đai. Dân oan Hậu Giang, Tiền Giang, Vũng Tàu, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn. . .đồng bào Thiên chúa giáo Thái Hà, Quảng Bình và Vinh đã nhất tề phản kháng Cộng sản. Những người yêu nước , những đồng bào Phật tử, Cao,Đài, Hòa Hảo và Tin Lành ở quốc nội và hải ngọai cương quyết ủng hộ dân oan khắp nước và đồng bào Thiên chúa giáo Quảng Bình anh dũng chống cộng sản cướp nước hại dân.

** *

Nói tóm lại, chính sách CCRD của cộng sản hoàn toàn thất bại. CCRD chẳng qua là một thủ đoạn chính trị của cộng sản để lấy lòng nông dân mà thực chất là cướp tài sản nhân dân. Những sự kiện từ trước đến nay cho thấy chủ nghĩa cộng sản là đại họa của dân tộc, cần phải diệt trừ. Trong các vấn đề, vấn đề đất đai và lãnh thổ rất quan trọng. Chúng ta phải thanh toán thù trong giặc ngoài để cứu dân, cứu nước. Phải trả ruộng đất lại cho nông dân. Phải bảo vệ nhân dân, trong đó nông dân là đa số. Cộng sản đã phản dân hại nước, khiến nhân dân Bắc Nam đều bỏ nước mà đi, nhất là nông dân đã chán ruộng đồng, đã mất đất đai nhà cửa vì bàn tay gian ác của cộng sản mà phải đem thân đến Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn!

Trong tương lai, cộng sản sẽ bị tiêu diệt. Các luật gia, các nghị viên trong chế độ mới phải nghĩ đến việc trả ruộng đất lại cho nông dân. Phải trả lại ruộng đất cho nhân dân để nông dân canh tác và bảo vệ đất đai. Còn để như hiện nay chỉ tạo cơ hội cho bọn quyền thế đem bán mà lấy tiền bỏ túi. Có nhiều phương án:
+Trả lại cho chủ nhân trước 1954 (Bắc ) và sau 1975( Nam). Trả hết hay trả bao nhiêu phần trăm?
+Chia đều cho nông dân?
+Bán lại cho nông dân?
+ Nhà nước giữ lại bao nhiêu để làm công điền công thổ?
Ngoài ra còn một vấn đề nữa. Dân số gia tăng nhưng đất đai và lương thực có hạn. Làm sao giải quyết lương thực và môi trường ? Các khoa học gia cần phải đưa ra những phát minh mới và biện pháp mới để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Chúng ta phải đánh đuổi bọn cộng sản ngu dốt và tham lam để kiến tạo đất nước hòa bình thịnh vượng.

Đấy là những vấn đề mà chúng ta cần suy nghĩ cho tương lai Việt Nam thời hậu Cộng sản.
Sơn Trung
*
____
(1). Không có con số chính xác vì cộng sản bưng bít và hủy tang chứng. Nước ta khoảng 1930 dân số 20 triệu. Năm 1975 là 60 triệu. Như vậy khoảng 1954 là 30 triệu dù là chiến tranh. Giả thiết dân Bắc có 15-20 triệu thì 5% là khoảng 800,000 đến một triệu người bị kết tội địa chủ. Bên cạnh còn có cường hào, ác bá. Mỗi gia đình địa chủ có 5 đàn bà và con trẻ, như vậy tổng số nạn nhân lên đến vài triệu là ít. Đó là nói chung, không biết rõ số bị giết, bị bỏ đói, tự tử chết trong lao tù. . .
(2).Số ruộng đất không đúng vì cộng sản kê gấp hai, ba, tư lần để đánh thuế nông nghiệp. Ở Bắc, có vài sào ruộng là phải có một con bò. Mỗi hộ địa chủ chỉ có nửa con gia súc là quá nghèo. Còn 50 đồng VNCH theo gía hối đoái 1954-1956 một mỹ kim ăn 5 đồng VNCH. Lúc bấy giờ tại thôn quê miền Bác tổ phở không người lái 50-100 đồng cụ Hồ, còn Saigon tô phở 3 đồng-5đồng.
Nói chung, những nông dân bị CS kết tội địa chủ là những nông dân nghèo.
(3). Các tài liệu nói ông Hồ lên đài truyền thanh xin lỗi, nhưng ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch UBND thành phố Hà nội thì cho rằng không có việc này, ông Hồ lánh mặt, sai Võ Nguyên Giáp xin lỗi.
=

Friday, August 28, 2009


TƯỞNG NĂNG TIẾN * VIỆT KIỀU

NÚM RUỘT QUÊ HƯƠNG

TƯỞNG NĂNG TIẾN





Trong những trang sổ tay trước, chúng tôi đã có dịp đề cập đến kỹ nghệ cá hồi đóng hộp. Nay xin phép được nhắc lại, tóm lược, như sau:
Trước hết xin được minh định đây chỉ là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi; chớ cá còn cá rô, cá thu, cá chim, cá chuồn, cá bạc má, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá lòng tong, cá mập, cá chép, cá cơm, cá trê, cá đèn cầy, cá ngừ, cá heo, cá hương, cá bống, cá bống kèo, cá bống đá, cá lia thia, cá giếc, cá xảo, cá đuối, cá bè, cá bẹ, cá hú, cá mú, cá trích, cá me, cá he, cá khoai, cá lù đù, cá tra, cá nược, cá mai, cá bông lau, cá dứa, cá chẻm... - hoặc bất cứ một loại cá nào khác đều (hoàn toàn và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.

Cá hồi sinh ở sông nhưng sống phần lớn thời gian sống ở biển. Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc bể nào chăng nữa, thế nào rồi cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ, và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên. Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi, về về từ sông ra biển (và ngược lại) nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng - dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại. Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm hơn một trăm ba mươi ngàn tấn. Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu ý và học hỏi. Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông.


Cũng chính nơi đây, cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh. Mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Và lũ cá con sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời "tha phương cầu thực." Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Rồi nhờ vào khả năng "cảm" đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, cá sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà - tức sông xưa bến cũ - và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở. Người Nhật đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao, khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào... hộp!
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu "đem con bỏ chợ," để biển cả nuôi nấng, khi chúng trở về - theo bản năng - thì họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp rồi mang bán. Cách họ kiếm tiền (rõ ràng) dễ ẹc, và chắc là nhiều. Bởi vậy, có người bắt chước. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần tương tự như vậy. Chỉ khác có chút xíu (xiu) là họ dùng người để kinh doanh, thay cá. Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã "thả" ít nhất là hai triệu người dân ra biển.

Người ta ước tính rằng, trên bước đường lưu lạc, cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - có lẽ - ít nhất cũng có một phần ba vong mạng. Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa nước trời bao la cho đến chết, vì không còn tìm được nơi để đến và không còn đủ lương thực và nhiên liệu để tiếp tục đi. Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi trong con mắt "cách mạng" của nhà đương cuộc Hà Nội.

Những người dân "trôi sông lạc chợ" này sẽ bị tận tình khai thác dài dài bằng nhiều cách. Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Đông Nam Á - cũng mang số phận tương tự. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Vương Quốc Anh - nước Anh đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là những kẻ hồi hương sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi! Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Đại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm "xin phép" được hồi hương.

Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà, chắc chắn, đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Mỹ Kim - hoặc nhiều hơn nữa. Viện sĩ Nguyễn Chơn Trung, Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài Tại Thành Phố H.C.M., đã "tính nhẩm" (và tính gọn) như sau: "0_Đặc biệt, năm 2004 cả nước có khoảng 3,3 tỷ USD kiều hối, riêng TP.HCM đạt 1,8 USD... đó chỉ mới thống kê theo đường "chính ngạch" qua ngân hàng, chưa kể kiều hối về nước bằng những con đường khác nữa. Tiềm năng của Việt kiều rất lớn. Nếu tính xuất khẩu dầu lửa, xuất khẩu gạo của Việt Nam, cả năm phải dùng nguồn lực của toàn dân mới đạt gần 2 tỷ dolar. Trong khi đó, với số lượng kiều hối đổ về quê hương, chúng ta có được 3,3 tỷ dollar. Tiềm lực này nếu bị bỏ quên là điều đáng tiếc"[1] Nghe thiệt là ớn chè đậu. Không biết ông Trung này ở cái viện (thổ tả) nào ra mà phát biểu "linh tinh" như thế. Số kiều hối mấy tỉ Mỹ Kim (tiền tươi) đổ ào ạt về VN hàng năm mà thằng chả kêu là "tiềm lực," và sợ rằng "nếu tiềm lực này bị bỏ quên là điều đáng tiếc"! Coi: "tiềm lực này (mà) bị bỏ quên" thì toàn Đảng đã chết (mẹ) từ lâu, chớ làm sao còn sống sót được đến hôm nay - cha nội?

Những người CSVN có bao giờ quên sót một đồng xu hay cắc bạc nào đâu, kể cả những đồng tiền lẻ - thường thấy kẹp hờ trong những thẻ thông hành - của đám Việt Kiều. Nhà đương cuộc Hà Nội chu đáo lắm, và lo xa nữa. Sau gần hai thập niên khai thác tận tình tiền bạc do "lũ cá hồi" mang về, nay ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN, Nguyễn Phú Bình còn bắt đầu tính tới chuyện "Khơi Dậy Nguồn Lực Chất Xám Của Việt Kiều" nữa cơ. "0_Trong số gần 3 triệu người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, uớc tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hóa, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước và các tổ chức quốc tế... Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của cộng đồng, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước" [2]

Tuy được các cơ quan chức năng trong nước "đánh giá là thế mạnh" như thế, "việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát và manh mún" cũng theo như nguyên văn lời (than vãn) của ông Nguyễn Phú Bình. Bởi vậy, nhân buổi hội thảo "Trí Thức VN Ở Nước Ngoài Với Sự Nghiệp Xây Dựng Quê Hương" (trong hai ngày 16 và 17 tháng 8 năm 2005) ông Thứ Trưởng đã nhấn mạnh đến vài trò của N.Q 36 như sau: "0_Theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ từng bước hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước." Nói sao nghe dễ ợt, vậy Trời. Không biết "chính phủ và các cơ quan chức năng" đã "thu hút" và "trọng dụng nhân tài" ra sao mà hơn một năm sau - sau ngày N. Q. 36 được ban hành - vào ngày 27 tháng 9 năm 2005, viện sĩ Nguyễn Chơn Trung (buồn bã) mà báo cáo lại với thủ trưởng Nguyễn Phú Bình rằng: "Hiện nay lực lượng trí thức Việt kiều về nước tham gia có hiệu quả còn ít, lẻ mẻ, tự phát"[3]

Từ "manh múm" đến "lẻ mẻ" là một bước tiến, hoàn toàn, không lấy gì làm khích lệ. Nghị Quyết 36, khi đưa vào cuộc sống - rõ ràng - có đụng phải hơi nhiều "thực tiễn (vô cùng) trắc trở." Thành quả mà nó mang lại - xem chừng - chỉ đủ để làm vài màn trình diễn, cho công tác tuyên truyền, và... chấm hết! Xin hãy coi qua một màn trình diễn của N.Q. 36, cho nó đỡ buồn (nếu bạn đang buồn) bằng cách tham dự vào "Đêm Vinh Danh Của Những Người Con Nước Việt Xa Xứ " - tổ chức vào ngày 18 tháng 2 năm 2005 tức ngày mùng 10 Tết năm Ất Dậu, tại khuôn viên Văn Miếu, Quốc Tử Giám - ở Hà Nội. Theo tường thuật của phóng viên Mộc Miên (Tạp Chí Người Viễn Xứ) thì có tất cả có "19 Việt kiều tiêu biểu trong số 3 triệu Việt kiều ta (sic) ở khắp nơi trên thế giới được ban tổ chức mời về dự lễ." "Tại sao ban tổ chức lại quyết định lựa chọn con số lẻ 19 người được nhận danh hiệu mà không phải là một con số nào khác?"

Đó là câu hỏi đã được phóng viên Tạp Chí Người Viễn Xứ nêu ra, và ông Lê Truyền - Phó Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam - trả lời (rất thành thật) như sau: "0_Đó chỉ là một con số ngẫu nhiên vì khả năng phát hiện, thông tin của chúng ta mới chỉ được đến thế. Có thể nói rằng công lao đóng góp của bà con Việt kiều ta trên khắp thế giới đối với quê hương đất nước là rất phong phú đa dạng, dưới nhiều hình thức. Việc vinh danh họ sẽ vẫn cịn tiếp tục được thực hiện trong các lần khác. Tất nhiên, có cả những người chưa muốn xuất hiện trong đợt vinh danh này" [4] "Khả năng phát hiện, thông tin của chúng ta mới chỉ được đến thế" thôi.

Thiệt, nghe mà (thấy thương) muốn ứa nước mắt! Sao số lượng VK (ta) chịu hợp tác với nhà nước để xây dựng lại quê hương lại "manh múm" và "lẻ mẻ" như vậy? Sao được lựa để "vinh danh" mà thiên hạ lại trốn hết trơn hết rọi như vậy cà? Từ California, bỉnh bút Trần Khải của tờ Việt Báo - số ra ngày 8 tháng 5 năm 2005 - đã tìm ra câu trả lời (dễ ẹc) như sau: "Trở ngại lớn nhất chính là tự thân chính phủ. Người dân, trong và ngoài nứơc, đa số vẫn không có cảm giác đang được mời xây dựng đất nứơc, mà chỉ có cảm giác đó là lời mời gọi xây dựng chế độ độc đảng toàn trị. Nơi đây, dân không có quyền chọn lựa chế độ, không có quyền chọn lựa chính phủ, không có quyền chọn lựa dân cử. Không tự do báo chí, không tư do tơn giáo, không tự do đi lại hay các quyền căn bản khác. Với người đã từng sống ở Mỹ-Âu mà về là thấy dị ứng rồi." [5]


Mười chín vị VK không hề bị "dị ứng" với bất cứ chuyện gì, sẵn sàng góp sức (và chia phần) với Đảng và Nhà Nước trên bàn tiệc nhân sinh ở VN hiện nay - tiếc thay - đều đã gần đất xa trời [6]. Tài năng của họ (thường) không bao nhiêu, chỉ có tiềm năng (vụ lợi) và thị dục háo danh là... đáng kể! Vai trò của đám người này - trong giai đoạn hiện tại - chỉ là những con chim mồi làm cảnh, trong khi chờ Đảng và Nhà Nước (loay hoay) tìm kiếm một nguồn nhân lực khác: chất xám của những Việt Kiều thuộc thế hệ thứ hai, hay một rưỡi. Lớp người trẻ tài ba hơn, và trí nhớ cũng... ngắn hơn, nên hy vọng dễ dụ hơn. Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong những trang sổ tay kế tiếp, cũng trên diễn đàn này, với tiểu tựa là "Núm Ruột Quê Hương (5)."


___
[1] http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/hdvktrongnuoc/2005/08/482794
[2] http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/hdvktrongnuoc/2005/08/478979
[3] "Chủ Trương Thông, Thực Tiễn Trắc Trở"
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/hdvktrongnuoc/2005/09/493801/
[4] http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/vinhdanhnuocviet/2005/02/378384/
[5] Việt Kiều: Sao Chưa Về Đóng Góp?`
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=929

Thursday, August 27, 2009


THANH THANH * THƠ SONG NGỮ

CHÍNH-NGHĨA
Tác-giả tự chuyển-ngữ bài "Just Cause"
Em hỏi anh về nước Việt quê anh,
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.

Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?

Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...

Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)

Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!

Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!

Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"

Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!
THANH-THANH
JUST CAUSE
You asked me to tell about my native land,
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.
Would it be too demanding if I asked back
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?
Do not mention the fifty-eight-thousand lost,
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.
Just tell me what you feel, think, and react
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!
Why not to let Europe for the Nazis to take,
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?
Of course, the States had to pay some prices
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!
Wait and see! I bet, it will be taking actions
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"
Now, you have got it: It is remedying things!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!
THANH-THANH
1992

Saturday, August 22, 2009


TIN RFA: HOA KỲ & BIỂN ĐÔNG

TNS JIM WEBB: HOA KỲ NÊN GIÚP CÁC QUỐC GIA Ở BIỂN ĐÔNGViệt Long, Biên tập viên đài RFA
2009-08-20


Nghị sĩ Hoa Kỳ James Webb họp báo tại Hà Nội, khẳng định vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực biển Đông là cân bằng lực lượng với Trung Quốc và giải quyết công bằng vấn đề chủ quyền quốc gia ở khu vực này.

AFP photo
Nghị sĩ Hoa Kỳ James Webb họp báo tại Hà Nội


Chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa
Báo VietnamNet chú trọng đến quan điểm của nghị sĩ James Webb về vấn đề chủ quyền quốc gia của các nước quanh biển Đông của Việt Nam.
Nghi sĩ Webb phát biểu trong cuộc họp báo chiều thứ tư tại Hà Nội rằng ông quan ngại về sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trên bình diện rộng, không phải chỉ trong khu vực biển Đông. Ông nhấn mạnh đôi ba lần, riêng tại khu vực biển Đông thì điều vấn đề quan trọng là chủ quyền quốc gia của những nước liên quan.

Ông nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa, nói rằng đã có sự tranh cãi chủ quyền hai quần đảo này, cần giải quyết công bằng cho vấn đề đó, và Washington cần tham gia việc ấy. Nghị sĩ Webb nói ông quan niệm rằng Hoa Kỳ phải có thái độ và quan điểm cụ thể hơn về vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển Đông; các quốc gia quanh biển Đông cần có sự cân bằng về sức mạnh quốc gia, và Mỹ sẵn sàng đảm trách vai trò một lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc.

Vị nghị sĩ Hoa Kỳ cũng cho biết ông chú tâm đến vấn đề này trong nhiều năm qua, đã tổ chức điều trần tại Thượng Viện hồi gần đây để thảo luận vấn đề chủ quyền trên biển Đông, tìm hiểu nhiều quan điểm về sức mạnh quân sự bành trướng của Trung Quốc.
Hoa Kỳ phải có thái độ và quan điểm cụ thể hơn về vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển Đông; các quốc gia quanh biển Đông cần có sự cân bằng về sức mạnh quốc gia, và Mỹ sẵn sàng đảm trách vai trò một lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc.


TNS Jim Webb
Nghị sĩ Webb cũng tiết lộ rằng ông đã đặt những vấn đề an ninh khu vực vừa như nêu với giới lãnh đạo của 5 quốc gia A-Xê-An mà gần đây nhất là Việt Nam.
Trước khi họp báo nghị sĩ Webb đã hội kiến riêng rẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và phó chủ tịch Quốc hội Tòng thị Phóng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cuộc viếng thăm của ông Webb là đặt thêm nền tảng vũng chắc cho quan hệ song phương, và đề cập với ông Webb một số vấn đề về thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Thủ tướng Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ cho Việt Nam vào hệ thống những nước được hưởng thuế quan ưu đãi, gọi tắt là GPS, và không đưa sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam vào danh sách các loại catfish nhập khẩu vào Mỹ. Ông Dũng cũng đề nghị Hoa Kỳ ngưng theo dõi việc sản xuất hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm Việt Nam cho Miến Điện
Nghị sĩ Webb hứa sẽ làm vịêc với bộ ngoại giao và các cơ quan khác của chính phủ Mỹ về những đề nghị đó. Trước cuộc hội kiến với Thủ tướng Việt Nam, phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã tiếp nghị sĩ Webb, thảo luận về quan hệ song phương và vấn đề an ninh khu vực.
Tại Hà Nội, vị nghị sĩ có dịp nói chuyện với truyền thông Hoa Kỳ về quan điểm của ông trong vấn đề Miến Điện, trong đó ông đem chính sách của Mỹ đối với Việt Nam ra so sánh với Miến Điện ngày nay.
Trả lời phóng viên hệ thống truyền thanh công chúng của Hoa Kỳ, nghị sĩ Webb nói Mỹ không nên cô lập và cấm vận Miến Điện, trong bối cảnh nước Trung Quốc khổng lồ ở sát một bên, sẵn sàng mua đứt xứ này, và trừng phạt kinh tế và cô lập Miến Điện là một sai lầm về chiến lược.
Không nên cô lập và cấm vận Miến Điện, trong bối cảnh nước Trung Quốc khổng lồ ở sát một bên, sẵn sàng mua đứt xứ này, và trừng phạt kinh tế và cô lập Miến Điện là một sai lầm về chiến lược.
TNS Jim Webb
Ông cho rằng nên hành xử với Miến Điện như đã làm với Việt Nam trước đây. Ông nói ông trở lại Việt Nam nhìều lần, và năm 1991 Việt Nam chẳng khác gì Miến Điện, nhưng những năm sau ông thấy Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng chưa từng thấy, sau khi Mỹ chấm dứt chế độ trừng phạt kinh tế và cô lập Việt Nam.


Chính sách đó đem lại lợi ích vô kể cho người dân Việt Nam, cũng như sẽ có lợi ích cho người dân Miến Điện nếu Mỹ áp dụng chính sách tương tự.
Ông cho rằng tình hình Việt Nam chưa phải là hoàn hảo, nhưng nên tạo cơ hội cho Miến Điện đi theo bước đường của Việt Nam, là một xứ sở mà ông quan tâm rất nhiều sau những năm chiến đấu ở nơi này.

Nghị sĩ Webb từng là một sĩ quan thuỷ quân lục chiến chiến đấu ở Việt Nam, tại địa bàn Chu Lai- An Hoà - Đại Lộc. Người vợ hiện nay của ông là một phụ nữ Việt Nam, bà Hồng, sang Mỹ từ năm 7 tuổi. Hai người gặp nhau tại Washington trong một lần công tác.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

=

THƠ SONG NGỮ

THÁNG BẢY
THẢO NGUYÊN

Tháng Bảy về đây! Tháng Bảy rồi !
Tao phùng Ngưu Chức một đêm thôi !
Cầu Ô thấy đó chìm đâu mất
Còn lại mưa và nước mắt rơi ?

Tháng Bảy êm ru tiếng nguyện cầu
Những người thiên cổ đã về đâu ?
Còn trong lòng đất trong tù ngục
Hay thảnh thơi cùng với lá thu ?

Tháng Bảy thương sao đám lá vàng
Hôm nào xanh biếc tưởng không tan
Mà mưa mấy giọt xanh thành tím
Rồi tím rơi theo sự úa tàn !

Tháng Bảy tôi đi tìm chút nắng
Nắng hồng như thể cánh chim bay
Vương vương dỉnh núi màn sương mỏng
Không khéo tôi nhòa trong đám mây !

Tháng Bảy anh ơi một tiếng thầm
Nói gì rồi cũng hận ngàn năm
Sao không êm tựa như cơn gió
Rất dịu dàng như thể bước xuân?

THẢO NGUYÊN



THE LUNAR SEVENTH MONTH


The Lunar Seventh Month is already back!
The two lovers may meet for only one night!
The Milky Way’s Bridge suddenly sinks away
Leaving behind rain and tears in a pitiful plight?

In the Seventh Month with pleasing prayers
Where have gone the deceased dear?
Are they still in the earth’s womb, the Hades,
Or freed as the fall leaves into the atmosphere?

In the Seventh Month, how piteous the leaves
Which were so green as not thought to change
But then turn purple by a few rain drops
And the purple fades as the elements disarrange.

In the Seventh Month I go out to seek a bit
Of rose sunlight as to follow the birds’ flight;
There over the mountaintop a curtain of mist:
I am afraid to be obliterated in the cloudy sight!

In the Seventh Month, oh honey! a whisper...
But any word only means just my heart to wring.
Why could that not be so smooth as a breeze
Very soft, very sweet as the coming of spring?

Translation by THANH-THANH

THƠ * TÂN CƯƠNG VÙNG LÊN

THÁNG BẢY URUMQI (1)

Mỗi ngã tư có bốn người lính Hán
Dựa lưng nhau tay cầm súng lên nòng.
Như sẵn sàng chờ bốn hướng tấn công (2)
Hòng dập tắt tinh thần Duy Ngô Nhĩ!
Thật dại dột, ngông cuồng, vô chính trị,
Lấy được đầu người đâu đoạt nổi trái tim!
Dẫu dùng chiến tranh kỹ thuật thông tin (2)
Không bịt nỗi miệng truyền thông quốc tế!
Run sợ trước người đàn bà nhỏ bé
Rebiya Kadeer đang sống lưu vong (3),
Vương Lạc Tuyền (4) chẳng đáng mặt người hùng,
Bởi cái đầu rỗng, tim đen, gan lớn.
Sau Lhasa (5), Urumqi rùng rợn:
Thêm một vết nhơ dân chủ, nhân quyền
“Kỷ niệm” Thiên An Môn (6) hai thập niên,
Nỗi nhục lớn của loài người tiến bộ.
Mặt nạ “xã hội hài hoà” gỡ bỏ,
Hiện nguyên hình loài lang sói
Nguyên Mông,Đội lốt Cộng sản vờ phất cờ hồng,
Giáng đại hoạ lên đầu nhân dân Trung Quốc!

Tháng 7/2009Rèn Gò Hàn

Cước chú:

(1) Urumqi: Thủ phủ Tân Cương – Trung Quốc.(2) Theo bài viết của Federico Rampini, phóng viên gạo cội của nhật báo Italia “La Repubblica”về vụ biến động 5/7/2009 tại Tân Cương – Trung Quốc.(3) Bà Rebiya Kadeer: Nhà lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ đang sống lưu vong ở nước ngoài. (4) Vương Lạc Tuyền: Bí thư tỉnh uỷ Tân Cương.(5) Vụ biến động tháng 3/2008 ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng.(6) Vụ tàn sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn 4/6/1989 do Cựu Thủ Tướng Lý Bằng là người đầu têu đề xuất môt cách sai lầm nếu không muốn nói là ngu xuẩn, Đặng Tiểu Bình đã lú lẫn duyệt y và cho triển khai (Cựu Tổng Bí Thư Triệu Tự Dương phản đối và sau đó bị thất sủng). Hãy xem sám hối của Dặng Tiểu Bình trong Di chúc của mình: Thật ra lúc đó còn có cách giải quyết khác, tuy Đặng Tiểu Bình không nói cách đó là như thế nào. Còn người đời đã bình luận nhiều về những cách khác, vẫn cứu được CNCS giả hiệu ở TQ mà không tạo ra vết nhơ lớn cho nhân dân TQ vĩ đại và cho toàn nhân loại!



=

TÒA TOÀ KHÂM SỨ HÀ NỘI

HIỆN TƯỢNG CAO ĐÌNH THUYÊN
Lửa bừng lên từ Toà Khâm Sứ


Nhìn lại những biến cố từ chưa đầy 2 năm nay, ta có thể nói : hình như lịch sử Giáo Hội Việt Nam đã đến một khúc quanh mới. Có thể lấy ngày 25-01-2008 làm mốc, sau khi hàng rao sắt bao quanh Toà Khâm Sứ cũ ở Hà Nội bị giáo dân lay sập, và tượng thánh giá cao 5m được cung nghinh đến trước mặt tiền toà Khâm Sứ theo tiếng nhạc của 2 đội kèn trống của Hàm Long và Thượng Thuỵ khi cất bài ca mừng các Thánh Tử Đạo Tiếng nhạc oai hùng vang lên khắp cõi trời Việt Nam… hàng ngàn con tim như có thể vỡ ra vì vui sướng. Nhưng cũng từ ngày đó, trong cuộc hành trình đi tìm công lý, tìm tự do, tìm sự thật, Dân Chúa trên quê hương Việt Nam đã gặp biết bao nỗi truân chuyên. Có lúc tưởng gần như tới đích thì lại phải khựng lại. Nhìn từ bên ngoài, hai vườn hoa tại Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà cho thấy rằng cuộc đấu tranh của tín hữu Công Giáo đã kết thúc bằng thất bại. Nhưng đó là nhìn từ bên ngoài.


Tìm hiểu kỹ hơn, ta sẽ thấy rằng qua các biến cố Toà Khâm Sứ – Thái Hà, người tín hữu Công Giáo Việt Nam hôm nay đã vượt qua nỗi sợ hãi, đã công khai bày tỏ một lòng tin sắt đá, đã đạt tới mức trưởng thành theo giáo huấn Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Không ai chứng kiến hay theo dõi tin tức trên mạng liên quan đến hai phiên xử vụ Thái Hà mà không nhận ra điều đó.


Lửa về đến Tam ToàNếu khi xảy ra vụ Thái Hà mà đức cha Phao-lô Ma-ri-a Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh, chỉ ở nhà đọc báo và xem tivi thì mọi sự đã khác. Nhưng ngài đã đích thân đến Thái Hà hành hương. Và khi đã nghe tận tai, thấy tận mắt thì ngài đã công khai bày tỏ ý kiến của mình, lập trường của mình, xác tín của mình. Và câu nói đáng ghi vào lịch sử của ngài, không phải là “chuyện của Thái Hà thì Thái Hà lo” (kiểu như chuyện của Thiên An thì Thiên An lo), nhưng chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh. Chính câu nói đó đã là cái mồi chuyển lửa từ Thái Hà tới Tam Toà như ta có thể chứng kiến từ một tháng nay.


Vừa ăn cướp vừa la làng
Khi xảy ra vụ Tam Toà (thuộc giáo phận Vinh) thì giám mục Vinh đang ở nước ngoài. Chính nhờ công nghệ thông tin mà ngài đã được báo cáo đầy đủ, và kịp thời chỉ đạo, để ở nhà, linh mục đoàn cũng như giáo dân, biết cách cùng nhau ứng phó theo tinh thần Ki-tô hữu. Trong vụ Tam Toà cũng như các vụ Toà Khâm Sứ và Thái Hà, chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục sách lược vừa ăn cướp vừa la làng mà ai cũng biết, có khác chăng là mức độ tàn bạo, vì trong vụ Tam Toà thì không những giáo dân mà còn có 2 linh mục bị đánh trọng thương. Vấn đề là giáo phận Vinh ứng phó như thế nào.


Cuộc tập dượt vĩ đạiỞ đây không nhắc lại diễn biến của vụ Tam Toà đã được ghi lại tỉ mỉ trong rất nhiều bài viết, mà chỉ dừng lại ở ngày 15-08-2009, đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng giáo phận Vinh. Chỉ cần xem mấy băng-rôn dọc đường hay ngay tại lễ đài, ta cũng thấy được tinh thần bất khuất của cộng đoàn tín hữu Vinh :
– “Cả giáo phận chung tay hành động để cứu lấy Tam Toà.”
– “Chính quyền Quảng Bình phải chịu quả báo vì hành động bất công của mình.”
– “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến Giáo Hội.”
– “Công lý sẽ đẩy lùi bất công.”
– “Tam Toà vững tin.”…


Người ta ước tính có khoảng 200.000 người tham dự thánh lễ tại quảng trường Toà Giám Mục Xã Đoài hôm 15-08. Điều đáng ghi nhận nữa, là sáng kiến của ban tổ chức : Thánh lễ khai mạc lúc 8 giờ 30. Đến giờ đó, các đoàn hành hương từ các nơi về Xã Đoài mà không đến kịp quảng trường Toà Giám Mục, thì cứ dừng lại dâng lễ tại chỗ. Những người đi trên quốc lộ 1A ngày hôm đó, khi đi qua phần đất Nghệ Tĩnh, chắc không khỏi ngạc nhiên vì những gì họ chứng kiến, tỉ dụ cảnh giáo dân tham dự thánh lễ ngay bên vệ đường, hay các biểu ngữ họ mang theo.
Sống dưới chế độ hà khắc mà tập hợp được 200.000 người đã là chuyện phi thường rồi, nhưng điều đáng nói hơn, chính là thông điệp được phát đi từ cuộc tập hợp đó, qua lời tuyên bố của vị Giám mục Chủ tế, đức cha Cao Đình Thuyên.


Một thông điệp hết sức rõ ràngThông điệp gồm hai điểm. Điểm thứ nhất : Giáo Hội không bạo động, Giáo Hội không nổi dậy. Giáo Hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình. Có nghĩa là nhà cầm quyền khỏi lo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nổi dậy và dùng bạo lực để cướp chính quyền như Việt Minh hồi thập niên 40. Nhưng Giáo Hội đòi chân lý, đòi công bình. Đòi chứ không phải đi xin. Đòi bằng đối thoại, bằng trao đổi suốt bao nhiêu năm rồi, mà không đạt hiệu quả, thì nay đòi cách khác. Cuộc tập hợp 200.000 giáo dân ngày 15-08-2009 tại Xã Đoài trong ôn hoà và trật tự là một cuộc tập dượt thành công mỹ mãn. Đức cha Thuyên không phải là người văn chương chữ nghĩa, thường xuyên có bài đưa lên báo. Cũng không phải là người nói nhiều, nhưng khi đã nói, thì câu nào ra câu đó. Trong các vị giám mục đương chức, ngài không thuộc loại khoa bảng, bằng cấp đầy mình, nhưng không ai có kinh nghiệm sống và làm việc với chính quyền cộng sản như ngài.


Nếu nhìn khuôn mặt người nói, và chỉ thấy một ông già đã gần đất xa trời, mà chỉ chờ ngày ông “quy tiên”, thì chớ vội mừng. Và đây là điểm thứ hai của thông điệp : Giáo phận Vinh không chỉ có 1 Cao Đình Thuyên nhưng có tới 500.000 Cao Đình Thuyên. Đường lối của giáo phận Vinh, giáo sĩ cũng như giáo dân, đã quá rõ. Trong tương lai, vị nào đến thay đức cha Thuyên trong cương vị giám mục, thì cũng vậy thôi.


Cùng một ngôn ngữKhi đức cha Thuyên khẳng định là chỉ đòi chân lý, đòi công bình, ngài không làm gì khác hơn là lặp lại theo cách của ngài, nội dung lá thư ngỏ của HĐGMVN năm 2002. Cũng may mà trong HĐGM còn một vị nhớ đến văn kiện đó và long trọng nhắc lại ngay tại trụ sở UBND/TP. Hà Nội, đó là đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội. Nay thì đức cha Kiệt biết mình có ít nhất là một đồng minh. Giả sử đức Tổng Kiệt bị buộc phải rời Hà Nội, thì người thay thế được chính quyền chấp nhận, hẳn là người thuộc giới “yêu nước” ! Còn tại Vinh, người kế vị giám mục hiện nay có mang tên gì đi nữa, thì về tinh thần, chỉ có thể là một Cao Đình Thuyên II mà thôi. Nhìn vào hàng giám mục hiện nay, chắc không phải quá lời nếu nói đức cha Cao Đình Thuyên là một hiện tượng.

Những chuyện lạ đờiNghe đâu có vị giám mục hay tin có tai nạn xảy ra nhân chuyến hành hương của tín hữu Việt Nam tại Missouri bên Hoa Kỳ thì đã tức tốc biên thư hiệp thông, nhưng với anh chị em giáo dân và linh mục bị đánh gãy tay, gãy răng thì không hề có một lời hiệp thông chia sẻ. Lạ hơn nữa, là theo lời kể của một linh mục có mặt tại cuộc hành hương La Vang dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời năm nay, trong các bài giảng cũng như trong các ý cầu nguyện trong lời nguyện tín hữu, chớ chi có một lời nhắc đến anh chị em tín hữu Tam Toà bị bách hại. Đừng quên rằng từ 2006 trở về trước, Tam Toà là một giáo xứ của Tổng giáo phận Huế. Chẳng biết phải hiểu thế nào về mầu nhiệm hiệp thông ta tuyên xưng khi đọc kinh Tin Kính và thường nghe trong các bài giảng.


Học được gì qua đại lễ 15-08 tại Xã Đoài ?Thật là uổng nếu không rút tỉa được một bài học từ đại lễ 15-08 tại Xã Đoài.
Với thiện chí sẵn sàng đối thoại, với lòng kính trọng đối với chính quyền, sau khi đã gửi văn thư hết lần này đến lần khác, chờ đợi suốt bao nhiêu tháng nếu không phải là bao nhiêu năm, mà vấn đề không được giải quyết, hoặc giải quyết cách không thoả đáng, thì tranh đấu bất bạo động là giải pháp cuối cùng. Đã tranh đấu, phải chấp nhận hy sinh : hy sinh cái lợi trước mắt để được cái lợi lâu dài. Tranh đấu muốn thành công thì phải mạnh. Sách lược của mọi chế độ độc tài là chia để trị, hay bẻ đũa từng chiếc. Sách lược này trở thành vô hiệu khi mọi người đoàn kết. Sự hiện diện của 200.000 người trong một cuộc lễ cho thấy sức mạnh của lòng tin, của tình đoàn kết, đồng thời cho thấy khả năng quy tụ của người lãnh đạo. Và đây mới chỉ là một cuộc tập dượt thôi, vì số tín hữu Công Giáo Vinh là nửa triệu người. Nếu giáo phận Vinh có tới nửa triệu Cao Đình Thuyên, và nếu trong hàng giám mục mà có được 30 Cao Đình Thuyên, thì Giáo Hội Việt Nam sẽ có 6 triệu Cao Đình Thuyên. Trong giả thuyết đó, với tư thế đó, đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho chính nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ sẽ to lớn vô cùng.


Lửa cháy đến Sài Gòn
Sáng 20-08, vào trang mạng Vietcatholic để săn tin, hình ảnh đập vào mắt tôi là nhà thờ Thủ Thiêm với bài mang tựa đề “TGP Saigon (chứ không phải Tp. Hồ Chí Minh nha !) không di dời nhà thờ Thủ Thiêm cũng như không di dời Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm”. Tôi thở phào rồi buột miệng : “Vậy mới được chứ !” Chẳng biết có phải cuộc lễ tưng bừng tại Xã Đoài hôm 15-08 đã gợi hứng cho lãnh đạo giáo phận Sài Gòn hay chăng, nhưng điều không thể chối cãi là lửa từ Toà Khâm Sứ, từ Thái Hà, từ Tam Toà, từ Xã Đoài… đã lan đến Thủ Thiêm, đến Sài Gòn.


Kết luậnTôi nhìn hình tháp nhà thờ Thủ Thiêm, nghĩ đến cộng đoàn Dân Chúa nơi vùng đất một thời hoang dã này, nghĩ đến bao thế hệ nữ tu Dòng Mến Thánh giá, mà nước mắt cứ muốn trào ra. Chỉ cần Dân Chúa, bắt đầu từ những người lãnh đạo, nhận ra sức mạnh của lòng tin, của tình đoàn kết, chấp nhận hy sinh cái lợi trước mắt, chúng ta sẽ có một sức sống tinh thần mãnh liệt, cho chúng ta khả năng đóng góp không chỉ cho Giáo Hội Công Giáo, nhưng cho tất cả các tôn giáo, cho cả cộng đồng Dân Tộc Việt Nam hôm nay.
Sài-gòn, ngày 21 tháng 08 năm 2009Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofmpascaltinh@gmail.com





BÙI TÍN * VỀ CỘNG SẢN

Về danh hiệu "đảng viên cộng sản" ·
Bùi Tín ·

Tôi ở trong đảng cộng sản hơn 40 năm! Gần hết cả cuộc đời rồi c̣òn ǵì! Đă gần 20 năm nay, tôi là người tự do, không thuộc đảng nào hết. Có ǵ sung sướng bằng! Tôi hoàn toàn hài ḷòng, v́ì có ích cho dân, cho nước hơn hẳn, khác hẳn trước.

Thế mà mới đây, báo An ninh nhân dân (!) - sao họ hay lạm dụng chữ "nhân dân" thế nhỉ (!) - khi kể về anh Nguyễn Tiến Trung gặp Bùi Tín ở Paris, đă nói bừa rằng Bùi Tín là đảng viên đảng Việt Tân (!). Thật là chuyện khôi hài, ăn ốc nói mọ̀, v́ tôi không hề sinh hoạt một phút nào, một buổi nào với đảng Việt Tân; điều này, người Việt ở Paris am hiểu t́ình h́ình đều rõ. Thêm một bằng chứng ngành công an cộng sản thoái hoá, biến chất, vô tích sự, nói lảm nhảm, chỉ ăn hại tiền thuế của nhân dân; báo Công an, An ninh chỉ reo rắc dối trá và vu cáo, truyền bá chuyện đồi truỵ, giật gân để kiếm chác, không cọ̀n biết liêm sỷ là ǵì (tôi không ghét bỏ ǵì đảng Việt Tân, đảng này đă từ bỏ con đường bạo lực và hiện có những người lượng thiện, yêu nước, nhưng tôi không từng là đảng viên VT).

Nhân đây tôi nghĩ về vô vàn bạn bè, người quen, bà con họ hàng của tôi ở trong nước, do hoàn cảnh éo le là chỉ có một ḿnh đảng cộng sản được coi là hợp pháp, nên hiện nay vẫn miễn cưỡng mang danh nghĩa đảng viên cộng sản, dù rằng họ đă chán ngán đối với sự lănh đạo của đảng, với sinh họat đảng, với danh hiệu đảng viên. Chính tổng bí thư đảng cộng sản Nông Đức Mạnh và uỷ viên bộ chính trị trưỏng ban tuyên giáo trung ương đảng Tô Huy Rứa phải than vản rằng đang có hiện tượng " nhạt lư tưởng", "nhạt niềm tin ", "không sốt sắng sinh hoạt đảng", thậm chí ngày càng có "một số đảng viên bỏ sinh hoạt đảng và nghiêng ngả trong lập trường xây dựng chủ nghĩa xă hội"! Họ gọi hiện tượng quay lưng với đảng. với CNXH là nguy cơ "chệch hướng", là hiện tượng "tự diễn biến", chán đảng, tự bỏ đảng.

Để các bạn bè và người thân quen của tôi ở trong nước c̣òn mang danh nghĩa "đảng viên cộng sản" ngẫm nghĩ sâu thêm về cái danh nghĩa chẳng c̣òn mấy hấp dẫn và đẹp đẽ ấy, tôi xin kể về cái Nghị Quyết của Quốc Hội Châu Âu số 1481 năm 2006, với đầu đề: "Quốc tế cần lên án những Tội ác của những chế độ cộng sản toàn trị" - " Need for international condemnation of crimes of totalitarian communist regimes ". Nghị quyết 1481 này được thảo luận sôi nổi và được thông qua bởi đa số áp đảo tại cuộc họp toàn thể Quốc hội châu Âu ngày 25-2-2006.

Nghị quyết 1481 bắt nguồn từ Nghị quyết 1096 của Quốc hội châu Âu (27-6-1996) có nội dung: "Những biện pháp tháo bỏ di sản của những hệ thống cộng sản toàn trị đă qua".- "Measures to dismantle the heritage of the former communist totalitarian systems". Sau khi các nước cộng sản theo chế độ "chủ nghĩa xă hội" trong phe XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ sụp đổ từ năm 1989 đến năm 1991, Liên minh châu Âu được mở rộng, Quốc hội châu Âu nhận thấy rằng tuy phe XHCN đă tan vỡ, nhiều chế độ cộng sản đă sụp đổ nhưng di sản của nó vẫn c̣n dai dẳng, một số chế độ cộng sản lạc lỏng và bất nhân vẫn c̣òn tồn tại ở Trung quốc, Việt nam, Bắc Hàn, Cuba... nên cả nhân loại vẫn c̣òn phải cảnh giác, c̣òn phải chung sức để xoá bỏ hoàn toàn chế độ cộng sản toàn trị ác độc cọ̀n rơi rớt lại.

Bản nghị quyết chỉ ra rất rõ rằng: "Các chế độ cộng sản toàn trị đều có những đặc điểm chung là vi phạm rộng lớn quyền con người, bao gồm những hành động : ám sát, hành quyết cá nhân và tập thể, đày đoạ người dân trong các trại tập trung, bỏ chết đói, tra tấn, lao động khổ sai và những h́nh thức khủng bố khác, loại bỏ do kỳ thị tôn giáo và chủng tộc, chà đáp tự do báo chí và từ chối đa nguyên chính trị".

Theo những nội dung trên, hiện nay, Việt nam vẫn c̣òn nguyên si là một chế độ cộng sản toàn trị tiêu biểu, với những cuộc đàn áp, bắt bớ các chiến sỹ dân chủ, các trí thức yêu nước như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Hồ Thị Bích Khương..., việc đàn áp đánh đập, bắt giam các giáo dân và Phật tử ở Thái Hà, Tam Ṭa và Lâm Đồng, việc đàn áp người theo đạo Cao đài ở Tây Ninh, người theo đạo Hoà Hảo ở Long Xuyên và người theo đạo Tin Lành ở Tây nguyên...Cái chế độ toàn trị ấy vẫn cấm tự do báo chí và cấm đa nguyên đa đảng để duy tŕì chế độ độc quyền đảng trị trơ trẽn, bất công!Chế độ Cộng sản bị cả Quốc Hội châu Âu vạch mặt, kể tội ác rành rọt như thế, những đảng viên cộng sản Việt nam có thấy ḿnh có liên quan không, có c̣n tự hào về đảng cộng sản, về danh nghĩa đảng viên cộng sản của mì́nh hay không?
Nghị Quyết 1481 chỉ rõ: " Sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản toàn trị ở Trung Âu và Đông Âu đă không có cưộc điều tra quốc tế về tội ác của các chế độ ấy, đă không có những cuộc xử án quốc tế như đối với bọn tội phạm nazi trước đây. Do đó công luận quốc tế ít biết về vô vàn tội ác nói trên". V́ vậy, một số đảng Công sản vẫn tồn tại với cái vỏ hợp pháp (!) và vẫn gắn ḿnh với những tội ác kể trên.

Nghị Quyết 1481 cho rằng những nạn nhân của các chế độ cộng sản toàn trị c̣òn sống hay gia đ́ình họ xứng đáng được hưởng sự quý mến, thông cảm và chia sẻ những đau khổ của họ.
Có đảng viên cộng sản ở trong nước hỏi tôi rằng tại sao ở châu Âu vẫn c̣òn một số đảng cộng sản hoạt động. Xin thưa rằng sau khi phe XHCN tan vỡ cuối năm 1989, sau khi đảng CS Liên xô tiêu ma (cuối năm 1991), các đảng cộng sản châu Âu lâm vào khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng.
Đảng cộng sản Anh, thành lập từ năm 1920 tại nước Anh, từng được chủ nghĩa Mác cắm rễ sâu, có cơ sở của Quốc tế cộng sản sớm nhất, nơi có mộ Karl Marx được đảng viên CS khắp thế giới đến viếng suốt năm, lại là đảng CS "chết đứng"đầu tiên, nhanh nhất, sau khi đảng CS Liên xô tan vỡ cuối năm 1991. Tháng 11-1991, ban lãnh đạo đảng ra thông báo đơn giản, nhẹ nhàng, ṣòng phẳng, chấm dứt hoạt động sau 71 năm. Các đảng viên chuyển sang đảng Lao động Anh, hoặc nằm im. Năm 2008, một nhóm cộng sản cũ lập Cánh tả Dân Chủ (la Gauche Démocratique) ra ứng cử ở địa phương, chỉ được 0,55% phiếu bàu (!), đảng CS thực tế không c̣òn sống.

Đảng Cộng sản Italia là đảng lớn, thành lập năm 1921, từng giữ khoảng cách với đảng CS Liên xô khi Hồng quân kéo vào Hungari năm 1956, tuy rằng vẫn nhận viện trợ 47 triệu đôla từ Moscow, năm 1991 cũng nhanh nhẩu tự tuyên bố giải thể. Nhiều đảng viên và lănh đạo của đảng này gia nhập đảng Xă hội - Dân chủ và đảng Dân chủ - Thiên chúa giáo. Đảng CS Italia trên thực tế không c̣n tồn tại.
Đảng Cộng sản Pháp từng có ảnh hưởng lớn, từng là "đảng của những người yêu nước"- "le parti des patriotes, des fusillés", bị phát xít Đức xử bắn nhiều nhất trong thế chiến II, có hồi là đảng được tín nhiệm nhất, thường đạt trên dưới 30% phiếu bàu. Từ khi đảng CS Liên xô sụp đổ, dù đảng CS Pháp tuyên bố từ bỏ lư thuyết chuyên chính vô sản, từ bỏ cả nguyên tắc dân chủ tập trung, đảng vẫn sa sút rất nhanh, nay chỉ c̣n dưới 5% phiếu bầu, kém cả đảng fát-xít của Le Pen!

Đảng CS Pháp hiện nay phải công khai công nhận chế độ chính trị đa nguyên đa đảng và quyền tư nhân ra báo, - trái ngược với đảng CS Việt nam, v́ nếu không công nhận 2 điểm then chốt ấy, đảng CS Pháp sẽ không c̣n lư do tồn tại và sẽ bị loại lập tức ra khỏi đời sống chính trị ở Pháp, những đảng viên CS Việt nam có biết điều ấy không?
Với những ai từng là đồng đội (quân nhân), đồng chí (đảng viên cộng sản), đồng nghiệp (viết báo), đồng hương (Hà Tây và Hà nội), đồng môn (cùng trường), bạn bè, họ hàng, người thân của tôi, tôi xin chân thành nói rơ rằng đã đến lúc các vị cần suy nghĩ kỹ về cái danh hiệu đảng viên của đảng cộng sản VN hiện nay.

Nếu như các người lănh đạo đảng CS Việt nam mang nguyên cái lập trường cộng sản của họ sang trì́nh bày ở nước Pháp này, với những nội dung : kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (!), "chuyên chính vô sản ", " dân chủ tập trung ", " chế độ độc đảng ", "cấm tư nhân ra báo "... thì́ chưa cần nói đến những trại cải tạo tàn ác, những phiên toà bịt mồm, những vụ đánh đập phật tử, giáo dân, họ sẽ lập tức bị công luận lắc đầu, bĩu môi, coi họ là những kẻ bệnh hoạn, man rợ, không có tư cách công dân, không có tính người, không thể là một con người đúng nghĩa, không thể là một công dân bì́nh thường, lương thiện của Trái đất này vào thế kỷ XXI!

Vậy có một ai trong các bạn cọ̀n tự hào là đảng viên cộng sản -, đề bênh vực những lý thuyết, nguyên tắc, đường lối và những hành động hàng ngày hiện nay của chế độ cộng sản toàn trị mà Quốc hội Châu Âu sau khi nghiên cứu kỹ đă kết luận vững chắc là những Tội Ác chống nhân loại, cần vạch mặt và lên án cho toàn thế giới nhận rõ -, hay không?
Paris 19-8-2009 - (ngày "kỷ niệm" đảng CSVN "cướp" chính quyền cho riêng đảng)
=
=

Monday, August 17, 2009


VŨ QUỐC THÚC * VĂN HỌC

UNICODE


GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ

Vũ Quốc Thúc


Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lý thú về hai câu thơ, thời tiền đô hộ Pháp. Đó là hai câu lục bát:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương ...

Ngay từ hồi còn học ở Trường Thành Chung Nam Định (1934 - 1937), tôi đã được đọc hai câu thơ này, nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ mà là tiếng chuông Trấn Vũ. Theo tôi nhớ thì đây là hai câu đầu của một bài thơ tứ tuyệt:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,
Mịt mù bãi cát màn sương,
Nhịp chày Yên Thái , bóng gương Tây Hồ..

Thiên Mụ là tên một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại thành Huế, còn Trấn Vũ là tên một ngôi chùa cũng rất nổi danh ở phía tây thành Thăng Long cũ (tức Hà Nội). Vậy thì địa danh nào mới đáng coi là chính xác? Dĩ nhiên những ai sinh trưởng ở miền Trung, đặc biệt ở vùng Thừa Thiên, có xu hướng chọn địa danh Thiên Mụ. Trái lại những người gốc miền Bắc tin rằng địa danh Trấn Vũ mới đúng sự thật.
Bản thân kẻ viết bài này không bao giờ có đầu óc địa phương phi lý như vậy: trái lại chúng tôi rất trân quý đồng bào miền Trung. Tuy nhiên khi bàn về một đề tài liên can tới văn học sử chúng ta cần phải khách quan và tôn trọng tinh thần khoa ho.c. Tôi tin rằng tiếng chuông trong câu thơ trên là chuông chùa Trấn Vũ vì những lý do sau đây.
Trước hết, địa danh Trấn Vũ không đưa ra một cách đơn lẻ mà đặt trong một tổng thể gồm 4 địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, và Tây Hồ. Cả bốn địa danh này đều thuộc một khu vực chung là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Chùa Trấn Vũ là một thắng cảnh nằm trên đường Cổ Ngư, một đường đê ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Ba.ch. Thọ Xương là tên cũ của một huyện sát thành Thăng Long, trên bờ Hồ Tây, trong đó có những làng danh tiếng như làng Bưởi, làng Thụy Khê, làng Yên Thái, vân vân... Đặc biệt là làng Yên Thái chuyên nghề làm giấy bản: trong làng suốt ngày vang tiếng chày giã bột giấy của nhân dân. Như vậy toàn bài thơ tứ tuyệt liên can tới một vùng nhất định là vùng ngoại thành phía Tây của cố đô Thăng Long. Nếu cho là tiếng chuông của chùa Thiên Mụ thì làm sao giải thích được sự hiện diện trong cùng câu thơ của huyện Thọ Xương, một nơi cách xa Huế hàng nghìn dặm?
Đọc bài thơ tứ tuyệt nói trên, ta có thể mường tượng là tác giả đã sáng tác ở đâu trong hoàn cảnh nào. Rõ ràng là lúc đó ông (hay bà?) ta đang ngụ ở một nơi trông ra Hồ Tây cách chùa Trấn Vũ cũng như làng Yên Thái không xa lắm nên mới nghe được tiếng chuông chùa cũng như tiếng chày giã bột giấy của dân làm giấy. Trước biến cố ngày 9 tháng 3 năm 1945 kẻ viết bài này từng cư ngụ ở đường Pépinière, một con đường đi từ đường Quan Thánh qua trường Bưởi (tức Lycée du Protectorat sau đổi tên là trường Chu Văn An), tới Vườn Ươm Cây của Thành Phố Hà Nội (vì thế con đường mới mang tên Pépinière) rồi tới các làng Thụy Khê, Yên Thái. Đứng trên gác ngôi nhà tôi cư ngụ, nhìn qua cửa sổ có thể thấy Vườn Ươm Cây và đàng xa là mặt nước Hồ Tây. Như vậy việc tác giả bài thơ thuật rằng mình nhìn thấy mặt nước Hồ Tây sau bãi cát phủ sương mù ở bờ hồ đồng thời nghe thấy tiếng chuông chùa Trấn Vũ và tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái, là việc có thực, không phải bịa đặt để thi vị hóa. Tác giả đã ngẫu hứng vào lúc nào? Theo tôi nghĩ lúc đó là bình minh vì bốn chữ canh gà Thọ Xương. Hồi theo cấp tiểu học, tôi từng thuộc lòng một bài thơ khác khởi đầu như sau:

Trống canh năm gà vừa gáy sáng,
Bừng mắt dậy trời đã rạng đông!
Ngắm phong cảnh đẹp vô cùng:
Hỏi ai thêu dệt? Ấy Ông Thợ Trời!

Tác giả không nói tới tiếng trống cầm canh của đồn Thọ Xương mà lại nói tiếng gà gáy. Tất nhiên gà gáy vào lúc bình minh chứ không gáy ban đêm: có lẽ tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm chăng? Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh! Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn, có dụng ý đánh động sự hiếu kỳ của độc giả hay thính giả. Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy điểm canh suốt đêm đâu! Chẳng trách có người đã hiểu lầm và dịch canh gà Thọ Xương là chicken soup of Thọ Xương (bouillon de poulet de Thọ Xương)!
Tiếng chuông chùa cũng như tiếng chuông giáo đường thường có ảnh hưởng gây xúc động trong tâm hồn những người nhạy cảm. Thời Nhà Đường, một thi sĩ Trung Hoa, ngủ trên thuyền ở bến Cô Tô, giữa đêm bỗng nghe thấy hồi chuông từ chùa Hàn San vọng la.i. Ông ta ngẫu hứng đã sáng tác một bài thơ trứ danh trong đó có hai câu:

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh náo khách thuyền!
(Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San)

Hồi chuông mà tác giả của chúng ta đã nghe thấy không có tính cách bất thường như hồi chuông giữa đêm khuya của chùa Hàn San: đó chỉ là hồi chuông được gióng lên mỗi buổi sáng. Tuy nhiên đối với những người đang có chuyện ưu tư hay phiền não nó nhắc nhở cho họ rằng mọi sự trên cõi đời trần tục này đều là vô thường!

Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm!
Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa!

Tác giả của chúng ta có ở trong trạng thái tâm thần đó không? Ta không thể quyết đoán, chỉ biết chắc rằng ông (hay bà) ta đã chú tâm đến hồi chuông này. Có thế thôi!
Dựa trên các chi tiết trong bài thơ, tôi giả thiết như sau: tác giả vừa thức dậy, nhìn ra ngoài vườn thì thấy nhiều cành trúc trong bụi trúc trước nhà la đà trước gió, rồi nghe thấy tiếng chuông ban mai của chùa Trấn Vũ vang dội cùng lúc với tiếng gà gáy từ phía đồn canh của Huyện lỵ Thọ Xương. Tác giả thầm nghĩ "Thật chẳng khác chi con gà đã thay lính cầm canh báo cho ai nấy biết rằng canh năm tới rồi!". Tác giả nhìn về phía bãi cát ở bờ Hồ Tây, thì thấy sương mù mờ mi.t. Mặc dù còn tranh tối tranh sáng như vậy, đã nghe thấy tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái. Rồi qua màn sương, tác giả thấy mặt nước Hồ Tây lóng lánh như một tấm gương vĩ đại... Ngẫu hứng nhà thơ đã sáng tác bốn câu lục bát, còn được truyền tụng cho đến ngày nay.
Rõ ràng đó là một bài thơ tả cảnh, rất hiện thư.c. Tuyệt nhiên không phải là thơ tả tình vì không có một câu nào, một từ nào, nói lên tình cảm của chủ thể. Điều bất ngờ là do các biến chuyển của thời cuộc, bài thơ dần dần trở thành thơ tả tình, hơn thế nữa: đã được dùng như một thông điệp để biểu lộ một thái độ chính trị.
a) chuyển thứ nhất là việc nước Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa (1863) rồi đặt nền bảo hộ trên hai miền Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1884). Lợi dụng tình trạng khiếp nhược của Triều đình Huế, nhà cầm quyền Pháp đã dần dần biến chế độ bảo hộ trên giấy tờ thành một chế độ trực trị trong thực tế. Những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định ở Bắc Kỳ hoàn toàn do các cai trị viên Pháp quản lý. Bộ mặt của những thành phố này thay đổi sâu xa. Trước cảnh tang thương ấy, nhiều sĩ phu cựu học cảm thấy nhớ tiếc thời đất nước còn tự chủ: thời Hà Nội còn gọi là Thăng Long với những hình ảnh, những âm thanh được ghi trong bài thơ tứ tuyệt "Gió Đưa Cành Trúc La Đà"... Các cụ đã ngâm nga bài này để nói lên tâm trạng hoài cổ của mình và gián tiếp bầy tỏ nguyện vọng cần vương phục quốc. Nhưng sau sự thất bại của các nhà kháng chiến như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật... của các phong trào duy tân như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, sau khi thấy các vị vua có tinh thần đấu tranh như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái bị lưu đày ra hải ngoại... nhiều cụ đã chán nản, chua chát ghi nhận những sự thật ngang tai chướng mắt.
Thí dụ: Cụ Tú Trần Kế Xương trong mấy câu: Sự biến

Vợ lăm le ở vú!
Con tấp tểnh đi bồi!
Khách hỏi nhà Ông đến:
Nhà Ông đã bán rồi!

b) Sự biến chuyển thứ hai xẩy ra trong những năm đầu của thập kỷ 1930. Sau khi những âm mưu khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng và của Đảng Cộng Sản Đông Dương bị nhà cầm quyền thuộc địa thẳng tay đàn áp, Pháp áp dụng chính sách "lập lờ đánh lận con đen" với hy vọng ru ngủ nhân dân hai miền Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vua Bảo Đại được Pháp đưa về hồi loan chấp chính, Triều đình Huế được tân trang với sự bổ nhiệm một số nhân vật tân học vào Viện Cơ Mật nhưng cơ cấu chính trị và hành chính vẫn giữ nguyên vẹn với các định chế lỗi thời như định chế quân chủ thiên mệnh, định chế quan lại, định chế xã thôn tự trị... Nguyện vọng của các tổ chức đấu tranh và những người yêu nước là phải canh tân toàn diện chứ không phải là cải cách nửa vời, giả dối! Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" bị coi như tượng trưng xu hướng thủ cựu, một xu hướng chỉ có lợi cho nhà cầm quyền thuộc đi.a. Sau khi vua Bảo Đại bổ nhiệm sáu vị thượng thư "tân học" để thay thế lục bộ cũ, tuần báo hài hước Phong Hóa đã đăng một bức hí họa trong đó sáu cụ "Thượng mới", quần trùng áo dài, đeo thẻ bài lủng lẳng, chen chúc nhau trên một con thuyền nhỏ bé lênh đênh trên sông Hương. Dưới bức họa
ghi hai câu thơ lục bát:

Gió đưa cành trúc la đà
Một thuyền chật ních bài ngà thượng thư ...
Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" trước kia được coi là biểu tượng của thái độ chống thực dân Pháp thì nay đã biến thành biểu tượng của thái độ thủ cựu, hợp tác với nhà cầm quyền thuộc địa Pháp!
c) Sự biến chuyển thứ ba xẩy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự di cư của hơn một triệu người Việt tị nạn ra ngoại quốc. Nhiều người tị nạn đã mượn bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" để nói lên nỗi lòng tưởng nhớ quê hương của mình. Tất nhiên những người gốc miền Trung đã sửa lại tiếng chuông Trấn Vũ thành tiếng chuông Thiên Mụ.
Ba mươi năm đã trôi qua. Số người tị nạn ở hải ngoại, cộng với con cháu họ và những người Việt không chịu hồi hương sau khi chế độ cộng sản Liên Xô tan rã, đã lên gần ba triê.u. Khỏi cần chứng minh là nhiều thanh thiếu niên không biết gì về lịch sử cũng như văn chương Việt Nam. Nhiều người nói tiếng Việt còn không sõi. Do đó, khi họ đọc bài thơ trứ danh "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" họ đã không hiểu những từ ngữ dùng trong bốn câu thơ. Nếu tra tự điển để tìm nghĩa từng chữ thì có thể sai lầm thảm hại như tác giả bài phiếm luận nói trên đăng trên internet đã chứng minh một cách rí rỏm. Chẳng hạn người ta có thể nghĩ rằng "la đà" là một đàn la và lạc đà rồi suy luận rằng cành trúc là cây roi tre của kẻ chăn đàn la và lạc đà này. Rồi Thiên Mụ thì được hiểu là Vợ của ông Trời, chuông đồng của chùa giống như chuông điện chỉ cần bấm là kêu leng keng, còn canh gà Thọ Xương có lẽ là canh xương gà trong các tiệm ăn Tầu! Tác giả bài phiếm luận đã dựa trên những sự lầm lẫn đó để làm bài thơ trào phúng sau đây:

Roi tre vun vút vung ra:
Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng...
Vợ Trời giáng một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà Tầu!

Nếu dụng ý của tác giả bài phiếm luận là chế giễu các thanh thiếu niên không có đủ kiến thức về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng cũng tội nghiệp cho họ quá! Họ đâu có được học hỏi về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam như ông, cha của họ!
Kẻ đáng trách chính là chúng ta, những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông, cha của các thanh thiếu niên ấy. Chúng ta đã không làm hay không làm đủ bổn phận truyền đạt cho con cháu chúng ta những kiến thức về văn hóa dân tộc mà chúng ta đã hấp thụ.
Thiên phiếm luận đăng trên Internet về bài thơ “Gió đưa cành trúc la đa” đã giúp chúng ta ý thức sâu sắc hiểm họa vong bản đang đe dọa con cháu chúng ta. Chúng ta không nên trì hoãn nữa: cần phải làm một cố gắng quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng này./

VŨ QUỐC THÚC
 

No comments:

Post a Comment