Friday, January 25, 2013
THƠ NGUYỄN KHÔI
XUÂN DIỆU - NHÀ THƠ HẾT MÌNH CA NGỢI ĐẢNG, BÁC
(Tặng : Lại Nguyên Ân)
--------------
Ở miền bắc XHCN thời chúng tôi cắp sách đến trường đã được các Thầy cô giáo dạy làm lòng câu
:"Đảng là mẹ hiền" - "Bác là cha già dân tộc"...sự tôn vinh ấy đã ăn vào máu thịt và lẽ sống (Lý tưởng) của lớp thanh niên chúng
tôi.
* Nhà thơ ca ngợi Đảng, Bác số 1 là Tố Hữu , rất dân giã dễ thuộc :
- Trái tim anh chia 3 phần
tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho Thơ và phần để Em yêu...
- Người là Cha , là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
* Nhà thơ số 2 là Chế Lan Viên, với nghệ thuật Hàn lâm bậc thầy , ca ngợi Đảng, Bác phải nói là tuyệt tác :
-Đảng ở đâu phân phối trái vườn thơm
Đây ta đổi ruộng mặn đồng chua thành ngon ngọt
...Ta nghĩ chuyện nghìn năm chưa kịp
nghĩ
Và đôi mắt thần của Đảng chiếu tầm xa.
-Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép
Mảnh áo chàm Bác mặc quá đơn sơ.
* Nhà thơ số 3 là Xuân Diệu :
Xuân Diệu (1916-1985) từng đỗ Cử nhân Luật , làm viên chức thời Pháp
thuộc, là "ông Hoàng thơ tình " của thời Thơ Mới lãng mạn đầy truyến
cảm, với những câu thơ như "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió/ mơ theo trăng
và vơ vẩn cùng mây", "Yêu là chết ở trong lòng một ít", "Hỡi xuân hồng,
ta muốn cắn vào ngươi"...
Sau
Cách mạng tháng 8-1945, Xuân Diệu là một trong những Văn nghệ sĩ nhiệt
tình nhất đi theo kháng chiến, theo Đảng, Bác...( Lột xác từ bỏ thành
phần giai cấp của mình , gia
nhập giai cấp công nhân -được kết nạp Đảng năm 1947 tại chiến khu Việt
Bắc), chung thủy đến trọn đời.
-Xuân Diệu ca ngợi Bác Hồ :
Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con lại được Bác Hồ đến thăm
Nghe lời Bác dạy khuyên răn
Chúng con ước muốn theo chân của Người
Chúng con thề nguyện một lời
Quyết tâm thành khẩn lột người từ đây.
Theo LNA thì chỉ riêng cụm từ "Lột người từ đây" là Thi sĩ muốn thể
hiện chính xác, không thừa không thiếu, sự tái sinh mới dưới một diện
mạo mới.
- Xuân Diệu ca ngợi cuộc sống mới, tiêu biểu là bài "Ngói mới":
...Quên sao được Lúa thì con gái
Xanh thẫm, dày ,chen, gợn
đến trời
Bỗng nở như hoa vừng ngói đỏ
Lúa toan vượt ngói, ngói càng tươi.
*
(Thi sĩ ngày xưa mơ công chúa
Hương khói Lư trầm quyện Mỹ nhân
Thi sĩ ngày nay bên ruộng lúa
Trăm lần ca ngợi gái nhà Nông.) ?
-Xuân Diệu hết mình ca ngợi Đảng :
...Có một người chất vạn gánh trên vai
Vạn gánh đầy tràn, gánh to, gánh nhỏ
Gánh như núi, gánh dồn như thác đổ
Trên đôi vai người ấy gánh và đi
Trăm dâu đổ đầu tằm
Trăm trách nhiệm đổ vào người trách nhiệm
Bàn ghế ở đâu xộc xệch, người ấy phải lo
Đường xá ở đâu bụi bặm, người ấy phải lo...
...ÔI người yêu, yêu hơn cả ái tình
Yêu rất mực xa xanh và đỏ thắm
Người gần gũi và bao la vạn dặm
Người một người và ức triệu con người
Ba mươi năm, và sau, trước muôn đời.
Người gánh gánh của chúng tôi : là Đảng
Người gánh gánh của chúng ta : là Đảng
Người gánh ta, ta gánh người : là Đảng
Người gánh đất, người gánh Trời : là Đảng.
...ÔI ngời ngời Đảng Cộng sản Đông
Dương
Đảng Lao Động Việt Nam, là một đớ.
và 2 câu kết bất hủ , chưa ai viết được như Xuân Diệu :
"Đảng cùng ta phá
Đảng cùng ta xây."
(Trích bài thơ "Gánh" )
Đôi
lời cảm nghĩ : Thơ là người, với Xuân Diệu quả là như vậy...từ nghệ
thuât vị nghệ thuật , Thi sĩ giác ngộ cách mạng, tự "lột xác" đem Thơ đi
phục vụ Công-Nông-Binh, với ngôn từ mộc mạc ,gồ ghề, dễ hiểu...Xuân
Diệu đã cống hiến hết mình cho sự nghiêp của Đảng ,rất xứng đáng nhận
Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt đầu) , khi từ trần đã đươc an táng tại
Nghĩa trang Mai Dịch -Thủ đô Hà Nội.
Góc thành nam Hà Nội 20-01-2013
Sắp kỷ niệm ngày 3-2 ngày thành lập Đảng
Nguyễn Khôi
CẢM NGHĨ VỀ TRÍ THỨC
(Tặng : Gs.Ts Nguyễn Văn Luật) (1)
---------
Lời
dẫn"- Tự
điển Hán Việt Đào Duy Anh " Trí thức cấp- là những người trong xã hội
thuộc về hạng có trí thức, đã từng chịu giáo dục khá cao".
-Tự điển Tiếng Việt Hoàng Phê "
người chuyên việc lao động trí óc và có chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp".
Trí thức thời nào chả có
"Đầu to" chữ nghĩa hàng
"bồ"
Có tài kinh bang tế thế
Người đời kính trọng , ước mơ...
*
Xưa có Chu An , Nguyễn
Trãi
Được dân ta gọi "Người Hiền"
-Cái ghét đổ đầy " Đầm Mực"
-Nỗi hờn còn Lệ Chi Viên ! .
Thời Pháp có Trương Vĩnh Ký,
Phạm Quỳnh..."Tây cũng phải cần,
Những muốn nâng cao Dân trí,
Cúi luồn...mang tiếng :Việt gian" !
Thời ta có Trần Đại Nghĩa
Học về chế súng đánh Tây,
Thức thời có Phan Kế Toại
Vì dân chẳng sợ chông gai.
Thời nay biết bao Trí thức
Xây nền Độc lập phồn vinh :
-Dấn thân Đảo chìm- Dầu khí
-Tiếp chân Thủy điện Hòa
Bình...
Nông thôn chuyển mình đổi mới
Kỹ sư lặn lội cuốc cày
Đảm bảo an ninh Lương thực
Cá, tôm xuất khẩu sang Tây...
Có vị Đạo cao, Đức trọng
Lo phần hương khói ông cha :
Xây những Nhà thờ, Chùa, Miếu
Giữ Hồn dân Việt hiền hòa.
Cũng
không ít anh Trí "hót"
Ti vi biện bác dẻo mồm
Toàn những công trình "quay-cóp"
Văn chương minh họa khoe khoang ? !
Cũng không hiếm anh Trí "ngủ"
Trùm chăn, "phản biện" tránh xa
Lâu năm "Lão thành..." ăn chắc
Việc Đời, mặc Đảng-Dân lo...
Ôi, đời quả là phức tạp
Học hành sao thoát "bến mê" ?
- "Theo gương Bác Hồ vĩ đại !"
Nói nhiều...đã mấy ai nghe ? !
*
Giờ "hên" vào "nhóm Lợi ích"
Tự thân Diễn biến Hòa bình.
Chuyển hóa thành "Tư sản đỏ"
Diễn đàn Trí thức vinh danh !
----
(1) Kỹ sư Nông nghiệp khóa 1 ĐHNN Hà Nội, quê Thanh Oai,
Anh hùng Lao
động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long.
Hà Nội 3-2-2012
Nguyễn Khôi
NHÀ CỔ LÀNG BÁT TRÀNG
Nhà cổ tại làng gốm Bát Tràng
Thăm ngôi nhà cổ tại làng gốm Bát Tràng
Update: 07.05.2012
Battrang 360* - Cơ duyên tôi được cụ Trần Thế Xương chủ nhân ngôi nhà cổ tại làng gốm Bát Tràng dẫn vào thăm quan. Ngôi nhà là một kiến trúc cổ được dựng từ gỗ tứ thiết và gạch Bát Tràng cổ. Cụ là con cháu họ Trần Đồng Tâm chi thứ 02 đời thứ 18, cụ thân sinh ra cụ Xương chính là cụ Tú Trân - Người hai lần đi thi và đều đỗ Tú tài nên gọi là "Tú Kép". Và cũng theo lời giới thiệu của cụ Xương, đức Bản Hương Thánh Mẫu là người họ Trần đời thứ 9, cụ là con cháu đời thứ 18.
Bức đại tự treo ở cửa ra vào chính giữa Hậu cung "Trần Tự Liêu" (Từ đường họ Trần)
Gian giữa "Trần Tự Liêu" từ ngoài nhìn vào.
Các bức hoành phi câu đối rất quý, đại đa số được các quan tri phủ, tri huyện đề tặng.
Hàng hiên trước của Hậu cung.
Bức hoành "Bắc Sơn Chi Lan" được tạo tác năm Bính Dần dưới thời vua Bảo Đại (1926)
Lối thờ theo Nho giáo: Trên cùng là khám thờ. Chiếc lư bên trên Ngai thờ dành cho Tổ tiên từ đời thứ 5 trở lên. Chiếc lư đặt trong Huyền Lư bằng đồng ở dưới dùng để thờ Tổ tiền từ đời thứ 5 trở xuống.
Ban thờ "Bản Thổ Thành Hoàng, Thổ Công Táo Quân"
Ban thờ "Chầu Tổ Cô họ Trần Đồng Tâm chi thứ 2" - Nơi đây cũng thờ tự đức Thánh Mẫu Bản Hương Bát Tràng vì Mẫu là Chầu Tổ Cô của chi thứ 2 họ Trần Đồng Tâm. Mẫu thuộc đời thứ 9.
Bức hoành "Kế Tự Hề" được tạo tác năm Bính Thìn dưới thời vua Khải Định (1916)
Bức hoành "Quân Tử Thành Nhân" tạo tác năm Bảo Đại thứ 02 (1927)
Hộp sắc trên ban thờ.
Cửa bích bàn bằng gỗ tứ thiết trạm khắc hoa văn tinh xảo.
Cụ Trần Thế Xương - Họ Trần Đồng Tâm chi thứ 2 đời thứ 18.
Nền hiên được lát bằng gạch hoa thời Pháp giống lăng vua Khải Định. Điều đặc biệt, nền bên trong hậu cung được lát bằng gạch cổ Bát Tràng.
Bể ngầm chứa nước mưa (nét văn hóa của người Bát Tràng xưa)
Thursday, January 24, 2013
TIN TỨC GẦN XA
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong 4 năm tới
Việt-Long, RFA
2013-01-24
Tổng thống Barrack Obama là người đề ra và ra lệnh thực hiện chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á, nhưng vào khi nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2, ông xác định nước Mỹ sẽ theo chính sách hòa hoãn, giao tiếp tích cực, không dính líu vào chiến tranh. Chính sách ngoại giao và quốc phòng của Hoa Kỳ sẽ thực sự diễn tiến ra sao, và Việt Nam đứng vào đâu trong chính sách ấy?
marshable.com photo
Hòa giải, hòa bình, không chiến tranh
Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama chú trọng vào
những vấn đề nội bộ nước Mỹ nhiều hơn là chính sách đối ngoại. Tuy nhiên
phần nói về đối ngoại cũng cho thấy những mục tiêu của chính phủ Obama
trong lãnh vực này trong 4 năm sắp tới. Thêm vào đó, trong thành phần
nội các mới của chính phủ Obama, công luận chú ý đến hai ông bộ trưởng
ngoại giao và quốc phòng sắp được phê chuẩn. Nhìn vào quan điểm và thành
tích hoạt động của hai nhân vật này, người ta có thể thấy rõ hơn chính
sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama trong các vấn đề quốc
tế, vì nhà lãnh đạo luôn luôn phải chọn vào nội các những người cùng chí
hướng, cùng quan điểm với mình .
Trước hết, bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama có điểm nào đáng chú ý về chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ ?
Điều được chú ý đầu tiên là lúc Tổng thống Obama nói, đại ý là:
“Toàn dân Hoa Kỳ vẫn tin rằng nền an ninh bền vững và nền hoà bình
lâu dài không đòi hỏi chiến tranh mãi mãi. Những quân nhân Hoa Kỳ dũng
cảm và thiện chiến hàng đầu thế giới, được rèn luyện trong lửa chiến
trường, cùng với mọi công dân Mỹ nung nấu vì những sinh mạng bị mất mát,
tổn thất, đều hiểu rất rõ cái giá phải trả cho tự do. Vì thế người Mỹ
luôn luôn luôn cảnh giác đối với những ai có thể gây hại cho mình; nhưng
Hoa Kỳ cũng từng giành được thắng lợi trong hoà bình, không phải chỉ
cần chiến thắng trong chiến tranh. Hoa Kỳ đã biến chuyển được những kẻ
thù không đội trời chung thành những người bạn đáng tin cậy nhất. Và
những bài học đó cần phải được áp dụng vào thời đại ngày nay.”
Như vậy điều mà Tổng thống Obama muốn nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ theo
đuổi những biện pháp hoà bình, hòa giải, với hậu thuẫn của sức mạnh quân
sự và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Ông không nhắc trực
tiếp đến chiến tranh khủng bố như trong vài ba năm trước đây, chỉ nhắc
qua những kẻ có thể gây hại cho nước Mỹ, trong đó có thể bao gồm cả
những lực lượng khủng bố lẫn những quốc gia gian manh quỷ quyệt, gồm
Iran, Bắc Hàn, theo tên mà Tổng thống George W. Bush từng đặt cho họ
trước đây.
Đứng cạnh Tokyo nhưng hòa hoãn với Bắc Kinh?
Một điểm đáng chú ý khác trong bài diễn văn bày tỏ chính sách của
hành pháp Mỹ trong 4 năm tới, là chỗ ông Obama nói rằng trong một thế
giới hoà bình không ai có được phần lợi ích lớn hơn là quốc gia hùng
mạnh nhất thế giới. Nói cách khác, Hoa Kỳ là nước có lợi nhiều nhất
trong một thế giới hoà bình, vì Mỹ là siêu cường hùng mạnh nhất. Điều
này đã được nói đến trước đây trên trang báo này. Như vậy Tổng thống Mỹ
nhấn mạnh đến ý hướng hoà bình của Hoa Kỳ và chính sách giao tiếp tích
cực với các quốc gia chống đối. sau khi Washington vừa khẳng định lập
trường đứng về phía Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa
Đông và biển Đông. Điều gì mâu thuẫn ở đây?
Thực ra những lời hoa mỹ về ý hướng hoà bình của Tổng thống Obama
cũng không phải được nói ra lần đầu tiên bởi một nguyên thủ Hoa Kỳ, mà
đã được giới lãnh đạo ở Washington nói tới nhiều lần trong nhiều năm
qua. Đó cũng là chính sách lâu dài của Mỹ từ sau thời chiến tranh lạnh
đến nay.
Tuy nhiên không ai quên rằng gần đây Hoa Kỳ đã dính líu vào hai cuộc
chiến lớn tại Iraq và Afghanistan, chưa kể trước đó quân đội Mỹ đã đi
tiên phong trong các hoạt động quân sự trên khắp thế giới, như ở Kosovo
và châu Phi. Vì thế nay Tổng thống Obama nhắc lại những điều đó như một
lời xác định rằng Hoa Kỳ sẽ không bước vào một cuộc chiến nào khác, ngụ ý
chỉ Bắc Hàn, Iran, có thể cả Trung Quốc nữa, trong bối cảnh Bắc Kinh
ráo riết tăng cường quốc phòng và bành trướng lãnh hải, và Mỹ vừa đứng
hẳn về phía Nhật để cảnh cáo Trung Quốc đừng có hành động đơn phương
trong vấn đề chủ quyền ở Senkakư/ Điếu ngư.
Hai nhân vật đối ngoại “bồ câu”?
Nói đến châu Á thì người châu Á chú ý đến hai nhân vật mới sắp ra
trước Thượng Viện để được chấp nhận làm bộ trưởng ngoại giao và bộ
trưởng quốc phòng. Trước hết là nghị sĩ John Kerry, người được đề cử
thay bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ, sắp ra trước Thượng
Viện để được phê chuẩn.
Nghị sĩ John Kerry được nhiều thành phần trong công luận Mỹ tán
thưởng là một người giàu kinh nghiệm đối ngoại. Ông từng là thành viên
và trở thành chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng Viện Hoa Kỳ trong
nhiều năm.
Người Việt Nam chú ý đến ông Kerry vì ông là cựu chiến binh Mỹ từng
chiến đấu ở Việt Nam, chiếm được hai anh dũng bội tinh bạc và đồng, ba
chiến thương bội tinh Purple Heart
trong vòng 1 năm, được về nước trước khi dứt ba năm nhiệm vụ. Từ
đó ông trở thành một nhân vật phản chiến, sau đó nhờ tiếng tăm ấy ông
trở thành phó Thống đốc Massachussetts, và đã bước vào Thượng Viện Hoa
Kỳ từ năm 1985.
Chính ông cũng là người đem những dự luật nhân quyền cho Việt Nam “bỏ
vào ngăn kéo” để Thượng Viện khỏi thảo luận, mỗi khi Hạ viện chuyển lên
với đa số gần 100% ủng hộ.
Tuy nhiên công luận Hoa Kỳ khi nói về ông Kerry, và cả ông Chuck
Hagel ứng viên bộ trưởng quốc phòng nữa, hình như không ai nhắc đến Việt
Nam hay biển Đông, biển Hoa Đông, hay Trung Quốc trong chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ, mà họ chú trọng đến lập trường của hai nhân vật này
các vấn đề như Bắc Hàn, Iran, Israel, và chính sách giải trừ vũ khí hạt
nhân.
Châu Á, Việt Nam mong đợi gì ?
Trong chính sách đối với Trung Quốc, Bắc Hàn, Nhật Bản thì gần đây Mỹ
bênh vực nước Nhật trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, kềm
chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn bằng các biện pháp trừng phạt của
Liên Hiệp Quốc, hòa hoãn và thương lượng với Trung Quốc song song với
việc ngăn chống tham vọng bành trướng của nước này. Với Việt Nam, là nơi
mà trước đó hai bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ từng ghé
nhiều lần, và tại Hà Nội Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố
Washington nhất quyết bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải và quyền
kinh doanh khai thác biển Đông, thì thời gian gần đây các giới chức hành
pháp cũng như lập pháp của Hoa Kỳ ít nói tới Việt Nam, nhất là từ khi
Hà Nội tỏ chính sách chiều lụy Bắc Kinh, kể lể công ơn của Trung Quốc mà
quên đi những nợ máu của chiến sĩ và ngư dân còn đỏ tươi từ những năm
1974, 1979-1986, 1988 và gần đây hơn nữa, đồng thời nhắc lại Hoa Kỳ vẫn
là kẻ thù xưa chưa bao giờ tốt với Việt Nam, quên hẳn mối quan hệ đang
nồng ấm và tiền bạc đầu tư đang đổ vào. Washington dường như đang lui ra
một khoảng để chờ xem thái độ hai mặt của Việt Nam bao giờ sáng tỏ, xem
đó là kế sách nhất thời hay chiến lược lâu dài đã được Hà Nội khẳng
định.
Hành động của ông John Kerry đối với những dự luật nhân quyền từ Hạ
viện đưa sang cũng chẳng phải do quan điểm cá nhân, mà còn là quan điểm
của không ít nghị sĩ và nhiều nhân vật hành pháp Hoa Kỳ. Nếu khuynh
hướng của Thượng Viện khác đi thì nghị sĩ Kerry không thể làm như vậy.
Tuy Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ mấy năm nay có nói đến vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam, chính phủ Mỹ cũng từng có biện pháp với Việt Nam
cách đây nhiều năm vì vấn đề tự do tôn giáo, nhưng hiện nay theo chính
sách chung của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thì có lẽ những biện pháp trừng
phạt Việt Nam theo dự luật nhân quyền đòi hỏi đã bị coi là đi quá xa.
Tổng thống Barrack Obama cần ông John Kerry làm Ngoại trưởng là vì
nhiều vấn đề khác mà người Mỹ coi là quan trọng hơn. Nói cách khác Việt
Nam chỉ là đề tài thứ yếu trong chính sách của Hoa Kỳ, nhất là sau khi
Việt Nam tỏ ra lạnh nhạt với Mỹ và muốn quy phục Trung Quốc.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm thứ năm nơi mà sau đó ông
được phê chuẩn làm bộ trưởng ngoại giao, nghị sĩ John Kerry cam kết nước
Mỹ sẽ làm mọi điều cần thiết để Iran không thể có vũ khí hạt nhân, và
Tehran phải chứng minh chương trình hạt nhân là dành cho mục đích hoà
bình. Ông cũng tuyên bố chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không phải được
định hình chỉ bằng phi cơ tự hành viễn khiển và những sự bố trí lực
lượng, mà còn là những kế hoạch an toàn thực phẩm, an toàn năng lượng,
trợ giúp nhân đạo, cuộc chiến chống bệnh tật và nỗ lực cho phát triển,
song song và dồi dào không kém những kế hoạch chống khủng bố. Ông Kerry
cũng không nhắc đến Trung Quốc.
Ứng viên bộ trưởng quốc phòng đang chờ Thượng Viện phê chuẩn cũng
là một cựu chiến binh Việt Nam, ông Chuck Hagel. Ông từng là tiểu đội
trưởng bộ binh trên chiến trường Việt Nam, đoạt hai chiến thương bội
tinh Purple Hearts. Một thời gian sau khi về nước, ông đã trở thành giám
đốc hai công ty kỹ thuật và tài chính lớn. Ông bước vào Thượng Viện năm
1997 và về hưu năm 2009.
Nghị sĩ Chuck Hagel thuộc đảng Cộng hòa, nhưng cũng bị nhiều vị dân
cử Cộng Hòa chống đối vì vấn đề Israel và Iran khi ông được đề cử làm bộ
trưởng quốc phòng, trong đó có cả nghị sĩ John McCain, người bạn thân
mà ông Hagel từng giới thiệu trong cuộc tranh cử Tổng thống với ông
Obama cách nay 8 năm. Tuy nhiên một nhân vật quan trọng của đảng Cộng
Hòa, tướng Colin Powell, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, nguyên
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã hết lòng ủng hộ ông, gọi đó là vị Bộ trưởng
quốc phòng mà quân đội Mỹ có thể tin cậy.
Ông Hagel bị chống đối vì bị coi là người trước đây có lập trường
không muốn quân đội Mỹ can dự vào những cuộc khủng hoảng quốc tế, muốn
giải trừ vũ khí hạt nhân đến chỉ còn số không, người từng chỉ trích
Israel hiếu chiến, không ký nghị quyết ủng hộ Israel, từng phản đối cấm
vận Iran, ủng hộ cắt giảm triệt để ngân sách quốc phòng. Ông bị chỉ
trích là người sẵn sàng làm yếu đi vị thế cường quốc quân sự của Hoa Kỳ.
Iran và Trung Quốc hoan nghênh
Trước khi tân Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố chính sách về Iran như
trên thì hôm 13 tháng 1, 2013, phát ngôn viên bộ ngoại giao Iran tuyên
bố sự bổ nhiệm ông Chuck Hagel vào chức vụ Bộ trưởng quốc phòng là một
sự thay đổi thích ứng trong chính sách của Hoa Kỳ.
Đến thứ năm 24 tháng 1, Israel vừa bầu ra một quốc hội với thành phần
trung hữu chiếm 19 ghế, so với 31 ghế của liên minh cầm quyền; giới
quan sát cho rằng chính phủ sắp tới của Tel Aviv sẽ phải chú trọng vào
kinh tế và đời sống người dân hơn là trước đây chỉ chú trọng vào
Palestine và Iran.
Trong khi đó, từ Bắc Kinh báo China.org.cn cho rằng hai bộ trưởng
ngoại giao và quốc phòng mới của chính phủ Obama sẽ giúp tăng tiến mối
quan hệ hoà bình với Trung Quốc. Báo này nhắc rằng nghị sĩ Kerry nhiều
lần thăm Trung Quốc, từng tiếp xúc với nhiều thế hệ lãnh đạo của Bắc
Kinh, năm 2000 đã bỏ phiếu ủng hộ việc thiết lập quan hệ thương mại bình
thường vĩnh viễn với Trung Quốc, từng chỉ trích chính sách của Tổng
thống Bush về Đài Loan năm 2001.
Tờ báo cũng nói ông Chuck Hagel được coi là “bồ câu” đối với Trung
Quốc, là một người chủ trương không gây chiến với bất cứ nước nào trên
thế giới. Báo China.org.cn kết luận rằng bộ trưởng Chuck Hagel có thể
giúp Tổng thống Barrack Obama kềm chế những tướng lãnh diều hâu của Ngũ
Giác Đài luôn luôn coi Trung Quốc là mối đe dọa to lớn và thi hành những
chính sách bất lợi cho Hoa Kỳ trong tình trạng kinh tế hiện nay.
Vị trí của Việt Nam?
Trung Quốc, châu Á và Việt Nam không hề được nói tới ở Washington
trong lúc hai ứng viên bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng bước vào tiến
trình điều trần để được Thượng Viện phê chuẩn. Ở biển Hoa Đông hôm thứ
năm, tàu chiến Nhật Bản và ba tàu hải giám Trung Quốc đấu súng vòi rồng
phun nước với nhau ở Senkakư/Điếu Ngư. Tàu nhỏ của Đài Loan mon men toan
đổ bộ nơi đó, phải quay đầu chạy về.
Vậy trong chính sách đối ngoại sắp tới, Hoa Kỳ liệu có tiếp tục bảo
vệ biển Hoa Đông cho Nhật Bản như vừa tuyên bố, có nhất quyết dành quyền
tự do lưu thông và tự do khai thác nguyên liệu ở biển Đông? Hoa Kỳ đem
60% lực lượng quân sự sang Thái Bình Dương để thi hành chính sách hòa
hoãn ấy bằng cách nào? Việt Nam đứng vào đâu trong tình thế ấy?
Mời quý khán giả và độc giả đóng góp ý kiến.
Nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ khởi đầu với lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc
Tổng
thống Mỹ Barack Obama (trái) cùng phu nhân, bà Michelle Obama, và vợ
chồng phó tổng thống Joe Biden trong ngày cầu nguyện quốc gia, tại Thánh
đường quốc gia Washington, 22/01/2013.
REUTERS/Larry Downing
Khi Barack Obama lần đầu tiên bước vào Nhà Trắng cách nay 4
năm, ông đã kêu gọi hình thành ra những địa hạt hợp tác mới giữa Hoa Kỳ
và một nước Trung Quốc đang trỗi dậy. Bốn năm sau đó, Obama bắt đầu
nhiệm kỳ thứ hai của mình với việc Washington có lời lẽ cứng rắn hẳn lên
với Bắc Kinh về cuộc tranh chấp lãnh thổ Nhật Trung ngoài biển Hoa
Đông, làm dấy lên phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích, sự thay đổi lập trường của chính quyền
Obama đối với với Trung Quốc là một phản ứng trước các động thái ngày
càng quyết đoán của Bắc Kinh, bắt nguồn từ thẩm định cho rằng Hoa Kỳ
đang trên đà suy sụp.
Ngoại trưởng Mỹ sắp mãn nhiệm Hillary Clinton là người thể hiện rõ nhất lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nhân cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida hôm Thứ Sáu 18/01, Ngoại trưởng Mỹ đã kín đáo bắn đi một tín hiệu cảnh báo hướng về Bắc Kinh.
Bà Clinton xác định rằng Hoa Kỳ « chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm suy yếu sự quản lý của Nhật Bản » trong những hòn đảo phần lớn không có người ở, sau khi ghi nhận các vụ thâm nhập ngày càng nhiều của tàu và máy bay Trung Quốc trong khu vực.
Phản ứng từ Bắc Kinh rất gay gắt, cho biết là Trung Quốc « hết sức bất bình và cực lực phản đối » phát biểu của bà Clinton. Hãng tin Nhà nước Trung Quốc - Tân Hoa Xã – thì cho rằng Tổng thống Obama “đã thất bại trong việc tăng cường một cách có ý nghĩa lòng tin chiến lược » giữa hai nước trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Trước phản ứng gay gắt của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho rằng phát biểu của bà Clinton « không có gì mới ».
Thế nhưng theo bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, thì bà Clinton đã đánh dấu một bước chuyển trong chính sách của Mỹ, khi xác định là Hoa Kỳ phản đối hành động của Trung Quốc, cho dù không nêu đích danh Trung Quốc.
Đối với chuyên gia này, trong vài tháng trước đó, chính quyền Obama đã cố gắng có những cuộc vận động ngoại giao kín đáo để khuyến khích cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc tự kiềm chế. Tuy nhiên, nếu Tokyo đã tỏ ra nhẫn nhịn, thì Bắc Kinh vẫn tiếp tục lấn lướt và « tranh thủ mọi cơ hội để leo thang và áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hiện trường, làm cho tình hình không thể đảo ngược được ».
Theo ghi nhận của các nhà quan sát, Ngoại trưởng Hillary Clinton chính là người đã đi đầu trong việc thúc đẩy nước Mỹ tập trung trở lại vào châu Á. Dấu mốc quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi lập trường của Hoa Kỳ có lẽ là tuyên bố của bà Clinton tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2010, khẳng định rằng Hoa Kỳ có "lợi ích cốt lõi" trong việc bảo đảm sự tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi mà một số nước tố cáo các hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Ngoại trưởng tương lai của ông Obama là Thượng nghị sĩ John Kerry, được cho là sẽ chú ý hơn đến Nam Á, Trung Đông và châu Phi, một số chuyên gia dự đoán rằng chính sách Đông Á sẽ ngày càng được Nhà Trắng trực tiếp chỉ đạo.
Ngoại trưởng Mỹ sắp mãn nhiệm Hillary Clinton là người thể hiện rõ nhất lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nhân cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida hôm Thứ Sáu 18/01, Ngoại trưởng Mỹ đã kín đáo bắn đi một tín hiệu cảnh báo hướng về Bắc Kinh.
Bà Clinton xác định rằng Hoa Kỳ « chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm suy yếu sự quản lý của Nhật Bản » trong những hòn đảo phần lớn không có người ở, sau khi ghi nhận các vụ thâm nhập ngày càng nhiều của tàu và máy bay Trung Quốc trong khu vực.
Phản ứng từ Bắc Kinh rất gay gắt, cho biết là Trung Quốc « hết sức bất bình và cực lực phản đối » phát biểu của bà Clinton. Hãng tin Nhà nước Trung Quốc - Tân Hoa Xã – thì cho rằng Tổng thống Obama “đã thất bại trong việc tăng cường một cách có ý nghĩa lòng tin chiến lược » giữa hai nước trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Trước phản ứng gay gắt của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho rằng phát biểu của bà Clinton « không có gì mới ».
Thế nhưng theo bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, thì bà Clinton đã đánh dấu một bước chuyển trong chính sách của Mỹ, khi xác định là Hoa Kỳ phản đối hành động của Trung Quốc, cho dù không nêu đích danh Trung Quốc.
Đối với chuyên gia này, trong vài tháng trước đó, chính quyền Obama đã cố gắng có những cuộc vận động ngoại giao kín đáo để khuyến khích cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc tự kiềm chế. Tuy nhiên, nếu Tokyo đã tỏ ra nhẫn nhịn, thì Bắc Kinh vẫn tiếp tục lấn lướt và « tranh thủ mọi cơ hội để leo thang và áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hiện trường, làm cho tình hình không thể đảo ngược được ».
Theo ghi nhận của các nhà quan sát, Ngoại trưởng Hillary Clinton chính là người đã đi đầu trong việc thúc đẩy nước Mỹ tập trung trở lại vào châu Á. Dấu mốc quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi lập trường của Hoa Kỳ có lẽ là tuyên bố của bà Clinton tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2010, khẳng định rằng Hoa Kỳ có "lợi ích cốt lõi" trong việc bảo đảm sự tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi mà một số nước tố cáo các hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Ngoại trưởng tương lai của ông Obama là Thượng nghị sĩ John Kerry, được cho là sẽ chú ý hơn đến Nam Á, Trung Đông và châu Phi, một số chuyên gia dự đoán rằng chính sách Đông Á sẽ ngày càng được Nhà Trắng trực tiếp chỉ đạo.
Dự thảo hiến pháp:
Thử thách sự sống còn của chế độ
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-01-24
Sau tuyên bố không có vùng cấm trong việc đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992 đã xuất hiện một bản dự thảo Hiến pháp gần như hoàn chỉnh của hơn 800 trí thức và được báo chí thế giới đánh giá như một cuộc cách mạng mềm trong chính trường Việt Nam.
AFP photo
Đề nghị bỏ lời nói đầu của hiến pháp 1992
Có thể nói sự chờ đợi sửa đổi bản hiến pháp năm 1992 lần
này khác hẳn như sự thay đổi Hiến pháp năm 1946 vào năm 1992. Nhà nước
chứng tỏ đã chuẩn bị dư luận rất kỹ trong việc kêu gọi người dân tham
gia vào tiến trình đóng góp ý kiến của mình vào bản hiến pháp này. Tuyên
bố mạnh mẽ của ông Phan Trung Lý. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc
hội đã tăng thêm sự mạnh dạn của quần chúng khi biết rằng không có vùng
cấm nào trong các ý kiến tham gia.
Trong khi báo chí quốc doanh loan tải một vài bài viết
lác đác trên hệ thống thông tin nhà nuớc không được ai chú ý thì tại
nhiều trang blog như trang Bauxitvn, Basàm lại nóng lên với bản dự thảo
hiến pháp được ký tên bởi hơn 700 chữ ký của các nhân vật trí thức. Bản
dự thảo này ngay lập tức lan truyền rộng rãi trên mạng và các cơ quan
thông tấn của Đức, Pháp, Hoa kỳ loan tin lại với những nhận xét khá tích
cực về một cuộc đổi thay lớn trong mặt bằng chính trị tại Việt Nam.
Điều khiến dư luận chú ý trước tiên của bản dự thảo là
đề nghị bỏ lời nói đầu của bản hiến pháp năm 1992. Đề nghị này hợp lý và
hấp dẫn người theo dõi bởi tính chất bản hiến pháp của một nước không
thề viện dẫn tính cao cả của bạn bè quốc tế hay sự những chiến thắng có
tính giai đoạn lịch sử không thể kéo dài để biện minh cho lý lẽ cai trị
của chế độ. Lời nói đầu bản hiến pháp năm 92 đã viết:
"Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện phát huy truyền thống
yêu nước, đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng
đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành
Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
Vì trước mắt chưa có Chủ nghĩa xã hội cho nên trở lại với cái tên của nó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chứ không có gì mới, chỉ là tên cũ đặt lại cho chuẩn thôi.
Ông Nguyễn Đình Lộc
Tính chất vi hiến lộ ra rất rõ khi Mác-Lê Nin và Hồ Chí
Minh chỉ đạo toàn bộ hiến pháp của nước Cộng hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt
Nam. Lời nói đầu này đã khiến Hiến pháp không còn do nhân dân Việt Nam
quyết định mà rõ ràng do một chủ thuyết đã tỏ ra lạc hậu, một nhân vật
không còn tinh khôi như thời cầm quyền đã ngang nhiên chiếm lĩnh đời
sống chính trị cũng như toàn bộ nền tảng của một bản hiến pháp của đất
nước.
Phủ nhận lời nói đầu này là phủ nhận toàn bộ tính chất
áp đặt của Đảng cầm quyền hiện nay lên hiến pháp để từ đó gợi ý một nội
dung khác, một tính chất khác, một hiến định khác nhằm giải tỏa những áp
đặt đè nặng lên dân tộc trong nhiều chục năm qua.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa
học Viện Văn học một trong những người vận động chữ ký cũng như soạn
thảo bản hiến pháp cho biết:
Trong số những người có ý tưởng đề xuất bản kiến nghị
này tất nhiên có những người hiểu biết luật pháp, có luật sư nên bản
kiến nghị đưa ra chặt chẽ. Chúng tôi không ở trong một tổ chức nào hết
mà chỉ là những con người, cá nhân, những công dân quan tâm đến vận mệnh
đất nước và nhân việc nhà nước tuyên bố cần sự góp ý cho hiến pháp và
không có giới hạn ngăn cấm nên chúng tôi thấy cần phải đề xuất cho đến
cùng. Đến cái chỗ mà dân tộc Việt Nam hiện nay đang mong muốn, quan tâm
nhất. Bản kiến nghị này hình thành là như vậy.
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng
là người ký tên trong bản kíên nghị cho biết lý do khiến bản dự thảo
hiến pháp này ra đời. Với ông không gì khác hơn là tạo cơ hội để chính
quyền có tính chính danh trong khi vận hành đất nước, đặc biệt là những
người Đảng viên Đảng Cộng sản có cơ hội nhìn lại mình và Đảng của mình:
Theo như ông chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Phan Trung Lý đã nói thì khi góp ý xây dựng hiến pháp sẽ không có vùng
cấm nào cả. Bản thân tôi là một Đảng viên Đảng Cộng sản tôi cũng không
muốn Đảng mình đóng vai trò lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội do áp
đặt. Mà chúng tôi muốn lãnh đạo xã hội, lãnh đạo chính quyền một cách
danh chính ngôn thuận, dựa trên uy tín, phẩm chất, năng lực thật sự của
mình. Thứ hai nữa nếu bây giờ mà đặt ra trong hiến pháp điều cố định là
tổ chức nào đó như Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vĩnh viễn lãnh đạo xã hội
thì đó là cách làm hư Đảng. Nó sẽ làm cho Đảng viên không còn phấn đấu,
không còn phải rèn luyện, chinh phục cái tâm của người dân nữa mà dần
dần sẽ hư hỏng đi, mà như thế thì làm Đảng yếu đi.
Đề nghị đổi tên nước
Bản dự thảo thay đổi Hiến pháp bác bỏ tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với nguyên nhân chính là thời kỳ xã hội chủ nghĩa vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam thì việc lấy cái đuôi này áp vào tên nước cho thấy tính mơ hồ của một bản Hiến pháp có giá trị của một quốc gia. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh cho biết:
Trong cuộc họp của “Hội đồng dân chủ pháp luật” do
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hà Nội vừa rồi mà tôi có tham
dự thì một số ý của vài vị đưa ra là chúng ta phải xác định thời kỳ này
có phải là thời kỳ xã hội chủ nghĩa hay chưa? Hay là đang trong quá
trình xây dựng một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? Bởi vì thật ra khi có
hiến pháp năm 1946 thì sau đó là chiến tranh rồi chia hai đất nước,
thành ra thể chế cộng hòa đó nó chưa thể hiện một cách rõ ràng trong
thực tế bằng một tổ chức nhà nước của chúng ta. Do đó tính chất vẫn là
thời kỳ nối tiếp của năm 1946 chứ chưa phải là chủ nghĩa xã hội hay quá
độ. Vả lại sau tất cả các bản hiến pháp từ năm 1946 là một hiến pháp rất
tiến bộ có tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Độc lập, Tự do, Hạnh
phúc - Ba chữ Độc lập Tự do Hạnh phúc nó rất bao quát. Một đất nước độc
lập rồi phải dân chủ tự do và đem lại hạnh phúc cho người dân.
Nguyên Bộ trưởng Bộ tư Pháp Nguyễn Đình Lộc cũng nhận
xét việc đổi tên nước là cần thiết nhưng không có gì mới so với bản hiến
pháp năm 1946 khi Đảng Cộng sản chưa nhúng tay vào thực hiện việc thay
đổi hiến pháp mà nhiều người vẫn cho là dân chủ nhiều lần hơn bản năm
1992.
Thật ra bây giờ gọi là nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam, nhưng xã hội chủ nghĩa chỉ là một định hướng lâu dài mà
thôi vì trước mắt chưa có Chủ nghĩa xã hội cho nên trở lại với cái tên
của nó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chứ không có gì mới, chỉ là tên cũ
đặt lại cho chuẩn thôi.
Một nét mới của bản dự thảo hiến pháp này là mạnh dạng
thay đổi hệ thống chính quyền từ Chủ tịch nước theo hệ thống cộng sản
sang Tổng thống chế như của nhiều nước tư bản Tây phương. Nói về thay
đổi này luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:
Dự thảo này cũng chỉ là gợi ý thôi chứ không có tính
chính thức. Nó theo tổng thống chế, mô hình của các nước có chế độ lưỡng
viện tức là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Nó làm cho chức năng của
từng viện rõ ràng và bao quát hơn, có tính chất đại diện rộng rãi hơn.
Hai viện này đại diện cho cả nước và đồng thời đại
diện cho địa phương nên có tính chất tiêu biểu. Thượng viện chẳng hạn,
rất quan trọng. Thật ra mô hình này đã có một số nước người ta áp dụng
và có hiệu quả vì vậy mình nên theo. Điều gì mà con người tiến bộ đã áp
dụng thì mình theo chứ không nên sáng tạo một con đường nào khác, rất mù
mờ không có hiệu quả, vì nó không đặt lợi ích đất nước, dân tộc lên
trên.
Những thay đổi cốt lõi của bản dự thảo hiến pháp còn nằm
ở chỗ giải phóng quyền tham gia chính trị một cách thật sự của các Đảng
phái đối lập, điều mà cả hai bản hiến pháp năm 1946 và 1992 hoàn toàn
không nêu ra.
Câu nói nổi tiếng của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mà nhiều người vẫn nhớ đó là: “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát”.
Nội hàm quan trọng của điều 4 hiến pháp là gì khiến chủ
tịch một nước phải xác định với ngôn ngữ không cần bóng gió như vậy? Câu
trả lời nhanh nhất: Điều 4 hiến pháp cho phép quyền lực Đảng Cộng sản
Việt Nam bao trùm lên cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp theo
hiến pháp quy định.
Những quyền lực tuyệt đối của điều 4 vô hiệu hóa mọi quy
định mà hiến pháp đưa ra. Từ quyền tối thiểu của người dân như sự đi
lại cho đến cao hơn là quyền phát biểu chính kiến. Riêng trong lĩnh vực
tòa án sự tha hóa và bất công lộ ra rõ hơn khi Đảng toàn quyền đưa ra
những bản án bỏ túi cho từng phạm nhân, những ai phạm tới quyền lực của
Đảng cầm quyền.
Điều 4 hiến pháp cho phép Đảng làm bất cứ thứ gì có lợi
cho Đảng và hệ thống, trong đó có toàn quyền quyết định về chủ quyến đất
nước thông qua các cuộc đàm phán không công khai. Đảng cũng đuợc quyền
chấp thuận trong bóng tối ai là người được phép khai thác tài nguyên
quốc gia và cứ mỗi lần đại hội Đảng là việc sắp xếp nhân sự lại diễn ra,
người dân không một chút quyền hạn gì trong việc bỏ phiếu cho ai là
người lãnh đạo đất nước.
Đề nghị bỏ điều 4 hiến pháp
Điều 4 hiến pháp năm 1992 xuất hiện khi hiến pháp 1946 thay đổi. Trong bối cảnh Liên xô lúc ấy, điều 4 hiến pháp của Việt Nam rập khuôn điều 6 hiến pháp của Liên xô. Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM cho biết tại sao có điều 4 hiến pháp của Việt Nam:
Trước đây ở hiến pháp năm 46 thực chất lúc bấy giờ
Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng lãnh đạo và đương nhiên việc đó cũng
thể hiện vào trong việc soạn thảo hiến pháp 1946 nhưng lúc bấy giờ có
đưa vào đâu? Vả lại muốn đưa cũng không đưa được.
Nhưng rồi sau đó vận dụng vào điều 6 của hiến pháp Xô
viết để đưa điều 6 của Xô viết vào vì nghĩ rằng sẽ tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng nhưng trên thực tế thì ngược lại. Thứ nhất, với đìêu 6
đó thì Đảng Cộng sản Liên xô vẫn không tránh khỏi sự sụp đổ. Với điều 4
trong hiến pháp của năm 92 mà bây giờ đang đưa ra lấy ý kiến thì không
tránh đuợc sự thoái hóa biến chất của một bộ phận rất lớn và nó càng
ngày càng làm cho uy tín của Đảng suy sút nghiêm trọng trong dân. Điều
này thì chính Đảng nói chứ không phải ai nói cả.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên ủy viên
Trung ương Đảng, nguyên cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho rằng
không thể áp đặt lên nhân dân những gì mà Đảng muốn, ông nói:
Bởi vì Đảng lãnh đạo thì Đảng sinh ra vì dân vì nước
chứ không phải sinh ra vì quyền lợi của Đảng cho nên không cần ghi là
Đảng lãnh đạo bởi vì quyền lãnh đạo do dân tín nhiệm trao cho chứ không
thể áp đặt được.
Chính điều 4 hiến pháp giao cho Đảng mọi chiếc chìa khóa
quan trọng trong việc điều hành đất nước nên Đảng đã dùng nó để khóa
trái những cánh cửa tự do mà người dân được quyền hưởng vì muốn bảo vệ
sự độc đảng của mình. Chiếc chìa khóa mở cánh cửa dùng quyền biểu tình
mà hiến pháp quy định để chống lại xâm lược cũng bị Đảng khống chế do đó
Đảng quyết định luôn vận mệnh đất nước trong các cuộc đi đêm nếu có lợi
cho Đảng.
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí
thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM người ký tên vào bản kiến nghị dự
thảo hiến pháp nghi ngờ sự mong manh của bản hiến pháp lần này:
Tôi thấy rằng họ có thể ghi những điều mà dự thảo yêu
cầu nhưng nếu điều 4 còn thì nó sẽ phủ định hết tất cả. Vì họ độc quyền
lãnh đạo mà nếu họ ghi những điều đó đồng thời với điều 4 thì điều 4 nó
sẽ phủ định hết tất cả những cái cải lương, thay đổi đó.
Cũng từ điều 4 hiến pháp này Đảng đã tận dụng nó như một
quyền năng tuyệt đối để quay lại ra lệnh cho chính hiến pháp quy định
lực lượng vũ trang phải hết lòng bảo vệ cho Đảng. Đìêu này làm cho nhân
sĩ trí thức nổi giận, trong đó có thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ông
nói:
Tôi đứng trên quan điểm chung của mọi nước và như tôi
đã phân tích quân đội phải bảo vệ tổ quốc chứ không phải bảo vệ một tổ
chức, cá nhân nào. Bởi vì nếu bảo vệ tổ quốc thì trong đó có cả Đảng
Cộng sản rồi, cũng trong tổ quốc Việt Nam thôi thì có gì mà họ phải phản
ứng mà phản ứng là vô lý cho nên tôi tôi cứ nói theo ý của tôi và tôi
không sợ gì sự phản ứng cả.
Tôi thấy rằng họ có thể ghi những điều mà dự thảo yêu cầu nhưng nếu điều 4 còn thì nó sẽ phủ định hết tất cả.
Ông Huỳnh Kim Báu
Ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ những ý kiến của tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh và nhìn lại những nỗ lực mà trí thức đang vận động trong dự
thảo thay đổi hiến pháp này, ông nói:
Thực tế ra nói là vì tương lai của đất nước, lo cho
dân thôi chứ còn chúng tôi không tin dù một chút. Thường thường tất cả
đều đã được chuẩn bị hết chẳng qua nếu mà hỏi ý kiến dân thì người ta
chỉ chọn những gì phù hợp với người ta mà thôi chứ còn dứt khoát như
điều 4 họ không giải quyết đâu, hay là luật đất đai điều 86 sẽ không
giải quyết được đâu nhưng mà nói thì vẫn phải nói. Tôi không tin nhưng
về lương tâm phải nói để bảo vệ đất nước.
Quân đội là của nhân dân. Quân đội được nuôi bởi tiền
thuế của nhân dân thì phải phục vụ nhân dân, làm sao chỉ một nhóm
người? Đây là quyền lợi cả một dân tộc mà lại vĩnh viễn luôn thì không
bao giờ có chuyện đó.
Giáo sư Hoàng Xuân Phú, tác giả của các bài viết nảy lửa về Hiến pháp trong những lúc gần đây cho rằng “Quy
định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với
Nhà nước và xã hội tưởng để Đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản
khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính
trị.”Số phận ĐCS sẽ ra sao?
Câu hỏi mà nhiều đảng viên có lòng với vận mệnh đất nước hiện nay
quan tâm là nếu bỏ điều 4 hiến pháp thì số phận của Đảng Cộng Sản Việt
Nam ra sao? Những đảng viên thuộc nhiều thế hệ sẽ như thế nào và liệu họ
có thoát khỏi dòng chảy đào thải của cuộc thay đổi này hay không?
Sự sụp đổ chế độ Cộng sản tại Liên xô và Đông âu cho
thấy không có bất cứ cuộc tắm máu nào hay sự rối loạn xã hội bởi thay
đổi thể chế cầm quyền. Lý do mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra là
các cuộc cách mạng ấy diễn tiến trong nội bộ của Đảng Cộng sản Liên xô
và tác động lên các nước còn lại. Nguồn gốc của những cuộc cách mạng này
nằm trong tính tất yếu của các cuộc vận động lịch sử, khi sự tha hóa,
độc tài đã đến lúc chín rã thì phải bị đào thải bởi các dòng chảy cách
mạng của nhân dân. Chân lý này đã xảy ra trong quá khứ và không nghi ngờ
gì nó sẽ lập lại khi điều kiện đã chín muồi và không ai, thế lực nào có
khả năng năng ngăn lại sự chín muồi đó.
Bản dự thảo hiến pháp rõ ràng là một sự chín muồi có
điều kiện. Những nhận thức từ căn bản của một hiến pháp không phù hợp
với tiêu chí của các nước văn minh đã và đang trì kéo sức bật của cả dân
tộc, vì vậy nếu thay đổi đúng với tinh thần một bản hiến pháp cần có
thì đảng cầm quyền hiện tại phải chấp nhận trò chơi công bằng của các
đảng phái chính trị ngang hàng nhau trong mọi điều kiện để cạnh tranh
một cách công bằng hầu cải thiện đời sống dân chủ của người dân.
Đìêu kiện cần có ấy sẽ gây ra tổn thất cho nhiều bên, trong đó không thể không nhắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mất mát tất cả quyền lực hiện nằm trong tay và viễn ảnh
về hưu cay đắng không dễ gì thuyết phục người ta chấp nhận như Miến Điện
đang thay đổi, mặc dù trước đây ít lâu chính quyền Miến được xem độc
tài và bạo chúa gấp nhiều lần Việt Nam. Câu hỏi về niềm tin sẽ thay đổi
tư duy của đảng cầm quyền có làm cho những vị vận động bản dự thảo hiến
pháp nghĩ đến hay không được Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời:
Chúng tôi từ lâu đã suy nghĩ về những điều ấy nhưng
vận động của lịch sử là một cái gì không thể cưỡng được cho nên tôi nghĩ
là Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước những thách thức về dân chủ và về
quyền con người, quyền công dân. Nếu như mình tranh thủ được sự đồng
tình của toàn dân thì Đảng Cộng sản sẽ giữ được vai trò lãnh đạo như
trước. Cho nên không có sự gì gọi là xáo trộn, làm cho những người cộng
sản tự biến mất vị trí, hoàn toàn không.
Chúng ta chỉ thực hiện quyền bình đẳng dân chủ trước
pháp luật của toàn dân và người Cộng sản muốn đóng được vai trò trách
nhiệm trước lịch sử thì họ phải làm thế nào cho xứng đáng với tư cách
người lãnh đạo của một đất nước có công bằng, dân chủ, văn minh không
thoái hóa về nhiều phương diện thì đương nhiên người cộng sản sẽ vẫn
được tín nhiệm như thường. Vì thế tôi không nghĩ có một sự xao trộn gì
lớn trong việc này và Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn phải phấn đấu
nhiều hơn, đưa hết sức lực ra thì tự nhiên họ sẽ giữ đựơc vị trí của
mình thôi.
Già thuyết về sự mất trắng quyền bính của Đảng Cộng sản
cũng như ba triệu đảng viên của nó là lực cản lớn nhất cho dự thảo thay
đổi hiến pháp lần này được Giáo sư Tương Lai giải thích:
Không nên khẳng định nếu bản hiến pháp này thông qua
thì quyền bính của họ mất trắng vì nói như vậy cũng không sát với kiến
nghị của chúng tôi. Kiến nghị của chúng tôi trong đó có những người là
Đảng viên như bản thân tôi. Tôi không kiến nghị về việc bác bỏ sự lãnh
đạo của một Đảng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được nhân dân tin phục
thông qua trưng cầu dân ý và bỏ phiếu tín nhiệm. Việc Đảng cầm quyền
chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử. Là điều
kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân kể cả
các Đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện
nay của đất nước.
Khi được hỏi ảnh hưởng tích cực sau khi bản dự thảo hiến
pháp thành hình là gì Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết người ký tên vào bản
dự thảo cho biết:
Tôi nghĩ ảnh hưởng thì chắc chắn là có lợi cho sự
phát triển của đất nước, có lợi đối với toàn dân thì rất rõ ràng. Khi
chúng ta xây dựng được một bản hiến pháp dân chủ, có một hệ thống pháp
luật dân chủ, một xã hội dân chủ thật sự thì không có quyền lợi chính
đáng nào của người dân sẽ bị coi nhẹ, tước bỏ.
Tôi lấy ví dụ, hiện nay cũng có những người cứ lo
lắng mơ hồ là nếu có sự thay đổi thì mình không đảm bảo được lương hưu
chẳng hạn. Sự lo lắng ấy là không có cơ sở trong xã hội dân chủ bởi vì
lương hưu nó thuộc hệ thống bảo hiềm xã hội. Có đóng tiền bảo hiểm xã
hội thì mình có lương hưu, chuyện ấy không cần bàn cãi.
Việc Đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử. Là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Giáo sư Tương Lai
Hai nữa tôi cũng xin nói lại, kiến nghị này của anh
em trí thức là một kiến nghị xây dựng hiến pháp dân chủ chứ đây không
phải là mình làm cuộc lật đổ hay “Cách mạng nhung”, “Cách mạng hoa” gì
cả. Vấn đề là toàn dân thống nhất xây dựng nguyên tắc dân chủ đưa vào
hiến pháp thì chắc chắn dân chủ sẽ tốt hơn.
Giáo sư Tương Lai tin tưởng vào sự hiểu biết của đảng
cầm quyền. Trong tình hình khá chín muồi hiện nay sẽ thúc đẩy họ có cái
nhìn tỉnh táo hơn về thực trạng mà họ phải đối phó để đi đến quyết định
có lợi cho quốc gia dân tộc:
Đành rằng không thể nào những người đang làm công tác
soạn thảo sẽ theo tinh thần mà người dân muốn để người ta dễ dàng chấp
nhận điều này. Không có đâu. Nói như vậy là hết sức ảo tưởng. Nhưng chân
lý chỉ có một, chính nghĩa chỉ có một, công lý chỉ có một, tùy theo
điều kiện lịch sử mà nó thể hiện ra. Nếu những người cầm quyền, những
người đang soạn thảo dự thảo hiến pháp này họ hiểu ra được việc thì họ
phải có những hành động cần thiết.
Đương nhiên giữa hiểu biết, nhận thức và lợi ích thực
tế, lợi ích phe nhóm, lợi ích của nhóm cầm quyền nó có một cuộc đấu
tranh gay gắt. Nhưng tôi tin rằng trong lương tâm mỗi một người đều có
một đốm sáng, và chính cái đốm sáng ấy là cái mà chúng tôi thức tỉnh để
nó bùng lên, để họ cùng với nhân dân thực hiện sứ mệnh lịch sử của họ.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cái lợi lớn nhất cho
người dân là họ sẽ thực sự làm chủ vận mệnh của mình nếu hiến phảp thay
đổi theo bản dự thảo này:
Hiến pháp là một khế ước xã hội, trong đó người dân
giao ước với nhau về thể chế mà mình muốn thành lập để giới hạn quyền
lực của bộ máy chính quyền ấy. Và cao hơn hết là về quyền con người
trong xã hội được hưởng những quyền gì. Cái gì ảnh hưởng tới người khác
tới cộng đồng thì không được làm, cụ thể nó như thế nào.
Theo tôi nếu chúng ta sửa hiến pháp như thế và có bản
thảo hiến pháp kèm theo để cho người dân tham khảo thì tôi chắc chắn là
người dân sẽ có quyền tự do dân chủ rộng rãi và xứng đáng là người chủ
của xã hội, của đất nước chứ không phải chỉ là người chủ trên danh
nghĩa.
Một cán bộ cao cấp ký tên trong bản kiến nghị dự thảo cho chúng tôi biết góc nhìn của ông:
Kết quả về kiến nghị thì hiện nay chưa thấy gì cả
nhưng tôi hy vọng trong thời đại hiện nay thì phải tìm ra cái lợi ích
hài hòa giữa lực lượng và lợi ích của toàn dân không thề tôn trọng lợi
ích của một bên nào cả. Hiện nay cái không khí dân chủ nó đang mở rộng,
việc đòi hỏi dân chủ của người dân nó đang lên cao thì tôi hy vọng Đảng
sẽ chấp nhận ở mức độ nào đó, từng bước dần dần hai bên sẽ gặp nhau.
Gác lại những hy vọng nếu những kịch bản từng xảy ra
trong nhiều năm nay được lập lại, đó là sự im lặng đối với những gì mà
trí thức lên tiếng. Khả năng các cuộc truy lùng trong bóng tối cũng
không phải là hiếm hoi khi đảng cầm quyền cho rằng bản dự thảo này là
một thách thức có thể bùng lên thành giòng chảy cách mạng như từng xảy
ra trên nhiều nước. Ông Huỳnh Kim Báu khẳng định sự quyết tâm của mình:
Tất nhiên họ còn như vậy thì vẫn còn tranh đấu tới
hơi thở cuối cùng chứ không nhân nhượng chuyện đó. Hai nữa thì hy vọng
trong những người lãnh đạo cộng sản cũng có thề có những người họ thức
tỉnh, thì cũng chỉ hy vọng vậy thôi. Tôi nghĩ đây là chuyện lâu dài chứ
không phải một ngày nhưng mà làm cái gì cũng phải lâu dài chuẩn bị cho
việc trả giá cũng như tình hình trước đây ở Đông âu vậy cho nên chúng
tôi sẳn sàng trả giá.
Báo chí quốc tế có cái nhìn tích cực đối với cuộc vận
động này không phải là không có nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân
ấy là nền chính trị độc đảng của Việt Nam đã chạm đáy, nó cần nổi lên
để thở, và nhất là để tránh một cuộc thay đổi dưới hình thức bạo động
qua gợi mở một cuộc rút lui trong danh dự từ bản dự thảo hiến pháp này.
Kiến nghị Hiến pháp bỏ Điều 4
Cập nhật: 05:54 GMT - thứ tư, 23 tháng 1, 2013
Hàng trăm trí thức đã ký tên vào một bản
Bấm
Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 92, hiện đang lưu hành trên mạng internet.
Hiện danh sách ký tên đã có tới trên 350
người, trong đó có các nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt nam và
người Việt ở nước ngoài.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
"Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội."
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang đưực trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
Bởi vậy, những người này đề xuất kiến nghị 7 điểm cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Cạnh tranh là xu thế lịch sử
Một trong những kiến nghị quan trọng liên quan tới Điều 4 của Hiến pháp hiện hành, nói Đảng Cộng sản Việt Nam là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", tuy không nhắc trực tiếp Điều 4.Những người kiến nghị cho rằng: "Nếu Hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền".
Bởi vậy, người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
"Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy."
Bản kiến nghị viết rõ: "Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước".
Chỉ có tiếp thu ý kiến trên, theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể "lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận".
Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu
kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức
Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và
thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
Sở hữu đất đai
Đáng chú ý, kiến nghị về sở hữu đất đai
nói: "Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam
1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân
dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội".
Đây cũng là lý do gây ra các vụ khiếu
kiện về đất đai, tao điều kiện cho tham nhũng "gây thiệt hại cho
nhân dân, đặc biệt là nông dân".
"Vì thế chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 57 của Dự thảo, trở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959."
Gợi ý của kiến nghị là: “Sở hữu tư nhân,
tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có
trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước,
khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa,
vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư”.
Về lực lượng vũ trang, những người kiến
nghị viết: "Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự
toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân".
" Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ
quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như
quy định tại Điều 70 của Dự thảo."
Bởi vậy, họ yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những người có tên trong danh sách cũng đề
nghị kéo dài thời hạn trưng cầu ý kiến tới hết năm 2013 chứ
không chỉ ba tháng như đã định.
Ông Nguyễn Bá Thanh phủ nhận cáo buộc của TT Nguyễn Tấn Dũng
RFA 19.01.2013
Ông Nguyễn Bá Thanh, tân Trưởng ban nội chính trung ương, bí thư thành ủy Đà Nẵng, phủ nhận mọi cáo buộc từ phía thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Capture from Youtube
Ngay cả ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, cũng nói rằng những cáo buộc đó là bất thường và không thuyết phục.
Theo kết luận của Thanh Tra Chính Phủ công bố hôm qua, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã mắc nhiều sai phạm trong việc thu hồi, quản lý, sử dụng, phân phối nhà đất vào những dự án đầu tư, sai phạm khi giảm thuế 10% cho các cá nhân hay tổ chức nộp đủ tiền sử dụng đất, v.v…
Báo cáo của thanh tra chính phủ cũng nói người chịu trách nhiệm phải là chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, đồng lời yêu cầu cấp lãnh đạo thành phố phải thu hồi 1.846 tỷ đồng thất thoát về cho ngân sách nhà nước.
Vụ sai phạm này xảy ra trong khi ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức lãnh đạo thành phố Đà Nẵng khiến dư luận cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn cảnh cáo ông Thanh trước khi ông về Hà Nội nhậm chức Trưởng ban Nội chính, một chức vụ có thề gây khó khăn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/acusatns-fr-pm-slashed-byhead-of-dnang-01192013152409.html
Nhọc nhằn nghề trồng hoa Tết
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-01-24
Năm hết Tết về, bông hoa đủ màu sắc được trưng bày khắp mọi nơi từ nhà ra ngõ. Thế nhưng đa số những người nông dân trồng hoa ở Việt Nam không thu lợi được nhiều sau khi họ bỏ công vất vả vun trồng.
Photo courtesy of vietpress.vn
Nỗi khó nhọc
Ai đã từng đặt chân tới xã Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp thì chắc rằng sẽ không bao giờ quên được những luống hoa nhiều màu sắc đan xen lẫn trong cánh đồng lúa bạt ngàn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long với cuộc sống và công việc thường nhật của những nông dân trồng bông.Nhiều giỏ hoa với những cái tên nghe rất quê mùa nhưng rất đẹp như bông vạn thọ sắc vàng sắc cam, bông mồng gà đỏ thẫm, bông cúc mâm xôi hay cúc xơ mít vàng tươi rực rỡ trong nắng bên cạnh những chùm hoa hồng tỉ muội nho nhỏ xinh xinh được chuẩn bị sẵn sàng cho chợ hoa ngày Tết ở khắp các tỉnh thành. Để có được thành quả như vậy, những nông dân trồng bông phải chuẩn bị ngay từ những tháng đầu năm.
Những chậu tắc xum xuê quả (hay còn gọi là “trái hạnh” với ý nghĩa hạnh phúc sum vầy) được chuẩn bị từ khoảng tháng 3 qua các khâu đặt giống, chuẩn bị giỏ với phân ủ đã qua công đoạn xả bớt chất mặn, sau đó mang về và chăm sóc cẩn thận từng chút một để bán trong mấy ngày giáp Tết sang năm. Còn đa số các giống hoa được gieo mầm từ khoảng giữa tháng 8, phải bón phân tưới nước thường xuyên thì mới có những bông hoa to đẹp.
Các loại mai, đào phải trồng cả một vườn và mất nhiều thời gian thì mới có thu hoạch. Các loại hoa này đòi hỏi sự chăm sóc rất công phu, kỹ lưỡng. Phải có kinh nghiệm rất nhiều để biết tùy theo thời tiết mà lặt lá, lãi mầm cho hoa nở rộ vào đúng 3 ngày Tết. Công việc lặng thầm cả năm với hy vọng được trúng một mùa bông Tết đủ để trang trải cho những chi tiêu chính như mua sắm vật dụng trong gia đình, tiền học phí của con cái, cái ăn cái mặc cũng như vốn liếng để chuẩn bị cho một mùa bông năm sau.
Thường thì những nông dân trồng bông phải làm thêm những công việc khác như trồng lúa, buôn bán lặt vặt để mua thuốc men, dành cho đám tiệc và những chi phí phát sinh. Thế nhưng, những ngày chợ Tết thường không được như mong muốn. Tâm lý người mua bao giờ cũng chờ đến giờ chót với hy vọng mua được giá rẻ còn người bán thì phải bán đổ bán tháo để còn về cho kịp giao thừa. Bác Hai, một nông dân cả đời trồng bông chia sẻ:
“Trồng bông đi bán là không bao giờ bỏ, bao nhiêu cũng bán, bán đổ bán tháo, bán lấy tiền cơm về. Còn bây giờ thành phố quy định tới 12 giờ trưa sẽ hú còi, nếu không dẹp sẽ bị xúc bỏ hết. Người bán bông nhờ từ 12 giờ trưa tới chiều ngày 30 Tết nhưng tới 12 giờ là thành phố không cho bán nữa. Mấy năm rồi là người ta lỗ lã về vấn đề đó dữ lắm. Họ lại xúc hết trơn, không thôi thì họ giật khủng khiếp lắm”.
Còn những nông dân trồng bông bán quanh năm thì sao? Chị Minh Hương, một người chuyên trồng hoa cúc ở Đà Lạt cho biết các loại hoa như cúc đóa, cúc kim cương, cúc pha lê, cúc thạch bích hay bông chùm bán được suốt năm, đặc biệt trong những ngày rằm thì mức tiêu thụ rất cao. Từ giai đoạn cấy phôi cho đến khi thu hoạch thì công việc phun thuốc trừ sâu là quan trọng nhất.
Dù thời tiết ở Đà Lạt có mưa nhiều, số lần tưới nước có giảm đi thì vẫn phải phun thuốc trừ sâu đều đặn để phòng ngừa hoa bị sâu bệnh hay nhiễm nấm. Vào thời điểm 3 ngày từ ngày 12 đến ngày 14 của tháng dù tất bật để chuyển hoa đi khắp mọi nơi trong cả nước để bán cho ngày rằm nhưng dường như những nông dân trồng hoa cúc không mỏi mệt trước những thành quả mà họ có được. Tuy nhiên, họ bỏ nhiều công khó để chăm sóc nhưng những gì họ thu về lại không xứng với công sức đã bỏ ra. Chị Minh Hương cho biết:
“Tiêu thụ thì nhiều nhưng giá thành hạ hơn hồi trước. Cách đây 10 năm 1 cây bông có giá 1 ngàn đồng trong khi phân urê cũng 1 ngàn/kg. Bây giờ phân urê lên giá 10 ngàn/kg nhưng cây bông vẫn cứ giá 1 ngàn. Nông dân bây giờ chỉ đủ sống thôi chứ không thể dư dật giàu có như hồi xưa được”.
Niềm đam mê
Dù không được giàu có, dù xu hướng hoa giả ngày càng thịnh hành
nhưng những nông dân chuyên trồng hoa bán quanh năm như chị Minh Hương
vẫn duy trì cái nghề cái nghiệp của mình. Họ quan niệm rằng ngày Tết,
ngày cúng ông bà thì không thể dùng bông giả được. Có những người theo
truyền thống không bao giờ dùng bông giả, dù nghèo không có tiền, người
ta vẫn mua bông thiệt tuy có xấu.
Hiện nay, trước tình trạng nông dân không còn đất nông nghiệp để canh
tác do quá trị đô thị hóa và cuộc sống có phần “héo hắt” như những cánh
hoa tàn, nhiều nông dân trồng bông phải tìm kế sinh nhai bằng phương
cách khác. Những nông dân có thể trụ lại với nghề chỉ vì lòng đam mê của
họ. Điển hình như trường hợp của chị Nguyên, một người làm việc trong
một công ty chuyên trồng hoa lan Hồ Điệp của Đài Loan. Với những kinh
nghiệm tích lũy được cùng số vốn dành dụm và sự hỗ trợ của những người
thân, chị Nguyên bắt đầu trồng những chậu hoa lan Hồ Điệp đầu tiên của
riêng mình với niềm tin một ngày không xa những chậu hoa này sẽ được
xuất khẩu khắp năm châu.
Để có những nhánh lan Hồ Điệp tươi xinh rực rỡ, chị Nguyên phải nhập
những mô cấy từ Đài Loan về, phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, phải tưới
nước bón phân, phải chăm sóc tỉ mỉ từng nhánh hoa một và nếu tiết trời
quá lạnh còn phải có hệ thống sưởi cho hoa. Chị Nguyên cho biết phải kết
hợp rất nhiều yếu tố trong công việc này.
“Nói chung là kết hợp tất cả mọi thứ: cơ sở hạ tầng và kỹ thuật,
khí hậu và phân thuốc. Để trồng hoa lan Hồ Điệp không chỉ có một yếu tố
mà thôi. Cơ sở hạ tầng nhà kính phải tốt thì hoa mới có chất lượng tốt.
Tuy nhiên, nhà kính tốt không cũng không được, phải có thêm lượng phân
thuốc cho đúng thời hạn”.
Những nông dân trồng bông mà Hòa Ái tiếp xúc đều chia sẻ là dù khó
nhọc, dù phải bỏ nghề nhưng niềm đam mê của họ không bao giờ tàn. Những
người như bác Hai ở xã Tân Quy Đông bây giờ đã già, không còn sức để
trồng bông bán Tết nữa nhưng vẫn ra vào sân trước sân sau, trồng vài
chậu bông cho đẹp nhà cửa và cho đỡ nhớ nghề.
Nhân dịp xuân về, mong rằng chính phủ sẽ quan tâm và có những giải
pháp hỗ trợ cho nghề truyền thống này để nét văn hóa chợ hoa ngày Tết
không bị mai một trong những ngày về sau và để những buổi chợ cuối năm
vẫn còn đó lời chào mời chơn chất của người nông dân: “bông tui trồng
đẹp lắm à. Mua đi, tui bán rẻ cho”.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 246
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0246
Monday, October 17, 2016
TRUYỆN TÙ, VƯỢT BIÊN - TÙ BINH - DÂN LÀM BÁO
Monday, January 28, 2013
NGỌC ĐẸP * BÀ BẢY VƯỢT BIÊN
BÀ BẢY VƯỢT BIÊN
NGỌC ĐẸP
Chuyến đi vượt biển để tìm tự do của tôi rất là
may mắn, không gặp cướp biển mà chỉ bị sóng biển và mưa gió nhưng cũng
đủ để làm tôi hoảng hốt không dám vượt biển lần nữa. Dần dần tôi quen
với mọi người chung quanh, tôi mới biết được là mọi người đến đảo đều
mang theo một câu chuyện vượt biển khác nhau mà nơi dừng chân lại giống
nhau, đó là tìm tự do.
Tôi ở lại “khu C” là nơi trung tâm sinh hoạt của đảo Pulau Bidong bây giờ, gần bãi biển, chợ, trường học, thông tin văn hóa, gần cả nhà thờ, chùa v v… Buổi chiều ở đảo cuối năm sao mà mưa thật lớn, mưa ngập cả lối đi, cơn mưa kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ, có thông báo trên đài phát thanh, có tiếng nghe được có tiếng nghe không. Nhưng chúng tôi vẫn đoán được là có người mới đến đảo. Một số người cùng xóm đã mặc áo mưa đến hội trường để đi tìm người thân, nhưng lúc về họ bảo rằng chẳng thấy ai quen cả. Nghe nói đâu toàn là đàn bà con nít, điểm khởi hành là vùng miền Tây sông Hậu Giang. Chẳng có ai là dân xứ khác cả, tôi nghe đến đây thì vội mừng, lát nữa trời tạnh mưa tôi sẽ đến hội trường tìm người than hay bạn bè gì đó, biết đâu sẽ tìm được người quen, đem về ở cùng nhà cho vui. Cùng người bản xứ thì lúc nào cũng vui hơn.
Trời vừa dứt cơn mưa, tôi đang loay hoay với bữa cơm chiều nấu chưa xong, thì có một anh chàng đến tìm tôi và bảo: “Nhà chị có hai người phải không?” Tôi đáp: “Dạ, đúng như vậy!” Anh nói tiếp: “Chị đón người mới nhập trại, chỉ có nhà chị chưa đủ 15 người, ngoài ra những nhà khác đông lắm, không thể ở được, đây là một gia đình xin chị đón tiếp giùm”.
Trong đầu tôi nghe loáng thoáng 15 người. Trời ơi? Sao mà đông thế. Qui định chỉ có 10 người cho một căn, mà bây giờ lên đến 17 người, không biết làm sao bây giờ. Anh ấy quay trở về phòng làm việc, và một lúc sau anh tay xách nách mang vài thứ gì đấy cùng với bà mẹ khá lớn tuổi ngoài 50, cùng với lũ trẻ 14 nhập chung nhà với tôi.
Tôi chỉ cho bà chỗ nghỉ, rồi phụ giúp mấy đứa bé tắm rửa. Cơm chiều cũng đã xong, tôi mừng thầm, bà mẹ với 14 đứa trẻ thì vui mừng nhà lắm. Vài ngày sau, tôi mới biết bà không phải là mẹ của chúng nó, đứa gọi bằng bà nội, đứa gọi bằng bà ngoại, có đứa gọi bằng bà. Sao bà can đảm thế, dẫn cả lũ nít di vượt biển, tôi khâm phục bà lắm. Tôi và em tôi tìm cách nói chuyện với bà, nhưng bà không nói chỉ gật đầu với lắc đầu, đưa tay làm hiệu thế là xong.
Cứ mỗi lần ăn cơm với bà, bà chỉ để đôi đũa lên trên chén cơm rồi khấn nguyện điều gì khá lâu, xong bà để chén cơm xuống ngay miệng định ăn, thì nước mắt của bà cứ tuôn tràn, rồi bà ngưng không ăn được. Động tác như vậy, cứ lập đi lập lại nhiều lần. Hình như chén cơm của bà đã đầy cả nước mắt. Bà ăn được một phần chén cơm, rồi lại bỏ đi nằm. Bà luôn luôn nằm quay mặt vào vách, tiếng khóc nghe nức nở lắm. Tôi thông cảm cho bà, tình trạng những người mới tới đảo, ai cũng nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người thân. Suốt ba tuần lễ ở chung, bà chỉ nói câu “Cám ơn cháu", vậy là xong. Những đứa trẻ đi theo bà, đứa lớn nhất 9 tuổi, còn nhỏ nhất là 2 tuổi. Tôi săn sóc hai đứa trẻ nhỏ nhất cho bà, còn những đứa khác có đứa tự lo lấy cũng được.
Ít lâu sau, tôi mới nấu cơm đãi bà. Bà trông khoẻ hơn trước, nhưng nỗi buồn niềm tâm sự ảo não. Trong buổi cơm, chẳng có gì đặc biệt, toàn bộ thực phẩm được cấp. Nhưng tôi làm rất nhiều món, trước khi ăn cơm, tôi cẩn thận nói với bà: “Thưa bác, ngày mai hai chị em con sẽ rời trại, để trại chuyển tiếp. Bữa cơm hôm nay là bữa cơm chia tay với bác“. Tôi mới nói đến đây, bà ôm chầm lấy hai chị em tôi, lại khóc nữa, sao bà nhiều nước mắt thế! Tôi cầm tay bà, tay bà lạnh khô cứng, có lẽ vì làm việc quá nhiều.
Ăn cơm xong, hai chị em tôi bận rộn với việc rời đảo ngày mai, bà đến bên cạnh tôi ngồi xuống và nói: “Cảm ơn hai cháu nhiều lắm, nếu không có hai cháu bà không thể nào chăm sóc cho đám trẻ này được“. Và bà tự giới thiệu bà là bà Bẩy rồi nói: “Cháu cứ gọi bác như thế!” Tôi ở với bà gần một tháng mới biết được tên bà.
Xong bà nói tiếp:
“Con gái của bác, nếu nó còn sống thì nó cũng cỡ tuổi cháu, hình dáng bề ngoài và giọng nói cũng giống như cháu. Mỗi lần nhìn cháu bác lại nhớ đến nó. Nay tụi cháu đi rồi, thì nhà này buồn lắm“. Tôi an ủi bà, càng an ủi bà càng khóc, tôi không biết phải làm sao? Có lẽ bà muốn gắn chặt tôi với bà hay bà muốn nói với tôi điều gì đó. Tôi nói với bà: “Sau này bác có đến trại chuyển tiếp, bác tìm con“. Tôi đưa tên họ và địa chỉ cho bà. Bà bảo bà không biết đọc chữ. Tôi hỏi quê quán bà, mới biết bà ở ngay đầu xóm quê ngoại tôi. Bây giờ tôi nhìn rõ, bà đã đến nhà ngoại tôi vài lần, trong lúc nghỉ hè, tôi có ở đó chơi.
Còn nhớ bà đem
biếu ngoại tôi nhánh cau giòn mới hái. Đến thăm nhau hàng ngày, mà sao
bây giờ bà đến đây rồi. Bà vui mừng ôm chầm lấy tôi, hình như bà đã tìm
được an ủi và nỗi nhớ thương. Lúc này, bà mới cẩn thận kể lại chuyện
vượt biển của bà cho tôi nghe. Câu chuyện chưa kết thúc, thì đêm cũng
tàn, bà quá mệt mỏi và sang mai tôi lại rời đảo. Bà kể:
“Chuyến đi của tôi rất nhiều tốn kém. Tầu lớn, máy móc đem theo nhiều, vì tàu đa số là đàn bà và trẻ em, cùng với mấy đứa con của bà, rể, dâu, cháu nội và cháu ngoại gọi bà bằng cô, bằng dì. Để bảo đảm không bị công an bắt, ba đứa con của bà vừa cải tạo xong chúng nó muốn đi an toàn, chúng tôi phải tốn 10 cây vàng để che mắt tụi công an đưa chúng tôi ra khỏi hải phận.
“Chuyến đi của tôi rất nhiều tốn kém. Tầu lớn, máy móc đem theo nhiều, vì tàu đa số là đàn bà và trẻ em, cùng với mấy đứa con của bà, rể, dâu, cháu nội và cháu ngoại gọi bà bằng cô, bằng dì. Để bảo đảm không bị công an bắt, ba đứa con của bà vừa cải tạo xong chúng nó muốn đi an toàn, chúng tôi phải tốn 10 cây vàng để che mắt tụi công an đưa chúng tôi ra khỏi hải phận.
Ra tới hải phận quốc tế trên tầu là 74 người cùng chúc mừng nhau vượt khỏi hiểm nghèo, đi biển không như mình tưởng tượng được. Trải qua một đêm rồi đến ngày hôm sau, khoảng 4 giờ chiều, tàu chúng tôi gặp một tàu mà chúng tôi tưởng là tàu cứu người ngoài khơi, mọi người đều náo nức vui mừng vì có tàu cứu giúp. Không ngờ, tầu ấy cặp vào tàu chúng tôi, một số người nhảy vọt lên, người cầm dao, người cầm cây. Tất cả 9 người, ai cũng có vũ khí đe dọa, chúng ra dấu bảo đưa tiền, vàng. Chúng tôi trên tầu ai cũng đưa cho để được thoát nạn. Xong, chúng bỏ đi, khoảng hai tiếng đồng hồ sau, lại có một nhóm khác nữa đến, cứ thế cho đến ngày thứ hai, tổng cộng bọn cướp tàu chúng tôi là năm lần. Chúng tôi bàn với nhau, tất cả tài sản mà mình mang theo hãy bỏ chung với nhau, mỗi lần gặp cướp lại chia ra một ít, như thế hay hơn để bảo đảm an toàn.
Mọi người đồng ý với nhau, thêm hai chiếc tàu cướp tới nữa, chúng tôi lại đưa tiền cho họ. Có lẽ chê ít hay sao đó, họ tách rời phụ nữ ra, dẫn sang tàu chúng, tất cả 17 cô gái, xong họ hãm hiếp, mặc cho tiếng kêu cầu cứu gào thét của phụ nữ, xong họ trả phụ nữ lại tàu. Chúng nó bàn tính với nhau rất lâu rồi quyết định đục thủng thuyền của chúng tôi, phá cho hư máy, tất cả lương thực nước uống mang theo đều bị chúng quăng xuống biển. thuyền của chúng tôi bị nước ngập tràn phân nửa, mọi người bắt đầu lo sợ, và hì hục tát nước ra. Đến nửa đêm, ai nấy đều mệt và cứ để cho thuyền trôi. Phần vì bị say sóng, phần thì đói lạnh, khát nước, nên đã ngủ thiếp đi. Vào lúc nửa đêm, sóng to bắt đầu nổi dậy, ai cũng lo sợ thuyền của mình bị chìm, phụ nữ thì lo ôm con vào lòng, thanh niên thì lo tát nước, tiếng khóc của trẻ em tiếng to tiếng nhỏ, phụ nữ bị hãm hiếp thì chỉ biết ôm gối ngồi khóc thút thít, hình như tiếng khóc đó không ngưng được. Trên tàu, trẻ em đòi mẹ cho ăn, rồi tiếng chửi thề của ai đó trên tàu “Cướp gì thì cướp, tại sao còn quăng hết đồ ăn xuống biển, bây giờ trẻ em đói lấy cái gì mà ăn“. Hình như lúc nào trên tàu cũng có tiếng phàn nàn tụi cướp quá dã man.
Mờ mờ sang hôm sau, chúng tôi lại thấy xuất hiện thêm hai tàu trước mặt, không ai đoán sai cả, đó là tàu cướp. Chúng cướp gì nữa bây giờ, trên tàu đâu còn gì để cướp, đồ quí giá, đồ ăn, đồ dụng, phương tiện vượt biên đắm chìm cả dưới lòng đại dương. Đàn bà, con gái đã bị chúng hành hạ, bây giờ còn đến làm gì? Thôi thì cứ xuôi theo định mệnh là xong. Thuyền chúng cặp hai bên thuyền của chúng tôi, sau vài phút quan sát, tất cả bọn chúng độ khoảng 20 người, đến từng người lục soát. Hỏi han la lối, mọi người trên tàu không ai trả lời. Không hiểu họ nói gì, nhưng chúng tôi cũng thừa biết rằng họ muốn vàng và đồ quí giá, tiếng trẻ con càng khóc lớn hơn nữa. Trên tầu bọn cướp không còn tìm ra thứ gì đáng giá nữa, chúng bèn kéo tất cả phụ nữ lên đằng trước mũi tàu, những đứa bé khóc la đòi mẹ, bọn cướp vẫn không màng quan tâm đến. Chúng xô đẩy chị em phụ nữ qua hai tàu của chúng, còn lại năm phụ nữ chúng lấy dây trói lại hết, lột quần áo quăng xuống biển và chúng đè họ hãm hiếp trước mũi tàu, trước bao cặp mắt của mọi người, tiếng la hét của những người bị hiếp, tiếng cầu cứu của những người bị bắt đi, nghe sao mà thê thảm quá! Trên tàu, phụ nữ chỉ còn lại có tôi, có lẽ bọn cướp chê tôi quá già, xấu xí, nhờ vậy tôi thoát được cảnh này.
Đau đớn hơn nữa là con dâu tôi, ôi sao mà tội quá! Con dâu tôi vừa mới cưới đầu năm, cuối năm tôi dẫn đi vượt biên với cái bụng đã căng tròn, hình dáng bên ngoài rất là mệt mỏi, phần vì đói, không quen đi biển lại mang thai lớn. Mà bọn cướp cũng không tha cho nó. Giờ đây nằm giống như người chết trên mũi tàu, toàn thân nó không có thứ gì để che, con trai của tôi (chồng nó) không thể chịu được cảnh vợ mình mang bầu mà lại bị hãm hiếp, nó đứng dậy chạy tới, xô tên cướp sang một bên. Tên cướp lao đao té xuống thuyền, xong nó vùng dậy và nói gì đó với đồng bọn, lập ức chúng nó xuất hiện trên tay mỗi đứa đều có một con dao mũi dài và cong, chúng nhảy sang tàu chúng tôi chém. Tất cả mọi người còn sống sót. Có một thằng đưa tay cao chém thật mạnh vào cổ thằng con trai tôi, đầu rớt xuống biển, máu phọt ra, thân thể ngã rầm xuống tàu, tôi nhào tới ôm lấy con, tay chân nó còn run, tim của nó vẫn còn đập, tôi áp mặt vào ngực nó, ôm chặt nó vào lòng. Máu của nó thêm một lần nữa hòa tan vào người tôi và lúc ấy tôi đã chết cùng với con trai tôi, mặc cho chung quanh tiếng la hét, tiếng khóc lóc, tiếng kêu của trẻ em, tất cả cùng tôi chìm vào biển sâu.”
Vừa lúc này, trời ở đảo Bidong có gió lạnh từ biển thổi vào, tôi biết đêm đã khuya, tiếng nói cùng tiếng khóc của bà thì thào bên tai tôi nhỏ dần, nhỏ dần rồi tan biến trong đêm tối. tôi nghĩ bà đã ngủ hoặc vì thương nhớ con mà không thể kể tiếp được giờ phút hãi hung ấy mà bà đã chứng kiến.
Câu chuyện của bà kể cho tôi nghe đến đây coi như kết thúc. Nhưng tại sao bà còn sống và nằm cạnh tôi như bây giờ, tôi thật có nhiều câu hỏi cho bà, nhưng lại không dám đánh thức bà dậy. Sáng mai tôi rời đảo rồi, hoàn cảnh của bà làm tôi rung động, suốt đêm tôi cứ nghĩ lung tung, gia đình bà đã tan nát, không còn nữa, phần máu thịt bà đã tan trong long đại đương, mang theo cả linh hồn và sự sống của bà. Bây giờ bà chỉ còn có cái xác gầy gò khô héo, cùng với trách nhiệm nặng nề là đám trẻ mồ côi của bà. Bây giờ tôi mới hiểu thái độ thờ ơ, lạnh lùng của bà lúc bà mới đến ở với tôi. Tôi lại thấy thương bà hơn bất cứ một ai và tôi cũng không muốn rời bà, tôi muốn ở lại thêm với bà một ít lâu nữa. Nhưng chuyện đó tôi không quyết định được.
Chúng tôi chia tay bà, thông thường mọi người rời trại vui vẻ, hăng hái ra đi mà sao trong lòng tôi còn quyến luyến sâu đậm. Tôi rời trại cứ suy nghĩ mãi …Bà đã chết cùng với con bà trên biển mà tại sao ngày hôm nay bà lại còn kể câu chuyện của bà cho tôi nghe. Thật là một sự huyền bí! chứa trong lòng tôi bao nhiêu câu hỏi mà không sao trả lời được.
Một tháng sau, tôi gặp lại bà tại trại chuyển tiếp của Mã Lai (trại Sangei Besi), bà lại ôm lấy tôi vừa cười vừa khóc, thế là bao nhiêu câu hỏi ấm ức lâu nay đều mang ra nhờ bà giải đáp.
Bà bảo rằng bà đã chết trên con thuyền đầy máu ấy. Rồi cơn mưa buổi tối ấy rất lớn, nước ngập lên cả tầu nữa, ngập đến chỗ của bà nằm, bà cố gắng ngồi dậy, nhưng không sao ngồi được, cả một khối nặng đè lên người bà, bà cố gắng hết sức cũng không lay chuyển được, đó là những người trên tàu chết và đè lên người của bà. Một lúc khá lâu, một cơn sóng biển thật mạnh đánh vào mạn thuyền, hất tung khối đè nặng trên người bà. Bà lật đật ngẩng đầu lên để mà thở trong bóng tối dày đặc của biển, bà cũng không biết được bà đang ở đâu.
Bà sờ soạng trong bóng tối,
bà không nhớ được chuyện gì đã xẩy ra cho bà. Bà đưa tay mò mẫm chung
quanh để tìm phương hướng, đụng phải mạn thuyền rồi bà lần mò đến đó, để
hai tay lên mạn thuyền, hai chân bà đứng trên những xác chết nằm ngổn
ngang trên thuyền, bà nhắm mắt lại, không nghe một cử động nào hay tiếng
người nào đó chung quanh, mà chỉ còn tiếng thì thầm của sóng biển, lúc
này bà mới nhớ ra tàu đã bị cướp và tất cả đã chết. Bà nhắm mắt lại,
nguyện cầu cho những linh hồn đã ra đi, và nguyện cầu cho có một con
sóng lớn tới để mang bà đi cùng với thân nhân của bà. Đến sáng hôm sau,
mặt trời đã lên cao, bà tỉnh dậy bằng tiếng khóc của trẻ em.
Không phải
một tiếng mà rất nhiều tiếng. Bà quay lại nhìn đằng sau khoang tàu, nơi
mà phần dưới để máy chạy, phần trên được che một cái mui để ngồi lái,
không to lắm, khoảng bằng một cái giường để ngủ. Bà run rẩy đi về hướng
ấy, thì ra những đứa trẻ trên tàu đều tập chung ở đó. Không có ai là
người lớn cả, toàn là trẻ em, bà nhìn lại trên tàu, khoảng ba mươi xác
chết nằm ngổn ngang, trôi bồng bềnh qua lại, nước đã vào hơn nửa thuyền,
nước mưa, nước biển và máu trộn chung với nhau. Có những xác chết không
đầu, bà biết trong đó có cả con của mình, dâu, rể và cháu của bà. Bà
không dám nhìn nữa chỉ biết ôm chặt những đứa bé còn lại trên tàu, nước
mắt của bà cứ trào ra. Bây giờ bà chỉ còn có một ước mơ duy nhất là cho
sóng biển nổi lên, mưa thật lớn để tàu bà được chìm trong biển cả, và
tất cả sẽ đoàn tụ bên kia thế giới.
Qua thêm một ngày nữa, tàu bà lênh đênh trên biển đã là ngày thứ năm. Đến trưa hôm ấy bà thấy một chiếc máy bay. Bay tới, bay lui trên đầu bà rồi họ phóng thanh nói gì bà chẳng hiểu, rồi lại bay mất. Vài tiếng đồng hồ sau, cũng chiếc máy bay đó dẫn đến hai con thuyền thật lớn, họ cặp vào tàu bà, rồi lần lượt đưa bà cùng lũ trẻ sang tàu họ. Ngày hôm sau bà đến Bidong cùng 14 đứa trẻ mồ côi, người cứu bà đã phát hiện nhiều xác chết trôi trên biển.
Khi tôi gặp lại bà trên trại chuyển tiếp, bà rất vui mừng vì đoàn tàu của bà được trực tiếp sang Mỹ trong thời gian sắp tới. Hiện nay tôi không biết bà đang ở đâu trên đất nước này. Những đứa bé đó bây giờ thực sự đã trưởng thành, không biết chúng còn nhớ lại chuyến vượt biển đau thương ngày nào không? Lúc ấy là cuối năm 1985 và đang bước vào mùa xuân năm 1986.
Tôi nhớ tàu của tôi đến Bidong trước tàu bà. Tàu của tôi là MB- 464, Nhóm tàu của bà lên đảo cách đó ba tuần...được gọi là MB–474 hay MB-477 Tôi không nhớ rõ lắm
:::Ngọc Đẹp:::
* Tên: Phan Ngọc Đẹp
* Tên thật: Nguyễn Ngọc Đẹp
* Tên thường gọi: Lê Trinh
* Sinh năm: 1961 tại Huyện Kế Sách. Thị xã Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang (lớn lên và vượt biên tại đây)
* Học lực: Tốt nghiệp lớp 12 năm 1980.
* Vượt biên: Năm 1985
* Đến Mỹ năm 1986, học College ra trường năm 1990, đi làm và lập gia đình.
* Gia cảnh: Chồng (Phan Phương) và một bé trai (Phan Khoa Jonathan)
* Cha và anh đều phục vụ cho chế độ VNCH trước 1975. Cha và mẹ hiện sống ở Mỹ. Có bốn chị em gái cũng sống ở Mỹ. Còn một người chị và một người anh kẹt lại Việt Nam sẽ định cư ở Mỹ vào mùa hè 2003. Hiện đang sống tại Portland, Oregon.
PHẠM THẮNG VŨ * TRAO TRẢ TÙ BINH
Những Chuyện Xảy Ra tại Nơi Trao Trả Tù Binh Bên Phe Việt Cộng Và Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến.
Sự cố! Một danh từ mà phe Việt Cộng mang vào thủ đô Sài Gòn của chính quyền miền Nam VNCH ngay sau buổi trưa ngày 30-4-1975. Sự cố, nguyên là từ Hán Việt chỉ một việc vừa xảy ra (Chữ Sự thuộc bộ Quyết, chữ Cố thuộc bộ Phác) nhưng hầu như được hiểu là điều bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó: Máy có sự cố, có sự cố trên đường đi... (Đại Từ điển tiếng Việt, trang 1408). Ít người thuộc phía miền Nam VNCH biết đến danh từ này ngoại trừ những ai đã từng có thời gian làm việc, sống gần với phe Việt Cộng như trong các phiên họp, tù giam ở các nhà lao, nhà máy, khu vực doanh trại bộ đội...
Bài viết này, tác giả viết về các sự cố xảy ra ở những buổi trao
trả tù binh cho phe Việt Cộng trong thời kỳ thi hành Hiệp Định Ba Lê
1973. Trước tiên, tác giả xin giải thích chữ Việt Cộng dùng trong bài
viết là để chỉ chung Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam (tức Mặt
Trận Giải Phóng và sau này họ cải danh là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời
Cộng Hòa miền Nam Việt Nam (sau ngày 6-6-1969) nhưng ai cũng biết cả hai
phe họ đều là một và đều do chính quyền Hà Nội chỉ huy).
Ngoại trừ phần lớn tù binh quân nhân Hoa Kỳ (hầu hết là phi công) được phe Việt Cộng trao trả tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội (giam tập trung ở nhà lao Hỏa Lò sau vụ tập kích Sơn Tây ngày 20-11-1970) thì chỉ có một số rất ít tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh như Úc, Tân Tây Lan... được trao trả tự do tại Lộc Ninh. Về tù binh các bên người Việt thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và Việt Cộng được Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thi hành Hiệp Định Ba Lê) ấn định sẽ được trao trả tại các địa điểm như bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị), Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), Bồng Sơn (tỉnh Bình Định), Lộc Ninh, Minh Hòa (tỉnh Bình Long), Bình Thủy (tỉnh Cần Thơ)...
Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát có tên là International Commission of Control and Supervision (gọi tắt là ICCS) đã ấn định 4 đợt trao trả chính như sau:
Đợt 1 khởi sự từ 12 tháng 2 đến 26 tháng 2 năm 1973 và phía miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7000 (bẩy ngàn) tù binh (bao gồm cán binh trong các lực lượng võ trang cùng tù chính trị) để nhận lại 1032 (một không ba hai) người (thuộc quân nhân, công chức, cán bộ) và 163 tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Đợt 2 khởi sự từ ngày 8 cho đến ngày 13 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng là 5.596 (năm ngàn năm chín sáu) người để nhận lại 1.004 (một ngàn lẻ bốn) người cùng 142 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Đợt 3 khởi sự từ ngày 14 cho đến ngày 19 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7.294 (bẩy ngàn hai chín tư) người để nhận lại 1.214 (một ngàn hai một bốn) người cùng 140 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Đợt 4 khởi sự từ 23 đến tháng 4 năm 1973, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 6.619 (sáu ngàn sáu một chín) người để nhận lại 2.178 (hai ngàn một bẩy tám) người cùng 149 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Mỗi ngày trao trả thường có từ 8 đến 10 chuyến máy bay vận tải C 130 của phía chính quyền miền Nam VNCH chở tù binh phe Việt Cộng đến tại nơi trao trả. Tù binh thuộc Cộng Sản Bắc Việt (các lực lượng chánh qui xâm nhập) được trao trả tại Quảng Trị (bờ sông Thạch Hãn) và tù binh thuộc Việt Cộng miền Nam (gồm tù chính trị, các lực lượng võ trang địa phương...) được trao trả tại nhiều địa điểm ở miền Nam.
Ngoài ra, còn có các vụ trao trả lẻ tẻ không đúng theo kế hoạch mà ICCS đã dự trù. Nơi trao trả tù binh người Việt đầu tiên là tại Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long. Ta biết Lộc Ninh (cấp quận) nguyên là một vùng dân cư hẻo lánh nằm cạnh thung lũng sông Rừng Cấm của tỉnh Bình Long, khi trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa (1972) xẩy ra thì Lộc Ninh lọt vào tay Việt Cộng (vào ngày 7 tháng 4) và kể từ đây, Lộc Ninh trở thành thủ đô của cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Ở Lộc Ninh có một phi trường nhỏ nằm giữa rừng cao su, cách quốc lộ 13 khoảng 1 km (thuộc quyền kiểm soát của trung đoàn 9 Bộ Binh miền Nam VNCH trước đó) và đã trở thành nơi để trao trả tù binh.
Các sự cố đã xẩy ra trong các buổi trao trả mà đều do tù binh phe Việt Cộng gây ra. Trong ngày cuối của đợt 2, một tù binh Việt Cộng tên Nguyễn Văn Chẳng (nguyên là quân nhân thuộc Công Trường 9) trong lúc chờ làm các thủ tục thì đột nhiên, anh ta xin được quay về trại tù (Phú Quốc) thay vì sẽ đi sang phần đất thuộc phe Việt Cộng (các lều dã chiến gần đó) để nhận tư trang mới. Sự chọn lựa của tù binh Nguyễn Văn Chẳng là một bất ngờ, làm bối rối tất cả những nhân viên có nhiệm vụ tiến hành việc trao trả-nhận lãnh người đang có mặt tại chỗ (bao gồm đại diện ICCS, phía miền Nam VNCH cùng phe Việt Cộng). Khi được thông báo tin có tù binh xin ở lại (không về với rừng sâu âm u cùng các đồng đội-đồng chí nữa) thì khá đông các tù binh Việt Cộng khác (từ các lều bên phe Việt Cộng) liền xông đến và đả thương anh Nguyễn Văn Chẳng liền. Các đại diện của ICCS cùng nhân viên phía miền Nam VNCH liền nhẩy vào can thiệp, đám tù binh gây rối bị giải tán và bị buộc phải quay trở về chỗ cũ (các lều dã chiến). Nguyễn Văn Chẳng được các đại diện của ICCS đưa gặp các nhân viên phía chính quyền miền Nam VNCH để làm các thủ tục mới về trường hợp của cá nhân anh (chuyển sang quy chế chiêu hồi) nhưng thật không ngờ, anh ta lại đổi ý lần nữa và xin được trao trả về với đồng đội của mình. ICCS đành tiến hành tiếp các thủ tục bàn giao anh ta cho phe Việt Cộng. Việc anh Nguyễn Văn Chẳng vừa xong thì chỉ chốc lát sau, có một tù binh thứ hai (không rõ tên) xin được ở lại phía chính quyền miền Nam VNCH. Khi được thông báo, các đại diện của ICCS đã vội cách ly anh nầy đến một chỗ khá xa các lều dã chiến của phe Việt Cộng (có lẽ họ rút kinh nghiệm từ chuyện đả thương vừa rồi). Khi các thủ tục cho việc xin ở lại này đã xong, đại diện của ICCS đã hộ tống người thứ hai này ra đến tận máy bay trong chuyến quay về lại phi trường Biên Hòa.
ICCS là tên gọi tắt của International Commission of Control and Supervision mà được dịch là Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thì hành Hiệp Định Ba Lê 1973) nguyên khởi đầu có 4 quốc gia thành viên là Indonesia, Canada, Ba Lan và Hung Gia Lợi. Cuối tháng 7-1973 thì Canada từ bỏ nhiệm vụ và ra khỏi tổ chức ICCS (lý do là một thành viên người Canada bị phe Việt Cộng bắt giam và hăm dọa vô lý do) để liền sau đó, ghế trống này được thế bằng quốc gia Iran (tháng 1-1974) cho đến khi tàn cuộc chiến. Trong cuộc chiến tại Ban Mê Thuột (bắt đầu từ ngày 10-3-1975) phe Việt Cộng còn công khai bắt giữ 2 đại diện ICCS của Indonesia và Iran (cấp đại úy) và chỉ trao trả họ về nước sau khi đã chiếm được toàn miền Nam VNCH. Những phương tiện đi lại của ICCS (máy bay, xe cộ, tàu thuyền...) đều được sơn 4 vạch mầu da cam để tránh ngộ nhận có thể bị tác xạ. Thực tế đã có các vụ tác xạ vào phi cơ trực thăng UH (do phe Việt Cộng gây ra) nhưng được bào chữa là do phi công bay lạc nên phía Việt Cộng hiểu lầm là phía miền Nam VNCH cố tình sơn 4 vạch để bay đánh phá vùng cách mạng. ICCS không hoạt động từ đầu năm 1975 (vì sự vi phạm trắng trợn của phe Việt Cộng khi công khai tiến chiếm tỉnh Phước Long trong ngày 6-1-1975) cho đến khi tự động chấm dứt nhiệm vụ trong ngày 30-4-1975.
Mỗi buổi trao trả đều có mặt đại diện của ICCS và 4 bên gồm Mỹ, miền Nam VNCH, Việt Cộng miền Nam và Cộng Sản Bắc Việt (gọi là Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự (UBLHQS)có trụ sở chính là trại Davis nằm trong phi trường Tân Sơn Nhứt)
Ngày 25-3 (cuối đợt 4) tại phi trường Biên Hòa, trong khi chờ đợi được trao trả cho phe Việt Cộng, 210 (hai trăm mười) tù binh xin được ở lại phần đất của chính quyền miền Nam VNCH thay vì về với phe Việt Cộng. Con số người hồi chánh quá đông đã gây bối rối cho tất cả các thành viên của ICCS cùng UBLHQS nên sự quyết định không được thống nhất. Số tù binh này liền tỏ ý quyết liệt, sẽ tự sát tại chỗ nếu như họ bị buộc phải trả về cho phe Việt Cộng. Cuối cùng ý nguyện của họ được chấp thuận.
Tại sao lại có một con số quá đông tù binh xin chọn được hồi chánh khi mà cảnh xum họp với đồng đội mình chỉ sẽ diễn ra trong khoảng khắc? Câu trả lời sẽ không lạ khi ta quay trở về đợt trao trả đầu tiên tại phi trường Lộc Ninh. Buổi xế trưa ngày 22-2-1973, vừa được trao trả xong thì một nữ tù binh (trong số 904 phụ nữ) tên Bùi (người gốc Bình Định) đã bị bạn đồng tù giết chết trước sự chứng kiến của các nhân viên ICCS cùng UBLHQS. Lý do của việc thủ ác này được các tay thủ ác giải thích vì nữ tù tên Bùi đã phản bội lý tưởng Cách Mạng, là nhân viên của Thiên Nga, làm tay sai cho giặc (phía miền Nam VNCH) khi còn ở trại giam Quy Nhơn, Cần Thơ. Thấy có người bị giết chết, các đại diện của ICCS đòi lập biên bản, phía chính quyền miền Nam VNCH đòi phe Việt Cộng phải trao trả lại các hung thủ để họ sẽ truy tố. Đại diện của phe Việt Cộng (trong UBLHQS) từ chối với lý do người của họ phải để cho họ giải quyết và họ đã hứa sẽ thi hành (có hay không thì không ai biết) khi về tới căn cứ (sâu tuốt luốt trong rừng). Sau cùng, sự việc đành phải để êm xuôi vì trong Hiệp Định Ba Lê không có chi tiết về giải quyết các hành vi bạo động trong việc trao trả tù binh (Điều 8, Chương III). Một sĩ quan thuộc binh chủng Quân Cảnh miền Nam VNCH (tên Đoàn C Hậu) đã kể lại những nữ tù binh tham dự việc thủ ác như sau: " Từ lúc còn ở sân trại giam Cần Thơ cho đến khi chờ lên máy bay C 130 để đến đây (Lộc Ninh), cái đám giặc cái này lúc nào cũng lấy khăn che kín mặt như sợ ai nhìn thấy, biết tụi nó là Việt Cộng... Đâu ngờ đến đây lại giở trò ".
210 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH vì họ sợ hình ảnh thảm sát bởi đồng đội một khi đã bước chân hẳn vào rừng sâu âm u, không còn ICCS hoặc UBLHQS để có thể can thiệp. Những vụ tù binh bị bạn đồng tù giết chết trong các trại giam (Phú Quốc, Côn Đảo...) không xa lạ với các tù binh Việt Cộng. Nhẹ thì bị vây đánh tập thể, xô té xuống giếng nước (khi tắm rửa-giặt giũ)... Nặng thì bị móc bóng đèn (1 hoặc 2 mắt), lấy ráy tai (cây sắt đâm xuyên qua 2 tai)... và có thể tin tức về vụ giết người tại phi trường Lộc Ninh (trong buổi trao trả ngày 22-2-1973 kể trên) đã được các quân nhân Quân Cảnh miền Nam VNCH kể lại cho các tù binh nghe. Địa ngục trần gian mà phe Việt Cộng thường kể về các trại tù binh của chính quyền miền Nam VNCH (tại Phú Quốc, Côn Đảo...) chính là vì có những quỷ sứ (cái gọi là chi bộ Đảng CS trong nhà tù) sống lẫn lộn trong các phòng giam chứ không là ai khác.
Trong các buổi trao trả, tổng cộng có tất cả là 240 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại phần đất thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH (chuyển sang quy chế chiêu hồi) và không hề có một tù binh phía miền Nam VNCH nào xin được ở lại với phe Việt Cộng.
Có khi vì sốt sắng muốn bắt liên lạc với giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, tháng 2-1967, chính phủ Hoa Kỳ khẩn khoản với chính quyền miền Nam VNCH trả tự do vợ của 2 nhân vật quan trọng (của phe Việt Cộng miền Nam) là bà Phạm Thị Yến (vợ của Trần Bửu Kiếm) và sau đó vào tháng 12-1967 lại giao thêm bà Mai Thị Vàng (vợ của Trần Bạch Đằng) như một cử chỉ muốn thương thảo dù khi đó phía quân đội Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam VNCH đang ở thế thượng phong tại các chiến trường. Kết quả là trận Tết Mậu Thân 1968 cho thấy thái độ Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam có muốn thương lượng tìm giải pháp hòa bình hay không.
Đặc biệt có một tù binh phe Việt Cộng (thuộc thành phần chính trị) được phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả nhưng phe Việt Cộng cương quyết không tiếp nhận dù biết rõ nhân thân tù binh này là đảng viên Cộng Sản (được kết nạp vào đảng ngày 3-2-1966), có bí L.71 khi y hoạt động trong nội đô Sài Gòn. Tù binh đó là Huỳnh Tấn Mẫm, người có thời là quyền Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (1969). Huỳnh Tấn Mẫm sinh năm 1943 tại Gia Định (ngoại ô Sài Gòn), sinh viên Đại học Y Khoa (1963)... Phe Việt Cộng giao cho Mẫm nhiệm vụ bằng mọi cách y phải nắm được những vị trí hợp pháp, công khai trong tập thể sinh viên để dấy lên mạnh mẽ phong trào sinh viên-học sinh đấu tranh ngay tại thủ đô Sài Gòn và y đã thi hành các việc phá rối-trị an như: Đốt xe Mỹ, Hát cho đồng bào tôi nghe (kêu gọi phản chiến có một phía), Chống Quân Sự Học Đường...
Sau 2 vụ Biệt Động Thành Việt Cộng (T4) ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật (ngày 28-6-1971) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (ngày 10-11-1971) thì Huỳnh Tấn Mẫm bị bắt giam (ngày 5-1-1972) cho đến 20-2-1974 thì phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả y tại Lộc Ninh (chung với gián điệp Huỳnh Văn Trọng, luật sư Nguyễn Long, sinh viên Cao Thị Quế Hương...) nhưng phe Việt Cộng đã từ chối. Phía chính quyền miền Nam VNCH đành phải đưa Mẫm trở về, nhưng biết chắc nếu thả ra, y ta sẽ lại lãnh đạo một số sinh viên-học sinh ở thủ đô Sài Gòn và lợi dụng luật pháp để tiếp tục phá rối trị an xã hội. Chính quyền miền Nam VNCH đã giam y tại nhà lao Chí Hòa rồi chuyển sang giam tại Tổng Nha Cảnh Sát. Hai tháng sau, ngày 21-4-1974, Mẫm được chuyển ra trại chiêu hồi tại eo biển Lagi-Hàm Tân cho đến tháng 4-1975 thì nhân viên coi trại chuyển Mẫm về giam tại Sài Gòn (bót cảnh sát gần Thảo Cầm Viên). Ngày 29-4-1975, Mẫm được trả tự do và ngay sau đó (buổi tối) y lên tiếng trên hệ thống truyền thanh (Radio và Truyền hình), ngỏ lời cám ơn những người đã ủng hộ y và y yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH thả hết tù chính trị, kêu gọi đồng bào hãy ở lại, đừng di tản ra nước ngoài.
Tại sao phe Việt Cộng lại cố tình không tiếp nhận tù binh Huỳnh Tấn Mẫm (nêu lý do Mẫm là sinh viên, không phải là tù binh (trong các lực lượng võ trang) và yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH trả Mẫm về với gia đình). Có người cho là phe Việt Cộng làm vậy vì họ còn muốn lợi dụng Mẫm (ở thế hợp pháp sống trong lòng nội đô Sài Gòn) nhưng làm vậy, họ đã đẩy Mẫm phải tiếp tục cảnh tù đầy (bởi các quyết định của đồng chí mình). Phe Việt Cộng đối xử với Mẫm như vậy vì có thể thấy nếu tiếp nhận y vào mật khu thì khi có dịp tiếp xúc với các người trẻ khác (thanh niên dễ hòa đồng với nhau), có thể sẽ y gieo vào đầu óc họ các ý tưởng đấu tranh-biểu tình (như khi y còn hoạt động ở nội đô Sài Gòn). Và, nếu sự việc có vậy thì họ sẽ giải quyết trường hợp y ra sao? Làm giống như chính quyền Hà Nội đã làm (bắt tập trung cải tạo) với những công nhân (hồi hương từ nước Pháp về miền Bắc Việt Nam ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến) đã lãn công, biểu tình (trước nhà máy) khi thấy công đoàn (đoàn viên đoàn Thanh Niên Lao Động) chà đạp quyền lợi của một số công nhân trong phân xưởng làm việc. Tốt hơn hết để cho chính quyền miền Nam VNCH tiếp tục giam cầm Mẫm trong bối rối (tìm cách giải quyết).
Nhìn các con số tù binh được trao trả trên đây, ai cũng thấy phía chính quyền miền Nam VNCH trả tự do nhiều người hơn bên phe Việt Cộng. Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.
Phe Việt Cộng thường rêu rao phía chính quyền miền Nam VNCH thường cố tình ém nhẹm con số tù binh và họ phải làm dữ (tiếp tục đấu tranh) thì phía chính quyền miền Nam VNCH mới trao trả 3.506 (ba ngàn năm không sáu) tù binh cho đợt cuối cùng (từ ngày 8-2 đến ngày 7-3-1974). Trong các phiên họp của UBLHQS tại trại Davis, phe Việt Cộng vẫn lải nhải nói là không còn giam giữ bất kỳ một tù binh thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và giải thích tù binh phía chính quyền miền Nam VNCH bị bắt trong chiến dịch Lam Sơn 719 là do Pathet Lào cầm giữ (trường hợp điển hình là đại tá Nguyễn Văn Thọ (Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù) cũng như họ chối nói không biết về các tù binh biệt kích (chương trình OPLAN-34) của miền Nam VNCH bị bắt trên vĩ tuyến 17. Sau ngày 30-4-1975, những tù binh này tiếp tục ở tù thêm nhiều năm thì mới được thả. Về các tù binh Hoa Kỳ, phe Việt Cộng vẫn chối, nói không còn giam giữ bất kỳ người nào khi chiến tranh chấm dứt (quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt vào ngày 29-3-1973) nhưng vào mùa Hè năm 1976, sau khi có sự tiếp xúc giữa nhân viên sứ quán Việt Cộng tại Paris-Pháp Quốc và một cựu nhân viên CIA (Frank Snepp) thì chính quyền Hà Nội đã trao cho chính quyền Hoa Kỳ danh sách mới của 12 quân nhân Mỹ mất tích. Những nguồn tin từ các người tù thuộc chính quyền miền Nam VNCH (thời gian bị tập trung tù cải tạo sau ngày 30-4-1975) cho biết, họ đã từng thấy (tận mặt) các tù binh Hoa Kỳ còn sống tại các trại giam đèo heo hút gió ở miền Bắc VN.
Phía chính quyền miền Nam VNCH đã không thể trao trả cho phe Việt Cộng một tù binh nổi tiếng khác vì lý do người này khăng khăng không nhận cấp bậc và chức vụ thật của y. Đó là Nguyễn Tài (hay Nguyễn Công Tài, con ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan), mang cấp bậc là đại tá và là Thứ trưởng Bộ Công An của Cộng Sản Bắc Việt. Nguyễn Tài bị cảnh sát quốc gia bắt được khi hoạt động gián điệp tại nội đô Sài Gòn nhưng dù đã thấy các bằng chứng về mình (do cảnh sát miền Nam VNCH chưng ra), y vẫn chối, nói một cái tên khác và khai cấp bậc y chỉ là Đại úy. Chính vậy mà phía chính quyền miền Nam VNCH không thể trao trả y cho phe Việt Cộng trong các buổi trao trả tù binh được. Ngày 30-4-1975 Nguyễn Tài được một nhân viên cảnh sát quốc gia giải thoát khỏi nhà lao Chí Hòa nhưng khi về với phe mình thì y đã bị cấp trên nghi ngờ về lòng trung thành của bản thân. Y như trường hợp của các cựu tù binh Việt Cộng khác sau khi được tha, họ phải tập trung tại các trại an dưỡng ở Sầm Sơn-Thanh Hóa và phải buộc làm kiểm điểm nhiều lần y như đang bị ở tù lần nữa. Lãnh đạo phe Việt Cộng có cái suy nghĩ quái gở là khi nhận lãnh tù binh bên phe mình về thì một mặt gọi các tù binh nầy là anh hùng, kẻ chiến thắng... nhưng mặt khác thì lại nghi ngờ về sự trung thành của họ. Thậm chí có lãnh đạo đảng còn muốn các tù binh khi bị sa vào tay chính quyền miền Nam VNCH (tại mặt trận hay trên đường hoạt động) thì người đó nên chết đi còn hay hơn là ở tù (trong tay đối phương) và để cấp trên phải đi lãnh về.
Ngày nào đó, nếu có một tù binh Hoa Kỳ còn sống mà vượt thoát được đến nơi tự do, thì đây sẽ là một sự cố lớn trong các sự cố về việc trao trả tù binh của các bên tham chiến trong thời chiến tranh tại Việt Nam.
Phạm Thắng Vũ
Sep 15, 2012.
Ngoại trừ phần lớn tù binh quân nhân Hoa Kỳ (hầu hết là phi công) được phe Việt Cộng trao trả tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội (giam tập trung ở nhà lao Hỏa Lò sau vụ tập kích Sơn Tây ngày 20-11-1970) thì chỉ có một số rất ít tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh như Úc, Tân Tây Lan... được trao trả tự do tại Lộc Ninh. Về tù binh các bên người Việt thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và Việt Cộng được Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thi hành Hiệp Định Ba Lê) ấn định sẽ được trao trả tại các địa điểm như bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị), Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), Bồng Sơn (tỉnh Bình Định), Lộc Ninh, Minh Hòa (tỉnh Bình Long), Bình Thủy (tỉnh Cần Thơ)...
Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát có tên là International Commission of Control and Supervision (gọi tắt là ICCS) đã ấn định 4 đợt trao trả chính như sau:
Đợt 1 khởi sự từ 12 tháng 2 đến 26 tháng 2 năm 1973 và phía miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7000 (bẩy ngàn) tù binh (bao gồm cán binh trong các lực lượng võ trang cùng tù chính trị) để nhận lại 1032 (một không ba hai) người (thuộc quân nhân, công chức, cán bộ) và 163 tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Đợt 2 khởi sự từ ngày 8 cho đến ngày 13 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng là 5.596 (năm ngàn năm chín sáu) người để nhận lại 1.004 (một ngàn lẻ bốn) người cùng 142 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Đợt 3 khởi sự từ ngày 14 cho đến ngày 19 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7.294 (bẩy ngàn hai chín tư) người để nhận lại 1.214 (một ngàn hai một bốn) người cùng 140 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Đợt 4 khởi sự từ 23 đến tháng 4 năm 1973, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 6.619 (sáu ngàn sáu một chín) người để nhận lại 2.178 (hai ngàn một bẩy tám) người cùng 149 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.
Mỗi ngày trao trả thường có từ 8 đến 10 chuyến máy bay vận tải C 130 của phía chính quyền miền Nam VNCH chở tù binh phe Việt Cộng đến tại nơi trao trả. Tù binh thuộc Cộng Sản Bắc Việt (các lực lượng chánh qui xâm nhập) được trao trả tại Quảng Trị (bờ sông Thạch Hãn) và tù binh thuộc Việt Cộng miền Nam (gồm tù chính trị, các lực lượng võ trang địa phương...) được trao trả tại nhiều địa điểm ở miền Nam.
Ngoài ra, còn có các vụ trao trả lẻ tẻ không đúng theo kế hoạch mà ICCS đã dự trù. Nơi trao trả tù binh người Việt đầu tiên là tại Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long. Ta biết Lộc Ninh (cấp quận) nguyên là một vùng dân cư hẻo lánh nằm cạnh thung lũng sông Rừng Cấm của tỉnh Bình Long, khi trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa (1972) xẩy ra thì Lộc Ninh lọt vào tay Việt Cộng (vào ngày 7 tháng 4) và kể từ đây, Lộc Ninh trở thành thủ đô của cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Ở Lộc Ninh có một phi trường nhỏ nằm giữa rừng cao su, cách quốc lộ 13 khoảng 1 km (thuộc quyền kiểm soát của trung đoàn 9 Bộ Binh miền Nam VNCH trước đó) và đã trở thành nơi để trao trả tù binh.
Các sự cố đã xẩy ra trong các buổi trao trả mà đều do tù binh phe Việt Cộng gây ra. Trong ngày cuối của đợt 2, một tù binh Việt Cộng tên Nguyễn Văn Chẳng (nguyên là quân nhân thuộc Công Trường 9) trong lúc chờ làm các thủ tục thì đột nhiên, anh ta xin được quay về trại tù (Phú Quốc) thay vì sẽ đi sang phần đất thuộc phe Việt Cộng (các lều dã chiến gần đó) để nhận tư trang mới. Sự chọn lựa của tù binh Nguyễn Văn Chẳng là một bất ngờ, làm bối rối tất cả những nhân viên có nhiệm vụ tiến hành việc trao trả-nhận lãnh người đang có mặt tại chỗ (bao gồm đại diện ICCS, phía miền Nam VNCH cùng phe Việt Cộng). Khi được thông báo tin có tù binh xin ở lại (không về với rừng sâu âm u cùng các đồng đội-đồng chí nữa) thì khá đông các tù binh Việt Cộng khác (từ các lều bên phe Việt Cộng) liền xông đến và đả thương anh Nguyễn Văn Chẳng liền. Các đại diện của ICCS cùng nhân viên phía miền Nam VNCH liền nhẩy vào can thiệp, đám tù binh gây rối bị giải tán và bị buộc phải quay trở về chỗ cũ (các lều dã chiến). Nguyễn Văn Chẳng được các đại diện của ICCS đưa gặp các nhân viên phía chính quyền miền Nam VNCH để làm các thủ tục mới về trường hợp của cá nhân anh (chuyển sang quy chế chiêu hồi) nhưng thật không ngờ, anh ta lại đổi ý lần nữa và xin được trao trả về với đồng đội của mình. ICCS đành tiến hành tiếp các thủ tục bàn giao anh ta cho phe Việt Cộng. Việc anh Nguyễn Văn Chẳng vừa xong thì chỉ chốc lát sau, có một tù binh thứ hai (không rõ tên) xin được ở lại phía chính quyền miền Nam VNCH. Khi được thông báo, các đại diện của ICCS đã vội cách ly anh nầy đến một chỗ khá xa các lều dã chiến của phe Việt Cộng (có lẽ họ rút kinh nghiệm từ chuyện đả thương vừa rồi). Khi các thủ tục cho việc xin ở lại này đã xong, đại diện của ICCS đã hộ tống người thứ hai này ra đến tận máy bay trong chuyến quay về lại phi trường Biên Hòa.
Bạn tù Việt Cộng đả thương Nguyễn Văn Chẳng trước sự chứng kiến của các đại diện ICCS và UBLHQS.
Tù binh Việt Cộng thứ hai được đại diện ICCS hộ tống đến máy bay C 130 để về lại phi trường Biên Hòa.
ICCS là tên gọi tắt của International Commission of Control and Supervision mà được dịch là Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thì hành Hiệp Định Ba Lê 1973) nguyên khởi đầu có 4 quốc gia thành viên là Indonesia, Canada, Ba Lan và Hung Gia Lợi. Cuối tháng 7-1973 thì Canada từ bỏ nhiệm vụ và ra khỏi tổ chức ICCS (lý do là một thành viên người Canada bị phe Việt Cộng bắt giam và hăm dọa vô lý do) để liền sau đó, ghế trống này được thế bằng quốc gia Iran (tháng 1-1974) cho đến khi tàn cuộc chiến. Trong cuộc chiến tại Ban Mê Thuột (bắt đầu từ ngày 10-3-1975) phe Việt Cộng còn công khai bắt giữ 2 đại diện ICCS của Indonesia và Iran (cấp đại úy) và chỉ trao trả họ về nước sau khi đã chiếm được toàn miền Nam VNCH. Những phương tiện đi lại của ICCS (máy bay, xe cộ, tàu thuyền...) đều được sơn 4 vạch mầu da cam để tránh ngộ nhận có thể bị tác xạ. Thực tế đã có các vụ tác xạ vào phi cơ trực thăng UH (do phe Việt Cộng gây ra) nhưng được bào chữa là do phi công bay lạc nên phía Việt Cộng hiểu lầm là phía miền Nam VNCH cố tình sơn 4 vạch để bay đánh phá vùng cách mạng. ICCS không hoạt động từ đầu năm 1975 (vì sự vi phạm trắng trợn của phe Việt Cộng khi công khai tiến chiếm tỉnh Phước Long trong ngày 6-1-1975) cho đến khi tự động chấm dứt nhiệm vụ trong ngày 30-4-1975.
Mỗi buổi trao trả đều có mặt đại diện của ICCS và 4 bên gồm Mỹ, miền Nam VNCH, Việt Cộng miền Nam và Cộng Sản Bắc Việt (gọi là Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự (UBLHQS)có trụ sở chính là trại Davis nằm trong phi trường Tân Sơn Nhứt)
Các đại diện của UBLHQS tại một buổi công tác.
Ngày 25-3 (cuối đợt 4) tại phi trường Biên Hòa, trong khi chờ đợi được trao trả cho phe Việt Cộng, 210 (hai trăm mười) tù binh xin được ở lại phần đất của chính quyền miền Nam VNCH thay vì về với phe Việt Cộng. Con số người hồi chánh quá đông đã gây bối rối cho tất cả các thành viên của ICCS cùng UBLHQS nên sự quyết định không được thống nhất. Số tù binh này liền tỏ ý quyết liệt, sẽ tự sát tại chỗ nếu như họ bị buộc phải trả về cho phe Việt Cộng. Cuối cùng ý nguyện của họ được chấp thuận.
210 tù binh Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH thay vì về với đồng chí và rừng núi âm u.
Tại sao lại có một con số quá đông tù binh xin chọn được hồi chánh khi mà cảnh xum họp với đồng đội mình chỉ sẽ diễn ra trong khoảng khắc? Câu trả lời sẽ không lạ khi ta quay trở về đợt trao trả đầu tiên tại phi trường Lộc Ninh. Buổi xế trưa ngày 22-2-1973, vừa được trao trả xong thì một nữ tù binh (trong số 904 phụ nữ) tên Bùi (người gốc Bình Định) đã bị bạn đồng tù giết chết trước sự chứng kiến của các nhân viên ICCS cùng UBLHQS. Lý do của việc thủ ác này được các tay thủ ác giải thích vì nữ tù tên Bùi đã phản bội lý tưởng Cách Mạng, là nhân viên của Thiên Nga, làm tay sai cho giặc (phía miền Nam VNCH) khi còn ở trại giam Quy Nhơn, Cần Thơ. Thấy có người bị giết chết, các đại diện của ICCS đòi lập biên bản, phía chính quyền miền Nam VNCH đòi phe Việt Cộng phải trao trả lại các hung thủ để họ sẽ truy tố. Đại diện của phe Việt Cộng (trong UBLHQS) từ chối với lý do người của họ phải để cho họ giải quyết và họ đã hứa sẽ thi hành (có hay không thì không ai biết) khi về tới căn cứ (sâu tuốt luốt trong rừng). Sau cùng, sự việc đành phải để êm xuôi vì trong Hiệp Định Ba Lê không có chi tiết về giải quyết các hành vi bạo động trong việc trao trả tù binh (Điều 8, Chương III). Một sĩ quan thuộc binh chủng Quân Cảnh miền Nam VNCH (tên Đoàn C Hậu) đã kể lại những nữ tù binh tham dự việc thủ ác như sau: " Từ lúc còn ở sân trại giam Cần Thơ cho đến khi chờ lên máy bay C 130 để đến đây (Lộc Ninh), cái đám giặc cái này lúc nào cũng lấy khăn che kín mặt như sợ ai nhìn thấy, biết tụi nó là Việt Cộng... Đâu ngờ đến đây lại giở trò ".
Nữ tù binh Việt Cộng lấy khăn che kín mặt tại sân trại giam Cần Thơ.
210 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH vì họ sợ hình ảnh thảm sát bởi đồng đội một khi đã bước chân hẳn vào rừng sâu âm u, không còn ICCS hoặc UBLHQS để có thể can thiệp. Những vụ tù binh bị bạn đồng tù giết chết trong các trại giam (Phú Quốc, Côn Đảo...) không xa lạ với các tù binh Việt Cộng. Nhẹ thì bị vây đánh tập thể, xô té xuống giếng nước (khi tắm rửa-giặt giũ)... Nặng thì bị móc bóng đèn (1 hoặc 2 mắt), lấy ráy tai (cây sắt đâm xuyên qua 2 tai)... và có thể tin tức về vụ giết người tại phi trường Lộc Ninh (trong buổi trao trả ngày 22-2-1973 kể trên) đã được các quân nhân Quân Cảnh miền Nam VNCH kể lại cho các tù binh nghe. Địa ngục trần gian mà phe Việt Cộng thường kể về các trại tù binh của chính quyền miền Nam VNCH (tại Phú Quốc, Côn Đảo...) chính là vì có những quỷ sứ (cái gọi là chi bộ Đảng CS trong nhà tù) sống lẫn lộn trong các phòng giam chứ không là ai khác.
Trong các buổi trao trả, tổng cộng có tất cả là 240 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại phần đất thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH (chuyển sang quy chế chiêu hồi) và không hề có một tù binh phía miền Nam VNCH nào xin được ở lại với phe Việt Cộng.
Có khi vì sốt sắng muốn bắt liên lạc với giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, tháng 2-1967, chính phủ Hoa Kỳ khẩn khoản với chính quyền miền Nam VNCH trả tự do vợ của 2 nhân vật quan trọng (của phe Việt Cộng miền Nam) là bà Phạm Thị Yến (vợ của Trần Bửu Kiếm) và sau đó vào tháng 12-1967 lại giao thêm bà Mai Thị Vàng (vợ của Trần Bạch Đằng) như một cử chỉ muốn thương thảo dù khi đó phía quân đội Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam VNCH đang ở thế thượng phong tại các chiến trường. Kết quả là trận Tết Mậu Thân 1968 cho thấy thái độ Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam có muốn thương lượng tìm giải pháp hòa bình hay không.
Đặc biệt có một tù binh phe Việt Cộng (thuộc thành phần chính trị) được phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả nhưng phe Việt Cộng cương quyết không tiếp nhận dù biết rõ nhân thân tù binh này là đảng viên Cộng Sản (được kết nạp vào đảng ngày 3-2-1966), có bí L.71 khi y hoạt động trong nội đô Sài Gòn. Tù binh đó là Huỳnh Tấn Mẫm, người có thời là quyền Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (1969). Huỳnh Tấn Mẫm sinh năm 1943 tại Gia Định (ngoại ô Sài Gòn), sinh viên Đại học Y Khoa (1963)... Phe Việt Cộng giao cho Mẫm nhiệm vụ bằng mọi cách y phải nắm được những vị trí hợp pháp, công khai trong tập thể sinh viên để dấy lên mạnh mẽ phong trào sinh viên-học sinh đấu tranh ngay tại thủ đô Sài Gòn và y đã thi hành các việc phá rối-trị an như: Đốt xe Mỹ, Hát cho đồng bào tôi nghe (kêu gọi phản chiến có một phía), Chống Quân Sự Học Đường...
Sau 2 vụ Biệt Động Thành Việt Cộng (T4) ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật (ngày 28-6-1971) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (ngày 10-11-1971) thì Huỳnh Tấn Mẫm bị bắt giam (ngày 5-1-1972) cho đến 20-2-1974 thì phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả y tại Lộc Ninh (chung với gián điệp Huỳnh Văn Trọng, luật sư Nguyễn Long, sinh viên Cao Thị Quế Hương...) nhưng phe Việt Cộng đã từ chối. Phía chính quyền miền Nam VNCH đành phải đưa Mẫm trở về, nhưng biết chắc nếu thả ra, y ta sẽ lại lãnh đạo một số sinh viên-học sinh ở thủ đô Sài Gòn và lợi dụng luật pháp để tiếp tục phá rối trị an xã hội. Chính quyền miền Nam VNCH đã giam y tại nhà lao Chí Hòa rồi chuyển sang giam tại Tổng Nha Cảnh Sát. Hai tháng sau, ngày 21-4-1974, Mẫm được chuyển ra trại chiêu hồi tại eo biển Lagi-Hàm Tân cho đến tháng 4-1975 thì nhân viên coi trại chuyển Mẫm về giam tại Sài Gòn (bót cảnh sát gần Thảo Cầm Viên). Ngày 29-4-1975, Mẫm được trả tự do và ngay sau đó (buổi tối) y lên tiếng trên hệ thống truyền thanh (Radio và Truyền hình), ngỏ lời cám ơn những người đã ủng hộ y và y yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH thả hết tù chính trị, kêu gọi đồng bào hãy ở lại, đừng di tản ra nước ngoài.
Tại sao phe Việt Cộng lại cố tình không tiếp nhận tù binh Huỳnh Tấn Mẫm (nêu lý do Mẫm là sinh viên, không phải là tù binh (trong các lực lượng võ trang) và yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH trả Mẫm về với gia đình). Có người cho là phe Việt Cộng làm vậy vì họ còn muốn lợi dụng Mẫm (ở thế hợp pháp sống trong lòng nội đô Sài Gòn) nhưng làm vậy, họ đã đẩy Mẫm phải tiếp tục cảnh tù đầy (bởi các quyết định của đồng chí mình). Phe Việt Cộng đối xử với Mẫm như vậy vì có thể thấy nếu tiếp nhận y vào mật khu thì khi có dịp tiếp xúc với các người trẻ khác (thanh niên dễ hòa đồng với nhau), có thể sẽ y gieo vào đầu óc họ các ý tưởng đấu tranh-biểu tình (như khi y còn hoạt động ở nội đô Sài Gòn). Và, nếu sự việc có vậy thì họ sẽ giải quyết trường hợp y ra sao? Làm giống như chính quyền Hà Nội đã làm (bắt tập trung cải tạo) với những công nhân (hồi hương từ nước Pháp về miền Bắc Việt Nam ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến) đã lãn công, biểu tình (trước nhà máy) khi thấy công đoàn (đoàn viên đoàn Thanh Niên Lao Động) chà đạp quyền lợi của một số công nhân trong phân xưởng làm việc. Tốt hơn hết để cho chính quyền miền Nam VNCH tiếp tục giam cầm Mẫm trong bối rối (tìm cách giải quyết).
Nhìn các con số tù binh được trao trả trên đây, ai cũng thấy phía chính quyền miền Nam VNCH trả tự do nhiều người hơn bên phe Việt Cộng. Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.
3 người tù phía chính quyền miền Nam VNCH đổi lấy 1200 người tù phe Việt Cộng.
Phe Việt Cộng thường rêu rao phía chính quyền miền Nam VNCH thường cố tình ém nhẹm con số tù binh và họ phải làm dữ (tiếp tục đấu tranh) thì phía chính quyền miền Nam VNCH mới trao trả 3.506 (ba ngàn năm không sáu) tù binh cho đợt cuối cùng (từ ngày 8-2 đến ngày 7-3-1974). Trong các phiên họp của UBLHQS tại trại Davis, phe Việt Cộng vẫn lải nhải nói là không còn giam giữ bất kỳ một tù binh thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và giải thích tù binh phía chính quyền miền Nam VNCH bị bắt trong chiến dịch Lam Sơn 719 là do Pathet Lào cầm giữ (trường hợp điển hình là đại tá Nguyễn Văn Thọ (Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù) cũng như họ chối nói không biết về các tù binh biệt kích (chương trình OPLAN-34) của miền Nam VNCH bị bắt trên vĩ tuyến 17. Sau ngày 30-4-1975, những tù binh này tiếp tục ở tù thêm nhiều năm thì mới được thả. Về các tù binh Hoa Kỳ, phe Việt Cộng vẫn chối, nói không còn giam giữ bất kỳ người nào khi chiến tranh chấm dứt (quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt vào ngày 29-3-1973) nhưng vào mùa Hè năm 1976, sau khi có sự tiếp xúc giữa nhân viên sứ quán Việt Cộng tại Paris-Pháp Quốc và một cựu nhân viên CIA (Frank Snepp) thì chính quyền Hà Nội đã trao cho chính quyền Hoa Kỳ danh sách mới của 12 quân nhân Mỹ mất tích. Những nguồn tin từ các người tù thuộc chính quyền miền Nam VNCH (thời gian bị tập trung tù cải tạo sau ngày 30-4-1975) cho biết, họ đã từng thấy (tận mặt) các tù binh Hoa Kỳ còn sống tại các trại giam đèo heo hút gió ở miền Bắc VN.
Phía chính quyền miền Nam VNCH đã không thể trao trả cho phe Việt Cộng một tù binh nổi tiếng khác vì lý do người này khăng khăng không nhận cấp bậc và chức vụ thật của y. Đó là Nguyễn Tài (hay Nguyễn Công Tài, con ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan), mang cấp bậc là đại tá và là Thứ trưởng Bộ Công An của Cộng Sản Bắc Việt. Nguyễn Tài bị cảnh sát quốc gia bắt được khi hoạt động gián điệp tại nội đô Sài Gòn nhưng dù đã thấy các bằng chứng về mình (do cảnh sát miền Nam VNCH chưng ra), y vẫn chối, nói một cái tên khác và khai cấp bậc y chỉ là Đại úy. Chính vậy mà phía chính quyền miền Nam VNCH không thể trao trả y cho phe Việt Cộng trong các buổi trao trả tù binh được. Ngày 30-4-1975 Nguyễn Tài được một nhân viên cảnh sát quốc gia giải thoát khỏi nhà lao Chí Hòa nhưng khi về với phe mình thì y đã bị cấp trên nghi ngờ về lòng trung thành của bản thân. Y như trường hợp của các cựu tù binh Việt Cộng khác sau khi được tha, họ phải tập trung tại các trại an dưỡng ở Sầm Sơn-Thanh Hóa và phải buộc làm kiểm điểm nhiều lần y như đang bị ở tù lần nữa. Lãnh đạo phe Việt Cộng có cái suy nghĩ quái gở là khi nhận lãnh tù binh bên phe mình về thì một mặt gọi các tù binh nầy là anh hùng, kẻ chiến thắng... nhưng mặt khác thì lại nghi ngờ về sự trung thành của họ. Thậm chí có lãnh đạo đảng còn muốn các tù binh khi bị sa vào tay chính quyền miền Nam VNCH (tại mặt trận hay trên đường hoạt động) thì người đó nên chết đi còn hay hơn là ở tù (trong tay đối phương) và để cấp trên phải đi lãnh về.
Ngày nào đó, nếu có một tù binh Hoa Kỳ còn sống mà vượt thoát được đến nơi tự do, thì đây sẽ là một sự cố lớn trong các sự cố về việc trao trả tù binh của các bên tham chiến trong thời chiến tranh tại Việt Nam.
Tù binh Mỹ (cấp trung tá) Ronald Dodge còn sống nhăn khi bị bắt nhưng phe Việt Cộng vẫn chối không biết tin tức gì.
Phạm Thắng Vũ
Sep 15, 2012.
Nam Yết chuyển
Sunday, January 27, 2013
DÂN LÀM BÁO * MINH HIẾU
Dân Làm Báo – Bộ Quốc phòng không… đủ sức nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… vào cuộc biển Đông!?
Dân Làm Báo
- Đảng ta bây giờ chém gió thật hay và mị dân cũng thật tài. Bà con
trong thôn xin viết xuống sổ điều này để nhớ mà đòi nợ: nếu Cục kiểm ngư
chộp được một con Tàu, kéo về bờ xử phạt, Dân Làm Báo sẽ đãi cả thôn một thùng… phuy rượu cần của mấy tay bạn nối khố người Rađê. Chuyện gì vậy ta!? Xin mời bà con đọc tiếp để tỏ tường…
*
Chính phủ của đồng chí X vừa mới ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư. Theo nghị định này Cục Kiểm ngư – thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thành lập Lực lượng Kiểm ngư
nhằm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật,
thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên vùng biển
theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/1/2013 và được ban hành sau khi các đồng chí thân thương phía bắc của đảng “tình cờ” (cắt) mần đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02. Thiệt là “may”! Nhờ các đồng chí “bên kia biên giới là nhà” tình cờ nên lãnh đạo đảng ta mới biết là biển Đông không còn bình thường như lời chúa đảng vẫn trấn an. “May” mà cáp đứt đến lần thứ 3 nên đảng lãnh đạo 90 triệu người mới biết “bên này biên giới” biển không còn là của ta.
Té ra các đồng chí thân thương của bác và đảng ta ở xứ vịt tiềm bắc
kinh không chỉ giỡn chơi in hình lưỡi bò liếm toàn bộ biển Đông của ta
lên hộ chiếu của chúng cho… đẹp – mà còn đem tàu giám ngư, tàu hải giám,
tàu thăm dò, tàu đánh cá, nói chung là toàn… Tàu, cày nát biển Đông của ta và tình cờ (cắt) làm đứt cái dây cáp thăm dò (chắc cũng made in china) của tàu Bình Minh. (Từ cắt bị cắt đôi là theo lệnh của đồng chí Huynh Đinh)
Bà con ta có hỏi vậy thì Quân Đội Nhân Dân của Dân ở đâu?
Thứ nhất xin đính chính: QĐND không phải là của Dân mà là của đảng – xin đừng nhìn tên là bắt quàng làm chính chủ.
Thứ hai: ở đâu thì không biết chỉ biết đủ thứ “Tàu” đang quậy nát biển Đông và:
Xếp sòng Quân Đội của đảng – Tượng đái Phành Quang Thung đang đau lưng vì khòm quá độ. Bà con trong thôn muốn tỏ tường sự cố này xin đọc lại: Thái thú – Tượng đái Phành Quang Thung.
Chỉ xin trích đoạn:
Giặc trương bảng hiệu Tam Sa. Giặc đóng dấu lưỡi bò vào bản đồ vào
hộ chiếu khựa dân. Phành Quang Thung làm gì? Dạ thưa Phành tiếp đón
thiếu tướng thiên triều Vương Tây Hân và còng lưng khẳng định:
“Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền
thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương
châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Việc giao lưu trao đổi đoàn ở các cấp
là cần thiết nhằm trao đổi, hợp tác, học hỏi lẫn nhau, tạo sự thân tình,
cởi mở, tin cậy, đồng thời tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa quân
đội và nhân dân hai nước…”
Vậy thì đấm đá gì với đội Kiểm ngư của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu đụng phải Tàu lạ!?
Bộ tính phá nát cái quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống… mà Phành
đại tướng đã nói dùm và nói đại cho quân đội và nhân dân hai nước.
Báo lề đảng cũng thông tin Tàu kiểm ngư là tàu công vụ, phục vụ các nhiệm vụ của kiểm ngư; kiểm ngư viên là công chức.
Lực lượng này sẽ có đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu riêng và Bộ
Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng hải quân, biên phòng,
cảnh sát biển phối hợp hỗ trợ kiểm ngư. Bộ Công an chủ trì, quy định cụ
thể việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ và các thiết bị chuyên dùng
cho lực lượng này…
Trên VnExpress còn đăng bức ảnh này với lời ghi chú: Thành lập kiểm ngư, Việt Nam sẽ có thêm lực lượng để thực thi việc chấp pháp trên biển. Ảnh: Đăng Nguyên.
Đảm bảo đây là thuyền đánh cá hay thuyền… vượt biên và đồng chí
Đăng Nguyên “minh hoạ” lộn. Nếu không thì phải nói… thấy tía Cục Kiểm
ngư. Thuyền bè kiểu này gặp ngư… cá mập còn chết huống hồ gì gặp ngư cá…
Tàu!?
Vì thế cho nên phải thắp nhang khấn cụ Hồ đang ngồi trong am, miếu,
đền, chùa, lăng… phù hộ các đồng chí cháu và chúc may mắn đến Cục kiểm
ngư.
Để xem các “công chức” Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bỏ đất
liền, ruộng vườn ra khơi bảo vệ biển đảo ra sao!? Còn cánh Quân đội Nhân
Dân của ông tướng Thanh chuyên nghề khòm lưng vái giặc bắc và Công
an Nhân Dân của ông tướng Quang chuyên nghề đạp mặt dân Nam coi như đã
thuộc về người nước lạ.
Đảng ta bây giờ chém gió thật hay và mị dân cũng thật tài.
Bà con trong thôn xin viết xuống sổ điều này để nhớ mà đòi nợ: nếu Cục kiểm ngư chộp được một con Tàu, kéo về bờ xử phạt, Dân Làm Báo sẽ đãi cả thôn một thùng… phuy rượu cần của mấy tay bạn nối khố người Rađê.
CHUYỂN HÓA * MINH DIỆN * MINH TRIẾT
Trang Chủ
NGHĨ VỀ NHỮNG LỜI “MINH TRIẾT”
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
MINH DIỆN
Họp dân
Đã muốn quên những lời nói trên diễn đàn và đó đây, không đáng nhớ,
nhưng nó cứ như cái gai đâm vào chân thỉnh thoảng làm nhói đau. Trường
hợp nhà chính khách Nguyễn Minh Triết là như vậy. Ông đã để lại nhiều
câu nói, những lý giải rất chi là “minh triết”!
Chiều qua họp tổ dân phố, nghe phổ biến về việc lấy ý kiến đóng gióp
sửa đổi Hiến pháp. Một người phát biểu là cần phải sửa điều…”; nhưng
chưa nói xong, thì một cán bộ đứng phắt dậy quát: “Sừa, là thế nào?
Không nghe nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói sửa Điều 4 Hiến
pháp là tự sát à?”.
Mọi người ngơ ngác, quay qua hỏi tôi: “Này nhà báo, có chuyện đó
à?”. Tôi Trả lời: “Vâng!”. Một người dân bèn châm rãi nói: “Thế hóa ra
đảng muốn dân mình tự sát à? Mười người thì chín yêu cầu sửa Điều 4
Hiến pháp?”.
Câu nói ấy khiến suốt đêm tôi không ngủ, cứ suy nghĩ về ông Nguyễn Minh Triết.
Chính ông đã nói: “Xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là đồng nghĩa với tự
sát!”. Câu nói của nguyên Chủ tịch nước đang là một vật cản lộ trình dân
chủ. Bởi thế tôi muốn thử liệt kê lại những phát biểu của ông Nguyễn
Minh Triết xem nó có thực sự là “minh triết” không?
Trước hết về Điều 4 Hiến Pháp, mà ông Nguyễn Minh Triết nói “Xóa đi là đồng nghĩa với tự sát”.
Điều 4 trong Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2005), bản sửa đổi, có đoạn viết: “Đảng
cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức
của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Như vậy quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam bao trùm tất cả. Nhà
nước do đảng lập ra, là của đảng, vì đảng, một đội ngũ chỉ chiếm 4% dân
số. Điều này hoàn toàn trái với Điều 2 của Hiến pháp, khẳng định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam, là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân!”.
Định tính của Điều 2, nhắc lại gẩn như nguyên văn định nghĩa về nhà
nước pháp quyền của Abraham Lincoln (1809-1965) , vị anh hùng giải phóng
nô lệ, thần tượng của Karl Marx: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia
mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”. Karl Marx là bậc thầy của Chủ
nghĩa cộng sản, tất nhiên Đảng cộng sản Việt Nam không thể phủ định
Marx.
Điều 83 của Hiến Pháp tương đồng với Điều 2, khẳng định Nhà nước của dân, vì dân và dân có quyền quyết định tối thượng.
Điều 4 đứng sau Điều 2, sửa đổi lại nội dung trái với Điều 2 và Điều
83 trong một bản Hiến Pháp, là vi hiến, nói cách khác, Đảng cộng sản
Việt Nam đã chiếm quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
Vậy bỏ Điểu 4, là đúng pháp luật, hợp đạo lý, tôn trọng lịch sử.
Nhân dân Việt Nam trải qua gần ngàn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm
thuộc địa, hết thế hệ này thế hệ khác đứng lên, không tiếc máu xương,
chiến đấu, với nguyện vọng thiêng liêng là độc lập tự do, dành chính
quyền cho mình, vì quyền lợi của mình. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra
đời, máu xương nhân dân Việt Nam liên tục đổ xuống, cũng với khát vọng
ấy. Bởi thế, nhân dân Việt Nam rất vui mừng khi Điều 4 của Hiến pháp
được xóa bỏ, dân được quyền làm chủ đất nước, toại nguyện khát vọng ngàn
đời.
Đảng cộng sản Việt Nam đã ngắt đoạn lịch sừ, dành hết công lao về mình, tiếm quyền làm chủ đất nước của dân.
Những người cộng sản thế hệ trước có đóng góp xương máu với dân, trải
nhiều gian khổ, nay các vị làm như vậy là không chính nhân quân
tử! Những người cộng sản hiện nay, chẳng những không có công lao, mà
“một bộ phân không nhỏ đã suy thoái về chính trị, tư tưởng, biến chất về
đạo đức”, có kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” đã là “một bầy sâu” mà vẫn “ ăn
mày dĩ vãng” mà còn giữ ghế độc quyền lãnh đạo càng tham lam.
Phải chăng, theo suy nghĩ của Nguyễn Minh Triết, nếu Đảng cộng sản
Việt Nam xóa bỏ điều 4, là buông cái ghế ấy ra, đảng sẽ tiêu vong, là
tự sát? Suy cho cùng, ông nói đúng, nếu làm vậy là coi như đảng tự
sát, chứ không phải nhân dân.
Ông Nguyễn Minh Triết không dám nói thẳng ra, mà dùng cách nói lập
lờ, muốn gộp cả nhân dân vào khái cái khái niệm tự sát của mình là không
ồn. Đó không phải lần đầu mà là thói quen của vị nguyên chủ tịch nước
thường ‘nói vo’ được coi là có tài hùng biện này.
Các cụ ngày xưa có câu: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, nghĩa
là, một lời nói đã phát ra cửa miệng, bốn ngựa đuổi không kịp; nên mỗi
lời nói cần phải hết sức thân trọng. Cũng lại có câu “Phú quý xứng kỳ
đức!”, nghĩa là sự giàu sang phải xứng với cái đức, suy rộng ra, người
làm vương làm tướng phải có tài có đức xứng với cái chức cái quyền, mà
tài đức bộc lộ ra lời ăn tiếng nói hàng ngày, muốn giấu cũng không được.
Ông Nguyễn Minh Triết là người thường nói câu: “cái tâm và cái tầm”
thay cho câu “đức tài”. Không biết ông tự cân đong tâm, tầm mình đến
đâu, nhưng quả thực, nghe khẩu khí của ông qua những lần ông đăng đàn
diễn thuyết thấy không xứng đáng với chức vụ của ông. Ai cũng biết trong
nhiệm kỳ ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư, ông Nguyễn Minh Triết làm
Chủ tịch nước buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của
Nhà nước; Chính phủ ngày càng được toàn quyền mọi thứ. Người ta đã ví
các vị như vua Lê, Chính phủ như chúa Trịnh, đã để cho nạn tham nhũng đã
nguy hại kéo tràn lan thành “bộ phận lớn”, thế thì định lượng về Tâm và
Tài của các vị ở mức nào?
Nhà chính khách của ta nói vo thường để lại những câu nói ấn tượng. Giao lưu với các học sinh nhỏ tuổi ngày khai trường, cụ Tổng Nông đã phải hỏi các cháu: “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?”. Học sinh cười rầm, rồi nhao nhao ồn ào. Không biết sau cuộc giao lưu và phải đi hỏi học sinh về điều đó, cụ Nông lỗi lạc có tự nhận ra giá trị đích thực ‘làm người dễ hay khó’!
Năm 2009 , trong chuyến thăm Cu Ba, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
nói thế này: “Có người ví von Việt Nam, Cu Ba như là trời đất sinh ra.
Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ cho
hòa bình thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba
nghỉ!”. Quy luật từ về giờ trái đất từ khai thiên lập địa vốn tự nhiên
đã vậy, Việt Nam ban ngày thì Cu Ba ban đêm (và ngược lai), không biết
ông định phân công gác” như thế nào?!
Khi Nguyễn Minh Tiết huênh hoang như vậy, Lybi đang bạo loạn, Syri
dấy binh lửa nội chiến, Triều Tiên, Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt
nhân, và trùm khùng bố quốc tế Osama bin Laden chưa bị giết. Ông và
người anh em sinh đôi Cu Ba canh giữ hòa bình kiểu gì vậy?
Bốn mươi tư năm trước, Việt Nam và Cu Ba được Liên xô khoác cho cái
danh: “Tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”, Hồ Chí Minh đã ví Việt Nam,
Cu Ba là hai anh em thay nhau canh giữ tiền đồn ấy. Bây giờ phe xã hội
chủ nghĩa đã tiêu vong rồi, ông Nguyễn Minh Triết còn hoài niệm, bắt
chước một câu nói sáo rỗng, thật vô duyên!
Có lẽ người ta sẽ cho là bịa đặt, thậm chí ghép tội phỉ báng lãnh tụ;
rằng bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo nếu như không có những đoạn băng Vidio
ghi lại cuộc tiếp xúc Kiều bào Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Giữa một đám đông cử tọa đủ mọi trình độ, rất nhiều khác biệt về quan
điểm chính trị, mà Nguyễn Minh Triết như múa gậy góc sân nhà mình. Ông
kể lại cuộc nói chuyện với Tổng thống Mỹ một cách ngây ngô thế này: “Tôi
hoan nghênh ông Obama. Ông ấy tuyên bồ đóng cửa nhà tù Guantanamo mà.
Nhưng mà tôi nói rằng, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ
lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn Obama, mà
tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động
viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ông ấy”. Ôi, đến
mức này thì phải dựng ông Đồ Chiểu dậy: “Ôi thôi thôi, chùa Tân Thạnh
năm canh ưng đóng lạnh…”!
Mình từng lên án nước ngoài can thiệp vào nội bộ Việt Nam, giờ nhân
danh một Chủ tịch nước không ngán ai, giữa đất nước của người ta mà công
khai lớn tiếng “phân hóa nội bộ” người ta, quả là xứng ‘danh nhân đối
ngoại kỳ tài’! Ông Triết tưởng câu nói ngô nghê
của ông phân hóa được nội bộ của Obama chăng? Ông nghĩ Tổng thống Mỹ là
đứa con nít hay sao mà nở mũi nghe ông động viên? Hình như ông đã quen
cách động viên phong trào của một cán bộ dân vận ? Thật mắc cỡ khi phải
làm thần dân của một đấng “minh quân” như thế.
Lẽ ra Nguyễn Minh Triết nên nhờ một ai đó viết cho một bài phát biều
học thuộc lòng, hoặc đừng giấu dốt, cứ cầm giấy mà đọc trang trọng, lịch
sự, đừng làm mảnh giấy con con nhàu nếp gấp cứ lo ló như học trò dùng
“phao”, có khi đỡ làm xấu hổ người Việt Nam. Đằng này ông ra vẻ hùng
biện, vung chân múa tay, phùng mang trợn mắt hùng hồn, làm đệ tử theo
ông ngượng chín mặt. Một nhà báo theo đoàn tháp tùng ông Nguyễn Minh
Triết đi Mỹ nói với tôi như vậy.
Nguyễn Minh Triết tỏ ra kiêu hãnh, tự phụ khi được tham gia nhóm
thành viên không thường trực Hội đồng bào an Liên hiệp quốc, trong khi
10 nguyên thủ quốc gia khác họ rất khiêm nhường. Ông ta nói: “Tôi muốn
nói với các đồng chí và quý vị rằng cái vai trò, cái vị thế của mình
bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng, cũng đúng mực đàng
hoàng lắm đó!”.
Khi bốc đồng như vậy, Nguyễn Minh Triết không nhớ rằng , chì cần
nhấp chuột người ta biết ngay Việt Nam ở vị thế nào? Là thành viên không
thường trực Hội đồng bảo an liên hiệp quốc, đâu phải là thứ bậc để đánh
giá một nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trên thế giới
thì đó mới là tiêu chí bắt buộc. Việt Nam đang ở vị trí có vị 194/197
nước về tự do báo chí, là nước thu nhập thấp nhất khu vực, thua Lào,
Campuchia và là nước xếp tứ 4 về tham nhũng.
Để lấy lòng Tổng thống Nga Putin, Nguyễn Minh Triết nói: “Mỗi chiến
thắng của Nga đều như là chiến thắng cùa chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ Nga
trong xung đột với Gruzia!”. Sao lại thế? Ngay như bạn học dù thân
thiết cỡ nào, cũng đâu có nói bạn học giỏi cũng coi như tôi học giỏi?
Nước Nga bây giờ đâu phải Liên bang Xô Viết, mà dẫu còn như thế, thì
hay ho gì việc cổ vũ xung đột, hơn nữa Việt Nam từng nhờ vảo Gruzia,
giờ vẫn quan hệ bình thường với Gruzia ?! Ít nhất ông cũng hiểu rằng:
Lịch sử không bao giờ lặp lại, cũng không hề đứng yên.
Trong khi hung hăng với Gruzia như vậy, Nguyễn Minh Triết lại khom
lưng, uốn lưỡi trước Trung Quốc. Phải nói từ trước đến nay chưa vị lãnh
đạo nào đề cao “ tình hữu nghị Việt Nam, Trung Quốc” kêu vang như
Nguyễn Minh Triết. Hãy nghe ông ta phát biểu: “Tình hữu nghị Việt Nam
–Trung Hoa là số một. Phải làm sao giữ mãi trân trọng mãi. Dù có khó
khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại, thì hãy đoàn kết thân ái với
nhau, trao đổi để tìm cách khắc phục!” . Thằng Tàu xúa nay đâu có dễ mà
cho lọt tai được những câu nhiều tính từ, trạng động từ như thế?
Thử hỏi 5 năm 28 ngày làm Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết đã khắc
phục được gì trong quan hệ với Trung Quốc? Phải chăng là đành bó tay
ngồi nhìn tàu Trung Quốc đâm tàu cá, bắt ngư dân, cắt cáp tàu thăm địa
chấn của Việt Nam, còn giấu, biện hộ thay cho “ông anh” là “tàu lạ”, là
ra tay đàn áp dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa?
Không biết Nguyễn Minh Triết khi lên Hà Giang có viếng thăm Nghĩa
trang Liệt sỹ, nơi hảng ngàn chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh
chống quân xâm lược Trung Quốc?
Năm ngoái, trong bài viết về Huỳnh Phi Dũng, tôi đã kể lại chuyện khi
tôi gặp Huỳnh Phi Dũng để xác minh việc ông ta lấy tiền của nhà nước
về quê làm đường với danh nghĩa cá nhân, và những vấn đề liên quan đến
tham nhũng, thì Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương lúc đó là Nguyễn Minh Triết
tới ngăn lại.
Hình như sự bao che như vậy không phải một lần, mà luôn nhất quán với
quán điểm của Nguyễn Minh Triết. Ông khái niệmvề tham những rất lạ: “Chúng
ta là một nước trong chiến tranh chưa có kinh nghiệm quản lý. Là ở một
số nước người ta đó, thì muốn tiêu cực tham nhũng cũng khó vì cái hệ
thống pháp luật nó chặt chẽ, còn ở Việt Nam của mình thì có khi người
không muốn tham nhũng cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ cứ giữ tiền
khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư cho nên lúc bí quá thì em mượn một
chút. Mượn thì hổng thấy ai đòi hết, thấy hông? Thì em mượn tiếp, chứ
không phải người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới đâu. Nói một hồi thì
thấy người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới không phải vậy, cho nên tôi
đề nghị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này rồi nhìn về nước cũng
đừng có hốt hoảng , nghĩ rằng sao trong nước mình tiêu cực quá? Mà hồi
xưa mấy ông quánh giặc sao giỏi thế mà bây mấy ông tiêu cực thế. Đây là
quy luật muôn đời ! Con người ta trong mỗi người ai cũng có hỉ nộ ái ố
hết trơn , chúng ta là con một nhà là con lạc cháu hồng cùng một bọc
trứng sinh ra , trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm”.
Ôi, cái triết lý tham nhũng và cái quy luật phát triển từ đánh giặc
giỏi đến tiêu cực mới rối rắm làm sao? Nó cứ loằng ngoằng hơn dây cà dây
muống! Một khi đánh giá tham nhũng chỉ như là cô em thủ quỹ mượn tiền,
không thấy đòi, nên không trả, mà hô hào quyết tâm quyết liệt chống
tham nhũng thì thật trớ trêu. Bây giờ ông thử đòi cả hàng triệu tỉ bị
mất sờ sờ ngay trong quốc khố xem có ai đưa ra đồng nào không?
Cũng như khi nói về Điều 4 Hiến Pháp, nói về tham nhũng Nguyễn Minh
Triết lại gộp hết người Việt Nam vào một rọ, để thanh minh rằng người
Việt Nam không tham nhũng, nên một một tờ báo ở Califonia đã viết:
“Đừng vơ đũa cả nắm, người ta nói chính quyền cộng sàn Việt Nam tham
nhũng nhất thế giới chứ không nói chung người Việt Nam tham nhũng” .
Vâng, đúng thế, có chức quyền mới tham nhũng, chứ người dân Việt Nam bị “cả bầy sâu” ăn hết phần rổi còn tham những của ai?
Ông Nguyễn Minh Triết cảnh tỉnh nhân dân: “Đừng có nghe những lời
xuyên tạc, những cái bịa đặt, nó gây mất đoàn kết trong nội bộ chúng ta,
nó gây giảm niềm tin với đảng và nhà nước, thậm chí chống lại chủ
trương của đảng và nhà nước!” (Phát biểu trong khi thăm Hà Giang).
Trước khi về hưu không lâu, ông Nguyễn Minh Triết có một câu nói để …
đời: “Thánh Gióng là phi thường điều đó có vẻ là huyền thoại nhưng mà
thưa quý vị tôi nghĩ không phải là huyền thoại đâu, đây là sức mạnh của
hồn thiêng sông núi, đây là sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam, đây là
sức mạnh của ý chí quật cường, của sức mạnh không có gì quý hôn độc lập
tự do nó hội tụ vào Thánh Gióng. Thánh Gióng công lao là như thế, tài
năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ danh lợi không đòi hỏi ai
cám ơn không đòi hỏi phong tước phong chức gì cả đánh giặc xong là thanh
thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên”. Sao ông biết điều
đó? Biết cả trên Trời có điền viên? Hóa ra Thánh Gióng cũng đã có nhiều
ruộng vườn (điền viên) trước khi đầu thai giáng trần đánh giặc Ân? Rồi
vị Thánh thần thoại đó có kinh doanh bất động sản trên trời hay
không? Ôi, một bậc kỳ tài về “minh triết”. Ông ta nói trên trời có ruộng
vườn (điền, viên) để cho Thánh Gióng vui thú thì thêm một thiên tài về
sự tưởng tượng.
Bất chấp lịch sử, bất chấp quy luật, coi khinh cả nhũng khái niệm cơ
bản nhất về lịch sử, dã sử và huyền thoại, Nguyễn Minh Triết cho rằng
Thánh Gióng là có thật, được đúc kết bằng sức mạnh “Không có gì quý hơn
độc lập tự do” của Hồ Chủ tịch!…
Nguyễn Minh Triết thừa dữ liệu để nhận biết rằng, Điều 4 trong HIến
pháp, nhờ Nhà nước “bảo hộ” Đảng là sự khiên cưỡng, và người ta sẽ đề
nghị bỏ đi Điều 4 lạc nẻo, sai chỗ đó. Vì thế, ông mới đưa cái nguy cơ
“tự sát” để dân ta sợ mà không dám đề nghị bỏ. Mới đây, học theo đấng
“minh triết” xứ Bình Dương, ông Đại tá Trần Đăng Thanh cũng đưa cái sổ
hưu ra để dọa thiên hạ!
M.D.
Thứ bảy, ngày 26 tháng một năm 2013
******
Nguồn:
Saturday, January 26, 2013
TIN TỨC GẦN XA
Báo Việt Nam vinh danh người lính Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa
Nhiều
thanh niên Hà Nội tổ chức thắp nến tri ân những người lính đã ngã xuống
bảo vệ Hoàng Sa trước quân Trung Quốc ngày 19/1/1974.
Nguồn :Blog danlambo
Tinh thần dũng cảm của hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống
Trung Quốc xâm lược được nhật báo Thanh Niên vinh danh nhân ngày 19/01
kỷ niệm 39 năm trận hải chiến bảo vệ lãnh thổ. Các trang « dân báo » và «
blog » tường thuật các sinh hoạt ghi dấu sự kiện được xem là « mối hận dân tộc », thả nến tưởng niệm cố trung tá Ngụy Văn Thà và 74 tử sĩ.
Phải chăng đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận sự thật lịch sử ?
Nhân dịp 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 17/19 tháng 01 năm 1974 nhật
báo Thanh Niên đã dành một bài báo dài với nhiều chi tiết để nhắc lại
trận chiến lịch sử chống Trung Quốc xâm lăng. Thật ra, cách nay 4 năm,
nhân dịp 35 năm trận hải chiến, báo Tuổi Trẻ cũng đã kể lại trận đánh bi
hùng bất cân xứng này qua hồi ức của Thượng sĩ Lữ Công Bảy, một hạ sĩ
quan trên tuần dương hạm H-4 Trần Khánh Dư do Trung tá Vũ Hữu San chỉ
huy.
Vào thời điểm 2009, trong bối cảnh ngư dân Việt Nam liên tục bị Trung
Quốc trấn áp, các bài báo nhắc đến chủ quyền lãnh hải vẫn gọi người
lính miền nam là « quân đội Sài Gòn ». Cho đến hôm nay, những
công dân Việt Nam có hành động chống Trung Quốc xâm lược lần lược theo
nhau vào tù với những tội danh ngụy tạo như trốn thuế hay âm mưu lật đổ
chính quyền. Những hành động xâm lấn của Trung Quốc được gọi là của «
nước lạ ».
Tuy nhiên, trong bài « Quyết liệt vì Hoàng Sa » trên báo
Thanh Niên 19/01/2013, thì từ cách trình bày sự kiện đến từ ngữ đã khác
hẵn. Thanh Niên khẳng định Trung Quốc có hành động « phi nghĩa phi pháp » tại Hoàng Sa và đã gặp sự « kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam », các « chiến hạm và quân nhân VNCH chiến đấu quyết liệt » và trong cuộc hải chiến ấy « 74 chiến sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã tử trận ». Tên tuổi các cấp chỉ huy được nhắc nhở một cách trân trọng.
Báo Thanh Niên còn nhấn mạnh đến động thái ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi nhắc lại việc: « Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc bác bỏ luận điệu ngang ngược của Trung Quốc… xâm phạm lãnh thổ VNCH ». Tác giả bài viết công nhận các quân nhân hải quân miền Nam đã « kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lược trước một kẻ thù mạnh hơn và tính hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi ».
Theo hồi ký của Tư lệnh Vùng Một Duyên hải của VNCH, Phó đề đốc Hồ
Văn Kỳ Thoại, quân lực miền Nam lúc đó phải căng lực lượng ra đối phó
với bộ binh miền Bắc.
Trong ngày 19/01/2013, trên các blog « lề trái » tràn ngập những bài văn, bài thơ về trận Hoàng Sa. Các tác giả chia sẻ « niềm đau dân tộc » và « lòng ngưỡng mộ các anh hùng VNCH ». Một nhóm Tuổi trẻ yêu nước, tự giới thiệu sinh sau trận Hoàng Sa, tổ chức lễ « thả nến » tưởng niệm « 74 chiến sĩ Vị Quốc Vong Thân" và cố Trung tá Ngụy Văn Thà.
Nhiều bài thơ tỏ lòng quý mến với bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh được phổ
biến. Liệu động thái của cơ quan Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam là
tín hiệu chính quyền hiện nay bắt đầu thấy cần phải đoàn kế « nội lực » để chống Trung Quốc xâm lăng hay đây chỉ là hành động « phá rào » của một nhóm nhà báo dũng cảm có cùng ưu tư với đại đa số đồng bào ?
Blogger Nguyễn Tường Thụy nhận định : « 39 năm qua, người ta đi
tìm nguyên nhân của việc mất Hoàng Sa… mà điều thuyết phục nhất có lẽ là
bởi công hàm của ông Phạm Văn Đồng năm 1956 và… chính sách ngoai giao
của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ». Nhà báo độc lập kết luận : "Nỗi hận này không bao giờ quên và các nhà lãnh đạo hôm nay cũng nên học người xưa… »
RFI đặt câu hỏi, từ Hà Nội, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết không khí ngày tưởng niệm năm nay « thoải mái hơn những năm trước » :
|
Một lần lỡ thời cơ mất cả trăm năm'
Cập nhật: 06:40 GMT - thứ năm, 24 tháng 1, 2013
Cựu bộ trưởng ngoại giao
Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm nói "tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh
phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt, tư duy 'một mất một còn' vẫn
nổi trội trong các mối bang giao".
Ông cũng nói về tầm quan trọng trong xây dựng các mối quan hệ đối tác, trong đó có quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Ông vừa có bài Bấm trả lời phỏng vấn báo điện tử Tuần Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hòa đàm Paris, trong đó ông đưa ra một số bình luận về chính sách đối ngoại của chính phủ Việt Nam gần nửa thế kỷ qua.
Người từng làm công việc theo dõi hội đàm Paris và thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam, sau đó đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam trong gần 10 năm, thừa nhận chính sách "cân bằng động" trong quan hệ với hai đồng minh lớn của Việt Nam thời kỳ chiến tranh với Hoa Kỳ - Liên Xô và Trung Quốc.
Chính sách này dựa trên nền tảng "một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!".
Trong khi khen ngợi thành công trong đấu tranh ngoại giao để đi đến thực sự kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, ông Cầm cũng nói đến điều mà ông gọi là 'cơ hội bị bỏ lỡ'.
Trước hết, theo ông, cơ hội hòa hợp dân tộc bị bỏ lỡ sau Hiệp định Paris "do chủ trương tràn ngập lãnh thổ của Sài Gòn".
Đồng thời, trong những năm sau đó, "cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm".
'Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời '
Theo cựu ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, thách thức đặt trước dân tộc Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại là tư duy đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau trong quan hệ với các nước ngoài.Bên cạnh đó, là chính sách của nước lớn đối với nước nhỏ, mà ông gọi là "tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt", tuy không chỉ rõ tên cường quốc.
"Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết cách chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán!"
"Cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm cũng là do tư duy đối đầu ấy gây ra!"
Ông cảnh báo: "Vấn đề tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ là bài học vô cùng quan trọng".
"Trong ngoại giao nói riêng và vận nước nói chung, nếu ta để nhỡ thời cơ, có khi phải mất rất lâu, thời cơ mới xuất hiện trở lại, hạn chế rất lớn đến lộ trình thực hiện các mục tiêu tổng thể của cách mạng."
Một số năm trước đây, sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ năm 1995, đã có quan điểm trong thượng tầng lãnh đạo Việt Nam cho rằng nên thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tiến trình này tới nay chưa dịch chuyển được bao nhiêu.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm kêu gọi "vấn đề thời cơ, vấn đề tập hợp lực lượng, ngày nay ta gọi là xây dựng hệ thống các quan hệ đối tác, là những vấn đề cốt tử của cách mạng".
Ông cũng trích lời Nguyễn Trường Tộ, người được xem như một trong các ông tổ của ngành ngoại giao Việt Nam: "Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời. Khi quay đầu nhìn lại, cơ đồ mất trăm năm".
John Kerry điều trần trước khi nhậm chức
Cập nhật: 04:04 GMT - thứ sáu, 25 tháng 1, 2013
Tại phiên điều trần ở Quốc
hội trước khi được chuẩn y làm ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ,
Thượng nghị sỹ John Kerry cảnh báo rằng thất bại của giải
pháp hai nhà nước ở Trung Đông sẽ là ‘thảm họa’.
Tuy nhiên ông nói rằng ông tin có ‘con đường
tiến về phía trước’ trong tiến trình đàm phán giữa Israel và
Palestine.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và vào Thượng viện từ năm 1985, John Kerry từng đại diện Đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống hồi năm 2004 nhưng để thua vào tay George W Bush.
Hiện tại ông là chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện – cơ quan đứng ra chất vấn ông hôm thứ Năm ngày 24/1. Phiên điều trần do Thượng nghị sỹ Robert Menedez của tiểu bang New Jersey chủ trì.
Hồ sơ Trung Đông
Kerry cảnh báo rằng ‘cánh cửa cho giải pháp hai nhà nước có thể đóng lại – và khi đó sẽ là thảm họa cho tất cả các bên liên quan’.“Có lẽ đây là lúc chúng ta tái khởi động các nỗ lực để đưa các bên vào bàn đàm phán ngõ hầu đi trên một con đường khác biệt với con đường chúng ta đã đi trong những năm qua,” ông phát biểu và nói rằng hiện vẫn chưa rõ Israel sẽ có chính phủ mới như thế nào sau cuộc tổng tuyển cử mới đây.
"John là lựa chọn thích hợp. Ông ấy sẽ đem đến một bề dày lãnh đạo và phục vụ mẫu mực."
Ngoại trưởng Hillary Clinton
Trong suốt phiên điều trần kéo dài 5 tiếng đồng hồ, John Kerry cũng nói rằng ‘sẽ làm những gì phải làm để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân’.
“Hôm nay tôi nói lại một lần nữa: chính sách của chúng ta không phải là kiềm chế. Đó là ngăn chặn và thời gian đang gần cạn để chúng ta cố gắng đạt được một sự tuân thủ có trách nhiệm,” ông giải trình trước Ủy ban đối ngoại.
Ông nói ông hy vọng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ tiếp tục duy trì sức ép ngoại giao lên Iran nhưng cũng nói rằng quốc gia Hồi giáo này cần chứng minh chương trình hạt nhân của họ chỉ đơn thuần nhằm mục đích hòa bình.
Ngoại trưởng tương lai của Mỹ cũng nói về những nỗ lực tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Ông nói đây sẽ là một ‘công việc khó khăn’.
Ông cũng mô tả mình là một ‘người ủng hộ nhiệt thành’ trong hành động chống hiện tượng ấm lên toàn cầu.
‘Lãnh đạo mẫu mực’
Ngoại trưởng Hillary Clinton, Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain và Thượng nghị sỹ của tiểu bang Massachusetts Elizabeth Warren đã giới thiệu John Kerry trước Ủy ban điều trần.“John là lựa chọn thích hợp,” bà Clinton nhận xét, “Ông ấy sẽ đem đến một bề dày lãnh đạo và phục vụ mẫu mực.”
"Chứng kiến hầu như mỗi ngày phong cách lãnh đạo mẫu mực của ông ấy (John Kerry) là một trong những đặc ân cao quý nhất mà tôi có được ở Thượng viện. "
Thượng nghị sỹ John McCain
“Chứng kiến hầu như mỗi ngày phong cách lãnh đạo mẫu mực của ông ấy là một trong những đặc ân cao quý nhất mà tôi có được ở Thượng viện,” thượng nghị sỹ của tiểu bang Arizona ca ngợi.
Thượng nghị sỹ John Kerry là lựa chọn thứ hai của Tổng thống Obama sau khi Đại sứ Susan Rice tại Liên Hiệp Quốc bị dính vào những tranh cãi xung quanh vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya, hồi tháng 9 năm ngoái.
Phe Cộng hòa đã cáo buộc bà Rice là cố tình làm cho người dân Mỹ hiểu sai về bản chất của vụ tấn công mà đã giết chết bốn người Mỹ này.
Chính phủ Obama đã giận dữ bác bỏ những cáo buộc này, nhưng bà Rice đã phải rút lui khỏi đề cử cho vị trí ngoại trưởng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/01/130125_john_kerry_hearing.shtml
J. Kerry: Ưu tiên đối ngoại của Mỹ là Cận Đông, Trung Quốc và biến đổi khí hậu
Tổng thống Barack Obama (T) và Thượng nghị sĩ Dân Chủ John Kerry
REUTERS/Kevin Lamarque
Trong cuộc điều trần vào hôm qua 24/01/2013, tại Thượng viện
để được chuẩn y làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ John Kerry đã
phác họa các ưu tiên mà ông muốn thực hiện trong công việc của mình. Đó
là giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran, điều hòa quan hệ với
Trung Quốc, cũng như đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Trước các đồng nhiệm vốn không tiếc lời khen ngợi người đã chủ
trì Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trong bốn năm qua, ông Kerry đã không
ngần ngại xác định ngay tính chất hòa hoãn trong đường lối ngoại giao mà
ông sẽ theo đuổi, khi bác bỏ xu hướng dùng sức mạnh quân sự để hỗ trợ
chính sách ngoại giao. Ông đồng thời nêu bật một số ưu tư của ông là
tình hình Iran cũng như quan hệ với Trung Quốc.
Từ Washington, thông tín viên Raphael Reynes tường trình :
Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không bó hẹp vào việc gởi máy bay không người lái và binh lính đến hiện trường. Đấy là những lời khẳng định của ông John Kerry vào hôm qua, ngay lúc đầu cuộc điều trần ở Thượng viện.
Đây là câu trả lời cụ thể cho những ai vẫn còn hoài nghi : Ngoại trưởng tương lai của Hoa Kỳ là một người không mấy tin tưởng vào đường lối can thiệp vô tội vạ.
Quan điểm đó được áp dụng đối với cả Iran. Nhưng ông John Kerry cảnh báo là Hoa Kỳ vẫn quyết tâm : “làm mọi điều cần phải làm để ngăn không cho Iran có vũ khí hạt nhân”. Ông nhấn mạnh : “Tôi nhắc lại hôm nay, ở đây, chính sách của chúng ta không phải là chính sách vây chặn mà là chính sách phòng ngừa...”.
Theo ông John Kerry, thời gian cũng cấp bách trên một hồ sơ khác : Tiến trình hoà bình Israel - Palestine : Cánh cửa cho giải pháp hai Nhà nước có khả năng khép lại. Riêng về Syria, Ngoại trưởng tương lai nhìn thấy là Bachar al Assad sẽ “không ngồi lâu nữa ở chiếc ghế lãnh đạo ”.
Phải nói là quan điểm tránh việc lúc nào cũng dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho chính sách ngoại giao của ông Kerry không có gì mới. Cũng như người được bổ nhiệm là bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, ông John Kery đi theo đường lối đối ngoại đã từng được tổng thống Obama áp dụng từ năm 2009, với nhiều dấu mốc như quyết định rời khỏi Irak, triệt thoái khỏi Afghanistan, từ chối can thiệp võ trang vào Syria hay Mali…
Đối với châu Á, và đặc biệt là với Trung Quốc, người kế nhiệm bà Hillary Clinton cho biết là ông sẽ tiếp tục chính sách tái cân bằng lực lượng qua vùng châu Á-Thái Bình Dương, trong đó, việc củng cố quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề thiết yếu cho nước Mỹ.
Điểm mới lạ hơn trong chính sách ngoại giao của ông John Kerry là khái niệm có thể gọi là ngoại giao mở rộng của ông, bao gồm cả lãnh vực “an ninh lương thực và năng lượng, viện trợ nhân đạo hoặc phát triển ”. Ông không ngần ngại nêu lên thành hàng ưu tiên “vấn đề quan trọng của biến đổi khí hậu”.
Bên cạnh đó, lãnh vực phát huy nhân quyền và dân chủ tiếp tục được coi trọng, vì theo ông Kerry, ngoài nước Mỹ, “ không một quốc gia nào khác có thể thúc đẩy (manh mẽ hơn) dân chủ và nhân quyền ”. Trên địa hạt này thì rõ ràng là chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không có gì mới !
Từ Washington, thông tín viên Raphael Reynes tường trình :
Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không bó hẹp vào việc gởi máy bay không người lái và binh lính đến hiện trường. Đấy là những lời khẳng định của ông John Kerry vào hôm qua, ngay lúc đầu cuộc điều trần ở Thượng viện.
Đây là câu trả lời cụ thể cho những ai vẫn còn hoài nghi : Ngoại trưởng tương lai của Hoa Kỳ là một người không mấy tin tưởng vào đường lối can thiệp vô tội vạ.
Quan điểm đó được áp dụng đối với cả Iran. Nhưng ông John Kerry cảnh báo là Hoa Kỳ vẫn quyết tâm : “làm mọi điều cần phải làm để ngăn không cho Iran có vũ khí hạt nhân”. Ông nhấn mạnh : “Tôi nhắc lại hôm nay, ở đây, chính sách của chúng ta không phải là chính sách vây chặn mà là chính sách phòng ngừa...”.
Theo ông John Kerry, thời gian cũng cấp bách trên một hồ sơ khác : Tiến trình hoà bình Israel - Palestine : Cánh cửa cho giải pháp hai Nhà nước có khả năng khép lại. Riêng về Syria, Ngoại trưởng tương lai nhìn thấy là Bachar al Assad sẽ “không ngồi lâu nữa ở chiếc ghế lãnh đạo ”.
Phải nói là quan điểm tránh việc lúc nào cũng dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho chính sách ngoại giao của ông Kerry không có gì mới. Cũng như người được bổ nhiệm là bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, ông John Kery đi theo đường lối đối ngoại đã từng được tổng thống Obama áp dụng từ năm 2009, với nhiều dấu mốc như quyết định rời khỏi Irak, triệt thoái khỏi Afghanistan, từ chối can thiệp võ trang vào Syria hay Mali…
Đối với châu Á, và đặc biệt là với Trung Quốc, người kế nhiệm bà Hillary Clinton cho biết là ông sẽ tiếp tục chính sách tái cân bằng lực lượng qua vùng châu Á-Thái Bình Dương, trong đó, việc củng cố quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề thiết yếu cho nước Mỹ.
Điểm mới lạ hơn trong chính sách ngoại giao của ông John Kerry là khái niệm có thể gọi là ngoại giao mở rộng của ông, bao gồm cả lãnh vực “an ninh lương thực và năng lượng, viện trợ nhân đạo hoặc phát triển ”. Ông không ngần ngại nêu lên thành hàng ưu tiên “vấn đề quan trọng của biến đổi khí hậu”.
Bên cạnh đó, lãnh vực phát huy nhân quyền và dân chủ tiếp tục được coi trọng, vì theo ông Kerry, ngoài nước Mỹ, “ không một quốc gia nào khác có thể thúc đẩy (manh mẽ hơn) dân chủ và nhân quyền ”. Trên địa hạt này thì rõ ràng là chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không có gì mới !
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 246
No comments:
Post a Comment