Wednesday, March 13, 2013
NGUYỄN THIÊN THỤ * VŨ HOÀNG CHƯƠNG (1916-1976)
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
(1916-1976)
NGUYỄN THIÊN THỤ
Trước 1945, Vũ Hoàng Chương đã nổi danh với Thơ Say (1940) và Mây (1943). Cốt cách của ông là cốt cách của một lãng tử. Ông thuộc trường phái lãng mạn , nhưng nghệ thuật ông cũng là nghệ thuật tượng trưng cho nên đôi khi rất xa xôi bí hiểm và rất cao siêu, bóng bẩy. Sau 1954, Vũ Hoàng Chương vào Nam và đã sáng tác khá nhiều.
Các nhà nghiên cứu thường cho rằng thi ca Vũ Hoàng Chương lãng mạn, họ không biết rằng Vũ Hoàng Chương là môt nhà thơ dấn thân.
Thời Vũ Hoàng Chương, một số thi văn sĩ chạy theo ảo ảnh Thiên Đường Cộng Sản. Một số thì vẫn giữ cốt cách lãng mạn cũ. Trong khi đó Vũ Hoàng Chương vừa lãng mạn, vừa tranh đấu cho quốc gia, dân tộc. Tấm lòng ông luôn trong sáng không lung lay, không chao động nay Tần mai Sở như môt số nghệ sĩ và trí thức miền Nam ta. Ông để lại nhiều tác phẩm.
THƠ
Rừng Phong Sai gòn, 1954
Hoa Đăng, SG, 1959.
Trời Một Phương, SG, 1962.
Lửa Từ BI, SG, 1963. Ánh Trăng Đạo, SG, 1966.
Bút Nở Hoa Đàm, SG, 1967.
Cành Mai Trắng Mộng, SG, 1968.
Ngồi Quán, SG, 1970.
TUYỂN TẬP THƠ:
Ta Đợi Em Từ Ba Mươi Năm
Cảm Thông ( Communication)
Tâm Tình Người Đẹp (Les 28 étoiles)
Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai.
BÚT KÝ
Ta Đã Làm Chi Đời Ta. TrươngVĩnh Ký,SG, 1972.
KịCH
Tâm Sự Kẻ Sang Tần. SG,1961.
Rừng Phong in lần thứ nhất năm 1954 nhưng trong đó có những bài thơ làm trước 1945. Thời tiền chiến, Vũ Hoàng Chương đã nổi danh về những bài thơ về tình yêu và đam mê, sau 1945, ông vẫn tiếp tục sáng tác theo hai chủ đề trên. Vũ Hoàng Chương là một thi sĩ lãng mạn. Tinh hoa của thi ca lãng mạn là thuở hoa niên bướm ong rạo rực, nhiều mơ mộng đắm say cũng như lúc đẹp nhất của một ngày là buổi bình minh. Thơ Say và Mây là tinh hoa của Vũ Hoàng Chương, nhưng sau 1954, Vũ Hoàng Chương vẫn cho đời những bài thơ dịu ngọt như Chờ đợi hoài công, Bài ca hoài Tố.
Ông ca tụng tính yêu, đã say mê hình bóng giai nhân, và đau khổ vì yêu:
Ta đợi em từ ba mươi năm
Uổng hoa phong nhụy hoài trăng rằm
Heo may chớm đã lên mùa gió
Ngăn ngắt chiêm bao lạnh chiếu nằm
. . . . . . . . . . . . .
Ngai trống, vàng son lợt sắc rồi
Lòng ta hoàng hậu chẳng về ngôi
Hồ ly không hiện, người không đến
Chỉ ánh trăng vào khuôn cửa thôi
Hiu hắt tình trai một kiếp suông
Mênh mông nệm gối rét căn buồng
Lệ sa bạch lạp ngàn đêm trắng
Thơ vút sầu say, rượu nhập cuồng ( Chờ đợi hoài công)
Vũ Hoàng Chương luôn hoài niệm mối tình ngày xưa, mối tình thuở hoa niên:
Mùa đã sắp thu rồi, trăng ướt sương
Nến lụi chiêm bao, nằm xa nhớ thương
Hỏi tiếng xưa còn gió thơm canh trường
Em Kiều Thu giờ lầu ai phấn hương? (Bài ca hoài Tố)
Em Kiều Thu ạ! Mười năm cách
Lòng gã Hoàng lang vẫn ngậm ngùi
( Tình thuở thanh bình)
Nhớ xưa còn tuổi hai mươi
Cả một vườn hoa của bướm
Lòng con hồ điệp chơi vơi
Tám nẻo dài thăm nhụy ướm (Hoa nào của bướm)
Vũ Hoàng Chương khi vào Nam cũng tiếp nối cuộc sống của một nghệ sĩ nhiều đam mê:
-Ta van cát bụi trên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này
Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời.( Nguyện cầu)
-Ta say, ta đốt
Ta nằm, ta quên
Và ta nhớ, thuở lòng ta lẫn một
Với âm dương, đằm thắm ý giao duyên
Là đây ngọn lửa đoàn viên
Khói hương tiền sử bên đèn nao nao.(Bài ca dị hỏa)
Trong Rừng Phong, Vũ Hoàng Chương vẫn nối tiếp chủ đề siêu thoát. Vũ Hoàng Chương chịu ảnh hưởng Phật và Lão Trang. Ông thắc mắc về cuộc đời . Ông luôn tìm kiếm chân lý. Phải chẳng tất cả là hư không, là hư ảo, là giấc mộng, là đau khổ?
Phải chăng muôn kiếp nặng nề
Từ Hư Không tới lại về Không Hư
Lẽ nào mộng cả thôi ư
Người ơi! Gịọt bể chứa dư tang điền. ( Bài ca siêu thoát)
Những cơn say cũng là hình thức siêu thoát:
-Trở gót quê Say ngược Suối Điều
Nét hoa mờ tỏ sóng phiêu diêu
Lên tiên về tục thương Từ Thức
Lấy ảo làm chân học Thúy Kiều ( Ngẫu cảm)
-Mặt khói chơi với hề ngọn đèn chênh vênh
Kìa núi tà dương đỏ dậy
Lam mờ bể nguyệt lung linh
Đã mở cánh huyền vi hề sau rèm hiển hiện
Còn nguyên khối hỗn mang hề vũ trụ sơ sinh
. . . . . . . . . . . .
Đèn hôm nay ngọc đỏ
Khói nơi này tơ xanh
Ta ơi hề ta ơi
Kìa thoáng chân thân vừa hiện đó
Nụ cuời say hoan lạc đến vô tình ( Bài ca tận túy)
Thi sĩ quan niệm cuộc đời là những cuộc siêu thoát, là những bước phiêu du từ bao độ luân hồi tử sinh:
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về .( Nguyện cầu)
Sau cùng, cái chết là một hình thức của siêu thoát:
Kìa mảnh da ngà đang nứt rạn
Cho tròn một kiếp chẳng phân vân
Lòng cây mấy thuở ai người biết
Từng khóc từng reo đã mấy lần
Nhựa ứ càng cao niềm giục giã
Đất trời mong mỏi nức hương lân
Cánh hoa sắp hé phô kiều diễm
Nụ thoát hình trong phút nhập thần ( Thoát hình)
Thơ của Vũ Hoàng Chương là cái nhìn về mình và cuộc đời. Phần lớn là nỗi buồn tuôn ra cùng tiếng thở dàì áo não. Trước kia Vũ Hoàng Chương đã cảm thấy lạc loài vì nhân thế coi khinh, nay Vũ Hoàng Chương vẫn cảm thấy mình là một người khách lạ giữa cuộc đời xa lạ:
Ta đến nhân gian lạ cõi bờ
Này sông lưu lạc, núi chơ vơ
Nỗi buồn sông núi ai người biết
Máu cũng chưa hề rỏ phím tơ ( Nỗi buồn sông núi)
Ông buồn vì mộng và thực khác xa nhau, và ông cũng buồn vì thân thế đắng cay của người nghệ sĩ nghèo:
Lửa khóa mây then vách bốn trời
Về đâu mộng cũng chẳng đành nơi
Vẫn chưa ý gửi hồn thơ được
Mà đã dâu toan hóa biển rồi
Ngọn gió nghe chừng xoay mãi hướng
Vầng trăng ai nỡ xẻ làm đôi
Tin xuân lạnh lắm rồng ao cạn
Há chỉ phòng thu lệ nến rơi ( Ngẫu cảm)
Ngoài tình yêu, thơ Vũ Hoàng Chương còn là tiếng oán than thời ly loạn. Ông nhớ đến thuở thanh bình ngày xưa chàng Vũ cũng như những đôi trai gái cùng trang lứa đã yêu nhau nhưng bây giờ là chia ly, tang tóc:
Ôi thôi cuộc thế hết thanh bình
Cái tuổi thơ ngây của chúng mình.
Đã hết rồi em!. . . và cũng hết
Cả mùa thu ấy đẫm men tình ( Tình thuở thanh bình)
Vũ Hoàng Chương là nhà thơ siêu thoát, siêu thực. Nhưng con người của Vũ Hoàng Chương là một con người thực tế. Ông như một cây cổ thụ đứng trên núi cao, cành lá tỏa bốn phương và nở hoa đến tận chín tầng trời nhưng cội rễ bán chặt lòng đất, đá và suối khe. Ông có hai cái nhìn: một cái nhìn mơ mộng và một cái nhìn thực tế. Ông là thi sĩ và cũng là một chiến sĩ. Ông là con người yêu nước cổ điển, nghĩa là yêu nước theo truyền thống dân tộc, theo quan điểm của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ chống Nguyên, Minh Thanh xâm lược trong khi cộng sản tôn thờ Stalin, Mao Trạch Đông:
Sát cánh vua cùng dân
Chung lòng với tướng quân
“Phá cường địch” cờ ai sáu chữ
Báo hoàng ân là báo quốc ân
Trăm họ chẳng ai còn lưỡng lự
Sông núi nào riêng một họ Trần.
Bình Than lạ nổi phong vân
Một gươm Tiết chế hai lần trao tay.
Lời Đại Vương truyền nín cỏ cây
Ba quân hào khí ngất tầng mây
Vụt nghe tướng lệnh, vươn mình thét:
-Sông Bạch Đằng tôi có mặt đây!
Hán hồ cũng đến chôn thây
Trước sau một khúc sông này mà thôi...
Triều non bạc lên ngôi, giờ lịch sử
Và xuống ngôi, theo lệnh Đại Vương truyền.
Nước rút đi, như ngàn vạn mũi tên
Lấy Đông Hải làm bia nhằm bắn tới
Một ám hiệu Kình nghê vừa mắc lưới,
Thuyền Vương Sư liền quật khởi tranh phong
Tay chèo nổi ngược cơn dông
Tiêng hò “Sát Thát” vang sông ngập bờ.
(Bài Ca Sát Thát)
Dưới vầng nguyệt lạnh lùng quan ải,
Dưới vầng dương thiêu đốt quan san
Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại
Mà chí lớn dọc ngang
Mà nghiệp lớn huy hoàng
Vẫn ngàn thu còn mãi
Vẫn ngàn thu người áo vải đất Qui Nhơn?
Ôi người xưa Bắc Bình Vương
Đống Đa một trận trăm đường giáp công
Đạn vèo năm cửa Thăng Long
Trắng gò xương chất, đỏ sông máu màng.
(Bài ca bình Bắc )
Hình như trong tiềm thức, ông đã thấy rõ cái họa mất nước vì cộng sản Việt Nam dâng biển và đất liền cho cộng sản Trung Quốc cho nên ông đã gào thét: "Trả Ta Sông Núi "
Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
Sông khoe hùng dũng, núi nguy nga
Trả ta sông núi bao người trước
Gào thét đòi cho bọn chúng ta…
Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta
Cờ báo phục hai bà khởi nghĩa
Ðuổi quân thù, xưng đế một phương
Long Biên sấm dậy sa trường
Ba thu xã tắc, miếu đường uy nghi
Xót nòi giống, quản chi bồ liễu
Dòng Cẩm Khê còn réo tinh anh
Một phen sông núi tranh giành
Má hồng ghi dấu sử xanh đời đời
Bể dâu mấy cuộc đổi dời
Lòng trăm họ vẫn dầu sôi bừng bừng
Mai Hắc Ðế, Phùng Hưng, Bố Cái
Liều thế cô dằng lại biên cương
Ðầu voi, Lệ Hải Bà Vương
Dù khi chiến tử vẫn gươm anh hào
Tinh thần độc lập nêu cao
Sài lang kia, núi sông nào của ngươi?
Núi sông ấy của người dân Việt
Chống Bắc phương, từng quyết thư hùng
Ngô Quyền đại phá Lưu Cung
Bạch Ðằng Giang nổi muôn trùng, sóng reo
Hồn tự chủ về theo lửa đuốc
Chữ thiên thu: Nam Quốc sơn hà
Phá tan nghịch lỗ không tha
Tướng quân Thường Kiệt gan già mấy mươi
Gươm chiến thắng trỏ vời Ðông Bắc
Hịch vải nêu tội giặc tham tàn
Dựng nhân nghĩa, vớt lầm than
Danh thơm ải ngoại, sấm ran biên thùy
Khí thiêng tỏa chói tư bề
Phường đô hộ có gai ghê ít nhiều?…
Cũng như bao thi sĩ khác, Vũ Hoàng Chương đã đau khổ nhìn thấy khói lửa tràn ngập quê hương:
Một vầng trăng huyết
Rụng đỏ kinh kỳ
. . . . . . . . .
Say thành bại nhân gian cuồng vọng
Riêng mình ta vạn kiếp bi thương
Đã sa ngôi cũ hoàng vương
Còn toan đổ máu phơi xương làm gì ( Bài ca thời loạn)
Ngồi Quán do Lửa Thiêng ấn hành năm 1970. Những bài thơ trong tập này đều được sáng tác trong năm 1968-1969. Trong tập này, chủ đề chính là chiến tranh Việt Nam, là cuộc tấn công mậu thân 1968 của Cộng sản tại miền Nam.
-Thế là con ác nhả sân bay rồi bỗng lên dần
Thế là bầy rắn nhổ neo vừa phun nọc độc
Thế là đoàn bọ hung sang số bay đi
Thế là cánh tay người buông rũ liệt
Thế là xong. . . là hết. . . .
Thế là không còn chi. . .
Ôi Chiến tranh làm biệt ly
Như bọt vỡ trên sông trên biển
Như bụi nát nhừ trên đường ra hỏa tuyến . .(Thế là)
-Khổ đau tràn bốn cửa Thành
Dư ba chợ Bến, hồi thanh xóm Chùa
Ngựa Thời gian phá trường đua
Hí lên cho bước Giao Mùa nhịp theo
Đường Hai Mưoi lắng chuông gieo
Gối tay thế kỷ nằm heo hút buồn
Dưới kia thác lũ mưa nguồn
Lệ hay mạch nước ào tuôn vỡ bờ?
Lật coi giòng máu chưa mờ
Bạch thư dày mấy muôn tờ đất đen. ( Đào sâu trang sử)
Vũ Hoàng Chương là nhà thơ lãng mạn, là nhà thơ quốc gia và cũng là một nhà thơ Phật giáo. Cũng như Nhất Linh, ông đã phản đối hành động đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm cho nên ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ ủng hộ công cuộc tranh đấu của Phật giáo chống gia đình họ Ngô. Đó là các tác phẩm: Lửa Từ Bi, SG, 1963; Ánh Trăng Đạo, SG, 1966; Bút Nở Hoa Đàm, SG, 1967.
Ông là một nhà thơ yêu nước, nhà thơ chống chiến tranh, chống cộng sản cho nên sau 1975, ông trở thành mục tiêu đầu tiên của cuộc thanh trừng văn nghệ sĩ quốc gia. Theo Mai Thảo, những năm cuối cùng, sống trong cảnh cơ cực của hỏa ngục, tâm linh và nghệ thuật củaVũ Hoàng Chương đã lên đỉnh cao:
. . . một thân thế non tây lồng trong một bình sinh xế tà thình lình đuổi đạt được khỏi nó tấm mùng khói sương cô tịch vây phủ, tự thắp sáng lại bằng một thắp sáng rực rỡ. Giữa thắp sáng lại này, một Vũ Hoàng Chương rất hài đồng, rất tươi thắm và cũng rất lớn đi ra.
Làm xanh thắm lại cái úa héo, giữ chặt trên cành sinh trái tử sắp rụng, chất lục diệp tố đến tự những nguồn hô hấp nào? Tự hai nguồn. Một của thơ. Một của đời sống. Hai nguồn trong một liên hệ tuyệt diệu.
Nếu tài thơ bao giờ cũng ung dung chuyển đảy được nó tới nhiều đất trời khác biệt, không chôn chết một đất trời cố định- những sức thơ tầm thường không bao giờ thực hiện được vận động này của thơ- cõi thơ sau, cõi thơ sáu mươi, cõi thơ phơi phới vô cùng riêng Vũ Hoàng Chương đưa mình tới được là một thoát vượt, một bỏ lại rất xa cách sau lưng mọi cõi thơ Vũ Hoàng Chương trước, và cõi thơ sau này, ánh sáng của ngôi sao bắc đẩu mới khởi sự trong suốt, thật sự vòi vọi.
Hãy nhớ lại ba đỉnh của vòm trời cũ. Là Mây, Hoa Đăng và Rừng Phong.
Tâm thức ba vùng trời cũ là:
Đêm hỏa táng trần tâm cõi đời nghiêng đổ
Thịt xương ơi, nằm nhé đất oan khiên.
Trần cấu lâng lâng ngoài cửa mộ
Ta thoát hình nương khói bay lên.
Đâu đó tà dương hề treo ngọn bắc
Đâu đó cuồng phong hề reo đáy chai
Mùa chi ngày chi tuổi bao rồi nhỉ
Quanh chiếu rộn tang thương hề tinh anh ngoài đời.
Đó là tâm thức hình giảo quấy động quằn quại trong một thạch động kín bịt. Hồn tuy đắm khổ đau những muốn bay lên cùng khinh thanh, chướng nghiệp chưa yên rũ được, nhà ngục hình hài. Tưởng là thoát hình, đâu có thoát hình. Thịt xương ném trả đất oan khuất đâu có ném trả. Thực hiện cuộc thiêu hủy trần tâm bằng một lửa. Thì thiêu hủy. Nhưng khác nào ngọn lửa hủy giận dữ của Hồ Dzếnh:' Lửa giận tan rồi, than tối đen' (ChânDung 15 Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam, 16-17).
Vũ
Hoàng Chương bị bắt ngày 13-4-1976. Họ tịch thu 60 bài thơ cuối cùng
của thi sĩ (27). Họ bắt ông vì ông là nhà thơ hàng đầu của miền Nam,
vì ông không theo chúng mà còn làm nhiều bài thơ mang tính cách chống
cộng. Một vài tài liệu cho thấy trước khi ông bị bắt, cộng sản đã
chiêu hàng ông, bắt ông phải ca tụng bài thơ của Tố Hữu quỳ lạy Stalin
nhưng ông đã thẳng thắn cho rằng đó không phải là thơ, mà là những
lời nịnh hót đê tiện. Vì vậy, hôm sau, Vũ Hoàng Chươngđã bị bắt giam
và bị trả thù cho đến chết.Biết tấm thân già yếu của thi sĩ chỉ còn
thoi thóp, chúng bèn cho về.
Hơn nữa, trong thời gian quân quản, dân chúng miền Nam đã kính yêu ông, nhắc nhở ông, coi ông như một nhà thơ tiên tri cho vận mệnh đất nuớc đen tối khiến cho hàng vạn người băng qua biển cả để tìm tự do:
Lũ chúng tôi lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh.
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền, theo gió hãy lênh đênh. . .
(Thơ Say, Phương xa)
Sau
1975, em trai của Vũ Hoàng Chương là Vũ Hoàng Địch và một số văn nghệ
sĩ hàng đầu của chế độ đã vào thăm Vũ Hoàng Chương. Họ nói những gì
với Vũ Hoàng Chương? Họ nói cho Vũ Hoàng Chương những tội ác của cộng
sản đối với nhân dân và đối với văn nghệ sĩ? Họ khuyên ông nên ở loại
với đảng và nhân dân vì đảng luôn luôn yêu quý những nhân tài như
ông? Hay họ khuyên ông đầu hàng? Khuyên ông đứng lên tố giác tội ác Mỹ
ngụy, tội ác của các văn nghệ sĩ Miền Nam ( như Vũ Hạnh, một cộng sản
nằm vùng đã làm). Có lẽ Vũ Hoàng Địch đã kể cho Vũ Hoàng Chương con
đường đau khổ của ông và của các văn nghệ sĩ miền Bắc sống dưới chế độ
cộng sản vì đó là dẫn dụ và cũng là răn đe. Bài học lịch sử này cũng
sẽ được lặp lại cho nhân dân và văn nghệ sĩ miền Nam. Vũ Hoàng Địch,
Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi đã thực hiện chỉ thị của Đảng nhưng họ
đã thất bại. Vũ Hoàng Chương đã trầm tĩnh đón nhận bàn tay máu của
cộng sản. Có thể ông đã hiểu cộng sản vì ông cũng đã sống trong lòng
chiến khu Việt Minh. Và cũng có lẽ ông đã đi sâu vào thiền, vào được
trung tâm của Phật cho nên ông vẫn bình tĩnh coi thường tù đày và chết
chóc.Ông đã chọn con đường danh dư và chiến đấu trong bất khuất.
Mai Thảo đã nói đến cái chí khí bất khuất của Vũ Hoàng Chương:Anh em văn nghệ sĩ miền Nam, ngoại trừ một thiểu số khiếp nhược, nói chung đã có một phong cách nghiêm chỉnh, lúc thất thế, trong bi thảm, trước kẻ thù. Nhưng gương mẫu nhất, rực rỡ nhất tuy từ hai cách thế biểu hiện khác biệt, qua suy nghĩ và nhận thức tôi là Vũ Hoàng Chương và Thanh Tâm Tuyền (23) mất ngày 19-8-76. 12 giờ khuya. 13-4-76.
Bài thơ sau cùng của Vũ Hoàng Chương là tiếng chuông báo tử của tự do văn nghệ miền Nam:
Cứ coi như từ biệt
Liền tay thảo một chương
Bút vạch không thành nét
Chữ viết không thành hàng
Bây giờ trở về trước
Là mây trời dọc ngang
Từ nay là bóng tối
Chia hai từ dao vàng (39).
Năm 1974, con gái họa sĩ Mai Lân, đã xin nhà thơ một bài cho báo Văn , và đây chính là chúc thư của nhà thơ gửi cho hậu thế:
Lòng đá
Kể cả chuyến ngược chiều lên tuổi mộng
Vì nay trong vòng tay đôi mươi cũng chỉ là trống rỗng
Thì không còn chuyến đi nào làm ta ngạc nhiên
cho dẫu đi bằng không thuyền.
Khắp đâu đâu cũng chỉ là mảnh vỡ ta ra từ một
khối thuyền quyên
Họa may còn chuyến đi vào hư vô tên gọi văn chương
của những nấm mồ.
Đi chuyến ấy dòng đời ta tự xóa ta không
còn gì cũng không là ức triệu mảnh hồn
ghen kia mới thỏa mới chịu về nguyên mối tình
si mang hồn phiến đá
Đá sẽ dựng cho không-là- gì - hết
một phiến cao tận cùng sâu tận tuyệt mà không
chữ nào viết không âm nào ghi
Cao sâu lòng đá phẳng lì
mãi mãi chỉ riêng nàng được biết
từ đầu những chuyến Gã ra đi. (46)
Trước 1975, Vũ Hoàng Chương nhận sự giúp đỡ của gia đình Đông Hồ. Sau 1975, bọn cộng sản khủng bố ngấm ngầm khiến bà Đông Hồ tức Mộng Tuyết ( Thất Tiểu Muội) đã sợ hãi. Vì tế nhị và cao thượng, Vũ Hoàng Chương đã lui về ở chung với gia đình Đình Hùng trong một xóm nghèo. Lúc này, một số văn nghệ sĩ miền Bắc đã vào thăm hoặc kín đáo gửi lời thăm Vũ Hoàng Chương.
Đào Duy Anh xin Rừng Phong (27-28).
Đào Duy Anh nói: Tôi vào Nam chỉ để gặp anh..Thơ
trước sau tôi vẫn yêu nhất có hai người. Là anh và Lý Bạch.
Vũ Hoàng Chương đã đưa cho Mai Thảo xem lá thư Trần Dần gửi cho Vũ Hoàng Chương sau 30 năm xa cách vì chiến tranh, Trần Dần viết với tất cả sự tôn kính:
Thơ anh, thơ Đinh Hùng, sống muôn đời với thi ca Việt Nam (sđd, 19).
Trong các nhân vật Bắc Hà, thư của Trần Dần là thành thật và đáng tin cậy. Còn những nhân vật khác không biết tâm địa ra sao. Họ thật sự tôn trọng Vũ Hoàng Chương? Họ chỉ xã giao làm công việc trí vận của đảng mà trong tâm, họ là kẻ chiến thắng, coi Vũ Hoàng Chương là kẻ chiến bại đáng khinh, là kẻ ngụy quân, ngụy quyền đáng bị trừng phạt?
Vũ Hoàng Chương là nhà thơ hàng đầu của miền Nam và của cả nước
Việt Nam. Ông đã cống hiến cho đời những hàng châu ngọc. Thơ ông tiếp
nối dòng thơ tiền chiến với những ý tưởng tân kỳ và lời trang nhã,văn
hoa ít người sánh kịp. Ông đem lại cho thi ca miền Nam một sinh khí
mới, một nghệ thuật vững vàng trong khi thơ miền Bắc chỉ là tiéng thét
và tiếng súng ở nơi ngục tù. Trái tim ông luôn hòa nhịp với những
biến động của đất nước, ông không đứng ngoài mà tích cực và can đảm
dấn thân và chịu đựng những gian truân của kiếp người và của dân tộc
đau khổ. Thơ ông còn mãi với thời gian và tâm hồn ông đã chinh phục
trọn vẹn tình cảm của người quốc gia yêu nước , yêu tự do và yêu văn
hóa Việt Nam.
(Trích Nguyễn Thiên Thụ, Văn Học Sử Việt Nam - Văn Học Hiện Đại IV)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 253
LS. TRẦN VĂN TUYÊN -
Wednesday, March 13, 2013
LUẬT SƯ TRẦN VĂN TUYÊN I
Trần Văn Tuyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Luật sư Trần Văn Tuyên (1 tháng 9, 1913 - 28 tháng 10, 1976) là một trong các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, cựu dân biểu Hạ viện, sau làm Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là một trong các trưởng thuộc thế hệ sáng lập Hướng đạo Việt Nam. Ông đã bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam bắt ngay sau khi Sài Gòn thất thủ và đã chết trong trại tù.Tiểu sử
- Ông sinh ngày 1 Tháng Chín năm 1913 ở Tuyên Quang.[1] *Gia nhập đoàn thiếu niên Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929
- Thập niên 1940, ông tham gia phát động phong trào truyền bá chữ Quốc Ngữ và bình dân giáo dục.
- Ông tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội[1] năm 1943.[2]
- Là phụ tá cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam trong Chính phủ Liên hiệp năm 1946.
- Năm 1948, ông ủng hộ giải pháp Bảo Ðại làm Quốc trưởng, và làm tổng trưởng Thông tin trong chính phủ Quốc gia Việt Nam.
- Năm 1954 là thành viên của phái đoàn Quốc gia Việt Nam đi dự Hội nghị Genève
- Tháng 6 năm 1960, ông sinh hoạt trong tổ chức Tự do Tiến bộ (nhóm Caravelle) cùng với Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Lê Ngọc Chấn và một số chiến hữu. Ông là đồng tác giả bản tuyên ngôn của nhóm.
- Ông bị giam giữ 3 năm tại trại mật vụ Võ Tánh. Tháng 7 năm 1963 tòa án quân sự Sài Gòn thụ lý truy tố ông nhưng sau khi Nguyễn Tường Tam tuẫn tiết, tòa tha bổng cho tất cả 19 bị cáo.
- Kể từ năm 1964 ông nắm chức tổng bí thư Việt Nam Quốc dân Đảng (hệ phái miền Nam).[1]
- Năm 1965 Trần Văn Tuyên được mời làm Phó thủ tướng Đặc trách Kế hoạch trong chính phủ Phan Huy Quát; Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng.
- Năm 1971 đắc cử vào Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho đơn vị I Sài Gòn; ông cũng được bầu làm trưởng Khối Đối lập Dân tộc Xã hội tại Hạ nghị viện.
- Năm 1975 sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, ông bị bắt ngày 16 tháng 5, đưa vào trại cải tạo. Ông mất trong trại giam.[3] Tuy đã từ trần từ ngày 28 tháng 10 năm 1976 nhưng mãi đến năm 1978 thì chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới công bố cái chết của ông khi dư luận quốc tế đòi biết tin về vị lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng.[4]
Tác phẩm
- Hiu quạnh 1943
- Đế quốc đỏ 1957
- Tỉnh Mộng 1957
- Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954, 1964
- Chánh Đảng 1967
- Người Khách Lạ 1968
Tham khảo
- ^ a b c Trần Văn Ngô và ctv. Who's Who in Vietnam. Sài Gòn: Vietnam Press, 1974. tr 889
- ^ Nhà cách mạng Trần Văn Tuyên
- ^ Luật sư Trần Văn Tuyên, Cựu Dân biểu Hạ viện VNCH, cựu Phó Thủ tướng và là một trong số những lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị bắt sau khi Sài Gòn thất thủ
- ^ Nguyễn An Tiêm. "Sổ luân lưu". Khởi Hành Năm XV, số 169. Tháng 11, 2010. tr 7
- Nhân
ngày giỗ lần thứ 29, nhắc lại thân thế và sự nghiệp của nhà cách mạng
Trần Văn Tuyên (1913 – 1976)Nguyễn Quốc Khải
Hoa-Thịnh-Đốn , 21.10.2005
(Đặc biệt của Ngày Nay và Vietnam Review) - LGT - Nhân dịp ngày giỗ lần thứ 29 của cố Luật sư Trần Văn Tuyên, từng
là phó
thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa, trưởng khối dân biểu đối lập ở Hạ Viện
VHCH, một
nhà cách mạng, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, một nhà văn, nhà
báo,
một nhà giáo, một huynh trưởng Hướng Đạo. LS Tuyên là một người bền bỉ
tranh
đấu cho tự do, dân chủ của đất nước và nhân quyền cho mọi người Việt
Nam. Nhà
báo Nguyễn Quốc Khải trong ban biên tập Ngày Nay và Vietnam Review hiện
cư ngụ
tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về cuộc đời của ông Tuyên trong bài dưới
đây.
- LS Trần Văn Tuyên: Người Suốt Đời Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ Việt-Nam.
- LS Trần Văn Tuyên, Một Con Người Đa Dạng, Nổi Tiếng Trong Nhiều Địa Hạt Từ
- Văn Nghệ, Giáo Dục, Thanh Niên Sang Đến Chính TrỊ
- Sự Liên Hệ Giữa Ông Tuyên Và Tướng Võ Nguyên Giáp Ra Sao?
- Giai Thoại Giữa Ông Tuyên Và Các Bạn Cũ Phía Bên Kia Ở Hội NghỊ Genève 1954
- Ông Tuyên Đã Chết Trong Lao Tù Cộng Sản Ra Sao?
Trước ngày 30-4-1975, LS Tuyên dù có nhiều phương tiện để xuất ngoại đã chọn ở lại và ông đã chết trong trại tù Hà Tây (Bắc Việt) hôm 26-10-1976. Luật sư Trần Văn Tuyên có 7 người con hiện tất cả đều ở hải ngoại. Người con trưởng là LS Trần Tử Huyền, cũng là nhà báo Linh Chi hiện ở vùng Bắc California. Trưởng nữ là bà Trần Đạm Phương, được biết nhiều trong các cuộc tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cũng như cho sự tự do của thân phụ lúc ông bị giam giữ tại Việt Nam. Ba người con trai cuối, các ông Trần Tử Thanh, Trần Vọng Quốc (trên vùng Hoa Thịnh Đốn) và Trần Tử Miễn (ở Pháp) đang theo hướng đi của thân phụ, hoạt động chính trị và tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nhà báo Trọng Kim, chủ nhiệm, chủ bút Ngày Nay cũng là người trong gia đình LS Tuyên, từng giúp ông Tuyên trong việc liên lạc với báo chí ngoại quốc từ đầu thập niên 60 tới lúc mất miền Nam.
Trong quá trình
tranh đấu
của dân tộc Việt-Nam chống ngoại xâm, chống độc tài,
phong kiến và bất công trong thời kỳ cận đại, có một nhà cách mạng
trong hàng
ngũ quốc gia mà ít sách báo nói đến một cách đầy đủ đó là cố LS Trần
Văn Tuyên
mà cách đây hơn một phần tư thế kỷ đã vĩnh viễn ra đi. Nhân ngày giỗ
lần thứ 29
sắp tới, chúng ta nhắc lại thân thế và sự nghiệp của ông để tưởng nhớ
đến một
người đã một đời tranh đấu cho dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đau
thương
đầy máu và nước mắt của đất nước mà các thế lực ngoại bang từ thực dân,
quân
phiệt, đến cộng sản quốc tế đã không ngừng xâu xé. Các cường quyền này
đã lợi
dụng sự dại dột, nông cạn và chia rẽ của chúng ta để giết hại chính
chúng ta,
cả ở hai miền Nam Bắc. Hoạt Động Thanh Niên và Văn Hóa LS Trần-Văn-Tuyên sanh ngày 1.9.1913 tại Tuyên Quang, tốt nghiệp trường Bưởi tại Hà-nội vào khoảng 1930. |
|
DB Trần Văn Tuyên (giữa) phát biểu trong một cuộc biểu tình trước Quốc Hội VNCH. | Ông là một học sinh xuất sắc thi đậu hai bằng trung học và tú-tài cùng một năm. Trong thời gian học tại trường Bưởi, LS Tuyên đã đoạt giải nhất về cuộc thi hùng biện tiếng Pháp dành cho các học sinh trên toàn quốc. |
Lúc đầu LS Tuyên dự định học ngành Y-Khoa.
Sau đó vì ngành này
quá tốn
kém, ông chuyển qua học trường Đại-Học Luật Khoa tại Hà-Nội và tốt
nghiệp cử
nhân Luật vào năm 1943. LS Tuyên tham gia phong-trào Hướng Đạo (H.Đ.)
từ năm
1931. Ba năm sau ông thành lập thiếu đoàn Đại La tại Hà-Nội. Ông Bùi
Diễm, cựu
Đại Sứ của Việt-Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Hoa-Kỳ, đã gia nhập đơn vị này.
LS
Tuyên và ô. Diễm từ đó đã trở thành đôi bạn tri kỷ. Cuộc đời của hai
người tiếp
tục gắn bó với nhau qua bao nhiêu biến-cố của đất nước trong năm thập
niên kế
tiếp. Vào năm 1945, LS Tuyên cùng với các ông Mai-Liệu, Phan Xuân
Thiện, BS
Nguyễn Tường Bách [1] thành lập Quốc-Gia Thanh-Niên Đoàn để chống lại
thực dân
Pháp và chủ nghĩa Cộng Sản. Ngoại trừ BS Nguyễn-Tường-Bách, những người
lãnh
đạo Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đều là các cựu huynh trưởng H.Đ. Vào ngày
12.6.1945, LS Tuyên giữ chức giám-đốc trường Huấn-Luyện Đoàn Trưởng
Thanh-Niên
Xã-Hội Miền Bắc [2].
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm.
Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm.
Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
"Và
ngày ngày, mỗi buổi chiều, tôi tới vườn Diên Hồng ngồi đợi khách.
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Đây là hai câu cuối cùng của truyện ngắn
"Người Khách Lạ" [5], viết
xong vào ngày 30.10.1965, mở đầu cho tuyển tập mang cùng một nhan đề.
LS Tuyên
đi tìm một người khách lạ mang tên là Cách-Mạng vào giữa thập niên 60.
Người đó
chỉ thấy hiện lên trong giấc mơ, mà không đến với mình trong thực tại.
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
"LS
Trần-Văn-Tuyên đã hiên ngang đi vào lịch sử
bằng cửa lớn. Người đã nêu cao tinh thần bất khuất của Nguyễn-Thái-Học.
Người
đã viết lịch sử với máu đỏ lòng son". "Với kinh nghiệm bản thân, ông
thấu hiểu thế nào là nghèo khổ, đói khát, thế nào là bất công xã hội,
thế nào
là áp bức, ngục tù. Vì những lý do đó mà ông đã hy sinh cả cuộc đời để
tranh
đấu cho Tự-Do, Dân-Chủ, Công Bằng Xã-Hội và An Sinh cho dân tộc
Việt-Nam"
[8].
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam.
Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam.
Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Chú thích:
[1] Nguyễn Tường
Bách là em của nhà văn Nguyễn Tường Tam, bút hiệu là Nhất Linh
trong nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn.
[2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[10] Theodore Jacqueney,
"They Are Us, Were We Vietnamese", WorldView April 1977. [2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[11] Ô. Võ-Thành-Minh bị mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân, 1968 tại miền Trung.
[12] Trần-Văn-Tuyên, "Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954", Nhà Xuất Bản Chim Đàn, Saigon, 1954.
[13] Ô. Hoàng-Nguyên làm thông-dịch-viên cho phái-đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam.
[14] Xin xem xuất xứ ở chú-thích 10.
[15] Bùi-Ngọc-Lâm, Bút Ký "30 Năm Với Lãnh-Tụ Cách-Mạng Trần-Văn-Tuyên", Đặc San Vận-Động Dân Chủ Cho Việt-Nam, Washington, D.C., 1988.
[16] Tôn Thất Thiện, "Anh Tạ Quang Bửu ", Bạch Mã, Cypress - California, 1996.
[17] Ô. Ta Quang Bửu (1910-1986) từng giữ chức vụ Thiếu tướng Quân đäi Nhân Dân, Thứ trưởng Quốc Phòng và Bộ-Trưởng Bộ Đại-Học.
[18] Thành Tín Bùi Tín, "Hoa Xuyên Tuyết", Nhà Xuất Bản Nhân Quyền, Saigon Press, Irvine, California 1991.
[19] Stanley Karnow, "Vietnam : A History" , Penguin Books, New York 1997.
[20] Nguyễn-Hữu-Chung, "Nhớ Anh Trần-Văn-Tuyên", Báo Tiếng-Chuông, Montreal, Canada 5.1997.
[21] Báo chí gọi là nhóm Caravelle.
[22] Ô. Bùi-Diễm có mặt trong buổi họp ở khách-sạn Caravelle, tham dự vào việc soạn thảo nhưng không ký vào lá-thư gửi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
[23] Trái với một số tài liệu đã viết sai rằng LS Tuyên bị đầy ra Côn-Đảo.
[24] Bui Diem with David Chanoff, "In the Jaw of History", Houghton Mifflin Company, Boston 1987.
[25] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[26] Xin xem xuất xứ ở chú thích 19.
[27] Tiziano Terzani, "Giai-Phong - The Fall and Liberation of Saigon", St. Martin's Press, New York 1976.
[28] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[29] Trích trong diễn-văn của ô. Tạ-Quang-Trung đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên Tuyên được tổ chức tại George Mason University Law School, Virginia, 1996.
[30] Lý-Tòng-Bá, "Hồi-Ký 25 Năm Khói Lửa, của Một Tướng Cầm Quân Tại Mặt Trận", 1996.
[31] Xin xem xuất xứ ở chú thích 24.
[32] Văn-Tiến-Dũng, "Our Great Spring Victory - An Account of the Liberation of South Vietnam", Monthly Review Press, New York 1977.
[33] Vo-Nguyen-Giap, "The Military Art of People War, Selected Writings of General Vo-Nguyen-Giap", edited by Russell Stetler, Monthly Review Press, New York 1970.
[34] Trích trong diễn văn của ô.Bùi-Diễm đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên được tổ chức tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[35] Korea Herald, September 27, 1972.
[36] Xin coi chú-thích số 9.
[37] P.V. Tran, "Prisonner Politique Au Viet-Nam,1975-1979" , Editions L'Harmattan, Paris, 1990.
[38] Văn-Uyên (Nguyễn-Văn-Ái), "Luật Sư Trần-Văn-Tuyên - Tấm Gương Bất Khuất", trong Thư Mục Y Giới.
-
Người Tù Khổ Sai Trần Văn Tuyên
Posted on October 21, 2011 by hoanghaithuyQuốc Gia VNCH có hai ông Thủ Tướng Chính Phủ bị bọn Cộng Sản Việt Nam giam chết trong tù: Ông Thủ Tướng Phan Huy Quát và ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên.
Thủ Tướng Phan Huy Quát đi Tù và Chết trong Nhà Tù Chí Hoà, Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên trước khi đi Tù và Chết trong Trại Tù Khổ Sai ở miến Bắc, còn có lần Ði dự Hoà Ðàm với Pháp ở Ðà-lạt và cùng với một số ký giả làm cuộc “Ký Giả đi Ăn Mày” ở Sài Gòn.
Ðây là bài về ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên.
TỪ ÐIỂN TÁC GIẢ VIỆT NAM. Nguyễn Quang Thắng. Nhà Xuất Bản Văn Hóa, ấn hành ở Việt Nam Tháng Chín 1999.
TRẦN VĂN TUYÊNQuí Sửu 1913 – Bính Thìn 1976.Luật sư, một trong những người sáng lập Hội Hướng Ðạo Việt Nam, sinh ngày 1-9-1913 tại tỉnh Tuyên Quang, nguyên quán huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Ðông.Học ở Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân Luật Ðại Học Luật Khoa Hà Nội, dạy học tại Trường Trung Học Thăng Long, tham gia hoạt động chống Pháp từ những năm 1930-1931. Năm 1934, ông cùng Ðặng thái Mai, Võ nguyên Giáp… thành lập Liên Minh Dân Chủ và Phong Trào Ðông Dương Ðại Hội. Năm 1942 ông bị Pháp bắt giam một thời gian vì “tội thành lập Ðảng Thanh Niên Hưng Quốc”. Sau khi được xử trắng án và tự do, ông thi đỗ ngạch Tri Huyện Tư Pháp, được bổ làm Tri Huyện huyện Thanh Miện, Hải Dương, đến năm 1944 thì từ chức.Sau Tổng Khởi Nghiã Tháng 8 năm 1945, ông tham chính, giữ chức Ðổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Năm 1946 ông tham gia Hội Nghị Trù Bị Ðà Lạt, phụ trách Ban Lễ Nghi của phái đoàn Việt Nam, cùng với các ông Nguyễn Tường Tam, Võ nguyên Giáp, Hoàng xuân Hãn.Ðầu năm 1946 ông lưu vong sang Trung Hoa, năm 1950 ông về Sài Gòn, có thời làm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin, năm 1950-1951 ông giữ chức Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng trong chính phủ Trần văn Hữu. Năm 1954 ông là Cố Vấn Ðặc Biệt trong Phái Ðoàøn Việt Nam (chính quyền Bảo Ðại) dự Hội Nghị Genève nhằm chấm dứt Chiến tranh Ðông Dương. Năm 1959-1960, ông cùng 17 nhân sĩ ( Báo chí nước ngoài gọi là Nhóm 18 Caravelle) ra tuyên cáo đòi chính quyền Ngô Ðình Diệm thay đổi chính sách. Sau cuộc đảo chính hụt ngày 11 Tháng 11 năm 1960, ông bị Mật Vụ Ngô Ðình Nhu bắt giam, đến sau ngày 1 Tháng 11 năm 1963 mới được giải thoát. Năm 1965 ông giữ chức Phó Thủ Tướng Ðặc Trách Kế Hoạch, năm 1967 ông là Dân Biểu Quốc Hội, Trưởng Khối Dân Tộc-Xã Hội tại Hạ Nghị Viện Sài Gòn, Cố Vấn Phong Trào Ðấu Tranh Cải Thiện chế độ Lao Tù, Thủ Lãnh Luật Sư Ðoàn Sài Gòn.Ngày 26 Tháng 10, 1976 ông mất tại Hòa Bình.Các tác phẩm của ông: Hiu quạnh (1944), Tình mộng (1953), Hội Nghị Genève ( 1954), Việt Nam dưới thời thuộc Pháp (1958), Chính đảng (1968), Người khách lạ ( 1969), Con đường Cách Mạng Việt Nam (1969)Ngưng trích.
Ðây là bài “Ít dòng Nhật Ký về Hội Nghị Trù Bị Ðà Lạt 1946” ông Trần Văn Tuyên viết ở Sài Gòn.
Trần Văn Tuyên. Trích:
Ngày đi. 16-4-1946. Khởi hành ở phi trường Gia Lâm, 7 giờ 30 sáng. Pháp cho mượn 2 chiếc máy bay Junker cũ kỹ. Hai anh Trưởng và Phó Phái Ðoàn (Nguyễn Tường Tam, Võ nguyên Giáp) cùng đáp một chiếc cất cánh sau. Bọn tôi đi chuyến đầu gồm Tạ quang Bửu, Dương bạch Mai, Kiều công Cung, tất cả 12 người.Gần tới Paksé, gặp bão, nhưng trời nắng đều. Tới Paksé lúc 11 giờ 20. Không ra thăm thành phố. Máy bay chở hai anh Tam, Giáp đến sau 20 phút.12 giờ 30 máy bay chúng tôi bay đi Ðà Lạt trước. Tới trường bay Liên Khàng lúc 3 giờ chiều. Có các ông Pignon, Davec, Brisson và Lê văn Kim, ông Kim lúc đó là tùy viên báo chí của Ðô Ðốc D’Argenlieu, Cao Ủy Pháp, ra đón. Thêm nột nhà nhiếp ảnh Tiệp Khắc, một phóng viên Bỉ, cô Anna Lê Trung Cang, chủ nhiệm nhật báo Ðiện Tín ở Sài Gòn.Ðói, khát, không có gì để ăn uống. Ông Davec kiếm được 10 quả “thanh lí” và một ấm nước nhỏ.Chờ chuyến bay thứ hai đến để cùng về Ðà Lạt nhưng mãi không thấy đến. Nhiều người lo ngại đã xẩy ra chuyện bất trắc. Không liên lạc được với Paksé, cũng không liên lạc được với Sài Gòn. Lo ngại càng tăng. Ðã có người lo sợ một “thủ đoạn” ác độc của người Pháp. Trời về chiều, chờ không được, sợ tối nguy hiểm, đành phải về Ðà Lạt trước.30 cây số đường rừng, giữa đồi núi và rừng thông trùng điệp. Xe hỏng máy cách Ðà Lạt 5 cây số. Trăng mọc trên ngàn thông, bao phủ bởi sương trắng. Cảnh vật thật tuyệt diệu.6 giờ tối mới về đến Ðà Lạt. Thành phố vắng tanh, tối đen và yên lặng. Mọi người về Hotel Du Parc, riêng hai anh Trịnh văn Bính, Dương bạch Mai sang Hotel Lang Biang.Cơm dọn sẵn cho 30 người ăn. Nhưng mọi người chỉ ăn qua loa. Mệt! Hoang mang… Băn khoăn về số phận của toán thứ hai, những người chính của phái đoàn. Ăn cơm xong, anh em họp lại trong buồng tôi. Ða số tỏ ý lo ngại. Một số cho rằng Pháp chơi xấu, có thể hi sinh một chiếc máy bay và hai phi công, đâm máy bay vào núi. Thế là hết chuyện đàm phán. Vì họ đã thủ tiêu được những người lãnh đạo mà họ lo sợ nhất: Nguyễn Tường Tam, Ngoại Trưởng Chính Phủ Liên Hiệp, Lãnh Tụ Cách Mạng chống Pháp cực đoan (VNQDÐ) và Võ nguyên Giáp, Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Giải Phóng, Chủ Tịch Quân Ủy Hội Kháng Chiến chống Pháp.Có anh lo sợ cho số phận những người trong phái đoàn đã đến Ðà Lạt. E ngại người Pháp bắt luôn tất cả đem đi cầm tù. Anh Kiều Công Cung đề nghị với tôi đưa cho mỗi người 100$, xuống chợ mua mỗi người một chiếc xe máy, ngay đêm hôm ấy, băng về Phan Rang.Một giờ sáng mới được tin chiếc máy bay thứ hai bị hỏng máy quạt, phải ở lại Paksé, chờ hôm sau Sài Gòn đem máy quạt lên thay mới bay tới được.Hỏng máy thật hay là đòn tâm lý!Ngưng trích.
Quí vị vừa đọc một đoạn trích trong hồi ký của ông Trần Văn Tuyên kể lại chuyện ông và ông Nguyễn Tường Tam, trong phái đoàn Chính Phủ Liên Hiệp – (Việt Minh,) Tháng 4 năm 1946, từ Hà Nội bay đến Ðà Lạt để dự hoà đàm với Pháp. Lúc này ông Nguyễn Tường Tam là Ngoại Trưởng Chính phủ Liên Hiệp do Hồ chí Minh làm Chủ Tịch. Ông Nguyễn Tường Tam là Trưởng Ðoàn, Võ Nguyên Giáp là Phó Truởng Ðoàn.
Tháng 4 năm 1946 khi các ông Trần Văn Tuyên, ông Nguyễn Tường Tam đi dự hoà đàm với Pháp ở Ðà Lạt, tôi 14 tuổi, tôi mù tịt về chuyện Việt Pháp hòa đàm. Bẩy mươi năm sau ở Kỳ Hoa Ðất Tríchõ, đọc chuyện ông Trần Văn Tuyên kể, tôi thấy thương các ông Việt Nam quá là thương. Ai đời đi đàm phán tranh quyền độc lập với Pháp xâm lược chiếm nước mà phải đi nhờ máy bay của Pháp, đi nhờ ô-tô của Pháp, ăn ở do Pháp cung cấp. Ông TV Tuyên viết “Pháp cho mượn hai chiếc Junker..” tôi thấy không đúng, Pháp nó không cho phái đoàn VM mượn máy bay, nó chỉ dùng máy bay của nó chở phái đoàn từ Hà Nội đến Ðà Lạt.Phái đoàn ta chịu đủ mọi thứ bất lợi và kém vế. Họp trong thành phố Ðà Lạt là nơi bọn Pháp nắm quyền, làm chủ, ở thành phố này Pháp có quân đội, có cảnh sát. Pháp nó muốn bắt nhân viên nào trong phái đoàn VN Hà Nội là nó bắt. ÔngTV Tuyên kể:
Bài đã dẫn. Trích: 24-4-46. Anh Phạm ngọc Thạch, một nhân viên của phái đoàn, bị Pháp bắt ngày hôm qua. Ngay trước trụ sở phái đoàn Việt Nam. Lúc 1 giờ trưa. Pháp nói là họ đã báo trước cho chính phủ Hà Nội là họ không chấp nhận Thạch trong phái đoàn Việt Nam.
Anh Nguyễn Văn Sâm và Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng bị trục xuất về Sài Gòn. Pháp lấycớ hai người ấy dùng máy vô tuyến riêng để liên lạc với Hà Nội. Ngưng trích.
Không biết ông Nguyễn Văn Sâm đây có phải là ông Nguyễn Văn Sâm bị Việt Minh bắn chết trên xe buýt ở Sài Gòn và đường Nguyễn Văn Sâm ở Sài Gòn có phải là đường mang tên ông này không. Tôi chắc là phải. Trong đoạn hồi ký trên còn có nhân vật « Lê Văn Kim , tùy viên báo chí của Ðô đốc D’Argenlieu. » Tôi chắc ông « Tùy viên báo chí » này những năm 1960-1970 là « Thiếu Tướng Lê Văn Kim.»
Chuyện làm tôi vừa thương các ông vưà tức cười – tức cười là vưà cười vừa tức: cười mà tức anh ách – là chuyện nửa đêm, các ông chính khách Việt Nam ta bàn nhau mỗi ông thủ túi 100 đồng – đồng bạc Ðông Dương, tức tiền của Pháp – ra tiệm bán xe đạp ở chợ Ðà Lạt, mỗi ông mua một cái xe đạp rồi nhẩy phốc lên yên, các ông phây phây cho xe thả dốc từ thành phố Ðà Lạt sương mù bon bon ve ve veo veo rẹt rẹt xuống tỉnh Phan Rang! Mèn ơi..! Các ông tưởng nửa đêm đi xe đạp xuống đèo là dzễ ợt, là ngon ăn lắm sao? Các ông lạc quan quá đi mất. Mười ông xe đạp tuột dốc xuống Ðèo Ngoạn Mục, tức Ðèo Bellevue, bảo đảm 8 ông, cùng với xe, bay tuốt xuống vực, 2 ông nằm chèo queo bên vệ đường. Bảo đảm năm chăm phần chăm! Ban đêm đi xe đạp xuống đèo các ông bay xuống vực nhanh hơn ban ngày nhiều!
Rất may là Tháng Tư năm 1946, ở Ðà Lạt, ông TV Tuyên không nghe theo lời đề nghị làm cuộc “Thiết mã bán dạ hạ san”, nôm na là “Nửa đêm ngựa sắt xuống núi.” Nếu buổi tối lịch sử 55 năm xưa ấy ông Trưởng Ban Nghi Lễ Trần Văn Tuyên mở cặp da lấy tiền, phát cho mỗi ông trong phái đoàn 100 đồng bạc Ðông Pháp Ngân Hàng – Banque de L’Indochine Francaise – và các ông này, cho là 10 ông còn gân tự cho mình có thể đi xe đạp cả trăm cây số, nửa đêm kéo đến đập cửa tiệm bán xe đạp ở chợ Ðà Lạt…, lịch sử sẽ ghi tội ác tày trời của bọn D’Argenlieu, Pignon: tội thủ tiêu các ông chính khách Việt Nam trong phái đoàn hoà đàm và liệng xác những ông này xuống vực!
Theo lời kể của ông TV Tuyên, tôi thấy trong cuộc hoà đàm năm xưa ở Ðà Lạt có các ông Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Hồ Hữu Tường:
Trích: Những ngày cuối cùng.
3-5-1946. 3 giờ chiều họp đại hội công đồng, 2 phái đoàn Việt Pháp.
Anh Hồ Hữu Tường ngao ngán ghé tai tôi, nói: “Khổ lắm!” Ngưng trích.
Sau năm 1954 ông Hoàng Xuân Hãn sang sống ở Pháp, ông sống bình an, chết trong bình an, ông Nguyễn Mạnh Tường bị bọn Hồ Chí Minh, Lê Duẩn đầy ải, chết trong tức tưởi ở Hà Nội, ông Hồ Hữu Tường sống ở Sài Gòn, bị bọn Bắc Cộng bắt đi tù năm 1977, ông chết trong Trại Tù Khổ Sai Hàm Tân.
Và đây là vài chuyện xẩy ra trong cuộc gọi là « Hoà đàm Việt Pháp » ở Ðà Lạt Tháng 4, Tháng 5 năm 1946:
Sách đã dẫn. Trích:Tại bữa cơm, Ðô đốc D’Argenlieu tiếp đãi tử tế. Ăn xong, ông móc túi lấy bản diễn văn ra đọc. Ông nói rất nhiều về chủ trương Liên Bang Ðông Dương của Pháp.Theo quyết định của anh em, anh Nguyễn Tường Tam trả lời bằng tiếng Việt Nam. Anh Nguyễn Văn Huyên làm thông ngôn.Vụ nói bằng tiếng Việt này làm cho Pháp hết sức ngạc nhiên. Sau này, trong một buổi họp, Ðô đốc D’Argenlieu đã mỉa mai những người Việt Nam vô ơn, bạc nghĩa, ăn bánh mì mòn cả răng ở Paris, nay lại làm bộ không biết nói tiếng Pháp.Thực ra, chúng tôi đã quyết định như vậy vì nhiều lí do thực tế:1 – Tinh thần dân tộc.2 – Ðể người nói có thì giờ suy nghĩ.3 – Và nếu cần, để người thông dịch sửa chữa những sơ hở của người nói.Ngưng trích.
Ðây là chuyện ông Trưởng Ðoàn Nguyễn Tường Tam nằm mộng theo lời kể của ông Trần Văn Tuyên:Anh Tam kể chuyện nằm mộng thấy một con thiêu thân và một giọt nước đường.Con thiêu thân muốn hút nước đường nhưng ngập ngừng không dám. Một con nhện sa xuống nuốt con thiêu thân.Không thấy một con chim sa xuống nuốt con nhện và người cầm súng bắn con chim.Giấc mộng oái oăm thay.Ngưng trích.
Cứ như lời kể thì “giấc mộng : nước đường, thiêu thân, nhện” của ông Trưởng Ðoàn Nguyễn Tường Tam năm xưa đó “oái oăm” thật.
Ông Trần Văn Tuyên kể chuyện ông và Võ Nguyên Giáp:Buổi trưa, anh Võ nguyên Giáp mời ăn cơm.{CTHÐ : VN Giáp mời một mình ông Trần Văn Tuyên.} Ðã từ lâu chúng tôi không gặp riêng nhau để nói chuyện. Kể chuyện cũ, nhắc đến những người bạn chung còn hay đã mất, nhắc lại những kỷ niệm về chị Minh Thái (Vợ anh Giáp, chết trong tù của Pháp, trong khi anh sống ở Trung Hoa.)Anh thực thà nhận có phần lỗi vì không thường gặp tôi để biết rõ tình thế, để đến nỗi có những chuyện “hồ nghi”. Anh khuyên tôi hãy trở về hàng ngũ anh em tranh đấu, và biết tôi thích đọc sách, anh hứa sẽ cho mượn mấy quyển sách vừa mới nhận được.Câu cuối cùng của anh là câu tiếng Pháp “Alors, tu restes mon ami?”Chúng tôi siết tay nhau lần chót. Từ đó, mỗi kẻ một đường.Dòng thời gian nhẹ một ánh bay…! Những ngày như lá, tháng như mây…! Ông Trần Văn Tuyên dự Hoà Ðàm Việt Pháp ở Ðà Lạt Tháng Tư năm 1946, ông viết về cuộc hòa đàm ấy khi ông ở Sài Gòn chắc là vào những năm 1960-1965, năm 2000 ở Kỳ Hoa Ðất Trích, tôi đọc những lời ông kể trong quyển Từ Ðiển Tác Giả Việt Nam, sách xuất bản năm 1999 ở Sài Gòn.Năm 2005 tôi đọc lời kể về những ngày cuối cùng của ông Trần Văn Tuyên trong trại tù khổ sai cộng sản ở miền Bắc Việt Nam. Người viết, người kể chuyện là ông Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn, một người tù chứng kiến những ngày sống cuối cùng của ông Trần Văn Tuyên. Ông Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn đi HO sang Kỳ Hoa Ðất Trích, đã từ trần, ông để lại tập Hồi Ký mà các bạn ông đặt tên là Di Bút của một Người Tù.
Mời quí vị đọc một số trang
DI BÚT CỦA MỘT NGƯỜI TÙ. Hồi ký của Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn
Ðăng trên Tạp Chí CON ONG-Houston, Texas. Số 164165, Tháng 3, Tháng Tư 2005.
Tù chưa bao lâu mà sức đề kháng của anh em đã sút giảm thấy rõ, kéo theo sự bạc nhược về tinh thần. Mỗi lần nhìn Niên trưởng Dương Ðức Thụy tôi lại thấy đau xót như nhìn sự tàn tạ của chính tôi, của chế độ nay đã bị diệt vong. Niên trưởng thường hay ngậm ngùi nhắc lại cái ngày xưa của mình, rồi buông thõng một câu .. “Si les vieux pouvaient..” Anh Trần Văn Tuyên thì tỏ rõ thái độ của người quân tử bị mắc bẫy tiểu nhân. Thái độ nhẫn nhục bên ngoài không che được cái cuồng nộ bên trong. Những buổi trưa vắng người, tôi thường ra góc sân vắng ngồi cho thảnh thơi tâm trí, tôi hay gặp anh Tuyên ở đó. Anh hay ngẩng đầu nhìn lên ngọn cau. Tôi hỏi anh tại sao anh kẹt lại? Anh nói nếu anh muốn đi thì anh đã đi từ lâu, nhưng anh không làm thế được. Nhục lắm. Hỏi anh liệu Miền Nam còn trung lập được bao lâu nữa, cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” liệu còn tồn tại được bao lâu nữa, và số phận của đám Mặt Trận này sẽ ra sao? Anh nói: “Nếu chúng nó thông ra thì chúng nó đừng làm cái trò đấu tố khốn nạn chúng đã làm ở miền Bắc năm 1954, 1956. Cái tàn ác nhất của bọn cộng sản là chính sách đấu tranh giai cấp. Thằng Trường Chinh còn đó, nó lại đang nắm nhiều quyền hành. Thằng đó ác lắm. Số phận bọn Mặt Trận Giải Phóng rồi cũng chẳng khác gì anh em mình bây giờ.”Anh luôn luôn nghĩ đến tình trạng đáng thương của đồng bào miền Nam nay bị xâu xé, bóc lột, đầy ải không khác cảnh ngộ đồng bào miền Bắc hồi năm 1954, 1956. Anh bảo đó là một đại họa cho đất nước. Anh bảo những người Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không cộng sản rồi sẽ bị thanh trừng. Cộng sản luôn luôn làm như vậy để trừ hậu hoạn.Anh Tuyên rất dị ứng với những “danh từ mới”. Mấy anh buồng trưởng thì lại xử dụng những danh từ mới ấy rất trơn tru. Anh Nhâm, buồng trưởng của anh Tuyên, cũng không tránh khỏi cái “nghiệp” đó nên tôi thường nghe anh Tuyên than phiền về tình trạng “hội nhập” quá nhanh của các vị ấy với cái gọi là “chế độ mới”. Phạm Thành Ngọc thì rất tếu, anh nhái tiếng “Bắc kỳ mới” một cách diễu cợt rất tức cười. Anh Nhâm biết nhưng cứ tảng lờ như không biết, cứ tuôn ra những “từ” như “thành khẩn, khẩn trương, khắc phục, đăng ký, điển hình, tiên tiến, bảo quản, tích cực, tiêu cực, làm tốt, lên lớp..vv…”Vũ Văn Quý thì chỉ có hai đề tài: Những chuyện linh tinh, vui vui, buồn buồn trong Quốc Hội của ta và chửi cộng sản. Bất cứ cái gì của cộng sản anh cũng nhìn ngay ra mặt xấu và tìm ra ngay được những lời tàn tệ nhất để diễn tả. Những lần lên hội trường xem TiVi, anh thường kéo tôi ngồi vào một góc với anh để trong suốt buổi xem, rỉ rả rót vào tai tôi những lời phê bình vừa cay nghiệt vừa tức cười về những hình ảnh trên TiVi.Ngày 23 tháng 11 năm 1976 trời mưa tầm tã. Chúng tôi đang ngồi nghe đọc báo thì cán bộ Thoại đội mưa vào gọi buồng trưởng ra ngoài hành lang. Một lát sau, Phạm Thái vào thông báo sẽ có một buổi sinh hoạt buồng vào ngày mốt, nội dung sẽ cho biết sau.Sau bữa ăn trưa, tôi đang ngồi một mình thì Phạm Duy Tuệ và Ðặng Văn Tiếp tới, nói rằng sẽ có một buổi sinh hoạt để anh em phát biểu ý kiến, nói lên nhận thức của mình trong quá trình học tập cải tạo.Mưa đã tạnh nhưng trời đất sũng nước. Chúng tôi gặp nhau ngoài sân bàn về buổi sinh hoạt sắp tới. Anh Ðỗ Sinh Tứ đến đứng với các anh Trần Văn Tuyên, Phạm Duy Tuệ, Trần Cảnh Chung, Ðặng Văn Tiếp và tôi ở góc sân, một lúc thì có Nguyễn Xuân Phong ghé vào. Chúng tôi đứng nói chuyện mãi cho đến lúc kẻng đánh báo giờ điểm danh, vào chuồng.Khi xếp hàng vào chuồng, anh TV Tuyên bảo tôi: “Chúng nó giở trò cho anh em mình tự chửi bới với xâu xé nhau đấy.”Vào buồng, lần đầu tiên tôi thấy các anh trong Việt Quốc nói chuyện một cách “nghiêm túc”. Các anh Phan Minh Thám, Phan Vỹ, Trần Thích nói nho nhỏ với nhau. Có lẽ các anh cũng nghĩ như anh TV Tuyên. Buồng trưởng Phạm Thái vẫn bộ mặt bì bì vô cảm, ngồi một mình, quay mặt nhìn ra cửa sổ. Thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Mân nằm cạnh tôi, anh ngồi tưạ lưng vào tường, khoanh tay, nhắm mắt. Anh người nhỏ bé, đi lại nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ, giọng miền Trung ấm áp. Anh sống như một cái bóng.Buổi sáng như thường lệ anh Tuyên ra hồ tắm sáng, anh vẫn tắm buổi sáng như vậy từ khi ra đây, mặc dầu bây giờ trời đã chớm đông.Buổi sinh hoạt được tổ chức trong buồng. Cái bàn gỗ tạp vẫn để sát tường hôm nay được lau chùi kê ra giữa buồng. Một cái ghế được đem vào. Chúng tôi tề tựu đông đủ. Anh Tuyên ngồi sau anh Ðồng Tuy, tôi ngồi sau lưng anh Tuyên, bên cạnh anh Tuyên là anh Triệu Huỳnh Võ và anh Vũ Văn Vỵ.Cán bộ kéo đến, đứng lố nhố bên ngoài. Khi cán bộ Thoại mới nói mấy câu mở đầu, tôi thấy anh Tuyên một tay ôm đầu, một tay chống xuống sạp. Hai anh ngồi kế chưa kịp ôm anh thì anh ngã ra sau, anh ngã vào ngực tôi. Tôi đỡ gọn anh vào lòng. Chỉ nghe anh nói được ba tiếng: “Không sao đâu!” Rồi anh thiếp đi. Tôi bồng anh, cùng với anh Vỵ, đặt anh nằm vào chỗ nằm của anh Ðồng Tuy ở góc buồng, gần cửa sổ lớn, lấy mền đắp cho anh, anh Vỵ xoa dầu nóng cho anh. Anh nằêm thiêm thiếp, nhắm mắt.Buổi họp tiếp tục, bây giờ có mấy anh thành phần đảng phái quốc gia tự nhận đảng của mấy anh là đảng phản động. Mấy anh này kể ra “quá trình chống phá cách mạng của Ðảng anh và bản thân anh” rồi nói lên những suy nghĩ bây giờ nhờ được cải tạo. Hầu hết các anh nói những lời chung chung và hưá sẽ cải tạo tốt. Chỉ có hai anh Phạm Thái và Ðoàøn Thái là tích cực nhận tội, tự sỉ vả mình, nên được cán bộ ghi nhận là “có nhiều trăn trở.” Một số anh em khác cũng phải phát biểu, như anh Nguyễn Văn Thành, nghị viên Ðàlạt, các anh Ðoàn Quang Tuyên, Phan Vỹ, Trần Thích. Theo nhận xét của Niên trưởng Vũ Văn Vỵ lời nói của hai anh Phan Vỹ, Trần Thích là khôn ngoan và khéo nhất.Trong suốt buổi họp, anh Vỵ mấy lần xin phép rời chỗ đến xem anh Tuyên. Anh Tuyên vẫn nằm thiêm thiếp, dấu hiệu duy nhất của sự sống nơi anh là ngực anh phập phồng nhẹ nhẹ.Buổi sinh hoạt chấm dứt. Chúng tôi xúm lại chỗ anh Tuyên nằm. Anh Vỵ chạy ra nói với cán bộ Thoại. Cán bộ Thoại vào buồng nhìn anh Tuyên nằm rồi đi ra. Nhiều anh em buồng 1 họp xong chạy sang thăm hỏi anh Tuyên, trong số có Trần Cảnh Chung. Chung tỏ ra rất lo âu, anh là bạn của con anh Tuyên, Trần Tử Huyền.Nửa giờ sau cán bộ Thoại trở lại với một cán bộ y tá. Cán bộ này nghe tim, bắt mạch, chích cho anh Tuyên một mũi thuốc.Anh Tuyên nằm lại tại chỗ của anh Tuy. Anh cứ nằm bất động, không một lần tỉnh lại hay cựa quậy. Anh Vỵ cứ quanh quẩn bên chỗ anh Tuyên. Tôi cảm động vì mối giao tình của hai anh. Anh Vỵ khóc, những giọt nước mắt cứ lăn trên gò má răn reo của người tù già. Anh Vỵ và tôi hai lần thay quần cho anh Tuyên. Không có dấu hiệu nào cho thấy anh Tuyên biết được những việc xảy ra quanh anh. Anh Vỵ chốc chốc lại ghé tai gần mũi anh Tuyên xem anh còn thở hay không.Sáng hôm sau, cán bộ Thoại vào phòng với cán bộ y tế. Rồi xe ô tô của trại đến cổng khu, cán bộ Thoại ra lệnh mang anh Tuyên ra xe.Tôi cuộn anh Tuyên trong cái mền anh đang đắp, bồng anh ra xe. Trần Cảnh Chung nhẩy lên chiếc xe tải chở vật liệu xây cất, dẹp một chỗ để anh Tuyên nằm. Anh Tuyên vẫn thiêm thiếp.Xe chạy. Anh em bị lùa vào khu. Cửa cổng khoá lại. Hôm ấy không ai làm gì được. Tất cả lóng ngóng chờ tin anh Tuyên. Mãi đến chiều cán bộ Thoại mới vào cho biết anh Tuyên được đưa ra bệnh viện tỉnh.Chúng tôi đã quen với bộ bà ba trắng, mái đầu bạc, cái chân sưng tấy của anh Tuyên. Bây giờ vắng anh, tôi thấy tôi vừa mất đi một cái gì rất thân thiết. Anh Ðặng Văn Tiếp nói anh Tuyên khó qua khỏi vì như thế là anh Tuyên bị đứt gân máu, xuất huyết não. Tôi ngậm ngùi nói tội thay, ở sông, ở biển không chết, chết trong vũng trâu đằm..Từng đi bốn bể, chín chu
Trở về xó bếp chuột chù gặm chân.Vào buồng, Buồng trưởng Phạm Thái “long trọng” cho chúng tôi biết anh Tuyên “được ban quản đốc Trại chiếu cố đưa về bệnh viện tỉnh cứu chữa.”Ðầu chỗ nằm của anh Tuyên có vài quyển sách, một số giấy tờ. Anh Tuyên có quyển “Communism and how to fight it?” Anh Vỵ lấy đem về chỗ anh.Khoảng 9 giờ sáng hôm sau, cán bộ Thoại vào, nói tuy được tận tình cứu chữa, nhưng bệnh quá nặng, anh Tuyên đã mất lúc 2 giờ sáng (ngày 29 tháng 11, 1976). Chúng tôi lặng người đi.Cán bộ Thoại đi rồi, anh em Buồng 1 sang bàn chuyện nay cử ai đại diện anh em đi đưa anh Tuyên đến nơi an nghỉ. Anh Ðặng Văn Tiếp đưa ra ý kiến nên có đại diện dân cử, đảng phái, tôn giáo.Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ sau, Trại trưởng Dũng vào buồng 1, ra lệnh tập họp anh em hai buồng lại nghe y nói chuyện. Lố nhố bên ngoài là Trại Phó, An ninh, Trựïc trại, Giáo dục. Trại trưởng Dũng nói anh Tuyên chết vì bệnh, tuổi già. Việc cử đai diện này nọ đi đưa đám là không được. Y hỏi: “Các anh còn đoàn thể, đảng phái gì nữa? Các anh đại diện ai, đại diện cái gì? Ðã vào đây mà các anh còn chưa bỏ tư tưởng phản động! ” Rồi Y gằn giọng: “Các anh vi phạm kỷ luật của Trại..!” Y nói nhiều câu đe doạ trừng phạt rồi đi ra.Nhưng rồi trại cũng cho vài người trong 2 buồng đi đưa đám anh TV Tuyên. Buồng 2 có hai người đi là Phạm Thái với tư cách Buồng trưởng, anh Vũ Văn Vỵ là bạn thân của người quá cố.Tôi nhờ anh Vỵ lậy anh Tuyên dùm tôi ba lậy, nhiều anh em khác cũng nhờ anh Vỵ lậy dùm như thế. Ðồ của anh Tuyên được đem ra cho cán bộ kiểm kê, lập biên bản, cất vào kho tang vật. May mà anh Vỵ đã lấy được mấy quyển sách và số giấy tờ của anh Tuyên.Chiều hôm ấy trời mưa rất lớn. Mãi đến khoảng 9 giờ tối anh em đi đưa đám anh Tuyên mới trở về buồng. Sau khi thay đồ, Buồng truởng Phạm Thái yêu cầu anh em ngồi lên nghe anh tường trình về đám ma. Anh mở đầu bằng những câu ca tụng sự khoan hồng và nhân đạo cuả Ðảng và Nhà nước, thể hiện trong việc tận tình cứu chữa anh Tuyên và việc chôn cất anh rất đàng hoàng, có cả lễ nghi tôn giáo, mộ có bia ghi tên người quá cố…Phạm Thái nhắc đi, nhắc lại sự khoan hồng, lòng nhân đạo của Ðảng và Nhà Nước, sự tống tiễn chu đáo của Trại, giọng nói của anh đều đều, vô cảm, hoà nhịp với tiếng mưa rơi làm cho cảnh buồng giam đã ảm đạm đêm nay trở thành vô cùng thê thảm. Chúng tôi ủ rũ ngồi nghe, thương người vưà nằm xuống, giận tình đời đen bạc, khinh bỉ bọn thò lò sáu mặt, rồi thương thân mình. Những lời ca tụng lòng nhân nghĩa của “Cách mạng” như dao cưá, muối xát vào tim chúng tôi.Cái chết của anh Trần Văn Tuyên gây xúc động sâu xa trong lòng chúng tôi. Với nhiều anh em chúng tôi, anh TV Tuyên là người bạn quí, là người anh gương mẫu, là người cha hiền. Thái độ khinh thị và những lời đe doạ của Trại trưởng Dũng làm chúng tôi tủi nhục, uất ức. Nhưng chúng tôi như những con cua gẫy càng, bị nhốt trong giỏ, còn chống cự gì được nữa!Anh Vỵ bảo tôi rất có thể chúng nó chẳng đưa anh Tuyên đi cứu cấp, chữa trị gì cả, chúng nó chỉ cho xe chở anh đến chỗ nào đó, quăng anh nằm đấy. Anh chết rồi chúng nó đem về cho chôn. Anh Trần Cảnh Chung cũng cho là anh Tuyên chẳng được mang đi cứu cấp gì cả, chúng nó đem đi để nằm đâu đó cho chết. Anh Vỵ kể khi quàn xác anh Tuyên, chúng có chụp ảnh trước và sau khi quàn. Anh chỉ thấy có giấy chứng anh Trần Văn Tuyên đã chết của Trại, không thấy có giấy tờ gì của bệnh viện.Ngưng trích
Tôi, Công Tử Hà Ðông, cũng nghĩ như các ông bạn tù của ông Trần Văn Tuyên: Bọn Cai Tù không đưa ông Tuyên đi cứu cấp. Sợ phản ứng của những tù nhân, chúng đã nói dối, chúng đã làm giả. Tôi thán phục sự nhận biết sắc bén của những ông tù VNCH: mới chỉ có một ông tù chết, các ông đã thấy ngay sự dối trá, hèn và tàn ác của bọn Cai Tù Cộng sản. Bọn chúng coi mạng sống của người bị chúng bỏ tù không ra cái gì cả. Ðây là chuyện chúng đối xử với người tù Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận khi ông bị ngất trong phiên toà xử “tội chống Cộng” của Tổ chức Già Lam. Tôi biết rõ chuyện này.
Năm 1982 một tổ chức chống Cộng bị bọn Công An Thành Hồ phá và bắt. Tổ chức tương đối lớn, đông người, có võ trang, tức có súng, dự định mở chiến khu đánh lại bọn cộng sản. Nhiều người của tổ chức bị bắt ở Sài Gòn, Hố Nai, Huế, Nha Trang. Trong số những người bị bắt có nhiều tu sĩ Phật Giáo và những người tín đồ Thiên Chuá Giáo. Những người bị bắt năm 1982 không chịu khai ra những lãnh tụ của họ. Cuộc điều tra kéo dài mãi cho đến năm 1984. Một người trong tổ chức bị bọn điều tra giam trong sà-lim ở Nhà Tù Chí Hoà đến ba năm. Chúng giam người này trong sà-lim với lời nói thẳng: “Khai nhóm lãnh đạo thì cho ra khỏi sà-lim, không khai thì cứ nằm trong đó.” Ba năm qua, chịu đựng khổ cực hết nổi, người bị giam phải cung khai. Trong một ngày bọn Công An Thành Hồ đi bắt ba người: Sư Nữ Thích Trí Hải, Sư Ông Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Ông Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương. Một tháng sau chúng bắt thêm Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận.
Tổ chức chống Cộng ấy xuất phát từ Chùa Già Lam, Phú Nhuận, nên được anh em tù gọi là Nhóm Già Lam. Ðây là tổ chức chống Cộng có võ trang đông người, nhiều người nổi tiếng, bị giam lâu nhất ở Nhà Tù Chí Hoà. Bị bắt từ năm 1982, rồi có người bị bắt thêm năm 1984, bị giam mãi đến năm 1988 bọn Công An Thành Hồ mới đưa Tổ chức Già Lam ra toà xử.
Phiên toà kéo dài hai ngày. Buổi chiều ngày xử thứù hai, Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận, bị ngất, ngã trong phòng xử. Bọn Công An áp giải tù vào khiêng Thượng Toạ ra ngoài. Chiều hôm ấy chúng tuyên án: Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương tử hình, TT. Thích Ðức Nhuận tù 10 năm, nhiều người tù 20 năm, 18 năm, 15 năm. Người tù nhẹ án nhất trong tổ chức là 4 năm: Sư Nữ Thích Trí Hải.
Tối xuống, những người tù Già Lam từ toà án trở về nhà tù Chí Hoà mà không có TT. Ðức Nhuận cùng về. Mọi người đều nghĩ Thượng Tọa được đưa đi bệnh viện cứu cấp, nếu không được đưa đi BệnhViện Chợ Rẫy thì ít nhất ông cũng được đưa về nằm trong cái gọi là trạm xá y tế của nhà tù Chí Hoà. Hai tử tù Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương bị đưa ngay sang khu Tử Hình.
Tất cả mọi người trong phòng tù đều cho là Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận được đưa đi cứu cấp. Hôm sau khoảng 11 giờ trưa chúng tôi thấy Thượng Tọa được đưa vào phòng. Trông ông xanh xao, vàng ủng, yếu đến dễ sợ. Vào phòng ông kể chuyện, anh em chúng tôi mới biết…
Thượng Tọa không được cứu cấp chi cả. Chiều qua khi ông ngã ngất ở toà án, hai tên công an khiêng ông ra, cho ông vào xe chở tù. Xe này do Liên Xô chi viện, là xe chở nhóm tù Già Lam ra toà. Trong xe có một ngăn kín dùng để nhốt những tù nhân nguy hiểm, hung dữ. Chúng bỏ Thượng Toạ vào ngăn đó, đóng cửa lại và bỏ mặc ông trong đó. Khi những người Tù Già Lam lên xe trở về Chí Hoà, không ai biết có TT. Ðức Nhuận ở trong ngăn tù kín trong xe. Trong ngăn, TT có kêu người bên ngoài cũng không nghe tiếng. Xe về đến Nhà Tù Chí Hoà, bọn áp giải tù quên mất có một người tù bị chúng nhốt trong ngăn cách ly. Chúng bỏ quên TT. Ðức Nhuận trong xe.
Nhờ không bị còng tay, còng chân, không bị xiềng vào cái ghế sắt nên TT. Ðức Nhuận chỉ khổ mà không chết. Sáng hôm sau thấy trên mui xe có một lỗ hổng thông hơi, ông đứng lên ghế, thò tay qua lỗ thông hơi ra ngoài, vẫy vẫy. Ông gầy ốm, bàn tay và cổ tay ông nhỏ síu nên mới thò qua được lỗ thông hơi. Một tên công an đi qua bãi đậu xe, trông thấy có bàn tay người trên nóc xe vẫy vẫy, bèn đi lấy chìa khoá mở cửa xe, đưa ông vào phòng tù. Nếu Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận không thò được bàn tay ra trên nóc xe tù, ông đã chết khô trong xe.
o O oNhững ngày như lá, tháng như mây…
Bấy giờ là Tháng mấy, năm bao nhiêu? Em nhớ không Em? Hôm nay anh nhớ: Vào khoảng 11 giờ trưa một ngày Tháng 10, hay Tháng 11 năm 1988, anh ở trần, quần sà lỏn, ngồi giữa đám anh em người nào cũng quần sà lỏn, ở trần. Phòng tù đông tù, láo nháo những người, lao xao tiếng người, qua hàng chấn song sắt anh nhìn thấy thằng Cai Tù áo vàng đưa Thuợng Tọa Thích Ðức Nhuận về phòng. Ðến lúc ấy tất cả mọi người vẫn tưởng Thượng Toạ về phòng từ cái gọi là trạm xá y tế của Nhà Tù. Năm phút sau khi ông vào phòng, anh em tù được biết suốt đêm qua ông bị chúng nó bỏ quên trong xe chở tù.Tháng 10, tháng 11 năm 1988, ở Sài Gòn, thành phố thủ đô thân thương của chúng ta, thành phố đôi ta gặp nhau, yêu nhau và đôi ta thành vợ chồng, anh mới 50 tuổi, em mới 40 xuân xanh. Thực ra thì năm ấy anh 54, 55, em 52, 53 chi đó, nhưng nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ ấy: 55 tuổi anh mới 50, 50 tuổi em mới 40: năm ấy đôi ta còn trẻ lắm. Qua bao nhiêu đau thương, bao nhiêu vỡ tim, bao nhiêu dâu biển, bánh xe tị nạn đưa đôi ta đến Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích, anh đọc những trang người tù kể chuyện xưa và trong 543 sát-na anh thấy anh ốm nhách, anh ở trần, anh quần sà lỏn, anh râu ria, anh ngồi giữa đám anh em lao nhao, lao xao trong Phòng Tù Số 20 Khu FG Nhà Tù Chí Hoà, anh nhìn thấy Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận xanh xao đứng ngoài hàng lang chờ thằng cai tù Việt Cộng nó lạch cạch khoá sắt mở cửa phòng tù cho ông vào. Suốt đêm qua bọn cai tù cộng sản ác ôn bỏ quên ông trong xe tù của chúng. Từ lúc 3 giờ chiều hôm qua khi ở phòng xử toà án, ông ngã ngất đến lúc này là 11 giờ trưa ông không được uống một miếng nước. Nếu trong mười mấy giờ vưà qua ông có chết, bọn cai tù sẽ nói chúng có đưa ông đi cấp cứu đàng hoàng, nhưng ông chết..
Như chúng đã nói như thế về Người Tù Trần Văn Tuyên!
Và 30 năm sau những ngày sống u ám, tuyệt vọng của đôi ta ở Sài Gòn, hôm nay anh ngồi bình an trên đất Mỹ đọc chuyện xưa, nhớ chuyện xưa, anh viết những dòng này. Em yêu ơi.. Bọn cộng sản ác ôn chúng nó bỏ tù, chúng nó giết ông Thủ Tướng Phan Huy Quát của chúng ta ở Nhà Tù Chí Hoà, chúng nó bỏ tù, chúng nó giết ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên của chúng ta ở một trại tù khổ sai miền Bắc. Không phải chúng chỉ bỏ tù, chúng chỉ giết có hai ông ấy, chúng bỏ tù 5,546,834 nhân vật quốc gia của chúng ta, chúng giết 3,765, 832 người trong số đó. Anh không thù, anh không hận chúng nó sao được!
Dzậy mà em thấy đấy, ở Mỹ này có những thằng dám mở mồm bảo, khuyên anh “Quên hận thù bọn cộng sản đi. Ðừng kể chuyện Tù Ðầy nữa!” Những thằng khốn nạn ấy không bằng loài chó!Anh sẽ còn tính chuyện phải quấy với những thằng khốn kiếp đó dài dài! -
LGT - Nhân dịp ngày giỗ lần thứ 29 của cố Luật sư Trần Văn Tuyên, từng là phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa, trưởng khối dân biểu đối lập ở Hạ Viện VHCH, một nhà cách mạng, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, một nhà văn, nhà báo, một nhà giáo, một huynh trưởng Hướng Đạo. LS Tuyên là một người bền bỉ tranh đấu cho tự do, dân chủ của đất nước và nhân quyền cho mọi người Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Quốc Khải trong ban biên tập Ngày Nay và Vietnam Review hiện cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về cuộc đời của ông Tuyên trong bài dưới đây.
- LS Trần Văn Tuyên: Người Suốt Đời Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ Việt-Nam.
- LS Trần Văn Tuyên, Một Con Người Đa Dạng, Nổi Tiếng Trong Nhiều Địa Hạt Từ
- Văn Nghệ, Giáo Dục, Thanh Niên Sang Đến Chính TrỊ
- Sự Liên Hệ Giữa Ông Tuyên Và Tướng Võ Nguyên Giáp Ra Sao?
- Giai Thoại Giữa Ông Tuyên Và Các Bạn Cũ Phía Bên Kia Ở Hội NghỊ Genève 1954
- Ông Tuyên Đã Chết Trong Lao Tù Cộng Sản Ra Sao?
Trước ngày 30-4-1975, LS Tuyên dù có nhiều phương tiện để xuất ngoại đã chọn ở lại và ông đã chết trong trại tù Hà Tây (Bắc Việt) hôm 26-10-1976. Luật sư Trần Văn Tuyên có 7 người con hiện tất cả đều ở hải ngoại. Người con trưởng là LS Trần Tử Huyền, cũng là nhà báo Linh Chi hiện ở vùng Bắc California. Trưởng nữ là bà Trần Đạm Phương, được biết nhiều trong các cuộc tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cũng như cho sự tự do của thân phụ lúc ông bị giam giữ tại Việt Nam. Ba người con trai cuối, các ông Trần Tử Thanh, Trần Vọng Quốc (trên vùng Hoa Thịnh Đốn) và Trần Tử Miễn (ở Pháp) đang theo hướng đi của thân phụ, hoạt động chính trị và tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nhà báo Trọng Kim, chủ nhiệm, chủ bút Ngày Nay cũng là người trong gia đình LS Tuyên, từng giúp ông Tuyên trong việc liên lạc với báo chí ngoại quốc từ đầu thập niên 60 tới lúc mất miền Nam.
Trong quá trình
tranh đấu
của dân tộc Việt-Nam chống ngoại xâm, chống độc tài,
phong kiến và bất công trong thời kỳ cận đại, có một nhà cách mạng
trong hàng
ngũ quốc gia mà ít sách báo nói đến một cách đầy đủ đó là cố LS Trần
Văn Tuyên
mà cách đây hơn một phần tư thế kỷ đã vĩnh viễn ra đi. Nhân ngày giỗ
lần thứ 29
sắp tới, chúng ta nhắc lại thân thế và sự nghiệp của ông để tưởng nhớ
đến một
người đã một đời tranh đấu cho dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đau
thương
đầy máu và nước mắt của đất nước mà các thế lực ngoại bang từ thực dân,
quân
phiệt, đến cộng sản quốc tế đã không ngừng xâu xé. Các cường quyền này
đã lợi
dụng sự dại dột, nông cạn và chia rẽ của chúng ta để giết hại chính
chúng ta,
cả ở hai miền Nam Bắc. Hoạt Động Thanh Niên và Văn Hóa LS Trần-Văn-Tuyên sanh ngày 1.9.1913 tại Tuyên Quang, tốt nghiệp trường Bưởi tại Hà-nội vào khoảng 1930. |
|
DB Trần Văn Tuyên (giữa) phát biểu trong một cuộc biểu tình trước Quốc Hội VNCH. | Ông là một học sinh xuất sắc thi đậu hai bằng trung học và tú-tài cùng một năm. Trong thời gian học tại trường Bưởi, LS Tuyên đã đoạt giải nhất về cuộc thi hùng biện tiếng Pháp dành cho các học sinh trên toàn quốc. |
Lúc đầu LS Tuyên dự định học ngành Y-Khoa.
Sau đó vì ngành này
quá tốn
kém, ông chuyển qua học trường Đại-Học Luật Khoa tại Hà-Nội và tốt
nghiệp cử
nhân Luật vào năm 1943. LS Tuyên tham gia phong-trào Hướng Đạo (H.Đ.)
từ năm
1931. Ba năm sau ông thành lập thiếu đoàn Đại La tại Hà-Nội. Ông Bùi
Diễm, cựu
Đại Sứ của Việt-Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Hoa-Kỳ, đã gia nhập đơn vị này.
LS
Tuyên và ô. Diễm từ đó đã trở thành đôi bạn tri kỷ. Cuộc đời của hai
người tiếp
tục gắn bó với nhau qua bao nhiêu biến-cố của đất nước trong năm thập
niên kế
tiếp. Vào năm 1945, LS Tuyên cùng với các ông Mai-Liệu, Phan Xuân
Thiện, BS
Nguyễn Tường Bách [1] thành lập Quốc-Gia Thanh-Niên Đoàn để chống lại
thực dân
Pháp và chủ nghĩa Cộng Sản. Ngoại trừ BS Nguyễn-Tường-Bách, những người
lãnh
đạo Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đều là các cựu huynh trưởng H.Đ. Vào ngày
12.6.1945, LS Tuyên giữ chức giám-đốc trường Huấn-Luyện Đoàn Trưởng
Thanh-Niên
Xã-Hội Miền Bắc [2].
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm. Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm. Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
"Và
ngày ngày, mỗi buổi chiều, tôi tới vườn Diên Hồng ngồi đợi khách.
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Đây là hai câu cuối cùng của truyện ngắn
"Người Khách Lạ" [5], viết
xong vào ngày 30.10.1965, mở đầu cho tuyển tập mang cùng một nhan đề.
LS Tuyên
đi tìm một người khách lạ mang tên là Cách-Mạng vào giữa thập niên 60.
Người đó
chỉ thấy hiện lên trong giấc mơ, mà không đến với mình trong thực tại.
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
"LS
Trần-Văn-Tuyên đã hiên ngang đi vào lịch sử
bằng cửa lớn. Người đã nêu cao tinh thần bất khuất của Nguyễn-Thái-Học.
Người
đã viết lịch sử với máu đỏ lòng son". "Với kinh nghiệm bản thân, ông
thấu hiểu thế nào là nghèo khổ, đói khát, thế nào là bất công xã hội,
thế nào
là áp bức, ngục tù. Vì những lý do đó mà ông đã hy sinh cả cuộc đời để
tranh
đấu cho Tự-Do, Dân-Chủ, Công Bằng Xã-Hội và An Sinh cho dân tộc
Việt-Nam"
[8].
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam. Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam. Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Chú thích:
[1] Nguyễn Tường
Bách là em của nhà văn Nguyễn Tường Tam, bút hiệu là Nhất Linh
trong nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn.
[2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[10] Theodore Jacqueney,
"They Are Us, Were We Vietnamese", WorldView April 1977.
[11] Ô. Võ-Thành-Minh bị mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân, 1968 tại miền Trung.
[12] Trần-Văn-Tuyên, "Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954", Nhà Xuất Bản Chim Đàn, Saigon, 1954.
[13] Ô. Hoàng-Nguyên làm thông-dịch-viên cho phái-đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam.
[14] Xin xem xuất xứ ở chú-thích 10.
[15] Bùi-Ngọc-Lâm, Bút Ký "30 Năm Với Lãnh-Tụ Cách-Mạng Trần-Văn-Tuyên", Đặc San Vận-Động Dân Chủ Cho Việt-Nam, Washington, D.C., 1988.
[16] Tôn Thất Thiện, "Anh Tạ Quang Bửu ", Bạch Mã, Cypress - California, 1996.
[17] Ô. Ta Quang Bửu (1910-1986) từng giữ chức vụ Thiếu tướng Quân đäi Nhân Dân, Thứ trưởng Quốc Phòng và Bộ-Trưởng Bộ Đại-Học.
[18] Thành Tín Bùi Tín, "Hoa Xuyên Tuyết", Nhà Xuất Bản Nhân Quyền, Saigon Press, Irvine, California 1991.
[19] Stanley Karnow, "Vietnam : A History" , Penguin Books, New York 1997.
[20] Nguyễn-Hữu-Chung, "Nhớ Anh Trần-Văn-Tuyên", Báo Tiếng-Chuông, Montreal, Canada 5.1997.
[21] Báo chí gọi là nhóm Caravelle.
[11] Ô. Võ-Thành-Minh bị mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân, 1968 tại miền Trung.
[12] Trần-Văn-Tuyên, "Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954", Nhà Xuất Bản Chim Đàn, Saigon, 1954.
[13] Ô. Hoàng-Nguyên làm thông-dịch-viên cho phái-đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam.
[14] Xin xem xuất xứ ở chú-thích 10.
[15] Bùi-Ngọc-Lâm, Bút Ký "30 Năm Với Lãnh-Tụ Cách-Mạng Trần-Văn-Tuyên", Đặc San Vận-Động Dân Chủ Cho Việt-Nam, Washington, D.C., 1988.
[16] Tôn Thất Thiện, "Anh Tạ Quang Bửu ", Bạch Mã, Cypress - California, 1996.
[17] Ô. Ta Quang Bửu (1910-1986) từng giữ chức vụ Thiếu tướng Quân đäi Nhân Dân, Thứ trưởng Quốc Phòng và Bộ-Trưởng Bộ Đại-Học.
[18] Thành Tín Bùi Tín, "Hoa Xuyên Tuyết", Nhà Xuất Bản Nhân Quyền, Saigon Press, Irvine, California 1991.
[19] Stanley Karnow, "Vietnam : A History" , Penguin Books, New York 1997.
[20] Nguyễn-Hữu-Chung, "Nhớ Anh Trần-Văn-Tuyên", Báo Tiếng-Chuông, Montreal, Canada 5.1997.
[21] Báo chí gọi là nhóm Caravelle.
[22] Ô. Bùi-Diễm có mặt trong buổi họp ở khách-sạn Caravelle, tham dự
vào việc
soạn thảo nhưng không ký vào lá-thư gửi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
[23] Trái với một số tài liệu đã viết sai rằng LS Tuyên bị đầy ra
Côn-Đảo.
[24] Bui Diem with David
Chanoff, "In the Jaw of History", Houghton Mifflin Company, Boston
1987.
[25] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[26] Xin xem xuất xứ ở chú thích 19.
[27] Tiziano Terzani, "Giai-Phong - The Fall and Liberation of Saigon", St. Martin's Press, New York 1976.
[28] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[29] Trích trong diễn-văn của ô. Tạ-Quang-Trung đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên Tuyên được tổ chức tại George Mason University Law School, Virginia, 1996.
[30] Lý-Tòng-Bá, "Hồi-Ký 25 Năm Khói Lửa, của Một Tướng Cầm Quân Tại Mặt Trận", 1996.
[31] Xin xem xuất xứ ở chú thích 24.
[32] Văn-Tiến-Dũng, "Our Great Spring Victory - An Account of the Liberation of South Vietnam", Monthly Review Press, New York 1977.
[33] Vo-Nguyen-Giap, "The Military Art of People War, Selected Writings of General Vo-Nguyen-Giap", edited by Russell Stetler, Monthly Review Press, New York 1970.
[34] Trích trong diễn văn của ô.Bùi-Diễm đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên được tổ chức tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[35] Korea Herald, September 27, 1972.
[36] Xin coi chú-thích số 9.
[37] P.V. Tran, "Prisonner Politique Au Viet-Nam,1975-1979" , Editions L'Harmattan, Paris, 1990.
[25] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[26] Xin xem xuất xứ ở chú thích 19.
[27] Tiziano Terzani, "Giai-Phong - The Fall and Liberation of Saigon", St. Martin's Press, New York 1976.
[28] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[29] Trích trong diễn-văn của ô. Tạ-Quang-Trung đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên Tuyên được tổ chức tại George Mason University Law School, Virginia, 1996.
[30] Lý-Tòng-Bá, "Hồi-Ký 25 Năm Khói Lửa, của Một Tướng Cầm Quân Tại Mặt Trận", 1996.
[31] Xin xem xuất xứ ở chú thích 24.
[32] Văn-Tiến-Dũng, "Our Great Spring Victory - An Account of the Liberation of South Vietnam", Monthly Review Press, New York 1977.
[33] Vo-Nguyen-Giap, "The Military Art of People War, Selected Writings of General Vo-Nguyen-Giap", edited by Russell Stetler, Monthly Review Press, New York 1970.
[34] Trích trong diễn văn của ô.Bùi-Diễm đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên được tổ chức tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[35] Korea Herald, September 27, 1972.
[36] Xin coi chú-thích số 9.
[37] P.V. Tran, "Prisonner Politique Au Viet-Nam,1975-1979" , Editions L'Harmattan, Paris, 1990.
[38] Văn-Uyên (Nguyễn-Văn-Ái), "Luật Sư Trần-Văn-Tuyên - Tấm Gương Bất
Khuất", trong Thư Mục Y Giới.
BIỂN ĐÔNG - TRẦN VĂN TUYÊN - CON VŨ TRỌNG PHỤNG
SƠN TRUNG * CHÍNH LUẬN 12
CUỘC CỜ ĐÔNG HẢI
Từ đầu năm 2013, tình hình biển đông có vẻ tạm yên.Các lãnh tụ Trung Quốc và Mỹ không có màn đấu khẩu nào có lẽ Quốc Hội Trung Quốc chưa bỏ phiếu bầu Tập Cận Bình vào địa vị Chủ Tịch nước, nhưng tàu hải giám Trung Quốc ngày càng lộng hành. Tin đài VOA ngày13.03.2013 cho biết
Hai
tàu cá mang cờ hiệu Việt Nam bị Trung Quốc phát hiện sáng ngày 13/3 gần quần
đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã bị hai tàu hải giám Trung Quốc
đuổi ra khỏi khu vực vì điều mà Tân Hoa xã gọi là “bị tình nghi đánh bắt cá bất
hợp pháp trong lãnh hải Trung Quốc.”
Trung Quốc tăng cường tuần tra Biển Đông từ năm ngoái và lần đầu tiên đã điều động một máy bay trực thăng lên tàu tham gia công tác này.
Đội tàu của Trung Quốc đang tiến hành công tác tuần tra định kỳ ở Hoàng Sa hiện do thành phố Tam Sa của Bắc Kinh quản lý hành chính.
Truyền thông Trung Quốc cho hay chuyến tuần tra 9 ngày khởi sự hôm 10/3 phối hợp giữa trực thăng và 3 tàu hải giám mang số hiệu 83, 262, và 263 hôm nay đã hoàn tất tuần tra quần đảo Vĩnh Lạc thuộc Hoàng Sa.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-xua-duoi-tau-ca-vietnam-o-hoang-sa/1620778.html
Trung Quốc tăng cường tuần tra Biển Đông từ năm ngoái và lần đầu tiên đã điều động một máy bay trực thăng lên tàu tham gia công tác này.
Đội tàu của Trung Quốc đang tiến hành công tác tuần tra định kỳ ở Hoàng Sa hiện do thành phố Tam Sa của Bắc Kinh quản lý hành chính.
Truyền thông Trung Quốc cho hay chuyến tuần tra 9 ngày khởi sự hôm 10/3 phối hợp giữa trực thăng và 3 tàu hải giám mang số hiệu 83, 262, và 263 hôm nay đã hoàn tất tuần tra quần đảo Vĩnh Lạc thuộc Hoàng Sa.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-xua-duoi-tau-ca-vietnam-o-hoang-sa/1620778.html
Lẽ tất nhiên cộng đảng Việt Nam đối với mẫu quốc phải im
lặng vì "im lặng là vàng". Cả thế giới lo lắng nhưng giới chức thẩm
quyền Đài Loan bình chân như vại.Đài VOA hôm 11-3- 2013 loan tin rằng Đài Loan
nói rằng Hiện tại xung đột quân sự vì tranh chấp
chủ quyền tại Biển Đông và biển Đông Trung Hoa có phần chắc sẽ không xảy ra,
nhưng có nguy cơ có thể có các cuộc đụng độ tình cờ. Đó là nhận định của Bộ
Quốc phòng Đài Loan đưa ra ngày 9/3 được thông tấn xã trung ương Đài Loan đăng
tải. http://www.voatiengviet.com/content/dai-loan-khong-co-kha-nang-xung-dot-quan-su-tai-bien-dong/1619419.html
Mấy vị sếnh sáng này khôn quá trời , chuyên môn nói nước đôi
kiểu thầy bói quê ta:
"Số cô có vợ có
chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng
gái thời trai".
Tiếc rằng các vị thẩm quyền chẳng cho biết lý do làm sao mà
quả quyết chiến tranh Biển Đông
"có phần chắc sẽ không xảy ra" .Tàu không dám đánh Mỹ hay Mỹ chẳng dám đánh
Tàu? Nếu vậy thì thích quá, hòa bình sẽ mãi mãi vững bền trên biển Thái Bình,
và biển Thái Bình quả là cái tên định mệnh! Trong khi các ông Đài Loan rung đùi
an tâm hưởng lạc thì các ông Mỹ lo lắng, chạy ngược chạy xuôi. Theo Trọng Nghĩa
đài RFI trong bài nhan đề "Hoa Kỳ : Hội thảo về nguy cơ Biển Đông biến
thành bom nổ chậm" , cho biết
Từ ngày 13/03 đến 15/03/2012, tranh chấp tại Biển Đông sẽ được
giới chuyên gia quốc tế mổ xẻ nhân cuộc hội thảo tại Mỹ do Hội châu Á Asia
Society - trụ sở tại New York - phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang
Diệu tại Singapore đồng tổ chức. Đặt dưới lăng kính "Biển Đông là nhân tố
trung tâm cho hòa bình và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương", các
chuyên gia tham gia hội thảo sẽ phân tích xem phải chăng tranh chấp trong vùng
này đang là một quả bom nổ chậm, đòi hỏi nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.
http://www.viet.rfi.fr/node/79459
Sau khi Obama đắc cử Tổng
Thống, người ta chờ đợi chính sách mới của ông như thế nào, có theo đường lối
mạnh mẽ của bộ trưởng Gates và Clinton hay đánh trống bỏ dùi. Nhất là hai ông
cựu chiến binh Việt Nam nổi tiếng thân cộng lên làm bộ trưởng Ngoại giao và Quốc
Phòng thì tình hình sẽ về đâu? Hai ông có theo đường lối phản chiến nữa hay
không?
Minh Anh, đài RFI ngày 13-3-2013 , đã lấy từ nhật báo
kinh tế Les Echos hôm nay có bài phân tích đề tựa « Căn nguyên và những cái
bẫy trong việc rẽ hướng sang châu Á của Hoa Kỳ ». Tờ báo nhận định rằng,
việc Mỹ tăng cường quân đội trong khu vực có nguy cơ khiến cho Trung Quốc thêm
hung hăng.
Tờ báo này cho biết Tổng thống Obama đã quyết tâm
chuyển hướng về châu Á. Sự chuyển hướng này rất cần thiết để chống lại Trung
Quốc bành trướng. Sự chuyển hướng này có hai cái lợi là chiếm lấy kho dầu ở
Thái Bình Dương để khỏi lệ thuộc Trung Đông. Sự chuyển hướng xoay trục này cũng
có lợi vì Mỹ sẽ bắt đầu từ việc rút hết quân tại Irak vào năm 2011 và
tương tự cho Afghanistan từ đây đến hết năm 2014. Mặt khác, chiến tranh lạnh
kết thúc cho phép Mỹ giải ước từ từ khỏi châu Âu. Lầu Năm Góc sẽ cho rút bớt
thêm quân tại các khu căn cứ ở Đức.
Tờ báo này nói đến hai điều bất lợi. Đó là làm cho
Trung Cộng hung hăng và bang giao Mỹ Trung xấu đi. Tờ báo kể ra hai điểm nhưng
hai điều cũng là một. Còn việc làm cho Trung Quốc hung hăng thì Trung Quốc hung
hăng từ lâu chứ không phải từ khi Obama xoay trục đổi chiều.
Trong khi đó, tờ Le Monde lại cho
rằng căng thẳng Nhật Trung sẽ đưa đến chiến tranh. Lê Phước, đài RFI ngày 12
tháng 3 năm 2013 nhận định rằng Nhật Báo Le
Monde hôm nay góp phần giải đáp thắc mắc này với bài phỏng vấn hai chuyên gia
về Trung Quốc Jean-Philippe Béja và Valérie Niquet. Bài phỏng vấn chạy dòng tít
cảnh báo:« Trung-Nhật, chiến tranh lạnh tại Châu Á ». Hai chuyên gia
đi vào phân tích cặn kẽ nhiều vấn đề cốt lõi trong tranh chấp Nhật-Trung, trong
đó đại để có mấy vấn đề nổi cộm sau:
-
Tập Cận Bình luôn khẳng định bảo vệ chủ quyền quốc gia.
-Thủ tướng Shinzo Abe từ khi nhậm
chức đã tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Trong khi hai vị lãnh đạo tỏ ra hăng
hái chiến đấu, thì dân Trung quốc và Trung Cộng thấy họ đủ mạnh để thay Mỹ làm
bá chủ hoàn cầu. Tham vọng của Trung Cộng làm cho cả châu Á đứng về phía Mỹ, và
hoan hô Mỹ trở lại vùng này. Trung Cộng muốn chia hai Thái Bình Dương với Mỹ
nhưng Mỹ không chấp nhận. Trung cộng ra sức ve vuốt , hăm dọa, chia rẽ khối
Asian nhưng Trung Cộng không hoàn toàn mãn nguyện. Có thể Việt Nam, Lào,
Cambodia theo Trung Cộng nhưng cả khối lớn Nhật Bản, Ấn Đô, Philuật tân, Úc châu
sẽ theo Mỹ, cán cân lực lượng rõ là nghiêng về Mỹ. Các chuyên gia cũng nói rằng
thực lực quân sự Trung Cộng chỉ dọa trẻ con chứ so với Mỹ thì chẳng ăn thua gì
mà hung hăng bọ xít!
Đi xa hơn nữa, tờ Phương Đông của
Trung Cộng đã loan tin là họ thấy trước Nhật Mỹ đánh hàng không mẫu hạm của họ.
Trong tình hình đảo
Senkaku vô cùng căng thẳng, báo chí Hồng Kông cho rằng, một khi Trung-Nhật giao
chiến, Nhật-Mỹ sẽ coi tàu chiến cỡ lớn của Quân đội Trung Quốc là mục tiêu tấn
công đợt đầu, thậm chí dự định một lần là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc.
Cách đây không lâu, tờ
Sankei Shimbun Nhật Bản đã công bố kế hoạch tác chiến chủ yếu nhất hiện nay của
Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tổng cộng có 5 phương án tác chiến, trong đó có 3
phương án liên quan tới Quân đội Trung Quốc. Ba phương án chiến tranh ở cấp độ cao
nhất này đều liên quan đến cuộc khủng hoảng xảy ra ở biển Hoa Đông.
Phương án thứ nhất là
Trung-Nhật xảy ra chiến tranh do tranh đoạt chủ quyền đảo Senkaku; phương án
thứ hai là Trung-Nhật xảy ra va chạm ở xung quanh đảo Senkaku, tình hình leo
thang mở rộng, Quân đội Trung Quốc can thiệp, Trung Quốc muốn kiểm soát đảo
Ishigaki và đảo Miyako ở phía tây bắc Đài Loan; phương án tác chiến thứ ba thậm
chí đặt ra tình huống Quân đội Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Trong các phương án tác
chiến này, đều phỏng đoán Quân đội Trung Quốc điều động tàu sân bay, tàu tấn
công đổ bộ, lực lượng đặc nhiệm, tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu, Mỹ-Nhật
liên kết chống lại Quân đội Trung Quốc.
Đặc biệt là trong phương
án thứ ba, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ xảy ra cuộc
đối đầu trực tiếp với quân Mỹ và quân Nhật lấy Okinawa làm căn cứ.
Nếu quân Mỹ toàn lực tham gia, Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D đe dọa tàu sân bay của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31 đe dọa lãnh thổ Mỹ.
Theo tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore, nếu
Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự, một khi quy mô xung đột mở rộng, rất có khả
năng hải quân và không quân đều sẽ tham gia.
Bình luận viên quân sự
Trần Quang Văn của tờ “Thế giới báo” cho rằng, trong chiến tranh trên biển-trên
không hiện đại, do sức mạnh không quân ngày càng mạnh, có khả năng răn đe đối
không, đối hải tương đối mạnh, cho nên ngoài sức chiến đấu của hải quân, không
quân của hai bên mới là then chốt của thắng bại. Không có sự yểm trợ của không
quân, các tàu chiến mặt nước của hải quân đều sẽ trở thành “bia ngắm”, đặc biệt
là những tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ.
Truyền hình vệ tinh
Phượng Hoàng Hồng Kông cho rằng, trong thời điểm hai bên “say sưa” giao chiến
quyết liệt, quân Mỹ ra tay để viện trợ cho quân Nhật, cuộc chiến tranh trên
biển sẽ kết thúc với thắng lợi nghiêng về Nhật-Mỹ.
Trong tình hình tàu chiến của Nhật-Mỹ cơ bản chưa bị tổn thất, nhiều tàu khu trục, tàu ngầm của Trung Quốc bị bắn chìm.
Đặc biệt, tàu sân bay
Liêu Ninh cũng bị bắn trúng chỗ hiểm và bốc cháy, để nước tràn vào và nghiêng
ngả, không thể tự chủ hoạt động. Sau 30 phút, Nhật Bản hạ lệnh cho tàu ngầm
phóng ngư lôi bắn chìm tàu sân bay Liêu Ninh. Cuối cùng, Nhật-Mỹ liên kết đánh
bại Hải quân Trung Quốc.
Nguồn:
Đông Bình - GDVN
Đài RFI và đài VOA cùng loan tin
rằng Obama quyết tâm ủng hộ các nước Asian trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển
đảo. Trọng Nghĩa đài RFI loan tin Vào tháng Mười
tới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Brunei tham gia hai hội nghị thượng
đỉnh Đông Á EAS và Mỹ-ASEAN. Phát biểu vào hôm qua, 12/03/2013 sau cuộc hội đàm
song phương với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tại Nhà Trắng ở Washington,
ông Obama xác nhận rằng ông sẽ đề cập đến các « vấn đề hàng hải » với lãnh đạo
các nước sẽ đến Bandar Seri Badawan, thủ đô Brunei, để tham gia hai hội nghị
thượng đỉnh thường niên kể trên.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh : «
Chúng tôi sẽ thảo luận về vấn đề hàng hải. Rõ ràng là đang có rất nhiều căng
thẳng trong khu vực liên quan đến các vấn đề trên biển. »Theo Tổng
thống Mỹ, người đứng đầu xứ Brunei đã chứng tỏ tài lãnh đạo trong việc « đoàn kết các nước lại với nhau để đảm bảo sao cho tất cả
mọi người đều tuân thủ các quy tắc cơ bản của luật pháp và các chuẩn mực quốc
tế. »
Trong thời gian gần đây, và nhất là
từ khi chính thức nhậm chức chủ tịch luân phiên khối ASEAN, Brunei luôn khẳng
định rằng họ sẽ thúc đẩy trong nhiệm kỳ của mình, việc đúc kết một bộ quy tắc
ứng xử tại Biển Đông mang tính chất ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN.
Tổng thống Obama nói các cuộc họp
sắp tới sẽ là kênh hữu ích để thảo luận các vấn đề thương mại, kinh tế, và
ngoại giao có ảnh hưởng tới khu vực mà Hoa Kỳ đang chuyển trọng tâm hướng tới.
Tổng thống Mỹ cũng cho biết rằng Hoa
Kỳ sẽ tham gia vào cuộc diễn tập đầu tiên phối hợp giữa Mỹ, Trung Quốc, và các
nước ASEAN vào tháng sáu năm nay để trắc nghiệm xem các cường quốc quân sự Thái
Bình Dương có thể hợp tác thế nào trong công tác cứu trợ thảm họa.
Brunei đã tuyên bố sẽ theo đuổi một
bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý giữa các nước có tranh chấp ở
Biển Đông trong lúc giữ ghế Chủ tịch ASEAN trong năm nay.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn nhất
mực đòi giải quyết tay đôi với từng nước một có tranh chấp.
Nguồn: AFP, Washington Post.
LUẬT SƯ TRẦN VĂN TUYÊN II
Thư Ngỏ Của Gia Đình Cố LS Trần Văn Tuyên
Ngày: Saturday, 01, March
Ông Trần Tử Thanh - thứ nam cố LS Trần Văn Tuyên
Chúng tôi nhận được lá thư gởi các cơ quan báo chì của gia đinh cố LS Trần Văn Tuyên lên tiếng về vụ phỏng vấn giữa Tường Thắng và ông Vũ Trọng Khanh. Trong thư, gia đình cố luật sư Trần Văn Tuyên phủ nhận có các liên hệ họ hàng với ông Vũ Trọng Khanh. Ngoài ra chúng tôi cũng đồng ý có một cuộc phỏng vấn với ông Trần Tử Thanh - thứ nam của cố LS Trần Văn Tuyên để phản biện những gì mà ông Vũ Trọng Khanh đã nói. Khi nào thực hiện xong cuộc phỏng vấn, chúng tôi sẽ mời quý bạn đọc theo dõi. Chúng tôi đăng nguyên văn lá thư của cố gia đình LS Trần Văn Tuyên để quý bạn đọc tham khảo.
Thư Ngỏ Của Gia đình Cố Phó Thủ tướng, Luật sư Trần Văn Tuyên
Đồng kính gửi:
- Các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, các mạng internet.
- Qúy vị :
Lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
Chủ tịch các Đảng pháiquốc gia
Chủ tịch Cộng Đồng
- CácTổ chức, Hội đoàn người Việt quốc gia tại hải ngoại.
- Bà con Thân Thuộc và Bằng Hữu của Gia Dình Cố Luật Sư Trần
Văn Tuyên trong và ngoài nước
Mới đây trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 4 phần trên đài truyền hình
SBTN ở quận Cam và được báo Việt Nam Exodus đưa lên mạng, có một
người xưng là Vũ Trọng Khanh, tự Vũ Lăng, cựu Đại Tá QLVNCH tốt
nghiệp khóa 4 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (?) , con của nhà văn Vũ
Trọng Phụng (?) - không hiểu vì ly do gì, đã mạo nhận là cháu của Luật
Sư Trần Văn Tuyên.
Vì sự việc có liên quan đến thân phụ và giòng tộc chúng tôi, chúng tôi xin
minh xác:
1. Họ và tên người này nêu ra trong cuộc phỏng vấn để chứng minh
liên hệ với gia đình Luật Sư Trần Văn Tuyên là hoàn toàn xa lạ đối
với gia đình chúng tôi và không có trong gia phả của giòng họ
Trần.
2. Những sự kiện liên quan đến thân phụ chúng tôi là những sự kiện
hoàn toàn bịa đặt một cách trắng trợn.
Tất nhiên khi tạo dựng những sự kiện nêu trên, người được phỏng vấn
hẳn đã có mưu đồ đen tối nào đó.
Vì vậy chúng tôi xin gởi bức thư ngỏ này thông báo tới toàn thể bà con
trong gia tộc, các bằng hữu quen biết gia đình chúng tôi, cùng mọi giới,
để cảnh giác đề phòng và tránh mọi ngộ nhận trong tương lai.
Thay mặt gia đình cố Luật Sư Trần Văn Tuyên
Luật Sư Trần Tử Huyền, Trưởng Nam
California, ngày 17 tháng Hai năm 2008
Bài này o+? Vietnam Exodus
http://www.vietnamexodus.info/vne
URL cu?a bài này là:
http://www.vietnamexodus.info/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=3516
NHÀ TÙ CHÓT của PHÓ THỦ TƯỚNG TRẦN VĂN TUYÊN
Nhà tù chót của Trần Văn Tuyên
VIÊN LINH sao lục
Wednesday, October 27, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=122321&z=257
Hơn một năm sau khi ở tù cộng sản, nhà văn hóa, người lo việc nước Trần Văn Tuyên (sinh ngày 1 tháng 9, 1913), gục ngã trên mặt bàn trong trại tù tập trung Hà Sơn Bình, hai ngày sau thì từ trần.
Cố luật sư, Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên, chụp trước Quốc Hội VNCH. (Hình do Tạp chí Khởi Hành cung cấp.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/122321-TRVTUYEN-1-300.jpg
Theo tin tức do Việt Cộng đưa ra, đó là ngày 28 tháng 10, 1976. Như thế cho tới hôm nay, nhà lãnh tụ tên tuổi nhất của Việt Nam Quốc Dân Ðảng của miền Nam đã khuất bóng vừa đúng 34 năm; và ở đời được 63 năm. Cuộc đời ông vào tù ra khám nhiều lần, song cứ theo một bài thơ ông để lại, hình như ông không “lấy đó làm điều:”
Thân già tuổi tác trời cho sống
Ta vẫn yêu đời thỏa chí trai
Cùm xích nung sôi hồn cách mạng
Giao thừa chóng đến đợi sao mai.
(Trần Văn Tuyên, Giao Thừa Trong Ngục, Khởi Hành 10, 1998)
Thế hệ ’40, ’50 (những người trưởng thành vào những năm 1940, những năm 1950) lưu tâm tới tình hình đất nước của một Việt Nam tranh đấu, hầu như không ai là không nghe nói đến Trần Văn Tuyên. Nhưng sau đó, và nhất là sau khi đất nước thu vào một mối (“một mối u sầu một mối tang thương” như thơ Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực), ít người còn biết rõ con người ấy là ai. Cho nên bài viết này chỉ là một ghi chép thu gọn, nhằm giúp trí nhớ bạn đọc, nhất là các bạn đọc trẻ, về chân-thân người yêu nước Trần Văn Tuyên qua mô tả của nhiều nhân vật chứng nhân của một thời kỳ quốc cộng phân tranh.
1. “Trong số những người thân thuộc này, tôi nghĩ tới chiến sĩ Trần Văn Tuyên, mà trong 40 năm qua tôi vẫn xem là một huynh trưởng, một người bạn vong niên, một nhà văn hóa, một nhà văn học, một nhà ái quốc, một nhà cách mạng chân chính đã nêu cao truyền thống dân tộc và giữ vững tinh thần bất khuất của giống nòi Lạc Việt.
Ngày 6 tháng 12, 1947: Hội đàm Bollaert-Bảo Ðại tại Vịnh Hạ Long.
Sau cuộc hội đàm Vịnh Hạ Long, cựu hoàng
Bảo Ðại cử hai vị cộng sự viên thân tín từ HongKong về nước tiếp xúc
với các nhân sĩ quốc nội, nhằm thành lập chính phủ quốc gia đầu tiên.
Hai cộng sự viên than tín đó là ông Lưu Ðức Trung và ông Trần Văn Tuyên.
Năm 1951 Thủ Tướng Trần Văn Hữu ký nghị định cử ông Trần Văn Tuyên và
chúng tôi (Thái Văn Kiểm) đi Pháp tham dự lễ kỷ niệm 2000 năm thành lập
Paris (Paris tên cũ là Lutetie-Lutece được thành lập năm 51 trước C.N.).
Trong các hoạt động hiệp hội, đoàn thể,
LS Tuyên là sáng lập viên phong trào Hướng Ðạo Việt Nam, phong trào
Truyền Bá Quốc Ngữ, Hội Bảo Vệ Nhân Quyền và Công Quyền, cố vấn Tổng
Công Ðoàn Tự Do. Ông có dạy học ở trường Thăng Long Hà Nội.”
(Thái Văn Kiểm, Liệt sĩ Trần Văn Tuyên)
2. “Sau hơn nửa thế kỷ qua, tôi vẫn còn
nhớ rõ hình ảnh người huynh trưởng Trần Văn Tuyên bên đống lửa trại Chùa
Láng (gần Hà Nội) năm xưa. Anh cũng mặc đồng phục Hướng Ðạo như chúng
tôi. Cũng quần soọc tím, áo sơ mi nâu bạc màu, cũng thắt khăn quàng nơi
cổ như mọi HÐ khác. Lúc ấy hướng đạo sinh của các đoàn đã ngồi thành
vòng tròn khá lớn quanh đống lửa trại. Anh Tuyên vừa bước qua vòng tròn,
mọi tiếng rì rào nổi lên khắp dẫy, như một dòng điện truyền lan: ‘Anh
Tuyên! Anh Tuyên đấy!’ Anh là hình ảnh một trong những thần tượng Hướng
Ðạo của chúng tôi.”
(Mặc Thu, Nhớ về Trần Văn Tuyên)
3. “Tầm thước, nhanh nhẹn, tóc húi cao,
mắt sáng tinh anh sau cặp kính cận dầy cộm, luôn tươi cười cởi mở, anh
Trần Văn Tuyên là mẫu người trí thức thông minh, rõ rệt là một hiền
nhân. Rất uyên bác, đọc nhiều sách khảo cứu, có cả một thư viện trong
nhà, anh thông thạo Pháp, Anh và Hán tự Anh viết báo, làm luật sư, lưu
vong sang Tầu, ở tù nhiều lần, làm bộ trưởng Thông Tin, làm phó thủ
tướng Ðặc Trách Kế Hoạch, dân biểu, trưởng khối đối lập, thủ lãnh luật
sư đoàn.”
(Nguyễn Tường Bá, vài kỷ niệm về
anh Trần Văn Tuyên. Vẫn theo LS Nguyễn Tường Bá, báo New York Times gọi
Trần Văn Tuyên trong tù là “một Solzhenitsyn của nhà tù Gulag Việt Nam)
4. Khởi Hành phỏng vấn ông Trần Tử Miễn, con trai út của LS Tuyên. Lời ông Miễn:
“Ông theo gương chí sĩ Nguyễn Thái Học,
gia nhập Quốc Dân Ðảng năm 16 tuổi. Ông cảm phục Abraham Lincoln, Thomas
Jefferson (người nói báo chí là Ðệ Tứ Quyền), và Tôn Dật Tiên, cha đẻ
của thuyết Tam Dân của Trung Hoa Quốc Dân Ðảng: Dân tộc độc lập – Dân
quyền tự do – Dân sinh hạnh phúc. Ba tiêu đề này, Việt Cộng trộm mấy chữ
sau: Ðộc lập Tự do Hạnh phúc để lừa phỉnh. Cũng chính vì ba chữ này mà
một số anh em Việt quốc đi theo hàng ngũ Việt Cộng (trước cuộc di cư
1954). Về tình bằng hữu, cha tôi thân thiết với cố Dân Biểu Trần Văn Văn
(thân phụ anh Trần Văn Bá) cả hai cha con đều bị Việt Cộng sát hại
trước và sau 1975.
Cha tôi không bao giờ chấp nhận chính
phủ ba thành phần. Trước 30 tháng 4 độ hai tháng, Tòa Ðại Sứ Mỹ có liên
lạc nói họ dành 50 chỗ cho gia đình cha tôi và thân hũu trên máy bay để
di tản. Nhưng ông không có ý định ra đi. Vì các lý do: Mình sinh ra ở
đây, thà chết ở đây. Tất cả anh em VNQDÐ đều quyết định ở lại, vậy mình
càng không bỏ rơi anh em.”
(Thụy Khanh phỏng vấn, Saint Germain les Corbeit, 21 tháng 9, 1998)
5. Lời Trần Văn Tuyên: “Xét quá trình
hoạt động, tôi không thấy có tội gì với nhân dân Việt Nam. Nếu tôi có
tội thì đó là cái nhìn của đảng Cộng Sản Việt Nam.” (Trần Văn Tuyên, Bản
khai lý lịch tại trại tù Long Thành, 16 tháng 5, 1975)
“Một ánh sáng chói lòa. Tôi giật mình
ngẩng đầu nhìn, tưởng lựu đạn hay plát-tích nổ. Bên cạnh tôi, một đám
khói trắng bùng lên. Tôi nhìn khách, không thấy khách. Cũng không phải
là lựu đạn hay plát-tích. Cũng không phải là pháo bông ăn mừng cách mạng
thành công. Ngẩn ngơ, tôi thủng thẳng bước đi. Mình cảm thấy lòng mình
cũng bơ vơ, cơ khổ: không còn nơi dung thân, không có nơi gieo ý, không
có nơi xây dựng!
Như khách, tôi cũng nhận thấy con người
mới chỉ thấy hoang tàn, tang tóc của cách mạng mà chưa thấy phần xây
dựng của cách mạng. Và ngày ngày, mỗi buổi chiều, tôi tới vườn Diên Hồng
ngồi đợi khách. Nhưng cách mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?”
(Trần Văn Tuyên, Người Khách Lạ, tập truyện ngắn, 30 tháng 10, 1965)
Chú thích: Các trích dẫn trên
đây chỉ là phần ngắn gọn cho hợp khuôn khổ Trang Thời Sự Nhân Văn, từ
những bài dài in trong Khởi Hành chủ đề Trần Văn Tuyên, số 24, xuất bản
tháng 10, 1998.
Đại Tá Vũ Lăng Vũ Trọng Khanh
Posted on March 5, 2008 by hoanghaithuy
Biết dzồi.. Khổ lắm.. Kể mãi..! Vâng, không tả oán nữa, xin nói ngay vào chuyện. Một tối Phù Hư, người bạn văn nghệ của tôi, ghé nhà tôi, anh nói:
- Tôi mới gặp anh con trai của ông Vũ Trọng Phụng. Anh ta mới ở Hà Nội vào. Tôi hẹn gặp lại anh ta sáng mai.
Anh hỏi tôi:
- Anh có muốn gặp con trai ông Vũ Trọng Phụng không? Muốn gặp thì sáng mai đi với tôi.
Từ lâu tôi biết Nhà Văn Vũ Trọng Phụng không có con trai, ông chỉ có một người con gái. Gần như tất cả những người đọc những tiểu thuyết Giông Tố, Số Đỏ, Cơm Thầy Cơm Cô của Nhà văn Vũ Trọng Phụng đều biết ông chỉ có một người con gái. Nay ở đâu ra anh con này của Nhà Văn? Mạo nhận ư? Nhưng mạo nhận là con Nhà Văn để làm gì? Tôi không tin người nào đó là con trai của Nhà Văn nhưng vì buồn quá đỗi, buồn đến có thể chết được, phần vì không có việc gì làm, tôi theo Phù Hư đi gặp anh ta.
Những tháng đầu tiên bọn Bắc Cộng rước hình Chủ Tịt Hồ chí Minh của chúng vào Sài Gòn, dzân Sài Gòn — thất nghiệp không phải chăm phần chăm mà là năm chăm phần chăm — toàn dzân không ai có việc gì làm, người ta đổ ra đường kiếm ăn Chợ Trời, Chợ Đất, nhiều người Sài Gòn ra Chợ Trời cho đỡ buồn, nhiều người mở hàng cà phe vỉa hè. Hàng họ thật giản dzị, vài cái bàn, vài cái ghế thấp tè đóng bằng gỗ ván thùng, vài phin cà phe, một ấm cà phe bí tất, nửa ký cà phe, nửa ký đường, bán gần hết chạy đi mua, 1 phích nước, dăm cái ly, cái muỗng, thế là thành một tiệm cà phe vỉa hè Sài Gòn Thất Thủ Lủ Khủ Lù Khù. Sáng hôm ấy tôi theo Phù Hư đến một tiệm cà phe như thế trên vỉa hè đường Gia Long. Đúng giờ hẹn người tự nhận là con trai của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng đến.
Người thanh niên trắng trẻo, đẹp trai, mặt mũi sáng sủa, bận bộ đồ bà ba đen mới may. Tôi không có khả năng nhận xét sắc xảo gì nhưng nhìn anh tôi biết chắc anh không phải là dân Sài Gòn, anh là người miền Bắc mới vào Sài Gòn nhưng anh không có cái vẻ cù lần của bọn thanh niên Hà Nội Bắc Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa, những kẻ được dân Sài Gòn tả trong câu dzân dzao 1975:
Trai Sài Gòn như chim anh vũ,Phù Hư đãi anh ly cà phê đen giá 1 đồng, 1 đồng tiền Hồ là 500 đồng bạc Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Trai Hà Nội như củ khoai lang.
Tôi nói với anh thanh niên :
- Tôi tưởng ông Vũ Trọng Phụng không có con trai ?
Rất lễ phép, và có vẻ đầy đủ thẩm quyền, coi như chuyện người thiên hạ không biết Nhà Văn Vũ Trọng Phụng có con trai là chuyện thường, là những người không biết đáng thương hại, anh ta nói :
- Thưa bác.. Bố cháu có cháu và em gái cháu. Tên cháu là Vũ Trọng Khanh.
Lần thứ nhất tôi nghe cái tên Vũ Trọng Khanh là trong một buổi sáng cuối năm 1975, hay đầu năm 1976, trên vỉa hè đường Gia Long, Sài Gòn.
Sau ly cà phe, vài điếu thuốc lá, Phù Hư và tôi chia tay với Vũ Trọng Khanh. Ngoài việc xưng là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, người nói tên mình là Vũ Trọng Khanh không ba hoa chích chòe khoe khoang, không nói lời gì với ý định lừa gạt hay lợi dụng Phù Hư và tôi. Anh cũng không hỏi nhà chúng tôi, không nói chỗ anh ở, công tác anh làm, không hẹn gặp lại. Từ đấy tôi không gặp lại anh, tôi cũng không nghe ai nói đến anh.
Năm 1975, 1976 tôi 40 tuổi, người tự nhận là Vũ Trọng Khanh, con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, trạc 30 tuổi. Nếu anh là con ông Vũ, anh phải ra đời trước năm 1939 là năm ông Vũ từ trần, ít nhất anh phải ra đời trong những năm 1934, 1935, năm 1975 anh phải gần 40 tuổi, anh phải già, phải via tông-keng bằng tôi, anh không thể trẻ đến như thế. Tôi không tin anh là con Nhà Văn Vũ Trọng Phụng nhưng tôi chẳng bắt bẻ anh làm gì. Tại sao lại cố ý moi móc để chứng tỏ người ta nhận vơ ? Mà người ta nhận vơ người ta là con ông Nhà Văn sì đã nàm thao? Hại gì ai ? Nhà văn Vũ Trọng Phụng có nổi tiếng, có được người đời trọng mến, mới có người nhận là con. Ở đời thiếu gì anh con từ bố, chối bố hay xấu hổ khi có ai nói anh là con của ông bố anh.
Những năm 2000, 2001, ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi nghe nói :
- Ở San José có người nhận là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, tên là Vũ Trọng Khanh.
Tôi nghe qua rồi bỏ. Tự nhiên tôi không tin nhân vật Vũ Trọng Khanh San José 2000 là nhân vật Vũ Trọng Khanh tôi gặp năm 1975, 1976 trên vỉa hè đường Gia Long, Sài Gòn. Lại một người nhận vơ.. ! Mà người ta nhận vơ sì đã nàm thao? Người ta nhận vợ kệ người ta, mình không nhận vơ, mình không tin chuyện người ta nhận vơ thì thôi. Có gì quan trọng mà cứ phải vạch ra là người ta nhận vơ.
Ngày tháng qua đi..
Tháng 2 năm 2008, liêu lạc ở Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, sau hơn 30 mùa lá rụng vật đổi, sao dời, người tù rạc, người đi, người ở, người về, người ra nghĩa địa, người vào lò thiêu, tôi gặp lại cái tên Vũ Trọng Khanh, tôi lại nghe nói đến ông Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh tôi thấy ở Kỳ Hoa Đất Trích trên màn ảnh truyền hình SBTN năm 2008 không phải là anh thanh niên Bắc Kỳ đẹp trai Vũ Trọng Khanh tôi gặp ở Sài Gòn cuối năm 1975 hay đầu năm 1976.
Như vậy : trước sau, trong vòng 40 năm, tôi thấy cuộc đời này có hai ông Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh thứ nhất tôi được gặp, được nói chuyện ở Sài Gòn năm 1975 không có chức vụ, không cấp bậc gì cả, ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tôi chỉ được nhìn thấy dung nhan trên màn hình Internet trong cuộc phỏng vấn của Hệ Thống Truyền Thông SBTN. Ông Vũ Trọng Khanh San José 2008 được Đài SBTN giới thiệu bằng cái tên có cấp bậc quân đội là Đại Tá Vũ Lăng.
Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San José 2008 trạc Sáu Bó tuổi đời, bận quân phục, tôi nhìn không rõ đó là quân phục Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa hay quân phục Quân Đội Hoa Kỳ. Ông có vẻ đau yếu, dường như ông ngồi không vững, ông nói khó khăn, ông có bà vợ trẻ ngồi bên đỡ lời, nói dùm. Trong cuộc phỏng vấn ông nói ba, bà nói bẩy. Chuyện kỳ lạ là, như tôi đã viết trên đây, gần như tất cả những người Việt Nam từng đọc tiểu thuyết của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, từng biết, dù biết ít, biết lơ mơ, về đời tư của Nhà Văn, đều biết Nhà Văn không có con trai, nhưng ký giả SBTN — không lẽ không biết — không đặt câu hỏi :
- Có gì chứng minh ông là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ?
Ký giả phỏng vấn, dường như tên là ông Tường Thắng, phăng phăng la tuy-líp coi người được phỏng vấn đúng là ông con của Nhà Văn. Ông ký giả cũng phoong phoong gọi người được phỏng vấn là Đại tá.
Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San Jose, và bà vợ, kể nhiều chuyện kỳ cục quá đỗi là kỳ cục. Không những chỉ kỳ cục, đó còn là những chuyện dựng đứng. Không chỉ chuyện dựng đứng thường mà là chuyện dựng đứng năm chăm phầm chăm. Tôi nghe chuyện ông bà kể mà chịu hổng có nổi. Tôi kể lại những lời ông bà nói như sau, tất nhiên tôi chỉ kể đại khái thôi, tôi không thể kể hết hay kể thật đúng từng tiếng trong những lời ông bà nói, nhưng tôi kể không sai.
Ông Đại Tá Vũ Lăng kể ông bị bọn Bắc Cộng bắt sống năm 1961, ông bị tù giam 22 năm ở Bắc Việt, năm 1982 ông trở về Sài Gòn, năm 1985, 1986 ông vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan, người ta đón ông sang Hoa Kỳ. Trong thời gian chịu tù đày ở Bắc Việt, ông bị bọn Cai Tù Bắc Cộng tra tấn, chúng đánh ông thủng ba lỗ ở đầu, rút hết 10 móng tay ông.
Ông kể :
Lúc đầu Bộ Trưởng Công An Bùi Thiện Ngộ và Thiếu Tướng Công An Dương Thông hỏi cung tôi, rồi đến ông Đại Tá Bùi Tín. Khi nghe tôi nói tôi là con Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, Đại Tá Bùi Tín đập bàn, quát :
- Mày nói láo. Nhà Văn Vũ Trọng Phụng làm gì có thằng con phản động như mày !
Tôi nói :
- Ông Bùi Bằng Đoàn cũng làm gì có thằng con mất dậy như Bùi Tín.
Ông ấy móc súng Côn ra dọa bắn nát đầu tôi nhưng rồi ông ấy không dám bắn.
Khi ông Thầy Châm Cứu Bùi Duy Tâm ở San Francisco tổ chức chào đón Đại Tá Việt Cộng Bùi Tín đến San José, tôi đến nơi gặp ông. Thấy tôi, ông Bùi Tín mặt xanh rờn, tôi vỗ vai ông ta, nói :
- Đại Tá đừng sợ, đây là đất tự do, ông và tôi cùng là người đi tìm tự do.
Ông xin tôi tha lỗi, tôi nói :Ông kể :
- Đại tá yên tâm, tôi không trả thù ông đâu.
Đại Tá Vũ Lăng kể Vũ Trọng Phụng không phải là tên thật của Nhà Văn, tên thật của Nhà Văn là Vũ Văn Tý. Tên của bà mẹ ông, bà vợ Nhà Văn, là Phụng, ông Vũ Văn Tý ghép tên bà thành bút hiệu Vũ Trọng Phụng. Ông kể bà vợ Nhà Văn, bà mẹ ông, là em gái Luật Sư Trần Văn Tuyên, em cùng cha, khác mẹ. Ông kể năm ông 9 tuổi, Luật Sư Trần Văn Tuyên nói với bà mẹ ông là đưa ông sang Pháp, nhưng ông TV Tuyên lại đưa ông sang Vân Nam bên Tầu. Ông sống ở đất Tầu mấy năm cho đến khi ông gặp ông Nguyễn Mạnh Côn, ông nói rõ :
- Người về sau là Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn.
Ông kể ông Nguyễn Mạnh Côn đưa ông từ Vân Nam về Hong Kong rồi đưa ông xuống tầu biển về Singapore. Không thấy ông nói rõ ông Nguyễn Mạnh Côn có cùng về Singapore rồi Sài Gòn với ông hay không. Chỉ biết ông kể tới đây là mất tích ông Nguyễn Mạnh Côn. Chính quyền Singapore giúp phương tiện cho ông về Sài Gòn. Từ Sài Gòn ông lên Tòa Thánh Tây Ninh.
Ở Tây Ninh tôi gặp lại ông Trần Văn Tuyên. Ông ấy đang là Cố vấn Pháp Luật của Đức Hộ Pháp Pham Công Tắc. Ông ấy bảo tôi: “Mày đừng nói với ai mày là cháu tao. Ở đây chúng nó kỳ thị, chúng nó thù ghét Bắc Kỳ. Đừng nhận họ để khi nếu nó giết tao thì nó không giết mày, nó giết mày thì nó không giết tao.”Ngưng lời kể của Đại Tá Vũ Lăng.
Tôi được Tướng Trịnh Minh Thế nhận là em nuôi, cho tôi đi học Khóa 4 Trường Sĩ Quan Đà Lạt. Năm ấy (1952) tôi nhớ Thiếu Tá Lefort là Hiệu Trưởng. Mỗi khóa Trường Võ Bị Đà Lạt cho các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo được cử 10 người theo học. Những năm 1960, 1961 có một số cán bộ, binh sĩ Việt Cộng gài lại trong Nam sau Hiệp Định Geneve được đưa ra Bắc chỉnh huấn, Tình Báo tổ chức cho tôi nhập vào những toán đó để ra Bắc hoạt động. Tôi ra Bắc năm 1961, bị bắt, bị tù đến năm 1982 mới trở về Sài Gòn.
***
Ai thì tôi không dzám quả quyết chứ Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn thì tôi
tự cho tôi có thể nói chắc là cả đời ông — Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn —
không một lần đi ra khỏi nước Việt Nam. Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn, tác giả
những văn phẩm nổi tiếng một thời của Văn Chương Quốc Gia Việt Nam Cộng
Hòa Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Mối Tình Mầu Hoa Đào, Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Kỳ Hoa Tử..vv..
bị bọn Bắc Cộng bắt Tháng Ba 1976, năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên
Mộc, Nhà Văn đòi bọn CS phải trả tự do cho ông, chúng không chịu trả,
ông tuyệt thực. Bắt chước cách đàn áp tù nhân của bọn Nga Cộng, Tầu
Cộng, bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước đến chết. Nhà Văn
chết ở Trại Tù Xuyên Mộc.
Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên có ông con là Trần Tử Thanh. Năm 1988 Trần Tử Thanh nằm phơi rốn trong Phòng 10 Khu ED Nhà Tù Chí Hòa cùng Tu sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát và người anh em cùng vợ với tôi là Hoàng Hải Thủy. Năm ấy ông Trần Tử Thanh, cùng ông em là Trần Vọng Quốc, bị Phản Gián P 25 nó tó vì tội làm tình báo, tình bổ chi đó. Hai anh em ông cùng nằm phơi rốn trong Nhà Tù Chí Hòa. Tôi, qua điện thoại, hỏi ông Trần Tử Thanh về chuyện ông Đại Tá Vũ Lăng San José nói bà mẹ ông ta là em gái Cố Luật sư Trần Văn Tuyên, tức bà là bà cô ruột của ông, và như dzậy Đại Tá Vũ Lăng Vũ Trọng Khanh San José là anh em con cô, con cậu với ông, ông Trần Tử Thanh cũng đã biết về cuộc phỏng vấn của Đài SBTN, ông kêu :
- Làm gì có chuyện đó. Bà vợ ông Vũ Trọng Phụng đâu phải là em ông cụ tôi. Ông cụ tôi có bao giờ đến Tòa Thánh Tây Ninh đâu. Hoàn toàn bịa đặt. Anh em chúng tôi sẽ phải lên tiếng về vụ này.
Ông Trần Tử Thanh gửi cho tôi bức thư ngỏ :
THƯ NGỎ
Đồng kính gửi :
- Các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, các mạng Internet.
- Quí vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quí vị chủ tịch các đảng phái quốc gia, quí vị Chủ Tịch Công Đồng, các Tổ Chức, Hội Đoàn người Việt Quốc Gia tại hải ngoại.
- Bà con thân thuộc và Bằng Hữu của Gia Đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Mới đây trong cuộc phỏng vấn kéo dài 4 phần trên Đài Truyền Hình SBTN ở Quận Cam và được báo Việt Nam Exodus đưa lên mạng, có một người xưng là Vũ Trọng Khanh, tự Vũ Lăng, Cựu Đại Tá QLVNCH, tốt nghiệp Khóa 4 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt ( ? ), con của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ( ? ) — không hiểu vì lý do gì, đã mạo nhận là cháu của Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Vì sự việc có liên quan đến thân phụ và giòng tộc chúng tôi, chúng tôi xin minh xác :
1 — Họ và tên người này nêu ra trong cuộc phỏng vấn để chứng minh liên hệ với gia đình Luật Sư Trần Văn Tuyên là hoàn toàn xa lạ với gia đình chúng tôi và không có trong gia phả của giòng họ Trần.
2 — Những sự kiện liên quan đến thân phụ chúng tôi là những sự kiện hoàn toàn bịa đặt một cách trắng trợn.
Tất nhiên khi tạo dựng những sự kiện nêu trên, người được phỏng vấn hẳn có mưu đồ đen tối nào đó.
Vì vậy, chúng tôi xin gửi bức thư ngỏ này thông báo tới toàn thể bà con trong gia tộc, các bằng hữu quen biết gia đình chúng tôi, cùng mọi giới để cảnh giác đề phòng và tránh mọi ngộ nhận trong tương lai.
Thay mặt gia đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Luật Sư Trần Tử Huyền, Trưởng Nam.
California, ngày 17 Tháng Hai năm 2008.
***
Trước năm 1975 giới ca-ve Sài Gòn có cô Lan, biệt hiệu Lan Khùng, nói
cô là con ông Nhà Văn Lê Văn Trương. Năm 1980 ở Sài Gòn có ông Lê Khiêm
nhận là con Nhà Văn Lê Văn Trương.Năm 1990 ở Hà Nội có ông Mạc Can, ông này viết tiểu thuyết, nghe nói là con Nhà Văn Lê Văn Trương.
Năm 1976 ở Sài Gòn Cờ Đỏ tôi gặp người xưng tên là Vũ Trọng Khanh, nhận mình là con trai ông Nhà Văn Vũ Trọng Phụng.
Năm 2008 ở Kỳ Hoa, tôi thấy ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tự nhận mình là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng. Ông Vũ Trọng Khanh San José còn tự nhận ông là Đại Tá và là cháu ruột Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Tôi đã kể những gì tôi biết về nhân vật Vũ Trọng Khanh. Xin để quí vị có ý kiến về vụ này. Chỉ xin viết vài chuyện cho đỡ ngứa ngáy:
- Ông Vũ Trọng Khanh nói ông là “bạn vong niên của Nhà Thơ Nguyễn Bính.” Ông kể năm ông 9 tuổi, khoảng những năm 1940, 1941 ông Trần Văn Tuyên đưa ông từ Hà Nội sang Vân Nam, khoảng những năm 1949, 1950 ông Nguyễn Mạnh Côn đưa ông từ Vân Nam đến Hong Kong rồi về Singapore, ông đến Tòa Thánh Cao Đài ở Tây Ninh, ông đi học Khóa Sĩ Quan Đà Lạt, năm 1961 ông ra Bắc, ông bị tù trên đất Bắc 22 năm. Thời gian nào ông là “bạn vong niên” của Nhà Thơ Nguyễn Bính. Ít nhất khi Nhà Thơ 40 tuổi, ông phải 20 tuổi, khi Nhà Thơ 60 tuổi, ông 30, ông mới có thể là “bạn vong niên” của Nhà Thơ. Năm Nhà Thơ 30 tuổi, ông 9 tuổi, nàm thao ông có thể là “bạn vong niên” của Nhà Thơ? Nhờ ông tí!
- Ông kể ông bị bọn Bắc Cộng giam tù 22 năm. Khi giả làm Việt Cộng miền Nam ra Bắc năm 1961 cứ cho cấp bậc của ông là Trung Úy đi, trong 22 năm tù ông “ô-tô-măng-tít”, tức ông tự động thăng cấp? Trở về Sài Gòn năm 1982 ông là Đại Tá? Năm 1982 các ông Tướng của quân đội tôi ông thì ngồi tù, ông thì ở nước ngoài, ông về ai phong cấp Tá cho ông? Sôi sì ông tự phong cấp Tá cho ông cũng được đi, kỳ cục là chuyện mấy ông TV SBTN phây phây giới thiệu ông là Đại Tá.
Những năm 1961, 1962 ông bị bọn Cai Tù Bắc Cộng tra tấn, hỏi cung, bọn Bắc Cộng đã làm gì có Bộ Trưởng Công An Bùi Thiện Ngộ với Đại Tá Bùi Tín!
Ở Sài Gòn tôi có người bạn văn nghệ trẻ có bút hiệu lạ là Phù Hư. Hôm nay kể chuyện xưa nhắc đến Phù Hư, tôi nhớ ở Kỳ Hoa tôi có người bạn văn nghệ trẻ bút hiệu là Hư Vô.
Hai cái tên Phù Hư, Hư Vô giống nhau quá đi mất. Hai người cùng Hư, một người Hư Phù, người kia Hư Vô. Hư Phù hay Hư Vô cũng là Hư. Xong Hư Phù đỡ Hư hơn Hư Vô, Hư Phù còn tí ti hư để mà phù, Hư Vô thì vô luôn, không còn tí hư nào để mà vô cả.
Ở quê hương tôi hôm nay là Ngày Hai Mươi Tết, Tết Nguyên Đán vừa qua được hai mươi ngày. Ông bà tôi thường nói là: “Ra Giêng..”, tức sang Tháng Giêng. Chiều nay ở Kỳ Hoa đã là cuối Tháng Hai Tây. Mưa tuyết trên Rừng Phong. Tuyết này là Tuyết Hoa — Tuyết nhẹ, mỏng, khô, tan ngay — trong bài viết này tôi nhắc đến Phù Hư, viết xong tôi nhớ anh, nhớ hình ảnh anh năm xưa. Anh đưa tôi đi gặp Vũ Trọng Khanh một buổi sáng ở Sài Gòn năm 1976. Cà phê vỉa hè đường Gia Long. Sài Gòn buồn ơi là buồn. Năm ấy Phù Hư ba mươi, tôi bốn mươi.
Tôi mong Phù Hư, hiện sống ở Sài Gòn, sẽ đọc bài viết này của tôi.
Tôi gửi bài này tặng Hư Vô ở Kỳ Hoa.
Tôi đố quí vị biết Hư Vô là nam hay nữ?
Lại viết thêm vài dòng nữa: Ối.. ông Đại Tá Vũ Lăng ơi.. Lộng giả thành chân có thế thôi..! I can You. I xin You. Ông định làm trò lộng giả thành chân nhưng không được đâu, nhiều khi lộng giả không thành chân, thành cẳng mà là thành dzởm! Ông dựng đứng lên những chuyện không thật, chúng tôi biết những chuyện ông nói không thật, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng.
Chúng tôi không ai nói gì, mấy ông Nhà TiVi SBTN có thể bảo nhau:
- Bọn “sì-péc-ta-tưa” của mình chúng nó ngu lắm. Mình cho người kể chuyện dzởm năm chăm phần chăm về Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn, Luật Sư Trần Văn Tuyên mà chúng nó im re, không thằng nào, con nào nói gì cả!
Tội chúng tôi quá, mấy ông ơi!
http://hoanghaithuy.wordpress.com/2008/03/05/dai-ta-vu-lang-vu-trong-khanh/
About these ads
Nguồn: Trannhuong.com
Bà Hằng
Câu chuyện ông Vũ Lăng nào đó “nhận vơ” là con trai của Vũ Trọng Phụng thật chẳng có gì quan trọng. Vì thiên hạ ai cũng đều biết đó là chuyện “bá vơ”.
Nhưng từ chuyện nhận vơ này nhảy sang chuyện “nhận vơ” là thư ký riêng của ông Vũ Hồng Khanh VNQDĐ trong khi đương sự chỉ mới 15 tuổi (sic) thì “bụt trên tòa cũng phải nhảy xuống”. Ở hải ngoại hiện nay những cái tên của các chính đảng như VNQDĐ thường bị kẻ xấu mạo nhận, thậm chí tổ chức lễ lạ, xử dụng đảng kỳ nhằm tạo hư danh nhưng láo lếu đến xúc phạm đảng thể như Vũ Lăng và Dương Thị Phương Hằng thì thật mới có một (đôi sất). Đọc bà Hằng viết mấy chữ tiền bối với hậu bối thấy nó trơ trẽn, ngu ngơ làm sao. Tiền bối là chữ dùng để chỉ lớp người đi trước chung một con đường, chung lý tưởng, chung chí hướng, có nhân cách. Người có học hành, đủ chữ nghĩa, có tư cách chẳng ai dám tự nhận mình là tiển bối người khác. Mấy lời nhắc nhở này ông bà nên ghi nhớ.
Lãnh tụ Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, nhà văn lập thuyết Nguyễn Mạnh Côn đã đi vào lịch sử. Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã đi vào văn học sử.
Thân thế của họ đã được soi rọi kỹ lưỡng vì họ là người của công chúng.
Tất nhiên xã hội có nhiề kẻ muốn lợi dụng tên tuổi của họ để phục vụ mưu đồ cá nhân vào mục đíc nào đó. Nhưng những kẻ xạo láo hay có nhiều sơ hở, viết bừa, nói càn và sau đó khốn nạn thay chúng lại quên hết. Bà Hằng có tật già mồm, chầy cối nhưng những sai lệch, bất hợp lý về không gian, thời gian, và nhân vật được nhắc tới trở thành những bằng chứng khó biện giải. Ông bà có thể đã quên nhiều điều huênh hoang, láo xạo trước đây (chẳng ai chấp vì vô hại) nhưng Công Tử Hà Đông vì ở Rừng Phong gần gũi, quen biết với gia đình ông Trần văn Tuyên biết chuyện nên có một bài; nếu ông bà không lưu giữ, chúng tôi gửi lại để bạn đọc trên diễn đàn cùng thưởng lãm.
Kim Âu
NOV23
ĐẠI TÁ VŨ LĂNG??!!, CON TRAI VŨ TRỌNG PHỤNG?
CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
Tháng 2, tháng 3 năm 1976/ Tháng 2, tháng 3 năm 2008..Thấm thoắt dzây mà thời gian đã qua 33 mùa lá rụng..Những năm 1975, 1976 tôi sống những ngày buồn thảm, u tối, tuyệt vọng giữa lòng Sài Gòn, thành phố thủ đô đau thương của tôi.
Biết dzồi..Khổ lắm..Kể mãi..! Vâng, không tả oán nữa, xin nói ngay vào chuyện. Một tối Phù Hư, người bạn văn nghệ của tôi, ghé nhà tôi, anh nói:
- Tôi mới gặp con trai của ông Vũ Trọng Phụng. Anh ta mới ở Hà Nội vào. Tôi hẹn gặp lại anh ta sáng mai.
Anh hỏi tôi:
- Anh có muốn gặp con trai ông Vũ Trọng Phụng không?
Từ lâu tôi biết Nhà Văn Vũ Trọng Phụng không có con trai, ông chỉ có một người con gái. Gần như tất cả những người đọc những tiểu thuyết Giông Tố, Số Đỏ, Cơm Thầy Cơm Cô của Nhà văn Vũ Trọng Phụng đều biết ông chỉ có một người con gái. Nay ở đâu ra anh con này của Nhà Văn? Mạo nhận ư? Nhưng mạo nhận là con Nhà Văn để làm gì? Tôi không tin người nào đó là con trai của Nhà Văn nhưng vì buồn quá đỗi, buồn đến có thể chết được, phần vì không có việc gì làm, tôi theo Phù Hư đi gặp anh ta.
Những tháng đầu tiên bọn Bắc Cộng rước hình Chủ Tịt Hồ chí Minh của chúng vào Sài Gòn, dzân Sài Gòn – thất nghiệp không phải chăm phần chăm mà là năm chăm phần chăm – toàn dzân không có việc gì làm, đổ ra đường kiếm ăn Chợ Trời, Chợ Đất, mở hàng cà phe vỉa hè. Hàng họ thật giản dzị, vài cái bàn, vài cái ghế thấp tè đóng bằng gỗ ván thùng, vài phin cà phe hay một ấm ninh cà phe, nửa ký cà phe, nửa ký đường, bán gần hết chạy đi mua, 1 phích nước, dăm cái ly, cái muỗng, thế là thành một tiệm cà phe vỉa hè Sài Gòn Thất Thủ Lủ Khủ Lù Khu. Sáng hôm ấy tôi theo Phù Hư đến một tiệm cà phe như thế trên vỉa hè đường Gia Long. Đúng giờ hẹn người tự nhận là con trai của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng đến.
Người thanh niên trắng trẻo, đẹp trai, mặt mũi sáng sủa, bận bộ đồ bà ba đen mới may. Không có khả năng nhận xét sắc xảo gì nhưng nhìn anh tôi biết chắc anh không phải là dân Sài Gòn, anh là người miền Bắc mới vào Sài Gòn nhưng anh không có cái vẻ cù lần của bọn thanh niên Hà Nội Bắc Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa, những kẻ được dân Sài Gòn tả trong câu dzân dzao 1975:
Trai Sài Gòn như chim anh vũ,
Trai Hà Nội như củ khoai lang.
Phù Hư đãi anh ly cà phê đen giá 1 đồng, 1 đồng tiền Hồ là 500 đồng bạc Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi nói với anh thanh niên :
- Tôi tưởng ông Vũ Trọng Phụng không có con trai ?
Rất lễ phép, và có vẻ đầy đủ thẩm quyền, coi như chuyện người thiên hạ không biết Nhà Văn Vũ Trọng Phụng có con trai là chuyện thường, anh ta nói :
- Thưa bác..Bố cháu có cháu và em gái cháu. Tên cháu là Vũ Trọng Khanh.
Lần thứ nhất tôi nghe cái tên Vũ Trọng Khanh là trong một sáng cuối năm 1975, hay đầu năm 1976, trên vỉa hè đường Gia Long, Sài Gòn.
Sau ly cà phe, vài điếu thuốc lá, tôi chia tay với Vũ Trọng Khanh. Ngoài việc xưng là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, người nói tên mình là Vũ Trọng Khanh không ba hoa chích chòe khoe khoang, không nói lời gì với ý định lừa gạt hay lợi dụng Phù Hư và tôi. Anh cũng không hỏi nhà chúng tôi, không nói chỗ anh ở, công tác anh làm, không hẹn gặp lại. Từ đấy tôi không gặp lại anh, tôi cũng không nghe ai nói đến anh.
Năm 1975, 1976 tôi 40 tuổi, người tự nhận là Vũ Trọng Khanh, con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, trạc 30 tuổi. Nếu anh là con ông Vũ, anh phải ra đời trước năm 1939 là năm ông Vũ từ trần, ít nhất anh phải ra đời trong những năm 1934, 1935, năm 1975 anh phải gần 40 tuổi, phải già, phải via tông-keng bằng tôi, anh không thể trẻ đến như thế.
Lần gặp Vũ Trọng Khanh ở Sài Gòn, tôi không tin anh là con Nhà Văn Vũ Trọng Phụng nhưng tôi chẳng bắt bẻ anh làm gì. Tại sao lại cố ý moi móc để chứng tỏ người ta nhận vơ ? Mà người ta nhận vơ người ta là con ông Nhà Văn sì đã nàm thao? Hại gì ai ? Nhà văn Vũ Trọng Phụng có nổi tiếng, có được người đời trọng mến, mới có người nhận là con. Ở đời thiếu gì anh con từ bố, chối bố hay xấu hổ khi có ai nói anh là con của ông bố anh.
Những năm 2000, 2001, ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi nghe nói :
- Ở San José có người nhận là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, tên là Vũ Trọng Khanh.
Tôi nghe qua rồi bỏ. Tự nhiên tôi không tin nhân vật Vũ Trọng Khanh San José 2000 là nhân vật Vũ Trọng Khanh tôi gặp năm 1975, 1976 trên vỉa hè đường Gia Long, Sài Gòn. Lại một vụ nhận vơ.. ! Mà người ta nhận vơ sì đã nàm thao?
Ngày tháng qua đi..Tháng 2 năm 2008, liêu lạc ở Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, tôi gặp lại cái tên Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh tôi thấy ở Kỳ Hoa năm 2008 không phải là anh thanh niên Bắc Kỳ đẹp trai Vũ Trọng Khanh tôi gặp ở Sài Gòn cuối năm 1975 hay đầu năm 1976. Như vậy : trước sau, trong vòng 40 năm, tôi thấy cuộc đời này có hai ông Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh thứ nhất tôi được gặp, được nói chuyện ở Sài Gòn năm 1975 không có chức vụ, không cấp bậc gì cả, ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tôi chỉ được nhìn thấy dung nhan trên màn hình Internet trong cuộc phỏng vấn của Hệ Thống Truyền Thông SBTN. Ông Vũ Trọng Khanh San José 2008 được SBTN giới thiệu bằng cái tên có chức vị quân đội là Đại Tá Vũ Lăng.
Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San José 2008 trạc Sáu Bó tuổi đời, bận quân phục, tôi nhìn không rõ đó là quân phục Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa hay quân phục Quân Đội Hoa Kỳ. Ông có vẻ đau yếu, dường như ông ngồi không vững, ông nói khó khăn, ông có bà vợ trẻ ngồi bên đỡ lời, nói dùm. Trong cuộc phỏng vấn ông nói ba, bà nói bẩy. Chuyện kỳ lạ là, như tôi đã viết trên đây, gần như tất cả những người Việt Nam từng đọc tiểu thuyết của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, từng biết, dù biết ít, biết lơ mơ, về đời tư của Nhà Văn, đều biết Nhà Văn không có con trai, nhưng ký giả SBTN – không lẽ không biết – không đặt câu hỏi :
- Có gì chứng minh ông là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ?
Ký giả phỏng vấn, dường như tên là ông Tường Thắng, phăng phăng la tuy-líp coi người được phỏng vấn đúng là ông con của Nhà Văn.
Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San Jose, và bà vợ, kể nhiều chuyện kỳ cục quá đỗi là kỳ cục. Không những chỉ kỳ cục, đó còn là những chuyện dựng đứng. Không chỉ chuyện dựng đứng thường mà là chuyện dựng đứng năm chăm phầm chăm. Tôi nghe chuyện ông bà kể mà chịu hổng có nổi. Tôi kể lại những lời ông bà nói như sau, tất nhiên tôi chỉ kể đại khái thôi, tôi không thể kể hết hay kể thật đúng những lời ông bà nói, nhưng tôi kể không sai.
Ông Đại Tá Vũ Lăng kể ông bị bọn Bắc Cộng bắt sống, giam tù 22 năm ở Bắc Việt, năm 1982 ông trở về Sài Gòn, năm 1985, 1986 ông vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan, người ta đón ông sang Hoa Kỳ. Trong thời gian chịu tù đày ở Bắc Việt, ông bị bọn Cai Tù Bắc Cộng tra tấn, chúng đánh ông thủng hai lỗ ở đầu, rút hết 10 móng tay ông.
Ông kể :
- Lúc đầu Bộ Trưởng Công An Bùi Thiện Ngộ và Thiếu Tướng Công An Dương Thông hỏi cung tôi, rồi đến ông Đại Tá Bùi Tín. Khi nghe tôi nói tôi là con Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, Đại Tá Bùi Tín đập bàn, quát :
- Mày nói láo. Nhà Văn Vũ Trọng Phụng làm gì có thằng con phản động như mày !
Tôi nói :
- Ông Bùi Bằng Đoàn cũng làm gì có thằng con mất dậy như Bùi Tín.
Ông ấy móc súng Côn ra dọa bắn tôi nhưng rồi ông ấy không dám bắn.
Khi ông Thầy Châm Cứu Bùi Duy Tâm ở San Francisco tổ chức chào đón Đại Tá Việt Cộng Bùi Tín đến San José, tôi đến nơi gặp. Thấy tôi, ông Bùi Tín mặt xanh rờn, tôi vỗ vai ông ta, nói :
- Đại Tá đừng sợ, đây là đất tự do, ông và tôi cùng là người đi tìm tự do.
Đại Tá Vũ Lăng kể Vũ Trọng Phụng không phải là tên thật của Nhà Văn, tên thật của Nhà Văn là Vũ Văn Tý. Tên của bà mẹ ông, bà vợ Nhà Văn, là Phụng, ông Vũ Văn Tý ghép tên bà thành bút hiệu Vũ Trọng Phụng. Ông kể bà vợ Nhà Văn, bà mẹ ông, là em gái Luật Sư Trần Văn Tuyên, em cùng cha, khác mẹ. Ông kể năm ông 9 tuổi, Luật Sư Trần Văn Tuyên nói với bà mẹ ông là đưa ông đi chơi , nhưng ông TV Tuyên lại đưa ông sang Vân Nam bên Tầu. Ông sống ở đất Tầu mấy năm cho đến khi ông gặp ông Nguyễn Mạnh Côn, ông nói rõ :
- Người về sau là Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn.
Ông kể ông Nguyễn Mạnh Côn đưa ông từ Vân Nam về Hong Kong rồi đưa ông xuống tầu biển về Singapore . Không thấy ông nói rõ ông Nguyễn Mạnh Côn có cùng về Singapore với ông hay không. Chỉ biết ông kể tới đây là mất tích ông Nguyễn Mạnh Côn. Chính quyền Singapore giúp phương tiện cho ông về Sài Gòn. Từ Sài Gòn ông lên Tòa Thánh Tây Ninh.
Ông kể :
- Ở Tây Ninh tôi gặp lại ông Trần Văn Tuyên. Ông ấy đang là Cố vấn Pháp Luật của Đức Hộ Pháp Pham Công Tắc. Ông ấy bảo tôi : « Mày đừng nói với ai mày là cháu tao. Ở đây chúng nó kỳ thị, chúng nó thù ghét Bắc Kỳ. Đừng nhận họ để khi nếu nó giết tao thì nó không giết mày, nó giết mày thì nó không giết tao. »
Tôi được Tướng Trịnh Minh Thế nhận là em nuôi, cho tôi đi học Khóa 4 Trường Sĩ Quan Đà Lạt. Năm ấy ( 1952 ) tôi nhớ Thiếu Tá Lefort là Hiệu Trưởng. Mỗi khóa Trường Võ Bị Đà Lạt cho các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo được cử 10 người theo học. Những năm 1960, 1961 có một số cán bộ, binh sĩ Việt Cộng gài lại trong Nam sau Hiệp Định Geneve được đưa ra Bắc chỉnh huấn, Tình Báo tổ chức cho tôi nhập vào những toán đó để ra Bắc hoạt động. Tôi ra Bắc năm 1961, bị bắt, bị tù đến năm 1982 mới trở về Sài Gòn.
Ngưng lời kể của Đại Tá Vũ Lăng.
*
Ai thì tôi không dzám quả quyết chứ Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn thì tôi tự cho tôi có thể nói chắc là cả đời ông – Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn – không một lần đi ra khỏi nước Việt Nam. Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn nổi tiếng một thời của Văn Chương Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Mối Tình Mầu Hoa Đào, Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Kỳ Hoa Tử..vv..bị bọn Bắc Công bắt Tháng Ba 1976, năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn đòi bọn CS phải trả tự do cho ông, chúng không chịu trả, ông tuyệt thực. Bắt chước cách đàn áp tù nhân của bọn Nga Cộng, Tầu Cộng, bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước dến chết. Nhà Văn chết ở Trại Tù Xuyên Mộc.
Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên có ông con là Trần Tử Thanh. Năm 1988 Trần Tử Thanh nằm phơi rốn trong Phòng 10 Khu ED Nhà Tù Chí Hòa cùng Tu sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát và người anh em cùng bà vợ, với tôi là Hoàng Hải Thủy. Năm ấy ông Trần Tử Thanh, cùng ông em là Trần Vọng Quốc, bị Phản Gián P 25 nó tó vì tội « âm mưu cưa ghế chính quyền nhân rân » . Hai anh em ông cùng nằm phơi rốn trong Nhà Tù Chí Hòa. Tôi, qua điện thoại, hỏi ông Trần Tử Thanh về chuyện ông Đại Tá Vũ Lăng San José nói bà mẹ ông ta là em gái Cố Luật sư Trần Văn Tuyên, tức là bà cô ruột của ông, và như dzậy Đại Tá Vũ Lăng Vũ Trọng Khanh San José là anh em con cô, con cậu với ông, ông Trần Tử Thanh cũng đã biết về cuộc phỏng vấn của SBTN, ông kêu :
- Làm gì có chuyện đó. Bà vợ ông Vũ Trọng Phụng đâu phải là em ông cụ tôi. Gia phả giòng tộc nhà tôi không có ai tên như vậy cả. Hoàn toàn bịa đặt ! Anh em chúng tôi sẽ phải lên tiếng về vụ này.
Ông Trần Tử Thanh gửi cho tôi bức thư ngỏ :
THƯ NGỎ
Đồng kính gửi :
- Các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, các mạng Internet.
- Quí vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quí vị chủ tịch các đảng phái quốc gia, quí vị Chủ Tịch Công Đồng, các Tổ Chức, Hội Đoàn người Việt Quốc Gia tại hải ngoại.
- Bà con thân thuộc và Bằng Hữu của Gia Đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Mới đây trong cuộc phỏng vấn kéo dài 4 phần trên Đài Truyền Hình SBTN ở Quận Cam và được báo Việt Nam Exodus đưa lên mạng, có một người xưng là Vũ Trọng Khanh, tự Vũ Lăng, Cựu Đại Tá QLVNCH, tốt nghiệp Khóa 4 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt ( ? ), con của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ( ? ) – không hiểu vì lý do gì - đã mạo nhận là cháu của Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Vì sự việc có liên quan đến thân phụ và giòng tộc chúng tôi, chúng tôi xin minh xác :
1 – Họ và tên người này nêu ra trong cuộc phỏng vấn để chứng minh liên hệ với gia đình Luật Sư Trần Văn Tuyên là hoàn toàn xa lạ với gia đình chúng tôi và không có trong gia phả của giòng họ Trần.
2 – Những sự kiện liên quan đến thân phụ chúng tôi là những sự kiện hoàn toàn bịa đặt một cách trắng trợn.
Tất nhiên khi tạo dựng những sự kiện nêu trên, người được phỏng vấn hẳn có mưu đồ đen tối nào đó.
Vì vậy, chúng tôi xin gửi bức thư ngỏ này thông báo tới toàn thể bà con trong gia tộc, các bằng hữu quen biết gia đình chúng tôi, cùng mọi giới để cảnh giác đề phòng và tránh mọi ngộ nhận trong tương lai.
Thay mặt gia đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Luật Sư Trần Tử Huyền, Trưởng Nam.
California, ngày 17 Tháng Hai năm 2008.
*
Trước năm 1975 giới ca-ve Sài Gòn có cô Lan, biệt hiệu Lan Khùng, nói cô là con ông Nhà Văn Lê Văn Trương. Năm 1980 ở Sài Gòn có ông Lê Khiêm nhận là con Nhà Văn Lê Văn Trương.
Năm 1990 ở Hà Nội có ông Mạc Can, ông này viết tiểu thuyết, nghe nói là con Nhà Văn Lê Văn Trương.
Năm 1976 ở Sài Gòn Cờ Đỏ tôi gặp người xưng tên là Vũ Trọng Khanh, nhận mình là con trai ông Nhà Văn Vũ Trọng Phụng.
Năm 2008 ở Kỳ Hoa, tôi thấy ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tự nhận mình là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng. Ông Vũ Trọng Khanh San José còn tự nhận ông là Đại Tá và là cháu ruột Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Tôi đã kể những gì tôi biết về nhân vật Vũ Trọng Khanh. Xin để quí vị nhận định về vụ này.
CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
----- Forwarded Message -----
Ngày 22 Tháng 11 Năm 2012
Chúng tôi trả lời ông Kim Âu về những vấn đề liên quan đến thân phụ của chúng tôi là cố văn hào Vũ Trọng Phụng và bác của chúng tôi là ông Vũ Hồng Khanh và VNQDĐ. Chúng tôi cũng đính kém hai bài viết : Lên Tiếng của Gia Đình Vũ Trọng Phụng về bài viết Nhìn Lại Vũ Trọng Phụng của Hội Nhà Văn của chế độ Cộng Sản Việt Gian bán nước. Máy của chúng tôi sử dụng pages nên sẽ bị corrupted với PC cho nên chúng tôi phải chuyển đổi thành PDF.
Bà Vũ Mỹ Lương không có tên gọi là bà Gái và cũng không hề là con gái của ông Cữu Tích ( do người vợ thứ tư sinh hạ ). Như vậy, thông tin mà ông Kim Âu có được hoàn toàn không đúng sự thật.
Bà Vũ Mỹ Lương có thuộc về một gia đình chỉ chuyên nghề bán thuốc cam tích tán ở tại căn nhà riêng của bà Cả Giảng là chị của bà Vũ Mỹ Lương tại phố Hàng Bạc chứ không thuộc một gia đình tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Nếu là một nhà tư sản có cửa hàng thuốc thì phải mở tại phố thuốc Bắc có tên Lãn Ông.
Bố Vũ Trọng Phụng của chúng tôi chỉ chính thức cưới vợ một lần vào năm 1929 khi bố chúng tôi cưới bà Trần Thị Kim Phụng và sinh hạ anh Vũ Trọng Khanh còn được gọi là Vũ Thiếu Lăng vào ngay 1 tháng 1 năm 1930.
Khi bố của chúng tôi chớm mắc bệnh lao vào năm 1934 ông bà ngoại của anh Vũ Trọng Khanh buộc bà Trần Thị Kim Phụng mang anh Vũ Trọng Khanh về Tuyên Quang để tránh bị lây bệnh. Mẹ đẻ của anh Vũ Trọng Khanh là bà Trần Thi Kim Phụng không chịu nhưng với sức ép của gia đình, bà Trần thị Kim Phụng đã quyết lên chùa Bò quy y cửa Phật để ông bà ngoại của anh Vũ Trọng Khanh không làm cho vấn đề trở nên phức tạp và đau lòng hơn. Từ năm 1935 anh Vũ Trọng Khanh trở thành một đứa trẻ thiếu vắng người mẹ và côi cút. Đến năm 1936 chứ không phải là năm 1938 ( như những gì chế độ cộng sản rêu rao) thì cố văn hào Vũ Trọng Phụng mới chịu nghe lời bà Phạm Thị Khách lấy người vợ lẽ để chăm sóc cho anh Vũ Trọng Khanh và bà Vũ Mỹ Lương đã nhận lời về làm vợ lẽ bố chúng tôi và làm mẹ kế của anh Vũ Trọng Khanh. Chúng tôi không sống ở phố Hàng Bạc vì căn nhà đó là của bà Cả Giảng, chị ruột của bà Vũ Mỹ Lương. Chúng tôi sống ở phố Cầu mới quận Ngã tư Sở thuộc tỉnh Hà Đông. Thông tin của ông Kim Âu hoàn toàn không đúng sự thật.
Gia đình cố văn hào Vũ Trọng Phụng chỉ còn lại một mẹ già là bà Phạm Thị Khách, tức là bà nội của anh Vũ Trọng Khanh. Khi ông Kim Âu viết: Ông ( Vũ Trọng Phụng )mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng. Thông tin này hoàn toàn không đúng sự thật bởi vì ông nội và bà nội của bố anh Vũ Trọng Khanh đã chết 20 năm trước khi bố của anh Vũ Trọng Khanh cưới bà Phạm Thị Khách. Những người trong dòng họ của bà Phạm Thị Khách tức bà nội của anh Vũ Trọng Khanh đều là những đảng viên của VNQDĐ.
Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài còn ông Vũ Hồng Khanh đào thoát sang Trung Hoa móc nối với các đồng chí tiếp tục hoạt động cũng vào năm 1930 và vẫn là lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng chứ không hề trở thành lãnh đạo mới của VNQDĐ. Ông Vũ Hồng Khanh ( tên thật là Vũ Văn Giản) là cháu ruột của ông Nguyễn Hải Thần ( tên thật là Vũ Hải Thu ). Chúng tôi thiết nghĩ chỉ những người trong gia tộc mới biết rõ những điều này và ông Vũ Hồng Khanh đã sống với ông Nguyễn Hải Thần, ông Hồ Học Lãm, ông Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Quang Tài, Vũ Bá Phẩm, Phạm Hồng Thái, Lê Tán Anh từ năm 1930.
Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội là do ông Nguyễn Hải Thần và ông Trương Bội Công thành lập từ những năm 1917 sau khi mặt trận của ông Đội Cấn bị Pháp triệt hạ. Ông Nguyễn Hải Thần là bạn đồng chí với ông Phan Bội Châu và đã lưu vong sang Trung Hoa từ những năm 1900 và trở thành anh em kết nghĩa với ông Tôn Dật Tiên. Ông Nguyễn Hải Thần cũng là bạn học với ông Tưởng Giới Thạch ở bên Nhật tại Trường Chấn Võ Sĩ Quan Quan Quân Học Hiệu. Ông Trương Bội Công lúc bấy giờ đã là Trung tướng trong quân đội của Nhật hoàng. Giây mơ rể má là do Kỳ Ngoại hầu Cường Để được một công chúa Nhật thương yêu và được làm phò mã của Nhật Hoàng cho nên Phong trào Đông du mới thành hình được. Ông Trương Bội Công là chú ruột của ông Trương Bội Hoàng và ông Trương Bội Hoàng là bố đẻ của ông Trương Tử Anh. Với giây mơ rễ má này mà ông Vũ Hồng Khanh đã chấp thuận để VNQDĐ và Đại Việt thống nhất làm một. Sở dĩ có tên Việt nam Cách mạng Đồng minh Hội là bởi vì những đồng minh của ông Nguyễn Hải Thần là người Trung Hoa và người Nhật trong đó có ông Tôn Dật Tiên, ông Tưởng Giởi Thạch, Khuyển Dưỡng Nghị, Trương bội Công ( Tướng Nhật )Như vậy ông Vũ Hồng Khanh không hề thành lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội vào năm 1942 tại Liễu châu. Thông tin mà ông kim Âu có hoàn toàn không đúng sự thật.
Đến cuối năm 1941 ông Trần văn Tuyên bị Pháp truy bức( một đảng viên của VNQDĐ) đến đường cùng đã phải giả dạng làm một bà nhà buôn và ông đã xin với mẹ của tôi (Vũ Trong Khanh ) đang tu tại chùa Bò cho phép ông đưa tôi đi trốn cùng ông để tránh sự nghi ngờ của mật vụ Pháp bởi vì không ai nghi ngờ một mụ đàn bà đi buôn dắt theo một đứa trẻ con để phụ giúp(Vũ Trọng Khanh 11 tuổi gần 12 tuổi ). Thế là tự nhiên tôi ( Vũ Trọng Khanh ) trở thành một giá trị lợi dụng cho những nhà cách mạng mà những người này có máu mủ ruột thịt với tôi.
Sau khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị Pháp giết ông Vũ Hồng Khanh luôn giữ chức vụ Bí Thư Trưởng và không hề có sự thay đổi. Không hề có mặt trận QDĐ mà chỉ có những đảng viên QDĐ. Ông Nguyễn Tường Tam có tham vọng riêng và đã lợi dụng Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội nhưng ông Nguyễn Tường Tam chưa bao giờ được tuyên thệ làm một đảng viên của VNQDĐ. Do đó mà ông Nguyễn Tường mới bị lão Ba Vương Nguyễn Tất Thành lợi dụng và cả hai đã bị quân đội của Tưởng giới Thạch là Tướng Trương Phát Khuê bắt giải về Liễu châu. Và, ông Vũ Hồng Khanh là người đã cứu hai kẻ phản bội này.
Ông Vũ Hồng Khanh không hề có mặt tại phố Ôn Như Hầu vào năm 1945. Lúc đó ông Vũ Hồng Khanh đang ở tại số 80 Phố Quan Thánh và tôi, Nguyễn Hữu Thanh và Tô Trọng Khoa cũng có mặt tại đó. Năm 1945 tôi ( Vũ Trọng Khanh) được 15 tuổi. Do bị mật thám Pháp truy lùng tất cả các đảng viên VNQDĐ đều không thể ra mặt hoạt động cho nên phải sử dụng những đứa trẻ bằng tuổi tôi hoặc lớn hơn vài tuổi trong đó có anh Tô Trọng Khoa, Nguyễn Hữu Thanh, Bằng Xồm, Phạm Xuân Chiểu, Tôn Nữ Lệ Hà, Phạm Văn Liễu và còn nhiều nữa.
Nếu muốn biết thêm nhiều chi tiết thật về nguyên nhân thành lập chính phủ Hiên Hiệp và tại sao có vụ án Ôn Như Hầu, xin quý vị chờ đón đọc toàn bộ sách: Truyện của Đời Tôi của tác giả Vũ Trọng Khanh tức Đại tá Vũ Lăng.
Chúng tôi không trách cứ thái độ vô lễ của những hậu bối khi viết “ Vậy thì ông Vũ Lăng con nhà văn Vũ Trọng Phụng và cứ cho là cháu ông Vũ Hồng Khanh làm thư ký và liên lạc viên cho ông Vũ Hồng Khanh lúc mấy tuổi vậy? 12, hay 13? Không lẽ VNQDĐ hết nhân sự rồi hay sao mà phải dùng trẻ con làm thư ký riêng, cán bộ giao liên cho Bí thư trưởng. “ Tại sao quý vị không đặt ngược lại vấn đề để thương cảm cho những đứa trẻ như chúng tôi thời đó? Làm thư ký riêng và làm cán bộ giao liên cho những nhà cách mạn thời đó là làm cái gì?
Chúng tôi thiết nghĩ không có những anh hùng tí hon này qua mặt bọn mật thám Pháp để thông tin cho nhau bằng những ngày dài chạy bộ hàng chục cây số với cái bụng đói meo thì VNQDĐ đã bị tận diệt từ năm 1930 rồi không còn có cơ hội để cho quý vị tỏ thái độ như thế, phải không?
Chúng tôi chỉ buồn là đến thế hệ của quý vị rồi mà cũng không biết sử dụng cái đầu độc lập của mình để suy xét vấn đề mà cứ tiếp tục tin theo những dối láo của những bài viết trong quá khứ hay trong hiện tại. Tôi, Vũ Trọng Khanh là cháu của ông Vũ Hồng Khanh thế thì tại sao cứ phải cho là cháu của Vũ Hồng Khanh cũng như tôi, Vũ Trọng Khanh là con trai duy nhất của cố văn hào Vũ Trọng Phụng, tại sao tôi phải tự nhận là con trai của một người nghèo kiết xác vfa chết vị bệnh ho lao không có tiền để chữa bệnh?
Dương Thị Phương Hằng & Đại Tá Vũ Lăng
Kính chị Hằng
Tôi cũng có liên quan chút chút với VNQDĐ nên có một vài thắc mắc nhờ chị cho biết .
Nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. chết năm 1939. Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng.
Ngày 13 tháng 2 năm 1930, ông Vũ Hồng Khanh là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng ở Kiến An (Hải Phòng) [1]. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài còn ông đào thoát sang Trung Hoa móc nối với các đồng chí tiếp tục hoạt động và trở thành lãnh đạo mới của Việt Nam Quốc dân đảng.
Năm 1942 tại Liễu Châu (Trung Hoa), Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ (Quốc dân đảng), Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân chính đảng), Nguyễn Hải Thần thành lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, thường được gọi tắt là Việt Cách.
Ngày 1 tháng 9 năm 1945, ông từ Côn Minh về nước qua ngả Mường Khương, vào Lào Cai.
Do cần phải hợp tác để đối phó với Việt Minh ngày 15 tháng 12 năm 1945 các đảng phái chống Việt Minh đã thống nhất thành lập một lực lượng gọi là Mặt trận Quốc dân Đảng. Vũ Hồng Khanh giữ chức Bí thư trưởng tổ chức này.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946 ông tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến và đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội (sau đổi là Ủy ban Kháng chiến). Ông cùng Hồ Chí Minh đã ký với Jean Sainteny Hiệp định sơ bộ 1946.
Tháng 7 năm 1946, xảy ra vụ án phố Ôn Như Hầu ở Hà Nội, lực lượng công an khám xét các trụ sở của Việt Nam Quốc dân đảng, phát giác nhiều vũ khí, truyền đơn hiệu triệu chống chính phủ (do Việt Minh dàn dựng). Tuy nhiên theo Việt Nam Quốc dân Đảng, trụ sở ở phố Ôn Như Hầu chỉ là một chỗ làm việc bình thường của Việt Nam Quốc dân Đảng bị tấn công trong lúc không nghĩ là mình sẽ bị tấn công và các đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng không có vũ khí nặng nào. Vũ Hồng Khanh và các lãnh đạo các đảng phái chống Việt Minh như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Trung Hoa.
Vậy thì ông Vũ Lăng con nhà văn Vũ Trọng Phụng và cứ cho là cháu ông Vũ Hồng Khanh làm thư ký và liên lạc viên cho ông Vũ Hồng Khanh lúc mấy tuổi vậy? 12, hay 13? Không lẽ VNQDĐ hết nhân sự rồi hay sao mà phải dùng trẻ con làm thư ký riêng, cán bộ giao liên cho Bí thư trưởng.
Chị có thể viết rõ thêm về đoạn này được không?
Trân trọng
Kim Âu
Kính chị Hằng
Tôi cũng có liên quan chút chút với VNQDĐ nên có một vài thắc mắc nhờ chị cho biết .
Nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. chết năm 1939. Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng.
Ngày 13 tháng 2 năm 1930, ông Vũ Hồng Khanh là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng ở Kiến An (Hải Phòng) [1]. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài còn ông đào thoát sang Trung Hoa móc nối với các đồng chí tiếp tục hoạt động và trở thành lãnh đạo mới của Việt Nam Quốc dân đảng.
Năm 1942 tại Liễu Châu (Trung Hoa), Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ (Quốc dân đảng), Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân chính đảng), Nguyễn Hải Thần thành lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, thường được gọi tắt là Việt Cách.
Ngày 1 tháng 9 năm 1945, ông từ Côn Minh về nước qua ngả Mường Khương, vào Lào Cai.
Do cần phải hợp tác để đối phó với Việt Minh ngày 15 tháng 12 năm 1945 các đảng phái chống Việt Minh đã thống nhất thành lập một lực lượng gọi là Mặt trận Quốc dân Đảng. Vũ Hồng Khanh giữ chức Bí thư trưởng tổ chức này.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946 ông tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến và đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội (sau đổi là Ủy ban Kháng chiến). Ông cùng Hồ Chí Minh đã ký với Jean Sainteny Hiệp định sơ bộ 1946.
Tháng 7 năm 1946, xảy ra vụ án phố Ôn Như Hầu ở Hà Nội, lực lượng công an khám xét các trụ sở của Việt Nam Quốc dân đảng, phát giác nhiều vũ khí, truyền đơn hiệu triệu chống chính phủ (do Việt Minh dàn dựng). Tuy nhiên theo Việt Nam Quốc dân Đảng, trụ sở ở phố Ôn Như Hầu chỉ là một chỗ làm việc bình thường của Việt Nam Quốc dân Đảng bị tấn công trong lúc không nghĩ là mình sẽ bị tấn công và các đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng không có vũ khí nặng nào. Vũ Hồng Khanh và các lãnh đạo các đảng phái chống Việt Minh như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Trung Hoa.
Vậy thì ông Vũ Lăng con nhà văn Vũ Trọng Phụng và cứ cho là cháu ông Vũ Hồng Khanh làm thư ký và liên lạc viên cho ông Vũ Hồng Khanh lúc mấy tuổi vậy? 12, hay 13? Không lẽ VNQDĐ hết nhân sự rồi hay sao mà phải dùng trẻ con làm thư ký riêng, cán bộ giao liên cho Bí thư trưởng.
Chị có thể viết rõ thêm về đoạn này được không?
Trân trọng
Kim Âu
----- Forwarded Message -----
From: Michelle Duong
Wednesday, November 21, 2012 10:53 PM
Subject: [ChinhNghiaViet] DTPH góp ý về VNQDĐ và Đại Việt QDĐ:: (CHÍNH NGHĨA): TNHH: CÓ MA KHÔNG? [1 Attachment]
Chào chị TNHH,
1) Chúng tôi là những đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ cùng lưu vong sang Trung hoa với ông Vũ Hồng Khanh sau khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị lên đoạn đầu đài tại Yên Báy. Chúng tôi xin khẳng định về hai đảng lớn duy nhất còn lại tại miền Nam Việt Nam sau năm 1954: VNQDĐ và Đại Việt. Đại Việt do ông Trương Tử Anh thành lập nhưng vào năm 1942 ông Trương tử Anh đã sang Trung Hoa xin gặp ông Vũ Hồng Khanh tại Vân Nam và xin được sát nhập Đại Việt với VNQDĐ và đã được ông Vũ Hồng Khanh chuẩn thuận để thống nhất làm một. Tại hải ngoại lúc bấy giờ vẫn giữ tên Việt Nam QDĐ, và ở trong quốc nội vẫn giữ tên Đại Việt bởi vì Đại Việt là danh xưng của tổ quốc Việt Nam lúc đó, Hoàng đế Bảo Đại vẫn xưng là Hoàng đế của Đại Việt. Anh Vũ Trọng Khanh tức Đại tá Vũ Lăng là cháu ruột của ông Vũ Hồng Khanh lúc bấy giờ đang sống lưu vong bên Trung Hoa vừa làm thơ ký riêng và vừa làm cán bộ giao liên cho cho ông Vũ Hồng Khanh và ông Nguyễn Hải Thần. Chính anh Vũ Trọng Khanh đã chứng kiến và ghi chép buổi họp giữa ông Vũ Hồng Khanh và ông Trương Tử Anh. Kể từ ngày đó VNQDĐ và ĐẠI VIỆT đã trở thành một.
2) Đến năm 1945 Trương Tử Anh bị Việt Minh giết và người kế nhiệm ông Trương Tử Anh là anh Lê Ninh nhưng không bao lâu sau anh Lê Ninh bị thủ tiêu và Đại Việt đã rẻ sang một lối khác với những người đảng viên thích quyền lực cho tới bây giờ.
3) VNQDĐ từ khởi thủy không hề có phân hóa cho nên không có những hệ phái như chị TNHH nêu ra trong bài viết dưới đây: Có MA không? VNQDĐ chỉ có một danh xưng là VNQDĐ thống nhất bởi vì sau khi tổ quốc Việt Nam bị Hồ Chí Minh bắt tay với Pháp để dành quyền cai trị và Hồ Chí Minh đã chấp nhân chia đôi đất nước ra làm hai quốc gia khác biệt về thể chế chinh trị cũng như hình thức cai trị nhân dân. Ở tại miền Bắc VN số đảng viên QDĐ vẫn còn những cơ sở hạ tầng chưa chạy được vào miền Nam từ năm 1945-1954.
4) Sau năm 1954 ông Vũ Hồng Khanh đã thống nhất Kỳ bộ miền Bắc do ông Vũ Hồng Khanh lãnh đạo với Xứ bộ miền Nam do ông Nguyễn Hòa Hiệp lãnh đạo. Sau khi thống nhất kỳ bộ miền Bắc với Xứ bộ miền Nam ông Vũ Hồng Khanh được bầu giữ chức vụ Bí thư trưởng của VNQDĐ thống nhất và ông Nguyễn Hòa Hiệp giữ chức vụ Bí thư Thường vụ và LS Trần Văn Tuyên giữ chức vụ Tổng Thư Ký. Sau khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị Pháp giết tất cả các đảng viên của VNQDĐ cùng thời với ông Nguyễn Thái Học đã thề quyết không bầu ai vào chức vụ đảng trưởng nữa nhằm mục đích giữ vững lòng trung kiên với lý tưởng và ngọn cờ mà đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã phất lên.
4) Ông Nguyễn Tường Tam có tham vọng riêng và chưa bao giờ là đảng viên của VNQDĐ. Chỉ có ông Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long là đảng viên trung kiên của VNQDĐ.
5) Khi ra tới Hải ngoại chúng tôi đã biết có những kẻ tự xưng là VNQDĐ và đã làm những điều xấu xa chỉ vì những tham vọng hảo huyền. Những người này không hề biết đến những hy sinh lớn lao của những bậc tiền bối. Chúng tôi tin rằng một viên ngọc dù cho có vỡ nát thì giát ngọc vẫn trong. Một cục đất sét dù cho có vo ve thành viên ngọc thì đất sét vẫn hoàn đất sét. Vài hàng thân kính gởi đến chị TNHH, một người phụ nữ có nhiều tâm huyết với chiều dài và bề dày của Lịch sử đầy máu và nước mắt của tiền nhân. Chúng tôi rất trân trọng và quý mến chị.
DuongThiPhuongHang 1476 & Đại tá Vũ Lăng
--- On Wed, 11/21/12, TonNuHoangHoa wrote:
Date: Wednesday, November 21, 2012, 5:12 PM
Dạ xin cảm ơn chị DTPH đã bổ khuyết Khi có người đặt câu hỏi có ma không ? thì có người nói có, cũng có người nói không. Nhưng câu hỏi được chuyễn đến mọi người có cùng một hơi thở trên hai tầng không khí khác nhau. Một của cuộc sống bên ngoài và một của cõi riêng mình thì câu trả lời lại thấp thoáng vào con đường giáo lý của tôn giáo về hai phần thể xác và linh hồn.
Trong phần thể xác còn có khuôn dạng của bóng dáng con người cùng với cuộc sống trôi nỗi dập dồn và với cái lý của nhân quả đó là một cuộc vay trả nợ đời.
Chuyện của tôi không nằm trong sự chết có linh hồn mà trong cái nghiệt ngã không có sự luân chuyễn di động của một người quen vừa mới chết
Hai hay ba năm trước Đại tá T. ở Oregon có gọi cho tôi và yêu cầu tôi gọi cho bác Đoàn Thái vì bác Thái muốn nói chuyện với tôi.
Tôi gọi bác Thái. Trong khoảng thời gian này tình trạng sức khỏe của bác Thái cũng không khả quan lắm. Bác nói với tôi về Đảng Đại Việt của Bác và chê trách ông Hà Thúc Ký tại sao lại giao Đại Việt cho ông Bùi Diễm mà theo bác Thái Bùi Diễm là một tên Việt gian
Bác Thái bảo với tôi là bác đã theo dõi bài viết của tôi từ ngày chúng tôi chủ trương Tạp Chí Gọi Nhau (1989). Bác khích lệ tôi đã chịu khó học hỏi nên đã tiến tời nhiều trong việc viết văn. Tôi cảm ơn lời khích lệ của bác và cũng không quên nói cho bác Thái biết là tôi không thích tham gia và tham dự vào chuyện của các đảng phái. Trong ý nghĩ đơn giãn của tôi từ khi hiểu biết chuyện nước non thì hình thức 2 chữ Đảng phái đồng nghĩa với 2 chữ phân hóa
Bác Thái không cần biết tôi thích nghe hay không, bác vẫn nói và còn bảo tôi là : Tôi nói cho cô biết để sau này tôi chết đi cô viết cho tôi một bài
Tôi nghe lời bác Thái nói mà bỗng tức cười cho tôi là đã trở thành Công Ty Viết hồi nào mà lại đang nhận phiếu đặt hàng. Bác Thái bên kia dòng điện thoại nhắc tôi có nghe không mà sao im lìm quá vậy? Dạ cháu đang nghe xin bác nói tiếp
Bác Thái lại nói tiếp trong khi đó tôi nghe lời bác Thái gái bên cạnh nhắc nhở bác từ từ kẽo ngột thở.
Mô Phật ! tôi lạnh toát cả người cho nên tôi để bác Thái nói hết mà không dám xen vào
Bác chê trách ông Hà Thúc Ký bởi cái lý do là ông Ký đã đưa Đảng Đại Việt cho VG Bùi Diễm. Bác bảo Đại Việt cách Mạng Đảng là do ông Trương Tử Anh sáng lập với Cương Lĩnh Dân Tộc Sinh tồn gồm có 3 sứ bộ Bắc Kỳ Trung kỳ và Nam Kỳ. Trung Kỳ do ông Bửu Hiệp nắm, Nam Kỳ là do ông Nguyễn Hòa Hiệp Khi ông Bửu Hiệp chết thì ông Hà Thúc Ký tự động lên thay thế .
Còn ông Bùi Diễm lúc bấy giờ tự xưng là Đại Việt Quan Lại. Bác Thái bảo là ông HTK xách ông Bùi Diễm về làm chủ tịch là từ nguyên nhân buôn bán Computer của ông Hoàng Tuấn. Ông Tuấn mách mối cho ông Ký và ông Ký mời gọi ông Bùi Diễm hùn với ông Tuấn mỗi người $50,000 đô la. Bác Thái còn nói lúc đó có mời cố TT Thiệu nhưng ông Thiệu từ chối. Sau này ông Tuấn cho ông Ký và ông Bùi Diễm cả triệu đô la chia nhau. Đó là lý do ông Bùi Diễm nhảy vào làm chủ tịch. Trong khi đó người mà bác Thái quí mến nhất là BS Hồ Văn Châm. Bác nói tại sao ông Ký không đưa cho ông Châm mà lại đưa cho tên VG Bùi Diễm ?
Bác Thái còn nói đến chuyện chiến khu Ba Lòng cùng chuyện Đại Tá Huỳnh Văn Tồn cứu ông Hà Thúc Ký
Tôi nghe xong rồi cũng quên. Nhất là khi Bác Thái nói về ông Hà Thúc Ký mà không biết bác Thái có biết là anh Hà Thúc Ký là anh em cô cậu ruột với tôi không?
Đôi khi, tôi nghĩ con người thường hay làm tù nhân của chính mình đi từ dòng suy nghĩ tương phản nín nhịn trên sự suy tư qua nhiều dòng diễn tiến để đi đến một số định lý qua một lối thẳng, nhiều giai đoạn rồi từ đó tự giãi đáp cái ẩn số của phương trình
Từ đó tôi cũng ít gọi bác Thái. Cho đến một hôm cách đây vài tuần, tự nhiên trong sự suy nghĩ của tôi có Bác Thái. Tôi định sẽ gọi thăm bác nhưng trước khi gọi bác tôi lại gọi cho Đại tá T ở Oregon muốn hỏi xem bác Thái dạo này ra sao ?
Tiếng ĐT T. bên kia rõ mồm một : Ổng chết rồi chị ơi ! chết gần hai năm rồi . Nếu tôi nhớ không lầm thì ngày giỗ của ông ấy hôm nay hay vài ngày qua tôi không rõ
Mô Phật. Tôi sợ gần chết. Mới đó mà gần hai năm. Tôi lật đật vào Cell phone để delete tên của Bác trong contact list nhưng không biết tại sao tên và phone của Bác vẫn còn trong contact list cho đến bây giờ
Tôi nhớ lại lời bác Thái bảo tôi viết về lời bác nói. Tôi đã hoàn thành hôm nay để không còn mắc nợ ngừơi chết Tuy nhiên đối với tôi chuyện Đảng phái tôi chưa bao giờ cảm thấy hãnh diện để nghe, chỉ trừ khoảng thời gian hào hùng khí phách của 2 đảng Việt Nam QDĐ và Đại Việt Quốc dân đảng từ 1945-1955.
Sau này tìm hiểu thêm về thực trạng và nhu cầu kết hợp của các đảng phái tôi lại buồn hơn. Như đã có lần chúng tôi đã thưa cùng quí vị là sự ổn định của chính trị rất cần thiết để phát triễn xã hội hay nói rõ ra sự ổn định chính trị rất cần thiết cho sự giữ vững thành trì chống Cộng của Tập Thể Ngừơi Việt QG tại hải ngoại
Từ năm 1964- 1967 theo một thống kê cho biết Chính thể Đệ Nhị VNCH có đến 33 đảng phái trong 33 danh xưng có Phong Trào , Lực Lượng, Mặt Trận, Đảng , Khối Đoàn.
Hiện tượng đa đảng này trên chính trường lúc bấy giờ không thấy có những việc làm gì ích quốc lợi dân mà tệ trạng phân hóa càng ngày càng lên cao trên mục tiêu để "dành ghế" trong chính quyền.
Thậm chí có những nhà gọi là chính trị đảng phái cũng mom men đến cửa Chùa hay cổng nhà thờ nhờ oai lực của các vị lãnh đạo tôn giáo để có được những “cái ghế” này. Từ Khối Chùa Xá Lợi với Hội Phật Học Nam Việt rồi Việt Nam Quốc Tự, Ấn Quang miền Vĩnh Nghiêm đến Khối Công Giáo Chính trị cũng chia ra Lực Lượng Đại Đoàn Kết , Công Giáo Tiến Hành, Mặt Trận Công Dân Công Giáo vân vân và vân vân
Trong khi đó hai đảng kỳ cựu là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng thì tình trạng phân hóa càng ngày càng tăng như Việt Nam Quốc Dân Đảng(VNQDĐ) trong thời kỳ này lại chia ra làm 10 hệ phái(*) như:
- VNQDD Trung Ương cả Tiến
- VNQDD Trung Ương Lâm Thời
- VNQDD Thống Nhất
- VNQDD Chủ Lực
- VNQDD Tân Chính
-VNQDĐ Xứ Bộ Miền Bắc
-VNQDĐ Xứ Bộ Miền Trung
-VNQDĐ Xứ Bộ Miền Nam
-VNQDĐ Biệt Bộ Nguyễn Tường Tam
-VNQDĐ Liên Tỉnh Miền Trung
Về phía Đại Việt đảng này cũng phân hóa thành 5 phe:
-Tân Đại Việt (Nguyễn Tôn Hoàn, Phan Thông Thảo, Nguyễn Ngọc Huy)
-Đại Việt Cách Mạng Đảng (Hà Thúc Ký, Hoàng Xuân Tửu)
-Đại Việt Nguyên Thủy(Trần Văn Xuân)
-Đại Việt Quan Lại (Phan Huy Quát, Đặng Văn Sung)
-Đại Việt Thống Nhất (Nguyễn Đình Luyện)
Ngoài ra, ở miền Nam có Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng gọi tắt là Dân Xã Đảng cũng chia thành 3 nhánh cùng tên đảng nhưng khác tên của lãnh tụ:
-Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng(Trình Quốc Khánh)
-Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng( Phạm Bá Cần)
-Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng( Trịnh Kim Cù)
Theo tài liệu chúng tôi đọc được của một tác giả xuất thân từ Trường Quốc Gia Hành Chánh VNCH thì ngoài 54 tên của đảng có khai báo còn có rất nhiều tổ chức đảng phái chính trị khác
Ra tới hải ngoại thì sự phân hóa này lại càng trầm trọng hơn. Một số thành viên chân chính của các đảng phái này tự cho mình là "kẽ dại" đã lặng lẽ đi vào nơi yên tĩnh để cho những người “khôn“đang tìm chủ nghĩa cơ hội vẫn ở chốn "lao xao". Có một lần tôi hỏi một vị sĩ quan của Quân Lực VNCH về đảng Đại Việt mà ông là đảng viên thì ông lắc đầu ngao ngán bảo tôi là đừng có hỏi nữa.
Bây giờ nói chuyện đảng phái giống như nồi cháo heo. Tự nhiên tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối như vừa vụt mất một bảo vật
Trong khi đó một số tự xưng là “con dòng cháu giống của VNQDĐ”, là lãnh tụ hải ngoại thì lại đi bắt tay với đảng Việt Tân là hậu thân của MTQGTNGPVN (Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ( gọi nôm na mặt Trận Hoàng Cơ Minh) đã được thành lập tại cái nôi xôi đậu Bá Linh. Một đảng phái mà theo sự suy nghĩ của phần đông Người Tỵ nạn cs tại hải ngoại cho là ngoại vi của đảng csVN.
Chính sự suy nghĩ này mà người tỵ nạn cs tại hải ngoại đã nhìn những khuôn mặt tổ chức đảng phái như một hóa thân kỳ diệu của một dáng dấp liêu trai mờ mờ ảo ảo không có tượng hình.
Thật ra , người Việt tỵ nạn cs cũng có thể nhìn ra khuôn mặt của đảng phái nhưng ngoài sự phân hóa ra họ đã trở thành những con thuyền có bến nhưng đã quên con suối cội nguồn ,quên đi những dòng lịch sử oai hùng chuyễn tải những tinh thần đề kháng chống VGCS để biến hình thành dạng yêu ma theo phù thủy VGCS đọc bùa chú úm bà la úm bà la bán nước hại dân . Vì ẩn hiện mập mập mờ mờ qua những cương lĩnh đấu tranh đầu voi đuôi chuột đã làm người dân mất hết niềm tin
Trong khi người dân chỉ có một ước mơ thầm lặng duy nhất là được nhìn thấy một kết hợp giữa những cảm nhận, những cảm thấy của những trái tim VN tỵ nạn cs và không phải bị "ràng buột bên những biên cương thống khổ của đảng phái này hay đảng phái nọ"
Những ước mơ đó rất bình thường, rất giản dị nhưng lại vô cùng khó khăn khi cả tập thể người Việt tỵ nạn cs không đảng phái lại phải đối đầu với những con Ma đảng đang chập chờn ẩn hiện gây phân hóa trên sự ổn định của người dân mỗi ngày một trầm trọng.
Đó chính là những con Ma chưa chôn còn vật vờ trên dương thế nhưng đã chết tự lâu rồi trong lòng người Việt TỴ NẠN cs Tại Hải Ngoại.
Chúng tôi hy vọng rằng nếu những vị đảng viên chân chính của các chính đảng nên tìm một giãi pháp để ổn định lại sự sinh hoạt cho các đảng phái của mình trước hiễm họa của đảng csVN đang dọn đường để đưa dân tộc VN vào con đường diệt vong (có nghĩa là Dân Tộc hết sinh tồn). Còn hơn là tự chọn con đường tiêu cực để làm mai một tinh hoa của những nhà cách mạng đã lao tâm gầy dựng nên các chính đảng một thời.
Tôn Nữ Hoàng Hoa
20 tháng 11 năm 2012
Kính chị Hằng
Tôi cũng có liên quan chút chút với VNQDĐ nên có một vài thắc mắc nhờ chị cho biết .
Nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. chết năm 1939. Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng.
Ngày 13 tháng 2 năm 1930, ông Vũ Hồng Khanh là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng ở Kiến An (Hải Phòng) [1]. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài còn ông đào thoát sang Trung Hoa móc nối với các đồng chí tiếp tục hoạt động và trở thành lãnh đạo mới của Việt Nam Quốc dân đảng.
Năm 1942 tại Liễu Châu (Trung Hoa), Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ (Quốc dân đảng), Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân chính đảng), Nguyễn Hải Thần thành lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, thường được gọi tắt là Việt Cách.
Ngày 1 tháng 9 năm 1945, ông từ Côn Minh về nước qua ngả Mường Khương, vào Lào Cai.
Do cần phải hợp tác để đối phó với Việt Minh ngày 15 tháng 12 năm 1945 các đảng phái chống Việt Minh đã thống nhất thành lập một lực lượng gọi là Mặt trận Quốc dân Đảng. Vũ Hồng Khanh giữ chức Bí thư trưởng tổ chức này.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946 ông tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến và đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội (sau đổi là Ủy ban Kháng chiến). Ông cùng Hồ Chí Minh đã ký với Jean Sainteny Hiệp định sơ bộ 1946.
Tháng 7 năm 1946, xảy ra vụ án phố Ôn Như Hầu ở Hà Nội, lực lượng công an khám xét các trụ sở của Việt Nam Quốc dân đảng, phát giác nhiều vũ khí, truyền đơn hiệu triệu chống chính phủ (do Việt Minh dàn dựng). Tuy nhiên theo Việt Nam Quốc dân Đảng, trụ sở ở phố Ôn Như Hầu chỉ là một chỗ làm việc bình thường của Việt Nam Quốc dân Đảng bị tấn công trong lúc không nghĩ là mình sẽ bị tấn công và các đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng không có vũ khí nặng nào. Vũ Hồng Khanh và các lãnh đạo các đảng phái chống Việt Minh như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Trung Hoa.
Vậy thì ông Vũ Lăng con nhà văn Vũ Trọng Phụng và cứ cho là cháu ông Vũ Hồng Khanh làm thư ký và liên lạc viên cho ông Vũ Hồng Khanh lúc mấy tuổi vậy? 12, hay 13? Không lẽ VNQDĐ hết nhân sự rồi hay sao mà phải dùng trẻ con làm thư ký riêng, cán bộ giao liên cho Bí thư trưởng.
Chị có thể viết rõ thêm về đoạn này được không?
Trân trọng
Kim Âu
-
Chào chị TNHH,
1) Chúng tôi là những đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ cùng lưu vong sang Trung hoa với ông Vũ Hồng Khanh sau khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị lên đoạn đầu đài tại Yên Báy. Chúng tôi xin khẳng định về hai đảng lớn duy nhất còn lại tại miền Nam Việt Nam sau năm 1954: VNQDĐ và Đại Việt. Đại Việt do ông Trương Tử Anh thành lập nhưng vào năm 1942 ông Trương tử Anh đã sang Trung Hoa xin gặp ông Vũ Hồng Khanh tại Vân Nam và xin được sát nhập Đại Việt với VNQDĐ và đã được ông Vũ Hồng Khanh chuẩn thuận để thống nhất làm một. Tại hải ngoại lúc bấy giờ vẫn giữ tên Việt Nam QDĐ, và ở trong quốc nội vẫn giữ tên Đại Việt bởi vì Đại Việt là danh xưng của tổ quốc Việt Nam lúc đó, Hoàng đế Bảo Đại vẫn xưng là Hoàng đế của Đại Việt. Anh Vũ Trọng Khanh tức Đại tá Vũ Lăng là cháu ruột của ông Vũ Hồng Khanh lúc bấy giờ đang sống lưu vong bên Trung Hoa vừa làm thơ ký riêng và vừa làm cán bộ giao liên cho cho ông Vũ Hồng Khanh và ông Nguyễn Hải Thần. Chính anh Vũ Trọng Khanh đã chứng kiến và ghi chép buổi họp giữa ông Vũ Hồng Khanh và ông Trương Tử Anh. Kể từ ngày đó VNQDĐ và ĐẠI VIỆT đã trở thành một.
2) Đến năm 1945 Trương Tử Anh bị Việt Minh giết và người kế nhiệm ông Trương Tử Anh là anh Lê Ninh nhưng không bao lâu sau anh Lê Ninh bị thủ tiêu và Đại Việt đã rẻ sang một lối khác với những người đảng viên thích quyền lực cho tới bây giờ.
3) VNQDĐ từ khởi thủy không hề có phân hóa cho nên không có những hệ phái như chị TNHH nêu ra trong bài viết dưới đây: Có MA không? VNQDĐ chỉ có một danh xưng là VNQDĐ thống nhất bởi vì sau khi tổ quốc Việt Nam bị Hồ Chí Minh bắt tay với Pháp để dành quyền cai trị và Hồ Chí Minh đã chấp nhân chia đôi đất nước ra làm hai quốc gia khác biệt về thể chế chinh trị cũng như hình thức cai trị nhân dân. Ở tại miền Bắc VN số đảng viên QDĐ vẫn còn những cơ sở hạ tầng chưa chạy được vào miền Nam từ năm 1945-1954.
4) Sau năm 1954 ông Vũ Hồng Khanh đã thống nhất Kỳ bộ miền Bắc do ông Vũ Hồng Khanh lãnh đạo với Xứ bộ miền Nam do ông Nguyễn Hòa Hiệp lãnh đạo. Sau khi thống nhất kỳ bộ miền Bắc với Xứ bộ miền Nam ông Vũ Hồng Khanh được bầu giữ chức vụ Bí thư trưởng của VNQDĐ thống nhất và ông Nguyễn Hòa Hiệp giữ chức vụ Bí thư Thường vụ và LS Trần Văn Tuyên giữ chức vụ Tổng Thư Ký. Sau khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị Pháp giết tất cả các đảng viên của VNQDĐ cùng thời với ông Nguyễn Thái Học đã thề quyết không bầu ai vào chức vụ đảng trưởng nữa nhằm mục đích giữ vững lòng trung kiên với lý tưởng và ngọn cờ mà đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã phất lên.
4) Ông Nguyễn Tường Tam có tham vọng riêng và chưa bao giờ là đảng viên của VNQDĐ. Chỉ có ông Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long là đảng viên trung kiên của VNQDĐ.
5) Khi ra tới Hải ngoại chúng tôi đã biết có những kẻ tự xưng là VNQDĐ và đã làm những điều xấu xa chỉ vì những tham vọng hảo huyền. Những người này không hề biết đến những hy sinh lớn lao của những bậc tiền bối. Chúng tôi tin rằng một viên ngọc dù cho có vỡ nát thì giát ngọc vẫn trong. Một cục đất sét dù cho có vo ve thành viên ngọc thì đất sét vẫn hoàn đất sét. Vài hàng thân kính gởi đến chị TNHH, một người phụ nữ có nhiều tâm huyết với chiều dài và bề dày của Lịch sử đầy máu và nước mắt của tiền nhân. Chúng tôi rất trân trọng và quý mến chị.
DuongThiPhuongHang 1476 & Đại tá Vũ Lăng
Dạ xin cảm ơn chị DTPH đã bổ khuyết
Kính
TNHH
Chào chị TNHH,
Một trong 3 lãnh tụ của Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng là Trương Kim Cù chứ không phải Trịnh Kim Cù.
DuongThiPhuongHang 1476
Nhưng có một cái gì đó từ trong mộng hay thoáng trong thực đánh thức mình dậy trong một giấc ngủ dài hoặc một chút lành lạnh chạy từ ót đến cuối đừơng xương sống thì cho dù cả trong mộng hay trong thực cũng gờn gợn lên hình ảnh của Ma. Vì cái ý nghỉ mênh mông vượt lên trên mọi thứ tiếng nói không hạn chế, vụt chốc thóang lên cao, bay bổng ra ngoài mọi toan tính cân đo của con người cùng bao nhiêu màu sắc biến hiện phát ra từ lân tinh gọi hồn xương cốt mà con người có thể gọi đó là Ma
Chuyện của tôi không nằm trong sự chết có linh hồn mà trong cái nghiệt ngã không có sự luân chuyễn di động của một người quen vừa mới chết
Hai hay ba năm trước Đại tá T. ở Oregon có gọi cho tôi và yêu cầu tôi gọi cho bác Đoàn Thái vì bác Thái muốn nói chuyện với tôi.
Tôi gọi bác Thái. Trong khoảng thời gian này tình trạng sức khỏe của bác Thái cũng không khả quan lắm. Bác nói với tôi về Đảng Đại Việt của Bác và chê trách ông Hà Thúc Ký tại sao lại giao Đại Việt cho ông Bùi Diễm mà theo bác Thái Bùi Diễm là một tên Việt gian
Bác Thái bảo với tôi là bác đã theo dõi bài viết của tôi từ ngày chúng tôi chủ trương Tạp Chí Gọi Nhau (1989). Bác khích lệ tôi đã chịu khó học hỏi nên đã tiến tời nhiều trong việc viết văn. Tôi cảm ơn lời khích lệ của bác và cũng không quên nói cho bác Thái biết là tôi không thích tham gia và tham dự vào chuyện của các đảng phái. Trong ý nghĩ đơn giãn của tôi từ khi hiểu biết chuyện nước non thì hình thức 2 chữ Đảng phái đồng nghĩa với 2 chữ phân hóa
Bác Thái không cần biết tôi thích nghe hay không, bác vẫn nói và còn bảo tôi là : Tôi nói cho cô biết để sau này tôi chết đi cô viết cho tôi một bài
Tôi nghe lời bác Thái nói mà bỗng tức cười cho tôi là đã trở thành Công Ty Viết hồi nào mà lại đang nhận phiếu đặt hàng. Bác Thái bên kia dòng điện thoại nhắc tôi có nghe không mà sao im lìm quá vậy? Dạ cháu đang nghe xin bác nói tiếp
Bác Thái lại nói tiếp trong khi đó tôi nghe lời bác Thái gái bên cạnh nhắc nhở bác từ từ kẽo ngột thở.
Mô Phật ! tôi lạnh toát cả người cho nên tôi để bác Thái nói hết mà không dám xen vào
Bác chê trách ông Hà Thúc Ký bởi cái lý do là ông Ký đã đưa Đảng Đại Việt cho VG Bùi Diễm. Bác bảo Đại Việt cách Mạng Đảng là do ông Trương Tử Anh sáng lập với Cương Lĩnh Dân Tộc Sinh tồn gồm có 3 sứ bộ Bắc Kỳ Trung kỳ và Nam Kỳ. Trung Kỳ do ông Bửu Hiệp nắm, Nam Kỳ là do ông Nguyễn Hòa Hiệp Khi ông Bửu Hiệp chết thì ông Hà Thúc Ký tự động lên thay thế .
Còn ông Bùi Diễm lúc bấy giờ tự xưng là Đại Việt Quan Lại. Bác Thái bảo là ông HTK xách ông Bùi Diễm về làm chủ tịch là từ nguyên nhân buôn bán Computer của ông Hoàng Tuấn. Ông Tuấn mách mối cho ông Ký và ông Ký mời gọi ông Bùi Diễm hùn với ông Tuấn mỗi người $50,000 đô la. Bác Thái còn nói lúc đó có mời cố TT Thiệu nhưng ông Thiệu từ chối. Sau này ông Tuấn cho ông Ký và ông Bùi Diễm cả triệu đô la chia nhau. Đó là lý do ông Bùi Diễm nhảy vào làm chủ tịch. Trong khi đó người mà bác Thái quí mến nhất là BS Hồ Văn Châm. Bác nói tại sao ông Ký không đưa cho ông Châm mà lại đưa cho tên VG Bùi Diễm ?
Bác Thái còn nói đến chuyện chiến khu Ba Lòng cùng chuyện Đại Tá Huỳnh Văn Tồn cứu ông Hà Thúc Ký
Tôi nghe xong rồi cũng quên. Nhất là khi Bác Thái nói về ông Hà Thúc Ký mà không biết bác Thái có biết là anh Hà Thúc Ký là anh em cô cậu ruột với tôi không?
Đôi khi, tôi nghĩ con người thường hay làm tù nhân của chính mình đi từ dòng suy nghĩ tương phản nín nhịn trên sự suy tư qua nhiều dòng diễn tiến để đi đến một số định lý qua một lối thẳng, nhiều giai đoạn rồi từ đó tự giãi đáp cái ẩn số của phương trình
Từ đó tôi cũng ít gọi bác Thái. Cho đến một hôm cách đây vài tuần, tự nhiên trong sự suy nghĩ của tôi có Bác Thái. Tôi định sẽ gọi thăm bác nhưng trước khi gọi bác tôi lại gọi cho Đại tá T ở Oregon muốn hỏi xem bác Thái dạo này ra sao ?
Tiếng ĐT T. bên kia rõ mồm một : Ổng chết rồi chị ơi ! chết gần hai năm rồi . Nếu tôi nhớ không lầm thì ngày giỗ của ông ấy hôm nay hay vài ngày qua tôi không rõ
Mô Phật. Tôi sợ gần chết. Mới đó mà gần hai năm. Tôi lật đật vào Cell phone để delete tên của Bác trong contact list nhưng không biết tại sao tên và phone của Bác vẫn còn trong contact list cho đến bây giờ
Tôi nhớ lại lời bác Thái bảo tôi viết về lời bác nói. Tôi đã hoàn thành hôm nay để không còn mắc nợ ngừơi chết Tuy nhiên đối với tôi chuyện Đảng phái tôi chưa bao giờ cảm thấy hãnh diện để nghe, chỉ trừ khoảng thời gian hào hùng khí phách của 2 đảng Việt Nam QDĐ và Đại Việt Quốc dân đảng từ 1945-1955.
Sau này tìm hiểu thêm về thực trạng và nhu cầu kết hợp của các đảng phái tôi lại buồn hơn. Như đã có lần chúng tôi đã thưa cùng quí vị là sự ổn định của chính trị rất cần thiết để phát triễn xã hội hay nói rõ ra sự ổn định chính trị rất cần thiết cho sự giữ vững thành trì chống Cộng của Tập Thể Ngừơi Việt QG tại hải ngoại
Từ năm 1964- 1967 theo một thống kê cho biết Chính thể Đệ Nhị VNCH có đến 33 đảng phái trong 33 danh xưng có Phong Trào , Lực Lượng, Mặt Trận, Đảng , Khối Đoàn.
Hiện tượng đa đảng này trên chính trường lúc bấy giờ không thấy có những việc làm gì ích quốc lợi dân mà tệ trạng phân hóa càng ngày càng lên cao trên mục tiêu để "dành ghế" trong chính quyền.
Thậm chí có những nhà gọi là chính trị đảng phái cũng mom men đến cửa Chùa hay cổng nhà thờ nhờ oai lực của các vị lãnh đạo tôn giáo để có được những “cái ghế” này. Từ Khối Chùa Xá Lợi với Hội Phật Học Nam Việt rồi Việt Nam Quốc Tự, Ấn Quang miền Vĩnh Nghiêm đến Khối Công Giáo Chính trị cũng chia ra Lực Lượng Đại Đoàn Kết , Công Giáo Tiến Hành, Mặt Trận Công Dân Công Giáo vân vân và vân vân
Trong khi đó hai đảng kỳ cựu là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng thì tình trạng phân hóa càng ngày càng tăng như Việt Nam Quốc Dân Đảng(VNQDĐ) trong thời kỳ này lại chia ra làm 10 hệ phái(*) như:
- VNQDD Trung Ương cả Tiến
- VNQDD Trung Ương Lâm Thời
- VNQDD Thống Nhất
- VNQDD Chủ Lực
- VNQDD Tân Chính
-VNQDĐ Xứ Bộ Miền Bắc
-VNQDĐ Xứ Bộ Miền Trung
-VNQDĐ Xứ Bộ Miền Nam
-VNQDĐ Biệt Bộ Nguyễn Tường Tam
-VNQDĐ Liên Tỉnh Miền Trung
Về phía Đại Việt đảng này cũng phân hóa thành 5 phe:
-Tân Đại Việt (Nguyễn Tôn Hoàn, Phan Thông Thảo, Nguyễn Ngọc Huy)
-Đại Việt Cách Mạng Đảng (Hà Thúc Ký, Hoàng Xuân Tửu)
-Đại Việt Nguyên Thủy(Trần Văn Xuân)
-Đại Việt Quan Lại (Phan Huy Quát, Đặng Văn Sung)
-Đại Việt Thống Nhất (Nguyễn Đình Luyện)
Ngoài ra, ở miền Nam có Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng gọi tắt là Dân Xã Đảng cũng chia thành 3 nhánh cùng tên đảng nhưng khác tên của lãnh tụ:
-Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng(Trình Quốc Khánh)
-Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng( Phạm Bá Cần)
-Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng( Trịnh Kim Cù)
Theo tài liệu chúng tôi đọc được của một tác giả xuất thân từ Trường Quốc Gia Hành Chánh VNCH thì ngoài 54 tên của đảng có khai báo còn có rất nhiều tổ chức đảng phái chính trị khác
Ra tới hải ngoại thì sự phân hóa này lại càng trầm trọng hơn. Một số thành viên chân chính của các đảng phái này tự cho mình là "kẽ dại" đã lặng lẽ đi vào nơi yên tĩnh để cho những người “khôn“đang tìm chủ nghĩa cơ hội vẫn ở chốn "lao xao". Có một lần tôi hỏi một vị sĩ quan của Quân Lực VNCH về đảng Đại Việt mà ông là đảng viên thì ông lắc đầu ngao ngán bảo tôi là đừng có hỏi nữa.
Bây giờ nói chuyện đảng phái giống như nồi cháo heo. Tự nhiên tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối như vừa vụt mất một bảo vật
Trong khi đó một số tự xưng là “con dòng cháu giống của VNQDĐ”, là lãnh tụ hải ngoại thì lại đi bắt tay với đảng Việt Tân là hậu thân của MTQGTNGPVN (Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ( gọi nôm na mặt Trận Hoàng Cơ Minh) đã được thành lập tại cái nôi xôi đậu Bá Linh. Một đảng phái mà theo sự suy nghĩ của phần đông Người Tỵ nạn cs tại hải ngoại cho là ngoại vi của đảng csVN.
Chính sự suy nghĩ này mà người tỵ nạn cs tại hải ngoại đã nhìn những khuôn mặt tổ chức đảng phái như một hóa thân kỳ diệu của một dáng dấp liêu trai mờ mờ ảo ảo không có tượng hình.
Thật ra , người Việt tỵ nạn cs cũng có thể nhìn ra khuôn mặt của đảng phái nhưng ngoài sự phân hóa ra họ đã trở thành những con thuyền có bến nhưng đã quên con suối cội nguồn ,quên đi những dòng lịch sử oai hùng chuyễn tải những tinh thần đề kháng chống VGCS để biến hình thành dạng yêu ma theo phù thủy VGCS đọc bùa chú úm bà la úm bà la bán nước hại dân . Vì ẩn hiện mập mập mờ mờ qua những cương lĩnh đấu tranh đầu voi đuôi chuột đã làm người dân mất hết niềm tin
Trong khi người dân chỉ có một ước mơ thầm lặng duy nhất là được nhìn thấy một kết hợp giữa những cảm nhận, những cảm thấy của những trái tim VN tỵ nạn cs và không phải bị "ràng buột bên những biên cương thống khổ của đảng phái này hay đảng phái nọ"
Những ước mơ đó rất bình thường, rất giản dị nhưng lại vô cùng khó khăn khi cả tập thể người Việt tỵ nạn cs không đảng phái lại phải đối đầu với những con Ma đảng đang chập chờn ẩn hiện gây phân hóa trên sự ổn định của người dân mỗi ngày một trầm trọng.
Đó chính là những con Ma chưa chôn còn vật vờ trên dương thế nhưng đã chết tự lâu rồi trong lòng người Việt TỴ NẠN cs Tại Hải Ngoại.
Chúng tôi hy vọng rằng nếu những vị đảng viên chân chính của các chính đảng nên tìm một giãi pháp để ổn định lại sự sinh hoạt cho các đảng phái của mình trước hiễm họa của đảng csVN đang dọn đường để đưa dân tộc VN vào con đường diệt vong (có nghĩa là Dân Tộc hết sinh tồn). Còn hơn là tự chọn con đường tiêu cực để làm mai một tinh hoa của những nhà cách mạng đã lao tâm gầy dựng nên các chính đảng một thời.
Tôn Nữ Hoàng Hoa
gần 40 tuổi, phải già, phải via tông-keng bằng tôi, anh không thể trẻ đến như thế.
Lần gặp Vũ Trọng Khanh ở Sài Gòn, tôi không tin anh là con Nhà Văn Vũ Trọng Phụng nhưng tôi chẳng bắt bẻ anh làm gì. Tại sao lại cố ý moi móc để chứng tỏ người ta nhận vơ ? Mà người ta nhận vơ người ta là con ông Nhà Văn sì đã nàm thao? Hại gì ai ? Nhà văn Vũ Trọng Phụng có nổi tiếng, có được người đời trọng mến, mới có người nhận là con. Ở đời thiếu gì anh con từ bố, chối bố hay xấu hổ khi có ai nói anh là con của ông bố anh.
Những năm 2000, 2001, ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi nghe nói :
- Ở San José có người nhận là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, tên là Vũ Trọng Khanh.
Tôi nghe qua rồi bỏ. Tự nhiên tôi không tin nhân vật Vũ Trọng Khanh San José 2000 là nhân vật Vũ Trọng Khanh tôi gặp năm 1975, 1976 trên vỉa hè đường Gia Long, Sài Gòn. Lại một vụ nhận vơ.. ! Mà người ta nhận vơ sì đã nàm thao?
Ngày tháng qua đi..Tháng 2 năm 2008, liêu lạc ở Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, tôi gặp lại cái tên Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh tôi thấy ở Kỳ Hoa năm 2008 không phải là anh thanh niên Bắc Kỳ đẹp trai Vũ Trọng Khanh tôi gặp ở Sài Gòn cuối năm 1975 hay đầu năm 1976. Như vậy : trước sau, trong vòng 40 năm, tôi thấy cuộc đời này có hai ông Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh thứ nhất tôi được gặp, được nói chuyện ở Sài Gòn năm 1975 không có chức vụ, không cấp bậc gì cả, ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tôi chỉ được nhìn thấy dung nhan trên màn hình Internet trong cuộc phỏng vấn của Hệ Thống Truyền Thông SBTN. Ông Vũ Trọng Khanh San José 2008 được SBTN giới thiệu bằng cái tên có chức vị quân đội là Đại Tá Vũ Lăng.
Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San José 2008 trạc Sáu Bó tuổi đời, bận quân phục, tôi nhìn không rõ đó là quân phục Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa hay quân phục Quân Đội Hoa Kỳ. Ông có vẻ đau yếu, dường như ông ngồi không vững, ông nói khó khăn, ông có bà vợ trẻ ngồi bên đỡ lời, nói dùm. Trong cuộc phỏng vấn ông nói ba, bà nói bẩy. Chuyện kỳ lạ là, như tôi đã viết trên đây, gần như tất cả những người Việt Nam từng đọc tiểu thuyết của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, từng biết, dù biết ít, biết lơ mơ, về đời tư của Nhà Văn, đều biết Nhà Văn không có con trai, nhưng ký giả SBTN – không lẽ không biết – không đặt câu hỏi :
- Có gì chứng minh ông là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ?
Ký giả phỏng vấn, dường như tên là ông Tường Thắng, phăng phăng la tuy-líp coi người được phỏng vấn đúng là ông con của Nhà Văn.
Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San Jose, và bà vợ, kể nhiều chuyện kỳ cục quá đỗi là kỳ cục. Không những chỉ kỳ cục, đó còn là những chuyện dựng đứng. Không chỉ chuyện dựng đứng thường mà là chuyện dựng đứng năm chăm phầm chăm. Tôi nghe chuyện ông bà kể mà chịu hổng có nổi. Tôi kể lại những lời ông bà nói như sau, tất nhiên tôi chỉ kể đại khái thôi, tôi không thể kể hết hay kể thật đúng những lời ông bà nói, nhưng tôi kể không sai.
Ông Đại Tá Vũ Lăng kể ông bị bọn Bắc Cộng bắt sống, giam tù 22 năm ở Bắc Việt, năm 1982 ông trở về Sài Gòn, năm 1985, 1986 ông vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan, người ta đón ông sang Hoa Kỳ. Trong thời gian chịu tù đày ở Bắc Việt, ông bị bọn Cai Tù Bắc Cộng tra tấn, chúng đánh ông thủng hai lỗ ở đầu, rút hết 10 móng tay ông.
Ông kể :
- Lúc đầu Bộ Trưởng Công An Bùi Thiện Ngộ và Thiếu Tướng Công An Dương Thông hỏi cung tôi, rồi đến ông Đại Tá Bùi ... [tiếp theo]
bị Phản Gián P 25 nó tó vì tội « âm mưu cưa ghế chính quyền nhân rân » . Hai anh em ông cùng nằm phơi rốn trong Nhà Tù Chí Hòa. Tôi, qua điện thoại, hỏi ông Trần Tử Thanh về chuyện ông Đại Tá Vũ Lăng San José nói bà mẹ ông ta là em gái Cố Luật sư Trần Văn Tuyên, tức là bà cô ruột của ông, và như dzậy Đại Tá Vũ Lăng Vũ Trọng Khanh San José là anh em con cô, con cậu với ông, ông Trần Tử Thanh cũng đã biết về cuộc phỏng vấn của SBTN, ông kêu :
- Làm gì có chuyện đó. Bà vợ ông Vũ Trọng Phụng đâu phải là em ông cụ tôi. Gia phả giòng tộc nhà tôi không có ai tên như vậy cả. Hoàn toàn bịa đặt ! Anh em chúng tôi sẽ phải lên tiếng về vụ này.
Ông Trần Tử Thanh gửi cho tôi bức thư ngỏ :
THƯ NGỎ
Đồng kính gửi :
- Các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, các mạng Internet.
- Quí vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quí vị chủ tịch các đảng phái quốc gia, quí vị Chủ Tịch Công Đồng, các Tổ Chức, Hội Đoàn người Việt Quốc Gia tại hải ngoại.
- Bà con thân thuộc và Bằng Hữu của Gia Đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Mới đây trong cuộc phỏng vấn kéo dài 4 phần trên Đài Truyền Hình SBTN ở Quận Cam và được báo Việt Nam Exodus đưa lên mạng, có một người xưng là Vũ Trọng Khanh, tự Vũ Lăng, Cựu Đại Tá QLVNCH, tốt nghiệp Khóa 4 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt ( ? ), con của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ( ? ) – không hiểu vì lý do gì - đã mạo nhận là cháu của Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Vì sự việc có liên quan đến thân phụ và giòng tộc chúng tôi, chúng tôi xin minh xác :
1 – Họ và tên người này nêu ra trong cuộc phỏng vấn để chứng minh liên hệ với gia đình Luật Sư Trần Văn Tuyên là hoàn toàn xa lạ với gia đình chúng tôi và không có trong gia phả của giòng họ Trần.
2 – Những sự kiện liên quan đến thân phụ chúng tôi là những sự kiện hoàn toàn bịa đặt một cách trắng trợn.
Tất nhiên khi tạo dựng những sự kiện nêu trên, người được phỏng vấn hẳn có mưu đồ đen tối nào đó.
Vì vậy, chúng tôi xin gửi bức thư ngỏ này thông báo tới toàn thể bà con trong gia tộc, các bằng hữu quen biết gia đình chúng tôi, cùng mọi giới để cảnh giác đề phòng và tránh mọi ngộ nhận trong tương lai.
Thay mặt gia đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Luật Sư Trần Tử Huyền, Trưởng Nam.
California, ngày 17 Tháng Hai năm 2008.
*
Trước năm 1975 giới ca-ve Sài Gòn có cô Lan, biệt hiệu Lan Khùng, nói cô là con ông Nhà Văn Lê Văn Trương. Năm 1980 ở Sài Gòn có ông Lê Khiêm nhận là con Nhà Văn Lê Văn Trương.
Năm 1990 ở Hà Nội có ông Mạc Can, ông này viết tiểu thuyết, nghe nói là con Nhà Văn Lê Văn Trương.
Năm 1976 ở Sài Gòn Cờ Đỏ tôi gặp người xưng tên là Vũ Trọng Khanh, nhận mình là con trai ông Nhà Văn Vũ Trọng Phụng.
Năm 2008 ở Kỳ Hoa, tôi thấy ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tự nhận mình là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng. Ông Vũ Trọng Khanh San José còn tự nhận ông là Đại Tá và là cháu ruột Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Tôi đã kể những gì tôi biết về nhân vật Vũ Trọng Khanh. Xin để quí vị nhận định về vụ này.
CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 253
HUY LÂM - NGƯỜI GIÀ - HUY PHƯƠNG - BÙI MỸ DƯƠNG
Tuesday, March 19, 2013
HUY LÂM * NGƯỜI GIÀU SỐNG LÂU
Người giàu sống lâu
- Details
- Created on Tuesday, 19 March 2013 00:43
- Category: Tạp Ghi
- Huy Lâm
Người
viết chưa từng được may mắn làm một người giàu có sung túc nên không
biết cuộc sống của người giàu ra sao. Nhưng được làm người giàu chắc là
sướng, ít nhất là về mặt vật chất.
Này
nhé, bạn cứ thử tưởng tượng xem, một người không cần phải thật giàu có,
chỉ cần rủng rỉnh tiền bạc thôi, khi muốn mua một món đồ gì là có thể
mua ngay chứ không cần phải nhìn vào ví xem có đủ tiền không? Rồi không
phải đắn đo suy nghĩ là có nên mua hay không? Hoặc cân nhắc xem món đồ
ấy có thật sự cần thiết hay không? Nếu muốn đi chơi xa ư? Ừ thì cứ lấy
vé máy bay hạng nhất, rồi tới đâu đó là đã có sẵn khách sạn sang trọng ở
những góc phố chính, rất tiện cho việc di chuyển và mua sắm.
Người
không giàu thì không được cái diễm phúc ấy. Muốn làm gì cũng phải tính
toán cho thật kỹ, chi li từng khoản tiêu xài. Vé máy bay thì xem hãng
nào rẻ hơn mới đi. Ở khách sạn thì cỡ ba sao là đủ sang rồi. Ăn uống thì
kiếm những tiệm tương đối bình dân thôi, chớ vào những nơi khăn trải
bàn thì trắng muốt, ủi là thẳng nếp, muỗng nĩa đặt ngay ngắn, ly lớn ly
nhỏ, đĩa to đĩa bé được sắp xếp thật cầu kỳ. Nếu chẳng may liều mình
bước vào những nơi ấy một lần cho biết mà nhỡ có bị chém trầy trụa chiếc
thẻ tín dụng thì cũng đáng đời, chẳng ai thèm thương xót. Nghèo mà ham.
Đồng
tiền nối liền khúc ruột. Do đó, nếu không phải là người giàu có, tiền
bạc rủng rỉnh, thì khi làm bất cứ chuyện gì, dù lớn hay nhỏ, bạn hãy
gắng nhớ phải so đo tính toán cho thật khôn ngoan, sảy một cái là gặp
nạn như chơi, mệt vô cùng.
Thế
thì, làm người giàu quả là sướng thật. Nhưng điều đó dường như vẫn chưa
đủ, người giàu thì càng ngày càng giàu thêm. Người nghèo thì may lắm là
dậm chân tại chỗ, còn không thì bị thụt lùi. Trong danh sách các tỉ phú
trên thế giới của tạp chí Forbes thì hiện nay là 1.426 người, tăng thêm
210 tỉ phú trong năm qua. Tổng số tài sản của những nhà đại phú này là
$5,4 ngàn tỉ, tăng thêm sơ sơ có $800 tỉ so với một năm trước đó. Trung
bình mỗi nhà tỉ phú ôm một khối tài sản trị giá $3,7 tỉ. Đây là con số
khổng lồ mà đại đa số những người đi làm bình thường như chúng ta có mơ
tới mấy mươi đời cũng không với tới. Riêng tại Hoa Kỳ, lợi tức của nhóm
1%, những người đứng đầu trong nấc thang kinh tế, đã tăng gấp đôi kể từ
năm 1980, chiếm 20% tổng số lợi tức toàn quốc. Trong khi đó lợi tức của
những người đi làm bình thường chỉ tăng 4% mà mức lạm phát lại ăn bớt đi
2% - nghĩa là mức sống của đại đa số không tiến thêm bao nhiêu.
Đã
thế, người giàu lại còn được sống lâu hơn người bình thường để hưởng
thụ cho hết những cái sung sướng vật chất mà đời ưu đãi cho họ nữa cơ
chứ.
Theo
một nghiên cứu của nhóm Longevity Science Advisory Panel ở Anh Quốc,
với người giàu ở nước này, tuổi thọ trung bình của đàn ông là 83,8 và
phụ nữ là 86,7, tương phản với nhóm người lao động bình thường, tuổi thọ
trung bình của họ là khoảng ba năm ngắn hơn. Nghiên cứu trên còn cho
thấy khoảng cách tuổi thọ giữa giàu và nghèo càng ngày càng cách biệt.
Đầu thập niên 1980, khoảng cách biệt tuổi thọ giữa giàu và nghèo là
khoảng hai năm, đến nay khoảng cách biệt đó là 3,5 năm.
Kết
quả của nghiên cứu nói rằng lý do mà người nghèo chết sớm hơn là vì
cuộc sống của họ kém lành mạnh hơn là những người giàu. Họ không được
hưởng những dịch vụ y tế tốt hơn mà lại có thói quen uống rượu, hút
thuốc và thêm bị béo phì. Thế nên, tuổi thọ của họ vì thế mà bị thấp hơn
so với người giàu. Tựu trung cũng chỉ vì “ba cái lăng nhăng” nó quấy mà
cụ Nguyễn Công Trứ trước đây đã phải buột miệng than thở.
Những
nghiên cứu khác cho thấy ở Mỹ cũng thế, người giàu sống thọ hơn người
nghèo. Một nghiên cứu của Văn phòng Ngân Sách Quốc hội (CBO) vào năm
2008 thấy rằng khoảng cách biệt tuổi thọ giữa giàu nghèo ở Mỹ, cũng như
giữa những người có bằng cấp và không bằng cấp, đã tăng kể từ thập niên
1980. Trong thập niên 2000, những nhóm người có lợi tức cao sống thọ hơn
những nhóm người có lợi tức thấp là khoảng 1,9 năm. Khoảng cách biệt đó
đã tăng 1,6 năm kể từ thập niên 1980.
Tương
tự như các nước Tây phương, người giàu Á châu sống thọ hơn người nghèo Á
châu. Theo một nghiên cứu vào năm 2011 của viện nghiên cứu The Korean
National Pension Research Institute nói rằng những người Nam Hàn có lợi
tức thuộc nửa cao hơn thì sống thọ hơn những người có lợi tức thuộc nửa
thấp hơn khoảng bốn năm.
Cũng
có bằng chứng khoa học cho thấy người giàu chậm lão hóa hơn do trong cơ
thể của người giàu sản xuất một loại hormone có liên hệ tới tuổi thọ
của con người nhiều hơn là người nghèo.
Trong
một bài báo trên tờ The Washington Post trong mục về sức khỏe, tác giả
Michael A. Fletcher đưa ra một so sánh giữa hai khu vực giàu nghèo tại
tiểu bang Florida để ta thấy được sự khác biệt rất rõ rệt về tuổi thọ ở
hai nơi nằm kề cận nhau thuộc vùng phía nam nước Mỹ. Khu vực giàu có là
quận St. Johns. Vì là một cộng đồng khá giả nên người dân sống trong khu
vực này được hưởng tất cả những tiện nghi mà chỉ người giàu mới có như:
những sân golf với thảm cỏ xanh quanh năm bao bọc lấy khu vực dân cư và
gần đó là bãi biển dài thẳng tắp, sân quần vợt mới tinh và một hệ thống
đường mòn tỏa ra khắp mọi ngõ ngách dành cho xe đạp và người đi bộ.
Nhờ
vậy mà lối sống của dân cư trong quận St. Johns rất lành mạnh. Họ năng
hoạt động bên ngoài hơn. Bảy ngày một tuần, từ sáng tới tối, lúc nào
cũng có người đạp xe đạp, đi bộ, đánh golf hoặc chơi quần vợt. Và hẳn
nhiên là với lối sống lành mạnh đó, tuổi thọ trung bình của người dân ở
đây cũng tương đối cao hơn những nơi khác. Theo kết quả nghiên cứu của
trường Đại học Washington, phụ nữ tại đây có thể sống tới gần 83 tuổi,
so với chỉ hai thập niên trước, tuổi thọ của họ kéo dài thêm bốn năm.
Tuổi thọ trung bình của nam giới là hơn 78 tuổi, dài hơn sáu năm so với
hai thập niên trước.
Nhưng
khi nhìn qua khu vực hàng xóm là quận Putnam bên cạnh, đời sống ở đây
không những không có cảnh nhàn viên như St. Johns mà tuổi thọ còn bị
ngắn hơn rất nhiều. Lợi tức trung bình và trị giá nhà ở của Putnam chỉ
bằng khoảng một nửa so với St. Johns. Và tuổi thọ trung bình của quận
Putnam kể từ năm 1989 chỉ nhích lên được một chút. Tuổi thọ của phụ nữ
tại đây là khoảng 78 tuổi, so với hai thập niên trước chỉ nhích lên ít
hơn một năm. Trong khi đó, cùng thời gian này, tuổi thọ của nam giới
tăng thêm được một năm rưỡi và hiện nay là khoảng 71 tuổi, bảy năm ngắn
hơn so với tuổi thọ nam giới ở quận St. Johns cách đó ít dặm.
Khoảng
cách biệt tuổi thọ khá xa giữa hai quận hạt nằm sát bên nhau có lẽ phản
ánh một sự thật khó chối cãi về sự bất quân bình kinh tế giữa nhóm
người này với nhóm người kia càng ngày càng gia tăng tại nước Mỹ. Tuy
tuổi thọ trung bình ở Mỹ tiếp tục tăng đều đặn, đạt 78,5 tuổi vào năm
2009, có những bằng chứng nghiên cứu cho thấy sự tăng tuổi thọ này phần
lớn chỉ xảy ra ở nhóm những người giàu có và khá giả.
Mà
tuổi thọ không chỉ chênh lệch bởi những nhóm với mức lợi tức khác nhau,
mà hiện nay một vài nhóm - đặc biệt là những phụ nữ da trắng có lợi tức
thấp - cũng đang bị thua xút tuổi thọ.
Một
bản phúc trình được đăng trên tạp chí Health Affairs vào tháng Hai vừa
qua nói rằng gần một nửa các quận hạt ở Mỹ trong thời gian qua, số phụ
nữ chết trước tuổi 75 với tỉ lệ cao hơn trước đây rất nhiều. Các quận
hạt mà tuổi thọ của phụ nữ đang sút giảm thường là ở khu vực nông thôn
thuộc vùng phía nam và tây.
Tình
hình đời sống ở những khu vực nông thôn nước Mỹ nói chung không chỉ là
khó kiếm được công việc tốt (đưa đến lợi tức thấp) mà sự tiếp cận các
dịch vụ y tế cũng khó khăn do số bác sĩ cung ứng không đủ. Ngay cả những
người có bảo hiểm y tế muốn gặp bác sĩ cũng là chuyện khó khăn, nan
giải. Do đó, những người bệnh, nhất là những người mang những căn bệnh
hiểm nghèo đã không có được sự săn sóc y tế đúng mức và điều này ảnh
hưởng không ít tới tuổi thọ của họ.
Vậy, phải chăng chuyện kinh tế và tuổi thọ có sự liên hệ mật thiết với nhau?
Không
hẳn thế. Đó chỉ là một cách ngụy biện. Giàu nghèo không phải là lý do
chính mà tuổi thọ dài hay ngắn. Vấn đề là ở chỗ người giàu thường có
khuynh hướng sống lành mạnh và có ý thức hơn đối với cuộc sống của chính
họ. Thế thôi.
Mà suy cho cùng, sống thọ hay không không quan trọng. Cái quan trọng là cuộc sống có hạnh phúc vui vẻ hay không?
GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI GIÀ
Những thú vui giải trí của những người đứng tuổi
- Details
- Created on Thursday, 14 March 2013 01:10
- Category: Văn nghệ
Westminster , California (tin tổng hợp)
Khi
bước vào căn phòng khách của một gia đình người Việt , trên đường
Sapphire, thành phố Westminster, người ta tưởng như là bước vào một sàn
nhảy của một phòng trà ca nhạc: có ca sĩ hát trên bục sân khấu, có những
cặp dìu nhau theo điệu nhạc, và xung quanh căn phòng có những người
ngồi lắng nghe tiếng hát, hay rù rì nói chuyện.
Một
hình thức giải trí rất thông dụng của những người đứng tuổi ở Little
Saigon là các chương trình “hát cho nhau nghe” có khiêu vũ. Các buổi
trình diễn thường diễn vào vào những ngày cuối tuần tại những tư gia.
Một nhóm bạn bè, những người mà con cái đã lên đại học hay đã trưởng
thành, tụ tập tại một trong nhà của những người này. Mỗi cặp mang đến
một món ăn, và hùn tiền để mướn nhạc sĩ đến chơi nhạc “sống”: thường mỗi
người phải bỏ vào từ 6 hay 7 mỹ kim cho tiền trả thù lao cho nhạc sĩ
đến đánh đàn.
Theo
bà Phạm Diễm Tuyết năm nay 75 tuổi đang sống ở Santa Ana, thì bắt đầu
là những cuộc họp bạn, để ăn uống tâm sự, rồi dần dà mới biến thành
những chương trình hát karaoke, nhảy đầm.
Ông
Phú Lê một cựu sĩ quan không quân VNCH, về hưu cách đây vài năm, đã mua
nhà ở Westminster trong nhiều năm qua, với mục đích tổ chức các chương
trình họp bạn,hát cho nhau nghe này. Ông Phú đã bỏ tiền mua một dàn máy
loại nhà nghể”Public announcement system” và những dụng cụ lỉnh kỉnh
khác như microphones, trống, đàn, bàn ghế..v.v.
Các
nhóm hát cho nhau nghe ở Cali thường có chừng 30 người. Họ hát làm hai
đợt, xen vào giữa nửa tiếng đồng hồ dành cho việc ăn uống.
Chúng
tôi cũng xin nói thêm ở đây là hát cho nhau nghe là một thú vui tao
nhã, về tinh thần cũng như thể chất và giúp ích cho sức khỏe. Đến các
hộp đêm để nhẩy đầm chăng? Đó là khung cảnh của khói thuốc, của rượu
chè, thuốc lắc.
Còn đến dự khán các chương trình ca nhạc ư? Đó là một cách giải trí thụ động, không tốt cho bằng chính mình tự hát.
Hát
cũng như tập thở khí công, còn nhẩy đầm cũng là một phương cách tập thể
dục hữu hiệu như đi bộ, chạy treadmill. Một điểm lợi khác nữa là khi
tập hát, hay nhảy đầm, người ta phải suy nghĩ những bước tiến lui, và
đây là một cách thức hữu hiệu ngăn ngừa bệnh quên, Alzheimer’s.
Tại
Toronto, chương trình hát cho nhau nghe trên Thời Báo Radio đã kéo dài
hơn 4 năm qua, hiện đã phát thanh trên 200 chương trình. Qúy độc giả có
thể gửi những bài hát dưới dạng mp3 qua mạng internet, hay gửi những CD
đến địa chỉ của Thời Báo, chúng tôi sẽ lần lượt cho phát thanh, không kể
hát hay hay hát không hay, trong tinh thần “hát hay không bẳng hay
hát”. Quý vị cũng có thể nghe các chương trình hát cho nhau nghe trên
website này (cột màu đen, ở bên phải, dưới các quảng cáo của Radio, SBTN Canada)
HUY PHƯƠNG * TRUNG CỘNG
Một người làm thương mãi biết hổ thẹn
- Details
- Created on Thursday, 14 March 2013 00:51
- Category: Tạp Ghi
HUY PHƯƠNG
Cổ
nhân vẫn cho rằng “phi thương bất phú.” Kỹ sư, giáo viên, công chức
đồng lương cố định là lẽ đương nhiên; bác sĩ, luật sư ngay thẳng, không
làm điều mờ ám thì lợi tức cũng giới hạn. Duy chỉ có giới thương mãi tùy
thời cơ, đối tượng, nhu cầu mà xoay chuyển, thu lợi tức cho mình, cho
nên người ta có nói: “Người mua lầm chứ người bán không lầm.” Có món mua
một bán hai, nhưng cũng có món mua một bán mười.
Thời
VNCH có bao nhiêu người kể cả giới có chức có quyền, trong khi quân đội
đổ máu ngoài chiến trường, thì hậu phương người ta “tuồn” thuốc tây,
xăng, gạo, vải vóc và cả… vũ khí cho địch quân để làm giàu, chỉ vì đồng
tiền, dù là đồng tiền vấy máu. Thị trấn nhỏ bé Gò Dầu Hạ sát biên giới
Kampuchea, dân số không đến vài chục nghìn mà đã có hơn 10 nhà thuốc
tây, thuốc thời đó không cần toa bác sĩ, bán cho ai, nếu không mua đem
về tiếp tế cho Việt Cộng bên kia biên giới?
Bây
giờ trong khi Trung Cộng thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa, ngang ngược
trên Biển Đông, bắt bớ giam cầm ngư phủ Việt Nam ngay trong hải phận
quốc tế, cắt dây cáp của tàu dò dầu khí của Việt Nam, lập làng, thuê
đất, thuê rừng, khai thác bauxit trên đất Việt Nam, toàn dân phải chịu
nhục vì tập đoàn cai trị muốn bán nước. Trong khi đó thì bọn con buôn,
sẵn sàng vì lợi nhuận, nhập hàng độc hại giết người vào để giết dân
mình, con buôn du lịch thì tổ chức cho đồng bào mình, viếng thăm đất nhà
của bọn bành trướng, nơi mà gần đây đã có cửa hiệu trương bảng cấm
người Việt Nam và chó mà không biết nhục. Ngay cả các dịch vụ du lịch
người Việt tị nạn ở Mỹ, ở Úc, ở Canada, ở Âu Châu… mỗi năm đã tổ chức
bao nhiêu chuyến du hành đi thăm Bắc Kinh, Thượng Hải… đem thêm ngoại tệ
cho đất nước này, qua các trạm hải quan của Trung Cộng mà không thấy
xấu hổ, đứng chụp ảnh tại Quảng trường Thiên An Môn mà không nghe mùi
máu tanh của 5,000 người đã chết chỉ vì đòi hỏi dân chủ trong đêm 4
tháng 6-1989.
Nhưng
những nhà buôn kiếm lời trên những chuyến du lịch đi Trung Cộng không
quan tâm đến điều này, dù họ là những người Việt Nam, vô cảm vì nỗi đau
chung của người Việt.
Công
ty du lịch của ông Trần Nguyên Thắng ở ngay đất Bolsa này đã làm được
một điều mà tôi nghĩ chưa một công ty du lịch nào làm được, đó là ông từ
chối không làm tour cho đồng bào của ông đi Trung Quốc. Ở đây là đất tự
do, ông không là giám đốc một công ty du lịch của nhà nước CSVN, làm
dịch vụ theo chỉ thị, nên ông có quyền làm ăn theo ý ông. Ai thấy tiền
mà không tham, vì tour du lịch Trung Cộng là tour rẻ nhất, dễ ăn nhất,
vì rẻ nên có nhiều người tham dự.
Trước hết, ông giám đốc công ty du lịch này không ưa cộng sản, ông cho rằng: “Văn
hóa cộng sản là một thứ văn hóa tồi tệ nhất trong lịch sử Á Châu. Đấu
tố giai cấp, tình yêu giai cấp đã đạp đổ đi tất cả mọi truyền thống cũ.
Để sống sót trong hệ thống cộng sản, con người buộc phải sống thay đổi
nhiều bộ mặt để có miếng ăn, để có chỗ ngủ. Đời sống dạy cho cán bộ, cho
người dân phải biết cách luồn lách, biết cách nịnh bợ, biết cách sống
giả nhân giả nghĩa, biết cách bè phái tham nhũng hối lộ để sống còn
trong xã hội đó. Có người nào trong tổ chức chính phủ và đảng của Trung
Cộng ngày nay đã không từng là những Hồng Vệ Binh năm xưa dưới thời của
Mao Trạch Đông. Những hung thần con nít đó đã làm lại lịch sử và nền văn
hóa cộng sản cho đất nước Trung Hoa.”
Chỉ
nói riêng về danh xưng của đất nước cộng sản đông dân nhất thế giới
này, vì sao phải gọi họ là Trung Quốc như CSVN đã gọi, mà không gọi họ
là Trung Cộng cho… chính danh? Tôi đã đồng ý với Trần Nguyên Thắng khi
ông viết rằng: “… danh từ Trung Quốc hình thành từ tên Trung Hoa Dân
Quốc từ thời Tôn Dật Tiên, tên mà Thống Chế Tưởng Giới Thạch vẫn dùng
khi đến Đài Loan. Còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Cộng Sản chủ nghĩa
do đảng Cộng Sản chỉ huy không gọi là Trung Cộng thì gọi là gì bây giờ.
Có chữ “Quốc” nào trong cái tên đó đâu! Đến danh từ tên mà cũng có ý
lừa đảo lập lờ, nếu họ thật tốt thì có sợ gì mà không tự nhận là Trung
Cộng. Vì thế tôi không gọi họ là Trung Quốc mà gọi họ là Trung Cộng cho
đúng tên và chính danh.” Là một người hướng dẫn du lịch nhiều năm,
đi nhiều nơi trên thế giới, ông Thắng cho rằng danh lam thắng cảnh của
nước Tàu không thể so sánh được với Ai Cập, Peru, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,
Pháp, Slovenia, Kampuchea, Miến Điện và ngay cả Việt Nam. Ông chê văn
hóa Trung Cộng còn thấp kém vì chỉ biết dối trá, lọc lừa, chụp giựt, ăn
cắp, chen lấn, vô lễ… Không giấu diếm, sợ hãi vì còn mong muốn đi về
Việt Nam, ông Trần Nguyên Thắng, một người kiếm tiền lương thiện bằng
những tour du lịch, cũng cho rằng “chế độ cộng sản hiện nay tại Việt Nam
còn tệ nạn tham nhũng, thối nát, quan liêu…”
Trong một bài báo gần đây sau khi có tin một nhà hàng ở Bắc Kinh treo bảng “miễn tiếp khách Nhật, Phi, Việt và chó,”
ông đã mong có một ngày nào đó khi về Việt Nam ông sẽ mở một cửa hàng,
với những thực phẩm “đặc biệt” để dành cho cán bộ cộng sản và… lợn: “For Communist members and pig only!”
Tôi
không quen ông Trần Nguyên Thắng của công ty du lịch mang tên ông, cũng
như chưa hề giáp mặt ông một lần, nhưng tôi nghĩ ông là người can đảm,
biết hổ thẹn và có tấm lòng yêu nước.
Trong giới làm thương mãi, không ai chê tiền, ông cũng cần tiền, nhưng không phải ở chỗ đó, vì ông còn biết nhục.
NGUYỄN BÁ CHỔI * CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Xin đừng gọi “em” bằng… chiến tranh chống Mỹ
Thưa các anh,
Em là cuộc chiến tranh kéo dài trên 20 năm trên nước Việt Nam mà anh chàng nhạc sĩ phản chiến dựa hơi lính để trốn lính của “bên thua cuộc” gọi là “20 năm nội chiến từng ngày”; còn các anh thì gọi là “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”, về sau này gọi vắn tắt
“chiến tranh chống Mỹ”. Em đau khổ dường nào khi bị các anh gọi không đúng tên em.
Trước
hết, em muốn gợi nhắc nhở để may ra các anh sống lại chút tình đồng cảm
mà thấu hiểu cho nỗi lòng em ròng rã từ 50 năm qua. Các anh thử tưởng
tượng khi tên mình bị người ta gọi sai đi, hoặc do vô tình, hoặc cố ý vì
nguyên nhân hay mục địch nào đó. Chẳng hạn như anh Nguyễn Thanh Tú bị gọi là Nguyễn Thành Thúi, anh Trần Đăng Thanh ra Trần Bất Hạnh, anh Nguyễn Phú Trọng thành Lú Nặng, anh Nguyễn Tấn Dũng ra Dũng Xà Mâu hay Ba Ếch, anh Trương Tấn Sang thành Trương Tấn Xạo... mặc dù trên thực tế người ta gọi tên các anh này trại ra như thế rất là “hợp tình hợp lý”- em mượn chữ của “nhà báo” kiêm “tiến sĩ” kiêm luôn “giáo sư” Nguyễn Thanh Tú nói về “phải giữ lấy điều 4 HP”.
Thưa các anh, tên cúng cơm đầy đủ của em là “Chiến tranh do CS Miền Bắc (tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) xâm lăng Miền Nam (tức Việt Nam Cộng hòa)”, ban đầu bị các anh gọi là “Giải phóng Miền Nam”, về sau đổi thành “Chiến tranh Chống Mỹ”.
Người ta gọi trại tên các anh Thanh Tú ra “thằng thúi”; Đăng Thanh “bất hạnh”; Phú Trọng “lú nặng”; Tấn Dũng “Dũng xà mâu, Ba Ếch”; Tấn Sang “tấn xạo”...
là gọi đúng bản chất “sự việc”; thế mà các anh đã chẳng những buồn
phiền, rầu rĩ mà còn giận hờn tím gan. Còn như em đây, bị các anh gán
cho cái tên với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược lại. Nay thiết nghĩ đã đến
lúc em phải đòi lại cho đúng tên thực của mình. Em đau khổ cũng quen rồi
nhưng vì, như lời bác cuỗm được của ông Quản Trọng bên Tàu dạy các
cháu, “vì lợi ích trăm năm trồng người”, em thiết nghĩ sự gọi đúng tên đúng việc này nếu không thức tỉnh được các anh đầu óc có chưa chai lì
thì cũng vì “sổ hưu” thì ít ra cũng giải độc được cho con cháu các anh để chúng hiểu đúng sự thật lịch sử nước non nhà.
Em
ra đời năm 1954 tức là ngay khi các anh phải rút về Bắc vĩ tuyến 17
theo Hiệp định Genève chia đôi đất nước, các anh đã cài cắm người ở lại
và chôn dấu vũ khí để chuẩn bị đánh chiếm Miền Nam khi đó chưa có sự
hiện diện của quân đội Mỹ. Hiệp định do các anh ký chưa ráo mực thì
chính các anh chờ đêm tối đến mò về làng mạc thôn ấp nơi đồng bào Miền
Nam đang
sống yên lành, tìm bắt cóc sát hại viên chức chính quyền, rồi từ từ
“thừa thắng xông lên”, các anh cho ra mắt “Mặt trận giải phóng Miền Nam”, vào ngày 20/12/1960.
Từ
đó, thân em càng phình ra theo những “thành công” phá làng đốt xóm, bắt
cóc giết người, đắp mô, gài mìn đường sá, tung lựu đạn rạp hát phòng
trà... Cho mãi đến 1964, khi Miền Nam chịu không thấu sự hoành hành từ
phía các anh mà Miền Nam có câu hát
“giặc Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em...”, quân đồng minh của
họ do Mỹ dẫn đầu với Thái Lan, Tân Tây Lan, Úc, Nam Triều Tiên, Phi
Luật Tân mời mới nhảy vào cứu nguy.
Như vậy thì rõ ràng: “các anh chống đồng bào Miền Nam trước khi “chống Mỹ”. Rõ ràng Mỹ chỉ là kẻ đến sau bộ đội cụ Hồ trong cuộc đời em”.
Mà
quả thực rõ ràng là như vậy. Khi Hiệp định Paris chưa ngã ngũ, “anh” Lê
Đức Thọ đã đi đêm với Kissinger Mỹ để lừa gạt Miền Nam ký vào bản hiệp
định cho Mỹ rút quân và các anh muốn làm gì thì làm sau đó.
Quân Mỹ đã rút năm 1973, đúng như tinh thần Hiệp định Hoà bình mà các anh đã ký kết.
Quân
Mỹ đã rút khỏi, nhưng thân em nào có được yên. Các anh vẫn giày vò thân
em vì sự thực, như thuở ban đầu, mục đích chủ trương của các anh là
chống người Việt Mền Nam chứ đâu phải chống Mỹ. Chỉ cần xem những tấm
hình chụp “anh” Thọ đi đêm với Kít Mỹ với khuôn mặt hồ hởi phấn khởi của
hai anh thì biết thân phận em còn phải nằm ngửa ra cho đến hai năm sau.
Nói
chi đâu xa: vụ Mậu Thân mà mới đây nhân dịp kỷ niệm 45 năm các anh vẫn
còn bày trò gian lận bằng cuốn phim gọi là “tài liệu” về Mậu Thân Huế
của cô ả Lê Phong Lan.
Năm
đó em tưởng mình được yên thân trong ba ngày Tết, vì chính các anh đề
nghị và được bên Miền Nam đồng ý hưu chiến cho bà con Mừng Xuân sang,
nhưng chính các anh đã tráo trở. Xuân vừa sang, tiếng súng AK đã nổ vang
phố Huế. Em (tức chiến tranh) lại phải tức giấc. Chính
các anh đi ruồng bắt rồi đem chôn sống hàng ngàn người Việt chứ đâu
phải người Mỹ! Chống Mỹ thì chôn sống Mỹ chớ hà cớ gì lại đi chôn sống
người Việt!
Em
nhớ không sai, tinh thần của Hiệp Định Paris 1973 là chấm dứt chiến
tranh, vãn hồi hoà bình mà các anh đã ký; và quả nhiên rõ ràng là quân
Mỹ đã rút khỏi Miền Nam. Vậy mà các anh vẫn đánh quân Miền Nam và đánh
lớn bằng chiến dịch Hồ Chí Minh để phe các anh có được “đại thắng mùa
xuân”, và tù binh không
ai khác hơn là người Việt Nam. Trắng đen thế ấy nhưng các anh cho đến
nay vẫn không chịu “sáng mắt sáng lòng” gọi em bằng tên “Chiến tranh chống Mỹ” thì oan cho em quá.
Các
anh ơi, nếu em nhớ không lầm thì trong một cuốn tiểu thuyết nói về yêu
đương nào đó có chuyện anh chàng kia tuổi tác đáng bậc chú cô bé nọ,
nhưng vì yêu đã xin “đừng gọi anh bằng chú”
Nay em cũng xin các anh, không phải vì yêu mà vì công lý, xin đừng gọi em là “Chiến tranh chống Mỹ”, nhưng hãy gọi cho đúng tên.
Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam Tự Do do Cộng sản Miền Bắc phát động.
Em cám ơn các anh,
BÙI MỸ DƯƠNG * HỌP BẠN TRƯNG VƯƠNG
Họp mặt các bạn (53-60) ơi.
Thưa
các bạn nhớ lại kỳ họp
mặt 2004 tại California nhóm (53-60)
của chúng ta lần đầu tiên gặp gỡ rất đông gồm
81 bạn và gần ba chục đức lang quân.
Chúng ta mừng
mừng tủi tủi khóc cười vì đã hơn 40 năm mới gặp nhau đông như vậy.
Chúng ta vẫn
thường
tham dự ngày lễ Hai Bà tổ chức ở California, Washington DC, Houston, rất đông các cựu học-sinh của trường thuộc nhiều niên khóa nhưng nhóm (53-60) của chúng ta rất ít. Vì thế có gặp nhau cũng không có cơ hội hàn huyên nhớ
lại những ngày thần tiên thuở đó
Hội
hoa anh đào taị thủ đô Hoa thịnh Đốn năm 2003 tuy chung mà
riêng nhóm bạn (53-60)
tại THủ đô khá đông, tình nghĩa
đầy ắp
” con tim”.
Tú-Nhật
sắp xếp ăn, ở
cho cả đám bạn., trưng dụng chồng con chuyên chở. trong những
ngày hội, Chị đã “ xẻ
áo” trong cơn tuyết giá bất chợt.
Kim-Hân hiếu khách không làm” tài xế” nàng phải nhờ con trai đón tận Phi trường và sau đó cô con gái dễ thương
đã đưa mẹ và bạn đi giới thiệu những cảnh đẹp tượng trưng của Thủ-đô.
Bạn
Trần thị Ninh rất thân từ thuở “xoã tóc vai”, bao năm
dâu bể gặp lại nhau, anh chị, đón về
“túp lều lý tưởng “ cho ăn ngủ một đêm rồi
tiễn chân ra phi trường.
Thấy tình bè bạn thân thiết như thế nên Nguyễn thị Thảo, Kim-Long, Châu-Hà, Khánh-Ngọc, Kim–Dung bàn kế hoạch là làm sao tìm được các bạn đồng niên khoá gặp nhau sau bao năm xa mái trường thân yêu ?? Cùng ý đó tất cả đã tìm kiếm và nhóm (53-60) đã thành hình có danh sách 208 bạn gồm hải ngoại và trong nước, Chúng ta nối kết liên lạc thăm hỏi, chia vui xẻ buồn với nhau.
Bây giờ
đã là những cụ già tuổi hạc cao, tuổi tri thiên mệnh,.Chồng tôi nhận định cứ sống trên 60 tuổi
là được Thượng đế ưu ái ban phúc lắm rồi.
Vậy mà lũ (53-60)
chúng ta đã vượt qua
được ranh giới trên cả thập niên rồi đó mừng không ??.
Nhớ
năm đầu tiên (2004)
sau 2 bữa tiệc chào mừng của dân quận Cam Cam , tụi mình kéo xuống San Diego quấy
phá, ăn uống nhà Phạm thị Kim . Bạn Kim phải nhờ chồng con, dâu rể giúp một tay cho bữa tiệc cả trăm người được chu đáo. Chúng ta trò
chuyện cười nói tưởng như “tuổi thơ ngây” ngày nào. Rồi tiệc lớn tiệc nhỏ đãi nhau từng nhóm, để rồi lưu
luyến chia tay.
Năm 2005 ngày gia-đình Trưng-Vương hội ngộ tại Houston nhóm (53-60) cũng có cuộc
họp mặt riêng tại “ lầu
đài tình ái” của Ngô
kim Nhụy, với lòng hiếu khách thức
ăn chọn lọc, cảnh
nhà đẹp rộng rãi cho chúng
ta nhớ lại những ngày thơ dại “ hái hoa, bắt bướm, …” Kết thúc những ngày gặp nhau bằng bữa ăn đậm
tình quê ở quán Phố Xưa. Thầy trò tâm tình thoải mái.
Năm 2006 cũng nhân ngày lễ
Hai Bà, chúng ta lại một lần nữa đến vùng biển đẹp có khí hậu tốt nhất nước Mỹ do bạn Ngân-Sơn “ đăng cai” với
bữa trưa kiểu Pháp tại nhà và hướng dẫn du lịch của vùng tây nam nước Mỹ. Đi xem cảnh, tâm tình khi về “kiến bò bụng ” chủ nhân cho ăn buffet
tại nhà hàng . Quyết tâm trả thù dân tộc ( nhà hàng Tầu) các bạn TV thể hiện
câu “ nữ thực như hổ” cho nhà hàng lỗ chơi…
Năm 2008
chúng ta lại họp mặt ở Texas xứ nóng tình bỏng, các bạn sở tại đãi tại nhà hàng
chưa đủ, thân thương hơn phải tại gia nữa: Kim-Long, Châu-Hà và sau cùng đến
nhà Trương hoàng Yến với bến sông sau nhà chúng ta lại được dịp thoả thích nói
cười ăn uống. Những dịp vui đó cả lũ chúng tôi như được trở về “ngày tháng cũ”
Tháng 8 năm 2010 Mỹ
Dương kỷ-niệm lên “lão” nhóm bạn ta ở
Canada và nhiều tiểu bang trên đất Mỹ về tham dự : Nam bắc California,
Washington DC, Washington state,
Virginia, New Jesey, Florida, Texas ….Tất cả khoảng trên 70 vị và phu
quân . Tiệc tùng xong quí vị lại xuống
vùng phía nam thăm các bạn ở San Diego, ra Park hội họp ca hát và ngày sau cùng
đi xem đảo Catalina bằng tầu. Cả ngày hàn huyên vui vẻ, mệt nhoài, Mỹ-Dương đã
chia tay các bạn bằng những bát phở gà, phở sào, cơm gà hay chả cá Thăng Long tại
nhà hàng Quang Trung để mai ai về nhà nấy nhớ mãi cuộc vui này.
Tháng 4
năm 2011 Đoan Chính nại cớ về hưu cho nhóm chúng ta họp mặt tại San Jose’
Ngoài tiệc
của Đoan-Chính bạn Đỗ thị Đào và Đỗ thị
Mai đã đón đưa, cho ăn cho ở, khoản đãi thật chu đáo không ngờ tình bạn của chúng ta thương nhau
như thế. Đào vận dụng chồng con phụ giúp. quí hoá quá hỡi các bạn TV của chúng
ta.ơi !!
Không
dám nhắc thêm nhưng ở tuổi của chúng ta rất hạn hẹp nếu có cơ hội thì cố gắng
cùng nhau gặp mặt “kẻo mai kia mốt nọ” lại nuối tiếc khôn nguôi!...
Ngày 23
tháng 2 năm 2013 Mỹ Phan tổ chức “ vào tròng” được 50 năm, chị có nhã ý mời quí
bạn tham dự và sau đó riêng tư hội ngộ
(53-60) . Nếu đông đủ, chúng ta sẽ làm một cuộc du lịch khác như Las Vegas, hay
Sand Canyon v..v.. ???
Minh
Loan đi chơi Texas về cho biêt các bạn Houston ủng hộ hết mình cuộc hội ngộ vào
tháng 2 năm 2013 này.
TV (53-60) kỷ niệm 60 năm ngày rời ngôi trường thân yêu .
Như
đã định thứ bẩy ngày 23/2/2013….bữa tiệc
mừng “ lễ vàng” của bạn Trần Mỹ-Phan và anh Bùi phong Quang có khoảng trên 30 bạn
đồng khoá tham dự tuy vui nhưng chưa được thoả chí chuyện trò. Để kéo dài thời gian gặp nhau, ban tổ chức thuê
xe bus du ngoạn thành phố “ đỏ đen” cho tự do nói cười mà không làm phiền người
khác. Thời gian rong ruổi trên xe, lũ chúng tôi đã có khoảnh khắc riêng tư từng
nhóm, chuyện vui buồn của những tháng ngày xa cách. Muốn làm cho không khí vui tươi sinh động chị
trưởng ban tổ chức Minh Loan lên micro nói lời chào mừng và chương trình du ngoạn
đồng thời khuyến khích các bạn hát, hay kể chuyện vui. Thanh Hải, Kim Dung năng
động phụ với Minh Loan phân phối đồ ăn
thức uống cho các bạn.
Phần ăn gồm một bánh paté nóng hổi mới lấy trong tiệm, một
cái bánh khúc do bàn tay khéo léo Quỳnh-Giao, gói thạch dừa ngon dòn do bà Kim
nổi tiếng quận Cam. Ăn ngon để có sức, những
trái quit, chùm nho ngọt làm trong giọng, chai nước mát bớt khản cổ vì nói nhiều.
Cám ơn các chị bạn chu đáo lo ăn, lo uống nhưng làm sao cho chuyến đi vui vẻ thế
là Minh Loan cổ võ, khuyến khích các bạn biểu lộ tài năng. Cả đám như được xem
cuốn DVD cây nhà lá vườn: bạn Kim-Toàn với giọng ca mạnh, cao vút, làm chúng
tôi vừa ngưỡng mộ vừa được cười nghiêng ngả. Cô dâu 50 năm cũng góp lời ca có
thể chị xúc động ( sau đêm ngà ngọc) nên giọng trĩu nặng. Minh-Chúc hát hay và
thường là người của đám đông, Vân Phương cô bạn không cùng trường nhưng cùng
xóm hát thật hay với bản nhạc tiền chiến khiến những tràng vỗ tay kêu như pháo
nổ. Thanh Hải phân phát một số bản nhạc cho cả lũ đồng ca góp tiếng: nào nhạc
Xuân, nhạc quê hương. Hết hát đến kể chuyện vui, mà tiếu lâm của VN thì phải hiểu nghĩa trắng
nghĩa đen mới lấy được nụ cười. Để tường trình tôi tóm tắt: đem thơ của bà chúa
thơ nôm Hồ xuân Hương ra bình giải.
Tài nói chuyện cười có vợ chồng đốc Thủy & Ngọc-Ly kể vài nét đùa nghịch của nghề nghiệp, vợ chồng nhà văn Thiên nhất Phương & Vân Xã sưu tầm nhiều chuyện đó đây xưa nay cũng làm cho nhiều bạn “ em hiền như ma sơ” đỏ mặt. Tiếng hát lời ca và những mẩu chuyện vui cho chúng tôi “lão bà” quên hiện tại, trở về tuổi “ đôi tám”.
Ôi! một
giấc mơ tuyệt đẹp đang vẩn vơ trong đầu thì xe dừng ngay trước khách sạn Rio. Đôi
vợ chồng hết lòng với bạn anh Thành & Ngân-Sơn sau bữa tiệc của Mỹ-Phan đã vội
lái xe đi trước lo nơi ăn, chốn ở, giải trí cho chúng tôi. Xin trân trọng lòng
hiếu khách của anh chị hôm nay cũng như cách đây mấy năm trước (2006) tại San Diego.
Một ngày
ồn ào trên xe vẫn chưa đủ, đến song bài phải thử thời vận, chúng tôi hạn chế cuộc chơi để khỏi cay cú mất vui. Kết quả
nhóm 4 đứa chúng tôi Tuyết, Hồi, Hoa và Dương được sòng bài trả cho 24 xu. Mấy
giờ kéo máy chuyện trò vui vẻ mà túi không vơi, nhớ câu ca dao con gái bẩy nghề chúng tôi thể
hiện“ ăn quà là bốn”. Vé “ăn thả cửa” trong 24 giờ, chủ tiệm đánh vào lòng tham
con người nên tiệm ăn “ all you can eat” rất đông, vì họ biết dung tích bao tử
có hạn, muốn ăn nhiều cũng không được.
Vân-Thu,
Hải, Kim-Dung, Ngân-Sơn dẫn các bạn đi xem show, bốn đứa chúng tôi chỉ muốn nói
chuyện với nhau, nói mãi, nói hoài mà không hết. Quá khuya mới về phòng nghỉ, hy
vọng những mộng đẹp thuở xa xưa, một ngày gặp lại chính mình nơi các bạn. Niềm vui gặp các bạn, tinh
thần giao động đã phải dùng một viên thuốc trợ giúp để ngày mai còn tiếp tục cuộc
chơi.
Sau một
ngày ăn (quà) chơi ( bấm máy) thoả thích ở chốn không có ngày đêm, tiền bạc như
cỏ rác, xin nhắc lại lời người bạn lần đầu
tiên viếng thăm nơi đây: “ kém trời mỗi cái cao”.
Một ngày
quên hết chuyện trần thế, các bà già trở về bến mơ, tung tả trẻ trung vui đùa
như hồi ăn quà vặt trước cửa trường Trưng-Vương 60 năm về trước.!!! Niềm vui
riêng tư từng nhóm bây giờ tụ hội vui chung ở không gian nhỏ hẹp ( xe bus) trên đường trở về quận Cam. Con đường
dài Las Vegas –Westminster như ngắn lại bằng giọng hát lời ca, tiếng cười rộn
ràng của các “ lão bà” và xe đã đến điểm hẹn, chấm rứt cuộc hành trình bằng chầu
phở Thanh mà Kim Dung là “ nhà tài trợ” ???
Chúng
tôi “ lưu luyến” chia tay vì ngày mai có chương trình khác nữa. Một số bạn
phương xa được con cháu, những người quen mời đãi, chúng tôi Đoan –Chính, Quỳnh-Giao, Hồng-Lan, Hồi-Hương,
Hoa, Tuyết, Mỹ-Dương đến nhà cặp vợ chồng Diệp & Hợi thưởng thức tài bếp
núc và lối đón tiếp nồng hậu của họ.
Bữa tiệc
chia tay của nhóm ( 53-60) tổ chức tại nhà hàng Seafood World. Minh-Loan chu
đáo chọn nhà hàng, thực đơn, dàn nhạc, ca sĩ , MC , nhiếp ảnh, tường trình với
các bạn không đến tham dự đồng thời để chúng tôi ghi nhớ vài hình ảnh đáng yêu
của các bạn gìa hôm nay. Rất tiếc và bạn
Ngô kim-Nhụy đã lặn lội từ Texas tới mà ngày vui cuối mệt không đến được , chúc
bạn mau bình phục để chúng ta còn có dịp gặp lại nhau nữa !
Cuối bữa
tiệc mỗi người còn được tặng chút quà lưu niệm như để nhớ ngày họp mặt nhau hôm
nay.(3/2013).
Tuổi
của chúng tôi, đường đời đã trải, thời gian còn hạn hẹp nên khẳng định rằng: chúng
ta cần và phải có bạn trong đời.
Nhà tư
tưởng Aristote đã nói: “ Tình bạn là
cái cần thiết đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn
bè”.
Người bạn
đời đã ra đi nên ngoài tình gia-đình anh chị em và đàn con cháu thì bạn bè là nguồn
an ủi cho bớt cô đơn, đi nốt đoạn cuối cuộc đời vì thế tôi thương và thèm các bạn
lắm. Nghe tin bạn ở xa tham dự ngày hội
ngộ, vui mừng khôn xiết, họ cũng như tôi mong gặp những “ con bạn” thương yêu
thuở “ tuổi dại khờ” .
Đám bạn học TV chúng tôi quen biết nhau hơn nửa thế-kỷ, dù ở
tuổi Lão Lai cũng không ngại đường xa tìm đến với nhau thương quá; phải tiếp
đón thật tận tình. Hiện tại mới thật, ngày mai làm sao biết, bây giờ có cơ hội
hãy nắm lấy không sẽ tiếc nuối. Câu nhận xét của các cụ quả không sai “ vì tình
vì nghĩa, không vì cả bát cơm” nhất là xứ Mỹ vật chất dư thừa.
California
nắng ấm khí hậu điều hòa, người Việt Nam
định cư nhiều hơn các nơi khác. Các bạn (53-60) nơi này khá đông chỉ cần gọi qua phone
ới một tiếng là vui buồn có nhau. Ngày họp
mặt các bạn, tất cả đều mong ước, nhưng nước Mỹ rộng lớn tội cho đám bạn già mệt
mỏi trong cuộc hành trình dài. Cùng tiểu bang tự lái xe hay dùng xe đò cũng mất vài giờ bó chân bó cẳng. Bắc
California có Đoan Chính đến trước mấy
ngày, Ngô bích Vân phải chuyển 2 chuyến
xe lửa, Vân Xã có ông tài xế sẵn sàng rong ruổi từ thành phố vàng San Francisco,
Nguyễn thị Hồng ham vui mượn chuyến xe đò Hoàng. Nguyễn thị Tâm cũng được đức
lang quân tháp tùng cho phải phép. Phía nam, Phạm thúy Vân , Ngân Sơn từ San Diego
lên. Tiểu bang nóng bỏng Texas, Houston
có “ba con mèo mướp” Hoa, Hồi-Hương, Tuyết rồi Dương-Chi, Kim-Dung, Hanh, Kim-Nhụy,
Thanh-Phong cũng sang phó hội. Ông rể sĩ quan võ bị Đà-Lạt từ thành phố Seattle
thuộc tiểu bang mầu xanh, cũng mượn cánh chim trời dẫn cô vợ Nguyệt Thanh đi gặp
các bạn thời“ áo trắng”.
Tôi làm
công việc của các chị (Tú-Nhật, Hường-Liên) trưởng lớp những năm xưa là điểm
danh, xin quí bạn đứng lên, nhoẻn nụ cười thật tươi cho các chú phó nhòm chụp hình: Bùi thị Ái, Nguyễn ngọc Lan-Hương, Lê ngọc-Loan,
Nguyễn kim-Dung, Hoàng thanh-Hải, Nguyễn thị Nhung, Nguyễn hoà-Phong, Dương
vân-Thu, Đặng thị Diệp, Tiêu mỹ-Lợi, Nguyễn thị Điển, Vũ ngọc-Vinh, Phan thị Quỳnh-Giao,
Lê thị hồng-Lan, Nguyễn anh-Vân, Phạm hồng-Yến, Nguyễn thị Tâm, Nguyễn
ngân-Sơn, Nguyễn thị Tuyết, Bùi hồi-Hương, Nguyễn thị Hoa, Phạm kim-Dung, Đỗ
dương-Chi, Mai thanh-Phong, Đỗ thị-Chúc, Trần minh-Loan, Trần mỹ-Phan, Nguyễn
kim-Oanh, Bùi Mỹ-Dương, Đào nguyệt-Thanh, Trần thị Hanh, Nguyễn ngọc-Hoàn, Trần
thị Tân, Nguyễn thị Hồng, Ngô bích-Vân, Phạm đoan-Chính, Trinh thư-Hương , Đinh
hồng-Oanh, Phạm thị Dung, Trịnh hồng-Hạnh, Trần bạch-Lan.
Chuông tan học chưa reo, cổng trường chưa mở
mà các anh họ, anh ruột, cháu chắt đã thẫn thờ , thập thò, chờ đợi như quí anh: Nguyễn đình Thảng, Bùi thế Thành,
Nguyễn văn Quỳnh, Hoàng văn Hợi, Nguyễn song Thuận, Trần đức Tiến, Nguyễn ngọc
Hốt, Đặng quý-Đông, Trần đức-Tiến. Nếu sự
việc trên xẩy ra 60 năm về trước chắc quí chị sẽ bị gọi ra văn phòng khiển
trách nặng ….
Cám ơn
các bạn đã tạo cơ hội họp mặt (53-60), đây chỉ là bản tường trình đùa nghịch
mong làm các bạn cười thật nhiều, có sức khỏe dẻo dai để chúng ta lại gặp nhau
thêm nhiều năm nữa nhé .
Thương mến . Bùi mỹ Dương ( mùa Xuân 3/2013)
HUỲNH NGỌC CHÊNH * PHÁT BIỂU TẠI PARIS
Bài phát biểu của Netizen Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải Công Dân Mạng 2013 tại Paris.
Thưa toàn thể Qúy Vị.
Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt
tại buổi lễ hết sức trân trọng nầy. Vì ở đất nước tôi nhiều quyền tự do
được hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị nhà cầm quyền tìm cách nầy cách
khác hạn chế. Trong vòng 2 năm trở lại đây có khá nhiều blogger không
được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để chữa bệnh, để dự hội thảo,
hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi mà không có lý do . Đó là
các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn Hoàng Vi, JB Nguyễn Hữu
Vinh, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân…
Do vậy sự có mặt của tôi ở đây
là một bất ngờ. Có thể là do uy tín của Tổ chức Phóng viên không biên
giới RSF cũng như của tập đoàn Google, là hai tổ chức đã sáng lập và bảo
trợ cho giải thưởng cao quý nầy. Và cũng có thể là do những cuộc vận
động đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ ở nước tôi đang diễn ra khá
sôi động thông qua việc góp ý sửa đổi hiến pháp đã có những tác dụng
nhất định lên giới cầm quyền.
Xin nói thêm về cuộc vận động
đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ đang diễn ra khá mạnh mẽ ở đất nước
tôi. Cách đây ba năm, khi blogger, luật sư Cù Huy Hà Vũ qua các bài
viết đề nghị đa đảng để dân chủ hóa, liền bị kết án 7 năm tù, thì nay,
khi tôi có mặt ở đây, bên nước tôi đã có nhiều tổ chức với tổng số gần
20 ngàn người ký tên vào các bản kiến nghị yêu cầu xóa bỏ điều bốn trong
hiến pháp và yêu cầu đa đảng mà không phải e dè sợ hãi.
Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu
nầy. Ấy là mạng internet. Mạng internet đã giúp người dân chúng tôi nói
lên tiếng nói và nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn
luận bị bóp nghẹt.
Như quý vị đã biết ở đất nước
tôi không hề có báo tư nhân, chỉ có cơ quan của nhà nước hoặc của đảng
cầm quyền mới được ra báo và lập đài phát thanh – truyền hình. Do vậy
700 cơ quan báo đài đều nằm dưới quyền kiểm soát của những đảng viên CS
tin cậy. Thông tin đăng tải trên các cơ quan báo đài ấy đi theo định
hướng của đảng cầm quyền. Tiếng nói và nguyện vọng của nhiều người dân
vì thế mà không có nơi để xuất hiện.
May thay mạng internet xuất
hiện và các blogger ra đời. Ban đầu các blogger tiên phong tuy còn rất
ít ỏi nhưng họ là những mũi kim nhọn đâm những lỗ thủng đầu tiên vào
bức màng bưng bít thông tin ở đất nước tôi. Và nhiều người trong số họ
phải trả giá cho sự dũng cảm ấy, họ đã và đang bị ngồi trong nhà tù,
trong trại cải tạo, bị quản thúc và thậm chí bị cưỡng bức vào nhà thương
điên nữa. Đó là các blogger và các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa: Thích
Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà
sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh
Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày
Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần
Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ
Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau nầy
như Nguyễn Phương Uyên, Paul Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh…
Những hy sinh ấy đã không uổng
công. Ngày nay những blogger và những người đấu tranh cho dân chủ đã
phát triển lên thành một lực lượng lớn mạnh và rộng khắp mà nhà cầm
quyền không thể nào ngăn cản nổi. Hai vạn chữ ký và sẽ còn nhiều hơn nữa
đòi xóa bỏ điều bốn đã nói lên điều đó. Hàng trăm trang blog cổ xúy cho
đổi mới, cổ xúy tự do ngôn luận, cổ xúy dân chủ thu hút lượng người đọc
khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống báo chí mà chúng tôi
gọi là báo lề dân, tồn tại lớn mạnh song song bên cạnh hệ thống báo chí
do nhà nước kiểm soát được gọi là báo lề đảng.
Trong cái nền vững vàng ấy tôi
được phát triển lên. Những lá phiếu từ khắp nơi trên thế giới bầu cho
tôi để tôi trở thành công dân mạng chính là những lá phiếu dành cho
phong trào đấu tranh cho quyền công dân trong đó có quyền tự do ngôn
luận đang lớn mạnh lên hàng ngày trên đất nước chúng tôi.
Xin dành vinh quang nầy cho
những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất
cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
- Để nhận được giải
thưởng cao quý nầy, tôi đã nhận được sự ủng hộ của các blogger, các bạn
trẻ yêu nước tại VN cũng như các bạn khác tại hải ngoại. Những lá phiếu
các bạn dành cho tôi chính là những lá phiếu góp phần động viên một
phong trào đang vươn lên lớn mạnh ở VN, phong trào của những người viết
báo tự do, những người sẵn sàng đối đầu với những khó khăn để đấu tranh
cho quyền tự do ngôn luận chính đáng. Cám ơn các cơ quan truyền thông
như VOA, BBC, RFI, RFA, SBTN…đã tích cực đưa tin và viết bài về tôi cũng
như về sự kiện bầu chọn công dân mạng, nhờ vậy mà giải thưởng lần nầy
đã gây ra tiếng vang rộng lớn tạo ra nguồn động viên to lớn cho phong
trào đấu tranh cho sự tiến bộ ở trong nước tôi.
- Riêng với cá nhân
tôi, từ khi nhận được giải thưởng cao quý nầy tôi đã cảm nhận được sự
tin yêu của bạn đọc khắp nơi dành cho blog huỳnh ngọc chênh của tôi. Sau
khi được tin tôi trúng giải thưởng netizen, số lượt người vào đọc hàng
ngày tăng từ 15 ngàn lên 20, có khi 25 ngàn lượt .
- Cám ơn tập đoàn
Google, tập đoàn về mạng to lớn, phủ khắp toan cầu, là kho tri thức
khổng lồ mà những người viết báo chúng tôi luôn cần đến. Thật xứng đáng
khi Google đã kết hợp với RSF tổ chức ra giải thưởng cao quý nầy để hàng
năm trao cho những người hoạt động vì sự tự do báo chí trên toàn cầu
thông qua hệ thống mạng internet.
- Xin chân thành cám
ơn tổ chức RSF, đã có mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới, là chỗ dựa
quan trọng cho những người cầm bút tự do, nhất là những nhà báo trong
những đất nước bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Giải RSF là nguồn động viên
to lớn cho những blogger ấy.
TÔ VĂN TRƯỜNG * HỘI ĐỒNG LÚ
19/03/2013
“Hội đồng chuột”!
Tô Văn Trường
Trong bài “Bàn về sự ấu trĩ” của tác giả Giản Tư Trung có đoạn bình luận: “Một
biểu hiện của bệnh ấu trĩ ở những người có quyền là họ thường xuyên đưa
ra những quyết sách tồi nhưng bản thân họ lại không nhận ra điều đó.
Một nhà lãnh đạo giỏi có thể không cần phải biết tất cả mọi thứ, giỏi
tất cả mọi việc nhưng sẽ biết ai là người mình nên lắng nghe và ai là
người mình nên tin tưởng, sẽ phân biệt đâu là quân tử và đâu là ngụy
quân tử, đâu là thực tài, đâu là ngụy tài. Nhà lãnh đạo ấu trĩ thường
không có khả năng này bởi họ đã mất đi khả năng phân biệt ai là ai, cái
gì là cái gì và mình là ai. Người có tiếng ấu trĩ không tự ý thức được
cái “tiếng” mà mình có được là theo kiểu nào (danh tiếng hay tai
tiếng)”.
Theo tôi hiểu, công luận hiện nay
có cụm từ khá phổ biến “Hội đồng lú lẩn” để chỉ về những người hay bàn
và đưa ra các chủ trương đường lối chính sách phát triển của đất nước
“không giống ai” gây tổn hại đến uy tín của hệ thống chính trị và tác
động xấu đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là cái yếu kém nhất của
chế độ nào quá tùy thuộc vào con người lãnh đạo, cho phép nó thao túng
bộ máy cầm quyền. May được người cầm đầu tốt thì còn đỡ, gặp những kẻ
không ra gì thì cả nước khốn nạn. Đối với các Hội đồng thuộc lĩnh vực
khoa học kỹ thuật, nếu kết quả thể hiện sự bất lực, vô bổ do nguyên nhân
khách quan và chủ quan, nó đều được gán cho cụm từ “Hội đồng chuột”!
Suy cho cùng cả 2 dạng Hội đồng nói trên đều nằm trong phạm trù của Hội
đồng khoa học công nghệ.
Những
người làm công tác tham mưu cho các nhà chính trị thường gọi là cố vấn,
còn dân khoa học hay sử dụng thuật ngữ tư vấn. Trong lịch sử phát triển
của đất nước, các nguyên thủ quốc gia thường lập ra Ban cố vấn vì dù có
là vĩ nhân, cũng chẳng thể nào biết tất cả và không thể không có lúc
sai lầm.
Đối với những người làm cố vấn có trình độ, bản lãnh, họ có nguyên tắc sống:“Cố vấn là người cho lời khuyên nên làm chứ không phải đệ trình, kiến nghị”. Những người giữ vai trò cố vấn thường là 5 không: (1) Không ở tổ chức thứ bậc trên, dưới; (2) Không đại diện cho ai cả; (3) Không ai đại diện cho cố vấn; (4) Không là cấp trên của ai; (5)
Không là cấp dưới của bất kỳ ai. Chỉ có như thế, cố vấn mới phải đào
sâu suy nghĩ, thể hiện chính kiến của mình. Đối với những người làm tư
vấn kỹ thuật, không thể có vị trí độc lập và vai trò, trách nhiệm như cố
vấn, nhưng đôi khi đòi hỏi phải có bản lãnh của người cố vấn.
Gần
đây, tôi lại được nghe một số người nhận xét đại ý về Dự án cảng Lạch
Huyện đầy rẫy các khuyết điểm cả về tầm nhìn quy hoạch, “lách luật” để
không trình xin ý kiến chủ trương của Quốc hội, lãng phí về kinh tế, tác
động lớn đến môi trường như đã bị công luận và các nhà khoa học chỉ rõ,
nhưng trước sức ép của số vị lãnh đạo, Hội đồng đánh giá tác động môi
trường đã phải thông qua với thời gian kỷ lục bất thường, phải chăng đây
là “Hội đồng chuột”?!
Nhận xét trên, công tâm
mà nói vừa đúng, vừa sai. Đúng ở chỗ công luận đã thấy rõ ý đồ của lãnh
đạo lấn át tất cả đạo lý và khoa học. Có thông tin, người ta sẽ phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cảng Lạch Huyện trước
Tết năm Quý Tỵ để kịp khởi công theo dự định, bất chấp các ý kiến phản
biện của Hội đồng. Nhiều thành viên Hội đồng không tin, vì báo cáo chưa
đủ thời gian để sửa chữa 20 điểm góp ý của Hội đồng nêu trong kỳ họp lần
trước (đặc biệt chưa xin chủ trương về đầu tư của Quốc hội, chưa được
sự đồng ý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch bằng văn bản), nhưng éo le
thay thông tin trên được thực tế chứng minh là sự thật! Trưa ngày thứ
Tư, 6/2/2013 (ngày 26 Tết) nhiều đại biểu mới nhận được báo cáo sửa chữa
ĐTM, chưa kịp mở đọc, nhưng buổi chiều cùng ngày đã phải họp. Buổi họp
vắng mặt 6/20 thành viên. Nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra để tư vấn
nghiên cứu xem xét lại, nhưng chỉ 2 ngày sau, tức là 28 Tết, người ta đã
hoàn chỉnh hồ sơ và soạn thảo Quyết định trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.
Một kỷ lục nhanh chưa từng có đến nỗi nhiều thành viên Hội đồng nghe tin
chỉ biết lắc đầu, hay nói như tụi trẻ bây giờ thì đúng là "chán chả
buồn chết"!
Theo tôi biết, cụm từ “Hội đồng
chuột” thường được dùng để chỉ những cuộc họp bàn vô bổ, viển vông,
không thực hiện được, xuất xứ từ câu chuyện cười kể về một lũ chuột bàn
với nhau làm thế nào tránh khỏi bị mèo bắt và ăn thịt. Một con chuột nêu
sáng kiến treo vào cổ mèo một cái chuông nhỏ, để mèo đi đến đâu cũng có
tiếng chuông báo hiệu cho chuột biết mà tránh. Tất cả lũ chuột hoan
nghênh khen là sáng kiến hay, nhưng đến khi hỏi làm thế nào treo được
chuông vào cổ mèo, ai xung phong làm việc đó, thì tất cả im thin thít.
Nếu đi từ xuất xứ như vậy thì không thể gọi Hội đồng các nhà khoa học là
“Hội đồng chuột” được, vì Hội đồng bàn chuyện thiết thực, nêu kiến nghị
có căn cứ khoa học; đáng chê ở đây không phải là Hội đồng mà là các nhà
lãnh đạo lập ra (hoặc buộc phải lập ra) Hội đồng nhưng không chịu nghe
Hội đồng. Gọi tên gì thì tôi chưa nghĩ ra, nhưng không phải là tìm tên
cho Hội đồng mà là cho các nhà lãnh đạo.
* * *
Chọn
kinh tế biển làm ngành mũi nhọn là đúng, nhưng phải làm trên luận cứ
khoa học tin cậy, công khai minh bạch, không để bọn lạm dụng chính trị
làm giàu bất chấp các hậu quả.
Phải xem xét lại
bài toán quy hoạch cảng biển, vì quy hoạch là tiền đề cho sự phát triển
đúng hướng (nhu cầu tăng trưởng, nguồn hàng, cơ sở hạ tầng, nguồn lực,
v.v.). Các bài học đắt giá về tư duy sai lầm, xây dựng cảng ở những nơi
không đủ điều kiện dẫn đến bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng nạo vét hoặc làm
luồng lạch mới, hầu hết hệ thống cảng biển làm ăn thua lỗ... hình như
chưa làm những người có trách nhiệm của ngành giao thông ”sáng mắt”!
Ngay
trong Hội đồng ĐTM cũng đã nêu rõ các bài học sử dụng 5 cửa sông chính
đổ ra biển từ mảnh đất Hải Phòng trong 20-30 năm vừa qua cho thấy sự
thất bại của sự can thiệp của con người đối với dải đất ven biển giàu
tiềm năng này.
Bắt đầu từ hiện tượng nông hóa
và bồi lấp không còn khái niệm cửa sông Thái Bình theo đúng nghĩa của
nó, đến đắp đập Đình Vũ (năm 1978) lấp cửa sông Cấm – một trong những
cửa luồng chính vào cảng Hải Phòng – gây sa bồi nghiêm trọng đối với
vùng cửa Nam Triệu – luồng chính vào cảng Hải Phòng hiện nay, và làm
thay đổi toàn cảnh bức tranh phân bố phù sa trong diện rộng của vùng cửa
sông hình phễu Bạch Đằng (từ bắc Đồ Sơn đến Lạch Huyện). Cửa Nam Triệu
(cửa mở chính của hệ cửa sông hình phễu Bạc Đằng) bị sa bồi nông dần,
đến nay chỉ còn sâu 2,5 m - 2,7 m, sẽ rất khó khăn cho tàu thuyền qua
lại, đặc biệt là tàu trọng tải lớn, ảnh hưởng lớn đến vị thế của thành
phố biển Hải Phòng. Gần 150 năm về trước, nhà địa lý hàng hải người Pháp
Gouru trong một chuyến khảo sát luồng lạch đã cắm sào và không lầm lẫn
khi nói rằng nơi đây (bến Ninh Hải xưa) chính là địa điểm đẹp nhất để
làm cảng nước sâu ở phía Bắc châu thổ sông Hồng và bắc Việt Nam. Bức
tranh ảm đạm về sa bồi vùng cảng Hải Phòng do các sai lầm về khai thác,
sử dụng không hợp lý và quản lý phát triển thiếu hiệu quả dải đất ven
biển này gây ra mà những bài học thất bại nhìn thấy của nó chưa được cân
nhắc cho việc chọn vị trí tiền cảng nước sâu của hệ thống cảng Hải
Phòng hiện giờ!
Kéo theo sai lầm nói trên đáng
lẽ cần nói cả về tác động về kinh tế khi phải tốn kém xây dựng một loạt
công trình phụ trợ cho cảng này bằng ngân sách nhà nước và vốn vay ODA
(đường, công trình…). Cách làm này vẫn là để giải quyết tình thế như đã
nói trên: lấp cửa Cấm thì đi cửa Nam Triệu, mất cửa Nam Triệu thì đào
kênh Cái Tráp, hỏng kênh Cái Tráp thì đào kênh Hà Nam hiện nay và Lạch
Huyện 20 năm nữa sẽ lặp lại bài học nói trên! Khi đó thành phố Hải Phòng
không còn “lỗ mũi” nào để thở và cái thế “cửa ngõ hướng biển” sẽ bị đe
dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng toàn diện đến tăng trưởng kinh tế của một
“cực phát triển” trong bình đồ tổ chức lãnh thổ duyên hải mang tầm chiến
lược của đất nước. Thiết nghĩ, lịch sử không thể làm lại, nhưng học
được các bài học thất bại của quá khứ lại là một sự khôn ngoan và lợi
thế của người đi sau và cần người có bản lĩnh và trí tuệ!
Chất
lượng quy hoạch cảng (dự báo lượng hàng) đang là dấu hỏi lớn! Dự án đầu
tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng – giai đoạn khởi
động là dự án có thể nói là rất lớn (cảng tỷ đô) trong bối cảnh
đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nợ công đại vấn đề thì
việc gấp rút triển khai có hợp lý hay không? Mặt khác việc vận chuyển
hàng của các công ty vận tải lớn của chúng ta trong giai đoạn này đang
gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu chở hàng loại lớn bị bỏ hoang cả trong
nước và nước ngoài, không có lương cho thủy thủ.
Tác động của việc nạo vét 40 triệu m3
bùn cát (kể cả thành phần kim loại nặng) đến môi trường xung quanh và
phương án đổ ra biển chưa thuyết phục. Báo cáo chưa đề cập vấn đề đổ
thải ở vị trí khác nếu như Dự án không được phê duyệt và cho phép đổ
thải ra khu vực ngoài khơi như đã nghiên cứu. Báo cáo hoàn toàn
thiếu các biện pháp giảm thiểu tác động xấu do
dự án đối với vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn biển, Khu dự
trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà – Long Châu, Khu di sản thiên
nhiên thế giới Cát Bà, các bãi tắm. Bởi thế, tại các phiên họp
thẩm định báo cáo ĐTM, đại diện của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch
phát biểu (kể cả công văn chính thức của Bộ VHTTDL) trả lời Bộ Tài
nguyên & Môi trường không có câu nào khẳng định sự ủng hộ thực hiện
dự án cảng Lạch Huyện.
Chỉ nói riêng phần mô hình toán thì đã đủ thấy giải trình của Tư vấn là không thể chấp nhận.
Tư
vấn sử dụng phần mềm IDEA tính toán dòng chảy và bùn cát 3 chiều nhưng
kỹ thuật tính toán chưa tiên tiến. Lưới tính theo phương ngang vuông góc
không mô phỏng tốt khu vực gần bờ và cũng không đủ độ phân giải để cung
cấp kết quả tính tin cậy cho khu vực quan trọng là tuyến luồng. Lưới
tính theo phương đứng không đúng phép biến hình nên các lớp lưới cũng
nằm ngang một cách cứng nhắc dẫn đến vùng sát đáy cũng như vùng sát mặt
nước mô phỏng không tốt.
Mô hình cũng chưa được
hiệu chỉnh cho phù hợp với khu vực Lạch Huyện để có độ tin cậy cần
thiết. Kết quả tính tại nhiều vị trí kiểm tra rất khác với thực đo. Tuy
nhiên đơn vị tư vấn đã không phân tích tìm nguyên nhân để khắc phục mà
lại giải trình một cách ngang ngược: "Số liệu tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng thường không hoàn toàn giống nhau"?!
Tài
liệu cơ bản đầu vào không chuẩn xác, không đưa ra được kết quả hiệu
chỉnh bộ thông số và bộ thông số mô hình đã hiệu chỉnh. Nhiều nội dung
giải trình sơ sài chỉ nêu là đã chỉnh sửa bổ sung ở phần nội dung nào
tại báo cáo ĐTM.
Giải trình tổng P lớn hơn tổng N
là do hiện tượng phú dưỡng là không đúng. Cần phải bổ sung quá trình
khuếch tán trong các bước tính toán mô hình.
Giải
trình về việc “cần sử dụng chung số liệu đầu vào khi sử dụng hai công
cụ MIKE 21 và IDEA” là không phù hợp, vì về nguyên tắc nếu một trong hai
công cụ trên có thể mô phỏng được cả 2 quá trình (1) bùn cát, (2) tràn
dầu thì chỉ sử dụng một công cụ đó để mô phỏng tính toán cho cả hai quá
trình để đảm bảo thống nhất trong mọi kết quả tính toán. Với bất cứ công
cụ mô hình toán nào khi ứng dụng đều phải thực hiện tuần tự qua 3 bước:
Hiệu chỉnh mô hình, kiểm định mô hình và mô phỏng dự báo. Trong nghiên
cứu này không cung cấp kết quả của bước hiệu chỉnh mô hình là sai. Một
công cụ khi áp dụng thành công ở một vùng đặc thù này vẫn không thể đảm
bảo rằng sẽ tốt khi sử dụng cho một vùng đặc thù khác, nhất là ở nước
khác.
Hầu hết các công cụ mô hình toán đều tuân thủ nghiêm các “cơ sở lý
thuyết chung”, tuy vậy cách xử lý toán cụ thể trong mã nguồn sẽ tác
động đáng kể, nhiều khi quyết định công cụ nào sẽ đảm bảo độ tin cậy của
kết quả tính. Vì lý do đó nên có những công cụ được ứng dụng rộng khắp,
trong khi có công cụ chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu phục vụ trình
diễn, giảng dạy. Không người nào có thể khẳng định được công cụ nào tốt
hơn khi chưa đầu tư nghiên cứu. Để lựa chọn công cụ phù hợp thì tư vấn
phải tuân thủ/có trách nhiệm tuân thủ các bước cơ bản/bắt buộc trong
phát triển/ứng dụng công cụ mô hình toán. Giải trình về tái khuếch tán
(tại trang 19) “Do hiện tượng tái khuếch tán không xảy ra ở khu vực nước
sâu” chỉ có thể áp dụng cho trường hợp khuếch tán động học (do xáo động
của nước); không thể áp dụng cho trường hợp khuếch tán phân tử (do
chênh lệch về hàm lượng vật chất tham gia khuếch tán), và do vậy cả cho
trường hợp nước sâu vẫn có quá trình khuếch tán, trong đó khuếch tán
phân tử sẽ đóng vai trò lớn!
Giải trình về mô
hình bùn cát, khuếch tán bùn cát (tại các trang 20, 21, 22 & 23) là
không phù hợp. Tư vấn chưa giải trình được về tính ổn định của kết quả
tính, cụ thể giá trị về Courant, Peclet; chưa cung cấp thông số sau khi
hiệu chỉnh, kiểm định công cụ mô hình.
Giải trình về công cụ mô hình tràn dầu (trang 23) chưa phù hợp.
Minh
họa số điểm cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây. Do các mục giải
trình không được đánh số nên sẽ sử dụng số trang và số dòng trong bảng
giải trình để định vị. Cột thứ tư là phần ĐÁNH GIÁ chi tiết của người
viết bài này.
Vị trí | Ý KIẾN HỘI ĐỒNG | Giải trình | Đánh giá của người viết bài |
Trang 19, dòng 3 | Mức độ tin cậy của các mô hình thủy động lực và mô hình mô phỏng lan truyền bùn cát lơ lửng: Phương pháp? Kiểm định? | Kết quả tính toán bằng mô hình khó có thể trùng khớp với số liệu thực đo. | Kiểm định mô hình để chứng minh công cụ sử dụng trong nghiên cứu là có thể tin cậy được. Kết quả tính và đo lệch nhau nhiều lại được giải thích như trên thì cần xem lại tính nghiêm túc của nghiên cứu. |
Trang 19, dòng 5 | Trong nghiên cứu cảng Lạch Huyện thành phần khuếch tán bao gồm thành phần nào? Trả lời không chấp nhận được bởi vì vận chuyển bùn cát (cả lơ lửng và đáy) ở vận tốc tới hạn bùn cát đáy lại bốc lên, nhất là khi nạo vét làm tăng dòng chảy, khi dòng chảy nhỏ bùn cát lại lắng đọng, cho nên cần xét total load nhất là cho điều kiện ở Việt Nam. | 3 quá trình Advection + Dispersion + Disfusion đã được xét tới trong mô hình, tuy nhiên mô hình khuếch tán bùn cát không xét tới quá trình tái khuếch tán. Tuy nhiên mục đích của mô hình khuếch tán bùn cát là nghiên cứu phạm vi khuyếch tán bùn cát lơ lửng gây ra bởi hoạt động thi công. Do hiện tượng tái khuếch tán sẽ không xảy ra tại khu vực nước sâu nên mô hình không xét tới sự tái khuếch tán bùn cát. | Cần chứng minh tại khu vực nước đủ sâu đảm bảo không có xảy ra sự tái khuếch tán bùn cát. |
Trang 19, dòng 6 | Cần phải tiến hành chạy mô hình bồi lắng với toàn bộ khu vực cửa sông chứ không phải chỉ tính với luồng tàu trong nhiều năm. | Rất tiếc là sự biến đổi địa hình trong thời gian dài do việc xây dựng công trình cảng không được tiến hành trong nghiên cứu này. | Việc tính toán theo ý kiến Hội đồng là cần thiết. Không thể chấp nhận sự “rất tiếc” trong một nghiên cứu có tính quan trọng như dự án cảng Lạch Huyện. |
Trang 19, dòng 7 | Lưới tính toán còn quá thô | Do mục tiêu… | Nghiên cứu cần phải đảm bảo đủ rộng cho toàn bộ vùng bị ảnh hưởng bởi sự nạo vét nhưng cũng phải đủ chi tiết cho khu vực quan trọng là luồng tàu. Với bề rộng luồng là 120 m thì lưới 50 m là quá thô. Giải trình không cho thấy có sự cải thiện chất lượng nghiên cứu sau khi có ý kiến của Hội đồng. |
Trang 20, dòng cuối | Công cụ: kỹ thuật tính toán chưa tiên tiến. | Sau khi đã ứng dụng các mô hình thương mại của nước ngoài nhưng không đạt kết quả tốt, Công ty IDEA Consultants Inc đã bắt đầu tự phát triển các mô hình gốc từ thập niên 1980. Mô hình do công ty IDEA tự phát triển đã đạt được kết quả tốt, thuyết phục hơn so với các mô hình của nước ngoài. | Để
phục vụ nghiên cứu không nhất thiết phải sử dụng công cụ tiên tiến nhất
mà chỉ cần công cụ có mức độ tiên tiến đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tự cho rằng “Mô hình do công ty IDEA tự phát triển đã đạt được kết quả tốt, thuyết phục hơn so với các mô hình của nước ngoài” thì giải thích thế nào việc nó không thể mô hình hóa khu vực tuyến luồng ở độ phân giải đủ đảm bảo chất lượng nghiên cứu? Với cách giải trình vòng vo như thế thì chỉ có 1 kết luận là mô hình của IDEA không đủ mức độ tiên tiến để đáp ứng bài toán ở cảng Lạch Huyện. |
Trang 21, dòng 1 | + Mô hình chưa được hiệu chỉnh đủ tốt về mặt thủy lực. Các vecto vận tốc không trùng khớp. + Các thông số của mô hình khuếch tán SS không được trình bày. + Cần chứng minh về tính ổn định của mô phỏng vận chuyển và khuếch tán chất lơ lửng, hòa tan. + Khi tính toán mô phỏng mô hình lan truyền chất thì phải thỏa mãn hệ số Peclet number. … + Hiệu chỉnh mô hình chưa tốt. Hình thái sai nghĩa là sai cơ bản nên tổng khớp cũng chẳng có ý nghĩa gì. | 1. Kiểm chứng mô hình mô phỏng khuyếch tán bùn cát lơ lửng: Số liệu tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng thường không hoàn toàn giống nhau. Trong nghiên cứu mô phỏng, mô phỏng dòng chảy dư (dòng chảy trung bình) đã được thực hiện trên cơ sở vĩ mô (trên toàn khu vực) chứ không phải trên cơ sở vi mô (tại từng vị trí). Cụ thể: - Toàn bộ chế độ dòng chảy (ngoại trừ dòng chảy có vận tốc thấp) tại tuyến luồng được coi là rất quan trọng - Mô phỏng sự biến đổi vận tốc dòng chảy theo hướng từ sông và từ biển dọc tuyến luồng đã được thực hiện. - Mô phỏng hướng dòng chảy tại từng vị trí đã được thực hiện. Theo các cơ sở trên, chúng tôi cho rằng kết quả mô phỏng là hợp lý, mặc dù có sự khác nhau giữa số liệu tính toán và số liệu quan trắc. 2. Kiểm chứng mô hình mô phỏng vận chuyển sa bồi: Đề nghị xem phần trình bày về quá trình bồi lắng và xói mòn trong Báo cáo ĐTM. Giải thích ngắn gọn: - Trầm tích đáy sau khi bị xáo trộn bởi sóng hoặc dòng chảy sẽ trở thành bùn cát lơ lửng thông qua quá trình khuyếch tán, đối lưu và bồi lắng. Bùn cát lơ lửng sau khi lắng sẽ tạo thành lớp bùn lỏng tại tầng đáy. - Khối lượng sa bồi tại tuyến luồng có thể được xác định trên cơ sở các quá trình bồi lắng và xói mòn do tác động của ngoại lực - Trong mô hình mô phỏng, ngoại lực được xác định dựa trên số liệu quan trắc và cho thấy khối lượng sa bồi phù hợp với kết quả nghiên cứu đo sâu. Chúng tôi cho rằng việc xác định khối lượng sa bồi do tác động của ngoại lực là cần thiết. Do đó, chúng tôi không trình bày kết quả nghiên cứu quá trình bồi lắng và xói mòn. Như đã biết, trong nghiên cứu mô phỏng luôn có sự băn khoăn về sự phù hợp của kết quả mô phỏng với số liệu thực đo. Rất khó có thể đạt được kết quả mô phỏng phù hợp hoàn toàn với số liệu thực đo. Ngoài ra, Trong nghiên cứu này, kết quả mô phỏng dòng dư (trung bình) đã được so sánh với kết quả thực đo để đánh giá cho toàn khu vực chứ không chỉ cho một vị trí cụ thể. Nghĩa là: - Chế độ dòng chảy tổng hợp (không kể dòng chảy có vận tốc thấp) tại khu vực tuyến luồng đã được xét tới do tầm quan trọng của dòng chảy tổng hợp. - Kết quả mô phỏng sự biến đổi dòng chảy theo các hướng (về thượng lưu và hạ lưu). - Kết quả mô phỏng về hướng dòng chảy tại một vị trí cụ thể đã được kiểm tra. Như ở trên đã nói, tuy có sự chênh lệch với kết quả thực đo nhưng có thể khẳng định kết quả mô phỏng như vậy là phù hợp. | Kết
quả tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng không
hoàn toàn giống nhau là điều bình thường nhưng khác nhau nhiều quá,
khác tới mức dòng chảy lệch hẳn đi, khác tới mức chỗ bị bồi thì tính ra
là xói và chỗ bị xói tính ra là bồi thì không ai có can đảm tin vào kết
quả tính toán đó. Điển hình vận tốc tại điểm V1 tính cho ngày 11/12/2009. Đây là điểm quan trọng vì nằm ngay giữa tuyến luồng và ngay tại cửa sông. Ellip dòng triều cho thấy vận tốc tính tại tầng gần đáy chưa tới 50% giá trị thực đo và hướng của nó bị lệch khoảng 20o so với thực đo. Vận tốc tại tầng đáy sẽ được dùng để tính vận chuyển bùn cát và với một sai số lớn như vậy thì sai số của tính toán bùn cát cũng sẽ rất lớn (lưu lượng bùn cát tỷ lệ với vận tốc ở bậc m với m>1 tùy công thức cụ thể. Như vậy sai số tính bùn cát luôn lớn hơn sai số tính vận tốc). Hay như ellip dòng triều ở điểm V4 cũng vậy. Sai lớn từ tầng mặt tới tầng đáy. Kết luận “Như ở trên đã nói, tuy có sự chênh lệch với kết quả thực đo nhưng có thể khẳng định kết quả mô phỏng như vậy là phù hợp” là không thể chấp nhận. Chưa giải trình chất vấn “Các thông số của mô hình khuếch tán SS không được trình bày”. |
Trang 22, 3 dòng cuối | Mô hình mô phỏng vận chuyển bùn cát: + Chắn sóng, chắn cát được sử dụng như thế nào trong mô hình? + Chưa đánh giá được độ tin cậy do thiếu mô tả thông số. + Hiệu chỉnh mô hình chưa tốt. Hình thái sai nghĩa là sai cơ bản nên tổng khớp cũng chẳng có ý nghĩa gì. | Trong
mô hình khuếch tán bùn cát lơ lửng không xét tới sự hiện hữu của đê
chắn sóng và đê chắn cát vì trong thời gian thi công nạo vét chưa có hai
công trình này. Quá trình bồi, xói đã được trình bày trong báo cáo. Xin giải trình bổ sung như sau: - Sau khi bùn cát đáy bị khuấy lên bởi sóng hoặc dòng chảy, thì sẽ thành bùn cát lơ lửng qua các quá trình khuyếch tán, bình lưu và lắng tụ. Và bùn cát lơ lửng khi đã lắng tụ tạo thành lớp bùn lỏng tại đáy biển. - Khối lượng sa bồi ở tuyến luồng có thể tính toán được dựa trên thông tin về quá trình bồi xói do ngoại lực. -Trong mô hình, ngoại lực được xác định dựa trên số liệu thực đo và kết quả tính toán khối lượng sa bồi được đánh giá là phù hợp với kết quả khảo sát đo sâu. - Theo chúng tôi sự phù hợp về khối lượng sa bồi do ngoại lực là yếu tố quan trọng, do đó không trình bày về kết quả chi tiết về quá trình bồi xói. Kết luận là: Sự phân bố sa bồi không khớp vì kết quả khảo sát đo sâu được thực hiện ngay khi có bão xảy ra vào tháng 9 năm 2005 gây ra sự xáo trộn lớn ở lớp bùn đáy. | Giải trình không đúng nội dung chất vấn. Giải trình viết: “Sự phân bố sa bồi không khớp vì kết quả khảo sát đo sâu được thực hiện ngay khi có bão xảy ra vào tháng 9 năm 2005 gây ra sự xáo trộn lớn ở lớp bùn đáy”. Vậy tính toán hiệu chỉnh mô hình đã không dựa vào điều kiện thực tế? |
Trang 23, dòng 2 | Mô hình tràn dầu Lạch Huyện: + Không hiệu chỉnh mô hình. + Cần xem xét kịch bản tràn nhanh hơn cho phù hợp với thực tế từng xảy ra. + Làm rõ các loại dầu và các thông số mô hình cụ thể. | Nếu
hiệu chỉnh được mô hình tràn dầu là quá tốt, nhưng điều kiện thực tế
không cho phép, không có thông tin tư liệu số liệu về tràn dầu tại khu
vực dự án, bộ phần mềm MIKE21 cũng đã được áp dụng vào thực tiễn mô
phỏng tràn dầu tại một số dự án, đề án cấp nhà nước, cấp bộ đã nghiệm
thu. - Kịch bản về lượng dầu tràn được chọn lựa dựa trên kết quả thống kê về các sự cố tràn dầu đã xảy ra ở Việt Nam, vì khu vực dự án chủ yếu là tàu vận tải qua lại nên nguồn dầu tràn được chọn là dầu DO (dầu DIESEL), đặc tính kỹ thuật (tính chất lý hóa) theo tiêu chuẩn TCVN 5689:2005. Các thông số của mô hình được khai báo theo hướng dẫn sử dụng mô hình và kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu tại khu vực dự án (ví dụ: tỷ trọng nước, nhiệt độ, độ mặn, hệ số nhớt, ....). | -
Mô hình tràn dầu có 2 bộ thông số để hiệu chỉnh là thủy lực và quá
trình loang dầu. Chưa từng xảy ra tràn dầu nên không có số liệu hiệu
chỉnh thông số cho quá trình loang dầu thì có thể chấp nhận nhưng không
hiệu chỉnh cả mô hình thủy lực thì không được. - Giải trình sai địa chỉ. Chất vấn về tốc độ tràn chứ không phải là lượng dầu tràn. - Cần con số cụ thể của các thông số được dùng trong mô hình chứ không cần số của TCVN. |
… |
Tôi
không có thời gian và không đủ kiên nhẫn để tiếp tục chỉ ra hàng loạt
các khiếm khuyết không thể chấp nhận của công cụ tính toán mà tư vấn đã
sử dụng cho bài toán cảng Lạch Huyện.
Thay cho lời kết
Một
số nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã gây ra những thảm họa khi ý chí
chủ quan của nhóm lợi ích lại núp dưới chiêu bài chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước. Xét cho cùng đây là căn bệnh chung của nhà nước toàn trị
nên ”Hội đồng chuột” cũng giống như một kép hát mua vui trong cung đình
mà thôi. Cái ”Hội đồng chuột” ấy chỉ tác yêu, tác quái và tỏ ra "tinh
tướng" khi chưa gặp phải Mèo thôi, tức là chưa bị thực tiễn khách quan
cọ xát va đập.
Tầm lãnh đạo và nhân cách của khá
nhiều người giữ trọng trách quốc gia của nước ta có quá nhiều vấn đề.
Họ là chủ của dân, chứ không phải là đầy tớ của dân. Nếu so sánh tinh
thần trách nhiệm và thái độ đối với dân của các vị chính khách của các
nước tiên tiến với thái độ của những người giữ trọng trách quốc gia ở
nước ta, phải nói rằng có sự khác biệt đáng hổ thẹn.
Đất
nước đã nghèo, đầu tư lại tràn lan không hiệu quả, chỉ số ICOR (Hệ số
tăng vốn – sản lượng) cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nợ công đến mức
báo động đỏ, dự án cảng Lạch Huyện như ”dầu đổ vào lửa” cho bài toán nợ
công mang nhiều màu sắc tư duy nhiệm kỳ, lãng phí, cơ hội và thất thoát
tài sản của nhân dân. Các vị lãnh đạo Bộ Giao thông được sự tiếp tay
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Minh Quang “nhắm
mắt” ký Quyết định phê duyệt ĐTM bất chấp các góp ý, phản biện của các
nhà khoa học và công luận, đòi hỏi những người có trách nhiệm ở Ban chấp
hành Trung ương Đảng và các đại biểu Quốc hội còn quan tâm đến vận nước
phải vào cuộc!
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi
bauxitevn
vào lúc
04:51
Nhãn:
Cộng sản
BAUXITE VIỆT NAM * TRÒ LƯU MANH CỦA CỘNG ĐẢNG
19/03/2013
Sự bỉ ổi này thuộc về ai?
Bauxite Việt Nam
Một
kẻ tự xưng là Bần vừa mới đây đưa lên Facebook một lời tiết lộ, rằng y
đã lập ra một danh sách giả mạo gồm 22 tên người, có nghề ngiệp là nông
dân, cư trú ở Tiền Giang, và gửi đến địa chỉ ký Kiến nghị 72 thông qua thư điện tử giả mạo mang địa chỉ tinhtran257@gmail.com. Khi làm việc này Bần khoe rằng mình muốn thử nghiệm “tính trung thực” của 72 vị nhân sĩ trí thức đã khởi xướng Kiến nghị 72
(và cũng đã chân thành cử đại diện mạng Kiến nghị này trao tận tay Ban
sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội). Tất nhiên, bộ phận tiếp nhận chữ ký đâu
có biết lá thư của Bần là đểu cáng, vì thế đã nghiêm chỉnh tiếp nhận và
đưa lên Danh sách ký Kiến nghị 72 đợt 25, đánh số từ 10333 đến 10354.
Đợi
cho Danh sách đã nằm yên vị trên BVN đâu vào đấy rồi cái tên Bần này
mới cười hô hố và rêu rao rằng mình đã “chơi trò ma mị” mà các vị nhân
sĩ trí thức vẫn bị mắc lừa, không biết gì cả. Và anh ta đắc chí: “có thể
kết luận là có rất nhiều “ma” trong bản Kiến nghị 72”.
Kể
cũng hay đấy chứ! Một “dư luận viên của Đảng ta” được giao trách nhiệm
phải nghĩ ra một trò dối trá cực kỳ lưu manh để phá bĩnh công cuộc góp ý
Hiến pháp 1992 vô cùng trọng đại và nghiêm túc do chính “Quốc hội của
Đảng ta” đề xướng, với tinh thần cầu thị, mong muốn sự góp ý rộng rãi
của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ("Ý kiến của nhân dân phải được trân
trọng lắng nghe, phản ánh đầy đủ, có nghiên cứu, tiếp thu, giải trình" –
Phan Trung Lý). Vậy mà lẽ ra phải biết cúi mặt xuống xấu hổ cho nhân
cách của mình, cái kẻ vừa chơi bẩn đã lập tức khoe mẽ “chiến công” lên
Facebook (!) Ai dạy cho y những chiêu khả ố thế nhỉ? Nó có khác gì lũ
“hắc khách” mấy ngày vừa qua cố đấm ăn xôi, liên tiếp đánh sập trang
mạng Anh Ba Sàm bằng mọi giá mà cuối cùng vẫn phí công vô ích? Thử so
sánh xem, giữa những thủ đoạn nham hiểm thế kia với việc làm đường đường
chính chính của những con người có trách nhiệm với nhân dân và đất
nước, cố gắng phản ánh đầy đủ những gì mình tiếp nhận được để toàn dân
có thể cập nhật thông tin về những ý kiến nhiều chiều đối với bản Hiến
pháp đang rất cần được góp ý để thay đổi về cơ bản, ai trung thực và ai
trắng trợn dối lừa bạn đọc?
Xem chừng các vị đã
cùng kế rồi hay sao mà lại để cho những kẻ hèn hạ như vậy bôi lem uy tín
của chính các vị? Thế mà cái tên Bần đó còn dám xưng là Bần Cố Nông thì
có oan ức cho nông dân là thành phần chiếm đến khoảng 70 % dân tộc Việt
hiện tại, đang gặp bao nhiêu tai ương vì những điều trói buộc chết
người của bản Hiến pháp 1992 hay không? Bần Cố Nông là “quân chủ lực”
của cuộc cách mạng kể từ 1945 mà lại BẦN TIỆN đến thế ư? Thế này thì...
BẦN CÙNG đến nơi rồi.
BVN
MC CAIN * NHÌN LẠI VIỆT NAM
Một cựu tù binh chiến tranh Việt Nam: Bốn mươi năm nhìn lại
Posted by chuyenhoavietnam ⋅ ⋅ Để lại phản hồi
Tháng 3 16, 2013
Đinh Từ Thức dịch
Tôi đã làm bạn với những kẻ cựu thù, điều đáng tiếc là họ chưa vui hưởng những tự do mà người Mỹ trân trọng.
Ngày 14 tháng Ba bốn mươi năm trước, các bạn tù binh chiến tranh tại Bắc Việt Nam và tôi, trong y phục dân sự rẻ tiền mà 108 người chúng tôi được cấp vào dịp này, lên xe bus ra phi trường Gia Lâm ở ngoại thành Hà Nội. Một phi cơ C-141 mầu xanh, loại vận tải cỡ lớn của Hoa Kỳ, đợi sẵn để chở chúng tôi về Căn cứ Không quân Clark tại Philippines.
Tại phi trường, chúng tôi xếp hàng theo thứ tự ngày chúng tôi bị bắn rơi, và cố gắng giữ phong cách quân nhân trong khi máy quay phim kêu rè rè cùng với tiếng bấm máy chụp hình và tiếng ồn ào của một đám đông người Việt quan sát chúng tôi. Các sĩ quan Hoa Kỳ và Việt Nam ngồi tại một cái bàn, mỗi người cầm một tờ danh sách tù binh.
Khi đến lượt một tù binh tiến lên phía trước, đại diện quân sự của cả hai bên cùng gọi lớn tên người đó. Họ xướng tên tôi, tôi tiến vài bước về phía cái bàn và chào. Một sĩ quan Hải quân chào lại tôi, cười và bắt tay tôi, rồi hướng dẫn tôi qua sân bay, tới tận cầu lên máy bay.
Tôi đi cùng với hai người bạn thân nhất, là các sĩ quan Không quân
Bud Day và Bob Craner, những người mà trong hơn 5 năm qua tôi đã dựa vào
cách hành xử và gương can đảm của họ. Mấy phút sau khi chuyến bay bắt
đầu, phi công loan báo chúng tôi đã “chân ướt”, nghĩa là bây giờ đang
bay trên Vịnh Bắc Việt và trong không phận quốc tế. Mọi người reo vui.
Tôi không nghĩ có ai trong chúng tôi lại chờ đợi sẽ có ngày trở lại
đất nước mà từ lâu chúng tôi mong được rời bỏ. Thật nặng lòng khi nói
lời từ biệt nhau tại Clark, và cảnh từ biệt của chúng tôi vô cùng cảm
động.
Chúng tôi hứa sẽ giữ liên lạc thường xuyên, điều mà chúng tôi đã làm
được trong nhiều năm, cho đến khi cái chết bắt đầu làm cho nhân số chúng
tôi giảm đi. Dầu sao, khi rời Việt Nam chúng tôi đã không hề bị xáo
trộn tình cảm và không khao khát tái lập mối quen biết này trong tương
lai.
Thế mà tôi đã trở lại Việt Nam. Tôi đã trở lại nhiều lần kể từ khi
chấm dứt chiến tranh. Đó là một đất nước đẹp đẽ, và người Việt là những
chủ nhân hiếu khách. Phần lớn những chuyến viếng thăm của tôi là vì công
việc chính thức: tìm kiếm những chiến binh Hoa Kỳ bị bắt hay mất tích
trong thời chiến, giúp cho việc bình thường hóa liên lạc giữa hai nước
chúng ta, và phát triển một quan hệ trong tương lai sẽ phục vụ cho lợi
ích của cả hai nước.
Tôi đã làm bạn với những người trước đây là kẻ thù của tôi. Đã chuyển
sang yêu một nơi tôi từng ghét bỏ. Tôi vui thấy Hoa Kỳ và Việt Nam đã
tạo được rất nhiều tiến bộ trong việc kiến tạo một mối liên lạc hiệu quả
đôi bên cùng có lợi trong sự đổ nát của một cuộc chiến từng là thảm
cảnh của cả hai dân tộc chúng ta.
Hôm nay, những oán trách cũ đã được thay thế bởi những hy vọng mới.
Con số người Mỹ tới thăm Việt Nam tăng thêm hàng năm – kể cả ba vị Tổng
thống Mỹ khi tại chức – lôi cuốn bởi một đất nước có vẻ đẹp thiên nhiên
tuyệt vời và một dân tộc thân thiện. Thương mại song phương tăng hơn 80
lần so với năm 1994, khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận. Điều này có lợi cho
người dân của cả hai quốc gia và giúp cho hàng triệu người Việt có thể
ra khỏi tình trạng nghèo khó.
Tương tự như thế, quan hệ quốc phòng của hai nước đã phát triển tới
mức không thể tưởng tượng được ngay cả một thập niên trước. Quân đội của
hai bên đã cùng tập trận và Vịnh Cam Ranh lại trở thành nơi cập bến cho
Hải quân Mỹ. Thật vậy, chiến hạm USS John McCain, một khu trục hạm của
Hải quân được đặt tên theo cha và ông tôi, mới đây đã tới thăm cảng Đà
Nẵng; điều này chứng tỏ chuyện gì cũng có thể xảy ra nếu ta sống đủ lâu
để chứng kiến.
Tuy vậy, khi đề cập tới những giá trị mà người Mỹ trân trọng gìn giữ như tự do, nhân quyền và chế độ pháp trị (rule of law),
hy vọng cao nhất của chúng ta cho Việt Nam phần lớn vẫn chỉ là hy vọng
mà thôi. Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi các nhà bất đồng
chính kiến ôn hòa, các nhà báo, blogger, những nhóm thiểu số sắc tộc và
tôn giáo vì những lý do chính trị.
Những luật lệ chung chung vẫn được duy trì, như điều 88, cho nhà nước
quyền hành gần như vô hạn đối với người dân. Nhà cầm quyền vẫn chưa có
những hành động dù nhỏ nhất để có thể đặt Việt Nam về phía những nước
trên trường quốc tế thừa nhận nhân quyền, như phê chuẩn và thực hiện
Công ước chống tra tấn.
Trong một bước tích cực gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt đầu một cuộc đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế
và cuối cùng cũng hứa hẹn rằng Việt Nam có thể sửa đổi hiến pháp để bảo
vệ tốt hơn những quyền về dân sự và chính trị của công dân. Tôi thành
tâm hy vọng như thế – vì các quan hệ lớn như giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
hiện tại có thể xây dựng trên nền tảng những lợi ích chung, nhưng sự
cộng tác tốt đẹp và lâu bền nhất thì luôn dựa trên nền móng của sự chia
sẻ các giá trị. Trong thử thách này, cũng như trong thử thách khác mà
hai nước đã từng vượt qua, tôi vẫn muốn là một người bạn tận tâm với
Việt Nam.
Hai nước chúng ta đã có một quá khứ khó khăn và đau lòng. Nhưng đã
không tự trói mình vào quá khứ đó và đang đi tiếp trên con đường từ hòa
giải đến tình hữu nghị thực sự. Viễn cảnh hứa hẹn này là một trong những
bất ngờ lớn nhất và thỏa mãn nhất trong đời tôi, điều mà tôi chờ đợi sẽ
còn khiến tôi ngạc nhiên hơn trong những năm sắp tới.
Nguồn: John McCain, A FORMER POW ON VIETNAM, FOUR DECADES LATER, Wall Street Journal, 14-3-2013
Ảnh: Cựu tù binh chiến tranh Việt Nam JohnMcCain năm 1973, sau khi được phóng thích. Ảnh: Wikipedia
Bản tiếng Việt © 2013 Đinh Từ Thức & pro&contra
LÊ PHỤC VÂN * DIỄN VIÊN HÀI CỦA CỘNG ĐẢNG
“MUA VUI CŨNG ĐƯỢC MỘT VÀI TRỐNG CANH”!
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Lê Phục Văn
Những ai còn quan tâm đến tiền đồ đất nước, nhất là nếu có theo dõi
sát những biến động tại VN trong mấy tuần qua, sẽ không ai là không thấy
thích thú trước những vở hài kịch do các diễn viên của đảng đang đồng
tấu, đồng ca hay đồng diễn trên các phương tiện truyền thông nhà nước.
Không thích thú sao được khi các diễn viên ấy lại là những nhà lý
luận “thượng thặng” của đảng cộng sản VN, với học hàm học vị cao ngất
trời và được cẩn thận ghi chú bằng các chữ in hoa GS, PGS, TS và kể cả
cấp tướng. Và các bản đồng ca được cất lên chỉ nhằm một mục đích duy
nhất là tấn công phong trào đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp, tức dẹp bỏ
quyền lãnh đạo của đảng CSVN, và đặt quân đội ra ngoài vòng chính trị.
Nhưng thích thú nhất là khi nghe thấy các lập luận của những “lý luận
gia” đó. Có người nói ngăn ngắn. Có người nói tràng giang đại hải. Có
người nói như phát sảng hay lên đồng. Và có người vung tay vung chân tựa
hồ như muốn ăn tươi nuốt sống những ai dám hoài nghi về quyền lãnh đạo
“tuyệt đối” của đảng cộng sản.
Tuy nhiên nếu phân tích kỹ, người ta sẽ nhận thấy họ đều có những
điểm tương đồng. Thứ nhất là dốt như nhau. Rất nhiều người đã chế giễu
điểm này trên các trang mạng báo lề dân. Thứ nhì là họ giống như những
con vẹt, hay nói lịch sự hơn, họ giống những học sinh đang trả bài học
thuộc lòng sau nhiều năm cố nhồi nhét các khẩu hiệu của đảng vào trong
não bộ. Không cần phải trích dẫn toàn bộ, đối với những ai chưa nghe hay
chưa đọc hết những lý luận của các bậc “đỉnh cao trí tuệ” đó, thì người
viết xin mạn phép tóm tắt các lập luận vòng vo và đầy tính cách “mập mờ
đánh lận con đen” của họ như sau:
- Đảng là nhân dân.
- Nhân dân là đảng.
- Tổ quốc cũng là nhân dân.
- Quân đội là do đảng lập ra.
- Và vì thế đảng chính là tổ quốc, là quân đội. Nếu mất đảng là mất tổ quốc, mất nhân dân, tức quốc gia diệt vong.
Nói chung, đó là những lập luận mà bất cứ ai sống dưới chế độ cộng
sản đều thuộc nằm lòng. Nhưng dĩ nhiên là một số “lý luận gia” còn đi xa
hơn nữa, bằng cách đưa ra một số ví dụ “trời ơi đất hỡi” nào đó. Ví dụ
như một ông thiếu tướng khẳng định là quân đội của bất cứ nước nào cũng
phải tuyệt đối trung thành với một đảng, thậm chí còn phải tuyên thệ
trung thành với một số cá nhân nào đó. Ông tướng này khẳng định là điều
này diễn ra đối với quân đội ở một số nước láng giềng của VN. Có lẽ ông
tướng ba trợn này muốn nói đến quân đội Trung Cộng, Bắc Hàn, Lào hay
Miên, chứ ở các nước Thái Lan, Mã Lai, Nam Hàn, Nam Dương và Phi Luật
Tân thì quân đội không những không trung thành với đảng phái nào mà đôi
khi còn tổ chức các cú đảo chánh rất ngoạn mục và thậm chí là liên tục.
Nhưng không sao cả. Họ muốn nói hay muốn múa may quay cuồng thì cứ
mặc kệ họ. Chính trường VN từ bao nhiêu năm qua đã trở thành kịch trường
độc quyền của đảng từ 68 năm qua, chứ đâu phải chỉ mới có từ khi diễn
ra việc sửa đổi và góp ý hiến pháp. Hãy cứ để cho người dân Việt Nam có
thêm cơ hội để cười cợt, để sáng tác chuyện tiếu lâm, và nhận thức rõ
hơn về khả năng lãnh đạo của đảng cộng sản đến mức độ nào, qua những
phát ngôn ngô nghê và ngớ ngẩn của các bậc “trí giả” đó.
Hãy cứ để cho họ tiếp tục trình diễn. Người dân Việt đâu còn niềm vui
nào khác nữa ngoài những tiếng cười không mất tiền mua đó? Và không
chừng năm nay dân Việt lại giật được danh hiệu “xứ sở hạnh phúc nhất”.
Chính vì thế, những bậc “trí thật” không nên tốn nhiều thì giờ để
tranh cãi với giới “đỉnh cao trí tuệ” đó, nhất là khi họ không chấp nhận
bất cứ ai bước vào đấu trường để “đấu khẩu” với họ. Họ chỉ muốn làm
những võ sĩ giác đấu trong hội trường trống không, hoặc đối thủ của họ
phải bị trói tay bịt miệng, dưới sự reo hò cổ vũ của đảng và sau đó thì
ngửa tay nhận “phong bì” tùy theo mức độ diễn xuất.
Điều chúng ta cần làm là giải thích cho người dân bình thường biết
rằng, mọi nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu, đói nghèo của đất nước và các
quốc nạn như tham nhũng, cướp đất, tắt nghẽn giao thông… đều xuất phát
từ sự lãnh đạo bất nhân và bất lương của đảng cộng sản VN, với một chủ
thuyết hoàn toàn ngoại lai và rất quái thai. Chúng ta cũng cần khẳng
định với người dân là không một quốc gia nào trên thế giới trở thành
hùng cường và tiến bộ là nhờ có sự lãnh đạo của tầng lớp công nông. Dĩ
nhiên không ai phủ nhận là có rất nhiều nguyên thủ quốc gia, hay thành
viên quốc hội ở các xứ đó, xuất thân từ ruộng đồng hay giới bình dân
nghèo khổ, nhưng họ đều thăng tiến bằng thực học và chân tài, chứ không
phải là các mảnh bằng tiến sĩ đến từ con đường “bổ túc văn hóa” hay được
mua bán ở đâu đó.
Nhưng quan trọng hơn hết là những quốc gia đó không hề có một chính
đảng duy nhất. Họ cũng không có những nhà lãnh đạo “mặt trơ trán bóng”,
nói một đằng làm một nẻo, hay vô liêm sỉ đến độ làm thất thoát vài chục
tỷ Mỹ kim mà vẫn khăng khăng là mình làm đúng theo nhiệm vụ mà đảng đã
giao phó nên không từ chức. Tệ hơn thế nữa, một thủ tướng vô trách nhiệm
như thế mà lại khẳng khăng đòi xử các tay quan tham Đà Nẵng vì đã làm
thất thoát 3000 tỷ đồng (khoảng 150 triệu Mỹ kim), tức chỉ bằng con số
lẻ của các “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines…
Và đó là một vở tuồng nữa đang diễn ra trên chính trường và hậu
trường của đảng, tạm đặt tên là “Đại quan tham xử tội quan tham”. Tuồng
này đang đến hồi gay cấn vì tình tiết khá éo le là tay quan tham Đà Nẵng
nay nhậm chức trưởng ban nội chính trung ương đảng, tức là được trao
thanh “thượng phương bảo kiếm” để ”chém hết” những con sâu tham nhũng,
suy thoái đạo đức trong đảng và nhà nước. Nhưng dám chém hay không là
chuyện rất khó biết, vì thế chuyện “ai thắng ai”, xin chờ xem hồi sau sẽ
rõ!
Và trong khi chờ đợi thì chúng ta có thể xem tiếp vở tuồng “được góp ý
nhưng phải đồng ý” với bản dự thảo hiến pháp mới đang được những “đày
tớ nhân dân” mang đến tận nhà để ép các ông chủ phải tiếp tục trao quyền
lãnh đạo đất nước cho cái đảng cộng sản đã “ăn hại đái nát” suốt 68 năm
qua. Nhưng nếu không muốn xem nữa thì tìm cách vận động thêm chữ ký cho
bản kiến nghị của 72 nhân sĩ, của Hội đồng Giám mục, hay bản Tuyên Bố
Của Các Công Dân Tự Do. Càng nhiều chữ ký thì “đảng ta” càng nổi điên và
hứa hẹn sẽ có thêm nhiều trò hay nữa.
Hãy thử xem “đảng ta” sẽ tung ra thêm những con “gà chọi” nào nữa,
chứ những con gà được đưa lên sân khấu trong mấy tuần qua không được ăn
khách cho lắm, mặc dù đã giúp cho dân chúng “mua vui cũng được một vài
trống canh”!
(Thương quá VN, 19/3/2013)
Sunday, March 17, 2013
KHUYẾT DANH * TRUYỆN VƯƠT BIỂN
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
http://batkhuat.net/van-motbuoi-trenduong-vuotbien.htmChuyện kể rằng:
"Một buổi trên đường vượt biển
chuyến ghe em bị đánh cướp hai lần
chúng ăn hiếp mẹ
ba giận
xông vào đánh trả
chúng lồng lên
vung mã tấu
chém thẳng tay !
ba quị ngã
máu chảy đầy ra đó !
mẹ khóc gào
còn em sợ
nín lặng... mắt mở to !!
Chúng phá nát chiếc ghe bé nhỏ
rồi bỏ đi sau khi đắc thắng cười
Mẹ khóc, ôm xác ba nóng hổi
Em rẩy run, nức nở, kinh hoàng
Em nhìn ba nằm đó, ngỡ ngàng
sao ba lại bỏ em với mẹ ?
Rồi bão tố lớn ơi là lớn
Sóng thật cao
Gió mạnh biết là bao
Sóng xua ngang
Ghe vỡ tan tành
Người ta khóc và em cũng khóc
Mẹ ôm lấy một thùng nhựa rỗng
em ôm ghì trên vai mẹ lạnh run
trôi lênh đênh trên sóng biển chập chùng
Em sợ
Mẹ nói : Con yêu đừng khóc !
Có mẹ đây, mẹ thương con lắm !
Mẹ con mình sẽ sống mà con
Ráng lên con, bão tố chẳng còn
bám vai mẹ đừng buông ra nhé !!
Một ngày sau, mẹ em mệt lả
máu của người ướt cả áo em
chiếc thùng con không đủ sức rồi
nó chìm xuống dần dần, sợ quá
Mẹ thì thào bên em thật khẽ
Mẹ buông tay, con bám chặt thùng đây
Mẹ với ba có lỗi ở kiếp này
không nuôi nấng cho con khôn lớn
Con phải sống, phải ngoan con nhé
Mẹ mệt rồi, mẹ đi tìm ba
Chưa dứt câu tay mẹ đã buông ra
Em khóc nấc: Mẹ ơi trở lại !
đừng bỏ con, con sợ quá mẹ ơi !
Mẹ cứ trôi,
Mẹ chẳng trả lời
Em nhìn mẹ mà òa lên khóc
Một chiếc ghe đánh cá
Vớt được xác mẹ em
Khi trời sắp về đêm
Em được ghe đó vớt
Em ngồi bên cạnh mẹ
Mắt mẹ nhắm chặt rồi
Em sờ lấy đôi môi
Đôi môi không cười nữa
Họ đem mẹ đi đốt
Khói bay ngùn ngụt trời
Họ bảo: "Mẹ lìa đời,
về cõi thần tiên ở"
Từ đó,
những khi em trở mình cảm sốt
nhớ làm sao bóng dáng mẹ hiền
Mơ mẹ em là một cô tiên
vuốt mái tóc, ru em ngoan ngủ
Từ đó,
em không còn cả ba và mẹ
nhìn bạn bè mà thèm lắm thầy ơi !
có nhiều đêm em hỏi ông trời
Mẹ trên đó có nhớ em không hở ??
Thầy cho em tạm dừng, dang dở
Nhớ mẹ rồi, em đang khóc thầy ơi !
từ hôm nay và suốt cuộc đời
em sẽ chẳng còn ba mẹ nữa..... !
CALI
Tôi đã khóc khi viết bài văn này tại trại tịnạn
TRẦN NGỌC THẠCH * XÃ HỘI DÂN CHỦ
18/03/2013
Xã hội dân chủ: xu thế tất yếu của thời đại
Trần Ngọc Thạch
Tưởng cũng không cũ khi nhắc lại luận cứ của Francis Fukuyama, cách đây hơn 23 năm, trong bài tiểu luận The End of History (Sự cáo chung của lịch sử) đăng trên tạp chí The National Interest (Hoa Kỳ) mùa hè năm 1989, trước khi sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ: "Điều
chúng ta đang chứng kiến có thể không phải chỉ là sự chấm dứt của chiến
tranh lạnh, hay sự trôi qua của một thời kỳ lịch sử hậu chiến nhất
định, mà là sự chấm dứt của chính lịch sử: có nghĩa, điểm cuối của quá
trình tiến hóa trong hệ ý thức của nhân loại và sự phổ quát của mô hình
dân chủ tự do Tây phương như hình thức chính quyền cuối cùng của con
người."[1]
"What
we may be witnessing is not just the end of the Cold War, or the
passing of a particular period of post-war history, but the end of
history as such: that is, the end point of mankind's ideological
evolution and the universalization of Western liberal democracy as the
final form of human government.” (The end of history)
Luận
điểm trên đã tạo ra làn sóng tranh luận toàn cầu kéo dài trong một thời
gian sau khi bài báo phát hành. Tôi không có ý định chứng minh lại tính
thực tiễn của nó, chỉ có điều, không lạm bàn mà chỉ tìm hiểu ‘sự thật’
của vấn đề ‘trào lưu dân chủ’ trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay.
Xét
sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội loài người
trong lịch sử hình thành của nó, theo quan điểm của chủ nghĩa
Marx-Lenin, tôi thử ‘cô đọng’ lại tiến trình lịch sử trong hình trên, bỏ
qua sự phát triển không đồng đều của các châu lục, các nền văn minh khu
vực… với giả định rằng sự phát triển của nó ‘phẳng’ theo không gian hai
chiều: xã hội loài người phát triển tịnh tiến dựa trên sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật và dựa trên sự tổng hòa của các nền văn minh
riêng lẻ hoặc có sự giao thoa các khu vực và châu lục.
Theo
biểu đồ trên, sự phát triển xã hội loài người tại các châu lục có vẻ
tương đồng cho đến thời kỳ xã hội phong kiến. Tôi gặp chút rắc rối khi
‘trải ngang’ theo thứ tự thời gian các hình thái kinh tế - xã hội phát
triển từ thấp đến cao, mà theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì hình thái kinh
tế cộng sản chủ nghĩa là giai đoạn phát triển cao nhất của xã hội loài
người (?). Trên thực tế, khối các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ
còn 7 quốc gia vào năm 2010, chiếm 0,3%[2] ! (xem hình bên).
Như
vậy, xét về tính phổ quát, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã giảm hẳn về qui
mô và số lượng, và đã không còn chứng tỏ tính ưu việt của nó trong xã
hội hiện đại ngày nay. (Riêng mô hình ‘chắp vá’ của Trung Quốc là trường
hợp cá biệt còn phải tranh luận. Thời gian sẽ sớm có câu trả lời). Điều
này chứng tỏ một dạng hình thái kinh tế - xã hội khác tiên tiến hơn đã
hình thành, trên nền tảng kế thừa những đặc điểm ưu trội của hai hệ
thống xã hội tư bàn & xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là xã hội dân chủ
hay dân chủ - cộng hòa. Nói đúng hơn, chế độ dân chủ - cộng hòa là sự
thay thế phù hợp của chế độ TBCN dưới tác động của sự cạnh tranh gay gắt
của chế độ xã hội chủ nghĩa và của xu thế ‘dân chủ hóa’ trong xã hội
hiện đại.
Theo
công bố hàng năm của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà Tự do) – là một tổ
chức 'quyền con người' phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến
trình dân chủ hóa toàn cầu – cho biết năm 2012 chỉ còn 45 quốc gia
(chiếm 23%) trên thế giới có nền chính trị ‘phi dân chủ’, tập trung ở
châu Á, Trung Đông và châu Phi [3] (xem hình).
Với
thực tiễn trên, để làm rõ qui luật phát triển khách quan tôi trình bày
các hình thái kinh tế - xã hội theo biểu đồ phát triển hình trôn ốc,
chuyển đổi nhanh trong vòng vài thế kỷ dưới tác động ‘bước ngoặt’ của
các cuộc cách mạng tư sản (từ thế kỷ 17-19) tại Tây Âu và Bắc Mỹ, cách mạng xã hội chủ nghĩa
của khối Đông Âu bắt nguồn từ Cách mạng tháng 10 Nga (đầu thế kỷ 20) và
các cuộc cách mạng bất bạo động hay cách mạng hòa bình (thực chất là
các cuộc cách mạng dân chủ và độc lập dân tộc) từ Mùa Xuân
Praha 1968 đến năm 1989 tại Đức, các nước Đông Âu, và năm 1991 tại Liên
Xô. Những cuộc nổi dậy này đã kéo theo sự sụp đổ của khối xã hội chủ
nghĩa, dẫn đến tuyên bố kết thúc Chiến tranh Lạnh[4].
Cuộc
cách mạng dân chủ vẫn không ngừng tiếp diễn với cuộc trỗi dậy “Mùa Xuân
Ả rập” tháng 1 năm 2011, khởi đầu từ Tunisia lan sang các nước Ả rập và
gần đây là quá trình cải cách dân chủ ‘tự nguyện’ của Tổng thống Thein
Sein tại Myanmar. Như vậy, ‘Dân chủ’ có thể gọi là "hình thức nhà nước
cuối cùng" – theo qui luật tiến hóa lịch sử khách quan – đã chứng tỏ sự
tiên tiến của nó với sự hiện diện rộng khắp toàn cầu ngày nay.
Đánh
giá về sự đổ vỡ của Liên bang Xô Viết (và, có lẽ, vai trò lịch sử của
các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung). Tổng thống Putin đã chỉ
dẫn một câu nói nổi tiếng: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô,
người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ,
người đó không có đầu óc.”[5]
Nguyên
nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mọi cuộc cách mạng, theo
tôi, ngoài yếu tố quản trị yếu kém dẫn đến nền kinh tế sa sút, còn nằm ở
vấn đề độc quyền về quyền lực (chuyên quyền). Sự ‘độc
quyền tuyệt đối’ thường dẫn đến sự ‘tha hóa tuyệt đối’ của chính quyền
mới khi xã hội không tồn tại một cơ chế nào cho sự kiểm soát hay khắc
chế quyền lực hữu hiệu; cuối cùng điều này sẽ dẫn đến sự trì trệ về kinh
tế và suy thoái về chính trị. Đó cũng là lý do mà nền chính trị dân
chủ, trong đó “thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua
một hệ thống bầu cử tự do” và một nhà nước pháp quyền theo mô hình tam
quyền phân lập đã khẳng định một thể chế mà “mọi công dân đều có quyền
tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và được hưởng các quyền tự do
được thừa nhận rộng rãi.”[6]
Để
minh chứng cho làn sóng ‘dân chủ hóa’ toàn cầu ngày nay, tổ chức
Freedom House chỉ ra mức độ tương quan giữa mức độ tự do (dân chủ) của
mỗi quốc gia và sự giàu có của nó qua biểu đồ so sánh năm 2010 (các nước
có ‘chỉ số tự do’ từ 1 – 2,5 thì được coi là ‘tự do’, từ 3 – 5 là ‘tự
do một phần’ và từ 5,5 – 7 là ‘không có tự do’)[7].
Ngoại
trừ 9 nước xuất khẩu dầu lửa và Singapore là những ngoại lệ, biểu đồ
cho thấy đa số các nước có GDP/đầu người lớn hơn 10.000 USD thường có
chỉ số tự do ≤ 2,5; còn các nước có chỉ số tự do ≥ 5,5 thường nằm ở mức
có chỉ số GDP/đầu người ít hơn 3.000 USD. Lẽ dĩ nhiên, không một người
dân nào mong muốn sống trong một đất nước kém phát triển chỉ vì thiếu
dân chủ.
Khách quan mà nói, một xã hội dân chủ
sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi đối tượng, thúc đẩy sự
sáng tạo cũng như thừa nhận sự khác biệt ở mỗi cá nhân trong cộng đồng.
“Dân chủ là thể thức mà ở đó người dân có khả năng tham gia quyết định
các chính sách của một quốc gia hay tham gia thành lập bộ máy nhà nước
thông qua bầu cử.”[8] Do vậy sẽ kích thích sự năng động cũng
như tính trách nhiệm của chính phủ trong việc điều hành, giúp đất nước
nhanh chóng phát triển. Thường thì tiến trình dân chủ sẽ đến nhanh hơn
với các quốc gia có trình độ dân trí cao, có nền khoa học-kỹ thuật phát
triển. Nhưng ‘dân chủ’ (quyền lực của nhân dân, theo tiếng Hy lạp) đã hình thành sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN tại Anthena.[9]
Từ
80 nhà nước dân chủ những năm 1970, sau hơn 40 năm đã hình thành 149
nhà nước dân chủ/dân chủ-cộng hòa cho thấy xu thế ‘dân chủ hóa’ đang
bước vào mọi ngỏ ngách các quốc gia trên thế giới. Tất nhiên, thể chế
dân chủ cũng tồn tại những mặt trái của nó ở một số quốc gia, nhưng giải
pháp mà nhà nước chọn lựa sẽ mang tính quyết định, nó có thể ngăn cản
trong tuyệt vọng hay tiếp sức cho xã hội phát triển theo qui luật tự
nhiên. Trên hết, các nhà lãnh đạo cần nhìn nhận xu thế và ‘dũng cảm chia
sẻ quyền lực’ với nhân dân, vì lợi ích của chính dân tộc mình. Không gì
khác ngoài ‘lợi ích dân tộc’!
T. N. T.
Tham khảo
[1]: http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/FrancisFukuyama.htm
- Francis Fukuyama: Lý thuyết về Nhà Nước hay Từ chuyên chế đến dân
chủ, Nguyễn Trường đăng ngày 01/08/2011 trên VietSciences; & “The
End Of History” – Francis Fukuyama.
[2], [4],
[6], [8] & [9]: Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia: “Các hình thái kinh
tế-xã hội”, “Tư bản chủ nghĩa”, “Hệ thống XHCN”, “CM bất bạo động”,
“Dân chủ” & “Dân chủ Cộng hòa”…
[3] & [7]: www.freedomhouse.org; hoặc http://vi.wikipedia.org/wiki/Freedom_House ; http://freedomchina.blogspot.com/2010/10/freedom-map-of-world.html
[5]: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/sukienbinhluan/2007/1/60858.cand : Tổng thống Putin đánh giá về sự giải thể của Liên Xô, Nguyễn Hoà (theo Prada) ngày 15/01/2007.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
TIN TỨC GẦN XA
Huỳnh Ngọc Chênh trò chuyện với RFA
Báo”Lề Dân” và báo “ Lề Đảng”
Nguyễn Khanh: Thay mặt cho quý khán giả của đài Á Châu
Tự Do một lần nữa xin chúc mừng a
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/meet-wt-blog-hnchenh-03142013124634.html
Dân mang quan tài biểu tình ở Vĩnh Yên
Các bài liên quan
Báo Bấm Pháp Luật và Xã Hội nói gia đình nạn nhân không chấp nhận cách giải thích của công an rằng anh Tuấn Anh say rượu, ngã xuống cống và chết đuối.
Hình ảnh video cho thấy đông đảo người dân, nhiều người đeo khăn tang, đã vài lần dùng quan tài đâm xuyên qua hàng rào của hàng chục cảnh sát cơ động ở thành phố Vĩnh Yên.
Video cũng cho thấy một cảnh sát đã nhảy lên ôm cổ một người đeo khăn tang thuộc nhóm đi đầu đoàn biểu tình và vật xuống.
Trong khi đó một phụ nữ cũng đã xông lên thách thức cảnh sát.
Trước đó cũng Bấm Pháp Luật và Xã Hội đưa tin và ảnh đông đảo người dân tới hiện trường khi công an phát hiện xác chết dưới cống nước mà sau này được biết đó là anh Tuấn Anh.
http://popcorn.webmadecontent.org/st7
'Giải quyết êm ấm'
"Tôi đang vận động người dân đồng thuận với chính quyền để làm sao giải quyết cho êm ấm."
Ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch Tỉnh Vĩnh Phúc
Ông Oanh nói cuộc biểu tình đã được giải tán lúc 18:00 trong khi các Bấm hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy vẫn còn nhiều người trên đường phố lúc 21:00.
Ông Hùng trong khi đó bác bỏ các thông tin trên mạng xã hội rằng con rể ông có liên quan tới vụ anh Nguyễn Tuấn Anh tử vong.
Ông nói: "Ở đây anh em chúng tôi đang giải quyết xử lý cái việc đó.
"Chúng tôi đang cho công an điều tra làm rõ vụ việc xem đầu đuôi ra sao, làm theo đúng quy định của pháp luật, ai làm sai thì nghiêm trị theo luật pháp.
"Tôi đang vận động người dân đồng thuận với chính quyền để làm sao giải quyết cho êm ấm.
"Còn nạn nhân xấu số cũng phải để được chôn cất."
'Không liên quan'
Liên quan tới các cáo buộc rằng con rể của ông có liên quan tới cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh, ông Hùng nói:"Tôi cũng nghe tin, tôi hỏi nó [nó nói] không liên quan gì.
"Còn cái nhóm thanh niên nó uống rượu, đánh nhau... lúc 11, 12h đêm, vợ chồng nó không biết, ngủ ở nhà biết đâu cái đó.
"Nhà nó ở cách xa mấy chục mét cơ, không có ở gần đó.
"Có cái phòng nó gần đó thì cũng có lúc đánh nhau chạy tán loạn vào thì [người ta] nghi ngờ như vậy, không dính dáng gì cả.
"Rồi công an sẽ làm [rõ] hết thôi mà, cái chuyện đó pháp luật phải làm ra, không bao che ai cả."
Ông Hùng cũng nói thêm:
"Tôi và các cháu cũng rất bức xúc chuyện này. Cũng phải làm nhanh cho rõ chứ không mang tiếng.
"Không ai bao che cái đó được."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130317_bieu_tinh_o_vinh_yen.shtml
Ông Lý, ủy viên Bộ chính trị
và từng là trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng, được biết đến
là người có đầu óc cải cách và thân cận với cựu Chủ tịch
Hồ Cầm Đào, người vừa từ nhiệm cách nay vài ngày.
Theo hãng tin Anh Reuters, Tân Chủ tịch kiêm
Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chống lại một chiến dịch vận
động của Giang Trạch Dân để đưa ông Lưu Vân Sơn lên nắm chiếc ghế
này.
Lưu Vân Sơn hiện là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và trước đây nắm bộ máy tuyên giáo của Đảng.
“Đây là quyết định của ông Tập và là một dấu hiệu cho thấy ông ta đủ sức mạnh để có thể nói ‘không’ với ông Giang,” Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết.
Giang Trạch Dân, nay đã 86 tuổi, đã không nắm bất cứ vị trí chính thức nào kể từ năm 2004. Tuy nhiên bất chấp tuổi cao sức yếu, ông vẫn hoạt động rất tích cực sau hậu trường trong suốt thời gian cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm và cũng là đối thủ của ông.
Với kết quả của Đại hội 18, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng ‘Thượng Hải Đảng’ của ông Giang, vốn từng là bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã chiến thắng trong cuộc đấu đá quyền lực khi các đồng minh của ông áp đảo trong cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị mới.
Cái cách mà truyền thông Trung Quốc lâu nay
nêu tên ông Giang lên trước hầu hết các ủy viên đương nhiệm của
Thường vụ Bộ Chính trị mỗi khi Giang xuất hiện dường như là
minh chứng cho điều này.
Hôm 27/11, tức là không lâu sau khi Đại hội 18 kết thúc, tên ông Giang chỉ đứng sau các ông Hồ và Tập và đứng trước Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong bản tin của Tân Hoa Xã về tang lễ của Giám mục Đinh Quang Huấn.
Tuy nhiên đã có thay đổi không lâu sau đó, Hôm 21/1, tại lễ tang của Tướng Dương Bạch Băng, tên tuổi ông Giang đã bị đưa ra phía sau Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình và tất cả các tân ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Việc giáng cấp đột ngột này ngay lập tức đã gây chú ý cho giới truyền thông và cộng đồng mạng.
Hai ngày sau, truyền thông nhà nước Trung Quốc giải thích rằng chính Giang Trạch Dân đã yêu cầu thay đổi như thế và đó là một hành động thể hiện ‘đạo đức gương mẫu, phẩm giá và cách nghĩ thoáng đạt của một người cộng sản’.
Tuy nhiên, hành động ‘gương mẫu’ này đã từng được Hồ Cầm Đào thực hiện trước đó hơn hai tháng
.
Không giống như Giang Trạch Dân, vốn vẫn
nắm ghế chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm gần hai năm nữa sau khi
đã xuống ghế tổng bí thư Đảng hồi năm 2002, Hồ Cẩm Đào đã
nhường lại cả vị trí lãnh đạo Đảng và Quân ủy ngay tại Đại
hội 18.
Tập Cận Bình đã không tiếc lời khen ngợi Hồ Cẩm Đào cho hành động này.
“Quyết định quan trọng của Chủ tịch Hồ đã cho thấy suy nghĩ sâu sắc của đồng chí về vận mệnh chung của Đảng, đất nước và quân đội’ và thể hiện ‘đạo đức gương mẫu và phẩm giá của đồng chí,’ Tập Cận Bình từng phát biểu.
Vào lúc đó, việc Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn được rất nhiều người hiểu là ông đã thất bại trong cuộc đấu quyền lực với Giang Trạch Dân.
“Ông Hồ đã làm gương về việc rút lui hoàn toàn, rút lui ‘trắng’. Điều này đã gây sức ép lên ông Giang phải làm theo và chấm dứt can thiệp vào công việc của Đảng, nhất là trong vấn đề sắp xếp nhân sự,” Willy Lam, một chuyên gia chính trị ở Hong Kong, nói với hãng tin Pháp AFP.
Tuy nhiên, nếu như Giang Trạch Dân bị buộc
phải chấm dứt can thiệp quá mức vào nội tình Đảng, thì chắc
chắn ông vẫn còn thể giật dây sau hậu trường thông qua các đồng
minh của ông đã được đặt vào Thường vụ Bộ Chính trị chứ?
Khi Đại hội 18 kết thúc, nhiều nhà phân tích cho rằng liên minh giữa ‘Thượng Hải Đảng’ và ‘Thái tử Đảng’ đã giành thế đa số với tỷ số 6-1 trước ‘Đoàn phái’, tức những nhân vật đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, của ông Hồ Cẩm Đào vốn chỉ có mỗi ông Lý Khắc Cường.
Tuy nhiên, suy nghĩ cho rằng Tập Cận Bình là một trong các đồng minh của Giang Trạch Dân đang ngày càng trở nên xa vời.
Việc ông Tập lựa chọn Lý Nguyên Triều làm phó chủ tịch bất chấp sự phản đối của Giang dường như là nỗ lực mới nhất của Tập để chứng minh rằng ông chỉ làm theo quyết định của mình.
Tất cả những ủy viên còn lại trong Thường
vụ Bộ Chính trị, ngay cả khi tất cả đều trung thành với
Giang, cũng không thể đối trọng lại với Tập Cận Bình và Lý
Khắc Cường, nhân vật số 1 và số 2 trong Thường vụ Bộ Chính
trị.
Trong vòng những tháng qua, truyền thông Trung Quốc chỉ tập trung đưa tin về các bài diễn văn và các chuyến công cán về địa phương của hai ông Tập và Lý. Còn tất cả năm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị còn lại hầu như không được nhắc đến, nhật báo Apple Daily của Hong Kong cho biết.
Tờ báo này nhận định rằng có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thay đổi từ cách ‘lãnh đạo tập thể’ của Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời ông Hồ, vốn được cho là làm suy yếu các lãnh đạo hàng đầu và là nguyên nhân dẫn đến tranh giành quyền lực, sang mô hình ‘lãnh đạo hạt nhân’ của bộ đôi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
Nếu quả đúng như thế thì ‘thắng lợi to lớn’ của phe Giang Trạch Dân tại Đại hội Đảng bốn tháng trước bây giờ hóa ra chỉ là chiến thắng hão.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130317_jiang_hu_xi_game.shtml
Giang bị ‘ra rìa’
Cập nhật: 09:31 GMT - chủ nhật, 17 tháng 3, 2013
Việc Lý Nguyên Triều được
đưa vào ghế phó chủ tịch nước là một dấu hiệu nữa cho thấy
ảnh hưởng của nhà cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đối với thế
hệ lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang suy giảm.
Đây là nhận định do BBC Monitoring, bộ phận
theo dõi và phân tích thời sự của BBC, đưa ra sau kỳ họp Quốc
hội để hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung
Quốc.Nói ‘không’ với Giang
Ông Lý, ủy viên Bộ chính trị
và từng là trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng, được biết đến
là người có đầu óc cải cách và thân cận với cựu Chủ tịch
Hồ Cầm Đào, người vừa từ nhiệm cách nay vài ngày.
Trước đó, người ta đã từng tin rằng ông
Lý ‘đã thất sủng’ khi không vào được cơ cấu Thường vụ Bộ
Chính trị gồm bảy thành viên tại Đại hội Đảng lần thứ 18 hồi
tháng 11 năm ngoái.
Có tin cho rằng các vị nguyên lão trong Đảng,
dẫn đầu là cựu chủ tịch Giang, đã phản đối ông Lý Nguyên
Triều.
Nhưng giờ đây nhiều người đã bất ngờ khi
ông Lý trở thành phó chủ tịch nước. Mặc dù chỉ là một chức
danh mang tính lễ nghi, nhưng kể từ năm 1998 trở đi phó chủ tịch
nước luôn phải là một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
"Quyết định quan trọng của Chủ tịch Hồ (Cẩm Đào) đã cho thấy suy nghĩ sâu sắc của đồng chí về vận mệnh chung của Đảng, đất nước và quân đội và thể hiện đạo đức gương mẫu và phẩm giá của đồng chí."
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Lưu Vân Sơn hiện là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và trước đây nắm bộ máy tuyên giáo của Đảng.
“Đây là quyết định của ông Tập và là một dấu hiệu cho thấy ông ta đủ sức mạnh để có thể nói ‘không’ với ông Giang,” Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết.
Giang Trạch Dân, nay đã 86 tuổi, đã không nắm bất cứ vị trí chính thức nào kể từ năm 2004. Tuy nhiên bất chấp tuổi cao sức yếu, ông vẫn hoạt động rất tích cực sau hậu trường trong suốt thời gian cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm và cũng là đối thủ của ông.
Với kết quả của Đại hội 18, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng ‘Thượng Hải Đảng’ của ông Giang, vốn từng là bí thư Thành ủy Thượng Hải, đã chiến thắng trong cuộc đấu đá quyền lực khi các đồng minh của ông áp đảo trong cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị mới.
Giáng cấp đột ng̣ột
"Ông Hồ đã làm gương về việc rút lui hoàn toàn, rút lui ‘trắng’. Điều này đã gây sức ép lên ông Giang phải làm theo và chấm dứt can thiệp vào công việc của Đảng, nhất là trong vấn đề sắp xếp nhân sự. "
Willy Lam, một chuyên gia chính trị ở Hong Kong
Hôm 27/11, tức là không lâu sau khi Đại hội 18 kết thúc, tên ông Giang chỉ đứng sau các ông Hồ và Tập và đứng trước Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong bản tin của Tân Hoa Xã về tang lễ của Giám mục Đinh Quang Huấn.
Tuy nhiên đã có thay đổi không lâu sau đó, Hôm 21/1, tại lễ tang của Tướng Dương Bạch Băng, tên tuổi ông Giang đã bị đưa ra phía sau Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình và tất cả các tân ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Việc giáng cấp đột ngột này ngay lập tức đã gây chú ý cho giới truyền thông và cộng đồng mạng.
Hai ngày sau, truyền thông nhà nước Trung Quốc giải thích rằng chính Giang Trạch Dân đã yêu cầu thay đổi như thế và đó là một hành động thể hiện ‘đạo đức gương mẫu, phẩm giá và cách nghĩ thoáng đạt của một người cộng sản’.
Tuy nhiên, hành động ‘gương mẫu’ này đã từng được Hồ Cầm Đào thực hiện trước đó hơn hai tháng
.
Tập Cận Bình đã không tiếc lời khen ngợi Hồ Cẩm Đào cho hành động này.
“Quyết định quan trọng của Chủ tịch Hồ đã cho thấy suy nghĩ sâu sắc của đồng chí về vận mệnh chung của Đảng, đất nước và quân đội’ và thể hiện ‘đạo đức gương mẫu và phẩm giá của đồng chí,’ Tập Cận Bình từng phát biểu.
Vào lúc đó, việc Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn được rất nhiều người hiểu là ông đã thất bại trong cuộc đấu quyền lực với Giang Trạch Dân.
Nước cờ cao?
Tuy nhiên giờ đây nhiều nhà phân tích tin rằng đây là một nước cờ chiến lược nhằm để kiềm chế ảnh hưởng của Giang Trạch Dân và các vị nguyên lão khác.“Ông Hồ đã làm gương về việc rút lui hoàn toàn, rút lui ‘trắng’. Điều này đã gây sức ép lên ông Giang phải làm theo và chấm dứt can thiệp vào công việc của Đảng, nhất là trong vấn đề sắp xếp nhân sự,” Willy Lam, một chuyên gia chính trị ở Hong Kong, nói với hãng tin Pháp AFP.
Khi Đại hội 18 kết thúc, nhiều nhà phân tích cho rằng liên minh giữa ‘Thượng Hải Đảng’ và ‘Thái tử Đảng’ đã giành thế đa số với tỷ số 6-1 trước ‘Đoàn phái’, tức những nhân vật đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, của ông Hồ Cẩm Đào vốn chỉ có mỗi ông Lý Khắc Cường.
Tuy nhiên, suy nghĩ cho rằng Tập Cận Bình là một trong các đồng minh của Giang Trạch Dân đang ngày càng trở nên xa vời.
Việc ông Tập lựa chọn Lý Nguyên Triều làm phó chủ tịch bất chấp sự phản đối của Giang dường như là nỗ lực mới nhất của Tập để chứng minh rằng ông chỉ làm theo quyết định của mình.
Liên minh Tập-Hồ?
Việc Tập Cận Bình chọn đồng minh của Hồ Cẩm Đào chứ không chọn người mà Giang Trạch Dân ủng hộ cũng cho thấy rằng có thể Tập đang cùng với phe ông Hồ tìm cách kiềm chế sự can thiệp quá mức của ông Giang."Có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thay đổi từ cách ‘lãnh đạo tập thể’ của Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời ông Hồ, vốn được cho là làm suy yếu các lãnh đạo hàng đầu và là nguyên nhân dẫn đến tranh giành quyền lực, sang mô hình ‘lãnh đạo hạt nhân’ của bộ đôi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường."
Nhật báo Hong Kong Apple Daily
Trong vòng những tháng qua, truyền thông Trung Quốc chỉ tập trung đưa tin về các bài diễn văn và các chuyến công cán về địa phương của hai ông Tập và Lý. Còn tất cả năm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị còn lại hầu như không được nhắc đến, nhật báo Apple Daily của Hong Kong cho biết.
Tờ báo này nhận định rằng có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thay đổi từ cách ‘lãnh đạo tập thể’ của Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời ông Hồ, vốn được cho là làm suy yếu các lãnh đạo hàng đầu và là nguyên nhân dẫn đến tranh giành quyền lực, sang mô hình ‘lãnh đạo hạt nhân’ của bộ đôi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
Nếu quả đúng như thế thì ‘thắng lợi to lớn’ của phe Giang Trạch Dân tại Đại hội Đảng bốn tháng trước bây giờ hóa ra chỉ là chiến thắng hão.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130317_jiang_hu_xi_game.shtml
LUẬT SƯ TRẦN VĂN TUYÊN I
Trần Văn Tuyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Luật sư Trần Văn Tuyên (1 tháng 9, 1913 - 28 tháng 10, 1976) là một trong các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, cựu dân biểu Hạ viện, sau làm Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là một trong các trưởng thuộc thế hệ sáng lập Hướng đạo Việt Nam. Ông đã bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam bắt ngay sau khi Sài Gòn thất thủ và đã chết trong trại tù.Tiểu sử
- Ông sinh ngày 1 Tháng Chín năm 1913 ở Tuyên Quang.[1] *Gia nhập đoàn thiếu niên Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929
- Thập niên 1940, ông tham gia phát động phong trào truyền bá chữ Quốc Ngữ và bình dân giáo dục.
- Ông tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội[1] năm 1943.[2]
- Là phụ tá cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam trong Chính phủ Liên hiệp năm 1946.
- Năm 1948, ông ủng hộ giải pháp Bảo Ðại làm Quốc trưởng, và làm tổng trưởng Thông tin trong chính phủ Quốc gia Việt Nam.
- Năm 1954 là thành viên của phái đoàn Quốc gia Việt Nam đi dự Hội nghị Genève
- Tháng 6 năm 1960, ông sinh hoạt trong tổ chức Tự do Tiến bộ (nhóm Caravelle) cùng với Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Lê Ngọc Chấn và một số chiến hữu. Ông là đồng tác giả bản tuyên ngôn của nhóm.
- Ông bị giam giữ 3 năm tại trại mật vụ Võ Tánh. Tháng 7 năm 1963 tòa án quân sự Sài Gòn thụ lý truy tố ông nhưng sau khi Nguyễn Tường Tam tuẫn tiết, tòa tha bổng cho tất cả 19 bị cáo.
- Kể từ năm 1964 ông nắm chức tổng bí thư Việt Nam Quốc dân Đảng (hệ phái miền Nam).[1]
- Năm 1965 Trần Văn Tuyên được mời làm Phó thủ tướng Đặc trách Kế hoạch trong chính phủ Phan Huy Quát; Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng.
- Năm 1971 đắc cử vào Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho đơn vị I Sài Gòn; ông cũng được bầu làm trưởng Khối Đối lập Dân tộc Xã hội tại Hạ nghị viện.
- Năm 1975 sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, ông bị bắt ngày 16 tháng 5, đưa vào trại cải tạo. Ông mất trong trại giam.[3] Tuy đã từ trần từ ngày 28 tháng 10 năm 1976 nhưng mãi đến năm 1978 thì chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới công bố cái chết của ông khi dư luận quốc tế đòi biết tin về vị lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng.[4]
Tác phẩm
- Hiu quạnh 1943
- Đế quốc đỏ 1957
- Tỉnh Mộng 1957
- Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954, 1964
- Chánh Đảng 1967
- Người Khách Lạ 1968
Tham khảo
- ^ a b c Trần Văn Ngô và ctv. Who's Who in Vietnam. Sài Gòn: Vietnam Press, 1974. tr 889
- ^ Nhà cách mạng Trần Văn Tuyên
- ^ Luật sư Trần Văn Tuyên, Cựu Dân biểu Hạ viện VNCH, cựu Phó Thủ tướng và là một trong số những lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị bắt sau khi Sài Gòn thất thủ
- ^ Nguyễn An Tiêm. "Sổ luân lưu". Khởi Hành Năm XV, số 169. Tháng 11, 2010. tr 7
- Nhân
ngày giỗ lần thứ 29, nhắc lại thân thế và sự nghiệp của nhà cách mạng
Trần Văn Tuyên (1913 – 1976)Nguyễn Quốc Khải
Hoa-Thịnh-Đốn , 21.10.2005
(Đặc biệt của Ngày Nay và Vietnam Review) - LGT - Nhân dịp ngày giỗ lần thứ 29 của cố Luật sư Trần Văn Tuyên, từng
là phó
thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa, trưởng khối dân biểu đối lập ở Hạ Viện
VHCH, một
nhà cách mạng, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, một nhà văn, nhà
báo,
một nhà giáo, một huynh trưởng Hướng Đạo. LS Tuyên là một người bền bỉ
tranh
đấu cho tự do, dân chủ của đất nước và nhân quyền cho mọi người Việt
Nam. Nhà
báo Nguyễn Quốc Khải trong ban biên tập Ngày Nay và Vietnam Review hiện
cư ngụ
tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về cuộc đời của ông Tuyên trong bài dưới
đây.
- LS Trần Văn Tuyên: Người Suốt Đời Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ Việt-Nam.
- LS Trần Văn Tuyên, Một Con Người Đa Dạng, Nổi Tiếng Trong Nhiều Địa Hạt Từ
- Văn Nghệ, Giáo Dục, Thanh Niên Sang Đến Chính TrỊ
- Sự Liên Hệ Giữa Ông Tuyên Và Tướng Võ Nguyên Giáp Ra Sao?
- Giai Thoại Giữa Ông Tuyên Và Các Bạn Cũ Phía Bên Kia Ở Hội NghỊ Genève 1954
- Ông Tuyên Đã Chết Trong Lao Tù Cộng Sản Ra Sao?
Trước ngày 30-4-1975, LS Tuyên dù có nhiều phương tiện để xuất ngoại đã chọn ở lại và ông đã chết trong trại tù Hà Tây (Bắc Việt) hôm 26-10-1976. Luật sư Trần Văn Tuyên có 7 người con hiện tất cả đều ở hải ngoại. Người con trưởng là LS Trần Tử Huyền, cũng là nhà báo Linh Chi hiện ở vùng Bắc California. Trưởng nữ là bà Trần Đạm Phương, được biết nhiều trong các cuộc tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cũng như cho sự tự do của thân phụ lúc ông bị giam giữ tại Việt Nam. Ba người con trai cuối, các ông Trần Tử Thanh, Trần Vọng Quốc (trên vùng Hoa Thịnh Đốn) và Trần Tử Miễn (ở Pháp) đang theo hướng đi của thân phụ, hoạt động chính trị và tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nhà báo Trọng Kim, chủ nhiệm, chủ bút Ngày Nay cũng là người trong gia đình LS Tuyên, từng giúp ông Tuyên trong việc liên lạc với báo chí ngoại quốc từ đầu thập niên 60 tới lúc mất miền Nam.
Trong quá trình
tranh đấu
của dân tộc Việt-Nam chống ngoại xâm, chống độc tài,
phong kiến và bất công trong thời kỳ cận đại, có một nhà cách mạng
trong hàng
ngũ quốc gia mà ít sách báo nói đến một cách đầy đủ đó là cố LS Trần
Văn Tuyên
mà cách đây hơn một phần tư thế kỷ đã vĩnh viễn ra đi. Nhân ngày giỗ
lần thứ 29
sắp tới, chúng ta nhắc lại thân thế và sự nghiệp của ông để tưởng nhớ
đến một
người đã một đời tranh đấu cho dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đau
thương
đầy máu và nước mắt của đất nước mà các thế lực ngoại bang từ thực dân,
quân
phiệt, đến cộng sản quốc tế đã không ngừng xâu xé. Các cường quyền này
đã lợi
dụng sự dại dột, nông cạn và chia rẽ của chúng ta để giết hại chính
chúng ta,
cả ở hai miền Nam Bắc. Hoạt Động Thanh Niên và Văn Hóa LS Trần-Văn-Tuyên sanh ngày 1.9.1913 tại Tuyên Quang, tốt nghiệp trường Bưởi tại Hà-nội vào khoảng 1930. |
|
DB Trần Văn Tuyên (giữa) phát biểu trong một cuộc biểu tình trước Quốc Hội VNCH. | Ông là một học sinh xuất sắc thi đậu hai bằng trung học và tú-tài cùng một năm. Trong thời gian học tại trường Bưởi, LS Tuyên đã đoạt giải nhất về cuộc thi hùng biện tiếng Pháp dành cho các học sinh trên toàn quốc. |
Lúc đầu LS Tuyên dự định học ngành Y-Khoa.
Sau đó vì ngành này
quá tốn
kém, ông chuyển qua học trường Đại-Học Luật Khoa tại Hà-Nội và tốt
nghiệp cử
nhân Luật vào năm 1943. LS Tuyên tham gia phong-trào Hướng Đạo (H.Đ.)
từ năm
1931. Ba năm sau ông thành lập thiếu đoàn Đại La tại Hà-Nội. Ông Bùi
Diễm, cựu
Đại Sứ của Việt-Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Hoa-Kỳ, đã gia nhập đơn vị này.
LS
Tuyên và ô. Diễm từ đó đã trở thành đôi bạn tri kỷ. Cuộc đời của hai
người tiếp
tục gắn bó với nhau qua bao nhiêu biến-cố của đất nước trong năm thập
niên kế
tiếp. Vào năm 1945, LS Tuyên cùng với các ông Mai-Liệu, Phan Xuân
Thiện, BS
Nguyễn Tường Bách [1] thành lập Quốc-Gia Thanh-Niên Đoàn để chống lại
thực dân
Pháp và chủ nghĩa Cộng Sản. Ngoại trừ BS Nguyễn-Tường-Bách, những người
lãnh
đạo Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đều là các cựu huynh trưởng H.Đ. Vào ngày
12.6.1945, LS Tuyên giữ chức giám-đốc trường Huấn-Luyện Đoàn Trưởng
Thanh-Niên
Xã-Hội Miền Bắc [2].
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm.
Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm.
Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
"Và
ngày ngày, mỗi buổi chiều, tôi tới vườn Diên Hồng ngồi đợi khách.
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Đây là hai câu cuối cùng của truyện ngắn
"Người Khách Lạ" [5], viết
xong vào ngày 30.10.1965, mở đầu cho tuyển tập mang cùng một nhan đề.
LS Tuyên
đi tìm một người khách lạ mang tên là Cách-Mạng vào giữa thập niên 60.
Người đó
chỉ thấy hiện lên trong giấc mơ, mà không đến với mình trong thực tại.
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
"LS
Trần-Văn-Tuyên đã hiên ngang đi vào lịch sử
bằng cửa lớn. Người đã nêu cao tinh thần bất khuất của Nguyễn-Thái-Học.
Người
đã viết lịch sử với máu đỏ lòng son". "Với kinh nghiệm bản thân, ông
thấu hiểu thế nào là nghèo khổ, đói khát, thế nào là bất công xã hội,
thế nào
là áp bức, ngục tù. Vì những lý do đó mà ông đã hy sinh cả cuộc đời để
tranh
đấu cho Tự-Do, Dân-Chủ, Công Bằng Xã-Hội và An Sinh cho dân tộc
Việt-Nam"
[8].
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam.
Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam.
Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Chú thích:
[1] Nguyễn Tường
Bách là em của nhà văn Nguyễn Tường Tam, bút hiệu là Nhất Linh
trong nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn.
[2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[10] Theodore Jacqueney,
"They Are Us, Were We Vietnamese", WorldView April 1977. [2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[11] Ô. Võ-Thành-Minh bị mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân, 1968 tại miền Trung.
[12] Trần-Văn-Tuyên, "Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954", Nhà Xuất Bản Chim Đàn, Saigon, 1954.
[13] Ô. Hoàng-Nguyên làm thông-dịch-viên cho phái-đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam.
[14] Xin xem xuất xứ ở chú-thích 10.
[15] Bùi-Ngọc-Lâm, Bút Ký "30 Năm Với Lãnh-Tụ Cách-Mạng Trần-Văn-Tuyên", Đặc San Vận-Động Dân Chủ Cho Việt-Nam, Washington, D.C., 1988.
[16] Tôn Thất Thiện, "Anh Tạ Quang Bửu ", Bạch Mã, Cypress - California, 1996.
[17] Ô. Ta Quang Bửu (1910-1986) từng giữ chức vụ Thiếu tướng Quân đäi Nhân Dân, Thứ trưởng Quốc Phòng và Bộ-Trưởng Bộ Đại-Học.
[18] Thành Tín Bùi Tín, "Hoa Xuyên Tuyết", Nhà Xuất Bản Nhân Quyền, Saigon Press, Irvine, California 1991.
[19] Stanley Karnow, "Vietnam : A History" , Penguin Books, New York 1997.
[20] Nguyễn-Hữu-Chung, "Nhớ Anh Trần-Văn-Tuyên", Báo Tiếng-Chuông, Montreal, Canada 5.1997.
[21] Báo chí gọi là nhóm Caravelle.
[22] Ô. Bùi-Diễm có mặt trong buổi họp ở khách-sạn Caravelle, tham dự vào việc soạn thảo nhưng không ký vào lá-thư gửi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
[23] Trái với một số tài liệu đã viết sai rằng LS Tuyên bị đầy ra Côn-Đảo.
[24] Bui Diem with David Chanoff, "In the Jaw of History", Houghton Mifflin Company, Boston 1987.
[25] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[26] Xin xem xuất xứ ở chú thích 19.
[27] Tiziano Terzani, "Giai-Phong - The Fall and Liberation of Saigon", St. Martin's Press, New York 1976.
[28] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[29] Trích trong diễn-văn của ô. Tạ-Quang-Trung đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên Tuyên được tổ chức tại George Mason University Law School, Virginia, 1996.
[30] Lý-Tòng-Bá, "Hồi-Ký 25 Năm Khói Lửa, của Một Tướng Cầm Quân Tại Mặt Trận", 1996.
[31] Xin xem xuất xứ ở chú thích 24.
[32] Văn-Tiến-Dũng, "Our Great Spring Victory - An Account of the Liberation of South Vietnam", Monthly Review Press, New York 1977.
[33] Vo-Nguyen-Giap, "The Military Art of People War, Selected Writings of General Vo-Nguyen-Giap", edited by Russell Stetler, Monthly Review Press, New York 1970.
[34] Trích trong diễn văn của ô.Bùi-Diễm đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên được tổ chức tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[35] Korea Herald, September 27, 1972.
[36] Xin coi chú-thích số 9.
[37] P.V. Tran, "Prisonner Politique Au Viet-Nam,1975-1979" , Editions L'Harmattan, Paris, 1990.
[38] Văn-Uyên (Nguyễn-Văn-Ái), "Luật Sư Trần-Văn-Tuyên - Tấm Gương Bất Khuất", trong Thư Mục Y Giới.
-
Người Tù Khổ Sai Trần Văn Tuyên
Posted on October 21, 2011 by hoanghaithuyQuốc Gia VNCH có hai ông Thủ Tướng Chính Phủ bị bọn Cộng Sản Việt Nam giam chết trong tù: Ông Thủ Tướng Phan Huy Quát và ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên.
Thủ Tướng Phan Huy Quát đi Tù và Chết trong Nhà Tù Chí Hoà, Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên trước khi đi Tù và Chết trong Trại Tù Khổ Sai ở miến Bắc, còn có lần Ði dự Hoà Ðàm với Pháp ở Ðà-lạt và cùng với một số ký giả làm cuộc “Ký Giả đi Ăn Mày” ở Sài Gòn.
Ðây là bài về ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên.
TỪ ÐIỂN TÁC GIẢ VIỆT NAM. Nguyễn Quang Thắng. Nhà Xuất Bản Văn Hóa, ấn hành ở Việt Nam Tháng Chín 1999.
TRẦN VĂN TUYÊNQuí Sửu 1913 – Bính Thìn 1976.Luật sư, một trong những người sáng lập Hội Hướng Ðạo Việt Nam, sinh ngày 1-9-1913 tại tỉnh Tuyên Quang, nguyên quán huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Ðông.Học ở Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân Luật Ðại Học Luật Khoa Hà Nội, dạy học tại Trường Trung Học Thăng Long, tham gia hoạt động chống Pháp từ những năm 1930-1931. Năm 1934, ông cùng Ðặng thái Mai, Võ nguyên Giáp… thành lập Liên Minh Dân Chủ và Phong Trào Ðông Dương Ðại Hội. Năm 1942 ông bị Pháp bắt giam một thời gian vì “tội thành lập Ðảng Thanh Niên Hưng Quốc”. Sau khi được xử trắng án và tự do, ông thi đỗ ngạch Tri Huyện Tư Pháp, được bổ làm Tri Huyện huyện Thanh Miện, Hải Dương, đến năm 1944 thì từ chức.Sau Tổng Khởi Nghiã Tháng 8 năm 1945, ông tham chính, giữ chức Ðổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Năm 1946 ông tham gia Hội Nghị Trù Bị Ðà Lạt, phụ trách Ban Lễ Nghi của phái đoàn Việt Nam, cùng với các ông Nguyễn Tường Tam, Võ nguyên Giáp, Hoàng xuân Hãn.Ðầu năm 1946 ông lưu vong sang Trung Hoa, năm 1950 ông về Sài Gòn, có thời làm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin, năm 1950-1951 ông giữ chức Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng trong chính phủ Trần văn Hữu. Năm 1954 ông là Cố Vấn Ðặc Biệt trong Phái Ðoàøn Việt Nam (chính quyền Bảo Ðại) dự Hội Nghị Genève nhằm chấm dứt Chiến tranh Ðông Dương. Năm 1959-1960, ông cùng 17 nhân sĩ ( Báo chí nước ngoài gọi là Nhóm 18 Caravelle) ra tuyên cáo đòi chính quyền Ngô Ðình Diệm thay đổi chính sách. Sau cuộc đảo chính hụt ngày 11 Tháng 11 năm 1960, ông bị Mật Vụ Ngô Ðình Nhu bắt giam, đến sau ngày 1 Tháng 11 năm 1963 mới được giải thoát. Năm 1965 ông giữ chức Phó Thủ Tướng Ðặc Trách Kế Hoạch, năm 1967 ông là Dân Biểu Quốc Hội, Trưởng Khối Dân Tộc-Xã Hội tại Hạ Nghị Viện Sài Gòn, Cố Vấn Phong Trào Ðấu Tranh Cải Thiện chế độ Lao Tù, Thủ Lãnh Luật Sư Ðoàn Sài Gòn.Ngày 26 Tháng 10, 1976 ông mất tại Hòa Bình.Các tác phẩm của ông: Hiu quạnh (1944), Tình mộng (1953), Hội Nghị Genève ( 1954), Việt Nam dưới thời thuộc Pháp (1958), Chính đảng (1968), Người khách lạ ( 1969), Con đường Cách Mạng Việt Nam (1969)Ngưng trích.
Ðây là bài “Ít dòng Nhật Ký về Hội Nghị Trù Bị Ðà Lạt 1946” ông Trần Văn Tuyên viết ở Sài Gòn.
Trần Văn Tuyên. Trích:
Ngày đi. 16-4-1946. Khởi hành ở phi trường Gia Lâm, 7 giờ 30 sáng. Pháp cho mượn 2 chiếc máy bay Junker cũ kỹ. Hai anh Trưởng và Phó Phái Ðoàn (Nguyễn Tường Tam, Võ nguyên Giáp) cùng đáp một chiếc cất cánh sau. Bọn tôi đi chuyến đầu gồm Tạ quang Bửu, Dương bạch Mai, Kiều công Cung, tất cả 12 người.Gần tới Paksé, gặp bão, nhưng trời nắng đều. Tới Paksé lúc 11 giờ 20. Không ra thăm thành phố. Máy bay chở hai anh Tam, Giáp đến sau 20 phút.12 giờ 30 máy bay chúng tôi bay đi Ðà Lạt trước. Tới trường bay Liên Khàng lúc 3 giờ chiều. Có các ông Pignon, Davec, Brisson và Lê văn Kim, ông Kim lúc đó là tùy viên báo chí của Ðô Ðốc D’Argenlieu, Cao Ủy Pháp, ra đón. Thêm nột nhà nhiếp ảnh Tiệp Khắc, một phóng viên Bỉ, cô Anna Lê Trung Cang, chủ nhiệm nhật báo Ðiện Tín ở Sài Gòn.Ðói, khát, không có gì để ăn uống. Ông Davec kiếm được 10 quả “thanh lí” và một ấm nước nhỏ.Chờ chuyến bay thứ hai đến để cùng về Ðà Lạt nhưng mãi không thấy đến. Nhiều người lo ngại đã xẩy ra chuyện bất trắc. Không liên lạc được với Paksé, cũng không liên lạc được với Sài Gòn. Lo ngại càng tăng. Ðã có người lo sợ một “thủ đoạn” ác độc của người Pháp. Trời về chiều, chờ không được, sợ tối nguy hiểm, đành phải về Ðà Lạt trước.30 cây số đường rừng, giữa đồi núi và rừng thông trùng điệp. Xe hỏng máy cách Ðà Lạt 5 cây số. Trăng mọc trên ngàn thông, bao phủ bởi sương trắng. Cảnh vật thật tuyệt diệu.6 giờ tối mới về đến Ðà Lạt. Thành phố vắng tanh, tối đen và yên lặng. Mọi người về Hotel Du Parc, riêng hai anh Trịnh văn Bính, Dương bạch Mai sang Hotel Lang Biang.Cơm dọn sẵn cho 30 người ăn. Nhưng mọi người chỉ ăn qua loa. Mệt! Hoang mang… Băn khoăn về số phận của toán thứ hai, những người chính của phái đoàn. Ăn cơm xong, anh em họp lại trong buồng tôi. Ða số tỏ ý lo ngại. Một số cho rằng Pháp chơi xấu, có thể hi sinh một chiếc máy bay và hai phi công, đâm máy bay vào núi. Thế là hết chuyện đàm phán. Vì họ đã thủ tiêu được những người lãnh đạo mà họ lo sợ nhất: Nguyễn Tường Tam, Ngoại Trưởng Chính Phủ Liên Hiệp, Lãnh Tụ Cách Mạng chống Pháp cực đoan (VNQDÐ) và Võ nguyên Giáp, Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Giải Phóng, Chủ Tịch Quân Ủy Hội Kháng Chiến chống Pháp.Có anh lo sợ cho số phận những người trong phái đoàn đã đến Ðà Lạt. E ngại người Pháp bắt luôn tất cả đem đi cầm tù. Anh Kiều Công Cung đề nghị với tôi đưa cho mỗi người 100$, xuống chợ mua mỗi người một chiếc xe máy, ngay đêm hôm ấy, băng về Phan Rang.Một giờ sáng mới được tin chiếc máy bay thứ hai bị hỏng máy quạt, phải ở lại Paksé, chờ hôm sau Sài Gòn đem máy quạt lên thay mới bay tới được.Hỏng máy thật hay là đòn tâm lý!Ngưng trích.
Quí vị vừa đọc một đoạn trích trong hồi ký của ông Trần Văn Tuyên kể lại chuyện ông và ông Nguyễn Tường Tam, trong phái đoàn Chính Phủ Liên Hiệp – (Việt Minh,) Tháng 4 năm 1946, từ Hà Nội bay đến Ðà Lạt để dự hoà đàm với Pháp. Lúc này ông Nguyễn Tường Tam là Ngoại Trưởng Chính phủ Liên Hiệp do Hồ chí Minh làm Chủ Tịch. Ông Nguyễn Tường Tam là Trưởng Ðoàn, Võ Nguyên Giáp là Phó Truởng Ðoàn.
Tháng 4 năm 1946 khi các ông Trần Văn Tuyên, ông Nguyễn Tường Tam đi dự hoà đàm với Pháp ở Ðà Lạt, tôi 14 tuổi, tôi mù tịt về chuyện Việt Pháp hòa đàm. Bẩy mươi năm sau ở Kỳ Hoa Ðất Tríchõ, đọc chuyện ông Trần Văn Tuyên kể, tôi thấy thương các ông Việt Nam quá là thương. Ai đời đi đàm phán tranh quyền độc lập với Pháp xâm lược chiếm nước mà phải đi nhờ máy bay của Pháp, đi nhờ ô-tô của Pháp, ăn ở do Pháp cung cấp. Ông TV Tuyên viết “Pháp cho mượn hai chiếc Junker..” tôi thấy không đúng, Pháp nó không cho phái đoàn VM mượn máy bay, nó chỉ dùng máy bay của nó chở phái đoàn từ Hà Nội đến Ðà Lạt.Phái đoàn ta chịu đủ mọi thứ bất lợi và kém vế. Họp trong thành phố Ðà Lạt là nơi bọn Pháp nắm quyền, làm chủ, ở thành phố này Pháp có quân đội, có cảnh sát. Pháp nó muốn bắt nhân viên nào trong phái đoàn VN Hà Nội là nó bắt. ÔngTV Tuyên kể:
Bài đã dẫn. Trích: 24-4-46. Anh Phạm ngọc Thạch, một nhân viên của phái đoàn, bị Pháp bắt ngày hôm qua. Ngay trước trụ sở phái đoàn Việt Nam. Lúc 1 giờ trưa. Pháp nói là họ đã báo trước cho chính phủ Hà Nội là họ không chấp nhận Thạch trong phái đoàn Việt Nam.
Anh Nguyễn Văn Sâm và Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng bị trục xuất về Sài Gòn. Pháp lấycớ hai người ấy dùng máy vô tuyến riêng để liên lạc với Hà Nội. Ngưng trích.
Không biết ông Nguyễn Văn Sâm đây có phải là ông Nguyễn Văn Sâm bị Việt Minh bắn chết trên xe buýt ở Sài Gòn và đường Nguyễn Văn Sâm ở Sài Gòn có phải là đường mang tên ông này không. Tôi chắc là phải. Trong đoạn hồi ký trên còn có nhân vật « Lê Văn Kim , tùy viên báo chí của Ðô đốc D’Argenlieu. » Tôi chắc ông « Tùy viên báo chí » này những năm 1960-1970 là « Thiếu Tướng Lê Văn Kim.»
Chuyện làm tôi vừa thương các ông vưà tức cười – tức cười là vưà cười vừa tức: cười mà tức anh ách – là chuyện nửa đêm, các ông chính khách Việt Nam ta bàn nhau mỗi ông thủ túi 100 đồng – đồng bạc Ðông Dương, tức tiền của Pháp – ra tiệm bán xe đạp ở chợ Ðà Lạt, mỗi ông mua một cái xe đạp rồi nhẩy phốc lên yên, các ông phây phây cho xe thả dốc từ thành phố Ðà Lạt sương mù bon bon ve ve veo veo rẹt rẹt xuống tỉnh Phan Rang! Mèn ơi..! Các ông tưởng nửa đêm đi xe đạp xuống đèo là dzễ ợt, là ngon ăn lắm sao? Các ông lạc quan quá đi mất. Mười ông xe đạp tuột dốc xuống Ðèo Ngoạn Mục, tức Ðèo Bellevue, bảo đảm 8 ông, cùng với xe, bay tuốt xuống vực, 2 ông nằm chèo queo bên vệ đường. Bảo đảm năm chăm phần chăm! Ban đêm đi xe đạp xuống đèo các ông bay xuống vực nhanh hơn ban ngày nhiều!
Rất may là Tháng Tư năm 1946, ở Ðà Lạt, ông TV Tuyên không nghe theo lời đề nghị làm cuộc “Thiết mã bán dạ hạ san”, nôm na là “Nửa đêm ngựa sắt xuống núi.” Nếu buổi tối lịch sử 55 năm xưa ấy ông Trưởng Ban Nghi Lễ Trần Văn Tuyên mở cặp da lấy tiền, phát cho mỗi ông trong phái đoàn 100 đồng bạc Ðông Pháp Ngân Hàng – Banque de L’Indochine Francaise – và các ông này, cho là 10 ông còn gân tự cho mình có thể đi xe đạp cả trăm cây số, nửa đêm kéo đến đập cửa tiệm bán xe đạp ở chợ Ðà Lạt…, lịch sử sẽ ghi tội ác tày trời của bọn D’Argenlieu, Pignon: tội thủ tiêu các ông chính khách Việt Nam trong phái đoàn hoà đàm và liệng xác những ông này xuống vực!
Theo lời kể của ông TV Tuyên, tôi thấy trong cuộc hoà đàm năm xưa ở Ðà Lạt có các ông Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Hồ Hữu Tường:
Trích: Những ngày cuối cùng.
3-5-1946. 3 giờ chiều họp đại hội công đồng, 2 phái đoàn Việt Pháp.
Anh Hồ Hữu Tường ngao ngán ghé tai tôi, nói: “Khổ lắm!” Ngưng trích.
Sau năm 1954 ông Hoàng Xuân Hãn sang sống ở Pháp, ông sống bình an, chết trong bình an, ông Nguyễn Mạnh Tường bị bọn Hồ Chí Minh, Lê Duẩn đầy ải, chết trong tức tưởi ở Hà Nội, ông Hồ Hữu Tường sống ở Sài Gòn, bị bọn Bắc Cộng bắt đi tù năm 1977, ông chết trong Trại Tù Khổ Sai Hàm Tân.
Và đây là vài chuyện xẩy ra trong cuộc gọi là « Hoà đàm Việt Pháp » ở Ðà Lạt Tháng 4, Tháng 5 năm 1946:
Sách đã dẫn. Trích:Tại bữa cơm, Ðô đốc D’Argenlieu tiếp đãi tử tế. Ăn xong, ông móc túi lấy bản diễn văn ra đọc. Ông nói rất nhiều về chủ trương Liên Bang Ðông Dương của Pháp.Theo quyết định của anh em, anh Nguyễn Tường Tam trả lời bằng tiếng Việt Nam. Anh Nguyễn Văn Huyên làm thông ngôn.Vụ nói bằng tiếng Việt này làm cho Pháp hết sức ngạc nhiên. Sau này, trong một buổi họp, Ðô đốc D’Argenlieu đã mỉa mai những người Việt Nam vô ơn, bạc nghĩa, ăn bánh mì mòn cả răng ở Paris, nay lại làm bộ không biết nói tiếng Pháp.Thực ra, chúng tôi đã quyết định như vậy vì nhiều lí do thực tế:1 – Tinh thần dân tộc.2 – Ðể người nói có thì giờ suy nghĩ.3 – Và nếu cần, để người thông dịch sửa chữa những sơ hở của người nói.Ngưng trích.
Ðây là chuyện ông Trưởng Ðoàn Nguyễn Tường Tam nằm mộng theo lời kể của ông Trần Văn Tuyên:Anh Tam kể chuyện nằm mộng thấy một con thiêu thân và một giọt nước đường.Con thiêu thân muốn hút nước đường nhưng ngập ngừng không dám. Một con nhện sa xuống nuốt con thiêu thân.Không thấy một con chim sa xuống nuốt con nhện và người cầm súng bắn con chim.Giấc mộng oái oăm thay.Ngưng trích.
Cứ như lời kể thì “giấc mộng : nước đường, thiêu thân, nhện” của ông Trưởng Ðoàn Nguyễn Tường Tam năm xưa đó “oái oăm” thật.
Ông Trần Văn Tuyên kể chuyện ông và Võ Nguyên Giáp:Buổi trưa, anh Võ nguyên Giáp mời ăn cơm.{CTHÐ : VN Giáp mời một mình ông Trần Văn Tuyên.} Ðã từ lâu chúng tôi không gặp riêng nhau để nói chuyện. Kể chuyện cũ, nhắc đến những người bạn chung còn hay đã mất, nhắc lại những kỷ niệm về chị Minh Thái (Vợ anh Giáp, chết trong tù của Pháp, trong khi anh sống ở Trung Hoa.)Anh thực thà nhận có phần lỗi vì không thường gặp tôi để biết rõ tình thế, để đến nỗi có những chuyện “hồ nghi”. Anh khuyên tôi hãy trở về hàng ngũ anh em tranh đấu, và biết tôi thích đọc sách, anh hứa sẽ cho mượn mấy quyển sách vừa mới nhận được.Câu cuối cùng của anh là câu tiếng Pháp “Alors, tu restes mon ami?”Chúng tôi siết tay nhau lần chót. Từ đó, mỗi kẻ một đường.Dòng thời gian nhẹ một ánh bay…! Những ngày như lá, tháng như mây…! Ông Trần Văn Tuyên dự Hoà Ðàm Việt Pháp ở Ðà Lạt Tháng Tư năm 1946, ông viết về cuộc hòa đàm ấy khi ông ở Sài Gòn chắc là vào những năm 1960-1965, năm 2000 ở Kỳ Hoa Ðất Trích, tôi đọc những lời ông kể trong quyển Từ Ðiển Tác Giả Việt Nam, sách xuất bản năm 1999 ở Sài Gòn.Năm 2005 tôi đọc lời kể về những ngày cuối cùng của ông Trần Văn Tuyên trong trại tù khổ sai cộng sản ở miền Bắc Việt Nam. Người viết, người kể chuyện là ông Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn, một người tù chứng kiến những ngày sống cuối cùng của ông Trần Văn Tuyên. Ông Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn đi HO sang Kỳ Hoa Ðất Trích, đã từ trần, ông để lại tập Hồi Ký mà các bạn ông đặt tên là Di Bút của một Người Tù.
Mời quí vị đọc một số trang
DI BÚT CỦA MỘT NGƯỜI TÙ. Hồi ký của Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn
Ðăng trên Tạp Chí CON ONG-Houston, Texas. Số 164165, Tháng 3, Tháng Tư 2005.
Tù chưa bao lâu mà sức đề kháng của anh em đã sút giảm thấy rõ, kéo theo sự bạc nhược về tinh thần. Mỗi lần nhìn Niên trưởng Dương Ðức Thụy tôi lại thấy đau xót như nhìn sự tàn tạ của chính tôi, của chế độ nay đã bị diệt vong. Niên trưởng thường hay ngậm ngùi nhắc lại cái ngày xưa của mình, rồi buông thõng một câu .. “Si les vieux pouvaient..” Anh Trần Văn Tuyên thì tỏ rõ thái độ của người quân tử bị mắc bẫy tiểu nhân. Thái độ nhẫn nhục bên ngoài không che được cái cuồng nộ bên trong. Những buổi trưa vắng người, tôi thường ra góc sân vắng ngồi cho thảnh thơi tâm trí, tôi hay gặp anh Tuyên ở đó. Anh hay ngẩng đầu nhìn lên ngọn cau. Tôi hỏi anh tại sao anh kẹt lại? Anh nói nếu anh muốn đi thì anh đã đi từ lâu, nhưng anh không làm thế được. Nhục lắm. Hỏi anh liệu Miền Nam còn trung lập được bao lâu nữa, cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” liệu còn tồn tại được bao lâu nữa, và số phận của đám Mặt Trận này sẽ ra sao? Anh nói: “Nếu chúng nó thông ra thì chúng nó đừng làm cái trò đấu tố khốn nạn chúng đã làm ở miền Bắc năm 1954, 1956. Cái tàn ác nhất của bọn cộng sản là chính sách đấu tranh giai cấp. Thằng Trường Chinh còn đó, nó lại đang nắm nhiều quyền hành. Thằng đó ác lắm. Số phận bọn Mặt Trận Giải Phóng rồi cũng chẳng khác gì anh em mình bây giờ.”Anh luôn luôn nghĩ đến tình trạng đáng thương của đồng bào miền Nam nay bị xâu xé, bóc lột, đầy ải không khác cảnh ngộ đồng bào miền Bắc hồi năm 1954, 1956. Anh bảo đó là một đại họa cho đất nước. Anh bảo những người Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không cộng sản rồi sẽ bị thanh trừng. Cộng sản luôn luôn làm như vậy để trừ hậu hoạn.Anh Tuyên rất dị ứng với những “danh từ mới”. Mấy anh buồng trưởng thì lại xử dụng những danh từ mới ấy rất trơn tru. Anh Nhâm, buồng trưởng của anh Tuyên, cũng không tránh khỏi cái “nghiệp” đó nên tôi thường nghe anh Tuyên than phiền về tình trạng “hội nhập” quá nhanh của các vị ấy với cái gọi là “chế độ mới”. Phạm Thành Ngọc thì rất tếu, anh nhái tiếng “Bắc kỳ mới” một cách diễu cợt rất tức cười. Anh Nhâm biết nhưng cứ tảng lờ như không biết, cứ tuôn ra những “từ” như “thành khẩn, khẩn trương, khắc phục, đăng ký, điển hình, tiên tiến, bảo quản, tích cực, tiêu cực, làm tốt, lên lớp..vv…”Vũ Văn Quý thì chỉ có hai đề tài: Những chuyện linh tinh, vui vui, buồn buồn trong Quốc Hội của ta và chửi cộng sản. Bất cứ cái gì của cộng sản anh cũng nhìn ngay ra mặt xấu và tìm ra ngay được những lời tàn tệ nhất để diễn tả. Những lần lên hội trường xem TiVi, anh thường kéo tôi ngồi vào một góc với anh để trong suốt buổi xem, rỉ rả rót vào tai tôi những lời phê bình vừa cay nghiệt vừa tức cười về những hình ảnh trên TiVi.Ngày 23 tháng 11 năm 1976 trời mưa tầm tã. Chúng tôi đang ngồi nghe đọc báo thì cán bộ Thoại đội mưa vào gọi buồng trưởng ra ngoài hành lang. Một lát sau, Phạm Thái vào thông báo sẽ có một buổi sinh hoạt buồng vào ngày mốt, nội dung sẽ cho biết sau.Sau bữa ăn trưa, tôi đang ngồi một mình thì Phạm Duy Tuệ và Ðặng Văn Tiếp tới, nói rằng sẽ có một buổi sinh hoạt để anh em phát biểu ý kiến, nói lên nhận thức của mình trong quá trình học tập cải tạo.Mưa đã tạnh nhưng trời đất sũng nước. Chúng tôi gặp nhau ngoài sân bàn về buổi sinh hoạt sắp tới. Anh Ðỗ Sinh Tứ đến đứng với các anh Trần Văn Tuyên, Phạm Duy Tuệ, Trần Cảnh Chung, Ðặng Văn Tiếp và tôi ở góc sân, một lúc thì có Nguyễn Xuân Phong ghé vào. Chúng tôi đứng nói chuyện mãi cho đến lúc kẻng đánh báo giờ điểm danh, vào chuồng.Khi xếp hàng vào chuồng, anh TV Tuyên bảo tôi: “Chúng nó giở trò cho anh em mình tự chửi bới với xâu xé nhau đấy.”Vào buồng, lần đầu tiên tôi thấy các anh trong Việt Quốc nói chuyện một cách “nghiêm túc”. Các anh Phan Minh Thám, Phan Vỹ, Trần Thích nói nho nhỏ với nhau. Có lẽ các anh cũng nghĩ như anh TV Tuyên. Buồng trưởng Phạm Thái vẫn bộ mặt bì bì vô cảm, ngồi một mình, quay mặt nhìn ra cửa sổ. Thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Mân nằm cạnh tôi, anh ngồi tưạ lưng vào tường, khoanh tay, nhắm mắt. Anh người nhỏ bé, đi lại nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ, giọng miền Trung ấm áp. Anh sống như một cái bóng.Buổi sáng như thường lệ anh Tuyên ra hồ tắm sáng, anh vẫn tắm buổi sáng như vậy từ khi ra đây, mặc dầu bây giờ trời đã chớm đông.Buổi sinh hoạt được tổ chức trong buồng. Cái bàn gỗ tạp vẫn để sát tường hôm nay được lau chùi kê ra giữa buồng. Một cái ghế được đem vào. Chúng tôi tề tựu đông đủ. Anh Tuyên ngồi sau anh Ðồng Tuy, tôi ngồi sau lưng anh Tuyên, bên cạnh anh Tuyên là anh Triệu Huỳnh Võ và anh Vũ Văn Vỵ.Cán bộ kéo đến, đứng lố nhố bên ngoài. Khi cán bộ Thoại mới nói mấy câu mở đầu, tôi thấy anh Tuyên một tay ôm đầu, một tay chống xuống sạp. Hai anh ngồi kế chưa kịp ôm anh thì anh ngã ra sau, anh ngã vào ngực tôi. Tôi đỡ gọn anh vào lòng. Chỉ nghe anh nói được ba tiếng: “Không sao đâu!” Rồi anh thiếp đi. Tôi bồng anh, cùng với anh Vỵ, đặt anh nằm vào chỗ nằm của anh Ðồng Tuy ở góc buồng, gần cửa sổ lớn, lấy mền đắp cho anh, anh Vỵ xoa dầu nóng cho anh. Anh nằêm thiêm thiếp, nhắm mắt.Buổi họp tiếp tục, bây giờ có mấy anh thành phần đảng phái quốc gia tự nhận đảng của mấy anh là đảng phản động. Mấy anh này kể ra “quá trình chống phá cách mạng của Ðảng anh và bản thân anh” rồi nói lên những suy nghĩ bây giờ nhờ được cải tạo. Hầu hết các anh nói những lời chung chung và hưá sẽ cải tạo tốt. Chỉ có hai anh Phạm Thái và Ðoàøn Thái là tích cực nhận tội, tự sỉ vả mình, nên được cán bộ ghi nhận là “có nhiều trăn trở.” Một số anh em khác cũng phải phát biểu, như anh Nguyễn Văn Thành, nghị viên Ðàlạt, các anh Ðoàn Quang Tuyên, Phan Vỹ, Trần Thích. Theo nhận xét của Niên trưởng Vũ Văn Vỵ lời nói của hai anh Phan Vỹ, Trần Thích là khôn ngoan và khéo nhất.Trong suốt buổi họp, anh Vỵ mấy lần xin phép rời chỗ đến xem anh Tuyên. Anh Tuyên vẫn nằm thiêm thiếp, dấu hiệu duy nhất của sự sống nơi anh là ngực anh phập phồng nhẹ nhẹ.Buổi sinh hoạt chấm dứt. Chúng tôi xúm lại chỗ anh Tuyên nằm. Anh Vỵ chạy ra nói với cán bộ Thoại. Cán bộ Thoại vào buồng nhìn anh Tuyên nằm rồi đi ra. Nhiều anh em buồng 1 họp xong chạy sang thăm hỏi anh Tuyên, trong số có Trần Cảnh Chung. Chung tỏ ra rất lo âu, anh là bạn của con anh Tuyên, Trần Tử Huyền.Nửa giờ sau cán bộ Thoại trở lại với một cán bộ y tá. Cán bộ này nghe tim, bắt mạch, chích cho anh Tuyên một mũi thuốc.Anh Tuyên nằm lại tại chỗ của anh Tuy. Anh cứ nằm bất động, không một lần tỉnh lại hay cựa quậy. Anh Vỵ cứ quanh quẩn bên chỗ anh Tuyên. Tôi cảm động vì mối giao tình của hai anh. Anh Vỵ khóc, những giọt nước mắt cứ lăn trên gò má răn reo của người tù già. Anh Vỵ và tôi hai lần thay quần cho anh Tuyên. Không có dấu hiệu nào cho thấy anh Tuyên biết được những việc xảy ra quanh anh. Anh Vỵ chốc chốc lại ghé tai gần mũi anh Tuyên xem anh còn thở hay không.Sáng hôm sau, cán bộ Thoại vào phòng với cán bộ y tế. Rồi xe ô tô của trại đến cổng khu, cán bộ Thoại ra lệnh mang anh Tuyên ra xe.Tôi cuộn anh Tuyên trong cái mền anh đang đắp, bồng anh ra xe. Trần Cảnh Chung nhẩy lên chiếc xe tải chở vật liệu xây cất, dẹp một chỗ để anh Tuyên nằm. Anh Tuyên vẫn thiêm thiếp.Xe chạy. Anh em bị lùa vào khu. Cửa cổng khoá lại. Hôm ấy không ai làm gì được. Tất cả lóng ngóng chờ tin anh Tuyên. Mãi đến chiều cán bộ Thoại mới vào cho biết anh Tuyên được đưa ra bệnh viện tỉnh.Chúng tôi đã quen với bộ bà ba trắng, mái đầu bạc, cái chân sưng tấy của anh Tuyên. Bây giờ vắng anh, tôi thấy tôi vừa mất đi một cái gì rất thân thiết. Anh Ðặng Văn Tiếp nói anh Tuyên khó qua khỏi vì như thế là anh Tuyên bị đứt gân máu, xuất huyết não. Tôi ngậm ngùi nói tội thay, ở sông, ở biển không chết, chết trong vũng trâu đằm..Từng đi bốn bể, chín chu
Trở về xó bếp chuột chù gặm chân.Vào buồng, Buồng trưởng Phạm Thái “long trọng” cho chúng tôi biết anh Tuyên “được ban quản đốc Trại chiếu cố đưa về bệnh viện tỉnh cứu chữa.”Ðầu chỗ nằm của anh Tuyên có vài quyển sách, một số giấy tờ. Anh Tuyên có quyển “Communism and how to fight it?” Anh Vỵ lấy đem về chỗ anh.Khoảng 9 giờ sáng hôm sau, cán bộ Thoại vào, nói tuy được tận tình cứu chữa, nhưng bệnh quá nặng, anh Tuyên đã mất lúc 2 giờ sáng (ngày 29 tháng 11, 1976). Chúng tôi lặng người đi.Cán bộ Thoại đi rồi, anh em Buồng 1 sang bàn chuyện nay cử ai đại diện anh em đi đưa anh Tuyên đến nơi an nghỉ. Anh Ðặng Văn Tiếp đưa ra ý kiến nên có đại diện dân cử, đảng phái, tôn giáo.
Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ sau, Trại trưởng Dũng vào buồng 1, ra lệnh tập họp anh em hai buồng lại nghe y nói chuyện. Lố nhố bên ngoài là Trại Phó, An ninh, Trựïc trại, Giáo dục. Trại trưởng Dũng nói anh Tuyên chết vì bệnh, tuổi già. Việc cử đai diện này nọ đi đưa đám là không được. Y hỏi: “Các anh còn đoàn thể, đảng phái gì nữa? Các anh đại diện ai, đại diện cái gì? Ðã vào đây mà các anh còn chưa bỏ tư tưởng phản động! ” Rồi Y gằn giọng: “Các anh vi phạm kỷ luật của Trại..!” Y nói nhiều câu đe doạ trừng phạt rồi đi ra.Nhưng rồi trại cũng cho vài người trong 2 buồng đi đưa đám anh TV Tuyên. Buồng 2 có hai người đi là Phạm Thái với tư cách Buồng trưởng, anh Vũ Văn Vỵ là bạn thân của người quá cố.
Tôi nhờ anh Vỵ lậy anh Tuyên dùm tôi ba lậy, nhiều anh em khác cũng nhờ anh Vỵ lậy dùm như thế. Ðồ của anh Tuyên được đem ra cho cán bộ kiểm kê, lập biên bản, cất vào kho tang vật. May mà anh Vỵ đã lấy được mấy quyển sách và số giấy tờ của anh Tuyên.Chiều hôm ấy trời mưa rất lớn. Mãi đến khoảng 9 giờ tối anh em đi đưa đám anh Tuyên mới trở về buồng. Sau khi thay đồ, Buồng truởng Phạm Thái yêu cầu anh em ngồi lên nghe anh tường trình về đám ma. Anh mở đầu bằng những câu ca tụng sự khoan hồng và nhân đạo cuả Ðảng và Nhà nước, thể hiện trong việc tận tình cứu chữa anh Tuyên và việc chôn cất anh rất đàng hoàng, có cả lễ nghi tôn giáo, mộ có bia ghi tên người quá cố…Phạm Thái nhắc đi, nhắc lại sự khoan hồng, lòng nhân đạo của Ðảng và Nhà Nước, sự tống tiễn chu đáo của Trại, giọng nói của anh đều đều, vô cảm, hoà nhịp với tiếng mưa rơi làm cho cảnh buồng giam đã ảm đạm đêm nay trở thành vô cùng thê thảm. Chúng tôi ủ rũ ngồi nghe, thương người vưà nằm xuống, giận tình đời đen bạc, khinh bỉ bọn thò lò sáu mặt, rồi thương thân mình. Những lời ca tụng lòng nhân nghĩa của “Cách mạng” như dao cưá, muối xát vào tim chúng tôi.
Cái chết của anh Trần Văn Tuyên gây xúc động sâu xa trong lòng chúng tôi. Với nhiều anh em chúng tôi, anh TV Tuyên là người bạn quí, là người anh gương mẫu, là người cha hiền. Thái độ khinh thị và những lời đe doạ của Trại trưởng Dũng làm chúng tôi tủi nhục, uất ức. Nhưng chúng tôi như những con cua gẫy càng, bị nhốt trong giỏ, còn chống cự gì được nữa!Anh Vỵ bảo tôi rất có thể chúng nó chẳng đưa anh Tuyên đi cứu cấp, chữa trị gì cả, chúng nó chỉ cho xe chở anh đến chỗ nào đó, quăng anh nằm đấy. Anh chết rồi chúng nó đem về cho chôn. Anh Trần Cảnh Chung cũng cho là anh Tuyên chẳng được mang đi cứu cấp gì cả, chúng nó đem đi để nằm đâu đó cho chết. Anh Vỵ kể khi quàn xác anh Tuyên, chúng có chụp ảnh trước và sau khi quàn. Anh chỉ thấy có giấy chứng anh Trần Văn Tuyên đã chết của Trại, không thấy có giấy tờ gì của bệnh viện.Ngưng trích
Tôi, Công Tử Hà Ðông, cũng nghĩ như các ông bạn tù của ông Trần Văn Tuyên: Bọn Cai Tù không đưa ông Tuyên đi cứu cấp. Sợ phản ứng của những tù nhân, chúng đã nói dối, chúng đã làm giả. Tôi thán phục sự nhận biết sắc bén của những ông tù VNCH: mới chỉ có một ông tù chết, các ông đã thấy ngay sự dối trá, hèn và tàn ác của bọn Cai Tù Cộng sản. Bọn chúng coi mạng sống của người bị chúng bỏ tù không ra cái gì cả. Ðây là chuyện chúng đối xử với người tù Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận khi ông bị ngất trong phiên toà xử “tội chống Cộng” của Tổ chức Già Lam. Tôi biết rõ chuyện này.
Năm 1982 một tổ chức chống Cộng bị bọn Công An Thành Hồ phá và bắt. Tổ chức tương đối lớn, đông người, có võ trang, tức có súng, dự định mở chiến khu đánh lại bọn cộng sản. Nhiều người của tổ chức bị bắt ở Sài Gòn, Hố Nai, Huế, Nha Trang. Trong số những người bị bắt có nhiều tu sĩ Phật Giáo và những người tín đồ Thiên Chuá Giáo. Những người bị bắt năm 1982 không chịu khai ra những lãnh tụ của họ. Cuộc điều tra kéo dài mãi cho đến năm 1984. Một người trong tổ chức bị bọn điều tra giam trong sà-lim ở Nhà Tù Chí Hoà đến ba năm. Chúng giam người này trong sà-lim với lời nói thẳng: “Khai nhóm lãnh đạo thì cho ra khỏi sà-lim, không khai thì cứ nằm trong đó.” Ba năm qua, chịu đựng khổ cực hết nổi, người bị giam phải cung khai. Trong một ngày bọn Công An Thành Hồ đi bắt ba người: Sư Nữ Thích Trí Hải, Sư Ông Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Ông Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương. Một tháng sau chúng bắt thêm Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận.
Tổ chức chống Cộng ấy xuất phát từ Chùa Già Lam, Phú Nhuận, nên được anh em tù gọi là Nhóm Già Lam. Ðây là tổ chức chống Cộng có võ trang đông người, nhiều người nổi tiếng, bị giam lâu nhất ở Nhà Tù Chí Hoà. Bị bắt từ năm 1982, rồi có người bị bắt thêm năm 1984, bị giam mãi đến năm 1988 bọn Công An Thành Hồ mới đưa Tổ chức Già Lam ra toà xử.
Phiên toà kéo dài hai ngày. Buổi chiều ngày xử thứù hai, Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận, bị ngất, ngã trong phòng xử. Bọn Công An áp giải tù vào khiêng Thượng Toạ ra ngoài. Chiều hôm ấy chúng tuyên án: Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương tử hình, TT. Thích Ðức Nhuận tù 10 năm, nhiều người tù 20 năm, 18 năm, 15 năm. Người tù nhẹ án nhất trong tổ chức là 4 năm: Sư Nữ Thích Trí Hải.
Tối xuống, những người tù Già Lam từ toà án trở về nhà tù Chí Hoà mà không có TT. Ðức Nhuận cùng về. Mọi người đều nghĩ Thượng Tọa được đưa đi bệnh viện cứu cấp, nếu không được đưa đi BệnhViện Chợ Rẫy thì ít nhất ông cũng được đưa về nằm trong cái gọi là trạm xá y tế của nhà tù Chí Hoà. Hai tử tù Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương bị đưa ngay sang khu Tử Hình.
Tất cả mọi người trong phòng tù đều cho là Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận được đưa đi cứu cấp. Hôm sau khoảng 11 giờ trưa chúng tôi thấy Thượng Tọa được đưa vào phòng. Trông ông xanh xao, vàng ủng, yếu đến dễ sợ. Vào phòng ông kể chuyện, anh em chúng tôi mới biết…
Thượng Tọa không được cứu cấp chi cả. Chiều qua khi ông ngã ngất ở toà án, hai tên công an khiêng ông ra, cho ông vào xe chở tù. Xe này do Liên Xô chi viện, là xe chở nhóm tù Già Lam ra toà. Trong xe có một ngăn kín dùng để nhốt những tù nhân nguy hiểm, hung dữ. Chúng bỏ Thượng Toạ vào ngăn đó, đóng cửa lại và bỏ mặc ông trong đó. Khi những người Tù Già Lam lên xe trở về Chí Hoà, không ai biết có TT. Ðức Nhuận ở trong ngăn tù kín trong xe. Trong ngăn, TT có kêu người bên ngoài cũng không nghe tiếng. Xe về đến Nhà Tù Chí Hoà, bọn áp giải tù quên mất có một người tù bị chúng nhốt trong ngăn cách ly. Chúng bỏ quên TT. Ðức Nhuận trong xe.
Nhờ không bị còng tay, còng chân, không bị xiềng vào cái ghế sắt nên TT. Ðức Nhuận chỉ khổ mà không chết. Sáng hôm sau thấy trên mui xe có một lỗ hổng thông hơi, ông đứng lên ghế, thò tay qua lỗ thông hơi ra ngoài, vẫy vẫy. Ông gầy ốm, bàn tay và cổ tay ông nhỏ síu nên mới thò qua được lỗ thông hơi. Một tên công an đi qua bãi đậu xe, trông thấy có bàn tay người trên nóc xe vẫy vẫy, bèn đi lấy chìa khoá mở cửa xe, đưa ông vào phòng tù. Nếu Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận không thò được bàn tay ra trên nóc xe tù, ông đã chết khô trong xe.
o O oNhững ngày như lá, tháng như mây…
Bấy giờ là Tháng mấy, năm bao nhiêu? Em nhớ không Em? Hôm nay anh nhớ: Vào khoảng 11 giờ trưa một ngày Tháng 10, hay Tháng 11 năm 1988, anh ở trần, quần sà lỏn, ngồi giữa đám anh em người nào cũng quần sà lỏn, ở trần. Phòng tù đông tù, láo nháo những người, lao xao tiếng người, qua hàng chấn song sắt anh nhìn thấy thằng Cai Tù áo vàng đưa Thuợng Tọa Thích Ðức Nhuận về phòng. Ðến lúc ấy tất cả mọi người vẫn tưởng Thượng Toạ về phòng từ cái gọi là trạm xá y tế của Nhà Tù. Năm phút sau khi ông vào phòng, anh em tù được biết suốt đêm qua ông bị chúng nó bỏ quên trong xe chở tù.Tháng 10, tháng 11 năm 1988, ở Sài Gòn, thành phố thủ đô thân thương của chúng ta, thành phố đôi ta gặp nhau, yêu nhau và đôi ta thành vợ chồng, anh mới 50 tuổi, em mới 40 xuân xanh. Thực ra thì năm ấy anh 54, 55, em 52, 53 chi đó, nhưng nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ ấy: 55 tuổi anh mới 50, 50 tuổi em mới 40: năm ấy đôi ta còn trẻ lắm. Qua bao nhiêu đau thương, bao nhiêu vỡ tim, bao nhiêu dâu biển, bánh xe tị nạn đưa đôi ta đến Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích, anh đọc những trang người tù kể chuyện xưa và trong 543 sát-na anh thấy anh ốm nhách, anh ở trần, anh quần sà lỏn, anh râu ria, anh ngồi giữa đám anh em lao nhao, lao xao trong Phòng Tù Số 20 Khu FG Nhà Tù Chí Hoà, anh nhìn thấy Thượng Toạ Thích Ðức Nhuận xanh xao đứng ngoài hàng lang chờ thằng cai tù Việt Cộng nó lạch cạch khoá sắt mở cửa phòng tù cho ông vào. Suốt đêm qua bọn cai tù cộng sản ác ôn bỏ quên ông trong xe tù của chúng. Từ lúc 3 giờ chiều hôm qua khi ở phòng xử toà án, ông ngã ngất đến lúc này là 11 giờ trưa ông không được uống một miếng nước. Nếu trong mười mấy giờ vưà qua ông có chết, bọn cai tù sẽ nói chúng có đưa ông đi cấp cứu đàng hoàng, nhưng ông chết..
Như chúng đã nói như thế về Người Tù Trần Văn Tuyên!
Và 30 năm sau những ngày sống u ám, tuyệt vọng của đôi ta ở Sài Gòn, hôm nay anh ngồi bình an trên đất Mỹ đọc chuyện xưa, nhớ chuyện xưa, anh viết những dòng này. Em yêu ơi.. Bọn cộng sản ác ôn chúng nó bỏ tù, chúng nó giết ông Thủ Tướng Phan Huy Quát của chúng ta ở Nhà Tù Chí Hoà, chúng nó bỏ tù, chúng nó giết ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên của chúng ta ở một trại tù khổ sai miền Bắc. Không phải chúng chỉ bỏ tù, chúng chỉ giết có hai ông ấy, chúng bỏ tù 5,546,834 nhân vật quốc gia của chúng ta, chúng giết 3,765, 832 người trong số đó. Anh không thù, anh không hận chúng nó sao được!
Dzậy mà em thấy đấy, ở Mỹ này có những thằng dám mở mồm bảo, khuyên anh “Quên hận thù bọn cộng sản đi. Ðừng kể chuyện Tù Ðầy nữa!” Những thằng khốn nạn ấy không bằng loài chó!Anh sẽ còn tính chuyện phải quấy với những thằng khốn kiếp đó dài dài! -
LGT - Nhân dịp ngày giỗ lần thứ 29 của cố Luật sư Trần Văn Tuyên, từng là phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa, trưởng khối dân biểu đối lập ở Hạ Viện VHCH, một nhà cách mạng, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, một nhà văn, nhà báo, một nhà giáo, một huynh trưởng Hướng Đạo. LS Tuyên là một người bền bỉ tranh đấu cho tự do, dân chủ của đất nước và nhân quyền cho mọi người Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Quốc Khải trong ban biên tập Ngày Nay và Vietnam Review hiện cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về cuộc đời của ông Tuyên trong bài dưới đây.
- LS Trần Văn Tuyên: Người Suốt Đời Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ Việt-Nam.
- LS Trần Văn Tuyên, Một Con Người Đa Dạng, Nổi Tiếng Trong Nhiều Địa Hạt Từ
- Văn Nghệ, Giáo Dục, Thanh Niên Sang Đến Chính TrỊ
- Sự Liên Hệ Giữa Ông Tuyên Và Tướng Võ Nguyên Giáp Ra Sao?
- Giai Thoại Giữa Ông Tuyên Và Các Bạn Cũ Phía Bên Kia Ở Hội NghỊ Genève 1954
- Ông Tuyên Đã Chết Trong Lao Tù Cộng Sản Ra Sao?
Trước ngày 30-4-1975, LS Tuyên dù có nhiều phương tiện để xuất ngoại đã chọn ở lại và ông đã chết trong trại tù Hà Tây (Bắc Việt) hôm 26-10-1976. Luật sư Trần Văn Tuyên có 7 người con hiện tất cả đều ở hải ngoại. Người con trưởng là LS Trần Tử Huyền, cũng là nhà báo Linh Chi hiện ở vùng Bắc California. Trưởng nữ là bà Trần Đạm Phương, được biết nhiều trong các cuộc tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cũng như cho sự tự do của thân phụ lúc ông bị giam giữ tại Việt Nam. Ba người con trai cuối, các ông Trần Tử Thanh, Trần Vọng Quốc (trên vùng Hoa Thịnh Đốn) và Trần Tử Miễn (ở Pháp) đang theo hướng đi của thân phụ, hoạt động chính trị và tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nhà báo Trọng Kim, chủ nhiệm, chủ bút Ngày Nay cũng là người trong gia đình LS Tuyên, từng giúp ông Tuyên trong việc liên lạc với báo chí ngoại quốc từ đầu thập niên 60 tới lúc mất miền Nam.
Trong quá trình
tranh đấu
của dân tộc Việt-Nam chống ngoại xâm, chống độc tài,
phong kiến và bất công trong thời kỳ cận đại, có một nhà cách mạng
trong hàng
ngũ quốc gia mà ít sách báo nói đến một cách đầy đủ đó là cố LS Trần
Văn Tuyên
mà cách đây hơn một phần tư thế kỷ đã vĩnh viễn ra đi. Nhân ngày giỗ
lần thứ 29
sắp tới, chúng ta nhắc lại thân thế và sự nghiệp của ông để tưởng nhớ
đến một
người đã một đời tranh đấu cho dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đau
thương
đầy máu và nước mắt của đất nước mà các thế lực ngoại bang từ thực dân,
quân
phiệt, đến cộng sản quốc tế đã không ngừng xâu xé. Các cường quyền này
đã lợi
dụng sự dại dột, nông cạn và chia rẽ của chúng ta để giết hại chính
chúng ta,
cả ở hai miền Nam Bắc. Hoạt Động Thanh Niên và Văn Hóa LS Trần-Văn-Tuyên sanh ngày 1.9.1913 tại Tuyên Quang, tốt nghiệp trường Bưởi tại Hà-nội vào khoảng 1930. |
|
DB Trần Văn Tuyên (giữa) phát biểu trong một cuộc biểu tình trước Quốc Hội VNCH. | Ông là một học sinh xuất sắc thi đậu hai bằng trung học và tú-tài cùng một năm. Trong thời gian học tại trường Bưởi, LS Tuyên đã đoạt giải nhất về cuộc thi hùng biện tiếng Pháp dành cho các học sinh trên toàn quốc. |
Lúc đầu LS Tuyên dự định học ngành Y-Khoa.
Sau đó vì ngành này
quá tốn
kém, ông chuyển qua học trường Đại-Học Luật Khoa tại Hà-Nội và tốt
nghiệp cử
nhân Luật vào năm 1943. LS Tuyên tham gia phong-trào Hướng Đạo (H.Đ.)
từ năm
1931. Ba năm sau ông thành lập thiếu đoàn Đại La tại Hà-Nội. Ông Bùi
Diễm, cựu
Đại Sứ của Việt-Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Hoa-Kỳ, đã gia nhập đơn vị này.
LS
Tuyên và ô. Diễm từ đó đã trở thành đôi bạn tri kỷ. Cuộc đời của hai
người tiếp
tục gắn bó với nhau qua bao nhiêu biến-cố của đất nước trong năm thập
niên kế
tiếp. Vào năm 1945, LS Tuyên cùng với các ông Mai-Liệu, Phan Xuân
Thiện, BS
Nguyễn Tường Bách [1] thành lập Quốc-Gia Thanh-Niên Đoàn để chống lại
thực dân
Pháp và chủ nghĩa Cộng Sản. Ngoại trừ BS Nguyễn-Tường-Bách, những người
lãnh
đạo Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đều là các cựu huynh trưởng H.Đ. Vào ngày
12.6.1945, LS Tuyên giữ chức giám-đốc trường Huấn-Luyện Đoàn Trưởng
Thanh-Niên
Xã-Hội Miền Bắc [2].
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm. Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
LS Trần-Văn-Tuyên là một trong những sáng lập viên của phong trào truyền bá quốc ngữ và Hội Bình Dân Giáo-Dục vào thập niên 30 để giảm thiểu nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức dân chủ, hiểu biết về quyền công dân của một nước độc lập, chống lại một nền giáo dục nô lệ mà "chế độ thực dân muốn giới hạn tối đa cho một vài thành phần ân sủng" [3]. LS Tuyên là giáo-sư dậy về Việt Văn, Pháp văn và toán tại trường trung học tư-thục Văn-Lang và Thăng-Long tại Hà-Nội cùng với một số đồng nghiệp như các ông Võ-Nguyên-Giáp, Hoàng-Minh-Giám, Phan-Anh, Phan-Mỹ và Đặng-Thai-Mai. LS Trần-Văn-Tuyên mở văn phòng luật sư tại Saigon cùng với hai đồng nghiệp Vũ-Văn-Huyền và Nguyễn-Văn-Huệ vào năm 1957. Ông là một trong những sáng lập viên vào năm 1958 của hội Bách-Khoa Tự-Điển cùng với các ông Đào-Văn-Tập và Đào-Đăng-Vỹ. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm Bách-Khoa Tự-Điển Nguyễn Du. Ngoài việc hành nghề luật sư, LS Tuyên còn giảng dậy tại các trường đại-học Đà-Lạt, Huế, Vạn-Hạnh, Chiến-Tranh Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng từ năm 1965 trở về sau.
Tác phẩm văn chương đầu tay của LS Tuyên là cuốn tiểu thuyết "Hiu Quạnh" xuất bản năm 1944. Sau đó là cuốn tiểu luận "Đế Quốc Đỏ" (1957), tùy bút "Tỉnh Mộng" (1957), Hồi Ký Hội-Nghị Genève (1954, 1964), tiểu luận "Chánh Đảng" (1967), tập truyện ngắn "Người Khách Lạ" (1968) [4]. Bản thảo "Khổng-Tử " dịch từ tiếng Trung-Hoa bị chính quyền của Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm tịch thâu vào năm 1960 rồi mất tích luôn. Ngoài ra LS Tuyên còn xuất bản hai cuốn sách "Lịch-Sử Việt-Nam" (1964) và "Cách-Mạng Đi Về Đâu" (1967) nhưng không thấy ghi trong tạp khảo văn hóa "Việt-Nam Gấm Hoa" của ô. Thái-Văn-Kiểm. Trong các năm 1967-1968, ông đã cho đăng trên nhật báo Quyết-Tiến xuất bản tại Saigon nhiều bài nghiên-cứu về tình-hình kinh-tế và chính-trị của hai miền Bắc và Nam rút từ tập khảo-luận nhan đề "Vận-Mệnh Việt-Nam". Rất tiếc là trong số sách đã xuất bản, gia đình của LS Tuyên chỉ tìm lại được cuốn "Hồi-Ký Hiệp-Định Genève 1954" và tập truyện ngắn "Người Khách Lạ". Lối hành văn của LS Tuyên trong các truyện ngắn này rất giản dị, nội dung mộc mạc, nhưng luôn luôn bao hàm một triết lý về lòng người và tình đời. Nếu tin rằng văn tức là người, thì khó mà hiểu được rằng qua bộ mặt nghiêm nghị của LS Tuyên, chúng ta có thể tìm thấy được hai con người vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ không đòi hỏi một đời sống vật chất xa hoa, nhưng quí trọng sự hồn-nhiên trong sáng, tôn thờ di sản của tiền nhân, thiết tha yêu quê hương dân tộc, phức tạp ở chỗ muốn có một cái gì tuyệt đối về tinh thần.
"Và
ngày ngày, mỗi buổi chiều, tôi tới vườn Diên Hồng ngồi đợi khách.
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?".
Đây là hai câu cuối cùng của truyện ngắn
"Người Khách Lạ" [5], viết
xong vào ngày 30.10.1965, mở đầu cho tuyển tập mang cùng một nhan đề.
LS Tuyên
đi tìm một người khách lạ mang tên là Cách-Mạng vào giữa thập niên 60.
Người đó
chỉ thấy hiện lên trong giấc mơ, mà không đến với mình trong thực tại.
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
LS. Trần-Văn-Tuyên bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả. Cùng với ô. Võ-Nguyên-Gíáp, LS Tuyên xuất bản tờ báo chui và in truyền đơn để chống lại chế độ thực dân. Bà vợ đầu tiên của ông là bà Trần Thị Phúc [6] giúp chồng phát hành tờ báo và đi giải truyền đơn trong thành phố Hà-Nội [7]. LS Tuyên là người chủ xướng tờ báo Sao Trắng của Việt-Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) vào năm 1942. Sau này ông còn là một ký giả cộng tác với nhiều tờ báo trong nước như Thời-Luận, Chính-Luận, Quyết-Tiến, Đại Dân-Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Chính Nghiã, XYZ, Trần Côn, v.v. Trong thập niên 40, LS Tuyên còn dùng bút hiệu Trần-Vĩnh-Phúc. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng-Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l'Express, France - Asie, v.v.
Hoạt Động Chính Trị
Ô. Thái Văn Kiểm trong cuốn Việt-Nam Gấm Hoa đã viết trong bài Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần-Văn-Tuyên như sau:
"LS
Trần-Văn-Tuyên đã hiên ngang đi vào lịch sử
bằng cửa lớn. Người đã nêu cao tinh thần bất khuất của Nguyễn-Thái-Học.
Người
đã viết lịch sử với máu đỏ lòng son". "Với kinh nghiệm bản thân, ông
thấu hiểu thế nào là nghèo khổ, đói khát, thế nào là bất công xã hội,
thế nào
là áp bức, ngục tù. Vì những lý do đó mà ông đã hy sinh cả cuộc đời để
tranh
đấu cho Tự-Do, Dân-Chủ, Công Bằng Xã-Hội và An Sinh cho dân tộc
Việt-Nam"
[8].
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam. Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Giai Đoạn Chống Pháp
LS Tuyên bắt đầu sự nghiệp chính trị với sự gia nhập Việt-Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) vào năm 1929 lúc 16 tuổi, một năm trước khi xẩy ra vụ khởi nghĩa Yên-Bái. Ông tham gia cuộc tranh đấu dành độc lập cho đất nước cùng với những nhà cách mạng như Nguyễn-Hải-Thần, Nguyễn-Tường-Tam, bị mật vụ Pháp bắt bỏ tù vào năm 1943 vì tội phá rối trị an, hoạt động chính trị chống sự đô hộ của người Pháp. LS Tuyên tham chính lần đầu tiên với chức vụ Tri Huyện Hải-Dương, Bắc Việt vào năm 1944. Khi có vụ tổng khởi nghĩa vào năm 1945, chính cán bộ thuộc Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) đã mật báo cho ông biết trước để thoát khỏi một vụ mưu sát do Việt-Minh chủ-trương vì dân chúng trong huyện Thanh-Miên, tỉnh Hải-Dương và những người cán-bộ này kính phục tài đức của ông. Đến năm 1946, LS Tuyên tham gia chính-phủ liên hiệp do ô. Hồ-Chí-Minh làm Thủ Tướng, với chức vụ Đổng Lý Văn Phòng Bộ Ngoại Giao do ô. Nguyễn-Tường-Tam làm Tổng-Trưởng. Một năm sau ông cùng với các lãnh tụ VNQDĐ khác như Nguyễn-Tường Tam, Nguyễn Hải-Thần, Vũ Hồng Khanh,v.v. trốn qua Trung-Hoa vì Việt-Minh chủ-trương liên kết với chính quyền thực dân Pháp để diệt trừ các phần tử quốc-gia. Ô. Jean Sainteny, Cao-Ủy Lâm-Thời của chính-quyền thực dân Pháp thời đó đã tiết lộ: "Hồ-Chí-Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và diệt trừ các đảng đối lập" [9]. Sau khi Việt-Minh rút ra khỏi Hà-Nội, LS Tuyên trở về Việt-Nam năm 1948, tiếp tục tranh đấu dành độc lập cho đất nước, tìm một giải pháp không cộng-sản cho một quốc-gia Việt-Nam. Tiếp theo cuộc hội đàm giữa chính quyền thực dân Pháp và vua Bảo-Đại tại Vịnh Hạ Long vào ngày 6.12.1947, LS Tuyên và ô. Lưu-Đức-Trung được vua Bảo-Đại lúc đó đang lưu trú ở Hồng-Kông cử đi tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước để thành lập một chính-phủ quốc-gia. LS Tuyên giữ chức vụ Tổng-Trưởng Thông-Tin vào năm 1949 trong nội-các của Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, sau đó tham gia vào nội các Trần-Văn-Hữu (1949-1951) với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Khi tham gia hội-nghị Pau để thương lượng với chính quyền Pháp trao trả chủ quyền cho Việt-Nam, LS Tuyên đã quyết liệt phản đối sự vi phạm trắng trợn các thỏa ước Pháp đã ký kết. LS Tuyên đã thẳng thắn nói với Cao-Ủy Pháp là Tướng De Lattre de Tassigny rằng ông ta không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt-Nam và yêu cầu ông này rời khỏi phòng họp nội-các của chính-phủ Việt-Nam. Tướng De Lattre de Tassigny tức giận ra lệnh trục xuất LS Tuyên ra khỏi Việt-Nam. LS Tuyên đã tuyên bố:
"Không một người Pháp nào có quyền trục xuất một người Việt-Nam ra khỏi nước Việt-Nam" [10].
Sau đó LS Tuyên rút ra khỏi nội các Trần-Văn-Hữu. Khi biết tin mật vụ Pháp đang đi lùng bắt để trục xuất ra khỏi nước và lưu đầy đi qua Mã đảo (Madagascar), ông trốn vào khu bưng biền Tây-Ninh, liên kết với các giáo phái Cao-Đài và các đảng phái quốc-gia như Đại-Việt, VNQDĐ, Việt-Nam Phục-Quốc Hội, Dân-Xã Đảng và một số các nhà trí-thức để lập một mặt trận liên kết chống lại cả Pháp lẫn Cộng-Sản. Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia ra đời vào năm 1953. Năm sau, Mặt-Trận Liên-Minh Tổ-Quốc, bao gồm cả hai lực lượng Hòa-Hảo và Bình-Xuyên, được thành-lập.
Bên Lề Hội Nghị Geneva
Năm 1954, sau khi Pháp thua trận Điện-Biên-Phủ, LS Trần-Văn-Tuyên được cử làm Ủy Viên trong phái đoàn Quốc-Gia Việt-Nam (QGVN) tại hội Nghị Genève. Lúc đầu phái đoàn QGVN do Ngoại Trưởng Nguyễn-Quốc-Định cầm đầu, sau đó là BS Trần-Văn-Đỗ. Trong phái đoàn QGVN có hai cựu huynh trưởng H.Đ. là Trần-Văn-Tuyên và Cung-Giũ-Nguyên. Ở bên trong phòng họp phái đoàn QGVN đã phản đối việc chia đôi đất nước dù chỉ là tạm thời để chờ một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956. Ở bên ngoài, ô. Võ-Thành-Minh thổi sáo bên bờ hồ Leman kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt-Nam [11]. Ô. Võ-Thành-Minh đã một lần bị Việt-Minh bắt vì bị nghi là gián-điệp khi ô. Võ-Thành-Minh đi xe đạp từ bắc vào nam để kêu gọi hoà-bình. Nhờ sự can thiệp của hai bạn Hướng Đạo cũ là các ông Hoàng-Đạo-Thúy và Tạ-Quang-Bửu, ô. Võ-Thành-Minh đã được thả ra. Chán Việt-Minh, ô. Võ-Thành-Minh vượt tuyến qua sống trong vùng quốc-gia. Năm 1949 thất vọng với phe quốc-gia, ô. Võ-Thành-Minh bỏ ra ngoại-quốc. Người ta được biết rằng các ông Tạ-Quang-Bửu, Trần-Văn-Tuyên và Võ-Thành-Minh đã từng sinh-hoạt trong cùng Tráng-Đoàn Lam-Sơn tại Hà-Nội. Ô. Võ-Thành-Minh tuyệt thực đòi hai phe Việt-Nam phải đến gặp mình để hòa-giải. LS Tuyên đã đến thăm ô. Võ-Thành-Minh bên hồ Leman, nhưng ô. Võ-Thành-Minh từ chối tiếp chuyện vì không có sự hiện diện của phái đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam (DCCHVN). Khi được tin đất nước Việt-Nam sắp bị chia cắt, ô. Võ-Thành-Minh vào Trụ sở Vạn-Quốc định tự vẫn nhưng được cứu thoát. Sau đó ô. Võ-Thành-Minh bị trục xuất ra khỏi Thụy Sĩ [12].
Hội Nghị Genève cũng là nơi chứng kiến một cuộc hội ngộ của hai cựu huynh trưởng H.Đ. Việt-Nam một lần cuối cùng trong đời là LS Trần-Văn-Tuyên và KS Tạ-Quang-Bửu. Thông thường, nhân-viên của hai phái đoàn Việt-Nam không muốn nhìn mặt nhau. Tuy nhiên trong các phiên họp thâu hẹp của các Ủy-Ban Quân-Sự, các đại biểu QGVN và DCCHVN đã lịch sự chào nhau. Riêng các ông Tuyên, Bửu và Hoàng-Nguyên" [13]. có lẽ vì tình anh em Hướng Đạo cũ đã dám bắt tay nhau và chào hỏi nhau dù rằng chỉ nói có một hai lời " [14]. Ngồi đối diện nhau trong bàn hội nghị vì chính-kiến khác biệt, tuy nhiên trong những phút riêng tư họ vẫn trao đổi một vài câu chuyện với nhau. Ô. Bửu lúc đó là Thứ Trưởng Quốc-
Phòng của Chính-Phủ Cộng-Sản nói với LS Tuyên rằng "Anh Giáp (Tướng Võ Nguyên Giáp) thường tâm sự với tôi là đời anh có một hối hận rất lớn đó là đã để cho anh Tuyên vào Nam..." [15]. KS Bửu [16] lớn hơn LS Tuyên có ba tuổi. Một người sinh ở Nghệ An. Người kia sinh ở Tuyên-Quang. Cả hai đều xuất thân từ hai hai gia đình nho-giáo. Cả hai đều là học sinh xuất sắc, thông minh vượt bực. Cả hai là huynh trưởng H.Đ. tham gia vào việc khai sinh và phát triển phong-trào giáo dục thanh thiếu niên này từ thời kỳ phôi thai. Cả hai đã trở thành các vị đại trí thức thời đó, thành thạo nhiều ngoại ngữ. Cả hai cùng có một đời sống thanh bạch dù cả hai dư phương tiện để sống xa hoa. Về phương diện nghề nghiệp, ô. Bửu là một kỹ-sư điện, Ô. Tuyên trở thành luật-sư. Cả hai cùng giữ những chức vụ quan-trọng trong guồng máy chính-quyền [17]. Cả hai cùng liêm chính và cương trực, cùng yêu nước thương nòi, cùng làm cách mạng, nhưng mỗi người làm cách mạng một cách khác nhau. Một người chọn con đường cách-mạng vô-sản chuyên-chính. Người kia chọn con đuờng cách-mạng tư-sản với chủ trương "Dân-Tộc Độc-Lập, Dân-Quyền Tự Do, Dân-Sinh Hạnh-Phúc". Cả hai cùng tin rằng con đường của mình đi sẽ mang lại cho đất nước một nền độc-lập, dân-chủ, tự-do và no ấm.
Hơn 20 năm sau Hội-Nghị Genève, LS Trần-Văn-Tuyên chết đột ngột vào ngày 26.10.1976 trong khi bị giam cầm bởi những người làm cách-mạng vô-sản. Một thập niên về sau, KS Tạ-Quang-Bửu mất ngày 21.8.1986 trong hoàn cảnh nghèo khổ và bạc đãi của chế độ vô-sản [18]. Chỉ bốn tháng sau đó, vào cuối năm 1986, ô. Nguyễn-Văn-Linh Tổng-Bí-Thư của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN) phát động chương-trình cải tổ kinh-tế "Đổi Mới", mặc nhiên chấm dứt cuộc Cách-Mạng Vô-Sản, nhằm ngăn chặn nạn đói đang làn tràn tại Việt-Nam và trở thành trầm-trọng vào năm 1985, do sự thất bại của chính sách Nông-Trường Tập-Thể. Đất nước độc-lập, Nam Bắc thống-nhất, nhưng đa số người dân Việt-Nam còn thiếu tự-do và hạnh-phúc.
Thời Đệ Nhất Cộng-Hòa
Hội nghị Genève chấm dứt. Trở về nước LS Tuyên thành lập Mặt Trận Quốc-Gia Liên-Hiệp vào năm 1955 để vận động xây dựng một chế độ dân chủ thực sự cho miền Nam. Ông là người đầu tiên vào năm 1958 kêu gọi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm dân chủ hóa chính quyền, chống bất công xã-hội, thiết lập các quyền tự do căn bản (ngôn luận, báo chí, lập hội,...). Trong những năm đầu sau khi về nước chấp chánh, ô. Ngô-Đình-Diệm đã được lòng dân vì những tiến bộ đạt được trong các lãnh vực kinh tế và xã hội. Trong những năm kế tiếp, chính sách thiếu sáng suốt của ông, sản phẩm của một chế độ độc-tài và phong-kiến, đã đưa miền Nam Việt-Nam dần dần đến chỗ suy sụp về mặt xã-hội, kinh-tế và xáo trộn về chính-trị. Được Tổng-Thống Diệm mời vào làm Bộ Ngoại Giao sau khi BS Trần-Văn-Đỗ từ chức, nhưng LS Tuyên đã khước từ vì quan niệm rằng mình không thể hợp tác với một quan lại của triều-đình Huế mà lại truất phế vua. Ô. Diệm đã một lần được Vua Bảo-Đại định mời lập chính-phủ vào thời 1945. Sau khi lực lượng viễn chinh Nhật vào ngày 9.3.1945 đảo chính Pháp, tấn công vào các nơi trú quân của Pháp, bắt nhốt các binh-lính và các viên chức Pháp, Nhật buộc vua Bảo-Đại ly-khai chế-độ bảo-hộ của Pháp và tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập trong Khối Đại-Đông Á của Nhật. Ô. Ngô-Đình- Diệm, một người thân Nhật, được chọn làm Thủ-Tướng. Nhưng vào phút chót, Nhật đổi ý và chỉ định ô.Trần-Trọng-Kim, một sử gia, không biết về chính trị, ra lập nội-các vì ô. Trần-Trọng-Kim ôn-hòa và dễ bảo hơn ô. Diệm [19]. Vào năm 1954, được sự ủng-hộ của Hoa-Kỳ, ô. Diệm đã được Vua Bảo-Đại mời về nước chấp chánh. Ngày 23.10.1955, qua một cuộc trưng cầu dân ý, ô. Diệm truất-phế vua Bảo-Đại và lên làm Tổng-Thống.
Trong những năm 1955-58, tình trạng tài chánh của gia-đình rất eo hẹp, LS Tuyên phải đi dậy học ở một số trường tư ở Saigon để mưu sinh như trường Hoàng-Việt, Thăng-Long và Phước Truyền. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông bị công-an bắt cóc đôi ba lần ngay ngoài đường phố. Có lần xe hơi của ông do tài xế lái, đang trên đường đi đến trường học của các con, thì bị hai xe khác đi kèm ép sát hai bên để bắt ngưng lại. Ông chỉ kịp nhắn lại với các con vài lời trước khi bị lôi đi. Trong giữa thập niên 50 cho đến cuối năm 1963 tại "miền Nam Tự-Do" đã xẩy ra những cảnh bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Ô. Nguyễn-Hữu-Chung, cựu Dân-Biểu trong khối Đối-Lập châm biếm : "Thời ô. Diệm, ô. Nhu, con thằn lằn ban đêm không dám tắc lưỡi" [20]. Mặc dầu vậy, tháng 4.1959, LS Tuyên cùng với 17 nhà chính trị độc-lập nổi tiếng của miền Nam như các ông Lê-Ngọc-Chân, Trần-Văn-Đỗ, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Phan Khắc-Sửu, Nguyễn-Bảo-Toàn, Trần-Văn-Văn, Nguyễn Lưu Viên họp tại khách sạn Caravelle, Saigon thành lập nhóm Tự-Do Tiến-Bộ [21] và thảo ra một văn thư gửi cho Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm để kêu gọi ông dân-chủ hóa guồng máy chính-trị của miền Nam, thừa nhận đối lập, tôn-trọng dân quyền. Văn thư phản đối chính-sách độc-tài đàn áp các đảng phái quốc gia đối lập của chính-phủ đương thời [22]. Vì lý do đó, sau vụ đảo chánh hụt của Đại-Tá Nhẩy Dù Nguyễn-Chánh-Thi vào ngày 11.11.1960, LS Trần-Văn-Tuyên và nhóm Tự-Do Tiến-Bộ bị nghi ngờ dính líu vào vụ đảo chánh và bị bắt giam. Một số bị đưa ra Côn Đảo, trong đó có cụ Phan-Khắc-Sửu, một số bị giam tại Trại Võ-Tánh của Tổng-Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia, trong đó có LS Tuyên [23].
Thời Đệ Nhị Cộng-Hòa
Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, chính phủ của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, Chế-độ Đệ Nhất Cộng-Hòa chấm dứt. LS Tuyên được thả về. Trong những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng-Hòa, với chức vụ Tổng-Thư-Ký, LS Tuyên tổ chức lại xứ bộ VNQDĐ Miền Nam. Cùng trong năm đó LS Tuyên được bầu làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Dân-Chính (1963) và là một đại biểu trong Hội-Đồng Soạn Thảo Hiến-Pháp (1964). LS Tuyên tham gia vào chính phủ dân sự cuối cùng của Miền Nam (1965) với chức vụ Phó Thủ Tướng Đặc Trách về Kế Hoạch trong nội các của BS Phan-Huy-Quát với Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Đây là chính-phủ dân-sự duy nhất của miền Nam sau khi Tổng-Thống Diệm bị lật đổ. Chính-phủ của BS Quát được thành lập trùng hợp với việc các toán quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Đa -Nẵng vào ngày 8.3.1965 mà không có sự thỏa thuận trước của chính-phủ Quát. LS Tuyên và Thủ-Tướng Phan Huy Quát chủ trương chống lại việc mang quân Mỹ vào Việt-Nam nên chỉ sau 4 tháng cầm quyền, nội các Phan-Huy-Quát bị phe quân nhân của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu, với hậu thuẫn của Hoa-Kỳ, lật đổ vào tháng 6.1965 [24].
Trong thời gian ngắn ngủi làm Phó Thủ Tướng trong nội các Phan Huy Quát, LS Tuyên đã công du qua 10 nước Phi Châu và Toà Thánh La-Mã. Phái đoàn Việt-Nam do LS Tuyên lãnh đạo đã được đón tiếp trọng thể ở mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Joan Paul VI đã không hạn chế giờ giấc để tiếp chuyện riêng với LS Tuyên. Tổng Thống Houary Boumedienne của Algeria đã tuyên bố: "Tôi đang tiếp một chiến sĩ cách mạng cùng chí hướng chống thực dân Pháp với tôi trước đây chứ không phải tiếp một Phó Thủ-Tướng của một nước. Do đó sẽ không có vấn đề giới hạn giờ giấc và nghi lễ." Quốc Vương Haile Selassie của Ethiopia đã tiếp kiến LS Tuyên ba giờ liền thay vì chỉ có 30 phút như đã dự tính trước. Sau chuyến công du trở về, Phái đoàn Việt-Nam đã hoàn trả lại cho công quỹ gần 50 ngàn đô la [25].
Trong 11 năm cuối cùng của cuộc đời, LS Tuyên tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền. Ông sáng lập và làm chủ-tịch Hội Quốc-Tế Bảo Vệ Nhân Quyền, chi Nhánh Việt-Nam (1967). Cùng năm đó LS Tuyên tham gia vào Hội Luật-Gia Quốc-Tế có trụ sở tại Genève. Ông còn làm Luật Sư Cố Vấn cho Tổng-Liên Đoàn Lao-Công Việt-Nam. Năm 1971, LS Tuyên ra tranh cử chức Dân-Biểu quận 3, Saigon. Cuộc tranh cử vào Hạ-Viện của ông trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng có nhiều điều đáng nhớ. Dấu hiệu tranh cử của LS Tuyên là cây thông, một biểu tượng cho tính cương trực và lòng yêu chuộng tự do. Bích-chương và truyền đơn tranh cử của LS Tuyên chỉ vọn vẹn có dăm ba chữ. Ông tuyệt đối không chấp thuận bất cứ hình thức mua phiếu nào. Việc vận động tranh cử cũng được hạn chế thí dụ như không được phép phát truyền đơn lẻ tẻ từng nhà. Tuy nhiên LS Tuyên đã được sự đắc cử và giữ chức Dân Biểu Quận Ba từ năm 1971 cho đến 30.4.1975 và được bầu làm trưởng khối Dân-Tộc Xã-Hội trong Hạ-Viện, đối lập với các chính phủ quân-sự. Các Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn-Văn-Thiệu đã từng mời LS Tuyên giữ chức Đại-Sứ tại Anh quốc, nhưng vì tình hình quốc nội thời đó sôi bỏng ông quyết định ở lại trong nước dù đã được chính-phủ Anh chấp thuận. Vào ngày 26.4.1975, trong khi lưỡng viện quốc-hội còn đang bỏ phiếu trao quyền hành-pháp cho Tướng Dương-Văn-Minh để thành lập chính-phủ lâm-thời thì LS Tuyên đã được Tướng Minh mời giữ chức vụ Đại-Diện Việt-Nam tại Liên-Hiệp-Quốc, nhưng trong hoàn cảnh dầu sâu lửa bỏng trong nước, ông cũng đã khước từ lời mời đó.
Từ Hiệp Định Paris 1972/1973 Tới Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975
LS Trần-Văn-Tuyên đã từng giữ nhiều chức vụ trong các tổ-chức hành-pháp quan trọng hơn chức-cụ dân-biểu. Khi được hỏi, LS Tuyên giải thích rằng quyết định tranh cử vào quốc-hội nhằm mục đích để tạo một cái thế đối-lập hợp-hiến hợp-pháp với chính-phủ quân-nhân và để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính-trị công khai với Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam (MTGPMN) mà ông tiên đoán rằng dù muốn hay không tình hình đất nước đòi hỏi một giải pháp chính trị mà phe quốc-gia bị áp lực phải công nhận vai trò của MTGPMN trong chính trường của miền Nam. Nhận định rằng chính sách của các chính-phủ quân-nhân trong thời-gian 1965-1975 đưa đất nước đến chỗ bất ổn và tình trạng này của Miền-Nam trong năm năm cuối càng trở nên trầm-trọng hơn. Trong khi đó tại Hoa-Kỳ, phong-trào phản-chiến càng ngày càng lan rộng với con số thương vong của binh-sĩ Mỹ càng ngày càng cao. Bốn năm sau khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà-Nẵng, chính sách của Hoa-Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với quyết định rút quân ra khỏi Việt-Nam bằng mọi giá. Vào năm 1969, lần đầu tiên số binh sĩ Hoa-Kỳ không tăng lên mà còn giảm đi 60,000 người, xuống còn còn 480,000 người [26]. Sau đó việc giảm quân số tiếp tục. LS Tuyên tin-tưởng rằng giải pháp trung lập hóa miền Nam là một giải-pháp thực tiễn, khôn ngoan và khả thi ở thời điểm đó để cứu vớt tình thế, mở đường cho quân Mỹ rút khỏi miền Nam, tránh sự tàn phá thêm của chiến tranh, tái lập hòa-bình cho Việt-Nam.
Ngày 28.1.1973 Hiệp-Định Paris được ký-kết đòi hỏi thành lập tại miền Nam Việt-Nam một chính phủ liên-hiệp gồm ba thành phần: chính-phủ VNCH, chính phủ Cách-Mạng Lâm Thời của Mặt Trận GPMN và lực lượng thứ ba [27]. Hai năm sau (1975) giải pháp trung-lập của Pháp mang ra thử nhưng đã quá trễ. Ngày 28.4.1975, sau khi đi dự lễ nhậm chức Tổng-Thống của Tướng Dương-Văn-Minh tại Dinh Độc-Lập trở về với tư cách Trưởng Khối Đối Lập của Hạ Viện, LS Tuyên đã nói với một người đồng chí của mình như sau: "Lá bài trung-lập của Trần-Văn-Hữu không thành, Pháp đã thất bại. Con cờ Dương-Văn-Minh chỉ là ngày giờ! Chuyện lỡ rồi, bàn cờ đã bị xóa. Chúng ta đã thua trận! Chúng ta là nạn nhân của các siêu cường vì chúng ta ngu dại! Thật đáng tiếc" [28]. Đây không phải là lần đầu tiên LS Tuyên chứng tỏ sự hiểu biết về chính trị và thời cuộc. Vào năm 1970, Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ ngỏ ý muốn được giới thiệu ra tranh cử chức tổng-thống, LS Tuyên đã tuyên bố: "Đây là một trò chơi dân chủ. Mỹ sẽ đưa Nguyễn-Văn-Thiệu lên làm tổng-thống" [29].
Trong mùa xuân 1972, ba sư-đoàn CSBV đã thử lửa trong cuộc tấn công vào Kontum từ tháng 4.1972 đến tháng 7.1972 [30] cùng một lượt với cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng-Trị và An-Lộc với tổng-cộng thêm chín sư-đoàn ở hai mặt trận này, một cuộc trắc nghiệm đầu tiên về kế-hoạch Việt-Nam hóa chiến-tranh, trong khi cuộc hoà-đàm ở Paris đang tiếp diễn [31]. Năm 1974, nhắc lại chiến-lược của Tướng Võ-Nguyên-Giáp là ưu-tiên dành quyền kiểm-soát Cao-Nguyên, LS Tuyên báo-động các giới chức quân-sự là Cộng-Sản Bắc-Việt (CSBV) có thể sẽ đánh Ban-Mê-Thuột. Quả thật, trận chiến then chốt này thực tế xẩy ra vào 4.3.1975 – 3.4.1975 trong chiến dịch Tây-Nguyên [32] mở đầu cho sự suy sụp toàn bộ của miền Nam Việt-Nam vào ngày 30.4.1975. Vào những năm 1952-1954, LS Tuyên đã làm cố vấn về cả hai phương diện chính-trị và quân-sự cho Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc và tướng Trình Minh Thế với chức Đại Tá Quân Hàm. LS Tuyên được cử vào trong Ủy-Ban Quân-Sự của phái-đoàn QGVN tại Hội-Nghị Genève 1954 cũng vì sự hiểu biết quân-sự của mình. Cuốn sách "Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954" của LS Tuyên đã trình bầy rất đầy đủ về thế trận, vị trí đóng quân và tiến quân của các phe liên hệ.
Tình Bạn Với Tướng Võ Nguyên Giáp
Ô. Võ Nguyên Giáp, xấp xỉ tuổi của LS Tuyên, sinh vào năm 1912 tại làng An Xã, tỉnh Quảng-Bình, một vùng nghèo nhất nước dưới thời Pháp đô-hộ. Ô. Giáp bắt đầu học tại trường Quốc-Học Huế vào năm 1924, cùng trường với các ông Hồ-Chí-Minh và Ngô-Đình-Diệm. Sau khi đậu tú-tài ở Huế, ô. Giáp ra Hà-Nội, học một năm tại trường Trung-Học Albert Sarraut, rồi sau đó theo học trường Đại-Học Luật Khoa Hà-Nội và tốt nghiệp cử nhân vào năm 1937. Sau đó Tướng Giáp tiếp tục học thêm một năm cao-học [33]. Trong khoảng đầu thập niên 40, ô. Võ-Nguyên-Giáp và người bạn đồng nghiệp Trần-Văn-Tuyên cùng dậy học tại trường Tư-Thục Thăng-Long. Ô. Giáp chuyên dậy về sử-ký và địa-dư, nhưng lại ham mê đọc sách về quân-sự. Hai người rất thân nhau vì cùng theo học ngành luật khoa, cùng lý-tưởng chống thực-dân Pháp. Gia-đình của hai người cũng rất thân nhau, nhưng ô. Giáp không bao giờ mê hoặc được LS Tuyên về chủ-thuyết vô-sản của Karl Marx. Có một lần ô. Bùi-Diễm đưa cho LS Tuyên coi cuốn sách Tư-Bản Luận do ô. Giáp cho mượn, LS Tuyên có nói với ô. Bùi Diễm: "Khó nghe lắm đấy. Chú đọc thì cứ đọc. Cần gì thì anh giảng cho chú nghe" [34]. Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 [35].
LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.
Sinh ở Đây Thì Chết Cũng ở Đây
Vào năm chót của nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, LS Tuyên được bầu làm Thủ-Lãnh Luật-Sư Đoàn của Tòa Thượng-Thẩm Saigon (1975). Trong những giờ phút cuối cùng các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng cũng nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại. Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ đã được ít lâu, vào ngày 29.4.1975 điện thoại về để thuyết phục cha dời Viêt-Nam. LS Tuyên đã trả lời: "Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh". Khi ô. Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần-Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia-đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình "...không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây..." Tuy nhiên LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày17.6.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây:
"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"
Khi những hàng chữ này lọt ra ngoài lãnh thổ VN và xuất hiện trên các báo chí ngoại quốc, Ký giả Theodore Jacqueney trên trang nhất của tờ báo New York Times ra ngày 17.9.1976 đã gọi LS Tuyên là "Solzhenitsyn của Quần Đảo Ngục Tù Việt Nam" (Solzhenitsyn of Vietnam's Gulag Archipelago). Đến ngày 5.10.1975, nhà cầm quyền Hà-Nội đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức. Đến tháng 4.1976 LS Tuyên được di chuyển bằng máy bay ra miền bắc và bị giam trong trại Hà Tây sau này đổi tên là Hà Sơn Bình. LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26.10.1976. Khi qua Pháp vào tháng 6.1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên bố là ô. Trần-Văn-Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận thế giới. Năm 1977, Hội Ân Xá Quốc Tế tuyên xưng LS Tuyên là một tù nhân lương tâm. Đến ngày 19.5.1978, tòa Đại Sứ Hà-Nội tại Hòa-Lan chính thức trả lời các tổ chức nhân quyền quốc tế là ô. Trần-Văn-Tuyên đã chết vì băng huyết ở trong não bộ. Trong số những người chứng kiến và đã mô tả cái chết đột ngột của LS Tuyên đã di tản khỏi Việt-Nam và đã sống ở hải ngoại là các ông Phan Vỹ, Thái-Văn-Kiểm [36], BS Trần Vỹ [37] và BS Nguyễn-Văn-Ái [38].
Kết-Luận
LS Trần-Văn-Tuyên đã dành cả cuộc đời của mình để tranh-đấu cho nền độc-lập của đất nước và quyền tự do và hạnh-phúc của dân-tộc. Một cuộc tranh-đấu bền bỉ, mãnh-liệt, nhưng lại ôn hòa dựa trên căn bản dân quyền và nhân quyền, lấy ngòi bút, tiếng nói, diễn đàn quốc-hội và luật-pháp làm công cụ để đấu-tranh. Chỉ tiếc rằng khi chết đi, ước mộng của ông chưa thành. Sự ra đi của LS Tuyên là một mất mát to lớn cho tổ quốc Việt-Nam. Ông đã để lại trong lòng mọi người, cả bạn lẫn thù, một niềm tôn-kính sâu sa. Ông đã đi vào lòng đất mẹ do sự chọn lựa của chính mình, đã đi theo Nguyễn-Thái-Học và để lại tấm gương oai hùng muôn đời cho các thế-hệ mai sau. Tác giả xin mượn lời nhắn-nhủ của chính LS Trần Văn-Tuyên viết trong Hồi-Ký Hội-Nghị Genève 1954 để kết thúc bài tiểu-sử này:
"Nhắc lại quãng lịch-sử quá khứ ... tôi mong các bạn nhớ bài học lịch-sử để hiểu sự việc ngày nay và chuẩn bị công-việc ngày mai, để sẵn sàng ứng phó với những biến cố lịch-sử ".
Chú thích:
[1] Nguyễn Tường
Bách là em của nhà văn Nguyễn Tường Tam, bút hiệu là Nhất Linh
trong nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn.
[2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[2] Chính-Đạo Vũ Ngự Chiêu, "Việt Nam Niên-Biểu 1939-1975", Văn-Hóa, 1996. Cũng theo tài liệu này, vua Bảo Đại vào ngày 15.6.1945 xuống dụ thành lập Hội-Đồng Thanh-Niên, chỉ định ô. Hoàng-Đạo-Thúy làm chủ-Tịch, ô. Trần-Duy-Hưng và ô. Tạ-Quang-Bửu làm Phó Chủ-Tịch.
[3] Nguyễn-Ngọc-Bích, "Trần-Văn-Tuyên và Lý Tưởng Nhân Quyền ở Việt-Nam", diễn văn đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[4] Hương-Giang Thái-Văn-Kiểm, "Việt-Nam Gấm Hoa", Làng Văn, Canada, 1997.
[5] Trần-Văn-Tuyên, "Người Khách La", Sáng Tạo, Saigon, 1968.
[6] Bà Trần-Thị-Phúc mất năm 1959 tại Saigon. Bà Phạm-Thị-Côn là người vợ thứ hai của LS Tuyên.
[7] Paul Hendrickson, "The Living and the Dead - Robert McNamara and Five Lives of a Lost War", Alfred A. Knopf Publisher, New York, 1996.
[8] Viện Vận-Động Dân-Chủ Cho Việt-Nam, "Tiểu-Sử Trần-Văn-Tuyên", Washington D.C., Mùa Đông 1988.
[9] Jean Sainteny, "Histoire d'une Paix Manquée", Amiot-Dumont, Paris 1954 (t. 171).
[10] Theodore Jacqueney,
"They Are Us, Were We Vietnamese", WorldView April 1977.
[11] Ô. Võ-Thành-Minh bị mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân, 1968 tại miền Trung.
[12] Trần-Văn-Tuyên, "Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954", Nhà Xuất Bản Chim Đàn, Saigon, 1954.
[13] Ô. Hoàng-Nguyên làm thông-dịch-viên cho phái-đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam.
[14] Xin xem xuất xứ ở chú-thích 10.
[15] Bùi-Ngọc-Lâm, Bút Ký "30 Năm Với Lãnh-Tụ Cách-Mạng Trần-Văn-Tuyên", Đặc San Vận-Động Dân Chủ Cho Việt-Nam, Washington, D.C., 1988.
[16] Tôn Thất Thiện, "Anh Tạ Quang Bửu ", Bạch Mã, Cypress - California, 1996.
[17] Ô. Ta Quang Bửu (1910-1986) từng giữ chức vụ Thiếu tướng Quân đäi Nhân Dân, Thứ trưởng Quốc Phòng và Bộ-Trưởng Bộ Đại-Học.
[18] Thành Tín Bùi Tín, "Hoa Xuyên Tuyết", Nhà Xuất Bản Nhân Quyền, Saigon Press, Irvine, California 1991.
[19] Stanley Karnow, "Vietnam : A History" , Penguin Books, New York 1997.
[20] Nguyễn-Hữu-Chung, "Nhớ Anh Trần-Văn-Tuyên", Báo Tiếng-Chuông, Montreal, Canada 5.1997.
[21] Báo chí gọi là nhóm Caravelle.
[11] Ô. Võ-Thành-Minh bị mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân, 1968 tại miền Trung.
[12] Trần-Văn-Tuyên, "Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954", Nhà Xuất Bản Chim Đàn, Saigon, 1954.
[13] Ô. Hoàng-Nguyên làm thông-dịch-viên cho phái-đoàn Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam.
[14] Xin xem xuất xứ ở chú-thích 10.
[15] Bùi-Ngọc-Lâm, Bút Ký "30 Năm Với Lãnh-Tụ Cách-Mạng Trần-Văn-Tuyên", Đặc San Vận-Động Dân Chủ Cho Việt-Nam, Washington, D.C., 1988.
[16] Tôn Thất Thiện, "Anh Tạ Quang Bửu ", Bạch Mã, Cypress - California, 1996.
[17] Ô. Ta Quang Bửu (1910-1986) từng giữ chức vụ Thiếu tướng Quân đäi Nhân Dân, Thứ trưởng Quốc Phòng và Bộ-Trưởng Bộ Đại-Học.
[18] Thành Tín Bùi Tín, "Hoa Xuyên Tuyết", Nhà Xuất Bản Nhân Quyền, Saigon Press, Irvine, California 1991.
[19] Stanley Karnow, "Vietnam : A History" , Penguin Books, New York 1997.
[20] Nguyễn-Hữu-Chung, "Nhớ Anh Trần-Văn-Tuyên", Báo Tiếng-Chuông, Montreal, Canada 5.1997.
[21] Báo chí gọi là nhóm Caravelle.
[22] Ô. Bùi-Diễm có mặt trong buổi họp ở khách-sạn Caravelle, tham dự
vào việc
soạn thảo nhưng không ký vào lá-thư gửi Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
[23] Trái với một số tài liệu đã viết sai rằng LS Tuyên bị đầy ra
Côn-Đảo.
[24] Bui Diem with David
Chanoff, "In the Jaw of History", Houghton Mifflin Company, Boston
1987.
[25] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[26] Xin xem xuất xứ ở chú thích 19.
[27] Tiziano Terzani, "Giai-Phong - The Fall and Liberation of Saigon", St. Martin's Press, New York 1976.
[28] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[29] Trích trong diễn-văn của ô. Tạ-Quang-Trung đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên Tuyên được tổ chức tại George Mason University Law School, Virginia, 1996.
[30] Lý-Tòng-Bá, "Hồi-Ký 25 Năm Khói Lửa, của Một Tướng Cầm Quân Tại Mặt Trận", 1996.
[31] Xin xem xuất xứ ở chú thích 24.
[32] Văn-Tiến-Dũng, "Our Great Spring Victory - An Account of the Liberation of South Vietnam", Monthly Review Press, New York 1977.
[33] Vo-Nguyen-Giap, "The Military Art of People War, Selected Writings of General Vo-Nguyen-Giap", edited by Russell Stetler, Monthly Review Press, New York 1970.
[34] Trích trong diễn văn của ô.Bùi-Diễm đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên được tổ chức tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[35] Korea Herald, September 27, 1972.
[36] Xin coi chú-thích số 9.
[37] P.V. Tran, "Prisonner Politique Au Viet-Nam,1975-1979" , Editions L'Harmattan, Paris, 1990.
[25] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[26] Xin xem xuất xứ ở chú thích 19.
[27] Tiziano Terzani, "Giai-Phong - The Fall and Liberation of Saigon", St. Martin's Press, New York 1976.
[28] Xin xem xuất xứ liệt kê ở chú-thích số 15.
[29] Trích trong diễn-văn của ô. Tạ-Quang-Trung đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên Tuyên được tổ chức tại George Mason University Law School, Virginia, 1996.
[30] Lý-Tòng-Bá, "Hồi-Ký 25 Năm Khói Lửa, của Một Tướng Cầm Quân Tại Mặt Trận", 1996.
[31] Xin xem xuất xứ ở chú thích 24.
[32] Văn-Tiến-Dũng, "Our Great Spring Victory - An Account of the Liberation of South Vietnam", Monthly Review Press, New York 1977.
[33] Vo-Nguyen-Giap, "The Military Art of People War, Selected Writings of General Vo-Nguyen-Giap", edited by Russell Stetler, Monthly Review Press, New York 1970.
[34] Trích trong diễn văn của ô.Bùi-Diễm đọc trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm cố LS Tuyên được tổ chức tại George Mason University, Law School, Virginia, 1996.
[35] Korea Herald, September 27, 1972.
[36] Xin coi chú-thích số 9.
[37] P.V. Tran, "Prisonner Politique Au Viet-Nam,1975-1979" , Editions L'Harmattan, Paris, 1990.
[38] Văn-Uyên (Nguyễn-Văn-Ái), "Luật Sư Trần-Văn-Tuyên - Tấm Gương Bất
Khuất", trong Thư Mục Y Giới.
No comments:
Post a Comment