Tuesday, October 23, 2012
GS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG *HỒI KÝ I
Huế
Viện Đại Học
Cha Luận
và chúng tôi...
Nguyễn Văn Trường
Huế, trong hồi ức của tôi, qua suốt ba thập niên dài,
1945 - 1975, là Huế của những biến cố, những biến động, của những huy hoàng và
tang thương. Cho đến 54, Huế là cơ ngơi của Nguyễn triều, sống với niềm kiêu
hãnh của một đế đô, có chật hẹp, có tù túng, nhưng gạo vẫn trắng, nước vẫn
trong. Thành-phố của bình an và lặng lẽ. Nam Kỳ, tuy xa lạ với Nguyễn
Triều suốt non một thế kỷ, vẫn nhìn Huế là Thủ Đô. Nhà Vua là linh hồn của
giang sơn gấm vóc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Rồi ông Bảo Đại đi, ông Diệm
về, Huế cũng vẫn là xứ sở của một triều đại mới, và vẫn được nuông chiều. Huế
chỉ thực sự đi vào dâu bể của lịch-sử từ những năm sau 63.
Năm đó, khởi đầu bằng một cuộc
cách-mạng, Huế lần hồi trở thành thành phố của hận thù, của tranh chấp, của
những cơn sốt chính trị. Cha, thầy, sư sải, quốc cộng, sinh-viên, chợ Đông Ba,
lên đường, xuống đường. Rồi Mậu Thân 68, cuộc thãm sát. Rồi mùa hè lửa đỏ 72,
Quảng Trị thất thủ, Huế trở thành vùng địa đầu giới tuyến. Phập phòng lo âu.
Rồi tháng 3, 75. Cuộc rút quân thê thãm. Từ đó Huế như đi khỏi đời tôi. Hay nói
một cách khác, tôi sợ, mỗi khi nghĩ về Huế.
Nhưng đó là chuyện cũ. Từ đó đến nay, cũng đã thêm gần
một phần tư thế-kỷ trôi qua. Tôi bây giờ đã già, lòng đã lắng xuống, để có
những cái nhìn chín chắn hơn. Tôi bây giờ đã biết nói tới, nói lui, đã biết
nhìn xuôi, nhìn ngược. Trong một tâm trạng hồi niệm, tôi muốn viết về Huế của
một giai-đoạn ngắn ngũi, từ 57-63, mà chúng tôi thường gọi là giai-đoạn phát-triễn
đại học. Tôi muốn nói về Huế của những năm bừng lên trong một khí sắc mới, nói
đến sự hình thành của đại-học Huế, nói đến Cha Luận, nói đến lũ trẻ chúng tôi,
không sợ trời, không sợ đất, khuấy động cái yên tĩnh của thành phố lặng lờ như
giòng Hương giang đó. Tôi
muốn nói một chút về phần đời của tôi và cái hạnh phúc nhỏ của riêng tôi, nhỏ
mà thật bền, mà tôi đã tìm được trong thời gian 6 năm ở Huế.
Phải thành thật thú nhận, khi nhận sự vụ lệnh ra dạy ở
Viện Đại-học Huế, cả gia đình, mẹ tôi và các anh chị tôi, không ai vui. Riêng
tôi, tuy có cái thú phiêu lưu nơi đất lạ, nhưng nghe nói về Huế, thật không có gì hấp dẫn cuốn lôi. Huế là
một nước khác, ngoài nước Nam-kỳ. Huế xa xôi. Huế tù túng, chắc không hợp với
một thằng người nam, thích ăn tục, nói lớn, không có ý niệm về quyền uy, thứ
bậc của triều đình mà âm vang vẫn còn đâu đó trong các giai-tầng xã hội Huế.
Đại-học thời tân lập, mới hiện-diện trên giấy tờ. Ông Viện-Trưởng lại là một
ông cha, cha Cao Văn Luận. Ngày đó tôi còn trẻ lắm, chưa biết sống theo lề
luật, chưa biết tôn-trọng những giá trị tinh-thần, nhất là những giá trị
tinh-thần có tính áp đặt tôn giáo. Tôi không rõ học với ai hồi nào, nhưng trong
tôi đã có một thành kiến rất mạnh về các nhà tu: học không xong, cua gái, gái
chê, nên mới đi tu. Ngày còn nhỏ, tôi vẫn tin, sáng sớm ra đường gặp ông lục[i] là cả ngày xui không thể tả. Tôi là
một thứ Lệnh Hồ Xung. -Lạy các
cha, các thầy, tha cho con, tha cho những vọng tưởng, vọng ngôn, vọng ngữ tồi
tệ, không xứng đáng này.
Vậy là tôi ra Huế, và ở lại nơi này 6 năm, từ 1957, ngày
viện đại-học mới thành-lập, cho đến 1963, khi viện đã trở thành một định chế
văn hóa vững chắc. Tôi rời Huế, vào Sài-gòn, nhận nhiệm-vụ mới. Tôi đi, mang
theo một người Huế bên tôi, mẹ của mấy đứa con tôi, và bây giờ là bà ngoại của đứa cháu suốt ngày gọi
tôi: ”Ông Ngoại! Ông Ngoại!”. Huế không còn là Huế của những ngày tôi mới đến,
Huế đã là một phần đời của tôi.
Với Viện Đại-Học Huế, với những em sinh-viên, học trò của
tôi, tôi mang theo như những hành trang trân quý, mang theo cho đến bây giờ.
Với cha Luận, cái nhìn của tôi thuở ban sơ và bây giờ
cũng khác đi nhiều. Cha là người linh mục độc nhất làm viện-trưởng một viện
đại-học công lập. Nếu giáo sư Nguyễn
Quang Trình là ông Viện-Trưởng đầu tiên, có công hóa giải sự chống đối việc
thành lập Viện-Đại Học Huế của một số khoa bảng Sài gòn lúc bấy giờ thì cha
Luận là ông Viện-Trưởng đã xây dựng và hình thành những cơ sở chính yếu của Viện Đại Học
Huế: khởi đầu là trường luật, văn-khoa, khoa-học, sư phạm. Sau đó thêm trường
y. Tôi có lắm dị đồng với cha viện-trưởng của tôi, nhất là trong mấy niên học
đầu. Dị đồng, và mâu thuẩn, ở cái nhìn, cách hành sử. Cha là nhân-vật nhiều
người bàn cãi nhất ở Huế trong giai đoạn đó. Người không thích cha thường
nói:"Cha Thích[ii],
chết về trời; cha Luận chết,..kẹt..dưới thế gian." Tôi nghĩ, vốn dĩ là con người, thì
không ai là thánh, không ai hoàn hảo. Thiện ác, chánh tà, thời cũng do bởi ở
tiêu chuẩn người đời đặt ra. Thương ghét, cũng tùy chủ quan được, mất của một
người. Hôm nay, tôi viết về cha, lời viết sẽ không mang tính phán đoán.
Hôm nay, viết về Cha, tôi phân vân giữa hai từ: ngài hoặc
cha. Có sự kính trọng người quá cố, nhưng không chỉ có bấy nhiêu. Tôi không
viết một bài điếu văn để đọc tưởng niệm. Tôi chỉ muốn ghi lòng mến thương, và
sự kính trọng chân thành từ trong sâu xa của tôi đối với Cha. Buổi đầu, trong
giao tiếp hàng ngày, tôi xưng con và gọi ngài là Cha. Tôi không là người
Ki-Tô-Giáo, nhập gia thì phải tùy tục, nên cũng có lắm ngở ngàng, lâu dần mới
quen được với cách xưng hô đó. Bây giờ, tôi cũng chỉ muốn gọi ngài là cha, cha
Luận, nhưng là do lòng kính mến.
Tôi cũng sẽ viết về Huế, viết về ngôi trường, viết về
những đồng nghiệp, đồng sự, về những người sinh viên Huế, đến từ cái duyên
tương ngộ với Cha.
Cha Luận là người đầu tàu, người tiên phong, lãnh-đạo
trong việc xây dựng một viện đại-học công cho cả miền Trung Việt.
Ngài là người cho tôi duyên lành tương ngộ với cảnh đẹp,
người đẹp của sông Hương, núi Ngự. Huế với tôi, đã trở thành là thơ, là mộng,
là tình yêu, là tình người; tình người đồng sự, tình sư đệ, tình bạn. Huế mở đầu cho tôi một cuộc dấn
thân, một tiến trình trách nhiệm, học hỏi, trăn trở, lo âu, sợ hãi, và hi vọng.
Huế, cảnh vật hiền lành, con người tao nhã, lễ nghi. Huế
như một tiểu thơ, e ấp trong phòng the, mà lại muốn mọi người phải biết đến,
phải trân trọng, không phải chỉ trong cái nhất thời, mà cả suốt chiều sâu
lịch-sử. Huế muốn chuyển mình theo cuộc sống mới, mà vẫn muốn giữ nguyên nét cổ
kính cố hữu không tìm thấy ở một nơi nào khác. Cho nên, viễn khách có bị cuốn
lôi bởi nét tịch mịch, nên thơ của Huế, thì đồng thời cũng có chút khó chịu về
những vẽ vời nghi thức. Người Huế không nói ăn, ngũ. Nói vậy là thô. Người Huế
nói xơi, thời, ngơi, nghỉ. Cô gái Huế không mấy khi đầu trần, nhìn thẳng. Cô
nhìn xuyên dưới vành nón lá, làm cô thêm vẽ thơ ngây, xinh đẹp. Lời không nói
hết ý tình của Huế, vì lời không tải được hết ý, hết tình. Không hiểu được Huế
nếu không hiểu ngôn ngữ của dấu hiệu, cử chỉ, thái độ, những biểu hiện trên
gương mặt, trong ánh mắt, qua hơi thở nhẹ, hay trong tiếng cười thoảng.
Cứ nhìn những nét mâu thuẫn trong đời sống, trong cung
cách của những con người xứ Huế... Từ sáng đến tối, cả một sư đoàn các cô, các
bà bán bún bò, bánh canh, bánh nậm, cơm hến... đi khắp phố phường, đường hoàng
trong chiếc áo dài cố hữu, có những mãnh vá, có chỗ bạc màu, có bụi đường, có
mồi hôi, như thách thức với tiết trời nóng nực của mùa gió Lào, như nhắn nhủ
phải gìn giữ cái nếp, cái nền, cái phong, cái cách.
Tôi nhìn thấy Huế như thế đó.
Tôi đến Huế như một kẻ lạc loài, ngây ngô, hoang dại.
Không giống ai trong cách ăn mặc, trong cử chỉ, thái độ, ngôn từ. Sự ân cần của
các vị đồng sự[iii] có thể là một việc đương nhiên trong
tập tục xứ thần kinh: trọng kẻ sĩ. Điều
này cho tôi một khích lệ vô cùng lớn, nhưng cũng lắm ngại ngùng lo âu. Tôi ngại
không đáp ứng được những yêu cầu, những mong đợi của sinh viên, của phụ huynh,
của các bạn tôi, nói chung của người dân xứ Huế. Tôi đâu muốn làm kẻ sĩ, hay
đóng vai kẻ sĩ. Tôi còn quá trẻ. Tôi chỉ là một giảng nghiệm viên[iv],
và mong muốn có một cuộc sống bình thường. Chỉ mới vài tháng trước, chớ đâu lâu
lắc chi, tôi còn đi học, đi thi, còn làm giám thị nội trú cho một trường trung
học, còn dạy mỗi tuần tám tiếng cho một trường trung-học ở Pháp để kiếm sống.
Giờ đây, bỗng nhiên trở thành quan trọng, được đứng lớp dạy Toán Học Đại Cương,
Toán Lý Hoá, Năm Thứ Nhất Trường Đại Học Sư Phạm; đôi lần được hứa hẹn sẽ là
một ông quyền Khoa Trưởng; tương lai thật “xáng lạng”. Tuy nhiên, lúc bấy giờ,
tôi lại nhìn sự việc tối tăm hơn. Thư viện quá thô sơ, lai rai vài quyển sách
cho học trò. Ngoài phố, lơ sơ mấy tiệm sách nghèo nàn, nghèo như người học trò
xứ Huế. Đồng nghiệp cùng chia nhau công việc dạy toán, chỉ có một: anh Nguyễn
Văn Hai[v].
Cả hai đều là cá mè một lứa. Trên không có thầy, dưới không phụ tá, vì giảng
nghiệm viên là cấp bậc thấp nhất đếm từ trên xuống trong đẳng cấp đại-học, và
trong hầu hết các khoa, là bậc cao nhất từ dưới lên, trong trạng huống không
mấy bình thường của Đại Học Huế buổi đầu.
Còn bên ngoài, nói chung Huế hiền mà không hiền. Thành
phố nhỏ, đi xuống, đi lên, chỉ có hai con phố. Bên dưới cái trầm yên, tĩnh mịch
ấy, là những cơn sóng. Dễ mà khó, cái khó gấp trăm lần những cơn giông bảo gào
thét của miền Nam. Huế có Tổng Thống, có “Ông Cậu”, có Đức Tổng Giám Mục, có
Thượng Tọa Trí Quang, Thiện Minh, Trí Thủ,... Huế còn là cái nôi của chế độ[vi].
Nhưng Huế có những dồn
nén...Huế nghèo, Huế cũng là nôi của những tham vọng của
những người làm tôn giáo, làm chính trị. Nhưng cũng vì đó mà Huế đáng thương
biết bao nhiêu, cũng cơ cực biết bao nhiêu, thiệt thòi biết bao nhiêu. Và việc
mở một trường đại-học cho những con người cần cù, hiếu học vào lúc đó, âu cũng
là một đền bù. Chỉ tiếc rằng trong lúc mọi nguời đang chăm lo mở mang cuộc sống
của người dân Huế, trong lúc mà viện đại-học đang trên đà phát triển, thì bỗng
dưng Huế lại phiêu lưu vào những đấu tranh chính trị, dành dựt phe phái, làm cho cuộc sống đã khó
khăn, trở nên khó khăn hơn gấp bội. Âu đó cũng là mệnh trời.
Có lẽ vì Huế là vậy mà đông đảo những người con của Huế
tìm phương lập nghiệp ở những nơi khác. Thoảng hoặc họ có trở về, cũng chỉ để
thăm viếng, cúng kÿ mà thôi. Huế đi để mà nhớ, chứ không phải sống để mà
thương. Cha Viện Trưởng, vài năm trước khi thành lập Viện Đại Học Huế, đã có kế
hoạch trồng người. Cha gởi nhiều học trò giỏi đi du học. Muốn là giáo chủ, khai
đạo, phải có tông đồ. Nhưng tông đồ của cha, người đi thì có, người về không
mấy ai. Cha tự an ủi: “Ở Sài gòn, tức là thủ đô thời bấy giờ, quí vị ấy giúp Cha nhiều hơn.”
Và cũng vì thế, cha phải tuyển các hộ pháp, thời quân, sứ
giả của cha ở nhiều nguồn khác nhau: tại chỗ, Sài gòn, Pháp, Anh, Mỹ, Đức,
Bĩ,..và đa số thì rất trẻ. Bên những bậc cha anh--như Cụ Nhu, Cha Thích--bọn
trẻ học hỏi và trưởng thành. Tôi bỗng dưng trở thành thời quân của Cha. Cũng
tội cho tôi. Nhưng tôi đã được đền bù. Cuộc đời tôi nhờ đó mà đi lên.
Triều đình của Cha lúc bấy giờ có: Lê Khắc Pho[vii],
“Tổng Bí Thơ” và một “Ban Bí Thơ Trung Ương” gồm toàn những hiền tài, quí ông,
bà: Đỗ Ngọc Châu, Trần Đinh, Mệ Viễn Dung, Đinh Văn Kinh, Trần Thị Như Chương,
Bùi Trí, Nguyễn Văn Thùy, Tôn Thất Quỳnh Thọ, Paul Vogle, Lương Hoàng Phiệt,
Nguyễn Bính... Nói chung, nhân sự tương đối khá mỏng và hầu hết đều là bậc
trưởng lão. Thế nhưng, sự hiểu biết, lòng tích cực và chân thành trong công tác
đã giúp cho Viện Đại Học qua những khó khăn lớn nhỏ của thuở ban đầu. Chí đến
ngài “Tổng Bí Thơ”, với một bên ngoài khắc khổ và khắc khe, và lúc nào cũng đạo
mạo trong âu phục, chẳng mấy khi rời cái áo bành tô, như sợ lạnh, nhưng thật
sự, không “lạnh chân”, “lạnh cẳng”, không
ngại khó như dáng vẽ của anh. Lòng anh lúc nào cũng nhiệt tình với đồng nghiệp,
với sinh viên, với sự mở mang của Viện.
Viện Đại Học Huế thành lập do Sắc Lệnh ngày 1 tháng 3
1957 (SL 45/GD, do Bộ Trưởng Nguyễn Dương Đôn ký), và khai giảng vào tháng 9,
1957.
Về việc sáng lập Viện Đại Học Huế, giáo sư Nguyễn Văn Hai
có viết[viii]:
“...Số là sau khi mới về Việt Nam nhậm chức, ông Ngô Đình
Diệm ra Huế. Lẽ tất nhiên
ông ấy cần một sự tiếp đón nồng hậu của dân Huế nói chung và của học sinh Huế
nói riêng. Linh Mục Cao Văn
Luận lúc bấy giờ là giáo sư Triết học tại trường[ix].
Ngài năn nỉ tôi tổ chức diễn hành tiếp đón. Tôi bàn với một số giáo sư, trưởng
lớp và trưởng ban sinh hoạt của trường. Tất cả đồng ý đặt điều kiện là Ông Diệm
phải hứa sau này có quyền hành thời phải mở một Đại Học tại Huế để con em miền
Trung nghèo có cơ hội cầu tiến. Lời
yêu cầu cũng vừa hợp ý ông Diệm. Sau khi được đoan chắc như vậy, chúng tôi mới
mặc đồng phục quần trắng có thắt cà vạt xanh lơ mang biểu ngữ đòi mở Đại Học
Huế đi hàng lối chỉnh tề diễn hành chào đón. Sau đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm giữ
lời hứa cho mở Đại Học Huế mặc dầu có sự phản đối dữ dội của các vị khoa bảng ở
Sài gòn. Đại học Huế được thành lập, con em miền Trung có chỗ trau dồi chuyên
môn, và nhiều lớp sinh viên tốt nghiệp đã góp công xây dựng nước Việt Nam.”
Trực thuộc Viện có Viện Hán Học, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật
và các Khoa: Văn Khoa, Khoa Học, Sư Phạm, Luật Khoa, Y Khoa[x].
Nói chung cấu trúc Viện khá qui mô.
Triều đình mõng. Lực lượng sứ giả truyền giáo lúc bấy giờ
cũng rất mỏng so với qui mô
các khoa viện, trường trực thuộc. Một số lớp trường Khoa Học, Văn Khoa và Sư
Phạm được ghép học chung, một số giáo sư được mời từ Saigòn ra dạy, vì thiếu
nhân viên giảng huấn.
Sau đây là danh sách quí vị Khoa Trưởng và Giám Đốc đầu
tiên của Viện Đại Học Huế:
Văn Khoa: Ông Lê Văn Diệm
Khoa Học: Bs. Vũ Đình Chính, Ông Trần Văn Bé.
Sư Phạm: Ông Lê Văn
Luật Khoa: Bà Tăng Thị Thành Trai, Ông Phan Văn Thiết.
Y Khoa: Ông Lê Tấn Vĩnh, Ông Lê Khắc Quyến.
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật: Ông Tôn Thất Đào
Viện Hán Học: LM Nguyễn Văn Thích.
Ban Giảng Huấn của những năm đầu của các khoa, trường,
viện: Trần văn Bé, Nguyễn Thị Bão Xuyến, LM Urbain, Lê Thanh Minh Châu, Tôn
Thất Đào, Lê Văn Diệm, Sư Huynh Ferdinand, Nguyễn Văn Hai, Trần Kinh Hòa, Tôn
Thất Hanh, Hồ Thị Hường, Lê
Hữu Mục, Bùi Nam, Trần Quang Ngọc, LM Nguyễn Phương, Cụ Nhu, Lê Đình Phòng, Lê
Khắc Quyến, Phan Xuân Sanh, Krainick, Trần Nhật Tân, Trần Văn Tấn, LM Nguyễn
Văn Thích, Bùi Hòe Thực, Nguyễn Toại, Tăng Thị Thành Trai, Nguyễn Hữu Trí,
Nguyễn Văn Trung, Nguyễn văn Trường, Lê Tuyên, Lê Văn, Lê Bá Vận, Nguyễn văn
Vĩnh, Lê Trọng Vinh, Trương Đình
Ý, Lê Yên,......
Ban Thỉnh Giảng
của những năm đầu: Đặng Đình Áng, Nguyễn Chánh, Trương Văn Chình, LM Trần Thái
Đỉnh, Âu Ngọc Hồ, Phạm Hoàng Hộ, Trương Bữu Lâm, LM. Lê Văn Lý, Lê Tôn Nghiêm,
Từ Ngọc Tỉnh, Nguyễn Quang Tuân, Thái Công Tụng, Bùi Quang Tung, Phạm Việt
Tuyền, LM Thanh Lảng, Lê
Tài Triển...
Nghĩ cho cùng người sứ giả hữu hiệu nhất để giới thiệu
Viện Đại Học Huế chỉ có thể là các sinh viên của Viện. Rời khuôn viên đại-học,
họ tung cánh bay đi. Họ là quân nhân, là công nhân viên chức, là giáo chức,
luật sư, bác sĩ, hành nghề tự do. “Họ đã góp phần xây dựng nước Việt nam.”[xi].
Hiện nay họ rải rác khắp năm châu, và hầu hết đều minh chứng một cá tính, một
khả năng đáng kính phục.
Tôi may mắn được sớm biết Tiến Sĩ Dzương Đức Như[xii],
giáo sư Anh Văn, học giả, nghiên cứu Hán, Nôm, hát chèo, hát nói, thật đa tài,
Tiến Sĩ Ngô Đồng, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Quảng Đà, Tiến Sĩ Nguyễn Đức
Kiên, nguyên là Khoa Trưởng Trường Đại Học Sư Phạm Huế, Bác sĩ Trần Đình Tùng,
nguyên Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Triều Châu, Tiến sĩ Võ Văn Thơ, hiện nay là
giáo sư của một Đại Học Canada.
Tôi có duyên
học đạo với Ni Sư Trí Hãi
trong một thời gian khá dài. Và khi đến Houston được duyên may tương ngộ với Bác Sĩ Nguyễn Văn Thuận[xiii].
Tôi không những được thưởng
thức văn của Từ Nguyên, Trần Hoàng, mà còn đàm thoại, đổi trao cái nhìn
về thế sự. Có khi tôi nhờ
Từ Nguyên, đọc, góp ý, giúp cho lời văn của tôi trôi chảy, mạch lạc hơn. Từ
Nguyên, Trần Hoàng có một thể văn đa dạng có cái sắc bén của ngòi viết đấu
tranh, có cái trung thực của con người cầm bút. Khi nói về tình, tình mẹ, tình cha
con, tình chồng vợ, tình anh lính chiến, tình quê hương, Từ Nguyên có thể làm
cho người đọc dễ sa nước mắt. Tôi có cái duyên tương ngộ với những con người
nhiều khả năng, nhiều sắc thái đặc thù, hơn hẳn các thế hệ đàn anh trong nhiều
bình diện.
Và còn nhiều người khác nữa.
Tên của họ: Bùi Thị Ấu Lăng, Bùi Xuân Diêu, Phan Bang,
Trịnh Viết Bách, Nguyễn Mộng Giác, Lê Thanh Hà, Tôn Thất Hà, Phạm Hòa, Đoàn Khoách,
Hồng Khuê, Nguyễn Phụng Hoàng, Nguyễn Văn Hường, Trương Thị Lệ Khanh, Trương
Thị Kim Sa, Nguyễn Ký, Nguyễn Khắc Lãng, Nguyễn Phú Liễm, Lê Thị Liên, Tôn Thất
Liệu, Vương Thúy Nga, Nguyễn Nhuận, Hồ Thanh Phác, Tôn Thất Quÿ, Tôn Quang
Sung, Nguyễn Bá Tiết, Tôn Nữ Tiểu Bích, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thọ, Lê
Mậu Thống, Dương Đình Tri, Lê Thị Tường Loan, Võ Văn Thơ, Trần Tuệ, Dư Tế Xuân,
Vĩnh Quyền, Vĩnh Thiều, Nguyễn Gia Ứng... Gặp lại họ, gương mặt, mái tóc họ đã
có nhuộm chút nét thời
gian, nhưng mỗi người đều có một nét đẹp riêng, nói lên những khả năng, nghị
lực, cá tính, ẩn tàng đâu đó như cái đẹp cố hữu của xứ thần kinh.
Và còn biết bao nhiêu người tôi muốn nhắc tên.
Tên tuổi họ có thể không nói nên nhiều. Nhưng với tôi,
như gắn liền khắc cốt. Cũng dễ hiểu vì cuộc sống thầy giáo của tôi khi về nước
bắt đầu với họ. Cho nên, tôi không thể quên một Châu Khắc Túy, nhỏ người, thư
sinh, rất vui nhưng cũng rất liếng láu, chuyên viên “câu giờ”, mà tránh được
mọi khắc khe của kỷ luật thời bấy giờ. Được biết anh không còn nữa, anh là nạn
nhân của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân. Ngay hai năm đầu, hai sinh viên của tôi,
một ở ban Toán cấp tốc, một ở ban Lý Hoá, viết thơ, ghi rõ tên họ và địa chỉ
quở rằng tôi quá nóng tính, mà nóng tính thì chẳng dạy “mô tê”[xiv] gì được; chỉ làm cho người học rối
rắm, chẳng học được “mô tê” gì.
Tôi tìm gặp ở các em cái đẹp đặc thù ấy.
Tôi học ở các em sự khiêm cung, độc lập, thẳng thắn, chân
tình, cần cù chịu khó và trách nhiệm.
Tôi học ở các em nghề dạy học, học sống trong tình sư đệ;
nhờ các em tôi học tình đồng liêu, tình quê, tình người. Nhưng chắc chắn không
chỉ là có bao nhiêu đó. Thật khó mô tả cái đa dạng, đa màu, những cảm nhận của
một thời, thành lời, thành ý.
Sáu niên học ở Viện Đại Học Huế (1957-1963), bể dâu lắm
chuyện. Nhưng đặt thù cho giai đoạn “lập quốc” này, thiết nghĩ các sự việc sau
đây là nổi bật nhất:
Trong một chừng mực nào đó, Viện Đại Học độc lập đối với
các đảng phái chính trị, tôn giáo và tự trị đối với chính quyền. Tự trị và độc
lập là hai từ lớn. Nếu không nói rõ nghĩa thì hoặc chúng trống nghĩa hoặc có nhiều nghĩa nên dễ
ngộ nhận.
Theo văn bản, thì Viện Đại Học tùy thuộc Bộ Giáo Dục. Cụ
thể như sau đây:
“Về học vụ, sự thành lập các khoa, trường, ngành học, văn
bằng, chứng chỉ phải do Bộ Giáo Dục chấp thuận.
Về nhân viên, việc tuyển dụng, lương bổng, thăng thưởng,
sa thải phải do Bộ Giáo và Tổng Nha Công Vụ chấp thuận.
Như vậy, về hành chánh,Viện Đại Học trực thuộc Bộ Giáo
Dục, và có thể bị chi phối bởi Bộ Giáo Dục và Tổng Nha Công Vụ.
Tuy nhiên, trong thực tế, chúng tôi không cảm thấy một
sức ép nào từ những cơ quan nêu trên. Sự
duyệt y các kết quả thi cử, các văn bản thành lập phòng ban, v.v. có khi là cần thiết. Tự trị không có
nghĩa là không luật pháp. Nhà nước cung cấp ngân sách cho Viện, sự biện minh
các chi tiêu, sự kiểm soát đương nhiên là cần thiết. Có điều là khi mình thấy
thong dong trong luật pháp, mình không cảm nhận bị buộc ràng, gọi như thế là tự
trị, một sự tự trị thực tế, chủ quan và
tương đối.
Viện đứng ngoài mọi đảng phái chính trị kể cả đảng chính
quyền, các tổ chức tôn giáo. Gọi như thế là độc lập. Nhưng trên hết, tư trị và
độc lập của nền giáo-dục đại-học nằm ở chỗ tự do truyền bá, phát huy, và thu nhận
của giáo chức và sinh viên. Lẽ dĩ nhiên là trong một giới hạn khả chấp. Điều
này là một giá trị hiễn nhiên của nền giáo dục Miền Nam, và là một điểm son của
chế-độ.
Sứ mạng, nhiệm vụ, mục tiêu, đường lối của Viện Đại Học
được minh định rõ trong những văn bản mà đôi bên, chính quyền và viện đại học
đều nghiêm túc tôn trọng.
Từ nào cũng có nhiều nghĩa, tùy cái nhìn chủ quan của mỗi
người. Cho nên, những văn bản có thể giải thích khác nhau, và trong việc này
đôi bên đều tỏ thiện chí, và biết tương nhượng trong những giới hạn của khả
năng của đôi bên.
Giáo dục là đường dài. Cổ văn viết đó là việc trăm năm
trồng người. Nhà cầm quyền thời bấy giờ, có hiểu điều này và có dành cho chúng
tôi một sự cảm thông ít có.
Dầu vậy, vẫn có những va chạm, xung đột gây ra nhiều thử
thách. Sau đây là những thử thách mà tôi còn nhớ.
Sức ép chính trị.
Có một lần chúng tôi được rỉ tai rằng là sinh viên và
chúng tôi phải gia nhập Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, đi học và đi làm phải
mặc đồng phục màu xanh. Chúng tôi trình bày những thuận nghịch; lợi đâu không
thấy, cái hại thì vô cùng. Các Viện Đại Học Quốc Gia không thể là nôi của một
phong trào chính trị, huống chi phong trào này là tiền thân của Đảng Cần Lao
Nhân Vị. Trong bối cảnh riêng của Huế, tổ chức đại học chưa được ổn định. Phụ
huynh và sinh viên đã tõ thấu hiểu thực tế của đất nước, đã chấp nhận cái ban
sơ thiếu thốn mọi điều của Viện Đại Học. Chính trị hóa môi trường sinh-hoạt
đại-học chỉ làm cho mọi sự rối rắm thêm. Chúng tôi không thể để việc dạy, việc
nghiên cứu ngưng đọng lại, hay trở thành phụ thuộc. Chúng tôi không muốn và
không thể mang một nhản hiệu chính trị nào, để phụ huynh và sinh viên ngộ nhận
rằng chúng tôi là những con rối chính trị, hay cố tình dùng Viện Đại Học làm
bức thang cho sự nghiệp chính trị. Chúng tôi cũng không thể để học sinh mình và
chính mình bị ép buộc vào
một đảng phái chỉ vì muốn học, muốn mở rộng kiến thức, muốn có một cái nghề,
hay một sinh kế. Chính quyền cũng không thể vì nhu cầu của một khắc mà chà đạp
trên những văn bản mà chính mình long trọng lập ra chỉ vài năm trước đây. Có
người nói rằng trong chúng tôi có những con mọt, những con người muốn lập công,
muốn tiến thân trên nấc thang chính trị. Thiết nghĩ, nghĩ khác và làm khác là
việc bình thường; nhưng trong đội ngũ chúng tôi, rất khó có những con người phủ
nhận những nguyên tắc sinh hoạt nghề nghiệp của mình.
Cơn lốc qua, chúng tôi trở lại cuộc sống bình thường thuở
trước, mỗi người trở lại cái tự do chọn lựa chính trị hay phi chính trị của
riêng mình.
Một lần khác, vào dịp hè Bộ Giáo Dục tổ chức một khóa Hội
Thảo về Cần Lao Nhân Vị cho giáo chức đại học ở Suối Lồ ồ. Chỉ thị là tất cả chúng tôi đều phải
có mặt; dĩ nhiên là ngoại trừ có lý do thích đáng, nhưng bên trong qua lời lẽ
các viên chức của Bộ Giáo Dục thì không có một lý do nào chính đáng cả. Học
triết thuyết về đường lối chính sách của chính quyền chỉ có thể là một điều
tốt. Nhưng một số chúng tôi, vì cái ương ngạnh của tuổi trẻ, đã nhẹ nhàng xin
Cha Viện Trưởng ký một sự vụ lệnh tổ
chức trại hè ở Đà Lạt cho sinh viên Sư Phạm, ngay trong những ngày ấy. Ông Đổng
Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục có thúc dục bảo dẹp tất cả, để đi học. Chúng tôi không vâng dạ được, vì có nhiệm vụ
lệnh trong tay. Sau đó ông có la to, dọa lớn, tay có dơ cao, nhưng rồi lẳng
lặng rút về.
Được những điều này có thể là nhờ cái vị thế đặc thù của
Cha Viện Trưởng. Cũng có thể là nhờ thái độ của quí vị đàn anh trong Viện Đại
Học Sài Gòn. Cũng có thể là nhờ sự hiểu biết của chính quyền lúc bấy giờ. Cũng
có thể là cái hồn ma tự trị đại học ghi trong qui chế mà người Pháp để lại cho Viện
Đại Học Sàigòn còn chập chờn đâu đó trong lòng người. Cũng có thể là Bộ Giáo
Dục hay Chính Quyền chưa rãnh tay để đưa chúng tôi vào khuôn nếp. Sau mươi hôm
khủng hoảng, gió lặng, cuộc sống trở lại bình thường, nhưng tôi cảm thấy gần
Cha Viện Trưởng của tôi hơn: chúng tôi đã
cùng nhau trong một chiến tuyến.
(xEM TIẾP PHẦN II)
THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO * NHÂN DÂN
New post on quechoa.vn |
NHÂN DÂNby nguyenquanglap |
Nguyễn Trọng Tạo
NQL: Lâu lắm rồi mới lại đọc một bài thơ thật hay của bác Nguyễn Trọng Tạo. Bài này làm mình nhớ tới bài Tản mạn thời tôi sống, bài thơ đã làm khổ bác Tạo một thời nhưng đã làm cho bác sang trọng hùng dũng mọi thời
Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!
Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô
Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi
Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời
Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…
10.2012
TIN BUỒN : NS .TÔ KIỀU NGÂN KHÔNG CÒN NỮA
Nghệ-sĩ
TÔ KIỀU NGÂN
đã qua đời tại Sài-Gòn
hưởng-thọ 86 tuổi
hưởng-thọ 86 tuổi
Chúng tôi xin thành-kính chia buồn
cùng chị Tô Kiều Ngân và tang-quyến.
Nguyện-cầu cho hương-linh anh
được sớm thảnh-thơi nơi cõi vĩnh-hằng.
Thanh-Thanh (USA) & Như Trị (Australia)
Ảnh kỷ-niệm
Tô Kiều Ngân - Thanh-Thanh - Như Trị
(Huế 1947)
(Huế 1947)
-Nhà thơ Tô Kiều Ngân qua đời tại Sài Gòn
thọ 86 tuổi
SÀI GÒN (NV) -Nhà thơ Tô Kiều Ngân, một trong những người đồng sáng lập ban thi văn Tao Ðàn trên đài phát thanh Sài Gòn năm 1955, vừa qua đời ngày 20 tháng 10, 2012, tại Sài Gòn, thọ 86 tuổi.
Nhà thơ Tô Kiều Ngân, thế danh Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926, tại Huế. Ông bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ năm 1948. Tác phẩm đầu tiên của ông là kịch thơ 4 màn “Ngã Ba Ðường,” do ban kịch Sông Ô trình diễn trên sân khấu Huế.
Trong phần viết về Tô Kiều Ngân, nhà thơ Du Tử Lê từng viết: “Tuổi trẻ của ông được nuôi dưỡng trong bầu không khí trang nghiêm cổ kính của thành phố buồn, thành phố của những dấu tích xa xưa, của bao nhiêu triều đại đã hưng phế, nay chỉ còn trơ lại một nội thành với những lăng tẩm u trầm, một dòng sông Hương ‘Nông chờ’ tháng năm lạnh lùng trôi qua, biểu tượng niềm riêng, nỗi quạnh hiu của người dân xứ Huế.”Vẫn theo bài viết của tác giả Du Tử Lê, năm 1950, Tô Kiều Ngân gia nhập quân đội. Năm 1952 ông đưa gia đình vào Nam. Tại đây, ông lần lượt viết cho các báo Ðời Mới, Người Sống Mới, đồng thời cộng tác với một vài tờ báo xuất bản tại Hà Nội như Hồ Gươm, Giác Ngộ…
Năm 1955 ông cùng Ðinh Hùng và vài người nữa thành lập ban thi văn Tao Ðàn trên đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó ông cùng Thanh Nam chủ trương tuần báo Thẩm Mỹ, rồi cộng tác với Sáng Tạo, Văn Nghệ Tiền Phong, Tiểu Thuyết Tuần San v.v…Về mặt quân đội, có thời ông làm chủ bút tờ Quân Ðội bán nguyệt san (do Nha C.T.T.L . ấn hành), đồng thời chủ trương biên tập nguyệt san “Văn Nghệ Chiến Sĩ” của QLVNCH.Theo cáo phó của gia đình, linh cữu nhà thơ được quàn tại tư gia, số 57/6/4 Ðiện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Lễ động quan vào ngày 24 tháng 10
Nhà thơ Tô Kiều Ngân qua đời
Saigon: Theo các nguồn tin báo chí trong nước, nhà thơ Tô Kiều Ngân vừa qua đời vào ngày 20 tháng 10 năm 2012 tại Saigon, hưởng thọ 86 tuổi.
Tô Kiều Ngân, tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh quán ở Huế là một người có nhiều tài: ca hát, làm thơ, ngâm thơ, thổi sáo.
Trước năm 1975, ông cộng tác với ban Tao Đàn và Thi nhạc giao duyên của thi sĩ Đinh Hùng. Khi Đinh Hùng qua đời vào năm 1967, thì ông phụ trách ban Tao Đàn. Ông là thiếu tá trong quân lực VNCH, từng làm chủ bút tờ Quân Đội cũng như nguyệt san Văn Nghệ Chiến Sĩ.
Linh cữu được quàn tại tư gia tại số 57/6/4 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Lễ động quan vào ngày 24 tháng 10 và sẽ hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Ông có rất nhiều bài thơ nói về Huế như những câu sau đây trích trong bài thơ “Đưa Em về thăm Huế”:
Rất tiếc chưa đưa em về thăm Huế
Bằng con tàu chạy suốt mấy ngày đêm
Để em ngắm những rừng dừa xoả tóc
Bãi cát vàng sáng mát dưới trăng êm.
Monday, October 22, 2012
THƠ SƠN TRUNG * CON ĐƯỜNG TỰ DO
CON ĐƯỜNG TỰ DO
SƠN TRUNG
Nhiều người mơ thiên đàng
Nhưng thiên đàng không phải là nơi quyền quý cao sang
là hạnh phúc tuyệt đối
Vì có nhiều luật lệ
Ngăn cản tự do con người
Cấm đoán tình yêu lứa đôi
Và những lời nguyền độc ác
Vẫn có loài rắn độc
Cám dỗ và lừa dối
Xô đẩy con người vào tội lỗi
Và có Satan
Thường nổi loạn chống Chúa Trời
Gây những cuộc chiến chinh
Làm thế giới điêu linh...
Xin đừng mơ cõi trời
Xin đừng mơ tiên, thánh
Cõi trời cũng không là nơi hạnh phúc nhất đời
Vì cõi Trời vẫn ở trong dục giới
Và sắc giới
Thánh thần vẫn đam mê, tội lỗi!
Cõi trời không được thái bình
Vì bọn A tu la gây những cuộc chiến chinh...
Nơi nào cũng đau khổ
Nơi nào cũng chiến tranh
Nơi nào cũng chém giết
Cũng gian tham,cướp bóc,
Tàn hại sanh linh.
Ta phải lánh dữ làm lành
Tranh đấu cho nhân nghĩa công bình.
Tự ta phải thắp đuốc lên
Chống lại loài ma quỷ
Dù ta ở Địa ngục tối tăm hay Thiên giới quang vinh
Ôi! Thế giới ta vô cùng đau khổ
Vì bọn cộng sản tung hoành.
Nhân loại không được hòa bình
Vì Hồ Chí MInh
Võ Nguyên GIáp, Trường Chinh
Liên kết cùng Lê-nin, Stalin
Và Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình..
Giết hại hàng trăm triệu dân lành!
Sau khi Liên Xô tan rã
Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh
Đã sang Thành Đô xin làm nô lệ Trung quốc
Việt Nam nay không còn độc lập
Việt Nam nay không còn tự do
Vì già Hồ
Bán nước cầu vinh
Và Nguyễn Văn Linh
hèn nhát
Còn bọn cộng sản ngày nay
Xấu xa thối nát
Phản quốc hại dân...
Chúng ta đã mất nước
Chúng ta không có tự do
Chúng ta phải tự mình đứng lên
Với tâm bồ tát
Giải thoát chúng ta
Và giải phóng dân tộc
Để thân tâm ta an lạc
Và thế giới hòa bình...
Sunday, October 21, 2012
VIỆT CỘNG
Wednesday, October 24, 2012
TÂM CHÁNH * TỰ TRỌNG CỦA VIỆT CỘNG
Ông Sáu Dân nói về người đứng đầu: “biết tự trọng, có phẩm chất, có văn hóa”
Tư liệu của Tâm Chánh
Tâm Chánh:
“Ông già”, một số anh em vẫn nói về ông như thế, sau khi ông Sáu Dân đã
hồi hưu. Ông róng riết làm một người cộng sản vì dân vì nước ngay cả
khi nhiều tâm huyết chưa được chính các đồng chí của mình chấp nhận. Ông
có thói quen chuẩn bị cẩn thận ý kiến mình trên những tờ giấy nhỏ hoặc
trong một quyển tập học trò rồi chia sẻ nó với những người ông “rủ” viết
bài. Mẫu ghi chép dưới đây của ông là một phần chuẩn bị như vậy. Lần
đó, ông muốn phát biểu vấn đề chịu trách nhiệm của người đứng đầu
trong cơ chế về trách nhiệm “bùng nhùng” của ta. Ý ông rất quyết liệt,
ngay cả trong khi chưa rành mạch về cơ chế, thì người đứng đầu phải “có
trách nhiệm và trách nhiệm cao với dân với nước”. Với ông, người đứng
đầu “biết tự trọng, có phẩm chất, có văn hóa” phải có ý thức trách
nhiệm cao đó chứ không “chia phần” thiếu sót với cơ chế.
“Qua theo dõi hoạt động của QH
họp phiên thứ 9 khóa XI, các vị đại biểu của dân quan tâm – cũng là sự
quan tâm của cử tri chung quanh 3 vấn đề tham nhũng, lãng phí và trách
nhiệm về quản lý nhà nước được đặt ra nghiêm túc. Một bên đòi hỏi giải
trình, một bên giải trình…
Không khí thảo luận cởi mở của 2
phía, tôi cho là khá tốt bởi sau ĐH lần thứ X của Đảng, đánh dấu khởi
đầu tiếp nối phát huy dân chủ cơ quan quyền lực của Dân, đáng mừng.
Với tư cách là người đảng viên
cộng sản, công dân – cử tri tôi xin góp thêm khía cạnh mà cả 2 phía đã
thảo luận khá thẳng thắng như nói trên. Chung quanh “ quyền với trách
nhiệm và chịu trách nhiệm” với “ cơ chế quản lý và bổ nhiệm cán bộ”
- Trước tôi muốn nói về
cơ chế đang được vận hành về quản lý và quyền bổ nhiệm. Tôi rất đồng
tình với với ý kiến có nhiều hạn chế về chịu trách nhiệm, cần phải được
sửa đổi (chuyện sắp tới thuộc về Đảng cần nghiên cứu).
Song tôi lại không tán thành lên
chia phần thiếu sót của những người đứng đầu các cơ quan chức
năng đổ cho cơ chế, bởi lẽ chúng ta đã nhận biết cơ chế này, ta đã nhận
phần trách nhiệm trước QH, trước Đảng phân công. Gần như lúc bấy giờ
không có ai phần nàn về cơ chế cũng gần như không có ai thoái thác bởi
do cơ chế, còn có phần “vui mừng” nhận lấy trách nhiệm ( hầu hết tôi
biết là như vậy ). Nếu có đ/c UVTƯ nào, quan chức nào được đề cử vào
chức vụ Bộ trưởng mà thoái thác lượng khả năng mình và sự ràng buộc của
cơ chế – Đảng ép, QH bắt buộc phải làm, tôi đề nghị có thể có mức độ
châm chước. Còn không thì sao, xin “lãnh đủ” đó là nghiêm túc, đó là
biết tự trọng, có phẩm chất và có văn hóa. Để đủ công bằng và sòng phẳng
cơ quan chọn lựa, đề cử cán bộ thuộc cấp Đảng quản lý cũng phải có
trách nhiệm nghiêm túc.
- Có thể có ý kiến rằng,
tôi là đ/viên là TWUV Đảng phân công tôi phải chấp hành, đó là nguyên
tắc chung cho mọi người đ/v hông được đòi hỏi, thoái thác những nơi khó
khăn kể cả nguy hiểm. Nhưng khi phân công cấp Đảng quản lý bao giơ cũng
hỏi ý kiến của cán bộ đ/v được phân công. Một số trường hợp có những cán
bộ được trình bày không dám nhận trọng trách tự thấy khả năng mình
không đảm trách, có cán bộ nói thật với tôi không dám ở MN xin đi tập
kết…( Đoạn này ông Kiệt diễn giải lại ví dụ trong thời chiến tranh ở miền Nam mà ông là người phụ trách – NG )
- Kiểu “bùng nhùng” như
không ai chịu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không cụ thể, không rõ. Nếu
được rành mạch hơn nữa càng tốt, song ở đây chủ yếu là có trách nhiệm và
trách nhiệm cao đối với dân với nước, đồng tiền bát gạo là mồ hôi nước
mắt của dân, của vay mượn là dân phải trả. Bộ máy thì đông như kiến,
phương tiện đi lại, ăn ở đâu đâu cũng có, cách trở ngày càng xa đối với
các công trình hàng 100 hàng ngàn tỷ”
( Tâm Chánh ghi lại nguyên bản viết tay của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ tư liệu cá nhân )
TC gửi cho QC
QUÊ CHOA
SÔNG HÀN * QUAN LÀM BÁO
Cả nước nháo nhào vì Quan Làm Báo! Sự lạc hậu trong tư duy
Vừa
mới xem cái phóng sự của VTV – chương trình thời sự đêm trung thu mới
thấy cái lèo lá của báo chí, cái khát vọng minh bạch thông tin nó phải
lách như thế nào? Nó phải đúng chủ trương như thế nào!
Cả nước nháo nhào vì Quan Làm
Báo! Thật anh không hiểu nổi? Tại sao lại phải sợ Quan Làm Báo? Tại sao
phải ngăn chặn những trang mạng có thông tin độc hại. Người ta có ai
thích uống thuốc độc đâu? Trừ khi muốn tự tử.
Tại sao lại cứ bắt báo chí phải tiến hành nhiệm vụ
định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội theo đúng quan điểm của
Đảng và Nhà nước? Như thế thì đời nào, đời nào mới có minh bạch thông
tin cho được? Mà không minh bạch thông tin nghĩa là có khuất tất.
Nghĩa là sợ dư luận!
Sao đến giờ này rồi mà Đảng vẫn muốn người ta chỉ biết nói tốt cho mình. Thế thì phê và tự phê cái éo gì không biết?
Mấy ông quan cách mạng cần nhớ
cho rằng nếu muốn dân không tin độc hại, trước hết mấy ông phải khiến
dân tin mình – bằng hành động, việc làm cụ thể chớ éo phải bằng một
thiết chế độc tài. Muốn thế chính các ông đừng có biến mình thành độc
hại.
Tại sao Quan Làm Báo tung hoành
bá đạo được? Đó là bởi Báo chí đã tháo chạy khỏi những yêu cầu bức
thiết của thời đại. Đó là thời thế, sức mạnh cơ chế đã khiến báo chí “vị
thân bỏ nước”.
Giờ không nghiêm túc nhìn chính mình thì làm sao tiến bộ được? Phê tự Phê cái gì? Trên làm dưới cãi à?
Cha Tổng biên tập báo Quân Đội
Nhân Dân chém gió về việc cung cấp thông tin khách quan minh bạch cho
báo giới, để báo giới có những bình luận sắc sảo. Tôi nói thật, trước
khi chém gió ông nên xem lại tờ báo của ông đi, những bài chính luận của
báo ông dở như cứt. Thứ lỗi đấy là tôi nói thật.
Nó khó ngửi đến mức không chịu đựng nổi?
“Suy nghĩ đúng đắn” theo ông nó là cái gì? Là tuyệt đối phải tin Đảng à? Là không chệch đường lối à?
”Bác bỏ đường lối của chúng
ta” thì sao? Không tin Đảng thì sao? Thì phạm tội à? Thì phải bắt tống
tù à? Vô lý quá đi!! Đến bao giờ Việt Nam mới có được cái Đa nguyên về
tri thức, mới tôn trọng cái quyền được nói khác của công dân.
Đèo mẹ, định hướng cái éo gì không biết!!
Nhiều Blogger viết blog bày tỏ
các quan ngại chính trị của mình chẳng vì một vụ lợi nào cả. Nhưng họ
yêu log hơn yêu báo, thậm chí yêu log còn nhiều hơn yêu cả những tòa báo
mà họ cộng tác hoặc công tác. Đó là tại sao?
Tại bởi blog khiến họ là chính
họ, được nói thật những suy nghĩ của mình. Có phải thằng đéo nào cũng
được tiền tài trợ của “thù địch” đâu? Họ cày bục mạng ở không gian thật
chỉ để được nói thật trên không gian ảo (tức là Internet), không phải lo
ông này ông kia chỉnh đốn, sửa đổi. Log cho họ được nói thật, thể hiện
khát khao nói thật (dù đúng dù sai).Chống đối cái gì?
Thế nào là kích động thóa mạ, vu khống, bôi xấu lãnh đạo Đảng
Nhà nước, cá nhân phải làm rõ ra. Có luật rõ ràng, công dân có quyền
kiện chính quyền thì chính quyền cũng có quyền kiện công dân. Pháp luật
phải tạo ra cái hành lang đó chứ không phải đẻ ra pháp luật để khẳng
định uy quyền, hăm dọa và bịt miệng dân.
- Vua coi bề tôi là trâu ngựa, bề tôi coi vua là người
dưng. Vua coi bề tôi là cỏ rác bề tôi coi vua là kẻ thù. Với Đảng với
Dân cũng thế thôi!!
Xem cái “tư duy ông quan” của các vị mà sôi máu quá đi! Biết thế thì đừng có xem nữa
TIN TỨC GẦN XA
Một số phản ứng sau hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội Đảng kế tiếp được triệu tập.
CỠ CHỮ
Marianne Brown
17.10.2012
HÀ NỘI — Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng dường như đã thoát được khó khăn trong chức vụ lãnh đạo vì thành
tích xử lý kinh tế yếu kém. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gửi
về bài tường trình cho đài VOA.
Các giới chức đảng Cộng sản đã chấm dứt mọi lời đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức, vào lúc kết thúc cuộc họp cấp cao của đảng hôm thứ hai.
Ban chấp hành trung ưong đảng với 175 thành viên đã họp trong 2 tuần để thảo luận nhiều vấn đề, từ cải cách kinh tế đến việc sử dụng đất và giáo dục.
Phần mào đầu cho một diễn biến thường diễn ra rất khiêm tốn đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi nhiều người bị bắt giữ có liên quan đến một vụ tai tiếng về ngân hàng và những bài blog chính trị được phổ biến chỉ trích thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị quy trách đã gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước.
Trong bài diễn văn toàn quốc vào lúc kết thúc cuộc họp, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ông Trọng thừa nhận đảng đã phạm một số lỗi lầm lớn, nhất là đã không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên. Tuy nhiên, ông nói thêm là sẽ “Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Nhiều người tin rằng người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia phân tích về Việt Nam, ông Vũ Tường, giáo sư môn chính trị tại trường đại học Oregon nói rằng rõ ràng là các đối thủ của ông Dũng thất bại trong ý định loại ông khỏi quyền lực, nhưng bài nói chuyện của ông Trọng nên được suy diễn là lời cảnh báo cho những người ủng hộ thủ tướng:
“Họ đã cố gắng làm điều đó trước tiên trong Bộ chính trị nhưng không thành công. Họ mang ra trước Trung ương, không thành công. Do đó bây giờ họ tìm cách lái câu chuyện này bằng cách thừa nhận sự thất bại và cố huy động phe nhóm của họ và đánh đi một thông điệp cảnh báo cho phe của thủ tướng.”
Ông Dũng đã thiết lập được một cơ sở hậu thuẫn chính trị cho ông bằng cách đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam đã tập trung nhắm mục tiêu trở thành nước đóng tầu hàng đầu thế giới. Mục tiêu đó đã bị chệch hướng vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiếp theo là nhiều vụ tai tiếng tham nhũng.
Trước khi diễn ra cuộc họp, một số chuyên gia dự đoán là ông Dũng sẽ bị các đối thủ là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng bãi chức.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích về an ninh khu vực, giáo sư Carl Thayer cho rằng rất khó có thể xảy ra một sự thay đổi đáng kể vì thành phần trong Ban chấp hành Trung ương:
“Khoảng 40% người ngồi ở Trung ương là nhờ vào sự sắp xếp của ông Dũng. Đó chỉ là con số ước lượng. Những người này sẽ chống lại việc loại bỏ ông Dũng bởi vì sẽ “bứt dây động rừng.” Vấn đề của cơ chế cộng sản này là không có gì là độc lập. Mọi thứ đều tùy thuộc vào Đảng.”
Ông Thayer còn cho rằng dù Thủ tướng vẫn giữ vị trí nhưng quyền lực của ông đã bị ảnh hưởng.
Thủ tưóng Dũng đã được giao phó trách nhiệm cải tổ các xí nghiệp quốc doanh và cải cách hệ thống ngân hàng. Các công tác khác cũng được liệt kê là điều tra thêm về các tổng công ty đóng tầu Vinashin và Vinalines.
Các nhà kinh tế nói kết quả của Hội nghị 6 là tin vui cho các nhà đầu tư, có thể họ sẽ tin tưởng hơn, cho rằng cuối cùng thì các cải cách kinh tế sẽ được tiến hành.
Ông Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội đảng kế tiếp được triệu tập. Giáo sư Thayer nói điều này ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Dũng, vì mọi người sẽ bớt muốn làm đồng minh với ông:
“Nếu họ tiếp tục bám vào ông Dũng, họ sẽ thấy ông ta là một con vịt què. Ông ta sẽ đủ 65 tuổi vào đại hội tới, giống như Tổng thống Mỹ, ông ta có nhiệm kỳ thứ nhì. Cuối cùng thì quyền lực bắt đầu phai nhạt.”
Nhiều người không đồng ý điểm này. Họ nói rằng ông Dũng rất có thể vẫn còn quyền lực nhưng với một vị trí khác, tổng bí thư chẳng hạn.
Các nhà phân tích khác nói rằng sự kèn cựa căng thẳng cao giữa nhóm lãnh đạo đảng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước. Giáo sư Vũ Tường ở Oregon nói rằng trong những năm gần đây, nhà nước có nhiều tiền bạc và quyền lực đến độ lãnh đạo đảng như ông Trọng đang mất dần quyền kiểm soát:
“Có một quy trình tự nhiên về cải cách kinh tế khiến cho nhà nước có thêm thế lực, và khiến cho chủ thuyết cho rằng đảng là đại biểu cho chế độ mà đảng nắm quyền kiểm soát không còn hợp thời nữa.”
Có lẽ phải mất nhiều năm nữa trong tương lai, nhưng các nhà quan sát cho rằng Việt Nam khó tránh được thay đổi, vì cải cách kinh tế làm lu mờ ý thức hệ cộng sản và tính hợp pháp của đảng.
Các giới chức đảng Cộng sản đã chấm dứt mọi lời đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức, vào lúc kết thúc cuộc họp cấp cao của đảng hôm thứ hai.
Ban chấp hành trung ưong đảng với 175 thành viên đã họp trong 2 tuần để thảo luận nhiều vấn đề, từ cải cách kinh tế đến việc sử dụng đất và giáo dục.
Phần mào đầu cho một diễn biến thường diễn ra rất khiêm tốn đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi nhiều người bị bắt giữ có liên quan đến một vụ tai tiếng về ngân hàng và những bài blog chính trị được phổ biến chỉ trích thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị quy trách đã gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước.
Trong bài diễn văn toàn quốc vào lúc kết thúc cuộc họp, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ông Trọng thừa nhận đảng đã phạm một số lỗi lầm lớn, nhất là đã không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên. Tuy nhiên, ông nói thêm là sẽ “Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Nhiều người tin rằng người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia phân tích về Việt Nam, ông Vũ Tường, giáo sư môn chính trị tại trường đại học Oregon nói rằng rõ ràng là các đối thủ của ông Dũng thất bại trong ý định loại ông khỏi quyền lực, nhưng bài nói chuyện của ông Trọng nên được suy diễn là lời cảnh báo cho những người ủng hộ thủ tướng:
“Họ đã cố gắng làm điều đó trước tiên trong Bộ chính trị nhưng không thành công. Họ mang ra trước Trung ương, không thành công. Do đó bây giờ họ tìm cách lái câu chuyện này bằng cách thừa nhận sự thất bại và cố huy động phe nhóm của họ và đánh đi một thông điệp cảnh báo cho phe của thủ tướng.”
Ông Dũng đã thiết lập được một cơ sở hậu thuẫn chính trị cho ông bằng cách đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam đã tập trung nhắm mục tiêu trở thành nước đóng tầu hàng đầu thế giới. Mục tiêu đó đã bị chệch hướng vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiếp theo là nhiều vụ tai tiếng tham nhũng.
Trước khi diễn ra cuộc họp, một số chuyên gia dự đoán là ông Dũng sẽ bị các đối thủ là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng bãi chức.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích về an ninh khu vực, giáo sư Carl Thayer cho rằng rất khó có thể xảy ra một sự thay đổi đáng kể vì thành phần trong Ban chấp hành Trung ương:
“Khoảng 40% người ngồi ở Trung ương là nhờ vào sự sắp xếp của ông Dũng. Đó chỉ là con số ước lượng. Những người này sẽ chống lại việc loại bỏ ông Dũng bởi vì sẽ “bứt dây động rừng.” Vấn đề của cơ chế cộng sản này là không có gì là độc lập. Mọi thứ đều tùy thuộc vào Đảng.”
Ông Thayer còn cho rằng dù Thủ tướng vẫn giữ vị trí nhưng quyền lực của ông đã bị ảnh hưởng.
Thủ tưóng Dũng đã được giao phó trách nhiệm cải tổ các xí nghiệp quốc doanh và cải cách hệ thống ngân hàng. Các công tác khác cũng được liệt kê là điều tra thêm về các tổng công ty đóng tầu Vinashin và Vinalines.
Các nhà kinh tế nói kết quả của Hội nghị 6 là tin vui cho các nhà đầu tư, có thể họ sẽ tin tưởng hơn, cho rằng cuối cùng thì các cải cách kinh tế sẽ được tiến hành.
Ông Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội đảng kế tiếp được triệu tập. Giáo sư Thayer nói điều này ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Dũng, vì mọi người sẽ bớt muốn làm đồng minh với ông:
“Nếu họ tiếp tục bám vào ông Dũng, họ sẽ thấy ông ta là một con vịt què. Ông ta sẽ đủ 65 tuổi vào đại hội tới, giống như Tổng thống Mỹ, ông ta có nhiệm kỳ thứ nhì. Cuối cùng thì quyền lực bắt đầu phai nhạt.”
Nhiều người không đồng ý điểm này. Họ nói rằng ông Dũng rất có thể vẫn còn quyền lực nhưng với một vị trí khác, tổng bí thư chẳng hạn.
Các nhà phân tích khác nói rằng sự kèn cựa căng thẳng cao giữa nhóm lãnh đạo đảng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước. Giáo sư Vũ Tường ở Oregon nói rằng trong những năm gần đây, nhà nước có nhiều tiền bạc và quyền lực đến độ lãnh đạo đảng như ông Trọng đang mất dần quyền kiểm soát:
“Có một quy trình tự nhiên về cải cách kinh tế khiến cho nhà nước có thêm thế lực, và khiến cho chủ thuyết cho rằng đảng là đại biểu cho chế độ mà đảng nắm quyền kiểm soát không còn hợp thời nữa.”
Có lẽ phải mất nhiều năm nữa trong tương lai, nhưng các nhà quan sát cho rằng Việt Nam khó tránh được thay đổi, vì cải cách kinh tế làm lu mờ ý thức hệ cộng sản và tính hợp pháp của đảng.
Thế nào là phản động?
LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 14:50 GMT - thứ sáu, 19 tháng 10, 2012
Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực
chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái
chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt
động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến
lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu
kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa
quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của
quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa
mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật
pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu
tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc
độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính
quyền sử dụng để chụp mũ, quy kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu
tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử
dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và quy kết cho
những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những
người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực
quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…
Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt
động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự
ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc
đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng
toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc
quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những
người dân yêu nước là “phản động” và “thế lực thù địch”.
Bản chất phản động
Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những
đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có
công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được
quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ
bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng
dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng
phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử
dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm
duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.
Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù
địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong
cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội,
đảng cầm quyền, hay một chính phủ.
Trong Thánh Kinh cho biết“…Không có cây lành lại
nào sinh quả độc; không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả
thì biết cây. Không ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật
lê. Người tốt do lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do
lòng chứa điều ác mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng
mới nói ra.”
Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:
Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn.
Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ
của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì
khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt
giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và
nhân quyền.
Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn
ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư
cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.
Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém
dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ
thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua
bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không
minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.
Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của
chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn
phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị
bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
của hàng chục triệu người dân.
Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách
nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa
tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước
cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong
qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.
Nhân quyềnCuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền.
"Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác."
Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình
ôn hòa thì bị sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà
không xét xử. Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui
kết hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến
bộ thì người dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công
cụ quyền lực của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người
dân được tự do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do
tham gia hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.
Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở
Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, chúng ta
thấy rằng “các thế lực thù địch và phản động” đã bị chính quyền chụp mũ
trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó
là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các
cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho
nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các
chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các
thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ
đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.
Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ
địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp
của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các
công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để
làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp
quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của
nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó
mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy
trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã
hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ
thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa
các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng
tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ.
Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để
xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.
Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động?
Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất
cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ có thái độ tích cực ủng hộ cũng như
tham gia vào các lực lượng dân chủ và tiến bộ để tiến hành cuộc đấu
tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư hiện sống ở Hà Nội.
Các nhà sản xuất rời Trung Quốc?
Cập nhật: 12:06 GMT - thứ ba, 23 tháng 10, 2012
Chi phí lên cao đang là một vấn đề lớn với các nhà đầu tư, sản xuất trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc.
Ngày 21/10, báo China Daily đã đăng tải bài
viết của hai cây bút Qing Fen và Qiu Quanlin về tình hình kinh doanh tại
đây trong hoàn cảnh nói trên.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Chi phí lao động tăng và nhu cầu xuất khẩu suy giảm khiến nhiều nhà sản xuất phải chuyển sang những nước láng giềng Đông Nam Á và những công ty còn lại cũng đang có kế hoạch chuyển đi, một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Quan chức ẩn danh này nói "gần một phần ba những nhà sản xuất sản phẩm dệt, vải, giày và mũ đang làm việc trong áp lực ngày càng gia tăng và đã di chuyển tất cả, hoặc một phần sản xuất ra phía ngoài Trung Quốc", điều mà ông gọi là 'sự di chuyển công nghiệp khổng lồ'.
Những địa điểm được ưa chuộng khác thông thường là các nước thành viên khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Có khả năng lớn "xu hướng này sẽ tiếp tục" với, với ngày càng nhiều sự di chuyển của các nhà sản xuất sử dụng vốn lao động cao, ông nói với China Daily
Liang Shiyu, giám đốc văn phòng của Phòng Thương mại Nhập khẩu và Xuất khẩu hàng dệt thừa nhận một số lượng lớn những nhà sản xuất đã chuyển một phần hoàn toàn bộ công ty sang nước ngoài.
Tuy nhiên quan chức thương mại này nói mặc dù một số việc làm bị mất trong quá trình chuyển đổi, hiện tượng này "về cơ bản là tích cực," và "đúng hướng" với nỗ lực của chính phủ trong việc nâng cấp sức mạnh công nghiệp cũng như thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-15) đã khiến các nhà xuất khẩu tăng cường sản xuất các loại hàng chất lượng cao.
Các nhà xuất khẩu đang khám phá ra những cách mới để kinh doanh trong bối cảnh đà xuất khẩu bị suy giảm vì những yếu tố tiêu cực của thị trường trong và ngoài nước, từ chi phí lao động ngày càng tăng cho đến nhu cầu suy giảm mạnh từ khối Châu Âu và Mỹ.
Gánh nặng giá lao động
"Thế mạnh (về chi phí lao động và sản xuất) tại các nước Đông Nam Á sẽ chỉ kéo dài một vài năm"
Chen Jian, quản lý một doanh nghiệp may mặc ở Châu Giang
Theo Bộ Lao động Trung Quốc, từ tháng Một cho đến tháng Sáu năm nay, mức lương tối thiểu đã tăng lên trung bình là 20% tại 16 tỉnh trong nước.
Lương tối thiểu tại Thẩm Quyến là 238 đôla/tháng, mức cao nhất so với cả Trung Quốc đại lục.
Nhiều nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á có giá lao động thấp hơn nhiều.
Lương lao động sản xuất tại Việt Nam hồi năm 2011 chỉ là 96 đôla/tháng, chỉ bằng mức của 10 năm trước tại Đông Hoản, một thị trấn công nghiệp khu vực sông Châu Giang, phía Nam Trung Quốc.
Một số nước Asean, trong đó có Việt Nam đã mở rộng các chính sách sử dụng đất đai và dịch vụ để phục vụ đầu tư nước ngoài, trong đó có từ Trung Quốc.
Các công ty sản xuất quần áo và dệt may đã bắt đầu rời khỏi khu vực Châu Giang để đến các địa điểm khác tại Đông Nam Á.
Xiao Yujing, một quản lý tại công ty Zhongshan Liangcheng than phiền rằng tình hình đang ngày càng khiến việc tìm khách hàng quốc tế tại Hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
Khách hàng đang "hướng mắt về phía các nước Đông Nam Á", khiến công ty của ông phải lên kế hoạch di dời một phần doanh nghiệp.
"Chúng tôi sẽ thử Campuchia, nơi mà chi phí lao động chỉ vào khoảng một phần tư giá ở Châu Giang," ông nói.
Không chỉ có các công ty trong nước, những tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở Trung Quốc cũng đang có chiến lược di dời.
Gần đây, Adidas đã đóng cửa nhà máy tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, nơi có 160 lao động.
Nike cũng đóng cửa nhà máy giày tai Trung Quốc tại Tô Châu hồi 2009.
Chi phí hoạt động ngày càng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Thế mạnh tạm thời
Huo Jianguo, giám đốc Viện hợp tác thương mại và kinh tế toàn cầu, một bộ phận của Bộ thương mại, nói sự di dời của các công ty đến khu vực Đông Nam Á là "rõ ràng" và "dễ hiểu."
Ông Huo nói Trung Quốc vẫn là một địa điểm thu hút các nhà đầu tư sản xuất nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ và môi trường đầu tư phát triển, cũng như đội ngũ lao động có trình độ.
"Chúng tôi ghi nhận việc một số nhà sản xuất và các công ty nước ngoài đã chuyển hoạt động từ khu vực ven biển sang những khu vực trung tâm và ở phía tây," ông nói. Một ví dụ mà ông đưa ra đó là công bố sẽ chuyển dự án đầu tư sang Tây An, thành phố phía Tây Bắc Trung Quốc của tập đoàn Samsung.
Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng thế mạnh về chi phí của các nước khác là tạm thời.
"Thế mạnh (về chi phí lao động và sản xuất) tại các nước Đông Nam Á sẽ chỉ kéo dài một vài năm," ông Chen Jian, quản lý của một công ty may mặc ở khu vực Châu Giang bình luận.
"Xu hướng này giống hệt với những gì xảy ra 10 năm trước khi các nhà sản xuất từ Hong Kong và Đài Loan kéo đến Châu Giang vì giá lao động thấp. Giờ đây chúng ta có thể thấy giá lao động ở đây đã tăng cao như thế nào."
Các bài liên quan
TIN TỨC GẦN XA
Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
không bị mất chức?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
REUTERS
Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền”
đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm
tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho
câu hỏi nêu trên.
Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày
họp kín, bế mạc ngày 16/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết
định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
GS Tương Lai : "Việt Nam phải có một Nhà nước pháp quyền thật sự"
Ba lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang trước buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 22/10/2012
Reuters
Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc từ cách đây một tuần, nhưng
sự kiện này tiếp tục được bàn tán sôi nổi trong dư luận. Báo chí chính
thức thì dĩ nhiên đã đăng rất nhiều ý kiến hoan nghênh “sự thành thật”
hay “thái độ quyết liệt” của Bộ Chính trị. Nhưng các báo lề trái thì
phản ánh sự thất vọng của nhiều người về kết quả của hội nghị này, nhất
là khi thấy là cuối cùng cũng chẳng có ai bị kỷ luật, kể cả “một đồng
chí ủy viên Bộ Chính trị” mà ai cũng thừa biết đó là thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
Việc ông Dũng không bị kỷ luật mặc dù bị xem là tham nhũng,
quản lý kinh tế kém cỏi và lạm quyền cho thấy là đấu đá trong nội bộ ban
lãnh đạo Đảng chưa chấm dứt. Chỉ cần đọc báo chí chính thức cũng đủ
thấy là phe Nguyễn Phú Trọng-Trương Tấn Sang còn rất cay cú.
Theo VietnamNet, khi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn ngày 18/10/2012, ông Trương Tấn Sang đã tuyên bố “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. Về quyết định không kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Sang gọi là “đồng chí X”, chủ tịch nước của Việt Nam thanh minh: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”. Tìm cách trấn an những người sợ bị trù dập khi tố cáo tham nhũng, ông Sang còn hùng hồn tuyên bố: “ Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Về phần tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng theo VietnamNet, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10, tức là ngay sau khi hội nghị trung ương kết thúc, ông Trọng đã nói rằng hội nghị này “cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong”. Theo ông, việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".
Riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Hải Phòng thì không thấy báo chí đưa tin ông tiếp xúc cử tri trong đơn vị bầu cử của ông, trong khi Quốc hội chuẩn bị khai mạc kỳ họp hôm nay (22/10/2012). Hôm qua, mới thấy tờ Nhân Dân đăng tin là ông Dũng đã “tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh và xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, nhưng không thấy ông bình luận gì cụ thể về kết quả hội nghị trung ương 6.
Hôm nay, trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn” của người đứng đầu Chính phủ và xin “thành thật nhận lỗi” về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, như Vinashin và Vinalines. Nhưng ông Dũng vẫn rất hận những trang blog mà gần đây đã liên tục đả kích cá nhân ông, nhất là trong thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị trung ương. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố là “công tác quản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu “. Điều này cho thấy là sau khi suýt nữa bị mất chức thủ tướng, nay ông Dũng sẽ tiếp tục chiến dịch trấn áp các trang blog nào tiếp tục chỉ trích ông.
Như vậy, rõ ràng là cuộc đấu đá, mà trên mạng có người gọi mỉa là trận chiến Ba – Tư ( Ba Dũng và Tư Sang ), vẫn chưa chấm dứt, nhưng cho dù hội nghị trung ương lần tới có kỷ luật được một ủy viên nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong một cơ chế mà Đảng Cộng sản vẫn đứng bên trên pháp luật và khi nào mà Việt Nam chưa thay đổi đường lối, định hướng, khi nào Việt Nam chưa có Nhà nước pháp quyền thật sự, thì vẫn chưa giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tham nhũng, lạm quyền, quản lý kinh tế yếu kém. Đó là nhận định chung của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học trong phần trả lời phỏng vấn với RFI Việt ngữ sau đây :
RFI : Thưa
Giáo sư, sau hội nghị trung ương 6, đã có nhiều dư luận bàn tán sôi nổi
về kết quả hội nghị này. Điều người ta chú ý đó là lần đầu tiên Bộ
Chính trị công khai thừa nhận những khuyết điểm, sai lầm của mình, nhưng
rốt cuộc không có chuyện gì xảy ra tức là không có ai bị kỷ luật. Giáo
sư có nhận định như thế nào về kết quả hội nghị này?
Giáo sư Tương Lai : Sau ngày 15/10, nghe bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư, rồi đọc thông cáo của hội nghị trung ương, thì đã có nhiều phản ứng. Trên TV, người ta cũng đã đưa lên ý kiến của rất nhiều cán bộ về hưu, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, tỏ ra rất xúc động và tin tưởng. Rồi đến ông bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên thì phát biểu rằng ông “vô cùng khâm phục” trước “thái độ vô cùng dũng cảm” của Bộ Chính trị đã tự phê bình và nhận kỷ luật, ...
Nhưng dư luận thứ hai mà tôi nghe được lại là dư luận phẫn nộ và thất vọng, vì thấy đã mất bao nhiêu công của, bao nhiêu sự chuẩn bị kéo dài hàng bao nhiêu tháng, để rồi kết quả là không giải quyết được vấn đề gì.
Nhưng nhận thức của tôi thì khác. Tôi cho rằng nếu như kết luận “nhất trí 100%” của Bộ Chính trị mà được thực thi ở hội nghị trung ương, thì nó cũng chỉ dẫn đến kết quả là xả xú-páp, tức là “chém tế cờ” một nhân vật nào đó, để làm dịu bớt đi sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân, để mà vớt vát chút uy tín của ông Tổng bí thư và Bộ Chính trị, mà quá trình tuyên truyền quảng cáo thì rất là rầm rộ. Nếu được như thế đi chăng nữa, thì kết quả cũng chỉ đến thế mà thôi, chứ không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Chống được tham nhũng thì tốt quá, nhưng cân nhắc, suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy đó chỉ là cái ngọn. Vì sao? Vì gốc của vấn đề là đường lối, định hướng. Xác định kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mất kinh tế Nhà nước là mất chủ nghĩa xã hội, cho nên cần phải có những “quả đấm thép”, những tổng công ty. Càng mở rộng những tổng công ty đó bao nhiêu, thì càng chứng tỏ là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” càng vững vàng. Chính từ đó mới có những chuyện như Vinalines, Vinashin, . . .
Đương nhiên việc quản lý những tổng công ty này là hư hỏng rồi, nhưng vấn đề dù anh có là một nhà quản lý giỏi đi nữa thì anh cũng phải thực hiện theo đường lối ấy, không giải quyết được gì cho nền kinh tế cả. Cơ cấu lại nền kinh tế ấy không phải là làm theo kiểu giật gấu vá vai, mà phải đi lại từ gốc.
Chuyện cướp đất đai gây nên sự phẫn nộ của nông dân khiếu kiện khắp nơi đâu phải chỉ là do cá nhân các ông quan địa phương, những cường hào ác bá kiểu mới, tha hồ chiếm đoạt đất đai. Họ làm được điều đó, vì sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Quyền sở hữu không được xác lập rõ ràng. Khái niệm Nhà nước là khái niệm trừu tượng, cho nên chuyện cướp đất làm sao mà tránh được? Vì dân không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp của ta trong thời gian qua biểu hiện sự yếu kém một cách không thể nói gì thêm được nữa. Mà gốc rễ vấn đề không phải là do ông chánh án này, ông thẩm phán kia, ông viện kiểm sát nọ làm việc kém.
Ngay trong hội nghị trung ương, ông Tổng bí thư đã khẳng định, Nhà nước của ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là không công nhận tam quyền phân lập. Mà không công nhận tam quyền phân lập thì làm sao thì gọi là Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó được!
Nhà nước pháp quyền không phải là thành tựu của tư sản. Đó chính là kết quả của thế kỷ ánh sáng, là thành tựu của trí tuệ loài người. Ngay khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó, bằng cách mở đầu tuyên ngôn độc lập với trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Đó là thành tựu của nền văn minh, của trí tuệ cả loài người. Anh không công nhận điều này thì làm sao có được một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Một xã hội không thượng tôn pháp luật, mà chỉ được điều khiển bằng các nghị quyết, thì làm sao tránh khỏi những sai lầm, tùy tiện như vừa qua?
RFI : Thưa Giáo sư Tương Lai, gốc rễ vấn đề phải chăng cũng là vì cho tới nay Đảng vẫn đứng bên trên pháp luật, không bị ràng buộc bởi bất cứ một cơ chế nào, cho nên mới có chuyện là Bộ Chính trị “ xin được kỷ luật”, mà Ban chấp hành trung ương lại không dám kỷ luật?
Giáo sư Tương Lai : Ở đây cần tách ra hai vấn đề. Nếu những người điều hành Đảng mà nắm vững điều lệ Đảng thì sẽ thấy là vừa qua có những xử lý sai với nguyên tắc, điều lệ Đảng. Điều lệ Đảng ghi rõ Đại hội Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng, họp định kỳ để quyết định chủ trương, đường lối. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành trung ương là cơ quan cao nhất của Đảng điều hành mọi vấn đề. Bộ Chính trị và Ban Bí thư là cơ quan thực thi trách nhiệm do Ban Chấp hành trung ương giao phó. Nhưng từ lâu, người ta đã biến Bộ Chính trị thành quyền lực cao nhất, ngồi lên trên đầu cả Đảng, cả Ban Chấp hành trung ương và cả Đại hội.
Bây giờ nói đến chuyện kỷ luật cả Bộ Chính trị thì tôi thấy chuyện này là vô duyên, vì tập thể Bộ Chính trị là cơ quan điều hành do Ban Chấp hành trung ương giao, vậy thì nếu có kỷ luật thì kỷ luật một cá nhân, ví dụ như cá nhân Tổng bí thư, người đứng đầu Bộ Chính trị, hay là kỷ luật ông ủy viên phụ trách Quốc hội, phụ trách Bộ Công an, ... Tức là những cá nhân đó bị kỷ luật vì trách nhiệm của họ trước Đảng, trước dân. Chứ làm sao có thể kỷ luật tập thể Bộ chính trị được! Nếu có thì chỉ có thể giải tán cả tập thể đó thôi.
Đài báo cứ nói là từ xưa tới nay chưa có chuyện đó. Nói như thế là không hiểu bìết gì hết. Đã từng có chuyện kỷ luật đấy. Ví dụ, hồi Cải cách ruộng đất, ông Tổng bí thư Trường Chinh đã bị kỷ luật và thôi chức. Ông Lê Văn Lương, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tổ chức, cũng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có bây giờ là họ nhập nhằng nói tập thể chung chung, mà không nói cụ thể là, trong tập thể Bộ Chính trị, ai là người chịu trách nhiệm điều hành mà để gây ra những sự rối ren đó. Rồi còn nói “một ủy viên Bộ Chính trị”, tức là đối với Đảng cũng như đối với dân, vẫn cứ nói mập mờ, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Điều đó đủ nói lên cái “sức mạnh” của Bộ Chính trị đó như thế nào.
Trong nội bộ đảng là như thế rồi. Còn chuyện pháp luật đối với dân thì đem ra pháp luật mà bàn sau. Vừa qua chỉ mới là Bộ Chính trị đưa ( vấn đề kỷ luật ) ra, nhưng Ban Chấp hành phủ quyết. Điều đó cho thấy là cuộc đấu tranh giữa những thế lực trong Ban Chấp hành và trong Bộ Chính trị đang còn rất nhiều rắc rối. Thế mà lại nói là đoàn kết nhất trí ! Nói như thế là nói lấy được thôi. Chứ còn người nào tỉnh táo thì đều thấy không đúng như thế.
Bây giờ nếu dám nói đúng vào sự thật, thì phải gọi mặt chỉ tên, chỉ ra những sai lầm A, B, C. Ai phụ trách cái này, ai chịu trách nhiệm cái này và những người ấy phải bị kỷ luật. Không chỉ riêng “một uỷ viên Bộ Chính trị”, mà vừa qua có vấn đề về nhiều mặt lắm : mặt xây dựng Đảng, mặt xây dựng nước. Đây là những vấn đề tù mù, không rạch ròi, không minh bạch, chứng tỏ là về mặt nhận thức thì không thông thoáng và về mặt đoàn kết nội bộ thì không có. Cho nên mới có hiện tượng là Ban Chấp hành trung ương phủ quyết ý kiến của Bộ Chính trị. Tôi cho rằng chuyện phủ quyết chẳng có gì là không bình thường. Đó là một thực tế cần phải ghi nhận để xử lý vấn đề trong thời gian tới, để tỏ rõ là Đảng có sức mạnh, có kỷ luật, có đoàn kết thật, chứ không phải chỉ là đoàn kết trên khẩu hiệu, trên diễn văn.
RFI : Thưa Giáo sư, qua hội nghị trung ương vừa rồi, người dân đóng vai trò như những khán giả, không có tiếng nói gì trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngay cả Quốc hội cũng chẳng có tiếng nói gì đối với người đứng đầu chính phủ, mà trên nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Giáo sư Tương Lai : Vấn đề anh đặt ra là đúng thôi, nhưng nó cũng không đúng ở chỗ, đây là hội nghị trung ương, chỉ bàn chuyện thuần túy nội bộ Đảng và người ta lại họp kín. Đã họp kín thì làm sao mà dân làm sao mà tham dự được !
Cũng đã có những ý kiến đóng góp và tôi cũng đã nghe những người được mời đóng góp ý kiến kể nhiều chuyện như là chuyện dài nhiều tập, rất là khôi hài. Đóng góp thì chỉ là đảng viên đóng góp cho Đảng. Còn về phía người dân, thì sau hội nghị trung ương, có một số vị lãnh đạo đi tiếp xúc với các cử tri được coi là đại diện cho dân. Nhưng mọi người ai cũng biết những “đại cử tri” ấy đã được tuyển lựa rất chặt chẽ. Đến những cuộc họp mặt cử tri ấy, họ nói được đến bao nhiêu phần trăm ý kiến của người dân thật? Phải ngồi trên xe ôm hay taxi, nghe ông lái xe nói chuyện, hay ra ngoài chợ nghe lời bình của các bà bán thịt, bán rau, thì đấy mới là ý kiến thật sự của dân. Còn những người đã được tuyển lựa qua bộ lọc của chính quyền, của Đảng, rồi đến họp mặt cử tri thì làm sao có thể là ý kiến của dân? Nếu các đồng chí lãnh đạo tin tưởng vững chắc, “cảm động”, “ thấm thía”, nghĩ rằng đó là ý kiến của dân, thì tôi e rằng họ đang bị lừa đấy.
RFI : Thưa Giáo sư, trong hội nghị trung ương vừa qua thì người ta cũng đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo chính phủ trong khóa họp Quốc hội sắp tới. Trong hoàn cảnh hiện nay, mọi việc đều do Bộ Chính trị quyết định, thì có thể thực hiện được việc đó hay không?
Giáo sư Tương Lai : Đương nhiên là nó sẽ có một vài cải tiến nào đó, một vài “biến tấu” nào đó và chắc chúng ta sẽ phải chờ đợi. Bao giờ chúng ta cũng phải hy vọng để mà sống chứ! Nhưng nếu quá lạc quan nghĩ rằng sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm thật, để từ đó đi đến những quyết định mang tính công khai, minh bạch, thì kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy chưa đủ dữ liệu để tin rằng chuyện này là thật. Nói như nhân vật trong phim “ Hãy đợi đấy”.
RFI : Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121022-gs-tuong-lai-viet-nam-phai-co-mot-nha-nuoc-phap-quyen-that-su%E2%80%9D
Theo VietnamNet, khi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn ngày 18/10/2012, ông Trương Tấn Sang đã tuyên bố “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. Về quyết định không kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Sang gọi là “đồng chí X”, chủ tịch nước của Việt Nam thanh minh: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”. Tìm cách trấn an những người sợ bị trù dập khi tố cáo tham nhũng, ông Sang còn hùng hồn tuyên bố: “ Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Về phần tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng theo VietnamNet, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10, tức là ngay sau khi hội nghị trung ương kết thúc, ông Trọng đã nói rằng hội nghị này “cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong”. Theo ông, việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".
Riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Hải Phòng thì không thấy báo chí đưa tin ông tiếp xúc cử tri trong đơn vị bầu cử của ông, trong khi Quốc hội chuẩn bị khai mạc kỳ họp hôm nay (22/10/2012). Hôm qua, mới thấy tờ Nhân Dân đăng tin là ông Dũng đã “tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh và xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, nhưng không thấy ông bình luận gì cụ thể về kết quả hội nghị trung ương 6.
Hôm nay, trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn” của người đứng đầu Chính phủ và xin “thành thật nhận lỗi” về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, như Vinashin và Vinalines. Nhưng ông Dũng vẫn rất hận những trang blog mà gần đây đã liên tục đả kích cá nhân ông, nhất là trong thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị trung ương. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố là “công tác quản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu “. Điều này cho thấy là sau khi suýt nữa bị mất chức thủ tướng, nay ông Dũng sẽ tiếp tục chiến dịch trấn áp các trang blog nào tiếp tục chỉ trích ông.
Như vậy, rõ ràng là cuộc đấu đá, mà trên mạng có người gọi mỉa là trận chiến Ba – Tư ( Ba Dũng và Tư Sang ), vẫn chưa chấm dứt, nhưng cho dù hội nghị trung ương lần tới có kỷ luật được một ủy viên nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong một cơ chế mà Đảng Cộng sản vẫn đứng bên trên pháp luật và khi nào mà Việt Nam chưa thay đổi đường lối, định hướng, khi nào Việt Nam chưa có Nhà nước pháp quyền thật sự, thì vẫn chưa giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tham nhũng, lạm quyền, quản lý kinh tế yếu kém. Đó là nhận định chung của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học trong phần trả lời phỏng vấn với RFI Việt ngữ sau đây :
Giáo sư Tương Lai : Sau ngày 15/10, nghe bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư, rồi đọc thông cáo của hội nghị trung ương, thì đã có nhiều phản ứng. Trên TV, người ta cũng đã đưa lên ý kiến của rất nhiều cán bộ về hưu, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, tỏ ra rất xúc động và tin tưởng. Rồi đến ông bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên thì phát biểu rằng ông “vô cùng khâm phục” trước “thái độ vô cùng dũng cảm” của Bộ Chính trị đã tự phê bình và nhận kỷ luật, ...
Nhưng dư luận thứ hai mà tôi nghe được lại là dư luận phẫn nộ và thất vọng, vì thấy đã mất bao nhiêu công của, bao nhiêu sự chuẩn bị kéo dài hàng bao nhiêu tháng, để rồi kết quả là không giải quyết được vấn đề gì.
Nhưng nhận thức của tôi thì khác. Tôi cho rằng nếu như kết luận “nhất trí 100%” của Bộ Chính trị mà được thực thi ở hội nghị trung ương, thì nó cũng chỉ dẫn đến kết quả là xả xú-páp, tức là “chém tế cờ” một nhân vật nào đó, để làm dịu bớt đi sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân, để mà vớt vát chút uy tín của ông Tổng bí thư và Bộ Chính trị, mà quá trình tuyên truyền quảng cáo thì rất là rầm rộ. Nếu được như thế đi chăng nữa, thì kết quả cũng chỉ đến thế mà thôi, chứ không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Chống được tham nhũng thì tốt quá, nhưng cân nhắc, suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy đó chỉ là cái ngọn. Vì sao? Vì gốc của vấn đề là đường lối, định hướng. Xác định kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mất kinh tế Nhà nước là mất chủ nghĩa xã hội, cho nên cần phải có những “quả đấm thép”, những tổng công ty. Càng mở rộng những tổng công ty đó bao nhiêu, thì càng chứng tỏ là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” càng vững vàng. Chính từ đó mới có những chuyện như Vinalines, Vinashin, . . .
Đương nhiên việc quản lý những tổng công ty này là hư hỏng rồi, nhưng vấn đề dù anh có là một nhà quản lý giỏi đi nữa thì anh cũng phải thực hiện theo đường lối ấy, không giải quyết được gì cho nền kinh tế cả. Cơ cấu lại nền kinh tế ấy không phải là làm theo kiểu giật gấu vá vai, mà phải đi lại từ gốc.
Chuyện cướp đất đai gây nên sự phẫn nộ của nông dân khiếu kiện khắp nơi đâu phải chỉ là do cá nhân các ông quan địa phương, những cường hào ác bá kiểu mới, tha hồ chiếm đoạt đất đai. Họ làm được điều đó, vì sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Quyền sở hữu không được xác lập rõ ràng. Khái niệm Nhà nước là khái niệm trừu tượng, cho nên chuyện cướp đất làm sao mà tránh được? Vì dân không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp của ta trong thời gian qua biểu hiện sự yếu kém một cách không thể nói gì thêm được nữa. Mà gốc rễ vấn đề không phải là do ông chánh án này, ông thẩm phán kia, ông viện kiểm sát nọ làm việc kém.
Ngay trong hội nghị trung ương, ông Tổng bí thư đã khẳng định, Nhà nước của ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là không công nhận tam quyền phân lập. Mà không công nhận tam quyền phân lập thì làm sao thì gọi là Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó được!
Nhà nước pháp quyền không phải là thành tựu của tư sản. Đó chính là kết quả của thế kỷ ánh sáng, là thành tựu của trí tuệ loài người. Ngay khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó, bằng cách mở đầu tuyên ngôn độc lập với trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Đó là thành tựu của nền văn minh, của trí tuệ cả loài người. Anh không công nhận điều này thì làm sao có được một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Một xã hội không thượng tôn pháp luật, mà chỉ được điều khiển bằng các nghị quyết, thì làm sao tránh khỏi những sai lầm, tùy tiện như vừa qua?
RFI : Thưa Giáo sư Tương Lai, gốc rễ vấn đề phải chăng cũng là vì cho tới nay Đảng vẫn đứng bên trên pháp luật, không bị ràng buộc bởi bất cứ một cơ chế nào, cho nên mới có chuyện là Bộ Chính trị “ xin được kỷ luật”, mà Ban chấp hành trung ương lại không dám kỷ luật?
Giáo sư Tương Lai : Ở đây cần tách ra hai vấn đề. Nếu những người điều hành Đảng mà nắm vững điều lệ Đảng thì sẽ thấy là vừa qua có những xử lý sai với nguyên tắc, điều lệ Đảng. Điều lệ Đảng ghi rõ Đại hội Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng, họp định kỳ để quyết định chủ trương, đường lối. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành trung ương là cơ quan cao nhất của Đảng điều hành mọi vấn đề. Bộ Chính trị và Ban Bí thư là cơ quan thực thi trách nhiệm do Ban Chấp hành trung ương giao phó. Nhưng từ lâu, người ta đã biến Bộ Chính trị thành quyền lực cao nhất, ngồi lên trên đầu cả Đảng, cả Ban Chấp hành trung ương và cả Đại hội.
Bây giờ nói đến chuyện kỷ luật cả Bộ Chính trị thì tôi thấy chuyện này là vô duyên, vì tập thể Bộ Chính trị là cơ quan điều hành do Ban Chấp hành trung ương giao, vậy thì nếu có kỷ luật thì kỷ luật một cá nhân, ví dụ như cá nhân Tổng bí thư, người đứng đầu Bộ Chính trị, hay là kỷ luật ông ủy viên phụ trách Quốc hội, phụ trách Bộ Công an, ... Tức là những cá nhân đó bị kỷ luật vì trách nhiệm của họ trước Đảng, trước dân. Chứ làm sao có thể kỷ luật tập thể Bộ chính trị được! Nếu có thì chỉ có thể giải tán cả tập thể đó thôi.
Đài báo cứ nói là từ xưa tới nay chưa có chuyện đó. Nói như thế là không hiểu bìết gì hết. Đã từng có chuyện kỷ luật đấy. Ví dụ, hồi Cải cách ruộng đất, ông Tổng bí thư Trường Chinh đã bị kỷ luật và thôi chức. Ông Lê Văn Lương, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tổ chức, cũng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có bây giờ là họ nhập nhằng nói tập thể chung chung, mà không nói cụ thể là, trong tập thể Bộ Chính trị, ai là người chịu trách nhiệm điều hành mà để gây ra những sự rối ren đó. Rồi còn nói “một ủy viên Bộ Chính trị”, tức là đối với Đảng cũng như đối với dân, vẫn cứ nói mập mờ, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Điều đó đủ nói lên cái “sức mạnh” của Bộ Chính trị đó như thế nào.
Trong nội bộ đảng là như thế rồi. Còn chuyện pháp luật đối với dân thì đem ra pháp luật mà bàn sau. Vừa qua chỉ mới là Bộ Chính trị đưa ( vấn đề kỷ luật ) ra, nhưng Ban Chấp hành phủ quyết. Điều đó cho thấy là cuộc đấu tranh giữa những thế lực trong Ban Chấp hành và trong Bộ Chính trị đang còn rất nhiều rắc rối. Thế mà lại nói là đoàn kết nhất trí ! Nói như thế là nói lấy được thôi. Chứ còn người nào tỉnh táo thì đều thấy không đúng như thế.
Bây giờ nếu dám nói đúng vào sự thật, thì phải gọi mặt chỉ tên, chỉ ra những sai lầm A, B, C. Ai phụ trách cái này, ai chịu trách nhiệm cái này và những người ấy phải bị kỷ luật. Không chỉ riêng “một uỷ viên Bộ Chính trị”, mà vừa qua có vấn đề về nhiều mặt lắm : mặt xây dựng Đảng, mặt xây dựng nước. Đây là những vấn đề tù mù, không rạch ròi, không minh bạch, chứng tỏ là về mặt nhận thức thì không thông thoáng và về mặt đoàn kết nội bộ thì không có. Cho nên mới có hiện tượng là Ban Chấp hành trung ương phủ quyết ý kiến của Bộ Chính trị. Tôi cho rằng chuyện phủ quyết chẳng có gì là không bình thường. Đó là một thực tế cần phải ghi nhận để xử lý vấn đề trong thời gian tới, để tỏ rõ là Đảng có sức mạnh, có kỷ luật, có đoàn kết thật, chứ không phải chỉ là đoàn kết trên khẩu hiệu, trên diễn văn.
RFI : Thưa Giáo sư, qua hội nghị trung ương vừa rồi, người dân đóng vai trò như những khán giả, không có tiếng nói gì trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngay cả Quốc hội cũng chẳng có tiếng nói gì đối với người đứng đầu chính phủ, mà trên nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Giáo sư Tương Lai : Vấn đề anh đặt ra là đúng thôi, nhưng nó cũng không đúng ở chỗ, đây là hội nghị trung ương, chỉ bàn chuyện thuần túy nội bộ Đảng và người ta lại họp kín. Đã họp kín thì làm sao mà dân làm sao mà tham dự được !
Cũng đã có những ý kiến đóng góp và tôi cũng đã nghe những người được mời đóng góp ý kiến kể nhiều chuyện như là chuyện dài nhiều tập, rất là khôi hài. Đóng góp thì chỉ là đảng viên đóng góp cho Đảng. Còn về phía người dân, thì sau hội nghị trung ương, có một số vị lãnh đạo đi tiếp xúc với các cử tri được coi là đại diện cho dân. Nhưng mọi người ai cũng biết những “đại cử tri” ấy đã được tuyển lựa rất chặt chẽ. Đến những cuộc họp mặt cử tri ấy, họ nói được đến bao nhiêu phần trăm ý kiến của người dân thật? Phải ngồi trên xe ôm hay taxi, nghe ông lái xe nói chuyện, hay ra ngoài chợ nghe lời bình của các bà bán thịt, bán rau, thì đấy mới là ý kiến thật sự của dân. Còn những người đã được tuyển lựa qua bộ lọc của chính quyền, của Đảng, rồi đến họp mặt cử tri thì làm sao có thể là ý kiến của dân? Nếu các đồng chí lãnh đạo tin tưởng vững chắc, “cảm động”, “ thấm thía”, nghĩ rằng đó là ý kiến của dân, thì tôi e rằng họ đang bị lừa đấy.
RFI : Thưa Giáo sư, trong hội nghị trung ương vừa qua thì người ta cũng đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo chính phủ trong khóa họp Quốc hội sắp tới. Trong hoàn cảnh hiện nay, mọi việc đều do Bộ Chính trị quyết định, thì có thể thực hiện được việc đó hay không?
Giáo sư Tương Lai : Đương nhiên là nó sẽ có một vài cải tiến nào đó, một vài “biến tấu” nào đó và chắc chúng ta sẽ phải chờ đợi. Bao giờ chúng ta cũng phải hy vọng để mà sống chứ! Nhưng nếu quá lạc quan nghĩ rằng sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm thật, để từ đó đi đến những quyết định mang tính công khai, minh bạch, thì kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy chưa đủ dữ liệu để tin rằng chuyện này là thật. Nói như nhân vật trong phim “ Hãy đợi đấy”.
RFI : Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121022-gs-tuong-lai-viet-nam-phai-co-mot-nha-nuoc-phap-quyen-that-su%E2%80%9D
Trung Quốc: Mỹ khuấy động Biển Đông
Máy
bay phản lực F/A-18 Super Hornet của Hải quân Hoa Kỳ hạ cánh trên tàu
sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington
CỠ CHỮ
23.10.2012
Tờ báo của nhà nước Trung Quốc viết rằng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tại vùng biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam) cùng với các tin tức cho rằng quân đội Mỹ sẽ trở lại Vịnh Subic ở Philippines đã phát đi các cảnh báo đáng lo ngại rằng Washington lại khuấy động bất ổn tại vùng biển đang có tranh chấp.
China Daily cho rằng việc USS George Washington đi qua bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông trước khi tới Philippines cho thấy rằng Manila và Washington một lần nữa tìm cách gia tăng sức nóng tại vùng biển này.
Tờ báo viết rằng sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ có thể bị coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp thêm tình hình vốn đầy khó khăn, và rằng ‘việc đưa tàu chiến tới trước cửa nhà người khác rõ ràng không phải là một hành động thiện chí’.
USS George Washington là tàu sân bay thứ tư tới thăm Philippines trong năm nay, và tờ China Daily cho rằng các chuyến thăm thường xuyên như vậy của hải quân Mỹ cho thấy Philippines đang mưu tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Nhật báo của Trung Quốc cũng cho rằng động cơ đó được cho là đã khiến Manila chào đón quân đội Mỹ trở lại Vịnh Subic sau khi rút quân khỏi đó 20 năm trước.
China Daily kết luận rằng bất kỳ sự tính toán sai lầm nào cũng có thể phản tác dụng và có ảnh hưởng xấu tới ổn định khu vực.
Trong một bài bình luận khác, tờ báo nói rằng Washington đang gây thêm căng thẳng thay vì làm nguội tình hình, khi lợi dụng vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Bangkok Post của Thái Lan cho rằng việc Hoa Kỳ đưa tàu sân bay và các tàu khu trục tới khu vực Biển Đông cho thấy rằng Washington thể hiện sự hậu thuẫn đối với các quốc gia ASEAN như Philippines, Việt Nam và Malaysia trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Được biết, trong khi thả neo tại Biển Đông ngoài khơi Việt Nam cuối tuần qua trước khi tới Philippines, các giới chức Việt Nam đã được mời lên thăm quan tàu này. Họ đã chứng kiến và chụp ảnh các chiến đấu cơ F-18 cất cánh và hạ cánh cũng như gặp gỡ chỉ huy tàu.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng về việc USS George Washington xuất hiện trên Biển Đông.
Nguồn: China Daily, AP, Bangkok Post
Việt Nam hạ thủy tàu cảnh sát biển lớn nhất
Hình ảnh/Video
CỠ CHỮ
23.10.2012
Được biết, tàu CSB 8001 sẽ làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chống buôn lậu và hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.
Báo chí trong nước dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Thành Cung nói rằng cảnh sát biển Việt Nam ‘sẽ không ngừng hoàn thiện về con người, lực lượng và trang bị để nhanh chóng tiến tương xứng với lực lượng cảnh sát biển khu vực’.
Được biển con tàu mới được hạ thủy dài 90 m, rộng 14 m và độ cao mạn tàu 7 m.
Đây là lần đầu tiên một tàu cỡ lớn phục vụ lực lượng cảnh sát biển được đóng tại Việt Nam.
Tàu này sẽ chạy thử cho tới hết tháng 12/2012 và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý một năm 2013.
Trong bối cảnh tiếp tục có tranh chấp trên biển Đông, truyền thông nhà nước cho rằng việc tiếp quản con tàu mới sẽ giúp lực lượng cảnh sát biển Việt Nam sẽ có thêm điều kiện quản lý, bảo vệ và thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Báo chí trong nước cũng cho đăng tải các ý kiến của độc giả về việc hạ thủy con tàu. Một độc giả bày tỏ hy vọng trên tờ VnExpress rằng trong tương lai Việt Nam sẽ đóng thêm các tàu mới hiện đại để bảo vệ nhân dân hoạt động trên biển và đồng thời bảo vệ chủ quyền lãnh hải của tổ quốc trước các thế lực tham vọng.
Nguồn: VNA, VnExpress, Vietnam People’s Army
Tuesday, October 23, 2012
GS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG * HỒI KÝ II
Huế
Viện Đại Học
Cha Luận
và chúng tôi...
Nguyễn Văn Trường
Sức ép quyền thế.
Viện Đại Học cũng đứng ngoài các thế lực phong kiến.
Lúc nào thời nào cũng có thế lực phong kiến.
Thế lực phong kiến trong bối cảnh Viện Đại Học Huế, thời
bấy giờ, phải hiểu là quí vị cố vấn của Tổng Thống, quí vị cận thần có nhiều
ảnh hưởng, có quyền thế, có khả năng khuynh đảo thế sự. Người ta có đồn đãi về
uy quyền của quí vị này rất nhiều, tốt có, xấu có.
Trước mỗi kỳ thi vào Trường Đại Học Sư Phạm, Cha Viện
Trưởng đều có họp chúng tôi, nhắc đi nhắc lại là học bổng 1500 đồng của người
sinh viên Huế có thể là lợi tức sống cho một gia đình đông con, nhắc nhở chúng
tôi phải thận trọng, cân nhắc, liêm chính, công minh. Suốt thời gian cộng sự
với Cha, Cha cùng các đồng nghiệp của tôi, chẳng một ai gởi gấm trong các kỳ
thi. Hình như mọi đồng nghiệp tôi xem đó là đương nhiên.
Tuy nhiên, có một lần, một nhân vật quan trọng hàng đầu
đã nhắn gởi một em vào Ban
Lý Hoá Trường Đại Học Sư Phạm. Sự gởi gắm từ bên trên, và Ban Giám Đốc Đại Học
Sư Phạm được yêu cầu đặc biệt giúp
đỡ. Chúng tôi đã chối từ sự
gởi gắm này với cung cách lễ độ rất là Huế.
Trong thực tế em này lãnh 0/20 với Nguyễn Hữu Trí (Lý),
1,5/20 với Trần Nhật Tân (Toán), 8,5/20 với Tôn Thất Hanh (Hoá Học). Nói cách
khác là em rớt ở mọi bộ môn. Chúng tôi không có gì hãnh diện ở thành quả này,
chúng tôi không có ý ác, cũng không có ý thiện, cũng không có cái thương ghét
riêng tư trong vấn đề này.
Tuy nhiên, phải nói là phước trời.
Nói là phước vì sau 1975, khi tìm đường vượt biên ở một tỉnh lẻ trong Nam, tôi được biết
em đó giờ là một ông bác sĩ có tiếng là giỏi, đi chui[xvii] không lọt, và nhờ là giỏi nên đã được tỉnh ủy cho
rước về, không phải tù. Con người không ra chi về toán lý, thì lại rất giỏi về
y khoa. Cũng nói phước là chúng tôi tai qua nạn khỏi mà không hề hấn gì. Phước
cũng là được thấy được bạn
bè tôi đẹp và gương mẫu trong thử thách. Phước cũng vì nhờ đó chúng tôi gần
nhau hơn, có thêm một bước gần Cha Viện Trưởng hơn, an tâm hơn. Người có quyền
thế đã thấy được thân phận và giữ được phẩm cách của mình.
Sau mỗi kỳ thi, thường là có một buổi cơm thịnh soạn khao
quân. Tôi có cảm tưởng là sau kỳ thi đó, Cha Viện Trưởng, dầu biết rõ chuyện
này, và có thể vì đó mà thọ thương, vẫn cho ăn ngon hơn, trân trọng hơn, đương
nhiên là có rượu hà nàm, rượu vang, và những món quỉ quái khác của anh Vũ Đình
Chính. Khao quân lớn hơn, nhưng nhẹ nhàng không thách thức, làm như không có
chuyện gì xảy ra.
Tôi có cảm tưởng Cha là cây dù lớn. Cha có quyền, có thế. Nhưng không
lấy quyền thế ấy mà bao che cho những điều xằng bậy. Ông đã dùng quyền thế ấy
để tạo một không khí thích hợp với cái nhìn chung của đông đảo anh em chúng tôi
về giáo dục và riêng về giáo dục đại học. Ông đã biết sử dụng vị thế hết sức đặc
biệt của mình để đối thoại với các thế lực chính trị, tôn giáo, đoàn thể. Chính
quyền đương thời cũng hiểu sức khỏe mong manh của một tổ chức đại học mới đâm
chồi, và biết trân trọng với những thành quả đầu tiên. Những lời đồn đãi được nghe về Ông
Cậu[xviii] làm cho tôi có thật sự lo âu, e ngại.
Nhưng, sáu năm ở Viện Đại Học Huế, chẳng nghe Ông có gởi gắm một ai, hoặc tạo
một sức ép chính trị hay làm bất cứ việc gì đem lại sự bất ổn cho giới đại học.
Những lần ít oi mà chúng tôi được gặp Ông, chúng tôi được tiếp đãi với một sự
trân trọng, ân ần, ưu ái ít có. Cho nên, riêng về Viện Đại Học Huế, có thể nói
gia đình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đóng góp một phần quan trọng, trong đó phải ghi
nhận cái không khí độc lập với các tôn giáo, đối với các đoàn thể chính trị (cả
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và Cần Lao Nhân Vị), một không khí cởi mở, thích
hợp cho việc dạy và học.
Chỉ tiếc rằng cuộc thế không cứ mãi là như vậy. Khi thời
suy, vận nước mạt, nhiều điều không may xẩy đến. Cha Luận cũng vì muốn bảo vệ
cái công trình mà ngài đã gầy dựng, muốn bảo vệ cái nguyên tắc tự trị đại học
cao quý mà đành phải dứt tình với nhà Ngô. Cha mất dần cái quyền, cái thế, Cha
chỉ còn cái tình của chúng tôi, và của anh chị em sinh viên.
Tháng 8, 1963, Cha
Luận bị huyền chức. Chánh quyền đã bổ nhậm Cha, thì đương nhiên có quyền thay
thế Cha. Đó là bình thường. Nhưng trong bối cảnh bất ổn ngày đó, giáo chức,
sinh viên, và nhân viên lại hoang mang, xao động tột độ. Ai cũng nghĩ phải vĩnh
biệt một thời vàng son của không khí tự do. Từ đây, khởi đầu giai đoạn ô nhiễm
chính trị. Ông Viện Trưởng
mới, giáo sư Trần Hữu Thế, là một cựu bộ trưởng, và là đương kim đại sứ ở Phi
Luật Tân. Người của ngành ngoại giao, ắt phải mềm mỏng; nhưng giữa mềm mỏng và mềm như bún thiu,
khoảng cách có khi rất ít. Chưa thấy người vào việc, chưa thấy diễn tiến sự việc, mà đã
nghĩ thế này thế khác, là tiên kiến; ắt phải sai lầm. Có thể là thế. Nhưng khi
đã mất niềm tin, không thấy còn tin ở một quyền lực nào có phương tiện điều hợp
và quản lý thỏa đáng công việc, thì chỉ còn cách là từ nhiệm, trở về với chức
năng dạy học của mình. Thế rồi, chúng tôi bị bắt giữ, kẻ năm ngày người vài
tháng. Phòng ốc của Công An có chật hẹp, thiếu mọi tiện nghi, nhưng cách đối
đải đứng đắn; dầu vậy, lòng
vẫn giao động, tâm không an; tuổi còn trẻ, nhưng muốn bắt chước người xưa lánh
xa thế sự. Việc của Cố Đô sau đó trở thành của cả nước; thế giới bắt đầu nhìn
vào.
Tháng 11, 1963, Đảo Chánh. Chấm dứt triều đại Nhà Ngô, và
cũng là chấm dứt một giai-đoạn ổn định hiếm thấy.
Sinh viên, học sinh, thân hào nhân sĩ, cả thành phố Huế
rước Cha Viện Trưởng trở về cơ ngơi cũ, trong vinh quang cùng tột. Nhưng chỉ 9
tháng sau, Cha lại rời nhiệm sở, rời Huế, không phải do chính quyền, mà
chính do đông đảo thành phần năng động nhất của Huế đuổi Cha đi. Cha đi bỏ lại đàng sau tất cả của
đời cha. Cha đi, vì đã hoàn
tất một nhiệm vụ, hay cha đi vì bản chất phản bội cố hữu của con người?
Chúa Nhật Lá, dân chúng thành Nazareth đón rước Chúa
Jésus trong vinh quang tột đỉnh, vài hôm sau, họ đóng đinh Chúa Jésus trên Thập Tự Giá.
Sự đổi thay, thương ghét trong lòng người, của quần chúng là thường tình. Lịch
sử như lập lại. Có người lấy đó mà trách rằng Cha có học Kinh Thánh, nhưng
không học được bài học của Chúa Jesus. Cha không nên trở lại chức vụ Viện
Trưởng.
Thiết nghĩ Cha
cũng chỉ là cha, Cha không là Chúa Jesus, dầu rằng nhiệm vụ của cả hai đều là
gieo ánh sáng. Nhưng ánh
sáng của Đức Chúa Trời khác cái ánh sáng hạn hẹp của tri thức và của cuộc đời,
của những đứa con của Chúa. Việc trên Trời và việc dưới thế có khác. Người ăn
thịt cầy không nên chê trách các nhà tu hành là không biết “nếm mùi đời cho đủ
thứ mà chơi”, bậc chân tu không kết tội người ăn thịt cầy là phạm giới. Người
ngoại cuộc, nên có một cái nhìn hiểu biết hơn.
Nhiều người trách cha Luận sao đã tàn nhẫn dứt tình với
nhà Ngô trong những ngày mạt thế của Ngô triều, trách cha đã quên chữ trung,
chữ nghĩa của kẻ sĩ.
Cũng nhiều người cũng đã trách cha sao không biết cái
thế, cái thời, cái tiến, cái lui, ham chi chút đỉnh chung mà trở về tại Huế sau
Cách Mạng 11-63. Sao Cha không làm một Bá Di, Thúc Tề, để tiếng cho người sau.
Trách thì cứ trách, chê thì cứ chê. Vì người chê, kẻ
trách ai cũng có lý. Nhưng nói đi thì cũng phải nghĩ lại. Nghĩ cho cùng, ơn mưa
móc nhà Ngô, Cha đã hưởng được gì. Cũng những bửa cơm đạm bạc, cũng chiếc áo
choàng nhà tu. Lụa là, nem công chả phụng gì cho cam. Cái quyền, cái thế Cha có được, Cha
cũng đã chỉ đem ra gầy dựng cho Viện-Đai-Học Huế. Nói “trung”, nói “nghĩa, sao
không nói “đạo trời không thân riêng ai”. Đó
cũng là câu của người xưa vậy.
Lại nói, khi Cha trở về sau tháng 11-63, không ai không
thấy quyết định nông cạn của Cha. Nhưng cũng nên nghĩ lại mà thương Cha. Cha là
cha triều mà không có họ đạo, có khác chi kẻ vô gia cư. Cả cuộc đời, Cha
lo công việc giáo dục, lấy học trò làm con, lấy ngôi trường làm nhà ở. Nhà ở
của Cha, cuộc đời của Cha là Viện-Đại-Học Huế. Hành động của Cha cũng nên được nhìn như là một lần trở về
với gia đình, với mái nhà của Cha, để tìm ở đó một chút thân thương cuối cùng
trong cuộc sống. Cha đã không tìm được điều đó, điều mong ước độc nhất trong
cuộc đời Cha. Và người ta đã đuổi Cha đi, đuổi Cha ra khỏi mái ấm gia
đình của Cha. Sao lại nở trách Cha, mà không hiểu cho Cha!
Trong việc thế tục, Viện Đại Học Huế chỉ là một điểm nhỏ
tì ti trong không gian, và thời khoảng sáu bảy năm chỉ là khoảnh khắc trong
chiều dài vô tận của thời gian. Cá nhân còn nhỏ hơn nữa và lại giới hạn gần như
ở mọi chiều, không gian, thời gian, tình cảm, kiến thức, tầm nhìn,... Không có
gì để phê phán, biện minh, hay vinh danh. Dầu vậy, thiết nghĩ “cái thuở ban đầu
lưu luyến ấy” có lắm chuyện trọng đại mật thiết với Đại Học hoặc có một ảnh
hưởng nhất định trên một số đông chúng tôi nên phải ghi:
Vào lúc giữa Đức Tổng Giám Mục và Cha Luận có chuyện cơm
không lành, canh không ngọt, thì một hôm chúng tôi được hấp tấp vời đến nhà Đức
Cha. Ông từ lầu trên bước xuống, nói chuyện với chúng tôi, hay cho một huấn từ dạy dỗ, bằng một tiếng
Pháp rất chuẩn và trong sáng. Đức Cha chê trách Viện Đại Học Huế nhiều điều,
trong đó có chủ trương sử dụng tiếng Việt làm chuyển ngữ, và riêng Cha Luận,
Đức Cha dành cho tỉnh từ không mấy dễ chịu: “prétentieux”.
Tôi không nghĩ như vậy. Giáo dục đại-học sẽ không trọn vẹn
chức năng nếu chuyễn- ngữ không là quốc-ngữ.
Dùng Quốc Ngữ làm chuyển ngữ cho các bộ môn đã được thực
hiện tốt đẹp từ lớp 1 đến lớp 12, từ Văn, Triết, Sử, Địa cho đến Toán, Lý, Hoá,
Sinh Vật. Ban đầu, cũng có cái loạn thuật ngữ, có cái loạn “trăm hoa đua nở”.
Nhưng dần dần trật tự được
ổn định, các sách giáo khoa đã thống nhất danh từ. Nội dung bài dạy được diễn
tả trong sáng. Việc sử dụng quốc ngữ làm chuyển ngử là một phép lạ kỳ diệu cho
việc đại chúng hóa giáo dục học đường. Nhưng quí vị đàn anh chúng tôi ở Viện
Đại Học Sài gòn có dè dặt, e ngại sử dụng tiếng Việt. Dè dặt là phải; chỉ nói
riêng về khoa học, thì quyển Danh Từ Khoa Học của Cụ Hoàng Xuân Hản cần phải
được tu chỉnh và bổ sung nhiều. Tiếng nói của người sử dụng rất cần thiết, cho
nên cần tu chỉnh. Khoa học càng ngày càng tiến nhanh, phải thêm từ mới. Sự cập
nhật hóa là đương nhiên cần thiết. Và trong khi chờ đợi có một cơ quan thẩm
quyền minh định nghĩa các từ cho thống nhất, ai cũng ngại cái loạn từ ngữ.
Nhưng nếu không bắt đầu, thì ai sẽ bắt đầu, và khi nào mới bắt đầu.
Ngoài ra, hồn ma người Pháp vẫn còn lãng vãng đâu đó
trong đại học. Tiếng Pháp chính
xác, rõ ràng, xúc tích. Giới đại học lúc bấy giờ rất quen thuộc. Đông đảo những
người biết thơ văn triết học, văn minh Đông Tây qua tiếng Pháp. Họ biết
Lamartine, Chateaubriand, Apollinaire,..hơn Ôn Như Hầu, Bà Huyện Thanh
Quan hay Đoàn Thị
Điểm. Thay thế tiếng Pháp
với họ là một mất mát. Không một ai muốn mất những sở đắc của mình. Sử dụng
tiếng Việt trong đại học là mới mà cái mới nào cũng có tính phiêu lưu và những
đau đầu nhất định của nó. Cho nên, nếu ý có muốn thì lòng không muốn. Tại sao
phải rời bỏ những thói quen dễ chịu mà lại được xã hội “thượng lưu” xem trọng?
Người giàu và có ảnh hưởng thì nghĩ con em mình phải du học ở Pháp; đọc, viết,
nói, nghĩ như người Pháp để không gặp khó khăn khi vào một trường ở Pháp. Lúc
bấy giờ, người Mỹ chỉ hiện diện qua một số cố vấn, tiếng Anh chưa được trọng.
Người phụ huynh cũng có lý khi e ngại rằng con em họ không đọc được sách báo
ngoại quốc, trong khi các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, thế giới như
thu hẹp lại. Thật ra, họ chưa thấy sử dụng tiếng Việt làm chuyển ngữ
không mâu thuẩn với việc
học sinh ngữ, sử dụng sinh ngữ trong việc xuất bản các nghiên cứu của mình.
Riêng tôi, tôi có khó khăn nói tiếng Pháp với người Việt:
có một cái gì không tự nhiên, làm cho tôi ngượng trong lúc phát âm. Tiếng Việt
thì tôi rất trôi chảy,
nhưng vốn liếng rất nhiêu khê. Có lần tôi phê trong bài của một sinh viên là
“dài giòng danh tự” để nói là “dài giòng văn tự”, may mà tôi chưa viết “vài
vòng danh tự” hay những cái điên khùng tương tự. Miền Trung có thịt ba chỉ, mà
trong Sài gòn gọi là thịt
ba rọi. Trong những tháng đầu tôi phải nói ba chỉ, nữa nạt nữa mở, và tôi phải
tạm hài lòng với lối diễn tả kỳ cú ấy. Nữa nạt nữa mở không có nghĩa là nữa
giọng Huế, nữa giọng Nam, mà là nữa Pháp nữa Việt. Vấn đề không là dịch, mà là
nghĩ suy và diễn tả bằng Việt Ngữ. Dần dần tôi có được tự tin, và tin rằng quốc
ngữ diễn tả được mọi vấn đề. Phải vượt qua những mặc cảm, phải sử dụng tiếng
Việt mới làm giàu được tiếng Việt. Có lần tôi buộc phải viết bài cho Tập San Đại Học Sư
Phạm Huế, muốn góp mặt, phải đánh liều nhắm mắt đưa chân. May thay có anh Lê
Tuyên còn “hoang dại” tình nguyện sữa chữa lời văn và chính tả. Thế là tôi đã
đứng trên văn đàn đại học. Tôi được bạn bè khuyến khích. Điều này đã cho tôi
nhiều phấn khởi nhất định.
Những người biết khả năng tiếng Việt của tôi thuở ấy,
phải ngạc nhiên khi đọc những bài tôi viết gần đây. Anh Hai, anh Châu, anh Văn,
và nhiều bạn trẻ khác có lần khen văn của tôi. Thưa quí anh chị, đó là nhờ Viện
Đại Học Huế. Ở đó, tôi khởi sự học làm giàu tiếng mẹ đẻ của tôi.
Một việc khác nữa là Viện Đại Học Huế có được một nhà in
khá tối tân, tương đối với thời bấy giờ, do Ông Đại Sứ Ngô Đình Luyện tặng. Và
Nhà Xuất Bản Đại Học theo đó chào đời. Tôi không nhớ được những tác phẩm in ra.
Tôi không nhớ rõ tôn chỉ và cũng không theo giỏi những hoạt động của Nhà Xuất
Bản. Tôi chỉ nhớ là Nhà Xuất Bản ưu tiên và hổ trợ cho những công trình nghiên
cứu mà đọc giả rất chi là chọn lọc. Thí dụ những tác phẩm phiên âm chữ nôm,
dịch và phiên âm chữ Hán, hoặc một số sách giáo khoa. Thỉnh thoảng tôi có được
tặng, nhưng phải nói thật rằng không mấy khi đọc, vì vốn liếng văn học còn non,
và nhất là chưa có thói quen. Truyện Tàu hay truyện của Kim Dung lôi cuốn hấp
dẫn hơn nhiều.
Viện Đại Học Huế có gởi một số giáo chức sang Paris để
sang lại những microfilm mà Thư Viện thành phố Paris cho hay là sắp hư và không
có ngân sách để sao chép lưu trử. Sau Nhà Xuất Bản có xuất bản những tài liệu
này. Hai anh Lê Tuyên và Lê Hữu Mục rõ những điều này hơn tôi.
Đối với người trong Nam, Huế là nước ngoài vì phong tục
tập quán, vì giọng nói, vì những ngôn ngữ địa phương. Giọng Huế nặng, nhưng
không nặng như Nghệ An, Hà Tịnh[xix].
Tuy nhiên, muốn lãnh hội được hết cái âm hưởng tình ý trong lời nói của người
Huế, cũng phải lắm công phu. Có khi, điều này buộc tâm phải trầm lặng như giòng
sông Hương những ngày nắng tốt, hoặc nhẹ nhàng tịch mịch như các sân chùa lúc
trưa hè. Người trong Nam ra Huế phải gột bỏ cái tính ào ào, bồng bột như mưa
giông miền Nam mới nghe
thấy được một phần cái thật, gói trong lời của người Huế. Người không thích thì
nói rằng người Huế thâm. Với tôi, nghe người Huế nói chuyện, như nghe hát Nam
ai, Nam bình, hoặc nghe một bản nhạc cổ điển, cần có thời gian thấm thấu. Nói
riêng, phải mất một thời gian khoảng một năm, và nhờ một sinh viên của tôi lặp
lại từng chữ một, tôi mới nghe được câu: “Thưa thầy, con không biết đến
nơi.” Bạn đọc đừng vội chê
trách rằng không hiểu được những lời lẻ đơn sơ như thế thì dạy dỗ được
ai. Lời chê có cơ sở. Nhưng
ông Trời như đã sắp đặt trước cả cho chúng tôi rồi. Sinh viên chúng tôi có đủ
khả năng biết phân phải trái, và biết bổ túc cho những thiếu sót của ông thầy.
Quí vị cũng nên nghĩ cho rằng chúng tôi bắt đầu từ cái
bắt đầu, thư viện lưa thưa, phòng thí nghiệm thì phải trang bị từ A đến Z. Bôi
bảng thì cả một cực hình, chưa bao giờ chúng tôi có những cái bảng ương ngạnh
đến mức độ ấy. Người làm bảng thì chọn nước sơn tốt nhất, bóng láng nhất, thế
nên có hiện tượng phản chiếu, bên trái thấy rõ thì bên phải không thấy, đó là
lòng tốt mà hại người. Còn phấn, lắm khi viết không ăn bảng, nó trượt dài trên bảng.
Cho nên, nên thương chúng tôi nhiều hơn là trách.
Nói âm rồi phải nói dương. Huế đã dành cho Viện Đại Học
những công ốc đẹp nhất, tiện nghi nhất, và những địa điểm trang trọng nhất: Tòa
Đại Biểu Chính Phủ, Tòa Nhà Ngân Hàng Đông Dương, Thương Xá Morin, Toà Khâm.
Nói riêng, nơi cư ngụ của giáo chức có những tiện nghi nhất định.
Để kết luận, thiết nghĩ nên ghi rằng:
Có một thời dân cư xứ Huế, thân hào nhân sĩ, học giả, công nhân
viên chức, ở mọi giai từng xã hội, cùng với một bọn trẻ, động cơ khác nhau, từ
những nguồn gốc khác nhau, có người ngoại quốc, cùng nhau sát cánh với Linh Mục
Cao Văn Luận xây dựng một Viện Đại Học cho con em hiếu học. Viện Đại Học này,
trong phạm vi khả thể, đã làm
tròn trách vụ của mình. Bao nhiêu người trẻ hiếu học đã có được cơ hội học hỏi
thăng tiến. Luật khoa, văn khoa, khoa học, y khoa đã đào tạo được bao nhiêu con
người hữu dụng cho đất nước. Sư Phạm là một thành công lớn trong việc đào tạo
được một đội ngũ giáo chức hùng hậu và nghiêm túc nhất, đủ để đáp ứng cho nhu
cầu giáo dục của cả miền Trung.
Cuối cùng Đại Học Huế là niềm hãnh diện, hứng khởi, lò
sinh khí cho miền Trung. Đã có một lúc nào đó, Huế, Viện Đại Học, Cha Luận, và
chúng tôi (chữ chúng tôi xin được viết thật nhỏ) và những người sinh viên
trẻ... đã là một khối, một khối tinh chất dưới ánh mặt trời.
Còn riêng tôi, tôi đã viết nên được một phần nào tâm
trạng của tôi, một tâm trạng biến đỗi từ cực âm sang cực dương, qua 6 năm ở
Huế.
Có điều là dầu đã cố gắng đến mức độ tối đa tôi cũng đã
không trình bày được những ý tình của tôi, không ghi chép lại được những sự
kiện, một cách mạch lạc và rõ ràng. Nhưng thử hỏi, có ai mà kể chuyện về Huế
được rõ ràng, mạch lạc, nhất là khi không nói được tiếng Huế, giọng Huế, cử
chỉ, thái độ Huế? Đó cũng vì cái tình, cái ý không bao giờ rõ ràng, mạch lạc đã
trở thành bản chất của xứ Huế? Riêng tôi, tui có tội tình chi mô nà.
Tri Ơn: Tôi chân thành cám ơn giáo sư Lê Thanh Minh Châu,
Nguyễn Văn Hai, Lê Văn, và Từ Nguyên đã góp một phần vào dữ kiện và hình thức,
lời văn của bài này.
Houston, ngày 23 tháng 9 1997
[i] Sư sải người
Miên, Theravada
[ii] Linh Mục
Nguyễn Văn Thích, một giáo sư Hán Học của Viện Đại Học Huế
[iii] Các nhân
viên giảng huấn, nhân viên các phòng ban của Viện Đại Học, của các Khoa, từ
chức vụ khiêm tốn nhất đến quan trọng nhất, từ người trẻ tuổi nhất đến bậc đàn
anh của tôi.
[iv] Cấp bậc thấp
nhất trong ngạch trật giảng huấn thời bấy giờ. Ở Pháp, người giảng nghiệm viên
thường được tuyển dụng làm trợ giáo cho một giáo sư, và nhờ đó được hướng dẫn
trong luận án tiến sĩ.
[v] Ông Nguyễn
Văn Hai lúc bấy giờ là Đại Diện Bộ Giáo Dục cho cả Miền Trung. Sau Ông sang
Paris làm luận ánTiến Sĩ. Ông đổ Tiến Sĩ Khoa Học, học vị cao nhất trong Đại
Học Pháp.
[vi] Đệ Nhất Cộng
Hòa
[vii] Ông Lê Khắc
Phò qua đời tại Sài gòn vì "infarctus", ngày 11 tháng 3 1997, thọ 69
tuổi.
[viii] Nguyễn Văn
Hai. Giai Phẩm kỷ niêm 100 năm Trường Quốc Học. 1997. Hồi Tưởng
[ix] Trường Quốc
Học
[x] Trường Y
Khoa được thiết lập sau, do nghị định ngày 21, tháng 8 1959; lớp tốt nghiệp đầu
tiên năm 1967.
[xi] Nguyễn Văn
Hai. trích dẫn ở phần trên.
[xii] Tương tự như
tôi, Ông Nhự là "học trò ra Huế đi thi, thấy cô gái Huế mà đi không
đành"
[xiii] Bác Sĩ
Nguyễn Văn Thuâạn, nguyên Trưởng Ban Ngoại Giao Quóc Hội Đệ Nhị Cọng Hòa, Tốt
Nghiệp khóa I, Trường Đại Học Y Khoa Huế vầ Tốt Nghiệp Giải Phẩu Tổng Quát Đại
Học Michigan. Hai tuần trước đây, ông đã cắt nhẹ cho tôi cái mật có sạn, chiều
vào bệnh viện, sáng về nhà với 3 viên thuốc Tylenol 500mg loại thường làm thuốc
giảm đau.
[xiv] Không là từ
ngữ của thơ
[xv] Quyết định
chi tiêu
[xvi] Theo lời của
Giáo Sư Lê Thanh Minh Châu, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế.
[xvii] Vượt biên.
[xviii] Ong Ngô Đình
Cẩn
[xix] Giọng nói
của Cha Luận.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 235
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0235
NGUYỄN HÀM THUẬN * ƯỚC GÌ EM LÀ BIỂN LẶNG
ƯỚC GÌ EM LÀ BIỂN LẶNG
Nguyễn Hàm Thuận Bắc
(Mến tặng Nguyễn Phương Uyên)
Trường Sa, ngày đêm canh đảo
Sao trời thao thức nhớ em
Ước gì em là biển lặng
Ru anh bờ sóng dịu hiền
Trường Sa ngày đông gió lạnh
Mây trời vần vũ dọc ngang
Ước gì em là tia nắng
Xuyên mây rọi xuống biển vàng
Trường Sa ngày hè bỏng cháy
Nắng nôi rát mặt rát mày
Ước gì em là mây đảo
Mát che người lính nơi đây!
Trường Sa vào mùa bão tố
Mưa tràn, sóng dựng, biển dâng
Ước gì em là tấm áo
Cho anh mặc để che thân
Trường Sa giặc Tàu hay tới
Nghênh ngang chiến hạm dọa người
Ước gì em là cuồng bão
Nhấn chìm hết lũ đười ươi!
Nay vừa nghe tin sét đánh
Công an đã bắt em rồi!
Sao nỡ bắt người vô tội?
Thương nhà, yêu nước…
Trời ơi!
QUÊ CHOA
Nguyễn Hàm Thuận Bắc
(Mến tặng Nguyễn Phương Uyên)
Trường Sa, ngày đêm canh đảo
Sao trời thao thức nhớ em
Ước gì em là biển lặng
Ru anh bờ sóng dịu hiền
Trường Sa ngày đông gió lạnh
Mây trời vần vũ dọc ngang
Ước gì em là tia nắng
Xuyên mây rọi xuống biển vàng
Trường Sa ngày hè bỏng cháy
Nắng nôi rát mặt rát mày
Ước gì em là mây đảo
Mát che người lính nơi đây!
Trường Sa vào mùa bão tố
Mưa tràn, sóng dựng, biển dâng
Ước gì em là tấm áo
Cho anh mặc để che thân
Trường Sa giặc Tàu hay tới
Nghênh ngang chiến hạm dọa người
Ước gì em là cuồng bão
Nhấn chìm hết lũ đười ươi!
Nay vừa nghe tin sét đánh
Công an đã bắt em rồi!
Sao nỡ bắt người vô tội?
Thương nhà, yêu nước…
Trời ơi!
QUÊ CHOA
Thursday, November 1, 2012
DUY NHÂN * CHUYỆN VƯỢT BIÊN
Chuyện Vượt Biên
07/31/2005
Tác giả :
Duy Nhân
Tác
giả Duy Nhân, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Chicago,
đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài viết lần này, theo tác
giả, đuợc trích từ tiểu thuyết của ông sắp xuất bản “Sân Khấu Cuộc
Đời”. Đây là truyện kể rất sống động và xúc động về một cuộc vượt biển,
với đù thảm cảnh giông bão, hải tặc và những di lụy sau đó.
*
Một
buổi sáng tại thành phố Chicago. Trong một phòng khách, hai người đàn
bà sắp sửa làm sui gia với nhau, đang bàn về thủ tục hôn lễ của con họ.
Con gái bà Nguyễn sẽ lấy con trai bà Lan. Khi bà Nguyễn thắc mắc hỏi lý
do gì bà Lan không đồng ý ghi tên chồng bà là anh Tín vào tấm thiệp báo
tin lễ thành hôn của con thì bà Lan trả lời:
- Tôi biết thế nào chị cũng hỏi tôi về điều đó. Đối với ngườI ngoài thì tôi chủ trương im lặng, họ nghĩ sao mặc họ. Còn đối vớI anh chị, đã là sui gia vớI nhau, tôi thấy cần phải cho chị biết tất cả sự thật. Câu chuyện như thế này...
Nói tới đây bà Lan đứng lên châm thêm trà vào hai tách, mời bà Nguyễn rồi bà uống một hớp. Bà bắt đầu kể:
- Lúc đó là năm 1985. Khi anh Tín, ba cháu Vinh vừa mớI đi học tập cải tạo ở ngoài Bắc về thì có một gia đình quen biết tổ chức vượt biên. Họ biết anh Tín là cựu Trung tá, hạm trưởng Hải quân nên rủ tham gia làm hoa tiêu, lái tàu vớI điều kiện thật dễ dãi. Anh Tín thì họ miễn còn bốn mẹ con tôi họ chỉ lấy tượng trưng hai cây vàng, khi tới nơi mới trả, trong khi những ngườI khác thì mỗi đầu người phải là bốn cây, đóng đủ. Về mặt tài chánh thì tôi có thể đảm đương đươc.
Trước sự ưu tiên của chủ ghe tôi cũng định đem gia đình đi hết cho có vợ chồng, con cái. Lúc đó đêm đêm tôi thường mở đài B.B.C Luân Đôn nghe phần phát thanh Việt ngữ. Bình luận về thuyền nhân Việt Nam, phát thanh viên nói trong số những ngườI ra đi thì năm mươi phần trăm bị bắt lại, hai nhăm phần trăm chết trên biển vì nhiều lý do, hai bốn phần trăm bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm, chỉ có một phần trăm là an toàn đến được bến bờ Tự Do. Sau ba ngày đêm suy nghĩ, tôi quyết định là để anh Tín đi một mình...
Trên đây là lược trích hoàn cảnh câu chuyện được hồi tưởng. Và sau đây là phần truyện kể về chuyến vượt biên.
*
- Tôi biết thế nào chị cũng hỏi tôi về điều đó. Đối với ngườI ngoài thì tôi chủ trương im lặng, họ nghĩ sao mặc họ. Còn đối vớI anh chị, đã là sui gia vớI nhau, tôi thấy cần phải cho chị biết tất cả sự thật. Câu chuyện như thế này...
Nói tới đây bà Lan đứng lên châm thêm trà vào hai tách, mời bà Nguyễn rồi bà uống một hớp. Bà bắt đầu kể:
- Lúc đó là năm 1985. Khi anh Tín, ba cháu Vinh vừa mớI đi học tập cải tạo ở ngoài Bắc về thì có một gia đình quen biết tổ chức vượt biên. Họ biết anh Tín là cựu Trung tá, hạm trưởng Hải quân nên rủ tham gia làm hoa tiêu, lái tàu vớI điều kiện thật dễ dãi. Anh Tín thì họ miễn còn bốn mẹ con tôi họ chỉ lấy tượng trưng hai cây vàng, khi tới nơi mới trả, trong khi những ngườI khác thì mỗi đầu người phải là bốn cây, đóng đủ. Về mặt tài chánh thì tôi có thể đảm đương đươc.
Trước sự ưu tiên của chủ ghe tôi cũng định đem gia đình đi hết cho có vợ chồng, con cái. Lúc đó đêm đêm tôi thường mở đài B.B.C Luân Đôn nghe phần phát thanh Việt ngữ. Bình luận về thuyền nhân Việt Nam, phát thanh viên nói trong số những ngườI ra đi thì năm mươi phần trăm bị bắt lại, hai nhăm phần trăm chết trên biển vì nhiều lý do, hai bốn phần trăm bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm, chỉ có một phần trăm là an toàn đến được bến bờ Tự Do. Sau ba ngày đêm suy nghĩ, tôi quyết định là để anh Tín đi một mình...
Trên đây là lược trích hoàn cảnh câu chuyện được hồi tưởng. Và sau đây là phần truyện kể về chuyến vượt biên.
*
I. TÀU VƯỢT BIỂN
Anh
Tín xuống xe ở cây số đã định thuộc một vùng ở xã Phước Hòa. Anh mang
balô đi vào ngã ba độ hai trăm thước rồi rẽ phải chừng năm mươi thước
nữa thì thấy trước mặt có mấy quán nước. Anh vào quán thứ hai. Anh quan
sát một lượt. Ở một góc bàn có một thanh niên ngồi một mình, đầu độI
chiếc nón nỉ cũ màu xám, trước mặt anh là ly cà phê đen. Đúng là ngườI
được mô tả trước. Chỉ còn xác nhận lại mật hiệu thôi.
Anh Tín thong thả đặt balô xuống, kêu cô chủ quán cho anh ly đá chanh, rồi lấy thuốc ra hút. Người thanh niên lấy một điếu thuốc cầm tay, đến chỗ anh ngồi:
- Ủa ! Bác Ba, đi đâu mà về trễ vậy"
Anh Tín nhìn người thanh niên:
- Tôi đi lên Hai Giỏi ở Long Thành dự đám cưới con ảnh mấy ngày nay.
NgườI thanh niên chớp mắt hai cái:
- Vậy thì bác uống hết ly nước rồi cùng về với cháu cho vui. Chứ bây giờ trưa rồi, chờ xe đạp ôm thì lâu lắm.
Hút xong điếu thuốc, anh Tín trả tiền nước, cùng vớI người thanh niên rời khỏi quán.
Đi được một đoạn đường, ngườI thanh niên dừng lại, nói:
- Bây giờ về nhà cháu, chờ đến giờ mình dùng tắc xi ra tàu lớn. Nếu đi xe đạp ôm trên lộ tẻ thì mất bốn muơi lăm phút. Nhưng để tránh gặp người đi đường, mình đi đường khác, nhiều chỗ phải lộI ruộng nên phải trên một tiếng mới tới. Bác đưa cái ba-lô đây con mang cho.
Anh Tín cởI ba lô đưa cho người dẫn đường, im lặng bước theo ngườI thanh niên. NgườI này cũng không nói gì mà lầm lũi bước đi, đi mãi. Anh Tín bước theo mà cảm thấy muốn hụt hơi. Nhiều lần người thanh niên phải dừng lại chờ.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ hai ngườI mới ra khỏi đám rẫy , chẳng khác gì một khu rừng rậm rạp, chỉ trừ không có cây cổ thụ thôi. Tay chân anh Tín đầy vết cắt. NgườI thanh niên đề nghị nghỉ mười lăm phút. Anh Tín lấy thuốc ra, mờI ngườI thanh niên cùng hút. Chỉ cái đầm lầy dầy đặc những cây đước, dừa nước và cây ô rô trước mặt, ngườI thanh niên nói:
- Chúng ta sẽ băng qua cái đầm kia nữa là tới. Mặc dầu không xa nhưng ít nhất phải nửa tiếng mớI vượt qua được vì nhiều chỗ sình lún tớI đầu gối nên rất khó đi. Có lẽ bác phải xăn ống quần và cởi giày ra mớI lội được.
Nghe ngườI thanh niên nói thế, anh Tín cởI giày ra, dùng chính dây giày cột hai chiếc lại vớI nhau và xăn quần lên tớI đầu gối. NgườI thanh niên lại đề nghị, bác đưa đôi giày đây con xách luôn cho. Anh nói, để bác xách cũng được, rồi máng nó lên vai và ngậm ngùi nhớ đến vợ anh, tác giả của đôi giày đặc biệt này.
Anh Tín theo bước chân người thanh niên, lách mình vào đám dừa nước, ngườI đứng bên ngoài không thể nhìn thấy được. Có những chỗ anh phải đứng như trờI trồng giữa ruộng vì không thể nào nhấc chân lên được. NgườI thanh niên phải quay lại, đưa vai cho anh nắm làm điểm tựa và phải khó khăn lắm mớI nhấc nổI chân lên. NgườI thanh niên giải thích, bác đừng bao giờ dang hai bàn chân ra xa. Cứ chân trái bỏ tới trên những đầu ngón chân thì rút chân phải lên và bỏ tớI trước cũng trên những đầu ngón chân, cứ thế mà đi thì không sợ lún. Đừng bao giờ đặt chân xuống bùn bằng cái gót. Tóm lại, bác đi như kiểu gà đi chứ đừng đi theo kiểu vịt chạy. Anh ráng bước từng bước theo hướng dẫn của ngườI thanh niên thì đi được, mặc dầu rất chậm, thỉnh thoảng anh rút chân lên tạo thành những tiếng kêu ọt ẹt, vậy mà ngườI thanh niên bước đi êm re.
Sau một tiếng đồng hồ luồn lách trong đám dừa nước, những cây bần, cây mắm, những đám ô rô, cóc kèn nhọn hoắt, cuối cùng cũng đến được nhà ngườI dẫn đường thì anh Tín lả ngườI đi, như sắp ngừng thở. Đến khi rửa chân thì máu ở hai chân anh rỉ ra: cả chục con đỉa đã bám vào chân anh mà hút máu. Người thanh niên phải khó khăn gỡ từng con. Anh cảm thấy nhức nhối, thịt như bị sứt ra vì con đìa cố bám chặt không chịu nhả. Khi lấy được con đỉa ra, chỗ cắn vẫn tiếp tục ra máu, phải lấy vôi bôi lên chỗ vết thương. Phần còn lại chỗ chân anh thì bị ô rô cào rách nát.
Anh Tín bước vào trong nhà. Đó là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, được ngăn chia phía trước và sau bằng tấm vách đan bằng tre có lối đi thông nhau được che bởI một tấm màn bằng vải bông màu tím, cũ xì. Phía trước, người thanh niên gọi là nhà trên, có kê bộ ván ngựa, gọI là bộ nhưng chỉ có một tấm, một cái bàn tròn và một cái ghế dài làm bằng tre, ngoài ra, không có thứ gì khác. Ngồi trên ván là gia đình một ngườI Tàu. Hai ông bà và hai ngườI con trai, độ mười tám, đôi mươi. Trên ghế dài là một ngườI đàn bà Việt Nam, cùng vớI đứa con trai. NgườI thanh niên nói, đây là những khách hàng sẽ cùng đi vớI bác trên chuyến taxi tối nay. Anh Tín gật đầu chào mọI ngườI rồi quay lại nói chuyện vớI ngườI thanh niên:
- Bộ cháu ở một mình"
Người thanh niên:
- Khi thấy con về thì vợ con đi ra, có lẽ lên xóm trên mua thức ăn về làm cơm chiều.
- Có xa lắm không"
- Dạ, chèo ghe chừng hai mươi phút.
Anh Tín hỏi tiếp:
- Ở đây vợ chồng sống như thế nào"
NgườI thanh niên trả lời:
- Dạ, vợ con thì đi mò cua, bắt cá. Còn con thì có chiếc ghe nhỏ đi chở mướn, bất cứ thứ gì. Mấy tháng nay nó biến thành chiếc taxi đưa ngườI vượt biên. Chủ tàu thì trả tiền công cho con từng chuyến tính trên đầu người. Chủ yếu con sống được là nhờ tiền khách cho. MỗI khi ra tớI tàu lớn ai cũng móc hết trong túi ra, còn bao nhiêu tiền Việt Nam thì cho con hết. Cũng đỡ lắm bác.
NgườI thanh niên nói chuyện vớI anh Tín được một lúc thì chị vợ về đến nhà. Anh xin phép xuống nhà bếp phụ vợ chuẫn bị bữa cơm cho mọI ngườI và dặn hờ, nếu có động tĩnh gì thì mau vào trong buồng lánh mặt. Nói xong anh xách cái ba-lô của anh Tín để vào trong. Bây giờ thì anh Tín quay sang nói chuyện vớI gia đình người Tàu.
Được biết gia đình này ở Bình Dương mà sau này chánh quyền Cộng sản đổI tên lại thành tỉnh Sông Bé. Ông là chủ một Lò chén lớn ở Lái Thiêu. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75 thì biến thành Hợp Tác Xã sành sứ thủy tinh. Một công nhân là du kích nằm vùng tại cơ sở của ông trở thành Chủ nhiệm còn ông thì họ cho làm Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật, không quyền hành gì cả trên cái cơ ngơi đồ sộ ông đã bỏ cả đờIi mới xây dựng nên. Được một thời gian, ông buồn quá, xin xuống làm xã viên như những ngườI khác. Ông nói:
- Nó lói hồi chước ngộ làm ông chủ, bây giờ cách mạng dìa ngộ cũng làm ông chủ. Làm chủ tập thể..xã nghĩa gì ló, ngộ quên dồi. Vậy mà ngộ biểu nó làm cái chén, cái dĩa gì nó cũng hổng chịu.Tối ngày chỉ họp công nhân lại bắt học tập. Học tập cái ông cố lội nó hay cái giống gì, ngộ đâu có biết. Ngộ nhức đầu quá, chịu hổng lổi mớI xin nghỉ, tìm đường vượt biên. Bốn lần bị gạt, một lần ở tù, chiếng lày không xong, có lước nhảy xuống biển chết cho dồi...
Anh Tín nhìn ông Tàu một hồi mà cảm thấy buồn cho sự đổi đời, rồi ái ngại, nói:
- Nị đi vượt biên mà đi mình không, lại mặc đồ đẹp giống như đi ăn giỗ quá vậy hè"
Ông Tàu cườI hề hề:
- Thằng chủ tàu bảo đừng có đem theo cái gì hết, cơm nước có ngườI lo. Nó còn lói ngộ mà đem nhiều đồ quá, làm tàu nặng chìm chết ráng chịu. Nghe nó nói dzậy, ngộ đâu dám đem theo cái gì, chỉ bọc theo mấy chục cây vàng thôi.
Vợ chồng ngườI thanh niên làm cơm xong thì dọn lên hai mâm. Một mâm cho gia đình người Tàu trên ván ngựa, mâm còn lại để ở bàn tròn cho anh Tín và người đàn bà có con nhỏ. Người đàn bà chừng ba mươi tuổI, áo bà ba nâu, quần đen, dáng người mảnh mai, gương mặt trái soan, da ngâm vì nắng gió nhưng vẫn không làm mất đi nét đằm thắm, diụ dàng của ngườI thôn nữ có học. Tóc chị để dài, được kẹp lại gọn gàng sau gáy, đôi mắt to đen nhưng phảng phất một nỗI buồn sâu kín. Chị cho biết tên Vân ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chồng là đại úy bộ binh, học tập cải tạo ngoài Vĩnh Phú, được báo tin là chết vì bệnh. Mấy lần ra Bắc tìm xác chồng, lần nào cũng được một anh bộ đội dẫn ra khu rừng trước mặt, nói ở đó đó, rồi thôi. Con trai duy nhất của chị vừa đúng mườI ba tuổi. Hai mẹ con bị đuổI đi kinh tế mới đâu miệt Long Khánh. Sống không nổI nên trở về thành phố tìm đường vượt biên. Đó là tất cả những gì ngườI đàn bà cho biết.
Sau bữa cơm, mọi người được đưa ra bến sông. Trời tối đen như mực. Người thanh niên cầm đèn pin đi đầu, anh Tín đi kế, tiếp theo là ngườI đàn bà và đứa con, cuối cùng là gia đình người Tàu. Họ đi hàng một, mò mẫm trong đêm tối, đạp lên gai góc, bụi rậm mà đi. Họ té lên té xuống, lại lồm cồm đứng lên đi tiếp, không ai nói lời nào.
Rồi cũng tới bến sông. Cầm tay nhau xuống ghe, chông chênh, nghiêng ngả. Người thanh niên kéo máy đuôi tôm. Đợi cho tiếng máy nổ đều mớI cho ghe rẽ nước, lao vào đêm tối.
Những con kinh, con rạch ngoằn ngoèo, được che kín bởI những cây tràm, cây đước hai bên. Những bầy đom đóm lập lòe chớp tắt trong các lùm cây nhìn từ xa như những đàn ma trơi, làm cho cảnh vật thêm mờ ảo, ghê rợn. Đâu đây, thỉnh thoảng vang lên tiếng mái chèo khua nước, làm những ngườI trên ghe muốn đứng tim. NgườI thanh niên giải thích đó là những người đi giăng câu sớm, không có gì phải sợ. Rồi thì từ xa hiện ra ánh đèn le lói, cứ tỏ dần như có thuyền ai đang tiến lại gần. Hóa ra đó là ánh đèn từ các dàn đáy mà ghe đang tiến tớI, lướt qua. Thỉnh thoảng cũng có những thuyền đi ngược chiều...
Cứ như thế, gần một tiếng đồng hồ, ngườI thanh niên đưa những khách hàng đặc biệt từ hồi hộp này đến hồi hộp khác. Cuối cùng ghe đã đến một nhánh sông. NgườI thanh niên cho ghe ém mình trong bụi rậm rồi tắt máy. Anh nói:
- Mình đợi ở đây chừng nửa tiếng thì “cá lớn” đến bốc đi. Đây là điểm hẹn cuối cùng trên sông Thị Vải. Khi các bác lên tàu, đi một mạch chừng nửa tiếng thì ra tới cửa biển, nên rất an toàn.
Nghe ngườI thanh niên nói, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Mọi ngườI móc túi quần túi áo ra những tờ giấy bạc cuối cùng còn lại cho hết ngườI thanh niên. Ông người Tàu vì không còn tiền Việt Nam nên lấy tờ một trăm đô ra cho. Người thanh niên cám ơn rối rít. Anh Tín nói:
- Khi đến Mỹ bác sẽ cho người liên lạc với cháu. Người đó sẽ tự giơiI thiệu là, là Cu Tý. Đó là tên ở nhà của thằng con trai bác. Có gì cháu giới thiệu dùm tổ chức nào đáng tin cậy một chút.
Người thanh niên dặn:
- Muốn tìm cháu, bác cứ nói ngườI nhà tới ngã ba chỗ bác cháu mình gặp nhau, kêu xe đạp ôm bảo chở đến nhà Út Măng là xong. Bác nhớ tên cháu là Út Măng.
Trong lúc đang nói chuyện ngườI thanh niên để ý thấy từ xa xuất hiện một tàu đánh cá không đèn, tốc độ chậm dần. Anh liền nổ máy ghe, tiến ra. Khi đến gần, từ trên tàu hắt ra một vệt sáng dài, quét ngang qua chiếc taxi. Người thanh niên đáp lại bằng hai tia chớp đèn pin, một ngắn, một dài. Thế là chiếc tàu đánh cá ngừng hẳn lại, bốc người vượt biên lên, nhanh gọn.
Đó là một con tàu đánh cá bằng gỗ, dài khoảng mườI bốn thước, ngang độ ba thước rưỡi, máy sáu bloc. Chiếc tàu này, theo anh Tín chở sáu mươi người là vừa, bây giờ lại chở đến trên hai trăm con người, nằm ngồi chật ních dưới khoang tàu. Chủ tàu là Ba Vạn, độ ngoài năm mươi tuổi, ngườI thấp đậm, nước da nâu sậm, mặt vuông, mày rậm, tiếng nói ồ ồ, ra vẻ là dân thương hồ, sông nước. Đoán biết được anh Tín nghĩ gì, Ba Vạn nói:
- Xin anh thông cảm. Vì trả tiền mua bãi đắt quá nên phải cho đi như thế này mới đủ sở hụi. Bọn công an gửi ngườI theo cũng bộn.
Nói xong, Ba Vạn đứng lên vươn vai, ngáp dài, chứng tỏ đã quá buồn ngủ và mỏi mệt. Anh Tín để balô vào một góc trong cabin rồi ngồi vào ghế thế chỗ Ba Vạn, cầm lái. Ba Vạn ngồi vào chiếc ghế bên cạnh, móc thuốc ra hút, đồng thời châm cho anh Tín một điếu. Anh nói:
- Con sông này tôi rành lắm, ngõ ngách nào tôi cũng biết, chứ đường biển thì tôi chưa từng đi.
Anh Tín nói:
- Dễ ẹc hà, anh ngồi đây coi tôi lái cũng biết.
Nói rồi, anh tăng tốc. Con tàu nhắm hướng cửa biển mà tiến. Thuỷ triều đã dâng cao. Con Sông Thị Vải đầy nước, lững lờ trôi lại phía sau. Bầu trời bây giờ đầy sao, tỏa xuống mặt sông một màu loang loáng bạc. Đã có nhiều tàu đánh cá ra khơi. Có những chiếc đi ngược chiều. Tới nhánh sông gần cửa biển, một trạm kiểm soát rọi đèn pha kêu vào, ở đó đã có một chiếc tàu đang bị kiểm soát. Anh Tín thừa dịp, tăng ga cho tàu vượt luôn. Gió mỗi lúc càng thổI mạnh. Ngọn hải đăng từ núi lớn ở Vũng Tàu phóng ra những vệt sáng mạnh mẽ, quét qua quét lại trên mặt biển.
II. GIÔNG BÃO Anh Tín thong thả đặt balô xuống, kêu cô chủ quán cho anh ly đá chanh, rồi lấy thuốc ra hút. Người thanh niên lấy một điếu thuốc cầm tay, đến chỗ anh ngồi:
- Ủa ! Bác Ba, đi đâu mà về trễ vậy"
Anh Tín nhìn người thanh niên:
- Tôi đi lên Hai Giỏi ở Long Thành dự đám cưới con ảnh mấy ngày nay.
NgườI thanh niên chớp mắt hai cái:
- Vậy thì bác uống hết ly nước rồi cùng về với cháu cho vui. Chứ bây giờ trưa rồi, chờ xe đạp ôm thì lâu lắm.
Hút xong điếu thuốc, anh Tín trả tiền nước, cùng vớI người thanh niên rời khỏi quán.
Đi được một đoạn đường, ngườI thanh niên dừng lại, nói:
- Bây giờ về nhà cháu, chờ đến giờ mình dùng tắc xi ra tàu lớn. Nếu đi xe đạp ôm trên lộ tẻ thì mất bốn muơi lăm phút. Nhưng để tránh gặp người đi đường, mình đi đường khác, nhiều chỗ phải lộI ruộng nên phải trên một tiếng mới tới. Bác đưa cái ba-lô đây con mang cho.
Anh Tín cởI ba lô đưa cho người dẫn đường, im lặng bước theo ngườI thanh niên. NgườI này cũng không nói gì mà lầm lũi bước đi, đi mãi. Anh Tín bước theo mà cảm thấy muốn hụt hơi. Nhiều lần người thanh niên phải dừng lại chờ.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ hai ngườI mới ra khỏi đám rẫy , chẳng khác gì một khu rừng rậm rạp, chỉ trừ không có cây cổ thụ thôi. Tay chân anh Tín đầy vết cắt. NgườI thanh niên đề nghị nghỉ mười lăm phút. Anh Tín lấy thuốc ra, mờI ngườI thanh niên cùng hút. Chỉ cái đầm lầy dầy đặc những cây đước, dừa nước và cây ô rô trước mặt, ngườI thanh niên nói:
- Chúng ta sẽ băng qua cái đầm kia nữa là tới. Mặc dầu không xa nhưng ít nhất phải nửa tiếng mớI vượt qua được vì nhiều chỗ sình lún tớI đầu gối nên rất khó đi. Có lẽ bác phải xăn ống quần và cởi giày ra mớI lội được.
Nghe ngườI thanh niên nói thế, anh Tín cởI giày ra, dùng chính dây giày cột hai chiếc lại vớI nhau và xăn quần lên tớI đầu gối. NgườI thanh niên lại đề nghị, bác đưa đôi giày đây con xách luôn cho. Anh nói, để bác xách cũng được, rồi máng nó lên vai và ngậm ngùi nhớ đến vợ anh, tác giả của đôi giày đặc biệt này.
Anh Tín theo bước chân người thanh niên, lách mình vào đám dừa nước, ngườI đứng bên ngoài không thể nhìn thấy được. Có những chỗ anh phải đứng như trờI trồng giữa ruộng vì không thể nào nhấc chân lên được. NgườI thanh niên phải quay lại, đưa vai cho anh nắm làm điểm tựa và phải khó khăn lắm mớI nhấc nổI chân lên. NgườI thanh niên giải thích, bác đừng bao giờ dang hai bàn chân ra xa. Cứ chân trái bỏ tới trên những đầu ngón chân thì rút chân phải lên và bỏ tớI trước cũng trên những đầu ngón chân, cứ thế mà đi thì không sợ lún. Đừng bao giờ đặt chân xuống bùn bằng cái gót. Tóm lại, bác đi như kiểu gà đi chứ đừng đi theo kiểu vịt chạy. Anh ráng bước từng bước theo hướng dẫn của ngườI thanh niên thì đi được, mặc dầu rất chậm, thỉnh thoảng anh rút chân lên tạo thành những tiếng kêu ọt ẹt, vậy mà ngườI thanh niên bước đi êm re.
Sau một tiếng đồng hồ luồn lách trong đám dừa nước, những cây bần, cây mắm, những đám ô rô, cóc kèn nhọn hoắt, cuối cùng cũng đến được nhà ngườI dẫn đường thì anh Tín lả ngườI đi, như sắp ngừng thở. Đến khi rửa chân thì máu ở hai chân anh rỉ ra: cả chục con đỉa đã bám vào chân anh mà hút máu. Người thanh niên phải khó khăn gỡ từng con. Anh cảm thấy nhức nhối, thịt như bị sứt ra vì con đìa cố bám chặt không chịu nhả. Khi lấy được con đỉa ra, chỗ cắn vẫn tiếp tục ra máu, phải lấy vôi bôi lên chỗ vết thương. Phần còn lại chỗ chân anh thì bị ô rô cào rách nát.
Anh Tín bước vào trong nhà. Đó là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, được ngăn chia phía trước và sau bằng tấm vách đan bằng tre có lối đi thông nhau được che bởI một tấm màn bằng vải bông màu tím, cũ xì. Phía trước, người thanh niên gọi là nhà trên, có kê bộ ván ngựa, gọI là bộ nhưng chỉ có một tấm, một cái bàn tròn và một cái ghế dài làm bằng tre, ngoài ra, không có thứ gì khác. Ngồi trên ván là gia đình một ngườI Tàu. Hai ông bà và hai ngườI con trai, độ mười tám, đôi mươi. Trên ghế dài là một ngườI đàn bà Việt Nam, cùng vớI đứa con trai. NgườI thanh niên nói, đây là những khách hàng sẽ cùng đi vớI bác trên chuyến taxi tối nay. Anh Tín gật đầu chào mọI ngườI rồi quay lại nói chuyện vớI ngườI thanh niên:
- Bộ cháu ở một mình"
Người thanh niên:
- Khi thấy con về thì vợ con đi ra, có lẽ lên xóm trên mua thức ăn về làm cơm chiều.
- Có xa lắm không"
- Dạ, chèo ghe chừng hai mươi phút.
Anh Tín hỏi tiếp:
- Ở đây vợ chồng sống như thế nào"
NgườI thanh niên trả lời:
- Dạ, vợ con thì đi mò cua, bắt cá. Còn con thì có chiếc ghe nhỏ đi chở mướn, bất cứ thứ gì. Mấy tháng nay nó biến thành chiếc taxi đưa ngườI vượt biên. Chủ tàu thì trả tiền công cho con từng chuyến tính trên đầu người. Chủ yếu con sống được là nhờ tiền khách cho. MỗI khi ra tớI tàu lớn ai cũng móc hết trong túi ra, còn bao nhiêu tiền Việt Nam thì cho con hết. Cũng đỡ lắm bác.
NgườI thanh niên nói chuyện vớI anh Tín được một lúc thì chị vợ về đến nhà. Anh xin phép xuống nhà bếp phụ vợ chuẫn bị bữa cơm cho mọI ngườI và dặn hờ, nếu có động tĩnh gì thì mau vào trong buồng lánh mặt. Nói xong anh xách cái ba-lô của anh Tín để vào trong. Bây giờ thì anh Tín quay sang nói chuyện vớI gia đình người Tàu.
Được biết gia đình này ở Bình Dương mà sau này chánh quyền Cộng sản đổI tên lại thành tỉnh Sông Bé. Ông là chủ một Lò chén lớn ở Lái Thiêu. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75 thì biến thành Hợp Tác Xã sành sứ thủy tinh. Một công nhân là du kích nằm vùng tại cơ sở của ông trở thành Chủ nhiệm còn ông thì họ cho làm Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật, không quyền hành gì cả trên cái cơ ngơi đồ sộ ông đã bỏ cả đờIi mới xây dựng nên. Được một thời gian, ông buồn quá, xin xuống làm xã viên như những ngườI khác. Ông nói:
- Nó lói hồi chước ngộ làm ông chủ, bây giờ cách mạng dìa ngộ cũng làm ông chủ. Làm chủ tập thể..xã nghĩa gì ló, ngộ quên dồi. Vậy mà ngộ biểu nó làm cái chén, cái dĩa gì nó cũng hổng chịu.Tối ngày chỉ họp công nhân lại bắt học tập. Học tập cái ông cố lội nó hay cái giống gì, ngộ đâu có biết. Ngộ nhức đầu quá, chịu hổng lổi mớI xin nghỉ, tìm đường vượt biên. Bốn lần bị gạt, một lần ở tù, chiếng lày không xong, có lước nhảy xuống biển chết cho dồi...
Anh Tín nhìn ông Tàu một hồi mà cảm thấy buồn cho sự đổi đời, rồi ái ngại, nói:
- Nị đi vượt biên mà đi mình không, lại mặc đồ đẹp giống như đi ăn giỗ quá vậy hè"
Ông Tàu cườI hề hề:
- Thằng chủ tàu bảo đừng có đem theo cái gì hết, cơm nước có ngườI lo. Nó còn lói ngộ mà đem nhiều đồ quá, làm tàu nặng chìm chết ráng chịu. Nghe nó nói dzậy, ngộ đâu dám đem theo cái gì, chỉ bọc theo mấy chục cây vàng thôi.
Vợ chồng ngườI thanh niên làm cơm xong thì dọn lên hai mâm. Một mâm cho gia đình người Tàu trên ván ngựa, mâm còn lại để ở bàn tròn cho anh Tín và người đàn bà có con nhỏ. Người đàn bà chừng ba mươi tuổI, áo bà ba nâu, quần đen, dáng người mảnh mai, gương mặt trái soan, da ngâm vì nắng gió nhưng vẫn không làm mất đi nét đằm thắm, diụ dàng của ngườI thôn nữ có học. Tóc chị để dài, được kẹp lại gọn gàng sau gáy, đôi mắt to đen nhưng phảng phất một nỗI buồn sâu kín. Chị cho biết tên Vân ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chồng là đại úy bộ binh, học tập cải tạo ngoài Vĩnh Phú, được báo tin là chết vì bệnh. Mấy lần ra Bắc tìm xác chồng, lần nào cũng được một anh bộ đội dẫn ra khu rừng trước mặt, nói ở đó đó, rồi thôi. Con trai duy nhất của chị vừa đúng mườI ba tuổi. Hai mẹ con bị đuổI đi kinh tế mới đâu miệt Long Khánh. Sống không nổI nên trở về thành phố tìm đường vượt biên. Đó là tất cả những gì ngườI đàn bà cho biết.
Sau bữa cơm, mọi người được đưa ra bến sông. Trời tối đen như mực. Người thanh niên cầm đèn pin đi đầu, anh Tín đi kế, tiếp theo là ngườI đàn bà và đứa con, cuối cùng là gia đình người Tàu. Họ đi hàng một, mò mẫm trong đêm tối, đạp lên gai góc, bụi rậm mà đi. Họ té lên té xuống, lại lồm cồm đứng lên đi tiếp, không ai nói lời nào.
Rồi cũng tới bến sông. Cầm tay nhau xuống ghe, chông chênh, nghiêng ngả. Người thanh niên kéo máy đuôi tôm. Đợi cho tiếng máy nổ đều mớI cho ghe rẽ nước, lao vào đêm tối.
Những con kinh, con rạch ngoằn ngoèo, được che kín bởI những cây tràm, cây đước hai bên. Những bầy đom đóm lập lòe chớp tắt trong các lùm cây nhìn từ xa như những đàn ma trơi, làm cho cảnh vật thêm mờ ảo, ghê rợn. Đâu đây, thỉnh thoảng vang lên tiếng mái chèo khua nước, làm những ngườI trên ghe muốn đứng tim. NgườI thanh niên giải thích đó là những người đi giăng câu sớm, không có gì phải sợ. Rồi thì từ xa hiện ra ánh đèn le lói, cứ tỏ dần như có thuyền ai đang tiến lại gần. Hóa ra đó là ánh đèn từ các dàn đáy mà ghe đang tiến tớI, lướt qua. Thỉnh thoảng cũng có những thuyền đi ngược chiều...
Cứ như thế, gần một tiếng đồng hồ, ngườI thanh niên đưa những khách hàng đặc biệt từ hồi hộp này đến hồi hộp khác. Cuối cùng ghe đã đến một nhánh sông. NgườI thanh niên cho ghe ém mình trong bụi rậm rồi tắt máy. Anh nói:
- Mình đợi ở đây chừng nửa tiếng thì “cá lớn” đến bốc đi. Đây là điểm hẹn cuối cùng trên sông Thị Vải. Khi các bác lên tàu, đi một mạch chừng nửa tiếng thì ra tới cửa biển, nên rất an toàn.
Nghe ngườI thanh niên nói, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Mọi ngườI móc túi quần túi áo ra những tờ giấy bạc cuối cùng còn lại cho hết ngườI thanh niên. Ông người Tàu vì không còn tiền Việt Nam nên lấy tờ một trăm đô ra cho. Người thanh niên cám ơn rối rít. Anh Tín nói:
- Khi đến Mỹ bác sẽ cho người liên lạc với cháu. Người đó sẽ tự giơiI thiệu là, là Cu Tý. Đó là tên ở nhà của thằng con trai bác. Có gì cháu giới thiệu dùm tổ chức nào đáng tin cậy một chút.
Người thanh niên dặn:
- Muốn tìm cháu, bác cứ nói ngườI nhà tới ngã ba chỗ bác cháu mình gặp nhau, kêu xe đạp ôm bảo chở đến nhà Út Măng là xong. Bác nhớ tên cháu là Út Măng.
Trong lúc đang nói chuyện ngườI thanh niên để ý thấy từ xa xuất hiện một tàu đánh cá không đèn, tốc độ chậm dần. Anh liền nổ máy ghe, tiến ra. Khi đến gần, từ trên tàu hắt ra một vệt sáng dài, quét ngang qua chiếc taxi. Người thanh niên đáp lại bằng hai tia chớp đèn pin, một ngắn, một dài. Thế là chiếc tàu đánh cá ngừng hẳn lại, bốc người vượt biên lên, nhanh gọn.
Đó là một con tàu đánh cá bằng gỗ, dài khoảng mườI bốn thước, ngang độ ba thước rưỡi, máy sáu bloc. Chiếc tàu này, theo anh Tín chở sáu mươi người là vừa, bây giờ lại chở đến trên hai trăm con người, nằm ngồi chật ních dưới khoang tàu. Chủ tàu là Ba Vạn, độ ngoài năm mươi tuổi, ngườI thấp đậm, nước da nâu sậm, mặt vuông, mày rậm, tiếng nói ồ ồ, ra vẻ là dân thương hồ, sông nước. Đoán biết được anh Tín nghĩ gì, Ba Vạn nói:
- Xin anh thông cảm. Vì trả tiền mua bãi đắt quá nên phải cho đi như thế này mới đủ sở hụi. Bọn công an gửi ngườI theo cũng bộn.
Nói xong, Ba Vạn đứng lên vươn vai, ngáp dài, chứng tỏ đã quá buồn ngủ và mỏi mệt. Anh Tín để balô vào một góc trong cabin rồi ngồi vào ghế thế chỗ Ba Vạn, cầm lái. Ba Vạn ngồi vào chiếc ghế bên cạnh, móc thuốc ra hút, đồng thời châm cho anh Tín một điếu. Anh nói:
- Con sông này tôi rành lắm, ngõ ngách nào tôi cũng biết, chứ đường biển thì tôi chưa từng đi.
Anh Tín nói:
- Dễ ẹc hà, anh ngồi đây coi tôi lái cũng biết.
Nói rồi, anh tăng tốc. Con tàu nhắm hướng cửa biển mà tiến. Thuỷ triều đã dâng cao. Con Sông Thị Vải đầy nước, lững lờ trôi lại phía sau. Bầu trời bây giờ đầy sao, tỏa xuống mặt sông một màu loang loáng bạc. Đã có nhiều tàu đánh cá ra khơi. Có những chiếc đi ngược chiều. Tới nhánh sông gần cửa biển, một trạm kiểm soát rọi đèn pha kêu vào, ở đó đã có một chiếc tàu đang bị kiểm soát. Anh Tín thừa dịp, tăng ga cho tàu vượt luôn. Gió mỗi lúc càng thổI mạnh. Ngọn hải đăng từ núi lớn ở Vũng Tàu phóng ra những vệt sáng mạnh mẽ, quét qua quét lại trên mặt biển.
Trời bây giờ đã mờ sáng. Cửa biển Vũng Tàu hiện ra trước mặt. Tàu bè hoạt động nhộn nhịp, chiếc chạy trước, chiếc chạy sau. Bỗng nhiên Ba Vạn lên tiếng:
- Phía sau có mấy chiếc rượt theo mình, không biết là tàu đánh cá hay công an biên phòng. Hay là ta tăng tốc"
Anh Tín tỉnh bơ:
- Muốn biết dễ lắm. Tôi không tăng tốc mà tôi đổi hướng.
Tức thì anh Tín cho tàu rẽ trái chín mươi độ. Chạy một đổI, anh quay sang Ba Vạn :
- Anh thấy chưa" Nó đi lối nó, mình đi lối mình. Nếu nó là công an biên phòng và có ý muốn rượt mình thì khi mình đổi hướng nó cũng sẽ đổi hướng theo và tăng tốc. Đàng này...
Vừa nói, anh Tín cho tàu rẽ phải lại chín mươi độ và giữ tay lái theo hướng trước mặt mà tiến ra đại dương mênh mông . Ba Vạn lại hỏi:
- Trường hợp nó rượt theo mình thì phải làm sao"
Anh Tín cườI:
- Thì mở hết tốc độ mà chạy chứ biết làm sao! Trường hợp này hơi nguy hiểm là máy tàu bị nóng lên, nên sau đó phải chạy chậm lại, nếu cần thì phải cho ngưng hẳn, chờ máy nguội mớI chạy tiếp. Tôi chưa có kinh nghiệm nhưng nghe anh em nói tụi Việt Cộng nếu đuổi theo mình thì chỉ chạy một đoạn ngắn rồi thôi vì nó sợ hết dầu. Bao nhiêu dầu chúng nó rút ra đem bán lấy tiền chia nhau xài hết rồi.
Trong lúc hai người nói chuyện thì con tàu vẫn giữ tốc độ vừa phải, tiếp tục rẽ sóng. Mặt biển, bầu trời cứ sáng dần. Phía chân trời tiếp giáp biển trước mặt đã ửng hồng, báo hiệu mặt trời sắp sửa nhô lên. Anh Tín nhìn ống dòm rồi đưa cho Ba Vạn:
- Bóng dáng những con tàu biển đã xuất hiện, chúng ta sắp ra đến hải phận quốc tế.
Nói xong, anh Tín trải tấm hải đồ trước mặt rồi chỉ cho Ba Vạn cái vị trí hiện tại của con tàu. Anh nói Ba Vạn đặt cái hải bàn vào đúng tọa độ rồi xoay về hướng các quần đảo Mã Lai, đoạn nói:
- Có phải anh thấy mũi tên hải bàn hướng về phía Tây Nam và chỉ đúng 24 độ không. Nếu trờI yên biển lặng như thế này và giữ tay lái đúng tọa độ đó rồi nhắm mắt đi ngủ, ba ngày mở mắt ra thì sẽ thấy mình đang ở bãi biển Mã Lai.
Ba Vạn cườI :
- Anh nói nghe sao ngon cơm quá. Tôi muốn biết trong trường hợp có bão thì phải xử lý ra sao. Rồi thì rủi ro mình làm rơi hải bàn xuống biển nữa"
Anh Tín thản nhiên nói:
- Trường hợp không có hải bàn, nếu trời trong, ta sẽ nhận định theo hướng trăng sao. Trường hợp trời tối, có nhiều mây thì ta phải lái theo hướng gió. Ta phải biết lúc đó đang là gió mùa hay gió bấc. Gió mùa thì thổi từ Tây Nam lên Đông Bắc, còn gió Bấc thì ngược lại. Vấn đề này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, sự dày dạn của ngườI hoa tiêu. Nghe hướng gió rồi phải làm nhiều động tác, kỹ thuật nữa, mới cho con tàu đi theo sự nhận định của mình. Khi có bão dĩ nhiên là gió đổi chiều không biết được và con tàu sẽ bị lệch hướng. Khi đó, phải cho tàu ra xa bờ vì nếu tàu gần bờ sẽ bị sóng đánh dội ngược rất mạnh, tàu dễ bị lật, nhất là những con sóng đánh thẳng vào mạn tàu luôn luôn nguy hiểm, cần phải tránh. Khi tàu ở ngoài khơi, xa bờ lúc có bão cũng có nhiều con sóng cao nhưng độ dốc giữa hai con sóng nó thoai thoải hơn, con tàu chỉ bị nhồi lên nhồi xuống như lúc anh lái xe gặp ổ gà, hay lúc anh say rượu vậy thôi.
Ba Vạn tỏ ra rất lý thú:
- Chuyện giông bão mà anh kể sao vui quá. Bây giờ tôi mớI hỏi, nếu rủi máy tàu bị chết giữa chừng thì xử lý thế nào"
Anh Tín không trả lờI câu hỏi này mà hỏi lại Ba Vạn:
- Anh có nhớ trước khi đi tôi dặn anh đem theo một tấm bạt và mấy cây tre dài tới nóc nhà không" Cái đó là để làm buồm trong trường hợp mà máy tàu làm reo, không làm việc nữa
Ba Vạn à một tiếng thật dài, rồi nói:
- Vậy mà tôi quên chứ.
- Thật là một cái quên chết ngườI!
Anh Tín nói thầm trong bụng rồi hỏi Ba Vạn:
- Anh còn thắc mắc gì nữa không, để tôi trả lời luôn thể. Cứ coi như thày giáo khảo bài học trò vậy, để cho tôi suy nghĩ mà nhớ lại. Chứ hơn chục năm nay rồi không ôn lý thuyết cũng không có điều kiện thực hành, chắc cũng quên nhiều thứ lắm. Chỉ có dịp này mớI ôn luyện lại tay nghề được thôi.
Ba Vạn nhìn anh Tín từ đầu tới chân rồi gật gật cái đầu:
- Tôi thấy anh vẫn còn phong độ và vững vàng lắm. Thật không hổ danh là một hạm trưởng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Anh Tín cười thật thoải mái:
- Làm hạm trưởng với bà xã chưa chắc đã được nữa là... Hồi nãy anh hỏi trường hợp tàu hỏng máy giữa chừng mà không đặt vấn đề trong lúc tàu lênh đênh giữa biển như vậy lại có bão dữ dộI thì làm thế nào để cho sóng không cuốn tàu xuống đáy biển.
Ba Vạn:
- Tình huống này, quả tình tôi không dám hỏi. Bây giờ tôi muốn hỏi anh một câu rất thực tế là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi để mình còn thông báo với bà con trên tàu cho họ mừng.
Anh Tín hơi ngập ngừng:
- Thôi thì chuyện này để tôi lo. Mình cũng mong cho nó đừng xảy ra. Còn cái việc anh hỏi là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi thì dễ lắm. Biển Việt Nam sâu hơn trăm mét, còn biển Mã Lai sâu chừng phân nửa. Khi gần đến nơi, anh lấy một cuộn dây cước lớn thật chắc, cột ở đầu một cái bù lon hay con tán nặng một chút rồi bỏ xuống biển đo cũng biết. Nếu quan sát bằng mắt thì anh để ý khi tàu ở vùng biển sâu thì nước biển ở đó đen ngòm, khi tàu tiến dần vào bờ thì nước biển trở nên đục, trong nước như có lẫn cát. Cho đến khi nhìn thấy những con hải âu bay lượn trên bầu trời, khi dòm xuống biển mà thấy rác rến trôi lềnh bềnh thì yên chí lớn là tàu anh đang gần bờ biển lắm rồi. Như vậy là rõ rồi chứ gì" Nếu muốn biết gì thêm, anh cứ hỏi.
Ba Vạn:
- Tốt lắm. Ít ra cũng phải như vậy chớ.
Con tàu vẫn tiếp tục tiến đều...
Trời và nước cùng một màu xanh biếc. Mặt biển lóng lánh như dát bạc.
Gần chín giờ thì ra tới hải phận quốc tế. Anh Tín canh lại tọa độ và chỉnh hướng con tàu. Ba Vạn xuống hầm tàu thông báo. Mọi người vỗ tay, reo hò và tranh nhau lên boong tàu, từng đợt, từng đợt, phát biểu vung vít:
- Thoát khỏi bọn Việt Cộng rồi, bà con ơi!
- Bà con ơi! Lên đây mà thở không khí Tự Do.
- Đây là giây phút bác mong chờ từ mười năm nay. Hạnh phúc quá, các con ơi, các cháu ơi!
Có nhiều người bật khóc. Có ngườI nhảy xuống biển vì quá sung sướng. Anh Tín phải cho tàu chạy chậm lại. Ba Vạn thả lưới xuống cho ngườI này leo lên rồi nói:
- Sao dại quá vậy. Không sợ cá mập à"
NgườI này cườI tỉnh bơ:
- Thoát được chế độ Cộng sản mà chui vào bụng cá cũng mát lòng mát dạ.
Nói xong, người này lại la lớn:
- Má ơi ! Con không nuôi cá mà con sẽ gửI tiền về nuôi má.
Trước thái độ kỳ lạ của ngườI thanh niên ai cũng lắc đầu. Rồi thì người ta bàn chuyện tương lai ngay trên boong tàu:
- Tôi sẽ mở nhà hàng.
- Tôi thì làm neo.
- Còn tôi, không cần làm bác sĩ nữa mà đi cắt cỏ cũng sướng.
- Tôi sẽ đi khắp thế giới để tố cáo tộI ác của Việt Cộng.
Một ngườI mặc áo chùng đen linh mục tỏ ra vui mừng, nhưng điềm đạm nói:
- Họ không cho tôi làm nhân chứng và rao giảng Đức tin và tình yêu Thiên Chúa ở quê nhà thì tôi làm việc này ở nước ngoài thôi. Ở đâu cũng được.
Rồi thì người trong ban tổ chức, phần lớn trong gia đình Ba Vạn, cùng với một số thanh niên giúp phân phát đồ ăn, nước uống cho mọi người.
Ai nấy đều tươi tỉnh trở lại sau một ngày một đêm mệt mỏi, say sóng và ngộp thở, nằm ngồi sắp lớp như cá mòi hộp dướI khoang tàu. Bây giờ thì chia hai, một nhóm khoảng hai phần ba ở dướI khoang tàu, số còn lại thì ở trên boong tàu. Tàu chạy thoải mái, bình yên được hai ngày.
Chiều ngày thứ ba anh Tín thấy hiện tượng lạ. Trời đang trong sáng thì tối dần lại. Phía chân trời trước mặt có nhiều đám mây đen dày đặc xếp lớp như vẩy cá. Gió càng lúc càng mạnh. Anh Tín nói Ba vạn mở radio để nghe tin thờI tiết thì được biết một cơn bão hình thành ngoài khơi biển Trung Hoa đang hướng về phía Tây Nam, tức là đuổi theo con tàu. Ba Vạn ra lệnh cho mọi ngườI tất cả xuống hầm tàu và chuẩn bị . Có người hỏi chuẩn bị là làm cái gì thì Ba Vạn ú ớ không biết trả lờI như thế nào, rồi ông cáu gắt:
- Không chịu xuống mau, chết hết bây giờ. Ở đó mà hỏi.
Khi ngườI cuối cùng xuống tớI hầm tàu, chỉ còn lại hai ngườI trên boong là anh Tín và Ba Vạn thì gió bắt đầu thổi mạnh, biển động dữ dội. Mây đen đã phủ kín bầu trờI trước mặt. Sóng bắt đầu vỗ mạnh vào mạn tàu. Gió rít từng hồi. Con tàu chuyển mình kêu răng rắc. Những tia chớp xẹt qua xẹt lại từng chập như muốn xé nát bầu trời đen thui trước mặt ra từng mảnh, kèm theo tiếng sấm nổ vang trên đầu, thật là kinh hãi.
Mưa mờ mịt bốn bề. Những cơn sóng dồn dập xô tớI, từng đợt, từng đợt. Con tàu bây giờ như chiếc lá tre trong cơn giông bão. Có lúc gió đổi chiều, anh Tín phải cho tàu, đi ngược sóng, cưỡi trên sóng mà tiến, có lúc lại đi chéo sóng. Một mình anh tả xung hữu đột trong cơn bão cấp mười. Một cột nước trắng xóa khổng lồ được sóng ném lên boong tàu nơi buồng lái làm cho cả Ba Vạn cùng anh Tín té nhào. May nhờ trước đó hai người đã cẩn thận dùng dây buộc mình vào một cây cột nơi cabin nên không bị rớt xuống biển. Tuy nhiên con tàu bị quay vòng tròn trong lúc hai ngườI bị té. May sao, anh Tín chụp lại được tay lái. Nếu không, con tàu đã lật úp!
Trong lúc đó, dướI khoang tàu cảnh tượng diễn ra như địa ngục. Tiếng con nít khóc, tiếng người lớn gào thét thất thanh. Những ngườI có đạo thì râm ran đọc kinh, cầu Chúa cầu Phật. Những tiếng kêu khóc, than vãn rồi thì cũng tắt nghẽn vì ai cũng hết hơi, kiệt lực, mặt mày xanh lè xanh lét, quần áo ướt mem, nằm bẹp dí dướI khoang tàu, thoi thóp như những cái xác biết thở. Chỉ một ít thanh niên là còn hoạt động. Họ dùng mọI phương tiện để tát nước ngày đêm không dám ngừng tay vì mấy cái cửa bên hông tàu bị bão làm bung, họ phải vất vả lắm mớI chống chọI vớI cơn bão để lắp ghép lại mấy cánh cửa, tuy thế, nước biển , nước mưa vẫn cứ ào ạt tuôn vào theo từng đợt sóng.
Sau một ngày một đêm thì cơn bão tan dần. Trời quang, mây tạnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Con tàu bị bão cuốn dạt ra hướng Đông Nam. Anh Tín chỉnh hướng cho tàu chạy ngược lại, xuôi Nam về hướng Tây. Các can nhựa loại hai mươi lít dùng đựng nước uống trên boong tàu bị ngã lăn lóc, một số bị bể, nên nước uống còn lại rất ít. Đây là một tai họa khác cho mọi người. Ba Vạn âm thầm gom lại, đem tất cả xuống hầm tàu. Toàn bộ thức ăn đều bị nước biển tràn ngập, Ba Vạn đem phân phát hết cho mọi ngườI để tự bảo quản. Thực ra đâu còn gì nữa mà bảo quản !
Mặt trời lại hiện ra rực rỡ, chiếu những tia sáng chói chang xuống tận hầm tàu. Ai cũng ướt mem, gầy rạc và bơ phờ. Nhiều ngườI xanh xao nằm im nhắm mắt không biết là còn sống hay đã chết. Rồi thì ngườI ta phát hiện ra một xác chết. Đó là một phụ nữ có mang, không có người thân. Ông bác sĩ đòi đi cắt cỏ lúc trước đến vạch mắt chị, xem rồi bấm mạch. Xong, buông tay ngườI đàn bà ra, ông bác sĩ nói:
- NgườI này chết thật rồi, chết trước đây một giờ.
Thế là ngườI ta xúm lại, than khóc nức nở. Xác ngườI phụ nữ cuối cùng rồi cũng được mấy thanh niên mang lên boong tàu làm lễ thủy táng. Xác ngườI đàn bà được đặt ngay ngắn trên boong tàu, gói trong một cái chăn mỏng. Vị linh mục làm dấu thánh giá. MọI ngườI cùng nhau qùi xuống xung quanh ngườI chết, đọc kinh. Giọng đọc kinh cứ râm ran từng hồi, khi thì phất phơ trong bốn bề gió lộng, khi thì rì rào trong tiếng sóng đại dương.Toàn cảnh tạo nên một bức tranh ảm đạm thê lương không một ai có thể tưởng tượng được. Vị linh mục hướng về phía mặt trờI, cất giọng thật lớn, nhưng lạc hẳn đi:
- Trong đại dương bao la, xin Chúa hãy dang tay đón nhận linh hồn của ngườI đàn bà và đứa con của bà để họ được yên nghỉ thanh bình trong nước Chúa. Đồng thờI xin Chúa và Đức Mẹ hãy xót thương, phù hộ chở che cho các thân phận nhỏ bé của các thuyền nhân chúng con, dẫn dắt cho con tàu chúng con vượt được mọI hiểm nguy, trắc trở mà đến được bến bờ Tự Do. Amen !
Mọi ngườI cùng làm dấu thánh gía. Anh Tín cho tắt máy tàu để xác người đàn bà được ném xuống biển. Xong, anh Tín cho tàu chạy thật chậm. Mọi người quay lại nhìn cái xác lần cuối. Nó cứ dập dềnh trôi theo con tàu như có một năng lực vô hình nào điều khiển. Anh Tín vẫn giữ tốc độ chậm như vậy chừng hai mươi phút. Xác chết vẫn đuổI theo, không muốn rời bỏ con tàu. Vị linh mục đề nghị mọI ngườI hãy đọc kinh và cầu nguyện cho ngườI chết đừng bám theo con tàu nữa để cho mọI người được an tâm ra đi. Tức thì xác chết trôi chậm lại. Anh Tín tăng ga cho tàu dọt đi. Trong giây phút, không ai còn nhìn thấy xác chết đâu nữa.
Khi mọI ngườI trở xuống khoang tàu thì phát hiện một trường hợp có người bệnh nặng. Đây là con của chị Vân, ngườI cùng ăn cơm chung mâm, cùng đi chung một chiếc taxi để lên tàu lớn với anh Tín. Thằng bé thân mình lạnh ngắt, cặp mắt trắng dã, lừ đừ, ngực thở phập phồng, thoi thóp. Chị Vân kêu gào:
- Con tôi sao vầy nè. Bà con ơi! Làm sao cứu giùm con tôi.
MọI ngườI giúp chị Vân bồng thằng bé tìm một chỗ khô để đặt nó nằm xuống nhưng trong khoang tàu không có chỗ nào khô cả. NgườI ta phải gỡ cánh cửa bên hông tàu để đặt nó nằm trên đó. Chị Vân lấy một bộ đồ khô, thay cho nó. Mọi ngườI xúm lại thoa dầu nóng và cạo gió cho thằng bé. Mình mẩy nó bầm tím. Ông bác sĩ đến hỏi trên tàu ai có thuốc gì không. Ai nấy đều lắc đầu trả lờI không có. Ba Vạn mớI lên boong tàu hỏi anh Tín. Anh Tín lục balô lấy ra một hộp sữa và mấy viên thuốc cảm hiệu Tylenol đưa cho ba Vạn. Mọi ngườI lại xúm nhau, nấu nước nóng, pha sữa. Ông bác sĩ thì lấy một viên thuốc tán ra cho nhuyển, hòa với sữa, đỗ cho thằng bé uống. Nhưng uống vào, nó lại ói ra. Mắt nó nhắm nghiền và hơi thở yếu dần. Chị Vân khóc òa lên:
- Tôi lạy bác sĩ . Bác sĩ cứu giùm con tôi. Tôi sẽ mang ơn bác sĩ suốt đời..
Ông bác sĩ vẫn yên lặng, rồi thì ông lắc đầu.Tim thằng bé ngừng đập. Mọi ngườI cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Chị Vân ôm xác con khóc nức nở, làm ai cũng khóc theo.Lễ thủy táng nạn nhân thứ hai của cơn bão cũng diễn ra trên boong tàu giống lần trước. Lần này gồm có Ba Vạn, ông bác sĩ, vị linh mục, chị Vân và một số thuyền nhân.
Khi anh Tín tắt máy tàu, xác thằng bé vừa quăng xuống biển thì chị Vân thét lên hai tiếng: ‘‘ Con ơi! ... ’’. Rồi chị gieo mình xuống biển. Mọi ngườI bàng hoàng, khiếp đảm nhìn chị Vân chới với giữa biển khơi, khi chìm xuống, khi trồi lên. Trong đám đông có ngườI nói: ‘‘Làm sao cứu chị Vân’’. Mọi người nhìn nhau, rồi cùng nhìn anh Tín. Chỉ trong mấy giây ngắn ngủi, anh Tín bỏ tay lái, phóng xuống biển chỗ chị Vân đang bị sóng dìm xuống. Trên tàu, Ba Vạn lập tức buông lưới và thả dây xuống.
Phải khó khăn lắm anh Tín mới lôi chị Vân đang chìm từ dưới làn nước đen ngòm lên mặt biển, dùng lưới bao chị lại để những ngườI trên tàu kéo lên như kéo một con cá khổng lồ. Chị Vân tay chân xuôi xị, không còn dấu hiệu của sự sống. Ông bác sĩ vác chị lên, làm động tác xốc nước cho chị ói ra, xong để nằm trên boong tàu và liên tục làm hô hấp nhân tạo cho chị cho đến khi chị thở lại được.
NgườI ta mang chị xuống hầm tàu, đặt chị ngồi dựa ở khoang trong cùng tương đối khô ráo và kín gió, xoa dầu khắp người cho cơ thể chị ấm lên, cho chị uống mỗI lần một chung sữa. Ông bác sĩ nói chị đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng vẫn trong tình trạng khi mê khi tỉnh. Khi tỉnh dậy chị hỏi con chị đâu, rồi chị kêu gào than khóc thảm thiết. Ba Vạn dặn mọi ngườI xung quanh hãy để ý canh chừng chị Vân rồi ông lên boong tàu.
Mặt trờI bây giờ đã lên cao, tận đỉnh đầu, chiếu những tia nắng gay gắt xuống mặt biển, như một tấm gương phẳng lặng bao la. Anh Tín ra vẻ thích thú nhìn bộ quần áo ướt của mình cứ bốc hơi và khô dần. Ba Vạn thì lim lặng nhìn trờI và nước rồi bất ngờ quay lại nói:
- NgườI ta thường hay nói sau cơn mưa trờI lại sáng, bây giờ mình có thêm kinh nghiệm, sau cơn bão, trời đẹp vô cùng.
Anh Tín nhìn Ba Vạn:
- Vừa rồi là cơn bão nhiệt đới, bất chợt như một trận mưa rào trong đất liền, chứ mùa này ít khi có bão lắm. Anh không nghe người ta nói tháng ba bà già đi biển đó sao"
- Tôi cũng mong sao cho từ đây trở đi trờI yên biển lặng. Cầu xin Phật Bà Quan Âm phù hộ độ trì cho mọi người được tai qua nạn khỏi. Chưa chi mình đã mất hai mạng người rồi.
Chợt nhớ tớI người đàn bà có mang đã chết, Ba Vạn nói:
- Thật ra là ba chứ không phải hai nữa, không kể chị Vân nếu không cứu kịp.
Rồi thì anh Tín kể cho Ba Vạn nghe những gì anh biết về chị Vân từ lúc gặp nhau ở nhà ngườI dẫn đường cho tớI lúc lên taxi ra tàu lớn. Nghe xong Ba Vạn nói:
- Thật là tộI nghiệp. Anh là người đã cứu chị. Vậy thì hãy cố mà giúp chỉ trên bước đường sắp tới
HUY PHƯƠNG * NHỮNG CẶP KÍNH TRẮNG
Những cặp kính trắng
HUY PHƯƠNG
Ngày xưa khi còn nhỏ, lúc trông thấy những người mang kính trắng, tôi hỏi bố tôi vì sao họ lại mang kính như thế, bố tôi giải thích rằng vì họ là những người có học, họ phải mang kính để đọc sách. Bố tôi còn giải thích thêm, những nông dân mù chữ, suốt đời chẳng bao giờ phải mang kính. Tôi nghiệm ra điều này có lẽ đúng, vì tôi chưa bao giờ thấy một người phu xe (ngày xưa) hay một ông đạp xích lô (ngày nay) mang kính trắng cả.
Hiện nay trẻ em Đài Loan so với thế giới là những người mang kính cận sớm nhất, vì đây là một nước tân tiến, trẻ em đã bắt đầu làm quen với computer từ bậc tiểu học nên rất dễ hư mắt. Phải chăng đây là một đất nước tiến bộ và trí thức?
Tôi nhớ ông Mao Trạch Đông có tuyên bố một câu đại khái “Trí thức không bằng cục cứt” và không hiểu vì sao người cộng sản lại ghét trí thức đến thế, mà đại diện là những người mang kính trắng. Bằng chứng là Polpot của Kampuchea đã giết sạch những ai mang kính trắng, vì “bọn trí thức là kẻ thù của nhân dân”. Với người Cộng sản Việt Nam, ngoài ông Hồ ra không thấy ai mang kính trắng, nhưng cán bộ nhà tù tập trung sau năm 1975 lại hình như không ưa mấy anh tù miền Nam mang kính. Nhiều người tù đã bị lột kính đạp nát dưới chân trong những ngày đầu trình diện như trong một câu chuyện tôi đã kể hầu độc giả trước đây. Trí thức hay tiểu tư sản đều là những kẻ phản động.
Có người thắc mắc sau ngày 30 tháng 4, khi Việt Cộng vào “giải phóng” miền Nam không thấy ai đeo kính trắng cả! Có lẽ cũng không cần giải thích.
Người cộng sản cần “hồng” hơn “chuyên”, cần lòng trung thành tuyệt đối với đảng hơn là cần trí thức chuyên môn. Ở trong các trại tù dành cho dân miền Nam trước đây, hầu như những “cán bộ giáo dục” là những tên dốt đặc nhưng có tuổi đảng lâu đời. Ngoài đời các bộ trưởng chuyên ngành cần bằng cấp nhưng những người lãnh đạo đảng chỉ cần lòng tin cậy của đảng và dễ sai bảo. Nhưng gần đây, trước thế giới mở rộng, không thể ngu dốt sống như người rừng, và để theo kịp đà văn minh, con người phải có trình độ hiểu biết, phải có học, nói một cách khác là phải có bằng cấp để điều hành việc nước. Chức vụ nào phải có bằng cấp chuyên môn tương xứng. Bộ Trưởng Giáo Dục ít ra phải có văn bằng Tiến Sĩ Giáo Dục, Công Chánh phải có Kỹ Sư Cầu Đường. Nhưng từ lòng trung thành, mê muội từ đảng bước ra vội vã, cán bộ cộng sản đã phải “đốt giai đoạn” để có bằng cấp trong tay, hợp thức hóa cho tương xứng với các chức vụ hiện tại do quyền lực đảng đã ban cho.
Cộng Sản Việt Nam lấy lý do trong chiến tranh phải dở dang việc học tập. Khi cuộc chiến kết thúc, nhiều người trong số họ phải theo học hệ tại chức, vừa đi làm hay giữ chức vụ điều khiển vừa đi học. Đại học tại chức nào dám đánh hỏng một ông Bí Thư Tỉnh Ủy hay con một ông trong Bộ Chính trị đã ghi danh, nên đại học tại chức trở thành nơi “nấp bóng” của một số cấp lãnh đạo, kể cả sinh viên thuộc dạng “con cháu”, theo học hệ này cốt kiếm tấm bằng đại học để hợp thức hóa và làm “bùa ngãi” tiến thân. Từ đó, có các đại học tại chức lan tràn mà theo các nhà chuyên môn, 10 người ghi danh chưa có được một người sau 4 năm học đạt được chuẩn tối thiểu của bậc đại học, theo như Giáo sư Phạm Minh Hạc trong một cuộc phỏng vấn của đài VOA, trong khi đó, bằng cấp giả cũng là một tệ nạn lan tràn ở Việt Nam trong giới có chức quyền.
Việt Nam hứa sẽ đào tạo một năm 2,000 tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Một Trưởng Ty Văn Hóa Thể Thao tỉnh lẻ có bằng Tiến Sĩ sau khi chỉ có mặt tại Mỹ ba tháng và chưa qua một lớp ESL nào. Chưa lúc nào Việt Nam cần bằng cấp và “yêu trí thức” đến thế.
Nếu tổng hợp các nhân vật trí thức do ba ông trùm Cộng Sản là Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh hạ sát để củng cố quyền lực, con số này có thể lên đến vài chục triệu người, sao bây giờ những người CSVN khát trí thức và mê bằng cấp đến thế. Theo tài liệu của VNTTX, chúng ta thử điểm qua “bằng cấp” của 14 ông trong Bộ Chính Trị qua Đại Hội XI (2011):
1.Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng, sinh năm 1969, Cử Nhân Luật Khoa.
2. Phùng Quang Thanh, Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, sinh năm 1949, Đại học Khoa học Quân sự.
3. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, sinh năm 1949, Cử nhân Luật.
4. Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng, sinh năm 1946, Tiến sĩ Kinh Tế.
5. Lê Hồng Anh, Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công An, sinh năm 1949, Cử Nhân Luật.
6. Lê Thanh Hải, Bí thư Thành Ủy HCM, sinh năm 1950, Cử Nhân Kinh Tế.
7. Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, sinh năm 1947, Tiến Sĩ Triết học.
8. Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội, sinh năm 1944, Cử nhân Văn ĐH Tổng Hợp, Tiến sĩ Ngành Xây Dựng Đảng (?)
9. Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội, sinh năm 1949, Tiến Sĩ Triết học.
10. Trần Đại Quang, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An, sinh năm 1956, Tiến Sĩ Luật Khoa.
11. Tòng thị Phóng, Phó Chủ Tịch Quốc Hội, sinh năm 1954, Cử Nhân Luật.
12. Nguyễn Văn Dụ, CVP Trung Ương Đảng, sinh năm 1947, Đại Học Kinh Tế.
13. Đinh Thế Huynh, Tổng Biên tập Nhân Dân, sinh năm 1953, Tiến sĩ Báo Chí.
14. Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Đại học Kinh Tế.
Trong danh sách này, ông Nguyễn Phú Trọng là người “trí thức” nhất. Tiểu sử ghi ông có ba năm đi học ở Đại học Tổng Hợp Hà Nội, ba năm ở trường đảng cao cấp, một năm học Nga văn, hai năm đi Liên Xô học ở Hàn Lâm Viện Khoa học Xã Hội. Còn các ông khác
không nghe những bằng cấp Tiến Sĩ Triết học, Tiến Sĩ Luật Khoa, Tiến Sĩ Báo Chí, Tiến Sĩ Kinh Tế, Cử nhân Luậ... này tốt nghiệp ở đâu, năm nào, thời gian đi học bao lâu, vì tiểu sử của các Ủy Viên này kín đặc, từ những chức vụ trong rừng ra đến “vùng giải phóng”, lên đến Ủy Viên Bộ Chính Trị không có một thời gian nào dành cho việc cắp sách đến trường. Không có lẽ những bằng cấp này chỉ cần lấy trong vài ngày, ít nhất thì cũng cho quần chúng biết họ tốt nghiệp vào thời gian nào, tại đâu và thời gian học là bao lâu.
Tôi xin lấy tiểu sử của ông Hoàng Xuân Hãn để làm ví dụ, khi nói ông có văn bằng Thạc Sĩ Toán, thì trong tiểu sử của ông có ghi rõ, “nói có sách, mách có chứng:”
Ông sinh năm 1908.
Năm 1926, đậu bằng Thành Chung, ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi.
Năm 1927, chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.
Năm 1928, đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.
Năm 1930, học Trường Bách khoa Paris.
Năm 1932-1934, vào học École Nationale des Ponts et Chaussées.
Năm 1935, đậu cử nhân toán.
Năm 1936, đậu thạc sĩ toán tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne.
Vì vậy, tôi đâm ra nghi ngờ bằng cấp của các Ủy Viên trong Bộ Chính Trị CSVN là bằng cấp giả hay bằng đại học tại chức, hoặc là bằng cấp “học đại”, cho rằng ta đây cũng trí thức, khoa bảng, ghi vào tiểu sử để “giật le”, như cách nói của người bình dân Nam Bộ. Bố thằng nào dám chất vấn, trong đại hội đảng, là bằng cấp của quý ông là bằng tại chức, bằng mua hay bằng giả! Ai chẳng biết chuyện “dốt chuyên tu, ngu tại chức!” Theo tôi, quý ông trong Bộ Chính trị không cần thiết phải nêu bằng cấp như bọn bần dân chúng tôi.
Nguyễn Tấn Dũng từ một anh liên lạc cứu thương, y tá, lên đến Thủ Tướng, Lê Hồng Anh là cán bộ văn nghệ xã, bây giờ mang cấp Đại Tướng, Bộ trưởng Công An, hay dù là một anh xuất thân bẻ “ghi” đường sắt, thợ mộc... đi nữa mà có đảng dẫn đường cũng lên đến cấp lãnh đạo tối cao, đâu cần đến ba cái loại bằng cấp “tư sản” tiến sĩ, cử nhân “chạy đầy đường” Hà Nội như thế.
Bây giờ những người cộng sản không còn ghét trí thức khoa bảng nữa, nói chung là không còn ghét loại người mang kính trắng như bọn Polpot. Nhưng tôi thật nghi ngờ những cặp kính trắng này không có độ, là những cặp kính cửa sổ (window glasses).
Cô giáo Hà Thủy tốt nghiệp Đại học Văn, Sư phạm Hà Nội chính quy, thuộc loại giỏi, hiện là thạc sĩ mà còn hiểu “canh gà Thọ Xương” là một món ăn như “bánh cuốn Thanh Trì” thì liệu các thứ bằng cấp ma, bằng cấp giả này đi tới đâu?
THÙY LINH * HỐ ĐEN
HỐ ĐEN
Thùy Linh
Mấy
tháng gần đây chân dung Thủ tướng của chúng ta ngày càng trở nên “yếu
đuối” trong mắt thiên hạ. Ông “nhu hoà” đến mức không thể điều khiển
được đám bầy tôi quá ư lộn xộn và ngang ngược chăng? Không biết điều đó
khiến ông trở nên đáng thương hay đáng trách? Không khéo có người còn
thấy ông dễ thương từ khi ông tuyên bố “3 năm nay tôi không kỷ luật một
ai”. Thử kể từ khi tiếng súng Đoàn Văn Vươn vang trên bầu trời đầy mây
giông, chớp loé mà không có nổi tiếng sấm động.
Câu chuyện Tiên Lãng ai cũng biết
sau khi có tiếng súng hoa cải của anh em nông phu họ Đoàn. Còn trước đó
đơn thư thưa kiện từ huyện lên tỉnh không ai lắng nghe và giải quyết.
Dư luận không đủ thông tin để được đánh động. Luật pháp không đứng về
dân đen, kẻ thất thế, không quyền lực. Trong khi chính quyền được bảo
trợ rất nhiều bởi các nghị định, kể cả luật pháp. Các quyết định ở cấp
nào cũng có thể sáng tác và thực thi, từ TW, tỉnh, huỵên, thậm chí là xã
dựa trên cái gọi là pháp luật, cụ thể là sở hữu toàn dân về đất đai. Và
người ta coi đó là làm đúng pháp luật. Thuyết phục, giải trình không
được, kịên cáo cũng không xong, thân cô thế cô đành dùng súng để đáp
trả. Âu cũng là lẽ thường tình. Khi vụ việc rúng động cả nước thì Thủ
tướng mới xuất đầu lộ diện để phân xử. Việc này đáng lẽ phải xử ở toà
thì nay cả chính quyền, toà án các cấp phải chờ chỉ thị của Thủ tướng.
Rồi thủ tướng kết luận vụ cưỡng chế là sai, cần giảm nhẹ tội cho anh em
họ Đoàn…Và: “Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng”…Dứt
điểm cái gì khi một việc đơn giản nhất là ai phá nhà anh Vươn sau nhiều
tháng điều tra vẫn chưa chỉ ra được? Giám định ngôi nhà bị phá vẫn chưa
công bố? Mọi việc vẫn ầm ì trong bóng tối.
Chưa xong vụ Tiên Lãng thì xảy
ra vụ Văn Giang còn đang làm đau nhức tâm can mọi người. Không những
huyện mà cả tỉnh, bộ Công an vào cuộc giúp đỡ cuộc cưỡng chế. Bỗng thành
hai bên chiến tuyến không cân sức: một bên là chính quyền từ huyện,
tỉnh đến TW được nhân danh pháp luật bảo trợ cùng vũ khí, bên kia là
những người dân nghèo chỉ có đất đá, gậy gộc, chai xăng cộng thêm
những…câu chửi tuyệt vọng. Cưỡng chế thành cuộc đàn áp đầy màu sắc bạo
lực và tất nhiên nhân dân thua. Tỉnh báo cáo thành tích cưỡng chế diễn
ra tốt đẹp đúng pháp luật. Những nhà báo bất đắc dĩ quay lén được cảnh
công an, dân phòng đánh dân đưa tràn lan trên mạng, thế là thành chuyện.
Vì tại cuộc họp báo trước khi có vụ cưỡng chế, báo chí đã bị khuyến cáo
là không nên đến nơi đó. Và: “Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hưng Yên tường
trình về vụ Văn Giang”. Tường trình của Văn Giang chắc chắn vẫn bắt đầu
từ câu: “Việc cưỡng chế làm đúng theo pháp luật” và “dự án Ecopark đã
được Thủ tướng phê duyệt” mà họ lấy làm khiên đỡ lâu nay để đối phó với
dư luận…Không lẽ để xử lý, Thủ tướng phải bắt đầu từ việc nhìn lại bản
thân mình?
Còn đang nóng trên các mặt báo là
vụ Dương Chí Dũng (cục trưởng cục Hàng hải) bị khởi tố và bỏ trốn.
Chánh văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định bổ nhiệm ông Dũng là
đúng qui trình. Ai cũng hiểu ông Đam đại diện cho Thủ tướng để phát
ngôn. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng khẳng định không sai, thậm chí còn cứu nguy
cho Vinalines khỏi sụp đổ vì mâu thuẫn kéo dài giữa mấy ông đứng đầu
tập đoàn. Thậm chí Bộ trưởng GTVT còn nói rằng: ông Dương Chí Dũng hàng
năm đều được nhận xét đánh giá là cán bộ “rất tốt”, từng được bầu vào
thường vụ Đảng ủy doanh nghiệp TƯ, đại biểu đi dự ĐH Đảng toàn quốc và
“đây là đánh giá chính thống nhất của tổ chức về năng lực, đạo đức cán
bộ”. Một cán bộ chủ chốt không thể hoá giải những mâu thuẫn cá nhân ở
một tập đoàn kinh doanh lớn, làm ăn thua lỗ đang bị thanh tra mà vẫn bổ
nhiệm vào chức vụ cao ở một bộ để đưa ra những quyết sách có tính chiến
lược cho một ngành, mà ông Bộ trưởng vẫn nói là đúng thì hiểu cách dùng
người của chính quyền là thế nào? Hơn nữa, Chủ tịch tập đoàn một thành
viên (Dương Chí Dũng) là do Thủ tướng kí quyết định đề bạt dựa vào đề
nghị của Bộ Nội vụ và Bộ GTVT, vậy mà khi Bộ GTVT điều cán bộ đó sang
chức vụ khác (theo ông Thăng là chức vụ đó nhỏ hơn Chủ tịch tập đoàn) mà
không hề thông qua Thủ tướng hay sao để đến giờ “Thủ tướng yêu cầu báo
cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng”???
Nói đến hiện tượng Dương Chí Dũng thì theo ông Thăng: “Cuối
năm 2010, tại đại hội Đảng khối doanh nghiệp Trung ương, ông Dũng vẫn
được bầu vào Ban chấp hành Đảng uỷ và được Ban chấp hành bầu vào thường
vụ Đảng uỷ khối đồng thời còn được bầu là đại biểu đi dự Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI. Đây là đánh giá chính thống nhất của tổ chức về
năng lực, đạo đức cán bộ”, cho đến lúc vỡ chuyện xấu xa bỗng làm
mình nhớ sự kiện Bạc Hy Lai bên Trung Quốc tuy qui mô nhỏ hơn. Nhưng bản
chất không thay đổi: cái xấu xa được che đậy kỹ càng trên ghế cao quyền
lực cho tới khi mặt nạ bị bóc trần mới chịu thừa nhận…Việc bổ nhiệm
Dương Chí Dũng mấy hôm nay báo chí đã vào cuộc khiến Văn phòng chính
phủ, Bộ GTVT, Bộ Nội vụ đã giãi bày khá chi tiết trước bàn dân thiên hạ.
Không biết các chức sắc sẽ giãi bày thêm cái gì với Thủ tướng? Liệu còn
gì chưa thể bạch hoá với dư luận ở phía sau việc bổ nhiệm này mà chỉ có
thể báo cáo riêng với Thủ tướng? Và quan trọng hơn Thủ tướng sẽ giải
quyết sự vụ này theo hướng nào khi chính ông là người ký quyết định đưa
Dương Chí Dũng ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, nơi
bắt đầu con đường phạm tội của ông ta?
Những vụ việc tiêu cực đều được
Thủ tướng yêu cầu báo cáo như rơi vào “hố đen”. Sự phản hồi từ Thủ tướng
sau các báo cáo thì cũng nằm trọn trong “hố đen” đó.
Sự kêu gào, đề nghị khẩn thiết,
kịên cáo tuyệt vọng của người dân trước sự bất công khủng khiếp mà họ
phải gánh chịu, cụ thể là những vụ khiếu kiện kéo dài nhiều tháng năm,
thậm chí cả tự tử và lột truồng trước mắt thiên hạ trong tuyệt vọng điên
cuồng cũng không làm chính quyền động lòng và cũng bị “hố đen” vô hình
nuốt chửng.
Cái tốt đẹp lạc lõng bơ vơ gắng
gượng quay quanh “hố đen” để không bị nó cuốn vào cõi mịt mùng tối tăm,
và chả đủ sức cứu giúp những thân phận người bé nhỏ bị “hố đen” lấn lướt
nhấn chìm vào lòng sâu của nó.
Không có gì thoát khỏi “hố đen” đó chăng?
Không có gì giữ được vẹn nguyên nếu có ngày thoát được “hố đen” đó chăng?
QUÊ CHOA
THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN * MỘT NĂM,
MỘT NĂM
ĐỖ TRUNG QUÂN *
Gửi Hồ Trung Tú
Đà nẵngChuyến bay muộn – cuối cùng
Phi trường còn hai người đàn ông
Một người về
Một người tiễn
Ly cà phế sân bay vẫn muôn thuở
Dở
như không thể dở hơn
“Ngày mai anh làm gì ?”
Đơn giản lắm! Tôi để nỗi căm giận vượt qua sợ hãi”
“Rồi sau đó làm gì?”
Không biết! còn chân thì cứ đi…
……………………………………………..
Cánh bay vào thăm thẳm bóng tối
Ngả người trên ghế
Cố ngủ một giấc cuối cùng của những năm hưởng thụ
Bar pub, show biz, ánh đèn màu phù hoa…
Ngày mai
Sẽ khởi hành vào những ngày thập giá
Thượng đế đặt lên vai dân tộc mình.
Thử thách một bình mình chưa ló dạng
……………………………………………………….
Gõ cửa nhà lúc 2 giờ sáng
Đốt thuốc mịt mù ngoài sân lúc 4 giờ sáng
khoác áo ra đường lúc 6 giờ sáng
bước vào một cuộc đời khác lúc 8 giờ sáng
làm cuộc tổng kiểm tra đời mình
đã hỏng chưa
hay còn thuốc chữa…
về nhà lúc 3 giờ chiều
ngả lưng ngủ mệt
đồng hồ sẽ dừng ở đấy – vĩnh viễn
giờ chúa chết
nhưng xứ sở này
muôn đời
lẫm liệt
[ cho ngày 5- 6- 2011]
Trích QUÊ CHOA
TIN VIỆT NAM
Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình
Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị kêu án hôm 31/10 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các khúc thể hiện lòng yêu quê hương-dân tộc, phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa-Trường Sa trong đó có bài Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, Ngục tối Hiên ngang, và Người Việt Nam.
Bản án 4 năm tù của Việt Khang và 6 năm tù dành cho Anh Bình bị quốc tế xem là một hành động thêm nữa chứng tỏ những vi phạm trầm trọng của chính quyền Hà Nội đối với quyền tự do tư tưởng của công dân, một trong những nhân quyền căn bản mà Việt Nam đã ký cam kết tôn trọng với quốc tế.
Rõ ràng đây là một diễn tiến hết sức đáng ngại cho thấy chính quyền
Việt Nam đang mở rộng chiến dịch đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của
công dân...Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nước trên
thế giới quan tâm đến nhân quyền áp lực Việt Nam mạnh mẽ để họ phải
phóng thích hai nhạc sĩ này ngay lập tức và vô điều kiện.
Phil Robertson, HRW.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Human Rights Watch Phil Robertson phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Rõ ràng đây là một diễn tiến hết sức đáng ngại cho thấy chính quyền Việt Nam đang mở rộng chiến dịch đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, bỏ tù từ những người chỉ trích nhà nước, các blogger bất đồng chính kiến, và bây giờ là tới các nhạc sĩ. Điều này chứng tỏ Hà Nội hoàn toàn không dung chấp bất kỳ ý kiến nào trái với quan điểm độc đoán của nhà nước. Bản án dành cho những nhà sĩ này quá đỗi nhẫn tâm. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ, Liên hiệp Châu Âu và các nước trên thế giới quan tâm đến nhân quyền áp lực Việt Nam mạnh mẽ để họ phải phóng thích hai nhạc sĩ này ngay lập tức và vô điều kiện.”
Hôm 31/10, Thượng nghị sĩ Ron Boswell của Australia ra thông cáo báo chí nhấn mạnh việc bỏ tù hai nhạc sĩ ôn hòa Việt Khang và Anh Bình cho thấy một mức thấp kém nữa của Việt Nam giữa lúc Hà Nội tíêp tục giữ một thành tích nhân quyền tồi tệ cùng cực.
Ông Boswell nói hai nhạc sĩ bị chính quyền Việt Nam gán cho là tuyên truyền chống chế độ là hai người vô tội chỉ thực thi quyền công dân của họ để chất vấn hành động của chính quyền.
Ông Boswell kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lắng nghe lời kêu gọi của quốc tế, tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, và phóng thích tất cả các tù nhân bị giam giữ chỉ vì đã phơi bày các hành động của nhà nước ra ánh sáng.
“Rõ ràng đây là một diễn tiến hết sức đáng ngại cho thấy chính quyền Việt Nam đang mở rộng chiến dịch đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, bỏ tù từ những người chỉ trích nhà nước, các blogger bất đồng chính kiến, và bây giờ là tới các nhạc sĩ. Điều này chứng tỏ Hà Nội hoàn toàn không dung chấp bất kỳ ý kiến nào trái với quan điểm độc đoán của nhà nước. Bản án dành cho những nhà sĩ này quá đỗi nhẫn tâm. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ, Liên hiệp Châu Âu và các nước trên thế giới quan tâm đến nhân quyền áp lực Việt Nam mạnh mẽ để họ phải phóng thích hai nhạc sĩ này ngay lập tức và vô điều kiện.”
Hôm 31/10, Thượng nghị sĩ Ron Boswell của Australia ra thông cáo báo chí nhấn mạnh việc bỏ tù hai nhạc sĩ ôn hòa Việt Khang và Anh Bình cho thấy một mức thấp kém nữa của Việt Nam giữa lúc Hà Nội tíêp tục giữ một thành tích nhân quyền tồi tệ cùng cực.
Ông Boswell nói hai nhạc sĩ bị chính quyền Việt Nam gán cho là tuyên truyền chống chế độ là hai người vô tội chỉ thực thi quyền công dân của họ để chất vấn hành động của chính quyền.
Ông Boswell kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lắng nghe lời kêu gọi của quốc tế, tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, và phóng thích tất cả các tù nhân bị giam giữ chỉ vì đã phơi bày các hành động của nhà nước ra ánh sáng.
Bài hát Việt Nam Tôi Ðâu do Việt Khang sáng tác
Hồi đầu năm, Thượng nghị sĩ Boswell đã lên tiếng trước Thượng Viện
Australia về vụ việc của Việt Khang trước khi ông cùng với thượng nghị
sĩ Mark Furner đệ trình kiến nghị thư đề nghị chính phủ Australia cải
thiện các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam để áp lực Hà Nội phóng
thích các công dân Việt Nam bị bắt giam phi lý.
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ án của nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình.
Trong hơn 1 tháng qua tại Việt Nam có 6 người có các hoạt động chống Trung Quốc bị bắt giam hoặc bị tuyên án về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Nửa tháng trước khi tuyên án 10 năm tù đối với hai nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình, chính quyền đã bắt giam nữ sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên.
Trước đó vào cuối tháng 9, ba blogger gồm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù cũng với tội danh tương tự.
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ án của nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình.
Trong hơn 1 tháng qua tại Việt Nam có 6 người có các hoạt động chống Trung Quốc bị bắt giam hoặc bị tuyên án về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Nửa tháng trước khi tuyên án 10 năm tù đối với hai nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình, chính quyền đã bắt giam nữ sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên.
Trước đó vào cuối tháng 9, ba blogger gồm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù cũng với tội danh tương tự.
http://www.voatiengviet.com/content/quoc-te-phan-ung-truoc-ban-an-cua-viet-khang-anh-binh/1536856.html
Bạo lực phổ biến tại Việt Nam : tìm hiểu cội rễ
"Cẩu tặc" bị đánh chết hay trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)
Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, các vụ tội phạm trộm cướp
dùng súng ngày càng gia tăng. Các vụ giết người càng lúc càng nghiêm
trọng và phổ biến. Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay,
chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội
rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng «
cẩu tặc ».
Cũng theo báo chí trong nước, tội phạm giết người do mâu thuẫn liên
quan đến tranh chấp tài sản đất đai, trong sinh hoạt, nợ nần kinh tế,
bệnh tật, tức liên quan đến những nguyên nhân mà ngôn từ trong nước vẫn
gọi là « nguyên nhân xã hội » chiếm tuyệt đại đa số các trường
hợp giết người (khoảng 90% trong năm qua, theo một thống kê). Tội phạm
do người chưa thành niên, bạo lực gia đình và học đường có xu thế gia
tăng cũng là điều gây lo ngại trong xã hội.
Tại sao bạo lực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến hơn tại Việt Nam ?
Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc » (tức hiện tượng bắt trộm chó, và đi liền với nó là những hành động trả đũa quyết liệt của đám đông đối với các thủ phạm, cũng như các phản ứng tàn bạo từ phía những kẻ bị truy đuổi).
Trong thời gian gần đây, công luận đã ghi nhận nhiều trường hợp kẻ cắp chó bị đám đông đánh « hội đồng » cho đến chết, và ngược lại, thủ phạm khi bị đuổi theo đã dùng súng sát hại người truy bắt. Dường như, không kể trong các trường hợp những băng nhóm « xã hội đen » đọ sức bằng vũ khí, có lẽ ít trong trường hợp nào, mà bạo lực lại diễn ra một cách quyết liệt đến mức mạng đổi mạng như vậy. Mà lý do của nó, theo một số người đơn giản chỉ là con chó, tức không phải là một vật có giá trị lớn, hành động đánh chết người trộm như vậy là quá dã man và là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng.
Ngược lại, các tranh luận tại các diễn đàn trên mạng về chủ đề này cho thấy, không ít người ủng hộ việc đám đông đánh chết thủ phạm để trả thù, vì cho rằng chó không chỉ là một vật nuôi, mà còn là một động vật thân thiết với con người, hành vi trộm chó đáng phải chịu một trừng phạt như vậy.
Trong các xung đột giữa kẻ cắp và người mất chó, dường như rất ít có sự can thiệp của chính quyền. Thường thì khi lực lượng an ninh có mặt thì tội ác đã xảy ra. Cũng có nhiều người cho rằng, chính việc các thủ phạm trộm chó không bị trừng phạt nghiêm minh, mà trong xã hội đã tạo ra một vùng trống, nơi các hành động bạo lực mang tính « tự xử » như trên được dung túng.
Trộm chó là một hành vi phạm tội. Kẻ đi trộm chó giết người truy bắt là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, đám đông đánh kẻ cắp chó đến chết cũng là một hành vi tội ác nhưng cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra rất lúng túng trong xử lý. Bạo lực man rợ của đám đông và những mâu thuẫn trong các quan niệm xã hội về hiện tượng kể trên, báo động một mức độ khủng hoảng tinh thần rất đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với một số nhà nghiên cứu, nhà văn Việt Nam. Dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hiện tượng « cẩu tặc », chúng tôi hy vọng ý kiến của các vị khách mời sẽ mang lại cho quý thính giả những thông tin bổ ích để soi tỏ các gốc rễ của tình trạng bạo lực tại Việt Nam hiện nay. Khách mời của RFI hôm nay là nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, nhà xã hội học Tương Lai, nhà văn Tạ Duy Anh và nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn.
Ông Trịnh Hòa Bình : Trước kia, người ta vẫn nhìn nhận thịt chó là món ăn giầu đạm, mà ăn uống nó bỗ bã, thành ra hay tụ tập được những người khoái khẩu đánh chén, nhân dịp liên hoan, lễ hội ở các cơ quan đơn vị đoàn thể, ví dụ tập quân sự, tập tự vệ thắng lợi, hay có công việc gì, thậm chí dịp giáp Tết chẳng hạn, có xu hướng mời nhau đi khoản đãi thịt chó trên đường Nhật Tân (Hà Nội). Hoặc là để « giải đen », người ta thường mời nhau đi dùng thịt chó.
Từ đấy thành ra thịt chó thành một món hàng bán chạy. Đối với người nuôi chó tình cờ, không tốn kém bao lăm, trừ phi nuôi chó thương mại. Nuôi như thế lại vui cửa vui nhà, rồi kết cục tổng kết là được một món tiền. Thế nhưng từ đấy đám đạo tặc, hay là một bộ phận đám thanh niên hút chích, túng thiếu, hoặc thậm chí không phải thanh niên mà là những người có tuổi, người ta thấy rằng là có thể kiếm chác được từ con chó đó, nên rộ lên cái phong trào câu chó. Câu chó bằng lưỡi câu hay bằng thòng lọng. Một cô một cậu, hay hai cậu làm một cái thòng lọng đi qua chỗ con chó quăng một cái, ríu một cái là xách được con chó đi.
Cái hành vi đó ở hương thôn cũng có, mà ở thành thị cũng có. Có điều ở giữa thanh thiên bạch nhật thì không xảy ra, nhưng trong ngõ xóm thì cũng khá lâu rồi.
Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình lưu ý những diễn biến mới của nạn
cẩu tặc trong thời gian gần đây, chuyển từ hình thức « trộm vặt » sang
ăn trộm có tổ chức, có trang bị vũ khí súng, với các bạo lực khốc liệt
xung quanh hiện tượng này, đồng thời ông cũng đưa ra một số lý giải bước
đầu.
Ông Trịnh Hòa Bình : Gần đây rộ lên chuyện có những nhóm ăn trộm chó với quy mô thường xuyên, phổ biến. Và dẫn đến gây phẫn nộ ở cộng đồng (Cũng chẳng mấy khi có chuyện vây bắt đâu, trừ khi có một ngõ cụt, thì người ta mới vây bắt, vì chắc chắn phần thắng về người ta, chứ còn bây giờ cái thói dửng dưng, cái bệnh « vô cảm » trong xã hội). Thế cho nên dẫn đến câu chuyện nhóm cẩu tặc nó chuẩn bị hung khí để chống trả, để bảo vệ mình.
Có nhiều câu chuyện diễn ra cũng buồn, và buồn cười, cười ra nước mắt. Có những kẻ trộm chó. Có những kẻ trộm chó bị quây đánh đến chết. Có những tên thoát thân được. Việc đó đã trở thành một hiện tượng, trở thành một cái gì đó thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Ông Trịnh Hòa Bình : Thế vì sao người ta đánh ? Rõ ràng, khi bọn trộm chó lấy đi của người ta một nguồn thu nhập. Và cái quan trọng là những người đi làm cẩu tặc ấy cũng không xuất phát từ lao động chân chính, thậm chí còn xuất phát từ hành vi ngông cuồng, chơi ngông lại xã hội và đồng thời lại có ăn có tiêu. Lâu nay người ta hay nói rằng, đám này tập trung vào nhóm nghiện, nghiện chích hay túng thiếu. Lâu nay chúng tôi có cái mốt là, nếu có hành vi vi phạm chuẩn mực, y như đổ là tại nghiện game, bạo lực… hay rồi là tiêm chích, nghiện ma túy… Cũng có một phần lớn sự thực như thế, nhưng tôi cho rằng, nhiều khi người ta cũng viện dẫn, đánh vào những khách thể không biết tự bảo vệ, ví dụ cái game nó không biết tự bảo vệ. Trong các câu hỏi cung thường nhật, người ta (công an) thường đưa ra câu hỏi mớm : Có phải mày nghiện game không ?… Những điều đó cho thấy xã hội bây giờ thiếu sự cắt nghĩa, sự lý giải một cách có cơ sở, và thiếu cái điều tra, thiếu cái nghiên cứu. Thành ra cũng phán bằng cái suy luận, hoặc là bằng những nguyên nhân cụ thể của một vụ việc hay một hành vi nào đó mà thôi.
Xung quanh chuyện vây đánh chết bọn cẩu tặc, thì nguyên nhân có sự căm thù đối với người ăn cắp chó cũng có, nhưng mà lắm khi cũng là trút gửi những ẩn ức, những cái trĩu nặng, những cái làm phiền hà người ta trong cuộc sống thường ngày, những cái bức xúc mà người ta không tìm được cách giải thoát. Và (hành động trút giận như vậy) vừa khéo là lúc có kẻ xâm phạm vào sự tĩnh lặng, xâm phạm vào sự « phát triển bình thường » của một cộng đồng, thì là mọi người xúm vào vây đánh. Phải nói là trong nhiều trường hợp, việc đánh hội đồng như vậy, cũng có những người đánh cho sướng tay, đánh cho hả hê, đánh cho trút gửi những bực dọc, những sự thua thiệt, những sự bị chèn ép của mình ở đâu đó mà không giải tỏa được. Cho nên có những khi xảy ra những trận huyết chiến giữa cộng đồng, nhóm xã hội bị cướp chó và những kẻ cẩu tặc.
Hiện tượng này cho thấy sự lộn xộn của một xã hội trưởng thành đang còn pha trộn, hỗn độn, thiếu trật tự, chuẩn mực. Rõ ràng nó mang dáng dấp của một xã hội tiểu nông, tự phát, vô chính phủ, chứ không phải là của một xã hội mà xây dựng được cái văn minh, nền nếp của quản lý đô thị hiện đại. Điều này đúng với cả hai phía, phía người trừng phạt kẻ ăn trộm cũng như những kẻ manh tâm đi cướp giật, trộm chó của người ta.
Ông Tạ Duy Anh : Thực ra hiện tượng mang tính bạo lực này không quá xa lạ với xã hội Việt Nam hiện nay. Nó đã có tiền lệ trong lịch sử (chẳng hạn những vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất), còn trong hiện tại thì những vụ chính quyền bất chấp pháp luật cưỡng chế dân, hoặc dân tổ chức chống lại chính quyền vẫn diễn ra thường xuyên, ví dụ điển hình là cuộc cưỡng chế bi thảm khu đầm nuôi tôm của gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn hồi đầu năm nay.
Ngày nào báo chí chả đưa những tin tức liên quan đến bạo lực, đến mức có thể nói bạo lực hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, liên quan đến mọi đối tượng như: Bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bạo lực công sở… Trẻ em lột quần áo nhau ra giữa đường để tra tấn bạn, vợ chồng đánh nhau, đốt chết nhau cả khi đang trên giường, sếp đánh nhân viên dưới quyền hoặc đánh nhau vỡ mặt ngay trong cuộc nhậu, công an thì đánh chết dân, dân cũng đánh chết công an, chả ai kém cạnh. Thế rồi trí thức chân yếu tay mềm cũng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay… là chuyện cơm bữa. Chuyện đám đông đánh chết cẩu tặc chỉ là một trong chuỗi những sự kiện mang tính bạo lực, nằm ngoài khả năng kiểm soát của lý trí cộng đồng. Rõ ràng là trong xã hội Việt Nam đang có hiện tượng tính mạng con người bị coi rẻ. Đây là tín hiệu đáng sợ.
Thực ra mỗi dân tộc đều có mặt hay mặt dở về tính cách và thói quen
ứng xử. Với người Việt, theo tôi, háo danh và đố kị là những mặt dở nhất
dễ nhận thấy, chứ không phải là tính hung bạo. Người Việt không phải là
những người đề cao bạo lực, nếu đem so với người Triều Tiên, Trung
Quốc… Thậm chí trong ứng xử với kẻ thù, tôi nghĩ người Việt thuộc những
dân tộc bao dung nhất. Có tới vài trăm ngàn người Mỹ du lịch đến Việt
Nam mỗi năm, trong đó có nhiều cựu quân nhân, nhưng họ hoàn toàn bình
an, được đón nhận thân thiện ở bất cứ đâu, điều mà tôi tin không bao giờ
có, nếu cuộc chiến hơn 40 năm trước của họ không phải với Việt Nam mà
với một quốc gia Hồi giáo nào đó.
Thói quen ưa bạo lực của người Việt là bước thụt lùi về mặt văn hoá, đạo đức. Nó là hệ quả của quá trình phát triển có quá nhiều chuẩn mực bị lệch hoặc bị bỏ qua. Ví dụ từ khi bước vào đời, những người như tôi đã phải học cách căm thù giai cấp, thay vì học cách yêu thương con người, thì phải thấm nhuần tư tưởng không được mềm lòng trước kẻ thù, thay vì phải biết hối hận khi làm gãy một cành cây, làm đau con mèo, con chó. Sợ nhất là thay vì dạy trẻ con sự nhường nhịn, đề cao lòng vị tha, thì người ta lại nhồi nhét tinh thần đấu tranh một mất một còn, đấu tranh bằng bạo lực, không khoan nhượng, không lùi bước… nghĩ lại mà kinh hoàng. Tôi từng nói rất thật với suy nghĩ của mình trong một lần thảo luận với các linh mục tương lai của chủng viện Hà Nội rằng : « Những người như tôi được giáo dục để tiến thẳng một lèo thành quỷ sứ! ».
Về vấn đề bạo lực xung quanh nạn cẩu tặc, GS Tương Lai không trực tiếp cho nhận xét, tuy nhiên, ông nhắc đến một số hiện tượng rất phổ biến khác tại Việt Nam, như nạn đinh tặc hay nạn trẻ em ném đá lên tàu hỏa đang chạy. Từ đó ông cho biết một số suy nghĩ và nhận định của ông về gốc rễ của tình trạng bạo lực phổ' biến ở Việt Nam hiện nay.
Ông Tương Lai : Hai cái nạn đó (đinh tặc và nạn ném đá lên tàu đang chạy) khiến tôi xót xa và suy nghĩ về cái kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, tức là cái « infrastructure psycho-sociologique » (của con người Việt Nam). Những hiện tượng đó chỉ nảy sinh ra, khi sự giáo dục, nền tảng nhân văn, ý thức nhân bản bị coi nhẹ trong một thời gian rất dài. Hiện nay người ta tập trung vào việc giáo dục lý tưởng, giáo dục ý thức hệ mà bỏ lơi mất nền tảng nhân văn, tính nhân bản của con người, tức là người ta nhấn mạnh « giai cấp tính », ở đây thuộc về phạm trù của tư tưởng Mao-ít, mà coi nhẹ nhân tính.
Muốn thay đổi phải đi tìm nguồn gốc của chuyện này. Đó là vì trong một
thời gian rất dài, tập trung vào giáo dục lý tưởng, giáo dục sự trung
thành ý thức hệ, mà bỏ lơi giáo dục cái nền tảng nhân bản, cái tinh thần
nhân văn cho thế hệ trẻ. Vì nhấn mạnh « đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội », nói như Mao Trạch Đông, « đấu tranh với người là niềm vui lớn », từ đó mới đẻ ra quan niệm « súng đẻ ra chính quyền », « tạo phản là có lý », để huy động cả một thế lực, cái đám choi choi nổi dậy làm « cách mạng văn hóa vô sản
», và nó gây ra một tai họa khủng khiếp, ba mươi mấy triệu người chết
trong cuộc Đại cách mạng văn hóa ấy ở Trung Quốc. Ở Việt Nam chưa xảy ra
chuyện này, nhưng ở Việt Nam, từ thời Cải cách ruộng đất, rồi nhấn mạnh
đến « đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội »
và trong nhà trường chủ yếu nhấn mạnh đến giai cấp tính mà coi nhẹ nhân
tính. Theo tư tưởng Mao-ít, không có nhân tính chung chung, mà nhân
tính là thông qua giai cấp tính mà biểu hiện, chỉ có tính giai cấp,
không có tính người, tính người là quan điểm tư sản. Chính cái đó nó để
lại những dấu ấn quá rất nặng nề, nó thẩm thấu, qua thời gian tạo nên
một kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội.
Bây giờ phải có một cải tạo cơ bản trở lại, đặt lại nền móng nhân bản, nhân văn, thì mới lý giải được những vấn đề kia.
Ông Vương Trí Nhàn : Cái vấn đề bạo lực hiện nay và nó nằm trong tất cả các mối quan hệ xã hội và nó có chiều sâu lịch sử. Và nó nằm trong tiềm thức của con người, trong cách quan hệ của người với người. Thậm chí là có khi người ta không dùng đến chân tay mà người ta dùng chữ nghĩa cũng là có tính chất bạo lực, cũng là có tính chất trị nhau, gọi là dằn mặt nhau. Chứ không phải là dùng lý lẽ để giải thích với nhau, tức là quan hệ theo kiểu « mà trong lẽ phải có người có ta » đấy.
Tôi có cảm tưởng là ở ta, cái lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Nhưng
chữ mạnh ở đây không phải là trí tuệ mà là tay chân, về sự liều lĩnh, sự
áp chế người khác, sự quyết liệt, chứ không phải mạnh về đầu óc và sự
hợp lý, cái tư duy duy lý nó làm cho người ta có thể giải quyết được các
mối quan hệ với nhau.
Cái tôi băn khoan nhất hiện nay là trình độ sống của cộng đồng, trình độ sống của dân tộc. Nếu mình không giải quyết được vấn đề đó, hiểu được vấn đề đó, thì mình sẽ rất là bế tắc, không hiểu được các vấn đề khác. Một khi mình hiểu được vấn đề này nó là lịch sử và nó chỉ đến thế thôi, và nó có tính phổ biến khắp tất cả các lĩnh vực, thì có thể nói là mình đỡ sốt ruột đi và mình yên tâm, chờ đợi và có những cách giải quyết nó… hơn.
Tôi có cảm tưởng ở Việt Nam, người chưa thành người, xã hội chưa thành xã hội. Chúng ta là một đạo quân thì đúng hơn. Trong lịch sử, phần lớn những người đứng đầu các triều đều là thủ lĩnh quân sự. Chúng ta chưa hình thành một xã hội dân sự, chưa bao giờ có một xã hội dân sự thật sự rõ rệt cả. Trong thực tế, thời hiện đại, chúng ta giải quyết các việc lớn của xã hội bằng con đường quân sự, thành ra vì thế cho nên cái yếu tố bạo lực nó chi phối xã hội cũng mạnh lắm.
Cái chính theo tôi là phải đặt vấn đề sự phát triển tinh thần, trí tuệ của người Việt Nam. Trong nhận thức của người bình thường, không dùng đầu óc, hiểu biết để giải quyết quan hệ với nhau, mà thường thường là theo cái lối « cả bè to hơn mâm cỗ » hay « nén bạc đâm toạc tờ giấy », những thứ gì dùng bạo lực nó đã chi phối hết cả các mối quan hệ hàng ngày với nhau, trong quan hệ con người với nhau.
Ví dụ trong các làng xã, vai trò của các trương tuần, hay các cường hào. Nắm làng xã không phải là người văn hay chữ tốt hay hiểu biết đâu, mà là những người có thế lực mạnh và điều đó kéo dài đến tận xã hội hiện đại. Người ta gọi là những cường hào, và những bộ phận này nó hoạt động mà không có lý lẽ nào cả, tức là nó chỉ dùng sức mạnh thuần túy tay chân, và kèm theo rất nhiều thủ đoạn nào đó để giải quyết với nhau thôi. Chính cái điều đó nó nằm trong các làng xã, nhất là ở Bắc Bộ, mà mình thấy là có lịch sử lâu dài đó.
Tôi cảm thấy chúng ta chưa có một xã hội dân sự, như thế giới người ta vẫn hiểu. Ngay trong mỗi con người, người ta cảm thấy là, « già đòn non nhẽ », không cần có lý gì cả. Có một câu tục ngữ « cả bè to hơn văn tự », tức là một nhóm, một thế lực quy tụ với nhau thì hơn hết mọi thứ. Theo tôi điều này nằm trong sự phát triển kém cỏi của ngôn ngữ, của sự giao lưu về tinh thần, của văn hóa, giáo dục, nó làm cho xã hội Việt Nam có tính chất bạo lực ngay trong cơ sở làng xã của nó, cho đến các sự biến ở triều đình. Khi mà phải giải quyết những gì ở trong đám đông, thì người ta không cần có lý lẽ gì với nhau cả. Lời nói không có tính thuyết phục gì cả, và kẻ mạnh là kẻ thắng.
Ông Tạ Duy Anh : Nhưng nguy hiểm nhất, theo tôi, là thói giả dối đang tràn ngập và được đề cao trên thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Muốn tiến thân thì phải biết nói dối. Nói dối càng hoàn hảo càng được trọng dụng. Thế là người ta thi nhau học cách nói dối. Hô khẩu hiệu là hành vi nói dối trắng trợn và đáng sợ nhất, nhưng nó mang lại hiệu quả nhãn tiền. Thói dối trá với hiện tượng bạo lực thì liên quan gì ở đây? Nó đẩy sự trung thực, tình thương người, lòng vị tha, tính tự trọng, thói quen chấp pháp… bật ra ngoài, như những thứ vô dụng; hoặc những thứ thuộc về phẩm chất ấy bị làm cho biến dạng, méo mó. Đồng hành với thực trạng trên là quá trình tích tụ ẩn ức xã hội. Hậu quả là những thông điệp văn hoá truyền đi bị sai lạc. Người ta không còn tức khắc lượng định được cái gì là quý giá (mạng người chẳng hạn), cái gì chỉ là thứ tầm thường (con chó chẳng hạn). Một xã hội như vậy thì chuyện gì chả có thể xảy ra.
Thêm vào đó là xã hội đang mất lòng tin trầm trọng trong khi pháp luật thường xuyên bị lợi dụng để làm bình phong cho những hành động phi pháp của những người có tiền, có thế lực. Tức là trong hành động người dân có cả lý do để họ không tin pháp luật, không tin nó được áp dụng vô tư, công bằng, nhanh chóng. Họ tự giải quyết lấy những việc đáng ra chỉ pháp luật mới được phép can thiệp. Theo tôi đó là thảm họa pháp lý và đạo đức.
Xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho tạp chí Cộng đồng của RFI.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121031-cac-coi-re-cua-tinh-trang-bao-luc-pho-bien-tai-viet-nam
Tại sao bạo lực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến hơn tại Việt Nam ?
Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc » (tức hiện tượng bắt trộm chó, và đi liền với nó là những hành động trả đũa quyết liệt của đám đông đối với các thủ phạm, cũng như các phản ứng tàn bạo từ phía những kẻ bị truy đuổi).
Trong thời gian gần đây, công luận đã ghi nhận nhiều trường hợp kẻ cắp chó bị đám đông đánh « hội đồng » cho đến chết, và ngược lại, thủ phạm khi bị đuổi theo đã dùng súng sát hại người truy bắt. Dường như, không kể trong các trường hợp những băng nhóm « xã hội đen » đọ sức bằng vũ khí, có lẽ ít trong trường hợp nào, mà bạo lực lại diễn ra một cách quyết liệt đến mức mạng đổi mạng như vậy. Mà lý do của nó, theo một số người đơn giản chỉ là con chó, tức không phải là một vật có giá trị lớn, hành động đánh chết người trộm như vậy là quá dã man và là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng.
Ngược lại, các tranh luận tại các diễn đàn trên mạng về chủ đề này cho thấy, không ít người ủng hộ việc đám đông đánh chết thủ phạm để trả thù, vì cho rằng chó không chỉ là một vật nuôi, mà còn là một động vật thân thiết với con người, hành vi trộm chó đáng phải chịu một trừng phạt như vậy.
Trong các xung đột giữa kẻ cắp và người mất chó, dường như rất ít có sự can thiệp của chính quyền. Thường thì khi lực lượng an ninh có mặt thì tội ác đã xảy ra. Cũng có nhiều người cho rằng, chính việc các thủ phạm trộm chó không bị trừng phạt nghiêm minh, mà trong xã hội đã tạo ra một vùng trống, nơi các hành động bạo lực mang tính « tự xử » như trên được dung túng.
Trộm chó là một hành vi phạm tội. Kẻ đi trộm chó giết người truy bắt là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, đám đông đánh kẻ cắp chó đến chết cũng là một hành vi tội ác nhưng cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra rất lúng túng trong xử lý. Bạo lực man rợ của đám đông và những mâu thuẫn trong các quan niệm xã hội về hiện tượng kể trên, báo động một mức độ khủng hoảng tinh thần rất đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với một số nhà nghiên cứu, nhà văn Việt Nam. Dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hiện tượng « cẩu tặc », chúng tôi hy vọng ý kiến của các vị khách mời sẽ mang lại cho quý thính giả những thông tin bổ ích để soi tỏ các gốc rễ của tình trạng bạo lực tại Việt Nam hiện nay. Khách mời của RFI hôm nay là nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, nhà xã hội học Tương Lai, nhà văn Tạ Duy Anh và nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn.
Thịt chó : từ ăn cắp vặt đến trộm cướp có tổ chức
Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình cho biết về sự phổ biến của thói
quen ăn thịt chó tại Việt Nam, cũng như nạn bắt trộm chó không phải bây
giờ mới có. Ông Trịnh Hòa Bình : Trước kia, người ta vẫn nhìn nhận thịt chó là món ăn giầu đạm, mà ăn uống nó bỗ bã, thành ra hay tụ tập được những người khoái khẩu đánh chén, nhân dịp liên hoan, lễ hội ở các cơ quan đơn vị đoàn thể, ví dụ tập quân sự, tập tự vệ thắng lợi, hay có công việc gì, thậm chí dịp giáp Tết chẳng hạn, có xu hướng mời nhau đi khoản đãi thịt chó trên đường Nhật Tân (Hà Nội). Hoặc là để « giải đen », người ta thường mời nhau đi dùng thịt chó.
Từ đấy thành ra thịt chó thành một món hàng bán chạy. Đối với người nuôi chó tình cờ, không tốn kém bao lăm, trừ phi nuôi chó thương mại. Nuôi như thế lại vui cửa vui nhà, rồi kết cục tổng kết là được một món tiền. Thế nhưng từ đấy đám đạo tặc, hay là một bộ phận đám thanh niên hút chích, túng thiếu, hoặc thậm chí không phải thanh niên mà là những người có tuổi, người ta thấy rằng là có thể kiếm chác được từ con chó đó, nên rộ lên cái phong trào câu chó. Câu chó bằng lưỡi câu hay bằng thòng lọng. Một cô một cậu, hay hai cậu làm một cái thòng lọng đi qua chỗ con chó quăng một cái, ríu một cái là xách được con chó đi.
Cái hành vi đó ở hương thôn cũng có, mà ở thành thị cũng có. Có điều ở giữa thanh thiên bạch nhật thì không xảy ra, nhưng trong ngõ xóm thì cũng khá lâu rồi.
Ông Trịnh Hòa Bình : Gần đây rộ lên chuyện có những nhóm ăn trộm chó với quy mô thường xuyên, phổ biến. Và dẫn đến gây phẫn nộ ở cộng đồng (Cũng chẳng mấy khi có chuyện vây bắt đâu, trừ khi có một ngõ cụt, thì người ta mới vây bắt, vì chắc chắn phần thắng về người ta, chứ còn bây giờ cái thói dửng dưng, cái bệnh « vô cảm » trong xã hội). Thế cho nên dẫn đến câu chuyện nhóm cẩu tặc nó chuẩn bị hung khí để chống trả, để bảo vệ mình.
Có nhiều câu chuyện diễn ra cũng buồn, và buồn cười, cười ra nước mắt. Có những kẻ trộm chó. Có những kẻ trộm chó bị quây đánh đến chết. Có những tên thoát thân được. Việc đó đã trở thành một hiện tượng, trở thành một cái gì đó thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Đánh chết cẩu tặc : Tức giận kẻ ăn cắp hay trút bỏ những uất ức cá nhân ?
Về vấn đề này, nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình lý giải : Ông Trịnh Hòa Bình : Thế vì sao người ta đánh ? Rõ ràng, khi bọn trộm chó lấy đi của người ta một nguồn thu nhập. Và cái quan trọng là những người đi làm cẩu tặc ấy cũng không xuất phát từ lao động chân chính, thậm chí còn xuất phát từ hành vi ngông cuồng, chơi ngông lại xã hội và đồng thời lại có ăn có tiêu. Lâu nay người ta hay nói rằng, đám này tập trung vào nhóm nghiện, nghiện chích hay túng thiếu. Lâu nay chúng tôi có cái mốt là, nếu có hành vi vi phạm chuẩn mực, y như đổ là tại nghiện game, bạo lực… hay rồi là tiêm chích, nghiện ma túy… Cũng có một phần lớn sự thực như thế, nhưng tôi cho rằng, nhiều khi người ta cũng viện dẫn, đánh vào những khách thể không biết tự bảo vệ, ví dụ cái game nó không biết tự bảo vệ. Trong các câu hỏi cung thường nhật, người ta (công an) thường đưa ra câu hỏi mớm : Có phải mày nghiện game không ?… Những điều đó cho thấy xã hội bây giờ thiếu sự cắt nghĩa, sự lý giải một cách có cơ sở, và thiếu cái điều tra, thiếu cái nghiên cứu. Thành ra cũng phán bằng cái suy luận, hoặc là bằng những nguyên nhân cụ thể của một vụ việc hay một hành vi nào đó mà thôi.
Xung quanh chuyện vây đánh chết bọn cẩu tặc, thì nguyên nhân có sự căm thù đối với người ăn cắp chó cũng có, nhưng mà lắm khi cũng là trút gửi những ẩn ức, những cái trĩu nặng, những cái làm phiền hà người ta trong cuộc sống thường ngày, những cái bức xúc mà người ta không tìm được cách giải thoát. Và (hành động trút giận như vậy) vừa khéo là lúc có kẻ xâm phạm vào sự tĩnh lặng, xâm phạm vào sự « phát triển bình thường » của một cộng đồng, thì là mọi người xúm vào vây đánh. Phải nói là trong nhiều trường hợp, việc đánh hội đồng như vậy, cũng có những người đánh cho sướng tay, đánh cho hả hê, đánh cho trút gửi những bực dọc, những sự thua thiệt, những sự bị chèn ép của mình ở đâu đó mà không giải tỏa được. Cho nên có những khi xảy ra những trận huyết chiến giữa cộng đồng, nhóm xã hội bị cướp chó và những kẻ cẩu tặc.
Hiện tượng này cho thấy sự lộn xộn của một xã hội trưởng thành đang còn pha trộn, hỗn độn, thiếu trật tự, chuẩn mực. Rõ ràng nó mang dáng dấp của một xã hội tiểu nông, tự phát, vô chính phủ, chứ không phải là của một xã hội mà xây dựng được cái văn minh, nền nếp của quản lý đô thị hiện đại. Điều này đúng với cả hai phía, phía người trừng phạt kẻ ăn trộm cũng như những kẻ manh tâm đi cướp giật, trộm chó của người ta.
“Căm thù giai cấp” thay vì giáo dục nhân tính
Về những gốc rễ sâu xa của các bạo lực gắn liền với hiện tượng
cẩu tặc cũng các bạo lực tràn lan trong xã hội Việt Nam hiện nay, nhà
văn Tạ Duy Anh cho biết ý kiến : Ông Tạ Duy Anh : Thực ra hiện tượng mang tính bạo lực này không quá xa lạ với xã hội Việt Nam hiện nay. Nó đã có tiền lệ trong lịch sử (chẳng hạn những vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất), còn trong hiện tại thì những vụ chính quyền bất chấp pháp luật cưỡng chế dân, hoặc dân tổ chức chống lại chính quyền vẫn diễn ra thường xuyên, ví dụ điển hình là cuộc cưỡng chế bi thảm khu đầm nuôi tôm của gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn hồi đầu năm nay.
Ngày nào báo chí chả đưa những tin tức liên quan đến bạo lực, đến mức có thể nói bạo lực hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, liên quan đến mọi đối tượng như: Bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bạo lực công sở… Trẻ em lột quần áo nhau ra giữa đường để tra tấn bạn, vợ chồng đánh nhau, đốt chết nhau cả khi đang trên giường, sếp đánh nhân viên dưới quyền hoặc đánh nhau vỡ mặt ngay trong cuộc nhậu, công an thì đánh chết dân, dân cũng đánh chết công an, chả ai kém cạnh. Thế rồi trí thức chân yếu tay mềm cũng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay… là chuyện cơm bữa. Chuyện đám đông đánh chết cẩu tặc chỉ là một trong chuỗi những sự kiện mang tính bạo lực, nằm ngoài khả năng kiểm soát của lý trí cộng đồng. Rõ ràng là trong xã hội Việt Nam đang có hiện tượng tính mạng con người bị coi rẻ. Đây là tín hiệu đáng sợ.
Thói quen ưa bạo lực của người Việt là bước thụt lùi về mặt văn hoá, đạo đức. Nó là hệ quả của quá trình phát triển có quá nhiều chuẩn mực bị lệch hoặc bị bỏ qua. Ví dụ từ khi bước vào đời, những người như tôi đã phải học cách căm thù giai cấp, thay vì học cách yêu thương con người, thì phải thấm nhuần tư tưởng không được mềm lòng trước kẻ thù, thay vì phải biết hối hận khi làm gãy một cành cây, làm đau con mèo, con chó. Sợ nhất là thay vì dạy trẻ con sự nhường nhịn, đề cao lòng vị tha, thì người ta lại nhồi nhét tinh thần đấu tranh một mất một còn, đấu tranh bằng bạo lực, không khoan nhượng, không lùi bước… nghĩ lại mà kinh hoàng. Tôi từng nói rất thật với suy nghĩ của mình trong một lần thảo luận với các linh mục tương lai của chủng viện Hà Nội rằng : « Những người như tôi được giáo dục để tiến thẳng một lèo thành quỷ sứ! ».
Về vấn đề bạo lực xung quanh nạn cẩu tặc, GS Tương Lai không trực tiếp cho nhận xét, tuy nhiên, ông nhắc đến một số hiện tượng rất phổ biến khác tại Việt Nam, như nạn đinh tặc hay nạn trẻ em ném đá lên tàu hỏa đang chạy. Từ đó ông cho biết một số suy nghĩ và nhận định của ông về gốc rễ của tình trạng bạo lực phổ' biến ở Việt Nam hiện nay.
Ông Tương Lai : Hai cái nạn đó (đinh tặc và nạn ném đá lên tàu đang chạy) khiến tôi xót xa và suy nghĩ về cái kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, tức là cái « infrastructure psycho-sociologique » (của con người Việt Nam). Những hiện tượng đó chỉ nảy sinh ra, khi sự giáo dục, nền tảng nhân văn, ý thức nhân bản bị coi nhẹ trong một thời gian rất dài. Hiện nay người ta tập trung vào việc giáo dục lý tưởng, giáo dục ý thức hệ mà bỏ lơi mất nền tảng nhân văn, tính nhân bản của con người, tức là người ta nhấn mạnh « giai cấp tính », ở đây thuộc về phạm trù của tư tưởng Mao-ít, mà coi nhẹ nhân tính.
Bây giờ phải có một cải tạo cơ bản trở lại, đặt lại nền móng nhân bản, nhân văn, thì mới lý giải được những vấn đề kia.
Việt Nam chưa từng có một xã hội « dân sự » thực thụ
Về các hành động bạo lực phổ biến trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam
và thấm vào trong rất nhiều quan hệ giữa người với người, nhà nghiên cứu
văn hóa Vương Trí Nhàn muốn tìm đến một cội rễ xa xưa hơn là các thói
tệ trầm kha của chế độ hiện hành. Theo ông Vương Trí Nhàn, tình trạng
này có căn nguyên trong những hạn chế về « trình độ sống của dân tộc »,
trong sự thống trị của tầng lớp cường hào tại các làng xã, cũng như tính
chất quân sự truyền đời của xã hội Việt nam. Ông Vương Trí Nhàn : Cái vấn đề bạo lực hiện nay và nó nằm trong tất cả các mối quan hệ xã hội và nó có chiều sâu lịch sử. Và nó nằm trong tiềm thức của con người, trong cách quan hệ của người với người. Thậm chí là có khi người ta không dùng đến chân tay mà người ta dùng chữ nghĩa cũng là có tính chất bạo lực, cũng là có tính chất trị nhau, gọi là dằn mặt nhau. Chứ không phải là dùng lý lẽ để giải thích với nhau, tức là quan hệ theo kiểu « mà trong lẽ phải có người có ta » đấy.
Cái tôi băn khoan nhất hiện nay là trình độ sống của cộng đồng, trình độ sống của dân tộc. Nếu mình không giải quyết được vấn đề đó, hiểu được vấn đề đó, thì mình sẽ rất là bế tắc, không hiểu được các vấn đề khác. Một khi mình hiểu được vấn đề này nó là lịch sử và nó chỉ đến thế thôi, và nó có tính phổ biến khắp tất cả các lĩnh vực, thì có thể nói là mình đỡ sốt ruột đi và mình yên tâm, chờ đợi và có những cách giải quyết nó… hơn.
Tôi có cảm tưởng ở Việt Nam, người chưa thành người, xã hội chưa thành xã hội. Chúng ta là một đạo quân thì đúng hơn. Trong lịch sử, phần lớn những người đứng đầu các triều đều là thủ lĩnh quân sự. Chúng ta chưa hình thành một xã hội dân sự, chưa bao giờ có một xã hội dân sự thật sự rõ rệt cả. Trong thực tế, thời hiện đại, chúng ta giải quyết các việc lớn của xã hội bằng con đường quân sự, thành ra vì thế cho nên cái yếu tố bạo lực nó chi phối xã hội cũng mạnh lắm.
Cái chính theo tôi là phải đặt vấn đề sự phát triển tinh thần, trí tuệ của người Việt Nam. Trong nhận thức của người bình thường, không dùng đầu óc, hiểu biết để giải quyết quan hệ với nhau, mà thường thường là theo cái lối « cả bè to hơn mâm cỗ » hay « nén bạc đâm toạc tờ giấy », những thứ gì dùng bạo lực nó đã chi phối hết cả các mối quan hệ hàng ngày với nhau, trong quan hệ con người với nhau.
Ví dụ trong các làng xã, vai trò của các trương tuần, hay các cường hào. Nắm làng xã không phải là người văn hay chữ tốt hay hiểu biết đâu, mà là những người có thế lực mạnh và điều đó kéo dài đến tận xã hội hiện đại. Người ta gọi là những cường hào, và những bộ phận này nó hoạt động mà không có lý lẽ nào cả, tức là nó chỉ dùng sức mạnh thuần túy tay chân, và kèm theo rất nhiều thủ đoạn nào đó để giải quyết với nhau thôi. Chính cái điều đó nó nằm trong các làng xã, nhất là ở Bắc Bộ, mà mình thấy là có lịch sử lâu dài đó.
Tôi cảm thấy chúng ta chưa có một xã hội dân sự, như thế giới người ta vẫn hiểu. Ngay trong mỗi con người, người ta cảm thấy là, « già đòn non nhẽ », không cần có lý gì cả. Có một câu tục ngữ « cả bè to hơn văn tự », tức là một nhóm, một thế lực quy tụ với nhau thì hơn hết mọi thứ. Theo tôi điều này nằm trong sự phát triển kém cỏi của ngôn ngữ, của sự giao lưu về tinh thần, của văn hóa, giáo dục, nó làm cho xã hội Việt Nam có tính chất bạo lực ngay trong cơ sở làng xã của nó, cho đến các sự biến ở triều đình. Khi mà phải giải quyết những gì ở trong đám đông, thì người ta không cần có lý lẽ gì với nhau cả. Lời nói không có tính thuyết phục gì cả, và kẻ mạnh là kẻ thắng.
Thói giả dối tràn ngập, người dân không tin chính quyền
Cũng liên quan đến các gốc rễ sâu xa trong hiện tại của tình
trạng bạo lực ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam, nhà văn Tạ Duy Anh
nhấn mạnh thêm tới hai điều : sự giả dối trở thành nếp sống phổ biến và
sự mất lòng tin vào chính quyền và hệ thống pháp luật. Ông Tạ Duy Anh : Nhưng nguy hiểm nhất, theo tôi, là thói giả dối đang tràn ngập và được đề cao trên thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Muốn tiến thân thì phải biết nói dối. Nói dối càng hoàn hảo càng được trọng dụng. Thế là người ta thi nhau học cách nói dối. Hô khẩu hiệu là hành vi nói dối trắng trợn và đáng sợ nhất, nhưng nó mang lại hiệu quả nhãn tiền. Thói dối trá với hiện tượng bạo lực thì liên quan gì ở đây? Nó đẩy sự trung thực, tình thương người, lòng vị tha, tính tự trọng, thói quen chấp pháp… bật ra ngoài, như những thứ vô dụng; hoặc những thứ thuộc về phẩm chất ấy bị làm cho biến dạng, méo mó. Đồng hành với thực trạng trên là quá trình tích tụ ẩn ức xã hội. Hậu quả là những thông điệp văn hoá truyền đi bị sai lạc. Người ta không còn tức khắc lượng định được cái gì là quý giá (mạng người chẳng hạn), cái gì chỉ là thứ tầm thường (con chó chẳng hạn). Một xã hội như vậy thì chuyện gì chả có thể xảy ra.
Thêm vào đó là xã hội đang mất lòng tin trầm trọng trong khi pháp luật thường xuyên bị lợi dụng để làm bình phong cho những hành động phi pháp của những người có tiền, có thế lực. Tức là trong hành động người dân có cả lý do để họ không tin pháp luật, không tin nó được áp dụng vô tư, công bằng, nhanh chóng. Họ tự giải quyết lấy những việc đáng ra chỉ pháp luật mới được phép can thiệp. Theo tôi đó là thảm họa pháp lý và đạo đức.
Xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho tạp chí Cộng đồng của RFI.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121031-cac-coi-re-cua-tinh-trang-bao-luc-pho-bien-tai-viet-nam
TIN TỨC HOA KỲ-TRUNG QUỐC
Khác biệt giữa ông Obama, Romney
về chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc
Hình ảnh/Video
CỠ CHỮ
31.10.2012
Chi phí quốc phòng
Tổng thống Obama phải đối diện với việc tự động cắt giảm hơn 100 tỉ đô la ngân sách liên bang vào cuối năm nếu không đạt được thỏa hiệp với đảng Cộng hòa. Kế hoạch, được gọi là tạm thời theo từng giai đoạn, làm chậm lại nhịp độ chi tiêu quốc phòng.
Trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên về chính sách ngoại giao, ông Obama nói đề nghị ngân sách quốc phòng của ông sẽ không “giảm” chi tiêu mà “vẫn giữ nguyên.” Ông cáo buộc đối thủ Romney đề nghị những chi tiêu quân sự không được các tướng lãnh yêu cầu.
Ông Romney muốn đảo ngược “kỷ nguyên Obama về cắt giảm chi tiêu quốc phòng.” Cựu Thống đốc bang Massachusettes nói mục tiêu của ông sẽ là đưa ra những chi phí cốt lõi về quốc phòng, bao gồm những quỹ cho những cuộc hành quân, mua bán, nghiên cứu và phát triển, ở mức tối thiểu là 4% tổng sản lượng nội địa của nước Mỹ.
Trong cuộc tranh luận vào tháng 10, ông Romney bênh vực kế hoạch xây dựng quân đội lớn hơn của ông bằng cách cắt giảm chi tiêu của nhiều chương trình của chính phủ, gồm có chương trình bảo hiểm sức khỏe của Tổng thống Obama mà những người chỉ trích gọi là “Obamacare.”
Trung Quốc
Tổng thống Obama tìm cách tiếp cận hòa hoãn hơn đối với Trung Quốc và không gọi Bắc Kinh là quốc gia dùng mánh khóe để vận dụng tiền tệ. Trong buổi tranh luận tháng 10, ông Obama nói chính quyền của ông có một kỷ lục thắng các vụ vi phạm mậu dịch chống lại Trung Quốc. Ông Obama sẽ tiếp tục gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề tiền tệ và sẽ kiên trì yêu cầu Trung Quốc tuân thủ “những qui định giống như các quốc gia khác.”
Ông Romney gọi Trung Quốc là quốc gia dùng mánh khóe vận dụng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Hoa Kỳ, làm giả nhiều hàng hóa của Mỹ. Ông Romney nói ông sẽ theo đuổi những chính sách làm giảm bớt quan hệ mậu dịch mất cân bằng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Ông thiên về việc duy trì và nới rộng sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ tại vùng tây Thái Bình Dương, một phần là để làm nản lòng bất cứ mưu đồ xâm lấn nào của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
Tổng thống Obama phải đối diện với việc tự động cắt giảm hơn 100 tỉ đô la ngân sách liên bang vào cuối năm nếu không đạt được thỏa hiệp với đảng Cộng hòa. Kế hoạch, được gọi là tạm thời theo từng giai đoạn, làm chậm lại nhịp độ chi tiêu quốc phòng.
Trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên về chính sách ngoại giao, ông Obama nói đề nghị ngân sách quốc phòng của ông sẽ không “giảm” chi tiêu mà “vẫn giữ nguyên.” Ông cáo buộc đối thủ Romney đề nghị những chi tiêu quân sự không được các tướng lãnh yêu cầu.
Ông Romney muốn đảo ngược “kỷ nguyên Obama về cắt giảm chi tiêu quốc phòng.” Cựu Thống đốc bang Massachusettes nói mục tiêu của ông sẽ là đưa ra những chi phí cốt lõi về quốc phòng, bao gồm những quỹ cho những cuộc hành quân, mua bán, nghiên cứu và phát triển, ở mức tối thiểu là 4% tổng sản lượng nội địa của nước Mỹ.
Trong cuộc tranh luận vào tháng 10, ông Romney bênh vực kế hoạch xây dựng quân đội lớn hơn của ông bằng cách cắt giảm chi tiêu của nhiều chương trình của chính phủ, gồm có chương trình bảo hiểm sức khỏe của Tổng thống Obama mà những người chỉ trích gọi là “Obamacare.”
Trung Quốc
Tổng thống Obama tìm cách tiếp cận hòa hoãn hơn đối với Trung Quốc và không gọi Bắc Kinh là quốc gia dùng mánh khóe để vận dụng tiền tệ. Trong buổi tranh luận tháng 10, ông Obama nói chính quyền của ông có một kỷ lục thắng các vụ vi phạm mậu dịch chống lại Trung Quốc. Ông Obama sẽ tiếp tục gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề tiền tệ và sẽ kiên trì yêu cầu Trung Quốc tuân thủ “những qui định giống như các quốc gia khác.”
Ông Romney gọi Trung Quốc là quốc gia dùng mánh khóe vận dụng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Hoa Kỳ, làm giả nhiều hàng hóa của Mỹ. Ông Romney nói ông sẽ theo đuổi những chính sách làm giảm bớt quan hệ mậu dịch mất cân bằng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Ông thiên về việc duy trì và nới rộng sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ tại vùng tây Thái Bình Dương, một phần là để làm nản lòng bất cứ mưu đồ xâm lấn nào của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
Trung Quốc đồng ý bắt tay với Đài Loan bảo vệ chủ quyền Biển Đông
Cờ Trung Quốc cắm trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa (REUTERS)
Chỉ hơn một tuần lễ sau khi được các “học giả” Trung Quốc và
Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức bảo vệ chủ quyền Trung Quốc
trên vùng Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh vào hôm nay, 31/10/2012 đã bắn
tin cho biết hoàn toàn tán đồng ý kiến này.
Theo phát ngôn viên cơ quan đặc trách Đài Loan của Trung Quốc,
người ở cả hai bên eo biển Đài Loan (tức là Trung Hoa Lục địa và Đài
Loan) có nhiệm vụ bảo tồn chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Trả lời các phóng viên nhân một cuộc họp báo, ông Dương Nghị, phát ngôn viên của Quốc Đài biện, tức định chế của Nhà nước Trung Quốc chuyên trách vấn đề quan hệ với Đài Loan cho rằng việc phối hợp với nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Trung Quốc là “nghĩa vụ” của đồng bào ở cả hai bên.
Theo quan chức này, các đề xuất liên quan đến nội dung hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đến từ mọi tầng lớp xã hội ở hai bên eo biển Đài Loan, đều đáng được hoan nghênh : « Chúng tôi sẽ rất hân hạnh khi thấy các cuộc thảo luận về chủ đề này của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở cả hai bên eo biển Đài Loan ».
Trả lời một câu hỏi khác, ông Dương Nghị cũng khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku - hiện do Nhật Bản kiểm soát - là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, mà mọi người ở cả hai bên eo biển Đài Loan cũng có nghĩa vụ phối hợp để bảo vệ chủ quyền.
Như tin chúng tội đã loan, ngày 23/10/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết là giới học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu để khẳng định được trước cộng đồng quốc tế tính chất hợp pháp của tấm bản đồ hình chữ U mà Bắc Kinh đã công bố để xác định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Các học giả này còn đề nghi chính quyền hai bên đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán giữa hai bên, và nhất là hợp tác để đồng thăm dò và khai thác dầu khí, kể các trong các vùng đang tranh chấp như chung quanh quần đảo Trường Sa.
Phải nói rằng việc Đài Loan Trung Quốc tìm cách bắt tay với nhau trên vấn đề Biển Đông không làm giới phân tích ngạc nhiên. Trả lời phỏng vấn của RFI, tướng Daniel Schaeffer từng nhấn mạnh rằng tấm bản đồ hình lưỡi bò từng được Quốc dân đảng Trung Quốc vẽ ra từ trước lúc họ bị đẩy qua Đài Loan, và sau này, Bắc Kinh chỉ lấy lại tấm bản đồ đó, sửa đổi đôi chút rồi chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009. Trong bối cảnh đó, trên hồ sơ Biển Đông, theo tướng Schaeffer, Đài Loan với Trung Quốc “đứng chung một chiến tuyến”.
Cho dù vậy, Đài Loan luôn luôn đòi được tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp tại Biển Đông. Theo hãng tin Đài Loan CNA vào hôm qua, 30/10/2012, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Đài Loan lại bày tỏ hy vọng được phép tham gia các cuộc thảo luận với các thành viên ASEAN về các quy tắc ứng xử tại vùng Biển Đông.
Đối với quan chức này, việc Đài Loan bị gạt ra bên lề các cuộc đàm phán về Biển Đông là điều đáng tiếc vì Đài Loan cũng là một bên có tranh chấp chủ quyền. Phải nói là yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông cũng rộng khắp như đòi hỏi của Trung Quốc.
Trả lời các phóng viên nhân một cuộc họp báo, ông Dương Nghị, phát ngôn viên của Quốc Đài biện, tức định chế của Nhà nước Trung Quốc chuyên trách vấn đề quan hệ với Đài Loan cho rằng việc phối hợp với nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Trung Quốc là “nghĩa vụ” của đồng bào ở cả hai bên.
Theo quan chức này, các đề xuất liên quan đến nội dung hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đến từ mọi tầng lớp xã hội ở hai bên eo biển Đài Loan, đều đáng được hoan nghênh : « Chúng tôi sẽ rất hân hạnh khi thấy các cuộc thảo luận về chủ đề này của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở cả hai bên eo biển Đài Loan ».
Trả lời một câu hỏi khác, ông Dương Nghị cũng khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku - hiện do Nhật Bản kiểm soát - là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, mà mọi người ở cả hai bên eo biển Đài Loan cũng có nghĩa vụ phối hợp để bảo vệ chủ quyền.
Như tin chúng tội đã loan, ngày 23/10/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết là giới học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu để khẳng định được trước cộng đồng quốc tế tính chất hợp pháp của tấm bản đồ hình chữ U mà Bắc Kinh đã công bố để xác định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Các học giả này còn đề nghi chính quyền hai bên đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán giữa hai bên, và nhất là hợp tác để đồng thăm dò và khai thác dầu khí, kể các trong các vùng đang tranh chấp như chung quanh quần đảo Trường Sa.
Phải nói rằng việc Đài Loan Trung Quốc tìm cách bắt tay với nhau trên vấn đề Biển Đông không làm giới phân tích ngạc nhiên. Trả lời phỏng vấn của RFI, tướng Daniel Schaeffer từng nhấn mạnh rằng tấm bản đồ hình lưỡi bò từng được Quốc dân đảng Trung Quốc vẽ ra từ trước lúc họ bị đẩy qua Đài Loan, và sau này, Bắc Kinh chỉ lấy lại tấm bản đồ đó, sửa đổi đôi chút rồi chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009. Trong bối cảnh đó, trên hồ sơ Biển Đông, theo tướng Schaeffer, Đài Loan với Trung Quốc “đứng chung một chiến tuyến”.
Cho dù vậy, Đài Loan luôn luôn đòi được tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp tại Biển Đông. Theo hãng tin Đài Loan CNA vào hôm qua, 30/10/2012, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Đài Loan lại bày tỏ hy vọng được phép tham gia các cuộc thảo luận với các thành viên ASEAN về các quy tắc ứng xử tại vùng Biển Đông.
Đối với quan chức này, việc Đài Loan bị gạt ra bên lề các cuộc đàm phán về Biển Đông là điều đáng tiếc vì Đài Loan cũng là một bên có tranh chấp chủ quyền. Phải nói là yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông cũng rộng khắp như đòi hỏi của Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Trung Quốc sau bầu cử và đại hội
Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA
2012-10-31
Một ngẫu nhiên khiến hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có thay đổi lãnh đạo giữa nhiều vấn đề nan giải trong nội bộ.
AFP photo
Phải chăng vì vậy mà đôi bên cùng phê phán lẫn nhau về những khó khăn kinh tế của mình? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sự kiện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện.
Dàn lãnh đạo mới
Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau nhiều năm chuẩn bị, tuần tới, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử và sau đó hai ngày, Trung Quốc có Đại hội đảng khóa 18. Sau tổng tuyển cử, Hoa Kỳ sẽ có Quốc hội mới, khóa 113, và có thể lãnh đạo Hành pháp mới. Bên kia Thái bình dương, sau Đại hội, đảng Cộng sản Trung Quốc có Tổng bí thư khác trong một Bộ Chính trị và Thường vụ mới.Qua năm sau, cả hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới sẽ có một lớp người lãnh đạo mới, nhưng họ cũng phải ứng phó với nhiều nan đề thật ra đã cũ ở bên trong, nhất là về kinh tế.
Vì vậy, kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu về những thay đổi trên thượng tầng, những vấn đề kinh tế chìm sâu bên dưới và quan trọng không kém, tương quan giữa hai quốc gia đang có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế toàn cầu. Ông nghĩ sao về đề nghị này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có một thực đơn hấp dẫn mà tôi sẽ phải gói cho gọn để khỏi vượt thời lượng. Đáng chú ý nhất trong đề tài này là sự đối chiếu, là so sánh hai quốc gia. Một đàng là Hoa Kỳ đã phát triển và công nghiệp hóa từ lâu trong một chế độ dân chủ; đàng kia là Trung Quốc với một chế độ độc tài có tham vọng là nhờ quyền lực tập trung đó mà thâu ngắn giai đoạn để cũng trở thành một nước công nghiệp hoá....
Việt Long: Như vậy ta sẽ trước tiên đi từ những thay đổi trên thượng tầng lãnh đạo chính trị, đó là Tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ và Đại hội đảng tại Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiến pháp Hoa Kỳ quy định là cứ hai năm một lần, dân chúng đi bầu lại toàn thể Hạ viện, một phần ba Thượng viện và nhiều chức Thống đốc tiểu bang, rồi bốn năm một lần thì đi bầu lại chức vụ Tổng thống cùng Phó Tổng thống. Cũng từ Hiến pháp, dù Hoa Kỳ theo phương thức "Tổng thống chế" hơn là "Đại nghị chế" như nhiều nước Âu, Úc hay Nhật Bản, quyền lực về nội trị của Tổng thống Mỹ thật ra bị giới hạn bởi Quốc hội, Tối cao Pháp viện và cả một định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương, nên chỉ có thế tương đối mạnh là về đối ngoại.
Ta cũng để ý là Hoa Kỳ theo chế độ liên bang nên Tổng thống và chính quyền liên bang không thể lấn quyền lực của các tiểu bang và trong cuộc bầu cử tổng thống đầy phức tạp, các tiểu bang nhỏ vẫn có tiếng nói riêng khi chọn ứng viên ngay từ vòng sơ bộ. Điều ấy dẫn tới một nghịch lý năm nay là nhiều tiểu bang nhỏ mới giữ vị trí bản lề và quyết định về người sẽ là tổng thống.
Sau cùng, tình trạng bầu bán liên tục ấy lại công khai cho nên mọi chuyện xấu tốt, kể cả xuyên tạc khi tranh cử, đều được phơi bày cho công luận biết để phê phán với hậu quả là cử tri đều thấy rõ, rằng lãnh đạo chỉ là người đi xin việc và người dân có quyền sa thải họ bằng lá phiếu. Nhìn từ bên ngoài thì ta có thể thấy rằng bầu cử tại Mỹ có vẻ huyên náo như chợ phiên hay điên khùng bát nháo như chợ cá, mà ứng cử viên nào cũng sợ là không được làm "đầy tớ của nhân dân".
Việt Long: Trong khi ấy mọi chuyện tại Trung Quốc lại có vẻ tuần tự và ổn định hơn, nhưng sự thật có hẳn là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả là nhìn qua Trung Quốc thì mọi sự lại có vẻ êm đềm ổn định hơn, thậm chí là kín như bưng, nhưng lâu lâu lại như mụn bọc xưng tấy vì mưng mủ.
Xứ này có hơn một tỷ 330 triệu dân, mà quyền quyết định lại thuộc một đảng duy nhất. Đảng này có hơn 80 triệu đảng viên, tiếng là có quyền dân chủ khi cử đại biểu vào các Đại hội năm năm tổ chức một lần. Sự thật thì không phải quần chúng bầu ra đảng nên đảng không là đại diện của họ, đấy chỉ là sự khẳng định từ trên xuống mà không ai được nói khác.
Sự thật cũng không là đảng viên ở dưới bầu lên lãnh đạo ở trên theo lối gọi là dân chủ tập trung mà là lãnh đạo, từ Bộ Chính trị gồm 25 người và Thường vụ Bộ Chính trị gồm chín người, đã quyết định trong bí mật cho ở dưới chấp hành. Sự thật khác là các đảng viên cán bộ không có trách nhiệm giải trình với người dân ở dưới mà chỉ cần được hậu thuẫn của thượng cấp trong guồng máy đảng ở trên để được thăng quan tiến chức. Kết quả là ở trên có nhiều quyền mà lại ít thông tin về thực tế ở dưới vì được cấp dưới báo cáo sai, trong khi dân chúng và báo chí lại ít được quyền tự do phản bác.
Hiện trạng Trung Quốc
Việt Long: Người ta cứ ca ngợi thành tích cải cách và tăng trưởng của Trung Quốc từ ba chục năm qua. Nhưng như ông vừa trình bày thì xứ này cũng có khá nhiều khó khăn trong nội bộ, có phải như vậy không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sự thật thì sau 30 năm khủng hoảng vì sự hoang tưởng của tư tưởng Mao Trạch Đông khiến mấy chục triệu người chết oan trong thời bình thì 30 năm cải cách từ 1979 đến 2009 là một tiến bộ lớn cho mức sống của người dân và khả năng sản xuất của kinh tế.Nhưng dù có thay đổi, chế độ chính trị đó vẫn không giải quyết nổi những khó khăn cơ bản về kinh tế và xã hội trên một lãnh thổ bát ngát mà thiếu tài nguyên và có quá nhiều dị biệt giữa các khu vực. Như nhiều trí thức trong đảng đã phát biểu gần đây, "Trung Quốc là sự bất ổn từ dưới cơ sở, là sự bất mãn của thành phần ở giữa, và sự bất lực của lãnh đạo trên chóp bu." Sau Đại hội 18 này, thế hệ thứ năm, sẽ lãnh đạo trong 10 năm tới, phải cải cách và chuyển hướng để tránh khủng hoảng. Việc cải cách ấy thì thế hệ trước đó, của những Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đã thấy là cần thiết mà thực hiện chưa nổi.
Cũng do sự bất mãn của đông đảo quần chúng ở dưới, lại trong một chu kỳ thay đổi lãnh đạo qua vận động ngầm cho Đại hội đảng, mà chủ nghĩa ái quốc được đảng khai thác để xả sức ép tâm lý bằng tự ái dân tộc và dồn phản ứng người dân qua hướng bài ngoại và đề cao chủng tộc. Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối.
Việt Long: Ta trở lại chuyện Hoa Kỳ và các nan đề ở bên trong đang trở thành nổi cộm trong cuộc tranh cử năm nay. So sánh với cái mầm ung thối như ông nói về Trung Quốc thì ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin phép sẽ rất ngắn gọn đối chiếu tương quan giữa đôi bên để nói về thực lực và tiềm năng của hai nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới.
Nói chung, khó khăn của các nền kinh tế công nghiệp hoá tại Âu Châu, Nhật Bản hay Hoa Kỳ xuất phát từ nhiều thập niên tăng chi và đi vay nên khó xoay trở khi phải trả nợ vào đúng lúc kinh tế trôi vào chu kỳ suy trầm. Những khó khăn đó là cơ hội cho Trung Quốc giải thích cái tính ưu việt của mô hình tổ chức và lãnh đạo chính trị của mình. Nhưng sự sai lầm của xứ khác không thể giải trừ được hậu quả tai hại từ những sai lầm của mình. Và trên cái lực dù sao vẫn rất mạnh của các nền kinh tế tiên tiến, cái thế của nền dân chủ vẫn cho phép người ta cải sửa. Các chế độ độc tài thì khó cải sửa và khủng hoảng kinh tế tất nhiên trở thành khủng hoảng xã hội, rồi dội lên thượng tầng thành khủng hoảng chính trị.
Một cách ngắn gọn và khá tiêu biểu thì Hoa Kỳ và sinh hoạt bầu bán là sự bất ổn thường trực với lập luận đả kích nhà cầm quyền được hàng ngày tung ra trước dư luận, nhưng đấy cũng là sự cải tiến thường trực của cả xã hội vì nhà nước không là tất cả và quyết định về tất cả mọi việc. Trung Quốc thì có cái vẻ ổn định mà thật ra rất khó chuyển hoá, về kinh tế chẳng hạn thì họ chưa thể chuyển lượng sang phẩm, từ tăng trưởng qua phát triển.
Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối.Việt Long: Ông trả lời sao khi mà dư luận thế giới nói đến việc Trung Quốc đang là một chủ nợ của Hoa Kỳ với hơn ngàn tỷ đô la Công khố phiếu họ nắm trong tay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi này rất lý thú vì cho phép chúng ta soi thấu vào ngọn nguồn của vấn đề và thấy ra nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.
Chúng ta biết Trung Quốc chọn chiến lược Đông Á là lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng. Kết quả là nhà nước nắm trong tay một khối lượng dự trữ ngoại tệ tương đương với khoảng ba ngàn ba trăm tỷ đô la mà cả thế giới nói đến. Nhưng người dân vẫn chẳng được hưởng kết quả ngoạn mục đó một cách tương xứng vì vậy họ mới bất mãn và động loạn xã hội mới bùng nổ. Bây giờ, với khối tài nguyên ngoại tệ dồi dào ấy, lãnh đạo Trung Quốc làm những gì? Họ đầu tư ra ngoài và có phương tiện lớn lao để mua chuộc hoặc lung lạc xứ khác, đấy là cái mặt nổi về chính trị hay tuyên truyền ở bên trên. Chuyện kinh tế bên dưới lại hơi khác
Việt Long: Thưa ông, thế thì cái mặt chìm là những gì ở bên dưới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trong luồng giao dịch tài chính với bên ngoài, tính đến Tháng Sáu vừa qua thì Trung Quốc đạt mức thặng dư tương đương với khoảng một ngàn 750 tỷ đô la. Đấy là kết số của tài sản họ đầu tư ra ngoài, khấu trừ phần đầu tư của ngoại quốc vào thị trường của họ. Người ta có thể kết luận rằng Bắc Kinh tung tiền khuynh đảo thế giới, kể cả nhờ vị trí chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Thực tế kinh tế vốn dĩ cứng đầu, sự thật bên dưới lại chẳng như vậy.
Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn lao mà hai phần ba tức là hai ngàn tỷ là tài sản đầu tư ra ngoài, phân nửa số này là đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, đa số dưới dạng Công khố phiếu, có lời thấp mà mức an toàn cao. Đấy là ý nghĩa của việc làm chủ nợ của nước Mỹ. Nhưng Trung Quốc cũng nhận một ngàn 900 tỷ đô la đầu tư ngoại quốc, kể cả của Mỹ - tức là vay tiền nước ngoài để phát triển – và phải trả tiền lời cao gấp bội. Tiền lời ấy là lợi nhuận của doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Nôm na là Trung Quốc vay tiền ngoại quốc để phát triển và phải trả tiền lời rất cao. Thế rồi khi thu hoạch được tài sản là khối ngoại tệ ấy thì lại cho ngoại quốc vay với lãi suất cực thấp. Một cường quốc đang đòi lũng đoạn thế giới thì chẳng thể làm ăn theo kiểu lkỗ lã như vậy! Sở dĩ vẫn cứ thế vì các nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của họ. Hỏi cho dễ hiểu, vì sao Bắc Kinh không dùng tài sản vĩ đại của mình đầu tư vào bên trong cho người dân được hưởng? Vì bên trong thiếu an toàn và có thể mất!
Mối lo nào cho Hoa Kỳ
Việt Long: Quả là ông cứ hay nêu ra những nghịch lý bất ngờ! Trung Quốc đi vay đắt và cho vay rẻ nên thật ra là gặp bất lợi lớn vì những nhược điểm trong cơ cấu kinh tế cùa mình. Còn Hoa Kỳ thì sao? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tại Mỹ, nhất là trong chu kỳ tranh cử hầu như thường trực, thế giới cứ thấy dư luận than vãn về nhiều chứng tật bên trong, kể cả tình trạng doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra ngoài và tạo công việc làm cho người dân xứ khác trong khi công nhân viên Mỹ bị thất nghiệp.Sự thật kinh tế chìm sâu bên dưới lại khác. Hoa Kỳ là nơi tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhiều hơn mọi quốc gia trên thế giới. Nghĩa là làm sao? Là các doanh nghiệp Âu Châu hay Nhật Bản đã bỏ tiền vào kinh doanh tại Hoa Kỳ, tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Vì thời lượng có hạn, tôi chỉ xin nêu thêm một thí dụ khác để so sánh với Trung Quốc.
Trong mùa bầu cử tại Mỹ, người ta đả kích nhau là bị nhập siêu tức là mua nhiều hơn bán với Trung Quốc nên mới là con nợ của Bắc Kinh. Hoa Kỳ có mức tiêu thụ khoảng 70% Tổng sản lượng và đấy là vấn đề thật. Nhưng hơn 88% số tiêu thụ là mua hàng hóa và dịch vụ nội địa của doanh nghiệp Mỹ, chỉ khoảng 12,5% là mua từ nước ngoài. Trong số này, phần của Trung Quốc, với thương hiệu là "Chế tạo tại Trung Quốc", chiếm chưa tới 3%, mà quá nửa trị giá lại thuộc về doanh nghiệp Mỹ đã nhập khẩu, đóng gói và quảng cáo rồi phân phối tại Mỹ.
Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch.Ngược lại, Trung Quốc có cái thế xuất khẩu rất mạnh mà cái lực lại tùy vào các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây để tìm lợi thế nhân công rẻ. Khi lợi thế ấy không còn hoặc kinh tế các nước tiên tiến bị đình trệ và giảm mức nhập khẩu, là chuyện đang xảy ra, thì chính Trung Quốc mới bị lao đao và lãnh đạo mới càng khó xử lý.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Để kết luận, có lẽ ta phải vượt qua nhiễu âm của tranh cử để nhìn ra thực lực và tương quan mạnh yếu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch.
Việt Long: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời cuộc phỏng vấn kỳ này.
Theo dòng thời sự:
- Gẫy đòn bẩy
- Liên minh thuế quan
- Sở hữu chồng chéo làm ngân hàng tròng trành
- Nhà nước và phát triển
- Đi tìm sự dung hòa kinh tế
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu
- Hình sự trong kinh doanh
- Mặt trái kinh tế của biểu hiện ngang ngược
- Vũ khí kinh tế
- Dầu khí trên thương trường và chiến trường
- Cải Tổ Lãi Suất
- Doanh nghiệp và thất nghiệp
- Ngợi ca Tư Bản Chủ Nghĩa
- Cải cách ngân hàng VN gặp khó khăn
- Doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn dễ dàng?
- Ngân hàng Nhà Nước giảm lãi suất của một số hạng mục
- Suy Trầm Hay Khắc Khoải?
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 235
SONG CHI * XÂY NHÀ TÙ
Phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ?
Thu, 11/01/2012 - 00:23 — songchi Song Chi.Ngày 30 tháng 10, lại thêm hai nhạc sĩ bị đưa ra tòa xử về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Lại thêm một phiên tòa bôi bác diễn ra tại một trong hai thành phố lớn nhất VN-vẫn những trò hề cũ như trong những phiên tòa tương tự xử những vụ án có liên quan đến yếu tố chính trị: công an chặn chốt các ngả đường dẫn đến tòa án, không khí cực kỳ căng thẳng, phiên tòa gọi là công khai nhưng chính thân nhân của bị can còn không được tham dự, người bị xử và cả luật sư vừa lên tiếng thì chánh án đã ngắt lời, không cho nói, không hề có tranh luận….Và cuối cùng là những bản án nặng nề: 10 năm tù cho hai nhạc sĩ, chưa kể mỗi người phải chịu thêm 2 năm quản chế.
Cũng lại là chuyện không có gì mới, đối với một nhà cầm quyền như nhà nước cộng sản VN.
Ngày càng nhiều người theo nhau bước chân vào nhà tù bởi tội danh “tuyên truyền chống phá” hoặc “âm mưu lật đổ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN”.
Nhưng cũng có những điểm khác hơn: Thứ nhất, phạm vi người bị bắt ngày càng được mở rộng: không chỉ là luật sư, doanh nhân thành đạt, trí thức tên tuổi, mà cả những blogger, nhạc sĩ tự do, một cô sinh viên mới tuổi 20.
Thứ hai, những việc làm của họ nhiều khi quá nhẹ so với tội danh bị quy chụp, nhiều người trong số họ như 3 blogger trong nhóm CLB Nhà báo tự do, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, hay cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên không hề chống phá nhà nước cộng sản VN, không kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi thể chế chính trị…
Từ số lượng, khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội”của họ đôi khi chỉ là vài bài báo, từ hai cho đến hơn chục bài hát, dăm ba bài thơ, hoặc biểu tình, rải truyền đơn…Nhưng điểm chung ở họ: là những bài báo bài ca bài thơ, hành vi đi biểu tình hay rải truyền đơn ấy đều nhằm phản đối hành vi xâm lược Hoàng Sa Trường Sa, chủ nghĩa bành trướng bá quyền trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc-nghĩa là chống nhà cầm quyền Trung Quốc chứ không phải chống nhà nước VN. Nghĩa là yêu nước. Nghĩa là lẽ ra đáng phải được khuyến khích, ủng hộ thì nhà nước VN lại bỏ tù họ.
Nếu trước kia những người bị bắt với cùng hai tội danh này chí ít phải có những lời lẽ, lập luận, hành vi phản kháng nhà nước VN, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ…thì nay những người này chỉ mới “ghét” TQ, phản đối TQ là đã bị bắt, bị tù, bị cho là “chống phá nhà nước VN” rồi. Thế mới lạ.
Một điểm nữa: những bản án cũng ngày càng nặng hơn so với khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội” của người bị xét xử. Nhẹ nhất cũng 4, 6 năm như nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, nặng hơn thì 10, 12 năm như blogger Công lý và Sự thật tức nhà báo, luật sư Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày tức nhà báo Nguyễn Văn Hải.
Người ta cũng nhận thấy càng ngày nhà cầm quyền VN càng tỏ ra bất chấp dư luận, bất chấp phản ứng của người dân được bộc lộ qua mạng lưới truyền thông “lề dân” và phản ứng của quốc tế. Kể cả khi Tổng thống Barack Obama hay Ngoại trưởng Hillary Cliton lên tiếng về trường hợp blogger Điếu Cày thì họ vẫn có những cách hành xử “vỗ mặt” như trên.
Lý giải như thế nào về những điều này?
Như tất cả những người tỉnh táo, có lương tri, có lòng với vận mệnh đất nước, dân tộc đã chỉ ra: nhà cầm quyền VN đã xác định rõ thái độ, con đường đi: VN đứng về phía TQ, đảng và nhà nước cộng sản VN mãi mãi là đồng minh, là “bạn vàng”, là đàn em của đảng và nhà nước cộng sản TQ, chống lại nhà cầm quyền TQ cũng có nghĩa là chống lại nhà nước VN. Tệ hơn nữa, nếu xét đến tất cả những gì mà nhà cầm quyền TQ đã và đang gây ra cho đất nước, dân tộc VN từ trước đến nay thì hành động đó không có định nghĩa nào khác hơn là đồng lõa với giặc, là bán nước.
Với việc bất chấp phản ứng của các nước yêu tự do dân chủ trên thế giới, nhà nước VN cũng khẳng định luôn VN không muốn làm bạn với các nước tự do dân chủ, và cũng không muốn thay đổi để đi cùng với dòng chảy/xu hướng tiến bộ chung của thế giới. Ngược lại, an tâm đã có sự che chở của đàn anh Trung Nam Hải, VN cương quyết lội ngược dòng, tiếp tục là một nhà nước độc tài tàn bạo trong con mắt thế giới.
Liệu còn có cách lý giải nào khác hơn cho tất cả những gì đã và đang tiếp tục diễn ra?
Ở một góc độ khác, tôi thật tình thắc mắc: việc họ-những người đang có quyền trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản VN-cứ tiếp tục hành xử bất chấp sự kinh ngạc lẫn ghê sợ của thế giới, bất chấp sự chỉ trích, giận dữ lẫn cảnh báo của người dân nào là “lịch sử sẽ phán xét”, nào là “hãy biết sợ quả báo”, “làm như thế chỉ bất lợi về nhiều mặt cho chính nhà cẩm quyền mà thôi”…thì họ hẳn phải u mê đến mức hết sức tự tin rằng chế độ này vẫn tồn tại muôn năm và người dân thì ngu dốt lắm nên không nhận ra điều gì cả?
Và cứ tình hình này thì VN phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ đây.
http://www.rfavietnam.com/node/1389
TƯỞNG NĂNG TIẾN* NGUYỄN TRUNG TRỰC
Cụ Nguyễn Đã Rời Rạch Giá
Thu, 10/25/2012 - 22:08 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
1839 – 10/27/68
Và bây giờ thì Rạch Giá nổi tiếng vì một công trình kiến trúc bề thế, có tên là "nhà thờ họ" của đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – bên cạnh một bãi rác khổng lồ – trông như một mụn gấm nổi bật trên manh áo rách tả tơi, bẩn thỉu. Với ít nhiều chủ quan, tôi tin rằng sự ô nhiễm không gian tâm linh mới chính là lý do đã khiến cho nguời dân điạ phương đem di ảnh của Nguyễn Trung Trực ra khỏi địa phương này.
“Tôi đến vàm Nhựt Tảo thuộc tỉnh Long An vào một ngày tháng chạp... Chiều
hôm sau, lúc đó đã gần 5 giờ, tôi hỏi đường lên vàm Nhựt Tảo và ‘cái
tàu ông Nguyễn Trung Trực đốt của tụi Tây’. Bác xe ôm ở một góc đường
thị xã Tân An có vẻ rành, bác chỉ qua cầu Tân An (bắc ngang sông Vàm Cỏ
Tây), qua cầu Bến Lức (sông Vàm Cỏ Đông), đến ngã tư Tân Trụ rẻ phải…”
- Chị ơi vàm Nhựt Tảo ở đâu vậy?
- Đây này! Cô gái chỉ ngay dòng sông trước mặt…
Vậy ra là tôi đang đứng ngay ngả
ba sông, nơi Nguyễn Trung Trực đánh đắm chiến thuyền Espérance của Pháp
năm 1861… Tôi băng qua sân rộng đến sát mép sông, thấy một cái miếu nhỏ
bé, cửa miếu hướng ra bờ sông. Vòng ra mặt trước miếu nhìn vào mới biết
đó là miếu ngũ hành, cả gian miếu âm u chập chờn.”
“Tôi bước vào miếu, tự dưng
xương sống lạnh buốt như đang bước vào một nơi nhiều âm khí dù trời chưa
tối hẳn. Không gian trong ngôi miếu nhỏ tịch mịch quá, tưởng như nghe
được tiếng sông chảy bên ngoài. Bên góc phải bàn thờ ngũ hành có một hộc
bàn thấp lè tè, trên để tấm hình Nguyễn Trung Trực chít khăn đen, bên
dưới ghi:
ANH HÙNG DÂN TỘC
NGUYỄN TRUNG TRỰC
(1838-1868)
“Nguyễn Đình Chiểu viết ‘Nước
mắt anh hùng lau chẳng ráo.’ Thật là nao lòng quá. Một dũng tướng ngang
dọc từ Tân An đến Rạch Giá, lập những chiến công ‘oanh thiên địa’ và
‘khấp quỷ thần’ trong lứa tuổi 20, ngay nơi chiến tích của ông cách đây
146 năm, nay chỉ có một ngôi đền xây dang dở, và một bức hình nhỏ trên
một bệ thờ thấp, nằm ké trong cái miếu ngũ hành tàn tạ âm u vôi lở sơn
tróc hương tàn bàn lạnh. Đôi mắt ông thao thiết nhìn ra sông, rất lặng
lẽ…”
“Tôi ra đứng trước cửa miếu nhìn
ngả ba sông Nhựt Tảo qua những cây hoang um sùm. Dòng sông trong vắt và
êm đềm, thỉnh thoảng một chiếc phà nhỏ chở khách ngang qua. Trời đã
chập choạng và một tiếng chim chợt kêu. Ở quán nước sát mé sông, tôi hỏi
bà chủ quán:
- Chị ạ, chắc tấm hình ông Nguyễn Trung Trực người ta thờ tạm hả chị, chờ khi cái đền lớn xây xong?
- Đâu có, cái miếu nhỏ đó hổng
phải thờ ông Nguyễn Trung Trực. Mấy bữa trước có một bà dưới Rạch Giá
đem hình ổng lên để thờ ké trong miếu đó!
Miếu Ngũ Hành ở Tân An, nơi có để hình thờ (ké) của cụ Nguyễn Trung Trực.
(Ảnh Từ Khanh)
“Thờ ké trong miếu! Phải, cái
bàn thờ ông thấp và bé hơn bàn thờ năm tượng ngũ hành nhiều lần, bên di
ảnh ông có một chai nhựa khô nước (hay rượu), trước có một con ngựa nhỏ
màu trắng. Có lẽ cái bệ thờ này để thờ bạch mã – như trong nhiều miếu ở
miền quê thường có thờ “Bạch Mã Thái Giám” tức con ngựa trắng để đỡ chân
cho thành hoàng của làng xã – rồi người đàn bà Rạch Giá tội nghiệp kia
đem hình ông lên không biết đặt đâu nên để ‘ké’ vào bệ thờ con ngựa
trắng, trước hình ông là một bình hoa giả, hai chén nước nhỏ, một bát
nhang lạnh. Vậy thôi.”
Chỉ “vậy thôi” mà bài viết “Nhựt Tảo 147 Năm Sau”
của Từ Khanh bỗng khiến tôi thấy lòng dạ bất an. Tôi rời Rạch Giá đã
lâu, và chưa bao giờ có dịp quay về chốn cũ. Không hiểu chuyện gì đã
khiến người ta phải đem di ảnh của cụ Nguyễn lên đến Long An, để thờ ké
trong một cái miễu ngũ hành (“hương tàn bàn lạnh”) như thế?
Đường Nguyễn Trung Trực - Rạch
Giá bắt đầu từ bến xe Lạc Hồng, và chấm dứt ở bên này Cầu Đúc. Bên kia
cầu trở đi là đường Phó Điều, tên gọi đầy đủ là Phó Cơ Điều, dẫn đến đầu
chợ Nhà Lồng.
Trên nóc chợ có dựng tượng cụ
Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một
người thường, và không có đường nét nào đặc biệt – ngoại trừ đôi mắt. Cụ
Nguyễn đang đứng bạt gươm mà (sao) trông buồn thảm thiết!
Thời gian ở Rạch Giá, tôi kiếm sống bằng cách bán bánh tiêu. Tôi hay len lách rao hàng, giữa những bàn ăn, trong chợ Nhà Lồng:
- Bánh tiêu đây thầy Hai ơi.
- Mời dì Ba ăn bánh tiêu nóng.
- Mua dùm một cái bánh tiêu đi cô Tư.
- Má Năm ơi, ăn bánh tiêu mới ra lò không?
Hôm nào may mắn tôi bán được hết
(hay gần hết) mẹt hàng. Xong, tôi vào quán cà phê ngồi đếm tiền và nghỉ
xả hơi. Sau khi dấu tờ bạc 20 đồng làm vốn (có hình bác Hồ nhìn nghiêng)
vào gấu quần, tôi sẽ xài hết số tiền còn lại.
Giá vốn một cái bánh tiêu là bốn
mươi xu. Tôi bán ra năm mươi, lời 10 xu gọn ghẽ. Nếu bán được 48 cái
bánh, tôi sẽ được 4 đồng 80. Tôi ăn luôn hai cái bánh ế thì vẫn còn lời
đến 4 đồng.
Số tiền này – vào những năm đầu của
thập niên 1980, lúc mà Đảng CSVN chưa có “dũng cảm” và “quyết tâm” đổi
mới – đủ để người dân thường mua được một bao thuốc lá nội hoá, kẻ khá
giả hút được hai điếu thuốc lá “3 số” nhập cảng, và vừa vặn để cho tôi
có thể sống qua được một ngày (tạm gọi là) no đủ.
Ly cà phê đen giá một đồng. Nếu mà
cà phê sữa cũng cùng giá thì đỡ biết chừng nào. Những lúc thiếu ăn tôi
không mê cà phê đen lắm. Tôi chi thêm một đồng nữa cho mấy điếu thuốc lá
(Vàm Cỏ hay Lao Động) là kể như một buổi sáng êm xuôi.
Trưa và chiều tôi sẽ dùng hai đồng
còn lại, cho 2 đĩa cơm trắng, ở cửa hàng ăn uống quốc doanh. Khi đói
(tới bến) thì thức ăn là đồ xa xỉ.
Hôm nào mà bánh ế thì vất vả hơn
chút xíu. Tối, tôi lại phải đi loanh quanh ở khu rạp hát Châu Văn, giữa
trung tâm thị xã – nơi có những xe bán thức ăn đêm – để giành giật những tô mì thừa hay cháo cặn với những kẻ cùng cảnh ngộ.
Đêm, tôi ngủ chung với những đứa bé
bụi đời ở sân quần vợt của Rạch Giá. Nằm nhìn sao trời nhấp nháy, tôi
hay nhớ đến nét mặt buồn phiền – cùng với ánh mắt thê thiết – của cụ
Nguyễn, đứng nhìn từ nóc chợ Nhà Lồng. Ngó bộ, ổng không được hài lòng
(lắm) về cái vụ… tôi đi bán bánh tiêu!
Nguyễn Trung Trực vốn là một ngư
dân. Khi đất nước bị ngoại xâm, ông tham gia kháng chiến, tạo nên những
chiến công (“oanh thiên địa, khấp qủi thần”) làm nức lòng người.
Tôi thì được theo học từ một trường
đại học văn khoa, tốt nghiệp từ một trường đại học võ bị nhưng khi đất
nước bị nạn nội xâm thì đi… bán bánh tiêu – kiếm sống qua ngày! Chưa
hết, khi nhắm sống không nổi nữa thì tôi liền bỏ quê hương mà chạy, và…
“lặn mất tăm” – theo như cách nói của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ví von, mỉa mai như vậy (chắc) chưa đã miệng nên thằng chả còn chêm thêm vài câu nữa:
“Nghĩ cũng buồn cười, nhiều người
hay lắm, qua sông đấm bòi mà làm như oai lắm, tự cho mình cái quyền phán
xét kẻ khác, mồm loa mép giải như đàn bà hàng cá, tự đắc văn hoá, hết
chê người này ngu lại chửi kẻ khác hèn, oách lắm. Oách thế sao người ta
vừa ho cái đã lặn không sủi tăm, rồi ngoi sang bờ bên vung chân múa tay
chửi bới hung hăng lắm. Ui giời, là anh hùng.”
Không dám «anh hùng» đâu. Cũng
không dám «oách» đâu. Đã tha phương cầu thực ai mà lại «vung tay múa
chân chửi bới hung hăng» kỳ cục vậy, cha nội! Nhưng thỉnh thoảng nghe
chuyện cố hương mà không nén được một tiếng thở dài (hay một tiếng chửi
thề) thì… có!
Có bữa, trên đài Á Châu Tự Do, tôi nghe người ta kể về một công trình kiến trúc mới hoàn thành (ở Rạch Giá) như sau :
“Dù đã cố gắng tưởng tượng sự
hoành tráng của nó qua những lời kể trên điện thoại, nhưng khi tận mắt
chứng kiến thì nó vượt quá trí tưởng tượng của mình nhiều lần. Đó chính
là nhà thờ họ của đương kim Thủ Tướng Ba Dũng vừa mới khánh thành cách
đây một tháng. Dù rất kín cổng cao tường nhưng có lẽ cũng muốn cho người
ngoài nhìn thấy sự hoành tráng của nó nên qua những khe hở hàng rào vẫn
có thể thấy được ‘chiều sâu’ bên trong khuôn viên.”
“Cả khuôn viên bao gồm 1 căn
biệt thự theo kiến trúc tây và 3 gian nhà thờ theo kiến trúc Việt cổ.
Giới thầu xây dựng tham gia làm công trình này nói nó trị giá gần 40 tỷ
đồng và đã khởi công từ 2 năm trước đó. Tôi không vào được bên trong
nhưng theo người bạn thì nguy nga vô cùng, toàn những cột gỗ to một
người ôm không hết được chạm trổ công phu, những vật trang trí trong các
gian thờ thì toàn là những loại đặc biệt và thượng thặng, được chọn từ
những nơi sản xuất nổi tiếng nhất và tâm linh nhất Việt Nam về các món
hàng ấy mang về đây…”
“Cái nhà thờ này phải làm thật
to, to nhất ở đây để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thánh thần
ở vùng đất này để được gia hộ cho sự nghiệp của Thủ tướng bền vững. Và
đúng là nó to thật, to hơn nhiều lần cái đền ông Nguyễn – nơi thờ vị Anh
hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực và những người đã hy sinh cùng với ông
tại đất Rạch Giá này.”
Hình chụp từ bên ngoài của khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng
Thời nào, xã hội nào mà không có
những kẻ tiểu nhân đắc ý. Sự phô trương bề thế, lố lăng của họ, theo
tôi, không thể ảnh hưởng đến sự tôn kính và thâm nghiêm (đã trở thành
truyền thống) nơi đền thờ cụ Nguyễn. Đây chắc không phải là nguyên cớ
khiến người dân Rạch Giá đem dời di ảnh của Nguyễn Trung Trực, lên thờ ở
Tân An.
Lý do chắc phải tìm ở nơi khác. Và tôi tìm được một bài báo (“Sống Trong Vùng Độc Hại”) trên Tuổi Trẻ Online:
“Tại khu phố Quang Trung, phường
Vĩnh Quang (thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) có một bãi rác đã tồn tại
từ hơn 20 năm qua. Bác sĩ Phạm Thị Tuyết, một nạn nhân sống trong vùng ô
nhiễm, bức xúc:”
- Người dân ở đây đã gửi hàng trăm lá đơn cầu cứu nhưng vẫn không thấy chính quyền động tĩnh gì…
“Phó trưởng khu phố Quang Trung Lê Thanh Mai cho biết thêm:
- Không chỉ 810 hộ dân ở đây bao
năm nay phải sống chung với mùi hôi thối mà cả một khu dân cư rộng lớn
cũng phải chịu đựng. Bởi nhiều khi mùi hôi thối bị cuốn theo chiều gió
bay đến tận Trung tâm thương mại TP Rạch Giá, tràn vào các lớp học, cách
cả chục cây số còn ngửi thấy mùi hôi. Mỗi khi có tiệc tùng không dám
mời khách đến chơi vì… sợ ruồi, sợ mùi hôi và sợ khách không dám ăn!”
Nhà dân, bãi rác và nghĩa trang “sống chung” - Ảnh: M.H.
Bãi rác khổng lồ giữa thành phố
Rạch Giá khiến tôi có thêm ý niệm về sự “ô nhiễm không gian tâm linh”
(rất có thể) cũng đang xẩy ra ở địa phương này – nơi mà hai thế kỷ
trước, vào đêm 16 tháng 6 năm 1868, cụ Nguyễn đã xuất thần bất ý làm
khiếp vía qủi thần (Kiếm bạt Kiên Giang khấp qủi thần).
“Chiến tích này… theo sử gia Phan Khoang viết trong cuốn Việt Nam Pháp Thuộc Sử thì nghĩa quân đã giết được viên chỉ huy trưởng Pháp và 30 quân trú phòng … Còn theo nhà thám hiểm Pháp tên Combanaire viết trong cuốn La Verité sur la Cochinchine xuất bản năm 1909 tại Sài Gòn thì con số người Pháp bị tử vong lên tới 70 người… (Lý Minh Hào. Nguyễn Trung Trực Trên Đất Kiên Giang. California: Papyrus, 1995. 28).
Sách sử tuy còn đó nhưng bụi thời
gian đã phủ mờ guơng oanh liệt của tiền nhân, nơi địa linh nhân kiệt.
Đến cuối thế kỷ hai mươi, Rạch Giá chỉ còn được biết đến như một nơi
chuyên bán bãi và buôn người vượt biển. Cùng lúc đây cũng là nơi đã
khiến “Bông Lúa Nổi Giận”, và lương dân phải bỏ của chạy lấy người, vì nạn cường hào ác bá.
Sang đến thế kỷ XXI Rạch Giá được
công luận chú ý vì những bài báo tố giác tham nhũng, và mô tả tài sản
cũng như những cơ sở kinh doanh bất chính, có liên quan đến thân nhân
gia đình của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tác giả những bài viết này, ký
giả Trương Minh Đức, đã bị toà án Kiên Giang tuyên án năm năm tù – với tội danh “lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước Việt Nam.”
Và bây giờ thì Rạch Giá nổi tiếng
vì một công trình kiến trúc bề thế, có tên là “nhà thờ họ của đương kim
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – bên cạnh một bãi rác khổng lồ – trông như
một mụn gấm nổi bật trên manh áo rách tả tơi, bẩn thỉu. Với ít nhiều chủ
quan, tôi tin rằng sự ô nhiễm không gian tâm linh mới chính là lý do đã
khiến cho nguời dân điạ phương đem di ảnh của Nguyễn Trung Trực ra khỏi
địa phương này.
Cụ Nguyễn đã rời Rạch Giá nhưng đêm
qua tôi vẫn nằm mơ thấy ánh mắt thê thiết của ông, đứng nhìn từ nóc chợ
Nhà Lồng, dù theo Lý Minh Hào – tác giả của công trình biên khảo thượng
dẫn – nơi đặt pho tượng Nguyễn Trung Trực đã được thay thế bằng tấm
hình bác Hồ (nhìn thẳng) tự lâu rồi.
Tưởng Năng Tiến
TRẦN QUANG HẢI * NGÂM THƠ
Trần Quang Hải : Có bao nhiêu cách ngâm thơ ở Việt Nam
22/07/2009
Hỏi : Tôi có dịp nghe người Tàu ngâm thơ giống như đọc thơ . Còn người Việt ngâm thơ có cảm tưởng như hát vậy ? Xin cho biết bên xứ Việt Nam có bao nhiêu cách ngâm thơ ? và ngâm thơ có nhạc đệm hay không ?
Đáp : Nguyên cả Á châu, ngâm thơ đều là đọc thơ với giọng trịnh trọng, chứ không có ngân nga lên xuống như Việt Nam . Xứ Việt Nam duy nhứt có nhiều thể loại ngâm thơ không những ở Á châu mà luôn cả trên thế giới .
Nếu ông nghe người Việt ngâm thơ mà có cảm giác như hát , điều đó dễ hiểu là vì người Việt phát triển thể điệu ngâm thơ trên một bát độ , lên xuống .
Hỏi: Xứ Việt Nam có bao nhiêu cách ngâm thơ ?
Đáp :Ở miền Bắc có 4 loại ngâm thơ : ngâm sa mạc, ngâm Kiều hay lẫy Kiều, ngâm thơ theo hát ru, ngâm thơ theo hát nói .
1. Ngâm Sa Mạc
Thang âm sa mạc rất đặc biệt, là có sự hiện hữu của quãng ba trung (tierce neutre / neutral third) có nghĩa là quãng ba ở chính giữa hai quãng ba thứ (tierce mineure / minor third) và quãng ba trưởng (tierce majeure / major third) . Thang âm (échelle musicale / musical scale) như sau : Do, Mi trung, Fa, Sol, Sib, Do . Người ngâm phải biết thể luật ngâm theo điệu Sa Mạc . Tất cả chữ chót của câu thơ bằng dấu huyền như “làng , buồn, tình, đời , vv” thì phải ngâm ở nốt DO. Còn chữ chót của câu thơ bằng không dấu như “thương, yêu, tôi , anh , em” thì ngâm ở nốt MI trung
2. Ngâm Kiều hay Lẫy Kiều
Ai là người Việt cũng đều biết tới truyện Kiều . Nhưng cách ngâm Kiều không phải là ai cũng biết . Thang âm gần giống như thang âm Sa mạc nhưng không có quãng ba trung mà là quãng ba thứ và được trình bày như sau : Do, Mib, Fa, Sol, Sib, Do . Khi ngâm ngừng ở chữ dấu huyền ở cuối câu thơ thì phải ngâm ở nốt DO . Khi chữ chót của câu thơ là không dấu thì phải ngâm ở nốt FA . Do đó tạo sự khác biệt giữa Sa Mạc và lẫy Kiều .
3. Ngâm thơ theo Hat Ru
Hát ru là điệu ru con miền Bắc, dựa trên thang âm : Do, Re, Fa, Sol, La, Do . Chữ có dầu huyền ở cuối câu thơ phải ngâm ở nốt DO, và nếu chữ chót không dấu thì phải ngâm ở nốt FA .Gọi là ngâm thơ chứ thật ra là hát ru , chỉ trừ là không có hát „à á a ời ! à á a à ơi ! „ như trong hát ru .
4. Ngâm thơ theo hát nói
Hát nói là một thể loại trong Ca Trù được dùng vào cách ngâm thơ miền Bắc . Thang âm rất đặc biệt : Do – Fa – Lab- Do. Chữ chót của câu thơ là dấu huyền thì phải ngâm ở nốt DO, và nếu chữ chót là không dấu thì ngâm ở nốt FA , chứ không thể ngâm ở bất cứ nốt nào . Người nào ngâm theo thễ Hát nói là phải có căn bản về Ca Trù , nếu không thì sẽ ngâm sai .
Ở miền Trung có ngâm thơ Huế tức là dựa trên thang âm miền Trung (được nghe lúc hát hò mái nhì , hò mái đẩy). Thang âm gồm có những nốt nhạc như sau : Do, Re (hơi thấp), Fa (hơi cao), Sol, La (hơi thấp), Do . Nốt cuối câu có thể ở nốt DO hay nốt FA tùy theo người ngâm muốn dừng ở đău .
Ở miền Nam có nhiều cách ngâm thơ . Ở lục tỉnh người ta đọc thơ Vân Tiên (truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu) . Thang âm : Do , Mib, Fa, Sol, La, Do . Chữ chót là dấu huyền thì phải ngâm ở nốt DO. Nếu chữ chót là không dấu thì phải ngâm ở nồt FA
Ngâm thơ theo điệu Hò thì cũng dựa trên thang âm đặc biệt miền Nam như thang âm dùng trong đọc thơ Vân Tiên
Ngâm thơ Tao Đàn đặc biệt của miền Nam nhưng do nhà thơ Đinh Hùng (người Bắc) tạo ra sau hiệp định Genève năm 1954 chia nước Việt ra hai miền Bắc / Nam . Nhà thơ Đinh Hùng có làm một chương trình ngâm thơ trên đài phát thanh Saigon « Ngâm thơ Tao Đàn » . Trong chương trình này có cách ngâm thơ đặc biệt , và khán giả nghe quen gọi là ngâm thơ theo điệu Tao đàn . Thang âm hoàn toàn miền Nam : Do, Mib, Fa, Sol, La, Do . Chữ cuối câu thơ nếu là dấu huyền thì ngâm ở nốt DO . Còn nếu không dấu thì ngâm ở nốt FA hay có thể ngừng ở nốt SOL
Lúc trước ở miền Nam trong chương trình “ngâm thơ Tao Đàn” ngoài Đinh Hùng , còn có bà Hồ Điệp (lúc trước khi vào Nam là cô đầu hát ca trù rất hay), Tô Kiều Ngân, nữ ca sĩ Hoàng Oanh , vv…
Ngày nay ở hải ngoại, có nhiều người thích ngâm thơ nhưng căn bản không có , hoặc không nắm vững các thể loại và lại thích trộn ba bốn thể loại ngâm thơ vào chung trong một bài khiến cho khi nghe một chương trình ngâm thơ trở thành nhàm chán .
Hỏi : Ngâm thơ có nhạc đệm hay không ?
Đáp : Lúc khởi đầu vào đầu thế kỷ 20, đệm ngâm thơ chỉ có tiếng sáo, đàn tranh , đàn bầu. Về sau có thêm đàn nguyệt (hay đàn kìm theo miền Nam)
Từ khi có thể điệu ngâm thơ Tao đàn thì lại có thêm piano. Lúc trước 1975 ở Saigon, GS Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi là người đàn piano để đệm ngâm thơ rất được ưa chuộng . Sau này ở hải ngoại, những người ngâm thơ được đệm chánh là tiếng sáo, tiếng đàn tranh, và đôi khi đàn bầu . Sự giới hạn nhạc khí là do bởi ở hải ngoại hiếm có nhạc sĩ dàn kìm .
Trần Quang Hải
Nhạc sĩ & Dân tộc nhạc học gia
Paris, Pháp
Tuesday, October 30, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''
Hai nhạc sĩ Việt Khang (phải) và Trần Vũ Anh Bình (trái)
Hôm nay, 30/10/2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
vừa tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Việt Khang
và 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Cả hai đều ra toà với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », vì là
tác giả những bài hát thể hiện lòng yêu nước, phản đối những hành động
xâm lấn của Trung Quốc.
Hai nhạc sĩ Việt Khang (tức Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình
(còn có tên là Hoàng Nhật Thông) đã bị bắt từ cuối năm 2011, trong bối
cảnh chính quyền gia tăng đàn áp phong trào biểu tình phản đối Trung
Quốc. Tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » vẫn thường được chính quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù các nhà đối lập, nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.
Nhạc sĩ Việt Khang được nhiều người biết đến qua một số nhạc phẩm thể hiện lòng yêu nước trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa như “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?”. Anh đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào mùa hè năm 2011.
Còn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Theo Truyền thông Chúa Cứu Thế, những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích, như "Người Việt Nam", "Rạng Ngời Nước Nam". . .
Trả lời RFI Việt ngữ sau phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, khẳng định rằng không thể xem những sáng tác của anh là hành động chống Nhà nước và cho biết ông sẽ tiếp tục yêu cầu trả tự do cho Việt Khang, để anh được đoàn tụ với vợ con :
Luật sư Trần Vũ Hải : Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ đến 12 giờ 30, cuối cùng Tòa kết án anh Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam và 2 năm quản chế, còn anh Võ Mạnh Trí, tức là nhạc sĩ Việt Khang là 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Điều khoản áp dụng là điều 88 Bộ Luật hình sự khoản 1, như vậy có thay đổi một chút, so với đề nghị của Viện kiểm sát, là điều 88, khoản 2. Khoản 2 là từ 10 đến 20 năm tù. Còn khoản 1 là từ 3 đến 12 năm tù.
RFI : Thưa luật sư, luật sư có hài lòng về kết quả của phiên tòa ?
LS Trần Vũ Hải : Tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này. Tôi là luật sư cũng như anh Việt Khang, chỉ mong rằng, kết thúc phiên tòa anh Việt Khang sẽ được trả tự do tại tòa dưới bất kỳ hình thức gì. Việc anh ấy không được tự do tại tòa tất nhiên chúng tôi không hài lòng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận trước khả năng như vậy và anh Việt Khang, theo tôi, cũng sẽ kháng cáo. Bởi vì anh có mong muốn lớn nhất là được đoàn tụ với gia đình. Anh ấy có vợ và một đứa con 4 tuổi, anh ấy muốn được đoàn tụ với gia đình càng sớm càng tốt. Tôi, là luật sư, sẽ giúp anh ấy đạt được nguyện vọng đó.
RFI : Theo luật sư, việc tòa án quy kết anh Việt Khang như vậy có bảo đảm tính chất pháp lý không ?
LS Trần Vũ Hải : Khi tôi yêu cầu triệu tập giám định viên văn hóa, liên quan đến các bài hát của các bị cáo, trong đó có của anh Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang), thì Tòa có triệu tập, nhưng họ chưa đến. Chúng tôi thấy rằng, như vậy cũng chưa được nghiêm túc. Tuy nhiên, Tòa án và Viện kiểm soát cho rằng kết luận giám định chỉ là tham khảo, không phải là bắt buộc trong các phiên tòa. Nhưng tôi cũng nói rằng, dù thế nào thì Tòa và Viện kiểm sát cũng dựa vào kết luận giám định ấy để truy cứu, xét xử các bị cáo, nên (giám định viên) cũng cần phải có mặt. Đấy là một cái mà về mặt tố tụng tôi thấy là chưa hài lòng.
Anh Việt Khang nói rằng, hai bài hát mà anh ấy viết, (anh ấy) thừa nhận rằng có hai ý thức (tức là hai nhận thức khác nhau về bài hát này) mà anh biết được. Ý thức thứ nhất là thể hiện lòng yêu nước. Thì thực ra anh ấy biết rằng, nếu hát bài này lên, thì nhiều người hiểu rằng, nội dung này là cũng « chống Nhà nước », tức là anh ấy thừa nhận, có hai ý thức từ hai bài hát này. Anh ấy nói như vậy tại phiên tòa, cũng như tại cơ quan điều tra.
Còn tôi, với tư cách là luật sư, tôi cũng nói rằng là, nếu xem bài đó một cách khách quan, thì ngay cả chỗ giám định viên văn hóa cũng nói rằng, hầu hết các bài đều có nội dung chống Nhà nước « ở mức độ này hay mức độ khác ». Như vậy, tôi nói rằng không phải tất cả các bài đều có nội dung chống Nhà nước. « Ở mức độ này hay mức độ khác » thì có thể rút kinh nghiệm, xử lý hành chính… chứ không phải ở mức độ hình sự. Như vậy, ngay trong nội dung kết luận giám định cũng mờ mờ, ảo ảo. Tôi có nói thêm là riêng bài hát « Anh là ai ? », thì chỗ giám định có nói rằng : (bài hát này) chỉ phản kháng lại việc giải quyết của chính quyền. Tức là có một số vụ biểu tình được coi là trái phép và chính quyền giải tán, thì bài hát này phản kháng lại việc đó.
Tôi nói rằng, phản kháng và phản đối các cách (hành xử) của chính quyền thì không phải là chống Nhà nước. Bởi vì chính quyền cũng có thể làm đúng, làm sai, và người ta cũng có quyền phê phán, và cái chuyện đó cũng là chuyện bình thường. Và hôm nay tôi chưa nói, nhưng tương lai, tôi sẽ nói là, ngay cả việc đó (việc giải tán biểu tình bằng bạo lực), thì chính quyền cũng thừa nhận là sai. Ví dụ vụ anh (Nguyễn Chí) Đức, biểu tình viên bị đạp vào mặt. Thì rõ ràng người ta cũng thừa nhận là sai cơ mà. Như vậy, bài hát này không thể coi là chống (Nhà nước), mà chỉ có thể nói là phản kháng thôi. Tất nhiên là nghe cái bài hát này có thể không tốt cho chính quyền, nhưng đó là chuyện khác.
Bài hát thứ hai, Viện kiểm sát có nói và anh Việt Khang có nói là : Có một cái câu, một cụm từ, anh (Việt Khang) không ghi, nhưng một người bạn ở bên Mỹ, một chủ trang mạng, họ sửa lại, nhưng anh ấy, với tư cách là tác giả, anh ấy phải chịu trách nhiệm. Tức là có nói đến « Chống quân xâm lược phương Bắc, chống bè lũ bán nước ». Anh ấy nói rằng, thực tế là anh viết « Chống quân xâm lược phương Bắc cướp nước Việt Nam », chứ anh không nói phần còn lại. Thế thì, anh cũng thừa nhận rằng, nếu viết theo người sửa chữa kia, thì (có thể) được hiểu là phỉ báng Nhà nước, thì anh cũng hiểu như vậy, nhưng thực ra không phải là câu xuất phát từ anh. Thì Viện Kiểm sát cũng nói cái đoạn thêm bớt từ, Việt Khang có thể không có ý thức được điều đó, nhưng để cho người khác lợi dụng, và từ đó mà dẫn tới nói xấu chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cũng nói rằng, trách nhiệm đó cũng cần phải tranh cãi. Cái này cũng chỉ là nói ám chỉ thôi, chứ không phải là đích danh. Bởi vì nếu chống ai, thì phải nói rõ là chống người đó, kể tên đích danh, còn nếu ám chỉ thì hiện nay trong văn học, có rất nhiều tác phẩm ám chỉ, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu chúng ta kết tội tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có ám chỉ, thì rất là không hay.
Vào cuối tháng 9 vừa qua, ba blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon và Tạ Phong Tần đã bị kết án tù nặng nề cũng với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », những bản án đã bị quốc tế phản đối kịch liệt, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM, cũng đã bị bắt giữ từ ngày 14/10 và cũng bị cáo buộc tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », do đã tham gia vào việc rải truyền đơn chống Trung Quốc.
Các tin bài liên quan
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (Phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng)
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước (Phỏng vấn mẹ Nguyễn Phương Uyên)
Luật sư Lê Quốc Quân xác định bị công an hành hung
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
(Phỏng vấn giáo sư Phạm Cao Dương)
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-viet-nam-ket-an-tu-2-nhac-si-viet-khang-va-tran-vu-anh-binh-voi-toi-danh-%C2%AB-tuyen-t
Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa
kết thúc sáng hôm nay 30/10/2012. Giống như nhiều người bày tỏ thái độ
chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây,
tòa án Việt Nam lại dành cho hai nhạc sĩ nhiều năm tù với tội danh «
tuyên truyền chống Nhà nước ».
Hôm nay, ngày 30/10/2012, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền
tại Nga đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm cho hàng triệu nạn nhân dưới
thời Liên Xô. Họ bị bắn, bị lưu đày hay bị đưa vào các trại cải tạo.
Nhạc sĩ Việt Khang được nhiều người biết đến qua một số nhạc phẩm thể hiện lòng yêu nước trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa như “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?”. Anh đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào mùa hè năm 2011.
Còn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Theo Truyền thông Chúa Cứu Thế, những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích, như "Người Việt Nam", "Rạng Ngời Nước Nam". . .
Trả lời RFI Việt ngữ sau phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, khẳng định rằng không thể xem những sáng tác của anh là hành động chống Nhà nước và cho biết ông sẽ tiếp tục yêu cầu trả tự do cho Việt Khang, để anh được đoàn tụ với vợ con :
Luật sư Trần Vũ Hải : Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ đến 12 giờ 30, cuối cùng Tòa kết án anh Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam và 2 năm quản chế, còn anh Võ Mạnh Trí, tức là nhạc sĩ Việt Khang là 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Điều khoản áp dụng là điều 88 Bộ Luật hình sự khoản 1, như vậy có thay đổi một chút, so với đề nghị của Viện kiểm sát, là điều 88, khoản 2. Khoản 2 là từ 10 đến 20 năm tù. Còn khoản 1 là từ 3 đến 12 năm tù.
RFI : Thưa luật sư, luật sư có hài lòng về kết quả của phiên tòa ?
LS Trần Vũ Hải : Tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này. Tôi là luật sư cũng như anh Việt Khang, chỉ mong rằng, kết thúc phiên tòa anh Việt Khang sẽ được trả tự do tại tòa dưới bất kỳ hình thức gì. Việc anh ấy không được tự do tại tòa tất nhiên chúng tôi không hài lòng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận trước khả năng như vậy và anh Việt Khang, theo tôi, cũng sẽ kháng cáo. Bởi vì anh có mong muốn lớn nhất là được đoàn tụ với gia đình. Anh ấy có vợ và một đứa con 4 tuổi, anh ấy muốn được đoàn tụ với gia đình càng sớm càng tốt. Tôi, là luật sư, sẽ giúp anh ấy đạt được nguyện vọng đó.
RFI : Theo luật sư, việc tòa án quy kết anh Việt Khang như vậy có bảo đảm tính chất pháp lý không ?
LS Trần Vũ Hải : Khi tôi yêu cầu triệu tập giám định viên văn hóa, liên quan đến các bài hát của các bị cáo, trong đó có của anh Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang), thì Tòa có triệu tập, nhưng họ chưa đến. Chúng tôi thấy rằng, như vậy cũng chưa được nghiêm túc. Tuy nhiên, Tòa án và Viện kiểm soát cho rằng kết luận giám định chỉ là tham khảo, không phải là bắt buộc trong các phiên tòa. Nhưng tôi cũng nói rằng, dù thế nào thì Tòa và Viện kiểm sát cũng dựa vào kết luận giám định ấy để truy cứu, xét xử các bị cáo, nên (giám định viên) cũng cần phải có mặt. Đấy là một cái mà về mặt tố tụng tôi thấy là chưa hài lòng.
Anh Việt Khang nói rằng, hai bài hát mà anh ấy viết, (anh ấy) thừa nhận rằng có hai ý thức (tức là hai nhận thức khác nhau về bài hát này) mà anh biết được. Ý thức thứ nhất là thể hiện lòng yêu nước. Thì thực ra anh ấy biết rằng, nếu hát bài này lên, thì nhiều người hiểu rằng, nội dung này là cũng « chống Nhà nước », tức là anh ấy thừa nhận, có hai ý thức từ hai bài hát này. Anh ấy nói như vậy tại phiên tòa, cũng như tại cơ quan điều tra.
Còn tôi, với tư cách là luật sư, tôi cũng nói rằng là, nếu xem bài đó một cách khách quan, thì ngay cả chỗ giám định viên văn hóa cũng nói rằng, hầu hết các bài đều có nội dung chống Nhà nước « ở mức độ này hay mức độ khác ». Như vậy, tôi nói rằng không phải tất cả các bài đều có nội dung chống Nhà nước. « Ở mức độ này hay mức độ khác » thì có thể rút kinh nghiệm, xử lý hành chính… chứ không phải ở mức độ hình sự. Như vậy, ngay trong nội dung kết luận giám định cũng mờ mờ, ảo ảo. Tôi có nói thêm là riêng bài hát « Anh là ai ? », thì chỗ giám định có nói rằng : (bài hát này) chỉ phản kháng lại việc giải quyết của chính quyền. Tức là có một số vụ biểu tình được coi là trái phép và chính quyền giải tán, thì bài hát này phản kháng lại việc đó.
Tôi nói rằng, phản kháng và phản đối các cách (hành xử) của chính quyền thì không phải là chống Nhà nước. Bởi vì chính quyền cũng có thể làm đúng, làm sai, và người ta cũng có quyền phê phán, và cái chuyện đó cũng là chuyện bình thường. Và hôm nay tôi chưa nói, nhưng tương lai, tôi sẽ nói là, ngay cả việc đó (việc giải tán biểu tình bằng bạo lực), thì chính quyền cũng thừa nhận là sai. Ví dụ vụ anh (Nguyễn Chí) Đức, biểu tình viên bị đạp vào mặt. Thì rõ ràng người ta cũng thừa nhận là sai cơ mà. Như vậy, bài hát này không thể coi là chống (Nhà nước), mà chỉ có thể nói là phản kháng thôi. Tất nhiên là nghe cái bài hát này có thể không tốt cho chính quyền, nhưng đó là chuyện khác.
Bài hát thứ hai, Viện kiểm sát có nói và anh Việt Khang có nói là : Có một cái câu, một cụm từ, anh (Việt Khang) không ghi, nhưng một người bạn ở bên Mỹ, một chủ trang mạng, họ sửa lại, nhưng anh ấy, với tư cách là tác giả, anh ấy phải chịu trách nhiệm. Tức là có nói đến « Chống quân xâm lược phương Bắc, chống bè lũ bán nước ». Anh ấy nói rằng, thực tế là anh viết « Chống quân xâm lược phương Bắc cướp nước Việt Nam », chứ anh không nói phần còn lại. Thế thì, anh cũng thừa nhận rằng, nếu viết theo người sửa chữa kia, thì (có thể) được hiểu là phỉ báng Nhà nước, thì anh cũng hiểu như vậy, nhưng thực ra không phải là câu xuất phát từ anh. Thì Viện Kiểm sát cũng nói cái đoạn thêm bớt từ, Việt Khang có thể không có ý thức được điều đó, nhưng để cho người khác lợi dụng, và từ đó mà dẫn tới nói xấu chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cũng nói rằng, trách nhiệm đó cũng cần phải tranh cãi. Cái này cũng chỉ là nói ám chỉ thôi, chứ không phải là đích danh. Bởi vì nếu chống ai, thì phải nói rõ là chống người đó, kể tên đích danh, còn nếu ám chỉ thì hiện nay trong văn học, có rất nhiều tác phẩm ám chỉ, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu chúng ta kết tội tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có ám chỉ, thì rất là không hay.
Phản ứng của các tổ chức nhân quyền
Theo AFP, trước khi phiên tòa diễn ra hôm nay, nhiều tổ chức nhân
quyền đã kêu gọi trả tự do cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh
Bình. Ông Rupert Abbot, thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố : « Đối xứ như vậy với những người chỉ sáng tác các bài hát thì thật là lố bịch ». Đối với ông Abbot, hai nhạc sĩ nói trên là những « tù nhân lương thức ». Về phần ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch thì lên án « sự đàn áp ngày càng tăng đối với quyền tự do ngôn luận ». Theo ông Robertson, « đầu tiên là những người chỉ trích chính quyền, tiếp đến là các blogger, rồi đến các nhà thơ, bây giờ là các nhạc sĩ ( cũng bị bỏ tù) ».Vào cuối tháng 9 vừa qua, ba blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon và Tạ Phong Tần đã bị kết án tù nặng nề cũng với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », những bản án đã bị quốc tế phản đối kịch liệt, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM, cũng đã bị bắt giữ từ ngày 14/10 và cũng bị cáo buộc tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », do đã tham gia vào việc rải truyền đơn chống Trung Quốc.
Công an bắt giữ em trai LS Lê Quốc Quân
Theo tin từ mạng xã hội Facebook, sáng sớm hôm nay, 30/10/2012, gần
70 an ninh thành phố Hà Nội đã ập vào nhà riêng của doanh nhân Lê Đình
Quản, giám đốc công ty VietnamCredit và là em trai của luật sư Lê Quốc
Quân. Anh Lê Đình Quản bị còng tay, bắt đi, với cáo buộc trốn thuế và sẽ
bị tạm giam 3 tháng để điều tra.Các tin bài liên quan
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (Phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng)
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước (Phỏng vấn mẹ Nguyễn Phương Uyên)
Luật sư Lê Quốc Quân xác định bị công an hành hung
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
(Phỏng vấn giáo sư Phạm Cao Dương)
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-viet-nam-ket-an-tu-2-nhac-si-viet-khang-va-tran-vu-anh-binh-voi-toi-danh-%C2%AB-tuyen-t
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng
Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Việt Nam
Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa
kết thúc sáng hôm nay 30/10/2012. Giống như nhiều người bày tỏ thái độ
chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây,
tòa án Việt Nam lại dành cho hai nhạc sĩ nhiều năm tù với tội danh «
tuyên truyền chống Nhà nước ».
Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ
bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP
Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cho biết ý kiến.
RFI : Xin kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Phiên
tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc. Xin
luật gia cho biết nhận định của ông về phiên tòa này.
Ông Lê Hiếu Đằng : Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.
Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là « thất chính trị ». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.
RFI : Vừa rồi, như ông biết, tại Việt Nam diễn ra một loạt các vụ xét xử hay bắt bớ, với nhiều án tù với tội danh chống Nhà nước. Phải chăng có một chủ trương trấn áp thực sự, một làn sóng trấn áp của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thế thì cái này đem đến một hậu quả như thế nào, thì chúng ta đã biết rõ. Đó là làm cho lòng dân ngày thêm bất bình, chứ nó không đi đến đâu cả. Mặc dầu anh dùng những bản án nặng nề đối với Cù Huy Hà Vũ, đối với 3 blogger vừa rồi, rồi đối với một số người đấu tranh khác, và sáng nay là Việt Khang. Có tin là 4 năm tù, có tin là 5 năm tù. Còn anh Anh Bình thì 6 năm tù gì đó.
Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh, các chị ấy đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam.
Nhưng tôi nghĩ, dân tộc Việt Nam có truyền thống, anh càng trấn áp, thì… Mà chính tôi đi làm cách mạng, và chính các vị lãnh đạo cách mạng đã nói với tôi đấy : « Ở đâu có áp bức, thì ở đấy có đấu tranh thôi ». Anh dùng cái biện pháp đó thì cũng không thể nào dẹp được phong trào đấu tranh hiện nay, mà anh phải bằng chính nghĩa của anh, phải bằng sự minh bạch của anh.
RFI : Thưa ông, vừa rồi ông có nói đến việc tòa kết án hai nhạc sĩ thì quá nặng so với hành động của họ. Không biết như vậy ông muốn nói rằng, họ cũng có thể bị kết một cái án nhất định trong chế độ hiện hành, hay ý ông muốn nói rằng, cần phải có một sự khoan hồng từ phía Nhà nước ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi có trên tay hai bản nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Thì hai bản nhạc này không có nội dung gì nghiêm trọng cả. Bởi vì hiện nay, còn có nhiều người nói nặng nề hơn nữa. Ví dụ như, tôi đọc một đoạn trong bài « Việt Nam tôi đâu ? », « Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam ». Tôi nghĩ có lẽ « Nhà nước » xử cái câu sau đấy, có đúng không ?
Giơ tay chống « xâm lược », « xâm lược » ở đây người ta hiểu là chống Trung Quốc, những thành phần hiếu chiến Trung Quốc, còn việc « chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam », thì nếu ai nhu nhược thì người đó phải chịu, có phải không ? Nói « nhu nhược » đây anh cho là ám chỉ Nhà nước mình, vậy Nhà nước mình có nhu nhược hay không nhu nhược mà lại phải xử án ? Nếu chúng ta không nhu nhược, thì bằng hành động của chúng ta, chúng ta phải chứng tỏ là chúng ta không nhu nhược. Chúng ta phải chứng minh cho nhân dân biết là nhạc sĩ Việt Khang nói vậy đấy, nhưng tôi không nhu nhược đây, bằng các hành động chống lại việc nó bức bách ngư dân này, cho báo chí phản bác lại một cách công khai luận điệu hiếu chiến của bọn cầm quyền Trung Quốc, hay trên báo chí, ví dụ như tờ báo Hoàn cầu của Trung Quốc chẳng hạn. Thì anh làm như vậy, thì làm sao nói anh nhu nhược được ?
Thậm chí nhiều người còn dùng những chữ còn mạnh mẽ hơn cả Việt Khang nữa như « hèn nhát ». Nhiều người đây là nhiều quan chức, đảng viên cũng dùng chữ đó, chứ không phải chỉ là những người bình thường đâu. Thì như vậy đâu phải là một tội nặng nề, thậm chí không phải là tội nữa. Mà đó là một sự phê phán, bằng âm nhạc phê phán thái độ chưa thỏa đáng của Nhà nước mình đứng trước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Cứ nói "16 chữ vàng, 4 tốt". Cái miệng thì nói như vậy, nhưng hành động thì xâm lược. Thậm chí còn những mưu toan xâm lấn trên bộ, như đưa người vào đứng chân ở những vị trí chiến lược của Việt Nam, thậm chí lũng đoạn về mặt kinh tế và chính trị nữa, làm dân Việt Nam phải lo cái đó.
Mà nhạc sĩ Việt Khang nói lên cái tâm trạng đó của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cũng như vừa rồi em Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một số nhân sĩ trí thức chúng tôi đang tính sẽ có một tuyên bố về vấn đề này, cũng như tuyên bố về vấn đề bắt bớ hiện nay, để tỏ thái độ chính trị của chúng tôi trước những hành động không đúng mức của Nhà nước.
Trong bài hát thứ hai : « Xin hỏi anh là ai ? » « Xin hỏi anh là ai ? Sao anh bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? Xin hỏi anh là ai ? Sao bắt tôi chẳng một chút nương tay ? Xin hỏi anh là ai ? Sao không cho tôi xuống đường để bày tỏ… », tôi thấy là, nếu mấy anh công an, hay Nhà nước chúng ta thấy rằng, đây là ám chỉ lực lượng công an, hay là như thế nào thì tôi thấy… Mà nói thẳng là, đấy là chưa nói việc công an, quân đội là con em của nhân dân, là con em của những nông dân, tại sao lại đàn áp nông dân ở Văn Giang, tại sao lại trấn áp gia đình anh Vươn ở Hải Phòng ? Rồi tại sao lại đạp vào mặt anh Đức (Nguyễn Chí Đức) ở Hà Nội, rồi bắt những người yêu nước ở Sài Gòn ? Hôm tôi biểu tình, tôi chứng kiến bắt người như bắt một con heo.
Thì những câu hỏi này làm cho những người công an phải suy nghĩ. Anh là người Việt Nam, thì anh đứng về phía Việt Nam hay phía Trung Quốc ? Trong khi mà chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc (gây hấn), chứ không phải biểu tình chống Việt Nam, theo Trung Quốc, nhưng mà các anh lại đi đàn áp chúng tôi là những người đi biểu tình, cũng như bây giờ bắt bớ anh Việt Khang và xử 4, 5 năm tù. Thế thì anh đứng về phía ai ? Anh đứng về phía Trung Quốc, hay đứng về lợi ích tối cao của đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam ?
(Có) những người phải trả lời trước lịch sử, trước nhân dân về vấn đề này. Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy.
Với hai bài nhạc này, tôi đánh giá là anh Việt Khang chẳng có tội gì hết. Các sáng tác của anh Trần Vũ Anh Bình thì tôi chưa được biết.
Nếu mà với các bản nhạc này mà có tội, thì bản thân rất nhiều người Việt Nam hiện nay đang có tội, kể cả các vị lão thành cách mạng, như tướng Vĩnh, hay những người thường hay phát biểu trên các phương tiện công khai. Ví dụ như tôi nói anh Trần Mạnh Hảo, trước đây là nhà thơ, bộ đội, đã từng đi chiến đấu. Anh ấy có cả những bài thơ còn quyết liệt hơn cả cái này nữa. Và còn nhiều người nữa chứ không chỉ có anh Trần Mạnh Hảo.
Thế thì sao ? Nếu bắt thì có lẽ là Nhà nước Việt Nam không đủ các nhà tù để giam chứa những người yêu nước hiện nay trên cả nước, trong đó có Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như, ký tên vào các kiến nghị vừa rồi, thì có hàng ngàn người, thì anh giam hàng ngàn người đó đi. Những tư tưởng này (trong hai bài hát của Việt Khang) thì cũng như vậy đi.
Thành ra tôi cho rằng, cái biện pháp trấn áp phát xít, bắt bớ giam cầm có tác dụng ngược, rất là nguy hiểm. Nó rất có hại cho chính quyền Việt Nam.
Với tư cách một công dân, tôi đề nghị từ ông Tổng bí thư cho đến Chủ tịch nước cho đến các lãnh đạo cao cấp khác phải xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc, để mà ngăn chặn cái làn sóng, nếu như anh nói có cái làn sóng đó, mà đúng là hiện nay có cái làn sóng đàn áp bắt bớ đối với những người yêu nước, đối với những người khác chính kiến.
Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.
Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động..., họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng
Các tin bài liên quan
Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước
LS Dương Hà muốn kháng nghị xử giám đốc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ
Ba nhà báo độc lập Việt Nam bị kết án từ 4 đến 12 năm tù
Việt Nam: Vi phạm pháp luật trong vụ bắt và xét xử các nhà báo độc lập
Phúc thẩm vụ án 3 thanh niên kêu gọi tẩy chay bầu Quốc hội Việt Nam
Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ là chính quyền đang rất yếu và sợ dân (phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng về vụ Văn Giang)
Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-tran-ap-khong-dap-tat-duoc-nhung-tieng-noi-yeu-nuoc-phan-khang
Ông Lê Hiếu Đằng : Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.
Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là « thất chính trị ». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.
RFI : Vừa rồi, như ông biết, tại Việt Nam diễn ra một loạt các vụ xét xử hay bắt bớ, với nhiều án tù với tội danh chống Nhà nước. Phải chăng có một chủ trương trấn áp thực sự, một làn sóng trấn áp của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thế thì cái này đem đến một hậu quả như thế nào, thì chúng ta đã biết rõ. Đó là làm cho lòng dân ngày thêm bất bình, chứ nó không đi đến đâu cả. Mặc dầu anh dùng những bản án nặng nề đối với Cù Huy Hà Vũ, đối với 3 blogger vừa rồi, rồi đối với một số người đấu tranh khác, và sáng nay là Việt Khang. Có tin là 4 năm tù, có tin là 5 năm tù. Còn anh Anh Bình thì 6 năm tù gì đó.
Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh, các chị ấy đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam.
Nhưng tôi nghĩ, dân tộc Việt Nam có truyền thống, anh càng trấn áp, thì… Mà chính tôi đi làm cách mạng, và chính các vị lãnh đạo cách mạng đã nói với tôi đấy : « Ở đâu có áp bức, thì ở đấy có đấu tranh thôi ». Anh dùng cái biện pháp đó thì cũng không thể nào dẹp được phong trào đấu tranh hiện nay, mà anh phải bằng chính nghĩa của anh, phải bằng sự minh bạch của anh.
RFI : Thưa ông, vừa rồi ông có nói đến việc tòa kết án hai nhạc sĩ thì quá nặng so với hành động của họ. Không biết như vậy ông muốn nói rằng, họ cũng có thể bị kết một cái án nhất định trong chế độ hiện hành, hay ý ông muốn nói rằng, cần phải có một sự khoan hồng từ phía Nhà nước ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi có trên tay hai bản nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Thì hai bản nhạc này không có nội dung gì nghiêm trọng cả. Bởi vì hiện nay, còn có nhiều người nói nặng nề hơn nữa. Ví dụ như, tôi đọc một đoạn trong bài « Việt Nam tôi đâu ? », « Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam ». Tôi nghĩ có lẽ « Nhà nước » xử cái câu sau đấy, có đúng không ?
Giơ tay chống « xâm lược », « xâm lược » ở đây người ta hiểu là chống Trung Quốc, những thành phần hiếu chiến Trung Quốc, còn việc « chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam », thì nếu ai nhu nhược thì người đó phải chịu, có phải không ? Nói « nhu nhược » đây anh cho là ám chỉ Nhà nước mình, vậy Nhà nước mình có nhu nhược hay không nhu nhược mà lại phải xử án ? Nếu chúng ta không nhu nhược, thì bằng hành động của chúng ta, chúng ta phải chứng tỏ là chúng ta không nhu nhược. Chúng ta phải chứng minh cho nhân dân biết là nhạc sĩ Việt Khang nói vậy đấy, nhưng tôi không nhu nhược đây, bằng các hành động chống lại việc nó bức bách ngư dân này, cho báo chí phản bác lại một cách công khai luận điệu hiếu chiến của bọn cầm quyền Trung Quốc, hay trên báo chí, ví dụ như tờ báo Hoàn cầu của Trung Quốc chẳng hạn. Thì anh làm như vậy, thì làm sao nói anh nhu nhược được ?
Thậm chí nhiều người còn dùng những chữ còn mạnh mẽ hơn cả Việt Khang nữa như « hèn nhát ». Nhiều người đây là nhiều quan chức, đảng viên cũng dùng chữ đó, chứ không phải chỉ là những người bình thường đâu. Thì như vậy đâu phải là một tội nặng nề, thậm chí không phải là tội nữa. Mà đó là một sự phê phán, bằng âm nhạc phê phán thái độ chưa thỏa đáng của Nhà nước mình đứng trước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Cứ nói "16 chữ vàng, 4 tốt". Cái miệng thì nói như vậy, nhưng hành động thì xâm lược. Thậm chí còn những mưu toan xâm lấn trên bộ, như đưa người vào đứng chân ở những vị trí chiến lược của Việt Nam, thậm chí lũng đoạn về mặt kinh tế và chính trị nữa, làm dân Việt Nam phải lo cái đó.
Mà nhạc sĩ Việt Khang nói lên cái tâm trạng đó của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cũng như vừa rồi em Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một số nhân sĩ trí thức chúng tôi đang tính sẽ có một tuyên bố về vấn đề này, cũng như tuyên bố về vấn đề bắt bớ hiện nay, để tỏ thái độ chính trị của chúng tôi trước những hành động không đúng mức của Nhà nước.
Trong bài hát thứ hai : « Xin hỏi anh là ai ? » « Xin hỏi anh là ai ? Sao anh bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? Xin hỏi anh là ai ? Sao bắt tôi chẳng một chút nương tay ? Xin hỏi anh là ai ? Sao không cho tôi xuống đường để bày tỏ… », tôi thấy là, nếu mấy anh công an, hay Nhà nước chúng ta thấy rằng, đây là ám chỉ lực lượng công an, hay là như thế nào thì tôi thấy… Mà nói thẳng là, đấy là chưa nói việc công an, quân đội là con em của nhân dân, là con em của những nông dân, tại sao lại đàn áp nông dân ở Văn Giang, tại sao lại trấn áp gia đình anh Vươn ở Hải Phòng ? Rồi tại sao lại đạp vào mặt anh Đức (Nguyễn Chí Đức) ở Hà Nội, rồi bắt những người yêu nước ở Sài Gòn ? Hôm tôi biểu tình, tôi chứng kiến bắt người như bắt một con heo.
Thì những câu hỏi này làm cho những người công an phải suy nghĩ. Anh là người Việt Nam, thì anh đứng về phía Việt Nam hay phía Trung Quốc ? Trong khi mà chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc (gây hấn), chứ không phải biểu tình chống Việt Nam, theo Trung Quốc, nhưng mà các anh lại đi đàn áp chúng tôi là những người đi biểu tình, cũng như bây giờ bắt bớ anh Việt Khang và xử 4, 5 năm tù. Thế thì anh đứng về phía ai ? Anh đứng về phía Trung Quốc, hay đứng về lợi ích tối cao của đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam ?
(Có) những người phải trả lời trước lịch sử, trước nhân dân về vấn đề này. Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy.
Với hai bài nhạc này, tôi đánh giá là anh Việt Khang chẳng có tội gì hết. Các sáng tác của anh Trần Vũ Anh Bình thì tôi chưa được biết.
Nếu mà với các bản nhạc này mà có tội, thì bản thân rất nhiều người Việt Nam hiện nay đang có tội, kể cả các vị lão thành cách mạng, như tướng Vĩnh, hay những người thường hay phát biểu trên các phương tiện công khai. Ví dụ như tôi nói anh Trần Mạnh Hảo, trước đây là nhà thơ, bộ đội, đã từng đi chiến đấu. Anh ấy có cả những bài thơ còn quyết liệt hơn cả cái này nữa. Và còn nhiều người nữa chứ không chỉ có anh Trần Mạnh Hảo.
Thế thì sao ? Nếu bắt thì có lẽ là Nhà nước Việt Nam không đủ các nhà tù để giam chứa những người yêu nước hiện nay trên cả nước, trong đó có Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như, ký tên vào các kiến nghị vừa rồi, thì có hàng ngàn người, thì anh giam hàng ngàn người đó đi. Những tư tưởng này (trong hai bài hát của Việt Khang) thì cũng như vậy đi.
Thành ra tôi cho rằng, cái biện pháp trấn áp phát xít, bắt bớ giam cầm có tác dụng ngược, rất là nguy hiểm. Nó rất có hại cho chính quyền Việt Nam.
Với tư cách một công dân, tôi đề nghị từ ông Tổng bí thư cho đến Chủ tịch nước cho đến các lãnh đạo cao cấp khác phải xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc, để mà ngăn chặn cái làn sóng, nếu như anh nói có cái làn sóng đó, mà đúng là hiện nay có cái làn sóng đàn áp bắt bớ đối với những người yêu nước, đối với những người khác chính kiến.
Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.
Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động..., họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng
Các tin bài liên quan
Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước
LS Dương Hà muốn kháng nghị xử giám đốc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ
Ba nhà báo độc lập Việt Nam bị kết án từ 4 đến 12 năm tù
Việt Nam: Vi phạm pháp luật trong vụ bắt và xét xử các nhà báo độc lập
Phúc thẩm vụ án 3 thanh niên kêu gọi tẩy chay bầu Quốc hội Việt Nam
Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ là chính quyền đang rất yếu và sợ dân (phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng về vụ Văn Giang)
Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-tran-ap-khong-dap-tat-duoc-nhung-tieng-noi-yeu-nuoc-phan-khang
Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản
Một tín đồ Chính thống giáo Nga trong một nghi lễ tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Cộng sản, Stavropol, 30/10/2012
REUTERS/Eduard Korniyenko
Hôm nay, ngày 30/10/2012, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền
tại Nga đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm cho hàng triệu nạn nhân dưới
thời Liên Xô. Họ bị bắn, bị lưu đày hay bị đưa vào các trại cải tạo.
Tổ chức đứng ra làm lễ tưởng niệm là Hội bảo vệ nhân quyền mang
tên Memorial. Hội này được thành lập bởi do viện sĩ li khai Andrei
Sakharov và một số người chống đối dưới thời Xô viết. Các nhà tổ chức
chọn ngày 30/10 bởi vì đây là Ngày Tù chính trị dưới thời Liên Xô. Ngày
này được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 30/10/1974 bởi các nhà li khai
từng bị giam tại các trại giam Mordovie và Oural.
Tại Kirovsk miền bắc Nga, chính quyền địa phương đã cấm tập hợp để hưởng ứng ngày kỉ niệm và cấm cả việc đặt một bản tưởng niệm ở một nơi gần một nghĩa trang cách xa trung tâm thành phố. Còn ở Boulouvo, ngoại ô Maxcơva, nơi mà dưới thời Staline, 20.000 người bị chôn tập thể, một buổi cầu nguyện tôn giáo cũng đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm người.
Còn ngày hôm qua, ở Maxcơva tại quảng trường Loubianka, đối diện với trụ sở của cơ quan tình báo nga FSB tại Matxcơva, gần 1.000 người đã tập hợp để tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp dưới thời Staline.
Trong một bản thông cáo, Hội bảo vệ nhân quyền Memorial nêu rõ, năm nay lễ tưởng niệm có một ý nghĩa chính trị đặc biệt, vì không chỉ để tưởng niệm nạn nhân dưới thời cộng sản, mà còn cho các tù chính trị của nước Nga hiện tại.
Tại Kirovsk miền bắc Nga, chính quyền địa phương đã cấm tập hợp để hưởng ứng ngày kỉ niệm và cấm cả việc đặt một bản tưởng niệm ở một nơi gần một nghĩa trang cách xa trung tâm thành phố. Còn ở Boulouvo, ngoại ô Maxcơva, nơi mà dưới thời Staline, 20.000 người bị chôn tập thể, một buổi cầu nguyện tôn giáo cũng đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm người.
Còn ngày hôm qua, ở Maxcơva tại quảng trường Loubianka, đối diện với trụ sở của cơ quan tình báo nga FSB tại Matxcơva, gần 1.000 người đã tập hợp để tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp dưới thời Staline.
Trong một bản thông cáo, Hội bảo vệ nhân quyền Memorial nêu rõ, năm nay lễ tưởng niệm có một ý nghĩa chính trị đặc biệt, vì không chỉ để tưởng niệm nạn nhân dưới thời cộng sản, mà còn cho các tù chính trị của nước Nga hiện tại.
Trung Quốc và chiến lược
« lãnh địa hóa » Biển Đông
Tướng Daniel Schaeffer tại Hội thảo về Biển Đông ở Paris ngày 16/10/2012.
Trọng Nghĩa/RFI
Nhân cuộc hội thảo về Biển Đông do Viện Quan hệ Quốc tế và
Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức ngày
16/10/2012, Tướng Daniel Schaeffer, một chuyên gia Pháp đã phân tích mưu
đồ của Trung Quốc, đang tìm cách "lãnh địa hóa" - sanctuariser - hay
độc chiếm Biển Đông. Trả lời RFI, Tướng Schaeffer cho rằng Việt Nam cần
phải quốc tế hóa mạnh mẽ hơn hồ sơ này để đối phó với chiến lược của
Trung Quốc.
Ngày 16/10/2012, một cuộc hội thảo khoa học về tình hình Biển
Đông đã mở ra tại Paris với chủ đề "Biển Đông phải chăng là một không
gian khủng hoảng mới ? – Mer de Chine méridionale : nouvel espace de
crise ?". Do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với
Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức, cuộc hội thảo đã tập hợp được nhiều
chuyên gia tên tuổi ở Pháp và châu Âu, cũng nhu thu hút đông đảo những
người quan tâm đến dự thính và thảo luận.
Các bài thuyết trình rất đa dạng, đề cập đến các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự, liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Trong số các diễn giả, có ông Daniel Schaeffer, một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á. Bài thuyết trình của tướng Schaeffer đã nêu bật một chiến lược mà theo ông, Trung Quốc đang áp dụng để gọi là sanctuariser, tạm dịch là lãnh địa hóa Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác.
Sau buổi hội thảo, tướng Schaeffer đã đồng ý dành cho RFI một bài phỏng vấn để giải thích rõ hơn về ý muốn chiến lược của Trung Quốc, đã bộc lộ rõ ràng qua việc chính thức tung ra tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - bị gọi là đường lưỡi bò – khoanh vùng lãnh thổ của họ hầu như chiếm trọn vùng Biển Đông, để rồi buộc các nước khác chấp nhận, cho dù đòi hỏi của Trung Quốc bị cho là phi lý.
Trước hết, tướng Schaeffer xác định là chính qua việc quan sát các động thái hoàn toàn không có cơ sở pháp lý của Bắc Kinh liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thực thể mà họ gọi là quần đảo Trung Sa mà ông cho rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa toàn bộ Biển Đông.
"Tôi đã bảo vệ quan điểm này từ hơn một năm nay, ngay từ năm ngoái, nhân Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ III do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Tôi đã có quan điểm này sau khi quan sát cách thức Trung Quốc biện minh cho đường 9 đoạn tại Biển Đông, tức là đường trung tuyến giữa phần mà họ cho là lãnh thổ của họ và phần thuộc chủ quyền các nước khác.
Khi xem xét hoạt động của ngành ngoại giao Trung Quốc, và nhất là các hoạt động trong lãnh vực pháp lý liên quan đến vấn đề quyền trên biển, ta thấy rằng Trung Quốc đã vạch ra chung quanh quần đảo Hoàng Sa những đường cơ sở thẳng, cứ như là đây là một quốc gia quần đảo.
Nhưng dựa vào luật biển, thì điều đó hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào được chấp nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển... Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ nhì liên quan đến Trường Sa.
Khi Trung Quốc phản ứng vào năm ngoái trước công hàm của Philippines gởi đến Liên Hiệp Quốc đề phản đối các đòi hỏi của Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã cho hiểu rõ ý định vạch ra những đường cơ sở thẳng tương tự chung quanh Trường Sa. Tại vì trong công hàm đưa ra để phản bác các đề nghị của Philippines, Trung Quốc cho biết là đối với họ, quần đảo Trường Sa có quyền có lãnh hải, có vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế.
Cho nên, khi ta tính đến các lập luận đó, cũng như lập luận về một số bãi đá như James Shoal, hay một mỏm đá khác nằm phía Nam quần đảo Trường Sa - không thuộc quần đảo này nhưng lại ở bên trong đường 9 đoạn - và khi ta nhìn những sự cố liên quan đến bãi Scarborough, thì tất cả những yếu tố đó đều nhằm mục tiêu « vật thể hóa », tức là cụ thể hóa các đòi hỏi căn cứ theo đường 9 đoạn đó
Thêm vào đó, vào hạ tuần tháng Sáu vừa qua (23/06/2012), tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC đã kêu gọi các tập đoàn quốc tế đấu thầu để cùng với họ thăm dò, khai thác 9 lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế của Việt Nam, nhưng lại thuộc một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho là của họ. Đây là một điều đáng sửng sốt vì 9 lô đó nằm ở ngoài khơi ngang tầm với Đà Nẵng.
Theo tướng Schaeffer, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên cái mà họ gọi là « Trung Sa Quần đảo » còn phi lý hơn nữa.
"Thêm vào đó, nếu đi ngược lên phiá Bắc, ta thấy cái mà Trung Quốc gọi là Trung Sa Quần đảo mà quốc tế quen gọi là bãi Macclesfield. Đây là một bãi ngầm, không bao giờ nổi lên trên mặt nước kể cả khí thủy triều thấp. Dó đó, trong mọi trường hợp, bãi này không có quyền có lãnh hải, và lại càng không có quyền hưởng khu đặc quyền kinh tế. Trung Quốc cũng có đòi hỏi tương tự đối với một bãi ngầm khác là Truro Shoal.
Do việc bãi Truro, cũng như bãi Macclesfield, đều không thể có được một vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải, cho nên Trung Quốc đã gộp hai thực thể này với bãi ngầm Scarborough nằm về phía Philippines, và gọi tập hợp đó là « quần đảo Trung Sa, một loại quần đảo hoàn toàn tưởng tượng không hơn không kém.
Chung quanh đó hiện giờ họ chưa vẽ đường cơ sở thẳng nào, cũng chưa nói đến khả năng đó, nhưng ta có thể suy đoán về việc đó dựa vào những gì xẩy ra trước đây. Giữa quần đảo Hoàng Sa và cái gọi là Trung Sa rất có thể có một sự liên tục về mặt pháp lý, điều đó sẽ cho phép Trung Quốc vạch một đường cấm bược tàu chiến đi qua khu vực phải dừng lại.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc hiện đang áp dụng ở vùng đặc khu kinh tế của họ những quy định dùng cho vùng lãnh hải trên vấn đề quyền qua lại một cách vô hại của tàu chiến, có nghĩa là tức là mỗi khi đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc, tàu chiến các nước khác phải xin phép. Phải nói thêm là không chỉ có Trung Quốc, mà Việt Nam, Indonesia cũng áp dụng quy tắc như vậy.
Vấn đề là Trung Quốc lại muốn áp dụng quy tắc kể trên cho vùng biển bên trong đường 9 đoạn được họ coi là vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó có nghĩa là khi muốn thì Trung Quốc có thể cấm tất cả các tàu chiến nước ngoài vượt qua đường lưỡi bò đó.
Cho đến nay, các nhà quan sát đã nói rất nhiều về mục tiêu kinh tế của Trung Quốc trong việc tìm cách độc chiếm Biển Đông, tức là để chiếm đoạt nguồn dầu khí được cho là dồi dào trong khu vực. Tuy nhiên, như tướng Schaeffer đã phân tích ở trên, vấn đề quân sự là một nhân tố tối quan trọng. Và việc lãnh địa hóa Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hạm đội tàu ngầm của họ một cách an toàn hơn, dự phòng khi phải tấn công vào Mỹ. Ông giải thích :
"Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy ở Tam Á (phía Nam đảo Hải Nam) có căn cứ hải quân nơi Trung Quốc đặt các tàu ngầm phóng tên lửa của họ
Giữa căn cứ Tam Á này và vùng sâu đầu tiên ở Biển Đông, nơi mà các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc có thể tuần tra một cách yên ổn, là một khoảng cách dài 430 cây số. Bất kỳ một phi cơ trinh sát nào cũng có thể phát hiện ra tầu ngầm Trung Quốc khi các con tàu này rời cảng và đến nơi tuần tra hay đi xa hơn nữa, ra Thái Binh Dương, lúc các con tàu này đi qua eo biển giữa đảo Luzon của Philippines và vùng phía Nam Đài Loan.
Hơn nữa tàu ngầm loại Tấn (Jin), tức là tàu nguyên tứ phóng tên lửa thế hệ hai hiện nay của Trung Quốc lại rất ồn, do đó rất dễ phát hiện. Cho nên cũng dễ hiểu lý do tại sao Trung Quốc muốn biến cả vùng này thành một lãnh địa của riêng họ.
Ngoài ra, dù muốn hay không, dù có nêu rõ hay không, mục tiêu của Trung Quốc không phải tấn công Mỹ mà là tự bảo vệ mình trước Mỹ, mà muốn tự bảo vệ đối với Mỹ, thì phải làm sao để có thể đưa tàu ngầm của họ đến được nơi mà mục tiêu Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng đi từ tầu ngầm của họ. Hiện nay, hoả tiễn Cự Lãng (Julang) của Trung Quốc chỉ có tấm bắn 8000 cây số, chưa có khả năng bắn đến Mỹ từ Biển Đông…
Nhìn chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông, Trung Quốc cũng không thể chuyển dịch căn cứ tàu ngầm lên phía Bắc, vì Biển Hoa Đông có một thềm lục địa chạy dài đến tận hố Okinawa, không xa bờ biển Nhật Bản lắm, do dó tầu ngầm Trung Quốc khó có thể che giấu hành tung.
Tóm lại nơi kín đáo nhất, hay ít lộ liễu nhất, đối với tàu ngầm Trung Quốc chính là ở phiá Nam, nơi mà họ đang đặt căn cứ Tam Á.
Đấy là tất cả những lý do khiến tôi cho là Trung Quốc muốn lãnh địa hóa, tức là độc chiếm vùng Biển Đông.
Theo tướng Schaeffer, ông không phải là chuyên gia duy nhất nghĩ rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông. Hiện nay có nhà phân tích đã so sánh chiến lược Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông với chủ trương Liên Xô trước đây, thiết lập “tiền đồn” tại vùng biển Okhostsk và Barents; người khác thì nói là Trung Quốc đang thực hiện học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải làm gì trước chiến lược đó của Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang ở trên tuyến đầu. Theo tướng Schaeffer, trong lãnh vực chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam không lẻ loi, và cần phải vận động, từ khối ASEAN cho đến các nước khác
"Theo tôi thì trước tiên hết Việt Nam không đơn độc. Giờ này thì cả Việt Nam lẫn Philippines đang ở trên tuyến đầu, sắp tới đây tôi cho rằng sẽ đến lượt Indonesia và Malaysia. Vấn đề theo tôi trước hết là giữa các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á cần phải có một sự đoàn kết, phải thu hút sự chú ý của quốc tế trên thực tế là các đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp chút nào với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cần phải thu hút sự chú ý không chỉ của Hoa Kỳ - nhưng Hoa Kỳ dư biết chuyện này rồi – mà cả của các nước khác trong vùng như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí cả các nước châu Mỹ La tinh nữa vì lẽ Biển Đông là một vùng có rất nhiều tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng đi qua, và nếu bị Trung Quốc ngăn chặn thì rất phiền.
Dĩ nhiên là Trung Quốc lúc nào cũng thề thốt là họ sẽ không bao giờ ngăn cấm lưu thông hàng hải vân…vân, nhưng mà khi một nước nào có quyền thống trị trên một khu vực, thì ngay cả khi có những lời hứa ngon ngọt, một ngày nào đó mà họ không thích nữa thì họ hoàn toàn có thể cấm tàu bè nước khác qua lại.
Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin tưởng vào các cam kết đó của Trung Quốc, cho dù suy cho cùng họ không có lợi lộc gì về mặt kinh tế khi cấm lưu thông hàng hải trên Biển Đông, nhưng điều đó không cấm cản ta đưa ra những giả thuyết, và trong một số trường hợp, giả thuyết về tình huống tệ hại nhất…
Tóm lại, cộng đồng quốc tế cần được hiểu là một ngày nào đó, nếu xảy ra sự cố trong vùng đó, thì không chỉ các nước trong vùng gặp vấn đề, mà tất cả các nước có giao thương với khu vực sẽ bị khó khăn.
Do đó cần phải thuyết phục Trung Quốc cho bằng được là họ phải chấp nhận thương thảo vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trên cơ sở Luật biển quốc tế. Nếu cần thì phải đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, cho dù phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục hồ sơ – một số người đã nêu ra vấn đề này, nhưng theo tôi thì tranh chấp Biển Đông đã kéo dài cả 60 năm nay rồi, cho nên năm, mười năm chẳng thấm vào đâu…
Theo tướng Schaeffer, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực quốc tế hóa vấn đề. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn chống lại điều này vì biết rõ rằng mình bị đuối lý trong lãnh vực pháp lý. Trong những ngày qua, học giả Trung Quốc và Đài Loan loan báo ý định hợp lực với nhau để nghiên cứu cơ sở pháp lý của tấm bản đồ lưỡi bò. Trả lời câu hỏi của RFI về điểm này, tướng Schaeffer không hề ngạc nhiên vì theo ông, trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan cùng chung một chiến tuyến :
"Rõ ràng là khi bị tấn công trên vấn đề pháp lý của đường 9 đoạn thì họ phải tìm mọi cách để biện minh. Ở đây tôi rất tâm đắc với câu hỏi của ông vì cho đến nay, khi nói đến tranh chấp Biển Đông, báo chí quốc tế thường liệt kê Đài Loan và các nước Đông Nam Á trong phe những nước chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Thế nhưng, trong trường hợp Biển Đông, Đài Loan hoàn toàn không đứng về phía các nước Đông Nam Á mà là về phía Trung Quốc, Do đó, trong vấn đề này, phải nói rõ là Đài Loan và Trung Quốc cùng đứng chung chiến tuyến trong cuộc chiến bảo vệ đường 9 điểm !
Các bài thuyết trình rất đa dạng, đề cập đến các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự, liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Trong số các diễn giả, có ông Daniel Schaeffer, một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á. Bài thuyết trình của tướng Schaeffer đã nêu bật một chiến lược mà theo ông, Trung Quốc đang áp dụng để gọi là sanctuariser, tạm dịch là lãnh địa hóa Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác.
Sau buổi hội thảo, tướng Schaeffer đã đồng ý dành cho RFI một bài phỏng vấn để giải thích rõ hơn về ý muốn chiến lược của Trung Quốc, đã bộc lộ rõ ràng qua việc chính thức tung ra tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - bị gọi là đường lưỡi bò – khoanh vùng lãnh thổ của họ hầu như chiếm trọn vùng Biển Đông, để rồi buộc các nước khác chấp nhận, cho dù đòi hỏi của Trung Quốc bị cho là phi lý.
Trước hết, tướng Schaeffer xác định là chính qua việc quan sát các động thái hoàn toàn không có cơ sở pháp lý của Bắc Kinh liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thực thể mà họ gọi là quần đảo Trung Sa mà ông cho rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa toàn bộ Biển Đông.
"Tôi đã bảo vệ quan điểm này từ hơn một năm nay, ngay từ năm ngoái, nhân Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ III do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Tôi đã có quan điểm này sau khi quan sát cách thức Trung Quốc biện minh cho đường 9 đoạn tại Biển Đông, tức là đường trung tuyến giữa phần mà họ cho là lãnh thổ của họ và phần thuộc chủ quyền các nước khác.
Khi xem xét hoạt động của ngành ngoại giao Trung Quốc, và nhất là các hoạt động trong lãnh vực pháp lý liên quan đến vấn đề quyền trên biển, ta thấy rằng Trung Quốc đã vạch ra chung quanh quần đảo Hoàng Sa những đường cơ sở thẳng, cứ như là đây là một quốc gia quần đảo.
Nhưng dựa vào luật biển, thì điều đó hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào được chấp nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển... Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ nhì liên quan đến Trường Sa.
Khi Trung Quốc phản ứng vào năm ngoái trước công hàm của Philippines gởi đến Liên Hiệp Quốc đề phản đối các đòi hỏi của Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã cho hiểu rõ ý định vạch ra những đường cơ sở thẳng tương tự chung quanh Trường Sa. Tại vì trong công hàm đưa ra để phản bác các đề nghị của Philippines, Trung Quốc cho biết là đối với họ, quần đảo Trường Sa có quyền có lãnh hải, có vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế.
Cho nên, khi ta tính đến các lập luận đó, cũng như lập luận về một số bãi đá như James Shoal, hay một mỏm đá khác nằm phía Nam quần đảo Trường Sa - không thuộc quần đảo này nhưng lại ở bên trong đường 9 đoạn - và khi ta nhìn những sự cố liên quan đến bãi Scarborough, thì tất cả những yếu tố đó đều nhằm mục tiêu « vật thể hóa », tức là cụ thể hóa các đòi hỏi căn cứ theo đường 9 đoạn đó
Thêm vào đó, vào hạ tuần tháng Sáu vừa qua (23/06/2012), tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC đã kêu gọi các tập đoàn quốc tế đấu thầu để cùng với họ thăm dò, khai thác 9 lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế của Việt Nam, nhưng lại thuộc một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho là của họ. Đây là một điều đáng sửng sốt vì 9 lô đó nằm ở ngoài khơi ngang tầm với Đà Nẵng.
Theo tướng Schaeffer, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên cái mà họ gọi là « Trung Sa Quần đảo » còn phi lý hơn nữa.
"Thêm vào đó, nếu đi ngược lên phiá Bắc, ta thấy cái mà Trung Quốc gọi là Trung Sa Quần đảo mà quốc tế quen gọi là bãi Macclesfield. Đây là một bãi ngầm, không bao giờ nổi lên trên mặt nước kể cả khí thủy triều thấp. Dó đó, trong mọi trường hợp, bãi này không có quyền có lãnh hải, và lại càng không có quyền hưởng khu đặc quyền kinh tế. Trung Quốc cũng có đòi hỏi tương tự đối với một bãi ngầm khác là Truro Shoal.
Do việc bãi Truro, cũng như bãi Macclesfield, đều không thể có được một vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải, cho nên Trung Quốc đã gộp hai thực thể này với bãi ngầm Scarborough nằm về phía Philippines, và gọi tập hợp đó là « quần đảo Trung Sa, một loại quần đảo hoàn toàn tưởng tượng không hơn không kém.
Chung quanh đó hiện giờ họ chưa vẽ đường cơ sở thẳng nào, cũng chưa nói đến khả năng đó, nhưng ta có thể suy đoán về việc đó dựa vào những gì xẩy ra trước đây. Giữa quần đảo Hoàng Sa và cái gọi là Trung Sa rất có thể có một sự liên tục về mặt pháp lý, điều đó sẽ cho phép Trung Quốc vạch một đường cấm bược tàu chiến đi qua khu vực phải dừng lại.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc hiện đang áp dụng ở vùng đặc khu kinh tế của họ những quy định dùng cho vùng lãnh hải trên vấn đề quyền qua lại một cách vô hại của tàu chiến, có nghĩa là tức là mỗi khi đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc, tàu chiến các nước khác phải xin phép. Phải nói thêm là không chỉ có Trung Quốc, mà Việt Nam, Indonesia cũng áp dụng quy tắc như vậy.
Vấn đề là Trung Quốc lại muốn áp dụng quy tắc kể trên cho vùng biển bên trong đường 9 đoạn được họ coi là vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó có nghĩa là khi muốn thì Trung Quốc có thể cấm tất cả các tàu chiến nước ngoài vượt qua đường lưỡi bò đó.
Cho đến nay, các nhà quan sát đã nói rất nhiều về mục tiêu kinh tế của Trung Quốc trong việc tìm cách độc chiếm Biển Đông, tức là để chiếm đoạt nguồn dầu khí được cho là dồi dào trong khu vực. Tuy nhiên, như tướng Schaeffer đã phân tích ở trên, vấn đề quân sự là một nhân tố tối quan trọng. Và việc lãnh địa hóa Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hạm đội tàu ngầm của họ một cách an toàn hơn, dự phòng khi phải tấn công vào Mỹ. Ông giải thích :
"Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy ở Tam Á (phía Nam đảo Hải Nam) có căn cứ hải quân nơi Trung Quốc đặt các tàu ngầm phóng tên lửa của họ
Giữa căn cứ Tam Á này và vùng sâu đầu tiên ở Biển Đông, nơi mà các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc có thể tuần tra một cách yên ổn, là một khoảng cách dài 430 cây số. Bất kỳ một phi cơ trinh sát nào cũng có thể phát hiện ra tầu ngầm Trung Quốc khi các con tàu này rời cảng và đến nơi tuần tra hay đi xa hơn nữa, ra Thái Binh Dương, lúc các con tàu này đi qua eo biển giữa đảo Luzon của Philippines và vùng phía Nam Đài Loan.
Hơn nữa tàu ngầm loại Tấn (Jin), tức là tàu nguyên tứ phóng tên lửa thế hệ hai hiện nay của Trung Quốc lại rất ồn, do đó rất dễ phát hiện. Cho nên cũng dễ hiểu lý do tại sao Trung Quốc muốn biến cả vùng này thành một lãnh địa của riêng họ.
Ngoài ra, dù muốn hay không, dù có nêu rõ hay không, mục tiêu của Trung Quốc không phải tấn công Mỹ mà là tự bảo vệ mình trước Mỹ, mà muốn tự bảo vệ đối với Mỹ, thì phải làm sao để có thể đưa tàu ngầm của họ đến được nơi mà mục tiêu Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng đi từ tầu ngầm của họ. Hiện nay, hoả tiễn Cự Lãng (Julang) của Trung Quốc chỉ có tấm bắn 8000 cây số, chưa có khả năng bắn đến Mỹ từ Biển Đông…
Nhìn chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông, Trung Quốc cũng không thể chuyển dịch căn cứ tàu ngầm lên phía Bắc, vì Biển Hoa Đông có một thềm lục địa chạy dài đến tận hố Okinawa, không xa bờ biển Nhật Bản lắm, do dó tầu ngầm Trung Quốc khó có thể che giấu hành tung.
Tóm lại nơi kín đáo nhất, hay ít lộ liễu nhất, đối với tàu ngầm Trung Quốc chính là ở phiá Nam, nơi mà họ đang đặt căn cứ Tam Á.
Đấy là tất cả những lý do khiến tôi cho là Trung Quốc muốn lãnh địa hóa, tức là độc chiếm vùng Biển Đông.
Theo tướng Schaeffer, ông không phải là chuyên gia duy nhất nghĩ rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông. Hiện nay có nhà phân tích đã so sánh chiến lược Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông với chủ trương Liên Xô trước đây, thiết lập “tiền đồn” tại vùng biển Okhostsk và Barents; người khác thì nói là Trung Quốc đang thực hiện học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải làm gì trước chiến lược đó của Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang ở trên tuyến đầu. Theo tướng Schaeffer, trong lãnh vực chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam không lẻ loi, và cần phải vận động, từ khối ASEAN cho đến các nước khác
"Theo tôi thì trước tiên hết Việt Nam không đơn độc. Giờ này thì cả Việt Nam lẫn Philippines đang ở trên tuyến đầu, sắp tới đây tôi cho rằng sẽ đến lượt Indonesia và Malaysia. Vấn đề theo tôi trước hết là giữa các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á cần phải có một sự đoàn kết, phải thu hút sự chú ý của quốc tế trên thực tế là các đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp chút nào với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cần phải thu hút sự chú ý không chỉ của Hoa Kỳ - nhưng Hoa Kỳ dư biết chuyện này rồi – mà cả của các nước khác trong vùng như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí cả các nước châu Mỹ La tinh nữa vì lẽ Biển Đông là một vùng có rất nhiều tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng đi qua, và nếu bị Trung Quốc ngăn chặn thì rất phiền.
Dĩ nhiên là Trung Quốc lúc nào cũng thề thốt là họ sẽ không bao giờ ngăn cấm lưu thông hàng hải vân…vân, nhưng mà khi một nước nào có quyền thống trị trên một khu vực, thì ngay cả khi có những lời hứa ngon ngọt, một ngày nào đó mà họ không thích nữa thì họ hoàn toàn có thể cấm tàu bè nước khác qua lại.
Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin tưởng vào các cam kết đó của Trung Quốc, cho dù suy cho cùng họ không có lợi lộc gì về mặt kinh tế khi cấm lưu thông hàng hải trên Biển Đông, nhưng điều đó không cấm cản ta đưa ra những giả thuyết, và trong một số trường hợp, giả thuyết về tình huống tệ hại nhất…
Tóm lại, cộng đồng quốc tế cần được hiểu là một ngày nào đó, nếu xảy ra sự cố trong vùng đó, thì không chỉ các nước trong vùng gặp vấn đề, mà tất cả các nước có giao thương với khu vực sẽ bị khó khăn.
Do đó cần phải thuyết phục Trung Quốc cho bằng được là họ phải chấp nhận thương thảo vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trên cơ sở Luật biển quốc tế. Nếu cần thì phải đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, cho dù phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục hồ sơ – một số người đã nêu ra vấn đề này, nhưng theo tôi thì tranh chấp Biển Đông đã kéo dài cả 60 năm nay rồi, cho nên năm, mười năm chẳng thấm vào đâu…
Theo tướng Schaeffer, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực quốc tế hóa vấn đề. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn chống lại điều này vì biết rõ rằng mình bị đuối lý trong lãnh vực pháp lý. Trong những ngày qua, học giả Trung Quốc và Đài Loan loan báo ý định hợp lực với nhau để nghiên cứu cơ sở pháp lý của tấm bản đồ lưỡi bò. Trả lời câu hỏi của RFI về điểm này, tướng Schaeffer không hề ngạc nhiên vì theo ông, trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan cùng chung một chiến tuyến :
"Rõ ràng là khi bị tấn công trên vấn đề pháp lý của đường 9 đoạn thì họ phải tìm mọi cách để biện minh. Ở đây tôi rất tâm đắc với câu hỏi của ông vì cho đến nay, khi nói đến tranh chấp Biển Đông, báo chí quốc tế thường liệt kê Đài Loan và các nước Đông Nam Á trong phe những nước chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Thế nhưng, trong trường hợp Biển Đông, Đài Loan hoàn toàn không đứng về phía các nước Đông Nam Á mà là về phía Trung Quốc, Do đó, trong vấn đề này, phải nói rõ là Đài Loan và Trung Quốc cùng đứng chung chiến tuyến trong cuộc chiến bảo vệ đường 9 điểm !
THƠ NGUYỄN KHÔI
MẸ ỐM
(Gửi : các con tôi)
---------
Các con xa
Mẹ già
Mẹ ốm
Ngóng mong con
Tựa cửa
Mẹ chờ...
Chẳng đợi được bát canh, viên thuốc
Mộng mị hoài thuở các con thơ.
Thuở bom đạn
địu con sơ tán
Lán trong rừng bên suối ,dốc cao
Bữa rau cháo: chăm con bú mớm
Bố vắng nhà
hầm hố mẹ đào.
Thời bao cấp :sắn khoai, rau muống
Các con vui xe đạp đến trường
Nhà vách đất, đèn dầu thắp sáng
Mừng các con "Cá vượt Vũ môn".
Nay khôn lớn Cử nhân, Tiến sĩ
Mải làm ăn góc biển , chân trời
Bố mẹ già : tự mình phụng dưỡng
Sống lặng thầm
Thương các con thôi !
Thương kiếp người
Mẹ ngồi Mẹ ước :
"Mong một ngày xum họp gia đình"
Nước thống nhất
Nhà mình tan tác
Đến bao giờ mới hết chiến tranh ? (1)
-----
(1)chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh và v.v...
Góc thành nam Hà Nội, 7- 10-2012
Nguyễn Khôi
VỚI TÔ ĐÔNG PHA
(Tặng : Vũ Quang Tần & Tô Ngọc Thạch)
-------------------
"Tri thị hà nhân cựu thi cú
Dĩ ưng tri ngã thử thời tình"
(Nhớ ai để lại vần thơ cũ
Đã thấu tình ta đến thế cơ ?"
*
Qua Tây Hồ
Gặp Tô Đông Pha
Đang xả thơ vào trăng, vào gió...
Tây Hồ mộng mơ
còn đây
Thơ Tô Đông Pha nổi chìm
kính dâng Hoàng thượng
Khâm thử !
Thơ cất cánh vẫy vùng
Thả lên bầu trời "các Quan phe"
Khâm thử !
Lệnh Vua
Cấm chỉ "văn hay chữ tốt " về Triều
Nơi biếm trích cứ tha hồ làm thơ
Ca ngợi Đức Vua
Tự do than thở
Khâm thử !
Hàng Châu (Trung Hoa) 17-6-2006
Nguyễn Khôi
CHÙM TỨ TUYỆT BỎ QUÊN
*1-RƯƠU BẮC HÀ
Rượu Bắc Hà ấm lòng ngày giá rét
Tình Người H'mông đến chết vẫn còn say
Hoa Mận nở bắc cầu sang đón tết
Vó ngựa giòn "cướp vợ" nẻo đèo mây
Lào Cai 1995
*2-MỘT THOÁNG CHÙA
Ngồi đọc Kinh...anh không thể đi tu
Tiếng gõ mõ thêm yêu đời trần tục
Phật tại tâm cho lòng yêu chân thực
Áo nâu sồng da thịt đượm mùi...mơ.
Chùa Hà 1993
*3-TẶNG BẠN
Yêu vợ con,đồng chí
Sao "tịch côc"ngồi "thiền"
-Đời còn bao nhiêu việc
Thoát tục có là "điên" ?!
1993
*4-ĐÓA HOANG HOA
Ai nhớ ai về thăm vườn cũ
Chưa bưa thương nhớ mảnh trăng hờn
Thầm thĩ còn ai ngồi dưới trúc
Còn ai yêu soi mặt chữ điền ?
Huế 2002
*5-VIẾNG BẾ KIẾN QUỐC
Người "đi" còn lại mùi hương
Người "đi" còn in dáng điệu
Để khoảng trống trong Thi đàn
Cả một phương trời lẻ thiếu
Hà Nội 27-6-2002
*6-QUÊ
Người quê đã mất ruộng cày
Kẻ đi chạy chợ, kẻ đày xe ôm
Phố vui...xóm lại tủi buồn
Gái thôn tấp tểnh theo đường Tiếp Viên.
2003
*7 -PHỐ MANG TÊN NGUYỄN BÍNH
Dân gian thì thích "Chân quê"
Phố phường khó ở thì về xóm quen
Mừng là phố đã có tên
Thương cho trăng sáng ở bên bờ rào.
Hà Nội 2002
*8-THÁI BÌNH
Đi đâu cũng gặp Thái Bình
Tây Ninh, Tây Bắc đượm tình quê hương
Cầu Bo từ thưở lên đường
Tay vung chiếc gậy Trường Sơn tự hào.
Tây Ninh 1995
*9-THĂM HUẾ
Cũng may còn Huế để thăm
Vẫn còn Thiên Mụ bên dòng Hương xanh
Vẫn còn Lăng tẩm, Hoàng thành
Thương Lam Kinh đã tan tành từ lâu ?!
Huế 1985
*10-XUÂN
Một ấm trà xanh, một cành mai
Một giọt sương đêm phủ trắng trời
Xuân nay được thấy Lạng Sơn tuyết
Ngát chén hương lòng chẳng muốn vơi.
Lạng Sơn 2003
Nguyễn Khôi
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 235
Monday, October 29, 2012
VỀ VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG
Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy
Huỳnh Thục Vy
October 25, 2012One Bình Luận
October 25, 2012One Bình Luận
Dư luận gần đây bàn tán khá nhiều về sự ra đời của học viện Trần Nhân Tông và “giải thưởng hòa giải Trần Nhân Tông”. Nhân dịp này tôi cũng xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến.
Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách “đánh tiếng” về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?
Tuy chẳng dám có xét đoán nào về sở học của các vị giáo sư, tiến sĩ trong TNT Academy, nhưng xem qua danh sách nhân sự trong tổ chức này tôi chú ý đến nhiều điểm. Tôi đặc biệt chú tâm đến ông chủ tịch Thomas Patterson- người đã ca ngợi ông Hồ Chí Minh ngang tầm Wasington: “sự vô tư không vị kỉ, sự khiêm tốn mà chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay George Washington”. Sự so sánh khập khiễng đầy dụng ý này chắc chắn không phải xuất phát từ một nhà nghiên cứu vô tư- người có nhiều điều kiện để đạt tri kiến tường minh về sự thật lịch sử hơn phần lớn nhân loại. Trong TNT Academy còn có một số vị học rộng tài cao thuộc hàng ngũ trí thức trưởng thành từ chế độ Cộng Sản hoặc thuộc “thành phần thứ ba” trước năm 1975, cùng các vị trí thức nước ngoài đặc biệt là ở Harvard, Hoa Kỳ. Các vị thuộc thành phần thứ 3 và các vị ở Harvard không hiểu sao cứ làm tôi nghĩ tới phong trào phản chiến, phong trào chống VNCH và ủng hộ Cộng Sản ở Harvard và Hollywood trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Với trình độ tri thức trung bình, một người như tôi, thiển nghĩ, cũng có quyền đặt nghi vấn về những con người này.
Một tổ chức cổ vũ hòa giải mà lại không hề có sự tham gia của thành phần trí thức từng là nạn nhân Cộng Sản. Các vị có thiện chí hòa giải thực sự hay không, tôi chưa dám bàn đến, nhưng khi muốn hòa giải thì điều tối thiểu là phải có đầy đủ các bên liên quan. Ví như có một người A đánh người B bị thương, muốn hòa giải thì trong bàn hòa giải ấy phải có anh A và anh B, cả những người bên A và bên B; chứ không thể chỉ có anh A và những người liên quan đến anh, hay những người bàng quan đứng giữa (thành phần thứ ba) mà thiếu đi sự có mặt của anh B. Chưa nói đến nội dung hòa giải và khả năng hòa giải, thành phần của “hội đồng hòa giải” này cũng khiến người ta ngay từ đầu đã không khỏi nghi ngờ.
Thứ hai, về hình tượng Trần Nhân Tông, theo cách nhìn của cá nhân tôi, Ngài là một vị vua đáng ngưỡng phục, cả với vai trò người đứng đầu quốc gia và tư cách một cá nhân bình thường. Với vai trò người lãnh tụ chính trị, ông đã lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi quân Nguyên thành công, củng cố sự ổn định của chính sự triều Trần và phát triển quốc gia. Ông còn là người góp phần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt về phía Nam. Đứng trên lập trường luân lý công bằng của nhân loại, lấy đất của nước người không thể gọi là Nhân; nhưng với địa vị của một ông vua nước Việt, ông không những không đáng trách mà còn là người có công. Trong chính thể quân chủ, một nguyên thủ quốc gia mà giữ gìn và mở rộng được quyền lợi của đất nước thì đó đã là một người cai trị thành công. Điều đáng nói ở đây là có một khả năng không thể tránh khỏi: giá trị tạo nên một nguyên thủ tốt lại mâu thuẫn quyết liệt với giá trị tạo nên một con người tốt. Bởi vậy, với vị trí một cá nhân, Trần Nhân Tông đã bỏ việc chính trị phiền hà để lên núi xuất gia. Điều này cho thấy một sự nhận thức rõ về thân phận con người trên thế gian và một quyết định dứt khoát chấm dứt mâu thuẫn giữa một bên là một ông vua bất chấp thủ đoạn và một cá nhân bình thường, thiện hảo.
Nhìn vào cuộc đời vị vua này, tôi nhận thấy một diễn tiến mỹ mãn, một kết thúc có hậu và một lựa chọn đứng trên thiên hạ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả những gì ông làm đều đúng và đều có thể áp dụng cho thời đại chúng ta. Tên tuổi Trần Nhân Tông tất nhiên xứng đáng để đặt cho bất cứ học viện nào, nhưng không phải vì “tinh thần Hòa giải” theo cách mà chúng ta gán ghép cho ông (sẽ nói ở phần sau), mà vì công lao thực sự đối với đất nước (như là một vị vua và một nhà văn hóa).
Con người là luôn sai lầm nên việc ca ngợi ông như một bậc thánh là quá miễn cưỡng, ấy là chưa nói đến việc “thánh hóa” ông để làm bình phong che đậy một dụng ý nào đó. Biến ông thành một tấm gương đạo đức cao cả để định hướng cho một ý đồ của chúng ta là một hành vi lợi dụng lịch sử trắng trợn. Ông đã là một nhân vật lịch sử, xin đừng sử dụng ông trong những vấn đề mà thời đại chúng ta phải đối mặt. Cá nhân tôi luôn đề cao việc sử dụng những giá trị đương đại để giải quyết những vấn đề đương đại. Việc sùng bái cá nhân, chẳng có tác dụng giải quyết triệt để vấn đề hôm nay mà còn gây ra những hệ lụy tai hại trong nhận thức của công chúng. Chúng ta không cần bất cứ tượng đài cá nhân “hậu Hồ Chí Minh” nào nữa.
Thứ đến, xin lạm bàn về câu chuyện mà nhà sư Thích Nhất Hạnh kể về vua Trần Nhân Tông. Chuyện kể rằng, sau khi đánh xong giặc Nguyên, nhà vua đã cho đốt tất cả các tài liệu bí mật ghi về việc các cận thần của ông đã hợp tác với quân Nguyên và nói rằng: “Đất nước ta cần sự hòa giải và hàn gắn chứ không cần sự trừng phạt”. Trước tiên, xin đừng nhìn mọi việc dưới nhãn quan luân lý dễ dãi. Bởi luân lý là quan trọng nhưng không phải lúc nào nó cũng là chìa khóa giải quyết vấn đề của nhân loại.
Thời quân chủ, ông vua chính là luật pháp, là nguyên tắc tối thượng, ông muốn bắt tội ai thì bắt, tha cho ai thì tha. Một khả năng lớn là: những người mà nhà vua không trừng phạt và giấu kín cả hành động phản quốc của họ là hoàng thân quốc thích; cho nên sự ân xá của ông chỉ là để bảo vệ uy danh của hoàng triều. Quả thật, hành động cá nhân tùy tiện của một ông vua chính là đặc trưng của chính thể quân chủ chuyên chế. Ở đây, luật pháp trong tay ông và ý dân có thể là điều ông không cần màng đến. Dù là một vị vua anh minh, có gì đảm bảo quyết định của ông không cảm tính, không phù hợp và không vị nể tình riêng?
Trong thời đại pháp trị này, tất cả mọi người, kể cả một nguyên thủ quốc gia, đều hành xử trong sự điều chỉnh và chế tài của luật pháp. Một vị nguyên thủ dù tài năng xuất sắc cũng không thể đưa ra những quyết định tùy tiện và độc đoán. Một kẻ có tội đáng bị trừng phạt phải do pháp luật quyết định chứ không phải dựa trên quyết định cá nhân của người cầm quyền.
Không biết câu chuyện ấy có thật hay không và được lấy ra từ tài liệu lịch sử nào, nhưng dẫu nó là thật thì việc này cũng chỉ cho thấy tính chất độc đoán của quyền lực quân chủ. Tôi viết những dòng này không nhằm đả kích cá nhân vua Trần Nhân Tông, mà nhằm chỉ ra cái khiếm khuyết tất yếu của nền chính trị quân chủ. Và từ đó, sẽ thấy thật vô lý nếu lại lấy cái giá trị khiếm khuyết đó để áp dụng cho thời đại này, dù nhân danh Hòa giải hay gì đi nữa. Chúng ta không thể lấy cái luân lý cũ, cái nguyên tắc cai trị cũ ra để áp đặt vào thời đại mới, lấy một câu chuyện mang đầy màu sắc quân chủ để cổ vũ hòa giải trong thời pháp trị. Nếu làm vậy, thì một là chúng ta quá vô lý, hai là chúng ta có ý đồ ám muội.
Còn câu chuyện về hòa giải đã tốn khá nhiều giấy mực và dấy lên nhiều cuộc tranh luận chưa ngã ngũ, tôi không dám bàn đến, chỉ xin nói rằng: Nếu anh A đánh anh B bị thương thì còn bàn đến chuyện hòa giải để mang hai anh lại, cùng ngồi vào bàn nói chuyện với nhau, để anh A nói chuyện xin lỗi và bồi thường cho anh B. Cần phải lưu ý trong chuyện này, anh A phải là người chủ động, có thiện chí thực sự, và phải nhận thức được lỗi lầm của mình. Anh A phải mang tiền thuốc men và thành khẩn đến nhà anh B nói chuyện hòa giải, để mong anh B khỏi kiện ra tòa; chứ không phải cứ trịch thượng ngồi nhà, rồi cho người ra đánh tiếng trước cổng nhà, rêu rao về hòa giải. Còn trường hợp anh A đánh anh B chết thì theo luật pháp, dù gia đình anh B có muốn tha cho anh A cũng không được, vì hành vi của anh A lúc này là tội phạm hình sự không chỉ lấy đi tính mạng của cá nhân anh B mà còn xâm phạm đạo đức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách cư xử bình thường của xã hội. Lúc này, vai trò giải quyết vụ việc phải được giao cho luật pháp, chứ không ai có thẩm quyền bàn đến trừng phạt hay tha thứ. Sau khi Công lý được thực thi thì mới tính đến chuyện hòa giải giữa hai gia đình A và B. Thật vậy, Hòa giải cần một số điều kiện, mà Công lý là điều kiện không thể bỏ quên.
Để kết thức bài viết, tôi xin chia sẻ rằng: học viện Trần Nhân Tông có nhiều nhân sự và cố vấn phương Tây, nhưng điều đó không phải là một bảo chứng hữu hiệu cho uy tín và giá trị của học viện này. Sau buổi trao giải thưởng vắng mặt cho hai chính khách Burma và những phát hiện của công luận về việc đưa thông tin không đúng sự thật của tổ chức này, học viên Trần Nhân Tông xem như đã mở đầu “vở kịch” không được thành công. Và nhân đó, chúng ta cũng cảm nhận được rằng: uy tín của một tổ chức không đến từ thành phần nhân sự khoa bảng bằng cấp đầy mình, mà đến từ thời gian làm việc nghiêm túc trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự thật.
Là một người ít học, ít tuổi nhưng lại hay nói thật những điều mình nghĩ, tôi rất mong nhận được cái nhìn bao dung từ độc giả. Thành thật mong rằng, tranh luận không đẩy người ta ra xa nhau mà mang chúng ta đến gần nhau trong tinh thần mưu cầu sự thật.
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ ngày 15 tháng 10 năm 2012
www.vietthuc.org
Trò bịp bợm cố hữu rẻ tiền của VC “Hoà Giải Hoà Hợp” xâm nhập Đại Học Harvard qua Viện Trần Nhân Tông
Trúc Giang
October 25, 20123 B�nh Luận
Trên bản tin của đài RFI ngày 22-9-2012 vừa qua, Giáo Sư Phạm Cao Dương trả lời phỏng vấn về Viện Trần Nhân Tông như sau: “Cần phải chú ý đến những nghiên cứu căn bản về lịch sử, cần phải đào tạo và đầu tư lâu dài cho việc nghiên cứu về Trần Nhân Tông, nếu không thì sau một thời gian ngắn dự án sẽ bị hụt hơi và để lại những hậu quả đáng tiếc”.
GS Dương cũng lo ngại rằng: “Nếu các hoạt động của Viện Trần Nhân Tông thiên về mục tiêu chính trị nhất thời thì hình tượng Trần Nhân Tông có thể bị lợi dụng.”Qua thành phần Ban Chấp Hành và Ban Cố Vấn của Trần Nhân Tông Academy, GS Dương có nhận xét là: “Gần như vắng bóng các nhà nghiên cứu sử học, tôn giáo và triết học. Việc dành ít nội dung cho các cuộc nghiên cứu cơ bản có thể khiến cho Viện không đạt được sứ mạng đề ra.”. Vì vậy GS Phạm Cao Dương cũng nhấn mạnh về sự không phù hợp của tôn chỉ giải thưởng với bản chất của tư tưởng Trần Nhân Tông.
ảo thuật vẹm/vẹt
1. Mở bài
Báo chí trong nước đưa tin, có một giải thưởng quốc tế mang tên một vị vua Việt Nam, đó là “Giải Trần Nhân Tông: Hoà giải và Yêu thương” (Tran Nhan Tong Reconciliation Prize) do Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) của Đại học Harvard trao tặng hàng năm cho những nhân vật có thành tích nổi bật về hoà giải và yêu thương.
2. Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy)Một viện nghiên cứu quốc tế tại trường Đại học Harvard, thành phố Boston, được đặt theo tên của vị vua Việt Nam là Trần Nhân Tông.Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) do ông Nguyễn Anh Tuấn thành lập và làm giám đốc điều hành. Ông Tuấn là nhân viên nghiên cứu (Associate) tại Shorenstein Center on the Press Politics, and Public Policy (Trung tâm Báo chí Chính trị và Chính sách Công) tại Đại học Harvard.Viện Trần Nhân Tông có một Ban Điều Hành và Ban Cố Vấn gồm những chính khách, giáo sư và trí thức Việt Nam trong, ngoài nước và người Mỹ.
2.1. Mục đích của Viện Trần Nhân Tông
1. Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu.
2. Thúc đẩy ứng dụng tư tưởng nhân ái giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào đời sống hàng ngày.
3. Quảng bá giá trị của tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông.
2.2. Tổ chức và điều hành
Ban điều hành
Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn. Trực tiếp điều hành Trần Nhân Tông Academy
Ủy viên: Bushra Naz Malik, Douglas Coulter.
Ban Cố vấn
Chủ tịch: GS Thomas Patterson
Phó chủ tịch: Ann L. McDaniel
Các cố vấn: Robin Sproul, Alex S. Jones, Nguyễn Văn An, Hoàng Tụy, Thomas Fiedler, Michael Dukakis, nhà văn hoá Việt Phương, GS Ngô Vĩnh Long, cụu tổng thống Latvia là bà Vaira Vike-Freigberga.
3. Những nhân vật của Viện Trần Nhân Tông
3.1. Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn
Viện Trần Nhân Tông do ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập trang mạng VietNamNet, thành lập và trực tiếp điều hành.Ông Tuấn sinh ngày 23-9-1962, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Giữ chức Tổng biên tập VietNamNet suốt 14 năm, đã từ chức và thôi làm cán bộ nhà nước trước khi sang Hoa Ky.
Ông Tuấn tỏ lòng tự hào về thành tích phục vụ đảng và Nhà nước trong ngành truyền thông. “Năm 2005, ông Tuấn tháp tùng phái đoàn Phan Văn Khải đến HK, ông bị những người VN biểu tình bao vây, bị anh Lê Phước Tuấn đánh bằng cán cờ, và khi ông bỏ chạy, thì họ đá vào túi đồ nghề nhà báo của ông”.
3.2. Cố vấn Nguyễn Văn An
Nguyễn Văn An sinh ngày 1-10-1937 tại Mỹ Tần, Nam Định. Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN, Chủ tịch Quốc hội từ ngày 27-6-2001 đến 26-6-2006.
3.3. Cố vấn Việt Phương
Việt Phương tên khai sanh là Trần Quang Huy, sinh năm 1928, “hoạt động cách mạng” từ năm 1944 tới nay. Từng làm chuyên gia cao cấp về kinh tế và chính trị cho các thủ tướng: Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Việt Phương là một trong những người có sáng kiến lập ra “Ngày Hoà giải và Yêu thương 9 tháng 9” hàng năm.
3.4. Cố vấn Dương Trung Quốc
Sinh năm 1947. Quê quán ở Bến Tre nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Là một nhà sử học. Đại biểu quốc hội 2 khoá, khoá XI (2002-2007), khoá XII (2007-2012). Là một đại biểu ngoài đảng, được chọn cho ra ứng cử và đắc cử trong tỷ lệ ấn định người ngoài đảng là 43/493 đại biểu.
3.5. Cố vấn Ngô Vĩnh Long“Ông Ngô Vĩnh Long là một trong những học giả Việt kiều nổi tiếng ở Mỹ. Hiện là GS dạy khoa Lịch sử ở Đại học Maine, HK. Sinh năm 1934 tại Vĩnh Long. Là lứa đầu tiên tham gia phong trào Sinh viên yêu nước ở Sài Gòn. Đã từng biểu tình chống Nguyễn Khánh.Ngày 10-2-1972, đã tham gia chiếm tòa Lãnh sự VNCH ở New York trong lúc nhân viên ăn trưa. Mục đích tuyên bố với thế giới về chủ trương gọi là “đòi hỏi của nhân dân VN”.
Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông thường về VN tham gia các tọa đàm với học giả trong nước. (Theo Wikipedia).
3.6. Những nhân vật ngoại quốc
1. Thomas Patterson, giáo sư chính trị và báo chí tại trường John F. Kennedy, thuộc ĐH Harvard.
2. Ann L. McDaniel, phó chủ tịch tờ Washington Post.
3. Robin Sproul, giám đốc văn phòng ABC News ở Washington.
4. Alex S. Jones, giám đốc trung tâm báo chí chính trị ĐH Harvard.
5. Bà Vaira Vike-Freiberga, cựu tổng thống Latvia.
6. Bà Bushra Naz Malik, người Pakistan.
7. Douglas Coulter, giáo sư trường Quản Lý Guanghua, Bắc Kinh.
Thành phần người Việt của Viện nghiên cứu TNT đa số là những đảng viên đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền của chế độ CS hiện nay. Những nhân vật Hoa Kỳ không có ai là những nhà nghiên cứu về lịch sử VN cả.
4. Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà Giải & Yêu Thương
Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà giải và Yêu thương (Tran Nhan Tong Reconciliation Prize) trao hàng năm cho những người có thành tích nổi bật về “Hoà giải và Yêu thương” giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo, đã giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh. Chủ trương dùng âm nhạc xoá bỏ những khác biệt và xung đột. Sáng kiến tổ chức “Ngày Hoà giải và Yêu thương Thế giới hàng năm là ngày 9 tháng 9” (Tiếp theo ngày quốc khánh 2-9 của VN).
5. Không minh bạch trong việc trao giải Trần Nhân Tông ngày 22-9-2012
Bản tin trên đài RFI cho biết, “ngày 22-9-2012, tại buổi lễ tổ chức ở Harvard University Faculty Club, Boston, HK, tổng thống Miến Điện U Thein Sein và chủ tịch đảng đối lập Aung San Suu Kyi được trao “Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà Giải và Yêu Thương”. Hai nhân vật Miến Điện trên là hai phe đối lập đã bắt tay hoà giải với nhau”.
5.1. Sự thật không có việc trao giải cho hai nhân vật Miến Điện nầy.
Hai nhân vật Miến Điện không đến nhận giải thưởng và trả lời rằng: “Do chương trình hoạt động bận rộn nên không đến dự được”.
Do đó, không có việc trao giải thưởng.
“Việc vắng mặt không được Ban tổ chức công bố trên mạng, không cải chính bản tin đã loan trước đó.
Tuy nhiên Viện vẫn tiến hành buổi lễ để giới thiệu Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng TNT.
Viện Đại học có mời một nhà tu hành có uy tín của Phật Giáo đến trao giải thưởng cho hai chính khách Miến Điện, họ đã chọn ông Thích Nhất Hạnh. Nhưng đã biết, từ nước Pháp, ông Nhất Hạnh đã nhũn nhặn từ chối và có gởi lời chào mừng.” (Bùi Tín)
Ông Bùi Tín cũng cho biết thêm: “Ông Nguyễn Anh Tuấn hiện đảm nhận hình thành Trần Nhân Tông Academy, thuộc Đại học Harvard, dựng lên thư viện Trần Nhân Tông (TNT), còn lo dựng tượng TNT lớn, bằng đồng tại Harvard, qua quyên góp xã hội và sự hỗ trợ của Nhà nước VN”
5.2. Nhận xét của Dân Làm Báo
Tác giả Gánh Hàng Hoa trên trang mạng Danlambao viết như sau:
“Nổi bật nhất là việc, mặc dù ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi không hề có mặt trong buổi lễ trao giải thưởng, nhưng Ban Biên Tập của www.trannhantong.net vẫn đăng tải những bài viết, video clip và hình ảnh chấp nối từ những nguồn hoàn toàn không có dính dáng gì đến giải thưởng hoà giải TNT. Phải chăng là mục đích muốn dẫn dắt độc giả tin tưởng rằng đã có một buổi lễ trao giải thưởng tận tay cho hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Miến Điện, nhằm tạo uy tín, dù giả dối, cho Trần Nhân Tông Academy và những người đứng sau lưng học viện?”.
Những tin tức lập lờ đánh lận con đen nầy khiến cho nhiều người nhầm lẫn, trong đó có ông Bùi Tín khi viết bài về buổi lễ. Do đó, ông Bùi Tín có viết bài đính chính đăng trên trang Việt Báo.com
“Trong bài viết ngày 22-9-2012 của Lan Anh, có hai tấm hình của ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, có kèm theo lời chú thích, khiến độc giả tin rằng đó là hình chụp trong buổi lễ trao giải thưởng ngày 22-9-2012. Trên thực tế, hai tấm hình được “ăn cắp” (không xin phép tác giả) từ những trang mạng khác mà chủ nhân thật sự của nó không được nêu tên ra. Tấm hình ông Thein Sein do phóng viên Hoàng Đình Nam của AFP (American Free Press) chụp. Còn tấm hình của bà Aung San Suu Kyi là do phóng viên Khin Maung Win của AP (Associated Press) chụp ngày 2-4-2012. Có nguồn tin cho biết Lan Anh là con gái của Nguyễn Anh Tuấn?”
Một tổ chức quốc tế, một giải thưởng quốc tế mà làm ăn mờ ám, lươn lẹo, đánh lận con đen như thế thì làm sao mà sống lâu được?
Không trung thực là tự hủy diệt.
Sở dĩ 700 tờ báo và cơ quan truyền thông cùng 15,000 nhà báo trong nước còn sống lâu được là nhờ họ gác lương tâm qua một bên, tiến công bên lề phải, tức là bưng bít tin tức, bóp méo sự thật, ca tụng bạo quyền.
Những thành tích làm báo nhà nước không còn tin cậy được nữa.
6. Vua Trần Nhân Tông và biểu tượng hoà giải
Trước hết phải xác định một lần nữa, Trần Nhân Tông là một minh quân, một anh hùng dân tộc trong việc chống quân Nguyên, là một thiền sư đã Việt Nam hoá đạo Phật và là Tổ sư sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Về Phật giáo, lịch sử ghi chép ông đã “tập đại thành” những tư tưởng của nhiều thiền sư trước đó, như sư Vạn Hạnh chẳng hạn.
Hình tượng Trần Nhân Tông bị lợi dụng. GS Phạm Cao Dương cho biết: “Nếu các hoạt động của Viện Trần Nhân Tông thiên về mục đích chính trị nhất thời, thì hình tượng TNT có thể bị lợi dụng”.
Để làm sáng tỏ về việc hoà giải của vua Trần Nhân Tông, thiết nghĩ nhìn lại lịch sử đời Trần và vua Trần Nhân Tông.
7. Tổng quát về nhà Trần
Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất của dân tộc Việt. Nhà Trần trị vì 175 năm với 12 vị vua. Quân dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông. Có những vị danh tướng như Hưng Đạo Vương đã làm rạng danh trang sử Việt.
Thái sư Trần Thủ Độ là người gầy dựng lên nhà Trần bằng cách ép anh rể là vua Lý Huệ Tông phải lên làm thái thượng hoàng, nhường ngôi lại cho con gái thứ hai là Lý Chiêu Hoàng, 7 tuổi. Sau đó, đưa cháu là Trần Cảnh, 8 tuổi, vào làm chồng Chiêu Hoàng để cướp ngôi nhà Lý.Trần Cảnh lên ngôi tức là Trần Thái Tông.
Trần Thủ Độ lại ép buộc Lý Huệ Tông phải đi tu và âm mưu giết chết. Đó là một hôm, khi vua Lý Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ trước sân chùa, Trần Thủ Độ nói “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc rể”. Hiểu ý, Lý Huệ Tông tự tử chết.
Trần Thái Tông còn nhỏ, nên Trần Thủ Độ nắm giữ quyền hành cai trị đất nước suốt 40 năm, và Trần Thái Tông chỉ làm vua cho có chức vị.
Trần Thủ Độ thông dâm với người chị, là vợ của vua Lý Huệ Tông, bà là mẹ của 2 công chúa Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng.
Những vị vua sau lại sa vào con đường đam mê tửu sắc, khiến cho nhà Trần suy tàn và mất ngôi.
Vị vua sau cùng là Trần Thiếu Đế, 5 tuổi, bị ông ngoại là Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ. Mười hai vua nhà Trần là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Trần Phế Đế, Thuận Tông và Trần Thiếu Đế.
8. Lịch sử chê trách nhà Trần
Dưới đây là những trang sử không vẻ vang gì về văn hoá của dân tộc. Chúng ta cũng không hãnh diện vì nó. Chúng ta cũng không mong muốn có những trang sử bị chê trách, tuy nhiên, nó là lịch sử, và không ai có thể sửa đổi lịch sử được cả. Cho dù có nhắc đến, hoặc cố tình che dấu thì lịch sử vẫn là lịch sử.
Trúc Giang tôi cũng không có ý bôi nhọ tổ tiên của dân tộc, nhưng vì, có ý kiến cho rằng nhân vật Trần Nhân Tông bị lợi dụng, cho nên cần phải làm sáng tỏ. Đây là vấn đề rất tế nhị khi lạm bàn về lịch sử có thể gây sự ngộ nhận nhưng đó là sự kiện có tốt, có xấu được ghi lại.
Nói về Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên
ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên là bộ quốc sử VN bằng chữ Hán viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử VN từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 279 TCN đến năm 1675, đời Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
ĐVSKTT bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một sử quan, biên soạn. Sau đó được dịch ra chữ Quốc ngữ, hiện còn được lưu giữ ở Viễn Đông Bác Cổ Paris (Pháp).
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội VN xuất bản và phát hành lần đầu tiên năm 1993. Là bộ sử xưa nhất, là di sản văn hoá vô giá của dân tộc Việt. Là kho tài liệu phong phú rất có giá trị. Các bộ sử sau nầy dựa vào đó mà biên soạn.
Lịch sử chê trách nhà Trần hai việc:
- Là dùng các công chúa thực hiện mỹ nhân kế để giữ nước
- Xảy ra tình trạng loạn luân?
Ngoài hai sử gia Ngô Sĩ Liên và Ngô Thì Sĩ, ngay cả Lê Quý Đôn cũng hạ bút: “Họ Trần lập hoàng hậu bằng cách nhà vua lấy chị em con chú con bác làm vợ. Loạn luân như thế mà vẫn điềm nhiên không coi là kỳ quái… Triều Lê ta, gia pháp rất đúng, giáo dục luân thường rất rõ ràng. Khi chọn phi tần, tất lấy trong con em các dòng họ công thần và con nhà tử tế mà lễ trật phân biệt, tôn ty rạch ròi, không có cái tệ bất chính trong chốn phòng the của đời trước”.
Để chứng minh nhà Trần có tội, Ngô Thì Sĩ viết: “Nhà Trần lấy vợ là người cùng họ, âm dương không phải lứa đôi nên có tai biến trong những hôn nhân cùng họ:
- Năm 1300, người đàn bà Hồng Lộ sinh con 2 đầu
- Năm 1304, người đàn bà ở kinh thành sinh con 2 đầu, 4 chân, 4 tay.
- Năm 1350, tại làng Thiên Cung, Nghệ An, có người con gái hoá trai.
Theo Nho giáo, vua là con Trời, mà con Trời hành sự không đúng lễ giáo thì bị Trời ra tay răn dạy như thế”.* (Nhận xét của người viết sử ở thế kỷ 14, tức là hơn 600 năm trước)
9. Mỹ nhân kế và loạn luân
9.1. Dùng các công chúa làm mỹ nhân kế để giữ nước
9.1.1. Gả Ngoạn Thiềm công chúa cho Nguyễn Nộn
Năm 1228, Ngoạn Thiềm công chúa là con của Trần Thái Tông, là em gái của Trần Thánh Tông, được đem gả cho Nguyễn Nộn.
Lý do, Nguyễn Nộn bắt được vàng ngọc mà không đem dâng nạp triều đình nên bị bắt giam. Mẹ của Lý Chiêu Hoàng xin cho Nguyễn Nộn được đi đánh giặc để chuộc tội. Nguyễn Nộn có tài nên dẹp được phiến loạn và thu phục được quân binh nổi loạn, thanh thế lừng lẫy một phương ở tỉnh Hải Dương.
Nhà Trần một mặt phong chức cho Nộn là Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, một mặt gả công chúa Ngoạn Thiềm làm tay trong, dò la tin tức đề phòng Nộn làm phản. Nguyễn Nộn biết được âm mưu đó, nên dọn cho công chúa ra ở riêng một nơi, bị cô lập và theo dõi nên không làm gì được cả.
9.1.2. Triều đình sai dâng công chúa An Tư cho Thoát HoanTháng 12 năm 1284 dương lịch, thế quân Nguyên rất lớn, do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt, chỉ huy, tiến công rất mạnh đã áp sát vào thành Thăng Long. Quân nhà Trần rơi vào thế nguy hiểm, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông suýt bị rơi vào tay giặc.Nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Ích Tắc, con của vua Thái Tông, em vua Thánh Tông, chú của Trần Nhân Tông, Trần Kiện, Trần Lộng, mang cả gia quyến và thuộc hạ ra đầu hàng quân Nguyên.Trần Ích Tắc (1254 – 1329) là con thứ năm của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), em vua Thánh Tông, chú của vua Trần Nhân Tông.Năm Ất Dậu 1285, quân nhà Nguyên chia quân làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Lúc đó đạo quân thứ ba do Toa Đô chỉ huy từ dưới Chiêm Thành đánh lên.Trần Ích Tắc thống lĩnh hàng vạn quân cùng với các thuộc hạ là Trần Kiện, Lê Tắc chống lại cánh quân của Toa Đô.Thế yếu, các tướng nhà Trần mang cả gia đình và thuộc hạ dâng nộp vũ khí xin đầu hàng. Toa Đô sai người đưa đám hàng quân gồm Trần Ích Tắc, con là Trần Hữu Lượng và Trần Đoan Ngọ, các cận thần là Trần Kiện, Lê Tắc về Yên Kinh (Bắc Kinh). Trần Ích Tắc được phong làm An Nam Quốc Vương, thăng chức và hưởng lộc của vua Tàu.
Trần Ích Tắc đầu hàng kẻ giặc để hưởng vinh hoa phú quý là một vết nhơ trong lịch ngàn năm của dân tộc.Tình thế rất nguy cấp, Thượng hoàng Trần Thánh Tông (cha của Trần Nhân Tông) quyết định dâng em gái út của mình là An Tư công chúa cho Thoát Hoan để cầu hòa.Tháng 3 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Trung Hiếu Hầu Trần Dương và quan hầu cận là Đào Kiện, đưa người cô của nhà vua là An Tư công chúa về Thăng Long để dâng lên cho Thoát Hoan xin cầu hòa nhưng không có kết quả.
Dâng con gái cho giặc là 2 cái nhục bị chê trách.
9.1.3. Gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân
Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả con gái cho Chế Mân khi viếng thăm Chiêm Thành. Chế Mân dâng kỳ hương và báu vật xin cưới nhưng không được. Sau Chế Mân dâng 2 châu Ô và Rí thì nhà Trần mới đồng ý gả công chúa cho vua Chiêm Thành. Tháng 6 năm 1306 Huyền Trân công chúa về Chiêm Thành.Tháng 5 năm 1307 Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải lên dàn hoả thiêu chết theo vua. Nhà Trần sai Trần Khắc Chung lấy cớ sang điếu tang lập kế đưa công chúa Huyền Trân về nước.
Sử gia Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã xuất gia rồi, vua Anh Tông thay đổi lời hứa có khó khăn gì đâu, mà phải đem gả cho người xa, không phải giống nòi. Cho rằng giữ đúng lời hẹn ước, thế rồi sau đó lại dùng kế gian trá để cướp lại, thế thì chữ tín ở đâu?”
9.1.4. Trần Minh Tông gả Nguyệt Sơn công chúa cho Ngô DẫnNăm 1363, vua Trần Minh Tông gả Nguyệt Sơn công chúa cho Ngô Dẫn, do Ngô Dẫn trở nên giàu có, nhờ có viên ngọc lớn bán được nhiều tiền.Sau đó, Ngô Dẫn ỷ lại giàu có, và do tính háo sắc, đã tư tình với người khác, xem thường công chúa. Công chúa tâu lên, Ngô Dẫn được miễn tội chết nhưng bị tịch thu toàn bộ gia sản.
Sử gia Ngô Thì Sĩ viết: “Nhà Trần quen làm lối nầy, cốt được lợi trông thấy mà đem má phấn đánh đổi tràng thành, gả Ngoạn Thiềm công chúa cho Nguyễn Nộn, dâng An Tư công chúa cho Thoát Hoan đều theo lối ấy cả”.
9.1.5. Sinh hoạt của các công chúa thời TrầnNgoài những cuộc hôn nhân giữa bà con trong họ, và với người ngoài vì lý do chính trị, ngoại giao, các công chúa đời Trần được sử sách ghi chép như sau:“Bắt đầu từ năm 1266, các công chúa cũng như các vương hầu, cung tần, được phép chiêu tập những người không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang, đắp đê ngăn nước mặn ở ven biển, chờ 2, 3 năm sau biến thành ruộng.Khi các công chúa và vương hầu, cung tần lập trang trại thì phải huấn luyện những nô tỳ trở thành quân lính, tổ chức thành đội quân, bản bộ, làm quân trừ bị.”
Các công chúa đời Trần bị chỉ trích là bắt người dân làm nô lệ, hại gia đình tan nát.
9.2. Loạn luân đời Trần
Nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý bằng hôn nhân ngoại thích, do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương kết hôn với người trong dòng họ (hôn nhân nội thích). Việc nầy đưa đến dòng họ triều Trần loạn luân, là các con chú con bác, con cô cậu, bạn dì lấy nhau. Trái với văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, đạo lý, lễ giáo gia phong của người Việt Nam.
Biện pháp hôn nhân nội thích không giữ được ngôi báu nhà Trần, và cuối cùng nhà Trần cũng bị mất ngôi vì hôn nhân ngoại thích. Đó là Hồ Quý Ly đoạt ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ.
Sử sách ghi có 35 trường hợp loạn luân trong hoàng tộc nhà Trần.
Trần Liễu lấy Thuận Thiên công chúa là con cậu lấy con cô.
Năm 1225. Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lấy Lý Chiêu Hoàng cũng là con cậu lấy con cô. Giải thích liên hệ như sau:
Trần Thừa là cha của Trần Liễu và Trần Cảnh.
Trần Thừa là anh ruột của Thuận Trinh. Mà Thuận Trinh là mẹ của 2 công chúa Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng
Hai anh em ruột Trần Liễu và Trần Cảnh con của Trần Thừa lấy hai chị em ruột Thuận Thiên và Lý Chiêu Hoàng, là con của Thuận Trinh, tức là 2 anh em con cậu lấy 2 chị em con cô.
Năm 1237. Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lấy Thuận Thiên công chúa, vợ của Trần Liễu, đã có thai 3 tháng. Lý do là Lý Chiêu Hoàng không có con, nên Trần Thủ Độ ép Trần Liễu phải nhường vợ lại cho em ruột là Trần Cảnh, tức là Trần Thái Tông. Trường hợp nầy cũng là con cậu lấy con cô và em chồng lấy chị dâu.
Năm 1251, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, (con của Trần Liễu) lấy công chúa Thiên Thành (con của Trần Cảnh) tức là con bác lấy con chú.
Liên hệ như sau: Trần Liễu và Trần Cảnh là anh em ruột.
Trần Quốc Tuấn là con của Trần Liễu. Thiên Thành là con của Trần Cảnh, tức là con bác lấy con chú.
Năm 1258. Trần Thánh Tông (con Trần Thái Tông, Trần Cảnh) lấy Thiên Cảm công chúa (con của Trần Liễu) tức là con chú lấy con bác.
Năm 1274. Vua Trần Nhân Tông lấy 2 người con gái của Trần Quốc Tuấn là Bảo Thánh và Tuyên Tử, thuộc về con nhà chú lấy con nhà bác.
Năm 1351. Trần Dụ Tông loạn dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa. Câu chuyện như sau. Lúc Dụ Tông 4 tuổi, trong buổi dạo thuyền đêm Trung Thu ở Hồ Tây, vô tình bị chết đuối. Thầy thuốc người Tàu tên Trâu Canh dùng kim châm, cứu sống và tiên đoán, sau nầy sẽ bị liệt dương.
Dụ Tông lên ngôi năm 6 tuổi. Đến năm 14 tuổi thì cưới vợ, đúng là bị liệt dương. Thầy thuốc Trâu Canh cho toa, hãy giết 1 bé trai, mổ lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống, và phải thông dâm với chị hoặc em ruột thì mới hiệu nghiệm. Sự mê tín dị đoan nầy làm giảm sút đạo lý của truyền thống dân tộc!
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại ở trang 132 như sau: “Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa, quả nhiên có công hiệu”.
Có tất cả 35 trường hợp loạn luân trong hoàng tộc nhà Trần được ghi lại rõ ràng, đã bị các sử gia Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ, Phan Phú Tiên và cả Lê Quý Đôn, vua Tự Đức cũng đã phê phán mạnh mẽ việc loạn luân luông tuồng nầy.
10. Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 7-12-1258, con trai trưởng của Trần Thánh Tông.
Ngày 8-11-1278, ông được vua cha truyền ngôi năm ông 20 tuổi. Trị vì 14 năm. Nhường ngôi, lên làm Thượng hoàng 5 năm, xuất gia 8 năm.Thọ 51 tuổi. Trần Nhân Tông là vị vua thông minh và quả quyết. Nhờ Thượng hoàng Thái Tông còn nắm mọi việc trong triều và có nhiều người tài trí giúp nước, nhà vua, các tướng lãnh và dân chúng một lòng đánh giặc nên từ năm 1285 đến 1287 quân Nguyên-Mông hai lần sang xâm lấn đều bị đập tan.
Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó đến Yên Tử, Quảng Ninh, thành lập Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Trúc Lâm là hiệu của Trần Nhân Tông cũng là hiệu của ông là Thiền Sư Đạo Viên.
Ông là Tổ thứ nhất của dòng thiền Việt Nam, được gọi cung kính là Phật Hoàng. Qua đời ngày 16-12-1308, thọ 51 tuổi.
11. Thời kỳ suy tàn của nhà Trần
Từ Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, nhà Trần suy tàn. Thái sư nhiếp chính là Hồ Quý Ly lộng quyền, khuynh đảo triều đình.
Hồ Quý Ly gả con gái trưởng là Thánh Ngâu cho vua Trần Thuận Tông, sinh ra Trần Thiếu Đế. Quý Ly khuynh đảo triều đình, đưa 2 con trai vào nắm chức vụ quyền lực quan trọng trong triều.
Ông ép buộc con rể là Thuận Tông phải lên làm Thượng hoàng, nhường ngôi cho con là thái tử An, tức Thiếu Đế lúc 2 tuổi. Kế tiếp, buộc Thuận Tông phải đi tu và sai người giết chết, ban đầu sai người dâng rượu độc, Thuận Tông uống vào nhưng không chết, lại dâng nước dừa mà không cho ăn, vẫn không chết. Cuối cùng, Quý Ly sai tướng Phạm Khả Vĩnh đến thắt cổ thượng hoàng, chết lúc 22 tuổi.
Hồ Quý Ly đem giết 370 người thuộc nhà Trần chống lại ông ta, trong đó có Trần Nguyên Hãng và Trần Khát Chân.
Tình hình Đại Việt hỗn loạn. Giặc cướp Nguyễn Nhữ Cái nổi lên có hàng vạn người theo, cướp bóc bừa bãi. Triều đình bó tay.
Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn, 1400, Trần Thiếu Đế bị ông ngoại ép nhường ngôi. Hồ Quý Ly sai các tông thất nhà Trần phải dâng biểu 3 lần mới chịu nhận làm vua.
Hồ Quý Ly lên ngôi, niên hiệu là Thánh Nguyên. Đổi tên nước là Đại Ngu, dời đô từ Thăng Long về An Tông, Thanh Hoá. Quý Ly truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương.
Nhà Hồ làm vua được 7 năm thì bị nhà Minh sang đánh, bắt giết Hồ Hán Thương. Nước Nam bị lệ thuộc vào nhà Minh năm 1407.
Lịch sử lập lại. Những gì Trần Thủ Độ làm để đoạt ngôi nhà Lý, được Hồ Quý Ly thực hiện để đoạt ngôi nhà Trần. Đó là Trần Thủ Độ ép anh rể Lý Huệ Tông phải nhường ngôi cho con gái, Lý Chiêu Hoàng, lên làm Thượng hoàng, ép đi tu và giết chết bằng câu nói bóng gió là “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc rể”
Hồ Quý Ly ép con rể lên làm Thượng hoàng, ép đi tu và cũng dùng 4 câu thơ bóng gió là nên tự kết thúc cuộc đời bằng 2 câu “Sao không sớm liệu đi. Để cho người nhọc sức?” “Người nhọc sức” là những người mà Hồ Quý Ly sai theo hầu cận, theo dỏi và kiểm soát Trần Thuận Tông, (con rể của ông).
12. Phật Giáo suy tàn
Thời kỳ đầu nhà Trần, Phật Giáo phồn thịnh, được xem là quốc giáo. Các vua đều sùng đạo. Cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng thờ phượng khắp nơi.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại như sau: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trần Nhân Tông sai sứ sang Tàu thỉnh kinh về truyền bá Đạo Phật. Chính ông là người Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật Giáo bị pha trộn thêm các hình thức mê tín, bùa chú, nên ngày càng suy vi”. Do đó, Phật giáo không được coi là quốc giáo nữa. Nho giáo được tôn trọng hơn vì “chịu ảnh hưởng” của Tàu!
Năm 1396, vâng lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông xuống chiếu sa thải các tăng đạo từ 50 tuổi trở xuống, bắt buộc phải hoàn tục. Những người còn lại, trên 50 tuổi, phải tham dự các kỳ thi về kinh giáo. Ai thi đậu thì được cho làm Đường Đầu Thủ, Trì cung, Trì quán. Ai không đậu thì cho làm kẻ hầu của những người tu hành.
Nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất lịch sử với ba lần chiến thắng quân xâm lược nhà Nguyên một cách vẻ vang. Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh là người đã Việt Nam hoá Phật Giáo và là Tổ sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử
Nhưng Trần Nhân Tông không phải là một biểu tượng nổi bật về tinh thần “hoà giải”. Tư tưởng của Trần Nhân Tông bắt nguồn từ đạo Phật và xuất phát cũng từ Phật Giáo từ hàng ngàn năm tới ngày nay.
Âm Mưu Của CSVN
Bài học kinh nghiệm về hoà giải hoà hợp với Việt CộngĐể phát động chiến dịch thực hiện NQ 36 về hoà giải hoà hợp dân tộc, nhà sư quốc doanh Thích Đức Nghi qua Pháp móc nối với sư ông Thích Nhất Hạnh để thành lập chùa Bát Nhã theo thiền phái Làng Mai ở Việt Nam.Tu viện Bát Nhã thuộc thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, diện tích 30 hecta, được thành lập năm 1995 do thượng tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ tu viện.Tháng 2 năm 2005, Thích Đức Nghi đồng ý cho thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng nhân Làng Mai xây dựng Bát Nhã thành một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai. Nhất Hạnh chi ra một triệu đô la để mua đất và mở rộng khu tu viện.Tháng 5 năm 2005, Thích Đức Nghi bảo lãnh các nhà sư tu tập tại Làng Mai người Pháp và người Pháp gốc Việt, được về nước đào tạo tăng sinh. Trong vòng một năm, tăng sinh lên tới 300 người. Một dự án xây dựng cơ sở cho 1,000 tăng sinh, được đề ra.
Tháng 6 năm 2008, ông thầy chùa quốc doanh Thích Đức Nghi phản phé, tuyên bố chấm dứt việc bảo lãnh các sư quốc tịch nước ngoài, có nghĩa là buộc những tăng ni quốc tịch Pháp phải rời Việt Nam.
Công điện của toà Đại sứ Mỹ bị Wikileaks phổ biến trên Internet có nội dung như sau:
Ngày 8-8-2008, công an địa phương ra công văn trục xuất 397 tăng ni ra khỏi Viện. Các tu sinh gởi kiến nghị khắp nơi nhưng không ai trả lời cả.
Ngày 19-11-2008, một buổi họp ở Sài Gòn, Viện Phật Giáo VN và Ban Tôn Giáo Chính phủ, ủy quyền cho Ban Trị Sự Phật Giáo Lâm Đồng giải quyết vụ việc.
Ngày 27-6-2009, ông thầy chùa quốc doanh Thích Đức Nghi cắt điện và nước của tăng sinh cho đến ngày 1-8-2009.
Ngày 20-9-2009, một bọn côn đồ đến đập phá nhà cửa, ném đá và đồ vật dơ bẩn, đập phá chỗ ở của các tăng sinh trước mặt Thích Đức Nghi. Quần áo của các ni cô bị lấy đem vứt xuống suối.
Ngày 27-9-2009, công an thường phục mang mặt nạ chống hơi độc với dùi cui, sát cánh với bọn côn đồ, cưỡng bức 150 tăng sinh ra ngoài sân, chịu đựng suốt cơn mưa, rồi chúng xông vào phá phách các liêu phòng, phá cửa sổ, bàn ghế, giường chiếu, đổ nước phá hư những thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến máy vi tính.
Máu đổ trước sân chùa, bộ áo cà sa nhuộm máu.
Hai thầy bị kéo đi như kéo súc vật, bị đập phun máu đầu bất tỉnh. Hai tăng sĩ sư huynh bị bắt mang đi. Các tăng sinh nằm dài dưới mặt đường trước những chiếc xe để ngăn chận việc mang người, không biết đem đi đâu.
Công an ra tay “hơi mạnh”, máu me đầy người, những bộ áo cà sa đẫm máu và máu đổ trước sân chùa do sự đàn áp dã man và tàn bạo.
Hai người bị thẩm vấn, ép cung là Làng Mai hoạt động chống chính quyền. Sau đó họ bị trục xuất về nguyên quán là Nha Trang và Hà Nội.
Khoảng từ 80 đến 100 tăng sinh bị chở đi đâu không ai biết.
Vào đêm chủ nhật, tất cả tăng sinh đều bị trục xuất ra khỏi tu viện sau khi bị tấn công dã man. Đến 6 giờ sáng thứ hai, Viện Bát Nhã không còn bóng dáng một tăng sinh nào cả. Công an đã trục xuất 100% tăng sinh ra khỏi tu viện.
200 tăng sinh chạy đến tá túc ở chùa Phước Huệ, cách đó 17 km cũng bị áp lực phải trục xuất. Giáo Hội Phật Giáo gởi tối hậu thơ buộc các tăng sinh phải rời khỏi chùa Phước Huệ thời hạn chót là ngày 30-11-2009.
Nhà cầm quyền CSVN tuyên bố vụ việc là do tranh chấp nội bộ giữa Phật giáo với nhau, tu mà tâm chưa tịnh.
Ông Bùi Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Phật Giáo chính thức lên án sư ông Nhất Hạnh. Tiếp theo, báo Công An Nhân dân đăng tải nhiều bài mạ lỵ Thích Nhất Hạnh.
Ngày 30-9-2009, sư ông Nhất Hạnh gởi một lá thư cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xin che chở cho các tăng sinh Bát Nhã. Nguyễn Minh Triết cũng trở mặt. Không có hồi âm.
Ngày 2-10-2009, Nhất Hạnh gởi thơ cho các trí thức trong và ngoài nước, xin lên tiếng kịp thời che chở cho 400 người trẻ bị bao vây và đàn áp tại Bát Nhã.
Các tăng sinh Làng Mai giữ đúng tôn chỉ là chế ngự cơn giận, hoà giải hoà hợp và yêu thương đối với công an, nhưng rất tiếc, công an CS chưa giác ngộ.
Hoà giải hòa hợp phải được thực hiện bình đẳng và tự nguyện tự giác giữa hai bên mới được. Ngay cả nhà sư quốc doanh Thích Đức Nghi cũng lật lọng, tráo trở đối với người đồng đạo, nên thầy trò Nhất Hạnh bó tay.
Phật giáo chơi Phật giáo thì ai hòa giải với ai đây?
Nhớ lại, khi về VN, thầy Nhất Hạnh thực hiện hoà giải hòa hợp dân tộc theo nội dung NQ 36, tổ chức 3 Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng ở 3 miền, Nam Trung Bắc, gọi là “Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan”, cầu nguyện giải trừ oan khổ.
Sư ông Nhất Hạnh bị VC chơi 3 cú đau hơn bị bò đá vào dế.
Trước năm 1975, thầy binh vực VC, chống VNCH, chống Mỹ, bị VNCH buộc phải lưu vong sau khi dự Đại hội Phật giáo ở Nhật Bản vào năm 1967. Binh vực VC mà bị VC đá, đó là cái đau thứ nhất.
Bị VC lợi dụng để quảng cáo cho việc thực hiện thành công NQ 36, bị mất trên một triệu đô la, và 400 tăng sinh bị đàn áp, cấm tụ tập tu hành.Đó là cái đau thứ hai, do thơ ngây không hiểu Cộng Sản.
Cái đau thứ ba là mắc cở với người quốc gia của VNCH, đau hơn bị bò đá mà phải ngậm đắng nuốc cay, chả dám hở môi với ai cả. Đó là cái đau nhất của một vị tu hành có tiếng tăm.
Bài học Làng Mai giúp chúng ta nhận chân về chiêu bài hoà giải hoà hợp của Việt Cộng.
Mục đích của Viện Trần Nhân Tông là: “Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời xuất bản những kết quả nghiên cứu”. Thế nhưng những ông tây bà đầm chẳng có tay nào làm công việc nghiên cứu về sử học, văn hoá, tôn giáo, triết học của Việt Nam cả, thì lấy cái gì mà xuất bản?
Ông chủ tịch Giải thưởng Trần Nhân Tông, Thomas Patterson, trước kia là một chiến binh Mỹ đã từng tham chiến ở VN, mà Hà Nội gọi chung là “đế quốc Mỹ xâm lược”, thế nhưng bây giờ ông đã “nhiều lần nhận xét rằng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một nhà lãnh đạo lớn, đức độ và tài năng như vua Trần Nhân Tông vậy”. (Bùi Tín)
Tuyên bố như vậy, thì chính là hạ nhục Trần Nhân Tông, chớ không phải vinh danh. Bởi vì, Trần Nhân Tông mà giống như Hồ Chí Minh thì hết chỗ chê rồi.
Viện Trần Nhân Tông chủ trương dùng âm nhạc xoá bỏ những khác biệt và xung đột là một chủ trương thật đáng buồn cười, vì âm nhạc đã có từ ngàn năm nay dưới biết bao nhiêu hình thức và thể loại, nhưng xung đột, tranh chấp, khủng bố ngày càng gia tăng…
Trong nội bộ những vị “chân tu” như Nhất Hạnh và Thích Đức Nghi mà không hoà giải với nhau được thì làm sao mà những người phàm phu tục tử, ngoại đạo, hoà giải và yêu thương nhau cho được. Hay là đề nghị tổng thống Mỹ thử dùng âm nhạc để hoà giải với giáo chủ Hồi giáo và tổng thống Iran, với TT Bashar al-Assad của Syria, hoặc Kim Jong-un xem sao?
ảo thuật vẹt
Kết
Có thể nói Tran Nhan Tong Academy made in Vi Xi Hà Nội, vì Viện được thành lập và điều hành bởi những đảng viên đã từng giữ những chức vụ cao cấp của chế độ độc tài Cộng Sản VN.
Hoà giải hoà hợp dân tộc là một chiêu bài của Nghị Quyết 36. Trước đây, thủ đoạn dùng “củi đậu nấu đậu”, tức là dùng Việt gian nằm vùng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS để đánh phá các phong trào dân chủ và nhân quyền cho VN, thủ đoạn đó thất bại. Có thể chiến thuật mới là dùng người bản xứ đứng mũi chịu sào để đánh người tỵ nạn CS thì chắc ăn hơn.
Tóm lại, câu chuyện hoà giải giữa Làng Mai Bát Nhã của Thích Nhất Hạnh với Cộng Sản VN, là một bằng chứng cụ thể để chúng ta thấy rõ về NQ 36 của Việt Cộng. NQ 36 nhằm tiêu diệt tinh thần đấu tranh chống chế độ độc tài để đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Trúc GiangMinnesota tháng 10 năm 2012
www.vietthuc.org
3 Attached files| 92KB
Sunday, October 28, 2012
TRẦN CÔNG * HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT CỘNG TẠI HẢI NGOẠI
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT CỘNG
TẠI HẢI NGOẠI
Trần Công
Trong bao nhiêu năm nay, cộng sản đã ra sức phá hoại các cộng đồng hải
ngọai. Cộng sản đã bắt chước đường lối gian manh của Nguyễn Tất Thành,
sau này là Hồ Chí Minh, là nói xấu, chia rẽ hàng ngũ quốc gia.và xâm
nhập vào các tổ chức quốc gia để phá hoại và cướp bóc.Đường lối chung là
gây chia rẽ trong cộng đồng hải ngoại, làm suy yếu lực lượng cộng
đồng..
Phương thức hành động là :
+ Chúng giả danh là sĩ quan, đã ngồi tù, hay con cái các nhà văn danh
tiếng. Chúng cũng mua chuộc các sĩ quan, nhà văn vốn ở Miền Nam, vốn ở
trong hàng ngũ quốc gia để tuyên truyền phá hoại như việc chúng giả
danh con nhà văn Vũ Trọng Phụng để tuyên truyền hay vu khống các nhân
vật VNCH như chúng bịa đặt về luật sư Trần Văn Tuyên, về nhà văn Nguyễn
Thị Vinh
+ Chúng mua chuộc các sĩ quan, nhà văn , văn nghệ sĩ , các tu sĩ hay
các các vị ở trong chính quyền cộng hòa như Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy,Nhất
Hạnh, Phạm Minh Mẫn...để tuyên truyền, phá hoại khối thống nhất của hải
ngoại.
+Chúng tạo thanh thế rồi xâm nhập vào các cộng đồng gây chia rẽ.hay loan tin thất thiệt.
+Chúng dùng báo chí, e mail để khuấy động, hoặc kích bác chia rẽ trong cộng đồng.
Đường lối hoạt động là :
+Chúng gây chia rẽ. làm cho anh em bôi xấu nhau, vu cáo... như chúng đã làm trong các hội đoàn quân nhân hải ngoại.
+Chúng nhân danh chống cộng hay nhân danh công bằng như nhóm Liên Thành
và Giao Điểm để gây ra xung đột tôn giáo có lợi cho cộng sản.. Một vài
người đứng đàng sau, giả làm sư để chống Thiên Chúa giáo và giả Thiên
chúa giáo để mạ lỵ, vu khống Phật giáo, mà Phật giáo Thống NHất hiện nay
là một trong những cột trụ vĩ đại chống đỡ ngôi nhà Việt Nam trước sự
phá hoại, xâm chiếm của Việt Cộng và TRung Cộng.
Khoảng 1963, bọn cộng sản đã thực hiện âm mưu xúi dục chiến tranh tôn giáo tại Miền Nam. Chúng cho người đến vùng Thiên chúa giáo kêu gào rằng nhà thờ bị Phật tử đốt, chúng cũng đến vùng nhiều Phật tử loan tin nhà chùa bị Thiên Chúa giáo đốt. Nhưng lúc đó đồng bào ta sáng suốt không măc mưu bọn cộng sản gian manh! Ngày nay, chúng lại giở thủ đoạn xảo quyệt này. Xin các vị lãnh đạo tôn giáo, các vị lãnh đạo cộng đồng và tất cả đồng bào ta phải sáng suốt, đề phòng những âm mưu và thủ đoạn gian ác của cộng sản.
Khoảng 1963, bọn cộng sản đã thực hiện âm mưu xúi dục chiến tranh tôn giáo tại Miền Nam. Chúng cho người đến vùng Thiên chúa giáo kêu gào rằng nhà thờ bị Phật tử đốt, chúng cũng đến vùng nhiều Phật tử loan tin nhà chùa bị Thiên Chúa giáo đốt. Nhưng lúc đó đồng bào ta sáng suốt không măc mưu bọn cộng sản gian manh! Ngày nay, chúng lại giở thủ đoạn xảo quyệt này. Xin các vị lãnh đạo tôn giáo, các vị lãnh đạo cộng đồng và tất cả đồng bào ta phải sáng suốt, đề phòng những âm mưu và thủ đoạn gian ác của cộng sản.
+Chúng dùng danh nghĩa chống cộng, tố cộng để phá hoại uy tín những vị
có uy tín như một số cá nhân đã liên kết để vu cáo Nguyễn Chí Thiện là
Việt Cộng nằm vùng,..Họ làm như thế cũng để cộng đồng ta chia thành hai
phe ủng hộ và chống mà chia rẽ nhau.
+Chúng cố tìm cách phá hoại nêu lên mọi lý do để làm nhụt chí tranh đấu
cho dân chủ Việt Nam. Trong vụ đài SBTN kêu gọi ký tên kêu gọi đấu tranh
dân chủ cho Việt Nam, đặc biệt là vụ Việt Khang. Chúng tung tin ký tên
vào Thỉnh nguyện thư thì bị Việt Cộng trả thù, tranh đấu cho Việt Khang
là làm hại Việt Khang, ký thỉnh nguyện thư là bị nhóm SBTN lợi dụng.
+Chúng giả danh đảng phái quốc gia lập ra ra các cuộc phê bình văn
học, sử học, dịch thuật để cộng đồng ta kẻ bênh, người chống gây ra
chia rẽ.
+Chúng mượn miệng một số người kêu gọi hòa hợp hòa giải, hoặc đừng theo Mỹ như nhóm Trịnh Khải, Vũ Quốc Thúc để làm suy yếu tinh thần chống cộng đôc tài, đòi tự do dân chủ cho Việt Nam
+Chúng cũng mượn người Mỹ che chắn cho âm mưu xâm nhập cộng đồng như viện Trần Nhân Tông, đứng sau do Thomas Patterson . Chúng ta nên biết tinh thần Trần Nhân Tôn là chống Trung Quốc xâm lược chứ không phải là phụ họa cho bọn bán nước, đầu hàng Trung Cộng, cướp đất của dân, đàn áp nhân dân, bóp chẹt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân.
+Chúng mượn miệng một số người kêu gọi hòa hợp hòa giải, hoặc đừng theo Mỹ như nhóm Trịnh Khải, Vũ Quốc Thúc để làm suy yếu tinh thần chống cộng đôc tài, đòi tự do dân chủ cho Việt Nam
+Chúng cũng mượn người Mỹ che chắn cho âm mưu xâm nhập cộng đồng như viện Trần Nhân Tông, đứng sau do Thomas Patterson . Chúng ta nên biết tinh thần Trần Nhân Tôn là chống Trung Quốc xâm lược chứ không phải là phụ họa cho bọn bán nước, đầu hàng Trung Cộng, cướp đất của dân, đàn áp nhân dân, bóp chẹt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân.
+ Để phá hoại tinh thần quốc gia chống cộng sản sản, chúng đề nghị lấy
ngày quốc hận 30- 4 làm ngày " hòa giải"..., và bỏ cờ vàng lẫn cờ cộng
sản.. Không ai mắc mưu chúng. Mặt nạ của chúng đang lộ dần
Đất nước ta hiện nay có hai hiểm họa:
+Bị Trung Quốc xâm lược, chúng ta phải nỗ lực chống ngoại xâm
+Bị bọn cộng sản bán nước, chúng còn cướp đất. cướp nhà cửa của nhân dân và bóp nghẹt mọi thứ tự do dân chủ của nhân dân.
+Bị bọn cộng sản bán nước, chúng còn cướp đất. cướp nhà cửa của nhân dân và bóp nghẹt mọi thứ tự do dân chủ của nhân dân.
Chúng ta phải tập trung nỗ lực giải quyết hai vấn đề này. Đừng để mắc
mưu kế thâm hiểm của cộng sản. Chúng ta đã thành công trong vụ Trần
Trường, vụ cờ vàng, vụ Thỉnh nguyện thư, vụ Hồng Vân.. Chúng ta phải giữ
vững tinh thần chiến đấu. Một thời gian ngắn nữa, tình hình sẽ biến
chuyển và có lợi cho chúng ta.
Ngày nay, cộng sản đã có hàng chục ngàn sinh viên du học, hàng chục ngàn
công nhân xuất khẩu, hàng vạn du khách và hàng tỷ đồng để thực hiện
việc công khai đánh phá cộng đồng. Nhưng chúng càng nổi lên thì sẽ bị
tiêu diệt như vụ mậu thân (1968).
Xin các vị lãnh đạo cộng đồng và đồng bào phải chuẩn bị đối phó cho những ngày sắp tới với tinh thần quyết tâm và sự sáng suốt.
Xin các vị lãnh đạo cộng đồng và đồng bào phải chuẩn bị đối phó cho những ngày sắp tới với tinh thần quyết tâm và sự sáng suốt.
Muà thu 2012
Trần Công
THƠ MINH NGHIÊU
M: Mông Lung 1
TO: 1 recipient
Có em mới có trăng này
Có em mới có sen đầy giữa trăng
Không em đường dậy cát lầm
Tôi tri thiên mệnh cũng nhầm phù
sinh
Có em nhón gót đa tình
Có em đêm ngủ gập ghềnh mộng rơi
Hôm nay mưa bão tơi bời
Trăng lu ai dạo khúc mời mọc ai?
Trên đường tôi đếm cỏ cây
Bao nhiêu chiếc lá lấp đầy mông
lung?
Bởi em là của muôn trùng
Và trăng là của riêng thương...hằng
hà!
NGHIÊU
MINH
Tôi là tôi hay chẳng là tôi
Giữa lấn chen đất đứng đất ngồi
Hay tôi cùng nhân gian bể khổ
Biết lội hay không: cũng vậy thôi!
Em là em hay chẳng là em
Rao chiêu quân tối lửa tắt đèn
Hay em ba bảy liều nhắm mắt
Giày cũng có số... Chỉ cần hên!
Nhau cùng nhau hay chẳng cùng nhau
Biết xung khắc vẫn a thần phù
Như trăm trứng trăm con huyền thoại
Kẻ biển người non vẫn gối đầu!
Thôi thì thôi cũng vẫn thôi thì
Lỡ yêu nhau ngu gì bỏ đi
Có cãi nhau thì nhớ cãi cọ
Dù kiếp sau gặp lại...sân si!
giới
thiệu NM trong 2 facebooks:
giới
thiệu NM trong youtube:
THANH THANH * MỘNG
MỘNG
www.ThanhThanh.us
tặng Thanh-Thanh
Em đến thăm anh lúc nửa chiều,
Nắng vàng nhạt nhạt, gió hiu hiu;
Tre nghiêng trước ngõ như chào đón,
Hoa rắc hàng hiên, lá rải lều...
Nhà anh vắng quá, gọi không ai;
Em đoán anh đang chép soạn bài .
Rón rén vô phòng em nói bỡn:
– Ô kià, thi
sĩ nhớ nhung ai?
Nhưng không! anh ngủ giữa chiều mơ,
Sách gối, bên tay giấy mấy tờ,
Và bút chì lăn bên lọ mực...
Biết rồi: anh ngủ giữa hương thơ .
Em đến bên bàn lục vở anh
Viết bừa dăm chữ lên bià xanh,
Bảo rằng em ghé thăm anh đó;
Ðang giấc thần tiên, thức chẳng đành.
Gió thổi bên hiên rụng lá vàng,
Lá rơi làm dậy cả không gian;
Giật mình em tỉnh – À ra mộng
Ðã dẫn em đi vạn dặm đàng.
Em cách xa anh vạn dặm trường,
Làm sao gặp được? nhớ nhung vương.
Em mong anh cũng luôn luôn mộng,
Ðể gặp nhau và đỡ nhớ thương!
Nhưng, khốn chưa! vừa ra khỏi mơ
Bỗng thương không bến, nhớ không bờ.
Tháng ngày cách biệt người yêu dấu,
Buồn nhớ trông anh luống thẫn thờ...
C.M.
(đăng trên “Việt Nam Phụ Nữ”, Huế, 1948)
CUỘC CÁCH MẠNG VÔ VĂN HÓA CỦA MAO II
Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 5)
Bian Zhongyun, Biện Trọng Vân, Cách mạng Văn hóa, Hồng Vệ Binh, Mao Trạch Đông, Tống Bân Bân, Đảng Cộng sản Trung Quốc
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
VÀO KHOẢNG 13 GIỜ 30 vào cái ngày 5 tháng 8 đấy, nữ Hồng Vệ Binh của trường nữ trung học trên đường Erlong đã đẩy Bian và bốn người đồng nghiệp của bà ra ngoài giữa cái nóng bức của buổi trưa. Họ lặng lẽ đi củng với các nạn nhân của họ đến sân thể thao, để tiến hành một cuộc diễu hành hạ nhục “băng nhóm đen” này. Mặt của bốn thầy cô bị vẽ đầy bằng mực, chỉ còn nhìn thấy mắt và răng. Họ đội những chiếc nón ô nhục trên đầu.
Khi đoàn người tới sân, lượng người đứng xem hẳn đã lên đến một vài trăm.
Bây giờ, những kẻ làm nhục bắt buộc thầy cô của họ phải hét lên: “Tôi đi trên con đường tư bản!”, “Tôi xứng đáng bị đánh!”, “Cái đầu chó của tôi đáng bị đập vỡ!” Tại mỗi một câu, Bian phải đánh vào một cái hót rác; nếu như bà ấy nói không đủ to, các nữ sinh của bà ấy sẽ đánh bà bằng những cây gậy gắn đầy đinh. Vào lúc đầu chỉ có vài chục Hồng Vệ Binh, thế nhưng trên đường đi ngày càng có nhiều cô gái nhập bọn với họ. Chẳng bao lâu sau đó, các nữ sinh chơi một trò chơi khác. Thầy cô của họ bây giờ khuân những cái thùng rác nặng. Ai quá chậm chạp, hạ thùng xuống hay đứng lại, người đấy sẽ cảm nhận được những cây đinh.
Có lẽ đó là sự nóng nực, cũng có lẽ vì kiệt sức: chẳng bao lâu sau đó, Bian không còn có thể chịu đựng gánh nặng của mình nữa. “Tôi phải làm gì bây giờ?”, bà sợ hãi hỏi một nữ đồng nghiệp.
Các nữ sinh đánh bà, cứ đánh và đánh, như trong cơn say. Khi Bian ngã quỵ xuống, một nữ Hồng Vệ Binh đá bà bằng giày ủng quân đội của mình và hét to: “Mày không thoát khỏi tay chúng tao đâu!” Rồi các cô gái ăn kem.
Trong lúc đó, Bian phải lau chùi nhà vệ sinh. Nhưng trước khi có thể cầm lấy cái bàn chải thì bà đã ngất xỉu và quỵ xuống trên sàn gạch men.
“Mày giả vờ!”, người canh gác bà hét lên. “Mày chỉ giả vờ chết thôi!”
Các nữ Hồng Vệ Binh đổ một xô nước lạnh như băng lên người cô giáo, nhưng họ không còn có thể đánh thức bà ấy dậy được nữa. Cuối cùng, các cô gái quẳng thân thể của Bian lên một chiếc xe chở rác. Mặt thủy tinh của cái đồng hồ đeo tay của bà ấy đã vỡ. Kim chỉ giờ ngừng lại vào lúc 15 giờ 42.
Máu rịn ra từ miệng của Bian, mắt trắng dã. Nhưng bà ấy vẫn còn sống.
Mặc dù bệnh viện gần nhất chỉ cách đấy vài bước chân, mãi đến tối người ta mới mang bà ấy đến. Nhiều giờ sau khi bà ấy đã chết. “Không rõ nguyên nhân”, một bác sĩ ghi chú trên tờ khai tử.
Vào buồi tối, c cùng với một vài nữ sinh đồng học đến gặp một bí thư của Đàng ủy Bắc Kinh và tường thuật lại cho ông ấy vụ việc. “Đã thế rồi”, ông ấy nói và khuyên: “Giữ kín tin này, thế thì tác động sẽ có giới hạn thôi.”
Thế nhưng Mao không hề nghĩ đến việc ngăn chận bạo lực lại. “Hãy tin vào quần chúng”, ông yêu cầu ba ngày sau đó trong một phiên họp toàn thể của Trung ương Đảng. “Trong bất cứ trường hợp nào cũng đừng sợ sự lộn xộn. Một cuộc cách mạng không phải là một buổi tiệc chiêu đãi khách, không phải là viết luận văn, không phải là vẽ tranh hay thêu khăn. Nó không thể được tiến hành một cách có chừng mực, có phép tắc, lịch sự và nhân từ. Một cuộc cách mạng là một cuộc nổi dậy, một hành động bạo lực mà qua đó một giai cấp lật đổ một giai cấp khác.”
Đó chính tờ tuyên bố cho phép toàn quyền hành động.
Trong phiên họp, Mao cũng tiếp tục cuộc chiến trả thù các đối thủ của ông: trong lần bầu cho Bộ Chính trị, Lưu Thiếu Kỳ rơi lại xa ở phía sau trong hệ thống cấp bậc của Đàng. Lâm Bưu tiến lên thành số hai mới. Bành Chân bị chính thức cách chức – và tổng bí thư Đặng ngay sau đấy cũng bị tước quyền lực.
Chậm nhất là sau lần xuất hiện này của Mao, đối thủ của ông ấy câm lặng – hay còn biến đổi trở thành những người ủng hộ cuộc cách mạng mới. Không ai còn an toàn nữa.
(Còn tiếp)
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch
Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 6)
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Bây giờ, người Chủ tịch bắt đầu giai đoạn kế tiếp của cuộc Cách mạng Văn hóa của mình. Vào ngày 18 tháng 8, Mao, Giang và Lâm xuất hiện trên “Quảng trường Thiên An Môn”. Một triệu học sinh đã tụ về để nhìn thần tượng của họ. Họ vẫy quyển Sách Đỏ nhỏ và họ gọi to “Chủ tịch muôn năm!” Và: “Phương Đông hồng!”
Trong số các Hồng Vệ Binh được phép gặp cá nhân Mao cũng có một người 18 tuổi. Tống Bân Bân.
Chính người dẫn đầu nhóm vệ binh đã hành hạ Biện Trọng Vân cho tới chết đó đã đeo cho Mao một cái băng tay của Hồng Vệ Binh. Và qua đó đã nhận ông ấy làm thành viên danh dự trong đội ngũ của họ.
Báo chí tường thuật, rằng Mao đã yêu cầu cô con gái đó, người mà tên của cô ấy có nghĩa là “dịu dàng và lịch sự”, hãy đổi tên mình thành “muốn chiến tranh”. Chỉ qua đên, Tống Yêu Vũ, như cô ta bây giờ thường được gọi, đã trở thành một người nổi tiếng khắp thế giới. Cả trường trung học của cô ấy cũng được đổi tên – thành “Trường Quân sự Đỏ”.
Ở Bắc Kinh, khủng bố đỏ bùng nổ sau lần xuất hiện của Mao, và đội Vệ Binh lên đường để lan truyền nó đi trong các thành phố của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình cũng kéo qua trên các đường phố của những thị trấn nhỏ hơn. Với trống, đuốc và pháo. Giới thanh thiếu niên thực hiện nhiệm vụ của Mao giao, xây dựng một xã hội mới và xóa đi “bốn cái cũ”: lối suy nghĩ cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ, phong tục cũ.
Đường phố và các tòa nhà công cộng được đổi tên, biển bị đập tan bằng búa và được thay thế bằng biển mới: như “Đường của bốn sự hài hòa” được Hồng Vệ Binh đổi thành “Đường của bốn cái mới”. Bây giờ Mao cũng xúi giục thanh thiếu niên chống lại các nghệ sỹ, “trí thức” và người khá giả. Và ông ấy ra lệnh cho cảnh sát và quân đội phải tiếp tục để cho đội Vệ Binh hành động.
Người nước ngoài bị rượt đuổi xuyên qua thành phố, ni cô bị trục xuất, nhà ngoại giao bị đánh đập. Ai để tóc dài sẽ bị Hồng Vệ Binh cạo trọc.
Trong cuộc đấu tranh của họ chống những cái được cho là tiêu khiển “tiểu tư sản”, giới thanh thiếu niên quá khích đã thành lập một đất nước không có niềm vui. Họ cấm chơi cờ, trồng hoa và trình diễn múa ba lê, thêm vào đó là sưu tập tem, taxi, quảng cáo bằng đèn neon, ô tô xa xỉ, ảnh của các cô gái, trang sức, nước hoa, áo váy dạ hội – cũng như đi chơi trong vườn bách thú, vì “thú có hại ở đấy ăn những thịt có thể phục vụ cho nhân dân như là thức ăn.”
Họ đẩy những đôi yêu nhau ra khỏi ghế trong công viên, vì những người đấy có một ai đó khác với Mao trong con tim. Và cấm đóng dấu lên trên những tem thư có hình đầu của Mao. Họ xông vào nhà ở, đốt sách, cắt vụn tranh và dẫm nát đĩa nhạc và các loại nhạc cụ. Chỉ riêng ở Bắc Kinh trong tháng 8 và tháng 9 năm 1966 đã có 34.000 căn hộ bị phá tan hoang và 1772 người bị giết chết.
Ở Sơn Đông, các vệ binh đã làm ô uế ngôi đền tại nơi sinh của Khổng Tử, nhà triết học tượng trưng cho nền văn hóa nhiều ngàn năm của Trung Quốc.
Có nhiều thanh thiếu niên được yêu cầu đi trộm cắp để phục vụ cho nước Cộng hòa Nhân dân. Vì vàng, trang sức, tiền bạc bị cướp về sẽ được trưng thu vào công quỹ – cổ vật, sách, thảm, tranh được bán ra nước ngoài. Madame Mao lấy một chiếc đồng hồ bằng vàng 18 carat từ những thứ thu được, vị chủ tịch tự lấy tròn 1000 quyển sách cổ cho thư viện cá nhân của mình. Thường Hồng Vệ Binh nhận được các địa chỉ trực tiếp từ Đảng.
Vào ngày 23 tháng 8 năm 1966, một nhóm xông vào nhà của Hội Nhà văn và bắt giữ hai mươi tác giả – trong đó có Lão Xá, một “nghệ sĩ nhân dân” 69 tuổi. Các Hồng Vệ Binh dùng dây treo những tấm bảng xỉ nhục lên cổ nạn nhân của họ. Rồi họ đánh những người bị làm nhục cho tới một ngôi đền. Ở đấy, họ bị thanh thiếu niên, nhiều người trong số này là thiếu nữ, hành hạ và chửi mắng trước một ngọn lửa.
Những người khác bị đám côn đồ giết chết ngay trong căn hộ của họ, bị hành hạ trong các phòng tra tấn được dựng riêng lên cho việc này trong nhà hát, sân vận động và rạp chiếu bóng. Họ tổ chức những cuộc duyệt binh hạ nhục với họ và hành hạ họ bằng những phương pháp mà họ gọi là “vị trí máy bay”, “xúp ớt”, “băng ghế cọp Nhật”.
Hay họ đẩy họ đến chỗ tự vẫn: trong tháng 9, người ta cho rằng chỉ riêng trong Thượng Hải đã có 704 vụ tự tử vì lý do chính trị. Con cái tố giác cha mẹ và qua đó đẩy họ vào chỗ chết. Và ngay những người con cũng bị bắt buộc phải đến xem hành hình.
Có những tấn bi kịch tàn nhẫn đã xảy ra. Như việc nữ bác sĩ nọ đã dùng dao mổ cắt động mạch máu cổ cha của bà theo lời khẩn nài của ông ấy: để cuối cùng ông ấy cũng có thể được giải thoát khỏi cảnh bị khủng bố và hành hạ. Hia ngày liền, ông ấy đã bị thanh thiếu niên hành hạ trong nhà của ông ấy. Vì ông ấy cho thuê một căn phòng nên đối với họ, ông ấy là một “tư sản”.
Bây giờ, nhiều người Trung Quốc tự tiêu hủy toàn bộ sở hữu của họ. Vì cung cách hành xử của đội Vệ Binh ngày càng hà khắc hơn. Họ tự ý bắt giam “kẻ thù giai cấp”: người bán dạo, xin ăn, cán bộ Đảng, nhân viên nhà nước, phụ nữ nội trợ – hay bất cứ ai họ gặp.
Nguyên do nhỏ nhất cũng đủ là bằng chứng cho “quan điểm phản cách mạng”: vì người ta sở hữu trò chơi mạt chược, sách, bình hoa bằng cẩm thạch hay quần áo cổ truyền; vì người ta không thuộc một lời trích dẫn của vị Đại Chủ tịch, treo một tấm ảnh Mao đã hư hỏng lên hay vô ý dẫm lên một tờ truyền đơn có lời nói của Mao.
Đã từ lâu, sự tôn sùng người Chủ tịch đã có những hình thái lố bịch: chẳng bao lâu sau, mỗi một người Trung Quốc đều phải có một quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”. Tổng cộng có tám tỉ ảnh chân dung, huy hiệu và phù hiệu với hình của ông ấy đã được sản xuất.
Ngay cả trên đồng hồ báo thức hay chén ăn cũng có gương mặt tròn của người Chủ tịch Vĩ đại. Phim tuyên truyền ca ngợi suy nghĩ của Mao như là “quả bom nguyên tử tinh thần”, vâng, còn là phương pháp trị liệu cho bệnh điếc. Mỗi buổi sáng, hàng triệu người Trung Quốc cúi mình ba lần trước bức ảnh của người đứng đầu Đảng và xin chỉ thị của ông ấy cho ngày đấy.
Một vài học sinh thảo luận, liệu bất cứ người Trung Quốc nào cũng phải cần nhận họ của Mao hay không. Những người khác bãi bỏ giao thông bên phải trên một vài đường phố; trong tương lai người ta phải đi ở bên trái, bên của “giai cấp vô sản”. Nhưng những người theo Mao phải từ bỏ ý tưởng đó: có quá nhiều tai nạn.
Giới thanh thiếu niên cách mạng đối xử với quá khứ của Trung Quốc bằng cuốc, xà beng và búa, như đập vỡ đầu một bức tượng Phật trong vườn của khu dinh thự mùa Hè của các hoàng đế ngày xưa. Chỉ riêng ở Bắc Kinh, trong số 6843 di tích lịch sử tồn tại qua được cuộc cách mạng đã có 4922 cái bị phá hủy – từ cổng thành cho tới dinh thự.
Bảo tàng và thư khố cháy rụi. Đền thờ và nhà thờ cũng vậy. Nhà thờ Hồi giáo biến thành chuồng nuôi heo.
Trong tháng 12, trước hàng chục ngàn Hồng Vệ Binh đang la hét, người thị trưởng mới của Bắc Kinh đã thóa mạ hàng trăm cán bộ Đảng như là “cặn bã của Đảng và loài người” – trong số đó có Bành Chân, người tiền nhiệm của ông ấy và Ngô Hàm, tác giả của vở kịch “Hải Thụy bãi quan” (Bành sẽ sống sót qua được cuộc Cách mạng Văn hóa, Ngô ngược lại chết trong tù năm 1969).
Vào ngày 22 tháng 1 năm 1967, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than, một kẻ thù của Giang Thanh, đã bị một đám đông giận dữ truy đuổi. Với những con dao nhỏ, Hồng Vệ Binh đã cứa nát da của ông ấy, đeo lên cổ của ông ấy một cái lò than nặng, cái kéo ông ấy xuống đất, cuối cùng đánh chết ông ấy.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Văn hóa cũng lan đến giới vô sản thành thị. Đặc biệt ở Thượng Hải đã thành hình nhiều nhóm nổi loạn trong nhà máy. Công nhân yêu cầu tăng lương, điều kiện làm việc tốt hơn – và những chuyến đi nghỉ mát được trả tiền, để thu thập kinh nghiệm cách mạng.
Chẳng bao lâu sau đó họ còn cùng với Hồng Vệ Binh chiếm lấy quyền lực trong thành phố lớn này. Trong các thành phố khác, những người nổi loạn đi theo gương mẫu đấy.
(Còn tiếp)
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch
Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 7)
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
MAO HÂN HOAN VUI MỪNG. Ông ấy đã mơ ước về cuộc Cách mạng Văn hóa và cuộc đấu tranh giai cấp như thế. Nhưng rồi bạo lực bùng phát trong các tỉnh. Vì trong sự lộn xộn cách mạng, ai cũng có thể tuyên bố mình là người nổi loạn. Học sinh, công nhân, những người theo các cán bộ cũ, sinh viên từ những gia đình trung thành với chính sách và con cái của các gia đình tiểu tư sản. Và ngay Hồng Vệ Binh cũng chia rẽ. Các phân nhóm nhanh chóng rơi vào những cuộc cãi vả với nhau.
Bây giờ cuộc cách mạng đã thoát khỏi sự kiểm soát của Mao. Vì cả trong các thành phố, những người quá khích thường chống lại các nhóm ôn hòa, là những người bảo vệ các cán bộ được yêu mến hay có nhiều thành công. Cuối tháng 1 năm 1968, Trung Quốc đứng trước một cuộc nội chiến.
Chỉ quân đội là có thể chấm dứt được cảnh lộn xộn. Vì người của Lâm luôn luôn đoàn kết trong hàng ngũ của họ, lúc nào cũng đi theo Mao.
Nhưng nói chung là cuộc cách mạng cần phải đi đến đâu? Có những sĩ quan nào đó bây giờ hoài nghi về chính sách quá khích của Mao. Để ngăn chận sự sụp đổ của nhà nước và nền kinh tế, nhiều người trong giới quân đội nghiên về phía của những người ôn hòa. Và họ nắm lấy quyền chủ động.
Vẫn còn trong tháng 1, giới lãnh đạo quân đội trong tỉnh Hắc Long Giang đã thành lập một “ủy ban cách mạng” bao gồm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và một vài Hồng Vệ Binh như là chính phủ địa phương.
Chậm nhất là trong mùa Xuân, Mao, người trước đó gần một năm đã gây ra sự lộn xộn này, cũng nhận thấy chính mình bị đe dọa bởi việc này. Ông ấy lo sợ lực hút của một bạo lực vô chính phủ, cái có thể kéo phăng đi tất cả. Cả ông ấy, người Chủ tịch Vĩ đại. Vì thế mà bây giờ ông ấy đồng ý đi đến sự chừng mực.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 1967, giới lãnh đạo quân đội với sự đồng ý của ông ấy đã tuyên bố rằng trong tương lai tất cả các tỉnh cần phải được điều hành bởi một ủy ban cách mạng. Đấy là lúc quân đội bắt đầu chiếm lấy quyền lực một cách hầu như không che đậy. Vì các ủy ban cách mạng thường do sĩ quan lãnh đạo, được hỗ trợ bởi những cán bộ Đảng có thâm niên. Phe “cánh tả” hầu như không tham gia.
Trong lúc đấy, những cuộc đấu tranh ác liệt của các phe phái với hàng trăm ngàn người tham gia vẫn tiếp tục diễn ra, như ở Thượng Hải, nơi trên 100.000 người “cánh tả” theo chỉ thị của Mao đã bao vây khoảng 25000 đối thủ đang tụ tập trong khu đất của một nhà máy và dùng cây sắt để đánh đập họ. Có hàng trăm người bị thương nặng và chết.
Mao nhận thấy rằng ông ấy không thể thành lập những nhóm cánh tả ở khắp nơi. Cũng chính vì hiện giờ trong một vài vùng không còn ai có thể nói được rằng nhóm nào trong số những nhóm đang tranh dành quyền lực thuộc “cánh tả” và nhóm nào thuộc “cánh hữu”.
Bây giờ, quân đội tái lập trật tự: họ dần dần chiếm lĩnh các tỉnh nổi loạn.
Trong tháng 10 năm 1967, Mao cảm ơn Hồng Vệ Binh: họ đã đập tan các cấu trúc quan liêu cũ và qua đó đã làm tròn nhiệm vụ của họ. Nhưng bây giờ ông ra lệnh cho họ tiếp tục đi học ở trường học và đại học – và là với cùng những nhà sư phạm đó, những người trước đây đã bị học sinh phê phán và tấn công.
“Thầy cô phần lớn là tốt”, theo như một chỉ thị. Cả “những người đã phạm lỗi cũng được phép tiếp tục làm việc, nếu như họ sửa đổi cách đối xử của họ”.
Nhưng những cuộc đấu đá lẫn nhau trong giới thanh thiếu niên không để cho người ta chấm dứt một cách đơn giản như thế. Nhiều người vẫn tiếp tục chống lẫn nhau, kịch liệt và thường cả với vũ khí.
Trong tháng 5 năm 1968, con trai cả của Đặng, Phác Phương, bị Hồng Vệ Binh bắt và bị bịt mắt dẫn đến trường Đại học Bắc Kinh. Ở đó, anh ấy phải “nhạo báng” người cha của mình trước một tòa án. Thế nhưng người con trai 24 tuổi khước từ, cuối cùng có thể trốn thoát được và rơi từ cửa sổ xuống – bị liệt nửa người, anh ấy nằm lại trên sân trường. Mãi ba năm sau đó anh ấy mới được phép về Giang Tây, nơi cha mẹ của anh ấy bị lưu đày đến đó, và là nơi mà từ đấy trở đi anh ấy được cha chăm sóc cho mình.
Để làm dịu bớt tình hình, chỉ riêng ở các trường trung học và đại học Bắc Kinh, bây giờ Mao dùng 30.000 công nhân và quân lính. Tuy vậy, những cuộc đấu tranh vẫn thường xuyên bùng nổ trở lại.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 1968, ông ấy triệu tập những người dẫn đầu có nhiều ảnh hưởng của Hồng Vệ Binh vào Nhân dân Đại Hội đường. Ông ấy gay gắt khiển trách họ: “Tôi gọi các người đến đây là để chấm dứt bạo lực trong các trường đại học. Trong một vài cơ sở đào tạo cao cấp vẫn còn có xung đột bạo lực. Nếu như có một vài người nào đó không để cho người khác khuyên can mình, thì họ là kẻ cướp. Nếu họ cứ tiếp tục ngoan cố chống lại thì phải tiêu diệt họ.”
Lời đe dọa hết sức rõ ràng: ai bây giờ không tuân lệnh sẽ bị trừng phạt nặng nề. Người Chủ tịch Vĩ đại không còn muốn biết gì về đạo quân đi bộ của cuộc Cách mạng Văn hóa của mình nữa.
Vài tháng sau đó, Mao ra lệnh cho giới thanh thiếu niên “trí thức” của Trung Quốc rời nơi ở của họ và đi về nông thôn – để học hỏi người nông dân, người ta nói thế. Nhưng thật ra thì ông ấy muốn dứt bỏ đám tay sai làm loạn của ông ấy. Hồng Vệ Binh phân tán ra trên khắp miền đất nước Trung Quốc.
Trong khi trật tự dần dần trở lại trong Bắc Kinh, ở các tỉnh vẫn còn luôn xảy ra những cuộc chiến ác liệt giữa những người nổi loạn và quân đội cũng như lực lượng dân quân dưới quyền của họ. Ví dụ như trong vùng Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc, nhiều phần lớn của thành phố Nam Ninh đã bị phá hủy bởi xe tăng. Quân đội Giải phóng Nhân dân tàn phá thành phố Ngô Châu bằng pháo binh và napalm, rồi những người chiến thắng hành hình hàng ngàn người nổi loạn.
Chỉ riêng ở Quảng Tây đã có hơn 70.000 người nổi loạn và thường dân chết, cũng như 30.000 người lính và dân quân. Bằng cách này, Hồng Vệ Binh đã bị đập tan trong tất cả các vùng đất của Trung Quốc. Đó là một cuộc nội chiến đẫm máu mà trong đó không phải những người nổi loạn và Hồng Vệ Binh gây ra những cuộc thảm sát tàn nhẫn nhất, mà là quân đội của Lâm Bưu. Mãi đến mùa Xuân 1969, quân đội cũng chiến thắng trong các tỉnh.
Vào ngày 1 tháng 4, một đại hội của ĐCS tuyên bố rằng cuộc Cách mạng Văn hóa đã “giành được một chiến thắng lớn lao”. Tuy vậy, Lâm Bưu vẫn yêu cầu các đại biểu hãy cảnh giác, vì “giai cấp chiến bại sẽ tiếp tục chiến đấu”.
Mao được tuyên bố trở thành chủ tịch suốt đời, Lâm Bưu là người kế thừa ông ấy. Và Giang Thanh là người phụ nữ đầu tiên được cử vào trong Bộ Chính trị.
Sau ba năm bạo lực khủng bố, người Chủ tịch Vĩ đại lại đứng đầu nước Cộng hòa Nhân dân trong mùa Xuân 1969. Trong liên minh với những kẻ quan liêu và sĩ quan cũ.
(Còn tiếp)
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch
Cuộc chiến của những đứa trẻ con (hết)
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Với “Chiến thắng lớn” của Mao, giai đoạn chiến đấu của cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt – thời gian của những vụ hạ nhục ở nơi công cộng và của cuộc nội chiến. Nhưng thời của những cuộc truy lùng, của những lời kết tội và bắt bớ tùy tiện thì không. Ví dụ như Bộ An ninh Công cộng vẫn còn điều tra mười triệu người cho tới giữa những năm 1970, 3,5 triệu người bị bắt giam. Vì người ta cho rằng họ là những người phản cách mạng hay người thiên tả.
Cố gắng của Mao, tiêu diệt những người đồng hành ngày xưa và tạo một xã hội mới, đã khiến cho khoảng ba triệu người chết – thầy cô giáo, học sinh, cán bộ Đảng và Hồng Vệ Binh. Đảng của thời Vạn lý Trường Chinh không sống sót qua được thời hỗn loạn: khi cuộc Cách mạng Văn hóa được tuyên bố chấm dứt vào năm 1976, hàng trăm ngàn cán bộ Đảng đã chết, bị lưu đày hay bị tước quyền lực.
Nền văn hóa cũ của đất nước cũng không còn tồn tại nữa: nhiều tượng hình và đền thờ đã mất đi vĩnh viễn. Cả một thế hệ Trung Quốc lớn lên trong bầu không khí khinh rẻ nghệ thuật, học vấn, kiến thức và lịch sử. Con người mặc áo khoác đồng phục màu xanh nước biển, họ bị cấm mang bất cứ thứ trang sức nào.
Mao chuẩn bị một kết thúc tàn nhẫn cho đối thủ lớn nhất của mình, Lưu Thiếu Kỳ. Người Chủ tịch nước nhiều lần bị hạ nhục công khai. Đích thân ông Chủ tịch đã cho người viết những lời xỉ vả bằng những hàng chữ to lớn lên trên nhà của Lưu; rồi hàng ngàn thanh thiếu niên cắm trại ở nhà của ông ấy, cuối cùng bắt giữ ông ấy và bắt buộc ông ấy phải “tự phê bình”.
Bắt đầu từ năm 1967, ông ấy ốm nặng trong tù biệt lập, bị đói khát và thiếu ngủ hành hạ. “Lưu đánh răng bằng lược và xà phòng, mặc tất lên trên giày và quần lót ra ngoài quần dài”, những người canh gác ông ấy viết cho Mao, người thường xuyên để cho báo cáo về tình trạng sức khỏe của ông ấy.
Tháng 10 măm 1968, khi Lưu không còn có thể tự ăn uống được nữa, Mao để cho Trung ương Đảng khai trừ ông ấy ra khỏi Đảng và tước chức vụ chủ tịch nước. Một năm sau đó, Lưu qua đời trong tình trạng lẫn trí.
Cả Lâm Bưu cũng là nạn nhân của cuộc cách mạng đó, cái mà ông ấy luôn luôn hỗ trợ nó. Năm 1971, ông ấy qua đời trong một vụ rơi máy bay mà cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ; lâu nay ông ấy đã có quá nhiều quyền lực đối với người sếp của Đảng.
Ngược lại, một kẻ thù của Mao lại được phục hồi: Đặng Tiểu Bình, người cùng với vợ đã bị lưu đày về tỉnh Giang Tây trong tháng 10 năm 1969 và làm việc trong một nhà máy chế tạo xe máy kéo ở đó. Sau cái chết của Lâm Bưu, ông ấy xin phép được trở về Bắc Kinh.
Trong tháng 3 năm 1973, người Chủ tịch thực sự đã gọi ông ấy trở về và để cho làm phó thủ tướng. Vì Mao cần một chính trị gia có năng lực và vẫn còn được coi trọng trong Đảng.
Giới thanh thiếu niên bị đày đi nông thôn sau cơn say cách mạng trải qua sự thất vọng của một “thế hệ bị đánh mất”. Tổng cộng có tròn 16 triệu người Trung Quốc trẻ tuổi phải sống năm đến mười năm trong những vùng hẻo lánh của đất nước họ. Nhiều người trong số họ không được đào tạo tốt, hầu như không có ai trong số đó học đại học. Phần lớn sau này phải kiếm sống bằng những công việc được trả lương thấp hay hoàn toàn không có việc làm.
Nhiều cựu Hồng Vệ Binh cho tới nay vẫn không nói về những hành động của họ – cũng như Đảng. Tuy ĐCS đã lên án cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1981, nhưng họ không muốn làm rõ các tội phạm. Cuối cùng thì cũng có nhiều con cái của các quan chức cao cấp và trung cấp đã tham gia.
Để không phải tìm nguyên nhân và những người phạm tội, nhiều người Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn hiểu điều cấm kỵ lớn nhất trong nước Cộng hòa Nhân dân như là một dạng thảm họa thiên nhiên, như một cơn động đất chính trị đã lay động Trung Quốc dữ dội. Nhưng một trận động đất là số phận.
Trong các thập niên tới đây, họ sẽ không sợ gì bằng một lần lập lại của cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngay đến những cuộc biểu tình vô hại đối với họ bây giờ cũng giống như những báo hiệu trước của một hỗn loạn về chính trị.
TỐNG BÂN BÂN, một trong các nữ Hồng Vệ Binh ở trường trung học nữ sinh trên đường Erlong ở Bắc Kinh – trường mà cô giáo Biện Trọng Vân đã bị giết chết ở đấy vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 –, rời Trung Quốc năm 1980 để đi học đại học ở Phương Tây. Cô ấy là một trong những người phụ nữ đầu tiên được phép đi học ở một trường đại học Mỹ. Sau này, cô làm việc cho một cơ quan Mỹ. Trong một cuốn phim tài liệu, cô ấy giải thích rằng ngay từ lúc đầu, cô ấy đã chống lại bạo lực, đã không tham gia vào các cuộc khám xét nhà ở.
Trong thời gian từ 1978 đến 1989, Wang Jingyao, chồng góa của Biện Trọng Vân, cố gắng lôi những người có tội trong cái chết của vợ ông ấy ra chịu trách nhiệm trước tòa. Nhưng không thành công.
Trong một cái va li, người giáo sư vẫn còn giữ cho tới ngày nay bộ quần áo mà vợ của ông ấy mặc trong ngày cuối cùng: chiếc áo bị trét đầy mực, quần lốm đốm máu. Trong một cái hộp nhỏ, ông ấy giữ cái đồng hồ đeo tay đã vỡ của bà ấy.
Wang muốn bảo quản các vật đó cho tới chừng nào mà người Trung Quốc rồi cũng bắt đầu nói – về cảnh khủng khiếp đã bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 đó.
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Roderick MacFarquhar, Michael Schoenhals, “Mao’s Last Revolution”, Belknap Press: cô đọng một cách xuất sắc 40 năm nghiên cứu về chiến dịch cuối cùng của Mao chống lại chính người dân của ông ấy. Li Zhensheng, “Roter Nachrichtensoldat” ["Người lính truyền tin đỏ"], Phaidon: quyển album ảnh cá nhân của một nhiếp ảnh gia.
Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 235
Sunday, October 28, 2012
CÁCH MẠNG VÔ VĂN HÓA CỦA MAO I
Cuộc chiến của những đứa trẻ con (1+2)
Monday, October 15, 2012 4:32:29 AM
1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa _ Hè 1966. Thanh thiếu
niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ
thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa
mới lớn đập nát những tượng đài kỷ niệm của một nền văn hóa lâu đời hàng
ngàn năm. Chính Mao đã mở cửa cho cuộc nổi dậy của “Hồng Vệ Binh” này –
để lật đổ đối thủ của ông ấy trong Đảng, đập tan xã hội và thực hiện
giấc mơ của ông ấy: cuộc cách mạng liên tục.
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Khi cô giáo Biện Trọng Vân mặc quần áo vào buổi sáng ngày hôm sau đó, mỗi một cử động đều gây đau đớn, những vết sưng, những lằn roi và những vết bầm tím trên thân thể của bà gây đau rát. Bà cầm lấy cái túi xách, như thể chờ đợi một ngày dạy học bình thường. Bà nhét chứng minh nhân dân vào đấy, thêm quyển sách nhỏ màu đỏ với những câu trích dẫn Mao, bài văn “Người ta trở thành một người Cộng sản tốt như thế nào” của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và một quyển nhỏ về “Cuộc cách mạng vĩ đại làm xúc động tâm hồn.”
Đó là ngày thứ sáu, 5 tháng 8 năm 1966.
Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche
Người đàn bà 50 tuổi đó sống với chồng và bốn đứa con trong một căn hộ trên đường Fu Wai, số 6, cách nơi làm việc của bà khoảng hai kilômét, trường nữ trung học ở đường Erlong. Đó là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Bắc Kinh, một thể chế cho giới tinh hoa mà nhiều con cái của những người có quyền lực đến đấy học. Cả những đứa con gái của Mao cũng học ở đó. Khuôn viên rộng lớn bao gồm văn phòng, lớp học, phòng ngủ cũng như một sân vận động và nằm cách khu vườn Trung Nam Hải của các hoàng đế ngày xưa, nơi Mao ngụ ở sau những bức tường đỏ, vào khoảng một kilômét về phía Tây.
Bian dạy học ở trường này từ 17 năm nay, bà là đảng viên Đảng Cộng sản và cũng là hiệu phó. Nhưng bây giờ thì chính những người học trò của bà đã tuyên bố chiến tranh với bà.
Trường đã ngưng dạy hơn 50 ngày nay rồi. Tường của các ngôi nhà đầy bích báo – những dãy giấy, có những chữ to được viết ở trên đấy. “Trâu quỷ rắn ma hãy cút đi!”, các nữ sinh đã viết như thế. “Giải phóng toàn thể nhân loại là nhiệm vụ không thể chối bỏ của chúng ta!”
Ngày này qua ngày khác, có những bài hát vang ra điếc tai từ loa phóng thanh: “Đông phương hồng. Mặt trời lên.” Các nữ sinh đồng thanh hét to và nắm tay lại thành nắm đấm. Nhiều người trong số họ mặc quần và áo khoác màu xanh, dây thắt lưng nâu với khóa sắt và giày ủng da giống như những người lính. Thêm vào đó là dãy băng đỏ trên cánh tay trái.
Nhóm nữ sinh này tự gọi mình là “Hồng Vệ Binh”; có những người còn chưa quá 14 tuổi. Một trong số những người dẫn đầu họ là Song Binbin, một cô con gái cao gầy với chiếc kính đeo mắt to, con gái của một cán bộ Đảng cao cấp.
Trước đây vài tuần, các cô gái đã xông vào trong căn hộ của Bian, đã dán áp phích lên tường và cửa. “Đồ ma cáo! Đồ Quỷ nữ kinh khiếp! Đừng tưởng mày an toàn!”, họ đã viết như thế bằng mực Tàu trên báo cũ.
Những người xông vào nhà đã khám xét mọi thứ: ghi chép, sách, thư từ. Ngay đến sàn nhà cũng bị họ giật lên. Họ không tìm thấy một manh mối nào cho việc Bian là một kẻ phản bội.
Mặc dù vậy, trong một cuộc họp, họ đã hạ nhục người cô giáo, đá bà ấy và nhét đất vào miệng của bà ấy và sau đó đã phỉ báng bà ấy trong các báo tường: “Mày đã run rẩy như một cái lá, miệng đầy đất sét vàng, đánh khinh như một con heo chết đuối.”
Từ đấy, họ khủng bố Biện Trọng Vân hầu như hàng ngày. Chế diễu, nhổ nước miếng, đánh đập bà ấy. Và những cuộc tấn công của họ mỗi lần một dữ dội hơn.
Hôm qua, vào chiều ngày 4 tháng 8, một đám con gái đã xông vào phòng hiệu trưởng. Họ đã đánh Brian bằng gậy và bằng thắt lưng da, chửi rủa bà là “yêu tinh”.
Bây giờ, bà ấy đến cạnh giường của chồng bà và đưa tay cho ông ấy. Bà im lặng. Hai người là vợ chồng từ hơn 20 năm nay, bà chưa từng bao giờ từ giã như thế trước đây. Rồi Bian rời căn hộ và đi đến trường trên đường Erlong. Đến với những người hành hạ bà.
Vào buổi chiều, các nữ sinh sẽ lại hành hạ bà – và khiến cho bà trở thành nạn nhân đầu tiên đã chết của một chiến dịch sẽ làm cho Trung Quốc tê liệt mười năm trời. “Cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản vĩ đại”. Cái trông giống như một vụ nổi điên thì thật sự là đã đi theo tính toán sát nhân của một người đàn ông duy nhất: hàng triệu thanh thiếu niên nổi loạn, đánh đập và giết người, vì Mao Trạch Đông già nua đã khuyến khích họ làm điều đó.
Để trả thù. Để lập trật tự trong đảng của ông ấy. Và để thúc đẩy cuộc cách mạng.
Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.
VÀO ĐẦU NHỮNG NĂM 1960, ảnh hưởng của Mao đến 17 triệu đảng viên Trung Quốc suy yếu dần. Tuy ông ấy vẫn còn là người đứng đầu cỗ máy quyền lực to lớn nhất thế giới, nhưng uy thế, cái mà ông ấy đã có được qua tranh đấu như là nhà lãnh tụ cách mạng và người thành lập nhà nước, không còn bảo vệ ông trước sự bất mãn của các cán bộ được nữa. Ngay đến những người đồng hành thủơ xưa từ những ngày của cuộc Vạn Lý Trường Chinh cũng quay mặt đi, như người đã được chỉ định làm người kế thừa ông, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, hay Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư Đảng, hai trong số những người Cộng sản có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc.
Họ yêu cầu chấm dứt những cuộc thử nghiệm gây tai họa, những cái mà người đứng đầu ĐCS luôn bắt buộc đất nước của ông ấy tiến hành.
Chậm nhất là từ mùa Hè 1961, Lưu đã cho rằng cuộc Đại Nhảy Vọt, thử nghiệm của Mao, tăng tốc dẫn dắt Trung Quốc đến Chủ nghĩa Cộng sản, đã thất bại. Trong diễn tiến của chiến dịch này đã có hơn 30 triệu người chết đói, bị đánh chết hay chết do làm việc quá sức, vì Mao đã cải tạo nền nông nghiệp một cách tàn nhẫn, để nuôi dưỡng được con số ngày càng tăng của công nhân công nghiệp. Và vì người nông dân không còn được phép tạo dự trữ để đề phòng cho những lúc đói kém nữa.
Xã hội dao động, kinh tế tê liệt. Tính đáng tin cậy của Mao bị lay động. Bây giờ Lưu và Đặng chờ đợi một sự chừng mực ở ông ấy; đầu tiên là phải thực hiện một trật tự nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ổn định, rồi người ta mới có thể xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở trên đó. Nhưng trước hết là phải chấm dứt nạn đói.
Trong mùa Xuân năm 1962, Lưu dám làm một việc kinh thiên động địa: ông ấy phê bình chính sách của Mao: “Không có Đại Nhảy Vọt tới phía trước”, ông ấy nói trước 7000 cán bộ Đảng, “chúng ta đã rơi lại xa ở phía sau.” Sau chủ tịch nước, cả những đại biểu khác cũng đòi hỏi một thay đổi về chính trị kinh tế.
Mao nhìn đấy như là một sự phản bội tổ quốc. Rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn còn chưa phải là thiên đàng Cộng sản Chủ nghĩa, điều đấy không phải là vì ông mà là vì những sai lầm của cán bộ. Những người đấy chỉ tiến hành các chiến dịch một cách ngần ngừ và cẩu thả.
Thế nhưng thế lực của ông ấy đã suy yếu sau thảm họa của cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì thế mà ông ấy nhận trách nhiệm cho thảm họa đói ăn trước 7000 cán bộ. Đó là thất bại nặng nề nhất của ông ấy kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bây giờ ông ấy phải để cho những người chống ông ấy làm việc, mặc dù ông ấy phản đối đường lối của họ.
Và ông nhận ra trong người đồng chí ngày xưa đã cùng chiến đấu với mình, Lưu, đối thủ nguy hiểm nhất của ông ấy. Vì Lưu và những người theo ông ấy đã đảo ngược chính sách của Mao: họ cải tổ lại ngân sách, vì thế mà phải sa thải hàng triệu công nhân thiếu việc làm ra khỏi các nhà máy quốc doanh – dẫn đến việc thành hình một tầng lớp vô sản nghèo khổ mới, gồm giới tội phạm nhỏ và bán dâm.
Thêm vào đó, cán bộ của Lưu làm tăng sản lượng thu hoạch bằng cách cho những người nông dân đang bị gộp lại trong các hợp tác xã được phép mướn và tự gieo trồng trên những đồng ruộng nhỏ. Họ giảm chi phí vũ trang và thay vào đó hỗ trợ cho công nghiệp hàng tiêu dùng. Và họ giảm thời gian làm việc, để con người lại có thời gian thư giãn và cho gia đình.
Đất nước hồi phục lại từ những thiếu thốn càng nhiều thì các đồng chí dường như lại càng ít cần đến người “Chủ tịch vĩ đại” của họ chừng đấy. Ảnh hưởng của các nhà cải cách quanh Lưu, Đặng cũng như Bành Chân, thị trưởng của Bắc Kinh, liên tục tăng lên.
Bây giờ Mao phải tính đến việc bị tước quyền lực dần dần. Ông chỉ nhìn thấy “cánh hữu” ở khắp nơi, những người – như Lưu – phản bội lý tưởng cách mạng.
Vì thế mà hai người có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc đứng đối diện với nhau: sếp ĐCS Mao và chủ tịch nước Lưu. Tả chống hữu. Cuộc đấu tranh vì đảng, cái cuối cùng trở thành cuộc Cách mạng Văn hóa, được khai mào. Và Mao tập hợp những người theo ông ấy lại.
Trong lúc Lưu còn cải cách đất nước, Mao đã nắm chắc được sự ủng hộ của những người Cộng sản quá khích. Thuộc trong số đó cũng là người vợ thứ tư của ông ấy, Giang Thanh, nguyên là một nữ diễn viên. Trước khi Mao đâm yêu bà năm 1937, bà ấy tự gọi mình là Lam Tần và là một đề tài được ưa thích của giới báo chí lá cải. Từ năm 1963, bà làm việc trong Bộ Văn hóa, nơi bà ấy kiểm duyệt phim và kịch. Mặc dù cá nhân bà ấy vẫn thưởng thức phim truyện nước ngoài đã bị cấm.
Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của “Đại Nhảy Vọt”, Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Chồng của bà Giang coi thường khả năng chính trị của bà, nhưng ông ấy đánh giá cao tính vô lương tâm và cứng rắn của vợ mình: “Bà ấy nguy hiểm chết người và độc hại như một con bọ cạp”, ông ấy phán xét. Đối với ông, đấy là một công cụ toàn hảo để đe dọa các đối thủ của mình. Sau này, Giang sẽ bảo vệ mình: “Tôi là con chó của Mao Chủ tịch. Ông ấy ra lệnh thì tôi cắn.”
Nhưng người trung thành nhất với ông là Lâm Bưu: nguyên soái của nước Cộng hòa Nhân dân, người đánh chiếm Bắc Kinh và là Bộ trưởng Quốc phòng cũng là người chỉ huy “Quân Giải phóng Nhân dân” có lực lượng ba triệu lính – bên cạnh Đảng và bộ máy nhà nước là cột trụ quan trọng thứ ba của quyền lực trong nước.
Người sĩ quan gầy gò đó – sau sự xa cách vào lúc ban đầu thời Vạn lý Trường chinh – từ gần bốn thập niên nay là một đồng minh của Mao: không một ai khác quanh Mao hưởng được một sự tự chủ như thế. Đổi lại, ông ấy đứng cạnh Mao bất cứ lúc nào mà người này cần sự giúp đỡ. Tham vọng của Lâm không có ranh giới. Ông ấy muốn vươn lên trở thành nhân vật thứ hai của Trung Quốc – và sẽ trở thành người kế vị Mao.
Nhờ người lãnh đạo Đảng mà ông ấy mới có chức vụ bộ trưởng của mình. Lâm trả ơn, bằng cách gắn kết những người lính của mình vào viên chủ tịch. Quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, một quyển sách nhỏ có bìa đỏ với những câu trích dẫn của người sếp ĐCS, là sáng kiến của ông ấy. Bắt đầu từ năm 1964, Lưu cho người phân phát nó cho các sĩ quan và người lính. Đã từ lâu, không chỉ khả năng quân sự của một người nào đó quyết định rằng người này là một người lính tốt, mà cả lòng trung thành của người đó với Mao nữa.
Nhưng mặc dù biết rằng các nòng súng đứng sau lưng mình, ông ấy vẫn không muốn tước quyền lực các đối thủ của ông ấy quanh Lưu Thiếu Kỳ bằng một cuộc đảo chính quân sự. Mà là qua một cuộc cách mạng.
Không phải quân nhân mà chính các nhà cách mạng là những người xua đuổi vô số kẻ giúp đỡ Lưu ra khỏi các chức vụ – những kẻ quan liêu đấy, những người điều hành các phương tiện sản xuất trong các nhà máy và cơ quan như “nhà tư bản”, hưởng đặc quyền và cản trở công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ “Băng nhóm Đen”, họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Cú đánh đầu tiên của ông ấy là để chống lại văn hóa: “Tất cả các hình thức nghệ thuật – ca kịch, nhà hát, nghệ thuật nhân dân, hội họa và văn học”, người đồng chí cao cấp nhất trong Đảng tuyên bố vào cuối năm 1963, đều là “phong kiến hay tư bản”, ngay cả phần lớn các tác phẩm thành hình dưới chế độ của ông. Cần phải có một nền văn hóa mới, ông ấy yêu cầu, “làm sạch” Trung Quốc – khỏi các cán bộ đã xa rời nhân dân.
Trong khi đấy thì Mao rất thích ca kịch Trung Quốc, sở hữu trên 2000 băng thu thanh, nghiên cứu lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc và làm thơ. Tuy vậy, ông vẫn nguyền rủa văn hóa “tiểu tư sản” mà không cần phải cố gắng tí nào.
Ông cũng phê bình các phương pháp giảng dạy thường gây nhàm chán trong trường học và đại học – ông muốn tranh thủ giới thanh thiếu niên cho cuộc cách mạng của ông ấy. Vì họ “ít bảo thủ nhất trong suy nghĩ”.
Cho đến nay, ông chống lại đối thủ của ông trước hết là qua những chiến dịch, được tổ chức và thực hiện bởi bộ máy của Đảng. Nhưng bây giờ chính ĐCS lại là kẻ thù – tổ chức thống trị nhà nước và trên thực tế là tất cả những cái khác trong cuộc sống của người Trung Quốc: các ủy ban nhà nước do họ kiểm soát quy định người ta phải làm việc ở đâu và sống trong thành phố nào; họ phân chia cho mỗi người nơi ở và cái ăn; và họ đánh giá, liệu người ta có phải là một đồng chí tốt hay không hay là một trường hợp để cải tạo.
Giới lãnh đạo Đảng tuy chấp thuận cho ông Chủ tịch vĩ đại cuộc Cách mạng Văn hóa của ông ấy – thế nhưng họ không giao cho một người theo Mao lãnh đạo chiến dịch này mà lại giao cho Bành, thị trưởng của Bắc Kinh.
Qua đó mà người Chủ tịch nhận được tòa án của ông ấy. Nhưng vai trò quan tòa của tòa án dị án thì Đảng lại để cho một trong những người theo dị giáo cao cấp nhất đóng: một điều lăng nhục.
Trong tháng 10 năm 1964, Nikita Khrushchev, người lãnh đạo ĐCS Xô viết, bị chính các đồng chí của mình lật đổ. Kể từ lúc đấy, Mao càng đa nghi hơn, nhìn thấy người âm mưu, tên phản bội và kẻ thù ở khắp mọi nơi.
Và đối thủ của ông ấy cũng tạo cho ông ấy nhiều cơ hội để mà nghi ngờ.
Vào ngày 3 tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được xác nhận trong chức vụ của ông ấy. Lúc bổ nhiệm ông ấy năm 1959, người dân hầu như không hề chào mừng ông ấy, nhưng bây giờ, vì ông ấy đã giải thoát Trung Quốc khỏi nạn đói, ông ấy được tôn sùng qua những cuộc duyệt binh lớn. Và hình ảnh của ông ấy được mang đi trên đường phố bên cạnh hình ảnh của Mao. Trong báo chí, bây giờ ông ấy cũng ngang hàng: “Chủ tịch Mao và Chủ tịch nước Lưu là các lãnh tụ mến yêu của chúng ta”, các báo viết.
Một lãnh tụ thứ nhì, trên cùng bậc với chính mình: đối với Mao, đấy là một cuộc tổng tấn công vào vị thế có một không hai của ông ấy.
“Mày nghĩ mày là ai chứ?”, có lần ông ấy đã rít lên như thế với Lưu. “Tao chỉ cần búng ngón tay là sẽ chẳng còn có mày nữa đâu!”
Nhưng Mao đã lầm. Trong mùa Thu năm 1965, ông ấy hầu như bị cô lập trong giới lãnh đạo của ĐCS. Điều này thể hiện ở việc khi ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có đại diện của Đảng, quân đội và các thể chế nhà nước, phải hành động chống Ngô Hàm, phó trị trưởng Bắc Kinh: vì vở kịch được cho là phản động “Hải Thụy bãi quan” mà sử gia đó – một người theo Lưu Thiếu Kỳ – đã viết lời. Ủy ban từ chối lời đề nghị đó. Mao không còn có đa số trong nhóm đứng đầu ĐCS nữa.
Sau đấy, ông ấy dùng đoàn tàu đặc biệt của mình đi về Thượng Hải, một thành trì của “phe tả”. Trong những tháng sau đó, ông ấy ở trong cơ ngơi của mình ở miền Nam Trung Quốc trong Hàng Châu, thăm thành phố Thiều Sơn là quê hương của ông ấy, đi dạo trên núi, tổ chức tiệc khiêu vũ.
Ở nước ngoài, có những nhà quan sát nào đó phỏng đoán rằng người chủ tịch đang bệnh nặng, bị tước quyền lực – hay đã chết nữa. Thế nhưng con người thất lạc đó đang chuẩn bị cuộc phản công của mình từ xa.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, một tờ báo ở Thượng Hải đăng một bài phê bình gay gắt vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Chính Mao đã viết nó cùng với vợ của ông ấy và hai người thân cận nữa. Lời kết tội: vở bi kịch mà trong đó một ông quan bị cho thôi chức vì đã phê bình người chủ của mình, là một ám chỉ đến người Chủ tịch, đặt ông ấy cùng hàng với kẻ chuyên chế (năm 1959, Mao đã sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì người này đã phê bình ông trong một bức thư; từ đấy Lâm Bưu chiếm chức vụ này). Bài viết báo hiệu: cuộc tranh giành quyền lực vẫn còn được tiếp tục.
Cuộc chiến của những đứa trẻ con (3+4)
Monday, October 15, 2012 4:48:52 AM
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
MỘT THÁNG SAU ĐÓ, Mao tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lâm trong ngôi biệt thự hoàng đế của ông ấy ở Hàng Châu, tròn 200 kilômét về phía Nam của Thượng Hải. Ở đây, ông ấy hứa với người chỉ huy quân đội, rằng sẽ nâng ông ấy lên thành con số hai mới trong Đảng sau khi lật đổ Lưu theo kế hoạch và đập tan những “kẻ hữu khuynh”.
Lâm Bưu trẻ hơn Mao 14 tuổi, tức là cũng có thể có hy vọng, rằng một ngày nào đó sẽ thăng tiến lên đến tột đỉnh. Mối liên kết của hai người giờ đây càng chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Mao cố nắm chắc sự giúp đỡ của những người trung thành khác. Rất có thể là ông ấy cũng đã tiếp xúc với Đặng Tiểu Bình trong thời gian này. Vì ông đánh giá cao sự hiểu biết và tài tổ chức của người này. Lúc trước, Đặng đã hỗ trợ cho viên Chủ tịch trong tất cả các chiến dịch chống lại kẻ thù của ông ấy. Thế nhưng sau cuộc Đại Nhảy Vọt, ông ấy không muốn tiến hành những cuộc thí nghiệm chính trị nữa.
Cổ
vũ: tháng 8 năm 1966, Mao tiếp đón cô nữ sinh Song Binbin, nhóm của
người này đã giết chết cô giáo Biện Trọng Vân. Ảnh: GEO Epoche
Trong mùa Xuân năm 1966, Giang Thanh vợ Mao yêu cầu trong tuyên ngôn “Giết chết văn hóa” do chính Mao biên tập một cuộc “Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở mặt trận văn hóa để tiệt trừ những lực lượng đen tối độc tài có khuynh hướng chống Đảng và chống Chủ nghĩa Xã hội”.
Thế nhưng Mao vẫn còn chưa tấn công trực tiếp Chủ tịch nước Lưu. Ông chỉ yêu cầu sa thải một “Nhóm chống Đảng” bốn người, được cho là phá hoại cuộc Cách mạng Văn hóa. Người nổi tiếng nhất trong bốn người đấy là là Bành, thị trưởng Bắc Kinh.
Trong khi đó, Lâm Bưu chuẩn bị điều động quân đội về Bắc Kinh – được cho là để đàn áp một cuộc “đảo chính phản cách mạng” sắp xảy ra.
Dưới tình hình đó, Bộ Chính trị đã họp vào ngày 16 tháng 5 mà trong đó cần phải biểu quyết về danh sách của Mao. Viên Chủ tịch vẫn tiếp tục ở miền Nam Trung Quốc – có lẽ vì ông đã chắc chắn rằng mình sẽ chiến thắng.
Lưu Thiếu Kỳ khai mạc cuộc họp của ủy ban cao nhất trong ĐCS: “Chúng ta nhận được chỉ thị phải thảo luận về văn kiện này, nhưng chúng ta không được phép thay đổi nó”, ông ấy nói. “Điều này không phải là độc tài hay sao?”
Rồi ông hỏi Bành rằng người này có phản đối lời yêu cầu của Mao hay không. Ông ấy phủ nhận. Và rồi ông ấy giơ tay lên như tất cả các thành viên khác của Bộ Chính trị khi biểu quyết về sự sa thải của chính mình.
Thêm vào đó, các cán bộ đứng đầu đang hội họp này ủng hộ cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao. Tại sao họ lại biểu quyết như thế, hai ngày sau đó mới rõ, khi Lâm Bưu tiếp tục đe dọa Bộ Chính trị theo yêu cầu của Mao: “Bất cứ ai chống lại Mao”, ông ấy tuyên bố, “sẽ bị Đảng và nhân dân trừng phạt.”
Qua đó Mao đã tạo nên một Bộ Chính trị tuân theo ý muốn của mình. Nhưng các nghị quyết của Bộ Chính trị – cả việc tước quyền lực của Bành Chân – tạm thời vẫn được giữ kín. Mao muốn tiếp tục im lặng, cho tới khi chuẩn bị xong cho cuộc “thanh trừng” lớn.
Một “Nhóm Trung ương của Cách mạng Văn hóa” dưới sự lãnh đạo của vợ Mao bây giờ thay thế cho các nhóm làm việc của Bành đã bị tước quyền lực. Thêm vào đó, Giang Thanh kiểm soát một tòa án có nhiệm vụ tổ chức những vụ bắt giam các đối thủ của Mao.
Và ngay sau cuộc họp của Bộ Chính trị, một chiến dịch báo chí chống lại các “cán bộ xét lại” và “trí thức tiểu tư sản” bắt đầu.
NHƯNG CÁI TRỰC TIẾP phát động cuộc nổi dậy của giới trẻ là một tờ báo tường trong một nhà ăn đại học ở Bắc Kinh, cái cỗ vũ cho “tinh thần cách mạng” và kêu gọi người đọc “phản kích lại băng nhóm đen” quanh Bành.
Mao, người trong dinh thự của mình được thông tin về tất cả các sự kiện quan trọng trong thủ đô, để cho đọc bài viết đó trên đài phát thanh vào ngày 1 tháng 6. Cùng ngày, một bài xã luận do ông yêu cầu được đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” dưới tít “Quét sạch bọn trâu quỷ rắn ma”: mặc dù trật tự cũ đã bị lật đổ, tác giả ta thán, các “học giả” vẫn cố gắng tranh thủ giới trẻ cho một chính sách hướng về phía sau.
Trong mùa Xuân năm 1966, Giang Thanh vợ Mao yêu cầu trong tuyên ngôn “Giết chết văn hóa” do chính Mao biên tập một cuộc “Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở mặt trận văn hóa để tiệt trừ những lực lượng đen tối độc tài có khuynh hướng chống Đảng và chống Chủ nghĩa Xã hội”.
Thế nhưng Mao vẫn còn chưa tấn công trực tiếp Chủ tịch nước Lưu. Ông chỉ yêu cầu sa thải một “Nhóm chống Đảng” bốn người, được cho là phá hoại cuộc Cách mạng Văn hóa. Người nổi tiếng nhất trong bốn người đấy là là Bành, thị trưởng Bắc Kinh.
Trong khi đó, Lâm Bưu chuẩn bị điều động quân đội về Bắc Kinh – được cho là để đàn áp một cuộc “đảo chính phản cách mạng” sắp xảy ra.
Dưới tình hình đó, Bộ Chính trị đã họp vào ngày 16 tháng 5 mà trong đó cần phải biểu quyết về danh sách của Mao. Viên Chủ tịch vẫn tiếp tục ở miền Nam Trung Quốc – có lẽ vì ông đã chắc chắn rằng mình sẽ chiến thắng.
Lưu Thiếu Kỳ khai mạc cuộc họp của ủy ban cao nhất trong ĐCS: “Chúng ta nhận được chỉ thị phải thảo luận về văn kiện này, nhưng chúng ta không được phép thay đổi nó”, ông ấy nói. “Điều này không phải là độc tài hay sao?”
Rồi ông hỏi Bành rằng người này có phản đối lời yêu cầu của Mao hay không. Ông ấy phủ nhận. Và rồi ông ấy giơ tay lên như tất cả các thành viên khác của Bộ Chính trị khi biểu quyết về sự sa thải của chính mình.
Thêm vào đó, các cán bộ đứng đầu đang hội họp này ủng hộ cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao. Tại sao họ lại biểu quyết như thế, hai ngày sau đó mới rõ, khi Lâm Bưu tiếp tục đe dọa Bộ Chính trị theo yêu cầu của Mao: “Bất cứ ai chống lại Mao”, ông ấy tuyên bố, “sẽ bị Đảng và nhân dân trừng phạt.”
Qua đó Mao đã tạo nên một Bộ Chính trị tuân theo ý muốn của mình. Nhưng các nghị quyết của Bộ Chính trị – cả việc tước quyền lực của Bành Chân – tạm thời vẫn được giữ kín. Mao muốn tiếp tục im lặng, cho tới khi chuẩn bị xong cho cuộc “thanh trừng” lớn.
Một “Nhóm Trung ương của Cách mạng Văn hóa” dưới sự lãnh đạo của vợ Mao bây giờ thay thế cho các nhóm làm việc của Bành đã bị tước quyền lực. Thêm vào đó, Giang Thanh kiểm soát một tòa án có nhiệm vụ tổ chức những vụ bắt giam các đối thủ của Mao.
Và ngay sau cuộc họp của Bộ Chính trị, một chiến dịch báo chí chống lại các “cán bộ xét lại” và “trí thức tiểu tư sản” bắt đầu.
NHƯNG CÁI TRỰC TIẾP phát động cuộc nổi dậy của giới trẻ là một tờ báo tường trong một nhà ăn đại học ở Bắc Kinh, cái cỗ vũ cho “tinh thần cách mạng” và kêu gọi người đọc “phản kích lại băng nhóm đen” quanh Bành.
Mao, người trong dinh thự của mình được thông tin về tất cả các sự kiện quan trọng trong thủ đô, để cho đọc bài viết đó trên đài phát thanh vào ngày 1 tháng 6. Cùng ngày, một bài xã luận do ông yêu cầu được đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” dưới tít “Quét sạch bọn trâu quỷ rắn ma”: mặc dù trật tự cũ đã bị lật đổ, tác giả ta thán, các “học giả” vẫn cố gắng tranh thủ giới trẻ cho một chính sách hướng về phía sau.
Người sếp của Đảng muốn động viên hàng triệu học sinh và sinh viên, bằng cách nâng xung đột thế hệ lên thành “mâu thuẫn giai cấp”: giới trẻ cách mạng ở một bên, người trưởng thành thường bảo thủ ở bên kia.
Lời kêu gọi của “Nhân dân Nhật báo” hướng đến thế hệ đầu tiên được sinh ra trong nước Cộng hòa Nhân dân và được giáo dục hầu như hoàn toàn theo các lý tưởng của Mao: một thế hệ sống tốt hơn nhiều so với cha mẹ của họ – và là một thế hệ mà mặc dầu vậy vẫn hết sức không tự tin. Vì so với các thành tích của thế hệ đi trước thì giới trẻ chỉ có thể thua kém. Thường họ phải nghe những câu chuyện anh hùng của giới cựu chiến binh trong những cuộc trao đổi do nhà nước tổ chức và phải chịu đựng khi những người già mắng nhiếc họ là “cây nhà kính” hèn nhát.
Nhưng họ có thể chứng tỏ lòng tin Cộng sản của họ như thế nào? Thường thì họ chỉ còn những hành động trẻ con như là sự lựa chọn: như trong ký túc xá, các học sinh tranh đua nhau xem ai là người dậy đầu tiên để lau hành lang hay lén giặt quần áo của bạn đồng học. Nhiều thanh thiếu niên viết nhật ký mà trong đó họ tưởng tượng ra hàng nhiều trang về tình yêu cách mạng của họ và để chúng nằm công khai trong phòng của họ hay trong phòng ngủ.
Trong lúc đó, việc đấy đối với họ không phải chỉ là để xứng đáng với các lý tưởng cách mạng, mà là cũng để cho tương lai sự nghiệp của họ. Vì áp lực thành tích chưa từng bao giờ đè nặng như thế. Các cơ hội thăng tiến biến mất dần, vì trường trung học đào tạo ra nhiều học sinh hơn là chỗ học đại học. Có những vùng mà cứ ba học sinh tốt nghiệp phổ thông thì mới có một người đi học đại học.
Liệu một người có được phép đi học đại học hay không, điều đấy không phải phụ thuộc trước hết vào điểm của người đó; cũng quan trọng như thế là gia thế của người đó và hoạt động chính trị của người đó. “Ai ở gần sân thượng cao thì nhìn mặt trăng trước”, đó là một câu châm ngôn, và do vậy mà con cái của đảng viên và những nhà cách mạng lão thành có được những cơ hội tốt nhất; học sinh từ những gia đình “đen”, cha mẹ của họ thuộc giai cấp tiểu tư sản trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, thì ngược lại chỉ có thể tự thể hiện mình qua thành tích xuất sắc và một cuộc sống gương mẫu. Trong các trường học của đất nước có một cuộc cạnh tranh không khoan nhượng.
Không có thời gian cho các vui thú của tuổi mới lớn: thiếu niên không được phép hẹn hò, cai trị ở nhà là cha mẹ, và đi du lịch là việc không thể trả tiển được. Họ được thầy cô của họ huấn luyện theo yêu cầu của Đảng – không hề đếm xỉa đến ý kiến lẫn ước muốn của họ. Cho tới nay, giới trẻ còn không được phép độc lập tham gia chính trị nữa.
Nhưng bây giờ thì vị Chủ tịch Vĩ đại cần đến sự giúp đỡ của họ, sự hỗ trợ của giới trẻ. Trong quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, ông ấy khen ngợi và ca tụng họ, gọi họ là “lực lượng tích cực nhất, sống động nhất của xã hội” và hứa hẹn với họ: “Thế giới là của các cháu.”
Cuối cùng thì họ có thể bỏ lại những thứ bị bắt buộc, gây chán nản, lại ở phía sau, phá vỡ mọi quy định và chứng minh rằng cả họ cũng là những nhà cách mạng nữa.
Mao, một bậc thầy trong mỵ dân, rất thành thạo trong nghệ thuật biến đổi những động cơ thông tục như sự thèm khát quyền lực của mình và ước muốn báo thù các địch thủ của mình trở thành một mong muốn thiêng liêng. Ông ấy biết người ta khơi lên sự hào hứng hoang dại như thế nào.
Đối
thủ: Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị tước quyền lực; cái giá phải trả cho
lời phê bình Mao là mạng sống của ông ấy. Ảnh: GEO Epoche
Thông điệp thành công. Vào ngày 2 tháng 6, thanh thiếu niên tại một trường trung học Bắc Kinh cũng treo một tờ báo tường lên. Nó được ký tên bởi “Hồng Vệ Binh”. Các học sinh đe dọa đối thủ của Mao quá khích hơn các sinh viên rất nhiều. “Chúng tôi sẽ dẫm đạp lên các người!”, có thể đọc được ở đó. “Chúng tôi sẽ tàn nhẫn!” Và: “Hãy vứt bỏ các cảm xúc con người!”
Chẳng bao lâu sau, Hồng Vệ Binh được thành lập ở hầu hết các thành phố lớn. Có những người nào đó mặc quân phục cũ của cha mẹ họ, những người khác nhận được quân phục chiến đấu và giày ủng từ kho quân đội. Bắt đầu là ở Bắc Kinh và rồi trên toàn nước, sinh viên và học sinh nổi dậy. Với số đông. Nhiều người bỏ học để thảo luận về cách mạng. Và họ viết báo tường.
Mao mừng rỡ: “Anh sẽ tạo ra sự lộn xộn lớn nhất dưới trời này”, ông ấy viết cho vợ, “để tạo ra trật tự lớn nhất.”
Trong lúc đó, Bộ Chính trị cố gắng hướng cuộc phản đối vào trong khuôn khổ trật tự. Lưu Thiếu Kỳ cho người thành lập những nhóm làm việc – cũng như tại các chiến dịch khác – có nhiệm vụ dẫn dắt phong trào. Thêm vào đó, họ cần phải ngăn chận việc bỏ học và bạo lực.
Thế nhưng các nhóm này chỉ có ít ảnh hưởng đến giới học sinh. Các vệ binh thường xuyên khiêu khích các cán bộ: “Nổi loạn là chính đáng”, họ trích dẫn Mao trên các tờ báo tường của họ – và qua đó đã tìm được một lời biện bạch cho các hành động bạo lực.
Bầu không khí mang tính thù địch. Chẳng bao lâu sau, các thầy giáo đầu tiên đã bị phỉ nhổ. Và bị đánh.
Thông điệp thành công. Vào ngày 2 tháng 6, thanh thiếu niên tại một trường trung học Bắc Kinh cũng treo một tờ báo tường lên. Nó được ký tên bởi “Hồng Vệ Binh”. Các học sinh đe dọa đối thủ của Mao quá khích hơn các sinh viên rất nhiều. “Chúng tôi sẽ dẫm đạp lên các người!”, có thể đọc được ở đó. “Chúng tôi sẽ tàn nhẫn!” Và: “Hãy vứt bỏ các cảm xúc con người!”
Chẳng bao lâu sau, Hồng Vệ Binh được thành lập ở hầu hết các thành phố lớn. Có những người nào đó mặc quân phục cũ của cha mẹ họ, những người khác nhận được quân phục chiến đấu và giày ủng từ kho quân đội. Bắt đầu là ở Bắc Kinh và rồi trên toàn nước, sinh viên và học sinh nổi dậy. Với số đông. Nhiều người bỏ học để thảo luận về cách mạng. Và họ viết báo tường.
Mao mừng rỡ: “Anh sẽ tạo ra sự lộn xộn lớn nhất dưới trời này”, ông ấy viết cho vợ, “để tạo ra trật tự lớn nhất.”
Trong lúc đó, Bộ Chính trị cố gắng hướng cuộc phản đối vào trong khuôn khổ trật tự. Lưu Thiếu Kỳ cho người thành lập những nhóm làm việc – cũng như tại các chiến dịch khác – có nhiệm vụ dẫn dắt phong trào. Thêm vào đó, họ cần phải ngăn chận việc bỏ học và bạo lực.
Thế nhưng các nhóm này chỉ có ít ảnh hưởng đến giới học sinh. Các vệ binh thường xuyên khiêu khích các cán bộ: “Nổi loạn là chính đáng”, họ trích dẫn Mao trên các tờ báo tường của họ – và qua đó đã tìm được một lời biện bạch cho các hành động bạo lực.
Bầu không khí mang tính thù địch. Chẳng bao lâu sau, các thầy giáo đầu tiên đã bị phỉ nhổ. Và bị đánh.
Thân
tín: Giang Thanh vợ của Mao là một động lực chính trong cuộc truy lùng
những người được cho là phản cách mạng. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng không phải tất cả các học sinh đều dùng bạo lực – cũng là vì họ sợ trở thành nạn nhân của những thầy giáo muốn trả thù sau cuộc nổi loạn. Nhưng Mao cũng lôi kéo cả họ về phía của ông ấy: vào ngày 13 tháng 6, ông ấy cho ra quy định, rằng bắt đầu từ bây giờ, trong lúc phân bổ chỗ học đại học cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến “tính vô sản” của những người xin học. Nói cách khác đi: ai muốn học đại học phải tham gia vào cuộc Cách mạng Văn hóa.
Đồng thời, ông ấy cho ngưng dạy học trong trướng. “Giới trẻ nhận được thức ăn”, ông ấy nói. “Với thức ăn, họ có năng lượng, và họ muốn nổi loạn. Họ còn phải làm gì nữa ngoài việc làm náo loạn?”
Bạo lực tăng lên. Vào ngày 18 tháng 6, Hồng Vệ Binh làm nhục 60 giáo sư và cán bộ ở Bắc Kinh. Các “bạo chúa học giả” bị bêu trên các bục gỗ với chiếc “mũ ô nhục” – những chiếc mũ bằng giấy có hình nón có viết những lời mắng nhiếc và lên án. Mãi đến khi một nhóm làm việc can thiệp, “cuộc họp phê bình đấu tranh” mới chấm dứt. Nhưng thường thì các cán bộ của Lưu không thể ngăn chận được những cuộc tấn công. Ở Bắc Kinh, các cán bộ chỉ kiểm soát được có chín trong số 54 trường đại học – ngoài ra, ở khắp nơi họ đều bị đuổi đi.
Sự căm ghét của học sinh và sinh viên hướng đến trước hết là tới những nhà sư phạm với “lý lịch giai cấp xấu”: như chống lại con cái của các địa chủ trước đây – như Biện Trọng Vân.
“Tôi bị tra tấn, bị đánh, bị đá bốn, năm giờ đồng hồ liền”, bà ấy viết cho giới lãnh tụ Đảng. Những người khác khiếu nại ở cảnh sát. Nhưng cả Đảng lẫn cơ quan nhà nước đều không bảo vệ thầy cô. Vì Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng, một người thân cận của Mao, đã ra lệnh cho cảnh sát làm ngơ trước những hành động bạo lực của Hồng Vệ Binh. Vì thế mà cho tới ngày 25 tháng 6, chỉ riêng trong các trường học của Bắc Kinh đã có gần 1000 thầy cô bị đánh đập hay lâm vào trong cảnh ấu đả với học sinh.
Nhưng không phải tất cả các học sinh đều dùng bạo lực – cũng là vì họ sợ trở thành nạn nhân của những thầy giáo muốn trả thù sau cuộc nổi loạn. Nhưng Mao cũng lôi kéo cả họ về phía của ông ấy: vào ngày 13 tháng 6, ông ấy cho ra quy định, rằng bắt đầu từ bây giờ, trong lúc phân bổ chỗ học đại học cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến “tính vô sản” của những người xin học. Nói cách khác đi: ai muốn học đại học phải tham gia vào cuộc Cách mạng Văn hóa.
Đồng thời, ông ấy cho ngưng dạy học trong trướng. “Giới trẻ nhận được thức ăn”, ông ấy nói. “Với thức ăn, họ có năng lượng, và họ muốn nổi loạn. Họ còn phải làm gì nữa ngoài việc làm náo loạn?”
Bạo lực tăng lên. Vào ngày 18 tháng 6, Hồng Vệ Binh làm nhục 60 giáo sư và cán bộ ở Bắc Kinh. Các “bạo chúa học giả” bị bêu trên các bục gỗ với chiếc “mũ ô nhục” – những chiếc mũ bằng giấy có hình nón có viết những lời mắng nhiếc và lên án. Mãi đến khi một nhóm làm việc can thiệp, “cuộc họp phê bình đấu tranh” mới chấm dứt. Nhưng thường thì các cán bộ của Lưu không thể ngăn chận được những cuộc tấn công. Ở Bắc Kinh, các cán bộ chỉ kiểm soát được có chín trong số 54 trường đại học – ngoài ra, ở khắp nơi họ đều bị đuổi đi.
Sự căm ghét của học sinh và sinh viên hướng đến trước hết là tới những nhà sư phạm với “lý lịch giai cấp xấu”: như chống lại con cái của các địa chủ trước đây – như Biện Trọng Vân.
“Tôi bị tra tấn, bị đánh, bị đá bốn, năm giờ đồng hồ liền”, bà ấy viết cho giới lãnh tụ Đảng. Những người khác khiếu nại ở cảnh sát. Nhưng cả Đảng lẫn cơ quan nhà nước đều không bảo vệ thầy cô. Vì Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng, một người thân cận của Mao, đã ra lệnh cho cảnh sát làm ngơ trước những hành động bạo lực của Hồng Vệ Binh. Vì thế mà cho tới ngày 25 tháng 6, chỉ riêng trong các trường học của Bắc Kinh đã có gần 1000 thầy cô bị đánh đập hay lâm vào trong cảnh ấu đả với học sinh.
Đồng hành: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lâm Bưu tham gia hỗ trợ cuộc cách mạng của Mao – và hy vọng sẽ kế tục ông ấy. Ảnh: GEO Epoche
Mao, người vẫn còn ở miền Nam của Trung Quốc, được tường thuật tỉ mỉ về chiến dịch. Trong một bài thơ, ông ấy ca ngợi cuộc Cách mạng Văn hóa như là “làn sóng chấn động của bão táp và sấm sét, khiến thế giới ngạc nhiên”. Thời khắc tái sinh của ông ấy đã đến rồi,
Mặt trời đã đứng cao trên thành phố Vũ Hán khi Mao bước lên khỏi làn nước màu nâu của Trường Giang vào ngày 16 tháng 7 năm 1966. Sau này, báo chí Trung Quốc sẽ khẳng định rằng người Chủ tịch Vĩ đại đã bơi 15 kilômét trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, trong một chiếc áo choàng tắm màu trắng, con người 72 tuổi đấy vẫy tay chào những người đang đứng xem. Hàng ngàn người đã đến để nhìn ông ấy. “Lãnh tụ Mao kính yêu của chúng ta rất khỏe mạnh, khiến nhân dân Trung Quốc đầy vui mừng”, tờ “Nhân dân Nhật báo” ca ngợi.
Lần tắm trong Trường Giang là một thông điệp gửi đến các đối thủ của Mao: người Chủ tịch Vĩ đại mạnh khỏe và nhất quyết đấu tranh.
Hai ngày sau đó, ông ấy trở về Bắc Kinh. Còn trong đêm, ông ấy đã gặp những người thân cận, chỉ Lưu Thiếu Kỳ là ông từ chối không cho diện kiến.
Ngay sau đó, Mao giải tán các nhóm làm việc – vì họ muốn dập tắt ngọn lửa nổi dậy. Bây giờ thì không còn ai giữ giới thanh thiếu niên lại cả.
Còn Lưu? Ông ấy phải tự lên án mình trước những người của cuộc Cách mạng Văn hóa, vì những cái được cho là lỗi lầm của các nhóm làm việc. Bây giờ thì ông biết rằng lần lật đổ mình chỉ còn là câu hỏi của những tuần tới đây mà thôi.
Đầu tháng 8, Mao lại triệu tập Trung ương Đảng. Lần họp này đã trở thành tòa án cho các đối thủ của ông ấy. Trong lúc họp, ông ấy lần đầu tiên viết một tờ báo tường. Đó là một cuộc tấn công chống lại “một số đồng chí nhất định”, những người đã vi phạm tinh thần của cuộc Cách mạng Văn hóa – và là một lời kêu gọi Hồng Vệ Binh hãy trừng phạt họ. Tít của tấm áp phích “Oanh tạc các trụ sở!”
Đó cuối cùng cũng là lời tuyên chiến với Lưu, với những người theo ông ấy và tất cả các cán bộ cũ. Nó được đăng vào ngày 5 tháng 8 năm 1966. Ngày cuối cùng trong cuộc đời của người cô giáo Biện Trọng Vân.
Mao, người vẫn còn ở miền Nam của Trung Quốc, được tường thuật tỉ mỉ về chiến dịch. Trong một bài thơ, ông ấy ca ngợi cuộc Cách mạng Văn hóa như là “làn sóng chấn động của bão táp và sấm sét, khiến thế giới ngạc nhiên”. Thời khắc tái sinh của ông ấy đã đến rồi,
Mặt trời đã đứng cao trên thành phố Vũ Hán khi Mao bước lên khỏi làn nước màu nâu của Trường Giang vào ngày 16 tháng 7 năm 1966. Sau này, báo chí Trung Quốc sẽ khẳng định rằng người Chủ tịch Vĩ đại đã bơi 15 kilômét trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, trong một chiếc áo choàng tắm màu trắng, con người 72 tuổi đấy vẫy tay chào những người đang đứng xem. Hàng ngàn người đã đến để nhìn ông ấy. “Lãnh tụ Mao kính yêu của chúng ta rất khỏe mạnh, khiến nhân dân Trung Quốc đầy vui mừng”, tờ “Nhân dân Nhật báo” ca ngợi.
Lần tắm trong Trường Giang là một thông điệp gửi đến các đối thủ của Mao: người Chủ tịch Vĩ đại mạnh khỏe và nhất quyết đấu tranh.
Hai ngày sau đó, ông ấy trở về Bắc Kinh. Còn trong đêm, ông ấy đã gặp những người thân cận, chỉ Lưu Thiếu Kỳ là ông từ chối không cho diện kiến.
Ngay sau đó, Mao giải tán các nhóm làm việc – vì họ muốn dập tắt ngọn lửa nổi dậy. Bây giờ thì không còn ai giữ giới thanh thiếu niên lại cả.
Còn Lưu? Ông ấy phải tự lên án mình trước những người của cuộc Cách mạng Văn hóa, vì những cái được cho là lỗi lầm của các nhóm làm việc. Bây giờ thì ông biết rằng lần lật đổ mình chỉ còn là câu hỏi của những tuần tới đây mà thôi.
Đầu tháng 8, Mao lại triệu tập Trung ương Đảng. Lần họp này đã trở thành tòa án cho các đối thủ của ông ấy. Trong lúc họp, ông ấy lần đầu tiên viết một tờ báo tường. Đó là một cuộc tấn công chống lại “một số đồng chí nhất định”, những người đã vi phạm tinh thần của cuộc Cách mạng Văn hóa – và là một lời kêu gọi Hồng Vệ Binh hãy trừng phạt họ. Tít của tấm áp phích “Oanh tạc các trụ sở!”
Đó cuối cùng cũng là lời tuyên chiến với Lưu, với những người theo ông ấy và tất cả các cán bộ cũ. Nó được đăng vào ngày 5 tháng 8 năm 1966. Ngày cuối cùng trong cuộc đời của người cô giáo Biện Trọng Vân.
TRƯỜNG SA, HOÀNG SA
Về địa danh Vạn Lý Trường Sa
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân
gửi cho BBCVietnamese.com
Gần đây Thư viện Đại Học
Oxford Anh quốc (Bodleian Library) công bố bản kỹ thuật số một địa đồ
cổ Trung Hoa với tiêu đề “The Selden Map of China”, phỏng định được thực
hiện trong thời Minh (1368-1644), nội dung mang tính chất địa đồ hàng
hải, phạm vi thể hiện gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và khu vực
Đông Nam Á.
Bấm
Địa đồ kích thước 100 x 150 cm, vẽ màu trên giấy. Về nguồn
gốc, địa đồ nguyên thuộc sở hữu của luật sư người Anh John Selden
(1584-1654), thể theo di nguyện của ông, gia đình đã tặng nó cho Thư
viện Đại học Oxford vào năm 1659, từ đó được cất giữ đến nay.
Bề mặt địa đồ này không ghi tiêu đề, nhưng theo
bản “Báo cáo tổng kết về cuộc điều tra tại một số thư viện Anh Quốc” của
Trương Chí Thanh và Triệu Đại Oánh- cán bộ Phòng Cổ tịch Thư viện Quốc
gia Trung Quốc- hồi tháng 5 năm 2008 thì địa đồ này được gọi là “Thiên
hạ hải đạo toàn đồ/World Searoad Complete Map”.
Theo Tiến sĩ Tiền Giang (Đại học Hong Kong)
trong bài giới thiệu sơ bộ về địa đồ này trên tập san “Hải giao sử
nghiên cứu” tháng 9/2011 thì nó được gọi là “Đông - Tây dương hàng hải
đồ”, và phỏng định được làm ra vào năm Thiên Khải thứ 4 (1624).
Căn cứ theo tính chất và mục đich của địa đồ, sau đây gọi tắt là Hải đồ (xem Hải đồ và các thông tin liên quan
Bấm
tại đây).
Các địa danh ngoài Trung Hoa được ghi trên Hải
đồ này khá nhiều, khoảng 105 nơi, đặc biệt vị trí Vạn Lý Trường Sa và
Vạn Lý Thạch Đường cùng các điểm xung quanh như sau.
Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường
Theo đồ hình la bàn vẽ ở giữa trên trong nền Hải
đồ, thấy quy ước định vị trên bắc dưới nam, địa danh Vạn Lý Trường Sa
và Vạn Lý Thạch Đường được biểu thị là hai nơi gần nhau, cả hai nằm ở vị
trí gần như trung tâm của toàn đồ.
Địa danh Vạn Lý Thạch Đường được ghi trong đường
khuyên tròn, bên trên đường khuyên biểu thị một hòn đảo hình thang tô
màu đỏ hồng, cạnh bên phải đường khuyên (hướng đông) ghi ba chữ “Dữ hồng
sắc” (hòn đảo màu đỏ), ba chữ này như một lời chú bổ cho địa danh Vạn
Lý Thạch Đường; phía trên Vạn Lý Thạch Đường về hướng đông đông nam là
Vạn Lý Trường Sa, địa danh này được ghi kèm bốn chữ “Tự thuyền phàm
dạng” (giống như hình cánh buồm), “Vạn Lý Trường Sa, tự thuyền phàm
dạng” được viết thành hai hàng dọc liền nhau và đặt bên trong khung viền
giống như mảnh vải bay lượn; phía trái (hướng tây) Vạn Lý Thạch Đường
là hòn đảo ghi địa danh Ngoại La (tức đảo Lý Sơn), phía tây vượt qua
Ngoại La là lục địa, hơi chếch về bắc là địa danh Quảng Nam và hơi chếch
về nam là địa danh Tân Châu (tức Quy Nhơn).
Từ Vạn Lý Thạch Đường thẳng lên hướng bắc là cụm
địa danh “Thất Châu, Độc Trư, Quảng Châu” được ghi chung trong một
đường viền hình elip nằm nghiêng (theo chiều đông nam – tây nam), tiếp
lên hướng bắc cách một khoảng biển hẹp là các địa danh “Đam Châu”,
“Quỳnh Châu”, “Lôi Châu”, có điểm lạ là phần đất Đam Châu và Quỳnh Châu
(đều trên đảo Hải Nam) được vẽ liền với lục địa.
Cách một khoảng khá xa Vạn Lý Thạch Đường, về
hướng đông nam là địa danh Côn Lôn, chữ Côn Lôn được đặt trên nét vẽ
biểu thị ngọn núi và cạnh bên hải đạo từ Vương Thành Lữ Tống (Luzon) đến
Văn Lai (Brunei); cách một khoảng khá xa Vạn Lý Thạch Đường, về hướng
đông bắc là địa danh Nam Áo Khí được ghi trong đường khuyên tròn.
Hải đồ này có nhiều điểm khá đặc biệt.
Về kỹ thuật hàng hải, Hải đồ này có ưu điểm là
đã biểu thị các đường kẻ cho hải đạo, gồm 6 tuyến đông dương và 12 tuyến
tây dương, trên hải đạo cũng định phương hướng cần thiết theo hệ quy
ước la kinh truyền thống. Đối chiếu nhiều địa đồ mang tính chất hàng hải
do người Trung Hoa soạn vẽ, cho đến cuối Thanh, tuy có định hướng la
kinh nhưng hình như chưa từng thực hiện chi tiết kỹ thuật “kẻ nét hải
đạo” này.
Về hoạ pháp, đường nét và cách tô màu trên Hải
đồ không mang phong cách/quy tắc vẽ địa đồ và phương pháp hội hoạ truyền
thống Trung Hoa. Các điểm dễ nhận thấy là, trong cách biểu thị mặt
biển, Hải đồ không diễn tả đường nét “hải ba” (sóng biển) vốn là đặc
trưng truyền thống; vật thể tự nhiên như cây, đá cùng vật thể kiến trúc
đều vẽ không hợp cách.
Về việc sử dụng địa danh, tổ hợp địa danh Vạn Lý
Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường có tính cá biệt so với nhiều địa đồ,
hải đồ cùng thời.
Không biểu thị chủ quyền
Cùng thời Minh, trên bức “Hỗn nhất cương lý lịch
đại quốc đô chi đồ/Map of Integrated Lands and Regions of Historical
Countries and Capitals” (Triều Tiên, 1402) có hai nơi được tiêu danh
Thạch Đường và một nơi tiêu danh Trường Sa, theo thứ tự Thạch Đường-
Trường Sa- Thạch Đường.
Trên “Trịnh Hòa hàng hải đồ”, trong quyển 240
sách Võ Bị Chí (1619), có ba nơi được ghi (theo tứ tự trước sau từ phải
sang trái) là Thạch Tinh Thạch Đường- Vạn Sinh Thạch Đường Dữ - Thạch
Đường.
Trên “Đông nam hải di đồ”, trong quyển 223 sách Võ Bị Chí (1619), có hai nơi ghi là Thạch Đường – Trường Sa.
Trên “Đông tây nam hải di chư quốc tổng đồ”
trong quyển Thủ sách Đông tây dương khảo (1618) có hai nơi được ghi là
Thạch Đường – Trường Sa. Cho đến gần 100 năm sau, vào thời Thanh mới
thấy tổ hợp địa danh Vạn Lý Thạch Đường – Vạn Lý Trường Sa ghi trên địa
đồ, đầu tiên trong bức “Đại Thanh Trung – Ngoại thiên hạ toàn đồ/Địa đồ
Đại Thanh về Trung Hoa và các nước xung quanh” vẽ năm Khang Hi Bính Thân
(1716).
Cơ sở của Việt Nam tại Trường Sa
Đối với lời chú “giống như hình cánh buồm” đi
kèm địa danh Vạn Lý Trường Sa cũng cho một bất ngờ, hầu hết các địa đồ
cổ Trung Hoa, trước và sau niên điểm Hải đồ đều không đính kèm lời chú
giống như hoặc tương tự như vậy cạnh nơi được tiêu danh Trường Sa hoặc
Vạn Lý Trường Sa. Điều này, dẫn đến sự liên hệ với nhiều địa đồ phương
Tây, với cách biểu thị Paracels khá điển hình, với một vùng bằng tập hợp
những nét chấm với khuôn viền giống hình cánh buồm, sớm nhất có thể
thấy qua hai bản đồ của Bartholomen Velho (1560) và của F.M. Pinto
(1560).
Vạn Lý Thạch Đường và Vạn Lý Trường Sa trên Hải
đồ được đặt ở vị trí rất gần Quảng Nam và Quy Nhơn, ở hướng đông của hai
địa phương này, điều này khác hẳn các địa đồ trước và sau nó, thông
thường các địa đồ khác đặt Thạch Đường – Trường Sa hoặc Vạn Lý Thạch
Đường - Vạn Lý Trường Sa ở vào khoảng giữa đảo Lưu Cầu (Ryukyu) với biển
phía đông Trung Hoa hơn là đặt nó gần vùng bờ biển phía đông Việt Nam.
Một điểm sai trên Hải đồ rất đáng lưu ý là Đam
Châu và Quỳnh Châu (đều trên đảo Hải Nam) được vẽ liền với phần lục địa,
sai lầm này khó xảy ra đối với tác giả người Trung Hoa, bởi vì nhiều
địa đồ từ thời Tống đã thể hiện Quỳnh Châu là hải đảo.
Các đặc điểm nêu trên cho thấy Hải đồ này đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các bản đồ Tây phương.
Tóm lại, các địa danh ghi trên Hải đồ chỉ mang
tính chất giao thông, không có ý biểu thị việc xác định chủ quyền của
nơi này đối với nơi khác.
Trong trường hợp Hải đồ có thêm mục đích biểu
thị hoặc gián tiếp nói đến sự lệ thuộc của các hải đảo vào quốc gia lục
địa nào đó, thì Vạn Lý Thạch Đường và Vạn Lý Trường Sa không thuộc vùng
biển Trung Hoa, điều này không chỉ nhận biết dựa vào vị trí diễn tả trên
Hải đồ, mà còn có sự liên hệ với những bức cùng thời đã nêu.
Chẳng hạn, sách Võ bị chí và Đông Tây dương khảo
có nhiều địa đồ về Trung Hoa và ngoài Trung Hoa, nhưng Thạch Đường-
Trường Sa chỉ có trên các địa đồ diễn tả nơi ngoài Trung Hoa, như “Đông
nam hải di đồ”, “Đông tây nam hải di chư quốc tổng đồ”. Ở góc độ này,
tức việc định vị các hải đảo và thể hiện vùng biển Đông Nam Á, Hải đồ có
thêm giá trị điều chỉnh các điểm bất ổn của nhiều địa đồ trước nó.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà nghiên cứu về Biển Đông ở Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)
Người gửi: HaiAuVIN
Bài viết này cung cấp một số thông tin và hình ảnh về Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép (từ 19/1/1974) và Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands). | |
1. Giới thiệu (bổ sung thêm thông tin ở đây) 2. Tên gọi và vị trí địa lý của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (trích Nguyễn Nhã, 2002) Quần đảo Hoàng Sa (群島黄沙), tên Nôm: Bãi Cát Vàng, Hán Việt: 黄沙群島, tiếng Anh: Paracel Archipelagos (Islands) Quần đảo Trường Sa (群島長沙), Hán Việt: 長沙群島, tiếng Anh: Spratly hoặc Spratley Archipelagos (Islands)
Hình 1: Vị trí của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông
|
Trước đây trong một thời gian dài, người Việt và người Phương Tây đều tưởng ở giữa Biển Đông chỉ có một quần đảo dài, đều gọi một tên chung, rất nhất quán. Người Việt gọi là Bãi Cát Vàng (bổ sung) hay Cồn Vàng hoặc Hoàng Sa (黄沙). Hoặc có khi gọi là Đại Trường Sa (大長沙) hay Vạn Lý Trường Sa (万里長沙).
Xem Bản đồ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của www.intute.ac.uk
Bãi Cát (Kát) Vàng hay Cồn Vàng là gốc từ chữ Nôm, Hoàng Sa gốc từ chữ Hán, đều đồng nghĩa ( Sa = Cát, Hoàng = Vàng; Trường = Dài; Đại = Lớn; Vạn Lý = Vạn Dặm; Bãi là chỗ đất nổi lên ở ven hay giữa sông , biển; Cồn là gò đống nổi lên ở giữa sông hay biển).
Danh xưng từ chữ nôm "Cát Vàng" rất được thông dụng trong dân gian, được dân gian đặt tên sớm. Tên gọi từ chữ Hán “Hoàng Sa” được giới nho sĩ dịch và viết ra về sau.
Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan gọi quần đảo là Parcel hay Pracel ( tiếng Bồ Đào Nha, Parcel có nghĩa là đá ngầm - ám tiêu; xem Eduardo Pinheiro, Dictionário Da Língua Portuguesa, Porto, Tipografia Sequeira, L.DA, 1948, tr.1042) vào đầu thế kỷ XVI; khi ấy người Phương Tây chưa biết đến các đảo ở phía Nam mà sau này gọi là Trường Sa; trên bản đồ thường ghi”I de Pracell”như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590).,bản đồVan Langren (1595)…
Người Pháp, Anh gọi là Paracel vào thế kỷ XVII, XVIII trên các bản đồ hàng hải. Mãi đến năm 1787-1788, khi đoàn khảo sát Kergariou Locmaria xác định rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Paracel như hiện nay, người Phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Paracel ở phiá Bắc với quần đảo ở phía Nam mà sau này đến thập niên 40 trong thế kỷ XX người Pháp mới gọi là Spratly(1.1) chỉ chung cho quần đảo Trường Sa.
Còn đối với người Việt, từ đầu thế kỷ XVIII đã kiểm soát vùng Biển Đông tới tận Hà Tiên, như Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục đã cho biết Đội Bắc Hải trực thuộc Đội Hoàng Sa đã phụ trách riêng các đảo phía Nam của Bắc Hải và tới tận Côn Lôn, Hà Tiên. Tuy sang thế kỷ XIX, đã thấy địa danh Vạn Lý Trường Sa ở phía Nam ghi cùng với Hoàng Sa ở phía Bắc trong Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, song vẫn chưa phân biệt thật rõ rệt mà vẫn chỉ chung một quần thể. Ngay thời Ngô Đình Diệm năm 1956 cũng thể hiện khái niệm “hai quần đảo là một” khi trong văn bản ghi Hoàng Sa chỉ cả hai quần đảo Paracel và Spratley.
Một điều hết sức đặc biệt là có sự nhất quán hết sức rõ ràng giữa danh xưng quần đảo tên Việt và tên Phương Tây, khi Giám Mục Taberd ghi rất rõ ràng ở bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ với hàng chữ: Paracel seu Cát Vàng . (Tiếng Latinh seu = hoặc là). Cũng chính Giám mục Taberd đã viết Paracels được người Việt gọi là Cát Vàng trong cuốn Univers, Histoire et Description de Tous Les Peuples, de Leurs Religions, Moeurs et Coutumes (1833). Điều này không hề có ở Trung Quốc cũng như bất cứ nước nào khác. Chỉ ở Việt Nam mới chắc chắn Cát Vàng hay Hoàng Sa chính là Paracel do Phương Tây đặt tên.Chính điều này là bằng chứng rất rõ ràng người Phương Tây ít ra từ đầu thế kỷ XIX đã xác nhận Paracel chính là Cát ( Kát) Vàng tức Hoàng Sa của Việt Nam.
Thật khác với người Phương Tây hay Trung Quốc, tên gọi được đặt hai quần đảo này chỉ thuần túy do nhu cầu hàng hải,tên gọi Hoàng Sa được người Việt đặt do việc xác lập chủ quyền ở hai quần đảo này, bởi đồng thời "Hoàng Sa" dùng để chỉ tên một tổ chức do nhà nước thành lập khai thác, kiểm soát, làm chủ các hải đảo mang tên "Hoàng Sa". Như thế bản thân tên gọi "Hoàng Sa" là bằng chứng cho sự xác lập cũng như thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa nằm trong Biển Đông. Đã từ lâu, người Việt đã nói đến Biển Đông trong ca dao tục ngữ: “Thuận vợ, thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn” hay “Dã tràng xe cát Biển Đông”. Người Trung Hoa thường gọi là Nam Hải, song cũng tùy theo từng thời kỳ lịch sử người Trung Hoa đã tên gọi khác nhau như biển Giao Chỉ (Giao Chỉ Dương). Ngoài ra, ven tỉnh Quảng Đông, người Trung Hoa còn gọi là Việt Hải, Việt Dương.
Các nhà hàng hải Phương Tây từ thế kỷ XVI thường gọi là biển Champa (Ciampa), hay biển Trung Hoa hay Nam Trung Hoa. Cũng như người ta thường gọi biển kế cận Ấn Độ là Ấn Độ Dương. Song chẳng bao giờ Ấn Độ Dương là của Ấn Độ cũng như Biển Trung Hoa là của Trung Hoa cả. Đúng ra, Biển Đông bao quanh hầu hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, nên phải gọi là Biển Đông Nam Á mới đúng.
Từ nhiều thập niên qua, đã có nhiều nhà khoa học cố gắng giải thích sự hình thành nền văn hóa hàng hai của dân Việt nói riêng và của dân Đông Nam Á nói chung, có những sắc thái hoàn toàn khác với văn hoá lục địa Trung Hoa. Một số lý thuyết được tóm tắt như sau:
Chrester Norman cho rằng nền Văn Minh Hòa Bình được tạo dựng trong thời gian lục địa Sunda bị ngập nước. Khi đó Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan lúc trước là hai vùng đồng bằng trũng. Lý thuyết Norman cho rằng một số dân Đông Nam Á khởi sự trước hết bằng cuộc sống ở duyên hải, sau này hội nhập với dân cư vùng cao nguyên, nhưng rồi lại trở về vùng đồng bằng gần biển, sau nữa phát triển về hàng hải (“The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Periods”,World Archaecology 2, No.3, 1971, pp 300-320). [107]
Wilheim G. Solheim cho rằng 6000 năm trước, dân Đông Nam Á đã mạo hiểm ra khơi. Gió bão và hải lưu của Biển Đông và Thái Bình Dương đã cuốn trôi một số người tới Nhật Bản, trong khi các nhóm khác bị quét sang Philippines, Indonesia, Malaysia. Tiếp theo, những toán dân chúng di chuyển tới các đảo ở ngoài khơi Thái Bình Dương và sang Madagascar.
Cũng theo Solheim, Biển Đông thời cổ còn là nơi phát sinh những đường hàng hải giao tiếp với các nơi ở dọc biển Á Châu, Âu Châu, Phi Châu và cả Mỹ Châu nữa. Solheim lý luận rằng chỉ có sự kiện Đông Nam Á giữ vai trò trung tâm phân tán như trục một cái bánh xe tỏa nan hoa ra khắp nơi mới giải thích được hiện tượng lịch sử là tại sao các chủng tộc khác biệt của loài người sống xa cách nhau trên thế giới lại có nhiều sự tương đồng về sinh hoạt văn hoá như vậy (“World Ethnographic Sample...A Possible Historical Explanation”,American Anthropologist, 70, 1968, p569). [107]
Nhà ngữ học Pháp Paul Rivet đã có nhiều cuộc nghiên cứu và kết luận rằng: “Từ Đông Nam Á, một thứ ngôn ngữ đã được truyền bá đi bằng đường hàng hải đến Nhật Bản, Tasmania, Địa Trung Hải, Phi Châu và Mỹ Châu”(Sumerien et Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929).(hình 1.1) [107]
Carl Sauer duyệt xét những biến chuyển về địa lý Biển Đông, ý thức tầm quan trọng của ngư nghiệp và hàng hải trong tiến trình văn minh Đông Á thời cổ, khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới. Vì Biển Đông có hai vụ gió mùa, nên việc hải hành viễn duyên khi đi cũng như khi về rất tiện lợi. Sự trao đổi hàng hóa nâng cao kỹ thuật chế tạo phẩm vật. Trước đây 2500 năm, trống đồng chính là thành tích rõ ràng nhất minh chứng khả năng hàng hải của dân Lạc Việt.(Agricultural Origins and Dispersals, Series Two, New York, 1952, pp24-25)[ 107 ]. Những hoa văn nhiều hình thuyền trên trống đồng, thạp đồng thời đại Đông Sơn, thời đại Hùng Vương đã minh chứng hùng hồn dân Việt thời cổ đã coi trọng phương tiện đi lại bằng thuyền như thế nào!
Có những dự đoán của các nhà khoa học, chừng một vài thiên kỷ sắp đến, mực nước Biển Đông sẽ bắt đầu rút trở xuống. Căn cứ vào mực nước biển lên xuống trong quá khứ, nếu không có gì thay đổi, trong vòng dăm ba ngàn năm tới, cả Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan sẽ trở thành khô cạn, Biển Đông trở thành biển nội địa, đường hàng hải quốc tế không còn qua Biển Đông nữa (Xem bản đồ của National Geographic, March, 1971) . (hình 1.2, hình 1.3) [107]
Hai quần đảo cách nhau khoảng 500km, trải dài từ Bắc xuống Nam khoảng 11 vĩ độ, từ vĩ độ 17o 05B xuống 6o209B, từ Tây sang Đông khoảng 7 kinh độ, từ kinh độ 110o Đ đến kinh độ 117oĐ. Cả hai quần đảo này gồm nhiều đảo, đá, bãi cạn có nguồn gốc san hô. Tổng diện tích phần thường xuyên nổi lên mặt nước của mỗi quần đảo khoảng hơn 10km2. Tuy hai quần đảo cách xa nhau song mỗi quần đảo lại có một số đảo gần miền bờ biển đất liền nhô ra biển của Việt Nam tức vùng đất từ mũi Ba Làng An đến mũi Kê Gà (từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận). Vị trí này khiến dân từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mối liên hệ lâu đời với hai quần đảo trên mà người Việt trong một thời gian dài đã coi gộp chung là một như chúng ta đã biết hoặc gọi là Hoàng Sa, hoặc gọi là Vạn Lý Trường Sa ( Xem hình 1.4, 1.5, 1.6).
3. Quần đảo Hoàng Sa
(trích Nguyễn Nhã, 2002)
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000 , giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05 xuống 15o,45độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả:
Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15độ vĩ B, 108 độ 6 kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý , cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111độ6 kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý . (hình 1.7 )
Đoạn bờ biển từ Quảng Trị chạy dài xuống tới Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió Mùa Đông Nam hay Đông Bắc thổi vô, nên thường tiếp nhân các thuyền bị bão làm hư hại ở vùng biển Hoàng Sa (Hình 1.8). Các vua chúa Việt Nam hay chu cấp phương tiện cho các thuyền bị nạn ấy về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển của Việt Nam để nhờ cứu giúp. Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới, hết sức quan tâm, cùng xác lập và thực thi chủ quyền của mình.
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Các đảo trên không cao, cao nhất là Đảo Hòn Đá (50 feet), đảo thấp nhất là Đảo Tri Tôn (10 feet). Các đảo chính gồm 2 nhóm:
- Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam.
- Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) ở Đông Bắc.
Hình 2: Không ảnh đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) với cơ sở quân sự, khí tượng Việt Nam (chụp năm 1968)
3.1 Nhóm Lưỡi Liềm
Nhóm Lưỡi Liềm còn gọi là Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, theo như Sơn Hồng Đức nếu nhìn từ máy bay xuống , nhóm đảo này trông hình như chiếc bánh “croissant” châu đầu vào nhau. Có 7 đảo chính và vô số mỏm đá:
. Đảo Hoàng Sa (Pattle, Shanhu Dao) (hình 1.9, đảo Hoàng Sa) [Tập San sử Địa số 29]
Tuy là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhất, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam, hơn cả đảo Phú Lâm.
Đảo nằm trên tọa độ 16 độ 32,3 vĩ B , 111độ 35,7 kinh Đ, hình bầu dục, dài khoảng hơn 900m, rộng khoảng gần 700m, diện tích chừng 0,3km2 (30ha) [27, tr.21]gồm cả vòng san hô bao quanh.
Trước ngày 19 tháng 1 năm 1974, ngày Trung Quốc xâm chiếm, đảo này đã được Việt Nam xây dựng căn cứ quân sự, nhà cửa, đài khí tượng, hải đăng, miếu thờ Bà, cầu tàu, bia chủ quyền. Cho đến ngày Trung Quốc xâm chiếm, bia chủ quyền vẫn còn giòng chữ như sau: “République Franaise - Empire dAnnam-Archipel des Paracels”. Về Đông Bắc Đảo vẫn còn vài ngôi mộ binh lính thời Nhà Nguyễn. Phía Tây Nam đảo có một am thờ gọi là Miếu Bà, có một pho tượng Phật Bà Quan Am (hình 1.10). Đài khí tượng với danh xưng “Station dObservation 838” chính thức hoạt động từ năm 1938 thường với 5 nhân viên thuộc ty Khí tuợng Hoàng Sa do chính quyền Nam Việt Nam quản lý (hình 1.11). Từ năm 1931 đến 1975 thường xuyên có một trung đội lính từ Quảng Nam (Trung bộ Việt Nam) (hình 1.12, hình 1.13) [Tập San Sử Địa số 29].
. Đảo Hữu Nhật (Robert, Canquan Dao hay Cam Tuyền) (hình 1.14, hình 1.15)
Đảo mang tên suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật được vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ vào năm 1836.
Phía Nam đảo Hoàng Sa cách độ 3 hải lý, hình bàu tròn, đường kính 800m, chu vi 2000 m, diện tích khoảng 0.32km2 (32ha) [17,tr.20] có vòng đai san hô bao ngoài xa, giữa là vùng bể lặng. Nằm ở tọa độ 111độ344kinh Đ, 16độ 3060 vĩ B . Chung quanh đảo cây cối um tùm, chính giữa là lòng chảo không sâu cho lắm. Biển quanh đảo có nhiều rong biển, phủ kín cả mặt biển. Nơi đảo này vì không người ở, nên con vít thường lên bờ đẻ la liệt từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.
. Đảo Duy Mộng (Drummond, Jinquing Dao)
Đảo ở phiá Đông Nam đảo Hữu Nhật, phía Đông Bắc đảo Quang Hoà, nằm trên tọa độ 111 o 44kinh Đ,16 o 28 vĩ B, cũng do san hô cấu tạo thành, bãi san hô ra xa đảo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng 4m. Đảo hình bầu dục, diện tích khoảng 0,41km2(41ha) [17,tr.21] không có loại cây lớn, chỉ toàn loại cây nhỏ. Giữa đảo là vùng đất trống, có thể định cư được. Đảo có một con lạch nhỏ, có thể dùng ghe nhỏ vào sâu trong nội địa. Tàu có thể neo cách đảo 200m. Có nhiều chim biển và con vít sống trên đảo.
. Đảo Quang Hòa (Duncan, Chenhang Dao) (hình 1.16)
Đảo nằm trên toạ độ 111o42kinh Đ, 16o 26 vĩ B cũng do san hô tạo thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group), Chung quanh đảo là bãi cát mầu vàng (hoàng sa hay cát vàng). Vòng san hô lan ra rất xa khỏi bìa đảo. Cạnh đảo lớn còn có những đảo nhỏ, nối liền nhau bằng bãi cát dài. Một vài bản đồ địa chất ghi Quang Hoà thành hai đảo Quang Hoà Đông và Quang Hoà Tây.
- Quang Hoà Đông có rừng cây nhàu, một loại cây dùng để làm thuốc thường thấy ở Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và cây phosphorite mọc ở phía Tây của đảo, nhiều cây cao tới 5 m. Phần đảo phía Đông trơ trụi chỉ có dây leo sát mặt đất. Chu vi đảo 2.700m, diện tích khoảng 0,48km2 (48ha) [17, tr.21]
- Quang Hoà Tây là một đảo nhỏ, gần hình tròn, chu vi 1000m, chỉ bằng 1/10 đảo Quang Hoà Đông, khoảng 0,09 km2 (9ha), cùng có những loại cây như ở đảo Quang Hoà Đông nhưng chỉ cao khoảng 3m.
. Đảo Quang Anh ( Money Island, Jinyin dao, Kim Ngân (TQ)) (hình 1.17)
Đảo nằm ở trên toạ độ 1110 36kinh Đ, 1600 27 vĩ B do san hô tạo thành, nhô lên mặt nước độ 6 m, nơi cao nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm. Chung quanh đảo bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể cặp neo được. Các tàu lớn phải neo ở ngoài khơi, muốn vào đảo phải sử dụng thuyền nhỏ. Vì địa thế hiểm trở và trên đảo không có nước ngọt, nên ít vết chân người lui tới.
Đảo mang tên Phạm Quang Anh, một đội trưởng Hoàng Sa được vua Gia Long sai đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa năm 1815, hiện có hậu duệ và nhà thờ họ ở Cù Lao Ré.
Đảo hình bầu dục, hơi tròn, chu vi khoảng 2.100 m, diện tích khoảng 0,3 km2 (30 ha) [17,tr.21] Có một số cây lớn mọc ở giữa đảo cao tới 5 m. Ở phía ngoài của đảo có các cây phosphorite và một loại cây khác giống cây mít không có trái.
Nhóm đảo Lưỡi Liềm ngoài 5 đảo trên còn 4 đảo nhỏ như đảo BaBa (Hoàn Thử, 1110 40 kinh Đ, 160 36 vĩ B), đảo Ốc Hoa (Toàn Phủ, 1110 38 kinh Đ, 160 36 vĩ B), đảo Lưỡi Liềm (Crescent Island, Đảo Thạch, 1110 46 kinh Đ, 160 34 vĩ B), đảo Xà Cừ (1110 42 kinh Đ, 160 33 vĩ B ), và các đá như đá Hải Sâm (Antelope Reef, 1110 34 kinh Đ, 160 29 vĩ B), đá Lồi (Discovery Reef, Yuzhuo Jiao, 1110 40 kinh Đ, 160 14 vĩ B), đá Chim Yến (Vuladdore Reef, 1120 04 kinh Đ, 160 21 vĩ B), đá Bạch Qui (Passu Keah Reef,Panshi Yu, 1110 455 kinh Đ, 160 03 vĩ B).
3.2 Nhóm An Vĩnh (1.2) (Amphitrite Groupe, (1.3)
Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông.Đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm.
.Đảo Phú Lâm (Woody Island, YongxingDao)
Đảo nằm ở toạ độ 112 20 kinh Đ, 160 50 vĩ B. Đảo lớn nhất trong quần đảo,bề dài 3.700m và ngang 2.800m [31, tr.185].Trên đảo cây cối um tùm, có vài cây dừa, nên gọi là Phú Lâm. Ở đây chim hải âu sinh nở từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, để lại một lớp guano (phân đen) dày tới 50 cm. Đây là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được.
Đảo có cầu tàu lớn, sân bay, đài kiểm báo và nhiều phương tiện quân sự khác.
. Các đảo khác
Tất cả các đảo, bãi thuộc quần đảo Hoàng Sa đều ở dưới vĩ tuyến 17, trừ Đá Bắc (North Reef, Beijiao, 1110 381 kinh Đ, 170 05 vĩ B), tại bãi này có nhiều xác tàu bị đắm nhiều nhất. Cụm An Vĩnh còn có đảo Cây (Tree Island, Zhaoshudao), 112016 kinh Đ, 160 50 vĩ B) Nhà cầm quyền thực dân Pháp đã xây dựng một đài quan trắc khí tượng, số hiệu trong danh sách World Meteorological Organisation là 48859.
Đảo Bắc (North Island, Beidao, 1120 183 kinh Đ, 160 57 vĩ B)
Đảo Nam (South Island, Nandao, 1120 197 kinh Đ, 160 567 vĩ B)
Đảo Giữa (Middle Island, Zhongdao, 1120 197 kinh Đ, 160 567 vĩ B)
Đảo Đá (Rocky Island, 1120 19 kinh Đ, 160 51 vĩ B) ở phía Tây Bắc đảo Phú Lâm.
Cồn Cát Tây (West Sand, Xi Shazhou, 1120 12 kinh Đ, 160 587 vĩ B)
Cồn Cát Nam (South Sand, Nan Shazhou, 1120 203 kinh Đ, 160 57 vĩ B)
3.3 Nhóm Linh Côn
Nằm về phía cực Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm vào kinh độ 1120 44 kinh Đ, vĩ độ 160 40.
Các đảo thuộc nhóm này không mấy quan trọng, chỉ là những mỏm san hô nhấp nhô trên mặt nước biển.
Linh Côn là tên một chiếc tàu bị nạn ở đây vào đầu thế kỷ XX. Lớn nhứt là đảo Linh Côn, diện tích chừng 1,62 km2, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh kéo dài về phía Nam tới 15 hải lý.
Phía Tây nhóm đảo Linh Côn, còn có Đá Tháp (Pyramid Island, 1120 385 kinh Đ, 160 345 vĩ B), bãi Thủy Tề (Neptuna Bank, Beibianlang, 1120 31 kinh Đ, 160 30vĩB ). Phía Nam, Tây Nam còn có bãi Quảng Nghĩa (Jehangir Bank, Zhanhan tan), bãi Châu Nhai (Bremen Bank, Bimmeitan), bãi Tân Mê (1120 32 kinh Đ, 160 18 vĩ B), bãi Bồng Bay (Bombay Reef, Langhua jiao, 1120 30 kinh Đ, 160 02 vĩ B), bãi Gò Nói (Dido Bank, Xidu tan, 1120 55 kinh Đ, 160 49 vĩ B), bãi Ốc Tai Voi (Herald Bank, 1120 16 kinh Đ, 150 40 vĩ B), Bãi La Mác (1110 34 kinh Đ, 160 31 vĩ B).
Ngoài ra ở cực Nam còn có đảo Tri Tôn (Triton Island, Zhongjian dao, 1110 12kinh Đ, 150 46 vĩ B). Đây là hòn đảo đơn độc, ít người lui tới, nhưng rất nhiều hải sản, san hô đủ màu.
4. Quần đảo Trường Sa
Người Pháp gọi là Archipel des ýles Spratly, người Anh, Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo, Philippines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinnan Guto.
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Quần đảo trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, (1.4) từ kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2 . Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi (1.5) không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính) (1.6).
Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính và các đảo, đá, bãi phụ cận. Philippines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông. Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản Đồ Quân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm 9 cụm chính kể từ Bắc xuống Nam :
4.1 Cụm Song Tử gồm 2 đảo, 2 đá, 2 bãi
· Đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây.
Song Tử Đông (Northeast Cay, Pei Zi Dao hay Pei -tzu Tao (Trung Quốc), Parola Isl. (Phi), 11027 vĩ B, 1140 21 kinh Đ)
Song Tử Tây (Southwest Cay, Nan Zi Dao hay Nan -tzu Tao (Trung Quốc), Pugad Isl., (Phi) 110255 vĩ B, 1140 20 kinh Đ)
Hai hòn đảo này như sinh đôi nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang (Ninh Thuận). Chính vì có vị trí này mà đội Bắc Hải hoạt động ở vùng này từ cuối thế kỷ XVII lấy xuất đinh từ tỉnh Bình Thuận. Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía Đông và Nam chừng năm hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.
Song Tử Đông hơi tròn( hình.1.19), diện tích gần 20 acres, dài 900m , rộng 250m, cao độ 3m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối, một ít dừa. Năm 1963, Việt Nam Cộng Hoà có dựng một bia chủ quyền (hình 1.20). Philippines cho quân chiếm đóng từ năm 1968.
Song Tử Tây hình lưỡi liềm (hinh 1.21), diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700m, rộng 300m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp rađa thời Việt Nam Cộng Hoà. Hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đang trấn giữ cả hòn đảo ( hình 1.22) .
Cụm Song Tử còn có Đá Bắc (North Reef , Pei Jiao hay Tung - pei -Chiao (Trung Quốc), 11028 vĩ B, 114023 kinh Đ), Đá Nam (South Reef, Nan Jiao hay Nai -lo - Chiao, 11023 vĩ B, 1140 18 kinh Đ)
Phía Đông cụm Song Tử còn có bãi cạn Đinh Ba ở phía Bắc (Trident Shoal, Yong deng Ansha hay Yung -teng An - sha (Trung Quốc ), TatLong, Tulis Shoal (Phi), 11020, 1140 42 kinh Đ) và bãi Núi Cầu (Lys Shoal, Lesi Ansha (Trung Quốc ), Bisugo Shoal (Phi), 110205 vĩ B, 1140 35 kinh Đ ở phía Nam.
4.2 Cụm đảo Thị Tứ
Ở phía Nam cụm Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá.
-Đảo Thị Tứ (ThiTu Island, Zhong Ye Dao hay Chung -Yeh Tao (Trung Quốc), Pagasa Isl (Phi), 110027 vĩ B, 1140 17 kinh Đ). Đảo nằm ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa (Spratley) do san hô tạo thành lẫn với cát trắng và đá vôi (hình 1.23).
Đảo hình bầu dục, bề ngang 550m, dài 700m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có cây mù u, cây bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Chung quanh đảo có rất nhiều rong biển và các bãi đá ngầm. Quanh đảo có nhiều cá, đồn đột, rong biển.
(Quân binh Philippines bắt đầu đổ bộ năm 1968 song chiếm đóng hẳn năm 1970, xây phi đạo nối dài ra biển, xây dựng thành căn cứ chính).
-Phía Bắc đảo Thị Tứ gồm Đá Hoài An (Xandi, 11003 vĩ B, 1140 134 kinh Đ), đá Tri Lễ (Sand Cay, 110037 vĩ B, 1140 154, đá Trâm Đức (110045 vĩ B, 1140 22kinh Đ),đá Vĩnh Hảo (110045 vĩ B, 1140 22 kinh Đ), đá Cái Vung (110079 vĩ B, 1140 115 kinh Đ).
-Phía Nam đảo Thị Tứ là đá Xu Bi (Subi Reef, Zhu Bi Jiao, Zamora Reef (Phi), 10054 vĩ B, 1140 06 kinh Đ), cách đảo Thị Tứ chừng 14 hải lý (đã bị Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng năm 1988) .
4.3 Cụm đá Loai Ta
Ở phía Đông cụm Thị Tứ, gồm đảo Loai Ta phía dưới và cồn san hô Lancan hay An Nhơn (Lankian Cay, Yang xin Zhou, Panata, 10045 vĩ B, 1140 33 kinh Đ) ở phía Đông. Phía Bắc cụm là đảo Loai Ta (100407 vĩ B, 1140 248 kinh Đ, Loaita Island, Nan Yue Dao (Trung Quốc), Kota (Phi) (hình 1.24) ). Đảo hình tròn, đường kính 300m, cao chừng 2 m, nhiều cây lớn mọc quanh đảo. Phía Bắc đảo có nhiều cây dừa. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên vẻ đẹp nên thơ, Có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước. Philippines chiếm đóng đảo sau 1970.
Cụm còn có đá An Lão (Menzies Reef, Mong zi Jiao (Trung Quốc), Lakandula Reef, 110083 vĩ B, 1140 48 kinh Đ), bãi Đường (Chang tan (Trung Quốc), 110 vĩB, 1140 42 kinh Đ), bãi An Nhơn Bắc (đá cuội) (Ku gui Jiao (Trung Quốc), 100465vĩB, 1140 34 kinh Đ) bãi Loại Ta (Loaita Reef, Shuan huan Shazhou, 100422 vĩ B, 1140 210 kinh Đ), bãi Loại Ta Nam (Loaita Bank, Shuan huan Shazhou, 100427 vĩ B, 1140 195 kinh Đ).
Phía Đông cụm Loại Ta còn có đảo Dừa và Đá Cá Nhám.
4.4 Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia
+ Ở phía Nam cụm Loại Ta, nằm kết một vòng san hô Tizard Bank, gồm đảo Nam Yết (Namyit Island, Hong xiu dao, 100 11 vĩ B, 1140 217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 100 227 vĩ B, 1140 285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao, 100 228 vĩ B, 1140 217 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (100 231 vĩ B, 1140 245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, Bolan jiao, 100 247 vĩB, 1140 348 kinh Đ), đá En Đất (Eldad Reef, Anda jiao, 100 21 vĩ B, 1140 41 kinh Đ), đá Lạc (Meiji jiao, 100 102 vĩ B, 1140 148 kinh Đ), đá Gaven (Gaven Reef, Nan xun jiao, 100 127 vĩ B, 1140 13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, Daxian jiao, 100 045 vĩ B, 1130 52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, Xiaoxien jiao, 100 015 vĩ B, 1140 015 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, Fulusi jiao, 100 147 vĩ B, 1140 375 kinh Đ). Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết và nhiều lùm cây cao lớn nhất.
+ Đảo Nam Yết (NamYit Isl., Hong xiu dao (Trung Quốc), Binago (Phi), 10011vĩB, 1140 217 kinh Đ) (hình 1.25).
Đảo lớn thứ hai sau Ba Bình, song là hòn đảo cao nhất của quần đảo, ở phía Nam của cụm, hình chữ C, dài khoảng 700m, rộng 250m, cao 4,7m (15ft) (sách China's Boundaries của Ying Cheng Kiang (Illinois, 1984) ghi đảo này cao tới 61ft, Ocean Year Book 10 (Chicago, 1993) ghi kể cả cây cao 20m). Trên đảo có nhiều loại cây, nhiều nhất là cây xú hương (cao hơn 3 m), cây nhàu (cao hơn 3m), mù u (5m), dừa cao nhất (khoảng 12m) và nhiều giống cây nhỏ, cỏ gai vùng nhiệt đới. Chim, vít ở đây rất ít. Giếng nước không ngọt hơi lờ lợ. Chung quanh đảo có vòng san hô và nhiều bãi đá ngầm.
(Phía Bắc đảo có cầu tàu, đối diện với đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng). Tại đây có công sự phòng thủ kiên cố, được đặt Bộ chỉ huy toàn thể quần đảo của quân lính Việt Nam Cộng Hoà trước 1975. Năm 1975, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản .
+ Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 100 227 vĩ B, 1140 285 kinh Đ).
Đảo có hình giống chữ C, dài 391m, rộng 156m, cao 3m (so với mực nước trung bình) (hình 1.26)
Đảo có các loại cây như xú hương, bàng, chiếc bạc và cỏ dại, dây leo mọc khắp nơi. Trước 1975 đều có quân đội Việt Nam Cộng Hoà chiếm đóng và sau đó được Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tiếp quản.
+ Đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao (Trung Quốc), Ligaw I (Philippines) 100 228 vĩ B, 1140 217 kinh Đ) (hình 1.27).
Đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, độ cao chừng 4m (13ft) thấp hơn Nam Yết một chút; theo Niên Giám Đài Loan 1993, dài 1360m, rộng 350m, cao 3,8m, diện tích 489.600m2 (gần 50 ha).
Có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai mầu mỡ, trồng trọt khoai mì, rau cải, chuối…Chung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tiểu đĩnh có thể cập bến khá tốt.
Năm 1933, với danh nghĩa "bảo hộ" Việt Nam, Pháp đã cho quân chiếm đóng, thiết lập đài quan trắc khí tượng mang số hiệu là 48919, do World Meteorological Organisation cấp phát cùng với đài quan trắc ởHoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860 và Phú Lâm mang số hiệu 48859 [11,41]. Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Quốc Gia chiếm đảo. Sau đó họ rút quân về Đài Loan năm 1950. Khi anh em Cloma, người Philippines tuyên bố khám phá Trường Sa, Đài Loan đã gửi quân trở lại đảo Ba Bình. Ngày 20 tháng 5 năm 1956, Đài Loan đã xây dựng cơ sở quân sự kiên cố. Tại đây có thể thành lập một sân bay nhỏ và hiện có cầu tàu cho các chiến hạm nhỏ cặp bến.
Phía Tây Nam cụm Nam Yết có Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Yungshu jiao, KagilinganReef, 90 353 vĩ B, 1140 542 kinh Đ). Hòn Đá Chữ Thập là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây là cơ sở quân sự quan trọng.
4.5 Cụm đảo Sinh Tồn
Ở phía Nam cụm Nam Yết - Tigia. Gồm có đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island, Hing hong dao, 90 526 vĩ B, 1140 192 kinh Đ) (hình 1.28), đá Sinh Tồn Đông (90 525 vĩ B, 1140 347 kinh Đ), Đá Nhạn Gia (90 532 vĩ B, 1140 202 kinh Đ), Đá Bình Khê (Endmund Reef, 90 530 vĩ B, 1140 232 kinh Đ), Đá Ken Nan (Mekennan Reef, 90 535 vĩ B, 1140 273 kinh Đ), Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef, 90 542 vĩ B, 1140 293 kinh Đ), Đá Bình Sơn (Hallet Reef, 90 55, vĩ B 1140 308 kinh Đ), Đá Bãi Khung (Holiday Reef, 90 565 vĩ B, 1140 335 kinh Đ), Đá Đức Hoà (Empire Reef, 90 573 vĩ B, 1140 348 kinh Đ), Đá Ba Đầu (Whitsun Reef, Weinan jiao (Trung Quốc), 90 59 vĩ B, 1140 390 kinh Đ), Đá An Bình (Ross Reef, 90 53 vĩ B, 1140 364 kinh Đ), Đá Vị Khê (90 517 vĩ B, 1140 33 kinh Đ), Đá Bia (Bamfore Reef, 90 497vĩ B, 1140 302 kinh Đ), Đá Ninh Hoà (Tetley Reef, 90 497 vĩ B, 1140 300 kinh Đ), Đá Văn Nguyên (Jones Reef, 90 407 vĩ B, 1140 285 kinh Đ), Đá Phúc Sỹ (Higgen Reef , 90 467 vĩ B, 1140 240 kinh Đ), Đá Len Đao ( Lansdowne Reef, 90 457 vĩ B, 1140 218 kinh Đ), Đá Gạc Ma (Jonhson Reef, Zhang jiao (Trung Quốc), Mabine reef (Phi), 90 420 vĩ B, 1140 127 kinh Đ), Đá Cô Lin (Collins Reef, Cao lin jiao, 90 450 vĩ B, 1140 138 kinh Đ),Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef, 90 50 vĩ B, 1140 157 kinh Đ), Đá Tam Trung (90 511 vĩ B, 1140 160 kinh Đ), Đá Sơn Hà (Gent Reef, 90 52 vĩ B, 1140 175 kinh Đ).
Ba hòn đảo trên và một số hòn đảo nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đai san hô có tên là "Union Reefs".
Trước 1975, do quân đội Việt Nam Cộng Hoà trấn giữ. Sau khi giải phóng miền Nam, quân đội nhân dân Việt Nam trấn giữ các đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đảo Len, Đá Côlin. Năm 1988, xảy ra cuộc đụng độ với quân Trung Quốc, 2 chiến hạm vận tải Việt Nam bị chìm, hơn 70 binh sĩ bị mất tích. Quân Trung Quốc đổ bộ và đóng trên đá Kennan và đá Gác Ma, nằm chen kẽ với quân của Việt Nam, khoảng cách chừng khoảng 3 hải lý. Vào đầu năm 1992, Trung Quốc lại chiếm thêm hòn đá Ba Đầu (cực Đông Bắc của Union Reef) và hòn Đá Lạc. Như thế trên rặng đá ngầm nhỏ có tên Johnson Reefs có quân Việt Nam ở đầu Bắc (đá Côlin) và Trung Quốc ở đầu Nam ( đá Gác Ma)
4.6 Cụm đảo Trường Sa
Ở về phía Nam và Tây Nam Cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm có 3 đảo, các đá, bãi : Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 80 385 vĩ B, 1110 405 kinh Đ), Đảo Trường Sa (Spartly Island, Nan wei dao, 80 384 vĩ B, 1110 55 kinh Đ)(hình 1.30), Bãi Đá Tây (West Reef (Sand patch), Xi jiao, 80 52 vĩ B, 1120 14 kinh Đ), Đá Đông (East Reef, Dong jiao, Silangan Reef, 80 502 vĩ B, 1120 345 kinh Đ), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef, Hua yang jiao, 80 53 vĩ B, 1120 500 kinh Đ), Đá Tốc Tan (Alison Reef, Liumen jiao, 80 50 vĩ B, 1140 00 kinh Đ), Đá Núi Le (Coznwallis S. Reef, Nan hua jiao, 80 45 vĩ B, 1140 11 kinh Đ), Đá Tiên Nữ (Tennent Reef, Pigeon, Tian Ian jiao, 80 52 vĩ B, 1140 39 kinh Đ)
Cụm đảo Trường Sa nằm phía Đông, kế cận các bãi, đá thuộc thềm lục địa Việt Nam như Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính. Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa ( hình 1.,29), người Pháp gọi là đảo Bão Tố (Ile de Tempête). Có dạng hình tam giác cân mà cạnh đáy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350m, hai cạnh kia, mỗi cạnh 450m, cao độ ở phía Bắc là 3,5m, phía Nam là 2,1m so với mặt nước lúc nước ròng. Có khả năng thiết lập phi đạo. Sau 1975, Việt Nam đã xây dựng sân bay dài 800m.
Không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm, có dược tính, các loại rau sam, muống biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt, khá sâu, độ 3m, ngọt tốt 9/10, song lại có mùi tanh của san hô.
Trước 1975 có quân trú phòng Việt Nam Cộng Hoà, có cầu tàu về phía tây đảo. Sau khi tiếp quản, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã xây dựng cầu tàu lớn hơn.
Ngoài ra còn có các đảo Trường Sa Đông (Central Reef, Zhong jiao, 80 55 vĩ B, 1120 21 kinh Đ), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Bisheng jiao, 80 58 vĩ B, 1130 415kinh Đ).
1.3.7. Cụm đảo An Bang
Ở phía Nam cụm đảo Trường Sa (Spratley) gồm có 1 đảo và các bãi, đá: Đá Ba Kè (Bombay Castle, Pongpo bao jiao, 70 56 vĩ B, 1110 440 kinh Đ), Bãi Đất (Orleana Shoal, Aonan Ansha, 70 41 vĩ B, 1110 440 kinh Đ), Bãi Đinh (Kinhston Shoal, Jin du ansha, 70 34 vĩ B, 1110 345 kinh Đ), Bãi Vũng Mây (Jonhson Patch, Changpun ansha, 70 47 vĩ B, 1110 35 kinh Đ), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef, Bai jiao, 80 10 vĩ B, 1130 18 kinh Đ), Đá Hà Tần (Lizzie Webr, Li xei jiao, 80 045 vĩ B, 1130 10 kinh Đ), Đá Tân Châu (100 505 vĩ B, 1150 51 kinhĐ), Đá Lục Giang (Hopp Reef, He jiao, 100 148 vĩ B, 1150 215 kinh Đ), Đá Long Hải (Livok Reef, Nan tang quan jiao, 100 105 vĩ B, 1150 17 kinh Đ), Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal, Banyue jiao, 80 52, vĩ B 1160 16 kinh Đ) , Đá Công Đo (Commodore Reef, Siling jiao, 80 22 vĩ B, 1150 13 kinh Đ), Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef, Nan hai jiao, 70 59 vĩ B, 1130 56 kinh Đ), Bãi Kiệu Ngựa (Asdasier Reef, Andu jiao, 70 37 vĩ B, 1130 56 kinh Đ), Đá Hoa Lau (Swallow Reef, Dan Wan jiao, 70 24 vĩ B, 1130 40 kinh Đ), Đá Sắc Lốt (Royal Charlotts Reef, Huan lu jiao, 60 565 vĩ B, 1130 36 kinh Đ), Đá Louisa (Luisa Reef, Nan tong jiao, 60 209 vĩ B, 1130 154 kinh Đ).
Đảo duy nhất là đảo An Bang (Ambonay Cay, Anbo shazou, 70 522, 1120 542 kinh Đ). Đảo An Bang giống như một cái túi đáy nằm phía Đông và miệng thắt lại ở phía Tây. Đảo tương đối nhỏ và dài, chỉ rộng 20 mét so với chiều dài 200m, cao 2m so với mặt nước biển lúc nước ròng (hình 1.30).
Ngoài những cỏ dại rất thấp, không có cây cao bóng mát nào. Trước 1975, đảo An Bang do quân đội Việt Nam Cộng Hoà trú đóng. Sau 1975, quân đội Nhân Dân Việt Nam đóng ở đảo An Bang. Bãi Thuyền Chài nổi lên mặt nước, dài khoảng 32km, rộng tối đa 6 km. Phía Đông Nam của bãi Thuyền Chài, cách bãi này khoảng 40 đến 60 hải lý có quân trú phòng của Mã Lai Á trên các hòn đá Kỳ Vân, đá Kiệu Ngựa, đá Hoa Lau. Ở phía Đông cụm đảo này có quân Philippines đóng trên đá Công Đo.
4.8. Cụm đảo Bình Nguyên
Cụm đảo ở về phía Đông, gồm đảo Bình Nguyên (Flat island, Fei xin dao, 100 49 vĩ B, 1150 495 kinh Đ) và đảo Vĩnh Viễn (Nanshan island, Ma huan dao, 100 44 vĩ B, 1150 48 kinh Đ). Mỗi đảo diện tích khoảng 15 acres. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580m, cao khoảng 2m, Đảo Bình Nguyên thấp hơn, rất hẹp bề ngang.
Phía Nam gần đảo Vĩnh Viễn có Đá Hoa (100 32 vĩ B, 1150 432 kinh Đ), Đá Đít Kim - Sơn (100 325 vĩ B, 1150 472 kinh Đ), Đá Đin (100 30 vĩ B, 1150 421 kinh Đ), Đá Hàn Sơn (100 28 vĩ B, 1150 438 kinh Đ), Đá Pet (100 276 vĩ B, 1150 464 kinhĐ), Cồn san hô Giắc - xôn. Về phía Nam xa hơn nữa có Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Mei ji jiao, 90 55 vĩ B, 1150 32 kinh Đ), Bãi Cỏ Mây (2nd Thomas Shoal, Ren ai ansha, 90 44 vĩ B, 1150 515 kinh Đ), Bãi Cạn Suối Ngà(1st Thomas Shoal, Xinyu jiao, 90 195 vĩ B, 1150 555 kinh Đ), Đá Bốc Xan (Boxall Reef, Pai she jiao, 90 355 vĩ B, 1160 095 kinh Đ), Bãi Cạn Sa Bin (Sabina Shoal, Xian xin ansha, 90 45 vĩ B, 1160 29 kinh Đ). Phía Đông cụm đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn có Đá Hợp Kim ( Hopkins Reef, Huo xing jiao, 100 49 vĩ B, 1160 06 kinh Đ), Bãi Mỏ Vịt (Hirane Shoal, An tang tan, 100 54, 1160 205 kinhĐ), Đá Ba Cờ ( Baker Reef, Pei she jiao, 100 43 vĩ B 5, 1160 10 kinh Đ), Đá Khúc Giác (Iroquois Reef, Feng lai jiao, 100 37 vĩ B, 1160 10 kinh Đ), Đá Bá, Đá Gò Già (North Pennsylvania Reef, Yang ming jiao, 100 485 vĩ B, 1160 515 kinh Đ), Bãi Cạn Nam ( Southern Bank, Nan fang gian tan, 100 28 vĩ B, 1160 42 kinh Đ), Đá Chà Và (Brown, 100 345 vĩ B, 1170 017 kinh Đ), Bãi Cạn Nâu (Brown Bank, Dong tan 100 44 vĩ B, 1170 189 kinh Đ), Bãi Cạn Rạch Vang (Templer Bank, Zhong xi tan, 100 40 vĩ B, 1170 165 kinh Đ), Bãi Cạn Rạch Lấp (Carnatic Shoal, Hong shi ansha, 100 06 vĩ B, 1170 205 kinh Đ), Bãi Cạn Na Khoai (Lord Auckland Shoal, Elan ansha, 100 205 vĩ B, 1150 165 kinh Đ).
Hiện quân Philippines chiếm đóng cả 2 đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn và cho phá bỏ hầu hết khu vực bao quanh Bãi Cỏ Rong, Bãi Trăng Khuyết, Bãi Kiều Ngựa. Trung Quốc từ 1995 cũng chiếm đóng đá ngầm Vành Khăn.
5. Điều kiện tự nhiên, thảo mộc của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa
(còn tiếp)
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Nhã (2002)...
Hoàng Sa trên Wikipedia tiếng Việt
Quần đảo Trường Sa trên Wikipedia tiếng Việt
Bookmark bài viết này:
Copyright © 2007
Designed by CA-Group
All rights reserved
Những tài liệu trên trang web này có bản quyền thuộc VIN. Ngoài những tài liệu đã ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, tất cả những tài liệu trên trang web này là công trình của các thành viên tham gia mà chưa từng công bố hoặc xuất bản ở một nơi nào khác. Các tác giả giữ bản quyền bài viết của chính mình và có toàn quyền gửi các bài viết của mình tham dự hội nghị hoặc đăng trên các tạp chí khác. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, lưu trữ và sử dụng tài liệu trên trang web ngoài mục đích giáo dục. Mọi trích dẫn đều phải ghi rõ nguồn: http://www.vinavigation.net. Mọi thư từ liên hệ xin gửi về webmaster@vinavigation.net. Bản quyền © 2007-2008 VIN. Copyright © 2007-2008 VIN.
Thursday, October 25, 2012
NGUYỄN KHÔI * NHỚ NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG
NHỚ NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG
(Tặng : Nguyễn Huy Hoàng - Mockba)
------------
Nhà văn trẻ , sao "Thiên Hư" thủ mệnh
"Tiền trở, hậu thành" phát lạ kinh thiên
Người Làng Hảo lại lớn lên ở Mọc
Nếp Nho phong hun đúc khí Rồng thiêng
*
!9 tuổi, Chàng thức đêm vung bút
Bi kịch 3 hồi "Không một tiếng vang"
Rồi "Cạm bấy người", "...lấy Tây"- Vua phóng sự
Thời Kim Tiền ngự xã hội giầu sang.
*
Siêu hình chút "Dứt tình" Chàng mơ mộng
"Cơm thầy,cơm cô"...cuộc sống bộn bề
Thương vợ trẻ, mẹ già...Chàng năng động
Viết đến lực tàn : vi trùng Kock lăm le...(1)
*
ÔI, "Giông tố" để đời đầy giông tố
"Số đỏ, Vỡ đê"...kiệt tác dâng đời
"Nhà văn tả chân" chưa thời nào có
"Thiên khốc" đến rồi...Vũ Trọng Phụng ơi !
*
27 tuổi đời, Ngôi sao vụt tắt
Văn đàn đang xôm ,phút chốc sững sờ
Còn ai đây viết những trang nóng hổi
Tả cái "Thời Đồ Đểu" mộng mơ...
*
Vũ Trọng Phụng ơi,giờ đang thời chuyển đổi
Lại đồng tiền chi phối mọi hành vi
Lũ Văn sĩ xu thời "khôn" ca ngợi
"Thi vân Yên Tử" cái chi chi...
*
Mồ yên nhé, Văn Hào ơi,thương lắm
Chết đi rồi mà nào đã yên thân
Đã mấy phen bị xới tung lên "đánh"
"Giông tố" ư..."Làm đĩ " đến bao lần ?
*
Thôi, đời là thế: thơ văn tài mệnh
Trớ trêu như "Trúng số độc đắc" lại bằng KHÔNG
"Thiên khốc, Thiên hư" đa sầu đa cảm
Ngời những trang văn đắc điạ Thăng Long.
----
(1) Vũ chết vì bệnh Lao (vi trùng Kock)
Viết tại Làng Mọc-kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà văn Vũ Trọng Phụng
13-10-2012 , Nguyễn Khôi
Wednesday, October 24, 2012
LÃO SAY * CON CHÁU ÔNG BÂY GIỜ
CON CHÁU ÔNG BÂY GIỜ
Ngày xưa ông già rất áí quốc
Yêu Lê nin ông khóc mấy ngày trời
Cu Lành cháu ông cũng một duộc
Nó thương Stalin khóc mãi không thôi.
Ông già ngày xưa rất thô lỗ,
Thằng Tự Đức, thằng Pháp, thằng Mỹ Diệm
Ông vô văn hóa hay ông kiêu căng?
Con cháu ngày nay nó khác ông,
Chúng nói năng lịch sự vô cùng
Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân ta đánh cá
Chúng bảo rằng tàu lạ....ở biển Đông
(Sao không chỉ rõ mặt, nói thẳng tên?)
Ngày xưa ông tố cha mẹ, tổ tiên,
Con cháu của ông nay rất hiền,
Chúng nó hết lòng thờ mẫu quốc,
Nhân dân thì bảo : " Chúng rất hèn
( với giặc nhưng rất ác với dân)
Ngày xưa ông chuyên nghề ám sát
Ông giết Khái Hưng, Lan Khai, Tạ Thu Thâu
Con cháu ông ngang nhiên và anh dũng,
Cướp đất công khai và đánh dân bể đầu....
( Chúng là đảng cưóp có ba-tăng nào sợ ai đâu!)
Đại hội trung ương trí tuệ cao
Chém giết nhau bằng súng với bằng dao
Nhưng trong hội nghị cứ ấm ớ
Xử lý ai? Xử lý đồng chí nào?
( Sao chẳng công khai nói thẳng ra?)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 235
TÂM CHÁNH * TỰ TRỌNG CỦA VIỆT CỘNG
Ông Sáu Dân nói về người đứng đầu: “biết tự trọng, có phẩm chất, có văn hóa”
Tư liệu của Tâm Chánh
Tâm Chánh:
“Ông già”, một số anh em vẫn nói về ông như thế, sau khi ông Sáu Dân đã
hồi hưu. Ông róng riết làm một người cộng sản vì dân vì nước ngay cả
khi nhiều tâm huyết chưa được chính các đồng chí của mình chấp nhận. Ông
có thói quen chuẩn bị cẩn thận ý kiến mình trên những tờ giấy nhỏ hoặc
trong một quyển tập học trò rồi chia sẻ nó với những người ông “rủ” viết
bài. Mẫu ghi chép dưới đây của ông là một phần chuẩn bị như vậy. Lần
đó, ông muốn phát biểu vấn đề chịu trách nhiệm của người đứng đầu
trong cơ chế về trách nhiệm “bùng nhùng” của ta. Ý ông rất quyết liệt,
ngay cả trong khi chưa rành mạch về cơ chế, thì người đứng đầu phải “có
trách nhiệm và trách nhiệm cao với dân với nước”. Với ông, người đứng
đầu “biết tự trọng, có phẩm chất, có văn hóa” phải có ý thức trách
nhiệm cao đó chứ không “chia phần” thiếu sót với cơ chế.
“Qua theo dõi hoạt động của QH
họp phiên thứ 9 khóa XI, các vị đại biểu của dân quan tâm – cũng là sự
quan tâm của cử tri chung quanh 3 vấn đề tham nhũng, lãng phí và trách
nhiệm về quản lý nhà nước được đặt ra nghiêm túc. Một bên đòi hỏi giải
trình, một bên giải trình…
Không khí thảo luận cởi mở của 2
phía, tôi cho là khá tốt bởi sau ĐH lần thứ X của Đảng, đánh dấu khởi
đầu tiếp nối phát huy dân chủ cơ quan quyền lực của Dân, đáng mừng.
Với tư cách là người đảng viên
cộng sản, công dân – cử tri tôi xin góp thêm khía cạnh mà cả 2 phía đã
thảo luận khá thẳng thắng như nói trên. Chung quanh “ quyền với trách
nhiệm và chịu trách nhiệm” với “ cơ chế quản lý và bổ nhiệm cán bộ”
- Trước tôi muốn nói về
cơ chế đang được vận hành về quản lý và quyền bổ nhiệm. Tôi rất đồng
tình với với ý kiến có nhiều hạn chế về chịu trách nhiệm, cần phải được
sửa đổi (chuyện sắp tới thuộc về Đảng cần nghiên cứu).
Song tôi lại không tán thành lên
chia phần thiếu sót của những người đứng đầu các cơ quan chức
năng đổ cho cơ chế, bởi lẽ chúng ta đã nhận biết cơ chế này, ta đã nhận
phần trách nhiệm trước QH, trước Đảng phân công. Gần như lúc bấy giờ
không có ai phần nàn về cơ chế cũng gần như không có ai thoái thác bởi
do cơ chế, còn có phần “vui mừng” nhận lấy trách nhiệm ( hầu hết tôi
biết là như vậy ). Nếu có đ/c UVTƯ nào, quan chức nào được đề cử vào
chức vụ Bộ trưởng mà thoái thác lượng khả năng mình và sự ràng buộc của
cơ chế – Đảng ép, QH bắt buộc phải làm, tôi đề nghị có thể có mức độ
châm chước. Còn không thì sao, xin “lãnh đủ” đó là nghiêm túc, đó là
biết tự trọng, có phẩm chất và có văn hóa. Để đủ công bằng và sòng phẳng
cơ quan chọn lựa, đề cử cán bộ thuộc cấp Đảng quản lý cũng phải có
trách nhiệm nghiêm túc.
- Có thể có ý kiến rằng,
tôi là đ/viên là TWUV Đảng phân công tôi phải chấp hành, đó là nguyên
tắc chung cho mọi người đ/v hông được đòi hỏi, thoái thác những nơi khó
khăn kể cả nguy hiểm. Nhưng khi phân công cấp Đảng quản lý bao giơ cũng
hỏi ý kiến của cán bộ đ/v được phân công. Một số trường hợp có những cán
bộ được trình bày không dám nhận trọng trách tự thấy khả năng mình
không đảm trách, có cán bộ nói thật với tôi không dám ở MN xin đi tập
kết…( Đoạn này ông Kiệt diễn giải lại ví dụ trong thời chiến tranh ở miền Nam mà ông là người phụ trách – NG )
- Kiểu “bùng nhùng” như
không ai chịu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không cụ thể, không rõ. Nếu
được rành mạch hơn nữa càng tốt, song ở đây chủ yếu là có trách nhiệm và
trách nhiệm cao đối với dân với nước, đồng tiền bát gạo là mồ hôi nước
mắt của dân, của vay mượn là dân phải trả. Bộ máy thì đông như kiến,
phương tiện đi lại, ăn ở đâu đâu cũng có, cách trở ngày càng xa đối với
các công trình hàng 100 hàng ngàn tỷ”
( Tâm Chánh ghi lại nguyên bản viết tay của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ tư liệu cá nhân )
TC gửi cho QC
QUÊ CHOA
SÔNG HÀN * QUAN LÀM BÁO
Cả nước nháo nhào vì Quan Làm Báo! Sự lạc hậu trong tư duy
Vừa
mới xem cái phóng sự của VTV – chương trình thời sự đêm trung thu mới
thấy cái lèo lá của báo chí, cái khát vọng minh bạch thông tin nó phải
lách như thế nào? Nó phải đúng chủ trương như thế nào!
Cả nước nháo nhào vì Quan Làm
Báo! Thật anh không hiểu nổi? Tại sao lại phải sợ Quan Làm Báo? Tại sao
phải ngăn chặn những trang mạng có thông tin độc hại. Người ta có ai
thích uống thuốc độc đâu? Trừ khi muốn tự tử.
Tại sao lại cứ bắt báo chí phải tiến hành nhiệm vụ
định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội theo đúng quan điểm của
Đảng và Nhà nước? Như thế thì đời nào, đời nào mới có minh bạch thông
tin cho được? Mà không minh bạch thông tin nghĩa là có khuất tất.
Nghĩa là sợ dư luận!
Sao đến giờ này rồi mà Đảng vẫn muốn người ta chỉ biết nói tốt cho mình. Thế thì phê và tự phê cái éo gì không biết?
Mấy ông quan cách mạng cần nhớ
cho rằng nếu muốn dân không tin độc hại, trước hết mấy ông phải khiến
dân tin mình – bằng hành động, việc làm cụ thể chớ éo phải bằng một
thiết chế độc tài. Muốn thế chính các ông đừng có biến mình thành độc
hại.
Tại sao Quan Làm Báo tung hoành
bá đạo được? Đó là bởi Báo chí đã tháo chạy khỏi những yêu cầu bức
thiết của thời đại. Đó là thời thế, sức mạnh cơ chế đã khiến báo chí “vị
thân bỏ nước”.
Giờ không nghiêm túc nhìn chính mình thì làm sao tiến bộ được? Phê tự Phê cái gì? Trên làm dưới cãi à?
Cha Tổng biên tập báo Quân Đội
Nhân Dân chém gió về việc cung cấp thông tin khách quan minh bạch cho
báo giới, để báo giới có những bình luận sắc sảo. Tôi nói thật, trước
khi chém gió ông nên xem lại tờ báo của ông đi, những bài chính luận của
báo ông dở như cứt. Thứ lỗi đấy là tôi nói thật.
Nó khó ngửi đến mức không chịu đựng nổi?
“Suy nghĩ đúng đắn” theo ông nó là cái gì? Là tuyệt đối phải tin Đảng à? Là không chệch đường lối à?
”Bác bỏ đường lối của chúng
ta” thì sao? Không tin Đảng thì sao? Thì phạm tội à? Thì phải bắt tống
tù à? Vô lý quá đi!! Đến bao giờ Việt Nam mới có được cái Đa nguyên về
tri thức, mới tôn trọng cái quyền được nói khác của công dân.
Đèo mẹ, định hướng cái éo gì không biết!!
Nhiều Blogger viết blog bày tỏ
các quan ngại chính trị của mình chẳng vì một vụ lợi nào cả. Nhưng họ
yêu log hơn yêu báo, thậm chí yêu log còn nhiều hơn yêu cả những tòa báo
mà họ cộng tác hoặc công tác. Đó là tại sao?
Tại bởi blog khiến họ là chính
họ, được nói thật những suy nghĩ của mình. Có phải thằng đéo nào cũng
được tiền tài trợ của “thù địch” đâu? Họ cày bục mạng ở không gian thật
chỉ để được nói thật trên không gian ảo (tức là Internet), không phải lo
ông này ông kia chỉnh đốn, sửa đổi. Log cho họ được nói thật, thể hiện
khát khao nói thật (dù đúng dù sai).Chống đối cái gì?
Thế nào là kích động thóa mạ, vu khống, bôi xấu lãnh đạo Đảng
Nhà nước, cá nhân phải làm rõ ra. Có luật rõ ràng, công dân có quyền
kiện chính quyền thì chính quyền cũng có quyền kiện công dân. Pháp luật
phải tạo ra cái hành lang đó chứ không phải đẻ ra pháp luật để khẳng
định uy quyền, hăm dọa và bịt miệng dân.
- Vua coi bề tôi là trâu ngựa, bề tôi coi vua là người
dưng. Vua coi bề tôi là cỏ rác bề tôi coi vua là kẻ thù. Với Đảng với
Dân cũng thế thôi!!
Xem cái “tư duy ông quan” của các vị mà sôi máu quá đi! Biết thế thì đừng có xem nữa
TIN TỨC GẦN XA
Một số phản ứng sau hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội Đảng kế tiếp được triệu tập.
CỠ CHỮ
Marianne Brown
17.10.2012
HÀ NỘI — Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng dường như đã thoát được khó khăn trong chức vụ lãnh đạo vì thành
tích xử lý kinh tế yếu kém. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gửi
về bài tường trình cho đài VOA.
Các giới chức đảng Cộng sản đã chấm dứt mọi lời đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức, vào lúc kết thúc cuộc họp cấp cao của đảng hôm thứ hai.
Ban chấp hành trung ưong đảng với 175 thành viên đã họp trong 2 tuần để thảo luận nhiều vấn đề, từ cải cách kinh tế đến việc sử dụng đất và giáo dục.
Phần mào đầu cho một diễn biến thường diễn ra rất khiêm tốn đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi nhiều người bị bắt giữ có liên quan đến một vụ tai tiếng về ngân hàng và những bài blog chính trị được phổ biến chỉ trích thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị quy trách đã gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước.
Trong bài diễn văn toàn quốc vào lúc kết thúc cuộc họp, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ông Trọng thừa nhận đảng đã phạm một số lỗi lầm lớn, nhất là đã không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên. Tuy nhiên, ông nói thêm là sẽ “Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Nhiều người tin rằng người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia phân tích về Việt Nam, ông Vũ Tường, giáo sư môn chính trị tại trường đại học Oregon nói rằng rõ ràng là các đối thủ của ông Dũng thất bại trong ý định loại ông khỏi quyền lực, nhưng bài nói chuyện của ông Trọng nên được suy diễn là lời cảnh báo cho những người ủng hộ thủ tướng:
“Họ đã cố gắng làm điều đó trước tiên trong Bộ chính trị nhưng không thành công. Họ mang ra trước Trung ương, không thành công. Do đó bây giờ họ tìm cách lái câu chuyện này bằng cách thừa nhận sự thất bại và cố huy động phe nhóm của họ và đánh đi một thông điệp cảnh báo cho phe của thủ tướng.”
Ông Dũng đã thiết lập được một cơ sở hậu thuẫn chính trị cho ông bằng cách đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam đã tập trung nhắm mục tiêu trở thành nước đóng tầu hàng đầu thế giới. Mục tiêu đó đã bị chệch hướng vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiếp theo là nhiều vụ tai tiếng tham nhũng.
Trước khi diễn ra cuộc họp, một số chuyên gia dự đoán là ông Dũng sẽ bị các đối thủ là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng bãi chức.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích về an ninh khu vực, giáo sư Carl Thayer cho rằng rất khó có thể xảy ra một sự thay đổi đáng kể vì thành phần trong Ban chấp hành Trung ương:
“Khoảng 40% người ngồi ở Trung ương là nhờ vào sự sắp xếp của ông Dũng. Đó chỉ là con số ước lượng. Những người này sẽ chống lại việc loại bỏ ông Dũng bởi vì sẽ “bứt dây động rừng.” Vấn đề của cơ chế cộng sản này là không có gì là độc lập. Mọi thứ đều tùy thuộc vào Đảng.”
Ông Thayer còn cho rằng dù Thủ tướng vẫn giữ vị trí nhưng quyền lực của ông đã bị ảnh hưởng.
Thủ tưóng Dũng đã được giao phó trách nhiệm cải tổ các xí nghiệp quốc doanh và cải cách hệ thống ngân hàng. Các công tác khác cũng được liệt kê là điều tra thêm về các tổng công ty đóng tầu Vinashin và Vinalines.
Các nhà kinh tế nói kết quả của Hội nghị 6 là tin vui cho các nhà đầu tư, có thể họ sẽ tin tưởng hơn, cho rằng cuối cùng thì các cải cách kinh tế sẽ được tiến hành.
Ông Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội đảng kế tiếp được triệu tập. Giáo sư Thayer nói điều này ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Dũng, vì mọi người sẽ bớt muốn làm đồng minh với ông:
“Nếu họ tiếp tục bám vào ông Dũng, họ sẽ thấy ông ta là một con vịt què. Ông ta sẽ đủ 65 tuổi vào đại hội tới, giống như Tổng thống Mỹ, ông ta có nhiệm kỳ thứ nhì. Cuối cùng thì quyền lực bắt đầu phai nhạt.”
Nhiều người không đồng ý điểm này. Họ nói rằng ông Dũng rất có thể vẫn còn quyền lực nhưng với một vị trí khác, tổng bí thư chẳng hạn.
Các nhà phân tích khác nói rằng sự kèn cựa căng thẳng cao giữa nhóm lãnh đạo đảng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước. Giáo sư Vũ Tường ở Oregon nói rằng trong những năm gần đây, nhà nước có nhiều tiền bạc và quyền lực đến độ lãnh đạo đảng như ông Trọng đang mất dần quyền kiểm soát:
“Có một quy trình tự nhiên về cải cách kinh tế khiến cho nhà nước có thêm thế lực, và khiến cho chủ thuyết cho rằng đảng là đại biểu cho chế độ mà đảng nắm quyền kiểm soát không còn hợp thời nữa.”
Có lẽ phải mất nhiều năm nữa trong tương lai, nhưng các nhà quan sát cho rằng Việt Nam khó tránh được thay đổi, vì cải cách kinh tế làm lu mờ ý thức hệ cộng sản và tính hợp pháp của đảng.
Các giới chức đảng Cộng sản đã chấm dứt mọi lời đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức, vào lúc kết thúc cuộc họp cấp cao của đảng hôm thứ hai.
Ban chấp hành trung ưong đảng với 175 thành viên đã họp trong 2 tuần để thảo luận nhiều vấn đề, từ cải cách kinh tế đến việc sử dụng đất và giáo dục.
Phần mào đầu cho một diễn biến thường diễn ra rất khiêm tốn đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi nhiều người bị bắt giữ có liên quan đến một vụ tai tiếng về ngân hàng và những bài blog chính trị được phổ biến chỉ trích thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị quy trách đã gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước.
Trong bài diễn văn toàn quốc vào lúc kết thúc cuộc họp, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ông Trọng thừa nhận đảng đã phạm một số lỗi lầm lớn, nhất là đã không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên. Tuy nhiên, ông nói thêm là sẽ “Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Nhiều người tin rằng người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia phân tích về Việt Nam, ông Vũ Tường, giáo sư môn chính trị tại trường đại học Oregon nói rằng rõ ràng là các đối thủ của ông Dũng thất bại trong ý định loại ông khỏi quyền lực, nhưng bài nói chuyện của ông Trọng nên được suy diễn là lời cảnh báo cho những người ủng hộ thủ tướng:
“Họ đã cố gắng làm điều đó trước tiên trong Bộ chính trị nhưng không thành công. Họ mang ra trước Trung ương, không thành công. Do đó bây giờ họ tìm cách lái câu chuyện này bằng cách thừa nhận sự thất bại và cố huy động phe nhóm của họ và đánh đi một thông điệp cảnh báo cho phe của thủ tướng.”
Ông Dũng đã thiết lập được một cơ sở hậu thuẫn chính trị cho ông bằng cách đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam đã tập trung nhắm mục tiêu trở thành nước đóng tầu hàng đầu thế giới. Mục tiêu đó đã bị chệch hướng vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiếp theo là nhiều vụ tai tiếng tham nhũng.
Trước khi diễn ra cuộc họp, một số chuyên gia dự đoán là ông Dũng sẽ bị các đối thủ là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng bãi chức.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích về an ninh khu vực, giáo sư Carl Thayer cho rằng rất khó có thể xảy ra một sự thay đổi đáng kể vì thành phần trong Ban chấp hành Trung ương:
“Khoảng 40% người ngồi ở Trung ương là nhờ vào sự sắp xếp của ông Dũng. Đó chỉ là con số ước lượng. Những người này sẽ chống lại việc loại bỏ ông Dũng bởi vì sẽ “bứt dây động rừng.” Vấn đề của cơ chế cộng sản này là không có gì là độc lập. Mọi thứ đều tùy thuộc vào Đảng.”
Ông Thayer còn cho rằng dù Thủ tướng vẫn giữ vị trí nhưng quyền lực của ông đã bị ảnh hưởng.
Thủ tưóng Dũng đã được giao phó trách nhiệm cải tổ các xí nghiệp quốc doanh và cải cách hệ thống ngân hàng. Các công tác khác cũng được liệt kê là điều tra thêm về các tổng công ty đóng tầu Vinashin và Vinalines.
Các nhà kinh tế nói kết quả của Hội nghị 6 là tin vui cho các nhà đầu tư, có thể họ sẽ tin tưởng hơn, cho rằng cuối cùng thì các cải cách kinh tế sẽ được tiến hành.
Ông Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội đảng kế tiếp được triệu tập. Giáo sư Thayer nói điều này ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Dũng, vì mọi người sẽ bớt muốn làm đồng minh với ông:
“Nếu họ tiếp tục bám vào ông Dũng, họ sẽ thấy ông ta là một con vịt què. Ông ta sẽ đủ 65 tuổi vào đại hội tới, giống như Tổng thống Mỹ, ông ta có nhiệm kỳ thứ nhì. Cuối cùng thì quyền lực bắt đầu phai nhạt.”
Nhiều người không đồng ý điểm này. Họ nói rằng ông Dũng rất có thể vẫn còn quyền lực nhưng với một vị trí khác, tổng bí thư chẳng hạn.
Các nhà phân tích khác nói rằng sự kèn cựa căng thẳng cao giữa nhóm lãnh đạo đảng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước. Giáo sư Vũ Tường ở Oregon nói rằng trong những năm gần đây, nhà nước có nhiều tiền bạc và quyền lực đến độ lãnh đạo đảng như ông Trọng đang mất dần quyền kiểm soát:
“Có một quy trình tự nhiên về cải cách kinh tế khiến cho nhà nước có thêm thế lực, và khiến cho chủ thuyết cho rằng đảng là đại biểu cho chế độ mà đảng nắm quyền kiểm soát không còn hợp thời nữa.”
Có lẽ phải mất nhiều năm nữa trong tương lai, nhưng các nhà quan sát cho rằng Việt Nam khó tránh được thay đổi, vì cải cách kinh tế làm lu mờ ý thức hệ cộng sản và tính hợp pháp của đảng.
Thế nào là phản động?
LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 14:50 GMT - thứ sáu, 19 tháng 10, 2012
Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực
chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái
chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt
động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến
lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu
kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa
quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của
quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa
mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật
pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu
tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc
độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính
quyền sử dụng để chụp mũ, quy kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu
tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử
dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và quy kết cho
những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những
người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực
quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…
Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt
động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự
ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc
đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng
toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc
quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những
người dân yêu nước là “phản động” và “thế lực thù địch”.
Bản chất phản động
Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những
đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có
công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được
quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ
bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng
dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng
phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử
dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm
duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.
Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù
địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong
cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội,
đảng cầm quyền, hay một chính phủ.
Trong Thánh Kinh cho biết“…Không có cây lành lại
nào sinh quả độc; không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả
thì biết cây. Không ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật
lê. Người tốt do lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do
lòng chứa điều ác mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng
mới nói ra.”
Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:
Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn.
Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ
của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì
khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt
giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và
nhân quyền.
Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn
ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư
cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.
Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém
dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ
thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua
bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không
minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.
Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của
chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn
phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị
bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
của hàng chục triệu người dân.
Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách
nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa
tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước
cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong
qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.
Nhân quyềnCuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền.
"Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác."
Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình
ôn hòa thì bị sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà
không xét xử. Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui
kết hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến
bộ thì người dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công
cụ quyền lực của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người
dân được tự do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do
tham gia hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.
Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở
Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, chúng ta
thấy rằng “các thế lực thù địch và phản động” đã bị chính quyền chụp mũ
trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó
là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các
cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho
nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các
chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các
thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ
đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.
Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ
địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp
của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các
công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để
làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp
quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của
nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó
mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy
trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã
hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ
thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa
các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng
tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ.
Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để
xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.
Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động?
Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất
cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ có thái độ tích cực ủng hộ cũng như
tham gia vào các lực lượng dân chủ và tiến bộ để tiến hành cuộc đấu
tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư hiện sống ở Hà Nội.
Các nhà sản xuất rời Trung Quốc?
Cập nhật: 12:06 GMT - thứ ba, 23 tháng 10, 2012
Chi phí lên cao đang là một vấn đề lớn với các nhà đầu tư, sản xuất trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc.
Ngày 21/10, báo China Daily đã đăng tải bài
viết của hai cây bút Qing Fen và Qiu Quanlin về tình hình kinh doanh tại
đây trong hoàn cảnh nói trên.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Chi phí lao động tăng và nhu cầu xuất khẩu suy giảm khiến nhiều nhà sản xuất phải chuyển sang những nước láng giềng Đông Nam Á và những công ty còn lại cũng đang có kế hoạch chuyển đi, một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Quan chức ẩn danh này nói "gần một phần ba những nhà sản xuất sản phẩm dệt, vải, giày và mũ đang làm việc trong áp lực ngày càng gia tăng và đã di chuyển tất cả, hoặc một phần sản xuất ra phía ngoài Trung Quốc", điều mà ông gọi là 'sự di chuyển công nghiệp khổng lồ'.
Những địa điểm được ưa chuộng khác thông thường là các nước thành viên khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Có khả năng lớn "xu hướng này sẽ tiếp tục" với, với ngày càng nhiều sự di chuyển của các nhà sản xuất sử dụng vốn lao động cao, ông nói với China Daily
Liang Shiyu, giám đốc văn phòng của Phòng Thương mại Nhập khẩu và Xuất khẩu hàng dệt thừa nhận một số lượng lớn những nhà sản xuất đã chuyển một phần hoàn toàn bộ công ty sang nước ngoài.
Tuy nhiên quan chức thương mại này nói mặc dù một số việc làm bị mất trong quá trình chuyển đổi, hiện tượng này "về cơ bản là tích cực," và "đúng hướng" với nỗ lực của chính phủ trong việc nâng cấp sức mạnh công nghiệp cũng như thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-15) đã khiến các nhà xuất khẩu tăng cường sản xuất các loại hàng chất lượng cao.
Các nhà xuất khẩu đang khám phá ra những cách mới để kinh doanh trong bối cảnh đà xuất khẩu bị suy giảm vì những yếu tố tiêu cực của thị trường trong và ngoài nước, từ chi phí lao động ngày càng tăng cho đến nhu cầu suy giảm mạnh từ khối Châu Âu và Mỹ.
Gánh nặng giá lao động
"Thế mạnh (về chi phí lao động và sản xuất) tại các nước Đông Nam Á sẽ chỉ kéo dài một vài năm"
Chen Jian, quản lý một doanh nghiệp may mặc ở Châu Giang
Theo Bộ Lao động Trung Quốc, từ tháng Một cho đến tháng Sáu năm nay, mức lương tối thiểu đã tăng lên trung bình là 20% tại 16 tỉnh trong nước.
Lương tối thiểu tại Thẩm Quyến là 238 đôla/tháng, mức cao nhất so với cả Trung Quốc đại lục.
Nhiều nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á có giá lao động thấp hơn nhiều.
Lương lao động sản xuất tại Việt Nam hồi năm 2011 chỉ là 96 đôla/tháng, chỉ bằng mức của 10 năm trước tại Đông Hoản, một thị trấn công nghiệp khu vực sông Châu Giang, phía Nam Trung Quốc.
Một số nước Asean, trong đó có Việt Nam đã mở rộng các chính sách sử dụng đất đai và dịch vụ để phục vụ đầu tư nước ngoài, trong đó có từ Trung Quốc.
Các công ty sản xuất quần áo và dệt may đã bắt đầu rời khỏi khu vực Châu Giang để đến các địa điểm khác tại Đông Nam Á.
Xiao Yujing, một quản lý tại công ty Zhongshan Liangcheng than phiền rằng tình hình đang ngày càng khiến việc tìm khách hàng quốc tế tại Hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
Khách hàng đang "hướng mắt về phía các nước Đông Nam Á", khiến công ty của ông phải lên kế hoạch di dời một phần doanh nghiệp.
"Chúng tôi sẽ thử Campuchia, nơi mà chi phí lao động chỉ vào khoảng một phần tư giá ở Châu Giang," ông nói.
Không chỉ có các công ty trong nước, những tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở Trung Quốc cũng đang có chiến lược di dời.
Gần đây, Adidas đã đóng cửa nhà máy tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, nơi có 160 lao động.
Nike cũng đóng cửa nhà máy giày tai Trung Quốc tại Tô Châu hồi 2009.
Chi phí hoạt động ngày càng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Thế mạnh tạm thời
Huo Jianguo, giám đốc Viện hợp tác thương mại và kinh tế toàn cầu, một bộ phận của Bộ thương mại, nói sự di dời của các công ty đến khu vực Đông Nam Á là "rõ ràng" và "dễ hiểu."
Ông Huo nói Trung Quốc vẫn là một địa điểm thu hút các nhà đầu tư sản xuất nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ và môi trường đầu tư phát triển, cũng như đội ngũ lao động có trình độ.
"Chúng tôi ghi nhận việc một số nhà sản xuất và các công ty nước ngoài đã chuyển hoạt động từ khu vực ven biển sang những khu vực trung tâm và ở phía tây," ông nói. Một ví dụ mà ông đưa ra đó là công bố sẽ chuyển dự án đầu tư sang Tây An, thành phố phía Tây Bắc Trung Quốc của tập đoàn Samsung.
Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng thế mạnh về chi phí của các nước khác là tạm thời.
"Thế mạnh (về chi phí lao động và sản xuất) tại các nước Đông Nam Á sẽ chỉ kéo dài một vài năm," ông Chen Jian, quản lý của một công ty may mặc ở khu vực Châu Giang bình luận.
"Xu hướng này giống hệt với những gì xảy ra 10 năm trước khi các nhà sản xuất từ Hong Kong và Đài Loan kéo đến Châu Giang vì giá lao động thấp. Giờ đây chúng ta có thể thấy giá lao động ở đây đã tăng cao như thế nào."
Các bài liên quan
TIN TỨC GẦN XA
Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
không bị mất chức?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
REUTERS
Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền”
đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm
tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho
câu hỏi nêu trên.
Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày
họp kín, bế mạc ngày 16/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết
định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
GS Tương Lai : "Việt Nam phải có một Nhà nước pháp quyền thật sự"
Ba lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang trước buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 22/10/2012
Reuters
Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc từ cách đây một tuần, nhưng
sự kiện này tiếp tục được bàn tán sôi nổi trong dư luận. Báo chí chính
thức thì dĩ nhiên đã đăng rất nhiều ý kiến hoan nghênh “sự thành thật”
hay “thái độ quyết liệt” của Bộ Chính trị. Nhưng các báo lề trái thì
phản ánh sự thất vọng của nhiều người về kết quả của hội nghị này, nhất
là khi thấy là cuối cùng cũng chẳng có ai bị kỷ luật, kể cả “một đồng
chí ủy viên Bộ Chính trị” mà ai cũng thừa biết đó là thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
Việc ông Dũng không bị kỷ luật mặc dù bị xem là tham nhũng,
quản lý kinh tế kém cỏi và lạm quyền cho thấy là đấu đá trong nội bộ ban
lãnh đạo Đảng chưa chấm dứt. Chỉ cần đọc báo chí chính thức cũng đủ
thấy là phe Nguyễn Phú Trọng-Trương Tấn Sang còn rất cay cú.
Theo VietnamNet, khi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn ngày 18/10/2012, ông Trương Tấn Sang đã tuyên bố “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. Về quyết định không kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Sang gọi là “đồng chí X”, chủ tịch nước của Việt Nam thanh minh: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”. Tìm cách trấn an những người sợ bị trù dập khi tố cáo tham nhũng, ông Sang còn hùng hồn tuyên bố: “ Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Về phần tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng theo VietnamNet, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10, tức là ngay sau khi hội nghị trung ương kết thúc, ông Trọng đã nói rằng hội nghị này “cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong”. Theo ông, việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".
Riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Hải Phòng thì không thấy báo chí đưa tin ông tiếp xúc cử tri trong đơn vị bầu cử của ông, trong khi Quốc hội chuẩn bị khai mạc kỳ họp hôm nay (22/10/2012). Hôm qua, mới thấy tờ Nhân Dân đăng tin là ông Dũng đã “tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh và xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, nhưng không thấy ông bình luận gì cụ thể về kết quả hội nghị trung ương 6.
Hôm nay, trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn” của người đứng đầu Chính phủ và xin “thành thật nhận lỗi” về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, như Vinashin và Vinalines. Nhưng ông Dũng vẫn rất hận những trang blog mà gần đây đã liên tục đả kích cá nhân ông, nhất là trong thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị trung ương. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố là “công tác quản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu “. Điều này cho thấy là sau khi suýt nữa bị mất chức thủ tướng, nay ông Dũng sẽ tiếp tục chiến dịch trấn áp các trang blog nào tiếp tục chỉ trích ông.
Như vậy, rõ ràng là cuộc đấu đá, mà trên mạng có người gọi mỉa là trận chiến Ba – Tư ( Ba Dũng và Tư Sang ), vẫn chưa chấm dứt, nhưng cho dù hội nghị trung ương lần tới có kỷ luật được một ủy viên nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong một cơ chế mà Đảng Cộng sản vẫn đứng bên trên pháp luật và khi nào mà Việt Nam chưa thay đổi đường lối, định hướng, khi nào Việt Nam chưa có Nhà nước pháp quyền thật sự, thì vẫn chưa giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tham nhũng, lạm quyền, quản lý kinh tế yếu kém. Đó là nhận định chung của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học trong phần trả lời phỏng vấn với RFI Việt ngữ sau đây :
RFI : Thưa
Giáo sư, sau hội nghị trung ương 6, đã có nhiều dư luận bàn tán sôi nổi
về kết quả hội nghị này. Điều người ta chú ý đó là lần đầu tiên Bộ
Chính trị công khai thừa nhận những khuyết điểm, sai lầm của mình, nhưng
rốt cuộc không có chuyện gì xảy ra tức là không có ai bị kỷ luật. Giáo
sư có nhận định như thế nào về kết quả hội nghị này?
Giáo sư Tương Lai : Sau ngày 15/10, nghe bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư, rồi đọc thông cáo của hội nghị trung ương, thì đã có nhiều phản ứng. Trên TV, người ta cũng đã đưa lên ý kiến của rất nhiều cán bộ về hưu, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, tỏ ra rất xúc động và tin tưởng. Rồi đến ông bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên thì phát biểu rằng ông “vô cùng khâm phục” trước “thái độ vô cùng dũng cảm” của Bộ Chính trị đã tự phê bình và nhận kỷ luật, ...
Nhưng dư luận thứ hai mà tôi nghe được lại là dư luận phẫn nộ và thất vọng, vì thấy đã mất bao nhiêu công của, bao nhiêu sự chuẩn bị kéo dài hàng bao nhiêu tháng, để rồi kết quả là không giải quyết được vấn đề gì.
Nhưng nhận thức của tôi thì khác. Tôi cho rằng nếu như kết luận “nhất trí 100%” của Bộ Chính trị mà được thực thi ở hội nghị trung ương, thì nó cũng chỉ dẫn đến kết quả là xả xú-páp, tức là “chém tế cờ” một nhân vật nào đó, để làm dịu bớt đi sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân, để mà vớt vát chút uy tín của ông Tổng bí thư và Bộ Chính trị, mà quá trình tuyên truyền quảng cáo thì rất là rầm rộ. Nếu được như thế đi chăng nữa, thì kết quả cũng chỉ đến thế mà thôi, chứ không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Chống được tham nhũng thì tốt quá, nhưng cân nhắc, suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy đó chỉ là cái ngọn. Vì sao? Vì gốc của vấn đề là đường lối, định hướng. Xác định kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mất kinh tế Nhà nước là mất chủ nghĩa xã hội, cho nên cần phải có những “quả đấm thép”, những tổng công ty. Càng mở rộng những tổng công ty đó bao nhiêu, thì càng chứng tỏ là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” càng vững vàng. Chính từ đó mới có những chuyện như Vinalines, Vinashin, . . .
Đương nhiên việc quản lý những tổng công ty này là hư hỏng rồi, nhưng vấn đề dù anh có là một nhà quản lý giỏi đi nữa thì anh cũng phải thực hiện theo đường lối ấy, không giải quyết được gì cho nền kinh tế cả. Cơ cấu lại nền kinh tế ấy không phải là làm theo kiểu giật gấu vá vai, mà phải đi lại từ gốc.
Chuyện cướp đất đai gây nên sự phẫn nộ của nông dân khiếu kiện khắp nơi đâu phải chỉ là do cá nhân các ông quan địa phương, những cường hào ác bá kiểu mới, tha hồ chiếm đoạt đất đai. Họ làm được điều đó, vì sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Quyền sở hữu không được xác lập rõ ràng. Khái niệm Nhà nước là khái niệm trừu tượng, cho nên chuyện cướp đất làm sao mà tránh được? Vì dân không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp của ta trong thời gian qua biểu hiện sự yếu kém một cách không thể nói gì thêm được nữa. Mà gốc rễ vấn đề không phải là do ông chánh án này, ông thẩm phán kia, ông viện kiểm sát nọ làm việc kém.
Ngay trong hội nghị trung ương, ông Tổng bí thư đã khẳng định, Nhà nước của ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là không công nhận tam quyền phân lập. Mà không công nhận tam quyền phân lập thì làm sao thì gọi là Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó được!
Nhà nước pháp quyền không phải là thành tựu của tư sản. Đó chính là kết quả của thế kỷ ánh sáng, là thành tựu của trí tuệ loài người. Ngay khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó, bằng cách mở đầu tuyên ngôn độc lập với trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Đó là thành tựu của nền văn minh, của trí tuệ cả loài người. Anh không công nhận điều này thì làm sao có được một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Một xã hội không thượng tôn pháp luật, mà chỉ được điều khiển bằng các nghị quyết, thì làm sao tránh khỏi những sai lầm, tùy tiện như vừa qua?
RFI : Thưa Giáo sư Tương Lai, gốc rễ vấn đề phải chăng cũng là vì cho tới nay Đảng vẫn đứng bên trên pháp luật, không bị ràng buộc bởi bất cứ một cơ chế nào, cho nên mới có chuyện là Bộ Chính trị “ xin được kỷ luật”, mà Ban chấp hành trung ương lại không dám kỷ luật?
Giáo sư Tương Lai : Ở đây cần tách ra hai vấn đề. Nếu những người điều hành Đảng mà nắm vững điều lệ Đảng thì sẽ thấy là vừa qua có những xử lý sai với nguyên tắc, điều lệ Đảng. Điều lệ Đảng ghi rõ Đại hội Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng, họp định kỳ để quyết định chủ trương, đường lối. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành trung ương là cơ quan cao nhất của Đảng điều hành mọi vấn đề. Bộ Chính trị và Ban Bí thư là cơ quan thực thi trách nhiệm do Ban Chấp hành trung ương giao phó. Nhưng từ lâu, người ta đã biến Bộ Chính trị thành quyền lực cao nhất, ngồi lên trên đầu cả Đảng, cả Ban Chấp hành trung ương và cả Đại hội.
Bây giờ nói đến chuyện kỷ luật cả Bộ Chính trị thì tôi thấy chuyện này là vô duyên, vì tập thể Bộ Chính trị là cơ quan điều hành do Ban Chấp hành trung ương giao, vậy thì nếu có kỷ luật thì kỷ luật một cá nhân, ví dụ như cá nhân Tổng bí thư, người đứng đầu Bộ Chính trị, hay là kỷ luật ông ủy viên phụ trách Quốc hội, phụ trách Bộ Công an, ... Tức là những cá nhân đó bị kỷ luật vì trách nhiệm của họ trước Đảng, trước dân. Chứ làm sao có thể kỷ luật tập thể Bộ chính trị được! Nếu có thì chỉ có thể giải tán cả tập thể đó thôi.
Đài báo cứ nói là từ xưa tới nay chưa có chuyện đó. Nói như thế là không hiểu bìết gì hết. Đã từng có chuyện kỷ luật đấy. Ví dụ, hồi Cải cách ruộng đất, ông Tổng bí thư Trường Chinh đã bị kỷ luật và thôi chức. Ông Lê Văn Lương, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tổ chức, cũng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có bây giờ là họ nhập nhằng nói tập thể chung chung, mà không nói cụ thể là, trong tập thể Bộ Chính trị, ai là người chịu trách nhiệm điều hành mà để gây ra những sự rối ren đó. Rồi còn nói “một ủy viên Bộ Chính trị”, tức là đối với Đảng cũng như đối với dân, vẫn cứ nói mập mờ, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Điều đó đủ nói lên cái “sức mạnh” của Bộ Chính trị đó như thế nào.
Trong nội bộ đảng là như thế rồi. Còn chuyện pháp luật đối với dân thì đem ra pháp luật mà bàn sau. Vừa qua chỉ mới là Bộ Chính trị đưa ( vấn đề kỷ luật ) ra, nhưng Ban Chấp hành phủ quyết. Điều đó cho thấy là cuộc đấu tranh giữa những thế lực trong Ban Chấp hành và trong Bộ Chính trị đang còn rất nhiều rắc rối. Thế mà lại nói là đoàn kết nhất trí ! Nói như thế là nói lấy được thôi. Chứ còn người nào tỉnh táo thì đều thấy không đúng như thế.
Bây giờ nếu dám nói đúng vào sự thật, thì phải gọi mặt chỉ tên, chỉ ra những sai lầm A, B, C. Ai phụ trách cái này, ai chịu trách nhiệm cái này và những người ấy phải bị kỷ luật. Không chỉ riêng “một uỷ viên Bộ Chính trị”, mà vừa qua có vấn đề về nhiều mặt lắm : mặt xây dựng Đảng, mặt xây dựng nước. Đây là những vấn đề tù mù, không rạch ròi, không minh bạch, chứng tỏ là về mặt nhận thức thì không thông thoáng và về mặt đoàn kết nội bộ thì không có. Cho nên mới có hiện tượng là Ban Chấp hành trung ương phủ quyết ý kiến của Bộ Chính trị. Tôi cho rằng chuyện phủ quyết chẳng có gì là không bình thường. Đó là một thực tế cần phải ghi nhận để xử lý vấn đề trong thời gian tới, để tỏ rõ là Đảng có sức mạnh, có kỷ luật, có đoàn kết thật, chứ không phải chỉ là đoàn kết trên khẩu hiệu, trên diễn văn.
RFI : Thưa Giáo sư, qua hội nghị trung ương vừa rồi, người dân đóng vai trò như những khán giả, không có tiếng nói gì trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngay cả Quốc hội cũng chẳng có tiếng nói gì đối với người đứng đầu chính phủ, mà trên nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Giáo sư Tương Lai : Vấn đề anh đặt ra là đúng thôi, nhưng nó cũng không đúng ở chỗ, đây là hội nghị trung ương, chỉ bàn chuyện thuần túy nội bộ Đảng và người ta lại họp kín. Đã họp kín thì làm sao mà dân làm sao mà tham dự được !
Cũng đã có những ý kiến đóng góp và tôi cũng đã nghe những người được mời đóng góp ý kiến kể nhiều chuyện như là chuyện dài nhiều tập, rất là khôi hài. Đóng góp thì chỉ là đảng viên đóng góp cho Đảng. Còn về phía người dân, thì sau hội nghị trung ương, có một số vị lãnh đạo đi tiếp xúc với các cử tri được coi là đại diện cho dân. Nhưng mọi người ai cũng biết những “đại cử tri” ấy đã được tuyển lựa rất chặt chẽ. Đến những cuộc họp mặt cử tri ấy, họ nói được đến bao nhiêu phần trăm ý kiến của người dân thật? Phải ngồi trên xe ôm hay taxi, nghe ông lái xe nói chuyện, hay ra ngoài chợ nghe lời bình của các bà bán thịt, bán rau, thì đấy mới là ý kiến thật sự của dân. Còn những người đã được tuyển lựa qua bộ lọc của chính quyền, của Đảng, rồi đến họp mặt cử tri thì làm sao có thể là ý kiến của dân? Nếu các đồng chí lãnh đạo tin tưởng vững chắc, “cảm động”, “ thấm thía”, nghĩ rằng đó là ý kiến của dân, thì tôi e rằng họ đang bị lừa đấy.
RFI : Thưa Giáo sư, trong hội nghị trung ương vừa qua thì người ta cũng đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo chính phủ trong khóa họp Quốc hội sắp tới. Trong hoàn cảnh hiện nay, mọi việc đều do Bộ Chính trị quyết định, thì có thể thực hiện được việc đó hay không?
Giáo sư Tương Lai : Đương nhiên là nó sẽ có một vài cải tiến nào đó, một vài “biến tấu” nào đó và chắc chúng ta sẽ phải chờ đợi. Bao giờ chúng ta cũng phải hy vọng để mà sống chứ! Nhưng nếu quá lạc quan nghĩ rằng sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm thật, để từ đó đi đến những quyết định mang tính công khai, minh bạch, thì kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy chưa đủ dữ liệu để tin rằng chuyện này là thật. Nói như nhân vật trong phim “ Hãy đợi đấy”.
RFI : Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121022-gs-tuong-lai-viet-nam-phai-co-mot-nha-nuoc-phap-quyen-that-su%E2%80%9D
Theo VietnamNet, khi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn ngày 18/10/2012, ông Trương Tấn Sang đã tuyên bố “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. Về quyết định không kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Sang gọi là “đồng chí X”, chủ tịch nước của Việt Nam thanh minh: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”. Tìm cách trấn an những người sợ bị trù dập khi tố cáo tham nhũng, ông Sang còn hùng hồn tuyên bố: “ Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Về phần tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng theo VietnamNet, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10, tức là ngay sau khi hội nghị trung ương kết thúc, ông Trọng đã nói rằng hội nghị này “cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong”. Theo ông, việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".
Riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Hải Phòng thì không thấy báo chí đưa tin ông tiếp xúc cử tri trong đơn vị bầu cử của ông, trong khi Quốc hội chuẩn bị khai mạc kỳ họp hôm nay (22/10/2012). Hôm qua, mới thấy tờ Nhân Dân đăng tin là ông Dũng đã “tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh và xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, nhưng không thấy ông bình luận gì cụ thể về kết quả hội nghị trung ương 6.
Hôm nay, trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn” của người đứng đầu Chính phủ và xin “thành thật nhận lỗi” về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, như Vinashin và Vinalines. Nhưng ông Dũng vẫn rất hận những trang blog mà gần đây đã liên tục đả kích cá nhân ông, nhất là trong thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị trung ương. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố là “công tác quản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu “. Điều này cho thấy là sau khi suýt nữa bị mất chức thủ tướng, nay ông Dũng sẽ tiếp tục chiến dịch trấn áp các trang blog nào tiếp tục chỉ trích ông.
Như vậy, rõ ràng là cuộc đấu đá, mà trên mạng có người gọi mỉa là trận chiến Ba – Tư ( Ba Dũng và Tư Sang ), vẫn chưa chấm dứt, nhưng cho dù hội nghị trung ương lần tới có kỷ luật được một ủy viên nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong một cơ chế mà Đảng Cộng sản vẫn đứng bên trên pháp luật và khi nào mà Việt Nam chưa thay đổi đường lối, định hướng, khi nào Việt Nam chưa có Nhà nước pháp quyền thật sự, thì vẫn chưa giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tham nhũng, lạm quyền, quản lý kinh tế yếu kém. Đó là nhận định chung của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học trong phần trả lời phỏng vấn với RFI Việt ngữ sau đây :
Giáo sư Tương Lai : Sau ngày 15/10, nghe bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư, rồi đọc thông cáo của hội nghị trung ương, thì đã có nhiều phản ứng. Trên TV, người ta cũng đã đưa lên ý kiến của rất nhiều cán bộ về hưu, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, tỏ ra rất xúc động và tin tưởng. Rồi đến ông bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên thì phát biểu rằng ông “vô cùng khâm phục” trước “thái độ vô cùng dũng cảm” của Bộ Chính trị đã tự phê bình và nhận kỷ luật, ...
Nhưng dư luận thứ hai mà tôi nghe được lại là dư luận phẫn nộ và thất vọng, vì thấy đã mất bao nhiêu công của, bao nhiêu sự chuẩn bị kéo dài hàng bao nhiêu tháng, để rồi kết quả là không giải quyết được vấn đề gì.
Nhưng nhận thức của tôi thì khác. Tôi cho rằng nếu như kết luận “nhất trí 100%” của Bộ Chính trị mà được thực thi ở hội nghị trung ương, thì nó cũng chỉ dẫn đến kết quả là xả xú-páp, tức là “chém tế cờ” một nhân vật nào đó, để làm dịu bớt đi sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân, để mà vớt vát chút uy tín của ông Tổng bí thư và Bộ Chính trị, mà quá trình tuyên truyền quảng cáo thì rất là rầm rộ. Nếu được như thế đi chăng nữa, thì kết quả cũng chỉ đến thế mà thôi, chứ không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Chống được tham nhũng thì tốt quá, nhưng cân nhắc, suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy đó chỉ là cái ngọn. Vì sao? Vì gốc của vấn đề là đường lối, định hướng. Xác định kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mất kinh tế Nhà nước là mất chủ nghĩa xã hội, cho nên cần phải có những “quả đấm thép”, những tổng công ty. Càng mở rộng những tổng công ty đó bao nhiêu, thì càng chứng tỏ là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” càng vững vàng. Chính từ đó mới có những chuyện như Vinalines, Vinashin, . . .
Đương nhiên việc quản lý những tổng công ty này là hư hỏng rồi, nhưng vấn đề dù anh có là một nhà quản lý giỏi đi nữa thì anh cũng phải thực hiện theo đường lối ấy, không giải quyết được gì cho nền kinh tế cả. Cơ cấu lại nền kinh tế ấy không phải là làm theo kiểu giật gấu vá vai, mà phải đi lại từ gốc.
Chuyện cướp đất đai gây nên sự phẫn nộ của nông dân khiếu kiện khắp nơi đâu phải chỉ là do cá nhân các ông quan địa phương, những cường hào ác bá kiểu mới, tha hồ chiếm đoạt đất đai. Họ làm được điều đó, vì sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Quyền sở hữu không được xác lập rõ ràng. Khái niệm Nhà nước là khái niệm trừu tượng, cho nên chuyện cướp đất làm sao mà tránh được? Vì dân không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp của ta trong thời gian qua biểu hiện sự yếu kém một cách không thể nói gì thêm được nữa. Mà gốc rễ vấn đề không phải là do ông chánh án này, ông thẩm phán kia, ông viện kiểm sát nọ làm việc kém.
Ngay trong hội nghị trung ương, ông Tổng bí thư đã khẳng định, Nhà nước của ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là không công nhận tam quyền phân lập. Mà không công nhận tam quyền phân lập thì làm sao thì gọi là Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó được!
Nhà nước pháp quyền không phải là thành tựu của tư sản. Đó chính là kết quả của thế kỷ ánh sáng, là thành tựu của trí tuệ loài người. Ngay khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó, bằng cách mở đầu tuyên ngôn độc lập với trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Đó là thành tựu của nền văn minh, của trí tuệ cả loài người. Anh không công nhận điều này thì làm sao có được một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Một xã hội không thượng tôn pháp luật, mà chỉ được điều khiển bằng các nghị quyết, thì làm sao tránh khỏi những sai lầm, tùy tiện như vừa qua?
RFI : Thưa Giáo sư Tương Lai, gốc rễ vấn đề phải chăng cũng là vì cho tới nay Đảng vẫn đứng bên trên pháp luật, không bị ràng buộc bởi bất cứ một cơ chế nào, cho nên mới có chuyện là Bộ Chính trị “ xin được kỷ luật”, mà Ban chấp hành trung ương lại không dám kỷ luật?
Giáo sư Tương Lai : Ở đây cần tách ra hai vấn đề. Nếu những người điều hành Đảng mà nắm vững điều lệ Đảng thì sẽ thấy là vừa qua có những xử lý sai với nguyên tắc, điều lệ Đảng. Điều lệ Đảng ghi rõ Đại hội Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng, họp định kỳ để quyết định chủ trương, đường lối. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành trung ương là cơ quan cao nhất của Đảng điều hành mọi vấn đề. Bộ Chính trị và Ban Bí thư là cơ quan thực thi trách nhiệm do Ban Chấp hành trung ương giao phó. Nhưng từ lâu, người ta đã biến Bộ Chính trị thành quyền lực cao nhất, ngồi lên trên đầu cả Đảng, cả Ban Chấp hành trung ương và cả Đại hội.
Bây giờ nói đến chuyện kỷ luật cả Bộ Chính trị thì tôi thấy chuyện này là vô duyên, vì tập thể Bộ Chính trị là cơ quan điều hành do Ban Chấp hành trung ương giao, vậy thì nếu có kỷ luật thì kỷ luật một cá nhân, ví dụ như cá nhân Tổng bí thư, người đứng đầu Bộ Chính trị, hay là kỷ luật ông ủy viên phụ trách Quốc hội, phụ trách Bộ Công an, ... Tức là những cá nhân đó bị kỷ luật vì trách nhiệm của họ trước Đảng, trước dân. Chứ làm sao có thể kỷ luật tập thể Bộ chính trị được! Nếu có thì chỉ có thể giải tán cả tập thể đó thôi.
Đài báo cứ nói là từ xưa tới nay chưa có chuyện đó. Nói như thế là không hiểu bìết gì hết. Đã từng có chuyện kỷ luật đấy. Ví dụ, hồi Cải cách ruộng đất, ông Tổng bí thư Trường Chinh đã bị kỷ luật và thôi chức. Ông Lê Văn Lương, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tổ chức, cũng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có bây giờ là họ nhập nhằng nói tập thể chung chung, mà không nói cụ thể là, trong tập thể Bộ Chính trị, ai là người chịu trách nhiệm điều hành mà để gây ra những sự rối ren đó. Rồi còn nói “một ủy viên Bộ Chính trị”, tức là đối với Đảng cũng như đối với dân, vẫn cứ nói mập mờ, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Điều đó đủ nói lên cái “sức mạnh” của Bộ Chính trị đó như thế nào.
Trong nội bộ đảng là như thế rồi. Còn chuyện pháp luật đối với dân thì đem ra pháp luật mà bàn sau. Vừa qua chỉ mới là Bộ Chính trị đưa ( vấn đề kỷ luật ) ra, nhưng Ban Chấp hành phủ quyết. Điều đó cho thấy là cuộc đấu tranh giữa những thế lực trong Ban Chấp hành và trong Bộ Chính trị đang còn rất nhiều rắc rối. Thế mà lại nói là đoàn kết nhất trí ! Nói như thế là nói lấy được thôi. Chứ còn người nào tỉnh táo thì đều thấy không đúng như thế.
Bây giờ nếu dám nói đúng vào sự thật, thì phải gọi mặt chỉ tên, chỉ ra những sai lầm A, B, C. Ai phụ trách cái này, ai chịu trách nhiệm cái này và những người ấy phải bị kỷ luật. Không chỉ riêng “một uỷ viên Bộ Chính trị”, mà vừa qua có vấn đề về nhiều mặt lắm : mặt xây dựng Đảng, mặt xây dựng nước. Đây là những vấn đề tù mù, không rạch ròi, không minh bạch, chứng tỏ là về mặt nhận thức thì không thông thoáng và về mặt đoàn kết nội bộ thì không có. Cho nên mới có hiện tượng là Ban Chấp hành trung ương phủ quyết ý kiến của Bộ Chính trị. Tôi cho rằng chuyện phủ quyết chẳng có gì là không bình thường. Đó là một thực tế cần phải ghi nhận để xử lý vấn đề trong thời gian tới, để tỏ rõ là Đảng có sức mạnh, có kỷ luật, có đoàn kết thật, chứ không phải chỉ là đoàn kết trên khẩu hiệu, trên diễn văn.
RFI : Thưa Giáo sư, qua hội nghị trung ương vừa rồi, người dân đóng vai trò như những khán giả, không có tiếng nói gì trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngay cả Quốc hội cũng chẳng có tiếng nói gì đối với người đứng đầu chính phủ, mà trên nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Giáo sư Tương Lai : Vấn đề anh đặt ra là đúng thôi, nhưng nó cũng không đúng ở chỗ, đây là hội nghị trung ương, chỉ bàn chuyện thuần túy nội bộ Đảng và người ta lại họp kín. Đã họp kín thì làm sao mà dân làm sao mà tham dự được !
Cũng đã có những ý kiến đóng góp và tôi cũng đã nghe những người được mời đóng góp ý kiến kể nhiều chuyện như là chuyện dài nhiều tập, rất là khôi hài. Đóng góp thì chỉ là đảng viên đóng góp cho Đảng. Còn về phía người dân, thì sau hội nghị trung ương, có một số vị lãnh đạo đi tiếp xúc với các cử tri được coi là đại diện cho dân. Nhưng mọi người ai cũng biết những “đại cử tri” ấy đã được tuyển lựa rất chặt chẽ. Đến những cuộc họp mặt cử tri ấy, họ nói được đến bao nhiêu phần trăm ý kiến của người dân thật? Phải ngồi trên xe ôm hay taxi, nghe ông lái xe nói chuyện, hay ra ngoài chợ nghe lời bình của các bà bán thịt, bán rau, thì đấy mới là ý kiến thật sự của dân. Còn những người đã được tuyển lựa qua bộ lọc của chính quyền, của Đảng, rồi đến họp mặt cử tri thì làm sao có thể là ý kiến của dân? Nếu các đồng chí lãnh đạo tin tưởng vững chắc, “cảm động”, “ thấm thía”, nghĩ rằng đó là ý kiến của dân, thì tôi e rằng họ đang bị lừa đấy.
RFI : Thưa Giáo sư, trong hội nghị trung ương vừa qua thì người ta cũng đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo chính phủ trong khóa họp Quốc hội sắp tới. Trong hoàn cảnh hiện nay, mọi việc đều do Bộ Chính trị quyết định, thì có thể thực hiện được việc đó hay không?
Giáo sư Tương Lai : Đương nhiên là nó sẽ có một vài cải tiến nào đó, một vài “biến tấu” nào đó và chắc chúng ta sẽ phải chờ đợi. Bao giờ chúng ta cũng phải hy vọng để mà sống chứ! Nhưng nếu quá lạc quan nghĩ rằng sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm thật, để từ đó đi đến những quyết định mang tính công khai, minh bạch, thì kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy chưa đủ dữ liệu để tin rằng chuyện này là thật. Nói như nhân vật trong phim “ Hãy đợi đấy”.
RFI : Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121022-gs-tuong-lai-viet-nam-phai-co-mot-nha-nuoc-phap-quyen-that-su%E2%80%9D
Trung Quốc: Mỹ khuấy động Biển Đông
Máy
bay phản lực F/A-18 Super Hornet của Hải quân Hoa Kỳ hạ cánh trên tàu
sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington
CỠ CHỮ
23.10.2012
Tờ báo của nhà nước Trung Quốc viết rằng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tại vùng biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam) cùng với các tin tức cho rằng quân đội Mỹ sẽ trở lại Vịnh Subic ở Philippines đã phát đi các cảnh báo đáng lo ngại rằng Washington lại khuấy động bất ổn tại vùng biển đang có tranh chấp.
China Daily cho rằng việc USS George Washington đi qua bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông trước khi tới Philippines cho thấy rằng Manila và Washington một lần nữa tìm cách gia tăng sức nóng tại vùng biển này.
Tờ báo viết rằng sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ có thể bị coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp thêm tình hình vốn đầy khó khăn, và rằng ‘việc đưa tàu chiến tới trước cửa nhà người khác rõ ràng không phải là một hành động thiện chí’.
USS George Washington là tàu sân bay thứ tư tới thăm Philippines trong năm nay, và tờ China Daily cho rằng các chuyến thăm thường xuyên như vậy của hải quân Mỹ cho thấy Philippines đang mưu tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Nhật báo của Trung Quốc cũng cho rằng động cơ đó được cho là đã khiến Manila chào đón quân đội Mỹ trở lại Vịnh Subic sau khi rút quân khỏi đó 20 năm trước.
China Daily kết luận rằng bất kỳ sự tính toán sai lầm nào cũng có thể phản tác dụng và có ảnh hưởng xấu tới ổn định khu vực.
Trong một bài bình luận khác, tờ báo nói rằng Washington đang gây thêm căng thẳng thay vì làm nguội tình hình, khi lợi dụng vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Bangkok Post của Thái Lan cho rằng việc Hoa Kỳ đưa tàu sân bay và các tàu khu trục tới khu vực Biển Đông cho thấy rằng Washington thể hiện sự hậu thuẫn đối với các quốc gia ASEAN như Philippines, Việt Nam và Malaysia trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Được biết, trong khi thả neo tại Biển Đông ngoài khơi Việt Nam cuối tuần qua trước khi tới Philippines, các giới chức Việt Nam đã được mời lên thăm quan tàu này. Họ đã chứng kiến và chụp ảnh các chiến đấu cơ F-18 cất cánh và hạ cánh cũng như gặp gỡ chỉ huy tàu.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng về việc USS George Washington xuất hiện trên Biển Đông.
Nguồn: China Daily, AP, Bangkok Post
Việt Nam hạ thủy tàu cảnh sát biển lớn nhất
Hình ảnh/Video
CỠ CHỮ
23.10.2012
Được biết, tàu CSB 8001 sẽ làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chống buôn lậu và hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.
Báo chí trong nước dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Thành Cung nói rằng cảnh sát biển Việt Nam ‘sẽ không ngừng hoàn thiện về con người, lực lượng và trang bị để nhanh chóng tiến tương xứng với lực lượng cảnh sát biển khu vực’.
Được biển con tàu mới được hạ thủy dài 90 m, rộng 14 m và độ cao mạn tàu 7 m.
Đây là lần đầu tiên một tàu cỡ lớn phục vụ lực lượng cảnh sát biển được đóng tại Việt Nam.
Tàu này sẽ chạy thử cho tới hết tháng 12/2012 và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý một năm 2013.
Trong bối cảnh tiếp tục có tranh chấp trên biển Đông, truyền thông nhà nước cho rằng việc tiếp quản con tàu mới sẽ giúp lực lượng cảnh sát biển Việt Nam sẽ có thêm điều kiện quản lý, bảo vệ và thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Báo chí trong nước cũng cho đăng tải các ý kiến của độc giả về việc hạ thủy con tàu. Một độc giả bày tỏ hy vọng trên tờ VnExpress rằng trong tương lai Việt Nam sẽ đóng thêm các tàu mới hiện đại để bảo vệ nhân dân hoạt động trên biển và đồng thời bảo vệ chủ quyền lãnh hải của tổ quốc trước các thế lực tham vọng.
Nguồn: VNA, VnExpress, Vietnam People’s Army
Tuesday, October 23, 2012
GS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG * HỒI KÝ II
Huế
Viện Đại Học
Cha Luận
và chúng tôi...
Nguyễn Văn Trường
Sức ép quyền thế.
Viện Đại Học cũng đứng ngoài các thế lực phong kiến.
Lúc nào thời nào cũng có thế lực phong kiến.
Thế lực phong kiến trong bối cảnh Viện Đại Học Huế, thời
bấy giờ, phải hiểu là quí vị cố vấn của Tổng Thống, quí vị cận thần có nhiều
ảnh hưởng, có quyền thế, có khả năng khuynh đảo thế sự. Người ta có đồn đãi về
uy quyền của quí vị này rất nhiều, tốt có, xấu có.
Trước mỗi kỳ thi vào Trường Đại Học Sư Phạm, Cha Viện
Trưởng đều có họp chúng tôi, nhắc đi nhắc lại là học bổng 1500 đồng của người
sinh viên Huế có thể là lợi tức sống cho một gia đình đông con, nhắc nhở chúng
tôi phải thận trọng, cân nhắc, liêm chính, công minh. Suốt thời gian cộng sự
với Cha, Cha cùng các đồng nghiệp của tôi, chẳng một ai gởi gấm trong các kỳ
thi. Hình như mọi đồng nghiệp tôi xem đó là đương nhiên.
Tuy nhiên, có một lần, một nhân vật quan trọng hàng đầu
đã nhắn gởi một em vào Ban
Lý Hoá Trường Đại Học Sư Phạm. Sự gởi gắm từ bên trên, và Ban Giám Đốc Đại Học
Sư Phạm được yêu cầu đặc biệt giúp
đỡ. Chúng tôi đã chối từ sự
gởi gắm này với cung cách lễ độ rất là Huế.
Trong thực tế em này lãnh 0/20 với Nguyễn Hữu Trí (Lý),
1,5/20 với Trần Nhật Tân (Toán), 8,5/20 với Tôn Thất Hanh (Hoá Học). Nói cách
khác là em rớt ở mọi bộ môn. Chúng tôi không có gì hãnh diện ở thành quả này,
chúng tôi không có ý ác, cũng không có ý thiện, cũng không có cái thương ghét
riêng tư trong vấn đề này.
Tuy nhiên, phải nói là phước trời.
Nói là phước vì sau 1975, khi tìm đường vượt biên ở một tỉnh lẻ trong Nam, tôi được biết
em đó giờ là một ông bác sĩ có tiếng là giỏi, đi chui[xvii] không lọt, và nhờ là giỏi nên đã được tỉnh ủy cho
rước về, không phải tù. Con người không ra chi về toán lý, thì lại rất giỏi về
y khoa. Cũng nói phước là chúng tôi tai qua nạn khỏi mà không hề hấn gì. Phước
cũng là được thấy được bạn
bè tôi đẹp và gương mẫu trong thử thách. Phước cũng vì nhờ đó chúng tôi gần
nhau hơn, có thêm một bước gần Cha Viện Trưởng hơn, an tâm hơn. Người có quyền
thế đã thấy được thân phận và giữ được phẩm cách của mình.
Sau mỗi kỳ thi, thường là có một buổi cơm thịnh soạn khao
quân. Tôi có cảm tưởng là sau kỳ thi đó, Cha Viện Trưởng, dầu biết rõ chuyện
này, và có thể vì đó mà thọ thương, vẫn cho ăn ngon hơn, trân trọng hơn, đương
nhiên là có rượu hà nàm, rượu vang, và những món quỉ quái khác của anh Vũ Đình
Chính. Khao quân lớn hơn, nhưng nhẹ nhàng không thách thức, làm như không có
chuyện gì xảy ra.
Tôi có cảm tưởng Cha là cây dù lớn. Cha có quyền, có thế. Nhưng không
lấy quyền thế ấy mà bao che cho những điều xằng bậy. Ông đã dùng quyền thế ấy
để tạo một không khí thích hợp với cái nhìn chung của đông đảo anh em chúng tôi
về giáo dục và riêng về giáo dục đại học. Ông đã biết sử dụng vị thế hết sức đặc
biệt của mình để đối thoại với các thế lực chính trị, tôn giáo, đoàn thể. Chính
quyền đương thời cũng hiểu sức khỏe mong manh của một tổ chức đại học mới đâm
chồi, và biết trân trọng với những thành quả đầu tiên. Những lời đồn đãi được nghe về Ông
Cậu[xviii] làm cho tôi có thật sự lo âu, e ngại.
Nhưng, sáu năm ở Viện Đại Học Huế, chẳng nghe Ông có gởi gắm một ai, hoặc tạo
một sức ép chính trị hay làm bất cứ việc gì đem lại sự bất ổn cho giới đại học.
Những lần ít oi mà chúng tôi được gặp Ông, chúng tôi được tiếp đãi với một sự
trân trọng, ân ần, ưu ái ít có. Cho nên, riêng về Viện Đại Học Huế, có thể nói
gia đình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đóng góp một phần quan trọng, trong đó phải ghi
nhận cái không khí độc lập với các tôn giáo, đối với các đoàn thể chính trị (cả
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và Cần Lao Nhân Vị), một không khí cởi mở, thích
hợp cho việc dạy và học.
Chỉ tiếc rằng cuộc thế không cứ mãi là như vậy. Khi thời
suy, vận nước mạt, nhiều điều không may xẩy đến. Cha Luận cũng vì muốn bảo vệ
cái công trình mà ngài đã gầy dựng, muốn bảo vệ cái nguyên tắc tự trị đại học
cao quý mà đành phải dứt tình với nhà Ngô. Cha mất dần cái quyền, cái thế, Cha
chỉ còn cái tình của chúng tôi, và của anh chị em sinh viên.
Tháng 8, 1963, Cha
Luận bị huyền chức. Chánh quyền đã bổ nhậm Cha, thì đương nhiên có quyền thay
thế Cha. Đó là bình thường. Nhưng trong bối cảnh bất ổn ngày đó, giáo chức,
sinh viên, và nhân viên lại hoang mang, xao động tột độ. Ai cũng nghĩ phải vĩnh
biệt một thời vàng son của không khí tự do. Từ đây, khởi đầu giai đoạn ô nhiễm
chính trị. Ông Viện Trưởng
mới, giáo sư Trần Hữu Thế, là một cựu bộ trưởng, và là đương kim đại sứ ở Phi
Luật Tân. Người của ngành ngoại giao, ắt phải mềm mỏng; nhưng giữa mềm mỏng và mềm như bún thiu,
khoảng cách có khi rất ít. Chưa thấy người vào việc, chưa thấy diễn tiến sự việc, mà đã
nghĩ thế này thế khác, là tiên kiến; ắt phải sai lầm. Có thể là thế. Nhưng khi
đã mất niềm tin, không thấy còn tin ở một quyền lực nào có phương tiện điều hợp
và quản lý thỏa đáng công việc, thì chỉ còn cách là từ nhiệm, trở về với chức
năng dạy học của mình. Thế rồi, chúng tôi bị bắt giữ, kẻ năm ngày người vài
tháng. Phòng ốc của Công An có chật hẹp, thiếu mọi tiện nghi, nhưng cách đối
đải đứng đắn; dầu vậy, lòng
vẫn giao động, tâm không an; tuổi còn trẻ, nhưng muốn bắt chước người xưa lánh
xa thế sự. Việc của Cố Đô sau đó trở thành của cả nước; thế giới bắt đầu nhìn
vào.
Tháng 11, 1963, Đảo Chánh. Chấm dứt triều đại Nhà Ngô, và
cũng là chấm dứt một giai-đoạn ổn định hiếm thấy.
Sinh viên, học sinh, thân hào nhân sĩ, cả thành phố Huế
rước Cha Viện Trưởng trở về cơ ngơi cũ, trong vinh quang cùng tột. Nhưng chỉ 9
tháng sau, Cha lại rời nhiệm sở, rời Huế, không phải do chính quyền, mà
chính do đông đảo thành phần năng động nhất của Huế đuổi Cha đi. Cha đi bỏ lại đàng sau tất cả của
đời cha. Cha đi, vì đã hoàn
tất một nhiệm vụ, hay cha đi vì bản chất phản bội cố hữu của con người?
Chúa Nhật Lá, dân chúng thành Nazareth đón rước Chúa
Jésus trong vinh quang tột đỉnh, vài hôm sau, họ đóng đinh Chúa Jésus trên Thập Tự Giá.
Sự đổi thay, thương ghét trong lòng người, của quần chúng là thường tình. Lịch
sử như lập lại. Có người lấy đó mà trách rằng Cha có học Kinh Thánh, nhưng
không học được bài học của Chúa Jesus. Cha không nên trở lại chức vụ Viện
Trưởng.
Thiết nghĩ Cha
cũng chỉ là cha, Cha không là Chúa Jesus, dầu rằng nhiệm vụ của cả hai đều là
gieo ánh sáng. Nhưng ánh
sáng của Đức Chúa Trời khác cái ánh sáng hạn hẹp của tri thức và của cuộc đời,
của những đứa con của Chúa. Việc trên Trời và việc dưới thế có khác. Người ăn
thịt cầy không nên chê trách các nhà tu hành là không biết “nếm mùi đời cho đủ
thứ mà chơi”, bậc chân tu không kết tội người ăn thịt cầy là phạm giới. Người
ngoại cuộc, nên có một cái nhìn hiểu biết hơn.
Nhiều người trách cha Luận sao đã tàn nhẫn dứt tình với
nhà Ngô trong những ngày mạt thế của Ngô triều, trách cha đã quên chữ trung,
chữ nghĩa của kẻ sĩ.
Cũng nhiều người cũng đã trách cha sao không biết cái
thế, cái thời, cái tiến, cái lui, ham chi chút đỉnh chung mà trở về tại Huế sau
Cách Mạng 11-63. Sao Cha không làm một Bá Di, Thúc Tề, để tiếng cho người sau.
Trách thì cứ trách, chê thì cứ chê. Vì người chê, kẻ
trách ai cũng có lý. Nhưng nói đi thì cũng phải nghĩ lại. Nghĩ cho cùng, ơn mưa
móc nhà Ngô, Cha đã hưởng được gì. Cũng những bửa cơm đạm bạc, cũng chiếc áo
choàng nhà tu. Lụa là, nem công chả phụng gì cho cam. Cái quyền, cái thế Cha có được, Cha
cũng đã chỉ đem ra gầy dựng cho Viện-Đai-Học Huế. Nói “trung”, nói “nghĩa, sao
không nói “đạo trời không thân riêng ai”. Đó
cũng là câu của người xưa vậy.
Lại nói, khi Cha trở về sau tháng 11-63, không ai không
thấy quyết định nông cạn của Cha. Nhưng cũng nên nghĩ lại mà thương Cha. Cha là
cha triều mà không có họ đạo, có khác chi kẻ vô gia cư. Cả cuộc đời, Cha
lo công việc giáo dục, lấy học trò làm con, lấy ngôi trường làm nhà ở. Nhà ở
của Cha, cuộc đời của Cha là Viện-Đại-Học Huế. Hành động của Cha cũng nên được nhìn như là một lần trở về
với gia đình, với mái nhà của Cha, để tìm ở đó một chút thân thương cuối cùng
trong cuộc sống. Cha đã không tìm được điều đó, điều mong ước độc nhất trong
cuộc đời Cha. Và người ta đã đuổi Cha đi, đuổi Cha ra khỏi mái ấm gia
đình của Cha. Sao lại nở trách Cha, mà không hiểu cho Cha!
Trong việc thế tục, Viện Đại Học Huế chỉ là một điểm nhỏ
tì ti trong không gian, và thời khoảng sáu bảy năm chỉ là khoảnh khắc trong
chiều dài vô tận của thời gian. Cá nhân còn nhỏ hơn nữa và lại giới hạn gần như
ở mọi chiều, không gian, thời gian, tình cảm, kiến thức, tầm nhìn,... Không có
gì để phê phán, biện minh, hay vinh danh. Dầu vậy, thiết nghĩ “cái thuở ban đầu
lưu luyến ấy” có lắm chuyện trọng đại mật thiết với Đại Học hoặc có một ảnh
hưởng nhất định trên một số đông chúng tôi nên phải ghi:
Vào lúc giữa Đức Tổng Giám Mục và Cha Luận có chuyện cơm
không lành, canh không ngọt, thì một hôm chúng tôi được hấp tấp vời đến nhà Đức
Cha. Ông từ lầu trên bước xuống, nói chuyện với chúng tôi, hay cho một huấn từ dạy dỗ, bằng một tiếng
Pháp rất chuẩn và trong sáng. Đức Cha chê trách Viện Đại Học Huế nhiều điều,
trong đó có chủ trương sử dụng tiếng Việt làm chuyển ngữ, và riêng Cha Luận,
Đức Cha dành cho tỉnh từ không mấy dễ chịu: “prétentieux”.
Tôi không nghĩ như vậy. Giáo dục đại-học sẽ không trọn vẹn
chức năng nếu chuyễn- ngữ không là quốc-ngữ.
Dùng Quốc Ngữ làm chuyển ngữ cho các bộ môn đã được thực
hiện tốt đẹp từ lớp 1 đến lớp 12, từ Văn, Triết, Sử, Địa cho đến Toán, Lý, Hoá,
Sinh Vật. Ban đầu, cũng có cái loạn thuật ngữ, có cái loạn “trăm hoa đua nở”.
Nhưng dần dần trật tự được
ổn định, các sách giáo khoa đã thống nhất danh từ. Nội dung bài dạy được diễn
tả trong sáng. Việc sử dụng quốc ngữ làm chuyển ngử là một phép lạ kỳ diệu cho
việc đại chúng hóa giáo dục học đường. Nhưng quí vị đàn anh chúng tôi ở Viện
Đại Học Sài gòn có dè dặt, e ngại sử dụng tiếng Việt. Dè dặt là phải; chỉ nói
riêng về khoa học, thì quyển Danh Từ Khoa Học của Cụ Hoàng Xuân Hản cần phải
được tu chỉnh và bổ sung nhiều. Tiếng nói của người sử dụng rất cần thiết, cho
nên cần tu chỉnh. Khoa học càng ngày càng tiến nhanh, phải thêm từ mới. Sự cập
nhật hóa là đương nhiên cần thiết. Và trong khi chờ đợi có một cơ quan thẩm
quyền minh định nghĩa các từ cho thống nhất, ai cũng ngại cái loạn từ ngữ.
Nhưng nếu không bắt đầu, thì ai sẽ bắt đầu, và khi nào mới bắt đầu.
Ngoài ra, hồn ma người Pháp vẫn còn lãng vãng đâu đó
trong đại học. Tiếng Pháp chính
xác, rõ ràng, xúc tích. Giới đại học lúc bấy giờ rất quen thuộc. Đông đảo những
người biết thơ văn triết học, văn minh Đông Tây qua tiếng Pháp. Họ biết
Lamartine, Chateaubriand, Apollinaire,..hơn Ôn Như Hầu, Bà Huyện Thanh
Quan hay Đoàn Thị
Điểm. Thay thế tiếng Pháp
với họ là một mất mát. Không một ai muốn mất những sở đắc của mình. Sử dụng
tiếng Việt trong đại học là mới mà cái mới nào cũng có tính phiêu lưu và những
đau đầu nhất định của nó. Cho nên, nếu ý có muốn thì lòng không muốn. Tại sao
phải rời bỏ những thói quen dễ chịu mà lại được xã hội “thượng lưu” xem trọng?
Người giàu và có ảnh hưởng thì nghĩ con em mình phải du học ở Pháp; đọc, viết,
nói, nghĩ như người Pháp để không gặp khó khăn khi vào một trường ở Pháp. Lúc
bấy giờ, người Mỹ chỉ hiện diện qua một số cố vấn, tiếng Anh chưa được trọng.
Người phụ huynh cũng có lý khi e ngại rằng con em họ không đọc được sách báo
ngoại quốc, trong khi các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, thế giới như
thu hẹp lại. Thật ra, họ chưa thấy sử dụng tiếng Việt làm chuyển ngữ
không mâu thuẩn với việc
học sinh ngữ, sử dụng sinh ngữ trong việc xuất bản các nghiên cứu của mình.
Riêng tôi, tôi có khó khăn nói tiếng Pháp với người Việt:
có một cái gì không tự nhiên, làm cho tôi ngượng trong lúc phát âm. Tiếng Việt
thì tôi rất trôi chảy,
nhưng vốn liếng rất nhiêu khê. Có lần tôi phê trong bài của một sinh viên là
“dài giòng danh tự” để nói là “dài giòng văn tự”, may mà tôi chưa viết “vài
vòng danh tự” hay những cái điên khùng tương tự. Miền Trung có thịt ba chỉ, mà
trong Sài gòn gọi là thịt
ba rọi. Trong những tháng đầu tôi phải nói ba chỉ, nữa nạt nữa mở, và tôi phải
tạm hài lòng với lối diễn tả kỳ cú ấy. Nữa nạt nữa mở không có nghĩa là nữa
giọng Huế, nữa giọng Nam, mà là nữa Pháp nữa Việt. Vấn đề không là dịch, mà là
nghĩ suy và diễn tả bằng Việt Ngữ. Dần dần tôi có được tự tin, và tin rằng quốc
ngữ diễn tả được mọi vấn đề. Phải vượt qua những mặc cảm, phải sử dụng tiếng
Việt mới làm giàu được tiếng Việt. Có lần tôi buộc phải viết bài cho Tập San Đại Học Sư
Phạm Huế, muốn góp mặt, phải đánh liều nhắm mắt đưa chân. May thay có anh Lê
Tuyên còn “hoang dại” tình nguyện sữa chữa lời văn và chính tả. Thế là tôi đã
đứng trên văn đàn đại học. Tôi được bạn bè khuyến khích. Điều này đã cho tôi
nhiều phấn khởi nhất định.
Những người biết khả năng tiếng Việt của tôi thuở ấy,
phải ngạc nhiên khi đọc những bài tôi viết gần đây. Anh Hai, anh Châu, anh Văn,
và nhiều bạn trẻ khác có lần khen văn của tôi. Thưa quí anh chị, đó là nhờ Viện
Đại Học Huế. Ở đó, tôi khởi sự học làm giàu tiếng mẹ đẻ của tôi.
Một việc khác nữa là Viện Đại Học Huế có được một nhà in
khá tối tân, tương đối với thời bấy giờ, do Ông Đại Sứ Ngô Đình Luyện tặng. Và
Nhà Xuất Bản Đại Học theo đó chào đời. Tôi không nhớ được những tác phẩm in ra.
Tôi không nhớ rõ tôn chỉ và cũng không theo giỏi những hoạt động của Nhà Xuất
Bản. Tôi chỉ nhớ là Nhà Xuất Bản ưu tiên và hổ trợ cho những công trình nghiên
cứu mà đọc giả rất chi là chọn lọc. Thí dụ những tác phẩm phiên âm chữ nôm,
dịch và phiên âm chữ Hán, hoặc một số sách giáo khoa. Thỉnh thoảng tôi có được
tặng, nhưng phải nói thật rằng không mấy khi đọc, vì vốn liếng văn học còn non,
và nhất là chưa có thói quen. Truyện Tàu hay truyện của Kim Dung lôi cuốn hấp
dẫn hơn nhiều.
Viện Đại Học Huế có gởi một số giáo chức sang Paris để
sang lại những microfilm mà Thư Viện thành phố Paris cho hay là sắp hư và không
có ngân sách để sao chép lưu trử. Sau Nhà Xuất Bản có xuất bản những tài liệu
này. Hai anh Lê Tuyên và Lê Hữu Mục rõ những điều này hơn tôi.
Đối với người trong Nam, Huế là nước ngoài vì phong tục
tập quán, vì giọng nói, vì những ngôn ngữ địa phương. Giọng Huế nặng, nhưng
không nặng như Nghệ An, Hà Tịnh[xix].
Tuy nhiên, muốn lãnh hội được hết cái âm hưởng tình ý trong lời nói của người
Huế, cũng phải lắm công phu. Có khi, điều này buộc tâm phải trầm lặng như giòng
sông Hương những ngày nắng tốt, hoặc nhẹ nhàng tịch mịch như các sân chùa lúc
trưa hè. Người trong Nam ra Huế phải gột bỏ cái tính ào ào, bồng bột như mưa
giông miền Nam mới nghe
thấy được một phần cái thật, gói trong lời của người Huế. Người không thích thì
nói rằng người Huế thâm. Với tôi, nghe người Huế nói chuyện, như nghe hát Nam
ai, Nam bình, hoặc nghe một bản nhạc cổ điển, cần có thời gian thấm thấu. Nói
riêng, phải mất một thời gian khoảng một năm, và nhờ một sinh viên của tôi lặp
lại từng chữ một, tôi mới nghe được câu: “Thưa thầy, con không biết đến
nơi.” Bạn đọc đừng vội chê
trách rằng không hiểu được những lời lẻ đơn sơ như thế thì dạy dỗ được
ai. Lời chê có cơ sở. Nhưng
ông Trời như đã sắp đặt trước cả cho chúng tôi rồi. Sinh viên chúng tôi có đủ
khả năng biết phân phải trái, và biết bổ túc cho những thiếu sót của ông thầy.
Quí vị cũng nên nghĩ cho rằng chúng tôi bắt đầu từ cái
bắt đầu, thư viện lưa thưa, phòng thí nghiệm thì phải trang bị từ A đến Z. Bôi
bảng thì cả một cực hình, chưa bao giờ chúng tôi có những cái bảng ương ngạnh
đến mức độ ấy. Người làm bảng thì chọn nước sơn tốt nhất, bóng láng nhất, thế
nên có hiện tượng phản chiếu, bên trái thấy rõ thì bên phải không thấy, đó là
lòng tốt mà hại người. Còn phấn, lắm khi viết không ăn bảng, nó trượt dài trên bảng.
Cho nên, nên thương chúng tôi nhiều hơn là trách.
Nói âm rồi phải nói dương. Huế đã dành cho Viện Đại Học
những công ốc đẹp nhất, tiện nghi nhất, và những địa điểm trang trọng nhất: Tòa
Đại Biểu Chính Phủ, Tòa Nhà Ngân Hàng Đông Dương, Thương Xá Morin, Toà Khâm.
Nói riêng, nơi cư ngụ của giáo chức có những tiện nghi nhất định.
Để kết luận, thiết nghĩ nên ghi rằng:
Có một thời dân cư xứ Huế, thân hào nhân sĩ, học giả, công nhân
viên chức, ở mọi giai từng xã hội, cùng với một bọn trẻ, động cơ khác nhau, từ
những nguồn gốc khác nhau, có người ngoại quốc, cùng nhau sát cánh với Linh Mục
Cao Văn Luận xây dựng một Viện Đại Học cho con em hiếu học. Viện Đại Học này,
trong phạm vi khả thể, đã làm
tròn trách vụ của mình. Bao nhiêu người trẻ hiếu học đã có được cơ hội học hỏi
thăng tiến. Luật khoa, văn khoa, khoa học, y khoa đã đào tạo được bao nhiêu con
người hữu dụng cho đất nước. Sư Phạm là một thành công lớn trong việc đào tạo
được một đội ngũ giáo chức hùng hậu và nghiêm túc nhất, đủ để đáp ứng cho nhu
cầu giáo dục của cả miền Trung.
Cuối cùng Đại Học Huế là niềm hãnh diện, hứng khởi, lò
sinh khí cho miền Trung. Đã có một lúc nào đó, Huế, Viện Đại Học, Cha Luận, và
chúng tôi (chữ chúng tôi xin được viết thật nhỏ) và những người sinh viên
trẻ... đã là một khối, một khối tinh chất dưới ánh mặt trời.
Còn riêng tôi, tôi đã viết nên được một phần nào tâm
trạng của tôi, một tâm trạng biến đỗi từ cực âm sang cực dương, qua 6 năm ở
Huế.
Có điều là dầu đã cố gắng đến mức độ tối đa tôi cũng đã
không trình bày được những ý tình của tôi, không ghi chép lại được những sự
kiện, một cách mạch lạc và rõ ràng. Nhưng thử hỏi, có ai mà kể chuyện về Huế
được rõ ràng, mạch lạc, nhất là khi không nói được tiếng Huế, giọng Huế, cử
chỉ, thái độ Huế? Đó cũng vì cái tình, cái ý không bao giờ rõ ràng, mạch lạc đã
trở thành bản chất của xứ Huế? Riêng tôi, tui có tội tình chi mô nà.
Tri Ơn: Tôi chân thành cám ơn giáo sư Lê Thanh Minh Châu,
Nguyễn Văn Hai, Lê Văn, và Từ Nguyên đã góp một phần vào dữ kiện và hình thức,
lời văn của bài này.
Houston, ngày 23 tháng 9 1997
[i] Sư sải người
Miên, Theravada
[ii] Linh Mục
Nguyễn Văn Thích, một giáo sư Hán Học của Viện Đại Học Huế
[iii] Các nhân
viên giảng huấn, nhân viên các phòng ban của Viện Đại Học, của các Khoa, từ
chức vụ khiêm tốn nhất đến quan trọng nhất, từ người trẻ tuổi nhất đến bậc đàn
anh của tôi.
[iv] Cấp bậc thấp
nhất trong ngạch trật giảng huấn thời bấy giờ. Ở Pháp, người giảng nghiệm viên
thường được tuyển dụng làm trợ giáo cho một giáo sư, và nhờ đó được hướng dẫn
trong luận án tiến sĩ.
[v] Ông Nguyễn
Văn Hai lúc bấy giờ là Đại Diện Bộ Giáo Dục cho cả Miền Trung. Sau Ông sang
Paris làm luận ánTiến Sĩ. Ông đổ Tiến Sĩ Khoa Học, học vị cao nhất trong Đại
Học Pháp.
[vi] Đệ Nhất Cộng
Hòa
[vii] Ông Lê Khắc
Phò qua đời tại Sài gòn vì "infarctus", ngày 11 tháng 3 1997, thọ 69
tuổi.
[viii] Nguyễn Văn
Hai. Giai Phẩm kỷ niêm 100 năm Trường Quốc Học. 1997. Hồi Tưởng
[ix] Trường Quốc
Học
[x] Trường Y
Khoa được thiết lập sau, do nghị định ngày 21, tháng 8 1959; lớp tốt nghiệp đầu
tiên năm 1967.
[xi] Nguyễn Văn
Hai. trích dẫn ở phần trên.
[xii] Tương tự như
tôi, Ông Nhự là "học trò ra Huế đi thi, thấy cô gái Huế mà đi không
đành"
[xiii] Bác Sĩ
Nguyễn Văn Thuâạn, nguyên Trưởng Ban Ngoại Giao Quóc Hội Đệ Nhị Cọng Hòa, Tốt
Nghiệp khóa I, Trường Đại Học Y Khoa Huế vầ Tốt Nghiệp Giải Phẩu Tổng Quát Đại
Học Michigan. Hai tuần trước đây, ông đã cắt nhẹ cho tôi cái mật có sạn, chiều
vào bệnh viện, sáng về nhà với 3 viên thuốc Tylenol 500mg loại thường làm thuốc
giảm đau.
[xiv] Không là từ
ngữ của thơ
[xv] Quyết định
chi tiêu
[xvi] Theo lời của
Giáo Sư Lê Thanh Minh Châu, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế.
[xvii] Vượt biên.
[xviii] Ong Ngô Đình
Cẩn
[xix] Giọng nói
của Cha Luận.
No comments:
Post a Comment