TÂM CHÁNH * TỰ TRỌNG CỦA VIỆT CỘNG
Ông Sáu Dân nói về người đứng đầu: “biết tự trọng, có phẩm chất, có văn hóa”
Tư liệu của Tâm Chánh
Tâm Chánh:
“Ông già”, một số anh em vẫn nói về ông như thế, sau khi ông Sáu Dân đã
hồi hưu. Ông róng riết làm một người cộng sản vì dân vì nước ngay cả
khi nhiều tâm huyết chưa được chính các đồng chí của mình chấp nhận. Ông
có thói quen chuẩn bị cẩn thận ý kiến mình trên những tờ giấy nhỏ hoặc
trong một quyển tập học trò rồi chia sẻ nó với những người ông “rủ” viết
bài. Mẫu ghi chép dưới đây của ông là một phần chuẩn bị như vậy. Lần
đó, ông muốn phát biểu vấn đề chịu trách nhiệm của người đứng đầu
trong cơ chế về trách nhiệm “bùng nhùng” của ta. Ý ông rất quyết liệt,
ngay cả trong khi chưa rành mạch về cơ chế, thì người đứng đầu phải “có
trách nhiệm và trách nhiệm cao với dân với nước”. Với ông, người đứng
đầu “biết tự trọng, có phẩm chất, có văn hóa” phải có ý thức trách
nhiệm cao đó chứ không “chia phần” thiếu sót với cơ chế.
“Qua theo dõi hoạt động của QH
họp phiên thứ 9 khóa XI, các vị đại biểu của dân quan tâm – cũng là sự
quan tâm của cử tri chung quanh 3 vấn đề tham nhũng, lãng phí và trách
nhiệm về quản lý nhà nước được đặt ra nghiêm túc. Một bên đòi hỏi giải
trình, một bên giải trình…
Không khí thảo luận cởi mở của 2
phía, tôi cho là khá tốt bởi sau ĐH lần thứ X của Đảng, đánh dấu khởi
đầu tiếp nối phát huy dân chủ cơ quan quyền lực của Dân, đáng mừng.
Với tư cách là người đảng viên
cộng sản, công dân – cử tri tôi xin góp thêm khía cạnh mà cả 2 phía đã
thảo luận khá thẳng thắng như nói trên. Chung quanh “ quyền với trách
nhiệm và chịu trách nhiệm” với “ cơ chế quản lý và bổ nhiệm cán bộ”
- Trước tôi muốn nói về
cơ chế đang được vận hành về quản lý và quyền bổ nhiệm. Tôi rất đồng
tình với với ý kiến có nhiều hạn chế về chịu trách nhiệm, cần phải được
sửa đổi (chuyện sắp tới thuộc về Đảng cần nghiên cứu).
Song tôi lại không tán thành lên
chia phần thiếu sót của những người đứng đầu các cơ quan chức
năng đổ cho cơ chế, bởi lẽ chúng ta đã nhận biết cơ chế này, ta đã nhận
phần trách nhiệm trước QH, trước Đảng phân công. Gần như lúc bấy giờ
không có ai phần nàn về cơ chế cũng gần như không có ai thoái thác bởi
do cơ chế, còn có phần “vui mừng” nhận lấy trách nhiệm ( hầu hết tôi
biết là như vậy ). Nếu có đ/c UVTƯ nào, quan chức nào được đề cử vào
chức vụ Bộ trưởng mà thoái thác lượng khả năng mình và sự ràng buộc của
cơ chế – Đảng ép, QH bắt buộc phải làm, tôi đề nghị có thể có mức độ
châm chước. Còn không thì sao, xin “lãnh đủ” đó là nghiêm túc, đó là
biết tự trọng, có phẩm chất và có văn hóa. Để đủ công bằng và sòng phẳng
cơ quan chọn lựa, đề cử cán bộ thuộc cấp Đảng quản lý cũng phải có
trách nhiệm nghiêm túc.
- Có thể có ý kiến rằng,
tôi là đ/viên là TWUV Đảng phân công tôi phải chấp hành, đó là nguyên
tắc chung cho mọi người đ/v hông được đòi hỏi, thoái thác những nơi khó
khăn kể cả nguy hiểm. Nhưng khi phân công cấp Đảng quản lý bao giơ cũng
hỏi ý kiến của cán bộ đ/v được phân công. Một số trường hợp có những cán
bộ được trình bày không dám nhận trọng trách tự thấy khả năng mình
không đảm trách, có cán bộ nói thật với tôi không dám ở MN xin đi tập
kết…( Đoạn này ông Kiệt diễn giải lại ví dụ trong thời chiến tranh ở miền Nam mà ông là người phụ trách – NG )
- Kiểu “bùng nhùng” như
không ai chịu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không cụ thể, không rõ. Nếu
được rành mạch hơn nữa càng tốt, song ở đây chủ yếu là có trách nhiệm và
trách nhiệm cao đối với dân với nước, đồng tiền bát gạo là mồ hôi nước
mắt của dân, của vay mượn là dân phải trả. Bộ máy thì đông như kiến,
phương tiện đi lại, ăn ở đâu đâu cũng có, cách trở ngày càng xa đối với
các công trình hàng 100 hàng ngàn tỷ”
( Tâm Chánh ghi lại nguyên bản viết tay của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ tư liệu cá nhân )
TC gửi cho QC
QUÊ CHOA
SÔNG HÀN * QUAN LÀM BÁO
Cả nước nháo nhào vì Quan Làm Báo! Sự lạc hậu trong tư duy
Vừa
mới xem cái phóng sự của VTV – chương trình thời sự đêm trung thu mới
thấy cái lèo lá của báo chí, cái khát vọng minh bạch thông tin nó phải
lách như thế nào? Nó phải đúng chủ trương như thế nào!
Cả nước nháo nhào vì Quan Làm
Báo! Thật anh không hiểu nổi? Tại sao lại phải sợ Quan Làm Báo? Tại sao
phải ngăn chặn những trang mạng có thông tin độc hại. Người ta có ai
thích uống thuốc độc đâu? Trừ khi muốn tự tử.
Tại sao lại cứ bắt báo chí phải tiến hành nhiệm vụ
định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội theo đúng quan điểm của
Đảng và Nhà nước? Như thế thì đời nào, đời nào mới có minh bạch thông
tin cho được? Mà không minh bạch thông tin nghĩa là có khuất tất.
Nghĩa là sợ dư luận!
Sao đến giờ này rồi mà Đảng vẫn muốn người ta chỉ biết nói tốt cho mình. Thế thì phê và tự phê cái éo gì không biết?
Mấy ông quan cách mạng cần nhớ
cho rằng nếu muốn dân không tin độc hại, trước hết mấy ông phải khiến
dân tin mình – bằng hành động, việc làm cụ thể chớ éo phải bằng một
thiết chế độc tài. Muốn thế chính các ông đừng có biến mình thành độc
hại.
Tại sao Quan Làm Báo tung hoành
bá đạo được? Đó là bởi Báo chí đã tháo chạy khỏi những yêu cầu bức
thiết của thời đại. Đó là thời thế, sức mạnh cơ chế đã khiến báo chí “vị
thân bỏ nước”.
Giờ không nghiêm túc nhìn chính mình thì làm sao tiến bộ được? Phê tự Phê cái gì? Trên làm dưới cãi à?
Cha Tổng biên tập báo Quân Đội
Nhân Dân chém gió về việc cung cấp thông tin khách quan minh bạch cho
báo giới, để báo giới có những bình luận sắc sảo. Tôi nói thật, trước
khi chém gió ông nên xem lại tờ báo của ông đi, những bài chính luận của
báo ông dở như cứt. Thứ lỗi đấy là tôi nói thật.
Nó khó ngửi đến mức không chịu đựng nổi?
“Suy nghĩ đúng đắn” theo ông nó là cái gì? Là tuyệt đối phải tin Đảng à? Là không chệch đường lối à?
”Bác bỏ đường lối của chúng
ta” thì sao? Không tin Đảng thì sao? Thì phạm tội à? Thì phải bắt tống
tù à? Vô lý quá đi!! Đến bao giờ Việt Nam mới có được cái Đa nguyên về
tri thức, mới tôn trọng cái quyền được nói khác của công dân.
Đèo mẹ, định hướng cái éo gì không biết!!
Nhiều Blogger viết blog bày tỏ
các quan ngại chính trị của mình chẳng vì một vụ lợi nào cả. Nhưng họ
yêu log hơn yêu báo, thậm chí yêu log còn nhiều hơn yêu cả những tòa báo
mà họ cộng tác hoặc công tác. Đó là tại sao?
Tại bởi blog khiến họ là chính
họ, được nói thật những suy nghĩ của mình. Có phải thằng đéo nào cũng
được tiền tài trợ của “thù địch” đâu? Họ cày bục mạng ở không gian thật
chỉ để được nói thật trên không gian ảo (tức là Internet), không phải lo
ông này ông kia chỉnh đốn, sửa đổi. Log cho họ được nói thật, thể hiện
khát khao nói thật (dù đúng dù sai).Chống đối cái gì?
Thế nào là kích động thóa mạ, vu khống, bôi xấu lãnh đạo Đảng
Nhà nước, cá nhân phải làm rõ ra. Có luật rõ ràng, công dân có quyền
kiện chính quyền thì chính quyền cũng có quyền kiện công dân. Pháp luật
phải tạo ra cái hành lang đó chứ không phải đẻ ra pháp luật để khẳng
định uy quyền, hăm dọa và bịt miệng dân.
- Vua coi bề tôi là trâu ngựa, bề tôi coi vua là người
dưng. Vua coi bề tôi là cỏ rác bề tôi coi vua là kẻ thù. Với Đảng với
Dân cũng thế thôi!!
Xem cái “tư duy ông quan” của các vị mà sôi máu quá đi! Biết thế thì đừng có xem nữa
TIN TỨC GẦN XA
Một số phản ứng sau hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội Đảng kế tiếp được triệu tập.
CỠ CHỮ
Marianne Brown
17.10.2012
HÀ NỘI — Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng dường như đã thoát được khó khăn trong chức vụ lãnh đạo vì thành
tích xử lý kinh tế yếu kém. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gửi
về bài tường trình cho đài VOA.
Các giới chức đảng Cộng sản đã chấm dứt mọi lời đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức, vào lúc kết thúc cuộc họp cấp cao của đảng hôm thứ hai.
Ban chấp hành trung ưong đảng với 175 thành viên đã họp trong 2 tuần để thảo luận nhiều vấn đề, từ cải cách kinh tế đến việc sử dụng đất và giáo dục.
Phần mào đầu cho một diễn biến thường diễn ra rất khiêm tốn đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi nhiều người bị bắt giữ có liên quan đến một vụ tai tiếng về ngân hàng và những bài blog chính trị được phổ biến chỉ trích thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị quy trách đã gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước.
Trong bài diễn văn toàn quốc vào lúc kết thúc cuộc họp, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ông Trọng thừa nhận đảng đã phạm một số lỗi lầm lớn, nhất là đã không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên. Tuy nhiên, ông nói thêm là sẽ “Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Nhiều người tin rằng người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia phân tích về Việt Nam, ông Vũ Tường, giáo sư môn chính trị tại trường đại học Oregon nói rằng rõ ràng là các đối thủ của ông Dũng thất bại trong ý định loại ông khỏi quyền lực, nhưng bài nói chuyện của ông Trọng nên được suy diễn là lời cảnh báo cho những người ủng hộ thủ tướng:
“Họ đã cố gắng làm điều đó trước tiên trong Bộ chính trị nhưng không thành công. Họ mang ra trước Trung ương, không thành công. Do đó bây giờ họ tìm cách lái câu chuyện này bằng cách thừa nhận sự thất bại và cố huy động phe nhóm của họ và đánh đi một thông điệp cảnh báo cho phe của thủ tướng.”
Ông Dũng đã thiết lập được một cơ sở hậu thuẫn chính trị cho ông bằng cách đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam đã tập trung nhắm mục tiêu trở thành nước đóng tầu hàng đầu thế giới. Mục tiêu đó đã bị chệch hướng vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiếp theo là nhiều vụ tai tiếng tham nhũng.
Trước khi diễn ra cuộc họp, một số chuyên gia dự đoán là ông Dũng sẽ bị các đối thủ là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng bãi chức.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích về an ninh khu vực, giáo sư Carl Thayer cho rằng rất khó có thể xảy ra một sự thay đổi đáng kể vì thành phần trong Ban chấp hành Trung ương:
“Khoảng 40% người ngồi ở Trung ương là nhờ vào sự sắp xếp của ông Dũng. Đó chỉ là con số ước lượng. Những người này sẽ chống lại việc loại bỏ ông Dũng bởi vì sẽ “bứt dây động rừng.” Vấn đề của cơ chế cộng sản này là không có gì là độc lập. Mọi thứ đều tùy thuộc vào Đảng.”
Ông Thayer còn cho rằng dù Thủ tướng vẫn giữ vị trí nhưng quyền lực của ông đã bị ảnh hưởng.
Thủ tưóng Dũng đã được giao phó trách nhiệm cải tổ các xí nghiệp quốc doanh và cải cách hệ thống ngân hàng. Các công tác khác cũng được liệt kê là điều tra thêm về các tổng công ty đóng tầu Vinashin và Vinalines.
Các nhà kinh tế nói kết quả của Hội nghị 6 là tin vui cho các nhà đầu tư, có thể họ sẽ tin tưởng hơn, cho rằng cuối cùng thì các cải cách kinh tế sẽ được tiến hành.
Ông Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội đảng kế tiếp được triệu tập. Giáo sư Thayer nói điều này ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Dũng, vì mọi người sẽ bớt muốn làm đồng minh với ông:
“Nếu họ tiếp tục bám vào ông Dũng, họ sẽ thấy ông ta là một con vịt què. Ông ta sẽ đủ 65 tuổi vào đại hội tới, giống như Tổng thống Mỹ, ông ta có nhiệm kỳ thứ nhì. Cuối cùng thì quyền lực bắt đầu phai nhạt.”
Nhiều người không đồng ý điểm này. Họ nói rằng ông Dũng rất có thể vẫn còn quyền lực nhưng với một vị trí khác, tổng bí thư chẳng hạn.
Các nhà phân tích khác nói rằng sự kèn cựa căng thẳng cao giữa nhóm lãnh đạo đảng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước. Giáo sư Vũ Tường ở Oregon nói rằng trong những năm gần đây, nhà nước có nhiều tiền bạc và quyền lực đến độ lãnh đạo đảng như ông Trọng đang mất dần quyền kiểm soát:
“Có một quy trình tự nhiên về cải cách kinh tế khiến cho nhà nước có thêm thế lực, và khiến cho chủ thuyết cho rằng đảng là đại biểu cho chế độ mà đảng nắm quyền kiểm soát không còn hợp thời nữa.”
Có lẽ phải mất nhiều năm nữa trong tương lai, nhưng các nhà quan sát cho rằng Việt Nam khó tránh được thay đổi, vì cải cách kinh tế làm lu mờ ý thức hệ cộng sản và tính hợp pháp của đảng.
Các giới chức đảng Cộng sản đã chấm dứt mọi lời đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể mất chức, vào lúc kết thúc cuộc họp cấp cao của đảng hôm thứ hai.
Ban chấp hành trung ưong đảng với 175 thành viên đã họp trong 2 tuần để thảo luận nhiều vấn đề, từ cải cách kinh tế đến việc sử dụng đất và giáo dục.
Phần mào đầu cho một diễn biến thường diễn ra rất khiêm tốn đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi nhiều người bị bắt giữ có liên quan đến một vụ tai tiếng về ngân hàng và những bài blog chính trị được phổ biến chỉ trích thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị quy trách đã gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước.
Trong bài diễn văn toàn quốc vào lúc kết thúc cuộc họp, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ông Trọng thừa nhận đảng đã phạm một số lỗi lầm lớn, nhất là đã không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên. Tuy nhiên, ông nói thêm là sẽ “Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị.”
Nhiều người tin rằng người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia phân tích về Việt Nam, ông Vũ Tường, giáo sư môn chính trị tại trường đại học Oregon nói rằng rõ ràng là các đối thủ của ông Dũng thất bại trong ý định loại ông khỏi quyền lực, nhưng bài nói chuyện của ông Trọng nên được suy diễn là lời cảnh báo cho những người ủng hộ thủ tướng:
“Họ đã cố gắng làm điều đó trước tiên trong Bộ chính trị nhưng không thành công. Họ mang ra trước Trung ương, không thành công. Do đó bây giờ họ tìm cách lái câu chuyện này bằng cách thừa nhận sự thất bại và cố huy động phe nhóm của họ và đánh đi một thông điệp cảnh báo cho phe của thủ tướng.”
Ông Dũng đã thiết lập được một cơ sở hậu thuẫn chính trị cho ông bằng cách đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam đã tập trung nhắm mục tiêu trở thành nước đóng tầu hàng đầu thế giới. Mục tiêu đó đã bị chệch hướng vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiếp theo là nhiều vụ tai tiếng tham nhũng.
Trước khi diễn ra cuộc họp, một số chuyên gia dự đoán là ông Dũng sẽ bị các đối thủ là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng bãi chức.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích về an ninh khu vực, giáo sư Carl Thayer cho rằng rất khó có thể xảy ra một sự thay đổi đáng kể vì thành phần trong Ban chấp hành Trung ương:
“Khoảng 40% người ngồi ở Trung ương là nhờ vào sự sắp xếp của ông Dũng. Đó chỉ là con số ước lượng. Những người này sẽ chống lại việc loại bỏ ông Dũng bởi vì sẽ “bứt dây động rừng.” Vấn đề của cơ chế cộng sản này là không có gì là độc lập. Mọi thứ đều tùy thuộc vào Đảng.”
Ông Thayer còn cho rằng dù Thủ tướng vẫn giữ vị trí nhưng quyền lực của ông đã bị ảnh hưởng.
Thủ tưóng Dũng đã được giao phó trách nhiệm cải tổ các xí nghiệp quốc doanh và cải cách hệ thống ngân hàng. Các công tác khác cũng được liệt kê là điều tra thêm về các tổng công ty đóng tầu Vinashin và Vinalines.
Các nhà kinh tế nói kết quả của Hội nghị 6 là tin vui cho các nhà đầu tư, có thể họ sẽ tin tưởng hơn, cho rằng cuối cùng thì các cải cách kinh tế sẽ được tiến hành.
Ông Dũng bây giờ đang ở nhiệm kỳ 2 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu vào lúc đại hội đảng kế tiếp được triệu tập. Giáo sư Thayer nói điều này ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Dũng, vì mọi người sẽ bớt muốn làm đồng minh với ông:
“Nếu họ tiếp tục bám vào ông Dũng, họ sẽ thấy ông ta là một con vịt què. Ông ta sẽ đủ 65 tuổi vào đại hội tới, giống như Tổng thống Mỹ, ông ta có nhiệm kỳ thứ nhì. Cuối cùng thì quyền lực bắt đầu phai nhạt.”
Nhiều người không đồng ý điểm này. Họ nói rằng ông Dũng rất có thể vẫn còn quyền lực nhưng với một vị trí khác, tổng bí thư chẳng hạn.
Các nhà phân tích khác nói rằng sự kèn cựa căng thẳng cao giữa nhóm lãnh đạo đảng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước. Giáo sư Vũ Tường ở Oregon nói rằng trong những năm gần đây, nhà nước có nhiều tiền bạc và quyền lực đến độ lãnh đạo đảng như ông Trọng đang mất dần quyền kiểm soát:
“Có một quy trình tự nhiên về cải cách kinh tế khiến cho nhà nước có thêm thế lực, và khiến cho chủ thuyết cho rằng đảng là đại biểu cho chế độ mà đảng nắm quyền kiểm soát không còn hợp thời nữa.”
Có lẽ phải mất nhiều năm nữa trong tương lai, nhưng các nhà quan sát cho rằng Việt Nam khó tránh được thay đổi, vì cải cách kinh tế làm lu mờ ý thức hệ cộng sản và tính hợp pháp của đảng.
Thế nào là phản động?
LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 14:50 GMT - thứ sáu, 19 tháng 10, 2012
Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực
chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái
chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt
động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến
lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu
kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa
quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của
quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa
mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật
pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu
tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc
độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính
quyền sử dụng để chụp mũ, quy kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu
tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử
dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và quy kết cho
những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những
người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực
quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…
Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt
động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự
ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc
đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng
toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc
quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những
người dân yêu nước là “phản động” và “thế lực thù địch”.
Bản chất phản động
Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những
đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có
công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được
quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ
bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng
dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng
phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử
dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm
duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.
Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù
địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong
cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội,
đảng cầm quyền, hay một chính phủ.
Trong Thánh Kinh cho biết“…Không có cây lành lại
nào sinh quả độc; không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả
thì biết cây. Không ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật
lê. Người tốt do lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do
lòng chứa điều ác mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng
mới nói ra.”
Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:
Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn.
Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ
của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì
khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt
giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và
nhân quyền.
Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn
ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư
cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.
Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém
dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ
thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua
bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không
minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.
Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của
chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn
phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị
bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
của hàng chục triệu người dân.
Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách
nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa
tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước
cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong
qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.
Nhân quyềnCuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền.
"Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác."
Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình
ôn hòa thì bị sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà
không xét xử. Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui
kết hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến
bộ thì người dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công
cụ quyền lực của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người
dân được tự do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do
tham gia hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.
Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở
Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, chúng ta
thấy rằng “các thế lực thù địch và phản động” đã bị chính quyền chụp mũ
trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó
là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các
cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho
nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các
chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các
thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ
đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.
Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ
địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp
của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các
công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để
làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp
quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của
nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó
mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy
trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã
hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ
thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa
các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng
tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ.
Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để
xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.
Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động?
Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất
cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ có thái độ tích cực ủng hộ cũng như
tham gia vào các lực lượng dân chủ và tiến bộ để tiến hành cuộc đấu
tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư hiện sống ở Hà Nội.
Các nhà sản xuất rời Trung Quốc?
Cập nhật: 12:06 GMT - thứ ba, 23 tháng 10, 2012
Chi phí lên cao đang là một vấn đề lớn với các nhà đầu tư, sản xuất trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc.
Ngày 21/10, báo China Daily đã đăng tải bài
viết của hai cây bút Qing Fen và Qiu Quanlin về tình hình kinh doanh tại
đây trong hoàn cảnh nói trên.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Chi phí lao động tăng và nhu cầu xuất khẩu suy giảm khiến nhiều nhà sản xuất phải chuyển sang những nước láng giềng Đông Nam Á và những công ty còn lại cũng đang có kế hoạch chuyển đi, một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Quan chức ẩn danh này nói "gần một phần ba những nhà sản xuất sản phẩm dệt, vải, giày và mũ đang làm việc trong áp lực ngày càng gia tăng và đã di chuyển tất cả, hoặc một phần sản xuất ra phía ngoài Trung Quốc", điều mà ông gọi là 'sự di chuyển công nghiệp khổng lồ'.
Những địa điểm được ưa chuộng khác thông thường là các nước thành viên khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Có khả năng lớn "xu hướng này sẽ tiếp tục" với, với ngày càng nhiều sự di chuyển của các nhà sản xuất sử dụng vốn lao động cao, ông nói với China Daily
Liang Shiyu, giám đốc văn phòng của Phòng Thương mại Nhập khẩu và Xuất khẩu hàng dệt thừa nhận một số lượng lớn những nhà sản xuất đã chuyển một phần hoàn toàn bộ công ty sang nước ngoài.
Tuy nhiên quan chức thương mại này nói mặc dù một số việc làm bị mất trong quá trình chuyển đổi, hiện tượng này "về cơ bản là tích cực," và "đúng hướng" với nỗ lực của chính phủ trong việc nâng cấp sức mạnh công nghiệp cũng như thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-15) đã khiến các nhà xuất khẩu tăng cường sản xuất các loại hàng chất lượng cao.
Các nhà xuất khẩu đang khám phá ra những cách mới để kinh doanh trong bối cảnh đà xuất khẩu bị suy giảm vì những yếu tố tiêu cực của thị trường trong và ngoài nước, từ chi phí lao động ngày càng tăng cho đến nhu cầu suy giảm mạnh từ khối Châu Âu và Mỹ.
Gánh nặng giá lao động
"Thế mạnh (về chi phí lao động và sản xuất) tại các nước Đông Nam Á sẽ chỉ kéo dài một vài năm"
Chen Jian, quản lý một doanh nghiệp may mặc ở Châu Giang
Theo Bộ Lao động Trung Quốc, từ tháng Một cho đến tháng Sáu năm nay, mức lương tối thiểu đã tăng lên trung bình là 20% tại 16 tỉnh trong nước.
Lương tối thiểu tại Thẩm Quyến là 238 đôla/tháng, mức cao nhất so với cả Trung Quốc đại lục.
Nhiều nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á có giá lao động thấp hơn nhiều.
Lương lao động sản xuất tại Việt Nam hồi năm 2011 chỉ là 96 đôla/tháng, chỉ bằng mức của 10 năm trước tại Đông Hoản, một thị trấn công nghiệp khu vực sông Châu Giang, phía Nam Trung Quốc.
Một số nước Asean, trong đó có Việt Nam đã mở rộng các chính sách sử dụng đất đai và dịch vụ để phục vụ đầu tư nước ngoài, trong đó có từ Trung Quốc.
Các công ty sản xuất quần áo và dệt may đã bắt đầu rời khỏi khu vực Châu Giang để đến các địa điểm khác tại Đông Nam Á.
Xiao Yujing, một quản lý tại công ty Zhongshan Liangcheng than phiền rằng tình hình đang ngày càng khiến việc tìm khách hàng quốc tế tại Hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
Khách hàng đang "hướng mắt về phía các nước Đông Nam Á", khiến công ty của ông phải lên kế hoạch di dời một phần doanh nghiệp.
"Chúng tôi sẽ thử Campuchia, nơi mà chi phí lao động chỉ vào khoảng một phần tư giá ở Châu Giang," ông nói.
Không chỉ có các công ty trong nước, những tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở Trung Quốc cũng đang có chiến lược di dời.
Gần đây, Adidas đã đóng cửa nhà máy tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, nơi có 160 lao động.
Nike cũng đóng cửa nhà máy giày tai Trung Quốc tại Tô Châu hồi 2009.
Chi phí hoạt động ngày càng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Thế mạnh tạm thời
Huo Jianguo, giám đốc Viện hợp tác thương mại và kinh tế toàn cầu, một bộ phận của Bộ thương mại, nói sự di dời của các công ty đến khu vực Đông Nam Á là "rõ ràng" và "dễ hiểu."
Ông Huo nói Trung Quốc vẫn là một địa điểm thu hút các nhà đầu tư sản xuất nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ và môi trường đầu tư phát triển, cũng như đội ngũ lao động có trình độ.
"Chúng tôi ghi nhận việc một số nhà sản xuất và các công ty nước ngoài đã chuyển hoạt động từ khu vực ven biển sang những khu vực trung tâm và ở phía tây," ông nói. Một ví dụ mà ông đưa ra đó là công bố sẽ chuyển dự án đầu tư sang Tây An, thành phố phía Tây Bắc Trung Quốc của tập đoàn Samsung.
Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng thế mạnh về chi phí của các nước khác là tạm thời.
"Thế mạnh (về chi phí lao động và sản xuất) tại các nước Đông Nam Á sẽ chỉ kéo dài một vài năm," ông Chen Jian, quản lý của một công ty may mặc ở khu vực Châu Giang bình luận.
"Xu hướng này giống hệt với những gì xảy ra 10 năm trước khi các nhà sản xuất từ Hong Kong và Đài Loan kéo đến Châu Giang vì giá lao động thấp. Giờ đây chúng ta có thể thấy giá lao động ở đây đã tăng cao như thế nào."
Các bài liên quan
TIN TỨC GẦN XA
Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
không bị mất chức?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
REUTERS
Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền”
đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm
tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho
câu hỏi nêu trên.
Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày
họp kín, bế mạc ngày 16/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết
định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
GS Tương Lai : "Việt Nam phải có một Nhà nước pháp quyền thật sự"
Ba lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang trước buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 22/10/2012
Reuters
Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc từ cách đây một tuần, nhưng
sự kiện này tiếp tục được bàn tán sôi nổi trong dư luận. Báo chí chính
thức thì dĩ nhiên đã đăng rất nhiều ý kiến hoan nghênh “sự thành thật”
hay “thái độ quyết liệt” của Bộ Chính trị. Nhưng các báo lề trái thì
phản ánh sự thất vọng của nhiều người về kết quả của hội nghị này, nhất
là khi thấy là cuối cùng cũng chẳng có ai bị kỷ luật, kể cả “một đồng
chí ủy viên Bộ Chính trị” mà ai cũng thừa biết đó là thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
Việc ông Dũng không bị kỷ luật mặc dù bị xem là tham nhũng,
quản lý kinh tế kém cỏi và lạm quyền cho thấy là đấu đá trong nội bộ ban
lãnh đạo Đảng chưa chấm dứt. Chỉ cần đọc báo chí chính thức cũng đủ
thấy là phe Nguyễn Phú Trọng-Trương Tấn Sang còn rất cay cú.
Theo VietnamNet, khi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn ngày 18/10/2012, ông Trương Tấn Sang đã tuyên bố “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. Về quyết định không kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Sang gọi là “đồng chí X”, chủ tịch nước của Việt Nam thanh minh: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”. Tìm cách trấn an những người sợ bị trù dập khi tố cáo tham nhũng, ông Sang còn hùng hồn tuyên bố: “ Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Về phần tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng theo VietnamNet, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10, tức là ngay sau khi hội nghị trung ương kết thúc, ông Trọng đã nói rằng hội nghị này “cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong”. Theo ông, việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".
Riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Hải Phòng thì không thấy báo chí đưa tin ông tiếp xúc cử tri trong đơn vị bầu cử của ông, trong khi Quốc hội chuẩn bị khai mạc kỳ họp hôm nay (22/10/2012). Hôm qua, mới thấy tờ Nhân Dân đăng tin là ông Dũng đã “tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh và xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, nhưng không thấy ông bình luận gì cụ thể về kết quả hội nghị trung ương 6.
Hôm nay, trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn” của người đứng đầu Chính phủ và xin “thành thật nhận lỗi” về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, như Vinashin và Vinalines. Nhưng ông Dũng vẫn rất hận những trang blog mà gần đây đã liên tục đả kích cá nhân ông, nhất là trong thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị trung ương. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố là “công tác quản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu “. Điều này cho thấy là sau khi suýt nữa bị mất chức thủ tướng, nay ông Dũng sẽ tiếp tục chiến dịch trấn áp các trang blog nào tiếp tục chỉ trích ông.
Như vậy, rõ ràng là cuộc đấu đá, mà trên mạng có người gọi mỉa là trận chiến Ba – Tư ( Ba Dũng và Tư Sang ), vẫn chưa chấm dứt, nhưng cho dù hội nghị trung ương lần tới có kỷ luật được một ủy viên nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong một cơ chế mà Đảng Cộng sản vẫn đứng bên trên pháp luật và khi nào mà Việt Nam chưa thay đổi đường lối, định hướng, khi nào Việt Nam chưa có Nhà nước pháp quyền thật sự, thì vẫn chưa giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tham nhũng, lạm quyền, quản lý kinh tế yếu kém. Đó là nhận định chung của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học trong phần trả lời phỏng vấn với RFI Việt ngữ sau đây :
RFI : Thưa
Giáo sư, sau hội nghị trung ương 6, đã có nhiều dư luận bàn tán sôi nổi
về kết quả hội nghị này. Điều người ta chú ý đó là lần đầu tiên Bộ
Chính trị công khai thừa nhận những khuyết điểm, sai lầm của mình, nhưng
rốt cuộc không có chuyện gì xảy ra tức là không có ai bị kỷ luật. Giáo
sư có nhận định như thế nào về kết quả hội nghị này?
Giáo sư Tương Lai : Sau ngày 15/10, nghe bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư, rồi đọc thông cáo của hội nghị trung ương, thì đã có nhiều phản ứng. Trên TV, người ta cũng đã đưa lên ý kiến của rất nhiều cán bộ về hưu, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, tỏ ra rất xúc động và tin tưởng. Rồi đến ông bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên thì phát biểu rằng ông “vô cùng khâm phục” trước “thái độ vô cùng dũng cảm” của Bộ Chính trị đã tự phê bình và nhận kỷ luật, ...
Nhưng dư luận thứ hai mà tôi nghe được lại là dư luận phẫn nộ và thất vọng, vì thấy đã mất bao nhiêu công của, bao nhiêu sự chuẩn bị kéo dài hàng bao nhiêu tháng, để rồi kết quả là không giải quyết được vấn đề gì.
Nhưng nhận thức của tôi thì khác. Tôi cho rằng nếu như kết luận “nhất trí 100%” của Bộ Chính trị mà được thực thi ở hội nghị trung ương, thì nó cũng chỉ dẫn đến kết quả là xả xú-páp, tức là “chém tế cờ” một nhân vật nào đó, để làm dịu bớt đi sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân, để mà vớt vát chút uy tín của ông Tổng bí thư và Bộ Chính trị, mà quá trình tuyên truyền quảng cáo thì rất là rầm rộ. Nếu được như thế đi chăng nữa, thì kết quả cũng chỉ đến thế mà thôi, chứ không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Chống được tham nhũng thì tốt quá, nhưng cân nhắc, suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy đó chỉ là cái ngọn. Vì sao? Vì gốc của vấn đề là đường lối, định hướng. Xác định kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mất kinh tế Nhà nước là mất chủ nghĩa xã hội, cho nên cần phải có những “quả đấm thép”, những tổng công ty. Càng mở rộng những tổng công ty đó bao nhiêu, thì càng chứng tỏ là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” càng vững vàng. Chính từ đó mới có những chuyện như Vinalines, Vinashin, . . .
Đương nhiên việc quản lý những tổng công ty này là hư hỏng rồi, nhưng vấn đề dù anh có là một nhà quản lý giỏi đi nữa thì anh cũng phải thực hiện theo đường lối ấy, không giải quyết được gì cho nền kinh tế cả. Cơ cấu lại nền kinh tế ấy không phải là làm theo kiểu giật gấu vá vai, mà phải đi lại từ gốc.
Chuyện cướp đất đai gây nên sự phẫn nộ của nông dân khiếu kiện khắp nơi đâu phải chỉ là do cá nhân các ông quan địa phương, những cường hào ác bá kiểu mới, tha hồ chiếm đoạt đất đai. Họ làm được điều đó, vì sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Quyền sở hữu không được xác lập rõ ràng. Khái niệm Nhà nước là khái niệm trừu tượng, cho nên chuyện cướp đất làm sao mà tránh được? Vì dân không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp của ta trong thời gian qua biểu hiện sự yếu kém một cách không thể nói gì thêm được nữa. Mà gốc rễ vấn đề không phải là do ông chánh án này, ông thẩm phán kia, ông viện kiểm sát nọ làm việc kém.
Ngay trong hội nghị trung ương, ông Tổng bí thư đã khẳng định, Nhà nước của ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là không công nhận tam quyền phân lập. Mà không công nhận tam quyền phân lập thì làm sao thì gọi là Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó được!
Nhà nước pháp quyền không phải là thành tựu của tư sản. Đó chính là kết quả của thế kỷ ánh sáng, là thành tựu của trí tuệ loài người. Ngay khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó, bằng cách mở đầu tuyên ngôn độc lập với trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Đó là thành tựu của nền văn minh, của trí tuệ cả loài người. Anh không công nhận điều này thì làm sao có được một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Một xã hội không thượng tôn pháp luật, mà chỉ được điều khiển bằng các nghị quyết, thì làm sao tránh khỏi những sai lầm, tùy tiện như vừa qua?
RFI : Thưa Giáo sư Tương Lai, gốc rễ vấn đề phải chăng cũng là vì cho tới nay Đảng vẫn đứng bên trên pháp luật, không bị ràng buộc bởi bất cứ một cơ chế nào, cho nên mới có chuyện là Bộ Chính trị “ xin được kỷ luật”, mà Ban chấp hành trung ương lại không dám kỷ luật?
Giáo sư Tương Lai : Ở đây cần tách ra hai vấn đề. Nếu những người điều hành Đảng mà nắm vững điều lệ Đảng thì sẽ thấy là vừa qua có những xử lý sai với nguyên tắc, điều lệ Đảng. Điều lệ Đảng ghi rõ Đại hội Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng, họp định kỳ để quyết định chủ trương, đường lối. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành trung ương là cơ quan cao nhất của Đảng điều hành mọi vấn đề. Bộ Chính trị và Ban Bí thư là cơ quan thực thi trách nhiệm do Ban Chấp hành trung ương giao phó. Nhưng từ lâu, người ta đã biến Bộ Chính trị thành quyền lực cao nhất, ngồi lên trên đầu cả Đảng, cả Ban Chấp hành trung ương và cả Đại hội.
Bây giờ nói đến chuyện kỷ luật cả Bộ Chính trị thì tôi thấy chuyện này là vô duyên, vì tập thể Bộ Chính trị là cơ quan điều hành do Ban Chấp hành trung ương giao, vậy thì nếu có kỷ luật thì kỷ luật một cá nhân, ví dụ như cá nhân Tổng bí thư, người đứng đầu Bộ Chính trị, hay là kỷ luật ông ủy viên phụ trách Quốc hội, phụ trách Bộ Công an, ... Tức là những cá nhân đó bị kỷ luật vì trách nhiệm của họ trước Đảng, trước dân. Chứ làm sao có thể kỷ luật tập thể Bộ chính trị được! Nếu có thì chỉ có thể giải tán cả tập thể đó thôi.
Đài báo cứ nói là từ xưa tới nay chưa có chuyện đó. Nói như thế là không hiểu bìết gì hết. Đã từng có chuyện kỷ luật đấy. Ví dụ, hồi Cải cách ruộng đất, ông Tổng bí thư Trường Chinh đã bị kỷ luật và thôi chức. Ông Lê Văn Lương, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tổ chức, cũng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có bây giờ là họ nhập nhằng nói tập thể chung chung, mà không nói cụ thể là, trong tập thể Bộ Chính trị, ai là người chịu trách nhiệm điều hành mà để gây ra những sự rối ren đó. Rồi còn nói “một ủy viên Bộ Chính trị”, tức là đối với Đảng cũng như đối với dân, vẫn cứ nói mập mờ, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Điều đó đủ nói lên cái “sức mạnh” của Bộ Chính trị đó như thế nào.
Trong nội bộ đảng là như thế rồi. Còn chuyện pháp luật đối với dân thì đem ra pháp luật mà bàn sau. Vừa qua chỉ mới là Bộ Chính trị đưa ( vấn đề kỷ luật ) ra, nhưng Ban Chấp hành phủ quyết. Điều đó cho thấy là cuộc đấu tranh giữa những thế lực trong Ban Chấp hành và trong Bộ Chính trị đang còn rất nhiều rắc rối. Thế mà lại nói là đoàn kết nhất trí ! Nói như thế là nói lấy được thôi. Chứ còn người nào tỉnh táo thì đều thấy không đúng như thế.
Bây giờ nếu dám nói đúng vào sự thật, thì phải gọi mặt chỉ tên, chỉ ra những sai lầm A, B, C. Ai phụ trách cái này, ai chịu trách nhiệm cái này và những người ấy phải bị kỷ luật. Không chỉ riêng “một uỷ viên Bộ Chính trị”, mà vừa qua có vấn đề về nhiều mặt lắm : mặt xây dựng Đảng, mặt xây dựng nước. Đây là những vấn đề tù mù, không rạch ròi, không minh bạch, chứng tỏ là về mặt nhận thức thì không thông thoáng và về mặt đoàn kết nội bộ thì không có. Cho nên mới có hiện tượng là Ban Chấp hành trung ương phủ quyết ý kiến của Bộ Chính trị. Tôi cho rằng chuyện phủ quyết chẳng có gì là không bình thường. Đó là một thực tế cần phải ghi nhận để xử lý vấn đề trong thời gian tới, để tỏ rõ là Đảng có sức mạnh, có kỷ luật, có đoàn kết thật, chứ không phải chỉ là đoàn kết trên khẩu hiệu, trên diễn văn.
RFI : Thưa Giáo sư, qua hội nghị trung ương vừa rồi, người dân đóng vai trò như những khán giả, không có tiếng nói gì trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngay cả Quốc hội cũng chẳng có tiếng nói gì đối với người đứng đầu chính phủ, mà trên nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Giáo sư Tương Lai : Vấn đề anh đặt ra là đúng thôi, nhưng nó cũng không đúng ở chỗ, đây là hội nghị trung ương, chỉ bàn chuyện thuần túy nội bộ Đảng và người ta lại họp kín. Đã họp kín thì làm sao mà dân làm sao mà tham dự được !
Cũng đã có những ý kiến đóng góp và tôi cũng đã nghe những người được mời đóng góp ý kiến kể nhiều chuyện như là chuyện dài nhiều tập, rất là khôi hài. Đóng góp thì chỉ là đảng viên đóng góp cho Đảng. Còn về phía người dân, thì sau hội nghị trung ương, có một số vị lãnh đạo đi tiếp xúc với các cử tri được coi là đại diện cho dân. Nhưng mọi người ai cũng biết những “đại cử tri” ấy đã được tuyển lựa rất chặt chẽ. Đến những cuộc họp mặt cử tri ấy, họ nói được đến bao nhiêu phần trăm ý kiến của người dân thật? Phải ngồi trên xe ôm hay taxi, nghe ông lái xe nói chuyện, hay ra ngoài chợ nghe lời bình của các bà bán thịt, bán rau, thì đấy mới là ý kiến thật sự của dân. Còn những người đã được tuyển lựa qua bộ lọc của chính quyền, của Đảng, rồi đến họp mặt cử tri thì làm sao có thể là ý kiến của dân? Nếu các đồng chí lãnh đạo tin tưởng vững chắc, “cảm động”, “ thấm thía”, nghĩ rằng đó là ý kiến của dân, thì tôi e rằng họ đang bị lừa đấy.
RFI : Thưa Giáo sư, trong hội nghị trung ương vừa qua thì người ta cũng đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo chính phủ trong khóa họp Quốc hội sắp tới. Trong hoàn cảnh hiện nay, mọi việc đều do Bộ Chính trị quyết định, thì có thể thực hiện được việc đó hay không?
Giáo sư Tương Lai : Đương nhiên là nó sẽ có một vài cải tiến nào đó, một vài “biến tấu” nào đó và chắc chúng ta sẽ phải chờ đợi. Bao giờ chúng ta cũng phải hy vọng để mà sống chứ! Nhưng nếu quá lạc quan nghĩ rằng sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm thật, để từ đó đi đến những quyết định mang tính công khai, minh bạch, thì kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy chưa đủ dữ liệu để tin rằng chuyện này là thật. Nói như nhân vật trong phim “ Hãy đợi đấy”.
RFI : Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121022-gs-tuong-lai-viet-nam-phai-co-mot-nha-nuoc-phap-quyen-that-su%E2%80%9D
Theo VietnamNet, khi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn ngày 18/10/2012, ông Trương Tấn Sang đã tuyên bố “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. Về quyết định không kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Sang gọi là “đồng chí X”, chủ tịch nước của Việt Nam thanh minh: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”. Tìm cách trấn an những người sợ bị trù dập khi tố cáo tham nhũng, ông Sang còn hùng hồn tuyên bố: “ Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Về phần tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng theo VietnamNet, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10, tức là ngay sau khi hội nghị trung ương kết thúc, ông Trọng đã nói rằng hội nghị này “cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong”. Theo ông, việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".
Riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Hải Phòng thì không thấy báo chí đưa tin ông tiếp xúc cử tri trong đơn vị bầu cử của ông, trong khi Quốc hội chuẩn bị khai mạc kỳ họp hôm nay (22/10/2012). Hôm qua, mới thấy tờ Nhân Dân đăng tin là ông Dũng đã “tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh và xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, nhưng không thấy ông bình luận gì cụ thể về kết quả hội nghị trung ương 6.
Hôm nay, trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn” của người đứng đầu Chính phủ và xin “thành thật nhận lỗi” về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, như Vinashin và Vinalines. Nhưng ông Dũng vẫn rất hận những trang blog mà gần đây đã liên tục đả kích cá nhân ông, nhất là trong thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị trung ương. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố là “công tác quản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu “. Điều này cho thấy là sau khi suýt nữa bị mất chức thủ tướng, nay ông Dũng sẽ tiếp tục chiến dịch trấn áp các trang blog nào tiếp tục chỉ trích ông.
Như vậy, rõ ràng là cuộc đấu đá, mà trên mạng có người gọi mỉa là trận chiến Ba – Tư ( Ba Dũng và Tư Sang ), vẫn chưa chấm dứt, nhưng cho dù hội nghị trung ương lần tới có kỷ luật được một ủy viên nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong một cơ chế mà Đảng Cộng sản vẫn đứng bên trên pháp luật và khi nào mà Việt Nam chưa thay đổi đường lối, định hướng, khi nào Việt Nam chưa có Nhà nước pháp quyền thật sự, thì vẫn chưa giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tham nhũng, lạm quyền, quản lý kinh tế yếu kém. Đó là nhận định chung của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học trong phần trả lời phỏng vấn với RFI Việt ngữ sau đây :
Giáo sư Tương Lai : Sau ngày 15/10, nghe bài diễn văn bế mạc của ông Tổng bí thư, rồi đọc thông cáo của hội nghị trung ương, thì đã có nhiều phản ứng. Trên TV, người ta cũng đã đưa lên ý kiến của rất nhiều cán bộ về hưu, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, tỏ ra rất xúc động và tin tưởng. Rồi đến ông bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên thì phát biểu rằng ông “vô cùng khâm phục” trước “thái độ vô cùng dũng cảm” của Bộ Chính trị đã tự phê bình và nhận kỷ luật, ...
Nhưng dư luận thứ hai mà tôi nghe được lại là dư luận phẫn nộ và thất vọng, vì thấy đã mất bao nhiêu công của, bao nhiêu sự chuẩn bị kéo dài hàng bao nhiêu tháng, để rồi kết quả là không giải quyết được vấn đề gì.
Nhưng nhận thức của tôi thì khác. Tôi cho rằng nếu như kết luận “nhất trí 100%” của Bộ Chính trị mà được thực thi ở hội nghị trung ương, thì nó cũng chỉ dẫn đến kết quả là xả xú-páp, tức là “chém tế cờ” một nhân vật nào đó, để làm dịu bớt đi sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân, để mà vớt vát chút uy tín của ông Tổng bí thư và Bộ Chính trị, mà quá trình tuyên truyền quảng cáo thì rất là rầm rộ. Nếu được như thế đi chăng nữa, thì kết quả cũng chỉ đến thế mà thôi, chứ không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Chống được tham nhũng thì tốt quá, nhưng cân nhắc, suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy đó chỉ là cái ngọn. Vì sao? Vì gốc của vấn đề là đường lối, định hướng. Xác định kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mất kinh tế Nhà nước là mất chủ nghĩa xã hội, cho nên cần phải có những “quả đấm thép”, những tổng công ty. Càng mở rộng những tổng công ty đó bao nhiêu, thì càng chứng tỏ là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” càng vững vàng. Chính từ đó mới có những chuyện như Vinalines, Vinashin, . . .
Đương nhiên việc quản lý những tổng công ty này là hư hỏng rồi, nhưng vấn đề dù anh có là một nhà quản lý giỏi đi nữa thì anh cũng phải thực hiện theo đường lối ấy, không giải quyết được gì cho nền kinh tế cả. Cơ cấu lại nền kinh tế ấy không phải là làm theo kiểu giật gấu vá vai, mà phải đi lại từ gốc.
Chuyện cướp đất đai gây nên sự phẫn nộ của nông dân khiếu kiện khắp nơi đâu phải chỉ là do cá nhân các ông quan địa phương, những cường hào ác bá kiểu mới, tha hồ chiếm đoạt đất đai. Họ làm được điều đó, vì sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Quyền sở hữu không được xác lập rõ ràng. Khái niệm Nhà nước là khái niệm trừu tượng, cho nên chuyện cướp đất làm sao mà tránh được? Vì dân không được pháp luật bảo vệ. Luật pháp của ta trong thời gian qua biểu hiện sự yếu kém một cách không thể nói gì thêm được nữa. Mà gốc rễ vấn đề không phải là do ông chánh án này, ông thẩm phán kia, ông viện kiểm sát nọ làm việc kém.
Ngay trong hội nghị trung ương, ông Tổng bí thư đã khẳng định, Nhà nước của ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là không công nhận tam quyền phân lập. Mà không công nhận tam quyền phân lập thì làm sao thì gọi là Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó được!
Nhà nước pháp quyền không phải là thành tựu của tư sản. Đó chính là kết quả của thế kỷ ánh sáng, là thành tựu của trí tuệ loài người. Ngay khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó, bằng cách mở đầu tuyên ngôn độc lập với trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Đó là thành tựu của nền văn minh, của trí tuệ cả loài người. Anh không công nhận điều này thì làm sao có được một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Một xã hội không thượng tôn pháp luật, mà chỉ được điều khiển bằng các nghị quyết, thì làm sao tránh khỏi những sai lầm, tùy tiện như vừa qua?
RFI : Thưa Giáo sư Tương Lai, gốc rễ vấn đề phải chăng cũng là vì cho tới nay Đảng vẫn đứng bên trên pháp luật, không bị ràng buộc bởi bất cứ một cơ chế nào, cho nên mới có chuyện là Bộ Chính trị “ xin được kỷ luật”, mà Ban chấp hành trung ương lại không dám kỷ luật?
Giáo sư Tương Lai : Ở đây cần tách ra hai vấn đề. Nếu những người điều hành Đảng mà nắm vững điều lệ Đảng thì sẽ thấy là vừa qua có những xử lý sai với nguyên tắc, điều lệ Đảng. Điều lệ Đảng ghi rõ Đại hội Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng, họp định kỳ để quyết định chủ trương, đường lối. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành trung ương là cơ quan cao nhất của Đảng điều hành mọi vấn đề. Bộ Chính trị và Ban Bí thư là cơ quan thực thi trách nhiệm do Ban Chấp hành trung ương giao phó. Nhưng từ lâu, người ta đã biến Bộ Chính trị thành quyền lực cao nhất, ngồi lên trên đầu cả Đảng, cả Ban Chấp hành trung ương và cả Đại hội.
Bây giờ nói đến chuyện kỷ luật cả Bộ Chính trị thì tôi thấy chuyện này là vô duyên, vì tập thể Bộ Chính trị là cơ quan điều hành do Ban Chấp hành trung ương giao, vậy thì nếu có kỷ luật thì kỷ luật một cá nhân, ví dụ như cá nhân Tổng bí thư, người đứng đầu Bộ Chính trị, hay là kỷ luật ông ủy viên phụ trách Quốc hội, phụ trách Bộ Công an, ... Tức là những cá nhân đó bị kỷ luật vì trách nhiệm của họ trước Đảng, trước dân. Chứ làm sao có thể kỷ luật tập thể Bộ chính trị được! Nếu có thì chỉ có thể giải tán cả tập thể đó thôi.
Đài báo cứ nói là từ xưa tới nay chưa có chuyện đó. Nói như thế là không hiểu bìết gì hết. Đã từng có chuyện kỷ luật đấy. Ví dụ, hồi Cải cách ruộng đất, ông Tổng bí thư Trường Chinh đã bị kỷ luật và thôi chức. Ông Lê Văn Lương, ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tổ chức, cũng đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có bây giờ là họ nhập nhằng nói tập thể chung chung, mà không nói cụ thể là, trong tập thể Bộ Chính trị, ai là người chịu trách nhiệm điều hành mà để gây ra những sự rối ren đó. Rồi còn nói “một ủy viên Bộ Chính trị”, tức là đối với Đảng cũng như đối với dân, vẫn cứ nói mập mờ, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Điều đó đủ nói lên cái “sức mạnh” của Bộ Chính trị đó như thế nào.
Trong nội bộ đảng là như thế rồi. Còn chuyện pháp luật đối với dân thì đem ra pháp luật mà bàn sau. Vừa qua chỉ mới là Bộ Chính trị đưa ( vấn đề kỷ luật ) ra, nhưng Ban Chấp hành phủ quyết. Điều đó cho thấy là cuộc đấu tranh giữa những thế lực trong Ban Chấp hành và trong Bộ Chính trị đang còn rất nhiều rắc rối. Thế mà lại nói là đoàn kết nhất trí ! Nói như thế là nói lấy được thôi. Chứ còn người nào tỉnh táo thì đều thấy không đúng như thế.
Bây giờ nếu dám nói đúng vào sự thật, thì phải gọi mặt chỉ tên, chỉ ra những sai lầm A, B, C. Ai phụ trách cái này, ai chịu trách nhiệm cái này và những người ấy phải bị kỷ luật. Không chỉ riêng “một uỷ viên Bộ Chính trị”, mà vừa qua có vấn đề về nhiều mặt lắm : mặt xây dựng Đảng, mặt xây dựng nước. Đây là những vấn đề tù mù, không rạch ròi, không minh bạch, chứng tỏ là về mặt nhận thức thì không thông thoáng và về mặt đoàn kết nội bộ thì không có. Cho nên mới có hiện tượng là Ban Chấp hành trung ương phủ quyết ý kiến của Bộ Chính trị. Tôi cho rằng chuyện phủ quyết chẳng có gì là không bình thường. Đó là một thực tế cần phải ghi nhận để xử lý vấn đề trong thời gian tới, để tỏ rõ là Đảng có sức mạnh, có kỷ luật, có đoàn kết thật, chứ không phải chỉ là đoàn kết trên khẩu hiệu, trên diễn văn.
RFI : Thưa Giáo sư, qua hội nghị trung ương vừa rồi, người dân đóng vai trò như những khán giả, không có tiếng nói gì trong các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngay cả Quốc hội cũng chẳng có tiếng nói gì đối với người đứng đầu chính phủ, mà trên nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Giáo sư Tương Lai : Vấn đề anh đặt ra là đúng thôi, nhưng nó cũng không đúng ở chỗ, đây là hội nghị trung ương, chỉ bàn chuyện thuần túy nội bộ Đảng và người ta lại họp kín. Đã họp kín thì làm sao mà dân làm sao mà tham dự được !
Cũng đã có những ý kiến đóng góp và tôi cũng đã nghe những người được mời đóng góp ý kiến kể nhiều chuyện như là chuyện dài nhiều tập, rất là khôi hài. Đóng góp thì chỉ là đảng viên đóng góp cho Đảng. Còn về phía người dân, thì sau hội nghị trung ương, có một số vị lãnh đạo đi tiếp xúc với các cử tri được coi là đại diện cho dân. Nhưng mọi người ai cũng biết những “đại cử tri” ấy đã được tuyển lựa rất chặt chẽ. Đến những cuộc họp mặt cử tri ấy, họ nói được đến bao nhiêu phần trăm ý kiến của người dân thật? Phải ngồi trên xe ôm hay taxi, nghe ông lái xe nói chuyện, hay ra ngoài chợ nghe lời bình của các bà bán thịt, bán rau, thì đấy mới là ý kiến thật sự của dân. Còn những người đã được tuyển lựa qua bộ lọc của chính quyền, của Đảng, rồi đến họp mặt cử tri thì làm sao có thể là ý kiến của dân? Nếu các đồng chí lãnh đạo tin tưởng vững chắc, “cảm động”, “ thấm thía”, nghĩ rằng đó là ý kiến của dân, thì tôi e rằng họ đang bị lừa đấy.
RFI : Thưa Giáo sư, trong hội nghị trung ương vừa qua thì người ta cũng đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo chính phủ trong khóa họp Quốc hội sắp tới. Trong hoàn cảnh hiện nay, mọi việc đều do Bộ Chính trị quyết định, thì có thể thực hiện được việc đó hay không?
Giáo sư Tương Lai : Đương nhiên là nó sẽ có một vài cải tiến nào đó, một vài “biến tấu” nào đó và chắc chúng ta sẽ phải chờ đợi. Bao giờ chúng ta cũng phải hy vọng để mà sống chứ! Nhưng nếu quá lạc quan nghĩ rằng sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm thật, để từ đó đi đến những quyết định mang tính công khai, minh bạch, thì kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy chưa đủ dữ liệu để tin rằng chuyện này là thật. Nói như nhân vật trong phim “ Hãy đợi đấy”.
RFI : Chúng tôi xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121022-gs-tuong-lai-viet-nam-phai-co-mot-nha-nuoc-phap-quyen-that-su%E2%80%9D
Trung Quốc: Mỹ khuấy động Biển Đông
Máy
bay phản lực F/A-18 Super Hornet của Hải quân Hoa Kỳ hạ cánh trên tàu
sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington
CỠ CHỮ
23.10.2012
Tờ báo của nhà nước Trung Quốc viết rằng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tại vùng biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam) cùng với các tin tức cho rằng quân đội Mỹ sẽ trở lại Vịnh Subic ở Philippines đã phát đi các cảnh báo đáng lo ngại rằng Washington lại khuấy động bất ổn tại vùng biển đang có tranh chấp.
China Daily cho rằng việc USS George Washington đi qua bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông trước khi tới Philippines cho thấy rằng Manila và Washington một lần nữa tìm cách gia tăng sức nóng tại vùng biển này.
Tờ báo viết rằng sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ có thể bị coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp thêm tình hình vốn đầy khó khăn, và rằng ‘việc đưa tàu chiến tới trước cửa nhà người khác rõ ràng không phải là một hành động thiện chí’.
USS George Washington là tàu sân bay thứ tư tới thăm Philippines trong năm nay, và tờ China Daily cho rằng các chuyến thăm thường xuyên như vậy của hải quân Mỹ cho thấy Philippines đang mưu tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Nhật báo của Trung Quốc cũng cho rằng động cơ đó được cho là đã khiến Manila chào đón quân đội Mỹ trở lại Vịnh Subic sau khi rút quân khỏi đó 20 năm trước.
China Daily kết luận rằng bất kỳ sự tính toán sai lầm nào cũng có thể phản tác dụng và có ảnh hưởng xấu tới ổn định khu vực.
Trong một bài bình luận khác, tờ báo nói rằng Washington đang gây thêm căng thẳng thay vì làm nguội tình hình, khi lợi dụng vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Bangkok Post của Thái Lan cho rằng việc Hoa Kỳ đưa tàu sân bay và các tàu khu trục tới khu vực Biển Đông cho thấy rằng Washington thể hiện sự hậu thuẫn đối với các quốc gia ASEAN như Philippines, Việt Nam và Malaysia trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Được biết, trong khi thả neo tại Biển Đông ngoài khơi Việt Nam cuối tuần qua trước khi tới Philippines, các giới chức Việt Nam đã được mời lên thăm quan tàu này. Họ đã chứng kiến và chụp ảnh các chiến đấu cơ F-18 cất cánh và hạ cánh cũng như gặp gỡ chỉ huy tàu.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng về việc USS George Washington xuất hiện trên Biển Đông.
Nguồn: China Daily, AP, Bangkok Post
Việt Nam hạ thủy tàu cảnh sát biển lớn nhất
Hình ảnh/Video
CỠ CHỮ
23.10.2012
Được biết, tàu CSB 8001 sẽ làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chống buôn lậu và hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.
Báo chí trong nước dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Thành Cung nói rằng cảnh sát biển Việt Nam ‘sẽ không ngừng hoàn thiện về con người, lực lượng và trang bị để nhanh chóng tiến tương xứng với lực lượng cảnh sát biển khu vực’.
Được biển con tàu mới được hạ thủy dài 90 m, rộng 14 m và độ cao mạn tàu 7 m.
Đây là lần đầu tiên một tàu cỡ lớn phục vụ lực lượng cảnh sát biển được đóng tại Việt Nam.
Tàu này sẽ chạy thử cho tới hết tháng 12/2012 và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý một năm 2013.
Trong bối cảnh tiếp tục có tranh chấp trên biển Đông, truyền thông nhà nước cho rằng việc tiếp quản con tàu mới sẽ giúp lực lượng cảnh sát biển Việt Nam sẽ có thêm điều kiện quản lý, bảo vệ và thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Báo chí trong nước cũng cho đăng tải các ý kiến của độc giả về việc hạ thủy con tàu. Một độc giả bày tỏ hy vọng trên tờ VnExpress rằng trong tương lai Việt Nam sẽ đóng thêm các tàu mới hiện đại để bảo vệ nhân dân hoạt động trên biển và đồng thời bảo vệ chủ quyền lãnh hải của tổ quốc trước các thế lực tham vọng.
Nguồn: VNA, VnExpress, Vietnam People’s Army
Tuesday, October 23, 2012
GS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG * HỒI KÝ II
Huế
Viện Đại Học
Cha Luận
và chúng tôi...
Nguyễn Văn Trường
Sức ép quyền thế.
Viện Đại Học cũng đứng ngoài các thế lực phong kiến.
Lúc nào thời nào cũng có thế lực phong kiến.
Thế lực phong kiến trong bối cảnh Viện Đại Học Huế, thời
bấy giờ, phải hiểu là quí vị cố vấn của Tổng Thống, quí vị cận thần có nhiều
ảnh hưởng, có quyền thế, có khả năng khuynh đảo thế sự. Người ta có đồn đãi về
uy quyền của quí vị này rất nhiều, tốt có, xấu có.
Trước mỗi kỳ thi vào Trường Đại Học Sư Phạm, Cha Viện
Trưởng đều có họp chúng tôi, nhắc đi nhắc lại là học bổng 1500 đồng của người
sinh viên Huế có thể là lợi tức sống cho một gia đình đông con, nhắc nhở chúng
tôi phải thận trọng, cân nhắc, liêm chính, công minh. Suốt thời gian cộng sự
với Cha, Cha cùng các đồng nghiệp của tôi, chẳng một ai gởi gấm trong các kỳ
thi. Hình như mọi đồng nghiệp tôi xem đó là đương nhiên.
Tuy nhiên, có một lần, một nhân vật quan trọng hàng đầu
đã nhắn gởi một em vào Ban
Lý Hoá Trường Đại Học Sư Phạm. Sự gởi gắm từ bên trên, và Ban Giám Đốc Đại Học
Sư Phạm được yêu cầu đặc biệt giúp
đỡ. Chúng tôi đã chối từ sự
gởi gắm này với cung cách lễ độ rất là Huế.
Trong thực tế em này lãnh 0/20 với Nguyễn Hữu Trí (Lý),
1,5/20 với Trần Nhật Tân (Toán), 8,5/20 với Tôn Thất Hanh (Hoá Học). Nói cách
khác là em rớt ở mọi bộ môn. Chúng tôi không có gì hãnh diện ở thành quả này,
chúng tôi không có ý ác, cũng không có ý thiện, cũng không có cái thương ghét
riêng tư trong vấn đề này.
Tuy nhiên, phải nói là phước trời.
Nói là phước vì sau 1975, khi tìm đường vượt biên ở một tỉnh lẻ trong Nam, tôi được biết
em đó giờ là một ông bác sĩ có tiếng là giỏi, đi chui[xvii] không lọt, và nhờ là giỏi nên đã được tỉnh ủy cho
rước về, không phải tù. Con người không ra chi về toán lý, thì lại rất giỏi về
y khoa. Cũng nói phước là chúng tôi tai qua nạn khỏi mà không hề hấn gì. Phước
cũng là được thấy được bạn
bè tôi đẹp và gương mẫu trong thử thách. Phước cũng vì nhờ đó chúng tôi gần
nhau hơn, có thêm một bước gần Cha Viện Trưởng hơn, an tâm hơn. Người có quyền
thế đã thấy được thân phận và giữ được phẩm cách của mình.
Sau mỗi kỳ thi, thường là có một buổi cơm thịnh soạn khao
quân. Tôi có cảm tưởng là sau kỳ thi đó, Cha Viện Trưởng, dầu biết rõ chuyện
này, và có thể vì đó mà thọ thương, vẫn cho ăn ngon hơn, trân trọng hơn, đương
nhiên là có rượu hà nàm, rượu vang, và những món quỉ quái khác của anh Vũ Đình
Chính. Khao quân lớn hơn, nhưng nhẹ nhàng không thách thức, làm như không có
chuyện gì xảy ra.
Tôi có cảm tưởng Cha là cây dù lớn. Cha có quyền, có thế. Nhưng không
lấy quyền thế ấy mà bao che cho những điều xằng bậy. Ông đã dùng quyền thế ấy
để tạo một không khí thích hợp với cái nhìn chung của đông đảo anh em chúng tôi
về giáo dục và riêng về giáo dục đại học. Ông đã biết sử dụng vị thế hết sức đặc
biệt của mình để đối thoại với các thế lực chính trị, tôn giáo, đoàn thể. Chính
quyền đương thời cũng hiểu sức khỏe mong manh của một tổ chức đại học mới đâm
chồi, và biết trân trọng với những thành quả đầu tiên. Những lời đồn đãi được nghe về Ông
Cậu[xviii] làm cho tôi có thật sự lo âu, e ngại.
Nhưng, sáu năm ở Viện Đại Học Huế, chẳng nghe Ông có gởi gắm một ai, hoặc tạo
một sức ép chính trị hay làm bất cứ việc gì đem lại sự bất ổn cho giới đại học.
Những lần ít oi mà chúng tôi được gặp Ông, chúng tôi được tiếp đãi với một sự
trân trọng, ân ần, ưu ái ít có. Cho nên, riêng về Viện Đại Học Huế, có thể nói
gia đình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đóng góp một phần quan trọng, trong đó phải ghi
nhận cái không khí độc lập với các tôn giáo, đối với các đoàn thể chính trị (cả
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và Cần Lao Nhân Vị), một không khí cởi mở, thích
hợp cho việc dạy và học.
Chỉ tiếc rằng cuộc thế không cứ mãi là như vậy. Khi thời
suy, vận nước mạt, nhiều điều không may xẩy đến. Cha Luận cũng vì muốn bảo vệ
cái công trình mà ngài đã gầy dựng, muốn bảo vệ cái nguyên tắc tự trị đại học
cao quý mà đành phải dứt tình với nhà Ngô. Cha mất dần cái quyền, cái thế, Cha
chỉ còn cái tình của chúng tôi, và của anh chị em sinh viên.
Tháng 8, 1963, Cha
Luận bị huyền chức. Chánh quyền đã bổ nhậm Cha, thì đương nhiên có quyền thay
thế Cha. Đó là bình thường. Nhưng trong bối cảnh bất ổn ngày đó, giáo chức,
sinh viên, và nhân viên lại hoang mang, xao động tột độ. Ai cũng nghĩ phải vĩnh
biệt một thời vàng son của không khí tự do. Từ đây, khởi đầu giai đoạn ô nhiễm
chính trị. Ông Viện Trưởng
mới, giáo sư Trần Hữu Thế, là một cựu bộ trưởng, và là đương kim đại sứ ở Phi
Luật Tân. Người của ngành ngoại giao, ắt phải mềm mỏng; nhưng giữa mềm mỏng và mềm như bún thiu,
khoảng cách có khi rất ít. Chưa thấy người vào việc, chưa thấy diễn tiến sự việc, mà đã
nghĩ thế này thế khác, là tiên kiến; ắt phải sai lầm. Có thể là thế. Nhưng khi
đã mất niềm tin, không thấy còn tin ở một quyền lực nào có phương tiện điều hợp
và quản lý thỏa đáng công việc, thì chỉ còn cách là từ nhiệm, trở về với chức
năng dạy học của mình. Thế rồi, chúng tôi bị bắt giữ, kẻ năm ngày người vài
tháng. Phòng ốc của Công An có chật hẹp, thiếu mọi tiện nghi, nhưng cách đối
đải đứng đắn; dầu vậy, lòng
vẫn giao động, tâm không an; tuổi còn trẻ, nhưng muốn bắt chước người xưa lánh
xa thế sự. Việc của Cố Đô sau đó trở thành của cả nước; thế giới bắt đầu nhìn
vào.
Tháng 11, 1963, Đảo Chánh. Chấm dứt triều đại Nhà Ngô, và
cũng là chấm dứt một giai-đoạn ổn định hiếm thấy.
Sinh viên, học sinh, thân hào nhân sĩ, cả thành phố Huế
rước Cha Viện Trưởng trở về cơ ngơi cũ, trong vinh quang cùng tột. Nhưng chỉ 9
tháng sau, Cha lại rời nhiệm sở, rời Huế, không phải do chính quyền, mà
chính do đông đảo thành phần năng động nhất của Huế đuổi Cha đi. Cha đi bỏ lại đàng sau tất cả của
đời cha. Cha đi, vì đã hoàn
tất một nhiệm vụ, hay cha đi vì bản chất phản bội cố hữu của con người?
Chúa Nhật Lá, dân chúng thành Nazareth đón rước Chúa
Jésus trong vinh quang tột đỉnh, vài hôm sau, họ đóng đinh Chúa Jésus trên Thập Tự Giá.
Sự đổi thay, thương ghét trong lòng người, của quần chúng là thường tình. Lịch
sử như lập lại. Có người lấy đó mà trách rằng Cha có học Kinh Thánh, nhưng
không học được bài học của Chúa Jesus. Cha không nên trở lại chức vụ Viện
Trưởng.
Thiết nghĩ Cha
cũng chỉ là cha, Cha không là Chúa Jesus, dầu rằng nhiệm vụ của cả hai đều là
gieo ánh sáng. Nhưng ánh
sáng của Đức Chúa Trời khác cái ánh sáng hạn hẹp của tri thức và của cuộc đời,
của những đứa con của Chúa. Việc trên Trời và việc dưới thế có khác. Người ăn
thịt cầy không nên chê trách các nhà tu hành là không biết “nếm mùi đời cho đủ
thứ mà chơi”, bậc chân tu không kết tội người ăn thịt cầy là phạm giới. Người
ngoại cuộc, nên có một cái nhìn hiểu biết hơn.
Nhiều người trách cha Luận sao đã tàn nhẫn dứt tình với
nhà Ngô trong những ngày mạt thế của Ngô triều, trách cha đã quên chữ trung,
chữ nghĩa của kẻ sĩ.
Cũng nhiều người cũng đã trách cha sao không biết cái
thế, cái thời, cái tiến, cái lui, ham chi chút đỉnh chung mà trở về tại Huế sau
Cách Mạng 11-63. Sao Cha không làm một Bá Di, Thúc Tề, để tiếng cho người sau.
Trách thì cứ trách, chê thì cứ chê. Vì người chê, kẻ
trách ai cũng có lý. Nhưng nói đi thì cũng phải nghĩ lại. Nghĩ cho cùng, ơn mưa
móc nhà Ngô, Cha đã hưởng được gì. Cũng những bửa cơm đạm bạc, cũng chiếc áo
choàng nhà tu. Lụa là, nem công chả phụng gì cho cam. Cái quyền, cái thế Cha có được, Cha
cũng đã chỉ đem ra gầy dựng cho Viện-Đai-Học Huế. Nói “trung”, nói “nghĩa, sao
không nói “đạo trời không thân riêng ai”. Đó
cũng là câu của người xưa vậy.
Lại nói, khi Cha trở về sau tháng 11-63, không ai không
thấy quyết định nông cạn của Cha. Nhưng cũng nên nghĩ lại mà thương Cha. Cha là
cha triều mà không có họ đạo, có khác chi kẻ vô gia cư. Cả cuộc đời, Cha
lo công việc giáo dục, lấy học trò làm con, lấy ngôi trường làm nhà ở. Nhà ở
của Cha, cuộc đời của Cha là Viện-Đại-Học Huế. Hành động của Cha cũng nên được nhìn như là một lần trở về
với gia đình, với mái nhà của Cha, để tìm ở đó một chút thân thương cuối cùng
trong cuộc sống. Cha đã không tìm được điều đó, điều mong ước độc nhất trong
cuộc đời Cha. Và người ta đã đuổi Cha đi, đuổi Cha ra khỏi mái ấm gia
đình của Cha. Sao lại nở trách Cha, mà không hiểu cho Cha!
Trong việc thế tục, Viện Đại Học Huế chỉ là một điểm nhỏ
tì ti trong không gian, và thời khoảng sáu bảy năm chỉ là khoảnh khắc trong
chiều dài vô tận của thời gian. Cá nhân còn nhỏ hơn nữa và lại giới hạn gần như
ở mọi chiều, không gian, thời gian, tình cảm, kiến thức, tầm nhìn,... Không có
gì để phê phán, biện minh, hay vinh danh. Dầu vậy, thiết nghĩ “cái thuở ban đầu
lưu luyến ấy” có lắm chuyện trọng đại mật thiết với Đại Học hoặc có một ảnh
hưởng nhất định trên một số đông chúng tôi nên phải ghi:
Vào lúc giữa Đức Tổng Giám Mục và Cha Luận có chuyện cơm
không lành, canh không ngọt, thì một hôm chúng tôi được hấp tấp vời đến nhà Đức
Cha. Ông từ lầu trên bước xuống, nói chuyện với chúng tôi, hay cho một huấn từ dạy dỗ, bằng một tiếng
Pháp rất chuẩn và trong sáng. Đức Cha chê trách Viện Đại Học Huế nhiều điều,
trong đó có chủ trương sử dụng tiếng Việt làm chuyển ngữ, và riêng Cha Luận,
Đức Cha dành cho tỉnh từ không mấy dễ chịu: “prétentieux”.
Tôi không nghĩ như vậy. Giáo dục đại-học sẽ không trọn vẹn
chức năng nếu chuyễn- ngữ không là quốc-ngữ.
Dùng Quốc Ngữ làm chuyển ngữ cho các bộ môn đã được thực
hiện tốt đẹp từ lớp 1 đến lớp 12, từ Văn, Triết, Sử, Địa cho đến Toán, Lý, Hoá,
Sinh Vật. Ban đầu, cũng có cái loạn thuật ngữ, có cái loạn “trăm hoa đua nở”.
Nhưng dần dần trật tự được
ổn định, các sách giáo khoa đã thống nhất danh từ. Nội dung bài dạy được diễn
tả trong sáng. Việc sử dụng quốc ngữ làm chuyển ngử là một phép lạ kỳ diệu cho
việc đại chúng hóa giáo dục học đường. Nhưng quí vị đàn anh chúng tôi ở Viện
Đại Học Sài gòn có dè dặt, e ngại sử dụng tiếng Việt. Dè dặt là phải; chỉ nói
riêng về khoa học, thì quyển Danh Từ Khoa Học của Cụ Hoàng Xuân Hản cần phải
được tu chỉnh và bổ sung nhiều. Tiếng nói của người sử dụng rất cần thiết, cho
nên cần tu chỉnh. Khoa học càng ngày càng tiến nhanh, phải thêm từ mới. Sự cập
nhật hóa là đương nhiên cần thiết. Và trong khi chờ đợi có một cơ quan thẩm
quyền minh định nghĩa các từ cho thống nhất, ai cũng ngại cái loạn từ ngữ.
Nhưng nếu không bắt đầu, thì ai sẽ bắt đầu, và khi nào mới bắt đầu.
Ngoài ra, hồn ma người Pháp vẫn còn lãng vãng đâu đó
trong đại học. Tiếng Pháp chính
xác, rõ ràng, xúc tích. Giới đại học lúc bấy giờ rất quen thuộc. Đông đảo những
người biết thơ văn triết học, văn minh Đông Tây qua tiếng Pháp. Họ biết
Lamartine, Chateaubriand, Apollinaire,..hơn Ôn Như Hầu, Bà Huyện Thanh
Quan hay Đoàn Thị
Điểm. Thay thế tiếng Pháp
với họ là một mất mát. Không một ai muốn mất những sở đắc của mình. Sử dụng
tiếng Việt trong đại học là mới mà cái mới nào cũng có tính phiêu lưu và những
đau đầu nhất định của nó. Cho nên, nếu ý có muốn thì lòng không muốn. Tại sao
phải rời bỏ những thói quen dễ chịu mà lại được xã hội “thượng lưu” xem trọng?
Người giàu và có ảnh hưởng thì nghĩ con em mình phải du học ở Pháp; đọc, viết,
nói, nghĩ như người Pháp để không gặp khó khăn khi vào một trường ở Pháp. Lúc
bấy giờ, người Mỹ chỉ hiện diện qua một số cố vấn, tiếng Anh chưa được trọng.
Người phụ huynh cũng có lý khi e ngại rằng con em họ không đọc được sách báo
ngoại quốc, trong khi các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, thế giới như
thu hẹp lại. Thật ra, họ chưa thấy sử dụng tiếng Việt làm chuyển ngữ
không mâu thuẩn với việc
học sinh ngữ, sử dụng sinh ngữ trong việc xuất bản các nghiên cứu của mình.
Riêng tôi, tôi có khó khăn nói tiếng Pháp với người Việt:
có một cái gì không tự nhiên, làm cho tôi ngượng trong lúc phát âm. Tiếng Việt
thì tôi rất trôi chảy,
nhưng vốn liếng rất nhiêu khê. Có lần tôi phê trong bài của một sinh viên là
“dài giòng danh tự” để nói là “dài giòng văn tự”, may mà tôi chưa viết “vài
vòng danh tự” hay những cái điên khùng tương tự. Miền Trung có thịt ba chỉ, mà
trong Sài gòn gọi là thịt
ba rọi. Trong những tháng đầu tôi phải nói ba chỉ, nữa nạt nữa mở, và tôi phải
tạm hài lòng với lối diễn tả kỳ cú ấy. Nữa nạt nữa mở không có nghĩa là nữa
giọng Huế, nữa giọng Nam, mà là nữa Pháp nữa Việt. Vấn đề không là dịch, mà là
nghĩ suy và diễn tả bằng Việt Ngữ. Dần dần tôi có được tự tin, và tin rằng quốc
ngữ diễn tả được mọi vấn đề. Phải vượt qua những mặc cảm, phải sử dụng tiếng
Việt mới làm giàu được tiếng Việt. Có lần tôi buộc phải viết bài cho Tập San Đại Học Sư
Phạm Huế, muốn góp mặt, phải đánh liều nhắm mắt đưa chân. May thay có anh Lê
Tuyên còn “hoang dại” tình nguyện sữa chữa lời văn và chính tả. Thế là tôi đã
đứng trên văn đàn đại học. Tôi được bạn bè khuyến khích. Điều này đã cho tôi
nhiều phấn khởi nhất định.
Những người biết khả năng tiếng Việt của tôi thuở ấy,
phải ngạc nhiên khi đọc những bài tôi viết gần đây. Anh Hai, anh Châu, anh Văn,
và nhiều bạn trẻ khác có lần khen văn của tôi. Thưa quí anh chị, đó là nhờ Viện
Đại Học Huế. Ở đó, tôi khởi sự học làm giàu tiếng mẹ đẻ của tôi.
Một việc khác nữa là Viện Đại Học Huế có được một nhà in
khá tối tân, tương đối với thời bấy giờ, do Ông Đại Sứ Ngô Đình Luyện tặng. Và
Nhà Xuất Bản Đại Học theo đó chào đời. Tôi không nhớ được những tác phẩm in ra.
Tôi không nhớ rõ tôn chỉ và cũng không theo giỏi những hoạt động của Nhà Xuất
Bản. Tôi chỉ nhớ là Nhà Xuất Bản ưu tiên và hổ trợ cho những công trình nghiên
cứu mà đọc giả rất chi là chọn lọc. Thí dụ những tác phẩm phiên âm chữ nôm,
dịch và phiên âm chữ Hán, hoặc một số sách giáo khoa. Thỉnh thoảng tôi có được
tặng, nhưng phải nói thật rằng không mấy khi đọc, vì vốn liếng văn học còn non,
và nhất là chưa có thói quen. Truyện Tàu hay truyện của Kim Dung lôi cuốn hấp
dẫn hơn nhiều.
Viện Đại Học Huế có gởi một số giáo chức sang Paris để
sang lại những microfilm mà Thư Viện thành phố Paris cho hay là sắp hư và không
có ngân sách để sao chép lưu trử. Sau Nhà Xuất Bản có xuất bản những tài liệu
này. Hai anh Lê Tuyên và Lê Hữu Mục rõ những điều này hơn tôi.
Đối với người trong Nam, Huế là nước ngoài vì phong tục
tập quán, vì giọng nói, vì những ngôn ngữ địa phương. Giọng Huế nặng, nhưng
không nặng như Nghệ An, Hà Tịnh[xix].
Tuy nhiên, muốn lãnh hội được hết cái âm hưởng tình ý trong lời nói của người
Huế, cũng phải lắm công phu. Có khi, điều này buộc tâm phải trầm lặng như giòng
sông Hương những ngày nắng tốt, hoặc nhẹ nhàng tịch mịch như các sân chùa lúc
trưa hè. Người trong Nam ra Huế phải gột bỏ cái tính ào ào, bồng bột như mưa
giông miền Nam mới nghe
thấy được một phần cái thật, gói trong lời của người Huế. Người không thích thì
nói rằng người Huế thâm. Với tôi, nghe người Huế nói chuyện, như nghe hát Nam
ai, Nam bình, hoặc nghe một bản nhạc cổ điển, cần có thời gian thấm thấu. Nói
riêng, phải mất một thời gian khoảng một năm, và nhờ một sinh viên của tôi lặp
lại từng chữ một, tôi mới nghe được câu: “Thưa thầy, con không biết đến
nơi.” Bạn đọc đừng vội chê
trách rằng không hiểu được những lời lẻ đơn sơ như thế thì dạy dỗ được
ai. Lời chê có cơ sở. Nhưng
ông Trời như đã sắp đặt trước cả cho chúng tôi rồi. Sinh viên chúng tôi có đủ
khả năng biết phân phải trái, và biết bổ túc cho những thiếu sót của ông thầy.
Quí vị cũng nên nghĩ cho rằng chúng tôi bắt đầu từ cái
bắt đầu, thư viện lưa thưa, phòng thí nghiệm thì phải trang bị từ A đến Z. Bôi
bảng thì cả một cực hình, chưa bao giờ chúng tôi có những cái bảng ương ngạnh
đến mức độ ấy. Người làm bảng thì chọn nước sơn tốt nhất, bóng láng nhất, thế
nên có hiện tượng phản chiếu, bên trái thấy rõ thì bên phải không thấy, đó là
lòng tốt mà hại người. Còn phấn, lắm khi viết không ăn bảng, nó trượt dài trên bảng.
Cho nên, nên thương chúng tôi nhiều hơn là trách.
Nói âm rồi phải nói dương. Huế đã dành cho Viện Đại Học
những công ốc đẹp nhất, tiện nghi nhất, và những địa điểm trang trọng nhất: Tòa
Đại Biểu Chính Phủ, Tòa Nhà Ngân Hàng Đông Dương, Thương Xá Morin, Toà Khâm.
Nói riêng, nơi cư ngụ của giáo chức có những tiện nghi nhất định.
Để kết luận, thiết nghĩ nên ghi rằng:
Có một thời dân cư xứ Huế, thân hào nhân sĩ, học giả, công nhân
viên chức, ở mọi giai từng xã hội, cùng với một bọn trẻ, động cơ khác nhau, từ
những nguồn gốc khác nhau, có người ngoại quốc, cùng nhau sát cánh với Linh Mục
Cao Văn Luận xây dựng một Viện Đại Học cho con em hiếu học. Viện Đại Học này,
trong phạm vi khả thể, đã làm
tròn trách vụ của mình. Bao nhiêu người trẻ hiếu học đã có được cơ hội học hỏi
thăng tiến. Luật khoa, văn khoa, khoa học, y khoa đã đào tạo được bao nhiêu con
người hữu dụng cho đất nước. Sư Phạm là một thành công lớn trong việc đào tạo
được một đội ngũ giáo chức hùng hậu và nghiêm túc nhất, đủ để đáp ứng cho nhu
cầu giáo dục của cả miền Trung.
Cuối cùng Đại Học Huế là niềm hãnh diện, hứng khởi, lò
sinh khí cho miền Trung. Đã có một lúc nào đó, Huế, Viện Đại Học, Cha Luận, và
chúng tôi (chữ chúng tôi xin được viết thật nhỏ) và những người sinh viên
trẻ... đã là một khối, một khối tinh chất dưới ánh mặt trời.
Còn riêng tôi, tôi đã viết nên được một phần nào tâm
trạng của tôi, một tâm trạng biến đỗi từ cực âm sang cực dương, qua 6 năm ở
Huế.
Có điều là dầu đã cố gắng đến mức độ tối đa tôi cũng đã
không trình bày được những ý tình của tôi, không ghi chép lại được những sự
kiện, một cách mạch lạc và rõ ràng. Nhưng thử hỏi, có ai mà kể chuyện về Huế
được rõ ràng, mạch lạc, nhất là khi không nói được tiếng Huế, giọng Huế, cử
chỉ, thái độ Huế? Đó cũng vì cái tình, cái ý không bao giờ rõ ràng, mạch lạc đã
trở thành bản chất của xứ Huế? Riêng tôi, tui có tội tình chi mô nà.
Tri Ơn: Tôi chân thành cám ơn giáo sư Lê Thanh Minh Châu,
Nguyễn Văn Hai, Lê Văn, và Từ Nguyên đã góp một phần vào dữ kiện và hình thức,
lời văn của bài này.
Houston, ngày 23 tháng 9 1997
[i] Sư sải người
Miên, Theravada
[ii] Linh Mục
Nguyễn Văn Thích, một giáo sư Hán Học của Viện Đại Học Huế
[iii] Các nhân
viên giảng huấn, nhân viên các phòng ban của Viện Đại Học, của các Khoa, từ
chức vụ khiêm tốn nhất đến quan trọng nhất, từ người trẻ tuổi nhất đến bậc đàn
anh của tôi.
[iv] Cấp bậc thấp
nhất trong ngạch trật giảng huấn thời bấy giờ. Ở Pháp, người giảng nghiệm viên
thường được tuyển dụng làm trợ giáo cho một giáo sư, và nhờ đó được hướng dẫn
trong luận án tiến sĩ.
[v] Ông Nguyễn
Văn Hai lúc bấy giờ là Đại Diện Bộ Giáo Dục cho cả Miền Trung. Sau Ông sang
Paris làm luận ánTiến Sĩ. Ông đổ Tiến Sĩ Khoa Học, học vị cao nhất trong Đại
Học Pháp.
[vi] Đệ Nhất Cộng
Hòa
[vii] Ông Lê Khắc
Phò qua đời tại Sài gòn vì "infarctus", ngày 11 tháng 3 1997, thọ 69
tuổi.
[viii] Nguyễn Văn
Hai. Giai Phẩm kỷ niêm 100 năm Trường Quốc Học. 1997. Hồi Tưởng
[ix] Trường Quốc
Học
[x] Trường Y
Khoa được thiết lập sau, do nghị định ngày 21, tháng 8 1959; lớp tốt nghiệp đầu
tiên năm 1967.
[xi] Nguyễn Văn
Hai. trích dẫn ở phần trên.
[xii] Tương tự như
tôi, Ông Nhự là "học trò ra Huế đi thi, thấy cô gái Huế mà đi không
đành"
[xiii] Bác Sĩ
Nguyễn Văn Thuâạn, nguyên Trưởng Ban Ngoại Giao Quóc Hội Đệ Nhị Cọng Hòa, Tốt
Nghiệp khóa I, Trường Đại Học Y Khoa Huế vầ Tốt Nghiệp Giải Phẩu Tổng Quát Đại
Học Michigan. Hai tuần trước đây, ông đã cắt nhẹ cho tôi cái mật có sạn, chiều
vào bệnh viện, sáng về nhà với 3 viên thuốc Tylenol 500mg loại thường làm thuốc
giảm đau.
[xiv] Không là từ
ngữ của thơ
[xv] Quyết định
chi tiêu
[xvi] Theo lời của
Giáo Sư Lê Thanh Minh Châu, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế.
[xvii] Vượt biên.
[xviii] Ong Ngô Đình
Cẩn
[xix] Giọng nói
của Cha Luận.
No comments:
Post a Comment