HOÀNG THỊNH * Y TẾ
So sánh Hệ thống y tế Canada và Mỹ
Quí Vị thân mến,
Cuộc tranh luận trên truyền thông Mỹ-Canada về tính ưu việt giữa 2 hệ thống y tế khác nhau cuối cùng rồi cũng tràn vào TNIC. Tôi cũng ngại ngần bàn luận lắm, vấn đề này đã tốn nhiều giấy mực thì giờ của cả 2 nước. Nhưng thấy có một số tin tức do vài anh chị đưa lên không được chính xác, cho nên cần phải đính chính.
Trước tiên là anh Lê thanh Kim nói rằng dân chúng của Canada phải đóng thuế lợi tức đến 55% mức lương. Nói điều này thì có đụng chạm tới .. tôi, bởi vì tôi là nhân viên của Bộ Thuế Vụ, nên tôi cần đính chính. Dân Canada phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tỉnh bang. Thuế xuất theo nguyên tắc lũy tiến, tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket).
Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37,885) thuế xuất 15%, Nhóm lợi tức cao nhất (trên 123,184) thuế xuất 29%
Thuế tỉnh bang: thay đổi theo tỉnh, nhưng cao nhất là New Brunswick, 18% và thấp nhất là Alberta, 10%.
Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47% (29%+18%) chứ không phải 55% như anh Kim nói. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tỉnh bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế xuất khoảng 25%.
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là toàn bộ dân chúng được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu net income (lợi tức ròng) của gia đình dưới 28,000$/năm thì được giảm và dưới 20,000$/năm thì được miễn đóng. Còn lương trên 28,000 thì mỗi tháng cũng chỉ đóng 54$ cho cá nhân hay 96$ (vợ chồng) hay 108$ cho gia đình (3 người trở lên). Đây là giá của tỉnh bang BC, những tỉnh bang khác không xê xích bao nhiêu, thậm chí còn có thể free hoàn toàn như Ontario.
Những người đi làm việc thì tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, vì số tiền đóng bảo hiễm y tế hàng tháng quá thấp, có tính chất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, xét nghiệm soi chụp miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí ..
Còn tiền thuốc mua uống về nhà do bác sĩ cho toa, nếu là diện lợi tức thấp thì hoặc là không phải trả hay trả ít. Nếu là diện buôn bán, tự làm chủ (self-employed) như anh Bill sẽ phải móc tiền túi ra trả đủ, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có extended medical insurance plan (bảo hiểm y tế phụ trội) như tôi thì sẽ phải trả 20% tiền thuốc thôi, chương trình bảo hiểm y tế phụ trội trả 80%.
Khi bệnh nặng phải vào nhà thương, tôi chỉ hơn anh Bill hay người ăn welfare ở chỗ tôi có thể được nằm một phòng riêng, còn anh Bill hay người welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau. Ngay cả người homeless có thể nằm cùng bệnh viện với Thủ Tướng Canada, nhưng người này không có lính gác, không có phòng riêng (Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho quan chức) Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu.
Đây là điểm tự hào của dân Canada về mặt bình đẳng xã hội trên phương diện y tế.
Tôi bật cười khi đọc thấy anh nào đó gọi nhà thương Canada là “nhà thương thí”. Hy vọng có ngày anh vào nếm mùi nhà thương thí Canada xem có giống nhà thương thí VN hay không.
Đúng là chim sợ cây cong, ngựa quen đường cũ. Nói như anh, Thủ Tướng và Bộ Trưởng Canada đều nằm nhà thương thí.
Một thành kiến cần đính chính là tuy y tế Canada theo xã hội chủ nghĩa nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế (medical insurers) chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền tỉnh bang ở Canada đóng vai trò medical insurer. Chính quyền đặt ra mẫu chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, mổ tim bao nhiêu tiền ... và trả cho bác sĩ, nhà thương thực hiện các dịch vụ đó.
Thay vì gởi hoá đơn tính tiền cho các medical insurance companies như ở Mỹ, bác sĩ và nhà thương ở Canada gởi bill tới cho Bộ Y tế tỉnh bang. Do đó, giữa bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân thì lợi tức cao.
Bệnh viện đông bệnh nhân, quản trị khéo thì thặng dư ngân sách, ngược lại thì chính phủ phải bù lỗ, bệnh viện có kế toán đỏ (thâm thụt) có thể nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách.
Không phải là tình trạng đồng lương cố định, làm việc kiểu ban ơn như “nhà thưong thí VN”. Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định và chính phủ còn giới hạn cả số bệnh nhân bác sĩ khám trong một ngày ( Thời gian khám bịnh nhân không quá 25 phút), để bảo đảm chất lượng khám bênh (BC quy định 50).
Bác sĩ ở Canada kiếm nửa triệu đô la một năm là thuộc loại đông khách lắm rồi.
Khuyết điểm lớn nhất của hệ thống y tế công cộng Canada là tình trạng chờ đợi nội soi (CT scan, MRI scan) và mổ xẻ. Điều này có thể hiểu được vì y tế chiếm một khoảng khổng lồ trong ngân sách chính phủ, trong khi số người già mỗi ngày một đông, gánh nặng y tế càng ngày càng nặng.
Như tôi phải chờ 3 tháng mới được CT scan xương sống (đau lưng dưới). Nếu MRI thì chắc phải chờ 6 tháng, vì MRI tốn kém hơn.
Mổ thì thời gian chờ đợi nhanh hay lâu tùy thuộc vào tính ưu tiên của bệnh trạng, khẩn cấp hay không.
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tỉnh bang nữa. Tỷ dụ như dân chúng ở Alberta được mổ nhanh hơn dân chúng ở BC. Nhưng chuyện có người đã chết vì bệnh biến chứng trước khi đến lượt kêu mổ là có thật.
Chuyện phải chờ đợi lâu lắc ở Emergency Room cũng có thật ở nhiều nơi trên Canada.
Khuyết điểm thứ nhì là vì chính quyền độc quyền trong lãnh vực y tế, không cho tư nhân kinh doanh y tế (không cho phép 2-tier system), cho nên chính quyền cũng không chịu mua sắm những máy móc tân tiến nhất, đắt tiền nhất trong mọi lãnh vực bệnh lý.
Tỷ dụ như Canada chưa có máy để chữa bệnh đĩa đệm thoát vị (bulging disc) bằng radio wave như bệnh viện tại Mỹ, Âu châu và cả Việt nam.
Khi biết tôi về VN để chữa bệnh bằng radio wave disc therapy, nhân viên bệnh viện Việt Pháp (Franco Vietnamien Hopital) ngạc nhiên. Tôi phải giải thích rằng nước Canada tư bản có nền y tế xã hội chủ nghĩa hơn cả Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Họ không cho Pháp hay bất kỳ ai mở nhà thương kinh doanh ở Canada, cho nên Canada chưa có cái máy chữa đĩa đệm thoát vị bằng sóng radio.
Nếu đau nặng (herniated disc) thì họ đè ra mổ, còn chưa nặng thì cứ chữa lòng vòng như physiotherapy, chirotherapy, châm cứu, thể dục, thuốc giảm đau v.v. Phải chăng họ cho đau lưng không phải là bệnh trầm trọng đe doạ tính mạng?
Nói tóm lại, hệ thống y tế Canada không toàn hảo, nhưng dù có khuyết điểm, đối với đại đa số dân chúng, nền y tế công cộng của Canada vẫn bảo đảm một đời sống khoẻ mạnh, không ai phải lo lắng không có tiền chữa bệnh hay phá sản vì bệnh hoạn.
Vì không phải trả tiền bác sĩ nên động một tí là đi bác sĩ, có khi một ngày đi 2 bác sĩ khác nhau cho chắc ăn, cho nên nói chung bệnh tật được phát hiện rất sớm.
Dân Canada có tuổi thọ cao đứng hàng thứ 10 trên thế giới (nữ gần 84, nam 77) và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 23 trên thế giới (4.8/1000)
Nay xin bàn qua đôi chút về nền y tế Hoa Kỳ.
Y tế Mỹ là một chuyện lạ trên thế giới. Mỹ là một quốc gia có nền y khoa tiến bộ nhất, bệnh viện và máy móc y khoa tối tân nhất. Nhưng đây cũng là quốc gia tiền tiến duy nhất Tây phương không có một nền bảo hiểm y tế phổ cập toàn dân (universal public health care insurance). Mỹ là quốc gia tiên tiến duy nhất nhưng người dân có thể bị phá sản vì bệnh tật.
Mỹ là một quốc gia giầu có nhất thế giới, có mức sống cao nhất thế giới, có giá sinh hoạt thấp so với thu nhập cao nhất thế giới, nhưng có hơn 40 triệu dân (15%) không có bảo hiểm y tế và người già phải tìm cách mua thuốc chữa bệnh tại Canada vì thuốc Canada rẻ gấp mấy lần.
Một số dân Mỹ sống dọc theo biên giới Canada đã phải qua Canada mượn thẻ y tế của dân Canada để khám bệnh miễ n phí (thẻ y tế của nhiều tỉnh bang Canada không dán hình).
Trong khi lợi tức bình quân đầu người của Mỹ hơn Canda có khoảng 15%, dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada 14 lần. Đây là một điểm đáng buồn, đáng hổ thẹn cho đại cường quốc Hoa Kỳ, quốc gia có những chiếc máy bay quân sự trị giá 2.4 tỷ đô la một chiếc.
Nếu dùng chi phí đầu người, Tuổi Thọ và Tỷ Lệ Tử Vong Trẻ Sơ Sinh để làm thước đo sự thành công của nền y tế, thì nền y tế Mỹ đã thất bại (nhưng nếu không dùng thì lấy gì để đánh giá?). Trong khi Mỹ nói chi tiêu y tế tính theo đầu người cao nhất thế giới thì dân Mỹ tuổi thọ đứng thứ 30 trên thế giới (nữ gần 81, nam 75), tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 33 trên thế giới (6.3/1000, thua cả Cuba).
Tổng thống Obama phải cay đắng thốt lên:”We spend 25,000 dollars more (per capita per year (theo đầu người hàng năm)) but we are not healthier.”
Tổng thống Clinton đã thất bại trong việc cải tổ y tế Hoa Kỳ. Không rõ lần này TT Obama có may mắn hơn không?
Chúc TT Obama và dân chúng Hoa Kỳ may mắn trong cuộc tranh đấu chống lại lòng tham không đáy của các tập đoàn tư bản y tế và dược phẩm Mỹ. Có thể dùng một mô thức y tế kết hợp để tránh được khuyết điểm của cả 2 hệ thống. Nhưng nếu TT Mỹ lại thua lần nữa thì không có gì lạ, vì Hoa kỳ luôn luôn là nước Tư Bản Chủ, không phải Dân Chủ.
Riêng dân Canada đã vài lần được thăm dò ý kiến là có muốn Canada sáp nhập vào Mỹ hay không, mức sống cao hơn và chỉ đi ăn hiếp người khác chứ không sợ ai ăn hiếp. Đa số nói không.
Lý do chính: họ muốn ai cũng được nằm nhà thương miễn phí, bất kể giàu nghèo, có job hay không có job. Không công bằng tài sản được thì ít nhất cũng công bằng y tế và giáo dục, nhu cầu cần thiết cho dân tự đứng lên khi mạnh khoẻ và có chí hướng tiến lên.
Hoàng Thịnh
Vancouver 8/2009
Ghi chú: các con số lấy từ Chính phủ Canada và Liên Hiệp Quốc.
Quí Vị thân mến,
Cuộc tranh luận trên truyền thông Mỹ-Canada về tính ưu việt giữa 2 hệ thống y tế khác nhau cuối cùng rồi cũng tràn vào TNIC. Tôi cũng ngại ngần bàn luận lắm, vấn đề này đã tốn nhiều giấy mực thì giờ của cả 2 nước. Nhưng thấy có một số tin tức do vài anh chị đưa lên không được chính xác, cho nên cần phải đính chính.
Trước tiên là anh Lê thanh Kim nói rằng dân chúng của Canada phải đóng thuế lợi tức đến 55% mức lương. Nói điều này thì có đụng chạm tới .. tôi, bởi vì tôi là nhân viên của Bộ Thuế Vụ, nên tôi cần đính chính. Dân Canada phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tỉnh bang. Thuế xuất theo nguyên tắc lũy tiến, tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket).
Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37,885) thuế xuất 15%, Nhóm lợi tức cao nhất (trên 123,184) thuế xuất 29%
Thuế tỉnh bang: thay đổi theo tỉnh, nhưng cao nhất là New Brunswick, 18% và thấp nhất là Alberta, 10%.
Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47% (29%+18%) chứ không phải 55% như anh Kim nói. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tỉnh bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế xuất khoảng 25%.
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là toàn bộ dân chúng được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu net income (lợi tức ròng) của gia đình dưới 28,000$/năm thì được giảm và dưới 20,000$/năm thì được miễn đóng. Còn lương trên 28,000 thì mỗi tháng cũng chỉ đóng 54$ cho cá nhân hay 96$ (vợ chồng) hay 108$ cho gia đình (3 người trở lên). Đây là giá của tỉnh bang BC, những tỉnh bang khác không xê xích bao nhiêu, thậm chí còn có thể free hoàn toàn như Ontario.
Những người đi làm việc thì tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, vì số tiền đóng bảo hiễm y tế hàng tháng quá thấp, có tính chất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, xét nghiệm soi chụp miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí ..
Còn tiền thuốc mua uống về nhà do bác sĩ cho toa, nếu là diện lợi tức thấp thì hoặc là không phải trả hay trả ít. Nếu là diện buôn bán, tự làm chủ (self-employed) như anh Bill sẽ phải móc tiền túi ra trả đủ, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có extended medical insurance plan (bảo hiểm y tế phụ trội) như tôi thì sẽ phải trả 20% tiền thuốc thôi, chương trình bảo hiểm y tế phụ trội trả 80%.
Khi bệnh nặng phải vào nhà thương, tôi chỉ hơn anh Bill hay người ăn welfare ở chỗ tôi có thể được nằm một phòng riêng, còn anh Bill hay người welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau. Ngay cả người homeless có thể nằm cùng bệnh viện với Thủ Tướng Canada, nhưng người này không có lính gác, không có phòng riêng (Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho quan chức) Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu.
Đây là điểm tự hào của dân Canada về mặt bình đẳng xã hội trên phương diện y tế.
Tôi bật cười khi đọc thấy anh nào đó gọi nhà thương Canada là “nhà thương thí”. Hy vọng có ngày anh vào nếm mùi nhà thương thí Canada xem có giống nhà thương thí VN hay không.
Đúng là chim sợ cây cong, ngựa quen đường cũ. Nói như anh, Thủ Tướng và Bộ Trưởng Canada đều nằm nhà thương thí.
Một thành kiến cần đính chính là tuy y tế Canada theo xã hội chủ nghĩa nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế (medical insurers) chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền tỉnh bang ở Canada đóng vai trò medical insurer. Chính quyền đặt ra mẫu chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, mổ tim bao nhiêu tiền ... và trả cho bác sĩ, nhà thương thực hiện các dịch vụ đó.
Thay vì gởi hoá đơn tính tiền cho các medical insurance companies như ở Mỹ, bác sĩ và nhà thương ở Canada gởi bill tới cho Bộ Y tế tỉnh bang. Do đó, giữa bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân thì lợi tức cao.
Bệnh viện đông bệnh nhân, quản trị khéo thì thặng dư ngân sách, ngược lại thì chính phủ phải bù lỗ, bệnh viện có kế toán đỏ (thâm thụt) có thể nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách.
Không phải là tình trạng đồng lương cố định, làm việc kiểu ban ơn như “nhà thưong thí VN”. Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định và chính phủ còn giới hạn cả số bệnh nhân bác sĩ khám trong một ngày ( Thời gian khám bịnh nhân không quá 25 phút), để bảo đảm chất lượng khám bênh (BC quy định 50).
Bác sĩ ở Canada kiếm nửa triệu đô la một năm là thuộc loại đông khách lắm rồi.
Khuyết điểm lớn nhất của hệ thống y tế công cộng Canada là tình trạng chờ đợi nội soi (CT scan, MRI scan) và mổ xẻ. Điều này có thể hiểu được vì y tế chiếm một khoảng khổng lồ trong ngân sách chính phủ, trong khi số người già mỗi ngày một đông, gánh nặng y tế càng ngày càng nặng.
Như tôi phải chờ 3 tháng mới được CT scan xương sống (đau lưng dưới). Nếu MRI thì chắc phải chờ 6 tháng, vì MRI tốn kém hơn.
Mổ thì thời gian chờ đợi nhanh hay lâu tùy thuộc vào tính ưu tiên của bệnh trạng, khẩn cấp hay không.
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tỉnh bang nữa. Tỷ dụ như dân chúng ở Alberta được mổ nhanh hơn dân chúng ở BC. Nhưng chuyện có người đã chết vì bệnh biến chứng trước khi đến lượt kêu mổ là có thật.
Chuyện phải chờ đợi lâu lắc ở Emergency Room cũng có thật ở nhiều nơi trên Canada.
Khuyết điểm thứ nhì là vì chính quyền độc quyền trong lãnh vực y tế, không cho tư nhân kinh doanh y tế (không cho phép 2-tier system), cho nên chính quyền cũng không chịu mua sắm những máy móc tân tiến nhất, đắt tiền nhất trong mọi lãnh vực bệnh lý.
Tỷ dụ như Canada chưa có máy để chữa bệnh đĩa đệm thoát vị (bulging disc) bằng radio wave như bệnh viện tại Mỹ, Âu châu và cả Việt nam.
Khi biết tôi về VN để chữa bệnh bằng radio wave disc therapy, nhân viên bệnh viện Việt Pháp (Franco Vietnamien Hopital) ngạc nhiên. Tôi phải giải thích rằng nước Canada tư bản có nền y tế xã hội chủ nghĩa hơn cả Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Họ không cho Pháp hay bất kỳ ai mở nhà thương kinh doanh ở Canada, cho nên Canada chưa có cái máy chữa đĩa đệm thoát vị bằng sóng radio.
Nếu đau nặng (herniated disc) thì họ đè ra mổ, còn chưa nặng thì cứ chữa lòng vòng như physiotherapy, chirotherapy, châm cứu, thể dục, thuốc giảm đau v.v. Phải chăng họ cho đau lưng không phải là bệnh trầm trọng đe doạ tính mạng?
Nói tóm lại, hệ thống y tế Canada không toàn hảo, nhưng dù có khuyết điểm, đối với đại đa số dân chúng, nền y tế công cộng của Canada vẫn bảo đảm một đời sống khoẻ mạnh, không ai phải lo lắng không có tiền chữa bệnh hay phá sản vì bệnh hoạn.
Vì không phải trả tiền bác sĩ nên động một tí là đi bác sĩ, có khi một ngày đi 2 bác sĩ khác nhau cho chắc ăn, cho nên nói chung bệnh tật được phát hiện rất sớm.
Dân Canada có tuổi thọ cao đứng hàng thứ 10 trên thế giới (nữ gần 84, nam 77) và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 23 trên thế giới (4.8/1000)
Nay xin bàn qua đôi chút về nền y tế Hoa Kỳ.
Y tế Mỹ là một chuyện lạ trên thế giới. Mỹ là một quốc gia có nền y khoa tiến bộ nhất, bệnh viện và máy móc y khoa tối tân nhất. Nhưng đây cũng là quốc gia tiền tiến duy nhất Tây phương không có một nền bảo hiểm y tế phổ cập toàn dân (universal public health care insurance). Mỹ là quốc gia tiên tiến duy nhất nhưng người dân có thể bị phá sản vì bệnh tật.
Mỹ là một quốc gia giầu có nhất thế giới, có mức sống cao nhất thế giới, có giá sinh hoạt thấp so với thu nhập cao nhất thế giới, nhưng có hơn 40 triệu dân (15%) không có bảo hiểm y tế và người già phải tìm cách mua thuốc chữa bệnh tại Canada vì thuốc Canada rẻ gấp mấy lần.
Một số dân Mỹ sống dọc theo biên giới Canada đã phải qua Canada mượn thẻ y tế của dân Canada để khám bệnh miễ n phí (thẻ y tế của nhiều tỉnh bang Canada không dán hình).
Trong khi lợi tức bình quân đầu người của Mỹ hơn Canda có khoảng 15%, dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada 14 lần. Đây là một điểm đáng buồn, đáng hổ thẹn cho đại cường quốc Hoa Kỳ, quốc gia có những chiếc máy bay quân sự trị giá 2.4 tỷ đô la một chiếc.
Nếu dùng chi phí đầu người, Tuổi Thọ và Tỷ Lệ Tử Vong Trẻ Sơ Sinh để làm thước đo sự thành công của nền y tế, thì nền y tế Mỹ đã thất bại (nhưng nếu không dùng thì lấy gì để đánh giá?). Trong khi Mỹ nói chi tiêu y tế tính theo đầu người cao nhất thế giới thì dân Mỹ tuổi thọ đứng thứ 30 trên thế giới (nữ gần 81, nam 75), tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (infant mortality) thấp thứ 33 trên thế giới (6.3/1000, thua cả Cuba).
Tổng thống Obama phải cay đắng thốt lên:”We spend 25,000 dollars more (per capita per year (theo đầu người hàng năm)) but we are not healthier.”
Tổng thống Clinton đã thất bại trong việc cải tổ y tế Hoa Kỳ. Không rõ lần này TT Obama có may mắn hơn không?
Chúc TT Obama và dân chúng Hoa Kỳ may mắn trong cuộc tranh đấu chống lại lòng tham không đáy của các tập đoàn tư bản y tế và dược phẩm Mỹ. Có thể dùng một mô thức y tế kết hợp để tránh được khuyết điểm của cả 2 hệ thống. Nhưng nếu TT Mỹ lại thua lần nữa thì không có gì lạ, vì Hoa kỳ luôn luôn là nước Tư Bản Chủ, không phải Dân Chủ.
Riêng dân Canada đã vài lần được thăm dò ý kiến là có muốn Canada sáp nhập vào Mỹ hay không, mức sống cao hơn và chỉ đi ăn hiếp người khác chứ không sợ ai ăn hiếp. Đa số nói không.
Lý do chính: họ muốn ai cũng được nằm nhà thương miễn phí, bất kể giàu nghèo, có job hay không có job. Không công bằng tài sản được thì ít nhất cũng công bằng y tế và giáo dục, nhu cầu cần thiết cho dân tự đứng lên khi mạnh khoẻ và có chí hướng tiến lên.
Hoàng Thịnh
Vancouver 8/2009
Ghi chú: các con số lấy từ Chính phủ Canada và Liên Hiệp Quốc.
TIỂU TỬ * TRUYỆN NGẮN
MÙA THU CUỘC TÌNH
Tiểu Tử
Bữa ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị : một trái cà tô-mát không dầu không dấm và một miếng thịt bò nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối không bơ. Quá giản dị ! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm. Nghĩa là có dư dả thì giờ để làm một món gì đó cho có vẻ một bữa ăn cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái gì cũng được. Thật quá giản dị ! Nhứt là ông Năm sống một mình, không bị phiền toái bởi những chuyện vụn vặt lỉnh-kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có gia đình. Ở Paris này mà sống một mình như ông Năm thì thời gian không biết phải làm gì cho hết chớ đừng nói không có thì giờ để làm một bữa ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy.
Nói rằng ông Năm không biết làm bếp cũng không đúng. Hồi xưa, hồi còn ở bên nhà, thật tình ông Năm không biết chiên một cái trứng gà. Ông chỉ biết đi làm ngày hai buổi, còn việc bếp núc có bà Năm lo hết. Bây giờ thì khác. Ông cũng biết nấu vài món thông thường và lâu lâu cũng biết " làm " một nồi phở để đãi đôi ba ông bạn già cùng lứa tuổi và cùng thân phận lưu vong…
Như bình thường thì trưa thứ bảy, ông hay thả xuống khu 13 la-cà ở nhà sách Khai Trí một lúc rồi sang qua mấy cửa hàng nho nhỏ trên lầu Paris Stores để coi có gì lạ không. Sau đó, ông mới tấp vô tiệm phở để ăn trưa, có khi một mình,nhưng thường thì với một vài người bạn gặp nhau ngoài phố. Ở khu 13 vào trưa thứ bảy, không gặp người này cũng gặp người nọ, bởi vì ai cũng đến đó để mua đồ, nói là " đi chợ Tàu " chớ thật ra là để tìm lại một chút gì hơi hướm của quê hương : những khuôn mặt gần gũi (gặp ai cũng thấy quen quen !), những món hàng còn giữ nguyên nét cũ (đòn chả lụa vẫn phải có màu xanh của lá, con vịt quay vẫn phải đỏ ao màu mật…) và những cái tên chỉ cần đọc lên là đủ để gợi nhớ…
Hồi sáng này, ông Năm cũng đã đóng bộ để đi khu 13. Trời đã sang thu, nhưng nắng còn thật ấm. Cây marronnier nhà hàng xóm nằm ngay dưới cửa sổ nhà ông Năm đã trở màu vàng. "Chắc lá đã rụng đầy", ông Năm nghĩ vậy khi đứng thắt cravate gần khung cửa sổ. Chỗ ông cư ngụ là một studio nhỏ ở lầu ba khu nhà cũ nằm sâu phía sau nhà thờ Sacré Coeur. Cây marronnier che hết phía dưới thành ra từ cửa sổ nhà ông Năm nhìn thẳng ra chỉ thấy bức tường cao của khu nhà đối diện chắn ngang, chừa phía trên bầu trời bị đóng khung hình chữ nhựt bởi hai dẫy nhà dài. Trên nền trời đó, tuốt phía xa, là nóc nhà thờ với cây thánh giá. Thành ra, thế giới bên ngoài nhìn từ phòng ông Năm chỉ còn lại vỏn vẹn có cây thánh giá để cái nhìn còn có một điểm tựa ! Ông Năm theo đạo Phật, nhưng từ ngày dọn về đây – năm sáu năm gì rồi – cứ nhìn cây thánh giá riết mà ông có cảm tưởng như mình đã thành con chiên của Chúa ! Nhiều khi ông thấy cây thánh giá thật là sinh động. Ông không hay rằng niềm suy tư của ông đã gởi trên đó từ lâu…
Có lần, trong thư gởi về Việt Nam cho bà Năm, ông viết : "Anh thừơng nhìn cây thánh giá đứng cao vòi vọi một mình trên kia mà tự hỏi không biết anh và cây thánh giá, ai cô đơn hơn ai ? Nhưng cây thánh giá hãy còn giang tay ngạo-nghễ chớ anh thì từ lâu rồi anh đã buông tay đầu hàng số mệnh ! Tuy nhiên, ở đây anh còn có cây thánh giá trứơc mắt để hứơng về đó mà cầu nguyện, chớ ở bên nhà giờ đây muốn cầu nguyện em phải hứơng về đâu hả em ? Anh bỗng ứa nứơc mắt thương em vô cùng… Ở ngay trong lòng quê hương mà thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi điểm tựa cho niềm tin mà còn không có thì em sống ra sao, em hả ?" Đối với ông Năm, cây thánh giá trên chót nhà thờ Sacré Coeur mặc nhiên đã trở thành một vật gì thật gần gũi, thật trần gian, thật ngừơi, và là động cơ khơi nguồn kỷ niệm…
Hồi xưa, ông làm việc cho Air France ở Sàigòn. Đời sống rất thoải mái, nhưng hai vợ chồng lại không có con. Chạy thầy chạy thuốc mãi rồi mới biết tại vì tử cung của bà Năm nằm lệch. Điều này làm bà Năm khóc hết nứơc mắt. Tuy nhiên, hồi đó còn trẻ nên cũng dễ nguôi, hai vợ chồng chẳng quan tâm cho lắm. Lần hồi, tuổi đời chồng chất, sự không có con đã trở thành một vấn đề cho hai vợ chồng. Mặc dù ông Năm không bao giờ nhắc đến chuyện đó, bà Năm vẫn khơi ra để nhận lỗi về mình. Mặc cảm đó làm cho bà lúc nào cũng ân hận, áy náy. Rồi cái gì hư, cái gì trật, cái gì bậy ở trong nhà dù là do lỗi những ngừơi giúp việc, bà cũng nhận hết. Ông Năm phải mất một thời gian dài để giải thích, khuyên lơn, an ủi bà Năm mới lấy lại đựơc quân bình. Có hôm, trong lúc hai vợ chồng đi dạo trên bãi biển Vũng Tàu, nhìn thấy mấy gia đình đông con đùa giỡn vui vẻ, bà Năm chợt thở dài than : "Nếu không phải tại em thì bây giờ hai đứa mình đâu có bơ vơ như vầy !". Ông Năm choàng tay ôm vai vợ xoay ngừơi lại để nhìn sâu vào mắt : "Em à! Mình không có con, nhưng mình còn có nhau. Đó là Trời thương lắm rồi, em còn đòi hỏi gì nữa ? Thử tưởng tượng một ngày nào đó không còn có nhau nữa thì sao ?". Bà Năm gật gật đầu nhưng chẳng bao giờ tưởng tượng đến "cái ngày không còn có nhau" đó.
Vậy mà cái ngày đó đã đến cho ông bà Năm. Hai năm sau ngày mất nước, trong chuyến vượt biên ở Cà Mau, ông Năm đi thoát, bà Năm bị bắt lại với một số người không may khác ! Ông Năm sang Pháp, làm việc lại cho hãng Air France. Bà Năm nằm tù hết mấy tháng. Được thả ra thì nhà cửa đã bị tịch thu, đành về quê ở Gò Công làm công nhân cho nhà máy xay lúa của gia đình mà trong đợt đánh tư sản đầu tiên, Nhà Nước đã tịch thu để biến thành hợp tác xã. Từ đó, là những chuỗi dài thương nhớ, là những lo âu dằn vặt, là những lá thư nhiều ẩn nghĩa cho đúng "văn phạm Nhà Nước". Còn chuyện vượt biên lần nữa là chuyện mà bà Năm không bao giờ dám nghĩ đến ! Bên này, ông Năm chạy mãi rồi cũng được nhập cảnh gởi về, nhưng phía bà Năm thì gặp quá nhiều khó khăn trong hồ sơ xin xuất cảnh, cứ bị kéo dài, kéo dài bằng những chầu chực, bằng những lời hứa hẹn suông và bằng mấy lần bị lường gạt… Để cuối cùng, mấy năm sau, mới biết là hồ sơ đã bị bác từ lâu ! Tin đó đến với ông Năm bằng tờ giấy tập học trò vàng như giấy súc mà trên đó bà Năm chỉ còn đủ sức viết có mấy hàng… Vậy là vĩnh viễn không còn có nhau nữa ! Ông Năm mất tinh thần hết một thời gian dài. Sau đó, dọn về khu phố này tình cờ cửa sổ mở về hướng nhà thờ Sacré Coeur, để mỗi sáng trước khi đi làm ông nhìn cây thánh giá một lúc, giống như một tín đồ ngoan đạo…
Khi ông Năm mặc xong quần áo thì trời cũng đã gần trưa. Đốt điếu thuốc để lên môi, ông đóng cửa bước chậm rãi xuống cầu thang, giống như đo từng nấc thang một ! Thật ra, tại tánh ông Năm vốn đã trầm thêm tuổi đã gần sáu mươi bắt ông phải cẩn thận khi bước lên bước xuống. Ngoài ra, có gì phải vội phải gấp khi mà chẳng có ai đợi ai chờ ? Đi khu 13 vào trưa thứ bảy đã thành một thói quen, chẳng có gì phải náo nức. Bỗng nhiên, ông Năm nhận thấy cuộc đời mình sao thật vô vị. Giống như tờ giấy trắng mênh mông trải dài, thẳng băng, chẳng có một dòng mực, chẳng có một đốm màu, cũng chẳng có một vết hoen ố. Hình ảnh đó làm cho ông Năm dừng lại ở giữa cầu thang, ngẩn ngơ một lúc như vừa khám phá ra một điều gì quá rõ-rệt nằm ngay trước mắt mà sao lâu nay ông không nhận thấy ! "Mình đi làm đều đặn. Mỗi tuần xuống khu 13 cũng đều đặn vào trưa thứ bảy. Mỗi tối thứ hai đi ciné một lần vì giá vé hạ. Đêm nào cũng coi télé vào 8 giờ tối để theo dõi tin tức, rồi đọc sách đọc báo đến 11 giờ rưỡi là tắt đèn ngủ. Đều đặn. Đều đặn. Đến như cái cầu thang này, mình cũng đều đặn trèo xuống trèo lên đến nỗi biết nó có bốn mươi tám nấc ! Vậy rồi thôi ! Rồi cứ như vậy cho tới về hưu,tới chết !". Ông Năm hít hơi thuốc thật sâu để thở khói ra thật dài. Ông làm mấy lần như vậy, giống như đang tìm một đáp số ! Rồi ông vỗ nhẹ bàn tay lên thành lan can gỗ, tự nhủ "Thôi ! Đừng nghĩ tới nữa" Ông tiếp tục bước xuống, nhưng bây giờ sao thấy bước chân nặng hơn hồi nãy nhiều…
Khi đi qua trước phòng gác-dang, có tiếng gọi :
- Ông Georges ! Ông Georges !
Georges cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu. Bà gác-dang bước ra trao cho ông một điện tín, nói :
- Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông thì ông xuống đây.
Ông Năm run tay mở bức điện tín. Giòng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa : "Đã có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai". Điếu thuốc trên môi bỗng rơi xuống đất. Ông Năm có cảm giác như mình đang lên cơn sốt. Ông đọc lại điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho mình nghe : "Đúng rồi ! Bả được xuất cảnh rồi !". Bà gác-dang nghiêng đầu lo lắng :
- Có sao không ? Có chuyện gì không ? Ông Georges ?
Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nhìn bà ta, mỉm cười, rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh :
- Cám ơn bà ! Cám ơn bà nhiều ! Tôi thật không biết nói gì cho phải. Bà thật tốt bụng ! Quá tốt bụng ! Cám ơn ! Cám ơn !
Giọng ông thật thành khẩn, làm như chính bà đã cho giấy xuất cảnh ! Bà ta không hiểu gì cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông Năm. Bà ấp úng "Nhưng mà… Nhưng mà…" trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang. Nữa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói vói xuống :
- Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi ! Cám ơn ! Cám ơn nhiều !
Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hưu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi !
Vào phòng, ông ngã người lên giường, thở hổn hển. Cái tuổi hai mươi bất thần tìm lại chỉ đủ giúp ông trèo hết bốn mươi tám nấc thang thôi ! Một lúc sau, ông cầm điện tín lên, đọc lại một lần nữa. Thật rõ ràng mà ! Đây nè, hàng chữ không bỏ dấu "Da co xuat canh. Lo ve may bay cho em. Mai" Đọc là hiểu ngay ! Còn Mai là tên của bả rồi, chớ còn ai vô đây nữa ! Cái tên dễ thương mà mình đã thương từ mấy chục năm, không còn lộn với ai được. Vậy là chỉ còn có vé máy bay nữa là xong. Ông nhỏm người lên nhìn tấm lịch tháng treo gần đó để thấy rằng mình bỗng quên mất hôm nay là thứ bảy ! Vậy phải đợi thứ hai mới vào sở lo vụ này được. Ông lại nằm xuống. Dễ thôi ! Nhờ thằng Durand đánh cái télex là xong ngay. Ờ… nhưng mình cũng phải gởi cái điện tín về cho bả mừng. Tội nghiệp ! Không biết ai chạy lo cho bả cái xuất cảnh, chớ bả thì lo khỉ gì được với cái tánh hiền khô và nhát hít của bả. Nghĩ đến đó, ông Năm bỗng thấy thương vợ vô cùng. Cái người đàn bà hiền khô và nhát hít đó đã về làm vợ ông từ hơn ba mươi năm, trước sau như một, theo chồng như một cái bóng. Ngoài chuyện không có con, chẳng thấy bao giờ bà làm bận tâm ông. Con nhà giàu ở Gò Công, học ở Marie Curie, vậy mà cô gái có cái tên Trần thị Lệ Mai đó đã có một quan niệm sống thật cổ điển, thật Á đông. Và khi trở thành bà Trần văn Năm, luôn luôn bà đối xử với bên chồng thật vuông tròn và xem việc nội trợ như một thiên chức ! Hồi xưa, bạn bè vẫn nói là "thằng Năm trúng số độc đắc" hoặc "đẻ bọc điều mới có người vợ như vậy". Ông thì nghĩ rằng tại vợ mình hiền khô và nhát hít nên chẳng dám làm phiền ai bao giờ. Có lẽ nhờ vậy mà ai cũng thương… Ông lại nhỏm dậy nhìn tấm lịch. Trên đó ông có ghi bằng marker đỏ con số 10 to bằng nửa bàn tay ở gốc trái. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau ! Mỗi năm mua lịch, mình ngồi nắn nót viết con số lên đó giống như người tù bị lưu đày ghi số năm mà mình biệt xứ. Có khác là người tù còn biết ngày được thả chớ còn mình thì mù tịt. Đã tưởng vĩnh viễn sống một mình rồi… chết cũng một mình trên đất lưu vong này, nào ngờ Trời còn thương mình nhiều quá !
Ông ngồi hẳn dậy đốt điếu thuốc, khói thuốc thật thơm thật ngọt. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau ! Mười năm… lâu lắm chớ ! Vậy mà sao vẫn thấy còn thương còn nhớ. Lạ quá ! Có phải như vậy người ta gọi là chung thủy hay không ! Rồi ông nhìn quanh. Nhà cửa thiệt là lượm thượm, phải dọn dẹp laị coi cho nó được một chút. Vậy là ông đứng lên đẩy ghế, đẩy bàn, quên mất là mình còn mặc bộ đồ lớn để đi khu 13 và làm như bà Năm sắp qua tới bây giờ ! Vừa làm vừa nói một mình, lâu lâu ông ngừng lại hít một hơi thuốc thật sảng khoái. Hai cái fauteuils này cho sát vào tường, kê gần nhau để cùng ngồi coi télé. Cái télé nằm đó được rồi. Cái bàn ăn nhích qua một chút để có chỗ kéo cái nệm dưới gầm giường ra. Bả trên giường, mình dưới đất, tạm ổn trong khi chờ đợi kiếm nhà khác rộng hơn. Cái tủ búp-phê đẩy tới một chút là nằm ngang với bàn ăn. Mẹ nó ! Coi vậy mà cũng nặng ớn ! Ông đứng lên thở hổn hển, nhìn quanh. Bây giờ coi có nét rồi đó. À ! Cái màn cửa sổ, phải tháo xuống đem giặt, cho nó "sáng" ra mới được. Rồi ông vào buồng tắm thay đồ. Đồ đạc ở đây thì sạch sẽ rồi, khỏi lo. À ! Còn cái tủ quần áo ở bên phòng ngoài nữa. Phải thu gọn lại cho có chỗ để bả để quần áo chớ ! Ông bỗng phì cười. Làm như mình sắp cưới vợ vậy ! Mà thiệt ! Sau mười năm xa cách, gặp lại nhau cũng giống như cưới nhau lần nữa chớ gì ! Ông soi gương chải lại tóc. Tóc mình mới có mấy sợi bạc thôi. Mặt mũi hãy còn "nét" lắm, ai mà nói mình sắp sáu mươi ? Cô dâu qua đây thấy chú rể như vầy là nhìn… rớt con mắt ! Ông Năm bỗng nghe lòng vui rộn rã, giống như tâm trạng ngày xưa, thuở còn trẻ, lúc sửa soạn đi đến nơi hẹn với người con gái tên Trần thị Lệ Mai…
...Vậy là trưa thứ bảy này ông Năm không thấy đói ! Tuy vậy, cũng phải "bỏ bụng" một cái gì,vì thói quen hơn là vì nhu cầu. Ông mở tủ lạnh lấy một trái cà tô-mát và một miếng thịt bò. Cà xắt khoanh, không dầu không dấm, thịt nướng trần trên vỉ sắt không muối không bơ. Làm cho "lấy có" và ăn cũng cho "lấy có". Bởi vì tâm hồn ông đang mãi phiêu bồng ở đâu đâu xa lắm, hình như là ở Gò Công quê vợ, ở Gia Định quê mình, ở những ngày đầu "hai đứa gặp nhau" (Tiếng nói của tình yêu là một chuỗi dài im lặng !),ở rạp hát bóng Đại Nam là nơi "hai đứa hẹn hò" (Dù trời mưa anh cũng tới. Em nghe không ?), ở Đà Lạt ít lâu sau đó. Chao ôi ! Đẹp quá ! Dễ thương quá ! Tình yêu là cái gì mà sao mãi mãi vẫn còn nguyên, như mới hôm qua hôm kia…
-oOo-
Ông Năm lái xe lên phi trường Charles de Gaulle lần này là lần thứ hai. Hồi sáng, đã lên đó một lần, đợi cả tiếng đồng hồ để được thông báo là chuyến bay Air France từ Thái Lan qua sẽ đến trễ gần tám tiếng. Nhờ là nhân viên của hãng nên ông Năm được biết là máy bay bị trục trặc kỹ thuật ở Karachi. Trở về sở làm, ông ngồi đứng không yên, lâu lâu cứ nhìn đồng hồ. Bạn bè trong sở thấy vậy thương hại, mỗi người một câu an ủi trấn an. Có người ngồi lại gợi chuyện tán dóc cho ông đỡ thấy sốt ruột. Có người đặt tay lên vai ông bóp mạnh :
- Georges ! Đợi chờ nhau mười năm mà mày còn chịu nỗi huống gì chỉ có mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Can đảm lên chớ !
Vậy rồi thời gian cũng qua, chiều cũng xuống, để ông Năm lái xe đi phi trường, lòng náo nức xôn xao trong sự đợi chờ kỳ diệu.
Vào phi trường, ông gắn thẻ nhân viên lên ngực áo rồi đến quầy Air France hỏi thăm. Mô phật ! Lần này máy bay sẽ đến đúng giờ. Hai cô tiếp viên trong quầy không quen ông Năm nhưng thấy đeo thẻ Air France, nên cũng hỏi đẩy đưa :
- Ông chờ đón bạn à ?
Ông mỉm cười, vừa bước đi vừa trả lời :
- Không ! Tôi đón nhà tôi. Chào hai cô.
Phi trường giờ này nhiều chuyến bay cùng đến một lúc nên người đi kẻ lại tấp nập. Ông Năm ngồi uống cà phê, hút thuốc, nhìn thiên hạ. Ông thấy ai cũng dễ thương hết ! Ông muốn họ uống với ông một tách cà phê, hút với ông một điếu thuốc lá. Cà phê expresso thật ngon. Khói thuốc Dunhill thật ngọt. Tâm hồn ông Năm được trải rộng mênh mông…
Lại nghĩ đến bà Năm. Bả điệu" lắm ! Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Tóc lúc nào cũng chải gọn về phía sau rồi cuốn thành một vòng kẹp lại phía trên ót, thành ra khuôn mặt trái soan và cái cổ tròn lúc nào nhìn cũng rõ nét. Còn về quần áo thì bả chẳng bao giờ mặc loại có màu sắc sặc sỡ loè loẹt, luôn luôn hoặc đen hoặc xanh đậm và nếu có bông thì cũng phải tiệp màu với nền vải và hình dáng phải nhã nhặn, nho nhỏ tương xứng với tầm vóc của bả. Hà ! Bả hiền khô và nhát hít vậy mà về vấn đề ăn mặc bả khó dàng trời ! Người ta nói bả có "gout". Mình cũng nghĩ như vậy, nhưng nếu bả không có thân hình đều đặn cân đối thì không biết cái "gout" để vào đâu cho nó nổi ! Ông hít một hơi thuốc dài sảng khoái. Hồi đó sao mà mình mê bả quá, nhứt là đôi bàn tay có ngón thon dài sang trọng và cặp mắt đen to như mắt đầm làm cho cái nhìn của bả lúc nào cũng có vẻ như ngạc nhiên. Điều lạ là sau này khi đã đứng tuổi, bả vẫn còn giữ nguyên đường nét thời con gái. Thành ra lắm khi nhìn bả, mình muốn trêu chọc bằng câu "Gái không con mà nom cũng mòn con mắt", nhưng vì sợ bả buồn nên mình nín thinh luôn !
Ông Năm ngừng suy tư trên hình ảnh đẹp của bà vợ, mỉm cười vu vơ. Lại hút thuốc, lại nhìn thiên hạ. Hớp cà phê cuối cùng đã nguội ngắt mà sao vẫn còn thấy ngon lạ lùng. Bỗng ông bật cười. Sau bảy mươi lăm, sống với Việt Cộng mà bả vẫn tiếp tục "điệu" như thường ! Trong lúc người ta lôi quần áo cũ rách ra bận và để mặt mũi tóc tai lôi thôi lếch thếch cho có "tác phong cách mạng" thì bả vẫn gọn ghẽ sạch sẽ như thường, vẫn chút đỉnh má hồng, chút đỉnh son, vẫn quần dài áo ngắn tươm tất, mặc dù phải đạp xe đi làm công nhân ở tổ may thêu xa bảy tám cây số. Mình hay trêu chọc bả bằng câu nói của Việt Cộng "Song chân lý ấy vẫn không bao giờ thay đổi", bả cười không nói. Vậy mà có hôm, bả trả lời bằng một câu… xanh dờn : "Đàn bà phải biết tự trọng. Làm như mấy bà cách mạng tóc tai xủ xộp, quần áo xốc xếch rộng rinh hoặc ngắn ngủn như mặt đồ khín, em làm không được"…
Có tiếng nhạc chuông dìu dặt, tiếp theo là giọng bổng trầm của cô tiếp viên thông báo chuyến bay Air France số AF 199 đến từ Thái Lan đã đáp xuống sân bay. Ông Năm đứng lên trả tiền, xong đi vào phía trong qua ngã văn phòng trực của hãng. Ông nghe lòng vừa náo nức vừa hồi hộp giống như ngày xưa khi đứng chờ xem kết quả thi tú tài ! Ông ra đón tận cổng vào. Có hai chuyến bay đến từ hai nơi khác nhau nhưng đổ hành khách xuống cùng một lúc, nên sân bay đầy người. Giữa cái lao xao lộn xộn đó, ông Năm nghểnh cổ tìm vợ trong luồng người thoát ra từ cổng F, cổng của chuyến bay Air France.
Ông nhìn từng khuôn mặt, từng người. Ông nhìn, ông chớp mắt để nhìn cho rõ hơn. Những gương mặt Á đông phờ phạc. Những gương mặt Á đông hốc hác. Những gương mặt Á đông xanh xao. Ông nhìn, ông chờm tới, nhích tới để nhìn. Bả dễ nhìn lắm. Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Lúc nào cũng điệu. Trong đám đông, bả nổi hơn người ta nhờ nước da trắng hồng của gương mặt trái soan và đôi mắt lớn, cho nên dễ nhận ra lắm. Không phải bà này. Bà này già quá cũng không phải. Bà này coi ngờ ngợ nhưng đi chung với bầy con nít, không phải bả. Ông nhón chân lên để cái nhìn được đưa ra xa thì tai thoáng nghe hình như có tiếng người gọi nhỏ : "Ông Năm !" Ông vẫn tiếp tục nhìn từng người, từng khuôn mặt. Lại có tiếng người gọi nhỏ, lần này tiếng gọi lạc đi : "Ông Năm…"
Nghe rõ có tiếng ai gọi mình, ông nhìn lại. Ngay phía trước, đứng cách ông chỉ mấy bước, người gọi ông là một bà già tóc muối tiêu hớt bom bê ngắn như mấy bà Tàu Chợ Lớn, mặc áo len nâu rộng thùng thình, ống tay dài phủ mất hai bàn tay đang xách mỗi bên một túi vải. Chỉ mới nhìn tới đó thôi, linh tánh bắt ông nhìn lại gương mặt : khuôn mặt gầy xạm nắng với những nếp nhăn trăng trắng ở khoé môi và đuôi mắt. Ngần đó thứ giống như miếng cau khô, chỉ trừ có hai con mắt là sinh động, là mở to như có vẻ ngạc nhiên, là nói lên, là nhắc nhở, là… là… Trời ơi ! Là vợ tôi đây mà ! Ông Năm nghẹn ngào bước tới, hai tay đưa về phía bà già và chỉ còn đủ sức gọi có một tiếng : "Mai !" Ông ôm lấy vợ mắt nhắm nghiền đau đớn. Tội nghiệp ! Người vợ chỉ dám gọi chồng bằng hai tiếng "Ông Năm" như người xa lạ, và chỉ dám gọi có hai lần. Và khi chồng nhìn ra mình, ôm chầm lấy mình, người vợ đó chỉ còn nói được bằng nước mắt !
Ông Năm buông vợ ra để nhìn lại lần nữa. Ông nghe nghẹn lời và nghẹn cả lòng. Ông chỉ còn nói được bằng hai bàn tay… Hai bàn tay vuốt làn tóc bạc bây giờ sao quá thẳng quá ngắn. Hai bàn tay ôm lấy khuôn mặt bây giờ sao không lấp đầy hai lòng bàn tay. Hai bàn tay đặt xuống bờ vai bóp nhẹ. Dưới lớp áo len, ông cảm rõ nét gầy của bờ vai bây giờ. Bây giờ… Hồi đó… Từ trong sâu thẳm của lòng ông, nỗi đau khổ tột cùng bỗng bật lên thành tiếng, một thứ tiếng nói lệch lạc méo mó vì uất nghẹn : "Sao vầy nè ?". Rồi, không kềm chế nổi nữa, không cần giữ gìn ý tứ gì nữa, trong cái rừng người xào xạc đó, ông ôm lấy vợ, ngửa mặt lên trời thét lên một cách thống thiết : "Sao vầy nè… Trời ?". Tiếng "Trời" nặng trĩu thoát ra từ lòng ngực ông như tất cả sinh lực trong người được trút ra hết… Rồi ông ôm lấy vợ, nước mắt ràn rụa. Bà Năm cũng khóc nhưng vẫn không buông rời hai cái túi vải. Hơn mười năm sống với Việt Cộng, đã trở thành một bản năng : nắm chặt, giữ chặt những gì còn thuộc về mình, những gì mà "tụi nó" chưa kịp chiếm lấy, cướp lấy !
Một lúc lâu sau, phải một lúc lâu sau, ông Năm mới lấy lại bình tĩnh. Ông nói :
- Thôi mình về đi em !
Tiếng "em" thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng. Tiếng "em" mà đã mười năm, bà không còn nghe thấy ! Bà cắn môi để kềm xúc động, nhìn chồng mà đuôi mắt nheo lại mỉm cười. Bà nghe một cái gì mát rượi đang len vào lòng, một cái gì đã làm rơi mất từ hơn mười năm, bây giờ mới tìm gặp lại. Mãi đến bây giờ, ông Năm mới thấy trong đôi mắt vợ, nét cũ ngày xưa : to tròn như mắt đầm, trồng đen lay láy. Đôi mắt đó đang nhìn ông, cái nhìn ngời lên như muốn nói thật nhiều… Ông cúi xuống định xách hai túi vải. Bà Năm lắc đầu :
- Để em xách !
Tiếng "em cũng thật tự nhiên thật nhẹ nhàng. Giọng nói thật dịu dàng, trong trẻo. Làm như nước mắt đã tẩy sạch dấu vết của mười năm…
Ông vói tay cầm lấy quai túi :
- Để anh xách cho.
Bà Năm vừa bước đi, vừa nói, tay vẫn nắm chặt hai túi vải :
- Không sao. Em xách được. Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu.
Ông Năm bỗng nghe lòng quặn thắt. Thì ra "tụi nó" đày đọa bả đến nước đó ! Bả tội gì ? Tội gì ? Tội vượt biên ? Thì đã ở tù trên ba tháng rồi còn gì nữa ? Vậy tội gì ? Ông Năm nghiến cái câm thù trong răng để đừng chửi đổng, nhưng rồi ông cũng bật ra : "Quân khốn nạn !"
-oOo-
Về đến nhà thì trời đã xâm xẩm tối. Lần này thì chính ông Năm xách hai túi vải, đi trước dẫn đường, lòng vui như mở hội. Đến chân cầu thang, ông nói :
- Ở từng lầu ba lận. Em leo nổi không ?
Bà Năm trả lời, giọng vẫn trong trẻo :
- Gì không nổi ? Bây giờ em làm cái gì cũng nổi hết.
Rồi bà bước lên cầu thang, bước đều đặn. Ông Năm theo sau, nhìn dáng dấp nhỏ thó với mái tóc bạc hớt bom-bê cao ông bỗng thương vợ vô cùng. Mười năm… Mái tóc huyền mà ngày xưa hay kéo sát về phía sau để cuốn tròn kẹp gọn một vòng trên ót… bây giờ chỉ còn là như vầy ! Cái cổ tròn dẫn xuống bờ vai thon thon của hồi đó… bây giờ gầy nhom như vầy ! Mười năm… Chắc bả phải khổ ghê lắm, phải chịu đựng ghê lắm mới ra nông nỗi này ! Tội nghiệp ! Người đàn bà hiền khô và nhát hít đó chưa làm phiền lụy ai bao giờ, vậy mà Việt Cộng vẫn moi ra một cái cớ nào đó để hành hạ. Và như vậy suốt mười năm. Lam lũ quá nên bả già trước tuổi, chớ bả cũng còn giữ được cái nhìn, giọng nói và tâm hồn… những thứ mà Việt Cộng không cưỡng chiếm được !
Vào nhà, ông Năm bật đèn lên, bà Năm nhìn quanh mỉm cười, không nói. Ông Năm đặt hai túi lên bàn ăn, rồi cũng nhìn quanh :
- Nhà của anh đó. Nhỏ như cái lỗ mũi. Tạm một thời gian rồi mình sẽ kiếm nhà khác rộng hơn.
Bà Năm dịu dàng :
- Như vầy cũng được. Có hai đứa mà gì…
Bỗng nhiên hai người nhìn nhau. Tiếng "hai đứa" nhắc cho họ nhớ tới hoàn cảnh bây giờ, một hoàn cảnh mà từ lúc gặp lại nhau bao nhiêu thống hận dập dồn đã làm họ quên đi : bây giờ "hai đứa" vẫn còn có nhau, thật sự còn có nhau. Rồi sẽ không còn gì chia cách. Rồi sẽ đi bên nhau, đi hết đoạn đường còn lại, một đoạn đường không còn bao nhiêu xa… Bởi vì họ biết : họ đang bước vào mùa thu của cuộc đời… Cho nên họ nhìn nhau mà yêu thương dâng đầy trong mắt.
Bà Năm bước lại cửa sổ. Ngoài xa trên nền trời trắng đục, hiện lên thật rõ cây thánh giá và nóc nhà thờ Sacré Coeur. Bà Năm hỏi :
- Cây thánh giá này đây ?
Câu hỏi trống không nhưng hai người cùng hiểu : cây thánh giá mà ông Năm viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần trong thư gởi về Việt Nam. Ông bước lại khoác vai vợ, gật gật đầu. Hai người yên lặng nhìn cây thánh giá như đang tạ ơn, giống như đang rước lễ, giống như cô dâu chú rể sau khi được kết hợp thành vợ chồng… Thời gian bỗng như dừng lại, để hình ảnh trở thành bất diệt, nói lên cái cao cả của tình yêu, cái huyền diệu của niềm tin… những thứ mà Việt Cộng muốn xoá bỏ để biến con người thành gỗ đá.
Một lúc lâu sao, bà Năm như sực tỉnh :
- Để em soạn đồ ra.
Rồi bà bước lại bàn mở hai túi vải. Ông Năm đốt điếu thuốc, khói thuốc lâng lâng nhẹ. Ông ngồi cạnh giường nhìn vợ soạn đồ bằng đôi bàn tay xạm nắng với những đường gân nổi lên ngoằn ngoèo. Đôi bàn tay đã từng có ngón tay thon dài khéo léo từ đường kim mũi chỉ… bây giờ là như vậy ! Ông thấy thương vợ vô cùng.
Bà Năm soạn đồ ra để trên bàn : vài bộ quần áo, mấy cái khăn lông, một cái mền nhỏ…
Vừa làm bà vừa nói :
- Có bao nhiêu, em đem theo hết. Nói là đi chánh thức chớ không biết lúc nào tụi nó bắt mình lại. Có nhiều người lên máy bay rồi mà còn bị lôi xuống, không biết vì cớ gì. Rồi khi được thả ra là trắng tay.
Bà lấy trong túi ra một khuôn hình, trao cho ông Năm :
- Em đem hình ông già bà già qua để lâu lâu mình thắp một cây nhang.
Ông Năm nhìn hình cha mẹ, lòng bồi hồi xúc động. Hình này, hồi đó, để trên bàn thờ nhà cũ. Nhà bị tịch thu, không hiểu bả làm sao lấy được để mang qua đây ? Ông đứng lên nhìn quanh, rồi treo khuôn hình lên cây đinh trên tường đối diện.
Có tiếng bà Năm nói :
- Em có đem qua cho anh chai rượu nếp than nữa. Nhớ hồi đó anh ưa lắm.
Ông quay lại, cầm chai lên mở nút. Chưa đặt miệng chai lên mũi mà mùi rượu ngọt ngào thơm phức tỏa ra thật nồng nàn. Ông hít một hơi dài, đóng nút lại, rồi nhìn chai rượu mà ứa nước mắt. Nỗi nhớ quê hương nằm sâu trong tìm thức, bây giờ, mùi rượu nếp than, màu rượu nếp than đã làm bật dậy, vô cùng mãnh liệt. Ông tưởng chừng như vừa hưởi thấy mùi thơm quê hương. Có mùi ngọt ngọt của lúa chín, có mùi nồng nồng của rơm của rạ, có mùi hăng hăng của đống un đốt cạnh chuồng trâu chuồng bò… Ông tưởng chừng như đang giữ trong tay một mảnh trời quen thuộc. Ở đó có màu tím lờn lợt của hoa bằng lăng, có màu tím nâu nâu của vỏ măng cụt, có màu tím học trò của trái mồng tơi, và những tà áo tím phất phơ theo gió qua cầu, với những chiều tím quê ngoại, đứng ngẩn ngơ bên sông Vàm Cỏ khi tuổi vừa mới lớn… Chao ơi ! Ngần đó thứ, tưởng quên nhưng vẫn nhớ. Ngần đó thứ bây giờ xa thật xa. Xa, không phải vì cách biệt, mà xa vì không còn thuộc về mình nữa !
Ông Năm cầm chai lắc lắc, bột nếp than tím ngát dợn lên trong lòng chai. Ông mở nút rót thẳng vào miệng một hớp. Chất rượu béo ngậy ngọt ngào cay cay nhắc ông nhớ những quán nhậu ở Hóc Môn, những món thịt rừng ở Biên Hoà, những con cá mú sửa kho tộ ở Vũng Tàu bãi sau bãi trước… Ông ngậm lấy hớp rượu để nghe rõ chất rượu đang thấm vào nướu răn, đang thấm vào các thớ thịt cổ, đang thấm lên nóc giọng, đang nồng lên mũi. Ôi ! Mùi vị quê hương là đây… ông không cầm được nước mắt !
Bà Năm vẫn âm thầm soạn đồ đạc. Bà hiểu ông Năm lắm và nghe thương chồng vô cùng. Tội nghiệp ! Mười năm xa quê hương…
Ông Năm vào phòng tắm rửa mặt rồi ra chỉ chỗ cho vợ xếp quần áo. Xong ông bảo :
- Anh đã làm sẵn mấy món ăn cho hai đứa. Để anh đem ra hâm. Em đặt bàn đi. Đồ đạc trong tủ búp-phê đó.
Bà Năm nghi ngờ :
- Anh mà làm bếp cái nỗi gì ? Mua ở tiệm thì có.
Ông Năm cười sảng khoái :
- Em lầm rồi ! Bây giờ, anh làm cái gì cũng được hết. Nấu bếp, giặt đồ, làm ménage … đủ thứ. Rồi em coi ! À… đặt bàn em nhớ để một dĩa sâu cho món súp légume và một dĩa trẹt cho món gà nấu rượu, nghe !
Bà Năm mỉm cười, thấy chồng sung sướng mà lòng cũng thênh thang trải rộng.
Một lúc sau, hai vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Trên bàn cũng có hai cây nến. Cũng khăn trải bàn trắng phau, cũng khăn ăn màu xám lợt, cũng dĩa trắng chạy chỉ vàng, cũng nĩa dao cáng gỗ có nét vẽ cong cong nhè nhẹ. Và không quên hai ly rượu có chân, đựng chút rượu nếp than có màu tím đậm đà và hương thơm mời mọc.
Ông vui vẻ :
- Như vầy mới đúng là nuit de noces chứ, phải không em ?
Bà Năm nhìn chồng không nói, nhưng vành tai bỗng đỏ bừng. Bà nói lảng :
- Súp ngon chớ ! Anh học nấu ở đâu vậy ?
Ông để ngón tay trỏ lên môi, vẻ bí mật :
- Hùm… Không nói đâu ! Ông Tiên người Tàu chuyên nấu đồ Tây chỉ đó, dặn anh đừng nói cho ai biết !
Rồi cả hai cùng cười vì hình ảnh ngộ nghĩnh đó, cái cười hồn nhiên tìm lại sau mười năm xa nhau…
Bữa ăn kéo dài bằng những chuyện kể cho nhau nghe, nhớ đâu kể đó, không mạch lạc đầu đuôi, bởi vì trong thời gian mười năm có biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra để mà nhớ cặn kẽ cái nào sau cái nào trước ! Dọn dẹp xong thì trời đã khuya. Hai vợ chồng chia nhau, bà nằm trên giường, ông nằm trên nệm dưới đất.
Tắt đèn đã lâu mà hai người vẫn còn trằn trọc. Làm như còn thèm nói chuyện với nhau nữa ! Bóng tối dầy đặc vây quanh. Không khí trong nhà êm êm mát mát. Mùi rượu nếp than và mùi thuốc lá Dunhill còn phản phất thơm thơm. Bỗng bà Năm nghe một bàn tay của chồng đặt lên mình mình. Toàn thân bà run lên nhè nhẹ. Hơi thở của bà bỗng trở nên phập phồng. Một cảm giác dường như thật cũ, mà cũng dường như thật mới, dìu dịu ngây ngây… Bà không biết nữa ! Rồi, không tự chủ được, bà cầm bàn tay chồng áp lên má, lên mũi, lên môi. Bàn tay này tưởng đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy, cầm lấy. Da thịt này tưởng đã vĩnh viễn không còn đụng chạm sờ mó được. Mười năm… Mười năm… Nước mắt bỗng chảy dài xuống hai bên tai, bà Năm thốt lên nho nhỏ : "Mình !". Chỉ có một âm đơn độc, nhưng sao tiếng "mình" nói lên thật nhiều, diễn tả thật nhiều. Tiếng "mình" mà mười năm nay ông Năm không còn nghe. Tiếng "mình" gợi lên tình nghĩa vợ chồng, nỗi niềm chia xẻ. Tiếng "mình" cũng là tiếng nói của yêu đương, của hài hoà sum họp. Và tiếng "mình" ở đây, trong hoàn cảnh này, sao nghe thật mời mọc dâng hiến… Người đàn bà mười năm khổ hận đó, vợ ông, cần được yêu thương thật nhiều để bù lại. Tiếng "mình" gọi nhỏ trong đêm bỗng nghe tiếp nối… Bồi hồi xúc động, ông Năm chồm lên ôm xóc lấy vợ, hôn tràn lên tóc, lên má, lên môi. Ông nghe trong tay, run lên như đang cơn sốt, thân xác gầy còm của vợ. Và tai ông còn nghe những tiếng "mình" đứt quãng ú ớ như tiếng nói trong chiêm bao…
Cuộc tình của tuổi vào thu âm thầm như lá rụng bên ngoài nhưng cũng nồng nàn ngọt lịm như hớp rượu nếp than cùng chia nhau khi nãy. Có mùa chớm thu nào mà không thấy còn sót lại vài tia nắng hạ ?
-oOo-
Tôi muốn câu chuyện này chấm dứt ở đây cho cuộc tình được đẹp như bài thơ, được vuông tròn như trong tiểu thuyết. Nhưng trên thật tế không phải như vậy. Bởi vì…
…Một tháng sau đó, bà Năm ngã bịnh, phải vào nằm nhà thương. Bà bị ung thư phổi, ở thời kỳ chót. Bà đã giấu ông Năm, lâu nay, bây giờ bà mới cho biết : hồi còn ở Việt Nam, nhờ khám thấy ung thư nên bà mới xin được chiếu khán xuất cảnh. "Nhà nước Cách Mạng vốn khoan hồng nhân đạo, nên cho phép chị sang thăm chồng đấy ! Chớ chị không nằm trong diện được cứu xét nào cả. Rõ chưa ?". Gã cán bộ trao giấy phép cho bà Năm, mà nói như thật ! Tụi nó dư biết rằng có giữ bà lại cũng chỉ tốn gạo tốn khoai thêm vài tháng nữa và là một miệng ăn phi sản xuất, chẳng lợi lộc gì cho "nhân dân". Thà tống đi gấp để khỏi phải chôn thêm một người, chật đất !
Ông Năm đã ngồi bên giường vợ suốt thời gian cuối cùng. Ông đã cầm bàn tay còn mang tỳ vết của mưòi năm gian khổ. Ông đã ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
Ông đã gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt còn lại.
Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều…
Tiểu Tử
Tiểu Tử
Bữa ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị : một trái cà tô-mát không dầu không dấm và một miếng thịt bò nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối không bơ. Quá giản dị ! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm. Nghĩa là có dư dả thì giờ để làm một món gì đó cho có vẻ một bữa ăn cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái gì cũng được. Thật quá giản dị ! Nhứt là ông Năm sống một mình, không bị phiền toái bởi những chuyện vụn vặt lỉnh-kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có gia đình. Ở Paris này mà sống một mình như ông Năm thì thời gian không biết phải làm gì cho hết chớ đừng nói không có thì giờ để làm một bữa ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy.
Nói rằng ông Năm không biết làm bếp cũng không đúng. Hồi xưa, hồi còn ở bên nhà, thật tình ông Năm không biết chiên một cái trứng gà. Ông chỉ biết đi làm ngày hai buổi, còn việc bếp núc có bà Năm lo hết. Bây giờ thì khác. Ông cũng biết nấu vài món thông thường và lâu lâu cũng biết " làm " một nồi phở để đãi đôi ba ông bạn già cùng lứa tuổi và cùng thân phận lưu vong…
Như bình thường thì trưa thứ bảy, ông hay thả xuống khu 13 la-cà ở nhà sách Khai Trí một lúc rồi sang qua mấy cửa hàng nho nhỏ trên lầu Paris Stores để coi có gì lạ không. Sau đó, ông mới tấp vô tiệm phở để ăn trưa, có khi một mình,nhưng thường thì với một vài người bạn gặp nhau ngoài phố. Ở khu 13 vào trưa thứ bảy, không gặp người này cũng gặp người nọ, bởi vì ai cũng đến đó để mua đồ, nói là " đi chợ Tàu " chớ thật ra là để tìm lại một chút gì hơi hướm của quê hương : những khuôn mặt gần gũi (gặp ai cũng thấy quen quen !), những món hàng còn giữ nguyên nét cũ (đòn chả lụa vẫn phải có màu xanh của lá, con vịt quay vẫn phải đỏ ao màu mật…) và những cái tên chỉ cần đọc lên là đủ để gợi nhớ…
Hồi sáng này, ông Năm cũng đã đóng bộ để đi khu 13. Trời đã sang thu, nhưng nắng còn thật ấm. Cây marronnier nhà hàng xóm nằm ngay dưới cửa sổ nhà ông Năm đã trở màu vàng. "Chắc lá đã rụng đầy", ông Năm nghĩ vậy khi đứng thắt cravate gần khung cửa sổ. Chỗ ông cư ngụ là một studio nhỏ ở lầu ba khu nhà cũ nằm sâu phía sau nhà thờ Sacré Coeur. Cây marronnier che hết phía dưới thành ra từ cửa sổ nhà ông Năm nhìn thẳng ra chỉ thấy bức tường cao của khu nhà đối diện chắn ngang, chừa phía trên bầu trời bị đóng khung hình chữ nhựt bởi hai dẫy nhà dài. Trên nền trời đó, tuốt phía xa, là nóc nhà thờ với cây thánh giá. Thành ra, thế giới bên ngoài nhìn từ phòng ông Năm chỉ còn lại vỏn vẹn có cây thánh giá để cái nhìn còn có một điểm tựa ! Ông Năm theo đạo Phật, nhưng từ ngày dọn về đây – năm sáu năm gì rồi – cứ nhìn cây thánh giá riết mà ông có cảm tưởng như mình đã thành con chiên của Chúa ! Nhiều khi ông thấy cây thánh giá thật là sinh động. Ông không hay rằng niềm suy tư của ông đã gởi trên đó từ lâu…
Có lần, trong thư gởi về Việt Nam cho bà Năm, ông viết : "Anh thừơng nhìn cây thánh giá đứng cao vòi vọi một mình trên kia mà tự hỏi không biết anh và cây thánh giá, ai cô đơn hơn ai ? Nhưng cây thánh giá hãy còn giang tay ngạo-nghễ chớ anh thì từ lâu rồi anh đã buông tay đầu hàng số mệnh ! Tuy nhiên, ở đây anh còn có cây thánh giá trứơc mắt để hứơng về đó mà cầu nguyện, chớ ở bên nhà giờ đây muốn cầu nguyện em phải hứơng về đâu hả em ? Anh bỗng ứa nứơc mắt thương em vô cùng… Ở ngay trong lòng quê hương mà thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi điểm tựa cho niềm tin mà còn không có thì em sống ra sao, em hả ?" Đối với ông Năm, cây thánh giá trên chót nhà thờ Sacré Coeur mặc nhiên đã trở thành một vật gì thật gần gũi, thật trần gian, thật ngừơi, và là động cơ khơi nguồn kỷ niệm…
Hồi xưa, ông làm việc cho Air France ở Sàigòn. Đời sống rất thoải mái, nhưng hai vợ chồng lại không có con. Chạy thầy chạy thuốc mãi rồi mới biết tại vì tử cung của bà Năm nằm lệch. Điều này làm bà Năm khóc hết nứơc mắt. Tuy nhiên, hồi đó còn trẻ nên cũng dễ nguôi, hai vợ chồng chẳng quan tâm cho lắm. Lần hồi, tuổi đời chồng chất, sự không có con đã trở thành một vấn đề cho hai vợ chồng. Mặc dù ông Năm không bao giờ nhắc đến chuyện đó, bà Năm vẫn khơi ra để nhận lỗi về mình. Mặc cảm đó làm cho bà lúc nào cũng ân hận, áy náy. Rồi cái gì hư, cái gì trật, cái gì bậy ở trong nhà dù là do lỗi những ngừơi giúp việc, bà cũng nhận hết. Ông Năm phải mất một thời gian dài để giải thích, khuyên lơn, an ủi bà Năm mới lấy lại đựơc quân bình. Có hôm, trong lúc hai vợ chồng đi dạo trên bãi biển Vũng Tàu, nhìn thấy mấy gia đình đông con đùa giỡn vui vẻ, bà Năm chợt thở dài than : "Nếu không phải tại em thì bây giờ hai đứa mình đâu có bơ vơ như vầy !". Ông Năm choàng tay ôm vai vợ xoay ngừơi lại để nhìn sâu vào mắt : "Em à! Mình không có con, nhưng mình còn có nhau. Đó là Trời thương lắm rồi, em còn đòi hỏi gì nữa ? Thử tưởng tượng một ngày nào đó không còn có nhau nữa thì sao ?". Bà Năm gật gật đầu nhưng chẳng bao giờ tưởng tượng đến "cái ngày không còn có nhau" đó.
Vậy mà cái ngày đó đã đến cho ông bà Năm. Hai năm sau ngày mất nước, trong chuyến vượt biên ở Cà Mau, ông Năm đi thoát, bà Năm bị bắt lại với một số người không may khác ! Ông Năm sang Pháp, làm việc lại cho hãng Air France. Bà Năm nằm tù hết mấy tháng. Được thả ra thì nhà cửa đã bị tịch thu, đành về quê ở Gò Công làm công nhân cho nhà máy xay lúa của gia đình mà trong đợt đánh tư sản đầu tiên, Nhà Nước đã tịch thu để biến thành hợp tác xã. Từ đó, là những chuỗi dài thương nhớ, là những lo âu dằn vặt, là những lá thư nhiều ẩn nghĩa cho đúng "văn phạm Nhà Nước". Còn chuyện vượt biên lần nữa là chuyện mà bà Năm không bao giờ dám nghĩ đến ! Bên này, ông Năm chạy mãi rồi cũng được nhập cảnh gởi về, nhưng phía bà Năm thì gặp quá nhiều khó khăn trong hồ sơ xin xuất cảnh, cứ bị kéo dài, kéo dài bằng những chầu chực, bằng những lời hứa hẹn suông và bằng mấy lần bị lường gạt… Để cuối cùng, mấy năm sau, mới biết là hồ sơ đã bị bác từ lâu ! Tin đó đến với ông Năm bằng tờ giấy tập học trò vàng như giấy súc mà trên đó bà Năm chỉ còn đủ sức viết có mấy hàng… Vậy là vĩnh viễn không còn có nhau nữa ! Ông Năm mất tinh thần hết một thời gian dài. Sau đó, dọn về khu phố này tình cờ cửa sổ mở về hướng nhà thờ Sacré Coeur, để mỗi sáng trước khi đi làm ông nhìn cây thánh giá một lúc, giống như một tín đồ ngoan đạo…
Khi ông Năm mặc xong quần áo thì trời cũng đã gần trưa. Đốt điếu thuốc để lên môi, ông đóng cửa bước chậm rãi xuống cầu thang, giống như đo từng nấc thang một ! Thật ra, tại tánh ông Năm vốn đã trầm thêm tuổi đã gần sáu mươi bắt ông phải cẩn thận khi bước lên bước xuống. Ngoài ra, có gì phải vội phải gấp khi mà chẳng có ai đợi ai chờ ? Đi khu 13 vào trưa thứ bảy đã thành một thói quen, chẳng có gì phải náo nức. Bỗng nhiên, ông Năm nhận thấy cuộc đời mình sao thật vô vị. Giống như tờ giấy trắng mênh mông trải dài, thẳng băng, chẳng có một dòng mực, chẳng có một đốm màu, cũng chẳng có một vết hoen ố. Hình ảnh đó làm cho ông Năm dừng lại ở giữa cầu thang, ngẩn ngơ một lúc như vừa khám phá ra một điều gì quá rõ-rệt nằm ngay trước mắt mà sao lâu nay ông không nhận thấy ! "Mình đi làm đều đặn. Mỗi tuần xuống khu 13 cũng đều đặn vào trưa thứ bảy. Mỗi tối thứ hai đi ciné một lần vì giá vé hạ. Đêm nào cũng coi télé vào 8 giờ tối để theo dõi tin tức, rồi đọc sách đọc báo đến 11 giờ rưỡi là tắt đèn ngủ. Đều đặn. Đều đặn. Đến như cái cầu thang này, mình cũng đều đặn trèo xuống trèo lên đến nỗi biết nó có bốn mươi tám nấc ! Vậy rồi thôi ! Rồi cứ như vậy cho tới về hưu,tới chết !". Ông Năm hít hơi thuốc thật sâu để thở khói ra thật dài. Ông làm mấy lần như vậy, giống như đang tìm một đáp số ! Rồi ông vỗ nhẹ bàn tay lên thành lan can gỗ, tự nhủ "Thôi ! Đừng nghĩ tới nữa" Ông tiếp tục bước xuống, nhưng bây giờ sao thấy bước chân nặng hơn hồi nãy nhiều…
Khi đi qua trước phòng gác-dang, có tiếng gọi :
- Ông Georges ! Ông Georges !
Georges cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu. Bà gác-dang bước ra trao cho ông một điện tín, nói :
- Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông thì ông xuống đây.
Ông Năm run tay mở bức điện tín. Giòng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa : "Đã có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai". Điếu thuốc trên môi bỗng rơi xuống đất. Ông Năm có cảm giác như mình đang lên cơn sốt. Ông đọc lại điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho mình nghe : "Đúng rồi ! Bả được xuất cảnh rồi !". Bà gác-dang nghiêng đầu lo lắng :
- Có sao không ? Có chuyện gì không ? Ông Georges ?
Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nhìn bà ta, mỉm cười, rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh :
- Cám ơn bà ! Cám ơn bà nhiều ! Tôi thật không biết nói gì cho phải. Bà thật tốt bụng ! Quá tốt bụng ! Cám ơn ! Cám ơn !
Giọng ông thật thành khẩn, làm như chính bà đã cho giấy xuất cảnh ! Bà ta không hiểu gì cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông Năm. Bà ấp úng "Nhưng mà… Nhưng mà…" trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang. Nữa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói vói xuống :
- Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi ! Cám ơn ! Cám ơn nhiều !
Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hưu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi !
Vào phòng, ông ngã người lên giường, thở hổn hển. Cái tuổi hai mươi bất thần tìm lại chỉ đủ giúp ông trèo hết bốn mươi tám nấc thang thôi ! Một lúc sau, ông cầm điện tín lên, đọc lại một lần nữa. Thật rõ ràng mà ! Đây nè, hàng chữ không bỏ dấu "Da co xuat canh. Lo ve may bay cho em. Mai" Đọc là hiểu ngay ! Còn Mai là tên của bả rồi, chớ còn ai vô đây nữa ! Cái tên dễ thương mà mình đã thương từ mấy chục năm, không còn lộn với ai được. Vậy là chỉ còn có vé máy bay nữa là xong. Ông nhỏm người lên nhìn tấm lịch tháng treo gần đó để thấy rằng mình bỗng quên mất hôm nay là thứ bảy ! Vậy phải đợi thứ hai mới vào sở lo vụ này được. Ông lại nằm xuống. Dễ thôi ! Nhờ thằng Durand đánh cái télex là xong ngay. Ờ… nhưng mình cũng phải gởi cái điện tín về cho bả mừng. Tội nghiệp ! Không biết ai chạy lo cho bả cái xuất cảnh, chớ bả thì lo khỉ gì được với cái tánh hiền khô và nhát hít của bả. Nghĩ đến đó, ông Năm bỗng thấy thương vợ vô cùng. Cái người đàn bà hiền khô và nhát hít đó đã về làm vợ ông từ hơn ba mươi năm, trước sau như một, theo chồng như một cái bóng. Ngoài chuyện không có con, chẳng thấy bao giờ bà làm bận tâm ông. Con nhà giàu ở Gò Công, học ở Marie Curie, vậy mà cô gái có cái tên Trần thị Lệ Mai đó đã có một quan niệm sống thật cổ điển, thật Á đông. Và khi trở thành bà Trần văn Năm, luôn luôn bà đối xử với bên chồng thật vuông tròn và xem việc nội trợ như một thiên chức ! Hồi xưa, bạn bè vẫn nói là "thằng Năm trúng số độc đắc" hoặc "đẻ bọc điều mới có người vợ như vậy". Ông thì nghĩ rằng tại vợ mình hiền khô và nhát hít nên chẳng dám làm phiền ai bao giờ. Có lẽ nhờ vậy mà ai cũng thương… Ông lại nhỏm dậy nhìn tấm lịch. Trên đó ông có ghi bằng marker đỏ con số 10 to bằng nửa bàn tay ở gốc trái. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau ! Mỗi năm mua lịch, mình ngồi nắn nót viết con số lên đó giống như người tù bị lưu đày ghi số năm mà mình biệt xứ. Có khác là người tù còn biết ngày được thả chớ còn mình thì mù tịt. Đã tưởng vĩnh viễn sống một mình rồi… chết cũng một mình trên đất lưu vong này, nào ngờ Trời còn thương mình nhiều quá !
Ông ngồi hẳn dậy đốt điếu thuốc, khói thuốc thật thơm thật ngọt. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau ! Mười năm… lâu lắm chớ ! Vậy mà sao vẫn thấy còn thương còn nhớ. Lạ quá ! Có phải như vậy người ta gọi là chung thủy hay không ! Rồi ông nhìn quanh. Nhà cửa thiệt là lượm thượm, phải dọn dẹp laị coi cho nó được một chút. Vậy là ông đứng lên đẩy ghế, đẩy bàn, quên mất là mình còn mặc bộ đồ lớn để đi khu 13 và làm như bà Năm sắp qua tới bây giờ ! Vừa làm vừa nói một mình, lâu lâu ông ngừng lại hít một hơi thuốc thật sảng khoái. Hai cái fauteuils này cho sát vào tường, kê gần nhau để cùng ngồi coi télé. Cái télé nằm đó được rồi. Cái bàn ăn nhích qua một chút để có chỗ kéo cái nệm dưới gầm giường ra. Bả trên giường, mình dưới đất, tạm ổn trong khi chờ đợi kiếm nhà khác rộng hơn. Cái tủ búp-phê đẩy tới một chút là nằm ngang với bàn ăn. Mẹ nó ! Coi vậy mà cũng nặng ớn ! Ông đứng lên thở hổn hển, nhìn quanh. Bây giờ coi có nét rồi đó. À ! Cái màn cửa sổ, phải tháo xuống đem giặt, cho nó "sáng" ra mới được. Rồi ông vào buồng tắm thay đồ. Đồ đạc ở đây thì sạch sẽ rồi, khỏi lo. À ! Còn cái tủ quần áo ở bên phòng ngoài nữa. Phải thu gọn lại cho có chỗ để bả để quần áo chớ ! Ông bỗng phì cười. Làm như mình sắp cưới vợ vậy ! Mà thiệt ! Sau mười năm xa cách, gặp lại nhau cũng giống như cưới nhau lần nữa chớ gì ! Ông soi gương chải lại tóc. Tóc mình mới có mấy sợi bạc thôi. Mặt mũi hãy còn "nét" lắm, ai mà nói mình sắp sáu mươi ? Cô dâu qua đây thấy chú rể như vầy là nhìn… rớt con mắt ! Ông Năm bỗng nghe lòng vui rộn rã, giống như tâm trạng ngày xưa, thuở còn trẻ, lúc sửa soạn đi đến nơi hẹn với người con gái tên Trần thị Lệ Mai…
...Vậy là trưa thứ bảy này ông Năm không thấy đói ! Tuy vậy, cũng phải "bỏ bụng" một cái gì,vì thói quen hơn là vì nhu cầu. Ông mở tủ lạnh lấy một trái cà tô-mát và một miếng thịt bò. Cà xắt khoanh, không dầu không dấm, thịt nướng trần trên vỉ sắt không muối không bơ. Làm cho "lấy có" và ăn cũng cho "lấy có". Bởi vì tâm hồn ông đang mãi phiêu bồng ở đâu đâu xa lắm, hình như là ở Gò Công quê vợ, ở Gia Định quê mình, ở những ngày đầu "hai đứa gặp nhau" (Tiếng nói của tình yêu là một chuỗi dài im lặng !),ở rạp hát bóng Đại Nam là nơi "hai đứa hẹn hò" (Dù trời mưa anh cũng tới. Em nghe không ?), ở Đà Lạt ít lâu sau đó. Chao ôi ! Đẹp quá ! Dễ thương quá ! Tình yêu là cái gì mà sao mãi mãi vẫn còn nguyên, như mới hôm qua hôm kia…
-oOo-
Ông Năm lái xe lên phi trường Charles de Gaulle lần này là lần thứ hai. Hồi sáng, đã lên đó một lần, đợi cả tiếng đồng hồ để được thông báo là chuyến bay Air France từ Thái Lan qua sẽ đến trễ gần tám tiếng. Nhờ là nhân viên của hãng nên ông Năm được biết là máy bay bị trục trặc kỹ thuật ở Karachi. Trở về sở làm, ông ngồi đứng không yên, lâu lâu cứ nhìn đồng hồ. Bạn bè trong sở thấy vậy thương hại, mỗi người một câu an ủi trấn an. Có người ngồi lại gợi chuyện tán dóc cho ông đỡ thấy sốt ruột. Có người đặt tay lên vai ông bóp mạnh :
- Georges ! Đợi chờ nhau mười năm mà mày còn chịu nỗi huống gì chỉ có mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Can đảm lên chớ !
Vậy rồi thời gian cũng qua, chiều cũng xuống, để ông Năm lái xe đi phi trường, lòng náo nức xôn xao trong sự đợi chờ kỳ diệu.
Vào phi trường, ông gắn thẻ nhân viên lên ngực áo rồi đến quầy Air France hỏi thăm. Mô phật ! Lần này máy bay sẽ đến đúng giờ. Hai cô tiếp viên trong quầy không quen ông Năm nhưng thấy đeo thẻ Air France, nên cũng hỏi đẩy đưa :
- Ông chờ đón bạn à ?
Ông mỉm cười, vừa bước đi vừa trả lời :
- Không ! Tôi đón nhà tôi. Chào hai cô.
Phi trường giờ này nhiều chuyến bay cùng đến một lúc nên người đi kẻ lại tấp nập. Ông Năm ngồi uống cà phê, hút thuốc, nhìn thiên hạ. Ông thấy ai cũng dễ thương hết ! Ông muốn họ uống với ông một tách cà phê, hút với ông một điếu thuốc lá. Cà phê expresso thật ngon. Khói thuốc Dunhill thật ngọt. Tâm hồn ông Năm được trải rộng mênh mông…
Lại nghĩ đến bà Năm. Bả điệu" lắm ! Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Tóc lúc nào cũng chải gọn về phía sau rồi cuốn thành một vòng kẹp lại phía trên ót, thành ra khuôn mặt trái soan và cái cổ tròn lúc nào nhìn cũng rõ nét. Còn về quần áo thì bả chẳng bao giờ mặc loại có màu sắc sặc sỡ loè loẹt, luôn luôn hoặc đen hoặc xanh đậm và nếu có bông thì cũng phải tiệp màu với nền vải và hình dáng phải nhã nhặn, nho nhỏ tương xứng với tầm vóc của bả. Hà ! Bả hiền khô và nhát hít vậy mà về vấn đề ăn mặc bả khó dàng trời ! Người ta nói bả có "gout". Mình cũng nghĩ như vậy, nhưng nếu bả không có thân hình đều đặn cân đối thì không biết cái "gout" để vào đâu cho nó nổi ! Ông hít một hơi thuốc dài sảng khoái. Hồi đó sao mà mình mê bả quá, nhứt là đôi bàn tay có ngón thon dài sang trọng và cặp mắt đen to như mắt đầm làm cho cái nhìn của bả lúc nào cũng có vẻ như ngạc nhiên. Điều lạ là sau này khi đã đứng tuổi, bả vẫn còn giữ nguyên đường nét thời con gái. Thành ra lắm khi nhìn bả, mình muốn trêu chọc bằng câu "Gái không con mà nom cũng mòn con mắt", nhưng vì sợ bả buồn nên mình nín thinh luôn !
Ông Năm ngừng suy tư trên hình ảnh đẹp của bà vợ, mỉm cười vu vơ. Lại hút thuốc, lại nhìn thiên hạ. Hớp cà phê cuối cùng đã nguội ngắt mà sao vẫn còn thấy ngon lạ lùng. Bỗng ông bật cười. Sau bảy mươi lăm, sống với Việt Cộng mà bả vẫn tiếp tục "điệu" như thường ! Trong lúc người ta lôi quần áo cũ rách ra bận và để mặt mũi tóc tai lôi thôi lếch thếch cho có "tác phong cách mạng" thì bả vẫn gọn ghẽ sạch sẽ như thường, vẫn chút đỉnh má hồng, chút đỉnh son, vẫn quần dài áo ngắn tươm tất, mặc dù phải đạp xe đi làm công nhân ở tổ may thêu xa bảy tám cây số. Mình hay trêu chọc bả bằng câu nói của Việt Cộng "Song chân lý ấy vẫn không bao giờ thay đổi", bả cười không nói. Vậy mà có hôm, bả trả lời bằng một câu… xanh dờn : "Đàn bà phải biết tự trọng. Làm như mấy bà cách mạng tóc tai xủ xộp, quần áo xốc xếch rộng rinh hoặc ngắn ngủn như mặt đồ khín, em làm không được"…
Có tiếng nhạc chuông dìu dặt, tiếp theo là giọng bổng trầm của cô tiếp viên thông báo chuyến bay Air France số AF 199 đến từ Thái Lan đã đáp xuống sân bay. Ông Năm đứng lên trả tiền, xong đi vào phía trong qua ngã văn phòng trực của hãng. Ông nghe lòng vừa náo nức vừa hồi hộp giống như ngày xưa khi đứng chờ xem kết quả thi tú tài ! Ông ra đón tận cổng vào. Có hai chuyến bay đến từ hai nơi khác nhau nhưng đổ hành khách xuống cùng một lúc, nên sân bay đầy người. Giữa cái lao xao lộn xộn đó, ông Năm nghểnh cổ tìm vợ trong luồng người thoát ra từ cổng F, cổng của chuyến bay Air France.
Ông nhìn từng khuôn mặt, từng người. Ông nhìn, ông chớp mắt để nhìn cho rõ hơn. Những gương mặt Á đông phờ phạc. Những gương mặt Á đông hốc hác. Những gương mặt Á đông xanh xao. Ông nhìn, ông chờm tới, nhích tới để nhìn. Bả dễ nhìn lắm. Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Lúc nào cũng điệu. Trong đám đông, bả nổi hơn người ta nhờ nước da trắng hồng của gương mặt trái soan và đôi mắt lớn, cho nên dễ nhận ra lắm. Không phải bà này. Bà này già quá cũng không phải. Bà này coi ngờ ngợ nhưng đi chung với bầy con nít, không phải bả. Ông nhón chân lên để cái nhìn được đưa ra xa thì tai thoáng nghe hình như có tiếng người gọi nhỏ : "Ông Năm !" Ông vẫn tiếp tục nhìn từng người, từng khuôn mặt. Lại có tiếng người gọi nhỏ, lần này tiếng gọi lạc đi : "Ông Năm…"
Nghe rõ có tiếng ai gọi mình, ông nhìn lại. Ngay phía trước, đứng cách ông chỉ mấy bước, người gọi ông là một bà già tóc muối tiêu hớt bom bê ngắn như mấy bà Tàu Chợ Lớn, mặc áo len nâu rộng thùng thình, ống tay dài phủ mất hai bàn tay đang xách mỗi bên một túi vải. Chỉ mới nhìn tới đó thôi, linh tánh bắt ông nhìn lại gương mặt : khuôn mặt gầy xạm nắng với những nếp nhăn trăng trắng ở khoé môi và đuôi mắt. Ngần đó thứ giống như miếng cau khô, chỉ trừ có hai con mắt là sinh động, là mở to như có vẻ ngạc nhiên, là nói lên, là nhắc nhở, là… là… Trời ơi ! Là vợ tôi đây mà ! Ông Năm nghẹn ngào bước tới, hai tay đưa về phía bà già và chỉ còn đủ sức gọi có một tiếng : "Mai !" Ông ôm lấy vợ mắt nhắm nghiền đau đớn. Tội nghiệp ! Người vợ chỉ dám gọi chồng bằng hai tiếng "Ông Năm" như người xa lạ, và chỉ dám gọi có hai lần. Và khi chồng nhìn ra mình, ôm chầm lấy mình, người vợ đó chỉ còn nói được bằng nước mắt !
Ông Năm buông vợ ra để nhìn lại lần nữa. Ông nghe nghẹn lời và nghẹn cả lòng. Ông chỉ còn nói được bằng hai bàn tay… Hai bàn tay vuốt làn tóc bạc bây giờ sao quá thẳng quá ngắn. Hai bàn tay ôm lấy khuôn mặt bây giờ sao không lấp đầy hai lòng bàn tay. Hai bàn tay đặt xuống bờ vai bóp nhẹ. Dưới lớp áo len, ông cảm rõ nét gầy của bờ vai bây giờ. Bây giờ… Hồi đó… Từ trong sâu thẳm của lòng ông, nỗi đau khổ tột cùng bỗng bật lên thành tiếng, một thứ tiếng nói lệch lạc méo mó vì uất nghẹn : "Sao vầy nè ?". Rồi, không kềm chế nổi nữa, không cần giữ gìn ý tứ gì nữa, trong cái rừng người xào xạc đó, ông ôm lấy vợ, ngửa mặt lên trời thét lên một cách thống thiết : "Sao vầy nè… Trời ?". Tiếng "Trời" nặng trĩu thoát ra từ lòng ngực ông như tất cả sinh lực trong người được trút ra hết… Rồi ông ôm lấy vợ, nước mắt ràn rụa. Bà Năm cũng khóc nhưng vẫn không buông rời hai cái túi vải. Hơn mười năm sống với Việt Cộng, đã trở thành một bản năng : nắm chặt, giữ chặt những gì còn thuộc về mình, những gì mà "tụi nó" chưa kịp chiếm lấy, cướp lấy !
Một lúc lâu sau, phải một lúc lâu sau, ông Năm mới lấy lại bình tĩnh. Ông nói :
- Thôi mình về đi em !
Tiếng "em" thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng. Tiếng "em" mà đã mười năm, bà không còn nghe thấy ! Bà cắn môi để kềm xúc động, nhìn chồng mà đuôi mắt nheo lại mỉm cười. Bà nghe một cái gì mát rượi đang len vào lòng, một cái gì đã làm rơi mất từ hơn mười năm, bây giờ mới tìm gặp lại. Mãi đến bây giờ, ông Năm mới thấy trong đôi mắt vợ, nét cũ ngày xưa : to tròn như mắt đầm, trồng đen lay láy. Đôi mắt đó đang nhìn ông, cái nhìn ngời lên như muốn nói thật nhiều… Ông cúi xuống định xách hai túi vải. Bà Năm lắc đầu :
- Để em xách !
Tiếng "em cũng thật tự nhiên thật nhẹ nhàng. Giọng nói thật dịu dàng, trong trẻo. Làm như nước mắt đã tẩy sạch dấu vết của mười năm…
Ông vói tay cầm lấy quai túi :
- Để anh xách cho.
Bà Năm vừa bước đi, vừa nói, tay vẫn nắm chặt hai túi vải :
- Không sao. Em xách được. Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu.
Ông Năm bỗng nghe lòng quặn thắt. Thì ra "tụi nó" đày đọa bả đến nước đó ! Bả tội gì ? Tội gì ? Tội vượt biên ? Thì đã ở tù trên ba tháng rồi còn gì nữa ? Vậy tội gì ? Ông Năm nghiến cái câm thù trong răng để đừng chửi đổng, nhưng rồi ông cũng bật ra : "Quân khốn nạn !"
-oOo-
Về đến nhà thì trời đã xâm xẩm tối. Lần này thì chính ông Năm xách hai túi vải, đi trước dẫn đường, lòng vui như mở hội. Đến chân cầu thang, ông nói :
- Ở từng lầu ba lận. Em leo nổi không ?
Bà Năm trả lời, giọng vẫn trong trẻo :
- Gì không nổi ? Bây giờ em làm cái gì cũng nổi hết.
Rồi bà bước lên cầu thang, bước đều đặn. Ông Năm theo sau, nhìn dáng dấp nhỏ thó với mái tóc bạc hớt bom-bê cao ông bỗng thương vợ vô cùng. Mười năm… Mái tóc huyền mà ngày xưa hay kéo sát về phía sau để cuốn tròn kẹp gọn một vòng trên ót… bây giờ chỉ còn là như vầy ! Cái cổ tròn dẫn xuống bờ vai thon thon của hồi đó… bây giờ gầy nhom như vầy ! Mười năm… Chắc bả phải khổ ghê lắm, phải chịu đựng ghê lắm mới ra nông nỗi này ! Tội nghiệp ! Người đàn bà hiền khô và nhát hít đó chưa làm phiền lụy ai bao giờ, vậy mà Việt Cộng vẫn moi ra một cái cớ nào đó để hành hạ. Và như vậy suốt mười năm. Lam lũ quá nên bả già trước tuổi, chớ bả cũng còn giữ được cái nhìn, giọng nói và tâm hồn… những thứ mà Việt Cộng không cưỡng chiếm được !
Vào nhà, ông Năm bật đèn lên, bà Năm nhìn quanh mỉm cười, không nói. Ông Năm đặt hai túi lên bàn ăn, rồi cũng nhìn quanh :
- Nhà của anh đó. Nhỏ như cái lỗ mũi. Tạm một thời gian rồi mình sẽ kiếm nhà khác rộng hơn.
Bà Năm dịu dàng :
- Như vầy cũng được. Có hai đứa mà gì…
Bỗng nhiên hai người nhìn nhau. Tiếng "hai đứa" nhắc cho họ nhớ tới hoàn cảnh bây giờ, một hoàn cảnh mà từ lúc gặp lại nhau bao nhiêu thống hận dập dồn đã làm họ quên đi : bây giờ "hai đứa" vẫn còn có nhau, thật sự còn có nhau. Rồi sẽ không còn gì chia cách. Rồi sẽ đi bên nhau, đi hết đoạn đường còn lại, một đoạn đường không còn bao nhiêu xa… Bởi vì họ biết : họ đang bước vào mùa thu của cuộc đời… Cho nên họ nhìn nhau mà yêu thương dâng đầy trong mắt.
Bà Năm bước lại cửa sổ. Ngoài xa trên nền trời trắng đục, hiện lên thật rõ cây thánh giá và nóc nhà thờ Sacré Coeur. Bà Năm hỏi :
- Cây thánh giá này đây ?
Câu hỏi trống không nhưng hai người cùng hiểu : cây thánh giá mà ông Năm viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần trong thư gởi về Việt Nam. Ông bước lại khoác vai vợ, gật gật đầu. Hai người yên lặng nhìn cây thánh giá như đang tạ ơn, giống như đang rước lễ, giống như cô dâu chú rể sau khi được kết hợp thành vợ chồng… Thời gian bỗng như dừng lại, để hình ảnh trở thành bất diệt, nói lên cái cao cả của tình yêu, cái huyền diệu của niềm tin… những thứ mà Việt Cộng muốn xoá bỏ để biến con người thành gỗ đá.
Một lúc lâu sao, bà Năm như sực tỉnh :
- Để em soạn đồ ra.
Rồi bà bước lại bàn mở hai túi vải. Ông Năm đốt điếu thuốc, khói thuốc lâng lâng nhẹ. Ông ngồi cạnh giường nhìn vợ soạn đồ bằng đôi bàn tay xạm nắng với những đường gân nổi lên ngoằn ngoèo. Đôi bàn tay đã từng có ngón tay thon dài khéo léo từ đường kim mũi chỉ… bây giờ là như vậy ! Ông thấy thương vợ vô cùng.
Bà Năm soạn đồ ra để trên bàn : vài bộ quần áo, mấy cái khăn lông, một cái mền nhỏ…
Vừa làm bà vừa nói :
- Có bao nhiêu, em đem theo hết. Nói là đi chánh thức chớ không biết lúc nào tụi nó bắt mình lại. Có nhiều người lên máy bay rồi mà còn bị lôi xuống, không biết vì cớ gì. Rồi khi được thả ra là trắng tay.
Bà lấy trong túi ra một khuôn hình, trao cho ông Năm :
- Em đem hình ông già bà già qua để lâu lâu mình thắp một cây nhang.
Ông Năm nhìn hình cha mẹ, lòng bồi hồi xúc động. Hình này, hồi đó, để trên bàn thờ nhà cũ. Nhà bị tịch thu, không hiểu bả làm sao lấy được để mang qua đây ? Ông đứng lên nhìn quanh, rồi treo khuôn hình lên cây đinh trên tường đối diện.
Có tiếng bà Năm nói :
- Em có đem qua cho anh chai rượu nếp than nữa. Nhớ hồi đó anh ưa lắm.
Ông quay lại, cầm chai lên mở nút. Chưa đặt miệng chai lên mũi mà mùi rượu ngọt ngào thơm phức tỏa ra thật nồng nàn. Ông hít một hơi dài, đóng nút lại, rồi nhìn chai rượu mà ứa nước mắt. Nỗi nhớ quê hương nằm sâu trong tìm thức, bây giờ, mùi rượu nếp than, màu rượu nếp than đã làm bật dậy, vô cùng mãnh liệt. Ông tưởng chừng như vừa hưởi thấy mùi thơm quê hương. Có mùi ngọt ngọt của lúa chín, có mùi nồng nồng của rơm của rạ, có mùi hăng hăng của đống un đốt cạnh chuồng trâu chuồng bò… Ông tưởng chừng như đang giữ trong tay một mảnh trời quen thuộc. Ở đó có màu tím lờn lợt của hoa bằng lăng, có màu tím nâu nâu của vỏ măng cụt, có màu tím học trò của trái mồng tơi, và những tà áo tím phất phơ theo gió qua cầu, với những chiều tím quê ngoại, đứng ngẩn ngơ bên sông Vàm Cỏ khi tuổi vừa mới lớn… Chao ơi ! Ngần đó thứ, tưởng quên nhưng vẫn nhớ. Ngần đó thứ bây giờ xa thật xa. Xa, không phải vì cách biệt, mà xa vì không còn thuộc về mình nữa !
Ông Năm cầm chai lắc lắc, bột nếp than tím ngát dợn lên trong lòng chai. Ông mở nút rót thẳng vào miệng một hớp. Chất rượu béo ngậy ngọt ngào cay cay nhắc ông nhớ những quán nhậu ở Hóc Môn, những món thịt rừng ở Biên Hoà, những con cá mú sửa kho tộ ở Vũng Tàu bãi sau bãi trước… Ông ngậm lấy hớp rượu để nghe rõ chất rượu đang thấm vào nướu răn, đang thấm vào các thớ thịt cổ, đang thấm lên nóc giọng, đang nồng lên mũi. Ôi ! Mùi vị quê hương là đây… ông không cầm được nước mắt !
Bà Năm vẫn âm thầm soạn đồ đạc. Bà hiểu ông Năm lắm và nghe thương chồng vô cùng. Tội nghiệp ! Mười năm xa quê hương…
Ông Năm vào phòng tắm rửa mặt rồi ra chỉ chỗ cho vợ xếp quần áo. Xong ông bảo :
- Anh đã làm sẵn mấy món ăn cho hai đứa. Để anh đem ra hâm. Em đặt bàn đi. Đồ đạc trong tủ búp-phê đó.
Bà Năm nghi ngờ :
- Anh mà làm bếp cái nỗi gì ? Mua ở tiệm thì có.
Ông Năm cười sảng khoái :
- Em lầm rồi ! Bây giờ, anh làm cái gì cũng được hết. Nấu bếp, giặt đồ, làm ménage … đủ thứ. Rồi em coi ! À… đặt bàn em nhớ để một dĩa sâu cho món súp légume và một dĩa trẹt cho món gà nấu rượu, nghe !
Bà Năm mỉm cười, thấy chồng sung sướng mà lòng cũng thênh thang trải rộng.
Một lúc sau, hai vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Trên bàn cũng có hai cây nến. Cũng khăn trải bàn trắng phau, cũng khăn ăn màu xám lợt, cũng dĩa trắng chạy chỉ vàng, cũng nĩa dao cáng gỗ có nét vẽ cong cong nhè nhẹ. Và không quên hai ly rượu có chân, đựng chút rượu nếp than có màu tím đậm đà và hương thơm mời mọc.
Ông vui vẻ :
- Như vầy mới đúng là nuit de noces chứ, phải không em ?
Bà Năm nhìn chồng không nói, nhưng vành tai bỗng đỏ bừng. Bà nói lảng :
- Súp ngon chớ ! Anh học nấu ở đâu vậy ?
Ông để ngón tay trỏ lên môi, vẻ bí mật :
- Hùm… Không nói đâu ! Ông Tiên người Tàu chuyên nấu đồ Tây chỉ đó, dặn anh đừng nói cho ai biết !
Rồi cả hai cùng cười vì hình ảnh ngộ nghĩnh đó, cái cười hồn nhiên tìm lại sau mười năm xa nhau…
Bữa ăn kéo dài bằng những chuyện kể cho nhau nghe, nhớ đâu kể đó, không mạch lạc đầu đuôi, bởi vì trong thời gian mười năm có biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra để mà nhớ cặn kẽ cái nào sau cái nào trước ! Dọn dẹp xong thì trời đã khuya. Hai vợ chồng chia nhau, bà nằm trên giường, ông nằm trên nệm dưới đất.
Tắt đèn đã lâu mà hai người vẫn còn trằn trọc. Làm như còn thèm nói chuyện với nhau nữa ! Bóng tối dầy đặc vây quanh. Không khí trong nhà êm êm mát mát. Mùi rượu nếp than và mùi thuốc lá Dunhill còn phản phất thơm thơm. Bỗng bà Năm nghe một bàn tay của chồng đặt lên mình mình. Toàn thân bà run lên nhè nhẹ. Hơi thở của bà bỗng trở nên phập phồng. Một cảm giác dường như thật cũ, mà cũng dường như thật mới, dìu dịu ngây ngây… Bà không biết nữa ! Rồi, không tự chủ được, bà cầm bàn tay chồng áp lên má, lên mũi, lên môi. Bàn tay này tưởng đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy, cầm lấy. Da thịt này tưởng đã vĩnh viễn không còn đụng chạm sờ mó được. Mười năm… Mười năm… Nước mắt bỗng chảy dài xuống hai bên tai, bà Năm thốt lên nho nhỏ : "Mình !". Chỉ có một âm đơn độc, nhưng sao tiếng "mình" nói lên thật nhiều, diễn tả thật nhiều. Tiếng "mình" mà mười năm nay ông Năm không còn nghe. Tiếng "mình" gợi lên tình nghĩa vợ chồng, nỗi niềm chia xẻ. Tiếng "mình" cũng là tiếng nói của yêu đương, của hài hoà sum họp. Và tiếng "mình" ở đây, trong hoàn cảnh này, sao nghe thật mời mọc dâng hiến… Người đàn bà mười năm khổ hận đó, vợ ông, cần được yêu thương thật nhiều để bù lại. Tiếng "mình" gọi nhỏ trong đêm bỗng nghe tiếp nối… Bồi hồi xúc động, ông Năm chồm lên ôm xóc lấy vợ, hôn tràn lên tóc, lên má, lên môi. Ông nghe trong tay, run lên như đang cơn sốt, thân xác gầy còm của vợ. Và tai ông còn nghe những tiếng "mình" đứt quãng ú ớ như tiếng nói trong chiêm bao…
Cuộc tình của tuổi vào thu âm thầm như lá rụng bên ngoài nhưng cũng nồng nàn ngọt lịm như hớp rượu nếp than cùng chia nhau khi nãy. Có mùa chớm thu nào mà không thấy còn sót lại vài tia nắng hạ ?
-oOo-
Tôi muốn câu chuyện này chấm dứt ở đây cho cuộc tình được đẹp như bài thơ, được vuông tròn như trong tiểu thuyết. Nhưng trên thật tế không phải như vậy. Bởi vì…
…Một tháng sau đó, bà Năm ngã bịnh, phải vào nằm nhà thương. Bà bị ung thư phổi, ở thời kỳ chót. Bà đã giấu ông Năm, lâu nay, bây giờ bà mới cho biết : hồi còn ở Việt Nam, nhờ khám thấy ung thư nên bà mới xin được chiếu khán xuất cảnh. "Nhà nước Cách Mạng vốn khoan hồng nhân đạo, nên cho phép chị sang thăm chồng đấy ! Chớ chị không nằm trong diện được cứu xét nào cả. Rõ chưa ?". Gã cán bộ trao giấy phép cho bà Năm, mà nói như thật ! Tụi nó dư biết rằng có giữ bà lại cũng chỉ tốn gạo tốn khoai thêm vài tháng nữa và là một miệng ăn phi sản xuất, chẳng lợi lộc gì cho "nhân dân". Thà tống đi gấp để khỏi phải chôn thêm một người, chật đất !
Ông Năm đã ngồi bên giường vợ suốt thời gian cuối cùng. Ông đã cầm bàn tay còn mang tỳ vết của mưòi năm gian khổ. Ông đã ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
Ông đã gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt còn lại.
Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều…
Tiểu Tử
Thursday, August 13, 2009
ĐÀI Á CHÂU TỰ DO * TỔNG CỤC 2
Tổng Cục 2, cơ quan tình báo gây nhiều quan ngại (phần 1)
Hồi thượng tuần tháng 6, chỉ trong vòng hai ngày, tướng Võ Nguyên Giáp – một nhân vật được xem như “khai quốc công thần” của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay – đã gửi liên tiếp hai lá thư, lập lại một yêu cầu từng được ông nêu ra từ đầu năm 2004, đó là những nhân vật cao cấp trong Đảng và chính quyền đương nhiệm, cần giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng.
Các tình tiết trước, trong và sau scandal “Tổng cục 2” chỉ ra một nguy cơ khác, đáng ngại hơn đối với vận mệnh quốc gia.
Tiền thân của cơ quan tình báo quân đội Việt Nam hiện nay là Phòng Tình báo Quân ủy hội, thành lập vào tháng 10 năm 1945, do ông Hoàng Minh Đạo phụ trách. Sau một sắc lệnh được ban hành vào tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc Phòng, tháng 3 năm 1947, Phòng Tình báo Quân ủy hội được chuyển thành Cục Tình báo, còn được gọi là Cục Quân báo hoặc gọi tắt là Cục 2.
Trong 48 năm sau đó, Cục 2 vẫn chỉ là một cơ quan trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thế rồi đến năm 1995, Cục 2 được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng và từ vị trí phụ thuộc, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu.
Vai trò của Tổng cục 2, được ông Nông Đức Mạnh, khi ấy đang là Chủ tịch Quốc hội, hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm 1996. Sau đó, pháp lệnh vừa kể được ông Võ Văn Kiệt chi tiết hoá, bằng Nghị định 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997.
Pháp lệnh Tình báo đã đưa Tổng cục 2 thoát ra khỏi sự kiểm soát của Bộ Quốc Phòng khi xác định: “Lực lượng tình báo Việt Nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)”.
Và Nghị định 96 đã phá vỡ mọi giới hạn về vai trò và hoạt động của Tổng cục 2, khi nhấn mạnh: “Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Đảng CSVN, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”
Cũng vì thế, Tổng cục 2 trở thành một cơ quan, liên tục bị các công thần như: ông Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương hoặc những cán bộ, sĩ quan cao cấp của Đảng CSVN, chính quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam như:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, người thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Chu Huy Mân - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đại tướng Nguyễn Quyết - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Thượng tướng Phùng Thế Tài - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp – cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Trung tướng Đồng Văn Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội.
Trung tướng Lê Tự Đồng - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Phạm Hồng Sơn - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Nguyễn Hoà – cựu Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự tại Lào.
Thiếu tướng Nguyễn Tài - cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Văn Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền... cùng với rất đông cán bộ lão thành cách mạng, sĩ quan cấp tá, đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
Trong nhiều thư được gửi liên tục cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, những nhân vật vừa kể đã nêu ra vai trò, ý đồ của một số người tham gia nâng Cục 2 thành Tổng cục 2 và biến Tổng cục 2 thành một cơ quan “siêu quyền lực”, khiến Tổng cục 2 trở thành hiểm họa.
Trong đó, có hai sai phạm bị xác định là “siêu nghiêm trọng” và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: Vụ Sáu Sứ và vụ T4.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ:
“Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó.
Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười,để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.”
Vụ T4 cũng có tính chất tương tự, ông Bùi Tín kể tiếp:
“Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA vàđiệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA.
Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,..
Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh.
Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.”
Theo nhiều tài liệu, Sáu Sứ và T4 chỉ là hai trong hàng loạt sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2 và sự phẫn nộ trong hàng ngũ các công thần, những trụ cột của chế độ đã buộc Đảng CSVN phải tính đến việc xem xét toàn diện các sai phạm này vào năm 2005.
Kết qủa xem xét, xử lý ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp.
Buổi phát thanh này, Trân Văn trình bày tiếp những diễn biến sau đợt phản ứng đầu tiên, kéo dài trong hai năm 2004 và 2005.
Không chỉ dàn dựng vụ Sáu Sứ và T4 với những tình tiết như ông Bùi Tín đã kể trong bài trước, tại Tổng cục 2 còn xảy ra nhiều chuyện tày trời khác.
Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà bịa ra cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng.
Cũng theo tướng Nguyễn Nam Khánh: Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.
Tướng Nguyễn Nam Khánh nhận định: Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng... Nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ.
Ông Bùi Tín kể: Lá thư của ông Giáp được rất nhiều vị tướng, từ ông Chu Huy Mân đến một số vị thiếu tướng, đặc biệt ông Nguyễn Nam Khánh hết sức ủng hộ. Do đó trước Đại hội 10, năm 2005, Ông Nông Đức Mạnh bị buộc phải tổ chức ra một ban, gọi là Ban Kiểm tra liên ngành đặc biệt, gồm đại diện của: Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Ban Bảo vệ Trung ương, Cục Bảo vệ Quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,... lên đến hơn 20 người. Ban Kiểm tra liên ngành đã làm việc và đã có một báo cáo- mà tôi được biết là dày đến 70 trang – hoàn thành trước Đại hội 10.
Trước khi Đại hội 10 họp thì ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với Bộ Chính trị lúc đó có một sáng kiến là ỉm báo cáo này đi. Họ cho là báo cáo này nguy hiểm quá. Nếu trong Đảng và nhân dân được biết thì có thể tạo ra sự đảo lộn rất lớn về chính trị. Ông ấy viện cớ là nếu phổ biến, trung ương mà biết, đại hội mà biết thì gia đình, bạn bè họ đều biết thì khó có thể giữ được bí mật. Cho nên ông Nông Đức Mạnh mới thuyết phục Bộ Chính trị, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 10 là không phổ biến báo cáo tuyệt mật đó.
Ông ấy yêu cầu là do sự ổn định của chế độ, ổn định của Đảng, coi như Bộ Chính trị khoá trước đã xem và coi như đã giải quyết xong xuôi. Hủy báo cáo này đi, coi như báo cáo này không có.
Vì sao những người có trách nhiệm xem xét, giải quyết các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2 đã quyết định như vậy mà câu chuyện về cơ quan này vẫn chưa kết thúc? Ông Bùi Tín giải thích: Vấn đề này không thể ỉm hoàn toàn được, bởi vì nó dai dẳng, bởi vì ngay trong Tổng cục 2 đã có những sĩ quan dũng cảm, có những sĩ quan trung thành với sự thật, trung thành với nhân dân, thấy những việc làm bậy quá nên tiếp tục tố cáo. Trong đó có hai ông là ông Vũ Minh Ngọc và ông Vũ Minh Trí. Ngay từ năm 2005, ông Vũ Minh Ngọc đã có một lá thư gọi là “Thất trảm sớ”, nêu lên 7 tên rất nguy hiểm, cần phải gạt bỏ mới có thể cứu được Đảng, cứu được chế độ. Sau đó, ông Vũ Minh Ngọc viết thư thứ hai và cũng gửi cho cả tướng Giáp. Tướng Giáp rất ủng hộ ý kiến: Phải giải quyết triệt để vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục 2. Năm nay, thư của ông Vũ Minh Trí hâm lại vụ này và tướng Giáp lại lên tiếng ủng hộ một lần nữa.
Người gửi “Thất trảm sớ” – Trung tá Vũ Minh Ngọc hiện nay thế nào? Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Đó sẽ là nội dung bài thứ ba. Mời qúy vị đón nghe.
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-08-12
Tổng cục 2 là cách gọi tắt cơ quan đặc trách tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam và kể từ năm 2004 đến nay, ba từ “Tổng cục 2”nhắc nhiều người nhớ đến một scandal, tuy ầm ĩ nhưng vẫn chưa có hồi kết.
AFP photo
Hồi thượng tuần tháng 6, chỉ trong vòng hai ngày, tướng Võ Nguyên Giáp – một nhân vật được xem như “khai quốc công thần” của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay – đã gửi liên tiếp hai lá thư, lập lại một yêu cầu từng được ông nêu ra từ đầu năm 2004, đó là những nhân vật cao cấp trong Đảng và chính quyền đương nhiệm, cần giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng.
Scandal “Tổng cục 2”
Đã và đang có những dấu hiệu cho thấy “Tổng cục 2” không còn đơn thuần là một scandal về những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực.Các tình tiết trước, trong và sau scandal “Tổng cục 2” chỉ ra một nguy cơ khác, đáng ngại hơn đối với vận mệnh quốc gia.
Tiền thân của cơ quan tình báo quân đội Việt Nam hiện nay là Phòng Tình báo Quân ủy hội, thành lập vào tháng 10 năm 1945, do ông Hoàng Minh Đạo phụ trách. Sau một sắc lệnh được ban hành vào tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc Phòng, tháng 3 năm 1947, Phòng Tình báo Quân ủy hội được chuyển thành Cục Tình báo, còn được gọi là Cục Quân báo hoặc gọi tắt là Cục 2.
Trong 48 năm sau đó, Cục 2 vẫn chỉ là một cơ quan trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thế rồi đến năm 1995, Cục 2 được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng và từ vị trí phụ thuộc, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu.
Vai trò của Tổng cục 2, được ông Nông Đức Mạnh, khi ấy đang là Chủ tịch Quốc hội, hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm 1996. Sau đó, pháp lệnh vừa kể được ông Võ Văn Kiệt chi tiết hoá, bằng Nghị định 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997.
Pháp lệnh Tình báo đã đưa Tổng cục 2 thoát ra khỏi sự kiểm soát của Bộ Quốc Phòng khi xác định: “Lực lượng tình báo Việt Nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)”.
Và Nghị định 96 đã phá vỡ mọi giới hạn về vai trò và hoạt động của Tổng cục 2, khi nhấn mạnh: “Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Đảng CSVN, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”
Cũng vì thế, Tổng cục 2 trở thành một cơ quan, liên tục bị các công thần như: ông Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương hoặc những cán bộ, sĩ quan cao cấp của Đảng CSVN, chính quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam như:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, người thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Chu Huy Mân - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đại tướng Nguyễn Quyết - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Thượng tướng Phùng Thế Tài - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp – cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Trung tướng Đồng Văn Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội.
Trung tướng Lê Tự Đồng - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Phạm Hồng Sơn - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Nguyễn Hoà – cựu Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự tại Lào.
Thiếu tướng Nguyễn Tài - cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Văn Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền... cùng với rất đông cán bộ lão thành cách mạng, sĩ quan cấp tá, đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
Siêu quyền lực
Tổng cục 2 đã hoạt động ra sao và đã làm những gì khiến các công thần, những trụ cột của chế độ phẫn nộ đến như vậy?Trong nhiều thư được gửi liên tục cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, những nhân vật vừa kể đã nêu ra vai trò, ý đồ của một số người tham gia nâng Cục 2 thành Tổng cục 2 và biến Tổng cục 2 thành một cơ quan “siêu quyền lực”, khiến Tổng cục 2 trở thành hiểm họa.
Trong đó, có hai sai phạm bị xác định là “siêu nghiêm trọng” và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: Vụ Sáu Sứ và vụ T4.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ:
“Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó.
Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười,để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.”
Vụ T4 cũng có tính chất tương tự, ông Bùi Tín kể tiếp:
“Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA vàđiệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA.
Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,..
Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh.
Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.”
Theo nhiều tài liệu, Sáu Sứ và T4 chỉ là hai trong hàng loạt sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2 và sự phẫn nộ trong hàng ngũ các công thần, những trụ cột của chế độ đã buộc Đảng CSVN phải tính đến việc xem xét toàn diện các sai phạm này vào năm 2005.
Kết qủa xem xét, xử lý ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Cơ quan Tình báo quân đội VN và những dấu hiệu của một đại họa (Phần 2)
Cơ quan Tình báo quân đội VN và những dấu hiệu của một đại họa (Phần 2)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-13
Trong buổi phát thanh trước, Trân Văn đã tóm tắt về sự hình thành Cục Tình báo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, còn được gọi là Cục Quân báo, hay gọi tắt là Cục 2 và vì sao, năm 1995, Bộ Tổng Tham mưu đồng ý cho Cục 2 tách ra để nâng lên thành Tổng cục Tình báo Quốc phòng, quen được gọi là Tổng cục 2, trước khi Pháp lệnh Tình báo được ban hành vào cuối năm 1996, cũng như một số nguyên nhân khiến cơ quan này bị hàng loạt công thần, trụ cột của chế độ lên tiếng đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
photo courtesy Wikipedia
Buổi phát thanh này, Trân Văn trình bày tiếp những diễn biến sau đợt phản ứng đầu tiên, kéo dài trong hai năm 2004 và 2005.
Không chỉ dàn dựng vụ Sáu Sứ và T4 với những tình tiết như ông Bùi Tín đã kể trong bài trước, tại Tổng cục 2 còn xảy ra nhiều chuyện tày trời khác.
Phá hoại Đảng một cách có hệ thống
Sau lá thư đề ngày 3 tháng 1 năm 2004 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó ông yêu cầu, Hội nghị Trung ương 9, khoá 9 xử lý kiên quyết, dứt điểm, nghiêm minh một tổ chức mà ông nhận định là “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống”, ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004 – một trong những tài liệu được nhận định là quan trọng nhất đối với vụ Tổng cục 2 - Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, một trong những người được Bộ Chính trị phân công theo dõi việc bảo vệ chính trị nội bộ, cho biết: Các vấn đề của Tổng cục 2 còn nhiều như tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam...Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà bịa ra cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng.
Cũng theo tướng Nguyễn Nam Khánh: Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.
Tướng Nguyễn Nam Khánh nhận định: Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng... Nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ.
“Thất trảm sớ”
Những ý kiến như thế của tướng Nguyễn Nam Khánh, của ông Phạm Văn Xô, một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi của hàng chục vị tướng và nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhiều sĩ quan cấp tá đã được tiếp nhận thế nào? Việc xem xét, xử lý các sai phạm ra sao?Ông Bùi Tín kể: Lá thư của ông Giáp được rất nhiều vị tướng, từ ông Chu Huy Mân đến một số vị thiếu tướng, đặc biệt ông Nguyễn Nam Khánh hết sức ủng hộ. Do đó trước Đại hội 10, năm 2005, Ông Nông Đức Mạnh bị buộc phải tổ chức ra một ban, gọi là Ban Kiểm tra liên ngành đặc biệt, gồm đại diện của: Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Ban Bảo vệ Trung ương, Cục Bảo vệ Quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,... lên đến hơn 20 người. Ban Kiểm tra liên ngành đã làm việc và đã có một báo cáo- mà tôi được biết là dày đến 70 trang – hoàn thành trước Đại hội 10.
Trước khi Đại hội 10 họp thì ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với Bộ Chính trị lúc đó có một sáng kiến là ỉm báo cáo này đi. Họ cho là báo cáo này nguy hiểm quá. Nếu trong Đảng và nhân dân được biết thì có thể tạo ra sự đảo lộn rất lớn về chính trị. Ông ấy viện cớ là nếu phổ biến, trung ương mà biết, đại hội mà biết thì gia đình, bạn bè họ đều biết thì khó có thể giữ được bí mật. Cho nên ông Nông Đức Mạnh mới thuyết phục Bộ Chính trị, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 10 là không phổ biến báo cáo tuyệt mật đó.
Ông ấy yêu cầu là do sự ổn định của chế độ, ổn định của Đảng, coi như Bộ Chính trị khoá trước đã xem và coi như đã giải quyết xong xuôi. Hủy báo cáo này đi, coi như báo cáo này không có.
Vì sao những người có trách nhiệm xem xét, giải quyết các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2 đã quyết định như vậy mà câu chuyện về cơ quan này vẫn chưa kết thúc? Ông Bùi Tín giải thích: Vấn đề này không thể ỉm hoàn toàn được, bởi vì nó dai dẳng, bởi vì ngay trong Tổng cục 2 đã có những sĩ quan dũng cảm, có những sĩ quan trung thành với sự thật, trung thành với nhân dân, thấy những việc làm bậy quá nên tiếp tục tố cáo. Trong đó có hai ông là ông Vũ Minh Ngọc và ông Vũ Minh Trí. Ngay từ năm 2005, ông Vũ Minh Ngọc đã có một lá thư gọi là “Thất trảm sớ”, nêu lên 7 tên rất nguy hiểm, cần phải gạt bỏ mới có thể cứu được Đảng, cứu được chế độ. Sau đó, ông Vũ Minh Ngọc viết thư thứ hai và cũng gửi cho cả tướng Giáp. Tướng Giáp rất ủng hộ ý kiến: Phải giải quyết triệt để vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục 2. Năm nay, thư của ông Vũ Minh Trí hâm lại vụ này và tướng Giáp lại lên tiếng ủng hộ một lần nữa.
Người gửi “Thất trảm sớ” – Trung tá Vũ Minh Ngọc hiện nay thế nào? Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Đó sẽ là nội dung bài thứ ba. Mời qúy vị đón nghe.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Wednesday, August 5, 2009
NGUYỄN PHÚ THỨ * VĂN NGHỆ
Để tưởng nhớ những Nghệ Sĩ Vang Danh Một Thời
nay không còn nữa
Rồi anh nông dân Nguyễn-Thành-Út càng ngày càng nổi tiếng, các ông bầu đại ban lần lượt mời anh về thủ vai chánh, để rồi anh Út trở thành ông Út-Trà-Ôn (Sở dĩ, anh nông dân Nguyễn-Thành-Út có tên là Út-Trà-Ôn, bởi vì lấy tên Út và ghép thêm Trà-Ôn là nơi quê hương xứ sở của ông) và sau bao năm làm kép chánh ở đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bảng.
Khoảng cuối năm 1959, Út-Trà-Ôn mới hợp tác với kép độc Hoàng-Giang và mời soạn-giả Vân-An viết thường trực cho đoàn, để thành lập đại ban Thống-Nhứt, từ đó Út-Trà-Ôn đã đóng những vai như : Mã-Khắc-Sinh trong tuồng Mắt em là bể oan cừu; Yên-Ly-Sơn trong tuồng Giọt lệ chinh phu .v.v. đã hát cả tháng tại rạp Quốc-Thanh, không còn ghế trống.
Đặc-biệt, trong vai Mã-Khắc-Sinh là vị nguyên soái nước Triều-Tiên (Đại-Hàn), bị quân Nguyên (Trung Hoa) xâm lược, mặc dù chiến đấu rất oanh liệt, nhưng bị thua trận, vợ là Ngọc-Hà (được đào thương Diệu-Hiền thủ vai cũng làm khán giả khóc từng hồi) bị hoàng đế Thiết-Mộc-Chân của quân Nguyên bắt về làm vợ trong lúc mang thai Mã-Khắc-Huy, trong tuồng Mắt Em là bể oan cừu ông Út-Trà-Ôn đã đóng rất hay làm cho khán giả phải khóc sướt mướt qua lời ca cùng diễn xuất độc đáo qúy hiếm ít có kép chánh nào thời đó thực hiện nổi.
Ngoài ra, chúng ta có thấy tuồng Tuyệt Tình Ca tức Ông Cò Quận 9 ông Út-Trà-Ôn đã thủ vai Ông Cò rất xuất sắc và trung-thực trong vỡ tuồng tình-cãm xả-hội. Đây là một trong những tuồng hay nhứt đã đi vào bất tử của quý bà con đồng hương chúng ta. Vào năm 1991 cách đây 10 năm, nếu quý bà con đồng hương có dịp xem băng hình tuồng cải lương Nhạc lòng năm cũ, với vai Ông Hội Đồng do Út-Trà-Ôn thủ vai và Út-Bạch-Lan với vai Bà Hội Đồng nay đã già yếu, hợp cùng các nghệ sĩ hữu danh : Lệ-Thủy, Minh-Vương, Phượng-Liên, Phương-Quang, Hữu-Tài v.v cũng làm khán giả rơi lệ, không những về bố cục tác-phẩm mà do các vai của các nghệ-sĩ thủ tròn các vai.
Nhân đây, tôi cũng xin giới-thiệu đến quý bà con đồng hương băng hình tuồng cải lương Nguyệt-Khuyết do các nghệ-sĩ : Bạch-Tuyết, Minh-Vương, Thoại-Mỹ, Thanh-Ngân, Trinh-Trinh, Linh-Tâm, Chí-Linh và bé Gia-Bảo thực hiện.
Đây là, một tuồng cải lương tình-cãm xả-hội đáng xem, bởi vì không những nội-dung của tác-phẩm rất hay và trung thực của nó, đã được các nghệ-sĩ hữu-danh thực-hiện các vai rất độc đáo, vì đã lột trần hết sự thật của nó, nhứt là vai Hường do nữ nghệ sĩ trẻ Thanh-Ngân, tài danh đang lên để nối tiếp các nữ nghệ-sĩ kỳ cựu sáng giá như: Út-Bạch-Lan, Bạch-Tuyết, Lệ-Thủy v.v nay đã già.
Khoảng năm 1961, soạn giả Viễn-Châu tức Bảy Bá làm giám đốc kỷ thuật hảng dĩa Asia, thì hảng nầy mới mời đệ nhứt danh ca vọng cổ Út-Trà-Ôn. Khi về hảng dĩa Asia, chính soạn Viễn-Châu, người ở Trà-Cú thuộc Trà-Vinh viết bài riêng để Út-Trà-Ôn ca, từ đó soạn giả Viễn-Châu đã viết trên 2.000 bài ca vọng cổ đặc biệt, để cho Út-Trà-Ôn ca, để rồi soạn-giả Viễn-Châu cũng trở thành "vua viết bài ca vọng cổ". Bởi vì, các bài ca vọng cổ nào của soạn giả Viễn-Châu và Út-Trà-Ôn ca cũng được mọi giới thích thú và ngưỡng mộ, ví như các bài :Tôn Tẩn Giả Điên, Sầu Vương Biên Ải, v.v đặc biệt bài Tình Anh Bán Chiếu, là một bài vọng cổ đã đưa vào lòng dân tộc chúng ta bất diệt, mặc dù Út-Trà Ôn cũng như tác-giả bản ca Vọng Cổ do Ông Cao-Văn-Lầu (1892-1976) tức Sáu Lầu đã thực-hiện ngày nay không còn nữa.
Giờ đây, ông Út Trà Ôn đã nằm xuống, nhưng tiếng hát của Ông vẫn mãi mãi ghi tâm khảm của mọi người, nhứt là quý bà con ở lục tỉnh Miền Tây đất nước chúng ta, rất thương nhớ và tâm đắc không khác "Bá Nha và Tử Kỳ" vậy.
2. NGHỆ SĨ BẢY NAM
Ngoài ra, Bà Bảy Nam còn là diễn viên nổi tiếng của sân khấu cải lương, kịch và màn ảnh, làm cho cả triệu người rơi lệ nhứt là trong vai bà mẹ già nghèo khổ đi thăm con gái, bị bà sui giàu có hà hiếp, đuổi xuống bếp, để rồi lặng lẽ ra về trong nỗi buồn đau tủi hận, qua vỡ tuồng "Lá Sầu Riêng" cũng như đóng vai má Bảy đã ra tay cứu giúp người con gái vì tình chửa hoang không được mẹ của người tình giàu có chấp nhận cưới hỏi, để rồi phải mang thai dạ chửa đến với nhà Bà để khai hoa nở nhụy ra một đứa con trai, với hành động và lời nói của Bà thật xúc động, nếu độc giả có xem trong màn ảnh vở Bên Giòng Sông Trẹm sẽ thấy cảnh này. (Theo tôi nếu vở Bên Giòng Sông Trẹm đừng kéo dài phần hai và kết thúc ở phần một sau khi đứa con trai đó chết vì bị đặt mìn để cho khán giả tự suy nghĩ kết luận thì vở này có giá trị vô cùng).
Suốt mấy tháng qua, Bà Bảy Nam bị bịnh nặng, Cô Kim Cương không cho mẹ trở lại sân khấu, bắt bà phải an dưỡng bịnh trong một căn phòng nhỏ ở tư gia, được các con cháu cận kề săn sóc. Những ngày dưỡng bịnh Bà vẩn để hết tâm trí vào sân khấu, nhớ ánh đèn màu, bà lầm thầm lại lời đối thoại của các vai mà bà diễn xuất trước đây, rồi mới nói : "Kiếp sau, có đầu thai lại cũng xin làm nghệ sĩ". Nghe vậy, Kim Cương chọc mẹ "Nghệ sĩ khổ muốn chết, sao má không xin làm nghề khác cho sung sướng?" Bà liền đáp: "Đâu có, nghệ sĩ mới sướng chứ con. Nghề gì thì con chỉ làm hoài có một thứ, còn làm nghệ sĩ thì má được làm vua nè, rồi làm quan, làm nông dân, buôn bán... đủ hết, không có chán".
3. Nghệ Sĩ Hữu Phước :
Nghệ sĩ hữu danh này quê quán tại Sóc Trăng, đã người đã đem trọn cuộc đời 40 năm hiến dâng cho nghệ thuật, qua các đoàn cải lương như : Kim Thoa, Kim Chưởng, Thanh Hương, Thanh Minh Thanh Nga (tại đại ban Thanh Minh Thanh Nga này, nghệ sĩ Hữu Phước đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1960)...
Đặc biệt nghệ sĩ Hữu Phước đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu khán thính giả, bằng chứng qua các vai :
- Cậu Tư Kiêng trong vở tuồng Con Gái Chị Hằng.
- Tấn trong vở tuồng Tấm Lòng Của Biển.
- Cang trong vở tuồng Nữa Đời Hương Phấn...
Ngoài ra, nghệ sĩ Hữu Phước đã đóng góp hầu hết các hãng dĩa hát lớn như : Asia, Hoàng Sơn, Tứ Hải, Continental... và hợp tác với các ban và nhiều chương trình của đài truyền hình, đài phát thanh...
Hơn nữa, nghệ sĩ Hữu Phước còn có ái nữ là nghệ sĩ Hương Lan là nữ nghệ sĩ tài danh cả tân lẫn cỗ nhạc.
Sau 30-4-75, nghệ sĩ Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên cả gia đình sang định cư tại Paris. Nhưng vẫn nặng tình nghiệp dĩ, cho nên nghệ sĩ Hữu Phước, lập đoàn cải lương để trình diễn góp phần giúp vui cho khán giả ở quê người không những tại Pháp hay các nước Âu Châu mà còn sang trình diễn cả Hoa Kỳ (Mỹ Châu) nữa cho đến hết cuộc đời, qua các vai trong các vở tuồng như sau :
-Hai Tất trong vở tuồng Sông Dài, trong khi đó : nữ nghệ sĩ Hương Lan trong vai Lượm và nam nghệ sĩ Chí Tâm trong vai Niễng.
- Ông Tú (tức Ông Tú Tài ngày xưa) trong vở tuồng Lan Và Điệp, trong khi đó nữ nghệ sĩ Hương Lan trong vai Lan, nam nghệ sĩ Chí Tâm trong vai Điệp và cố nghệ sĩ lão thành Việt Hùng thủ vai Sư Ông (trụ trì một ngôi chùa).
4. Cặp nghệ sĩ Việt Hùng & Ngọc Nuôi :
Năm 1950, ông giữ vai chánh đầu tiên, đó là vai : Chánh Bằng trong vở tuồng Lửa Thù của soạn giả Mộng Vân, vai này đã từng được nghệ sĩ Út Trà Ôn thủ diễn, cũng nhờ duyên sân khấu, ông gặp nữ nghệ sĩ Ngọc Nuôi và cũng vào năm 1950, hai người đã thành hôn và sau naỳ sanh được 6 người con, 4 trai 2 gái.
Khi rời gánh hát của soạn giả Mộng Vân, cặp nghệ sĩ Việt Hùng & Ngọc Nuôi về cộng tác với các đoàn Hương Hoa, Thanh Minh, Hoa Sen... Sau đó, kết hợp cùng nghệ sĩ Minh Chí để thành lập đoàn Việt Hùng Minh Chí...
Trên sân khấu cải lương, cặp nghệ sĩ Việt Hùng & Ngọc Nuôi đã chứng tỏ được phong cách diễn xuất các vai đa năng, đa dạng... đã được khán thính giả nhiệt liệt khen ngợi.
Nay, cặp nghệ sĩ này không còn nữa, nhưng danh tiếng vẫn còn mãi mãi mỗi khi có dịp nhắc đến.
5. Nghệ Sĩ Dũng Thanh Lâm :
Được biết, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm tên thật là Paul Robert Bùi Văn Tâm (mang hai dòng máu Việt - Pháp), sanh 26-5-1944, tại xã Linh Đông, quận Thủ Đức tỉnh Gia Định, là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, có tên thánh là Francisco, là một trong những nghệ sĩ tài danh đã được khán thính giả cải lương nồng nhiệt tán thưởng, lại đẹp trai, có giọng ca mùi đặc biệt, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm đến Paris sau năm 1975 để cùng nghệ sĩ Hữu Phước lập gánh hát, nhưng cuối cùng không thành công, bởi vì số khán thính giả không đông bằng ở Hoa Kỳ và nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm phải sang Hoa Kỳ để sanh sống. Cuối cùng, cố nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm bị ngả bịnh gan tái phát và mất tại Orange County, Nam California, lúc 01 giờ 15 trưa ngày 29 tháng 11 năm 2004, hưởng thọ 60 tuổi.
6. Danh hài và tài tử minh tinh màn bạc La Thoại Tân
Được biết, nghệ sĩ La Thoại Tân, sanh năm 1937, tên thật là Phạm Văn Tần, có pháp danh Nhật Biện, đã lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, sanh được hai người con:Anna Phạm (con gái) 30 tuổi và Alex Phạm (con trai) 26 tuổi, đã qua đời vào chiều ngày thứ năm 13 tháng 3 năm 2008 tại Los Angeles, miền Nam California, hưởng thọ 72 tuổi.
Trước kia, khi nhắc đến cải lương và nhứt là bài ca vọng cổ, người ta thường nhớ biết đến vua vọng cổ Út Trà Ôn, còn về ca kịch, đóng phim thì phải biết ngay : Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Kim Cương, Túy Hoa …và đặc biệt Bà Bảy Nam.
Riêng các danh hài thì gổm có : La Thoại Tân, Văn Chung, Thanh Việt, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Hùng Cường, Ngọc Đức…Nhưng, bình tâm mà xét thì La Thoại Tân xem như vua hài trội hơn cả, được xem ngang hàng với Louis de Funès của Pháp vậy.
Danh hài La Thoại Tân, có mã đẹp trai, thân hình cân đối, lại diễn xuất có duyên, cho nên được các bầu gánh hay chương trình Tiếu Vương Hội và đài phát thanh lúc bấy giờ mời hợp tác, đặc biệt trong ban kịch Túy Hồng, góp phần cho kháng thính giả có được những nụ cười để đời.
Ngoài ra, danh hài La Thoại Tân còn được mời đóng phim nổi tiếng trước năm 1975, như : Lệ Đá, Tứ Quái Sài Gòn, Năm Vua Hề Về Làng, Gánh Hàng Hoa, Biển Động... đóng chung với nữ tài tử : Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Túy Hồng … hiệp cùng với các nam tài tử như : Vân Hùng, Trần Quang… để trở thành nam tài tử minh tinh màn bạc.
Khi đến định cư tại miền Nam California sau Tháng Tư 1975, danh hài và tài tử minh tinh La Thoại Tân tiếp tục hoạt động văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam, xin đơn cử Hài kịch, cải lương và đóng phim.
1/- Hài kịch : Nhạc Sĩ Bất Đắc Dĩ đóng chung với Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Nhật Minh, Hoàng Cầm (La Thoại Tân thủ vai Thợ máy) - Phép Trị Vợ đóng chung với Xuân Phát, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Diễm Chi (La Thoại Tân thủ vai Tư người giúp việc ) do Trung Tâm Parsi By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành.
2/- Cải lương : Sông Dài đóng chung với Hương Lan, Chí Tâm, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Băng Châu, Nhật Minh, Hữu Bình (La Thoại Tân thủ vai Ông Chủ hảng phim ) do Trung Tâm Parsi By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành.
3/- Đóng phim “Vì Em Tìm Tự Do”... tại Hoa Kỳ.
Danh hài và tài tử minh tinh màn bạc La Thoại Tân mất đi, người Việt khắp nơi mất một thiên tài, cồng hiến cho chúng ta tràng nụ cười, đem lại cho mọi nhà đầy sức sống. Bởi vì, nụ cuời là than thuốc bổ vậy.
7. Nghệ sĩ MINH PHỤNG qua đời tại Việt Nam
Nghệ sĩ Minh Phụng tên thật Nguyễn Văn Hoài, sinh năm 1945 tại Mỹ Tho. Nghệ sĩ Minh Phụng đã hát các đoàn như Tân Đô, Hoa Thảo-Hậu Tấn... với các vở tuồng như : Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Bích Vân Cung kỳ án, Kiếm Sĩ Người Dơi, Tâm sự loài chim biển, Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau... Ông thường diễn chung với các nữ nghệ sĩ như : Lệ Thủy, Mỹ Châu...Ngoài ra, Ông còn trình diễn các bài vọng cổ rất muồi mẫn như : An Lộc Sơn, Nước mắt quê hương, Thương về cố đô... được lòng khán thính giả khắp nơi ngưỡng mộ.
Đặc biệt, năm 2007, Ông được Trung Tâm Băng Nhạc ASIA, Califronia, Hoa Kỳ mời để thực hiện và phát hành. băng DVD Mùa Hè Rực Rỡ (Yêu Đời, Yêu Người), Ông đã góp mặt trong tuồng trích đoạn cải lương của soạn giả Viễn Châu : Võ Đông Sơn Bạch Thu Hà.
Ngoài ra, trong bản Cô Gái Bán Sầu Riêng chúng ta thấy dĩa DVD Hát Với Thần Tượng, Ông trình diễn với con Ông là nữ nghệ sĩ Y Phụng được tán thưởng nhiệt liệt, để rồi Ông trở về Việt Nam, đến sáng ngày 16-11-2008, vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu và từ giã cõi đời, lễ nhập quan vào lúc 3 giờ chiều ngày 29 tại nhà riêng, số 791/7D đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, Sài Gòn và lễ động quan được cử hành lúc 6 giờ sáng ngày 6 -12, sau đó được an táng tại Chùa Nghệ Sĩ, Gò Vấp…
Nhân đây, tôi xin nghiêng mình kính cẩn cầu nguyện hương hồn các nghệ sĩ quá cố sớm tiêu diêu nơi miền Cực Lạc và trân trọng biết ơn các nghệ sĩ đã đem nghệ thuật trình diễn cho khán, thính giả thưởng thức trong đó có tôi.
Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ
nay không còn nữa
LTS
: Để tưởng nhớ, nữ nghệ sĩ Phùng Há vừa qua đời lúc 0giờ 30 sáng ngày 5
tháng 7 năm 2009 tại Việt Nam, thượng thọ 99 tuổi, Bà là cây cổ thụ của
nền sân khấu cải lương Vi ệt
Nam và các nghê sĩ khác vang danh một thời không còn nữa như : Út Trà
Ôn, Bảy Nam, Hữu Phước, Việt Hùng & Ngọc Nuôi... xin giới thiệu đến
quý độc giả bốn phương, bài viết của Hàn Lâm Nguy ễn Phú Thừ, tác giả là người lúc nào cũng có tấm lòng Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây, biết ơn các nghệ sĩ đem nghệ thuật trình diễn cho khán, thính giả khắp nơi thưởng thức như sau :
Nữ nghệ sĩ Phùng Há Vừa Qua Đời lúc
0 giờ 30, ngày05-7-2009 , thượng thọ 99 tuổi
0 giờ 30, ngày
Được biết, nữ nghệ sĩ Phùng Há tên thật là Trương Ph ụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 (Tân Hợi) tại thị xã Mỹ Tho, Cha là người Trung Hoa quý danh Trương Nhân Trư ởng, Mẹ người Việt Nam quý danh Lê Th ị Mai, bà Phùng Há
là nữ nghệ sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật sân khấu cải lương lâu đời
nhứt gần 1 thế kỷ trôi qua và với sự nghiệp cao dày lớn lao của bà qua
các gánh hát từ Tái Đồng, Trần Đắc, Huỳnh Kỳ, Phụng Hảo, Phước Cương, Thầy Năm Tú cho dến Năm Châu... cho nên bà đã thủ các vai diễn xuất rất nổi tiếng như : Lữ bố (tuồng Lữ Bố Hí Điêu Thuyền), Nguyệt (tuồng Tô Ánh Nguyệt), Lựu (tuồng Đời Cô Lựu), Dương Quý Phi (tuồng Dương Quý Phi ), Nguyệt Nga (tuồng Kiều Nguyệt Nga), Thúy Kiều (tuồng Kim Vân Kiều), An Lộc Sơn (tuồng Đường Minh Hoàng Du Nguyệt Điện), Luật Sư (tuồng Đoạn Tuyệt trong DVD Lạc Hồng thực hiện)...
Ngoài ra, bà đã góp công sức để tham gia giảng dạy
tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ để đào tạo các nghệ sĩ nối tiếp
như các nghệ sĩ : Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa, Bạch Tuyết, Lệ Thủy,
Tô Kim Hồng, Thanh Nguyệt, Thành Được, Thanh Sang, Nam Hùng, Hoài Thanh,
Minh Phụng...cũng đã vang danh một thời trên sân khấu nghệ thuật
Cải Lương như bà, tuy vậy, các nghệ sĩ đó thường gọi là Má Bảy, thật dễ
thương.
Ảnh Ns Bạch Tuyết và Bà Phùng Há
Đến tuổi gần cuối đời, bà lại sáng lập Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ ở Quận 8 Saigòn để nuôi dưỡng và chăm sóc các nghệ sĩ già yếu neo đơn. Ngoài ra, bà còn kêu gọi đóng góp tài chánh để lập Chùa Nghệ Sĩ và Nghĩa
Nhân đây, xin trích dẫn những nghệ sĩ vang danh một thời đã lần lượt từ trần như sau :
1. UT TRÀ ÔN
Nhân đây, xin trích dẫn những nghệ sĩ vang danh một thời đã lần lượt từ trần như sau :
1. UT TRÀ ÔN
Vua vọng cổ Út Trà Ôn đã mất lúc 19 giờ, ngày 13-8-2001, hưởng thọ 83 tuổi.
Được biết, nghệ sĩ Út-Trà-Ôn, tên thật là Nguyễn-Thành-Út, sanh năm 1918 tại Quận Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh-Long, khi khôn lớn sống bằng nghề làm ruộng tiếp nối theo song thân, nhưng có gọng ca rất hay và muồi mẫn, nhứt là sáu câu vọng cổ, cho nên mỗi khi nghỉ ăn cơm trưa hoặc sau mỗi buổi đồng áng xong hoặc những đêm trăng thanh gió mát, các bạn nhà nông thường xúm lại quay quần tổ chức biểu ca nghe chơi, càng nghe càng ghiền, có khi ngồi ca tới sáng không hay, không những các bạn đồng niên mà cả ông già bà cả cũng thích nghe những bài ca vọng cổ nữa. Từ đó, quý bà con trong xóm làng xúi giục anh nông dân Nguyễn-thành Út có giọng ca thiên phú đi theo gánh hát may ra có khá hơn và ít cực như nghề làm ruộng.
Được biết, nghệ sĩ Út-Trà-Ôn, tên thật là Nguyễn-Thành-Út, sanh năm 1918 tại Quận Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh-Long, khi khôn lớn sống bằng nghề làm ruộng tiếp nối theo song thân, nhưng có gọng ca rất hay và muồi mẫn, nhứt là sáu câu vọng cổ, cho nên mỗi khi nghỉ ăn cơm trưa hoặc sau mỗi buổi đồng áng xong hoặc những đêm trăng thanh gió mát, các bạn nhà nông thường xúm lại quay quần tổ chức biểu ca nghe chơi, càng nghe càng ghiền, có khi ngồi ca tới sáng không hay, không những các bạn đồng niên mà cả ông già bà cả cũng thích nghe những bài ca vọng cổ nữa. Từ đó, quý bà con trong xóm làng xúi giục anh nông dân Nguyễn-thành Út có giọng ca thiên phú đi theo gánh hát may ra có khá hơn và ít cực như nghề làm ruộng.
Thế rồi, anh nghe tin có gánh hát Tiến-Hóa ở miệt Sa-Đéc cũng không xa
mấy với quận Trà-Ôn (Vĩnh-Long), đang tuyển chọn đào kép để lập gánh,
anh bèn vô thi đại, ông bầu gánh Tiến-Hóa là ông Trúc-Viên, ngó anh Út
là nông dân tay lắm chân bùn, lại quê mùa bèn lắc đầu và nói :"Cái thằng
này coi tướng xấu quá làm sao làm kép được bây?". Nhưng khi thử ca vọng
cổ, thì ông bầu giựt mình, nói rằng : "Tuy nó có tướng không đẹp, nhưng
có giọng ca hay dữ lắm, ăn đứt những đứa có tướng tốt mà ca không ra ôn
gì". Từ đó, anh nông dân Nguyễn-Thành-Út trở thành kép chánh của đoàn
Tiến Hóa và nhờ phấn son tô điểm cộng với giọng thiên phú mùi riệu của
anh qua những bài ca vọng cổ, đã làm cho ông bầu Trúc-Viên rất hài lòng,
vì mỗi đêm ông bầu đã thâu được tiền bán vé càng lúc càng nhiều thêm.
Rồi anh nông dân Nguyễn-Thành-Út càng ngày càng nổi tiếng, các ông bầu đại ban lần lượt mời anh về thủ vai chánh, để rồi anh Út trở thành ông Út-Trà-Ôn (Sở dĩ, anh nông dân Nguyễn-Thành-Út có tên là Út-Trà-Ôn, bởi vì lấy tên Út và ghép thêm Trà-Ôn là nơi quê hương xứ sở của ông) và sau bao năm làm kép chánh ở đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bảng.
Khoảng cuối năm 1959, Út-Trà-Ôn mới hợp tác với kép độc Hoàng-Giang và mời soạn-giả Vân-An viết thường trực cho đoàn, để thành lập đại ban Thống-Nhứt, từ đó Út-Trà-Ôn đã đóng những vai như : Mã-Khắc-Sinh trong tuồng Mắt em là bể oan cừu; Yên-Ly-Sơn trong tuồng Giọt lệ chinh phu .v.v. đã hát cả tháng tại rạp Quốc-Thanh, không còn ghế trống.
Đặc-biệt, trong vai Mã-Khắc-Sinh là vị nguyên soái nước Triều-Tiên (Đại-Hàn), bị quân Nguyên (Trung Hoa) xâm lược, mặc dù chiến đấu rất oanh liệt, nhưng bị thua trận, vợ là Ngọc-Hà (được đào thương Diệu-Hiền thủ vai cũng làm khán giả khóc từng hồi) bị hoàng đế Thiết-Mộc-Chân của quân Nguyên bắt về làm vợ trong lúc mang thai Mã-Khắc-Huy, trong tuồng Mắt Em là bể oan cừu ông Út-Trà-Ôn đã đóng rất hay làm cho khán giả phải khóc sướt mướt qua lời ca cùng diễn xuất độc đáo qúy hiếm ít có kép chánh nào thời đó thực hiện nổi.
Ngoài ra, chúng ta có thấy tuồng Tuyệt Tình Ca tức Ông Cò Quận 9 ông Út-Trà-Ôn đã thủ vai Ông Cò rất xuất sắc và trung-thực trong vỡ tuồng tình-cãm xả-hội. Đây là một trong những tuồng hay nhứt đã đi vào bất tử của quý bà con đồng hương chúng ta. Vào năm 1991 cách đây 10 năm, nếu quý bà con đồng hương có dịp xem băng hình tuồng cải lương Nhạc lòng năm cũ, với vai Ông Hội Đồng do Út-Trà-Ôn thủ vai và Út-Bạch-Lan với vai Bà Hội Đồng nay đã già yếu, hợp cùng các nghệ sĩ hữu danh : Lệ-Thủy, Minh-Vương, Phượng-Liên, Phương-Quang, Hữu-Tài v.v cũng làm khán giả rơi lệ, không những về bố cục tác-phẩm mà do các vai của các nghệ-sĩ thủ tròn các vai.
Nhân đây, tôi cũng xin giới-thiệu đến quý bà con đồng hương băng hình tuồng cải lương Nguyệt-Khuyết do các nghệ-sĩ : Bạch-Tuyết, Minh-Vương, Thoại-Mỹ, Thanh-Ngân, Trinh-Trinh, Linh-Tâm, Chí-Linh và bé Gia-Bảo thực hiện.
Đây là, một tuồng cải lương tình-cãm xả-hội đáng xem, bởi vì không những nội-dung của tác-phẩm rất hay và trung thực của nó, đã được các nghệ-sĩ hữu-danh thực-hiện các vai rất độc đáo, vì đã lột trần hết sự thật của nó, nhứt là vai Hường do nữ nghệ sĩ trẻ Thanh-Ngân, tài danh đang lên để nối tiếp các nữ nghệ-sĩ kỳ cựu sáng giá như: Út-Bạch-Lan, Bạch-Tuyết, Lệ-Thủy v.v nay đã già.
Một đặc điểm khác nữa, mới đây nữ nghệ sĩ Thanh-Ngân vừa trình diễn
trong diã DVD Suối Nguồn Từ Bi tuyệt đẹp, (Nếu không tin tôi, xin mời
xem băng hình cải lương Nguyệt-Khuyết và Suối Nguồn Từ Bi sẽ thấy lời
nói của tôi trung thực).
Khoảng năm 1961, soạn giả Viễn-Châu tức Bảy Bá làm giám đốc kỷ thuật hảng dĩa Asia, thì hảng nầy mới mời đệ nhứt danh ca vọng cổ Út-Trà-Ôn. Khi về hảng dĩa Asia, chính soạn Viễn-Châu, người ở Trà-Cú thuộc Trà-Vinh viết bài riêng để Út-Trà-Ôn ca, từ đó soạn giả Viễn-Châu đã viết trên 2.000 bài ca vọng cổ đặc biệt, để cho Út-Trà-Ôn ca, để rồi soạn-giả Viễn-Châu cũng trở thành "vua viết bài ca vọng cổ". Bởi vì, các bài ca vọng cổ nào của soạn giả Viễn-Châu và Út-Trà-Ôn ca cũng được mọi giới thích thú và ngưỡng mộ, ví như các bài :Tôn Tẩn Giả Điên, Sầu Vương Biên Ải, v.v đặc biệt bài Tình Anh Bán Chiếu, là một bài vọng cổ đã đưa vào lòng dân tộc chúng ta bất diệt, mặc dù Út-Trà Ôn cũng như tác-giả bản ca Vọng Cổ do Ông Cao-Văn-Lầu (1892-1976) tức Sáu Lầu đã thực-hiện ngày nay không còn nữa.
Giờ đây, ông Út Trà Ôn đã nằm xuống, nhưng tiếng hát của Ông vẫn mãi mãi ghi tâm khảm của mọi người, nhứt là quý bà con ở lục tỉnh Miền Tây đất nước chúng ta, rất thương nhớ và tâm đắc không khác "Bá Nha và Tử Kỳ" vậy.
2. NGHỆ SĨ BẢY NAM
Nữ Nghệ Sĩ Bảy Nam đã mất ngày 18-08-2004,hưởng thọ 92 tuổi
Được biết, nữ nghệ sĩ Bảy Nam, thân mẫu của nữ kich sĩ Kim Cương từ trần, tại số 9 đường Hoàng Diệu, phường 10 (Phú Nhuận), ngày 18-08-2004 vừa qua, hưởng thọ 92 tuổi.
Bà Bảy Nam sinh năm 1913 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho, năm 19 tuổi đã bắt đầu thành lập đoàn cải lương Nam Hưng, rồi sau đó là các đoàn Phước Cương, Tam Phụng,Nam Lân, Năm Phỉ, Kim Cương. Bà cũng là tác giả của gần 20 tuồng cải lương như : Nỗi đau lòng Mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Lê Lợi khởi nghĩa, Phấn hậu cung, Điều Tam Xuân phục hận...
Được biết, nữ nghệ sĩ Bảy Nam, thân mẫu của nữ kich sĩ Kim Cương từ trần, tại số 9 đường Hoàng Diệu, phường 10 (Phú Nhuận), ngày 18-08-2004 vừa qua, hưởng thọ 92 tuổi.
Bà Bảy Nam sinh năm 1913 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho, năm 19 tuổi đã bắt đầu thành lập đoàn cải lương Nam Hưng, rồi sau đó là các đoàn Phước Cương, Tam Phụng,Nam Lân, Năm Phỉ, Kim Cương. Bà cũng là tác giả của gần 20 tuồng cải lương như : Nỗi đau lòng Mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Lê Lợi khởi nghĩa, Phấn hậu cung, Điều Tam Xuân phục hận...
Ngoài ra, Bà Bảy Nam còn là diễn viên nổi tiếng của sân khấu cải lương, kịch và màn ảnh, làm cho cả triệu người rơi lệ nhứt là trong vai bà mẹ già nghèo khổ đi thăm con gái, bị bà sui giàu có hà hiếp, đuổi xuống bếp, để rồi lặng lẽ ra về trong nỗi buồn đau tủi hận, qua vỡ tuồng "Lá Sầu Riêng" cũng như đóng vai má Bảy đã ra tay cứu giúp người con gái vì tình chửa hoang không được mẹ của người tình giàu có chấp nhận cưới hỏi, để rồi phải mang thai dạ chửa đến với nhà Bà để khai hoa nở nhụy ra một đứa con trai, với hành động và lời nói của Bà thật xúc động, nếu độc giả có xem trong màn ảnh vở Bên Giòng Sông Trẹm sẽ thấy cảnh này. (Theo tôi nếu vở Bên Giòng Sông Trẹm đừng kéo dài phần hai và kết thúc ở phần một sau khi đứa con trai đó chết vì bị đặt mìn để cho khán giả tự suy nghĩ kết luận thì vở này có giá trị vô cùng).
Suốt mấy tháng qua, Bà Bảy Nam bị bịnh nặng, Cô Kim Cương không cho mẹ trở lại sân khấu, bắt bà phải an dưỡng bịnh trong một căn phòng nhỏ ở tư gia, được các con cháu cận kề săn sóc. Những ngày dưỡng bịnh Bà vẩn để hết tâm trí vào sân khấu, nhớ ánh đèn màu, bà lầm thầm lại lời đối thoại của các vai mà bà diễn xuất trước đây, rồi mới nói : "Kiếp sau, có đầu thai lại cũng xin làm nghệ sĩ". Nghe vậy, Kim Cương chọc mẹ "Nghệ sĩ khổ muốn chết, sao má không xin làm nghề khác cho sung sướng?" Bà liền đáp: "Đâu có, nghệ sĩ mới sướng chứ con. Nghề gì thì con chỉ làm hoài có một thứ, còn làm nghệ sĩ thì má được làm vua nè, rồi làm quan, làm nông dân, buôn bán... đủ hết, không có chán".
Những ngày nằm ở bịnh viện, bà vẫn còn óc khôi hài. Bà nói khi phải thở
bằng ống dưỡng khí với giọng hài hước : "Chỉ cần không hít vô một hơi
là... đi luôn. Vậy mà sao người đời dữ quá". Bà ngẩm nghĩ về sự sống
chết của cuộc đời, lẽ vô thường của trời đất, thanh thản, chuẩn bị cho
chuyến hành trang xa xôi về miền miên viễn.
3. Nghệ Sĩ Hữu Phước :
Nghệ sĩ hữu danh này quê quán tại Sóc Trăng, đã người đã đem trọn cuộc đời 40 năm hiến dâng cho nghệ thuật, qua các đoàn cải lương như : Kim Thoa, Kim Chưởng, Thanh Hương, Thanh Minh Thanh Nga (tại đại ban Thanh Minh Thanh Nga này, nghệ sĩ Hữu Phước đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1960)...
Đặc biệt nghệ sĩ Hữu Phước đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu khán thính giả, bằng chứng qua các vai :
- Cậu Tư Kiêng trong vở tuồng Con Gái Chị Hằng.
- Tấn trong vở tuồng Tấm Lòng Của Biển.
- Cang trong vở tuồng Nữa Đời Hương Phấn...
Ngoài ra, nghệ sĩ Hữu Phước đã đóng góp hầu hết các hãng dĩa hát lớn như : Asia, Hoàng Sơn, Tứ Hải, Continental... và hợp tác với các ban và nhiều chương trình của đài truyền hình, đài phát thanh...
Hơn nữa, nghệ sĩ Hữu Phước còn có ái nữ là nghệ sĩ Hương Lan là nữ nghệ sĩ tài danh cả tân lẫn cỗ nhạc.
Sau 30-4-75, nghệ sĩ Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên cả gia đình sang định cư tại Paris. Nhưng vẫn nặng tình nghiệp dĩ, cho nên nghệ sĩ Hữu Phước, lập đoàn cải lương để trình diễn góp phần giúp vui cho khán giả ở quê người không những tại Pháp hay các nước Âu Châu mà còn sang trình diễn cả Hoa Kỳ (Mỹ Châu) nữa cho đến hết cuộc đời, qua các vai trong các vở tuồng như sau :
-Hai Tất trong vở tuồng Sông Dài, trong khi đó : nữ nghệ sĩ Hương Lan trong vai Lượm và nam nghệ sĩ Chí Tâm trong vai Niễng.
- Ông Tú (tức Ông Tú Tài ngày xưa) trong vở tuồng Lan Và Điệp, trong khi đó nữ nghệ sĩ Hương Lan trong vai Lan, nam nghệ sĩ Chí Tâm trong vai Điệp và cố nghệ sĩ lão thành Việt Hùng thủ vai Sư Ông (trụ trì một ngôi chùa).
4. Cặp nghệ sĩ Việt Hùng & Ngọc Nuôi :
Khi
nhắc đến nghệ sĩ Việt Hùng, chúng ta không bao giờ quên nghệ sĩ Việt
Hùng đã từng thủ vai Thân con của Bà Phán Lợi, lúc bấy giờ do Bà Năm Sa
đéc thủ vai trong vỡ tuồng Đoạn Tuyệt thật độc đáo.
Được biết, nghệ sĩ lão thành Việt Hùng tên thật là Nguyễn Hữu Hùng, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1923 tại Huế, đã từ trần vào lúc 22 giờ 45 phút tối ngày 31 tháng 12 năm 2001 tại thành phố Laguma Hills, quận Cam (California- Hoa Kỳ), Ông rất mê hát và bắt đâu xin vào hát cho gánh hát của cặp nghệ sĩ Từ Anh - Ngọc Sương.
Tháng 6 năm 1949 ông cùng vớí các nghệ sĩ Sáu Tửng, Ba Cường, Tư Bé, Tư Huỳnh, Ngọc Nữ và Tám Thừa đi Pháp thâu dĩa nhạc.
Được biết, nghệ sĩ lão thành Việt Hùng tên thật là Nguyễn Hữu Hùng, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1923 tại Huế, đã từ trần vào lúc 22 giờ 45 phút tối ngày 31 tháng 12 năm 2001 tại thành phố Laguma Hills, quận Cam (California- Hoa Kỳ), Ông rất mê hát và bắt đâu xin vào hát cho gánh hát của cặp nghệ sĩ Từ Anh - Ngọc Sương.
Tháng 6 năm 1949 ông cùng vớí các nghệ sĩ Sáu Tửng, Ba Cường, Tư Bé, Tư Huỳnh, Ngọc Nữ và Tám Thừa đi Pháp thâu dĩa nhạc.
Năm 1950, ông giữ vai chánh đầu tiên, đó là vai : Chánh Bằng trong vở tuồng Lửa Thù của soạn giả Mộng Vân, vai này đã từng được nghệ sĩ Út Trà Ôn thủ diễn, cũng nhờ duyên sân khấu, ông gặp nữ nghệ sĩ Ngọc Nuôi và cũng vào năm 1950, hai người đã thành hôn và sau naỳ sanh được 6 người con, 4 trai 2 gái.
Khi rời gánh hát của soạn giả Mộng Vân, cặp nghệ sĩ Việt Hùng & Ngọc Nuôi về cộng tác với các đoàn Hương Hoa, Thanh Minh, Hoa Sen... Sau đó, kết hợp cùng nghệ sĩ Minh Chí để thành lập đoàn Việt Hùng Minh Chí...
Trên sân khấu cải lương, cặp nghệ sĩ Việt Hùng & Ngọc Nuôi đã chứng tỏ được phong cách diễn xuất các vai đa năng, đa dạng... đã được khán thính giả nhiệt liệt khen ngợi.
Nay, cặp nghệ sĩ này không còn nữa, nhưng danh tiếng vẫn còn mãi mãi mỗi khi có dịp nhắc đến.
5. Nghệ Sĩ Dũng Thanh Lâm :
Được biết, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm tên thật là Paul Robert Bùi Văn Tâm (mang hai dòng máu Việt - Pháp), sanh 26-5-1944, tại xã Linh Đông, quận Thủ Đức tỉnh Gia Định, là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, có tên thánh là Francisco, là một trong những nghệ sĩ tài danh đã được khán thính giả cải lương nồng nhiệt tán thưởng, lại đẹp trai, có giọng ca mùi đặc biệt, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm đến Paris sau năm 1975 để cùng nghệ sĩ Hữu Phước lập gánh hát, nhưng cuối cùng không thành công, bởi vì số khán thính giả không đông bằng ở Hoa Kỳ và nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm phải sang Hoa Kỳ để sanh sống. Cuối cùng, cố nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm bị ngả bịnh gan tái phát và mất tại Orange County, Nam California, lúc 01 giờ 15 trưa ngày 29 tháng 11 năm 2004, hưởng thọ 60 tuổi.
6. Danh hài và tài tử minh tinh màn bạc La Thoại Tân
Được biết, nghệ sĩ La Thoại Tân, sanh năm 1937, tên thật là Phạm Văn Tần, có pháp danh Nhật Biện, đã lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, sanh được hai người con:Anna Phạm (con gái) 30 tuổi và Alex Phạm (con trai) 26 tuổi, đã qua đời vào chiều ngày thứ năm 13 tháng 3 năm 2008 tại Los Angeles, miền Nam California, hưởng thọ 72 tuổi.
Trước kia, khi nhắc đến cải lương và nhứt là bài ca vọng cổ, người ta thường nhớ biết đến vua vọng cổ Út Trà Ôn, còn về ca kịch, đóng phim thì phải biết ngay : Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Kim Cương, Túy Hoa …và đặc biệt Bà Bảy Nam.
Riêng các danh hài thì gổm có : La Thoại Tân, Văn Chung, Thanh Việt, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Hùng Cường, Ngọc Đức…Nhưng, bình tâm mà xét thì La Thoại Tân xem như vua hài trội hơn cả, được xem ngang hàng với Louis de Funès của Pháp vậy.
Danh hài La Thoại Tân, có mã đẹp trai, thân hình cân đối, lại diễn xuất có duyên, cho nên được các bầu gánh hay chương trình Tiếu Vương Hội và đài phát thanh lúc bấy giờ mời hợp tác, đặc biệt trong ban kịch Túy Hồng, góp phần cho kháng thính giả có được những nụ cười để đời.
Ngoài ra, danh hài La Thoại Tân còn được mời đóng phim nổi tiếng trước năm 1975, như : Lệ Đá, Tứ Quái Sài Gòn, Năm Vua Hề Về Làng, Gánh Hàng Hoa, Biển Động... đóng chung với nữ tài tử : Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Túy Hồng … hiệp cùng với các nam tài tử như : Vân Hùng, Trần Quang… để trở thành nam tài tử minh tinh màn bạc.
Khi đến định cư tại miền Nam California sau Tháng Tư 1975, danh hài và tài tử minh tinh La Thoại Tân tiếp tục hoạt động văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam, xin đơn cử Hài kịch, cải lương và đóng phim.
1/- Hài kịch : Nhạc Sĩ Bất Đắc Dĩ đóng chung với Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Nhật Minh, Hoàng Cầm (La Thoại Tân thủ vai Thợ máy) - Phép Trị Vợ đóng chung với Xuân Phát, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Diễm Chi (La Thoại Tân thủ vai Tư người giúp việc ) do Trung Tâm Parsi By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành.
2/- Cải lương : Sông Dài đóng chung với Hương Lan, Chí Tâm, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Băng Châu, Nhật Minh, Hữu Bình (La Thoại Tân thủ vai Ông Chủ hảng phim ) do Trung Tâm Parsi By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành.
3/- Đóng phim “Vì Em Tìm Tự Do”... tại Hoa Kỳ.
Danh hài và tài tử minh tinh màn bạc La Thoại Tân mất đi, người Việt khắp nơi mất một thiên tài, cồng hiến cho chúng ta tràng nụ cười, đem lại cho mọi nhà đầy sức sống. Bởi vì, nụ cuời là than thuốc bổ vậy.
7. Nghệ sĩ MINH PHỤNG qua đời tại Việt Nam
Nghệ sĩ Minh Phụng tên thật Nguyễn Văn Hoài, sinh năm 1945 tại Mỹ Tho. Nghệ sĩ Minh Phụng đã hát các đoàn như Tân Đô, Hoa Thảo-Hậu Tấn... với các vở tuồng như : Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Bích Vân Cung kỳ án, Kiếm Sĩ Người Dơi, Tâm sự loài chim biển, Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau... Ông thường diễn chung với các nữ nghệ sĩ như : Lệ Thủy, Mỹ Châu...Ngoài ra, Ông còn trình diễn các bài vọng cổ rất muồi mẫn như : An Lộc Sơn, Nước mắt quê hương, Thương về cố đô... được lòng khán thính giả khắp nơi ngưỡng mộ.
Đặc biệt, năm 2007, Ông được Trung Tâm Băng Nhạc ASIA, Califronia, Hoa Kỳ mời để thực hiện và phát hành. băng DVD Mùa Hè Rực Rỡ (Yêu Đời, Yêu Người), Ông đã góp mặt trong tuồng trích đoạn cải lương của soạn giả Viễn Châu : Võ Đông Sơn Bạch Thu Hà.
Ngoài ra, trong bản Cô Gái Bán Sầu Riêng chúng ta thấy dĩa DVD Hát Với Thần Tượng, Ông trình diễn với con Ông là nữ nghệ sĩ Y Phụng được tán thưởng nhiệt liệt, để rồi Ông trở về Việt Nam, đến sáng ngày 16-11-2008, vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu và từ giã cõi đời, lễ nhập quan vào lúc 3 giờ chiều ngày 29 tại nhà riêng, số 791/7D đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, Sài Gòn và lễ động quan được cử hành lúc 6 giờ sáng ngày 6 -12, sau đó được an táng tại Chùa Nghệ Sĩ, Gò Vấp…
Nhân đây, tôi xin nghiêng mình kính cẩn cầu nguyện hương hồn các nghệ sĩ quá cố sớm tiêu diêu nơi miền Cực Lạc và trân trọng biết ơn các nghệ sĩ đã đem nghệ thuật trình diễn cho khán, thính giả thưởng thức trong đó có tôi.
Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TRIẾT HỌC
Đặng Phùng Quân
Khởi thảo lịch sử triết học
Dưới lăng kính siêu quốc (tiếp theo)
Những thời kỳ trục trong lịch sử tư tưởng
Karl Jaspers không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp, song ông đã phát kiến ra khái niệm trục, trong một tinh thần tri thức cởi mở, ngay từ mở đầu tác phẩm Vom Ursprung und Ziel der Geschichte/Nguồn và đích của lịch sử, 1949:
“Trong thế giới phương Tây, triết học lịch sử xây dựng trên niềm tin Cơ đốc. Trong một chuỗi vĩ đại những công trình liên tục từ Augustin đến Hegel, niềm tin này thể hiện vận động của Thượng đế xuyên suốt lịch sử. Những hành vi mặc khải của Thượng đế biểu hiện những tuyến phân chia quyết định. Cho nên Hegel có thể vẫn nói: toàn thể lịch sử tiến hành và bắt nguồn từ Chúa. Con của Thượng đế xuất hiện là trục của lịch sử thế giới… Song niềm tin Cơ đốc chỉ là một niềm tin, không phải là niềm tin của nhân loại. Vì thế quan điểm lịch sử phổ quát như vậy rõ ràng là thất bại vì nó chỉ có giá trị cho những tín đồ Cơ đốc…
Trục của lịch sử thế giới, nếu thực sự hiện hữu phải được phát kiến về mặt thường nghiệm, như một sự kiện có thể được mọi người, kể cả người theo Cơ đốc chấp nhận như vậy.”
Jaspers là một tín đồ Cơ đốc, song đã mạnh dạn đánh giá thời kỳ trục này vào thời khoảng 800-200 trước tây lịch. Theo ông, những sự biến phi thường nhất tập trung trong thời kỳ này: tất cả những trường phái triết học Trung hoa xuất hiện, như Khổng, Lão, Mặc, Trang, Liệt tử v.v.., ở Ấn độ như Upanishad, Phật là những đỉnh cao tri thức xuống đến phái hoài nghi, duy vật, ngụy biện và hư vô luận, ở Ba tư Zarathustra dạy một thế giới quan tương tranh giữa thiện và ác, ở Palestine xuất hiện những tiên tri như Elijah, Isaiah, Jeremiah, ở Hy lạp như Homer, những triết gia như Parmenides, Heraklit, Platon, những nhà viết kịch, những sử gia, Archimedes. Những công trình của họ phát triển để lại cho nhân loại to lớn ra sao, dường như ai cũng rõ, mặc dầu vào thời kỳ vùng này không biết vùng kia.
Jaspers nhận xét: Trong cả ba vùng của thế giới, điều mới lạ về thời đại này là con người có ý thức Hữu thể như một toàn thể, về chính con người và những hạn chế của mình. Con người kinh qua khủng cụ của thế giới và không có quyền năng của chính mình. Con người biết đặt những vấn đề, đối diện với khoảng không, con người biết phấn đấu cho giải thoát và ân sủng, trong khi nhận biết giới hạn của mình, con người đề ra những mục tiêu cao cả. Con người kinh qua tuyệt đối trong sâu xa của bản ngã và trong sáng của siêu việt.
Ý thức tự ngã, tư duy trở thành đối tượng của chính con người, những xung đột tinh thần diễn ra giữa con người với tha nhân, mới sinh ra tranh biện, những phạm trù cơ bản, những tín ngưỡng phổ quát - tất cả điều đó minh họa thế nào là một thời kỳ trục.
Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này của lịch sử nhân loại là quá độ từ thời đại thần thoại bước sang thời đại triết lý:
- Lý tính và kinh nghiệm dưới ánh sáng thuần lý tương tranh với thần thoại; các nhà triết học dầu là Hy lạp, Ấn hay Trung hoa cũng vượt khỏi tính thần bí trong những nhận thức quyết định.
- Con người không còn đóng kín tự thân, ngộ đuợc cái bất xác, mở ra những khả năng mới, không hạn chế, biết nghe và hiểu những gì trước đây không tự vấn; cùng với thế giới và chính tự ngã, Hữu trở nên nhậy cảm với con người, song không có nghĩa là chung cuộc.
- Lần đầu tiên xuất hiện những triết gia, dầu lang thang hay ẩn cư ở Trung hoa, hay những nhà khắc kỷ ở Ấn, những minh triết ở Hy lạp, hay những tiên tri ở Do thái. Nhà triết học là người chứng tỏ khả năng tương phản chính bản thân với vũ trụ ngoại tại, phát hiện trong tự thân nguyên ủy đã đưa tự thân vuơn lên tự ngã và thế giới.
- Trong tư duy suy luận, triết gia nhận ra Hữu mà không sa vào chỗ nhị nguyên do vượt khỏi chỗ phân biệt chủ thể và khách thể, nhận ra trùng hợp những mặt đối lập.
- Trong thân phận con người, vây bủa trong thân thể, bản năng, đi tìm giải thoát và cứu chuộc từ thế giới này, hướng về ý niệm, từ bỏ vô cảm/ataraxie, đắm đuối trầm tư, nhận thức ngã/giới như thể tiểu ngã/atman, kinh nghiệm niết bàn/nirwana, hòa hợp với đạo/Tao, hay dâng mình cho Thiên ý - mọi ngả phân hóa do tín niệm và tín điều, song hội tụ ở chỗ đạt tới cảnh giới toàn Hữu lên đường một mình, như một cá thể. Triết gia có thể từ khước mọi của cải trần gian, đi vào sa mạc, ẩn nơi rừng sâu, núi cao, phát hiện ra quyền năng sáng tạo của cô độc như một ẩn sĩ, cũng có thể trở lại cuộc thế như một kẻ sở hữu tri thức, như một hiền triết, một tiên tri. Tất cả điều đó về sau được gọi là lý trí và nhân cách chỉ được giác ngộ lần đầu tiên ở thời kỳ trục này.
Chân dung triết gia, nếu muốn minh họa lên hào quang của con người xuất chúng ấy, rõ ràng là khoảng cách rộng giữa đỉnh tiềm năng nhân tính này với đám đông thật là lớn lao vào thời đại này, chưa từng thấy trong lịch sử - nơi một cá nhân làm thay đổi toàn bộ, cả nhân loại có một bước nhẩy vọt.
Quang cảnh ấy hiện ra là hằng hà những quốc gia và những đô thị, tương tranh liên khối, phát triển lan tỏa, trù phú và đầy nghị lực ở khắp chốn, cát cứ từ Trung, Ấn, qua Hy lạp và Cận đông. Thời kỳ trục bao dung những nền văn minh cổ hàng ngàn năm đã cùng tận và khởi sự những hình thái văn hóa mới, có khả năng thông cảm hỗ tương, trong khi những dân tộc ngoài vùng trục này vẫn còn sống trong mông muội.
Ở tác phẩm Những triết gia lớn/Die grossen Philosophen,1957 Jaspers nói đến cái hùng đại/Größe của những nhà tư tưởng đầu tiên của Ấn như Yajnavalkya, Sandilya, Kapila, những người khai sáng triết học Trung hoa cổ đại, những minh triết Ai cập như Imhotep, Ptahotep. Gilgamesch vùng Lưỡng hà. Triết gia là những nhà tư tưởng, tương phản với những phương tiện như hành động, ảnh tượng, thi ca, song sử dụng những khái niệm và khai triển khái niệm đạt tới chỗ hùng đại [1]. Jaspers dẫn lời Dikaiarch (là người nói vào khoảng năm 320 trước tây lịch) về bẩy hiền triết không chỉ triết lý bằng lời, mà chủ vào việc thực hiện những công trình tốt đẹp; ông cũng so sánh với những thánh hiền Trung hoa được coi là khai sáng văn hóa, trật tự, lý thức mọi sự vật.
Về mặt biên niên sử, trong thời kỳ trục này có thể kể những sự biến như những nhà khai thác Etrucan đến Ý khoảng 900 tr. TL, giai đoạn thác thực ở Hy lạp, Kushites chinh phục Thượng Ai cập vào 750 tr.TL,, Đế quốc Assyrian thành hình khoảng 750-612 tr.TL., Đế quốc Chaldean khoảng 626-539 tr.TL., Phật Thích ca sống trong khoảng 563-483, thời đại Tây Chu ở Trung hoa, những nền văn minh Olmec ở Mễ, Chavin ở quần đảo Andes, trong khoảng 500 tr.TL. đã xuất hiện Cộng hoà La mã, đô thị Hy lạp, phát động chiến tranh Ba tư, Peloponnesus, đế quốc Ba tư (549-333 tr.TL), Alexander xâm lăng Ấn khoảng 327/326 tr.TL., Chandragupta thành lập đế quốc Maurya khoảng 321-301 tr.TL., Ashoka trị vì 269-232 tr.TL., Khổng sống khoảng 551-479 tr.TL., triều đại Tần là đế chế đầu tiên ở Trung hoa khoảng 221-206 tr.TL.,rồi triều đại Hán khoảng 202 tr.TL
Để củng cố luận cứ, Jaspers dẫn Lasaulx trong Neuer Versuch einer Philosophie der Geschichte: Dường như không phải tình cờ mà sáu trăm năm trước Ki-tô, có Zarathustra ở Ba tư, Phật Thích ca ở Ấn, Khổng tử ở Trung hoa, những nhà tiên tri ở Do thái, vua Numaq ở La mã và những triết gia đầu tiên tại Ionia, Doris, Elea ở Hy lạp, tất cả xuất hiện đồng thời như những người cải cách tôn giáo dân tộc.
Một học giả khác, Viktor von Strauss trong bình giảng Lão tử cũng nhận xét: trong những thế kỷ mà Lão và Khổng sống ở Trung hoa, có một vận động tinh thần lạ lùng thông qua mọi dân tộc văn minh, như Jeremiah, Habakkuk, Daniel và Ezekiel ở Israel rao giảng tiên tri và trong một thế hệ mới (521-516) dựng ngôi giáo đường thứ hai ở Jerusalem, trong khi ở Hy lạp thời Thales vẫn còn sống đã có Anaximander, Pythagoras, Heraklit, Xenophanes xuất hiện và Parmenides mới ra đời, ở Ba tư giáo hỗ cổ của Zarathustra được cải cách, và ở Ấn có Thích ca mâu ni khai sáng ra Phật giáo.
Tuy nhiên, những học giả nói trên chỉ ghi nhận những sự kiện song không thông suốt quan niệm tổng thể, nhìn ra những nét song hành phổ quát để có thể trả lời cho những phản bác, như yếu tố chung ấy chỉ có tính ngoại vi, trong khi những khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc, lịch sử quá lớn, hay Thời kỳ trục chỉ là sản phẩm của phán đoán giá trị, hay song hành này không mang tính lịch sử chung vì không có giao ngộ tinh thần. Jaspers đưa ra những lý chứng thuyết phục, như yếu tố chung ấy khởi từ ba nguồn trong khu vực nhất định, khả năng tri thức gia tăng, cơ bản là lĩnh hội ý nghĩa giá trị tự nhiên của nó. Sự khác biệt giữa Jaspers và Hegel ở chỗ, Hegel quan niệm Trung hoa, Ấn và phương Tây như những bước trong quá trình biện chứng của phát triển tinh thần, trong khi Jaspers quan niệm hoàn cảnh thực là hiện diện đồng đẳng, bên cạnh nhau, có nghĩa là nhiều con đường từ những nguồn khác nhau hướng về chung một mục đích. Trung, Ấn và phương Tây là ba cội rễ độc lập của một lịch sử sau cùng trải qua nhiều thế kỷ đã trở thành một thể thống nhất. Quan niệm của Jaspers, theo tôi, mang ý nghĩa siêu quốc như Kant, và đó là cơ sở nền tảng chống lại ý đồ bá quyền trong lịch sử nhân loại, sẽ nói đến sau.
Heiner Roetz trong Die chinesische Ethik des Achsenzeit. Eine Rekonstruktion unter dem Aspekt des Durchbruchs zu postkonventionellem Denken/Đạo đức trung hoa thời kỳ trục. Tái tạo dưới dạng tiếp cận tư tưởng hậu cổ, 1992 (bản Anh ngữ của chính tác giả: Confucian Ethics of the Axial Age, 1993) lấy lại ý niệm “thời kỳ trục” của Jaspers với ba chiều kích: chiều đồng đại chiếu theo những tiến triển tư tưởng đồng thời theo trục địa chí từ Địa trung hải tới Đông Á; chiều lịch đại chiếu theo ảnh hưởng trải dọc theo những phát triển về sau của những nền văn hóa tương ứng; chiều phổ quát chiếu theo thử thách thông giao vô hạn, nghĩa là viễn tượng của một tương lai chung của nhân loại.
Thời kỳ trục của Jaspers không chỉ một thời đại quan trọng về mặt lịch sử, còn chỉ ra “một tiêu điểm định hướng cho việc quan tâm đến lịch sử và liên hệ với nước ngoài…Nó chứa đựng nhiều tiêu chuẩn làm cơ sở cho phân tích nhiều mặt, như ý thức lịch sử, vượt thần thoại qua lý trí, phát kiến cá nhân, giải quyết những lựa chọn mâu thuẫn nhất v.v…”
Chính trong tiêu điểm định hướng đó, Jaspers viết phần đầu tác phẩm về những triết gia lớn dưới tiêu đề những người lãnh đạo mẫu mực nhân quần/die maßgebenden Menschen như Sokrates, Phật, Khổng, Jesus. Thật ra ngay vào cuối thế kỷ XIX, Đàm Tự Đồng (1865-1898) trong Nhân học khi phân tích khái niệm nhân, đã nhìn ra điểm chung thể hiện nơi Khổng là tương ái, tự nhiên, nơi Mặc là kiêm ái, nơi Phật là Phật tính, từ bi, nơi Giê su là tâm, yêu người như yêu mình, xem kẻ thù như bằng hữu, cho nên Đàm coi tam giáo như một thể.
Thời kỳ trục của Karl Jaspers không giải thích được sự kiện có nhiều nền văn hóa ngoài vận động phát triển này, tuy trong sơ đồ, ông vẽ ra một phổ hệ từ một nguồn của nhân loại, kinh qua giai đoạn tiền sử, đi lên giai đoạn những nền văn minh cổ, gồm Lưỡng hà, Ai cập, Ấn, Hoàng hà, những dân tộc nguyên thủy , tới thời kỳ trục gồm Ấn, Hoa, Đông-Tây hội nhập những dân tộc tiền sử vào thế giới Thời đại trục, lên thời kỳ khoa học-kỹ thuật với châu Mỹ, Âu, Nga, Islam, Ấn, Hoa, Phi châu …đánh dấu một thế giới con người trên mặt đất.
Trong quá trình tiến hóa tư tưởng con người trải qua thời kỳ trục tới thời kỳ toàn cầu chỉ ra không chỉ có một nền văn minh, văn hóa, triết học mà có nhiều văn minh, văn hóa, triết học: không chỉ có một đế chế Tần Thủy hoàng ở Trung hoa, Maurya ở Ấn, La mã ở phương Tây ghi dấu chung cuộc. Những công trình về lịch sử triết học thế giới ngày nay khởi sự “những phát triển song song trong tư tưởng triết học” (Hajime Nakamura), nới lỏng những giới hạn giữa vấn đề “triết học” và “tôn giáo” trong nghiên cứu tỉ giảo với nhiều khu vực Đông/Tây, châu Phi, châu Mỹ La tinh tiền-Columbus v.v.., đóng góp quan trọng về ngôn ngữ và dân tộc học trong nghiên cứu tư tưởng ở những địa bàn mới này.
Những vấn đề đặt ra như:
Quan niệm về “Thời đại mới/Modern Age” hiểu trong ngữ cảnh triết học phương Tây thường vẫn bắt đầu từ Descartes (1598-1650), với hai mặt: nội chuyển hướng về cơ sở của tự phản tư và ngoại chuyển từ bản ngã ra ngoại giới, từ thế kỷ 17, có thể áp dụng vào những khu vực khác? Không thể, chẳng hạn trong lịch sử triết học Hoa, bước cắt có thể khởi từ thế kỷ XI, ở Ấn, xâm nhập của người Hồi chấm dứt phát triển của Phật giáo Ấn song xuất hiện chủ nghĩa chiết trung.
Quan niệm về “tính thông ước/commensurability”, “tha tính/alterity”, “khu biệt/difference”, “phức thể/plurality” là những chỉ dấu trong khai thác tư tưởng áp dụng vào lịch sử triết học trên cơ sở nào? Chẳng hạn, khó thể có đáp án “tri thức luận nào là đúng” cho những lý luận tri thức trong triết học Ấn. Vấn đề đặt ra là phải chăng chỉ có phi thông ước về nhận thức và chân lý?
Những tranh biện về phi thông ước khả hữu hay phi lý dẫn đến vấn đề khả thể của một chủ nghĩa đại đồng, hay toàn cầu hóa trong trật tự phương Tây?
Cũng từ bình diện đó, Karl-Otto Apel nghi vấn về một đạo đức vĩ mô hành tinh cho nhân loại có cần thiết và khả hữu?
Nếu quan niệm lịch sử triết học không là một hồi lang của những ngôn hành ngu xuẩn/Gallerie der Narrheiten, vấn đề đặt ra là: ngày mai, tại sao người ta vẫn phải đọc Khổng, Lão, Trang, Long Thọ, Platon, Aristote, Kant, Hegel, Heidegger, Derrida, Đặng v.v..?
(còn nữa)
[1](Sie) sind die Denker, die im Unterschied zu den Mitteln der Tat, des Gebildes, der Dichtung vielmehr im Mitteln der Begriffe und der Operation mit Begriffen zu dem kommen, was jed
Khởi thảo lịch sử triết học
Dưới lăng kính siêu quốc (tiếp theo)
Những thời kỳ trục trong lịch sử tư tưởng
Karl Jaspers không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp, song ông đã phát kiến ra khái niệm trục, trong một tinh thần tri thức cởi mở, ngay từ mở đầu tác phẩm Vom Ursprung und Ziel der Geschichte/Nguồn và đích của lịch sử, 1949:
“Trong thế giới phương Tây, triết học lịch sử xây dựng trên niềm tin Cơ đốc. Trong một chuỗi vĩ đại những công trình liên tục từ Augustin đến Hegel, niềm tin này thể hiện vận động của Thượng đế xuyên suốt lịch sử. Những hành vi mặc khải của Thượng đế biểu hiện những tuyến phân chia quyết định. Cho nên Hegel có thể vẫn nói: toàn thể lịch sử tiến hành và bắt nguồn từ Chúa. Con của Thượng đế xuất hiện là trục của lịch sử thế giới… Song niềm tin Cơ đốc chỉ là một niềm tin, không phải là niềm tin của nhân loại. Vì thế quan điểm lịch sử phổ quát như vậy rõ ràng là thất bại vì nó chỉ có giá trị cho những tín đồ Cơ đốc…
Trục của lịch sử thế giới, nếu thực sự hiện hữu phải được phát kiến về mặt thường nghiệm, như một sự kiện có thể được mọi người, kể cả người theo Cơ đốc chấp nhận như vậy.”
Jaspers là một tín đồ Cơ đốc, song đã mạnh dạn đánh giá thời kỳ trục này vào thời khoảng 800-200 trước tây lịch. Theo ông, những sự biến phi thường nhất tập trung trong thời kỳ này: tất cả những trường phái triết học Trung hoa xuất hiện, như Khổng, Lão, Mặc, Trang, Liệt tử v.v.., ở Ấn độ như Upanishad, Phật là những đỉnh cao tri thức xuống đến phái hoài nghi, duy vật, ngụy biện và hư vô luận, ở Ba tư Zarathustra dạy một thế giới quan tương tranh giữa thiện và ác, ở Palestine xuất hiện những tiên tri như Elijah, Isaiah, Jeremiah, ở Hy lạp như Homer, những triết gia như Parmenides, Heraklit, Platon, những nhà viết kịch, những sử gia, Archimedes. Những công trình của họ phát triển để lại cho nhân loại to lớn ra sao, dường như ai cũng rõ, mặc dầu vào thời kỳ vùng này không biết vùng kia.
Jaspers nhận xét: Trong cả ba vùng của thế giới, điều mới lạ về thời đại này là con người có ý thức Hữu thể như một toàn thể, về chính con người và những hạn chế của mình. Con người kinh qua khủng cụ của thế giới và không có quyền năng của chính mình. Con người biết đặt những vấn đề, đối diện với khoảng không, con người biết phấn đấu cho giải thoát và ân sủng, trong khi nhận biết giới hạn của mình, con người đề ra những mục tiêu cao cả. Con người kinh qua tuyệt đối trong sâu xa của bản ngã và trong sáng của siêu việt.
Ý thức tự ngã, tư duy trở thành đối tượng của chính con người, những xung đột tinh thần diễn ra giữa con người với tha nhân, mới sinh ra tranh biện, những phạm trù cơ bản, những tín ngưỡng phổ quát - tất cả điều đó minh họa thế nào là một thời kỳ trục.
Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này của lịch sử nhân loại là quá độ từ thời đại thần thoại bước sang thời đại triết lý:
- Lý tính và kinh nghiệm dưới ánh sáng thuần lý tương tranh với thần thoại; các nhà triết học dầu là Hy lạp, Ấn hay Trung hoa cũng vượt khỏi tính thần bí trong những nhận thức quyết định.
- Con người không còn đóng kín tự thân, ngộ đuợc cái bất xác, mở ra những khả năng mới, không hạn chế, biết nghe và hiểu những gì trước đây không tự vấn; cùng với thế giới và chính tự ngã, Hữu trở nên nhậy cảm với con người, song không có nghĩa là chung cuộc.
- Lần đầu tiên xuất hiện những triết gia, dầu lang thang hay ẩn cư ở Trung hoa, hay những nhà khắc kỷ ở Ấn, những minh triết ở Hy lạp, hay những tiên tri ở Do thái. Nhà triết học là người chứng tỏ khả năng tương phản chính bản thân với vũ trụ ngoại tại, phát hiện trong tự thân nguyên ủy đã đưa tự thân vuơn lên tự ngã và thế giới.
- Trong tư duy suy luận, triết gia nhận ra Hữu mà không sa vào chỗ nhị nguyên do vượt khỏi chỗ phân biệt chủ thể và khách thể, nhận ra trùng hợp những mặt đối lập.
- Trong thân phận con người, vây bủa trong thân thể, bản năng, đi tìm giải thoát và cứu chuộc từ thế giới này, hướng về ý niệm, từ bỏ vô cảm/ataraxie, đắm đuối trầm tư, nhận thức ngã/giới như thể tiểu ngã/atman, kinh nghiệm niết bàn/nirwana, hòa hợp với đạo/Tao, hay dâng mình cho Thiên ý - mọi ngả phân hóa do tín niệm và tín điều, song hội tụ ở chỗ đạt tới cảnh giới toàn Hữu lên đường một mình, như một cá thể. Triết gia có thể từ khước mọi của cải trần gian, đi vào sa mạc, ẩn nơi rừng sâu, núi cao, phát hiện ra quyền năng sáng tạo của cô độc như một ẩn sĩ, cũng có thể trở lại cuộc thế như một kẻ sở hữu tri thức, như một hiền triết, một tiên tri. Tất cả điều đó về sau được gọi là lý trí và nhân cách chỉ được giác ngộ lần đầu tiên ở thời kỳ trục này.
Chân dung triết gia, nếu muốn minh họa lên hào quang của con người xuất chúng ấy, rõ ràng là khoảng cách rộng giữa đỉnh tiềm năng nhân tính này với đám đông thật là lớn lao vào thời đại này, chưa từng thấy trong lịch sử - nơi một cá nhân làm thay đổi toàn bộ, cả nhân loại có một bước nhẩy vọt.
Quang cảnh ấy hiện ra là hằng hà những quốc gia và những đô thị, tương tranh liên khối, phát triển lan tỏa, trù phú và đầy nghị lực ở khắp chốn, cát cứ từ Trung, Ấn, qua Hy lạp và Cận đông. Thời kỳ trục bao dung những nền văn minh cổ hàng ngàn năm đã cùng tận và khởi sự những hình thái văn hóa mới, có khả năng thông cảm hỗ tương, trong khi những dân tộc ngoài vùng trục này vẫn còn sống trong mông muội.
Ở tác phẩm Những triết gia lớn/Die grossen Philosophen,1957 Jaspers nói đến cái hùng đại/Größe của những nhà tư tưởng đầu tiên của Ấn như Yajnavalkya, Sandilya, Kapila, những người khai sáng triết học Trung hoa cổ đại, những minh triết Ai cập như Imhotep, Ptahotep. Gilgamesch vùng Lưỡng hà. Triết gia là những nhà tư tưởng, tương phản với những phương tiện như hành động, ảnh tượng, thi ca, song sử dụng những khái niệm và khai triển khái niệm đạt tới chỗ hùng đại [1]. Jaspers dẫn lời Dikaiarch (là người nói vào khoảng năm 320 trước tây lịch) về bẩy hiền triết không chỉ triết lý bằng lời, mà chủ vào việc thực hiện những công trình tốt đẹp; ông cũng so sánh với những thánh hiền Trung hoa được coi là khai sáng văn hóa, trật tự, lý thức mọi sự vật.
Về mặt biên niên sử, trong thời kỳ trục này có thể kể những sự biến như những nhà khai thác Etrucan đến Ý khoảng 900 tr. TL, giai đoạn thác thực ở Hy lạp, Kushites chinh phục Thượng Ai cập vào 750 tr.TL,, Đế quốc Assyrian thành hình khoảng 750-612 tr.TL., Đế quốc Chaldean khoảng 626-539 tr.TL., Phật Thích ca sống trong khoảng 563-483, thời đại Tây Chu ở Trung hoa, những nền văn minh Olmec ở Mễ, Chavin ở quần đảo Andes, trong khoảng 500 tr.TL. đã xuất hiện Cộng hoà La mã, đô thị Hy lạp, phát động chiến tranh Ba tư, Peloponnesus, đế quốc Ba tư (549-333 tr.TL), Alexander xâm lăng Ấn khoảng 327/326 tr.TL., Chandragupta thành lập đế quốc Maurya khoảng 321-301 tr.TL., Ashoka trị vì 269-232 tr.TL., Khổng sống khoảng 551-479 tr.TL., triều đại Tần là đế chế đầu tiên ở Trung hoa khoảng 221-206 tr.TL.,rồi triều đại Hán khoảng 202 tr.TL
Để củng cố luận cứ, Jaspers dẫn Lasaulx trong Neuer Versuch einer Philosophie der Geschichte: Dường như không phải tình cờ mà sáu trăm năm trước Ki-tô, có Zarathustra ở Ba tư, Phật Thích ca ở Ấn, Khổng tử ở Trung hoa, những nhà tiên tri ở Do thái, vua Numaq ở La mã và những triết gia đầu tiên tại Ionia, Doris, Elea ở Hy lạp, tất cả xuất hiện đồng thời như những người cải cách tôn giáo dân tộc.
Một học giả khác, Viktor von Strauss trong bình giảng Lão tử cũng nhận xét: trong những thế kỷ mà Lão và Khổng sống ở Trung hoa, có một vận động tinh thần lạ lùng thông qua mọi dân tộc văn minh, như Jeremiah, Habakkuk, Daniel và Ezekiel ở Israel rao giảng tiên tri và trong một thế hệ mới (521-516) dựng ngôi giáo đường thứ hai ở Jerusalem, trong khi ở Hy lạp thời Thales vẫn còn sống đã có Anaximander, Pythagoras, Heraklit, Xenophanes xuất hiện và Parmenides mới ra đời, ở Ba tư giáo hỗ cổ của Zarathustra được cải cách, và ở Ấn có Thích ca mâu ni khai sáng ra Phật giáo.
Tuy nhiên, những học giả nói trên chỉ ghi nhận những sự kiện song không thông suốt quan niệm tổng thể, nhìn ra những nét song hành phổ quát để có thể trả lời cho những phản bác, như yếu tố chung ấy chỉ có tính ngoại vi, trong khi những khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc, lịch sử quá lớn, hay Thời kỳ trục chỉ là sản phẩm của phán đoán giá trị, hay song hành này không mang tính lịch sử chung vì không có giao ngộ tinh thần. Jaspers đưa ra những lý chứng thuyết phục, như yếu tố chung ấy khởi từ ba nguồn trong khu vực nhất định, khả năng tri thức gia tăng, cơ bản là lĩnh hội ý nghĩa giá trị tự nhiên của nó. Sự khác biệt giữa Jaspers và Hegel ở chỗ, Hegel quan niệm Trung hoa, Ấn và phương Tây như những bước trong quá trình biện chứng của phát triển tinh thần, trong khi Jaspers quan niệm hoàn cảnh thực là hiện diện đồng đẳng, bên cạnh nhau, có nghĩa là nhiều con đường từ những nguồn khác nhau hướng về chung một mục đích. Trung, Ấn và phương Tây là ba cội rễ độc lập của một lịch sử sau cùng trải qua nhiều thế kỷ đã trở thành một thể thống nhất. Quan niệm của Jaspers, theo tôi, mang ý nghĩa siêu quốc như Kant, và đó là cơ sở nền tảng chống lại ý đồ bá quyền trong lịch sử nhân loại, sẽ nói đến sau.
Heiner Roetz trong Die chinesische Ethik des Achsenzeit. Eine Rekonstruktion unter dem Aspekt des Durchbruchs zu postkonventionellem Denken/Đạo đức trung hoa thời kỳ trục. Tái tạo dưới dạng tiếp cận tư tưởng hậu cổ, 1992 (bản Anh ngữ của chính tác giả: Confucian Ethics of the Axial Age, 1993) lấy lại ý niệm “thời kỳ trục” của Jaspers với ba chiều kích: chiều đồng đại chiếu theo những tiến triển tư tưởng đồng thời theo trục địa chí từ Địa trung hải tới Đông Á; chiều lịch đại chiếu theo ảnh hưởng trải dọc theo những phát triển về sau của những nền văn hóa tương ứng; chiều phổ quát chiếu theo thử thách thông giao vô hạn, nghĩa là viễn tượng của một tương lai chung của nhân loại.
Thời kỳ trục của Jaspers không chỉ một thời đại quan trọng về mặt lịch sử, còn chỉ ra “một tiêu điểm định hướng cho việc quan tâm đến lịch sử và liên hệ với nước ngoài…Nó chứa đựng nhiều tiêu chuẩn làm cơ sở cho phân tích nhiều mặt, như ý thức lịch sử, vượt thần thoại qua lý trí, phát kiến cá nhân, giải quyết những lựa chọn mâu thuẫn nhất v.v…”
Chính trong tiêu điểm định hướng đó, Jaspers viết phần đầu tác phẩm về những triết gia lớn dưới tiêu đề những người lãnh đạo mẫu mực nhân quần/die maßgebenden Menschen như Sokrates, Phật, Khổng, Jesus. Thật ra ngay vào cuối thế kỷ XIX, Đàm Tự Đồng (1865-1898) trong Nhân học khi phân tích khái niệm nhân, đã nhìn ra điểm chung thể hiện nơi Khổng là tương ái, tự nhiên, nơi Mặc là kiêm ái, nơi Phật là Phật tính, từ bi, nơi Giê su là tâm, yêu người như yêu mình, xem kẻ thù như bằng hữu, cho nên Đàm coi tam giáo như một thể.
Thời kỳ trục của Karl Jaspers không giải thích được sự kiện có nhiều nền văn hóa ngoài vận động phát triển này, tuy trong sơ đồ, ông vẽ ra một phổ hệ từ một nguồn của nhân loại, kinh qua giai đoạn tiền sử, đi lên giai đoạn những nền văn minh cổ, gồm Lưỡng hà, Ai cập, Ấn, Hoàng hà, những dân tộc nguyên thủy , tới thời kỳ trục gồm Ấn, Hoa, Đông-Tây hội nhập những dân tộc tiền sử vào thế giới Thời đại trục, lên thời kỳ khoa học-kỹ thuật với châu Mỹ, Âu, Nga, Islam, Ấn, Hoa, Phi châu …đánh dấu một thế giới con người trên mặt đất.
Trong quá trình tiến hóa tư tưởng con người trải qua thời kỳ trục tới thời kỳ toàn cầu chỉ ra không chỉ có một nền văn minh, văn hóa, triết học mà có nhiều văn minh, văn hóa, triết học: không chỉ có một đế chế Tần Thủy hoàng ở Trung hoa, Maurya ở Ấn, La mã ở phương Tây ghi dấu chung cuộc. Những công trình về lịch sử triết học thế giới ngày nay khởi sự “những phát triển song song trong tư tưởng triết học” (Hajime Nakamura), nới lỏng những giới hạn giữa vấn đề “triết học” và “tôn giáo” trong nghiên cứu tỉ giảo với nhiều khu vực Đông/Tây, châu Phi, châu Mỹ La tinh tiền-Columbus v.v.., đóng góp quan trọng về ngôn ngữ và dân tộc học trong nghiên cứu tư tưởng ở những địa bàn mới này.
Những vấn đề đặt ra như:
Quan niệm về “Thời đại mới/Modern Age” hiểu trong ngữ cảnh triết học phương Tây thường vẫn bắt đầu từ Descartes (1598-1650), với hai mặt: nội chuyển hướng về cơ sở của tự phản tư và ngoại chuyển từ bản ngã ra ngoại giới, từ thế kỷ 17, có thể áp dụng vào những khu vực khác? Không thể, chẳng hạn trong lịch sử triết học Hoa, bước cắt có thể khởi từ thế kỷ XI, ở Ấn, xâm nhập của người Hồi chấm dứt phát triển của Phật giáo Ấn song xuất hiện chủ nghĩa chiết trung.
Quan niệm về “tính thông ước/commensurability”, “tha tính/alterity”, “khu biệt/difference”, “phức thể/plurality” là những chỉ dấu trong khai thác tư tưởng áp dụng vào lịch sử triết học trên cơ sở nào? Chẳng hạn, khó thể có đáp án “tri thức luận nào là đúng” cho những lý luận tri thức trong triết học Ấn. Vấn đề đặt ra là phải chăng chỉ có phi thông ước về nhận thức và chân lý?
Những tranh biện về phi thông ước khả hữu hay phi lý dẫn đến vấn đề khả thể của một chủ nghĩa đại đồng, hay toàn cầu hóa trong trật tự phương Tây?
Cũng từ bình diện đó, Karl-Otto Apel nghi vấn về một đạo đức vĩ mô hành tinh cho nhân loại có cần thiết và khả hữu?
Nếu quan niệm lịch sử triết học không là một hồi lang của những ngôn hành ngu xuẩn/Gallerie der Narrheiten, vấn đề đặt ra là: ngày mai, tại sao người ta vẫn phải đọc Khổng, Lão, Trang, Long Thọ, Platon, Aristote, Kant, Hegel, Heidegger, Derrida, Đặng v.v..?
(còn nữa)
[1](Sie) sind die Denker, die im Unterschied zu den Mitteln der Tat, des Gebildes, der Dichtung vielmehr im Mitteln der Begriffe und der Operation mit Begriffen zu dem kommen, was jed
TRẦN BÌNH NAM * CHÍNH LUẬN
McNamara và chiến tranh Việt Nam
McNamara, chiến tranh Việt Nam và nước Mỹ
Trần Bình Nam
Robert
S. McNamara, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ dưới hai chính quyền John F.
Kennedy và Lyndon B. Johnson vừa qua đời hôm Thứ Hai 6/7/2009 tại nhà
riêng ở thủ đô Washington. Ông McNamara sinh năm 1916 tại San
Francisco, thọ 93 tuổi. Ông là một nhân vật đặc biệt ở chỗ trước khi
được tổng thống Kenndy mời làm bộ trưởng quốc phòng ông chưa có một
chút kinh nghiệm gì về quân sự (ngoài lon đại úy giả định sau khi Hoa
Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản năm 1941do biệt tài về điều hành và thống
kê). Ông tốt nghiệp tại UC Berkeley và trường hành chánh tại Harvard.
Năm
1945 hết chiến tranh ông trở về đời sống dân sự và làm việc cho hãng
Ford chuyên sản xuất xe hơi. Năm 1960 ông được công ty Ford bổ nhiệm
làm chủ tịch hãng Ford, người chủ tịch đầu tiên không thuộc gia đình họ
nhà Ford. Mấy tháng sau tổng thống đắc cử Kennedy mời ông làm bộ
trưởng quốc phòng.
Tổng
thống Kennedy tin rằng điều hành thành công một công ty lớn như công
ty Ford ông McNamara sẽ điều hành nổi bộ máy quân sự Hoa Kỳ khổng lồ
của Hoa Kỳ. Lúc này tổng thống Kennedy chưa có chính sách dứt khoát đối
với cuộc chiến Việt Nam là nên tiến hay thối, và trong thâm tâm ông hy
vọng ông McNamara với tài điều hành giỏi từng chứng tỏ ở cương vị chủ
tịch hãng Ford sẽ có đối sách đúng đối với cuộc chiến Việt Nam.
Nếu
tổng thống Kennedy không bị ám sát chết năm 1963 (và cái chết của tổng
thống Kenndy có liên quan gì đến cuộc chiến Việt Nam không vẫn là một
nghi vấn có thể chẳng bao giờ có câu trả dứt khoát) có thể ông sẽ xuống
thang cuộc chiến vào nhiệm kỳ 2 (1964-1968) và cũng rất có thể ông
McNamara sẽ là người làm công việc này một cách êm xuôi. Nhưng lịch sử
chuyển qua một hướng khác. Tổng thống Kennedy chết, Phó tổng thống
Johnson lên thay và cuộc chiến Việt Nam leo thang trong năm 1964 và
trong suốt nhiệm kỳ 1964-1968 của ông Johnson. Và Robert McNamara đã là
người thực hiện chính sách leo thang bằng con số và bằng các đồ thị từ
văn phòng bộ trưởng ở Ngũ giác đài.
Là
một người Mỹ ông tin rằng bộ máy kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ là vô
địch, và vì Hoa Kỳ chưa hề bại trận trong suốt lịch sử từ ngày lập
quốc, ông McNamara tin rằng nước Mỹ sẽ thắng cuộc chiến Việt Nam và sẽ
thắng một cách gọn nhẹ với sự điều hành một cách khoa học của ông. Ông tin như vậy và với sự hậu thuẫn của tập đoàn tư bản Hoa Kỳ ông đã thuyết phục dễ dàng tổng thống Johnson và quốc hội.
Nhưng chiến tranh không phải chỉ thuần là khoa học và sự thiếu kinh
nghiệm chiến lược của ông McNama đã làm cho Hoa Kỳ sa lầy. Từ con số
400 quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt ông McNamara phái qua Việt Nam
sau khi tổng thống Kennedy nhậm chức, đến tháng 11/1963 khi ông Kennedy
bị ám sát quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam lên 17.000 người và vào năm 1965
khi Hoa Kỳ chuẩn bị oanh tạc liên tục miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ có
175.000 quân tại Việt Nam. Tất cả đều do tài đạo diễn của ông McNamara.
Cũng
trong khoảng thời gian 1965 này ông McNamara bắt đầu nghi ngờ về chiến
thắng tại Việt Nam và vào mùa thu năm 1966 sự nghi ngờ của ông không
che dấu được ai trong giới thân cận. Tuy nhiên bên ngoài ông McNamara
vẫn tỏ ra là con diều hâu của chiến tranh và thiết lập các kế hoạch
tăng quân và tăng cường độ các cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam.
Muốn
rút bài học cho Hoa Kỳ và cho chính bản thân, năm 1967 ông McNamara bí
mật ra lệnh điều tra nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam mà không
thông báo cho tổng thống Johnson. Kết quả là tài liệu mật “Pentagon
Papers” mà ông Daniel Ellsburg, một thành phần trong ban nghiên cứu đã
cung cấp (một phần) cho tờ New York Times năm 1971 tạo chấn động dư
luận Hoa Kỳ. Giữa năm 1967 tổng thống Johnson biết việc sưu tầm này ông
nghi ngờ ông McNamara thu thập tài liệu để giúp ông Robert Kennedy ra
tranh sự bổ nhiệm của đảng Dân Chủ với ông trong cuộc bầu cử tổng thống
nhiệm kỳ 1968-1972, đo đó quan hệ giũa tổng thống Johnson và ông McNamara trở nên nguội lạnh.
Năm
1968 sau cuộc tấn công Mậu Thân, tướng Westmoreland xin thêm quân, ông
McNamara là người khuyến cáo không tăng và quan hệ đối với tổng thống
Johnson trở nên căng thẳng hơn. Những ngày huy hoàng của McNamara chấm
dứt.
Cuối
tháng 2/1968 ông McNamara từ chức bộ trưởng quốc phòng (trên thực tế
bị tổng thống Johnson cách chức) và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân
Hàng Thế giới (World Bank). Một tháng sau, tổng thống Johnson tuyên bố
không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-72 và đề nghị mở cuộc thương thuyết với Hà Nội để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Lúc này Hoa Kỳ có hơn nửa triệu quân tại Việt Nam và đã có 30.000 quân nhân tử trận. Cuộc chiến McNamara (McNamara’s war,
theo cách mô tả của Thượng nghị sĩ Wayne Morse, một Thượng nghĩ sĩ
chống chiến tranh Việt Nam thuộc đảng Dân chủ, bang Oregon) xuống thang
nhưng từ đó cho đến khi Hoa Kỳ ký được bản Hiệp ước Paris năm 1973 Hoa
Kỳ còn tổn thất thêm 28,000 binh sĩ nâng tổng số tổn thất nhân mạng
binh sĩ Hoa Kỳ lên 58.000 người.
Chiến
tranh Việt Nam với tổn thất to lớn về nhân mạng và để lại hội chứng
bại trận (Vietnam syndrome) trong tâm lý quốc gia là một dấu ấn lớn đối
với ông McNamara. Tuy nhiên mãi gần 30 năm sau ông mới công khai nói
ra cái nhìn của ông trong cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam ông
viết và phát hành năm 1995, qua đó ông nói rằng sai lầm của cuộc chiến
do hoàn cảnh khách quan của tình hình thế giới và sự phức tạp của
chiến tranh chứ không phải là sai lầm của cá nhân ông. Cuốn sách đã gây
ra nhiều tranh luận tại Hoa Kỳ. Giới quân nhân giải ngũ và thân nhân
các tử sĩ bỏ mình tại Việt Nam cho ông McNamara phản bội và chất vấn
ông tại sao trong thâm tâm ông biết việc Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam
là một sai lầm từ năm 1965 ông vẫn công khai thúc đẩy tổng thống
Johnson tiếp tục gởi quân sang Việt Nam và nướng thêm hàng chục ngàn
thanh niên Mỹ nữa, chưa nói thêm một triệu người Việt Nam bỏ mình vì
cuộc chiến.
Cuốn sách In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam
của ông McNamara phát hành tháng 4 năm 1995 gồm 11 chương không thuyết
phục được ai nếu không nói mang thêm nghi ngờ đối với tư cách và lòng
yêu nước của ông McNamara.
Trong nỗ lực thanh minh thêm lập trường kiên định, năm 2003 ông McNamara
cho nhà đạo diễn Errol Morris thực hiện một cuốn phim bằng cách phỏng
vấn ông nhan đề: “the Fog of War” nhưng vẫn cung cách không nhận sai
lầm của chính mình mà đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vì vậy ông vẫn không chinh
phục được lòng tin của người Mỹ.
Bây
giờ ông nằm xuống, nhưng vết hằn ông ấn lên nước Mỹ vẫn chưa nhòa. Nói
đến ông người ta sẽ nhớ đến nhận xét của nhà văn David Halberstam, tác
giả cuốn sách “The Best and the Brightest” (những
khuôn mặt thông minh và sáng giá) rằng: “Ông McNamara trung thành với
người lãnh đạo ông chứ không trung thành với sự thật. Ông nói láo và
khuyến khích những phụ tá của ông nói láo. Ông nói láo với Kennedy, ông
nói láo với Johnson, và chỉ khi sự thất bại hiện ra rành rành trước
mắt ông mới thấy lúng lúng không dám nói láo nữa” (nguyên văn:
McNamara’s loyal was to his bosses and not the truth. He lied to them.
He had people under him lying. He did it with Kennedy and he did it
with Johnson and it was only when he was impaled with the failure of the
war that he didn’t know what to do.)
Và
nói như John Hurley, một sĩ quan từng chiến đấu tại Việt Nam và sau
này trở thành một phụ tá thân cận của ứng cử viên tổng thống John F.
Kerry năm 2004 rằng: “Ông McNamara không hiểu chiến tranh là gì và cũng
chẳng hiểu cái giá sinh mạng của chiến tranh. Đối với ông ấy Việt Nam
chỉ là một con số khô khan trên máy tính. (nguyên văn: He never
understand, never seemed to care about the humain cost of the war…. To
him, Vietnam was just a policy issue, sterile numbers to be managed.)
Robert
McNamara qua đời để lại người vợ thứ hai, bà Diana Masieri Byfield và
ba người con với vợ trước, bà Margaret qua đời năm 1981 gồm: Craig of
Winters, Margaret Pastor và Kathleen McNamara.
Trần Bình Nam
July 8, 2009
Trần Bình
|
http://www.tranbinhnam.com
|
THƠ SONG NGỮ * HÀ THƯỢNG NHÂn & THANH THANH
Hà Thượng Nhân & Thanh Thanh
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT CHỐNG CỘNG SẢN
170 LINH MỤC VÀ 420 NỮ TU
SỐNG CHẾT VỚI GIÁO DÂN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 29.07.2009
UNICODE : http://viettudan.net
Bài
viết đăng kèm dưới đây cho thấy rằng cuộc nổi dậy của người Công giáo
thuộc Giáo phận Vinh là sự bột phát từ ĐỨC TIN và lời GIÁO HUẤN PHÚC ÂM
nằm sâu trong lòng từng cá nhân tín hữu. Đó là việc đồng đứng lên một
lúc của những cá nhân tín hữu. Việc hướng dẫn sự bột phát lại được Giáo
dân tin tưởng đặt ở trong tay những Linh mục và những Nữ tu sống gần
kề nhất với đời sống Giáo dân.
Nhật báo lớn quốc tế THE WALL STREET JOURNAL ngày 27.07.2009 đã viết như sau: “Con
số giáo dân tham gia biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người dưới sự
hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu. Đụng độ giữa giáo dân và công
an Việt Nam đã được ghi nhận trong đó có 2 linh mục bị thương nghiêm
trọng. »
Tính cách tự động nổi dậy
Chỉ
trong vòng mấy ngày, mà cuộc nổi dậy có tới từng những trăm ngàn
người, thì cuộc nổi dậy này không phải là sự vận động từ trên kêu gọi
hoặc khích động từ một Tổ chức. Nó hiển nhiên là phải đến từ sự tự động
đứng lên của những cá nhân tín hữu bột phát phản ứng trước những đè nén
bất công trên đời sống họ. Đức Giám mục Giáo phận Vinh đi vắng, hiện
đang thăm viếng Mục vụ tại Hoa kỳ. Hàng Giám Mục Việt Nam không hề lên
tiếng kêu gọi Giáo dân phản ứng. Obama và Chính quyền Mỹ dường như tính
tóan thân thiện với CSVN và Trung Cộng hơn là gây những khó khăn cho
các người cai trị của hai nước này, nên chắc chắn không thể xúi giục
cuộc nổi dậy. Tòa Thánh Vatican, vì những tính tóan ngọai giao với CSVN
chẳng hạn, nên khó có thể hiểu là nguồn gây nổi dậy của Giáo dân Vinh. Chính
sự nổi dậy tự động này đến từ ĐỨC TIN và từ GIÁO HUẤN PHÚC ÂM của Chúa
Giêsu nơi từng cá nhân Tín hữu mà những Tổ chức quyền hành Chính trị
hay Tôn giáo dù cao và mạnh đến đâu cũng không được quyền can thiệp vào
trong tính tóan trần thế với CSVN để đè nén nguyện vọng chính đáng của
Tín hữu : CÔNG LÝ và HÒA BÌNH cho chính đời sống cụ thể của từng người.
Hướng dẫn của 170 Linh mục và 420 Nữ tu
Chính Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL đã nói rõ khía cạnh này: “...dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu ».
Cuộc tự động nổi dậy của những trăm ngàn người cần được hướng dẫn cho
có nhịp nhàng. Giáo dân tin tưởng vào những Linh mục và những Nữ tu sống
hàng ngày trực tiếp với họ, cùng họ chịu những cảnh bất công CSVN tại
những họ đạo hẻo lánh nhất và ngày nay cùng sát cánh đi biểu tình với
họ, cùng đứng trước những đe dọa hành hung như họ.
Những
Linh mục và những Nữ tu không phải là chỉ huy bằng ngồi ở nhà yên lành
mà chỉ tay năm ngón cho Giáo dân vào nguy hiểm. Họ đã cùng Giáo dân
lăn xả vào hiện trường giữa « quân dữ CSVN » đang hành hung tàn bạo.
Qua hình ảnh, chúng ta thấy những đòan Nữ tu cùng đi trong hàng ngũ
Giáo dân và những Nữ tu này cũng sẵn sàng phải chịu những đánh đập côn
đồ của CSVN. Những Linh mục thì luôn luôn ở hiện trường đau khổ của
Giáo dân. Tối thiểu có hai Linh mục đã bị côn đồ CSVN đánh trọng
thương. Máu của những Linh mục này đã cùng chảy ra và hòa chung với máu
của Giáo dân.
Cùng
ở hiện trường, cùng hòa chung máu, nên Giáo dân đặt tin tưởng vào sự
hướng dẫn của những Linh mục và các Nữ tu. Họ biết chắc là những Linh
mục và các Nữ tu này không phản bội lại sự đau khổ của họ vì chính
những Linh mục và các Nữ tu này cùng sống thực với họ trong những đe
dọa, những đau khổ và đã cùng đổ máu như họ.
Giáo dân ý thức và nghi ngại những phản bội.
Chúng
tôi có liên lạc với một cựu Tu xuất gốc Giáo phận Vinh, làm việc tại
Liên Hiệp Quốc và sống ở vùng Geneva. Vị này đã kể cho tôi hai câu
chuyện cho thấy lòng cương quyết đi tới cùng và thái độ của Giáo dân
Vinh ngay với Lãnh đạo Tôn giáo :
=> Oâng
nói Giáo dân Vinh đã có những nổi dậy như Qùynh Lưu. Họ đã «ăn cá rô
cây» khô cứng. Họ không sợ chết. CSVN bây giờ đụng đến họ là đụng vào «
ổ kiến lửa » đấy ! CSVN phải biết điều đó và chắc chắn khó lòng đánh
lừa được Giáo dân Vinh. Tuy nhiên CSVN vốn dĩ ma giáo, có thể tìm những
giải quyết lừa lọc, tính tóan đổi chác với những quyền lực Chính trị
hay Tôn giáo ở cấp cao, chưa từng sống với những đau khổ thực tế của
Giáo dân.
=> CSVN
đã dùng sức ép để đặt vào Tổ chức Giáo Hội những thành phần thân với
mình để lũng đọan Giáo Hội. Giáo dân Công giáo ý thức về điểm này. Họ
phân biệt ai là thân CSVN và ai là người có thể tin tưởng được để hướng
dẫn họ. Oâng kể câu chuyện : một họ đạo tại Vinh có vấn đề tranh chấp
với quyền lực Cộng sản địa phương. CSVN nhờ một Linh mục có quyền cao
trong Giáo phận đến để giải quyết vấn đề. Linh mục này được Công an
dùng xe nhà nước chở đến họ đạo, Hội đồng Giáo xứ đã nói với Linh mục
ấy như sau : «Công an dùng xe nhà nước chở Cha đến đây, thì chúng con
không tiếp Cha và Công an. Cha hãy bảo Công an chở Cha về nhà. Còn nếu
Cha đến đây một mình, không bằng xe của Công an, thì chúng con sẵn
sàng tiếp đón Cha ! »
Người
Công giáo Vinh tự động nổi dậy ngày nay đã chọn mặt thử vàng mà tin
tưởng trao phó sự hướng dẫn. Họ tin tưởng vào 170 Linh mục và 420 Nữ tu
đã từng sống chết, lăn lộn hàng ngày với họ trong những nguy hiểm,
thậm chí đã cùng đổ máu ra hòa chung với máu của họ.
Có
lẽ họ phải nghi ngại về những sự hướng dẫn đầy quyền lực, đầy tính
tóan trần thế sống xa họ, chỉ đọc thông tin phiến diện qua báo chí để
rồi lấy những quyết định có thể phản bội lại sự hy sinh, đổ máu của họ.
Những quyền lực ấy, Chính trị hay Tôn giáo, hãy đến hiện trường, cùng
thắp nến cầu nguyện, cùng diễn hành biểu tình, cùng chịu đánh đập và đổ
máu như họ, thì mới mong Giáo dân Vinh ngày nay đặt tin tưởng tòan diện
vào hướng dẫn hay quyết định. Không thể ngồi ở Sứ quán, ngồi ở
Washington, Paris..., thậm chí tại Vatican... để chỉ dùng tiếng Mỹ,
tiếng Pháp, tiếng Ý... ra chỉ thị, do tính tóan trần thế, đi ngược lại
sự hy sinh nổi dậy phát xuất từ ĐỨC TIN vững chắc và từ GIÁO HUẤN PHÚC
ÂM do chính Chúa Giêsu chuyền vào Lương Tâm họ.
Giáo
dân Vinh đứng lên và đi tới cùng. Họ nắm vững lấy ĐỨC TIN và GIÁO HUẤN
PHÚC ÂM. Họ tin tưởng vào chính họ và vào những hướng dẫn của 170 Linh
mục và 420 Nữ tu đang chia sẻ hiện trường đấu tranh cùng họ mỗi ngày.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
VỤ TAM TÒA:
BẤT CÔNG TÍCH LŨY
TẠO TỰ ĐỘNG ĐỨNG LÊN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.07.2009
UNICODE : http://viettudan.net
Qúy
độc giả không ai không theo rõi những hình ảnh tụ lại của của những
trăm ngàn người Công giáo đồng thóat lên một tiếng nói:
”Hãy tôn trọng CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH”
Tôi
cũng theo rõi và thực tình thấy đây là sự tất nhiên của một thanh thép
cứng bị người dùng sức bẻ cong hòai thì cũng có lúc bật ngược lại
thành thẳng. Khối Cộng sản cứ tưởng là Đức Tin Thiên Chúa Giáo là một
cục đất mà họ có thể nghiền nát thành cát bụi, cứ tưởng Đức Tin Tông
Giáo ấy là thỏi nhựa mềm (plastic) mà họ có thể nấu chảy để nắn uốn
theo họ muốn.
Không ! Đức Tin Thiên Chúa Giáo đã đứng dậy tại chính Nga, nơi phát sinh Lý thuyết Cộng sản vô thần.
Tại
Việt Nam, sau bao chục năm trường mà CSVN nhất thiết chủ trương diệt
Công Giáo, Đức Tin ấy vẫn thể hiện sự can đảm không sợ chết chóc của
Giáo dân Công Giáo Thái Bình, rồi Giáo dân Công giáo Hà Nội qua biến cố
Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Biến
Cố TAM TÒA mới đây chứng minh hùng hồn hơn nữa ĐỨC TIN SẮT THÉP của
người Công Giáo. Họ không sợ đàn áp, không sợ chết chóc. Chỉ trong mấy
ngày sau sự bất công diễn ra tại TAM TÒA, người Công giáo tự động tụ
họp lại từng những trăm ngàn người để chứng tỏ Đức Tin của mình, đồng
nói lên rằng cường quyền hãy chấm dứt BẤT CÔNG đã chồng chất và hãy tôn
trọng CÔNG LÝ mà Thiên Chúa đã dậy dỗ họ qua Phúc Âm. Tôn trọng CÔNG
LÝ, thì mới có HÒA BÌNH thực sự.
Chúng tôi theo rõi và ngưỡng mộ tiếng nói chung ấy của người Công Giáo được
bột phát lên từ những người Công giáo ở những họ đạo hẻo lánh vùng
quê. Đây là sự bột phát từ Đức Tin, từ Giáo huấn Phúc Âm đã làm thành
Lương Tâm họ.
CSVN không thể nói đây là sự thúc giục từ một thế lực bên ngòai.
Giáo dân Công giáo vùng quê không biết đến Obama, Sarkozy… là ai. Họ
cũng ít khi nghe nói về Vatican quyền lực can thiệp Tôn giáo. Cho dù
Obama, Sarkozy… hay quyền lực Tôn giáo Vatican có vì ngọai giao tính
tóan với CSVN mà vẫn để BẤT CÔNG do CSVN tiếp tục đè nén chồng chất trên
con người họ, thì họ vẫn đứng dậy phản đối và đòi cho bằng được CÔNG
LÝ để đời sống họ có HÒA BÌNH. Quyền lực Hoa kỳ, Pháp… Vatican cũng chỉ
là trần thế và không thể đứng trên Đức Tin của họ vào Thiên Chúa và
không thể thay thế được lời dậy về CÔNG LÝ do chính Chúa Giêsu dậy họ
qua Phúc Âm. Họ đứng dậy và làm theo Đức Tin và lời dậy của Phúc Âm.
Không quyền lực trần thế nào có thể hơn quyền lực của Chúa Giêsu. Không
lời dậy tính tóan trần thế nào có thể làm họ quên CHÂN LÝ về CÔNG LÝ
do chính Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể trực tiếp dậy họ.
Cuộc
nổi dậy tại TAM TÒA và tòan Giáo phận Vinh là một sự bộc lộ từ chính
ĐỨC TIN và GIÁO HUẤN PHÚC ÂM của những Giáo dân tại những xứ đạo hẻo
lánh nhất. Nó không phải từ thế lực nào nước ngòai, cũng không phải từ
quyền lực Tông giáo Vatican. Cuộc bột phát Đức Tin cũng
không phải từ Hàng Giám Mục VN khởi xướng. Những Giáo dân đơn thuần đứng
lên đang đặt sức mạnh Đức Tin của mình trong sự săn sóc của những Linh
mục tại mỗi xứ đạo trực tiếp với đời sống hàng ngày của họ.
Hãy
giữ lấy tính cách đặc thù đứng lên của mỗi người Công giáo dưới sự
hướng dẫn hỗ trợ của những Linh mục sống trực tiếp hàng ngày với mình.
Giữ vững ĐỨC TIN và triệt để theo LỜI DẬY PHÚC ÂM về Công lý, Giáo dân
Công giáo cùng với những Linh mục gần kề nhất hãy cùng nhau đi cho tới
cùng. Đề phòng những quyền lực, dù mạnh, nhưng xa với đời sống mình, có
thể vì tính tóan nào đó với quyền lực ma giáo CSVN mà hy sinh chính
cuộc sống cụ thể của mình hàng ngày để BẤT CÔNG vẫn tồn tại và HÒA BÌNH
xa vời.
Hãy
tin ở chính mình và tự đứng lên cứu mình ! Hãy tin tưởng trước hết vào
sự hướng dẫn của những Linh mục sống tại mỗi họ đạo trực tiếp và gần
kề với mình nhất. Những quyền lực quá cao và xa vời có thể vì tính tóan
trần thế với CSVN mà phản bội lại sự hy sinh của chính mình cho Đức
Tin và cho Giáo Huấn Phúc Âm trực tiếp từ Chúa Giêsu.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Tran trong/Best Regards/Respectueusement
Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist
=> Weekdays: 22 Rue du Prieure, CH-1202 GENEVA, Switzerland
Tel: 0041 22 7318266. Fax: 0041 22 7382808. Mobile: 0041 79 766 65 83
E-Mail: wimimpactdrlien@yahoo.com
=> Weekends: 40 Lischenweg, CH-2503 BIEL/BIENNE, Switzerland
Tel: 0041 32 3652449. Fax: 0041 32 3652449. Mobile: 0041 79 766 65 72
E-Mail: drlienwimimpact@yahoo.com
|
TỘI ÁC CỘNG SẢN
Xã hội đen hành hung giáo dân?
Từ
vụ Thái Hà người ta đã từng chứng kiến nhóm người mặc thường phục gồm
những thanh niên khỏe mạnh đàn áp, khiêu khích và dùng vũ lực để đánh
đập giáo dân Thái Hà. Do không phân biệt được những kẻ côn đồ này là
ai, người ta gọi chúng là bọn xã hội đen.
Phía cơ quan ngôn luận của nhà nước Việt Nam thì gọi đó là quần chúng nhân dân bức xúc.
Công an và bọn đầu gấu dữ dằn trấn áp giáo dân
Gần
đây tại vụ Tam Tòa hàng trăm kẻ dữ dằn mặc thường phục tung hoành trên
đất Đồng Hới, phát hiện ai là giáo dân là chúng xông vào đánh đạp,
lăng mạ chửi bới trước sự hững hờ quan sát của các lực lượng cảnh sát
mặc cảnh phục. Không rõ chúng là ai, một lần nữa người ta quy kết đó là
nhóm xã hội đen.
Thực
ra nếu ai am hiểu về dân giang hồ , xã hội đen, những băng đảng kiếm
ăn bằng cách phạm pháp có thể thấy rõ , nhóm người hành hung giáo dân
kia không phải là băng nhóm xã hội đen nào cả.
Ở
Hà Nội là nơi trung tâm, có nhiều thành phần tiền án, tiền sự kết
thành các nhóm.Nhưng điểm mặt không có băng nhóm nào có quá 20 thành
viên. Những lần cần thanh toán, ẩu đả chúng kéo bạn bè từ các địa phương
có truyền thống giang hồ về Hà Nội. Gom lại bất quá cũng đến 40 tay
dao là cùng. Băng nhóm xã hội đen lớn nhất của Hà Nội ở thời kỳ cực
thịnh của xã hội đen là băng Khánh Trắng chợ Đồng Xuân, lực lượng chiến
đấu của chúng cũng không quá con số 100. Và điều tối kỵ là không khi
nào xã hội đen phục vụ cho cơ quan công quyền để dùng bạo lực với những
người dân lành, nhất là người dân có tín ngưỡng. Bởi chính những tên
xã hội đen phần lớn đều có tín ngưỡng, nên chúng rất tránh nặng lời với
những người có tín ngưỡng chứ đừng nói là dùng vũ lực. Mấy năm trước
với chiến dịch thanh trừng những băng nhóm tội phạm có tổ chức của cơ
quan cảnh sát.Nhiều băng nhóm xã hội đen đã chịu hậu quả khốc liệt,
nhiều tên đại ca phải lãnh mức án cao nhất ,nhận mức án tù nhiều năm từ
Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn như băng Khánh Trắng, Cu Nên, Năm Cam, Tín
Palet.
Thực ra đám đầu gấu dữ dằn đó chỉ là bọn CA trá hình mà thôi!
Ở
Hà Nội ở thời điểm bây giờ trừ một hai nhóm xã hội đen hoạt động trong
lĩnh vực cờ bạc lô đề, bóng đá ra, chưa có nhóm nào khả dĩ huy động
một lúc vài chục quân. Và những nhóm này không dại gì đứng ra nhận làm
thuê cho chính quyền vì bất cứ lý do gì. Và chính quyền cũng không dại
gì sử dụng những tên tội phạm xã hội đen bởi chúng là con dao hai lưỡi,
không thể kiểm soát được tên giang hồ nào nổi hứng kể về chiến tích mà
nhà nước thuê chúng ngoài quán nhậu thì không bưng bít nổi.
Quan
sát kỹ những tên đánh đập giáo dân ở Thái Hà cũng như vụ Tam Tòa,
chúng có nét mặt hũng dữ giống bọn xã hội đen. Nhưng không có tên nào
xăm trổ hay sứt sẹo hoặc có gương mặt phong trần, khắc khổ dấu ấn của
bọn xã hội đen. Một điểm nữa là xã hội đen ở Đồng Hới chưa bao giờ có
tên tuổi số má trong giang hồ đất Việt. Bởi vậy nói rằng ở vụ Tam Tòa
có hàng chục tên xã hội đen đánh đập giáo dân là oan cho cho dân giang
hồ, xã hội đen Đồng Hới cũng như cả nước.
Phải
khẳng định rằng ở Thái Hà cũng như Tam Tòa, không có một tổ chức tội
phạm của xã hội đen nào dúng tay vào việc đánh đập giáo dân. Bởi bản
chất của giang hồ và cũng như tổ chức của chúng không quy mô đến mức có
nhiều tên tham gia như vậy trong vụ hành hung người Công Giáo.
Vậy những tên tham gia hành hung giáo dân ở Thái Hà và Tam Tòa là ai ?
Tổ
chức nào có thể huy động hàng chục, hàng trăm thanh niên khỏe mạnh
tuổi từ 25-35. Sẵn sàng hung hãn đánh đập những người dân yếu đuối gồm
cả trẻ con lẫn phụ nữ. Đánh đập công khai trước sự quan sát của các
lượng lượng cảnh sát đang bàng quan theo dõi như không có gì ?
Không phải băng nhóm của xã hội đen, nhưng chúng cũng vẫn là một băng nhóm của xã hội..ngược lại mà thôi.
Thanh Linh
Đống Đa – Hà Nội
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TRIẾT HỌC
Đặng Phùng Quân
Khởi thảo lịch sử triết học
Dưới lăng kính siêu quốc (tiếp theo)
Những thời kỳ trục trong lịch sử tư tưởng
Karl Jaspers không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp, song ông đã phát kiến ra khái niệm trục, trong một tinh thần tri thức cởi mở, ngay từ mở đầu tác phẩm Vom Ursprung und Ziel der Geschichte/Nguồn và đích của lịch sử, 1949:
“Trong thế giới phương Tây, triết học lịch sử xây dựng trên niềm tin Cơ đốc. Trong một chuỗi vĩ đại những công trình liên tục từ Augustin đến Hegel, niềm tin này thể hiện vận động của Thượng đế xuyên suốt lịch sử. Những hành vi mặc khải của Thượng đế biểu hiện những tuyến phân chia quyết định. Cho nên Hegel có thể vẫn nói: toàn thể lịch sử tiến hành và bắt nguồn từ Chúa. Con của Thượng đế xuất hiện là trục của lịch sử thế giới… Song niềm tin Cơ đốc chỉ là một niềm tin, không phải là niềm tin của nhân loại. Vì thế quan điểm lịch sử phổ quát như vậy rõ ràng là thất bại vì nó chỉ có giá trị cho những tín đồ Cơ đốc…
Trục của lịch sử thế giới, nếu thực sự hiện hữu phải được phát kiến về mặt thường nghiệm, như một sự kiện có thể được mọi người, kể cả người theo Cơ đốc chấp nhận như vậy.”
Jaspers là một tín đồ Cơ đốc, song đã mạnh dạn đánh giá thời kỳ trục này vào thời khoảng 800-200 trước tây lịch. Theo ông, những sự biến phi thường nhất tập trung trong thời kỳ này: tất cả những trường phái triết học Trung hoa xuất hiện, như Khổng, Lão, Mặc, Trang, Liệt tử v.v.., ở Ấn độ như Upanishad, Phật là những đỉnh cao tri thức xuống đến phái hoài nghi, duy vật, ngụy biện và hư vô luận, ở Ba tư Zarathustra dạy một thế giới quan tương tranh giữa thiện và ác, ở Palestine xuất hiện những tiên tri như Elijah, Isaiah, Jeremiah, ở Hy lạp như Homer, những triết gia như Parmenides, Heraklit, Platon, những nhà viết kịch, những sử gia, Archimedes. Những công trình của họ phát triển để lại cho nhân loại to lớn ra sao, dường như ai cũng rõ, mặc dầu vào thời kỳ vùng này không biết vùng kia.
Jaspers nhận xét: Trong cả ba vùng của thế giới, điều mới lạ về thời đại này là con người có ý thức Hữu thể như một toàn thể, về chính con người và những hạn chế của mình. Con người kinh qua khủng cụ của thế giới và không có quyền năng của chính mình. Con người biết đặt những vấn đề, đối diện với khoảng không, con người biết phấn đấu cho giải thoát và ân sủng, trong khi nhận biết giới hạn của mình, con người đề ra những mục tiêu cao cả. Con người kinh qua tuyệt đối trong sâu xa của bản ngã và trong sáng của siêu việt.
Ý thức tự ngã, tư duy trở thành đối tượng của chính con người, những xung đột tinh thần diễn ra giữa con người với tha nhân, mới sinh ra tranh biện, những phạm trù cơ bản, những tín ngưỡng phổ quát - tất cả điều đó minh họa thế nào là một thời kỳ trục.
Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này của lịch sử nhân loại là quá độ từ thời đại thần thoại bước sang thời đại triết lý:
- Lý tính và kinh nghiệm dưới ánh sáng thuần lý tương tranh với thần thoại; các nhà triết học dầu là Hy lạp, Ấn hay Trung hoa cũng vượt khỏi tính thần bí trong những nhận thức quyết định.
- Con người không còn đóng kín tự thân, ngộ đuợc cái bất xác, mở ra những khả năng mới, không hạn chế, biết nghe và hiểu những gì trước đây không tự vấn; cùng với thế giới và chính tự ngã, Hữu trở nên nhậy cảm với con người, song không có nghĩa là chung cuộc.
- Lần đầu tiên xuất hiện những triết gia, dầu lang thang hay ẩn cư ở Trung hoa, hay những nhà khắc kỷ ở Ấn, những minh triết ở Hy lạp, hay những tiên tri ở Do thái. Nhà triết học là người chứng tỏ khả năng tương phản chính bản thân với vũ trụ ngoại tại, phát hiện trong tự thân nguyên ủy đã đưa tự thân vuơn lên tự ngã và thế giới.
- Trong tư duy suy luận, triết gia nhận ra Hữu mà không sa vào chỗ nhị nguyên do vượt khỏi chỗ phân biệt chủ thể và khách thể, nhận ra trùng hợp những mặt đối lập.
- Trong thân phận con người, vây bủa trong thân thể, bản năng, đi tìm giải thoát và cứu chuộc từ thế giới này, hướng về ý niệm, từ bỏ vô cảm/ataraxie, đắm đuối trầm tư, nhận thức ngã/giới như thể tiểu ngã/atman, kinh nghiệm niết bàn/nirwana, hòa hợp với đạo/Tao, hay dâng mình cho Thiên ý - mọi ngả phân hóa do tín niệm và tín điều, song hội tụ ở chỗ đạt tới cảnh giới toàn Hữu lên đường một mình, như một cá thể. Triết gia có thể từ khước mọi của cải trần gian, đi vào sa mạc, ẩn nơi rừng sâu, núi cao, phát hiện ra quyền năng sáng tạo của cô độc như một ẩn sĩ, cũng có thể trở lại cuộc thế như một kẻ sở hữu tri thức, như một hiền triết, một tiên tri. Tất cả điều đó về sau được gọi là lý trí và nhân cách chỉ được giác ngộ lần đầu tiên ở thời kỳ trục này.
Chân dung triết gia, nếu muốn minh họa lên hào quang của con người xuất chúng ấy, rõ ràng là khoảng cách rộng giữa đỉnh tiềm năng nhân tính này với đám đông thật là lớn lao vào thời đại này, chưa từng thấy trong lịch sử - nơi một cá nhân làm thay đổi toàn bộ, cả nhân loại có một bước nhẩy vọt.
Quang cảnh ấy hiện ra là hằng hà những quốc gia và những đô thị, tương tranh liên khối, phát triển lan tỏa, trù phú và đầy nghị lực ở khắp chốn, cát cứ từ Trung, Ấn, qua Hy lạp và Cận đông. Thời kỳ trục bao dung những nền văn minh cổ hàng ngàn năm đã cùng tận và khởi sự những hình thái văn hóa mới, có khả năng thông cảm hỗ tương, trong khi những dân tộc ngoài vùng trục này vẫn còn sống trong mông muội.
Ở tác phẩm Những triết gia lớn/Die grossen Philosophen,1957 Jaspers nói đến cái hùng đại/Größe của những nhà tư tưởng đầu tiên của Ấn như Yajnavalkya, Sandilya, Kapila, những người khai sáng triết học Trung hoa cổ đại, những minh triết Ai cập như Imhotep, Ptahotep. Gilgamesch vùng Lưỡng hà. Triết gia là những nhà tư tưởng, tương phản với những phương tiện như hành động, ảnh tượng, thi ca, song sử dụng những khái niệm và khai triển khái niệm đạt tới chỗ hùng đại [1]. Jaspers dẫn lời Dikaiarch (là người nói vào khoảng năm 320 trước tây lịch) về bẩy hiền triết không chỉ triết lý bằng lời, mà chủ vào việc thực hiện những công trình tốt đẹp; ông cũng so sánh với những thánh hiền Trung hoa được coi là khai sáng văn hóa, trật tự, lý thức mọi sự vật.
Về mặt biên niên sử, trong thời kỳ trục này có thể kể những sự biến như những nhà khai thác Etrucan đến Ý khoảng 900 tr. TL, giai đoạn thác thực ở Hy lạp, Kushites chinh phục Thượng Ai cập vào 750 tr.TL,, Đế quốc Assyrian thành hình khoảng 750-612 tr.TL., Đế quốc Chaldean khoảng 626-539 tr.TL., Phật Thích ca sống trong khoảng 563-483, thời đại Tây Chu ở Trung hoa, những nền văn minh Olmec ở Mễ, Chavin ở quần đảo Andes, trong khoảng 500 tr.TL. đã xuất hiện Cộng hoà La mã, đô thị Hy lạp, phát động chiến tranh Ba tư, Peloponnesus, đế quốc Ba tư (549-333 tr.TL), Alexander xâm lăng Ấn khoảng 327/326 tr.TL., Chandragupta thành lập đế quốc Maurya khoảng 321-301 tr.TL., Ashoka trị vì 269-232 tr.TL., Khổng sống khoảng 551-479 tr.TL., triều đại Tần là đế chế đầu tiên ở Trung hoa khoảng 221-206 tr.TL.,rồi triều đại Hán khoảng 202 tr.TL
Để củng cố luận cứ, Jaspers dẫn Lasaulx trong Neuer Versuch einer Philosophie der Geschichte: Dường như không phải tình cờ mà sáu trăm năm trước Ki-tô, có Zarathustra ở Ba tư, Phật Thích ca ở Ấn, Khổng tử ở Trung hoa, những nhà tiên tri ở Do thái, vua Numaq ở La mã và những triết gia đầu tiên tại Ionia, Doris, Elea ở Hy lạp, tất cả xuất hiện đồng thời như những người cải cách tôn giáo dân tộc.
Một học giả khác, Viktor von Strauss trong bình giảng Lão tử cũng nhận xét: trong những thế kỷ mà Lão và Khổng sống ở Trung hoa, có một vận động tinh thần lạ lùng thông qua mọi dân tộc văn minh, như Jeremiah, Habakkuk, Daniel và Ezekiel ở Israel rao giảng tiên tri và trong một thế hệ mới (521-516) dựng ngôi giáo đường thứ hai ở Jerusalem, trong khi ở Hy lạp thời Thales vẫn còn sống đã có Anaximander, Pythagoras, Heraklit, Xenophanes xuất hiện và Parmenides mới ra đời, ở Ba tư giáo hỗ cổ của Zarathustra được cải cách, và ở Ấn có Thích ca mâu ni khai sáng ra Phật giáo.
Tuy nhiên, những học giả nói trên chỉ ghi nhận những sự kiện song không thông suốt quan niệm tổng thể, nhìn ra những nét song hành phổ quát để có thể trả lời cho những phản bác, như yếu tố chung ấy chỉ có tính ngoại vi, trong khi những khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc, lịch sử quá lớn, hay Thời kỳ trục chỉ là sản phẩm của phán đoán giá trị, hay song hành này không mang tính lịch sử chung vì không có giao ngộ tinh thần. Jaspers đưa ra những lý chứng thuyết phục, như yếu tố chung ấy khởi từ ba nguồn trong khu vực nhất định, khả năng tri thức gia tăng, cơ bản là lĩnh hội ý nghĩa giá trị tự nhiên của nó. Sự khác biệt giữa Jaspers và Hegel ở chỗ, Hegel quan niệm Trung hoa, Ấn và phương Tây như những bước trong quá trình biện chứng của phát triển tinh thần, trong khi Jaspers quan niệm hoàn cảnh thực là hiện diện đồng đẳng, bên cạnh nhau, có nghĩa là nhiều con đường từ những nguồn khác nhau hướng về chung một mục đích. Trung, Ấn và phương Tây là ba cội rễ độc lập của một lịch sử sau cùng trải qua nhiều thế kỷ đã trở thành một thể thống nhất. Quan niệm của Jaspers, theo tôi, mang ý nghĩa siêu quốc như Kant, và đó là cơ sở nền tảng chống lại ý đồ bá quyền trong lịch sử nhân loại, sẽ nói đến sau.
Heiner Roetz trong Die chinesische Ethik des Achsenzeit. Eine Rekonstruktion unter dem Aspekt des Durchbruchs zu postkonventionellem Denken/Đạo đức trung hoa thời kỳ trục. Tái tạo dưới dạng tiếp cận tư tưởng hậu cổ, 1992 (bản Anh ngữ của chính tác giả: Confucian Ethics of the Axial Age, 1993) lấy lại ý niệm “thời kỳ trục” của Jaspers với ba chiều kích: chiều đồng đại chiếu theo những tiến triển tư tưởng đồng thời theo trục địa chí từ Địa trung hải tới Đông Á; chiều lịch đại chiếu theo ảnh hưởng trải dọc theo những phát triển về sau của những nền văn hóa tương ứng; chiều phổ quát chiếu theo thử thách thông giao vô hạn, nghĩa là viễn tượng của một tương lai chung của nhân loại.
Thời kỳ trục của Jaspers không chỉ một thời đại quan trọng về mặt lịch sử, còn chỉ ra “một tiêu điểm định hướng cho việc quan tâm đến lịch sử và liên hệ với nước ngoài…Nó chứa đựng nhiều tiêu chuẩn làm cơ sở cho phân tích nhiều mặt, như ý thức lịch sử, vượt thần thoại qua lý trí, phát kiến cá nhân, giải quyết những lựa chọn mâu thuẫn nhất v.v…”
Chính trong tiêu điểm định hướng đó, Jaspers viết phần đầu tác phẩm về những triết gia lớn dưới tiêu đề những người lãnh đạo mẫu mực nhân quần/die maßgebenden Menschen như Sokrates, Phật, Khổng, Jesus. Thật ra ngay vào cuối thế kỷ XIX, Đàm Tự Đồng (1865-1898) trong Nhân học khi phân tích khái niệm nhân, đã nhìn ra điểm chung thể hiện nơi Khổng là tương ái, tự nhiên, nơi Mặc là kiêm ái, nơi Phật là Phật tính, từ bi, nơi Giê su là tâm, yêu người như yêu mình, xem kẻ thù như bằng hữu, cho nên Đàm coi tam giáo như một thể.
Thời kỳ trục của Karl Jaspers không giải thích được sự kiện có nhiều nền văn hóa ngoài vận động phát triển này, tuy trong sơ đồ, ông vẽ ra một phổ hệ từ một nguồn của nhân loại, kinh qua giai đoạn tiền sử, đi lên giai đoạn những nền văn minh cổ, gồm Lưỡng hà, Ai cập, Ấn, Hoàng hà, những dân tộc nguyên thủy , tới thời kỳ trục gồm Ấn, Hoa, Đông-Tây hội nhập những dân tộc tiền sử vào thế giới Thời đại trục, lên thời kỳ khoa học-kỹ thuật với châu Mỹ, Âu, Nga, Islam, Ấn, Hoa, Phi châu …đánh dấu một thế giới con người trên mặt đất.
Trong quá trình tiến hóa tư tưởng con người trải qua thời kỳ trục tới thời kỳ toàn cầu chỉ ra không chỉ có một nền văn minh, văn hóa, triết học mà có nhiều văn minh, văn hóa, triết học: không chỉ có một đế chế Tần Thủy hoàng ở Trung hoa, Maurya ở Ấn, La mã ở phương Tây ghi dấu chung cuộc. Những công trình về lịch sử triết học thế giới ngày nay khởi sự “những phát triển song song trong tư tưởng triết học” (Hajime Nakamura), nới lỏng những giới hạn giữa vấn đề “triết học” và “tôn giáo” trong nghiên cứu tỉ giảo với nhiều khu vực Đông/Tây, châu Phi, châu Mỹ La tinh tiền-Columbus v.v.., đóng góp quan trọng về ngôn ngữ và dân tộc học trong nghiên cứu tư tưởng ở những địa bàn mới này.
Những vấn đề đặt ra như:
Quan niệm về “Thời đại mới/Modern Age” hiểu trong ngữ cảnh triết học phương Tây thường vẫn bắt đầu từ Descartes (1598-1650), với hai mặt: nội chuyển hướng về cơ sở của tự phản tư và ngoại chuyển từ bản ngã ra ngoại giới, từ thế kỷ 17, có thể áp dụng vào những khu vực khác? Không thể, chẳng hạn trong lịch sử triết học Hoa, bước cắt có thể khởi từ thế kỷ XI, ở Ấn, xâm nhập của người Hồi chấm dứt phát triển của Phật giáo Ấn song xuất hiện chủ nghĩa chiết trung.
Quan niệm về “tính thông ước/commensurability”, “tha tính/alterity”, “khu biệt/difference”, “phức thể/plurality” là những chỉ dấu trong khai thác tư tưởng áp dụng vào lịch sử triết học trên cơ sở nào? Chẳng hạn, khó thể có đáp án “tri thức luận nào là đúng” cho những lý luận tri thức trong triết học Ấn. Vấn đề đặt ra là phải chăng chỉ có phi thông ước về nhận thức và chân lý?
Những tranh biện về phi thông ước khả hữu hay phi lý dẫn đến vấn đề khả thể của một chủ nghĩa đại đồng, hay toàn cầu hóa trong trật tự phương Tây?
Cũng từ bình diện đó, Karl-Otto Apel nghi vấn về một đạo đức vĩ mô hành tinh cho nhân loại có cần thiết và khả hữu?
Nếu quan niệm lịch sử triết học không là một hồi lang của những ngôn hành ngu xuẩn/Gallerie der Narrheiten, vấn đề đặt ra là: ngày mai, tại sao người ta vẫn phải đọc Khổng, Lão, Trang, Long Thọ, Platon, Aristote, Kant, Hegel, Heidegger, Derrida, Đặng v.v..?
(còn nữa)
[1](Sie) sind die Denker, die im Unterschied zu den Mitteln der Tat, des Gebildes, der Dichtung vielmehr im Mitteln der Begriffe und der Operation mit Begriffen zu dem kommen, was jed
Khởi thảo lịch sử triết học
Dưới lăng kính siêu quốc (tiếp theo)
Những thời kỳ trục trong lịch sử tư tưởng
Karl Jaspers không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp, song ông đã phát kiến ra khái niệm trục, trong một tinh thần tri thức cởi mở, ngay từ mở đầu tác phẩm Vom Ursprung und Ziel der Geschichte/Nguồn và đích của lịch sử, 1949:
“Trong thế giới phương Tây, triết học lịch sử xây dựng trên niềm tin Cơ đốc. Trong một chuỗi vĩ đại những công trình liên tục từ Augustin đến Hegel, niềm tin này thể hiện vận động của Thượng đế xuyên suốt lịch sử. Những hành vi mặc khải của Thượng đế biểu hiện những tuyến phân chia quyết định. Cho nên Hegel có thể vẫn nói: toàn thể lịch sử tiến hành và bắt nguồn từ Chúa. Con của Thượng đế xuất hiện là trục của lịch sử thế giới… Song niềm tin Cơ đốc chỉ là một niềm tin, không phải là niềm tin của nhân loại. Vì thế quan điểm lịch sử phổ quát như vậy rõ ràng là thất bại vì nó chỉ có giá trị cho những tín đồ Cơ đốc…
Trục của lịch sử thế giới, nếu thực sự hiện hữu phải được phát kiến về mặt thường nghiệm, như một sự kiện có thể được mọi người, kể cả người theo Cơ đốc chấp nhận như vậy.”
Jaspers là một tín đồ Cơ đốc, song đã mạnh dạn đánh giá thời kỳ trục này vào thời khoảng 800-200 trước tây lịch. Theo ông, những sự biến phi thường nhất tập trung trong thời kỳ này: tất cả những trường phái triết học Trung hoa xuất hiện, như Khổng, Lão, Mặc, Trang, Liệt tử v.v.., ở Ấn độ như Upanishad, Phật là những đỉnh cao tri thức xuống đến phái hoài nghi, duy vật, ngụy biện và hư vô luận, ở Ba tư Zarathustra dạy một thế giới quan tương tranh giữa thiện và ác, ở Palestine xuất hiện những tiên tri như Elijah, Isaiah, Jeremiah, ở Hy lạp như Homer, những triết gia như Parmenides, Heraklit, Platon, những nhà viết kịch, những sử gia, Archimedes. Những công trình của họ phát triển để lại cho nhân loại to lớn ra sao, dường như ai cũng rõ, mặc dầu vào thời kỳ vùng này không biết vùng kia.
Jaspers nhận xét: Trong cả ba vùng của thế giới, điều mới lạ về thời đại này là con người có ý thức Hữu thể như một toàn thể, về chính con người và những hạn chế của mình. Con người kinh qua khủng cụ của thế giới và không có quyền năng của chính mình. Con người biết đặt những vấn đề, đối diện với khoảng không, con người biết phấn đấu cho giải thoát và ân sủng, trong khi nhận biết giới hạn của mình, con người đề ra những mục tiêu cao cả. Con người kinh qua tuyệt đối trong sâu xa của bản ngã và trong sáng của siêu việt.
Ý thức tự ngã, tư duy trở thành đối tượng của chính con người, những xung đột tinh thần diễn ra giữa con người với tha nhân, mới sinh ra tranh biện, những phạm trù cơ bản, những tín ngưỡng phổ quát - tất cả điều đó minh họa thế nào là một thời kỳ trục.
Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này của lịch sử nhân loại là quá độ từ thời đại thần thoại bước sang thời đại triết lý:
- Lý tính và kinh nghiệm dưới ánh sáng thuần lý tương tranh với thần thoại; các nhà triết học dầu là Hy lạp, Ấn hay Trung hoa cũng vượt khỏi tính thần bí trong những nhận thức quyết định.
- Con người không còn đóng kín tự thân, ngộ đuợc cái bất xác, mở ra những khả năng mới, không hạn chế, biết nghe và hiểu những gì trước đây không tự vấn; cùng với thế giới và chính tự ngã, Hữu trở nên nhậy cảm với con người, song không có nghĩa là chung cuộc.
- Lần đầu tiên xuất hiện những triết gia, dầu lang thang hay ẩn cư ở Trung hoa, hay những nhà khắc kỷ ở Ấn, những minh triết ở Hy lạp, hay những tiên tri ở Do thái. Nhà triết học là người chứng tỏ khả năng tương phản chính bản thân với vũ trụ ngoại tại, phát hiện trong tự thân nguyên ủy đã đưa tự thân vuơn lên tự ngã và thế giới.
- Trong tư duy suy luận, triết gia nhận ra Hữu mà không sa vào chỗ nhị nguyên do vượt khỏi chỗ phân biệt chủ thể và khách thể, nhận ra trùng hợp những mặt đối lập.
- Trong thân phận con người, vây bủa trong thân thể, bản năng, đi tìm giải thoát và cứu chuộc từ thế giới này, hướng về ý niệm, từ bỏ vô cảm/ataraxie, đắm đuối trầm tư, nhận thức ngã/giới như thể tiểu ngã/atman, kinh nghiệm niết bàn/nirwana, hòa hợp với đạo/Tao, hay dâng mình cho Thiên ý - mọi ngả phân hóa do tín niệm và tín điều, song hội tụ ở chỗ đạt tới cảnh giới toàn Hữu lên đường một mình, như một cá thể. Triết gia có thể từ khước mọi của cải trần gian, đi vào sa mạc, ẩn nơi rừng sâu, núi cao, phát hiện ra quyền năng sáng tạo của cô độc như một ẩn sĩ, cũng có thể trở lại cuộc thế như một kẻ sở hữu tri thức, như một hiền triết, một tiên tri. Tất cả điều đó về sau được gọi là lý trí và nhân cách chỉ được giác ngộ lần đầu tiên ở thời kỳ trục này.
Chân dung triết gia, nếu muốn minh họa lên hào quang của con người xuất chúng ấy, rõ ràng là khoảng cách rộng giữa đỉnh tiềm năng nhân tính này với đám đông thật là lớn lao vào thời đại này, chưa từng thấy trong lịch sử - nơi một cá nhân làm thay đổi toàn bộ, cả nhân loại có một bước nhẩy vọt.
Quang cảnh ấy hiện ra là hằng hà những quốc gia và những đô thị, tương tranh liên khối, phát triển lan tỏa, trù phú và đầy nghị lực ở khắp chốn, cát cứ từ Trung, Ấn, qua Hy lạp và Cận đông. Thời kỳ trục bao dung những nền văn minh cổ hàng ngàn năm đã cùng tận và khởi sự những hình thái văn hóa mới, có khả năng thông cảm hỗ tương, trong khi những dân tộc ngoài vùng trục này vẫn còn sống trong mông muội.
Ở tác phẩm Những triết gia lớn/Die grossen Philosophen,1957 Jaspers nói đến cái hùng đại/Größe của những nhà tư tưởng đầu tiên của Ấn như Yajnavalkya, Sandilya, Kapila, những người khai sáng triết học Trung hoa cổ đại, những minh triết Ai cập như Imhotep, Ptahotep. Gilgamesch vùng Lưỡng hà. Triết gia là những nhà tư tưởng, tương phản với những phương tiện như hành động, ảnh tượng, thi ca, song sử dụng những khái niệm và khai triển khái niệm đạt tới chỗ hùng đại [1]. Jaspers dẫn lời Dikaiarch (là người nói vào khoảng năm 320 trước tây lịch) về bẩy hiền triết không chỉ triết lý bằng lời, mà chủ vào việc thực hiện những công trình tốt đẹp; ông cũng so sánh với những thánh hiền Trung hoa được coi là khai sáng văn hóa, trật tự, lý thức mọi sự vật.
Về mặt biên niên sử, trong thời kỳ trục này có thể kể những sự biến như những nhà khai thác Etrucan đến Ý khoảng 900 tr. TL, giai đoạn thác thực ở Hy lạp, Kushites chinh phục Thượng Ai cập vào 750 tr.TL,, Đế quốc Assyrian thành hình khoảng 750-612 tr.TL., Đế quốc Chaldean khoảng 626-539 tr.TL., Phật Thích ca sống trong khoảng 563-483, thời đại Tây Chu ở Trung hoa, những nền văn minh Olmec ở Mễ, Chavin ở quần đảo Andes, trong khoảng 500 tr.TL. đã xuất hiện Cộng hoà La mã, đô thị Hy lạp, phát động chiến tranh Ba tư, Peloponnesus, đế quốc Ba tư (549-333 tr.TL), Alexander xâm lăng Ấn khoảng 327/326 tr.TL., Chandragupta thành lập đế quốc Maurya khoảng 321-301 tr.TL., Ashoka trị vì 269-232 tr.TL., Khổng sống khoảng 551-479 tr.TL., triều đại Tần là đế chế đầu tiên ở Trung hoa khoảng 221-206 tr.TL.,rồi triều đại Hán khoảng 202 tr.TL
Để củng cố luận cứ, Jaspers dẫn Lasaulx trong Neuer Versuch einer Philosophie der Geschichte: Dường như không phải tình cờ mà sáu trăm năm trước Ki-tô, có Zarathustra ở Ba tư, Phật Thích ca ở Ấn, Khổng tử ở Trung hoa, những nhà tiên tri ở Do thái, vua Numaq ở La mã và những triết gia đầu tiên tại Ionia, Doris, Elea ở Hy lạp, tất cả xuất hiện đồng thời như những người cải cách tôn giáo dân tộc.
Một học giả khác, Viktor von Strauss trong bình giảng Lão tử cũng nhận xét: trong những thế kỷ mà Lão và Khổng sống ở Trung hoa, có một vận động tinh thần lạ lùng thông qua mọi dân tộc văn minh, như Jeremiah, Habakkuk, Daniel và Ezekiel ở Israel rao giảng tiên tri và trong một thế hệ mới (521-516) dựng ngôi giáo đường thứ hai ở Jerusalem, trong khi ở Hy lạp thời Thales vẫn còn sống đã có Anaximander, Pythagoras, Heraklit, Xenophanes xuất hiện và Parmenides mới ra đời, ở Ba tư giáo hỗ cổ của Zarathustra được cải cách, và ở Ấn có Thích ca mâu ni khai sáng ra Phật giáo.
Tuy nhiên, những học giả nói trên chỉ ghi nhận những sự kiện song không thông suốt quan niệm tổng thể, nhìn ra những nét song hành phổ quát để có thể trả lời cho những phản bác, như yếu tố chung ấy chỉ có tính ngoại vi, trong khi những khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc, lịch sử quá lớn, hay Thời kỳ trục chỉ là sản phẩm của phán đoán giá trị, hay song hành này không mang tính lịch sử chung vì không có giao ngộ tinh thần. Jaspers đưa ra những lý chứng thuyết phục, như yếu tố chung ấy khởi từ ba nguồn trong khu vực nhất định, khả năng tri thức gia tăng, cơ bản là lĩnh hội ý nghĩa giá trị tự nhiên của nó. Sự khác biệt giữa Jaspers và Hegel ở chỗ, Hegel quan niệm Trung hoa, Ấn và phương Tây như những bước trong quá trình biện chứng của phát triển tinh thần, trong khi Jaspers quan niệm hoàn cảnh thực là hiện diện đồng đẳng, bên cạnh nhau, có nghĩa là nhiều con đường từ những nguồn khác nhau hướng về chung một mục đích. Trung, Ấn và phương Tây là ba cội rễ độc lập của một lịch sử sau cùng trải qua nhiều thế kỷ đã trở thành một thể thống nhất. Quan niệm của Jaspers, theo tôi, mang ý nghĩa siêu quốc như Kant, và đó là cơ sở nền tảng chống lại ý đồ bá quyền trong lịch sử nhân loại, sẽ nói đến sau.
Heiner Roetz trong Die chinesische Ethik des Achsenzeit. Eine Rekonstruktion unter dem Aspekt des Durchbruchs zu postkonventionellem Denken/Đạo đức trung hoa thời kỳ trục. Tái tạo dưới dạng tiếp cận tư tưởng hậu cổ, 1992 (bản Anh ngữ của chính tác giả: Confucian Ethics of the Axial Age, 1993) lấy lại ý niệm “thời kỳ trục” của Jaspers với ba chiều kích: chiều đồng đại chiếu theo những tiến triển tư tưởng đồng thời theo trục địa chí từ Địa trung hải tới Đông Á; chiều lịch đại chiếu theo ảnh hưởng trải dọc theo những phát triển về sau của những nền văn hóa tương ứng; chiều phổ quát chiếu theo thử thách thông giao vô hạn, nghĩa là viễn tượng của một tương lai chung của nhân loại.
Thời kỳ trục của Jaspers không chỉ một thời đại quan trọng về mặt lịch sử, còn chỉ ra “một tiêu điểm định hướng cho việc quan tâm đến lịch sử và liên hệ với nước ngoài…Nó chứa đựng nhiều tiêu chuẩn làm cơ sở cho phân tích nhiều mặt, như ý thức lịch sử, vượt thần thoại qua lý trí, phát kiến cá nhân, giải quyết những lựa chọn mâu thuẫn nhất v.v…”
Chính trong tiêu điểm định hướng đó, Jaspers viết phần đầu tác phẩm về những triết gia lớn dưới tiêu đề những người lãnh đạo mẫu mực nhân quần/die maßgebenden Menschen như Sokrates, Phật, Khổng, Jesus. Thật ra ngay vào cuối thế kỷ XIX, Đàm Tự Đồng (1865-1898) trong Nhân học khi phân tích khái niệm nhân, đã nhìn ra điểm chung thể hiện nơi Khổng là tương ái, tự nhiên, nơi Mặc là kiêm ái, nơi Phật là Phật tính, từ bi, nơi Giê su là tâm, yêu người như yêu mình, xem kẻ thù như bằng hữu, cho nên Đàm coi tam giáo như một thể.
Thời kỳ trục của Karl Jaspers không giải thích được sự kiện có nhiều nền văn hóa ngoài vận động phát triển này, tuy trong sơ đồ, ông vẽ ra một phổ hệ từ một nguồn của nhân loại, kinh qua giai đoạn tiền sử, đi lên giai đoạn những nền văn minh cổ, gồm Lưỡng hà, Ai cập, Ấn, Hoàng hà, những dân tộc nguyên thủy , tới thời kỳ trục gồm Ấn, Hoa, Đông-Tây hội nhập những dân tộc tiền sử vào thế giới Thời đại trục, lên thời kỳ khoa học-kỹ thuật với châu Mỹ, Âu, Nga, Islam, Ấn, Hoa, Phi châu …đánh dấu một thế giới con người trên mặt đất.
Trong quá trình tiến hóa tư tưởng con người trải qua thời kỳ trục tới thời kỳ toàn cầu chỉ ra không chỉ có một nền văn minh, văn hóa, triết học mà có nhiều văn minh, văn hóa, triết học: không chỉ có một đế chế Tần Thủy hoàng ở Trung hoa, Maurya ở Ấn, La mã ở phương Tây ghi dấu chung cuộc. Những công trình về lịch sử triết học thế giới ngày nay khởi sự “những phát triển song song trong tư tưởng triết học” (Hajime Nakamura), nới lỏng những giới hạn giữa vấn đề “triết học” và “tôn giáo” trong nghiên cứu tỉ giảo với nhiều khu vực Đông/Tây, châu Phi, châu Mỹ La tinh tiền-Columbus v.v.., đóng góp quan trọng về ngôn ngữ và dân tộc học trong nghiên cứu tư tưởng ở những địa bàn mới này.
Những vấn đề đặt ra như:
Quan niệm về “Thời đại mới/Modern Age” hiểu trong ngữ cảnh triết học phương Tây thường vẫn bắt đầu từ Descartes (1598-1650), với hai mặt: nội chuyển hướng về cơ sở của tự phản tư và ngoại chuyển từ bản ngã ra ngoại giới, từ thế kỷ 17, có thể áp dụng vào những khu vực khác? Không thể, chẳng hạn trong lịch sử triết học Hoa, bước cắt có thể khởi từ thế kỷ XI, ở Ấn, xâm nhập của người Hồi chấm dứt phát triển của Phật giáo Ấn song xuất hiện chủ nghĩa chiết trung.
Quan niệm về “tính thông ước/commensurability”, “tha tính/alterity”, “khu biệt/difference”, “phức thể/plurality” là những chỉ dấu trong khai thác tư tưởng áp dụng vào lịch sử triết học trên cơ sở nào? Chẳng hạn, khó thể có đáp án “tri thức luận nào là đúng” cho những lý luận tri thức trong triết học Ấn. Vấn đề đặt ra là phải chăng chỉ có phi thông ước về nhận thức và chân lý?
Những tranh biện về phi thông ước khả hữu hay phi lý dẫn đến vấn đề khả thể của một chủ nghĩa đại đồng, hay toàn cầu hóa trong trật tự phương Tây?
Cũng từ bình diện đó, Karl-Otto Apel nghi vấn về một đạo đức vĩ mô hành tinh cho nhân loại có cần thiết và khả hữu?
Nếu quan niệm lịch sử triết học không là một hồi lang của những ngôn hành ngu xuẩn/Gallerie der Narrheiten, vấn đề đặt ra là: ngày mai, tại sao người ta vẫn phải đọc Khổng, Lão, Trang, Long Thọ, Platon, Aristote, Kant, Hegel, Heidegger, Derrida, Đặng v.v..?
(còn nữa)
[1](Sie) sind die Denker, die im Unterschied zu den Mitteln der Tat, des Gebildes, der Dichtung vielmehr im Mitteln der Begriffe und der Operation mit Begriffen zu dem kommen, was jed
TRẦN BÌNH NAM * CHÍNH LUẬN
McNamara và chiến tranh Việt Nam
McNamara, chiến tranh Việt Nam và nước Mỹ
Trần Bình Nam
Robert
S. McNamara, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ dưới hai chính quyền John F.
Kennedy và Lyndon B. Johnson vừa qua đời hôm Thứ Hai 6/7/2009 tại nhà
riêng ở thủ đô Washington. Ông McNamara sinh năm 1916 tại San
Francisco, thọ 93 tuổi. Ông là một nhân vật đặc biệt ở chỗ trước khi
được tổng thống Kenndy mời làm bộ trưởng quốc phòng ông chưa có một
chút kinh nghiệm gì về quân sự (ngoài lon đại úy giả định sau khi Hoa
Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản năm 1941do biệt tài về điều hành và thống
kê). Ông tốt nghiệp tại UC Berkeley và trường hành chánh tại Harvard.
Năm
1945 hết chiến tranh ông trở về đời sống dân sự và làm việc cho hãng
Ford chuyên sản xuất xe hơi. Năm 1960 ông được công ty Ford bổ nhiệm
làm chủ tịch hãng Ford, người chủ tịch đầu tiên không thuộc gia đình họ
nhà Ford. Mấy tháng sau tổng thống đắc cử Kennedy mời ông làm bộ
trưởng quốc phòng.
Tổng
thống Kennedy tin rằng điều hành thành công một công ty lớn như công
ty Ford ông McNamara sẽ điều hành nổi bộ máy quân sự Hoa Kỳ khổng lồ
của Hoa Kỳ. Lúc này tổng thống Kennedy chưa có chính sách dứt khoát đối
với cuộc chiến Việt Nam là nên tiến hay thối, và trong thâm tâm ông hy
vọng ông McNamara với tài điều hành giỏi từng chứng tỏ ở cương vị chủ
tịch hãng Ford sẽ có đối sách đúng đối với cuộc chiến Việt Nam.
Nếu
tổng thống Kennedy không bị ám sát chết năm 1963 (và cái chết của tổng
thống Kenndy có liên quan gì đến cuộc chiến Việt Nam không vẫn là một
nghi vấn có thể chẳng bao giờ có câu trả dứt khoát) có thể ông sẽ xuống
thang cuộc chiến vào nhiệm kỳ 2 (1964-1968) và cũng rất có thể ông
McNamara sẽ là người làm công việc này một cách êm xuôi. Nhưng lịch sử
chuyển qua một hướng khác. Tổng thống Kennedy chết, Phó tổng thống
Johnson lên thay và cuộc chiến Việt Nam leo thang trong năm 1964 và
trong suốt nhiệm kỳ 1964-1968 của ông Johnson. Và Robert McNamara đã là
người thực hiện chính sách leo thang bằng con số và bằng các đồ thị từ
văn phòng bộ trưởng ở Ngũ giác đài.
Là
một người Mỹ ông tin rằng bộ máy kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ là vô
địch, và vì Hoa Kỳ chưa hề bại trận trong suốt lịch sử từ ngày lập
quốc, ông McNamara tin rằng nước Mỹ sẽ thắng cuộc chiến Việt Nam và sẽ
thắng một cách gọn nhẹ với sự điều hành một cách khoa học của ông. Ông tin như vậy và với sự hậu thuẫn của tập đoàn tư bản Hoa Kỳ ông đã thuyết phục dễ dàng tổng thống Johnson và quốc hội.
Nhưng chiến tranh không phải chỉ thuần là khoa học và sự thiếu kinh
nghiệm chiến lược của ông McNama đã làm cho Hoa Kỳ sa lầy. Từ con số
400 quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt ông McNamara phái qua Việt Nam
sau khi tổng thống Kennedy nhậm chức, đến tháng 11/1963 khi ông Kennedy
bị ám sát quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam lên 17.000 người và vào năm 1965
khi Hoa Kỳ chuẩn bị oanh tạc liên tục miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ có
175.000 quân tại Việt Nam. Tất cả đều do tài đạo diễn của ông McNamara.
Cũng
trong khoảng thời gian 1965 này ông McNamara bắt đầu nghi ngờ về chiến
thắng tại Việt Nam và vào mùa thu năm 1966 sự nghi ngờ của ông không
che dấu được ai trong giới thân cận. Tuy nhiên bên ngoài ông McNamara
vẫn tỏ ra là con diều hâu của chiến tranh và thiết lập các kế hoạch
tăng quân và tăng cường độ các cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam.
Muốn
rút bài học cho Hoa Kỳ và cho chính bản thân, năm 1967 ông McNamara bí
mật ra lệnh điều tra nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam mà không
thông báo cho tổng thống Johnson. Kết quả là tài liệu mật “Pentagon
Papers” mà ông Daniel Ellsburg, một thành phần trong ban nghiên cứu đã
cung cấp (một phần) cho tờ New York Times năm 1971 tạo chấn động dư
luận Hoa Kỳ. Giữa năm 1967 tổng thống Johnson biết việc sưu tầm này ông
nghi ngờ ông McNamara thu thập tài liệu để giúp ông Robert Kennedy ra
tranh sự bổ nhiệm của đảng Dân Chủ với ông trong cuộc bầu cử tổng thống
nhiệm kỳ 1968-1972, đo đó quan hệ giũa tổng thống Johnson và ông McNamara trở nên nguội lạnh.
Năm
1968 sau cuộc tấn công Mậu Thân, tướng Westmoreland xin thêm quân, ông
McNamara là người khuyến cáo không tăng và quan hệ đối với tổng thống
Johnson trở nên căng thẳng hơn. Những ngày huy hoàng của McNamara chấm
dứt.
Cuối
tháng 2/1968 ông McNamara từ chức bộ trưởng quốc phòng (trên thực tế
bị tổng thống Johnson cách chức) và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân
Hàng Thế giới (World Bank). Một tháng sau, tổng thống Johnson tuyên bố
không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-72 và đề nghị mở cuộc thương thuyết với Hà Nội để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Lúc này Hoa Kỳ có hơn nửa triệu quân tại Việt Nam và đã có 30.000 quân nhân tử trận. Cuộc chiến McNamara (McNamara’s war,
theo cách mô tả của Thượng nghị sĩ Wayne Morse, một Thượng nghĩ sĩ
chống chiến tranh Việt Nam thuộc đảng Dân chủ, bang Oregon) xuống thang
nhưng từ đó cho đến khi Hoa Kỳ ký được bản Hiệp ước Paris năm 1973 Hoa
Kỳ còn tổn thất thêm 28,000 binh sĩ nâng tổng số tổn thất nhân mạng
binh sĩ Hoa Kỳ lên 58.000 người.
Chiến
tranh Việt Nam với tổn thất to lớn về nhân mạng và để lại hội chứng
bại trận (Vietnam syndrome) trong tâm lý quốc gia là một dấu ấn lớn đối
với ông McNamara. Tuy nhiên mãi gần 30 năm sau ông mới công khai nói
ra cái nhìn của ông trong cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam ông
viết và phát hành năm 1995, qua đó ông nói rằng sai lầm của cuộc chiến
do hoàn cảnh khách quan của tình hình thế giới và sự phức tạp của
chiến tranh chứ không phải là sai lầm của cá nhân ông. Cuốn sách đã gây
ra nhiều tranh luận tại Hoa Kỳ. Giới quân nhân giải ngũ và thân nhân
các tử sĩ bỏ mình tại Việt Nam cho ông McNamara phản bội và chất vấn
ông tại sao trong thâm tâm ông biết việc Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam
là một sai lầm từ năm 1965 ông vẫn công khai thúc đẩy tổng thống
Johnson tiếp tục gởi quân sang Việt Nam và nướng thêm hàng chục ngàn
thanh niên Mỹ nữa, chưa nói thêm một triệu người Việt Nam bỏ mình vì
cuộc chiến.
Cuốn sách In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam
của ông McNamara phát hành tháng 4 năm 1995 gồm 11 chương không thuyết
phục được ai nếu không nói mang thêm nghi ngờ đối với tư cách và lòng
yêu nước của ông McNamara.
Trong nỗ lực thanh minh thêm lập trường kiên định, năm 2003 ông McNamara
cho nhà đạo diễn Errol Morris thực hiện một cuốn phim bằng cách phỏng
vấn ông nhan đề: “the Fog of War” nhưng vẫn cung cách không nhận sai
lầm của chính mình mà đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vì vậy ông vẫn không chinh
phục được lòng tin của người Mỹ.
Bây
giờ ông nằm xuống, nhưng vết hằn ông ấn lên nước Mỹ vẫn chưa nhòa. Nói
đến ông người ta sẽ nhớ đến nhận xét của nhà văn David Halberstam, tác
giả cuốn sách “The Best and the Brightest” (những
khuôn mặt thông minh và sáng giá) rằng: “Ông McNamara trung thành với
người lãnh đạo ông chứ không trung thành với sự thật. Ông nói láo và
khuyến khích những phụ tá của ông nói láo. Ông nói láo với Kennedy, ông
nói láo với Johnson, và chỉ khi sự thất bại hiện ra rành rành trước
mắt ông mới thấy lúng lúng không dám nói láo nữa” (nguyên văn:
McNamara’s loyal was to his bosses and not the truth. He lied to them.
He had people under him lying. He did it with Kennedy and he did it
with Johnson and it was only when he was impaled with the failure of the
war that he didn’t know what to do.)
Và
nói như John Hurley, một sĩ quan từng chiến đấu tại Việt Nam và sau
này trở thành một phụ tá thân cận của ứng cử viên tổng thống John F.
Kerry năm 2004 rằng: “Ông McNamara không hiểu chiến tranh là gì và cũng
chẳng hiểu cái giá sinh mạng của chiến tranh. Đối với ông ấy Việt Nam
chỉ là một con số khô khan trên máy tính. (nguyên văn: He never
understand, never seemed to care about the humain cost of the war…. To
him, Vietnam was just a policy issue, sterile numbers to be managed.)
Robert
McNamara qua đời để lại người vợ thứ hai, bà Diana Masieri Byfield và
ba người con với vợ trước, bà Margaret qua đời năm 1981 gồm: Craig of
Winters, Margaret Pastor và Kathleen McNamara.
Trần Bình Nam
July 8, 2009
Trần Bình
|
http://www.tranbinhnam.com
|
THƠ SONG NGỮ * HÀ THƯỢNG NHÂn & THANH THANH
Hà Thượng Nhân & Thanh Thanh
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT CHỐNG CỘNG SẢN
170 LINH MỤC VÀ 420 NỮ TU
SỐNG CHẾT VỚI GIÁO DÂN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 29.07.2009
UNICODE : http://viettudan.net
Bài
viết đăng kèm dưới đây cho thấy rằng cuộc nổi dậy của người Công giáo
thuộc Giáo phận Vinh là sự bột phát từ ĐỨC TIN và lời GIÁO HUẤN PHÚC ÂM
nằm sâu trong lòng từng cá nhân tín hữu. Đó là việc đồng đứng lên một
lúc của những cá nhân tín hữu. Việc hướng dẫn sự bột phát lại được Giáo
dân tin tưởng đặt ở trong tay những Linh mục và những Nữ tu sống gần
kề nhất với đời sống Giáo dân.
Nhật báo lớn quốc tế THE WALL STREET JOURNAL ngày 27.07.2009 đã viết như sau: “Con
số giáo dân tham gia biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người dưới sự
hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu. Đụng độ giữa giáo dân và công
an Việt Nam đã được ghi nhận trong đó có 2 linh mục bị thương nghiêm
trọng. »
Tính cách tự động nổi dậy
Chỉ
trong vòng mấy ngày, mà cuộc nổi dậy có tới từng những trăm ngàn
người, thì cuộc nổi dậy này không phải là sự vận động từ trên kêu gọi
hoặc khích động từ một Tổ chức. Nó hiển nhiên là phải đến từ sự tự động
đứng lên của những cá nhân tín hữu bột phát phản ứng trước những đè nén
bất công trên đời sống họ. Đức Giám mục Giáo phận Vinh đi vắng, hiện
đang thăm viếng Mục vụ tại Hoa kỳ. Hàng Giám Mục Việt Nam không hề lên
tiếng kêu gọi Giáo dân phản ứng. Obama và Chính quyền Mỹ dường như tính
tóan thân thiện với CSVN và Trung Cộng hơn là gây những khó khăn cho
các người cai trị của hai nước này, nên chắc chắn không thể xúi giục
cuộc nổi dậy. Tòa Thánh Vatican, vì những tính tóan ngọai giao với CSVN
chẳng hạn, nên khó có thể hiểu là nguồn gây nổi dậy của Giáo dân Vinh. Chính
sự nổi dậy tự động này đến từ ĐỨC TIN và từ GIÁO HUẤN PHÚC ÂM của Chúa
Giêsu nơi từng cá nhân Tín hữu mà những Tổ chức quyền hành Chính trị
hay Tôn giáo dù cao và mạnh đến đâu cũng không được quyền can thiệp vào
trong tính tóan trần thế với CSVN để đè nén nguyện vọng chính đáng của
Tín hữu : CÔNG LÝ và HÒA BÌNH cho chính đời sống cụ thể của từng người.
Hướng dẫn của 170 Linh mục và 420 Nữ tu
Chính Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL đã nói rõ khía cạnh này: “...dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu ».
Cuộc tự động nổi dậy của những trăm ngàn người cần được hướng dẫn cho
có nhịp nhàng. Giáo dân tin tưởng vào những Linh mục và những Nữ tu sống
hàng ngày trực tiếp với họ, cùng họ chịu những cảnh bất công CSVN tại
những họ đạo hẻo lánh nhất và ngày nay cùng sát cánh đi biểu tình với
họ, cùng đứng trước những đe dọa hành hung như họ.
Những
Linh mục và những Nữ tu không phải là chỉ huy bằng ngồi ở nhà yên lành
mà chỉ tay năm ngón cho Giáo dân vào nguy hiểm. Họ đã cùng Giáo dân
lăn xả vào hiện trường giữa « quân dữ CSVN » đang hành hung tàn bạo.
Qua hình ảnh, chúng ta thấy những đòan Nữ tu cùng đi trong hàng ngũ
Giáo dân và những Nữ tu này cũng sẵn sàng phải chịu những đánh đập côn
đồ của CSVN. Những Linh mục thì luôn luôn ở hiện trường đau khổ của
Giáo dân. Tối thiểu có hai Linh mục đã bị côn đồ CSVN đánh trọng
thương. Máu của những Linh mục này đã cùng chảy ra và hòa chung với máu
của Giáo dân.
Cùng
ở hiện trường, cùng hòa chung máu, nên Giáo dân đặt tin tưởng vào sự
hướng dẫn của những Linh mục và các Nữ tu. Họ biết chắc là những Linh
mục và các Nữ tu này không phản bội lại sự đau khổ của họ vì chính
những Linh mục và các Nữ tu này cùng sống thực với họ trong những đe
dọa, những đau khổ và đã cùng đổ máu như họ.
Giáo dân ý thức và nghi ngại những phản bội.
Chúng
tôi có liên lạc với một cựu Tu xuất gốc Giáo phận Vinh, làm việc tại
Liên Hiệp Quốc và sống ở vùng Geneva. Vị này đã kể cho tôi hai câu
chuyện cho thấy lòng cương quyết đi tới cùng và thái độ của Giáo dân
Vinh ngay với Lãnh đạo Tôn giáo :
=> Oâng
nói Giáo dân Vinh đã có những nổi dậy như Qùynh Lưu. Họ đã «ăn cá rô
cây» khô cứng. Họ không sợ chết. CSVN bây giờ đụng đến họ là đụng vào «
ổ kiến lửa » đấy ! CSVN phải biết điều đó và chắc chắn khó lòng đánh
lừa được Giáo dân Vinh. Tuy nhiên CSVN vốn dĩ ma giáo, có thể tìm những
giải quyết lừa lọc, tính tóan đổi chác với những quyền lực Chính trị
hay Tôn giáo ở cấp cao, chưa từng sống với những đau khổ thực tế của
Giáo dân.
=> CSVN
đã dùng sức ép để đặt vào Tổ chức Giáo Hội những thành phần thân với
mình để lũng đọan Giáo Hội. Giáo dân Công giáo ý thức về điểm này. Họ
phân biệt ai là thân CSVN và ai là người có thể tin tưởng được để hướng
dẫn họ. Oâng kể câu chuyện : một họ đạo tại Vinh có vấn đề tranh chấp
với quyền lực Cộng sản địa phương. CSVN nhờ một Linh mục có quyền cao
trong Giáo phận đến để giải quyết vấn đề. Linh mục này được Công an
dùng xe nhà nước chở đến họ đạo, Hội đồng Giáo xứ đã nói với Linh mục
ấy như sau : «Công an dùng xe nhà nước chở Cha đến đây, thì chúng con
không tiếp Cha và Công an. Cha hãy bảo Công an chở Cha về nhà. Còn nếu
Cha đến đây một mình, không bằng xe của Công an, thì chúng con sẵn
sàng tiếp đón Cha ! »
Người
Công giáo Vinh tự động nổi dậy ngày nay đã chọn mặt thử vàng mà tin
tưởng trao phó sự hướng dẫn. Họ tin tưởng vào 170 Linh mục và 420 Nữ tu
đã từng sống chết, lăn lộn hàng ngày với họ trong những nguy hiểm,
thậm chí đã cùng đổ máu ra hòa chung với máu của họ.
Có
lẽ họ phải nghi ngại về những sự hướng dẫn đầy quyền lực, đầy tính
tóan trần thế sống xa họ, chỉ đọc thông tin phiến diện qua báo chí để
rồi lấy những quyết định có thể phản bội lại sự hy sinh, đổ máu của họ.
Những quyền lực ấy, Chính trị hay Tôn giáo, hãy đến hiện trường, cùng
thắp nến cầu nguyện, cùng diễn hành biểu tình, cùng chịu đánh đập và đổ
máu như họ, thì mới mong Giáo dân Vinh ngày nay đặt tin tưởng tòan diện
vào hướng dẫn hay quyết định. Không thể ngồi ở Sứ quán, ngồi ở
Washington, Paris..., thậm chí tại Vatican... để chỉ dùng tiếng Mỹ,
tiếng Pháp, tiếng Ý... ra chỉ thị, do tính tóan trần thế, đi ngược lại
sự hy sinh nổi dậy phát xuất từ ĐỨC TIN vững chắc và từ GIÁO HUẤN PHÚC
ÂM do chính Chúa Giêsu chuyền vào Lương Tâm họ.
Giáo
dân Vinh đứng lên và đi tới cùng. Họ nắm vững lấy ĐỨC TIN và GIÁO HUẤN
PHÚC ÂM. Họ tin tưởng vào chính họ và vào những hướng dẫn của 170 Linh
mục và 420 Nữ tu đang chia sẻ hiện trường đấu tranh cùng họ mỗi ngày.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
VỤ TAM TÒA:
BẤT CÔNG TÍCH LŨY
TẠO TỰ ĐỘNG ĐỨNG LÊN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.07.2009
UNICODE : http://viettudan.net
Qúy
độc giả không ai không theo rõi những hình ảnh tụ lại của của những
trăm ngàn người Công giáo đồng thóat lên một tiếng nói:
”Hãy tôn trọng CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH”
Tôi
cũng theo rõi và thực tình thấy đây là sự tất nhiên của một thanh thép
cứng bị người dùng sức bẻ cong hòai thì cũng có lúc bật ngược lại
thành thẳng. Khối Cộng sản cứ tưởng là Đức Tin Thiên Chúa Giáo là một
cục đất mà họ có thể nghiền nát thành cát bụi, cứ tưởng Đức Tin Tông
Giáo ấy là thỏi nhựa mềm (plastic) mà họ có thể nấu chảy để nắn uốn
theo họ muốn.
Không ! Đức Tin Thiên Chúa Giáo đã đứng dậy tại chính Nga, nơi phát sinh Lý thuyết Cộng sản vô thần.
Tại
Việt Nam, sau bao chục năm trường mà CSVN nhất thiết chủ trương diệt
Công Giáo, Đức Tin ấy vẫn thể hiện sự can đảm không sợ chết chóc của
Giáo dân Công Giáo Thái Bình, rồi Giáo dân Công giáo Hà Nội qua biến cố
Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Biến
Cố TAM TÒA mới đây chứng minh hùng hồn hơn nữa ĐỨC TIN SẮT THÉP của
người Công Giáo. Họ không sợ đàn áp, không sợ chết chóc. Chỉ trong mấy
ngày sau sự bất công diễn ra tại TAM TÒA, người Công giáo tự động tụ
họp lại từng những trăm ngàn người để chứng tỏ Đức Tin của mình, đồng
nói lên rằng cường quyền hãy chấm dứt BẤT CÔNG đã chồng chất và hãy tôn
trọng CÔNG LÝ mà Thiên Chúa đã dậy dỗ họ qua Phúc Âm. Tôn trọng CÔNG
LÝ, thì mới có HÒA BÌNH thực sự.
Chúng tôi theo rõi và ngưỡng mộ tiếng nói chung ấy của người Công Giáo được
bột phát lên từ những người Công giáo ở những họ đạo hẻo lánh vùng
quê. Đây là sự bột phát từ Đức Tin, từ Giáo huấn Phúc Âm đã làm thành
Lương Tâm họ.
CSVN không thể nói đây là sự thúc giục từ một thế lực bên ngòai.
Giáo dân Công giáo vùng quê không biết đến Obama, Sarkozy… là ai. Họ
cũng ít khi nghe nói về Vatican quyền lực can thiệp Tôn giáo. Cho dù
Obama, Sarkozy… hay quyền lực Tôn giáo Vatican có vì ngọai giao tính
tóan với CSVN mà vẫn để BẤT CÔNG do CSVN tiếp tục đè nén chồng chất trên
con người họ, thì họ vẫn đứng dậy phản đối và đòi cho bằng được CÔNG
LÝ để đời sống họ có HÒA BÌNH. Quyền lực Hoa kỳ, Pháp… Vatican cũng chỉ
là trần thế và không thể đứng trên Đức Tin của họ vào Thiên Chúa và
không thể thay thế được lời dậy về CÔNG LÝ do chính Chúa Giêsu dậy họ
qua Phúc Âm. Họ đứng dậy và làm theo Đức Tin và lời dậy của Phúc Âm.
Không quyền lực trần thế nào có thể hơn quyền lực của Chúa Giêsu. Không
lời dậy tính tóan trần thế nào có thể làm họ quên CHÂN LÝ về CÔNG LÝ
do chính Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể trực tiếp dậy họ.
Cuộc
nổi dậy tại TAM TÒA và tòan Giáo phận Vinh là một sự bộc lộ từ chính
ĐỨC TIN và GIÁO HUẤN PHÚC ÂM của những Giáo dân tại những xứ đạo hẻo
lánh nhất. Nó không phải từ thế lực nào nước ngòai, cũng không phải từ
quyền lực Tông giáo Vatican. Cuộc bột phát Đức Tin cũng
không phải từ Hàng Giám Mục VN khởi xướng. Những Giáo dân đơn thuần đứng
lên đang đặt sức mạnh Đức Tin của mình trong sự săn sóc của những Linh
mục tại mỗi xứ đạo trực tiếp với đời sống hàng ngày của họ.
Hãy
giữ lấy tính cách đặc thù đứng lên của mỗi người Công giáo dưới sự
hướng dẫn hỗ trợ của những Linh mục sống trực tiếp hàng ngày với mình.
Giữ vững ĐỨC TIN và triệt để theo LỜI DẬY PHÚC ÂM về Công lý, Giáo dân
Công giáo cùng với những Linh mục gần kề nhất hãy cùng nhau đi cho tới
cùng. Đề phòng những quyền lực, dù mạnh, nhưng xa với đời sống mình, có
thể vì tính tóan nào đó với quyền lực ma giáo CSVN mà hy sinh chính
cuộc sống cụ thể của mình hàng ngày để BẤT CÔNG vẫn tồn tại và HÒA BÌNH
xa vời.
Hãy
tin ở chính mình và tự đứng lên cứu mình ! Hãy tin tưởng trước hết vào
sự hướng dẫn của những Linh mục sống tại mỗi họ đạo trực tiếp và gần
kề với mình nhất. Những quyền lực quá cao và xa vời có thể vì tính tóan
trần thế với CSVN mà phản bội lại sự hy sinh của chính mình cho Đức
Tin và cho Giáo Huấn Phúc Âm trực tiếp từ Chúa Giêsu.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Tran trong/Best Regards/Respectueusement
Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist
=> Weekdays: 22 Rue du Prieure, CH-1202 GENEVA, Switzerland
Tel: 0041 22 7318266. Fax: 0041 22 7382808. Mobile: 0041 79 766 65 83
E-Mail: wimimpactdrlien@yahoo.com
=> Weekends: 40 Lischenweg, CH-2503 BIEL/BIENNE, Switzerland
Tel: 0041 32 3652449. Fax: 0041 32 3652449. Mobile: 0041 79 766 65 72
E-Mail: drlienwimimpact@yahoo.com
|
TỘI ÁC CỘNG SẢN
Xã hội đen hành hung giáo dân?
Từ
vụ Thái Hà người ta đã từng chứng kiến nhóm người mặc thường phục gồm
những thanh niên khỏe mạnh đàn áp, khiêu khích và dùng vũ lực để đánh
đập giáo dân Thái Hà. Do không phân biệt được những kẻ côn đồ này là
ai, người ta gọi chúng là bọn xã hội đen.
Phía cơ quan ngôn luận của nhà nước Việt Nam thì gọi đó là quần chúng nhân dân bức xúc.
Công an và bọn đầu gấu dữ dằn trấn áp giáo dân
Gần
đây tại vụ Tam Tòa hàng trăm kẻ dữ dằn mặc thường phục tung hoành trên
đất Đồng Hới, phát hiện ai là giáo dân là chúng xông vào đánh đạp,
lăng mạ chửi bới trước sự hững hờ quan sát của các lực lượng cảnh sát
mặc cảnh phục. Không rõ chúng là ai, một lần nữa người ta quy kết đó là
nhóm xã hội đen.
Thực
ra nếu ai am hiểu về dân giang hồ , xã hội đen, những băng đảng kiếm
ăn bằng cách phạm pháp có thể thấy rõ , nhóm người hành hung giáo dân
kia không phải là băng nhóm xã hội đen nào cả.
Ở
Hà Nội là nơi trung tâm, có nhiều thành phần tiền án, tiền sự kết
thành các nhóm.Nhưng điểm mặt không có băng nhóm nào có quá 20 thành
viên. Những lần cần thanh toán, ẩu đả chúng kéo bạn bè từ các địa phương
có truyền thống giang hồ về Hà Nội. Gom lại bất quá cũng đến 40 tay
dao là cùng. Băng nhóm xã hội đen lớn nhất của Hà Nội ở thời kỳ cực
thịnh của xã hội đen là băng Khánh Trắng chợ Đồng Xuân, lực lượng chiến
đấu của chúng cũng không quá con số 100. Và điều tối kỵ là không khi
nào xã hội đen phục vụ cho cơ quan công quyền để dùng bạo lực với những
người dân lành, nhất là người dân có tín ngưỡng. Bởi chính những tên
xã hội đen phần lớn đều có tín ngưỡng, nên chúng rất tránh nặng lời với
những người có tín ngưỡng chứ đừng nói là dùng vũ lực. Mấy năm trước
với chiến dịch thanh trừng những băng nhóm tội phạm có tổ chức của cơ
quan cảnh sát.Nhiều băng nhóm xã hội đen đã chịu hậu quả khốc liệt,
nhiều tên đại ca phải lãnh mức án cao nhất ,nhận mức án tù nhiều năm từ
Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn như băng Khánh Trắng, Cu Nên, Năm Cam, Tín
Palet.
Thực ra đám đầu gấu dữ dằn đó chỉ là bọn CA trá hình mà thôi!
Ở
Hà Nội ở thời điểm bây giờ trừ một hai nhóm xã hội đen hoạt động trong
lĩnh vực cờ bạc lô đề, bóng đá ra, chưa có nhóm nào khả dĩ huy động
một lúc vài chục quân. Và những nhóm này không dại gì đứng ra nhận làm
thuê cho chính quyền vì bất cứ lý do gì. Và chính quyền cũng không dại
gì sử dụng những tên tội phạm xã hội đen bởi chúng là con dao hai lưỡi,
không thể kiểm soát được tên giang hồ nào nổi hứng kể về chiến tích mà
nhà nước thuê chúng ngoài quán nhậu thì không bưng bít nổi.
Quan
sát kỹ những tên đánh đập giáo dân ở Thái Hà cũng như vụ Tam Tòa,
chúng có nét mặt hũng dữ giống bọn xã hội đen. Nhưng không có tên nào
xăm trổ hay sứt sẹo hoặc có gương mặt phong trần, khắc khổ dấu ấn của
bọn xã hội đen. Một điểm nữa là xã hội đen ở Đồng Hới chưa bao giờ có
tên tuổi số má trong giang hồ đất Việt. Bởi vậy nói rằng ở vụ Tam Tòa
có hàng chục tên xã hội đen đánh đập giáo dân là oan cho cho dân giang
hồ, xã hội đen Đồng Hới cũng như cả nước.
Phải
khẳng định rằng ở Thái Hà cũng như Tam Tòa, không có một tổ chức tội
phạm của xã hội đen nào dúng tay vào việc đánh đập giáo dân. Bởi bản
chất của giang hồ và cũng như tổ chức của chúng không quy mô đến mức có
nhiều tên tham gia như vậy trong vụ hành hung người Công Giáo.
Vậy những tên tham gia hành hung giáo dân ở Thái Hà và Tam Tòa là ai ?
Tổ
chức nào có thể huy động hàng chục, hàng trăm thanh niên khỏe mạnh
tuổi từ 25-35. Sẵn sàng hung hãn đánh đập những người dân yếu đuối gồm
cả trẻ con lẫn phụ nữ. Đánh đập công khai trước sự quan sát của các
lượng lượng cảnh sát đang bàng quan theo dõi như không có gì ?
Không phải băng nhóm của xã hội đen, nhưng chúng cũng vẫn là một băng nhóm của xã hội..ngược lại mà thôi.
Thanh Linh
Đống Đa – Hà Nội
TIN TỨC VIỆT NAM
Chị Hồ Thị Bích Khương lại bị “tai nạn giao thông” rất nghiêm trọng và đáng ngờ trên đường từ Hà Nội trở về Nghệ An !!!
Ngày 13/7/2009 chị Bích Khương được người em trai ruột của mình chở bằng xe máy Honđa từ
quê nhà ở xã Nam Anh , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ra thủ đô Hà Nội để
khám chữa bệnh đau mắt, đồng thời 2 chị em sẽ tranh thủ thăm người em
gái út đang sinh sống tại thành phố này từ nhiều năm qua. Sau khi làm
xong một số công việc căn bản, sáng ngày 14/7/2009 chị Hồ Bích Khương có
mượn xe máy của chú em trai để ghé thăm tôi - nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
và trước đó là một số bà con dân oan đang khiếu kiện tại vườn hoa Mai
Xuân Thưởng – Hà Nội.
Đến buổi trưa cùng ngày người em trai của chị tên là Hồ Duy Toàn do sốt
ruột công việc ở quê nhà, nên từ vị trí nhà cô em gái út trên đường
Giải Phóng cũng tại Hà Nội đã gọi điện thúc giục chị ruột mình mang ngay
xe máy để cùng trở về Nghệ An gấp. Vì lúc đó Bích Khương chưa thể trở
về ngay được nên cậu em trai đã tức tốc đi ra bến đón xe đò để trở về
quê rất gấp gáp vào khoảng lúc từ 12- 13 giờ. Do đó cậu em này đã để lại
chị ruột của mình cùng chiếc xe máy mà Bích Khương đang trên đường trở
về nhà cô em út có tên Hồ Thị Huyền trên đường Giải Phóng và dự định
cũng trở về quê cùng cậu em trai ngay. Khi về đến đây thì được biết cậu
em trai đã rời Hà Nội được hơn 1 giờ đồng hồ, vì thế nên khoảng hơn 14
giờ chiều Bích Khương bắt đầu xuất phát từ Hà Nội bằng chiếc xe máy mà 2
chị em cô đã đi ra Hà Nội hôm trước vào ngày 13/7/2009 như đã nói trên…
Trước khi chia tay rời thủ đô, tôi đã đích thân tiễn một đoạn khá dài
đến cuối phố Bà Triệu để chỉ đường cho chị ra hướng ngoại ô thành phố.
Tôi còn chu đáo khuyên Bích Khương hãy nên đưa cả xe máy lên tàu hoả để
trở về TP Vinh, tỉnh Nghệ An để từ đó xe đi tiếp gần 20 km về Nam Đàn là
an toàn nhất, bởi lý do an ninh cá nhân là vì chị đang là nhân vật đấu
tranh với chế độ độc tài khá quyết liệt mà trong lao tù công an c ủa
đảng và nhà nước đã hoàn toàn bó tay, bất lực… Ngoài lý do trên ra, tôi
còn nói rõ chặng đường Hà Nội - Nghệ An dài hơn 300 km , xe cộ lưu thông
nhiều rất dễ bị tai nạn giao thông dọc đường mà không thể lường trước
được các nguy hiểm đang rình rập chờ đón phiá trước… Bên cạnh việc dặn
dò, cảnh báo như vậy ra, trong tôi linh cảm thấy có gì sẽ không an lành
trong chuyến trở về quê này của chị, nên còn nhắc Hồ Bích Khương khi đã
về an toàn tới quê nhà phải điện thoại thông báo gấp cho tôi biết tin để
yên tâm….
Đến khoảng 19 giờ 30 phút tối 14/7/2009, trong khi cả gia đình tôi đang
ăn cơm tối thì bất ngờ có cuộc điện thoại của một người dân giọng nói
nam giới có tên là Thanh báo tin cho anh biết nội dung như sau :
“
Em là 1 người dân ở Thanh Hoá, thuộc huyện Hà Trung thấy có số máy của
một chị phụ nữ khoảng hơn 40 tuổi, trong điện thoại chị ấy có cuộc gọi
đi đến số máy
của anh, nên em lấy ra để gọi báo tin cho anh biết chị ấy đã bị tai nạn
giao thông rất nghiêm trọng. Lúc ấy chị ấy bị đập đầu xuống đường mê
man bất tỉnh không biết gì nữa do xe ô tô biển số 37…. của t ỉnh Nghệ An tông
vào cách đây 1 giờ đồng hồ và xe ấy đã bỏ chạy về hướng trong Thanh
Hoá, Nghệ An…, còn chiếc xe máy bị văng ra xa nơi chị ấy đã bị tai nạn.
Em và nhiều người dân gần đấy chứng kiến thấy vậy đã đưa chị ấy đi cấp
cứu trong bệnh viện huyện Hà Trung và chiếc xe máy của chị ấy em đã giao
cho công an huyện Hà Trung coi giữ, quản lý… Vậy em thông tin cho anh
biết để báo gia đình chị ấy đến giải quyết tiếp hậu quả vụ tai nạn này
nhé…”
Ngay sau biết hung tin đó tôi đã thông báo qua điện thoại cho chị ruột
của Bích Khương là chị Hồ Thị Lan ở quê nhà để gia đình biết mà ứng giúp
và hỗ trợ khẩn cấp. Đến 23 giờ 30 phút đêm cùng ngày 14/7/2009, người
thanh niên đã giúp đỡ đưa chị Khương vào bệnh viện khi chị bị nạn báo
tin xin ý kiến tôi để quyết định phải đưa gấp chị ra bệnh viện quân y số
5 taị thị xã Ninh Bình để cứu chữa vì chấn thương rất nặng mà cơ sở y
tế ở Hà Trung không thể cứu chữa được. Cũng ngay trong đêm tối ấy, mấy
chị em ruột Bích Khương đã đón xe khách lên đường đi gấp ra thị xã Ninh
Bình để tiếp ứng cứu chữa người em mình đã bị tai nạn. Khoảng 02 giờ 30
sáng ngày 15/7/2009 xe cấp cứu của bệnh viện huyện Hà Trung đã đưa Bích
Khương ra tới quân y viện Ninh Bình an toàn và người thanh niên tên
Thanh nói trên đã gọi điện thông báo cho cả cho tôi và gia đình chị Bích
Khương biết.
Từ đó tại quân y viện này họ đã khám xét vết thương của Bích Khương và
sơ bộ kết luận chị bị gẫy xương vai làm 3 khúc, đầu gối bị xây xát, lưng
bị bầm dập do va chạm mạnh và nhiều chấn thương khác khắp người. Ngoài
ra họ tiếp tục theo dõi thêm chị có bị chấn thương sọ não không khi bị
chiếc ô tô tông vào và quật ngã vật xuống vệ đường, vì từ khi xảy ra tai
nạn chị đã ói mửa liên tục. Đồng thời các y bác sĩ quân y đã quyết định
vào sớm ngày thứ 6 – 17/7/2009 sẽ đưa Bích Khương lên bàn phẫu thuật để
đóng đinh cố định các vết gẫy của xương vai như nói trên và hôm qua
công đoạn chữa trị này đã tạm hoàn thành. Từ hôm qua tại Hà Nội, tôi đã
gọi điện thoại thăm hỏi tình hình sau khi mổ để đóng đinh và nẹp cố định
vết thương do gẫy xương vai thì được chị cả của Bích Khương là Hồ Thị
Bích Liên cho biết thêm : “Sau khi
mổ xong Khương đã sốt ly bì thân nhiệt rất cao tới 40 độ C và tiếp tục
mê man bất tỉnh không biết gì cả…và đã có một Hoà thượng trong Sài Gòn
gọi điện thăm hỏi Khương”.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng trên đây, tôi đã khẩn cấp
thông báo cho chị Baỏ Khánh bên Úc Châu, Hoà Thượng Thích Không Tánh, kỹ
sư Đỗ Nam Hải, anh Phan Đình Minh, giaó sư Nguyễn Chính Kết bên Hoa
Kỳ….để mọi người biết và cùng bàn cách hỗ trợ một tay giúp đỡ hoàn cảnh
của Bích Khương. Mặt khác ngay hôm sau 16/7/2009, tôi cũng gọi điện
thông tin cho anh Hoàng Trung Kiên từ thị xã Ninh Bình hãy vào thăm chị
Khương gấp và anh Kiên đã đến chia sẻ, an ủi với chị ngay từ hôm qua.
Đáng lưu ý là, do công an VN theo dõi nghe lén được điện thoại trao đổi
của tất cả mọi người, nên từ hôm chị Khương bị nạn họ đã cử 1 vài nhân
viên an ninh lảng vảng quanh nhà tôi tại Hà Nội để theo dõi xem tôi có
đi Ninh Bình thăm Bích Khương hay không. Còn vào buổi sáng sớm ngày
16/7/2009 thì xuất hiện khoảng 1-2 công an Ninh Bình đã đến tận nhà để
thăm dò anh Hoàng Trung Kiên xem có đến thăm hỏi chị Khương đang cấp cứu
trong quân y viện hay không.
Bệnh viện quân y 5 - tại Ninh Bình đã cho người nhà chị Khương biết vì
chấn thương khá nặng nên có thể phải nằm viện lâu dài để cho lành vết
thương và 6 tháng sau sẽ tháo nẹp hoặc phải mổ lại. Viện quân y này cũng
cho biết chi phí cho việc này khá tốn kém trong khi gia đình Hồ Bích
Khương lại quá nghèo khổ và hoàn cảnh lạị vừa mới ra tù hôm 26/4/2009
nên chẳng có tiền bạc gì đáng kể…. Hiện nay tất cả mấy chị em ruột của
gia đình Bích Khương đã đóng góp được gần 15 triệu đồng VN thì đã phải
chi tiêu cho các thủ tục viện phí ban đầu là gần 10 triệu đồng thì chị
mới được mổ như sáng qua.
Trước hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn vô cùng như vậy nên với tư cách một nhà
báo, tôi đã phải trực tiếp vận động kêu gọi trên Viêt Nam Sydney Radio
do chị Baỏ Khánh điều hành và Diễn đàn thảo luận về hiện tình đất nước
do anh Nguyễn Nam Phong dẫn chương trình để mong hỗ trợ tối đa cứu mạng
sống cho chị Bích Khương trong lúc quá hiểm nghèo này.
Gia đình chị Bích Khương còn được những ngừơi dân chứng kiến từ đầu vụ
tai nạn trên đây và bản thân chị Khương lúc tỉnh dậy vào sáng ngày 15/7
và 16/7 cho biết thêm một số các chi tiết quan trọng đáng chú ý như sau :
Khoảng 18 giờ đến 18 giờ 30 phút chiều tối ngày 14/7/2009, khi còn cách
thị xã Thanh Hoá 27 km trên điạ bàn huyện Hà Trung thì bất ngờ chị Bích
Khương có nhận được một cú điện thoại của cháu bé tên Hoa từ quê nhà
gọi ra. Vì thế nên Bích Khương đã tạm dừng xe máy và có táp vào lề đường
để nghe cuộc điện thoại nói trên, thế rồi chỉ
ít phút sau chiếc xe tải mang biển số 37… là của tỉnh Nghệ An từ đằng
sau đã tông thẳng vào chị gây ra tai nạn thảm khốc như kể trên.
Trước khi rời Hà Nội quay về Nghệ An thì Khương đã nhận được mấy cuộc
điện thoại của 1 người không quen biết, nói là muốn gặp chị vào lúc 2
giờ chiều để “xin tham gia” vào Phong trào dân chủ VN và chị khẳng định
đây là điện thoại của công an Nghệ An đóng vai 1 người dân để giở trò gì
đó đen tối với mình mà thôi…
Tiếp sau đó người đàn ông này đã còn gọi liên tiếp vào điện thoại của
chị với hàm ý như thúc giục hãy phóng nhanh về sớm để họ được gặp chị và
như cố tình quấy rối khi chị đang điều khiển phương tiện trên đường đầy
bất trắc. Việc làm này của kẻ giấu mặt kia là để mục đích gì vậy ? Các
số điện thoại của người đàn ông xa lạ này hiện nay vẫn còn lưu trong máy
của Bích Khương. Sau khi xảy ra tai nạn kinh hoàng trên, thì toàn bộ
giấy tờ xe máy, chứng minh thư công dân, bằng lái xe và một số ít tiền
bạc Bích Khương để trong bóp và chiếc túi nhỏ đã bị mất ngay tại hiện
trường. Vì thế công an huyện Hà Trung đã yêu cầu cậu em Hồ Duy Toàn phải quay về địa phương xin xác nhận của chính quyền xã Nam Anh mới cho nhận lại chiếc xe máy bị nạn hôm đó….!!!
Câu hỏi nghi vấn được đặt ra là, vậy tai nạn lần này đối với chị là
ngẫu nhiên, là vô tình hay có bàn tay của ai, của thế lực đen tối nào
đứng đằng sau đã dàn dựng sắp đặt đến tài tình như vậy ??? Các số máy
điện thoại gọi liên tục vào cho chị tại Hà Nội và trên đường chị đi xe
máy trở về Nghệ An có dụng ý gì xấu không, và nó có liên quan đến vụ tai
nạn giao thông trên đây không ? Nếu đây là một sự chủ ý có tính toán
đối với chiến sĩ tranh đấu bất khuất Hồ Thị Bích Khương thì thật là một
hành vi đê hèn và là tội ác đẫm máu không thể dung thứ được !!!
Chúng ta còn nhớ cách đây hơn 2 năm vào đầu năm 2007 chị Hồ Bích Khương
cũng đã bị một “tai nạn” bất ngờ đầy bí ẩn khi chị vừa rời tiệm
internet công cộng tại thị trấn Nam Đàn, vụ này đã làm chị bị trọng
thương khá nặng phaỉ nằm viện hơn 10 ngày. Ngày hôm đó kẻ lạ mặt đã dùng
chiếc xe máy tông thẳng vào xe đạp gây cho chị thương tích và đã lấy đi
của chị 1 USB có chưá nhiều bài viết nội dung kêu gọi dân chủ, tự do
nhân quyền và phê phán nhà nước CSVN độc đoán chuyên chế, mất cùng còn
có 1 điện thoại di động chị đang dùng…và chỉ ít tháng sau chị đã bị bắt
giam xử tù 2 năm. Còn lần tai nạn này là lần thứ hai chị bị hậu quả nặng
nề hơn trước rất nhiều. Tương tự như vậy, tại Hà Nội còn có chị Dương
Thị Xuân cũng là một thành viên Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam,
thì cuối năm 2006 cũng đã bị tai nạn do xe máy bất ngờ đâm thẳng vào
người gây thương tích khá nặng khi chị đang dùng xe đạp đi lại trong làn
đường dành cho xe thô sơ trên trục đường Thanh Niên ven Hồ Tây. Và vụ
án giao thông rất kỳ cục này thì thủ phạm dùng xe biển số đã được che
giấu đi để nhìn không rõ cũng bỏ chạy mất tăm mặc dù nạn nhân có báo
công an giao thông để điều tra làm rõ vụ việc…
Như vậy là ở Việt Nam tính mạng của những người đấu tranh dân chủ và
bất đồng chính kiến với ĐCSVN dù chỉ tư cách độc lập, không đảng phái
chính trị và bày tỏ rất ôn hoà thì họ luôn luôn bị nguy hiểm như vậy đấy
!!!
Như công luận đã còn đã biết, chị Hồ Bích Khương là thành viên của khối
8406 và Phong trào đấu tranh dân chủ rất can trường từ nhiều năm qua.
Trong lao tù và trước các toà án chế độ CSVN trong cả 2 lần vào các năm
2005 và 2008, chị đã nêu cao khí phách kiên cường, uy dũng không biết
khiếp nhược cúi đầu trước bạo lực, cường quyền. Chị là một tấm gương về
mọi mặt cho tất cả các chiến sĩ đấu tranh dân chủ quốc nội dù thân phận
chỉ là giới nữ và học vấn còn nhiều hạn chế. Tuy thế, nhưng chị đấu
tranh bền bỉ, kiên trì không biết đầu hàng khiếp đảm trước mọi đòn roi,
nhục hình của bạo quyền. Chị đã đóng góp nhiều bài viết rất có giá trị
cho công cuộc vận động dân chủ và công lý đang trong giai đoạn quyết
liệt gay go trước mọi hoàn cảnh, như trước khi vào tù, trong lao tù và
ngay khi vừa bước ra khỏi cổng nhà tù XHCN tại VN…. Trường hợp của chị
quả là một hạt nhân đấu tranh rất quý báu, thật hiếm hoi rất cần sự bảo
vệ, nâng niu trân trọng và xứng đáng được giúp đỡ về mọi mặt.
Trong
thời gian bị đoạ đầy 2 năm vừa qua, chị đã được nhiều tổ chức, hội
đoàn, cá nhân ở hải ngoại và trong nước hỗ trợ tinh thần hay tài chính
để thăm nuôi rất tích cực và nhiệt tình tiêu biểu như : Khối 1706, đài
phát thanh Việt Nam Sydney Radio, Khối 1906 ở Úc Châu, Nhóm thân hữu
tiểu bang Oregon – Hoa Kỳ do anh Nguyễn Hà Tịnh, đài phát thanh SaiGon
Đalat, Chị Bảo Khánh, Anh Trần Hồng Quân, anh “Hẹn nhé Sài Gòn”, đài
Chân Trời Mới, Đài RFA, chị Nha Trang Kim Tuyến ở Âu Châu, nhà thơ
Nguyên Hoàng Bảo Việt ở Giơnevơ - Thuỵ Sĩ, Liên hội nhân quyền Việt Nam
tại Thuỵ Sĩ, Nghệ sĩ Phan Đình Minh, các anh Nguyễn Tiến Đức, Ngô Kỷ, Nhóm Robet Trần, Nguyễn Nam Phong… ở Hoa Kỳ, các quý vị Việt Kiều khác ở Úc như chị Nguyễn Thị Hồng, ông Trần Văn Quân ở Hoa Kỳ…vv….
Ở trong nước có các nhà tu hành và đấu tranh dân chủ như : Linh mục
Phan Văn Lợi, Hoà thượng Thích Không Tánh, cụ bà Hoàng Minh Chính, nhà
văn Hoàng Tiến, tôi - nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, kỹ sư Đỗ Nam Hải, ông Trần Anh Kim, các cô Vũ Thanh Phương, Lư Thu Duyên, Dương Th ị Xuân, anh Lê Thanh Tùng…vv…
Đặc biệt vừa qua chị đã vinh dự được toàn thể các vị Ban điều hành khối
8406 nhất trí đề cử với Mạng lưới nhân quyền Việt Nam tại hải ngoại xét
tặng giải thưởng Nhân quyền của tổ chức này năm 2009 vì những đóng góp
trong đấu tranh thực tế rất anh dũng, gan dạ của mình từ trước đến nay.
Hồ sơ lý lịch, cùng thành tích đấu tranh của Bích Khương để đệ nạp cho
Mạng lưới nhân quyền Việt Nam và Khối 8406 do tôi đang khẩn trương hoàn
tất kịp thời hạn xét duyệt. Mặt khác bên cạnh đó, Giáo
sư Nguyễn Thanh Trang - người điều phối chính của Mạng lưới NQVN tại
Hải ngoại cũng đề nghị trực tiếp với cá nhân tôi hãy giới thiệu đề cử những người sẽ được nhận giải năm nay, và trong suy nghĩ của tôi thì Bích Khương cũng hoàn toàn xứng đáng là một ứng trong những ứng cử viên rất sáng gía, đầy triển vọng.
Trên tinh thần đó, hôm nay tôi tha thiết kêu gọi mọi tấm lòng hảo tâm
đã và đang phấn đấu không ngưng nghỉ vì sự nghiệp tranh đấu dân chủ hoá
nước nhà của đất nước chúng ta, trong khối đồng bào ta ở cả trong và
ngoài nước hãy giúp đỡ cảnh ngộ của Bích Khương trong lúc hiểm nguy,
gian khó này để cứu lấy một mạng sống của nữ chiến sĩ tranh đấu kiên
cường bất khuất vô song Hồ Thị Bích Khương !!!.
Mọi
sự hỗ trợ hãy liên hệ về trực tiếp với chị ruột là bà Hồ Thị Lan 52
tuổi, địa chị xóm 3, xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, điện
thoại liên lạc : 038-350-1716. Ngoài ra quý vị còn có thể gọi về các số
máy sau của thân nhân đang chăm sóc chị trong bệnh viện để hỏi thêm chi
tiết :
1/ Người chị cả ruột của Hồ Bích Khương là bà Hồ Thị Bích Liên, 58 tuổi điện thoại số : 0955-650-549
2/ Em trai ruột của Bích Khương là Hồ Duy Toàn, số điện thoại 0987-245-719
Cuối cùng trân trọng cám ơn tất cả quý vị và quý đồng bào đã quan tâm giúp đỡ.
Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn
Hà Nội - hồi 23 giờ 30 phút đêm ngày 18 tháng 7 năm 2009
XIN ĐỌC:
No comments:
Post a Comment