TIN THẾ GIỚI
Hong Kong điều tra bánh ngọt Đài Loan nghi chứa ‘dầu cống rãnh’
Hong Kong đang xét nghiệm bánh trung thu ở các cửa hiệu trên toàn thành phốHong Kong đang xét nghiệm bánh trung thu ở các cửa hiệu trên toàn thành phố
08.09.2014
Nhà chức trách Hong Kong hôm thứ Hai cho biết họ đang điều tra liệu bánh dứa và bánh bao của một công ty Đài Loan có chứa dầu cống rãnh hay không.
Giới chức Đài Loan cho biết một nhà máy ở phía nam của hòn đảo này sử dụng trái phép 243 tấn sản phẩm nhiễm độc sử dụng "dầu cống rãnh" để trộn vào dầu mỡ lợn.
Dầu mỡ lợn đã được cung cấp cho ít nhất 900 nhà hàng và tiệm bánh tại Đài Loan. Chủ sở hữu của nhà máy đã bị bắt hôm Chủ nhật.
Nỗi sợ hãi hiện đã lan tới Hong Kong, với những cửa hàng địa phương buộc phải rút sản phẩm khỏi kệ và các chuyên gia an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra đột xuất.
Được biết Hong Kong cũng đang xét nghiệm bánh trung thu ở các cửa hiệu trên toàn thành phố.
Vụ việc lại khơi lên mối lo ngại trong khu vực về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Nguồn: AFP
http://www.voatiengviet.com/content/hong-kong-dieu-tra-banh-ngot-dai-loan-nghi-chua-dau-cong-ranh/2442693.html
Lãnh đạo EU chấp thuận vòng trừng phạt mới đối với Nga
In
Chia sẻ:
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, nhưng có thể được xét lại tùy thuộc vào tình hình ở Ukraine
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, nhưng có thể được xét lại tùy thuộc vào tình hình ở Ukraine
[Pin It]
Tin liên hệ
Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
Thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraine vẫn có hiệu lực
Ông Hagel lên án hành động 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine
Giao tranh đe dọa cuộc ngưng bắn ở Ukraine
Ðường dẫn
Tường trình đặc biệt: Khủng hoảng Ukraine
08.09.2014
Lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thông qua thêm những biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhưng sẽ trì hoãn áp đặt cho đến khi họ đánh giá thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ ở Ukraine và phe ly khai thân Nga.
Những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các công ty dầu khí nhà nước Rosneft và Transnet của Nga, một số đơn vị của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, và một số quan chức chính phủ Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vài ngày tới, nhưng có thể được xét lại tùy thuộc vào tình hình trên thực địa ở Ukraine.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đe dọa hạn chế không phận của Nga nếu những biện pháp trừng phạt mới được áp đặt. Báo Vedomosti dẫn lời ông Medvedev nói rằng một số hãng hàng không phương Tây có thể bị phá sản nếu không được phép bay qua Nga.
Ukraine và NATO cáo buộc Moscow cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho quân ly khai. Nga phủ nhận vũ trang quân ly khai Ukraine hay gửi quân của riêng mình tới, dù có bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
Ở Ukraine hôm thứ Hai, Tổng thống Petro Poroshenko đến thăm thành phố Mariupol ở miền đông. Ông tuyên bố đây là đất của Ukraine và sẽ không nhượng cho bất kỳ ai.
Tin tức cho biết giao tranh xảy ra trong thành phố và một số nơi khác ở đông Ukraine kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn hôm thứ Sáu. Cả hai bên đổ lỗi cho nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Điện Kremlin hôm thứ Hai cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với ông Poroshenko để thảo luận về tình hình ở đông nam Ukraine, và nói thêm rằng "đối thoại sẽ tiếp tục."
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-eu-chap-thuan-vong-trung-phat-moi-doi-voi-nga/2442994.html
Ông Hagel lên án hành động 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine
In
Chia sẻ:
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trong cuộc họp báo tại Tbilisi, ngày 7/9/2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trong cuộc họp báo tại Tbilisi, ngày 7/9/2014.
[Pin It]
Tin liên hệ
Giao tranh đe dọa cuộc ngưng bắn ở Ukraine
NATO tập trận tại vùng Baltic
Tổng thống Obama: NATO hậu thuẫn đầy đủ cho Ukraine
Miền đông Ukraine yên tĩnh sau lệnh ngừng bắn
Người tỵ nạn Ukraine ở Kyiv không sẵn sàng trở về quê quán
Ðường dẫn
Tường trình đặc biệt: Khủng hoảng Ukraine
Victor Beattie
08.09.2014
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã lên án điều ông gọi là thái độ 'xâm lược trắng trợn' của Nga ở Ukraine. Ông Hagel đưa ra nhận định tại Gruzia vào lúc Hội Ân xá Quốc tế nói Nga không còn thể chối cãi việc lực lượng của họ tham gia chiến đấu ở miền đông Urkraine. Thông tín viên VOA Victor Beattie ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Phát biểu cùng đối tác Gruzia, ông Irakli Alasania ở Tbilisi hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tuyên bố các hành động của Nga ở Ukraine, cũng như ở Gruzia đề ra một thách thức dài hạn mà Hoa Kỳ và các đồng minh coi là rất nghiêm trọng. Nhưng ông Hagel nói các hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đưa Hoa Kỳ và các nước bạn ở Châu Âu lại gần nhau hơn.
“Quan hệ chặt chẽ hơn giữa NATO và Gruzua đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các hành động nguy hiểm và vô trách nhiệm của Tổng thống Putin. Việc ông ta sáp nhập Crimea vào Nga một cách bất hợp pháp, mà Liên Hiệp Quốc không thừa nhận, và chiến dịch quân sự liên tục mà Nga đang tiến hành ở đông bộ Ukraine đề ra một mối đe doạ nghiêm trọng cho sự ổn định khu vực, như các hành động của Nga bên trong đường biên giới được quốc tế thừa nhận của Gruzia.”
Lực lượng Nga đã xâm lấn lãnh thổ Gruzia vào tháng 8 năm 2008, và sau một cuộc xung đột kéo dài 5 ngày, Moscow đã đơn phương công nhận sự độc lập của Abkazia và Nam Ossetia.
Ông Hagel kêu gọi Nga hãy rút toàn bộ lực lượng ra khỏi biên giới Gruzia. Ông cũng ca ngợi vị thế mới của Gruzia như một đối tác tăng cường của NATO và nói ông trông đợi tình trạng này sẽ dẫn tới tư cách thành viên đầy đủ của NATO.
Nhóm nhân quyền Ân Xá Quốc tế hôm qua lên án cả dân quân Ukraine lẫn các phần tử đòi ly khai thân Nga về các tội ác chiến tranh, trong đó có việc pháo kích bừa bãi, bắt cóc, tra tấn và giết hại. Và Tổng thư ký của tổ chức, ông Salil Shetty, công bố các hình ảnh chụp bằng vệ tinh cáo buộc sự hiện diện của xe thiết giáp và trọng pháo Nga ở miền đông Ukraine.
“Cái chúng tôi có là các hình ảnh chụp bằng vệ tinh mà chúng tôi thu thập được và điều rõ ráng là có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực của Nga. Nga không thể chối cãi mình không phải là một bên trong vụ xung đột nữa. Trọng pháo di động và các đơn vị thiết giáp rất có hệ thống và tổ chức rất kỹ đang ở vị trí sẵn sàng; không có cách nào lực lượng đòi ly khai có thể tự tổ chức lấy được. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những lời khai của nhân chứng về sự di chuyển của xe tăng Nga băng qua biên giới. Vì thế, tôi cho rằng thực sự điều đó không còn có thể chối cãi được nữa. Theo chúng tôi, đó là một vụ xung đột quốc tế.”
Nga nhất mực chối bỏ sự hiện diện của quân đội Nga ở Ukraine, trong khi các thủ lãnh nổi dậy nói họ đã được sự hỗ trợ của binh sĩ Nga dùng thời gian nghỉ của mình để chiến đấu với quân đội Ukraine.
Tại cuộc họp thượng đỉnh NATO tuần trước ở Wales, Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông vừa “hy vọng” vừa “hoài nghi” rằng cuộc ngưng bắn đạt được hôm thứ sáu giữa hai bên sẽ có hiệu lực. Nhưng, bạo lực tiếp tục hồi hôm qua đã gây nguy hại cho cuộc ngưng bắn.
Ông Obama cũng nói NATO sẽ cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ phi sát thương, trong đó có áo giáp, nhiên liệu và sự chăm sóc y tế cho thương binh Ukraine và viện trợ về hậu cần và chỉ huy và kiểm soát.
Nhưng trong chương trình Tin tức Chủ Nhật của đài truyền hình Fox của Mỹ, ông Robert Menendez, chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện, nói rằng đã đến lúc phải dành cho Kyiv những gì họ cần để tự vệ.
“Cho đến khi nào Nga đưa hàng ngàn binh sĩ, xe tăng và thiết bị quân sự trở về Nga ngang qua biên giới, và có một đường biên giới an toàn, hy vọng rằng với các quan sát viên quốc tế, và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được duy trì, thì không có một giải pháp; đây chỉ là một sự lắng dịu tạm thời. Và chúng ta phải xét tới tính toán của Tổng thống Putin và chứng tỏ là ông ta sai, có nghĩa là ngoài những gì mà cả EU lẫn Hoa Kỳ đã làm, những biện pháp chế tài đang được cứu xét phải được xúc tiến, và thứ hai nữa, chúng ta phải dành cho phía Ukraine khả năng chiến đấu cho chính mình. Điều đó sẽ làm thay đổi những tính toán của ông Putin.”
Ông Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ở Kyiv hồi tháng trước, ông Menendez tỏ ý cho thấy ông sẽ mưu tìm một cuộc họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ để cho phép nhà lãnh đạo Ukraine có một diễn đàn để trình bày lý lẽ xin viện trợ quân sự.
Ông Jonathan Adelman, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Denver, nói phương Tây không muốn can dự vào vụ xung đột.
“Nếu nhìn vào các số liệu thăm dò, 17% người Mỹ muốn chúng ta có thêm hành động. Đơn giản là họ không quan tâm đến việc này. ISIS dường như quan trọng hơn, những vụ khủng hoảng ở Trung Đông như Syria hay Iraq quan trọng hơn. Thứ hai, theo tôi, có cảm giác là chúng ta không thể xúc tiến một cuộc chiến với Nga, và vì thế, cảm tưởng là “Hãy để phía Châu Âu có nhiều hành động hơn.” Và, đúng thế, phía Châu Âu phải có nhiều hành động hơn. Vấn đề là phía Châu Âu tự hộ đã chi chưa đầy 2% GDP vào quân đội, không phải là chúng ta muốn tuyên chiến, nhưng phía kia, tức là Nga, đơn giản là không sợ hãi chúng ta.”
Ông Adelman cảnh báo rằng sự bất động của phương Tây ở Ukraine sẽ khiến có nhiều phần chắc hơn là Nga sẽ tỏ ra hung hăng hơn ở nơi khác. Và ông nói những quốc gia khác, như Trung Quốc, đang theo dõi sát phản ứng của phương Tây trong lúc có hành động hung hãn hơn nhằm bành trướng sự kiểm soát ở Biển Đông.
Cuộc nổi dậy ở Ukraine bắt đầu hồi tháng 4 bởi các phần tử đòi ly khai thân Nga đã làm hơn 2.600 người thiệt mạng va khiến hàng chục ngàn người tỵ nạn bỏ chạy khỏi các khu vực gần biên giới Nga.
http://www.voatiengviet.com/content/bt-quoc-phong-my-len-an-nga-xam-luoc-trang-tron-ukraine/2442192.html
S. Rice : Tầm quan trọng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ
Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ đối Ngoại TQ, Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 08/09/2014.
Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ đối Ngoại TQ, Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 08/09/2014.
Reuters
Đức Tâm
Đang công du Bắc Kinh, ngày 08/09/2014, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice, tuyên bố, chuyến công du Trung Quốc của nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama sẽ là một « cột mốc quan trọng » trong quan hệ song phương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch gặp nhau, bên lề Thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á-Thái Bình Dương, được tổ chức trong tháng 11, tại Bắc Kinh.
Trước cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Ủy viên Quốc vụ, phụ trách đối ngoại và ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, bà Susan Rice, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ tuyên bố, nguyên thủ Hoa Kỳ « cho rằng chuyến đi thăm này là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ quan trọng giữa hai nước » và « ngay cả khi chúng tôi đang quan tâm đến nhiều hồ sơ khác – Tổng thống Obama vẫn yêu cầu tôi tới đây bởi vì ông dành ưu tiên cho mối quan hệ Trung –Mỹ ».
Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho biết rất nóng lòng thảo luận với phía Mỹ về « những lợi ích chủ chốt và những cội nguồn chính của các mối quan tâm của Trung Quốc ». Ông kêu gọi hai bên có được một sự quản lý mang tính xây dựng các bất đồng song phương.
Trong lịch trình, bà Susan Rice sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Vương Nghị.
Theo giới quan sát, chuyến đi Trung Quốc của bà Rice cho thấy, Hoa Kỳ không buông lơi chuyển hướng chiến lược sang Châu Á, cho dù thời sự thế giới hiện đang nóng bỏng với các vấn đề ở Trung Đông, như Irak, Syria và Gaza hay tại Châu Âu, với cuộc khủng hoảng Ukraina.
Chính quyền Obama muốn coi Châu Á như một điểm tựa trục xoay trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Trung Quốc nhìn nhận sự chuyển hướng này như một mối đe dọa.
Các tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông, giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng, đã gây ra căng thẳng giữa Bắc Kinh với các đồng minh Châu Á của Washington, trong đó có Nhật Bản.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện cũng có nhiều căng thẳng. Cuối tháng 8/2014, Washington tố cáo máy bay tiêm kích Trung Quốc ba lần bay sát một cách nguy hiểm một máy bay quân sự Hoa Kỳ, trên không phận quốc tế vùng biển Hoa Đông.
Đáp lại, Bắc Kinh yêu cầu Washington chấm dứt các hoạt động do thám trên không và trên biển những vùng sát biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo là những hành động này có thể gây ra những « tai nạn đáng tiếc ».
Tháng Tư 2001, cũng trong khu vực này, một máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ đã va chạm một máy bay Trung Quốc, làm cho viên phi công Trung Quốc thiệt mạng, còn máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phi hành đoàn Mỹ đã bị Trung Quốc bắt giữ và hỏi cung. Sự cố này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140908-s-rice-tam-quan-trong-chuyen-tham-trung-quoc-cua-tong-thong-my
Nhật tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở Nam Á
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe công du Nam Á - từ 06/09/2014 - hầu đối trọng với Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe công du Nam Á - từ 06/09/2014 - hầu đối trọng với Trung Quốc.
Reuters
Thanh Phương
Hôm nay, 06/09/2014, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đặt chân đến Dhaka mở đầu chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày tại Bangladesh và Sri Lanka nhằm tranh giành ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Nam Á.
Theo lịch trình dự kiến, ông Shinzo Abe gặp thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina hôm nay tại thủ đô Dhaka và ngày mai sẽ gặp tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse tại thủ đô Colombo để thúc đẩy quan hệ kinh tế và an ninh giữa Nhật với hai quốc gia này.
Chuyến công du hai nước Nam Á của thủ tướng Nhật diễn ra tiếp theo sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Tokyo trong tuần qua. Trong chuyến viếng thăm đó, hai nước, mà hiện đều gặp căng thẳng với Trung Quốc, đã đồng ý sẽ nâng quan hệ song phương lên một « cấp độ mới ».
Nói chuyện với các phóng viên trước khi lên máy bay, ông Abe nhấn mạnh ông là thủ tướng đầu tiên đến thăm Bangladesh từ 14 năm nay và thăm Sri Lanka từ 24 năm qua. Đối với thủ tướng Abe, Banglades và Sri Lanka là hai quốc gia « có ảnh hưởng ngày càng lớn về mặt kinh tế và chính trị ».
Tháp tùng ông Shinzo Abe trong chuyến công du Nam Á lần này là lãnh đạo của 50 công ty hàng đầu của Nhật Bản, bởi vì theo lời thủ tướng Abe, ông hy vọng sẽ đưa sự năng động của hai quốc gia nói trên vào nền kinh tế Nhật Bản.
Về phần Bangladesh thì hy vọng sẽ nhận được đầu tư của Nhật Bản vào các dự án cơ sở hạ tầng, như dự án xây một cầu trên tuyến xe lửa và dự án đường hầm dưới dòng sông Brahmaputra.
Nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Bangladesh đến Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua, Tokyo đã loan báo khoản viện trợ 6 tỷ đôla cho Dhaka. Khoản viện trợ này đã giúp củng cố uy thế của nữ thủ tướng Hasina, vốn đã đắc cử trong một cuộc bầu cử bị tố cáo là có nhiều gian lận phiếu và bị phe đối lập tẩy chay.
Vào tháng trước chính phủ Bangladesh cũng đã loan báo là Nhật Bản sẽ cho vay 4 tỷ đôla cho dự án nhà máy nhiệt điệt chạy bằng than, bao gồm cả việc xây dựng một cảng nước sâu. Cơ quan viện trợ của Nhật đã tỏ ra rất quan tâm đến dự án xây cảng nước sâu ở miền Nam Bangladesh, dự án mà ban đầu chính quyền Dhaka đã muốn nhờ Trung Quốc xây dựng.
Chính quyền Dhaka còn dự trù xây một khu công nghiệp dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay đầu tư của Nhật vào Banglades còn thấp hơn nhiều so với đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Vấn đề là Nhật Bản và Bangladesh hiện đang tranh chiếc ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an cho nhiệm kỳ 2015-2016, cho nên, hai thủ tướng Abe và Hasina phải bàn cách tránh mọi tranh chấp giữa hai quốc gia trên vấn đề này.
Bangladesh cũng như Sri Lanka đều nằm trên tuyến hàng hải giữa vùng Trung Đông giầu nguồn dầu hỏa với vùng Đông Á. Trung Quốc đã giúp xây nhiều hải cảng tại các quốc gia nằm trên tuyến đường có tính chất huyết mạch này. Nay đến lúc Nhật Bản mở cuộc « phản công » để đối lại với ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các nước này.
Khi sang thăm Sri Lanka, thủ tướng Abe sẽ bàn với tổng thống Rajapaksa về việc hợp tác về lãnh hải vào lúc mà Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc xác quyết chủ quyền trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo tin báo chí Sri Lanka, Nhật Bản sẳn sàng cung cấp tàu tuần tra cho Sri Lanka để giúp nước này tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140906-nhat-tranh-gianh-anh-huong-voi-trung-quoc-o-nam-a
Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ chọn Washington
Chủ tịch Trung Quốc (T) và Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj (P). Ảnh chụp ngày 21/08/2014, tại Ulan Bator.
Chủ tịch Trung Quốc (T) và Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj (P). Ảnh chụp ngày 21/08/2014, tại Ulan Bator.
Reuters
Tú Anh
Trước sau không đầy hai tuần lễ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần lượt đến thủ đô Oulan-Bator. Sự kiện này biểu lộ vị thế tế nhị khó khăn của Mông Cổ. gần một phần tư thế kỷ sau ngày Liên Xô sụp đổ, quốc gia Trung Á giàu tài nguyên này chưa hoàn toàn “thoát Nga” nhưng lại có nguy cơ bị Trung Quốc kềm chế bằng kinh tế.
Trong chuyến công du Mông Cổ ngày 22/08 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình long trọng tuyên bố “ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Mông Cổ”.
Lãnh đạo Bắc Kinh tự cảm thấy cần phải trấn an Quốc hội Mông Cổ vì nhiều lý do mà đặc biệt hơn hết là công luận Mông Cổ lo ngại Bắc Kinh chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên qua những hợp đồng bất lợi cho đất nước.
Tại quốc gia “vệ tinh” của của Liên Xô trước đây, kỹ nghệ quặng mỏ chiếm đến 20% tổng sản lượng quốc nội. Do vậy, nhượng quyền khai thác cho các tập đoàn nước ngoài luôn là một vấn đề nóng bỏng. Tài nguyên dồi dào của Mông Cổ đang làm cho Trung Quốc thèm muốn và đã trở thành nguồn đầu tư số một, gần như độc quyền nhập khẩu đồng và than đá.
Trung Quốc còn là bạn hàng xuất khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ sang Mông Cổ. Chỉ trong vòng có 10 năm, trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng từ 341 triệu đôla lên 6 tỷ (năm 2013) theo tin của Tân Hoa Xã.
Tình trạng này làm Mông Cổ rất lo ngại nhất là dân số ít ỏi, chỉ độ 3 triệu người, mà phải bảo vệ một diện tích gần gấp 5 lần Việt Nam. Thêm vào đó, do giá than đá sụt giảm trên thị trường quốc tế, giới đầu tư cũng rút dần ra khỏi Mông Cổ.
Chuyên gia Shurkuu Dorj, giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế ở Oulan-Bator nhận định là Mông Cổ rất cần đầu tư nước ngoài và Trung Quốc cho nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, ông cảnh báo là phải “dè chừng Trung Quốc” và đây là một “thách thức lớn” của đất nước khi làm ăn với Bắc Kinh.
Chỉ không đầy hai tuần lễ sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình với một loạt thỏa thuận cho Mông Cổ xuất khẩu than đá và kim loại sang Trung Quốc, đến lược Vladimir Putin đến Oulan-Bator để ký nhiều hợp đồng thương mại và để kỷ niệm “quan hệ lịch sử” giữa hai nước hôm 03/09.
Theo ghi nhận của giới phân tích thì có sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm qua sự kiện lãnh đạo Trung Quốc và Nga, kẻ trước người sau, đến Mông Cổ gặp Tổng thống Tsakhiagiyn Elbeegdorj.
Julian Dierkes, chuyên gia về Mông Cổ thuộc đại học British Columbia lưu ý chính sách đối ngoại của Mông Cổ đặt trên nền tảng “quân bình” giữa Nga và Trung Quốc.
Chính vì để tự vệ trước tham vọng xâm lược của Trung Hoa mà vào đầu thế kỷ 20, Mông Cổ bắt tay với Nga và sau đó là theo Liên Xô.
Đến năm 1990, Mông Cổ thành công thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản nhưng không hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của Matxcơva, phần lớn vì nhu cầu năng lượng: khí đốt, dầu hỏa.
Thật ra, theo chuyên gia chính trị quốc tế Sergey Radchenko,đại học Aberystwyth, Anh Quốc, thì Nga đã mất ảnh hưởng tại Mông Cổ từ lâu. Để phục hồi uy thế, Matxcơva đã xóa nợ cũ của Mông Cổ từ thời Liên Xô và tham gia vào một số dự án xây dựng hạ tầng và mỏ quặng nhưng không tạo lại được trọng lượng như Vladimir Putin từng hy vọng.
Trong tinh thần giữ gìn độc lập, Oulan-Bator theo đuổi chính sách “ con đường thứ ba”: vừa duy trì hòa khí với Nga và Trung Quốc, vừa mở rộng quan hệ mật thiết với các nước Á châu khác đặt biệt là Nhật Bản mặc dù nhiều quan sát viên cho rằng Hoa Kỳ thực sự đã trở thành “láng giềng thứ ba” của Mông Cổ.
Washington đã tiến hành các biện pháp tăng cường hợp tác quân sự với Oulan-Bator và kỳ vọng vào nền dân chủ non trẻ ở Trung Á này đóng vai trò đối trọng với hai chế độ độc tài Nga –Trung.
Mặc dù một bộ phận dân chúng vẫn gắn bó với Nga về văn hóa và chính trị và nhiều người Mông Cổ nói tiếng Nga nhưng theo nhà nghiên cứu Franck Billé, đại học Cambridge, Mông Cổ tự cho có cùng nền văn hóa với Tây phương và muốn chứng tỏ khác biệt với các nước châu Á khác.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140905-giua-nga-va-trung-quoc-mong-co-chon-washington-0
Biển Đông : Tổng thống Indonesia muốn đứng ra làm trung gian hòa giải
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Nguồn : Bộ Ngoại giao Mỹ
Thụy My
Tân Tổng thống mới được bầu của Indonesia, ông Joko Widodo, tuyên bố sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải để làm giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. AFP hôm nay, 12/09/2014, cho biết ông Widodo đã nói như trên khi trả lời phỏng vấn tờ Asahi Shimbun của Nhật hôm thứ Ba 09/09.
Tổng thống Joko Widodo nói với Asahi Shimbun : « Tôi từ chối giải pháp quân sự. Cần phải luôn luôn tìm kiếm các giải pháp ngoại giao, và nếu điều này tỏ ra cần thiết, Indonesia sẵn sàng đóng vai trò trung gian ».
Tình hình Biển Đông vẫn rất căng thẳng, và Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ chủ quyền vùng biển quan trọng này. Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, là bốn trong mười thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và cả với Đài Loan.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong những tháng gần đây đặc biệt căng thẳng, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến đặt tại vùng biển Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự kiện này đã gây nên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo động, và Washington đã phải tỏ thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh. Sau đó Trung Quốc đã rút giàn khoan đi.
Tân Tổng thống Indonesia cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ cho việc hoàn thành một « Bộ quy tắc ứng xử » giữa Trung Quốc và ASEAN, một văn bản đã được thảo luận từ hơn mười năm qua.
Trong một hội nghị ASEAN cuối tuần trước tại Naypyidaw, Miến Điện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tái khẳng định « sự quan trọng của việc thương lượng một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc » để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên biển.
Ông Joko Widodo, có biệt danh là Jokowi, vốn là Thống đốc Jakarta có chủ trương cải cách, đã chiến thắng trước cựu tướng lãnh Prabowo Subianto với 53,15% phiếu hôm 9/7.
tags: Biển Đông - Indonesia - Châu Á - Tranh chấp - Trung Quốc - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140912-bien-dong-tong-thong-indonesia-muon-dung-ra-lam-trung-gian-hoa-giai
Ấn Độ hòa hoãn nhưng cứng rắn với Trung Quốc
Phó Tổng thống Ấn Độ Shri Mohammad Hamid Ansari (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 30/06/2014.
Phó Tổng thống Ấn Độ Shri Mohammad Hamid Ansari (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 30/06/2014.
REUTERS/Wang Zhao/Pool
Trọng Thành
Trên đường công du Ấn Độ, ngày 14/09/2014, tới đây Chủ tịch Trung Quốc sẽ ghé thăm Nam Á, vùng ảnh hưởng truyền thống của New Delhi. Lãnh đạo Bắc Kinh tìm cách chinh phục quốc gia láng giềng vừa là đối tác vừa là đối thủ địa lý chính trị, xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc phòng.
Viện lý do bất ổn chính trị tại Islamabad,Chủ tịch Trung Quốc đã hủy bỏ chặn Pakistan, đồng minh thân thiết tại Nam Á của Bắc Kinh, kẻ thù của New Delhi. Tuy vậy, trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình sẽ đến quốc đảo Sri Lanka nơi Bắc Kinh tài trợ một dự án xây hải cảng 1,4 tỷ đôla mà một khi hoàn tất sẽ cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng để củng cố sự hiện diện quân sự trong Ấn Độ Dương và chỉ cách Ấn Độ có 250 cây số.
Thấy rõ ý đồ của Trung Quốc từ lâu, nhưng tân Thủ tướng Ấn Narenda Modi, được xem là nhân vật có tinh thần quốc gia dân tộc, đã nhanh chóng lên tiếng mời lãnh đạo Trung Quốc sang thăm New Delhi. Song song với cử chỉ ngoại giao này, Thủ tướng Ấn cũng gấp rút giới hạn tầm ảnh hưởng của chiến dịch tấn công ngoại giao của Trung Quốc trong vùng ảnh hưởng. Ngay sau khi lên nhậm chức, ông tức khắc sang thăm Butan và Nepal và chìa bàn tay hòa giải với Pakistan.
Theo giới phân tích, để đối phó với tham vọng trên bộ và trên biển của Trung Quốc, New Delhi còn có thể dựa vào mối quan hệ thân hữu lâu dài với Tokyo. Nhật Bản và Ấn Độ đều xem sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên của Trung Quốc là mối đe dọa chung. Tăng cường hợp tác song phương Ấn - Nhật để đối trọng với tham vọng của Trung Quốc là chính sách được Hoa Kỳ chia sẻ và khuyến khích.
Về phần Bắc Kinh, sự kiện New Delhi thắt chặt quan hệ với Tokyo cũng là một mối đe dọa. Chuyên gia Ấn Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược Trung Quốc tại New Delhi cho rằng Bắc Kinh rất lo ngại khi thấy Ấn Độ tiến gần Hoa Kỳ và Nhật Bản và họ không muốn sự kiện này xảy ra.
Do vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình thủ sẵn một số đề nghị mà Ấn Độ thèm muốn : đầu tư cải thiện hệ thống hỏa xa lạc hậu, xây dựng đường xe lửa cao tốc, và hợp tác trong lãnh vực hạt nhân.
Theo AFP, Thủ tướng Ấn Narendra Modi không thiếu lập luận để mặc cả với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình : Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết tăng gấp đôi tiền đầu tư vào Ấn Độ trong năm năm tới.
Bên cạnh hồ sơ kinh tế, vấn đề tranh chấp biên giới cũng sẽ được thảo luận.
Nhà phân tích chính trị quốc tế Shyam Saran (Center for Policy Research) tại New Delhi, nguyên là Thứ trưởng ngoại giao Ấn nhận định : Trung Quốc xem Ấn Độ của Thủ tướng Modi vừa là một đối tác nghiêm túc, vừa là một đối thủ tiềm tàng.
Ý thức một phần công luận Ấn xem Trung Quốc là kẻ thù xâm lược, Bắc Kinh cam kết trước ngày ông Tập Cận Bình lên đường, không có ý đồ « bao vây » Ấn Độ. Thứ trưởng ngoại giao Lưu Kiến Siêu (Liu Jian Chao) tuyên bố « Trung Quốc xem Ấn Độ là đối tác để phát triển, không bao vây và sẽ không bao vây Ấn Độ » .
Mặc dù quan hệ với Trung Quốc chứa đầy hoài nghi và xung khắc đẫm máu, chính phủ Ấn sẽ trải thảm đỏ đón tiếp ông Tập Cận Bình ngày 17 tới đây.
Nhưng giới phân tích được AFP tiếp xúc khẳng định Thủ tướng Modi sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc khác với chính quyền trung tả tiền nhiệm.
Lãnh đạo Trung Quốc sẽ được thông báo những đường « ranh đỏ » trong quan hệ với Ấn Độ.
tags: Châu Á - Phân tích - Quốc tế - Ấn Độ - Trung Quốc - Ngoại giao
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140912-an-do-hoa-hoan-nhung-cung-ran-voi-trung-quoc
Ukraina muốn được « quy chế đặc biệt » của Nato
Hội nghị bàn tròn giữa các lãnh đạo Châu Âu tại Thượng đỉnh Nato ở Newport (Anh Quốc), ngày 04/09/2014. Tổng thống Ukraina (thứ hai trái qua) cùng với các nguyên thủ Pháp, Mỹ, Anh, Đức và Ý.
Hội nghị bàn tròn giữa các lãnh đạo Châu Âu tại Thượng đỉnh Nato ở Newport (Anh Quốc), ngày 04/09/2014. Tổng thống Ukraina (thứ hai trái qua) cùng với các nguyên thủ Pháp, Mỹ, Anh, Đức và Ý.
REUTERS/Alain Jocard/Pool
Tú Anh
Kiev kiên quyết quay lưng lại Matxcơva. Tổng thống Petro Porochenko hôm nay tuyên bố sẽ phê chuẩn hiệp ước hội viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu và xin được quy chế đặc biệt của Liên minh Bắc Đại Tây dương.
Tổng thống Ukraina, Petro Porochenko cho biết Quốc hội Ukraina sẽ bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định hội viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu vào ngày thứ ba 16/09.
Vị tổng thống Ulraina đắc cử hồi tháng 5 vừa qua thẩm định đay là một « sự kiện lịch sử » của Ukraina.
Với thỏa thuận này, Ukraina đã dứt khoát tách khỏi ảnh hưởng của nước Nga, quay lưng lại với dự án vùng quan thuế chung của tổng thống Putin trong tham vọng thiết lập lại thế lực tại các nước thuộc Liên Xô trước đây.
Cuộc xung đột võ trang tại miền Đông Ukraina làm gần 2.700 người chết được tổng thống Ukraina xem là « một cuộc thử thách đớn đau » để làm thành viên của gia đình châu Âu.
Cũng trong chiều hướng này, tổng thống Ukraina cho biết ông hy vọng được « quy chế đặc biệt », là đồng minh nhưng không phải là thành viên của Liên minh Nato mà ông sẽ trình bày nguyện vọng với quốc hội và tổng thống Mỹ trong chuyến công du Hoa Kỳ vào tuần tới.
Quy chế làm đồng minh đặc biệt này cho phép Nato trợ giúp Ukraina vũ khí và thông tin tình báo.
Hiện nay Nato có bốn đồng minh không phải thành viên là Úc, Đại Hàn, Israel và Ai Cập.
Riêng về tương lai bán đảo Crimée, ông khẳng định là sẽ « lấy lại » lãnh thổ của quốc gia, nhưng sẽ không bằng vũ lực.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140912-ukraina-muon-duoc-%C2%AB-quy-che-dat-biet-%C2%BB-cua-nato
Nhật Bản có thể xây dựng bộ máy quân sự tấn công
Quân đội Nhật hôm 30/03/2012 đã cho triển khai hệ thống phòng không Patriot Advanced Capability-3 săn sàng bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên.
Quân đội Nhật hôm 30/03/2012 đã cho triển khai hệ thống phòng không Patriot Advanced Capability-3 săn sàng bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên.
REUTERS/Kyodo
Đức Tâm
Tokyo và Washington đang nghiên cứu khả năng Nhật Bản trang bị các loại vũ khí tấn công, để quân đội có khả năng bảo vệ đất nước ở cả bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Theo các quan chức Nhật Bản, được Reuters trích dẫn, các cuộc thảo luận không chính thức đề cập đến tất cả các kịch bản : Từ trường hợp Nhật Bản tiếp tục trông cậy hoàn toàn vào Hoa Kỳ cho đến khả năng xứ hoa anh đào sẽ có một hệ thống vũ khí hoàn chỉnh, như mọi quốc gia khác.
Báo chí Nhật Bản thường nêu ra sự hung hăng của quân đội Trung Quốc để nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường quốc phòng, nhưng mối lo ngại chủ yếu của Tokyo là các căn cứ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên, cách Nhật Bản chưa đầy 600 km.
Tháng Tư vừa qua, Bình Nhưỡng đe dọa là nếu xẩy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, thì Nhật Bản sẽ bị thiêu rụi bởi vũ khí nguyên tử.
Các quan chức Nhật Bản cho biết, các cuộc thảo luận về « khả năng tấn công », mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Chưa có một loại vũ khí nào được nêu ra. Nhật Bản muốn hoàn tất các cuộc thảo luận trong vòng 5 năm và sau đó, nhanh chóng trang bị các vũ khí tấn công, như tên lửa hành trình, bắn đi từ tàu ngầm, kiểu Tomahawk của Mỹ.
Các chuyên gia quân sự nhấn mạnh, việc xây dựng một bộ máy quân sự với khả năng tấn công đòi hỏi phải có thay đổi trong học thuyết quân sự của Nhật Bản, hiện vẫn manh tính phòng thủ.
Bị ràng buộc bởi Hiến pháp chủ hòa do bại trận trong đệ nhị thế chiến, cho đến nay, nước Nhật chưa bao giờ bắn một phát súng tấn công trước.
Mối quan tâm hàng đầu Thủ tướng Shinzo Abe là biến đổi quân đội Nhật thành lực lượng tấn công. Ông đã cho bãi bỏ lệnh cấm quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài, nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, một trong những lo ngại của Tokyo là Hoa Kỳ, với 28.000 quân hiện diện ở Hàn Quốc và 38.000 tại Nhật Bản, có thể tấn công Bắc Triều Tiên, nếu xẩy ra khủng hoảng và hậu quả là Nhật Bản sẽ phải hứng chịu sự trả thù của Bắc Triều Tiên.
Ông Narushige Michishita, nguyên cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản trong giai đoạn 2004-2006 bình luận : « Chúng ta có thể duy trì một khả năng tấn công có hạn chế, để nói với người Mỹ : Chúng tôi phải tự làm việc này, trừ phi các vị làm thay ».
Theo các thỏa thuận hiện hữu, trong khuôn khổ một cuộc tấn công đạn đạo, « quân đội Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật Bản các thông tin cần thiết và nếu cần, sẽ tính tới việc sử dụng sức mạnh, tạo thêm khả năng tấn công bổ sung ».
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết là không có các thảo luận chính thức về việc nâng cao khả năng tấn công cho quân đội Nhật Bản, nhưng không loại trừ hai bên có các cuộc gặp không chính thức để bàn về chủ đề này.
tags: Châu Á - Nhật Bản - Quân đội - Vũ trang - Tấn công - Phân tích
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140910-quan-doi-nhat-ban-co-the-trang-bi-kha-nang-tan-cong
Tập Cận Bình 'noi gương Đặng Tiểu Bình'
Trần Trang
Biên tập viên BBC Tiếng Trung
Cập nhật: 10:22 GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
Ông Tập Cận Bình hồi tháng 9/2013
Các diễn văn của ông Tập đã bán được hàng triệu bản
Trung Quốc đang ở trong "thời kì Đặng Tiểu Bình" nếu xét về số lượng sách vở, bài báo, triển lãm, một sêri phim truyền hình, và lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố lãnh tụ.
Các bài liên quan
TQ 'giương móng vuốt bắt con hổ họ Chu'
Đồng minh của Chu Vĩnh Khang bị điều tra
'Thảm họa nếu Mỹ - Trung đối đầu'
Chủ đề liên quan
Trung Quốc
Dịp kỷ niệm Đặng Tiểu Bình cũng là dịp đánh giá lãnh đạo hiện nay, Tập Cận Bình.
Thứ Ba tuần trước, tờ báo Đảng, Nhân dân Nhật báo, nêu bật thành tích của Tập Cận Bình sau 18 tháng theo đuổi Giấc mơ Trung Hoa.
Họ liệt kê chiến dịch bàn tay sắt chống tham nhũng; thúc đẩy cải cách; chính sách ngoại giao "nước lớn".
Ba chi tiết này không chỉ nói về phong cách nước lớn của Trung Quốc mà còn về phong cách lãnh đạo của ông Tập.
Một nghiên cứu trên truyền thông Hong Kong hồi tháng Bảy nói trong vòng 18 tháng qua, tên ông Tập được nhắc tới 4186 lần trên tám trang đầu của Nhân dân Nhật báo.
Nó nhiều hơn cả số lượng gộp lại của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân trong cùng thời gian.
Thực tế tần số này chỉ kém Chủ tịch Mao.
Đại Công Báo, tờ báo thân Bắc Kinh đóng ở Hong Kong, bình luận rằng ông Tập là “nhà thiết kế chính” của cải tổ. Nó nhắc nhở đến danh hiệu dành cho Đặng Tiểu Bình là “nhà thiết kế chính của cải tổ và khai phóng ở Trung Quốc”.
Quyền lực
Cựu tổng biên tập của tạp chí Trường Đảng Trung Ương, Đặng Duật Văn, nói với BBC tiếng Hoa: “Rõ ràng ông Tập là lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình.”
"Họ sống trong thời đại khác nhau. Đặng Tiểu Bình có những thách thức hoàn toàn khác. Ông ấy làm lãnh tụ khi đã quá tuổi 70, còn Tập Cận Bình vừa 60 đã lãnh đạo Đảng."
Ông Đặng nói quyền lực của ông Tập thể hiện qua hai yếu tố: trước hết, ông Tập kiểm soát cả đảng, quân đội và kinh tế. Hồ sơ các văn phòng và lĩnh vực kinh tế từng thuộc về Thủ tướng, nhưng nay Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ đóng vai phụ.
Tập Cận Bình hiện đứng đầu bảy nhóm công tác về quân sự, kinh tế và nhiều lĩnh vực.
Ông Đặng Duật Văn nói: "Ông ta còn mạnh hơn cả Đặng Tiểu Bình."
Thứ hai là việc tuyên truyền cho ông Tập. "Người ta bảo hơn 10 triệu bản in các phát biểu của ông Tập đã được bán trong hai tháng qua," ông Deng nói.
Còn Bào Đồng, cựu thư ký của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, nói với New York Times rằng Tập Cận Bình có quan điểm tự do hơn về kinh tế và tập quyền hơn về chính trị so với Đặng Tiểu Bình.
Nhưng quyền lực không nhất thiết đồng nghĩa với uy lực với cấp dưới và không bảo đảm cho thành tựu lớn. Đây là điều cần hiểu khi so sánh hai ông.
Tiến sĩ Kerry Brown, Đại học Sydney, nói với BBC tiếng Hoa rằng không nên so sánh làm gì.
"Họ sống trong thời đại khác nhau. Đặng Tiểu Bình có những thách thức hoàn toàn khác. Ông ấy làm lãnh tụ khi đã quá tuổi 70, còn Tập Cận Bình vừa 60 đã lãnh đạo Đảng."
“Những gì ông Đặng làm thật độc đáo, thay đổi hoàn toàn Trung Quốc. Tập Cận Bình đi theo cái gốc ấy và chưa tạo ra cái gì mới.”
Hướng đi
Ông Tập còn hơn tám năm tại vị. Nếu ông muốn có vị thế như ông Đặng, ông phải làm gì?
Một giáo sư giấu tên từ Trường Đảng Trung ương nói với BBC tiếng Trung: “Ông ấy sẽ tiếp tục chống tham nhũng.”
“Nhưng quan trọng hơn, đây là một phần kế hoạch giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.”
Ông Đặng Duật Văn nói Đặng Tiểu Bình đã thay đổi lịch sử, còn không rõ Tập Cận Bình có làm được không.
Triển lãm về Đặng Tiểu Bình vừa diễn ra ở Hong Kong
“Nếu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gia tăng, đó cũng là thành tích lớn.”
“Nếu Tập Cận Bình có thể tạo ra tự do và dân chủ ở Trung Quốc, ông sẽ có thể đạt tầm cao lịch sử mới.”
Tiến sĩ Kerry Brown cũng cho rằng cải tổ kinh tế không phải là thách thức lớn nhất cho ông Tập.
“Thách thức thực sự là về chính trị và xã hội, như xây dựng xã hội cân bằng hơn, cho người dân tham gia nhiều hơn…”
“Nếu ông thành công, Tập Cận Bình có thể được xem là lãnh tụ vĩ đại và quan trọng.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140821_deng_xi_comparison.shtml
TQ dùng lễ sinh nhật ông Đặng làm gì?
Ezra Vogel
Gửi tới BBC từ Hoa Kỳ
Cập nhật: 02:25 GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014
Người Trung Quốc rất giỏi tổ chức các lễ lạt, dịp kỷ niệm là luôn dùng chúng để diễn giải lại lịch sử nhằm hỗ trợ cho các chính sách được chọn lọc cụ thể.
Năm nay, Trung Quốc có hai đại lễ, 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/11/1949-2014), và 110 năm sinh nhật ông Đặng Tiểu Bình.
Các bài liên quan
Đặng Tiểu Bình, nhà cải cách Xem02:06
Phong van ong Phung Thai Binh (I)Xem07:20
Bàn về chiến tranh biên giới Việt TrungNghe05:37
Chủ đề liên quan
Trung Quốc
Ngày sinh nhật ông Đặng đang được dùng để ca ngợi những nét chính của công cuộc cải tổ, khai phóng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời để gắn hình ảnh của ông Tập Cận Bình với cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.
Hôm 20/8, tại một buổi lễ tụ tập đông đủ các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc để kỷ niệm ngày sinh ông Đặng, Chủ tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn và nói:
“Kính chào Tiểu Bình. Tôi nhớ ông quá.” (Xiaoping, ni hao? Wo huainiannian).
Thực ra, ông hỉ nhắc lại lời của sinh viên Trung Quốc năm 1984, vào thời điểm uy tín của ông Đặng lên đỉnh cao.
Sau khi ông Tập kết thúc bài diễn văn, cử tọa đã vỗ tay không ngừng.
Sự nghiệp cải cách
Để mừng sinh nhật cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, truyền hình Trung Quốc còn tung ra phim 48 tập về sự nghiệp cải tổ Trung Quốc của ông.
Phim nhanh chóng trở thành tâm điểm của các cuộc trò chuyện tại Bắc Kinh trong giới quan tâm thời sự.
Các ông Hoa Quốc Phòng, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình tháng 7/1977
Diễn viên đóng vai ông Đặng nói giọng Tứ Xuyên nhưng theo một số sử gia của Đảng Cộng sản thì người này lại không đủ độ tự tin để diễn tả tầm vóc lãnh đạo của ông Đặng.
Thế nhưng bộ phim truyền hình đã nhắc giới trẻ Trung Quốc lớn lên sau 1978 về công cuộc cải tổ táo bạo do ông Đặng khởi xướng mà chỉ trong 14 năm đã thay đổi diện mạo đất nước.
Vì tập trung vào giai đoạn 1978-1984, phim đã né tránh các chủ đề nhạy cảm như vụ trấn áp năm 1989, đưa đến thảm kịch Thiên An Môn.
Tuy thế phim cũng là bước ngoặt cho công chúng nhìn thấy vai trò tích cực của ông Hoa Quốc Phong, nhà lãnh đạo giao thời từ 1976 đến 1978, và là người trên thực tế đã ủng hộ một số thay đổi sau khi Mao Trạch Đông chết.
Phim cũng nói tốt về ông Hồ Diệu Bang, vị tổng bí thư được dân mến mộ và là gương mặt nhân tính của tuyến đầu cải cách từ 1977 đến 1987.
Nhưng cách ca ngợi ông Đặng còn phản ánh quan niệm rộng rãi trong giới sử gia Trung Quốc và quan chức cao cấp trong những ngày đầu Khai phóng rằng nếu không có sự lãnh đạo vững vàng của ông Đặng thì Trung Quốc khó mà thành công như ngày nay.
Quả là không ai khác có được cả hai yếu tố kinh nghiệm và tính cách cho phép Đặng nắm quyền chắc chắn từ 1978 đến 1992.
Không chỉ tham gia cách mạng từ đầu thập niên 1920, ông còn sống năm năm bên Pháp, một năm ở Liên Xô và là làm tư lệnh quân sự trong suốt 12 năm Kháng Nhật và Nội chiến Quốc – Cộng.
Ông cũng từng làm tổng bí thư Đảng 10 năm, và hai năm trên thực tế là phụ trách ngoại giao.
Không chỉ là cánh tay phải của Mao và Chu Ân Lai và biết rất rõ chính sách của họ, ông cũng có khả năng kết nối, trao đổi dễ dàng với các lãnh đạo quốc tế và được họ công nhận là người luôn có cách giải quyết thực tiễn.
Đặng Tiểu Bình cũng có bản năng chính trị, sự tự tin và quan hệ riêng để giải quyết nhiều vấn đề tế nhị.
'Tìm đá qua sông'
"Vì tập trung vào giai đoạn 1978-1984, phim đã né tránh các chủ đề nhạy cảm như vụ trấn áp năm 1989, đưa đến thảm kịch Thiên An Môn"
Nhưng sự nghiệp của ông cũng ‘hết lên voi lại xuống chó’, và cuộc thanh trừng thời Cách mạng Văn hóa khiến ông suy tư nhiều về các vấn đề của chính hệ thống ông tham gia dựng lên, và suy nghĩ về các hướng đi tương lai, dù phải lần mò tìm lối.
Cách nhìn của Đặng về nhu cầu thay đổi Trung Quốc không có gì là độc đáo. Nhiều quan chức cao cấp từng bị hành hạ thời Cách mạng Văn hóa cũng ủng hộ nhu cầu phải làm sao thay đổi và đổi như thế nào.
Nhưng nhiều trí thức Trung Quốc và cả giới quan sát nước ngoài nay tin rằng Trung Quốc có thể đã mạnh hơn nếu Đặng cho phép tăng thêm dân chủ, thêm cơ chế quyền lực minh bạch, thêm yếu tố pháp quyền và thêm tự do cho các nhóm thiểu số.
Cùng lúc, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc lại tin rằng nếu không nhờ bàn tay rắn của ông Đặng, Trung Quốc có thể đã không giữ được sự thống nhất.
Nhưng dù người ta mong muốn gì thì không ai có thể quay lại chỉnh sửa lịch sử.
Đặng được coi là kiến trúc sư của cải cách, mở cửa nhưng thực ra ông chưa hề có một kế hoạch rõ rệt.
Ông phát triển dần một phương thức cầm quyền hiệu quả khi ông cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương phụ trách tuyến đầu và tham gia không ít cuộc họp cao cấp.
Nhưng bản thân ông mỗi ngày vẫn bỏ ra vài tiếng đọc các báo cáo và đề ra ý kiến chỉ đạo.
Đặng đã tạo ra một cơ chế mới, chuyển Đảng Cộng sản từ một đảng Cách mạng sang thành Đảng cầm quyền.
Ông cũng phá vỡ sự kìm kẹp của cấu trúc xã hội chủ nghĩa cứng nhắc, mở cửa thị trường, biến đổi Trung Quốc từ một quốc gia khép kín thành nước tham gia mạnh vào thương mại và chính trị quốc tế.
Ông Đặng và lãnh đạo Pháp Francois Mitterand ở Bắc Kinh
Tập Cận Bình ngày nay đang vận hành trong chính các chiều kích do Đặng định ra.
Ông Tập sẽ không thể nào thay đổi cơ bản và điều khiển được các thay đổi cơ bản như Đặng đã làm.
Nhưng nhập vào vai như người theo khuôn mẫu của Đặng, ông muốn tỏ ra là nhà lãnh đạo mạnh nhất sau Đặng.
Ông ra tay mạnh mẽ bằng chiến dịch chống tham nhũng và nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng ông có tiềm năng để quản trị Trung Quốc qua giai đoạn chuyển đổi khó khăn vì tăng trưởng tụt, và nỗ lực kiểm soát thông tin hạn chế giao lưu công nghệ, và những đòi hỏi có chế độ pháp quyền, và nhiều tự do hơn không hề giảm đi.
Trong và ngoài Trung Quốc, nhiều người hy vọng ông Tập sẽ giữ được quan hệ quốc tế hòa bình và tốt cùng với nhịp phát triển khiến Trung Quốc ngày một mạnh hơn, theo lời khuyên ‘Thao quang dưỡng hối’ của ông Đặng.
Nhưng cũng nhiều người Trung Quốc lại than phiền về tình trạng đất nước ngày nay và đổ mọi lỗi cho Đặng dù đa số họ sẽ không đổi cuộc sống hôm nay mà họ đang thụ hưởng để lấy cuộc sống cha mẹ họ chịu đựng trước tháng 12/1978.
Ông Ezra Vogel từ Đại học Harvard là tác giả cuốn ‘Deng Xiaoping and the Transformation of China’ (2011).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140821_deng_birthday_purpose.shtml
Posted by sontrung at 6:39 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * ĐẤU TRANH DIỆT CỘNG
4 ĐIỂM CỦA Ý CHÍ ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 31.08.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Chính vì sự hiểu biết về CSVN như vậy, mà cái Ý CHÍ ĐẤUI TRANH CỦA DÂN TỘC, trước sau, quá khứ hiện tại hay tương lai, tuần tự thực hiện 4 ĐIỂM ĐẤU TRANH SAU ĐÂY:
1) CHÔN VÙI HẲN CƠ CHẾ CSVN
2) LOẠI TRỪ HÒA GIẢI HÒA HỢP GIẢ TẠO VỚI ĐẢNG CSVN
3) ĐUỔI TẦU XÂM LĂNG ĐẤT, BIỂN
4) PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ
Chúng tôi xin cắt nghĩa tóm lược, nhưng căn bản về từng điểm thực hiện. Những điểm thực hiện này không phải là vì qúa khứ tội ác của đảng CSVN, nhưng chính là vì TƯƠNG LAI thăng hóa Xã hội và phát triển Kinh tế Đất nước.
Điểm 1)
CHÔN VÙI HẲN CƠ CHẾ CSVN
Việc phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ là thuộc về Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế để mà thả cửa cướp bóc của chung thành của riêng, bóp cổ họng cả dân nghèo để chiếm từng mảnh đất bán cho tài phiệt nước ngoài. Khi THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, do chính Cơ chế là nguồn phát sinh và làm cho lan tràn, thì đó là việc phá sản Kinh tế quốc dân như chúng ta thấy tình trạng hiện nay. CSVN nói đến những cải cách mô hình Kinh tế, nhưng đó chỉ là thoa dầu cù là ngoài da để lừa đảo dân và quốc tế bởi lẽ chúng vẫn cố thủ giữ lại nguyên Cơ chế. Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 2013 vẫn giữ lại Điều 4 chứng tỏ chúng vẫn cố thủ giữ lại nguyên vẹn căn bệnh cũ là nguồn gốc phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNH PHÍ.
Vì vậy, chỉ còn một cách để cứu nước và phát triển là phải CHÔN VÙI HẲN CƠ CHẾ CSVN, đó là vì TƯƠNG LAI DÂN TỘC VÀ ĐẤT NƯỚC.
Điểm 2).
LOẠI TRỪ HÒA GIẢI HÒA HỢP
GIẢ TẠO VỚI ĐẢNG CSVN
Đám Lãnh đạo hiện nay đã THAM NHŨNG, LÃNH PHÍ ngập họng. Chúng muốn tẩu táng tài sản đã cướp giựt được để sống sung sướng xa hoa cho chúng và cả dòng họ của chúng. Vì vậy, chúng muốn một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp giả tạo để cho chúng hạ cánh an toàn, thậm chí còn được sang Mỹ sống an thân và hưởng thụ. Chúng mong mỏi đám chính khứa cơ hội trước đây tỵ nạn tại Mỹ hay đám gọi là phản tỉnh, nhưng vẫn còn mang nọc độc Hồ Chí Minh trong tim của mình tỉ dụ như Ts Luật Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn…, sang Mỹ để vận động một số Dân biểu, Nghị sĩ… để làm công việc Hòa Giải Hòa Hợp này. Nếu kiểu Hòa Hợp Hòa Giải «Made in USA« thì rất thuận lợi cho đám Lãnh đạo CSVN hiện hành để chúng có may mắn hạ cánh an toàn trên đất Mỹ mà hưởng thụ những tài sản đã cướp bóc được.
Đây là việc Hòa Giải Hòa Hợp GIẢ TẠO vì việc Hòa Giải Hòa Hợp THỰC THỤ là phải trực tiếp giữa DÂN TỘC và đảng CSVN. Năm 2013, Dân Tộc đã cho đảng CSVN một dịp may mắn để làm công việc Hòa Giải Hòa Hợp THỰC THỤ này qua việc sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng ngày 28.11.2013, Quốc Hội gật, theo lệnh của Bộ Chính Trị, đã phản bội lại tinh thần Hòa Giải Hòa Hợp qua những góp ý của Dân đưa lên.
Tất cả những Hòa Giải Hòa Hợp «Made in USA« , «Made in France« nhất là «Made in China« đầy chất độc… giữa đám chính khứa cơ hội từ nước ngoài trở về và với đám Lãnh đạo hiện hành đảng CSVN đều là GỈA TẠO vì đã loại Dân Tộc ra ngoài. Chúng ta phải LOẠI TRỪ HÒA GIẢI HÒA HỢP GIẢ TẠO VỚI ĐẢNG CSVN.
Điểm 3)
ĐUỔI TẦU XÂM LĂNG ĐẤT, BIỂN
CSVN đã bán Đất và Biển cho Tầu Hán :
* Biên giới Việt Nam ở phía Bắc đã bị thu hẹp lại mà CSVN không bao giờ dám tuyên bố minh bạch những Văn Kiện ký kết giữa CSVN và Tầu Cộng.
* Khắp Lãnh thổ Việt Nam lúc này, đó là việc chiếm cứ những khoảng đồi núi hay đồng bằng cho Tầu khai thác. Công nhân và Thương gia Tầu sang Việt Nam tự do mở những Làng mạc, những Khu Thương mại lớn. Việc chiếm cứ Lãnh thổ này đã trở thành hình da báo.
* CSVN đã để cho Tầu Hán thực hiện cuộc xâm lăng Kinh tế diệt hẳn Kinh tế Việt Nam trên sân nhà. Hàng hóa Tầu tràn ngập Thị tường Việt Nam. Hàng độc hại của Tầu đang tàn hại sức khỏe tương lai của Dân tộc Việt.
* Ở ngoài biển, Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bán đứng cho
CSVN đã để cho Tầu Hán thực hiện cuộc xâm lăng Kinh tế diệt hẳn Kinh tế Việt Nam trên sân nhà. Hàng hóa Tầu tràn ngập Thị tường Việt Nam. Hàng độc hại của Tầu đang tàn hại sức khỏe tương lai của Dân tộc Việt.
* Ở ngoài biển, Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bán đứng cho Tầu từ thời Hồ Chí Minh / Phạm Văn Đồng. 3/5 vùng biển trước đây thuộc Việt Nam, nay đã bị Tầu chiếm cứ, cấm đoán, giết hại ngư dân Việt Nam ra đánh cá.
Đảng CSVN đã bán Lãnh thổ, Lãnh hải cho Tầu Hán, nay còn bất lực không thể giữ được những phần còn lại.
Việc chống Xâm Lăng từ Tầu Hán, từ bao ngàn năm Lịch sử, là việc đồng lòng giữa Lãnh đạo nước và Toàn Dân. Hình ảnh những bô lão trong Hội Nghị DIÊN HỒNG đồng thanh thét lên «ĐÁNH« đang cho con cháu ngàn năm sau không quên sự nhất trí Dân và Vua Tướng lãnh đạo. Nay Lãnh đạo nước, với tướng Phùng Quanh Thanh liệt dương, lại là đám phản quốc, rước Tầu Hán vào xâm lăng, thì cái «logic« muốn đuổi được Tầu Hán là phải diệt trừ trước đã cái đám Lãnh đạo nước đang làm nội gián bán nước trong lòng Dân tội. Chúng đã sử dụng bạo lực Công an để ngăn cản, đánh đập và bỏ tù những người bầy tỏ lòng yêu nước muốn đuổi giặc Tầu.
Lịch sử đã cho thấy rằng, sau bao thời kỳ bị Hán tộc xâm lăng, Dân tộc Việt cùng Vua Chúa Lãnh đạo đã đuổi được Tầu Hán, bảo vệ vẹn toàn Lãnh thổ và Lãnh hải. Truyền thống và khả năng ĐUỔI TẦU XÂM LĂNG ĐẤT, BIỂN, vẫn còn đó, nhưng phải diệt trừ đám nội gián bán nước CSVN như điều kiện tiên quyết.
Điểm 4)
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG
CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN CHỦ
90% dân chúng Việt Nam khi được hỏi ý kiến đã chọn một Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường. Đây là tài liệu từ Quốc nội :
Dân Tộc Việt Nam, khi chôn vùi hẳn đảng CSVN rồi, cũng phải chọn lựa Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường THỰC THỤ. Một Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường, như CSVN từng tuyên bố, mà chọn Môi trường Chính trị—Luật pháp độc tài, đó là giả tạo và tréo cẳng ngỗng.
Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường THỰC THỤ trong tương lai của Việt Nam phải đi kèm với Môi trường CHÍNH TRỊ—LUẬT PHÁP DÂN phù hợp (Environnement POLITICO—JURIDIQUE DEMOGRATIQUE adéquat).
Kết Luận
4 ĐIỂM tuần tự thực hiện của Ý CHÍ ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC trên đây không phải hẳn là vì hận thù quá khứ chiến tranh mà CSVN gây ra cho Dân tộc như CSVN luôn nhồi sọ cho lớp tuổi trẻ, mà chính yếu là vì TƯƠNG LAI của các Thế hệ đến sau mà Dân Tộc, vì vậy, phải quét sạch đi cái Cơ chế CSVN hiện hành để thăng hóa Xã hội và phát triển Kinh tế quốc dân Việt Nam !
Chúng tôi muốn lấy lời khẳng định của Ông HUỲNH KIM BÁU để nhắn đến những ai còn đang "bưng bô" Cơ chế CSVN. Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.Trao đổi với BBC nhân bà Võ Thị Thắng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng mới qua đời ở Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu, cựu đồng chí của bà Thắng trong thời gian trước 1975 tại Sài Gòn, nói:"Chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm. Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ. Chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay"
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Posted by sontrung at 1:10 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
ĐINH HOÀNG THẮNG * VIỆT NAM PHẢI DỨT KHOÁT
Thời điểm Việt Nam phải dứt khoát lựa chọn con đường dân chủ pháp quyền & kinh tế thị trường ,độc lập tự chủ và xa lánh mẫu mực xã hội độc tài lệ thuộc Trung quốc.TS
Xin mạn phép giới thiệu bài nhận định và phân tích nghiêm túc, có chiều dày chiến lược và tầm nhìn cao xa của nguyên Đai sứ TS Đinh Hoàng Thắng tại Vuương quốc Hà Lan,người có lòng và dũng khí.
TS
Lối rẽ và đại lộ ánh sáng
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140908_dai_lo_anh_sang.shtml
Gửi cho BBC từ Việt Nam
Cập nhật: 10:39 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Việt Nam muốn hội nhập với quốc tế
Trên mỗi chặng đường phát triển có nhiều lối rẽ nhưng đại lộ đi về phía ánh sáng chỉ có một.
Định đề này có thể giúp đánh giá khách quan các động thái ngoại giao trong nước từ ngày giàn khoan HD981 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Các bài liên quan
Quốc hội đã bị tiếm quyền?
'Thà đừng rút sớm giàn khoan'
Manila muốn tòa sớm xử vụ kiện TQ
Chủ đề liên quan
Diễn đàn,
Ngoại giao Việt Nam
Đa phần giới quan sát hiện đang tập trung giải mã các hoạt động ngoại giao quan trọng gần đây của Việt Nam. Đó là chuyến công du có phần được coi là “pha đóng thế bí hiểm” của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang Mỹ (21-27/7). Sau nữa là chuyến thăm không kém phần bất ngờ của Đặc sứ Tổng Bí thư Lê Hồng Anh hai ngày tới Bắc Kinh (26-27/8).
Những đón đợi trước mắt
Hẳn nhiên là Washington cảm nhận ngay tức khắc sức nặng của lời cám ơn lẫn các thông điệp từ ông Phạm Quang Nghị so với những điều (được giả sử cho là) từ Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Còn thỏa thuận Trung-Việt 3 điểm tuy không mới nhưng các nhà phân tích vẫn cố “truy lùng” giữa các con chữ trong mỗi bản thông cáo để tìm ra sự khác biệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong cách công bố kết quả.
Không lạ là người Mỹ đã đáp lại mau lẹ chuyến thăm của ông Nghị bằng chuyến công cán mang nhiều hứa hẹn của TNS McCain đến Hà Nội (8/8). Còn người Tàu, chẳng có ai ngạc nhiên là họ vẫn tiếp tục xây dựng các đảo đã từng chiếm đóng, tổ chức các tour du lịch ra Hoàng Sa, Trường Sa, xây thêm các trạm hải đăng, xua hàng vạn tàu cá xuống Biển Đông. Trí nhớ của họ về thỏa thuận 3 điểm tỏ ra rất ngắn (Ngày 4/9 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải họp báo phản đối).
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy 6 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã được biến thành các đảo nhỏ nhờ việc Trung Quốc “giương Đông kích Tây”, tranh thủ thời gian dư luận mải chú ý vào giàn khoan để cải tạo hạ tầng suốt mấy tháng qua. Trung Quốc cũng đang ngày đêm biến đảo Gạc Ma của Việt Nam thành căn cứ quân sự.
Trong khi đó, dư luận đón đợi nhiều từ chuyến thăm Mỹ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị. Thước đo kết quả trước mắt vẫn là hàng loạt nghị trình đang được khai triển trong quan hệ Mỹ-Việt.
Phái viên Lê Hồng Anh vừa thăm Trung Quốc
Vòng đàm phán 10 ngày về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang diễn ra tại Hà Nội nếu xuôi chèo mát mái, liệu con đường của Việt Nam đến với TPP sẽ được rút ngắn? Lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được bãi bỏ (từng phần) cuối năm nay hay đầu sang năm? Và những nội dung nào sẽ được ưu tiên trong 16 khuyến nghị của CSIS, một think-tank nổi tiếng đối với chính quyền Obama để sang năm Việt Nam và Hoa Kỳ có thể đón mừng nhiều sự kiện trọng đại khác?
Còn những nỗi lo “hậu giàn khoan” vẫn hiển hiện. Nhân Quốc khánh Việt Nam, Trung Quốc đã gửi sang những thông điệp không thể rõ ràng hơn. Ba ngày liên tục ba thông điệp. Thứ nhất, ngày 2/9 báo Đảng của Trung Quốc đe nẹt: “Việt Nam không được bắt cá hai tay!”. Thông điệp thứ hai, ngày 3/9 vẫn tờ báo Đảng ấy:“Đừng để bang giao Trung-Việt trở thành nạn nhân cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ!” (Ý bài này khuyên nên dâng đất, hiến đảo để giữ đại cục?). Đến ngày 4/9, tờ báo này chạy tít lớn: “Việt Nam nên từ bỏ thái độ cơ hội!”
Thiết tưởng khỏi phải bình luận gì thêm về thỏa thuận 3 điểm.
Các giá trị phổ quát
Tết Độc Lập năm nay vẫn chưa thấy truyền thông nhắc lại diễn văn nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 2/9/1945 đánh giá Hoa Kỳ từng đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Nhưng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ngày 8/8/2014 tại Hà Nội rằng “Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” thì xu thế nâng cấp “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ lên tầm “đối tác chiến lược” thêm nhiều triển vọng.
Bởi vì, Tổng thống Barack Obama và Tổng trưởng Quốc phòng Chuck Hagel có nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trương Liên quân Mỹ Martin Dempsey trước khi ông tướng bốn sao sang Hà Nội ngày 13/8/2014: “Nơi ông cần đến bây giờ là Việt Nam”.Tuyên bố “đúp” này đã chuyển tải một thông điệp có thể kiểm chứng đối với Hà Nội trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Washington.
Còn khi Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Đặc sứ Lê Hồng Anh tại Bắc Kinh ngày 27/8 “đã là láng giềng thì không thể dọn đi nơi khác…”, chúng ta nghe như tiếng vọng ngàn xưa của một “lời nguyền địa-chính trị”. Tuy nhiên, thế “cực chẳng đã” ấy giờ đây không còn là thế “trứng chọi đá” như ngày nào…
Nhưng nếu rồi vẫn cứ “lối cũ ta về” thì rõ ràng là nguy hiểm. Không một thế lực nào có thể bắt một dân tộc vốn đã mang trong mình “gene” trội “không có gì quý hơn độc lập tự do” lại phải đi vào lối rẽ của vong thân và phụ thuộc.
Điều mà Trung Quốc bận tâm hiện nay là việc liệu mối quan hệ “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ được cải thiện có thể cản trở Bắc Kinh bành trướng sức mạnh quân sự đến mức nào. Nếu Mỹ tăng cường vị thế ở Việt Nam, kết hợp với lực lượng sẵn có của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Philippines thì có thể tạo ra các tam-tứ giác an ninh để “cân bằng và đối trọng” với những lấn lướt của Trung Quốc trên cả đất liền lẫn Biển Đông Nam Á (tức Biển Đông) và các biển khác ở châu Á.
"Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại."
Bắc Kinh có thể đẩy lùi mọi khả năng như vậy bằng cách hứa hẹn/hay đe dọa song phương đồng thời sẽ đưa ra con mồi đàm phán đa phương về COC bị chính họ trì hoãn hơn chục năm trời. Việt Nam và ASEAN đối mặt như thế nào với "cái gậy" lẫn những “củ cà rốt” song/đa phương ấy sẽ phản ánh quyết tâm chuyển dịch ra phía ánh sáng trên cuộc hành trình của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Tiến về phía ánh sáng hay lạc lối vào tăm tối là thế lưỡng nan không chỉ của riêng Việt Nam. Những vạc dầu đang sôi ở cả Âu lẫn Á thách thức sự lựa chọn thông minh của mọi quốc gia, lớn và nhỏ.
Tại Hội nghị lần đầu tiên về ngoại giao đa phương ở Hà Nội, ngày 12/8, người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định rõ cục diện đa cực cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết Việt Nam sẽ phấn đấu hết sức mình để tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Nhưng muốn đạt được điều đó, phải dứt khoát từ bỏ các lối rẽ có thể dẫn đến bị nô dịch về tư tưởng, trở thành độc tài và mang tính tự hủy diệt. Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại.
Thời đại và thế giới đã đổi thay. Việt Nam không thể không thay đổi, nếu muốn từ các lối rẽ dễ gây hiểu nhầm cho chính cả đối tác lẫn đối tượng chuyển dịch dần ra đại lộ đi về phía ánh sáng, hướng tới các giá trị phổ quát mà nhân loại đã tích lũy được bao đời nay.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan.
Posted by sontrung at 12:02 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
Sunday, September 7, 2014
QUYỀN ĐƯỢC BIẾT CỦA NHÂN DÂN
Kêu gọi của Dân Làm Báo gửi các bạn trong thôn
Bà con thôn Dân Làm Báo quý mến,
Trong thông điệp gửi đi từ phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết”, Mạng lưới Blogger Việt Nam chia sẻ:
“Chúng Ta có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra. Các bạn - những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này. Chúng Ta hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990 bạn nhé!”
Được Biết là Quyền Của Công Dân - thông điệp gửi đi ngắn gọn này mời gọi những công dân Việt Nam sẵn sàng công khai đòi hỏi được biết thực trạng thông tin về đất nước mình.
Dân Làm Báo ủng hộ phong trào này và mời gọi bà con trong thôn cùng thể hiện quan điểm của mình bằng hình ảnh (hoặc video) với những thông điệp ngắn ngọn nhất vì mục tiêu là Quyền Được Biết Của Công Dân.
Tôi Muốn Biết, Bạn Muốn Biết, Chúng Ta Muốn Biết
I Want to Know, You Want To Know, We Want To Know
Được Biết là quyền của Chúng Ta.
It’s Our Right To Know.
Xin hãy chia sẻ thái độ và thông điệp của bạn cùng chúng tôi để chúng ta cùng nhau làm nên sự đổi thay.
Hình ảnh, clip, xin gửi về email DLB: lienlacdanlambao@gmail.com
Cám ơn bà con trong thôn đã, đang và sẽ đồng hành cùng DLB.
Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com
***
MLBVN: Hãy lan tỏa chiến dịch "CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT"
"Không thể có một xã hội dân chủ và tiến bộ nếu người dân không được biết về những quyết sách can dự trực tiếp đến đời sống của mình và nhất là đến sự tồn vong của dân tộc."
Chúng Ta có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra.
Các bạn - những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này.
Chúng Ta hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990 bạn nhé!
Nếu bạn đã sẵn sàng để cùng chúng tôi đòi Quyền Được Biết xin mời bạn cùng thể hiện quan điểm của mình bằng hình ảnh và chia sẻ cùng chúng tôi thông điệp của bạn:
- Tôi muốn biết
- I want to know
- Chúng tôi muốn biết
- We want to know
- Được biết là quyền của công dân
- It's our right to know
Email của chúng tôi là: mangluoiblogger@gmail.com
Rất vui nếu được đồng hành cùng các bạn trên con đường tìm kiếm tự do bắt đầu bằng việc thể hiện thái độ và hành động nhỏ này.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
*
MLBVN: Hãy lan tỏa chiến dịch "CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT"...
Trần Thị Nga (Facebook Thuy Nga)
Blogger Nguyễn Tiến Nam (Tác giả gửi về mail MLBVN)
Đặng Hữu Nam (Facebook Trung Bac Nam)
Trần Hạnh (Tác giả gửi về mail MLBVN)
Facebooker Mai Nga
*
*
mangluoiblogger.blogspot.com/2014/09/hay-lan-toa-chien-dich-chung-toi-muon.html
Đỗ Thị Minh Hạnh và thông điệp Tôi Muốn Biết
Minh Hạnh xin kính chào quý vị!
Kính thưa quý vị, là một người dân Việt Nam, có bao giờ quý vị quan tâm và muốn biết về hiện tình đất nước, về con người, về giá trị nhân văn lịch sử và tương lai của đất nước Việt Nam?
Hay những vấn đề liên quan tới vận mạng của đất nước, như toàn vẹn lãnh thổ, những chính sách của nhà nước Việt Nam đối với nước ngoài về những ký kết, những thỏa hiệp, hoặc những chính sách của nhà nước đối với dân tộc Việt Nam?
Hay những vẫn đề xã hội như: Y tế, giáo dục, môi trường và An ninh xã hội?
Quyền được biết là quyền lợi chính đáng cũng như là cần thiết đối với mỗi người dân, với quyền này, người dân Việt Nam hiểu hơn về xã hội, và có những đóng góp tích cực để xây dựng cho quê hương đất nước.
Thế nhưng ở Việt Nam, quyền được biết dường như bị che khuất ở một nơi góc nào đó, nếu quý vị quan tâm về vấn đề này, Minh Hạnh đồng hành cùng Mạng Lưới Blogger Việt Nam xin đưa ra thông điệp “Tôi Muốn Biết”.
Đỗ Thị Minh Hạnh
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/09/o-thi-minh-hanh-va-thong-iep-toi-muon.html
Trịnh Kim Tiến: Hiệp ước Thành Đô năm 1990 là cái gì?
Tôi được sinh ra ở miền Bắc, cái nôi của XHCN, được giáo dục định hướng dưới mái trường XHCN. Tôi được học nhiều về những chiến công hiển hách, niềm tự hào dân tộc với những chiến thắng vang dội chống đế quốc, chống thực dân.
Nhưng tôi lại không hề được dạy cho biết đến những mất mát thương đau mà Trung Quốc - hàng xóm "tốt", anh em "tốt" đã và đang gây ra cho dân tộc, đất nước mình một cách đầy đủ. Chiến tranh biên giới Việt - Trung, nỗi đau Gạc Ma, tôi chưa bao giờ được nghe thầy cô kể về nó. Đó là nỗi đau thế hệ của tôi, một thế hệ bị bịt mắt, bịt tai bằng một thứ vinh quang ảo.
Cho đến khi mọi sự kiện, mọi ký kết buộc phải công khai, chúng tôi mới được quyền biết.
Đất nước này là của ai? Của nhân dân, của chúng tôi hay của một mình đảng Cộng sản, một nhóm lợi ích?
Nếu đất nước là của nhân dân thì chúng tôi có quyền yêu cầu được biết tất cả mọi thứ liên quan đến hiện tình đất nước. Chúng tôi cần được biết điều gì đã diễn ra trong tiến trình lịch sử ngay từ bây giờ.
Thông tin về chủ quyền quốc gia không thể do thời báo Hoàn Cầu hay Tân Hoa Xã công bố có chủ đích mà chúng tôi cần thông tin từ trong nước, từ chính phủ Việt Nam!
Hiệp ước Thành Đô năm 1990 là cái gì?
Tôi chưa biết, nhiều người như tôi cũng chưa biết rõ về nó và giờ chúng tôi muốn biết để con cái chúng tôi sau này được biết. Tôi không muốn con mình giống hình ảnh của tôi trước đây, lớn lên và bị giáo dục trong sự dối trá, giả tạo. Sống mà không được biết mình đang sống trong hoàn cảnh đất nước như thế nào.
Tôi Muốn Biết - Chúng Tôi Muốn Biết.
It’s Our Right To Know!
Trịnh Kim Tiến
danlambaovn.blogspot.com
Tôi muốn biết vì tôi là công dân chứ không phải thần dân của chế độ
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Bức màn bí mật về mật ước Thành Đô ngay từ đầu đã như tấm vải liệm rủ xuống số phận và tương lai của cả một dân tộc! Một quốc gia sẽ biến mất một cách đau đớn cực kỳ sau quá trình lăng trì chậm kéo dài hàng chục năm. Việt Nam đã chính thức bắt đầu chịu cảnh lăng trì kể từ ngày mật ước Thành Đô được ký kết.
Phong trào "Tôi muốn biết" đã chạm vào điểm nhạy cảm nhất trong lương tri của đa số người Việt trong và ngoài nước: Mật ước Thành Đô. Nó như là vết thương không bao giờ lành trong tâm tưởng chúng ta. Bao nhiêu ngờ vực trỗi dậy như muôn vàn hạt muối chà xát không ngừng vào vết thương lòng ấy. Họ đã bán đứng Việt Nam như thế nào? Tương lai của tổ quốc và của con cái chúng ta ra sao? Ngày nào mật ước Thành Đô chưa được tiết lộ là ngày ấy chúng ta phải sống dở chết dở phần hồn với biết bao nhiêu câu hỏi và ngờ vực trong đầu. Chúng ta chết không thể nào nhắm mắt được chừng nào mật ước Thành Đô không được bạch hóa cho nhân dân Việt Nam biết...
*
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Nơi tôi thường đến và luôn luôn muốn đến ở thành phố này là Cổ Viện Chàm nằm ở cuối đường Bạch Đằng chạy dọc theo sông Hàn. Tôi đến để ngắm những bức tượng trầm mặc u buồn - vết tích của một nền văn minh vàng son. Bước đi giữa các bức tượng, nhiều tượng không còn nguyên vẹn, tôi trầm tư mặc tưởng và thấy lòng mình lắng dịu lại, nghe như thoảng đâu đây tiếng vang vọng rì rào trong gió của nền văn minh tưởng chừng như đang muốn trở mình từ quá khứ xa xăm. Rồi trên đường về nhà, tôi vừa đi vừa suy nghĩ lan man về số phận của những người Chàm ngày xưa, về những nghệ sĩ điêu khắc tài hoa ấy, và về nền văn minh của họ. Khi tạc những bức tượng đẹp và thấp thoáng bao nét trầm tư ấy, họ có chợt nghĩ rằng đất nước, nền văn minh, dân tộc họ biết đâu sẽ diệt vong và thế giới mai sau chỉ còn nhìn thấy hình ảnh của nền văn minh đã biến mất qua những bức tượng đá xám gãy vỡ và những tháp Chàm rêu phong đổ nát theo thời gian. Tôi đã muốn biết rất nhiều về nền văn minh Chàm.
Mấy ngày qua hình ảnh những người Việt Nam cầm bảng ghi dòng chữ "Tôi muốn biết" cứ hiện ra trong lòng tôi và khiến tôi liên tưởng đến những tượng Chàm ở Đà Nẵng. "Tôi muốn biết" là tiếng kêu vang lên của những người Việt Nam không muốn số phận của quê hương và tương lai con cháu mình phải bị biến mất như số phận của dân tộc và văn minh Chàm. Bối cảnh lịch sử khác nhau nhưng số phận chung cuộc là như nhau giữa người Chàm và người Việt nếu chúng ta không hành động. Khởi đầu của hành động ấy là muôn vàn tiếng kêu "tôi muốn biết" và kết thúc phải là cuộc cách mạng sinh tồn nếu chế độ tiếp tục nhắm mắt bịt tai trước biển âm thanh và hình ảnh dâng trào "tôi muốn biết" ấy.
Phong trào "Tôi muốn biết" đã chạm vào điểm nhạy cảm nhất trong lương tri của đa số người Việt trong và ngoài nước. Đó là mật ước Thành Đô. Nó như là vết thương không bao giờ lành trong tâm tưởng chúng ta. Bao nhiêu ngờ vực trỗi dậy như muôn vàn hạt muối chà xát không ngừng vào vết thương lòng ấy. Họ đã bán đứng Việt Nam như thế nào? Tương lai của tổ quốc và của con cái chúng ta ra sao? Ngày nào mật ước Thành Đô chưa được tiết lộ là ngày ấy chúng ta phải sống dở chết dở phần hồn với biết bao nhiêu câu hỏi và ngờ vực trong đầu. Chúng ta chết không thể nào nhắm mắt được chừng nào mật ước Thành Đô không được bạch hóa cho nhân dân Việt Nam biết.
Nhà báo kỳ cựu Nayan Chanda phỏng vấn Thủ tướng cộng sản Đỗ Mười trong Dinh Độc Lập tại Sài Gòn vào ngày 11 tháng 2, 1991. Đỗ Mười cùng với Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng là những người dự hội nghị Thành Đô từ ngày 3-4 tháng 9, 1990. Nayan Chanda đã hỏi Đỗ Mười liên tiếp hai lần về các thỏa thuận và hiệp ước trong hội nghị thượng đỉnh Thành Đô nhưng Đỗ Mười chỉ trả lời rất chung chung về quan hệ hai nước Việt Trung ¹. Bức màn bí mật về mật ước Thành Đô ngay từ đầu đã như tấm vải liệm rủ xuống số phận và tương lai của cả một dân tộc!
Nhà báo Nayan Chanda mới đây đã viết bài bàn về chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Trong bài viết ấy ông đề cập đến hình thức xâm lăng mới tên "lăng trì" của Trung Quốc đối với các nước lân bang tức "giết chết qua tùng xẻo hàng ngàn lần." ² Một quốc gia sẽ biến mất một cách đau đớn cực kỳ sau quá trình lăng trì chậm kéo dài hàng chục năm. Việt Nam đã chính thức bắt đầu chịu cảnh lăng trì kể từ ngày mật ước Thành Đô được ký kết.
Nhà cầm quyền chắc chắn không cho nhân dân biết về mật ước Thành Đô. Nhưng chúng ta hãy thực thi quyền sinh tồn của người Việt Nam. Chúng ta phải biết tất cả về mật ước Thành Đô. Hàng triệu người Việt Nam hãy cất lên tiếng nói "tôi muốn biết" để nâng cao ý thức của tất cả mọi người về mối hiểm nguy như ngọn giáo treo lơ lửng trên đầu của dân tộc. Nếu cần thiết chúng ta sẵn sàng trả giá cho điều chúng ta muốn biết bằng một cách mạng khởi đi từ lòng yêu nước.
Tôi muốn biết vì tôi là công dân chứ không phải thần dân của chế độ. Tôi muốn biết vì tôi là người Việt Nam! Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con ở bên Mẹ để bảo vệ Mẹ không bị cảnh lăng trì.
Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________
Chú thích:
¹ Meet Chanda, The Asian Wall Street Journal Weekly, 2/11/1991, trang 29
virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?
c59jBIGQmZWHM@L6pmp9wA6SElq2OBf4Mz2fd9ipTRxsIl2D42hKSvbtKshCo3Jle0SWB7Mgyx6SWHCeGcaP6Gh.VJSF1POfgJCTmOX.T68/2360202027.pdf
² Nayan Chanda, China's Long Range Salami Tactics In East Asia, NPQ, Spring 2014
digitalnpq.org/archive/2014_spring/07_chanda.html
Chúng ta có quyền,và cần phải biết!
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Bởi vì: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân” (điều 8 HP 2013).
Một thực tế hiển nhiên, gần như là toàn dân Việt trong và ngoài nước ai cũng biết, sau khi trắng trợn chà đạp HĐ Paris 1973 dùng súng đạn Nga Tàu đánh chiếm miền Nam, đảng CSVN vênh váo khoa trương gọi là chống “đế quốc Mỹ xâm lược” cứu nước, nhưng kết quả nhãn tiền chỉ ra là Mỹ không có tham vọng một cm2 đất nào của VN mà trên thực địa là hàng ngàn km2 đất đai biên giới Bắc Việt Nam lại lọt vào tay Trung Quốc.!?
Cụ thể mà bất cứ ai cũng nhìn thấy, đó là “Ải Nam Quan” nơi phân định biên giới Việt-Trung, một trọng điểm chứng tích từng tồn tại 4000 năm lịch sử giữa hai quốc gia, bên này cửa “ải” là đất nước Nam, bên kia cửa “ải” là đất phương Bắc thì giờ đây Ải Nam Quan đã “bốc hơi” biến mất mà vết tích vị trí nền móng cũ lại nằm sâu trong nội địa Trung Quốc? Toàn bộ sự kiện hao hụt cương thổ ấy diễn ra sau hội nghị “bí mật” tại Thành Đô/TQ tháng 9/1990 giữa các chóp bu 2 đảng CSVN và CSTQ.
Điều 11/Hiến Pháp Việt Nam qui định:
1) “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2) Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”
Không còn Ải Nam Quan, nên Đất nước Việt Nam giờ đây chỉ từ mũi Cà Mau đến Lũng Cú, Hà Giang.
Vậy thì thất thoát cương thổ quốc gia rành rành như thế đó, “lãnh thổ không còn toàn vẹn” như xưa dưới sự lãnh đạo nhà nước và xã hội của đảng Cộng sản Việt Nam, ai phải chịu trách nhiệm? Ai là kẻ cần phải bị “nghiêm trị”, theo Hiến Pháp khi chủ tâm tương nhượng (hay bán rẻ) chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia!?
Đó là điều rất quan trọng mà toàn dân tộc rất muốn và có quyền “phải được biết”, bởi khẳng định từ Hiến Pháp (2013):
“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (điều 8 HP)
Tương tự như vậy khi soi rọi lại quá khứ. Dù Điều thứ 32 Hiến Pháp nước VNDCCH (miền Bắc năm 1946) qui định:
“Những việc gì quan hệ đến vận mệnh, quyền lợi quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”.
Thì liệu lời này của ông Phạm Văn Đồng viết cho ông Chu Ân Lai trong công hàm 1958 như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý (Chu Ân Lai) rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
“Chi tiết bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” có được toàn dân miền Bắc biết đến và phúc quyết theo Hiến Định trước khi Phạm Văn Đồng ký!??.
Cả 2 trường hợp (công hàm 1958 và Hiệp Định Thành Đô 1990) kẻ trước người sau các chóp bu CSVN bất chấp ý kiến, không đoái hoài đến nhân dân, nối tiếp cùng một hành vi “vi Hiến” trắng trợn dẫn đến hao hụt nghiêm trọng cương thổ quốc gia mà toàn dân Việt Nam không hề được “có quyền biết” dù Hiến Pháp qui định bắt buộc nhà nước phải cho nhân dân biết, trước khi thừa hành.
Dẫn chứng như vậy để thấy rằng dưới mắt các “chóp bu CSVN” gần trăm triệu dân Việt chỉ như đàn lừa và giang sơn gấm vóc này là tài sản riêng của họ.
Không! Không thể im lặng mãi được, chúng ta phải biết những sự kiện “cần phải biết” mà bản chất của nó diễn ra khác với lẽ thông thường...
Trong mọi tranh chấp, khi “dĩ hòa” không thể là “vi quý” thì cơ quan tài phán là đích đến của mọi nẻo đường công lý.
Tranh chấp Biển Đông. Theo luật quốc tế, giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn thời gian 50 năm hoặc nhiều hơn mà các đối tượng im lặng thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm 40 năm rồi (1974). Từ đó đến nay CS/Việt Nam chưa gửi bất kỳ 1 kháng nghị, đơn kiện nào lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Trọng tài Luật Biển (ATLS) thì chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc. Việc Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong EEZ của Việt Nam và đang nỗ lực làm thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam không thể chần chừ, trì hoãn trong việc khởi kiện giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Vì sao vấn đề này, nước láng giềng, CP Philippines bác bỏ đàm phán song phương tiến hành khởi kiện Trung Quốc gần mười năm qua còn các chóp bu CSVN thì lại “chung thủy trung thành” với đàm phán song phương và không khởi kiện TQ!? khi mà 100% công luận, chuyên gia công pháp quốc tế đều khuyến cáo và khuyến khích VN khởi kiện Trung Quốc tức thì! và vô số học giả, sĩ phu, yêu nước cảnh báo: “Chúng ta sẽ mắc vào một tội rất lớn đối với dân tộc và nhân dân sẽ không thể nào tha thứ, nếu không khởi kiện”.
Quả là một điều rất “bất bình thường” mà chúng ta gần trăm triệu dân Việt “cần phải biết”.
Lại càng “cần phải biết” hơn nữa khi 90% các nước cộng sản trước kia trong đó có cường quốc hàng đầu CS/Xô Viết đã từ bỏ CNXH quay về với đa nguyên tự do dân chủ thì CSVN huy động ngân sách rất lớn của quốc gia cho một cuộc góp ý sửa đổi Hiến Pháp (2013) không phải để thăm dò hay xin phúc quyết từ toàn dân về tương lai của thể chế XHCN mà ngược lại lợi dụng để củng cố thêm điều 4 HP tiếp tục duy trì CS/độc tài toàn trị, đặt quốc gia Việt Nam vào vị thế là một trong những nước XHCN lẻ loi cô lập trên 190 quốc gia đa nguyên hay tự do dân chủ trong LHQ!? Thật là ngược chiều với xu thế chính trị văn minh thế giới! Chúng ta “cần phải biết” tại sao các chóp bu CSVN duy trì sự nghịch lý này.
Cũng nghịch lý không kém mà toàn dân Việt Nam rất “cần phải biết”.
Một “lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh” mà CSVN tâng bốc đến tận may xanh thì báo chí quốc tế (polskatimes. Ba Lan) lại điểm danh chỉ mặt HCM là một trong 13 tên độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20 mà “nhà nước, đảng ta” thì không có cách gì phản bác được dù có đại sứ quán chính thức tại Ba Lan!?.
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây ngày 2/9 trên một danh sách 20 tướng tá đảng viên CSVN, công thần một thời của "nhà nước, đảng ta” cùng ký tên kiến nghị với tư cách là người chủ và người bảo vệ đất nước Nhân dân, lực lượng vũ trang “phải được biết” (nguyên văn) chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh chủ quyền của Quốc gia và về Hội nghị Thành Đô…
Không còn như “một đàn cừu” ngoan ngoãn “Quân đội ta trung với Đảng…” mà đã thức thời nhận diện vị trí chính xác khẳng định từ câu mở đầu trong thư kiến nghị: “Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân…” Rõ ràng đó là chân lý không thể phủ nhận, không có Dân, không có Nước, không có Tổ quốc thì không có một cái đảng thổ tả nào hiện diện được.
Tuồng như đã rõ, chúng ta 85 triệu đồng bào trong đó có các vị tướng tá thức thời ấy như chung một chiến hào không chấp nhận thân phận của lớp người bị trị để cho vài chục kẻ mạo danh khoác áo là “đầy tớ nhân dân” để cai trị.
Đất nước không của riêng ai, chúng ta “cần phải biết” và có quyền phải biết tất cả những gì liên quan đến sự thịnh vượng, tồn vong của quốc gia dân tộc của chính mình và con cháu chúng ta mai sau, chúng ta không cho phép bất cứ ai núp bóng sau lưng chúng ta “mãi quốc cầu vinh” cho đảng phái phe nhóm cá nhân con cháu bầy đàn họ.
Sẽ là một bọn lưu manh, bịp bợm nếu họ không bị câm hay điếc khi chúng ta lên tiếng “chúng tôi cần phải biết” mà họ im lặng thay cho trả lời.
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 10:49 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
ĐÈN CÙ CỦA TRẦN ĐĨNH
Tết Trung Thu em đọc Đèn Cù
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tết Trung Thu đọc Đèn Cù là thú vui đặc biệt hấp dẫn trong dịp lễ truyền thống năm nay.
Bao năm qua Tết Trung Thu đến là em nghĩ đến bánh Trung Thu, nhưng bây giờ hầu hết bánh kẹo bán ngoài chợ đều nhập từ Tàu đầy hóa chất độc hại, em không còn tha thiết gì đến thứ bánh chờ cả năm mới được ăn một lần này nữa, ngoại trừ bánh Trung Thu mà em biết chắc chắn là do người Việt mình làm. Tuy nhiên không phải vì miếng bánh mà em mất vui trong “ba ngày lễ lớn”. Em có món ăn tinh thần rất lành và làm sáng mắt: “Đèn Cù”.
Xưa nay, trong đám đèn Trung Thu có đèn cá chép, đèn ông sao, đèn chú thỏ, đèn cù - còn gọi là đèn kéo quân - v.v... em thích đèn cù hơn cả, vì nó biết chạy.
“Khen ai khéo vẽ (ôi a) đèn cù. Voi giấy (ôi a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù”.
Đèn cù, không chỉ con nít thích, người lớn cũng thích. Thích vì những hình ảnh người ta vẽ chạy vòng vòng, “cứ chạy vòng quanh”. Nhưng Trung Thu năm 2014, càng thú vị hơn khi được nhìn thấy những bộ mặt thật bị bóc trần son phấn trong “Đèn Cù”, tự truyện của người đi theo Việt Minh /CS từ lúc 16 tuổi, một người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh, là ông Trần Đĩnh.
Em tin tưởng tuyệt đối những gì được viết trong Đèn Cù, vì tác giả không phải là bọn phản động chuyên đi chọc phá tổ Cuốc, bêu xấu bác và đảng, nhưng tác giả chính là người từng sống bên cạnh bác Hồ và được giao nhiệm vụ viết tiểu sử vị “cha già dân tộc”.
Em không “ưa chính trị”, em chỉ yêu bác Hồ và học tập đạo đức bác nên em chỉ thích những gì liên quan đến cá nhân bác. Chẳng hạn những “sự cố lịch sử” về bác trong cuốn Đèn Cù xoay mù mắt dân Việt suốt hơn nửa thế kỷ qua em đọc được vài trong phạm vi ngắn gọn của trang báo, em xin trích vài “sự cố “sau đây.
Một là, Bác Hồ bịt râu để giấu mặt đi xem đấu tố người từng là đại ân nhân của bác và đảng, cụ bà Nguyễn Thị Năm/ Cát Hanh Long. Bà Năm bị giết và đưa vào cái áo quan quá nhỏ nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miểng cỗ áo rồi nhảy lên vừa dẫm vừa hô “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẩy vậy.” ( ĐC/ trg 86)
“Sự cố” bác bịt râu giấu mặt để tận mắt chứng kiến cảnh đấu tố bà Năm chứng tỏ Hoàng Tùng đã ba sạo trong hồi ký của Hoàng Tùng khi viết về mười nỗi buồn của bác Hồ rằng, “bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm, nhưng phải nghe Trung Quốc”. “Sự cố” bác bịt râu giấu mặt này rất là phù hợp với vài báo “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B sau này bị lật tẩy chính là bác Hồ.
Hai là, “Một dạo Phan Kế An hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói:” À, cái P.M (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm.” Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M (Phương Mai) đến nữa. “Chắc máy cụ yếu!”, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ.” (ĐC/ trg 30)
Ba là, “Chuẩn bị cải cách ruộng đất, từ giữa tháng 7 đến tháng 9-1953, trung ương mở một lớp chính huấn cho các trí thức trong cũng như ngoài đảng và các đoàn thể trung ương... Cụ Hồ cách nhật, có khi liền ngày đến xem điện ảnh, liên hoan với học viên. Cụ có mấy câu nổi tiếng trong hội trường “Bác Hồ muốn nằm” khi mọi người hô “Hồ Chủ tịch muôn năm.” Rồi tay chỉ vào đầu:” Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ”. Một hôm Bác nói: “Các cô các chú không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao trạch Đông.” (ĐC/trg 72)
Bác già đầu nhưng phần dưới bụng “thì Bác trẻ” là “đúng quá rồi chứ còn gì nữa” Không khỏe mà họa sĩ Phan Kế An “hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ” lại bị đuổi về sớm hàng ngày để Cụ cùng Cháu (P.M) hành quân trước khi trời tối suốt “vài tháng”. Cứ rúc vào hang Pắc Bó suốt như vậy, “bác” không lú sao được. Lú nên mọi sự giao cho Tàu cả, ngoài biển lẫn đất liền.
Em thích đọc Đèn Cù vì nó lù lù mọi sự thật, nhất là những sự thật về đạo đức bác mà em đang quyết tâm thi đua học tập để giành giải thưởng cuối mùa.
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
10/08/2014
Giới thiệu ÐÈN CÙ, Số phận Việt Nam dưới chế độ Cộng sản của TRẦN ÐĨNH (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Ngô Nhân Dụng
clip_image002
Quý vị phải lắng yên nghe bài “Đèn cù”. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có Trần Đĩnh. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Dưới cái tựa Đèn cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi”. Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện”, những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn xuôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chắc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn cù là một cuốn sách độc đáo.
clip_image004
Trần Ðĩnh, 1998, Trần Ðộ chụp – hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp
Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bày đặt, đùa giỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài giũa, “như thiết như tha, như trác như ma”, rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả”, rồi chấm câu. “Lười là rõ”, lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn xuôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.
Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị.
Như khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ”.
Hay khi ông kể chuyện về họa sĩ Phan Kế An, một trong bốn năm người cùng phụ trách báo Sự thật lúc đầu. “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ”.
Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh muốn nằm!”, “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ”.
Trần Đĩnh kể chuyện vợ nhà thơ Lê Đạt, ông bị đưa đi lao động “cải tạo” vì tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm. Người đàn bà mang tội là “vợ Nhân văn”... bị “cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng” nhưng bà không bỏ…”. [N]hững đêm giá buốt Thúy diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ, hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thủy hú thi với gió biển”. Một câu văn ngắn cho chúng ta sống cả một đêm dài nghe tiếng tàu thủy vang vọng trong tiếng gió hú. Tác giả đóng vai một nhân chứng, một người quan sát, chỉ thuật lại những gì mình nghe, mình thấy.
Thời sau chiến tranh, báo Nhân dân có cuộc họp năm sáu chục người “ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tố cáo những chiến công giả người ta gán cho Mẹ Suốt, Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên [tên Sông Lấp] mà nhà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến người bên kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người mặt lạnh tanh”.
Thêm một chuyện ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản đã nổi tiếng đóng góp nhiều vàng cùng với nhà cửa trong “Tuần lễ vàng” thời trước kháng chiến. Sau chiến tranh bà Lợi Quyền vẫn còn một ngôi nhà tại Hà Nội. Đầu thập niên 1980 “được Ban Tuyên huấn Trung ương đến hỏi. Chê đắt [không mua]. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền”. Tác giả ghi thêm: “Tố Hữu [Phó thủ tướng đổi tiền], nguyên Trưởng ban Tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo...” Và ông nhắc lại bài Quốc tế ca hát rằng: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!”. Phê: “Quá giỏi!”.
clip_image006
Ở văn phòng mới dọn đến của Tổng bí thư mùa thu 1949. Hàng đầu toàn ngồi xổm, từ trái qua, vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh. Ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, áo blu dông Mỹ trắng. Hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường, Thư ký tòa soạn báo - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Đèn cù đầy dẫy những “đoạn phim” ngắn như vậy. Rất nhiều “clip” chợt hiện trên màn ảnh trong nửa phút, rồi chuyển ngay sang cảnh khác, liên tiếp chạy nhanh qua não bộ. Đoạn phim lưu đọng trong óc mình mãi mãi, trộn lẫn cùng những đoạn phim ngắn khác, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một dòng lý luận nào. Tất cả cho người đọc một toàn cảnh sống động về xã hội nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ, trước và sau khi tác giả đặt bút viết cuốn sách để đời này.
Tất cả là “truyện tôi”. Nếu không có cái tôi sống, tôi quan sát, tôi rung động, tôi ghi nhớ, tôi suy nghĩ, thì không có “truyện tôi”. Trong trí não con người đời sống vốn không có trật tự, nó chợt hiện, chợt tắt, ngổn ngang, chắp nối, không xếp đặt theo không gian cũng không theo dòng thời gian đơn tuyến và trực tuyến. Đời sống thật vẫn như vậy. Đó là cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Cho nên Đèn cù là một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một sáng tác văn nghệ. Thử tưởng tượng có một người trước khi đọc không hề biết gì về bối cảnh lịch sử ở nước Việt Nam, chưa bao giờ nghe tên những nhân vật như Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, Lê Đức Thọ, Hồng Linh, Thép Mới, Lê Trọng Nghĩa, Hồ Chí Minh, Lê Đạt, Tô Hoài, Hồng Hà, vân vân; khi đọc Đèn Cù người đó cứ nghĩ đây là những nhân vật hoàn toàn do tác giả bịa ra. Độc giả nghĩ Trần Đĩnh sáng tác một cuốn truyện, sẽ thấy Đèn cù là một thể loại tiểu thuyết mới, rất mới.
clip_image008
Tại tòa soạn báo Sự thật: (từ trái) Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ (sau này tự tử ở bệnh viện Nam Ninh, Trung Quốc) - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Suốt cuộc đời cầm bút (ông mới tập dùng máy vi tính khi đã về già), Trần Đĩnh nói, “Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách thật sự của tôi, của chính tôi”. Bởi vì, gần suốt cuộc đời viết, lách “tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá...”.
Trần Đĩnh biết rất nhiều chuyện. Trần Đĩnh coi Trường Chinh là thầy trong nghề báo, được ông Tổng biên tập báo Sự thật (Trường Chinh) dạy từng chữ khi anh nhà văn 19 tuổi mới vào trong A Tê Ka (An toàn khu), năm 1949. Anh ngủ chung lều với Lê Quang Đạo, nhiều lần phải hất tay Lê Quang Đạo ra, và nghe lời xin lỗi, “Chúng tớ ở tù lâu ngày sinh hư”. Anh ngồi sau lưng Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Stalin chết; nhìn cảnh Tố Hữu diễn vai đau khổ ôm bức hình Stalin đặt lên ban thờ, sau này nghĩ có lẽ ông ta khóc Stalin là khóc thật. Rồi nhìn thấy hộp thuốc lá Trung Hoa bài do Hồ Chí Minh bỏ quên trên ghế bên cạnh, anh cầm lấy mang đến tận phòng, “Dạ, thưa Bác, Bác để quên ạ!”. Và nhìn thấy “Mặt cụ sưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại... Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì...”.
Trong lớp chỉnh huấn chuẩn bị cải cách ruộng đất năm 1953, một hôm “Cụ Hồ nói: Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém tri thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…”.
Trần Đĩnh chắc là người đầu tiên tiết lộ Hồ Chí Minh đã tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bẩm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra. Và Trường Chinh thì đeo kính đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách đấu tố cho đúng tiêu chuẩn thù ghét. Xưa nay nhiều người vẫn kể rằng Hồ Chí Minh không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng bị cố vấn Trung Cộng ép buộc nên phải giết. Trần Đĩnh đưa ra một bài báo ngắn do Hồ Chí Minh viết kết tội đích danh bà Năm đồng thời đả kích cả giai cấp địa chủ. Bài báo này, được dẫn chứng đầy đủ, dùng một bút hiệu, ký tắt, cho nên chỉ người bên trong tòa báo mới biết người viết là Hồ Chí Minh.
Trần Đĩnh cũng là tác giả đầu tiên đã gặp cô Xuân (nhân vật đã được Vũ Thư Hiên kể trong Đêm giữa ban ngày) ở trên chiến khu từ năm 1953, cô là “Con nuôi Bác”. Có lúc Trần Đĩnh đã nắm tay cô Xuân, khoe đã lấy tên cô làm bút hiệu viết trên báo.
Ông cũng kể chuyện đi theo Hồ Chí Minh dự mít tinh rồi “đi lượn phố, thăm trường học” ở Móng Cái, năm 1960. Hồ viết lên bảng một chữ Hán “nhân”, rồi hỏi: “Trây sấn mà chề” nghĩa là “Đây là chữ gì?” nói bằng tiếng Khách Gia, Hakka, miền Nam gọi là tiếng Hẹ; là thổ ngữ của người gốc Hoa ở địa phương này. Tác giả thắc mắc, “tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều như thế? Khéo [cụ] đã ở đây thật?”. Và có lúc đi trong phố “Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi, đi bên cạnh: Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ. Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì [giữa cô đó] với Bác?”.
Trần Đĩnh là người đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ, và đoán rằng ông đã hoạt động cùng các đảng viên cộng sản ở Móng Cái từ thời trước. Chưa có một tác giả hay một người nghiên cứu lịch sử nào biết đến chi tiết này.
Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả với nhân vật Hồ Chí Minh; vì đã sống rất gần gũi trong nhiều năm. Trong lần đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dãy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo. …
Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoắt lại hỏi, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: ‘Người ta đái cũng theo à?’ ‘Không ạ, cháu …!’ ‘Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?’”. Rồi Trần Đĩnh kể tiếp, “Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới Chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp … bất thần chợt nhớ đến Xuân, cô con gái nuôi của Bác. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi. … bị ô tô đè …”.
Trong chương chót, Trần Đĩnh nêu một nhận định chung về Hồ Chí Minh: Lòng trung của Hồ Chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ. Cho nên lòng trung với nước Việt, dân Việt vơi đi.
Người thứ hai mà Trần Đĩnh có lòng cảm mến là Trường Chinh. Năm 1962 Trường Chinh đã nhờ Trần Đĩnh viết hồi ký, nhắc lại từ những ngày đi họp ở Pắc Bó năm 1941, với ý định dùng quá khứ vinh quang “phất một ngọn cờ tập hợp” phe mình. Nhưng sau đó tập hồi ký không dùng đến vì biết mình đã thua hẳn phe cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh rồi. Nhiều người cũng muốn nhờ, vì Trần Đĩnh nổi tiếng khi viết hồi ký giúp cho người khác. Anh kể chuyện những người tù Côn Đảo, văn sống và khích động, như chính anh đã trải qua các gian khổ đó. Cuốn Bất khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam.
Viết Bất khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối”. Nhưng được những độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất khuất ấy, tao thích cái grammaire”. Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay”. Một lần năm 1960 gặp Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh): “Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác ‘khi Bác hai năm mươi’. Viết xong tiểu sử, tôi (Trần Đĩnh) gửi lên cho Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại? Bản thảo này tôi giữ”. Sau đó sách in ra, “Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà” (Tố Hữu được lãnh nhuận bút 200 đồng vì có công đọc và kiểm duyệt, người viết chỉ được 400 đồng; còn “Huy Tưởng, Hoài Thanh chả [được] tẹo nào).
Trần Đĩnh cũng viết hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (một trong vài ba đảng viên cộng sản đầu tiên). Lê Đức Thọ cũng có lúc muốn nhờ. “Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù… Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay”. Và Thọ hứa hẹn sẽ đem Trần Đĩnh theo phái đoàn sang Paris đàm phán. Sau Trần Đĩnh không viết, “Hú vía!”. Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh nhờ viết hồi ký, đều từ chối.
Trần Đĩnh làm việc gần với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ năm 19 tuổi, cho nên biết nhiều chuyện. Như đến nhà Sáu Thọ, ngồi ngoài sân bên cạnh cái hầm tránh bom, thì nhận ra cái hầm này sâu 10 mét, trong khi cái hầm nhà Lê Thanh Nghị (anh đã nhiều lần xuống ẩn trong hầm này), chỉ sâu có tám mét, dù cả hai đều trong Bộ Chính trị. Gần gũi họ, cho nên mới biết cảnh trong nhà Lê Đức Thọ một ông tướng chào Sáu Thọ xong, bước ra về mà cứ thế đi giật lùi, đến nửa cái sân mới dám quay lưng rồi tiến ra cổng. Nhìn mặt, thì ra Lê Đức Anh.
clip_image010
Tô Hoài (phải) và Trần Ðĩnh - Hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Trần Đĩnh sống trong cái đèn cù đó, trong lòng không yên. Anh bắt đầu nẩy mối bất nhẫn trong lòng khi chứng kiến những tội ác trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào đảng, tin vào những động cơ tốt của các lãnh tụ. Chuyển biến tâm lý mạnh nhất phát sinh trong năm năm du học ở Bắc Kinh, sống qua thời kỳ các phong trào bước nhảy vọt, đánh hữu phái, công xã nhân dân, vân vân, từ 1955 đến 1959.
Trong thư viện Đại học Bắc Kinh, một góc bày các sách cũ tiếng ngoại quốc, anh được đọc cuốn Từ số không đến vô định của Arthur Koestler; câu chuyện một người bị Stalin bỏ tù. Anh cũng được đọc báo Le Monde trong thư viện đại học, và biết chuyện tố cáo tội ác của Stalin trong Đại hội thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là do anh sống bên người Trung Hoa, anh trực tiếp gặp nhiều sinh viên cùng tuổi, được nghe, được thấy, để biết chế độ Mao Trạch Đông giả dối, tàn bạo và coi khinh mạng sống dân chúng như thế nào. Khi Mao Trạch Đông cho phép “trăm hoa đua nở” báo Nhân dân (Bắc Kinh) cũng đăng những bài phê phán đích đáng, mở mắt anh du học sinh người Việt “được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng”. Quan sát thực tế, lại thấy “dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng”. Cho nên, “Tôi bắt đầu ‘hư hỏng’ (nghi ngờ đảng) vì đã nhận ra chân tướng đại bịp. Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp kém của con người: Sợ và tham”. Từ đó, Trần Đĩnh chống Mao, kinh tởm Mao, sau khi về nước vẫn tiếp tục. Vì thế anh là đối thủ của đám các đồng nghiệp thần phục Mao trong báo Nhân dân, mà anh gọi là bọn “Mao nhều.” Kiểu như Hồng Hà, người từng nghẹn ngào nói như mếu: “Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên Xô, Kroutchev là phản bội, đầu hàng, xét lại…”.
Trần Đĩnh ghê sợ âm mưu lợi dụng của Mao Trạch Đông, vì nhớ mãi câu ông ta nói: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Chủ trương này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Mao chấp nhận chiến tranh nguyên tử. Tại Bắc Kinh, Trần Đĩnh được hai người bạn Trung Hoa làm báo tiết lộ về cuộc họp chi bộ trong Văn nghệ báo để nghe chỉ thị tối quan trọng. Hai anh kể, chỉ thị được ban xuống cho dân Trung Quốc thấu triệt là họ không phải sợ bom nguyên tử. “Vì dù Mỹ có ném xuống một nghìn quả bom nguyên tử, dẫu trái đất có bị tàn hoang đi nữa thì ít nhất cũng còn sót lại một huyện dân Trung Quốc, huyện ấy sẽ ương lại giống người trên trái đất này”. Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ. Cho nên Mao muốn phát động chiến tranh, “đánh Mỹ tới người Việt cuối cùng”. Mao cũng muốn đứng đầu phong trào cộng sản thế giới, sau khi thần tượng Stalin bị đàn em lật đổ. Lê Duẩn ngả theo chủ trương Mao; ghét những người muốn theo Cộng sản Nga muốn chung sống hòa bình với Mỹ và giảm bớt ách độc tài trong nước. Lê Duẩn từng ca ngợi Mao Trạch Đông là “Lê Nin của thời đại ba dòng thác cách mạng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh”.
Đối nội, Duẩn tạo ra vụ án “xét lại, chống đảng”; đánh vào những người bị coi là thân Liên Xô. Lần đầu chỉ đánh dằn mặt bằng phê bình, kiểm thảo. Năm sau Chu Ân Lai sang Hà Nội phổ biến tin tức Mao đánh các đồng chí lãnh tụ trong đảng của ông ta rồi, Duẩn mở chiến dịch thứ hai, tống giam hết cả đám. Giống như đem họ ra làm vật “thế chấp” để được Mao ủng hộ. Trần Đĩnh cũng bị nghi ngờ, bị hạ tầng công tác, bị bắt giam và hỏi cung. Có lúc anh hãnh diện kéo chiếc xe hai bánh “diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội, tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đường hoàng mình chống đảng”. Lê Đức Thọ gọi Trần Đĩnh tới, kể tội đám xét lại cho nghe: “Vừa ở Paris về nghe an ninh nó nói cậu dính vào vụ chúng nó tớ... tiếc lắm... Tớ đã nói là tớ mến cậu vì cậu trẻ, cậu có tài...”.
Đối với bên ngoài, Lê Duẩn bám sát chủ trương của Mao gây cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Theo Trần Đỉnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng. Khi cuộc Cách mạng Văn hóa gây lo lắng Trung Quốc sẽ loạn lớn, Lê Duẩn thấy phải đánh ngay, đánh trước khi Bắc Kinh tan vỡ không còn chỗ dựa. Cho nên mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau này, Lê Duẩn theo Nga, chống Trung Cộng, thì lại hết lời mạt sát từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình.
Đèn cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Những đoạn phim thú vị nhất rút ra từ cuộc sống của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ, những người qua đường.
clip_image012
Ở nhà Trần Đĩnh, trong khu văn công Cầu Giấy.
Từ trái sang: vợ chồng Đoàn Viết Hoạt, Trần Đĩnh, Mây, con gái TĐ và Thiếu Khanh,
con út vợ chồng Hoạt - hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp.
Nhà báo Minh Tường từ Hà Nội, theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn. Anh tìm được đến nhà mẹ mình, bấm chuông. Bà mẹ mở cửa ra, chắp hai tay vái lạy: “Thôi, tôi xin anh, anh đi với các đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên”. Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễu trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt (đấm hụt). Tô Hoài giải thích, mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy.
Có ai được nghe lời Trần Độ tâm sự, sau khi đã tỉnh ngộ, viết Nhật ký Rồng Rắn: “Này, nói thật chứ bây giờ... hễ nghe thấy cái gì là sự thật thì trong người sướng ghê lắm ấy!”. Có ai được nghe một nữ nhân viên báo Nhân dân đã về hưu bày tỏ nỗi oán hận: “Ông cha đổ bao xương máu giành được độc lập nhưng nô lệ vẫn hoàn nô lệ!”.
Trần Đĩnh rất gần Lê Đạt. “Một hôm Lê Đạt bảo tôi: Nhà thơ có lẽ là người yêu nước nhất. Họ chăm lo nhất đến tiếng mẹ đẻ…. Đạt nhiều lần giục tôi viết: Tiểu thuyết về mày, gia đình mày – Tôi im lặng. Biết viết là cực kỳ cô đơn. Và quả tình tôi đã thật sự cô đơn – đúng ra là bí mật – trong bao nhiêu năm với cuốn sách này”.
Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng Cộng sản và lãnh tụ chiếm “đặc quyền viết, đặc quyền nói”; chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ, “Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?” Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để “tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm”; trong khi viết thì đổi ra hướng “phê phán toàn diện”;
“Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra.” Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống trong cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mù.
N.N.D.
Tháng Tám, 2014
Nguồn: diendantheky.net
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:04
Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về cuốn Đèn Cù
Cập nhật: 11:03 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Nhà văn Vũ Thư Hiên chia sẻ với BBC về Trần Đĩnh, nhân dịp tác giả này vừa công bố tại hải ngoại cuốn tự truyện của mình với đầu đề "Đèn Cù".
Đây là cuốn sách hiện được lưu truyền trên mạng Internet với nhiều tư liệu được cho là 'thâm cung bí sử' về Đảng Cộng sản Việt Nam và các lãnh tụ của Đảng.
Theo tác giả "Đêm Giữa Ban Ngày", cuốn sách của Trần Đĩnh là một tư liệu có thể cung cấp các thông tin khá xác thực và đáng tin cậy về Đảng Cộng sản Việt Nam trong một số giai đoạn quan trọng từ trước.
"Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin."
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Về tính chân thực trong các tư liệu mà cuốn Đèn Cù đề cập, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
'Đáng tin cậy'
"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.
"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Vũ Thư Hiên kể lại những gì ông biết về ông Trần Đĩnh trong thời kỳ nhà văn này còn làm việc cho các cơ quan báo chí, truyền thông quan trọng của Đảng, cho tới các giai đoạn khác về sau, trong đó có giai đoạn chính quyền ở miền Bắc trừng phạt nhóm "Xét lại chống Đảng".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140907_vuthuhien_trandinh_dencu.shtml
XIN ĐỌC
TRẦN ĐĨNH * ĐÈN CÙ
Posted by sontrung at 10:22 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
SƠN TRUNG * NGÀY QUANG VINH
SƠN TRUNG
NGÀY QUANG VINH
Có một thời
Hành tinh của chúng ta chơi vơi
Non sông ta ngả nghiêng
Đất nước ta ly loạn
Một số người sầu khổ
Một số người phát cuồng, phát điên
Cùng lúc đó
Những đàn bò,
đàn khỉ
Đàn cáo
Ào ào về thành phố
Chúng chiếm nhà cửa của chúng ta
Chúng giam ta trong rừng sâu
Chúng bắt ta quỳ xuống
Và chỉ vào mặt chúng ta:
"Chúng mày là đồ phản động
Là lũ ngu si"
Và chúng vỗ ngực khoe khoang
" Chúng ta đây
Là bậc anh hùng
Là kẻ chiến thắng quang vinh
Là bậc trí tuệ đệ nhất hành tinh.
Chúng dạy ta lý thuyết giai cấp đấu tranh
Chúng bắt chúng ta chém giết dân lành,
Chém giết những dân nghèo vô tội
Chúng bảo: "bọn đó là địa chủ
Là tư bản
Là phản động
Là kẻ thù của nhân dân
Phải giết hết
Giết hết
Đừng để bàn tay ngưng nghỉ.."
Chúng cướp đất
Cướp nhà
Cướp ngân hàng
Cướp các công ty hãng xưởng của ta
Chúng bảo:
"Chúng ta hủy bỏ tư hữu
Vì tư hữu là ăn cắp
Là đại tội"
Chúng ta tiêu diệt giai cấp thống trị
Để lập công bằng xã hội.
Chúng ta thiết lập chế độ "cưỡng bách lao động cho mọi người"
Để mọi người lao động vinh quang,
Để đất nước giàu sang
Gấp năm, gấp mười thời quân chủ và đế quốc, thực dân.
Chúng ta lập các Hợp các xã
Các nông trường
Công trường
Ở đây chúng mày có rất nhiều tự do
Tự do gấp triệu lần tư bản.
Hãy đến đó lao động vinh quang
Và sống cuộc đời giàu sang
Của tại thế thiên đàng"
Chúng bắt ta lao động ngày đêm không nghỉ
Hàng chục triệu người chết
Vì khổ sở, đói rét
Nhưng một ngày kia
Dân nô lệ trong Đại thành trì chế độ
Lật đổ bạo quyền
Dành lại tự do, dân chủ...
Chúng ta hy vọng
Nhân dân ta sẽ có ngày vùng lên
Đánh đuổi bầy ác thú
Dành lấy tự do, dân chủ
Để sống đời hạnh phúc
Đất nước ta sẽ rạng rỡ dưới ánh bình minh
Việt Nam Độc lập, Tự Do , Hạnh Phúc và Quang Vinh.
Posted by sontrung at 12:11 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
'VN không nên tin vào lời nói TQ'
Cập nhật: 12:51 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
Ông cũng nói với BBC rằng giữa lãnh đạo và người dân ‘có ý kiến khác nhau’ về cách đối phó với Trung Quốc.
“Nếu giới cầm quyền nước ta không sớm tố cáo, đấu tranh, lại bưng bít thông tin, không để cho nhân dân đấu tranh... để đến khi căn cứ quân sự của Trung Quốc hoàn thành sẽ trở thành sự uy hiếp nặng nề đối với quần đảo Trường Sa của chúng ta,” ông viết.
“Không hành động, không chuẩn bị là có tội với Tổ quốc.”
“Các lãnh đạo cứ hòa giải với Trung Quốc nên không quan tâm đến việc họ xây dựng căn cứ trên quần đảo Trường Sa,” ông nói với BBC.
Vị tướng cao tuổi này thừa nhận rằng làm căng với Trung Quốc là không có lợi với Việt Nam nhưng nói thêm rằng Hà Nội ‘phải làm bạn với nhiều nước lên chứ không phải chỉ mật thiết với một mình Bắc Kinh’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140908_nguyentrongvinh_warning_gacma.shtml
Trung Cộng Củng Cố Tham Vọng Ra Đại Dương.
Phan Văn Song
Bối cảnh hỗn loạn của thế giới:
Năm 2014 bắt đầu bởi những hỗn loạn do những tình hình chiến sự. Những năm qua, thế giới Âu Mỹ đã đốt được những ngọn lửa Dân chủ để “giải phóng” các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông. Thật đúng là chơi dại, là đã ra tay mở nắp cái hồ lô hộp-boite de-Pandore, tung ra những biến loạn không kiểm soát được. Hãy nhìn xem, những thí dụ đầy rẩy. Mười năm có lẻ, Irak được quân đội Mỹ bước vào can thiệp hạ tên độc tài Saddam Hussein “ giải phóng” nhơn dân Irak, lập lại nền Dân Chủ Hiến định cho nhơn dân Irak. Thế nhưng, dân chủ đâu không thấy, chỉ thấy hỗn loạn, quân đội Mỹ sa lầy, đất nước Irak tiêu tùng. Afghanistan cũng thế, thế giới văn minh lập thành đồng minh nhảy vào làm “cảnh sát, sen đầm” dẹp nhóm Taliban quá khích, đem Dân chủ và trật tự mới vào Afghanistan, kết cuộc chỉ gây rối thêm và ngày nay quân âu mỹ và liên hiệp quốc vẫn không kiểm soát nổi, phải rút về giao trật tự mới cho hỗn loạn Tham nhũng … và trong tương lai… quá khích Taliban và Luật Hồi Giáo.
Và các thí dụ gần đây cứ thế mà tiếp tục tiếp diễn: Nào là Lybie, quân Tây phương, trong ấy có Pháp, đưa súng đạn giúp dân nổi loạn lật đổ độc tài Khadafi, tên độc tài, đồ tể nhơn dân mình, ngày nay Lybie là một quốc gia hỗn loạn không ai kiểm soát nổi, súng ống vũ khí Tây phương Âu Mỹ nay là vũ khí của nổi loạn. Giết một độc tài Khadafi, để đổi lại những tên độc tài thất học tàn ác hơn.. Và Syrie ? Tây phương nhơn danh lòng bác ái, giúp dân Syrie đòi dân chủ hạ bệ độc tài gia đình trị Bachar El Assad, cuối cùng số súng đạn tiếp liệu của Tây phương được dân nỗi loạn trao cho nhóm Nhà Nước Islam xâm chiếm một lãnh thổ to lớn đi từ Syrie đến Irak và giết dân chúng mình, cắt cổ phóng viên Mỹ, còn ghê gớm hơn độc tài Bachar El Assad. Và nếu ngày hôm nay cả quốc tế, Âu Mỹ và cả những quốc gia Hồi Giáo đàng hoàng, các Vương quốc A rập, Quatar hay Pakistan, hay cả Indonésia họp nhau liên mình chống Nhà Nước Hồi Giáo thì vô hình chung sẽ ủng hộ Gia đinh trị Độc tài Bachar El Assad của Syrie và cuối cùng chấp nhận và ủng cố tất cả các độc tài trên thế giới ! Dilemna, tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Tránh Charybde gặp Scylla, tránh bệnh Dịch tả-Peste gặp Tiêu chảy-Choléra!
Hôm nay cuối tháng Tám rồi, tình hình vùng Bắc Phi và vùng Trung Đông vẫn còn hoàn toàn rối loạn. Ấy là chưa nói đến tình hình Palestine/ Do thái, Quân Hamas của dân Palestine, quá khích cầm quyền ở dãi đất Gaza,, bị bao vây bởi Do Thái bổng một buổi đẹp trời, vì bị Do Thái kềm chế, kiểm soát quá gắt gao, nên bắn hỏa tiễn vào đất Do Thái. Do Thái trả đủa bằn dùng bom, dùng đại bác bắn vào Gaza. Israël, nhờ vũ khí tối tân, nên nếu nói về thiệt hại, nhơn mạng và của cài, chỉ thiệt hại cấp mườì, còn phía Palestine, vì quân Hamas núp sau lưng dân ( kiểu Việt Cộng hồi xưa đánh nhau với quân ta) nên dân chúng Gaza thiệt hại cấp hằng ngàn người, nhà cửa
vùng Gaza của Palestine tan tành đỗ vụn. Hôm nay, ngày viết bài nầy, một cuộc thương thuyết đang diễn ra và hai bên đã ngừng bắn, và mỗi bên tự tuyên bố với dân chúng mình là Ta đã chiến thắng ! Chiến thắng cay đắng với hằng ngàn nưới chết, đau thương và đổ nát ! Và dĩ nhiên, một cách tự nhiên tình hình vẫn không thay đổi, và sẽ vẫn không thay đổi. Do Thái một quốc gia nhỏ bé nằm trong lòng các quốc gia Hồi giáo là cái gai. Các quốc gia Hồi giáo phải nhổ. Và Do Thái phải tự vệ sống còn. Dân Tộc Sanh Tồn, cả nước Israël đánh giặc, cả nước Israël một lòng giữ nước. Toàn thể dân Do thái trên thế giới một lòng ủng hộ Israël. Giữ Israël, giữ đạo Do Thái, giữ Gốc Do Thái, Dân Tộc Do Thái, Không Gian Sanh Tồn Do Thái.
Đây là một bài học cho Việt Nam ta. Do Thái trong lòng Ả Rập, cũng nhưng người Việt ta trong lòng Hán tộc. Dân Do Thái và dân Palestine đều gốc sémite, “Shalom” Do thái hay “Salam” Ả rập, đồng âm, đồng gốc, để nói là “Chào” cả ! Nhưng Shalom giữ bản sắc của Shalom không thể để Salam lấn áp., “Anh khỏe ?” việt nam hay “Nị Hảo?” trung hoa đều tiếng chào nhưng chúng ta không để người Hán “ nị hảo” đàn áp chúng ta. “Không Gian Sanh Tồn” Do Thái không thể bị người À Rập xâm chiếm. Cũng như Không gian Sanh Tồn Việt tộc không thể bị Hán hóa được !
Người viết thường gặp các bạn, nhơn sĩ âu châu đạo đức giả, cứ lo cho các thường dân nạn nhơn. Nhưng làm sao biết được ai là thường dân ai là khủng bố. quân chiến đấu ả rập không mặc quần áo trận: đất Palestine là nơi phát xuất của ba giòng Tôn giáo Do Thái, Cơ Đốc và Islam. Tất cả đều gốc gác từ Abraham. Vì cùng họ hàng cùng văn hóa nên dễ ghét nhau và sát hại nhau ?
Đấy là Trung Đông, đấy là Bắc Phi. Còn phía Đông Âu Châu, tham vọng của Tổng thống Poutine là muốn Nga phải tìm lại thời vàng son của Liên Bang Sô Viết. Quốc Ca Liên Bang Nga nay đã lấy lại quốc ca Liên Bang Sô Viết. Thay đổi bản đồ kinh tế, chánh trị chiến lược ở Đông Âu đang tạo một tiền lệ ( cho Tàu ? đối với Biển Đông và Việt Nam ?) Nga đã đặt lại vấn đề biên giới lãnh thổ, tách Nam Ossétia và Abskhasia ra khỏi lãnh thổ Georgia năm xưa rồi, nay thêm trò trưng cầu dân ý dân chúng bán đảo Crimée sát nhập vào Liên Bang Nga, và nay lại thêm Đông Ukraine nữa, thử hỏi biên giới, Balan /Kalinine, cực Đông của Âu châu có thể sẽ là nơi có một bức màn sắt mới ?.
Thừa nước đục, Trung Hoa Cộng sản bành trướng ? :Ở Đông Nam Á, Trung Hoa Công sản với một gia tài do làm ‘chủ nợ ‘ các quốc gia Âu Mỹ, tuy vẫn bị khủng hoảng tài chánh nội bộ, vẫn đang, một mặt củng cố quân sự, một mặt bành trướng kinh tế.
Củng cố Quân sự, củng cố Hải quân :
Mỹ, mặc dù đang bị sa lầy tại Irak và A -phú-Hản vẫn còn là một quốc gia có một sức mạnh quân sự số một thế giới. Và đặc biệt trong địa hạt Hải quân. Nhưng ở đây, ta phải nói trong tương đối, và quan trọng hơn, chúng ta phải nghĩ ngay đến cái nguy hiểm của Trung Hoa Công sản, nay đã được nhập cuộc vào 8 quốc gia Hải quân mạnh nhứt thế giới, từ năm 2008 (1) .
Sở dỉ, Trung Cộng củng cố Hải quân, cũng do cái địa lý của mình. Tuy là một quốc gia rộng lớn. nhưng tứ bề bế tắc, không có ngõ ra, Bắc đụng đồng cỏ Mông cổ, và Sibérie của Nga ; Tây giáp Hy mã lạp Sơn, và các quốc gia Đông Thổ (nhỉ Kỳ) Hồi giáo ; Nam phải vượt Việt Nam và toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á ; chỉ có phía Đông là có Biển để làm cửa ngõ. Muốn buôn bán, cửa hàng phải có mặt tiền nằm ngoài đại lộ. Lúc xưa ngõ tiếp vận thương mại, bằng đường lạc đà, theo con đường tơ lụa. Ngày nay ? dùng ống dẫn dầu vượt Hy mã lạp Sơn ? vượt sa mạc Gô bi ? hay phải « mua đường » vượt qua Miến Điện ? qua Thái Lan, Cao Miên Lào Việt Nam ?. Chỉ còn có đường biển. Nhưng biển nào ? Địa lý Trung Hoa, thoạt nhìn đầy lợi thế, nhưng sự thật rất phủ phàng, Trung Hoa nằm trong ngõ hẻm, không có mặt tiền ở đường lớn, cũng dễ hiểu tại sao dân Tàu chuyên nghề bán chạp phô.
Địa lý :
Về mặt địa lý tuy Trung Hoa giáp biển thật, một bờ biển trải dài 18.000 cây số, từ con sông Yalujiang ranh giới Bắc Hàn phía Bắc đến giòng sông Beilun ranh giới với Việt Nam. nhưng các Biển ấy thuộc Hải phận Trung Hoa đều là những Biển bị hạn chế bởi những Đảo hoặc Quần Đảo chia cách những vùng Biển với Đại Dương Thái Bình Dương.
Nhưng muốn ra Đại Dương, ra khơi, ra Thái Bình Dương, Hải quân Trung Hoa Công sản,
phía Bắc, phải vượt khỏi Đào Đài Loan, quần Đảo Senkaku và Đảo Okinawa, Hải phận Nhựt Bổn ;
phía Nam, phải vượt khỏi Quần Đảo Hoàng Sa và Quần Đảo Phi Luật Tân.
Không phải là một ngẩu nhiên mà Hạm đội 7 Huê kỳ tuần tra và trấn ở phía Đông Okinawa và Phi luật Tân .
Hải lộ chiến lược và sanh lộ của Tàu phải đi qua nhiều nút thắc. Đường tiếp vận sanh tử của Tàu, nếu đi từ Phi châu A rập, nơi sản xuất dầu hỏa, phài qua Ấn Độ Đương, và sau đó phải dùng ba đường để đi về phía Bắc đến các cảng Trung Hoa lục địa :
1/ phía Bắc doc theo duyên hải Đông - Bắc đảo Sumatra và Tây – Nam bán đảo Mả lai qua eo Malacca và Singapore, biển nông và hải tặc.
2/ Phía Nam hai đường hoặc dọc theo duyên hải Nam đảo Sumatra, phải vượt qua hai eo Sonde và Gaspar (2) nhập với hải lộ Bắc trực thẳng Tàu;
3/ hoặc đi xa hơn tiếp tục đi dọc theo duyên hải đảo Java, vượt eo Lombock, đi dọc theo duyên hải Đông Nam Bornéo, vượt eo Macassar, Bắc tiến về phía quần đảo Phi luật Tân, nhập với hải lộ từ Nam Mỹ qua để đi về Trung Hoa.
Hôm nay, ta thử đoán tình hình quân sự và đăc biệt tham vọng hải quân của Trung Hoa Công sản. Vì những lý do nói trên, vì tham vọng chiến lược cũng do sự sanh tồn của Tàu có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế chánh trị nói tóm lại Sanh tồn và Độc lập của đất nước và Dân tộc Việt Nam.
Nhắc lại tý lịch sử cận đại, năm xưa, năm 2006, Chủ tịch Hu Jintao của Tàu tuyên bố Phải Mở cửa Chung sống Hòa bình và Hài hòa với Thế giới. Để được như vậy Trung Cộng phải chuẩn bị tư tưởng để kiểm soát những hải lộ, và những điểm tựa ngoài khơi, cố gắng nghiên cứu và điều nghiên qua lịch sử những chiến lược phát triển lực lượng các Hải quân các quốc gia đã từng làm bá chủ trên những vùng biển quốc tế: từ Bồ Đào Nha qua đến Tây Ba Nha, Hòa Lan, Pháp, Anh, Đức ,Nhựt bổn, Nga hay Mỹ.
Năm 2007, với một cố gắng ngoại giao chưa từng có, những chiến hạm Trung Hoa Cộng sản được gởi đi long trọng thăm viếng các hải cảng Pháp, Úc châu, Nhựt bổn, Nga, Singapore, Tây Ba Nha và Mỹ, và cũng đồng thời tham gia những cuộc tập trận quốc tế chống hải tặc. Vì vậy chúng ta cũng nên xét lại tham vọng nhu quyền (soft power) ấy khi chúng ta nhìn rõ vị trí địa lý chiến lược của Trung Hoa và hai quyền lợi chánh trị hàng đầu của anh Tàu:
-Thứ nhứt là những đòi hỏi chủ quyền về mặt địa lý đối với Đảo Đài loan và với vùng Hải phận nới rộng mà Trung Hoa đơn phương gọi là Vùng Kinh tế độc quyền (Exclusive Economic Zone) của mình. Vùng ấy được định nghĩa theo nhu cầu thỏa mản đi lại ra vào xâm nhập Thái bình Dương và sử dụng những hải lộ của vùng biển Đông Nam Á vào phía Nam bán đảo Đông Dương.
-Thứ hai là là phải bảo đảm những hải lộ cần thiết để tiếp vận nguyên nhiên liệu cho một quốc gia đứng hàng số 2 thế giới vế nhập cảng dầu hỏa.
Năm 2007, quyền lợi chánh trị thứ nhứt được đặt làm trọng điểm: cùng với mười ba nước láng giềng (A phú Hản, Bhoutan, Bắc Hàn, Kharzakstan, Kirghizstan, Lào, Miến Điện, Mông Cổ, Népal, Nga, Pakistan, Tadjikistan, ViệtNam). Beijing đã thỏa thuận ký kết giải đáp xong tất cả những hố sơ về những đường biên giới trên bộ. Chỉ còn một hồ sơ đang còn gay cấn, là với Ấn độ thôi.
Trái lại những khó khăn và những vùng đầy gay cấn sẽ là những vùng biển:
“14 500 cây số biền giới trên biển sẽ là những vùng tranh chấp sâu đậm và khó giải quyết”
( Loïc Frouart, thuộc Phòng Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Quốc phòng Pháp – La Revue de défense nationale et de sécurité collective – Paris, mai 2007, trang 31)
Tóm lại, Trung Hoa Cộng sản đã tuyên bố chủ quyền toàn thể cho tất cả trên 4 triệu cây số vuông lãnh hải (đường chín đoạn, lưỡi bò)
Dỉ nhiên, nhà cầm quyền tại Beijing cũng tuyên bố bằng mọi giá kể cả “quân sự nếu cần”, phải :
. Giành lại chủ quyền Đảo Đài loan về cho Trung Quốc. Mặc dù ngày nay, chánh quyền Đài Bắc đã về tay của Ma Ying-jeou và Quốc Dân Đảng đã ít nhiều gì hâm nóng lại tình hữu nghị giữa hai bờ bể, Beijing vẫn giữ những lời tuyên bố ấy. Trung quốc ngày nay, với hy vọng cũng cố Hải quân của mình (850, 000 tấn) song song với cái thế đang đi xuống của Hải quân Huê kỳ (ít nhứt về mạch trọng tải -tuy nhiên vẫn số 1 thế giới với 2, 900, 000 tấn) nghĩ rằng có thể, dùng đó làm một đòn tâm lý chiến, buộc Đảo Đài loan trở về phần đất của quê hương mình.
Cuộc tình Đài loan/ Trung Quốc là một cuộc tình vừa hù doạ vừa tán tỉnh. Một mặt dùng giàn hỏa tiển trực chỉ Đài loan để hù dọa – nhưng vẫn vì ngán thái độ của Huê kỳ, vừa là tấm bình phong, cũng vừa cản không cho phép Đài loan “tuyên bố” Độc lập. Một mặt, vẫn tiếp tục cuộc giao du kinh tế và kỹ nghệ chặt chẻ với hy vọng ngày trở về của Đài loan dưới hình ảnh một cuộc tình duyên kiểu Beijing/Hong Kong.
Dù sao Đài loan cũng chỉ là chuyện giữa Tàu và Chệt.
Tranh chấp với Nhựt bổn về Đảo Diaoyu, tên Nhựt bổn là Đảo Senkaku, nằm cạnh Đảo Okinawa, một căn cứ Mỹ. Tokyo đã từng tuyên bố là vùng Kinh tế Độc quyền của mình chạy trên 450 cây số về phía Tây quần đảo nói trên, Bắc kinh phản biện bảo rằng đó hải phận của mình vì là nằm trên thềm lục địa của Trung quốc. Tranh chấp thật sự là một mỏ khí đốt chứa khoảng 200 tỷ m3.
. Tranh chấp với Đài loan, với Việt Nam, với Phi luật Tân, với Mã lai Á, với Brunei, với Indonésia các đảo thuộc Quấn đảo Trường Sa (Spratleys) tên Tàu là Nam Sa (Nansha) và Quần đảo Pratas (Đông Sa). Tàu cũng tranh chấp với Việt Nam và Đài loan về Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) tên Tàu là Tây Sa (Xisha).
Ngoài những tranh chấp trên những quần đảo, Trung quốc cũng kiếm chuyện với Nhựt bổn và Việt Nam về những ranh giới lãnh hải. Những chia chác quyển lợi đánh cá cũng là những vấn đề kiện tụng tranh cải giữa các quốc gia trong vùng Nam Hàn, Nhựt bổn, Việt Nam, Phi luật Tân.
Thiên hạ vẫn không quên những tham vọng hiếu chiến cuả Trung quốc: ngay những ngày đầu những năm 1950, Trung Hoa Cộng sản đã cưởng chiếm lại tất cả những đảo con giữa eo biển Lục địa và Đài loan của quân đội quốc gia Tuởng giới Thạch. Năm 1974, thừa lúc Việt nam Cộng hòa, Nam Việt nam đang bị khó khăn, cưởng chiếm quần đảo Hoàng sa, năm 1988, cưởng chiếm nhóm đảo Fiery Cross của Việt Nam ( cùng đồng chí Cộng sản với Tàu) thuộc Quần đảo Trường Sa.
Vì những dữ kiện kể trên, các quốc gia vùng Đông Nam Á theo dõi rất kỹ những hành động biểu dương lực lượng của Hải quân Tàu, để nắm rõ tham vọng bành trướng và bá quyền của Bắc kinh !
Nhưng thật sự mà nói, ngoài những tham vọng về xâm chiếm những vùng có các mỏ dầu, khí đốt, hay những khu vực đánh cá, tham vọng thật sự của Tàu là phải làm sao :
Ra Khơi, nghĩa là ra đến Thái Bình Dương.
Hết kỳ 1/ Tuần sau tiếp.
Hồi Nhơn Sơn, Vào Thu 2014
Phan Văn Song
Ghi chú:
1/ Tám quốc gia có Hải quân hùng hậu:
- Huê kỳ : 2, 900, 000 tấn.
- Nga : 1, 100, 000 tấn
- Trung Hoa : 850, 000 tấn
- HG Anh : 470, 000 tấn
- Nhựt bổn : 432, 000 tấn
- Pháp : 307, 000 tấn
- Ấn độ : 240, 000 tấn
- Ý đại lợi : 143, 000 tấn
(Bernard Ptrézelin: Flottes de Combat 2008 Éditions maritimes et d'outre mer, Rennes 2008)
2/ Eo Sonde ranh giới chia Đảo Java và Sumatra (Nam Dương Quần Đảo). Eo Gaspar ranh giới chia Đảo Bangka và Đảo Belitung. Tất cả 4 đảo nầy đều thuộc Indonésia.
3/ Sittwe nằm ở bờ Tây Miến Điện bên bờ Ấn độ Dương.
Kunming (Côn Minh) là một cảng trên sông tỉnh Sechuan (Tứ Xuyên ) Nam Trung quốc.
Posted by sontrung at 12:08 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
SƠN TRUNG * CỘNG SẢN PHẢN DÂN HẠI NƯỚC
CỘNG SẢN PHẢN DÂN HẠI NƯỚC
SƠN TRUNG
Từ khởi đầu, cộng sản là một tổ chức phản dân hại nuớc, chỉ vì họ khéo lừa dối, che đậy nên it ai biết rõ bản chất chủ nghĩa cộng sản. Ngay cả những con người giỏi giang, thông minh, tài ba tầm cỡ quốc tế như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Jean Paul Sartre, Albert Camus, Bertrand Russell. .. cũng sai lầm mà đi theo cộng sản.. .
I. CỘNG SẢN KHÔNG PHỤC VỤ VÔ SẢN
Trước khi Lenin xuất hiện, người Nga đã theo chủ nghĩa Marx. Lúc bấy giờ, các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, nông dân, công nhân đều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Voltaire, Montesquieu và Marx mà tập hợp thành tổ chức cách mạng chống Nga hoàng. Đại hội đầu tiên bí mật họp tại Minks năm 1898, thành lập đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga (The Russian Social Democratic Labor party), gồm đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (Russian Social-Democratic Workers' Party ), và đảng Dân chủ Xã hội Nga ( the Russian Social-Democratic Party) , lấy chủ nghĩa Marx làm cơ sở.Thực ra trước đó, Tổ hợp Giải phóng Lao Động (Group for the Emancipation of Labour ) ra đời năm 1883 cũng theo chủ nghĩa Marx.Đại hội Lao động Xã hội Dân chủ Nga họp lần đầu năm 1901 tại Minks, đại hội hai tại họp tại Bỉ nhưng bị nhà cầm quyền Bỉ đuổi nên chuyển qua Luân Đôn năm 1903.
Trong phong trào cộng sản Nga, Georgi Valentinovich Plekhanov (1857- 1918), Julius Martov hay L. Martov (1873 – 1923), và Alexander Fyodorovich Kerensky ( 1881 – 1970) là những người đi tiên phong. Lúc bấy giờ trong đại hội 1903, Vladimir Lenin và Julius Martov tranh cãi, đưa đến việc chia ra hai nhóm ,một nhóm do Lenin cầm đầu, còn nhóm kia do Plekhanov và Martov lãnh đạo . Theo phe Lenin chiếm thiểu số trong đại hội 2 , và thường là chiếm thiểu số trong các hội nghị đảng và nghị trường thế mà Lenin vỗ ngực xưng là phe đa số (Bolshevish) và gọi đối thủ là phe thiểu số (Menshevish) và ra tay tàn sát phe Martov. Như vậy là cộng sản giết cộng sản, cộng sản giết giai cấp vô sản chứ không phục vụ vô sản.
Hơn nữa, khi Lenin, Stalin lên nắm quyền đã nuôi tham vọng bá chủ hoàn cầu, quyết vượt qua Mỹ và đánh bại Mỹ, nên đã bắt dân lao động khổ sai trong các công trường, nông trường. Kết quả tại Nga và Trung quốc mỗi nước có hàng chục triệu người đã chết vì đói rét và bệnh tật. Như vậy, cộng sản coi nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nông là nô lệ cho tham vọng của đế quốc cộng sản chứ không phục vụ quyền lợi vô sản.
Sau khi cộng sản nắm quyền, nhất là tại Trung Quốc , Việt Nam, cộng sản trở thành giai cấp thống trị, thành giai cấp mới, thành tư sản đỏ. Nay tại Trung Quốc, trong Quốc hội đa số là tư sản đỏ, gốc con ông cháu cha cộng sản chứ không có công nhân, nông dân.Tại Việt Nam cũng vậy, hiện này có hàng ngàn tư sản đỏ, với tài sản vài trăm triệu đô cho đến hàng tỷ đô la Mỹ. Từ trước cho đến nay, cộng sản thường kết tội quân chủ và tư bản bóc lột, nhưng quân chủ và tư sản vẫn tỏ ra ưu ái với vô sản , vẫn thực thi giáo dục phổ thông, dân nghèo không phải đóng học phí và viện phí ngoại trừ cấp đại học, trong khi đó cộng sản bắt dân đóng hàng trăm, hàng ngàn thuế má và lệ phí khác.
II. CỘNG SẢN PHẢN QUỐC
Sau khi Hồ Chí Minh làm đơn xin học trường Thuộc Địa mà không được chấp nhận, ông bèn chạy sang hàng ngũ cộng sản Pháp rồi len lỏi vào hàng ngũ đệ tam quốc tế cộng sản. Thế là từ đó, Hồ Chí Minh trở thành tay sai của Stalin và Mao Trạch Đông, và đảng cộng sản Việt nam và nước Việt nam trở thành phiên thuộc của cộng sản quốc tế. Mọi việc, Hồ chí Minh đều phải thỉnh thị ý kiến và báo cáo cho Trung cộng và Nga. Trung cộng đã đưa một người Hoa tên là Hồ Tập Chương vào thay chân Nguyễn Tất Thành với danh hiệu Hồ Chí Minh để dễ dàng xâm chiếm Việt Nam, và biến Việt nam thành đạo quân lê dương trong công cuộc xâm chiếm châu Á và thế giới. . Ngoài Hồ Chí Minh còn có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười .. . toàn là một lũ bán nước, đem Việt Nam độc lập, tự do thành một châu quận của Trung Quốc. Như vậy, những ai ca tụng Hồ Chí Minh yêu nước hãy sám hối ngàn vạn lần !
III. CỘNG SẢN PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC
Marx vỗ ngực cho rằng chủ nghĩa cộng sản phục vụ đa số, còn các chính thể khác chỉ phục vụ thiểu số. Trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx viết: "Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước tới nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số.
The proletariat, the lowest stratum of our present society, cannot stir, cannot raise itself up, without the whole superincumbent strata of official society being sprung into the air."
Đó là những lời huyênh hoang, vô nghĩa. Đầu thế kỳ XIX đến thế kỷ XX ngoại trừ Anh quốc có một nền khoa học tiến bộ, một nền công thương nghiệp phát triển, còn các nước đa số còn lạc hậu, một số nước thì mới bắt đầu xây dựng công thương nghiệp hiện đại. Nga, Trung Quốc, Việt Nam còn là những nước nông nghiệp lạc hậu. Theo tài liệu của Đào Duy Anh và Nguyễn Thế Anh, công nhân Việt Nam trước 1945 chỉ có khoảng 200,000 kể cả trẻ con, nghĩa là chỉ chiếm khoảng 1% dân số 20 triệu. Nếu theo định nghĩa chặt chẽ và rõ ràng của Engels, công nhân hay vô sản là những người thợ giỏi tay nghề, làm việc tại các hãng xưởng hiện đại của tư bản thì con số đó phải dưới 1%.
Những người như phụ bếp Nguyễn Tất Thành, thợ sơn Võ Chí Công, thơ hoạn heo Đỗ Mười, lưu manh Trần Quốc Hoàn ... thì không phải là công nhân, là vô sản. Hạ đẳng xã hội là giai cấp công nhân chưa đến 1% thì thượng đẳng xã hội là tư bản cũng chưa đến 1%. Còn lại 98% là giai cấp trung lưu, là lớp người mà Marx cho là thành thành phần lưng chừng. Trong quan điểm cộng sản, cộng sản còn bị giết thì giai cấp lưng chừng chính là bọn phản động, là kẻ thù của nhân dân sẽ bị giết hoặc giam cầm...Khi 98% nhân dân là kẻ thù thì cộng sản phục vụ ai và ai là đa số được cộng sản phục vụ? Ngày nay, cộng sản cướp nhà cửa, ruộng đất nhân dân thì rõ ràng là cộng sản hại dân, hại nước.
Từ trước, cộng sản đã là một tổ chức phản dân hại nước mang tầm vóc quốc tế. Ban đầu, cộng sản mị dân, họ ra sức đề cao dân chủ, tự do. Nào là Nhật báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân... nhưng ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước!
Lenin khoác lác tuyên bố " Cộng sản có tự do hàng triệu lần tư bản" . Câu này đã trở thành trò cười nhưng Nguyễn thị Doan vẫn chứng tỏ là tài năng một con vẹt, một tay ninh hót không ngượng miệng và gian dối thành thần! Có như vậy thì thị mới được nhập bọn với NguyễnPhú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài cộng sản đại bịp! Dù tư bản, thực dân có xảo quyệt, vẫn cho tư nhân ra báo, vẫn có bầu cử, ứng cử, và quốc hội có tiếng nói của nhân dân. Trái lại, cộng sản cướp đoạt mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Chủ trương " đảng cử dân bầu" của cộng sản là một trò lưu manh. Các nước chủ trương " tam quyền phân lập ", còn cộng sản với đường lối " đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tập thể " cũng chỉ là một chính sách dối trá, vì cộng sản nắm tất cả. Cộng sản là đảng, cộng sản cũng nắm chính quyền và các viên chức đảng và chính phủ cộng sản đều nằm trong quốc hội. Có những tư nhân, tôn giáo và ngay cả đảng viên cộng sản cũng chỉ là bù nhìn, phải phục tòng tuyệt đối tổng bí thư dù y bán nước, tham nhũng, tàn ác.
Tổ chức đảng song song với chính phủ là một tổ chức thừa thải và vô ich, là những con ký sinh trùng của một thân thể bệnh hoạn. Các nước đều có đảng phái hoạt động dân chủ nhưng không nắm toàn bộ sinh hoạt và quyền lợi kinh tế, chính trị, quân sự... của quốc gia, và không tàn bạo, tham ô như cộng sản. Đó là một lũ " ăn hại đái nát "một đảng cướp, trong gần một thế kỷ đã hút máu tủy nhân dân ta. Phải loại bỏ nó càng sớm càng tốt..
Cộng sản cướp đoạt quyền tự do dân chủ của nhân dân trong chủ trương vô sản chuyên chính của Marx. Dân chúng không có có quyền tham gia ứng cử, bầu cử và phát biểu về việc nước. Ai nói trái ý cộng sản thì bị giết , bị tù đày. Các nưóc có đại biểu trong quốc hội, có quyền chất vấn chính phủ, phê bình đường lối, chính sách của chính phủ, còn trong chế độ độc tài, cộng sản hoàn toàn hành động phi dân chủ và phi pháp. Chúng che giấu mọi việc, chúng dối trá mọi điều. Người quốc gia đã biết rõ cộng sản, người dân trong chế độ cộng sản cũng biết cộng sản nhưng chưa đến lúc nói ra. Nay thì toàn dân, toàn đảng đã nghe tin Hồ Tập Chương, công ước Phạm Văn Đồng và mật ước Thành Đô. Và toàn thể nhân dân đều đòi hỏi chính miệng bọn cộng sản Hà nội phải nói lên sự thật.
Trên Dân Làm Báo, nhiều chiến sĩ như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Quốc Việt, Linh mục Phan Văn Lợi, Huế,Annie Thanh, Kevin Nguyễn , Huỳnh Anh Tú FB , Vodanhkhach, Trịnh Bá Phương,Nguyễn Quốc Giang,Nguyễn Hữu Tình - Đà Nẵng,An Nguyen FB,Lê Anh Hùng,,Xuan Mai Huỳnh Thi FB, Nguyễn Đình Hà, Trịnh Kim Tiến ,Song Chi FB, v.v. . đã nói lên quyền được biết của nhân dân . Và các mạng đã thông tin cho đại chúng biết những kiến nghị của các đảng viên già đòi hỏi đảng phải trà lời trước nhân dân về công hàm Phạm Văn Đồng, về mật ước Thành Đô và âm mưu Trung Cộng trong quỷ kế thay long tráo phượng Hồ Tập Chương.
Đó là những đòi hỏi chính đáng. Đó là bước khởi đầu thực thi dân chủ , để tiến tới việc xóa bỏ cộng sản độc tài, thành lập một quốc gia Việt nam độc lập, tự do, dân chủ.
Posted by sontrung at 12:07 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 328
Posted by vanhoa at 11:04 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0328
No comments:
Post a Comment