EM HỌ PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI
VC
phi tang bằng chứng
Pete Tân Hoàng hay là Hoàng Tấn Phùng, con trai của ông Hoàng Quốc Chí,
là chú ruột của phó thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải đã bị bắt tại Úc vì
mang trên người số tiền 1.2 triệu USD.
Hoàng Tấn Phùng còn tuyên bố là số tiền KHỔNG LỒ là 90 triệu USD đã KIẾM ĐƯỢC ở Úc trong 5 năm qua là nhờ ĐÁNH BÀI thắng được.
Thời gian nhiều năm trước đó, Hoàng Tấn Phùng đã thua cho các sòng bài với số tiền là 8 triêu USD, một số tiền quá lớn trong cuộc đời của một người khó lòng làm ra được số tiền nầy.
Hoàng Tấn Phùng còn tuyên bố là số tiền KHỔNG LỒ là 90 triệu USD đã KIẾM ĐƯỢC ở Úc trong 5 năm qua là nhờ ĐÁNH BÀI thắng được.
Thời gian nhiều năm trước đó, Hoàng Tấn Phùng đã thua cho các sòng bài với số tiền là 8 triêu USD, một số tiền quá lớn trong cuộc đời của một người khó lòng làm ra được số tiền nầy.
Tờ OnlineCasino tại Úc đã đưa tin Hộ chiếu cao của tay cờ bạc cao cấp Pete Hoàng đã bị tịch thu.
Một thẩm phán tại tòa án Melbourne đã từ chối trả lại hộ chiếu cho Hoàng , nói rằng ông sẽ không được phép về Việt Nam cho một kỳ nghỉ hoặc để thăm cha mẹ nuôi của mình.
Thẩm phán Susie Cameron đồng ý rằng không cho Hoàng được phép đi ra nước ngoài vì có thể Hoàng sẽ không trở lại cho phiên tòa phúc thẩm trong tháng Sáu tới đây.
Công tố viên Andrew Buckland nói rằng Hoàng không có quan hệ với ai tại Úc, mặc dù là một công dân Úc, tuy nhiên Hoàng không có bất cứ quan hệ gia đình và không có tài sản thuộc sở hữu trong nước Úc.
Hoàng đang đối mặt với cáo buộc liên quan đến xử lý tài sản, bị nghi ngờ đây là số tiền thu được của một tổ chức tội phạm. Trước đó, Hoàng đã từng bị bắt tại một Casino ở Thailand vào năm 2012 trong khi đang có trong người gần 1.5 triệu USD tiền mặt.
Các công tố viên nói rằng Hoàng có thể phải đối mặt với một bản án lên đến ba năm nếu bị kết tội .
Theo Công tố viên Buckland , Hoàng không có bất cứ nguồn tài chính nào để chứng minh tài khoản với một lượng lớn tiền mặt mà anh ta đã mang vào một sòng bạc ở Úc Châu.
“Ngoài việc đánh bài, ông không có nguồn thu nhập hợp pháp nào khác ” Buckland nói.
Và theo Buckland , hơn 12 năm, Hoàng đã thua mất gần 8.000.000 USD tại sòng bài Crown – tất cả mà không có bất kỳ thu nhập nào được ghi lại.
Trường hợp của công tố chủ yếu vào phân tích về nguồn gốc tài chính của Hoàng. báo cáo đưa ra, ở xung quanh 7.100.000 USD, số tiền mà Hoàng đánh bạc trong sòng bạc của Úc là ” dẫu không có nguồn . ”
Theo Grace , Hoàng đã giành thắng hơn 2,5 triệu USD tại sòng bài SkyCity Adelaide trong những tuần gần đây, cũng được cho là đã thắng được hơn 600,000 USD tại 2 lần sổ Tattslotto trong năm ngoái. Trong tất cả tài sản, Hoàng tuyên bố kiếm tiền được qua cờ bạc là 90 triệu USD trong 5 năm trước khi ông bị bắt .
Tóm lược theo báo Casinoonline Úc
1. COCC đem tiền cha mẹ cướp được của dân sang Úc ăn chơi đã bị bắt
( COCC- Con Ông Cháu Cha ) - Hoàng đã bị cảnh sát Úc theo dõi 1 thời gian dài và bị chặn bắt khi xách 1 vali đựng 1.2 triệu đô tiền mặt đi vào Crown Casino. Hoàng không thể giải thích được số tiền này từ đâu có, hắn chỉ nói là do ” cha mẹ nuôi ” ở Việt Nam gửi cho.
Peter Hoàng sang Úc năm 1990 bằng visa du học và làm việc, sau vài năm thì xin nhập quốc tịch Úc. Nhưng hắn chỉ học hành qua loa vài năm và làm nhân viên bán điện thoại cho công ty Telstra 1 thời gian ngắn.
Tuy vậy Peter Hoàng lại có rất nhiều tiền mặt, hàng triệu đô, mà không biết nguồn gốc từ đâu. Hoàng ăn chơi trác táng, chơi rất lớn tại các casino của Úc. Riêng tại Crown Casino ở Melbourne, trong vòng 12 năm Hoàng đã thua 8 triệu đô.
Nghi ngờ đây là tiền của phi nghĩa (tiền tham nhũng hối lộ đem từ nước ngoài vào cũng bị coi là bất hợp pháp) nên Hoàng đã bị bắt và truy tố ra tòa. Tòa án đã tịch thu hộ chiếu của Hoàng, không cho hắn trốn về Việt Nam.
Nếu bị kết tội, Hoàng có thể sẽ bị tù 3 năm.
Một thẩm phán tại tòa án Melbourne đã từ chối trả lại hộ chiếu cho Hoàng , nói rằng ông sẽ không được phép về Việt Nam cho một kỳ nghỉ hoặc để thăm cha mẹ nuôi của mình.
Thẩm phán Susie Cameron đồng ý rằng không cho Hoàng được phép đi ra nước ngoài vì có thể Hoàng sẽ không trở lại cho phiên tòa phúc thẩm trong tháng Sáu tới đây.
Công tố viên Andrew Buckland nói rằng Hoàng không có quan hệ với ai tại Úc, mặc dù là một công dân Úc, tuy nhiên Hoàng không có bất cứ quan hệ gia đình và không có tài sản thuộc sở hữu trong nước Úc.
Hoàng đang đối mặt với cáo buộc liên quan đến xử lý tài sản, bị nghi ngờ đây là số tiền thu được của một tổ chức tội phạm. Trước đó, Hoàng đã từng bị bắt tại một Casino ở Thailand vào năm 2012 trong khi đang có trong người gần 1.5 triệu USD tiền mặt.
Các công tố viên nói rằng Hoàng có thể phải đối mặt với một bản án lên đến ba năm nếu bị kết tội .
Theo Công tố viên Buckland , Hoàng không có bất cứ nguồn tài chính nào để chứng minh tài khoản với một lượng lớn tiền mặt mà anh ta đã mang vào một sòng bạc ở Úc Châu.
“Ngoài việc đánh bài, ông không có nguồn thu nhập hợp pháp nào khác ” Buckland nói.
Và theo Buckland , hơn 12 năm, Hoàng đã thua mất gần 8.000.000 USD tại sòng bài Crown – tất cả mà không có bất kỳ thu nhập nào được ghi lại.
Trường hợp của công tố chủ yếu vào phân tích về nguồn gốc tài chính của Hoàng. báo cáo đưa ra, ở xung quanh 7.100.000 USD, số tiền mà Hoàng đánh bạc trong sòng bạc của Úc là ” dẫu không có nguồn . ”
Theo Grace , Hoàng đã giành thắng hơn 2,5 triệu USD tại sòng bài SkyCity Adelaide trong những tuần gần đây, cũng được cho là đã thắng được hơn 600,000 USD tại 2 lần sổ Tattslotto trong năm ngoái. Trong tất cả tài sản, Hoàng tuyên bố kiếm tiền được qua cờ bạc là 90 triệu USD trong 5 năm trước khi ông bị bắt .
Tóm lược theo báo Casinoonline Úc
1. COCC đem tiền cha mẹ cướp được của dân sang Úc ăn chơi đã bị bắt
( COCC- Con Ông Cháu Cha ) - Hoàng đã bị cảnh sát Úc theo dõi 1 thời gian dài và bị chặn bắt khi xách 1 vali đựng 1.2 triệu đô tiền mặt đi vào Crown Casino. Hoàng không thể giải thích được số tiền này từ đâu có, hắn chỉ nói là do ” cha mẹ nuôi ” ở Việt Nam gửi cho.
Peter Hoàng sang Úc năm 1990 bằng visa du học và làm việc, sau vài năm thì xin nhập quốc tịch Úc. Nhưng hắn chỉ học hành qua loa vài năm và làm nhân viên bán điện thoại cho công ty Telstra 1 thời gian ngắn.
Tuy vậy Peter Hoàng lại có rất nhiều tiền mặt, hàng triệu đô, mà không biết nguồn gốc từ đâu. Hoàng ăn chơi trác táng, chơi rất lớn tại các casino của Úc. Riêng tại Crown Casino ở Melbourne, trong vòng 12 năm Hoàng đã thua 8 triệu đô.
Nghi ngờ đây là tiền của phi nghĩa (tiền tham nhũng hối lộ đem từ nước ngoài vào cũng bị coi là bất hợp pháp) nên Hoàng đã bị bắt và truy tố ra tòa. Tòa án đã tịch thu hộ chiếu của Hoàng, không cho hắn trốn về Việt Nam.
Nếu bị kết tội, Hoàng có thể sẽ bị tù 3 năm.
Các COCC đừng tưởng có thể ngang nhiên đem tiền của ăn cướp được của người dân sang xứ giẫy chết mà chơi bời phung phí nhé. Luật pháp của xứ tự do, dân chủ rất nghiêm minh không như luật rừng bao che lẫn nhau như ở VN đâu nhé.
Bị 1 bản án tù ở xứ tự do thì coi như tương lai đóng lại, vì đi đâu cũng sẽ bị tẩy chay, và cái lý lịch xài tiền ăn cướp này sẽ đeo theo cho đến cuối đời, đừng hòng ngóc đầu lên được.
Bài báo nói về việc Peter Hoàng bị từ chối tại sân bay
Nguồn: Chinhluanvn.org
(Visited 471 times, 471 visits today)
This entry was posted in Tin Việt Nam and tagged Con ông cháu cha, tiền tham nhũng hối lộ. Bookmark thepermalink.
1. VC Thủ tiêu để phi tang
‘Vua bạc’ gốc Việt bị bắn chết ở Australia
Cảnh sát phát hiện thi thể một người đàn ông gốc Việt từng tiêu tốn 90 triệu USD vào các sòng bài tại Australia trong công viên ở thành phố Sydney.
Peter Tan Hoang xuất hiện bên ngoài một tòa án tại thành phố Melbourne, Australia hồi tháng 4. Ảnh: SMH
Cảnh sát phát hiện thi thể của Peter Tan Hoang, 36 tuổi, ở đường Dunmore tại công viên Croydon, thành phố Sydney hôm 7/9. Nhân viên y tế không thể cứu Hoang vì các vết thương quá nặng khiến anh chết ngay tại chỗ, tờ Sydney Morning Herald (SMH) đưa tin ngày 10/9.
Cảnh sát chưa bắt nghi phạm nào. Tuy nhiên, họ đang truy lùng hai người đàn ông xuất hiện cùng Hoang tại một cửa hàng McDonalds' vào thời điểm vụ án mạng xảy ra.
Hoang từng hai lần trúng giải xổ số Tattslotto vào năm 2013. Cảnh sát cho biết, trong 5 năm qua, Hoang chi hơn 90 triệu USD trong các trò đỏ đen ở sới bạc. Dù vậy, Hoang khẳng định anh chỉ làm những công việc bình thường với mức thu nhập thấp, như bồi bàn và nhân viên bán hàng tại tập đoàn viễn thông Telstra.
Thi thể của Hoang tại công viên.
Ảnh: Sydney Morning Herald
Nhân viên tại sòng bài Crown nói Hoang là một trong những "khách hàng giá trị cao" và quen thuộc nhất của họ. Hoang từng "đốt" tới 13 triệu USD trong một lần tại sới bạc.
Cảnh sát liên bang từng bắt Hoang ngay tại sòng bài Crown ở Melbourne cùng khoản tiền mặt 1,5 triệu USD vào năm 2012. Họ cáo buộc số tiền ấy có nguồn gốc từ những hành vi phạm pháp và Hoang đang rửa tiền. Hoang sẽ hầu tòa tại Melbourne vào tháng 8/2015 dù phủ nhận các cáo buộc rửa tiền.
Hoàng là một trong những khách quan trọng tại sòng bài Crown ở Melbourne. Ảnh: Sydney Morning Herald
Một số người xác nhận với tòa án rằng Hoang thường mang về một khoản tiền mặt rất lớn, lên tới 1-2 triệu USD, sau mỗi lần rời sòng bạc. Tòa án đã tịch thu hộ chiếu và cấm Hoang xuất cảnh vì lo ngại anh sẽ không trở về Australia để hầu tòa. Anh đã về Việt Nam ít nhất 12 lần từ năm 2000 để thăm bố, mẹ nuôi.
Andrew Buckland, một công tố viên, cho biết Hoang không khai thuế thu nhập suốt 12 năm. Nhưng anh nhận khoản tiền trợ cấp 50.000 USD của chính phủ trong khoảng thời gian từ năm 2001 tới 2007.
Ngoài các khoản tiền đánh bài, anh ta không có nguồn thu nhập chính đáng nào", Andrew nói.
David Grace, luật sư của Hoang, nói nghề nghiệp chính của anh là chơi bài. "Đó là cách anh ấy kiếm sống”.
TS. PHAN VĂN SONG * TRUNG QUỐC RA ĐẠI DƯƠNG
Nửa năm 2014, thử nhận định tình hình chánh trị ( 2
kỳ): Bài 2
Thừa Nước Đục, Hổn Loạn Quốc Tế
Trung Cộng Cũng Cố Tham Vọng Ra Đại
Dương.
Phan Văn Song
Tham
vọng Đại Dương
(đúng theo chương trình của Lui Huaqing vẽ năm
1980 )–
(cf Alexandre Sheldon-Duplaix, “La Marine de
l'Armée populaire de libération de 1949 à nos jours” Revue historique des
Armées, n°230, Paris, 2003 – Ông Liu cũng là ông Tướng Tổng Chỉ huy Hải quân
đầu tiên của Trung quốc chánh thức viếng thăm Huê kỳ năm 1985).
Ra khơi, nghĩa là làm sao thoát qua khỏi
“vòng đai” chạy từ Nhựt bổn xuống đến Mả
lai Á, chạy ngang Đài loan và Phi luật Tân. Vòng đai ấy do Nhựt bổn trấn giữ,
Beijing đã cho “thử” đụng chạm vài lần rồi bằng cho thử tàu lặn len lỏi. (tai
nạn với một tàu lặn nguyên tử trung hoa năm 2004).
Ra khơi, nghĩa là làm sao ra khỏi
vùng biển nông của các biển phiá Đông và phía Nam, để ra Đại Dương, nghĩa là
một vùng biển bao la đi từ Nhựt bổn đến Indonésia ngang qua Đảo Guam, điểm tựa
của lực lượng Hải và Không quân Huê kỳ, vùng Tây Thái Bình Dương. Đau khổ của
Tàu là cái chìa khóa then chốt để
trấn ải giữ Vòng Đai và cửa ngõ thông
thương giữa các biển cạn và Đại Dương, nơi có Hạm đội 7 Huê kỳ đang tuần tiểu,
là … Đảo Đài loan. Đầu năm 2008 nầy, Ông Ko Cheng-heng Thứ
trưởng Quốc phòng Đài loan đã lớn tiếng phản đối những hoạt động quân sự của
Hải quân Tàu chung quanh eo Bashi, eo biển nằm giữa Đài loan và Phi luật Tân.
Khi nào tháo gởi được các chướng ngại vật ấy, Hải
quân Tàu mới có thể nghĩ đến bài toán sau đây: bảo toàn các hải lộ tiếp tế
nhiên liệu vùng Nam Á.
Đường số 1 do các tàu chở dầu loại nhỏ dưới 100
000 tấn, đi từ Phi châu hay Trung Đông đến Trung Quốc qua eo Malacca.
Đường số 2, cùng một xuất xứ, qua hai eo biển Sonde và Gaspar.(2)
Đường tiếp vận số 3, từ Nam Mỹ đi qua hải phận Phi
luật Tân, và
đường số 4, một đường đề thay thế, xuất phát từ
Trung Đông và Phi Châu, len lỏi giữa những eo biển của Indonésia Lombock và
Macassar, Phi luật Tân và tiến vào vùng Tây Thái bình Dương để vào các hải cảng
Tàu. Cái quan trọng là làm sao :
Bảo toàn các cửa ngõ nhập cảng
nhiên liệu:
Nguy hiểm nhứt của các hải lộ nầy là nút thắt
Malacca. 80 % đường tiếp vận nhiên liệu
Tàu đều đi qua nút thắt nầy. Ai cũng có thể chận được cả. Vì vậy, Beijing tìm cách tổ chức những cửa
ngõ bằng mọi giá để dẫn dầu vào Trung quốc :
-Xây dựng và tổ chức một hệ thống đường sắt xuất
phát từ các quốc gia các nước ASEAN với Trung hoa.
-Lắp đặt một ống dẫn dầu từ Sittwe (3) trên bờ
biển Miến Điện ở Ấn độ Dương nối liền với Kunming tỉnh Sichuan trên đất Tàu.
Con đường tiếp vận bằng ống dẫn dầu nầy đang « bị » thương thuyết
lại. Chánh phủ Miến Điện mới đang đặt lại những ký kết giữa Tàu và chánh phủ
quân phiệt Miến điện cũ ;
-Tài trợ các chương trình sản xuất ngoài biển (off
shore) khai thác khí đốt của các quốc gia Á châu ( đặc biệt Thái lan và Miến
Điện ).
-Đang cho
đào một con kinh xuyên bán đảo Kra của
Nam Thái lan ( iện nay phải
thương thuyết, lại vì những đòi hỏi của các dân tộc thiểu số bản xứ hồi giáo).
Kinh đào nầy sẽ giúp các tàu chuyên chở dầu, không
qua ngã eo Malacca nữa mà đi thẳng từ Ấn độ Dương đến Vịnh Thái Lan để đến cảng
SihanoukVille của Cao Miên. Từ đấy hoặc ống dẫn dầu, hoặc xe vận tải đi về phía
Bắc bằng xa lộ Trường Sơn Tây đến Côn Minh.
Mặc dù có những chương trình đầy khó khăn nầy, yêu
cầu hiện nay là phải cũng cố sự độc lập và
an toàn của 4 hải lộ chiền lược tiếp vận nầy. Trước mắt là Hải tặc, sau
đó là những tham vọng, có thật hay nghi ngờ của Huê Kỳ, Ấn độ và Nhựt bổn. Đây
cũng là Chương trình Chánh trị hàng đầu của Trung Ương Đảng Cộng sản Tàu.
Beijing đã xây một lô cơ sở được gọi là “vòng Ngọc trai” (collier de perles),
các cơ sở thường trực nầy nằm dọc theo
tuyến đường tiếp liệu của Trung hoa:. trên các hải cảng của Ấn độ Dương,
quần đảo Cocos thuộc hải phận Miến Điện, ngay
trong vòng thương thuyết lại.
Chittagong và Gwadar thuộc Pakistan.
Trung quốc cũng sửa soạn thương thuyết vơi các
nước Phi châu để mở thêm những hải cảng để yểm trợ đường tiếp liệu của mình.
Tất cả những phương tiện từ tài chánh đến nhơn sự đều được cung cấp tối đa cho
các quốc gia đồng minh để tạo nhựng cơ sở bảo vệ an toàn cho hải lộ tiếp liệu.
Ngoài Huê kỳ là một quốc gia Thái binh Dương,
Trung quốc đang e ngại hai cường quốc khác: Nhựt bổn và Ấn độ. Đặc biệt là Ấn
độ với tham vọng biến Ấn độ Dương là Đại dương của mình. Tổ chức “Vòng Ngọc
trai” của Trung quốc, Ấn độ xem như là một cuộc “xâm phạm chủ quyền” của mình.
Và để bảo vệ Đại dương của mình, Ấn độ đã có ba
Hàng không Mẫu hạm, chiếc đầu tiên ra đời năm 2010, chiếc thứ ba, mua lại của Nga,. Giàn tầu lặn
trang bị bởi Pháp, (theo mẫu chiếc Scorpène), tân tiến hơn giàn tầu lặn Trung
quốc. Đến ngày hôm nay, hai anh vừa láng giềng vừa địch thủ nầy cố sống chung
hòa bình và cố tránh mọi đụng chạm..
Với Nhựt bổn, thời gian vừa qua rất khó khăn
và căng thẳng, Hải quân Nhựt bổn, tân
tiến hơn, mạnh hơn Hải quân Tàu, và vì
nhờ đã thường tham dự tập trận với Hải quân Huê kỳ, kỹ thuật chiến đấu
của Nhựt cao hơn Tàu nhiều. Những kỳ đụng độ vừa qua chung quanh vấn đề tranh
chấp quần đảo Senkiku, Nhựt ở thế thượng phong
Các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, Mả lai Á,
Indonésia, Singapore bắt đầu lo sợ tham vọng bành trướng nầy của Tàu. Các ngân
sách trang bị Hải quân đều gia tăng vùn vụt, tất cả đều lo ngại rằng Mỹ, e vì
bị sa lầy ở Irak và A phú Hản, sẽ không còn sức đảm nhận vai trò bảo vệ
những quyền lợi của mình ở Thái Bình
Dương nữa, mặc dù ngoại trường John Kerry đã xác nhận hướng chánh trị cũng cố
Thái Bình Dương của Tổng thống Obama.
Trung quốc cũng nhận thấy cái khó
khăn của Huê kỳ. Và đây là một cơ hội ngàn năm một thuở, nên các hảng đóng tàu của
Trung quốc làm việc ráo riết, từ các cảng miền Bắc trên Hoàng Hải, đến cực
Nam vùng Nam hải. Những hải cảng, những
cảng trên sông, những đê điều, những hầm trú ẩn của tầu lặn ( cảng quân sự
Sanya trên Đảo Hainan) được trang bị, tân tiến hóa. Nênnhớ 90 % của Phát triển
Trung quốc dựa Hàng hải.
Về mặt sản xuất Thương thuyền, và kiến trúc đóng
tàu dân sự, năm 2005, Trung quốc đã đứng hàng thứ ba vế sản xuất đóng tàu
thương mãi và chuyên chở, sau Nam Hàn và Nhựt bổn.
Cũng nên nhớ là đối với một nhà cầm quyền Cộng
sản, đóng thuyền thương mãi hay đóng thuyền chiến đều do một kỹ thuật cả,
đều do một cơ xưởng cả.
Việt Nam trước tham vọng bành
trướng của Hải quân Tàu :
Để kết luận, sau khi đã đi một vòng “xem dân cho
biết sự tình”, chúng ta cũng phải nhận định là ngày nay, Việt nam là một nhược
tiểu vế mặt Hải quân.
Hoàng Sa, Trường Sa không mong gì
Anh Tàu trả lại. Đó là Sanh mạng của Tàu, đó là Huyết lộ Sanh tử của Tàu.
Không thể làm gì hơn, là phải làm sao chứng minh cho những cường
quốc Âu Mỹ và các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN phải hiểu rõ tham vọng
của Tàu; là sẽ bóp chết các nước có mặt ở bờ biển.
Muốn Chung sống Hoà bình và Hài hòa phải biết nhường nhịn nhau để
sống. Đó là lời tuyên bố của Tàu, còn việc làm là khác. Tàu không chia chác với
ai cả. Về Sanh tồn Tàu sẽ phải xâm chiếm để có đường sanh sống. Việt Nam trên
đường đi của Tàu. Lịch sử Việt Nam đã bao lần chứng minh những tham vọng bành trướng
của Hán tộc về hướng Nam. Bắc thuộc đã hai lần, xâm lăng cũng đã nhiều lần. Một
lần nữa e
rằng cũng gần kề.
Phải vận động các cường quốc Âu Mỹ và các nước
láng giềng phải giúp đở Việt Nam giữ nước,
để giữ cân bằng và an toàn cho khu vực.
Việt Nam phải biết dựa vào Ấn độ, Nhựt bổn để tạo
thêm đồng minh để chia sẻ những quan tâm đối với láng giềng khổng lồ.
Một SEATO (Hiệp Ước Phòng Thủ Đông Nam Á ) phải được lập lại như xưa để chống bành
trướng Cộng sản Tàu, thì ngày nay phải được dựng trở lại để cản Bá quyền Trung
quốc.
NATO đang bảo vệ Âu châu chống Bá quyền Nga, tại sao SEATO không ra đời lại ?
Việt Nam hãy dựa vào Đài loan, dựa vào Nhựt, vào
Nam Hàn, vào Indonésia, Mả lai Á , Singapore,
Phi luật Tân để chận tham vọng Tàu, phải biết dựa vào ba cường quốc Thái
bình Dương là Mỹ, Tân Tây lan và Úc Châu. Úc châu và Tân Tây Lan cùng Mỹ cũng phải tồ chức lại khối ANZUS( Australia,
New Zealand, USA).
Bổn cũ soạn lại ư ? Tại sao không ? Sau Đệ nhị thế
chiến, trừ Việt Nam và Triều Tiên là những cuộc nội chiến do các Cộng sản địa
phương tạo thành.Ở những quốc gia còn lại phương thức nầy thành công .
Thuyết của Ông Obama là lo cho nước Mỹ và người Mỹ
trước. Hy vọng Ông đừng quên cái oai hùng của Huê kỳ và Bổn phận của nước Mỹ
đối với thế giới. Ông cũng đừng quên phía bờ bên kia của Thái Bình Dương,
phía bờ Tây của Thái Bình Dương, phía bờ
của chúng tôi.
Hồi Nhơn Sơn, V ào Thu 2014
Phan Văn Song
Ghi chú:
1/ Tám quốc gia có Hải quân hùng hậu:
-
Huê kỳ : 2,
900, 000 tấn.
-
Nga : 1,
100, 000 tấn
-
Trung Hoa :
850, 000 tấn
-
HG Anh : 470, 000 tấn
-
Nhựt bổn : 432, 000 tấn
-
Pháp
: 307, 000 tấn
-
Ấn độ
: 240, 000 tấn
-
Ý đại lợi : 143, 000 tấn
(Bernard Ptrézelin: Flottes de Combat 2008 Éditions
maritimes et d'outre mer, Rennes 2008)
2/ Eo Sonde ranh giới chia Đảo Java và
Sumatra (Nam Dương Quần Đảo). Eo Gaspar
ranh giới chia ĐảoBangka và Đảo Belitung. Tất cả 4 đảo nầy đều thuộc Indonésia.
3/ Sittwe nằm ở bờ Tây Miến Điện bên bờ Ấn độ
Dương.
Kunming (Côn Minh) là một cảng trên sông tỉnh
Sechuan (Tứ Xuyên ) Nam Trung quốc.
GS. NGHIÊM HOÀNG LY * SỰ DIỄN TIẾN CỦA THOẠI KỊCH MỚI
SỰ DIỄN TIẾN CỦA THOẠI KỊCH MỚI
QUAN NIỆM KỊCH NGHỆ CỦA ANTONIN ARTAUD (1896- 1948 ) VÀ CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO CỦA SAMUEL BECKETT ( 1906-1989)
GS. NGHIÊM HOÀNG LY
Trước
1975, bà Nghiêm Hoàng Ly, giáo sư Pháp văn tại Đại học Văn Khoa Saigon
gửi cho chúng tôi bài biên khảo này để đăng vào tạp chí Văn khoa, nhưng
rồi Saigon thất thủ, anh em bè bạn chúng tôi mỗi người đi một phương. Hôm nay
tìm trong đống sách cũ, thấy bài này, bèn đánh máy để đăng vào Bên Kia
Bờ Đại Dương số 329. Xin giới thiệu cùng độc giả bốn phương, một bài
biên khảo cách đây gần nửa thế kỷ nay mới xuất hiện dưới ánh mặt trời.
Sơn Trung.
I. ANTONIN ARTAUD (1896- 1948 )
Là một thi sĩ, bị rối loạn thần kinh, từ thuở nhỏ và mãi tới năm 24 tuổi mới lành bệnh, Antonin Artaud lên Paris hội kiến với Breton và tham gia cuộc " Cách mạng Siêu thực". Nhưng sau đó,
Artaud tách rời khỏi khóa này, trở thành diễn viên để kiếm ăn cho tới năm gần 40 tuổi. Ông đã từng cộng tác với Pitoeff và Jouvet. Năm 1926, ông thành lập nhóm kịch Alfred Jarry ( cùng với Aron và Vitrac ); ông quay về lý thuyết, " vì không mấy thành công về phương diện thực hành và ông cho in nhiều bài khảo luận phác họa một cuộc canh tân kịch nghệ dựa theo kịch nghệ Á Đông.
"Tuyên ngôn của kịch tàn bạo"(trong cuốn Le Theatre et son Double-1938) trình bày chủ thuyết của Artaud, là một công trình được soạn thảo tỉ mỉ, chủ trương gạt bỏ những phương cách cổ truyền của kịch nghệ Pháp đã đi đến ngõ cụt, đến bước đường cùng vì không thoát khỏi những khuôn phép kịch cổ điển làm tê liệt hết năng khiếu sáng tạo của các tác gia. Theo ông, cuộc cải cách phải toàn diện và kịch mới phải làm cho cảm súc của khán giả trở nên thật là nhạy cảm:" Kịch chỉ có thể trở thành chính nó, nghĩa là nó phải thành lập một phương pháp gây ảo giác thật sự, khi nào nó đã cho khán giả những hố sâu đich thực của mộng ảo khiến sự cưa thyich gây tội ác nơi khán giả, những ám ảnh về dục tình, những sự dã man, những mộng mơ, mà ở một bình diện nội tâm. " (Le Theatre et son Double).
Artaud còn muốn đưa một cải tiến xa hơn: ông từ bỏ kịch tâm lý, ngôn ngữ và bản văn, thoát ra ngoài địa hạt lý tính để đạt đến một cái gì sâu hơn, nghĩa là tới thật gần với con người. Ông đã xây dựng cả một phương pháp rõ rệt và thực tế để đổi thay toàn diện kịch cổ điển của Pháp.
-kịch phải có những thành phần vật chất và khách quan ( tiếng la hét, than vãn, những bất ngờ, những màu sắc rực rỡ của lễ phục, âm điệu hay của giọng nói, sự hòa hợp, một vài nốt nhạc khác lạ, nhịp điệu cdủa động tác, sự xuất hiện của những vật mới lạ...)
-Phải có một đạo diễn cộng tác thật sát với tác gia tạo dựng chung một vở kịch.
-Ngôn ngữ kịch nghệ phải bao gồm cả nhạc, cử động, dáng điệu, đèn và ánh sáng . Những thứ đó tác dụng thẳng vào khán giả, gây cho họ cảm giác thấy sợ, thấy nóng, thấy lạnh, thấy rùng mình.
- Y phục phải theo đúng nghi lễ, dựa trên căn bản những tập tục đã khiến chúng nảy sinh.
-Sân khấu và khán giả được nhập lại làm một với nhau. Khán già ngồi ở giữa phòng trên ghế xoay hầu giúp họ theo dõi vở kịch dễ dàng được trình diễn ở bốn góc phòng. Tuy nhiên có thể thành một điểm trung tâm để tập hợp hay kết cấu những phần cốt yếu của vở kịch.
- Sẽ không có vở kịch viết sẵn mà chúng ta tìm cách tạo dựng thẳng một vở kịch dựa trên những chủ đề, những hành động hay những tác động.
-Diễn viên là thành phần chính yếu. Sự thành công của vở kịch phần lớn tùy thuộc vào họ. Tuy nhiên, họ cũng chỉ là một thành phần thụ động và trung lập, vì mọi ý chí chủ động của họ đều bị khai trừ.
-Sự tàn ác: Theo Artaud, không thể có kịch nếu không có sự tàn ác làm móng, làm nền. " Tính thiện là điều được ước mong, nó là thành quả của một hành vi. Tính ác thì thường xuyên có mặt".
Artaud đã đưa ra làm mẫu kịch nghệ bình dân theo cổ tục xứ Bali, một loại kịch tổng hợp tất cả các thành phần như dáng điệu, ca, vũ, y phục, trang trí, âm nhạc và ánh sáng.
Như chúng ta đã thấy, tư tưởng của Artaud rất quyết liệt và tác phẩm của ông đã gây nhiều tiếng vang. Artaud đã loại bỏ kịch xây dựng trên nền tảng tâm lý, dựa trên ngôn ngữ, những vấn đề xã hội và các đòi hỏi của con người. Ngược lại, ông đã trình bày một quan niệm mạnh bạo và tàn khốc, vượt qua mọi quy luật và phương cách cổ truyền. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thấy phát sinh một cuộc "cách mạng". Kịch nghệ toàn diện hưởng ứng lời ông kiêu gọi. Các tác gia hiện đại cũng không chịu công nhận ông là người đi tiên phong như thi phái Siêu thực công nhận Breton là người chủ xướng sau bài Tuyên ngôn của thi sĩ. Ta chỉ thấy họ vay mượn của ông một vài ý kiến, tuy xác đáng thật nhưng chưa có ai noi theo ông để thành lập một nhóm kịch Tàn Ác. Ta phải nhận thấy giữa Artaud và các kịch tác gia co một cách biệt rõ ràng.
Ở một điểm duy nhất, ta thấy Artaud đã tự mâu thuẫn với chính mình:
- Một mặt ông gạt bỏ kịch tâm lý, xã hội và loại đối thoại Văn chương. Như vậy, nghệ thuật tàn ác của ông đã loại trừ chính Văn chương và không chấp nhận nó là một thực thể của con người.
-Mặt khác, ông bắt buộc Văn chương ( được coi như là một thực tế thiên nhiên ), phải theo đuổi nhiệm vụ khai thác tính Ác để phô bày ra trước mắt mọi người những đòi hỏi, ham muốn vô ý thức.
Sự chống đối của ông nhắm vào đối tượng chính là Văn chương nhưng vẫn đòi hỏi ở văn chương một cố gắng phi thường, phải vượt ra ngoài cả ngôn ngữ. Chấp nhận và theo đuôi Artaud là chấp nhận sự phá sản của ngôn ngữ trong ý niệm đào tạo văn chương lấy phê bình làm nền tảng chủ yếu. Nhưng các năng khiếu và khả năng sáng tạophải thoát khỏi sự phê bình ấy mới phát huy được trọn vẹn. Tài sáng tạo vẫn tùy thuộc ở cá nhân, ở người nghệ sĩ, thi sĩ mà không ở trong tay các lý thuyết gia như Antonin Artaud.
Đặc biệt ta nên ghi nhận giá trị tư tưởng và lý thuyết kịch nghệ củaArtaud có một sắc thái độc đáo dị thường. Trong cuốn Psychodrame et Theatre Modern (Kịch Phân Tâm và Tân Kịch) -Ed.Buchet Chastel,1971-Jean Fanchette, một bác sĩ phân tâm, đã ca ngợi quan điểm của Artaud mà ông coi là một cuộc cách mạng hoàn toàn trong kịch nghệ. Kịch, theo chiều hướng Artaud vạch ra, sẽ quay trở về nguồn gốc nguyên thủy của nó. Đó là những phương cách trị liệu tâm bệnh giải thoát những ẩn ức của con người ( khán giả ). Fanchette coi Artaud như một nhà phân tâm kỳ tài, với loại kịch giải thoát ẩn ức (Psychodrame ) rất gần với quan niệm phân tâm nổi tiếng của Jacob LevyMreno ( một đồ đệ của Freud ) đã sáng tạo ra loại kịch Phân tâm trị liệu mệnh danh là Stegreiftheater (Théatre de la Spontanéité- thoại kịch tự phát ).
II. SAMUEL BECKETT ( 1906-1989 )
Sinh trưởng ở Doublin trong một gia đình theo đạo Tin Lành, Beckett học và tốt nghiệp Đại Học Dublin với bằng Bachelor về sinh ngữ Pháp và Ý. Khoảng 1928 trở đi, ông sống ở Paris và dạy tiếng Anh tại trường Cao đẳng Sư phạm (Ecole Normale Superieure ). Ông bắt đầu dịch những tác phẩm của J oyce và kết thân với các thi sĩ như Breton, Eluard.Ông được bồ nhiệm làm phụ khảo văn chương Pháp tại đại học Dublin nhưng ông từ chức, và bắt đầu đi du lịch qua Ái Nhĩ Lan, Luân Đôn, Đức. Những tác phẩm của ông gồm có : Murphy (1947), Molly (1951), Malone meurt (1951), L'Innombrable (1953)...Sau đó ông chuyển sang địa hạt kịch nghệ với các kịch phẩm En Attendant Godot, Waiting for Godot (1953),Watt (1953), Endgame (1957), Krapp's Last Tape (1958), How It Is (1961). Năm 1969, ông được giải Nobel. Những vở kịch của Samuel Beckett ngay tự lúc đầu đã cho ta cảm giác đồng nhất: tất cả đều gợi ra sự phân hóa của mọi tiêu chuẩn cổ truyền: chủ đề, động tác, kết cấu đều bị giản lược hóa đến mức tối đa, và ngay cả ngôn ngữ cũng trở thành rời rạc. Sự phân hóa những phương thức kịch nghệ cổ truyền mặc nhiên gây sự hủy hoại của thuyết nhân bản và kịch bản Beckett mang nặng sắc thái bi quan.
A.En Attendant Godot (Trong khi chờ đợi Godot)
Trong vở tuồng Trong khi chờ đợi Godot, động tác được giản lược hoàn toàn, chỉ còn lại chủ đề CHỜ ĐỢI nhìn dưới nhiều khía cạnh.
Không gian trống vắng : bối cảnh thu gọn là một thân cây duy nhất biểu hiện sự hiện diện của thiên nhiên bất động trong một vũ trụ chỉ có những đường nét và hình thể tạo dựng tùy ý, vì tác giả đã muốn ta cảm thấy " sự chờ đợi ", một thái độ đặc biệt của tâm trí hội tụ về một điểm duy nhất trong khi ngoại cảnh xem như vô định. Bối cảnh ở đây chỉ có giá trị tượng trưng, thân cây có thể đưọc thay thế bằng một dòng sông hay một tảng đá. Sự vật không quan trọng bao nhiêu và chỉ chứng tỏ sự hờ hững của ngoại cảnh mà thôi.
Thời gian với tính cách tuần hoàn của nó, cũng vô định như không gian, không khởi tiếp cũng không chấm đứt, thời gian điược kéo dài bằng một số chu trình liên tục không ngừng. đo thời gian là vạch một đường thẳng dài trên đó ta cắt ra từng khoảng 24 tiếng đồng hồ đồng nhất rồi cgia ra thành sáng, chiếu tối. Vậy động tác của vở kịch theo thời gian này cũng không có khởi điểm và cũng không có điểm ngưng lại. Hồi II của vở kịch diễn tiến y như hồi I khi cuộc hẹn được tuyên bố dời lại hôm sau, bắt buộc hai nhân vật chính lại phải chờ đợi y như họ đã chờ đợi lúc mở màn.
Trong vở kịch, tác giả xây dựng nòng cốt căn cứ vào những vai tuồng. Họ là những người đang lấp cái khoảng trốngcủa không gian và sự im lặng của thời gian. Phương cách duy nhất áp dụng để tạo dựng sự sống cho vở kịch là ngôn ngữ, thể thức của sự truyền đạt tư tưởng thông thường và suốt vở kịch, ngôn ngữ trải qua mọi giai đoạn, từ lời nói chuyện phổ thông đến loại ngôn ngữ thuần túy triết lý.
- Ngôn ngữ đối thoại ngắt quãng tuỳ thuộc ở nhịp tư tưởng và tình cảm:
ESTRAGON: Hành trang! Tại sao lúc nào cũng xách! Không bao giờ đặt xuống ! Tại sao?
+ Ngôn ngữ lý luận, câu được đặt khúc chiết hơn nhưng vẫn có nhịp mau và hiệu nghiệm:
VLADIMIR: Điều chắc chắn là trong những điều kiện ấy thời gian có dài thật, và nó bắt chúng ta phải lấp nó bằng những hoạt động ma nói sao bây giờ ! Thoạt đầu thấy có vẻ hợp lý nhưng lại là những hoạt động chúng ta đã quen rồi. Mày sẽ bảo tao rằng đó chỉ để ngăn chận đừng cho lý trí mình chìm sâu. Điều ấy đã đành. Nhưng phải chăng lý trí của ta đang vẩn vơ trong đêm đen thường xuyên của đáy đại dương Tại sao thỉnh thoảng ta vẫn tự hỏi như vậy? Mày theo kịp lập luận của tao không hử?
+Nhưng ngôn ngữ cũng có thể bị tan rã. Chủ đề triết lý chỉ còn là những mảnh vụn gần như vô nghĩa tuy vẫn bao hàm rất nhiều khôi hài đen ( humour noir ).
VLADIMIR -"Không phải ngày nào người ta cũng cần đến mình. Nhân loại là chúng ta, dù chúng ta thich hay không thich...Chúng ta sinh ra đều điên cả. Một số người mãi mãi vẫn còn điên".
+ Ngôn ngữ có thể diễn tả những dọ dẫm của tâm trí đi tìm sự thật:
VLADIMIR- " Tại sao hắn ta lại không lấy vẻ tự nhiên? Mình tìm hiểu xem tại sao? Hắn ta không có quyền à? Có chứ!Vậy là hắn ta không muốn. Đó mới là đúng theo lý luận. Và tại sao hắn ta lại không muốn? Tại hắn muốn áp đảo tinh thần chúng ta chăng? Có lẽ tao đã diễn tả sai điều tao nghĩ.
+ Ở thềm chót của mức hiểu biết, ngôn ngữ trở thành máy móc và lấp đầy khoảng trống của tư tưởng:
VLADIMIR - Nói cái gì đi ! Tao tìm đã! Nói bất cứ cái gì đi! Bây giờ chúng ta làm gì? Mình cho Godot!
Sự lập đi lập lại vẫn là phương sách duy nhất gây hài tính, mặc dầu là khôi hài đen.
B. FIN DE PARTIE ( Tàn cuộc)
Trong Fin de Partie, kịch một hồi trình diễn năm 1957, ngay động tác cũng không còn nữa. Tác già đã tạo dựng một màn kịch đặc biệt, bất kể những quy luật thường có.Chủ đề phác họa một cuộc sống thảm não cùng cực. Bối cảnh là một căn phòng trống trải, không bàn không ghế. Beckett đã ghi nhận phần trang trí như sau:
"Ánh sáng xám ngắt. ở hai bên tường bên phải và bên trái, hai cửa sổ nhỏ có rèm đóng kín được đặt trên cao. Cửa ra vào ở bên phải tiền hí đài ( avant scene). Trên tường gần cửa ra vào treo một bức ảnh lật úp. Ở tiền hí đài bên trái, hai thùng rác kê sát nhau được phủ bằng tấm trải giường cũ kỹ. ngay chính giữa... một ghế bành có xe lăn cũng được phủ bằng một tấm trải giường không mới mẻ gì hơn."
Khi lật tấm trải giường ở ghế bành ra thì khán giả mới nhận thấy trên ghế có người ngồi. Đó là Hamm, một nhân vật mù hai mắt, có vẻ buồn nản vì bắt buộc phải dính liền vào ghế lăn. Hắn chỉ còn lại cách duy nhất là hành hạ Clov, đứa con nuôi còn dùng được vì đủ chân, đủ mắt. Cả trăm lần, hắn đòi cho kỳ được đúng một đồ vật, ra lệnh cho Clov đẩy ghế bành của mình di chuyển, hay mở nắp hai thùng rác, ở đấy ló ra hai cái đấu và một thân mình không thấy chân của hai vị thân sinh ra Hamm là Nagg và Nell. Đây là những bộ mặt nhăn nhó chỉ thoáng linh động khi thèm ăn bột hoặc khi trong tân đáy lòng, họ sống lại một it kỷ niệm cũ nào. Cả bốn người tàn tật này cùng ngắm nhyìn sự khổ đau của nhau. Họ không còn gì để chờ đợi, ngay đến cả cái chết đáng ra phải là sự giải thoát cuối cùng. Vở kịch được cực tả sự kiện không gian và thời gian tan rã.
HAMM - Đoạn kết nằm trong đoạn đầu rồi, vậy mà mình vẫn tiếp tục. Vở kịch không thiếu chất hài hước và Beckett thành công hoàn toàn với hài tính đen của ông. Ngay từ lúc vở kịch bắt đầu đã làm ta chú ý những hoạt động của Clov. Với dáng đi cứng cỏi, và chập choạng, anh ta đi tới và nhìn vào cửa sổ bên phải rồi đi lại phía này. Xong rồi hắn tìm một cái ghế đẩu, đặt đặt ghế dưới cửa sổ bên trái, xong lại nhắc ghế sang chửa sổ bên kia, cuối cùng nhìn ra ngoài, cười gằn một tiếng ngắn. Sau đó hắn quyết định thu dọn nhà cửa. Hắn lật tấm trải giường bao phủ hai thùng rác gấp lại, cắp dưới nách, mở nắp một thùng rác, đậy lại rồi cười gằn nữa, tiến lại ghế bành lật tấm trải giường thì Hamm hiện hình.
Tuy chưa một lời nào được thốt ra, người ta đã có cảm giác đang chìm đắm trong một không khí khủng hoảng bất bình thường , giữa một vũ trụ thê thảm và thế gian phi lý, tàn ác, bất nhân. Hài tính rất rõ rệt đúng như lời nói một nhân vật trong vở kịch:
NELL-Không có gì tức cười bằng sự đau khổ! Đó là điều khôi hài nhất ở đời..."
Người ta khó tìm một ý nghĩa rõ rệt cho vở kịch này, vì ở muôn ngàn khía cạnh, chỉ là sự phủ định của triết lý, của tình cảm và tư tưởng mà thôi.Nhân vật tuy sống thực nhưng người ta vẫn có cảm giác chắc chắn là chỉ có khôi hài đen. Beckett cũng nhận thấy tính chất khó khăn, tối nghĩa trong vở kịch của mình, vì tác phẩm cô đọng quá.
-Tác phẩm của tôi là vấn đề phát ra âm thanh căn bản một cách trọn vẹn nhất nếu được, và tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ cái gì khác. Nếu thiên hạ muốn nhức óc về những giai điệu (harmoniques) của âm thanh căn bản ấy , thì đó là việc của họ, chứ đâu phải là việc của tôi.
( VILLAGE VOICE 29-12-1957)
Như thế ta phải công nhận vở kịch mang nhiều hài tính đúng như ý tác giả mong chờ, tất cả những vấn đề triết lý, suy luận đều tùy theo khán giả mà không liên quan gì đến vở kịch của ông. Trong chiều hướng này, vở Fin de partie được coi như đáp ứng đầy đủ hoàn toàn những đòi hỏi căn bản để tạo dựng một vở hài kịch đúng nghĩa của nó vậy.
C. LA DERNIERE BANDE (Cuộn băng cuối cùng )
Vào năm 1960, ở rạp hát Récamier Roger Blin cho diễn vở La Dernière Bande ( Krapp's Last Tape ) bằng tiếng Pháp. Vở kịch chỉ còn có vai Krapp, ông già cận thị, ngồi một mình trong vòng ánh sáng chói lọi, chung quanh đầy những cuộc băng ghi âm thu lại kỷ niệm mỗi kỳ sinh nhật. Màn mở lên : Krapp kéo ngăn hộc lấy một cuộn băng, xong lại xếp vào, mở hộc khác lấy quả chuối bóc vỏ, ngoạm, nhai, nuốt, rồi lật sổ tìm sổ cuộn băng, cho vào máy nghe lại tiếng nói của chính mình trong những năm qua. Vở kịch không muốn ghi nhận sự khác biệt giữa Krapp ngày trươc và Krapp bây giờ vì con người vẫn là một với những cá tính đặc biệt (thích uống rựu, nghiện chuối v.v..) không hề đổi thay, mà chỉ nhấn mạnh vào một điểm là " theo thời gian Hy vọng và Trí khôn" đã mất. Krapp bây giờ phải tìm lại trong tự điển nghĩa những chữ đã dùng hồi trước và theo tuổi già, con người đã yếu dần ( cận thị hơn, điếc hơn, mệt mỏi hơn ), chỉ còn lại sự ưa thích duy nhất: nghe lập đi lập lại chữ " BOBIINE ".
Cuối vở kịch, sau khi nghe từng lớp ký ức chồng chất trong những cuộn băng, Krapp ngồi bất động nhìn khoảng trống ở trước mặt mình. Ngày sinh nhật hôm nay không còn gì phải ghi lại.
Riêng với vở kịch này, ta nhận thấy mối cảm hoài của tác giả qua những kỷ niệm trong đời người như đôi chút hương vị còn sót lại cho một cuộc sống đầy ác mộng kinh hoàng.
D. OH! LES BEAUX JOURS (Ôi ! Những Ngày Vui )
Đây cũng là vở kịch với một nhân vật chính và một nhân vật phụ. Ở hồi đầu, Vinnie xấp xỉ tuổi 50, bị ngập đến nửa người giữa một cồn cát nắng chang chang. Trong khi bà từ từ tụt xuống, đi dần đến cái chết thì xung quanh thế gian đã gần ngày tận thế. Chính ở lúc này mà bi kịch bắt đầu sau lớp màn che của một tấn tuồng hài hước.
Winnie giả tảng như không hiểu gì cả ,không vtrông thấy và không cảm thấy gì và bà tự xây dựng cho mình một thế giới của tâm tưởng với những lời lẽ dùng để lấp khoảng trống vô nghĩa. Bà hồi tưởng những ngày mình vui sướng, nói chuyện, hoạt động lăng xăng. Bà ôn lại những kỷ niệm cũ của một thời xa xưa qua nhiều hình ảnh rời rạc, không liên tục. Tuy nhiên, trò chơi không thể tiếp diễn được vì " sự thật " vẫn cón đó`, và bà phải níu kéoVillie tham dự, nhưng Villie chỉ là một người chồng bất động ở quá tầm tay bà và có mặt ở đây như một nhân chứng bất đắc dĩ, không giúp ich gì được cho bà.
Màn mở lên thì, trước mặt chúng ta, người đàn bà đang ở trong tư thế bất động, chỉ còn nửa người tự do trên mặt đất mà thôi. Bên cạnh bà là một túi xách tay đen, có đủ vật liệu trang điểm tùy thân phụ nữ thường dùng như gương soi mặt, bàn chải đánh răng, kính đeo mắt, chai, lọ,son, và một khẩu súng lục nhỏ, xinh dường như để ghi nhận tư tưởng của nhân vật muốn tự tìm cái chết cho chính bản thân mình nhưng lại là ý định không bao giờ thực hiện.
Bà lập lại từng động tác hằng ngày với một cuộc độc thoại kỳ diệu và không bỏ qua bất kể sự kiện nào dù vô nghĩa nhất ( như theo dõi con kiến đi qua trước mặt ). Bà còn can đảm ngân nga một điệu hát xa xưa quen thuộc ( La Veuve Joyeuse ) trước khi đi vào giấc ngủ ngàn thu.
Với nhân vật Winnie, tác giả đã nhấn mạnh đến sự phi lý của thân phận, của hành động và ngôn ngữ con người. Thượng đế vắng mặt, thiên nhiên bất động và đáng sợ, xã hội khép kín với mỗi tâm hồn là một thế giới riêng tư, con người đối diện với thân phận của mình, đó là những điều mà tác giả muốn nói với chúng ta qua vở kịch. Và ta ý thức một cách rõ rệt sự sâu sắc của bài học tâm lý ấy. Vở kịch chẳng qua chỉ là tấn bi kịch của mỗi người trong chúng ta khi chúng ta cảm thấy sức lực mình suy kém và cuộc sống càng ngày càng rút ngắn. Chúng ta nào có khác gì người đàn bà kia mỗi ngày một tụt xuống nơi cát bụi để mai kia sẽ hoàn toàn bị ngập chìm. Tuy nhiên, vở kịch không hẳn chỉ yếm thế, bi quan. Tất cả sự thê thảm đều được che đậy dưới nụ cười, nụ cười êm dịu, guượng ép, mỉa mai, nhưng vẫn biểu lộ cái cố gắng phi thường của nhân vật chánh: một người đàn bà kiên tâm, can đảm. Đó chính là sự xác nhận tự do của con người trong thế gian hiện thời đang tan rã, bằng cách chấp nhận gần như một thách đố số mạng của chính mình.
WINNIE: Phải, it chuyện nói quá, mà cũng quá it chuyện làm.Cái sợ hãi tột độ thấy: ngày nào đó mình... kiệt lực, có biết bao nhiêu là tiếng đồng hồ trước mặt mình, trước khi đến giờ đi ngủ, mà chẳng có gì để nói, chẳng còn gì để làm, ngày lại qua ngày, có những ngày trôi đi mắt tăm, đến giờ đi ngủ rồi đây mà vẫn chẳng, hay gần như là chẳng nói được điều gì, chẳng làm được việc gì, mối nguy là ở chỗ đó! Mà mình phải tránh.
E. COMEDIE - 1964- ( HÀI KỊCH)
Vở Comédie còn độc đáo hơn nữa . Chủ đề vẫn là một bộ ba thường tình : người chồng ở giữa vợ và tình nhân. Người vợ tin rằng chồng phụ bạc bèn cho theo dõi ông ta, người chồng hứa hẹn thủy chung với vợ và được bà vợ tha thứ nhưng ông này vẫn đi tìm người tình và bị ép buộc phải bỏ vợ.Trong lúc người vợ tưởng mình đã tìm lại được chồng và trong lúc người tình nhân yên chí mình
thành công đắc thắng thì người đàn ông biến mất và ông ta đã tìm thấy sự thanh thản. Thật giản dị, nhưng tác giả không theo lối trình diễn thông thường: và tất cả được xếp đặt như sau:
Ở tiền hí đài, nơi ch ính giữa là ba thùng cao một thước kê liền nhau: ba đầu người hiện ra ở miệng thùng, cổ kẹt ngang: đó là ba nhân vật: F2 người tình, H người chồng, F1người vợ. Ba bộ mặt luôn nhìn về phía trước và bất động. H ọ nói nhưng không nói với nhau mà đây là ba độc thoại được ghép xen kẽ. Một ngọn đèn chiếu thẳng vào mặt người nào thì người đó phát ra tiếng nói. Họ bị bó buộc phải nói, nói rời rạc, và khi nói xong lại phải bắt đầu trở lại. Dần dần, tiếng phát a76m càng ngày nghe không rõ, rồi thì chỉ còn lại những tiếng động và ánh sáng di chuyển. Comédie là vở kịch chứng tỏ tài năng sáng tạo của Beckett và cách trình diễn khác lạ chưa từng thấy bao giờ.
Ngoài những vở kịch trên, ta nên ghi nhận một số tác phẩm nhỏ được truyền thanh: TOUX CEUX QUI TOMBENT ( Những Người Nằm Xuống ), FROM AN ANBANDONED WORK (Từ Một Tác Phẩm Bỏ Dở ), CENDRES (Tro Tàn), PAROLES ET MUSIQUES ( Lời và Nhạc ) là một loại kịch có cử động mà không có lời: ACTES SANS PAROLES (Hành vi không lời nói ).
KẾT LUẬN:
Đối với một công trình đang tiếp tục, chúng ta ghi lại vài chủ đề quan trọng nhất, có thể tiêu biểu cho vũ trụ Beckett : -không gian và thời gian chỉ là những thực thể không có nghĩa: tác giả không cần nhấn mạnh rõ rệt về hai điểm ấy: một con đường với một thân cây (EN ATTENDANT GODOT), một căn phòng giữa đất và biển (FIN DE PARIE ), một cồn cát (OH! LES BEAUX JOURS ). Thời gian vô cùng tận chỉ thực sự có đối với con người không thể chế ngự được nó. Không gian, thời gian, Thượng đế sẽ lập thành một vũ trụ khép kín, không còn ở tầm tay con người.
-Đối với vũ trụ này, lạnh lùng dữ tợn, Con người chỉ là một bộ mặt của Khổ đau: Cả một loạt nhân vật từ Didi, Gogo cho đến Hamm, Clov, Krapp đều là những người khốn khổ mà tác động, lời nói không có nghĩa lý gì, ngoài chú ý bày tỏ sự tan rã tâm lý của chính họ. Họ đã trở thành những người máy có suy tư, nhưng là một sự suy tư khô cằn không đem lại kết quả. Những cử động chỉ dùng để mô tả sự ngu ngốc và vô nghĩa của hành động và mọi thái độ làm nổi bật sự thảm hại của thể xác con người:Vladimir đi những bước nhỏ và cứng đơ, Clov thì chập choạng, và hấp tấp vội vàng, Nagg, Nell, Vinnie thì bất động ở một chỗ, Krapp thì nghễnh ngãng, và những nhân vật này đều gò bó, đóng đô tại những thùng rác, xe lăn...
- Ngôn ngữ không phải là một lối thoát vì nó bất lực hoàn toàn, ngay cả ở chủ đich của nó là sự liên lạc với tha nhân. Ngôn ngữ không bao gồm một ý nghĩa nào, và không thể bảo đảm sự liên lạc, sự thông cảm giữa người với người. Dưới ngòi bút của Beckett, ngôn ngữ chỉ còn là lời lẽ rời rạc, vu vơ, một thứ tiếng không cần thiết cốt để lấp đầy khoảng trống của tư tưởng.
Vũ trụ của Beckett hoàn toàn bị phân hóa và nụ cười của ông thật ảm đạm. Beckett đã lấy sự đau khổ làm nền tảng vcho các vở kịch, một hành động không suy nghĩ, sự tàn tật, mkột tiếng nói vấp đều có thyể làm cho người ta cười qua những vai hề bất đắc dĩ của đời sống thường ngày trong vũ trụ này.
Người ta phải ghi nhận là Beckett không chịu lập luận và bày tỏ quan niệm hay triết thuyết của mình, công trình kịch nghệ của ông thuần túy thiên về kịch tính khôi hài. Những chi tiết nhỏ nhặt nhất liên quan đến vai trò đều được toan tính tỉ mỉ, tinh vi. Ông muốn chúng ta cảm thấy sự phi lý của thân phận con người trong cõi nhân sinh qua những tiếng than, tiếng hét. Trong một tác phẩm nào, kịch Beckett đã tiếp nối công trình của Artaud trong đường hướng xây dựng một loại kịch tàn ác. Phần lớn kịch Beckett khó nghe, khó hiểu. nó chỉ gây ảo giác : phô bày một vũ trụ tàn khốc, nơi mà con người chìm đắm. muốn xây dựng thành công loại kịch này, phải là một thiên tài, khắc phục được ngôn ngữ qua tâm hồn tế nhị, săc sảo và nghệ thuâ kỳ diệu. Beckett thành công nơi chính Artaud thất bại vì không đem ra một công trình sáng tạo đáng giá nào.
Nghiêm Hoàng Ly
SƠN TRUNG * TRUNG CỘNG -VIỆT CỘNG
TRUNG CỘNG -VIỆT CỘNG
Trung cộng và Việt cộng đều xuất thân từ lò sát sinh Lenin, Stalin, và cùng là dân Á châu cho nên có nhiều điểm giống nhau. Nhất là Trung cộng lại là thầy , là cha đỡ đầu, là mẫu quốc của Việt cộng thì hai bên càng giống nhau. Giống nhau cái gì? Xin thưa họ giống nhau về tính tàn ác và gian trá.
I. TRUNG CỘNG
Từ khi Đặng Tiểu Bình lên thay Hoa Quốc Phong, thì ông từ bỏ nhiều chính sách giáo điều và phản khoa học của Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình bỏ chính sách "thành phần", " lập trường giai cấp " khi ông chủ trương " mèo trắng mèo đen nếu bắt được chuột đều tốt " , và ông dẹp bỏ kinh tế chỉ huy mà xoay qua kinh tế thị trường, kêu gọi tư bản đầu tư thì kinh tế Trung cộng khởi sắc. Sự cải cách của họ Đặng chỉ là về kinh tế, còn chính thể vẫn theo cộng sản độc tài chuyên chế.
Tâm lý con người ta khi trong túi rủng rỉnh đồng tiền thì sinh ra kiêu căng và tham lam. Họ có một triệu, họ lại muốn có thêm vài triệu nữa. Nhân dục vô nhai là thế. Họ tìm mọi cách để làm giàu. Gian manh, trộm đạo, hiếp đáp đều có đủ cho những anh chàng có máu gian tham và tàn ác. Trung Cộng cũng không ngoại lệ.
Sự thực tính ác của Trung Cộng, của Mao Trạch Đông vốn là bản chất và truyền thống của những gian thương và bọn đầu trộm đuôi cướp Trung Quốc. Lã Bất Vy là một tên đại gian thương, Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt là những kẻ xâm lược khát máu. Chu Nguyên Chương là một tên cướp. Trung Quốc sản xuất được một vài triết gia nhưng có hàng triệu bọn Lương Sơn Bạc. Khắp Trung quốc mọi thời đều có loạn lạc, đói khát và đầy rẫy bọn cướp cho nên từ thời Vương Mãng, người Trung Quốc từ hạng giàu có, trí thức cho đến dân nghèo đều bỏ nước mà sang đất Giao châu.
Cộng đảng của Mao Trạch Đông cũng là một đảng cướp Lương Sơn Bạc. Họ cũng cướp của, giết người với danh nghĩa " thế thiên hành đạo " và "lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo" cho nên được nhiều người theo. Mao Trạch Đông cũng như Lenin, Stalin luôn tuyên bố yêu hòa bình, chống thực dân, đế quốc nhưng thâm tâm y lại muốn đánh Mỹ, thay Mỹ cai trị thế giới, và muốn nuốt Mông Cổ, Mãn châu,Tây Tạng, Việt Nam. Vì tham vọng này, y đã ủng hộ Việt Cộng để Việt cộng trở thành đội quân lê dương của Trung Cộng trong việc xâm chiếm châu Á và thế giới. Và vì mục tiêu này Trung cộng nuôi dưỡng Nguyễn Tất Thành, Hoàng Văn Hoan, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v.. để bọn chúng trở thành những tôi tớ ngoan ngoản, đẩy Việt nam vào cuộc chiến tranh cho dù đốt cả Trường sơn, cho dù chỉ còn lại người Việt cuối cùng, để rồi Trung Cộng tiến vào tiếp thu Việt nam một cách dễ dàng. Đã thế, Trung Cộng còn biến Hồ Tập Chương thành Nguyễn Tất Thành để việc xâm chiếm Việt Nam dễ dàng hơn.
Không những Trung Cộng muốn chiếm Việt Nam mà Trung cộng còn muốn chiếm cả châu Á. Việt cộng thời Lê Duẩn tố cáo âm mưu của Mao Trạch Đông:
Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:
“Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.
So với các khu vực khác trên thế giới, Đông nam châu Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc, Đông nam châu Á có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên trong 30 năm qua, những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của họ.[1].
Nay thì Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã hung hăng vẽ ra bản đồ lưỡi bò 9 đoạn, nay thành 10 đoạn, và ra mặt đe dọa các nước lân cận trong đó có Việt Nam. Thế giới khắp nơi lên án Trung cộng xâm lược. Báo Điện Tử Dân Trí viết về âm mưu xâm lược của Trung Cộng:
Trong bài viết đăng trên tờ Times of India số ra gần đây, ông SD Pradhan, Chủ tịch Ủy ban Tình báo, kiêm Phó Cố vấn an ninh quốc gia của Ấn Độ đã phân tích sự phi lý của bản đồ khổ dọc mà Trung Quốc vừa phát hành.
Bài báo viết: Ngày 28/6 Trung Quốc công bố một bản đồ dọc mới cho thấy những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền bao gồm cả toàn bộ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các bộ phận của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự kiện này phản ánh động cơ sâu xa của "Rồng Trung Hoa" muốn phá vỡ tan tành thế cân bằng địa chiến lược ở vành bên ngoài của nước này cũng như mưu đồ bành trướng và thiết lập sự bá quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tấm bản đồ dọc khác biệt đáng kể với các bản đồ trước đó. Trước đây các phiên bản bản đồ cho thấy những khu vực nói trên nằm riêng trong một ô thuộc về Trung Quốc. Lần này các vùng này được chỉ rõ là các khu vực của Trung Quốc.Hai nhân tố quan trọng cần phải tính đến khi xem xét lý do Trung Quốc cho ra tấm bản đồ này.
Thứ nhất, đó là phản ứng đối với tấm bản đồ về Trung Quốc mà Thủ tướng Đức Angela Merkel trao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3/2014 khi ông Tập tới thăm Đức. Khi ấy bà Merkel trao cho ông Tập một tấm bản đồ Trung Hoa năm 1735 do nhà bản đồ học Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ và được một nhà xuất bản Đức ấn hành. Tấm bản đồ thể hiện phần lõi của Trung Quốc với dân số chủ yếu là người dân tộc Hán mà không hề có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay Mãn Châu. Các đảo Đài Loan và Hải Nam (cái thứ 2 thì rõ là một phần của Trung Hoa hiện đại, còn đảo thứ nhất thì gây tranh cãi nhiều) được thể hiện bằng một đường biên có màu khác.
Thứ hai, Trung Quốc đang tìm kiếm một cơ hội chứng tỏ cho thế giới một điều rằng Trung Quốc thời nay bao gồm tất cả các vùng mà nó tuyên bố chủ quyền. Và chuyến thăm của Phó Tổng thống Ấn Độ mang lại cơ hội đó.
Tuy nhiên bối cảnh của tấm bản đồ dọc này rộng lớn hơn rất nhiều. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã cố gắng xác lập các yêu sách chủ quyền tại các vùng xung quanh nước này. Chủ nghĩa dân tộc hung hăng và tư tưởng thu hồi lãnh thổ của Trung Quốc là một nét nổi bật trong chính sách đối ngoại và sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Quan điểm cho rằng Trung Quốc phải rửa nhục trong các thế kỷ trước đang chiếm vị trí trung tâm trong quá trình xây dựng chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Đáp lại điều này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố nước ông phải nhớ mình từng là “nạn nhân của ngoại xâm” và hối thúc người Trung Quốc tăng cường phòng thủ biên giới cả trên bộ lẫn trên biển [2].
Tại Diễn đàn An ninh khu vực Đông Nam Á Shangri-La (Singapore), quy tụ hàng trăm nhân vật lãnh đạo chính trị, ngoại giao, quân sự và chuyên gia quốc tế, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong bài phát biểu ngày hôm qua 31/06 tuyên bố Hoa Kỳ không chấp nhận « thái độ gây bất ổn » của Trung Quốc và « sẽ không điềm nhiên tọa thị » nếu trật tự thế giới bị đe dọa. Hoa Kỳ « mạnh mẽ chống lại bất kỳ hành động đe dọa, cưỡng chế, uy hiếp bằng vũ lực để khẳng định yêu sách », bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi « mọi quốc gia phải tôn trọng luật pháp », khi nói về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông, một cách để gián tiếp để lên án Trung Quốc lấy sức mạnh đè người.[3]
Tham lam, ngông cuồng như thế mà người Trung quốc vẫn tuyên bố họ yêu hòa bình, không có tinh thần thực dân đế quốc. Bản tin trên của RFI cũng nhận định về tính chất dối trá của Trung Cộng, một sự dối trá lộ liễu, sỗ sàng:
« Khi tiếp thủ tướng Malaysia Najib Razak khi ông viếng thăm Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa không khuấy động tình hình tại Biển Đông. Tuy nhiên nếu như Việt Nam hay Philippines gây hấn, thì khi đó Bắc Kinh sẽ có phản ứng. Trên thực tế, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng sức mạnh để kiểm soát những vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh luôn khẳng định là thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ nhiều thế kỷ qua.
Cụ thể là qua việc Trung Quốc vào đầu tháng 5/2014 đã đưa giàn khoan dầu đến ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, một vùng biển mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một thí dụ khác cho thấy thái độ bành trướng của Trung Quốc được thể hiện qua việc Bắc Kinh đã cho xây một phi đạo trên một bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, nơi Manila khẳng định là thuộc chủ quyền của Philippines.
Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát đối với cả một khu vực chiến lược như Biển Đông, nhưng đồng thời lại luôn tuyên bố là không muốn để xảy ra xung đột trong vùng. Về mặt chính thức, Trung Quốc luôn hô hào duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. [3]
Tại Đối thoại Shangri-La (Singapore), cũng như tại nhiều quốc gia, bọn đầu gấu Trung Cộng vẫn không ngượng miệng khoe khoang yêu chuộng hòa bình, không có dã tâm bá quyền xâm lược.
Hôm 03.09.2014,một quan chức cấp cao Trung Quốc hôm thứ Tư (3 tháng 9) cảnh báo các nước láng giềng châu Á chớ ngả theo một "đại cường" để tìm cách làm đối trọng với Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải cao của họ, một cảnh báo dường như nhắm vào Mỹ.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời ông Vương Gia Thụy, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, nói rằng nước ông sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ bất kể Trung Quốc sẽ hùng mạnh ra sao.
Phát biểu tại một diễn đàn của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh, ông Vương nói mối lo ngại của các nước láng giềng về sự gia tăng sức mạnh quân sự và chính trị của Trung Quốc trong khu vực là “hoàn toàn không có cơ sở.”
Ông Vương nói việc Trung Quốc trở nên hùng mạnh không nhất thiết là sẽ mang tới vấn đề cho những nước láng giềng.[4].
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh David Cameron tại London vào ngày 17 tháng 6 năm 2014 đã tuyên bố ngon lành: Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và chủ nghĩa bành trướng không nằm trong huyết quản của người Trung Hoa.[5]
Ngày nay, Tập Cận Bình đem hình ảnh Đặng Tiểu Bình để làm bùa hộ mạng, nhưng Đặng Tiểu Bình khôn ngoan che giấu móng vuốt, còn Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình giương móng vuốt hù dọa Á Châu. Hai bên khác nhau làm sao mà giống được mặc dầu cả hai đều mang tham vọng thực dân đế quốc!
Trung cộng hung hăng với Úc, Ấn, Nhật nhưng đến khi Mỹ, Nhật, Uc và Ấn Độ lập liên minh thì bắt đầu sợ cho nên họ Tập vác mặt dầy sang vuốt ve Ấn độ song Ấn Độ dại gì đi theo bọn cướp![6]
Ngọt ngào mà người ta chưa tin huống hồ đã lớn tiếng hăm dọa và ra tay cướp bóc thì làm sao người ta tin!
Trung cộng luôn tuyên bố bản đồ 10 đoạn là không thể đảo ngược, và cho rằng biển Đông là hải phận của họ. Bao nhiêu năm, Trung cộng đã tốn tâm huyết, tiền bạc, thời giờ để chế tạo vũ khí, hỏa tiễn, tàu sân bay.. để thực hiện tham vọng đế quốc. Lẽ nào họ dễ dàng từ bỏ tham vọng đó. Tình hình căng thẳng như thế đó mà Tổng thống Indonesia muốn đứng ra làm trung gian hòa giải [7]. Trong các cuộc tranh chấp, người đứng ra hòa giải phải là người có sức mạnh tinh thần lẫn vật chật cao hơn hai cậu bé giành trái bứa trong Quốc văn giáo Khoa Thư. Indonesia nói mà Trung Cộng nghe ư? Indonesia là cái thá gì mà lớn lối vậy?
Một cái gian manh khác của Trung Cộng là muốn đàm phán song phương để bọn họ bẻ từng chiếc đũa. Bọn Nguyễn Phú Trọng cam tâm chấp nhận nô lệ, chấp nhận bán nước cầu vinh nên đã thỏa thuận hai bên hợp tác khai thác. Đó là một hình thức đầu hàng và phản quốc. Biển Đông là vấn đề quốc tế, phải theo luật quốc tế chứ không phải dùng sức mạnh và gian kế. Tàn ác và gian manh, Trung Cộng sẽ bị cả thế giới tiêu diệt.
II. VIỆT CỘNG
Người ta cho rằng Việt cộng nay chia hai phe, một phe theo Trung Cộng, một phe chống Trung Cộng. Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Cộng còn hết thảy là nô lệ Trung Cộng. Nhưng có người vẫn nghi ngờ con người thật của ông y tá chich thuốc tây hay thuốc tàu?
Cả hai phe đều khát khao TPP, vũ khi sát thương, nhưng cả hai cũng lập lờ trong vấn đề cải cách chế độ và từ bỏ chính sách nô lệ Trung Quốc. Nguyễn Tấn Dũng bị phe Trung Cộng áp chế hay y cũng chỉ là một kịch sĩ đóng tuồng yêu nước? Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Gia Kiểng v.v.. cho rằng bọn họ một duộc mà thôi. Đã là cộng sản tất nhiên chúng nó có ý chí căm thù, ý chí chiến đấu hăng say. Khẩu hiệu của họ là " Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ" như Tố Hữu kêu gào. Họ giết tất cả cho dù là đồng chí anh em, cha me con cái như cộng sản Bolchevish ( phe đa số) giết cộng sản Menchevish (phe thiểu số ), cộng sản đệ tam quốc tế tàn sát cộng sản đệ tứ quốc tế. Tại Việt Nam, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã giết Lê Trọng Tấn, Chu Huy Mân, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái v.v.. Và nay phe Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần toan quật ngã Nguyễn Tấn Dũng cũng là trò đấu đá nội bộ. Trong tháng 9 này, một trung tướng Nguyễn Xuân Tư - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an bị đụng xe mà chết và Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ cũng là trò cọp beo cắn xé nhau. Và bên kia mẫu quốc , Tập Cận Bình triệt hạ phe Giang Trạch Dân cũng không ngoài sự dã man của lang sói
Việt Cộng có nhiều phe đảng mà tay nào cũng nắm quyền cho nên ta không rõ phe nào thực hiện chính sách này, phe nào chủ trương chính sách kia. Tất cả đều bát nháo, mâu thuẫn, trống đánh xuôi kèn thổi ngược...
Việt Cộng đầu hàng Trung cộng nhưng vẫn tỏ ra ta đây yêu nước để che mắt nhân dân ta và thế giới. Trương Tấn Sang nay luôn miệng nói " bất biến ứng vạn biến" để biện hộ cho việc y, Nguyễn Phú Trọng, và Nguyễn Sanh Hùng câm miệng hến, cúi mặt không hề lên tiếng chống Trung Quốc khi Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt nam . Bất biến thì sao lại sai Công an đánh dân và bắt bớ các nhà dân chủ? Bất biến sao biết chạy vạy xin vào TPP? Bất biến thì sao lại sai Phạm Quang Nghị sang Mỹ và Lê Hồng Anh sang Trung Quốc ? Bất biến sao cũng biết đu giây? trò đu giây chỉ là nhất thời không thể kéo dài.Tất cả chỉ là xin xỏ, nịnh bợ và dối trá.
Dân chúng đã nhìn rõ tinh thần đầu hàng và trốn tránh của Việt Cộng. Cộng sản giả dối khi đề xuất khẩu hiệu "ngư dân bám biển " . Khẩu hiệu này chỉ là khẩu hiệu, nghĩa là chỉ nói bằng mồm, nhưng cũng có mục ich thu tiền vì Việt cộng hứa hẹn sẽ xuất ra một số tiền giúp đỡ ngư dân. Nghe mùi cá thịt tanh tao, Việt cộng đàn em bu tới trục lợi:
- Chồng đại gia Diệu Hiền, ông Trần Văn Trí đề nghị cho công ty Trí Việt được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 ngày 7-7-2014 của Chính phủ để nhập, đóng mới 220 tàu vỏ thép (tàu nhập đã qua sử dụng dưới 15 năm). Đồng thời, công ty muốn được hỗ trợ, vay vốn, xây dựng 2 cầu cảng loại I và khu neo đậu tránh bão tại huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang và cảng Trần Đề tỉnh Sóc Trăng.
- Công ty Đức Khải đưa ra kế hoạch nhập 100 tàu cá cũ và xin vay ưu đãi 1.350 tỉ đồng,[8]
GS. Nguyễn Văn Tuấn viết về chủ trương " ngư dân bám biển" của Việt Cộng:
Nhân dân đã phát biểu tình hình Việt Nam hiện tại: lãnh tụ bám ghế, ngư dân bám biển, quân đội bám bờ, tàu bè, vũ khí bám kho...
Trước tình hình như vậy, thế mà gần đây tin cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh công bố quyết định thành lập Lữ đoàn 950 đóng trên huyện đảo Phú Quốc với nhiệm vụ phòng thủ đảo và vùng biển phía tây nam Việt Nam [10]
Tại sao chỉ phòng thủ Phú quốc? Thế Hoàng sa, Trường sa thì sao?
Trung cộng luôn tuyên bố bản đồ 10 đoạn là không thể đảo ngược, và cho rằng biển Đông là hải phận của họ. Bao nhiêu năm, Trung cộng đã tốn tâm huyết, tiền bạc, thời giờ để chế tạo vũ khí, hỏa tiễn, tàu sân bay.. để thực hiện tham vọng đế quốc. Lẽ nào họ dễ dàng từ bỏ tham vọng đó. Tình hình căng thẳng như thế đó mà Tổng thống Indonesia muốn đứng ra làm trung gian hòa giải [7]. Trong các cuộc tranh chấp, người đứng ra hòa giải phải là người có sức mạnh tinh thần lẫn vật chật cao hơn hai cậu bé giành trái bứa trong Quốc văn giáo Khoa Thư. Indonesia nói mà Trung Cộng nghe ư? Indonesia là cái thá gì mà lớn lối vậy?
Một cái gian manh khác của Trung Cộng là muốn đàm phán song phương để bọn họ bẻ từng chiếc đũa. Bọn Nguyễn Phú Trọng cam tâm chấp nhận nô lệ, chấp nhận bán nước cầu vinh nên đã thỏa thuận hai bên hợp tác khai thác. Đó là một hình thức đầu hàng và phản quốc. Biển Đông là vấn đề quốc tế, phải theo luật quốc tế chứ không phải dùng sức mạnh và gian kế. Tàn ác và gian manh, Trung Cộng sẽ bị cả thế giới tiêu diệt.
II. VIỆT CỘNG
Người ta cho rằng Việt cộng nay chia hai phe, một phe theo Trung Cộng, một phe chống Trung Cộng. Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Cộng còn hết thảy là nô lệ Trung Cộng. Nhưng có người vẫn nghi ngờ con người thật của ông y tá chich thuốc tây hay thuốc tàu?
Cả hai phe đều khát khao TPP, vũ khi sát thương, nhưng cả hai cũng lập lờ trong vấn đề cải cách chế độ và từ bỏ chính sách nô lệ Trung Quốc. Nguyễn Tấn Dũng bị phe Trung Cộng áp chế hay y cũng chỉ là một kịch sĩ đóng tuồng yêu nước? Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Gia Kiểng v.v.. cho rằng bọn họ một duộc mà thôi. Đã là cộng sản tất nhiên chúng nó có ý chí căm thù, ý chí chiến đấu hăng say. Khẩu hiệu của họ là " Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ" như Tố Hữu kêu gào. Họ giết tất cả cho dù là đồng chí anh em, cha me con cái như cộng sản Bolchevish ( phe đa số) giết cộng sản Menchevish (phe thiểu số ), cộng sản đệ tam quốc tế tàn sát cộng sản đệ tứ quốc tế. Tại Việt Nam, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã giết Lê Trọng Tấn, Chu Huy Mân, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái v.v.. Và nay phe Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần toan quật ngã Nguyễn Tấn Dũng cũng là trò đấu đá nội bộ. Trong tháng 9 này, một trung tướng Nguyễn Xuân Tư - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an bị đụng xe mà chết và Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ cũng là trò cọp beo cắn xé nhau. Và bên kia mẫu quốc , Tập Cận Bình triệt hạ phe Giang Trạch Dân cũng không ngoài sự dã man của lang sói
Việt Cộng có nhiều phe đảng mà tay nào cũng nắm quyền cho nên ta không rõ phe nào thực hiện chính sách này, phe nào chủ trương chính sách kia. Tất cả đều bát nháo, mâu thuẫn, trống đánh xuôi kèn thổi ngược...
Việt Cộng đầu hàng Trung cộng nhưng vẫn tỏ ra ta đây yêu nước để che mắt nhân dân ta và thế giới. Trương Tấn Sang nay luôn miệng nói " bất biến ứng vạn biến" để biện hộ cho việc y, Nguyễn Phú Trọng, và Nguyễn Sanh Hùng câm miệng hến, cúi mặt không hề lên tiếng chống Trung Quốc khi Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt nam . Bất biến thì sao lại sai Công an đánh dân và bắt bớ các nhà dân chủ? Bất biến sao biết chạy vạy xin vào TPP? Bất biến thì sao lại sai Phạm Quang Nghị sang Mỹ và Lê Hồng Anh sang Trung Quốc ? Bất biến sao cũng biết đu giây? trò đu giây chỉ là nhất thời không thể kéo dài.Tất cả chỉ là xin xỏ, nịnh bợ và dối trá.
Dân chúng đã nhìn rõ tinh thần đầu hàng và trốn tránh của Việt Cộng. Cộng sản giả dối khi đề xuất khẩu hiệu "ngư dân bám biển " . Khẩu hiệu này chỉ là khẩu hiệu, nghĩa là chỉ nói bằng mồm, nhưng cũng có mục ich thu tiền vì Việt cộng hứa hẹn sẽ xuất ra một số tiền giúp đỡ ngư dân. Nghe mùi cá thịt tanh tao, Việt cộng đàn em bu tới trục lợi:
- Chồng đại gia Diệu Hiền, ông Trần Văn Trí đề nghị cho công ty Trí Việt được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 ngày 7-7-2014 của Chính phủ để nhập, đóng mới 220 tàu vỏ thép (tàu nhập đã qua sử dụng dưới 15 năm). Đồng thời, công ty muốn được hỗ trợ, vay vốn, xây dựng 2 cầu cảng loại I và khu neo đậu tránh bão tại huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang và cảng Trần Đề tỉnh Sóc Trăng.
- Công ty Đức Khải đưa ra kế hoạch nhập 100 tàu cá cũ và xin vay ưu đãi 1.350 tỉ đồng,[8]
GS. Nguyễn Văn Tuấn viết về chủ trương " ngư dân bám biển" của Việt Cộng:
Hôm
trước có người (và tôi) thắc mắc ai bảo vệ ngư dân khi họ ra vùng biển
nguy hiểm như Hoàng Sa? Bây giờ thì chúng ta đã có câu trả lời: chẳng ai
bảo vệ họ cả.
Tuần trước, một bộ trưởng nói “Xin ngư dân yên tâm bám biển”. Nhưng
hôm qua, khi được hỏi về vấn đề này, một quan chức kiểm ngư, Nguyễn Ngọc
Oai, cho biết “Không, không.
Chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng chúng
tôi có hạn. Cả vùng biển rộng lớn chúng tôi chỉ có 30 tàu. Chúng tôi
chủ yếu tuyên truyền, quan sát ở xa để theo dõi, để hỗ trợ thôi, chứ
chúng tôi không phải theo để bảo vệ tàu cá”. Ôi, trời đất ơi, ở thế kỉ
21 mà vẫn còn tuyên truyền! Mà, tuyên truyền từ xa! [9].
Nhân dân đã phát biểu tình hình Việt Nam hiện tại: lãnh tụ bám ghế, ngư dân bám biển, quân đội bám bờ, tàu bè, vũ khí bám kho...
Trước tình hình như vậy, thế mà gần đây tin cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh công bố quyết định thành lập Lữ đoàn 950 đóng trên huyện đảo Phú Quốc với nhiệm vụ phòng thủ đảo và vùng biển phía tây nam Việt Nam [10]
Tại sao chỉ phòng thủ Phú quốc? Thế Hoàng sa, Trường sa thì sao?
Tóm lại, Trung cộng và Việt cộng đều là một lũ man rợ, tán ác và dối trá, nhân dân ta và thế giới phải tiêu diệt chúng..
__CHÚ THICH
[1]. SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA.Sự thật, 1979.
[2]. Sự phi lý của bản đồ “đường 10 đoạn”. http://dantri.com.vn/the-gioi/su-phi-ly-cua-ban-do-duong-10-doan-898326.htm
[3].http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140601-dien-dan-shangri-la-trung-quoc-cong-kich-my-nhat-khieu-khich
[4]. Trung Quốc tuyên bố không theo đuổi bá quyền trong khu vực.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-tuyen-bo-khong-theo-duoi-ba-quyen-trong-khu-vuc/2437732.html
[5]. Trung Quốc yêu hòa bình và chống chủ nghĩa bành trướng?
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cn-love-peace-06192014094705.html
[6]. Ấn Độ hòa hoãn nhưng cứng rắn với Trung Quốc.http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140912-an-do-hoa-hoan-nhung-cung-ran-voi-trung-quo
[7].http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140912-bien-dong-tong-thong-indonesia-muon-dung-ra-lam-trung-gian-hoa-gia.
[8].http://nld.com.vn/vnmoney/dai-gia-vay-ngan-ti-mua-tau-ca-xin-uu-dai-qua-da-20140814112040267.htm
[9]. Ai bảo vệ ngư dân?http://bolapquechoa.com/ai-bao-ve-ngu-dan.quechoa/
[10].http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/09/140905_vn_bridgade_phu_quoc.shtml
TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * TƯỞNG NĂNG TIẾN * MARX*
Friday, September 19, 2014
VĨNH KHANH * CHUYỆN VƯỢT BIÊN
Chuyến Vượt Biên Thứ Nhất
Vĩnh Khanh
Trích: "Hồi Ký Vượt Biên"
Thương tặng con trai L.V.S.
Vĩnh Khanh
Trích: "Hồi Ký Vượt Biên"
Thương tặng con trai L.V.S.
Giữa năm 1980, gia đình tôi từ
rẩy đã bỏ về Saigon ở, tuy cũng rất vất vả, nhưng chuyện sinh kế có
phần dễ thở hơn trước. Trước đó không lâu, có người bà con giúp cho em
trai tôi đang ở vào tuổi nghĩa vụ đi vượt biên, và chuyến đi đó đến được
Mã Lai thành công. Mấy tháng sau, lại có một gia đình ở miền Tây đang
tổ chức vượt biên, trước đây chịu ơn của gia đình tôi rất nhiều, thấy
tình cảnh của gia đình tôi khó khăn nên thật lòng giúp đỡ lại. Họ dành
một chổ cho tôi và đứa con trai đi không lấy tiền. Con gái của tôi lúc
đó chưa tròn một tuổi, tôi thật không đành lòng bỏ vợ và con gái ở lại,
nhưng mọi người kể cả vợ tôi cũng khuyến khích và đồng ý để hai cha con
chúng tôi ra đi.
Khoảng tháng 10 năm 1980, một người dẫn đường hướng dẫn cha
con chúng tôi xuống ếm tại Kinh 5, gần Rạch Giá. Chúng tôi hẹn nhau tại
Xa Cảng Miền Tây lúc 5 giờ sáng ngày hôm đó, rồi cùng nhau đón xe đi
Rạch Giá, độ 6 giờ chiều thì tới kinh 5. Dân địa phương ở đây hầu hết là
người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, được chính phủ Ngô Đình Diệm đưa
về đây lập nghiệp, vùng này ngày xưa còn hoang vắng lắm, sau đó dưới sự
hổ trợ của chính phủ đã được khai phá dần, những người dân miền Bắc
định cư dọc theo những con kinh đào với mục đích dẫn thủy nhập điền. Từ
đó kinh 1, kinh 2, 3, 4, 5… cho đến kinh 11 đã trở thành những cột móc
địa lý quen thuộc của người dân ở đây. Đi xe đò mà bảo tài xế, hoặc lơ
xe cho xuống kinh 5, 6… thì họ ngừng ngay tại chổ mình muốn liền.
Xuống xe chúng tôi được một người khác chờ từ trước, đưa xuồng
đi dọc theo con kinh thật lớn thêm khoảng hơn tiếng đồng hồ nữa mới tới
chổ ếm chờ ngày đi, đến nơi thì trời tối mịt rồi.. Chúng tôi được đưa
vào nhà của hai vợ chồng còn rất trẻ, độ khoảng 20 tuổi là cùng. Sau khi
giới thiệu lẩn nhau, được biết người chồng tên B. sẽ đi cùng chuyến sắp
tới với chúng tôi. Hai vợ chồng này rất nhiệt tình và hiếu khách, đã
dành cho cha con tôi một chổ tạm trú tươm tất. Hai ngày tạm trú tại đây,
mặc dù không đi đâu được và rất lo lắng, nhưng nhờ sự tử tế của gia
đình trẻ này, hai cha con chúng tôi cũng thấy bớt căng thẳng.
Hai ngày sau, chưa tới 4 giờ sáng, B. và cha con tôi đã được
sắp xếp từ trước đi trên một chiếc xuồng ba lá nhỏ. Tôi ngồi phía trước
chèo mũi, B. ở phái sau chèo lái, con trai tôi ở chính giữa. Thật sự thì
tôi có biết chèo xuồng hồi nào đâu, lúc còn học sinh có đôi lần đi cắm
trại, cũng có dịp ngồi lên xuồng chèo chơi, nhưng đó là chuyện đi chơi,
chiếc xuồng đôi lúc quay vòng vòng cũng không sao.... còn bây giờ là lúc
phải chèo thật. Nói thì nói vậy, chứ tôi ngồi phía trước là để ngụy
trang thôi, lâu lâu cũng quơ quơ phụ mấy cái cho ra vẻ một chút, chứ
ngoài ra anh chàng B. "thầu" hết.
Đúng là ở đâu thì quen đó. B. chèo gần như một mình từ kinh 5
đi len lỏi theo các sông rạch chằng chịt - chứ không dám đi theo con
sông lớn - từ sáng sớm như vậy cho đến chạng vạng tối thì gần đến cửa
biển mà không thấy anh ta than mệt một lần nào, trong khi đôi cánh tay
tôi như muốn rã ra hết.
Chúng tôi tấp vào một vùng dừa nước rộng, núp sau các tàng lá ô
rô lớn nghỉ ngơi và ăn uống chờ trời tối hẳn mới dám đi tiếp. Đoạn
đường từ đây đi ra cửa biển là đoạn mà chúng tôi lo lắng nhất. Có bị bắt
dọc đường từ sáng đến giờ thì còn có lý do để chống chế, chứ từ chổ này
đi ra cửa biển mà bị bắt thì hết chối cải. Bao nhiêu giấy tờ giả như
cán bộ, công nhân viên chức đi công tác, đi phép… từ đoạn này trở đi,
khi bị bắt thì giấy tờ thiệt cũng trở thành giấy tờ giả cả,vì đi đâu mà
ra cửa biển giờ này, ngoại trừ đi vượt biên thôi... Chúng tôi yên lặng
chèo, cố lợi dụng bóng tối và các khoảng có ô rô, dừa nước để tránh tầm
quan sát của công an biên phòng, lòng thật hồi hợp, căng thẳng. Tôi phải
dặn con tôi từ trước là không được lên tiếng hỏi han, không được ho,
ngay cả muỗi cắn thì ráng xua tay đuổi chứ đừng lên tiếng. Xuồng cứ thế
hướng ra điểm hẹn ngoài cửa biển. Gió lúc này đã có pha hương vị mặn và
mát lạnh của biển lúc ban đêm rồi.
Chúng tôi đến điểm hẹn an toàn. Không nhận thức được lúc đó
khoảng mấy giờ nữa, trời tối đen như mực, chúng tôi tắp xuồng vào một
khoảnh rừng tràm nhỏ đầy bùn trên một doi đất nhô ra biển mà B. đã biết
từ trước. Đây là điểm dừng chân chờ "con cá lớn" của chúng tôi. Lúc còn
chèo xuồng, muỗi đã nhiều rồi, nhưng khi tắp vào chổ này, muỗi còn
nhiều gấp bội nữa. Cứ giơ tay ra rồi nắm lại thật nhanh, ít nhất cũng
bắt được một vài con muỗi trong lòng bàn tay, ngay sát biển mà tiếng
muỗi bay vo ve nghe rõ mồn một. Cũng may B. đã lo liệu từ trước nên có
mua sẵn thuốc thoa chống muỗi, nhờ vậy nên cũng đỡ. Tôi ôm con trai tôi
vào lòng, phủ kín mít lên người nó thêm một bộ đồ của tôi mang theo, vậy
mà thỉnh thoảng nó vẫn xuýt xoa khe khẻ vì bị muỗi cắn. Chúng tôi ngồi
trên xuồng mà hai tay hoạt động lia lịa để đuổi muỗi.
Đến thật khuya "con cá lớn" từ từ lộ dạng. Từ trong bãi núp,
chúng tôi có thể thấy bóng của nó lù lù trên nền trời đen. B. đập đập
nhẹ trên xuồng ra hiệu cho tôi. Chúng tôi yên lặng chờ cho đến khi thấy
một ánh đèn nhỏ chớp lên 3 lần báo hiệu bãi đáp an toàn. B. và tôi hối
hả chống xuồng ra khỏi rừng tràm đầy muỗi đó, bao nhiêu sức lực đổ dồn
vào tay chèo hướng về phía “cá lớn”. Cũng ngay trong lúc đó, từ các khu
rừng tràm nhỏ gần bên, khoảng mấy chục chiếc ghe, xuồng đến núp từ hồi
nào trong đó cũng túa ra như đàn ong, tranh nhau cặp vào "cá lớn"… Tài
công và mấy người trên "cá lớn" hình như đã tiên liệu được tình trạng
lộn xộn có thể xảy ra, cho nên ở hai bên hông "cá lớn" đã có người đứng
cầm sẵn mấy cây tre thật dài ngăn không cho các xuồng nhỏ tấp vào sát,
mỗi bên họ chỉ chừa một lối vào duy nhất cho một chiếc ghe hoặc xuồng
được cặp vào mà thôi, sau khi kéo người trên xuồng nhỏ lên "cá lớn"
xong, họ giở cao thanh tre lên và đạp chiếc xuồng đó ra, để chiếc kế
tiếp vào… cứ thế cho đến chiếc cuối cùng, mọi người được kéo lên xuồng
trong vòng tương đối trật tự theo phương pháp này và sự việc chỉ xảy ra
trong vòng 15 phút là xong.Trên cửa biển lúc bấy giờ trôi lềnh bềnh
những chiếc xuồng không người bị đạp ra lúc nảy, trông thê thảm như một
bãi chiến trường.
Sau đó "con cá lớn" nổ máy hết ga hướng ra biển, mấy người địa
phương rành đường nằm ngay trước mũi "cá lớn" cầm đèn pin rọi phía
trước, lâu lâu la lớn lên:
- Coi chừng vướng đáy ở đằng trước, coi chừng vướng đáy ở đằng trước...
Mọi người la chuyền câu đó ra phía sau để báo cho tài công
tránh các đáy cá của ngư dân đóng ở những bãi cát bồi, chờ nước lớn lên
bắt cá kẹt lại trong đáy…
Hoặc thỉnh thoảng mọi người lại chuyền nhau la lên:
- Bẻ qua trái, bẻ qua trái … có bãi cát bồi đàng trước.
Ai nấy đều phấn khởi ra mặt, la hét rùm trời mặc cho gió lạnh
ào ào thổi. Chúng tôi đã ra giữa biển rồi. Gió mát lạnh hòa lẩn mấy giọt
nước biển văng lên bắn tung toé vào mặt làm tôi tỉnh hẳn. Bao nhiêu lo
âu, căng thẳng cả ngày bây giờ hình như đã được trút bỏ hết. Tôi ôm con
trai vào lòng, hòa chung niềm vui với mọi người mà lòng không khỏi chạnh
nghĩ về gia đình. Như vậy bây giờ chúng tôi đã thật sự xa gia đình rồi
sao??
Chúng tôi bắt đầu ổn định lại vị trí cho mọi người. Đa số đàn
bà và trẻ em đã được sắp xếp xuống dưới khoang hầm ngay sau khi được kéo
lên “cá lớn” trước rồi. Tôi bế con tôi bước xuống mấy bực thang gổ ngay
miệng hầm. Một ngọn đèn bão treo lủng lẳng giữa khoang tõa ra những vệt
sáng vàng vọt tù mù, nhưng cũng đủ để thấy được khắp cả khoang. Ở dưới
hầm đông nghẹt người nằm, ngồi chen chúc nhau, tuy chật chội nhưng ai
nấy đều vui vẽ lắm, tiếng dổ con nít và tiếng người thân gọi hỏi thăm
nhau ơi ới, ồn ào khắp cả khoang. Vì xuống dưới hầm sau, nên cha con tôi
ở ngay vị trí gần dàng máy, trên đầu là cửa lên xuống. Tuy có hơi ồn vì
gần ngay khoang máy, nhưng được cái thoáng mát và không bị ngộp. B.
cũng xuống hầm một lượt với tôi, anh ta nằm cạnh tôi, ngay sát dàng máy
nên được giao nhiệm vụ phụ máy, châm nước giải nhiệt vào máy từ các
“can” nylon 30 lít khi cần thiết. Phía trên khoang có ai đó chuyền xuống
mấy cái thau nhựa để rải rác dưới khoang hầm cho những ai bị say sóng
ói mửa, hoặc tiểu tiện … thì có thể xử dụng ngay vào đó. Trật tự ổn định
dần và mọi người sau một ngày mệt mỏi cũng bắt đầu ngủ. Nhìn thấy con
trai tôi đã ngủ say, tôi cũng thấy an tâm. Lúc này thì tôi thấy mệt mỏi
thật sự, nằm lim dim nghe tiếng máy nổ đều đều và tiếng người nói loáng
thoáng phía trên, tôi rơi vào giấc ngủ hồi nào không hay.
Khi giật mình tỉnh dậy, con tôi vẫn còn ngủ say, nghe tiếng dỗ
và tiếng con nít khóc đâu đó ở phía trong. Tôi không ngủ lại được nữa,
cánh tay tê cứng vì ôm đứa con trong một tư thế quá lâu. Tôi rón rén đặt
nó nằm xuống sát bên B., anh chàng này cũng đang ngủ say sưa, thằng bé
trở mình ú ớ gì đó nghe không rõ rồi ngủ lại, nhìn nét mặt của nó thật
dễ thương. Tôi leo lên trên khoang thuyền nhìn ra phía trước. Trời đã mờ
mờ sáng trên biển, gió lạnh đập vào mặt ào ào làm tôi tỉnh hẳn. Tôi đi
ra phía sau cabin nói chuyện với tài công và mấy người nữa đang đứng hút
thuốc, thấy tôi đi tới, họ mời tôi hút thuốc rồi cười hỏi:
- Bộ nhớ nhà không ngủ được hả??
Tôi cười cười không trả lời và thật ngạc nhiên khi một người
nhìn đồng hồ rồi cho tôi biết chỉ mới có hơn 4 giờ sáng thôi mà trời đã
sáng, thấy rất rõ trên biển. Anh chàng tài công tên H. là người địa
phương, gia đình sống bằng nghề đánh cá trên biển ngay từ khi anh chưa
ra đời và cứ thế truyền tới anh cũng lập nghiệp bằng nghề này. Anh H.
cho tôi biết trên biển trời sáng sớm lắm. Lúc mọi vật sáng tỏ hẳn, tôi
có dịp quan sát kỷ thì ra con "cá lớn" chỉ là một chiếc ghe đánh cá dài
độ 16 thước, ngang độ 3 thước. Trong giới vượt biên lúc bấy giờ, một con
cá "lớn"“ như vậy là ngon lắm rồi. Nhiều chuyến tổ chức khác ghe còn
nhỏ hơn nhiều. Chuyến đi này, gần như toàn bộ đám tổ chức vượt biên
rút hết, mang theo gia đình đi cùng, hơn phân nữa hành khách là dòng họ
bà con của mấy tay tổ chức, cho nên được chuẫn bị khá chu đáo. Tổng
cộng số người trên ghe kể cả trẻ em là 106 người. Họ đem theo khoảng 3
thùng phuy nước, chưa kể mấy "can" nhựa 30 lít nước giải nhiệt có thể
dùng để uống khi cần thiết… thực phẩm rất đầy đủ gồm bánh tét, bánh ú,
củ sắn, cơm vắt, chả lụa… ngoài ra mấy người địa phương còn thủ sẳn một
nồi cơm và một nồi thịt kho bự tổ chảng, ngay cả hơn một chục cây thuốc
lá thơm Sa Mít của Thái Lan và 3 kí lô cà phê cũng được dự trù… máy
chính thì là máy 2 blocks đầu bạc và một máy F10 "sơ cua", nhiên liệu
cũng được tính toán mang đủ cho cả những tình huống xấu… cho nên phải
nói là trong vấn đề tổ chức lần này, không gì có thể chê trách được.
Anh T., người đứng đầu trong nhóm tổ chức cho chúng tôi biết,
anh và các anh em khác đã chi ra hơn 20 cây vàng, chỉ để lo lót cho đám
công an biên phòng và công an địa phương, bằng nhiều ngã khác nhau vận
chuyển số nhiên liệu và thực phẩm “khổng lồ” đó đến nơi an toàn, đợi đến
giờ G thì bốc lên ghe. Khi nghe anh T. cho biết như vậy, tôi thấy rất
yên lòng và cảm thấy mình may mắn đi trong một chuyến được tổ chức kỷ
càng như vậy.
Chính gia đình anh T. này là người trước đây chịu ơn gia đình
chúng tôi, Má của anh và rất nhiều bà con dòng họ anh đã được cô em tôi
chữa hết bệnh mà gia đình tôi không lấy một khoảng thù lao nào. Cho nên
khi Má của anh biết gia đình tôi khó khăn, chính bà đã dẫn anh T. lên
Saigon đến gặp và giới thiệu anh với Má tôi. Trước mặt chúng tôi, bà này
đã nói với anh T. là anh phải cố gắng giúp cho chúng tôi, vì nhờ gia
đình tôi mà bà và nhiều bà con còn sống đến ngày hôm nay… anh T. có hứa
bằng mọi cách sẽ lo cho chúng tôi, đồng thời khi anh biết tôi "đọc được
đồng hồ và xài được giấy, thước kẻ …" (tiếng lóng của dân vượt biên nói
về việc sử dụng được hải bàn, hải đồ và thước đo tọa độ), thì anh thích
lắm vì anh cần một người như vậy, chứ còn mấy tài công đánh cá thì
đánh cá ven biển theo kinh nghiệm, chứ không biết sử dụng những đồ nghề
đi biển này.
Trước đây, khi còn trong quân trường, tôi có được huấn luyện
căn bản về chuyện này, mặc dù không chuyên môn về hải hành, nhưng những
căn bản sử dụng hải bàn và la bàn thì như nhau thôi. Vả lại sau khi
nghiên cứu trên hải đồ cho lộ trình sắp tới, tôi đã vẽ một hải trình 220
độ từ điểm xuất phát đi qua Mã Lai theo hướng Tây Nam... Khi anh T.
nghe tôi giải thích những tình huống bẻ góc để tránh chướng ngại phía
trước, sau đó tính toán để đi lại hướng củ, anh có vẻ tin tưởng tôi lắm.
Anh bàn với tôi để tài công lái từ cửa biển đi ra, sau đó tôi sẽ hướng
dẫn tài công đi theo đúng như lộ trình tôi đã vẽ… Từ đó chúng tôi liên
lạc nhau thường xuyên mỗi khi anh T. lên Saigon bốc thêm khách… cho đến
ngày đi.
Ghe chúng tôi đi đến trưa không có gì quan trọng xảy ra, ngoài
một vài lần thấy xuất hiện trước mặt một chấm đen của một tàu hoặc
thuyền nào đó đang di chuyển, thì chúng tôi bẻ góc về phía trái hoặc
phải… đối nghịch lại hướng của chiếc trước mặt, sau đó đợi khi nó khuất
dạng thì tôi nói tài công bẻ góc ô vuông, tính thời gian từ lúc bắt đầu
bẻ góc lần đầu tiên đi, sau đó trở lại hướng củ trực chỉ về hướng Mã
lai.
Trời xanh trong, sóng lúc này khoảng cấp 2, 3 tương đối yên,
dưới khoang mọi người tuy vật vả vì mệt và say sóng, có vài người ói
mửa, nhưng chưa thấy ai than phiền gì cả.. Chúng tôi bày ra ăn uống, tôi
mang một ít cơm xuống hầm cho con tôi. Thằng bé có vẻ mệt mỏi, khóc rấm
rức và không muốn ăn, tôi ép nó ráng ăn mấy muỗng cơm và cho nó ngậm
một viên kẹo Vitamin C mà chúng tôi mang theo, sau đó tôi nhờ B coi
chừng nó dùm rồi lên phía trên ngồi với tài công H và anh T. Khoảng 2
giờ sau thì bên tay trái chúng tôi xuất hiện xa xa một hòn đảo mà tài
công H cho biết đó là Hòn Sơn Rái.
Chúng tôi tiếp tục đi đến khoảng gần 4 giờ chiều thì gặp một
chấm nhỏ xuất hiện bên tay phải, chúng tôi bẻ góc tránh nhưng bị rượt
theo, sau vài lần bẻ góc như thế mà vẩn bị rượt theo, chúng tôi biết là
nguy rồi. Không biết tàu đó là ai, nhưng chắc không phải hải tặc Thái
Lan, vì chúng tôi còn ở sâu trong hải phận VN, hải phận quốc tế còn xa
lắm... Mọi người nhốn nháo hẳn lên, anh T chuyền xuống hầm tàu cho biết
nếu ai có vàng bạc gì thì hảy tìm cách dấu đi.. Nhiều người trong khoang
hầm đã bắt đầu đọc kinh cầu nguyện. Con trai tôi cũng sợ quá mếu máo
khóc, tôi ẳm nó lên phía trên với tôi và dỗ dành nó, lòng lo lắng vô
cùng. Chiếc tàu đó đuổi theo càng lúc càng gần, ban đầu chúng tôi nghĩ
rằng đó là tàu tuần của công an biên phòng, nhưng đến khi đến gần thì
chúng tôi nhận ra đó là tàu đánh cá KIÊN GIANG 2 qua cái tên được vẽ
thật lớn ở hai bên mũi. Chiếc tàu đánh cá này rất lớn so với thuyền của
chúng tôi, ít nhất là lớn hơn gấp 5, 6 lần và có trang bị súng đại liên
M60 ngay trước mũi, một tên đang đứng sau khẩu đại liên, tay lăm lăm
trong tư thế sẵn sàng . Chúng tôi chưa biết phản ứng ra sao thì một loạt
súng đại liên nổ chát chúa lướt qua đầu làm mọi người hoảng hồn nằm sát
xuống boong thuyền, một tên bên tàu này cầm loa nói to:
- Ai nấy nằm im úp mặt xuống sàn, hai tay ngược ra đàng sau, ai
ngước mặt lên hoặc rục rịch tao bắn chết mẹ hết. Đ. M. tụi bây dám đi
vượt biên hả.
Hắn lập đi lập lại lệnh này và chưởi thề lung tung, sau đó lại
thêm mấy tràn súng thị uy nữa vèo vèo trên đầu chúng tôi. Rồi tiếng
loa vang lên:
- Tụi tao cho người qua đây, đứa nào nhúc nhích tao bắn bỏ liền.
Tôi kéo thằng con tôi nằm xít lại gần, an ủi nó:
- Không sao đâu con, đừng sợ.Con đừng khóc nghe, đừng khóc thì họ không làm gì con đâu.
Tội nghiệp nó sợ quá, nhưng không dám khóc lớn, chỉ thút thít:
- Mẹ ơi, Mẹ ơi... con sợ quá. Ba dẫn con đi làm chi, con muốn ở nhà với Mẹ mà Ba dẫn con đi làm chi vậy.
Nó cứ nói như vậy và khóc thút thít hoài. Trong lòng tôi, một
niềm đau xót khôn tả, mỗi lời của con thơ như dao đâm vào lòng tôi. Thấy
thương nó và tự nhiên ân hận vô cùng. Lúc đó tàu Kiên Giang 2 đã cặp
sát vào ghe chúng tôi. Hai tên bên đó nhảy qua, chúng mang theo một bó
dây nylon, ra lệnh tất cả đàn ông thanh niên ở dưới hầm lên hết bên
trên. Con trai tôi vì đã ở trên sẵn rồi nên chúng để yên cho nó ngồi
cạnh tôi, còn bao nhiêu đàn bà con nít khác thì ở dưới hầm không dược
lên. Chúng lần lượt trói thúc ké chúng tôi lại, sau đó cho chúng tôi
ngồi dậy. Cũng may chúng không trói con trai tôi. Con tôi thấy hai tên
kia thì sợ hải lắm, ngồi nép vào tôi trốn.
Chúng bắt đầu lục xét ghe khiêng đi cái máy F10 sơ cua và lấy
đi cả chục can dầu. Thậm chí những thức ăn để lâu được như bánh tét, chả
lụa… cũng bị bọn chúng mang qua tàu chúng nó. Bọn cướp vừa chuyền nhau
ăn bánh tét vừa cười cợt khả ố lắm. Ban đầu tưởng chúng đuổi theo để bắt
chúng tôi, nhưng bây giờ vỡ lẻ ra, chúng chỉ là những tên hải tặc bẩn
thỉu, không khác gì hải tặc Thái Lan cả. Sau đó chúng xét đến chúng tôi,
nhưng không phát giác được vàng bạc gì cả. Chúng nó bắt đầu nổi cáu
lên, hỏi chúng tôi đi vượt biên mang theo bao nhiêu vàng bạc thì tự động
khai ra đi, nếu không khai, tụi nó xét thấy được thì sẽ bắn bỏ. Ai nấy
đều im lặng, chờ một lát, chúng nó hỏi ai là tài công, ai là chủ ghe, ai
là người tổ chức trong chuyến đi này…
Chúng tôi đã sắp xếp từ trước khi phát giác ra mình bị rượt đuổi, cho nên ai nấy đều trả lời là:
- Không ai thực sự là tài công, cũng không biết chủ chiếc ghe
này là ai, và người tổ chức thì lại càng không biết, vì khi mới xuất
phát từ ghe nhỏ ra thì bị bể, mọi người bỏ chạy tán loạn…và người lái
ghe bây giờ cũng chỉ là một người khách đi thường thôi, vì biết lái nên
đành phải ngồi vào cabin lái chứ anh ta không phải là tài công thực sự
của chuyến đi.
Lúc đó trời đã chiều lắm rồi, mấy tên cướp của tàu đánh cá
Kiên Giang 2 sốt ruột lắm, chúng quát tháo, chưởi thề liên tục. Tên đang
ở sau cây đại liên bên tàu Kiên Giang 2 nóng lòng lắm, cứ thúc dục hai
tên bên ghe chúng tôi lẹ lên, lẹ lên… Cuối cùng không tìm được gì thêm,
chúng định rút lui và cho biết sẽ để chúng tôi đi. Anh T lúc đó lên
tiếng xin lại cái máy F10 và mấy "can" dầu, nói rằng:
- Mấy anh cho chúng tôi đi mà lấy hết dầu thì có khác nào giết chúng tôi.
Chúng nó nói nếu chúng tôi có vàng đổi lấy máy F10 và dầu thì tụi nó sẽ cho đổi.
Anh T hỏi:
- Các anh muốn bao nhiêu??
- 10 cây.
- 10 cây nhiều quá, chúng tôi đi vượt biên đâu có ai mang theo nhiều vàng như vậy??
- Vậy thì 8 cây….
Cuộc mặc cả tiếp tục như vậy cho đến khi chúng chấp nhận 2 cây
vàng đổi lấy lại máy F10 và mấy can dầu. Chúng nó cắt dây trói cho anh T
để anh chui xuống dưới khoang gom góp vàng của tất cả bà con cho đủ số
2 cây vàng, anh bảo tụi nó đừng xuống, vì bà con thấy chúng sẽ sợ hải
và không dám đưa ra. Một lúc sau anh đi lên đưa cho chúng 10 cái khâu,
mỗi cái 2 chỉ mà sau này anh cho chúng tôi biết là đã dấu ở dưới đáy
ghe, đàng sau một miếng ván, không ai có thể biết được.
Lúc bấy giờ, trời đã chạng vạng tối, chúng nhận được vàng từ anh T. rồi, thì cười hô hố và chưởi thề:
- Đ.M. Tụi bây đi vượt biên mà sao nghèo quá vậy?? Có hai cây
thì còn khuya mới đổi máy F10 cho tụi bây. Bao nhiêu dầu còn lại cho tụi
bây, đủ đi tới Thái Lan rồi, còn đòi gì nữa.
Xong chúng nhảy trở về tàu Kiên Giang 2 và quay mũi đi mất.
Chúng tôi ai nấy còn bàng hoàng về diễn tiến vừa qua, mọi người cởi trói
cho nhau và kiểm điểm lại dầu nhớt, lương thực xem còn bao nhiêu. Tình
trạng quả thật thê thảm! Lương thực không còn nhiều chỉ có một nồi cơm
to, cũng đã bị hai thằng hồi nảy đá đổ vương vãi trên sàn ghe, một ít củ
sắn, một ít bánh tét và bánh ú… ngoài ra đã bị chúng nó cướp đi hết
rồi. Dầu thì chỉ còn lại 3 can, trong máy vẫn còn nhiều. Theo như sự
tính toán của tài công H. với lộ trình mới tôi vẽ và đo lại thẳng qua
Thái Lan thì cũng đủ cho chúng tôi đi được tới Thái Lan. Nước còn nguyên
nên không sợ thiếu, mọi người họp lại bàn bạc và quyết định đổi hướng
đi Thái Lan. Chúng tôi sẽ dè sẽn lương thực, nếu không có xảy ra thì
nhịn đói 2, 3 ngày nhằm nhò gì, ưu tiên lương thực cho trẻ em và đàn bà.
Cái chúng tôi lo lắng là nhiên liệu, nhưng chuyện đã tới nước này rồi
thì đành liều thôi.
Ghe chúng tôi đi thêm không bao lâu thì trời nổi gió càng lúc
càng lớn, từng cơn gió giật mạnh dữ dội, những đợt sóng dâng cao như một
tòa nhà đen thui khổng lồ đổ ập xuống chiếc ghe nhận chìm nó rồi thình
lình nâng bổng nó lên lại, như thể ghe chúng tôi là một chiếc lá trong
một thau nước lớn và có ai đó giơ tay quậy mạnh thau nước lên. Đây là
điều mà trong khi nói chuyện hồi sáng sớm, tôi có nghe anh T. và tài
công H. đề cập và lo sợ: Đó là mùa này thỉnh thoảng có gió chướng nổi
lên. Không ai biết được chính xác lúc nào có gió chướng. Đôi khi trời
đang tốt đẹp, thình lình gió nổi lên thật dữ dội như một cơn bảo lớn
trong một thời gian ngắn chừng mấy tiếng đồng hồ, sau đó trở lại êm như
không có gì... Cái nguy hiểm của gió chướng là gió giật mạnh từ nhiều
hướng khác nhau, cho nên rất khó nương theo chiều gió để lướt sóng… và
thiệt là xui xẻo, chúng tôi đang lâm vào cảnh này đây!!!
Trừ tài công H. và một tài công phụ ở trên cabin, mọi người
rút xuống hết dưới hầm. Ghe chòng chành như muốn lật và rung chuyển thật
dữ dội theo từng đợt lên xuống như vậy. Trong hầm chúng tôi nghe tiếng
răng rắc chuyển mình của thân ghe vang lên mà không khỏi hải hùng. Chúng
tôi có cảm tưởng chiếc ghe chỉ đứng một chổ chịu trận với sóng gió chứ
không tiến thêm được chút nào cả!! Trong hầm ai nấy đều hoảng hốt lo
sợ, tôi ôm con trai trong lòng miệng lâm râm cầu nguyện không ngừng, một
số người đạo Công giáo bắt đầu hát thánh ca cầu xin Đức Mẹ, nhiều người
đã ói mửa tùm lum, ban đầu còn chuyền cho nhau những thau nhựa để hứng,
nhưng ghe chòng chành quá mạnh, mọi người ngã chúi vào nhau, nên bao
nhiêu đồ ói mửa văng tung toé cả lên, sau đó thì ai buồn nôn thì cứ việc
ói mửa tại chổ, không ai còn để ý đến những tiểu tiết gì nữa. Tiếng con
nít khóc la, tiếng người nhốn nháo khắp nơi hoà lẩn với tiếng hát thánh
ca cầu nguyện đã bắt đầu tạo nên một sự hổn loạn, mất trật tự trong
khoang hầm!!
Sau khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ như vậy tình trạng chẳng những không
khá chút nào mà xem ra còn có phần tồi tệ hơn. Chúng tôi bàn với nhau
là phải tính như thế nào chứ không thể tiếp tục đi như vầy được nữa. Về
phía bên tay phải, chúng tôi có thể thấy mờ mờ đảo Phú Quốc nhưng còn
quá xa , bên tay trái thì Hòn Sơn Rái gần hơn. Chúng tôi quyết định phải
tìm cách tránh bão trước rồi mới đi tiếp. Nếu đi về phía đảo Phú Quốc
thì chúng tôi vẫn tiến về phía đàng trước của lộ trình, nhưng xa quá
không biết chiếc ghe có thể chịu nổi với cơn bão không. Còn quay lại Hòn
Sơn Rái bên phía trái gần hơn, nhưng quay trở lại như vậy là ngược với
lộ trình sẽ phải tốn nhiều nhiên liệu hơn. Vì số đàn bà trẻ em trên ghe
đông quá, chúng tôi không dám liều nên sau khi bàn bạc chúng tôi quyết
định bẻ trái quay về Hòn Sơn Rái với dự tính núp tránh về hướng dưới
gió, chờ qua cơn bão rồi sẽ đi tiếp.
Chiếc ghe vượt sóng, lê lết mãi cũng tới được Hòn Sơn Rái, lúc
đó đã khoảng 11 giờ đêm rồi. Tài công vòng lại phía sau và ép sát từ từ
vào hòn đảo để núp gió. Bổng ghe va chạm vật gì, trườn lên nó vang lên
những tiếng động liên tục nghe thật khiếp vía. Có tiếng nhiều người la
lớn:
- Đụng đá ngầm rồi, đụng đá ngầm rồi. Coi chừng, lùi lại mau.
Tài công H. cố lui ghe trở lại, nhưng bị mắc kẹt không xoay
chuyển gì được cả, chúng tôi ngồi trong hầm nghe tiếng lườn ghe chạm đá
dưới nước vang lên những tiếng rợn cả người. Té ra vì trời tối không
thấy đá ngầm dưới nước và vì không rành vùng biển chung quanh Hòn Sơn
Rái, nên tài công đi lạc vào vùng đá ngầm hồi nào không hay, đến khi bị
kẹt thì đã muộn rồi, xoay trở cách nào cũng không ra được. Cuối cùng
chân vịt chém vào đá ngầm cũng bị gảy luôn. Ghe vẫn nổ máy nhưng không
điều khiển được nữa cứ thế lắc lư theo sóng lớn đập ra đập vào trên đá.
Nước bắt đầu tràn vào dưới lườn ghe, mọi người nhốn nháo, náo động hẳn
lên.
Chúng tôi đưa một số đàn bà và trẻ em lên trên khoang cho
trống chổ rồi thi nhau tát nước bằng tất cả dụng cụ có thể kiếm được
trong lúc đó: thau nhựa, lon, các can nhựa cắt ra phân nữa… nhưng không
thể nào tát hết nổi. Cuối cùng chuyện tới phải tới: Ghe bắt đầu bể ! Mọi
người được kéo nhau rời khỏi khoang hầm lên trên, cũng may nước lúc đó
tràn vào nhưng vẫn còn ở dưới lườn ghe, mới vừa ngấp nghé lên khoang hầm
chứ chưa ngập nhiều. Tôi dựng con trai tôi ngồi dậy vì nó đang say
sóng, nằm dật dờ. Con tôi mở mắt ra nhìn tôi và trong cảnh hổn loạn như
vậy, nó hỏi tôi một câu mà suốt đời không bao giờ tôi có thể quên được:
- Tới rồi hả Ba??
Tôi ứa nước mắt, trả lời con:
- Không phải đâu con, ghe bị vô nước rồi mình sẽ phải nhảy xuống…
Tôi cố giữ bình tĩnh dặn dò thằng bé:
- Con phải nhớ kỷ. Ôm Ba cho chặt, không được buông tay ra,
con nhớ chưa?? Ba sẽ bơi vào bờ, dù có xảy ra chuyện gì con cũng phải ôm
chặc cổ Ba nghe. Nếu con buông tay ra là bị trôi đi mất, Ba không cứu
được, con biết không??
Tôi dặn đi dặn lại thằng bé như vậy, nó sợ hải quá đến độ
không khóc nổi nữa, chỉ biết trả lời dạ dạ và gật đầu lia lịa. Tôi chụp
một can 30 lít nước dùng để giải nhiệt máy, đổ nước ra hết với ý định sẽ
dùng nó như một cái phao. Vừa đổ nước trong can ra, tôi vừa nói thầm
với con như thay cho một lời trối:
- Con ơi nếu có mệnh hệ nào, xin con đừng trách Ba. Ba muốn
cho tương lai con tốt đẹp mới dẫn con đi theo, chứ Ba đâu muốn dẫn con
vào chổ chết đâu... - Rồi tôi bắt đầu cầu nguyện liên tục -.
Lúc này mọi người trong hầm hầu hết đã lên khoang trên, có nhiều
người đã nhảy xuống biển rồi. Ghe thì nghiêng bên này, lật bên kia theo
nhịp sóng đập vào, rút ra… Tiếng la hét, tiếng gọi tên nhau ơi ới… chen
lẩn với tiếng gào thét của sóng gió thành một cảnh tượng hải hùng chưa
từng có. Tôi cõng con lên vai, bắt nó bám thật chặc cổ tôi, xong ôm cái
can không 30 lít, dặn dò thằng bé một lần nữa rồi loạng choạng bước ra
mép ghe để chuẩn bị nhảy xuống. Khi đến mép ghe nhìn xuống, tôi thấy một
thanh niên trẻ đang đứng dưới nước, mực nước chỉ ngang đến ngực cậu ta
mà thôi. Té ra chiếc ghe đã vào đến gần bờ quá mà không hay, mực nước
không có sâu như tôi đã lo sợ. Tôi mừng quá la lên và gọi cậu ta thật
to, chàng thanh niên ngước lên nhìn chúng tôi. Tôi la lớn:
- Em ơi ! Em làm ơn đỡ dùm con tôi một chút cho tôi nhảy xuống…
Cậu ta đưa hai tay lên đón, tôi nằm sát xuống sàn ghe, chuyền thằng con xuống an toàn xong xuôi rồi mới nhảy xuống nước.
Nếu phải kể hết những giây phút vui mừng, sung sướng nhất
trong đời mà tôi đã từng trãi qua, thì đây chính là một trong những giây
phút này! Tôi cõng con lại trên vai mà lòng tràn ngập một niềm vui
không tả được, mặc dầu vẫn còn trong vòng nguy hiểm nhưng cái cảm giác
sợ hải lúc nảy tự nhiên biến mất, khi biết mình còn hy vọng sống sót .
Trời tối thui! Chung quanh lúc bấy giờ bà con cũng đã nhảy
xuống đầy hết, mọi người dắt dìu nhau lội nước đi vào bờ. Tiếng la hét
gọi tên người thân ầm ỉ náo động cả một vùng. Đoạn đường từ chổ chúng
tôi nhảy ra khỏi ghe vào đến bờ không xa, nhưng vì sóng lớn quá và lổ
chổ đầy đá ngầm dưới nước nên rất khó đi, cứ nương theo sóng đi vào được
mấy bước, lại bị sóng cuốn ngược trở ra, đôi khi bị té chúi nhủi xuống
nước. Chật vật thật lâu cuối cùng cha con tôi cũng vào được ghềnh đá lớn
tiếp giáp với bờ. Nơi đây không có bờ cát, chỉ toàn là đá với đá. Tôi
loay hoay leo lên ghềnh đá đó, mặt đá trơn tuột và đầy những con hào bám
vào làm tay tôi bị cứa đứt hết, mà vẫn không leo lên được, định đi vòng
kiếm chổ thấp hơn, nhưng sau một hồi mò mẩm, không thấy có chổ nào thấp
hơn cả. Tôi quặp ngược và cõng con tôi về phía trước bụng, rồi một tay
giữ nó, một tay lần mò cởi áo, sau đó tôi cõng con ra lại sau lưng, xé
áo cuộn vào hai cánh tay và tìm cách leo lên lại ghềnh đá để vào bờ. Nhờ
vải áo cuộn chung quanh đôi tay nên tôi bám vào những con hào trên đá
không còn bị tuột xuống nước nữa, tôi nương theo một đợt sóng lớn vổ
vào, trườn lên được trên ghềnh đá, sau đó tiếp tục trườn về phía trước
cho đến khi sóng không còn tới chổ chúng tôi nữa, tôi mới đứng dậy, lần
mò đi vào bờ.
Đến đây thì đã qua cơn nguy hiểm. Tôi hỏi thăm con tôi thì may
mắn quá nó không bị gì cả , ngoài cái lạnh làm nó cứ run lên bần bật
không ngừng và vì sợ quá nó cứ ôm chặt lấy tôi, rấm rức khóc chứ không
dám kêu ca tiếng nào. Còn tôi thì người mệt rã rời, hai cánh tay và cả
người rát rạt vì bị hào cứa nát như có ai lấy vật gì bén nhọn cắt ngang
dọc cùng khắp . Tôi kiếm một hốc đá to khuất gió cởi áo quần con tôi vắt
khô và phơi trên đá, sau đó ôm thằng bé vào lòng lấy thân nhiệt trong
người hơ ấm nó và cố dỗ cho nó ngủ.
Chúng tôi trãi qua một đêm lạnh giá trong hốc đá như thế, cũng
may thằng bé mệt quá nên cuối cùng cũng ngủ được. Tôi ôm con trong lòng
nằm chờ trời sáng mà lòng dạ rối bời, đầu óc cứ nghĩ ngợi lung tung
không biết số phận mình rồi sẽ ra sao?
Trời mới vừa tờ mờ sáng, đã nghe tiếng người nói chuyện, gọi
nhau inh ỏi làm con tôi giật mình thức giấc. Quần áo của nó phơi trên
tảng đá bên cạnh nhờ gió nên cũng ráo hết nước, tôi lấy mặc lại cho con.
Đến lúc này thằng bé mới xuýt xoa kêu đau. Té ra hai chân và đầu gối
của nó cũng bị trầy trụa khá nhiều mà đêm qua có lẽ vì sợ quá nên nó
không biết đau và tôi cũng không phát giác được. Nó vừa đau đớn vừa sợ
khi thấy cả người tôi bị chằn chịt những vết cắt nát bấy nên cứ khóc rấm
rức hoài, miệng thì cứ kêu Mẹ ơi, Mẹ hỡi nghe thật là não lòng... Tôi
vỗ về an ủi và bồng nó ra khỏi hốc đá.
Mọi người đang đứng trên các ghềnh đá chỉ trỏ xôn xao. Tôi đến
gần thì thấy chiếc ghe đêm qua đã bị sóng đánh, đập vào đá tan nát hết,
những mảnh gỗ và đồ vật cá nhân trôi lềnh bềnh cả một khoảng rộng. Cũng
may tôi tìm lại được cái túi xách nylon đựng vài bộ quần áo, thuốc tây
và những thứ cần thiết mang theo cho chuyến vượt biên đang trôi gần đó.
Mọi thứ còn y nguyên trong túi xách nhờ thế tôi có áo để thay. Chúng tôi
hỏi thăm từng người xem có ai bị gì không… rồi chia nhau ra các hốc đá
kêu tìm những người còn ẩn núp đâu đó. Mặt trời bắt đầu lên, chúng tôi
tập họp lại và thật là may mắn, không một ai trong chúng tôi bị thương
nặng cả. Đa số chỉ bị trầy trụa do đá và hào cắt mà thôi.
Chưa một ai trên đảo phát giác ra chúng tôi. Té ra phía sau
của Hòn Sơn Rái này đầy đá và địa thế hiểm trở, cho nên không có ai ở
phía này cả. Lan ra xa cả 2 phía là vách đá dựng đứng và biển, không có
đường nào đi vòng. Chúng tôi bàn tán một hồi rồi quyết định leo núi đi
lên, sau đó sẽ tìm đường đi vòng ra phía trước tìm gặp cơ quan địa
phương trên đảo để nộp mình, chứ không còn cách nào khác hơn. Anh T. và
hai người trong đám tổ chức dặn dò mọi người khi trình diện sẽ khai y
như lời anh ta dặn, đại khái giống như lúc nói với đám hải tặc của tàu
Kiên Giang 2 là chuyến đi này không biết ai tổ chức, không biết ai là
tài công… các ghe nhỏ trên đường ra cá lớn thì bị bể nên những người tổ
chức và tài công trốn mất rồi… Anh T. nói rằng giá nào anh cũng sẽ trốn
vào đất liền để lo cho cả ghe trong đó có gia đình và bà con của anh
nữa… Nếu anh bị kẹt thì không có ai lo được… anh cho biết là những
chuyến tổ chức vượt biên bị bắt mà không có chủ chốt thì sẽ dễ lo hơn…
Qua chuyến đi này, mọi người đã biết là gia đình của những
người tổ chức chiếm hơn phân nữa, trong đó có cả vợ con họ… và biết
những người tổ chức này rất thật lòng cho nên chúng tôi tin lời các anh.
Chúng tôi nói có cơ hội tới thì cứ trốn, còn chúng tôi sẽ khai y như
vậy. Sau đó già trẻ lớn bé 106 người bắt đầu leo núi tìm đường vòng ra
phía trước đảo để trình diện cơ quan địa phương. Người lớn bồng bế con
nít, người khoẻ dìu người yếu… chúng tôi cứ thế men theo những tảng đá,
đi lên núi sau đó tìm đường mòn đi vòng ra phía trước như đã bàn tính.
Khi những người dân đầu tiên trên đảo nhìn thấy chúng tôi thì
mặt trời đã lên cao lắm rồi. Họ ngạc nhiên nhìn chúng tôi bồng bế nhau
đi cả đoàn như thể từ một hành tinh xa xôi nào lạc loài tới. Sau khi
nghe kể vắn tắt câu chuyện bị nạn bể ghe đêm qua… họ hướng dẫn chúng tôi
đi xuống làng. Dọc đường đi, dân chúng trên đảo túa ra xem, họ nhìn đám
đàn bà trẻ con chỉ trõ bàn tán xôn xao và tỏ vẻ thương hại lắm. Một
người nào đó mang nước ra, lập tức tiếp theo nhiều người khác cũng chạy
vào nhà mang nước, bánh trái, có nhiều người chặt dừa cho chúng tôi uống
nữa... được một lúc thì có hai tên công an đi tới giải tán đám đông dân
chúng và hướng dẫn chúng tôi đến trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã Sơn Rái. Tại
đây chúng tôi kể lại câu chuyện vượt biên bị nạn, chúng tôi cũng kể
luôn vụ bị tàu đánh cá Kiên Giang 2 cướp… và khai y như đã sắp đặt từ
trước.
Lúc này tôi để ý thì anh T. và hai người khác thuộc nhóm tổ
chức đã trốn đâu mất hồi nào không biết, trong khi dân chúng túa ra xem
và cho chúng tôi ăn uống, họ đã nhân cơ hội này lặn mất tiêu… nên chính
thức trình diện kể cả trẻ em chỉ còn có 103 người. (Sau này mới biết
anh T và hai người kia móc nối được một ngư dân trên đảo trong khi ngồi
uống nước, họ đã tung vàng ra mua chuộc được người này, đưa trước cho
ông ta 2 cây vàng và bảo đảm nếu đưa được họ vào bờ an toàn, ông ta sẽ
được thêm 6 cây vàng nữa… nên nhớ là vào thời bấy giờ 1 cây vàng rất
lớn).
Làm thủ tục "nạp mạng" tại UBND Xã xong, vì không có chổ chứa
hết tất cả mọi người, họ cho chúng tôi đi vào làng xin dân chúng chổ tá
túc, dặn chúng tôi mỗi ngày hể nghe loa thì phải tập hợp lại điểm danh,
chờ tàu trong đất liền ra đón về nhốt.
Dân cư trên Hòn Sơn Rái này chỉ độ mấy chục nóc gia, hầu hết
sống bằng nghề đánh cá hoặc làm nước mắm. Dân chúng trên đảo khá sung
túc và không ai tha thiết tới chuyện vượt biên cả . Công an hoặc nhân
viên trong Xã đa số là thân nhân của dân trên đảo, họ lập nghiệp nhiều
đời nên mọi người đều quen biết lẩn nhau và thân tình lắm. Một điều
chúng tôi không bao giờ quên là người dân ở đây rất hiếu khách và tốt
bụng. 103 người chúng tôi tãn mác ra, ai ai cũng được đón tiếp rất niềm
nở, chúng tôi chia nhau ra xin tá túc khắp làng. Cha con chúng tôi được
gia đình của bác Bảy cho tá túc. Tôi không bao giờ quên được gia đình
này, bác Bảy lúc đó đã hơn 70 tuổi rồi mà còn khoẻ mạnh lắm, Bác gái thì
lúc nào cũng vui vẽ, hai con của bác lập gia đình rồi cũng cất nhà ở
sát bên cho nên gần như là một đại gia đình. Mọi người nhìn thấy con tôi
đều thương lắm và cứ trách tôi là nó còn nhỏ quá, dẫn nó đi vượt biên
làm chi cho khổ dữ vậy. Bác Bảy nói:
- Mấy người chính quyền ở đây không dám làm khó tụi tui đâu.
Họ mà rục rịch một cái là ngủ một đêm tới sáng đảo này trống trơn liền.
Nhà nào cũng có ghe cộ và sống với biển cả từ nhỏ đến lớn. Chuyện vượt
biên đối với tụi tui quá dễ, nhưng mà còn làm ăn được thì đi làm chi.
Mấy "ổng" cũng biết vậy nên không dám khó dễ tụi tui chút nào hết.
Chúng tôi ở nhà hai bác được cho ăn uống thoải mái, tôm cá mực
tươi rói. Bác gái còn bảo con dâu của bác may gấp cho con trai tôi hai
bộ quần áo và cho tôi hai cái quần đùi. Con trai của hai bác mang cho
tôi một bộ quần áo còn mới tinh. Chúng tôi từ chối hoài không được. Hai
bác nói:
- Mấy ngày nữa đây, tàu sẽ ra đón hai cha con vào tỉnh Kiên
Giang nhốt chưa biết chừng nào mới được về, nếu không nhận thì ở trong
tù lấy gì mà thay đổi.
Tôi thật sự cảm động vô cùng, trong bước đường sa cơ, hoạn nạn
của chúng tôi vẫn còn có những tấm lòng bác ái, nhân đạo đáng quý như
gia đình bác Bảy đây cứu giúp.
Chúng tôi ở trên đảo Sơn Rái mỗi buổi sáng nghe loa tập hợp
điểm danh một lần, sau đó lại tản mác khắp nơi. Được ba ngày thì tàu của
tỉnh Kiên Giang ra. Sau khi làm thủ tục bàn giao với những tay công an
trên tàu , chúng tôi bị lùa lên tàu rời đảo ngay. Dân chúng trên đảo tụ
tập thật đông trên bờ chia tay với chúng tôi. Tất cả những người trong
gia đình Bác Bảy đều có mặt. Trước khi đi bác Bảy Gái cho chúng tôi một
chai nước mắm nhỉ đặc sản của gia đình bác, một trăm đồng mà bác dặn là
để dành mua thêm gì cho con trai tôi ăn khi vào trong tù… bánh trái để
ăn dọc đường và khi chúng tôi lên tàu rồi, bác Bảy trai còn thảy lên cho
tôi thêm một cái mền nữa. Tôi đã ứa nước mắt trước buổi chia tay thật
cảm động đó.
Chúng tôi được đưa về giao cho công an Xã ở kinh thứ 11, về
đến nơi thì đã chiều rồi. Tại đây chúng tôi bị phân ra làm hai: đàn ông
thì bị nhốt vào những cái chuồng trông giống y như chuồng khỉ đóng bằng
cây tràm lớn bằng 2 cườm tay, vuông vức mỗi cạnh khoảng 5 mét, bề cao
khoảng hơn 1 mét cho nên không đứng thẳng người được, khi di chuyển phải
lom khom đi mà thôi. Những chuồng này được dựng lên gần nhau, trong đó
đã lố nhố người ta đầy ra rồi. Đàn bà và trẻ em thì được ở trong một căn
nhà chứa rơm cách đó không xa. Con trai tôi lẽ ra ở bên căn nhà rơm đó,
có mấy người đàn bà đi chung ghe đồng ý chăm sóc dùm, nhưng nó cứ khóc
và nhất định không rời tôi một bước. Cuối cùng thì công an đành phải cho
nó ở chung trong chuồng với tôi.
Khi thấy chúng tôi bước vào, mấy người trong chuồng tỏ vẻ bất mãn
lắm, vì không gian đã chật chội rồi, nay lại thêm người thì càng chật
thêm. Mọi người trong chuồng ai nấy đều nằm dưới đất, trừ một người có
một cái giường gỗ nằm tuốt trong góc. Chổ cửa ra vào có để một thùng
dùng để tiểu tiện, một miếng các tông đậy trên đó nhưng mùi hôi thối
nồng nặc không thể nào tránh khỏi được. Theo luật "bất thành văn" ở
đây, ai vào sau thì sẽ phải nằm ở gần chổ thùng tiêu tiểu này… Cha con
tôi và 16 thanh niên khác bị chọn vào chuồng này. Mấy người tù củ nhích
dần vào trong để cho chúng tôi vào sau tuần tự sắp xếp nằm ở phía ngoài
chung quanh chổ tiểu tiện. Trong chuồng lúc này đã chật chội lắm rồi,
tất cả mọi người chia làm 4 hàng nằm đâu chân lại với nhau mà vẫn chật
như nêm. Tiếng chưởi thề, càu nhàu của các người tù cũ vang lên không
ngớt, qua đó chúng tôi được biết từ trước tới giờ chưa bao giờ chuồng
này bị chật chội như vậy.
Trong khi những người cũ và mới loay hoay sắp xếp chổ như vậy
thì người đang nằm trên chiếc giường bên trong bổng lên tiếng gọi cha
con chúng tôi:
- Cái cậu có con nhỏ đó, lại đây dzới tôi.
Tôi ngước mắt lên nhìn kỷ, thì ra đó là một người đàn ông độ
khoảng 55 – 60 tuổi đang giơ tay ngoắc ngoắc. Tôi còn đang ngơ ngác, thì
ông ta gọi tôi một lần nữa và ra dấu bảo tôi lại gần. Trên mặt đất lúc
đó đầy cả người mà ai cũng đang loay hoay tìm cho mình một tư thế thoải
mái trên phạm vi chật hẹp, tôi chần chừ vì không có chổ bước đi tới. Ông
ta bổng nạt ngang:
- Tụi bây nép ra một chút cho người ta đi tới được không?
Mấy người dưới đất gần chổ ông này nghe nạt như vậy vội nép
sát vào nhường chổ cho tôi bước tới. Gọi đó là cái giường cho có vẻ đặc
biệt so với hoàn cảnh hiện tại, chứ thật ra chổ của ông này nằm chỉ là
mấy miếng gỗ tạp nhạp được đóng sơ sài thành một mặt phẳng nhỏ vừa đủ
cho một người nằm, nhưng như vậy cũng chứng tỏ sự đặc biệt của ông này ở
đây lắm chứ không phải đùa. Trong bụng tôi liên tưởng tới mấy tay anh
chị giang hồ đàn anh, một loại Đại Bàng trong tù mà tôi có dịp đọc trong
sách truyện hoặc nghe kể trước đây… nhưng qua hình dáng của ông này,
ngoài cái vẻ ông ta có thể là người lớn tuổi nhất trong chuồng, còn lại
thì thấy bề ngoài cũng hiền hậu chứ đâu có gì đâu mà mọi người lại có vẻ
sợ ông ấy như vậy.?
Khi tôi tới gần, ông ta ra dấu bảo tôi ngồi xuống ngay sát
giường của ông, lúc này tôi mới để ý thấy hai chân của ông bị một sợi
lòi tói xiềng ngang, ăn luồn với một cái cùm to xuyên luôn ra ngoài
chuồng. Ông ta vò đầu con trai tôi hỏi:
- Cháu bao nhiêu tuổi rồi??
Thằng con tôi thấy chân ông ta bị xiềng như vậy thì sợ quá, lí nhí trả lời:
- Dạ con 5 tuổi rưỡi.
Ông ta cười lớn ra vẻ thích thú lắm, nói giọng miền Nam rặt:
- 5 tuổi thì nói 5 tuổi, còn có dzụ 5 tuổi rưỡi nữa.
Rồi ông hỏi thăm tôi về gia cảnh, công ăn việc làm… về chuyến
vượt biên vừa rồi… sau đó lấy một cái mùng nhỏ dưới đầu nằm ra đưa cho
tôi và bảo mấy người dưới đất nhường chổ để cho cha con tôi nằm sát chân
giường của ông ta, một chổ tương đối sạch sẽ... Lúc này trời đã bắt đầu
sập tối, một vài người tù cũ thắp lên mấy ngọn đèn dầu trong hũ chao
nhỏ, tim đèn được se bằng vải, ánh sáng heo hắt rọi lên một lũ người lúc
nhúc trong một cái chuồng lớn như vầy, thật không biết phải tả làm sao
hết cái cảm khái của một kiếp người !
Đồ đạc của mọi người đều phải treo tòn ten dọc theo các cây
tràm trên đầu nằm. Không có gì trải dưới nền đất cả, tôi phải lấy cái
mền gia đình Bác Bảy trên đảo cho ra trải dưới đất cho con tôi nằm. Phạm
vi dành cho cha con chúng tôi chỉ khoảng 7 tấc bề ngang, nhưng nhờ ăn
gian vào dưới lòng chiếc giường nhỏ, khi nằm chân tôi chéo vào dưới gầm
giường nên khoảng co giãn tương đối rộng rải hơn các người khác. Tội
nghiệp anh chàng B. và những thanh niên khác vào chung chuồng với tôi,
chổ nằm đã chật chội lại còn vướng vào cái thùng tiêu tiểu rất là khổ
sở.
Sau khi tạm ổn định thì chúng tôi trò chuyện làm quen với
nhau. Qua câu chuyện, tôi được biết tất cả những người tù ở đây là người
địa phương, đa số bị tội hình sự cướp giật, đâm chém người khác… chờ
ngày giải ra Tỉnh Kiên Giang xử. Riêng trường hợp của ông già nằm trên
giường có hơi khác một chút. Ông ta tên Thời, là một người khá giả có
tiếng tăm ở địa phương. Đất ruộng của ông khá nhiều, đa số bà con hoặc
con cháu của ông là công an hoặc cán bộ chức sắc rải rác khắp tỉnh Kiên
Giang chứ không riêng gì địa phương ở kinh thứ 11 này. Ông có tới 3 bà
vợ và an bài mỗi bà một cuộc sống tương đối sung túc lắm. Một hôm ông ta
phát giác tại trận bà vợ thứ ba ngoại tình với một người khác. Ông ta
lấy mã tấu chém hai người chết liền tại chổ, sau đó bình tĩnh cầm mã tấu
còn vấy máu đi ra trụ sở công an đầu thú. Gia đình ông và tất cả dân
trong vùng khi hay tin đều sửng sốt, vì bình thường tuy ông ít nói nhưng
hiền hậu lắm.
Lẽ ra ông đã bị di chuyển đi ra tỉnh nhốt chờ ngày ra tòa lâu
rồi, nhưng vì gia đình chạy chọt và các công an ở đây đa số đều là bà
con, nên ông mới còn được giữ tại chỗ này, đến khi chúng tôi vào thì ông
ở trong chuồng cũng được hơn nửa năm rồi. Ban đầu thì ông không có bị
xiềng, nhưng một buổi sáng công an mở cửa cho người trong tù ra ngoài đi
vệ sinh và khiêng thùng phân tiểu đi đổ… thì có một tên công an, vai vế
là cháu gọi ông bằng cậu, nói gì đó làm ông nổi giận quất cho nó một
đấm vào mặt, máu mũi phun tùm lum… hai tên công an khác nhào vô can bị
ông rượt đánh luôn, chúng nó có súng nhưng không thằng nào dám bắn, vì
tay công an trưởng đồn ở đây cũng là bà con gì đó với ông. Từ đó tay
trưởng đồn dù muốn che chở nhưng cũng phải ra lịnh xiềng ông lại. Ngay
cả mỗi sáng khi cho tù ra ngoài, chúng cũng chỉ cởi còng để ông đi ra,
chứ chân vẫn bị xiềng. Mấy người tù trong chuồng ai cũng sợ ông, cái
thành tích giết người lạnh lùng cộng với chuyện rượt đánh công an đủ làm
cho biệt danh Thời Mã Tấu nổi tiếng từ đó.
Nhờ có cái mùng nhỏ của ông Thời cho mượn nên cha con tôi khỏi
bị muỗi đốt, nhưng đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Sau khi an ủi,vổ
về thằng con ngủ xong, tôi cứ thao thức hoài, phần vì chật chội, lại
không dám động đậy sợ đánh thức con tôi dậy, phần vì lo lắng đủ thứ, đã
vậy chuột ở đâu ban đêm ra nhiều quá, lâu lâu lại có tiếng người bực bội
la lên vì bị chuột chạy lên mình… rồi thỉnh thoảng lại có người len lỏi
đi ra phía cửa để đi tiểu, đạp nhằm lên chân hoặc đầu của ai đó đang
nằm … thì lại nghe tiếng càu nhàu chưởi thề vang lên… cả đêm cứ tiếp
diễn như vậy, đến khi chính tôi mắc tiểu, tôi phải ráng nhịn, không dám
đi .
Anh chàng B. và mười mấy thanh niên nằm như cá hộp thành bốn
hàng phía gần cửa cũng không ngủ được, tôi thấy họ lăn qua trở lại và
giơ tay phe phảy tờ báo làm quạt đuổi muỗi liên tục mà thấy thương cảm
vô cùng, đã vậy thỉnh thoảng có người bên trong lom khom ra đi tiểu, họ
lại phải ngồi nép dậy chừa chổ cho người đó đi tiểu, thật là khổ! Tôi
ngồi trong mùng chứng kiến những cảnh đó qua ngọn đèn tù mù mà lòng lo
buồn vô hạn. Nếu cứ bị nhốt ở đây với điều kiện tồi tàn như vầy thì sớm
muộn gì cũng bị bệnh. Lo nhất là cho con tôi, lỡ mà bị bệnh lúc này thì
quả thật là khổ.
Trời mới tờ mờ sáng, xa xa vừa nghe có tiếng gà gáy đợt nhất,
thì trong chuồng đã có người lục đục dậy rồi. Tiếng ho khọt khẹt đâu đó
và tiếng diêm quẹt mồi thuốc gây cho tôi cái cảm giác bớt cô đơn trống
trải hơn đêm vừa qua. Lòng tự an ủi rằng sau tai nạn bể ghe cha con tôi
vẫn còn sống... sau đêm dài, trời lại sáng, không có gì phải buồn lo cả…
Với ý nghĩ đó, tôi tự tin hơn và chuẩn bị chờ đón một ngày mới.
Một lúc sau, mấy người đàn bà ở trong căn nhà chứa rơm gần đó
túa ra mấy cái chuồng nhốt tụi tôi hỏi thăm tíu tít. Ôi thôi vợ chồng
con cái người trong chuồng, kẻ bồng con đứng xa xa bên ngoài nói chuyện,
có người khóc lóc trông thật hết sức thương tâm. Được chẳng bao lâu thì
một tên công an chạy ra xua đuổi mấy đàn bà trẻ con trở vào lại trong
nhà chứa rơm. Khoảng hơn 6 giờ sáng, chúng đìểm danh chúng tôi bằng cách
đếm số người. Người ngồi bên ngoài đếm 1, người kế tiếp đếm 2 …cho đến
số 36 là hết. Sau đó chúng mở cửa cho chúng tôi ra ngoài phía sau ruộng
tiểu tiện và tắm rửa tại một cái ao lớn, mỗi lần như vậy khoảng 8, 9
người ra ngoài và chỉ được khoảng 15 phút là phải trở vào, hai thanh
niên đi chung ghe với tôi được cử khiêng thùng nước tiểu ra ngoài đổ và
rửa thùng, họ được ưu tiên nữa tiếng đồng hồ cho việc này và làm vệ sinh
cá nhân .
Trong khi chúng tôi ra ngoài, có mấy tên công an cầm súng đứng
canh xa xa. Cha con chúng tôi được dẫn ra phía ruộng đàng sau, tôi bảo
con tôi phải ráng tiêu tiểu, không mắc cũng ráng đi, chứ đừng để khi vào
trở lại, rủi mắc đi lúc đó thì khổ lắm… Thằng bé chắc cũng hiểu được
hoàn cảnh khó khăn hiện tại như thế nào cho nên tôi bảo gì nó cũng nghe,
không dám cãi lại. Mọi chuyện vệ sinh cá nhân, tắm rửa qua loa rồi cũng
xong. Khi chúng tôi vào lại hết bên trong rồi mới tới phiên ông Thời,
một tên công an mở khóa và rút còng từ phía ngoài chuồng, với sợi lòi
tói còn xiềng ngang hai chân, ông lom khom đi ra. Riêng ông ta, chúng
cho ở ngoài gần cả tiếng đồng hồ mới vào tra còng lại như cũ. Sau đó
chúng điểm số người lại.
Buổi sáng tình hình có vẻ khá hơn, mấy người tù cũ xem ra
thông cảm và thân thiện hơn hôm qua nhiều, họ mời thuốc lá và nói chuyện
với chúng tôi cởi mở lắm. Riêng ông Thời hình như mến cha con tôi thật
sự, ông lấy bánh in trong túi xách treo trên đầu nằm cho con trai tôi
ăn. Bên ngoài, mấy tên công an bày ra một cái bàn nhỏ, pha cà phê và bán
bánh ú, bánh tét, thuốc lá cho tù... Mấy người tù bên chuồng này gọi
qua chuồng kia hỏi thăm lẩn nhau, chen lẩn tiếng gọi mua cà phê thuốc lá
tạo nên một không khí sôi động hẳn lên. Ông Thời mua cho tôi một ly cà
phê, chúng tôi phì phèo thuốc lá thơm Sa Mít, nhấm nháp cà phê nói đủ
thứ chuyện trên đời ra vẽ nhàn hạ lắm. Trong đời tôi đã gặp không biết
bao nhiêu là cảnh ngộ đặc biệt, nhưng phải nói buổi sáng hôm đó là một
buổi sáng tôi không thể nào quên được. Hảy thử tưởng tượng cái khung
cảnh mà mấy chục con người chen chúc nhau trong lồng củi y như một
chuồng thú vật, một cảnh tượng mà hình như chỉ có thể nghe nói trong một
thời đại dã man xa xôi nào đó, chứ không phải là ở vào thế kỷ hai mươi
văn minh này, vậy mà tôi đã hiện hữu ở đó và vẫn có thể ung dung ngồi
nhâm nhi cà phê thuốc lá… lại còn tán gẩu với một tên tù sát nhân ra
chiều tương đắc lắm, thì hỏi không đặc biệt sao được?? Cảm giác của buổi
sáng hôm ấy bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn thấy như phảng phất đâu đây.
Không biết ông Thời Mã Tấu đó giờ này có còn trên dương thế hay không.
Tôi viết lên mấy dòng này như là một phút hồi tưởng đến ông, tâm trí vẫn
còn nhớ rõ dáng ông ngồi trên chiếc giường nhỏ, tay phe phẩy cái quạt
mo cau vào một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1980 tại kinh thứ 11, tỉnh
Kiên Giang.
Trong lúc nói chuyện, chúng tôi mới cảm thông cho những người tù cũ về thái độ không mấy thân thiện hôm qua. Trước khi chúng tôi vào, trong tù đã chật rồi, nhưng ít ra vẫn còn có thể di chuyển qua lại tương đối dễ dàng. Chổ để thùng tiêu tiểu ngay góc gần cửa ra vào riêng biệt một nơi và ai cần thì có thể đến đó tiểu mà không phiền đến các người khác, ngay cả ban đêm. Nhưng hôm qua hai cha con tôi cùng 16 thanh niên khác vào, con số bổng trở thành quá sức đông cho một không gian nhỏ hẹp như thế, sự di chuyển trong chuồng trở nên khó khăn, đã vậy thêm số người thì thêm đồ dùng cá nhân treo lủng lẳng chung quanh càng làm cho chật chội thêm, cho nên hầu như không ai muốn giăng mùng, vì không có đủ chổ cho tất cả mọi người, vả lại giăng mùng hết lên nóng lắm họ chịu không nổi. Riêng ông Thời, vì bị còng chân nên ông ta đi tiểu vào một cái bình nhựa nhỏ có nắp đậy, còn việc đại tiện thì ngoại trừ trường hợp "chẳng đặng đừng" ông sẽ kêu to lên để công an mở còng cho ông đi, ngoài ra thì đợi đến buổi sáng lúc được mở cửa chuồng …
Qua tin tức của mấy tên công an bán cà phê thuốc lá cho hay, chúng tôi chỉ ở tạm đây mấy ngày thôi, sau đó sẽ được chuyển ra nhà tù Cầu Ván ở Rạch Sỏi. Nghe như vậy tôi cũng hơi yên tâm, chứ với hoàn cảnh khó khăn thế này, tôi sợ con tôi sẽ sinh bệnh thì thật là khổ.
Khoảng hơn 9 giờ sáng, từng người trong nhóm chúng tôi bị gọi lên căn nhà dùng làm văn phòng Công An để thẩm vấn, họ chỉ lấy khẩu cung lý lịch sơ sài thôi. Tôi khai
Trong lúc nói chuyện, chúng tôi mới cảm thông cho những người tù cũ về thái độ không mấy thân thiện hôm qua. Trước khi chúng tôi vào, trong tù đã chật rồi, nhưng ít ra vẫn còn có thể di chuyển qua lại tương đối dễ dàng. Chổ để thùng tiêu tiểu ngay góc gần cửa ra vào riêng biệt một nơi và ai cần thì có thể đến đó tiểu mà không phiền đến các người khác, ngay cả ban đêm. Nhưng hôm qua hai cha con tôi cùng 16 thanh niên khác vào, con số bổng trở thành quá sức đông cho một không gian nhỏ hẹp như thế, sự di chuyển trong chuồng trở nên khó khăn, đã vậy thêm số người thì thêm đồ dùng cá nhân treo lủng lẳng chung quanh càng làm cho chật chội thêm, cho nên hầu như không ai muốn giăng mùng, vì không có đủ chổ cho tất cả mọi người, vả lại giăng mùng hết lên nóng lắm họ chịu không nổi. Riêng ông Thời, vì bị còng chân nên ông ta đi tiểu vào một cái bình nhựa nhỏ có nắp đậy, còn việc đại tiện thì ngoại trừ trường hợp "chẳng đặng đừng" ông sẽ kêu to lên để công an mở còng cho ông đi, ngoài ra thì đợi đến buổi sáng lúc được mở cửa chuồng …
Qua tin tức của mấy tên công an bán cà phê thuốc lá cho hay, chúng tôi chỉ ở tạm đây mấy ngày thôi, sau đó sẽ được chuyển ra nhà tù Cầu Ván ở Rạch Sỏi. Nghe như vậy tôi cũng hơi yên tâm, chứ với hoàn cảnh khó khăn thế này, tôi sợ con tôi sẽ sinh bệnh thì thật là khổ.
Khoảng hơn 9 giờ sáng, từng người trong nhóm chúng tôi bị gọi lên căn nhà dùng làm văn phòng Công An để thẩm vấn, họ chỉ lấy khẩu cung lý lịch sơ sài thôi. Tôi khai
CHU TẤT TIẾN * CHUYỆN MỘT NGUỜI TÙ CẢI TẠO.
CHUYỆN MỘT NGUỜI TÙ CẢI TẠO.
Chu Tất Tiến.
Lời tác giả: Có những điều tưởng không nên nói, vì có thể biến mình thành khoe công, phô trương thành tích. Gần đây khi người viết đang bảo vệ danh dự cho Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện và Luật Sư Bùi Kim Thành, đột nhiên nhận được những lá thư tố giác trên diễn đàn là Việt Tân, sau đó, đổi thành "ăng ten" và hàng chục những chiếc mũ khủng khiếp khác.. Những lời tố giác vu vơ này, đã gây thắc mắc cho nhiều độc giả. Vậy, khi không còn chọn lựa nào khác, phải kể lại vậy.
Trên thế giới có lẽ không có trại giam nào khủng khiếp hơn các nơi gọi là Trại Tập Trung Cải Tạo, bởi vì kẻ giam giữ đối xử với những người tù như những con vật, không cấp thuốc men, chỉ cung cấp lương thực để khỏi chết đói tại chỗ, trong khi bắt làm việc cật lực từ sáng đến tối. Các tù nhân phải dựng nhà cho cán bộ, khai quang, làm đường cho xe bộ đội chạy, trồng rau cho cán bộ vưà ăn vưà bán. Ngoài ra, còn phải làm dụng cụ, tiện nghi cho cán bộ, như rèn dao, làm vali bằng tôn, đóng bàn ghế, và đan giỏ mây. Trong khi đó, kẻ giam giữ có toàn quyền sinh sát, muốn hành hạ, muốn bắn muốn giết lúc nào cũng được, không cần tòa án. Không kể những lần xử bắn tù nhân vì trốn trại, mà tù nhân lúc nào cũng có thể bị đạn bay vào mình. Tôi nhớ có lần đang gánh củi, một anh nói đùa với bạn:
-Mày trông như xì-ke.
Tên lính gác đang dẫn toán đi làm việc, đột nhiên nổi giận, lấy súng ra khỏi vai, nhắm luôn vào chân anh kia bắn một tràng:
-Ð. M. mày! Nói ai xì-ke?
Lần khác, toán chúng tôi đi làm rừng. Tới chỗ cổng gác, không thấy ai đứng đấy, anh trưởng toán bảo "thôi, cứ đi!" Vừa ra khỏi cổng chừng 10 thước, tên lính gác núp sau một thân cây, nhẩy ra, chĩa súng vào đám người ngơ ngác, nổ liền mấy phát, vừa nổ, vừa chửi:
-Ð.M. chúng mày! Ði mà không báo cáo ông à?
Anh em chúng tôi vừa thấy mũi súng chĩa ngang, liền nhẩy ngay xuống cái rãnh cạnh đấy, nghe đạn nổ trên đầu veo veo. Bắn hết một tràng, tên gác quát nạt chúng tôi leo lên, đứng xếp hàng cho hắn chửi đã đời.
Khi được thăm nuôi, anh em chúng tôi cứ phải đi từng đoàn, ra về lẻ tẻ, phải có anh em đi đón, kẻo gánh quà đi một mình, thì nhất định sẽ bịbộ đội bao vây, lột hết đồ thăm nuôi, rồi bị đuổi về trại, tay không:
-Ð. M. Ðằng sau quay, đằng trước bước! Chạy về trại, đứng lại láng cháng, ông bắn bỏ mẹ!
Tụi lính gác trấn lột hết quà của anh em như thế, nhưng đến đêm, lại bò vào trại, cầm từng gói đường, gói đậu mà bán lại cho anh em, lấy tiền!
"Ðường đây! Một kí lô ba đồng! Ðậu xanh đây! Ba đồng một kí!"
Có một đêm, anh bạn T. vừa mua xong kí đường, giận dữ kêu lên:
-Mẹ nó! Ðúng cái hộp Ghi gô đựng đường này, vợ tớ mới cho tớ hồi sáng! Nó cướp của tớ, giờ đem bán lại.
Trong Cà Tum, vì bộ đội ra vào trại rất thường, anh em có nhờ một tên bộ đội mua giùm đường, đậu. Tên này nhận lời, nhắn anh em gom tiền lại, hắn mua giùm. Lần đầu sòng phẳng, tiền trao cháo múc. Lần thứ hai, anh em gom lại, gần như toàn trại một số tiền lớn, nhờ mua giùm. Tên bộ đội hẹn giờ ra lấy hàng. Hai anh đại diện gánh một cái sọt lớn, ra rừng chờ đợi. Hàng trao xong, hai bạn gánh về. Chưa được trăm thước, thì một lũ lâu la hiện ra, tay súng gườm sẵn, hò hét um xùm:
-Bỏ gánh xuống! Hàng ăn trộm! Biết điều bỏ xuống, chúng ông bắn bỏ mẹ!
Thế là hai bạn đành bỏ hàng, chạy lấy người.
Cuộc sống truân chuyên như thế, ngày tháng dài bất tận như thế, ăn uống thiếu thốn như thế, lại thêm mỗi tối tẩy não, khiến cho đời sống tù ngục căng thẳng hơn. Năm 1975, tôi ở Trảng Lớn. Năm 1976-1978, tôi ở Kà Tum, Khối 2, L 1 T 2 (?) có anh Mừng, Quân Cảnh, làm khối trưởng, Ngô Phước Cương (ca sĩ), Ngô Phuớc An (nhạc sĩ chơi Mandoline), Tuấn (Hải quân, độc tấu ghi-ta), Hùng "rống" (ca sĩ). Tôi làm Trưởng ban văn nghệ, kiêm quản ca.
Chu Tất Tiến.
Lời tác giả: Có những điều tưởng không nên nói, vì có thể biến mình thành khoe công, phô trương thành tích. Gần đây khi người viết đang bảo vệ danh dự cho Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện và Luật Sư Bùi Kim Thành, đột nhiên nhận được những lá thư tố giác trên diễn đàn là Việt Tân, sau đó, đổi thành "ăng ten" và hàng chục những chiếc mũ khủng khiếp khác.. Những lời tố giác vu vơ này, đã gây thắc mắc cho nhiều độc giả. Vậy, khi không còn chọn lựa nào khác, phải kể lại vậy.
Trên thế giới có lẽ không có trại giam nào khủng khiếp hơn các nơi gọi là Trại Tập Trung Cải Tạo, bởi vì kẻ giam giữ đối xử với những người tù như những con vật, không cấp thuốc men, chỉ cung cấp lương thực để khỏi chết đói tại chỗ, trong khi bắt làm việc cật lực từ sáng đến tối. Các tù nhân phải dựng nhà cho cán bộ, khai quang, làm đường cho xe bộ đội chạy, trồng rau cho cán bộ vưà ăn vưà bán. Ngoài ra, còn phải làm dụng cụ, tiện nghi cho cán bộ, như rèn dao, làm vali bằng tôn, đóng bàn ghế, và đan giỏ mây. Trong khi đó, kẻ giam giữ có toàn quyền sinh sát, muốn hành hạ, muốn bắn muốn giết lúc nào cũng được, không cần tòa án. Không kể những lần xử bắn tù nhân vì trốn trại, mà tù nhân lúc nào cũng có thể bị đạn bay vào mình. Tôi nhớ có lần đang gánh củi, một anh nói đùa với bạn:
-Mày trông như xì-ke.
Tên lính gác đang dẫn toán đi làm việc, đột nhiên nổi giận, lấy súng ra khỏi vai, nhắm luôn vào chân anh kia bắn một tràng:
-Ð. M. mày! Nói ai xì-ke?
Lần khác, toán chúng tôi đi làm rừng. Tới chỗ cổng gác, không thấy ai đứng đấy, anh trưởng toán bảo "thôi, cứ đi!" Vừa ra khỏi cổng chừng 10 thước, tên lính gác núp sau một thân cây, nhẩy ra, chĩa súng vào đám người ngơ ngác, nổ liền mấy phát, vừa nổ, vừa chửi:
-Ð.M. chúng mày! Ði mà không báo cáo ông à?
Anh em chúng tôi vừa thấy mũi súng chĩa ngang, liền nhẩy ngay xuống cái rãnh cạnh đấy, nghe đạn nổ trên đầu veo veo. Bắn hết một tràng, tên gác quát nạt chúng tôi leo lên, đứng xếp hàng cho hắn chửi đã đời.
Khi được thăm nuôi, anh em chúng tôi cứ phải đi từng đoàn, ra về lẻ tẻ, phải có anh em đi đón, kẻo gánh quà đi một mình, thì nhất định sẽ bịbộ đội bao vây, lột hết đồ thăm nuôi, rồi bị đuổi về trại, tay không:
-Ð. M. Ðằng sau quay, đằng trước bước! Chạy về trại, đứng lại láng cháng, ông bắn bỏ mẹ!
Tụi lính gác trấn lột hết quà của anh em như thế, nhưng đến đêm, lại bò vào trại, cầm từng gói đường, gói đậu mà bán lại cho anh em, lấy tiền!
"Ðường đây! Một kí lô ba đồng! Ðậu xanh đây! Ba đồng một kí!"
Có một đêm, anh bạn T. vừa mua xong kí đường, giận dữ kêu lên:
-Mẹ nó! Ðúng cái hộp Ghi gô đựng đường này, vợ tớ mới cho tớ hồi sáng! Nó cướp của tớ, giờ đem bán lại.
Trong Cà Tum, vì bộ đội ra vào trại rất thường, anh em có nhờ một tên bộ đội mua giùm đường, đậu. Tên này nhận lời, nhắn anh em gom tiền lại, hắn mua giùm. Lần đầu sòng phẳng, tiền trao cháo múc. Lần thứ hai, anh em gom lại, gần như toàn trại một số tiền lớn, nhờ mua giùm. Tên bộ đội hẹn giờ ra lấy hàng. Hai anh đại diện gánh một cái sọt lớn, ra rừng chờ đợi. Hàng trao xong, hai bạn gánh về. Chưa được trăm thước, thì một lũ lâu la hiện ra, tay súng gườm sẵn, hò hét um xùm:
-Bỏ gánh xuống! Hàng ăn trộm! Biết điều bỏ xuống, chúng ông bắn bỏ mẹ!
Thế là hai bạn đành bỏ hàng, chạy lấy người.
Cuộc sống truân chuyên như thế, ngày tháng dài bất tận như thế, ăn uống thiếu thốn như thế, lại thêm mỗi tối tẩy não, khiến cho đời sống tù ngục căng thẳng hơn. Năm 1975, tôi ở Trảng Lớn. Năm 1976-1978, tôi ở Kà Tum, Khối 2, L 1 T 2 (?) có anh Mừng, Quân Cảnh, làm khối trưởng, Ngô Phước Cương (ca sĩ), Ngô Phuớc An (nhạc sĩ chơi Mandoline), Tuấn (Hải quân, độc tấu ghi-ta), Hùng "rống" (ca sĩ). Tôi làm Trưởng ban văn nghệ, kiêm quản ca.
Ðúng ra, Tuấn được anh em đề cử làm Trưởng ban, nhưng trong lần đầu
tiên, tập hát cho anh em, bị kẹt vì thiếu sư phạm, nên đánh nhịp tới
lui, cũng không ai biết hát. Anh em la ó ầm trời. Thấy Tuấn vất vả, toát
mồ hôi, tôi vì biết nhạc lý, nên nhẩy vào "cứu bồ", giữ nhịp cho anh em
hát êm xuôi. Tối hôm đó, Tuấn qua lán tôi, thuyết phục tôi làm Trưởng
Ban, và hứa sẽ đàn hát "số dách" cho tôi nhẹ gánh. Tuấn còn biểu diễn
cho tôi nghe những bản nhạc Flamenco bất hủ cuả anh. Anh đánh đàn tay
trái. Tay phải vưà gẩy dây đàn, vưà kẹp dây lại, biến thành trống. Những
ngón tay trái vừa nhấn phím, vừa móc dây! Nghe anh đánh đàn, từ
"Chinese Rose, đến "La Cumpasita".. hồn nguời nghe như bay vút đến một
thiên đuờng nào. Dĩ nhiên là tôi nhận lời và sau đó, buổi trình diễn văn
nghệ đầu tiên, lại là hát nhạc vàng! Tôi vừa được thăm nuôi, có đậu, có
đường, nên nấu một nồi chè khổng lồ, mời Tuấn, Cương, An, Hùng đến hát
"chui". Ban nhạc ngồi ở chiếc bàn tre thấp, quay ra sân trống, truớc cửa
B1. Tuấn chơi ghi-ta, An chơi Mandoline, Cương và Hùng thay nhau hát.
Tôi đứng đằng sau ban nhạc, dặn đi dặn lại các anh là nếu thấy tôi đá
chân vào bàn, lập tức chuyển "tông" sang "Bác đang cùng chúng cháu hành
quân" và các bài khác. Ðể tránh bị bộ đội đột kích bất ngờ, tôi cử hai
anh làm "lính gác giặc", đứng ở cuối sân, chỗ gần cổng ra vào.
Tối hôm đó, trăng sáng mông mênh. Cả vài trăm anh em ngồi xếp bằng ngoài sân, nghe những ca sĩ "tù" hát "Love Story", "Anh đến thăm em một chiều mưa"... Trong ánh trăng bàng bạc, cảnh tượng một nhóm đông người ngồi yên lặng nghe nhạc, gợi lên trong chúng tôi, những tình cảm bàng hoàng không thể tả được. Tôi đứng lặng người, say sưa nghe hát. Bất ngờ, cảm giác thấy có hơi thở dồn dập gần tai, tôi vội quay lại, và điếng người khi thấy tên Chính Ủy đang đứng sát tôi, chăm chú lắng nghe! Vội vàng, lật bật, tôi đá chân vào bàn "lạch cạch, lạch cạch". Tuấn nhận ra dấu hiệu trước nhất, anh chuyển "tông" ngay sang "Ta vượt trên đỉnh núi cao Trường Sơn, đá mòn mà đôi dép không mòn..."
Cả ba bạn kia lập tức họa theo. Tên chính ủy đứng thêm một lúc, thấy hát nhạc "cách mạng" thì thở dài:
-Tưởng gì! Nghe nhạc này, chán bỏ mẹ!
Rồi quay đi. Cả bọn tôi thở dài. Phen này, cả lũ xuống hố rồi! Hai ông bạn làm "lính gác giặc" vì mê say nghe nhạc quá, đã từ từ bỏ vị trí vào tuốt bên trong, nên khi tên chính ủy vào, chả ai biết. Chương trình văn nghệ chấm dứt. Anh em lục tục về lán.
Ngày hôm sau, anh Mừng đi họp sớm về, gọi tôi vào:
-Này, tên chính ủy nó hỏi tôi, ai tổ chức, tôi đành phải bảo tên ông, vì không thể nói tên anh em khác. Nó bảo tôi : "Bảo thằng Tiến dẹp đi! Lần sau mà còn tổ chức hát nhạc đồi truỵ nữa, tao bắn bỏ mẹ!"
Thái độ hăm dọa nhẹ nhàng đó, có lẽ vì anh em hát hay qúa! Nhất là Ngô Phước Cương, giọng ca điêu luyện hơn các ca sĩ ngoài rất nhiều. Khi anh hát bài "Love Story" đến đoạn điệp khúc, giọng anh cao vút, khiến ai cũng mê mẩn.
Ban Văn Nghệ cuả chúng tôi, hồi đó, còn Ðiền, một nhạc sĩ trẻ. Anh chơi ghi-ta sôlô hay lắm, nhưng rất tiếc, anh không thuần nhịp. Khi vào ban nhạc, có bass, có ghi-ta "lead", có đàn "accord", tiếng đàn solo cuả anh lạc điệu. Tuấn cố gắng chỉnh hoài, nhưng không đuợc, nên đành cho anh ra ngoài ban, chỉ chơi solo một mình. Ðiền buồn lắm. Anh chỉ còn một nguời bạn thân, là con chim trắng có ngù, đẹp tuyệt, mà anh đã dậy bao ngày. Con chim cứ nằm trong túi áo cuả anh, thỉnh thoảng thò đầu ra, duơng ngù lên như chiếc mũ cuả lính La Mã. Số phận đắng cay không tha anh, khi qua Suối Máu, anh bị ung thư ruột. Những ngày cuối đời, tôi cứ phải sang anh vào buổi tối để làm massage cho anh ngủ, nếu không, thì anh đau lắm, gào thét kinh hoàng. Ðiền ra đi, khi anh vưà mới độ ba muơi.
Không được tổ chức nhạc vàng nữa, mỗi tối, tôi bắt đầu kể chuyện phim cho một số bạn bè thân thiết nghe. Trong số đó có Thanh, Huệ, Tập (Khối Phó Khối 3), Nguyễn Vũ (họa sĩ), Ngô Ngọc Trác (QGHC), Thắng và vài anh em khác. Nếu tôi nhớ không lầm, trong khối 3 có nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Hữu Ủy. Vì việc kể chuyện phim như vậy, mà anh em gọi tôi là "Máy chiếu phim" hay "Nhà sản xuất phim ảnh". Mỗi lần kể, là được một chén trà "quặu", đặc quánh. Kể chuyện phim mãi cũng hết, tôi quay sang chuyện "chưởng". Tôi thuộc hai bộ "Lộc Ðỉnh Ký" và "Cô gái Ðồ Long" như húp cháo. Từ khi kể chuyện "chưởng", số người nghe tăng lên dần. Từ 5, 6 bạn đến vài chục người. Mỗi tối, sau khi ăn cơm xong, là anh em giục giã:
-Nhà chiếu phim đâu rồi! Ra đây! Ra đây mau lên! Khán giả đang chờ!
Và cứ thế, tháng ngày ở Kà Tum trôi qua, trôi qua!
Ðến năm 1978, chúng tôi chuyển trại về Suối Máu. Tôi được bổ vào Ðội 3, Nhà 12, K 4. Anh Mừng vẫn làm Ðội (Khối ?)Trưởng. Số tôi vất vả, nên sau khi các đội, khối họp lại, anh em vẫn chỉ định tôi làm Trưởng Ban Văn Hóa, Văn Nghệ, nghĩa là vừa Múa, hát, đóng kịch, vừa làm Bích báo mỗi khi có lễ, tết. Cùng làm việc với tôi có Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, làm Trưởng Ban Thể Thao. Tôi kiêm luôn Trưởng Ban Vũ, phải lựa 5 bạn có chân tay dẻo cùng với tôi làm thành một ban Vũ gồm 6 ngươiø, đi múa cho các trại bạn coi chơi. Với anh Hùng làm cố vấn, chúng tôi tập cho anh em múa Sạp bằng thanh tre. Vì không có nữ, nên tôi chuyên giả gái! Múa Guatamela, thì làm cô Mễ, múa Lơ thơ tơ liễu buông mành, tôi làm cô thôn nữ, vấn khăn mỏ quạ, áo tứ thân, yếm hồng, tay cầm quạt giấy, uốn éo. Cùng với Minh "lùn" (chuyên viên làm ảo thuật), cặp chúng tôi làm anh em cười bò lăn, vì cô thôn nữ quá cao, trong khi anh chàng kia qúa thấp. Sau khi tôi múa xong, bạn bè chạy vào nắm tay, sờ má tôi, nói:
-Mẹ kiếp! Cô này là cô Tây Lai, chứ con gái Việt nam sao mà cao quá!
Vài anh chạy lại, quơ tay quơ chân. Tôi giả bộ uốn qua uốn laị, tránh né.
Chúng tôi cười nghiêng ngả cho quên buồn.
Thực tế, những niềm vui ấy chỉ hiếm họa mới xẩy ra một năm hai, ba lần, còn lại lao động cật lực.
Những ngày tháng buồn tẻ, mệt mỏi duờng như dài hơn thuờng lệ. Tôi trở lại với chuyện "chuởng", với Ðồ Long Ðao, Truơng Vô Kỵ và Triệu Minh. Nhà 12 cuả tôi, buổi tối, biến thành sân khấu. Tôi ngồi trên võng đầu nhà, anh em ngồi nghe chăm chú. Bên cạnh tôi, luôn luôn có một ly nuớc trà, hay một chén chè ngọt. Kể chuyện như thế, đời tôi qua đi trong hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc tái nguời.
Một hôm, tôi đang kể đến khúc Truơng Vô Kỵ đang ở nhà cuả hai chuởng môn phái Côn Lôn là Hà Thái Xung và Ban Thục Nhàn để chưã bệnh cho nguời vợ thứ năm cuả Hà Thái Xung bị hai con Kim Ngân, Huyết Xà cắn, bỗng nhìn thấy mặt anh em tự nhiên căng thẳng lạ lùng, cứ nhìn lên đầu võng mình chăm chăm. Tôi giật mình quay lại, thì thấy tên Chính Uỷ đang đứng ngay đầu võng cuả mình. Phen này thật khó sống yên. Trong một tích tắc, não tôi làm việc không ngừng, tôi cứ tỉnh bơ, coi như không có gì, tiếp tục kể, nhưng về các phuơng thuốc Nam! May mắn là đúng vào lúc mà Vô Kỵ đang tìm cách chữa bệnh cho cô Năm, nên tôi nặn óc tiếp theo:
-Mỗi buổi sáng, với nguời bị loại rắn Kim Ngân này cắn, phải tìm cho ra các vị sau đây: Lan linh chi, một gói, tì suơng hai chỉ, lạc đỉnh hồng, một cân, khổng tuớc đàm một chỉ. Hoà tất cả vào trong một ly nuớc. Cất chừng 3 tiếng đồng hồ, còn lại một chút cặn, đổ thêm nuớc vào, nấu tiếp cứ 3 thành 1. Cho nguời bệnh uống... Với nguời bị Huyết xà cắn thì khác hơn, buổi sáng ra ngoài vuờn , tìm ra cây Nhị tiên Hồng, có hoa mầu đỏ mềm, cánh nhỏ, đào xuống ba tấc...
Tôi cứ vừa mở miệng nói, vưà dùng óc, nặn ra các toa thuốc không có trên thế gian này, vưà nhìn thẳng vào anh em, như đang mở lớp dậy thuốc Nam vậy. Tên Chính Uỷ nghe mấy danh từ quái đản này khoảng 15 phút thì chán, bỏ đi. Sau khi hắn vưà ra khỏi nhà, tôi gục xuống liền. Vì động não quá sức, cứ cố tìm ra các tên thuốc tầm bậy tầm bạ, nên mệt lử, nằm thẳng cẳng.
Nhưng không vì vậy mà chuơng trình chuyện "chuởng" chấm dứt. Tôi kể hết nhà 12 thì sang nhà 16, đội 4, kéo dài cả năm trời. Mỗi buổi chiều, sau khi ăn xong, Tống Châu
Khôi, nhà 16, chạy qua nhà 12:
-Sư phụ! Sư phụ qua mau, anh em đang chờ.
Tôi còn mệt mỏi, tần ngần chưa qua, thì Tống châu Khôi tiến lại:
-Sư phụ để đệ tử cõng qua.
Việc phục vụ anh em hình như đã nằm trong máu tôi, nên không có cơ hội nào bảo vệ đuợc anh em, mà tôi lại không làm.
Một buổi tối, khoảng 7 giờ, đột nhiên tên Chính Uỷ mặt nám (mặt tên này bị một miếng nám đen ngay má), cho gọi tôi ra hội truờng, nơi treo bích báo kỷ niệm 2 tháng 9. Nhà tôi ngay cạnh hội truờng, nên vưà buớc ra khỏi cửa đã thấy anh Trần Ðức Thịnh, Ðại diện trại và tên mặt nám đứng đó. Anh Trần đức Thịnh, giáo sư Nguyễn bá Tòng, (hiện đang ở Canada) là nguời cứu mạng tôi hôm đó. Không có anh, đời tôi đã tiêu diêu miền nào rồi.
Tên mặt nám vẫy tôi vào chỗ treo tờ bích báo cuả Ðội, gằn giọng:
-Anh vẽ gì đây? Bôi bác chế độ hả? Vẽ gì mà tay què, tay cụt? Chê công nghiệp mất cân đối hả?
Nhìn lại tờ bích báo, thấy trên phần tưạ đề "Quyết Tâm", có hình một anh công nhân đội mũ bảo hiểm, một tay giơ lên, tay kia bỏ xuống, nhưng vì chỉ có một khung ngang, nên phần duới không có. Tôi nhún vai:
-Anh coi lại đi! Nếu tôi vẽ giơ cả hai tay lên, thì anh nói là "đầu hàng", nếu để cả hai tay xuống, thì lại là cụt cả hai tay sao? Ở đây, cái khung ngang, hẹp, nên tôi chỉ có thể vẽ một tay giơ lên thôi. Ðâu có gì là công nghiệp mất cân đối đâu!
Tên chính uỷ lại chỉ vào một logo cuả anh Minh vẽ hình chiếc xe máy cầy:
-Còn cái này nữa, bánh xe gì mà bị dây kẽm gai cuốn vào? Ý đồ muốn ám chỉ là công nghiệp Xã hội chủ nghĩa bị trì kéo lại hả?
Tôi bắt đầu mất bình tĩnh:
-Anh nói sao? Ðây là cái xe mới cáo. Bánh xe còn nguyên gai cao su, chúng tôi chỉ vẽ đại khái thôi, làm sao mà có kẽm gai ở đây?
Chưa thôi, tên Mặt Nám lại gõ tay vào bài viết cuả anh Giáo Sư Nguyễn văn Phú, (sau làm giáo sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật Thành Phố):
-Này, xem này! Ðúng là kêu gọi anh em Trở Cờ, chống phá cách mạng. Còn cãi cái gì nữa?
Tôi đọc lại bức thư. Thì ra, đó là hai câu viết cho bạn bè ở nhà. Câu trên viết: Tôi mong có ngày chúng ta cùng "Trở". Hết hàng, xuống dòng, câu sau: để cùng nhau có cơ hội mà chơi "Cờ"... Hai chữ "Trở" và "Cờ" viết ở cuối hàng một cách vô tình, nhưng tên Mặt Nám này cố tình hãm hại nguời ngay. Thái độ cố tình gán ghép này để tìm ra một con dê tế thần đây. Ðột nhiên, tôi nổi điên lên:
-Tôi nói cho anh biết. Anh chỉ bới bèo ra bọ! Chẻ sợi tóc làm tư làm tám. Kiếm cớ hại nguời. Chúng tôi đâu có ngu. Ở tù như cá nằm trên thớt, anh muốn bắn, muốn giết lúc nào chả đuợc. Chúng tôi có chống anh, thì chống ở trong đầu đây nè, đâu có ngu mà chống trên giấy trắng mực đen như thế! Hai chữ này ở hai hàng khác nhau. Vô tình mà viết ra như thế. Anh muốn kiếm cớ để bắn tuị tôi chứ gì? Mẹ kiếp! Ðã thế, tôi nói cho anh biết, bắn thì bắn mẹ nó đi, đừng nói lòng vòng. Tôi đây này. Muốn bắn muốn giết thì cứ ra tay nhanh đi!
Thấy tôi nổi cơn nói một tràng, tên Mặt Nám cũng nổi cơn theo. Hắn chụp tay xuống bao súng, quát lên:
-À, thằng này chống đối cách mạng hả!
Anh Thịnh, cứu tinh, ngay trong phút giây ấy, vội giơ tay cản tên Mặt Nám:
-Khoan! Khoan! Cán bộ! Anh Tiến chiều nay bị "ấm đầu". Anh ấy mê sảng, nói tầm bậy, tầm bạ. Cán bộ đừng để ý.
Rồi anh quay về phiá nhà tôi, nói to:
-Anh em ơi! Ra cạo gío cho anh Tiến đi này! Anh ấy bắt đầu nói sảng rồi!
Trong khi tôi bị gọi lên hội truờng, một số anh em đã đi theo, đứng ngoài cưả ngó vào. Vưà nghe thấy anh Thịnh gọi ầm lên như thế, hai ba anh chạy ra ngay. Mấy anh đè ngay tôi ra đất, lột áo lên, làm massage liền, trong khi đó, A Cửu, Vua đan giỏ, đổ dầu gió vào lưng tôi, cạo soẹt soẹt.
Tên Mặt Nám đứng ngớ nguời ra, tay buông khỏi cây súng, rồi phải bỏ về. Anh Thịnh trách tôi:
-Anh nóng quá! Phải bình tĩnh để sống còn. Mai mốt trả thù không muộn. Hồi nãy, tôi không nhanh trí, thì anh mất mạng rồi! Còn đâu mà trả hận nữa!
Tôi cám ơn anh Thịnh và dặn lòng đừng làm Truơng Phi nữa. Ngày hôm sau, tên Mặt Nám kêu tôi lên phòng, chỉ vào mặt, mắng:
-Anh là thằng phản động, nhưng may mắn. Lần sau mà còn thế nữa, tôi bóp cò không tha!
Tôi chỉ mím môi, không nói chi, và gật đầu, đi về. Không làm Truơng Phi, đôi khi cũng hay.
Nhưng chỉ đuợc một thời gian, tính nào tật ấy, không bỏ đuợc, xém mất mạng. Lần này, đau đớn hơn, không mất mạng, mà mất danh dự.
Hôm ấy, như mọi ngày, nhà 12 chúng tôi trách nhiệm gánh phân tuơi ra đổ ngoài ruộng rau cho cán bộ. Khoảng gần 30 nguời lê buớc duới nắng gắt cuả trại Suối Máu, Biên Hoà về đến cổng trại cỡ 1 giờ trưa, đói lả. Vưà tới cổng trại, bỗng nhiên tên Sáu Méo, (chúng tôi đặt tên thế vì miệng hắn bị méo) quản giáo đội 3, hô lớn:
-Ðứng lại!
Tất cả ngơ ngác đứng nhìn tên Sáu Méo. Hắn tiếp tục hô to:
-Dàn hàng ngang ra, nguời này cách nguời kia một thuớc.
Lại đứng dàn hàng ngang, cách nhau một thuớc. Tôi cũng đứng theo lệnh, nhưng đến khi lệnh kế tiếp thì khựng lại:
-Tất cả quỳ xuống, dang tay ra!
Anh em chới với, trợn mắt. Thấy chưa ai thi hành, Sáu Méo gào to:
-Tôi "lói": quỳ xuống! Dang tay ra!
Sáu Méo rờ tay vào cây súng lủng lẳng bên hông:
-Nghe không? Quỳ xuống!
Ở đầu hàng bên kia, sát với chỗ Sáu Méo đứng, một vài anh lục tục cử động, có vẻ muốn quỳ. Ðột nhiên, tôi lại lên cơn điên. Tôi giơ tay, nói lớn:
-Chúng tôi không quỳ! Yêu cầu anh cho biết lý do.
Thấy một tên phản động lớn tiếng, Sáu Méo nhẩy ngay lại, tay phải rút súng, tay trái chỉ mặt tôi:
-A! Thằng "lày"! Mày chống đối cách mạng hả?
Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn:
-Không chống đối chống điếc gì cả! Nhưng chúng tôi không quỳ! Anh có thể cùm giam chúng tôi, nhưng không đuợc làm nhục nhân phẩm chúng tôi.
Tên kia cũng bắt đầu nổi điên. Hắn lên đạn cái xoẹt, chiã ngay súng vào mặt tôi:
-Mày dám?
Nhìn thấy họng súng đen ngòm chĩa ngay vào mặt, tôi nổi xung thiên:
-Bắn hả? Bắn đi! Tôi nói cho anh biết, có bắn thì cứ bắn ngay mặt nhé! Ðừng bắn sau lưng, đừng bịt mắt! Tôi không sợ! Chỉ tức cái vô lý thôi! Tự dưng bắt quỳ mà không có lý do, muốn nhục mạ nhân phẩm Sĩ Quan Quân Lực Cộng Hoà à? Ðừng hòng! Chuyện gì cũng phải có lý do.
Sáu Méo, dân Bắc Kỳ vùng cao, thấy tôi cứng cưạ, cũng tự nhiên chùn tay. Hắn hậm hực:
-"Ní" do hả? "Lói" thì "nắm", "nàm" thì "nuời". "Nàm" không chất "nuợng". Ði đứng uể oải, như một lũ công tử bột!
Tôi chỉ tay vào đống quang gánh:
-Nhìn kià! Sáng nào tụi tôi cũng gánh đúng 50 kí lô phân tuơi, đi bốn lần, mỗi lần 5 cây số, tổng cộng là hai muơi cây số, mà cho ăn chỉ có hai củ khoai mì bằng hai ngón tay chéo. Lấy sức đâu mà làm? Anh chạy xe gắn máy, cũng phải đổ xăng thì xe mới chạy. Tụi tôi không có ăn, làm như vậy là quá sức rồi, còn thế nào nưã mới đủ chất luợng?
Nghe tôi nói một tràng như bắn ra-phan, tên Sáu Méo ngẩn nguời ra. Hắn đứng suy nghĩ một hồi, rồi hậm hực đút súng vào bao, hất hàm:
-Ðuợc rồi! Ðể đấy, về trại đi, tôi kiểm tra, anh mà "lói náo", tôi xử lý anh ngay.
Tôi cũng hất hàm:
-Cứ kiểm tra. Nếu tôi nói không đúng, anh cứ việc bắn liền. Thoải mái!
Tên Sáu Méo ra lệnh cho anh em nhà 12 về. Tôi vưà ngồi, thở ra đuợc một lúc, thì đã thấy Sáu Méo đến gọi "ra đây!" rồi đi truớc, tới nhà bếp. Tôi lẳng lặng theo sau, đầu cúi xuống, vì mệt mỏi. Con đuờng từ nhà 12 , đội 3 đến nhà bếp phải qua đội 2 gồm 4 dẫy nhà đâm ngang ra con đuờng đi chung. Sau đó, tới đội 1, gồm 4 căn nhà nữa, mới tới bếp. Ðây là con đuờng đau khổ nhất cuả cuộc đời tôi, vì chính nó đã làm cho tôi "thân bại, danh liệt". Ðang lầm lũi đi theo sau tên Sáu Méo đến nhà bếp để chứng minh, đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói nhỏ, phát lên từ một căn nhà đội 2:
-Ð.M. Ăng ten đi báo cáo!
Nghe mấy tiếng ấy, tôi rùng mình, muốn ngừng thở. Tôi liếc về dẫy nhà đội 2, thấy mấy cặp mắt đang trừng trừng nhìn tôi. Lạy Chuá! Sao lại có chuyện như vậy đuợc? Chân tôi như tê dại đi. Tim đập thật mạnh đến nỗi tôi hơi lảo đảo. Tôi muốn kêu lên, nhưng miệng tắc nghẽn. Nhưng tôi vẫn phải đi theo tên quản giáo kia. Không thể đứng lại và phân bua...
Tôi không trách loài nguời, không trách Chuá, nhưng chỉ trách số phận tôi không may mắn. Oan ơi! Oan!
Run rẩy mãi cũng đến nhà bếp. Sáu Méo gọi to tiếng:
-Quản cơm đâu?
Anh Hai "néo", bếp truởng chạy ra. Quản giáo Sáu Méo chỉ tay vào một trong những cái xô nhôm đựng khoai mì mà hỏi:
-Mỗi cái xô này cho mấy nguời ăn?
Hai "néo" trả lời:
-Thưa cán bộ, 10 nguời.
Sáu Méo tiến lại, thò tay vào đếm số khoai, mỗi miếng chỉ dài hơn ngón tay giữa một chút. Tổng cộng có 19 miếng, không đuợc 20. Sáu Méo không nói gì, lẳng lặng ra về.
Ngày hôm sau, hắn tập họp đội 3 lại, phân công theo "tua", mỗi nhà đi một ngày. Ngày chẻ củi, ngày lấy phân, ngày gánh nuớc.. Nhà 12 chúng tôi không còn phải mỗi ngày mỗi đi lấy phân như truớc. Anh em hả dạ, nhưng riêng tôi, đau xót như có ai đâm vào tim mình. Thà nó bắn tôi lúc trưa ngày hôm qua... Trời ơi! Nuớc mắt tôi ứa ra. Tính tôi không hay khóc, nhưng khi đó, thì nuớc mắt chẩy đầy môi, mặn đắng. Tôi mà làm ăng ten ư? Trời! Bố tôi bị đấu tố, mẹ tôi bỏ xứ ra đi, chịu nghèo khổ kinh hoàng. Nhà có ba anh em, hai anh tôi thì động viên. Còn tôi, lính tình nguyện. Tôi đã từng làm đơn xin đi Nhẩy Dù mà bị bác. Sau đó, lại xin đi Bến Hải, Cà Mâu, cũng bị bác đơn. Giờ này, lại bị mang tiếng "ăng ten"! Ðau hơn dao cắt thịt.
Nhưng số phận đã như vậy rồi, đành chấp nhận khi không thể tránh. Tuy thế, sự nghiệt ngã vẫn chưa buông tha. Chắc kiếp truớc tôi làm ác, nên kiếp này, đành trả.
Một buổi trưa nắng, tôi mang cái long ghi-gô vào bếp, để hâm lại môn "cháo khoai mì", cháo làm bằng khoai mì, trộn thêm nuớc, rồi bóp cho mềm, đổ thêm muối, bỏ vào lòng bếp, một lúc sôi lên, thì là một món ngon lành. Vì bếp rất cao, tôi ngồi xổm một mình ở đó, không ai thấy, nên tình cờ tôi mới rõ một sự việc khiến cho tôi bị hoạ lớn.
Vừa lúc lon ghi-gô sôi sùng sục, tôi nguớc lên về phiá cổng gác, tới chỗ nhà cuả quản giáo, tôi thấy Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, nguời vẫn xưng là "đệ tử" với tôi, nguời vẫn cõng tôi đi kể chuyện "chuởng", vưà lùi lũi buớc ra khỏi nhà cuả tên Sáu Kéc, quản giáo đội 4, trên tay còn cầm quả banh! Tống Châu Khôi liếc tới liếc lui, không thấy ai, nên dọt lẹ vào cổng. Hắn không nhìn thấy tôi ngồi thấp hơn cái bếp. Tôi muốn nổi cơn lên nưã...
Ðợi cho Khôi hấp tấp buớc qua chỗ núp, tôi gọi lớn:
-Khôi! Ðứng lại!
Tống Châu Khôi giật mình, nhìn quanh. Thấy tôi, hắn lúng búng:
-Tớ.. tớ đi bơm banh!
Tôi nghiến răng, vung tay vào mặt hắn, chửi liền:
-Ð.M. Mày làm ăng ten phải không? Mày đâu có nhiệm vụ bơm banh. Bơm banh đã có Thịnh lo, không phải mày. Mày báo cáo cái gì đó?
Tống Châu Khôi sợ hãi, xuống giọng:
-Tớ.. tớ nói thật mà! Ðây, banh nè!
Tôi nổi nóng, tiến tới, tính dọng cho hắn một quả. Hắn co cẳng chạy tuốt.
Ðã tính ruợt theo, rồi thôi. Ðã tính báo cho anh em hay, rồi cũng thôi. Tôi nghĩ rằng tên này sẽ hết dám. Thôi, tha Tào! Ðâu có ngờ vì sự yếu đuối cuả tôi, mà đời tôi tan nát.
Cuối năm 78, bộ đội bỏ đi, bàn giao lại cho Công An. Khi Công an tới, chúng khôn ngoan, không tỏ thái độ gì, chỉ xào lại danh sách. Từ K4 sang K3, từ K1 qua K2... Nghĩa là không cho bạn bè gần nhau nữa. Trại K4 nơi tôi ở toàn mặt mới. Không còn mấy nguời cũ đã từng nghe tôi kể chuyện, đã từng chứng kiến tôi đối đầu với quản giáo, hoặc ca hát, muá may cho anh em coi. Không khí căng thẳng hẳn lên. Nhiều xung đột xẩy ra, dẫn đến đánh nhau. Khi nghe báo cáo có mấy việc đánh nhau, tên quản trại chỉ nói:
-Việc cuả các anh, tôi chỉ quản lý nhân số thôi.
Thế là bùng lên một làn sóng dư luận sôi nổi. Nào là "công an sắp bàn giao cho Mỹ rồi", "Cờ ba sọc đã đuợc kéo lên ở Dinh Ðộc lập rồi", "Nguyên soái Nguyễn Cao Kỳ đã về đến Trảng Bom rồi"...Nghe tin này, nhiều anh em hùng khí nổi lên, đi đánh "ăng ten" lia chia. Tôi thấy tình hình hỏng bét, lên tiếng báo động:
-Anh em không biết đâu. Công an có nghề cuả chúng. Bây giờ, mới bàn giao, chúng cần tìm hiểu xem ai là ăng ten, ai chống đối. Chúng chờ cho ta ra mặt là chúng vớt, y như vớt bèo trong ao. Ðừng có nóng vội!
Ðang lúc xung động, đang hăng say đi đánh ăng ten mà không gặp trở ngai, những lời khuyên chí tình cuả tôi, như dầu đổ vào lửa. Mấy nguời mới đến nhìn tôi, nghi hoặc. Một chiều, nguời nằm sát tôi nhiều năm là Hưá Sang, Thiếu Uý Nhẩy Dù, ghé tai tôi nói nhỏ:
-Chết mẹ! Chúng nó định đánh anh rồi! Tôi cố cản, nhưng coi bộ không xong!
Tôi hỏi Sang:
-Cậu nằm trong ban "hành động", vậy mà cậu không bênh vực cho công lý ư?
Sang buồn bã:
-Anh hiểu cho tôi. Cả băng chúng nó, toàn thằng mới, có mình tôi, nói ai nghe.
Thuyết mập, ở nhà 16, nguời say mê nghe tôi kể chuyện, cũng chạy sang:
-Ông cẩn thận, có thằng nó tố ông là ăng ten. Tôi đang thuyết phục tụi nó.
-Ai tố tôi vậy?
-Không biết ai nữa!
A Cửu thì cẩn thận hơn:
-Tôi đi lanh quanh gần ông. Ðưá nào đụng đến ông, tôi nhẩy vào can thiệp.
Còn Hùng, Hoàng (Ðại Uý Công Binh) là những nguời cùng ở với tôi một thời gian dài thì chỉ nhìn tôi, thở dài. Nhìn quanh, toàn khuôn mặt mới lạ, đằng đằng sát khí.
Tôi vẫn cố khuyên bạn bè:
-Các bạn nhớ là công an nó sẽ vớt các bạn đó. Nên cẩn thận.
Còn cá nhân tôi, bình tĩnh chờ đợi. Khi không thể tránh đuơc rủi ro, thì cứ nhìn thẳng vào mặt nó.
Ðêm ấy, tôi hơi buồn. Bạn bè ra ngoài hội truờng hết rồi. Không khí căng như dây đàn. Tôi lấy cây đàn thân yêu ra ngồi xổm duới đất, chơi mấy bài nhạc cũ. Bất ngờ, đèn tắt phụp. Vưà ngơ ngác nguớc lên, thì "bụp", một cú đá bay vào giưã mặt! Với phản ứng quen, tôi lộn nhào ra sau, tránh đuợc cú thứ hai, và đứng dậy luôn. Trong ánh sáng mờ mờ, tôi thấy có bốn khuôn mặt lạ hoắc, chưa hề biết là ai, đứng nhìn tôi chằm chằm.
Bình tĩnh lau máu từ mũi chẩy ra, tôi hỏi:
-Các anh là ai? Tại sao lại đánh tôi?
Mấy nguời kia không nói nửa lời. Họ không tấn công nữa, khi thấy tôi thủ tấn vững vàng. Nhìn tôi chừng vài phút, nhóm nguời lẳng lặng bỏ đi. Tôi buồn bã lê buớc về chỗ ngồi. Vừa lúc ấy, Hưá Sang chạy về, hốt hoảng:
-Chúng nó đánh anh rồi hả?
Tôi gật đầu. Hưá Sang đẩy tôi ngồi xuống, lấy khăn mù xoa ra thấm máu cho tôi, rồi vắt khăn đi. Vì bị đá bằng một bàn chân rất mạnh, mũi tôi bị vỡ toang, xuơng bị dập, máu ra nhiều đến nỗi vắt đuợc thành giòng. Cùng lúc đó, A Cửu cũng chạy về, thấy máu tôi ra đầy áo, A Cửu lột áo tôi, và thay áo mới. Hùng kinh nghiệm hơn, giục Hứa Sang:
-Mày ra lấy nuớc, tao đun cho ảnh một chậu nuớc nóng.
Cả ba chăm sóc tôi kỹ luỡng như những Ma Sơ. Tôi bồi hồi nhìn các bạn, cám ơn nghẹn lời. Liếc qua cửa, tôi thấy ba bốn khuôn mặt vưà đánh tôi cũng đang ngạc nhiên nhìn vào, không hiểu sao một tên ăng ten lại đuợc anh em thuơng như vậy.
Sau khi thay quần áo xong, Hưá Sang, với hai bàn tay cứng cáp, bóp tay chân, lưng, cổ cho tôi. Mãi một lúc sau, Thuyết mới về tới. Cả Thắng "ròm" nữa. Bạn thì sưả lại cây đàn, bạn xếp dọn chỗ nằm cho tôi. Tôi vừa nói lời cám ơn thì tất cả đều gạt đi. Cùng lúc ấy, điều tôi tiên đoán đã xẩy ra. Sau nhiều ngày bỏ mặc, Công an đã bất ngờ nhẩy vào, bắn súng ầm ĩ, đạn chạm vào mái tôn, bật ra, kêu leng keng. Bọn chúng tràn vào như chó sói:
-Ở đâu, yên đó. Nhúc nhích, bắn chết mẹ!
Thế là anh em bị dính trấu. Không chạy kịp về phòng mình, một số anh bị còng ngay. Lần luợt, công an vào từng nhà, lôi các nguời bị đánh đi hết sang K.30 là khu bệnh xá. Tới luợt nhà 12, hai tên công an buớc vào hỏi ầm ĩ:
-Nhà này! Có ai bị đánh không?
Vì tôi không muốn xa anh em, nên lẳng lặng gục đầu xuống, dấu bộ mặt máu me. Ðã tuởng thoát nạn, tên công an sắp buớc ra, thì anh Hoàng, nhà truởng, lại đột nhiên đứng dậy, chỉ tay vào tôi. Tên Công an tiến tới:
-Anh này, quay mặt ra đây coi!
Không còn cách nào khác, tôi phải quay ra, và phải đi theo tên công an kia, sang K 30 bên cạnh. Lòng buồn như chết.
Ngay buổi sáng hôm sau, bọn công an uà vào trại, bắt ráo những nguời trong ban "hành động". Chúng khai thác tôi rất kỹ, nhưng tôi nhất định không khai. Tôi nói vì tắt đèn tối thui, tôi không nhìn thấy ai. Vì thế, mà chỉ đến ngày thứ ba, sau vụ đánh, thì anh em mới hiểu là họ đã mắc mưu kẻ chia rẽ rồi. Lý do đơn giản: tất cả những ai ở trong ban Hành Ðộng, lập danh sách, và đi đánh nguời đều bị nhốt con-nếch hết. Còn nhóm đánh tôi đều bình an! Tối hôm thứ ba, anh Nguyễn Lê Tuấn, gốc K.3, liều mạng chui rào qua thăm tôi! Anh là một chủ chốt trong nhóm "hành động". Việc anh liều chui qua hai lần hàng rào để thăm tôi là một hành động nguy hiểm, lính canh mà thấy là ăn đạn ngay.
Anh nói nhỏ:
-Tôi thay mặt nhóm để xin lỗi ông! Bây giờ, hỏi thăm anh em cũ, mới biết mình lầm. Ông chính là anh hùng của trại, lại bị oan, rồi kiên quyết không khai anh em, bọn tôi xin lỗi.
Tôi bồi hồi, xúc động:
-Không sao! Ở đời, ai chẳng có lúc nhầm. Biết đuợc mình nhầm, mà nhận lỗi, mới là anh hùng thiệt. Cám ơn các bạn.
Nguyễn Lê Tuấn trầm ngâm một lúc, rồi đưa ra đề nghị làm tôi tá hoả tam tinh:
-Tuị tôi.. mong ông trở về trại, lãnh đạo anh em!
Nghe Tuấn nói, tôi ngẩn nguời, lắp bắp:
-Ông nói sao?
Tuấn nghiêm mặt:
-Tụi tôi muốn ông làm lãnh đạo. Ông vừa can truờng, vừa tình cảm. Mong ông nhận lời.
Tôi bối rối quá, không biết nói sao, chỉ biết ú ớ:
-Nhờ ông chuyển lời giùm tôi, cám ơn anh em. Ðã hiểu nhau, là vô cùng cảm động rồi, lại đuợc anh em thuơng mến, tôi xúc động lắm. Xin anh em tha thứ cho tôi, khi hiện giờ, tôi không thể làm chi đuợc. Xin chờ cho tôi có cơ hội về lại trại nhe.
Cầm lấy tay Tuấn, tôi muốn khóc:
-Ông cẩn thận khi về trại. Bọn gác mà biết, nó bắn ông, không tha.
Nhìn theo bóng Nguyễn Lê Tuấn len lách, chui bò qua hàng rào, mà ruột gan tôi nóng bỏng. Tôi run nguời, chỉ sợ nghe thấy tiếng la "Ðứng lại" là một anh hùng ngã xuống.
May sao, không có chi. Bóng tối đã che chở. Ðuợc thể, tối hôm sau, Thắng "ròm" chui qua, dúi vào tay tôi mấy viên thuốc đau nhức:
-Ông cầm lấy, tôi biết ông bị đau lắm!
Tôi ôm lấy bạn hiền, mà nuớc mắt ưá ra.
Tối hôm ấy, tôi phải một phen lo sợ. Vưà lúc sắp đưa Thắng về, tự nhiên, tên gác nghi ngờ, buớc vào phòng, la to:
-Ở đâu, yên đấy! Không đuợc di chuyển.
Không biết làm sao hơn, tôi đẩy Thắng chui ngay xuống gầm cái chõng tre tôi đang nằm, rồi giải tấm chăn ra, cho thòng xuống hai bên. Tôi nằm trong chăn, trợn mắt méo mồm, như đang bệnh nặng. Tên gác đi qua, nhìn tôi rồi bỏ đi. Tim tôi đập mãi như trống làng cho đến khi biết chắc tên gác đã về, tôi mới đẩy Thắng ra.
Ngày kế tiếp, vì không muốn cho anh em lây hoạ về mình, tôi quyết định cũng vuợt rào về trại cũ. Ðợi khi khuất bóng trăng, tôi chùi xuống đất, vưà bò vưà gạt kẽm gai, vào tới đất trại cũ, tôi vui mừng đi kiếm bạn. Gặp ngay Trần Ðức Thịnh, anh kều tôi vào nhà, rót cho tôi một ly trà nóng, và xác nhận:
-Có tên... lập danh sách đánh ông để trả thù cá nhân. Nguời cũ, ai cũng biết nó là ăng ten, chỉ trừ có những anh em mới, không rõ, nên mới mắc mưu nó. Bây giờ mới hiểu, họ cô lập nó rồi. Nó không dám gặp mặt ai, cứ trốn trong nhà như chó cún.
Tôi cuời:
-Thôi, kệ nó với Trời. Kẻ nào gieo ác thì sẽ gặp ác.
Rồi tôi chaỵ đi kiếm Hưá Sang, Hùng, A Cửu, Thuyết. Gặp nhau .. băng đã đánh tôi hôm nọ. Mấy anh đang ngồi chơi, thấy tôi vào thì giật mình. Tôi vẫy tay chào họ, mỉm cuời. Họ hơi gật đầu chào lại. Không muốn làm cho họ khó chịu, tôi đi chỗ khác chơi.
Bắt tay, trò chuyện một hồi, đã tới nửa đêm, tôi phải chui rào về lại K.30. Biết một đi là không có dịp gặp lại, lòng tôi nao nao.
Rồi K. 30 cũng giữ chân tôi thêm vài năm, thêm bao kỷ niệm, truớc khi đuợc tha vào cuối năm 1980.
Sau đó, không ngờ lại gặp Nguyễn Lê Tuấn, bán vật liệu xây dựng ở Lý Thuờng Kiệt, Tân Bình. Gặp Trần Ðức Thịnh, gặp Phạm Thanh Tâm, đội 2, Mùi "rỗ", Truờng "lắc", Hùng "Rống". Qua Mỹ lại gặp biết bao nguời xưa. Mừng mừng vui vui. Kể chuyện về trại tù như một thời gian rèn luyện tâm hồn. Từ đó, mà tôi liều mình đứng ra tổ chức Cây Mùa Xuân H.Ô năm 1991 và 1992. Với sự tiếp tay cuả các bạn đồng tù, các bạn H.Ô, lại tổ chức Tù Ca năm 1993 và 1994.
Tối hôm đó, trăng sáng mông mênh. Cả vài trăm anh em ngồi xếp bằng ngoài sân, nghe những ca sĩ "tù" hát "Love Story", "Anh đến thăm em một chiều mưa"... Trong ánh trăng bàng bạc, cảnh tượng một nhóm đông người ngồi yên lặng nghe nhạc, gợi lên trong chúng tôi, những tình cảm bàng hoàng không thể tả được. Tôi đứng lặng người, say sưa nghe hát. Bất ngờ, cảm giác thấy có hơi thở dồn dập gần tai, tôi vội quay lại, và điếng người khi thấy tên Chính Ủy đang đứng sát tôi, chăm chú lắng nghe! Vội vàng, lật bật, tôi đá chân vào bàn "lạch cạch, lạch cạch". Tuấn nhận ra dấu hiệu trước nhất, anh chuyển "tông" ngay sang "Ta vượt trên đỉnh núi cao Trường Sơn, đá mòn mà đôi dép không mòn..."
Cả ba bạn kia lập tức họa theo. Tên chính ủy đứng thêm một lúc, thấy hát nhạc "cách mạng" thì thở dài:
-Tưởng gì! Nghe nhạc này, chán bỏ mẹ!
Rồi quay đi. Cả bọn tôi thở dài. Phen này, cả lũ xuống hố rồi! Hai ông bạn làm "lính gác giặc" vì mê say nghe nhạc quá, đã từ từ bỏ vị trí vào tuốt bên trong, nên khi tên chính ủy vào, chả ai biết. Chương trình văn nghệ chấm dứt. Anh em lục tục về lán.
Ngày hôm sau, anh Mừng đi họp sớm về, gọi tôi vào:
-Này, tên chính ủy nó hỏi tôi, ai tổ chức, tôi đành phải bảo tên ông, vì không thể nói tên anh em khác. Nó bảo tôi : "Bảo thằng Tiến dẹp đi! Lần sau mà còn tổ chức hát nhạc đồi truỵ nữa, tao bắn bỏ mẹ!"
Thái độ hăm dọa nhẹ nhàng đó, có lẽ vì anh em hát hay qúa! Nhất là Ngô Phước Cương, giọng ca điêu luyện hơn các ca sĩ ngoài rất nhiều. Khi anh hát bài "Love Story" đến đoạn điệp khúc, giọng anh cao vút, khiến ai cũng mê mẩn.
Ban Văn Nghệ cuả chúng tôi, hồi đó, còn Ðiền, một nhạc sĩ trẻ. Anh chơi ghi-ta sôlô hay lắm, nhưng rất tiếc, anh không thuần nhịp. Khi vào ban nhạc, có bass, có ghi-ta "lead", có đàn "accord", tiếng đàn solo cuả anh lạc điệu. Tuấn cố gắng chỉnh hoài, nhưng không đuợc, nên đành cho anh ra ngoài ban, chỉ chơi solo một mình. Ðiền buồn lắm. Anh chỉ còn một nguời bạn thân, là con chim trắng có ngù, đẹp tuyệt, mà anh đã dậy bao ngày. Con chim cứ nằm trong túi áo cuả anh, thỉnh thoảng thò đầu ra, duơng ngù lên như chiếc mũ cuả lính La Mã. Số phận đắng cay không tha anh, khi qua Suối Máu, anh bị ung thư ruột. Những ngày cuối đời, tôi cứ phải sang anh vào buổi tối để làm massage cho anh ngủ, nếu không, thì anh đau lắm, gào thét kinh hoàng. Ðiền ra đi, khi anh vưà mới độ ba muơi.
Không được tổ chức nhạc vàng nữa, mỗi tối, tôi bắt đầu kể chuyện phim cho một số bạn bè thân thiết nghe. Trong số đó có Thanh, Huệ, Tập (Khối Phó Khối 3), Nguyễn Vũ (họa sĩ), Ngô Ngọc Trác (QGHC), Thắng và vài anh em khác. Nếu tôi nhớ không lầm, trong khối 3 có nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Hữu Ủy. Vì việc kể chuyện phim như vậy, mà anh em gọi tôi là "Máy chiếu phim" hay "Nhà sản xuất phim ảnh". Mỗi lần kể, là được một chén trà "quặu", đặc quánh. Kể chuyện phim mãi cũng hết, tôi quay sang chuyện "chưởng". Tôi thuộc hai bộ "Lộc Ðỉnh Ký" và "Cô gái Ðồ Long" như húp cháo. Từ khi kể chuyện "chưởng", số người nghe tăng lên dần. Từ 5, 6 bạn đến vài chục người. Mỗi tối, sau khi ăn cơm xong, là anh em giục giã:
-Nhà chiếu phim đâu rồi! Ra đây! Ra đây mau lên! Khán giả đang chờ!
Và cứ thế, tháng ngày ở Kà Tum trôi qua, trôi qua!
Ðến năm 1978, chúng tôi chuyển trại về Suối Máu. Tôi được bổ vào Ðội 3, Nhà 12, K 4. Anh Mừng vẫn làm Ðội (Khối ?)Trưởng. Số tôi vất vả, nên sau khi các đội, khối họp lại, anh em vẫn chỉ định tôi làm Trưởng Ban Văn Hóa, Văn Nghệ, nghĩa là vừa Múa, hát, đóng kịch, vừa làm Bích báo mỗi khi có lễ, tết. Cùng làm việc với tôi có Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, làm Trưởng Ban Thể Thao. Tôi kiêm luôn Trưởng Ban Vũ, phải lựa 5 bạn có chân tay dẻo cùng với tôi làm thành một ban Vũ gồm 6 ngươiø, đi múa cho các trại bạn coi chơi. Với anh Hùng làm cố vấn, chúng tôi tập cho anh em múa Sạp bằng thanh tre. Vì không có nữ, nên tôi chuyên giả gái! Múa Guatamela, thì làm cô Mễ, múa Lơ thơ tơ liễu buông mành, tôi làm cô thôn nữ, vấn khăn mỏ quạ, áo tứ thân, yếm hồng, tay cầm quạt giấy, uốn éo. Cùng với Minh "lùn" (chuyên viên làm ảo thuật), cặp chúng tôi làm anh em cười bò lăn, vì cô thôn nữ quá cao, trong khi anh chàng kia qúa thấp. Sau khi tôi múa xong, bạn bè chạy vào nắm tay, sờ má tôi, nói:
-Mẹ kiếp! Cô này là cô Tây Lai, chứ con gái Việt nam sao mà cao quá!
Vài anh chạy lại, quơ tay quơ chân. Tôi giả bộ uốn qua uốn laị, tránh né.
Chúng tôi cười nghiêng ngả cho quên buồn.
Thực tế, những niềm vui ấy chỉ hiếm họa mới xẩy ra một năm hai, ba lần, còn lại lao động cật lực.
Những ngày tháng buồn tẻ, mệt mỏi duờng như dài hơn thuờng lệ. Tôi trở lại với chuyện "chuởng", với Ðồ Long Ðao, Truơng Vô Kỵ và Triệu Minh. Nhà 12 cuả tôi, buổi tối, biến thành sân khấu. Tôi ngồi trên võng đầu nhà, anh em ngồi nghe chăm chú. Bên cạnh tôi, luôn luôn có một ly nuớc trà, hay một chén chè ngọt. Kể chuyện như thế, đời tôi qua đi trong hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc tái nguời.
Một hôm, tôi đang kể đến khúc Truơng Vô Kỵ đang ở nhà cuả hai chuởng môn phái Côn Lôn là Hà Thái Xung và Ban Thục Nhàn để chưã bệnh cho nguời vợ thứ năm cuả Hà Thái Xung bị hai con Kim Ngân, Huyết Xà cắn, bỗng nhìn thấy mặt anh em tự nhiên căng thẳng lạ lùng, cứ nhìn lên đầu võng mình chăm chăm. Tôi giật mình quay lại, thì thấy tên Chính Uỷ đang đứng ngay đầu võng cuả mình. Phen này thật khó sống yên. Trong một tích tắc, não tôi làm việc không ngừng, tôi cứ tỉnh bơ, coi như không có gì, tiếp tục kể, nhưng về các phuơng thuốc Nam! May mắn là đúng vào lúc mà Vô Kỵ đang tìm cách chữa bệnh cho cô Năm, nên tôi nặn óc tiếp theo:
-Mỗi buổi sáng, với nguời bị loại rắn Kim Ngân này cắn, phải tìm cho ra các vị sau đây: Lan linh chi, một gói, tì suơng hai chỉ, lạc đỉnh hồng, một cân, khổng tuớc đàm một chỉ. Hoà tất cả vào trong một ly nuớc. Cất chừng 3 tiếng đồng hồ, còn lại một chút cặn, đổ thêm nuớc vào, nấu tiếp cứ 3 thành 1. Cho nguời bệnh uống... Với nguời bị Huyết xà cắn thì khác hơn, buổi sáng ra ngoài vuờn , tìm ra cây Nhị tiên Hồng, có hoa mầu đỏ mềm, cánh nhỏ, đào xuống ba tấc...
Tôi cứ vừa mở miệng nói, vưà dùng óc, nặn ra các toa thuốc không có trên thế gian này, vưà nhìn thẳng vào anh em, như đang mở lớp dậy thuốc Nam vậy. Tên Chính Uỷ nghe mấy danh từ quái đản này khoảng 15 phút thì chán, bỏ đi. Sau khi hắn vưà ra khỏi nhà, tôi gục xuống liền. Vì động não quá sức, cứ cố tìm ra các tên thuốc tầm bậy tầm bạ, nên mệt lử, nằm thẳng cẳng.
Nhưng không vì vậy mà chuơng trình chuyện "chuởng" chấm dứt. Tôi kể hết nhà 12 thì sang nhà 16, đội 4, kéo dài cả năm trời. Mỗi buổi chiều, sau khi ăn xong, Tống Châu
Khôi, nhà 16, chạy qua nhà 12:
-Sư phụ! Sư phụ qua mau, anh em đang chờ.
Tôi còn mệt mỏi, tần ngần chưa qua, thì Tống châu Khôi tiến lại:
-Sư phụ để đệ tử cõng qua.
Việc phục vụ anh em hình như đã nằm trong máu tôi, nên không có cơ hội nào bảo vệ đuợc anh em, mà tôi lại không làm.
Một buổi tối, khoảng 7 giờ, đột nhiên tên Chính Uỷ mặt nám (mặt tên này bị một miếng nám đen ngay má), cho gọi tôi ra hội truờng, nơi treo bích báo kỷ niệm 2 tháng 9. Nhà tôi ngay cạnh hội truờng, nên vưà buớc ra khỏi cửa đã thấy anh Trần Ðức Thịnh, Ðại diện trại và tên mặt nám đứng đó. Anh Trần đức Thịnh, giáo sư Nguyễn bá Tòng, (hiện đang ở Canada) là nguời cứu mạng tôi hôm đó. Không có anh, đời tôi đã tiêu diêu miền nào rồi.
Tên mặt nám vẫy tôi vào chỗ treo tờ bích báo cuả Ðội, gằn giọng:
-Anh vẽ gì đây? Bôi bác chế độ hả? Vẽ gì mà tay què, tay cụt? Chê công nghiệp mất cân đối hả?
Nhìn lại tờ bích báo, thấy trên phần tưạ đề "Quyết Tâm", có hình một anh công nhân đội mũ bảo hiểm, một tay giơ lên, tay kia bỏ xuống, nhưng vì chỉ có một khung ngang, nên phần duới không có. Tôi nhún vai:
-Anh coi lại đi! Nếu tôi vẽ giơ cả hai tay lên, thì anh nói là "đầu hàng", nếu để cả hai tay xuống, thì lại là cụt cả hai tay sao? Ở đây, cái khung ngang, hẹp, nên tôi chỉ có thể vẽ một tay giơ lên thôi. Ðâu có gì là công nghiệp mất cân đối đâu!
Tên chính uỷ lại chỉ vào một logo cuả anh Minh vẽ hình chiếc xe máy cầy:
-Còn cái này nữa, bánh xe gì mà bị dây kẽm gai cuốn vào? Ý đồ muốn ám chỉ là công nghiệp Xã hội chủ nghĩa bị trì kéo lại hả?
Tôi bắt đầu mất bình tĩnh:
-Anh nói sao? Ðây là cái xe mới cáo. Bánh xe còn nguyên gai cao su, chúng tôi chỉ vẽ đại khái thôi, làm sao mà có kẽm gai ở đây?
Chưa thôi, tên Mặt Nám lại gõ tay vào bài viết cuả anh Giáo Sư Nguyễn văn Phú, (sau làm giáo sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật Thành Phố):
-Này, xem này! Ðúng là kêu gọi anh em Trở Cờ, chống phá cách mạng. Còn cãi cái gì nữa?
Tôi đọc lại bức thư. Thì ra, đó là hai câu viết cho bạn bè ở nhà. Câu trên viết: Tôi mong có ngày chúng ta cùng "Trở". Hết hàng, xuống dòng, câu sau: để cùng nhau có cơ hội mà chơi "Cờ"... Hai chữ "Trở" và "Cờ" viết ở cuối hàng một cách vô tình, nhưng tên Mặt Nám này cố tình hãm hại nguời ngay. Thái độ cố tình gán ghép này để tìm ra một con dê tế thần đây. Ðột nhiên, tôi nổi điên lên:
-Tôi nói cho anh biết. Anh chỉ bới bèo ra bọ! Chẻ sợi tóc làm tư làm tám. Kiếm cớ hại nguời. Chúng tôi đâu có ngu. Ở tù như cá nằm trên thớt, anh muốn bắn, muốn giết lúc nào chả đuợc. Chúng tôi có chống anh, thì chống ở trong đầu đây nè, đâu có ngu mà chống trên giấy trắng mực đen như thế! Hai chữ này ở hai hàng khác nhau. Vô tình mà viết ra như thế. Anh muốn kiếm cớ để bắn tuị tôi chứ gì? Mẹ kiếp! Ðã thế, tôi nói cho anh biết, bắn thì bắn mẹ nó đi, đừng nói lòng vòng. Tôi đây này. Muốn bắn muốn giết thì cứ ra tay nhanh đi!
Thấy tôi nổi cơn nói một tràng, tên Mặt Nám cũng nổi cơn theo. Hắn chụp tay xuống bao súng, quát lên:
-À, thằng này chống đối cách mạng hả!
Anh Thịnh, cứu tinh, ngay trong phút giây ấy, vội giơ tay cản tên Mặt Nám:
-Khoan! Khoan! Cán bộ! Anh Tiến chiều nay bị "ấm đầu". Anh ấy mê sảng, nói tầm bậy, tầm bạ. Cán bộ đừng để ý.
Rồi anh quay về phiá nhà tôi, nói to:
-Anh em ơi! Ra cạo gío cho anh Tiến đi này! Anh ấy bắt đầu nói sảng rồi!
Trong khi tôi bị gọi lên hội truờng, một số anh em đã đi theo, đứng ngoài cưả ngó vào. Vưà nghe thấy anh Thịnh gọi ầm lên như thế, hai ba anh chạy ra ngay. Mấy anh đè ngay tôi ra đất, lột áo lên, làm massage liền, trong khi đó, A Cửu, Vua đan giỏ, đổ dầu gió vào lưng tôi, cạo soẹt soẹt.
Tên Mặt Nám đứng ngớ nguời ra, tay buông khỏi cây súng, rồi phải bỏ về. Anh Thịnh trách tôi:
-Anh nóng quá! Phải bình tĩnh để sống còn. Mai mốt trả thù không muộn. Hồi nãy, tôi không nhanh trí, thì anh mất mạng rồi! Còn đâu mà trả hận nữa!
Tôi cám ơn anh Thịnh và dặn lòng đừng làm Truơng Phi nữa. Ngày hôm sau, tên Mặt Nám kêu tôi lên phòng, chỉ vào mặt, mắng:
-Anh là thằng phản động, nhưng may mắn. Lần sau mà còn thế nữa, tôi bóp cò không tha!
Tôi chỉ mím môi, không nói chi, và gật đầu, đi về. Không làm Truơng Phi, đôi khi cũng hay.
Nhưng chỉ đuợc một thời gian, tính nào tật ấy, không bỏ đuợc, xém mất mạng. Lần này, đau đớn hơn, không mất mạng, mà mất danh dự.
Hôm ấy, như mọi ngày, nhà 12 chúng tôi trách nhiệm gánh phân tuơi ra đổ ngoài ruộng rau cho cán bộ. Khoảng gần 30 nguời lê buớc duới nắng gắt cuả trại Suối Máu, Biên Hoà về đến cổng trại cỡ 1 giờ trưa, đói lả. Vưà tới cổng trại, bỗng nhiên tên Sáu Méo, (chúng tôi đặt tên thế vì miệng hắn bị méo) quản giáo đội 3, hô lớn:
-Ðứng lại!
Tất cả ngơ ngác đứng nhìn tên Sáu Méo. Hắn tiếp tục hô to:
-Dàn hàng ngang ra, nguời này cách nguời kia một thuớc.
Lại đứng dàn hàng ngang, cách nhau một thuớc. Tôi cũng đứng theo lệnh, nhưng đến khi lệnh kế tiếp thì khựng lại:
-Tất cả quỳ xuống, dang tay ra!
Anh em chới với, trợn mắt. Thấy chưa ai thi hành, Sáu Méo gào to:
-Tôi "lói": quỳ xuống! Dang tay ra!
Sáu Méo rờ tay vào cây súng lủng lẳng bên hông:
-Nghe không? Quỳ xuống!
Ở đầu hàng bên kia, sát với chỗ Sáu Méo đứng, một vài anh lục tục cử động, có vẻ muốn quỳ. Ðột nhiên, tôi lại lên cơn điên. Tôi giơ tay, nói lớn:
-Chúng tôi không quỳ! Yêu cầu anh cho biết lý do.
Thấy một tên phản động lớn tiếng, Sáu Méo nhẩy ngay lại, tay phải rút súng, tay trái chỉ mặt tôi:
-A! Thằng "lày"! Mày chống đối cách mạng hả?
Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn:
-Không chống đối chống điếc gì cả! Nhưng chúng tôi không quỳ! Anh có thể cùm giam chúng tôi, nhưng không đuợc làm nhục nhân phẩm chúng tôi.
Tên kia cũng bắt đầu nổi điên. Hắn lên đạn cái xoẹt, chiã ngay súng vào mặt tôi:
-Mày dám?
Nhìn thấy họng súng đen ngòm chĩa ngay vào mặt, tôi nổi xung thiên:
-Bắn hả? Bắn đi! Tôi nói cho anh biết, có bắn thì cứ bắn ngay mặt nhé! Ðừng bắn sau lưng, đừng bịt mắt! Tôi không sợ! Chỉ tức cái vô lý thôi! Tự dưng bắt quỳ mà không có lý do, muốn nhục mạ nhân phẩm Sĩ Quan Quân Lực Cộng Hoà à? Ðừng hòng! Chuyện gì cũng phải có lý do.
Sáu Méo, dân Bắc Kỳ vùng cao, thấy tôi cứng cưạ, cũng tự nhiên chùn tay. Hắn hậm hực:
-"Ní" do hả? "Lói" thì "nắm", "nàm" thì "nuời". "Nàm" không chất "nuợng". Ði đứng uể oải, như một lũ công tử bột!
Tôi chỉ tay vào đống quang gánh:
-Nhìn kià! Sáng nào tụi tôi cũng gánh đúng 50 kí lô phân tuơi, đi bốn lần, mỗi lần 5 cây số, tổng cộng là hai muơi cây số, mà cho ăn chỉ có hai củ khoai mì bằng hai ngón tay chéo. Lấy sức đâu mà làm? Anh chạy xe gắn máy, cũng phải đổ xăng thì xe mới chạy. Tụi tôi không có ăn, làm như vậy là quá sức rồi, còn thế nào nưã mới đủ chất luợng?
Nghe tôi nói một tràng như bắn ra-phan, tên Sáu Méo ngẩn nguời ra. Hắn đứng suy nghĩ một hồi, rồi hậm hực đút súng vào bao, hất hàm:
-Ðuợc rồi! Ðể đấy, về trại đi, tôi kiểm tra, anh mà "lói náo", tôi xử lý anh ngay.
Tôi cũng hất hàm:
-Cứ kiểm tra. Nếu tôi nói không đúng, anh cứ việc bắn liền. Thoải mái!
Tên Sáu Méo ra lệnh cho anh em nhà 12 về. Tôi vưà ngồi, thở ra đuợc một lúc, thì đã thấy Sáu Méo đến gọi "ra đây!" rồi đi truớc, tới nhà bếp. Tôi lẳng lặng theo sau, đầu cúi xuống, vì mệt mỏi. Con đuờng từ nhà 12 , đội 3 đến nhà bếp phải qua đội 2 gồm 4 dẫy nhà đâm ngang ra con đuờng đi chung. Sau đó, tới đội 1, gồm 4 căn nhà nữa, mới tới bếp. Ðây là con đuờng đau khổ nhất cuả cuộc đời tôi, vì chính nó đã làm cho tôi "thân bại, danh liệt". Ðang lầm lũi đi theo sau tên Sáu Méo đến nhà bếp để chứng minh, đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói nhỏ, phát lên từ một căn nhà đội 2:
-Ð.M. Ăng ten đi báo cáo!
Nghe mấy tiếng ấy, tôi rùng mình, muốn ngừng thở. Tôi liếc về dẫy nhà đội 2, thấy mấy cặp mắt đang trừng trừng nhìn tôi. Lạy Chuá! Sao lại có chuyện như vậy đuợc? Chân tôi như tê dại đi. Tim đập thật mạnh đến nỗi tôi hơi lảo đảo. Tôi muốn kêu lên, nhưng miệng tắc nghẽn. Nhưng tôi vẫn phải đi theo tên quản giáo kia. Không thể đứng lại và phân bua...
Tôi không trách loài nguời, không trách Chuá, nhưng chỉ trách số phận tôi không may mắn. Oan ơi! Oan!
Run rẩy mãi cũng đến nhà bếp. Sáu Méo gọi to tiếng:
-Quản cơm đâu?
Anh Hai "néo", bếp truởng chạy ra. Quản giáo Sáu Méo chỉ tay vào một trong những cái xô nhôm đựng khoai mì mà hỏi:
-Mỗi cái xô này cho mấy nguời ăn?
Hai "néo" trả lời:
-Thưa cán bộ, 10 nguời.
Sáu Méo tiến lại, thò tay vào đếm số khoai, mỗi miếng chỉ dài hơn ngón tay giữa một chút. Tổng cộng có 19 miếng, không đuợc 20. Sáu Méo không nói gì, lẳng lặng ra về.
Ngày hôm sau, hắn tập họp đội 3 lại, phân công theo "tua", mỗi nhà đi một ngày. Ngày chẻ củi, ngày lấy phân, ngày gánh nuớc.. Nhà 12 chúng tôi không còn phải mỗi ngày mỗi đi lấy phân như truớc. Anh em hả dạ, nhưng riêng tôi, đau xót như có ai đâm vào tim mình. Thà nó bắn tôi lúc trưa ngày hôm qua... Trời ơi! Nuớc mắt tôi ứa ra. Tính tôi không hay khóc, nhưng khi đó, thì nuớc mắt chẩy đầy môi, mặn đắng. Tôi mà làm ăng ten ư? Trời! Bố tôi bị đấu tố, mẹ tôi bỏ xứ ra đi, chịu nghèo khổ kinh hoàng. Nhà có ba anh em, hai anh tôi thì động viên. Còn tôi, lính tình nguyện. Tôi đã từng làm đơn xin đi Nhẩy Dù mà bị bác. Sau đó, lại xin đi Bến Hải, Cà Mâu, cũng bị bác đơn. Giờ này, lại bị mang tiếng "ăng ten"! Ðau hơn dao cắt thịt.
Nhưng số phận đã như vậy rồi, đành chấp nhận khi không thể tránh. Tuy thế, sự nghiệt ngã vẫn chưa buông tha. Chắc kiếp truớc tôi làm ác, nên kiếp này, đành trả.
Một buổi trưa nắng, tôi mang cái long ghi-gô vào bếp, để hâm lại môn "cháo khoai mì", cháo làm bằng khoai mì, trộn thêm nuớc, rồi bóp cho mềm, đổ thêm muối, bỏ vào lòng bếp, một lúc sôi lên, thì là một món ngon lành. Vì bếp rất cao, tôi ngồi xổm một mình ở đó, không ai thấy, nên tình cờ tôi mới rõ một sự việc khiến cho tôi bị hoạ lớn.
Vừa lúc lon ghi-gô sôi sùng sục, tôi nguớc lên về phiá cổng gác, tới chỗ nhà cuả quản giáo, tôi thấy Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, nguời vẫn xưng là "đệ tử" với tôi, nguời vẫn cõng tôi đi kể chuyện "chuởng", vưà lùi lũi buớc ra khỏi nhà cuả tên Sáu Kéc, quản giáo đội 4, trên tay còn cầm quả banh! Tống Châu Khôi liếc tới liếc lui, không thấy ai, nên dọt lẹ vào cổng. Hắn không nhìn thấy tôi ngồi thấp hơn cái bếp. Tôi muốn nổi cơn lên nưã...
Ðợi cho Khôi hấp tấp buớc qua chỗ núp, tôi gọi lớn:
-Khôi! Ðứng lại!
Tống Châu Khôi giật mình, nhìn quanh. Thấy tôi, hắn lúng búng:
-Tớ.. tớ đi bơm banh!
Tôi nghiến răng, vung tay vào mặt hắn, chửi liền:
-Ð.M. Mày làm ăng ten phải không? Mày đâu có nhiệm vụ bơm banh. Bơm banh đã có Thịnh lo, không phải mày. Mày báo cáo cái gì đó?
Tống Châu Khôi sợ hãi, xuống giọng:
-Tớ.. tớ nói thật mà! Ðây, banh nè!
Tôi nổi nóng, tiến tới, tính dọng cho hắn một quả. Hắn co cẳng chạy tuốt.
Ðã tính ruợt theo, rồi thôi. Ðã tính báo cho anh em hay, rồi cũng thôi. Tôi nghĩ rằng tên này sẽ hết dám. Thôi, tha Tào! Ðâu có ngờ vì sự yếu đuối cuả tôi, mà đời tôi tan nát.
Cuối năm 78, bộ đội bỏ đi, bàn giao lại cho Công An. Khi Công an tới, chúng khôn ngoan, không tỏ thái độ gì, chỉ xào lại danh sách. Từ K4 sang K3, từ K1 qua K2... Nghĩa là không cho bạn bè gần nhau nữa. Trại K4 nơi tôi ở toàn mặt mới. Không còn mấy nguời cũ đã từng nghe tôi kể chuyện, đã từng chứng kiến tôi đối đầu với quản giáo, hoặc ca hát, muá may cho anh em coi. Không khí căng thẳng hẳn lên. Nhiều xung đột xẩy ra, dẫn đến đánh nhau. Khi nghe báo cáo có mấy việc đánh nhau, tên quản trại chỉ nói:
-Việc cuả các anh, tôi chỉ quản lý nhân số thôi.
Thế là bùng lên một làn sóng dư luận sôi nổi. Nào là "công an sắp bàn giao cho Mỹ rồi", "Cờ ba sọc đã đuợc kéo lên ở Dinh Ðộc lập rồi", "Nguyên soái Nguyễn Cao Kỳ đã về đến Trảng Bom rồi"...Nghe tin này, nhiều anh em hùng khí nổi lên, đi đánh "ăng ten" lia chia. Tôi thấy tình hình hỏng bét, lên tiếng báo động:
-Anh em không biết đâu. Công an có nghề cuả chúng. Bây giờ, mới bàn giao, chúng cần tìm hiểu xem ai là ăng ten, ai chống đối. Chúng chờ cho ta ra mặt là chúng vớt, y như vớt bèo trong ao. Ðừng có nóng vội!
Ðang lúc xung động, đang hăng say đi đánh ăng ten mà không gặp trở ngai, những lời khuyên chí tình cuả tôi, như dầu đổ vào lửa. Mấy nguời mới đến nhìn tôi, nghi hoặc. Một chiều, nguời nằm sát tôi nhiều năm là Hưá Sang, Thiếu Uý Nhẩy Dù, ghé tai tôi nói nhỏ:
-Chết mẹ! Chúng nó định đánh anh rồi! Tôi cố cản, nhưng coi bộ không xong!
Tôi hỏi Sang:
-Cậu nằm trong ban "hành động", vậy mà cậu không bênh vực cho công lý ư?
Sang buồn bã:
-Anh hiểu cho tôi. Cả băng chúng nó, toàn thằng mới, có mình tôi, nói ai nghe.
Thuyết mập, ở nhà 16, nguời say mê nghe tôi kể chuyện, cũng chạy sang:
-Ông cẩn thận, có thằng nó tố ông là ăng ten. Tôi đang thuyết phục tụi nó.
-Ai tố tôi vậy?
-Không biết ai nữa!
A Cửu thì cẩn thận hơn:
-Tôi đi lanh quanh gần ông. Ðưá nào đụng đến ông, tôi nhẩy vào can thiệp.
Còn Hùng, Hoàng (Ðại Uý Công Binh) là những nguời cùng ở với tôi một thời gian dài thì chỉ nhìn tôi, thở dài. Nhìn quanh, toàn khuôn mặt mới lạ, đằng đằng sát khí.
Tôi vẫn cố khuyên bạn bè:
-Các bạn nhớ là công an nó sẽ vớt các bạn đó. Nên cẩn thận.
Còn cá nhân tôi, bình tĩnh chờ đợi. Khi không thể tránh đuơc rủi ro, thì cứ nhìn thẳng vào mặt nó.
Ðêm ấy, tôi hơi buồn. Bạn bè ra ngoài hội truờng hết rồi. Không khí căng như dây đàn. Tôi lấy cây đàn thân yêu ra ngồi xổm duới đất, chơi mấy bài nhạc cũ. Bất ngờ, đèn tắt phụp. Vưà ngơ ngác nguớc lên, thì "bụp", một cú đá bay vào giưã mặt! Với phản ứng quen, tôi lộn nhào ra sau, tránh đuợc cú thứ hai, và đứng dậy luôn. Trong ánh sáng mờ mờ, tôi thấy có bốn khuôn mặt lạ hoắc, chưa hề biết là ai, đứng nhìn tôi chằm chằm.
Bình tĩnh lau máu từ mũi chẩy ra, tôi hỏi:
-Các anh là ai? Tại sao lại đánh tôi?
Mấy nguời kia không nói nửa lời. Họ không tấn công nữa, khi thấy tôi thủ tấn vững vàng. Nhìn tôi chừng vài phút, nhóm nguời lẳng lặng bỏ đi. Tôi buồn bã lê buớc về chỗ ngồi. Vừa lúc ấy, Hưá Sang chạy về, hốt hoảng:
-Chúng nó đánh anh rồi hả?
Tôi gật đầu. Hưá Sang đẩy tôi ngồi xuống, lấy khăn mù xoa ra thấm máu cho tôi, rồi vắt khăn đi. Vì bị đá bằng một bàn chân rất mạnh, mũi tôi bị vỡ toang, xuơng bị dập, máu ra nhiều đến nỗi vắt đuợc thành giòng. Cùng lúc đó, A Cửu cũng chạy về, thấy máu tôi ra đầy áo, A Cửu lột áo tôi, và thay áo mới. Hùng kinh nghiệm hơn, giục Hứa Sang:
-Mày ra lấy nuớc, tao đun cho ảnh một chậu nuớc nóng.
Cả ba chăm sóc tôi kỹ luỡng như những Ma Sơ. Tôi bồi hồi nhìn các bạn, cám ơn nghẹn lời. Liếc qua cửa, tôi thấy ba bốn khuôn mặt vưà đánh tôi cũng đang ngạc nhiên nhìn vào, không hiểu sao một tên ăng ten lại đuợc anh em thuơng như vậy.
Sau khi thay quần áo xong, Hưá Sang, với hai bàn tay cứng cáp, bóp tay chân, lưng, cổ cho tôi. Mãi một lúc sau, Thuyết mới về tới. Cả Thắng "ròm" nữa. Bạn thì sưả lại cây đàn, bạn xếp dọn chỗ nằm cho tôi. Tôi vừa nói lời cám ơn thì tất cả đều gạt đi. Cùng lúc ấy, điều tôi tiên đoán đã xẩy ra. Sau nhiều ngày bỏ mặc, Công an đã bất ngờ nhẩy vào, bắn súng ầm ĩ, đạn chạm vào mái tôn, bật ra, kêu leng keng. Bọn chúng tràn vào như chó sói:
-Ở đâu, yên đó. Nhúc nhích, bắn chết mẹ!
Thế là anh em bị dính trấu. Không chạy kịp về phòng mình, một số anh bị còng ngay. Lần luợt, công an vào từng nhà, lôi các nguời bị đánh đi hết sang K.30 là khu bệnh xá. Tới luợt nhà 12, hai tên công an buớc vào hỏi ầm ĩ:
-Nhà này! Có ai bị đánh không?
Vì tôi không muốn xa anh em, nên lẳng lặng gục đầu xuống, dấu bộ mặt máu me. Ðã tuởng thoát nạn, tên công an sắp buớc ra, thì anh Hoàng, nhà truởng, lại đột nhiên đứng dậy, chỉ tay vào tôi. Tên Công an tiến tới:
-Anh này, quay mặt ra đây coi!
Không còn cách nào khác, tôi phải quay ra, và phải đi theo tên công an kia, sang K 30 bên cạnh. Lòng buồn như chết.
Ngay buổi sáng hôm sau, bọn công an uà vào trại, bắt ráo những nguời trong ban "hành động". Chúng khai thác tôi rất kỹ, nhưng tôi nhất định không khai. Tôi nói vì tắt đèn tối thui, tôi không nhìn thấy ai. Vì thế, mà chỉ đến ngày thứ ba, sau vụ đánh, thì anh em mới hiểu là họ đã mắc mưu kẻ chia rẽ rồi. Lý do đơn giản: tất cả những ai ở trong ban Hành Ðộng, lập danh sách, và đi đánh nguời đều bị nhốt con-nếch hết. Còn nhóm đánh tôi đều bình an! Tối hôm thứ ba, anh Nguyễn Lê Tuấn, gốc K.3, liều mạng chui rào qua thăm tôi! Anh là một chủ chốt trong nhóm "hành động". Việc anh liều chui qua hai lần hàng rào để thăm tôi là một hành động nguy hiểm, lính canh mà thấy là ăn đạn ngay.
Anh nói nhỏ:
-Tôi thay mặt nhóm để xin lỗi ông! Bây giờ, hỏi thăm anh em cũ, mới biết mình lầm. Ông chính là anh hùng của trại, lại bị oan, rồi kiên quyết không khai anh em, bọn tôi xin lỗi.
Tôi bồi hồi, xúc động:
-Không sao! Ở đời, ai chẳng có lúc nhầm. Biết đuợc mình nhầm, mà nhận lỗi, mới là anh hùng thiệt. Cám ơn các bạn.
Nguyễn Lê Tuấn trầm ngâm một lúc, rồi đưa ra đề nghị làm tôi tá hoả tam tinh:
-Tuị tôi.. mong ông trở về trại, lãnh đạo anh em!
Nghe Tuấn nói, tôi ngẩn nguời, lắp bắp:
-Ông nói sao?
Tuấn nghiêm mặt:
-Tụi tôi muốn ông làm lãnh đạo. Ông vừa can truờng, vừa tình cảm. Mong ông nhận lời.
Tôi bối rối quá, không biết nói sao, chỉ biết ú ớ:
-Nhờ ông chuyển lời giùm tôi, cám ơn anh em. Ðã hiểu nhau, là vô cùng cảm động rồi, lại đuợc anh em thuơng mến, tôi xúc động lắm. Xin anh em tha thứ cho tôi, khi hiện giờ, tôi không thể làm chi đuợc. Xin chờ cho tôi có cơ hội về lại trại nhe.
Cầm lấy tay Tuấn, tôi muốn khóc:
-Ông cẩn thận khi về trại. Bọn gác mà biết, nó bắn ông, không tha.
Nhìn theo bóng Nguyễn Lê Tuấn len lách, chui bò qua hàng rào, mà ruột gan tôi nóng bỏng. Tôi run nguời, chỉ sợ nghe thấy tiếng la "Ðứng lại" là một anh hùng ngã xuống.
May sao, không có chi. Bóng tối đã che chở. Ðuợc thể, tối hôm sau, Thắng "ròm" chui qua, dúi vào tay tôi mấy viên thuốc đau nhức:
-Ông cầm lấy, tôi biết ông bị đau lắm!
Tôi ôm lấy bạn hiền, mà nuớc mắt ưá ra.
Tối hôm ấy, tôi phải một phen lo sợ. Vưà lúc sắp đưa Thắng về, tự nhiên, tên gác nghi ngờ, buớc vào phòng, la to:
-Ở đâu, yên đấy! Không đuợc di chuyển.
Không biết làm sao hơn, tôi đẩy Thắng chui ngay xuống gầm cái chõng tre tôi đang nằm, rồi giải tấm chăn ra, cho thòng xuống hai bên. Tôi nằm trong chăn, trợn mắt méo mồm, như đang bệnh nặng. Tên gác đi qua, nhìn tôi rồi bỏ đi. Tim tôi đập mãi như trống làng cho đến khi biết chắc tên gác đã về, tôi mới đẩy Thắng ra.
Ngày kế tiếp, vì không muốn cho anh em lây hoạ về mình, tôi quyết định cũng vuợt rào về trại cũ. Ðợi khi khuất bóng trăng, tôi chùi xuống đất, vưà bò vưà gạt kẽm gai, vào tới đất trại cũ, tôi vui mừng đi kiếm bạn. Gặp ngay Trần Ðức Thịnh, anh kều tôi vào nhà, rót cho tôi một ly trà nóng, và xác nhận:
-Có tên... lập danh sách đánh ông để trả thù cá nhân. Nguời cũ, ai cũng biết nó là ăng ten, chỉ trừ có những anh em mới, không rõ, nên mới mắc mưu nó. Bây giờ mới hiểu, họ cô lập nó rồi. Nó không dám gặp mặt ai, cứ trốn trong nhà như chó cún.
Tôi cuời:
-Thôi, kệ nó với Trời. Kẻ nào gieo ác thì sẽ gặp ác.
Rồi tôi chaỵ đi kiếm Hưá Sang, Hùng, A Cửu, Thuyết. Gặp nhau .. băng đã đánh tôi hôm nọ. Mấy anh đang ngồi chơi, thấy tôi vào thì giật mình. Tôi vẫy tay chào họ, mỉm cuời. Họ hơi gật đầu chào lại. Không muốn làm cho họ khó chịu, tôi đi chỗ khác chơi.
Bắt tay, trò chuyện một hồi, đã tới nửa đêm, tôi phải chui rào về lại K.30. Biết một đi là không có dịp gặp lại, lòng tôi nao nao.
Rồi K. 30 cũng giữ chân tôi thêm vài năm, thêm bao kỷ niệm, truớc khi đuợc tha vào cuối năm 1980.
Sau đó, không ngờ lại gặp Nguyễn Lê Tuấn, bán vật liệu xây dựng ở Lý Thuờng Kiệt, Tân Bình. Gặp Trần Ðức Thịnh, gặp Phạm Thanh Tâm, đội 2, Mùi "rỗ", Truờng "lắc", Hùng "Rống". Qua Mỹ lại gặp biết bao nguời xưa. Mừng mừng vui vui. Kể chuyện về trại tù như một thời gian rèn luyện tâm hồn. Từ đó, mà tôi liều mình đứng ra tổ chức Cây Mùa Xuân H.Ô năm 1991 và 1992. Với sự tiếp tay cuả các bạn đồng tù, các bạn H.Ô, lại tổ chức Tù Ca năm 1993 và 1994.
Qua các cơ hội này, gặp thêm bao nhiêu bạn bè, chỉ nhớ mặt, mà không
nhớ tên. Lần đông đảo nhất là lần cùng với Nam Lộc và Tổng Hội Sinh Viên
tổ chức gây quỹ xây Tuợng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Những khuôn mặt phong
suơng nhưng quả cảm cuả nguời Chiến Sĩ Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà lúc
nào cũng toát lên niềm kiêu hãnh cuả một quân đội Bách Chiến, nhưng thua
vì chính trị đểu cáng. Thôi, đành mong lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ thân yêu
mãi mãi tung bay khắp miền thế giới. Mọi tranh chấp rồi cũng qua đi. Con
nguời rồi cũng qua đi. Chỉ còn lịch sử tồn tại muôn đời.
PHỤ NỮ ANH THEO IS
Lữ đoàn tóc dài của IS
Daily News
Nước Anh không khỏi đau đầu trước tình trạng những “bông hồng” trẻ tuổi của họ bỏ gia đình tới Syria theo tiếng gọi của các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS). Các cô gái đến từ xứ sở sương mù nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của các thủ lĩnh IS và trở thành lực lượng nòng cốt của lữ đoàn al-Khanssaa khét tiếng ở Raqqa - Syria.
Các cô gái đến từ Anh được thủ lĩnh IS hết sức tin tưởng Ảnh: Daily Mail
Công cụ chiêu mộ cực kỳ nguy hiểm
Biệt đội cảnh sát tôn giáo này quy tụ những “cô dâu” nước ngoài, phần lớn ở độ tuổi từ 18 - 22 với nhiệm vụ trừng phạt những phụ nữ có hành vi đi ngược với khuôn phép của đạo Hồi. Họ cũng đang nổi lên như những công cụ chiêu mộ cực kỳ nguy hiểm của IS.
Nhà nghiên cứu Melanie Smith thuộc Trung tâm Quá trình cực đoan hóa quốc tế (ICSR) của Trường ĐH King’s College (Anh) cho biết: “Al-Khanssaa chính là lữ đoàn cảnh sát thực thi luật sharia. Chúng tôi cho rằng thành phần gồm các cô gái đến từ Anh và Pháp nhưng các tài khoản mạng xã hội của họ đều viết bằng tiếng Anh và do người Anh điều hành”.
Các chuyên gia của King’s College ước tính khoảng 60 phụ nữ Anh đã gia nhập IS. Thuộc hàng nhỏ tuổi nhất phải kể đến cặp sinh đôi Salma và Zahra Halane, 16 tuổi, đến từ Manchester.
Ngoài ra, hồi đầu tháng 9, cơ quan tình báo MI6 của Anh tuyên bố săn lùng Khadijah Dare - kẻ đang gây chấn động với tuyên bố “muốn trở thành nữ chiến binh thánh chiến đầu tiên chặt đầu một tù nhân phương Tây ở Syria”.
Bà mẹ 1 con mới 22 tuổi này rời London sang Syria từ năm 2012, kết hôn với chiến binh IS gốc Thụy Sĩ Abu Bakr và mở chiến dịch tuyển quân qua mạng xã hội Twitter.
“Mối đe dọa bởi các phần tử khủng bố xuất phát từ trong nước như Dare là rất lớn” - một quan chức MI6 cảnh báo. Chính quyền London ước tính đã có 500 công dân nước này tới Syria và Iraq để gia nhập IS trong thời gian qua.
“Chị gái bí ẩn” của IS
Không còn nghi ngờ về sự quan trọng của “Quý bà al-Qaeda” Aafia Siddiqui (người Pakistan) đối với IS khi tự do của người phụ nữ đang thụ án 86 năm tù ở bang Texas - Mỹ này liên tục được IS đưa ra làm điều kiện trao đổi tù ninh.
Aafia Siddiqui. Ảnh: Ceasefire Magazine
Chính nhà báo bị chặt đầu James Foley cũng là đối tượng mà IS đem ra để trao đổi và sau khi thất bại, IS tiếp tục đòi chính phủ Mỹ trả tự do cho Siddiqui để đổi lấy mạng của một nữ nhân viên thiện nguyện người Mỹ 26 tuổi đang bị chúng bắt làm con tin.
Vốn là tiến sĩ thần kinh học tốt nghiệp Viện Công nghệ MIT danh giá của Mỹ, Siddiqui đến nay vẫn là một ẩn số khó giải đối với giới phân tích. Bà ta vừa được IS tôn làm “chị gái”, lại từng được chính phủ Pakistan ưu ái gọi là “người con gái của quốc gia”. Không chỉ IS, al-Qaeda, Taliban mà ngay cả chính quyền Pakistan cũng tận dụng mọi cơ hội để trao đổi tù binh nhằm tìm lại tự do cho Siddiqui.
Trong số 7 tội danh khiến “Quý bà al-Qaeda” không thể ra tù trước năm 2083 không hề có tội khủng bố.
Lần đầu tiên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để mắt tới Siddiqui là trước khi bà ta cùng người chồng đầu tiên, bác sĩ Amjad Mohammed Khan, rời khỏi Mỹ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001. Cặp đôi bị thẩm vấn vì lô hàng áo chống đạn và kính nhìn trong đêm trị giá 10.000 USD mua qua mạng mà họ giải thích rằng để săn bắn và cắm trại.
Song, người chồng thứ hai (kết hôn năm 2003) của Siddiqui mới đáng chú ý. Đó chính là Al-Baluchi - một phần tử al Qaeda và là cháu trai của Khalid Sheikh Mohammed, kẻ tự xưng là một trong các chủ mưu vụ khủng bố 11-9.
Trước khi bị bắt vào năm 2008 ở TP Ghazni - Afghanistan rồi bị kết án tại tòa án New York vì tội hành hung với vũ khí sát thương và âm mưu giết nhân viên hành pháp Mỹ, Siddiqui cùng 3 đứa con biến mất bí ẩn suốt 5 năm. Nhiều người tin rằng họ bị chính quyền Pakistan bắt giữ trong khi gia đình khẳng địnhbà trở thành “tù nhân ma” của Mỹ và bị giam tại nhà tù bí mật ở căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan.
Tại sao tự do của người phụ nữ đang thụ án tại nhà tù dành cho phạm nhân cần điều trị tâm thần này lại quan trọng đến thế?
Chuyên gia phân tích Michael Kugelman thuộc Trung tâm Woodrow Wilson (Washington - Mỹ) cho rằng IS chỉ muốn lợi dụng cái tên Siddiqui vốn đã trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa khủng bố để khuếch trương tiếng tăm.
Thêm vào đó, việc phô trương nỗ lực giải cứu một phụ nữ được thế giới Hồi giáo cho rằng đang ngồi tù oan sẽ ít nhiều lôi kéo “chị em” trên khắp thế giới đến với IS.
Nữ chiến binh phòng ngủ
Hôm 3-9, gia đình của “bông hồng Scotland” Aqsa Mahmood, 20 tuổi, tha thiết cầu xin cô con gái đã bỏ nhà gia nhập IS trở về.
Không kìm được những giọt nước mắt, cha mẹ Aqsa cảnh báo nếu cô con gái vốn chỉ biết đến sách vở và theo đuổi ước mơ làm bác sĩ của họ có thể biến thành “nữ chiến binh thánh chiến phòng ngủ” của IS thì bất cứ gia đình nào trên thế giới cũng có thể gặp phải bi kịch tương tự!
Hồi tháng 11-2013, gia đình thông báo với cảnh sát về sự mất tích của Aqsa khi cô gái đang theo học trường ĐH danh giá Shawlands ở Glasgow. Cô bặt vô âm tín cho tới khi nổi lên như một “ngôi sao” trên Twitter gần đây sau khi kết hôn với một chiến binh IS và ráo riết mời gọi các cô gái khác theo gương mình.
Dưới cái tên Umm Layth, Aqsa hô hào thảm sát ngay trên quê nhà với hình mẫu là vụ sát hại binh sĩ Lee Rigby ở Anh, vụ đánh bom giải marathon Boston hay thảm sát tại căn cứ quân sự Fort Hood ở Mỹ.
Friday, September 19, 2014
DÂN LÀM BÁO * LẠM PHÁT TƯỚNG
'Lạm phát tướng' tại Việt Nam: Thứ trưởng Tô Lâm lên hàm thượng tướng CA
Bạn đọc Danlambao
- Hôm 16/9/2014, thứ trưởng bộ công an Tô Lâm đã được thăng hàm thượng
tướng tại một buổi lễ diễn ra tại văn phòng chủ tịch nước Trương Tấn
Sang.
Ông Tô Lâm là nhân vật từng xuất hiện cùng trung tướng Hoàng Kông Tư
trong cuộc họp báo tai tiếng hồi năm 2010, sau vụ bắt giam đối với tiến
sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Gần đây nhất, trận đàn áp giáo dân xứ Mỹ Yên hồi năm 2013 tại Nghệ An
cũng có sự xuất hiện và chỉ đạo trực tiếp từ ông Tô Lâm, khi đó còn mang
hàm trung tướng.
Có tin nói rằng, sự thăng tiến nhanh chóng của tướng Lâm chủ yếu dựa vào
thế lực của ông Nguyễn Văn Hưởng - người từng giữ chức thứ trưởng bộ
công an, cố vấn an ninh cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo tiết lộ của Wikileaks, trong một điện tín ngoại giao hồi năm 2010,
các quan chức ngoại giao Mỹ tỏ ý khen tướng Lâm, nhưng chê tướng Hưởng.
Một số tờ báo thân tướng Hưởng sau đó đã giận giữ phản bác lại nhận xét
trên.
Thứ trưởng bộ CA Tô Lâm sinh năm 1957, quê tại Văn Giang, tỉnh Hưng Yên -
nơi từng xảy ra vụ đàn áp, cướp đất chấn động hồi năm 2012. Ông tướng
này cũng được cho là người đang sở hữu một số doanh nghiệp 'sân sau'
hiện đang làm ăn phát đạt tại Việt Nam.
Như vậy, với việc thăng hàm thượng tướng cho ông Tô Lâm, số lượng nhân
sự cấp cao trong bộ công an đã trở nên tương quan về quyền lực so với bộ
quốc phòng.
Bộ quốc phòng hiện có 6 thứ trưởng và 7 thượng tướng, còn bộ công an có đến 7 thứ trưởng và 6 thượng tướng.
Với tình trạng phong hàm ồ ạt như hiện nay, chế độ CSVN đang bước vào gian đoạn ‘lạm phát tướng’ ngay giữa thời bình.
Với tình trạng phong hàm ồ ạt như hiện nay, chế độ CSVN đang bước vào gian đoạn ‘lạm phát tướng’ ngay giữa thời bình.
NGỌC NHI NGUYEN * ĐẢNG LỪA DÂN
Đảng lừa dân, dân lừa đảng, sự thật là đâu?
Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao)
- Nhìn những cảnh nhà nước CSVN giàn dựng rồi nhìn cảnh dân Việt Nam
khóc lóc quỳ lạy Võ Nguyên Giáp hay ôm hình Hồ Chí Minh đi cổ động bóng
đá, người ngoài không biết nhìn vào cứ tưởng là lý tưởng cộng sản vẫn
còn là "mặt trời chân lý chói qua tim", tưởng chừng chủ nghĩa CS vẫn còn
vững mạnh vô cùng ở VN, tưởng chừng tuổi trẻ VN vẫn còn thần tượng các
lãnh tụ CS như ngày xưa các cụ lớn tuổi bần cố nông đã thần tượng.
- Sự thật là khi teen đi chơi mừng ngày sinh nhật HCM thì cho dù trên
băng rôn năm sanh có ghi là 1840 cũng vẫn ôm chụp hình tỉnh bơ, chả ai
thấy sai hay thèm quan tâm.
- Sự thật là khi khóc lóc, quỳ lạy VNG mà có lợi (được thăng quan tiến
chức hay được khen thưởng) thì sẵn sàng, nhưng phim về vị đại tướng này
thì chỉ có thể là phim hoạt hình dụ con nít (Bộ phim "Quyết định lịch
sử") vì làm phim đàng hoàng thì chả ai thèm trả tiền vé đi xem.
- Sự thật là tuy hễ ai nói gì đụng đến HCM thì lắm người nhao lên chửi
theo thói quen bị nhồi sọ, nhưng phim về bác ("Nguyễn Ái Quốc in
HongKong) thì dù đã ráng biến thể làm như phim hành động, xen cả màn bác
"iu" nữ tu vào cho gay cấn cũng vẫn chả có ma nào thèm coi.
- Sự thật gần đây nhất là bộ phim về chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên
"Sống cùng lịch sử", đầu tư đến 21 tỷ, giàn dựng công phu, nhưng khi đem
ra rạp chiếu cho dân xem thì ngày đầu được chục người xem, từ ngày thứ 2
trở đi thì không bán được nổi lấy 1 vé!
Trong khi đó thì dân dẫm đạp nhau bỏ tiền trăm triệu để mua Gú shi` trốn
thuế, sẵn sàng xếp hàng cả ngày để uống Sờ ta xì bấc và ăn Mặc Đố Nà!!
Và hàng ngày đều có 1 cái hàng dài dằng dặc chờ xin visa đi Mỹ, đi Úc...
bao gồm cả quan chức lẫn dân thường.
Đó mới thật sự là SỰ THẬT của XHCN tại VN bây giờ!
Đảng lừa dân, dân lừa lại đảng, nhưng thực tế là cả đảng lẫn dân đều chỉ
mê đô la. Chủ nghĩa CS, cờ đỏ sao vàng, HCM, VNG... đều chỉ là những
cái bình phong, mặt nạ giả mạo để 2 bên lừa lẫn nhau mà thôi.
Người nào nhận biết được sự thật này sớm thì sẽ "tiến xa" trong xã hội
VN ngày nay. Người nào ngu ngơ còn tin vào lý tưởng này nọ thì sẽ sớm
trắng tay và sớm xuống mồ.
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào? Ngày nay Mỹ Ngụy chỉ cần ngồi cười và xem
tuồng hát miễn phí mà đảng và dân VN đang diễn cho nhau xem, xem coi bên
nào sẽ chết trước...
NGUYÊN THẠCH * LỬA THIÊNG ĐỐT GIẶC
Mau bật lên lửa thiêng đốt giặc
Anh bật lên đóm lửa
Chị bật lên đóm lửa
Em bật lên đóm lửa
Triệu người Việt Nam cùng bật lên đóm lửa
Lửa sẽ thiêu rụi bọn đồ tể hung tàng
Lửa sẽ đốt cháy bọn Hán gian
Lửa táp khét lẹt bon hung tàn phản quốc
Tất cả người Việt Nam hãy nhìn vào sự thật
Hội Nghị Thành Đô (*) là mồ chôn cất nước Nam
Nó còn độc địa, nguy hiểm hơn cả Công Hàm bán nước (**)
Muộn lắm rồi!
Hỡi triệu người bôn ba xuôi ngược
Thêm năm năm, hỏi được gì hơn?
2020 là ngày đánh dấu tủi hờn
Đảng cộng sản Việt Nam đã van lơn kẻ thù xin gia nhập.
Nguyễn Văn Linh, Đỗ 10, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh...
Bộ chính trị, trung ương đảng là ai?
Xin thưa: Họ là những tên hạ cấp
Đem Việt Nam sáp nhập vô Tàu!
Họ là trâu, là ngựa, là sài lang, chó sói... những con thú hoang thì nào biết niềm đau
Lại càng không có được sự tự hào dân tộc!.
Họ là bọn Thái thú nô Tàu mất gốc
Biến toàn dân thành nô bộc thiên triều
Chị bật lên đóm lửa
Em bật lên đóm lửa
Triệu người Việt Nam cùng bật lên đóm lửa
Lửa sẽ thiêu rụi bọn đồ tể hung tàng
Lửa sẽ đốt cháy bọn Hán gian
Lửa táp khét lẹt bon hung tàn phản quốc
Tất cả người Việt Nam hãy nhìn vào sự thật
Hội Nghị Thành Đô (*) là mồ chôn cất nước Nam
Nó còn độc địa, nguy hiểm hơn cả Công Hàm bán nước (**)
Muộn lắm rồi!
Hỡi triệu người bôn ba xuôi ngược
Thêm năm năm, hỏi được gì hơn?
2020 là ngày đánh dấu tủi hờn
Đảng cộng sản Việt Nam đã van lơn kẻ thù xin gia nhập.
Nguyễn Văn Linh, Đỗ 10, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh...
Bộ chính trị, trung ương đảng là ai?
Xin thưa: Họ là những tên hạ cấp
Đem Việt Nam sáp nhập vô Tàu!
Họ là trâu, là ngựa, là sài lang, chó sói... những con thú hoang thì nào biết niềm đau
Lại càng không có được sự tự hào dân tộc!.
Họ là bọn Thái thú nô Tàu mất gốc
Biến toàn dân thành nô bộc thiên triều
Trước hiểm họa mất nước, mất Tổ Quốc thân yêu
Tất cả hãy hy sinh làm ngọn lửa thiêu quân thù trước khi quá muộn
Lịch sử 4.000 năm, đành mất đi oan uổng?
Bao máu xương, để lũ cuộn đành sao?
Chúng ta là con cháu Rồng Tiên, vốn dĩ tự hào
Triệu triệu người hãy là ngọn lửa để nung cao tinh thần ái quốc
2020, chỉ còn năm năm, hãy ngẩng đầu lên mà đối mặt với sự thật.
Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.comTất cả hãy hy sinh làm ngọn lửa thiêu quân thù trước khi quá muộn
Lịch sử 4.000 năm, đành mất đi oan uổng?
Bao máu xương, để lũ cuộn đành sao?
Chúng ta là con cháu Rồng Tiên, vốn dĩ tự hào
Triệu triệu người hãy là ngọn lửa để nung cao tinh thần ái quốc
2020, chỉ còn năm năm, hãy ngẩng đầu lên mà đối mặt với sự thật.
Nguyên Thạch
THƯ HỒNG KHIÊM GỬI TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
19-09-2014
Một bức thư gửi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Hồng Khiêm/ BVN
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh |
BVN: Thể theo nguyện vọng của độc giả Hồng Khiêm, cán bộ tham tán Bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu, BVN đăng
bức thư của ông (HK) gửi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bày tỏ lòng ngưỡng mộ
tài năng và đức độ của vị tướng già đáng kính: “Cháu định xin gặp Bác từ
lâu chỉ để nói lên lời kính phục và cảm ơn Bác tự đáy lòng vì Bác đã
dám dũng cảm nói lên cho toàn dân biết những điều mà nhân dân không biết
và không dám có ý kiến. Nhưng cháu đã không dám đến. Cháu xin lỗi Bác
về điều đó…”. Ngoài ra, vì lý do cá nhân, người viết thư xin không ký
tên thật đầy đủ của mình. Trân trọng mời tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và quý
vị cùng đọc bức thư của HK.
Kính gửi Bác Nguyễn Trọng Vĩnh!
Bác với cháu không họ hàng, thân thích gì, chỉ là người dân nước Việt
Nam thuộc hai thế hệ khác nhau. Khi Bác nhận chức Đại sứ ở Trung Quốc
thì cháu mới bước vào ngành ngoại giao, tức là tân binh. Như vậy Bác đã
là thủ trưởng của cháu.
Và bây giờ, đọc những phát biểu của Bác, từ bài
“Tôi rất tự hào về Đảng ta…” cho đến các đánh giá của Bác về Trung Quốc
và các kiến nghị của Bác về đối sách và sự phát triển của đất nước, cháu
thấy Bác vẫn là người thầy đáng kính đáng phục không chỉ về ngoại giao
mà cả về tấm gương cách mạng. Cháu định xin gặp Bác từ lâu, chỉ để nói
lên lời kính phục và cám ơn Bác tự đáy lòng vì Bác đã dám dũng cảm nói
lên cho toàn dân biết những điều mà nhân dân không biết và không dám có ý
kiến. Nhưng cháu đã không dám đến. Cháu xin lỗi Bác vì điều đó.
Nhưng ai mà biết được những bậc tiền bối dám nghĩ dám nói như bác Võ
Văn Kiệt hay Bác còn sống với nhân dân, đất nước được bao năm để còn
nhìn thấy sự nghiệp của Đảng và đất nước sẽ còn có những khúc quanh như
thế nào, nếu cháu không nói được với Bác một lời nào lúc này thì áy náy
vô cùng.
Thưa Bác, tháng Năm vừa qua, nhân sự việc nhà cầm quyền Trung Quốc
mang giàn khoan đến đặt trái phép trên thềm lục địa của nước ta, cháu có
dịp đọc tất cả các bài viết trên mạng về vấn đề này, cả những bài viết
của Bác trước đó về Trung Quốc và quan hệ của VN với Trung Quốc, cháu
mới nhận ra một điều rằng hóa ra ở nước ta từ rất lâu nhiều người đã
nhận thức rõ ý đồ và hành động của Trung Quốc chứ không phải bây giờ, và
đã lên tiếng, cảnh báo nhưng xã hội không được biết và lãnh đạo không
lắng nghe.
Từ sự kiện tháng 5 đó, cháu mới chắp nối lại các sự kiện, tìm hiểu
lại lịch sử, nhất là hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước sau chiến
tranh, cộng với vốn hiểu biết và kinh nghiệm công tác của bản thân,
cháu thấy rằng những điều các bác nói là rất đúng. Độc lập và chủ quyền
lãnh thổ của đất nước đã bị xâm phạm và đang tiếp tục bị đe dọa.
Cháu hoàn toàn nhất trí với Bác về sự cần thiết kiện Trung Quốc như
là biện pháp pháp lý hòa bình trong cuộc đấu tranh lâu dài để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ. Đông đảo dư luận của xã hội cũng hoàn toàn ủng hộ (bằng
chứng cho điều đó là hơn 98% số người được thăm dò ý kiến trên các
trang mạng, kể cả trang mạng của Thủ tướng chính phủ, hơn 5.000 người ký
tên ủng hộ trên trang mạng boxit.vn. Là một nước nhỏ, yếu so với Trung
Quốc, chúng ta không muốn đương đầu với Trung Quốc bằng quân sự, trừ khi
bị buộc phải tự vệ, mà ưu tiên trước hết là biện pháp chính trị, ngoại
giao. Đấu tranh pháp lý chính là một phần của đấu tranh chính trị, ngoại
giao. Trước tình hình Trung Quốc đã chà đạp lên mọi cam kết, kể cả các
thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, lộ rõ âm mưu, ý đồ đối với
ta mà ta vẫn sợ Trung Quốc không dám hành động, vẫn nhẫn nhục cầu hòa
thì khác nào ta tự trói tay mình, trao vũ khí cho giặc và tự thủ tiêu
đấu tranh. Phản ứng của VN vừa qua chính là đã cho Trung Quốc một tín
hiệu để cứ lấn tới. Chỉ vài ngày sau chuyến đi “khôi phục quan hệ” của
đặc phái viên Tổng bí thư Đảng ta, Trung Quốc đã tổ chức du lịch rầm rộ
ra Hoàng Sa và tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo trên đảo Gạc Ma thuộc
quần đảo Trường Sa – chính nơi các chiến sĩ ta trong khi bảo vệ đảo đã
bị biến thành những cái bia sống cho lính Trung Quốc năm 1988. Phải
chăng ký ức đó không đau thương trong xương thịt Việt Nam? Hay là đợi
đến mai kia trên xương máu chiến sĩ Việt Nam, Trung Quốc xây xong sân
bay và căn cứ quân sự án ngữ toàn miền Nam nước ta thì Đảng và Nhà nước
ta mới chính thức phản đối?
Theo cháu, muốn đối phó với nguy cơ đó thì phải đấu tranh. Đấu tranh
có thể bằng nhiều hình thức, nhưng không đấu tranh là chết – đấy là chân
lý i-tờ của những người cách mạng, những người cộng sản mà các bác với
chúng cháu đã được học. Để đấu tranh, điều tiên quyết là Đảng với tư
cách là lực lượng duy nhất có quyền và trách nhiệm lãnh đạo xã hội phải
có chiến lược vì nước vì dân cả trong đối nội lẫn đối ngoại, gọi sự vật
đúng tên của nó như thời kỳ đầu đổi mới, đoàn kết dân tộc, xác định bạn
thù và tập hợp lực lượng.
Chúng ta thuộc lòng và hay thích nhắc câu Bác Hồ: “Dĩ bất biến ứng
vạn biến”. Đối với cách mạng nước ta, trải qua mấy cuộc kháng chiến
chống đế quốc ngoại xâm và hàng nghìn năm đô hộ của phương Bắc, cái bất
biến không nên nhầm tưởng là Đảng hay chế độ (chính Bác đã có lúc tuyên
bố giải tán Đảng để bảo vệ lấy nước, vì nước còn thì Đảng mới còn, nước
mất nhà tan – nhân dân ta đã nói và vì thế mới hăng hái hy sinh bảo vệ
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng). Cái bất biến mà Bác Hồ nói khi căn dặn
cụ Huỳnh trước khi lên đường đi Pháp đàm phán không phải gì khác chính
là độc lập dân tộc – tiêu chí đầu tiên mà Bác đặt bên dưới quốc hiệu của
nước Việt Nam: độc lập, tự do, hạnh phúc – độc lập cho dân tộc và tự
do, hạnh phúc cho nhân dân! – mà cho đến nay chúng ta vẫn còn đang phấn
đấu.
Trong thế giới đan xen phức tạp ngày nay, ai xâm phạm độc lập, chủ
quyền của ta là đối tượng, là thù của ta, ai giúp ta bảo vệ độc lập, chủ
quyền, an ninh cho ta là đối tác, là bạn của ta. Từ đó và căn cứ vào
việc phân tích tình hình thế giới, khu vực mà tập hợp lực lượng thì mới
có thể bảo vệ được độc lập. Nếu ta xác định lãnh thổ, biển đảo là mục
tiêu ưu tiên trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thì đương nhiên ta phải
trao đổi, hợp tác với các nước trong khu vực cùng có tranh chấp lãnh thổ
với Trung Quốc. Sau đó, phải hợp tác với các nước lớn trong khu vực và
trên thế giới mà ta với họ có cùng hoặc trùng hợp lợi ích về an ninh
(như Nhật, Ấn Độ, sau đó là Úc, còn vòng ngoài là Mỹ). Trong cả hai cuộc
kháng chiến chống đế quốc ngoại xâm, ta đều có ít nhất một nước lớn
giúp đỡ, và đã chiến thắng. Nếu ta không tìm chỗ dựa và tập hợp lực
lượng, mà cứ bị lệ thuộc, nhân nhượng, đi đêm hoặc cầu hòa với kẻ đánh
ta, thì đương nhiên ta bị cô lập, sẽ bị trói lại, chùm trăn mà đánh,
không có ai bênh. Các nước lớn bao giờ cũng dễ bắt tay với nhau hơn, sau
lưng ta. Đừng ảo tưởng dâng đất, dâng đảo cho giặc mà được yên thân.
Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc là xương máu hy sinh của bao
nhiêu thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Nếu Đảng và Nhà nước không
xác định rõ hoặc có ảo tưởng bạn thù, không hành động kịp thời để nguy
cơ đối với đất nước càng ngày càng lớn, là bỏ lỡ cơ hội, là có tội với
dân tộc, với lịch sử, đúng như các Bác đã phân tích trong các kiến nghị
của mình. Mong rằng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta lắng nghe những ý
kiến đó của cán bộ, nhân dân mà hành động, đừng biến ngư dân thế hệ này
làm cột mốc sống về chủ quyền trên biển đồng thời chuyển gánh nặng đòi
lại lãnh thổ đất nước cho các thế hệ sau như hai trong số những người
lãnh đạo đã phát biểu công khai trên đài truyền hình mà nhân dân được
nghe.
Kính chúc Bác – vị tướng già và đối với cháu là thủ trưởng dồi dào
sức khỏe, mài dũa trí tuệ, sống lâu để hàng ngày làm việc, đóng góp tâm
huyết, kiến thức và kinh nghiệm có ích cho đất nước, cũng chính là cho
sự nghiệp vẻ vang của Bác Hồ mà Bác đã trọn đời chiến đấu. Mong rằng có
nhiều bậc lão thành cùng với Bác nêu cao tấm gương trung với nước cho
các thế hệ sau, thì đất nước và dân tộc sẽ có cơ hội trường tồn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014.
N.H.K.
NGUYỄN VĂN TUẤN * TƯỢNG ĐÀI SỤP ĐỔ
19-09-2014
Các tượng đài XHCN dần dần bị sụp đổ
Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan
Đọc trên RFI thấy có tin chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng
Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus (1). Thế là 25 năm sau ngày XHCN
suy sụp, bức tượng của ông tổ XHCN bị hạ bệ theo cái chủ thuyết của ông
luôn. Thật ra, không chỉ Marx, các tượng đài của những người cộng sản
"tay tổ" như Lenin, Stalin đều đã bị hạ từ lâu.
Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), và họ kéo sập tượng Lenin. Có người còn cực đoan đến đập sao cho đầu của tượng bị văng ra khỏi thân tượng.
Cách đây không lâu, người dân Ukraina quyết định hạ tượng của Lenin,
nhưng cách họ làm rất ư là bạo lực. Họ dùng xe cần cẩu kéo sập tượng.
Khi tượng bị ngã, người dân tức giận không chịu tha mà còn lấy búa đập
bức tượng. Tượng Stalin thì thê thảm hơn, vì bị cho nổ tung luôn. Những
hành động đó có thể xem là quá khích, nhưng nó phản ảnh sự oán hận quá
lâu và quá sâu sắc của người dân.
Năm 2012, Mông cổ quyết định hạ tượng Lenin (3). Lí do hạ bệ Lenin là vì, theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, ông là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Chẳng biết ông lấy con số này ở đâu, nhưng ông nói trước công chúng như thế. Bức tượng Lenin được đem đi đấu giá, với cái giá khởi điểm chỉ 300 USD! Sau Mông Cổ là Ukraina cũng giật sập tượng Lenin ở thành phố Kiev vào cuối năm 2013 (4).
Không chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh xuất hiện nơi công cộng. Các biểu tượng đó cùng với huy hiệu SS được xem là biểu tượng của chế độ độc tài, và Hungary có luật cấm trưng bày những biểu tượng ở nơi công cộng (5). Luật này có thời bị phê phán là vi phạm nhân quyền. Nhưng sau Hungary, Ba Lan cũng cấm các biểu tượng cộng sản nơi công cộng.
Ở vài nơi, người cộng sản có thói quen đổi tên thành phố khi cách mạng của họ thành công. Trước đây, họ đổi tên thành phố Saint Petersburg thành tên của Lenin (Leningrad). Nhưng cái gì của Cesar phải trả về cho ổng: Năm 1991, chính quyền Nga đã quyết định xoá tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Điều trớ trêu là tượng đài của những người như Lenin, Stalin, Marx vẫn còn có hàng triệu người tôn sùng ở Á châu, dù những kẻ tôn sùng chẳng có liên quan văn hoá hay dân tộc gì với họ.
Năm 2012, Mông cổ quyết định hạ tượng Lenin (3). Lí do hạ bệ Lenin là vì, theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, ông là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Chẳng biết ông lấy con số này ở đâu, nhưng ông nói trước công chúng như thế. Bức tượng Lenin được đem đi đấu giá, với cái giá khởi điểm chỉ 300 USD! Sau Mông Cổ là Ukraina cũng giật sập tượng Lenin ở thành phố Kiev vào cuối năm 2013 (4).
Không chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh xuất hiện nơi công cộng. Các biểu tượng đó cùng với huy hiệu SS được xem là biểu tượng của chế độ độc tài, và Hungary có luật cấm trưng bày những biểu tượng ở nơi công cộng (5). Luật này có thời bị phê phán là vi phạm nhân quyền. Nhưng sau Hungary, Ba Lan cũng cấm các biểu tượng cộng sản nơi công cộng.
Ở vài nơi, người cộng sản có thói quen đổi tên thành phố khi cách mạng của họ thành công. Trước đây, họ đổi tên thành phố Saint Petersburg thành tên của Lenin (Leningrad). Nhưng cái gì của Cesar phải trả về cho ổng: Năm 1991, chính quyền Nga đã quyết định xoá tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Điều trớ trêu là tượng đài của những người như Lenin, Stalin, Marx vẫn còn có hàng triệu người tôn sùng ở Á châu, dù những kẻ tôn sùng chẳng có liên quan văn hoá hay dân tộc gì với họ.
----
TIN THẾ GIỚI
Scotland : Phe nói « không » với độc lập chiến thắng
Phe nói "không" với độc lập vui mừng thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/09/2014REUTERS/Dylan Martinez
Theo
kết quả chính thức công bố sáng nay 19/09/2014 sau khi toàn bộ phiếu
bầu tại 32 đơn vị bầu cử tại Scotland được kiểm xong, phe không đòi độc
lập thắng với 55,3% số phiếu trong lúc phe đòi độc lập chỉ giành được
44,70%. Scotland như vậy đã quyết định không « chia tay » với người láng
giềng phía Nam Anh Quốc trong một cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ tham
gia đạt mức kỷ lục 84,6% trên tổng số 4 triệu cử tri.
Giới
phân tích đã ghi nhận một số nét đặc biệt là các thành phố và các vùng
hầu như ‘kình nhau’. Nếu tại thủ phủ Edimbourg, phe không muốn độc lập
thắng với 61% số phiếu thì tại thành phố đông dân cư nhất Scotland,
Glasgow, phe đòi độc lập lại thắng với 53,3%.
Tại Aberdeen, thành phố lớn thứ 3 của Sclotland thì phe ‘không’ cũng thắng với 58,6%. Thủ tướng Scotland Alex Salmond chủ trương độc lập đã không tiếc công sức vận động và đã đi bỏ phiếu tại đây vào hôm qua.
Tuy nhiên, dù bị thất vọng, nhưng phe muốn độc lập cũng được an ủi : họ đã giành được từ các đảng lớn chiếm đa số ở Nghị viện Vương Quốc Anh lời hứa dành cho Scotland quyền tự trị tài chính rộng lớn hơn. Một nhà quan sát cho là rốt cuộc thất bại của phe muốn độc lập chỉ là thất bại nửa vời, vì Scotland sẽ có được những quyền hạn mới.
Ngay sau khi kết quả được công bố Thủ tướng Anh David Cameron cho biết sẽ tăng thêm quyền hạn cho Scotland cùng 3 vùng khác của vương Quốc. Ông đã cam kết cải tổ Hiến pháp sâu rộng sau cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland, để nhanh chóng trao thêm quyền hạn rộng lớn hơn cho cả 4 vùng của Vương Quốc Anh : Scotland, Anh, Wales và Bắc Ireland, đặc biệt là trong lãnh vực thuế, ngân sách và hệ thống bảo hiểm xã hội.
Thủ tướng Anh xác định rằng cho là ông đã « nghe thấy » nguyện vọng của người Scotland.
Phản ứng trước kết quả cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz cho biết là ông cảm thấy « nhẹ nhõm » và đánh giá rằng đó là một tiến trình dân chủ ở Vương Quốc Anh, cuộc trưng cầu ở Scotland đã đuợc Luân Đôn công nhận.
Theo ông Schulz, nếu Scotland được quyền tự quyết rộng lớn hơn trên các mặt kinh tế, tài chính và vẫn đứng trong Vương quốc, sự kiện đó có thể làm gương cho các vùng khác ở Châu Âu, như Tây Ban Nha chẳng hạn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140919-trung-cau-dan-y-scotland-doc-lap/Tại Aberdeen, thành phố lớn thứ 3 của Sclotland thì phe ‘không’ cũng thắng với 58,6%. Thủ tướng Scotland Alex Salmond chủ trương độc lập đã không tiếc công sức vận động và đã đi bỏ phiếu tại đây vào hôm qua.
Tuy nhiên, dù bị thất vọng, nhưng phe muốn độc lập cũng được an ủi : họ đã giành được từ các đảng lớn chiếm đa số ở Nghị viện Vương Quốc Anh lời hứa dành cho Scotland quyền tự trị tài chính rộng lớn hơn. Một nhà quan sát cho là rốt cuộc thất bại của phe muốn độc lập chỉ là thất bại nửa vời, vì Scotland sẽ có được những quyền hạn mới.
Ngay sau khi kết quả được công bố Thủ tướng Anh David Cameron cho biết sẽ tăng thêm quyền hạn cho Scotland cùng 3 vùng khác của vương Quốc. Ông đã cam kết cải tổ Hiến pháp sâu rộng sau cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland, để nhanh chóng trao thêm quyền hạn rộng lớn hơn cho cả 4 vùng của Vương Quốc Anh : Scotland, Anh, Wales và Bắc Ireland, đặc biệt là trong lãnh vực thuế, ngân sách và hệ thống bảo hiểm xã hội.
Thủ tướng Anh xác định rằng cho là ông đã « nghe thấy » nguyện vọng của người Scotland.
Phản ứng trước kết quả cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz cho biết là ông cảm thấy « nhẹ nhõm » và đánh giá rằng đó là một tiến trình dân chủ ở Vương Quốc Anh, cuộc trưng cầu ở Scotland đã đuợc Luân Đôn công nhận.
Theo ông Schulz, nếu Scotland được quyền tự quyết rộng lớn hơn trên các mặt kinh tế, tài chính và vẫn đứng trong Vương quốc, sự kiện đó có thể làm gương cho các vùng khác ở Châu Âu, như Tây Ban Nha chẳng hạn.
Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu 'vì ế'
Cập nhật: 10:08 GMT - thứ sáu, 19 tháng 9, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy nhiên, tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì "số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người", báo này cho biết thêm.
BBC Tiếng Việt đã liên hệ với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hôm 19/09, tuy nhiên ông nói chưa tiện trả lời trong thời điểm này, do cảm thấy "khá mệt mỏi".
Khi BBC yêu cầu được nói chuyện với nhà sản xuất hoặc phát ngôn viên đại diện, đạo diễn cho biết đoàn làm phim đã "tản mát" mỗi người một nơi, "rất khó gọi".
Trong một bài viết hồi tháng 6, báo Nhân Dân cho biết 'Sống cùng lịch sử' có đoàn làm phim thường trực 92 người, lúc cao điểm lên đến gần 300 người, được quay tại Hòa Bình, bản Then, dãy núi Tà Phì Láng, Phìn Hồ, và các địa điểm lịch sử khác ở thành phố Điện Biên.
Bộ phim có những cảnh tái hiện lại "những cái
chết xả thân anh dũng của Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn" dù
không nêu rõ tên các nhân vật này, báo này cho biết.
Cũng theo Nhân Dân, trong phim còn có cảnh "ba
bạn trẻ hòa vào dòng người xếp hàng đi qua quảng trường Lăng Bác để đến
ngôi nhà 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Báo này cho biết cảnh viếng tướng Giáp là "một
cảnh quay thực tế" hôm 10/10 năm ngoái và "toàn bộ các cảnh khóc là diễn
viên khóc thật sự, nhập vai đến mức quên mình đang diễn".
Nguyên nhân thất bại?
"Chúng ta nên cảm thấy tức giận, bởi 21 tỷ đồng ấy là thuế của chính chúng ta và sẽ không bao giờ được thu hồi lại"
Ốc Bươu Vàng, BBC Vietnamese Facebook
VnExpress hôm 19/9 dẫn lời đạo diễn Nguyễn Thanh
Vân cho biết nhóm làm phim của ông đã liên lạc với các rạp nhà nước và
tư nhân, nhưng "không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý" trình chiếu bộ
phim do e ngại về "bài toán kinh doanh".
Ông cũng cho biết đợt chiếu vừa qua là để mừng lễ 2/9 chứ không phải phát hành quy mô toàn quốc.
Bên cạnh đó, VnExpress cũng cho biết đại diện
của một số nhà phát hành và hệ thống rạp lớn tại Hà Nội và TP HCM đều
khẳng định không nhận được bất kỳ lời đề nghị hợp tác phát hành, quảng
bá hay đề xuất trình chiếu nào từ phía đoàn phim của đạo diễn Thanh Vân.
Trang Facebook quảng bá bộ phim tính đến ngày 19/9 chỉ có 102 lượt thích (likes).
Trong phần bình luận trên các báo mạng lớn trong
nước, nhiều độc giả nói họ không được biết về bộ phim này cho đến khi
tin về quyết định hủy chiếu được loan tải.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng
nêu những lý do khác khiến họ không tiếp đón bộ phim theo như mong đợi
của nhà sản xuất.
Bình luận được nhiều lượt thích nhất của độc giả nick Louis H-Navy trên trang Facebook của VnExpress viết:
"Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút
được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà Nước rút kinh
nghiệm, Quốc Hội phê và tự phê, sau cùng dân ta tự hào đang sống trong
thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi."
Một nick với tên Bảo Minh chia sẻ trên Facebook:
"Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm
phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại
và khán giả hờ hững."
Nick Facebook Đào Tuấn thì viết: "21 tỷ đồng
tiền ông cụ được dùng để làm phim “Sống cùng lịch sử”, và đây là tiền
thuế của dân ... Cả một tuần không một người dân nào đến mua dù chỉ một
vé".
TPP: cơ hội cạn dần cho Việt Nam?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 07:27 GMT - thứ tư, 17 tháng 9, 2014
Dù “đã rút ngắn khoảng cách”,
nhưng như tựa đề một cuốn tiểu thuyết ra đời ở Việt Nam sau năm 1975,
chuyến viễn du đến TPP của Hà Nội vẫn còn “những khoảng cách còn lại”,
sau cuộc đàm phán kéo dài suốt mười ngày đầu tháng 9/2014 tại thủ phủ
“ngàn năm văn hiến”.
“Những khoảng cách còn lại”
“Những khoảng cách còn lại” vẫn luôn là cụm từ
mang nghĩa bóng bẩy được một số tờ báo nhà nước ru mị người dân và cũng
tự an ủi mình suốt từ quý 3 năm 2013 - khi Tổng thống Barack Obama hứa
hẹn “sẽ cố gắng kết thúc sớm nhất” - cho đến nay, liên quan đến giấc mơ
có một chỗ đứng trong bàn tiệc TPP để có thể tưởng tượng “tăng GDP Việt
Nam đến 30%”.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Song điều oái oăm là thời và thế của
ngay cả bản thân tổng thống Mỹ dường như đã thuộc về dĩ vãng. Trong khi
đang phải cố gắng vật lộn với cơn suy giảm tỷ lệ ủng hộ rơi xuống
ngưỡng tâm lý 50%, Tổng thống Barack Obama còn không thể tự quyết định
về quy chế “fast track" (quyền đàm phán nhanh) cho TPP. Thứ quyền mặc
định này hiện thời đang nằm trong tay Hạ nghị viện Hoa Kỳ, khiến cho ưu
thế dẫn điểm của người đứng đầu hành pháp trước Quốc hội Hoa Kỳ đang
trở nên mờ nhạt nhất kể từ thời điểm nhậm chức lần thứ nhất của ông vào
đầu năm 2008.
Giờ đây, nhiều người đã hiểu ra một sự khác biệt
đủ rộng giữa Quốc hội và Bộ ngoại giao Mỹ. Dù các chuyến ngoại giao con
thoi của Ngoại trưởng John Kerry vào cuối năm 2013 và nữ thứ trưởng bộ
này là Wendy Sherman đến Hà Nội vào tháng 3/2014 mang dụng ý muốn thúc
đẩy nhanh tiến trình đàm phán TPP - nhân quyền, nhưng cú dẫn điểm gần
nhất lại thuộc về một cựu chiến binh Việt Nam: ngài thượng nghị sĩ John
McCain.
Chuyến công du Hà Nội đột ngột của McCain vào
tháng 8/2014 đã như một hàm ý hiển hiện nhất về quyền lực nằm trong tay
ai: không hẳn Chính phủ, mà chính Quốc hội Hoa Kỳ mới là nhân tố biểu
quyết có tính quyết định để Nhà nước Việt Nam có được mua vũ khí sát
thương và tham dự vào buổi tiệc đứng TPP hay không.
Chưa “đặc xá” nếu không “đặc cách”
Hẳn khía cạnh nhân quyền - như một “nhắn nhủ”
của John McCain với “tứ trụ” Việt Nam - đã trở thành nguyên cớ chính,
góp một phần không nhỏ vào kết quả đàm phán mịt mùng về TPP vừa qua tại
Hà Nội. Đơn giản là trong khi Trưởng đàm phán của Hoa Kỳ về TPP, bà
Barbara Weisel, loan báo “có tiến bộ sau vòng đàm phán mới đây”, giới
quan sát vẫn thừa sức nhận ra nhân quyền còn là một rào cản lớn đối với
ngưỡng cửa TPP của Việt Nam.
Cũng đơn giản là trái ngược với tin đồn và niềm
hy vọng của không ít người trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam, dịp
Quốc khánh 2/9 vừa qua và cho đến cả hiện thời vẫn chưa nhận ra bóng
dáng một tù nhân chính trị nào được Nhà nước “đặc xá” khỏi bốn bức tường
kín mít trại giam.
Cho dù tiếng nói của các cơ quan hành chính Việt
Nam và Hoa Kỳ có vẻ khá đồng thanh về “những tiến bộ đáng kể” trong các
nội dung quan trọng như doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, đầu tư,
quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng sau đàm phán TPP,
nhưng nếu không có thêm các tiểu mục về tự do lập hội, công đoàn độc lập
và trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân chính trị thì TPP vẫn thuần
túy là một bông hồng đầy gai sắc dành cho giới bảo thủ Hà Nội.
“TPP tới nay vẫn chưa hoàn tất các cuộc đàm phán
và có nhiều điều kiện Việt Nam chưa đạt được. Đấy là lý do chính vì sao
đợt 2/9 này chưa có tù nhân lương tâm nào quan trọng được nhắc đến là
thả và cũng không có một công bố gì” - ông Đoàn Viết Hoạt, người được
vinh danh Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy 1995, lý giải ngắn
gọn về câu chuyện lê thê trên.
Nhận định của người từng bị Hà Nội tuyên án tù
20 năm vì các hoạt động cổ súy dân chủ đang tỏ ra có cơ sở và còn phần
nào chắc chắn. Ít nhất đã có một tù nhân lương tâm nổi bật là Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải được xác định nằm trong diện đặc xá 2/9 vừa qua. Hiện
tượng ông Hải được gọi điện thoại về nhà trong 5 phút, với khá nhiều
thông tin “đặc biệt nhạy cảm” mà không bị cán bộ quản giáo cắt cúp lần
nào, cũng cho thấy triển vọng ông ra tù trước thời gian thụ án đến hàng
chục năm không còn là điều mộng tưởng.
Danh sách những tù nhân chính trị nổi bật có thể
được “đặc xá” là khoảng 20 người, được phía Mỹ chuyển cho Hà Nội với
yêu cầu “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.
Tuy thế, mọi chuyện ở Việt Nam không biết đâu mà
lường, nhất là trong chính trị và nền “ngoại giao con tin”. Hà Nội
trước nay lại quá thường bị chỉ trích về việc dùng tù nhân lương tâm để
mặc cả, đổi chác quyền lợi trong các cuộc thương lượng gia nhập sân chơi
quốc tế.
Nếu đàm phán TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014
“thành công tốt đẹp” theo cách Nhà nước Việt Nam được Hoa Kỳ và các
nước chủ chốt trong TPP xét “đặc cách” gia nhập hiệp định này, dù còn
lâu Việt Nam mới thỏa mãn được những điều kiện quan yếu về “quy chế kinh
tế thị trường”, chuyển đổi nguồn nguyên liệu nhập khẩu hay sở hữu trí
tuệ…, hẳn nhiên người đời đã chứng kiến một loạt tù nhân lương tâm được
trả tự do mà không cần “nhân dịp” Quốc khánh 2/9 nữa.
Nhưng rõ ràng đến giờ này, kết quả TPP cho Việt
Nam vẫn tiếp tục mờ mịt như 19 vòng đàm phán trước. Lý do muôn thuở vẫn
là những bất đồng giữa hai “đại gia” là Mỹ và Nhật. Nhưng điều ẩn giấu
bên trong lại luôn là việc các "đại gia" này chưa nhận ra một tấm lòng
“thành tâm” đáng kể nào từ phía Hà Nội, cho dù những chuyến ngoại giao
và vận động con thoi đã diễn ra và cũng có thể đã tồn tại một thỏa thuận
Việt - Mỹ lặng lẽ.
Tình thế trên đang dẫn đến triển vọng u tối nhất
là không có gì bảo đảm rằng Hà Nội sẽ thả người, cho dù thời gian và cơ
hội để lọt vào TPP chỉ còn rất ít trong quý cuối năm 2014.
Chút cơ hội cuối cùng
Tất nhiên, vào thời gian cuối năm 2014 vẫn còn
một vòng đàm phán TPP nữa - cơ hội cuối cùng của Nhà nước Việt Nam.
Trong thời gian từ đây đến đó, có thể diễn ra một số đàm phán riêng lẻ
của các quan chức Hoa Kỳ với giới chức Hà Nội, và do đó vẫn còn cơ may
cho những chính khách nào muốn thể hiện tình cảm “hồi tâm”.
Trong bối cảnh đầy thách đố ấy, sự kiện mang
tính an ủi đột biến cho giới bảo thủ Hà Nội là ngày 11/9/2014, Tòa Thánh
Vatican ra thông cáo cho biết họ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt Nam, trong khuôn khổ những nỗ lực tăng cường quan hệ với
châu Á.
Sự kiện trên được xem là liên quan mật thiết đến chủ đề nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Cần nhắc lại, Hà Nội đã cắt đứt quan hệ ngoại
giao với Toà thánh vào năm 1975. Kể từ năm 2007, hai bên đã “nỗ lực làm
việc để tiến tới một mối quan hệ nồng ấm hơn”.
Mọi chuyện đều có vẻ khá logic với nhau, và
dường như giữa Vatican và Nhà nước Việt Nam đã có một thỏa thuận thầm
kín trước công bố “tái lập bang giao” mới đây. Cách đây hai tháng, tờ
Vatican Insider đã có bài viết trích dẫn phát biểu của Tổng giám mục Sài
Gòn Bùi Văn Đọc tại Roma cho biết cơ cấu của một đại học Công giáo có
thể sẵn sàng trong vòng một năm tới.
Cũng cần nhắc lại, mối quan hệ “nồng ấm hơn”
giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh được khởi động vào đầu tháng Giêng
năm 2013 với chuyến "hành hương" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến
Vatican. Người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam đã được Đức Giáo
hoàng Benedict XVI tiếp đón bằng nghi thức dành cho nguyên thủ quốc
gia.
Thế nhưng Chính phủ Việt Nam lại thường
xuyên bị các quốc gia phương Tây chỉ trích là vi phạm tự do tôn
giáo. Năm 2012, Việt Nam đã mang 14 người, đa phần theo Công giáo
và Tin Lành, ra xử tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân”.
Ngay cả sau chuyến công du Vatican của ông
Nguyễn Phú Trọng, ở Nghệ An vẫn nổ ra vụ giáo xứ Mỹ Yên 2013 mà bị xem
là xâm hại tự do tôn giáo ghê gớm.
Giờ đây, tin tức về một đại học do một tôn giáo
như Công giáo tại Việt Nam được phép thành lập khiến cho nhiều người tỏ
ra hy vọng như một phép thử quan trọng về sự cởi mở hơn của Hà Nội đối
với tự do tôn giáo. Thế nhưng như một quy luật, ở Việt Nam không có gì
được coi là nhanh gọn, trừ tham nhũng và những gì thuộc về lợi ích.
Mọi việc vẫn còn phải chờ ở phía trước, và thời gian sẽ trả lời.
Chỉ có điều, thời gian đã quá gấp gáp. Nếu đến
tháng 11 năm nay mà giới bảo thủ Hà Nội không kiến tạo được một chút
phảng phất trên gương mặt nhân quyền và do đó không thể “hoàn tất TPP”
như mong ước của Tổng thống Mỹ, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc bầu cử
giữa nhiệm kỳ, tiến tới chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Khi đó,
đương nhiên sẽ chẳng còn mấy khuôn mặt nghị sĩ lưu tâm đến việc “đặc
cách” cho Việt Nam vào TPP hay được mua vũ khí sát thương.
Chỉ còn hơn một năm rưỡi trước Đại hội Đảng 12,
Bộ chính trị Việt Nam đang “tiến nhanh, tiến mạnh” và có thể cả “tiến
vững chắc” đến quyết định bỏ lỡ một ít cơ hội cuối cùng để nhận được cứu
cánh kinh tế.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do tại thành phố Hồ Chí Minh.
Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý'
Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy
Gửi cho BBC từ Pháp
Cập nhật: 13:57 GMT - thứ tư, 17 tháng 9, 2014
Trong khoảng thời gian
gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức
nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai
của Việt Nam.
Nguyên do của những cuộc xuống đường này là
phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại
Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu
trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :
"Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn
gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ
quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.
Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người
Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất
đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu.
Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị
người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng
lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi
và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác".
Với tất cả sự trân trọng và lòng kính mến, người ta thực sự không hiểu ông Thach Setha muốn nói gì.
Yêu sách của Khmer Krom
"Chúng tôi cũng kêu gọi người Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam"
Ông Thach Setha
Cụ thể hơn, ông Thach Setha muốn "phía Việt Nam chính thức công khai xin lỗi người Khmer Krom và công nhận lịch sử của chúng tôi bằng văn bản" và yêu cầu : "không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác của khối ASEAN".
Để làm áp lực, ông Thach Setha đe dọa:
"Nếu như không có phản hồi hay giải quyết gì từ
phía Việt Nam thì đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu
cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào
Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi cũng kêu gọi người
Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam".
Thấy gì qua phát biểu này?
Những yêu sách của ông Thach Setha phần lớn dựa
trên tài liệu của Cộng đồng người Khmer Krom phổ biến trên mạng
(https://vi-vn.KhmerKromNews), theo đó :
Về đất đai và chủ quyền, "Kampuchea Krom, nguyên
là một phần của Vương quốc Kampuchea ở phía đông, hiện nay nằm dưới sự
quản lý của chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Về lịch sử Kampuchea Krom, "Kampuchea Krom bị
Thực dân Pháp cắt khỏi lãnh thổ Kampuchea và cho xác (!) nhập vào lãnh
thổ Việt Nam, chịu sự quản lý của chính quyền Việt Nam bằng văn bản số
49-733, ký ngày 04 tháng 6 năm 1949 ở Thành phố Toulon, Tỉnh Var, nước
Pháp".
Về danh xưng : "Vào thời đó, vùng đất Kampuchea
Krom được gọi là Kampuchea Ngập Nước hay Kampuchea Krom (Kampuchea Hạ),
và còn được gọi là Đồng bằng Châu thổ sông Mekong (Mekong Delta). Dưới
thời Thực dân Pháp quản lý Đông Dương (Indochina), vùng đất Kampuchea
Krom được gọi là Basse Cochinchine (Cô-săng-sin Hạ)", với 68 965 km2.
Về dân số : "Nếu căn cứ vào số liệu thống kê dân
số theo từng địa phương của Mặt trân Giải phóng Kampuchea Krom tiến
hành vào năm 1968 thực hiện trên 21 tỉnh - thành của Kampuchea Krom và
thực hiện phương thức tính 20 năm thì cho đến tháng 1 năm 2005, dân số
người Khmer ước khoảng 14 571 000 (Mười bốn triệu năm trăm bảy mươi mốt
ngàn) người".
Sự thật là thế nào?
Người Khmer Krom thường viện dẫn những lý do
lịch sử và văn hóa để chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ miền
Nam. Cách tiếp cận này tuy hợp lý nhưng không đúng. Hợp lý vì những nhóm
dân cư bản địa đầu tiên trên vùng đất này là con cháu những người Khmer
trốn chạy các cuộc vây bắt nô lệ để xây dựng đền đài quanh khu vực Seam
Reap và Battambang từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và sau đó là những
cuộc nội chiến hay tấn công của người Thái từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.
Nhưng không đúng vì các vương triều Khmer chưa bao giờ làm chủ khu vực đồng bằng sông Cửu Long như thường tuyên bố.
"Có thể nói người Khmer chưa bao giờ làm chủ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mặc dù đã hiện diện trước đó"
Nhắc lại, đế quốc Angkor trong thời cực thịnh
nhất, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, là một đế quốc lục địa. Các trung tâm
chính trị và tôn giáo được thiết lập :
- về phía tây, quanh khu vực phía bắc hồ Tonlé
Sap (Battambang, Siem Reap), sông Chao Phraya và lưu vực hai sông Menam
và Irrawaddy, mà những đền đại nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom
được xếp vào di dản nhân loại ;
- về phía đông, từ vùng trung lưu sông Mekong
(Kompong Cham) tới khu vực phía nam hồ Tonlé Sap (Biển Hồ), Longvek,
Udong, Kampong Cham và Banteay Prey Nokor (Gia Định). Sau khi đế quốc
Angkor bị Xiêm La xóa tên, năm 1439 vua Ponhea Yat bỏ chạy về Wat Phnom
Daun Penh (Phnom Penh) và thành lập kinh đô.
- Vùng phía nam (đồng bằng châu thổ sông Cửu Long), cho đến nay chưa tìm thấy dấu ấn cai trị của vuơng triều Khmer.
Những lý cớ chống Việt Nam
Lý cớ đầu tiên là đất đai. Tổ chức Khmer Krom
không ngừng tố cáo Việt Nam chiếm vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
của người Khmer. Củng cố lý cớ này là sự hiện diện của khoảng 500 đền
đài Khmer trên khắp châu thổ. Đây là vấn đề rất được bàn cãi của những
chuyên viên và những nhà nghiên cứu lịch sử, vì sự thật không hẳn như
vậy.
Về điểm này tưởng cũng nên nhắc lại một vài dữ
kiện địa lý-lịch sử. Cách đây hơn 300 năm, đồng bằng sông Cửu Long vẫn
còn là một vùng sình lầy hoang dại, đầy muỗi mồng và rắn độc nên ít
người dám đến sinh cư lập nghiệp, trừ khi bị bắt buộc như những người
trốn chạy những cuộc ruồng bắt nô lệ thời đế quốc Angkor.
Những người này sống tập trung trên những vùng
đất cao để tránh lụt lội, gọi là giồng, và sinh sống bằng nghề làm rẫy.
Không có tư liệu nào trong Văn khố hoàng gia Khmer (Chroniques royales
khmères) nhắc đến sự triều cống của những nhóm dân cư sinh sống trên
đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (Mekong).
"Bài Việt Nam có lẽ là mẫu số chung để các tổ chức chính trị tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng và tổ chức chính trị bài Việt Nam mạnh nhất là Đảng Sam Rainsy "
Trong thế kỷ 17, nội chiến và tranh chấp nội bộ
giữa các vương tôn buộc những phe tranh chấp tìm sự hỗ trợ của những thế
lực mạnh hơn để triệt hạ đối thủ hay để được bảo vệ. Đó là trường hợp
của vua Jayajettha II (1619-1627) kết nghĩa với chúa Nguyễn để được tiếp
cứu khi bị Xiêm La tấn công. Bù lại, Jayajettha II nhượng cho Sãi vương
quyền khai thác lãnh thổ Prei Nokor trong vòng 5 năm để làm nơi thu mua
và vận chuyển thực phẩm ra miền Trung. Sau nhiều lần đánh bật quân Xiêm
ra khỏi lãnh thổ Chân Lạp trong những năm 1622-1623, việc thu hồi hai
nhượng địa Prei Nokor và Kompong Trabei không còn đặt ra nữa, vì vua
Khmer rất cần sự hiện diện của quân Việt trên lãnh thổ của mình.
Phải chờ đến năm 1679, khi hai vị tướng nhà Minh
là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên) cùng với hai phó tướng Hoàng
Tiến và Trần An Bình, với hơn 3.000 quân và 50 chiến thuyền, xin tị nạn
và được chúa Nguyễn cho vào khai thác những vùng đất hoang miền Đông Nam
Bộ. Tại đây người Minh Hương đã cùng những di dân Việt khẩn hoang, xây
nhà, lập chợ, dựng đình. Với thời gian, những khu đất mới này trở nên
trù phú và thu hút đông đảo di dân khác tới, kể cả người Khmer trong nội
địa. Năm 1698, vùng đất Sài Gòn - Gia Định, tức miền Tây Nam Bộ, chính
thức được chúa Nguyễn xác lập chủ quyền.
Năm 1671, một quan nhân nhà Minh khác tên Mạc
Cửu cùng với 400 người đổ bộ lên vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan
và xin thần phục vương triều Khmer. Năm 1681, vua Jayajettha IV cho Mạc
Cửu khai thác vùng đất dọc bờ biển phía nam Campuchia ngày nay, gọi là
Căn Khẩu, nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của hải tặc. Sau nhiều lần
bị hải tặc Xiêm La đánh phá và không được vua Khmer hỗ trợ, năm 1724 Mạc
Cửu xin thần phục chúa Nguyễn, vùng đất Căn Khẩu đổi tên thành Long Hồ
dinh, sau này là Hà Tiên. Con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã tận tình
giúp các vua Khmer đánh trả quân thù để bảo vệ ngôi báu, sau mỗi chiến
công các vua Khmer trao tặng đất đai để tưởng thưởng. Năm 1759, toàn bộ
lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long chính thức được sát nhập vào lành thổ
nhà Nguyễn.
Những giải thích dài dòng này để nói lên một sự
thật các triều vương Khmer không hề quan tâm đến vùng đất sình lầy đồng
bằng châu thổ sông Cửu Long, khi có cơ hội là sẵn sàng trao tặng cho
những người đã giúp họ giữ được ngôi báu. Dựa vào yếu tố này, có thể nói
người Khmer chưa bao giờ làm chủ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mặc
dù đã hiện diện trước đó.
Lý cớ thứ hai là pháp lý. Dưới thời bảo hộ Pháp
(1863-1953), các vị vua Khmer đã nhiều lần yêu cầu hay van nài Pháp giao
lại lãnh thổ Nam Kỳ cho Hoàng gia Khmer (thư vua Ang Duong gởi cho
hoàng đế Napoléon III ngày 25/11/1856, cuộc gặp mặt giữa vua Norodom
(cha) và Toàn quyền Đông Dương, tướng de La Grandière, năm 1864). Nhưng
người Pháp từ chối bởi một lý do giản dị là chính nhà Nguyễn đã giao
phần đất này cho Pháp năm 1862 và sau đó năm 1874 chứ không phải các vua
Khmer, hơn nữa khi ký Hiệp ước bảo hộ vương quốc Cambốt năm 1863, hoàng
gia Khmer không hề đề cập tới phần lãnh thổ phía nam, mà người Pháp gọi
là Cochinchine (miền Nam Việt Nam).
Văn bản pháp lý nào?
Tài liệu chủ quyền pháp lý mà Tổ chức Khmer Krom
dựa vào là "Luật số 49-733 ban hành ngày 04/06/1949 về việc thay đổi
quy chế vùng đất Nam Kỳ (Cochinchine) trong Liên hiệp Pháp (Union
française)", theo đó lãnh thổ Nam Kỳ được sát nhập vào lãnh thổ Liên
hiệp Việt Nam và không còn là lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.
Qua luật này, tổ chức Khmer Krom trách Pháp đã
không trao trả Nam Kỳ cho vua Khmer, do đó mỗi năm cứ đến ngày 04/06 họ
tổ chức xuống đường biểu tình đòi Việt Nam trả lại đồng bằng châu thổ
sông Cửu Long cho Campuchia. Tất cả mọi phương tiện đều được áp dụng,
kể cả bạo loạn, trong mục đích tuyên truyền rằng “chính quyền Việt Nam
đàn áp sư sãi và tôn giáo”.
Để gây hận thù dân tộc, tổ chức Khmer Krom còn
dựng đứng những tội ác "ghê rợn" của các chính quyền Việt Nam để tố cáo
trước dư luận thế giới như : thiêu sống 10.000 người Khmer năm 1945,
giết rồi thả hàng ngàn xác người Khmer trôi sông từ 1976 đến 1979, tàn
sát hàng ngàn người Khmer tại Trà Vinh và Vĩnh Long từ 1980 đến 1990..
với hy vọng được thế giới hỗ trợ và làm áp lực với Việt Nam trả lại miền
Nam cho họ.
Lý cớ thứ ba là chính trị. Quan sát kỹ, những
cuộc biểu tình chống Việt Nam chỉ mạnh lên trước những cuộc bầu cử Quốc
hội. Bài Việt Nam có lẽ là mẫu số chung để các tổ chức chính trị tranh
thủ sự ủng hộ của quần chúng. Hiện nay, tổ chức chính trị bài Việt Nam
mạnh nhất là Đảng Sam Rainsy do ông Sam Rainsy lãnh đạo. Sam Rainsy hiện
nay là đối thủ chính trị chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen.
Cho đến một ngày gần đây, dưới sự kích động của
đảng Sam Rainsy, chống Việt Nam hiện nay không còn là một chiêu bài
tranh cử nữa mà là một chính sách kỳ thị chủng tộc rõ ràng. Để tránh bị
mang tiếng thân Việt Nam, nghĩa là chư hầu, Đảng Nhân dân Campuchia của
đương kim Thủ tướng Hun Sen còn đi xa hơn khi ban hành những luật lệ
siết chặt nhập cư, hạn chế sự đi lại của người Việt Nam trên lãnh thổ
Campuchia và trục xuất những người Việt nhập cư bất hợp pháp. Một cách
tiệm tiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Kher đang hình thành mà
đối tượng là cộng đồng người Việt sinh sống trên lãnh thổ Campuchia, an
ninh của họ đang bị đe dọa.
Thêm vào đó, lãnh tụ đảng Sam Rainsy còn khơi
động sự thù hận giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng cách đề cao những hành
vi ức hiếp Việt Nam của Trung Quốc trên Biển Đông và dành cho người
Trung Quốc những ưu đãi về đầu tư cũng như về kinh tế tài chính để loại
thương nhân Việt Nam ra khỏi thị trường Campuchia, hay đưa xuống hàng
thứ yếu, nghĩa là phải dưới người Khmer.
Tại sao đi đến tình trạng này?
Có nhiều lý giải, nhưng giải thích chính vẫn là
các dân tộc Đông Dương là nạn nhân của chính sách chia để trị của người
Pháp trong suốt thời gian đô hộ và bảo hộ.
Chế độ thực dân Pháp là thủ phạm kích thích sự
thù ghét người Việt Nam của những dân tộc khác. Đọc lại những tài liệu
và sử sách viết về người Việt Nam, không một tác giả người Pháp nào
không nói Việt Nam là một dân tộc bành trướng, lịch sử Việt Nam là lịch
sử thôn tính những dân tộc yếu kém hơn. Họ viện dẫn kinh nghiệm mất đất
và mất văn hóa của người Chăm, người Khmer Nam Bộ, người Thượng trên Tây
Nguyên...
Dưới thời Pháp thuộc, Đông Dương bị chia thành 5
vùng, trong đó Việt Nam bị cắt ra làm ba miền (Bắc Trung Nam) để hạn
chế người miền này tiếp xúc với người miền kia, và họ đã phần nào thành
công. Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, sự hợp tác giữa các dân tộc Đông
Dương đã rất khó khăn và phải trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu để giải
quyết sự thống nhất. Vấn đề tồn đọng còn lại là xây dựng niềm tin giữa
các dân tộc và giữa người Việt Nam với nhau.
Nếu chịu khó quan sát, tâm lý bài Việt Nam
thường xuất phát từ những cấp lãnh đạo hay trí thức do Pháp đào tạo :
Sihanouk, Pol Pot, Sam Rainsy, Sarin Chhak...
Đầu tàu của chính sách bài Việt là quốc vương
Norodom Sihanouk, đứa con tinh thần của chế độ thực dân Pháp. Từ lúc còn
tấm bé ông đã được người Pháp nuôi dưỡng và đã hấp thụ tất cả những gì
mà người Pháp muốn truyền bá : chống Việt Nam. Trong suốt thời gian trị
vì, không hiểu vì lý do gì nhà vua Sihanouk đã liên tục chống phá trực
tiếp hay gián tiếp các chính quyền miền Nam Việt Nam, và chính quyền
cộng sản Việt Nam sau 1975. Nhà vua sẵn sàng liên minh hay ủng hộ với
mọi phe phái, kể cả Khmer Đỏ, để chống Việt Nam.
Sihanouk còn đào tạo ra được một thế hệ bài Việt
tiếp nối, đặc biệt là Sarin Chhak, tác giả "Những vùng biên giới của
Cambodge" năm 1965. Dựa theo tài liệu này, đầu năm 1967, Sihanouk chính
thức công bố khu vực biên giới Campuchia-Việt Nam, theo đó tỉnh Đắc Lắc,
toàn khu hữu ngạn sông Bé đến Thủ Dầu Một, toàn bộ tỉnh Tây Ninh và
Long An và vùng đất phía tây thị xã Hà Tiên thuộc Campuchia. Những phe
nhóm Khmer chống Việt Nam khác cũng đã sử dụng bản đồ này để tố cáo
chính quyền Hun Sen ký những hiệp định về vùng nước lịch sử ký với Việt
Nam năm 1982 và hiệp ước biên giới đất liền tháng 10/1985 bất lợi cho
nhân dân Campuchia.
Nội dung những văn bản bản này thật ra không
khác gì với những văn bản đã ký với Pháp trước đó: vùng biên giới đất
liền ghi lại tỉ mỉ hơn làn ranh đã có dưới thời Pháp thuộc; trên biển
hai bên giữ nguyên làn ranh Brévié đã có từ năm 1939. Thật ra vấn đề
không phải được hay mất đất và biển mà chỉ giản dị là tâm lý bài Việt
Nam đang lên cao trong sinh hoạt của những tổ chức chính trị đối lập với
chính quyền Hun Sen. Cũng nên lưu ý trong những văn bản này, Điều cuối
cùng ghi: "Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng
Pháp được lấy làm căn cứ".
Giải thích thứ hai là sự trù phú của đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long. Nếu đồng bằng này là một vùng đất nghèo nàn như
dãy Cardamones phía tây, chắc không người Khmer nào muốn đòi lại. Ước
muốn sở hữu vùng đất trù phú là lẽ thường tình của người đời, nhưng sự
phát triển và giàu có của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long không phải tự
nhiên mà có. Đó là công lao của người Minh Hương và di dân Việt Nam từ
cuối thế kỷ 17 đến nay. Trong suốt thời gian đó, cộng đồng người Khmer
vui hưởng cuộc sống bình yên, những chùa chiền lớn, "wat" theo văn hóa
Xiêm La. Trong những sinh hoạt khác, cộng đồng người Khmer đứng bên lề
những tranh chấp và sinh hoạt chính trị.
"Chính người Thái đã tiêu diệt các triều vương Angkor"
Có một điều khó hiểu là dân số người Khmer sinh
sống tại Việt Nam hiện nay khoảng 1,4 triệu người (2011), nhưng tài liệu
của Khmer Krom cho biết là trên 14 triệu người (2005), nghĩa là gấp 10
lần và ngang bằng tổng dân số Campuchia (15,14 triệu người năm 2013).
Thật ra dựa vào yếu tố lịch sử để đòi lại đất chỉ là lý cớ, sự giàu có
của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mới là động cơ chính. Tổ chức Khmer
Krom không phải là người trồng cây ăn trái nhưng muốn thu tóm mọi hoa
lợi vào tay mình, chỉ giản dị là vậy.
Giải thích thứ ba là yếu tố văn hóa. Tại sao
người Khmer dễ ghét người Việt Nam hơn người Thái, mặc dù tất cả những
tai họa chính của dân tộc Khmer đều do người Thái gây ra? Chính người
Thái đã tiêu diệt các triều vương Angkor. Chính sách cai trị của người
Thái chắc chắn phải rất hung bạo để ký ức về triều đại Angkor bị xóa hẳn
trong tâm trí người Khmer trong suốt hơn 400 năm (1431-1861).
Chính người Thái đã góp phần làm hao kiệt di sản
văn hóa của người Khmer, phần lớn những di tích của nền văn minh Angkor
được giới buôn lậu đưa qua Thái bán. Cho tới một ngày gần đây, người
Thái còn muốn chiếm di tích Preah Vihear của người Khmer. Trong Thế
chiến II, quân Pháp đã rất phải cực nhọc mới xua đuổi quân Thái ra khỏi
Battambang và Seam Reap. Cũng chính người Thái đã cho Khmer Đỏ lập căn
cứ trên lãnh thổ của mình để chống lại chính quyền Phnom Penh từ 1979
đến 1989. Có điều lạ là không người Khmer nào tỏ ra thù ghét người Thái.
Với người Việt Nam thì ngược lại, làm ơn đôi khi
còn mang họa. Mỗi khi bị đe dọa, người Khmer nhờ cậy người Việt Nam vào
giúp đỡ. Khi kẻ thù bị đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ, những người mang ơn
thường quay ngược khí giới chống lại Việt Nam. Có cái gì không bình
thường trong cách cư xử này.
Có lẽ người Khmer thuộc văn hóa Ấn Độ nên chỉ
thích giao lưu với người cùng văn hóa (cũng như Việt Nam với Trung
Quốc), Việt Nam thuộc văn hóa Trung Hoa nên rất khó hiểu nhau và hợp
tác. Nắm được lý giải này mới hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam đã
bỏ mạng để bảo vệ người Khmer, nhưng công lao này thường hay quên lãng
và đôi khi còn bị hiểu lầm. Khi rút quân khỏi Campuchia, hài cốt nhưng
người lính Việt Nam đều được mang về nước vì sợ bị phá hoại. Hành trình
thông cảm lẫn nhau có lẽ còn khá dài.
Nhưng cho dù có thế nào đi nữa, hai dân tộc
Campuchia và Việt Nam buộc phải đi với nhau suốt đoạn đường dài còn lại.
Không quốc gia nào chọn láng giềng, chúng ta phải tìm cách sống chung
với nhau trong khôn ngoan và hòa bình. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và
chính sách bài Việt Nam có thể thỏa mãn kết quả của những cuộc tranh cử
nhưng chỉ mang lại tiêu cực và không giải quyết được quan hệ giữa hai
dân tộc.
Người ta chỉ gặt những gì được gieo trồng, do đó
phải cẩn thận. Giải pháp hay nhất để hóa giải tâm lý hận thù là tìm
cách đối thoại với nhau trong tinh thần tương kính, và nhất là tránh
không bị chi phối bởi những định kiến.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris, Pháp.Diễn
đàn BBC Tiếng Việt mong nhận được các ý kiến khác nhau về
chủ đề này, gồm cả các quan điểm phản bác lại tác giả đã
đăng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh sắp thăm Hoa Kỳ
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry bắt tay với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm
Bình Minh trong chuyến thăm Việt Nam của ông Kerry tháng 12 năm 2013.
Tin liên hệ
- Hỏa hoạn thiêu rụi một hãng xưởng của Nhật tại miền Nam Việt Nam
- Bình luận gia Paul Leaf : Đã đến lúc nên bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN
- Ấn Độ: Các lô dầu hợp tác với VN không nằm trong khu vực tranh chấp
- HRW bác phản đối của VN về phúc trình công an bạo hành
- Bê bối ‘dầu cống rãnh’ Đài Loan lan tới Việt Nam
- Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông
19.09.2014
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ đi thăm Washington
vào đầu tháng 10 sắp tới để tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Ngoại giao
Hoa Kỳ John Kerry.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói các cuộc họp giữa hai vị Ngoại trưởng là một diễn đàn để đề ra những bước cụ thể và đào sâu hơn quan hệ đối tác toàn diện đã được loan báo khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc vào tháng Bảy năm 2013.
Trong một bài viết đăng trên trang web của CSIS hôm 18 tháng 9, ông Ernest Bower, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), nói rằng ngày nay, các nhà làm chính sách Mỹ coi Việt Nam là một đối tác có tiềm năng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Ông cho rằng trong một khu vực rất năng động và đang thay đổi nhanh chóng, các lợi ích của Washington và Hà Nội đang ngày càng hội tụ về một điểm, trong bối cảnh hai nước chia chung một số lợi ích địa chính trị, và lợi ích kinh tế. Những hành động gây hấn của Trung Quốc là một yếu tố góp phần trong những tính toán của Việt Nam về liệu nước này có nên xích lại gần Hoa Kỳ, và xích lại nước cựu thù này theo tốc độ như thế nào.
Năm tới, 2015, hai nước sẽ kỷ niệm 20 năm từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau hồi năm 1995, sau một cuộc chiến tranh kéo dài và nhiều cay đắng. CSIS cho rằng các điều kiện hiện nay đã chín muồi để lãnh đạo hai nước đề ra những bước cụ thể để hoàn toàn bình thường hóa các quan hệ song phương, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đề nghị hai nước hãy đề ra những bước cụ thể, để tạo điều kiện cho một chuyến đi của Tổng Thống Barack Obama tới thăm Việt Nam trong năm tới, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, có lẽ vào dịp hội nghị thượng đỉnh an ninh và kinh tế thường niên sẽ được tổ chức ở Malaysia và Philippines vào tháng 11, 2015.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói các cuộc họp giữa hai vị Ngoại trưởng là một diễn đàn để đề ra những bước cụ thể và đào sâu hơn quan hệ đối tác toàn diện đã được loan báo khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc vào tháng Bảy năm 2013.
Trong một bài viết đăng trên trang web của CSIS hôm 18 tháng 9, ông Ernest Bower, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), nói rằng ngày nay, các nhà làm chính sách Mỹ coi Việt Nam là một đối tác có tiềm năng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Ông cho rằng trong một khu vực rất năng động và đang thay đổi nhanh chóng, các lợi ích của Washington và Hà Nội đang ngày càng hội tụ về một điểm, trong bối cảnh hai nước chia chung một số lợi ích địa chính trị, và lợi ích kinh tế. Những hành động gây hấn của Trung Quốc là một yếu tố góp phần trong những tính toán của Việt Nam về liệu nước này có nên xích lại gần Hoa Kỳ, và xích lại nước cựu thù này theo tốc độ như thế nào.
Năm tới, 2015, hai nước sẽ kỷ niệm 20 năm từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau hồi năm 1995, sau một cuộc chiến tranh kéo dài và nhiều cay đắng. CSIS cho rằng các điều kiện hiện nay đã chín muồi để lãnh đạo hai nước đề ra những bước cụ thể để hoàn toàn bình thường hóa các quan hệ song phương, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đề nghị hai nước hãy đề ra những bước cụ thể, để tạo điều kiện cho một chuyến đi của Tổng Thống Barack Obama tới thăm Việt Nam trong năm tới, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, có lẽ vào dịp hội nghị thượng đỉnh an ninh và kinh tế thường niên sẽ được tổ chức ở Malaysia và Philippines vào tháng 11, 2015.
http://www.voatiengviet.com/content/pho-thu-tuong-bo-truong-ngoai-giao-pham-binh-minh-sap-tham-hoa-ky/2456168.html
HOÀNG NGỌC TUẤN * HỌC CHÍNH TRỊ
Tôi đã "tự giải trí" trong khi học "chính trị Mác-Lênin" như thế nào
Thu, 09/18/2014 - 13:29 — hoangngoctuan
Cách đây gần 40 năm, lúc tôi từ vùng kinh tế mới Phú Nhơn nhảy
vào trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang để tránh "nghĩa vụ quân sự", thì
có một môn học mà tôi thấy dễ nhất nhưng chán nhất, đó là môn "Chính trị
Mác-Lênin".
Khác hẳn với môn Triết học hóc búa mà tôi đã học ở lớp 12C trường
Trung Học Võ Tánh Nha Trang và ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975,
môn "Chính trị Mác-Lênin" này quá dễ, vì chỉ cần lải nhải đúng theo
những gì in trong sách giáo khoa chính trị Mác-Lênin và đúng theo những
gì ông thầy giảng trong lớp, là lấy điểm 10/10. Nghĩa là chỉ cần làm một
con vẹt, chẳng phải mất công suy nghĩ gì cả. Nhưng vì môn này quá chán,
nên đôi khi tôi đã kiếm cách để "tự giải trí".
Có một lần tôi đã "tự giải trí" một cách rất thú vị mà tôi xin kể lại đây cho các bạn đọc chơi.
Lần đó, mỗi "giáo sinh" trong lớp Văn của chúng tôi phải viết một bài
luận "phê phán tư tưởng triết học tư sản phản động của phương Tây và
những ảnh hưởng độc hại của nó..."
Vừa đọc xong cái đề luận, tôi cảm thấy hết sức khoái trá vì đây là
một cơ hội thú vị để tôi "tự giải trí". Tôi biết rất rõ rằng ông thầy
dạy môn "Chính trị Mác-Lênin" chẳng hề biết một chút tiếng Pháp hay
tiếng Anh nào cả, cũng chẳng hề được đọc bất cứ một cuốn sách triết học
phương Tây nào cả, vì trong những bài giảng của ông, ông chỉ nói loanh
quanh lải nhải những luận điệu chống "tư bản giãy chết" theo kiểu sách
giáo khoa chính trị Mác-Lênin của nhà nước. Ông là một bộ đội phục viên,
và ông vẫn luôn luôn mặc áo trắng với chiếc quần bộ đội bạc phếch khi
đến lớp. Khi bước ra khỏi lớp, ông đội chiếc mũ cối lên và bước đi với
dáng điệu nghiêm chỉnh. Ông là một tín đồ Cộng Sản thuần thành. Lúc đó
là năm 1977, nhưng ông còn vẫn thích say sưa kể đi kể lại chuyện "Đại
Nguyên Soái Xít-ta-lin giải phóng châu Âu" cho học trò nghe, và lần nào
đến đoạn ông nói "... trên trời cơ man là máy bay, dưới đất cơ man là xe
tăng và đại pháo..." thì ông cũng rơm rớm nước mắt xúc động, mặc dù câu
chuyện ấy là câu chuyện ông đọc được trong một cuốn sách tuyên truyền
láo khoét nào đó mà suốt đời ông vẫn tin là sự thật.
Tôi ra quán cà-phê ngồi hút thuốc và ngẫm nghĩ xem mình nên bịa ra
những câu ngớ ngẩn nào để nhét vào mồm của Nietzsche, Heidegger, Camus,
Sartre, Kierkegaard, Jasper... cho vui. Thế rồi tôi lấy ra một miếng
giấy và sáng tác một loạt những câu ngớ ngẩn, rồi tôi dịch những câu đó
ra tiếng Pháp hay tiếng Anh tuỳ hứng...
Đêm đó, tôi về phòng ngồi viết một mạch vô cùng khoái trá. Hết đoạn
này đến đoạn khác, tôi ra sức nhét những câu ngớ ngẩn (có mở ngoặc, ghi
thêm "nguyên văn" tiếng Anh hay tiếng Pháp, và đóng ngoặc, ra vẻ như có
tra cứu và trích dẫn rất ư là chính xác!). Cuối mỗi trang, tôi còn có
phần cước chú, trong đó tôi ghi đầy đủ "xuất xứ" của những cuốn sách
"triết học" mà tôi phịa ra cả nhan đề, tên nhà xuất bản, năm xuất bản,
và cả số trang nữa! Cuối bài luận lại còn có cả "thư mục tham khảo" liệt
kê một loạt sách triết học phương Tây... bịa.
Trong khi viết, thỉnh thoảng tôi đọc lại một đoạn và không nhịn được
cười. Chẳng hạn, có một đoạn tôi đã viết đại khái thế này: {{Trong cuốn
"Giai Cấp Tư Sản và Vai Trò Xã Hội của Nó" (The Bourgeoisie and Its
Social Role), Merleau-Ponty tuyên bố rằng: "Giai cấp tư sản là kẻ xứng
đáng làm chủ xã hội vì nó nắm hầu hết tài sản của xã hội." (The
bourgeoisie is worthy the master of the society because it possesses
almost all the society's wealth).}} Rồi tôi ra sức nhại theo thứ ngôn
ngữ tuyên truyền kiểu Cộng Sản để phê phán cái mệnh đề nhảm nhí đó và
kết án Merleau-Ponty là "một nhà tư tưởng cực kỳ phản động của giai cấp
bóc lột", vân vân.
Tất nhiên, Merleau-Ponty chẳng bao giờ viết cuốn sách mang tên "The
Bourgeoisie and Its Social Role" và ông cũng chẳng bao giờ tuyên bố một
câu ngớ ngẩn như vậy. Cũng như Nietzsche, Heidegger, Camus, Sartre,
Kierkegaard, Jasper chẳng bao giờ viết những câu ngớ ngẩn mà tôi đã
"trích dẫn" hàng loạt trong bài luận của tôi. Tất cả chỉ là trò chơi "tự
giải trí" của tôi, nhưng tôi tin rằng ông thầy dạy môn "Chính trị
Mác-Lênin" sẽ tin như điếu đổ.
Và đúng như vậy, bài luận của tôi đã được điểm 10/10 với lời khen
nồng nhiệt của ông thầy. Sau đó, ông thầy còn rủ tôi về phòng trọ của
ông (trong khuôn viên nhà trường) để uống nước trà. Ông thầy nói: "Em đã
nhận định và phê phán rất sắc sảo về tư tưởng triết học tư sản phản
động của phương Tây. Thầy xem những đoạn trích dẫn và thư mục tham khảo
của em, thầy thấy em đã đọc rất nhiều sách triết phương Tây... Thầy ở
ngoài Bắc nên không có cơ hội để đọc những sách như vậy..."
Tôi biết ông không đọc được ngoại ngữ, và tất nhiên cái "thư mục tham
khảo" của tôi toàn là sách bịa, nhưng tôi nói tỉnh bơ: "Nếu thầy thích
đọc thì em sẽ mang những cuốn đó đến cho thầy đọc..."
Ông thầy nói: "Không, thầy không biết đọc tiếng nước ngoài. Em rất
giỏi tiếng nước ngoài như thế thì mai sau em sẽ có nhiều điều kiện để
nghiên cứu sâu rộng. Để thầy nói chuyện với các cán bộ Đoàn và đề nghị
họ đưa em vào cảm tình Đoàn..."
Tiếc thay, trước khi tôi được vào cảm tình Đoàn thì tôi đã lén đi vượt biển, và thất bại, và... vào tù.
Friday, September 19, 2014
DÂN LÀM BÁO * LẠM PHÁT TƯỚNG
'Lạm phát tướng' tại Việt Nam: Thứ trưởng Tô Lâm lên hàm thượng tướng CA
Bạn đọc Danlambao
- Hôm 16/9/2014, thứ trưởng bộ công an Tô Lâm đã được thăng hàm thượng
tướng tại một buổi lễ diễn ra tại văn phòng chủ tịch nước Trương Tấn
Sang.
Ông Tô Lâm là nhân vật từng xuất hiện cùng trung tướng Hoàng Kông Tư
trong cuộc họp báo tai tiếng hồi năm 2010, sau vụ bắt giam đối với tiến
sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Gần đây nhất, trận đàn áp giáo dân xứ Mỹ Yên hồi năm 2013 tại Nghệ An
cũng có sự xuất hiện và chỉ đạo trực tiếp từ ông Tô Lâm, khi đó còn mang
hàm trung tướng.
Có tin nói rằng, sự thăng tiến nhanh chóng của tướng Lâm chủ yếu dựa vào
thế lực của ông Nguyễn Văn Hưởng - người từng giữ chức thứ trưởng bộ
công an, cố vấn an ninh cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo tiết lộ của Wikileaks, trong một điện tín ngoại giao hồi năm 2010,
các quan chức ngoại giao Mỹ tỏ ý khen tướng Lâm, nhưng chê tướng Hưởng.
Một số tờ báo thân tướng Hưởng sau đó đã giận giữ phản bác lại nhận xét
trên.
Thứ trưởng bộ CA Tô Lâm sinh năm 1957, quê tại Văn Giang, tỉnh Hưng Yên -
nơi từng xảy ra vụ đàn áp, cướp đất chấn động hồi năm 2012. Ông tướng
này cũng được cho là người đang sở hữu một số doanh nghiệp 'sân sau'
hiện đang làm ăn phát đạt tại Việt Nam.
Như vậy, với việc thăng hàm thượng tướng cho ông Tô Lâm, số lượng nhân
sự cấp cao trong bộ công an đã trở nên tương quan về quyền lực so với bộ
quốc phòng.
Bộ quốc phòng hiện có 6 thứ trưởng và 7 thượng tướng, còn bộ công an có đến 7 thứ trưởng và 6 thượng tướng.
Với tình trạng phong hàm ồ ạt như hiện nay, chế độ CSVN đang bước vào gian đoạn ‘lạm phát tướng’ ngay giữa thời bình.
Với tình trạng phong hàm ồ ạt như hiện nay, chế độ CSVN đang bước vào gian đoạn ‘lạm phát tướng’ ngay giữa thời bình.
NGỌC NHI NGUYEN * ĐẢNG LỪA DÂN
Đảng lừa dân, dân lừa đảng, sự thật là đâu?
Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao)
- Nhìn những cảnh nhà nước CSVN giàn dựng rồi nhìn cảnh dân Việt Nam
khóc lóc quỳ lạy Võ Nguyên Giáp hay ôm hình Hồ Chí Minh đi cổ động bóng
đá, người ngoài không biết nhìn vào cứ tưởng là lý tưởng cộng sản vẫn
còn là "mặt trời chân lý chói qua tim", tưởng chừng chủ nghĩa CS vẫn còn
vững mạnh vô cùng ở VN, tưởng chừng tuổi trẻ VN vẫn còn thần tượng các
lãnh tụ CS như ngày xưa các cụ lớn tuổi bần cố nông đã thần tượng.
- Sự thật là khi teen đi chơi mừng ngày sinh nhật HCM thì cho dù trên
băng rôn năm sanh có ghi là 1840 cũng vẫn ôm chụp hình tỉnh bơ, chả ai
thấy sai hay thèm quan tâm.
- Sự thật là khi khóc lóc, quỳ lạy VNG mà có lợi (được thăng quan tiến
chức hay được khen thưởng) thì sẵn sàng, nhưng phim về vị đại tướng này
thì chỉ có thể là phim hoạt hình dụ con nít (Bộ phim "Quyết định lịch
sử") vì làm phim đàng hoàng thì chả ai thèm trả tiền vé đi xem.
- Sự thật là tuy hễ ai nói gì đụng đến HCM thì lắm người nhao lên chửi
theo thói quen bị nhồi sọ, nhưng phim về bác ("Nguyễn Ái Quốc in
HongKong) thì dù đã ráng biến thể làm như phim hành động, xen cả màn bác
"iu" nữ tu vào cho gay cấn cũng vẫn chả có ma nào thèm coi.
- Sự thật gần đây nhất là bộ phim về chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên
"Sống cùng lịch sử", đầu tư đến 21 tỷ, giàn dựng công phu, nhưng khi đem
ra rạp chiếu cho dân xem thì ngày đầu được chục người xem, từ ngày thứ 2
trở đi thì không bán được nổi lấy 1 vé!
Trong khi đó thì dân dẫm đạp nhau bỏ tiền trăm triệu để mua Gú shi` trốn
thuế, sẵn sàng xếp hàng cả ngày để uống Sờ ta xì bấc và ăn Mặc Đố Nà!!
Và hàng ngày đều có 1 cái hàng dài dằng dặc chờ xin visa đi Mỹ, đi Úc...
bao gồm cả quan chức lẫn dân thường.
Đó mới thật sự là SỰ THẬT của XHCN tại VN bây giờ!
Đảng lừa dân, dân lừa lại đảng, nhưng thực tế là cả đảng lẫn dân đều chỉ
mê đô la. Chủ nghĩa CS, cờ đỏ sao vàng, HCM, VNG... đều chỉ là những
cái bình phong, mặt nạ giả mạo để 2 bên lừa lẫn nhau mà thôi.
Người nào nhận biết được sự thật này sớm thì sẽ "tiến xa" trong xã hội
VN ngày nay. Người nào ngu ngơ còn tin vào lý tưởng này nọ thì sẽ sớm
trắng tay và sớm xuống mồ.
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào? Ngày nay Mỹ Ngụy chỉ cần ngồi cười và xem
tuồng hát miễn phí mà đảng và dân VN đang diễn cho nhau xem, xem coi bên
nào sẽ chết trước...
NGUYÊN THẠCH * LỬA THIÊNG ĐỐT GIẶC
Mau bật lên lửa thiêng đốt giặc
Anh bật lên đóm lửa
Chị bật lên đóm lửa
Em bật lên đóm lửa
Triệu người Việt Nam cùng bật lên đóm lửa
Lửa sẽ thiêu rụi bọn đồ tể hung tàng
Lửa sẽ đốt cháy bọn Hán gian
Lửa táp khét lẹt bon hung tàn phản quốc
Tất cả người Việt Nam hãy nhìn vào sự thật
Hội Nghị Thành Đô (*) là mồ chôn cất nước Nam
Nó còn độc địa, nguy hiểm hơn cả Công Hàm bán nước (**)
Muộn lắm rồi!
Hỡi triệu người bôn ba xuôi ngược
Thêm năm năm, hỏi được gì hơn?
2020 là ngày đánh dấu tủi hờn
Đảng cộng sản Việt Nam đã van lơn kẻ thù xin gia nhập.
Nguyễn Văn Linh, Đỗ 10, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh...
Bộ chính trị, trung ương đảng là ai?
Xin thưa: Họ là những tên hạ cấp
Đem Việt Nam sáp nhập vô Tàu!
Họ là trâu, là ngựa, là sài lang, chó sói... những con thú hoang thì nào biết niềm đau
Lại càng không có được sự tự hào dân tộc!.
Họ là bọn Thái thú nô Tàu mất gốc
Biến toàn dân thành nô bộc thiên triều
Chị bật lên đóm lửa
Em bật lên đóm lửa
Triệu người Việt Nam cùng bật lên đóm lửa
Lửa sẽ thiêu rụi bọn đồ tể hung tàng
Lửa sẽ đốt cháy bọn Hán gian
Lửa táp khét lẹt bon hung tàn phản quốc
Tất cả người Việt Nam hãy nhìn vào sự thật
Hội Nghị Thành Đô (*) là mồ chôn cất nước Nam
Nó còn độc địa, nguy hiểm hơn cả Công Hàm bán nước (**)
Muộn lắm rồi!
Hỡi triệu người bôn ba xuôi ngược
Thêm năm năm, hỏi được gì hơn?
2020 là ngày đánh dấu tủi hờn
Đảng cộng sản Việt Nam đã van lơn kẻ thù xin gia nhập.
Nguyễn Văn Linh, Đỗ 10, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh...
Bộ chính trị, trung ương đảng là ai?
Xin thưa: Họ là những tên hạ cấp
Đem Việt Nam sáp nhập vô Tàu!
Họ là trâu, là ngựa, là sài lang, chó sói... những con thú hoang thì nào biết niềm đau
Lại càng không có được sự tự hào dân tộc!.
Họ là bọn Thái thú nô Tàu mất gốc
Biến toàn dân thành nô bộc thiên triều
Trước hiểm họa mất nước, mất Tổ Quốc thân yêu
Tất cả hãy hy sinh làm ngọn lửa thiêu quân thù trước khi quá muộn
Lịch sử 4.000 năm, đành mất đi oan uổng?
Bao máu xương, để lũ cuộn đành sao?
Chúng ta là con cháu Rồng Tiên, vốn dĩ tự hào
Triệu triệu người hãy là ngọn lửa để nung cao tinh thần ái quốc
2020, chỉ còn năm năm, hãy ngẩng đầu lên mà đối mặt với sự thật.
Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.comTất cả hãy hy sinh làm ngọn lửa thiêu quân thù trước khi quá muộn
Lịch sử 4.000 năm, đành mất đi oan uổng?
Bao máu xương, để lũ cuộn đành sao?
Chúng ta là con cháu Rồng Tiên, vốn dĩ tự hào
Triệu triệu người hãy là ngọn lửa để nung cao tinh thần ái quốc
2020, chỉ còn năm năm, hãy ngẩng đầu lên mà đối mặt với sự thật.
Nguyên Thạch
THƯ HỒNG KHIÊM GỬI TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
19-09-2014
Một bức thư gửi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Hồng Khiêm/ BVN
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh |
BVN: Thể theo nguyện vọng của độc giả Hồng Khiêm, cán bộ tham tán Bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu, BVN đăng
bức thư của ông (HK) gửi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bày tỏ lòng ngưỡng mộ
tài năng và đức độ của vị tướng già đáng kính: “Cháu định xin gặp Bác từ
lâu chỉ để nói lên lời kính phục và cảm ơn Bác tự đáy lòng vì Bác đã
dám dũng cảm nói lên cho toàn dân biết những điều mà nhân dân không biết
và không dám có ý kiến. Nhưng cháu đã không dám đến. Cháu xin lỗi Bác
về điều đó…”. Ngoài ra, vì lý do cá nhân, người viết thư xin không ký
tên thật đầy đủ của mình. Trân trọng mời tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và quý
vị cùng đọc bức thư của HK.
Kính gửi Bác Nguyễn Trọng Vĩnh!
Bác với cháu không họ hàng, thân thích gì, chỉ là người dân nước Việt
Nam thuộc hai thế hệ khác nhau. Khi Bác nhận chức Đại sứ ở Trung Quốc
thì cháu mới bước vào ngành ngoại giao, tức là tân binh. Như vậy Bác đã
là thủ trưởng của cháu.
Và bây giờ, đọc những phát biểu của Bác, từ bài
“Tôi rất tự hào về Đảng ta…” cho đến các đánh giá của Bác về Trung Quốc
và các kiến nghị của Bác về đối sách và sự phát triển của đất nước, cháu
thấy Bác vẫn là người thầy đáng kính đáng phục không chỉ về ngoại giao
mà cả về tấm gương cách mạng. Cháu định xin gặp Bác từ lâu, chỉ để nói
lên lời kính phục và cám ơn Bác tự đáy lòng vì Bác đã dám dũng cảm nói
lên cho toàn dân biết những điều mà nhân dân không biết và không dám có ý
kiến. Nhưng cháu đã không dám đến. Cháu xin lỗi Bác vì điều đó.
Nhưng ai mà biết được những bậc tiền bối dám nghĩ dám nói như bác Võ
Văn Kiệt hay Bác còn sống với nhân dân, đất nước được bao năm để còn
nhìn thấy sự nghiệp của Đảng và đất nước sẽ còn có những khúc quanh như
thế nào, nếu cháu không nói được với Bác một lời nào lúc này thì áy náy
vô cùng.
Thưa Bác, tháng Năm vừa qua, nhân sự việc nhà cầm quyền Trung Quốc
mang giàn khoan đến đặt trái phép trên thềm lục địa của nước ta, cháu có
dịp đọc tất cả các bài viết trên mạng về vấn đề này, cả những bài viết
của Bác trước đó về Trung Quốc và quan hệ của VN với Trung Quốc, cháu
mới nhận ra một điều rằng hóa ra ở nước ta từ rất lâu nhiều người đã
nhận thức rõ ý đồ và hành động của Trung Quốc chứ không phải bây giờ, và
đã lên tiếng, cảnh báo nhưng xã hội không được biết và lãnh đạo không
lắng nghe.
Từ sự kiện tháng 5 đó, cháu mới chắp nối lại các sự kiện, tìm hiểu
lại lịch sử, nhất là hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước sau chiến
tranh, cộng với vốn hiểu biết và kinh nghiệm công tác của bản thân,
cháu thấy rằng những điều các bác nói là rất đúng. Độc lập và chủ quyền
lãnh thổ của đất nước đã bị xâm phạm và đang tiếp tục bị đe dọa.
Cháu hoàn toàn nhất trí với Bác về sự cần thiết kiện Trung Quốc như
là biện pháp pháp lý hòa bình trong cuộc đấu tranh lâu dài để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ. Đông đảo dư luận của xã hội cũng hoàn toàn ủng hộ (bằng
chứng cho điều đó là hơn 98% số người được thăm dò ý kiến trên các
trang mạng, kể cả trang mạng của Thủ tướng chính phủ, hơn 5.000 người ký
tên ủng hộ trên trang mạng boxit.vn. Là một nước nhỏ, yếu so với Trung
Quốc, chúng ta không muốn đương đầu với Trung Quốc bằng quân sự, trừ khi
bị buộc phải tự vệ, mà ưu tiên trước hết là biện pháp chính trị, ngoại
giao. Đấu tranh pháp lý chính là một phần của đấu tranh chính trị, ngoại
giao. Trước tình hình Trung Quốc đã chà đạp lên mọi cam kết, kể cả các
thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, lộ rõ âm mưu, ý đồ đối với
ta mà ta vẫn sợ Trung Quốc không dám hành động, vẫn nhẫn nhục cầu hòa
thì khác nào ta tự trói tay mình, trao vũ khí cho giặc và tự thủ tiêu
đấu tranh. Phản ứng của VN vừa qua chính là đã cho Trung Quốc một tín
hiệu để cứ lấn tới. Chỉ vài ngày sau chuyến đi “khôi phục quan hệ” của
đặc phái viên Tổng bí thư Đảng ta, Trung Quốc đã tổ chức du lịch rầm rộ
ra Hoàng Sa và tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo trên đảo Gạc Ma thuộc
quần đảo Trường Sa – chính nơi các chiến sĩ ta trong khi bảo vệ đảo đã
bị biến thành những cái bia sống cho lính Trung Quốc năm 1988. Phải
chăng ký ức đó không đau thương trong xương thịt Việt Nam? Hay là đợi
đến mai kia trên xương máu chiến sĩ Việt Nam, Trung Quốc xây xong sân
bay và căn cứ quân sự án ngữ toàn miền Nam nước ta thì Đảng và Nhà nước
ta mới chính thức phản đối?
Theo cháu, muốn đối phó với nguy cơ đó thì phải đấu tranh. Đấu tranh
có thể bằng nhiều hình thức, nhưng không đấu tranh là chết – đấy là chân
lý i-tờ của những người cách mạng, những người cộng sản mà các bác với
chúng cháu đã được học. Để đấu tranh, điều tiên quyết là Đảng với tư
cách là lực lượng duy nhất có quyền và trách nhiệm lãnh đạo xã hội phải
có chiến lược vì nước vì dân cả trong đối nội lẫn đối ngoại, gọi sự vật
đúng tên của nó như thời kỳ đầu đổi mới, đoàn kết dân tộc, xác định bạn
thù và tập hợp lực lượng.
Chúng ta thuộc lòng và hay thích nhắc câu Bác Hồ: “Dĩ bất biến ứng
vạn biến”. Đối với cách mạng nước ta, trải qua mấy cuộc kháng chiến
chống đế quốc ngoại xâm và hàng nghìn năm đô hộ của phương Bắc, cái bất
biến không nên nhầm tưởng là Đảng hay chế độ (chính Bác đã có lúc tuyên
bố giải tán Đảng để bảo vệ lấy nước, vì nước còn thì Đảng mới còn, nước
mất nhà tan – nhân dân ta đã nói và vì thế mới hăng hái hy sinh bảo vệ
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng). Cái bất biến mà Bác Hồ nói khi căn dặn
cụ Huỳnh trước khi lên đường đi Pháp đàm phán không phải gì khác chính
là độc lập dân tộc – tiêu chí đầu tiên mà Bác đặt bên dưới quốc hiệu của
nước Việt Nam: độc lập, tự do, hạnh phúc – độc lập cho dân tộc và tự
do, hạnh phúc cho nhân dân! – mà cho đến nay chúng ta vẫn còn đang phấn
đấu.
Trong thế giới đan xen phức tạp ngày nay, ai xâm phạm độc lập, chủ
quyền của ta là đối tượng, là thù của ta, ai giúp ta bảo vệ độc lập, chủ
quyền, an ninh cho ta là đối tác, là bạn của ta. Từ đó và căn cứ vào
việc phân tích tình hình thế giới, khu vực mà tập hợp lực lượng thì mới
có thể bảo vệ được độc lập. Nếu ta xác định lãnh thổ, biển đảo là mục
tiêu ưu tiên trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thì đương nhiên ta phải
trao đổi, hợp tác với các nước trong khu vực cùng có tranh chấp lãnh thổ
với Trung Quốc. Sau đó, phải hợp tác với các nước lớn trong khu vực và
trên thế giới mà ta với họ có cùng hoặc trùng hợp lợi ích về an ninh
(như Nhật, Ấn Độ, sau đó là Úc, còn vòng ngoài là Mỹ). Trong cả hai cuộc
kháng chiến chống đế quốc ngoại xâm, ta đều có ít nhất một nước lớn
giúp đỡ, và đã chiến thắng. Nếu ta không tìm chỗ dựa và tập hợp lực
lượng, mà cứ bị lệ thuộc, nhân nhượng, đi đêm hoặc cầu hòa với kẻ đánh
ta, thì đương nhiên ta bị cô lập, sẽ bị trói lại, chùm trăn mà đánh,
không có ai bênh. Các nước lớn bao giờ cũng dễ bắt tay với nhau hơn, sau
lưng ta. Đừng ảo tưởng dâng đất, dâng đảo cho giặc mà được yên thân.
Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc là xương máu hy sinh của bao
nhiêu thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Nếu Đảng và Nhà nước không
xác định rõ hoặc có ảo tưởng bạn thù, không hành động kịp thời để nguy
cơ đối với đất nước càng ngày càng lớn, là bỏ lỡ cơ hội, là có tội với
dân tộc, với lịch sử, đúng như các Bác đã phân tích trong các kiến nghị
của mình. Mong rằng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta lắng nghe những ý
kiến đó của cán bộ, nhân dân mà hành động, đừng biến ngư dân thế hệ này
làm cột mốc sống về chủ quyền trên biển đồng thời chuyển gánh nặng đòi
lại lãnh thổ đất nước cho các thế hệ sau như hai trong số những người
lãnh đạo đã phát biểu công khai trên đài truyền hình mà nhân dân được
nghe.
Kính chúc Bác – vị tướng già và đối với cháu là thủ trưởng dồi dào
sức khỏe, mài dũa trí tuệ, sống lâu để hàng ngày làm việc, đóng góp tâm
huyết, kiến thức và kinh nghiệm có ích cho đất nước, cũng chính là cho
sự nghiệp vẻ vang của Bác Hồ mà Bác đã trọn đời chiến đấu. Mong rằng có
nhiều bậc lão thành cùng với Bác nêu cao tấm gương trung với nước cho
các thế hệ sau, thì đất nước và dân tộc sẽ có cơ hội trường tồn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014.
N.H.K.
NGUYỄN VĂN TUẤN * TƯỢNG ĐÀI SỤP ĐỔ
19-09-2014
Các tượng đài XHCN dần dần bị sụp đổ
Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan
Đọc trên RFI thấy có tin chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng
Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus (1). Thế là 25 năm sau ngày XHCN
suy sụp, bức tượng của ông tổ XHCN bị hạ bệ theo cái chủ thuyết của ông
luôn. Thật ra, không chỉ Marx, các tượng đài của những người cộng sản
"tay tổ" như Lenin, Stalin đều đã bị hạ từ lâu.
Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), và họ kéo sập tượng Lenin. Có người còn cực đoan đến đập sao cho đầu của tượng bị văng ra khỏi thân tượng.
Cách đây không lâu, người dân Ukraina quyết định hạ tượng của Lenin,
nhưng cách họ làm rất ư là bạo lực. Họ dùng xe cần cẩu kéo sập tượng.
Khi tượng bị ngã, người dân tức giận không chịu tha mà còn lấy búa đập
bức tượng. Tượng Stalin thì thê thảm hơn, vì bị cho nổ tung luôn. Những
hành động đó có thể xem là quá khích, nhưng nó phản ảnh sự oán hận quá
lâu và quá sâu sắc của người dân.
Năm 2012, Mông cổ quyết định hạ tượng Lenin (3). Lí do hạ bệ Lenin là vì, theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, ông là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Chẳng biết ông lấy con số này ở đâu, nhưng ông nói trước công chúng như thế. Bức tượng Lenin được đem đi đấu giá, với cái giá khởi điểm chỉ 300 USD! Sau Mông Cổ là Ukraina cũng giật sập tượng Lenin ở thành phố Kiev vào cuối năm 2013 (4).
Không chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh xuất hiện nơi công cộng. Các biểu tượng đó cùng với huy hiệu SS được xem là biểu tượng của chế độ độc tài, và Hungary có luật cấm trưng bày những biểu tượng ở nơi công cộng (5). Luật này có thời bị phê phán là vi phạm nhân quyền. Nhưng sau Hungary, Ba Lan cũng cấm các biểu tượng cộng sản nơi công cộng.
Ở vài nơi, người cộng sản có thói quen đổi tên thành phố khi cách mạng của họ thành công. Trước đây, họ đổi tên thành phố Saint Petersburg thành tên của Lenin (Leningrad). Nhưng cái gì của Cesar phải trả về cho ổng: Năm 1991, chính quyền Nga đã quyết định xoá tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Điều trớ trêu là tượng đài của những người như Lenin, Stalin, Marx vẫn còn có hàng triệu người tôn sùng ở Á châu, dù những kẻ tôn sùng chẳng có liên quan văn hoá hay dân tộc gì với họ.
Năm 2012, Mông cổ quyết định hạ tượng Lenin (3). Lí do hạ bệ Lenin là vì, theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, ông là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Chẳng biết ông lấy con số này ở đâu, nhưng ông nói trước công chúng như thế. Bức tượng Lenin được đem đi đấu giá, với cái giá khởi điểm chỉ 300 USD! Sau Mông Cổ là Ukraina cũng giật sập tượng Lenin ở thành phố Kiev vào cuối năm 2013 (4).
Không chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh xuất hiện nơi công cộng. Các biểu tượng đó cùng với huy hiệu SS được xem là biểu tượng của chế độ độc tài, và Hungary có luật cấm trưng bày những biểu tượng ở nơi công cộng (5). Luật này có thời bị phê phán là vi phạm nhân quyền. Nhưng sau Hungary, Ba Lan cũng cấm các biểu tượng cộng sản nơi công cộng.
Ở vài nơi, người cộng sản có thói quen đổi tên thành phố khi cách mạng của họ thành công. Trước đây, họ đổi tên thành phố Saint Petersburg thành tên của Lenin (Leningrad). Nhưng cái gì của Cesar phải trả về cho ổng: Năm 1991, chính quyền Nga đã quyết định xoá tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Điều trớ trêu là tượng đài của những người như Lenin, Stalin, Marx vẫn còn có hàng triệu người tôn sùng ở Á châu, dù những kẻ tôn sùng chẳng có liên quan văn hoá hay dân tộc gì với họ.
----
TIN THẾ GIỚI
Scotland : Phe nói « không » với độc lập chiến thắng
Phe nói "không" với độc lập vui mừng thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/09/2014REUTERS/Dylan Martinez
Theo
kết quả chính thức công bố sáng nay 19/09/2014 sau khi toàn bộ phiếu
bầu tại 32 đơn vị bầu cử tại Scotland được kiểm xong, phe không đòi độc
lập thắng với 55,3% số phiếu trong lúc phe đòi độc lập chỉ giành được
44,70%. Scotland như vậy đã quyết định không « chia tay » với người láng
giềng phía Nam Anh Quốc trong một cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ tham
gia đạt mức kỷ lục 84,6% trên tổng số 4 triệu cử tri.
Giới
phân tích đã ghi nhận một số nét đặc biệt là các thành phố và các vùng
hầu như ‘kình nhau’. Nếu tại thủ phủ Edimbourg, phe không muốn độc lập
thắng với 61% số phiếu thì tại thành phố đông dân cư nhất Scotland,
Glasgow, phe đòi độc lập lại thắng với 53,3%.
Tại Aberdeen, thành phố lớn thứ 3 của Sclotland thì phe ‘không’ cũng thắng với 58,6%. Thủ tướng Scotland Alex Salmond chủ trương độc lập đã không tiếc công sức vận động và đã đi bỏ phiếu tại đây vào hôm qua.
Tuy nhiên, dù bị thất vọng, nhưng phe muốn độc lập cũng được an ủi : họ đã giành được từ các đảng lớn chiếm đa số ở Nghị viện Vương Quốc Anh lời hứa dành cho Scotland quyền tự trị tài chính rộng lớn hơn. Một nhà quan sát cho là rốt cuộc thất bại của phe muốn độc lập chỉ là thất bại nửa vời, vì Scotland sẽ có được những quyền hạn mới.
Ngay sau khi kết quả được công bố Thủ tướng Anh David Cameron cho biết sẽ tăng thêm quyền hạn cho Scotland cùng 3 vùng khác của vương Quốc. Ông đã cam kết cải tổ Hiến pháp sâu rộng sau cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland, để nhanh chóng trao thêm quyền hạn rộng lớn hơn cho cả 4 vùng của Vương Quốc Anh : Scotland, Anh, Wales và Bắc Ireland, đặc biệt là trong lãnh vực thuế, ngân sách và hệ thống bảo hiểm xã hội.
Thủ tướng Anh xác định rằng cho là ông đã « nghe thấy » nguyện vọng của người Scotland.
Phản ứng trước kết quả cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz cho biết là ông cảm thấy « nhẹ nhõm » và đánh giá rằng đó là một tiến trình dân chủ ở Vương Quốc Anh, cuộc trưng cầu ở Scotland đã đuợc Luân Đôn công nhận.
Theo ông Schulz, nếu Scotland được quyền tự quyết rộng lớn hơn trên các mặt kinh tế, tài chính và vẫn đứng trong Vương quốc, sự kiện đó có thể làm gương cho các vùng khác ở Châu Âu, như Tây Ban Nha chẳng hạn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140919-trung-cau-dan-y-scotland-doc-lap/Tại Aberdeen, thành phố lớn thứ 3 của Sclotland thì phe ‘không’ cũng thắng với 58,6%. Thủ tướng Scotland Alex Salmond chủ trương độc lập đã không tiếc công sức vận động và đã đi bỏ phiếu tại đây vào hôm qua.
Tuy nhiên, dù bị thất vọng, nhưng phe muốn độc lập cũng được an ủi : họ đã giành được từ các đảng lớn chiếm đa số ở Nghị viện Vương Quốc Anh lời hứa dành cho Scotland quyền tự trị tài chính rộng lớn hơn. Một nhà quan sát cho là rốt cuộc thất bại của phe muốn độc lập chỉ là thất bại nửa vời, vì Scotland sẽ có được những quyền hạn mới.
Ngay sau khi kết quả được công bố Thủ tướng Anh David Cameron cho biết sẽ tăng thêm quyền hạn cho Scotland cùng 3 vùng khác của vương Quốc. Ông đã cam kết cải tổ Hiến pháp sâu rộng sau cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland, để nhanh chóng trao thêm quyền hạn rộng lớn hơn cho cả 4 vùng của Vương Quốc Anh : Scotland, Anh, Wales và Bắc Ireland, đặc biệt là trong lãnh vực thuế, ngân sách và hệ thống bảo hiểm xã hội.
Thủ tướng Anh xác định rằng cho là ông đã « nghe thấy » nguyện vọng của người Scotland.
Phản ứng trước kết quả cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Scotland, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz cho biết là ông cảm thấy « nhẹ nhõm » và đánh giá rằng đó là một tiến trình dân chủ ở Vương Quốc Anh, cuộc trưng cầu ở Scotland đã đuợc Luân Đôn công nhận.
Theo ông Schulz, nếu Scotland được quyền tự quyết rộng lớn hơn trên các mặt kinh tế, tài chính và vẫn đứng trong Vương quốc, sự kiện đó có thể làm gương cho các vùng khác ở Châu Âu, như Tây Ban Nha chẳng hạn.
Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu 'vì ế'
Cập nhật: 10:08 GMT - thứ sáu, 19 tháng 9, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy nhiên, tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì "số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người", báo này cho biết thêm.
BBC Tiếng Việt đã liên hệ với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hôm 19/09, tuy nhiên ông nói chưa tiện trả lời trong thời điểm này, do cảm thấy "khá mệt mỏi".
Khi BBC yêu cầu được nói chuyện với nhà sản xuất hoặc phát ngôn viên đại diện, đạo diễn cho biết đoàn làm phim đã "tản mát" mỗi người một nơi, "rất khó gọi".
Trong một bài viết hồi tháng 6, báo Nhân Dân cho biết 'Sống cùng lịch sử' có đoàn làm phim thường trực 92 người, lúc cao điểm lên đến gần 300 người, được quay tại Hòa Bình, bản Then, dãy núi Tà Phì Láng, Phìn Hồ, và các địa điểm lịch sử khác ở thành phố Điện Biên.
Bộ phim có những cảnh tái hiện lại "những cái
chết xả thân anh dũng của Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn" dù
không nêu rõ tên các nhân vật này, báo này cho biết.
Cũng theo Nhân Dân, trong phim còn có cảnh "ba
bạn trẻ hòa vào dòng người xếp hàng đi qua quảng trường Lăng Bác để đến
ngôi nhà 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Báo này cho biết cảnh viếng tướng Giáp là "một
cảnh quay thực tế" hôm 10/10 năm ngoái và "toàn bộ các cảnh khóc là diễn
viên khóc thật sự, nhập vai đến mức quên mình đang diễn".
Nguyên nhân thất bại?
"Chúng ta nên cảm thấy tức giận, bởi 21 tỷ đồng ấy là thuế của chính chúng ta và sẽ không bao giờ được thu hồi lại"
Ốc Bươu Vàng, BBC Vietnamese Facebook
VnExpress hôm 19/9 dẫn lời đạo diễn Nguyễn Thanh
Vân cho biết nhóm làm phim của ông đã liên lạc với các rạp nhà nước và
tư nhân, nhưng "không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý" trình chiếu bộ
phim do e ngại về "bài toán kinh doanh".
Ông cũng cho biết đợt chiếu vừa qua là để mừng lễ 2/9 chứ không phải phát hành quy mô toàn quốc.
Bên cạnh đó, VnExpress cũng cho biết đại diện
của một số nhà phát hành và hệ thống rạp lớn tại Hà Nội và TP HCM đều
khẳng định không nhận được bất kỳ lời đề nghị hợp tác phát hành, quảng
bá hay đề xuất trình chiếu nào từ phía đoàn phim của đạo diễn Thanh Vân.
Trang Facebook quảng bá bộ phim tính đến ngày 19/9 chỉ có 102 lượt thích (likes).
Trong phần bình luận trên các báo mạng lớn trong
nước, nhiều độc giả nói họ không được biết về bộ phim này cho đến khi
tin về quyết định hủy chiếu được loan tải.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng
nêu những lý do khác khiến họ không tiếp đón bộ phim theo như mong đợi
của nhà sản xuất.
Bình luận được nhiều lượt thích nhất của độc giả nick Louis H-Navy trên trang Facebook của VnExpress viết:
"Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút
được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà Nước rút kinh
nghiệm, Quốc Hội phê và tự phê, sau cùng dân ta tự hào đang sống trong
thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi."
Một nick với tên Bảo Minh chia sẻ trên Facebook:
"Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm
phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại
và khán giả hờ hững."
Nick Facebook Đào Tuấn thì viết: "21 tỷ đồng
tiền ông cụ được dùng để làm phim “Sống cùng lịch sử”, và đây là tiền
thuế của dân ... Cả một tuần không một người dân nào đến mua dù chỉ một
vé".
TPP: cơ hội cạn dần cho Việt Nam?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 07:27 GMT - thứ tư, 17 tháng 9, 2014
Dù “đã rút ngắn khoảng cách”,
nhưng như tựa đề một cuốn tiểu thuyết ra đời ở Việt Nam sau năm 1975,
chuyến viễn du đến TPP của Hà Nội vẫn còn “những khoảng cách còn lại”,
sau cuộc đàm phán kéo dài suốt mười ngày đầu tháng 9/2014 tại thủ phủ
“ngàn năm văn hiến”.
“Những khoảng cách còn lại”
“Những khoảng cách còn lại” vẫn luôn là cụm từ
mang nghĩa bóng bẩy được một số tờ báo nhà nước ru mị người dân và cũng
tự an ủi mình suốt từ quý 3 năm 2013 - khi Tổng thống Barack Obama hứa
hẹn “sẽ cố gắng kết thúc sớm nhất” - cho đến nay, liên quan đến giấc mơ
có một chỗ đứng trong bàn tiệc TPP để có thể tưởng tượng “tăng GDP Việt
Nam đến 30%”.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Song điều oái oăm là thời và thế của
ngay cả bản thân tổng thống Mỹ dường như đã thuộc về dĩ vãng. Trong khi
đang phải cố gắng vật lộn với cơn suy giảm tỷ lệ ủng hộ rơi xuống
ngưỡng tâm lý 50%, Tổng thống Barack Obama còn không thể tự quyết định
về quy chế “fast track" (quyền đàm phán nhanh) cho TPP. Thứ quyền mặc
định này hiện thời đang nằm trong tay Hạ nghị viện Hoa Kỳ, khiến cho ưu
thế dẫn điểm của người đứng đầu hành pháp trước Quốc hội Hoa Kỳ đang
trở nên mờ nhạt nhất kể từ thời điểm nhậm chức lần thứ nhất của ông vào
đầu năm 2008.
Giờ đây, nhiều người đã hiểu ra một sự khác biệt
đủ rộng giữa Quốc hội và Bộ ngoại giao Mỹ. Dù các chuyến ngoại giao con
thoi của Ngoại trưởng John Kerry vào cuối năm 2013 và nữ thứ trưởng bộ
này là Wendy Sherman đến Hà Nội vào tháng 3/2014 mang dụng ý muốn thúc
đẩy nhanh tiến trình đàm phán TPP - nhân quyền, nhưng cú dẫn điểm gần
nhất lại thuộc về một cựu chiến binh Việt Nam: ngài thượng nghị sĩ John
McCain.
Chuyến công du Hà Nội đột ngột của McCain vào
tháng 8/2014 đã như một hàm ý hiển hiện nhất về quyền lực nằm trong tay
ai: không hẳn Chính phủ, mà chính Quốc hội Hoa Kỳ mới là nhân tố biểu
quyết có tính quyết định để Nhà nước Việt Nam có được mua vũ khí sát
thương và tham dự vào buổi tiệc đứng TPP hay không.
Chưa “đặc xá” nếu không “đặc cách”
Hẳn khía cạnh nhân quyền - như một “nhắn nhủ”
của John McCain với “tứ trụ” Việt Nam - đã trở thành nguyên cớ chính,
góp một phần không nhỏ vào kết quả đàm phán mịt mùng về TPP vừa qua tại
Hà Nội. Đơn giản là trong khi Trưởng đàm phán của Hoa Kỳ về TPP, bà
Barbara Weisel, loan báo “có tiến bộ sau vòng đàm phán mới đây”, giới
quan sát vẫn thừa sức nhận ra nhân quyền còn là một rào cản lớn đối với
ngưỡng cửa TPP của Việt Nam.
Cũng đơn giản là trái ngược với tin đồn và niềm
hy vọng của không ít người trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam, dịp
Quốc khánh 2/9 vừa qua và cho đến cả hiện thời vẫn chưa nhận ra bóng
dáng một tù nhân chính trị nào được Nhà nước “đặc xá” khỏi bốn bức tường
kín mít trại giam.
Cho dù tiếng nói của các cơ quan hành chính Việt
Nam và Hoa Kỳ có vẻ khá đồng thanh về “những tiến bộ đáng kể” trong các
nội dung quan trọng như doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, đầu tư,
quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng sau đàm phán TPP,
nhưng nếu không có thêm các tiểu mục về tự do lập hội, công đoàn độc lập
và trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân chính trị thì TPP vẫn thuần
túy là một bông hồng đầy gai sắc dành cho giới bảo thủ Hà Nội.
“TPP tới nay vẫn chưa hoàn tất các cuộc đàm phán
và có nhiều điều kiện Việt Nam chưa đạt được. Đấy là lý do chính vì sao
đợt 2/9 này chưa có tù nhân lương tâm nào quan trọng được nhắc đến là
thả và cũng không có một công bố gì” - ông Đoàn Viết Hoạt, người được
vinh danh Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy 1995, lý giải ngắn
gọn về câu chuyện lê thê trên.
Nhận định của người từng bị Hà Nội tuyên án tù
20 năm vì các hoạt động cổ súy dân chủ đang tỏ ra có cơ sở và còn phần
nào chắc chắn. Ít nhất đã có một tù nhân lương tâm nổi bật là Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải được xác định nằm trong diện đặc xá 2/9 vừa qua. Hiện
tượng ông Hải được gọi điện thoại về nhà trong 5 phút, với khá nhiều
thông tin “đặc biệt nhạy cảm” mà không bị cán bộ quản giáo cắt cúp lần
nào, cũng cho thấy triển vọng ông ra tù trước thời gian thụ án đến hàng
chục năm không còn là điều mộng tưởng.
Danh sách những tù nhân chính trị nổi bật có thể
được “đặc xá” là khoảng 20 người, được phía Mỹ chuyển cho Hà Nội với
yêu cầu “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.
Tuy thế, mọi chuyện ở Việt Nam không biết đâu mà
lường, nhất là trong chính trị và nền “ngoại giao con tin”. Hà Nội
trước nay lại quá thường bị chỉ trích về việc dùng tù nhân lương tâm để
mặc cả, đổi chác quyền lợi trong các cuộc thương lượng gia nhập sân chơi
quốc tế.
Nếu đàm phán TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014
“thành công tốt đẹp” theo cách Nhà nước Việt Nam được Hoa Kỳ và các
nước chủ chốt trong TPP xét “đặc cách” gia nhập hiệp định này, dù còn
lâu Việt Nam mới thỏa mãn được những điều kiện quan yếu về “quy chế kinh
tế thị trường”, chuyển đổi nguồn nguyên liệu nhập khẩu hay sở hữu trí
tuệ…, hẳn nhiên người đời đã chứng kiến một loạt tù nhân lương tâm được
trả tự do mà không cần “nhân dịp” Quốc khánh 2/9 nữa.
Nhưng rõ ràng đến giờ này, kết quả TPP cho Việt
Nam vẫn tiếp tục mờ mịt như 19 vòng đàm phán trước. Lý do muôn thuở vẫn
là những bất đồng giữa hai “đại gia” là Mỹ và Nhật. Nhưng điều ẩn giấu
bên trong lại luôn là việc các "đại gia" này chưa nhận ra một tấm lòng
“thành tâm” đáng kể nào từ phía Hà Nội, cho dù những chuyến ngoại giao
và vận động con thoi đã diễn ra và cũng có thể đã tồn tại một thỏa thuận
Việt - Mỹ lặng lẽ.
Tình thế trên đang dẫn đến triển vọng u tối nhất
là không có gì bảo đảm rằng Hà Nội sẽ thả người, cho dù thời gian và cơ
hội để lọt vào TPP chỉ còn rất ít trong quý cuối năm 2014.
Chút cơ hội cuối cùng
Tất nhiên, vào thời gian cuối năm 2014 vẫn còn
một vòng đàm phán TPP nữa - cơ hội cuối cùng của Nhà nước Việt Nam.
Trong thời gian từ đây đến đó, có thể diễn ra một số đàm phán riêng lẻ
của các quan chức Hoa Kỳ với giới chức Hà Nội, và do đó vẫn còn cơ may
cho những chính khách nào muốn thể hiện tình cảm “hồi tâm”.
Trong bối cảnh đầy thách đố ấy, sự kiện mang
tính an ủi đột biến cho giới bảo thủ Hà Nội là ngày 11/9/2014, Tòa Thánh
Vatican ra thông cáo cho biết họ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt Nam, trong khuôn khổ những nỗ lực tăng cường quan hệ với
châu Á.
Sự kiện trên được xem là liên quan mật thiết đến chủ đề nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Cần nhắc lại, Hà Nội đã cắt đứt quan hệ ngoại
giao với Toà thánh vào năm 1975. Kể từ năm 2007, hai bên đã “nỗ lực làm
việc để tiến tới một mối quan hệ nồng ấm hơn”.
Mọi chuyện đều có vẻ khá logic với nhau, và
dường như giữa Vatican và Nhà nước Việt Nam đã có một thỏa thuận thầm
kín trước công bố “tái lập bang giao” mới đây. Cách đây hai tháng, tờ
Vatican Insider đã có bài viết trích dẫn phát biểu của Tổng giám mục Sài
Gòn Bùi Văn Đọc tại Roma cho biết cơ cấu của một đại học Công giáo có
thể sẵn sàng trong vòng một năm tới.
Cũng cần nhắc lại, mối quan hệ “nồng ấm hơn”
giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh được khởi động vào đầu tháng Giêng
năm 2013 với chuyến "hành hương" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến
Vatican. Người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam đã được Đức Giáo
hoàng Benedict XVI tiếp đón bằng nghi thức dành cho nguyên thủ quốc
gia.
Thế nhưng Chính phủ Việt Nam lại thường
xuyên bị các quốc gia phương Tây chỉ trích là vi phạm tự do tôn
giáo. Năm 2012, Việt Nam đã mang 14 người, đa phần theo Công giáo
và Tin Lành, ra xử tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân”.
Ngay cả sau chuyến công du Vatican của ông
Nguyễn Phú Trọng, ở Nghệ An vẫn nổ ra vụ giáo xứ Mỹ Yên 2013 mà bị xem
là xâm hại tự do tôn giáo ghê gớm.
Giờ đây, tin tức về một đại học do một tôn giáo
như Công giáo tại Việt Nam được phép thành lập khiến cho nhiều người tỏ
ra hy vọng như một phép thử quan trọng về sự cởi mở hơn của Hà Nội đối
với tự do tôn giáo. Thế nhưng như một quy luật, ở Việt Nam không có gì
được coi là nhanh gọn, trừ tham nhũng và những gì thuộc về lợi ích.
Mọi việc vẫn còn phải chờ ở phía trước, và thời gian sẽ trả lời.
Chỉ có điều, thời gian đã quá gấp gáp. Nếu đến
tháng 11 năm nay mà giới bảo thủ Hà Nội không kiến tạo được một chút
phảng phất trên gương mặt nhân quyền và do đó không thể “hoàn tất TPP”
như mong ước của Tổng thống Mỹ, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc bầu cử
giữa nhiệm kỳ, tiến tới chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Khi đó,
đương nhiên sẽ chẳng còn mấy khuôn mặt nghị sĩ lưu tâm đến việc “đặc
cách” cho Việt Nam vào TPP hay được mua vũ khí sát thương.
Chỉ còn hơn một năm rưỡi trước Đại hội Đảng 12,
Bộ chính trị Việt Nam đang “tiến nhanh, tiến mạnh” và có thể cả “tiến
vững chắc” đến quyết định bỏ lỡ một ít cơ hội cuối cùng để nhận được cứu
cánh kinh tế.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do tại thành phố Hồ Chí Minh.
Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý'
Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy
Gửi cho BBC từ Pháp
Cập nhật: 13:57 GMT - thứ tư, 17 tháng 9, 2014
Trong khoảng thời gian
gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức
nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai
của Việt Nam.
Nguyên do của những cuộc xuống đường này là
phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại
Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu
trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :
"Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn
gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ
quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.
Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người
Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất
đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu.
Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị
người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng
lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi
và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác".
Với tất cả sự trân trọng và lòng kính mến, người ta thực sự không hiểu ông Thach Setha muốn nói gì.
Yêu sách của Khmer Krom
"Chúng tôi cũng kêu gọi người Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam"
Ông Thach Setha
Cụ thể hơn, ông Thach Setha muốn "phía Việt Nam chính thức công khai xin lỗi người Khmer Krom và công nhận lịch sử của chúng tôi bằng văn bản" và yêu cầu : "không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác của khối ASEAN".
Để làm áp lực, ông Thach Setha đe dọa:
"Nếu như không có phản hồi hay giải quyết gì từ
phía Việt Nam thì đầu tháng 10 này chúng tôi sẽ có biểu tình lớn để yêu
cầu chính phủ Campuchia tạm cắt đứt quan hệ với Việt Nam cho tới khi nào
Việt Nam thừa nhận lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi cũng kêu gọi người
Campuchia tẩy chay hàng hóa Việt Nam".
Thấy gì qua phát biểu này?
Những yêu sách của ông Thach Setha phần lớn dựa
trên tài liệu của Cộng đồng người Khmer Krom phổ biến trên mạng
(https://vi-vn.KhmerKromNews), theo đó :
Về đất đai và chủ quyền, "Kampuchea Krom, nguyên
là một phần của Vương quốc Kampuchea ở phía đông, hiện nay nằm dưới sự
quản lý của chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Về lịch sử Kampuchea Krom, "Kampuchea Krom bị
Thực dân Pháp cắt khỏi lãnh thổ Kampuchea và cho xác (!) nhập vào lãnh
thổ Việt Nam, chịu sự quản lý của chính quyền Việt Nam bằng văn bản số
49-733, ký ngày 04 tháng 6 năm 1949 ở Thành phố Toulon, Tỉnh Var, nước
Pháp".
Về danh xưng : "Vào thời đó, vùng đất Kampuchea
Krom được gọi là Kampuchea Ngập Nước hay Kampuchea Krom (Kampuchea Hạ),
và còn được gọi là Đồng bằng Châu thổ sông Mekong (Mekong Delta). Dưới
thời Thực dân Pháp quản lý Đông Dương (Indochina), vùng đất Kampuchea
Krom được gọi là Basse Cochinchine (Cô-săng-sin Hạ)", với 68 965 km2.
Về dân số : "Nếu căn cứ vào số liệu thống kê dân
số theo từng địa phương của Mặt trân Giải phóng Kampuchea Krom tiến
hành vào năm 1968 thực hiện trên 21 tỉnh - thành của Kampuchea Krom và
thực hiện phương thức tính 20 năm thì cho đến tháng 1 năm 2005, dân số
người Khmer ước khoảng 14 571 000 (Mười bốn triệu năm trăm bảy mươi mốt
ngàn) người".
Sự thật là thế nào?
Người Khmer Krom thường viện dẫn những lý do
lịch sử và văn hóa để chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ miền
Nam. Cách tiếp cận này tuy hợp lý nhưng không đúng. Hợp lý vì những nhóm
dân cư bản địa đầu tiên trên vùng đất này là con cháu những người Khmer
trốn chạy các cuộc vây bắt nô lệ để xây dựng đền đài quanh khu vực Seam
Reap và Battambang từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và sau đó là những
cuộc nội chiến hay tấn công của người Thái từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.
Nhưng không đúng vì các vương triều Khmer chưa bao giờ làm chủ khu vực đồng bằng sông Cửu Long như thường tuyên bố.
"Có thể nói người Khmer chưa bao giờ làm chủ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mặc dù đã hiện diện trước đó"
Nhắc lại, đế quốc Angkor trong thời cực thịnh
nhất, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, là một đế quốc lục địa. Các trung tâm
chính trị và tôn giáo được thiết lập :
- về phía tây, quanh khu vực phía bắc hồ Tonlé
Sap (Battambang, Siem Reap), sông Chao Phraya và lưu vực hai sông Menam
và Irrawaddy, mà những đền đại nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom
được xếp vào di dản nhân loại ;
- về phía đông, từ vùng trung lưu sông Mekong
(Kompong Cham) tới khu vực phía nam hồ Tonlé Sap (Biển Hồ), Longvek,
Udong, Kampong Cham và Banteay Prey Nokor (Gia Định). Sau khi đế quốc
Angkor bị Xiêm La xóa tên, năm 1439 vua Ponhea Yat bỏ chạy về Wat Phnom
Daun Penh (Phnom Penh) và thành lập kinh đô.
- Vùng phía nam (đồng bằng châu thổ sông Cửu Long), cho đến nay chưa tìm thấy dấu ấn cai trị của vuơng triều Khmer.
Những lý cớ chống Việt Nam
Lý cớ đầu tiên là đất đai. Tổ chức Khmer Krom
không ngừng tố cáo Việt Nam chiếm vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
của người Khmer. Củng cố lý cớ này là sự hiện diện của khoảng 500 đền
đài Khmer trên khắp châu thổ. Đây là vấn đề rất được bàn cãi của những
chuyên viên và những nhà nghiên cứu lịch sử, vì sự thật không hẳn như
vậy.
Về điểm này tưởng cũng nên nhắc lại một vài dữ
kiện địa lý-lịch sử. Cách đây hơn 300 năm, đồng bằng sông Cửu Long vẫn
còn là một vùng sình lầy hoang dại, đầy muỗi mồng và rắn độc nên ít
người dám đến sinh cư lập nghiệp, trừ khi bị bắt buộc như những người
trốn chạy những cuộc ruồng bắt nô lệ thời đế quốc Angkor.
Những người này sống tập trung trên những vùng
đất cao để tránh lụt lội, gọi là giồng, và sinh sống bằng nghề làm rẫy.
Không có tư liệu nào trong Văn khố hoàng gia Khmer (Chroniques royales
khmères) nhắc đến sự triều cống của những nhóm dân cư sinh sống trên
đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (Mekong).
"Bài Việt Nam có lẽ là mẫu số chung để các tổ chức chính trị tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng và tổ chức chính trị bài Việt Nam mạnh nhất là Đảng Sam Rainsy "
Trong thế kỷ 17, nội chiến và tranh chấp nội bộ
giữa các vương tôn buộc những phe tranh chấp tìm sự hỗ trợ của những thế
lực mạnh hơn để triệt hạ đối thủ hay để được bảo vệ. Đó là trường hợp
của vua Jayajettha II (1619-1627) kết nghĩa với chúa Nguyễn để được tiếp
cứu khi bị Xiêm La tấn công. Bù lại, Jayajettha II nhượng cho Sãi vương
quyền khai thác lãnh thổ Prei Nokor trong vòng 5 năm để làm nơi thu mua
và vận chuyển thực phẩm ra miền Trung. Sau nhiều lần đánh bật quân Xiêm
ra khỏi lãnh thổ Chân Lạp trong những năm 1622-1623, việc thu hồi hai
nhượng địa Prei Nokor và Kompong Trabei không còn đặt ra nữa, vì vua
Khmer rất cần sự hiện diện của quân Việt trên lãnh thổ của mình.
Phải chờ đến năm 1679, khi hai vị tướng nhà Minh
là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên) cùng với hai phó tướng Hoàng
Tiến và Trần An Bình, với hơn 3.000 quân và 50 chiến thuyền, xin tị nạn
và được chúa Nguyễn cho vào khai thác những vùng đất hoang miền Đông Nam
Bộ. Tại đây người Minh Hương đã cùng những di dân Việt khẩn hoang, xây
nhà, lập chợ, dựng đình. Với thời gian, những khu đất mới này trở nên
trù phú và thu hút đông đảo di dân khác tới, kể cả người Khmer trong nội
địa. Năm 1698, vùng đất Sài Gòn - Gia Định, tức miền Tây Nam Bộ, chính
thức được chúa Nguyễn xác lập chủ quyền.
Năm 1671, một quan nhân nhà Minh khác tên Mạc
Cửu cùng với 400 người đổ bộ lên vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan
và xin thần phục vương triều Khmer. Năm 1681, vua Jayajettha IV cho Mạc
Cửu khai thác vùng đất dọc bờ biển phía nam Campuchia ngày nay, gọi là
Căn Khẩu, nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của hải tặc. Sau nhiều lần
bị hải tặc Xiêm La đánh phá và không được vua Khmer hỗ trợ, năm 1724 Mạc
Cửu xin thần phục chúa Nguyễn, vùng đất Căn Khẩu đổi tên thành Long Hồ
dinh, sau này là Hà Tiên. Con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã tận tình
giúp các vua Khmer đánh trả quân thù để bảo vệ ngôi báu, sau mỗi chiến
công các vua Khmer trao tặng đất đai để tưởng thưởng. Năm 1759, toàn bộ
lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long chính thức được sát nhập vào lành thổ
nhà Nguyễn.
Những giải thích dài dòng này để nói lên một sự
thật các triều vương Khmer không hề quan tâm đến vùng đất sình lầy đồng
bằng châu thổ sông Cửu Long, khi có cơ hội là sẵn sàng trao tặng cho
những người đã giúp họ giữ được ngôi báu. Dựa vào yếu tố này, có thể nói
người Khmer chưa bao giờ làm chủ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mặc
dù đã hiện diện trước đó.
Lý cớ thứ hai là pháp lý. Dưới thời bảo hộ Pháp
(1863-1953), các vị vua Khmer đã nhiều lần yêu cầu hay van nài Pháp giao
lại lãnh thổ Nam Kỳ cho Hoàng gia Khmer (thư vua Ang Duong gởi cho
hoàng đế Napoléon III ngày 25/11/1856, cuộc gặp mặt giữa vua Norodom
(cha) và Toàn quyền Đông Dương, tướng de La Grandière, năm 1864). Nhưng
người Pháp từ chối bởi một lý do giản dị là chính nhà Nguyễn đã giao
phần đất này cho Pháp năm 1862 và sau đó năm 1874 chứ không phải các vua
Khmer, hơn nữa khi ký Hiệp ước bảo hộ vương quốc Cambốt năm 1863, hoàng
gia Khmer không hề đề cập tới phần lãnh thổ phía nam, mà người Pháp gọi
là Cochinchine (miền Nam Việt Nam).
Văn bản pháp lý nào?
Tài liệu chủ quyền pháp lý mà Tổ chức Khmer Krom
dựa vào là "Luật số 49-733 ban hành ngày 04/06/1949 về việc thay đổi
quy chế vùng đất Nam Kỳ (Cochinchine) trong Liên hiệp Pháp (Union
française)", theo đó lãnh thổ Nam Kỳ được sát nhập vào lãnh thổ Liên
hiệp Việt Nam và không còn là lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.
Qua luật này, tổ chức Khmer Krom trách Pháp đã
không trao trả Nam Kỳ cho vua Khmer, do đó mỗi năm cứ đến ngày 04/06 họ
tổ chức xuống đường biểu tình đòi Việt Nam trả lại đồng bằng châu thổ
sông Cửu Long cho Campuchia. Tất cả mọi phương tiện đều được áp dụng,
kể cả bạo loạn, trong mục đích tuyên truyền rằng “chính quyền Việt Nam
đàn áp sư sãi và tôn giáo”.
Để gây hận thù dân tộc, tổ chức Khmer Krom còn
dựng đứng những tội ác "ghê rợn" của các chính quyền Việt Nam để tố cáo
trước dư luận thế giới như : thiêu sống 10.000 người Khmer năm 1945,
giết rồi thả hàng ngàn xác người Khmer trôi sông từ 1976 đến 1979, tàn
sát hàng ngàn người Khmer tại Trà Vinh và Vĩnh Long từ 1980 đến 1990..
với hy vọng được thế giới hỗ trợ và làm áp lực với Việt Nam trả lại miền
Nam cho họ.
Lý cớ thứ ba là chính trị. Quan sát kỹ, những
cuộc biểu tình chống Việt Nam chỉ mạnh lên trước những cuộc bầu cử Quốc
hội. Bài Việt Nam có lẽ là mẫu số chung để các tổ chức chính trị tranh
thủ sự ủng hộ của quần chúng. Hiện nay, tổ chức chính trị bài Việt Nam
mạnh nhất là Đảng Sam Rainsy do ông Sam Rainsy lãnh đạo. Sam Rainsy hiện
nay là đối thủ chính trị chính của đương kim Thủ tướng Hun Sen.
Cho đến một ngày gần đây, dưới sự kích động của
đảng Sam Rainsy, chống Việt Nam hiện nay không còn là một chiêu bài
tranh cử nữa mà là một chính sách kỳ thị chủng tộc rõ ràng. Để tránh bị
mang tiếng thân Việt Nam, nghĩa là chư hầu, Đảng Nhân dân Campuchia của
đương kim Thủ tướng Hun Sen còn đi xa hơn khi ban hành những luật lệ
siết chặt nhập cư, hạn chế sự đi lại của người Việt Nam trên lãnh thổ
Campuchia và trục xuất những người Việt nhập cư bất hợp pháp. Một cách
tiệm tiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Kher đang hình thành mà
đối tượng là cộng đồng người Việt sinh sống trên lãnh thổ Campuchia, an
ninh của họ đang bị đe dọa.
Thêm vào đó, lãnh tụ đảng Sam Rainsy còn khơi
động sự thù hận giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng cách đề cao những hành
vi ức hiếp Việt Nam của Trung Quốc trên Biển Đông và dành cho người
Trung Quốc những ưu đãi về đầu tư cũng như về kinh tế tài chính để loại
thương nhân Việt Nam ra khỏi thị trường Campuchia, hay đưa xuống hàng
thứ yếu, nghĩa là phải dưới người Khmer.
Tại sao đi đến tình trạng này?
Có nhiều lý giải, nhưng giải thích chính vẫn là
các dân tộc Đông Dương là nạn nhân của chính sách chia để trị của người
Pháp trong suốt thời gian đô hộ và bảo hộ.
Chế độ thực dân Pháp là thủ phạm kích thích sự
thù ghét người Việt Nam của những dân tộc khác. Đọc lại những tài liệu
và sử sách viết về người Việt Nam, không một tác giả người Pháp nào
không nói Việt Nam là một dân tộc bành trướng, lịch sử Việt Nam là lịch
sử thôn tính những dân tộc yếu kém hơn. Họ viện dẫn kinh nghiệm mất đất
và mất văn hóa của người Chăm, người Khmer Nam Bộ, người Thượng trên Tây
Nguyên...
Dưới thời Pháp thuộc, Đông Dương bị chia thành 5
vùng, trong đó Việt Nam bị cắt ra làm ba miền (Bắc Trung Nam) để hạn
chế người miền này tiếp xúc với người miền kia, và họ đã phần nào thành
công. Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, sự hợp tác giữa các dân tộc Đông
Dương đã rất khó khăn và phải trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu để giải
quyết sự thống nhất. Vấn đề tồn đọng còn lại là xây dựng niềm tin giữa
các dân tộc và giữa người Việt Nam với nhau.
Nếu chịu khó quan sát, tâm lý bài Việt Nam
thường xuất phát từ những cấp lãnh đạo hay trí thức do Pháp đào tạo :
Sihanouk, Pol Pot, Sam Rainsy, Sarin Chhak...
Đầu tàu của chính sách bài Việt là quốc vương
Norodom Sihanouk, đứa con tinh thần của chế độ thực dân Pháp. Từ lúc còn
tấm bé ông đã được người Pháp nuôi dưỡng và đã hấp thụ tất cả những gì
mà người Pháp muốn truyền bá : chống Việt Nam. Trong suốt thời gian trị
vì, không hiểu vì lý do gì nhà vua Sihanouk đã liên tục chống phá trực
tiếp hay gián tiếp các chính quyền miền Nam Việt Nam, và chính quyền
cộng sản Việt Nam sau 1975. Nhà vua sẵn sàng liên minh hay ủng hộ với
mọi phe phái, kể cả Khmer Đỏ, để chống Việt Nam.
Sihanouk còn đào tạo ra được một thế hệ bài Việt
tiếp nối, đặc biệt là Sarin Chhak, tác giả "Những vùng biên giới của
Cambodge" năm 1965. Dựa theo tài liệu này, đầu năm 1967, Sihanouk chính
thức công bố khu vực biên giới Campuchia-Việt Nam, theo đó tỉnh Đắc Lắc,
toàn khu hữu ngạn sông Bé đến Thủ Dầu Một, toàn bộ tỉnh Tây Ninh và
Long An và vùng đất phía tây thị xã Hà Tiên thuộc Campuchia. Những phe
nhóm Khmer chống Việt Nam khác cũng đã sử dụng bản đồ này để tố cáo
chính quyền Hun Sen ký những hiệp định về vùng nước lịch sử ký với Việt
Nam năm 1982 và hiệp ước biên giới đất liền tháng 10/1985 bất lợi cho
nhân dân Campuchia.
Nội dung những văn bản bản này thật ra không
khác gì với những văn bản đã ký với Pháp trước đó: vùng biên giới đất
liền ghi lại tỉ mỉ hơn làn ranh đã có dưới thời Pháp thuộc; trên biển
hai bên giữ nguyên làn ranh Brévié đã có từ năm 1939. Thật ra vấn đề
không phải được hay mất đất và biển mà chỉ giản dị là tâm lý bài Việt
Nam đang lên cao trong sinh hoạt của những tổ chức chính trị đối lập với
chính quyền Hun Sen. Cũng nên lưu ý trong những văn bản này, Điều cuối
cùng ghi: "Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng
Pháp được lấy làm căn cứ".
Giải thích thứ hai là sự trù phú của đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long. Nếu đồng bằng này là một vùng đất nghèo nàn như
dãy Cardamones phía tây, chắc không người Khmer nào muốn đòi lại. Ước
muốn sở hữu vùng đất trù phú là lẽ thường tình của người đời, nhưng sự
phát triển và giàu có của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long không phải tự
nhiên mà có. Đó là công lao của người Minh Hương và di dân Việt Nam từ
cuối thế kỷ 17 đến nay. Trong suốt thời gian đó, cộng đồng người Khmer
vui hưởng cuộc sống bình yên, những chùa chiền lớn, "wat" theo văn hóa
Xiêm La. Trong những sinh hoạt khác, cộng đồng người Khmer đứng bên lề
những tranh chấp và sinh hoạt chính trị.
"Chính người Thái đã tiêu diệt các triều vương Angkor"
Có một điều khó hiểu là dân số người Khmer sinh
sống tại Việt Nam hiện nay khoảng 1,4 triệu người (2011), nhưng tài liệu
của Khmer Krom cho biết là trên 14 triệu người (2005), nghĩa là gấp 10
lần và ngang bằng tổng dân số Campuchia (15,14 triệu người năm 2013).
Thật ra dựa vào yếu tố lịch sử để đòi lại đất chỉ là lý cớ, sự giàu có
của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mới là động cơ chính. Tổ chức Khmer
Krom không phải là người trồng cây ăn trái nhưng muốn thu tóm mọi hoa
lợi vào tay mình, chỉ giản dị là vậy.
Giải thích thứ ba là yếu tố văn hóa. Tại sao
người Khmer dễ ghét người Việt Nam hơn người Thái, mặc dù tất cả những
tai họa chính của dân tộc Khmer đều do người Thái gây ra? Chính người
Thái đã tiêu diệt các triều vương Angkor. Chính sách cai trị của người
Thái chắc chắn phải rất hung bạo để ký ức về triều đại Angkor bị xóa hẳn
trong tâm trí người Khmer trong suốt hơn 400 năm (1431-1861).
Chính người Thái đã góp phần làm hao kiệt di sản
văn hóa của người Khmer, phần lớn những di tích của nền văn minh Angkor
được giới buôn lậu đưa qua Thái bán. Cho tới một ngày gần đây, người
Thái còn muốn chiếm di tích Preah Vihear của người Khmer. Trong Thế
chiến II, quân Pháp đã rất phải cực nhọc mới xua đuổi quân Thái ra khỏi
Battambang và Seam Reap. Cũng chính người Thái đã cho Khmer Đỏ lập căn
cứ trên lãnh thổ của mình để chống lại chính quyền Phnom Penh từ 1979
đến 1989. Có điều lạ là không người Khmer nào tỏ ra thù ghét người Thái.
Với người Việt Nam thì ngược lại, làm ơn đôi khi
còn mang họa. Mỗi khi bị đe dọa, người Khmer nhờ cậy người Việt Nam vào
giúp đỡ. Khi kẻ thù bị đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ, những người mang ơn
thường quay ngược khí giới chống lại Việt Nam. Có cái gì không bình
thường trong cách cư xử này.
Có lẽ người Khmer thuộc văn hóa Ấn Độ nên chỉ
thích giao lưu với người cùng văn hóa (cũng như Việt Nam với Trung
Quốc), Việt Nam thuộc văn hóa Trung Hoa nên rất khó hiểu nhau và hợp
tác. Nắm được lý giải này mới hiểu tại sao rất nhiều người Việt Nam đã
bỏ mạng để bảo vệ người Khmer, nhưng công lao này thường hay quên lãng
và đôi khi còn bị hiểu lầm. Khi rút quân khỏi Campuchia, hài cốt nhưng
người lính Việt Nam đều được mang về nước vì sợ bị phá hoại. Hành trình
thông cảm lẫn nhau có lẽ còn khá dài.
Nhưng cho dù có thế nào đi nữa, hai dân tộc
Campuchia và Việt Nam buộc phải đi với nhau suốt đoạn đường dài còn lại.
Không quốc gia nào chọn láng giềng, chúng ta phải tìm cách sống chung
với nhau trong khôn ngoan và hòa bình. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và
chính sách bài Việt Nam có thể thỏa mãn kết quả của những cuộc tranh cử
nhưng chỉ mang lại tiêu cực và không giải quyết được quan hệ giữa hai
dân tộc.
Người ta chỉ gặt những gì được gieo trồng, do đó
phải cẩn thận. Giải pháp hay nhất để hóa giải tâm lý hận thù là tìm
cách đối thoại với nhau trong tinh thần tương kính, và nhất là tránh
không bị chi phối bởi những định kiến.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris, Pháp.Diễn
đàn BBC Tiếng Việt mong nhận được các ý kiến khác nhau về
chủ đề này, gồm cả các quan điểm phản bác lại tác giả đã
đăng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh sắp thăm Hoa Kỳ
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry bắt tay với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm
Bình Minh trong chuyến thăm Việt Nam của ông Kerry tháng 12 năm 2013.
Tin liên hệ
- Hỏa hoạn thiêu rụi một hãng xưởng của Nhật tại miền Nam Việt Nam
- Bình luận gia Paul Leaf : Đã đến lúc nên bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN
- Ấn Độ: Các lô dầu hợp tác với VN không nằm trong khu vực tranh chấp
- HRW bác phản đối của VN về phúc trình công an bạo hành
- Bê bối ‘dầu cống rãnh’ Đài Loan lan tới Việt Nam
- Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông
19.09.2014
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ đi thăm Washington
vào đầu tháng 10 sắp tới để tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Ngoại giao
Hoa Kỳ John Kerry.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói các cuộc họp giữa hai vị Ngoại trưởng là một diễn đàn để đề ra những bước cụ thể và đào sâu hơn quan hệ đối tác toàn diện đã được loan báo khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc vào tháng Bảy năm 2013.
Trong một bài viết đăng trên trang web của CSIS hôm 18 tháng 9, ông Ernest Bower, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), nói rằng ngày nay, các nhà làm chính sách Mỹ coi Việt Nam là một đối tác có tiềm năng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Ông cho rằng trong một khu vực rất năng động và đang thay đổi nhanh chóng, các lợi ích của Washington và Hà Nội đang ngày càng hội tụ về một điểm, trong bối cảnh hai nước chia chung một số lợi ích địa chính trị, và lợi ích kinh tế. Những hành động gây hấn của Trung Quốc là một yếu tố góp phần trong những tính toán của Việt Nam về liệu nước này có nên xích lại gần Hoa Kỳ, và xích lại nước cựu thù này theo tốc độ như thế nào.
Năm tới, 2015, hai nước sẽ kỷ niệm 20 năm từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau hồi năm 1995, sau một cuộc chiến tranh kéo dài và nhiều cay đắng. CSIS cho rằng các điều kiện hiện nay đã chín muồi để lãnh đạo hai nước đề ra những bước cụ thể để hoàn toàn bình thường hóa các quan hệ song phương, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đề nghị hai nước hãy đề ra những bước cụ thể, để tạo điều kiện cho một chuyến đi của Tổng Thống Barack Obama tới thăm Việt Nam trong năm tới, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, có lẽ vào dịp hội nghị thượng đỉnh an ninh và kinh tế thường niên sẽ được tổ chức ở Malaysia và Philippines vào tháng 11, 2015.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói các cuộc họp giữa hai vị Ngoại trưởng là một diễn đàn để đề ra những bước cụ thể và đào sâu hơn quan hệ đối tác toàn diện đã được loan báo khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc vào tháng Bảy năm 2013.
Trong một bài viết đăng trên trang web của CSIS hôm 18 tháng 9, ông Ernest Bower, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), nói rằng ngày nay, các nhà làm chính sách Mỹ coi Việt Nam là một đối tác có tiềm năng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Ông cho rằng trong một khu vực rất năng động và đang thay đổi nhanh chóng, các lợi ích của Washington và Hà Nội đang ngày càng hội tụ về một điểm, trong bối cảnh hai nước chia chung một số lợi ích địa chính trị, và lợi ích kinh tế. Những hành động gây hấn của Trung Quốc là một yếu tố góp phần trong những tính toán của Việt Nam về liệu nước này có nên xích lại gần Hoa Kỳ, và xích lại nước cựu thù này theo tốc độ như thế nào.
Năm tới, 2015, hai nước sẽ kỷ niệm 20 năm từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau hồi năm 1995, sau một cuộc chiến tranh kéo dài và nhiều cay đắng. CSIS cho rằng các điều kiện hiện nay đã chín muồi để lãnh đạo hai nước đề ra những bước cụ thể để hoàn toàn bình thường hóa các quan hệ song phương, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đề nghị hai nước hãy đề ra những bước cụ thể, để tạo điều kiện cho một chuyến đi của Tổng Thống Barack Obama tới thăm Việt Nam trong năm tới, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau, có lẽ vào dịp hội nghị thượng đỉnh an ninh và kinh tế thường niên sẽ được tổ chức ở Malaysia và Philippines vào tháng 11, 2015.
http://www.voatiengviet.com/content/pho-thu-tuong-bo-truong-ngoai-giao-pham-binh-minh-sap-tham-hoa-ky/2456168.html
HOÀNG NGỌC TUẤN * HỌC CHÍNH TRỊ
Tôi đã "tự giải trí" trong khi học "chính trị Mác-Lênin" như thế nào
Thu, 09/18/2014 - 13:29 — hoangngoctuan
Cách đây gần 40 năm, lúc tôi từ vùng kinh tế mới Phú Nhơn nhảy
vào trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang để tránh "nghĩa vụ quân sự", thì
có một môn học mà tôi thấy dễ nhất nhưng chán nhất, đó là môn "Chính trị
Mác-Lênin".
Khác hẳn với môn Triết học hóc búa mà tôi đã học ở lớp 12C trường
Trung Học Võ Tánh Nha Trang và ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975,
môn "Chính trị Mác-Lênin" này quá dễ, vì chỉ cần lải nhải đúng theo
những gì in trong sách giáo khoa chính trị Mác-Lênin và đúng theo những
gì ông thầy giảng trong lớp, là lấy điểm 10/10. Nghĩa là chỉ cần làm một
con vẹt, chẳng phải mất công suy nghĩ gì cả. Nhưng vì môn này quá chán,
nên đôi khi tôi đã kiếm cách để "tự giải trí".
Có một lần tôi đã "tự giải trí" một cách rất thú vị mà tôi xin kể lại đây cho các bạn đọc chơi.
Lần đó, mỗi "giáo sinh" trong lớp Văn của chúng tôi phải viết một bài
luận "phê phán tư tưởng triết học tư sản phản động của phương Tây và
những ảnh hưởng độc hại của nó..."
Vừa đọc xong cái đề luận, tôi cảm thấy hết sức khoái trá vì đây là
một cơ hội thú vị để tôi "tự giải trí". Tôi biết rất rõ rằng ông thầy
dạy môn "Chính trị Mác-Lênin" chẳng hề biết một chút tiếng Pháp hay
tiếng Anh nào cả, cũng chẳng hề được đọc bất cứ một cuốn sách triết học
phương Tây nào cả, vì trong những bài giảng của ông, ông chỉ nói loanh
quanh lải nhải những luận điệu chống "tư bản giãy chết" theo kiểu sách
giáo khoa chính trị Mác-Lênin của nhà nước. Ông là một bộ đội phục viên,
và ông vẫn luôn luôn mặc áo trắng với chiếc quần bộ đội bạc phếch khi
đến lớp. Khi bước ra khỏi lớp, ông đội chiếc mũ cối lên và bước đi với
dáng điệu nghiêm chỉnh. Ông là một tín đồ Cộng Sản thuần thành. Lúc đó
là năm 1977, nhưng ông còn vẫn thích say sưa kể đi kể lại chuyện "Đại
Nguyên Soái Xít-ta-lin giải phóng châu Âu" cho học trò nghe, và lần nào
đến đoạn ông nói "... trên trời cơ man là máy bay, dưới đất cơ man là xe
tăng và đại pháo..." thì ông cũng rơm rớm nước mắt xúc động, mặc dù câu
chuyện ấy là câu chuyện ông đọc được trong một cuốn sách tuyên truyền
láo khoét nào đó mà suốt đời ông vẫn tin là sự thật.
Tôi ra quán cà-phê ngồi hút thuốc và ngẫm nghĩ xem mình nên bịa ra
những câu ngớ ngẩn nào để nhét vào mồm của Nietzsche, Heidegger, Camus,
Sartre, Kierkegaard, Jasper... cho vui. Thế rồi tôi lấy ra một miếng
giấy và sáng tác một loạt những câu ngớ ngẩn, rồi tôi dịch những câu đó
ra tiếng Pháp hay tiếng Anh tuỳ hứng...
Đêm đó, tôi về phòng ngồi viết một mạch vô cùng khoái trá. Hết đoạn
này đến đoạn khác, tôi ra sức nhét những câu ngớ ngẩn (có mở ngoặc, ghi
thêm "nguyên văn" tiếng Anh hay tiếng Pháp, và đóng ngoặc, ra vẻ như có
tra cứu và trích dẫn rất ư là chính xác!). Cuối mỗi trang, tôi còn có
phần cước chú, trong đó tôi ghi đầy đủ "xuất xứ" của những cuốn sách
"triết học" mà tôi phịa ra cả nhan đề, tên nhà xuất bản, năm xuất bản,
và cả số trang nữa! Cuối bài luận lại còn có cả "thư mục tham khảo" liệt
kê một loạt sách triết học phương Tây... bịa.
Trong khi viết, thỉnh thoảng tôi đọc lại một đoạn và không nhịn được
cười. Chẳng hạn, có một đoạn tôi đã viết đại khái thế này: {{Trong cuốn
"Giai Cấp Tư Sản và Vai Trò Xã Hội của Nó" (The Bourgeoisie and Its
Social Role), Merleau-Ponty tuyên bố rằng: "Giai cấp tư sản là kẻ xứng
đáng làm chủ xã hội vì nó nắm hầu hết tài sản của xã hội." (The
bourgeoisie is worthy the master of the society because it possesses
almost all the society's wealth).}} Rồi tôi ra sức nhại theo thứ ngôn
ngữ tuyên truyền kiểu Cộng Sản để phê phán cái mệnh đề nhảm nhí đó và
kết án Merleau-Ponty là "một nhà tư tưởng cực kỳ phản động của giai cấp
bóc lột", vân vân.
Tất nhiên, Merleau-Ponty chẳng bao giờ viết cuốn sách mang tên "The
Bourgeoisie and Its Social Role" và ông cũng chẳng bao giờ tuyên bố một
câu ngớ ngẩn như vậy. Cũng như Nietzsche, Heidegger, Camus, Sartre,
Kierkegaard, Jasper chẳng bao giờ viết những câu ngớ ngẩn mà tôi đã
"trích dẫn" hàng loạt trong bài luận của tôi. Tất cả chỉ là trò chơi "tự
giải trí" của tôi, nhưng tôi tin rằng ông thầy dạy môn "Chính trị
Mác-Lênin" sẽ tin như điếu đổ.
Và đúng như vậy, bài luận của tôi đã được điểm 10/10 với lời khen
nồng nhiệt của ông thầy. Sau đó, ông thầy còn rủ tôi về phòng trọ của
ông (trong khuôn viên nhà trường) để uống nước trà. Ông thầy nói: "Em đã
nhận định và phê phán rất sắc sảo về tư tưởng triết học tư sản phản
động của phương Tây. Thầy xem những đoạn trích dẫn và thư mục tham khảo
của em, thầy thấy em đã đọc rất nhiều sách triết phương Tây... Thầy ở
ngoài Bắc nên không có cơ hội để đọc những sách như vậy..."
Tôi biết ông không đọc được ngoại ngữ, và tất nhiên cái "thư mục tham
khảo" của tôi toàn là sách bịa, nhưng tôi nói tỉnh bơ: "Nếu thầy thích
đọc thì em sẽ mang những cuốn đó đến cho thầy đọc..."
Ông thầy nói: "Không, thầy không biết đọc tiếng nước ngoài. Em rất
giỏi tiếng nước ngoài như thế thì mai sau em sẽ có nhiều điều kiện để
nghiên cứu sâu rộng. Để thầy nói chuyện với các cán bộ Đoàn và đề nghị
họ đưa em vào cảm tình Đoàn..."
Tiếc thay, trước khi tôi được vào cảm tình Đoàn thì tôi đã lén đi vượt biển, và thất bại, và... vào tù.
Friday, September 19, 2014
TƯỞNG NĂNG TIẾN * MỘT CHÚT HIỂU LẦM
Một Chút Hiểu Lầm
Wed, 09/17/2014 - 15:19 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Một người thuộc giai cấp nào đó không có nghĩa rằng người đó đã
có một khối tài sản nhất định. Điều đó càng đúng đối với chế độ cộng
sản: sở hữu mang tính tập thể. Ở đây muốn trở thành chủ sở hữu hay đồng
sở hữu thì cần phải len được vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu chính
trị.
Milovan Djilas – Giai Cấp Mới
Thời gian gần đây, gần như là hằng đêm tôi đều mơ thấy mình
vẫn đang sống trong một khung cảnh nào đó – ở Việt Nam. Cứ như
thể là tôi chưa bao giờ rời khỏi đất nước này, dù chỉ một
ngày.
Khỏi cần phải đọc Freud hay Jung gì ráo trọi, tôi cũng biết được rằng tự tiềm thức của mình đang có một thôi thúc khác – khác với sự chọn của ý thức từ bấy lâu nay – tuy sâu kín nhưng mạnh mẽ, cái sức mạnh của một định luật tự nhiên: lá rụng về cội!
Nhờ thế, tôi (chợt) hiểu tại sao hai ông Phạm Duy và Nguyễn Cao
Kỳ nằng nặc phải trở lại cố hương bằng mọi giá – kể cả cái
giá phải “hy sinh” luôn tính tự trọng (tối thiểu) và lòng liêm
sỉ.
Thường dân cỡ tui thì đi mới khó, chớ về thì dễ ợt. Chả
sợ điều tiếng chi, và cũng khỏi ngại chuyện mấy chú công an
canh chừng hay thăm hỏi gì. Chỉ ngặt có chút xíu (xiu) là tôi
không biết rồi sẽ làm sao để mưu sinh, ở quê nhà.
Già cũng phải sống chớ bộ, cũng phải có nơi ăn chốn ở,
phương tiện đi lại, và chăm sóc y tế tối thiểu – khi cần. Mà
tui thì suốt đời không có đồng xu dính túi (tiền vừa tới tay
là tui đã sài liền, hoặc cho mẹ nó rồi) nghề nghiệp thực
dụng để có thể kiếm việc ở V.N cũng không luôn, còn thân bằng
quyến thuộc thì toàn là những người khốn khó và thuộc thành
phần... phản động không hà!
Mà cố hương (than ơi!) cho dù ở góc bể chân trời, hay châu
lục nào chăng nữa thì cũng đều chia chung một định luật bất
thành văn: không đâu, và không ai, hân hoan đón chào những kẻ trở
lại với ... hai bàn tay trắng. Thôi thì đành bỏ xác quê người,
chớ về làm chi/cho má nó khi.
Tôi đã có dự tính nhẩy cầu Golden Gate thì có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, từ một giới chức cao cấp ở Việt Nam – Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử. Ông vừa hân hoan cho biết: “Bán vé số ở Việt Nam có thu nhập cao.”
Bán ngày không đủ phải tranh thủ bán ban đêm.
Ảnh và chú thích: Uyên Nguyên, RFA
Bán tin, bán nghi, tôi liền vào net tìm hiểu thêm và biết
được rằng hiện nay (ở Việt Nam) bán vé số được coi là một
nghề nghiệp đàng hoàng tử tế, của một giới người riêng biệt,
không những có “thu nhập cao” mà còn có nhiều chuyện may mắn
bất ngờ và rất thú vị nữa kià – theo như tường thuật của
phóng viên Hữu Danh, báo Dân Việt:
Dư luận Long An đang xôn xao với thông tin một người bán vé số
nghèo đưa cho khách 10 tờ vé số trúng thưởng 6,6 tỷ đồng để nhận lại 200
ngàn đồng tiền xổ số, dù khách chỉ “mua thiếu qua điện thoại.
Khoảng 16 giờ ngày 15.11, còn hơn 20 vé bị ế nên chị gọi điện
thoại cho mối quen là anh Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, ngụ khu phố 2, đường Bà
Chánh Thâu, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức - hành nghề chạy xe ba gác -
nài nỉ mua dùm. Anh Tuấn đồng ý mua 20 tờ, gồm ba số khác nhau. Gọi là
“mua” nhưng chỉ là nói qua điện thoại, anh Tuấn cũng chưa trả tiền.
Chiều cùng ngày, lốc vé 10 tờ của công ty XSKT tỉnh Bến Tre mang
dãy số đuôi X91207 trúng đặc biệt 4 tờ, trúng an ủi 6 tờ. Nhiều đồng nghiệp
bán vé số bảo người mua chưa trả tiền, coi như chưa mua và nói chị Lành
toàn quyền định đoạt “số phận” 10 tờ vé số với trúng thưởng với giá trị
lên đến gần 7 tỷ đồng này.
Tuy nhiên, chị Lành gạt phăng và cho rằng anh Tuấn là một trong
những khách hàng thường xuyên mua vé số ủng hộ chị. Rất nhiều lần anh
mua qua điện thoại và dù không trúng lần nào nhưng anh vẫn trả tiền sòng
phẳng. Do đó, không thể vì tiền mà chị đánh mất chữ tín.
Ngay lập tức, chị bấm điện thoại gọi anh Tuấn đến quán cà phê để
bàn giao số trúng. Cảm kích trước lòng tốt của người bán vé số, anh
Tuấn đã tặng 1 tờ trúng giải đặc biệt cho người bán vé số nghèo.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, vợ chồng chị Lành trước đây sống cùng mẹ ruột là bà Phạm Thị Thèm trong một căn nhà cũ nát rộng chỉ 27m2, dựng nhờ trên đất của một người thân ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Hai người anh trai của chị Lành, một người bị tâm thần, một chết
sớm trong khi các chị dâu lại bỏ đi, để lại đến 6 đứa bé côi cút cho bà
Thèm và chị Lành nuôi dưỡng. Do bà Thèm đau ốm liên miên lại không có
đất sản xuất nên vợ chồng chị Lành đang tính tới phương án đưa đại gia đình lên Bến Lức hành nghề bán vé số.
Đoạn văn thượng dẫn có hai hạn từ mà tôi tự ý cho in đậm:
“đồng nghiệp” và “phương án.” Chị Phạm Thị Lành là một con
người cao cả, đã đành, và cái nghề bán vé số số hiện nay
cũng đã tạo nên một giới người vô cùng cao qúi theo như ngôn ngữ đương đại của giới truyền thông hiện nay – ở Việt Nam – như vừa trích dẫn!
Họ “lập phương án” đi bán vé số đàng hoàng, chớ không
phải bạ đâu làm đó đâu nha. Họ cũng gọi nhau là “đồng
nghiệp” nữa đó (lịch sự hết biết luôn) nghe cứ y như cái cung
cách xưng hô (qúi phái) của qúi vị bác sĩ hay luật sư ở giữa
toà, hoặc ở giảng đường của trường đai học y khoa vậy.
Thiệt là quá đã, và ... quá đáng!
Rõ ràng là cách mạng Việt Nam
đã tạo ra thêm một ... Giai Cấp Mới (nữa). Khác với giai cấp
mới đỏ au – phát sinh cùng thời – những người bán vé số hôm
nay dù hành nghề có “phương án” (cẩn thận) và vẫn thường gọi
nhau là đồng nghiệp (tử tế) nhưng họ lại rất đen đủi, lam lũ
và đông đảo hơn mức cần thiết rất nhiều.
Nếu
đã có lúc dân Việt cứ bước ra ngõ là gặp anh hùng thì nay
họ lại gặp những người chào mời vé số, theo như tường trình
của thông tín viên RFA:
Chỉ riêng thành phố Sài Gòn, lượng người bán vé số đông lên cả
vài ngàn người, họ đến từ thập phương, cũng có người xuất thân là công
nhân nhà máy, xí nghiệp, vì tai nạn lao động hoặc vì mất sức lao động,
bệnh tật, phải nghỉ việc và chuyển sang bán vé số kiếm cơm độ nhật. Ngồi
quán cà phê vỉa hè 58 – Trần Quốc Thảo, quận 1, trong vòng nửa giờ đồng
hồ, đã đếm được 16 người bán vé số đến mời, già có, trẻ có, bệnh tật
có, nhưng xót xa nhất vẫn là những em bé tuổi chưa đầy 15, học hành dở
dang hoặc vừa đi học vừa bán vé số kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi
nhuận...Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30
dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ
vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng.
Trẻ em bán vé số thay vì đến trường học.
Ảnh và chú thích: Uyên Nguyên, RFA
Với mức thu nhập bình quân mỗi ngày từ vài chục ngàn đồng cho
đến một trăm ngàn đồng. Mức một trăm ngàn đồng là mức may mắn của người
bán vé, hiếm khi họ kiếm được số tiền lãi này, vì để có nó, người bán
phải bán được 100 tấm vé giá 10 ngàn đồng cho một ngày. Nhưng đây là con
số rất khó đạt được, chỉ có những người bán vé cho ngày mai ngay trong
buổi chiều hôm nay mới có cơ may kiếm được số lượng này.
Nghĩa là buổi sáng, họ thức dậy lúc 5h, ăn uống qua loa và lên
đường, lang thang hết quán cà phê này sáng quán ăn nọ để chào mời vé số,
4 giờ chiều trả vé, lấy tiếp vé ngày mai đi bán cho đến 9 giờ tối.
Đương nhiên, để kiếm được chén cơm, manh áo, họ phải chấp nhận sự khó
chịu, thậm chí những lời thóa mạ của khách vì bị quấy rầy, mời mọc trong
lúc đang ăn. Nhưng nếu nhìn kĩ, người bán vé số cũng không có cơ hội
mời chào khác ngoài việc đi từ bàn ăn này đến bàn ăn khác hoặc từ bàn cà
phê này đến bàn cà phê khác để mời.
Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận,
chi phí in ấn một tờ vé số không bao giờ vượt tới mức giá 500 đồng, chi
phí trả cho người phát hành vé số, từ đại lý cấp 1 cho đến người bán là
1.300 đồng, trong đó, đại lý được hưởng 3% trên giá vé số, người bán
được hưởng 10%. Như vậy, tổng số tiền lãi công ty nhận trên một tờ vé số
sẽ là 8.200 đồng. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại
lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung
bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu
đồng, khấu trừ 13%, con số còn lại vẫn ở mức 492 triệu đồng.
Riêng về khoản tiền thuế đóng cho ngân sách nhà nước, con số này
không ổn định và cũng không minh bạch do sự co giãn giữa mối quan hệ ăn
chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền và chỉ số thuế qui
định đã được phù phép cho nhỏ lại… Cũng chính vì lẽ này, phần đông nhân
viên và ban bệ trong ngành xổ số kiến thiết đều là đảng viên Cộng sản và
có người thân làm quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Tôi e rằng mình, cùng nhiều người khác, đã hiểu lầm câu
nói (“bán vé số ở Việt Nam có thu nhập cao”) của ông Giàng Seo
Phử. Khi phát biểu như trên, ông Bộ Trưởng chỉ có ý muốn đề
cập đến những đại lý bán vé số của những người có “mối quan
hệ ăn chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền” thôi. Họ
cũng “đều là đảng viên Cộng sản và có người thân làm quan chức cấp cao
trong bộ máy nhà nước” hết trơn hết trọi. Chớ đâu phải là cái
thứ thường dân dấm dớ, cỡ tui, cha nội!
Ảnh: Tuổi Trẻ Online
Thiệt là một sự hiểu lầm tai hại, chết người, chớ không
phải giỡn. Mà đời về chiều, và đã đến nước này rồi thì tui
cũng đành phải chết thôi. Thôi thì nhẩy mẹ nó xuống cầu Golden
Gate, ở San Francisco, chết quách cho rồi. Chớ lặn lội về tới
cố hương rồi đi chào mời vé số – từ 5 giờ sáng đến 9 giờ
tối – chỉ để kiếm được vài ba Mỹ Kim thì chắc chỉ chừng hai
ngày sau là tui sẽ nhẩy cầu Rồng, hay cầu Bình Lợi thôi hà.
NGÔ VĂN TAO * KARL MARX
NGÔ VĂN TAO
Ngô Văn Tao
Nguồn: Gió-O
Something is rotten in the state of Danmark
The time is out of joint. O cursed spite
That ever I was born to set it right
(Shakespeare “Hamlet”)
Vương quốc này có gì thối nát
Thời bất ổn. Ôi! nghiệt ngã và oan trái
Tôi phải sống và lập chính đạo
Tháng 4 năm 1993, ở một đại học Hoa Kỳ có cuộc hội thảo với đề tài: Chủ nghĩa Marxit đi về đâu? (Whither Marxism?). Jacques Derrida (1930-2004) trình bày trong hai buổi một thuyết trình: Những bóng ma của Marx (Spectres de Marx, edit. Galilée-Paris 1993).
“Những bóng ma của Marx” là một thảo luận chứ không phải là một văn bản luận đề học thuyết có hệ thống chặt chẽ. Mà thật, J.Derrida là triết gia nhưng là triết gia theo truyền thống Heidegger. Vấn đề của tư tưởng gia, theo Heidegger, không phải là đưa ra một thuyết lý hay một giáo điều mà xác định nhân sinh là “thử tại” (Dasein=Being), “trong cõi hiện hữu với bốn chân trời luôn luôn di động”. Tỉ như đối với nhà thơ Bùi Giáng, cái cõi đó là vũ trụ thi ca và ngôn từ.
Còn đối với J.Derrida, nổi danh với ý niệm giải cấu (déconstruction),
trong thế giới hiện hữu mà ở đó ta thử tại, không có gì là một tổng thể
cố định, chúng ta phải biết cảm nhận tất cả là những tổng thể bản chất
hỗn hợp (brownien) mà chúng ta luôn luôn giải thể và với ý thức tái cấu
tạo. Và như thế ngay khi ta suy tư trên một vấn đề hiện sinh nào đó, nên
những văn bản của J.Derrida đều là những ý tưởng tạp hợp đột phá, buộc
người đọc phải tự tạo một hệ thống suy luận để không rơi vào mê đồ, cái
mê đồ của thế giới tư duy nhân sinh thực tại.
Những bóng ma? Bóng ma Liễu Trai, bóng ma linh hồn người đã chết? Cuộc hội thảo nói trên với đề tài: Chủ nghĩa Marxit đi về đâu?, thật hàm ý, sau cuộc đổ vỡ ở Đông Âu, sự cáo chung của Xã Hội Chủ Nghĩa; J.Derrida thấy cần phải nói tới bản Tuyên Ngôn Của Cộng Sản (le manifeste du communisme), Cộng Sản Đệ Nhất Quốc Tế, mà Friedrich Engels và Karl Marx soạn năm 1848, trong đó có câu: “Trên Lục Địa Âu Châu này, một bóng ma đã tới phủ đầy, bóng ma Cộng Sản!” (Ein Gespent geht um in Europa – das Gespent des Kommunismus!). Vậy bóng ma đây là một sự ám ảnh, một linh tính khắc khoải chờ đợi, dù rằng mỗi khi ta nói tới bóng ma là ta nghĩ tới một cái gì quá cố trở về vật vờ trước nhãn quan, trong tiềm thức.
J.Derrida nói đến bóng ma, không phải để bàn luận về “những ám ảnh áp chế”, như trong phân tâm học freudian, mà trước hết nhìn lại khái niệm thời gian, sự liên tục quá khứ, hiện tại, tương lai. Đặc biệt hiện tại đang sống (le présent vivant), sự liên đới giữa quá khứ và tương lai, hàm chứa trong cái bây giờ những gì đã qua, bóng ma của những hiện tượng, cùng với những gì sẽ đến, không biết nội dung ra sao nhưng hiện đấy.
Nhưng có thể nói trong nhân sinh văn hóa của con người hiện đại, cái “bây giờ” chỉ là “ngày mai”, ngày mai của đồng tiền, của tiện nghi, ngày mai triển khai cơ giới, súng đạn tân tiến…ngày mai của những cái biết. Con người hiện đại không cần đến quá khứ, chỉ cần đến trí nhớ của những bộ óc điện tử (computers). Chúng ta không nghĩ về quá khứ, chúng ta biết rất nhiều, ghi nhớ tất cả với bộ óc điện tử, tưởng lúc nào cần cũng có thể lôi ra những tư liệu để thiết kế tối ưu những công trình cho ngày mai, ngày mai này con người sống lâu hơn, điều kiện vật chất luôn luôn cải tiến, không ưu phiền thiếu thốn…Với sự khống chế của khoa học và kỹ thuật, con người hầu như chỉ biết sống với siêu hình học, siêu hình học của cái biết khoa học, của khả năng kỹ thuật. Tâm thức toàn khối là hướng về ngày mai, ngày mai huy hoàng mà loài người sẽ đi chinh phục những vì sao, chúa tể cả vũ trụ…
Siêu hình học “ngày mai huy hoàng” thâm nhập vào tư duy của đại chúng, trong chính trị cũng như trong cuộc sống mỗi ngày. Nhưng đó chỉ có thể là sự phiến diện của tâm linh trí tuệ, một sự kiện của “thời gian trật bản lề”(the time is out of joint), với cái “bây giờ” là một cánh cửa gẫy chỉ cho phép đi về tương lai. Thời gian thật phải là giòng sông, con người trôi theo giòng nhưng luôn luôn bồng bềnh giữa xoáy lốc, long đong xuôi ngược giữa tương lai và ý niệm của những gì minh đã sống. Tất cả những gì mà người ta làm được cho sự hiện thành của con người, phải là những nhớ nhung, những hồi tưởng quá khứ, cùng một lúc hướng về tương lai phủ đầy bởi những khắc khoải, những nghi vấn và mang mang những hứa hẹn, những hoài bão không cùng vô định.
J.Derrida nghĩ làm người phải là con người tổng thể trong giòng thời gian, tổng thể như “người trí thức Âu Châu”, người trí thức mà Paul Valéry xác định: “người trí thức Âu Châu có Kant đến trước Hegel, có Hegel đến trước Marx, có Marx đến trước bản thân”. Vậy con người tổng thể phải là con người lịch sử, lịch sử của một dân tộc, của một nền văn học, của một giòng tư tưởng. “Người trí thức Âu Châu” , giòng văn học tư tưởng Âu Châu, mang mãi gia tài thừa kế, những suy tư của Kant, ý niệm “vật tự thân, Tự do, Đạo đức”, những luận trình của Hegel, phạm trù khái niệm và biện chứng pháp, “sự thật chỉ là một cuộc truy hoan mà các tân khách đều say mềm không đứng vững”…Còn Karl Marx? Đó là đề tài J.Derrida thấy cần phải thuyết trình.
Tuy nhiên, J.Derrida không luận trình theo kiểu kinh viện trường quy rằng ta phải thừa hưởng thế nào gia tài để lại của Karl Marx. Bản thuyết trình của J.Derrida là gồm những ý tưởng phức tạp đột phá, rối ren đan kết. Đặc biệt nói tới những bóng ma của Marx, bản thuyết trình của J.Derrida trước hết là một cái nhìn lịch sử, thời gian hiện tại và tương lai đang sống, và cả tương lai xa xôi với những lời hứa và mệnh lệnh. Một phần nào là cái nhìn luận chiến vào thời cuộc thế giới, đưa ra một lập trường chính trị nhân sinh.
Cuộc hội thảo: “Chủ nghĩa Marxit đi về đâu?”, tháng 4/1993, là để cùng nhận định sự xụp đổ của những chính thể chuyên chế xã hội chủ nghĩa Liên Xô và ở Đông Âu, sự cáo chung của xã hội chủ nghĩa Marxit, nền móng của những chính thể đó, và rằng nếu xã hội chủ nghĩa Marxit còn độc tôn ở những nước như Trung Hoa hay Việt Nam thì chỉ là một thứ xã hội chủ nghĩa Marxit đã bị “giải tỏa” (perestoika) hay đã bị tha hóa trong “đổi mới”. Nhưng không phải vì thế, J.Derrida vội nhấn mạnh, mà chúng ta có thể theo Francis Fukuyama (tác giả của quyển xã luận văn: The end of history and the last man”) kết luận rằng chúng ta đương đi đến sự cáo chung của lịch sử, trong cái nghĩa nhân loại, con người xã hội chung cục, chỉ còn biết đi tới “xã hội tự do dân chủ”(?); tiến tới xã hội tự do dân chủ âu tây, như tiến tới “miền đất hứa của thời hậu thế của chúa Cứu Thế”.
Tự do dân chủ, ngọn cờ chiêu bài của những nước tư bản Âu Mỹ, người dân phải có quyền bằng lá phiếu tự chọn những người thay mặt mình điều khiển đời sống xã hội, tổng thống, thủ tướng, quốc hội, hội đồng nhân dân xã và huyện…Nhưng cái quyền tự do có thật được thực hành trên thế gian? Không nói gì ở Trung Quốc hay ở Việt nam, có quốc hội, có hội đồng nhân dân, nhưng công khai dưới độc tài đảng trị cộng với những hỏa đầu bè phái, mà ngay ở Mỹ Quốc, mệnh danh tiền phong dân chủ, chúng ta không thể quên sức mạnh đen tối của hệ thống máy móc truyền thông, những guồng máy nằm trong tay những tập đoàn tài phiệt, công ty sản xuất vũ khí, những chủ dầu mỏ ở Trung Đông…Những bè phái, những guồng máy nhũng loạn, gian lận méo mó ước vọng chân chính của người dân. Nguyên nhân bất tận hung triệu của thời bất ổn trong những cái tương lai hiện tại.
J.Derrida luận chứng lời phản biện trên. J.Derrida thấy cần phải xác định chúng ta đã thừa hưởng gì, những bóng ma của Marx để chúng ta có thể trung trực phê phán và giải cấu thực tại xã hội, thế giới và lịch sử. Năm 1993, có sự cáo chung của Xã hội Chủ nghĩa Marxit, thì là sự cáo chung của chủ nghĩa giáo điều tập đoàn bè phái đảng trị chuyên chế đã xụp đổ ở Đông Âu. Cái chủ nghĩa khô cứng phi nhân tính, mà chắc chắn Marx phủ nhận, mang thảm họa cho nhân loại với Staline tàn bạo, với Pol Pot điên rồ giết hại dân tộc của chính mình, với Mao Trạch Đông thần thánh hóa hung bạo của phong trào “quyển sách đỏ”. Karl Marx không phải là Marx của chủ nghĩa đó. Karl Marx là nền tảng triết lý đưa chúng ta nhìn ra cái “hố thẳm của xã hội con người” (cf. Michel Henry, triết gia người Pháp). J.Derrida nói lên những bóng ma, những bóng ma mà theo Marx nằm ngay cả trong xã hội dân chủ tư bản: bóng ma của đồng tiền, bóng ma của hàng hóa thị trường, bóng ma của những nhu cầu nhân gian càng ngày càng lớn phủ đầy xã hội tư bản và làm điên đảo lịch sử.
Karl Marx (1818-1883) đã không sống để thấy cái hưng thịnh của xã hội tư bản, cùng những thành tựu hầu như bất tận của khoa học kỹ thuật. Chắc chắn K.Marx có những nhận định lỗi thời về xã hội và thế giới – sự đấu tranh giai cấp trong bối cảnh kinh tế hiện tại không còn là động cơ lịch sử. Nhưng J.Derrida nhấn mạnh, tinh thần của Marx –“cái hồn ma triết lý”- vẫn ở bên chúng ta để cùng biết triệt để giải cấu hay phản biện. Đi theo bóng của K.Marx, ta luôn luôn có ý niệm hiển nhiên, mọi sự đều mang sẵn mầm ung độc, tha hóa và suy đồi, không bao giờ có sự cáo chung của lịch sử, con ma cách mạng tuyệt nhiên ẩn chìm đâu đó sẵn sàng đột phát giải tỏa những mâu thuẫn của thực tại (cơn xoay lốc của Hegel trong phạm trù của khái niệm và biện chứng pháp). Và ta nên ghi nhớ rằng K.Marx không ngừng tuyên dương tinh thần khoa học của khoa học, can đảm phản biện đến tận cùng, không dùng những sáo ngữ nhàm chán, những mặt nạ, những bóng che vĩ nhân giấy bồi, để che đậy những sai lầm, những phản bội, những mâu thuẫn, đẩy tất cả vào tủ kín đồ thải dù vẫn biết rằng những tội lỗi, những phản bội, những tội ác sẽ không tan biến, rồi sẽ trở về cho sự diệt vong (lịch sử) của chính mình và của bè đảng mình.
Những bóng ma? Bóng ma Liễu Trai, bóng ma linh hồn người đã chết? Cuộc hội thảo nói trên với đề tài: Chủ nghĩa Marxit đi về đâu?, thật hàm ý, sau cuộc đổ vỡ ở Đông Âu, sự cáo chung của Xã Hội Chủ Nghĩa; J.Derrida thấy cần phải nói tới bản Tuyên Ngôn Của Cộng Sản (le manifeste du communisme), Cộng Sản Đệ Nhất Quốc Tế, mà Friedrich Engels và Karl Marx soạn năm 1848, trong đó có câu: “Trên Lục Địa Âu Châu này, một bóng ma đã tới phủ đầy, bóng ma Cộng Sản!” (Ein Gespent geht um in Europa – das Gespent des Kommunismus!). Vậy bóng ma đây là một sự ám ảnh, một linh tính khắc khoải chờ đợi, dù rằng mỗi khi ta nói tới bóng ma là ta nghĩ tới một cái gì quá cố trở về vật vờ trước nhãn quan, trong tiềm thức.
J.Derrida nói đến bóng ma, không phải để bàn luận về “những ám ảnh áp chế”, như trong phân tâm học freudian, mà trước hết nhìn lại khái niệm thời gian, sự liên tục quá khứ, hiện tại, tương lai. Đặc biệt hiện tại đang sống (le présent vivant), sự liên đới giữa quá khứ và tương lai, hàm chứa trong cái bây giờ những gì đã qua, bóng ma của những hiện tượng, cùng với những gì sẽ đến, không biết nội dung ra sao nhưng hiện đấy.
Nhưng có thể nói trong nhân sinh văn hóa của con người hiện đại, cái “bây giờ” chỉ là “ngày mai”, ngày mai của đồng tiền, của tiện nghi, ngày mai triển khai cơ giới, súng đạn tân tiến…ngày mai của những cái biết. Con người hiện đại không cần đến quá khứ, chỉ cần đến trí nhớ của những bộ óc điện tử (computers). Chúng ta không nghĩ về quá khứ, chúng ta biết rất nhiều, ghi nhớ tất cả với bộ óc điện tử, tưởng lúc nào cần cũng có thể lôi ra những tư liệu để thiết kế tối ưu những công trình cho ngày mai, ngày mai này con người sống lâu hơn, điều kiện vật chất luôn luôn cải tiến, không ưu phiền thiếu thốn…Với sự khống chế của khoa học và kỹ thuật, con người hầu như chỉ biết sống với siêu hình học, siêu hình học của cái biết khoa học, của khả năng kỹ thuật. Tâm thức toàn khối là hướng về ngày mai, ngày mai huy hoàng mà loài người sẽ đi chinh phục những vì sao, chúa tể cả vũ trụ…
Siêu hình học “ngày mai huy hoàng” thâm nhập vào tư duy của đại chúng, trong chính trị cũng như trong cuộc sống mỗi ngày. Nhưng đó chỉ có thể là sự phiến diện của tâm linh trí tuệ, một sự kiện của “thời gian trật bản lề”(the time is out of joint), với cái “bây giờ” là một cánh cửa gẫy chỉ cho phép đi về tương lai. Thời gian thật phải là giòng sông, con người trôi theo giòng nhưng luôn luôn bồng bềnh giữa xoáy lốc, long đong xuôi ngược giữa tương lai và ý niệm của những gì minh đã sống. Tất cả những gì mà người ta làm được cho sự hiện thành của con người, phải là những nhớ nhung, những hồi tưởng quá khứ, cùng một lúc hướng về tương lai phủ đầy bởi những khắc khoải, những nghi vấn và mang mang những hứa hẹn, những hoài bão không cùng vô định.
J.Derrida nghĩ làm người phải là con người tổng thể trong giòng thời gian, tổng thể như “người trí thức Âu Châu”, người trí thức mà Paul Valéry xác định: “người trí thức Âu Châu có Kant đến trước Hegel, có Hegel đến trước Marx, có Marx đến trước bản thân”. Vậy con người tổng thể phải là con người lịch sử, lịch sử của một dân tộc, của một nền văn học, của một giòng tư tưởng. “Người trí thức Âu Châu” , giòng văn học tư tưởng Âu Châu, mang mãi gia tài thừa kế, những suy tư của Kant, ý niệm “vật tự thân, Tự do, Đạo đức”, những luận trình của Hegel, phạm trù khái niệm và biện chứng pháp, “sự thật chỉ là một cuộc truy hoan mà các tân khách đều say mềm không đứng vững”…Còn Karl Marx? Đó là đề tài J.Derrida thấy cần phải thuyết trình.
Tuy nhiên, J.Derrida không luận trình theo kiểu kinh viện trường quy rằng ta phải thừa hưởng thế nào gia tài để lại của Karl Marx. Bản thuyết trình của J.Derrida là gồm những ý tưởng phức tạp đột phá, rối ren đan kết. Đặc biệt nói tới những bóng ma của Marx, bản thuyết trình của J.Derrida trước hết là một cái nhìn lịch sử, thời gian hiện tại và tương lai đang sống, và cả tương lai xa xôi với những lời hứa và mệnh lệnh. Một phần nào là cái nhìn luận chiến vào thời cuộc thế giới, đưa ra một lập trường chính trị nhân sinh.
Cuộc hội thảo: “Chủ nghĩa Marxit đi về đâu?”, tháng 4/1993, là để cùng nhận định sự xụp đổ của những chính thể chuyên chế xã hội chủ nghĩa Liên Xô và ở Đông Âu, sự cáo chung của xã hội chủ nghĩa Marxit, nền móng của những chính thể đó, và rằng nếu xã hội chủ nghĩa Marxit còn độc tôn ở những nước như Trung Hoa hay Việt Nam thì chỉ là một thứ xã hội chủ nghĩa Marxit đã bị “giải tỏa” (perestoika) hay đã bị tha hóa trong “đổi mới”. Nhưng không phải vì thế, J.Derrida vội nhấn mạnh, mà chúng ta có thể theo Francis Fukuyama (tác giả của quyển xã luận văn: The end of history and the last man”) kết luận rằng chúng ta đương đi đến sự cáo chung của lịch sử, trong cái nghĩa nhân loại, con người xã hội chung cục, chỉ còn biết đi tới “xã hội tự do dân chủ”(?); tiến tới xã hội tự do dân chủ âu tây, như tiến tới “miền đất hứa của thời hậu thế của chúa Cứu Thế”.
Tự do dân chủ, ngọn cờ chiêu bài của những nước tư bản Âu Mỹ, người dân phải có quyền bằng lá phiếu tự chọn những người thay mặt mình điều khiển đời sống xã hội, tổng thống, thủ tướng, quốc hội, hội đồng nhân dân xã và huyện…Nhưng cái quyền tự do có thật được thực hành trên thế gian? Không nói gì ở Trung Quốc hay ở Việt nam, có quốc hội, có hội đồng nhân dân, nhưng công khai dưới độc tài đảng trị cộng với những hỏa đầu bè phái, mà ngay ở Mỹ Quốc, mệnh danh tiền phong dân chủ, chúng ta không thể quên sức mạnh đen tối của hệ thống máy móc truyền thông, những guồng máy nằm trong tay những tập đoàn tài phiệt, công ty sản xuất vũ khí, những chủ dầu mỏ ở Trung Đông…Những bè phái, những guồng máy nhũng loạn, gian lận méo mó ước vọng chân chính của người dân. Nguyên nhân bất tận hung triệu của thời bất ổn trong những cái tương lai hiện tại.
J.Derrida luận chứng lời phản biện trên. J.Derrida thấy cần phải xác định chúng ta đã thừa hưởng gì, những bóng ma của Marx để chúng ta có thể trung trực phê phán và giải cấu thực tại xã hội, thế giới và lịch sử. Năm 1993, có sự cáo chung của Xã hội Chủ nghĩa Marxit, thì là sự cáo chung của chủ nghĩa giáo điều tập đoàn bè phái đảng trị chuyên chế đã xụp đổ ở Đông Âu. Cái chủ nghĩa khô cứng phi nhân tính, mà chắc chắn Marx phủ nhận, mang thảm họa cho nhân loại với Staline tàn bạo, với Pol Pot điên rồ giết hại dân tộc của chính mình, với Mao Trạch Đông thần thánh hóa hung bạo của phong trào “quyển sách đỏ”. Karl Marx không phải là Marx của chủ nghĩa đó. Karl Marx là nền tảng triết lý đưa chúng ta nhìn ra cái “hố thẳm của xã hội con người” (cf. Michel Henry, triết gia người Pháp). J.Derrida nói lên những bóng ma, những bóng ma mà theo Marx nằm ngay cả trong xã hội dân chủ tư bản: bóng ma của đồng tiền, bóng ma của hàng hóa thị trường, bóng ma của những nhu cầu nhân gian càng ngày càng lớn phủ đầy xã hội tư bản và làm điên đảo lịch sử.
Karl Marx (1818-1883) đã không sống để thấy cái hưng thịnh của xã hội tư bản, cùng những thành tựu hầu như bất tận của khoa học kỹ thuật. Chắc chắn K.Marx có những nhận định lỗi thời về xã hội và thế giới – sự đấu tranh giai cấp trong bối cảnh kinh tế hiện tại không còn là động cơ lịch sử. Nhưng J.Derrida nhấn mạnh, tinh thần của Marx –“cái hồn ma triết lý”- vẫn ở bên chúng ta để cùng biết triệt để giải cấu hay phản biện. Đi theo bóng của K.Marx, ta luôn luôn có ý niệm hiển nhiên, mọi sự đều mang sẵn mầm ung độc, tha hóa và suy đồi, không bao giờ có sự cáo chung của lịch sử, con ma cách mạng tuyệt nhiên ẩn chìm đâu đó sẵn sàng đột phát giải tỏa những mâu thuẫn của thực tại (cơn xoay lốc của Hegel trong phạm trù của khái niệm và biện chứng pháp). Và ta nên ghi nhớ rằng K.Marx không ngừng tuyên dương tinh thần khoa học của khoa học, can đảm phản biện đến tận cùng, không dùng những sáo ngữ nhàm chán, những mặt nạ, những bóng che vĩ nhân giấy bồi, để che đậy những sai lầm, những phản bội, những mâu thuẫn, đẩy tất cả vào tủ kín đồ thải dù vẫn biết rằng những tội lỗi, những phản bội, những tội ác sẽ không tan biến, rồi sẽ trở về cho sự diệt vong (lịch sử) của chính mình và của bè đảng mình.
J.Derrida xác định phải là một tín đồ của một Phúc âm mới, che dấu một
siêu hình học thần bí Do-Thái-Cơ-Đốc đạo kín nào để tin rằng trong thế
kỷ thứ 21 này, thế giới sẽ hòa đồng đi tới xã hội tư bản toàn thịnh,
hội nhập tự do kinh tế toàn cầu, chia chung một dân chủ chủ nghĩa, một
nhân bản chủ nghĩa khoa học kỹ thuật máy móc cơ giới.. Đó là sự mù quáng
phủ nhận “những bóng ma của Marx” và điên loạn chìm trong những áp chế
của tiềm thức, không nhìn nhận ra sự tao loạn của lịch sử hiện tại
(“Chủ nghĩa khủng bố” . Chiến tranh tôn giáo. Nhà nước Do Thái ở
Palestine và Đế quốc kỳ thị chủng tộc…) Phải làm sao, có thể nghĩ rằng
chúng ta tới sự cáo chung của lịch sử, tới thời con người chung cục với
những nhu cầu tăng tiến và đồng đều thỏa mãn?
J.Derrida nghĩ rằng cuộc hội thảo tháng 4 năm 1993 đúng ra phải có đề tài: “Thế giới đi về đâu?” , “Nhân loại đi về đâu?”. Thế giới đang đi tới thời xao động, cục diện địa lý đổi thay, xác nhận lại thế nào là nhân quyền và thế nào là chính nghĩa. Hay là chúng ta tất cả cùng đi vào thế giới hư vô của những người Anh Cả (the Big Brothers), đầu óc máy móc điện tử nắm trong tay hệ thống tuyên truyền thông tin đại chúng chỉ đạo từng giây từng phút tư duy của mỗi người. Đặt câu hỏi và suy luận, cũng là trở về suy ngẫm trên gia tài mà chúng ta thừa kế từ Karl Marx: những bóng ma của Marx! Vấn đề không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa Marxit, mà là bây giờ hơn bao giờ hết trước sự phá sản của giáo điều chính trị mệnh danh Marxit, những triết gia, những nhà nghiên cứu học giả phải đọc lại Marx, đúng theo ý niệm praxis của Marx , giải cấu với ngôn ngữ thích ứng với thời hiện đại…”Triết gia tìm hiểu xã hội, vấn đề chính yếu cũng là vạch ra những lệch lạc bất tất của xã hội xung quanh…Thuốc phiện làm ngu muội người dân, chính là những giáo điều khô cứng, đường lối chinh trị độc tài phiến diện một chiều”
J.Derrida nghĩ rằng cuộc hội thảo tháng 4 năm 1993 đúng ra phải có đề tài: “Thế giới đi về đâu?” , “Nhân loại đi về đâu?”. Thế giới đang đi tới thời xao động, cục diện địa lý đổi thay, xác nhận lại thế nào là nhân quyền và thế nào là chính nghĩa. Hay là chúng ta tất cả cùng đi vào thế giới hư vô của những người Anh Cả (the Big Brothers), đầu óc máy móc điện tử nắm trong tay hệ thống tuyên truyền thông tin đại chúng chỉ đạo từng giây từng phút tư duy của mỗi người. Đặt câu hỏi và suy luận, cũng là trở về suy ngẫm trên gia tài mà chúng ta thừa kế từ Karl Marx: những bóng ma của Marx! Vấn đề không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa Marxit, mà là bây giờ hơn bao giờ hết trước sự phá sản của giáo điều chính trị mệnh danh Marxit, những triết gia, những nhà nghiên cứu học giả phải đọc lại Marx, đúng theo ý niệm praxis của Marx , giải cấu với ngôn ngữ thích ứng với thời hiện đại…”Triết gia tìm hiểu xã hội, vấn đề chính yếu cũng là vạch ra những lệch lạc bất tất của xã hội xung quanh…Thuốc phiện làm ngu muội người dân, chính là những giáo điều khô cứng, đường lối chinh trị độc tài phiến diện một chiều”
Tháng 3/2012
N.V.T.
__________
[*] Bài thảo luận của J.Derrida :Spectres de Marx, Nhà xuât bản Chinh Trị Quốc Gia, Tổng Cục II Bộ Quốc Phòng-Việt Nam đã phát hành bản dịch ra tiếng Việt, năm 1994. Tiện dịp, cũng có những cuộc hội thảo (của Đảng Cộng sản Việt Nam) dưới nhan đề: Chống diễn biến hòa binh!, tiếp thu từ J.Derrida duy nhất một câu: “Không có tương lai nếu không có Marx, không có di sản của Marx” .
Bài tản văn trên côt yếu trích lược từ bài tản văn “Những bóng ma của Marx” ký tên Cao Tôn đã đưa lên mạng Talawas.org vào năm 2005.
Bài tản văn này mong có phần II, tương đối trường quy hơn, chủ trương nêu được rõ thêm nên tìm hiểu Marx sao trong hiện thành lịch sử xã hội hiện tại.
Những bóng ma của Marx II
http://www.gio-o.com/NgoVanTao/NgoVanTaoBongMaMarx.htm
Trong năm 2011, nhật báo thời sự văn học và chính trị Le Monde (Paris-France) xuât bản đặc san “Hors Série-Le Monde: Karl Marx”. Tuy chỉ là một đặc san hơn một trăm trang giấy, nhưng xác định một cái nhìn tổng quát và rât hiện đại, lược trình cuộc đời của Karl Marx (1818-1883), trích lược nguyên văn những ý tưởng cốt yếu duy vật khoa học lịch sử biện chứng và chủ động cách mạng xã hội cộng sản của K.Marx. Đặc biệt nhất cùng với những lời phản biện và thảo luận của Jean Jaurès (1859-1914), lãnh tụ công đoàn và đảng xã hội Pháp (parti socialiste), của François Holland, ứng cử viên sáng giá của đảng xã hội cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2012, cùng những lời bàn của nhiều tư tưởng, triết gia nhân văn xã hội như Louis Althuser (1918-1990), Jacques Derrida (1930-2004), Cornelius Castoriadis (1922-1997)……Những tư tưởng, triết gia đã chìm đắm trong những xã luận của Marx, nhưng phản biện thích ứng sao trong sự hiện thành lịch sử thế giới hiện đại.
Bài tản mạn dưới đây của tôi là những lời riêng tư “thông diễn giải” qua đặc san này.
“Lao động vô sản thế giới hãy đoàn kết!”. Cho một cuộc cách mạng không biên giới, phá vỡ ách thống trị tàn bạo hút máu của thực dân tư bản thuộc địa, đập tan chế độ tư bản tha hóa sức lao động của con người. Thanh niên vô sản lao động mồ hôi nước mắt, đặc biệt như ở Việt Nam còn lầm than nhục nhằn với thực dân đế quốc Pháp, tất nhiên rung động trước lời kêu gọi đó, lời kêu gọi của Đệ Tam Quốc Tế (đảng cộng sản quốc tế chủ nghĩa Marxit-Leninit-Stalinit circa 1917-1950), của những đảng cộng sản thế giới. Lời kêu gọi với lời hứa hẹn một ngày mai sán lạng, ngày mai của xã hội cộng sản, “không một ai bị trói buộc lao động, mọi người đều hoạt động đóng góp sản xuât theo sở thích; xã hội sẽ tự động phân phối sự thu hoặc của mọi người để cho ta mỗi người có thể hôm nay làm việc này ngày mai làm việc khác, đi săn buổi sáng, đi câu buổi trưa, chăn nuôi buổi chiều, tối về sau bữa cơm nhàn rỗi ngồi bàn luận chuyện trời đất, không một ai bắt buộc phải làm thợ săn, ngư dân, mục đồng hay nhà văn cạo giấy.” (K.Marx – (Tư tưởng lý thuyết của dân Đức) Idéologie Allemande , Edit. Gallimard 1994, page 318-321)
Lời kêu gọi cùng cái ngày mai sán lạng không tưởng đó vang vọng đến từ K.Marx, tư tưởng gia của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản Đảng ( với Engels là tác giả bản Tuyên ngôn “Le manifeste du communisme – Marx & Engels, 1848” ). Để chứng thực cho cuộc cách mạng hoàn vũ cộng sản chủ nghĩa tương lai, K.Marx tận tụy cả đời tìm đặt ra lý thuyết cơ bản xã hội và nhân sinh dẫn dắt tầng lớp lao động vô sản của thế giới tranh đấu thoát khỏi hố thẳm đen tối của chế độ chính trị kinh tế tư bản.
K.Marx trước hết là triết gia, đã từng là “thanh niên Hegel-ian” (Les jeunes Hegeliens), theo lý thuyết khoa học biện chứng của Hegel nhưng không chấp nhận khía cạnh duy tâm trong tư tưởng của Hegel, trọng thị sự hiện thành của con người với lý tính siêu thoát, có tôn giáo, có hoài bão nghệ thuật. Quan niệm nhân sinh của K.Marx chủ yếu là duy vật. Con người có tư duy, bản chất trước hết là con người của xã hội, của đời sống cộng đồng. Sự hiện thành của con người là hiện thành trong điều kiện vật chất, lao động để giải đáp những nhu cầu vật chất sinh lý tồn tại, hiện thành trong khuôn khổ tập quán và hệ thống trật tự của xã hội mình. Chính tôn giáo thịnh hành cũng chỉ là một hệ thống điều chỉnh nếp sống của mọi người, cho ta cái cảm giác bình đẳng thân ái trong xã hội (ai ai cũng là con chiên trước Thượng Đế). Tuy nhiên, xã hội của con người luôn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn, những lệch lạc bất tất, người hại người, người bóc lột người. Nên K.Marx nói lên tiêu chỉ nổi tiếng: “triết gia xưa nay chỉ lo diễn giải thế giới, nhưng vấn đề của chúng ta là phải luôn luôn cải thiện xã hội mình”.
Chính tiêu chỉ này đã ám ảnh nhiều nghệ sĩ và tư tưởng gia thế giới vào nửa đầu thế kỷ thứ hai mươi khi theo K.Marx còn tin tưởng ở lý thuyết có sức lôi cuốn mang công lý tới cho xã hội. K.Marx, trong thời ông, vào nửa cuối thế kỷ thứ mười chín, thì nhận ra chế độ tư bản, phát triển kỹ nghệ, tiềm ẩn lệch lạc, tha hóa bản chất con người. Lý thuyết của K.Marx là vạch ra ở những xí nghiệp lan tràn, người công nhân chỉ còn là một phần trong hệ thống cơ giới sản xuất, sự lao động của họ bị tha hóa mất bản chất nhân tính ( tư liệu sản suất có lợi gì trực tiếp cho bản thân, cho người quen?), chỉ còn là một động cơ với giá trị thương mại, thực tại vật chất mang lại lợi nhuận (la plus-value) cho chủ xí nghiệp.
N.V.T.
__________
[*] Bài thảo luận của J.Derrida :Spectres de Marx, Nhà xuât bản Chinh Trị Quốc Gia, Tổng Cục II Bộ Quốc Phòng-Việt Nam đã phát hành bản dịch ra tiếng Việt, năm 1994. Tiện dịp, cũng có những cuộc hội thảo (của Đảng Cộng sản Việt Nam) dưới nhan đề: Chống diễn biến hòa binh!, tiếp thu từ J.Derrida duy nhất một câu: “Không có tương lai nếu không có Marx, không có di sản của Marx” .
Bài tản văn trên côt yếu trích lược từ bài tản văn “Những bóng ma của Marx” ký tên Cao Tôn đã đưa lên mạng Talawas.org vào năm 2005.
Bài tản văn này mong có phần II, tương đối trường quy hơn, chủ trương nêu được rõ thêm nên tìm hiểu Marx sao trong hiện thành lịch sử xã hội hiện tại.
Những bóng ma của Marx II
http://www.gio-o.com/NgoVanTao/NgoVanTaoBongMaMarx.htm
Trong năm 2011, nhật báo thời sự văn học và chính trị Le Monde (Paris-France) xuât bản đặc san “Hors Série-Le Monde: Karl Marx”. Tuy chỉ là một đặc san hơn một trăm trang giấy, nhưng xác định một cái nhìn tổng quát và rât hiện đại, lược trình cuộc đời của Karl Marx (1818-1883), trích lược nguyên văn những ý tưởng cốt yếu duy vật khoa học lịch sử biện chứng và chủ động cách mạng xã hội cộng sản của K.Marx. Đặc biệt nhất cùng với những lời phản biện và thảo luận của Jean Jaurès (1859-1914), lãnh tụ công đoàn và đảng xã hội Pháp (parti socialiste), của François Holland, ứng cử viên sáng giá của đảng xã hội cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2012, cùng những lời bàn của nhiều tư tưởng, triết gia nhân văn xã hội như Louis Althuser (1918-1990), Jacques Derrida (1930-2004), Cornelius Castoriadis (1922-1997)……Những tư tưởng, triết gia đã chìm đắm trong những xã luận của Marx, nhưng phản biện thích ứng sao trong sự hiện thành lịch sử thế giới hiện đại.
Bài tản mạn dưới đây của tôi là những lời riêng tư “thông diễn giải” qua đặc san này.
“Lao động vô sản thế giới hãy đoàn kết!”. Cho một cuộc cách mạng không biên giới, phá vỡ ách thống trị tàn bạo hút máu của thực dân tư bản thuộc địa, đập tan chế độ tư bản tha hóa sức lao động của con người. Thanh niên vô sản lao động mồ hôi nước mắt, đặc biệt như ở Việt Nam còn lầm than nhục nhằn với thực dân đế quốc Pháp, tất nhiên rung động trước lời kêu gọi đó, lời kêu gọi của Đệ Tam Quốc Tế (đảng cộng sản quốc tế chủ nghĩa Marxit-Leninit-Stalinit circa 1917-1950), của những đảng cộng sản thế giới. Lời kêu gọi với lời hứa hẹn một ngày mai sán lạng, ngày mai của xã hội cộng sản, “không một ai bị trói buộc lao động, mọi người đều hoạt động đóng góp sản xuât theo sở thích; xã hội sẽ tự động phân phối sự thu hoặc của mọi người để cho ta mỗi người có thể hôm nay làm việc này ngày mai làm việc khác, đi săn buổi sáng, đi câu buổi trưa, chăn nuôi buổi chiều, tối về sau bữa cơm nhàn rỗi ngồi bàn luận chuyện trời đất, không một ai bắt buộc phải làm thợ săn, ngư dân, mục đồng hay nhà văn cạo giấy.” (K.Marx – (Tư tưởng lý thuyết của dân Đức) Idéologie Allemande , Edit. Gallimard 1994, page 318-321)
Lời kêu gọi cùng cái ngày mai sán lạng không tưởng đó vang vọng đến từ K.Marx, tư tưởng gia của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản Đảng ( với Engels là tác giả bản Tuyên ngôn “Le manifeste du communisme – Marx & Engels, 1848” ). Để chứng thực cho cuộc cách mạng hoàn vũ cộng sản chủ nghĩa tương lai, K.Marx tận tụy cả đời tìm đặt ra lý thuyết cơ bản xã hội và nhân sinh dẫn dắt tầng lớp lao động vô sản của thế giới tranh đấu thoát khỏi hố thẳm đen tối của chế độ chính trị kinh tế tư bản.
K.Marx trước hết là triết gia, đã từng là “thanh niên Hegel-ian” (Les jeunes Hegeliens), theo lý thuyết khoa học biện chứng của Hegel nhưng không chấp nhận khía cạnh duy tâm trong tư tưởng của Hegel, trọng thị sự hiện thành của con người với lý tính siêu thoát, có tôn giáo, có hoài bão nghệ thuật. Quan niệm nhân sinh của K.Marx chủ yếu là duy vật. Con người có tư duy, bản chất trước hết là con người của xã hội, của đời sống cộng đồng. Sự hiện thành của con người là hiện thành trong điều kiện vật chất, lao động để giải đáp những nhu cầu vật chất sinh lý tồn tại, hiện thành trong khuôn khổ tập quán và hệ thống trật tự của xã hội mình. Chính tôn giáo thịnh hành cũng chỉ là một hệ thống điều chỉnh nếp sống của mọi người, cho ta cái cảm giác bình đẳng thân ái trong xã hội (ai ai cũng là con chiên trước Thượng Đế). Tuy nhiên, xã hội của con người luôn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn, những lệch lạc bất tất, người hại người, người bóc lột người. Nên K.Marx nói lên tiêu chỉ nổi tiếng: “triết gia xưa nay chỉ lo diễn giải thế giới, nhưng vấn đề của chúng ta là phải luôn luôn cải thiện xã hội mình”.
Chính tiêu chỉ này đã ám ảnh nhiều nghệ sĩ và tư tưởng gia thế giới vào nửa đầu thế kỷ thứ hai mươi khi theo K.Marx còn tin tưởng ở lý thuyết có sức lôi cuốn mang công lý tới cho xã hội. K.Marx, trong thời ông, vào nửa cuối thế kỷ thứ mười chín, thì nhận ra chế độ tư bản, phát triển kỹ nghệ, tiềm ẩn lệch lạc, tha hóa bản chất con người. Lý thuyết của K.Marx là vạch ra ở những xí nghiệp lan tràn, người công nhân chỉ còn là một phần trong hệ thống cơ giới sản xuất, sự lao động của họ bị tha hóa mất bản chất nhân tính ( tư liệu sản suất có lợi gì trực tiếp cho bản thân, cho người quen?), chỉ còn là một động cơ với giá trị thương mại, thực tại vật chất mang lại lợi nhuận (la plus-value) cho chủ xí nghiệp.
Và ngay cả những người tư bản, những ông chủ của cơ sở sản xuất, cũng
tha hóa, họ cốt yếu bận tâm duy nhất một điều là tìm lợi nhuận, sản xuất
thật nhiều hàng hóa để tung bán ra trong thị trường. Một chế độ tha hóa
con người, tiềm ẩn mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản, mâu thuẫn ngay
trong nội bộ tầng lớp tư bản đưa đến phá giá thị trường với sự sản xuất
tham lam quá độ. Chế độ tư bản rồi đây bắt buộc phải suy thoái. Giai cấp
công nhân vô sản càng ngày càng đông, càng bị bóc lột sẽ là sức mạnh để
cách mạng cải tổ cái chế độ xã hội hủ lậu này. Giai cấp công nhân vô
sản lớn mạnh sẽ đứng lên, công cộng hóa mọi cơ sở sản xuất, tổ chức lại
xã hội sao cho chúng ta tới ước mơ lãng mạn, “một xã hội mà mọi người sẽ
lao động đóng góp tùy theo bản năng, tiếp thu đầy đủ cho nhu cầu vật
chất tất yếu của mình”.
Đệ nhất quốc tế cộng sản đảng, mà Marx-Engels viết bản tuyên ngôn, chính là đảng muốn cùng giai cấp lao động vô sản đảm nhận sứ mạng. Một cuộc cách mạng với sự hiện thành của giai cấp lao động vô sản đa số trong quần chúng và chính tầng lớp tư bản tự nó cùng chế độ của họ tiềm ẩn sự suy thoái. Tuy nhiên, K.Marx thừa biết sự lệch lạc bất tất trong đời sống, nên K.Marx nhắc nhở praxis, hành động và trưởng thành thực tiễn mà chúng ta phải có trong cách mạng để thích ứng với hiện tượng xã hội tức thời. K.Marx nhân đó cũng biết khó mà có thể quy định xã hội cộng sản tổ chức sao để cho chúng ta đạt tới ước mơ lãng mạn.
Đệ nhất quốc tế cộng sản đảng, mà Marx-Engels viết bản tuyên ngôn, chính là đảng muốn cùng giai cấp lao động vô sản đảm nhận sứ mạng. Một cuộc cách mạng với sự hiện thành của giai cấp lao động vô sản đa số trong quần chúng và chính tầng lớp tư bản tự nó cùng chế độ của họ tiềm ẩn sự suy thoái. Tuy nhiên, K.Marx thừa biết sự lệch lạc bất tất trong đời sống, nên K.Marx nhắc nhở praxis, hành động và trưởng thành thực tiễn mà chúng ta phải có trong cách mạng để thích ứng với hiện tượng xã hội tức thời. K.Marx nhân đó cũng biết khó mà có thể quy định xã hội cộng sản tổ chức sao để cho chúng ta đạt tới ước mơ lãng mạn.
Tổ chức sao cái xã hội cộng sản của ngày mai? K. Marx chỉ có thể mơ hồ
nuối tiếc và nhắc tới Công Xã Paris (1871), cách mạng tồn tại không đầy
hai tháng mà bị tiêu diệt ngay trong máu lửa, “một công xã có hội đồng
nhân dân, được toàn dân chọn lọc nhưng có thể bị quần chúng sa thải, để
tổ chức công xã, vừa lập pháp và vừa hành chính…Chức vụ công an là chức
vụ phi chính trị, trách nhiệm duy nhất trước hội đồng nhân dân…
Tât cả những ai trong hội đồng hay được trao trách nhiệm hành chính nào
sẽ được chọn lọc hữu hạn với lương bổng như một công nhân lao
động…K.Marx thừa biết con đường chính trị cách mạng cộng sản không là
con đường cái được vạch rõ ra cho xã hội. Hàng ngàn trang sách của
K.Marx, xã hội học, kinh tế học, nhân sinh lý thuyết, cốt yếu là những
trang chính trị đấu tranh, với những quy định hữu hạn (theo thuyết duy
tâm của Hegel!!), tự nó có mâu thuẫn, có giá trị chỉ tức thời, không
tránh được những kẻ khác thi nhau diễn giải với những lập trường đối
nghịch, phản bội ngay cả chính ông; K.Marx đã từng thổ lộ với Engels một
câu nổi tiếng: “họ thi nhau bình luận; nhưng tôi biết tôi không là
marxit “ (không phải là marxit trong sự diễn giải lý thuyết của mọi
người- nvt).
Có lời đàm luận nguyên văn sau đây của triết gia Cornelius Castoriadus (1922-1997), năm 1975 trong đêm cùng phá sản của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Marxit-Leninit-Stalinit (với sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở những nước Đông Âu):
“Chúng ta đang sống đây, sau bình minh hứa hẹn để tới ngày chỉ đầy khó khăn nghi vấn! Những công đoàn ( của giai cấp công nhân vô sản) khắp nơi trên thế giới trở nên hành chánh quan liêu (bureaucratisé) không một chút gì triển vọng đóng góp cho xã hội của con người ngày mai…Một hành chánh quan liêu ngay ở những nước mệnh danh xã hội chủ nghĩa Maxit-Leninit, mang chủ nghĩa Marxit ra làm bình phong cho những chính thể “giáo điều vụ giai cấp lao động trên giấy tờ” nhưng thật sự tàn bạo ức hiếp và sự tha hóa con người vẫn nguyên đó…Chủ nghĩa xã hội Marxit đã chết rồi, như một động cơ chính trị xã hội không còn ý nghĩa gì bởi quá nhiều lý lẽ”.
“Tôi không là marxit!”, lời nói đó của K.Marx như tiên đoán lý thuyết của ông sẽ tha hóa trong giòng lịch sử. Theo C.Castoriadus, sự tha hóa tai hại nhất chính là các tư tưởng gia chính quy cộng sản (những đảng viên) chỉ biết nghĩ theo K.Marx một cách giáo điều sơ cứng “biện chứng duy vật lịch sử”, từ cái nhìn phản biện chế độ tư bản xưa của K.Marx đưa ra quan niệm sơ đồ chính trị, kinh tế lịch sử như một hiện tượng khoa học vật chất trong sự hiện thành của nó, phát triển theo những quy luật kỹ thuật khách quan.
Chính quan niệm này coi như là tuyệt đối chính xác, đưa đến sự hiện thành một đội ngũ lãnh đạo quan liêu, tự nhận mình là chuyên gia bác học chính trị kinh tế xã hội, thực hành những quy luật của xã hội, những quy luật tât yếu và duy nhất ôm mang chính nghĩa và lẽ phải.. Một đội ngũ tự đại, tự kiêu, không còn nhân tính, phủ nhận sự hữu hạn của chính mình, chính mình trong cái phận làm người. Một đội ngũ không chấp nhận có thể nhầm lẫn, trở nên giả dối, giả dối với cả chính mình; chỉ biết giáo điều không chấp nhận phản biện, trở nên độc tài tàn bạo (Staline, Pol Pot, “phong trào quyển sách đỏ của Mao Trạch Đông”, “thảm họa cải cách ruộng đất và vụ án nhân văn giai phẩm ở Việt Nam” ).
Những hiện tượng lệch lạc bất tất đó, chính nó đã làm xã hội chủ nghĩa Đông Âu xụp đổ, xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và ở Việt Nam phải thay hình đổi dạng, đổi mới nền kinh tế lạc hậu sơ cứng “bao cấp xã hội chủ nghĩa’’ ( phủ nhận sự tự do tối thiểu của con người, điều hòa nhu cầu và tư liệu vật chất như mang nải chuối ra chợ bán, mang áo cũ ra mời mua) và gia nhập nền kinh tế thị trường tự do tư bản, nhưng tiếc rằng dưới sự quản trị của tập đoàn xã hội quan cũ bè phái hỏa đầu.
Sư thật là “biện chứng pháp duy vật khoa học lịch sử” của K.Marx, tự nó không có ý nghĩa! Lịch sử chuyển biến không phải hoàn toàn qua những đòi hỏi kinh tế, qua những mâu thuẫn đấu tranh quyền lợi vật chất. Nó cũng là sự chuyển biến qua những lệch lạc bất tất duy tâm, lý tính của con người, chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ ảo vọng tàn bạo dã man của tập đoàn phát xit Hitler, sự xung đột ở Trung Đông hiện nay bắt nguồn một phần từ chủ nghĩa toàn thống Do Thái (le fondamentalisme juif)….
Xã luận đấu tranh chính trị của K.Marx, lý thuyết khoa học duy vật biện chứng Marxit, đã viết ra trong tình trạng xã hội kinh tế của Âu Châu, với sự triển khai kỹ nghệ hóa ở nửa cuối thế kỷ thứ 19. Hơn một thế kỷ sau, tình trạng hoàn toàn thay đổi, kinh tế đột phá với khoa học kỹ thuật ngoài sự tiên đoán của K.Marx. Ở Âu Mỹ, những nước tiền phong kỹ thuật, giai cấp lao động cũng theo đà trở nên trung lưu tiểu tư sản (bourgeois!). Không còn lao động dây chuyền mồ hôi nước mắt mà là công nhân kỹ thuật, là nhân viên dịch vụ, trọng thị quyền tư hữu (the american dream!), như là bản chất ngàn xưa của con người. Trọng thị sự tự do sáng tạo của mỗi người, dù có thể chỉ trong cái thế giới hiện sinh nhỏ bé của riêng mình, cái tự do sáng tạo ngoài ra chính là động cơ cho sự đột phá khoa học và kỹ thuật. Ở những nước tiền phong đó, tư bản chủ nghĩa trở nên là lẽ sống, Ai cũng có sổ tiết kiệm, quỹ hưu bổng đầu tư trong chứng khoán của những công ty kỹ nghệ hay tài chính. Giai cấp vô sản, trong cái nghĩa Marxit, không còn là tập thể cốt yếu, nếu có, trong xã hội. Hiện tượng đấu tranh giai cấp không còn có trong xã hội.
Lịch sử không bao giờ vào chung cục! Luôn luôn có những xung đột ngay trong tình trạng vĩ mô giữa người và người, bè phái tài phiệt nhũng loạn thế giới, tham ô chức quyền (những lãnh tụ độc tài tàn bạo) đưa đến nội loạn quốc gia, những lệch lạc bất tất nhân sinh của bản chất làm người trong xã hội..…Hội đồng quốc tế (Organisation des Nations Unies) là một tiến bộ văn minh, nhưng không sao xóa bỏ được sự chênh lệch giữa nước giàu và nghèo (những nước nghèo vẫn là hậu cần để đóng góp tài nguyên, lao động hạ tầng). Hơn nữa văn minh dân chủ tự do thương mại và tài chính kỹ thuật đến đâu vẫn tiềm tàng mâu thuẫn, như sự khống chế của tập đoàn tài phiệt do thái, sự thành lập nước do thái Israel cùng chủ nghĩa toàn thống do thái, gián tiếp làm bàn đạp để tuy trì mỏ dầu ở Trung Đông, hợp với quyền lợi của những công ty tư bản Âu Mỹ.
Có lời đàm luận nguyên văn sau đây của triết gia Cornelius Castoriadus (1922-1997), năm 1975 trong đêm cùng phá sản của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Marxit-Leninit-Stalinit (với sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở những nước Đông Âu):
“Chúng ta đang sống đây, sau bình minh hứa hẹn để tới ngày chỉ đầy khó khăn nghi vấn! Những công đoàn ( của giai cấp công nhân vô sản) khắp nơi trên thế giới trở nên hành chánh quan liêu (bureaucratisé) không một chút gì triển vọng đóng góp cho xã hội của con người ngày mai…Một hành chánh quan liêu ngay ở những nước mệnh danh xã hội chủ nghĩa Maxit-Leninit, mang chủ nghĩa Marxit ra làm bình phong cho những chính thể “giáo điều vụ giai cấp lao động trên giấy tờ” nhưng thật sự tàn bạo ức hiếp và sự tha hóa con người vẫn nguyên đó…Chủ nghĩa xã hội Marxit đã chết rồi, như một động cơ chính trị xã hội không còn ý nghĩa gì bởi quá nhiều lý lẽ”.
“Tôi không là marxit!”, lời nói đó của K.Marx như tiên đoán lý thuyết của ông sẽ tha hóa trong giòng lịch sử. Theo C.Castoriadus, sự tha hóa tai hại nhất chính là các tư tưởng gia chính quy cộng sản (những đảng viên) chỉ biết nghĩ theo K.Marx một cách giáo điều sơ cứng “biện chứng duy vật lịch sử”, từ cái nhìn phản biện chế độ tư bản xưa của K.Marx đưa ra quan niệm sơ đồ chính trị, kinh tế lịch sử như một hiện tượng khoa học vật chất trong sự hiện thành của nó, phát triển theo những quy luật kỹ thuật khách quan.
Chính quan niệm này coi như là tuyệt đối chính xác, đưa đến sự hiện thành một đội ngũ lãnh đạo quan liêu, tự nhận mình là chuyên gia bác học chính trị kinh tế xã hội, thực hành những quy luật của xã hội, những quy luật tât yếu và duy nhất ôm mang chính nghĩa và lẽ phải.. Một đội ngũ tự đại, tự kiêu, không còn nhân tính, phủ nhận sự hữu hạn của chính mình, chính mình trong cái phận làm người. Một đội ngũ không chấp nhận có thể nhầm lẫn, trở nên giả dối, giả dối với cả chính mình; chỉ biết giáo điều không chấp nhận phản biện, trở nên độc tài tàn bạo (Staline, Pol Pot, “phong trào quyển sách đỏ của Mao Trạch Đông”, “thảm họa cải cách ruộng đất và vụ án nhân văn giai phẩm ở Việt Nam” ).
Những hiện tượng lệch lạc bất tất đó, chính nó đã làm xã hội chủ nghĩa Đông Âu xụp đổ, xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và ở Việt Nam phải thay hình đổi dạng, đổi mới nền kinh tế lạc hậu sơ cứng “bao cấp xã hội chủ nghĩa’’ ( phủ nhận sự tự do tối thiểu của con người, điều hòa nhu cầu và tư liệu vật chất như mang nải chuối ra chợ bán, mang áo cũ ra mời mua) và gia nhập nền kinh tế thị trường tự do tư bản, nhưng tiếc rằng dưới sự quản trị của tập đoàn xã hội quan cũ bè phái hỏa đầu.
Sư thật là “biện chứng pháp duy vật khoa học lịch sử” của K.Marx, tự nó không có ý nghĩa! Lịch sử chuyển biến không phải hoàn toàn qua những đòi hỏi kinh tế, qua những mâu thuẫn đấu tranh quyền lợi vật chất. Nó cũng là sự chuyển biến qua những lệch lạc bất tất duy tâm, lý tính của con người, chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ ảo vọng tàn bạo dã man của tập đoàn phát xit Hitler, sự xung đột ở Trung Đông hiện nay bắt nguồn một phần từ chủ nghĩa toàn thống Do Thái (le fondamentalisme juif)….
Xã luận đấu tranh chính trị của K.Marx, lý thuyết khoa học duy vật biện chứng Marxit, đã viết ra trong tình trạng xã hội kinh tế của Âu Châu, với sự triển khai kỹ nghệ hóa ở nửa cuối thế kỷ thứ 19. Hơn một thế kỷ sau, tình trạng hoàn toàn thay đổi, kinh tế đột phá với khoa học kỹ thuật ngoài sự tiên đoán của K.Marx. Ở Âu Mỹ, những nước tiền phong kỹ thuật, giai cấp lao động cũng theo đà trở nên trung lưu tiểu tư sản (bourgeois!). Không còn lao động dây chuyền mồ hôi nước mắt mà là công nhân kỹ thuật, là nhân viên dịch vụ, trọng thị quyền tư hữu (the american dream!), như là bản chất ngàn xưa của con người. Trọng thị sự tự do sáng tạo của mỗi người, dù có thể chỉ trong cái thế giới hiện sinh nhỏ bé của riêng mình, cái tự do sáng tạo ngoài ra chính là động cơ cho sự đột phá khoa học và kỹ thuật. Ở những nước tiền phong đó, tư bản chủ nghĩa trở nên là lẽ sống, Ai cũng có sổ tiết kiệm, quỹ hưu bổng đầu tư trong chứng khoán của những công ty kỹ nghệ hay tài chính. Giai cấp vô sản, trong cái nghĩa Marxit, không còn là tập thể cốt yếu, nếu có, trong xã hội. Hiện tượng đấu tranh giai cấp không còn có trong xã hội.
Lịch sử không bao giờ vào chung cục! Luôn luôn có những xung đột ngay trong tình trạng vĩ mô giữa người và người, bè phái tài phiệt nhũng loạn thế giới, tham ô chức quyền (những lãnh tụ độc tài tàn bạo) đưa đến nội loạn quốc gia, những lệch lạc bất tất nhân sinh của bản chất làm người trong xã hội..…Hội đồng quốc tế (Organisation des Nations Unies) là một tiến bộ văn minh, nhưng không sao xóa bỏ được sự chênh lệch giữa nước giàu và nghèo (những nước nghèo vẫn là hậu cần để đóng góp tài nguyên, lao động hạ tầng). Hơn nữa văn minh dân chủ tự do thương mại và tài chính kỹ thuật đến đâu vẫn tiềm tàng mâu thuẫn, như sự khống chế của tập đoàn tài phiệt do thái, sự thành lập nước do thái Israel cùng chủ nghĩa toàn thống do thái, gián tiếp làm bàn đạp để tuy trì mỏ dầu ở Trung Đông, hợp với quyền lợi của những công ty tư bản Âu Mỹ.
Sự hưng thịnh bá quyền đó bắt buộc phải mang đến sự phản kháng, chủ
nghĩa khủng bố với chủ nghĩa toàn thống hồi giáo (le terrorisme et le
fondamentalisme musulman). Sự phản kháng nhất định phải có, như Marx có
thể nhận định qua lý thuyết biện chứng pháp. Cũng như sự hưng thịnh giàu
sang tư liệu vât chất càng ngày càng phải tăng tiến (la surproduction
commerciale) với sự đột phá không ngừng của khoa học và kỹ thuật, mang
theo nguy cơ thảm họa môi trường (cùng những trái bom nguyên tử, trong
nghĩa bóng và nghĩa đen lủng lẳng trên đầu nhân loại), mang đến những
thiên tai ngoài tầm dự đoán. Tất cả rồi đây sẽ tan hoang, đưa nhân loại
trở về thời tiền sử chăng?
Lý thuyết Marxit, xã hội học và kinh tế luận, không còn ý nghĩa tức thời. Thật ra càng ngày chúng ta càng nhận ra sự hữu hạn của mọi lý thuyết nhân sinh xã hội; “hậu hiện đại” và “hiện tượng học” là tư duy của thời hiện đại, không chấp nhận “đại ngôn tự sự lý thuyết” (la fin des grands récits théoriques). Nhưng giấc mơ lãng mạn của Marx vẫn còn đó; dù cái xã hội hoàn mỹ “mọi người đóng góp theo bản năng và đồng đều hưởng thụ” chỉ là một viễn cảnh không bao giờ tới.
Xã hội chủ nghĩa Marxit đã viết lên những trang sử, một thời hăng say lãng mạn một thời tàn bạo đen tối đẫm máu, và dưới một hình thức mơ hồ nào đó còn là giáo điều ý thức hệ của hai ba quốc gia trên thế giới, nên vẫn phải là một lý thuyết cần diễn giải hay đúng hơn giải cấu (J.Derrida), Đặc biệt nhất, K.Marx là nhân vật điển hình, triết gia tận tụi cả đời tìm những lý lẽ để tranh đấu cải thiện xã hội. Hoàn thiện xã hội để không một tập đoàn tham ô nào lợi dụng người dân, để trong xã hội giá trị con người là chính, sự bình đằng và sự tương hữu xã hội trong cộng đồng nhân loại là cứu cánh. K.Marx sẽ luôn luôn là thần tượng nhắc nhở nhân loại phải hòa đồng, chung sức cho loài người vượt qua những thảm họa thiên tai (sự phá hoại môi trường), những lệch lạc bất tất của lịch sử ( nguy cơ lệch lạc chính trị đưa đến nghèo nàn đói khát, nguy cơ chiến tranh với những sự mù quáng bá quyền).
Tháng 4/2012
Ngô Văn Tao
ttp://www.gio-o.com/NgoVanTao.html
Lý thuyết Marxit, xã hội học và kinh tế luận, không còn ý nghĩa tức thời. Thật ra càng ngày chúng ta càng nhận ra sự hữu hạn của mọi lý thuyết nhân sinh xã hội; “hậu hiện đại” và “hiện tượng học” là tư duy của thời hiện đại, không chấp nhận “đại ngôn tự sự lý thuyết” (la fin des grands récits théoriques). Nhưng giấc mơ lãng mạn của Marx vẫn còn đó; dù cái xã hội hoàn mỹ “mọi người đóng góp theo bản năng và đồng đều hưởng thụ” chỉ là một viễn cảnh không bao giờ tới.
Xã hội chủ nghĩa Marxit đã viết lên những trang sử, một thời hăng say lãng mạn một thời tàn bạo đen tối đẫm máu, và dưới một hình thức mơ hồ nào đó còn là giáo điều ý thức hệ của hai ba quốc gia trên thế giới, nên vẫn phải là một lý thuyết cần diễn giải hay đúng hơn giải cấu (J.Derrida), Đặc biệt nhất, K.Marx là nhân vật điển hình, triết gia tận tụi cả đời tìm những lý lẽ để tranh đấu cải thiện xã hội. Hoàn thiện xã hội để không một tập đoàn tham ô nào lợi dụng người dân, để trong xã hội giá trị con người là chính, sự bình đằng và sự tương hữu xã hội trong cộng đồng nhân loại là cứu cánh. K.Marx sẽ luôn luôn là thần tượng nhắc nhở nhân loại phải hòa đồng, chung sức cho loài người vượt qua những thảm họa thiên tai (sự phá hoại môi trường), những lệch lạc bất tất của lịch sử ( nguy cơ lệch lạc chính trị đưa đến nghèo nàn đói khát, nguy cơ chiến tranh với những sự mù quáng bá quyền).
Tháng 4/2012
Ngô Văn Tao
ttp://www.gio-o.com/NgoVanTao.html
Thursday, September 18, 2014
KÍNH HÒA * CHỦ NGHĨA MARX
Phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam hiện nay
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-18
2014-08-18
Một trong những khía cạnh mà những người tham dự hội thảo nhan đề “Thoát Trung” ở Hà Nội vừa qua đề cập tới là chủ nghĩa cộng sản, cũng như những biến thái của nó là chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao. Mặc dù trong hội thảo này, tranh luận về văn hóa được đưa lên hàng đầu nhưng không tránh khỏi những bàn luận về chính trị xoay quanh ba thứ chủ nghĩa vừa nêu.
Điều trớ trêu là ngay giữa lòng Hà Nội, dưới câu khẩu hiểu ca tụng chủ nghĩa cộng sản và các nhà lý luận của nó như Marx, Engels, Lenin, người ta công khai thách thức tính đúng đắn của chủ nghĩa cộng sản.
Sự thách thức chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam có lịch sử dài lâu chứ không phải mới đây, từ những ngày đầu tiên chủ nghĩa này bám rễ vào Việt Nam. Sự thách thức đó vẫn tồn tại trong lúc chủ nghĩa này lên đến đỉnh điểm hùng mạnh nhất. Và khi hệ thống cộng sản đổ vỡ khắp nơi, cộng với bùng nổ của công nghệ thông tin thì sự thách thức đó ngày càng lớn.
Một trong những người thách thức chủ nghĩa cộng sản ngay trước khi đảng cộng sản chấp nhận nền kinh tế thị trường là tiến sĩ Hà Sĩ Phu, người học hành và lớn lên trong lòng chế độ cộng sản. Trước cuộc hội thảo ở Hà Nội trong tháng tám này, cũng có một cuộc hội thảo khác tương tự, ông Hà Sĩ Phu nói với chúng tôi sau cuộc hội thảo ấy rằng vấn đề chung của cả hai dân tộc Việt và Hoa là chủ nghĩa cộng sản.
Năm 2013 chủ nghĩa cộng sản chứng kiến một thách thức lớn là 72 nhân sĩ trí thức gửi kiến nghị đòi bỏ điều bốn trong Hiến pháp quốc gia về sự độc tôn của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.
Tháng bảy 2014 đến lượt 61 đảng viên hiện vẫn còn sinh hoạt đảng kiến nghị kêu gọi từ bỏ chế độ toàn trị.
Cũng trong tháng bảy 2014, luật sư Nguyễn Đăng Trừng tại Sài Gòn bị khai trừ ra khỏi đảng. Lý do được nhiều người nói đến chính là việc luật sư Trừng không đồng ý sự can thiệp quá nhiều của đảng bộ TP HCM vào công việc của đòan luật sư Thành phố HCM.
Con đường đến Việt Nam của CNCS
Chủ nghĩa cộng sản đến Việt Nam với lý do làm phương tiện cho việc đòi độc lập. Lý do lớn này làm cho ngay chính những đảng viên cộng sản không coi trọng phương diện ý thức hệ của nó bằng những vấn đề thực tế. Ông Trần Đức Nguyên, từng là thư ký của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nới với chúng tôi sau khi ký tên vào bản kiến nghị 61:
“Cái việc mà đưa ra yêu cầu sửa đổi chế độ toàn trị thì đã nói từ thời kiến nghị 72 rồi. Sau đó có những ý kiến đã nói rõ là đất nước phải chuyển từ chế độ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Và như thế là không đụng đến những vấn đề về chữ nghĩa. Cái đó là cái thực trạng thì cần phải thay đổi.”
Mới đầu thì họ chống ở một chừng mực nào đó nhưng thật ra họ bị ảnh hưởng của Khổng giáo mà chính họ không biết bởi vì nó ăn vào trong máu, và điều đó làm cho chính quyền hiện nay hưởng lợi.Trên con đường đến Việt Nam nói riêng và đến châu Á nói chung chủ nghĩa cộng sản đã gặp phải một thực trạng mà nhiều người cho là thuận lợi để phát triển, đó chính là khía cạnh chuyên chế của ý tưởng xã hội Khổng Giáo. Nhà văn Thùy Linh, từ Hà Nội nói với Mặc Lâm của đài RFA, sau hội thảo “Thoát Trung” trong tháng tám:
- Nhà văn Thùy Linh
“Sau khi chủ nghĩa cộng sản nắm quyền thì đạo Khổng rất có lợi cho
sự tồn tại của họ. Mới đầu thì họ chống ở một chừng mực nào đó nhưng
thật ra họ bị ảnh hưởng của Khổng giáo mà chính họ không biết bởi vì nó
ăn vào trong máu, và điều đó làm cho chính quyền hiện nay hưởng lợi.”
Phản hồi của ĐCS và ảnh hưởng của sự thách thức
Sau khi kiến nghị 72 ra đời hồi năm 2013, đảng cộng sản im lặng một
thời gian rồi lên tiếng chỉ trích những người đưa kiến nghị 72 là chống
lại sự cai trị của đảng. Hiến pháp Việt nam sửa đổi 2013 vẫn duy trì
đảng cộng sản và ý thức hệ của nó ở vị trí độc tôn.
Sau khi ký kiến nghị 61, Giáo sư Tương lai nói rằng ông chờ đợi sự
phản hồi của đảng. Từ đó đến thời điểm chúng tôi hoàn thành bài viết này
thời gian đã hơn một tháng, người ta chưa thấy truyền thông của đảng
cộng sản lên tiếng. Còn ông Hà Sĩ Phu thì nói rằng đảng cộng sản cũng sẽ
bỏ ngoài tai kiến nghị 61:
“Có thể nói chắc chắn rằng họ không nghe gì cả. Điều đó là đương
nhiên, họ không nghe một tí gì, không nghe một phần trăm nào. Bởi vì cái
lập trường của đảng thì quá rõ rồi, vì đối với đảng cộng sản chân lý là
vô nghĩa, lòng tốt là vô nghĩa, đặt trên bàn của họ chỉ là lợi ích.”
Tuy nhiên cũng có người, như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng người theo dõi
sát chính trị Việt nam cho rằng mặc dù có thể không được lắng nghe,
nhưng những kiến nghị như thế là rất tốt. Nhà văn Phạm Đình Trọng thì hy
vọng tác động của kiến nghị 61 đến các đảng viên của chính đảng cộng
sản:
Có thể nói chắc chắn rằng họ không nghe gì cả. Điều đó là đương nhiên, họ không nghe một tí gì, không nghe một phần trăm nào.
- TS. Hà Sĩ Phu
“Cái kiến nghị này là văn bản chính thức của một số đảng viên, họ
đã dứt khoát lên tiếng đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cộng
sản. Đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx tức là cái lõi lý luận của chủ nghĩa
cộng sản. Đây là một tiếng nói rất rõ ràng. Còn lại là những người kiếm
lợi từ chủ nghĩa cộng sản, những người bất tài, kém cỏi, và nhờ có chủ
nghĩa cộng sản họ mới có vị trí như thế, thì họ sẽ cố duy trì, nhưng đây
là một đợt tấn công mạnh mẽ vào cái thành trì bảo thủ ấy.”
Những lời phát biểu này thể hiện rằng sự thách thức chủ nghĩa cộng
sản tại Việt nam theo năm tháng đã chuyển từ sự thách thức trên phương
diện ý thức hệ sang sự thách thức về quyền lực và quyền lợi không còn
mang màu ý thức hệ nữa. Chỉ trích ý thức hệ vẫn có thể diễn ra một cách
công khai khi mà nó chưa xuống đường để đụng chạm tới quyền lợi của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều này được thấy rõ trong một tương quan so sánh sau đây: chỉ sau
hội thảo “Thoát Trung” vài ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi
nói chuyện với lực lượng công an đã nhắc đến thế lực thù địch và sự
chuyển hóa chính trị nguy hiểm cho chế độ. Tuy nhiên trước đó, trong hội
trường diễn ra hội thảo “Thoát Trung” nhiều người nêu lên sự không đúng
đắn của chủ nghĩa Marx ngay dưới chân dung ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/critic-communism-in-vn-today-kh-08182014135919.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/critic-communism-in-vn-today-kh-08182014135919.html
Wednesday, September 17, 2014
NGUYỄN ANH THI * ĐI DU HỌC
Ước gì con không phải đi du học!!!
Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn con đi Mỹ du học vào năm ngoái mà lòng nặng trĩu nỗi buồn. Sân bay đông nghẹt. Nhìn những em bé chỉ 15, 16 tuổi như con tôi một mình đẩy hành lý vào làm thủ tục ở sân bay mà rớt nước mắt.
Chuyến bay kéo dài 24 giờ đồng hồ, bao gồm cả transit ở Nhật Bản. Gia
đình tôi chỉ còn biết cầu trời khấn Phật để mong bình an. Và tôi cũng
như biết bao gia đình phải chờ đợi một năm học thì con mới về nghỉ hè.
Không có gì có thể tả hết nỗi khổ của những người làm cha mẹ xa con.
Cũng không có gì có thể nói hết về sự gian nan vất vả khi cha mẹ lao
động cực nhọc kiếm tiền học phí cho con đi du học. Bởi cho một đứa con
đi học xa nhà cần cả một tinh thần thép và một khả năng tài chính đủ
mạnh. Cũng như chính đứa bé đó muốn thành công cũng phải vượt qua những
thách thức không dễ dàng ở nơi chúng chưa bao giờ biết đến, trong môi
trường học tập và cạnh tranh quốc tế.
Note: hình trong bài viết
này là minh họa
Nhưng vì sao gia đình tôi và biết bao gia đình khác đã lựa chọn con đường này? Có lẽ vì chúng tôi muốn thoát ra khỏi nỗi lo lắng và buồn bực đã nặng trĩu trong lòng nhiều năm qua.
Nếu ta cùng ra đường buổi sáng, buổi trưa và chiều ở TP HCM, có thể thấy cảnh từng gia đình đang gồng gánh chở con đi học. Con tôi cũng đã từng như vậy. Những đứa bé kể từ lớp 1 đã phải dậy rất sớm, độ 5h30-6h. Sau đó, chúng phải ăn vội vàng một gói xôi hay một gói bánh mì sau lưng cha mẹ. Người cha hay người mẹ vừa luồn lách giữa đám đông nghẹt khói bụi, vừa thúc con ăn cho mau. Con đến trường tất bật và sau đó bắt đầu một ngày học ba ca. Cả sáng, chiều và tối, từ học chính khóa đến học thêm nếm. Giờ làm việc của một đứa bé thành ra từ 6h sáng đến 10h đêm. Không biết đến thể dục, thể thao, không có hoạt động xã hội nào ngoài học và học. Và các bữa ăn của các cháu hầu như là ở ngoài đường hay ở trường học mà hầu hết có thể thấy là thiếu cân bằng dinh dưỡng.
Tất cả như một guồng quay rất đều và rất tệ. Nếu không ở trong guồng
này, các cháu sẽ văng ra ngoài và không thể theo kịp cách dạy, cách học
của trường lớp ngày nay. Không chỉ các cháu mà chính tôi cũng sợ hãi
guồng quay này. Và hàng chục năm qua, ngày nào tôi cũng tự hỏi khi nào
thì nó kết thúc? Nó chỉ có thể kết thúc khi tôi đủ khả năng cho con đi
du học và con tôi có học bổng.
Nào ta hãy cùng đọc báo mỗi sáng. Hầu như tháng nào, thậm chí chỉ cách
nhau vài ngày lại thấy một sáng kiến, một thay đổi không lớn thì cũng cỡ
vừa ảnh hưởng đến mọi cấp học từ Bộ Giáo dục hay Sở Giáo dục địa
phương. Kế đó, nhà trường và thày cô lại triệu hồi cha mẹ tới để phổ
biến về những thay đổi. Còn cha mẹ và con cái thì nỗ lực xoay như chong
chóng quanh những thay đổi đó. Mỗi thay đổi đều kèm theo tiền bạc, thời
gian và công sức. Đến nỗi khi mỗi đứa con tôi qua từng cấp học, chúng
tôi chỉ còn biết cầu mong làm sao để giữa lúc nước sôi lửa bỏng để cạnh
tranh vào học một trường tốt hơn thì không xảy ra thay đổi gì khiến cả
con lẫn cha mẹ đều trở tay không kịp.
Bởi những thay đổi này làm gì có kế hoạch, có tiến trình gì cụ thể,
dường như hứng lên là có một sáng kiến mới. Những chuyện vô lý này chỉ
không còn là nỗi lo sợ với gia đình tôi khi con tôi đi du học mà thôi.
Cùng sống và trò chuyện với con thường xuyên, tôi có thể cảm thấy một
nỗi buồn khi thấy dường như đánh mất sự trong trẻo của trẻ con bởi những
gì chúng đang phải tiếp xúc hằng ngày. Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp
mua quà bánh mang tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường
các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm,
cháu cũng tâm sự rằng các bạn nói thày cô đang “đánh điểm xuống”. Chỉ
cần đánh xuống vài điểm nữa là hết tháng 9 hay cùng lắm tháng 10, cả lớp
sẽ phải đi học thêm. Nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi
cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô
cũng có những ưu tiên nhất định cho các bạn hơn là những đứa bình
thường…
Và mỗi kỳ họp phụ huynh chỉ còn là dịp để đóng tiền hội phí ngất ngưởng.
Hóa ra những chuyện tiêu cực ở trường học đã biến những đứa bé thành
lọc lõi và tìm ra cách đề phòng để sống sót. Và điều này chỉ thực sự
chấm dứt khi con tôi đi du học mà thôi.
Vậy rút cuộc, chúng tôi phải cho con đi du học để làm gì? Chỉ để con cái
chúng tôi thực sự được là một đứa trẻ con và học hành trong môi trường
công bằng và cởi mở, được sinh hoạt xã hội và phát huy năng khiếu thực
sự, trong sự ổn định của chiến lược giáo dục cũng như sự chăm sóc tử tế
của thày cô giáo. Đó là nền tảng quan trọng nhất cho những đứa bé trở
thành người hữu ích mai này.
Trong suốt một năm con tôi ở Mỹ, lần đầu tiên tôi cảm thấy cháu là trẻ
con. Ngày nào cháu cũng có một giờ tập thể thao và một giờ học nghệ
thuật. Ngoài giờ học, trường có rất nhiều câu lạc bộ thú vị cho các cháu
tham gia vui chơi, từ diễn kịch, ca hát, tham gia mọi môn thể thao, làm
robot cho đến ẩm thực… Cháu được dạy rất nhiều kỹ năng sống, từ tập
luyện để trong mọi thời tiết để nâng cao sức khỏe, sơ cấp cứu, dạy chi
tiêu và quản lý tài chính cá nhân đến kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm…
Suốt một năm, dưới sự quản lý của trường, cháu đi ngủ đúng giờ và không
hề chơi game hay vào các website không phù hợp. Thay vì học 13-14 môn
học, các cháu chỉ học 4-5 môn trong một năm và học rất chuyên sâu. Vì
học nội trú, các thày cô chăm sóc ở bên con tôi từ 6h sáng đến 11h đêm.
Còn các thày cô dạy chuyên môn thì sẵn sàng chào đón cháu ở văn phòng
riêng khi cần và tận tâm chỉ dạy cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu
luôn nói với gia đình là mọi người xung quanh rất tốt và thân thiện, con
cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Và hết năm, cháu đạt kết quả dẫn đầu khối
lớp của mình ở trường.
Nếu giáo dục nước nhà ổn định và phát triển thì không gì bằng là con học gần nhà, vừa đỡ tốn kém tiền của gia đình, xã hội mà ít rủi ro. Mỗi gia đình cho con đi du học đều đứng giữa lằn ranh mong manh của hy vọng vào hiệu quả sau du học và những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng cuối cùng, họ đành ra quyết định cho con đi như một việc chẳng đặng đừng. Và những quyết định như vậy vẫn còn tiếp diễn, một khi việc dạy và học ở trong nước chưa thoát khỏi mớ bòng bong.
Là một người mẹ, tôi ước gì con tôi không phải đi du học.
MAI NGUYỄN * ĐÁ NÁT VÀNG PHAI
ĐÁ NÁT VÀNG PHAI
Thẹn mình đá nát vàng phai (Kiều)
Giữa năm 1976, từ trại Long Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, cùng với các thành phần "ác ôn, có nợ máu" gồm An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị, Bộ Binh, Cảnh Sát, Tuyên Úy – toàn thứ dữ dằn dưới mắt Việt Cộng. Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên là của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. Ai ở đâu là chết dí chỗ đấy, tiểu tiện phải bước qua những thân người nằm rũ liệt, nghe chửi thề inh ỏi khi lỡ đạp lên bụng một ông khó tính, mới đến được cái thùng gỗ nhỏ đặt ở cầu thang.
Nước uống và lương khô được thòng dây xuống, y như cảnh trong một phim
buôn bán nô lệ đã xem đâu rồi. Hai ngày sau cập bến Hải Phòng. Xe lửa và
molotova bít bùng dàn chào sẵn để rước về các vùng biên giới, như Yên
Bái, Lao Kay... Bạn bè lạc nhau từ đây. Nguyễn đi Hoàng Liên Sơn. Cửa
toa đóng kín, khiến hai ông trung tá chết ngộp, xác vứt bên đường. Ngồi
xe hơi thì bị trẻ con ném đá, và những bà già Bắc kỳ tốc váy chửi rủa
tục tằn, với sự đồng lõa của bọn cán bộ.
Hoàng Liên Sơn với rặng Fansipan trùng điệp. Những ngày vào rừng, lên núi đốn tre, chặt gỗ, giơ tay vóc từng nắm sương la đà dày đục, nếm thử thấy tê buốt – như môi hôn phút chia lìa vội vã. Những đêm lạnh cóng phải đứng ngủ cho bớt run rẩy trong chiếc chăn đơn cũ mục. Trên đường lao động, Nguyễn gặp lại bằng hữu thất tán từ các chiến trường xưa, không hẹn mà bị "gom bi" đầy đủ. Nhìn nhau cười như mếu, thấm thía lời huênh hoang của một tên cán bộ: "Các anh có mà chạy đằng giời!"
Thỉnh thoảng lên núi Nguyễn và đồng tổ đội gặp một nhóm Biệt Kích, bị bắt từ thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, đang lao động tự giác, không có vệ binh canh giữ. Họ nhìn đám tân tù binh, vẻ thương hại, lắc đầu thông cảm, nhưng cũng có anh không dằn được bực tức, lớn giọng:“ĐM, mấy cha làm ăn, đánh đấm thế nào mà bây giờ kéo nhau ra đây cả lũ?” "Cả lũ" im lặng, xấu hổ, nghe xót xa bởi lời trách móc không sai. Nói thế, nhưng khi thấy bọn Nguyễn lóng cóng không buộc chặt nổi bó nứa, họ ùa đến ân cần phụ giúp, hướng dẫn tận tình, hoặc chia cho sắn luộc và bánh in khô Trung quốc.
Sức khỏe suy sụp dần. Sau một lần khiêng gỗ té xỉu giữa đường, Nguyễn được chuyển vào đội Rau Xanh, gồm toàn bô lão – còn gọi là đội "sứt cán gãy gọng." Vì còn trẻ và tạm lành lặn, chàng bị nhường ngay chức trưởng tổ phân, ngày ngày phải hốt đủ mười chuyến phân bắc, tức phân người, "có chất lượng" giao cho tổ khác đem ủ thẳng dưới các luống khoai, hoặc chế biến thành nước tưới rau. Lúc đầu thấy hãi hùng, muốn nôn oẹ, rồi ráng nhập thiền để mất đi cảm giác, ý niệm, nhìn nhưng chẳng biết đó là gì nữa. Hết phân bắc đến phân chuồng (trâu bò), cũng tởm không kém, rồi phân xanh (lá ngâm mục).
Mới đầu, đa số còn phát biểu linh tinh lắm. Hệ thống ăng ten chưa được thiết lập qui mô. Trong đội Rau Xanh có ông Đại úy Cảnh sát già gân Hoàng Bá Linh. Ông Linh là người Quảng Bình, hay Quảng Trị, trực tánh, ưa kể chuyện tiếu lâm và chuyện chế độ cũ, nói năng rất “phản động”, thuộc loại điếc không sợ súng. Trong một buổi học tập của đội, ông đã phát biểu, lên án “bọn CTCT ngụy” như sau:
“Bọn ngụy tuyên truyền rất bố láo bố lếu về Bác Hồ vĩ đại, vô vàn kính yêu của ta, ví dụ họ nói nguyên văn như ri, tổ cha thằng già Hồ Chí Minh là tên giết người bán nước, làm tay sai cho thằng Xịt Ta Lin và thằng Mao Xếnh Xáng... Họ xuyên tạc bộ đội anh hùng của ta nguyên văn như ri, là chúng nó ốm đói quá, bảy thằng Việt Cộng đu một cọng đu đủ mà không gãy... Thật là mất dạy hết sức!”,v.v...
Sau tám tháng, cả trại bị “biên chế” đi Sơn La, ở chung với tù hình sự, loại "đầu gấu" chuyên giết người, hiếp dâm, trộm cướp. Một vùng đèo heo hút gió, nước độc rừng thiêng, gần Điện Biên Phủ, qua hết dãy núi cao là sang đất Lào. Quanh năm chỉ thấy mây trời lơ lửng và đám người Mán, người Mèo tiếng nói líu lo, mỗi lần xuống núi mặc áo quần sặc sỡ, đàn ông thổi kèn mở đường, đàn bà gồng gánh theo sau. Cùng trại có các linh mục, cảnh sát, sĩ quan đủ binh chủng, vài nhà văn quân đội như, Nguyễn chỉ còn nhớ, Thảo Trường, Văn Quang và Phan Lạc Phúc.
Có nhị vị cựu và đương kim Đại tá Linh mục Tuyên úy Lê Trung Thịnh và
Đinh Cao Thuấn. Nguyễn nằm kế bên Trung tá Đặng Bình Minh, phi đoàn
trưởng trực thăng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, mùa đông được anh cho
một áo jacket nhà binh rằn ri cũ. Cách Nguyễn hai người là Trung tá Vũ
Hoài Đức, chỉ huy phó trường ĐH/CTCT, người hiền lành, đạo đức y như Đại
tá Chỉ huy trưởng Nguyễn Quốc Quỳnh. Ở một đội khác có một cựu tùy viên
của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, đeo kính trắng, tôi quên tên. Ai nấy
thiếu ăn, xác xơ, bắt đầu thấm đòn độc của Việt Cộng: chủ trương cải tạo
bao tử, nghĩa là bắt đói triền miên, để chế ngự ý chí, và cả tư cách
nữa! Lao động vinh quang là trồng lúa, sắn, ngô, khoai trên những thửa
đất hoang, khô cằn sỏi đá.
Hơn hai năm sau, Trung Cộng uy hiếp biên giới, Việt Cộng lo sợ, vội vàng
chuyển tất cả về Vĩnh Phú mà chúng gọi là miền trung du, đất tổ Hùng
Vương. Hùng Vương đâu chả biết, chỉ thấy toàn núi rừng thâm u và bộ mặt
kinh niên hắc ám của các cai tù, và những thằng Ăng Ten, Trật Tự, Thi
Đua ngu ngốc làm khổ đồng đội còn hơn chính kẻ thù. Trại rộng thênh
thang chia làm bảy khu, gọi là K, cách nhau trung bình năm, sáu cây số,
nằm tít phía sau thung lũng sông Hồng. Từ Sài Gòn ra Vĩnh Phú thăm
chồng, các bà "vợ ngụy" xem như chặng đường thánh giá mới, phải vượt
rừng băng sông, đi đủ các loại xe, kể cả xe trâu và xe đạp ôm. K7 gần
nhất, giam riêng các biệt kích. Ở giữa, một K dành cho các thiếu niên
phạm pháp, đa số về tội ăn cắp –có đứa chỉ mới tám tuổi. Nguyễn ở K1, xa
nhất, tuốt sâu trong núi.
Tại Vĩnh Phú, có anh bạn trường Đại Học CTCT Đà Lạt, Nguyễn Ngọc Nhung,
Đại úy phòng Khảo Hạch, kiếm đâu ra được chức thủ kho dụng cụ lao động,
cũng nhàn. Một hôm, Nhung kể, một tên công an vẻ phách lối đến mượn cái
xẻng. Theo thủ tục phải ghi tên vào sổ. Thủ kho, người Bắc, lịch sự hỏi:
- Xin cán bộ cho biết quý danh.
Tên nọ không hiểu "quý danh", há mồm, ngơ ngác, suy nghĩ một hồi, rồi đột nhiên sừng sộ:
- Anh vi phạm lội qui. Ai cho anh lói tiếng lước ngoài hử?
Nhung sửng sốt, á khẩu. May phước, nhờ các bạn tù xúm vào thông dịch giùm, anh mới thoát nạn, sau khi bị xỉ vả tận tình.
- Giờ lày mà còn ôm chân đế quốc, lói tiếng nóng...
Còn Nguyễn về đội Nông Nghiệp. Phải lội vào một thửa ruộng bỏ hoang từ bao đời để luân phiên kéo cày thay cho trâu bò. Nước bùn đen đặc quánh, đỉa bơi lổn ngổn, thò chân xuống thấy ghê rợn – làm chàng nhớ những đầm lầy cũng kinh khiếp dưới địa ngục mà thi hào Dante phải vượt qua với Virgile, trong La divina Commedia. Ba hôm sau, một số đội viên – có Ðại úy Cảnh sát Phạm Bá Ðiềm, bạn thân từ Sơn La – lên cơn sốt cấp tính, chỉ hai ngày là hôn mê, rồi chết. Người sống sót rụng dần lông chân. Phải mất thêm vài mạng nữa, đội mới có lệnh "giải thể."
Thửa ruộng lại bị bỏ hoang, Nguyễn trở về đội Rau Xanh, như hồi ở Hoàng Liên Sơn, lại vào tổ phân, lần này giao cho thợ bón kiêm chuyên viên tưới là phi công Air Vietnam Nguyễn Hữu Trí, trung tá biệt phái. Nói chuyện mới biết Trí bay đường Hồng Kông và Tokyo, có chuyến với Bội Trân, em gái Nguyễn, mà anh tả đúng hình dáng, nên chàng tin lắm. Chim bằng gãy cánh, Trí tiếc nhớ trời xanh, giờ giải lao ngước nhìn lên cao, uất ức, thở dài.
Tết đầu tiên tại Vĩnh Phú, trại được nghỉ lao động ba ngày, và tự do đi lại các khu vực. Nguyễn tìm đến dãy nhà giam riêng "bò lục" (tiếng lóng chỉ đại tá) để thăm Ðại tá Nguyễn Quốc Quỳnh, vị chỉ huy trưởng kính thương của trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt –nơi mà chàng được phục vụ gần ba năm trong chức vụ Trưởng khoa Nhân Văn Xã Hội và Sĩ quan Phụ khảo cho đến ngày tan hàng. Nguyễn thấy ông cũng vừa bước ra sân, nơi đang diễn nhiều trò vui do tù sáng chế để giết thời gian và nỗi nhớ nhà. Ông nhận ra chàng ngay.
- Xin cán bộ cho biết quý danh.
Tên nọ không hiểu "quý danh", há mồm, ngơ ngác, suy nghĩ một hồi, rồi đột nhiên sừng sộ:
- Anh vi phạm lội qui. Ai cho anh lói tiếng lước ngoài hử?
Nhung sửng sốt, á khẩu. May phước, nhờ các bạn tù xúm vào thông dịch giùm, anh mới thoát nạn, sau khi bị xỉ vả tận tình.
- Giờ lày mà còn ôm chân đế quốc, lói tiếng nóng...
Còn Nguyễn về đội Nông Nghiệp. Phải lội vào một thửa ruộng bỏ hoang từ bao đời để luân phiên kéo cày thay cho trâu bò. Nước bùn đen đặc quánh, đỉa bơi lổn ngổn, thò chân xuống thấy ghê rợn – làm chàng nhớ những đầm lầy cũng kinh khiếp dưới địa ngục mà thi hào Dante phải vượt qua với Virgile, trong La divina Commedia. Ba hôm sau, một số đội viên – có Ðại úy Cảnh sát Phạm Bá Ðiềm, bạn thân từ Sơn La – lên cơn sốt cấp tính, chỉ hai ngày là hôn mê, rồi chết. Người sống sót rụng dần lông chân. Phải mất thêm vài mạng nữa, đội mới có lệnh "giải thể."
Thửa ruộng lại bị bỏ hoang, Nguyễn trở về đội Rau Xanh, như hồi ở Hoàng Liên Sơn, lại vào tổ phân, lần này giao cho thợ bón kiêm chuyên viên tưới là phi công Air Vietnam Nguyễn Hữu Trí, trung tá biệt phái. Nói chuyện mới biết Trí bay đường Hồng Kông và Tokyo, có chuyến với Bội Trân, em gái Nguyễn, mà anh tả đúng hình dáng, nên chàng tin lắm. Chim bằng gãy cánh, Trí tiếc nhớ trời xanh, giờ giải lao ngước nhìn lên cao, uất ức, thở dài.
Tết đầu tiên tại Vĩnh Phú, trại được nghỉ lao động ba ngày, và tự do đi lại các khu vực. Nguyễn tìm đến dãy nhà giam riêng "bò lục" (tiếng lóng chỉ đại tá) để thăm Ðại tá Nguyễn Quốc Quỳnh, vị chỉ huy trưởng kính thương của trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt –nơi mà chàng được phục vụ gần ba năm trong chức vụ Trưởng khoa Nhân Văn Xã Hội và Sĩ quan Phụ khảo cho đến ngày tan hàng. Nguyễn thấy ông cũng vừa bước ra sân, nơi đang diễn nhiều trò vui do tù sáng chế để giết thời gian và nỗi nhớ nhà. Ông nhận ra chàng ngay.
Chung quanh rất đông người, và dĩ nhiên ăng-ten được rải đầy. Gặp ông, chàng mừng quá, nói lớn:
- Chào bác, bác vẫn khỏe chứ ạ?
Ông nắm tay chàng một lúc lâu, và chậm rãi nói, giọng xúc động:
- Cám ơn anh, tôi vẫn khỏe. Còn anh thế nào, có bệnh hoạn gì không? Tôi biết anh ở đây lâu rồi, mà không gặp được.
Nguyễn cố nuốt những giọt lệ làm nghẹn cổ họng, xót thương cho phận vàng phai và đá nát. Cho đất nước bất hạnh. Cho cả chính mình. Hồn bỗng rưng rưng, thầm gọi tên một thời yêu thương và thù hận tưởng đã chết theo cùng với mùa xuân tang tóc và những giấc mơ phai. Một thời vì ông chợt hiện về nguyên vẹn. Như mới hôm qua...
- Chào bác, bác vẫn khỏe chứ ạ?
Ông nắm tay chàng một lúc lâu, và chậm rãi nói, giọng xúc động:
- Cám ơn anh, tôi vẫn khỏe. Còn anh thế nào, có bệnh hoạn gì không? Tôi biết anh ở đây lâu rồi, mà không gặp được.
Nguyễn cố nuốt những giọt lệ làm nghẹn cổ họng, xót thương cho phận vàng phai và đá nát. Cho đất nước bất hạnh. Cho cả chính mình. Hồn bỗng rưng rưng, thầm gọi tên một thời yêu thương và thù hận tưởng đã chết theo cùng với mùa xuân tang tóc và những giấc mơ phai. Một thời vì ông chợt hiện về nguyên vẹn. Như mới hôm qua...
Sài Gòn, đầu tháng 5, 1975. Hai ngày sau khi đứng nhìn từ một góc đường Lê Văn Duyệt, uất hận và nước mắt lưng tròng, những chiếc xe tăng chở đầy Cộng quân vào thủ đô, nghe tên nằm vùng Trịnh Công Sơn hớn hở ca mừng chiến thắng, kêu gọi nối vòng tay lớn, và chạy tới chạy lui dò la tin tức người thân, bạn bè ai còn ai thoát, tôi tìm được địa chỉ của Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh và đạp xe đến thăm cùng với hai cựu SVSQ khóa 4, Nguyễn Gia Hưng và Nguyễn Dự, bất ngờ gặp lại trên đường.
Phu nhân và cô con gái, vì quen mặt hồi ở Ðà Lạt, tiếp tôi không e dè.
Ðại tá Quỳnh ra phòng khách, áo sơ mi bỏ trong quần tây, chân đi săng
đan.
Trông ông mệt mỏi, có vẻ chán nản, dù bề ngoài vẫn giữ phong cách nho nhã, lịch sự cố hữu. Chúng tôi không nói gì nhiều. Có lẽ trước thảm họa chung ai cũng có nỗi ưu tư riêng, cùng nặng nề như nhau. Suốt ba hôm liền, tôi bị hối hận dày vò, tự trách đã vụng suy, khí khái hão, không nghe lời cô em tiếp viên đưa gia đình lên chuyến Air Vietnam cuối cùng, khiến tất cả đành phải ở lại, một số dắt díu nhau trở về Nha Trang để thấy cửa nhà, tài sản rơi vào tay bọn cách mạng 30 –hạng khố rách áo ôm trước kia đã chịu ơn ba mẹ tôi, nay trở mặt, gán lên đầu ông bà đủ thứ tội. Còn Ðại tá Quỳnh, tôi không biết ông đang tiếc gì, nghĩ gì, vì suốt buổi chỉ nghe ông lặp đi lặp lại:
- Không thể ngờ nhanh như thế!
Ðâu phải một mình ông. Không ai ngờ, kể cả Dương Văn Minh, tên tướng thiếu tài, khờ dại, được sinh ra chỉ để phản bội, và bọn "hàng thần lơ láo" tại dinh Ðộc Lập trưa ngày 30/4. Kể cả lũ vượn người khoác lác ở Bắc bộ phủ. Kể cả tên đồng minh Kissinger xảo quyệt, tác giả của cái gọi là hiệp định Paris quái gở bán đứng miền Nam, người được báo chí Mỹ bơm lên như nhà ngoại giao vĩ đại, nhưng thực chất chỉ là một tên trí thức cơ hội chủ nghĩa và đầy ảo tưởng, chưa tiêu hóa kịp những bài học bang giao quốc tế ở trường Harvard. Kể cả anh tướng hai sao và ba hoa nọ đã thề thốt ở lại để ăn mắm tôm cà pháo với đồng bào, vậy mà vào phút chót nhờ có trực thăng riêng mới vọt ra được hạm đội Mỹ.
Không thể ngờ nhanh như thế! Tôi chỉ biết gật đầu, đồng ý với ông. Cuối cùng, tôi cất tiếng hỏi:
- Ðại tá có ý định sẽ làm gì ?
Ông lưỡng lự vài giây, rồi trả lời:
- Tôi chưa biết sẽ phải làm gì. Nhưng ở hoàn cảnh nào tôi cũng chấp nhận những gì tệ hại nhất sẽ xảy đến cho tôi.
Như là mặt trái của bổn phận và vinh quang, tôi hiểu như thế qua những lời chậm rãi, đắn đo của ông. Những lời tôi nghe quen từ đâu rồi bỗng mang một ý nghĩa cao đẹp, phi thường trong bối cảnh bấy giờ. Những lời đã theo tôi suốt tám năm đày ải, và cùng với hình ảnh của Guillaumet, viên phi công lâm nạn lầm lũi bước lê trên cát sa mạc, không chịu ngồi chờ chết, trong “Terre des hommes” của Saint-Exupéry học lúc trẻ, đã khích lệ, vực tôi đứng dậy để tiếp tục sống còn. Tôi cảm động, và khi từ biệt, siết chặt tay ông, khẽ nói:
- Ðại tá có ý định sẽ làm gì ?
Ông lưỡng lự vài giây, rồi trả lời:
- Tôi chưa biết sẽ phải làm gì. Nhưng ở hoàn cảnh nào tôi cũng chấp nhận những gì tệ hại nhất sẽ xảy đến cho tôi.
Như là mặt trái của bổn phận và vinh quang, tôi hiểu như thế qua những lời chậm rãi, đắn đo của ông. Những lời tôi nghe quen từ đâu rồi bỗng mang một ý nghĩa cao đẹp, phi thường trong bối cảnh bấy giờ. Những lời đã theo tôi suốt tám năm đày ải, và cùng với hình ảnh của Guillaumet, viên phi công lâm nạn lầm lũi bước lê trên cát sa mạc, không chịu ngồi chờ chết, trong “Terre des hommes” của Saint-Exupéry học lúc trẻ, đã khích lệ, vực tôi đứng dậy để tiếp tục sống còn. Tôi cảm động, và khi từ biệt, siết chặt tay ông, khẽ nói:
Và cho riêng tôi. Ông là một chỉ huy trưởng nhân hậu, có đức có tài, hơn ai hết, đã làm tôi thấy yêu thích và kiêu hãnh với đời quân ngũ bất đắc dĩ. Một chỉ huy trưởng quả cảm và xứng đáng, có tinh trách nhiệm cao độ –quyết ở lại với thuộc cấp cho đến phút cuối, mặc dù ông có một người con rể là đại tá không quân Mỹ và đủ phương tiện để tẩu thoát một mình như đám tướng tá tham sinh úy tử kia đã tranh nhau đào ngũ trước khi tai họa giáng xuống.
Quả vậy, chín giờ sáng 30/4, tại Tiểu đoàn 50 CTCT, đường Phan Ðình Phùng, bấy giờ là bộ chỉ huy tiền phương của trường Ðại học CTCT, ông vẫn chỉ thị các sĩ quan hiện diện và sinh viên sĩ quan các khóa tiếp tục chiến đấu và phòng thủ, để rồi, cuối cùng, phải buông súng, bất lực trước mệnh nước. Tôi không bao giờ quên được khẩu lệnh cuối cùng, ngắn ngủi, thật buồn bã của ông cho ban tham mưu, sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng:
- Phát hết lương khô và cho anh em tan hàng!
... Thế rồi, mỗi người chia một nẻo. Ông cũng đi trình diện "cải tạo" ở một nơi nào đó. Tôi bị tống vào Long Giao để gặp lại gần toàn bộ sĩ quan Ðại Học CTCT, trong số có người bạn thân, Đại úy Đỗ Huy Hoàng, chủ bút tờ Ức Trai của trường. Những chiều lao động về rảnh rỗi, tôi mò sang đội của Hoàng, hoặc Hoàng sang tôi, để tâm sự vụn cho bớt nhớ nhà. Nhất là bớt tức. Có cái gì uẩn ức, hằn học nằm trong tiềm thức của mỗi tên tù. Đau xót và căm giận còn hơn bị tình phụ. Nhưng không biết tức ai. Lãnh đạo hèn nhát đã cao bay xa chạy. Thù hận Cộng Sản thì chẳng ai dám hé môi nói với ai. Cuối cùng, chỉ có Thượng Đế nghe đủ những lời ta thán, chửi thề vu vơ. Trong câu chuyện, chúng tôi điểm mặt từng người quen, và khi biết toàn trường vào tù, cả hai cùng thở dài, ngán ngẩm.
Tôi còn gượng chọc Hoàng:
- Ức Trai hay Ức Gái gì rồi cũng chui vô rọ hết!
Tại Long Giao, lúc ấy, tôi ở cùng đội, cùng tổ với Đặng Phùng Hậu, bác sĩ trưởng bệnh xá trường Đại Học CTCT, và một nhóm quân y. Cả tổ, vì tự ái, tự trọng, không ai than vãn về chuyện ăn uống, đói khát trong tù, kể cả sau này khi viết hồi ký. Hậu vui tính, kể đủ chuyện, nhờ vậy những ngày ảm đạm, bực bội qua khá nhanh. Mỗi tối, Hậu thì thầm nói chuyện với tôi về thời cuộc, và lần nào anh cũng lẩm bẩm kết thúc bằng câu:
- Địt cụ, đau như hoạn, tức như bò đá!
Bên dãy cấp tá có Lê Ân, thiếu tá văn hóa vụ trưởng của trường. Những lần thấy nhau qua hàng rào kẽm gai, ông lộ vẻ mừng rỡ, rồi lắc đầu nói, giọng Quảng lai Huế rất ”trademark” của ông:
- Cháng gướm (chán gớm)!
Trong câu chuyện, anh em thường hỏi về Ðại tá Chỉ huy trưởng. Không ai biết chính xác ông ở đâu. Có tin ông đã chết. Hoặc đang ở ngoại quốc. Hoặc trốn trong một khu rừng. Nhiều đêm trằn trọc, tôi khổ tâm vì dĩ vãng, cứ ám ảnh mãi, như cuốn phim quay lại, tự động, chậm chạp, lê thê. Nhớ không sót từng khuôn mặt, từng buổi giảng dạy, từng dịp lễ. Nhớ từng đêm Giáng sinh giá buốt và tiếng chuông nhà thờ ngân nga, từng buổi dạ vũ tưng bừng, mệt nhoài, từng con phố chìm trong sương mờ che khuất đường về...
Bây giờ Đại tá Quỳnh đứng đó, bên Nguyễn, giữa một ngày xuân héo hon. Người gầy nhom, gương mặt hốc hác, má trũng sâu. Nhìn lại hình hài mình, chàng thấy đâu hơn gì. Chỉ một thoáng mơ, bỗng hiện về trong đáy hồn rời rã cả khung trời yêu thương Ðà Lạt và kỷ niệm rực rỡ của tháng ngày cũ có hạnh phúc còn thơm hương mimosa, có tình yêu chưa biết nói lời phản trắc, có một Ðại tá Quỳnh uy nghi trong quân phục đại lễ gắn cấp hiệu cho sinh viên các khóa, nay còn đâu! Mới có bốn năm vật đổi sao dời mà cả hai đã trở thành thảm hại đến thế ư? Ông mặc bộ treillis bạc màu, chân đi dép râu, sau lưng viết chữ Quỳnh thật to bằng mực tím. Thấy không ai để ý Nguyễn bèn hỏi rất khẽ:
- Ðại tá nghĩ sẽ có ngày về không?
- Ức Trai hay Ức Gái gì rồi cũng chui vô rọ hết!
Tại Long Giao, lúc ấy, tôi ở cùng đội, cùng tổ với Đặng Phùng Hậu, bác sĩ trưởng bệnh xá trường Đại Học CTCT, và một nhóm quân y. Cả tổ, vì tự ái, tự trọng, không ai than vãn về chuyện ăn uống, đói khát trong tù, kể cả sau này khi viết hồi ký. Hậu vui tính, kể đủ chuyện, nhờ vậy những ngày ảm đạm, bực bội qua khá nhanh. Mỗi tối, Hậu thì thầm nói chuyện với tôi về thời cuộc, và lần nào anh cũng lẩm bẩm kết thúc bằng câu:
- Địt cụ, đau như hoạn, tức như bò đá!
Bên dãy cấp tá có Lê Ân, thiếu tá văn hóa vụ trưởng của trường. Những lần thấy nhau qua hàng rào kẽm gai, ông lộ vẻ mừng rỡ, rồi lắc đầu nói, giọng Quảng lai Huế rất ”trademark” của ông:
- Cháng gướm (chán gớm)!
Trong câu chuyện, anh em thường hỏi về Ðại tá Chỉ huy trưởng. Không ai biết chính xác ông ở đâu. Có tin ông đã chết. Hoặc đang ở ngoại quốc. Hoặc trốn trong một khu rừng. Nhiều đêm trằn trọc, tôi khổ tâm vì dĩ vãng, cứ ám ảnh mãi, như cuốn phim quay lại, tự động, chậm chạp, lê thê. Nhớ không sót từng khuôn mặt, từng buổi giảng dạy, từng dịp lễ. Nhớ từng đêm Giáng sinh giá buốt và tiếng chuông nhà thờ ngân nga, từng buổi dạ vũ tưng bừng, mệt nhoài, từng con phố chìm trong sương mờ che khuất đường về...
Bây giờ Đại tá Quỳnh đứng đó, bên Nguyễn, giữa một ngày xuân héo hon. Người gầy nhom, gương mặt hốc hác, má trũng sâu. Nhìn lại hình hài mình, chàng thấy đâu hơn gì. Chỉ một thoáng mơ, bỗng hiện về trong đáy hồn rời rã cả khung trời yêu thương Ðà Lạt và kỷ niệm rực rỡ của tháng ngày cũ có hạnh phúc còn thơm hương mimosa, có tình yêu chưa biết nói lời phản trắc, có một Ðại tá Quỳnh uy nghi trong quân phục đại lễ gắn cấp hiệu cho sinh viên các khóa, nay còn đâu! Mới có bốn năm vật đổi sao dời mà cả hai đã trở thành thảm hại đến thế ư? Ông mặc bộ treillis bạc màu, chân đi dép râu, sau lưng viết chữ Quỳnh thật to bằng mực tím. Thấy không ai để ý Nguyễn bèn hỏi rất khẽ:
- Ðại tá nghĩ sẽ có ngày về không?
Ông lấy tay che một bên tai, có vẻ chú ý lắm mới nghe lọt hết. Và trả lời nhanh, chắc ngại bọn ăng-ten cứ lượn qua lượn lại trước mặt:
- Tôi nghĩ là rất khó lòng, mặc dù vẫn cố hy vọng. Ðiều quan trọng là anh gắng giữ gìn sức khỏe tốt để có sức chịu đựng. Gặp anh em khác cho tôi gửi lời thăm!
Một thằng sà tới. Nguyễn vội nói lớn:
- Bác được thư gia đình thường chứ?
Ðại tá Quỳnh chưa kịp đáp thì hắn đã gay gắt bảo Nguyễn, giọng trọ trẹ:
- Tôi lưu ý anh, không được quan hệ với các anh đại tá.
Chàng phản pháo liền:
- Nhưng anh là ai? Hôm nay ngày Tết được miễn!
Thằng nọ mặt hầm hầm, lớn tiếng:
- Tôi ở trong ban Trật Tự. Ðề nghị (tiếng Việt Cộng có nghĩa "yêu cầu") anh chấm dứt quan hệ linh tinh.
Chàng quay sang Ðại tá Quỳnh :
-Thôi xin từ giã bác, chúc bác mạnh khỏe, bình an trong năm mới.
Rồi nhìn thẳng mặt thằng Trật Tự, giận dữ bỏ đi. Nguyễn gặp Ðại tá Quỳnh được một tháng thì hai đội bò lục –đội trưởng là Lê Ðình Luân và Dương Hiếu Nghĩa– chuyển xuống K5, cách đó độ sáu cây số, cùng với các linh mục tuyên úy mà bọn Công an đặc biệt căm thù.
Rồi một hôm, mẹ tôi lặn lội đến thăm, có Bội Trân hộ tống. Lần đầu được phép, sau năm năm chờ đợi. Mất ba ngày đường trên hai chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Hà Nội, từ Hà Nội lên Ấm Thượng. Qua sông Hồng bằng phà máy, tới K1 bằng xe trâu. Tại nhà tiếp tân, lúc đó khá đông người, ba mẹ con ôm nhau khóc, rồi nói cười, mừng mừng tủi tủi, trước những cặp mắt cú vọ của lũ vệ binh và quản giáo. Mẹ thút thít, xoa nắn hai cánh tay và ngực tôi, như lúc nhỏ tôi từ Sài Gòn về quê Nha Trang nghỉ hè, chê con gầy quá, tội con quá! Mẹ bạc gần nửa mái đầu, da sạm nắng, tay nổi gân xanh. Suốt năm, Bội Trân nói, mẹ đi thăm nuôi "mệt nghỉ" rồi lo tìm đường cho con vượt biên, làm sao mà không già yếu cho được. Ba ông con trai lớn và một chàng rể tương lai đi cải tạo bốn nơi khác nhau, cô con gái út bị bắt ngay trên ghe nhỏ, giam tại A30. Chưa đứa nào thoát được, mẹ tiếp lời, trừ Thể Trân ra riêng, vì cả nhà bị chúng nó theo dõi sát nút.
Bội Trân đẹp như trước kia, nổi bật giữa phòng tiếp, dù thôi trang điểm. Nhưng tóc cài hờ hững, mắt buồn vời vợi, mất hết vẻ hồn nhiên, tinh nghịch cố hữu, khiến tôi ngậm ngùi tưởng đến những mỹ nhân tự thuở xưa hương sắc không phai giữa gió đời vùi dập, kiêu sa trước nghịch cảnh, như các nhân vật nữ trong những vở kịch cổ Hy Lạp. Em kể, và mẹ lắng nghe, thỉnh thoảng gật gật đầu, phụ họa:
- Nhà mình tịch thu được chúng nó trả một nửa, nửa kia làm trụ sở thanh
niên phường. Ba làm rẫy, mẹ lén nấu rượu chuối cho ba uống thay Martel.
Em phụ bán nước mía với em Huyền Trân. Chị Thể Trân đến được Mã Lai với
chồng con.
Chị vẫn nhắc chuyện anh cho cậu em chồng hai quả trứng vịt lộn trong kỳ thi ở trường Chiến Tranh Chính Trị và ông Ðại tá chỉ huy trưởng hiền từ của anh. Chị nói anh ngang tàng, đôi lúc chị tức anh lắm, nhưng vẫn thương anh, hơn bất cứ ai, bởi anh là mẫu người của đàn ông, có chết cũng không than van, cầu khẩn, lúc nào cũng hào hùng, kiêu hãnh, giống như con chó sói bị thương trong bài "La mort du loup" của Vigny mình học năm nào đó... Anh nhớ không, hồi nhỏ, một lần anh đánh lộn với mấy thằng lối xóm chuyên chận đường chọc ghẹo tụi em, bị chảy máu mũi, mắt sưng vù, mà anh vẫn cắn răng chịu đau, không khóc, lại còn bị ba mắng cho nữa...
Tôi lắc đầu, cười buồn. Ôi, xa rồi kỷ niệm, nhắc làm chi hỡi em? Và đổi đề tài:
Chị vẫn nhắc chuyện anh cho cậu em chồng hai quả trứng vịt lộn trong kỳ thi ở trường Chiến Tranh Chính Trị và ông Ðại tá chỉ huy trưởng hiền từ của anh. Chị nói anh ngang tàng, đôi lúc chị tức anh lắm, nhưng vẫn thương anh, hơn bất cứ ai, bởi anh là mẫu người của đàn ông, có chết cũng không than van, cầu khẩn, lúc nào cũng hào hùng, kiêu hãnh, giống như con chó sói bị thương trong bài "La mort du loup" của Vigny mình học năm nào đó... Anh nhớ không, hồi nhỏ, một lần anh đánh lộn với mấy thằng lối xóm chuyên chận đường chọc ghẹo tụi em, bị chảy máu mũi, mắt sưng vù, mà anh vẫn cắn răng chịu đau, không khóc, lại còn bị ba mắng cho nữa...
Tôi lắc đầu, cười buồn. Ôi, xa rồi kỷ niệm, nhắc làm chi hỡi em? Và đổi đề tài:
- Kha bây giờ ra sao? Có khoẻ không em?
Kha là hôn phu của Bội Trân, phi công A37, dưới tôi hai lớp tại Jean-Jacques Rousseau. Sắp cưới thì mất nước. Vì Bội Trân ở lại, Kha cũng không đi.
Nghe tôi hỏi, Bội Trân chớp mắt, buồn rầu nhìn ra sân. Bầu trời thấp, đục, giăng mây xám, như sắp đổ mưa. Gió rừng tuôn qua vách nứa ngập gian nhà trống trải, không cửa, lạnh từng cơn. Em thì thầm:
- Mẹ và em đã ghé thăm Kha ở Hà Nam Ninh trên đường lên anh đây. Cũng tàn úa, như anh, như mọi người, sức khỏe giảm sút nhiều... Em sẽ chờ anh ấy, bao lâu cũng được.
Tôi quay sang mẹ, bùi ngùi nói:
- Tất cả đều do lỗi của con. Phải chi ngày đó con biết nghe lời em đưa gia đình...
Mẹ ngắt lời:
- Cả nước đều lầm, đâu phải riêng con. Chuyện cũ, thôi đừng nghĩ đến nữa.
Bội Trân tiếp:
- Nhưng có thế này em mới được về "phục viên" ở hẳn với ba mẹ chứ! Em vẫn thương anh và hãnh diện vì anh.
Mẹ và em nói đủ thứ chuyện, nhưng không đề cập đến một tin tôi chờ mà ngại không dám hỏi. Dường như hiểu ý, lúc mẹ quay qua tiếp một bà đồng hành ngồi cùng bàn, Bội Trân nắm bàn tay tôi, siết chặt, và khẽ nói:
- Lệ Ngà đã lấy chồng. Hai năm sau khi anh ra đi. Em đâu ngờ!
Tự dưng tôi buột miệng, không chút mỉa mai:
- Hai năm là còn khá thủy chung đấy chứ em!
Tôi tưởng sẽ phải đứng tim, ngất xỉu. Nhưng lạ quá, chỉ thấy buốt nhói một chút như kim châm. Có lẽ vì đã chuẩn bị đón nhận sự thật quá lâu, từ năm năm rồi. Một thiên thu. Chợt nhớ một anh bạn Thiết giáp vừa vào Long Giao mấy tháng đã nhận được thư vợ xin anh cho phép "bước thêm một bước nữa" và ký vào tờ đơn ly dị và giấy nhường tài sản kèm theo, và cả đời tôi không quên được giọng cười khinh bạc của anh sau khi viết trả lời: "Nhất trí. Cho cô hết. Nhưng khuyên cô không nên bước, mà nên chạy cho nó nhanh." Tôi không được như anh ta. Bởi vô vàn kỷ niệm ngát hương ngày mới yêu ùa về, thay nhau vỡ như bong bóng.
Lệ Ngà. Bạn học thân thiết của Bội Trân. Tà áo thiên thanh và dòng tóc
buông lơi trong nắng sớm phi trường Liên Khương, những lần em bay lên
gặp anh. Lệ Ngà. Những chiều đi dưới mưa lất phất qua những đồi thông,
em hát nho nhỏ bài “Le jour où la pluie viendra... Ngày mà mưa đến, sẽ
có bao nhiêu là giọt kim cương cho tình ta...” Những ly rượu Bordeaux
sóng sánh ngọt lịm môi em trong quán L’eau Vive và bản "Appassionata"
trên phím dương cầm thánh thót như từng giọt lệ rơi, thiết tha như lời
tuyệt vọng gọi người tình về. Những vòng tay cuống quýt tìm nhau trong
hoàng hôn tím trên đồi Cù. Những lời thề nguyền yêu đương cho đến lúc
đầu bạc răng long. Lệ Ngà. Hạnh phúc dối gian và ảo vọng phù du. Tôi
nhắm mắt giây lâu, nghe vị đắng và cơn giận thấm dần xương tủy. Và thở
dài nhè nhẹ, nhìn Bội Trân không nói. Ðâu phải tình cờ em nhắc đến con
chó sói bị thương, cùng đường, của Vigny.
Em tiếp, giọng buồn rưng rưng:
Em tiếp, giọng buồn rưng rưng:
- Không hiểu sao Ngà biết em sắp đi thăm anh. Ðến gặp em, lần đầu tiên sau mấy năm biệt tích. Em không nỡ đuổi. Khóc suốt buổi, nhưng không nói một lời gì về anh. Khi chia tay, chị ta nhờ em trao anh những phong chocolat Meunier mà chị ta nói ngày xưa anh rất thích, và cho em một số tiền làm lộ phí, nhưng dĩ nhiên em không nhận gì hết... Em biết tính anh quá mà!
Tôi nói cám ơn em. Rồi cả hai im lặng, đuổi theo ý nghĩ riêng...
Hai giờ trôi qua mau. Tên cán bộ vén tay áo xem đồng hồ, bảo tất cả chuẩn bị ra về, vác quà vào trại. Khi ôm hôn tôi từ biệt, lợi dụng tiếng ồn ào, Bội Trân nói một hơi, thật nhanh, qua màn lệ, bằng tiếng Pháp:
- Ba dặn anh đừng tin bọn Cộng sản, đừng khai thật, khai sao lặp lại y như vậy, đừng tin các phong trào phục quốc, tất cả đều là cạm bẫy của Việt Cộng. Em nghe đài VOA và BBC nói các nghị sĩ, dân biểu Mỹ, và cả thế giới đang quan tâm đến số phận của các anh. Ðừng tuyệt vọng nghe anh. Nhớ đọc kinh, cầu nguyện nhiều xin Chúa và Ðức Mẹ che chở. Cả nhà chờ anh đó. Em thương anh. Em thương anh.
Mẹ và em về hơn hai tháng, Nguyễn được chỉ định vào đội Xây Dựng, có nhiệm vụ cất nhà ở cho tù, heo, và cán bộ, và bắc cầu qua suối cho dân. Lúc đầu chàng phụ tá cho Lưu Ninh, Thiếu tá Bộ Binh, trong tổ vữa (trộn hồ), và sau khi Ninh qua “khâu” lợp chàng được thăng chức tổ trưởng, và tổ phó là Ðào Văn Bảnh, Trung tá Bộ Tổng Tham Mưu. Bảnh tính tình điềm đạm, cởi mở, sau trở thành một trong những bạn tù thân thiết nhất. Không có tổ viên. Suốt ngày hai tên hì hục trộn hàng đống vữa lớn, nhỏ, để sẵn, chờ một toán đem xe cải tiến, do ông nhà báo Việt Tấn Xã Đinh Phụng Tiến chỉ huy, đến xúc giao cho các thợ xây. Trong đội, nằm cạnh chàng, có Ðại đức Nguyễn Long, quê Quảng Ngãi, lo nấu nước, làm tạp dịch. Ông hiền lành, thật thà, ưa giúp đỡ mọi người. Nhiều đêm, vài anh nổi hứng, oang oang kể chuyện đàn bà con gái, chơi bời trước kia. Ông cũng bị nghe, và lần nào cũng lầm rầm bên tai Nguyễn:
- Mô Phật! Chơi chi mà chơi dữ rứa hè!
Bữa nọ, một bà già khu gia binh cho đội một con chó con vừa chết. Một anh gốc Hố Nai xung phong trổ tài nấu rựa mận với muối, rau muống, và củ riềng –mọc đầy bên vệ đường. Mỗi người được chia hai miếng bằng ngón chân cái. Ai cũng "hồ hởi" ăn, trừ Ðại đức Long. Ông đi tìm Nguyễn, cho phần của ông, mặc dù quanh năm ai cũng thiếu chất thịt và ông chưa được thăm nuôi. Ông nói:
- Tôi còn tu. Anh ăn giùm cho!
Một hôm, đội được điều động làm công tác "đột xuất" (bất ngờ) là ra "nghĩa địa", tức một bãi đất trống sát chân núi, làm cỏ và cắm mộ bia cho các anh em đã nằm xuống. Nguyễn đếm gần hai trăm mộ –kỳ thực chỉ là những nấm đất vùi sơ với mảnh gỗ nhỏ ghi vội tên người chết. Trong số có vài ông tỉnh trưởng, trung đoàn trưởng.
Có Trung tá Nguyễn Văn Năm, thuộc trường Ðại học CTCT, người hiền như
Bụt, nổi tiếng về khoa bói toán, bấm độn, và một người quen biết từ trại
Sơn La, Trung tá Ðặng Bình Minh –cả hai trúng nắng cùng một lúc ngoài
hiện trường lao động, được chở về trại cùng trong một chiếc xe trâu, hôn
mê và qua đời cùng một giờ. Anh em kể, vợ phi công Minh, một dược sĩ
trẻ đẹp, mới thăm anh vài ngày trước, từ Hà Nội trở lại thăm tiếp khi
anh vừa mất, được dẫn ra nghĩa địa, khóc như mưa, rồi cắt tóc để lại
trên mộ cùng với một bài thơ. Nguyễn vừa giẫy cỏ vừa thầm khấn các anh
phù hộ cho tất cả tai qua nạn khỏi và mau về sum họp với gia đình. Và
thắc mắc không hiểu sao bữa nay bọn cai tù lại tử tế như vậy. Thì ra, về
sau mới biết, có một phái đoàn cao cấp đến thăm trại.
Cuối năm 1980, cả đội của Nguyễn được điều động đến K5 xây hội trường và khu gia binh cho công an. Tại đây, Nguyễn rất mừng được thấy lại Ðại tá Nguyễn Quốc Quỳnh, mỗi buổi sáng tập họp. Kỳ này, trông ông đỡ tiều tụy. Tết 1981, mẹ chàng và Bội Trân ra Vĩnh Phú lần thứ hai, với Huyền Trân, cô em út xinh đẹp vừa tròn mười tám. Chàng soạn một ít bánh mì khô, đường và mì gói, mấy viên thuốc cảm, bỏ vào một bọc ni-lông, chờ buổi chiều các đội đi tắm suối chung lẻn đến phía các "bò lục", gặp Ðại tá Quỳnh trao cho ông, nói:
Cuối năm 1980, cả đội của Nguyễn được điều động đến K5 xây hội trường và khu gia binh cho công an. Tại đây, Nguyễn rất mừng được thấy lại Ðại tá Nguyễn Quốc Quỳnh, mỗi buổi sáng tập họp. Kỳ này, trông ông đỡ tiều tụy. Tết 1981, mẹ chàng và Bội Trân ra Vĩnh Phú lần thứ hai, với Huyền Trân, cô em út xinh đẹp vừa tròn mười tám. Chàng soạn một ít bánh mì khô, đường và mì gói, mấy viên thuốc cảm, bỏ vào một bọc ni-lông, chờ buổi chiều các đội đi tắm suối chung lẻn đến phía các "bò lục", gặp Ðại tá Quỳnh trao cho ông, nói:
- Tôi mới được thăm, xin biếu Ðại tá.
Hai tháng sau, đến lượt ông được thăm, và một buổi sáng Nguyễn đang đánh vữa thì đội của ông đi ngang. Ông gật đầu ra dấu cho chàng đến sát hàng rào kẽm gai và dúi vào tay một gói lương khô đủ loại. Thằng vệ binh thấy được, chạy tới khám. Không có thư từ, mật hiệu, nó trả lại, mồm càu nhàu:
- Quà với cáp linh tinh!
Lúc này, tổ vữa làm việc gần bếp và giếng nước cơ quan. Một hôm, một trung sĩ công an còn trẻ, lạ hoắc, lén vệ binh, đến gần, run run hỏi nhỏ:
- Các anh có B6, cho tôi xin một ít. Nhà tôi mới sinh bị phù (thủng) nặng.
Việc xảy ra đột ngột, Nguyễn và Bảnh đưa mắt nhìn nhau, không đáp, sợ bị gài bẫy. Anh ta vội tiếp:
- Nói thật đấy mà! Không tin, các anh cứ vào đây xem.
Suy nghĩ một hồi, Nguyễn đánh liều đi theo anh ta, còn Bảnh ở lại canh chừng đống vữa và tên vệ binh. Vào nhà, thấy chị vợ da mét xanh, mặt mày, tay chân sưng húp, nằm bên đứa con đỏ hỏn, bé như con chuột. Chị ta nói thuốc bệnh xá cấp thiếu, và không có thức ăn bổ dưỡng.
Hai anh chàng phân vân mãi. Ðối tượng giúp đỡ phải là bạn tù chứ, của đâu mà lo cho Công an! Nhưng hầu hết anh em đều đã được thăm nuôi, hoặc nếu chưa, đã được Bảnh, Nguyễn và bạn bè chia sẻ phần nào rồi. Cuối cùng, động lòng trắc ẩn, cả hai góp lại được chừng bốn mươi viên B6 để dành từ các lần tiếp tế, đã quá hạn, nhưng không còn gì hơn, và một hộp sữa đậc cho đứa bé, đem giấu dưới một gốc cây, làm hiệu cho anh ta đến lấy. Hai tuần sau, một buổi trưa, chị vợ đang nấu bếp cơ quan thấy hai chàng thợ vữa đến, vội tiến ra, nhìn trước nhìn sau, bảo:
- Cảm ơn hai anh, hôm nay em đã đỡ nhiều. Có xuất cơm trắng và miếng thịt trâu bồi dưỡng em mang cho hai anh ở gốc cây kia. Nhớ xem chừng cán bộ bảo vệ, kẻo em bị kiểm điểm...
Rồi từ đội Xây Dựng, Nguyễn được Linh mục Trần Thanh Cao, giỏi nhạc, đẹp trai, vui tính, có quen biết ngoài đời, bốc về đội văn nghệ mới thành lập do ông làm đội trưởng, để tỵ nạn lao động vài tháng, mặc dù chàng dốt đặc về ca nhạc kịch. Nhân tài, cũng cỡ chàng, biệt phái từ các đội. Có ba anh giả ba sơn nữ Phà Ca mang gùi, đeo vòng, lắc lư múa theo bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo, trông xa, và vì vắng đàn bà lâu ngày, thấy cũng hấp dẫn không thua Thanh Nga. Có tổ cải lương với đầy đủ vai hề, đào thương, kép độc. Ðội được lệnh trình diễn giúp vui một phái đoàn thanh tra trung ương. Cha Cao cho Nguyễn vào ban hợp xướng, bè alto ngang phè phè. Ông khuyến khích các ca viên:
- Ăn sắn và hút thuốc lào mà hát như vậy là được rồi!
Một hôm, trại phó đến thăm. Ban hát đang tập một bài có nhắc tên Hồ Chí Minh và hang Pắc Pó, hay ao sen, ao cá gì đó, do cha Cao đặt hòa âm thành bốn bè, mỗi bè tập riêng. Hắn chăm chú nghe, vui vẻ, rồi bỗng nhăn mặt, gọi cha Cao lại, giận dữ quát:
- Anh bôi bác Cách mạng đấy phỏng? Tên Bác kính yêu như thế mà... mà anh dám đổi nà Hô, Hố, Hộ, Hổ như thế thì... thì nà anh nếu náo thật!
Cha phân trần, nhưng hắn gạt đi:
- Bỏ, bỏ tất! Bè với không bè!
Lần khác, hắn đến xem tập kịch. Hắn lại nhăn mặt, lại gọi cha Cao, chỉ tay về phía ông trung tá nhà văn trọng tuổi, bút danh Ký giả Lô Răng, đóng vai một cán bộ huyện. Nguyễn đứng gần cha Cao, nghe hắn bảo:
- Thay anh kia cho tôi! Cán bộ cách mạng chúng tôi không bao giờ đi chân thọt! Anh có ý đồ phải không?
Cha Cao ngẩn người ra, cứng họng. Bấy giờ, Nguyễn mới nhìn kỹ ông kịch sĩ xui xẻo. Quả thật, chân bước của ông hơi khập khiễng.
Văn nghệ xong, đội giải tán trong sự tiếc nuối của các nghệ sĩ bất đắc dĩ. Cha Cao đi trồng mía. Nguyễn bị hoàn trả về đội xây, đánh vữa trở lại với Ðào văn Bảnh.
Bất ngờ, lại bị “biên chế” nữa. Các sĩ quan cấp tá và tuyên úy một sáng sớm phải lên đường di chuyển về một nơi nào không rõ. Nguyễn ngồi trong hàng nhìn theo bóng Ðại tá Quỳnh và bạn bè, có cả Ðại đức Long và cha Cao, lầm lũi bước lên xe, mang theo những túi tư trang gọn nhẹ, như chính cuộc đời trống vắng, buồn tênh của đám tù nhân. Lần đó, chàng nghĩ khó còn gặp lại nhau, và tự dưng lòng nao nao như mất người thân thuộc.
Năm sau, đội Xây Dựng được trở về K1. Mỗi tối, khi cửa buồng giam đóng lại, từng nhóm tụm năm tụm ba nhỏ to nói chuyện, đánh cờ, uống nước trà, hoặc bàn luận thời cuộc từ những tin tức hiếm hoi, thường phóng đại, do các bà thăm nuôi cung cấp. Thời gian này, Nguyễn được nhóm thân hữu đặt biệt danh "bình luận gia tin tức quốc tế". Một cách thành thật, tự tin, chàng phân tích theo chiều hướng có lợi, hợp với ước vọng của mọi người, trong khi thực tế có lẽ khác xa. Bọn cán bộ hình như về sau cũng muốn thả lỏng, miễn đừng ai phá phách, trốn trại, trốn lao động, hoặc công khai "phản động". Những giàn ăng-ten bị bứng hết, và anh em có thể phát biểu vung vít, thoải mái, trong nội bộ từng nhóm. Bảy năm rồi còn gì! Ðau khổ đã thành thói quen.
Nhớ vợ thương con cũng đã chìm sâu vào tận cuối hồn. Không còn những anh
đêm khuya khóc rưng rức trong chăn của thời gian đầu xa gia đình êm ấm.
Trái tim hóa thành đá hết rồi. Giờ đây, phản kháng, dưới hình thức nào
đó, bùng lên từ sự chịu đựng câm nín dồn ép qua nhiều năm. Có người khai
bệnh nghỉ lao động dài dài. Hoặc giả khùng chửi xéo chế độ. Hoặc còn
đập cả vệ binh hỗn láo để rồi, dĩ nhiên, bị biệt giam và hành hạ dã man.
Nguyễn bắt đầu để râu, làm tên quản giáo Vinh –nói ngọng, chữ tr thành
t, chữ lthành n– rất ngứa mắt, bắt kiểm điểm, nên thấy hắn từ xa chàng
lánh mặt.
Trong buồng giam có một anh chuyên "chiếu phim", tức kể chuyện, thật hay và duyên dáng. Tối đến, tù nhân bu quanh, thay nhau rót trà, mời kẹo, đấm lưng cho anh ta, để được nghe kể đủ thứ chuyện, từ Cô gái Ðồ Long đến La valse dans l’ombre quaThần điêu đại hiệp. Một anh nữa, Trung úy Phạm Hữu Lý, xuất thân trường Ðại học CTCT, hát nhạc vàng rất mùi. Suốt một đêm giao thừa, Lý ca một hơi hơn một chục bản tình lâm ly, như Chiều mưa biên giới anh đi về đâu hoặc Xuân này nếu con không về, chắc mẹ buồn lắm, làm ai nấy mắt cay sè, muốn khóc. Bọn vệ binh gác cửa, đa số là thanh niên mới lớn, nghệt cổ ra nghe, thậm chí còn bảo "anh lào đó hát nại" vài câu...
Ðại tá Nguyễn Quốc Quỳnh và hầu hết các nhân vật trong "truyện" này kẻ trước người sau đã đến bến bờ tự do. Từ Rose City, thỉnh thoảng tôi gọi ông hay viết thư thăm hỏi. Đại úy Hoàng Bá Linh, Thiếu tá Lê Ân, Trung tá Đào Văn Bảnh đã mất sau khi ra khỏi tù, trong những hoàn cảnh khác nhau. Phi công Nguyễn Hữu Trí không rõ trôi dạt phương nào, cũng như cha Trần Thanh Cao và thầy Nguyễn Long. Mẹ tôi, đã ngoài tám mươi, vẫn còn nơi quê nhà, ở với Huyền Trân và chồng con. Ba tôi mất, không được gặp mặt.
Những người em "cải tạo" về, lần lượt định cư tại các nước, trừ Kha chết
trong tù. Bội Trân ở vậy, không yêu ai nữa, đúng theo lời thề hứa,
trước khi trở thành một nữ tu dòng kín, giữa tuổi thanh xuân, làm nhiều
con tim tan nát. Lệ Ngà yên ngủ giấc ngàn thu, sau một cơn bạo bệnh, trả
hết cho dương gian những si mê và tình yêu mật đắng. Còn tôi, sau bao
năm vật vã để vá lại mảnh đời rách mướp, đã bắt tay được với hạnh phúc –
nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua. Nhưng hồn vẫn chơi vơi
theo kỷ niệm chỉ chực òa vỡ mỗi lần ở đầu dây tiếng mẹ và em từ bên
trời cũ, hoặc Ðại tá Quỳnh từ Florida, vang lên.
Nữ tu Marie-Amélie Bội Trân nhắc Nguyễn nên tha thứ, tha thứ, tha thứ, và nói tất cả chỉ là thử thách Chúa đã gửi đến. Nhưng đối với bạo quyền Việt Cộng, chàng nói, làm sao tha thứ cho được? Ðó là một bọn người gian manh, độc tài, chuyên chế, đã dìm cả đất nước vào cảnh lầm than, đói khổ, qua ba mươi năm, và bây giờ lại còn đốn mạt dâng đất, dâng biển cho quan thầy Trung Cộng, mối họa muôn đời của dân tộc. Hận thù, Nguyễn sẽ không bao giờ quên, mặc ai phỉnh gạt, kêu gào hòa giải hòa hợp. Vì chàng vẫn tin –theo như lời viên đại tướng tổng tài La Mã nói với Ben-Hur lúc còn là một tù nhân chèo thuyền (galérien) trong phim cùng tên, Ben-Hur– rằng hận thù cho sức mạnh, làm ta sống còn ■
Portland, cho Mùa Quốc Hận 2013
Mai Nguyen
Nữ tu Marie-Amélie Bội Trân nhắc Nguyễn nên tha thứ, tha thứ, tha thứ, và nói tất cả chỉ là thử thách Chúa đã gửi đến. Nhưng đối với bạo quyền Việt Cộng, chàng nói, làm sao tha thứ cho được? Ðó là một bọn người gian manh, độc tài, chuyên chế, đã dìm cả đất nước vào cảnh lầm than, đói khổ, qua ba mươi năm, và bây giờ lại còn đốn mạt dâng đất, dâng biển cho quan thầy Trung Cộng, mối họa muôn đời của dân tộc. Hận thù, Nguyễn sẽ không bao giờ quên, mặc ai phỉnh gạt, kêu gào hòa giải hòa hợp. Vì chàng vẫn tin –theo như lời viên đại tướng tổng tài La Mã nói với Ben-Hur lúc còn là một tù nhân chèo thuyền (galérien) trong phim cùng tên, Ben-Hur– rằng hận thù cho sức mạnh, làm ta sống còn ■
Portland, cho Mùa Quốc Hận 2013
Mai Nguyen
TIN THẾ GIỚI
Mỹ tiếp tục thách thức Trung Quốc ở biển Đông
Việt Hà, phóng viên RFA2014-09-16
Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ tại Pentagon hôm 11/9/2014.
AFP photo
WASHINGTON—
Hoa Kỳ mới đây tiết lộ thông tin cho biết Malaysia đã đề nghị Mỹ sử
dụng một trong các căn cứ không quân của nước này để thực hiện các
chuyến bay do thám ở khu vực biển Đông. Khả năng máy bay do thám của Mỹ
bay ở vùng biển Đông tạo thách thức ra sao trước những hành động lấn
lướt gần đây của Trung Quốc?
Thông tin mới đây về việc Malaysia cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ
không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám ở biển Đông
có thể nói là một động thái hiếm hoi của Malaysia liên quan đến vấn đề
tranh chấp biển Đông với Trung Quốc và theo một số chuyên gia thì đây có
thể là một thách thức mới với Trung Quốc ở biển Đông.
Mỹ gia tăng sự hiện diện
Hôm 8 tháng 9, tại một diễn đàn quân sự ở Washington DC, đô đốc
Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết Malaysia mới
đây đã đề nghị cho phép Mỹ sử dụng một căn cứ không quân của nước này
để thực hiện các chuyến bay do thám bằng máy bay P-8 Poseidon ra biển
Đông. Giải thích về động thái mới này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc
trường đại học George Mason, Hoa Kỳ nhận định.
Thứ nhất là Trung Quốc càng ngày càng hành xử hung hăng hơn. Thứ
hai nữa là máy bay vừa rồi của Mỹ bị máy bay Trung Quốc xách nhiễu, thì
Mỹ không chấp nhận, vì Mỹ muốn kiểm soát, muốn biết các động thái của
Trung Quốc, các động thái quân sự của Trung Quốc vì Mỹ không tin Trung
Quốc, cho rằng Trung Quốc không minh bạch. Mỹ xác nhận với Trung Quốc là
sẽ tiếp tục làm như vậy.
Tuyên bố mới của đô đốc hải quân Hoa Kỳ Jonathan Greenert được đưa ra
chỉ một ngày trước khi Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc PHạm
Trường Long cảnh báo Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice rằng Mỹ
nên ngừng ngay các chuyến bay do thám gần bằng máy bay P-8 Poseidon trên
vùng biển Đông và gần bờ biển Trung Quốc.
Hồi tháng trước, một chiếc chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay gần sát
một chiếc P-8 ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Hai chiếc máy bay chỉ bay cách
nhau khoảng 30 feet và gần đụng nhau.
Mặc dù thông tin mới chưa được phía Malaysia chính thức xác nhận,
nhưng theo đánh giá của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thông tin này là khả
tín vì nó được xác nhận bởi đô đốc hải quân Hoa Kỳ và nó phù hợp với
những hành động gần đây của Mỹ trong việc tăng cường sự hiện diện ở biển
Đông.
Ít lâu nay Mỹ đã nói là thứ nhất là củng cố đồng minh, thứ hai là
tăng cường quan hệ quân sự với các đối tác, Mỹ đã ký hiệp ước sử dụng
các căn cứ cơ sở nếu cần và Mỹ đang làm dần dần và trong trường hợp của
Malaysia như thế này cũng là trong trường hợp sử dụng cơ sở để làm phòng
thủ chung.
Mới đây, nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới
Philippines, nước cũng đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Trung
Quốc ở biển Đông, Hoa Kỳ và Philippines đã ký thỏa thuận theo đó
Philippines cho phép gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ tại Philippines.
Báo New York Times hôm 13 tháng 9 trích lời một nhà ngoại giao châu Á
giấu tên cho biết Malaysia và Mỹ đang thảo luận việc cho phép Hoa Kỳ sử
dụng căn cứ không quân ở bang Sabah miền đông bắc nước này.
Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, việc máy bay Mỹ được sử dụng
căn cứ không quân của Malaysia để thực hiện các chuyến bay do thám
ngoài biển Đông cũng có thể coi là một hành động chặn trước khả năng
Trung Quốc cho thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông như đã
làm ở biển Hoa Đông hồi cuối năm ngoái.
Malaysia có quyền lợi gì?
Malaysia là nước đòi chủ quyền một phần trên biển Đông. Tuy nhiên,
khác với Philippines và Việt Nam, Malaysia những năm qua không trực tiếp
đối đầu với Trung Quốc trong các tranh chấp ở khu vực. Điều này xuất
phát từ mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Malaysia và Trung Quốc.
Malaysia là thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với
Trung Quốc kể từ năm 1974. Malaysia cũng là nước thúc đẩy mối quan hệ
giữa ASEAN và Trung Quốc. Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã trở thành đối
tác thương mại lớn nhất của Malasyai. Thương mại hai chiều vào năm 2012
vào khoảng 55 tỷ đô la.
Trung Quốc dường như cũng khá nhẹ tay với Malaysia khi không có những
hành động gây khó khăn nào đối với việc thăm dò dầu khí của tập đoàn
dầu khí quốc doanh Malaysia là Petronas ngay trong vùng lưỡi bò, hay
đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.
Có tin là Trung Quốc đang xây đá ngầm thành đảo nên tất cả các nước đều có nhu cầu quan sát hành động của Trung Quốc để có đối phó kịp thời.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Tuy nhiên, Malaysia cũng không hoàn toàn ngoại lệ trước những hành
động đòi chủ quyền gay gắt của Trung Quốc ở biển Đông và nước này cũng
có phản ứng nhất định. Bằng chứng là vào tháng 5 năm 2009, Malaysia đã
cùng với Việt Nam nộp lên Ủy ban về Ranh giới và thềm lục địa của Liên
hiệp quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến
hai nước. Trung Quốc ngay sau đó đã lên tiếng phản đối. Đại diện thường
trực của Trung quốc tại Liên hiệp quốc sau đó đã gửi công hàm cho Tổng
thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, yêu cầu Ủy ban không xem xét hồ sơ
của Việt nam và Malaysia.
Gần đây nhất, hôm 26 tháng giêng, Trung Quốc cho biết ba tàu chiến
của nước này đã đi tuần tra gần bãi James Shoal, phía nam quần đảo
Trường Sa, cách bờ biển của Malaysia khoảng 50 hải lý. Các thủy thủ trên
tàu Trung Quốc không những thế còn tổ chức lễ thề bảo vệ chủ quyền đối
với bãi này.
Báo New York Times hôm 13 tháng 9 trích lời chuyên gia Đông Nam Á,
Ernie Bower thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở
Washington DC cho rằng Trung Quốc đã khiến Malaysia ngạc nhiên khi đưa
tầu chiến vào vùng biển của nước này và đe dọa hoạt động khai thác dầu
ngoài khơi của Malaysia.
Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, những hành động gây hấn gần đây của
Trung Quốc trên biển Đông như việc đắp các bãi đã ngầm thành đảo như cáo
buộc của Philippines, hay hạ đặt giàn khoan dầu HD 981 ngoài khơi Việt
Nam đã khiến Malaysia phải lo ngại và thay đổi phần nào cách tiếp cận
của mình với Trung Quốc.
Có tin là Trung Quốc đang xây đá ngầm thành đảo nên tất cả các
nước đều có nhu cầu quan sát hành động của Trung Quốc để có đối phó kịp
thời. Thì đây là dịp Malaysia cho phép làm chuyện đó… hành động gần đây
nhất là giàn khoan làm họ rất quan tâm… Malaysia cũng có quyền lợi để
biết tin tức về hành động của Trung Quốc ở vùng biển Đông.
Hành động mới của Malaysia dù chưa thể nói có thể làm thay đổi những
hành động gây hấn liên tục gần đây của Trung Quốc ngoài biển Đông, theo
đánh giá của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhưng điều này, mặt khác, cũng
cho thấy một số quốc gia Đông Nam Á đang từ từ bỏ bớt ‘sự tự kiềm chế’
của mình với Trung Quốc để tăng cường hợp tác với Mỹ vì quyền lợi quốc
phòng của họ.
HRW công bố phúc trình về nạn bạo hành của công an VN
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch hôm nay 16 tháng 9
công bố phúc trình về tình trạng người dân bị chết và bị thương khi bị
công an giam giữ.
Gia Minh tham dự buổi công bố tại Bangkok và gửi về bài tường trình sau đây.
“Công bất an: Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành tại Việt Nam’
là tựa của phúc trình dày 23 trang bằng tiếng Việt và 96 trang tiếng
Anh mà Human Rights Watch chính thức công bố vào sáng ngày 16 tháng 9.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của của Human Rights
Watch, phát biểu mở đầu cuộc họp công bố phúc trình như sau:
Đại ý theo ông này thì Human Rights Watch từng có nhiều báo cáo liên
quan đến Việt Nam; tuy nhiên những báo cáo lâu nay thường đề cập đến
trường hợp của những người công khai đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền
tại Việt Nam. Họ là những người dám chính thức nói lên chính kiến của
họ. Còn báo cáo về tình trạng tử vong và chấn thương khi bị công an giam
giữ là phổ biến tại Việt Nam là một phúc trình tập trung vào cái mà ông
này gọi là ‘hậu trường sân khấu’ mà nhiều tầng lớp khác nhau tại Việt
Nam phải gánh chịu.
Phúc trình của Human Rights Watch nêu ra những trường hợp được cho là điển hình về nạn bạo hành của công an khiến người bị giam giữ phải chết hay chấn thương nặng
Theo lời của ông Phil Robertson thì nạn công an lạm quyền đánh chết,
gây chấn thương, bệnh tật cho người dân tại Việt Nam là một cuộc khủng
hoảng về nhân quyền.
Phúc trình của Human Rights Watch nêu ra những trường hợp được cho là
điển hình về nạn bạo hành của công an khiến người bị giam giữ phải chết
hay chấn thương nặng xảy ra trong khoảng thời gian 4 năm từ tháng 8 năm
2008 đến tháng 7 năm nay.
Những vụ này được ghi nhận tại 44 trên 58 tỉnh dọc khắp Việt Nam, trong đó có năm thành phố lớn.
Theo thông báo của đại diện Human Rights Watch thì phương pháp thu
thập thông tin về những trường hợp công dân Việt Nam bị bạo hành ghi
nhận trong thời gian bốn năm qua như vừa nêu được thực hiện dựa vào kết
quả tập hợp và phân tích thông tin từ những cơ quan truyền thông ‘lề
phải’ trong nước. Bên cạnh đó là những tin bài từ các trang mạng xã hội
như blog, báo ‘lề trái’, cũng như của các hãng thông tấn nước ngoài,
trong đó có các đài phát thanh quốc tế tiếng Việt như BBC, VOA, RFA,
RFI…
Trong số những vụ việc được nêu ra trong phúc trình của Human Rights
Watch có những sự vụ chưa hề được công bố bằng tiếng Anh. Human Rights
Watch cho biết cũng có tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam nhưng quyết
định không phỏng vấn những nạn nhân còn sống và nhân chứng vì theo Human
Rights Watch làm như thế thì chắc chắn đưa đến hậu quả những người
trong cuộc đó sẽ bị trả thù.
Trong số những trường hợp được nêu ra trong phúc trình của Human
Rights Watch có 14 trường hợp chết khi bị giam giữ được công an thừa
nhận là do nhân viên công lực bạo hành mà ra; có 4 trường hợp chết khi
bị giam giữ mà không giải thích được nguyên nhân; 6 trường hợp chết mà
công an nói nạn nhân tự tử tại đồn công an; 4 trường hợp công an giải
thích chết vì bệnh.
Phúc trình của HRW có 14 trường hợp chết khi bị giam giữ được công an thừa nhận là do nhân viên công lực bạo hành mà ra; có 4 trường hợp chết khi bị giam giữ mà không giải thích được nguyên nhân; 6 trường hợp chết mà công an nói nạn nhân tự tử tại đồn công an; 4 trường hợp công an giải thích chết vì bệnh
Bên cạnh đó là 11 trường hợp bị chấn thương bởi sự lạm quyền của công
an; ngoài ra còn có trường hợp một trẻ em 11 tuổi do nghi ăn cắp tiền
đưa đến công an và công an đánh đập em này.
Ông Phil Robertson cho biết những thủ phạm là công an làm chết người,
gây thương tích cho người bị giam giữ không bị trừng phạt đúng mức.
Trong báo cáo nêu rõ nhiều trường hợp được chính thức thừa nhận là
bạo hành, những công an liên quan chỉ bị kỷ luật nội bộ nhẹ nhàng, như
phê bình hoặc khiển trách. Trường hợp hạ cấp, thuyên chuyển hay buộc ra
khỏi ngành đối với những công an vi phạm như thế là hiếm. Biện pháp truy
tố và kết án đối với những đối tượng công an vị phạm như thế lại càng
hiếm hơn. Theo Human Rights Watch, trong trường hợp bị khởi tố và kết
án, công an vi phạm dường như cũng nhận được những mức án nhẹ hay án
treo.
Một trường hợp được nêu lên là công an liên quan không những không bị
kỷ luật mà lại còn được lên chức như trường hợp phó công an xã Nguyễn
Hữu Khoa ở La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội dù bị tố cáo đánh đập một tài
xế xe tải vào tháng 7 năm 2010, đến tháng 12 được thăng cấp trưởng công
an xã.
Trước vấn nạn công an bạo hành với những trường hợp cụ thể được nêu
ra như thế, Human Rights Watch, đưa ra những đề nghị cụ thể đối với
chính quyền và các ngành chức năng nhằm chấm dứt tình trạng đó.
Trước hết đối với chính phủ phải chính thức tuyên bố nghiêm trị những
viên chức sử dụng các hình thức tra tấn, đánh đập hay ngược đãi trong
quá trình tạm giam, tạm giữ.
Những biện pháp như yêu cầu người bị câu lưu viết cái gọi là ‘bản cam
kết tự nguyện ở lại trụ sở công an’ hay ‘biên bản không bị công an
đánh’ phải hủy bỏ.
Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam tiến hành thành lập
một ủy ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an. Ủy ban này chuyên
tiếp nhận khiếu của của người dân và giám sát bộ phận ‘thanh tra nội bộ’
của công an.
Khi có những khiếu tố liên quan đến công an bạo hành phải nhanh chóng
tiến hành điều tra một cách công tâm. Khi đã có bằng chứng thể hiện
hành vi bạo hành thì phải có biện pháp mạnh.
Phúc trình của HRW cũng kêu gọi chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế quan tâm đến tình hình nhân quyền tại VN, cũng như đang trài trợ cho VN cải cách luật pháp phải có tiếng nói đồng loạt, tạo sức ép buộc chính quyền Hà Nội có hành động nhằm chấm dứt nạn bạo hành của công an
Quốc hội Việt Nam phải phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn càng sớm càng tốt.
Những người bị bắt giữ phải được phép tiếp xúc ngay với luật sư mà
không bị cản trở. Đây là biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ bị công an
bạo hành trong quá trình thẩm vấn.
Ông Phil Robertson cho rằng công an cấp xã tại Việt Nam không được
đào tạo đến nơi đến chốn, hoặc chẳng được đào tạo gì nên thường có những
hành vi bạo hành, lạm quyền đối với công dân. Do đó cần phải có chương
trình huấn luyện tốt hơn cho đối tượng này.
Đối với báo chí, Human Rights Watch đề nghị cơ quan chức năng phải để
truyền thông làm công việc điều tra và đưa tin về những vụ lạm quyền
của cơ quan công quyền. Theo ông Phil Robertson thì báo chí độc lập có
thể giúp đưa ra ánh sáng những vụ việc dễ bị ỉm đi. Tự do ngôn luận cần
được tôn trọng.
Phúc trình của Human Rights Watch cũng kêu gọi chính phủ các nước và
các tổ chức quốc tế quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng
như đang trài trợ cho Việt Nam cải cách luật pháp phải có tiếng nói
đồng loạt, tạo sức ép buộc chính quyền Hà Nội có hành động nhằm chấm dứt
nạn bạo hành của công an.
Đại diện của Human Rights Watch cho biết trong quá trình tiến hành
phúc trình về nạn bạo hành của công an, tổ chức này có viết thư cho Hà
Nội để trình bày vấn đề nhưng không nhận được phúc đáp.
Trong trao đổi với RFA, ông Phil Robertson cũng cho biết trước khi
công bố phúc trình chừng một tuần, ông này có xin thị thực nhập cảnh vào
Việt Nam để gặp các giới chức ngoại giao tại Hà Nội; nhưng đại sứ quán
Việt Nam tại Bangkok từ chối không cấp visa cho ông mà không nêu lý do.
Các công ty Mỹ quan ngại về cuộc trấn áp chống độc quyền của TQ
Tin liên hệ
- Liên hiệp Âu châu thực thi lệnh chế tài Nga vào thứ Sáu
- Đàm phán TPP tiến bộ nhưng nhân quyền vẫn là trở ngại lớn với Việt Nam
- Trung Quốc mời thầu 25 lô dầu khí ở Biển Đông
- Những nơi tốt nhất cho các nữ doanh gia
- OECD: Tiếp cận giáo dục gia tăng khắp thế giới
- Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu
- Việt Nam tìm kiếm bản sắc mới: Bạn bè toàn cầu
Ye Fan
11.09.2014
Một cuộc trấn áp chống
độc quyền liên quan đến các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đã gây ra
quan ngại trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Hiện chưa rõ vấn đề này sẽ
diễn ra như thế nào trong những tháng tới.
Trong những tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc đã điều tra
Microsoft, Qualcomm, Daimler và hàng chục hãng sản xuất phụ tùng xe của
Nhật và áp mức phạt thuế nặng, làm dấy lên quan ngại là những công ty
ngoại quốc đang bị nhắm làm mục tiêu.
Phòng Thương mại Mỹ cáo buộc điều này vi phạm hiệp định của Tổ chức
Thương mại Thế giới và cơ quan này có ý định kêu gọi chính phủ Mỹ khiếu
kiện.
Phó chủ tịch của Trung tâm Hợp tác Điều tiết Toàn cầu của Phòng
thương mại, ông Sean Heather, nói với đài VOA vào tuần này rằng các công
ty bị các cơ quan quản lý Trung Quốc để ý tới đã bị áp lực phải “thú
nhận phạm tội.”
Một nhà nghiên cứu trước đây của Hội đồng Kinh doanh và Công nghiệp
Mỹ, ông Alan Tonelson, nói các công ty nuớc ngoài lo ngại không có cách
gì thực tế để bảo vệ mình tại các tòa án Trung Quốc:
“Điều này hoàn toàn phụ thuộc, một lần nữa không phải là một điều
luật hay quy định về một số điều kiện kỹ thuật bị vi phạm, nhưng nó sẽ
tùy thuộc hoàn toàn vào việc liệu công ty nước ngoài đó có thể thuyết
phục được Đảng Cộng sản Trung Quốc bỏ qua chuyện đó, việc bỏ khiếu nại
thực ra có ích lợi về kinh tế cho Trung Quốc hơn là theo đuổi nó.”
Phòng Thương mại cho biết “thực hiện phân biệt đối xử” của luật chống
độc quyền Trung Quốc có phần chắc vi phạm cam kết của Bắc Kinh đồng ý
khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới.
Nhưng chủ tịch của Hội đồng Ngoại thương Quốc gia ở Washington, ông
William Reinsch, nói khiếu nại có phần chắc chỉ xảy ra nếu Hoa Kỳ nghĩ
sẽ thắng:
“Nếu bạn nhìn vào các kết quả của nhiều vụ kiện thì có một khuynh
huớng là phía khiếu kiện sẽ thắng. Và như tôi nói, điều đó có thể là bởi
vì mọi người không khiếu nại trừ phi họ dám chắc về trường hợp của
mình. Do đó nếu cuối cùng Hoa Kỳ khiếu nại, tôi lạc quan là họ sẽ
thắng.”
Không có quốc gia nào từng có thỉnh cầu tương tự với Tổ chức Thương mại Thế giới.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuần này đã làm dịu mối lo sợ của
các công ty đa quốc gia là các cuộc điều tra của Bắc Kinh đang nhắm vào
các công ty nước ngoài, tái khẳng định với họ rằng việc tiếp cận thị
trường Trung Quốc sẽ được nới lỏng hơn nữa. Ông nhấn mạnh rằng chỉ có
khoảng 10% các công ty bị điều tra là công ty nước ngoài.
Trong những tháng gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia của
Trung Quốc đồng thời cũng điều tra các hãng sản xuất phụ tùng nội địa
và các công ty bảo hiểm.
Người giàu Trung Quốc mơ cho con cái sống ở nơi khác
Cứ trên 2 người giàu nhất là có 1 người muốn rời khỏi Trung Quốc - REUTERS /Carlos Barria
Những
người « siêu giầu » mới của Trung Quốc ngày càng khó thích nghi với bầu
không khí của đất nước mình. Theo một nghiên cứu do ngân hàng Barclays
thực hiện, gần một nửa trong số họ có ý định rời Trung Quốc trong vòng 5
năm tới, chủ yếu là để tạo môi trường giáo dục và việc làm tốt hơn cho
con em mình.
Theo nghiên
cứu trên của ngân hàng Barclays, từ nay tới năm 2019, 47% những người
Trung Quốc giàu nhất muốn rời khỏi đất nước mình, trong khi đó chỉ có
16% người giàu Hồng Kông hay 20% người giàu nhất Singapore có ý định
này.
Một người Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực bất động sản cho biết : « Trên thực tế, phần lớn những người giàu nhất Trung Quốc hiện nay kiếm tiền được là nhờ bất động sản. Họ phải ở gần công việc của mình. Vì thế, một số người sẽ phải từ bỏ ý tưởng định cư quá xa ».
Trong số những người giàu muốn rời Trung Quốc : 78% muốn cho con cái của mình được hưởng một nền giáo dục và môi trường làm việc tốt hơn ; 73% muốn tìm thời cơ tốt hơn cho việc kinh doanh và an ninh hơn ; 18% muốn đi để được hưởng chế độ y tế tốt hơn. Vẫn theo nghiên cứu của Baclays, 30% thích sang định cư tại Hồng Kông, địa điểm ưa thích thứ hai là Canada, chiếm 23%.
Số lượng tỉ phú đô la Trung Quốc ngày càng tăng : năm ngoái có thêm 3,7% tỉ phú mới theo nghiên cứu của nhà xuất bản Hurun chuyên xếp loại các cơ nghiệp Trung Quốc. Trong vòng ba năm tới, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ có khoảng 1,21 triệu triệu phú và 73 000 người « siêu giầu » với khối lượng tài sản của mỗi người vượt ngưỡng 16 triệu đô la.
Một người Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực bất động sản cho biết : « Trên thực tế, phần lớn những người giàu nhất Trung Quốc hiện nay kiếm tiền được là nhờ bất động sản. Họ phải ở gần công việc của mình. Vì thế, một số người sẽ phải từ bỏ ý tưởng định cư quá xa ».
Trong số những người giàu muốn rời Trung Quốc : 78% muốn cho con cái của mình được hưởng một nền giáo dục và môi trường làm việc tốt hơn ; 73% muốn tìm thời cơ tốt hơn cho việc kinh doanh và an ninh hơn ; 18% muốn đi để được hưởng chế độ y tế tốt hơn. Vẫn theo nghiên cứu của Baclays, 30% thích sang định cư tại Hồng Kông, địa điểm ưa thích thứ hai là Canada, chiếm 23%.
Số lượng tỉ phú đô la Trung Quốc ngày càng tăng : năm ngoái có thêm 3,7% tỉ phú mới theo nghiên cứu của nhà xuất bản Hurun chuyên xếp loại các cơ nghiệp Trung Quốc. Trong vòng ba năm tới, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ có khoảng 1,21 triệu triệu phú và 73 000 người « siêu giầu » với khối lượng tài sản của mỗi người vượt ngưỡng 16 triệu đô la.
Thứ ba, 16/09/2014
Nghiên cứu: Gần phân nửa người giàu Trung Quốc muốn rời nước
Tin liên hệ
- Đại học Harvard được hiến tặng khoản tiền kỷ lục
- Lời kêu gọi dân chủ ở Hong Kong lan đến Macau
- Trung Quốc phát hiện mỏ khí lớn ở Biển Đông
- Rong chơi hải đảo thần tiên
- Hong Kong tuần hành cáo buộc Bắc Kinh thất hứa
- Thương binh James Thạch dùng nỗi đau của mình xoa dịu nỗi đau người khác
- Ngôi sao điện ảnh Nhật Bản Yoshiko Yamaguchi qua đời
15.09.2014
Gần một nửa số người giàu Trung Quốc dự định sẽ dọn đến nước khác
sinh sống trong vòng 5 năm tới, theo một cuộc khảo sát mới của công ty
quản lý tài sản và đầu tư Barclays.
Kết quả cuộc khảo sát hơn 2.000 cá nhân có tài sản ròng cao với tổng
trị giá hơn 1,5 tỉ USD cho thấy 47% số người Trung Quốc được hỏi nói họ
muốn dọn đi, so với mức trung bình toàn cầu là 29%.
Những lý do hàng đầu mà người Trung Quốc đưa ra là cơ hội giáo dục và
việc làm tốt hơn cho con cái (78%), ổn định kinh tế và khí hậu trong
lành (73%), và chăm sóc y tế và dịch vụ xã hội tốt hơn (18%). Hong Kong
là điểm đến hàng đầu, kế đến là Canada.
Sau Trung Quốc, Singapore là nước thứ hai có nhiều người giàu mong
muốn rời đi nhất. Người giàu ở Ấn Độ và Mỹ gắn bó với đất nước của mình
nhất, chỉ có 5% và 6% số người được hỏi nói rằng họ sẽ di dời.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là điểm đến hàng đầu cho những người giàu
Singapore, với 30% nói rằng họ muốn chuyển đến sống ở Trung Quốc.
Đến cuối năm 2014, châu Á sẽ trở thành thị trường lớn nhất khu vực về
số lượng triệu phú. Barlays nói rằng châu Á đã sản sinh ra một thế hệ
những người giàu muốn mình và con cái được hưởng nền giáo dục nước
ngoài.
Tính di động xã hội cao hơn cũng khiến những cá nhân giàu có chịu
dành tiền để hiến tặng khắp thế giới. Đầu tháng này, gia đình ông Gerald
Chan, một nhà đầu tư Hong Kong từng theo học ở Đại học Harvard, đã hiến
tặng 350 triệu USD cho Trường Y tế Công của Harvard, khoản quyên góp
lớn nhất trong lịch sử 378 năm của trường đại học này.
Báo cáo của Barclays cũng cho biết đại đa số người được khảo sát,
từng sống ở nhiều nước khác nhau trong cuộc đời họ, về hưu tại nước mà
họ sinh ra. Dù thành công về kinh tế là động lực chính cho những người
giàu có trong phần lớn quãng đời, cảm xúc và tâm lý là yếu tố chi phối
trong giai đoạn sau của cuộc đời, báo cáo cho biết.
Nguồn: wealth.barclays.com, WSJ
PHẠM LƯU VŨ * ĐÁM MỔ BÒ
Đám Mổ Bò
Thứ Bảy, 30 tháng Tám năm 2014 20:11
Tác Giả: Phạm Lưu Vũ
Bài viết về “Đám Mổ Bò” của Phạm Lưu Vũ lột trần bản chất của bọn cường hào ác bá, đầy dẩy trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Nhất là trong xã hội của đám "đỉnh cao trí tuệ" ngày nay.
Mụ cả Nẫm đưa cho lão Sướng gói thuốc lào và nhận từ tay lão tờ giấy bạc lẻ, nhàu nát còn ấm hơi người. Chiếc ti vi treo trong quán vọng ra từng tràng những tiếng hò reo náo nhiệt. Đang có tường thuật bóng đá của giải ngoại hạng Anh. Lão Sướng quay người chui ra khỏi quán, bước về phía chiếc xe, loay hoay mở nút sợi dây thừng. Phía trong quán, chủ tịch Lý vừa quật một quân bài xuống chiếu, vừa hỏi bí thư Tưởng:
- Thế nào bí thư ? Trận này tôi bắt Ác – se – nan, chấp một trái đấy.
Bí thư Tưởng đang nhìn hút theo con bò của lão Sướng, buột miệng nói:
- Được thôi, thì tôi bắt Chen – xi vậy.
Chủ tịch Lý hỏi tiếp.
- Nhai gà, vịt mãi cũng chán mồm. Tuần trước đánh cược con chó nhà lão Cử, anh em được bữa cờ tây ra trò. Trận này bí thư cược gì nào ?
Vẫn mải nhìn con bò cùng lão Sướng đang thong thả rời khỏi tầm mắt, bí thư Tưởng lại buột miệng nói:
- Cược con bò kia của lão Sướng. Chắc không ?
Chủ tịch Lý ngoái đầu nhìn cái phần mông núng nính của con bò vừa đi khuất, nuốt nước bọt đánh ực một cái, cũng buột miệng reo lên:
- Ối Trời! Được con bò ấy mà thịt thì tuyệt hảo. Chắc quá. Nào – bắt tay. Thằng Dần và thằng Chấn chứng kiến nhé. Phen này có thịt bò ngon chén rồi.
Trưởng, phó công an xã Dần, Chấn thấy vụ cá cược có mùi hấp dẫn, lập tức hưởng ứng. Bốn người hỉ hả bắt tay nhau. Mụ cả Nẫm cũng xen vào:
- Tôi đăng kí toàn bộ bạc nhạc đấy nhé, với lại bốn cái cẳng. Bấy nhiêu làm phở chín cũng bán được cả tuần chứ không ít…
Trưởng công an Dần nhanh nhảu ngắt lời mụ:
- Bạc nhạc thì được. Song bốn cẳng thì mụ đừng có mà nằm mơ. Cái đó để anh em vất vả chúng nó nhậu.
Phó công an Chấn tỏ ra hăng hái:
- Em xin chịu trách nhiệm về bộ da. Bộ da ấy tha hồ lành lặn, chắc chắn chất lượng cao. Bọn thuộc da Vĩnh Cửu trên huyện cứ gọi là lác mắt hột. Cái này bán mới được giá. Năm ngoái ta kiếm được năm bộ cả da trâu lẫn da bò, mang bán cho họ thành ra quen biết từ đó đến nay, lại học được chút kiến thức xem da các kiểu.
Bí thư Tưởng gật gù:
- Lâu lắm không được ăn thịt của giống bò tuyền ăn cỏ. Cái thứ thịt bò nuôi bằng thức ăn tăng trọng bây giờ ăn như thịt giả. Thịt tái kiểu gì mà nhợt nhạt, rũ rượi như thịt thằng chết trôi, nước máu chảy ra ều ễu. Thịt ấy nếu không dai ngoách thì cũng bở như đất vách, ăn tuyệt chẳng thấy cái mùi gây gây, béo ngậy đặc trưng của bò đâu.
Chủ tịch Lý nịnh khéo:
- Cả xã đều kính nể kiến thức về bò của bí thư. Đến như mấy anh lãnh đạo huyện, được nghe cái lý luận phân tích về bò của bí thư còn thèm rỏ rãi mà bảo: “Loại bò ấy chỉ có ở thời bao cấp, thuở còn hợp tác xã. Chứ thời này, kiếm đâu ra thứ thịt bò ăn tuyền cỏ ấy mà xơi…”
Bí thư Tưởng được thể, bèn tiếp tục bài giảng:- Các ông nên biết, thịt loại bò ăn tuyền cỏ này tươi rất lâu. Cứ móc cả tảng mà treo lên xà nhà, để đến tận ngày hôm sau, các cơ trong tảng thịt vẫn còn giật giật, giật giật… Sờ tay vào có cảm giác nó dính dính, hút hút, mặt thịt đỏ sậm, lóng lánh ánh kim. Phía bên dưới tuyệt không một giọt nước máu nào nhỏ xuống. Thịt ấy thái mỏng, ngang thớ mà tái thì tuyệt cú, ăn vừa ngọt vừa giòn, cứ như thể nó tan ra trong miệng. Tảng càng lớn, tươi càng lâu. Thịt tươi hút nước vào nên vừa khô vừa dính, đến khi nào tiết nước máu ra là hết tươi. Thịt bò kỵ nhất cắt vụn, cắt vụn không tươi lâu. Phải ăn đến đâu, xẻo đến đấy mà thái. Nếu tay chân, dao thớt cứ sạch khô, không hề dây một giọt máu nào, thì thịt như thế mới đạt tiêu chuẩn.
Mọi người vừa nghe vừa thèm đến nóng cả mặt. Chủ tịch Lý bái phục:
- Vậy bất luận ai thắng cược, thì hai quả mông cứ xin nhường nhà bí thư. Nhà tôi xin tảng vai vậy. Bắp biếc chia cho cánh Công an, Mặt trận. Đầu, đuôi chia Hội phụ nữ… Riêng bộ lòng đánh chén tại chỗ.
Bí thư Tưởng tỏ ra khiêm tốn:
- Được cái mông ấy thì nhà tôi chỉ cần một quả cũng thừa mứa ra rồi. Quả mông kia đem biếu các anh lãnh đạo huyện, các anh ấy cũng rất thèm xơi loại thịt bò thời bao cấp như thế này. Ăn những thứ thời bao cấp hiện đang là một cái mốt ẩm thực. vả lại các ông quên là lâu nay ta chẳng “nói năng” gì, huyện đang có “vấn đề” với ban lãnh đạo xã ta à. Liệu có “yên” vị mà mơ thịt bò ăn cỏ được mãi không ?
Trưởng công an Dần hớn hở vừa quật đánh đét một quân bài xuống chiếu, vừa nói:
- Nhất trí với ý kiến của cả chủ tịch lẫn bí thư. Vậy xin bí thư cho phương hướng giải quyết, đồng thời quyết định ngày ạ.
Bí thư Tưởng kết luận.
- Cái ấy giao cho bên công an, dân phòng các anh lo, triển khai ngay ngày mai càng tốt, không nên hoãn sự sung sướng lại. Nhớ lên kế hoạch thật chu đáo, phải làm sao cho nhân dân luôn tâm phục, khẩu phục mới được…
Bất ngờ phó công an Chấn lại tỏ ra ngập ngừng:
- Em thấy có chỗ hơi khó. Trận trước, con chó của lão Cử thì ta vu cho là chó dại, bắt giết thịt thì được rồi. Nhưng còn con bò này… chả lẽ bảo nó là bò điên ?
Trưởng công an Dần lập tức ngắt lời:
- Chú bởi thật thà nên kém sáng kiến. Chú không biết lão Sướng chuyên trị ngủ trong xe, mặc cho con bò tự kéo về làng hay sao ? Thế thì có khó gì, bò cũng phải chấp hành luật lệ giao thông chứ… Thôi! Chú vì có họ với lão Sướng nên việc ấy để anh giải quyết. Cứ làm đúng tinh thần chỉ đạo của bí thư là được rồi.
Lão Sướng đánh chiếc xe bò vào tận trong làng, nhà lão ở cuối xóm Con Chó. Làng xóm vắng tanh vì người lớn ra đồng, trẻ con đi học, chỉ có những ông già, bà lão ở nhà. Về đến nhà, lão tháo con bò ra khỏi xe, dắt nó ra sau vườn, cột dưới gốc một cây nhãn, quẳng cho nó một ôm cỏ rồi rửa ráy chân tay, vào nhà chuẩn bị đánh một giấc ngủ bù đến trưa. Trước khi đi ngủ, lão không quên kéo một điếu thuốc lào theo thói quen. Sáng nay, lúc ra khỏi chợ lão mới nhớ ra rằng gói thuốc trong người đã hết, nên mới phải dừng lại mua ở quán mụ cả Nẫm.
Ngày nào cũng vậy, cứ ba giờ sáng là lão Sướng thức dậy, đánh chiếc xe bò của mình chở hàng cho mấy bà thầu rau, quả trong làng lên chợ Huyện bán. Chợ cách làng năm sáu cây số, chiếc xe phải đi mất gần hai tiếng. Quãng đường đầy những ổ voi, ổ bò mà lão đã thuộc nằm lòng. Từ làng lên tới chợ có đúng tám mươi mốt cái ổ voi như thế. Mỗi khi lăn bánh qua, chiếc xe bị quăng bên này, quật bên kia như muốn hất mọi thứ đang cõng trên lưng xuống đường. Lão gọi đó là những cái xóc. Tám mươi mốt ổ voi là tám mươi mốt cái xóc. Lúc đi trời còn tối, gặp những cái xóc ấy lão phải để ý giữ cho hàng hoá khỏi rơi, miệng nhắc mấy bà hàng rau đi bộ theo phải cẩn thận kẻo bước hụt. Lúc quay về thì nhẹ nhàng xe không, vả lại trời đã sáng.
Lão cứ việc khoanh tròn trong thùng xe mà thiu thiu ngủ, mặc kệ cho con bò kéo chiếc xe đi. Lão ngủ trong xe rất tài, ngủ mà vẫn không quên, vẫn đếm được chính xác từng cái xóc trong giấc mơ màng. Tới đúng cái xóc thứ tám mươi mốt là lão tỉnh dậy, nắm sợi dây thừng vắt vắt cho con bò rẽ vào trong làng. Trăm ngày như một, không bao giờ lão ngủ quên trong xe. Con bò và chiếc xe là nguồn sống chính của nhà lão gồm bà vợ già, mắt mũi kèm nhèm và hai đứa con dâu dở người đã mấy chục năm nay, suốt ngày thờ thẫn, lúc lên cơn thì xé quần xé áo, lăn lộn cả ra vườn. Chồng chúng nó chết trong chiến tranh, một thằng được công nhận liệt sĩ. Chính nhờ món tiền tuất liệt sĩ ấy của nó mà lão sắm được con bò, sắm từ hồi nó còn là một con bê mới đẻ. Một thằng bị ngưới ta làm thất lạc giấy tờ thành ra mất trắng, chả có danh hiệu với tiêu chuẩn tiêu chiếc gì.
Lão Sướng chưa kịp đi ngủ thì có tiếng gọi to tướng của một anh dân phòng ngoài ngõ, mời lão lên ngay trụ sở dân phòng của xóm để làm việc. Lão Sướng giật thót người. Có việc gì mà phải lên trụ sở dân phòng? Xưa nay nhà lão ăn ở tử tế, chẳng phiền hà đến ai. Hai đứa con dâu dở hơi chỉ suốt ngày tự nhăn nhở với nhau quanh vườn, rủ nhau điên những cái điên hiền lành như bùn đất. Cả con bò cũng được lão đích thân chăn dắt, không để phá lúa hay hoa màu của nhà nào. Càng nghĩ không ra, lão Sướng càng sốt ruột, đành vội vã chạy tới trụ sở dân phòng.
Trụ sở dân phòng trấn ngay đầu xóm. Đó là một căn phòng ba mét nhân ba mét trơ trọi, đội mái tôn nhọn hoắt như cái chóp nón. Đẳng – trưởng xóm đang ngồi sau một cái bàn gỗ bọc phoọc – mi – ca trắng lở lói, hai bên là hai anh dân phòng mặt non choẹt, ngồi im như pho tượng. Trưởng xóm một tay giở quyển sổ, tay kia lăm lăm chiếc máy tính nhỏ, bảo lão Sướng:
- Tôi mời ông đến nộp bổ sung phí giao thông đường làng. Nhà ông còn mấy suất chưa đóng.
Lão Sướng giật nẩy người, ngớ ra.
- Tôi đã đóng đầy đủ cả quý rồi kia mà. Bây giờ mới đầu tháng tư?
Trưởng xóm ôn tồn giải thích:
- Xã mới có điều chỉnh, không như những năm trước chỉ thu theo đầu người. Từ năm nay, phí giao thông áp dụng cả với vật nuôi và phương tiện cho công bằng, có danh mục đóng dấu đỏ kèm theo đây. Con bò nhà ông bốn chân, thu bằng hai suất người. Chiếc xe cũng hai suất, tổng cộng tám suất. Mỗi suất cân rưỡi thóc một tháng, trừ số đã đóng theo cách tính như mọi năm, vị chi là…
- Các anh biết thừa đấy, hai đứa con dâu dở người nhà tôi có bao giờ thò mặt ra đường đâu. Thế mà cũng phải đóng phí giao thông. – Lão
Sướng nhăn nhó.
- Mặc kệ, ai bảo các bà ấy cũng là người. – Trưởng xóm lý luận.
Như chợt nhớ ra điều gì, lão Sướng vội vàng thắc mắc:
- Còn con bò, tôi tưởng phí giao thông đã tính trong thuế đồng rồi cơ mà?
- Thuế đồng thực ra mới chỉ tính trên số diện tích cỏ nó gặm hàng năm. – Trưởng xóm kiên trì giải thích – Nuôi bò, nuôi trâu kể từ năm nay còn phải đóng phí môi trường, bởi nó hay ỉa rơi vãi trên đường. Phí môi trường của bò mười lăm cân thóc một năm.
- Nó ỉa đến đâu, tôi nhặt đến đấy. Chứ có khiến ai phải ngửi hộ đâu. – lão Sướng cố cãi.
- Đề nghị ông ăn nói cho cẩn thận. – Trưởng xóm nhắc nhở rồi tiếp tục mớ lý luận của mình – Lấy gì đảm bảo rằng ông nhặt sạch trăm phần trăm, không sót lại mẩu phân nào trên đường? Thế còn nó đái rong thì sao? Dễ thường ông cũng hứng được chắc.
Lão Sướng hết cách cãi, đành lần túi móc ra một nắm giấy bạc lẻ, vừa đưa cho trưởng xóm, vừa năn nỉ:
- Tôi chỉ còn ngần này, chắc chưa đủ. Còn thiếu bao nhiêu, các anh thư cho đến chiều, để tôi hỏi vay trước mấy bà hàng rau.
- Được thôi! – Trưởng xóm dễ dãi – nhưng ông nhớ tự giác đấy, đừng để chúng tôi phải gọi.
Từ trụ sở dân phòng ra về, trong lòng lão Sướng cứ có cái gì tức anh ách. Lão chẳng lạ gì cả tam đại nhà cái thằng Đẳng – trưởng xóm kia. Nó ngày bé cũng là thằng ăn cắp ăn trộm, học hành dốt đặc cán mai, sở dĩ được làm trưởng xóm là nhờ trên người ta tưởng nhớ đến bố nó. Bố nó còn ít hơn lão mấy tuổi, ngày trước cũng làm chức trưởng xóm trưởng thôn gì đấy. Bỗng một hôm, dân làng phát hiện bố nó treo cổ tự tử ở ngay cây đa đầu làng. Chẳng ai hiểu vì cái gì mà khiến lão phải quyên sinh. Lục trong túi lão, người ta chỉ thấy một mẩu giấy nhỏ ghi vỏn vẹn năm chữ với một cái dấu ba chấm: “Vì nhân dân quên mình…”. Lá thư tuyệt mệnh ngắn ngủi ấy của lão ta làm cho mọi người nhức đầu, nghĩ mãi không ra. Ai cần lão phải quên mình theo kiểu ấy cơ chứ. Về sau, dân làng rỉ tai nhau truyền đi một cách giải thích khác xem ra cũng có lý. Té ra trước đó, lão ta ứng cử hội đồng nhân dân xã nhưng bị trượt, dân quên không bầu lão…
Lão Sướng vừa về đến nhà thì bà Cổn ở xóm Con Lợn tìm đến có việc. Bà bảo:
- Biết bác ngày nào cũng lên chợ Huyện, tôi sang gửi bác ngày mai mua hộ mấy cái nón rộng vành về đội ban đêm.
Lão Sướng tròn mắt ngạc nhiên:
- Sao lại phải đội nón ban đêm, sợ phải gió à ?
Bà Cổn chép miệng:
- Nào ai sợ phải gió phải giếc gì. Ma quỷ còn chả sợ nữa là.
- Thế thì đội nón làm gì? – Lão Sướng rõ ràng chưa hiểu.
Bà Cổn nhả miếng trầu ra cầm trên tay, thong thả giải thích:
- Chả là dạo này, tối tối các ông ấy hay tụ tập chè chén trong nhà mụ Goá Len ở xóm Con Mèo. Mấy lần rồi, chẳng hiểu say xỉn đến mức nào mà lúc về ngang ngõ nhà tôi, các ông ấy phát rồ rủ nhau trèo lên cây nhãn nhà lão Trạch, mỗi ông leo ra một chạc cây rồi ỉa đái đầy cả xuống đường, có tay còn nôn thốc, nôn tháo nữa. Bà cháu tôi đi về qua bị dây hết cả quần áo. Xóm Gà, xóm Vịt cũng có mấy người từng bị cứt rơi xuống đầu như thế. Thành ra bây giờ, ban đêm có việc ra đường ai cũng phải đội nón. Nào ai biết các ông ấy đang phát rồ trên cái cây nào để mà đề phòng…
- Thế sao lúc ấy bà không mắng cho họ một trận – lão Sướng bảo.
Bà Cổn nhìn lão như nhìn một người ngoài hành tinh:
- Bác biết họ là ai rồi mà còn dám nói thế à. Tức mấy cũng phải ngậm trong miệng. Lôi thôi họ nhân đà say, sai người bắt giải về uỷ ban thì có mà khốn. Nói thế thôi, chứ chẳng ai lại đi chấp những người say làm gì.
Thì ra là vậy. Lão Sướng biết ngay việc này đầu têu ở cái anh bí thư Tưởng. Lão biết anh ta từ hồi còn nhỏ, hắn có thói quen hay ỉa trên cây, rất mê ỉa trên cây. Nhà anh ta có cây sung lả ra bờ ao, cả nhà quanh năm trèo lên cây sung ấy ỉa xuống ao để nuôi cá. Sau này lớn lên, anh ta ra gánh vác việc làng, việc xã, thói quen ấy dần dần không còn. Song con người ta không biết thế nào mà nói trước được. Nhất là những lúc say xỉn, không làm chủ được ý nghĩ của mình nữa thì cái bản năng xưa nó lại trỗi dậy chưa biết chừng. Còn những tay kia, chắc là a dua, nịnh nọt anh bí thư cho có hội, có phường vậy thôi.
Bà Cổn về lâu rồi mà lão Sướng cứ suy nghĩ vẩn vả mãi về cái vụ dân làng phải đội nón đi đêm kia. Liên hệ với việc phải đóng phí môi trường của con bò, trong đầu lão chợt bật lên một ý nghĩ phản kháng ngầm rất chi là… hả lòng hả dạ. Rằng cứ theo như ý nghĩa của cái phí môi trường kia, thì đáng lẽ bọn họ phải đóng mỗi người bằng ba bốn suất con bò nhà lão… Song đó chỉ là ý nghĩ thôi, thế cũng đủ hả lắm rồi, đố bao giờ lão dám nói ra mồm.
Lão Sướng ngủ bù một giấc đến giữa trưa thì thức dậy, cùng vợ con ăn qua loa mấy bát cơm dưa mắm rồi dắt bò ra cánh đồng chăn, vừa chăn, lão vừa tranh thủ cắt ít cỏ, hoặc vơ lá lảu về cho con bò ăn đêm. Không như những dân chuyên nuôi bò thịt, lão tuyệt đối không cho con bò của mình ăn thức ăn tăng trọng. Thứ ấy tuy có làm cho nó béo tốt, tăng cân. Nhưng chỉ là béo bệu, rất mau xuống sức, và nhất là không thể kéo nặng được.
Chiều về, lão không quên tắm rửa, kì cọ cho toàn thân nó sạch óng dưới ráng chiều. Lão chăm chút cho con bò còn hơn cả bản thân lão. Những ngày mùa đông tháng giá, không đun nước tắm cho nó được thì lão tắm khan. Lão cẩn thận dùng bàn chải, chải kĩ từng xăng ti mét vuông mình mẩy xuống đến tận bốn chân con bò, không để một mẩu bùn đất hoặc một con ve nhỏ bé nào bám vào. Được chăm sóc kĩ càng như thế, con bò của lão lúc nào cũng khoẻ mạnh, béo mượt. Ai trông thấy nó cũng thích mắt, thèm thuồng.Lão Sướng là người chỉ sướng ở mỗi cái tên. Đời lão đã gặp nhiều mất mát, nhất là mất đứt cả hai thằng con trai, đến nỗi vợ lão khóc lòa cả hai mắt. Hai đứa con dâu trời xui đất khiến thế nào, lại nhất tề rủ nhau cùng dở người để lão phải nuôi báo cô. May mà lão sắm được cỗ xe với con bò, lại có việc quanh năm thành ra ngày cũng kiếm được vài cân gạo, đủ cho bốn kiếp người với một kiếp bò đắp đổi lần hồi. Cuộc đời nhờ vào những cái tẻ nhạt đâm ra lại có vẻ yên bình, mặc dù sự mất mát đã biến thành những vết sẹo to lớn biết đi. Lão chẳng còn cái thú nào khác ngoài việc sáng nào cũng thiu thiu đếm những cái xóc trong giấc mơ từ chợ Huyện về làng. Một… Hai… Ba… Bốn… Năm… Tám mươi mốt cái lúc đi, lại tám mươi mốt cái lúc về… Cứ như thể trời đã khoán sẵn những cái xóc ấy cho số phận của lão. Mỗi lần chiếc xe lắc qua lắc lại, mài người lão mấy cái xuống sàn, chiếc máy đếm đâu đó trong đầu lão lại ghi nhớ cái số đếm ấy vào một giấc mơ nhẹ nhàng, tới đúng số tám mươi mốt là về đến làng…
Có tiếng người quát tháo dưới đường làm lão Sướng giật mình, ra khỏi cơn mơ màng. Chiếc xe và con bò của lão đã đột ngột dừng lại, điều chưa từng xảy ra bao giờ. Lão ngủ quên chăng ? Không thể nào. Giấc mơ vừa rồi nhắc cho lão biết chắc chắn rằng vừa mới qua cái xóc thứ sáu mươi, còn hai mươi mốt cái xóc nữa mới về đến làng. Có chuyện gì vừa xảy ra. Lão vội vàng mắt nhắm mắt mở, lập cập trèo xuống khỏi thùng xe.
Sáu bảy người toàn công an, dân phòng đang quây quanh chiếc xe và con bò như vừa đội đất chui lên, dẫn đầu là Dần – trưởng công an xã.
- Con bò của ông vi phạm luật lệ giao thông, gây tai nạn nghiêm trọng. – Trưởng công an Dần vừa dõng dạc nói với lão Sướng, vừa chỉ tay sang phía vệ đường, rồi lại chỉ vào gầm chiếc xe.
Lão Sướng nhìn theo cánh tay chỉ của trưởng công an xã. Bấy giờ lão mới hoảng hồn khi thấy một người đang nằm thu lu, hai tay ôm đầu, cố rặn ra mấy tiếng rống như bò rống. Con bò thì vẫn im lặng, ngơ ngác không hiểu những con người hiện hữu đây đang làm cái trò gì. Sau lưng nó, một chiếc xe máy Trung Quốc nằm chắn ngang, vừa vặn chạm hai bánh của nó vào hai bánh của cỗ xe bò, khéo như có người khiêng đặt vào vậy.
Có cái gì không bình thường ở cái gã đang nằm rống bên vệ đường kia. Chẳng biết nó là con cái nhà ai? Lão Sướng tiến tới chỗ gã, định cúi xuống nâng nó dậy. Ngay lập tức, một bàn tay túm vai lão kéo lại:
- Yêu cầu ông không được động đến nạn nhân. Đây không phải việc của ông – tiếng một công an viên.
Lão Sướng còn chưa kịp có phản ứng gì thì trưởng công an Dần đã nhanh nhẹn phân công:
- Tính mạng nhân dân là quan trọng. Hai đồng chí khẩn trương chở nạn nhân đi trạm xá cấp cứu. Một đồng chí đo đạc, đánh dấu hiện trường. Còn lại theo tôi áp tải chủ xe cùng tang vật về trụ sở uỷ ban để giải quyết.
Cả người, xe và con bò cùng bị dong về trụ sở uỷ ban. Lão Sướng bị tống vào một căn phòng cuối dãy nhà ngang, có một công an viên ngồi canh ngoài cửa, chờ lập biên bản, khám nghiệm hiện trường. Hồi lâu sau, trưởng công an Dần cho dẫn lão lên, đặt trước mặt lão một xấp biên bản đã thảo sẵn. Trưởng công an xã vừa đọc, vừa giải thích vào tai lão:- Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, con bò của ông lưu thông lấn sang phần đường dành cho chiều ngược lại. Theo luật, ông bị phạt hai trăm ngàn đồng, giữ phương tiện (cả con bò và chiếc xe) hai mươi ngày. Đề nghị ông kí vào biên bản thay cho con bò.
Sự việc đã hai năm rõ mười. Lão Sướng có muốn cãi cũng không được, đành cầm bút nguệch ngoạc vào tờ biên bản, mặt mũi tái xanh như tàu lá. Trưởng công an xã chờ cho lão kí xong xuôi, mới nói tiếp:
- Riêng vụ tai nạn gây ra cho người và chiếc xe kia, chúng tôi còn chờ kết quả giám định phương tiện, xác minh thương tật thì mới tính toán được mức bồi thường. Vì vậy chúng tôi buộc phải giữ ông lại uỷ ban để chờ giải quyết.
Lão Sướng nghe đến đó thì hoảng lạnh cả sống lưng. Bấy giờ lý trí của lão mới có vẻ dần dần được khôi phục. Lão cất giọng xin xỏ:
- Xin các ông chiếu cố hoàn cảnh tôi là gia đình liệt sĩ…
- Tôi biết, tôi biết! – Trưởng công an xã vội ngắt lời – Chính vì thế trong biên bản không ghi ông là người vi phạm luật giao thông, cũng không ghi ông là người gây ra tai nạn, mà tất cả là do con bò. Thậm chí lúc tai nạn xảy ra, ông còn đang ngủ khì nữa kìa. Có điều ông là chủ của con bò thì phải bồi thường thay cho nó là lẽ đương nhiên. Chúng tôi giải quyết bất cứ việc gì cũng nghĩ đến tình trước, lý sau…
Lão Sướng nhìn con bò đang bị buộc dưới trời nắng chang chang mà đứt từng khúc ruột. Khuôn mặt già nua, đầy nếp nhăn của lão ràn rụa nước mắt. Đến trưa thì bà vợ lòa của lão được báo đã mang cỏ lên cho con bò, mang cả cơm cho lão. Lão cố trệu trạo nhai, cố nghèn nghẹn nuốt những miếng cơm trộn lẫn nước mắt, nhơn nhớt như được chan bằng canh rau đay, rau mồng tơi.
Quá trưa thì Chấn – phó công an xã mò tới. Lão Sướng mừng rỡ như bắt được vàng, đầu lão loé lên một tia hy vọng. Lão vội vã thều thào:
- Cháu xem có cách nào cứu con bò, cứu chú với Chấn ơi !
Phó công an Chấn cố làm ra vẻ thiểu não, ngồi xuống bên lão bảo:- Gay lắm chú ạ. Con bò lưu thông trái đường, phạt hai trăm thì chịu rồi, giữ hai mươi ngày thì cháu có thể xin giảm bớt được. Song còn cái vụ bồi thường kia, nghe nói bị gãy hai dẻ xương sườn. Chưa biết họ đòi bao nhiêu.
Khoảng giữa buổi chiều, trưởng công an Dần lại cho dẫn lão lên. Dần thông báo luôn:
- Báo để ông mừng. Tai nạn không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nạn nhân chỉ bị gãy hai dẻ xương sườn. Chiếc xe cũng đã có kết quả giám định hư hỏng. Đây là yêu cầu bồi thường của người bị hại, công an chúng tôi để hai bên tự giải quyết với nhau. Nếu phía bên kia đồng ý bãi nại, chúng tôi sẽ cho ông về.
Lão Sướng ù cả tai khi nghe đến số tiền phải bồi thường. Năm triệu cho tiền thuốc men, bốn triệu sửa chữa chiếc xe máy Trung Quốc. Cộng cả tiền phạt là chín triệu hai. Đời lão chưa bao giờ có món tiền to đến thế, gần bằng ba con bò… Lão luống cuống đến mức lăn đùng ra khỏi ghế, chẳng biết phải trả lời thế nào. Trưởng công an xã hất hàm, hai công an viên phải túm lão dậy, dìu xuống căn phòng lúc nãy để lão nằm mà nghĩ cho bình tĩnh.
Xâm xẩm tối, phó công an Chấn đến dúi vào tay lão cái bánh bao rồi bảo:
- Cháu năn nỉ mãi, họ mới đồng ý không đòi tiền tiếc gì cả, chỉ phải đền con bò cho họ là xong xuôi chú ạ. Thôi thì cũng là cái vận cái hạn, đó là cái giá rẻ nhất, ngoài ra không còn cách nào khác. Chú cứ suy nghĩ đi. Nếu chịu mất con bò thì lập tức cháu bảo họ thả chú về nhà…
Mất con bò ? Lão Sướng chưa bao giờ dám nghĩ đến điều đó. Mất con bò là mất đứt nguồn sống duy nhất của cả nhà lão. Vợ chồng già và hai đứa báo cô kia chỉ còn cách dắt nhau lên chợ Huyện ăn xin. Lão đau quá, ân hận quá. Giá lão đừng có cái thú mơ màng đếm những cái xóc kia, mà điều khiển con bò cho cẩn thận. Từ nay, dù có muốn lão cũng không còn cơ hội được đếm những cái xóc ấy trong giấc mơ nữa rồi. Bò ơi! Con trai ơi! cha có lỗi với các con, có lỗi với số phận của cha, của cả ba người đàn bà đang sống kiếp đời thừa kia…
Bây giờ còn biết làm thế nào ? Lão chợt nhớ hôm nọ ở chợ, có một bà già trỏ lão mà bảo: “ông năm nay cẩn thận kẻo gặp phải hạn to…”. Đời lão chẳng bao giờ tin vào sự bói toán, huống chi năm nay lão đã ngoài bẩy mươi, các cụ ngày trước bảo đó là cái tuổi hết trạch, quỷ thần đã tha rồi, còn phải kiêng kị gì nữa. Rốt cuộc lão vẫn gặp hạn ở cái xóc thứ sáu mươi…
Sáng sớm hôm sau, khi phó công an Chấn mở cửa phòng thì lão Sướng đã rũ ra như một tấm giẻ rách, khuôn mặt nhăn nhúm đen sạm lại, ngô nghê y hệt hai đứa con dâu lão lúc lên cơn. Biện pháp giữ người quả nhiên có tác dụng. Phó công an Chấn vồn vã:
- Chú đồng ý rồi chứ ? Vậy chú điểm chỉ vào tờ giấy này, rồi cháu bảo họ đưa chú về nhà.
Lão Sướng có còn con đường nào để mà chọn nữa đâu. Vả lại, lý trí của lão đã kịp chia tay với lão từ đêm hôm qua rồi. Một con bò, chứ mười con bò đối với lão bây giờ cũng thế. Sân uỷ ban hôm nay nhộn nhịp khác thường. Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể… tề tựu không sót một ai. Tiếng trưởng công an Dần oang oang gọi người này, quát người kia, phân công công việc túi bụi. Bản thông báo về vụ tai nạn có kí tên, đóng dấu của trưởng công an xã dán la liệt khắp nơi. Con bò của lão Sướng đã được dắt ra cột ở giữa sân. Trước mặt nó là một chiếc búa tạ và một cái chậu to tổ bố. Có mấy người cởi trần trùng trục, bắp thịt cuồn cuộn đang huơ lên những con dao bầu sáng loáng.
Lão Sướng như người mộng du bước qua chỗ con bò. Nó bị bỏ đói suốt đêm qua, giờ đang cố rống lên những tiếng rống cuối cùng, những tiếng rống âm u đã bắt đầu nhuốm mùi tanh tanh của địa ngục. Lão cụp mắt, không dám nhìn thẳng vào nó nữa. Cứ như thế, lão lầm lũi bước đi, hai bên là hai anh dân phòng có nhiệm vụ hộ vệ lão về đến tận nhà. Đang đi, chợt nghe phía sau có một tiếng “bộp” khô khốc, ngay sau đó là một cái gì vừa đổ vật xuống. Tiếng rống đã im bặt. Đất dưới chân như bị rung lên, tiếng “bộp” kia vừa giáng vào gáy con bò, hay là giáng vào gáy lão. Lão Sướng tối sầm mắt lại, giơ hai tay lên trời rồi lảo đảo khuỵu xuống. Sau lưng lão, sân uỷ ban tưng bừng không khí đình đám, bấy giờ mới thực sự diễn ra một đám mổ bò.
Đám mổ bò hôm ấy náo nhiệt đến tận trưa. Sau khi chia phần đâu đấy, bộ lòng bò vĩ đại được chế biến tại chỗ cho những người lâu nay vất vả vì việc dân, việc xã liên hoan chè chén với nhau suốt cả buổi chiều, lại còn say sưa ca hát đến tận nửa đêm…
Mờ sáng hôm sau, trên con đường quen thuộc từ làng lên chợ Huyện, người ta thấy có bốn bóng người lầm lũi dắt nhau đi. Không ai khác, chính là lão Sướng, bà vợ lòa và hai đứa con dâu dở hơi. Bốn người cùng túm vào một đoạn dây thừng do lão Sướng nắm một đầu dây. Lão dẫn họ lên chợ để đổi sang kiếp ăn xin. Nhưng lão còn phải đếm lại một lần cuối cùng, không phải trong giấc mơ, lần lượt tám mươi mốt cái xóc này nữa, thì mới tới được cái đích ăn xin của kiếp mình, kiếp vợ lão, và hai đứa con dâu báo cô của lão…
Thứ Bảy, 30 tháng Tám năm 2014 20:11
Tác Giả: Phạm Lưu Vũ
Bài viết về “Đám Mổ Bò” của Phạm Lưu Vũ lột trần bản chất của bọn cường hào ác bá, đầy dẩy trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Nhất là trong xã hội của đám "đỉnh cao trí tuệ" ngày nay.
Đúng
cái xóc thứ tám mươi mốt, lão Sướng choàng tỉnh. Nằm trong xe, lão với
tay vớ sợi dây thừng, giật mũi cho con bò dừng lại rồi trèo xuống khỏi
thùng xe. Lão dắt con bò cùng chiếc xe tới một gốc cây bên kia đường,
cột lại tử tế, đoạn bước sang quán mụ cả Nẫm, hỏi mua gói thuốc lào.
Mặt
trời đã lên nửa con sào, dân làng đi làm đồng hết, tưởng trong quán
không có ai. Té ra có cả mấy người đang ngồi lố nhố trên chiếc phản kê
phía trong quán. Lão Sướng hơi giật mình nhận ra những gương mặt quen
thuộc, vội cất tiếng: “chào các ông ạ”. Người ngồi trong cùng, dựa lưng
vào tường, quay mặt ra phía ngoài là Tưởng – Bí thư. Hai bên là Dần,
Chấn – trưởng, phó công an xã. Chấn còn là cháu họ của lão, gọi lão bằng
chú. Một người ngồi quay lưng ra cửa quán, không cần nhìn mặt, lão
Sướng cũng nhận ra đó là Lý – chủ tịch. Bốn người không ai để ý đến lão.
Hình như họ đang mải đang chơi bài.
Mụ cả Nẫm đưa cho lão Sướng gói thuốc lào và nhận từ tay lão tờ giấy bạc lẻ, nhàu nát còn ấm hơi người. Chiếc ti vi treo trong quán vọng ra từng tràng những tiếng hò reo náo nhiệt. Đang có tường thuật bóng đá của giải ngoại hạng Anh. Lão Sướng quay người chui ra khỏi quán, bước về phía chiếc xe, loay hoay mở nút sợi dây thừng. Phía trong quán, chủ tịch Lý vừa quật một quân bài xuống chiếu, vừa hỏi bí thư Tưởng:
- Thế nào bí thư ? Trận này tôi bắt Ác – se – nan, chấp một trái đấy.
Bí thư Tưởng đang nhìn hút theo con bò của lão Sướng, buột miệng nói:
- Được thôi, thì tôi bắt Chen – xi vậy.
Chủ tịch Lý hỏi tiếp.
- Nhai gà, vịt mãi cũng chán mồm. Tuần trước đánh cược con chó nhà lão Cử, anh em được bữa cờ tây ra trò. Trận này bí thư cược gì nào ?
Vẫn mải nhìn con bò cùng lão Sướng đang thong thả rời khỏi tầm mắt, bí thư Tưởng lại buột miệng nói:
- Cược con bò kia của lão Sướng. Chắc không ?
Chủ tịch Lý ngoái đầu nhìn cái phần mông núng nính của con bò vừa đi khuất, nuốt nước bọt đánh ực một cái, cũng buột miệng reo lên:
- Ối Trời! Được con bò ấy mà thịt thì tuyệt hảo. Chắc quá. Nào – bắt tay. Thằng Dần và thằng Chấn chứng kiến nhé. Phen này có thịt bò ngon chén rồi.
Trưởng, phó công an xã Dần, Chấn thấy vụ cá cược có mùi hấp dẫn, lập tức hưởng ứng. Bốn người hỉ hả bắt tay nhau. Mụ cả Nẫm cũng xen vào:
- Tôi đăng kí toàn bộ bạc nhạc đấy nhé, với lại bốn cái cẳng. Bấy nhiêu làm phở chín cũng bán được cả tuần chứ không ít…
Trưởng công an Dần nhanh nhảu ngắt lời mụ:
- Bạc nhạc thì được. Song bốn cẳng thì mụ đừng có mà nằm mơ. Cái đó để anh em vất vả chúng nó nhậu.
Phó công an Chấn tỏ ra hăng hái:
- Em xin chịu trách nhiệm về bộ da. Bộ da ấy tha hồ lành lặn, chắc chắn chất lượng cao. Bọn thuộc da Vĩnh Cửu trên huyện cứ gọi là lác mắt hột. Cái này bán mới được giá. Năm ngoái ta kiếm được năm bộ cả da trâu lẫn da bò, mang bán cho họ thành ra quen biết từ đó đến nay, lại học được chút kiến thức xem da các kiểu.
Bí thư Tưởng gật gù:
- Lâu lắm không được ăn thịt của giống bò tuyền ăn cỏ. Cái thứ thịt bò nuôi bằng thức ăn tăng trọng bây giờ ăn như thịt giả. Thịt tái kiểu gì mà nhợt nhạt, rũ rượi như thịt thằng chết trôi, nước máu chảy ra ều ễu. Thịt ấy nếu không dai ngoách thì cũng bở như đất vách, ăn tuyệt chẳng thấy cái mùi gây gây, béo ngậy đặc trưng của bò đâu.
Chủ tịch Lý nịnh khéo:
- Cả xã đều kính nể kiến thức về bò của bí thư. Đến như mấy anh lãnh đạo huyện, được nghe cái lý luận phân tích về bò của bí thư còn thèm rỏ rãi mà bảo: “Loại bò ấy chỉ có ở thời bao cấp, thuở còn hợp tác xã. Chứ thời này, kiếm đâu ra thứ thịt bò ăn tuyền cỏ ấy mà xơi…”
Bí thư Tưởng được thể, bèn tiếp tục bài giảng:- Các ông nên biết, thịt loại bò ăn tuyền cỏ này tươi rất lâu. Cứ móc cả tảng mà treo lên xà nhà, để đến tận ngày hôm sau, các cơ trong tảng thịt vẫn còn giật giật, giật giật… Sờ tay vào có cảm giác nó dính dính, hút hút, mặt thịt đỏ sậm, lóng lánh ánh kim. Phía bên dưới tuyệt không một giọt nước máu nào nhỏ xuống. Thịt ấy thái mỏng, ngang thớ mà tái thì tuyệt cú, ăn vừa ngọt vừa giòn, cứ như thể nó tan ra trong miệng. Tảng càng lớn, tươi càng lâu. Thịt tươi hút nước vào nên vừa khô vừa dính, đến khi nào tiết nước máu ra là hết tươi. Thịt bò kỵ nhất cắt vụn, cắt vụn không tươi lâu. Phải ăn đến đâu, xẻo đến đấy mà thái. Nếu tay chân, dao thớt cứ sạch khô, không hề dây một giọt máu nào, thì thịt như thế mới đạt tiêu chuẩn.
Mọi người vừa nghe vừa thèm đến nóng cả mặt. Chủ tịch Lý bái phục:
- Vậy bất luận ai thắng cược, thì hai quả mông cứ xin nhường nhà bí thư. Nhà tôi xin tảng vai vậy. Bắp biếc chia cho cánh Công an, Mặt trận. Đầu, đuôi chia Hội phụ nữ… Riêng bộ lòng đánh chén tại chỗ.
Bí thư Tưởng tỏ ra khiêm tốn:
- Được cái mông ấy thì nhà tôi chỉ cần một quả cũng thừa mứa ra rồi. Quả mông kia đem biếu các anh lãnh đạo huyện, các anh ấy cũng rất thèm xơi loại thịt bò thời bao cấp như thế này. Ăn những thứ thời bao cấp hiện đang là một cái mốt ẩm thực. vả lại các ông quên là lâu nay ta chẳng “nói năng” gì, huyện đang có “vấn đề” với ban lãnh đạo xã ta à. Liệu có “yên” vị mà mơ thịt bò ăn cỏ được mãi không ?
Trưởng công an Dần hớn hở vừa quật đánh đét một quân bài xuống chiếu, vừa nói:
- Nhất trí với ý kiến của cả chủ tịch lẫn bí thư. Vậy xin bí thư cho phương hướng giải quyết, đồng thời quyết định ngày ạ.
Bí thư Tưởng kết luận.
- Cái ấy giao cho bên công an, dân phòng các anh lo, triển khai ngay ngày mai càng tốt, không nên hoãn sự sung sướng lại. Nhớ lên kế hoạch thật chu đáo, phải làm sao cho nhân dân luôn tâm phục, khẩu phục mới được…
Bất ngờ phó công an Chấn lại tỏ ra ngập ngừng:
- Em thấy có chỗ hơi khó. Trận trước, con chó của lão Cử thì ta vu cho là chó dại, bắt giết thịt thì được rồi. Nhưng còn con bò này… chả lẽ bảo nó là bò điên ?
Trưởng công an Dần lập tức ngắt lời:
- Chú bởi thật thà nên kém sáng kiến. Chú không biết lão Sướng chuyên trị ngủ trong xe, mặc cho con bò tự kéo về làng hay sao ? Thế thì có khó gì, bò cũng phải chấp hành luật lệ giao thông chứ… Thôi! Chú vì có họ với lão Sướng nên việc ấy để anh giải quyết. Cứ làm đúng tinh thần chỉ đạo của bí thư là được rồi.
Lão Sướng đánh chiếc xe bò vào tận trong làng, nhà lão ở cuối xóm Con Chó. Làng xóm vắng tanh vì người lớn ra đồng, trẻ con đi học, chỉ có những ông già, bà lão ở nhà. Về đến nhà, lão tháo con bò ra khỏi xe, dắt nó ra sau vườn, cột dưới gốc một cây nhãn, quẳng cho nó một ôm cỏ rồi rửa ráy chân tay, vào nhà chuẩn bị đánh một giấc ngủ bù đến trưa. Trước khi đi ngủ, lão không quên kéo một điếu thuốc lào theo thói quen. Sáng nay, lúc ra khỏi chợ lão mới nhớ ra rằng gói thuốc trong người đã hết, nên mới phải dừng lại mua ở quán mụ cả Nẫm.
Ngày nào cũng vậy, cứ ba giờ sáng là lão Sướng thức dậy, đánh chiếc xe bò của mình chở hàng cho mấy bà thầu rau, quả trong làng lên chợ Huyện bán. Chợ cách làng năm sáu cây số, chiếc xe phải đi mất gần hai tiếng. Quãng đường đầy những ổ voi, ổ bò mà lão đã thuộc nằm lòng. Từ làng lên tới chợ có đúng tám mươi mốt cái ổ voi như thế. Mỗi khi lăn bánh qua, chiếc xe bị quăng bên này, quật bên kia như muốn hất mọi thứ đang cõng trên lưng xuống đường. Lão gọi đó là những cái xóc. Tám mươi mốt ổ voi là tám mươi mốt cái xóc. Lúc đi trời còn tối, gặp những cái xóc ấy lão phải để ý giữ cho hàng hoá khỏi rơi, miệng nhắc mấy bà hàng rau đi bộ theo phải cẩn thận kẻo bước hụt. Lúc quay về thì nhẹ nhàng xe không, vả lại trời đã sáng.
Lão cứ việc khoanh tròn trong thùng xe mà thiu thiu ngủ, mặc kệ cho con bò kéo chiếc xe đi. Lão ngủ trong xe rất tài, ngủ mà vẫn không quên, vẫn đếm được chính xác từng cái xóc trong giấc mơ màng. Tới đúng cái xóc thứ tám mươi mốt là lão tỉnh dậy, nắm sợi dây thừng vắt vắt cho con bò rẽ vào trong làng. Trăm ngày như một, không bao giờ lão ngủ quên trong xe. Con bò và chiếc xe là nguồn sống chính của nhà lão gồm bà vợ già, mắt mũi kèm nhèm và hai đứa con dâu dở người đã mấy chục năm nay, suốt ngày thờ thẫn, lúc lên cơn thì xé quần xé áo, lăn lộn cả ra vườn. Chồng chúng nó chết trong chiến tranh, một thằng được công nhận liệt sĩ. Chính nhờ món tiền tuất liệt sĩ ấy của nó mà lão sắm được con bò, sắm từ hồi nó còn là một con bê mới đẻ. Một thằng bị ngưới ta làm thất lạc giấy tờ thành ra mất trắng, chả có danh hiệu với tiêu chuẩn tiêu chiếc gì.
Lão Sướng chưa kịp đi ngủ thì có tiếng gọi to tướng của một anh dân phòng ngoài ngõ, mời lão lên ngay trụ sở dân phòng của xóm để làm việc. Lão Sướng giật thót người. Có việc gì mà phải lên trụ sở dân phòng? Xưa nay nhà lão ăn ở tử tế, chẳng phiền hà đến ai. Hai đứa con dâu dở hơi chỉ suốt ngày tự nhăn nhở với nhau quanh vườn, rủ nhau điên những cái điên hiền lành như bùn đất. Cả con bò cũng được lão đích thân chăn dắt, không để phá lúa hay hoa màu của nhà nào. Càng nghĩ không ra, lão Sướng càng sốt ruột, đành vội vã chạy tới trụ sở dân phòng.
Trụ sở dân phòng trấn ngay đầu xóm. Đó là một căn phòng ba mét nhân ba mét trơ trọi, đội mái tôn nhọn hoắt như cái chóp nón. Đẳng – trưởng xóm đang ngồi sau một cái bàn gỗ bọc phoọc – mi – ca trắng lở lói, hai bên là hai anh dân phòng mặt non choẹt, ngồi im như pho tượng. Trưởng xóm một tay giở quyển sổ, tay kia lăm lăm chiếc máy tính nhỏ, bảo lão Sướng:
- Tôi mời ông đến nộp bổ sung phí giao thông đường làng. Nhà ông còn mấy suất chưa đóng.
Lão Sướng giật nẩy người, ngớ ra.
- Tôi đã đóng đầy đủ cả quý rồi kia mà. Bây giờ mới đầu tháng tư?
Trưởng xóm ôn tồn giải thích:
- Xã mới có điều chỉnh, không như những năm trước chỉ thu theo đầu người. Từ năm nay, phí giao thông áp dụng cả với vật nuôi và phương tiện cho công bằng, có danh mục đóng dấu đỏ kèm theo đây. Con bò nhà ông bốn chân, thu bằng hai suất người. Chiếc xe cũng hai suất, tổng cộng tám suất. Mỗi suất cân rưỡi thóc một tháng, trừ số đã đóng theo cách tính như mọi năm, vị chi là…
- Các anh biết thừa đấy, hai đứa con dâu dở người nhà tôi có bao giờ thò mặt ra đường đâu. Thế mà cũng phải đóng phí giao thông. – Lão
Sướng nhăn nhó.
- Mặc kệ, ai bảo các bà ấy cũng là người. – Trưởng xóm lý luận.
Như chợt nhớ ra điều gì, lão Sướng vội vàng thắc mắc:
- Còn con bò, tôi tưởng phí giao thông đã tính trong thuế đồng rồi cơ mà?
- Thuế đồng thực ra mới chỉ tính trên số diện tích cỏ nó gặm hàng năm. – Trưởng xóm kiên trì giải thích – Nuôi bò, nuôi trâu kể từ năm nay còn phải đóng phí môi trường, bởi nó hay ỉa rơi vãi trên đường. Phí môi trường của bò mười lăm cân thóc một năm.
- Nó ỉa đến đâu, tôi nhặt đến đấy. Chứ có khiến ai phải ngửi hộ đâu. – lão Sướng cố cãi.
- Đề nghị ông ăn nói cho cẩn thận. – Trưởng xóm nhắc nhở rồi tiếp tục mớ lý luận của mình – Lấy gì đảm bảo rằng ông nhặt sạch trăm phần trăm, không sót lại mẩu phân nào trên đường? Thế còn nó đái rong thì sao? Dễ thường ông cũng hứng được chắc.
Lão Sướng hết cách cãi, đành lần túi móc ra một nắm giấy bạc lẻ, vừa đưa cho trưởng xóm, vừa năn nỉ:
- Tôi chỉ còn ngần này, chắc chưa đủ. Còn thiếu bao nhiêu, các anh thư cho đến chiều, để tôi hỏi vay trước mấy bà hàng rau.
- Được thôi! – Trưởng xóm dễ dãi – nhưng ông nhớ tự giác đấy, đừng để chúng tôi phải gọi.
Từ trụ sở dân phòng ra về, trong lòng lão Sướng cứ có cái gì tức anh ách. Lão chẳng lạ gì cả tam đại nhà cái thằng Đẳng – trưởng xóm kia. Nó ngày bé cũng là thằng ăn cắp ăn trộm, học hành dốt đặc cán mai, sở dĩ được làm trưởng xóm là nhờ trên người ta tưởng nhớ đến bố nó. Bố nó còn ít hơn lão mấy tuổi, ngày trước cũng làm chức trưởng xóm trưởng thôn gì đấy. Bỗng một hôm, dân làng phát hiện bố nó treo cổ tự tử ở ngay cây đa đầu làng. Chẳng ai hiểu vì cái gì mà khiến lão phải quyên sinh. Lục trong túi lão, người ta chỉ thấy một mẩu giấy nhỏ ghi vỏn vẹn năm chữ với một cái dấu ba chấm: “Vì nhân dân quên mình…”. Lá thư tuyệt mệnh ngắn ngủi ấy của lão ta làm cho mọi người nhức đầu, nghĩ mãi không ra. Ai cần lão phải quên mình theo kiểu ấy cơ chứ. Về sau, dân làng rỉ tai nhau truyền đi một cách giải thích khác xem ra cũng có lý. Té ra trước đó, lão ta ứng cử hội đồng nhân dân xã nhưng bị trượt, dân quên không bầu lão…
Lão Sướng vừa về đến nhà thì bà Cổn ở xóm Con Lợn tìm đến có việc. Bà bảo:
- Biết bác ngày nào cũng lên chợ Huyện, tôi sang gửi bác ngày mai mua hộ mấy cái nón rộng vành về đội ban đêm.
Lão Sướng tròn mắt ngạc nhiên:
- Sao lại phải đội nón ban đêm, sợ phải gió à ?
Bà Cổn chép miệng:
- Nào ai sợ phải gió phải giếc gì. Ma quỷ còn chả sợ nữa là.
- Thế thì đội nón làm gì? – Lão Sướng rõ ràng chưa hiểu.
Bà Cổn nhả miếng trầu ra cầm trên tay, thong thả giải thích:
- Chả là dạo này, tối tối các ông ấy hay tụ tập chè chén trong nhà mụ Goá Len ở xóm Con Mèo. Mấy lần rồi, chẳng hiểu say xỉn đến mức nào mà lúc về ngang ngõ nhà tôi, các ông ấy phát rồ rủ nhau trèo lên cây nhãn nhà lão Trạch, mỗi ông leo ra một chạc cây rồi ỉa đái đầy cả xuống đường, có tay còn nôn thốc, nôn tháo nữa. Bà cháu tôi đi về qua bị dây hết cả quần áo. Xóm Gà, xóm Vịt cũng có mấy người từng bị cứt rơi xuống đầu như thế. Thành ra bây giờ, ban đêm có việc ra đường ai cũng phải đội nón. Nào ai biết các ông ấy đang phát rồ trên cái cây nào để mà đề phòng…
- Thế sao lúc ấy bà không mắng cho họ một trận – lão Sướng bảo.
Bà Cổn nhìn lão như nhìn một người ngoài hành tinh:
- Bác biết họ là ai rồi mà còn dám nói thế à. Tức mấy cũng phải ngậm trong miệng. Lôi thôi họ nhân đà say, sai người bắt giải về uỷ ban thì có mà khốn. Nói thế thôi, chứ chẳng ai lại đi chấp những người say làm gì.
Thì ra là vậy. Lão Sướng biết ngay việc này đầu têu ở cái anh bí thư Tưởng. Lão biết anh ta từ hồi còn nhỏ, hắn có thói quen hay ỉa trên cây, rất mê ỉa trên cây. Nhà anh ta có cây sung lả ra bờ ao, cả nhà quanh năm trèo lên cây sung ấy ỉa xuống ao để nuôi cá. Sau này lớn lên, anh ta ra gánh vác việc làng, việc xã, thói quen ấy dần dần không còn. Song con người ta không biết thế nào mà nói trước được. Nhất là những lúc say xỉn, không làm chủ được ý nghĩ của mình nữa thì cái bản năng xưa nó lại trỗi dậy chưa biết chừng. Còn những tay kia, chắc là a dua, nịnh nọt anh bí thư cho có hội, có phường vậy thôi.
Bà Cổn về lâu rồi mà lão Sướng cứ suy nghĩ vẩn vả mãi về cái vụ dân làng phải đội nón đi đêm kia. Liên hệ với việc phải đóng phí môi trường của con bò, trong đầu lão chợt bật lên một ý nghĩ phản kháng ngầm rất chi là… hả lòng hả dạ. Rằng cứ theo như ý nghĩa của cái phí môi trường kia, thì đáng lẽ bọn họ phải đóng mỗi người bằng ba bốn suất con bò nhà lão… Song đó chỉ là ý nghĩ thôi, thế cũng đủ hả lắm rồi, đố bao giờ lão dám nói ra mồm.
Lão Sướng ngủ bù một giấc đến giữa trưa thì thức dậy, cùng vợ con ăn qua loa mấy bát cơm dưa mắm rồi dắt bò ra cánh đồng chăn, vừa chăn, lão vừa tranh thủ cắt ít cỏ, hoặc vơ lá lảu về cho con bò ăn đêm. Không như những dân chuyên nuôi bò thịt, lão tuyệt đối không cho con bò của mình ăn thức ăn tăng trọng. Thứ ấy tuy có làm cho nó béo tốt, tăng cân. Nhưng chỉ là béo bệu, rất mau xuống sức, và nhất là không thể kéo nặng được.
Chiều về, lão không quên tắm rửa, kì cọ cho toàn thân nó sạch óng dưới ráng chiều. Lão chăm chút cho con bò còn hơn cả bản thân lão. Những ngày mùa đông tháng giá, không đun nước tắm cho nó được thì lão tắm khan. Lão cẩn thận dùng bàn chải, chải kĩ từng xăng ti mét vuông mình mẩy xuống đến tận bốn chân con bò, không để một mẩu bùn đất hoặc một con ve nhỏ bé nào bám vào. Được chăm sóc kĩ càng như thế, con bò của lão lúc nào cũng khoẻ mạnh, béo mượt. Ai trông thấy nó cũng thích mắt, thèm thuồng.Lão Sướng là người chỉ sướng ở mỗi cái tên. Đời lão đã gặp nhiều mất mát, nhất là mất đứt cả hai thằng con trai, đến nỗi vợ lão khóc lòa cả hai mắt. Hai đứa con dâu trời xui đất khiến thế nào, lại nhất tề rủ nhau cùng dở người để lão phải nuôi báo cô. May mà lão sắm được cỗ xe với con bò, lại có việc quanh năm thành ra ngày cũng kiếm được vài cân gạo, đủ cho bốn kiếp người với một kiếp bò đắp đổi lần hồi. Cuộc đời nhờ vào những cái tẻ nhạt đâm ra lại có vẻ yên bình, mặc dù sự mất mát đã biến thành những vết sẹo to lớn biết đi. Lão chẳng còn cái thú nào khác ngoài việc sáng nào cũng thiu thiu đếm những cái xóc trong giấc mơ từ chợ Huyện về làng. Một… Hai… Ba… Bốn… Năm… Tám mươi mốt cái lúc đi, lại tám mươi mốt cái lúc về… Cứ như thể trời đã khoán sẵn những cái xóc ấy cho số phận của lão. Mỗi lần chiếc xe lắc qua lắc lại, mài người lão mấy cái xuống sàn, chiếc máy đếm đâu đó trong đầu lão lại ghi nhớ cái số đếm ấy vào một giấc mơ nhẹ nhàng, tới đúng số tám mươi mốt là về đến làng…
Có tiếng người quát tháo dưới đường làm lão Sướng giật mình, ra khỏi cơn mơ màng. Chiếc xe và con bò của lão đã đột ngột dừng lại, điều chưa từng xảy ra bao giờ. Lão ngủ quên chăng ? Không thể nào. Giấc mơ vừa rồi nhắc cho lão biết chắc chắn rằng vừa mới qua cái xóc thứ sáu mươi, còn hai mươi mốt cái xóc nữa mới về đến làng. Có chuyện gì vừa xảy ra. Lão vội vàng mắt nhắm mắt mở, lập cập trèo xuống khỏi thùng xe.
Sáu bảy người toàn công an, dân phòng đang quây quanh chiếc xe và con bò như vừa đội đất chui lên, dẫn đầu là Dần – trưởng công an xã.
- Con bò của ông vi phạm luật lệ giao thông, gây tai nạn nghiêm trọng. – Trưởng công an Dần vừa dõng dạc nói với lão Sướng, vừa chỉ tay sang phía vệ đường, rồi lại chỉ vào gầm chiếc xe.
Lão Sướng nhìn theo cánh tay chỉ của trưởng công an xã. Bấy giờ lão mới hoảng hồn khi thấy một người đang nằm thu lu, hai tay ôm đầu, cố rặn ra mấy tiếng rống như bò rống. Con bò thì vẫn im lặng, ngơ ngác không hiểu những con người hiện hữu đây đang làm cái trò gì. Sau lưng nó, một chiếc xe máy Trung Quốc nằm chắn ngang, vừa vặn chạm hai bánh của nó vào hai bánh của cỗ xe bò, khéo như có người khiêng đặt vào vậy.
Có cái gì không bình thường ở cái gã đang nằm rống bên vệ đường kia. Chẳng biết nó là con cái nhà ai? Lão Sướng tiến tới chỗ gã, định cúi xuống nâng nó dậy. Ngay lập tức, một bàn tay túm vai lão kéo lại:
- Yêu cầu ông không được động đến nạn nhân. Đây không phải việc của ông – tiếng một công an viên.
Lão Sướng còn chưa kịp có phản ứng gì thì trưởng công an Dần đã nhanh nhẹn phân công:
- Tính mạng nhân dân là quan trọng. Hai đồng chí khẩn trương chở nạn nhân đi trạm xá cấp cứu. Một đồng chí đo đạc, đánh dấu hiện trường. Còn lại theo tôi áp tải chủ xe cùng tang vật về trụ sở uỷ ban để giải quyết.
Cả người, xe và con bò cùng bị dong về trụ sở uỷ ban. Lão Sướng bị tống vào một căn phòng cuối dãy nhà ngang, có một công an viên ngồi canh ngoài cửa, chờ lập biên bản, khám nghiệm hiện trường. Hồi lâu sau, trưởng công an Dần cho dẫn lão lên, đặt trước mặt lão một xấp biên bản đã thảo sẵn. Trưởng công an xã vừa đọc, vừa giải thích vào tai lão:- Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, con bò của ông lưu thông lấn sang phần đường dành cho chiều ngược lại. Theo luật, ông bị phạt hai trăm ngàn đồng, giữ phương tiện (cả con bò và chiếc xe) hai mươi ngày. Đề nghị ông kí vào biên bản thay cho con bò.
Sự việc đã hai năm rõ mười. Lão Sướng có muốn cãi cũng không được, đành cầm bút nguệch ngoạc vào tờ biên bản, mặt mũi tái xanh như tàu lá. Trưởng công an xã chờ cho lão kí xong xuôi, mới nói tiếp:
- Riêng vụ tai nạn gây ra cho người và chiếc xe kia, chúng tôi còn chờ kết quả giám định phương tiện, xác minh thương tật thì mới tính toán được mức bồi thường. Vì vậy chúng tôi buộc phải giữ ông lại uỷ ban để chờ giải quyết.
Lão Sướng nghe đến đó thì hoảng lạnh cả sống lưng. Bấy giờ lý trí của lão mới có vẻ dần dần được khôi phục. Lão cất giọng xin xỏ:
- Xin các ông chiếu cố hoàn cảnh tôi là gia đình liệt sĩ…
- Tôi biết, tôi biết! – Trưởng công an xã vội ngắt lời – Chính vì thế trong biên bản không ghi ông là người vi phạm luật giao thông, cũng không ghi ông là người gây ra tai nạn, mà tất cả là do con bò. Thậm chí lúc tai nạn xảy ra, ông còn đang ngủ khì nữa kìa. Có điều ông là chủ của con bò thì phải bồi thường thay cho nó là lẽ đương nhiên. Chúng tôi giải quyết bất cứ việc gì cũng nghĩ đến tình trước, lý sau…
Lão Sướng nhìn con bò đang bị buộc dưới trời nắng chang chang mà đứt từng khúc ruột. Khuôn mặt già nua, đầy nếp nhăn của lão ràn rụa nước mắt. Đến trưa thì bà vợ lòa của lão được báo đã mang cỏ lên cho con bò, mang cả cơm cho lão. Lão cố trệu trạo nhai, cố nghèn nghẹn nuốt những miếng cơm trộn lẫn nước mắt, nhơn nhớt như được chan bằng canh rau đay, rau mồng tơi.
Quá trưa thì Chấn – phó công an xã mò tới. Lão Sướng mừng rỡ như bắt được vàng, đầu lão loé lên một tia hy vọng. Lão vội vã thều thào:
- Cháu xem có cách nào cứu con bò, cứu chú với Chấn ơi !
Phó công an Chấn cố làm ra vẻ thiểu não, ngồi xuống bên lão bảo:- Gay lắm chú ạ. Con bò lưu thông trái đường, phạt hai trăm thì chịu rồi, giữ hai mươi ngày thì cháu có thể xin giảm bớt được. Song còn cái vụ bồi thường kia, nghe nói bị gãy hai dẻ xương sườn. Chưa biết họ đòi bao nhiêu.
Khoảng giữa buổi chiều, trưởng công an Dần lại cho dẫn lão lên. Dần thông báo luôn:
- Báo để ông mừng. Tai nạn không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nạn nhân chỉ bị gãy hai dẻ xương sườn. Chiếc xe cũng đã có kết quả giám định hư hỏng. Đây là yêu cầu bồi thường của người bị hại, công an chúng tôi để hai bên tự giải quyết với nhau. Nếu phía bên kia đồng ý bãi nại, chúng tôi sẽ cho ông về.
Lão Sướng ù cả tai khi nghe đến số tiền phải bồi thường. Năm triệu cho tiền thuốc men, bốn triệu sửa chữa chiếc xe máy Trung Quốc. Cộng cả tiền phạt là chín triệu hai. Đời lão chưa bao giờ có món tiền to đến thế, gần bằng ba con bò… Lão luống cuống đến mức lăn đùng ra khỏi ghế, chẳng biết phải trả lời thế nào. Trưởng công an xã hất hàm, hai công an viên phải túm lão dậy, dìu xuống căn phòng lúc nãy để lão nằm mà nghĩ cho bình tĩnh.
Xâm xẩm tối, phó công an Chấn đến dúi vào tay lão cái bánh bao rồi bảo:
- Cháu năn nỉ mãi, họ mới đồng ý không đòi tiền tiếc gì cả, chỉ phải đền con bò cho họ là xong xuôi chú ạ. Thôi thì cũng là cái vận cái hạn, đó là cái giá rẻ nhất, ngoài ra không còn cách nào khác. Chú cứ suy nghĩ đi. Nếu chịu mất con bò thì lập tức cháu bảo họ thả chú về nhà…
Mất con bò ? Lão Sướng chưa bao giờ dám nghĩ đến điều đó. Mất con bò là mất đứt nguồn sống duy nhất của cả nhà lão. Vợ chồng già và hai đứa báo cô kia chỉ còn cách dắt nhau lên chợ Huyện ăn xin. Lão đau quá, ân hận quá. Giá lão đừng có cái thú mơ màng đếm những cái xóc kia, mà điều khiển con bò cho cẩn thận. Từ nay, dù có muốn lão cũng không còn cơ hội được đếm những cái xóc ấy trong giấc mơ nữa rồi. Bò ơi! Con trai ơi! cha có lỗi với các con, có lỗi với số phận của cha, của cả ba người đàn bà đang sống kiếp đời thừa kia…
Bây giờ còn biết làm thế nào ? Lão chợt nhớ hôm nọ ở chợ, có một bà già trỏ lão mà bảo: “ông năm nay cẩn thận kẻo gặp phải hạn to…”. Đời lão chẳng bao giờ tin vào sự bói toán, huống chi năm nay lão đã ngoài bẩy mươi, các cụ ngày trước bảo đó là cái tuổi hết trạch, quỷ thần đã tha rồi, còn phải kiêng kị gì nữa. Rốt cuộc lão vẫn gặp hạn ở cái xóc thứ sáu mươi…
Sáng sớm hôm sau, khi phó công an Chấn mở cửa phòng thì lão Sướng đã rũ ra như một tấm giẻ rách, khuôn mặt nhăn nhúm đen sạm lại, ngô nghê y hệt hai đứa con dâu lão lúc lên cơn. Biện pháp giữ người quả nhiên có tác dụng. Phó công an Chấn vồn vã:
- Chú đồng ý rồi chứ ? Vậy chú điểm chỉ vào tờ giấy này, rồi cháu bảo họ đưa chú về nhà.
Lão Sướng có còn con đường nào để mà chọn nữa đâu. Vả lại, lý trí của lão đã kịp chia tay với lão từ đêm hôm qua rồi. Một con bò, chứ mười con bò đối với lão bây giờ cũng thế. Sân uỷ ban hôm nay nhộn nhịp khác thường. Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể… tề tựu không sót một ai. Tiếng trưởng công an Dần oang oang gọi người này, quát người kia, phân công công việc túi bụi. Bản thông báo về vụ tai nạn có kí tên, đóng dấu của trưởng công an xã dán la liệt khắp nơi. Con bò của lão Sướng đã được dắt ra cột ở giữa sân. Trước mặt nó là một chiếc búa tạ và một cái chậu to tổ bố. Có mấy người cởi trần trùng trục, bắp thịt cuồn cuộn đang huơ lên những con dao bầu sáng loáng.
Lão Sướng như người mộng du bước qua chỗ con bò. Nó bị bỏ đói suốt đêm qua, giờ đang cố rống lên những tiếng rống cuối cùng, những tiếng rống âm u đã bắt đầu nhuốm mùi tanh tanh của địa ngục. Lão cụp mắt, không dám nhìn thẳng vào nó nữa. Cứ như thế, lão lầm lũi bước đi, hai bên là hai anh dân phòng có nhiệm vụ hộ vệ lão về đến tận nhà. Đang đi, chợt nghe phía sau có một tiếng “bộp” khô khốc, ngay sau đó là một cái gì vừa đổ vật xuống. Tiếng rống đã im bặt. Đất dưới chân như bị rung lên, tiếng “bộp” kia vừa giáng vào gáy con bò, hay là giáng vào gáy lão. Lão Sướng tối sầm mắt lại, giơ hai tay lên trời rồi lảo đảo khuỵu xuống. Sau lưng lão, sân uỷ ban tưng bừng không khí đình đám, bấy giờ mới thực sự diễn ra một đám mổ bò.
Đám mổ bò hôm ấy náo nhiệt đến tận trưa. Sau khi chia phần đâu đấy, bộ lòng bò vĩ đại được chế biến tại chỗ cho những người lâu nay vất vả vì việc dân, việc xã liên hoan chè chén với nhau suốt cả buổi chiều, lại còn say sưa ca hát đến tận nửa đêm…
Mờ sáng hôm sau, trên con đường quen thuộc từ làng lên chợ Huyện, người ta thấy có bốn bóng người lầm lũi dắt nhau đi. Không ai khác, chính là lão Sướng, bà vợ lòa và hai đứa con dâu dở hơi. Bốn người cùng túm vào một đoạn dây thừng do lão Sướng nắm một đầu dây. Lão dẫn họ lên chợ để đổi sang kiếp ăn xin. Nhưng lão còn phải đếm lại một lần cuối cùng, không phải trong giấc mơ, lần lượt tám mươi mốt cái xóc này nữa, thì mới tới được cái đích ăn xin của kiếp mình, kiếp vợ lão, và hai đứa con dâu báo cô của lão…
NGUYỄN THỊ CỎ MAY * TỔNG THỐNG PHÁP
Ông Tổng thống Pháp bị thương nhưng chưa quị
Sau những ngày dài nghỉ hè, dân chúng Pháp đều trở lại việc làm, học
sinh trở lại trường vui vẻ lên lớp mới. Ngày đầu tháng chín là ngày đầu
năm làm việc . Một năm mới của sanh hoạt quốc gia.
Đúng vào dịp mọi người tề tựu, Bà Valérie Trierweiler, bồ củ của Ông Tổng thống Pháp, François Hollande, cho tung ra quyển hồi ký kể chuyện gần 8 năm sống chung với Ông Hollande, với 2 năm cư ngụ trong Dinh Tổng thống từ sau khi Ông Hollande đắc cử . Quyển sách có tựa là “Cảm ơn lúc đó ” (Merci pour ce moment) do nhà “Les Arènes ” ở Paris, một nhà xuất bản tầm cở không lớn, xuất bản. Sách dày 316 trang, giá bán 20 euros / quyển.
Ông Hollande thôi bà, chỉ với một bản văn vỏn vẹn 18 chữ, qua hảng tin của Pháp AFP loan báo. Cách ứng xử của Ông Hollande thiếu nét hào hoa lẽ ra phải có.
Chuyện ông dang díu với bà Julie Gayet đổ bể đã làm cho Bà Trierweiler ngất ngư, phải vào nhà thương dưởng bịnh mất gần hai tuần . Bà bị khủng hoảng nặng vì bản tánh con người tự cao mà bất ngờ bị hạ. Và hạ bằng một đòn quá tàn nhẫn. Ngoài sự tưởng tượng của bà. Với bà, theo tánh chủ quan, thì việc quyết định thôi cũng như trước kia lấy, phải do bà chớ không thể bà là nạn nhơn được. Lúc hoàn hồn, bà Trierweiler có tuyên bố bà sẽ viết về thời gian chung sống với Ông Hollande. Bà đã viết và đưa qua Đức in để giử kín cho tới ngày nhà xuất bản tung ra. Trước khi sách bày bán một ngày, tuần báo ParisMatch trích đăng vài đoạn nhại cảm. Nhờ đó mà hôm thứ năm 4 tháng 9/2014, sách phát hành, dân chúng Paris xếp hàng mua trước các hiệu sách lớn. Chỉ trong vài hôm, ấn bản đầu tiên 200 000 quyển đã bán sạch . Nhà xuất bản sẽ cho in lại thêm 270 000 quyển nữa. Tới nay, tác giả chắc bỏ túi được ít nhứt hơn nửa triêu euros. Ở đời, họa phúc đi liền nhau.
Và nay, người gặp họa là Ông Hollande.
Cảm ơn lúc đó
Quyển hồi ký vìết về gần 8 năm chung sống với Ông Tổng thống Pháp François Hollande, ỏ nhà riêng và trong Điện Elysée, nhằm phơi bày với độc giả những điểm chánh như để mô tả đối tượng mà tác giả muốn tấn công. Những điểm đó là “tình yêu, sự thất vọng và giả dối của ngưòi làm chánh trị”.
Nhắm đối tượng tấn công, trước tiên tác giả chẳng những phục hồi tư thế của người đã bị trọng thương mà còn đánh bóng, làm cho con người của mình phải nổi bật lên sáng chói. Bà Valérie Trierweiler bắt đầu giới thiệu bà là nạn nhân đáng thương của những tên đao phủ giết người bằng cách ấn nút gươm máy chém nát những trái tim phụ nữ. Về chánh trị nước Pháp, đó là một thứ chánh trị giả dối, một màn đóng kịch của ngưòi lãnh đạo mà bà không biết gì hết. Sau cùng, bà là nạn nhân của một sự khinh thường nặng nề do truyền thông phối hợp tổ chức thay vì đi tìm sự thật.
Bà bị cho là kẻ quyến rủ, hung dữ, phá nát đời sống của hai người trong lúc đó, theo bà, chính bà đã hi sanh nhiều cho Ông Hollande mà bà, để bù lại, không được gì hết.
Bà Trierweiler, lúc biết chắc phải chia tay, đề nghị giải quyết theo cách của TT Clinton “Những xin lỗi công khai, một cam kết không gặp lại nhau”. Thay vì được như vậy, trái lại, bà lại phải âm thầm và công khai chịu nhục nhã. Bà quả quyết lúc nằm nhà thương, người ta cho bà uống thuốc an thần với lìệu lượng mạnh để ngăn cản bà đi xuống Thị xã Tulle, nơi Ông Hollande làm Thị trưởng, trong lúc ông có mặt ở đây.
Sức lực của bà đã không chịu nổi những liều lượng an thần đó.
Sau khi tự nhận mình là nạn nhân, Bà Trierweiler phơi bày bộ mặt dối trá của Ông Hollande, trong đời sống riêng, cả đời sống công.
Ông Hollande âm thầm từ lâu đã đi lại với Bà Julie Gayet nhưng khi bà hỏi có/không, ông vẫn phủ nhận. Tới phút chót, ông mới thừa nhận.
Bà nhớ lại ngay từ đầu cuộc vận động bấu cử năm 2012, Ông Hollande luôn luôn đặt bà trong tình trạng bất an thường xuyên bởi ông có ba cuộc sống khác nhau mà song song nhau làm cho bà phải đối phó liên tục.
Bà Trierweiler cho rằng Ông Hollande là vua của trò chơi 2 mặt, của mâu thuẫn và của dối trá thường xuyên. Bà còn nói thêm Ông Hollande là một người làm chánh trị có khả năng cùng lúc sống hai ba đời sống khác nhau. Hay hai ba bộ mặt khác nhau.
Dưới mắt của bà, Ông Hollande là con người «tôn thờ chính mình”. Say mê sự hào nhoáng hơn là sự giản dị. Ông quan tâm nhiều tới hình ảnh của mình trên báo chí hơn là đời sống hạnh phúc thật. Từ đó, vẫn theo Bà Trierweiler, Ông Hollande càng chạy theo báo chí. Chưa bao giờ ông từ chối máy vi âm khi chìa tới ông hay camera chỉa ngay ông. Ông Tổng thống Hollande chỉ biết có tấm gương. Một tấm gương đẹp để thấy bóng của mình đẹp trong gương!
Tấn công người tình cũ, Bà Trierweiler không quên nhắc lại thân phận nhà nghèo của bà lúc trẻ, với năm anh chị em, do cha phế binh, mẹ làm thâu ngân . Với ý ngầm muốn nói lên bà mới là người của cấp tiến, còn Ông Hollande là người chỉ biết thích của ngon, vật lạ. Theo bà, Ông Hollande không biết thương người nghèo. Bà viết “Ông ấy tuyên bố không thích những người giàu. Thật ra, ông ấy mới là người không thương người nghèo. Ông ấy, người làm chánh trị tả phái, nói trong riêng tư khi gọi người nghèo là những “kẻ không có răng” ( les sans-dents). Và ông Hollande tỏ ra rất tự đắc cách chế diểu đặc biệt của ông.
Sau cùng, khi chia tay với Ông Hollande và rời khỏi Điện Elysée, Bà Valérie Trierweiler trở thành người phụ nữ tự do, độc lập và tranh đấu cho nữ quyền. Bà cho rằng Đệ nhứt Phu nhơn chỉ là thân phận tù tội nên bà đã tự giải phóng.
Bà lên án những kẻ ghét phụ nữ làm việc trong Điện Elysée. Bà lên án cả Ông Hollande cũng tỵ hiềm với bà khi bà mang giày cao gót vì như vậy, bà cao hơn ông. Ông là Tổng thống nên không muốn có người cao hơn.
Điều lạ là Bà Trierweiler nhắc lại Văn phòng của Bà Carla Bruni, vợ chánh thức của Cựu Tổng thống Sarkozy. Đó là một Văn phòng rộng, sáng, rất nhiều vẻ nữ tính với màn bông hoa. Nhưng tất cả lại không toát lên vẻ gì là một Văn phòng tranh đấu cho nữ quyền cả.
Nhưng trong suốt hơn ba trăm trang, không thấy Bà Valérie Trierweiler nhắc lại bà đã không muốn rời Điện Elysée, cả Đìện Lanterne lúc dưỡng bịnh ở lâu đài Versailles. Và nhứt là không đề cặp tới dư luận Pháp phần lớn không ưa bà vì bản tánh kìêu căng của bà! Trong hồi ký, bà viết “Đệ I Phu nhân là ở tù ” nhưng trên thực tế, bà say mê ngôi vị Đệ I Phu nhân tuy bà hoàn toàn không có tư cách đó bởi bà chỉ sống bồ bịch với Ông Hollande mà thôi. Dư luận Pháp đã công khai phê phán gay gắt điều này. Ở điểm này, quả thật Ông Hollande là Ông Tổng thống bản lãnh: quơ cả 4 bà mà không cưới bà nào hết. Lại cho phép “làm đám cưới cho tất cả mọi người ” .
Bị thương nhưng chưa quị
Với Ông Tổng thống Hollande, ngày trở lại làm việc sau những ngày hè của năm nay thật vô cùng thảm hại. Dân chúng Pháp chỉ còn 13% tín nhiệm. Mức tín nhiệm này là thấp nhứt trong nền Đệ V Cộng hòa từ năm 1958. Mặt khác, nếu ông ứng cử Tổng thống năm 2017, ông chắc chắn sẽ thất cử thảm hại hơn nữa. Nhưng ông giải thích “Không có cuộc thăm dò dư luận nào có thể chấm dứt nhiệm kỳ của dân đã ủy nhiệm cho Tổng thống cả”. Để trả lời cho 62% dân chúng đòi ông chấm dứt ngay nhiệm kỳ ở đây.
Không phải quyển hồi ký của Bà Valérie Trierweiler làm cho ông mất uy tín. Tác dụng của quyển hồi ký chỉ như một phát ân huệ. Bà phơi bày bản tánh của ông Hollande không bằng những đồng chí “voi già ” của ông, cả Bà Ségolène Royal, phê phán về con người của ông lúc đảng Xã hội (Ps) chọn người giới thiệu ra tranh cử Tổng thống năm 2012 . Hơn ba trăm trang nhằm Ông Hollande tấn công, hạ ông, chỉ có mấy chữ có giá trị làm dấy lên dư luận mạnh đối với Ông Hollande: Ông Hollande thường tuyên bố là ghét nhà giàu nhưng thật ra ông không thương người nghèo và gọi họ (ngụ ý khinh miệt) là những “người không răng”.
Người nghèo không có răng vì thiếu dinh dưỡng triền miên và khi răng rụng, không có tiền làm lại răng.
Nhắc lại một tầng lớp dân nghèo dưới thời Quân chủ phong kiến ở Pháp. Ngày nay, có một họa sĩ Tàu về hội họa hiện đại chuyên vẻ tranh với người tàu “không răng ” để ngầm tố cáo chế độ cộng sản tàu bẻ răng dân chúng để dân chúng không thể nói rõ lời được. Và cũng không cần ăn nữa.
Chính lời tố cáo này của Bà Valérie Trierweiler đã làm cho Ông Hollande thấm đòn hơn hết. Ông đã phản công quyết liệt “ Tôi không bao giờ chấp nhận điều suốt đời tôi dấn thân là chỉ để nhằm phục vụ người nghèo lại bị phê phán . Đó chính là ý nghĩa của sự nghiệp chánh trị của tôi ” .
Trong một bửa ăn ở Điện Elysée với những cộng sự viên thân cận, Ông Hollande tuyên bố “Trước những khó khăn đối nội và đối ngoại, trước những thách thức trong đời sống cá nhân, tôi có bổn phận, vì nền Cộng hòa, phải giử vững địa vị của mình”. Mọi người nghe qua đều giử im lặng!
Nhưng nên nhớ “không có răng” vẫn còn hơn nếu “không có món kia”.
Một vị Tổng thống, tuy dân bầu hoàn toàn dân chủ, vẫn là một thứ “mãnh thú chánh trị”! Họ khác hơn dân chúng là họ có một não trạng mãnh liệt và một sức đề kháng phi thường.
Như trong cuộc chạy đua, đã tới giờ, nhưng tay đua vẫn tiếp tục. Chỉ ngưng khi có tiếng còng đánh lên. Ông Tổng thống Hollande chỉ ngưng “cuộc” khi có tiếng còng, tức nhiệm kỳ 5 năm mãn. Hoặc trước cuộc nổi dậy của dân chúng. Bất kỳ Ông Tổng thống nào cũng có khả năng cầm cự với những phản đối, phê phán của dân chúng để giữ vững chiếc ghế.
Ông Mitterrand trước kia trả lời với báo chí khi hỏi liệu ông có từ nhiệm không khi đa số dân chứng bất tín nhiệm: “Không ! Tôi không từ nhiệm vì tôi được bầu!”.
Ông Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ở Sài Gòn trước 75, từng nói “Mần chánh trị phải biết lì!”.
Ông Hollande và cộng sản ở Hà Nội, phải chăng cùng học được ở Cựu Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu cái triết lý mần chánh trị lì?
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
Đúng vào dịp mọi người tề tựu, Bà Valérie Trierweiler, bồ củ của Ông Tổng thống Pháp, François Hollande, cho tung ra quyển hồi ký kể chuyện gần 8 năm sống chung với Ông Hollande, với 2 năm cư ngụ trong Dinh Tổng thống từ sau khi Ông Hollande đắc cử . Quyển sách có tựa là “Cảm ơn lúc đó ” (Merci pour ce moment) do nhà “Les Arènes ” ở Paris, một nhà xuất bản tầm cở không lớn, xuất bản. Sách dày 316 trang, giá bán 20 euros / quyển.
Ông Hollande thôi bà, chỉ với một bản văn vỏn vẹn 18 chữ, qua hảng tin của Pháp AFP loan báo. Cách ứng xử của Ông Hollande thiếu nét hào hoa lẽ ra phải có.
Chuyện ông dang díu với bà Julie Gayet đổ bể đã làm cho Bà Trierweiler ngất ngư, phải vào nhà thương dưởng bịnh mất gần hai tuần . Bà bị khủng hoảng nặng vì bản tánh con người tự cao mà bất ngờ bị hạ. Và hạ bằng một đòn quá tàn nhẫn. Ngoài sự tưởng tượng của bà. Với bà, theo tánh chủ quan, thì việc quyết định thôi cũng như trước kia lấy, phải do bà chớ không thể bà là nạn nhơn được. Lúc hoàn hồn, bà Trierweiler có tuyên bố bà sẽ viết về thời gian chung sống với Ông Hollande. Bà đã viết và đưa qua Đức in để giử kín cho tới ngày nhà xuất bản tung ra. Trước khi sách bày bán một ngày, tuần báo ParisMatch trích đăng vài đoạn nhại cảm. Nhờ đó mà hôm thứ năm 4 tháng 9/2014, sách phát hành, dân chúng Paris xếp hàng mua trước các hiệu sách lớn. Chỉ trong vài hôm, ấn bản đầu tiên 200 000 quyển đã bán sạch . Nhà xuất bản sẽ cho in lại thêm 270 000 quyển nữa. Tới nay, tác giả chắc bỏ túi được ít nhứt hơn nửa triêu euros. Ở đời, họa phúc đi liền nhau.
Và nay, người gặp họa là Ông Hollande.
Cảm ơn lúc đó
Quyển hồi ký vìết về gần 8 năm chung sống với Ông Tổng thống Pháp François Hollande, ỏ nhà riêng và trong Điện Elysée, nhằm phơi bày với độc giả những điểm chánh như để mô tả đối tượng mà tác giả muốn tấn công. Những điểm đó là “tình yêu, sự thất vọng và giả dối của ngưòi làm chánh trị”.
Nhắm đối tượng tấn công, trước tiên tác giả chẳng những phục hồi tư thế của người đã bị trọng thương mà còn đánh bóng, làm cho con người của mình phải nổi bật lên sáng chói. Bà Valérie Trierweiler bắt đầu giới thiệu bà là nạn nhân đáng thương của những tên đao phủ giết người bằng cách ấn nút gươm máy chém nát những trái tim phụ nữ. Về chánh trị nước Pháp, đó là một thứ chánh trị giả dối, một màn đóng kịch của ngưòi lãnh đạo mà bà không biết gì hết. Sau cùng, bà là nạn nhân của một sự khinh thường nặng nề do truyền thông phối hợp tổ chức thay vì đi tìm sự thật.
Bà bị cho là kẻ quyến rủ, hung dữ, phá nát đời sống của hai người trong lúc đó, theo bà, chính bà đã hi sanh nhiều cho Ông Hollande mà bà, để bù lại, không được gì hết.
Bà Trierweiler, lúc biết chắc phải chia tay, đề nghị giải quyết theo cách của TT Clinton “Những xin lỗi công khai, một cam kết không gặp lại nhau”. Thay vì được như vậy, trái lại, bà lại phải âm thầm và công khai chịu nhục nhã. Bà quả quyết lúc nằm nhà thương, người ta cho bà uống thuốc an thần với lìệu lượng mạnh để ngăn cản bà đi xuống Thị xã Tulle, nơi Ông Hollande làm Thị trưởng, trong lúc ông có mặt ở đây.
Sức lực của bà đã không chịu nổi những liều lượng an thần đó.
Sau khi tự nhận mình là nạn nhân, Bà Trierweiler phơi bày bộ mặt dối trá của Ông Hollande, trong đời sống riêng, cả đời sống công.
Ông Hollande âm thầm từ lâu đã đi lại với Bà Julie Gayet nhưng khi bà hỏi có/không, ông vẫn phủ nhận. Tới phút chót, ông mới thừa nhận.
Bà nhớ lại ngay từ đầu cuộc vận động bấu cử năm 2012, Ông Hollande luôn luôn đặt bà trong tình trạng bất an thường xuyên bởi ông có ba cuộc sống khác nhau mà song song nhau làm cho bà phải đối phó liên tục.
Bà Trierweiler cho rằng Ông Hollande là vua của trò chơi 2 mặt, của mâu thuẫn và của dối trá thường xuyên. Bà còn nói thêm Ông Hollande là một người làm chánh trị có khả năng cùng lúc sống hai ba đời sống khác nhau. Hay hai ba bộ mặt khác nhau.
Dưới mắt của bà, Ông Hollande là con người «tôn thờ chính mình”. Say mê sự hào nhoáng hơn là sự giản dị. Ông quan tâm nhiều tới hình ảnh của mình trên báo chí hơn là đời sống hạnh phúc thật. Từ đó, vẫn theo Bà Trierweiler, Ông Hollande càng chạy theo báo chí. Chưa bao giờ ông từ chối máy vi âm khi chìa tới ông hay camera chỉa ngay ông. Ông Tổng thống Hollande chỉ biết có tấm gương. Một tấm gương đẹp để thấy bóng của mình đẹp trong gương!
Tấn công người tình cũ, Bà Trierweiler không quên nhắc lại thân phận nhà nghèo của bà lúc trẻ, với năm anh chị em, do cha phế binh, mẹ làm thâu ngân . Với ý ngầm muốn nói lên bà mới là người của cấp tiến, còn Ông Hollande là người chỉ biết thích của ngon, vật lạ. Theo bà, Ông Hollande không biết thương người nghèo. Bà viết “Ông ấy tuyên bố không thích những người giàu. Thật ra, ông ấy mới là người không thương người nghèo. Ông ấy, người làm chánh trị tả phái, nói trong riêng tư khi gọi người nghèo là những “kẻ không có răng” ( les sans-dents). Và ông Hollande tỏ ra rất tự đắc cách chế diểu đặc biệt của ông.
Sau cùng, khi chia tay với Ông Hollande và rời khỏi Điện Elysée, Bà Valérie Trierweiler trở thành người phụ nữ tự do, độc lập và tranh đấu cho nữ quyền. Bà cho rằng Đệ nhứt Phu nhơn chỉ là thân phận tù tội nên bà đã tự giải phóng.
Bà lên án những kẻ ghét phụ nữ làm việc trong Điện Elysée. Bà lên án cả Ông Hollande cũng tỵ hiềm với bà khi bà mang giày cao gót vì như vậy, bà cao hơn ông. Ông là Tổng thống nên không muốn có người cao hơn.
Điều lạ là Bà Trierweiler nhắc lại Văn phòng của Bà Carla Bruni, vợ chánh thức của Cựu Tổng thống Sarkozy. Đó là một Văn phòng rộng, sáng, rất nhiều vẻ nữ tính với màn bông hoa. Nhưng tất cả lại không toát lên vẻ gì là một Văn phòng tranh đấu cho nữ quyền cả.
Nhưng trong suốt hơn ba trăm trang, không thấy Bà Valérie Trierweiler nhắc lại bà đã không muốn rời Điện Elysée, cả Đìện Lanterne lúc dưỡng bịnh ở lâu đài Versailles. Và nhứt là không đề cặp tới dư luận Pháp phần lớn không ưa bà vì bản tánh kìêu căng của bà! Trong hồi ký, bà viết “Đệ I Phu nhân là ở tù ” nhưng trên thực tế, bà say mê ngôi vị Đệ I Phu nhân tuy bà hoàn toàn không có tư cách đó bởi bà chỉ sống bồ bịch với Ông Hollande mà thôi. Dư luận Pháp đã công khai phê phán gay gắt điều này. Ở điểm này, quả thật Ông Hollande là Ông Tổng thống bản lãnh: quơ cả 4 bà mà không cưới bà nào hết. Lại cho phép “làm đám cưới cho tất cả mọi người ” .
Bị thương nhưng chưa quị
Với Ông Tổng thống Hollande, ngày trở lại làm việc sau những ngày hè của năm nay thật vô cùng thảm hại. Dân chúng Pháp chỉ còn 13% tín nhiệm. Mức tín nhiệm này là thấp nhứt trong nền Đệ V Cộng hòa từ năm 1958. Mặt khác, nếu ông ứng cử Tổng thống năm 2017, ông chắc chắn sẽ thất cử thảm hại hơn nữa. Nhưng ông giải thích “Không có cuộc thăm dò dư luận nào có thể chấm dứt nhiệm kỳ của dân đã ủy nhiệm cho Tổng thống cả”. Để trả lời cho 62% dân chúng đòi ông chấm dứt ngay nhiệm kỳ ở đây.
Không phải quyển hồi ký của Bà Valérie Trierweiler làm cho ông mất uy tín. Tác dụng của quyển hồi ký chỉ như một phát ân huệ. Bà phơi bày bản tánh của ông Hollande không bằng những đồng chí “voi già ” của ông, cả Bà Ségolène Royal, phê phán về con người của ông lúc đảng Xã hội (Ps) chọn người giới thiệu ra tranh cử Tổng thống năm 2012 . Hơn ba trăm trang nhằm Ông Hollande tấn công, hạ ông, chỉ có mấy chữ có giá trị làm dấy lên dư luận mạnh đối với Ông Hollande: Ông Hollande thường tuyên bố là ghét nhà giàu nhưng thật ra ông không thương người nghèo và gọi họ (ngụ ý khinh miệt) là những “người không răng”.
Người nghèo không có răng vì thiếu dinh dưỡng triền miên và khi răng rụng, không có tiền làm lại răng.
Nhắc lại một tầng lớp dân nghèo dưới thời Quân chủ phong kiến ở Pháp. Ngày nay, có một họa sĩ Tàu về hội họa hiện đại chuyên vẻ tranh với người tàu “không răng ” để ngầm tố cáo chế độ cộng sản tàu bẻ răng dân chúng để dân chúng không thể nói rõ lời được. Và cũng không cần ăn nữa.
Chính lời tố cáo này của Bà Valérie Trierweiler đã làm cho Ông Hollande thấm đòn hơn hết. Ông đã phản công quyết liệt “ Tôi không bao giờ chấp nhận điều suốt đời tôi dấn thân là chỉ để nhằm phục vụ người nghèo lại bị phê phán . Đó chính là ý nghĩa của sự nghiệp chánh trị của tôi ” .
Trong một bửa ăn ở Điện Elysée với những cộng sự viên thân cận, Ông Hollande tuyên bố “Trước những khó khăn đối nội và đối ngoại, trước những thách thức trong đời sống cá nhân, tôi có bổn phận, vì nền Cộng hòa, phải giử vững địa vị của mình”. Mọi người nghe qua đều giử im lặng!
Nhưng nên nhớ “không có răng” vẫn còn hơn nếu “không có món kia”.
Một vị Tổng thống, tuy dân bầu hoàn toàn dân chủ, vẫn là một thứ “mãnh thú chánh trị”! Họ khác hơn dân chúng là họ có một não trạng mãnh liệt và một sức đề kháng phi thường.
Như trong cuộc chạy đua, đã tới giờ, nhưng tay đua vẫn tiếp tục. Chỉ ngưng khi có tiếng còng đánh lên. Ông Tổng thống Hollande chỉ ngưng “cuộc” khi có tiếng còng, tức nhiệm kỳ 5 năm mãn. Hoặc trước cuộc nổi dậy của dân chúng. Bất kỳ Ông Tổng thống nào cũng có khả năng cầm cự với những phản đối, phê phán của dân chúng để giữ vững chiếc ghế.
Ông Mitterrand trước kia trả lời với báo chí khi hỏi liệu ông có từ nhiệm không khi đa số dân chứng bất tín nhiệm: “Không ! Tôi không từ nhiệm vì tôi được bầu!”.
Ông Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ở Sài Gòn trước 75, từng nói “Mần chánh trị phải biết lì!”.
Ông Hollande và cộng sản ở Hà Nội, phải chăng cùng học được ở Cựu Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu cái triết lý mần chánh trị lì?
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
Monday, September 15, 2014
VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM
;
11 chiếc ấn rồng vàng tinh xảo của triều Nguyễn
(Dân trí) - Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng ròng hoặc ngọc quý.
Tại chái đông điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) vào ngày 18/5 đã diễn ra triển lãm “Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính”. Những chiếc ấn quý y như thật dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã cho người xem nhiều bất ngờ.
Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc quý (gọi là ngọc tỷ). Dưới thời Nguyễn (1802-1945), thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc, thời Minh Mạng (1820-1840) có đến 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) cũng có 15 chiếc, thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều chỉ có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc; và thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.
Về cấu trúc và kiểu dáng, các bảo tỷ nói chung bao gồm 2 phần: thân ấn và quai ấn. Biểu tượng chủ yếu trên ấn là con rồng, chân có năm móng. Trong văn hoá phương Đông, đây là linh vật tượng trưng cho nhà vua, sự chính thống của ngôi vị và quyền lực.
Kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Điều đáng tiếc là một số chiếc ấn có tính biểu tượng như chiếc ấn Hoàng đế chi bảo đã thất tán tại Cộng hòa Pháp, một số chiếc đã bị đánh cắp và tiêu hủy như chiếc ấn Nam Phương Hoàng hậu chi bảo. Nhưng hiện nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn giữ được 85 chiếc ấn bằng vàng, bằng ngọc, bằng bạc của triều Nguyễn.
Nhằm góp phần giúp du khách đến tham quan cố đô Huế ngày nay có cơ hội hình dung về một loại cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình điều hành và quản lý nhà nước thời quân chủ, nghệ nhân Trần Độ từ làng gốm Bát Tràng đã bỏ công sức làm 11 phiên bản của từ các tiêu bản lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đó là 11 chiếc ấn làm bằng gốm, thếp vàng với tỷ lệ 1/1 y như thật.
Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng ~ 8,3 kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ tám (1827). Sau khi đúc, ấn Sắc mệnh chi bảo được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân.
Chiếc ấn thuộc dạng lớn nhất với con rồng rất tinh xảo và bệ vệ. Quai rồng cuộn ngồi xổm, đẩu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân 5 móng.
Ấn Văn lý mật sát bằng vàng 8 tuổi (nặng 6 lạng 9 phân), đúc vào niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Ấn này dùng để đóng dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xóa hoặc thêm vào hoặc những chỗ giáp nhau của hai tờ văn bản quan trọng.
Ấn Bảo Đại thần hàn, vàng 15 lạng, quai hình rồng bay, đầu ngẩng, há miệng, lưng cong vồng, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa.
Ấn Tự Đức thần hàn bằng vàng (vàng 10 tuổi, 76 lạng, 6 tiền, 5 phân) đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ nhất (1848). Đây là ấn của vua Tự Đức, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).Quai hình rồng chầu, 2 chân trước chống, 2 chân sau quỳ, đầu ngẩng, mũi cao, bờm dài, đuôi xoáy.
Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo đúc bằng vàng tuổi 8 năm rưỡi (nặng 86 lạng 4 tiền 8 phân), đúc vào niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885). Năm 1883, trong một di chiếu trước khi mất, vua Tự Đức đã tấn tôn Hoàng Thái hậu Từ Dũ là Thái Hoàng Thái hậu. Ấn này do vua Hàm Nghi chỉ thị đúc nhân tổ chức lễ tấn tôn cho Hoàng thái hậu Từ Dũ vào năm 1885. Ấn quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân chùn.
Ấn Từ Minh Huệ hoàng hậu chi bảo bằng bạc mạ vàng, quai hình rồng chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa, 4 chân nghiêng
Ấn Hoằng Tông Tuyên hoàng đế chi bảo bằng vàng. Quai rồng tư thế chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xoắn, sừng bờm vây lưng dài, 4 chân 5 móng tư thế đứng.
Ấn Thánh Tổ Nhân hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Ấn này do vua Thiệu Trị chỉ thị đúc, Thánh Tổ Nhân hoàng đế là miếu hiệu của vua Minh Mạng, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi rưỡi, nặng 111 lạng 5 tiền 4 phân. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng, đuôi xoáy 6 dải nhọn, chân 5 móng.
Ấn Giản Tông Nghị hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên (1883). Sau khi vua Kiến Phúc băng hà, vua Hàm Nghi chỉ thị đúc ấn này để dâng miếu hiệu, Giản Tông Nghị hoàng đế là miếu hiệu của vua Kiến Phúc, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi, nặng 49 lạng 5 tiền 1 phân. Rồng đầu ngẩng, miệng ngậm ngọc, lưng cong, đuôi cuốn, 4 chân chùn.
Ấn Cảnh Tông Thuần hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thành Thái thứ nhất (1889). Ấn này do vua Thành Thái chỉ thị đúc, Cảnh Tông Thuần hoàng đế là miếu hiệu của vua Đồng Khánh, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, mũi cao, sừng và râu dài, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân đứng thăng bằng.
Ấn rất quan trọng là Quốc gia tín bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Ấn này dùng để đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ cùng một số văn kiện quan trọng khác. Quai hình rồng đứng, đầu quay lại, lưng cong, đuôi cụp lại.
Sắc phong thời Bảo Đại được đóng bởi ấn vàng dấu đỏ
Hoa Si Viet Nam
©2006
Tiệm sách Phật học miễn phí ở Sài Gòn
***
3h chiều, tiệm sách Phật học của ông Nguyễn Ngọc Cần râm ran tiếng nói
cười, người đến mượn, trả sách, sao chép đĩa kinh, có người ngồi bên ly
trà nghe chuyện Phật pháp.
Tiệm sách nhỏ tọa lạc ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, cho đọc
và mượn sách Phật miễn phí, không cần giấy tờ biên nhận, không thế tiền.
Nhiều khách tới tiệm thắc mắc “Chú không sợ mất hoặc người mượn cố tình
không trả thì sao?”. Chủ tiệm cười rất tươi bảo : “Không sao, vô thường
mà. Nhất là số sách này tôi đã chọn lọc kỹ, nếu có lỡ mất thì cũng
truyền tay được nhiều người khác, tôi chỉ mong có nhiều người đọc càng
tốt”.
Ông Cần năm nay 57 tuổi, quê Long An, một người mê sách, mê triết lý đạo
Phật. 5 năm trước, ý tưởng lập một nhà sách chuyên sách Phật pháp nhen
nhóm khi ông muốn chia sẻ nguồn sách Phật chính thống xuất phát từ thực
tế: "Nhiều người muốn tu tập nhưng tìm sai nguồn dẫn đến lãng phí thời
gian".
Số tiền dành dụm tuổi già được ông Cần đầu tư vào tiệm sách, săn sóc
tiệm như đứa con tinh thần. Ông Cần bảo: “Tiệm sách là niềm vui tuổi
già, giúp tôi gặp được nhiều người, chia sẻ được với nhiều người”.
Ông Nguyễn Ngọc Cần mở tiệm sách vì niềm đam mê dành cho sách và Phật học.
Ảnh: Hồng Vân.
Để có nguồn sách hay và quý, ông Cần chăm chỉ đi tìm và cẩn trọng chọn
lựa. “Sách nhiều vô kể, khó ở khâu tỉnh táo chọn được sách tốt giữa một
rừng sách bạt ngàn". Từ 5 năm nay, hễ nghe đâu có nguồn sách phù hợp,
ông Cần không quản đường xa tìm đến thu thập. Vì thế, tiệm sách ngày một
lớn hơn cả về số lượng và chất lượng so với những ngày đầu.
Ngoài nguồn sách Phật học, sách văn học của các tác giả uy tín, kinh
điển, sách dạy kỹ năng sống được ông chọn lựa kỹ càng và bán với giá
giảm 30% giá bìa. Ông giải thích: “Mình có lợi thế là mặt bằng của nhà,
không thuê nên bán giá ưu đãi để nhiều người có cơ hội tiếp cận và mua
được sách hay”.
Diện tích tầng trệt của căn nhà được trưng dụng làm quầy sách có diện
tích khá khiêm tốn, bề ngang vỏn vẹn 3 m2, nhưng người chủ đã rất khéo
đóng các kệ để xếp và trưng bày sách dọc theo cầu thang. Hơn 3.000 cuốn
sách các loại được trưng bày theo đề mục, tiện lợi cho việc tìm kiếm.
Người đến mượn sách, đọc sách được mời trà và kẹo đậu phộng miễn phí bên
những chiếc bàn tre kê thấp. “Bên chén trà, mọi người thoải mái trao
đổi chuyện Phật pháp, ngồi thiền và chia sẻ những cuốn sách hay, thân
thiết như trong một gia đình lớn”, chị Trương Thúy Hà là khách quen từ
hơn một năm nay nói.
Ông Lê Anh Nguyên, 67 tuổi, quận Hóc Môn, TP HCM, vượt một quãng đường
xa 30 cây số đến với tiệm sách. Đều đặn nửa tháng một lần ông nhờ con
trai chở đến tiệm, mượn sách, sao đĩa về đạo Phật. Ông Nguyên nói: "Bên
ngoài đường có tấp nập thế nào, bước vào tiệm sách tự nhiên rũ bỏ hết
bon chen, thấy tĩnh tâm, đây là nơi chốn lý tưởng để tìm về với sách''.
Ông Cần mang pháp danh Tuệ Trung, mỗi buổi sáng đều đến công tác tại hội
người mù quận Bình Thạnh. Ở trung tâm chỉ có ông sáng mắt nên công việc
nơi đây bận bịu và những người khiếm thị rất cần ông. Do vậy quầy sách
chỉ mở vào buổi chiều, từ 15h đến 22h mỗi ngày.
Tiệm sách là nơi gắn kết nhiều bạn đọc trong sở thích chung về đạo Phật.
Ảnh: Hồng Vân.
Mong muốn của ông Cần là phổ biến Phật pháp đến càng nhiều người, để những lời dạy của đức Phật được lan truyền rộng hơn. "Tôi mới biết đến đạo Phật 6 năm và cảm nhận triết lý Phật pháp đem đến sự nhẹ nhàng, thanh thản cho tâm hồn trong nhịp sống tất bật hôm nay".
Khánh Ly - Hồng Vân
BÁNH TRÁNG XỐT ME
Người Sài Gòn hoàn toàn có quyền tự hào về món bánh tráng xốt me bơ vì dù chỉ là thức ăn vặt, nhưng nước xốt của bánh cũng đủ tinh tế để làm say lòng người.
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 25, nằm nép mình trong con hẻm nhỏ ở quận 4 (TP.HCM). Trước mái hiên, tấm biển vỏn vẹn dòng chữ: “Bánh tráng cuốn - trộn dì Hồng”. Được biết, đây là quán bán bánh tráng xốt me bơ đầu tiên ở Sài Gòn. Quán mở được 5 năm, bán từ 11 giờ đến 23 giờ mỗi ngày. Khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên.
Đúng với tên gọi, món ăn đặc biệt này gồm hai phần: bánh tráng cuốn và xốt me bơ. Mọi công đoạn từ việc đi chợ, chế biến nguyên liệu cho đến pha nước xốt đều do ông Tám, chủ quán thực hiện. Mỗi ngày, hai cô cháu gái sẽ phụ trách việc cuốn bánh - phần đơn giản nhất của món ăn.
Đầu tiên, bánh tráng mỏng sẽ được làm ướt bằng một tí nước. Sau đó, lần lượt các nguyên liệu: hành phi, khô bò, trứng cút, ruốc khô, đậu phộng sẽ được cho vào làm nhân. Bánh được cuốn tròn lại có kích thước lớn hơn ngón tay cái.
Nguyên liệu bên trong rất hấp dẫn - Ảnh: Hồng Trâm Cái hồn của món ăn này chính là ở nước xốt. Là người gốc Sài Gòn, ông Tám chia sẻ: “Tôi đã đi nhiều nơi, cũng đã từng nếm thử nhiều món từ bò bía, bánh tráng cuốn, bánh tráng trộn… Bởi vậy, tôi mới quyết tâm chế biến loại nước xốt đặc biệt để tạo nên vị đặc trưng cho món ăn của mình”.Không ai ngoài ông Tám được biết thành phần chính và công thức chế tạo thứ nước xốt đặc biệt này. Chỉ biết, khi khách ăn bánh, chủ quán sẽ cho nước xốt vào một hũ nhỏ để chấm kèm. Nước xốt có màu vàng óng và sánh sệt tựa như mật ong. Rồi có cả màu đỏ của ớt xay nhuyễn, hành phi màu nâu kết hợp với sắc trắng của mayonnaise. Mới chỉ nhìn thôi, thực khách cũng đã cảm thấy hấp dẫn.
Cắn vào một miếng, bao nhiêu vị chua, ngọt, cay, mặn… đọng lại ngay đầu lưỡi. Đầu tiên là vị dai của bánh tráng, vị mặn, thơm của trứng, khô bò và ruốc khô. Bạn cũng sẽ thấy mùi thơm của đậu phộng và hành phi. Đâu đó phảng phất cái cay nồng của ớt, mùi hăng tự nhiên của rau răm và vị chua dễ chịu của mayonnaise. Cuối cùng, vị thơm béo của bơ sẽ khiến bạn chỉ muốn nuốt nhanh để còn cắn thêm miếng nữa.
Nước xốt sánh vàng tựa mật ong - Ảnh: Hồng Trâm
Bấy nhiêu vị ở trên cũng đã là quá đủ để tạo nên sức hấp dẫn cho một món ăn vặt bình thường. Thế nhưng, bánh tráng xốt me bơ còn có những điều đặc biệt. Bạn có thể cảm nhận rất rõ vị chua thanh của tắc và xí muội, một chút cay nồng của gừng cộng thêm hương sả và lá chanh xay nhuyễn,… tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một loại nước xốt tròn vị tuyệt hảo.
Ông Tám cho biết: “Để nước xốt ngon, tôi phải đặt người ta làm hành phi riêng. Còn nước xốt, quan trọng nhất là phải canh lửa thật khéo để tạo sự sánh sệt cần thiết”.
Với giá chỉ 1.500 đồng/cuốn, bánh tráng xốt me bơ làm say lòng ngay cả những thực khách khó tính nhất bởi nét tinh tế ẩn đằng sau sự giản đơn.
Hồng Trâm
CƯỚI VỢ NGƯỜI DAO
Chú rể Tiberghien Frédo (tên Việt Nam là Bình), có quốc tịch Pháp, trong ngày tổ chức lễ cưới. Anh mặc trang phục người Dao và chuẩn bị tiến hành nghi lễ cưới theo phong tục dân tộc.
Lễ cưới truyền thống được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Trước khi tổ chức cả nhà trai và nhà gái đã phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ lễ và ông Mờ, bà Mờ…
Frédo khi ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa che chở,
bảo vệ cho chú rể
trong suốt chặng đường. Khi đến nơi, đoàn nhà trai không được vào nhà
gái ngay mà phải vào nghỉ tại nhà ông đi hỏi cho đến 17h chiều (theo
người Dao thì đó là giờ đẹp) sau đó mới bắt đầu đi từ đó sang nhà gái.
Trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp. y của ông Tây với cô vợ trẻ người Dao"
Chú rể mang sang nhà gái lễ vật gồm một vòng tay bằng bạc, trầu cau, muối, chè, bánh dày, hai bó miến, rượu, 8 con cá được cắt bằng giấy. Frédo cũng chùm lên đầu chiếc áo vàng (Gúy vằng) tượng trưng cho những cánh long, phượng che chở. Sau khi xong thủ tục, chú rể mới được bước lên nhà và phải đưa chân trái vào đầu tiên để thầy cúng làm phép rửa chân.
Cô dâu Lý Kiều Xuân, mới 24 tuổi. Ở bản cô được coi là lấy chồng muộn. Người phụ nữ Dao này từng tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, trong quá trình làm việc về ngành đã quen và yêu anh chàng người Pháp hơn mình hai giáp.
Khi đoàn đón dâu đến chân cầu thang, nhà gái có các cô gái là bạn bè của cô dâu chặn lối để hát đối đáp. Ý của nhà gái nói với đoàn nhà trai là muốn lên nhà thì phải bước qua con dao (mang ý nghĩa là vượt qua mọi chông gai) và uống một ít rượu. Đây là lúc các chàng phù rể phải tìm được những câu hát thật hay để các cô gái mời lên nhà. Trên cầu thang nhà gái lúc này đã có sẵn một mâm lễ vật gồm một khăn mặt, chiếc cân và hai bát nước.
Người Dao xưa có quan niệm, khi đi lấy chồng thì cô dâu không được để hở mặt ra bởi như thế sẽ mất vía và cô dâu sẽ không gặp may trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, tại đám cưới của chàng trai Pháp có nhiều cởi mở hơn, lược bỏ khá nhiều phong tục cũ, cô dâu được rước về mà không phải dùng khăn phủ kín đầu và mặt.
Theo phong tục của người Dao thì dù xa hay gần, khi sang đến nhà trai,
đoàn nhà gái cũng phải nghỉ lại ở đâu đó rồi đến giờ hoàng đạo (thường
là vào khoảng 18h chiều) cô dâu mới được lên nhà trai.
Thầy cúng đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu. Bước chân đầu tiên vào nhà chồng cô dâu phải bước chân phải. Họ cho rằng, có như vậy mới tránh được những điều rủi ro, cô dâu và chú rể mới sống hạnh phúc trăm năm.
Những
người đến dự đều chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu, chú rể, tạo nên không
khí vui tươi của cả bản làng. Được biết, sau khi cưới vợ được ít ngày,
chàng trai người Pháp này sẽ nhập quốc tịch Việt Nam và sống cùng vợ hẳn
đến cuối đời tại mảnh đất Yên Bái của Việt Nam.
Vài nét về chú rể Tiberghien Frédo:
Sinh
ra ở Paris, mang trong mình hai dòng máu Pháp và Việt, khi còn trẻ,
Frédo là làm nghề chăm sóc, thuần dưỡng ngựa đua và thợ mộc. Nghe mẹ kể
nhiều về Việt Nam, anh luôn ấp ủ một ngày được đặt chân tới.
Và đến năm 1994, giấc mơ của anh trở thành hiện thực. Điểm đặt chân đầu
tiên
của Frédo là Hà Nội. Suốt những ngày lang thang ở các con ngõ tối om,
sâu hun hút của phố cổ, anh thấy cuộc sống nơi đây thân thương như thể
mình đã gắn bó từ lâu lắm.Trước
đó, Frédo từng sống hạnh phúc trong một ngôi nhà nhỏ ven bờ sông Seine
thơ mộng nhưng bỗng trở thành kẻ mồ côi vì cha mẹ mất trong một vụ tai
nạn. Từ đó, anh sống với bà ngoại và cùng bà đi chu du khắp nước Pháp.Sau
những năm dài vòng quanh nước Pháp, anh cùng bà quay về sống ở một nông
trại miền Tây. Hàng ngày, Frédo thường rong thuyền trên sông và thả
mình vào bầu không khí trong lành, mát rượi. Nhưng tuổi thơ của anh đã
trôi qua không êm đềm. Kinh tế gia đình trở nên kém đi vì dịch bệnh cướp
mất đàn gia súc, nguồn thu chính của gia đình. Anh buộc phải thôi học
để giúp đỡ bà ngoại cùng các anh em của mình chăm lo cuộc sống.
Tại
Hà Nội, Frédo thuê một căn
phòng nhỏ nằm bên bờ sông Hồng đoạn qua quận Long Biên (Hà Nội), thêm
tiền chi phí cho một khóa học tiếng Việt và tiền mua một chiếc xe máy cũ
5 triệu đồng.Anh
đã đi khắp các tỉnh phía Bắc, đến những khu du lịch hoặc những nơi
hoang sơ phong cảnh hữu tình... Lúc
hết tiền, Frédo nghĩ đến những lần đi du lịch bụi và nảy sinh định làm
du lịch để kiếm tiền sinh sống. Anh đã in những mẩu quảng cáo du lịch
bụi lên một mảnh giấy và dán những nơi khách nước ngoài thường qua lại.
Trong đó anh viết mấy thứ tiếng Việt, Pháp, Anh... Nếu ai có nhu cầu du
lịch Việt Nam thì cứ gọi điện thoại cho anh.
Những người nước ngoài khi đến Việt Nam đọc được tờ giấy quảng cáo liền gọi cho Frédo. Mỗi chuyến chở khách du lịch phượt
như vậy anh lại thu về vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.Thời
gian về sau anh xin giấy phép mở một công ty du lịch mang tên Lavie Vu
Linh, chuyên tổ chức những chuyến tham quan cho khách du lịch trong và
ngoài nước. Năm
nay đã gần 50 tuổi và 20 năm lang bạt chưa trở lại Pháp. Frédo bảo,
mảnh đất này đã là máu
thịt của anh. Với việc vừa cưới được cô vợ người Dao, người đàn ông 48
tuổi sẽ chuyên tâm vào làm ăn và gắn bó với cuộc sống bình yên ở vùng
núi rừng Việt Nam
Y PHỤC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Trong số các dân tộc, người Cơ Tu có lẽ có trang phục độc đáo, nguyên thủy nhất với việc đàn ông mặc khố, hoặc tấm choàng vỏ cây.
Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ H'mông gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy.
Phụ nữ H'mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Phụ nữ H'mông Trắng váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau, đội khăn rộng vành. Phụ nữ H'mông Xanh mặc váy ống, nếu đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Trong bộ y phục của phụ nữ quan trọng nhất là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn. Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo của chiếc áo là những nét hoa văn được thêu ở phần đuôi áo.
Duy nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có người Dao Tiền là mặc váy. Người Dao Tiền rất tự hào về điều đó. Trong trang phục của người Dao Tiền, sự gắn kết giữa trang sức với áo, váy là một nguyên tắc không thể thiếu. Những hạt cườm, hay đồng bạc trắng hay kim loại dùng làm các khuy có đường kính từ 6 đến 7cm, đỉnh nổi bật ở trên áo chàm. Ước tính cả bộ trang sức có khi nặng tới vài kg nhưng không ai nề hà, ngược lại, họ rất thích thú và coi đây là nét riêng, độc đáo.
Nhìn chung người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm. Phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Thắt lưng của phụ nữ Tày là những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng. Trên trang phục nam và nữ người Tày, hầu như không có hoa văn trang trí.
Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái có lẽ được ca ngợi nhiều nhất bởi sự đơn giản, duyên dáng và tinh tế, thanh lịch. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn piêu, nón, xà cạp, các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Khăn Piêu là vật dụng không thể thiếu của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, thể hiện sự khéo léo của chủ nhân.
Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó vẫn nổi bật bản sắc riêng. Phụ nữ Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu kiểu dáng hơn Thái Trắng.
Bộ y phục của người Nùng được cắt may từ vải đen nhuộm chàm, phần lớn chúng không có nhiều hoa văn và đường nét. Cả nam và nữ đều mặc một loại quần cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông, áo được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho cử động được thoải mái. Chiếc áo của phụ nữ Nùng thông thường được trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực, thông thường là vải đen đắp lên áo chàm.
Trong trang phục phụ nữ Mường, họ thường mặc áo ngắn (gọi là pắn) với váy . Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài. Trước kia, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn với đủ loại màu sắc.
Váy của phụ nữ Mường là váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật do người con gái Mường tự dệt nên. Chiếc váy còn rất ấn tượng khi cạp váy ôm sát thân, cạp hoa phô trước ngực, thắt lưng xanh, tấm khăn trắng đội đầu và vòng kiềng sáng lóng lánh, tạo nên sự duyên dáng và khéo léo của phụ nữ Mường.
Trong xã hội của người Chăm, mỗi tầng lớp, mỗi chức sắc đều có y phục riêng. Chính vì vậy mà y phục Chăm phong phú và đa dạng. Trong đó, đặc sắc nhất phải nói đến chiếc áo dài của phụ nữ Chăm. Nét đẹp áo dài Chăm kín đáo, kiêu sa. Chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Chăm là áo dài không xẻ tà, mặc chui đầu. Cổ áo thường có hình tròn hoặc hình trái tim. Ở hai bên hông áo có một đường mở ngay eo hông, có hàng khuy bấm hoặc nút dính, khi mặc bó sát eo hông.
Dân tộc có trang phục độc đáo nhất có lẽ phải kể đến người Cơ Tu. Đã có một thời gian rất dài trước đây, người Cơ Tu vùng núi Quảng Nam đã dùng các loại vỏ cây sẵn có trong thiên nhiên để làm vật dụng che thân như tấm choàng, váy, áo... Đến nay, những trang phục độc đáo này vẫn còn xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày, lễ hội của người Cơ Tu tại những xã vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam)
Trang phục hiện đại của người Cơ Tu vẫn còn ẩn chứa nhiều nét hoang dã của một cư dân sống trên vùng Trường Sơn. Đàn ông hiện vẫn mặc khố. Chiếc khố của đàn ông được bố trí các hoạ tiết đường nét hoa văn thành từng mảng lớn. Với họ, trang phục là cội rễ để hình thành nên một bản sắc văn hoá riêng - Văn hoá Cơ Tu.
Chợ na Lạng Sơn
***
Chợ Đồng Bành những ngày này tấp nập cảnh mua bán mỗi sáng.
Hàng nghìn người trồng na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... mang quả thu hoạch được tập trung về đây, tạo nên một khu chợ na kéo dài hơn 1 km bên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chi Lăng.
Hàng nghìn người trồng na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... mang quả thu hoạch được tập trung về đây, tạo nên một khu chợ na kéo dài hơn 1 km bên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chi Lăng.
Từ sáng sớm tới trưa, những chiếc xe ba gác chất đầy na từ Quốc lộ 1A liên tục rẽ vào chợ.
Người bán na tại chợ Đồng Bành đa phần là phụ nữ. Mỗi người thường gánh theo hai thúng nặng khoảng 40kg, bán trong buổi sáng.
Giá na loại thường dao động khoảng 20.000-30.000 đồng mỗi kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000 đồng.
Giá na loại thường dao động khoảng 20.000-30.000 đồng mỗi kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000 đồng.
Chị Son (35 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) cho biết năm nay vườn na nhà chị
được ít quả hơn năm ngoái, những bù lại quả to đẹp nên dễ bán.
Na Đồng Bành thơm, ngọt đậm và ít có vị chua vì được trồng trên núi đá.
Người dân cho biết, năng suất mùa này thấp hơn năm trước. Nhưng do vùng
trồng mở rộng nên sản lượng vẫn tăng cao, khiến giá rẻ hơn.
Quả na mà bà Nguyễn Thị Tị, 58 tuổi đang giới thiệu ở chợ Đồng Bành được
gọi là na đầu, bán với giá rất cao, khoảng 70.000-80.000 đồng mỗi kg,
dù vị ngon không khác biệt nhiều so với những quả na khác.
Để hái được na, người dân phải mất hàng giờ leo núi đá. Thời gian này
đang là mùa mưa khiến cho việc thu hoạch càng thêm vất vả.
Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở thị trấn Chi Lăng lên nương, chị Hà Thị Hiên, 36 tuổi, bắt tay vào hái na cho đến khi đầy hai sọt (khoảng 40kg) mang về nhà trước khi trời tối.
Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở thị trấn Chi Lăng lên nương, chị Hà Thị Hiên, 36 tuổi, bắt tay vào hái na cho đến khi đầy hai sọt (khoảng 40kg) mang về nhà trước khi trời tối.
Việc gánh na xuống núi còn khó khăn hơn nhiều. Chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi,
ở thôn Minh Hõa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng nước trên lối
mòn dọc theo dốc đá dựng đứng.
Gần một tháng nay, ngày nào chị Nuôi cũng hai lần lên núi hái na để mang ra chợ bán. Trong năm, chị cũng phải vào núi chăm na, thường xuyên tới mức thuộc từng hốc đá trên lối mòn.
Gần một tháng nay, ngày nào chị Nuôi cũng hai lần lên núi hái na để mang ra chợ bán. Trong năm, chị cũng phải vào núi chăm na, thường xuyên tới mức thuộc từng hốc đá trên lối mòn.
Na tại chợ Đồng Bành được lái buôn từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi
thu mua từ từng người bán rồi mang ra điểm tập kết đóng hàng chuyển đi.
Bà Nguyễn Thị Nhị (60 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) đã lên Đồng Bành từ rất sớm để chọn mua được na đẹp mang về bán ở chợ gần nhà.
"Na Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon nên mang về bán chạy. Cứ hai ngày tôi lại lên đây lấy hàng mới về bán", bác Nhị cho biết.
"Na Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon nên mang về bán chạy. Cứ hai ngày tôi lại lên đây lấy hàng mới về bán", bác Nhị cho biết.
Na Đồng Bành được đóng vào các thùng xốp có lót lá xanh, giấy báo cẩn
thận, rồi được chất lên xe tải để chuyển đi các tỉnh khắp miền Bắc.
Quả na sau khi hái chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm, nên không thể mang đi các tỉnh quá xa.
Quả na sau khi hái chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm, nên không thể mang đi các tỉnh quá xa.
Phút nghỉ ngơi của anh Vi Văn Hải (44 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) sau một buổi sáng mệt nhoài với na.
Anh dậy từ 4h sáng lên nương na trên núi hái tổng cộng 1,8 tạ quả mang xuống chợ bán. "Cũng may là bán hết nhanh, nên vất vả chút vẫn vui", anh Hải chia sẻ.
Anh dậy từ 4h sáng lên nương na trên núi hái tổng cộng 1,8 tạ quả mang xuống chợ bán. "Cũng may là bán hết nhanh, nên vất vả chút vẫn vui", anh Hải chia sẻ.
NGỌC ẨN * CCRD
Cải Cách Ruộng Đất xưa và nay
CCRĐ do Việt gian thực hiện là một bản copy của Tàu khựa gọi là "thổ địa
cải cách" đã xảy ra ở Tàu từ 1946-1949. Bọn Việt gian khi triển lãm
CCRĐ trong năm 2014 lại đề ra thời gian từ 1946-1957 nghĩa là Việt gian
Hồ Chí Minh hành hạ dân VN còn lâu hơn cả bọn khựa hành hạ dân Tàu.
Trong CCRĐ, ngạ quỹ Hồ Chí Minh bắt buộc con chửi cha mẹ và đồng ý giết
cha mẹ, vợ giết chồng. Điều này chứng minh việc HCM ra lệnh giết vợ là
Nông Thị Xuân là chuyện bình thường đối với hắn.
Có một sự khác biệt rất lớn giữa CCRĐ 1945-1957 và CCRĐ thời 1990-2014.
Thời xưa thì bần cố nông đấu tố, giết địa chủ để cướp đất vì lúc đó
thành phần bần cố nông đa số là cán bộ cộng sản. Thời nay thì địa chủ
đấu tố, bỏ tù, giết, cướp đất của bần cố nông chỉ vì đa số địa chủ là
cán bộ cộng sản.
Thời xưa thì địa chủ bị bần cố nông ghép tội "bóc lột", "phản quốc" theo
Tây, "phản động" chống lại chính quyền. Thời nay địa chủ CSVN "phản
quốc" theo Tàu, "bóc lột" nông dân và công nhân, "phản động" chống lại
dân.
Nhưng có một điều khác biệt cực kỳ "vĩ đại" trong CCRĐ 2014, đó là bọn
"phản quốc", "bóc lột", "phản động" đang kết tội, bỏ tù cả bần cố nông
và người trí thức yêu nước. Bần cố nông thời xưa còn có nhà để ở, bần cố
nông thời nay chỉ nằm lề đường hoặc trú ngụ trong vườn hoa Mai Xuân
Thưởng mà vẫn không được yên thân với bọn địa chủ cán bộ CSVN cực kỳ
gian manh, dã man.
Địa chủ ngày xưa chỉ làm chủ ruộng vườn mà đã bị bỏ tù, chôn sống hoặc
xử bắn. Bọn cán bộ địa chủ CSVN ngày nay làm chủ ruộng vườn, công ty
điện lực, công ty xăng dầu, ngân hàng, tất cả đài phát thanh, đài TV,
tất cả báo chí, công an, quân đội, biệt thự sang trọng, ô tô đắt tiền.
CCRĐ 1945-1957 thì địa chủ chỉ làm chủ vài chục mẫu ruộng vài chục con
bò để kéo cày, mướn khoảng trên chục người tá điền để làm ruộng thì bị
cán bộ CSVN là bần cố nông chôn sống vì tội "bóc lột". Bọn cán bộ địa
chủ ngày nay tài sản gấp ngàn lần địa chủ ngày xưa do "bóc lột" "cướp",
"tham nhũng" của bần cố nông. Bọn địa chủ cán bộ CSVN hôm nay làm chủ cả
đất nước cho nên bọn chúng bán cả núi rừng, thành phố, biển đảo cho Tàu
khựa.
CCRĐ ở miền Bắc, nơi đấu tố lúc nào cũng treo hình Mao Trạch Đông phía
trên. Những hình ảnh này đã được Hồ gửi về cho Mao làm bằng chứng là Hồ
thái thú đã tuyệt đối khâm chỉ Mao chủ tịch, thế mà Hồ vẫn tuyên bố một
cách trâng tráo "không có gì quý hơn độc lập-tự do". Ở miền Nam VN đã có
bao giờ tòa án treo hình ông tổng thống Mỹ khi xử án?
Ở miền Nam, chế độ VNCH có chương trình "người cày có ruộng" và ở miền
Bắc, chế độ cộng sản có "cải cách ruộng đất". "người cày có ruộng" thì
chính quyền miền Nam mua đất từ địa chủ và sau đó phân phát cho người
nghèo để giúp đỡ họ trở thành địa chủ trong tương lai mà chẳng có ai bị
đấu tố, chẳng có gia đình nào tan nát. Kết quả là cả miền Nam trở nên
trù phú và gia đình hạnh phúc.
Ở miền Bắc thì tên ác quỹ Hồ Chí Minh "CCRĐ" giết địa chủ, cướp của,
dùng đấu tranh giai cấp phá hoại tan hoang kinh tế, nền nếp văn hóa dân
tộc như con giết cha mẹ, vợ giết chồng. Kết quả cả miền Bắc đói từ địa
chủ đến bần cố nông và gia đình ly tán. Bọn cán bộ địa chủ CSVN triển
lãm CCRĐ 2014 để thách thức bần cố nông và người trí thức đứng lên lật
đổ bọn chúng.
VŨ ĐÔNG HÀ * CỘNG SẢN TÀN SÁT TẬP THỂ
Bản Cáo trạng về Tội Ác Giết Người Tập Thể 1953-1956 của đảng CSVN
Vũ Đông Hà (Danlambao)
I. Bản chất và tên gọi:
Bản chất hành động của đảng CSVN là một cuộc giết người tập thể quy mô,
có chủ trương, chính sách dẫn đến thảm họa 172.000 người dân Việt Nam bị
tàn sát. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã xảy ra một cuộc "người
Việt giết người Việt" ở tầm mức như thế. Đây cũng là một hành vi phạm
tội ác chống nhân loại.
Cuộc tàn sát này là một đại kế hoạch có mục tiêu nhất quán, xuyên suốt từ đầu đến cuối:
- Tiêu diệt tầng lớp trí thức, người giàu theo chủ trương đấu tranh giai cấp triệt để của cộng sản quốc tế.
- Thiết lập nền tảng cho chính sách độc tài đảng trị lâu dài - khủng bố
người dân và áp đặt nỗi sợ hãi bao trùm lên toàn xã hội, làm tê liệt mọi
ý chí phản kháng của quần chúng để duy trì vai trò thống trị tuyệt đối
của đảng cộng sản.
Mục tiêu của chính sách này được chỉ đạo bởi khẩu hiệu "Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ".
Mọi chương trình đúng đắn nhằm đem lại ruộng đất công bằng cho nông dân
đều có thể thực hiện thành công không rơi một giọt máu. Điển hình là
chính sách "Cải Cách Điền Địa" của Việt Nam Cộng Hòa. Ngược lại, "Cải
Cách Ruộng Đất" chỉ là phương tiện cho cứu cánh thủ tiêu những người
Việt Nam bị xếp vào thành phần trí, phú, địa, hào. "Cải Cách Ruộng Đất"
là tên gọi mỹ miều được đảng CSVN sử dụng, kèm theo kết quả cướp được
810.000 hecta ruộng đất từ 172.000 nạn nhân đem chia cho nông dân (nhưng
thật sự là lùa hết nông dân miền Bắc vào hợp tác xã theo mô hình Xô
Viết) nhằm che giấu bản chất thực sự và đánh tráo tên gọi chính xác dành
cho những gì xảy ra trong 3 năm 1953-1956.
Không ai gọi Tội ác Diệt chủng Holocaust là "Endlösung der Judenfrage" là "Final Solution to the Jewish Question", là "Giải Đáp Sau Cùng cho Câu Hỏi về người Do Thái" cho hành động tiêu diệt 5.750.000 người gốc Do Thái như đồ tể Hitler gọi nó. Chúng ta không thể nào gọi Giải Đáp Sau Cùng cho những người Việt Nam trí phú địa hào, cho cuộc tàn sát 172.000 người dân Việt là "Cải Cách Ruộng Đất" như đồ tể Hồ Chí Minh đã đặt tên.
Tên gọi chính xác nhất dành cho những gì đã xảy ra vào những năm 1953-1956 là Holocaust Việt Nam, là Tội Ác Diệt Chủng, là Cuộc Giết Người Tập Thể.
Với bản chất giết người hàng loạt, được thực hiện với một chính sách
xuyên suốt từ ban đầu cho nên không có cái gọi là "sai lầm" và "sửa
sai". Không thể nào có một cái gọi là "chính sách giết người đúng đắn"
để từ đó có vài sai lầm. Và đương nhiên không thể nào có nhiều phần đúng
một phần sai trong chính sách giết người tập thể này để có cái gọi là
"sửa sai".
II. Tội Ác:
Tàn sát 172.000 người dân vô tội là tội ác diệt chủng. Nhưng tội ác
không chỉ nằm ở 172.000 sinh mạng con người bị cướp đi. Bên cạnh hàng
trăm ngàn nấm mộ sau bữa tiệc người kéo dài 3 năm của đảng Cộng Sản mang
nhãn hiệu Lao Động là hàng triệu người con, người cháu của những nạn
nhân đã bị sỉ nhục, đày đọa và đẩy ra ngoài lề cuộc sống.
Trong vòng 3 năm, toàn bộ lòng can đảm của người dân miền Bắc sau cuộc
kháng chiến chống Pháp đã bị triệt tiêu. Thay vào đó là nỗi sợ hãi kinh
hoàng. Bi kịch người dựng chuyện đấu tố người, người người phải tham gia
vào cơn lên đồng tập thể, phải cùng nhau đóng vai quan tòa viết bản án
tử hình người lương thiện đã biến cả miền Bắc thành một cộng đồng chỉ
biết dối trá để sống còn. Tính tự trọng, lòng nhân ái, tình nghĩa xóm
làng của người dân Miền Bắc gần như bị chôn theo 172.000 xác người vào
mộ huyệt trong những năm cùng tháng tận 1956.
Kế hoạch giết người tập thể 1953-1956 cũng là phiên bản của cộng sản
Việt sao chép từ mô hình "thổ địa cải cách 1946-1949" của Cộng sản Tàu -
Mao Trạch Đông. Nó được tiến hành với sự tham gia cố vấn và quyết định
trực tiếp của tổng cố vấn Lã Quý Ba, Vi Quốc Hân, Triệu Hiểu Quang.
Trong suốt hơn 4000 năm lịch sử, chưa có những tên Việt gian nào đã giết
chết chừng ấy đồng bào người Việt theo sự chỉ đạo của ngoại bang.
III. Thủ phạm:
Nếu Hitler là tên tội phạm đứng đầu sổ của cuộc tàn sát 5.750.000 người
Do Thái thì Hồ Chí Minh là tên đầu sỏ gây ra cái chết của 172.000 dân
Việt. Nếu Heinrich Himmler là một tên SS người Đức, thủ lãnh bấm nút mở
tất cả lò hơi ngạt của cái gọi là Giải Pháp Sau Cùng cho người Do Thái thì Trường Chinh là một tên CS người Việt, chỉ huy đội ngũ cuốc xẻng và dao búa để thực hiện Giải Pháp Sau Cùng đối với những người Việt Nam bị liệt vào thành phần trí, phú, địa, hào.
Bên cạnh Hồ Chí Minh - Chủ tịch đảng, Trường Chinh - Tổng Bí Thư đảng,
là thành phần lãnh đạo cao cấp của Ban Thường vụ Trung ương: Võ Nguyên
Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt... Đây là bộ
đầu não chuẩn bị, sắp xếp, tổ chức và một lòng một dạ nghe lời cố vấn
Tàu cộng quyết định mọi mặt. Đây là những thủ phạm gây nên cuộc tàn sát
và những tội ác đã nêu trên.
Xếp hàng theo sau tập đoàn sát nhân là tập thể của những kẻ gọi là trí
thức, nhà thơ, nhà văn, phóng viên báo chí cộng sản. Đây là đội ngũ ra
sức tuyên truyền, xách động, là những cái loa xung trận, biến cả miền
Bắc trở thành một một nồi súp-de hừng hực thù hận, điên cuồng cho cuộc
lên đồng đấu tố vĩ đại. Đứng đầu đạo quân cổ võ và hoan hô máu đổ đầu
rơi, giết, giết nữa đi là Tố Hữu.
IV. Tòng phạm
Tội ác 1953-1956 không dừng lại với những thủ phạm đã "cải cách" ruộng
đồng bằng xác người. Kéo dài hơn nửa thế kỷ, đảng cộng sản Việt Nam với
nhiều thế hệ đảng viên tiếp nối đã là đồng phạm của tội ác ngày xưa.
69 năm sau khi Adolf Hitler tự kết liễu cuộc đời đầy tội ác của hắn vào
ngày 30 tháng 4, 1945 tại Bá Linh, chưa một ai, tổ chức nào, quốc gia
nào trên thế giới tổ chức triển lãm "thành tích" của Endlösung.
Nhưng có một nơi, có một tập đoàn tự xưng là đỉnh cao trí tuệ, mang trên
môi đạo đức của một kẻ tự xưng là cha già dân tộc đã tổ chức triển lãm
"thành tích" Endlösung Việt Nam. "Thành tích" nổi trội hơn những
tên Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái khác chủng tộc. Ở đó, là nơi triển
lãm thành quả vĩ đại của những tên cộng sản tàn sát đồng bào cùng màu
da, cùng dòng máu.
Và cũng ở xứ sở đó, đồng hành với tội ác là sự im lặng mang tính đồng
lõa của những người mà bề dày cách mạng được tính từ thời khắc búa liềm
được nhất lên, viên đạn hận thù giai cấp được bắn vào gáy những người
phụ nữ như bà Cát Hanh Long, từ những người mà đến bây giờ vẫn đặt để
tên sát nhân Hồ Chí Minh vào bệ thờ cao nhất trong ngôi nhà cộng sản
xiêu vẹo mà họ đang muốn chỉnh đốn lại cho giống ngôi nhà ngày xưa của
"bác".
Sunday, September 14, 2014
TRẦN MẠNH HẢO * MẸ TÔI TRONG CCRD
Mẹ tôi trong Cải cách ruộng đất
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan, (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói (bố tôi đang bị đảng - đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo...
Các bạn biết tôi hành nghề gì để cứu đói cả nhà trong khi mới chỉ 10 tuổi đầu? Tôi làm nghề bắt rận thuê cho các gia đình cán bộ và gia đình ông bà ông nông dân bần cố vừa được chia của từ gia đình phú nông địa chủ. Chẳng là khi đi qua nhà đứa bạn gái cùng học vỡ lòng - con ông đội trưởng xóm tôi, thấy nó đang ngồi bắt rận, nó hét lên sợ hãi vì rận bám đầy quần áo nhà nó. Thấy tôi đi qua, nó bảo: thằng con địa chủ Hiền kia, mày vào bắt rận giúp tao, tao bảo bố tao cho mày bò gạo về ăn cho khỏi chết đói...
Tôi hăng tiết, bắt rận giúp nó nhanh hơn khỉ, bắt được con nào cũng cho vào miệng cắn cái bép, khiến môi tôi đỏ như ăn trầu. Tôi bắt một buổi sáng hết sạch rận trong đống áo quần hôi như cú của con gái nhà ông cán bộ… Gia đình ông trưởng xóm cho tôi đúng một bò gạo vì công bắt rận tài ba. Tôi mơ ước làm giàu bằng nghề bắt rận. Cầm tí gạo gói trong lá khoai ngứa, đi qua nhà thờ, tôi quỳ xuống làm dấu thánh giá xin với Chúa và Đức Mẹ rằng: con cám ơn Chúa và mẹ Maria, con xin Chúa ban cho làng con, xã con, tỉnh con, nước con mãi mãi tràn ngập rận chấy để con làm giàu bằng nghề bắt rận thuê. Cứ như vậy, thiên tài bắt rận thuê của tôi vang lừng thôn xóm. Ngày nào tôi cũng kiếm được gạo, một hay hai bò (bơ, lon) gạo về nấu cháo cho mẹ và hai em ăn khỏi chết đói...
Hôm đó khoảng gần 12 giờ trưa tôi về nhà sau khi đã được trả công gần hai lon gạo vì bắt rận thuê cho hai gia đình cán bộ thôn thì nghe nhà tôi có biến. Đám người bần cố nông quá đông đúc kéo đến nhà tôi dỡ nhà, dỡ bếp bởi họ được đội cải cách chia cho mọi tài sản trong nhà tôi từ cái thìa cái đũa đến cái bát, cái mân, cái nồi con dao cái thớt...
Tôi khiếp đảm thấy mẹ tôi vừa khóc vừa chửi bọn chúng và hai tay cầm hai con dao bầu nhọn hoắt đang xông vào đâm ông Xoan, ông Chúc (hai ông bần cố nông này được chia cái nhà chính của ông nội tôi đã di cư để lại), hai ông tí chết vì hai nhát dao đâm sẩy của mẹ tôi. Hình như mẹ tôi điên rồi, vừa chửi vừa quyết sống mái với bọn đến dỡ nhà cướp của. Mẹ tôi vừa khóc vừa dứ dứ hai con dao quyết lao vào đâm bọn dỡ nhà, khiến một tên vừa leo lên mái sợ quá đã ngã xuống gãy chân. May mà có mấy người bà con hàng xóm đến hỗ trợ mẹ tôi. Tôi bỏ gói gạo trong lá khoai xuống đất, hai tay cầm hai cục gạch đứng bên mẹ nói: tao thề chết bảo vệ mẹ tao, chúng mày ác Chúa phạt liền đó, thấy chưa, ngã xuống đất gãy chân kìa… Mẹ tôi lên cơn rồi, bà quyết sống chết bảo vệ căn nhà chính mà không đủ sức bảo vệ cái bếp đang bị mấy người bần cố nông khác dỡ mất, phá cướp sạch rồi…
Mẹ tôi vừa khóc vừa múa dao kể rằng: bớ bọn ác nhân kia, bố chồng tao đêm nào cũng đi cất vó, ngày nào cũng ra đồng cày bừa với ông Mục cày thuê cho hai mẫu ruộng sao địa chủ được. Chúng mày cứ xông vào cướp, xông vào dỡ nhà đi, tao sẽ đâm chết hết chúng mày rồi có bị Hồ chủ tịch cắt lưỡi, xẻo vú cũng cam lòng… Nào thằng kia, con kia, leo lên mái nhà thử coi, tao đâm chết ngay thằng Xoan, thằng Chúc liền này…
Lão Xoan, lão Chúc gọi dân quân đến với súng ống lên đạn cạch cạch nghe chết khiếp… Tôi nghĩ phen này chúng nó bắn mẹ mình rồi, hai tay tôi vẫn cầm hai cục gạch chạy đến đứng trước bụng mẹ. May mà có ông Bính bí thư làng (người chuyên làm nghề ăn trộm ăn cắp) đến kịp nói nhỏ vào tai lão Thảnh đội trưởng đội dân quân một lúc thì đội dân quân du kích rút đi… Sau này mới biết ông Bính (người từng mê mẹ tôi khi mẹ chưa lấy bố tôi) nói với dân quân rằng: “Nhà thằng Ký Sinh (ông nội tôi đã di cư) và con là thằng Hiền chồng con điên kia đã nằm trong danh sách sửa sai xuống thành phần…”
Lão Xoan lão Chúc hai tên bần cố nông chuyên ăn trộm thấy tình thế không thể dỡ nhà mang đi được vì sợ con mẹ điên cầm dao đang quyết đâm chúng nếu không có mấy bà con giữ tay can gián, bèn lủi mất… Mẹ tôi gục xuống đống gạch vụn của căn bếp ba gian vừa bị chúng cướp phá dỡ mang đi từ hòn gạch, khóc rồi ngất luôn, không còn thời gian đâu ra ngăn bà Y đang phá cổng nhà tôi lấy gạch…
Chiều đó, mẹ tôi vẫn phải ra đồng bắt cá về cho ba đứa con ăn với cháo do thằng Hảo bắt rận thuê mà có được tí gạo. Khi mẹ về, giỏ cá đã mất, vì bị bọn ông bà ông nông dân chăn trâu cướp mất giỏ cá, lại bị chúng dùng roi trâu quất lên mặt mẹ ba con lươn đỏ như máu bởi mẹ quên khoanh tay cúi chào, bọn trẻ trâu đang cưỡi trâu trên đường theo quy định của đảng – bác – đội rằng: con vợ địa chủ Hiền, con dâu địa chủ đại gian đại ác Ký Sinh đã theo giặc vào Nam kính chào kính lạy ông bà ông nông dân cưỡi trâu ạ…
Chuyện về mẹ tôi còn dài, viết một cuốn tiểu thuyết về bà cũng không hết, kỳ sau xin kể tiếp…
Sài Gòn 14 – 9 – 2014
VỀ BÀI THƠ " ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI " CỦA VĂN CAO
BÀI THƠ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
CỦA VĂN CAO
CỦA VĂN CAO
(Không có trong trong triển lãm CCRĐ)
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI(*)
Người ta, các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phả
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuốn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
Nhạc sĩ Văn Cao
(1956)
Bảo tàng lịch sử quốc gia VN vừa trưng bày triển lãm về Cải cách ruộng đất 1946-1956, để chứng minh là cuộc cải cách đúng đắn vì "dân cày có ruộng". Bây giờ hàng triệu dân cày đâu còn ruộng nữa, thì sao ? Thật trớ trêu cho câu chuyện đang cố vùi đi, lại bới lên như một niềm tự hào ?
Văn Cao (ảnh Nguyễn Đình Toán)
Tôi đã được Nhà thơ - Nhạc sĩ Văn Cao cho
công bố bài thơ về Cải cách ruộng đất của ông, Đồng chí của tôi, như
một bi kịch mà ông giữ mãi trong sổ tay cho đến khi từ biệt cõi đời...
Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng. Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ Lá, Văn Cao rất vui lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói : “ Ba thằng mày bảo được là được ! ”.
Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng. Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ Lá, Văn Cao rất vui lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói : “ Ba thằng mày bảo được là được ! ”.
Dù là trong thời kì “đổi mới” rất mạnh mẽ, chúng tôi vẫn thấy ông có một bài thơ mà nhà xuất bản khó lòng chấp nhận, đấy là bài Đồng chí của tôi viết năm cải cách ruộng đất (1956). Bài thơ tràn đầy lòng tin vào chủ nghĩa xã hội mà cảnh tỉnh những sai lầm của hiện tại, nó là tiếng lòng thống thiết của người cộng sản bị xử bắn oan gửi tới các đồng chí của mình.
Không trung thực với Đảng, không có lòng can đảm của một đảng viên, không chan chứa một trái tim nhân đạo… không thể viết được một bài thơ rớm máu như thế. Nhưng 30 năm và hơn thế nữa, nó vẫn chỉ là bài thơ của riêng ông. Chúng tôi biết điều đó, và đề nghị ông “để lại”, ông đồng ý ngay. Đầu năm 1995, tôi nhắc lại với ông bài thơ ấy, và thấy đã đến “thời” bài thơ có thể in được rồi, nhưng ông nói sau khi nhấp một ngụm rượu: “ Thôi, cứ để sau khi mình chết rồi in cũng chưa muộn ”. Ngày ông qua đời, tôi bỗng mở sổ tay xem lại bài thơ ấy, và tôi đã khóc.
Nguyễn Trọng Tạo
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI
Đặng Huy Văn: “Đồng Chí Của Tôi” là một bài thơ cho đến nay vẫn còn bị
cấm in thành sách của nhạc sĩ Văn Cao, tác giả Quốc Ca VN vì nó mô tả
chân thực một vụ xử bắn trong CCRĐ. Vụ xử bắn này được diễn ra ngay trên
quê hương Hà Tĩnh máu thịt của tôi. Đọc bài thơ lên, nhất định các dư
luận viên ăn lương của đảng CS VN sẽ vô cùng phẫn nộ vì cho rằng, nhạc
sĩ văn Cao đã bịa ra để nói xấu đảng và bác Hồ chứ chuyện này không có.
Nhưng xin thưa các vị, chuyện này đã xẩy ra trước mắt tôi vì người bị
bắn trong bài thơ này chính là một bà cô họ của tôi, một người bạn cùng
hoạt động trong cuộc kháng chiến chống Pháp với chú tôi trước đây.
Ngày đó, từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 7 năm 1956, chuyện tử hình một
cán bộ có công với cuộc kháng chiến chống Pháp tại Hà Tĩnh là một chuyện
bình thường. Nhiều cán bộ đảng viên trong kháng chiến chống Pháp như
chánh phó chủ tịch xã, chủ tịch huyện và các huyện ủy viên, chủ tịch
tỉnh và các tỉnh ủy viên cũng đã bị quy là “Quốc Dân đảng” và bị bắt
giam hoặc bị bắn chết một cách dã man như thế. Đó là chưa kể tới hàng
ngàn “địa chủ cường hào gian ác” khác của quê tôi cũng đã bị giết chết
một cách oan uổng hơn thế. Trung bình, cứ sau một người bị xử bắn là lại
có thêm từ 7 đến 10 người khác “ăn theo” bằng hình thức tự tử vì quá sợ
hãi.
Ngoài ra, còn có rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ con trên quê tôi đã bị chết đói thê thảm vì chủ trương “không được tiếp tế cho các gia đình địa chủ”nữa... Nên có thể nói CCRĐ là một thành tựu vĩ đại ngoài sự mong đợi của các đồng chí cố vấn Trung Quốc do Mao chủ tịch cử sang để trợ giúp cho sự nghiệp vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh! Cuối cùng nhờ tài trí khôn khéo của chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà tình báo lão luyện, cuối năm 1956, trước quốc dân đồng bào, người đã “thành khẩn” lau nước mắt và xin lỗi toàn thể nhân dân cùng hàng vạn oan hồn CCRĐ đã lỡ phải hi sinh vì cách mạng, mà đất nước ta mới được “độc lập, tự do và hạnh phúc” như ngày nay!
Nhân dịp kỷ niệm tròn 60 năm ngày bác Hồ đã cử các Đội Giảm Tô, CCRĐ cùng đoàn cố vấn Trung Quốc về với quê hương Hà Tĩnh của tôi, tôi xin phép nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo được đăng lại bài thơ này từ trang nhathonguyentrongtao.wordpress.com của anh. Xin được cám ơn anh rất nhiều!
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI(*)
Người ta, các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
Ngoài ra, còn có rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ con trên quê tôi đã bị chết đói thê thảm vì chủ trương “không được tiếp tế cho các gia đình địa chủ”nữa... Nên có thể nói CCRĐ là một thành tựu vĩ đại ngoài sự mong đợi của các đồng chí cố vấn Trung Quốc do Mao chủ tịch cử sang để trợ giúp cho sự nghiệp vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh! Cuối cùng nhờ tài trí khôn khéo của chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà tình báo lão luyện, cuối năm 1956, trước quốc dân đồng bào, người đã “thành khẩn” lau nước mắt và xin lỗi toàn thể nhân dân cùng hàng vạn oan hồn CCRĐ đã lỡ phải hi sinh vì cách mạng, mà đất nước ta mới được “độc lập, tự do và hạnh phúc” như ngày nay!
Nhân dịp kỷ niệm tròn 60 năm ngày bác Hồ đã cử các Đội Giảm Tô, CCRĐ cùng đoàn cố vấn Trung Quốc về với quê hương Hà Tĩnh của tôi, tôi xin phép nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo được đăng lại bài thơ này từ trang nhathonguyentrongtao.wordpress.com của anh. Xin được cám ơn anh rất nhiều!
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI(*)
Người ta, các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
Nhạc sĩ Văn Cao
(1956)
Hà Nội, 8/8/2014
(1956)
Hà Nội, 8/8/2014
Đặng Huy Văn
TÌNH ĐỐNG CHÍ CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN
VAN MỘC CƯ SĨ
Khi nghe người Bắc Kỳ di cư kể chuyện đấu tố ngoài Bắc, đa số đồng bào
miền Nam không tin. Họ nói bác Hồ yêu nước thương dân đâu làm những việc
vô nhân đạo như thế. Rằng bọn di cư nhận tiền Mỹ Ngụy nên tuyên truyền
láo khoét. Người ta cả đời hy sinh cho cách mạng đâu có thể làm những
việc phản dân, hại nước như thế. Rằng chuyện kể vô lý, ai đời vài sào
ruộng mà bị quy là địa chủ rồi đem bắn ư? Chuyện càng phi lý vì cộng sản
giết bọn Việt gian chứ sao lại giết đồng chí cộng sản của mình, những
đồng chí trung kiên đã vào tù ra khám thời Pháp thuộc, và đã hăng hái
tham gia kháng chiến, đã từng lãnh đạo tỉnh, xã, hội Phụ lão cứu quốc,
hội Liên Việt?
Nhưng rồi năm tháng, cái kim trong bọc cũng lòi ra nhất là khi bọn Nam
Kỳ hồi kết nói mọi việc cho họ hay. Và sự kiện 1975 đã làm cho dân
Nam kỳ thấy tận mắt mọi sự. Người ta biết rõ cái gian manh, tàn ác của
Nguyễn Tất Thành và âm mưu thâm độc của Mao Trạch Đông. Hồ Chí minh dù
là người Việt hay người Hoa thì cũng là nô lệ của Trung Cộng, luôn luôn
tuân lệnh Trung cộng. Cải Cách Ruộng Đất cũng do lệnh Trung Cộng và Nga
Sô. Mọi cách thức tàn ác, gian manh trong CCRD, trong tra tấn tù nhân,
trong khủng bố nhân dân đều học từ Trung Cộng và Liên Xô.
Nhưng tại sao người ta lại làm nhiều điều phi lý, mâu thuẫn và hèn hạ trong CCRD?
- Người cộng sản bị Pháp bắn, theo lời tuyên truyền của Việt cộng thì hô to cộng sản muôn năm, còn bị cộng sản bắn mà cũng hô cộng sản muôn năm ư? Pháp bắn hô cộng sản muôn năm,. cộng sản bắn cũng hô cộng sản muôn năm, té ra coi coi cộng sản cũng như thực dân Pháp ư? không phân biệt bạn thù hay sao?
Phải chăng vì sợ cộng sản quá, cộng sản giết chết cũng không dám oán than. Đó là bi kịch của người cộng sản mù quáng và sợ hãi! Võ Nguyên Giáp cũng vì hèn nhát, sợ hãi mà quỳ lạy đàn em, nhục nhã như thế đấy!
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Một nguyên do khác là các nạn nhân muốn nói họ chết oan, họ trung thành với đảng, không phản bội đảng, sao đảng lại bắn họ? Và phải chăng hô như thế là cầu xin cộng sản buông tha cho con cháu họ?
-Tại sao lại gọi những người bắn mình là "đồng chí":
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Nhưng tại sao người ta lại làm nhiều điều phi lý, mâu thuẫn và hèn hạ trong CCRD?
- Người cộng sản bị Pháp bắn, theo lời tuyên truyền của Việt cộng thì hô to cộng sản muôn năm, còn bị cộng sản bắn mà cũng hô cộng sản muôn năm ư? Pháp bắn hô cộng sản muôn năm,. cộng sản bắn cũng hô cộng sản muôn năm, té ra coi coi cộng sản cũng như thực dân Pháp ư? không phân biệt bạn thù hay sao?
Phải chăng vì sợ cộng sản quá, cộng sản giết chết cũng không dám oán than. Đó là bi kịch của người cộng sản mù quáng và sợ hãi! Võ Nguyên Giáp cũng vì hèn nhát, sợ hãi mà quỳ lạy đàn em, nhục nhã như thế đấy!
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Một nguyên do khác là các nạn nhân muốn nói họ chết oan, họ trung thành với đảng, không phản bội đảng, sao đảng lại bắn họ? Và phải chăng hô như thế là cầu xin cộng sản buông tha cho con cháu họ?
-Tại sao lại gọi những người bắn mình là "đồng chí":
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Bọn đấu tố điêu, vu khống các ông, chúng cầm súng, cầm gươm giết các
ông là bọn nông dân ngu dốt bị cộng sản lợi dụng, bị cộng sản thúc đẩy,
bắt buộc.. Bọn đó là đồng chí ư? Kể cả Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm
Văn Đồng... đại ác, đại bịp cũng là " đồng chí", là " lãnh tụ " ư?
-Cộng sản đã phản bội dân tộc, chạy theo Nga, Tàu thi hành các chính sách phản dân hại nước. Cộng sản đã tàn sát các ông , đã coi các ông là " kẻ thù của nhân dân " , đã xử tử hình, đã bỏ tù các ông, đã đuổi các ông ra khỏi đảng, tại sao các ông còn" cố đấm ăn xôi "? Thực tế phũ phàng trước mắt, còn lợi lộc gì, danh vọng gì mà các ông vẫn còn trung thành với bọn chúng, vẫn muốn đeo theo bọn chúng? Tại sao không tranh đấu giải phóng bản thân mình, con cháu mình, dân tộc mình khỏi chế độ cộng sản độc tài ? Tại sao tinh thần nô lệ quá nặng như vậy? Tại sao lại trung thành với ác quỷ? Ngu dại một lần mà chưa tỉnh ngộ sao?
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
- Sống trong chế độ cộng sản tàn ác, nghèo khổ như thế mà nhiều người vẫn tin tưởng vào thiên đường cộng sản ư?
-Cộng sản đã phản bội dân tộc, chạy theo Nga, Tàu thi hành các chính sách phản dân hại nước. Cộng sản đã tàn sát các ông , đã coi các ông là " kẻ thù của nhân dân " , đã xử tử hình, đã bỏ tù các ông, đã đuổi các ông ra khỏi đảng, tại sao các ông còn" cố đấm ăn xôi "? Thực tế phũ phàng trước mắt, còn lợi lộc gì, danh vọng gì mà các ông vẫn còn trung thành với bọn chúng, vẫn muốn đeo theo bọn chúng? Tại sao không tranh đấu giải phóng bản thân mình, con cháu mình, dân tộc mình khỏi chế độ cộng sản độc tài ? Tại sao tinh thần nô lệ quá nặng như vậy? Tại sao lại trung thành với ác quỷ? Ngu dại một lần mà chưa tỉnh ngộ sao?
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
- Sống trong chế độ cộng sản tàn ác, nghèo khổ như thế mà nhiều người vẫn tin tưởng vào thiên đường cộng sản ư?
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
XHCN như đã thực hiện ở Nga, Trung cộng và Việt nam thì có gì mà tự hào, khoe khoang là Của chúng ta ? Các ông thiếu suy nghĩ. Đúng là thấy người sang bắt quàng làm họ.. Ai cùng hàng ngũ với các ông mà các ông vơ vào và vỗ ngực xưng " chúng ta "? Các ông chết, bị tù, bị cộng sản khinh miệt, căm thù, coi các ông là súc vật, thế mà các ông là tự cho là cùng hàng ngũ với các chiến sĩ cộng sản bách chiến bách thắng ư? Và bọn cộng sản cướp của, giết người và man trá sao các ông gọi chúng là " cách mạng "?
Của chúng ta.
XHCN như đã thực hiện ở Nga, Trung cộng và Việt nam thì có gì mà tự hào, khoe khoang là Của chúng ta ? Các ông thiếu suy nghĩ. Đúng là thấy người sang bắt quàng làm họ.. Ai cùng hàng ngũ với các ông mà các ông vơ vào và vỗ ngực xưng " chúng ta "? Các ông chết, bị tù, bị cộng sản khinh miệt, căm thù, coi các ông là súc vật, thế mà các ông là tự cho là cùng hàng ngũ với các chiến sĩ cộng sản bách chiến bách thắng ư? Và bọn cộng sản cướp của, giết người và man trá sao các ông gọi chúng là " cách mạng "?
- Chết như thế là chết oan ức, cộng sản cười man rợ trên những cái chết
này. Chết oan ức như thế mà cho là vì đảng ư? Đau khổ như thế mà vì
đảng ư? Cộng sản có coi những cái chết này là những cái chết có giá
trị không? Chắc chắn là không! Sống như ở đia ngục mà vẫn ca tụng cộng
sản, vẫn còn muốn cho đảng tàn ác dã man này tồn tại muôn năm ư?
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
Đảng Lao động…
Những hành động phi lý ngây ngô trên là
do sự chuyên chế và tàn bạo của cộng sản. Bọn cộng sản đã huấn luyện
đảng viên và nhân dân bằng chính sách sắt máu, nhồi sọ, và khủng bố. .
Kết quả họ đã đào tạo nên những nô lệ và con người hèn hạ., mất nhân
cách và óc suy luận.. Một số người kể cả văn nghệ sĩ, và trí thức đã
biến thành những con chim non bị mắt rắn độc thôi miên sợ hãi, run rẩy
cúi rạp mình xuống mặc cho rắn độc nuốt chửng!
Ôi! loài người một số ngu dại quá chừng ! Văn Cao tháo xiềng xích,
chạy ra đến cửa ngục lại chạy vào, đeo xiềng xich vào cổ, vào chân tay
và hô to nhà tù muôn năm! Văn Cao mà như thế đấy! Đó là bi kịch của Văn
Cao, của người Cộng sản và nửa nước Việt nam. Phải là những con người
thật sự yêu nước, phải là tinh hoa của dân tộc có ý chí quật cường, có
trí óc thông minh mới sớm ý thức được hiểm họa cộng sản và cương quyết
vùng lên chống cộng sản như Phan Khôi, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Lê
Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Phùng Cung, Trần xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn
Kiến Giang, và các chiến sĩ Quốc gia Viet Na m...
SƠN TRUNG * MỘT CUỘC BỂ DÂU
MỘT CUỘC BỂ DÂU
SƠN TRUNG
Quân Tây Sơn chiếm kinh đô Phú Xuân rồi bắt các quan văn võ của chúa
Nguyễn đem vào rừng giam giữ. Việc giam giữ này rất bí mật, thân nhân
của họ và bản thân của họ cũng không biết họ ở đâu, địa phương nào, và
rừng nào. Còn các giáo quan các học hiệu phủ huyện trong nước, và viện
Quốc tử giám ở kinh đô cũng như các sinh viên, học sinh đều phải học tập
''kinh điển Dao Mác''. Người ta dùng từ ngữ này để nói lên tính chiến
đấu của ''cách mạng Tây Sơn'', khác với thứ kinh điển ủy mị và lạc hậu
của Nho, Lão, Phật. Ngoài ra từ ngữ này cũng mang tính phổ biến và bình
dân, vì ai ai cũng biết, ai ai cũng dùng đến, không phải là một thứ
triết lý xa quần chúng, xa nhân dân như là từ bi hỉ xả, nhân nghĩa lễ
trí tín, giải thoát, Niết Bàn, Phật tánh, Thanh tĩnh vô vi. ..
Việc học tập này cũng được gọi là cải tạo tư tưởng. Các học viên được nghe các ông Nghệ Tĩnh và Bình Định, Quảng Nam thuyết giáo về Đạo đức cách mạng của Nguyễn Nhạc hoàng đế, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, và trí tuệ đỉnh cao của Nguyễn Lữ. Ngoài ra, các học viên phải nghe giảng về cuộc cách mạng chống phong kiến, bước tiến lịch sử tất yếu của giai cấp vô sản và chính sách xã hội công bằng ''cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo'' của đảng Tây Sơn.
Sau khi nghe các quan lại Tây Sơn giảng huấn, các học viên phải tự kê khai tội lỗi của mình, tố cáo tội ác của chúa Nguyễn và tội các của các bạn đồng liêu. Ai tố cáo nhiều thì được khen là tiến bộ, là đã lột xác, thấm nhuần tư tưởng cách mạng và có hy vọng được tân triều trọng dụng vì tân triều rất khoan dung độ lượng hứa sẽ dùng hết tất cả mọi người, ngoại trừ những kẻ có tội ác với nhân dân. Dù là kẻ có nợ máu với nhân dân, chính phủ sẽ giáo dục, cải tạo họ thành người tốt, cho họ đứng vào hàng ngũ nhân dân, tất cả theo đảng chung sức lao động , đưa cả nước tiến lên thiên đường chủ nghĩa. Trong mộng tưởng của đám hàng thần lạc quan này, một tương lai rất rực rỡ đang dần đến:
Việc học tập này cũng được gọi là cải tạo tư tưởng. Các học viên được nghe các ông Nghệ Tĩnh và Bình Định, Quảng Nam thuyết giáo về Đạo đức cách mạng của Nguyễn Nhạc hoàng đế, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, và trí tuệ đỉnh cao của Nguyễn Lữ. Ngoài ra, các học viên phải nghe giảng về cuộc cách mạng chống phong kiến, bước tiến lịch sử tất yếu của giai cấp vô sản và chính sách xã hội công bằng ''cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo'' của đảng Tây Sơn.
Sau khi nghe các quan lại Tây Sơn giảng huấn, các học viên phải tự kê khai tội lỗi của mình, tố cáo tội ác của chúa Nguyễn và tội các của các bạn đồng liêu. Ai tố cáo nhiều thì được khen là tiến bộ, là đã lột xác, thấm nhuần tư tưởng cách mạng và có hy vọng được tân triều trọng dụng vì tân triều rất khoan dung độ lượng hứa sẽ dùng hết tất cả mọi người, ngoại trừ những kẻ có tội ác với nhân dân. Dù là kẻ có nợ máu với nhân dân, chính phủ sẽ giáo dục, cải tạo họ thành người tốt, cho họ đứng vào hàng ngũ nhân dân, tất cả theo đảng chung sức lao động , đưa cả nước tiến lên thiên đường chủ nghĩa. Trong mộng tưởng của đám hàng thần lạc quan này, một tương lai rất rực rỡ đang dần đến:
Đường mây rộng thênh thang cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo!
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu!
Lúc bấy giờ một số giáo quan cũ tỏ ra rất nhiệt tình với cách mạng. Họ
xun xoe chào đón, tung hô vạn tuế, hàng này đến quét dọn nhà cửa, nhặt
rác xung quanh dinh thự, mua bàn ghế, biếu sâm nhung, dâng nem công chả
phượng để bồi dưỡng cho các quan ''cách mạng'' đã từng gian khổ trong
rừng sâu. Họ ca tụng các chiến sĩ đảng Tây Sơn là anh hùng , trái lại họ
chửi họ là hèn nhát vì bao năm đã theo phong kiến, sống sung sướng
trong cảnh phồn vinh giả tạo của kinh đô Phú Xuân.
Trong đám này lưng dẻo hơn cả vũ công, miệng thanh tao ngọt ngào hơn cả những cô đào thương, lại là đa số các giáo quan dạy về Đạo đức học, Triết học Đông Phương và Tứ thư Ngũ kinh. Trong khi đó đa số các giáo quan dạy Sử Địa, Ngoại văn là những môn mà xưa nay bị coi là vong bản, ngoại lai thì tỏ ra là có nhân phẩm hơn cả! Không ngờ thời đại này đã vô tình chứng minh cho quan điểm của ông thầy tuồng ''Tàu Titanic'' là đúng.
Ông này dựng tuồng ''Tàu Titanic'' để kể lại một truyện bi thương đã chìm trong lòng biển cả mà phần quan trọng nhất là đoạn cuối tàu chìm, các sĩ quan Tây dương bình tĩnh lấy phao cho phụ nữ, các nhạc sĩ vẫn chơi đàn dù nước lên đến đầu gối, đến bụng trong khi con cháu Khổng tử và anh em dòng Samurai mặc váy, choàng khăn giả phụ nữ cúi đầu leo lên xuồng thoát nạn! Đấy, ông thầy tuồng này muốn nói: Tụi Tây phương tao rất có đạo đức, rất hiệp nghĩa, rất can đảm, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Còn bọn Đông Phương chúng bay nổ rầm rầm, nào nhân nghĩa, lễ trí tín, nào quân tử, trượng phu, và nào là tinh thần võ sĩ đạo, đến lúc cháy nhà mới ra mặt chuột!
Trong đám này lưng dẻo hơn cả vũ công, miệng thanh tao ngọt ngào hơn cả những cô đào thương, lại là đa số các giáo quan dạy về Đạo đức học, Triết học Đông Phương và Tứ thư Ngũ kinh. Trong khi đó đa số các giáo quan dạy Sử Địa, Ngoại văn là những môn mà xưa nay bị coi là vong bản, ngoại lai thì tỏ ra là có nhân phẩm hơn cả! Không ngờ thời đại này đã vô tình chứng minh cho quan điểm của ông thầy tuồng ''Tàu Titanic'' là đúng.
Ông này dựng tuồng ''Tàu Titanic'' để kể lại một truyện bi thương đã chìm trong lòng biển cả mà phần quan trọng nhất là đoạn cuối tàu chìm, các sĩ quan Tây dương bình tĩnh lấy phao cho phụ nữ, các nhạc sĩ vẫn chơi đàn dù nước lên đến đầu gối, đến bụng trong khi con cháu Khổng tử và anh em dòng Samurai mặc váy, choàng khăn giả phụ nữ cúi đầu leo lên xuồng thoát nạn! Đấy, ông thầy tuồng này muốn nói: Tụi Tây phương tao rất có đạo đức, rất hiệp nghĩa, rất can đảm, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Còn bọn Đông Phương chúng bay nổ rầm rầm, nào nhân nghĩa, lễ trí tín, nào quân tử, trượng phu, và nào là tinh thần võ sĩ đạo, đến lúc cháy nhà mới ra mặt chuột!
Không những ông thầy tuồng này mà Kim Dung tiên sinh cũng chế nhạo đồng
bào ông một số là đạo đức giả mà tiêu biểu là Nhạc Bất Quần. Tất cả
tác phẩm của Kim Dung nổi bật lên luận đề: Trong những kẻ vỗ ngực xưng
chánh phái có rất nhiều thằng đểu giả, gian ác, ngay cả những hòa
thượng, những đạo sĩ được mọi người sùng bái, coi như Bắc đẩu,Thái sơn
!
Thật vậy, trong ngày Phú Xuân thất thủ, một số văn võ quan nhất nhị
phẩm triều đình cũng đã mặc y phục phụ nữ đào thoát ra khỏi xứ! Một số
tu sĩ vứt cả từ bi, bác ái, dẫm đạp đàn bà, trẻ con mà chạy thoát cơn
lửa thiêu thành Phú Xuân. Và một số sĩ phu ở lại đóng vai hiền nhân
quân tử khôn ngoan, khéo léo hoặc làm trí thức yêu nước giác ngộ quỳ
lạy các đô đốc Tây Sơn..
Chiêu văn quán là một trường thuộc viện đại học Quốc tử giám. Một vài
giáo quan của trường khoảng 70 tuổi, đã viện cớ già yếu xin hưu thoái
như Hạo Nhiên tiên sinh, Duy Cần tiên sinh. Duy Cần tiên sinh nghe đâu
có người em theo Tây Sơn từ thành Quy Nhơn trở về, nói riêng với anh:
Ở với tụi nó khổ lắm, có ngày mang họa vào thân. Anh liệu mà cao chạy xa bay, đừng dính với hủi!
Duy Cần tiên sinh lúc này già rồi chẳng muốn phiêu lãng chân trời góc
biển, vả lại tiên sinh chẳng có con cái gì, không còn vướng mắc, nên
nghe lời em hát bài Tạ từ, treo ấn từ quan. Sau tiên sinh giả bệnh tật,
khùng điên, ngớ ngẩn, thọ trên 90. Quanh năm tiên sinh ở nhà chẳng đi
đâu, ai đến hỏi thăm, tiên sinh nằm rên hừ hừ. Ai mời tiên sinh đi ăn
giỗ, nể tình phải đi, nhưng suốt buổi ngồi yên nhắm mắt. Ăn xong gục
đầu như chết đến nơi khiến gia chủ lo lắng phải cho người đưa về nhà.
Nghe người ta nói lại, khi về nhà, tiên sinh tỉnh như sáo! Trái lại Giản
Dị tiên sinh, tuổi trên 70 , dạy môn Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, đã có
sách in nhan đề là Đạo học Đông Phương, viết chung với Nguyễn Hèn Lê
tiên sinh, được tân triều cho về nghỉ, khỏi phải đến học tập cải tạo
cho khổ thân già , song tiên sinh vẫn van nài, xin được ở lại học tập
tiến bộ. Có kẻ nói rằng ông già Ba Tri này đeo theo đám ''tam thập''
nôm na là tụi ''ba mươi '' do Lý Bất Trung tiên sinh cầm đầu ở chốn
kinh thành và trong Quốc Tử Giám, là vì hy vọng có địa vị trong những
ngày tới (Sau này Lý tiên sinh được đảng cho vào Đại biểu viện làm nghị
gật ). Việc Giản Dị tiên sinh hy sinh trường kỳ gian khổ như vậy khiến
dư luận có nhiều ý kiến.
Có người cho rằng tiên sinh thấm nhuần Khổng giáo, nay đem đem thực
hành triết lý nhẫn nhục của Phật giáo, và đạo lý thực dụng khôn ngoan
của Hàn Tín ''giỏi lạy thì còn, giỏi lòn thì sướng'' . Cũng có kẻ nói
tiên sinh có người con bị Tăy Sơn bắt giam, tiên sinh phải thi hành khổ
nhục kế, phải tỏ ra tích cực, tiến bộ, đỏ hơn đỏ để cứu con.
Không biết con trai tiên sinh được tha năm nào, sự hy sinh của tiên
sinh có đáng đồng xu cắc bạc nào không, hay ngài chỉ là một ''ngụy quân
tử''. Sống cực khổ như vậy mà tiên sinh thọ trên trăm tuổi, kể ra trái
tim và các giây thần kinh của tiên sinh có lẽ được đúc bằng thép! Đáng
phục! Đáng phục! Trong khi đó, bao người trẻ hơn tiên sinh, sống trong
địa ngục, không bị điên cuồng, cao huyết áp, thì cũng đau dạ dày mà
chết sớm!
Lúc bấy giờ tại Chiêu Văn quán có cử nhân Đinh Văn Chương là người Thuận Hóa vốn là một trong những giáo quan trẻ tích cực tung hô Nguyễn Nhạc vạn tuế. Quan cử Văn Chương nhà cũng thanh bạch nhưng khéo chạy chọt và luồn cúi từ triều cũ cho đến triều mới. Ông hầu hạ các quan trong trường chưa đủ, ông tranh thủ phục vụ bên ngoài. Ông bán hết tư trang cho đến y phục của vợ để chiêu đãi các tân quan cách mạng, vì vậy mà ông được lưu dụng, và nổi danh chốn kinh đô với biệt danh '' quan cử Quần'' ám chỉ việc ông đã bán quần của vợ để phục vụ cách mạng. Ngoài ra, ông suốt ngày bám theo các quan tân triều báo cáo điều nọ chuyện kia.
Trước đây, thời chúa Nguyễn, sau khi thành Quy Nhơn thất thủ, Võ Tánh
tuẩn tiết, Binh bộ thượng thư ra lệnh tổng động viên. Đặc biệt vùng
kinh đô Phú Xuân, chúa ra lệnh lập hàng rào phòng thủ. Không muốn đóng
cửa trường học và bắt thầy trò ra trận, chúa Nguyễn theo lời tâu của
Binh bộ thượng thư, bắt các thầy ở Quốc tử giám ban ngày dạy học, ban
đêm thay nhau túc trực, hễ có giặc là sẵn sàng ứng chiến; còn các sinh
viên ba tháng hè là vào quân trường tập ắc ê.
Trong Quốc tử giám lúc bấy giờ có một số võ quan, vốn là thạc sĩ, tiến sĩ vì lệnh động viên mà theo nghiệp binh đao, sau được về Quốc tử giám dạy học. Bộ binh cử vệ úy Văn Khuê người Thuận Hóa cũng là giáo quan của Chiêu Văn quán làm đoàn trưởng đội binh giáo chức, gồm những giáo quan trẻ của trường này, tất cả khoảng mười người, là tân binh cấp bậc binh nhì.
Vệ úy Văn Khuê vốn người ngay thẳng, khuôn thước, ở trong nhà binh bao năm nên đã quen nề nếp quân trường. Ông bực mình vì các tân binh dưới quyền ông quan chẳng ra quan, quân chẳng ra quân, rất là lèng phèng, vô kỷ luật, luôn luôn đến trễ hoặc vắng mặt vô lý do, lúc nào cũng khăn đóng áo dài của nho gia, không chịu mặc quân phục của triều đình.
Đã thế, lúc bàn bạc nói năng cứ mày tao chi tớ theo kiểu dân gian, không biết chào kính, thưa gửi theo quân giai, quân cách và quân kỷ. Không lẽ ông bắt các tiến sĩ, thạc sĩ bạn hít đất, nhảy xổm hoặc bỏ vào quân lao! Ngay cả phê bình họ ông cũng không dám. Nếu ông làm vậy, bọn họ sẽ làm thơ, ca dao, hò, vè châm chọc ông thì tai hại không thể lường được. Không phạt được ai, không đánh chửi được ai, ông đành phạt ông vậy.
Ông phạt ông bằng cách làm đơn xin thôi làm đoàn trưởng. Ngoài ra còn lý do khác, chính Vệ úy Văn Khuê nói ra. Mỗi lần lên Binh bộ hội họp với các Thượng thư, Thái úy, và các đại soái, đô đốc, tổng binh, ông cảm thấy buồn phiền lắm. Buồn phiền vì tụi vệ binh chỉ chào kính các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên, còn chức vệ úy đoàn trưởng, đội trưởng của ông chỉ là thất phẩm, không đáng giá là bao, chúng chỉ chào hỏi lấy lệ! Ngoài ra, các quan trên mặc áo đỏ, áo tía, đi kiệu mười, hoặc mười hai, hai mươi người khiêng, xung quanh có kẻ hầu chạy theo bưng tráp, cầm điếu đóm rất xôm tụ, oai phong, còn ông chỉ mang võ phục đơn giản, đi ngựa, không có lấy một quân hầu.
Tủi thân, tủi phận, ông xin thôi làm đoàn trưởng và được bộ Binh chấp thuận. Bộ binh cử Vệ úy Hồng Sơn Đông cũng là giáo quan trong trường lên làm đoàn trưởng. Vệ úy Hồng Sơn Đông người Đồng Nai nên chịu chơi lắm. Ông cũng mày tao chi tớ với anh em, cũng nhậu nhẹt với anh em, không phân biệt cấp trên, cấp dưới gì cả, ai đi sớm về trưa hoặc bỏ trực, bỏ họp ông chẳng quan tâm. Trường để cho đội Phòng vệ kinh đô một ‘’tổng hành dinh’’, là một phòng giảng dạy, nay lấy tre nứa và cót che lại một góc, chỉ có một cái bàn và vài cái ghế, không có nhân viên, chỉ có một cuốn sổ trên bàn, cứ theo ngày định trước, các tân binh giáo quan đến ngày trực, ngày họp, ký tên vào sổ rồi về.
Thời Văn Khuê làm đoàn trưởng, mỗi năm cũng có vài lần họp, mỗi lần vài phút rồi giải tán. Còn lúc Hồng Sơn Đông làm đoàn trưởng, cả năm không có một cuộc họp, hoặc canh gác gì cả, thậm chí các tân binh giáo quan cũng không thấy khẩu súng tròn hay méo. Ông làm được khoảng một năm thì cái ‘’tổng hành dinh’’ biến mất lúc nào không hay, và ông đem về cho đám giáo quan tân binh một mớ giấy khen thưởng của Binh bộ, nào là có tinh thần chiến đấu, hoàn thành tốt các công tác.. .
Các giấy khen này được bỏ trên bàn trong phòng giáo quan nhưng không ai lấy đem về, nhân viên văn phòng phải bỏ vào các hộp thư của mỗi người, thế mà cũng chẳng ai nhận lãnh. Sau ngày quân Tây Sơn tiếp quản Quốc Tử giám, các giấy tờ này mất sạch. Nhưng mà cũng chẳng ai chú ý đến vấn đề nhỏ nhặt này vì trong đầu óc mọi người lúc này ai cũng cộm lên kế hoạch ‘’tẩu vi thượng sách ‘’! Sau quân Tây Sơn vào, hỏi trong trường ai là đảng viên ngụy, ai là chiến sĩ thi đua, ai là giáo sư nhân dân, ai là giáo sư ưu tú, ai là biệt phái, ai là mật vụ, ai được khen thưởng của ngụy quyền, thì Văn Chương khai ra, và trình lên các giấy khen thưởng này, thành thử cả đám bị kết tội là tình báo và bị đuổi ra khỏi trường.
Tại kinh đô Phú Xuân lúc này có nhiều trường đại học. Triều đình có Quốc Học viện tức Quốc tử giám, dưới Quốc tử giám có Chiêu Văn quán, Tú Lâm cục, Hoa Văn cục, Tập hiền viện, . .Bên Phật giáo có Vạn Pháp học viện, bên đạo Lão có Tam Thanh học quán, nhưng nhìn chung toàn quốc, từ Bắc chí Nam, Nho, Lão Thích đều suy đồi, đâu cũng thấy yêu ma quỷ quái xuất hiện giữa ban ngày.
Nguyễn Hữu Chỉnh vốn là nho sĩ, văn võ toàn tài nhưng có tiếng tham nhũng, theo Hoàng Ngũ Phúc đến khi Hoàng Ngũ Phúc mất, mà sau Hoàng Đình Bảo bị kiêu binh giết, ông bỏ đất Bắc Hà vào Quy Nhơn theo Tây Sơn. Sau đó là Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ich cũng là những kẻ ‘’trốn chúa lộn chồng’’, bất trung bất nghĩa, hết theo Trịnh lại theo Tây Sơn. Nhất là Ngô Thời Nhậm, bị sĩ phu Bắc Hà khinh miệt. Nguyên trước đấy, chúa Trịnh Sâm đã lập Trịnh Khãi làm thế tử, trước khi chết, lại để di chiếu lập Trịnh Cán, con trai Đặng Thị Huệ, tức bà chúa Chè làm thế tử và giao cho Hoàng Đình Bảo phụ chánh.
Thực ra không ai biết là do quyết định của Trịnh Sâm hay xảo kế của Đặng thị Huệ. Trịnh Cán còn nhỏ mà lại lắm bệnh, nên phe họ Trịnh chia làm hai, phe theo Trịnh Khãi, phe theo bà chúa Chè.. Không biết Trịnh Khãi có ý chống cự hay bà bị bà chúa Chè vu oan giá họa, khiến Trịnh Khãi bị giam, các chân tay của Trịnh Khãi bị giết vì tội âm mưu khởi loạn. Bà chúa Chè rất thủ đoạn, dùng Huy quận công Hoàng Đình Bảo làm nơi nương tựa cho mẹ con bà. Hoàng Đình Bảo nắm quyền trong phủ chúa, có quyền vào ra ngày đêm cho nên trong dân gian truyền tụng câu ca:
Ba quân có mắt như mờ,
Để cho Huy quận vào sờ chánh cung.
Bà chúa Chè chơi rất có bài bản. Bà cho quân bắt người rồi lập tòa án xử tội Trịnh Khãi, giao cho Ngô Thời Nhậm thụ lý vụ này. Ngô Thời Nhậm theo phe bà chúa Chè, nhận lệnh Hoàng Đình Bảo kết tội phe Trịnh Khãi khiến các thầy dạy của Trịnh Khải là Nguyễn Khắc Tuân, Chu Xuân Hán tự tử, Nguyễn Khản bị giam. Một số văn võ quan và dân chúng bị họa lây, số nạn nhân lên đến hàng ngàn, hàng vạn. Ngô Thì Nhiệm được thăng thị lang. Trong khi thân phụ Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Sĩ và các quan ủng hộ Trịnh Khãi thì Ngô Thời Nhậm bỏ nhân nghĩa theo cường quyền, khiến cho Ngô Thời Sĩ đau đớn và tủi hổ nên tự tử.
Dân chúng và sĩ phu kết tội Ngô Thời Nhậm ‘’sát tứ phụ’’, nghĩa là giết bốn cha ( cha và ba bạn của cha, là thúc phụ, bá phụ của Ngô Thời Nhậm). Ngô Thời Nhậm huênh hoang được một thời, đến khi quân Tam Phủ nổi loạn giết Hoàng Đình Bảo, cứu Trịnh Khãi lập ngôi chúa, thì Ngô Thời Nhâm trốn chui, trốn nhủi, sau rủ em rể là Phan Huy Ich bỏ nhà Lê theo Tây Sơn. Về phía Thích giáo, tình hình cũng đen tối. Một số lợi dụng chùa chiền làm cơ sở ẩn náu như Phạm Thái, Trần Quang Ngọc ở chùa Tiêu Sơn để chống Tây Sơn, còn thiền sư Châu Bất Minh, Vô Nhất Hạnh thì đội lốt thầy tu hoạt động cho phe Tây Sơn ở kinh đô.
Ngoài ra, một số đội lốt sư ở chùa để kiếm cơm và trốn lính cho nên trước và sau khi quân Tây Sơn vào Phú Xuân, họ bỏ chùa ra ngoài lấy vợ, nhất là những ông sư tiến sĩ, cử nhân hoặc tú tài như thiền sư Phạm Công Thiến, Phạm Thiên Lôi, thiền sư Nguyên Hồng Đào, . .Phật dạy nhân nào quả nấy thật là đúng. Ai đời trong học viện, các ngài tuyển rất nhiều nữ thư ký đẹp hơn hoa khôi, làm sao mà lòng trần chẳng động?
Bên Đạo giáo, một số đạo sĩ cũng có hành vi đổi trắng thay đen. Trước đây một số trong bọn họ theo Trương Phúc Loan, nay thấy Tây Sơn mạnh, họ bèn quay 180 độ, lên tiếng ủng hộ Tây Sơn, chống Trương Phúc Loan tham nhũng, và kêu gọi hòa bình. Trong số đạo sĩ này có đạo trưởng Thanh Long, chân nhân Văn Thanh, đạo nhân Vô Chân Vô Tín, đạo sĩ Nguyễn Ngọc Lươn, và một số tín đồ như Lý Bất Trung tiên sinh ờ trường Quốc Tử Giám, và nữ kiệt Thanh Thanh ở kinh đô. Lý Bất Trung tiên sinh nghe nói đỗ cử nhân, đuợc làm Đổng Lý văn phòng bộ Lễ đời Trương Phúc Loan, và cũng nhờ thế lực Trương Phúc Loan mà vào Quốc Tử giám.
Ngoài ra, một số đạo sĩ theo đời lấy vợ. Một số rất thẳng thắn, công khai cởi áo nhà tu như đạo sĩ Lý Tôn Nghiêm ở Quốc tử giám, nhưng cũng có đạo sĩ sau ngày quân Tây Sơn nhập thành mới dẫn vợ và một đàn con ra khoe thành tích đi theo cách mạng, triệt để chống tôn giáo như đạo sĩ Trần Thái Sơn, một danh sư cũng ở Quốc tử giám. Đạo trưởng Thanh Long trước đây quỳ mòn sân tướng phủ Trương Phúc Loan, sau thấy Tây Sơn hùng hậu ngài lên tiếng chống Trương Phúc Loan bóc lột dân chúng. Ngài đã cùng một số bộ hạ mang áo rách, đội nón mê, chống gậy đi ăn mày khắp phố phường để bêu xấu chế độ. Khi quân Tây Sơn vào Phú Xuân, ngài vội vã dâng đạo quán của ngài cho quân Tây Sơn và ra ngoài theo tiếng gọi thiêng liêng.
Tuần đầu học tập kinh điển, các giáo quan cũ mang tâm trạng chán chường bởi vì họ là những kẻ thất trận, mang tâm trạng của một nhà thơ đời trước:
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu!
Họ cũng mang nỗi u hoài vì các bạn cũ vắng bóng. Vệ úy Hồng Sơn Đông nghe nói đã bị bắt vì tội làm vệ úy trong Đại Nội. Trưởng giáo Xuân Bảo, người Thuận Hóa, vốn là một đại thần trong triều, bao lần giữ chức Tả thị lang bộ Lễ (tức thứ trưởng sau này) không biết đã đào thoát hay bị giam. Một số vắng mặt có lẽ đã chết, ngồi tù hoặc đã bỏ trốn. Chiêu Văn quán bây giờ thuộc ban quân quản của chế độ mới cai trị. Một số bộ mặt khắc nghiệt, lạnh lùng xuất hiện.
Cũng có một vài giáo quan cũ như Lý Bất Trung, Phạm Trọng Vằn, Lê Thất Thành, Lưu Tất Khôn đứng hầu bên cạnh các đại quan Tây Sơn. Những người này trở thành đội trưởng, đội phó cai quản các học quan và sinh viên Chiêu văn quán. Một hôm các giáo quan đang ngồi trong hội trường bỗng thấy đạo trưởng Thanh Long xuất hiện. Ngài không mang y phục đạo trưởng mà bận quân phục Tây Sơn, chỉ thiếu cái mũ tai bèo trên đầu, nhưng nổi bật với băng đỏ rực rỡ của ban Quân quản trên cánh tay, chen vai thích cánh với các tân quan cách mạng, đi hiên ngang ngoài hành lang.
Thái độ và cử chỉ của ngài, chứng tỏ ngài đã bám dính được với ‘’cách mạng’’. Ngài đã được trọng dụng là phải vì trước đây, ngài đã chống chế độ bằng cách đi ăn mày và trước ngày quân Tây Sơn nhập thành. ngài đã viết văn bản ký tên truyền tay các giáo quan kêu gọi mọi người đừng di tản, hãy ở lại phục vụ ‘’cách mạng’’ xây dựng thiên đường chủ nghĩa. Thời gian học tập này, một đôi khi, các đại quan Tây Sơn triệu tập các học hiệu thuộc viện Quốc Tử giám họp chung, nhưng thường thì các giáo quan các học hiệu được chia thành từng nhóm để học tập và hội thảo chính trị. Một đôi lần, toàn Chiêu Văn quán được họp chung.
Một bữa, toàn trường ngồi nghe thông báo tin tức, không phải là buổi tố khổ, thế mà đạo trưởng Thanh Long lên tiếng tố cáo nguyên Trưởng giáo Xuân Bảo là tay sai thực dân, phong kiến. Ngôn ngữ và thái độ hung hãn của đạo trưởng Thanh Long cho thấy ngài đã nhập vai vô sản tranh đấu. Xưa nay, đạo trưởng Thanh Long rất khôn ngoan và tích cực. Trong triều, ngài có thái sư Trương Phúc Loan đỡ đầu, trong trường có Trưởng giáo Xuân Bảo giúp đỡ nên ngài và phe phái ngài mặc sức tung hoành trong ngoài. Nay đột nhiên, và không cần thiết, ngài lên tiếng tố cáo vắng mặt Trưởng giáo Xuân Bảo làm cho mọi người ngạc nhiên. Lão sư Văn Diêm, là người Thuận Hóa, cũng là nguyên trưởng giáo ở các trường đại học, là em hay anh vợ của Trưởng giáo Xuân Bảo, đứng lên phản đối. Ông nói:
Trong Quốc tử giám lúc bấy giờ có một số võ quan, vốn là thạc sĩ, tiến sĩ vì lệnh động viên mà theo nghiệp binh đao, sau được về Quốc tử giám dạy học. Bộ binh cử vệ úy Văn Khuê người Thuận Hóa cũng là giáo quan của Chiêu Văn quán làm đoàn trưởng đội binh giáo chức, gồm những giáo quan trẻ của trường này, tất cả khoảng mười người, là tân binh cấp bậc binh nhì.
Vệ úy Văn Khuê vốn người ngay thẳng, khuôn thước, ở trong nhà binh bao năm nên đã quen nề nếp quân trường. Ông bực mình vì các tân binh dưới quyền ông quan chẳng ra quan, quân chẳng ra quân, rất là lèng phèng, vô kỷ luật, luôn luôn đến trễ hoặc vắng mặt vô lý do, lúc nào cũng khăn đóng áo dài của nho gia, không chịu mặc quân phục của triều đình.
Đã thế, lúc bàn bạc nói năng cứ mày tao chi tớ theo kiểu dân gian, không biết chào kính, thưa gửi theo quân giai, quân cách và quân kỷ. Không lẽ ông bắt các tiến sĩ, thạc sĩ bạn hít đất, nhảy xổm hoặc bỏ vào quân lao! Ngay cả phê bình họ ông cũng không dám. Nếu ông làm vậy, bọn họ sẽ làm thơ, ca dao, hò, vè châm chọc ông thì tai hại không thể lường được. Không phạt được ai, không đánh chửi được ai, ông đành phạt ông vậy.
Ông phạt ông bằng cách làm đơn xin thôi làm đoàn trưởng. Ngoài ra còn lý do khác, chính Vệ úy Văn Khuê nói ra. Mỗi lần lên Binh bộ hội họp với các Thượng thư, Thái úy, và các đại soái, đô đốc, tổng binh, ông cảm thấy buồn phiền lắm. Buồn phiền vì tụi vệ binh chỉ chào kính các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên, còn chức vệ úy đoàn trưởng, đội trưởng của ông chỉ là thất phẩm, không đáng giá là bao, chúng chỉ chào hỏi lấy lệ! Ngoài ra, các quan trên mặc áo đỏ, áo tía, đi kiệu mười, hoặc mười hai, hai mươi người khiêng, xung quanh có kẻ hầu chạy theo bưng tráp, cầm điếu đóm rất xôm tụ, oai phong, còn ông chỉ mang võ phục đơn giản, đi ngựa, không có lấy một quân hầu.
Tủi thân, tủi phận, ông xin thôi làm đoàn trưởng và được bộ Binh chấp thuận. Bộ binh cử Vệ úy Hồng Sơn Đông cũng là giáo quan trong trường lên làm đoàn trưởng. Vệ úy Hồng Sơn Đông người Đồng Nai nên chịu chơi lắm. Ông cũng mày tao chi tớ với anh em, cũng nhậu nhẹt với anh em, không phân biệt cấp trên, cấp dưới gì cả, ai đi sớm về trưa hoặc bỏ trực, bỏ họp ông chẳng quan tâm. Trường để cho đội Phòng vệ kinh đô một ‘’tổng hành dinh’’, là một phòng giảng dạy, nay lấy tre nứa và cót che lại một góc, chỉ có một cái bàn và vài cái ghế, không có nhân viên, chỉ có một cuốn sổ trên bàn, cứ theo ngày định trước, các tân binh giáo quan đến ngày trực, ngày họp, ký tên vào sổ rồi về.
Thời Văn Khuê làm đoàn trưởng, mỗi năm cũng có vài lần họp, mỗi lần vài phút rồi giải tán. Còn lúc Hồng Sơn Đông làm đoàn trưởng, cả năm không có một cuộc họp, hoặc canh gác gì cả, thậm chí các tân binh giáo quan cũng không thấy khẩu súng tròn hay méo. Ông làm được khoảng một năm thì cái ‘’tổng hành dinh’’ biến mất lúc nào không hay, và ông đem về cho đám giáo quan tân binh một mớ giấy khen thưởng của Binh bộ, nào là có tinh thần chiến đấu, hoàn thành tốt các công tác.. .
Các giấy khen này được bỏ trên bàn trong phòng giáo quan nhưng không ai lấy đem về, nhân viên văn phòng phải bỏ vào các hộp thư của mỗi người, thế mà cũng chẳng ai nhận lãnh. Sau ngày quân Tây Sơn tiếp quản Quốc Tử giám, các giấy tờ này mất sạch. Nhưng mà cũng chẳng ai chú ý đến vấn đề nhỏ nhặt này vì trong đầu óc mọi người lúc này ai cũng cộm lên kế hoạch ‘’tẩu vi thượng sách ‘’! Sau quân Tây Sơn vào, hỏi trong trường ai là đảng viên ngụy, ai là chiến sĩ thi đua, ai là giáo sư nhân dân, ai là giáo sư ưu tú, ai là biệt phái, ai là mật vụ, ai được khen thưởng của ngụy quyền, thì Văn Chương khai ra, và trình lên các giấy khen thưởng này, thành thử cả đám bị kết tội là tình báo và bị đuổi ra khỏi trường.
Tại kinh đô Phú Xuân lúc này có nhiều trường đại học. Triều đình có Quốc Học viện tức Quốc tử giám, dưới Quốc tử giám có Chiêu Văn quán, Tú Lâm cục, Hoa Văn cục, Tập hiền viện, . .Bên Phật giáo có Vạn Pháp học viện, bên đạo Lão có Tam Thanh học quán, nhưng nhìn chung toàn quốc, từ Bắc chí Nam, Nho, Lão Thích đều suy đồi, đâu cũng thấy yêu ma quỷ quái xuất hiện giữa ban ngày.
Nguyễn Hữu Chỉnh vốn là nho sĩ, văn võ toàn tài nhưng có tiếng tham nhũng, theo Hoàng Ngũ Phúc đến khi Hoàng Ngũ Phúc mất, mà sau Hoàng Đình Bảo bị kiêu binh giết, ông bỏ đất Bắc Hà vào Quy Nhơn theo Tây Sơn. Sau đó là Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ich cũng là những kẻ ‘’trốn chúa lộn chồng’’, bất trung bất nghĩa, hết theo Trịnh lại theo Tây Sơn. Nhất là Ngô Thời Nhậm, bị sĩ phu Bắc Hà khinh miệt. Nguyên trước đấy, chúa Trịnh Sâm đã lập Trịnh Khãi làm thế tử, trước khi chết, lại để di chiếu lập Trịnh Cán, con trai Đặng Thị Huệ, tức bà chúa Chè làm thế tử và giao cho Hoàng Đình Bảo phụ chánh.
Thực ra không ai biết là do quyết định của Trịnh Sâm hay xảo kế của Đặng thị Huệ. Trịnh Cán còn nhỏ mà lại lắm bệnh, nên phe họ Trịnh chia làm hai, phe theo Trịnh Khãi, phe theo bà chúa Chè.. Không biết Trịnh Khãi có ý chống cự hay bà bị bà chúa Chè vu oan giá họa, khiến Trịnh Khãi bị giam, các chân tay của Trịnh Khãi bị giết vì tội âm mưu khởi loạn. Bà chúa Chè rất thủ đoạn, dùng Huy quận công Hoàng Đình Bảo làm nơi nương tựa cho mẹ con bà. Hoàng Đình Bảo nắm quyền trong phủ chúa, có quyền vào ra ngày đêm cho nên trong dân gian truyền tụng câu ca:
Ba quân có mắt như mờ,
Để cho Huy quận vào sờ chánh cung.
Bà chúa Chè chơi rất có bài bản. Bà cho quân bắt người rồi lập tòa án xử tội Trịnh Khãi, giao cho Ngô Thời Nhậm thụ lý vụ này. Ngô Thời Nhậm theo phe bà chúa Chè, nhận lệnh Hoàng Đình Bảo kết tội phe Trịnh Khãi khiến các thầy dạy của Trịnh Khải là Nguyễn Khắc Tuân, Chu Xuân Hán tự tử, Nguyễn Khản bị giam. Một số văn võ quan và dân chúng bị họa lây, số nạn nhân lên đến hàng ngàn, hàng vạn. Ngô Thì Nhiệm được thăng thị lang. Trong khi thân phụ Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Sĩ và các quan ủng hộ Trịnh Khãi thì Ngô Thời Nhậm bỏ nhân nghĩa theo cường quyền, khiến cho Ngô Thời Sĩ đau đớn và tủi hổ nên tự tử.
Dân chúng và sĩ phu kết tội Ngô Thời Nhậm ‘’sát tứ phụ’’, nghĩa là giết bốn cha ( cha và ba bạn của cha, là thúc phụ, bá phụ của Ngô Thời Nhậm). Ngô Thời Nhậm huênh hoang được một thời, đến khi quân Tam Phủ nổi loạn giết Hoàng Đình Bảo, cứu Trịnh Khãi lập ngôi chúa, thì Ngô Thời Nhâm trốn chui, trốn nhủi, sau rủ em rể là Phan Huy Ich bỏ nhà Lê theo Tây Sơn. Về phía Thích giáo, tình hình cũng đen tối. Một số lợi dụng chùa chiền làm cơ sở ẩn náu như Phạm Thái, Trần Quang Ngọc ở chùa Tiêu Sơn để chống Tây Sơn, còn thiền sư Châu Bất Minh, Vô Nhất Hạnh thì đội lốt thầy tu hoạt động cho phe Tây Sơn ở kinh đô.
Ngoài ra, một số đội lốt sư ở chùa để kiếm cơm và trốn lính cho nên trước và sau khi quân Tây Sơn vào Phú Xuân, họ bỏ chùa ra ngoài lấy vợ, nhất là những ông sư tiến sĩ, cử nhân hoặc tú tài như thiền sư Phạm Công Thiến, Phạm Thiên Lôi, thiền sư Nguyên Hồng Đào, . .Phật dạy nhân nào quả nấy thật là đúng. Ai đời trong học viện, các ngài tuyển rất nhiều nữ thư ký đẹp hơn hoa khôi, làm sao mà lòng trần chẳng động?
Bên Đạo giáo, một số đạo sĩ cũng có hành vi đổi trắng thay đen. Trước đây một số trong bọn họ theo Trương Phúc Loan, nay thấy Tây Sơn mạnh, họ bèn quay 180 độ, lên tiếng ủng hộ Tây Sơn, chống Trương Phúc Loan tham nhũng, và kêu gọi hòa bình. Trong số đạo sĩ này có đạo trưởng Thanh Long, chân nhân Văn Thanh, đạo nhân Vô Chân Vô Tín, đạo sĩ Nguyễn Ngọc Lươn, và một số tín đồ như Lý Bất Trung tiên sinh ờ trường Quốc Tử Giám, và nữ kiệt Thanh Thanh ở kinh đô. Lý Bất Trung tiên sinh nghe nói đỗ cử nhân, đuợc làm Đổng Lý văn phòng bộ Lễ đời Trương Phúc Loan, và cũng nhờ thế lực Trương Phúc Loan mà vào Quốc Tử giám.
Ngoài ra, một số đạo sĩ theo đời lấy vợ. Một số rất thẳng thắn, công khai cởi áo nhà tu như đạo sĩ Lý Tôn Nghiêm ở Quốc tử giám, nhưng cũng có đạo sĩ sau ngày quân Tây Sơn nhập thành mới dẫn vợ và một đàn con ra khoe thành tích đi theo cách mạng, triệt để chống tôn giáo như đạo sĩ Trần Thái Sơn, một danh sư cũng ở Quốc tử giám. Đạo trưởng Thanh Long trước đây quỳ mòn sân tướng phủ Trương Phúc Loan, sau thấy Tây Sơn hùng hậu ngài lên tiếng chống Trương Phúc Loan bóc lột dân chúng. Ngài đã cùng một số bộ hạ mang áo rách, đội nón mê, chống gậy đi ăn mày khắp phố phường để bêu xấu chế độ. Khi quân Tây Sơn vào Phú Xuân, ngài vội vã dâng đạo quán của ngài cho quân Tây Sơn và ra ngoài theo tiếng gọi thiêng liêng.
Tuần đầu học tập kinh điển, các giáo quan cũ mang tâm trạng chán chường bởi vì họ là những kẻ thất trận, mang tâm trạng của một nhà thơ đời trước:
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu!
Họ cũng mang nỗi u hoài vì các bạn cũ vắng bóng. Vệ úy Hồng Sơn Đông nghe nói đã bị bắt vì tội làm vệ úy trong Đại Nội. Trưởng giáo Xuân Bảo, người Thuận Hóa, vốn là một đại thần trong triều, bao lần giữ chức Tả thị lang bộ Lễ (tức thứ trưởng sau này) không biết đã đào thoát hay bị giam. Một số vắng mặt có lẽ đã chết, ngồi tù hoặc đã bỏ trốn. Chiêu Văn quán bây giờ thuộc ban quân quản của chế độ mới cai trị. Một số bộ mặt khắc nghiệt, lạnh lùng xuất hiện.
Cũng có một vài giáo quan cũ như Lý Bất Trung, Phạm Trọng Vằn, Lê Thất Thành, Lưu Tất Khôn đứng hầu bên cạnh các đại quan Tây Sơn. Những người này trở thành đội trưởng, đội phó cai quản các học quan và sinh viên Chiêu văn quán. Một hôm các giáo quan đang ngồi trong hội trường bỗng thấy đạo trưởng Thanh Long xuất hiện. Ngài không mang y phục đạo trưởng mà bận quân phục Tây Sơn, chỉ thiếu cái mũ tai bèo trên đầu, nhưng nổi bật với băng đỏ rực rỡ của ban Quân quản trên cánh tay, chen vai thích cánh với các tân quan cách mạng, đi hiên ngang ngoài hành lang.
Thái độ và cử chỉ của ngài, chứng tỏ ngài đã bám dính được với ‘’cách mạng’’. Ngài đã được trọng dụng là phải vì trước đây, ngài đã chống chế độ bằng cách đi ăn mày và trước ngày quân Tây Sơn nhập thành. ngài đã viết văn bản ký tên truyền tay các giáo quan kêu gọi mọi người đừng di tản, hãy ở lại phục vụ ‘’cách mạng’’ xây dựng thiên đường chủ nghĩa. Thời gian học tập này, một đôi khi, các đại quan Tây Sơn triệu tập các học hiệu thuộc viện Quốc Tử giám họp chung, nhưng thường thì các giáo quan các học hiệu được chia thành từng nhóm để học tập và hội thảo chính trị. Một đôi lần, toàn Chiêu Văn quán được họp chung.
Một bữa, toàn trường ngồi nghe thông báo tin tức, không phải là buổi tố khổ, thế mà đạo trưởng Thanh Long lên tiếng tố cáo nguyên Trưởng giáo Xuân Bảo là tay sai thực dân, phong kiến. Ngôn ngữ và thái độ hung hãn của đạo trưởng Thanh Long cho thấy ngài đã nhập vai vô sản tranh đấu. Xưa nay, đạo trưởng Thanh Long rất khôn ngoan và tích cực. Trong triều, ngài có thái sư Trương Phúc Loan đỡ đầu, trong trường có Trưởng giáo Xuân Bảo giúp đỡ nên ngài và phe phái ngài mặc sức tung hoành trong ngoài. Nay đột nhiên, và không cần thiết, ngài lên tiếng tố cáo vắng mặt Trưởng giáo Xuân Bảo làm cho mọi người ngạc nhiên. Lão sư Văn Diêm, là người Thuận Hóa, cũng là nguyên trưởng giáo ở các trường đại học, là em hay anh vợ của Trưởng giáo Xuân Bảo, đứng lên phản đối. Ông nói:
Ông Xuân Bảo đã ra trình diện tân triều và đang học tập cải tạo. Ông có tội hay không có tội, triều đình sẽ quyết định, không việc gì đến ông! Hãy im miệng ông lại đ ồ nịnh thần vô liêm sỉ !
Trước đây, dưới mắt nhiều người, Văn Diêm lão sư chỉ là một ông già hiền
lành, ít nói, thuộc loại ‘’gọi dạ bảo vâng’’, nay mới thấy lão sư Văn
Diêm cũng có chút khí phách chứ không phải là hèn, chỉ biết im miệng
cúi đầu nghe người ta nhục mạ cha anh! Một số tín đồ Đạo giáo, thấy
cảnh tượng như thế rất đau lòng. Thời chúa Nguyễn, già Riêm là một ông
lão hiền lành và nghiêm nghị, trông coi phòng giáo quan đã mấy đời
trưởng giáo, chuyên việc trà nước, và đóng mở các phòng ốc. Sau lão về
hưu thì ông Tam vào thế.
Ông Tam vui tính, để vợ con ở Đồng Nai, một mình ở một phòng rộng rãi trong khuôn viên Chiêu Văn quán. Ông Tam thích hút thuốc thuốc lào cho nên một số giáo quan trẻ thường tới đây hút thuốc lào và nói hươu nói vượn, có thể nằm dài sau cơn say. Không khí ở đây tự do hơn là ở phòng khách giáo quan, là nơi để các giáo quan nghỉ ngơi trước và sau giờ dạy. Thấy đạo trưởng Thanh Long tung hoành ngang dọc, ông Tam cũng là một tín đồ đạo tiên, đã lắc đầu, than thở :
Xưa nay tôi cứ tưởng Thanh Long đạo trưởng đạo cao đức trọng, không ngờ nay ngài làm tay sai cho quỷ sa tăng. Mai mốt tôi sẽ xin về quê làm ruộng, không còn muốn ở lại đây nữa. Chúc các thầy ở lại mạnh khoẻ. . . .
Ông Tam vui tính, để vợ con ở Đồng Nai, một mình ở một phòng rộng rãi trong khuôn viên Chiêu Văn quán. Ông Tam thích hút thuốc thuốc lào cho nên một số giáo quan trẻ thường tới đây hút thuốc lào và nói hươu nói vượn, có thể nằm dài sau cơn say. Không khí ở đây tự do hơn là ở phòng khách giáo quan, là nơi để các giáo quan nghỉ ngơi trước và sau giờ dạy. Thấy đạo trưởng Thanh Long tung hoành ngang dọc, ông Tam cũng là một tín đồ đạo tiên, đã lắc đầu, than thở :
Xưa nay tôi cứ tưởng Thanh Long đạo trưởng đạo cao đức trọng, không ngờ nay ngài làm tay sai cho quỷ sa tăng. Mai mốt tôi sẽ xin về quê làm ruộng, không còn muốn ở lại đây nữa. Chúc các thầy ở lại mạnh khoẻ. . . .
Nói xong ông rơm rớm nước mắt.
It lâu sau, chính sách của Tây Sơn đã rõ rệt. Trong chế độ mới không
có tư hữu, và không có chỗ cho tôn giáo. Vì vậy các trường Đại,
trung, tiểu học vào tay nhà nước, các vị tu hành không được múa may bay
nhảy như trước ngoại trừ các bảng hiệu quốc doanh. Thanh Long đạo
trưởng và các sư sãi đều ra khỏi đại học. Tài sản nhà chùa, nhà thờ thì
triều đình lấy, song người của nhà chùa, nhà thờ thì trả lại cho nhà
chùa, nhà thờ! Còn đại học và việc nước là đo tân triều quản lý. Nghe
nói người ta tính dẹp hết các trường dạy văn chương trong đó có Chiêu
Văn quán. Một thời gian sau, phần lớn giáo quan được lệnh nghỉ việc,
riêng một số vì nhu cầu đưọc ở lại. để lập thành đại học Bách hợp . Lại
một đoạn sử được sang trang.
Saturday, September 13, 2014
BẢN TIN THẾ ĐẠO 20
Baûn Tin soá 20 Ngaøy 13-9-2014
VIỆT NAM - XÃ HỘI -
Bài đăng : Chủ nhật 07 Tháng Chín 2014 -
Việt Nam : Tọa đàm về Kiểm điểm nhân quyền bị chính quyền làm khó
Tọa đàm về UPR ngày 05/09/2014 tại Dòng Chúa Cứu thế, quận 3, TP Hồ Chí Minh.
VRNs - Trọng Thành
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 2
Hôm thứ Sáu 05/09/2014, tại Dòng Chúa Cứu thế, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra cuộc Tọa đàm để phổ biến các kết quả của cơ chế Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (UPR) năm 2014 của Việt Nam, do liên minh ba nhóm xã hội dân sự tổ chức. Nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam và đại diện các sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sĩ đã tham dự. Khách sạn New World - nơi Tọa đàm dự định tổ chức - buộc phải từ chối thực hiện hợp đồng do chính quyền áp lực. Một số khách mời bị an ninh ngăn cản.
Cuộc Tọa đàm mang tên “UPR Việt Nam : Tiến trình – Tiềm năng và Thực
tiễn” do ba tổ chức xã hội dân sự thực hiện : Diễn đàn Xã hội Dân sự,
Phong trào Con đường Việt Nam và Văn phòng Công lý-Hòa bình. Đây là tọa
đàm đầu tiên về UPR mở ra cho công chúng rộng rãi, kể từ khi Việt Nam
hoàn thành cuộc Kiểm điểm lần 2 tại Genève hồi tháng 6/2014.
Diễn giả của Tọa đàm là bốn thành viên của các hiệp hội dân sự đã tham
dự các kỳ UPR tại Genève : Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Phạm Lê Vương
Các, ông Bùi Tuấn Lâm, ông Trần Văn Huỳnh (thân phụ tù nhân lương tâm
Trần Huỳnh Duy Thức).
Gần 50 người tham dự buổi tọa đàm. Ngoài thành viên một số nhóm xã hội
dân sự, có Đại sứ Thụy Sĩ, ông Andrei Motyl, đại diện Tổng lãnh sự quán
Hoa Kỳ, ông Charles Sellers.
Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (The Unviversal Periodic Review
– UPR) là một cơ chế nơi tình trạng nhân quyền tại 193 quốc gia thành
viên Liên Hiệp Quốc được xem xét, đánh giá thường xuyên. Ngày
20/06/2014, Việt Nam – với tư cách tân thành viên Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc - tuyên bố chấp nhận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị do
106 quốc gia đề xuất.
Phổ biến nội dung các cam kết mà chính quyền Việt Nam tuyên bố và giám
sát việc thực thi cam kết là một trong các nội dung chủ yếu của cuộc Tọa
đàm.
Về ý nghĩa và nội dung cuộc Tọa đàm, sau đây là một số nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A : “… Cuộc tọa đàm này là hoạt động ‘hậu’ UPR của
các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nó nhằm cung cấp thông tin cho các
tổ chức xã hội dân sự và công chúng Việt Nam biết về quá trình kiểm
định định kỳ phổ quát của Liên Hiệp Quốc như thế nào, diễn tiến trong
quá trình vừa qua liên quan đến Việt Nam đã diễn ra thế nào, kết quả ra
sao.
Một trong những nghĩa vụ sau UPR là Nhà nước Việt Nam phải tổ chức
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 3
giới thiệu cho công chúng biết. Họ đã không làm những chuyện như thế.
Chúng tôi làm với tinh thần rất là xây dựng để giúp cho các tổ chức xã
hội dân sự, giúp cho công chúng và cho cả Nhà nước Việt Nam nữa, nhưng
họ tìm mọi cách ngăn chặn…
Trong hội thảo, ngoài việc giới thiệu về quy trình của UPR, chúng tôi
cũng giành một thời gian tương đối dài, để cho các tổ chức xã hội dân sự
và công chúng thảo luận về việc người dân và các tổ chức xã hội dân sự
có thể làm được gì trong thời gian tới. Cái trọng tâm tới để thúc đẩy
Nhà nước Việt Nam thực hiện tốt 182 khuyến nghị mà chính phủ Việt Nam đã
chấp nhận. Thúc đẩy làm sao kể cả các khuyến nghị mà Việt Nam chưa chấp
nhận thì cũng phải làm rõ. Công việc này cũng sẽ là việc chuẩn bị cho
đợt kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam sẽ diễn ra vào
năm 2018.
Chúng tôi rất muốn tổ chức tiếp những cuộc tương tự như thế, nhưng có
thể nhỏ hơn, sâu hơn về những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp nhận,
hay/và một số khuyến nghị Việt Nam chưa chấp nhận, để công chúng hiểu rõ
hơn.
Chúng tôi rất mong được sự tham gia của chính quyền Việt Nam. Bởi vì, sự
hiện diện của chính quyền Việt Nam, bên công an, bên tư pháp, bên ngoại
giao, hay bất kể ai ở trong chính quyền, đến tham dự với chúng tôi, để
nghe những tiếng nói KHÁC. Tôi nghĩ đây là quá trình mà chúng tôi muốn
tiến hành trên tinh thần rất là xây dựng. Có thể là mang tính phê phán,
nhưng rất xây dựng, không dùng những lời lẽ thô bỉ, kích động. Tất cả
các tổ chức xã hội dân sự, ít ra là ngày hôm qua ở đây đều thấm nhuần
những quy định như thế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Và tôi
nghĩ rằng, Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền thì
bản thân chính quyền cũng phải hành xử đúng theo quy định của Liên Hiệp
Quốc.
Chúng tôi rất mong muốn những lần tới sẽ có sự tham dự của các đại diện của Nhà nước Việt Nam.
RFI : Xin ông cho biết nhận xét của ông về hành động của phía chính
quyền Việt Nam trong các cam kết nhân quyền, kể từ sau khi Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) thông qua báo cáo của Việt Nam, ngày
20/06/2014, đến nay ?
TS Nguyễn Quang A : Có thể có một nhận xét chung là hầu như không có gì, thậm chí có xu hướng còn tồi đi.
Trước phiên UPR, vào tháng 2/2014, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã có
một thông điệp rất được lòng dân, nào là cải cách thể chế, giá trị của
dân chủ, pháp quyền, đủ thứ hay, liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân
quyền. Nhưng sau tháng 6/2014 vừa rồi, trong cuộc họp kỷ niệm ngày Công
an Nhân dân, ông ấy lại nói một điều mà để cho tất cả mọi người hiểu
được là phải ngăn chặn hết, chứ không thể để cho những tổ chức ‘như thế’
được thành lập. Mà ông ấy vẫn coi các tổ chức
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 4xã hội dân sự không do Nhà nước lập ra là các tổ chức thù địch, thế này, thế kia, và yêu cầu công an tìm mọi cách ngăn chặn.
Việc xử bà Bùi Thị Minh Hằng với hai người nữa, rồi việc đàn áp các tổ
chức tôn giáo, nhất là chùa Liên Trì, và nhân dịp mùng 2/9 người ta
tưởng có ân xá các tù nhân chính trị, nhưng thực ra không thấy gì. Thì
có thể thấy là những cam kết liên quan đến nhân quyền Việt Nam không
thấy có chuyển biến gì cả. Mà thậm chí Đại sứ quán Úc tổ chức một cuộc
hội thảo về vấn đề ‘báo chí phi chính thức’, một điều rất quan trọng vì
tự do ngôn luận là một nhân tố không thể thiếu được, nếu muốn nói đến
nhân quyền (vì báo chí trong nước dưới sự điều khiển của đảng Cộng sản
Việt Nam chỉ nói những điều hay ho về họ thôi), thì báo Nhân dân có một
bài đả lại Đại sứ quán Úc rất kịch liệt, rồi sau đó đả tiếp một cuộc hội
thảo của Liên hiệp Châu Âu về UPR hồi tháng 5 vừa rồi.
Tôi nghĩ rằng đây là những hành xử làm cho người nước ngoài và người dân
trong nước không hiểu như thế nào cả. Thực sự tôi nghĩ là tình hình tồi
đi chứ không được cải thiện.
RFI : Xin ông cho biết phản ứng của những người tham dự cuộc Tọa đàm.
TS Nguyễn Quang A : Cử tọa là đại diện của các tổ chức xã hội dân sự rất
là đông. Các tổ chức xã hội dân sự chưa được đăng ký đến tham dự, họ
rất hào hứng muốn tìm hiểu những thông tin về UPR. Ngoài chuyện giới
thiệu tổng quát, chúng tôi cung cấp cho mỗi người một tập tài liệu giới
thiệu kỹ hơn về UPR là gì, quá trình ra sao, và một tập ‘kết quả’ của
phiên UPR đối với Việt Nam trong năm 2014 này. Theo nhận xét của riêng
tôi, cử tọa đã có phản ứng rất tích cực đối với cuộc hội thảo sáng qua.
RFI : Xin ông cho biết cụ thể, ‘kết quả’ của UPR, được nói đến trong tập tài liệu này, là gì ?
TS Nguyễn Quang A : Chúng tôi giới thiệu là Việt Nam đã trình bày những
gì, các nước khuyến nghị những gì, phân ra từng mục, 227 khuyến nghị của
các quốc gia đối với Việt Nam, rồi Việt Nam chấp nhận 182 khuyến nghị
của các nước thì là những khuyến nghị nào. 45 khuyến nghị bị Việt Nam từ
chối là những khuyến nghị nào. Đây là một cái bảng gồm hai danh mục như
vậy.
Nói nôm na là cái ‘kết quả’ có thể sờ mó được của quá trình UPR vừa
qua... và có một chút phân loại những khuyến nghị này theo các nhóm.
RFI : Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cuộc tọa đàm buộc phải chuyển địa điểm tới
Dòng Chúa Cứu thế, sau khi Khách sạn New World, một địa điểm rộng rãi mà
công chúng có thể dễ dàng tham gia, phải từ chối thực hiện hợp đồng do
áp lực của chính quyền địa phương ít ngày trước hội nghị. Nhiều khách
mời tham gia Tọa
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 5
đàm đã bị lực lượng an ninh ngăn cản.
Một số thông tin tham khảo
Vietnam UPR : một website độc lập nhằm cung cấp thông tin về cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và những hoạt động có liên quan của Việt Nam.
Bài « Hậu UPR: Cơ hội hợp tác cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và Chính phủ vì quyền con người », giới thiệu về cuộc Hội thảo “Các cam kết của chính phủ Việt Nam trong kỳ kiểm điểm nhân quyền 2014 và ý nghĩa đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam” (tổ chức tại Hà Nội, ngày 19/8/2014), theo trang web của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), một tổ chứcvì quyền của các nhóm thiểu số.
Tuyên bố ủng hộ
Phong trào “Chúng tôi muốn biết”
do Mạng Lưới Blogger VN phát động
Xét rằng
1- Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn tự xưng tụng là “của dân, do dân, vì dân” và luôn tuyên bố: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
2- Nhà cầm quyền này, với toàn thể bộ máy của mình, đang được nuôi sống
bằng tiền đóng thuế của nhân dân và tiền bán tài nguyên của đất nước.
3- Họ đã ký nhận Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế, hai Công ước về các
quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội, cũng như đã ban
hành một Hiến pháp trong đó (cả 4 văn bản) vừa xác định quyền của nhân
vị được biết với tư cách con người và với tư cách công dân, vừa xác định
trách nhiệm của nhà cầm quyền trong việc đáp ứng các nhu cầu hiểu biết
đó.
4- Trên thực tế, trong hơn 60 năm độc quyền cai trị đất nước, nhà cầm
quyền Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ đáp ứng với trách nhiệm các nhu cầu
hiểu biết của nhân dân trên các lãnh vực dân sự, chính trị, văn hóa,
kinh tế và xã hội, để nhân dân góp phần phát triển đất nước, xây dựng Tổ
quốc.
5- Họ đã có một chính sách ngu dân bằng cách tổ chức một nền giáo dục
học đường và giáo dục cộng đồng biến con người thành những thần dân và
công cụ cho đảng; tổ chức một nền thông tin bưng bít che giấu, dối trá
lọc lừa và vu khống ngụy biện, để đảng Cộng sản nổi lên như một chuẩn
mực sự thiện, suối nguồn sự thật và quan tòa
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 6
công lý; tổ chức một nền chính trị loại công dân ra khỏi mọi hoạt động
của đảng cầm quyền, mọi vấn đề của đất nước mà công dân có quyền hiểu
biết và can dự, để đảng tự do tung hoành hầu nắm chắc mãi mãi quyền lực
và quyền lợi.
6- Cái giá của thói vô trách nhiệm và chủ trương bưng bít sự thật đủ mọi
khía cạnh này đã làm cho đất nước Việt Nam ở vào hạng cuối thế giới về
kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tự do, dân chủ, nhân quyền… và
hạng đầu thế giới về tham nhũng, bóc lột, đàn áp và nhất là về nguy cơ
bị lân bang Trung Quốc xâm lược mọi mặt.
7- Nguy cơ xâm lược đang lớn dần này phát xuất từ việc đảng và nhà cầm
quyền CSVN từ hơn nửa thế kỷ nay, tự mình liên tục quyết định kế sách
bang giao hèn nhát bạc nhược với Trung Quốc và hoàn toàn che giấu nhân
dân nội dung của các cam kết hay thỏa hiệp bất bình đẳng với họ, khiến
đã có vô số tin đồn và suy đoán gây hoang mang và căm phẫn cho dân
chúng, nhất là về hội nghị Thành Đô năm 1990 mà công luận cho rằng sẽ
dẫn đến nguy cơ mất nước.
Do đó, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Khối Tự do Dân chủ 8406 và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố:
1- Cùng với nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập và nhiều công dân thao
thức về vận nước, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Phong trào “Chúng tôi muốn
biết” do Mạng Lưới Blogger VN phát động.
2- Kêu mời tất cả mọi đồng bào cùng lên tiếng (bằng hình ảnh, khẩu hiệu,
bài viết và xuống đường biểu tình nếu cần) để đòi hỏi đảng và nhà cầm
quyền phải bạch hóa nội dung mọi hiệp định, mọi cam kết với Trung Quốc
là nước ngàn năm nuôi mộng thôn tính đất Việt, trước mắt là nội dung hội
nghị Thành Đô.
3- Nếu đảng và nhà cầm quyền CS vẫn ngang ngược coi thường ý dân và tiếp
tục giữ im lặng về những vấn đề sinh tử liên hệ tới vận mạng đất nước,
họ phải lãnh lấy hoàn toàn trách nhiệm và chớ trách nhân dân mạnh tay
hành động để cứu nguy Tổ quốc.
Làm tại Việt Nam ngày 12 tháng 9 năm 2014
- Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
- Khối Tự do Dân chủ 8406: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Linh mục Nguyễn Hữu Giải
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 7
Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ
Trần Thanh Châu /sưu tầmKhi Bùi Viện (một vị quan sống dưới triều vua Tự Đức) đặt chân đến Hoa Kỳ để đặt quan hệ ngoại giao vào đầu những năm 1870, lịch sử đã coi ông là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đất nước châu Mỹ này. Nhưng trong cuốn sách “con đường thiên lý” (NXB Văn hóa - Thông tin), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm, có một người Việt đã thực hiện một chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ như một cao bồi thực thụ.
Người Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ và nhà báo Việt đầu tiên trên đất Mỹ
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm (người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ).
Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất, từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hòa Lan, Pháp Lan Tây. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.
Sau khi đến Mỹ, ông cải trang thành một người Trung Hoa tên là Lê Kim rồi gia nhập đoàn người đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về thành phố Xanh-Phát-Lan-Xích-Cố (phiên âm của San Francisco) và làm kí giả cho tờ Daily News 2 năm. Cuộc phiêu lưu của Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại.
Trong cuốn sách La Rueé Vers L›or của tác giả Rene Lefebre (NXB Dumas, Lyon, 1937) có kể về con đường tìm vàng của Lê Kim và những người đa quốc tịch Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Hòa Lan, Mễ Tây Cơ… Họ gặp nhau ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Lousiana vào giữa thế kỷ 19 rồi cùng hợp thành một đoàn đi sang miền Viễn Tây tìm vàng.
Thời đó, «Wild West» (miền Tây hoang dã) là cụm từ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông đã tham gia đoàn đào vàng do một
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 8
người ưa mạo hiểm người Canada tên là Mark lập nên.
Để tham gia đoàn người này, tất cả các thành viên phải góp công của và tiền bạc. Lê Kim đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Đoàn có 60 người, nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý và tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ, ông được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn các thứ tiếng trong đoàn, gồm tiếng Hòa Lan, tiếng Trung, tiếng Pháp. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết một thứ tiếng nữa là tiếng Việt Nam, nhưng không cần dùng đến. Lê Kim nói ông không phải người Hoa, nhưng đất nước nằm ngay cạnh nước Tàu.
Ông và những người tìm vàng đã vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về
Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là
“Oh! Suzannah» (Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa em! Anh đi Cali đào vàng.
Đợi anh hai năm, anh sẽ trở về. Mình cùng nhau cất ngôi nhà hạnh phúc).
Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người
da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và rắn độc đã cướp đi mất quá
nửa số thành viên trong đoàn.
Trong đoàn, Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử
tế nên rất được kính trọng. Nhưng đó đúng là một chuyến đi mạo hiểm,
khiến già nửa thành viên trong đoàn chết vì vất vả, đói khát và nguy
hiểm dọc đường đi.
Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn liếng, Lê Kim quay trở lại
San Francisco. Vào giữa thế kỷ 19, nơi đây còn là một thị trấn đầy bụi
bặm, trộm cướp. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều
ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho
nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho
tờ nhật báo Daily Evening.
Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng
của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San
Francisco, trong đó ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da
vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho
rằng, các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa
không gì cứu vãn được.
Nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở
thư viện Đại học California. Đặc biệt, trong số báo ra ngày 8/11/1853,
có một bài báo đã kể chi tiết về cuộc gặp giữa Lê Kim và vị tướng Mỹ
John A. Sutter. Tướng Sutter vốn trước là người có công khai phá thị
trấn San Francisco. Khi Lê Kim mới đến đây, ông đã được tướng Sutter
giúp đỡ rất nhiều. Sau khi bị lật đổ, Sutter đã bị tâm thần và sống lang
thang ở khắp các bến tàu để xin ăn, bạn bè thân thiết đều không đoái
hoài đến.
Khi tình cờ gặp lại, Lê Kim đã cho vị tướng bất hạnh 200 Mỹ kim. Ông đã
chê trách thái độ hững hờ, ghẻ lạnh của người dân San Francisco và nước
Mỹ với tướng Sutter, điều mà theo ông là đi ngược với đạo lý “uống nước
nhớ nguồn” của dân tộc ông.
Sang năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 9
nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim đã tìm đường trở lại Việt
Nam. Nhưng ông cũng đã kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình, trở thành
người Việt Nam đầu tiên cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là
người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ.
Người Minh Hương cầm quân chống Pháp
Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để
tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà phải lấy thân phận là
người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Định Tường. Ông là người có công
khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại
đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người
con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương. Trong di chúc để lại,
ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng
nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.
Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở
làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10
năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những
ngày tháng đầy khắc nghiệt ở Hoa Kỳ rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định
Tường. Khi người anh nhắn lại: «gia đình bình yên và lúc này người đi xa
đừng vội trở về», Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở
miền Tây Nam Bộ.
Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi làng xóm bắt đầu trù phú thì thực dân
Pháp xâm lược nước ta. Lê Kim đã từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ
tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương mộ được mấy ngàn nghĩa binh phất
cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm
tháng ở miền Tây Hoa Kỳ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến
ông trở thành một vị tướng giỏi. Năng khiếu ngoại ngữ cũng giúp Lê Kim
cảm hóa được một nhóm lính Pháp và dùng chính nhóm lính này tấn công
quân Pháp ở Cái Bè, Mỹ Qưới, khiến cho quân giặc điêu đứng.
Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandìere chỉ
huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không
chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ
có ghi lại lời trăn trối của ông: “Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua
Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục
lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân
Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần”. Trên mộ của Lê Kim ở Giồng
Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối: “Lòng trời không tựa, tấm
gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng
nhị còn truyền hậu thế”.
Như vậy, không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là
một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm
lược. Dù cuộc khởi nghĩa của ông cùng chung số phận với nhiều cuộc khởi
nghĩa khác ở Nam Kỳ đều bị thực dân Pháp và triều đình Nguyễn đánh tan,
nhưng Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng
Tháp thế kỷ 19.
(Dựa trên tư liệu của học giả Nguyễn Hiến Lê)
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 10
Nhớ Brodard và La Pagode không ??? -
Một Thoáng Sài Gòn
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 11
TÌM ĐÂU EM - SÀI GÒN
Phạm Thị Minh-Hưng
---------------------
Tôi đi tìm khắp phố SaiGon
Nơi đâu còn dấu vết thân quen
Tìm con đường cũ nơi hò hẹn
Nghe lòng rưng rức nỗi nhớ quên...
Lục tìm trong ký ức cũ mèm
Bao nhiêu suy tưởng mãi liên miên
Mình tôi lạc lõng hoàng hôn vắng
Tìm đâu cho thấy dấu xưa quen
Lòng tôi sao hiu hắt buồn tênh
Mắt môi xưa một thuở lụa mềmTôi đi hờ hững chiều vương vấn
Mưa buồn nhòa nhạt bước chênh vênh!
Nào có hiểu gì - Thuở ngây thơ
Yêu Sài Gòn dệt mối tình mơ
Đường tình nắng đẹp bao con phố
Tìm đâu thấy nữa dấu yêu xưa...
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 12
Nhớ Brodard và La Pagode không ?
Một Thoáng Sài Gòn
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là «Hòn Ngọc viễn Đông». Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 13
Theo sự truy nguyên, Sài Gòn thuở ban đầu là đất của người Khờ-me, là một làng đánh cá, có tên đầu tiên là Prey Nokor mà Prey là thánh thần (dieu, god) và Nokor là thành phồ hay đô thị (la ville; town, city), mang ý nghĩa là «thành phố thánh thần».
Năm 1862, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, người Pháp đặt tên chính thức là Saigon. Lấy theo cách giải thích vì sao người Pháp gọi là «Saigon» do theo âm ngữ của người Tàu (Thầy Ngòn, Xi Coón) hay Miên ngữ «Prey Nokor». Từ đó Saigon được Việt hóa là Sài Gòn.
Vì là thuộc địa của Pháp, thành phố được Pháp xây dựng rất tối tân, mới lạ, được xem là bậc nhất của vùng Đông Nam Á vào thời bấy giờ. Nên Pháp xem đó là Hòn Ngọc Viễn Đông (la Perle de l›Extrême-Orient, the Pearl of the Far East) hay theo sự ví von của người Pháp là Paris Phương Đông (Paris de l›Orient, Paris in the Orient) để ám chỉ là một thành phố giàu sang, lịch lãm của Pháp ở vùng Đông Nam Á.
Giả thuyết khác như theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ «Lũy Sài Gòn» (theo Hán Nho viết là «Sài Côn»). Đây là lần đầu tiên chữ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán - «Côn» - được dùng thế cho «Gòn». Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh Sài Gòn, không phải đợi đến năm 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị quân Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cống.
Dù sao thì Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông vẫn là một nơi quyến rũ, ấp ủ con tim bao thế hệ dù là gốc Âu hay Á. Trước khi tôi rời Sài Gòn vì biến cố chính trị 1975, những kỷ niệm lưu luyến với Sài Gòn hay Hòn Ngọc viễn Đông có nhiều lắm. Thời sinh viên thuở ấy sao mà đẹp đẽ trong
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 14
ngắn ngủi, thời gian trôi qua như cái chớp mắt mà nay đã gần 4 thập niên ly hương, nhìn lại thấy mình không còn trẻ của lứa tuổi hai mươi của Sài Gòn mộng mơ, không còn nữa kỷ niệm đêm đêm tản bộ hóng mát dọc theo bờ sông Sài Gòn, hướng mắt về mái nhà lồng bên kia là Thủ Thiêm từ bến đò, bến bắc, gió thổi mát rượi từ mé sông, không còn nữa kỷ niệm Sài Gòn mưa lãng mạn ta phải luồn lách những vũng nước không tên, trong cái giá lạnh khi lượn xe gắn máy chạy trong cơn mưa rào xối xả từ trời cao mà nước mưa bắn văng tung tóe, Sài Gòn cũng đã chìm khuất vào dĩ vãng xa xôi, rồi khi kỷ niệm trở về chỉ còn lại những nỗi nhớ đáng yêu bằng nước mắt ấm đầy ắp những lưu luyến yêu thương trong tâm tưởng, đôi lúc âm thầm trở về, cơ hồ như Sài Gòn đã sống dậy mãnh liệt trong tiềm thức cũ, mãi mãi theo ta những nhờ nhung không nguôi như bài ca:
«Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Tà áo em bay theo giọt nắng vàng
Con đường ta đi giòng sông kỷ niệm
Nỗi nhớ trong em nỗi nhớ dịu dàng
Sài gòn bây giờ mưa giăng ngập lối
Hai đứa bên nhau âu yếm không rời
Đôi mắt yêu thương làn môi chờ đợi
Từng đợt mưa rơi.. bối rối bồi hồi
Sài gòn bây giờ lòng ai vương vấn
Mai anh đi rồi còn nhớ em không?
Đôi mắt nai tơ buồn xa vời vợi
Cơn gió vô tình đuổi lá vàng rơi
Sài gòn bây giờ có buồn không em?
Mưa vẫn rơi rơi.. từng giọt êm êm
Suối tóc thơm bay hương tình dịu nhẹ
Ngây ngất dạt dào con phố về đêm»
(Sài Gòn Niềm Thương Nỗi Nhớ
Tác Giả: Võ Tá Hân, Trần Ngọc)
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 15
Ai còn nhớ Sài Gòn ? Sáng nay người bạn gởi youtube link mà bạn tôi ghi chú: «Nhớ Sài Gòn quá nhớ rơi nước mắt». Bạn tôi từ chối về Sài Gòn, anh nhớ Sài Gòn thuở trước 75, Sài Gòn với cái tên mỹ miều của nó, không mang tên xác người áp đặt lên vẻ duyên dáng của nó.
http://m.youtube.com/watch?v=uPBq_6bJ3MY&feature=youtu.be
http://m.youtube.com/watch?v=uPBq_6bJ3MY&feature=youtu.be
Sài Gòn gắn bó với tôi bắt đầu bằng những ngày thơ ngây thành phố như một chốn phồn hoa đô hội, người ta có thể bị choáng ngợp với một đô thị mang dáng vẻ tây phương như người con gái kiều diễm, kiêu sa, đài các, rồi cũng ở một góc nào đó Sài Gòn ủ dột của phố đêm, lầy lội của xóm nghèo, trong nét bình dân của tiếng rao hàng, những con kinh nước đen,...
Nhiều người sống với Sài Gòn, dù mưa hay nắng, ban ngày hay ban đêm, bận rộn tất bật hay nhàn rỗi rong ruổi với phố xá của nó. Thưởng thức những món ngon mà cả nhóm bạn tôi khoái khẩu nào là Mì Cây Nhãn, Mì Chú Hỏa, mì La Cay Nguyễn Tri Phương, hủ tiếu gà cá chợ cũ, hủ tiếu saté Lệ Thanh Chợ Lớn. Lề đường Sàigòn xưa có hàng me Nguyễn Du, có hàng sao cao
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 16
vút khúc Võ Trường Toản, Trưng Vương. Tôi nhớ rõ có những hàng phượng vĩ và hoàng điệp trong sân trường Petrus Ký, Sài Gòn có trường Gia Long với món bò bía, xe đậu xanh đậu đỏ; có trường Luật Khoa trên đường Duy Tân với xe nước dừa uống môi em ngọt; có trường Dược khoa, Văn khoa trên đường Cường Để chạy thẳng xuống bờ sông Sài Gòn có Bến Bạch Đằng,... Sài Gòn có những quán kem, quán cà-fé, quán ăn vỉa hè,… Những sinh hoạt bình dị có quán cơm Bà Cả Đọi, quán Bắc Bà Ba Bủn; để thưởng thức những món Sài Gòn sự khoái khẩu với hệ quả Pavlov cồn cào dạ dầy sau những buổi tan học ngày cũ bạn bè rủ nhau đi ăn hàng Sài Gòn. Tôi nhớ con hẽm kín đáo Casino Sài Gòn nào những bún chả, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Cổ Ngư; những gánh hàng rong, những xe bán thức ăn của khu Bàn Cờ, khu Nguyễn Thiện Thuật, Chợ Vườn Chuối, Chùa Kỳ Viên, Chợ Đũi,... xen kẻ trong trí nhớ có nhiều lưu niệm trong ký ức xưa, có những nhà hàng, những điểm hẹn hò như: Passage Eden, Casino Sài Gòn, Mini Rex, La Pagode, Pôle Nord, Givral, Brodard, khu thương xá Tax,... Nhắc đến Sài Gòn có những nơi như Continental, Caravelle, Majestic,… Lề đường Saigòn còn có những gánh hàng rong. Thương nhớ làm sao kỷ niệm Sài Gòn có nước mía Viễn Đông có thịt phá lấu, có gỏi đu đủ gan cháy khô bò, có bánh bột chiên, có món bánh cay gần khu Chùa Chà Và mà nhà văn Thinh Quang nhắc tôi hôm nọ. Những thực khách của những nhà hàng sang trọng theo cung cách kiểu tây phương của Sài Gòn, nhưng rồi chính họ cũng là những giới hâm mộ thường trực tại các quán cóc trên vỉa hè Sài Gòn. Đó là những nét đặt thù của Sài Gòn, của người Sài Gòn, hay thuật ngữ phương tây «Saigonais», hoặc “Saigonese”.
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 17
Nhớ Sài Gòn, làm sao quên nỗi những góc phố, những con đường của nơi ấy nhỉ? Năm 1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) đại diện cho chính quyền Pháp tiến hành việc đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn của thành phố Sài Gòn mà trước đó chỉ được đánh số thứ tự. Trải qua hơn 300 năm xây dựng và phát triển, Sài Gòn đã có hơn 1.500 con đường lớn, nhỏ và từ lâu các tên đường thay đổi do yếu tố chính trị. Thời Pháp thuộc thì đường Tự Do xưa của ta là đường Catinat; rồi Pháp đặt Charnerta cho tên đường Nguyễn Huệ, Pháp đặt tên đường Mac Mahon ta là Công Lý; và đường Bonard là Lê Lợi; đường Mossard là đường Nguyễn Du; đường mang tên Phó đô đốc HQ Pháp De La Grandlière ta thay bằng tên vua ta đường Gia Long; đường Paul Blanchy tên ta là Hai Bà Trưng), đường Mayer là tên vua ta đường Hiền Vương; và đại lộ Boulevard de la Somme phe ta đặt tên vua, đại lộ Hàm Nghi, nhà tôi ở đường mang tên tây D’Espagne tên ta là vua Lê Thánh Tôn,...
Sau 30/04/1975, sự thay đổi tên đường nghe như mâu thuẫn của nước mắt buồn rơi thương tiếc, sự mới mẻ như là những biểu tượng của sự nghịch lý:
“Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi lên rồi, mất Tự Do”.
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 18
La Pagode
Những khách sạn thời Pháp thuộc tọa lạc ngay trung tâm Sài Gòn đã là nhân chứng cho bao năm binh biến, vật đổi sao dời. Khách sạn Continental được các kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp thiết kế và xây dựng vào năm 1880 và nay là khách sạn lâu đời nhất Việt Nam. Continental từng đón tiếp nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Nobel của Ấn Độ là Rabindranath Tagore; văn hào Pháp André Malreaux là tác giả của La condition humaine (Thân phận con người 1933), sau làm Bộ trưởng Văn hóa Pháp (1959-1969); văn hào Anh Graham Greene (tác giả của sách bestseller “The Quiet American” - Người Mỹ Trầm Lặng); cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac, và nữ tài tử điện ảnh Catherine Deneuve (thủ diễn trong các phim đoạt giải điện ảnh Indochine, Le Dernier Métro, Belle de Jour),...
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 19
Quán Givral, nhà sách Xuân Thu... phố xưa như nỗi nhớ
của người Sài Gòn, hồn của người Sài Gòn.
Chủ nhân đầu tiên của Continental là Pierre Cazeau, nhà sản xuất vật liệu xây dựng, sau bán lại cho Công tước De Montpensier. Chủ sau là Mathieu Francini. Ngoài ra, Continental còn có tên là «Radio Catinat», nơi mà giới báo chí truyền thông tụ hội, trao dổi, thu nhặt tin tức thời sự “nóng” nhất, sai có, đúng có.
Nhà hàng kỳ cựu sau Continental là Majestic, thành lập năm 1925, nằm ở góc đường Catinat và Luro (sau là Cường Để) nhìn ra bờ sông Sài Gòn, do một thương nhân người Tàu giàu có và nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn thời bấy giờ là Hui Bon Hoa (tức chú Hỏa) xây dựng theo đồ án thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp.
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 20
Suốt gần 90 năm tuổi của mình, Majestic đã đón tiếp nhiều nhân vật quốc tế, hay chính khách: Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore, Thái tử Đan Mạch Henrick, Thái tử Anh Andrew, công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn,...
Các quán cà phê như La Pagode là nơi hội tụ của giới thơ văn, báo chí Sài Gòn một thuở như tụ quán Caffe Trieste nằm trên Vallejo Street (góc đường Grant) hướng bắc của phố San
Francisco, chủ nhân là một người Ý di cư, nhưng quán cà phê nảy là nơi mà giới tao nhân mặc khách, những nghệ sĩ lui tới gặp gỡ nhau, nò là phòng hội của những nhà văn
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 21
Lawrence Ferlinghetti, Alan Watts, Jack Kerouac, Allen Ginsberg, Richard Brautigan, Bob Kaufman, Gregory Corso, Michael McClure, Kenneth Rexroth, Neeli Cherkovski,... nhà thơ nổi tiếng Jack Hirschman, nghệ sĩ Peter Le Blanc, Don Moses và nhiếp ảnh gia giải Pulitzer là Joe Rosenthal, rồi những Jimo Perini, Bill Cosby, Paul Kantner, Liam Mayclem, Joey Reynolds và Mal Sharpe,... Trieste còn là nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky lui tới trau chuốt thơ của mình. Còn nữa. Rồi ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của nhà đạo diễn nổi danh Francis Ford Coppola ngồi đọc và đánh bóng kịch bản phim “The Godfather” những năm 70.
Paris có Café de Flore, ở ngay ngã Tư của Boulevard Saint-Germain và đường St. Benoit, nơi gặp gỡ ngày xưa của văn và triết gia như André Breton, Françoise Sagan, André Malraux, Francois Mauriac, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Albert Camus,...
Cái chung của La Pagode của Sài Gòn, Caffe Trieste của San Francisco hay hay Café de Flore của Paris là những địa điểm tụ họp của giới văn hoá nghệ thuật, những nơi có lịch sử của chính nó.
«Nắng SàiGòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng...»
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 22
Sàigòn có thơ Nguyên Sa, có nhạc Ngô Thụy Miên, hỡi những ai đã từng đi dưới cơn nắng của Sài Gòn, bạn còn nhớ chứ?
Nhà thơ Vũ Uyên Giang cho bài thơ nhớ Sài Gòn xưa, Sài Gòn nhớ nắng, nhớ mưa:
«Nhớ quá Sàigòn của thuở xưa
Ta từ Bưu Điện bước ngang qua
Nhà thờ Đức Mẹ nằm im lặng
Con phố Hàn Thuyên nắng nhạt nhòa
Nhớ đến Sàigon một thuở xưa
Buổi chiều nhạt nắng lại rơi mưa
Gọi thầm khe khẽ tên ai đó
Đất khách trong lòng đang đổ mưa.”
Vũ Uyên Giang
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 23
Sài Gòn qua nỗi nhung nhớ của nhà văn Trần Mộng Tú:
«Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.
Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai,với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.»
Thương xá Tax
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 24
Thi sĩ Phạm Sĩ Trung nhớ Sài Gòn:
«Sài Gòn ơi Sài Gòn
Những con đường thân quen
Hàng cây cao bóng mát
Tình yêu thật êm đềm
Sài Gòn ơi Sài Gòn
Nơi tôi đã lớn lên
Nhớ thương buồn vời vợi
Suốt đời chẳng sao quên»
Ca sĩ Quỳnh Giao hát bài «Nhớ Sài Gòn», sáng tác của Phạm Anh Dũng:
http://nhacso.net/nghe-nhac/nho-sai-gon.WVhQW0pd.html
Nhớ Sài Gòn
Biết đến bao giờ gặp lại người xưa
Thương cho mùa mưa qua thành phố vắng
Lang thang miệt mài năm tháng
Bao nhiêu luyến tiếc xa ngàn
Buồn thương vương lên màu áo ...
Nhớ đến em nhiều này Sài Gòn ơi
Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng
Duy Tân im lìm phố vắng
Thương ai cây lá hoang tàn
Người xây giấc mơ hồi hương
Này Sài Gòn yêu thương
Hãy còn đây vấn vương
Nhớ bờ sông nước êm
Ghế đá chốn công viên ....
Và còn nhiều tiếc nhớ
thoáng về trong giấc mơ
Khu đại học hoang phế
Mong ngày đó anh về ...
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 25
Ước đến bao giờ gặp lại người mơ
Đem theo vần thơ lên bờ sông đó
Đêm khuya nghe từng cơn gió
Nơi xa ánh mắt trông chờ
Sài Gòn yêu dấu ngàn năm ....
Khi nghe bài «Em Sài Gòn», của hai nhạc sĩ Nguyên Phan và Minh Tuấn, có thể thính giả đồng thuận là Em Sài Gòn cũng mang ý nghĩa Sài Gòn có em, kỷ niệm vơi đầy có em, hỡi em Sài Gòn:
«Em Sài Gòn, một thời để nhớ để yêu
Em Sài Gòn, một thời hoa bướm nên thơ
Em Gia Long, mắt buồn sầu vương màu áo
Em Trưng Vương, một chiều áo trắng thơ ngây
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 26
Em Sài Gòn, bây giờ dạt trôi nơi đâu
Em Sài Gòn, bây giờ còn mãi cách xa
Hay nay em, đã bước qua cầu
Để lại sông xưa, giọt nắng phai mầu
Để lại sân trường, một thời xanh tuổi mộng mơ”
Sài Gòn có gì vui không em?
Em Sài Gòn, anh nghe thời gian đã qua đi. Trong cái dĩ vãng ấy, anh tìm thấy Sài Gòn trong thi vị, Sài Gòn trong lãng mạn. Sài Gòn mùua hè có tiếng kêu vang, đèo xe giữa mùa lá me bay khi nắng hè chói chan hay lướt đi trong mưa có sự gần gủi của lời tình tự Sài Gòn.
Nhớ Sài Gòn như một thoáng Sài Gòn tươi màu nắng đẹp, một thoáng Sài Gòn hạt mưa rớt rơi, tựa như cô gái ngây thơ ngẩn ngơ trên phố mong chờ, tà áo phất phơ ru ngàn tiếng tơ:
«Một thoáng Sài Gòn tươi màu nắng đẹp
Một thoáng Sài Gòn hạt mưa rớt rơi
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 27
Tựa như cô gái ngây thơ ngẩn ngơ trên phố mong chờ
Tà áo phất phơ ru ngàn tiếng tơ
Đẹp lắm Sài Gòn em về gió lộng
Tà áo nhạt hồng để ai ngóng trông
Thời gian trôi mãi xa xăm suốt bao năm tháng âm thầm
Thành phố đổi thay trong màu mắt ai
Đèn màu thắm ánh sáng rực rỡ đẹp như đôi mắt mong chờ
Những đêm rong chơi đường khuya mãi nên quên đêm về
Sài Gòn ơi đêm nghe còn đó ngàn xưa hôm nay vẫn rộn ràng
Điệu đàn ngân vang trong gió vài nàng tiên nga e ấp xuống trần gian mơ màng
Một thoáng Sài Gòn khung trời lắm mộng
Một thoáng Sài Gòn ngược xuôi phố đông
Người đi xa đã bao năm vẫn nghe thương nhớ trong lòng
Thành phố thướt tha trong tà áo hoa»
Một Thoáng Sài Gòn:
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mot-thoang-sai-gon-quang-dung.4YxNKyD4Om.html
(Nhạc: Bảo Phúc, Lời: Vũ Tuấn Bảo, Trình bày: Quang Dũng)
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 28
Nhắc lại kỷ niệm một thoáng Sài Gòn, có lẽ nên nhắc thêm bài ca rộn ràng, vui tươi của nhạc sĩ Văn Phụng là bài hát tôn vinh vẻ đẹp của Sài Gòn, hay một Hòn Ngọc Viễn Đông:
«Người ơi Saigon chốn đây
Là Ngọc Viễn Đông
Vốn đã lừng danh
Nắng lên muôn chim đùa hót
Muôn hoa cười đón
Vinh quang ngày mới
Cùng nhau đi tới Saigon
Là nơi du khách dập dồn
Từ năm châu tới viếng thăm Thủ Đô
Dòng sông chen chúc tàu đò
Ngựa xe buôn bán hẹn hò
Người dân no ấm sống đời tự do».
Ghé Bến Sài Gòn, (Lời Nhạc: Văn Phụng, Trình bày: Hợp ca):
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ghe-ben-sai-gon-dang-cap-nhat.xaKkBqogdO.html
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 29
Vẻ đẹp của Sài Gòn khi mường tượng lại Sài Gòn xưa, hay của một thoáng Sài Gòn, xin hãy lắng nghe bài ca của nhạc sĩ Y Vân, mà nhiều người không quên các câu: «Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi!»
«Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !
Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !
Lá la la lá la, Lá la la lá la ...
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi!»
Sài Gòn Đẹp Lắm, (Lời Nhạc: Y Vân, Trình bày: Phi Nhung):
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/sai-gon-dep-lam-phi-nhung.lBHsjb3TbgKM.html
Bài viết này xin gởi tặng anh chị Nguyễn Di Trung và Phan Tuyết Nga, chủ nhân của nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana, California. (VHLA)
Baûn Tin Theá Ñaïo soá 20 30
TIN HOT:
ĐÓNG CỬA TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ?
Sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất.
Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cổng để xem các thông tin về cuộc triển lãm trưng bày về Cải cách ruộng đất. Lúc đó đã 11h trưa, bảo vệ nói đã hết giờ xem, hẹn bà con đến vào lúc 2h chiều. Bà con Dương Nội tản ra vườn hoa Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ trưa đợi đến giờ vào xem.
2h chiều, bà con vào thăm triển lãm thì lực lượng bảo vệ triển lãm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi bà con cởi áo xong để vào thì họ nói với bà con: Triển lãm Cải cách gặp sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa.
Được biết, bà con sẽ quyết tâm xem bằng được cuộc triển lãm này.
No comments:
Post a Comment