Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 4 December 2016

THƠ SƠN TRUNG - CHIM- MỸ VÀ TRUNG CỘNG

Thursday, September 13, 2012


THƠ SƠN TRUNG





THU ĐÁO
Thu phong nhất động khởi
Vạn diệp hóa phi long.
Thảo mộc sinh  khí  tụ
Mãn địa hoa khai tự quý  đông.


秋 到
秋風一動 起
萬葉 化飛 龍
草木 生氣 聚
滿 地 花 開 自季冬


THU ĐẾN

Khi gió thu chuyển  động
Muôn lá thành phi long
Thảo mộc tràn sức sống
Khắp nơi hoa nở từ cuối đông.


BÀI THƠ NGŨ HÀNH

 Ai bảo kim khắc mộc?
Nếu không có búa, có đục
Và không có  bào, có cưa
Làm sao dựng  nên nhà cửa?,

Ai chê thủy khắc hỏa,
Nếu không có nắng, có mưa,
Làm sao nông dân cày bừa?
Ai bảo thổ khắc thủy,?
Nếu đất không có nước,
Làm sao ruộng đồng xanh tươi?
 Ai bảo hỏa thổ tương thần?
Nếu quả đất nóng dần
Làm sao  ta sống trong căn nhà bốc lửa?

 HARMONY  AND  DISSONANCE

If metal  is incompatible with wood
How can we build the house?
Fire  does not oppose water
Because trees need sun  and rain
Soil and water cooperate together
To make our rice fields better.
Who said fire in accordance with earth
But our earth becomes hotter
How can we live in a burn house?



HÀNH TRÌNH CỦA RẮN
Rắn đến từ hôm nao ?
Nay còn vỏ trắng trên hàng rào
Ai thắc mắc hành trình của rắn,
Nay rắn  ở  non cao
Mai rắn ở vực sâu
Cuộc hành trình vô tận.

THE TRAVEL OF A SNAKE
When did the snake come here?
Now its  white skin is there
If you ask the travel of the snake
It can travel the forest
Or live in the deep valley.
It makes  an unlimited journey

Wednesday, September 12, 2012


HÌNH LOÀI CHIM ĐẸP

     

    NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH  :  CHIM ĐẸP

 

 

__._,_.___


TÀI LIỆU MẬT CỦA VIỆT CỘNG

Tài-liệu Mật
 
 


LTS.- Đây là một tài liệu tối mật vừa được chuyển ra hải ngoại. Những điều viết trong tài liệu này đã được CSVG áp dụng thi hành trong và ngoài nước từ 33 năm nay và tại miền Băc từ năm 1954. Rất mong các cộng đồng người tỵ nạn khắp nơi tại hải ngoại nghiên cứu để tìm cách bẻ gãy nghị quyết 36 của VGCS. Đặc biệt với người Việt Nam trong nước đang tranh đấu cho dân chủ tự do cho quê hương nên học hỏi thêm để tìm cách tránh né những mưu mô gian xảo của nhóm Việt Gian bán nước này.
***********
Thưa các đồng chí,
Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:
1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.
Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.
2. Phải giữ cho cái gọi là 'phong trào dân chủ đối lập' không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều 'lãnh tụ' mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều 'nhân sĩ trí thức' mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị –chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động 'chống cộng cực đoan' có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…
Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là 'đấu tranh dân chủ'. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày..
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để 'dân trí cao' không đồng nghĩa với 'ý thức dân chủ cao'.
Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần'entrepreneurship' – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.
4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là 'co-optation' )
Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…
Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.
Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi –dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.
Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.
Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.
Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ýthức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.
Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quầnchúng tham gia.
Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phươngTây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay.Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với HoaKỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.
Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.
Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.
Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông,thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.
Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu 'không thành công cũng thành nhân' – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.
Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như'dân chủ', 'nhân quyền', 'tự do' … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như 'ổn định xã hội', 'tăng trưởng kinh tế', 'xóa đói giảm nghèo'
Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như 'đa nguyên', 'đa đảng', 'pháp trị', 'khai phóng'… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những 'giá trị Á châu' một cách khéo léo.
Phát Huy dân chủ cơ sở - tập trung
Chúng ta cũng phải phát huy 'dân chủ cơ sở', 'dân chủ tập trung', 'dân chủ trong đảng'… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.
Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.
Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của 'dân chủ' theo cách có lợi cho chúng ta: 'dânchủ' nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.
Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như 'nhân quyền', 'dân chủ'… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.
Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa 'thể chế chính trị' và 'phát triển kinh tế'.
Hai phạm trù 'dân chủ' và 'phát triển' có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải 'dân chủ hóa'.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng 'tháo ngòi nổ' của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.
Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về 'nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dânchủ'. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore,điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.
Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là 'coordination goods', tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật 'đàn áp có chọn lọc' mà tôi đã có dịp phân tích.
Giới trẻ và sinh viên học sinh
Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.
Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bịnh ồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có,trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.
Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói 'tinh thần dân tộc' vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểuThiên An Môn ở Ba Đình.
Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khảnăng tổ chức và phối hợp.
Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như 'dân oan biểu tình', 'công nhân đình công'… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.
Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.
Trí thức
* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp 'vừa trấn áp vừa vuốt ve' từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá,hổ lốn, lỗi thời.

* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần 'phò chính thống' của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời mộtvực.
* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ than phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.
* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.
* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.
* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.
Thử tưởng tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.
Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.
Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.
Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.
Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: 'khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng'.
Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận.
Nguyễn Tâm Bảo   

Monday, September 10, 2012


TIN TỨC GẦN XA

 

 

Nhận định về căng thẳng trong Đảng

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ tư, 12 tháng 9, 2012
Bộ ba lãnh đạo Việt Nam
Giới quan sát nói đang có sự đấu tranh giữa ba lãnh đạo chóp bu
Mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua các vụ truy bắt 'sai phạm kinh tế' gần đây, tiếp tục được giới quan sát nước ngoài chú ‎ý.
Viết trên trang mạng Bấm Asia Sentinel hôm 6/9, cây bút David Brown nhận định sự kiểm soát chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đang bị suy yếu”.
Nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu này viết: “Nếu ông Dũng đi xuống, các thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ đi theo.”
Dẫn lời các nhà ngoại giao và một số học giả phương Tây, tác giả nhắc lại trong thời gian trước Đại hội Đảng XI đầu năm ngoái, ông Trương Tấn Sang “có cố gắng mạnh mẽ để lật ông Dũng ở vị trí Thủ tướng.”
“Ông thất bại và Đại hội XI cho ông Dũng thêm nhiệm kỳ thứ hai 5 năm. Giải an ủi cho ông Sang là chức chủ tịch nước mang tính lễ nghi.”
Cây bút David Brown nói nay có những dấu hiệu là ông Sang cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang vận động để “phá vỡ kiểm soát của ông Dũng về mặt chính sách và bảo trợ”.
Trả lời BBC qua email, tác giả David Brown cho biết thêm nhận định về cuộc đấu tranh phe phái hiện nay tại Việt Nam.
David Brown: Trong những năm gần đây, nhu cầu duy trì ổn định bên trong chế độ đã đẩy lùi cố gắng giải quyết các vấn đề cơ bản xảy ra do khu vực quốc doanh thiếu hiệu quả và gánh nặng nợ nần của các ngân hàng Việt Nam.
Vì vậy, thành tựu chính của ba kỳ Đại hội Đảng vừa qua là các lãnh đạo đến tuổi đã nghỉ hưu êm ả, còn những người trẻ nói chung đại diện cho nhiều trung tâm quyền lực bên trong chính thể thì được thăng tiến. Giữa các kỳ đại hội, đòi hỏi hòa nhập vào thị trường thế giới cùng liên hệ gia tăng với các nước đã thúc đẩy vị thế quan trọng của giới kỹ trị và các chính khách cấp tỉnh cũng như trung ương chỉ huy giới kỹ trị này.
"Bất kỳ ai kế nhiệm ông Dũng và phe của ông cũng sẽ bực bội như ông Dũng vì sự bất tuân của các trung tâm quyền lực địa phương. Họ cũng sẽ bị cám dỗ vì vô vàn cơ hội kiếm tiền dễ dàng cho dù nhà nước bị mất uy tín."
David Brown
Sẽ không xảy ra việc Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cách chức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù đang có thêm lo ngại về “bất ổn xã hội”. Căng thẳng hiện thời bắt nguồn từ cố gắng tái khẳng định truyền thống chỉ huy của Đảng về chính sách và nhân sự, đồng nghĩa với việc cân bằng lại quan hệ giữa bộ ba lãnh đạo và các tổ chức của họ.
Chủ tịch Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những người khác có thể chỉ ra nhiều thất bại, sai sót và đạo đức lỏng lẻo mà có thể đã làm giảm tính chính danh của chế độ. Không rõ sự phê phán của họ có thắng thế hay không. Và cũng không có cơ sở tin rằng nếu họ thắng, họ sẽ lãnh đạo tài tình hơn.
Bất kỳ ai kế nhiệm ông Dũng và phe của ông cũng sẽ bực bội như ông Dũng vì sự bất tuân của các trung tâm quyền lực địa phương. Họ cũng sẽ bị cám dỗ vì vô vàn cơ hội kiếm tiền dễ dàng cho dù nhà nước bị mất uy tín.
BBC: Dường như ít ai đề cập liệu đấu đá chính trị trong nước sẽ tác động thế nào đến quan hệ của Việt Nam với các nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc. Theo ông, kết quả trận chiến này có gây lo ngại cho các chính trị gia ở Washington hay Bắc Kinh?
Bất đồng nội bộ hiện nay ở Việt Nam không phải là vì chính sách ngoại giao và quốc phòng. Thực ra là chuyện “ai được gì”, và chuyện này tác động thế nào đến việc người dân nghe theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Còn tranh cãi về đối phó với đòi hỏi của Trung Quốc và Việt Nam hưởng lợi gì, đến mức nào, khi tìm kiếm liên minh với Hoa Kỳ, chủ yếu chỉ là giữa chế độ và những người phê phán ngoài Đảng.
Trong vấn đề Biển Đông, giới lãnh đạo chóp bu dường như quyết không để Bắc Kinh có cớ gây ra đối đầu quân sự trực tiếp. Linh động trong chiến lược sẽ vẫn là ưu tiên, dù ai nắm quyền. Và, mặc dù sự linh động ấy đã có ích cho Việt Nam qua cả ngàn năm, nó lại không được lòng của những công dân bình thường từng được nuôi dưỡng bằng những chuyện kể về các chiến thắng oai hùng trước ngoại xâm Trung Quốc.

Thêm về tin này

Các bài liên quan

 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120912_david_brown_iv.shtml

 

Xôn xao đồn đoán về Tập Cận Bình

Cập nhật: 15:08 GMT - thứ ba, 11 tháng 9, 2012
Ông Tập Cận Bình
Không ai biết ông Tập Cận Bình đang ở đâu và sức khoẻ ra sao
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cường quốc đang lên và hiện đang chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực mười năm mới có một lần.
Thế nhưng nhân vật được trông đợi sẽ nhận trọng trách lãnh đạo Đảng Cộng sản đột nhiên biến mất khỏi tầm quan sát của dư luận mà không ai biết tại sao.
Ông Tập Cận Bình ốm bệnh? Hay ông ta bị đau tim? Ông ấy đau lưng vì chơi bóng đá hay bơi lội?
Hoặc là ông ta đang quá bận rộn chuẩn bị cho cái ngày hệ trọng, có lẽ vào tháng tới, khi ông sẽ bước lên nhận chức vụ người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc từ ông Hồ Cẩm Đào?
Liệu có đấu tranh nội bộ gì khác hay không?
Tất cả các phương án trên hiện đang đều được đồn đoán trên các trang mạng xã hội ồn ào của Trung Quốc.
Thậm chí còn có tin ông Tập bị tai nạn xe hơi, và đây là âm mưu ám sát ông. Tuy nhiên tin này xem ra khó là sự thật.
Không ai biết chắc điều gì vì chính phủ không bình luận nửa lời, và cũng chính vì không có bình luận chính thức nên nhiều người tỏ ra lo ngại.
Khi mà các nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản tự nhiên 'biến mất', đôi khi đó là chỉ dấu họ gặp rắc rối.
Chưa có dấu hiệu gì cho thấy điều này, nhưng chừng nào chưa có ý kiến chính thức từ giới chức thì các tin đồn tiếp tục nảy sinh và lan truyền.

'Đau lưng'

Lãnh đạo Trung Quốc nói chung khá kín đáo nơi công cộng. Hoạt động của họ không được thông báo trước, và họ có thể rút vào hậu trường nhiều ngày.
Thế nhưng ông Tập Cận Bình, phó chủ tịch đồng thời là người được trông đợi sẽ làm chủ tịch, mới 59 tuổi, lại hủy một loạt các cuộc gặp với giới lãnh đạo nước ngoài tới thăm Trung Quốc.

Người phát ngôn Hồng Lỗi
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bình luận gì

Đây là chuyện rất lạ.
Lần cuối ông xuất hiện trước công chúng là hôm 1/9. Ông đã hủy cuộc gặo với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào phút chót.
Quan chức Mỹ nói họ được giải thích là ông Tập bị đau lưng.
Ngày tiếp theo đó, tức thứ Năm tuần trước, ông Tập Cận Bình lại hủy tiếp một cuộc gặp với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt, đáng ra sẽ diễn ra vào thứ Hai này.
Không ai biết lý do tại sao. Rồi tiếp đó, ông Tập hủy cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Thông thường giới lãnh đạo Trung Quốc luôn giữ đúng nguyên tắc lễ nghi và dù thế nào cũng cố không bỏ các cuộc gặp.
Theo hãng thông tấn Reuters, một nguồn thân cận với lãnh đạo Bắc Kinh nói ông Tập bị đau lưng khi đi bơi.
Nguồn tin này không đưa thêm chi tiết, như thời điểm xảy ra việc đau lưng này.
Một nguồn tin thứ hai, dẫn lời giới thân cận với ông Tập, nói với hãng Reuters:
"Ông ấy không được khỏe, nhưng không có vấn đề gì nghiêm trọng."
Dù sao thì với vị thế đang lên của nước Trung Quốc, quyền lực kinh tế và chính trị của Bắc Kinh, sự tù mù thông tin này lại chính là vấn đề.

Miễn bình luận

Ông Tập Cận Bình được chờ đợi sẽ lãnh đạo đất nước Trung Hoa trong mười năm tới, nên sức khỏe của ông mang ý nghĩa quan trọng đối với Đảng Cộng sản, với Trung Quốc và cả thế giới.
"Tôi đã trả lời các phóng viên nhiều lần câu hỏi này rồi. Tôi không có gì để nói thêm cả."
Người phát ngôn Hồng Lỗi
Trong mười năm qua, Trung Quốc đã trải qua các thay đổi vượt bậc dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Chỉ có một điều bất biến, là tấm màn bí mật quanh các vị lãnh tụ.
Sức khỏe, cuộc sống cá nhân, gia đình và nhiều điều khác không được công khai và ngày càng bí ẩn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bình luận gì về sức khỏe của ông Tập và không giải thích tại sao ông vắng mặt trong nhiều sự kiện như vậy.
Khi được đề nghị giải thích, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói:
"Tôi đã trả lời các phóng viên nhiều lần câu hỏi này rồi. Tôi không có gì để nói thêm cả."
Câu chuyện này mang lại tình tiết mới cho tiến trình thay đổi quyền lực ở Trung Quốc. Quá trình này đã bị phức tạp thêm sau vụ bê bối liên quan ông Bạc Hy Lai, người cũng được trông đợi sẽ lên vị trí cao cấp trong Bộ Chính trị.
Tại Trung Quốc, nơi Đảng Cộng sản bày binh bố trận rất kỹ lưỡng cho kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo, bảo đảm tiến trình này diễn ra suôn sẻ mang tầm quan trọng lớn lao.
Phải tới khi nào ông Tập Cận Bình tái xuất, thì người ta mới thôi đồn đại.
Tuy nhiên đối với một quốc gia đang đóng vai trò ngày càng lớn trong kinh tế thế giới, nền ngoại giao toàn cầu, và người dân tiếp cận ngày càng nhiều với thế giới mạng, sự bí ẩn kiểu truyền thống bao quanh Đảng Cộng sản có lẽ không còn hợp thời nữa.

Thêm về tin này

Các bài liên quan

 

Sự vắng mặt bí ẩn của ông Tập Cận Bình

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
REUTERS

RFI
Việc phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không xuất đầu lộ diện từ nhiều ngày qua, sau khi ông đột ngột hủy bỏ hàng loạt cuộc gặp với các vị khách quốc tế, đã gây ra nhiều đồn đoán khác nhau. Có tin cho rằng ông bị thương trong một vụ nổ súng hoặc một vụ ám sát dưới dạng tai nạn xe hơi…

Ngày 05/09/2012, sự kiện hiếm thấy trong bang giao quốc tế, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đột ngột hủy bỏ một loạt các cuộc gặp với các quan chức cao cấp nước ngoài, kể cả cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, phái đoàn của Liên bang Nga. Cuộc gặp dự kiến vào thứ Hai 10/09 với thủ tướng Đan Mạch cũng bị hủy bỏ.
Chính bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng thừa nhận là lịch trình các cuộc gặp nói trên đã được các bên thỏa thuận từ trước.
Báo trên mạng Đại Kỷ Nguyên (La Grande Epoque), dẫn lời giáo sư Thời Ân Hoành (Shi Yinhong), Học viện Quan hệ Quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Hoa, nhận xét rằng kiểu hủy bỏ vào giờ phút chót như vậy không bao giờ xẩy ra trong lịch sử các cuộc gặp gỡ chính thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Một số phương tiện truyền thông cho rằng qua việc hủy bỏ cuộc gặp, ông Tập Cận Bình có thể muốn thể hiện thái độ của Bắc Kinh trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở vùng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và làm cho Ngoại trưởng Mỹ bối rối, khó xử.
Giáo sư Hạ Minh (Xia Ming), chuyên gia Khoa học chính trị, Đại học New York bình luận : « Nếu xem xét các sự việc trong tổng thể, thì khó có thể xẩy ra việc ông Tập Cận Bình tẩy chay chính phủ Mỹ hoặc cố tình làm cho bà Hillary Clinton mất thể diện ».
Theo một số quan chức Mỹ, được tờ Wall Street Journal trích dẫn, thì ông Tập Cận Bình dường như đau lưng, nhưng nguyên nhân đau lưng thì không rõ ràng.
Một số quan chức Mỹ khác cho biết là họ nhận được thông báo hủy bỏ cuộc gặp với Ngoại trưởng Clinton, sau 23h30 ngày 04/09.
Các nguồn tin của báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun nói rằng ông Tập Cận Bình bị đau lưng vì bơi. Có thông tin nói ông bị thương khi chơi bóng đá …
Liệu những lý do này có đủ để hủy bỏ một cuộc gặp quan trọng với khách nước ngoài hay không ? Một nhà phân tích chính trị nói với báo Đại Kỷ Nguyên rằng, nếu ông Tập Cận Bình bị đau thì đấy phải là một vết thương rất nghiêm trọng. Nếu không, thì không có lý do gì để không gặp các vị khách nước ngoài.
Sự kiện ông Tập Cận Bình đột ngột hủy bỏ hàng loạt cuộc gặp, việc ông không xuất hiện từ nhiều ngày qua, trong khi chính quyền lại bưng bít thông tin, càng làm dấy lên nhiều tin đồn đoán.
Theo AP, trang web Bác Tấn Tân Văn (Boxun.com) đặt tại Mỹ, đã đưa một nguồn tin dấu tên từ Trung Nam Hải, cho biết, ông Tập Cận Binh bị thương trong một vụ tai nạn giao thông, được coi là một vụ ám sát, trả thù do những người ủng hộ ông Bạc Hy Lai trong ngành an ninh tiến hành.
Vẫn theo website này, thì ông Hạ Quốc Cường (He Guoqiang), Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cũng đã bị thương trong một vụ tai nạn tương tự.
Thế nhưng, sau đó, webite này lại rút bỏ bản tin nói trên và thay vào đó bằng một bản tin khác, theo đó thì ông Tập Cận Bình đang rất bận rộn trong việc chuẩn bị lên làm tổng bí thứ Đảng.
Năm nay, chính trường Trung Quốc có rất nhiều hiện tượng khó hiểu. Vụ ông Bạc Hy Lai cho thấy những chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng sản, đặc biệt là trong giới lãnh đạo chóp bu.
Việc ông Lệnh Kế Hoạch, một nhân vật được coi là thân cận của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đầu tháng này, bị thôi chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cũng là chủ đề của những tin đồn thổi, liên quan đến một vụ tai nạn xe Ferrari xẩy ra cách đó mấy tháng. Trong vụ này, người lái xe là con trai ông Lệnh Kế Hoạch và đã qua đời.
Về việc ông Tập Cận Bình vắng bóng, theo báo Đại Kỷ Nguyên, cư dân mạng nói đến một vụ ám sát. Giáo sư Hạ Minh không loại trừ khả năng « xẩy ra một cuộc đọ súng. Người dân sẽ không ngạc nhiên trước bất kỳ sự kiện bi thảm nào kể từ sau vụ Vương Lập Quân chạy trốn, đe dọa Bạc Hy Lai ».
Trong những ngày qua, các cuộc thảo luận liên quan đến việc ông Tập Cận Bình hủy bỏ các cuộc gặp trên mạng xã hội Vi Bác (Sina Weibo) bị đóng. Sáng ngày 05/09, các từ tìm kiếm như « Tập Cận Bình », « Tập » hoặc « lưng của Tập » đều bị che mờ.
Cư dân mạng Trung Quốc hiện nay có hai câu hỏi : Tin ông Tập Cận Bình bị đau lưng là thật hay giả ? Và phải chăng việc chính quyền đưa tin sẽ đem ra xét xử công khai cựu lãnh đạo công an Trùng Khánh Vương Lập Quân là nhằm giảm bớt sự chú ý của công luận đối với trường hợp ông Tập Cận Bình ?
Nếu việc chuyển giao quyền lực diễn ra một cách yên ổn, tại Đại hội Đảng lần thứ 18, có thể được tổ chức vào tháng 10 năm nay, ông Tập Cận Bình sẽ đảm nhiệm chức tổng bí thư, thay ông Hồ Cẩm Đào.
tags: Châu Á - Chính trị - Trung Quốc

   http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120910-trung-quoc-su-vang-mat-bi-an-cua-ong-tap-can-binh

 

Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam

2012-09-11
Hạ viện Hoa Kỳ tối thứ Ba 11-09-2012 đã thông qua Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam.

Photo: RFA
Dân biểu Chris Smith giới thiệu Dự luât Nhân quyền Việt Nam trước Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 11/09/2012.
Thay phiên nhau phát biểu về dự luật HR 1410 và dự thảo nghị quyết H. Res, 484 là các dân biểu Ileana Ros-Lehtinen của Florida, Howard Bernan của Callifornia, Ed Royce của California, Christopher Smith của New Jersey là tác giả luật nhân quyền cho Việt Nam, Loretta Sanchez của California là tác giả nghị quyết HR 484, Susan Davis của California… Tất cả đều tố cáo chính sách vi phạm nhân quyền của Hà Nội, tố cáo việc lợi dụng những luật lệ mơ hồ như điều 79 , điều 88 trong bộ luật hình sự của Việt Nam để bắt giữ, giam nhốt những người bất đồng chính kiến. Trường hợp TS Nguyễn Quốc Quân, linh mục Nguyễn Văn Lý, những người biểu tình ôn hoà, đã được nhiều người đề cập đến.
Những vụ đàn áp Phật giáo, Tin lành, đàn áp tín ngưỡng của người H-Mong,buôn người ra nước ngoài làm nô lệ một cách có hệ thống, đưa đi Thái Lan, Jordan, Malaysia và nhiều nơi khác cũng bị tố giác, với bằng chứng do tổ chức BPSOS cung cấp.
Bà Loretta Sanchez kể lại cách buộc tội đầy ấu trĩ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với TS Quân. Từ tội khủng bố với bằng chứng là những tài liệu giấy trắng mực đen không có chút vũ khí, công an đã chuyển sang tội lật đổ, cũng bằng hai điều luật mập mờ số 79 và 88.
Dân biểu Susan Davis kêu gọi đồng viện bỏ phiếu cho cả hai dự luật để gửi ra một thông điệp rõ ràng mạnh mẽ khiến Việt Nam phải thay đổi chính sách về nhân quyền.
Hai dân biểu Howard Bernan và Chritopher Smith cùng nhắc đến việc phái đoàn Việt Nam đang thưong thảo hiệp định thương mại tự do tại Virginia, để nhắc hành pháp hãy sử dụng đòn bẩy thương mại tự do và an ninh biển Đông, chống Trung Quốc, để khuyến khích Việt Nam từ bỏ chính sách đàn áp nhân quyền, đàn áp tôn giáo, đàn áp những quyền tự do căn bản nhất của người dân Việt.
Hạ viện Hoa Kỳ đã đồng ý thông qua dự luật HR 1410 và nghị quyết HR 484 với đa số tuyệt đối trên 2/3 tổng số, vào giờ buổi tối tại thủ đô Washington.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-house-passed-vn-rights-act-09112012222514.html
 

Tin tức / Thế giới / Châu Á

Quốc hội Mỹ tố giác Trung Quốc bắt nạt hàng xóm

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (không có trong hình) tại Bắc Kinh hôm 4/9/2012. Bà Clinton đến Bắc Kinh nhằm thúc đẩy Trung Quốc giải quyết tranh chấp 1 cách ôn hòa với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông.
CỠ CHỮ
Cindy Saine




















 

Trung Quốc yêu cầu Mỹ tháo bỏ bức tranh cổ vũ tự do cho Đài Loan, Tây Tạng

Chủ nhân tòa nhà ông David Lin không có ý định bỏ bức tranh vẽ trên tường cổ vũ cho độc lập của Tây Tạng và Đài Loan bất kể áp lực từ chính phủ Trung Quốc
CỠ CHỮ
Chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu một thành phố tại bang Oregon ở miền Tây nước Mỹ hãy hạ lệnh cho một doanh nhân người Mỹ gốc Đài Loan phải tháo bỏ một bức tranh vẽ trên tường cổ vũ độc lập cho Đài Loan và cho Tây Tạng.

Bức tranh tường tại thành phố Corvallis miêu tả Đài Loan như một ngọn đuốc của tự do và vẽ cảnh công an Trung Quốc đánh đập những người biểu tình, cảnh các nhà sư Tây Tạng tự thiêu để phản đối chế độ cai trị của Trung Quốc.

Doanh nhân David Lin đến Hoa Kỳ từ Đài Loan trong những năm 1970. Hồi tháng trước, ông mướn họa sĩ vẽ bức tranh trên tường một tòa kiến trúc thuộc quyền sở hữu của ông ở trung tâm thành phố. Bức tranh tường cao 3 mét dài 30 mét.

Trong một lá thư hồi tháng trước, lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco yêu cầu các giới chức thành phố hãy “áp dụng những biện pháp hữu hiệu để chận đứng những hoạt động cổ vũ cho cái gọi là độc lập của Tây Tạng và của Đài Loan ở Corvallis.”

Nhưng Thị Trưởng thành phố này, bà  Julie Manning đã bác bỏ yêu cầu của nhà nước Trung Quốc, nói rằng những “biểu lộ nghệ thuật” được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ theo tinh thần quyền tự do ngôn luận được hiến pháp Mỹ bảo đảm.

Trả lời một câu hỏi về những trao đổi giữa nhà nước Trung Quốc và thành phố Corvallis hôm thứ Ba, người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bênh vực hành động can thiệp của lãnh sự quán Trung Quốc.

Ông Hồng Lỗi nói các nhà ngoại giao Trung Quốc có trách nhiệm phải giải thích lập trường của Bắc Kinh cho thế giới bên ngoài và nhân dân tại các khu vực khác trên thế giới.

Người phát ngôn của Trung Quốc nói lập trường của Bắc Kinh về các vấn đề Đài Loan và Tây Tạng từ trước tới nay vẫn “nhất quán và rõ rệt”.

Nước Cộng Sản Trung Quốc coi Đài Loan như  một tỉnh ly khai và đã tuyên bố chủ quyền trên hòn đảo tự trị này từ sau cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm của thập niên 1940.

Lá thư đề ngày 8 tháng 8 của Lãnh sự quán Trung Quốc viết: “Chỉ có một nước Trung Quốc trên thế giới, và cả Tây Tạng lẫn Đài Loan đều là một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc.”

Lá thư miêu tả đó là “một sự thực được Hoa Kỳ và đa số các quốc gia khác trên thế giới công nhận.”

Những căng thẳng về vấn đề Tây Tạng và những quan tâm về tình hình nhân quyền tại Tây Tạng mới đây đã tăng vọt sau một đợt các cuộc biểu tình phản đối chống chế độ cai trị của Trung Quốc, và những vụ tự thiêu của một số nhà đấu tranh người Tây Tạng.

Hơn 50 người Tây Tạng đã tự thiêu từ năm 2009 tới nay, trong bối cảnh nỗi bất bình dâng cao về điều mà họ coi là những giới hạn mà  nhà nước Trung Quốc áp đặt lên tôn giáo và văn hóa của họ, một cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ.
 
http://www.voatiengviet.com/content/tq-yeu-cau-my-thao-bo-buc-tranh-co-vu-tu-do-cho-dai-loan-tay-tang/1505864.html

 

 

Nhìn lại Bắc Kinh sau nửa thế kỷ

Cập nhật: 04:00 GMT - thứ sáu, 7 tháng 9, 2012
Xe đạp Bắc Kinh
Phương tiện giao thông chủ yếu ở Bắc Kinh năm 1965 là xe đạp
Trở về Bắc Kinh sau gần 50 năm làm bùng lên nỗi nhớ về một thời Trung Quốc xa xưa, và kỷ niệm về cuộc hội ngộ lạ thường.
Thành thật mà nói, hoàn cảnh đưa đẩy tôi tới Trung Quốc lần đầu cũng khá thú vị.
Một đoàn 25 phóng viên, trong đó chỉ một nhúm là phóng viên phương Tây cũng giống như tôi chọn tới đất nước cai trị bởi Cộng sản để làm phóng sự về ngày hồi hương của tướng L‎ý Tông Nhân.
Tướng Lý – bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghe tên – nổi tiếng do chiến dịch quân sự giai đoạn biến động nội Trung Quốc vào những năm 1920, và lần khác là trong cuộc chiến chống Nhật những năm ba mươi, bốn mươi.
Thực ra, vị tướng này từng có giai đoạn ngắn hoạt động như quyền chủ tịch nước trong cơn lốc chính trị ngay trước khi Mao Trạch Đông nổi lên thành lãnh đạo năm 1948.
Lý Tông Nhân chạy trốn tới Hoa Kỳ và sống trong cảnh tha hương như rất nhiều thành viên khác của chế độ cũ.
Ốm đau và già yếu, giờ ông muốn được về nhà để chết, cũng như hầu hết người Trung Quốc, và một cuộc trao đổi được dàn xếp ở Geneva.
Chu Ân Lai gặp Lý Tông Nhân
Chu Ân Lai đón Lý Tông Nhân
Thế là, một chiều Chủ nhật lạnh lẽo mà nhiều nắng khoảng cuối 1965, tôi tới dự họp báo và tiếp đó là buổi tiếp tân ở Nhân dân Đại sảnh ở Bắc Kinh, vai kề vai với các nhân vật quan trọng của đảng Cộng sản Trung Quốc tụ về đây để chào đón vị tướng nổi tiếng một thời.
Tôi nhớ mình nhận được mặt nhân vật số hai của chủ tịch Mao là Chu Ân Lai, một khuôn mặt không thể quên, và vị nguyên soái khá vạm vỡ Trần Nghị, từng mang quyền ngoại trưởng.
Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa
Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, giờ là người làm vườn
Còn có cả Bành Chân, thị trưởng thành phố Bắc Kinh, không lâu sau bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa bởi đội Hồng Vệ Binh tai tiếng, làm tàn phế cả đất nước.
Tôi được giới thiệu ngắn gọn với một người đàn ông có gương mặt buồn, một ông già đeo kính đứng trong góc phòng tiếp tân rộng lớn với bộ đồ màu xanh sẫm nhàu nhĩ.
Chính là Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc.
Phổ Nghi, nhân vật dòng dõi cuối cùng đời nhà Thanh, cũng đã kế vị ngắn ngủi trên ngai rồng từ khi còn nhỏ xíu và bị buộc thoái vị ở tuổi lên 6.
Một cuộc đời đầy biến động, đã từng bị bắt giữ ở Nga, người ta bảo tôi, giờ ông được thuê làm biên tập văn bán thời gian, và cũng làm vườn bán thời gian cho các quan chức Cộng sản Trung Quốc.
Để ‘khởi động’ lại trí nhớ xem điều gì đã tạo nên ba tuần phấn khích nhất trong cả đời mình, tôi đọc lại cuốn nhật ký viết năm 1965 và lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ xem lại đoạn phim màu 8mm dài một tiếng đồng hồ do chính mình quay – mặc cho ánh nhìn lo ngại của công an hồi đó – khi chúng tôi đi loanh quanh Bắc Kinh, và sau đó, đi loanh quanh mấy thành phố lớn khác của Trung Quốc.


Bắc Kinh ngày nay khác nhiều
Bắc Kinh ngày nay khác nhiều


Tôi thực hiện nhiệm vụ quay cảnh sân vận động lớn với khoảng vài chục nghìn học sinh biểu diễn thể dục nhịp điệu và cùng giơ lên những tấm thẻ màu sắc ca ngợi quân đội Nhân dân và gièm pha những tên Mỹ ‘xâm lăng’ Việt Nam.
Tôi được xem hơn triệu người diễu hành trước “lãnh tụ vĩ đại” Mao Trạch Đông, ông này mặc bộ quần áo đại cán màu ghi xám đặc trưng, đứng cao hơn hẳn chúng tôi trên bục chào ở cửa Nam Tử Cấm Thành.
Chiếc tên lửa to đùng, bóng loáng trông đầy đe dọa – sau này một chuyên gia quân sự Tây nói với chúng tôi rằng đó chỉ là mô hình – đặt nổi bật trên xe rước và biển người diễu hành đi lại cả vài tiếng đồng hồ ngang qua khu vực VIP, từng toán đông học sinh, công nhân trình diễn thuần thục các màn diễn.
Tôi thấy ấn tượng nhất là sự thiếu vắng phương tiện giao thông có động cơ. Chúng tôi, những phóng viên từ Hong Kong đi xe buýt riêng và có cả công an đi theo, cũng có nhiều xe limousine của Nga cho các nhân vật quan trọng, nhưng phần lớn dân Trung Quốc đi bộ hay dùng xe đạp, hoặc bám vào đuôi xe tải, hoặc ngồi xích lô – một sáng tạo cực kỳ thông minh, kết hợp giữa dùng sức người của xe kéo và xe đạp ba bánh, đã lan sang cả đường phố London và Manhattan ở thế kỷ 21.
Có vài chiếc ô tô nhập khẩu cũ kỹ là Buicks của Mỹ và Chevrolets, được nhập trước thời Cộng sản nắm quyền (17 năm trước đây), vẫn sống sót bằng các loại phụ tùng tự chế.
Nhưng khi đám đông được tập luyện nhuần nhuyễn cho ngày Quốc khánh đã giải tán, quảng trường Thiên An Môn rộng lớn hầu
như trống không.
Tôi thường thấy mấy người lao động chân tay Trung Quốc dùng đòn gánh những thứ mà với tôi chắc phải nặng kinh khủng trên vai, trông như những cu-ly hồi xưa.
Sau đó, trong chuyến đi thăm quan trên sông Trường Giang, chúng tôi được thấy khu vực quy hoạch xây dựng cầu có đường ray xe lửa dài nhất thế giới.
Khu đồng bằng sông là nơi tập trung các hoạt động của con người, ít thấy có công nghiệp cơ khí.
Tất cả khiến tôi nhớ tranh của những nghệ sĩ thời Phục hưng giai đoạn Giáo hoàng cho xây các khối kiến trúc lớn ở thế kỷ 16, 17 ở Rome.


Giờ đây, hàng tá những chuyến tàu nhanh vụt qua cây cầu này mỗi ngày, giảm thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải chỉ còn có bốn tiếng, hồi năm 1965 thì phải đi mất đúng một ngày.
Ở Mãn Châu, vùng công nghiệp phía Bắc Trung Quốc, chúng tôi đi thăm khu công nghiệp nặng - nhà máy sản xuất thép, một khu quy hoạch đang chuyển mình.
Những khối thép cuộn bên trong làm tôi nhớ về hình ảnh nước Anh hồi cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
Ở phía Nam chúng tôi nhìn thấy nhiều xà lan trôi trên dòng Châu Giang, tất cả đều do sức người - đầy ấn tượng nhưng khổ cho những tay chèo gẫy cả lưng.
Quay lại Bắc Kinh sau gần 50 năm, thành phố trong trí nhớ của tôi giờ khó nhận ra nổi.
Xe cộ trên đường đông nghẹt dù hệ thống giao thông ngầm hiệu quả. Hàng dài xe ô tô tranh nhau từng tý chỗ trên đường mà gần đây các nhà chức trách mới đưa ra lệnh giới hạn mua xe cá nhân.
Những người dân thường Trung Quốc đã bỏ lại vẻ xám nhờ mệt mỏi để bước vào cuộc sống hiện đại kiểu phương Tây.
Thủ đô không ngừng mở rộng, nổi lên những tòa nhà công nghệ hiện đại, thành biểu tượng của thế giới, được tạo ra bởi các kiến trúc sư quốc tế nổi tiếng, nhưng giá cả cũng tăng vọt.
Dự một buổi tiệc riêng ở tầng 56 tòa cao ốc mới toanh, ngự trong khu vực tài chính bận rộn, tôi nhìn không chớp mắt vào khung cảnh long lanh của Bắc Kinh ban đêm.
Trụ sở mới của Truyền hình Trung tâm Trung Quốc ngay trước mặt chúng tôi. Tưởng tượng mà xem, hai khối nhà kính nghiêng nghiêng xen nhau, mà phần kiến trúc bệ đỡ quan trọng nhất được mạnh bạo gỡ đi, khiến cho cả khối nhà trông như đang trôi nổi trong không gian.
Tòa nhà Truyền hình Trung Tâm Trung Quốc
Tòa nhà Truyền hình Trung Tâm Trung Quốc ở Bắc Kinh
Tôi nói với cô hướng dẫn người Hong Kong rằng lần đầu tiên tôi tới Bắc Kinh là vì tò mò về chuyến hồi hương của Tướng Lý Tông Nhân.
“Ôi tôi nhớ ông ấy rõ lắm,” cô đáp. “Ông có biết là ông ấy chết không lâu sau khi về nước không?
“Tất cả đều là một phần của trò tuyên truyền phô trương của nhà nước Trung Quốc để vận động các thành viên cũ của Quốc Dân Đảng đang tha hương về nước. Thật ra tôi có cuốn sách về tất cả những chuyện này.”
Cô rút ra một tập sách mỏng trong kho sách của mình. Và có một bức ảnh khá quen thuộc của vị tướng do bạn ông chụp nhiều năm trước đây, vào buổi chiều tháng 9 ấy, ở ngay trước tòa Nhân dân Đại sảnh, khi lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời, tôi vai kề vai với các quan chức cao nhất của cách mạng Cộng sản Trung Quốc – và bắt tay với vị Hoàng đế Cuối Cùng.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2012/09/120906_beijing_revisit.shtml





No comments:

Post a Comment