Chuyên gia Nga: TQ lập 11 tập đoàn công nghiệp quân sự
Theo đánh giá của các
chuyên gia quân sự, tốc độ trang bị vũ khí của quân đội Trung Quốc diễn
ra nhanh và “chất” hơn những gì người ta vẫn tưởng tượng. Quốc gia tỷ
dân này đang lấy số lượng làm ưu thế áp đảo.
Trong lĩnh vực đóng tàu, Trung Quốc còn vượt cả Mỹ khi đóng đồng thời 6 khu trục dự án 052C/D (Mỹ chỉ đóng khoảng 2 chiếc) và đưa vào trang bị một chiếc tàu tuần tiễu dự án 056 mỗi tháng.
Còn về không quân, Trung Quốc đang sản xuất đồng thời 4 kiểu máy bay: máy bay ném bom chiến trường JH-7, máy bay tiêm kích J-16 (sao chép không phép Su-30), J-11B (sao chép không phép Su-27) và J-10. Tổng cộng xuất xưởng không ít hơn 100 chiếc tiêm kích và ném bom một năm (nhiều hơn tất cả các nước NATO, kể cả Mỹ).
Liên quan đến vũ khí thông thường, Trung Quốc có công suất sản xuất tất cả các lớp vũ khí thông thường đứng đầu thế giới. Không những thế, ở một số loại vũ khí thông thường (như xe tăng), nước này có công suất sản xuất hơn tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại. Số lượng xe thiết giáp và các hệ thống pháo binh của nước này đã vượt tất cả 28 nước NATO cộng lại.
Chuyên gia Nga cũng cho rằng có không ít ý kiến sai lầm khi nhận định Trung Quốc chỉ sản xuất các mẫu vũ khí hiện đại với số lượng hạn chế. Ngay cả Viện SIPRI Stockholm cũng chỉ đáng giá là kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ có khoảng từ 200 đến 250 đầu đạn.
Trong khi đó, theo đánh giá khiêm tốn nhất thì Quân đội Trung Quốc có khoảng 850 đầu đạn hạt nhân. Một đánh giá khác cho rằng Trung Quốc có khoảng 3.000 đầu đạn, thậm chí còn cho rằng Trung Quốc có tới 20.000 đầu đạn hạt nhân.
Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện chính sách kết hợp công nghiệp quốc phòng với dân dụng. Các sản phẩm lưỡng dụng của Trung Quốc nhờ thế có điều kiện để nâng cao chất lượng.
Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện ấy trong bài tổng kết 2012 của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiếp tục loạt bài tổng kết kinh tế năm 2012 và như đã hẹn, thưa ông, kỳ này chúng ta sẽ nói về tình hình kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ thì xin ông trình bày cho bối cảnh của cả hồ sơ này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được đặt câu chuyện kinh tế này trong một bối cảnh dài trước khi nói đến chuyện hiện tại bất trắc và tương lai u ám.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cho đến mấy ngày cuối của năm 2012 đầy biến động này, lãnh đạo của đảng Dân Chủ và Cộng Hoà trong cơ chế Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ vẫn chưa đạt thỏa thuận về giải pháp ngân sách hầu tránh rủi ro suy trầm kinh tế vì trôi vào một vực thẳm tài chính là khi công chi sẽ giảm và thuế suất sẽ tăng kể từ đầu năm tới. Trong bối cảnh đình trệ kinh tế của toàn cầu mà nhiều người đã cảnh báo, sự kiện đó khiến dư luận phân vân không ít về sự sáng suốt của giới lãnh đạo đệ nhất siêu cường kinh tế. Khi tổng kết về tình hình kinh tế toàn cầu trong năm 2012, ông giải thích thế nào về sự việc này?
Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đã đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đã tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại còn tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung mãn. Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.
Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lý do giải thích tình trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lý và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. Vì thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nhìn trong trường kỳ thì ta còn thấy một lý do khác.
«Tăng trưởng kinh tế xẹp lép, lạm phát tiếp tục kéo dài,
mô hình phát triển đang bị chỉ trích gay gắt ngay chính trong bộ máy
lãnh đạo : Việt Nam đang trong giai đọan khó khăn ». Trên đây là
nhận định của phóng viên Bruno Philip thông tín viên khu vực châu Á của
báo Le Monde qua bài viết số ra hôm nay (26/12/2012) mang tựa đề « Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất từ 13 năm nay ».
Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ. Tiếc vì đường xá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Trước kia chúng ta đều xa cách nhau, một là thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi dục để chia rẽ chúng ta.
Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ”để chăm sóc cho tất cả đồng bào.
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta, vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.
Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.
Xin chúc Đại hội thành công.
HỒ CHÍ MINH
Có thể nói, tuy dân số cộng đồng người Việt tại Úc chỉ đứng hàng thứ sáu trên thế giới, tuy nhiên, đó lại là cộng đồng người Việt tị nạn đứng hàng thứ hai, chỉ sau Mỹ, và trên Canada. Nhìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy Úc nhận người tị nạn nhiều hơn bất cứ nước nào khác, trừ Mỹ.
Tuy nhiên, đó chỉ là giai đoạn đầu. Gần đây, như hầu hết các nơi khác, tính chất tị nạn ấy càng lúc càng loãng nhạt dần. Thế vào đó là những người di dân, phần lớn là các sinh viên, sau khi tốt nghiệp, xin ở lại Úc theo diện tay nghề; hoặc là người sang Úc theo diện đoàn tụ gia đình (với con cái hoặc với người phối ngẫu có quốc tịch Úc).
Ví dụ trong tài khóa 2010-2011, có 4.709 người Việt được nhận thường trú tại Úc. Trong số đó, có 1.383 người được nhận vì có tay nghề cao, chiếm 29%; 3.323 người được nhận vì được bảo lãnh, trong đó 2/3 là do người phối ngẫu có quốc tịch Úc bảo lãnh, chiếm 71%. So với các sắc dân khác, số người được bảo lãnh sang Úc chiếm tỉ lệ khá cao (6.1% trên tổng số 54.000 người được nhận từ khắp thế giới); nhưng số người được ở lại vì có tay nghề cao lại thấp, chỉ có 1.2% tổng số di dân.
Ngoài những người có quốc tịch hoặc được thường trú, ở Úc còn có khá nhiều người Việt có visa ngắn hạn. Ví dụ, vào ngày 30 tháng 6 năm 2011, có 16.340 du học sinh Việt Nam tại Úc. Với con số ấy, Việt Nam đứng hạng thứ tư trong tất cả các nước có du học sinh tại Úc. Cũng trong năm 2011, có 23.906 người Việt Nam đến Úc với tư cách du khách. (Xem Country Profile: Vietnam trên trang web của Australian Department of Immigration and Citizenship).
Cộng đồng người Việt tại Úc khá già. Tuổi trung bình là 42.1, cao hơn tuổi tác trung bình của người Úc đến 5 năm. Về phái tính cũng có sự chênh lệch đáng kể: Nữ chiếm 53% trong khi nam chỉ có 47%. Tỉ lệ thất nghiệp là 7.2%, cao hơn mức trung bình của cả nước là 5.2%. Nghề nghiệp chính là lao động chân tay (19%); kỹ thuật viên và buôn bán chiếm 18%; những người có trình độ chuyên môn chiếm 17%.
Người Việt tại Úc, như ở phần lớn các nước khác, có khuynh hướng sống tập trung, gần nhau. Và cũng giống như hầu hết các cộng đồng di dân khác, thích cư ngụ ở những khu vực có mức độ đô thị hóa và kỹ nghệ hóa cao. Hai tiểu bang có đông người Việt nhất cũng là hai tiểu bang lớn nhất nước Úc (New South Wales, 40%; và Victoria, 36%). Ở hai tiểu bang ấy, người Việt thích sống ở hai thành phố lớn nhất (Ở New South Wales là Sydney, và ở Victoria là Melbourne). Rất ít người Việt sống ở các vùng quê, xa trung tâm của thành phố cũng như của tiểu bang.
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67.
1/ Bác có học hàm Phó Giáo sư, lại có học vị Tiến sĩ cho nên theo tôi, khi viết lách, bác cần phải nghiêm cẩn, trung thực, lập luận phải chặt chẽ, hợp lý. Có như thế mới giữ được thể diện cho chính bác và cho giới mang học hàm “giáo sư”, “phó giáo sư”, có học vị “tiến sĩ”, “cử nhân” được đào tạo từ các học viện, trường, chương trình chính trị. Tôi không hiểu hệ thống học viện, trường, chương trình chính trị đào tạo thế nào mà các cựu học viên cứ mở miệng ra nói, hoặc cầm bút lên viết là bị dân chửi té tát.
LỜI DẪN :
Nguyễn Khôi vừa cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006 . Cách dùng họ và đặt tên của Việt nam rất độc đáo , nó mang đặc sắc văn hoá Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Chúng tôi xin trích giới thiệu 6 bài trên 54 bài về giải mã họ và tên 54 tộc người ở Việt nam.
Thường được goi là " người Kinh " ở miền Núi.Có rất nhiều nhà hoạt động chính trị , tướng tá , văn nghệ sỹ khá nổi tiếng.
Người Thái có các họ : Bạc , Bế, Bua, Bun, Cà, cầm, Chẩu , Chiêu, Đèo , Hoàng, Khằm , Leo, Lỡo, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc , Lự, Lường, Mang, Mè, Nam, Nông , Ngần , Ngu , Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, , Sa, Xin, .
12 họ gốc là Lò, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡo, Mè, Lù, Lềm, Ngần, Nông.
Người Thái có một số dòng họ quý tộc ( thường là các họ lớn ) tuỳ theo từng nơi đó là Cầm, Bạc, Xa, Đèo,Hà, Sầm, Lò...
Các tên khác của một số họ :
Họ Lò còn gọi là Lô, La, sau còn đổi là Cầm, Bạc, Điêu (Đèo), Tao (Đào), Hoàng , Lò Cầm (Lò Vàng) , Lò Luông (Lò Lớn).
Họ Lường còn gọi là họ Lương
Họ Quàng còn gọi là họ Hoàng, Vàng.
Cà còn gọi là Sa , Hà , Mào .
Vi còn gọi là Vi, Sa.
Lêm còn gọi là Lâm , Lim.
Ngành Thái đen còn có các họ Cầm , Bạc thường hay giữ các chức vị Chảu Mường .
Ngành Thái trắng thường là các họ Đèo Lò làm Chảu Mường
Các tên thường gặp , ví dụ như :
Lò Văn Muôn (vui)
Lò Văn ứt (đói)
Hoàng Nó (vua măng).
Xưng hô hàng ngày của người Thái thường không gọi tên tục của nhau Thưòng là hai ngưôi " Cu-mưng ( như ủa- nỉ của Tàu, Toa- moa của Pháp , hiểu đơn giản như Tao-Mày - tôi- anh (chị).
Thường gọi " dựa " con : Đàn ông là ải nọ... , ải kia... , người tôn trọng nhất gọi là "ải ộ", anh là "ải luông", bác là "ải lung" rồi " ải thẩu"; đàn bà là Êm (ếm) nọ ..., Êm kia , già nhất là Êm thẩu.
Các vị chức sắc xưa thì gọi là Tạo nọ , Tạo kia hay Phìa nọ , Phìâ kia ( con cháu những người này cũng được tôn trọng gọi là Tạo con..., Nàng... già là bà Nàng...)
Sau năm 1945 bà con dân tộc được đổi tên mới , đặt tên không theo truyền thống mà phù hợp với đời sống văn minh hiện đại.Ví dụ nhà văn nhà thơ lấy bút danh như Tòng ín là Ban Pún (Hoa ban nở).
Dân tộc Thái có Huyền thoại về dòng Họ : Sau nạn hồng thuỷ , chỉ còn sống sót một cặp vợ chồng. Người vợ có một thỏi đồng liền đem ra nấu và đúc thành dụng cụ. Quá trình đúc đồng được chia làm mấy giai đoạn như : lúc đầu làm đồng nguyên , sau nấu gọi là lô, muốn tăng sức nóng thì phải quạt , rồi đảo quấy đều , sau đó thành nước loãng , đem luyện lại , tô luyện thành công cụ rắn chắc .
Vì vậy khi sinh con , họ đặt cho con đầu lòng mang họ Tông (đồng), con thứ hai là Ló nay gọi là Lò (lô), con thứ ba họ Ví ( quạt) , con thứ tư họ Quá( quàng) , con thứ năm họ Đèo( đồng thành nước), con thứ sáu họ Liếng ( đã luyện ) nay gọi chệch là Lường , con thứ bày họ Cả ( tôi luyên rắn thành công cụ ) , nay gọi là Cà.
Quá trình phân hoá giàu nghèo nên các họ trên đều có ngày giỗ riêng .
Đến nay tên đệm Văn cho Nam và Thị cho Nữ khá phổ biến như người Kinh.
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì nét đắc sắc văn hoá dùng họ và đặt tên có thể thấy ở Thanh Hoá, Nghệ An và Lai Châu .
Người Thái Trắng ở Lai Châu rất chú trọng lễ đặt tên cho con. Đồng bào cho rằng: Trẻ con mới sinh do vía yếu , không muốn người lạ lên nhà người ta gài vào đầu cầu thang một cành lá xanh và giắt tấm phên đan mắt cáo (Ta Leo). Đến ngày trẻ đầy tháng (Hết Hoóng) làm lễ cúng đầy tháng và cũng là lúc đặt tên cho trẻ . Cách đặt tên không trùng với tên gọi ông bà họ hàng nội ngoại là được.
Ngườì Thái Nghệ an do Lê Thái Tổ cho di từ Thuận Châu vào Miền Tây Nghệ An.
Người Thái ở Thanh Hoá có câu tục ngữ :" Người có họ , cây có vườn (con mi họ, co mi xuân). Người Thái gọi là " Chao " có nghĩa là nòi giống.
Tại Tây Bắc họ Lường làm thày mo , họ Lò làm Tạo , nhưng ở Thanh Hoá thì họ Hà làm Tạo.
Người Thái theo phụ quyền (huyết thống cha), ở Việt nam người Thái mang cả tên họ gốc và tên phiên âm sang tiếng Việt , ví dụ Chao Lộc là họ Lục. Đó cũng là nét văn hoá Thái trong cộng đồng 54 dân tộc Việt nam ./.
Lễ sinh con; Ngày đứa trẻ ra đời cả gia đình mở tiệc ăn mừng , mời Mo đến cúng cho hai mẹ con khoẻ, bé ăn no chóng lớn . Cả gia đình vui như hội .
Thời gian kiêng cữ từ 7-12 ngày . Con trai goi là Thóc giống (lọ me), con gái gọi là Rau cỏ (cách tắc) . Khi ở cữ , phụ sản phải qua tục Sưởi lửa . Bất kể mùa nào cũng phải ngồi bên bếp lửa , với ý là lưu thông khí huyết , ba ngày sau mới được lau tắm thân thể. Sau một tháng mới được ăn thịt gà (chỉ ăn đùi bóc sạch da) nướng với rau bệ.
Ngay sau khi sinh đặt tên tạm , chờ đến đầy tuổi tôi (12 tháng) mới làm lễ đặt tên chính thức. Để cầu mong cho trẻ hay ăn chóng lớn người ta còn làm lễ cúng Mụ . Lễ vật gồm xôi, rượu , cá chép . Mâm cỗ đặt trên cửa sổ nhà sàn. Gia chủ cầu khấn mong cho đứa trẻ "thốt như cách, mách như đác" nghĩa là :" Tốt như ót , mát như nước".
Khi đứa trể lọt lòng mẹ , người Mường ở Vĩnh Phúc đặt đứa trẻ trên cái Cúm (mẹt to) có lót lá chuối rừng đã được nướng mềm . Người mẹ nằm ngay bên cạnh con.Nếu là con gái thì lấy cái hông nồi xôi bằng gỗ khoét rỗng (chõ) đập nhẹ xuống sàn , nếu là con trai thì lấy cái chài cũ , đập nhẹ xuống sàn , miệng nói: " hỡi con trai dậy mà ti chài ti lứa. Hỡi con tứa dậy mà tháo thơ tháo thằm ", đại ý là : "Hỡi con trai dậy mà đi kéo chài, đánh lưới. Hỡi con gái dậy mà kéo tơ, kéo tằm". Gọi và đập như vậy ba lần chờ đứa bé khóc to mới bế lên quấn tã lót. Ba tháng sau mới làm lễ Vía cho bé.
Người Mường có họ tên như người Kinh . Do xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ Lang đạo, các dòng họ Lang đạo (Đinh , Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có Lang Cun , dưới Lang Cun có các Lang Xóm hoặc Đạo Xóm cai quản một xóm. Ngoài bốn họ trên còn có một số họ tiêu biểu như Bùi , Hoàng , Lê, Phạm, Trịnh, Xa, họ Phùng ...
Ví dụ như
Đinh Công Vợi, Quách Tất Công,
Bùi Thị Phệu, Phùng Thị Lợi ,
Hà Công Rộng , Bạch Thành Phong , Bùi Văn Kín./.
Người H'Mông , có người nghiên cứu tìm ra có nhiều cái nhất:
Ngôn ngữ có nhiều thanh nhất 8 thanh chia thành nhiều âm vực ; Vốn từ láy dồi dào .
Hệ thống âm đầu rất phong phú có từ 51-57 phụ âm đầu ; Âm nhạc H'Mông có tiếng Sáo , Khèn Mèo, đàn môi nổi bật gai điệu ở dạng gãy khúc "nhâp nhô" như đỉnh non cao mà họ cư trú .
Ngoài ra còn có Gạo Mèo, Rượu Mèo, Táo Mèo là ngon nhất; Lợn Mèo , bò Mèo là to nhất ; Cày Mèo, cối xay Mèo bằng đá độc đáo bền nhất, ruộng bậc thang với hệ thống tới tiêu ở lưng chừng núi tuyệt vời nhất; Váy Mèo, áo Mèo sặc sỡ đẹp nhất ; Múa Mèo , hát Mèo vào loại hay nhất; Súng Mèo tự tạo , dao Mèo tốt sắc nhát; Đi bộ leo dốc giỏi nhất; Dũng cảm , vượt gian khó , hiên ngang nhất .
Tại Việt nam cùng thời với Hoàng Hoa Thám đánh Pháp người H'Mông cũng có Giàng Chỉn Hùng ( Bắc Hà ) Thảo Nủ Đa ( Mù Cang Chải ) Giàng Tả Chay ( Tây Bắc) . Sau nay có Vừ A Dính( Tuần Giáo ) Kim Đồng ( Cao Bằng ). Nhân vật lịch sử Vua Mèo Vàng Chí Sình ( Bắc Hà ) sau cũng theo Việt Minh đánh Pháp. Thời nay có nhiều ngời H'Mông học tới Cử nhân , Tiến sỹ , ví dụ Tiến sỹ Thào Xuân Sùng , bí thư tỉnh uỷ Sơn la.
Về văn học có "Tiếng hát làm dâu" "Tiếng hát mồ côi" nói lên thân phận con người thật là thống thiết , dù ai "cứng lòng" mà đọc cũng phải rưng rưng nước mắt! . "Dân ca Mèo'', truyện cổ tích Mèo cũng rất phong phú. Quan hệ dòng tộc rất đặc sắc , mỗi dòng họ cư trú quây quần thành từng cụm , có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung "đi đâu ở đâu" có họ hàng , sống chết không rời nhau. Có tục "Háy Pú" , cướp vợ rất đặc sắc. Đồng bào có chữ viết riêng.
Lễ cúng khi sinh đẻ: Đồng bào quan niệm rằng: Con người ta có hai phân (thể xác và linh hồn) , họ không quan tâm nhiều đến phần thể xác. Họ cho rằng con người sinh ra trên cõi đời chỉ cần nhìn thấy ba lần ánh mặt trời cũng là một kiếp người.
Một con người có ba linh hồn :
Hồn thứ nhất ở đỉnh đầu, do đó kiêng xoa đầu trẻ em vì hồn nó yếu , xoa đầu hồn sẽ bỏ đi , vì thế ai xoa thì phải làm lễ gọi hồn về.
Hồn thứ hai ở vùng ngực , hồn này ít bỏ đi lang thang , nhưng khi đã bỏ đi thì bệnh sẽ nặng
Hồn thứ ba ở rốn, hồn này cai quản thân xác và nội tạng , hồn này bỏ đi là đau nội tạng , đau bụng (hồn này ở phụ nữ yếu hơn nam giới , nên phụ nữ hay đau bụng hơn , hồn bỏ đi không về sẽ chết).
Khi chết hồn thứ nhất bay lên tầng cao nhất cùng tổ tiên trên trời (cõi tiên) .
Hồn thứ hai bay lên chỗ Ngọc Hoàng chờ đầu thai vào kiếp khác (ai xấu sẽ đầu thai làm con vật); Hồn thứ ba gác phần mộ , lởn vởn nơi tầng thấp của Ngưu ma vương , thường bay về quấy nhiễu. Vì thế người H'Mông rất quan tâm đến việc thờ cúng gắn với chu kỳ đời người.
Khi bà mẹ sắp sinh em bé thì nhà có lễ cúng "đề ca súa" , cầu cho mẹ tròn con vuông.
Đồng bào cho rằng : Khi trẻ sinh ra chưa có linh hồn ngay, phải sau 3 ngày mới tổ chức lễ gọi hồn (húp hi) - đây là lễ lớn , thông báo cho sự ra đời của một thành viên trong gia đình . Đây cũng là lúc đặt tên cho trẻ. Tên trẻ không được trùng với tên ông bà , tổ tiên , họ hàng . Cuối lễ , thầy cúng xem chân gà "bói" tương lai cho trẻ.
Về họ và tên , những người có chung một họ như Giàng , Vừ , Thào , Lầu , Lý... đều coi nhau như anh em , dẫu không chung một tổ.
Người H'Mông ở Lào Cai , Thanh Hoá và Nghệ An có nhiều nét văn hoá đặc sắc. Người H'Mông ở Lào Cai có hơn 30 họ, các họ lấy tên con vật như Sùng (gấu), Hầu (khỉ) ,Lồ (lừa), Mã (ngựa) Giàng (dê) và Lùng (rồng). Có họ lấy màu sắc đặt họ ví dụ Hoàng (màu vàng), Lù (màu xanh) Hùng (màu đỏ). Có họ lấy tên cây , ví dụ như Lý (mận) Thào (đào). Họ còn lấy tên đồ vật , ví dụ như Cư (trống), Thèn (thùng) .
Đồng bào đặt tên nhiều lần :
Khi bé đầy tuổi , có lễ mừng tuổi , Lễ đội tên đệm của bố cùng lúc với lễ mừng con đầu lòng 1 tuổi. Khi ấy con trai tặng nỏ , súng , dao , cháu gái tặng cuốn chỉ thêu, tấm vải . ước nguyện trai tài gái đảm.
Lễ đặt tên lần thứ hai "Tì bê lầu" , thịt một con lợn tặng bố mẹ vợ nửa , cầu khấn những điều tốt lành , buộc chỉ cổ tay , đặt tên đệm mới cho con rể. Bố mẹ vợ tặng vật kỷ niệm cho con rể thường là đồng bạc trắng , cái địu con .
Có trường hợp người đàn ông có đến 3-4 tên , khi đau ốm hoặc rủi ro , tai nạn thì lại làm lễ đặt tên lại .
Đồng bào quan niệm "thùng sếnh, thùng đang" tức là cùng họ cùng ma vì làm ăn làm uống ta có thể học người khác , nhưng làm ma thì không thể theo người ta đựơc.
Lễ ma có 4 lễ :
. Lễ ma tươi
. Cúng ma bò
. Cúng ma lợn
. Cúng ma cửa
Đúng là , cách đặt 3-4 tên của người H'Mông mang bản sắc văn hoá thật độc đáo ./.
Về trang phục : đàn ông đóng khố sampôt. đàn bà mặc váy xà rồng , dài chấm mắt cá chân , màu gụ, có nhiều hoa văn đẹp . Ngày xưa phụ nữ không mặc áo mà dùng một tấm vải vắt chéo qua vai để che ngực , có thói quen quấn khăn Khrâm lên đầu . Nhà sư cọc trọc đầu , râu và lông mày. Khoác áo cà sa , mang khố vàng màu nghệ và ô trắng hay vàng.
Đồng bào Khơ Me có ba hình thức tôn giáo , theo tín ngưỡng dân gian , đạo Balamon,Phật giáo tiểu thừa . Trong mỗi chùa có nhiều s sãi( gọi là các ông Lục ) và do s cả đứng đầu . Con trai Khơ Me trớc khi trởng thành thờng đến ở chùa để tu học, trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà chùa thờng dạy kinh nghiệm sản xuất , dạy chữ. Hiện nay có trên 400 chùa Khơ Me.
Ngời Khơ Me ghi chép lại một nền văn học rất phong phú của mình trên lá buông gọi là Xatra . Văn học dân gian truyền miệng cũng vô cùng phong phú . Nghệ thuật sân khấu gồm nhiều loại Dù kê, Rô băm . Các điệu múa nổi tiếng : Lăm vông, Múa kiếm ( Răm khách ), Lăm Lêu...
Các ngày lễ lớn là Choi Chnăm Thơ Mây( Mừng năm Mới ) , Lễ Phật đản , lễ Đôn ta ( xá tội vong nhân ) , Oóc Bom boóc ( cúng trăng ).
Các họ của người Khơ Me :
Bàn , Binh , Chau , Chiêm , Danh , Dơng, Đào, Điêu, Đoàn , Đỗ, Hiùnh, Hứa , Kỷ, Liêu, Lộc , Lục, Lu , Mai , Neang, Nuth, Ngô, Nguyễn, Panth, Pem, Pham , Sơn, Tăng, Tô, Từ , Tng, Thạch, Thị , Thuấn, Trà , Trần, U, Uônth, Xanh, Xath,Xum...
Các họ tên tiêu biểu của người Khơ Me Danh , Sơn, Kim, Thạch , Châu , Lâm , ví dụ :
Danh út, Ngọc Anh ( Nam )
Lâm Phú Thạch Thị ( nữ).
Phụ nữ thường phân biệt bằng chữ Thị hoặc Nêang . Người Khơ Me có họ từ thời Nguyễn , vua Minh Mạng , để kiểm kê hộ khẩu dân số. Trước đó người Khơ Me không có họ.
Nét văn hoá đặc sắc trong văn hoá dùng họ và đặt tên của ngời Khơ Me chính là : Để phân biệt những người cùng tên và có quan hệ huyết thống thì người Khơ Me thường gọi kèm tên người cha ( phụ tử liên danh) , tên người cha thành họ của người con./.
Gideon Rachman, "Financial Times" - Lê Diễn Đức dịch
Là đối tượng một cuộc điều tra, phải ra điều trần trước ủy
ban chiến lược của doanh nghiệp, ông Henri Proglio, chủ tịch tổng giám
đốc Tập đoàn Điện lực Pháp – EDF sẽ phải giải trình về một dự án quan hệ
đối tác hạt nhân gây nhiều tranh cãi, được ký kết theo sáng kiến của
ông hồi cuối năm ngoái, với Công ty Điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc
(China Guangdong Nuclear Power Holding Co., Ltd - CGNPC).
Vì có gen di truyền về “chiến lược” và sự tinh quái nên tu hú mẹ đủ khôn ngoan nhận biết tổ chim chích mà nó đẻ nhờ sau một thời gian ấp trứng con của nó sẽ nở ra trước tiên, hoặc ít nhất thì cũng nở cùng ngày với quả trứng đầu tiên của chim chích.
Mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn và mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy chú chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ.
Sau khi hoàn thành “sứ mệnh” vô cùng tàn nhẫn này, nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích nhỏ bé tội nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tham ăn của đứa con hoang ác thủ to hơn cha mẹ chúng nhiều lần, cặp vợ chồng nhà chích vô cùng lao tâm khổ lực trong việc tìm kiếm thức ăn.
Hiện tượng “đẻ nhờ” của chim tu hú là một hiện tượng kỳ quái, tàn ác và vô cùng nham hiểm trong thế giới tự nhiên. Nguyên nhân vì sao mà chim tu hú con ngay khi chào đời đã có cách "hành xử" lưu manh đến như vậy?... Chim tu hú mẹ không tha mồi nuôi con được vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Đối với chim tu hú đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc;
Còn chim tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc có thể sẽ phải bỏ mạng. Chính vì thế mà tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con mình. Đó cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã.
Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Chim trống có bộ lông hoàn toàn đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng, mặt lưng nâu đen nhạt, có ánh xanh lục và lốm đốm trắng.
Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn, các điểm trắng ở đây dài ra thành các vệt dọc, ở lông cánh và lông đuôi các vệt trắng chuyển thành các vằn ngang không đều; mặt bụng trắng có vằn đen nhạt.
Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần như chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì.
Trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội,” tác giả đã rất nhiều lần đề cập đến những bạc đãi mà người kháng chiến miền Nam đã phải đương đầu khi tập kết ra Bắc. Ông Trấn đã nêu lên trường hợp Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt đã bị cho ra rìa vì một tuyên bố chung mà Ông Hồ Chí Minh đã ký với lãnh tụ cộng sản Tiệp Khắc Novotny. Lê Đức Thọ đã đổ trách nhiệm cho một mình Ung Văn Khiêm đã thảo văn thư mặc dầu nhiều người đã biết là ông Hồ Chí Minh đã có bút tích phê sự đồng ý trên dự thảo văn kiện này. Vì Lê Duẩn muốn bứng Ung Văn Khiêm ra khỏi bộ Ngoại giao nên Ung Văn Khiêm đã phải chịu mất chức để làm “dê tế thần.”
Ông Bùi Công Trừng đã từng có chân trong bộ Chính Trị, đã bị quản chế tại gia cho đến ngày chết. Dương Bạch Mai, có tiếng là thân Nga và chống đường lối thân Trung Quốc đã chết bất ngờ và mờ ám khi Chu Ân Lai sắp đến viếng thăm Hà Nội. Ông Mai đang dự cuộc họp Quốc Hội tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào lúc ông đang sắp sửa đọc một diễn văn nảy lửa chống lại đường lối này. Diễn văn đã có sẵn trong túi áo nhưng trong giờ giải lao, ông đã đột tử khi chưa uống cạn ly bia của các đại biểu mời ông để mừng sinh nhật của ông vào ngày hôm sau.
Ông Trấn đã có ý muốn để Nam bộ cho người Nam trách nhiệm quản lý sau 1975, nhưng những người am tường chuyện cũ đã chua chát bảo nhau:
“Các ông đã ám hại bao nhiêu nhân tài miền Nam, còn đâu người để giúp các ông?”Trong sách đã dẫn, Ông Trấn đã đề cập rất nhiều về sự góp công của ông trong những ngày bố trí khởi nghĩa ở Nam bộ. Ông không đả động gì về việc ông đã giúp Đảng Cộng sản Đệ tam thanh toán các nhà ái quốc đã từng cùng tranh đấu chống thực dân Pháp ở miền Nam. Ông đã làm việc đó để giúp đảng dành quyền độc tôn lãnh đạo. Ông không có một lời đề cập hay ân hận về các việc ông đã thi hành. Trái lại, nếu đọc kỹ những dòng ông viết, người hiểu chuyện có cảm tưởng là ông cố ý tự bào chữa việc ông làm vì những người ông thanh toán đã có lập trường đối nghịch với chủ trương của ông hay của Đảng của ông. Bàng bạc trong các đoạn văn, ông đã để rất nhiều thời giờ công kích lập trường của các đảng hay xu hướng đối phương khác, nhất là các người trong nhóm Đệ Tứ.
Thật ra, trong giới chánh trị thời Việt Nam Cộng Hòa, rất ít người biết đến ông Trấn. Ông chỉ được nhắc đến nhiều sau khi sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại. Trong giới đã từng tham gia tranh đấu ở miền Nam, ông Trấn đã được biết như là một cấp thừa hành được đảng tin cậy, một “thiên lôi” chỉ đâu đánh đó. Ông đã nhìn nhận chức vụ chánh thức của ông vào lúc khởi đầu là Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc.
Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh.
Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.
Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màng cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er ( Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán. Bà vợ của ông Vững đã tận tụy suốt đời nuôi con và mở một tiệm bán bánh mức trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc đường Hiền Vương. Tiệm trương bảng màu vàng đề tên Lê Văn Vững chữ đỏ, để kỷ niệm người chồng vắn số. Một người con của ông Vững là Tiến sĩ Lê Tuấn Anh về sau đã học thành tài và có lần giữ chức Tổng trưởng Canh nông thời chánh phủ Trần Thiện Khiêm.
Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong)v.v… Nhà viết báo và cách mạng danh tiếng trong thời kỳ “Đông dương Đại hội,” Diệp Văn Kỳ, khi biết rõ ý đồ của Trần Văn Giàu, đã lánh mặt, mặc áo tu lên ở Tha La Xóm Đạo (Trảng Bàng) cũng bị bắt và sát hại trong đêm.
Một nhân tài có tiếng tăm khác bị thanh toán là Luật sư Dương Văn Giáo. Cái chết của ông Giáo có thể có liên can một phần nào đến cấp chỉ huy trực tiếp của ông Trấn, tức ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ. Số là trước khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 09 tháng 03 năm 1945, ông Trần Văn Giàu cũng như một số lớn các nhà cách mạng khác, đã bị Pháp cầm tù ở Trại Tà Lài (Bà Rá). Có thể vì nhu cầu chánh trị, để chống phá quân đội Nhật, giới cầm quyền Pháp ở VN đã nhận chỉ thị từ Pháp dàn cảnh để ông Trần Văn Giàu vượt ngục Tà Lài để ra ngoài hoạt động chống Nhật. Khi Nhật đảo chánh Pháp, trong các hồ sơ mật được giữ trong văn khố Sở Mật thám ở Catinat, văn kiện này được người Nhật tìm ra và ông Huỳnh Văn Phương là người được Chánh phủ Trần Trọng Kim cho phụ trách cơ sở bót Catinat đã có tài liệu về việc Trần Văn Giàu gặp gỡ với trùm mật thám Arnoux của Pháp.
Trong một phiên họp của Mặt trận Quốc gia Thống Nhất ở nhà vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, đường Phan Đình Phùng, ông Dương Văn Giáo lúc đó từ Thái Lan về, đã rút từ cập da ra tài liệu này cho các người hiện diện xem. Sau khi thảo luận, chính ông Giáo là người đề nghị không công bố tài liệu này để không làm mất uy tín ông Trần Văn Giàu để Mặt trận Việt Minh có thể lãnh đạo hữu hiệu việc chống Pháp lúc đó đang lâm le chiếm trở lại miền Nam. Quyết định sau cùng của buổi hội là giao cho Dương Văn Giáo đến gặp Trần Văn Giàu đặt vấn đề cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh.
Quân Pháp, với sự thỏa thuận của quân đội Anh đang chiếm đóng, làm chủ được Sài Gòn nhưng còn bị bao vây trong thành phố, Dương Văn Giáo đã bị vu cáo là Việt gian và bị xử tử ở Cầu Bến Phân (Gia Định). Phần đông những người hiện diện trong buổi hội lịch sử kể trên như luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ… sau đó đã lần lượt bị giết chỉ trừ Vũ Tam Anh (sau bị Mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm giết) và Nguyễn Văn Hướng.
Những người đã bị thủ tiêu không những phần nhiều đã hoạt động chung quanh vùng Sài Gòn, Chợ Lớn mà còn cả nhiều người ở các tỉnh xa ở miền Nam. Danh sách những người này như đã được ghi nhận từ lâu, chỉ chờ có cơ hội là được đem ra thi hành. Ông Trịnh Hưng Ngẫu (người được giới tranh đấu ở Nam biết tiếng không phải chỉ vì ông đã chế biến cho các xe chuyên chở sử dụng lò đốt than gọi là gasogen để thay thế xăng khan hiếm vào thời đó, mà do thành tích ông đã đá vô mông một cò Pháp nhân một cuộc bảo vệ ông Bùi Quang Chiêu từ Bến Nhà Rồng, Khánh Hội về tới nhà ở Phú Nhuận) đã cho biết là trong một cuộc gặp gỡ Trần Văn Giàu ở Thái Lan, ông Giàu đã khoe là ông có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu nhưng chưa thi hành kịp (!).
Một số đông những người này đã bị Tự vệ Cuộc của ông Trấn bắt giam trước khi Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu rút khỏi Sài Gòn đi về miệt Tân An. Ông Trấn đã có đề cập đến việc này trong sách của ông (Xem trang 136) với lời khen (!) “Pháp cho nhảy dù xuống Hội đồng Sâm để giải thoát cho tù nhân mà ta giam ở đó. Có cái tốt là tù nhân không chạy theo Tây.” Tù nhân (!) được giao cho Phạm Hùng đem vào kinh Xáng và đi luôn xuống Cà Mau. Một số những người bị giam nầy đã thoát chết khi được ông Nguyễn Hòa Hiệp, chỉ huy trưởng của Đệ tam Sư đoàn, bắt buộc Tự vệ cuộc phải trả lại tự do, nhân lúc Sư đoàn này rút lui về Hậu giang. Người may mắn trong trường hợp này là ông Ngô Văn đã kể lại chuyện trong quyển “VIET-NAM, 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale” xuất bản ở Pháp.
Riêng trường hợp ông Hồ Văn Ngà thì bị giết “nguội” về sau, khi ông bị giam ở Kim Quy, Đá Bạc, Rạch Giá. Cùng bị giam với Hồ Văn Ngà có ông Trần Quang Vinh, một nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và Vũ Tam Anh đã tổ chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà nhưng chỉ cứu được Trần Quang Vinh. Hồ Văn Ngà hôm đó được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm! Ông Ngà sau đó bị giết ở Hòn Đá Bạc. Người viết bài đã có những phút vô cùng cảm động khi nghe ông Ngà đọc diễn văn nhân cuộc tập hợp lớn, ngày18-03-1945, mừng nước nhà thoát được ách thực dân Pháp, tổ chức ở Vườn Ông Thượng (lúc ấy còn gọi là vườn Bồ Rô) sau ngày 09-03-1945, ngày Nhật đảo chánh Pháp. Tờ truyền đơn của buổi tập hợp in màu đỏ đã được người viết trân trọng giữ nhưng sau đó đã được người nhà đốt khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ. Ông Hồ Văn Ngà đã nói với những người giết ông:
“Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.”
Những tội ác mà ông Nguyễn Văn Trấn cũng như những người khác như Nguyễn Văn Tây, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập, Cao Đăng Chiếm… đã thi hành, xét cho kỹ, chỉ là việc làm của cấp thừa hành. Trách nhiệm là do chủ trương của cấp chỉ huy. Những gương mặt nổi vào thời bấy giờ là Trần Văn Giàu ở miền Tiền giang, Hậu giang và Dương Bạch Mai ở miền Đông Nam bộ. Nhưng đứng sau lưng Trần Văn Giàu, những nhân vật có thực quyền là các cấp xứ ủy được gởi vào từ Hà Nội sau ngày 02-09-1945 như Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Trung Ương Đảng hoặc Cao Hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh, để đưa chỉ thị cho Trần Văn Giàu.
Dương Bạch Mai và Trần Văn Giàu là hai nhân vật công khai trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám được nhân dân Nam bộ biết tiếng nhưng tên tuổi hai ông lại không thấy được ghi chép trong cuốn « Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam »! Cuộc lãnh đạo thật sự là do các ông Hoàng Quốc Việt được ông Hồ Chí Minh phái vào Nam và các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng như đã được ghi trong cuộc họp Xứ Ủy Nam bộ ở Cây Mai (Chợ Lớn) ngày 23-09-1945 và cuộc họp Xứ Ủy Mở Rộng ở Thiên Hộ (Mỹ Tho) ngày 25-10-1945 để đối phó với sự tấn công của Pháp.
Chủ trương và trách nhiệm thủ tiêu các phần tử ái quốc ngoài Đảng ở miền Nam, để đảng Cộng sản VN được độc quyền lãnh đạo phải được quy cho các thành phần kể trên. Chúng ta cũng có thể đi lần lên cao hơn nữa cho đến cấp Trung Ương ở Bắc bộ như Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Việc này không phải chỉ là một ước đoán, nhất là khi quyết định này liên quan đến các đảng viên thuộc Đệ Tứ bị thủ tiêu vì các đảng viên cộng sản Việt Nam đã từng được huấn luyện theo chiều hướng đó:
Kể từ năm 1937, khi Stalin chủ trương phải tiêu diệt nhóm của Trostky (Báo Pravda ngày 14-02-1937), chỉ thị này đã được các đảng viên cộng sản Đệ tam tuân hành triệt để. Năm 1939 ông Hồ Chí Minh đã viết ba bức thư từ Trung Quốc gởi về cho đảng viên trong xứ mà nội dung, từ ngữ giống như hệt bài báo năm 1937 của Stalin (Xem: Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 3, trang 97 và ba bức thư tiếng Pháp, ký tên là Line, đăng trong tờ báo Notre Voix, số tháng Sáu và tháng Bảy năm 1939). Đối với một người vốn đã hấp thụ văn hóa Đông phương Khổng, Mạnh như ông Hồ Chí Minh, ngôn từ quá thô được sử dụng trong ba văn kiện kể trên quả là một bất ngờ khó hiểu được, ngoại trừ phải được coi như là một ngôn ngữ dịch từ các bản văn của Stalin.
Trong cuốn Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đầy rẫy những loại chứng cớ bịa đặt để chứng minh việc khủng bố và bắt bớ nhóm các chiến sĩ Đệ Tứ trong đó có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hoa (em của Hùm), Trần Văn Sĩ… để bị thủ tiêu tập thể. Tài liệu đã nói là các đảng viên này “lúc đó đang lẩn trốn” trong vùng Dĩ An. Những người “viết sử” Đảng hằng chục năm sau vẫn còn cố ý mạ lỵ những anh hùng đã chết. Sự thật trái lại đã cho biết là khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, nhóm Đệ Tứ đã thành lập các toán võ trang chống thực dân. Khi bộ phận của Trần văn Giàu kéo ra khỏi Sài Gòn đi về hướng Bình Chánh, Tân An… thì một nhóm võ trang Đệ Tứ đã về tập trung và lập bản doanh ở vùng Suối Xuân Trường (Thủ Đức). Bộ đội của Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai thay vì lo đánh Pháp lại tìm cách bao vây giải giới nhóm này với chủ trương để thống nhất bộ đội võ trang. Nhiều người trong nhóm võ trang đã không đồng ý cho giải giới, nhưng nhiều người khác lại không muốn có chuyện đổ máu giữa người Việt với nhau. Cuối cùng 64 người trên 68 có mặt hôm ấy bỏ thăm chịu ở lại, chấp thuận chịu cho giải giới. Những liệt sĩ này không ngờ là họ đã tự trói tay để sau này bị giết tập thể ở Sông Lòng Sông (Phan Thiết).
Một trường hợp được biết nhiều nhất là cái chết của nhà cách mạng nổi danh ở miền Nam là ông Tạ Thu Thâu. Đối với các bạn trẻ hiện nay, tưởng nên nhắc lại cho rõ là Tạ Thu Thâu từng du học ở Pháp, đã hoạt động chánh trị lúc ở Pháp cũng như sau khi bị trục xuất về VN vì ông đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình hơn 200 người ở Paris, trước Điện Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp), phản đối việc án xử tử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái. Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở cảng Marseille có Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chánh v.v…
Về đến Việt Nam, Tạ Thu Thâu đã cùng với những nhà cách mạng thuộc nhóm Đệ Tứ và Đệ Tam cho ra tờ báo Tranh Đấu (La Lutte) làm diễn đàn công khai chống thực dân Pháp. Trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mùa thu, ông đang tham dự công tác ở miền Bắc.
Trên đường trở về Nam, khi đi ngang Quảng Ngãi ông đã bị bắt, ngày 18 tháng 8 năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau đó bị giết ở Cánh đồng Dương, bờ biển Mỹ Khê.
Tưởng cũng nên nhắc đến một sự kiện là vào thời buổi nầy hai nhân vật là Hoàng Quốc Việt, đại biểu Trung Ương và Cao Hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh cũng được ông Hồ Chí Minh gởi vào Nam để mang các chỉ thị của đảng. Các đại diện này lên đường ngày 27 tháng 8, 1945 khi được tin Trần Văn Giàu “cướp chánh quyền” ở miền Nam, trong khi Tạ Thu Thâu đã bị bắt ở Quảng Ngải. Phái đoàn được của Hoàng Quốc Việt được cấp tốc phải vào Nam để “thống nhất Đảng bộ Nam bộ” nên chỉ dừng chân ngắn ở Huế và Quảng Ngãi, Nha Trang, Phan Thiết. Việc này chứng tỏ chắc chắn là họ biết rõ (hay để đưa chủ trương của Hà Nội?) về việc Tạ Thu Thâu bị giam cầm khi họ đến Quảng Ngãi (Xem:Từ Đất Tiền Giang, Hồi ký của Nguyễn Thị Thập, trang 281- 285, Nhà xuất bản Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1986). Ông Thâu không bị giết ngay mà còn qua một phen xét xử. Vào lúc đó đường dây điện thoại liên lạc với Hà Nội vẫn còn. Hôm sau, khi ông Thâu chết, đã có ký giả hỏi ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội về việc này thì ông có trả lời là địa phương đã “giết lầm một người ái quốc.”
Năm 1946, khi được nhà văn Daniel Guérin ở Paris gạn hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, ông Hồ chí Minh cũng tuyên bố:
“Tạ thu Thâu là người yêu nước tầm cỡ lớn. Tôi khóc cái chết của ông.”
(Ce fut un grand patriote, nous le pleurons).
(Xem: Au Service Des Colonisés của Daniel Guérin, Éditions de Minuit, Paris)
Những ai đã từng biết rõ lề lối làm việc của các đảng viên Cộng sản ắt cũng biết là những quyết định hệ trọng bao giờ họ cũng phải tham khảo cấp trên. Như vậy quyết định thủ tiêu ông Tạ Thu Thâu không thể định đoạt do Từ Ty, một bí thư đảng và chủ tịch một vùng nhỏ như Tư Nghĩa. Chỉ thị quan trọng này chắc chắn phải do cấp xứ ủy Hoàng Quốc Việt hay do cấp cao hơn nữa ở Bắc bộ phủ chỉ thị cho Từ Ty!
Năm 1989, ông Trần Văn Giàu có dịp qua thăm Paris. Nhiều nhà cách mạng và các sử gia có một buổi gặp gỡ ông Trần Văn Giàu để tìm hiểu về các diễn biến khi ông Giàu tổ chức dành chánh quyền ở Nam bộ. Khi được hỏi về cái chết của ông Thâu, thì Trần Văn Giàu cho biết việc đã xảy ra không phải thuộc địa phương ông phụ trách. Ông cũng cho biết Tạ Thu Thâu đã từng là ân nhân đã giúp phương tiện cho ông sang Pháp nên chắc chắn là ông không có làm việc đó. Cụ Trần Văn Ân năm nay trên 96 tuổi hiện ở Rennes (Pháp) vẫn thường hay nhắc là ngày trước Tạ Thu Thâu vẫn coi Giàu như em út, mỗi lần đi Toulouse đều kiếm sách vở hay, đem cho Giàu và nâng đỡ Giàu trên đường học vấn.
Khi ông Giàu sang Pháp vào tháng 10, năm 1989 cũng nhằm lúc có hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng ở Pháp và thế giới về sử học, văn học, nhân quyền đã đồng ký tên trong một bản kêu gọi phục hồi danh dự cho các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương. Ông Giàu có hứa là khi trở về Việt Nam ông sẽ “rửa tiếng cho Tạ Thu Thâu, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không chịu rửa tiếng.”
Riêng khi hỏi về các vụ thủ tiêu các nhà cách mạng khác như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Số… hay Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở Nam bộ là vùng ông Giàu trực tiếp trách nhiệm thì ông đã tỏ ra rất lúng túng (Việc họp này vào ngày 17-10-1989 đã được quay phim, thu băng và còn được lưu giữ).
Việc thủ tiêu Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, có thể quả quyết là ông Trần Văn Giàu không có phần trách nhiệm vì đã xảy ra vào ngày 16-04-1947, sau khi ông Giàu được gọi về Bắc và không được cho trở về Nam tiếp tục công tác. Việc nhúng tay vào tội ác giết giáo chủ Hòa Hảo đã được các nhân chứng nhìn nhận vai trò của Tự vệ Cuộc của ông Nguyễn Văn Trấn. Ông Huỳnh Phú Sổ lúc đó đang giữ chức vụ Ủy viên đặc biệt của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ từ chiến khu miền Đông trở về miền Tây theo lời mời của Trần Văn Nguyên, Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị miền Tây của Việt Minh. Đây là một sấp xếp để Trần Văn Nguyên và Bửu Vinh đưa ông Huỳnh Phú Sổ đến Đốc Vàng Hạ, thuộc thôn Tân Phú để ám hại. Đến tối, chính tám nhân viên thuộc Tự vệ cuộc đã tràn vào đâm bốn bảo vệ quân của Đức Thầy. Một người, là Phan Văn Tỷ đã né tránh được, thoát ra ngoài và bắn tiểu liên để báo động (Xem “Phật Giáo Hòa Hảo” của Nguyễn Long Thành Nam, trang 432).
Những bí ẩn về các sự kiện lịch sử kể trên chưa từng được những người trực tiếp can dự nêu ra ánh sáng mặc dầu đã xảy ra cách đây gần 50 năm. Ông Nguyễn Văn Trấn có đề cập đến một vài sử liệu nhưng các việc này phần nhiều liên can đến các việc xảy ra ở Hà Nội. Những chuyện ở miền Nam thường chỉ được ông nói phớt qua. Những nhân vật am tường về các sự việc xảy ra trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến nay đã lần lượt ra đi kể từ Dương Bạch Mai, Hoàng Quốc Việt, đến Nguyễn Văn Trấn v.v… Nay chỉ còn Trần Văn Giàu, Hà Huy Giáp… là những nhân chúng cuối cùng, mà lại là nhân chứng biết rất nhiều sử liệu. Ông Giàu lại cũng là người được các giới trí thức trẻ hiện nay biết đến nhiều như một sử gia. Với tư cách sử gia chắc ông Giàu hẳn biết là các việc gọi là bí mật lịch sử, sớm muộn gì cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Chẳng hạn chuyện xảy ra vào thời nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) liên can đến cái chết của của Andres Nin, lãnh tụ của đảng POUM (Parti Ouvrier d’unification Marxiste).
Andres Nin nguyên là Bộ trưởng Tư pháp của Cộng Hòa Catalogne và có quen biết nhiều với Trostky. Nhóm phóng viên đài truyền hình TV-3 Catalane đã tìm được trong kho tài liệu của Mật vụ NKVD (tiền thân của KGB), là nhân viên Alexandrov Orlov được chỉ thị từ Stalin phải cùng với hai đảng viên cộng sản Tây Ban Nha tìm cơ hội bắt cóc, tra tấn và ám sát Nin (Xem: báo Le Monde, ngày 12 -11-1992). Việc này đã xảy ra ba năm trước khi Trostky cũng bị Mật vụ Stalin ám sát ở Mễ Tây Cơ.
Một ngày nào đó, biết đâu các giới sử gia VN lại cũng sẽ có dịp khảo cứu kho tài liệu lưu trữ của Mật vụ KBG ở Nga và sẽ phát giác được các tài liệu liên quan về Việt Nam trong thời điểm sau cách mạng 1945. Kinh nghiệm đã cho biết là các đảng cộng sản chư hầu Nga, làm việc gì theo chỉ thị của Stalin, đều phải có các báo cáo chi tiết.
Bản tin gọi là tuyệt mật vừa rồi của Câu lạc bộ dân chủ chưa thấy ai kiểm chứng được, nhưng nếu đúng tới 1/5 các con số đó cũng là kinh khủng rồi.
Chỉ ở Thụy sĩ thôi mà hàng mấy chục tỷ rồi. Còn bao nhiêu ngân hàng các nước lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ nữa. Từ năm 2005 mà cả mấy chục tỷ ở Thụy sĩ rồi, cho đến bây giờ 2012 gần 7 năm sau, con số đô la gởi ngoại quốc của những người như TT Dũng nghe nói đã lên đến 19 tỷ rồi.
Cán bộ đảng viên lớn và các đại gia ăn theo của TC và VC làm đủ cách, đủ kiểu để tẩu tán hai của quí trong đời theo truyền thống Trung Hoa ”nhứt con, nhì của” ra các siêu cường để cất dấu hầu có nơi hạ cánh an toàn. Nhưng họ quên một điều, từ TT Marcos của Phi luật tân, đến Suharto rất thân với Mỹ nhưng sau khi bị nhân dân lật đổ, số tiền bất chánh, gởi lậu đó đâu có được hưởng.
Tư Nguyên
San Sose, 28/4/2012
Họa:
Văn Anh
Hoạ:
Văn Anh
Họa
Vạn Mộc cư sĩ
II. THE BOOKS AND THE DOCUMENTS RELATED TO THE ARREST OF PHAN BỘI CHÂU
8. PRINCE CƯỜNG ĐỂ
9.. JIANG YONG JING In 1967, Jiang yong jìng in his book entitled " Hồ Chí Minh in China" wrote that a numbers of Phan Bội Châu's followers as Lâm Đức Thụ, Vũ Anh, Lê Tùng Anh, Nguyễn Văn Thiều betrayed Phan Bội Châu and joined Lý Thụy's Vietnamese communist party. By Lý Thụy 's decision, Lâm Đức Thụ replaced Hồ Tùng Mậu in the role of the leader of the Vietnam Revolutionary Youth Association in Hong Kong. Lý Thụy and Lâm Đức Thụ sold out Phan Bội Châu to the French in 1925.(9)
10.JOSEPH BUTTINGER
Joseph Buttinger extracted this news from the Journal "Cải Tạo"(Renovation) in Hà Nội in 1948, to his book, and he wrote :
“Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150,000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization,
"Vietnamese Revolutionnary Youth Association"
”Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and "quiet" life in the village and not to reveal the secret about "activities" of both when they had lived in Hong Kong..”(10).
11.PHILLIP B. DAVIDSON
Phillip B. Davidson wrote: Later the French said that in June 1925, Ho betrayed Châu to Sureté in Shanghai for 100.000 piasters.Years later, Hồ justified his treachery on two grounds: Châu's arrest and trial would stir up a hotbed of resentment in Vietnam, which was somethings the revolution needed, and Hồ needed his share of the money to finance his communist organization in Canton. (11)
12. RICHARD NIXON
III. REVIEW
All books and documents I mentioned above are the best studies of the arrest of Phan Bội Châu in 1925. Richard Nixon analyzed exactly Hồ Chí Minh's Machiavellianism and his brutality:
He cooperated with true nationalists only if he could advance his ambitions by doing so. When their interests collided with his, he destroyed them.
Đào Văn Hội wrote: Before Phan Bội Châu was arrested, a large meeting was held in order to resolve the financial problem, and Lâm Đức Thụ proposed the idea to sell out Phan Bội Châu.
In my opinion, this meeting was not help because the communists always kept secret. Vietnamese new proverb says:
"What the Communists say, they do not do;
What the communists do, they do not say".
Some writers followed sincerely the communist documents, or were sympathetic to the Communists, they did not mention of the arrest of Phan Bội Châu. Although J. P. Honey was in sympathy with Hồ Chí Minh, he confirmed that Hồ Chí Minh and Lâm Đức Thụ sold Phan Bội Châu to the French. He said that the sale of Phan Bội Châu, a famous Vietnamese revolutionist in exile in China reflected exactly the nature of Hồ Chí Minh, an extreme, brutal, and trick man".(13) (HCM, Minh Võ- LXII).
Halberstam also affirmed that Hồ Chí Minh and Lâm Đức Thụ sold Hồ Chí Minh, but he followed the communists books to praise Hồ Chí Minh (14)(HCM, Minh Võ- LXII). I do not know what religion Halberstam followed and why he praised Judas.
Trần Dân Tiên mentioned a little bit about Phan Bội Châu, but he accused Phan Bội Châu of "fighting the tiger in front door, but allowing the leopard enter by the back door" (19) when Phan Bội Châu needed to obtain foreign aid, from Chinese or Japanese revolutionaries, to finance the revolution in Vietnam . Trần Dân Tiên forgot that after 1909 Phan Bội Châu experienced the betrayal of the Japanese , then he gave up the illusion of the foreign aid when Nguyễn Ái Quốc pursued blindly the Comintern. While Phan Bội Châu's intention failed, Nguyễn Ái Quốc's dream came true with a lot of genocide. Trần Dân Tiên also criticized Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam.
Communist writers always deceived people by praising their leaders. In many books and documents, they said that Phan Chu Trinh and Phan Bội Châu respected Nguyễn Tất Thành.
In a Communist document, they imagined words of Phan Bội Châu: Many years later, Phan Bội Châu has lived in Huế, an young man asked him: When you came home, who in the foreign country can lead our people? Phan Bội Châu replied:Nguyễn Ái Quốc. He is better than me!He will lead our people"(20)
And in another document, they also created a letter dated February 14, 1925 by Phan Bội Châu sending to Nguyễn Tất Thành:
My respectable nice,
...When I visited your father, you and your brother still young, but now your study developed so much... now you become a young hero. When I am an old and useless man, you would become a leader for future of Vietnam. Thus the younger man could replace the old man...I want to come to Canton to see you... (21)
Communists now seized all the printing houses, and they only have had the right to publish. They could forge the historical evidence such as the letters of Phan Chu Trinh and Phan Bội Châu.
They could put some words or sentences in the books or mouths of the writers as Đào Duy Anh, Chương Thâu but the writers could not refuse or oppose them.
Phan Bội Châu and Phan Chu Trinh could like him, considering him as their sons, but they never respected and praised him because of many reasons:
- He was still young, at the age of their son.
-He was an illiterate, he did not finish his elementary education.
-He followed communism, he betrayed Phan Chu Trinh, he was a tricky and brutal man, although he was President of a Nation or a leader of a Party, Phan Chu Trinh and Phan Bội Châu never honored such a man!
An article on Washington Post recited the truth of the arrest of Phan Bội Châu:
In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l’Indochine (abbreviated as 2d Bureau)–the French police–and he was seized while passing through Shanghai’s international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act”(22)
Nguyễn justified his treachery on many grounds. He said he destroyed Phan Bội Châu for the development of the communism. It was not true because he destroyed both nationalists and communists. According to Hà Huy Tập, Nguyễn Tất Thành pushed hundred members of Indochina Communist Party and the Vietnam Revolutionary Youth Association in to the French's hands (23).
Hà Huy Tập was an innocent politician, he did not realize that Nguyễn Tất Thành was a conspirator, a traitor who sold his compatriots even his comrades to the French.
Is that sale of Communists the way to develop communism in Vietnam? From 1925 to 1954, a lot of communists were killed by the French as Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Tiến, Tạ Uyên... and died secretly as Phùng Chí Kiên, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Bình. Perhaps their deaths and the arrest of Phan Bội Châu were caused by Hồ Chí Minh's plot.
He criticized that Phan was too old, that was not true because in 1925, Phan was 58 years old. That was the good age for the politician. He said he harmed Phan Bội Châu for the financial problem. The revolutionists were the ideal persons who sacrificed their life for their countries and humankind; they were not the dealers of trafficking in persons. He was deceitful because he respected Lenin, Stalin, did he dare to sell them?The leader was the soul of a nation, an organization, nobody could sell his leader excepted Judas. His sayings proved he was a tricky and brutal man.
Nguyễn Tất Thành said that the arrest of Phan Bội Châu would stir up the revolutionary movement in Vietnam, but at the beginning of the tragedy, nobody knew what happened to Phan Bội Châu. If Phan Bội Châu was killed secretly as Huỳnh Phú Sổ, Tạ Thu Thâu, and the French repressed violently like the Vietnamese communists, what Nguyễn Tất Thành declared?
Nguyễn Tất Thành was a snake in the grass.
His ambition never came to the end. He destroyed Phan Bội Châu, and destroyed everyone who did not follow him. It was his Machiavellianism and his ways to make money.
(23). Minh Võ. Hồ Chí Minh-Nhận Định Tổng Quát, chương 45); Duiker. Ho Chi Minh, a Life – , p. 222.Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?. danlambaovn.blogspot.com
(24). Trần Dân Tiên. 39.
Chuyên gia quân sự Khramchirin của Nga
cho biết Trung Quốc đang thực hiện nguyên tắc “một đổi một” khi thay
thế vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự. Như vậy, Trung Quốc
đảm bảo tăng mạnh chất lượng trong khi vẫn duy trì số lượng.
Không những vậy, khả năng sản xuất của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có thể tăng số lượng xuất xưởng các loại vũ khí trang bị lên gấp 3-10 lần chỉ trong vòng vài tháng.
Trung Quốc đã thành lập 11 tập đoàn công nghiệp quân sự. Trong số đó có các tập đoàn chuyên về các lĩnh vực: nguyên tử, xây dựng nguyên tử, điện tử, 2 tập đoàn tên lửa vũ trụ (sản xuất và công nghệ), 2 tập đoàn sản xuất máy bay, 2 tập đoàn đóng tầu và phương tiện kỹ thuật lục quân, sản xuất các sản phẩm quân sự và dân dụng.
Không những vậy, khả năng sản xuất của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có thể tăng số lượng xuất xưởng các loại vũ khí trang bị lên gấp 3-10 lần chỉ trong vòng vài tháng.
Trung Quốc đã thành lập 11 tập đoàn công nghiệp quân sự. Trong số đó có các tập đoàn chuyên về các lĩnh vực: nguyên tử, xây dựng nguyên tử, điện tử, 2 tập đoàn tên lửa vũ trụ (sản xuất và công nghệ), 2 tập đoàn sản xuất máy bay, 2 tập đoàn đóng tầu và phương tiện kỹ thuật lục quân, sản xuất các sản phẩm quân sự và dân dụng.
Với hàng loạt nhà máy quốc phòng rải rác khắp đất nước, Trung Quốc có thể tăng số lượng vũ khí xuất xưởng lên gấp 3-10 lần chỉ trong vòng vài tháng |
Trong lĩnh vực đóng tàu, Trung Quốc còn vượt cả Mỹ khi đóng đồng thời 6 khu trục dự án 052C/D (Mỹ chỉ đóng khoảng 2 chiếc) và đưa vào trang bị một chiếc tàu tuần tiễu dự án 056 mỗi tháng.
Còn về không quân, Trung Quốc đang sản xuất đồng thời 4 kiểu máy bay: máy bay ném bom chiến trường JH-7, máy bay tiêm kích J-16 (sao chép không phép Su-30), J-11B (sao chép không phép Su-27) và J-10. Tổng cộng xuất xưởng không ít hơn 100 chiếc tiêm kích và ném bom một năm (nhiều hơn tất cả các nước NATO, kể cả Mỹ).
Máy bay J-15 của Trung Quốc được nhận định là sao chép từ Su-33 của Nga |
Liên quan đến vũ khí thông thường, Trung Quốc có công suất sản xuất tất cả các lớp vũ khí thông thường đứng đầu thế giới. Không những thế, ở một số loại vũ khí thông thường (như xe tăng), nước này có công suất sản xuất hơn tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại. Số lượng xe thiết giáp và các hệ thống pháo binh của nước này đã vượt tất cả 28 nước NATO cộng lại.
Chuyên gia Nga cũng cho rằng có không ít ý kiến sai lầm khi nhận định Trung Quốc chỉ sản xuất các mẫu vũ khí hiện đại với số lượng hạn chế. Ngay cả Viện SIPRI Stockholm cũng chỉ đáng giá là kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ có khoảng từ 200 đến 250 đầu đạn.
Tên lửa Đông Phong của Trung Quốc |
Trong khi đó, theo đánh giá khiêm tốn nhất thì Quân đội Trung Quốc có khoảng 850 đầu đạn hạt nhân. Một đánh giá khác cho rằng Trung Quốc có khoảng 3.000 đầu đạn, thậm chí còn cho rằng Trung Quốc có tới 20.000 đầu đạn hạt nhân.
Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện chính sách kết hợp công nghiệp quốc phòng với dân dụng. Các sản phẩm lưỡng dụng của Trung Quốc nhờ thế có điều kiện để nâng cao chất lượng.
Ngoài ra, việc Trung Quốc phân tán các
nhà máy quốc phòng trên khắp lãnh thổ, thay vì tập trung ở vùng duyên
hải như trước đây, cho phép nước này duy trì sản xuất đều đặn trong điều
kiện chiến tranh nếu xảy ra.
Hùng Lê
Hùng Lê
LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ
CHUYỆN QUÊ NHÀ
Đảng Cộng Sản Trung Quốc bỏ chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Mao
Trạch Đông
Sau khi họp đai hội Đảng lần thứ 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc
bầu ông Tập Cận Bình[một nhân vật con ông cháu cha bố ông Bình từng là Phó Thủ tương dươi thời
Mao Trạch Đông] làm Tổng bí thư và phất cao ngọn cờ phấn đấu cho xã hội Trung
Quốc trở thành xãhội khả giả vào năm 2020 bằng tư tưởng Đăng Tiểu Bình[tư
tưởng mèo trắng mèo đen đều là mèo cả miễn bắt được chuột nghĩa là tư bản cộng
sản không thành vấn đề miễn sao Trung Quốc thoát nghèo đói khá giả là được]
cùng học thuyết ba đai diệnđồng thời giã từ luôn chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông.Đảng Cộng
Sản Trung Quôc thành Đảng của giới tư bản đỏ ở Trung Quốc nhưng vẫn độc tài độc
đảng và toàn trị dù giã từ chủ nghĩa Mác
Lê Nin vấn đề chính là ở chỗ này
Tô Kiều Ngân không còn nữa
Thế là nhà thơ Tô Kiều Ngân của chúng ta đã ra đi ngày 20
tháng 12 năm 2012.Nhà thơ Tô Kiếu Ngân vốn cùng nhà văn Thanh Nam chủ trương Tuần
báo Thẩm Mỹ hồi đầu thập niên 50 thế kỷ hai mươi.Tô kiếu Ngân tên khai sinh là
Lê Mộng Ngân sinh năm 1926 ở Huế làm thơ từđầu thập niên 50 thế kỷ hai mươivà
cũng gia nhập quân đội quôc gia từ đầu thập niên này.Tô kiêu Ngân dù đi tù cải
tạo có đủ điều kiện đi HO sang Mỹ nhưng đã ở lại và giã từ cõi thế ở một căn nhà của bà vợ sau
tại quận Bình Thạnh TPHCM
Thành phần không ít đang suy thoái trong Đảng Cộng Sản VN và
nhóm lợi ích
Cái bộ tứ gồm Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN Nguyễn Phú Trọng
chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn miệng nói tới
cái thành phần không ít đang suy thoái trong Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng không
nói thành phần ấy là những ai và con số thưc sực như thế nào cũng như nhóm lợi
ích là ai nhưng đột nhiên ông thủ tướng Dũng lại nói huỵch toẹt ra là cái cái thành phần không ít đang suy thoái trong
Đảng năm 2010 làhơn mười ba ngàn Đảng viên bị truy tố ra tòa và năm 2011 thì là hơn mười lăm ngàn đảng
viên bị truy tố ra tòa năm 2012 còn nhiều hơnnhưng không quá con số hai chục
ngàn.Về nhóm lợi ích thủ tướng Dũng nói có nhóm lợi ích nhưng họ làm hai dân
thì phải đưa ra tòa chúng cớ là đã có một ông cựu bộ trưởng nguyên chủ tịch một
ngân hàng thương mại đã bị truy tố ra tòa,Như vậy đã rõ rồi nhóm đảng viên suy
thoái trong Đảng Cộng Sản VN mỗi năm chỉ mười mấy nghìn ra tòa thì đâu có nhiều
so với số mấy triệu đảng viên,rõ ràng bộtư có vấn đề ông nói gàc bà nói vịt
Nhà thơ Lưu Trọng Văn nhà thơ Nguyễn Quốc Tháidự mít tinh chống
Trung Quốcđang bị làm khò dễ
Theo luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tich Mặt Trận Tổ
Quốc TPHCM thì ông và giáo sư Tương Lai nhà báo Hồ Ngọc Nhuận bác sĩ Huỳnh Tấn
Mẫm nhà thơ Lưu Trong Văn[con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư] nhà thơ Nguyễn Quôc
Thái và hơn ba chục nhân sĩ trí thức viết thư báo với chính quyền thành Hồ Chí
Minh là đứng ra tổ chưc mít tinh phản đối Trung Quôc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa lấn chiếm một phấn quần đảo Trương Sa tại tiền
sảnh nhà hát Thành Phố
Những người tổ chức mít tinh còn đươc phó chũ tịch TpHCM là
ông Lê Minh Trí tiếp và hứa hẹn giúp đỡ.Thế
mà khi cuộc mít tinh sắp diễn ra thì giáo sư Tương Lai bị đón đường ép về trụ sở Công an Phường bác sĩ
Huỳnh Tấn Mẫm bị khám nhà, nhà báo Hồ Ngọc Nhuận cũng như nhà thơ Lưu Trọng Văn
nhà thơ Nguyễn Quôc Thái lanh chân tới đươc nơi họp mít tinh nhưng khi ra về bị
công an theo dõi liên miên
Ly kỳ hơn ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước sau đó còn viết
báo thề thốt cú như thật rằng ông , Đảng ông không bao giờ bán nước nhưng
sao ông lại ấm ớ trước quân xâm
lươc Trung Quôc làm ngơ khi thủ tướng Phạm
văn Đồng gửi công hàm cho thủ tướng Trung Quôc Chu Ân Lai dâng quần đảo Hoàng
Sa cho Trung Quốc.Đó là chưa kể ông Sang lờ chuyện hai ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ
Mười nhân danh đảng và chính phủ ký kết
với Giang Trạch Dân Tổng bí thư Đảng Cộng
SảnTrung Quôc và Lý Bằng Thủ Tướng Trung
Quốc ngày 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đôchấp nhận năm 2020 Việt Nam thành khu
tư trị của Trung Quốc cũng như chuyện Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN Lê Khả
Phiêucùng thủ tướng Phan Văn Khải chủ tịch nước Trần Đưc Lương ký kết dâng biển
dâng đảo dâng đất cho Trung Quôc
Nhà văn Phạm Cao Củng giã từ cõi thế sau khi vừa tròn trăm
tuổi
Nhà văn Phạm Cao Củng vua viết truyện trinh thám và truyện
kiếm kiệp VN vừa rời cõi thế ngày 17 tháng 12 sau khi tròn 100 tuổi tại bang
Florida[ Mỹ] nơi ông di tản từ VNtới định cư từ năm 1975.Trước khi qua đời Phạm
Cao Củng đã hoàn thành tập hồi kỳ dài nhiều trăm trang từ năm 1999 và cho xuất
bản Qua tập hồi ký này Phạm Cao Củng đã tiết lộ ông viết truyện kiếm hiệp với
bút danh Văn Tuyền trước nhà văn Kim Dung người Trung Quôc nhiêu thập kỷ và hay
còn hơn cả Kim Dung nữa
Ca sĩ Duy Quang không
còn nữa
Ca sĩ Duy Quang con trai trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua
đời tại bệnh viện Orange Coast [California Mỹ] lúc 3giờ 30 phút sáng 20 tháng
12 ngày và giờ Hà nội tức 11 giờ 30 phút ngày 19 tháng 12 ngày và giơ
California sau khi bị ung thư gan còn cân nặng có 20kg.Duy Quang. là ca sĩ hàng
đầu một thời và cuộc đời tình cảm khá phưc tạp vợ đầu là ca sĩ Jukie Quang
nhưng vì tình lăng nhăng của bố nên Duy Quang và vợ đã chia tay,năm 2007 Duy
Quang kết hôn vời ca sĩ Yến Xuân nhưng rồi ít lâu sau ly dịTheo tin tư gia đình
Phạm Duy thi sác Duy Quang sẽ đươc hỏa thiêu ở Mỹ ngày 24 tháng 12 và tin Duy
Quang qua đời không được thông báo cho Phạm Duy vì lý do Phạm Duy đang bệnh nặng
sơ tin này làm Phạm Duy chịu không nổi
cũn""nghẻo '""luôn
Nhà văn Chinh Nguyên người chủ trương trang Web Văn Tho Lạc
Việt bị làm khó dễ ở VN
Theo tiết lộ của nhà văn nhà thơ Chinh Nguyên người chủ
trương trang web Văn Thơ Lạc Việt khá nổi tiếng tại Mỹ thì sau khi về VN đi phỏng
vấn một số nhà văn nhà thơ bất đồng chánh kiến ở trong nước trước khi lên đường
về Mỹ ngày 7 tháng 12 thì ông bị cản lại phải hoãn về Mỹ một tuần để công an VN
thẩm vấn.Ngay khi bị cản về Mỹ nhà văn Chinh Nguyên đã liên lạc với lãnh sự
quán Mỹ ở Saigon nơi này hứa sẽ bảo đảm
an ninh cho nhà văn Chinh Nguyên.Sau một tuần bị công an VN làm khó dể nhà văn
Chinh Nguyên đã về tới đất Mỹ có thư chung gửi bạn bè trong thư nhà văn Chinh
Nguyên viếtmột cách khẳng địn""'Xin
báo cáo quí vị rõ:Chinh Nguyên đã từ một nơi không thể ở,quay về Mỹ đươc
an toàn sau những ngày không thoải mái'""
Cái lời là dịp này Chinh Nguyên làm đươc một bài thơ tứ tuyệt
tuyệt cú mèo nguyên văn như sau
Tôi đi giữa Thiên Đàng và Địa Ngục
Ngẩng mặt lên chẳng thấy họ giống mình
Cúi nhìn xuống dân lầm than nô lệ
Quay mặt thương:Quê mẹ thế giới khinh
Chạy làm công chức ở
Hà nội 100 triệu một xuất
Ông trưởng ban kiểm tra Đảng Cộng Sản VN thành phố Hà nội đã
đăng đàn nói trước Hội Đồng Nhân Dân TPHànội mộ cách huỵch toẹt ra rằng tại Hànội
hiện đang có một đương giây chạy làm công chức với giá ít nhất một trăm triệu một
xuất dù tổ chưc thi tuyển công chức đường
giây này vẫn hoạt đông coi ai không ra gì.Tiêt lộ của ông trưởng ban kiểm tra Đảng
thành ủy Hà nội làm bộ Nội Vụ lên tiếngmỏi miệng còn ông Phó Thủ TướngNguyễn
Xuân Phúc phụ trách an ninh nội chính của
chánh phủ thì nói ông quyêt làm ra môn ra khoai vụ này.Tuy nhiên giới thạo tin
lại cho rằng chuyện chạy chức chạy quyền ở VN là chuyện khó giải quyêt lắm các
quan lớn ai cũng mạnh miệng nhưng tất cả kết quả chỉ là đâu voi đuôi chuột cả
thôi
Báo ANTG ""cãi cầy cãi cối""cho ba tên đồ
tể tết Mậu Thân ở Huế
Bán tuấn san ANTG là phụ san của nhẫt báo Công An NhânDân
cơ quan ngôn luận của ngành cônganVN vừa
cho đăng một loạt bài cãi chầy cãi cối cho ba tên đồ tể ở Huế hồi têt Mậu
Thân.Ôi tội ác của ba tên đồ tể Hoàng Phủ Ngọc Tưòng Hoàng Phủ Ngọc Phan Nguyễn
Đắc Xuân gâyra ở Huế hồi tết Mậu
Thân[1968] nó đãrành rành ra rồi cả trăm cuốn sách viết về chuyện này và các
nhân chứng hiện nhiều người còn sống
Âm binh và tinh thần nhân vật AQ của Lỗ Tấn
Năm 1954 phù thủy Tầu Cộng dùng khí giới của Mỹ cướpđươc từ
tay Tầu Tưởng và chiến thuật biển ngườì sai âm binh Việt Cộng đánh Pháp ở Điện Biên Phủ, Pháp thua âm binh Việt
Cộng vác măt lên làm như ta đây ngon lành lắm nào ngờ năm 1979 âm binh Việt Cộng
và phù thủy Tầu cộng cơm không lành canh không ngot Tầu Cộng"" bật
mí"" lột trần bộ mặt thật của âm binh Việt Cộng .Bị lột trần bộ mặt
thật âm binh Việt Cộng ú ớ nhưng vẫn cứ phét lác hô to thắng lợi theo kiểu nhân
vật AQcủa nhà văn Lỗ Tấn thua đau vẫn cứ
hét lên thắng lợi lớn
Năm 1972 phù thủy Nga sô đưa hỏa tiễn Sam 2 cho âm
binh Việt Cộng trắc nghiệm trước phi cơ
B52 của Mỹ,kết quả là Hànội bi ăn bom B52 tơi tả thế mà âm binh Việt Cộng phét
lác theo kiểu nhân vật AQ của nhà văn Lỗ Tấn lại lớn tiếng thắng lợi Điện Biên
Phủ trên không ở Hà nội.Khôi hài hơn mới đây phù thủy Việt Cộng còn bỏ racả
trăm tỷ đồng kỷ niệm 40 năm thắng lợi Điện Biên Phủ trên không ở Hà nội trong
khi kinh tê khủng hoảng dân VN ai cũng
than đời sống khó khăn
Ngồi lên luật pháp
Ủy ban phápluật của quốc hội VN bức xúc trước các quyết định
của Ngân Hàng Nhà Nước ra quyết đinh độc quyền buôn bán nhãn hiệu vàng SJC,bộ Công An
bắt ghi tên cha mẹ vào chứng minh nhân dân và phạt những ngươi đi xe gắn
máy không phải chính chủ xe trên giây tờ ,và bộ Giao Thông Vận Tải trao cho ủy
ban phương xã thu phí xử dụng công lộ đã
chất vấn chính phủ.Kết quả là Ngân Hàng Nhà Nươc trả lời ú ớ còn bộ trưởng văn
phòng chánh phủ thì nói vụ ghi tên cha mẹ vào chứng minh nhân dân bộ Công An mới
thử nghiệm nếu dân không đồng ý sẽ bỏ còn vụ đi xe chính chủ cũng thu phí xử dụng
công lộ sẽ nghiên cứu lại
Riêng bộ trương tư pháp thì than nhiều bộ trương chẳng biết
luật pháp là gì cả thành ra ký nghị đinh thông tư ngôi xổm lên luât và hiến
pháp là chuyện thương ngày
Wednesday, December 26, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Việt Nam đi hết chu kỳ
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2012-12-26
Việt Nam đã đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau khi đổi mới kinh tế 25 năm trước. Rồi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007 thì cũng hết một chu kỳ hồ hởi để bước vào nhiều sóng gió vì khả năng quản lý vĩ mô quá kém của lãnh đạo.
AFP photo
Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện ấy trong bài tổng kết 2012 của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiếp tục loạt bài tổng kết kinh tế năm 2012 và như đã hẹn, thưa ông, kỳ này chúng ta sẽ nói về tình hình kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ thì xin ông trình bày cho bối cảnh của cả hồ sơ này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được đặt câu chuyện kinh tế này trong một bối cảnh dài trước khi nói đến chuyện hiện tại bất trắc và tương lai u ám.
Những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã mượn màu dân tộc để
tiến hành việc gọi là "xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước" dù rằng
về thực chất, họ không biết xã hội chủ nghĩa ấy là gì. Nhờ khai thác
tinh thần dân tộc, họ chiến thắng năm 1975 và đòi tiến nhanh tiến mạnh
tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà vì không biết là gì nên đã xoá
giỏi hơn xây và gây ra khủng hoảng trong 10 năm liền.
Từ đó, họ biết là sai mà chưa rõ thế nào là đúng, cho nên tiến hành
đổi mới một cách cầm chừng và thật ra là thả nổi cho dân chúng làm ăn từ
năm 1987. Rồi họ vừa làm vừa học, và chỉ đổi mới có chọn lọc từ trên
đầu xuống là từ 20 năm trước, khi Liên bang Xô viết đã tan rã.
Vẫn còn lạc hậu
Vũ Hoàng: Tức là trong phần bối cảnh, ông đã phân định ra nhiều thời kỳ khác nhau vì trình độ nhận thức và chính sách?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa vâng, nếu so sánh với quá khứ trên cái
trục thời gian thì tình hình kinh tế Việt Nam đã có thay đổi tương đối
khá hơn 20-25 năm trước. Nhưng nếu so sánh trên cái trục không gian với
các nước Đông Á khác thì Việt Nam vẫn còn lạc hậu - và thực tế thì tụt
hậu từ năm năm qua và hết là một kinh nghiệm được quốc tế khen như rồng
cọp để khuyến khích.
Nhìn trong lâu dài, nếu cứ thả nổi cho người dân tự do làm ăn thì sau
một giai đoạn hỗn loạn kinh tế chừng năm bảy năm, người dân Việt Nam đã
có thể tìm ra con đường khác cho xứ sở, chẳng kém gì các dân tộc Á Châu
khác ở chung quanh. Nhưng vì biến động trong khối Xô viết, đảng Cộng
sản Việt Nam sợ bị mất quyền, họ nhân danh một ý thức hệ đã phá sản mà
tiến hành cải cách có chọn lọc theo kinh nghiệm của Trung Quốc để vẫn
duy trì quyền lực độc tôn của đảng và xây dựng một thứ tư bản chủ nghĩa
nhà nước, cho tay chân và thân tộc của đảng viên. Vì vậy Việt Nam mới
tụt hậu trong khi nền độc lập của đất nước lại bị đe dọa. Nghĩa là người
ta đi tròn một chu kỳ oan nghiệt giữa hai mục tiêu đều không đạt được
là độc lập quốc gia và canh tân xứ sở. Xong phần bối cảnh này ta mới đi
vào cụ thể....
Vũ Hoàng: Thưa ông, đi vào phần cụ thể là như thế nào với số liệu gì làm cơ sở thẩm xét?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam vẫn là một nước nghèo của thế
giới, với lợi tức bình quân một đầu người là cỡ ngàn mốt ngàn hai đô la
trong cả năm, đứng hạng 132 trong 185 nước hội viên của Ngân hàng Thế
giới. Nói cụ thể thì hơn hai chục năm sau khi chính thức đổi mới, Việt
Nam mới bước lên cái ngưỡng gọi là có lợi tức loại trung bình thấp.
Nhờ đã có lợi tức loại trung bình, Việt Nam được nâng cấp cho nên hết
được viện trợ ưu đãi và thực tế là đi vay không tiền lời trong khuôn
khổ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA thuộc Ngân hàng Thế giới dành
cho các nước nghèo. Từ năm 2007 thì phải vay Ngân hàng Thế giới theo
khuôn khổ tín dụng IBRD của định chế này, dự án lần đầu tiên là vào năm
2009. Then chốt ở đây là đã lên tới mức trung bình, nhưng mà còn thấp!
Cũng vì vậy, hai tuần trước, nhân hội nghị của các cơ quan và quốc gia
cấp viện cho Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội mới lại cào mặt ăn vạ rằng mức
gia tăng lợi tức ấy chỉ là giả tạo vì lạm phát, chứ dân Việt Nam vẫn còn
nghèo. Họ nói vậy để kèo nèo xin vay theo điều kiện ưu đãi dành cho các
nước nghèo, dù rằng loại tín dụng IBRD vẫn là quá rẻ nếu so với điều
kiện thông thường của thị trường.
Chúng ta thấy ra bi hài kịch là lãnh đạo tự khoe thành tích làm cho
dân giàu nước mạnh mà dân còn nghèo và nước thì yếu. Tuần qua, lãnh đạo
xứ này còn tưng bừng kỷ niệm việc đánh thắng nước Mỹ vào năm 1972 với
cái gọi là "Điện Biên Phủ trên không" trong khi các đại gia thì lái xe
du lịch bạc triệu mà hơn 70% dân chúng vẫn chưa kiếm ra năm đô la lợi
tức trong một ngày và nếu biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh
thổ thì bị bỏ tù.
Nguyên nhân
Vũ Hoàng: Bây giờ ta mới đi vào nguyên nhân của tình trạng ấy. Vì sao lại như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam đã đi hết chu kỳ dễ dãi của việc
chuyển hướng kinh tế ra khỏi chế độ tập trung quản lý theo kế hoạch máy
móc và duy ý chí của nhà nước. Nhưng sau đó lại theo cái gọi là "định
hướng xã hội chủ nghĩa" do nhà nước đặt ra, mà bên trên thì chẳng ai
biết định hướng ấy là gì. Vì không hiểu ra, nên bên trong hệ thống lãnh
đạo, người có chức có quyền đã có thể tự tiện vạch ra những hướng có lợi
cho cơ sở, gia đình hay vây cánh của họ.
Đã vậy, Việt Nam lại bước vào chu kỳ hồ hởi khi gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới năm 2007 mà không thấy thời điểm ấy cũng là khởi đầu
của cơn chấn động lớn trên toàn cầu với ảnh hưởng dội vào Việt Nam, làm
bể bóng đầu tư và đánh sụt mức đầu tư của nước ngoài. Vẫn theo nếp cũ
học được từ Trung Quốc, Hà Nội đã lại gia tăng đầu tư và bơm tín dụng
như liều thuốc đổ bệnh nên kinh tế vừa bị suy trầm vừa lạm phát. Lý do
cơ bản của hoạn nạn này là khả năng quản lý vĩ mô quá kém với nhiều biện
pháp co giật thất thường của các cơ quan chức năng. Nhưng người dân còn
thấy ra rằng đấy là cơ hội cho một số đại gia bành trướng ảnh hưởng và
thu vét phương tiện cho họ. Nghĩa là vì tư lợi mà làm lệch chính sách
công quyền.
Lý do cơ bản của hoạn nạn này là khả năng quản lý vĩ mô quá kém với nhiều biện pháp co giật thất thường của các cơ quan chức năng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Thưa ông, dường như là từ đầu năm ngoái,
lãnh đạo của Việt Nam cũng có thấy ra điều ấy với Nghị quyết 11 và một
gói chính sách để đẩy lui lạm phát.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đấy là quyết định đạp thắng để ổn
định vật giá với cái giá phải trả là lãi suất quá cao làm doanh nghiệp
thiếu vốn và chết kẹt khiến các ngân hàng cũng bị rủi ro mất nợ.
Sâu xa hơn thế, lãnh đạo Hà Nội cũng thấy ra những thất quân bình
trong cơ cấu kinh tế, nên từ Tháng 10 năm ngoái, Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương mới đề ra ba yêu cầu tái cơ cấu, là thứ nhất đầu tư của khu
vực công, thứ hai là hệ thống tài chính và ngân hàng và thứ ba là doanh
nghiệp nhà nước, trong đó, nổi cộm hơn cả là phải tái cấu trúc lại các
tập đoàn kinh tế nhà nước, những trung tâm có khả năng quản trị thấp mà
quyền lợi cao. Một năm đã qua rồi mà yêu cầu tái cơ cấu ấy vẫn chưa tiến
hành. Bàng bạc ở trên và lồng lên tất cả là nạn tham nhũng, một thuộc
tính kinh tế của chế độ độc tài.
Hậu quả
Vũ Hoàng: Thưa ông, hậu quả ngày nay là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hậu quả là ngày nay, Việt Nam đã hết thời
kỳ tăng trưởng trên 7% một năm, tức là cứ 10 năm lại nhân đôi lợi tức,
mà sẽ quanh quẩn ở mức 5% một năm, là phải 14 năm nữa thì lợi tức bình
quân mới vượt mức hai ngàn một năm và từ nay đến đó sẽ là nhiều bất
trắc. Các con số trừu tượng ấy thật ra vô nghĩa với mấy vạn doanh
nghiệp của tư nhân bị vỡ nợ và hàng triệu người đang thất nghiệp. Nhiều
cơ sở tư doanh không chỉ bị ngộp nợ và hàng hóa ế ẩm, tồn kho chất đống
mà đã gặp cảnh ngộ gọi là "chết lâm sàng" và thị trường địa ốc bị đông
lạnh.
Nhìn lại thì Việt Nam có tăng trưởng mà thiếu phẩm chất, tương tự như
Trung Quốc và thua xa các nước Đông Á khác. Đó là sự tăng trưởng bất
công, không bền mà gây ô nhiễm, là làm hư hao tài nguyên quốc gia cho
các thế hệ về sau. Ngay cho thế hệ này thì khoảng cách về lợi tức đã đào
sâu và bị thiệt hại nhất chính là các sắc tộc thiểu số ở miền sơn cước.
Đấy là vấn đề đạo lý và cũng là mối nguy khác về an ninh mà không xuất
hiện từ biển Đông.
Về viễn ảnh cho năm tới thì gánh nợ của nhà nước, kể cả các tập đoàn
kinh tế nhà nước, đã thành vấn đề, nhưng nặng đến mức nào thì không ai
rõ. Và hệ thống ngân hàng thì có thể sụp vì mất nợ, mà mất đến cỡ nào và
ai sẽ trả thì chẳng ai hay. Mà đấy chỉ là một phần của rủi ro thôi.
Vũ Hoàng: Theo nhận định của các định chế quốc tế
như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới, thì năm tới đây Việt Nam
có thể bị ba loại rủi ro như kinh tế toàn cầu bị đình trệ, vẫn còn gặp
bất ổn về quản lý vĩ mô, và nếu lãnh đạo Việt Nam có cải cách thì vẫn
gặp trở ngại trong thi hành. Ông nghĩ sao về những nhận định ấy?
Về viễn ảnh cho năm tới thì gánh nợ của nhà nước đã thành vấn đề, nhưng nặng đến mức nào thì không ai rõ. Và hệ thống ngân hàng thì có thể sụp vì mất nợ, mà mất đến cỡ nào và ai sẽ trả thì chẳng ai hay.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các định chế quốc tế ấy vẫn phải có những
khuyến cáo với ngôn ngữ ngoại giao, trên cơ sở của những đánh giá tương
đối vẫn là lạc quan.
Quả thật rằng Việt Nam đã lầm lẫn nặng khi tìm sức tăng trưởng cao
bằng đầu tư của công quyền trút vào khu vực kinh tế nhà nước và bằng tín
dụng được cấp phát theo diện chính sách nên cũng ưu tiên trút vào các
doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy xứ này mới gặp các rủi ro trong năm tới
như ông vừa nhắc đến. Nhưng rủi ro lớn nhất lại không nằm ở ba lĩnh vực
đó mà là tình trạng tê liệt về chính trị vì quyền lực phe phái ở bên
trong.
Cả ba cái đầu là đảng, chính phủ và quốc hội đều nói đến cải tổ kinh
tế và thực sự có những phát biểu hay can thiệp vào lĩnh vực kinh tế, tài
chính và ngân hàng mà không đưa ra được một chính sách rõ rệt và nhất
quán. Trong khi ấy, tay chân của ngần ấy phe phái vẫn tranh giành ảnh
hưởng với nhau để bòn rút tài sản và bỏ chạy ra ngoài trước khi cả hệ
thống bị sụp đổ. Tôi thiển nghĩ rằng mối nguy lớn nhất trong năm tới nằm
ở đó và một thước đo của mức độ nguy ngập này chính là giá vàng. Đâu
biết chừng vét vàng bỏ chạy là chính sách mà nhiều người có chức có
quyền đánh giá là khôn ngoan hơn cả?
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn kỳ này
Mất một thập niên?
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2012-12-19
Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.
AFP photo
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cho đến mấy ngày cuối của năm 2012 đầy biến động này, lãnh đạo của đảng Dân Chủ và Cộng Hoà trong cơ chế Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ vẫn chưa đạt thỏa thuận về giải pháp ngân sách hầu tránh rủi ro suy trầm kinh tế vì trôi vào một vực thẳm tài chính là khi công chi sẽ giảm và thuế suất sẽ tăng kể từ đầu năm tới. Trong bối cảnh đình trệ kinh tế của toàn cầu mà nhiều người đã cảnh báo, sự kiện đó khiến dư luận phân vân không ít về sự sáng suốt của giới lãnh đạo đệ nhất siêu cường kinh tế. Khi tổng kết về tình hình kinh tế toàn cầu trong năm 2012, ông giải thích thế nào về sự việc này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu nhìn trong bối cảnh dài của nhiều thập
niên thì ta không ngạc nhiên về sự thể đó. Hoa Kỳ đang trải qua giai
đoạn chuyển hướng với yêu cầu cải tổ toàn bộ cơ chế chi thu trong cả
chục năm nên sẽ còn gặp nhiều khó khăn làm dư luận bất bình, thất vọng.
Trước hết, như các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ đã
vay mượn quá sức và đến hồi trả nợ. Thời điểm của việc trả nợ đó bắt đầu
từ cuối năm 2007. Khi xảy ra cách nay đúng năm năm thì người ta lầm hậu
quả là vụ bể bóng đầu tư địa ốc và khủng hoảng tài chính ngân hàng.
Nguyên nhân là đi vay và phải trả nợ vì thế mới bị khủng hoảng và suy
trầm kinh tế. Khi kinh tế bị suy trầm và phải trả nợ cả công lẫn tư,
giới lãnh đạo rơi vào thế kẹt là làm sao vừa trả nợ vừa kích cầu để ra
khỏi nạn suy trầm? Đó là bài toán nan giải của việc phải kích cầu mà
đồng thời thắt lưng buộc bụng, xảy ra cho toàn khối công nghiệp hoá đã
phát triển.
Năm năm sau, là thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu hay
Nhật Bản đang đứng trước sự thể vô cùng bất thường này. Nếu không ý thức
được vấn đề và dứt khoát cải cách, Mỹ sẽ giống như Nhật Bản, là mất toi
một thập niên, tức là phải sau năm năm nữa mới khá hơn. Vì thế, tổng
kết chuyện kinh tế năm nay thì ta vẫn chưa ra khỏi hố nợ như một hố đen
của thiên văn học là khi mà mọi quy luật vận hành bình thường đều ít
công hiệu. Và nếu năm tới kinh tế Mỹ có sụt vào vực thẳm ngân sách như
nhiều người e ngại thì đấy chỉ là liều thuốc đắng để cải thiện tình hình
công chi thu cho năm 2014 và tìm lại nền tảng lành mạnh hơn cho sau
này.
Vũ Hoàng: Trên diễn đàn này của chúng ta, ông nhiều
lần nhắc đến cái hố nợ và còn giải thích vì sao lãnh đạo các nước đều
gặp điều mà ông gọi là "khủng hoảng niềm tin" vì tìm không ra giải pháp
cho một vấn đề bất thường. Tuy nhiên, thính giả của chúng ta có thể ngạc
nhiên là vì sao mà các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu Châu,
chưa nói gì đến Trung Quốc hay Việt Nam, lại để bị trôi vào cảnh nợ nần
như vậy? Ông giải thích thế nào về hiện tượng này?
Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn mà nhiều người ít nhìn ra nên chúng ta đã nói tới và còn phải nhắc lại. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đã đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đã tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại còn tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung mãn. Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.
Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lý do giải thích tình trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lý và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. Vì thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nhìn trong trường kỳ thì ta còn thấy một lý do khác.
Vay mượn quá sức
Vũ Hoàng: Chúng tôi xin nhắc lại hai ý
kiến ông vừa trình bày về lý do hoạn nạn kinh tế của Mỹ, mà hình như
cũng là hoàn cảnh chung của nhiều nước khác, là vay mượn quá sức và lạc
quan về viễn ảnh toàn cầu hóa. Chi tiết về nguyên nhân và thời điểm là
năm 2007 khiến thính giả của chúng ta nhớ lại năm 2007 cũng là khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Khi ấy, diễn đàn này cũng
cảnh báo về nhiều rủi ro bất trắc của toàn cầu hóa và nhắc nhở một yêu
cầu là gia tăng sức nặng của thị trường nội địa và tránh nhiều dao động
của quốc tế. Bây giờ, ông còn nêu ra một lý do khác về những khó khăn
của Hoa Kỳ. Thưa ông, đó là gì vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta còn nhớ là hơn chục năm về trước, cả thế
giới đã nói đến những hứa hẹn của nền kinh tế tri thức và cuộc cách
mạng về công nghệ tin học. Với lợi thế của thời gian là có dịp nhìn lại
chuyện cũ, mình thấy rằng khoa học kỹ thuật, hay "thuật lý" là chữ tôi
dùng để phiên dịch từ "technology" thay vì dùng chữ "thao tác" ngớ ngẩn
của Trung Quốc, có nâng cao năng suất kinh tế.
Đấy là "cái được" mà ai cũng có thể thấy vì sản xuất ra cùng một
lượng hàng hóa dịch vụ mà tốn ít nhân công hơn và có thể đương đầu với
sự xuất hiện của các nền kinh tế tân hưng của Đông Á với nhân công rẻ
hơn. Cái mất của sự thay đổi là người dân trong các nước tiên tiến dễ bị
thất nghiệp nếu không theo kịp sự đổi thay của thuật lý và nền giáo dục
lẫn cả xã hội phải thi đua để cập nhật với những đổi thay này. Hậu quả
là xáo trộn kinh tế và bất mãn xã hội khi thất nghiệp sẽ nằm ở mức rất
cao trong một giai đoạn khá lâu. Hoa Kỳ đang bị tai họa đó. Mà chưa hết
vì chẳng khác gì khối công nghiệp hoá, nước Mỹ cũng có đổi thay về dân
số.
Vũ Hoàng: Trong những bài toán chồng chất của Hoa Kỳ
để khỏi mất cả một thập niên như ông vừa trình bày, chúng ta còn thấy
một đổi thay khác về dân số. Thưa ông, đó là gì vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các quốc gia công nghiệp hoá đều tiến qua
hình thái kinh tế và xã hội khác, điều ấy có ảnh hưởng đến yếu tố mà
giới kinh tế gọi là "định mệnh", đó là cơ cấu dân số.
Nói chung, trong các xã hội tiên tiến đó, người dân lập gia đình trễ
hơn và có con ít hơn nên về dài thì thành phần ở tuổi lao động, xin hãy
tạm lấy tiêu chuẩn là từ 18 đến 55 tuổi, sẽ ít dần so với tổng số cư
dân. Song song, tiến bộ về thuật lý trong y học và dưỡng sinh cũng kéo
dài tuổi thọ trong các xã hội này. Hậu quả là họ bị hiện tượng gọi là
"lão hóa dân số", với người gia lão đông hơn và cần nhiều dịch vụ và
phúc lợi y tế xã hội lâu dài hơn trong khi tỷ trọng thành phần năng động
về sản xuất và đóng góp cho quỹ phúc lợi ấy sẽ giảm. Nhờ có chính sách
tiếp nhận di dân, là thành phần có sinh suất cao vì đẻ con nhiều hơn,
Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà
cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số. Trung Quốc đi sau mà cũng
gặp định mệnh này do chính sách "mỗi hộ một con" họ ban hành từ 40 năm
trước
Nạn lão hóa dân số
Vũ Hoàng: Thưa ông, hiệu ứng của nạn lão hóa dân số ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ hơi mất công để nhìn ra cùng
lúc hai vế cung cầu của hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ và của hai
lớp dân số, những người năng động từ 25 đến 55 tuổi và giới cao niên
trên 55 tuổi mà có tuổi thọ dài hơn trước. Thành phần năng động bị thu
hẹp sẽ làm giảm năng suất trong địa hạt sản xuất và cũng giảm số cầu về
nhà cửa, xe cộ, v.v... cho cả nền kinh tế. Song song, thành phần cao
niên đông đảo hơn sẽ tiêu thụ ít hơn, ở nhà nhỏ hơn, tiết kiệm nhiều hơn
mà vẫn cần nhiều phí tổn về hưu liễm và sức khoẻ. Tổng hợp lại thì
trong trường kỳ sản lượng kinh tế sẽ giảm, đà tăng trưởng hàng năm không
thể ở mức 5-6% như xưa, với số thất nghiệp cao hơn. Nhật Bản và Âu Châu
có bị tai nạn chậm rãi mà chắc chắn đó, Hoa Kỳ cũng vậy nên sẽ mất
nhiều năm chuyển hướng để thoát xác và trước hết là chấn chỉnh lại việc
chi thu.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, chúng tôi được
biết rằng cuối tuần qua, ông được Phòng Thương Mại Việt Nam tại Oakland
và Vùng Phụ Cận ở miền Bắc California mời lên phát biểu về tình hình
kinh tế Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu, ông có trình bày một kết luận tương
đối là khả quan và có thể nói là lạc quan. Ông giải thích chuyện ấy như
thế nào sau khi cho thấy một bức tranh khá u ám của kinh tế Mỹ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là sau khi tóm lược về tình hình chung
của thế giới với cái nạn gom tiền trả nợ, tôi nhấn mạnh đến sự khác
biệt. Hoa Kỳ là một quốc gia thống nhất theo thể chế liên bang nên các
cơ chế có thể xoay chuyển chứ không bị phân hóa và tê liệt như Âu Châu.
Thứ hai, Hoa Kỳ năng động biến báo chứ không ù lỳ trì trệ và đình hoãn
cải cách như Nhật Bản trong 20 năm qua. Vì vậy trong khối kinh tế công
nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ có hy vọng vượt thoát sớm nhất và thực
tế thì tư doanh Mỹ đã sớm bước qua hướng khác rồi.
Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Một lý do cụ thể cho giả thuyết lạc quan này là sau năm năm hoạn nạn,
các doanh nghiệp Mỹ đã trả nợ và tích lũy được một khối hiện kim hay
bạc mặt tới cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, so với các thị trường khác
thì Mỹ vẫn là nơi đầu tư an toàn và có lời nên tiếp tục đón nhận được
đầu tư hay "tiết kiệm nhập khẩu" của nước ngoài. Khối tư bản dư dôi đó
của tư nhân trong nội địa và quốc tế đang vượt qua mức bội chi ngân sách
của khu vực công quyền, mà mức bội chi ấy sẽ giảm chứ không thể tăng
nữa.
Vì vậy, sau một năm 2013 có nhiều khó khăn không tránh khỏi, tình
hình năm 2014 sẽ khả quan hơn những gì đã thấy từ năm năm qua. Về dài
thì lãnh đạo chính trị xứ này cũng phải ý thức được yêu cầu cải cách đó,
nếu không thì họ sẽ thất cử. Để kết luận, tôi thiển nghĩ là trong trung
hạn từ hai đến năm năm, Mỹ sẽ thoát xác và đấy là lúc ta nên so sánh
với khả năng xoay chuyển của các xứ khác, là điều mình sẽ tìm hiểu trong
mấy kỳ sau.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Bức tranh kinh tế ảm đạm và
năng lực của lãnh đạo Việt Nam
Một góc chợ Đồng Xuân, Hà Nội, ngày 21/12/2012
REUTERS
«Tăng trưởng kinh tế xẹp lép, lạm phát tiếp tục kéo dài,
mô hình phát triển đang bị chỉ trích gay gắt ngay chính trong bộ máy
lãnh đạo : Việt Nam đang trong giai đọan khó khăn ». Trên đây là
nhận định của phóng viên Bruno Philip thông tín viên khu vực châu Á của
báo Le Monde qua bài viết số ra hôm nay (26/12/2012) mang tựa đề « Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất từ 13 năm nay ».
Theo tác giả bài báo, trong những năm 1990, nhiều chuyên gia đã
lạc quan về một tương lai tốt đẹp cho Việt Nam với những dự báo như là
đất nước này sẽ trở thành một « con hổ » mới của khu vực Đông
Nam Á. Thế nhưng, những con số chính thức công bố hôm 24 /12 vừa rồi đã
thừa nhận, trong năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức thấp nhất
từ 13 năm trở lại đây, chỉ đạt mức 5,3%, không đạt chỉ tiêu chính phủ
đặt ra và còn thấp hơn mức 5,9% của năm 2011. Tờ báo trích dẫn đánh giá
của ông Vũ Đình Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Việt
Nam : « Tăng trưởng sụt giảm mạnh. Không phải là suy thoái, nhưng các chỉ số như vậy là quá thấp ».
Trong tháng 10 vừa qua, tại Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản
Việt Nam, các lãnh đạo cao cấp nhất đã phải thừa nhận có nhiều sai lầm
trong quản lý kinh tế. Tiếp đó, đầu tháng 11, trước Quốc Hội, đến lượt
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải công khai nhận rằng « tình hình kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát tiếp tục leo thang, nợ xấu ngân hàng chồng chất ».
Tác giả bài viết nhận định, về mặt chính trị, vị thế của người đứng
đầu chính phủ hiện đang rất yếu. Ông đang phải hứng chịu công kích trong
nội bộ Đảng, vấp phải sự đối kháng của chủ tịch nước Trương Tấn San và
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trước tình hình như vậy, chính phủ đang phải cố gắng tìm mọi cách
giải cứu các doanh nghiệp, khởi động lại nền kinh tế. Động thái mới nhất
là thông báo hạ lãi suất chỉ đạo xuống 9%, trong lúc lạm phát vẫn tăng ở
mức 7,8%.
Le Monde cũng ghi nhận những vụ bê bối tài chính nổ ra ngay tại những
tập đoàn công nghiệp lớn, con cưng của nền kinh tế, đã khiến Hà Nội
phải đưa ra những chương trình cải cách mang tính sống còn trong năm
2011. Sau vụ Vinashin, chính quyền Việt Nam đang cố lành mạnh hóa hoạt
động của doanh nghiệp Nhà nước. Bằng chứng là một bộ luật trong lĩnh vực
này vừa được thông qua với hy vọng có được minh bạch tài chính trong
hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.
Le Monde cho rằng, đường lối đổi mới của Việt Nam được khởi xướng từ
giữa những năm 1980 thực chất là việc áp dụng mở cửa kinh tế thị trường
sao chép theo mô hình Trung Quốc.
Tuy nhiên, để kết luận, tác giả bài viết trích dẫn đánh giá của một
chuyên gia thuộc tập đoàn tài chính quốc tế Morgan Stanley Investment
Management : « Các lãnh đạo Việt Nam không có được tầm mức chuẩn bị
cũng như năng lực để đối mặt với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài đổ vào
Việt Nam trong thập kỷ vừa qua ».
Giáo Hoàng kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng tự do tôn giáo
Noel, chủ đề không thể vắng trong các báo Pháp ra hôm nay. Với Le
Figaro, đây là dịp để nói về tự do tôn giáo. Trang nhất của nhật báo
chạy tựa lớn « Tự do tôn giáo- Lời kêu gọi của Giáo Hoàng Benedicto 16 với Trung Quốc ».
Le Figaro chú ý tới trong thông điệp hàng năm Urbi - Orbi nhân lễ
Noel, Đức Giáo Hoàng gửi đến các lãnh đạo cộng sản Trung Quốc lời kêu
gọi tôn trọng tôn giáo.
Theo Le Figaro, hôm qua 25/12, Đức Thánh cha đã gửi đến thế hệ lãnh
đạo mới của Trung Quốc lời kêu gọi hãy đối thoại với 5,7 triệu tín đồ
Công giáo (đây chỉ là con số thống kê chính thức của chính quyền).
Những người Công giáo Trung Quốc đang bị chia rẽ giữa một bên là Giáo
hội chính thống nằm dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản và một bên là
Giáo hội « thầm lặng » chỉ tuân thủ theo Tòa Thánh Vatican, nhưng lại đang phải chịu đựng sự truy bức thường xuyên của chính quyền.
Le Figaro đặt ra một lọat câu hỏi : Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao về lời cầu chúc công khai gửi đến các vị « tân lãnh đạo
» Trung Quốc của Giáo Hoàng Benedicto 16 trong thông điệp Urbi-Orbi
trong ngày Noel. ? Chế độ Bắc Kinh sẽ nghe lời kêu gọi can đảm và hiếm
hoi về tự do tôn giáo ở Trung Quốc được Giáo Hoàng đưa ra từ ban công
nhà thờ Thánh Saint –Pierre này như thế nào ?
Nguyên văn lời kêu gọi với chính quyền Trung Quốc được Le Figaro trích lại như sau « Cầu
cho vị Vua của hòa bình hãy hướng nhìn về các lãnh đạo mới của nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với những trách nhiệm cao đang chờ họ. Tôi
mang rằng đó là trách nhiệm tôn trọng các tôn giáo, sao cho tôn giáo có
thể góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội đoàn kết, vì lợi ích của
nhân dân mình và của thế giới ».
Theo Le Figaro, lời kêu gọi trên sẽ ghi lại trong sách sử của Tòa
Thánh, nhưng Giáo Hoàng, người hiểu quá rõ tình hình tôn giáo ở Trung
Quốc, cũng không trông mong sẽ có sự phúc đáp về chính trị từ phía Bắc
Kinh.
Vẫn trong khuôn khổ đề tài này, Le Figaro có một bài viết khác với hàng tựa : « Bắc Kinh không chịu nới lỏng chi phối người Công giáo ».
Theo bài báo, căng thẳng giữa Vatican và Bắc Kinh không phải là điều
gì mới. Quan hệ ngoại giao giữa hai bên đã bị cắt đứt từ năm 1951. Chỉ
bắt đầu từ năm 2000, hy vọng bình thường hóa quan hệ giữa hai Nhà nước
này mới được khởi động, nhưng con đường có vẻ vẫn còn dài. Nếu như Giáo
Hoàng Benedicto coi hồ sơ Trung Quốc là một trong những ưu tiên thì căng
thẳng giữa Vatican và Bắc Kinh vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng
trong năm 2012 bởi những vụ tấn phong các linh mục Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh vẫn đặt mọi hoạt động của Công giáo Trung Quốc trong « Hiệp hội những người Công giáo yêu nước
». Hiệp hội này lại nằm trong sự chỉ đạo của Ban tôn giáo trung ương.
Những ai không tuân thủ cơ cấu nói trên đều bị coi là bất hợp pháp.
Chính vì thế mới xảy ra những chuyện như linh mục được chính quyền tấn
phong thì Vatican không công nhận, ngược lại, việc phong chức của
Vatican cho linh mục Trung Quốc thì cũng bị chính quyền phản đối, coi đó
là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Đối với Le Figaro, sự phát triển cộng đồng Công giáo trong điều kiện như vậy đã làm nảy sinh ra Giáo hội « thầm lặng
». Các con số thống kê chính thức của chính quyền ghi nhận có 5,7 triệu
tín đồ. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này có thể lên tới 12 triệu
ngườ,i bởi những tín đồ thuộc giáo hội « ngoài quốc doanh » không được thừa nhận, trong khi họ có ở khắp các tỉnh thành của Trung Quốc.
Chính quyền trung ương vẫn luôn để mắt chăm chú đến mọi hoạt động tôn
giáo. Bắc Kinh vẫn coi tôn giáo là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với quyền
lực tuyệt đối của đảng Cộng sản. Bằng chứng, hồi giữa tháng 12, nhật
báo Washington Post đã cho công bố một trích đoạn công văn của chính
quyền đề hồi tháng 5/2011, do tổ chức phi chính phủ ChinaAid có trụ sở
tại Hoa Kỳ cung cấp. Nội dung công văn trên kêu gọi phải đấu tranh « chống
lại các thế lực thù địch ở nước ngoài đang tập trung vào tôn giáo để
xâm nhập đất nước và theo đuổi những mục tiêu chính trị nhằm phương Tây
hóa và chia rẽ Trung Quốc ».
Tờ báo kết luận, như vậy, chính quyền Trung Quốc không hề muốn nới
lỏng việc chi phối toàn bộ của họ với tôn giáo, một vấn đề vẫn còn rất
nhạy cảm.
Tự thiêu, cuộc kháng chiến của người Tây Tạng
Vẫn liên quan đến Trung Quốc, báo Le Monde trở lại với những vụ tự thiêu của người Tây Tạng qua bài phóng sự mang tựa đề « Du hành về miền Tây Tạng bị truy bức, trên con đường của những người tự thiêu ».
Phóng viên của Le Monde đã thực hiện bài phóng sự dài trong một
chuyến đi về Cam Túc, một tỉnh có đông người Tây Tạng sống, để tìm hiểu
về những hành động phản kháng và tuyệt vọng của người Tây Tạng đang ngày
càng nhiều.
Tác giả bài báo đã đến vùng tự trị của người Tây Tạng ở phía nam tỉnh
Cam Túc, nơi từ tháng 10 đến nay đã xảy ra 15 vụ tự thiêu. Điều đặc
biệt, những người tự thiêu đều không phải các sư sãi. Họ, những người
thế tục bình thường, là những nông dân và cả vài học sinh. Tác giả kể
lại, tại một làng nhỏ nằm cách không xa thị trấn Amchok, một người nông
dân chăn nuôi 35 tuổi đã để lại lá thư tuyệt mệnh trước khi tự thiêu tại
khu vực mỏ vàng ở cách nhà anh vài cây số. Lá thư cầu mong cho Đức Đạt
Lai Lạt Ma trở về, cầu mong cho Ban Thiền Lạt Ma, một vị chức sắc cao
thứ 2 của Phật giáo Tây Tạng bị Bắc Kinh bắt giữ từ nhỏ, sớm được trả tự
do, và anh còn cầu mong người ta chấm dứt bóc lột tài nguyên của người
Tây Tạng nữa….
Đó chính là nguyện vọng và cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ tự
thiêu của người Tây Tạng được bùng lên từ năm 2008, sau khi những cuộc
biểu tình của họ khắp vùng bị dập tắt trong bạo lực.
Để lý giải cho những hành động tuyệt vọng của người Tây Tạng, tác giả
trích dẫn bài viết của ông Vương Lực Hùng, một trí thức Trung Quốc
nghiên cứu về những vấn đề Tây Tạng. Từ năm 2000, ông đã kêu gọi chính
quyền Bắc Kinh đối thoại với Đạt Lai Lạt ma. Ông cũng đã nhận thấy
người Tây Tạng rơi vào tuyệt vọng bởi họ luôn cảm thấy bị tước đoạt mọi
thứ, từ văn hóa, tôn giáo đến kinh tế. Học giả Vương Lực Hùng viết : « Nếu người Tây Tạng có được những phương cách cho phép bày tỏ sự bất bình một cách bình thường
thì họ sẽ sử dụng. Năm 2008, họ đã xuống đường biểu tình, nhưng chính
quyền Trung Quốc dẹp phong trào đó. Họ chuyển sang phản kháng cá
nhân.Thế nhưng, một cá nhân kêu gào đơn lẻ với khẩu hiệu hay phân phát
truyền đơn sẽ có tác dụng rất yếu và họ sẽ bị bắt ngay lập tức. Chỉ có
cách tự thiêu thì những người đó mới tạo sự khác biệt và từ đó tự thiêu
trở thành một hành động phản kháng có hiệu quả nhất ». Theo nhà
nghiên cứu này thì giờ đây, mọi người Tây Tạng đã nhận thấy tác động của
hành động tự thiêu và ngày càng có nhiều người tìm đến phương cách phản
kháng này.
Để ngăn chặn làn sóng tự thiêu, chính quyền Bắc Kinh gần đây đã đưa
ra những biện pháp trừng phạt mới hà khắc hơn đối với người tự thiêu
cũng như người hỗ trợ hành động này. Tuy nhiên các biện pháp như vậy chỉ
có tác dụng tạm thời.
Qua các làng mạc, thôn xóm ở tỉnh Cam Túc, nơi làn sóng đã rộ lên
trong tháng trước, tác giả cảm thấy một không khí ngột ngạt của sự kiểm
soát của các lực lượng an ninh ở khắp mọi nơi. Các camera theo dõi được
đặt trong các khu phố chính của thị trấn và trước từng lối vào các ngôi
chùa. Nhân viên an ninh chìm nổi rải khắp nơi.Tối đến sau 22 giờ là lệnh
giới nghiêm, người Hán ra đường thì không sao, nhưng bất kỳ người Tây
Tạng nào ra khỏi nhà là bị theo dõi, kiểm tra giấy tờ. Người dân trong
vùng lân cận khu tự trị Tây Tạng rất khó đến được Lhassa vì mạng lưới
kiểm tra kiểm soát gắt gao và phải có một đống giấy thông hành khác nhau
do chính quyền cấp.
Đe dọa, theo dõi là những việc làm thường trực trong khắp các vùng có
người Tây Tạng sinh sống, người ta có thể bị công an địa phương bắt đi
bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Nhưng những cố gắng của chính quyền vẫn
không thể dập tắt làn sóng ngầm phản kháng của người Tây Tạng. Các vụ tự
thiêu cũng như gia đình của người tự thiêu vẫn nhận được sự ủng hộ về
tinh thần cũng như vật chất của người dân trong vùng, trong đó có cả
những người không phải dân Tây Tạng, thậm chí của cả một số công chức
chính quyền.
Cuộc kháng chiến của người Tây Tạng đang ngày càng được ghi nhận là
một cuộc đấu tranh vì tự do. Hành động tự thiêu của cá nhân là vì tự do
cho mọi người khác.
Tunisia: Tài sản gia đình Ben Ali được đem đấu giá
Mục kinh tế của báo Libération hôm nay dành một bài viết đáng chú ý
về cuộc triển lãm bán đấu giá khối tài sản xa hoa của gia đình cựu tổng
thống độc tài Tunisia, Ben Ali, bị nhân dân vùng lên lật đổ trong cuộc
cách mạng Mùa xuân Ả Rập.
Hội chợ chưa từng có này bắt đầu từ hôm Chủ nhật (23/12) bày bán một
phần trong số đồ dùng xa hoa của gia đình nhà Ben Ali vơ vét của nhân
dân trong thời gian cai trị đất nước, bị chính quyền mới tịch thu.
Người ta thấy trong các mặt hàng được bày bán có từ hàng chục chiếc
xe loại siêu sang với giá từ vài trăm nghìn đến cả hàng triệu đô la của
các thành viên gia đình nhà Ben Ali, đến những vật dụng xa xỉ hàng ngày
của vợ chồng con cái nhà Ben Ali như giầy, túi xách, đồng hồ, tranh
tượng trang trí, thảm …. Đây mới chỉ là một phần rất nhỏ trong số tài
sản của nhà Ben Ali bị chính quyền mới tịch thu.
Dự kiến hội chợ bán đấu giá này sẽ thu về khoảng 10 triệu đô la. Số
tiền này sẽ được xung vào ngân sách Nhà nước dành cho phát triển các
vùng. Như vậy là sau 2 năm lật đổ ben Ali, người Tunisia bước đầu thu
hồi lại những gì họ bị bóc lột trong chế độ độc tài.
THƠ NGUYỄN KHÔI
CHIỀU XUỐNG SÀI THÀNH
Nhà thơ NGUYỄN KHÔI sinh ngày : 26.12.1938 ,đến ngày 26.12.2012
Vừa tròn 75 mùa xuân.
Lengoctrac.com trân trọng CHÚC MỪNG Nhà thơ NGUYỄN KHÔI .
Kính chúc nhà thơ của chúng ta sức khỏe,viết khỏe,viết hay hơn thời còn trẻ.
Nhân dịp mừng thọ nhà thơ NGUYỄN KHÔI tròn 75 xuân,lengoctrac.com xin giới thiệu cùng các bạn mấy dòng thơ "Tự thọ" của NGUYỄN KHÔI :
Chẳng ai chúc mình, mình tự chúc
75 xuân cũng đã quá (già) rồi ?
Hành trang chuẩn bị lên Tiên giới
Túi thơ + bầu rượu nhẩn nha chơi...
Thơ Mùa Giáng sinh :
EM-THIÊN THẦN CỦA CHÚA
VẲNG TIẾNG ĐÀN BẦU
VIẾNG MỘ KARL MARX
--------------
Kính chào cụ Marx (nằm đây),
Đã hơn thế kỷ tung bay cờ hồng
Một lời kêu gọi Công Nông
Diệt xong Tư Bản...rồi "không có gì" ?
*
Mộ Người vắng ngắt (i xì)
Mới hay "không tưởng"...làm nguy loài người
Viếng Người , có Bố Con tôi
Cưỡi Dolla vượt biển trời sang thăm...
*
Thôi , chào Karl Marx yên nằm
Tương lai Tư Bản "thị trường" tiến lên
Thế gian còn lắm đảo điên
Thôi nằm yên, hãy nằm yên - hỡi Người !
Nghĩa trang Highgate -Lon don 14-4-2007
Nguyễn Khôi (Việt Nam) - kính viếng...
(Tặng : Bopha Ngọc Bích)
-----------
Chiều xuống Sài Thành chỉ có em
Mưa rơi trêm mái phố êm đềm
Cầm chùm vải đỏ mà rơi lệ
Ngỡ mình đang ở Lệ chi Viên ?
Chiều xuống Sài Thành chỉ có em
Ai kia thơ thẩn dạo bên thềm
Ai đi vô vọng trong tâm tưởng
Cầu Trời bên ấy được bình yên...
Chiều xuống Sài Thành chỉ
có em
Đường phố dòng người cuốn như điên
Xe vẫn đèo em...thôi, xếp xó
Xe này tâm sự cũng triền miên
Chiều xuống Sài Thành chỉ có
em
Nắng xế bên trời ánh chiều nghiêng
Em đi...chẳng biết về đâu nữa
Ai người như gọi phía trời biên ?
Chiều xuống Sài Thành chỉ có em
Tóc xanh má thắm thẹn cùng duyên
Hàng Me sóng bước, em lẻ bước
Anh ở phương trời nhớ hay quên ?
Sài Gòn , hè 1990
Nguyễn Khôi
CHÚC MỪNG NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI
CHÚC MỪNG NHÀ THƠ NGUYỄN
KHÔINhà thơ NGUYỄN KHÔI sinh ngày : 26.12.1938 ,đến ngày 26.12.2012
Vừa tròn 75 mùa xuân.
Lengoctrac.com trân trọng CHÚC MỪNG Nhà thơ NGUYỄN KHÔI .
Kính chúc nhà thơ của chúng ta sức khỏe,viết khỏe,viết hay hơn thời còn trẻ.
Nhân dịp mừng thọ nhà thơ NGUYỄN KHÔI tròn 75 xuân,lengoctrac.com xin giới thiệu cùng các bạn mấy dòng thơ "Tự thọ" của NGUYỄN KHÔI :
Chẳng ai chúc mình, mình tự chúc
75 xuân cũng đã quá (già) rồi ?
Hành trang chuẩn bị lên Tiên giới
Túi thơ + bầu rượu nhẩn nha chơi...
Thơ Mùa Giáng sinh :
EM-THIÊN THẦN CỦA CHÚA
"Em hiền như Masoeur"
-thơ NTN
--------
Gặp em ở Giáo đường
Tôi tin là có Chúa
Em xòa cánh Thiên Thần
Đẹp xinh nàng trinh nữ.
Rồi đi qua bom lửa
Ngỡ thân mình nát tan
Có em bay xuống đỡ
Ôi Masoeur dịu
hiền.
Cuộc đời như Thần Tiên
Trên Thiên Đường xa ngái
Nỗi buồn đau phàm trần
Có tình em hóa giải.
Noel- trời đêm tối
Tôi ngồi đối
diện tôi
Trong lòng tôi có Chúa
Thiên Thần Em ngời ngời...
Hà Nội 20-12-2012
Nguyễn KhôiVẲNG TIẾNG ĐÀN BẦU
"Chữ nghèo chẳng dễ hiểu đâu
Xa sâu như tiếng đàn Bầu trong đêm"
- Lý Phương Liên
---------
Đàn Bầu vẳng tiếng phiêu diêu
Một dây tưng tửng bao nhiêu là tình
Mình nghe mình thấu đời mình
Cái duyên quê kiểng tỉnh tinh phận nghèo
*
Ai không có lúc bị nghèo ?
"Ăn chia tem phiếu" (1) đói meo một thời
Lương còm, xài "Lý tưởng" thôi
Tương lai xa tít chân
trời Liên Xô (2)
Giao thừa thưởng thức "tiếng Thơ" (3)
Đàn Bầu thánh thót lửng lơ bổng trầm
Nhớ quê , chẳng thể về thăm
Kiến bò bụng Lép ...âm thầm thương ai
Đường đi bom đạn dặm dài
Những mong đỡ khổ : ngày mai Hòa Bình...
*
Bây giờ sống đã vung vinh
"Thị trường" rộng mở...đâu mình với ta
Nhà giầu thả sức xa hoa
Dân đen nheo nhóc...nhẩn nha tối ngày.
Bây giờ tay chẳng bắt tay
Mặt vênh phố thị, ngâu vầy dáng quê.
*
Đàn Bầu ai gảy ai nghe
Gió lùa nhà
trống...tái tê tiếng đàn...(4)
------
(1) Thời bao cấp "XHCN" (xếp hàng cả ngày)
(2) Liên Xô -CCCP (cho các cháu phá)
(3) nghe Thơ chúc tết...
(4) tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
Quê , mùa đông bão Giá & Lạm phát- 2011
Chùm thơ viết ở Nghĩa trang Highgate :
"Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa"
- Đặng Dung
*1- VỚI KARL MARX
Vô sản liên hiệp lại
Trăm triệu người "hi sinh"
Trong ngĩa trang Highgate
Marx trầm tư một mình.
*2- VỚI LÉNINE
Lưỡi lê vọt máu đỏ
Dựng Xô viết công nông
75 năm sụp đổ
Tung bay cờ Sa Hoàng.
*3-VỚI STALINE
Ku lắc: treo cổ hết
Bạch vệ : bắn tan thây
Berlin xây tường thép
Cờ búa liềm tung bay.
*4-VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG
Ngọn súng đẻ chính quyền
Bóp bụng làm Gang thép
Trấn cửa Thiên an môn
Chục triệu dân Tàu chết.
*5- VỚI HÔ-NẾCH-CƠ
Tường Berlin đã vỡ
Chẳng còn chốn nương thân
-Chạy đâu các Đồng chí ?
Lạy Chúa ! bước đường cùng...
*6- VỚI KHƠ-RÚT-SỐP
Tất cả phải "xét lại" !
Staline tội đồ !
-Các đồng chí : hạ bệ
Cho ông về ở quê.
*7-VỚI GORBACHOV
"Đảng" - tuyên bố : giải tán
Tổng thống thay Bí thư
"Nhà phá hủy vĩ đại"
Xóa sổ - ôi Liên Xô !
*8- VỚI I A RU DEN SKI
Thôi...chuyển đổi "toàn trị"
Sang Cơ chế thị trường
Xây Xã hội Dân chủ
Vào E C...tiến lên !
*9- VỚI TONY BLAIR (1)
Mười năm làm Thủ tướng
Đưa nước Anh tiến lên
Cùng Bush đánh Iraq
Mất điểm...mà vẫn "hên"
----
(1) vừa từ chức 27-6-2007
Lon don 25-27/6/2007
Nguyễn Khôi- cảm tác...
"Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa"
- Đặng Dung
*1- VỚI KARL MARX
Vô sản liên hiệp lại
Trăm triệu người "hi sinh"
Trong ngĩa trang Highgate
Marx trầm tư một mình.
*2- VỚI LÉNINE
Lưỡi lê vọt máu đỏ
Dựng Xô viết công nông
75 năm sụp đổ
Tung bay cờ Sa Hoàng.
*3-VỚI STALINE
Ku lắc: treo cổ hết
Bạch vệ : bắn tan thây
Berlin xây tường thép
Cờ búa liềm tung bay.
*4-VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG
Ngọn súng đẻ chính quyền
Bóp bụng làm Gang thép
Trấn cửa Thiên an môn
Chục triệu dân Tàu chết.
*5- VỚI HÔ-NẾCH-CƠ
Tường Berlin đã vỡ
Chẳng còn chốn nương thân
-Chạy đâu các Đồng chí ?
Lạy Chúa ! bước đường cùng...
*6- VỚI KHƠ-RÚT-SỐP
Tất cả phải "xét lại" !
Staline tội đồ !
-Các đồng chí : hạ bệ
Cho ông về ở quê.
*7-VỚI GORBACHOV
"Đảng" - tuyên bố : giải tán
Tổng thống thay Bí thư
"Nhà phá hủy vĩ đại"
Xóa sổ - ôi Liên Xô !
*8- VỚI I A RU DEN SKI
Thôi...chuyển đổi "toàn trị"
Sang Cơ chế thị trường
Xây Xã hội Dân chủ
Vào E C...tiến lên !
*9- VỚI TONY BLAIR (1)
Mười năm làm Thủ tướng
Đưa nước Anh tiến lên
Cùng Bush đánh Iraq
Mất điểm...mà vẫn "hên"
----
(1) vừa từ chức 27-6-2007
Lon don 25-27/6/2007
Nguyễn Khôi- cảm tác...
VIẾNG MỘ KARL MARX
--------------
Kính chào cụ Marx (nằm đây),
Đã hơn thế kỷ tung bay cờ hồng
Một lời kêu gọi Công Nông
Diệt xong Tư Bản...rồi "không có gì" ?
*
Mộ Người vắng ngắt (i xì)
Mới hay "không tưởng"...làm nguy loài người
Viếng Người , có Bố Con tôi
Cưỡi Dolla vượt biển trời sang thăm...
*
Thôi , chào Karl Marx yên nằm
Tương lai Tư Bản "thị trường" tiến lên
Thế gian còn lắm đảo điên
Thôi nằm yên, hãy nằm yên - hỡi Người !
Nghĩa trang Highgate -Lon don 14-4-2007
Nguyễn Khôi (Việt Nam) - kính viếng...
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 242
Sunday, October 16, 2016
TƯỞNG NĂNG TIẾN - NGƯỜI BUÔN GIÓ - ĐÔNG PHUNG VIỆT
Thursday, December 27, 2012
TƯỞNG NĂNG TIẾN * DƯỚI CHÂN TƯỢNG BÁC ĐĨ NHIỀU HƠN DÂN
Dưới Chân Tượng Bác
TƯỞNG NĂNG TIẾN
Ở xứ ta, xem ra, người thực sự (và duy nhất) hiểu thấu tâm hồn đơn sơ của Bác chính là nhà thơ Tố Hữu:
Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Kỳ dư, không ai thấy được bản tính “khiêm tốn nhường ấy” ấy của Bác nên thiên hạ đã dựng cả đống tượng đồng phơi những lối mòn (tá lả) khắp mọi nơi – theo như ghi nhận của phóng viên Lý Trực Dũng:
“Chỉ trong khoảng 15 năm gần đây đã xuất hiện tới hàng trăm
tượng đài trên cả nước. Có địa phương còn lên kế hoạch sẽ xây dựng cả
trăm tượng đài sắp tới… Khó có thể tìm thấy một nước thứ hai trên thế
giới có phong trào xây dựng tượng đài ào ạt trong một thời gian ngắn như
vậy bằng 100% ngân sách nhà nước như Việt Nam. Công chúng
đương thời thì bàng quan, thờ ơ với ‘tượng đài’, thứ mà Nhà nước đang
hào phóng ban phát cho họ bằng tiền thuế của họ.”
Tuy thế, pho tượng của Người – đặt tại cần Thơ, vào năn 1976 –
vẫn được cả nước nhắc đến luôn, qua hai câu ca dao (vô cùng ) duyên
dáng vào Thời Cách Mạng:
Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân!
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Lao Động
Cái số “nhiều” này, ngó bộ, không được người dân địa phương tán
thưởng hay hãnh diện gì cho lắm – theo như tường thuật của ký giả Hoàng Văn Minh, trên báo Lao Động, vào hôm 3 tháng 12 năm 2012:
“Cần Thơ ‘chết tên’ vì gái bán dâm ... Một lãnh đạo
thành phố Cần Thơ ta thán:‘Ra ngoài, chúng tôi xấu hổ không dám ngẩng
mặt lên bởi cả nước ai cũng nghĩ là Cần Thơ của chúng tôi... xuất khẩu
gái mại dâm ......”
“Tại sao các tỉnh miền Tây lại có nhiều phụ nữ làm nghề ‘em ở
Cần Thơ’ đến thế? Từ cán bộ tỉnh cho đến cán bộ ấp, ai cũng nhìn tôi lắc
đầu ‘chịu’, không biết nói làm sao...”
Nói cho đúng ra là xui thôi, chớ chả “làm sao” cả. Bác vốn nổi tiếng là một người cần kiệm, suốt đời chỉ đi dép râu, hút thuốc Điện Biên, mong manh áo vải, và khi vớ rách thì xoay chỗ rách vào bên trong chớ (nhất định) không thay cái khác.
Dựng tượng một ông già hà tiện tới cỡ đó (ngay giữa lòng Tây Đô) thì làm sao mà người dân miền Tây khá lên
cho được, hả Trời? May mà cái “huông” của ku Nghệ vừa mới được “dời”
qua nơi khác, từ Tây Đô lên tuốt Tây Nguyên – theo như tường trình mới
đây của nhà báo Hoa Lư, trên Tuổi Trẻ Online:
“Tối 9-12, tại TP Pleiku (Gia Lai) đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên... Tượng
đài Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên được khởi công xây dựng tháng
10-2010 tại quảng trường Đại đoàn kết, TP Pleiku. Tượng Bác cao 10,8m
đặt trên bệ cao 4,5m được đúc bằng chất liệu đồng. Phía sau và hai bên
tượng Bác là phù điêu bằng đá tự nhiên có chiều dài 58m, cao 11m, hình
vòng cung với nhiều cánh sen, thể hiện nét đẹp văn hóa các dân tộc Tây
nguyên như nhà rông, rượu cần, cồng chiêng...Tổng kinh phí xây dựng công
trình là 230 tỉ đồng.”
Thạch thư toàn văn bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam. Ảnh: baovanhoa.vn
Cái ông Hoa Lư này, rõ ràng, là
một người đểnh đoảng. Viết báo gì mà từ hình ảnh đến bài vở đều
copy của thiên hạ hết trơn; đã vậy, còn làm ẩu tả và thiếu sót nữa.
Thằng chả quên ghi chi tiết quan trọng này: dưới chân tượng Bác có bức
thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số Miền
Nam – được khắc trên một khối đá granite rộng 3m, cao 4,2m, dày 2,5m,
nặng hơn 135 tấn – nguyên văn như sau:
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số!
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số!
Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ. Tiếc vì đường xá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Trước kia chúng ta đều xa cách nhau, một là thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi dục để chia rẽ chúng ta.
Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ”để chăm sóc cho tất cả đồng bào.
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta, vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.
Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.
Xin chúc Đại hội thành công.
Lời chào thân ái
HỒ CHÍ MINH
Thư Bác viết đã hơn nửa thế kỷ qua mà đọc (lại) vẫn cứ muốn rơi nước mắt:“Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.”
Coi: lúc đói thì Cô Gái Pako “con
cháu Bác Hồ, gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến, gạo ngàn cân em gùi
ra chiến trường. Bộ đội giải phóng ơi yên tâm mà đánh thắng giặc Mỹ.” Mỹ cút rồi thì con cháu của cô gái Pako hàng ngày phải vượt sông Poko bằng dây cáp – theo như lời của hai nhà báo Trí Tín và Sơn Nguyễn:
“Người dân đã phải góp nhau 3
triệu đồng để làm hai đường cáp chạy song song, một dây đi và một dây
về. Một bên này cao thì bên kia phải thấp, nên khi lắp ròng rọc vào sẽ
tự động chạy một mạch tuồn tuột sang bên kia bờ trong chớp nhoáng. Không
chỉ nông lâm sản được vận chuyển qua sông bằng dây cáp, mà hầu hết trẻ
em bên kia sông đều phải đi qua dây cáp để đến trường.”
Ảnh: vnexpress.net
Bức thư thượng dẫn cũng đã được in thành 376. 000
bản – trên giấy láng cứng, nền hoa văn đẹp – nếu để ý sẽ thấy chỉ
qua một câu ngắn mà hai chữ “chúng ta” được Bác nhắc đi nhắc lại đến
ba lần:
“Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của
chúng ta, vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để
giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.”
Tuy thế, ngay sau khi thâu tóm được cả giang sơn thì Chính Phủ tạo một đường ranh rất rõ giữa chúng ta và chúng nó – theo như nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc:
“Từ sau năm 1975, đối với Tây Nguyên chúng ta có hai chủ trương chiến lược:
Xây dựng Tây Nguyên thành một địa bàn vững chắc về an ninh và quốc phòng.
Xây dựng Tây Nguyên thành một vùng trọng điểm kinh tế của cả nước.
Để thực hiện chủ trương chiến lược đó, đã :
Tăng cường lực lượng lao động lớn cho Tây Nguyên bằng cách tiến
hành một cuộc đại di dân chưa từng có, chủ yếu từ đồng bằng châu thổ
sông Hồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên...
Tổ chức toàn bộ Tây Nguyên thành các đơn vị kinh tế lớn... Toàn
bộ đất và rừng ở Tây Nguyên được quốc hữu hoá, được lấy giao cho các
binh đoàn làm kinh tế, các LHXNLCN, các nông trường, lâm trường, và giao
cho dân di cư từ đồng bằng lên. Người bản địa chỉ còn phần đất thổ cư
và một ít đất làm rẫy.”
Hệ quả, hay nói đúng ra là hậu quả của “hai chủ trương chiến lược”
này, vẫn theo ghi nhận của Nguyên Ngọc – có những chữ in đậm, trong
nguyên bản – như sau:
“Dân số Tây Nguyên tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn...
Đầu thế kỷ XX, các dân tộc bản địa chiếm 95% dân số. Đến năm 1975, tỷ
lệ này là 50%. Hiện nay người bản địa chỉ còn 15-20% trên toàn địa
bàn...
Sự tan vỡ của làng Tây Nguyên. Từ sau năm 1975, quyền sở hữu
tập thể truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng nghiểm
nhiên bị xoá bỏ, tất cả đất và rừng đều bị quốc hữu hoá. Như đã thấy ở
trên, quyền sở hữu này chính là nền tảng vật chất, kinh tế của làng ; bị
bứng mất đi nền tảng này, làng, tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên,
tất yếu tan vỡ...
Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng. Cho đến nay, trừ một vài
vùng nhỏ như một ít khu vực quanh núi Ngok Linh, vùng Komplong..., có
thể nói về cơ bản rừng Tây Nguyên đã bị phá sạch, hậu quả về nhiều mặt
không thể lường.
Người bản địa bị mất đất. Việc mất đất, không phải trong một
xã hội bình thường mà là từ tay người dân tộc bản địa sang tay người
nơi khác đến là người Việt, đã khiến vấn đề đất đai trở thành vấn đề dân
tộc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp của sự mất ổn định nghiêm trọng
đã và đang diễn ra ở Tây Nguyên.
Văn hoá Tây Nguyên bị mai một. Việc mất rừng, tan vỡ của
làng, cơ cấu dân cư bị đảo lộn lớn và đột ngột, người bản địa bị mất đất
và mất gốc rễ trở thành lang thang trên chính quê hương ngàn đời của
mình... tất yếu đưa đến đổ vỡ về văn hoá.”
Tất cả mọi mất mát và đổ vỡ này được Nhà Nước bù đắp bằng ...
một pho tượng Bác, trị giá 230 tỉ đồng. Số tiền đủ để bắc ít nhất
là 230 chục cái cầu, chấm dứt tình trạng đu dây cáp hay bơi qua sông
đến trường, và ngăn được những tai nạn đắm đò xẩy ra hàng năm – nơi
những buôn làng heo hút.
Rõ ràng những lời nói tử tế, theo kiểu mật ngọt chết ruồi (Đồng
bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và
các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt) Bác và Đảng chỉ đặt dưới chân – để làm bàn đạp, khi cần. Ở
Tây Đô hay ở Tây Nguyên đều cũng thế thôi. Trước đã thế và nay vẫn
vậy.
Câu hỏi đặt ra là tình trạng “vẫn vậy” sẽ kéo dài được thêm được
bao lâu nữa khi mà nhà đương cuộc Hà Nội – xem ra – hoàn toàn không
học hỏi được gì sau những biến động vào năm 2001, 2004 xẩy ra ở Tây Nguyên, và 2011 ở Mường Nhé.
Theo AP,
phát đi vào ngày 12 tháng 12 năm 2012 thì “Việt Nam vừa kết án bốn
người Hmong tổng cộng 19 năm tù vì tội âm mưu lật đổ chính quyền,
với bằng chứng buộc tội là bốn bộ quân phục và một ... cương lĩnh
chính trị.”
Tranh: Babui
Tiếp tục xây dựng tượng đài cùng với nhà tù, có lẽ, là phương cách
duy nhất mà những người cộng sản có thể nghĩ ra để bảo vệ chế độ
trong lúc cùng quẫn. Tất nhiên, đây không phải là phương cách tối
ưu. Những tượng đài của Stalin, Lenin, và Mao Trạch Đông .. bị giật đổ
ngổn ngang khắp nơi minh đã chứng cho điều đó. Những “tượng đồng phơi
những lối mòn” của Bác, rồi ra, cũng sẽ cùng chung số phận thôi.
NGUYỄN HƯNG QUỐC * NGƯỜI VIỆT NAM TẠI ÚC
Bức tranh Úc: Người Việt
Nguyễn Hưng Quốc
Hiện nay, có khoảng gần bốn triệu người Việt Nam đang sống rải rác trên hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Nhiều nhất là ở Mỹ (theo cuộc điều tra dân số năm 2010 là 1.548.449 người); kế tiếp là Cambodia (khoảng trên 700.000 người; chiếm 5% dân số cả nước); Pháp (khoảng 300.000 người); Trung Quốc (khoảng 280.000 người); Đài Loan (khoảng 190.000 người, bao gồm khoảng 80.000 công nhân lao động và 110.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan). Úc đứng vào hạng thứ 6 với 185.000 người; cao hơn Canada, hạng thứ 7, một chút (180.000 người).
Bảng liệt kê do Tiến sĩ Long S. Lê biên soạn dưới đây có thể giúp chúng ta có cái nhìn tương đối bao quát về tình hình di trú của người Việt ở hải ngoại.
Nhiều nhất là ở Mỹ (theo cuộc điều tra dân số năm 2010 là 1.548.449 người); kế tiếp là Cambodia (khoảng trên 700.000 người; chiếm 5% dân số cả nước); Pháp (khoảng 300.000 người); Trung Quốc (khoảng 280.000 người); Đài Loan (khoảng 190.000 người, bao gồm khoảng 80.000 công nhân lao động và 110.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan). Úc đứng vào hạng thứ 6 với 185.000 người; cao hơn Canada, hạng thứ 7, một chút (180.000 người).
Bảng liệt kê do Tiến sĩ Long S. Lê biên soạn dưới đây có thể giúp chúng ta có cái nhìn tương đối bao quát về tình hình di trú của người Việt ở hải ngoại.
Khác với Pháp, nơi lịch sử di dân của người Việt bắt đầu khá sớm, nhiều nhất là ở thời điểm bắt đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai - lúc chính phủ Pháp ào ạt tuyển lính Việt Nam để đánh nhau với Đức, Úc, cho đến năm 1975, vẫn còn khá xa lạ với người Việt Nam. Trước biến cố tháng 4/1975, trên cả nước Úc, chỉ có khoảng 700 người Việt sinh sống, bao gồm ba thành phần chính: sinh viên du học, phụ nữ Việt lấy chồng Úc, và một số trẻ mồ côi được các gia đình Úc nhận nuôi.
Ngay sau khi miền Nam bị sụp đổ, số người Việt tại Úc bỗng tăng vọt. Từ năm 1976 đến 1981, có 56 chiếc tàu với 2.100 người tị nạn đi từ Việt Nam đến thẳng nước Úc. Tuy nhiên, phần lớn các thuyền nhân được nhận định cư tại Úc sau khi đến một quốc gia nào đó gần Việt Nam, như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines. Làn sóng tị nạn đầu tiên được nhập vào Úc là năm 1980 với 12.915 người. Sau đó, số người đến Úc vẫn gia tăng, tuy nhiên, phần lớn qua ngả đoàn tụ gia đình hơn là thuyền nhân từ các trại tị nạn ở các nước láng giềng của Việt Nam.
Dưới đây là bảng thống kê số người Việt Nam định cư tại Úc qua các cuộc điều tra dân số Úc từ năm 1976 đến nay:
Khác với Pháp, nơi lịch sử di dân của người Việt bắt đầu khá sớm, nhiều nhất là ở thời điểm bắt đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai - lúc chính phủ Pháp ào ạt tuyển lính Việt Nam để đánh nhau với Đức, Úc, cho đến năm 1975, vẫn còn khá xa lạ với người Việt Nam. Trước biến cố tháng 4/1975, trên cả nước Úc, chỉ có khoảng 700 người Việt sinh sống, bao gồm ba thành phần chính: sinh viên du học, phụ nữ Việt lấy chồng Úc, và một số trẻ mồ côi được các gia đình Úc nhận nuôi.
Ngay sau khi miền Nam bị sụp đổ, số người Việt tại Úc bỗng tăng vọt. Từ năm 1976 đến 1981, có 56 chiếc tàu với 2.100 người tị nạn đi từ Việt Nam đến thẳng nước Úc. Tuy nhiên, phần lớn các thuyền nhân được nhận định cư tại Úc sau khi đến một quốc gia nào đó gần Việt Nam, như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines. Làn sóng tị nạn đầu tiên được nhập vào Úc là năm 1980 với 12.915 người. Sau đó, số người đến Úc vẫn gia tăng, tuy nhiên, phần lớn qua ngả đoàn tụ gia đình hơn là thuyền nhân từ các trại tị nạn ở các nước láng giềng của Việt Nam.
Dưới đây là bảng thống kê số người Việt Nam định cư tại Úc qua các cuộc điều tra dân số Úc từ năm 1976 đến nay:
Năm kiểm tra dân số
|
Người sinh ở Việt Nam
|
1976
|
2.427
|
1981
|
41.096
|
1986
|
83.028
|
1991
|
121.813
|
2001
|
154.831
|
2006
|
159.850
|
2011
|
185.000
|
Có thể nói, tuy dân số cộng đồng người Việt tại Úc chỉ đứng hàng thứ sáu trên thế giới, tuy nhiên, đó lại là cộng đồng người Việt tị nạn đứng hàng thứ hai, chỉ sau Mỹ, và trên Canada. Nhìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy Úc nhận người tị nạn nhiều hơn bất cứ nước nào khác, trừ Mỹ.
Nước đến định cư
|
Kiểu ra đi
| ||
Bằng tàu hoặc đi bộ
|
ODP (Orderly Departure Program)
|
Tổng cộng
| |
Úc
|
14.70%
|
7.69%
|
11.62%
|
Canada
|
13.66
|
9.67
|
11.9
|
Pháp
|
3.58
|
3.25
|
3.44
|
Mỹ
|
56.26
|
72.89
|
63.57
|
Các nước khác (bao gồm các nước Âu châu, Nhật và New Zealand)
|
11.8
|
6.5
|
9.47
|
Tổng cộng
|
100.00%
|
100.00%
|
100.00%
|
Tuy nhiên, đó chỉ là giai đoạn đầu. Gần đây, như hầu hết các nơi khác, tính chất tị nạn ấy càng lúc càng loãng nhạt dần. Thế vào đó là những người di dân, phần lớn là các sinh viên, sau khi tốt nghiệp, xin ở lại Úc theo diện tay nghề; hoặc là người sang Úc theo diện đoàn tụ gia đình (với con cái hoặc với người phối ngẫu có quốc tịch Úc).
Ví dụ trong tài khóa 2010-2011, có 4.709 người Việt được nhận thường trú tại Úc. Trong số đó, có 1.383 người được nhận vì có tay nghề cao, chiếm 29%; 3.323 người được nhận vì được bảo lãnh, trong đó 2/3 là do người phối ngẫu có quốc tịch Úc bảo lãnh, chiếm 71%. So với các sắc dân khác, số người được bảo lãnh sang Úc chiếm tỉ lệ khá cao (6.1% trên tổng số 54.000 người được nhận từ khắp thế giới); nhưng số người được ở lại vì có tay nghề cao lại thấp, chỉ có 1.2% tổng số di dân.
Ngoài những người có quốc tịch hoặc được thường trú, ở Úc còn có khá nhiều người Việt có visa ngắn hạn. Ví dụ, vào ngày 30 tháng 6 năm 2011, có 16.340 du học sinh Việt Nam tại Úc. Với con số ấy, Việt Nam đứng hạng thứ tư trong tất cả các nước có du học sinh tại Úc. Cũng trong năm 2011, có 23.906 người Việt Nam đến Úc với tư cách du khách. (Xem Country Profile: Vietnam trên trang web của Australian Department of Immigration and Citizenship).
Cộng đồng người Việt tại Úc khá già. Tuổi trung bình là 42.1, cao hơn tuổi tác trung bình của người Úc đến 5 năm. Về phái tính cũng có sự chênh lệch đáng kể: Nữ chiếm 53% trong khi nam chỉ có 47%. Tỉ lệ thất nghiệp là 7.2%, cao hơn mức trung bình của cả nước là 5.2%. Nghề nghiệp chính là lao động chân tay (19%); kỹ thuật viên và buôn bán chiếm 18%; những người có trình độ chuyên môn chiếm 17%.
Người Việt tại Úc, như ở phần lớn các nước khác, có khuynh hướng sống tập trung, gần nhau. Và cũng giống như hầu hết các cộng đồng di dân khác, thích cư ngụ ở những khu vực có mức độ đô thị hóa và kỹ nghệ hóa cao. Hai tiểu bang có đông người Việt nhất cũng là hai tiểu bang lớn nhất nước Úc (New South Wales, 40%; và Victoria, 36%). Ở hai tiểu bang ấy, người Việt thích sống ở hai thành phố lớn nhất (Ở New South Wales là Sydney, và ở Victoria là Melbourne). Rất ít người Việt sống ở các vùng quê, xa trung tâm của thành phố cũng như của tiểu bang.
Ở đâu có đông người Việt nhất định ở đó sẽ có những trung tâm thương mại với các tiệm ăn đủ loại, từ phở đến bún bò, hủ tiếu, cơm tấm sườn bì… và các tiệm tạp hóa, ở đó, hầu như người ta có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết cho các bữa ăn của người Việt. Trước năm 1975, nghe nói nhiều sinh viên du học ở nước ngoài thèm nước mắm độ chỉ muốn bỏ học để quay về Việt Nam. Bây giờ, ở các khu chợ người Việt tại Úc (cũng như ở Mỹ, Canada, Pháp…), hầu như không thiếu một món gì. Có khi còn đa dạng hơn ở Việt Nam. Đa dạng chủ yếu nhờ có nhiều nguồn: Không phải chỉ có hàng nhập từ Việt Nam mà còn có cả hàng nhập nhiều nước Á châu khác. Nhiều nhất là từ Thái Lan.
Và, có lẽ từ nước… lạ nữa.
Không thể tránh được.
Ở đâu có đông người Việt nhất định ở đó sẽ có những trung tâm thương mại với các tiệm ăn đủ loại, từ phở đến bún bò, hủ tiếu, cơm tấm sườn bì… và các tiệm tạp hóa, ở đó, hầu như người ta có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết cho các bữa ăn của người Việt. Trước năm 1975, nghe nói nhiều sinh viên du học ở nước ngoài thèm nước mắm độ chỉ muốn bỏ học để quay về Việt Nam. Bây giờ, ở các khu chợ người Việt tại Úc (cũng như ở Mỹ, Canada, Pháp…), hầu như không thiếu một món gì. Có khi còn đa dạng hơn ở Việt Nam. Đa dạng chủ yếu nhờ có nhiều nguồn: Không phải chỉ có hàng nhập từ Việt Nam mà còn có cả hàng nhập nhiều nước Á châu khác. Nhiều nhất là từ Thái Lan.
Và, có lẽ từ nước… lạ nữa.
Không thể tránh được.
NGƯỜI BUÔN GIÓ * ĐẠI VỆ CHÍ DỊ
Đại Vệ Chí Dị | for everyone |
Đời Vệ Kinh Vương năm thứ hai.
Trộm
cướp công khai hoành hành giữa chợ,bọn cướp phía Nam chặt tay người mà
cướp ngựa. Lũ cướp phía Bắc dùng súng bắn lại quan binh, người bị hại.
Những việc như thế không xảy ra đêm tối mà toàn nhằm vào lúc thanh thiên
bạch nhật.
Năm
ấy nổ kho khí đốt, vỡ đập, nhiều người quẫn bách tự sát. Thật lắm
chuyện quái lạ, thị phi xảy ra. Tiền bạc bỗng trở nên khan hiếm nên
nhiều thương gia phá sản kẻ thành điên loạn, kẻ vào ngục tù. Nợ nần dây
dưa khiến việc đòi nợ dùng bộc phá, dao kiếm xảy ra thường xuyên khiến
cảnh máu đổ, đầu rơi như cơm bữa.
Bên
ngoài biển, giặc Tề hoành hành công khai xâm chiếm lãnh hải, đánh đuổi
tàu Vệ như đuổi bọn trộm vặt rập rình hôi của. Cả nguồn thu lợi mênh
mông của nước Vệ từ biển nay đã không còn nữa.
Nước
Vệ nợ tiền bạc các nước khác ngập cao như núi, chẳng thể trả được, nên
khó lòng vay mượn ở đâu để trang trải , cầm cự qua lúc khó khăn.
Trước
muôn vàn khó khăn đó, nhà Sản chấn chỉnh quan lại, trước là để an dân
sau là tìm người tài trong đám quan lại đứng ra lèo lái đất nước qua
thời quẫn bách.
Họp
cả năm trời nhưng đến lúc tìm được kẻ có tội, định đưa ra xét xử để an
dân. Nào ngờ kẻ ấy trần tình xưa nay làm việc đều do nhà nhà Sản quyết
cả, kẻ ấy chỉ là thi hành thôi, đâu phải kẻ ấy xin hay lo lót làm quan,
chính triều đình ra lệnh cho kẻ ấy phải làm quan. Nghĩ phận mình từ nhỏ
đã theo nhà Sản cho nên chấp hành mà phụng mệnh. Mà năng lực, đức độ
thế nào thì nhà Sản đã biết rõ. Giờ đổ tội cho người lương thiện, há
chẳng phải là nhà Sản thiếu trách nhiệm trong việc dùng người hay sao.
Nhà Sản nghe vạch vòi rõ ràng thế, cũng lấy làm phải, bèn bỏ qua cho yên chuyện.
Ban
tuyên huấn triều đình chỉ thị việc biển đảo phải giữ kín thông tin, nếu
những thông tin từ Tề đưa ra,thì tuyên huấn nước Vệ phải chuyển thể
làm sao cho thành việc nhẹ nhàng. Để bá tính dần làm quen với chuyện
biển đảo bị mất như là chuyện tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, không
có gì là quan trọng. Đồng thời vỗ về dân chúng tập trung vào cày cấy,
sản xuất không được tin lời bọn hủ nho xấu bụng phao tin đồn nhảm về thế
sự.
Kế ấy của tuyên huấn thật là vi diệu, dân tình mười phần bớt xôn xao đến phân nửa.
Bấy
giờ nhà Sản lại rục rịch thu phí xe cộ, đất đai, nâng viện phí, học phí
và nâng giá các nguồn năng lượng...dân tình hốt hoảng nhao sang bàn
cách đối phó như giảm chi tiêu, đi làm thêm... đồng thời bắt bớ thêm một
số người hay nói chuyện thế sự theo cách phê phán triều đình.
Nhờ
thế mà dân chúng không ai màng chuyện triều đình, đất nước ra sao. Nhà
nào nhà nấy chỉ cắm đầu lo xoay sở với khó khăn đến trực tiếp hàng ngày
với nhà mình.
Nước Vệ thanh bình, hạnh phúc quay trở lại, bốn cõi ấm êm
Đấy
là kế sách vĩ đại và hiệu quả nhất mà chỉ có duy nhà Sản mới làm được.
Phàm những triều đại khác trong hoàn cảnh vậy thường sai lầm chọn cách
lề mề, rườm rà như nghiêm minh pháp luât,nâng cao dân trí, làm trong
sạch đội ngũ quan lại, chọn nhân tài ra giúp rập , lắng nghe lời kẻ sĩ
,xiết chặt chi tiêu lễ hội...
Mấy
năm sau người Tề thấy nhà Sản nước Vệ ăn ở hiếu nghĩa, biết giữ gìn hoà
khí, yêu chuộng hoà bình. Tề lấy làm hối hận vì đã cư xử không tốt với
Vệ, trước là mất tình nghĩa anh em, sau là xấu hổ với thiên hạ, Tề bèn
rút quân trả lại cho Vệ những biển đảo đã lấy trước kia. Không những thế
lại còn viện trợ tiền, của, nhân lực để nhà Sản kiến thiết nước Vệ thêm
giàu mạnh bội phần. Tình nghĩa keo sơn hai nước càng trở nên gắn bó mật
thiết. Những bọn xúc xiểm quan hệ hai nước khi xưa ở trong chốn lao tù
đều tâm phục, khẩu phục thành khẩn nhận lỗi lầm, vì mông muội mà không
nhận ra được đường lối uyển chuyển, mềm "dẹo", thu phục nhân tâm, đánh
vào lòng người của triều đình nhà Sản. Nước Vệ qua thời khó khăn, vị thế
lại lên cao vời vợi trong mắt bạn bè các nước thiên hạ, du khách kéo
đến ấm ầm. Câu ca vang lừng khắp biển bạc, đồng xanh.
- Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng.
Thuyền anh ra khơi có ngại chi sóng gió.
Ơ hò...
Trên đoàn thuyền hải âu vui sóng xô.
Anh nhớ đồng làng quê cánh cò bay trên thảm lụa.
Đời tự do ôi chan chứa bao tình
Ơ hò...
Trên đoàn thuyền hải âu vui sóng xô.
Anh nhớ đồng làng quê cánh cò bay trên thảm lụa.
Đời tự do ôi chan chứa bao tình
Cuộc
sống bá tính nước Vệ dưới triều nhà Sản ấm no, thóc lúa đầy đồng trâu
chẳng buồn ăn. Xét từ đời Ngiêu Thuấn bên Tề đến đời Thái Tổ, Thái Tông
bên Vệ. Chưa lúc nào thanh bình, thịnh trị như thế. Đời sau gọi giai
đoạn đó là mộng Nam Kha
ĐÔNG PHUNG VIỆT * CỘNG SẢN LỪA BỊP
Hóa ra các bác bịp dân!
25-12-2012
Tờ Quân đội nhân dân mới
đăng bài “Không thể chấp nhận quan điểm Quốc gia hóa quân đội” của Trung
tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình. Bác Bình viết bài này để
phê phán quan điểm “quốc gia hóa quân đội”, vốn đề nghị, quân đội phải
trung lập, “phi chính trị hóa”, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của
Đảng CSVN.
Trong bài, bác Bình nêu ra
một số dẫn chứng để minh họa cho quan điểm của bác rồi kết luận: “phải
đặc biệt coi trọng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội”. Đọc xong, tôi muốn thưa lại với bác vài điều:
1/ Bác có học hàm Phó Giáo sư, lại có học vị Tiến sĩ cho nên theo tôi, khi viết lách, bác cần phải nghiêm cẩn, trung thực, lập luận phải chặt chẽ, hợp lý. Có như thế mới giữ được thể diện cho chính bác và cho giới mang học hàm “giáo sư”, “phó giáo sư”, có học vị “tiến sĩ”, “cử nhân” được đào tạo từ các học viện, trường, chương trình chính trị. Tôi không hiểu hệ thống học viện, trường, chương trình chính trị đào tạo thế nào mà các cựu học viên cứ mở miệng ra nói, hoặc cầm bút lên viết là bị dân chửi té tát.
Hình như hệ thống học
viện, trường, chương trình chính trị không dạy dỗ bác và các đồng môn
của bác về phương pháp nghiên cứu, kỹ năng viết lách, phát biểu trước
đám đông, thành ra các bác thường “ăn không nên đọi, nói không nên lời”,
dân Nam bộ vẫn gọi là… “tệ hơn vợ thằng Đậu”.
Để bảo vệ quan điểm,
“quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phải bảo vệ
các lợi ích của Đảng” – vốn chẳng giống ai so với phần lớn các quốc gia
đang tồn tại dưới gầm trời này, bác dẫn chuyện tỷ phú Erick Prince và
công ty Blackwater Worldwide do ông ta sáng lập như một bằng chứng về
chuyện quân đội nào cũng do “các ông trùm tư bản điều khiển và bảo vệ
thể chế chính trị của xã hội tư bản”.
Tôi đã tra cứu rất kỹ và
chưa tìm thấy tài liệu nào có nội dung giống như bác viết, rằng công ty
Blackwater Worldwide của Erick Prince là một “đội quân đánh thuê”, “quân
số hàng trăm ngàn, có cả máy bay, tàu chiến và vũ khí hạng nặng, được
coi là lực lượng thiện chiến ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc và có khả năng lật
đổ nhiều chính phủ trên thế giới”.
Theo Wikipedia thì Erick
Prince thành lập Blackwater Worldwide sau khi xảy ra vụ diệt chủng ở
Rwanda. Công ty này chỉ có chừng 1.000 nhân viên và là một trong ba công
ty tư nhân chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh cho các cơ sở ngoại
giao của Mỹ, ở bên ngoài nước Mỹ, như một giải pháp nhằm tiết kiệm chi
phí. Sở dĩ Blackwater Worldwide được chú ý, vì có vài thông tin cho
rằng, nó có can dự vào kế hoạch chống khủng bố của CIA, mà ở Mỹ không
phải ai cũng tán thành điều đó. Năm 2010, Erick Prince đã bán Blackwater
Worldwide, đi làm cố vấn cho chương trình đào tạo chống cướp biển ở
vịnh Aden.
Điều này cho thấy, tuy là
một “Phó Giáo sư”, “Tiến sĩ” nhưng bác viết lách rất cẩu thả và rất
khinh độc giả. Dân gian gọi kiểu viết lách, phát biểu này là “nói lấy
được, viết lấy được” – loại hành vi vốn được xem là đặc trưng của hạng
“vai u, thịt bắp”, “thiểu năng về trí tuệ”. Có người bỗ bã hơn thì huỵch
toẹt: “Đầu óc ngu si, tứ chi phát triển” – thành ngữ này có thể là rất
đúng với bác nhưng tôi không dùng vì nó không… nhã!
Không chỉ viết lách cẩu
thả, khinh rẻ độc giả, lối viết lách của bác còn miệt thị cả đối tượng
mà bác muốn bảo vệ. Tôi tự hỏi không biết tại sao, bác lại muốn biến
công ty Blackwater Worldwide của Erick Prince thành “đội quân đánh
thuê”, rồi dùng nó như một trong các dẫn chứng để bảo vệ quan điểm, quân
đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và phải bảo vệ
Đảng, không thể chấp nhận quan điểm “quốc gia hóa quân đội”?
Kiểu tư duy – lựa chọn
dẫn chứng này nếu không cố ý thì cũng là vô tình đánh đồng, biến quân
đội nhân dân Việt Nam thành một “đội quân đánh thuê” do Đảng điều khiển
và chỉ biết bảo vệ lợi ích của Đảng. May mắn cho thiên hạ là bác chỉ học
“chính trị” và kiếm cơm bằng công việc “lý luận”, bác mà “nhất định”
học luật và “kiên quyết” làm luật sư thì thân chủ của bác, tội lẽ ra
được hưởng án treo, nghe bác cãi xong, Tòa không tuyên “chung thân”,
chắc cũng phán “tử hình” – cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội!
Cũng với lối tư duy, dẫn
chứng “lộn ngược” này, bác lôi Lenin và Liên Xô ra xài. Bác bảo, Lenin
từng nói: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân
đội vào chính trị – đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa
của giai cấp tư sản…, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân
đội vào chính trị phản động”. Bác nhận định: “Quân đội Liên Xô còn 3,9
triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả
về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược,
nhưng do bị biến chất về chính trị nên mất sức chiến đấu, không thể bảo
vệ được Tổ quốc XHCN”.
Tình cảm, niềm tin của
nhân dân Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết và nhân dân các
quốc gia từng có “Nhà nước xã hội chủ nghĩa” đối với Lenin ra sao, hẳn
là bác biết, chúng tôi cũng biết. Biết rồi, còn dẫn tư tưởng của ông ta
ra để biện bạch làm gì, nhằm thuyết phục ai hở bác? Nếu bác vẫn còn sùng
bái ông ta thì đó là quyền của bác, tôi không dám chỉ trích. Tuy nhiên,
phê phán Mikhail Gorbachev (Tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản
Liên Xô), Yevgeny Shaposhnikov (Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Liên
Xô), về chuyện họ thực thi “phi đảng hóa quân đội” thì không ổn. Họ là
công dân Liên Xô, được ca ngợi vì đã hành xử theo nguyện vọng của nhân
dân Liên Xô.
Gorbachev và Shaposhnikov không thể hành xử như bác muốn, dùng “3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược” để “chiến đấu” với nhân dân của họ, “bảo vệ Tổ quốc XHCN”. Phê phán như vậy là “can thiệp vào công việc nội bộ của chính quyền và nhân dân Liên Xô” đấy bác ạ!
Gorbachev và Shaposhnikov không thể hành xử như bác muốn, dùng “3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược” để “chiến đấu” với nhân dân của họ, “bảo vệ Tổ quốc XHCN”. Phê phán như vậy là “can thiệp vào công việc nội bộ của chính quyền và nhân dân Liên Xô” đấy bác ạ!
Chưa kể, dẫn chuyện Liên
Xô để cổ súy “phải đặc biệt coi trọng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội”, xem nó “có ý nghĩa quyết định đối với sức
mạnh chiến đấu của quân đội, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chế
độ XHCN” – khác gì bác đang vun bồi, xiển dương cho ý tưởng dùng quân
đội bắn vào dân để bảo vệ Đảng! Thật ra, kiểu nghĩ như bác không cá
biệt, song tôi không quen bảo người khác phải nghĩ thế này, hành xử thế
kia, thành ra, tôi chỉ đề nghị bác tham khảo lịch sử, tra cứu tài liệu,
coi số phận của những kẻ từng nghĩ, từng làm như vậy sau đó thế nào.
Đáng ngẫm lắm bác ạ!
2. Bác Bình!
Tôi đã từng hân hạnh được
tiếp xúc với một số vị mang học hàm “giáo sư”, “phó giáo sư”, có học vị
“tiến sĩ”, “cử nhân” được đào tạo từ các học viện, trường, chương trình
chính trị, nên không lạ gì chuyện sở học của họ chỉ khoanh tròn, gói
gọn trong phạm vi “chủ nghĩa Mác – Lê nin” đã được “tóm tắt” (tôi muốn
nhấn mạnh hai chữ “tóm tắt”) và “Lịch sử Đảng CSVN”. Bởi bác cũng xuất
thân từ giới này, nên tôi tin bác không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên do
các bác sùng bái Lenin, tôi mạo muội dùng một câu, mà người ta vẫn bảo
là của ông ta để góp ý với các bác. Đó là: “Học, học nữa, học mãi”.
Đọc bài của bác, tôi có
cảm giác sự kính trọng mà bác dành cho Lenin thật ra không cao, nên bác
chưa bận tâm và chẳng muốn thực hành một trong những lời khuyên hết sức
phổ biến, được cho là của Lenin về chuyện học. Tôi mạo muội đưa ra nhận
xét như vậy vì bài viết của bác có vài chỗ cho thấy, ngay cả những sự
kiện liên quan đến “Lịch sử Đảng CSVN” – vốn là “chuyên môn sâu” của bác
– bác cũng… sai.
Để cổ súy cho quan điểm
“quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải bảo vệ lợi ích
của Đảng”, bác tuyên bố quan điểm đó là truyền thống mà Quân đội Nhân
dân Việt Nam phải giữ, kèm theo dẫn chứng: “Tháng 5-1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký một số sắc lệnh quan trọng như Sắc lệnh số 71/SL, Sắc
lệnh số 47/SL, Sắc lệnh số 60/SL”.
Tôi chỉ mới tra cứu sơ sơ
đã thấy, ba sắc lệnh mà bác trưng dẫn, chỉ có một được ký vào tháng 5
năm 1946. Hai sắc lệnh còn lại, một được ký trước đó hai tháng, một được
ký sau đó một năm và cả ba không có điều, khoản nào đề cập đến chuyện
“quân đội phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải bảo vệ lợi ích
của Đảng”. Cụ thể: Sắc lệnh số 71/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946, quy định
chi tiết về biên chế và cấp số của Đại đoàn Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Sắc lệnh số 47/SL ngày 1 tháng 5 năm 1947, qui định về việc tổ chức Bộ
Tổng chỉ huy. Sắc lệnh số 60/SL ngày 6 tháng 5 năm 1946, đổi tên Uỷ ban
Kháng chiến toàn quốc thành Quân sự Uỷ viên hội.
Dẫn chứng mà sai tới mức như vậy thì… hết ý. À! Mà đây là sai sót hay cố tình bóp méo vậy bác?
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà tôi muốn thảo luận với bác và nghe bác giải thích thêm đó là:
a/ Trong Hiến pháp 1946,
Điều 1 khẳng định như vầy: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Sau Hiến pháp 1946, trong
Hiến pháp 1959, ngoài việc khẳng định Việt Nam là một nước dân chủ cộng
hòa, Điều 8 của bản Hiến pháp này còn ghi: “Lực lượng vũ trang của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả
của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh
của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của
nhân dân”.
Theo các Hiến pháp đã dẫn
thì rõ ràng, những tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Đội
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”, “Quân đội Quốc gia Việt Nam”,
kể cả Quân đội Nhân dân Việt Nam sau 1954) đâu có chiến đấu vì lợi ích
của Đảng?
Đả kích quan điểm “Quân
đội chỉ trung thành với Hiến pháp” như bác vừa viết thì hóa ra Hiến pháp
1946 và Hiến pháp 1959 là giấy lộn à bác?
Nếu thật sự các bác xem
Hiến pháp chỉ như một mớ giấy lộn thì các bác còn tổ chức trưng cầu ý
kiến về việc sửa đổi Hiến pháp hiện hành làm chi?
b/ Cho dù bác thừa nhận,
trong quá khứ, “Quân đội nhân dân Việt Nam” đã từng là “Quân đội Quốc
gia Việt Nam” – một tổ chức bao gồm thành viên của nhiều đảng phái và
người không đảng phái, cùng chiến đấu cho độc lập của tổ quốc và tự do
của dân tộc, tuy nhiên, để biện bạch cho quan điểm: “Quân đội bao giờ
cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, Nhà nước, đảng chính trị”, đả
phá đề nghị “quốc gia hóa” quân đội, bác giải thích sự khác biệt giữa
các bản Hiến pháp ngày xưa và thực tế hiện nay như vầy: “Điều này thể
hiện sâu sắc bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa
kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa mềm dẻo về sách lược để lãnh đạo
dân tộc vượt qua hiểm nguy, giành thắng lợi vẻ vang”.
Khen như thế còn độc địa, nham hiểm hơn là chửi đó bác!
Cứ như bác viết thì chẳng
lẽ “Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh” dùng Hiến pháp để bịp mọi người?
Lúc chưa nắm chặt được chính quyền thì bảo rằng, Việt Nam sẽ là một nước
dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,
tôn giáo. Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của
nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập,
chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh
phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân. Còn khi đã trở thành
tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo toàn diện thì trở mặt, khẳng định:
“Quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, Nhà nước,
đảng chính trị”!
Có thể khi đào tạo các
bác, hệ thống các học viện, trường, chương trình chính trị khen việc dẫn
dụ người khác làm theo ý mình để trục lợi, bất kể luân thường, đạo lý
là “bản lĩnh”, trí tuệ”, “vừa kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa mềm
dẻo về sách lược” để “giành thắng lợi vẻ vang” nhưng thiên hạ không khen
thế đâu bác Bình ạ! Họ gọi đó là “tráo trở”, “bịp bợm”, “lừa đảo”, “lưu
manh”.
Lenin đã nhắc rồi, phải “học, học nữa” may ra mới gạt được vài người bác Bình ạ!
Nguồn: Dong Phung Viet
NGUYỄN KHÔI *CÁCH DÙNG HỌ VÀ TÊN CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Nguyễn Khôi
CÁCH DÙNG HỌ VÀ TÊN
CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
LỜI DẪN :
Nguyễn Khôi vừa cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006 . Cách dùng họ và đặt tên của Việt nam rất độc đáo , nó mang đặc sắc văn hoá Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Chúng tôi xin trích giới thiệu 6 bài trên 54 bài về giải mã họ và tên 54 tộc người ở Việt nam.
BÀI THỨ NHẤT
DÂN
TỘC ÊĐÊ
Ê
Đê có nghĩa là người sống trong rừng tre . Dân tộc Ê Đê có trên 270 nghìn người
, cư trú tập trung ở Đắc Lắc , Gia Lai , Khánh Hoà và Phú Yên.
Các nhóm địa phương gồm : Rađe Đe, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Đlie, HrueBlô, Epan, Mdhuna,Bih.
Về kinh tế đồng bào này làm nương rẫy , nhóm Bih làm ruộng nước dùng trâu giẫm đất thay cho cày cuốc , ngoài ra là chăn nuôi, săn bắn , dệt...
Tổ chức đời sống chặt chẽ. Làng gọi là " Buôn" , các địa danh gọi tên rất gợi như " Buôn chư mơ ga "9 nghĩa là làng núi lửa., Sông Đực, Sông Cái , Sông Tóc... Gia đình theo mẫu hệ, chủ nhà là phụ nữ .
Con cái mang họ mẹ , con trai không được hưởng thừa kế. đàn ông ở nhà vợ. Nếu vợ chết mà bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về ở với chị em gái mình. Nếu chết , được chôn bên người thân của mẹ đẻ.
Nhà ở của người Êđê là nhà sàn và nhà sài. Trang phục màu chàm có điểm các hoa văn sặc sỡ . đàn bà mặc váy áo , đàn ông đóng khố mặc áo . Ngày xa có tục cà 6 răng cửa hàm trên.
Người Êđê rất thích uống rượu cần , đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Về tín ngưỡng , thờ nhiều thần linh. Người Êđê có kho tàng văn hoá đồ sộ to lớn như các sử thi " Khan Đam San " , cồng chiêng cũng rất nổi tiếng , đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Người Êđê có Lễ đặt tên. Khi đứa trẻ sinh ra trong vòng một tháng , gia đình sửa soạn đồ cúng để làm lễ đặt tên cho trẻ.Thầy cúng hướng dẫn gia đình chuẩn bị lễ vật . Họ quan niệm : Khi mới sinh ra , con người cha có hồn , nên lúc đặt tên là lúc nhập hồn cho đứa trẻ .
Gia đình sẽ chọn rất nhiều tên trong dòng tộc của ông bà nội ngoại , tên những người tài giỏi , có uy tín được lấy để đặt tên cho đứa trẻ. Ý nghĩa việc này là mong trẻ mới sinh ra được nhập hồn của một trong những người tài giỏi của dòng họ. Muốn làm được như thế , người trong nhà khi đi mời thày cúng sẽ nói trước với thày cúng những tên dự kiến đó để thày cũng nhập tâm .
Lễ vật cho lễ đặt tên thường là một con gà , một ché rượu . Lễ được tổ chức vào đêm khuya, khoảng 11-12 giờ đêm., khi cả buôn đã đi ngủ thì bắt đầu làm lễ . Ché rượu được đặt vào cột chính gian trước , lễ vật đặt phía đông. Thày cúng ngồi đối diện với ché rượu , quay mặt về phía đông để cúng.
Các nhóm địa phương gồm : Rađe Đe, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Đlie, HrueBlô, Epan, Mdhuna,Bih.
Về kinh tế đồng bào này làm nương rẫy , nhóm Bih làm ruộng nước dùng trâu giẫm đất thay cho cày cuốc , ngoài ra là chăn nuôi, săn bắn , dệt...
Tổ chức đời sống chặt chẽ. Làng gọi là " Buôn" , các địa danh gọi tên rất gợi như " Buôn chư mơ ga "9 nghĩa là làng núi lửa., Sông Đực, Sông Cái , Sông Tóc... Gia đình theo mẫu hệ, chủ nhà là phụ nữ .
Con cái mang họ mẹ , con trai không được hưởng thừa kế. đàn ông ở nhà vợ. Nếu vợ chết mà bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về ở với chị em gái mình. Nếu chết , được chôn bên người thân của mẹ đẻ.
Nhà ở của người Êđê là nhà sàn và nhà sài. Trang phục màu chàm có điểm các hoa văn sặc sỡ . đàn bà mặc váy áo , đàn ông đóng khố mặc áo . Ngày xa có tục cà 6 răng cửa hàm trên.
Người Êđê rất thích uống rượu cần , đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Về tín ngưỡng , thờ nhiều thần linh. Người Êđê có kho tàng văn hoá đồ sộ to lớn như các sử thi " Khan Đam San " , cồng chiêng cũng rất nổi tiếng , đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Người Êđê có Lễ đặt tên. Khi đứa trẻ sinh ra trong vòng một tháng , gia đình sửa soạn đồ cúng để làm lễ đặt tên cho trẻ.Thầy cúng hướng dẫn gia đình chuẩn bị lễ vật . Họ quan niệm : Khi mới sinh ra , con người cha có hồn , nên lúc đặt tên là lúc nhập hồn cho đứa trẻ .
Gia đình sẽ chọn rất nhiều tên trong dòng tộc của ông bà nội ngoại , tên những người tài giỏi , có uy tín được lấy để đặt tên cho đứa trẻ. Ý nghĩa việc này là mong trẻ mới sinh ra được nhập hồn của một trong những người tài giỏi của dòng họ. Muốn làm được như thế , người trong nhà khi đi mời thày cúng sẽ nói trước với thày cúng những tên dự kiến đó để thày cũng nhập tâm .
Lễ vật cho lễ đặt tên thường là một con gà , một ché rượu . Lễ được tổ chức vào đêm khuya, khoảng 11-12 giờ đêm., khi cả buôn đã đi ngủ thì bắt đầu làm lễ . Ché rượu được đặt vào cột chính gian trước , lễ vật đặt phía đông. Thày cúng ngồi đối diện với ché rượu , quay mặt về phía đông để cúng.
Thầy khấn: " Ơ Yàng , hiện giờ gia đình đã dâng lên một con gà , một chén
rượu để làm lễ đặt tên cho con. Mời tất cả các Yàng về uống rượu , ăn thịt ,
giúp đỡ cho trẻ ăn no , chóng khoẻ, không khóc. Mời các ông , các bà trong dòng
tộc của gia đình : Mảng , Ma Choá , Mí Thơ, Mí Thơm, Ma Đam ... về ăn thịt,
uống rượu , giúp đỡ cho trẻ lớn... ".
Thày cúng khấn đến tên nào, đứa trẻ không thấy khóc lại tỏ ý thích thúc (vui) thì gia đình sẽ lấy tên đó để đặt tên cho trẻ. Khi cúng xong , cả gia đình và thày cũng sẽ ăn cơm , ăn thịt gà , uống rượu . Sau khi ăn uống xong thì toàn bộ xương , lòng , lông gà , cơm dư thừa sẽ được gói lại cẩn thận, ché rượu úp xuống , bỏ lại gian khách (tiếng ÊĐê là Gah) của gia đình đúng 3 ngày .
Sở dĩ làm thế , bởi người Êđe quan niệm rằng con người khi mới sinh còn rất yếu ớt, mới được nhập hồn người chết còn rất mỏng , nên phải giữ tất cả những lễ vật đã cúng đúng 3 ngày rồi mới mang đi thả xuống suối. Khi đó hồn mớí nhập hoàn toàn vào trẻ mới sinh.
Thày cúng khấn đến tên nào, đứa trẻ không thấy khóc lại tỏ ý thích thúc (vui) thì gia đình sẽ lấy tên đó để đặt tên cho trẻ. Khi cúng xong , cả gia đình và thày cũng sẽ ăn cơm , ăn thịt gà , uống rượu . Sau khi ăn uống xong thì toàn bộ xương , lòng , lông gà , cơm dư thừa sẽ được gói lại cẩn thận, ché rượu úp xuống , bỏ lại gian khách (tiếng ÊĐê là Gah) của gia đình đúng 3 ngày .
Sở dĩ làm thế , bởi người Êđe quan niệm rằng con người khi mới sinh còn rất yếu ớt, mới được nhập hồn người chết còn rất mỏng , nên phải giữ tất cả những lễ vật đã cúng đúng 3 ngày rồi mới mang đi thả xuống suối. Khi đó hồn mớí nhập hoàn toàn vào trẻ mới sinh.
Các họ của người Êđê :
Adrâng, Ayun, Ayun C, Ayun Tul H, Wing Atul, Atul Buon Yah, Buon Krong , Duot,
Eban, Eban Rah Lan, Eman, Emo, Enoul, Hđok, Hrue, Hmok, Hwing, Jdrong, Ktub,
Kebour, Knul, Kpa, Kpor, Ksor, Ktla, Ktul, Mjao, Mlo, Mlo Duon Du , Mlo Hut,
Mlo Ksei, Nie Blo, Nie Buon Dap, Nie Buon Rit, Nie Cam , Nie Mkriek, Nie Mla,
Nie Mlo, Nie Sieng, Nie Sor , Nie Sok , Nie To, Nie Trang ...
Xin có ví dụ :
. Nam : Y Ngong Nie Dam ( 4 chữ này có nghĩa là Trai-Tên-Họ - Chi họ)
. Nữ :Hlinh Mlo Duon Du ( 4 chữ này có nghĩa là Gái- Tên-Họ- Chi họ)
Người Êđê xưng hô : Khi vợ chồng có con thì gọi theo tên con . Tục này có ở
nhiều dân tộc , kể cả người Kinh , ví ma Thuột có nghĩa là Bộ thằng Thuột.
Chính về thế mới có tên " Buôn Ma Thuột ) tức là làng bố thằng Thuột , nên
nay có thành phố Buôn Ma Thuột . Còn nếu gọi Ban mê Thuột là gọi theo tiếng Lào
có nghĩa là mẹ thằng Thuột.
Như vậy dùng tên con để gọi bố mẹ . Thật là độc đáo bản sắc văn hoá Việt nam
./.
BÀI THỨ HAI
DÂN
TỘC CHĂM
Dân
tộc Chăm có trên 132 nghìn người. Sống ở Ninh Thuận ( 50%), Bình Thuận, An
Giang, Đồng Nai , Sài Gòn, . Người Chăm là cư dân bản địa lâu đời.
Đồng bào trồng lúa nước thâm canh có trình độ cao. Các nghề thủ công như đồ gốm , dệt thổ cẩm rất nổi tiếng.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ . Mỗi làng có từ 1000 đến 8000 người.
Văn hoá nghệ thuật rất phong phú với các sử thi, lễ hội, mua hát , ca nhạc... Tháp Chăm là công trình thờ cúng đặc sắc của người Chăm.
Cũng như địa danh làng Palei Chăm , tên người của dân tộc Chăm thường có hai (2) tên : tên khai sinh theo hộ khẩu tương tự như người Kinh và tân dân tộc .
Các họ Chăm : Bá, Bạch , Báo, Bố, Chế, Dương, Đàng, Đạo, Đạt ,Đổng, Fatimah, Hàm , Hán, Hứa, Kiêu, La, Lâm,Lộ, Lu, Ma, Mohâmch, Miêu, Nại , Não, Nguyễn, Ông (ôn), Phú, Qua, Quảng Đại, Samách, Tài , Từ, Thanh, Thập, Thị (nữ), Thiên Sanh, Thiết, Thổ, Trà , Trương, Trượng , Văn.
Ví dụ Tên thường goi là Phú Trạm (tên dân tộc là Inrasa), Chế Bồng Nga (Ceibingu), Chế Mân (SimhavarmanIII), Phạm Phật (Bhadravarman).
. Nam: Ka Sô Liêng (Họ- Lót - Tên)
. Nữ : Sô Mơ Đinh .
Theo nhà thơ Inrasara thì : Họ ngày xưa của các vua Chăm Pa gồm có :
Đồng bào trồng lúa nước thâm canh có trình độ cao. Các nghề thủ công như đồ gốm , dệt thổ cẩm rất nổi tiếng.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ . Mỗi làng có từ 1000 đến 8000 người.
Văn hoá nghệ thuật rất phong phú với các sử thi, lễ hội, mua hát , ca nhạc... Tháp Chăm là công trình thờ cúng đặc sắc của người Chăm.
Cũng như địa danh làng Palei Chăm , tên người của dân tộc Chăm thường có hai (2) tên : tên khai sinh theo hộ khẩu tương tự như người Kinh và tân dân tộc .
Các họ Chăm : Bá, Bạch , Báo, Bố, Chế, Dương, Đàng, Đạo, Đạt ,Đổng, Fatimah, Hàm , Hán, Hứa, Kiêu, La, Lâm,Lộ, Lu, Ma, Mohâmch, Miêu, Nại , Não, Nguyễn, Ông (ôn), Phú, Qua, Quảng Đại, Samách, Tài , Từ, Thanh, Thập, Thị (nữ), Thiên Sanh, Thiết, Thổ, Trà , Trương, Trượng , Văn.
Ví dụ Tên thường goi là Phú Trạm (tên dân tộc là Inrasa), Chế Bồng Nga (Ceibingu), Chế Mân (SimhavarmanIII), Phạm Phật (Bhadravarman).
. Nam: Ka Sô Liêng (Họ- Lót - Tên)
. Nữ : Sô Mơ Đinh .
Theo nhà thơ Inrasara thì : Họ ngày xưa của các vua Chăm Pa gồm có :
.
Inđra/Indravarzman
. Jaya/Jờyinhavarma
. Cri/Cri Satyavirman
. Maha/MahaVijaya
. Rudra/Rudrravarman...
. Jaya/Jờyinhavarma
. Cri/Cri Satyavirman
. Maha/MahaVijaya
. Rudra/Rudrravarman...
Ngày
nay các họ này vẫn còn được một số người sử dụng :
.
Inra/Patra (là biến thái của inđra)
. JayaMrang
. JayaPanrang
. Inrasara (Inra là sấm , Sara là muối)
. Puđradang
. JayaMrang
. JayaPanrang
. Inrasara (Inra là sấm , Sara là muối)
. Puđradang
Các
họ này được phiên âm ra tiếng hán là Chế (Cri) như Chế Mân , Chế Củ, Chế Bồng
Nga, Chế Linh , Chế Lan Viên...
.
Họ Ong (hay Ông) như: Ông ích Khiêm,Ông Văn Tùng ...
. Họ Ma có lẽ phiên âm từ chữ Maha.
. Họ Trà (có lẽ từ Jaya)
. Họ Ma có lẽ phiên âm từ chữ Maha.
. Họ Trà (có lẽ từ Jaya)
Bốn
họ Ông, Ma , Trà, Chế xưa kia là họ Vua.
Họ người Chăm bình dân : ở người Chăm thường thì cứ Ja (Nam) hay M (nữ) được đặt trước tên để phân biệt giới tính, nó như Văn nam Thị nữ của người Kinh , thời xa coi đó là họ ?
Gần đây có khuynh hướng đặt tên cho mình như thế , ví dụ Lờy "nó" làm bút danh như Jantâhrei (nhà nghiên cứu Thiên Sanh Cảnh), Talau (Nhà thơ Trương Văn Lỗu) được coi là đẹp và sang.
Họ người Chăm theo dòng tộc: Như trên đã trình bày , trước đây người Chăm không có họ như kiểu người Kinh như Trần , Nguyễn , Phạm , Lê..., mà người Chăm chỉ có chữ Ja hoặc M (Mng) đặt trước tên mình để phân biệt nam nữ, ví dụ Ja Phôi, Ja Ka (Nam) M Ehava, Mng Thang Ôn (nữ) , giống như Văn Thị của người Kinh .
Người Chăm chỉ có hoàng tộc mới có họ : Ôn, Trà , Ma, Chế . Quan lại thường đựoc gọi bằng chức như Po Klăn Thu (ngài Trấn thủ) , Pô Phok Thăk (ngài phó trấn thủ tên Thak hoặc như Đwai Kabait (ông đội Kabait).
Cũng có dòng họ đặt theo tên vua : họ Po Rome, họ Po Gihlw hoặc đặt theo tên lòai cây trụ trong kut chính , họ Ga dak, họ Mul Pui , nhưng không dùng họ này đặt tên riêng.
Họ và tên còn đặt theo tôn giáo ( Islam) :Thường do sự tiên đoán tương lai của đứa con mà người cha chọn 1 trong 25 vị thánh đặt tên :
Họ người Chăm bình dân : ở người Chăm thường thì cứ Ja (Nam) hay M (nữ) được đặt trước tên để phân biệt giới tính, nó như Văn nam Thị nữ của người Kinh , thời xa coi đó là họ ?
Gần đây có khuynh hướng đặt tên cho mình như thế , ví dụ Lờy "nó" làm bút danh như Jantâhrei (nhà nghiên cứu Thiên Sanh Cảnh), Talau (Nhà thơ Trương Văn Lỗu) được coi là đẹp và sang.
Họ người Chăm theo dòng tộc: Như trên đã trình bày , trước đây người Chăm không có họ như kiểu người Kinh như Trần , Nguyễn , Phạm , Lê..., mà người Chăm chỉ có chữ Ja hoặc M (Mng) đặt trước tên mình để phân biệt nam nữ, ví dụ Ja Phôi, Ja Ka (Nam) M Ehava, Mng Thang Ôn (nữ) , giống như Văn Thị của người Kinh .
Người Chăm chỉ có hoàng tộc mới có họ : Ôn, Trà , Ma, Chế . Quan lại thường đựoc gọi bằng chức như Po Klăn Thu (ngài Trấn thủ) , Pô Phok Thăk (ngài phó trấn thủ tên Thak hoặc như Đwai Kabait (ông đội Kabait).
Cũng có dòng họ đặt theo tên vua : họ Po Rome, họ Po Gihlw hoặc đặt theo tên lòai cây trụ trong kut chính , họ Ga dak, họ Mul Pui , nhưng không dùng họ này đặt tên riêng.
Họ và tên còn đặt theo tôn giáo ( Islam) :Thường do sự tiên đoán tương lai của đứa con mà người cha chọn 1 trong 25 vị thánh đặt tên :
.
Con trai là Ali, Ibrohim, Mousa, Ysa...
. Con gái là : Fatima,Khođijah,Maryam...
. Con gái là : Fatima,Khođijah,Maryam...
Cách
đặt tên theo giấy khai sinh :
Vào đời vua Minh Mạng ( 1820-1840) , năm thứ 14 , nhà vua ban cho người Chăm các họ theo phong tục Việt Nam :
Vào đời vua Minh Mạng ( 1820-1840) , năm thứ 14 , nhà vua ban cho người Chăm các họ theo phong tục Việt Nam :
.
Bá
. Đàng
. Hứa
. Lưu
. Lựu
. Hán
. Lộ
. Mà
. Châu
. Nguỵ
. Tử
. Tạ
. Thiên
. Uc
. Vạn
. Lâm
. Hải
. Báo
. Cây
. Dương
. Quảng
. Qua
. Tưởng
. L...
. Đàng
. Hứa
. Lưu
. Lựu
. Hán
. Lộ
. Mà
. Châu
. Nguỵ
. Tử
. Tạ
. Thiên
. Uc
. Vạn
. Lâm
. Hải
. Báo
. Cây
. Dương
. Quảng
. Qua
. Tưởng
. L...
Số
người có công với triều đình được mang họ Nguyễn .
Như vậy có sự giao lưu văn hoá Kinh - Chăm , nhưng nét đặc sắc của văn hoá Chăm là Họ tộc Chăm là theo Mẫu Hệ , ví dụ Nguyễn Văn Tỷ (khai sinh) , họ mẹ là Po Đăm hoặc Phú Trạm (khai sinh) , họ mẹ là Inrasara ./.
Như vậy có sự giao lưu văn hoá Kinh - Chăm , nhưng nét đặc sắc của văn hoá Chăm là Họ tộc Chăm là theo Mẫu Hệ , ví dụ Nguyễn Văn Tỷ (khai sinh) , họ mẹ là Po Đăm hoặc Phú Trạm (khai sinh) , họ mẹ là Inrasara ./.
BÀI THỨ BA
DÂN
TỘC THÁI
Dân
tộc Thái có trên 1,32 triệu người, cư trú ở các tỉnh Tây Bắc, Hoà Bình, Thanh
Hoá và Nghệ An.
Người Thái có nhiều họ khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò ( vật tổ). Họ Quang kiêng ăn thịt hổ...
Đồng bào Thái thờ cúng tổ tiên , trời , đất, cúng bản Mường , không theo tôn giáo nào.
Văn hoá nghệ thuật Thái rất độc đáo rạng rỡ với nghệ thuật " Múa Xoè", " Múa Nón" , Khèn Thái, Pí Pặp, Quăm Khắp (Hát).
Các tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như "Sống Trụ Son Sao " (Tiếng dặn người yêu - như Truyện Kiều) mà Nguyễn Khôi đã chuyển dịch rất thành công sang thơ Song thất lục bát , tái bản nhiều lần ), Khun Lua - Nàng ủa , Em bé - Nàng Hổ ( như Tấm Cám của người Kinh .
Lối hát giao duyên " Hạn Khuống" ( như Quan họ Bắc Ninh ) , rất hấp dẫn.
Nhìn chung người Thái là dân tộc phát triển trồng lúa nước , dệt thổ cẩm, làm được súng săn...
Người Thái có nhiều họ khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò ( vật tổ). Họ Quang kiêng ăn thịt hổ...
Đồng bào Thái thờ cúng tổ tiên , trời , đất, cúng bản Mường , không theo tôn giáo nào.
Văn hoá nghệ thuật Thái rất độc đáo rạng rỡ với nghệ thuật " Múa Xoè", " Múa Nón" , Khèn Thái, Pí Pặp, Quăm Khắp (Hát).
Các tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như "Sống Trụ Son Sao " (Tiếng dặn người yêu - như Truyện Kiều) mà Nguyễn Khôi đã chuyển dịch rất thành công sang thơ Song thất lục bát , tái bản nhiều lần ), Khun Lua - Nàng ủa , Em bé - Nàng Hổ ( như Tấm Cám của người Kinh .
Lối hát giao duyên " Hạn Khuống" ( như Quan họ Bắc Ninh ) , rất hấp dẫn.
Nhìn chung người Thái là dân tộc phát triển trồng lúa nước , dệt thổ cẩm, làm được súng săn...
Thường được goi là " người Kinh " ở miền Núi.Có rất nhiều nhà hoạt động chính trị , tướng tá , văn nghệ sỹ khá nổi tiếng.
Người Thái có các họ : Bạc , Bế, Bua, Bun, Cà, cầm, Chẩu , Chiêu, Đèo , Hoàng, Khằm , Leo, Lỡo, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc , Lự, Lường, Mang, Mè, Nam, Nông , Ngần , Ngu , Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, , Sa, Xin, .
12 họ gốc là Lò, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡo, Mè, Lù, Lềm, Ngần, Nông.
Người Thái có một số dòng họ quý tộc ( thường là các họ lớn ) tuỳ theo từng nơi đó là Cầm, Bạc, Xa, Đèo,Hà, Sầm, Lò...
Các tên khác của một số họ :
Họ Lò còn gọi là Lô, La, sau còn đổi là Cầm, Bạc, Điêu (Đèo), Tao (Đào), Hoàng , Lò Cầm (Lò Vàng) , Lò Luông (Lò Lớn).
Họ Lường còn gọi là họ Lương
Họ Quàng còn gọi là họ Hoàng, Vàng.
Cà còn gọi là Sa , Hà , Mào .
Vi còn gọi là Vi, Sa.
Lêm còn gọi là Lâm , Lim.
Ngành Thái đen còn có các họ Cầm , Bạc thường hay giữ các chức vị Chảu Mường .
Ngành Thái trắng thường là các họ Đèo Lò làm Chảu Mường
Các tên thường gặp , ví dụ như :
Lò Văn Muôn (vui)
Lò Văn ứt (đói)
Hoàng Nó (vua măng).
Xưng hô hàng ngày của người Thái thường không gọi tên tục của nhau Thưòng là hai ngưôi " Cu-mưng ( như ủa- nỉ của Tàu, Toa- moa của Pháp , hiểu đơn giản như Tao-Mày - tôi- anh (chị).
Thường gọi " dựa " con : Đàn ông là ải nọ... , ải kia... , người tôn trọng nhất gọi là "ải ộ", anh là "ải luông", bác là "ải lung" rồi " ải thẩu"; đàn bà là Êm (ếm) nọ ..., Êm kia , già nhất là Êm thẩu.
Các vị chức sắc xưa thì gọi là Tạo nọ , Tạo kia hay Phìa nọ , Phìâ kia ( con cháu những người này cũng được tôn trọng gọi là Tạo con..., Nàng... già là bà Nàng...)
Sau năm 1945 bà con dân tộc được đổi tên mới , đặt tên không theo truyền thống mà phù hợp với đời sống văn minh hiện đại.Ví dụ nhà văn nhà thơ lấy bút danh như Tòng ín là Ban Pún (Hoa ban nở).
Dân tộc Thái có Huyền thoại về dòng Họ : Sau nạn hồng thuỷ , chỉ còn sống sót một cặp vợ chồng. Người vợ có một thỏi đồng liền đem ra nấu và đúc thành dụng cụ. Quá trình đúc đồng được chia làm mấy giai đoạn như : lúc đầu làm đồng nguyên , sau nấu gọi là lô, muốn tăng sức nóng thì phải quạt , rồi đảo quấy đều , sau đó thành nước loãng , đem luyện lại , tô luyện thành công cụ rắn chắc .
Vì vậy khi sinh con , họ đặt cho con đầu lòng mang họ Tông (đồng), con thứ hai là Ló nay gọi là Lò (lô), con thứ ba họ Ví ( quạt) , con thứ tư họ Quá( quàng) , con thứ năm họ Đèo( đồng thành nước), con thứ sáu họ Liếng ( đã luyện ) nay gọi chệch là Lường , con thứ bày họ Cả ( tôi luyên rắn thành công cụ ) , nay gọi là Cà.
Quá trình phân hoá giàu nghèo nên các họ trên đều có ngày giỗ riêng .
Đến nay tên đệm Văn cho Nam và Thị cho Nữ khá phổ biến như người Kinh.
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì nét đắc sắc văn hoá dùng họ và đặt tên có thể thấy ở Thanh Hoá, Nghệ An và Lai Châu .
Người Thái Trắng ở Lai Châu rất chú trọng lễ đặt tên cho con. Đồng bào cho rằng: Trẻ con mới sinh do vía yếu , không muốn người lạ lên nhà người ta gài vào đầu cầu thang một cành lá xanh và giắt tấm phên đan mắt cáo (Ta Leo). Đến ngày trẻ đầy tháng (Hết Hoóng) làm lễ cúng đầy tháng và cũng là lúc đặt tên cho trẻ . Cách đặt tên không trùng với tên gọi ông bà họ hàng nội ngoại là được.
Ngườì Thái Nghệ an do Lê Thái Tổ cho di từ Thuận Châu vào Miền Tây Nghệ An.
Người Thái ở Thanh Hoá có câu tục ngữ :" Người có họ , cây có vườn (con mi họ, co mi xuân). Người Thái gọi là " Chao " có nghĩa là nòi giống.
Tại Tây Bắc họ Lường làm thày mo , họ Lò làm Tạo , nhưng ở Thanh Hoá thì họ Hà làm Tạo.
Người Thái theo phụ quyền (huyết thống cha), ở Việt nam người Thái mang cả tên họ gốc và tên phiên âm sang tiếng Việt , ví dụ Chao Lộc là họ Lục. Đó cũng là nét văn hoá Thái trong cộng đồng 54 dân tộc Việt nam ./.
BÀI THỨ TƯ
DÂN
TỘC MƯỜNG
Nguyễn
Khôi ( Đình Bảng ) Cách dùng họ và đặt tên các dân tôc ở Việt Nam Dân tôc Mường
Dân tôc Mường có trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 1,5 % dân số Việt Nam
Ngoài ra có các tên khác gọi : Mol, Mual, Mọi, Mọi bi, Au tá,. Tên Mường mới xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ nay, để chỉ cộng đồng dân có nét tương đồng với người Kinh (Việt) sinh sống ở các bản Mường Hoà Bình,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La,Thanh Hoá..."Mường" là một loại tổ chức hành chính cơ sở ở vùng núi , trở thành tên gọi của tộc người .
Xét về nguồn gốc lịch sử , người Mường là người Việt cổ ( bản địa) từ 3000 năm trở về trước, từ sau thế kỷ 10 có sự cách biệt của nhóm người Việt ở đồng bằng với người ở miền núi nên dần dần có sự khác biệt thành người Kinh - người Mường.
Về kinh tế , đồng bào Mường trồng lúa nước là chính. Trên nương dẫy có ngô, khoai, sắn , đậu , đỗ. Một số nơi trồng tre , luồng, trẩu , gai, sở , đay, bông, quế, mía. Về chăn nuôi có trâu, bò,ngựa, lợn ,gà, ngựa, lợn, gà, vịt. Đồng bào có các nghề thủ công : dệt,đan lát, mộc... Ngoài ra còn thu hái các lâm thổ sản, săn bắt các lọai thú rừng để cải thiện bữa ăn hàng ngày .
. Xã hội Mường Hoà Bình trước năm 1945 là một xã hội có đẳng cấp , trong đó mỗi con người được " chính danh định phận ". Quý tộc gọi là Lang , bình dân gọi là Jan ( dan ) . Trong một mương ( Mường) gồm nhiều xóm , quý tộc thống trị đều là thành viên một dòng họ. Ví dụ dòng họ Bạch Công thống trị ở Mường Rếch ( 12 xóm ) . Con trai trưởng thống trị toàn bộ thung lũng 12 xóm gọi là Lang Cun ( cun ) . Lang Cun Mường Rếch là Cun Đếch ( Chiềng Rếch hay Cun Rếch là Cun Đếch ) Chiềng Rếch , tức là Chiềng của Mường Rếch). Các chi thứ chia nhau thống trị các xóm khác ở phạm vi ngoài Chiềng ( ý là trung tâm) . Đứng đầu xóm Đúp là con trai trưởng của một chi thứ của họ Bạch Công , đó là Lang Tạo ( Lang Đạo ) , nói rõ là Tao Tuúp ( Đạo Đúp , tức Lang Đạo xóm Đúp).
Nội bộ bình dân phân hoá thành từng lớp Âu. Người bình dân được cất nhắc vào bộ máy thống trị của Cun ở Chiềng hay Đạo ở xóm chức Âu, cao nhất là Âu Eng ( Âu anh) được ăn phần ruộng tốt nhất , chức nhỏ là Âu ún ( Âu em ) là tay chân cho Lang và các Âu anh sai phái.
Dưới Âu đến nóc dân thường được ăn ruộng công gọi là nhà nưóc , cấp thấp nhất là Noóc K,Loi (Nóc Trọi) sống bằng nước rẫy , đó là Tứa Roong , có ý khinh miệt..
Sau năm 1945 mọi người Mường đều được bình đẳng..
Gia đình Mường tổ chức theo mô hình gia đình nhỏ phụ quyền . Con trai là người được hưởng quyền thừa kế tài sản..
.
Dân tộc Mường theo hôn nhân một vợ một chồng bền vững , cư trú bên nhà chồng. Tục cưới xin giống người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi , xin cưới và đón dâu)..
Khi trong nhà có người sinh đẻ , đồng bào rào cầu thang chính bằng một phên nứa. Khi trẻ lớn một tuổi mới đặt tên..
Khi có người chết , tang lễ được theo nghi lễ nghiêm ngặt..
Tiếng Mường là một ngôn ngữ thống nhất , là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn tiếng Việt- Mường chung với đăc điểm chính là lưu giữ lại quá trình vô thanh hoá các phụ âm đầu. Ví dụ gà (Việt)/ ka (Mường), đi/ti, ba/pa....
Dân tộc Mường chưa có chữ viết riêng. Mo "đẻ đất đẻ nước" là tài liệu văn học dân gian có giá trị nhất trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Mường..
Dàn cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc đặc sắc nhất của dân tộc Mường. ở Phú Thọ còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là Đâm Đuổng..
Ngoài ra có các tên khác gọi : Mol, Mual, Mọi, Mọi bi, Au tá,. Tên Mường mới xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ nay, để chỉ cộng đồng dân có nét tương đồng với người Kinh (Việt) sinh sống ở các bản Mường Hoà Bình,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La,Thanh Hoá..."Mường" là một loại tổ chức hành chính cơ sở ở vùng núi , trở thành tên gọi của tộc người .
Xét về nguồn gốc lịch sử , người Mường là người Việt cổ ( bản địa) từ 3000 năm trở về trước, từ sau thế kỷ 10 có sự cách biệt của nhóm người Việt ở đồng bằng với người ở miền núi nên dần dần có sự khác biệt thành người Kinh - người Mường.
Về kinh tế , đồng bào Mường trồng lúa nước là chính. Trên nương dẫy có ngô, khoai, sắn , đậu , đỗ. Một số nơi trồng tre , luồng, trẩu , gai, sở , đay, bông, quế, mía. Về chăn nuôi có trâu, bò,ngựa, lợn ,gà, ngựa, lợn, gà, vịt. Đồng bào có các nghề thủ công : dệt,đan lát, mộc... Ngoài ra còn thu hái các lâm thổ sản, săn bắt các lọai thú rừng để cải thiện bữa ăn hàng ngày .
. Xã hội Mường Hoà Bình trước năm 1945 là một xã hội có đẳng cấp , trong đó mỗi con người được " chính danh định phận ". Quý tộc gọi là Lang , bình dân gọi là Jan ( dan ) . Trong một mương ( Mường) gồm nhiều xóm , quý tộc thống trị đều là thành viên một dòng họ. Ví dụ dòng họ Bạch Công thống trị ở Mường Rếch ( 12 xóm ) . Con trai trưởng thống trị toàn bộ thung lũng 12 xóm gọi là Lang Cun ( cun ) . Lang Cun Mường Rếch là Cun Đếch ( Chiềng Rếch hay Cun Rếch là Cun Đếch ) Chiềng Rếch , tức là Chiềng của Mường Rếch). Các chi thứ chia nhau thống trị các xóm khác ở phạm vi ngoài Chiềng ( ý là trung tâm) . Đứng đầu xóm Đúp là con trai trưởng của một chi thứ của họ Bạch Công , đó là Lang Tạo ( Lang Đạo ) , nói rõ là Tao Tuúp ( Đạo Đúp , tức Lang Đạo xóm Đúp).
Nội bộ bình dân phân hoá thành từng lớp Âu. Người bình dân được cất nhắc vào bộ máy thống trị của Cun ở Chiềng hay Đạo ở xóm chức Âu, cao nhất là Âu Eng ( Âu anh) được ăn phần ruộng tốt nhất , chức nhỏ là Âu ún ( Âu em ) là tay chân cho Lang và các Âu anh sai phái.
Dưới Âu đến nóc dân thường được ăn ruộng công gọi là nhà nưóc , cấp thấp nhất là Noóc K,Loi (Nóc Trọi) sống bằng nước rẫy , đó là Tứa Roong , có ý khinh miệt..
Sau năm 1945 mọi người Mường đều được bình đẳng..
Gia đình Mường tổ chức theo mô hình gia đình nhỏ phụ quyền . Con trai là người được hưởng quyền thừa kế tài sản..
.
Dân tộc Mường theo hôn nhân một vợ một chồng bền vững , cư trú bên nhà chồng. Tục cưới xin giống người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi , xin cưới và đón dâu)..
Khi trong nhà có người sinh đẻ , đồng bào rào cầu thang chính bằng một phên nứa. Khi trẻ lớn một tuổi mới đặt tên..
Khi có người chết , tang lễ được theo nghi lễ nghiêm ngặt..
Tiếng Mường là một ngôn ngữ thống nhất , là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn tiếng Việt- Mường chung với đăc điểm chính là lưu giữ lại quá trình vô thanh hoá các phụ âm đầu. Ví dụ gà (Việt)/ ka (Mường), đi/ti, ba/pa....
Dân tộc Mường chưa có chữ viết riêng. Mo "đẻ đất đẻ nước" là tài liệu văn học dân gian có giá trị nhất trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Mường..
Dàn cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc đặc sắc nhất của dân tộc Mường. ở Phú Thọ còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là Đâm Đuổng..
Lễ sinh con; Ngày đứa trẻ ra đời cả gia đình mở tiệc ăn mừng , mời Mo đến cúng cho hai mẹ con khoẻ, bé ăn no chóng lớn . Cả gia đình vui như hội .
Thời gian kiêng cữ từ 7-12 ngày . Con trai goi là Thóc giống (lọ me), con gái gọi là Rau cỏ (cách tắc) . Khi ở cữ , phụ sản phải qua tục Sưởi lửa . Bất kể mùa nào cũng phải ngồi bên bếp lửa , với ý là lưu thông khí huyết , ba ngày sau mới được lau tắm thân thể. Sau một tháng mới được ăn thịt gà (chỉ ăn đùi bóc sạch da) nướng với rau bệ.
Ngay sau khi sinh đặt tên tạm , chờ đến đầy tuổi tôi (12 tháng) mới làm lễ đặt tên chính thức. Để cầu mong cho trẻ hay ăn chóng lớn người ta còn làm lễ cúng Mụ . Lễ vật gồm xôi, rượu , cá chép . Mâm cỗ đặt trên cửa sổ nhà sàn. Gia chủ cầu khấn mong cho đứa trẻ "thốt như cách, mách như đác" nghĩa là :" Tốt như ót , mát như nước".
Khi đứa trể lọt lòng mẹ , người Mường ở Vĩnh Phúc đặt đứa trẻ trên cái Cúm (mẹt to) có lót lá chuối rừng đã được nướng mềm . Người mẹ nằm ngay bên cạnh con.Nếu là con gái thì lấy cái hông nồi xôi bằng gỗ khoét rỗng (chõ) đập nhẹ xuống sàn , nếu là con trai thì lấy cái chài cũ , đập nhẹ xuống sàn , miệng nói: " hỡi con trai dậy mà ti chài ti lứa. Hỡi con tứa dậy mà tháo thơ tháo thằm ", đại ý là : "Hỡi con trai dậy mà đi kéo chài, đánh lưới. Hỡi con gái dậy mà kéo tơ, kéo tằm". Gọi và đập như vậy ba lần chờ đứa bé khóc to mới bế lên quấn tã lót. Ba tháng sau mới làm lễ Vía cho bé.
Người Mường có họ tên như người Kinh . Do xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ Lang đạo, các dòng họ Lang đạo (Đinh , Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có Lang Cun , dưới Lang Cun có các Lang Xóm hoặc Đạo Xóm cai quản một xóm. Ngoài bốn họ trên còn có một số họ tiêu biểu như Bùi , Hoàng , Lê, Phạm, Trịnh, Xa, họ Phùng ...
Ví dụ như
Đinh Công Vợi, Quách Tất Công,
Bùi Thị Phệu, Phùng Thị Lợi ,
Hà Công Rộng , Bạch Thành Phong , Bùi Văn Kín./.
BÀI THỨ NĂM
DÂN
TỘC MÔNG
Dân
tộc Mông có trên 784 nghìn người. cư trú tập trung ở các tỉnh Hà Giang , Lào
Cai, Tuyên Quang, Yên Bái,Lai Châu , Sơn La, Cao Bằng , Nghệ An...
Còn có tên là Mông roi ( Mèo Trắng ) , Mông Lềnh ( Mèo hoa), Mông roi ( Mèo đỏ), Mông đú( Mèo đen) , Mông súa ( Mông mán). Mông có nghĩa Người.
Dân tộc Mông có bản sắc văn hoá rất độc đáo. Gốc gác ở vùng Quý Châu Trung Quốc , gọi là Miêu Tộc (miêu gồm bộ thảo và chữ điền nghĩa là mạ , là mầm , là dáng diệu xinh đẹp , một tộc người biết trồng lúa từ xa xa). Do bị phong kiến Hán tộc tàn sát nên di cư xuống Việt nam... , tên đồng bào tự gọi nhau là H'Mông, có nghiã là Người.
Từ trước đến nay , các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc vẫn kiên trì coi ngôn ngữ nhóm H'Mông - Dao thuộc ngôn ngữ Hán Tạng.
Còn có tên là Mông roi ( Mèo Trắng ) , Mông Lềnh ( Mèo hoa), Mông roi ( Mèo đỏ), Mông đú( Mèo đen) , Mông súa ( Mông mán). Mông có nghĩa Người.
Dân tộc Mông có bản sắc văn hoá rất độc đáo. Gốc gác ở vùng Quý Châu Trung Quốc , gọi là Miêu Tộc (miêu gồm bộ thảo và chữ điền nghĩa là mạ , là mầm , là dáng diệu xinh đẹp , một tộc người biết trồng lúa từ xa xa). Do bị phong kiến Hán tộc tàn sát nên di cư xuống Việt nam... , tên đồng bào tự gọi nhau là H'Mông, có nghiã là Người.
Từ trước đến nay , các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc vẫn kiên trì coi ngôn ngữ nhóm H'Mông - Dao thuộc ngôn ngữ Hán Tạng.
Người H'Mông , có người nghiên cứu tìm ra có nhiều cái nhất:
Ngôn ngữ có nhiều thanh nhất 8 thanh chia thành nhiều âm vực ; Vốn từ láy dồi dào .
Hệ thống âm đầu rất phong phú có từ 51-57 phụ âm đầu ; Âm nhạc H'Mông có tiếng Sáo , Khèn Mèo, đàn môi nổi bật gai điệu ở dạng gãy khúc "nhâp nhô" như đỉnh non cao mà họ cư trú .
Ngoài ra còn có Gạo Mèo, Rượu Mèo, Táo Mèo là ngon nhất; Lợn Mèo , bò Mèo là to nhất ; Cày Mèo, cối xay Mèo bằng đá độc đáo bền nhất, ruộng bậc thang với hệ thống tới tiêu ở lưng chừng núi tuyệt vời nhất; Váy Mèo, áo Mèo sặc sỡ đẹp nhất ; Múa Mèo , hát Mèo vào loại hay nhất; Súng Mèo tự tạo , dao Mèo tốt sắc nhát; Đi bộ leo dốc giỏi nhất; Dũng cảm , vượt gian khó , hiên ngang nhất .
Tại Việt nam cùng thời với Hoàng Hoa Thám đánh Pháp người H'Mông cũng có Giàng Chỉn Hùng ( Bắc Hà ) Thảo Nủ Đa ( Mù Cang Chải ) Giàng Tả Chay ( Tây Bắc) . Sau nay có Vừ A Dính( Tuần Giáo ) Kim Đồng ( Cao Bằng ). Nhân vật lịch sử Vua Mèo Vàng Chí Sình ( Bắc Hà ) sau cũng theo Việt Minh đánh Pháp. Thời nay có nhiều ngời H'Mông học tới Cử nhân , Tiến sỹ , ví dụ Tiến sỹ Thào Xuân Sùng , bí thư tỉnh uỷ Sơn la.
Về văn học có "Tiếng hát làm dâu" "Tiếng hát mồ côi" nói lên thân phận con người thật là thống thiết , dù ai "cứng lòng" mà đọc cũng phải rưng rưng nước mắt! . "Dân ca Mèo'', truyện cổ tích Mèo cũng rất phong phú. Quan hệ dòng tộc rất đặc sắc , mỗi dòng họ cư trú quây quần thành từng cụm , có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung "đi đâu ở đâu" có họ hàng , sống chết không rời nhau. Có tục "Háy Pú" , cướp vợ rất đặc sắc. Đồng bào có chữ viết riêng.
Lễ cúng khi sinh đẻ: Đồng bào quan niệm rằng: Con người ta có hai phân (thể xác và linh hồn) , họ không quan tâm nhiều đến phần thể xác. Họ cho rằng con người sinh ra trên cõi đời chỉ cần nhìn thấy ba lần ánh mặt trời cũng là một kiếp người.
Một con người có ba linh hồn :
Hồn thứ nhất ở đỉnh đầu, do đó kiêng xoa đầu trẻ em vì hồn nó yếu , xoa đầu hồn sẽ bỏ đi , vì thế ai xoa thì phải làm lễ gọi hồn về.
Hồn thứ hai ở vùng ngực , hồn này ít bỏ đi lang thang , nhưng khi đã bỏ đi thì bệnh sẽ nặng
Hồn thứ ba ở rốn, hồn này cai quản thân xác và nội tạng , hồn này bỏ đi là đau nội tạng , đau bụng (hồn này ở phụ nữ yếu hơn nam giới , nên phụ nữ hay đau bụng hơn , hồn bỏ đi không về sẽ chết).
Khi chết hồn thứ nhất bay lên tầng cao nhất cùng tổ tiên trên trời (cõi tiên) .
Hồn thứ hai bay lên chỗ Ngọc Hoàng chờ đầu thai vào kiếp khác (ai xấu sẽ đầu thai làm con vật); Hồn thứ ba gác phần mộ , lởn vởn nơi tầng thấp của Ngưu ma vương , thường bay về quấy nhiễu. Vì thế người H'Mông rất quan tâm đến việc thờ cúng gắn với chu kỳ đời người.
Khi bà mẹ sắp sinh em bé thì nhà có lễ cúng "đề ca súa" , cầu cho mẹ tròn con vuông.
Đồng bào cho rằng : Khi trẻ sinh ra chưa có linh hồn ngay, phải sau 3 ngày mới tổ chức lễ gọi hồn (húp hi) - đây là lễ lớn , thông báo cho sự ra đời của một thành viên trong gia đình . Đây cũng là lúc đặt tên cho trẻ. Tên trẻ không được trùng với tên ông bà , tổ tiên , họ hàng . Cuối lễ , thầy cúng xem chân gà "bói" tương lai cho trẻ.
Về họ và tên , những người có chung một họ như Giàng , Vừ , Thào , Lầu , Lý... đều coi nhau như anh em , dẫu không chung một tổ.
Người H'Mông ở Lào Cai , Thanh Hoá và Nghệ An có nhiều nét văn hoá đặc sắc. Người H'Mông ở Lào Cai có hơn 30 họ, các họ lấy tên con vật như Sùng (gấu), Hầu (khỉ) ,Lồ (lừa), Mã (ngựa) Giàng (dê) và Lùng (rồng). Có họ lấy màu sắc đặt họ ví dụ Hoàng (màu vàng), Lù (màu xanh) Hùng (màu đỏ). Có họ lấy tên cây , ví dụ như Lý (mận) Thào (đào). Họ còn lấy tên đồ vật , ví dụ như Cư (trống), Thèn (thùng) .
Đồng bào đặt tên nhiều lần :
Khi bé đầy tuổi , có lễ mừng tuổi , Lễ đội tên đệm của bố cùng lúc với lễ mừng con đầu lòng 1 tuổi. Khi ấy con trai tặng nỏ , súng , dao , cháu gái tặng cuốn chỉ thêu, tấm vải . ước nguyện trai tài gái đảm.
Lễ đặt tên lần thứ hai "Tì bê lầu" , thịt một con lợn tặng bố mẹ vợ nửa , cầu khấn những điều tốt lành , buộc chỉ cổ tay , đặt tên đệm mới cho con rể. Bố mẹ vợ tặng vật kỷ niệm cho con rể thường là đồng bạc trắng , cái địu con .
Có trường hợp người đàn ông có đến 3-4 tên , khi đau ốm hoặc rủi ro , tai nạn thì lại làm lễ đặt tên lại .
Đồng bào quan niệm "thùng sếnh, thùng đang" tức là cùng họ cùng ma vì làm ăn làm uống ta có thể học người khác , nhưng làm ma thì không thể theo người ta đựơc.
Lễ ma có 4 lễ :
. Lễ ma tươi
. Cúng ma bò
. Cúng ma lợn
. Cúng ma cửa
Đúng là , cách đặt 3-4 tên của người H'Mông mang bản sắc văn hoá thật độc đáo ./.
BÀI THỨ SÁU
DÂN
TỘC KHƠ ME
Dân
tộc Khơ Me có trên 1 triệu người , sống tập trung ở các tỉnh Sóc Trang , Vĩnh
Long, Trà Vinh , Cần Thơ, Kiên Giang , An Giang .
Còn có các tên khác Khơ Me Krom, Cur, Cul , Thổ, Việt gốc Miên .
Tên Khơ Me bắt nguồn từ tiếng Phạn ( Ấn Độ ) Khêmara có nghĩa là "An Vui Hanh Phúc."
Đây là một cư dân sống lâu đời ở Đồng bằng Sông Cửu Long, sống xen kẽ với người Kinh và người Hoa.
Đồng bào biết thâm canh lúa nước từ lâu đời, biết làm thuỷ lợi và lợi dụng thuỷ triều để thay chua rửa mặn, xổ phèn cải tạo đất.Có địa phương trồng nhiều dưa hấu . Chăn nuôi gia súc , gia cầm , làm các nghề thủ công (dệt , gốm...) và làm đường Thốt nốt.
Dân tộc Khơ Me sống quần tụ thành các phum , sóc( như thôn ấp của người Kinh , gồm từ 17-70 nóc nhà. Trên các phum sóc không có đình mà có chùa , gọi là chùa Khơ Me . Các chùa này có cấu trúc khá giống nhau tuy quy mô khác nhau . Chùa là nơi thờ Phật và là nơi hành lễ của dân làng.
Còn có các tên khác Khơ Me Krom, Cur, Cul , Thổ, Việt gốc Miên .
Tên Khơ Me bắt nguồn từ tiếng Phạn ( Ấn Độ ) Khêmara có nghĩa là "An Vui Hanh Phúc."
Đây là một cư dân sống lâu đời ở Đồng bằng Sông Cửu Long, sống xen kẽ với người Kinh và người Hoa.
Đồng bào biết thâm canh lúa nước từ lâu đời, biết làm thuỷ lợi và lợi dụng thuỷ triều để thay chua rửa mặn, xổ phèn cải tạo đất.Có địa phương trồng nhiều dưa hấu . Chăn nuôi gia súc , gia cầm , làm các nghề thủ công (dệt , gốm...) và làm đường Thốt nốt.
Dân tộc Khơ Me sống quần tụ thành các phum , sóc( như thôn ấp của người Kinh , gồm từ 17-70 nóc nhà. Trên các phum sóc không có đình mà có chùa , gọi là chùa Khơ Me . Các chùa này có cấu trúc khá giống nhau tuy quy mô khác nhau . Chùa là nơi thờ Phật và là nơi hành lễ của dân làng.
Về trang phục : đàn ông đóng khố sampôt. đàn bà mặc váy xà rồng , dài chấm mắt cá chân , màu gụ, có nhiều hoa văn đẹp . Ngày xưa phụ nữ không mặc áo mà dùng một tấm vải vắt chéo qua vai để che ngực , có thói quen quấn khăn Khrâm lên đầu . Nhà sư cọc trọc đầu , râu và lông mày. Khoác áo cà sa , mang khố vàng màu nghệ và ô trắng hay vàng.
Đồng bào Khơ Me có ba hình thức tôn giáo , theo tín ngưỡng dân gian , đạo Balamon,Phật giáo tiểu thừa . Trong mỗi chùa có nhiều s sãi( gọi là các ông Lục ) và do s cả đứng đầu . Con trai Khơ Me trớc khi trởng thành thờng đến ở chùa để tu học, trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà chùa thờng dạy kinh nghiệm sản xuất , dạy chữ. Hiện nay có trên 400 chùa Khơ Me.
Ngời Khơ Me ghi chép lại một nền văn học rất phong phú của mình trên lá buông gọi là Xatra . Văn học dân gian truyền miệng cũng vô cùng phong phú . Nghệ thuật sân khấu gồm nhiều loại Dù kê, Rô băm . Các điệu múa nổi tiếng : Lăm vông, Múa kiếm ( Răm khách ), Lăm Lêu...
Các ngày lễ lớn là Choi Chnăm Thơ Mây( Mừng năm Mới ) , Lễ Phật đản , lễ Đôn ta ( xá tội vong nhân ) , Oóc Bom boóc ( cúng trăng ).
Các họ của người Khơ Me :
Bàn , Binh , Chau , Chiêm , Danh , Dơng, Đào, Điêu, Đoàn , Đỗ, Hiùnh, Hứa , Kỷ, Liêu, Lộc , Lục, Lu , Mai , Neang, Nuth, Ngô, Nguyễn, Panth, Pem, Pham , Sơn, Tăng, Tô, Từ , Tng, Thạch, Thị , Thuấn, Trà , Trần, U, Uônth, Xanh, Xath,Xum...
Các họ tên tiêu biểu của người Khơ Me Danh , Sơn, Kim, Thạch , Châu , Lâm , ví dụ :
Danh út, Ngọc Anh ( Nam )
Lâm Phú Thạch Thị ( nữ).
Phụ nữ thường phân biệt bằng chữ Thị hoặc Nêang . Người Khơ Me có họ từ thời Nguyễn , vua Minh Mạng , để kiểm kê hộ khẩu dân số. Trước đó người Khơ Me không có họ.
Nét văn hoá đặc sắc trong văn hoá dùng họ và đặt tên của ngời Khơ Me chính là : Để phân biệt những người cùng tên và có quan hệ huyết thống thì người Khơ Me thường gọi kèm tên người cha ( phụ tử liên danh) , tên người cha thành họ của người con./.
NGUYỄN
KHÔI
(ĐÌNH BẢNG)
(ĐÌNH BẢNG)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 242
PHAN - HUZI -GIDEON RACHMAN
PHAN * ĐẾM NGƯỢC
Đếm ngược
- Details
- Created on Friday, 28 December 2012 01:30
- Phan
Năm
tàn tháng tận nào không buồn như trời đất âm u, nhưng chuyện bên tai
thì cứ nghe theo thói quen nhiều chuyện. Hai cô gái trẻ vừa lựa chè,
chọn bánh trong tủ lạnh của nhà hàng; vừa líu lo về chuyện count-down
sắp diễn ra ở Dallas vào dịp mừng tết tây sắp tới. Chuyện của họ: Ai là
những người được mời tham dự trong đêm count-down, họ có xứng đáng
không?...
Ở
đêm đón giao thừa kiểu Mỹ của thành phố Dallas thì cánh Việt Nam chắc
không có cửa; bởi thành phố này lớn, giới văn nghệ sĩ bản xứ còn chưa
chắc được mời thì nói gì tới những người di dân.
Nhưng trong một cộng
đồng thiểu số thì cơ hội cho những cô gái trẻ sẽ bớt cạnh tranh hơn. Thế
mà hai cô gái trẻ cũng đang chia nhau nỗi ngậm ngùi là cả hai cùng
không được mời vào nhóm những cô gái có mặt trên sân khấu chỉ để đếm từ
10 tới zero.
Không
biết cảm giác của những người chỉ đứng dưới sân khấu, nhưng hoà quyện
niềm vui đón mừng năm mới với mọi người có mặt ở những quảng trường ra
sao?
Như hàng năm ở New York Times Square vẫn thế, cơ man là người đổ ra
đường để cùng đốt pháo bông, ca hát và đếm ngược từ 10 tới 0 để tiễn
năm cũ và đón mừng năm mới.
Có thể là trong số họ có rất nhiều người đang thất nghiệp; nhiều người
đang gặp rắc rối với hôn nhân; nhiều người đang mang bệnh hết thuốc chữa
trong mình…
Nhưng trước thềm năm mới, họ tạm quên đi đời thường trong
giây lát; quên đi hoàn cảnh trong phút giây để đón chào một năm mới
trong niềm hy vọng. Dù tương lai nào đến cũng chẳng khác những hiện tại
đã qua. Sự lập lại đã hình thành nên cả sự tuần hoàn của vũ trụ này…
Có
thể tôi kết luận không đúng nên người bạn đã phản ứng một cách chống
đối hơn là tranh luận. Theo anh, một cô gái trẻ đương nhiên thích góp
mặt trong nhóm đếm count-down vì mọi người sẽ dễ biết đến cô ta hơn.
Đó
là cơ hội; là đường tắt dẫn đến những quan hệ mà bình thường phải tốn
công sức với thời gian rất nhiều, nhưng cũng không chắc gì đã mở ra được
quan hệ trong tương lai. (Đơn giản là người đạo diễn đang tìm vai diễn
cho phim mới của họ, sẽ dễ thấy cô gái thích hợp cho phim hơn trong nhóm
mười cô đếm ngược trên sân khấu. Ngược lại, người đạo diễn không thể
thấy cô gái thích hợp ấy trong rừng người count-down bên dưới sân khấu…
Có
thể anh bạn tôi nói đúng. Là tôi không có con gái nên không nghĩ đến
những cơ hội trình diễn con gái mình trước đám đông. Làm tôi nhớ lại một
cô bé, tôi đã từng chụp hình cô bé ấy đến mấy lần trong những cuộc thi
hoa hậu liên tiếp ở địa phương.
Thật sự đó là một cô bé xinh xắn, có
thẩm mỹ về trang phục tự chọn, có phong cách lễ phép theo kiểu châu Á,
đối đáp khá thông minh về những câu hỏi ứng xử từ ban giám khảo…
Nhưng
cô bé này đi thi hoa hậu tới tôi nhớ mặt thì kể ra cũng đã đáng lãnh
giải can đảm.
Có
thể tôi bị dị ứng từ quá nhiều thí sinh dự thi hoa hậu đã coi thường
cái đẹp tới tự tin, là những thí sinh xứng đáng lãnh giải “can đảm” từ
khi ghi danh.
Chính họ đã đồng lõa với ban tổ chức về số lượng thí sinh
tham dự càng đông càng tốt. Họ là những người trẻ nên không hiểu ban tổ
chức khuyến khích các em tham gia đông đảo nhưng không chịu trách nhiệm
về những tiếng “xì” từ khán giả.
Theo tôi, những cuộc thi hoa hậu nên có
giải can đảm cho các thí sinh… can đảm. Vì họ đã vượt qua được tiếng
“xì” của khán giả mà vẫn cười tươi như hoa…
Ông
bạn tôi lại không đồng ý. Ông, thậm chí biết cả cha lẫn mẹ của cô bé
“số 10”. Ông nhắc nhở tôi một lần thi hoa hậu. Ai cũng thấy là cô bé ấy
xứng đáng đoạt giải hoa hậu, nhưng cuối cùng cô bé vẫn chỉ là (Á hậu) vì
cha mẹ của cháu không phải là nhà tài trợ.
Ông bạn tôi nhắc làm tôi nhớ
cô bé hoa hậu năm ấy thật tội nghiệp. Đó là cô bé “số 9”, bình thường
về mọi mặt, nếu có gì nổi trội thì phải kể đến lòng tự trọng của cô bé
bị cha mẹ phớt lờ! Những người trẻ khó dấu được cảm xúc trên gương mặt
thay vì rạng rỡ, hân hoan của tân hoa hậu, thì cô bé “số 9” lại biểu
hiện nhiều cảm xúc xấu hổ trước đám đông; mắc cỡ với bạn bè và ban giám
khảo - (là một ban giám khảo thực sự có khả năng đánh giá các thí sinh.
Nhưng ban giám khảo đã chào thua ban tổ chức phụ thuộc vào tài lực của
những nhà bảo trợ cuộc thi.
Tân hoa hậu “số 9” càng độn thổ khi cha mẹ
của bạn “số 10” lên tiếng và đòi thưa kiện về điểm tổng kết từ ban giám
khảo thì cô bé “số 10” cao hơn; nhưng hạng nhì thì vẫn cứ là hạng nhì).
Tôi có nhắc ông bạn là cuộc thi hoa hậu năm sau nữa, cô bé “số 10” của
chúng tôi-cuối cùng cũng đội được vương miện hoa hậu sau nhiều năm chinh
chiến với nhan sắc và “thế lực thù địch” là những nhà bảo trợ.
Hai
cô bé xôn xao về đêm count-down đã rời tủ chè ba màu từ lâu, nhưng hai
lão già háp thì còn ngồi với năm tàn tháng tận. Chúng tôi cũng đang đếm
ngược xách bia trên bàn. Xách vào đây hộp bia mười hai chai thì từ từ
còn mười, tám, rồi sáu, bốn, hai, hết…
Sự kết thúc nào chả chơi vơi, nỗi
buồn nào không vời vợi nên uống bia là ít buồn nhất vì chỉ buồn ngủ. Mà
ngủ là một trong tứ khoái của con người thì biện luận gì nữa. Thế là
ông bạn tôi về ngủ, ông mặc lời hăm doạ của tôi là anh ngủ nhiều quá,
coi chừng mất dấu hỏi! Anh có thấy ai ngủ dậy mà cái mặt còn dấu hỏi hay
không?
Tôi kể, trong chỗ tôi làm, có một ông nguyên tắc đến bất chấp ai
đắc cử tổng thống, ông đi ngủ trước đã; Chuyện hai mươi đứa bé học sinh
tiểu học bị bắn giết dã man ở Connecticut cũng không quan trọng bằng
việc sau cơm trưa, ông đi ngủ.
Dù chỉ chợp được 5 phút thừa nhờ ăn vội
trong giờ ăn trưa. Tôi tính nhẩm đời ông này hưởng thọ sáu mươi tuổi thì
thật ra ông ấy chỉ sống không tới ba mươi năm vì đã ngủ mất quá nửa
thời gian trong đời.
Có
thể tôi đúng nên ông bạn sợ ngu, không về ngủ nữa. Ngồi lại với nhau
nhìn năm tàn tháng tận. Quỹ thời gian của từng người chả phải là đang
đếm ngược đó sao? Trăm năm trong cõi người ta chỉ là một ước lệ hào
phóng của Tiên Điền.
Ngay người thọ bảy mươi đã hiếm vì nhân sinh thất
thập cổ lai hy; nên người bước qua ngũ thập tri thiên mệnh thường ngồi
đếm ngược thời gian còn lại.
Trong không khí lễ hội, những gương mặt hân hoan đón chào năm mới để
đến tuổi lái xe - là một chân đã bước ra khỏi nhà; đến tuổi đi đại học
là rút chân thứ hai; đến tuổi ngồi uống bia là quên cả lối về.
Và đến
tuổi ngồi nhìn lá vàng bay, người ta cần một nơi để về. Tôi ngồi đếm
ngược với thời gian, rất nhiều bạn hữu có số năm ở hải ngoại đã nhiều
hơn số năm sống trong nước-như người bạn đang ngồi chung bàn. Anh hớt
hải bỏ nước ra đi khi đời còn quá trẻ; Giờ, nơi một góc quán mù loà,
người đàn ông tóc trắng nhiều hơn sợi đen giật mình với số năm xa nhà đã
gần gấp đôi số năm ở nhà. Hai mươi tuổi anh bỏ nước ra đi, mới đó đã ba
mươi tám năm không về.
Anh ngồi đếm ngược thời gian trong mắt cay với
từng thân nhân đã vĩnh viễn không gặp lại; những thân nhân sắp không còn
cơ hội gặp nữa.
Và ở nơi thật xa là quê anh, cũng đang có những thân
nhân ngồi đếm ngược thời gian mà chính anh là một trong nhưng người mà
họ khó có cơ hội gặp lại.
Có
thể hai cô bé ấm ức vì không được mời làm người mẫu trên sân khấu
count-down năm nay đã gieo vào lòng già hai người biệt xứ một nỗi buồn
xa vắng nhưng thật gần là nỗi buồn chung của người Việt hải ngoại khi
năm tàn tháng tận.
Ở một góc sân tù đày xưa cũ, ngọn lửa bập bùng nồi
bánh chưng, bánh tét cuối năm trong những năm đói khổ do nhiều nhà hùn
lá góp nếp nấu chung nhau. Sáng ba mươi hân hoan mặt người chia nhau mỗi
nhà chỉ một cặp bánh-cúng ông bà.
Ở đó rất khốn nạn với chế độ nhưng
sợi dây thân quyến, xóm làng còn rịt lại nỗi thương tâm, không bỏ mặc
vết thương lòng băng hoại trong đủ đầy như nơi viễn xứ.
Âu cũng là số
phận, sự chọn lựa nào cũng có cái giá của nó. Ở đời không bao giờ được
cả mà chỉ một trong hai.
Chúng tôi ngồi nhìn chiếc đồng hồ trên tường-đã
đến giờ quán đóng cửa. Mỗi thời khắc đi qua là một bước quay về, mai về
đến nơi xuất phát của con đường vạn dặm mà ta đã đi qua là hết một hành
trình.
Vui-buồn chút cuối năm có nghĩa gì để lòng mà không thấy những giây đèn
xanh đỏ đã lập loè xua tan nỗi lạnh lòng hơn buốt giá của thời tiết.
Hãy can đảm trong từng bước quay về khi thời gian đếm ngược.
Chúng tôi
an ủi nhau như hai cô bé không có nhà bảo trợ nào chống lưng mà lại quá
thèm lên sân khấu nên dắt nhau đi mua chè về ăn cho đỡ tủi thân. Chúng
tôi uống vài lon bia cũng đã bớt ngậm ngùi phần nào…
NGUYỄN TUẤN HOÀNG * TÌNH ĐẦU, TÌNH CUỐI!
TÌNH ĐẦU, TÌNH CUỐI!
- Details
- Created on Tuesday, 25 December 2012 14:28
Nguyễn Tuấn Hoàng
Ông
Hải, tay cầm ly cà phê, tay cầm cuốn sách, đang lúng túng định dùng vai
đẩycánh cửa kính của cái cafeteria, nơi bán thức ăn làm sẵn của nhà
dưỡng lão Yee Hong, thì ở đàng sau, đã có một bàn tay nhanh nhẹn mở dùm.
Ông Hải bước vào và lúng búng nói với người đàn ông đi sau:
-Thank you!
Rồi
ông Hải tiến về cái bàn quen thuộc ở góc phòng. Ông đặt ly cà phê vừa
mua ở tiệm Tim Horton xuống bàn, vươn vai nhìn đồng hồ:
- Gần mười giờ!
Ông mở nắp ly cà phê, nhấp một ngụm rồi lật cuốn sách đọc sơ qua vài hàng.
Vừa lúc đó, có tiếng bánh xe lăn trên sàn gạch , ông Hải ngửng lên cất tiếng chào:
-Chào bà Loan! Good morning Tina!
Tina,
là tên của cô y tá đang đẩy chiếc xe lăn đến bàn, để xe vào chỗ đối
diện chỗ ngồi của ông Hải, cũng cất tiếng chào lại bằng tiếng Anh:
- Chào ông Hải! Hôm nay ông có khỏe không?
- Tôi khỏe, cám ơn cô!
-Tôi để bà Loan lại cho ông nhé!
-Vâng, cô cứ yên tâm!
Nói
xong, cô y tá khẽ vỗ vai người đàn bà đang ngồi trên xe lăn, rồi quay
gót ra ngoài. Ông Hải vui vẻ bảo người ngồi trên xe lăn:
-Trời hôm nay đẹp quá. Bà hãy nhìn ra ngoài sân kìa!
Người
đàn bà đứng tuổi, hấp háy đôi mắt sau làn kính cận, đưa mắt nhìn ra
ngoài. Thời tiết ở thành phố Mississauga vào những ngày cuối xuân thật
đẹp. Nắng vàng trải dài trên những thảm cỏ xanh lì , nằm bên cạnh một
khu vườn hoa đầy mầu sắc ở gần cổng ra vào. Ông Hải kéo chiếc khăn phủ
đôi chân của bà Loan lại cho ngay ngắn rồi thân mật hỏi:
-Hôm qua bà có ngủ ngon giấc không?
-Cám ơn ông, tôi ngủ say li bì, chẳng nhớ giờ giấc gì cả..
Ngừng một chút, bà Loan hỏi:
-Hôm nay ông đọc câu chuyện đến đoạn nào rồi nhỉ?
-Phần hai người sắp gặp lại nhau, khi Loan ở dưới Saigon trở lại Đà Lạt để tìm lại Hải..
Bà Loan gật gù:
-Mà câu chuyện cũng hay nhỉ? Nhân vật chính lại trùng với tên tôi và tên ông..
-Đúng vậy và đây là một chuyện tình hết sức cảm động..
Vừa
lúc đó, có tiếng trẻ con ở bên cạnh. Hai đứa trẻ một trai, một gái chạy
đến ôm chầm lấy ông Hải và sau đó quay sang ôm bà Loan. Bà Loan vui vẻ
nói:
-Ồ các cháu của ông hôm nay lại đến thăm tôi..
Bà Loan ngước nhìn người đàn ông vừa đến đứng cạnh ông Hải:
-Anh Tùng cũng đến thăm tôi nữa này.
Người đàn ông, tiến lại ôm lấy vai bà Loan:
-Chào bác! Bác hôm nay có khỏe không?
-À, hôm nay thì tôi khỏe lắm.
Tùng
quay sang nói nhỏ vào tai ông Hải, trong khi hai đứa trẻ đang đưa cho
bà Loan coi những vật dụng đủ mầu sắc trong một chiếc giỏ mà hai đứa đã
mang đến:
-Má hôm nay có sao không hả ba?
Ông Hải cũng nhỏ giọng:
-Hôm nay má mầy có vẻ tươi tỉnh lắm. Hôm nay con không phải đi làm sao?
-Dạ, hôm nay con nghỉ, đưa hai đứa nhỏ vào thăm bà nội và chút nữa thì phải đưa hai đứa nó đi nha sĩ..
*****
Bà
Loan chính thật là vợ ông Hải, mẹ của Tùng ,là bà nội của hai đứa bé
Jason và Tracy, con của Tùng. Định cư ở Canada từ năm 1975, gia đình ông
Hải đã có một thời gian sống thật hạnh phúc,rồi chẳng may bà Loan lại
bị căn bệnh hiểm nghèo là bệnh Quên(Alzheimer’s).
Sau vài năm được chữa
trị ở nhà, bệnh Quên của bà ngày càng nặng dần đến nỗi bà chẳng còn nhận
ra chồng con, chẳng nhận ra con cháu của mình nữa. Ngoài căn bệnh Quên,
bà còn bị thêm bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường cũng ngày một nặng dần.
Ông Hải cố gắng chăm sóc vợ ở nhà, nhưng khi bệnh của bà ngày càng trầm
trọng thêm,và đến lúc phải ngồi xe lăn, , thì ông Hải phải xin cho vợ
mình vào nhà dưỡng lão Yee Hong , một nhà dưỡng lão của người Trung Hoa ở
thành phố Mississauga này. Ông Hải cũng bán căn nhà cũ đang ở, mướn một
căn chung cư ở gần nhà dưỡng lão, để hàng ngày có thể đến thăm nom cho
vợ.
Hàng
ngày ông Hải đến nhà dưỡng lão vào lúc 10 giờ sáng, để đọc sách cho vợ,
để giúp vợ ăn trưa. Sau giờ ăn, khi y tá đưa bà Loan đi tham dự các lớp
tập thể dục , các giờ trị liệu pháp, thì ông Hải đi về nhà hoặc đi bộ
trong khu công viên River Grove gần đó, hoặc là đi bơi trong hồ bơi của
trung tâm cộng đồng Mavis.
Buổi chiều ông Hải trở lại nhà dưỡng lão cho
vợ ăn chiều và ở chơi cho đến tối mới trở lại căn chung cư mà ông đã
muớn ở gần đó. Tùng là đứa con độc nhất của hai người, cũng ở trong
thành phố Mississauga này, nên cũng hay thường dẫn vợ con đến thăm mẹ
mỗi tuần vài lần.
Khi
biết vợ mình bị bênh Quên, ông Hải bỏ công nghiên cứu thêm về loại bệnh
nan y này. Ông cũng được biết là nếu tìm cách khơi lại những kỷ niệm cũ
cho người bệnh, thì có nhiều trường hợp, người bệnh dần dần nhớ lại và
bệnh Quên có thể bớt dần đi.
Vì thế hàng ngày ông đến để đọc lại cho vợ
nghe cuốn nhật ký dầy cộm mà bà Loan đã dùng để ghi lại những diễn biến
của cuộc tình giữa hai người.
Ông
Hải đã đọc đi đọc lại hết cuốn nhật ký này nhiều lần, nhưng vẫn chưa
thấy sự tiến triển nào về sức khỏe và trí nhớ của vợ. Tùng nhiều lúc
thấy tội nghiệp cho cha đã bảo ông Hải:
-Thôi ba à,ba đọc như vậy đủ rồi, chắc không có “work” đâu?
-Không sao, tao ở nhà cũng buồn, đâu có chuyện gì làm..
Và trang nhật ký đã được mở ra , hồi ký của một chuyện tình lại bắt đầu..
Chiếc
xe lam chỉ chở có một người khách, đổ dốc chạy theo đường Phan Đình
Phùng, rẽ ngược lên con đường Huyền Trân Công Chúa để chạy đến cỗng trại
Du Sinh..
Nếu xe tiếp tục đi thẳng là đường dẫn đến thác Cam Ly. Loan
ngồi trong lòng xe, tay giữ chiếc va li , mắt ngơ ngẩn nhìn ra ngoài.
Trời đã vào hè nhưng khí lạnh của miền cao nguyên vẫn còn lảng vảng đâu
đây.
Chiếc xe lam chạy lên giữa con dốc thì ngừng trước cổng trại. Nàng
móc bóp trả tiền cho người tài xế, xách va li, bước xuống xe. Ngôi biệt
thự của ba má nàng nằm ngay góc đường vào cổng trại.
Nằm xế về bên tay
phải, góc của một con đường tắt dẫn vào trại Du Sinh, là khu tọa lạc của
trường Couvent Des Oiseaux. Loan xách va li đi lại cổng biệt thự bấn
chuông. Một lúc sau, có tiếng mở cửa sắt và tiếng chào:
-Cô lên có một mình thôi hay sao? Thế còn bác đâu?
Loan cất tiếng trả lời bà quản gia:
-Cháu lên trước. Tháng sau má cháu mới ghé lại..
-Vậy hả, thôi cô đưa va li tôi mang lên cho..
Buổi tối hôm đó, Loan ăn qua loa rồi đi ngủ, sau chuyến đi dài mệt nhọc .
******
Buổi
sáng hôm sau, Loan thức dậy vì những tiếng chim hót vang trên cành lá,
xuyên qua khung cửa sổ rộng, vào tận phòng. Nàng trở dậy, mặc thêm chiếc
áo khoác ngoài, rồi đi ra mở tung cánh cửa sổ. Mặt trời còn ủ kín trong
sương.
Lớp sương mù dầy đặc phủ kín cả khu rừng thông xung quanh ngôi
biệt thự. Những ánh nắng mặt trời buổi sáng len lỏi giữa đám sương mù
làm thành những vệt sáng trên những cành thông. Đúng lúc đó có tiếng của
bà Hậu, người quản gia ở cửa:
-Cô Loan dậy chưa thì xuống ăn sáng!
Sau
bữa ăn sáng, Loan thay quần áo, mặc thêm chiếc áo len, rồi thả bộ đi
vòng quanh sân của ngôi biệt thự.
Khu đất xung quanh ngôi biệt thự này
rất rộng, được rào bằng hàng rào sắt, và trồng rất nhiều thông. Những
cây thông ba lá mọc cao lêu khêu trong khu đất, khiến người ta có cảm
tưởng đây là một khu rừng thu nhỏ. Nàng chầm chậm thả bộ đi trong sân,
gần vòng rào, vừa đi vừa hít thở khí trong lành. Mùi của những lá thông
ẩm sương, mùi của những đám hoa Lan mọc trên những cành thông cao trước
mặt, hòa lẫn với nhau, thành một thứ mùi kỳ diệu có thể làm mê mẩn lòng
người. Loan chợt nghĩ đến câu văn của một nhà văn mà nàng chợt quên mất
tên khi nói về Đà Lạt như sau “ Đi trong đêm ở Đà Lạt là đi trong hơi
thở của núi rừng”.
Đang thả hồn theo cơn mộng, thì Loan bỗng giật mình
vì tiếng động mạnh ở phía trước. Nàng đưa tay giữ ngực nhìn lên. Một
quả bóng tròn đã được đá từ ngoài vào sân.
Chỉ mất giây sau thì Loan
thấy ngay một chàng thanh niên, mặc bồ quần áo thể thao, đi giầy dùng để
đá banh, lò mò bước tới. Khi thấy nàng đứng ôm ngực ở đó, chàng thanh
niên cũng giật mình, rồi trấn tĩnh lại nói:
-Xin lỗi cô, trái banh tụi này đang đá ở bên ngoài, vô tình lọt vào sân nhà, tôi đường đột xin vào để lấy ra..
Loan
ấp úng không nói một lời. Từ nhỏ đến lớn nàng sống khép kín trong gia
đình, không giao thiệp nhiều với bên ngoài.
Rồi khi vào trung học, thì
nàng lại được gửi vào nội trú trong một trường dòng, sự giao tiếp của
nàng càng giới hạn thêm nữa. Vì thế khi đối diện với người thanh niên lạ
mặt này, nàng cũng chẳng biết phải đối đáp như thế nào?.
Chàng thanh niên thấy nàng không nói, cúi xuống nhặt quả banh, vừa dợm đi ra thì bỗng quay lại nói:
-Nhà tôi ở bên ngoài kia, ngay đường vào cổng trại, chỉ biết có bác Hậu thôi và chưa gặp cô bao giờ.
Loan run giọng:
-Tại học ở Saigon..
Chàng thanh niên ngắm nàng rồi gật gù:
-À, ra vậy. Chắc cô về đây nghỉ hè? Tôi tên là Hải.. thế còn cô?
-Tên là Loan..
-Hân hạnh được biết cô.. Nhà tôi ở ngay bên cạnh hàng rào đó..
Vừa
nói Hải vừa chỉ tay ra bên ngoài hàng rào sắt. Loan nhìn theo hướng chỉ
và nhìn thấy một căn nhà tôn vách ván như những căn nhà của những người
sống trong trại Du Sinh này.
Loan đã được bà Hậu cho biết trại Du Sinh
là trại của những đồng bào di cư tỵ nạn cộng sản từ miền Bắc vào Nam Các
người tỵ nạn này đã được cha Bửu Dưỡng, một cha dòng Chúa Cứu Thế , dẫn
dắt lên sống trong trại định cư này.
Chàng thanh niên nói tiếp:
-Mấy
ngày ở đây, nếu cô Loan không bận thì qua bên nhà chơi với tụi này.Tôi
có hai đứa em gái chắc cũng bằng tuổi cô, thích hát hỏng lắm..
À, hay
chiều nay cỡ bốn giờ, tôi bảo Liên ,một nhỏ em của tôi đến cổng biệt
thự, chờ để dẫn cô qua chơi. Chiều nay có thêm mấy cô bạn của các em tôi
ở trên đầu trại xuống, hát hò vui lắm..
Thế
rồi họ quen nhau và yêu nhau lúc nào chẳng hay. Những ngày nghỉ hè năm
đó là những ngày nghỉ hè đẹp nhất của đời học trò của Loan. Nàng đã được
tham dự những trò vui tập thể cùng với đám thanh niên thiếu nữ cùng
tuổi. Nào là trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi rồng rắn... Nàng được tập
hát những bài du ca. Nàng cũng được tham dự những buổi cắm trại trong
khu rừng thông ở trên đầu trại, nơi có dòng suối trong vắt chảy qua .
Trong làn nước trong veo đó, nàng đã thấy những con tôm tích, là loại
tôm cũng bằng cỡ những con tôm thường nhưng chúng có hai cái càng thật
to.
Các con tôm tích búng mình bong bóc khi thấy có bóng dáng người.
Nàng đã lần đầu tiên nhìn thấy những con khỉ rừng leo trèo trên những
cành thông, cũng như thấy tận mắt những người Thượng vai mang rìu , lưng
đeo gù đi thành từng đoàn trong rừng.
Một
tháng sau, khi bà Huyền, mẹ của nàng lên chơi, thì bà khám phá ra sự
quen thân của Loan với Hải. Hải lúc đó đang học lớp đệ nhất của trường
Hưng Đạo.
Gia cảnh của chàng , một gia đình người Bắc mới di cư vào
Nam-bố làm phu lục lộ và mẹ thì đang làm nghề nuôi heo, thì chẳng có thể
nào là người “môn đăng hộ đối” với gia đình bà.
Ngày hôm sau, bà Huyền
đã bắt con mình phải về ngay lại Saigon. Loan buồn bã vì quyết định cứng
rắn của mẹ, nhưng nàng cũng kịp dúi cho người tình, mảnh giấy ghi địa
chỉ của nàng ở Saigon và bảo Hải phải viết thư cho nàng.
Những
ngày ở Saigon là những ngày của nhớ mong. Loan chờ đợi thư của Hải gửi
về, nhưng những bức thư tình vẫn biền biệt nơi đâu?. Loan bắt đầu viết
nhật ký, ghi lại những ký ức của những ngày thơ mộng của mối tình đầu.
Một năm, rồi hai năm, nàng vẫn không nhận được tin tức của người tình.
Nàng vẫn không quên Hải, nhưng cũng chẳng biết làm sao liên lạc với
người yêu?. Bà Huyền đã cho bán căn biệt thự ở Đà Lạt cho người chủ
khác.
Trong hai mùa hè sau đó, bà Huyền đã khôn khéo cho con qua Paris
thăm bà dì ở bên Pháp. Những cảnh đẹp, thú vui ở thành phố hoa lệ vẫn
chẳng làm cho Loan vui. Khi nàng vừa đậu xong bằng tú tài toàn phần
Pháp, thì có một gia đình quen với ông bà Huyền, gửi người nhờ mai mối
Loan cho đứa con trai của họ là một bác sĩ mới ra trường.
Khi được hỏi ý
kiến nàng nàng cũng chẳng biết trả lời ra sao? Nàng cũng muốn nhận lời
cho cha mẹ vui lòng, nhưng trong thâm tâm vẫn chẳng bao giờ nàng quên
được Hải..
Bà
Huyền vẫn kiên nhẫn dịu dàng khuyến dụ con , nhưng lòng của Loan vẫn có
những níu kéo chờ đợi, cho nên chẳng trả lời dứt khoát.
Trong một lúc
nóng giận,, bà Huyền đã nói huỵch toẹt ra là “Hai năm nay Hải vẫn gửi
thư đều đặn, nhưng bà đã giữ lại, vứt đi, không cho Loan đọc”. Loan nghe
đến đó, khóc òa lên, rồi bỏ chạy về phòng mình, đóng cửa, bỏ mặc bà
Huyền đứng ngoài khuyên nhủ, dỗ dành..
Buổi sáng sớm hôm sau, khi cả nhà còn ngủ, Loan lẻn ra ngoài, với số
quần áo đựng trong xắc tay,nàng thuê xe tắc xi, chở đến bến đò xe đi Đà
Lạt. Buổi chiều hôm đó, Loan đã có mặt ở ngôi nhà của Hải.
Chàng đã
không còn ở đó! Theo lời của Liên, thì sau khi bị rớt tú tài hai, Hải đã
xin vào trường võ khoa Thủ Đức, học xong ra trường và hiện đang đóng
đồn ở Chương Thiện.
Liên
cũng cho Loan địa chỉ của đơn vị của Hải. Tối hôm đó, Loan ngủ lại nhà
Hải, nằm cùng giường với Liên trong căn nhà tôn, và được bố mẹ của Hải
cho ăn những món ăn đặc sản của người Bắc như canh rau đay, cà muối.
Khi
trở lại Saigon, với địa chỉ của Hải, Loan lại tìm đường xuống Chương
Thiện. Khi đến bến xe thì nàng mới biết nàng phải đi bộ thêm ba cây số
nữa, mới vào đến chỗ đóng quân của Hải.
Nhìn đôi guốc cao trong chân,
Loan ngán ngẩm, đi ra chợ Chương Thiện ở gần đó mua một đôi dép cao su
cho cuộc hành trình.Sau cùng Loan cũng đã gặp được Hải sau nhiều ngày
vất vả! Lúc gặp Hải, Loan nước mắt ràn rụa, không nói được một tiếng
nào.
Hải cũng ngạc nhiên và cảm động khi thấy người yêu cuối cùng đã lặn
lội tới thăm. Chàng thủ thỉ bảo nàng là sẽ giữ Loan không dể mất nàng
trong cuộc đời.
Bà
Huyền thấy con quyết lòng thì cũng không dám ép thêm. Một đám cưới giản
dị đã được tổ chức! Loan cứ như người trong mơ, không nghĩ là hạnh phúc
cuối cùng lại đến với nàng như thế!
Cuộc sống hai người tuy có vất vả
về tiền bạc, nhưng thật hạnh phúc, cho đến ngay cả khi gia đình phải di
tản sang Canada, sau ngày buồn chung của đất nước, ngày 30 tháng 4 năm
đó.
Khi sang đến Canada thì cuốn nhật ký của bà Loan đã ghi đến hết trang cuối cùng!
********
Sau
khi đẩy chiếc xe lăn của bà Loan đến cạnh chiếc bàn tròn ở giữa sân
cỏ, cô y tá Tina khóa chốt an toàn của xe lăn lại, kiểm soát lại một lần
nữa rồi hỏi bà Loan:
-Are you OK?
Bà Loan vội vã trả lời:
-Yes, yes..
Cô
y tá vẫy tay chào mọi người rồi quay quả bước trở lại nhà ăn. Tháng
bẩy mùa hè và vì là ngày chúa nhật cho nên cả gia đình của ông Hải kể cả
Ngọc, vợ Tùng cũng như hai đứa cháu đều đến để thăm bà nội của chúng.
Thay vì cứ ngồi trong phòng ăn chật hẹp, mọi người bàn nhau ra ngồi ở
ngoài sân vừa thoáng lại vừa yên tĩnh, không bị những tiếng ồn ào của
những khách hàng khác ở trong phòng ăn.
Chiếc bàn tròn đặt giữa sân cỏ
được che bởi một chiếc dù che nắng-chiếc dù có thể thay đổi vị trí
theo sự thay đổi vị trí của mặt trời trong ngày.
Từ trên sân cỏ, người
ta có thể nhìn thấy bãi đậu xe dành cho khách đến thăm ở ngay cửa chính
,cuối con đường dốc thoai thoải đi xuống đồi. Ông Hải theo lệ thường,
kéo chiếc chăn phủ chân của bà Loan lên ngang đùi và nói:
-Này bà Loan, câu chuyện mình đọc tới đâu rồi?
Đây
chỉ là câu hỏi thường lệ, và ông Hải sẽ đợi chờ câu trả lời của bà Loan
là “tôi không nhớ tới đâu nữa!” như hàng ngày. Trong khi Tùng và Ngọc
ngồi ở hai chiếc ghế bên cạnh, lơ đãng nhìn ra xa. Còn hai đứa cháu thì
đang mải mê chơi các trò chơi điện tử Gameboys.
Bà Loan ngẫm nghĩ rồi bảo ông Hải:
-Tôi nhớ mình đã đọc đến đoạn bà mẹ nhận là dấu thư của Hải gửi về không cho Loan biết..
Ông Hải mừng rỡ:
-À, hôm nay bà lại nhớ! Có triển vọng tốt..
Nói
rồi ông Hải, sửa lại gọng kính, mở trang sách đã đánh dấu trước ra
đọc.. Ông Hải vừa đọc được một đoạn thì có tiếng bà Loan ngắt lời:
-Ông Hải ơi, chuyện này là hình như là chuyện của tôi và cuốn nhật ký mà ông đang cầm trên tay hình như là của tôi mà..
Ông Hải hồi hộp hỏi:
-Bà có nhớ thật không hở bà Loan..?
-Thật mà..
Nói đến đây, bà Loan bỗng giơ hai tay bảo ông Hải:
-Anh Hải đây mà.. Anh đọc nhật ký của em mà anh cứ bảo của người khác..
Rồi quay sang đám con cái đang ngồi xung quanh, bà Loan rấm rứt khóc:
-Ồ kìa Tùng con tôi, rồi Ngọc rồi các cháu tôi Jason và Tracy đây mà, chứ có ai xa lạ đâu..
Tùng la lên:
-Má ơi, má đã nhớ lại rồi!
Ông Hải cũng mừng rỡ:
-Cám ơn Trời Phật, em đã nhớ lại được rồi..
Tùng đứng dậy hối hả bảo ông Hải:
-Thôi ba ngồi đây với má nghe.. tụi con chạy qua nói cho chú thím Hùng biết, chở hai người đến đây luôn..
Nói rồi Tùng dắt tay vợ và bảo hai đứa con:
-Tụi con chào bà nội rồi đi với ba. Chút nữa mình trở lại..
Vừa quay đi, Tùng còn nói với lại:
-Con sẽ ghé chợ Tầu mua thịt quay bánh mì mang về ăn trưa với chú thím Hùng luôn..
Ông
Hải đứng dậy ôm lấy vợ, nước mắt dàn dụa không nói một lời. Bà Loan
cũng thút thít khóc trên vai chồng. Một lúc sau, ông Hải khẽ bảo:
-Có gió nhiều rồi, thôi để anh đưa em vào nhà ăn..
Ông
Hải lụm khụm mở chốt an toàn của chiếc xe lăn, chậm chậm đẩy chiếc xe
ra khỏi sân cỏ, theo con đường dốc trở lại nhà ăn.
Đang đẩy chiếc xe,
ông Hải bất ngờ bị hụt chân té xuống, chiếc xe lăn không người giữ, chạy
theo con đường dốc, tông thẳng vào bức hàng rào sắt ở gần cửa ra vào.
Ông Hải chạy theo la lớn:
-Loan ơi, em có sao không?
Khi
ông Hải chạy đến gần, thì chiếc xe lăn đã ngừng lại. Mặt của bà Loan đã
nằm kẹt giữa những làn song sắt. Ông Hải nghe loáng thoáng tiếng chân
người chạy đến, tiếng của cô y tá Tina đang gọi số điện thoại khẩn cấp
911.
*******
Vẫn
chỗ ngồi cũ, vẫn chiếc bàn tròn ở góc phòng và vẫn có ly cà phê Tim
Horton còn bốc khói ở trên bàn, ông Hải ngồi tư lự một mình, tay cầm
cuốn nhật ký, buồn bã nhìn ra ngoài. Mùa thu đã về với lá vàng phủ đầy
trên thảm cỏ.
Thỉnh thoảng những cơn gió mạnh thổi về, đã cuộn đám lá
lên không trung như những đợt sóng, rồi những chiếc lá lại rơi lả tả lại
trên sân. Sau đám tang của người vợ, hàng ngày ông Hải vẫn đến ngồi ở
góc phòng của quán ăn trong nhà dưỡng lão Yee Hong này.
Những khách hàng
thường xuyên của quán ăn này, mà ông Hải nhớ mặt, vẫn ngày ngày đến
đây. Nhưng không còn có cô y tá Tina đẩy chiếc xe lăn ra, và chỗ ngồi
đối diện với ông cũng chẳng còn có người ngồi. Ông Hải thở dài, nhìn
chiếc ghế trống đối diện, mở cuốn sách cầm trên tay, rồi hỏi:
-Bà Loan à, bà có nhớ hôm qua mình đã đọc đến đâu không?
Không có tiếng trả lời, nhưng ông Hải, với đôi mắt nhòa lệ, vẫn cắm cúi đọc những dòng trong trang sách đã mở sẵn..Trang sách của một cuộc tình đầu và cũng là một cuộc tình cuối!
Nguyễn Tuấn Hoàng
HU ZI * TRUNG CỘNG & MỸ
Xoay quanh trục Trung – Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải làm gì?
Fri, 11/23/2012 - 01:02 — trandongduc
Bài của Hu Zi (Hồ Như Ý) đăng trên RFA Blog
Chuyến
công du nước ngoài đầu tiên sau khi thắng cử nhiệm kì tiếp theo của của
ông Obama là 3 nước Đông Nam Á. Trước khi lên đường, cố vấn an ninh
quốc gia Hoa Kỳ là Thomas Donilon phát biểu trong cuộc họp báo tại
Washington D.C về chiến lược của nước Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình
Dương:”
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương, lợi ích quốc gia có liên hệ chặt chẽ không thể tách rời với các nền kinh tế và trật tự chính trị tại Á Châu. Thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ gắn chặt với thành công của Châu Á.”
Sự biểu thị của quan chức cấp cao Nhà Trắng lần nữa chứng thực thông điệp quan trọng mà ngoại trưởng Hillary và bộ trưởng quốc phòng Panetta đã nói đến nhiều lần trong 2 năm qua: Nước Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương, lợi ích quốc gia có liên hệ chặt chẽ không thể tách rời với các nền kinh tế và trật tự chính trị tại Á Châu. Thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ gắn chặt với thành công của Châu Á.”
Sự biểu thị của quan chức cấp cao Nhà Trắng lần nữa chứng thực thông điệp quan trọng mà ngoại trưởng Hillary và bộ trưởng quốc phòng Panetta đã nói đến nhiều lần trong 2 năm qua: Nước Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Tuy nhiên Donilon trong bài phát biểu đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của
khu vực Đông Nam Á và tổ chức ASEAN: “ Chúng tôi không chỉ định vị chiến
lược trọng tâm mới ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mà còn điều chỉnh
lại chiến lược của mình trong nội bộ khu vực Đông Nam Á…
Chúng tôi sẽ dõi theo Đông Nam Á cũng như ASEAN”. Điều này càng thể hiện sự quan tâm của nước Mỹ đối với khu vực này.
Chúng tôi sẽ dõi theo Đông Nam Á cũng như ASEAN”. Điều này càng thể hiện sự quan tâm của nước Mỹ đối với khu vực này.
Vai trò đặc biệt của ASEAN
Sự quan tâm đặc biệt của nước Mỹ với khu vực này sẽ được giải thích
như thế nào?
Khu vực Đông Nam Á với vị trí địa lý đặc thù, nó bao quanh khu vực phía nam của Trung Quốc cũng như ôm trọn biển Nam Trung Hoa ( South China Sea), vùng biển này có vị trí mang tính chiến lược và kinh tế cực kì quan trọng đối với thế giới.
Tổng sản lượng kinh tế của các nước thành viên ASEAN biến nó thành nền kinh tế lớn thứ 3 ở Châu Á. Điều này càng thể hiện sức hấp dẫn của khu vực này với nền kinh tế Mỹ.
Khu vực Đông Nam Á với vị trí địa lý đặc thù, nó bao quanh khu vực phía nam của Trung Quốc cũng như ôm trọn biển Nam Trung Hoa ( South China Sea), vùng biển này có vị trí mang tính chiến lược và kinh tế cực kì quan trọng đối với thế giới.
Tổng sản lượng kinh tế của các nước thành viên ASEAN biến nó thành nền kinh tế lớn thứ 3 ở Châu Á. Điều này càng thể hiện sức hấp dẫn của khu vực này với nền kinh tế Mỹ.
Sự quan tâm của nước Mỹ đối với khu vực này sẽ không tránh khỏi những
va chạm với Trung Quốc.
Xét về truyền thống cũng như vị trí địa lý thì Trung Quốc có sức ảnh hưởng lớn đối với khu vực này, cơ hồ như sự phồn vinh của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều liên hệ chặt chẽ tới sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Một trong những nước mà Trung Quốc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Cambodia.
Năm 2011, số tiền đầu tư mà Trung Quốc đổ vào quốc gia này nhiều gấp 10 lần số tiền mà nước Mỹ đầu tư vào. Trung Quốc cũng lợi dụng quan hệ phụ thuộc chặt chẽ về kinh tế của Cam Bốt để tạo ảnh hưởng, dẫn tới hội nghị thượng đỉnh lần thứ 20 của ASEAN cuối cùng không ra được thông cáo chung vì Cam Bốt đã từ chối đưa ra vấn đề tranh chấp căng thẳng trên biển Đông.
Có thể nói Cam Bốt đã phát huy tác dụng rất đúng lúc. Thể hiện một cách chính xác là lá bài mà Trung Quốc muốn ở khu vực Đông Nam Á.
Xét về truyền thống cũng như vị trí địa lý thì Trung Quốc có sức ảnh hưởng lớn đối với khu vực này, cơ hồ như sự phồn vinh của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều liên hệ chặt chẽ tới sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Một trong những nước mà Trung Quốc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Cambodia.
Năm 2011, số tiền đầu tư mà Trung Quốc đổ vào quốc gia này nhiều gấp 10 lần số tiền mà nước Mỹ đầu tư vào. Trung Quốc cũng lợi dụng quan hệ phụ thuộc chặt chẽ về kinh tế của Cam Bốt để tạo ảnh hưởng, dẫn tới hội nghị thượng đỉnh lần thứ 20 của ASEAN cuối cùng không ra được thông cáo chung vì Cam Bốt đã từ chối đưa ra vấn đề tranh chấp căng thẳng trên biển Đông.
Có thể nói Cam Bốt đã phát huy tác dụng rất đúng lúc. Thể hiện một cách chính xác là lá bài mà Trung Quốc muốn ở khu vực Đông Nam Á.
Đối diện với thế tấn công từ Mỹ, biểu hiện của Trung Quốc là rất phẫn
nộ, nhưng đồng thời cũng hiển thị sự tự tin cần có.
Thời báo Hoàn Cầu đã có bài bình luận về chuyến thăm Đông Nam Á của ông Obama: “tuy rằng có hình thành nên một số uy hiếp nhất định, nhưng ông ta không thể thay đổi được thực tế đã hình thành về quan hệ kinh tế và lợi ích đan xen chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN”.
Thời báo Hoàn Cầu đã có bài bình luận về chuyến thăm Đông Nam Á của ông Obama: “tuy rằng có hình thành nên một số uy hiếp nhất định, nhưng ông ta không thể thay đổi được thực tế đã hình thành về quan hệ kinh tế và lợi ích đan xen chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN”.
Obama và ÔN Gia Bảo hội đàm tại Pnompenh
Trò chơi khó tìm được điểm cân bằng
Sự cạnh tranh xen lẫn đấu đá của hai cường quốc Trung Mỹ trên mặt
trận kinh tế và chính trị đã đẩy các nước ASEAN vốn ở thế yếu vào một sự
lựa chọn khó khăn.
Về tổng thể mà nói, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều vui mừng khi nước mỹ tăng cường can dự vào khu vực, tuy nhiên các quốc gia này sẽ hết sức tránh bị cuốn vào vòng xoáy minh tranh ám đấu của hai cường quốc trên. Cho nên các nước ASEAN sẽ phải tự tìm cho mình một điểm cân bằng về lợi ích kinh tế và chính trị trong cuộc chơi ở khu vực.
Như bình luận của tờ Bangkok post” một nước nhỏ như Thailand như đang trong cuộc chơi đi trên một sợi dây thừng bé nhỏ, vừa phải xoay quanh các nước lớn trong trò chơi, vừa phải bảo vệ lợi ích của chính quốc gia”.
Về tổng thể mà nói, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều vui mừng khi nước mỹ tăng cường can dự vào khu vực, tuy nhiên các quốc gia này sẽ hết sức tránh bị cuốn vào vòng xoáy minh tranh ám đấu của hai cường quốc trên. Cho nên các nước ASEAN sẽ phải tự tìm cho mình một điểm cân bằng về lợi ích kinh tế và chính trị trong cuộc chơi ở khu vực.
Như bình luận của tờ Bangkok post” một nước nhỏ như Thailand như đang trong cuộc chơi đi trên một sợi dây thừng bé nhỏ, vừa phải xoay quanh các nước lớn trong trò chơi, vừa phải bảo vệ lợi ích của chính quốc gia”.
Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có sự lựa chọn sách lược khác nhau. Đây
cũng chính là nguyên nhân tạo nên sự bất đồng lớn giữa các quốc gia Đông
Nam Á. Có sự phức tạp như vậy cũng là do sự khác biệt về phát triển
kinh tế xã hội của các quốc gia thành viên quá lớn.
ASEAN trước trò chơi “ kéo và đẩy”
Phillipine đương nhiên sẽ là nước đứng gần nhất về phía Mỹ. Vào tuần
trước, nước này đã kháng nghị lên hiệp hội khi nước chủ nhà hội nghị
thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 là Cam Bốt từ chối đưa vấn đề tranh chấp
chủ quyền vào nội dung hội nghị thượng đỉnh.
Lào và Cam Bốt quá phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc, khi quan hệ giữa 2 nước này và Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, họ không thể tự giải quyết được hậu quả. Nhiều nước khác thì lâm vào cảnh “ gió chiều nào phất cờ theo chiều đó”.
Ví dụ là Thailand, nước này đều có quan hệ kinh tế thân thiết với cả Mỹ và Trung Quốc, để cho Trung Quốc khỏi cảm thấy bị lạnh nhạt khi mà Bangkok vừa đón tiếp tổng thống Obama long trọng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có buổi hội đàm ngày 21/11 vừa rồi tại Bangkok với thủ tướng Thailand Yingluk, hai bên đã có những dự án hợp tác kinh tế khổng lồ trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư
Lào và Cam Bốt quá phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc, khi quan hệ giữa 2 nước này và Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, họ không thể tự giải quyết được hậu quả. Nhiều nước khác thì lâm vào cảnh “ gió chiều nào phất cờ theo chiều đó”.
Ví dụ là Thailand, nước này đều có quan hệ kinh tế thân thiết với cả Mỹ và Trung Quốc, để cho Trung Quốc khỏi cảm thấy bị lạnh nhạt khi mà Bangkok vừa đón tiếp tổng thống Obama long trọng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có buổi hội đàm ngày 21/11 vừa rồi tại Bangkok với thủ tướng Thailand Yingluk, hai bên đã có những dự án hợp tác kinh tế khổng lồ trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư
Cảnh đón tiếp của người dân Miến Điện với chuyến thăm của tổng thống Obama.
Miến
Điện trước nay vốn được xem là sân sau của Trung Quốc nay đóng một vai
trò rất quan trọng trong cuộc canh tranh của hai gã khổng lồ Mỹ Trung.
Nền kinh tế Miến Điện đang ngày càng rời xa Trung Quốc. Nước này đã gián
tiếp thông qua chuyến viếng thăm của ông Obama để truyền một thông
điệp, tiến tới thêm một bước trong việc vạch ranh giới với Trung Quốc.
Chính quyền độc tài quân sự của nước này đang muốn quay lại với quỹ đạo quốc tế, chấm dứt tình trạng bị bao vây cấm vận. Tất nhiên để chấm dứt tình trạng liên hệ chắt chẽ về kinh tế với Trung Quốc từ mấy chục năm qua, sự cố gắng của nước Mỹ vẫn còn là một ẩn số.
Chính quyền độc tài quân sự của nước này đang muốn quay lại với quỹ đạo quốc tế, chấm dứt tình trạng bị bao vây cấm vận. Tất nhiên để chấm dứt tình trạng liên hệ chắt chẽ về kinh tế với Trung Quốc từ mấy chục năm qua, sự cố gắng của nước Mỹ vẫn còn là một ẩn số.
Nước Mỹ đang ngày càng có hứng thú với sự tăng trưởng kinh tế của khu
vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển Châu Âu
(OEEC) tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Cam Bốt, trong giai đoạn 2013 -
2017, kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng với
tỉ lệ bình quân là 5,5%/năm.
Các động lực tăng trưởng, theo báo cáo là những nước này có nguồn nhân lực trẻ, có chính sách thu hút đầu tư hợp lý và nhất là có mức cầu nội địa ngày càng tăng do sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu.
Các động lực tăng trưởng, theo báo cáo là những nước này có nguồn nhân lực trẻ, có chính sách thu hút đầu tư hợp lý và nhất là có mức cầu nội địa ngày càng tăng do sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu.
Sự đi lên này cũng sẽ mang tới những cơ hội và thách thức mới về mặt
chính trị, các quốc gia Đông Nam Á cũng sẽ đối mặt với sự uy hiếp ngày
càng lớn mạnh từ phía Trung Quốc.
Các quốc gia trong khu vực trước mắt chưa sẵn sang cho sự xung đột trực diện với Trung Quốc. Các nước trong hiệp hội ASEAN còn lâu lắm mới có thể tới mức độ có cùng một tiếng nói khi đối diện với Trung Quốc.
Các quốc gia trong khu vực trước mắt chưa sẵn sang cho sự xung đột trực diện với Trung Quốc. Các nước trong hiệp hội ASEAN còn lâu lắm mới có thể tới mức độ có cùng một tiếng nói khi đối diện với Trung Quốc.
GIDEON RACHMAN * NĂM 2012
Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm 2012
Tue, 12/18/2012 - 19:44 — ledienduc
Gideon Rachman, "Financial Times" - Lê Diễn Đức dịch
Cuộc khủng hoảng khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu
(euro) và tình hình khó khăn ở Trung Đông là những sự kiện ảnh hưởng lên
tình hình thế giới trong năm 2012 - Nhà bình luận chính của Thời báo
Tài chính quốc tế "Financial Times", Gideon Rachman, viết.
Mặc dù các cuộc thảo luận về chính trị thế giới trong năm 2012 được
chú tâm hơn hẳn đến cái gọi là "sự chuyển dịch về châu Á", khu vực mà
các trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới di chuyển đến, cũng là
nơi làm thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng đứng đầu danh
sách các sự kiện quan trọng nhất của năm nên được chú ý đến các động
thái chính trị xung quanh cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro và
những thay đổi ở Trung Đông - Rachman viết.
Trong năm 2012, lục địa thường được gọi là "châu Âu cũ" dường như
nắm số phận của nền kinh tế thế giới "trong đôi tay run rẩy". Những lo
ngại về cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro ở mức độ "nghiêm trọng" trở
thành chủ đề thường trực trong các cuộc tranh luận chính trị - Nhà
báo"FT" nhận định.
Vào mùa hè, các chính trị gia quan trọng nhất châu Âu và các nhà
tài chính đã ở trong trạng thái gần như hoảng loạn. Người đã làm xịt
ngòi nổ của quả bom nguyên tử là sếp của Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB) Mario Draghi, người đã hứa sẽ làm "tất cả mọi thứ trong quyền hạn"
đối với Ngân hàng do ông lãnh đạo để cứu đồng euro. ECB đã cam kết mua
trên quy mô lớn trái phiếu của những quốc gia đang vật lộn với vấn đề nợ
công - Gideon Rachman nhắc lại.
Nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu một lần nữa rơi vào vòng xoáy
của cuộc khủng hoảng, thì tuyên bố của sếp của Ngân hàng Trung ương châu
Âu (ECB) Mario Draghi đi vào lịch sử như là những quy chế không đáng kể
- Nhà bình luận Anh quốc cảnh báo. Tuy nhiên, ông cho rằng, ít nhất
hiện thời, sự can thiệp của Mario Draghi xứng đáng được đưa nó vào danh
sách một trong những sự kiện quan trọng nhất của năm 2012.
Cuộc chiến ở Syria và chiến thắng của Huynh đệ (Brotherhood) Hồi
giáo ở Ai Cập, - theo Rachman - là hai sự kiện chiếm vị trí thứ hai và
thứ ba trong bảng xếp hạng. - "Những sự kiện này chứng minh rằng, tình
hình ở Trung Đông vẫn tiếp tục làm tiêu hao thời gian và sức lực của các
nhà lãnh đạo thế giới, và cũng là nguồn gốc nghiêm trọng của sự bất ổn -
Nhà bình luận lập luận.
Cuộc chiến ở Syria đã nuốt lửng hơn 40 ngàn nạn nhân. Tuy nhiên,
Hoa Kỳ dường như vào thời gian này được xác định như là nỗ lực để không
bị cuốn vào một cuộc xung đột tiếp theo trong một khu vực khó khăn - Ghi
chú điểm này, nhà bình luận nói thêm rằng, không thể dự đoán được tình
hình sẽ phát triển như thế nào ở Syria. Lựa chọn Morsi Mohammed, một ứng
cử viên của Huynh đệ Hồi giáo, làm Tổng thống Ai Cập, cho thấy "đầu mối
viễn kiến quan trọng nhất về xu hướng chính trị của khu vực" - Ông
viết.
Chiến thắng của Morsi và đại diện mạnh mẽ của lực lượng Hồi giáo
cực đoan Salafi trong quốc hội Ai Cập là bằng chứng của quyền lực chính
trị ngày càng tăng của Hồi giáo - Nhà bình luận "FT" giải thích. "Thực
tế là Mursi đã thúc đẩy đưa ra trưng cầu dân ý bản hiến pháp mới gây
tranh cãi, cho thấy rằng khuynh huơng tự do của Ai Cập (và của cả vùng Ả
Rập) vào năm tới sẽ đi theo chiều ngược lại" - Ông tiếp tục lập luận.
Năm 2012 cũng là một năm của các cuộc bầu cử quan trọng và những
thay đổi chính trị ở bốn trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới: bầu cử
tổng thống tại Hoa Kỳ và Pháp. Tại Nhật Bản, đảng Dân chủ Tự do trở lại
cầm quyền với Thủ tướng Shinzo Abe. Ở Trung Quốc đã chọn Tổng Bí thư
của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nếu nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập CậnBình, được tìm thấy như
là một nhà lãnh đạo sẽ dẫn tới một sự chuyển hoá sâu sắc cho Trung Nam
Hải, thì việc đưa ông ta vào vị trí Tổng Bí thư của Trung Cộng chắc chắn
sẽ là 1 trong các điểm nổi bật nhất của năm 2012 - Rachman nhận định
như thế, nhưng cảnh báo rằng còn quá sớm để cường điệu điều này.
Không có vẻ có khả năng là Francois Hollande, người chiến thắng
cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp, sẽ là một nhân vật chính trị dẫn tới
những thay đổi lớn - Nhà báo dự đoán. Còn với Nhật Bản, "chưa có nhà
lãnh đạo chính trị nào thành công trong 20 năm qua để đưa đất nước ra
khỏi tình trạng bất ổn kinh tế".
Barack Obama tái đắc cử Tổng thống của Hoa Kỳ có nghĩa là sự tiếp
tục trong chính sách của Hoa Kỳ, nhưng cả thế giới "sẽ cảm thấy rất
khác", nếu như người nhậm chức tổng thống là đối thủ của Obama từ đảng
Cộng hòa, Mitt Romney.
Thay đổi thứ năm quan trọng nhất trong bảng xếp hạng của Gideon
Rachmana là một sự kiện mới, đó là sự hung hăng của Trung Quốc "trong
quan hệ với thế giới bên ngoài". Sự việc Bắc Kinh và Tokyo bị lôi kéo
vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của quần đảo không người Senkaku (Điếu
Ngư trong tiếng Trung Quốc,) trên Biển Nam Trung Hoa, là "một dấu hiệu
đáng lo ngại cho tương lai", hơn thế, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ rõ ràng rằng,
Hoa Kỳ sẽ đứng về phía Tokyo trong một cuộc xung đột tranh chấp đảo có
thể xảy ra, theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
"Nhiều sự kiện không nằm trong danh sách" của nhà báo nhưng cũng sẽ
có một tác động lớn về lịch sử của năm 2012 - Ông lưu ý và tính đến cơn
bão Sandy và vụ thảm sát tại trường tiểu học ở Newtown ở Hoa Kỳ, đã
giết chết 26 người, trong đó có 20 trẻ em.
Vụ thảm sat bi thảm tại trường tiểu học Sandy Hook có thể gây ra
các cuộc tranh luận hồi sinh về kiểm soát vũ khí ở Hoa Kỳ - Ông dự đoán.
Còn cơbão Sandy đổ bộ vào bờ biển phía đông của Hoa Kỳ đã buộc các
chính trị gia đưa ra các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu, tại thời
điểm khi mà chủ đề này đã gần như bị bỏ rơi.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức - RFA Blog
---------------------------------------------------
* Dịch từ tiếng Ba Lan, bài đăng trên tuần báo quốc tế Newsweek, ấn bản tiếng Ba Lan, ngày 18/12/2012, tại link: http://swiat.newsweek.pl/kryzys-strefy-euro--rewolucja-w-egipcie--napiecia-w-azji---czyli-najwazniejsze-wydarzenia-a-d--2012,99668,1,1.html
SONG CHI * ĐỌC BÁO
Đọc báo cuối năm.
Wed, 12/26/2012 - 23:38 — songchi
Song Chi.
Thông thường cứ vào cuối năm, báo chí trong nước lại có những bài
viết theo dạng tổng kết, nhìn lại những sự kiện chính trong năm trên các
lĩnh vực khác nhau, từ chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, văn hóa,
giáo dục, thể thao… Với những ai đang sống trong nước hoặc thường xuyên
theo dõi tình hình thì không cần đọc những bài như vậy cũng thừa biết
bức tranh toàn cảnh 2012 của VN có nhiều mảng u ám ra sao, nhưng dù sao,
khi đọc một loạt bài tổng kết, cũng là dịp để nhìn lại rõ hơn.
Đối với những người con dân Việt luôn ưu tư cho vận mệnh đất nước,
những nguy cơ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải, chủ quyền đất nước,
là mối quan tâm hàng đầu. Trong năm 2012, mối nguy cơ ấy ngày càng trở
nên rõ ràng hơn khi nhà cầm quyền TQ ngày càng không che dấu tham vọng
của họ muốn lấn chiếm, kiểm soát cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương qua
hàng loạt những vụ đụng chạm, tranh chấp với các nước láng giềng trong
đó có VN.
Riêng với VN, do tình thế “thân cô thế cô” của nhà cầm quyền VN cũng
như sự khiếp nhược, khả năng nhẫn nhịn vô giới hạn của họ, nên TQ đã
tiến được những bước khá dài trên lộ trình tìm cách nuốt dần VN song
song với việc hiện thực hóa những vùng biển, đảo đã đánh chiếm được.
Bài viết “Việt-Trung 2012: Sóng từ biển Đông” trên báo
VietnamNet cho người đọc thấy được những bước tiến dài của Bắc Kinh
trong năm qua ra sao. Từ tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” “gồm
huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa
(thành phố Đà Nẵng, Việt Nam) được phát đi cuối tháng 6”, tới nay
TQ đã ráo riết xúc tiến hàng loạt những hành động hợp thức hóa Tam Sa
như đặt trụ sở, xây bến cảng, sân bay, cầu tàu, văn phòng hành chính...,
tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10 tại đảo
Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, sắp tới sẽ lần lượt khởi công xây
dựng các công trình về xử lý chất thải, chung cư, đường đi...
Trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN, TQ cho mời mở thầu quốc tế các
lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm
lục địa của Việt Nam; tàu cá, tàu hải giám TQ thường xuyên tấn công tàu
cá, bắt giữ ngư dân VN; tiếp theo lại đến chuyện cấp hàng triệu hộ chiếu
mới cho công dân TQ có in chìm bản đồ lưỡi bò, xuất bản bản đồ “thành
phố Tam Sa”; tàu TQ cố tình cản trở và làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí
Bình Minh 02 của VN (và đây không phải là lần đầu)…
Người dân cũng không quên một sự kiện khác, nguy hiểm hơn, do chính
báo chí truyền thông TQ loan tin gần đây, rằng TQ vừa công bố một quy
định mới cho phép cảnh sát biển được “lên tàu, kiểm tra, tịch thu và
trục xuất tàu nước ngoài” trong khu vực mà Bắc Kinh cho là lãnh hải của
mình ở Biển Đông đang có tranh chấp. Quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực
từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Nghĩa là VN xem như mất biển!
Thế nhưng để đối phó lại với tình hình như nước sôi lửa bỏng này, nhà cầm quyền VN đã, đang và sẽ làm gì?
Năm 2012 cũng cho thấy sự khiếp nhược ở một mức độ cao hơn của Hà
Nội. Không những thế, qua những bài nói chuyện của ông Tổng bí thư đảng
Nguyễn Phú Trọng, ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng cho đến một ông đại tá ở Học viện Quốc phòng Trần Đăng Thanh đều
lộ rõ quan điểm chưa đánh đã hàng, khi cứ nhai đi nhai lại quan điểm
bằng mọi cách phải giữ vững hòa bình ổn định ở biển Đông cho dù có phải
trả giá đắt, tiếp tục giữ vững mối quan hệ “tốt đẹp” giữa hai đảng, hai
nhà nước…Và để làm được điều đó, họ sẵn sàng bịt miệng nhân dân, sẵn
sàng đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước của người dân nhằm phản đối
những hành động ngang ngược của TQ và bắt giam bất cứ ai dám lên tiếng
cảnh báo họa mất nước…
Năm 2012 là một năm ảm đạm, thất bát về kinh tế. Trong lúc các báo, đài bên ngoài đồng loạt đưa tin “Kinh tế VN tăng trưởng chậm nhất từ 1999" (BBC)”, “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất từ 13 năm qua” (RFI), “Kinh tế trì trệ gây áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam” (VOA)… thì trên báo chí trong nước, qua những bài viết tổng kết cuối năm, tình hình kinh tế quả là đáng lo ngại.
Những lĩnh vực bị khủng hoảng rõ rệt như bất động sản bị “đóng băng”
kéo theo hàng loạt đại gia bị chôn vốn lâm vào nợ nần; lĩnh vực tài
chính-ngân hàng với những quyết định không hợp lý về lãi xuất, về quản
lý vàng, ngoại tệ, độc quyền kinh doanh vàng miếng khiến thị trường
vàng, ngoại tệ càng thêm rối, hàng loạt đại gia trong ngành ngân hàng bị
bắt, bị vỡ nợ, một số ngân hàng phải sáp nhập, đổi chủ…Thị trường chứng
khoán càng thê thảm hơn, có những lúc sụt đến tận đáy, khiến nhiều
người bị cháy túi…
Trang Café F điểm lại “10 sự kiện tài chính ngân hàng nổi bật năm 2012” mà chỉ cần lướt qua những cái đề mục nhỏ cũng đủ thấy tình hình ra sao:
1. Năm “xuống dốc” của ngành ngân hàng. 2. tín dụng tăng trưởng
thấp nhất trong 20 năm. 3. Nợ xấu tăng vọt. 4. Lợi nhuận ngân hàng giảm
40%. 5. Lãi suất giảm 3– 8%. 6. Độc quyền vàng miếng. 7. Tái cơ cấu các
TCTD yếu kém. 8. Đổi chủ ngân hàng. Trong đó “Hai vụ “đổi chủ” đình đám
trong ngành ngân hàng năm nay là ngân hàng Sacombank và
TienPhongBank.”9. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng tăng đột
biến. với những vụ gây xôn xao dư luận như vụ “chiếm đoạt gần
4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro
của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, cùng đồng phạm…vụ nguyên phó
chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên,, nguyên TGĐ Lý
Xuân Hải, nguyên chủ tịch Trần Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch Lê Vũ
Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang của ACB bị khởi tố…”10. Nỗ lực điều
hành chính sách của cơ quan quản lý.
Những bài báo mới nhìn cái tựa như “Hàng chục nghìn tỷ đồng giải cứu nền kinh tế” (VNExpress), “Hàng loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp” (Thời báo Kinh tế Saigon), “Hàng chục nghìn tỷ đồng “xả” hàng tồn kho, phá băng bất động sản” (Dân trí)…cũng có thể thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Kinh tế bị khủng hoảng, hàng loạt doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ, thậm chí phá sản. Theo báo Dân trí “Khoảng 55,000 doanh nghiệp giải thể năm 2012”. Tuần Việt Nam có bài: “2012: Năm xấu của 'đại gia' Việt” điểm lại những “đại gia”
bị ngã ngựa trong năm, hoặc sa vào vòng lao lý hoặc ngập trong nợ nần
do đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro như ngân hàng, bất động sản… Sự sa
sút của họ kéo theo việc giảm giá của những cổ phiếu công ty mà họ đang
nắm giữ, khiến số tài sản của họ càng hao hụt và thị trường chứng khoán
bị chao đảo theo.
Lạm phát phi mã, đồng tiền bị mất giá, trong khi đó thì những mặt
hàng thiết yếu như xăng dầu, điện lại tăng và tăng, khiến đời sống người
dân càng thêm mệt mỏi. Hậu quả trước mắt là tình hình lương thưởng ngày
Tết tụt xuống: “Nhiều doanh nghiệp “làm ngơ” thưởng tết” (báo Dân Việt), “Hàng loạt ngân hàng cắt thưởng Tết” (VNExpress)…Tình hình mua sắm của người dân cũng giảm: “Tết dương lịch: Ngắm nhiều mua chẳng bao nhiêu” (Thanh Niên), “Giáng sinh buồn của các nhà bán lẻ” (PetroTimes)…
Bức tranh kinh tế đã thế, bức tranh xã hội càng ảm đạm.
Năm 2012, mức độ dã man trong các vụ án hình sự “cướp, giết, hiếp”
các kiểu dường như càng tăng. Người dân ngày càng cảm thấy bất an mỗi
lúc ra đường khi tình trạng cướp giật ngày càng táo tợn, hung hãn, có
những vụ kẻ cướp thản nhiên chặt tay, cứa cổ người đi đường chỉ để cướp
điện thoại hay xe gắn máy. Độ tuổi của kẻ thủ ác cũng ngày càng trẻ hóa.
Báo Pháp luật có bài “10 vụ án chấn động dư luận trong năm 2012”
trong đó có vụ án xuất phát từ việc cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình
ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), còn gọi là vụ án Đoàn Văn
Vươn khiến dư luận đặc biệt quan tâm vì đây là lần đầu tiên, người dân
bị cướp đất đã nổ súng chống lại lực lượng thi hành tức chính quyền; vụ
án bầu Kiên gây xôn xao vì đây là một nhân vật nổi tiếng trong giới tài
chính ngân hàng cũng như trong lĩnh vực bóng đá; hay vụ Dương Chí
Dũng-nguyên cục trưởng Cục hàng hải với những sai phạm liên quan đến
“con tàu đắm” Vinalines…
Trong lĩnh vực giáo dục, tình trạng bết bát đã được dư luận nói đi
nói lại nói hoài nói mãi mà cũng chẳng thay đổi gì. Năm nay tình hình
cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Từ sự quá tải của chương trình học ở bậc phổ
thông, những tranh cãi chung quanh việc có nên tiếp tục tổ chức thi tốt
nghiệp phổ thông rồi lại thi vào đại học, nạn gian lận trong thi cử,
chạy trường, chạy điểm, nạn học thêm, dạy thêm…
Báo PetroTimes có bài “Những sự cố đáng quên của ngành giáo dục năm 2012”, báo Người đưa tin cũng có bài “10 sự kiện giáo dục được quan tâm nhất năm 2012”
trong đó nhắc lại những vụ nổi cộm như vụ tiêu cực trong thi cử ở
trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) làm chấn động ngành giáo dục cả
nước, hiện tượng hàng loạt học sinh tự tử chỉ vì bị cô giáo la, vì những
lý do nhỏ nhặt, các sai phạm trong liên kết, liên doanh đào tạo ở ĐHQG
Hà Nội hay việc nhiều cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài bị rút giấy
phép v.v…cho thấy sự bát nháo của môi trường giáo dục VN.
Ngành y tế trong năm qua cũng đáng buồn không kém. Bài “Những nhức nhối của ngành y năm 2012”
của báo Sức khỏe liệt kê ra từ việc tăng viện phí không cam kết tăng
chất lượng, hiện tượng các phòng khám có bác sĩ “chui” người TQ gây
nhiều tai họa hay những vụ tai biến sản khoa gây chết người quá nhiều
trong năm…Bên cạnh đó, một số căn bệnh mới, chưa rõ căn nguyên như bệnh
“lạ” ở Quãng Ngãi, bệnh tay chân miệng, bệnh do amip ăn não người
….khiến người dân hoang mang sợ hãi mà ngành y tế thì vẫn chưa tìm ra
nguyên nhân hoặc xử lý chậm chập, quan liêu.
Báo VietnamNet thì tập trung vào các tai biến sản khoa “Năm Rồng, tai biến sản khoa tăng đột biến”
tại nhiều bệnh viện thuộc các tỉnh thành khác nhau. Những ca tử vong
này thường khiến người nhà nạn nhân bức xúc, dẫn đến tình trạng giằng co
căng thẳng, lắm khi xô xát giữa người nhà bệnh nhân với bệnh viện.
Trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, hai chữ scandal được nhắc đến khá
nhiều trong những bài báo tổng kết cuối năm. Từ scandal bán dâm trong
một số vụ án có liên quan đến giới người mẫu, scandal khoe thân hở ngực
cũng của giới người mẫu, diễn viên, ca sĩ, scandal do “vạ” miệng, hay do
hành xử bộc lộ phông văn hóa kém ở một số ca sĩ, diễn viên trong đó vụ
ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hôn một nhà sư trẻ là ồn ào nhất…Báo VietnamNet đã
phải viết một bài “Cảm ơn…scandal” “như cách chào tiễn biệt lịch sự khi sự chịu đựng quá đủ”.
Có cảm giác như một thiểu số trong giới showbiz ngày càng có quan
niệm phải đi tắt, phải nổi tiếng nhanh và muốn vậy thì con đường dễ
nhất, nhanh nhất là gây scandal để được chú ý. Những biện pháp xử lý quá
nhẹ, không ăn thua gì của cơ quan chức năng khiến những người muốn đi
lên bằng scandal càng lờn thuốc, tiếp tục nay tung chiêu này mai tung
chiêu khác, còn công chúng thì đã quá mỏi mệt, chán ngán. Trong một môi
trường văn hóa văn nghệ có quá nhiều “rác” nổi lên trên, quá nhiều kẻ
bất tài, hám danh và không biết xấu hổ thì chẳng trách gì những người có
tài năng thật sự nhưng không muốn tiến thân bằng "chiêu, trò" phải chịu
thiệt thòi.
Năm 2012 cũng là năm mà bóng đá-môn thể thao được yêu thích nhất của
đại đa số người dân VN chịu nhiều thăng trầm. Thật ra tâm lý xây nhà từ
nóc hay sự yếu kém trong điều hành quản lý của Liên đoàn bóng đá Việt
Nam VFF đã là chuyện từ lâu, giống như lĩnh vực giáo dục hay y tế, và
không lạ gì khi đội tuyển VN thất bại thê thảm tại AFF Cup 2012, “Chỉ
có 1 điểm sau vòng bàng với 1 trận hòa, 2 thua, 2 bàn thắng trong khi
hứng chịu tới 7 bàn thua. Đó là kết quả tồi tệ nhất của bóng đá VN trong
lịch sử tham dự giải vô địch bóng đá Đông Nam A! cảu đội tuyển VN từ
năm 1996 đến nay” (“10 sự kiện nổi bật của thể thao Việt Nam năm 2012”, báo Thể thao).
Tuy nhiên, năm nay do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế khiến
một số doing nghiệp, đại gia từ trước vẫn hào phóng tài trợ cho ngành
bóng đá bỏ của chạy lấy người, dẫn đến một số đội bóng phải giải thể,
hàng loạt cầu thủ rơi vào tình cảnh thất nghiệp, nợ nần, có người phải
tìm cách đầu quân sang nước khác, có người đi học, xoay nghề khác hoặc
ngồi chờ thời…
Nhìn lại hàng loạt lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng, kinh tế, xã
hội, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao…trong năm 2012, dù lạc quan đến
đâu, cũng khó lòng mà nhìn thấy những thành tựu, cũng như triển vọng
tươi sáng cho năm 2013.
Đó là báo chí nhà nước, nên không thể nào bảo là cái nhìn lệch lạc,
có dụng ý bôi xấu xã hội, bôi xấu chế độ. Còn nếu trên báo chí “lề dân”,
trên các diễn đàn, trang blog cá nhân thì tình hình đất nước, xã hội VN
còn bi đát hơn nhiều, với những bài tổng kết kiểu như chọn lựa các nhân
vật đình đám nhất (hiểu theo nghĩa ngược lại, ví dụ như...đồng chí X),
những câu phát ngôn “ấn tượng” nhất vì sự ngu lâu, đã ngu mà còn tỏ ra
nguy hiểm của các quan chức VN…
Khi một cái nhà đã mục nát thì đụng vào đâu cũng thấy mục ruỗng. Điều
này cũng đúng với VN khi cái bộ máy vận hành quốc gia là đảng và nhà
nước cộng sản đã ở vào giai đoạn cực kỳ bế tắc, bất lực, thoái hóa, kéo
theo toàn bộ mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước bị trì trệ, khủng
hoảng, phơi bày tất cả những vấn đề, điểm yếu, mặt trái v.v...của nó.
Chẳng biết năm 2012 cuộc khủng hoảng của đảng và nhà nước cộng sản VN đã
được coi là chạm mức đáy vực chưa hay “đảng ta” còn mất một thời gian
vật vã nữa mới thực sự chết hẳn, kéo đất nước và dân tộc chìm sâu hơn
nữa?
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 242
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0242
TIN TỨC- TRẦN NGUYÊN PHIÊU
Saturday, December 29, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Trí thức Việt Nam lại lên tiếng
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-12-28
Có những diễn biến quan trọng khiến tình hình chính trị Việt Nam tiến tới những bước ngoặc hiếm thấy trong hàng chục năm qua từ sau đổi mới, nhất là lời kêu gọi mang chữ ký gần 100 trí thức vào ngày 28 tháng 12.
Photo courtesy of basam
Từ kiến nghị tới thông báo…
Người dân Việt Nam đã quen dần với những bản kiến nghị do trí thức
trong và ngoài nước cùng đứng tên gửi tới các cấp cao nhất để yêu cầu
thực hiện những điều mà không một lá đơn nào của cá nhân có thể viết
hết. Nơi đầu tiên khởi phát những kiến nghị tập thể ấy là trang mạng
Bauxit Viet Nam khi người trí thức cảm nhận việc khai thác mỏ Bauxit sẽ
khiến đất nước đối đầu với những tai nạn tiềm ẩn mà hậu quả rất khó
lường.
Kiến nghị này tuy không được giải quyết một cách rốt ráo nhưng cũng
đủ làm cho chính quyền thấy rằng sự chuyên chế không còn đủ sức mạnh để
hăm dọa quyền được phát biểu của người yêu nước như thời kỳ trước đổi
mới.
Kiến nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ qua bản án không dựa vào Hiến
pháp của tòa án Hà Nội cho thấy một lần nữa trí thức đã công khai lên
tiếng. Chính phủ hoàn toàn thụ động trước những yêu cầu hợp pháp và
chính đáng của người trí thức cũng như văn nghệ sĩ, nhà báo cùng những
thành phần khác của xã hội như những blogger qua thái độ im lặng gần như
tuyệt đối.
Từ những kiến nghị không được phản hồi dẫn tới sự xuất hiện của một
thông báo đòi được quyền biểu tình tại Sài Gòn của trí thức thành phố
với thái độ không cần xem xét. Đó là cách ứng phó của trí thức đối với
chính quyền khi họ cố tình im lặng trước tất cả nguyện vọng chính đáng
của người dân.
Bất kể họ là ai, bề dày chính trị thế nào, những chữ ký của họ như
thách thức trực tiếp đến hệ thống chính trị đã và đang theo đuổi một
chính sách bưng bít thông tin, tự cho mình có quyền tối thượng đối với
vận mệnh dân tộc và quyết định trong tất cả mọi vấn đề phát triển đất
nước. Từ kinh tế tới xã hội, từ ngoại giao đến chính trị, nhà nước không
xem ý kiến của trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo như một lực đối trọng để
điều chỉnh các chính sách của mình.
…và kêu gọi cho đồng bào
Những kiến nghị, thông báo ấy có số phận của những viên đá rơi vào
biển đông. Người ký tên tuy thất vọng nhưng không hề tuyệt vọng và họ đã
phản ứng. Một bản kêu gọi mới nhất vừa ra đời trên trang Bauxitvn vào
ngày 28 tháng 12 đã xoay chuyển vấn đề một cách mạnh mẽ. Ngay tiêu đề
của bản kêu gọi này đã đánh thức rất nhiều người, nó mang một nội hàm
quan trọng mà từ trước tới nay chưa một tập thể nào đưa ra:
"LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM"
Chỉ một giòng chữ nhưng nêu lên được sự bức thiết của vấn đề, đó là
những người ký tên đã đòi hỏi nhà cầm quyền trả lại quyền "Con người"
cho dân chúng mà trong bản kêu gọi được gọi là đồng bào.
Từ "thông báo" đến "kêu gọi" là một bước rất dài. Họ, những người ký
tên chấp nhận đối đầu khi bất chấp tới phản ứng của chính phủ. Đối tượng
cũng thay đổi, từ lãnh đạo, chính quyền chuyển sang nhân dân, đồng bào.
Sự kêu gọi rõ ràng mang hàm ý cách mạng. Kêu gọi không thụ động như
thông báo mặc dù thông báo là bước đầu cho thấy họ không còn sợ hãi hay
dè chừng.
Khi mang hai chữ "Con người" ra trước dư luận trong và ngoài nước bản
kêu gọi đã công khai tố cáo chính phủ Việt Nam không coi dân chúng là
"Con người" theo hiến pháp qua các vụ đàn áp, bắt bớ, tống giam, sách
nhiễu, đe dọa những "con người" ấy.
Bản kêu gọi đòi hỏi nhà nước phải triệt để tôn trọng những điều căn
bản của hiến pháp quy định cho "Con người" qua các quyền hạn mà nó đương
nhiên được hưởng trong bất cứ thể chế hay chính phủ nào: tự do ngôn
luận, tự do lập hội, hội họp, phát biểu ý kiến, tự do thông tin và biểu
tình.
Bản kêu gọi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình
sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt
Nam”và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định
một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Bản kêu gọi đưa ra đúng vào ngày 28 tháng 12 là phiên xử phúc thẩm ba
blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn. Ba người bị kết vào
điều 88 bộ luật hình sự bởi những bản án bỏ túi. Bản kêu gọi tuy tập
trung chưa đựơc 100 chữ ký nhưng nội dung quan trọng của nó làm người
quan tâm đến vấn đề cốt lõi phải nín thở chờ đợi những diễn biến kế
tiếp.
Những điều luật vi hiến
Không thể nghi ngờ gì về tính phản dân chủ của Điều 88 BLHS và nghị
định 38. Hai con át chủ bài của nhà nước đã dùng để triệt tiêu mọi nỗ
lực xây dựng đất nước bằng các đóng góp mà bất cứ xã hội dân sự nào cũng
cần thiết: quyền phát biểu của người dân.
Phó GS-TS Hồ Uy Liêm, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết việc ông ký tên vào bản kêu gọi này:
"Tôi nghĩ nhà nước sẽ suy nghĩ chứ còn khẳng định họ phản ứng tích
cực ngay lập tức thì rất khó nói. Tất nhiên một nhà nước muốn phát
triển thì còn nhiều cái. Phải sửa đổi rất nhiều thứ, nước nào cũng thế
và đây là bước đầu để đàm bảo cho hiến pháp được thực thi một cách
nghiêm chỉnh."
Bản kêu gọi tuyên chiến với lập luận phản dân chủ của thể chế hiện
nay. Nó như luồng gió thổi vào không khí oi nồng có thể gây thành đám
cháy chính trị qua cách hành văn của một bài hịch, đầy hào khí của những
người có lẽ phải:
"Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền
các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã
được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã
tham gia.
Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải
thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính
quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ
chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… để mọi công dân Việt Nam được
hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để
những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng
bào mình.
Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các
cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người
theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo
mệnh lệnh vi phạm quyền con người".
Những kêu gọi này diễn ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bí thư
Lê Thanh Hải cùng tỏ ra lo ngại về "tổ chức chính trị đối lập" nếu hình
thành sẽ là biến cố lớn cho hệ thống cầm quyền hiện nay. Do đó bản kêu
gọi chắc chắn sẽ gặp phản hồi từ nhà nước chứ không còn như viên đá rơi
xuống đại dương như từng xảy ra.
Ông Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty
Du lịch Thành phố người ký tên trong bản kêu gọi cho biết:
"Tôi nghĩ rằng việc chúng tôi làm nó cũng đơn giản và dễ hiểu. Nó
cũng nói về cái quyền cơ bản của công dân phải được tôn trọng. Đìêu này
đã được ghi trong hiến pháp rồi cho nên bây giờ chỉ là thực thi thôi.
Vừa qua, qua những cuộc biểu tình hay những ý kiến đóng góp của
nhiều người thì có hiện tượng những người đi biểu tình đó bị theo dõi,
bị ngăn chận gây phiền nhiễu, rồi vô nhà. Như gia đình anh Mẫm công an
đã xông vào trong nhà. Những quyền công dân như thế đã bị vi phạm.
Những anh em ký vào văn bản này kêu gọi phải thực hiện những cái
quyền cơ bản đó. Chúng tôi không có ý định thành lập một tổ chức đối lập
vì không thể thành lập tại Việt Nam do việc xin phép các tổ chức dân sự
rất khó khăn."
Chỉ dấu quan trọng nhất trong bản kêu gọi này là đánh động sự thức
tỉnh những con người đang phục vụ trong guồng máy. Phải chăng khi nào họ
thức tỉnh "không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người"
đó cũng là lúc đất nước sẽ đứng lên?
Điều còn lại là hàng triệu người tuy có lòng nhưng chưa kịp ký tên sẽ
làm gì nếu những chữ ký trên bản kêu gọi này gặp phải gông cùm, xiềng
xích thậm chí vấy máu?
Pháp: Lãnh đạo EDF bị điều tra về ý định chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc
Ông Henri Proglio, chủ tịch tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Pháp – EDF.
AFP
Là đối tượng một cuộc điều tra, phải ra điều trần trước ủy
ban chiến lược của doanh nghiệp, ông Henri Proglio, chủ tịch tổng giám
đốc Tập đoàn Điện lực Pháp – EDF sẽ phải giải trình về một dự án quan hệ
đối tác hạt nhân gây nhiều tranh cãi, được ký kết theo sáng kiến của
ông hồi cuối năm ngoái, với Công ty Điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc
(China Guangdong Nuclear Power Holding Co., Ltd - CGNPC).
Hôm qua, 26/12/2012, hai nguồn tin gần gũi với hồ sơ này cho
AFP biết, từ vài ngày qua, ông Proglio đang là đối tượng điều tra của
Tổng Thanh tra Tài chính. Mặt khác, vào tuần tới, ông sẽ phải chủ trì
một cuộc họp của ủy ban chiến lược EDF, có vai trò như cơ quan chuẩn bị
các quyết định quan trọng cho Hội đồng quản trị. Ủy ban này, bao gồm một
số thành viên trong đó có các đại diện của Nhà nước và những người lao
động, sẽ chất vấn lãnh đạo EDF về dự án hợp tác Trung Quốc.
Một loạt câu hỏi được đặt ra đối với chủ tịch tổng giám đốc EDF :
Phải chăng ông đã qua mặt Nhà nước để làm việc này ? Qua việc gạt bỏ tập
đoàn hạt nhân Areva, một doanh nghiệp có cổ đông chính là Nhà nước,
cũng như EDF, phải chăng ông Proglio đã phản bội ngành công nghiệp hạt
nhân Pháp ? Hay những hứa hẹn chuyển giao bí mật công nghệ cho Trung
Quốc có được trả giá thỏa đáng hay không ?
Trong một thông cáo gửi tới AFP, tập đoàn EDF nhấn mạnh rằng dự án
nói trên đã bị hủy bỏ ; mặt khác, dự án này còn « quy định là mỗi hoạt
động hợp tác đều đi kèm với một thỏa thuận cụ thể về thể thức thù lao và
những điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ». Tuy nhiên, nguồn tin
nội bộ EDF lại cho biết, trên thực tế, « đây là dự án chuyển giao một
phần công nghệ hạt nhân cho phép Trung Quốc xây dựng các lò hạt nhân
nhanh hơn » mà không cần đến các doanh nghiệp Pháp nữa. Trong khi đó,
một nguồn tin khác khẳng định là dự án hợp tác với đối tác Trung Quốc
mới chỉ dừng lại ở mức là « bản nháp » mà thôi.
Theo báo trào phúng cực kỳ thạo tin của Pháp, tờ Canard Enchainé –
Con vịt bị xiềng – từ đầu tháng Tư vừa qua, ủy ban chiến lược EDF đã bác
bỏ dự án. Đến giữa tháng Tư, cơ quan phụ trách đầu tư của Pháp (Agence
des Participations de l’Etat – APE) đã phê phán gay gắt và sau đó, bộ
trưởng Kinh tế lúc đó, ông François Baroin, đã ngăn chặn dự án này.
Ông Proglio là người được tổng thống cánh hữu Nicolas Sarkozy ủng hộ.
Do vậy, quan hệ của ông với chính phủ cánh tả hiện nay trở nên căng
thẳng. Một quan chức cao cấp trong chính phủ cảnh cáo lãnh đạo EDF : «
Hội đồng chính sách hạt nhân, hồi tháng Chín, đã nhắc nhở rằng các quan
hệ hợp đồng không thể được thiết lập ngoài khuôn khổ một chiến lược do
Nhà nước hoạch định ».
Dường như để chữa cháy và tránh bị chính phủ cánh tả phê phán, đến
tháng 10 vừa qua, một thỏa thuận ba bên được ký kết, giữa EDF, đối tác
Trung Quốc và tập đoàn Areva.
Trong thời gian cánh hữu cầm quyền, quan hệ giữa hai tập đoàn hạt
nhân hàng đầu của Pháp, EDF chuyên khai thác và Areva nhà sản xuất lò
hạt nhân, bị trục trặc, đặc biệt là những bất đồng giữa hai lãnh đạo tập
đoạn, ông Henri Proglio, thân hữu và bà Anne Lauvergeon, thân tả. Mùa
xuân 2011, bà Lauvergeon đã bị mất chức chủ tịch tổng giám đốc Areva.
Từ tháng Giêng đến nay, báo chí Pháp công bố nhiều tài liệu cho thấy
dường như ông Proglio đã tìm cách thúc đẩy hợp tác riêng rẽ giữa EDF và
đối tác Trung Quốc. Ông Proglio biện minh rằng các quy định hiện hành
không nói rõ vai trò của mỗi bên trong mối quan hệ tay ba Nhà nước Pháp –
EDF và Areva.
Mặt khác, lãnh đạo EDF nhấn mạnh đến những kết quả quá
khiêm tốn của ngành công nghiệp hạt nhân Pháp : Đối với lò thế hệ mới
EPR – công suất 1600 megawatts, tổng cộng mới chỉ có bốn hợp đồng được
ký kết, trong số này, dự án ở Phần Lan và tại Pháp gặp nhiều khó khăn.
Loại lò nhỏ hơn Atmea – 1000 megawatts thì còn nhiều bấp bênh.
Sau thảm họa Fukushima, Nhật Bản, nhiều nước đã đình chỉ các dự án
phát triển điện hạt nhân. Còn Bắc Kinh vẫn tiếp tục nhịp độ xây dựng các
lò mới. Do vậy, Trung Quốc trở thành thị trường lớn duy nhất, hấp dẫn
đối với các tập đoàn điện hạt nhân nước ngoài.
tags: Châu Á - Hạt nhân - Phân tích - Pháp - Trung Quốc
Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?
Cập nhật: 16:43 GMT - thứ sáu, 28 tháng 12, 2012
Bốn thập niên đã trôi
qua kể từ chiến dịch không kích tàn khốc của Hoa Kỳ vào Hà
Nội và Hải Phòng vào tháng 12/1972 nhưng hiện vẫn còn nhiều
đánh giá không đồng nhất về con số phi cơ B-52 bị bắn rơi.
Quan điểm ai đã 'thắng' sau trận oanh tạc
làm chết nhiều thường dân Bắc Việt Nam cũng vẫn còn nhiều
khác biệt như trong phần tổng hợp sau:Nhìn từ Hà Nội
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tại Việt Nam từ trước tới nay
đã có các chi tiết khác nhau về số pháo đài bay B-52 của Hoa
Kỳ bị Bắc Việt Nam bắn rơi ngay trên báo chí nhà nước.
Một bài trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam về ‘
Bấm
Trận Điện Biên Phủ trên không‘ hôm 14/02/2004 viết:
"Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến
30-12-1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng
không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay
B-52,"
"Thất bại này của Mỹ không chỉ đơn thuần là thất bại quân sự, mà là thất bại chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị."
"Cùng với những thắng lợi giành được trước đó,
đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền nam, thắng lợi
của trận 'Điện Biên Phủ trên không' trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng đã
góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền
nam Việt Nam.
Sau bài báo đó ba năm, số 34 pháo đài bay
B-52 của bị bắn hạ tiếp tục được trang web của Đài Tiếng nói
Việt Nam nhìn lại trận oanh kích vào Giáng Sinh trong bài có
tựa đề tiếng Anh ‘The Christmas bombings of Hanoi in retrospect’.
Nhưng trong một bài đăng năm 2012, báo
Bấm
Quân đội Nhân dân đã giảm con số B-52 xuống so với trước:
"Thất bại này của Mỹ không chỉ đơn thuần là thất bại quân sự, mà là thất bại chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị"
Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
"Trong 12 ngày đêm từ 18-12-1972 đến 29-12-1972,
quân dân Hà Nội đã lập một kỳ tích lịch sử: bắn rơi 23 máy bay B-52,
bắt sống nhiều phi công Mỹ."
Nhận định về kết quả quân sự - chính trị của chiến dịch nhìn từ phía Hà Nội, tờ báo viết:
"Sau sự kiện này, Tổng thống Mỹ phải tuyên bố
ngừng ném bom trên toàn miền Bắc Việt Nam từ 30-12-1972, đi đến việc ký
kết Hội nghị bốn bên về 'chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam' tại Pa-ri ngày
27-1-1973".
Đây là quan điểm cho rằng vì 'thất bại' do
số thiệt hại quá lớn, Hoa Kỳ phải ngưng không kích và chấp
nhận đàm phán.
Nhìn từ Hoa Kỳ
Đã có rất nhiều tài liệu của các nhân
vật trong chính giới Hoa Kỳ, các nhà bình luận và phân tích
quân sự về chiến dịch Hoa Kỳ gọi là Linebacker II (trận
Linebacker I hồi tháng 5/1972 chỉ nhằm để kiểm tra sức mạnh
phòng không Bắc Việt).
Một trong số bài viết gần đây nhất, của Rebecca Grant trên trang
Bấm
Airforce Magazine tháng 12/2012 mô tả:
"Các đội bay của B-52 xuất kích cả thảy
729 lần trong đêm...Cho đến khi chiến dịch kết thúc, Bắc Việt
Nam đã quỳ gối, nói như lời của Cố vấn an ninh quốc gia Henry
A. Kissinger. Họ đã sẵn sàng ký vào văn bản hòa đàm gồm cả
phần trao trả tù binh Mỹ,"
Bà Rebecca Grant cũng trích sử gia không
quân Walter J. Boyne nói có tám phi công Mỹ "bị giế́t khi tham
chiến hoặc chết vì vết thương, 25 mất tích, 33 bị bắt làm tù
binh chiến tranh, và chỉ có 26 được cứu thoát trước khi rơi bị
bắt sống".
Con số B-52 bị bắn hạ, theo nguồn tin này là 15.
Bản thân sử gia Walter J. Boyne trong một
tài liệu đăng năm 1997 nói rằng trên thực tế, hai đội bay B-52 ở
Guam và U Tapao lên kế hoạch cho 741 lần xuất kích nhưng 12
chuyến phải bỏ.
Nhìn chung, các giới ở Hoa Kỳ đến nay vẫn
cho rằng Linebacker II mà Mỹ cho là chỉ có 11 ngày (the 11- Day
War) đã đem lại 'thắng lợi quân sự' và đã buộc Bắc Việt quay
lại bàn đàm phán vốn bị bế tắc ở Paris.
Theo BBC News
Bài trên trang tiếng Anh của
Bấm
BBC Magazine 'North Vietnam, 1972: The Christmas bombing of Hanoi' (24/12/2012) thì nhấn mạnh đến sự tàn khốc của trận mưa bom.
"Vào thời điểm đó 1600 người Việt Nam bị
giết, theo số liệu của nhà chức trách cộng sản, mà con số
thực có thể còn cao hơn,"
Nhưng bài viết cũng cho rằng trận tấn công "có thể đã giúp cho việc ký kết hòa ước một tháng sau đó".
Viết về Đêm Giáng Sinh khủng khiếp năm
1972, bài báo cho rằng vì sự chống trả quyết liệt của phía
Bắc Việt Nam, "không lực Hoa Kỳ mất hai chiếc B-52 đêm đó, trong
tổng số 15 chiếc".
"Một số phản lực cơ và máy bay hỗ trợ cũng bị phá trong vòng 11 ngày diễn ra Linebacker II."
"Linebacker II chấm dứt ngày 29 tháng 12 và
đến ngày 8 tháng 1/1973, mọi bên đều đã có mặt trở lại phòng
hòa đàm ở Paris."
Bài của BBC cũng nói có yếu tố tâm lý
tác động đến quyết định của Tổng thống Richard Nixon khi quyết
định nghe theo quan điểm của phe quân sự Mỹ cho ném bom Hà Nội
bằng B-52.
Đó là vì "hình ảnh các phi công bị cầm
tù và tra tấn ở miền Bắc và thường xuyên bị bêu riếu trên
truyền hình là một sự xấu hổ cho Washington. Ông Nixon đã chịu
một sức ép phải làm sao đưa quân về nước."
"Hòa đàm Paris được ký vào cuối tháng
đó, cho phép trao trả một số tù binh Mỹ và mở đường cho sự
chấm dứt cuộc can dự quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam."
CHIM TU HÚ
Ảnh chim tu hú - Internet
CHIM TU HÚ
Bản
năng của lòai chim tu hú.....sự sinh trưởng của lòai này... lập đi lập
lại... tồn tại nhờ vào lòai chim khác... [ lưu manh bẫm sinh ]
!!!!! Không cần học !!!!
BÀ MẸ BẠC TÌNH VÀ ĐỨA CON TÀN ÁC
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”...
Câu
thơ khiến người đọc liên tưởng tới một loài chim hiền lành và xinh xắn
như bất kỳ loài chim ăn trái nào đó. Thật khó tin nổi, tu hú lại là điển
hình của một loài chim vô trách nhiệm và lưu manh bậc nhất.
Bất
kỳ loài nào trong tự nhiên chào đời cũng đều xuất phát từ cái nôi mang
nặng đẻ đau và chăm bẵm của đấng sinh thành. Một mai, khi tiếp nối vòng
đời, các loài đếu được thừa hưởng những nguồn gen và tố chất làm bố/mẹ
để yêu thương, để chăm chút cho những đứa con yêu dấu của mình. Thiên
chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất
mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài.
Nhưng loài tu hú (Endynamis scolopacea) được coi là vụng về, không biết ấp trứng lại từ chối phần thưởng quý giá đó và chính những đứa con của chúng sau này cũng trở thành ác thủ ngay từ những phút giây đầu tiên được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Nhưng loài tu hú (Endynamis scolopacea) được coi là vụng về, không biết ấp trứng lại từ chối phần thưởng quý giá đó và chính những đứa con của chúng sau này cũng trở thành ác thủ ngay từ những phút giây đầu tiên được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Mùa
mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi
sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình một
tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng
bụi lau, sậy cũng vươn mình trở nên rậm rạp hơn.
Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chim tu hú thực hiện “thiên chức đẻ nhờ” mà tổ tiên của chúng đã truyền lại cho chúng trong cuộc sinh tồn.
Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho mình một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, bà mẹ gian hùng này đẻ vào đó một quả trứng của mình. Trứng của tu hú nhỏ gần bằng kính thước của trứng chim chích, với hoa văn rất giống khiến vợ chồng nhà chim chích tội nghiệp cứ tưởng đó là trứng của mình
Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chim tu hú thực hiện “thiên chức đẻ nhờ” mà tổ tiên của chúng đã truyền lại cho chúng trong cuộc sinh tồn.
Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho mình một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, bà mẹ gian hùng này đẻ vào đó một quả trứng của mình. Trứng của tu hú nhỏ gần bằng kính thước của trứng chim chích, với hoa văn rất giống khiến vợ chồng nhà chim chích tội nghiệp cứ tưởng đó là trứng của mình
Cách hành xữ tàn ác của chim tu hú con Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung
|
Vì có gen di truyền về “chiến lược” và sự tinh quái nên tu hú mẹ đủ khôn ngoan nhận biết tổ chim chích mà nó đẻ nhờ sau một thời gian ấp trứng con của nó sẽ nở ra trước tiên, hoặc ít nhất thì cũng nở cùng ngày với quả trứng đầu tiên của chim chích.
Mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn và mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy chú chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ.
Cách hành xữ tàn ác của chim tu hú con Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung
|
Sau khi hoàn thành “sứ mệnh” vô cùng tàn nhẫn này, nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích nhỏ bé tội nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tham ăn của đứa con hoang ác thủ to hơn cha mẹ chúng nhiều lần, cặp vợ chồng nhà chích vô cùng lao tâm khổ lực trong việc tìm kiếm thức ăn.
Chim chích mẻ và chim tu hú con Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung
|
Vì
có kích thước quá khổ so với tổ chim chích nên kẻ ác thủ phải nằm lên
trên miệng tổ và miệng không ngớt đòi thức ăn để đáp ứng nhu cầu mau
lớn. Khi đã đủ lông, đủ cánh, nó sẽ bay đi không một lời hàm ơn kẻ nuôi
dưỡng nó thành thục. Và rồi, một ngày kia, biết đâu nó lại đẻ nhờ chính
vào cái tổ “bố mẹ nuôi” của mình.
Chân dung kẻ ác thủ Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung
|
Hiện tượng “đẻ nhờ” của chim tu hú là một hiện tượng kỳ quái, tàn ác và vô cùng nham hiểm trong thế giới tự nhiên. Nguyên nhân vì sao mà chim tu hú con ngay khi chào đời đã có cách "hành xử" lưu manh đến như vậy?... Chim tu hú mẹ không tha mồi nuôi con được vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Đối với chim tu hú đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc;
Còn chim tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc có thể sẽ phải bỏ mạng. Chính vì thế mà tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con mình. Đó cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã.
Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Chim trống có bộ lông hoàn toàn đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng, mặt lưng nâu đen nhạt, có ánh xanh lục và lốm đốm trắng.
Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn, các điểm trắng ở đây dài ra thành các vệt dọc, ở lông cánh và lông đuôi các vệt trắng chuyển thành các vằn ngang không đều; mặt bụng trắng có vằn đen nhạt.
Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần như chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì.
Tu
hú phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Đông nam Trung Quốc và
Mã Lai. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và
vùng trung du. Vào mùa Đông ở miền Bắc rất ít khi gặp loài này vì phần
lớn chúng bay về phương Nam tránh rét
Friday, December 28, 2012
BS. TRẦN NGUYÊN PHIÊU * NHỮNG NHÂN CHỨNG CUỐI CÙNG
Những nhân chứng cuối cùng
B.S. Trần Nguơn Phiêu
Khi quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” của Ông Nguyễn Văn Trấn được nhà
xuất bản Văn Nghệ cho ra mắt ở hải ngoại, rất nhiều bình luận gia đã góp
ý phân tích về tài liệu này. Đây là một quyển sách đã gây nhiều chấn
động ở trong nước và cả ở hải ngoại vì lần đầu tiên, vài chi tiết “thâm
cung bí sử” trong sinh hoạt nội bộ của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt
Nam được tác giả phơi bày trước công luận.Ông Tôn Thất Thiện ở Canada
là một trong những nhà bình luận thời sự có tiếng đã viết một bài ca
ngợi việc làm của Ông Trấn. Ông Thiện có đề cập đến vài ý kiến dè dặt
đối với lập trường của Ông Trấn và đã đề cao các sử liệu mà Ông Trấn đã
trình bày. Một bình luận gia nổi tiếng khác, Ông Lâm Lễ Trinh, một nhân
sĩ miền Nam từng giữ chức Tổng trưởng bộ Nội vụ thời chánh phủ Ngô Đình
Diệm, đã gọi Ông Trấn dưới danh từ “hung thần Chợ Đệm,” một danh từ mà
giới chánh trị miền Nam am hiểu tình hình trong khoảng thời gian khởi
đầu cuộc kháng chiến Nam bộ đã riêng tặng cho Ông Nguyễn văn Trấn.
Nguyễn Văn Trấn (1914-1998) |
Ông
Trấn nay đã qua đời. Người viết bài này đã thực hiện tài liệu này từ
lâu dưới tựa đề “Hiện tượng Nguyễn Văn Trấn” nhưng nhiều bạn thân đã đề
nghị khoan cho ra mắt vì nhầm vào lúc Ông Trấn đang thực hiện báo chui
“Người Sài Gòn,” một tờ báo đã từng làm nhức nhối giới cầm quyền trong
nước. Phê bình Ông Trấn vào lúc đó là việc làm không ích lợi cho việc
tranh đấu chung.
Trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội,” tác giả đã rất nhiều lần đề cập đến những bạc đãi mà người kháng chiến miền Nam đã phải đương đầu khi tập kết ra Bắc. Ông Trấn đã nêu lên trường hợp Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt đã bị cho ra rìa vì một tuyên bố chung mà Ông Hồ Chí Minh đã ký với lãnh tụ cộng sản Tiệp Khắc Novotny. Lê Đức Thọ đã đổ trách nhiệm cho một mình Ung Văn Khiêm đã thảo văn thư mặc dầu nhiều người đã biết là ông Hồ Chí Minh đã có bút tích phê sự đồng ý trên dự thảo văn kiện này. Vì Lê Duẩn muốn bứng Ung Văn Khiêm ra khỏi bộ Ngoại giao nên Ung Văn Khiêm đã phải chịu mất chức để làm “dê tế thần.”
Ông Bùi Công Trừng đã từng có chân trong bộ Chính Trị, đã bị quản chế tại gia cho đến ngày chết. Dương Bạch Mai, có tiếng là thân Nga và chống đường lối thân Trung Quốc đã chết bất ngờ và mờ ám khi Chu Ân Lai sắp đến viếng thăm Hà Nội. Ông Mai đang dự cuộc họp Quốc Hội tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào lúc ông đang sắp sửa đọc một diễn văn nảy lửa chống lại đường lối này. Diễn văn đã có sẵn trong túi áo nhưng trong giờ giải lao, ông đã đột tử khi chưa uống cạn ly bia của các đại biểu mời ông để mừng sinh nhật của ông vào ngày hôm sau.
Ông Trấn đã có ý muốn để Nam bộ cho người Nam trách nhiệm quản lý sau 1975, nhưng những người am tường chuyện cũ đã chua chát bảo nhau:
“Các ông đã ám hại bao nhiêu nhân tài miền Nam, còn đâu người để giúp các ông?”Trong sách đã dẫn, Ông Trấn đã đề cập rất nhiều về sự góp công của ông trong những ngày bố trí khởi nghĩa ở Nam bộ. Ông không đả động gì về việc ông đã giúp Đảng Cộng sản Đệ tam thanh toán các nhà ái quốc đã từng cùng tranh đấu chống thực dân Pháp ở miền Nam. Ông đã làm việc đó để giúp đảng dành quyền độc tôn lãnh đạo. Ông không có một lời đề cập hay ân hận về các việc ông đã thi hành. Trái lại, nếu đọc kỹ những dòng ông viết, người hiểu chuyện có cảm tưởng là ông cố ý tự bào chữa việc ông làm vì những người ông thanh toán đã có lập trường đối nghịch với chủ trương của ông hay của Đảng của ông. Bàng bạc trong các đoạn văn, ông đã để rất nhiều thời giờ công kích lập trường của các đảng hay xu hướng đối phương khác, nhất là các người trong nhóm Đệ Tứ.
Thật ra, trong giới chánh trị thời Việt Nam Cộng Hòa, rất ít người biết đến ông Trấn. Ông chỉ được nhắc đến nhiều sau khi sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại. Trong giới đã từng tham gia tranh đấu ở miền Nam, ông Trấn đã được biết như là một cấp thừa hành được đảng tin cậy, một “thiên lôi” chỉ đâu đánh đó. Ông đã nhìn nhận chức vụ chánh thức của ông vào lúc khởi đầu là Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc.
Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh.
Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.
Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màng cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er ( Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán. Bà vợ của ông Vững đã tận tụy suốt đời nuôi con và mở một tiệm bán bánh mức trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc đường Hiền Vương. Tiệm trương bảng màu vàng đề tên Lê Văn Vững chữ đỏ, để kỷ niệm người chồng vắn số. Một người con của ông Vững là Tiến sĩ Lê Tuấn Anh về sau đã học thành tài và có lần giữ chức Tổng trưởng Canh nông thời chánh phủ Trần Thiện Khiêm.
Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong)v.v… Nhà viết báo và cách mạng danh tiếng trong thời kỳ “Đông dương Đại hội,” Diệp Văn Kỳ, khi biết rõ ý đồ của Trần Văn Giàu, đã lánh mặt, mặc áo tu lên ở Tha La Xóm Đạo (Trảng Bàng) cũng bị bắt và sát hại trong đêm.
Một nhân tài có tiếng tăm khác bị thanh toán là Luật sư Dương Văn Giáo. Cái chết của ông Giáo có thể có liên can một phần nào đến cấp chỉ huy trực tiếp của ông Trấn, tức ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ. Số là trước khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 09 tháng 03 năm 1945, ông Trần Văn Giàu cũng như một số lớn các nhà cách mạng khác, đã bị Pháp cầm tù ở Trại Tà Lài (Bà Rá). Có thể vì nhu cầu chánh trị, để chống phá quân đội Nhật, giới cầm quyền Pháp ở VN đã nhận chỉ thị từ Pháp dàn cảnh để ông Trần Văn Giàu vượt ngục Tà Lài để ra ngoài hoạt động chống Nhật. Khi Nhật đảo chánh Pháp, trong các hồ sơ mật được giữ trong văn khố Sở Mật thám ở Catinat, văn kiện này được người Nhật tìm ra và ông Huỳnh Văn Phương là người được Chánh phủ Trần Trọng Kim cho phụ trách cơ sở bót Catinat đã có tài liệu về việc Trần Văn Giàu gặp gỡ với trùm mật thám Arnoux của Pháp.
Trong một phiên họp của Mặt trận Quốc gia Thống Nhất ở nhà vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, đường Phan Đình Phùng, ông Dương Văn Giáo lúc đó từ Thái Lan về, đã rút từ cập da ra tài liệu này cho các người hiện diện xem. Sau khi thảo luận, chính ông Giáo là người đề nghị không công bố tài liệu này để không làm mất uy tín ông Trần Văn Giàu để Mặt trận Việt Minh có thể lãnh đạo hữu hiệu việc chống Pháp lúc đó đang lâm le chiếm trở lại miền Nam. Quyết định sau cùng của buổi hội là giao cho Dương Văn Giáo đến gặp Trần Văn Giàu đặt vấn đề cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh.
Quân Pháp, với sự thỏa thuận của quân đội Anh đang chiếm đóng, làm chủ được Sài Gòn nhưng còn bị bao vây trong thành phố, Dương Văn Giáo đã bị vu cáo là Việt gian và bị xử tử ở Cầu Bến Phân (Gia Định). Phần đông những người hiện diện trong buổi hội lịch sử kể trên như luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ… sau đó đã lần lượt bị giết chỉ trừ Vũ Tam Anh (sau bị Mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm giết) và Nguyễn Văn Hướng.
Những người đã bị thủ tiêu không những phần nhiều đã hoạt động chung quanh vùng Sài Gòn, Chợ Lớn mà còn cả nhiều người ở các tỉnh xa ở miền Nam. Danh sách những người này như đã được ghi nhận từ lâu, chỉ chờ có cơ hội là được đem ra thi hành. Ông Trịnh Hưng Ngẫu (người được giới tranh đấu ở Nam biết tiếng không phải chỉ vì ông đã chế biến cho các xe chuyên chở sử dụng lò đốt than gọi là gasogen để thay thế xăng khan hiếm vào thời đó, mà do thành tích ông đã đá vô mông một cò Pháp nhân một cuộc bảo vệ ông Bùi Quang Chiêu từ Bến Nhà Rồng, Khánh Hội về tới nhà ở Phú Nhuận) đã cho biết là trong một cuộc gặp gỡ Trần Văn Giàu ở Thái Lan, ông Giàu đã khoe là ông có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu nhưng chưa thi hành kịp (!).
Một số đông những người này đã bị Tự vệ Cuộc của ông Trấn bắt giam trước khi Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu rút khỏi Sài Gòn đi về miệt Tân An. Ông Trấn đã có đề cập đến việc này trong sách của ông (Xem trang 136) với lời khen (!) “Pháp cho nhảy dù xuống Hội đồng Sâm để giải thoát cho tù nhân mà ta giam ở đó. Có cái tốt là tù nhân không chạy theo Tây.” Tù nhân (!) được giao cho Phạm Hùng đem vào kinh Xáng và đi luôn xuống Cà Mau. Một số những người bị giam nầy đã thoát chết khi được ông Nguyễn Hòa Hiệp, chỉ huy trưởng của Đệ tam Sư đoàn, bắt buộc Tự vệ cuộc phải trả lại tự do, nhân lúc Sư đoàn này rút lui về Hậu giang. Người may mắn trong trường hợp này là ông Ngô Văn đã kể lại chuyện trong quyển “VIET-NAM, 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale” xuất bản ở Pháp.
Riêng trường hợp ông Hồ Văn Ngà thì bị giết “nguội” về sau, khi ông bị giam ở Kim Quy, Đá Bạc, Rạch Giá. Cùng bị giam với Hồ Văn Ngà có ông Trần Quang Vinh, một nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và Vũ Tam Anh đã tổ chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà nhưng chỉ cứu được Trần Quang Vinh. Hồ Văn Ngà hôm đó được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm! Ông Ngà sau đó bị giết ở Hòn Đá Bạc. Người viết bài đã có những phút vô cùng cảm động khi nghe ông Ngà đọc diễn văn nhân cuộc tập hợp lớn, ngày18-03-1945, mừng nước nhà thoát được ách thực dân Pháp, tổ chức ở Vườn Ông Thượng (lúc ấy còn gọi là vườn Bồ Rô) sau ngày 09-03-1945, ngày Nhật đảo chánh Pháp. Tờ truyền đơn của buổi tập hợp in màu đỏ đã được người viết trân trọng giữ nhưng sau đó đã được người nhà đốt khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ. Ông Hồ Văn Ngà đã nói với những người giết ông:
“Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.”
Những tội ác mà ông Nguyễn Văn Trấn cũng như những người khác như Nguyễn Văn Tây, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập, Cao Đăng Chiếm… đã thi hành, xét cho kỹ, chỉ là việc làm của cấp thừa hành. Trách nhiệm là do chủ trương của cấp chỉ huy. Những gương mặt nổi vào thời bấy giờ là Trần Văn Giàu ở miền Tiền giang, Hậu giang và Dương Bạch Mai ở miền Đông Nam bộ. Nhưng đứng sau lưng Trần Văn Giàu, những nhân vật có thực quyền là các cấp xứ ủy được gởi vào từ Hà Nội sau ngày 02-09-1945 như Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Trung Ương Đảng hoặc Cao Hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh, để đưa chỉ thị cho Trần Văn Giàu.
Dương Bạch Mai và Trần Văn Giàu là hai nhân vật công khai trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám được nhân dân Nam bộ biết tiếng nhưng tên tuổi hai ông lại không thấy được ghi chép trong cuốn « Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam »! Cuộc lãnh đạo thật sự là do các ông Hoàng Quốc Việt được ông Hồ Chí Minh phái vào Nam và các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng như đã được ghi trong cuộc họp Xứ Ủy Nam bộ ở Cây Mai (Chợ Lớn) ngày 23-09-1945 và cuộc họp Xứ Ủy Mở Rộng ở Thiên Hộ (Mỹ Tho) ngày 25-10-1945 để đối phó với sự tấn công của Pháp.
Chủ trương và trách nhiệm thủ tiêu các phần tử ái quốc ngoài Đảng ở miền Nam, để đảng Cộng sản VN được độc quyền lãnh đạo phải được quy cho các thành phần kể trên. Chúng ta cũng có thể đi lần lên cao hơn nữa cho đến cấp Trung Ương ở Bắc bộ như Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Việc này không phải chỉ là một ước đoán, nhất là khi quyết định này liên quan đến các đảng viên thuộc Đệ Tứ bị thủ tiêu vì các đảng viên cộng sản Việt Nam đã từng được huấn luyện theo chiều hướng đó:
Kể từ năm 1937, khi Stalin chủ trương phải tiêu diệt nhóm của Trostky (Báo Pravda ngày 14-02-1937), chỉ thị này đã được các đảng viên cộng sản Đệ tam tuân hành triệt để. Năm 1939 ông Hồ Chí Minh đã viết ba bức thư từ Trung Quốc gởi về cho đảng viên trong xứ mà nội dung, từ ngữ giống như hệt bài báo năm 1937 của Stalin (Xem: Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 3, trang 97 và ba bức thư tiếng Pháp, ký tên là Line, đăng trong tờ báo Notre Voix, số tháng Sáu và tháng Bảy năm 1939). Đối với một người vốn đã hấp thụ văn hóa Đông phương Khổng, Mạnh như ông Hồ Chí Minh, ngôn từ quá thô được sử dụng trong ba văn kiện kể trên quả là một bất ngờ khó hiểu được, ngoại trừ phải được coi như là một ngôn ngữ dịch từ các bản văn của Stalin.
Trong cuốn Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đầy rẫy những loại chứng cớ bịa đặt để chứng minh việc khủng bố và bắt bớ nhóm các chiến sĩ Đệ Tứ trong đó có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hoa (em của Hùm), Trần Văn Sĩ… để bị thủ tiêu tập thể. Tài liệu đã nói là các đảng viên này “lúc đó đang lẩn trốn” trong vùng Dĩ An. Những người “viết sử” Đảng hằng chục năm sau vẫn còn cố ý mạ lỵ những anh hùng đã chết. Sự thật trái lại đã cho biết là khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, nhóm Đệ Tứ đã thành lập các toán võ trang chống thực dân. Khi bộ phận của Trần văn Giàu kéo ra khỏi Sài Gòn đi về hướng Bình Chánh, Tân An… thì một nhóm võ trang Đệ Tứ đã về tập trung và lập bản doanh ở vùng Suối Xuân Trường (Thủ Đức). Bộ đội của Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai thay vì lo đánh Pháp lại tìm cách bao vây giải giới nhóm này với chủ trương để thống nhất bộ đội võ trang. Nhiều người trong nhóm võ trang đã không đồng ý cho giải giới, nhưng nhiều người khác lại không muốn có chuyện đổ máu giữa người Việt với nhau. Cuối cùng 64 người trên 68 có mặt hôm ấy bỏ thăm chịu ở lại, chấp thuận chịu cho giải giới. Những liệt sĩ này không ngờ là họ đã tự trói tay để sau này bị giết tập thể ở Sông Lòng Sông (Phan Thiết).
Một trường hợp được biết nhiều nhất là cái chết của nhà cách mạng nổi danh ở miền Nam là ông Tạ Thu Thâu. Đối với các bạn trẻ hiện nay, tưởng nên nhắc lại cho rõ là Tạ Thu Thâu từng du học ở Pháp, đã hoạt động chánh trị lúc ở Pháp cũng như sau khi bị trục xuất về VN vì ông đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình hơn 200 người ở Paris, trước Điện Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp), phản đối việc án xử tử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái. Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở cảng Marseille có Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chánh v.v…
Về đến Việt Nam, Tạ Thu Thâu đã cùng với những nhà cách mạng thuộc nhóm Đệ Tứ và Đệ Tam cho ra tờ báo Tranh Đấu (La Lutte) làm diễn đàn công khai chống thực dân Pháp. Trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mùa thu, ông đang tham dự công tác ở miền Bắc.
Trên đường trở về Nam, khi đi ngang Quảng Ngãi ông đã bị bắt, ngày 18 tháng 8 năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau đó bị giết ở Cánh đồng Dương, bờ biển Mỹ Khê.
Tưởng cũng nên nhắc đến một sự kiện là vào thời buổi nầy hai nhân vật là Hoàng Quốc Việt, đại biểu Trung Ương và Cao Hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh cũng được ông Hồ Chí Minh gởi vào Nam để mang các chỉ thị của đảng. Các đại diện này lên đường ngày 27 tháng 8, 1945 khi được tin Trần Văn Giàu “cướp chánh quyền” ở miền Nam, trong khi Tạ Thu Thâu đã bị bắt ở Quảng Ngải. Phái đoàn được của Hoàng Quốc Việt được cấp tốc phải vào Nam để “thống nhất Đảng bộ Nam bộ” nên chỉ dừng chân ngắn ở Huế và Quảng Ngãi, Nha Trang, Phan Thiết. Việc này chứng tỏ chắc chắn là họ biết rõ (hay để đưa chủ trương của Hà Nội?) về việc Tạ Thu Thâu bị giam cầm khi họ đến Quảng Ngãi (Xem:Từ Đất Tiền Giang, Hồi ký của Nguyễn Thị Thập, trang 281- 285, Nhà xuất bản Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1986). Ông Thâu không bị giết ngay mà còn qua một phen xét xử. Vào lúc đó đường dây điện thoại liên lạc với Hà Nội vẫn còn. Hôm sau, khi ông Thâu chết, đã có ký giả hỏi ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội về việc này thì ông có trả lời là địa phương đã “giết lầm một người ái quốc.”
Năm 1946, khi được nhà văn Daniel Guérin ở Paris gạn hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, ông Hồ chí Minh cũng tuyên bố:
“Tạ thu Thâu là người yêu nước tầm cỡ lớn. Tôi khóc cái chết của ông.”
(Ce fut un grand patriote, nous le pleurons).
(Xem: Au Service Des Colonisés của Daniel Guérin, Éditions de Minuit, Paris)
Những ai đã từng biết rõ lề lối làm việc của các đảng viên Cộng sản ắt cũng biết là những quyết định hệ trọng bao giờ họ cũng phải tham khảo cấp trên. Như vậy quyết định thủ tiêu ông Tạ Thu Thâu không thể định đoạt do Từ Ty, một bí thư đảng và chủ tịch một vùng nhỏ như Tư Nghĩa. Chỉ thị quan trọng này chắc chắn phải do cấp xứ ủy Hoàng Quốc Việt hay do cấp cao hơn nữa ở Bắc bộ phủ chỉ thị cho Từ Ty!
Năm 1989, ông Trần Văn Giàu có dịp qua thăm Paris. Nhiều nhà cách mạng và các sử gia có một buổi gặp gỡ ông Trần Văn Giàu để tìm hiểu về các diễn biến khi ông Giàu tổ chức dành chánh quyền ở Nam bộ. Khi được hỏi về cái chết của ông Thâu, thì Trần Văn Giàu cho biết việc đã xảy ra không phải thuộc địa phương ông phụ trách. Ông cũng cho biết Tạ Thu Thâu đã từng là ân nhân đã giúp phương tiện cho ông sang Pháp nên chắc chắn là ông không có làm việc đó. Cụ Trần Văn Ân năm nay trên 96 tuổi hiện ở Rennes (Pháp) vẫn thường hay nhắc là ngày trước Tạ Thu Thâu vẫn coi Giàu như em út, mỗi lần đi Toulouse đều kiếm sách vở hay, đem cho Giàu và nâng đỡ Giàu trên đường học vấn.
Khi ông Giàu sang Pháp vào tháng 10, năm 1989 cũng nhằm lúc có hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng ở Pháp và thế giới về sử học, văn học, nhân quyền đã đồng ký tên trong một bản kêu gọi phục hồi danh dự cho các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương. Ông Giàu có hứa là khi trở về Việt Nam ông sẽ “rửa tiếng cho Tạ Thu Thâu, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không chịu rửa tiếng.”
Riêng khi hỏi về các vụ thủ tiêu các nhà cách mạng khác như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Số… hay Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở Nam bộ là vùng ông Giàu trực tiếp trách nhiệm thì ông đã tỏ ra rất lúng túng (Việc họp này vào ngày 17-10-1989 đã được quay phim, thu băng và còn được lưu giữ).
Việc thủ tiêu Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, có thể quả quyết là ông Trần Văn Giàu không có phần trách nhiệm vì đã xảy ra vào ngày 16-04-1947, sau khi ông Giàu được gọi về Bắc và không được cho trở về Nam tiếp tục công tác. Việc nhúng tay vào tội ác giết giáo chủ Hòa Hảo đã được các nhân chứng nhìn nhận vai trò của Tự vệ Cuộc của ông Nguyễn Văn Trấn. Ông Huỳnh Phú Sổ lúc đó đang giữ chức vụ Ủy viên đặc biệt của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ từ chiến khu miền Đông trở về miền Tây theo lời mời của Trần Văn Nguyên, Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị miền Tây của Việt Minh. Đây là một sấp xếp để Trần Văn Nguyên và Bửu Vinh đưa ông Huỳnh Phú Sổ đến Đốc Vàng Hạ, thuộc thôn Tân Phú để ám hại. Đến tối, chính tám nhân viên thuộc Tự vệ cuộc đã tràn vào đâm bốn bảo vệ quân của Đức Thầy. Một người, là Phan Văn Tỷ đã né tránh được, thoát ra ngoài và bắn tiểu liên để báo động (Xem “Phật Giáo Hòa Hảo” của Nguyễn Long Thành Nam, trang 432).
Những bí ẩn về các sự kiện lịch sử kể trên chưa từng được những người trực tiếp can dự nêu ra ánh sáng mặc dầu đã xảy ra cách đây gần 50 năm. Ông Nguyễn Văn Trấn có đề cập đến một vài sử liệu nhưng các việc này phần nhiều liên can đến các việc xảy ra ở Hà Nội. Những chuyện ở miền Nam thường chỉ được ông nói phớt qua. Những nhân vật am tường về các sự việc xảy ra trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến nay đã lần lượt ra đi kể từ Dương Bạch Mai, Hoàng Quốc Việt, đến Nguyễn Văn Trấn v.v… Nay chỉ còn Trần Văn Giàu, Hà Huy Giáp… là những nhân chúng cuối cùng, mà lại là nhân chứng biết rất nhiều sử liệu. Ông Giàu lại cũng là người được các giới trí thức trẻ hiện nay biết đến nhiều như một sử gia. Với tư cách sử gia chắc ông Giàu hẳn biết là các việc gọi là bí mật lịch sử, sớm muộn gì cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Chẳng hạn chuyện xảy ra vào thời nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) liên can đến cái chết của của Andres Nin, lãnh tụ của đảng POUM (Parti Ouvrier d’unification Marxiste).
Andres Nin nguyên là Bộ trưởng Tư pháp của Cộng Hòa Catalogne và có quen biết nhiều với Trostky. Nhóm phóng viên đài truyền hình TV-3 Catalane đã tìm được trong kho tài liệu của Mật vụ NKVD (tiền thân của KGB), là nhân viên Alexandrov Orlov được chỉ thị từ Stalin phải cùng với hai đảng viên cộng sản Tây Ban Nha tìm cơ hội bắt cóc, tra tấn và ám sát Nin (Xem: báo Le Monde, ngày 12 -11-1992). Việc này đã xảy ra ba năm trước khi Trostky cũng bị Mật vụ Stalin ám sát ở Mễ Tây Cơ.
Một ngày nào đó, biết đâu các giới sử gia VN lại cũng sẽ có dịp khảo cứu kho tài liệu lưu trữ của Mật vụ KBG ở Nga và sẽ phát giác được các tài liệu liên quan về Việt Nam trong thời điểm sau cách mạng 1945. Kinh nghiệm đã cho biết là các đảng cộng sản chư hầu Nga, làm việc gì theo chỉ thị của Stalin, đều phải có các báo cáo chi tiết.
Trần Văn Giầu (1911-2010) |
Ông Trần Văn Giàu đã có hứa lúc ông thăm viếng Paris mùa hè năm 1989,
là ông sẽ tìm cách phục hồi danh dự cho Tạ Thu Thâu. Ở Paris, năm 1946,
trong cuộc hội kiến với nhà văn Daniel Guérin là bạn cũ của Tạ Thu Thâu,
ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận rằng ông Thâu là một người yêu nước đã bị
giết nhầm. Như vậy việc phục hồi danh dự cho ông Thâu là một việc có thể
làm được nhưng cho tới nay việc ấy chưa thấy được thực hiện. Nhiều anh
em trong giới từng tranh đấu trong quá khứ đã không coi việc này là quan
trọng. Họ còn tỏ ra bất bình khi nghe đề cập đến việc này. Họ thường
nói: “Những người từng vấy máu anh em cách mạng không có tư cách gì để
nói đến chuyện phục hồi danh dự.”
Tạ Thu Thâu (1905-1945) |
Riêng trường hợp ông Tạ Thu Thâu, người viết bài này vẫn còn mong ông
Trần Văn Giàu còn có thể làm việc ấy vì tin rằng ông Giàu không trực
tiếp nhúng tay làm việc đó. Khi còn là sinh viên ở Pháp vào khoảng 1950,
người viết bài có biết một phụ nữ đảng viên Cộng sản, chủ một quán ăn ở
số 6, đường Jules Chalande, gần Place du Capitole và Đại học Luật khoa ở
Toulouse, miền Nam nước Pháp. Bà đã biết hầu hết các nhà cách mạng Việt
Nam từng du học hoặc thường ghé qua Toulouse như Trần Văn Thạch, Nguyễn
An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu v.v… Quán ăn của bà tên “Le Coq
Hardi” (Quán này nay vẫn còn, nhưng đã đổi chủ) và sinh viên chúng tôi
dịch đùa là quán “Con gà trống dạn dĩ.” Khi chúng tôi cho bà hay là Trần
Văn Giàu về Việt Nam đã thủ tiêu Tạ Thu Thâu, bà chủ quán này đã thốt
lên:
“Chắc là chuyện không thể xảy ra, Thâu coi Giàu như em út của y.”
(C’est impossible, Thâu l’aimait comme son petit frère).
Nhưng còn các sự việc xảy ra ở miền Nam là vùng trách nhiệm của ông Trần Văn Giàu? Rất nhiều người đã chờ đợi nhưng chưa bao giờ được nghe ông thố lộ hay tiếc thương một việc gì cả. Năm 1977, nhân dịp kỷ niệm tù nhân ở Côn Đảo, ông Lê Duẩn đã đọc diễn văn: “Kính chào các chiến sĩ cộng sản, quốc gia và Trốt kýt, đã bỏ mình hoặc bị giam cầm ở nơi này” (Theo thơ của sử gia Pháp, Daniel Hémery, trả lời nhà ngôn ngữ học danh tiếng Mỹ, Noam Chomsky, ngày 05, tháng 5,năm 1978, đăng trên tạp chí Critique Communiste số 18 và 19, xuất bản tại Paris ). Ông Giàu là người dạy sử chưa hề thấy phát biểu một câu tương tự để ít nhất phục hồi danh dự một phần nào cho các chiến sĩ quốc gia hay Trốt kýt đã bị Đảng ông vu cáo và giết hại!
Hay là ông vẫn chủ trương theo đường lối Đảng là vẫn giấu giếm trách nhiệm và các lỗi lầm, không nhìn nhận là đã chưa làm việc gì sai trái hoặc cứ im hơi lặng tiếng để thời gian xóa dần các dĩ vãng. Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã chứng minh trái lại chủ trương sai lầm trên. Sớm muộn gì thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy sự thật, buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải công nhận trách nhiệm mà họ đang còn lẩn tránh.
Khi chiếm được miền Nam, theo chỉ thị Đảng các tên đường như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch… đã được đổi thành tên khác. Sự nhỏ nhen của đảng viên Cộng sản VN đối với những người đã chết còn được chứng minh trong trường hợp thi sĩ nổi tiếng Bích Khê (Lê Quang Lương) mất năm 1946 vì bịnh. Dân chúng Quảng Ngãi đã vinh danh ông và đặt tên Bích Khê cho con đường dẫn từ bến xe đò ra khỏi thành phố về hướng Đông, nhưng đường này chưa hề được nhà cầm quyền hiện tại chấp nhận chánh thức. Năm 1991, gia đình thi sĩ Bích Khê xin dời mộ ông từ một bãi đất hoang về làng ở Thu xà (Tư Nghĩa) nhưng chánh quyền không chấp thuận với lý do là Bích Khê đã mất vì bịnh lao, xương cốt sẽ làm ô nhiễm đất làng (46 năm sau khi chết!), và vì ông là một người trốt kít!
Nhưng xin đoan chắc với nhà cầm quyền hiện tại, trong tương lai, ít lắm cũng sẽ được thấy những bảng ghi di tích lịch sử các tên đường với lời giải thích: “Đây là đường Tạ Thu Thâu, người đã phát hành báo Tranh Đấu, đây là đường Phan Văn Hùm trước ga Sài Gòn cũ, kỷ niệm người đã từng ngồi tù cùng Nguyễn An Ninh vì vụ án ở ga Bến Lức v.v…”
Ông Trần Văn Giàu, người đã được biết tiếng ngày trước, vào dịp những ngày đầu chiếm chánh quyền ở Nam bộ, nhưng khi ra Bắc đã bị gạt ra khỏi các cơ quan quyền lực, không cho trở lại hoạt động ở Nam bộ, sau được cho dạy ở trường Đảng và nay đã được giới trí thức trẻ coi như một sử gia, đúng ra chỉ nên được coi như một nhà dạy sử riêng của Đảng.
Ngày nào mà ông còn im hơi lặng tiếng theo chỉ thị Đảng về sự thực của các dữ kiện đã xảy ra ở Nam bộ sau ngày ông ra mắt nắm chánh quyền trên bao lơn Tòa Đô Sảnh Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945, thì cho đến ngày đó, ông vẫn không được coi là một sử gia, đúng với ý nghĩa cao quý và trang trọng của danh từ.
Paris, đầu Mùa Đông 1998.
B.S. Trần Nguơn Phiêu
“Chắc là chuyện không thể xảy ra, Thâu coi Giàu như em út của y.”
(C’est impossible, Thâu l’aimait comme son petit frère).
Nhưng còn các sự việc xảy ra ở miền Nam là vùng trách nhiệm của ông Trần Văn Giàu? Rất nhiều người đã chờ đợi nhưng chưa bao giờ được nghe ông thố lộ hay tiếc thương một việc gì cả. Năm 1977, nhân dịp kỷ niệm tù nhân ở Côn Đảo, ông Lê Duẩn đã đọc diễn văn: “Kính chào các chiến sĩ cộng sản, quốc gia và Trốt kýt, đã bỏ mình hoặc bị giam cầm ở nơi này” (Theo thơ của sử gia Pháp, Daniel Hémery, trả lời nhà ngôn ngữ học danh tiếng Mỹ, Noam Chomsky, ngày 05, tháng 5,năm 1978, đăng trên tạp chí Critique Communiste số 18 và 19, xuất bản tại Paris ). Ông Giàu là người dạy sử chưa hề thấy phát biểu một câu tương tự để ít nhất phục hồi danh dự một phần nào cho các chiến sĩ quốc gia hay Trốt kýt đã bị Đảng ông vu cáo và giết hại!
Hay là ông vẫn chủ trương theo đường lối Đảng là vẫn giấu giếm trách nhiệm và các lỗi lầm, không nhìn nhận là đã chưa làm việc gì sai trái hoặc cứ im hơi lặng tiếng để thời gian xóa dần các dĩ vãng. Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã chứng minh trái lại chủ trương sai lầm trên. Sớm muộn gì thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy sự thật, buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải công nhận trách nhiệm mà họ đang còn lẩn tránh.
Khi chiếm được miền Nam, theo chỉ thị Đảng các tên đường như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch… đã được đổi thành tên khác. Sự nhỏ nhen của đảng viên Cộng sản VN đối với những người đã chết còn được chứng minh trong trường hợp thi sĩ nổi tiếng Bích Khê (Lê Quang Lương) mất năm 1946 vì bịnh. Dân chúng Quảng Ngãi đã vinh danh ông và đặt tên Bích Khê cho con đường dẫn từ bến xe đò ra khỏi thành phố về hướng Đông, nhưng đường này chưa hề được nhà cầm quyền hiện tại chấp nhận chánh thức. Năm 1991, gia đình thi sĩ Bích Khê xin dời mộ ông từ một bãi đất hoang về làng ở Thu xà (Tư Nghĩa) nhưng chánh quyền không chấp thuận với lý do là Bích Khê đã mất vì bịnh lao, xương cốt sẽ làm ô nhiễm đất làng (46 năm sau khi chết!), và vì ông là một người trốt kít!
Nhưng xin đoan chắc với nhà cầm quyền hiện tại, trong tương lai, ít lắm cũng sẽ được thấy những bảng ghi di tích lịch sử các tên đường với lời giải thích: “Đây là đường Tạ Thu Thâu, người đã phát hành báo Tranh Đấu, đây là đường Phan Văn Hùm trước ga Sài Gòn cũ, kỷ niệm người đã từng ngồi tù cùng Nguyễn An Ninh vì vụ án ở ga Bến Lức v.v…”
Ông Trần Văn Giàu, người đã được biết tiếng ngày trước, vào dịp những ngày đầu chiếm chánh quyền ở Nam bộ, nhưng khi ra Bắc đã bị gạt ra khỏi các cơ quan quyền lực, không cho trở lại hoạt động ở Nam bộ, sau được cho dạy ở trường Đảng và nay đã được giới trí thức trẻ coi như một sử gia, đúng ra chỉ nên được coi như một nhà dạy sử riêng của Đảng.
Ngày nào mà ông còn im hơi lặng tiếng theo chỉ thị Đảng về sự thực của các dữ kiện đã xảy ra ở Nam bộ sau ngày ông ra mắt nắm chánh quyền trên bao lơn Tòa Đô Sảnh Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945, thì cho đến ngày đó, ông vẫn không được coi là một sử gia, đúng với ý nghĩa cao quý và trang trọng của danh từ.
Paris, đầu Mùa Đông 1998.
B.S. Trần Nguơn Phiêu
Thursday, December 27, 2012
VI ANH * LÀN SÓNG TỊ NẠN CỘNG SẢN
Làn Sóng CS Tỵ Nạn CS
Vi Anh
Mới
đọc qua tựa bài ắt có người thắc mắc, hỏi “ủa sao kỳ lạ vậy, Cộng sản
mà lại đi tỵ nạn CS, bỏ nước ra đi hàng loạt thành phong trào”. Nhưng
bình tâm tìm hiểu thí thấy chuyện tưởng như đùa mà lại có thật. Những
con số vô hồn, những sự kiện lạnh lùng, những thông tin, nghị luận độc
lập nói lên sự thật. Rất có, có rất nhiều, rất phổ biến thành phong trào
người ở xứ CS bỏ nước ra đi tỵ nạn CS. Đang xảy ra thành phong trào,
thành thời trang ở hai chế độ CS còn sót lại lớn nhứt ở Á châu: Trung
Cộng và Việt Cộng.
Dưới nhiều hình thức nhưng tựu trung là hoặc là chánh thức cho người nhà dùng tiền xin nhập cư với visa đầu tư, visa du học rồi lấy vợ hay chồng ở lại, hoặc là chuyển tìền lậu ra ngoại quốc đề tẩu tán tài sản - theo phong tục của rất Tàu “nhứt con nhì của”. Nhưng chỉ một mục tiêu chuẩn bị nơi “hạ cánh an toàn”, nói theo kiểu Thủ Tướng VNCS nhận định về làn sóng này.
Hơn ai hết những người CS là những người biết rõ không thể cứu sống một xác chết là chủ nghĩa CS sau khi các nước CS Đông Âu và Liên xô đột quị, chết bất đắc kỳ tử. Việc lợi dụng cái xác ướp đó, “lộng kiếng” hình để lấy tư tưởng Hồ chí Minh, Mao trạch Đông để tiếp tục độc chiếm quyền hành, làm giàu cho cá nhân, gia đình và phe đảng bằng cách chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng “xã hội chủ nghĩa” nhưng giữ cái đuôi lòng thòng xã hội chủ nghĩa của con nòng nọc khiến nó không chuyển hóa thành con cóc, con nhái để có thế thấy trời cao đất rộng được.
Hơn ai hết những người CS biết xã hội CS là một xã hội bế tắc, tranh giành quyền lợi, chức vụ thường theo qui luật ai thắng ai, một mất một còn, “thịt nhau” bằng nhiều thủ đoạn chớ không tương nhượng.
Còn những người ăn theo CS thừa biết làm ăn với CS, CS “vỗ béo” đến mức độ nào đó để ăn chia, khi biết “mánh” rồi hay khi “bể mánh”, chuyện đổ bể, là CS “thịt” liền để bịt đầu mối và trừ hậu hoạn. Vụ Bí Thư Tỉnh Ủy Trùng Khánh ở TC bị lột tất cả chức vụ, vợ bị tù hình sự, tay em giám đốc công an và nội chính hét ra lửa bị 15 năm tù hình sự nói lên sư thối nát và hạ nhau trong nội bộ đảng nhà nước của TC.
Vụ Bầu Kiên ở VNCS rất thân thế với Thủ Tướng Dũng bị phe Tổng Bí Thư Trọng và Chủ Tịch Nước Sang “chơi sát ván”, bắt bỏ tù. Những phụ tá của ngân hàng tư lớn hàng thứ tư ở VN của y cũng bị bắt, cho thấy kinh tế và tài chánh trong chế độ CS rất bấp bênh, lúc nào cũng có thể bị phe đảng gây bất ổn.
Nên cán bộ, đảng viên CS và những người ăn theo có lý do để tỵ nạn CS. Tài sản, gia đình, con cháu mà để trong chế độ CS là rất bất ổn, phiêu lưu, như giao trứng cho ác vậy. Nên họ tìm đường thoát thân, tẩu tán tài sản là chuyện cố nhiên.
Những con số sau đây do báo chí, khảo cứu ngoại quốc, độc lập về làn sóng chào TC bằng chân, chuyển con, chuyển của sang các nước tự do, dân chủ, số lượng quá nhiều, qua nhiều hình thức.
Một chuyên gia về TC sự vụ, Jonathan Manthorpe cho biết 90% trung ương ủy viên Đảng CS ở TC đã âm thầm đưa một phần gia đình và tẩu tán đa số tài sản ra ngoại quốc.
Còn giới ăn theo TC, thì 60% nộp hồ sơ xin di dân, theo thủ tục nhập cư đầu tư, đem vào nửa triệu Mỹ Kim và lập cơ sở thu nhận khoảng 10 nhân công, một thủ tục các nước tiền tiến ở Tây Âu, Bắc Mỹ thường qui định.
Du sinh từ TC chiếm tỷ lệ cao nhứt ở Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Úc. Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch TC, Tổng bí thư đảng là Giang Trạch Dân và Triệu Tử Dương, Bạc Hy Lai bí thư Trùng Khánh đều có con cháu học ở Mỹ.
Một thông tín viên của BBC, John Sudworth mới đây ngày 22/8/12 từ Thượng Hải tường thuật "có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú". "Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây. Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết".
Hồ sơ di trú công cộng của Mỹ cho biết số visa đầu tư để định cư EB-5 mà Mỹ cấp cho dân TC tăng như hoả tiễn: năm 2006, chỉ có 63 visa; năm 2011 lên 2.408 visa; và trong năm 2012, nửa năm đã 3.700 visa.
Ở Úc cũng tăng nhanh, năm 2011 di dân Trung Quốc vào Úc nhiều hơn dân Anh, đảo ngược truyền thống người Anh là sắc dân nhập cư Úc nhiều nhứt.
Ở Pháp cũng tăng, di dân dầu tư của TQ mua gần hết vườn nho làm rượu chát ở Bordeaux, Bourgogne.
Còn tại VNCS, “thầy sao trò vậy”. Trong nhiệm kỳ 4 năm đại sứ của Mỹ Michael Michalak, Ông tự hào về tỷ lệ sinh viên VN du học Mỹ tăng lên 400%. Niên học 2011-12, báo trong nước VNExpress cho biết “số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học và cao đẳng Mỹ lên tới gần 15.000 người trong năm học hiện tại, đưa Việt Nam lên thứ 8 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ”. Đặc biệt VNCS chơi rất trội cho học sinh du học và cho đem “bảo mẩu” theo. Số học sinh du học Mỹ cho mẹ hay người bảo trợ theo, học trung tiểu học hoàn toàn miển phí không ít.
Chắc chắn số sinh viên học sinh du học Mỹ này không phải là dân con nhà nghèo, học giỏi được học bổng du học. Đại đa số là du học tự túc bằng tiền của gia đình. Học phí Mỹ mắc nhứt thế giới. Chỉ có con cháu của cán bộ đảng viên CS có quyền và tiền và của những đại gia ăn theo CS giàu sụ mới du học Mỹ tự túc nổi.
Một số lớn ở lại quản tri, giám sát tài sản của cha mẹ giao cho người thân sở tại làm ăn. Một số “mua chồng, mua vợ” để thành công dân Mỹ. Họ có tiền nên có cả chục cách để ở lại Mỹ. Nhưng chỉ một mục tiêu là tạo nhịp cầu cho cha mẹ hạ cánh sau khi thu vén cuối đời.
Con gái của TT Dũng Nguyễn Thanh Phượng đã từ chức các công ty ngon ăn, dọn đường di tản chiến lược. Nhưng liệu người chồng Mỹ gốc Việt có chịu trả tài sản đứng tên thay cho gia đình cha vợ không.
Nhưng đâu phải một mình TT Dũng tẩu tán tài sản, gởi giấu ở ngoại quốc. Tin bán chánh thức khó có thể phối kiểm (vì là đồ lậu), số tài sản, đúng ra là ngoại tệ mạnh, các lãnh tụ Đảng Nhà Nước VC gởi giấu ở ngoại quốc nhiều lắm.
Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, cho biết các tai to mặt bự của Đảng Nhà Nước VNCS, vợ con, bà con tứ thân phụ mẫu đều có công ty. Và Đảng Nhà Nước CSVN cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên nửa triệu đô la. Một hình thức rửa tiền một cách hợp pháp. VNCS có 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la, và khoảng 2000 đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la. Hầu hết có tẩu tán ra ngoại quốc cho thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cho một thí dụ điển hình vợ bé của tổng cục trưởng phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc Kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston.
Câu lạc bộ dân chủ cho biết "Một nguồn tin tuyệt mật của một nhân vật cao cấp của Bộ Công an cho biết từ tháng 2/2005 số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ.
Dưới nhiều hình thức nhưng tựu trung là hoặc là chánh thức cho người nhà dùng tiền xin nhập cư với visa đầu tư, visa du học rồi lấy vợ hay chồng ở lại, hoặc là chuyển tìền lậu ra ngoại quốc đề tẩu tán tài sản - theo phong tục của rất Tàu “nhứt con nhì của”. Nhưng chỉ một mục tiêu chuẩn bị nơi “hạ cánh an toàn”, nói theo kiểu Thủ Tướng VNCS nhận định về làn sóng này.
Hơn ai hết những người CS là những người biết rõ không thể cứu sống một xác chết là chủ nghĩa CS sau khi các nước CS Đông Âu và Liên xô đột quị, chết bất đắc kỳ tử. Việc lợi dụng cái xác ướp đó, “lộng kiếng” hình để lấy tư tưởng Hồ chí Minh, Mao trạch Đông để tiếp tục độc chiếm quyền hành, làm giàu cho cá nhân, gia đình và phe đảng bằng cách chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng “xã hội chủ nghĩa” nhưng giữ cái đuôi lòng thòng xã hội chủ nghĩa của con nòng nọc khiến nó không chuyển hóa thành con cóc, con nhái để có thế thấy trời cao đất rộng được.
Hơn ai hết những người CS biết xã hội CS là một xã hội bế tắc, tranh giành quyền lợi, chức vụ thường theo qui luật ai thắng ai, một mất một còn, “thịt nhau” bằng nhiều thủ đoạn chớ không tương nhượng.
Còn những người ăn theo CS thừa biết làm ăn với CS, CS “vỗ béo” đến mức độ nào đó để ăn chia, khi biết “mánh” rồi hay khi “bể mánh”, chuyện đổ bể, là CS “thịt” liền để bịt đầu mối và trừ hậu hoạn. Vụ Bí Thư Tỉnh Ủy Trùng Khánh ở TC bị lột tất cả chức vụ, vợ bị tù hình sự, tay em giám đốc công an và nội chính hét ra lửa bị 15 năm tù hình sự nói lên sư thối nát và hạ nhau trong nội bộ đảng nhà nước của TC.
Vụ Bầu Kiên ở VNCS rất thân thế với Thủ Tướng Dũng bị phe Tổng Bí Thư Trọng và Chủ Tịch Nước Sang “chơi sát ván”, bắt bỏ tù. Những phụ tá của ngân hàng tư lớn hàng thứ tư ở VN của y cũng bị bắt, cho thấy kinh tế và tài chánh trong chế độ CS rất bấp bênh, lúc nào cũng có thể bị phe đảng gây bất ổn.
Nên cán bộ, đảng viên CS và những người ăn theo có lý do để tỵ nạn CS. Tài sản, gia đình, con cháu mà để trong chế độ CS là rất bất ổn, phiêu lưu, như giao trứng cho ác vậy. Nên họ tìm đường thoát thân, tẩu tán tài sản là chuyện cố nhiên.
Những con số sau đây do báo chí, khảo cứu ngoại quốc, độc lập về làn sóng chào TC bằng chân, chuyển con, chuyển của sang các nước tự do, dân chủ, số lượng quá nhiều, qua nhiều hình thức.
Một chuyên gia về TC sự vụ, Jonathan Manthorpe cho biết 90% trung ương ủy viên Đảng CS ở TC đã âm thầm đưa một phần gia đình và tẩu tán đa số tài sản ra ngoại quốc.
Còn giới ăn theo TC, thì 60% nộp hồ sơ xin di dân, theo thủ tục nhập cư đầu tư, đem vào nửa triệu Mỹ Kim và lập cơ sở thu nhận khoảng 10 nhân công, một thủ tục các nước tiền tiến ở Tây Âu, Bắc Mỹ thường qui định.
Du sinh từ TC chiếm tỷ lệ cao nhứt ở Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Úc. Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch TC, Tổng bí thư đảng là Giang Trạch Dân và Triệu Tử Dương, Bạc Hy Lai bí thư Trùng Khánh đều có con cháu học ở Mỹ.
Một thông tín viên của BBC, John Sudworth mới đây ngày 22/8/12 từ Thượng Hải tường thuật "có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú". "Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây. Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết".
Hồ sơ di trú công cộng của Mỹ cho biết số visa đầu tư để định cư EB-5 mà Mỹ cấp cho dân TC tăng như hoả tiễn: năm 2006, chỉ có 63 visa; năm 2011 lên 2.408 visa; và trong năm 2012, nửa năm đã 3.700 visa.
Ở Úc cũng tăng nhanh, năm 2011 di dân Trung Quốc vào Úc nhiều hơn dân Anh, đảo ngược truyền thống người Anh là sắc dân nhập cư Úc nhiều nhứt.
Ở Pháp cũng tăng, di dân dầu tư của TQ mua gần hết vườn nho làm rượu chát ở Bordeaux, Bourgogne.
Còn tại VNCS, “thầy sao trò vậy”. Trong nhiệm kỳ 4 năm đại sứ của Mỹ Michael Michalak, Ông tự hào về tỷ lệ sinh viên VN du học Mỹ tăng lên 400%. Niên học 2011-12, báo trong nước VNExpress cho biết “số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học và cao đẳng Mỹ lên tới gần 15.000 người trong năm học hiện tại, đưa Việt Nam lên thứ 8 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ”. Đặc biệt VNCS chơi rất trội cho học sinh du học và cho đem “bảo mẩu” theo. Số học sinh du học Mỹ cho mẹ hay người bảo trợ theo, học trung tiểu học hoàn toàn miển phí không ít.
Chắc chắn số sinh viên học sinh du học Mỹ này không phải là dân con nhà nghèo, học giỏi được học bổng du học. Đại đa số là du học tự túc bằng tiền của gia đình. Học phí Mỹ mắc nhứt thế giới. Chỉ có con cháu của cán bộ đảng viên CS có quyền và tiền và của những đại gia ăn theo CS giàu sụ mới du học Mỹ tự túc nổi.
Một số lớn ở lại quản tri, giám sát tài sản của cha mẹ giao cho người thân sở tại làm ăn. Một số “mua chồng, mua vợ” để thành công dân Mỹ. Họ có tiền nên có cả chục cách để ở lại Mỹ. Nhưng chỉ một mục tiêu là tạo nhịp cầu cho cha mẹ hạ cánh sau khi thu vén cuối đời.
Con gái của TT Dũng Nguyễn Thanh Phượng đã từ chức các công ty ngon ăn, dọn đường di tản chiến lược. Nhưng liệu người chồng Mỹ gốc Việt có chịu trả tài sản đứng tên thay cho gia đình cha vợ không.
Nhưng đâu phải một mình TT Dũng tẩu tán tài sản, gởi giấu ở ngoại quốc. Tin bán chánh thức khó có thể phối kiểm (vì là đồ lậu), số tài sản, đúng ra là ngoại tệ mạnh, các lãnh tụ Đảng Nhà Nước VC gởi giấu ở ngoại quốc nhiều lắm.
Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, cho biết các tai to mặt bự của Đảng Nhà Nước VNCS, vợ con, bà con tứ thân phụ mẫu đều có công ty. Và Đảng Nhà Nước CSVN cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên nửa triệu đô la. Một hình thức rửa tiền một cách hợp pháp. VNCS có 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la, và khoảng 2000 đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la. Hầu hết có tẩu tán ra ngoại quốc cho thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cho một thí dụ điển hình vợ bé của tổng cục trưởng phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc Kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston.
Câu lạc bộ dân chủ cho biết "Một nguồn tin tuyệt mật của một nhân vật cao cấp của Bộ Công an cho biết từ tháng 2/2005 số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ.
Cụ thể như
Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn
vàng; Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;
Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng; Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;
Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;
Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;
Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD; Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;
Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;
Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;
Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng; Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;
Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;
Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;
Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD; Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;
Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;
Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;
Cựu
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;
Cựu Thứ trưởng
thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.”
Bản tin gọi là tuyệt mật vừa rồi của Câu lạc bộ dân chủ chưa thấy ai kiểm chứng được, nhưng nếu đúng tới 1/5 các con số đó cũng là kinh khủng rồi.
Chỉ ở Thụy sĩ thôi mà hàng mấy chục tỷ rồi. Còn bao nhiêu ngân hàng các nước lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ nữa. Từ năm 2005 mà cả mấy chục tỷ ở Thụy sĩ rồi, cho đến bây giờ 2012 gần 7 năm sau, con số đô la gởi ngoại quốc của những người như TT Dũng nghe nói đã lên đến 19 tỷ rồi.
Cán bộ đảng viên lớn và các đại gia ăn theo của TC và VC làm đủ cách, đủ kiểu để tẩu tán hai của quí trong đời theo truyền thống Trung Hoa ”nhứt con, nhì của” ra các siêu cường để cất dấu hầu có nơi hạ cánh an toàn. Nhưng họ quên một điều, từ TT Marcos của Phi luật tân, đến Suharto rất thân với Mỹ nhưng sau khi bị nhân dân lật đổ, số tiền bất chánh, gởi lậu đó đâu có được hưởng.
Tất cả bị chánh quyền mới kiện đòi các ngân hàng trả
lại cho ngân sách quốc gia.
Vietbao.com
Posted by
Phuongnam D
at
6:10 AM
Labels:
Tội ác Cộng Sản VN
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 242
THƠ - CAO HOÀI SƠN - NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH
THƠ XƯỚNG HỌA
Xướng: Vô Ngã
Sông Mê đáo ngạn phải quên TÔi,
“Vô ngã” suốt thông thật tuyệt vời.
Lối sống duy mình cam bĩ cực,
Con đường chân đạo sớm an vui.
Nội tâm bất loạn đời thanh thản,
Ngoại cảm vô thường trí thảnh thơi.
Sáu tấm chung thân là luật định,
“Cái ta”nặng gánh xả cho rồi.
Tư Nguyên
San Sose, 28/4/2012
Họa:
Lắm người chỉ biết “ tôn thờ tôi”
Nhưng lại tung hô “Ôi tuyệt vời”!
Tiền bạc đầy hòm, thấy vẫn thiếu,
Cao sang tột đỉnh, cảm chưa vui.
Lẽ đời tích dục :chết đày đọa,
Lý Đạo xã cầu:sống thảnh thơi.
Cứ bảo ta đang tu giải thoát
Trong khi “vô ngã” dẹp lâu rồi.
Văn Anh
Hoạ:
Nhân sinh nên dẹp cái “riêng tôi”,
Sống vững vị tha mới tuyệt vời.
So sánh thấp cao, suốt kiếp khổ,
Tư duy bình đẳng, mãn đời vui.
Ôm to, gánh nặng, thân đau nhức,
Bỏ bớt ,cho nhiều, tâm thảnh thơi.
Vô ngã đồng hành chân hạnh phúc,
Thế gian mà hóa niết bàn rồi.
Văn Anh
Họa
Làm sao diệt được cái thằng tôi?
Nó lớn, nó cao đến nửa vời !
Thất nghiệp nghèo hèn ai bảo sướng?
Tù đày đói khổ làm sao vui?
Nhà cao, cửa rộng thì thong thả
Vợ đảm, con ngoan mới thảnh thơi.
Vô ngã vô tâm, vô cái miệng,
Mấy thằng vô sản nó giàu rồi!
Vạn Mộc cư sĩ
CAO HOÀI SƠN * QUA NHỮNG TRẠI TÙ CỘNG SẢN
QUA NHỮNG TRẠI TÙ CỘNG SẢN ...
CAO HOÀI SƠN
Mười hai giờ trưa ngày 30/4/75 . Tổng thống VNCH Dương văn Minh đọc trên Ðài phát thanh Sài gòn, ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng , chờ giao chính quyền cho Cộng Sản . Như cơn sét đánh bên tai, tôi bàng hoàng trong giây lát . Miền Nam mến yêu đâu còn nữa, qua bao năm chiến đấu tốn không ít máu xương, giờ phải chịu buông súng đầu hàng
Tôi chào từ biệt vị Tiểu đoàn trưởng TD/229/ÐP Nguyễn hữu Tiến và anh em trong đơn vị , tìm đường trở về quê Chợ Lầu , Phan rí thăm mẹ già và vợ cùng hai con .Tôi băn khoăn mãi không biết nên đi bằng đường bộ hay bằng ghe và khi về thì phải trình diện ở đâu . Chợ Lầu tuy là quê tôi nhưng mà tôi đã gây ân oán giang hồ với VC nằm vùng rất nhiều, vì khi còn ở DD118/ÐPQ . Tôi đã chỉ huy binh sĩ làm cỏ bọn du kích nằm vùng nhiều quá , có thể chưa kịp nhìn thấy Vợ con thì đã bị trả thù cũng có . Tôi cũng vừa nhận được tin ba tôi đã tự tử chết tại nhà, mãi đến ba ngày sau ông ngoại tôi lên xã xin đem chôn mới được” Cách mạng”đồng ý .
Ngày 17/4/75 sau khi Bắc Bình Thuận bỏ ngỏ . VC từ trong rừng tràn về chiếm chánh quyền , Ba tôi không chịu trình diện tại Xã để chúng sai khiến . Tối đó ông quyết định uống độc dược quyên sinh . Trước khi chết ông dùng Sơn viết lên tường nhà hàng chữ để lại cho các con .” Ba thà làm phân xanh cho cây cỏ còn hơn sống chung với Cộng Sản .”
Chúng kết tội ông là CIA phản động . Với chức vụ nhỏ nhoi là phụ tá cho Chi Chiêu Hồi Hòa Ða , Chính quyền vừa cướp được lấy làm tức tối , vì có một tên cực kỳ phản động dám công khai dùng cái chết để phỉ nhổ vào mặt chúng .
Thế là cả bọn kéo đến đầy nhà , lục soát lấy đi những gì mà không thuộc về chúng , như một lũ kên kên cướp cạn , chỉ thiếu một điều là không ăn xác chết . Và tôi cũng nhận được tin Th/sĩ Nguyễn Thìn Cảnh sát Ðặc biệt Chi Khu Phan lý Chàm bị chúng bắt trói đem vào rừng giết man rợ còn hơn thời Trung Cổ .
Cuối cùng tôi quyết định dùng ghe từ Long Hải để về Phan rí Cửa và trình diện tại đây , dầu sao cũng đỡ hơn tại Chợ lầu, nơi cạm bẫy đang rình rập tôi, muốn một lần nhìn lại người thân rồi thì thân xác này có bị ra sao thì mặc . Tôi biết Việt cộng sẽ trả thù lên thân xác,và gia đình những chiến sĩ QLVNCH, trong đó có tôi .
Sáng sớm ngày 3/5/75 tôi đã về đến nhà bình yên . Tôi đi trình diện ngay theo lời khuyên của gia đình ở Thôn Song Thanh ,nằm trong Trường Tiểu học Thanh Lộc .Những lời chửi bới của tên Kỷ Thôn trưởng mà sau mấy mươi năm còn văng vẳng bên tai, trước đây hắn là cơ sở nằm vùng vừa mới ngoi lên mấy ngày nay . Chúng để tôi yên ổn cho đến sáng ngày 5/5/75 thì cho một du kích nguyên trước đây là Nhân dân tự vệ dưới quyền chỉ huy của tôi đến thông báo là trưa nay trình diện tại Thôn lúc 1 giờ để đi học tập .
Tôi không có nghe bảo đem cơm gạo, chỉ nhận lệnh tập trung . Vì nghĩ là đi học tâp nên cần gì phải đem đồ nhiều , cần gì thì sau này người nhà sẽ mang cho, từ giả vợ con tôi lên đường nhưng thực tâm biết rõ là khó có ngày về . Hơn 12 giờ trưa tôi đã có mặt tại thôn với một ít hành trang . Tên thôn Trưởng sai du kích đem nhốt tôi vào trong một lớp học, ánh sáng lờ mờ qua khe cửa . Một lúc sau thì có mặt đầy đủ khoảng mười người .
Ðiểm danh sơ qua tôi thấy có Ấp Trưởng Song thanh là Nhu , Tr/úy Tăng văn Ðồng Tr/Ban 5 Chi Khu Hòa Ða , Th/úy Trần văn Xuân Trưởng ban NDTV /H Ð , Tôi Cao hoài Sơn DDT/DD4/TD/229/ÐP, số cón lại là nhân viên Xã ấp và Cảnh Sát viên .
Trong lúc chờ đợi xe đến chở đi , Tôi được người thân báo cho biết qua khe cửa sổ, có một nhóm định đánh chúng tôi khi trên đường ra xe . Khi tên Thôn trưởng có mặt tôi liền phản đối thì được hắn trả lời là Nhân dân phẫn nộ không can thiệp được . Thì ra chính bọn này mang danh nhân dân để tổ chức đánh chúng tôi . Thật quá ư là hèn hạ , chỉ có chế độ cộng sản ưu việt mới sản sinh ra giống người này , chuyên môn đánh người ngã ngựa .
Lúc này dân chúng đến xem chật cả sân trường , chỉ chừa một lối đi nhỏ . Nhìn ra không phân biệt được bạn thù , trong số này cũng có rất đông thân nhân đang ra sức ngầm bảo vệ cho chúng tôi lên đường .
Xe đã đến nhưng chúng tôi không ai chịu đi cả , cuối cùng Trưởng Ấp Nhu thí mạng già đi đầu , đám đông chỉ chen lấn . Tôi có ngay quyết định là phải chạy thật nhanh ra xe . Vừa được nửa đường thì vòng vây khép lại , bất chợt một tên chen vào đấm vào mặt tôi ,với giỏ xách trên tay ,tôi phản ứng nhanh bằng cách quất mạnh vào mặt nó thật mạnh . Một tên khác giơ cao cái mõ lếch loại lớn nhắm đầu tôi đánh xuống .Không còn cách nào khác đành ném cái túi xách giơ hai tay bảo vệ cái đầu . Nhát đánh thật mạnh ,làm bầm cả tay và trượt xuống trúng đầu sưng một cục lớn .
May mắn cho tôi, người nhà can thiệp kip thời bảo vệ lên xe . Nhìn xuống bên dưới một cảnh hỗn loạn xảy ra , hai anh Xuân và Ðồng bị tràn ngâp trong đám đông , kẻ đánh người đạp đến chừng lên được xe thì máu me đầy mình , đấy là nhờ có thân nhân bảo vệ không thi có lẽ khó mà toàn mạng .
Lúc này bên dưới có hai phe đánh nhau kịch liệt,một bên gồm thân nhân chúng tôi ra sức bảo vệ, bên còn lại cố đánh chúng tôi cho bằng được theo lệnh . Bọn du kích phải bắn chỉ thiên loạn xạ để giải tán . Ngày ra đi như vậy, tôi hình dung ra một ngày về thật ảm đam.
Nhưng mà còn đỡ hơn mấy anh em ở Chợ lầu . Ngày ra đi bị một nhóm lão già có con bị phơi xác cho Bác và Ðảng quang vinh chận xe lại leo lên xe dùng gậy đánh vào đầu từng anh một,cho đến khi mệt lừ mới thôi . Ðây mới thât sự là nhân dân phân nộ .
VC đã trưng dụng các xe chở hàng để chở chúng tôi . Xe của các Thôn Giang hải , Hải tân , Phú ninh, Phú hải đà tập trung về đầy đủ trước Thôn Song Thanh . Bọn Du kích 30/4 hăm hở, đạn lên nòng áp giải chúng tôi lên đường . Tôi còn nhớ nét mặt tên Thôn trưởng Song Thanh, tên KỶ đã hân hoan đưa tiễn chúng tôi đi như vừa lập được chiến công hiển hách .
LAO XÁ PHAN THIẾT
Ðoàn xe đi về hướng Phan Thiết và dừng lại trước Lao Xá . Chúng tôi bi lùa vào tập trung ở sân lớn để điểm danh và học nội quy . lúc này, tôi thấy có đầy đủ các Sĩ quan,Cảnh sát, Xã,Ấp trưởng và hầu hết các Trung đội trưởng nghĩa quân . Tôi chợt thấy Trúc viên Trương gia Kỳ Sanh , cựu Dân biểu VNCH , người đã thiên về VC chống lại chính quyền miền nam , đã từng đâm sau lưng chiến sĩ . Người đã dày công tranh đấu chống lại chính quyền Miền nam qua chiêu bài đối lập cuội, làm lợi cho chế độ bạo tàn, đang ngồi bó gối trước một phòng nhỏ gần sân tập trung . Ðó là ân huệ duy nhất mà đảng đã ban phát , ông ta khỏi phải bi nhốt chung trong những dãy nhà tập thể chật chội . Không biết lúc đó và sau này tới khi qua đời, ông ta nghĩ gì và có thấm thía cho cuộc đời lầm lạc đã qua không ?
Dãy nhà trước đây thời VNCH chỉ nhốt 50 người , nay thì chứa hơn 120 người , nên vô cùng chật chội và nóng . Hàng ngày chúng tôi chỉ mặc độc nhất cái quần đùi , khi nào ra sân ăn cơm mới mặc đồ vào . Ngày được Cách mạng cho ăn 3 lần , mỗi lần một chén cơm với muối hột . Buổi chiều được cho ra sân tắm ở giếng nước .
Tôi thấy có mặt Th/tá Thổ Thêm người hùng Bình Thuận , Trung tá Diệp Sắn Cảnh Quận/CKT/ Hải Ninh và hầu hết những Sĩ Quan trình diện ở Bình thuận . Tôi nghe anh em nói Ð/u Lê văn Trò Ðại Ðội trưởng Trinh Sát Tỉnh bị bắt đem lên Tân Ðiền, khi anh vừa mới từ Sài gòn trở về . Sau khi đọc bản án trước cái gọi là tòa án nhân dân , anh bi đem đặt lên vĩ sắt nướng cho chết. Sau đó thi thể lại bị VC đâm nát bấy và dìm xuống ruộng, mấy ngày sau nhờ các em chăn trâu phát giác, thân nhân mới xin đem về chon. Không biết có phải anh đã chết thảm khốc như vậy không ? Nếu sự thật như vậy thì không còn gì để nói .
TRẠI TÙ CÀ TÓT
Ngày 10/5/75 chúng tôi được tập trung tại sân lao xá ,phân chia thành hai nhóm Ngụy quyền và Ngụy quân . Không biết tại sao anh Tăng văn Ðồng lại được sắp xếp vào nhóm Ngụy quyền mặc dù anh là TR/úy Trưởng ban 5 CK/Hòa Ða . Chỉ it ngày sau anh chết tại Cà Lon vì vết thương của trận đòn thù khi đưa tiển lên đường và bệnh sốt rét .
Ðoàn xe chở chúng tôi gồm 105 người rẽ vào Tỉnh lộ 8 hướng về Ma Lâm Thiện Giáo . Ra khỏi Ma Lâm đi theo Tỉnh lộ 8 về hướng tây chừng chục cây số . Xe rẽ trái vào con đường sỏi đá . Ðường càng đi độ dốc càng cao, phía trước mặt là núi thấp , rừng lim . Con Sông Quao hay sông Cái phát nguyên từ Di linh nằm bên phải đường, tới đây dòng sông bi mất hút vì rặng núi Bà che khuất . Vùng này là rừng già đầy tre nứa , và cây lớn . Bao trùm luôn cả Quận Tánh Linh, Hoài Ðức của Tỉnh Bình Tuy .Vùng này có nhiều mật khu VC , nhờ ẩn nấp kín đáo trong rừng tre bạt ngàn , che kín những con đường mòn chằng chịt chạy dọc theo con sông La Ngà lên tới đèo Chuối trên QL20 tại Quận Ðịnh Quán (Long Khánh )
Có tiếng thì thào chuyền cho nhau nghe CÀ TÓT . Ðoàn xe GMC chở chúng tôi dừng lại ở một lán trống , tất cả xuống xe chuẩn bị đi bộ . Ðoàn người đi hàng một trong im lặng . Súng AK của du kích áp tải chỉa lăm lăm vào đoàn người . Tội nghiệp cho TR/úy SÉT là thương phế binh bị mất một chân quá gối phải đi chân giả , một mắt đui , mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ , làm sao anh có thể đi theo kịp đoàn người . Vì vậy anh bị chửi bới thậm tệ và chúng hăm bắn bỏ . Anh Sét trước đây đã từng là một Ðại Ðội Trưởng oai hùng . Năm 1969 anh là DDT/DD/118/ÐPQ đóng quân tại xóm Châu hanh bên kia Sông lũy , bên này là Bò phèn .
VC đã đem Trung đoàn 820/ÐP ,quyết san bằng đại đội này với một đoàn XDNT đang công tác tại đây . Trực thăng võ trang đã đến chi viện kịp thời , và Pháo binh của Mỹ tại Lương Sơn đã bẻ gãy cuộc tấn công của địch . Theo tin tình báo lúc đó cho biết địch chết 80 tên và tên chỉ huy trận đánh bị cách chức . Có lẽ mối hận chưa nguôi , nên giờ này mặc dù anh đã bị tàn phế vẫn còn bị hành hạ . Một tên du kích đi sau với anh .
Trong đoàn có một Tr/Sĩ tên On người Phan rí thành ( Hòa đa ) Không biết vì có thù oán gì với các quan chức Cách mạng địa phương mà được các ngài phong lên TR/úy nên cũng bị bắt theo chúng tôi lên đây, sau này anh bị bệnh gần chết .Mãi hơn 10 giờ đêm đoàn người mới tới được trại . Qua ánh đèn dầu leo lét chúng tôi chả thấy được gì . Chúng tôi được tập trung ngoài sân để nghe thủ trưởng lên lớp .
Thủ trưởng ở đây tên Hoa , người Ðức Nghĩa Phan Thiết , Tươm tất trong bộ quân phục với nón cối dép râu , khẩu K54 đeo ngang hông và mang quân hàm Thiếu tá. Một lần nữa, Thủ trưởng Hoa chửi bới chúng tôi không còn lời lẽ gì để nói . Những danh từ xấu xa nhất được gán ghép cho đám tù binh VNCH . Nào là ôm chân đế quốc, ăn bơ thừa sữa cặn, Lũ giết người không gớm tay ..... Sao không chạy theo chủ MỸ lại quay về đây . Cá đã nằm trên thớt biết làm sao đây, giờ chúng tôi thấy hối hận vì tin lời Cộng sản ra trình diện .
Sau khi đọc danh sách 105 ngụy quân chúng tôi , hắn chợt bắt gặp tên Thổ Thêm . Ngó thẳng vào hàng quân quát lớn “ Anh nào là Thổ Thêm bước ra khỏi hàng “, trong đầu tôi nghĩ nhanh chắc là tụi nó thanh toán ông Thêm ngay tại đây để trả thù đây .
Từ trong hàng Th/tá Thổ Thêm nói “ có “ và bước ra khỏi hàng, hắn dùng đèn Pin rọi từ đầu đến chân để coi thật kỹ con người đã đi vào huyền thoại này . Hắn không tìm ra được một chút nào bơ thừa sữa cặn , ôm chân đế quốc ,trên thân thể gầy guộc của ông mà hắn vừa chửi khi lên lớp . Không nói tiếng nào , hắn phất tay cho ông Thêm về hàng.
Cũng nên nói thêm về ông . Th/tá Thổ Thêm đã giãi ngũ gần hai năm . Những ngày tháng 4/75 . ông về sống tại Xã Hậu Quách . Ngày 17/4 sau khi làm chủ Bắc Bình Thuận . Chúng lo thanh toán ân oán giang hồ với những người cho là Ác ôn của chế độ cũ . Ông bị giam vào lao xá từ đó đến nay , đói khát triền miên , nên con người vốn ốm o lại càng hóc hác .
Từ khi là Ðại đội trưởng DD/888/ÐPQ và là Tiểu đoàn Trưởng TD/230/ÐP hoạt động tại Thiện Giáo . Ông là một thiên tài về quân sự . Từ cấp nhỏ nhất lên cấp Th/tá , ông đã trãi qua bao trận đánh kinh hồn . Chỉ có thắng chứ chưa hề chiến bại . Ông có 2 Bảo quốc Huân chương và hơn 80 Huy chương đủ loại . Cộng quân nghe đến đơn vị ông là chỉ có đường chạy . Mật khu Tam Giác Sắt và Cà Tót này, đơn vị ông chi huy đã giẫm nát nhiều lần , gây cho địch không biết bao nhiêu thương vong . Nếu không phải là người Chàm chắc ông đã bị tử hình .
Tối hôm đó , chúng tôi nằm ngủ ngay trên nền đất ẩm ướt . Muỗi rừng như trấu vãi tấn công chúng tôi không thương tiếc. Sáng hôm sau ,khi mặt trời vừa hừng sáng, chúng tôi thấy lố nhố ở 3 dãy nhà hình chữ U giữa là một sân rộng . Có khoảng trên 4000 ngàn người ăn bận lôi thôi lếch thếch , nhiều người phải chống gậy mới đi nổi . Cách đó 40m là con suối lớn ,hàng ngày tù binh tắm giặt ở đây .
Ðược biết Tỉnh ủy Bình Thuận của VC đặt tại đây , trong 3 túp lều núp dưới tàn cây lớn để trốn máy bay của ta . BCH chỉ le que vài mạng , Không đủ người canh đám tù , nên môt trung đội du kích thành lập hồi 30/4 được điều lên đây canh giữ . Trung đội này mấy ngày đầu thì hùng hổ , chửi bới chúng tôi không tiếc lời , qua chừng 20 ngày không còn thằng nào đủ sức lếch đi vì bị bệnh sốt rét .
Nhìn xung quanh rừng núi âm u , không gian vắng lặng một cách đáng sợ . bốn bề là núi cao, trại nằm trong một thung lũng chết.Ðây là nơi tử địa chứ nào phải nơi học tập lao động như lời chúng nói ở Lao xá .Thì ra dã tâm của bọn VC là muốn giết toàn bộ chúng tôi nhưng sợ thế giới lên án là bọn đồ tể , giống như tụi khờ me đỏ . Nên đem lên đây mượn tay Sốt rét rừng , cùng bỏ đói khát cho chết lần mòn để trả thù rửa hận .
Chừng 8 giờ sáng , Chúng lục soát tịch thu tất cả mền mùng võng . Tóm lại những gì có liên quan tới quân đội là bi tich thu . Chúng thấy cái mền Poncho light là chộp ngay làm của riêng , không nghĩ những người tù họ đắp bằng gì giữa trời lạnh giá của núi rừng nghiệt ngã ...Thực phẩm , thuốc men ít ỏi mang theo cũng bị vét sạch . Giày dép bình đựng nước tập trung lại một đống lớn , khi nào đi lao động mới cho mang .Chỗ ở thì sơ sài lợp bằng cỏ tranh . Giường nằm là những thanh tre được bện lại bằng dây mấu . Dưới chân giường là hàng cùm bằng gỗ như thời trung cổ . Ba dãy nhà hoàn toàn không có vách che , mặc cho gió rừng lạnh buốt xuyên qua .
Những đêm mưa Bão bùng . Gió đập phành phạch như muốn thổi tung mái lá . Cây rừng ngã đổ , may mà không đè lên mái . Gió lạnh buốt thổi từng cơn qua những hình hài tàn tạ , đang co ro trong những chiếc mền mỏng còn sót lại .Bửa ăn thì toàn khoai mì với ít gạo ẩm mốc . Ðọt khoai mì , măng rừng nấu với muối hột là món ăn chính . Không ai có thể sông quá 3 tháng nếu bị ngã bệnh rét rừng . Nơi đây thật sự là địa ngục trần gian .
Ngay ngày hôm đó gần như toàn bộ Hạ sĩ quan , Binh sĩ , Nghĩa quân , Cảnh sát , Nhân viên Xã âp.... Bi bắt khi di chuyển từ Lâm Ðồng về Phan thiết vào đầu tháng 4/75 , Cùng cán bộ hành chánh của Bình thuận cấp thấp được thả về . Bị bắt chưa đến một tháng mà hình hài quá đỗi tang thương, anh em dìu nhau đi giũa rừng núi âm u mà lòng buốt giá. Ôi thê thảm xiết bao, mạng người đâu phải cầm thú , hởi những tên dã man không tánh người mang danh cách mạng .
Trong ngày 11/5/75 tại Cà Tót chỉ còn lại khoản 1000 người . Cấp bậc cao nhất là Thiếu tá, Chỗ ở trở nên rộng rãi , Những người bị bắt trước đã bắt đầu ngã bệnh nằm la liệt , không thuốc men gì cả . Ðến cuối tháng toán 105 người chúng tôi lên từ Lao xá đã có người bị bệnh sốt rét .
Ngày nào cũng có người chết ,Tôi không biết tên vì là từ các đơn vị khác từ Lâm đồng chạy về theo Tỉnh lộ 8. May mắn cho chúng tôi là vợ đã tìm được đường lên thăm . Thật là vất vả gian nan cho các chị . Qua 2 ngày lội suối băng rừng , tối đến các chị phải leo lên cây ngủ vì sợ cop.
Cuối cùng nhờ sự chỉ đường của các người Thượng , các chị mới tìm được đến nơi . Lúc đãu tên Trại trưởng không đồng ý cho gặp chồng . cuối cùng chúng tôi được gặp các Bà vợ vào lúc hoàng hôn và chỉ một tiếng đồng hồ . Chúng tôi nhận được một số thuốc trị sốt rét cùng thực phẩm , áo quần .. Nhất là gặp lại người vợ mà chỉ tưởng thấy trong mơ . Qua hai đêm ở rừng Cà Tót , mười một chị lên thăm chồng trở về tất cả đều ngã bệnh sốt rét nhưng may mắn không ai chết . Chỉ có chị vợ của Anh Xã Ngọc ở Phan rí Cửa lên thăm anh ở Cà lon về bị bệnh chết
Ngày 19/6/75, chúng chọn ngày Quân lực của VNCH, toàn bộ Sĩ quan còn sót lại , Kể cả giáo chức biệt phái , được VC gọi là Giáo gian . Tất cả bị hốt hết lên đây , không ít anh em có cha chú nằm vùng có ám số, là Liệt sĩ, và con em gia đình có công với cách mạng . Trong số này có nhà văn Quân đội Hải triều (Lê Văn Hai) . Ðây là một cố tình bôi nhục ngày quân lực của ta .
Lúc này số người tăng lên hơn 3000 người , Trong số này có hơn 10 vị Bác Sĩ Quân y tài ba nhưng cũng đành bó tay vì không có thuốc .Chúng tôi được phân thành Tổ Ðội . TH/tá Ðỗ phương Gia đại diện trại viên để nhận lệnh từ BCH trại . Ð/úy Lâm Sĩ quan trợ y của CK/Thiện giáo coi về y tế . Th/úy Trần văn Xuân nhận trưởng bếp lo việc ăn uống cho toàn trại . Tôi và sáu anh em khác được phân công vào toán đào khoai mì, sắn măng, hái rau rừng cho toàn trại . Còn lại làm các công việc linh tinh như làm cỏ hai đám bắp, chặt tre , gỗ tu sửa lán trại, ngoài ra không có việc gì để làm .Ngoài việc làm bản khai Lý lịch , phải khai ba đời và tội ác đã gây ra với nhân dân và Cách mạng .
Ðại úy Thông ngộ (người Chàm ) Ðại đội trưởng DD/888/ÐPQ lừng danh , Thay thế ông Thêm khi lên nắm Tiểu đoàn Trưởng 230/ÐP . Không biết anh khai lý lịch thế nào mà bi chúng kêu lên chửi bới thậm tệ và bắt cùm trên sạp tre . Hai tay còn bị cột chặt xuống vạt tre 2 ngày, mặc cho muỗi mòng thiêu đốt , thật tàn bạo hết nói . Ðại úy Thông ngộ đã vượt trại ở Hàm trí và mất tích từ đó đến nay cùng Ð/úy Ðặng Phiên .
Nhiều người khác cũng bị kêu lên làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi gọi là “Ðạt “ . Trong thời gian này , Huyện ủy Mười Trung về làm trại trưởng . Thấy chúng tôi bệnh chết nhiều quá nên cũng cảm thấy ít nhiều ân hận . Hàng ngày thường xuyên xuống chỗ anh em đang bệnh nằm , khuyến khích đứng dậy đi tập thể dục .
Ðám tù già như Thổ Thêm , Nguyễn văn Thứ cho vào tổ xay lúa , sàng gạo lấy cám cho heo ăn . Lâu quá rồi chưa có miếng thịt nào vào bụng nên thèm vô cùng. Thấy ông Thêm đứng nhìn mấy con heo , tôi lại gần thì ông hỏi .Sơn mày có muốn ăn thịt heo không ? Tôi cười cười đáp, thịt ở đâu mà ăn , Ông chỉ và mấy con Bồ Cạp đang bò ở vỏ cây gần đó . Tôi chợt hiểu và nói khẽ , cẩn thận chú , nó biết được thì mệt .
Hôm sau chúng tôi có thịt heo ăn, tôi biết ngay đây là tác phẩm của ông Thêm . Một hôm nọ, tay Th/sỹ VC tên Hợi đi bắn được một con khỉ đột thật lớn vác về quăng giữa sân , hắn nói anh nào muốn ăn thì lấy về làm thịt . Tôi cùng vài anh bạn đem về làm thịt ăn , hầu hết rất đói đều muốn ăn nhưng ngại thịt khỉ thành ra còn lưỡng lự . Tay đang cầm cái đùi khỉ vừa nướng chín , tôi nghe tiếng thì thào gọi tên tôi . Sơn cho anh một miếng , quay lại thấy Th/tá Phạm Minh Trung Tâm Trưởng /TT/TVYT/BT , ngày 4/4/75 tôi đã cùng anh cầm vòi rồng cứu chợ Phan Thiết và Phố Gia Long .
Anh đang nằm trên sạp tre đi không nỗi vì cơn sốt rét . Tôi đưa cho anh ngay cái đùi khỉ , mãi đến hôm nay tôi không quên hình ảnh đó . Còn Th/tá Trịnh vĩnh Bình đang nhăn nhó vì con đau bao tử đang hành hạ , ông chết khi bị chuyển ra Bắc tại trại Vĩnh Phú năm 1977.
Lúc này chúng tôi đã sức tàn lực kiệt vì cơn bịnh sốt rét , ngày nào cũng có người chết . Trong số bạn bè thân có ba người ra đi . Tr/úy Ðặng văn Hai TD/229 , Tr/úy Nguyễn văn Biên Trưởng ban 5/CK/ Tuy Phong .Th/úy Pháo Binh Nguyễn Phong người Chợ Lầu .
Các anh đã chết đi trong cô lạnh , thân thể được quấn trong cái mền và bảy nẹp tre , chôn bên gốc cây, không mộ bia . Trong gần 100 ngày sống ở đây đã có hơn 40 người nằm xuống . Nếu không về Sông Mao kịp thời chắc chúng tôi phải bỏ mạng tại đây .
Những tiếng thét đầy ma quái vang lên đột ngột trong đêm vắng ,đánh thức mọi người trong cơn ngái ngủ . Tiêng rên rỉ , tiếng run lập cập của người bạn nằm bên , cho ta cái cảm giác rờn rợn ..Cái chết tới thật bất chợt không ai ngờ . Hai nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết đau thương là Sốt rét và Ðói triến miên .
Cuối tháng 6/75 cấp Thiếu tá được chuyển ra Bắc , từ Ðai úy dến chuẩn úy còn ở Cà Tót . Không hiểu lý do gì giữa tháng 8/75 VC đã chuyển chúng tôi về Sông Mao . Cấp chuẩn úy được cho về học tập và quản lý tại địa phương. Trong số anh em lên ngày 19/6/75, tôi quen với một trung sĩ Cảnh sát, trước đây anh làm việc ở vùng Bình an, Bình lâm . Anh có biệt danh là Tư Búa, một hôm anh nói nhỏ với tôi, chắc tụi nó tử hình tôi nay mai thôi, vì dân VC ở đó chúng lập tòa án nhân dân kết án tôi rồi. Mặc dù biết cái chết sẽ đến trong nay mai nhưng anh vẫn xem thường . Quả thật sáng hai ngày sau anh bị trói thúc ké dẫn đi, gặp tôi anh gật đầu chào như một lời giả biệt Giữa tháng 8/75, tức là sau khi bị nhốt ở Cà tót chừng một trăm ngày, không biết vì lí do gì tất cả chúng tôi được lệnh chuẩn bị rời trại . Thật quá đổi vui mừng vì thoát khỏi địa ngục này .
Ðoàn xe chở chúng tôi đậu cách BCH trại chừng 1 km, nhưng đám người chúng tôi đa số đi không nỗi, phải chống gậy quần áo tả tơi tê hơn đám ăn mày . Ðể khỏi mất măt vì sợ nhân dân thấy cảnh đối xử tàn tệ với tù binh . Chúng ra lệnh cho chúng tôi phải quăng gậy gộc mới cho ra đi . Vì muốn thoát khỏi Ðịa ngục này càng nhanh càng tốt , nên anh em người còn mạnh dìu người yếu cố dìu nhau đi trong tang thương . Hình ảnh này đã không phai nhòa trong tâm tri tôi cho đến hết cuộc đời .
TỔNG TRẠI 8 SÔNG MAO
Tổng trại 8 Sông mao lấy căn cứ của Trung đoàn 44/Sư đoàn 23/BB làm trại tù . Khu gia Binh thì nhốt khối B ( trung úy ) và khối C ( thiếu úy ) ngăn đôi bởi một hàng rào kẽm gai. Khối A từ Ðại úy trở lên nằm tại khu nhà tiền chế , trước đây TD/229/ÐP dùng làm doanh trại
Tổng trại 8 do Trung đoàn 482 của VC Bình Thuận quản lý , thuộc Quân khu 6 với chính trị viên là Trung tá Loan . Trại A có 4 khối . Khối 1 dành cho cấp thiếu tá không đi bắc . Khối 2 Bình thuận khối 3 Bình Tuy , Khối 4 dành cho Lâm đồng , Ninh thuận , Tuyên Ðức . Chúng tuyển lựa đám có dây mơ rễ má , có cha là nằm vùng, Liệt sỹ , hoặc có công với Cách mạng làm Khối trưởng , đội trưởng . Nhà văn quân đội Hải Triều Lê văn Hai là một trong số khối trưởng, nên ở trại rất ít ngày và về sớm nhất, chỉ thua Đại Uý Lê Dũng (Bình Tuy) là cháu gọi Lê Duẩn là cậu ruột.
Trại B Trung úy được chia làm 5 khối . Khối 1 Lâm đồng , Khối 2 Bình tuy , Khối 3 Ninh Thuận , Khối 4 Bình thuận Khối 5 Tuyên Đức và Ðà lạt . Cũng có vài người ở lẩn lộn . Khối trưởng khối 4 là Nguyễn văn Tánh ,có cha là huyện ủy VC . Khối 5 là nhà giáo Luu hữu Ðược có cha là Huyện ủy đã chết khi kháng chiến chống pháp .
Trại tù ở Sông mao so với Cà tót là thiên đường . Tôi nhớ ngày mới về , tối đó được cho ăn cơm trắng với cá khô, dù không được no lòng nhưng tôi cứ tưởng trong mơ . Những ngày đầu tất cả còn ở chung với nhau tại khu gia binh .Chúng tôi tự bầu lấy người chỉ huy trong lao động . Tôi được các anh bầu chọn làm người coi về phân công lao động vì thành tích trước đó ít ngày dám bạt tai giáo gian con một huyện ủy VC được VC chỉ định quản lý nhà kho, vì tên này dám ỷ thế coi thường chúng tôi .
Khi Tôi từ Cà tót về đây thì trại này đà có trên vài ngàn . Các anh từ Lâm đồng , Bình tuy , Phan rang , Ðà lạt .... đã.tập trung về đây . Không biết chính xác nhưng ước lượng 3 trại có khoảng 5000 ngàn người .Thân nhân những người tù từ Cà tót hàng ngày lên đứng ngoài vòng rào kẽm gai dòm vào tìm xem thân nhân của mình còn hay mất .
Không ai được biết tin gì cả . Tất cả Chuẩn úy được cho về đều bi cảnh cáo trước không được tiêt lộ tin tức chết tai Cà tót . Không biết tại sao tin anh Ðặng văn Hai bị chết lại đến tai vợ anh . Gia đình lên Xã Chợ lầu hỏi thì bị chối phăng . Họ nghi ngờ anh Chuẩn úy Nguyễn Hai tiết lộ , vì nhà anh sát nhà vợ anh Hai .Thế là anh Nguyễn Hai phải lãnh đủ , thiếu điều bắt nhốt anh . VC thật hèn hạ , đã có gan giết người lại còn muốn bưng bít, qua 35 năm chứng nào tật ấy vẫn còn . Thôi thì để lịch sử phán xét vậy .
Chúng tôi chiều chiều ra đứng trên các hồ chứa nước bằng xi măng rất cao để thân nhân nhìn thấy biết mình còn sống. Chỉ được vài ngày , BCH Trại quyết định chấm dứt tình trạng này , bằng cách điều toàn bộ chúng tôi lên phi trường Sông mao cách đó hơn 1 km khiêng loại vĩ sắt làm phi đạo về rào kín mít , đến nỗi gió cũng bị cản lại . Sông mao là địa danh có tiếng nóng nhất Bình thuận , nay như cái lò lửa . Tình trạng khô hạn không đủ nước sinh hoạt , mặc dù chúng tôi đã đào hàng trăm giếng nước . Một tuần một lần được lên đập É Chiêm ở trên con sông mao tắm giặt .
Cuộc vượt trại đầu tiên xảy ra trong tháng 9/75, do ba anh em ở khối C ( thiếu úy ) thực hiện, Cầm đầu nhóm là Thiếu úy Tám, biệt danh Tám đặc công, trước đây anh là một đặc công VC hồi chánh,được mang quân hàm Th/úy của QLVNCH, và là trưởng toán Thám báo tại Chi khu/Hòa đa . Nhân việc đi khiêng vĩ sắt về rào khu trại, anh đã lôi kéo anh Trần văn xuân và một số anh em khác cùng trốn vào rừng lập chiến khu .
Nhưng cuối cùng chỉ có anh Ðoàn tiến Xe ( người Chàm thuộc Ðại đội 118/ÐPQ ) và anh Bá tự là Bá lé người Phan thiết là vượt thoát. Hai anh Xe và Bá, bị bắt lại, riêng anh Tám đặc công là một người có võ nghệ cao cường, lại từng là đặc công VC, nên anh trốn thoát dễ dàng và cướp súng của du kích địch, hoạt động tại vùng phía tây Hòa đa . Anh đánh phá VC hơn một năm làm cho chúng nhiều tổn thất, cuối cùng anh bị VC bao vây bắn chết kéo xác về cho dân chúng Hòa đa coi .
Nguồn an ủi duy nhất là chiều về leo lên hồ nước để hy vọng nhìn thấy vợ con nay chấm dứt Khối A Ð/úy chuyển lên khu nhà tiền chế . Tổ đội khối được thành lập để chuẩn bị học tập . Trước khi học tập , toàn trại làm bản Tự khai lý lịch .Lần này có kinh nghiệm ở lần làm trên Cà Tót,tôi chép lại y chang nên thông qua trước tổ và trại dễ dàng . Một số rất đông cứ làm đi làm lại hoài mà không được thông qua .
Chỉ tội cho nhóm Giáo chức biệt phái và các anh làm việc văn phòng ,không biết lấy tội ở đâu ra mà nhận , đành phải bịa ra những tội thật ngớ ngẫn để được thông qua . Hơn nửa tháng trời mới xong phần lý lịch và được phát giấy đặc biệt cùng mực Cửu Long để chép vào đem nộp . Tôi nghiệm ra một chân lý,trong nhà tù Cộng sản Tay nào nói giốc hay thì được đánh giá là học tập tốt, nhưng ở tù lâu hơn .
Trước khi bước vào học tập chính trị gồm cả thảy 10 bài . BCH trại quyết định cho chúng tôi thăm nuôi để lên tinh thần . Khu rạp hát cũ kế lầu nước được chọn làm chỗ thăm nuôi . Anh em tôi hăng hái tình nguyện xin đi ra đó quét dọn mục đích được ngắm cảnh người qua lại và tìm người quen .
Nhà tôi chỉ cách đây 3km nên rất nhiều người quen biết . Nhiều lúc họ lén ném thuốc lá vào cho vì khu này chỉ cách con đường Tự Do một hàng rào kẽm gai thấp .Ðang quét dọn , tôi bỗng nghe một tiếng nổ lớn , quay lại thì thấy anh Trần Quang Ảnh (em ruột dược sĩ Trần Quang Tuấn), Trưởng ban 4 CK/ PLC nằm ngã bên canh. Môt bàn chân đã bị nát , máu me cùng mình, tôi vội sốc anh lên lưng cõng chạy về trại cấp cứu . Anh được chuyển đi bệnh viện và sau đó về luôn nhà .
Sau gần 5 tháng mới gặp lại người thân , thật vui mừng không kể siết . Một giờ thăm nuôi quá ngắn ngủi nhưng có còn hơn không . Nhờ gia đình tiếp tế đầy đủ các vật cần thiết, nhất là thuốc trị sốt rét nên sức khỏe có khá hơn trước .
Ngày đầu tiên được học tập ai nấy cũng hâm hở , áo quần nghiêm chỉnh , giấy bút đầy đủ để ghi chép . Tôi hoàn toàn thất vọng khi biết ban giảng huấn là ai . Trưởng ban là Ðại úy VC tên Phong người Phan Rí , Trước khi tập kết là giáo viên trường làng . Chính trị viên Tiểu Ðoàn .. anh em đặt cho biệt danh là Phong gió , vì tài nói phéc có hạng .Phụ tá cho Chính trị viên Phong người Xuân hội , Chợ lầu cũng mang quân hàm Ð/úy .Tôi quên mất tên chỉ nhớ biệt danh “LÀ “ mà anh em lén đặt . Chúng tôi gọi hắn là đại úy Là , bởi vì ăn nói cà lăm và trong 2 tiếng lên lớp tôi thấy hắn dùng chữ Là cũng có trên vài trăm lần. Thường trong khi lên lớp chúng tôi thường đếm hôm nay y nói bao nhiêu tiếng Là . Nguyên gốc của hắn Xuất thân từ chăn trâu cho gia đình Phú hộ . Sau bị dụ dỗ nhảy rừng tập kết ra bắc nay trở về làm ông lớn, nhưng cái gốc dốt nát làm sao chửa được nếu không được đi học . Không biết tại sao VC lại chọn một người có trình độ như vậy làm chính trị viên, hèn nào cấp dưới tay nào cũng đạt trình độ siêu nhân ..
Thành phần quản giáo đa số là người địa phương đi tập kết ra Bắc nay trở về . Gồm Tr/úy Thanh người Chợ lầu , Th/úy Cảnh phan rí , Th/úy Tùng Phan rí , Th/úy Bảng người Hà nội .Chuẩn úy Xây trước đây là lính SD/22/BB nội tuyến , sau chạy theo VC lập nên công trạng được phong quân hàm chuẩn úy. Nhin chung vì là người địa phương nên cũng đôi chút dễ dãi , chỉ phải vì sống ,hoc tập chung lâu ngày với Cộng sản nên tiêm nhiễm cái tật cố hữu của cán binh cộng sản là bốc phéc không chê vào đâu được .
Ngày học đầu tiên , chúng tôi bị ngay tên CTV Phong gió phán một câu nghe nhức nhối . Các anh chưa phải là thành phần Trí thức , các anh chỉ tạm thời là người gọi là có học .Ðây là đòn đánh phủ đầu để che giấu cái dốt của bản thân hắn, vì rất nhiều trong chúng tôi biết gốc gác tam đời cổ đại nhà hắn .Ngồi phía dưới chúng tôi ngơ ngác không hiểu hắn nói gì . Trong chúng tôi quy tụ cả tinh hoa miền nam . có cả Bác sỹ , luật sư , cao học . người nào ít nhất cũng là ông Tú , đủ sức dạy dỗ tất cả các tên cán ngố như hắn .
Những đầu đề các bài học nghe thật kêu , nhưng đầy lố bịch và rỗng tuếch
_ Ðế quốc Mỹ là tên Xâm lược và là Sen Ðầm quốc tế .
_ Ngụy Quân ngụy quyền là tay sai của Ðế quốc Mỹ
_ Xã hội chủ nghĩa nhất định thành công .
_ Hồ chí Minh Vỹ đại , vị cha già cứu tinh của dân tộc
_ Ðảng cộng sản việt nam quang vinh , đời đời sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta .
_ Chính Sách khoan hồng của Ðảng và Nhà nước trước sau như một ..
Ðại loại những bài như vậy , trong học tập phải đào sâu tư tưởng , Phát biểu đúng trọng tậm Sau khi lên lớp về thảo luận ở tổ gồm 18 người cho thật nhuần nhuyễn . Mỗi bài chúng tôi phải thảo luận bốc phéc trong một tuần .Trong học tâp khi thảo luận phải nghiêm chỉnh .tự đánh giá bản thân là người có tội , được cach mạng khoan hồng tha chết , đem về đây cho cải tạo thành người hữu ích mai sau .Ðể đền ơn Bác và đảng . Chúng tôi phải học tập tốt , lao động tôt . Sẵn sàng tố giác bất cứ ai có hành vi cử chỉ, lời nói chống lại chính quyền cách mạng .Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chính sách của đảng .
Vì căng thẳng quá nên có một anh ở Lâm đồng tối ngủ cắt đứt mạch máu tự tử chết . Lúc đi vệ sinh trong giờ giải lao , anh Nguyễn Hoành biệt kích nói móc họng “ tụi mày nhớ đái cho đúng trọng tâm “ . Có vậy thôi mà anh bị kiểm điểm trước tổ rồi đội . Anh Lê văn Vinh trong lúc đánh Domino với chúng tôi , vô tình nói “ đừng nghe lời mấy thằng Cộng sản “ . Thế là mang đại họa vào mình .Thời gian hoc tập chỉ có hai tháng rưỡi , nhưng cảm thấy nó dài vô tận , Ðầu óc như mụ mẫm vì phải vắt óc nói láo theo đơn đặt hàng . Thế rồi cũng qua cơn gây go, chờ ngày đi lao động .
Trong một đêm tháng 11/75 vào khoảng 11 giờ đêm , cả trại đang ngủ . Bỗng hốt hoãng vì những tràng đạn bắn như sát bên tai . Một bóng người từ cửa sau lao vào leo lên sạp nằm kế bên tôi , chuyện gì đã xảy ra ? .Chừng mười phút sau . Quản giáo và vệ binh ập vào phòng chúng tôi bắt đi anh Vinh . Thì ra anh đã cùng một nhóm ở Lâm đồng tổ chức Vượt trại . Trong khi vượt rào kẽm gai , bị phát giác nên cảnh vệ trên chòi canh bắn chết một anh , số còn lại may mắn chạy được vào phòng .Tổng cộng số người chết ở Sông mao vì di chứng của Căn bệnh Sốt rét ở Cà Tót lên đến hơn 20 chục người .
Sau khi học tập xong , Một số đông trên 1000 ngàn người được cho về . Hầu hết là các anh có thân nhân có công với cách mang . Có cha chú tập kết trở về bảo lãnh , hoặc giữ những chức vụ không gây nợ máu với nhân dân, trong lần này có nhà văn quân đội Hải Triều (Lê Văn Hai) và hầu như những anh em có thân nhân đi tập kết trở về đều được cho về .
Cái tết đầu tiên đến với tù cải tao trong buồn tẻ, người nhà lại được phép thăm nuôi . Chúng tôi được lệnh tổ chức đêm văn nghệ thật “ hoành tráng “ để đón xuân . Về thể thao thì có các đội bóng chyền ở Chợ lầu và Hải ninh được phép vào thi đấu .Với Tuyển thủ từ Bốn quân khu về đây , Ðội bóng chuyền Tổng trại 8 đã hạ dễ dàng các đối thủ vô trại thi đấu .
Về văn nghệ , Trại B phối hợp với trại C , cùng tổ chức đêm văn nghệ ngoài trời . Tất nhiên chương trình phải được thông qua trước . Với sự tham dự của toàn thể trại viên cùng ban quản giáo. Hầu như tất cả vệ binh và gia đình đều có mặt để xem cái tụi ngụy quân này trình diễn ra sao . Ðêm văn nghệ rất thành công về mặt nghệ thuật . Cán bộ quản giáo phải thừa nhận trong tù cải tạo có nhiều nhân tài .làm cái gì cũng hay cũng giỏi .Những vở kịch , mặc dù đã kiểm duyệt trước , nhưng khi trình diễn mấy anh đã cương vào nói xỏ siêng vào chính sách , nên ngày hôm sau toàn bộ nghệ sĩ và trưởng ban văn nghệ Khối phải làm bản kiểm điểm .
Ngoài ra chúng tôi còn có tờ bích báo, nội dung rất súc tích , trong đó có những bài viết có những ẩn ý sâu xa, nhưng vì trình độ cán bộ kiểm duyệt quá thấp, không thấy được nên cho đăng .Về ăn uống , tuy có thiếu thốn nhưng nhờ có thăm nuôi nên cũng tạm đủ, chúng tôi tận dung. tất cả đất trong khu gia binh còn trống để trồng thêm rau xanh, trong những tháng có mưa .
Ðể chuẩn bị đi lao động , chúng tôi lại phải học thêm bài lao động là vinh quang . Sau tết, toàn bộ chúng tôi rời sông mao để bước vào cái gọi là lao động quang vinh . Chả thấy quang vinh ở chổ nào chỉ thấy chúng nó vắt kiệt mồ hôi của người tù cải tạo , sau khi đã bẻ gãy bằng tinh thần qua các buổi học tập .Ðại bộ phận làm việc tại Nông trường Bông vải Lương Sơn . Nông trường này kéo dài từ Ðập Ðồng mới tới Suối nhum , chạy sát với sông lũy và nằm bên kia bờ .Khu vực này trước đây thời Ðại tá Ngô tấn Nghĩa còn làm Tỉnh trưởng đã khai quang phát đất cho dân Quảng ngãi vào định cư ở xã Nghĩa thuận nằm sát Ðập đồng mới .
Hai trăm người , trong đó có tôi di chuyển đến đóng quân tại Dốc Bà Chá . Nơi đây trong đêm 16 rạng 17/ 4/75 . DD/1/212/ÐP của Ðại úy Vĩnh đã gài địch vào trận địa mìn chống chiến Xa . Tiêu diệt 7 chiếc làm rối loạn hàng ngũ địch, tiêu diệt bảy chiếc tank, và chậm bước tiến của địch trên đường tiến về Phan thiết. Chúng còn bỏ lại tại chỗ 3 chiếc,bên bờ sông chúng tôi dùng làm nhà cầu . Nhiệm vụ của Ðội chúng tôi là đắp một con đường bằng đất rải đá từ QL1 đến bờ sông có bến phà qua Sông , mục đích là chuyển số bông thu hoạch khi mùa mưa đến .
Làm việc thật nặng nề , lúc đầu vừa cuốc đất vừa khiêng về đổ . Sau được tăng cường một xe chở đất . Chúng tôi phải đi xuống đồi đá ở xóm nùng Ðập đồng mới để cuốc đá sỏi . Sau 3 tháng làm việc nặng nhọc , con đường hoàn thành . Một việc đáng tiếc xảy ra là một quả mìn chống chiến xa đã phát nổ , một em bé chăn bò đã biến mất trước mắt chúng tôi . Trước khi chyển chỗ khác chúng tôi được cho thăm nuôi .
Chúng tôi tập trung về nông trường Bông để thu hoạch cho đến gần tết . Trại C ( thiếu úy ) một số anh em khoảng 20 người tổ chức Vượt trại, Trưởng nhóm là Th/úy Trần văn Xuân và các anh Hoàng văn Toàn, Nguyễn Phương, Phạm Thời v v.. . Công việc bị VC phát hiện vì có ai đó mật báo, các anh vừa lội qua Sông trong đêm để qua Lương Sơn định phân tán mỏng , thì lọt vào ổ phục kích của Vệ binh trại do Chính trị viên Hồng dẹo chỉ huy . Các anh toàn bộ bị bắt , may mà không có ai bị bắn chết . Anh Trần văn Xuân chủ chốt nên bị bắt cùm một năm tại Giếng triềng, Tà dôn, mãi khi về đến Hàm trí mới được thả ra đi lao động .
Gần tết một nhóm khá đông gần 400 người được cho về , gây cho chúng tôi thêm niềm hy vọng dù mong manh . Tết 1976 lại đến chúng tôi lại tổ chức văn nghệ vui xuân, lần này Quản ca Hoàng bị làm kiểm điểm vì cho rằng dám ví quản giáo như con cò ngóng cổ nghe trong câu hát Ca dao sau đây “ Ở đây không hát thì hò . hò lơ .Chẳng phải con cò mà ngóng cổ nghe “.
ÐẬP TRÀN SÔNG LŨY
Trước khi đi Làm việc ở chỗ khác chúng tôi được cho biết là cố gắng lao động tốt sau 3 năm sẽ được cho về . Vì vậy niềm hy vọng tăng thêm , tin tưởng ngày về đã gần kề .Sau khi ăn tết xong vài ngày , Ðại bộ phận đi ngược dọc con sông lũy lên đầu nguồn, qua đêm ở trong rừng ngày hôm sau đến vị trí đóng quân . Chúng tôi mới biết nhiệm vụ mới là làm con Ðập tràn trên thượng nguồn Sông lũy , và đào con mương dẫn nước về tưới cho cánh đồng Bông Lương Sơn . Một bộ phận vài trăm người đến Giếng Triềng gần núi Tà Dôn để khai khẩn ruộng ,sản xuất lúa gạo nuôi quân .
BCH chỉ cho một ngày để làm chỗ ở , May mà chúng tôi qua thời gian làm việc nặng nhọc đã chân cứng đá mền mới làm kịp. Cán Bộ Thủy lợi Ðoàn 8 chịu trách nhiệm thiết kế , đo đạc . Tù cải tạo chịu trách nhiệm thi công . Việc khảo sát địa chất vùng này được thực hiện vội vã , hay sự bất tài của Kỹ sư thiết kế dự án mà khi đào mương gặp phải lớp đá nằm dưới mặt đất chừng một mét . Không thể nào đào bằng dụng cụ thông thường và bằng sức người . Quân khu 6 tại Ðà nẵng phải cung cấp chất nổ để chúng tôi đánh đá đào mương . Làm kéo dài thời gian và không hoàn thành được .
Con Ðập đã làm xong nhưng nước thì cứ bị rò rỉ, nước không tràn qua được . Ngày khánh thành con dập đã đến , các Kỹ sư trách nhiệm bí quá đành phải hỏi ý kiến chúng tôi xin giúp đỡ. Sau khi hội ý chúng tôi giải quyết trong một đêm , bằng cách lặn xuống đáy dùng đá nhỏ chèn lại các lổ rò rỉ , nước tràn qua đập. Ngày hôm sau Ðại tá Sư trưởng đến khánh thành đập, hết lời tán dương đoàn 8 , nhưng quên nhắc đến công lao đám tù cải tạo đã đổ mồ hôi, thậm chí cả máu để hoàn thành đúng kỳ hạn con đập .
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều sáng kiến như chế tạo cần cẩu theo nguyên tắc đòn bẩy để chuyển đá lên bớt cực nhọc , và năng xuất tăng rất cao , nhưng vì con mương nằm trên vĩa đá , nên đến giờ này con Ðập thì làm xong nhưng con mương không hoàn thành được .Uổng công cho chúng tôi đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi , công sức . Ðúng với câu “ nước sông công tù “. Gần đó đám Thanh niên xung phong được điều lên đây làm không được đành bó tay . Các em than thở là bị bắt buộc đi Thanh Niên Xung Phong . Một số lớn đã trốn về nhà vì không chụi nỗi công việc nặng nhọc và cái nắng nóng như thiêu như đốt .
Ðoàn quay phim của nhà nước lên quay đám này về làm phim tài liệu tuyên truyền, nhưng có khúc nào mà đám thanh niên xung phong làm ra hồn, nên tới mượn chỗ chúng tôi làm để quay về tuyên truyền . Tù cải tạo thì bắt trốn kỷ vào rùng , thật xảo trá hết chỗ chê .
Thấm thoát Tết lại đến , Hơn 9 tháng không được thăm nuôi , lại làm việc trong điều kiện quá tồi tệ . Ngày thì nắng cháy da người , đêm thì lạnh buốt xương . Ăn uống đói khác , nên ai nấy đều hóc hác thấy rõ . Có lần phải ăn củ nần bị trúng độc xém chết cả đội . Ðể chuẩn bị ăn tết , BCH trại cho Tù Cải tạo thăm nuôi , để thân nhân tiếp tế thực phẩm cho tù cải tao có thêm thực phẩm mà có sức cày tiếp
Ngày thăm nuôi thật rộn rịp . Bên bờ sông , từng gia đình quây quần trên bãi cỏ ăn cơm . Một anh bạn Ðai úy viết một lá thư trao cho vợ gởi về cho mẹ bị cán bộ quản giáo bắt được . Tối đến bức thư được đem ra đọc cho toàn trại nghe , vì lâu quá nên tôi chỉ nhớ đại ý . Ðầu thư là gởi lời thăm gia đình sau đó có đoạn viết than thở về sự cực khổ ở đây . Ðồng thời cho biết là có hy vọng là sẽ được về nay mai . Trong thơ có đoan Viết “ Ðêm thì trăng sao , ngày thì nắng giọi . Con nay đã ở cuối đường hầm, Con đã thấy vài tia sáng le lói ở cuối đường .” Cả đám tù như lặng câm, cảm thấy bị xúc phạm nặng nề , ngồi im lặng và càng thấm thía cho kiếp tù, giận thay lũ VC ngu xuẩn, đem cảm xúc ý nghĩ thành thật của một tù nhân ra làm trò đùa ..Bức thư này được cho là phản động , nên bắt anh phải kiểm điểm nhận lỗi .
Tết năm đó ăn tết trong buồn tẻ . Mai rừng nở rộ tô điểm cho rừng hoang thêm sắc màu . Nhưng lòng người càng ảm đạm . Càng ngày mương dài ra và gặp toàn đá , công trình bị châm lại , không biết bao giờ mới xong . Sau tết hơn 200 tù cải tạo được về .Không biết vì lý do gì toàn bộ rút về Hàm Trí . Các anh em làm ruộng ở Giếng Triềng cũng tụ hết về đậy
HÀM TRÍ LONG HOA
Ngay trước đồn NORA Long Hoa có con đường đất nối liền QL 1 với Hàm Trí chừng 3km . Vùng này khô cằn đất đai không được màu mỡ , cách chỗ trại đóng chừng 2 km mới có vài ngôi nhà và có một giếng nước. Trong phạm vi trại có con suối cạn chảy qua . Khi có mưa thì có nước hết mưa thì khô can . Chúng tôi phải làm đập chận nước lại mà phải đào giếng dưới lòng suôi cũng không có nước .
Trại A ở cách trại B + C một quãng đường ngắn , nhưng ít khi thấy nhau . Hai trại được rào lại bằng cây rừng cao 3 mét . Mỗi trại được lệnh phải cất một hội trường . Không có dụng cụ và đinh để đóng tole . BCH trại điều một đội khối Ðại úy ra đồn Nôra lấy Concertina về chặt làm đinh . Sáng hôm đi như đi vào cõi chết , đoàn người phải mang theo võng để khiêng người , có thể có người chết vì vòng rào Ðồn toàn mìn , may mà không ai có việc gì . VC đã coi mạng những người Tù cải tạo VNCH không ra gì , thua mấy cây đinh .
Tại đây , chúng tôi phá rừng làm Rẫy , trồng bắp, Cao lương , Lúa , Ðậu phụng ,Ðậu xanh ...Một đội lên rừng lấy gỗ về cưa xẻ thành từng miếng đóng sạp cung cấp cho Quân khu 6 .Nói chung Trại trung úy và thiếu úy có phần dễ dãi . Bên đại úy bị kềm kẹp một cách tàn độc .
Toán đầu tiên vượt trại là nhóm của Ðại úy Nguyễn văn Ba , Thông minh Xê ( gồm 4 người ) Sau đó không lâu , nhờ sự giúp sức của gia đình thêm một Ðại úy vượt trại thành công , gây tức tối cho BCH trại , các anh càng bị khe khắt hơn .
Trung tuần tháng 3/78 . một toán Ðại úy khoản 20 anh vai mang ba lô đi ngang qua trại B , gặp lúc chúng tôi đang làm việc sát đường nên hỏi các anh đi đâu đó , các anh cho biết là đi chặt tre . Tôi thấy trong toán có những người tôi quen như Ðại úy Nguyền văn Ngư . Thông ngộ, Ðặng phiên .... Hôm sau thì nghe tin các anh vượt trại thành công . Riêng Ðại úy Ngư trở về Ðồng trên Sông mao giả làm thầy Chang làm ruộng . Vì bị tố giác nên anh bị bắt nhốt tại Ðồn Công an Bắc Bình ( tại CK/ Hải Ninh ) năm1981 .
Sau đó Trại B cũng tổ chức vượt trại nhưng bất thành , các anh bi bắt cùm chân biệt giam cho đến khi được chuyển ra A30 Phú Khánh . gồm Hoành Biệt kích , Lê quang Nồng , Trác , Qúy......
Ðể răn đe , BCH trại cho tập họp toàn thể trại viên để nghe lời Thú tội của Ðại tá Ngô Tấn Nghĩa gởi đến toàn thể Quân Dân Cán Chính Tiểu Khu Bình Thuận . Thât là láo khoét, lúc này Ðại tá Nghĩa đã vượt biên được qua Thái Lan và đang định cư tại Mỹ . Không biết Ðai tá Nghĩa nào đây . Qua giọng nói rè rè nghe không rõ . Giọng Ðại tá dõm , kêu gọi tất cả mọi người an tâm học tập . Chính bản thân ông cũng đang được nhà nước khoan hồng cho cải tạo .
Ðai úy Thông minh Xê , người thượng vượt trại trước đó về sống ở buông thượng trên Buôn mê thuộc bị bắt lại đem về dằn mặt chúng tôi . Lúc này Cộng sản VN đã tấn công và chiếm Cam Bốt. Kế tiếp là chuẩn bị đánh nhau với Trung công, anh em môi hở răng lạnh dạy cho VN bài học . Chúng tôi được lên lớp cho biết bọn Bá quyền Tàu đỏ xâm lăng nước ta . Không còn tình hữu nghị gắn bó Môi hở răng lạnh như trong lúc học tập mà đảng đã rêu rao .
Ðầu năm 1979, còn một tháng nữa là Tết Âm lịch . Không phải ngày Lễ mà trại làm bò cho ăn . Chắc có chuyện gì đây , và quả nhiên như vậy . Sáng sớm tất cả mang toàn bộ hành lý tập trung ngoài sân .Danh sách đọc chia làm 3 nhóm . Một trăm người được cho về, 400 đi trại Sông cái Phan Rang .Số còn lại hơn 600 lên xe ra quốc lộ 1 trực chỉ về Bắc cùng với trại A đai úy . Ðây toàn là thành phần cực kỳ ác ôn còn sót lại sau bao lần sàng lọc .theo lời kết tội của VC.
TRẠI A 30 PHÚ KHÁNH
Qua một ngày môt đêm di chuyển liên tục , cửa bửng sau của xe tải bị khóa chặt . Mỗi xe 50 người ngồi thờ thẫn trong thùng xe . Tiểu tiện trong những thùng mang theo . Ðiều oái âm , không biết vô tình hay cố ý , Món thịt bò ăn hôm ra đi , làm chúng tôi tiêu chảy khủng khiếp . nếu muốn nhân lúc này chạy trốn cũng không nỗi .
Khuya hôm đó , xe dừng lại ở đỉnh đèo cả cho đi vệ sinh với sự canh phòng nghiêm ngặt . Ðến Tuy hòa , xe quẹo trái trên Tỉnh lộ 7B (đại lộ kinh hoàng ) . Chừng 10km , phía bên phải đường là xã Thạch Thành . Bên trái là trại A 30 Phú Khánh khét tiếng. Phía trên chừng 2km là Ðập Ðồng Cam lớn nhất miền trung . Trại nằm sát bờ Sông Ba . cách đó 3km dọc theo sông là Phân trại Bình Sơn .
Trước 75 khu này là Ðồn điền trồng mía của người Pháp . Hê thống dẫn thủy nhập điền rất hiện đại , đất đai phì nhiêu . VC dùng nơi này làm nông trường cho trại tù .Quá mệt mõi vì lái xe liên tục, một xe chở tù lủi xuống mương nước , may không ai bị chết , xe vào trại lúc 9 giờ sáng , chúng tôi được bàn giao cho công an quản lý . Tiêu chảy làm toàn bộ đuối sức, không còn đứng nỗi để tập họp bàn giao . Anh em kéo ra ngồi tiêu chật kín cả hai đám ruộng lớn .
Trại A30 là một trại khét tiếng về mức độ tàn ác dã man của CSVN . Chúng dùng tù hình sự làm toán trật tự đàn áp thẳng tay các vụ chống đối . Ðứng đầu nhóm này là tên Ghe , trước đây là Xã đội trưởng VC .Y đã lạm dụng quyền lực giêt chết người nên vào tù . Phụ tá là tên Bình , tên Ðức , tên Sơn...Phân trại Bình Sơn dùng nhốt tù Hình sự và phản động. Trại được chia theo các đội ngành nghề gồm có Ðội Rau xanh , Ðội Mộc , Ðội cưa xẻ , Ðội gạch ngói , Ðội xây sát.....
Ðặc biệt có 2 đội nữ hơn 400 chị em , Tội phản động vượt biên hình sự đều nhốt chung .Có 2 đội nam , tuổi các em còn rất nhỏ có em chỉ 17 vì can tội Vượt biên . Một nhà kỷ luật trang bị gông cùm chuyên nhốt những tù chính trị cứng đầu . Bên cạnh đó là nhà giam các Linh mục . Tôi thấy có ba vị bị nhốt tại đây, trong một nhà riêng có rào bao quanh không cho ai được tiếp xúc . Bên các sư Phật giáo có vài Sư Tuyên úy nhưng cho ở chung với thường phạm nhưng phải để tóc .
Chừng nửa tháng sau , các anh em của tổng trai 5 cũng bị dồn về đây . Số người tại đây tăng lên hơn 6000 người . Quả là kinh hoàng , nhưng cũng nhờ sống chung đụng như vậy mà tôi ghi nhận được nhiều điều lý thú về chế độ tàn bạo này .
Nhà ở chật chội , tối ngủ phải nằm nghiêng mới ngủ đươc .Ăn uống rất kham khổ, mà lao động làm theo chỉ tiêu nên chúng tôi có phản ứng mạnh. Ðại tá Phó Trưởng ty công an Phú khánh phải đến trấn an ngọn lửa phản kháng gần như công khai qua các buổi họp đội có quản giáo tham dư. Chúng tôi có đặt thẳng những câu hỏi như : Cách mạng có nói láo hay không khi hứa với chúng tôi sau 3 năm lao động tốt sẽ cho về . Ðại tá Công an tim cách lẫn tránh , giải thích rằng tình hình biến chuyển bên ngoài rất khó khăn , các anh ở đây an toàn hơn
Lúc ở Tổng trại 8 cách xưng hô có phần tôn trọng phẩm giá con người , Dùng ANH và TÔI để xưng hô . nay phải xưng hô thưa Cán bộ , Ban trưởng . Thằng công an cảnh vệ quèn cũng phải đứng cách 3 bước trình với thưa vì thế chúng tôi rất bực mình nên nổ ra các cuộc vượt trại .Gần 500 người của trung uý và thiếu úy và một ít đai úy được chuyển lên Bình Sơn , vì tại đây mới được tân trang mở rộng .Ðội Nữ chủ yếu là Vượt biên cùng các em trai mang tội vượt biên , già thì cho về , trẻ thì tống vào Thanh niên Xung Phong .
Gần 600 mạng khi đến nơi giao quân chỉ còn mấy mạng vì sợ không dám nhảy xe , hoặc vì lý do gì đó không dám trốn, số còn lại trốn mất làm Ban trưởng Tr/ tá Hạnh điên lên .Mới ra đây hơn tháng , Gặp bão lớn ập vào , nước sông Ba lên cao , chúng tôi phải chạy lụt ra xã Thạch thành . Ðội chúng tôi được ở chung với nhà Kỷ luật trong một ngôi trường . Phòng bên hơn 40 người bị xiềng chân lại với nhau . Người gầy gò xanh xao hóc hác trông rất thương tâm . Trong đó có một nữ tù nhân .Tôi hiểu ngay đây là những người tù chính trị , theo cách gọi của đảng là phản động . Những ai chống lại chế độ, Không ca tụng Bác Hồ vĩ đại đều là phản động .
Qua tìm hiểu tôi biết chị tên HỒNG . Sau ngày 30 tháng 4 chi gia nhập phục quốc , thư ký cho nhóm Phục quốc Quân tai Nha Trang . Giáo sư Tháo Trường Võ Tánh Nha Trang làm Chủ tịch Ðảng . Năm 1976 bị bắt ra tòa ở tòa án Nha trang . Giáo sư Tháo bị kêu án 20 năm . Riêng chị 8 năm .Sau khi bị kết án , quan tòa cho phép chị nói lời cuối cùng . Ðứng dậy , chị chỉ thẳng vào mặt tên quan tòa nói lớn . “ Liệu chế độ của các ông có tốn tại 8 năm nữa hay không mà các ông kêu án tôi chừng đó “ Ðây mới là Anh thư của thời đại . Bọn cò mồi lập tức tuyên án chị lên 20 năm , và chị bị cùm tại nhà kỷ luật A30 Phú Khánh 1 năm .Sau khi được thả ra đội nữ , Chị tiếp tục kêu gọi chi em trong đội không tham gia lao động và tỏ ra khinh miệt bọn công an . Chúng lại tiếp tục đem chị vào cùm cho đến hôm nay .
Riêng giáo sư Tháo bị giam ở Bình Sơn trong Ðội phản động . Khi được chuyển về Bình Sơn tôi ở chung với đội Phản Ðộng này .Cái Tết 1978 đến trong lặng lẽ , ngày tết hoặc lễ lớn , khẩu phần ăn của tù cải tạo có thêm miếng thịt bằng ngón tay . Anh em sông được là nhờ cải thiện thêm khi đi lao động và của gia đình thăm nuôi .
Ban trưởng là Trung tá Công an Trần Ðức Hạnh . người Bình định , Quê mùa dốt nát không biết sao lên được trung tá , nghe cách ăn nói thì đủ biết .Tay này rất thích hát bội , nên đội văn nghệ trại có thêm gánh hát bội . Thật khổ sở cho đám tù cải tạo chúng tôi vô cùng . Hễ có quan chức nào đến thăm viếng là mỗi lần gánh hát bội phải hát và khán giả là đám tù mệt mõi . Có tuồng hát đến chục lần, đó là tuồng Ngũ hổ Bình Tây . Nhân vât chính là tên tướng Tàu Ðịch Thanh đời nhà Tống . Một tên đã từng cầm quân xâm lược nước ta , vậy mà y không biết lại hết lời ca tụng tên Ðịch thanh là hiếu nghĩa vẹn toàn .
Ban Hạnh ưa Trình Diễn nên trại có đủ các bộ môn , Báo chí Thể thao, văn nghệ . Có một đêm Ban ta ghé nhà thăm nuôi được các chị nói sao không biết . Ban ta quyết định cho tất cả ai có thân nhân trong đêm đó được ra nhà thăm nuôi ngủ với gia đình . Vì nặng phần trình diễn nên Ban nhà ta tổ chức đám cưới rình rang cho một cặp ở ban văn nghệ .Trong ban văn nghệ có chi Hồng, ca sĩ đài Truyền hình Nha trang, chị hát rất hay, nên Ban Hanh rất cưng . Chị xin về Nha trang chữa bệnh viêm mũi và trốn vượt biên luôn .
Hai anh thuộc diện phản động vượt trại thành công nhưng sau một tuần bi bắt lại môt anh . Ngay lập tức một tòa án được lập ra để xét xử Nguyễn Ðỏ tại hội trường trại . Thành phần tham dự được giới hạn . Anh Nguyễn Ðỏ lúc bấy giờ chừng 22 tuổi bị cái tòa án quái gỡ kết án tử hình( án trước của anh là 20 năm vì tham gia phục quốc ) . Ba ngày sau anh bị đem ra bắn tại chân Ðèo cả .
Trong nhóm Ðại úy từ tổng trại 8 ra đây , các anh đã có kế hoạch vượt trại chỉ chờ thời cơ . Nhân khi đi làm , các anh cướp súng đánh và đầu tên cảnh vệ và đào thoát .Vụ này gây chấn động trong trại . Bọn vệ binh trở nên sợ sệt và có lễ độ hơn với anh em . Trong toán vượt trai hôm đó có Ðại úy Trương đức Tuấn (em ruột bà Trương Đức Nghi vợ Thiếu Tá Trịnh Vĩnh Bình) và Ðại úy Dậu .
Tháng sau nghe tin các anh bị bắt lại Khi tính vượt qua biên giới Lào . Các anh bi giải về lại A30 . Nhốt trong nhà kỷ luật , những tên trật tự trại đánh các anh dã man , nhất là Đại uý Tuấn. Riêng Tr/úy Lương Hải người Chợ lầu . Trong lúc đi rừng chặt cây anh đã có hẹn với gia đình đưa bằng Honda về Sài gòn . Ðược một năm sống không có hộ khẩu , lại không đủ tiền chung cho công an khu vực , nên anh bị bắt giải lai A30. Ngày anh ra nhà Kỷ luật, tôi thấy anh như một thây ma biết đi . Khi qua được Mỹ theo diện HO .anh chêt năm 1995 vì vết thương của đòn thù năm nào .
Tôi được ở chung đội với các anh tù chính trị ,VC gọi là phản động vì tham gia lực lượng Phục quốc . Ngoài Giáo sư Tháo ra còn có thêm 40 anh hùng , án từ 8 năm đến 20 năm . Có một giáo sư dạy pháp văn mà tôi quên tên đã gần 80 tuổi . Bác Quang , chú Triển . Ðăc biệt Th/sỹ Biệt kich Sạc lai . . . nhiều lắm những chiến sĩ vô danh cấp bậc chỉ là Tr/sỹ , hạ sỹ , binh nhì mà có tinh thần yêu nước một cách nồng nàn . Tôi tự thấy hổ thẹn cho bản thân vì không bằng được một phần của các anh .
Một tù nhân đặc biệt , khi em vào đây chỉ mới 15 nay 18 tuổi . Ðược em kể lại lý do vào đây, tôi càng cảm phục .Khi VC tiến chiếm Quận Diên khánh Khánh hòa . Tuy em mới 15 tuổi, nhưng em căm thù VC vô cùng . Em giấu lại một khẩu carbin M1 với vài băng đạn . Khi Phong trào tham gia Phục quốc lan rộng . Em cùng với một sô lính VNCH lên rừng chống lại VC . Bị bao vây tất cả giơ tay đầu hàng giặc nhưng em thì không . Em đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và bị thương bất tĩnh .VC nghĩ em đã chết nên không bắn bồi . Khi xác em được khiêng về thì em tĩnh lại . Nếu em trưởng thành chắc đã lãnh án tử hình vì có vài công an đã bỏ mạng trước mũi súng của em .
Với án tập trung cải tạo , không có ngày về . Còn nữa Anh Sơn , anh Doan biệt kích cũng là những chiến sỹ kiêu hùng .Trên đường đi về sau khi lao động , hai anh đã lẫn vào đám cỏ biến mất .Vài người có biết nhưng không ai báo cho quản giáo . Ðến khi điểm danh vào cổng mới thấy thiếu hai anh Nừa tháng sau , nghe tin hai anh đã bị bắt lại nhốt vào nhà Kỷ luật, khỏi phải nói hai anh lãnh đủ mọi đòn thù . Ða số các anh trong Nhóm phản động này đều xanh xao , và ho ra máu . Các anh cho biết bi công an tra tấn khi bị bắt vì tham gia phục quốc .
Vì vượt trại quá nhiều , Ðể trấn an và tìm kế hoạch chận đứng . Ban trưởng Hạnh cho triệu tập một cuộc họp gồm tất cả Quản giáo , Ðội trưởng , đội phó và Thư ký đội ( Trại có 54 đội ) ngoài ra còn có nhiều tổ biệt lập ..Mở đầu , Ban Hạnh yêu cầu tất cả mọi người cho biết sự thật , lý do tại sao gấn đây lại vượt trại nhiều . Ông ta hứa danh dự là không bắt tội vì nói sự thật, có đụng chạm với BCH trại .
Sau gần năm phút im lặng , một anh xin phát biểu như sau . Thưa Ban và Quản giáo . Không có gì khó hiểu cả ,. lúc còn ở Tổng trại 8 có hứa là sau 3 năm sẽ giải quyết cho về . Nay trên không giữ lời hứa . Là con người, chúng tôi có tình cảm . Vợ con ở nhà nheo nhóc , đói khát . Có chị phải bán thân trong tuổi nhục mà nuôi con chờ chồng . Ban có biết không .Các anh Ðại úy nhìn thấy Th/úy , Tr/úy chưa về thì đến bao giờ các anh mới được về đây ? Chỉ còn con đường vượt trại . Nếu một năm nữa mà không được về chắc bản thân tôi cũng phải tự ra đi . Ban Hạnh đánh rầm một cái xuống bàn quát im ngay . Sau đó ông ta hứa là sẽ cứu xét , đề nghị cho về , và đề nghị Trại viên an tâm , chấm dứt việc vượt trại . May mắn sau đó Ban Hạnh giữ lời hứa không truy cứu người phát biểu hôm đó .
Cái Tết năm 1979 lại qua trong lặng lẽ tại phân trại Bình Sơn . Những đợt về thì nhỏ giọt tượng trưng vài chục mạng . Lao động càng ngày càng gian nan, nên tiếp tục có những cuộc vượt trại .Tại Phân trại Bình Sơn , Tr/úy Hoành Biệt kích , hẹn cùng Quý người Ðà lạt cùng vượt trại . Ðây là nhóm hai người vượt trại ở Hàm Trí .Không biết lý do gì anh Quý thất lạc với anh Hoành , nên chỉ mình anh Hoành ra đi, còn anh Quý lẫn quẩn trong đêm bị Công an trại truy đuổi bắn chết khiêng về bỏ nằm trước trại cho tất cả thấy để dằn mặt .
Nhờ sư đấu tranh của Tù cải tạo mà Tháng 10/80 . Năm trăm người được thả về . Sau đó tháng 12 lại thả về vài trăm .Giừa năm 1981 coi như gần hết các anh em ở tổng trại 8 Sông Mao đươc về .Người Tù có cấp bậc cao nhất tai đây là Ðại tá Lương , Ông ta đã bị cô lập không cho chúng tôi tiếp xúc . Luôn luôn bị đám Trật tự rình mò theo dõi , Không biết ông về thời gian nào .
Ra khỏi nhà tù nhỏ , bước chân vào nhà tù lớn hơn . Tất cả Chiến Sĩ Quân lực VNCH bị đầy đọa về thể xác lẫn tinh thần . Hận thù triền miên do cộng sản tiếp tục gây ra biết đến bao giờ chấm dứt .
Ghi lại đây một đoạn đời bi thảm, không phải để kể lễ hay kêu than cho số phận của người lính, người dân Miền Nam bị bán đứng , đến nổi phải nát cửa tan nhà. Tất cả những giòng chữ trên đây đều là máu và nước mắt của không riêng tôi mà là của tất cả bạn bè đồng đội đã cùng bước vào cổng thiên đường xã nghĩa và một số may mắn trong số này có tôi đã trở về để làm một nhân chứng trước lịch sử dân tộc. Mục đích cũng chỉ thế thôi !
CAO HOÀI SƠN
Cựu Trung Uý QLVNCH
Mười hai giờ trưa ngày 30/4/75 . Tổng thống VNCH Dương văn Minh đọc trên Ðài phát thanh Sài gòn, ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng , chờ giao chính quyền cho Cộng Sản . Như cơn sét đánh bên tai, tôi bàng hoàng trong giây lát . Miền Nam mến yêu đâu còn nữa, qua bao năm chiến đấu tốn không ít máu xương, giờ phải chịu buông súng đầu hàng
Tôi chào từ biệt vị Tiểu đoàn trưởng TD/229/ÐP Nguyễn hữu Tiến và anh em trong đơn vị , tìm đường trở về quê Chợ Lầu , Phan rí thăm mẹ già và vợ cùng hai con .Tôi băn khoăn mãi không biết nên đi bằng đường bộ hay bằng ghe và khi về thì phải trình diện ở đâu . Chợ Lầu tuy là quê tôi nhưng mà tôi đã gây ân oán giang hồ với VC nằm vùng rất nhiều, vì khi còn ở DD118/ÐPQ . Tôi đã chỉ huy binh sĩ làm cỏ bọn du kích nằm vùng nhiều quá , có thể chưa kịp nhìn thấy Vợ con thì đã bị trả thù cũng có . Tôi cũng vừa nhận được tin ba tôi đã tự tử chết tại nhà, mãi đến ba ngày sau ông ngoại tôi lên xã xin đem chôn mới được” Cách mạng”đồng ý .
Ngày 17/4/75 sau khi Bắc Bình Thuận bỏ ngỏ . VC từ trong rừng tràn về chiếm chánh quyền , Ba tôi không chịu trình diện tại Xã để chúng sai khiến . Tối đó ông quyết định uống độc dược quyên sinh . Trước khi chết ông dùng Sơn viết lên tường nhà hàng chữ để lại cho các con .” Ba thà làm phân xanh cho cây cỏ còn hơn sống chung với Cộng Sản .”
Chúng kết tội ông là CIA phản động . Với chức vụ nhỏ nhoi là phụ tá cho Chi Chiêu Hồi Hòa Ða , Chính quyền vừa cướp được lấy làm tức tối , vì có một tên cực kỳ phản động dám công khai dùng cái chết để phỉ nhổ vào mặt chúng .
Thế là cả bọn kéo đến đầy nhà , lục soát lấy đi những gì mà không thuộc về chúng , như một lũ kên kên cướp cạn , chỉ thiếu một điều là không ăn xác chết . Và tôi cũng nhận được tin Th/sĩ Nguyễn Thìn Cảnh sát Ðặc biệt Chi Khu Phan lý Chàm bị chúng bắt trói đem vào rừng giết man rợ còn hơn thời Trung Cổ .
Cuối cùng tôi quyết định dùng ghe từ Long Hải để về Phan rí Cửa và trình diện tại đây , dầu sao cũng đỡ hơn tại Chợ lầu, nơi cạm bẫy đang rình rập tôi, muốn một lần nhìn lại người thân rồi thì thân xác này có bị ra sao thì mặc . Tôi biết Việt cộng sẽ trả thù lên thân xác,và gia đình những chiến sĩ QLVNCH, trong đó có tôi .
Sáng sớm ngày 3/5/75 tôi đã về đến nhà bình yên . Tôi đi trình diện ngay theo lời khuyên của gia đình ở Thôn Song Thanh ,nằm trong Trường Tiểu học Thanh Lộc .Những lời chửi bới của tên Kỷ Thôn trưởng mà sau mấy mươi năm còn văng vẳng bên tai, trước đây hắn là cơ sở nằm vùng vừa mới ngoi lên mấy ngày nay . Chúng để tôi yên ổn cho đến sáng ngày 5/5/75 thì cho một du kích nguyên trước đây là Nhân dân tự vệ dưới quyền chỉ huy của tôi đến thông báo là trưa nay trình diện tại Thôn lúc 1 giờ để đi học tập .
Tôi không có nghe bảo đem cơm gạo, chỉ nhận lệnh tập trung . Vì nghĩ là đi học tâp nên cần gì phải đem đồ nhiều , cần gì thì sau này người nhà sẽ mang cho, từ giả vợ con tôi lên đường nhưng thực tâm biết rõ là khó có ngày về . Hơn 12 giờ trưa tôi đã có mặt tại thôn với một ít hành trang . Tên thôn Trưởng sai du kích đem nhốt tôi vào trong một lớp học, ánh sáng lờ mờ qua khe cửa . Một lúc sau thì có mặt đầy đủ khoảng mười người .
Ðiểm danh sơ qua tôi thấy có Ấp Trưởng Song thanh là Nhu , Tr/úy Tăng văn Ðồng Tr/Ban 5 Chi Khu Hòa Ða , Th/úy Trần văn Xuân Trưởng ban NDTV /H Ð , Tôi Cao hoài Sơn DDT/DD4/TD/229/ÐP, số cón lại là nhân viên Xã ấp và Cảnh Sát viên .
Trong lúc chờ đợi xe đến chở đi , Tôi được người thân báo cho biết qua khe cửa sổ, có một nhóm định đánh chúng tôi khi trên đường ra xe . Khi tên Thôn trưởng có mặt tôi liền phản đối thì được hắn trả lời là Nhân dân phẫn nộ không can thiệp được . Thì ra chính bọn này mang danh nhân dân để tổ chức đánh chúng tôi . Thật quá ư là hèn hạ , chỉ có chế độ cộng sản ưu việt mới sản sinh ra giống người này , chuyên môn đánh người ngã ngựa .
Lúc này dân chúng đến xem chật cả sân trường , chỉ chừa một lối đi nhỏ . Nhìn ra không phân biệt được bạn thù , trong số này cũng có rất đông thân nhân đang ra sức ngầm bảo vệ cho chúng tôi lên đường .
Xe đã đến nhưng chúng tôi không ai chịu đi cả , cuối cùng Trưởng Ấp Nhu thí mạng già đi đầu , đám đông chỉ chen lấn . Tôi có ngay quyết định là phải chạy thật nhanh ra xe . Vừa được nửa đường thì vòng vây khép lại , bất chợt một tên chen vào đấm vào mặt tôi ,với giỏ xách trên tay ,tôi phản ứng nhanh bằng cách quất mạnh vào mặt nó thật mạnh . Một tên khác giơ cao cái mõ lếch loại lớn nhắm đầu tôi đánh xuống .Không còn cách nào khác đành ném cái túi xách giơ hai tay bảo vệ cái đầu . Nhát đánh thật mạnh ,làm bầm cả tay và trượt xuống trúng đầu sưng một cục lớn .
May mắn cho tôi, người nhà can thiệp kip thời bảo vệ lên xe . Nhìn xuống bên dưới một cảnh hỗn loạn xảy ra , hai anh Xuân và Ðồng bị tràn ngâp trong đám đông , kẻ đánh người đạp đến chừng lên được xe thì máu me đầy mình , đấy là nhờ có thân nhân bảo vệ không thi có lẽ khó mà toàn mạng .
Lúc này bên dưới có hai phe đánh nhau kịch liệt,một bên gồm thân nhân chúng tôi ra sức bảo vệ, bên còn lại cố đánh chúng tôi cho bằng được theo lệnh . Bọn du kích phải bắn chỉ thiên loạn xạ để giải tán . Ngày ra đi như vậy, tôi hình dung ra một ngày về thật ảm đam.
Nhưng mà còn đỡ hơn mấy anh em ở Chợ lầu . Ngày ra đi bị một nhóm lão già có con bị phơi xác cho Bác và Ðảng quang vinh chận xe lại leo lên xe dùng gậy đánh vào đầu từng anh một,cho đến khi mệt lừ mới thôi . Ðây mới thât sự là nhân dân phân nộ .
VC đã trưng dụng các xe chở hàng để chở chúng tôi . Xe của các Thôn Giang hải , Hải tân , Phú ninh, Phú hải đà tập trung về đầy đủ trước Thôn Song Thanh . Bọn Du kích 30/4 hăm hở, đạn lên nòng áp giải chúng tôi lên đường . Tôi còn nhớ nét mặt tên Thôn trưởng Song Thanh, tên KỶ đã hân hoan đưa tiễn chúng tôi đi như vừa lập được chiến công hiển hách .
LAO XÁ PHAN THIẾT
Ðoàn xe đi về hướng Phan Thiết và dừng lại trước Lao Xá . Chúng tôi bi lùa vào tập trung ở sân lớn để điểm danh và học nội quy . lúc này, tôi thấy có đầy đủ các Sĩ quan,Cảnh sát, Xã,Ấp trưởng và hầu hết các Trung đội trưởng nghĩa quân . Tôi chợt thấy Trúc viên Trương gia Kỳ Sanh , cựu Dân biểu VNCH , người đã thiên về VC chống lại chính quyền miền nam , đã từng đâm sau lưng chiến sĩ . Người đã dày công tranh đấu chống lại chính quyền Miền nam qua chiêu bài đối lập cuội, làm lợi cho chế độ bạo tàn, đang ngồi bó gối trước một phòng nhỏ gần sân tập trung . Ðó là ân huệ duy nhất mà đảng đã ban phát , ông ta khỏi phải bi nhốt chung trong những dãy nhà tập thể chật chội . Không biết lúc đó và sau này tới khi qua đời, ông ta nghĩ gì và có thấm thía cho cuộc đời lầm lạc đã qua không ?
Dãy nhà trước đây thời VNCH chỉ nhốt 50 người , nay thì chứa hơn 120 người , nên vô cùng chật chội và nóng . Hàng ngày chúng tôi chỉ mặc độc nhất cái quần đùi , khi nào ra sân ăn cơm mới mặc đồ vào . Ngày được Cách mạng cho ăn 3 lần , mỗi lần một chén cơm với muối hột . Buổi chiều được cho ra sân tắm ở giếng nước .
Tôi thấy có mặt Th/tá Thổ Thêm người hùng Bình Thuận , Trung tá Diệp Sắn Cảnh Quận/CKT/ Hải Ninh và hầu hết những Sĩ Quan trình diện ở Bình thuận . Tôi nghe anh em nói Ð/u Lê văn Trò Ðại Ðội trưởng Trinh Sát Tỉnh bị bắt đem lên Tân Ðiền, khi anh vừa mới từ Sài gòn trở về . Sau khi đọc bản án trước cái gọi là tòa án nhân dân , anh bi đem đặt lên vĩ sắt nướng cho chết. Sau đó thi thể lại bị VC đâm nát bấy và dìm xuống ruộng, mấy ngày sau nhờ các em chăn trâu phát giác, thân nhân mới xin đem về chon. Không biết có phải anh đã chết thảm khốc như vậy không ? Nếu sự thật như vậy thì không còn gì để nói .
TRẠI TÙ CÀ TÓT
Ngày 10/5/75 chúng tôi được tập trung tại sân lao xá ,phân chia thành hai nhóm Ngụy quyền và Ngụy quân . Không biết tại sao anh Tăng văn Ðồng lại được sắp xếp vào nhóm Ngụy quyền mặc dù anh là TR/úy Trưởng ban 5 CK/Hòa Ða . Chỉ it ngày sau anh chết tại Cà Lon vì vết thương của trận đòn thù khi đưa tiển lên đường và bệnh sốt rét .
Ðoàn xe chở chúng tôi gồm 105 người rẽ vào Tỉnh lộ 8 hướng về Ma Lâm Thiện Giáo . Ra khỏi Ma Lâm đi theo Tỉnh lộ 8 về hướng tây chừng chục cây số . Xe rẽ trái vào con đường sỏi đá . Ðường càng đi độ dốc càng cao, phía trước mặt là núi thấp , rừng lim . Con Sông Quao hay sông Cái phát nguyên từ Di linh nằm bên phải đường, tới đây dòng sông bi mất hút vì rặng núi Bà che khuất . Vùng này là rừng già đầy tre nứa , và cây lớn . Bao trùm luôn cả Quận Tánh Linh, Hoài Ðức của Tỉnh Bình Tuy .Vùng này có nhiều mật khu VC , nhờ ẩn nấp kín đáo trong rừng tre bạt ngàn , che kín những con đường mòn chằng chịt chạy dọc theo con sông La Ngà lên tới đèo Chuối trên QL20 tại Quận Ðịnh Quán (Long Khánh )
Có tiếng thì thào chuyền cho nhau nghe CÀ TÓT . Ðoàn xe GMC chở chúng tôi dừng lại ở một lán trống , tất cả xuống xe chuẩn bị đi bộ . Ðoàn người đi hàng một trong im lặng . Súng AK của du kích áp tải chỉa lăm lăm vào đoàn người . Tội nghiệp cho TR/úy SÉT là thương phế binh bị mất một chân quá gối phải đi chân giả , một mắt đui , mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ , làm sao anh có thể đi theo kịp đoàn người . Vì vậy anh bị chửi bới thậm tệ và chúng hăm bắn bỏ . Anh Sét trước đây đã từng là một Ðại Ðội Trưởng oai hùng . Năm 1969 anh là DDT/DD/118/ÐPQ đóng quân tại xóm Châu hanh bên kia Sông lũy , bên này là Bò phèn .
VC đã đem Trung đoàn 820/ÐP ,quyết san bằng đại đội này với một đoàn XDNT đang công tác tại đây . Trực thăng võ trang đã đến chi viện kịp thời , và Pháo binh của Mỹ tại Lương Sơn đã bẻ gãy cuộc tấn công của địch . Theo tin tình báo lúc đó cho biết địch chết 80 tên và tên chỉ huy trận đánh bị cách chức . Có lẽ mối hận chưa nguôi , nên giờ này mặc dù anh đã bị tàn phế vẫn còn bị hành hạ . Một tên du kích đi sau với anh .
Trong đoàn có một Tr/Sĩ tên On người Phan rí thành ( Hòa đa ) Không biết vì có thù oán gì với các quan chức Cách mạng địa phương mà được các ngài phong lên TR/úy nên cũng bị bắt theo chúng tôi lên đây, sau này anh bị bệnh gần chết .Mãi hơn 10 giờ đêm đoàn người mới tới được trại . Qua ánh đèn dầu leo lét chúng tôi chả thấy được gì . Chúng tôi được tập trung ngoài sân để nghe thủ trưởng lên lớp .
Thủ trưởng ở đây tên Hoa , người Ðức Nghĩa Phan Thiết , Tươm tất trong bộ quân phục với nón cối dép râu , khẩu K54 đeo ngang hông và mang quân hàm Thiếu tá. Một lần nữa, Thủ trưởng Hoa chửi bới chúng tôi không còn lời lẽ gì để nói . Những danh từ xấu xa nhất được gán ghép cho đám tù binh VNCH . Nào là ôm chân đế quốc, ăn bơ thừa sữa cặn, Lũ giết người không gớm tay ..... Sao không chạy theo chủ MỸ lại quay về đây . Cá đã nằm trên thớt biết làm sao đây, giờ chúng tôi thấy hối hận vì tin lời Cộng sản ra trình diện .
Sau khi đọc danh sách 105 ngụy quân chúng tôi , hắn chợt bắt gặp tên Thổ Thêm . Ngó thẳng vào hàng quân quát lớn “ Anh nào là Thổ Thêm bước ra khỏi hàng “, trong đầu tôi nghĩ nhanh chắc là tụi nó thanh toán ông Thêm ngay tại đây để trả thù đây .
Từ trong hàng Th/tá Thổ Thêm nói “ có “ và bước ra khỏi hàng, hắn dùng đèn Pin rọi từ đầu đến chân để coi thật kỹ con người đã đi vào huyền thoại này . Hắn không tìm ra được một chút nào bơ thừa sữa cặn , ôm chân đế quốc ,trên thân thể gầy guộc của ông mà hắn vừa chửi khi lên lớp . Không nói tiếng nào , hắn phất tay cho ông Thêm về hàng.
Cũng nên nói thêm về ông . Th/tá Thổ Thêm đã giãi ngũ gần hai năm . Những ngày tháng 4/75 . ông về sống tại Xã Hậu Quách . Ngày 17/4 sau khi làm chủ Bắc Bình Thuận . Chúng lo thanh toán ân oán giang hồ với những người cho là Ác ôn của chế độ cũ . Ông bị giam vào lao xá từ đó đến nay , đói khát triền miên , nên con người vốn ốm o lại càng hóc hác .
Từ khi là Ðại đội trưởng DD/888/ÐPQ và là Tiểu đoàn Trưởng TD/230/ÐP hoạt động tại Thiện Giáo . Ông là một thiên tài về quân sự . Từ cấp nhỏ nhất lên cấp Th/tá , ông đã trãi qua bao trận đánh kinh hồn . Chỉ có thắng chứ chưa hề chiến bại . Ông có 2 Bảo quốc Huân chương và hơn 80 Huy chương đủ loại . Cộng quân nghe đến đơn vị ông là chỉ có đường chạy . Mật khu Tam Giác Sắt và Cà Tót này, đơn vị ông chi huy đã giẫm nát nhiều lần , gây cho địch không biết bao nhiêu thương vong . Nếu không phải là người Chàm chắc ông đã bị tử hình .
Tối hôm đó , chúng tôi nằm ngủ ngay trên nền đất ẩm ướt . Muỗi rừng như trấu vãi tấn công chúng tôi không thương tiếc. Sáng hôm sau ,khi mặt trời vừa hừng sáng, chúng tôi thấy lố nhố ở 3 dãy nhà hình chữ U giữa là một sân rộng . Có khoảng trên 4000 ngàn người ăn bận lôi thôi lếch thếch , nhiều người phải chống gậy mới đi nổi . Cách đó 40m là con suối lớn ,hàng ngày tù binh tắm giặt ở đây .
Ðược biết Tỉnh ủy Bình Thuận của VC đặt tại đây , trong 3 túp lều núp dưới tàn cây lớn để trốn máy bay của ta . BCH chỉ le que vài mạng , Không đủ người canh đám tù , nên môt trung đội du kích thành lập hồi 30/4 được điều lên đây canh giữ . Trung đội này mấy ngày đầu thì hùng hổ , chửi bới chúng tôi không tiếc lời , qua chừng 20 ngày không còn thằng nào đủ sức lếch đi vì bị bệnh sốt rét .
Nhìn xung quanh rừng núi âm u , không gian vắng lặng một cách đáng sợ . bốn bề là núi cao, trại nằm trong một thung lũng chết.Ðây là nơi tử địa chứ nào phải nơi học tập lao động như lời chúng nói ở Lao xá .Thì ra dã tâm của bọn VC là muốn giết toàn bộ chúng tôi nhưng sợ thế giới lên án là bọn đồ tể , giống như tụi khờ me đỏ . Nên đem lên đây mượn tay Sốt rét rừng , cùng bỏ đói khát cho chết lần mòn để trả thù rửa hận .
Chừng 8 giờ sáng , Chúng lục soát tịch thu tất cả mền mùng võng . Tóm lại những gì có liên quan tới quân đội là bi tich thu . Chúng thấy cái mền Poncho light là chộp ngay làm của riêng , không nghĩ những người tù họ đắp bằng gì giữa trời lạnh giá của núi rừng nghiệt ngã ...Thực phẩm , thuốc men ít ỏi mang theo cũng bị vét sạch . Giày dép bình đựng nước tập trung lại một đống lớn , khi nào đi lao động mới cho mang .Chỗ ở thì sơ sài lợp bằng cỏ tranh . Giường nằm là những thanh tre được bện lại bằng dây mấu . Dưới chân giường là hàng cùm bằng gỗ như thời trung cổ . Ba dãy nhà hoàn toàn không có vách che , mặc cho gió rừng lạnh buốt xuyên qua .
Những đêm mưa Bão bùng . Gió đập phành phạch như muốn thổi tung mái lá . Cây rừng ngã đổ , may mà không đè lên mái . Gió lạnh buốt thổi từng cơn qua những hình hài tàn tạ , đang co ro trong những chiếc mền mỏng còn sót lại .Bửa ăn thì toàn khoai mì với ít gạo ẩm mốc . Ðọt khoai mì , măng rừng nấu với muối hột là món ăn chính . Không ai có thể sông quá 3 tháng nếu bị ngã bệnh rét rừng . Nơi đây thật sự là địa ngục trần gian .
Ngay ngày hôm đó gần như toàn bộ Hạ sĩ quan , Binh sĩ , Nghĩa quân , Cảnh sát , Nhân viên Xã âp.... Bi bắt khi di chuyển từ Lâm Ðồng về Phan thiết vào đầu tháng 4/75 , Cùng cán bộ hành chánh của Bình thuận cấp thấp được thả về . Bị bắt chưa đến một tháng mà hình hài quá đỗi tang thương, anh em dìu nhau đi giũa rừng núi âm u mà lòng buốt giá. Ôi thê thảm xiết bao, mạng người đâu phải cầm thú , hởi những tên dã man không tánh người mang danh cách mạng .
Trong ngày 11/5/75 tại Cà Tót chỉ còn lại khoản 1000 người . Cấp bậc cao nhất là Thiếu tá, Chỗ ở trở nên rộng rãi , Những người bị bắt trước đã bắt đầu ngã bệnh nằm la liệt , không thuốc men gì cả . Ðến cuối tháng toán 105 người chúng tôi lên từ Lao xá đã có người bị bệnh sốt rét .
Ngày nào cũng có người chết ,Tôi không biết tên vì là từ các đơn vị khác từ Lâm đồng chạy về theo Tỉnh lộ 8. May mắn cho chúng tôi là vợ đã tìm được đường lên thăm . Thật là vất vả gian nan cho các chị . Qua 2 ngày lội suối băng rừng , tối đến các chị phải leo lên cây ngủ vì sợ cop.
Cuối cùng nhờ sự chỉ đường của các người Thượng , các chị mới tìm được đến nơi . Lúc đãu tên Trại trưởng không đồng ý cho gặp chồng . cuối cùng chúng tôi được gặp các Bà vợ vào lúc hoàng hôn và chỉ một tiếng đồng hồ . Chúng tôi nhận được một số thuốc trị sốt rét cùng thực phẩm , áo quần .. Nhất là gặp lại người vợ mà chỉ tưởng thấy trong mơ . Qua hai đêm ở rừng Cà Tót , mười một chị lên thăm chồng trở về tất cả đều ngã bệnh sốt rét nhưng may mắn không ai chết . Chỉ có chị vợ của Anh Xã Ngọc ở Phan rí Cửa lên thăm anh ở Cà lon về bị bệnh chết
Ngày 19/6/75, chúng chọn ngày Quân lực của VNCH, toàn bộ Sĩ quan còn sót lại , Kể cả giáo chức biệt phái , được VC gọi là Giáo gian . Tất cả bị hốt hết lên đây , không ít anh em có cha chú nằm vùng có ám số, là Liệt sĩ, và con em gia đình có công với cách mạng . Trong số này có nhà văn Quân đội Hải triều (Lê Văn Hai) . Ðây là một cố tình bôi nhục ngày quân lực của ta .
Lúc này số người tăng lên hơn 3000 người , Trong số này có hơn 10 vị Bác Sĩ Quân y tài ba nhưng cũng đành bó tay vì không có thuốc .Chúng tôi được phân thành Tổ Ðội . TH/tá Ðỗ phương Gia đại diện trại viên để nhận lệnh từ BCH trại . Ð/úy Lâm Sĩ quan trợ y của CK/Thiện giáo coi về y tế . Th/úy Trần văn Xuân nhận trưởng bếp lo việc ăn uống cho toàn trại . Tôi và sáu anh em khác được phân công vào toán đào khoai mì, sắn măng, hái rau rừng cho toàn trại . Còn lại làm các công việc linh tinh như làm cỏ hai đám bắp, chặt tre , gỗ tu sửa lán trại, ngoài ra không có việc gì để làm .Ngoài việc làm bản khai Lý lịch , phải khai ba đời và tội ác đã gây ra với nhân dân và Cách mạng .
Ðại úy Thông ngộ (người Chàm ) Ðại đội trưởng DD/888/ÐPQ lừng danh , Thay thế ông Thêm khi lên nắm Tiểu đoàn Trưởng 230/ÐP . Không biết anh khai lý lịch thế nào mà bi chúng kêu lên chửi bới thậm tệ và bắt cùm trên sạp tre . Hai tay còn bị cột chặt xuống vạt tre 2 ngày, mặc cho muỗi mòng thiêu đốt , thật tàn bạo hết nói . Ðại úy Thông ngộ đã vượt trại ở Hàm trí và mất tích từ đó đến nay cùng Ð/úy Ðặng Phiên .
Nhiều người khác cũng bị kêu lên làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi gọi là “Ðạt “ . Trong thời gian này , Huyện ủy Mười Trung về làm trại trưởng . Thấy chúng tôi bệnh chết nhiều quá nên cũng cảm thấy ít nhiều ân hận . Hàng ngày thường xuyên xuống chỗ anh em đang bệnh nằm , khuyến khích đứng dậy đi tập thể dục .
Ðám tù già như Thổ Thêm , Nguyễn văn Thứ cho vào tổ xay lúa , sàng gạo lấy cám cho heo ăn . Lâu quá rồi chưa có miếng thịt nào vào bụng nên thèm vô cùng. Thấy ông Thêm đứng nhìn mấy con heo , tôi lại gần thì ông hỏi .Sơn mày có muốn ăn thịt heo không ? Tôi cười cười đáp, thịt ở đâu mà ăn , Ông chỉ và mấy con Bồ Cạp đang bò ở vỏ cây gần đó . Tôi chợt hiểu và nói khẽ , cẩn thận chú , nó biết được thì mệt .
Hôm sau chúng tôi có thịt heo ăn, tôi biết ngay đây là tác phẩm của ông Thêm . Một hôm nọ, tay Th/sỹ VC tên Hợi đi bắn được một con khỉ đột thật lớn vác về quăng giữa sân , hắn nói anh nào muốn ăn thì lấy về làm thịt . Tôi cùng vài anh bạn đem về làm thịt ăn , hầu hết rất đói đều muốn ăn nhưng ngại thịt khỉ thành ra còn lưỡng lự . Tay đang cầm cái đùi khỉ vừa nướng chín , tôi nghe tiếng thì thào gọi tên tôi . Sơn cho anh một miếng , quay lại thấy Th/tá Phạm Minh Trung Tâm Trưởng /TT/TVYT/BT , ngày 4/4/75 tôi đã cùng anh cầm vòi rồng cứu chợ Phan Thiết và Phố Gia Long .
Anh đang nằm trên sạp tre đi không nỗi vì cơn sốt rét . Tôi đưa cho anh ngay cái đùi khỉ , mãi đến hôm nay tôi không quên hình ảnh đó . Còn Th/tá Trịnh vĩnh Bình đang nhăn nhó vì con đau bao tử đang hành hạ , ông chết khi bị chuyển ra Bắc tại trại Vĩnh Phú năm 1977.
Lúc này chúng tôi đã sức tàn lực kiệt vì cơn bịnh sốt rét , ngày nào cũng có người chết . Trong số bạn bè thân có ba người ra đi . Tr/úy Ðặng văn Hai TD/229 , Tr/úy Nguyễn văn Biên Trưởng ban 5/CK/ Tuy Phong .Th/úy Pháo Binh Nguyễn Phong người Chợ Lầu .
Các anh đã chết đi trong cô lạnh , thân thể được quấn trong cái mền và bảy nẹp tre , chôn bên gốc cây, không mộ bia . Trong gần 100 ngày sống ở đây đã có hơn 40 người nằm xuống . Nếu không về Sông Mao kịp thời chắc chúng tôi phải bỏ mạng tại đây .
Những tiếng thét đầy ma quái vang lên đột ngột trong đêm vắng ,đánh thức mọi người trong cơn ngái ngủ . Tiêng rên rỉ , tiếng run lập cập của người bạn nằm bên , cho ta cái cảm giác rờn rợn ..Cái chết tới thật bất chợt không ai ngờ . Hai nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết đau thương là Sốt rét và Ðói triến miên .
Cuối tháng 6/75 cấp Thiếu tá được chuyển ra Bắc , từ Ðai úy dến chuẩn úy còn ở Cà Tót . Không hiểu lý do gì giữa tháng 8/75 VC đã chuyển chúng tôi về Sông Mao . Cấp chuẩn úy được cho về học tập và quản lý tại địa phương. Trong số anh em lên ngày 19/6/75, tôi quen với một trung sĩ Cảnh sát, trước đây anh làm việc ở vùng Bình an, Bình lâm . Anh có biệt danh là Tư Búa, một hôm anh nói nhỏ với tôi, chắc tụi nó tử hình tôi nay mai thôi, vì dân VC ở đó chúng lập tòa án nhân dân kết án tôi rồi. Mặc dù biết cái chết sẽ đến trong nay mai nhưng anh vẫn xem thường . Quả thật sáng hai ngày sau anh bị trói thúc ké dẫn đi, gặp tôi anh gật đầu chào như một lời giả biệt Giữa tháng 8/75, tức là sau khi bị nhốt ở Cà tót chừng một trăm ngày, không biết vì lí do gì tất cả chúng tôi được lệnh chuẩn bị rời trại . Thật quá đổi vui mừng vì thoát khỏi địa ngục này .
Ðoàn xe chở chúng tôi đậu cách BCH trại chừng 1 km, nhưng đám người chúng tôi đa số đi không nỗi, phải chống gậy quần áo tả tơi tê hơn đám ăn mày . Ðể khỏi mất măt vì sợ nhân dân thấy cảnh đối xử tàn tệ với tù binh . Chúng ra lệnh cho chúng tôi phải quăng gậy gộc mới cho ra đi . Vì muốn thoát khỏi Ðịa ngục này càng nhanh càng tốt , nên anh em người còn mạnh dìu người yếu cố dìu nhau đi trong tang thương . Hình ảnh này đã không phai nhòa trong tâm tri tôi cho đến hết cuộc đời .
TỔNG TRẠI 8 SÔNG MAO
Tổng trại 8 Sông mao lấy căn cứ của Trung đoàn 44/Sư đoàn 23/BB làm trại tù . Khu gia Binh thì nhốt khối B ( trung úy ) và khối C ( thiếu úy ) ngăn đôi bởi một hàng rào kẽm gai. Khối A từ Ðại úy trở lên nằm tại khu nhà tiền chế , trước đây TD/229/ÐP dùng làm doanh trại
Tổng trại 8 do Trung đoàn 482 của VC Bình Thuận quản lý , thuộc Quân khu 6 với chính trị viên là Trung tá Loan . Trại A có 4 khối . Khối 1 dành cho cấp thiếu tá không đi bắc . Khối 2 Bình thuận khối 3 Bình Tuy , Khối 4 dành cho Lâm đồng , Ninh thuận , Tuyên Ðức . Chúng tuyển lựa đám có dây mơ rễ má , có cha là nằm vùng, Liệt sỹ , hoặc có công với Cách mạng làm Khối trưởng , đội trưởng . Nhà văn quân đội Hải Triều Lê văn Hai là một trong số khối trưởng, nên ở trại rất ít ngày và về sớm nhất, chỉ thua Đại Uý Lê Dũng (Bình Tuy) là cháu gọi Lê Duẩn là cậu ruột.
Trại B Trung úy được chia làm 5 khối . Khối 1 Lâm đồng , Khối 2 Bình tuy , Khối 3 Ninh Thuận , Khối 4 Bình thuận Khối 5 Tuyên Đức và Ðà lạt . Cũng có vài người ở lẩn lộn . Khối trưởng khối 4 là Nguyễn văn Tánh ,có cha là huyện ủy VC . Khối 5 là nhà giáo Luu hữu Ðược có cha là Huyện ủy đã chết khi kháng chiến chống pháp .
Trại tù ở Sông mao so với Cà tót là thiên đường . Tôi nhớ ngày mới về , tối đó được cho ăn cơm trắng với cá khô, dù không được no lòng nhưng tôi cứ tưởng trong mơ . Những ngày đầu tất cả còn ở chung với nhau tại khu gia binh .Chúng tôi tự bầu lấy người chỉ huy trong lao động . Tôi được các anh bầu chọn làm người coi về phân công lao động vì thành tích trước đó ít ngày dám bạt tai giáo gian con một huyện ủy VC được VC chỉ định quản lý nhà kho, vì tên này dám ỷ thế coi thường chúng tôi .
Khi Tôi từ Cà tót về đây thì trại này đà có trên vài ngàn . Các anh từ Lâm đồng , Bình tuy , Phan rang , Ðà lạt .... đã.tập trung về đây . Không biết chính xác nhưng ước lượng 3 trại có khoảng 5000 ngàn người .Thân nhân những người tù từ Cà tót hàng ngày lên đứng ngoài vòng rào kẽm gai dòm vào tìm xem thân nhân của mình còn hay mất .
Không ai được biết tin gì cả . Tất cả Chuẩn úy được cho về đều bi cảnh cáo trước không được tiêt lộ tin tức chết tai Cà tót . Không biết tại sao tin anh Ðặng văn Hai bị chết lại đến tai vợ anh . Gia đình lên Xã Chợ lầu hỏi thì bị chối phăng . Họ nghi ngờ anh Chuẩn úy Nguyễn Hai tiết lộ , vì nhà anh sát nhà vợ anh Hai .Thế là anh Nguyễn Hai phải lãnh đủ , thiếu điều bắt nhốt anh . VC thật hèn hạ , đã có gan giết người lại còn muốn bưng bít, qua 35 năm chứng nào tật ấy vẫn còn . Thôi thì để lịch sử phán xét vậy .
Chúng tôi chiều chiều ra đứng trên các hồ chứa nước bằng xi măng rất cao để thân nhân nhìn thấy biết mình còn sống. Chỉ được vài ngày , BCH Trại quyết định chấm dứt tình trạng này , bằng cách điều toàn bộ chúng tôi lên phi trường Sông mao cách đó hơn 1 km khiêng loại vĩ sắt làm phi đạo về rào kín mít , đến nỗi gió cũng bị cản lại . Sông mao là địa danh có tiếng nóng nhất Bình thuận , nay như cái lò lửa . Tình trạng khô hạn không đủ nước sinh hoạt , mặc dù chúng tôi đã đào hàng trăm giếng nước . Một tuần một lần được lên đập É Chiêm ở trên con sông mao tắm giặt .
Cuộc vượt trại đầu tiên xảy ra trong tháng 9/75, do ba anh em ở khối C ( thiếu úy ) thực hiện, Cầm đầu nhóm là Thiếu úy Tám, biệt danh Tám đặc công, trước đây anh là một đặc công VC hồi chánh,được mang quân hàm Th/úy của QLVNCH, và là trưởng toán Thám báo tại Chi khu/Hòa đa . Nhân việc đi khiêng vĩ sắt về rào khu trại, anh đã lôi kéo anh Trần văn xuân và một số anh em khác cùng trốn vào rừng lập chiến khu .
Nhưng cuối cùng chỉ có anh Ðoàn tiến Xe ( người Chàm thuộc Ðại đội 118/ÐPQ ) và anh Bá tự là Bá lé người Phan thiết là vượt thoát. Hai anh Xe và Bá, bị bắt lại, riêng anh Tám đặc công là một người có võ nghệ cao cường, lại từng là đặc công VC, nên anh trốn thoát dễ dàng và cướp súng của du kích địch, hoạt động tại vùng phía tây Hòa đa . Anh đánh phá VC hơn một năm làm cho chúng nhiều tổn thất, cuối cùng anh bị VC bao vây bắn chết kéo xác về cho dân chúng Hòa đa coi .
Nguồn an ủi duy nhất là chiều về leo lên hồ nước để hy vọng nhìn thấy vợ con nay chấm dứt Khối A Ð/úy chuyển lên khu nhà tiền chế . Tổ đội khối được thành lập để chuẩn bị học tập . Trước khi học tập , toàn trại làm bản Tự khai lý lịch .Lần này có kinh nghiệm ở lần làm trên Cà Tót,tôi chép lại y chang nên thông qua trước tổ và trại dễ dàng . Một số rất đông cứ làm đi làm lại hoài mà không được thông qua .
Chỉ tội cho nhóm Giáo chức biệt phái và các anh làm việc văn phòng ,không biết lấy tội ở đâu ra mà nhận , đành phải bịa ra những tội thật ngớ ngẫn để được thông qua . Hơn nửa tháng trời mới xong phần lý lịch và được phát giấy đặc biệt cùng mực Cửu Long để chép vào đem nộp . Tôi nghiệm ra một chân lý,trong nhà tù Cộng sản Tay nào nói giốc hay thì được đánh giá là học tập tốt, nhưng ở tù lâu hơn .
Trước khi bước vào học tập chính trị gồm cả thảy 10 bài . BCH trại quyết định cho chúng tôi thăm nuôi để lên tinh thần . Khu rạp hát cũ kế lầu nước được chọn làm chỗ thăm nuôi . Anh em tôi hăng hái tình nguyện xin đi ra đó quét dọn mục đích được ngắm cảnh người qua lại và tìm người quen .
Nhà tôi chỉ cách đây 3km nên rất nhiều người quen biết . Nhiều lúc họ lén ném thuốc lá vào cho vì khu này chỉ cách con đường Tự Do một hàng rào kẽm gai thấp .Ðang quét dọn , tôi bỗng nghe một tiếng nổ lớn , quay lại thì thấy anh Trần Quang Ảnh (em ruột dược sĩ Trần Quang Tuấn), Trưởng ban 4 CK/ PLC nằm ngã bên canh. Môt bàn chân đã bị nát , máu me cùng mình, tôi vội sốc anh lên lưng cõng chạy về trại cấp cứu . Anh được chuyển đi bệnh viện và sau đó về luôn nhà .
Sau gần 5 tháng mới gặp lại người thân , thật vui mừng không kể siết . Một giờ thăm nuôi quá ngắn ngủi nhưng có còn hơn không . Nhờ gia đình tiếp tế đầy đủ các vật cần thiết, nhất là thuốc trị sốt rét nên sức khỏe có khá hơn trước .
Ngày đầu tiên được học tập ai nấy cũng hâm hở , áo quần nghiêm chỉnh , giấy bút đầy đủ để ghi chép . Tôi hoàn toàn thất vọng khi biết ban giảng huấn là ai . Trưởng ban là Ðại úy VC tên Phong người Phan Rí , Trước khi tập kết là giáo viên trường làng . Chính trị viên Tiểu Ðoàn .. anh em đặt cho biệt danh là Phong gió , vì tài nói phéc có hạng .Phụ tá cho Chính trị viên Phong người Xuân hội , Chợ lầu cũng mang quân hàm Ð/úy .Tôi quên mất tên chỉ nhớ biệt danh “LÀ “ mà anh em lén đặt . Chúng tôi gọi hắn là đại úy Là , bởi vì ăn nói cà lăm và trong 2 tiếng lên lớp tôi thấy hắn dùng chữ Là cũng có trên vài trăm lần. Thường trong khi lên lớp chúng tôi thường đếm hôm nay y nói bao nhiêu tiếng Là . Nguyên gốc của hắn Xuất thân từ chăn trâu cho gia đình Phú hộ . Sau bị dụ dỗ nhảy rừng tập kết ra bắc nay trở về làm ông lớn, nhưng cái gốc dốt nát làm sao chửa được nếu không được đi học . Không biết tại sao VC lại chọn một người có trình độ như vậy làm chính trị viên, hèn nào cấp dưới tay nào cũng đạt trình độ siêu nhân ..
Thành phần quản giáo đa số là người địa phương đi tập kết ra Bắc nay trở về . Gồm Tr/úy Thanh người Chợ lầu , Th/úy Cảnh phan rí , Th/úy Tùng Phan rí , Th/úy Bảng người Hà nội .Chuẩn úy Xây trước đây là lính SD/22/BB nội tuyến , sau chạy theo VC lập nên công trạng được phong quân hàm chuẩn úy. Nhin chung vì là người địa phương nên cũng đôi chút dễ dãi , chỉ phải vì sống ,hoc tập chung lâu ngày với Cộng sản nên tiêm nhiễm cái tật cố hữu của cán binh cộng sản là bốc phéc không chê vào đâu được .
Ngày học đầu tiên , chúng tôi bị ngay tên CTV Phong gió phán một câu nghe nhức nhối . Các anh chưa phải là thành phần Trí thức , các anh chỉ tạm thời là người gọi là có học .Ðây là đòn đánh phủ đầu để che giấu cái dốt của bản thân hắn, vì rất nhiều trong chúng tôi biết gốc gác tam đời cổ đại nhà hắn .Ngồi phía dưới chúng tôi ngơ ngác không hiểu hắn nói gì . Trong chúng tôi quy tụ cả tinh hoa miền nam . có cả Bác sỹ , luật sư , cao học . người nào ít nhất cũng là ông Tú , đủ sức dạy dỗ tất cả các tên cán ngố như hắn .
Những đầu đề các bài học nghe thật kêu , nhưng đầy lố bịch và rỗng tuếch
_ Ðế quốc Mỹ là tên Xâm lược và là Sen Ðầm quốc tế .
_ Ngụy Quân ngụy quyền là tay sai của Ðế quốc Mỹ
_ Xã hội chủ nghĩa nhất định thành công .
_ Hồ chí Minh Vỹ đại , vị cha già cứu tinh của dân tộc
_ Ðảng cộng sản việt nam quang vinh , đời đời sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta .
_ Chính Sách khoan hồng của Ðảng và Nhà nước trước sau như một ..
Ðại loại những bài như vậy , trong học tập phải đào sâu tư tưởng , Phát biểu đúng trọng tậm Sau khi lên lớp về thảo luận ở tổ gồm 18 người cho thật nhuần nhuyễn . Mỗi bài chúng tôi phải thảo luận bốc phéc trong một tuần .Trong học tâp khi thảo luận phải nghiêm chỉnh .tự đánh giá bản thân là người có tội , được cach mạng khoan hồng tha chết , đem về đây cho cải tạo thành người hữu ích mai sau .Ðể đền ơn Bác và đảng . Chúng tôi phải học tập tốt , lao động tôt . Sẵn sàng tố giác bất cứ ai có hành vi cử chỉ, lời nói chống lại chính quyền cách mạng .Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chính sách của đảng .
Vì căng thẳng quá nên có một anh ở Lâm đồng tối ngủ cắt đứt mạch máu tự tử chết . Lúc đi vệ sinh trong giờ giải lao , anh Nguyễn Hoành biệt kích nói móc họng “ tụi mày nhớ đái cho đúng trọng tâm “ . Có vậy thôi mà anh bị kiểm điểm trước tổ rồi đội . Anh Lê văn Vinh trong lúc đánh Domino với chúng tôi , vô tình nói “ đừng nghe lời mấy thằng Cộng sản “ . Thế là mang đại họa vào mình .Thời gian hoc tập chỉ có hai tháng rưỡi , nhưng cảm thấy nó dài vô tận , Ðầu óc như mụ mẫm vì phải vắt óc nói láo theo đơn đặt hàng . Thế rồi cũng qua cơn gây go, chờ ngày đi lao động .
Trong một đêm tháng 11/75 vào khoảng 11 giờ đêm , cả trại đang ngủ . Bỗng hốt hoãng vì những tràng đạn bắn như sát bên tai . Một bóng người từ cửa sau lao vào leo lên sạp nằm kế bên tôi , chuyện gì đã xảy ra ? .Chừng mười phút sau . Quản giáo và vệ binh ập vào phòng chúng tôi bắt đi anh Vinh . Thì ra anh đã cùng một nhóm ở Lâm đồng tổ chức Vượt trại . Trong khi vượt rào kẽm gai , bị phát giác nên cảnh vệ trên chòi canh bắn chết một anh , số còn lại may mắn chạy được vào phòng .Tổng cộng số người chết ở Sông mao vì di chứng của Căn bệnh Sốt rét ở Cà Tót lên đến hơn 20 chục người .
Sau khi học tập xong , Một số đông trên 1000 ngàn người được cho về . Hầu hết là các anh có thân nhân có công với cách mang . Có cha chú tập kết trở về bảo lãnh , hoặc giữ những chức vụ không gây nợ máu với nhân dân, trong lần này có nhà văn quân đội Hải Triều (Lê Văn Hai) và hầu như những anh em có thân nhân đi tập kết trở về đều được cho về .
Cái tết đầu tiên đến với tù cải tao trong buồn tẻ, người nhà lại được phép thăm nuôi . Chúng tôi được lệnh tổ chức đêm văn nghệ thật “ hoành tráng “ để đón xuân . Về thể thao thì có các đội bóng chyền ở Chợ lầu và Hải ninh được phép vào thi đấu .Với Tuyển thủ từ Bốn quân khu về đây , Ðội bóng chuyền Tổng trại 8 đã hạ dễ dàng các đối thủ vô trại thi đấu .
Về văn nghệ , Trại B phối hợp với trại C , cùng tổ chức đêm văn nghệ ngoài trời . Tất nhiên chương trình phải được thông qua trước . Với sự tham dự của toàn thể trại viên cùng ban quản giáo. Hầu như tất cả vệ binh và gia đình đều có mặt để xem cái tụi ngụy quân này trình diễn ra sao . Ðêm văn nghệ rất thành công về mặt nghệ thuật . Cán bộ quản giáo phải thừa nhận trong tù cải tạo có nhiều nhân tài .làm cái gì cũng hay cũng giỏi .Những vở kịch , mặc dù đã kiểm duyệt trước , nhưng khi trình diễn mấy anh đã cương vào nói xỏ siêng vào chính sách , nên ngày hôm sau toàn bộ nghệ sĩ và trưởng ban văn nghệ Khối phải làm bản kiểm điểm .
Ngoài ra chúng tôi còn có tờ bích báo, nội dung rất súc tích , trong đó có những bài viết có những ẩn ý sâu xa, nhưng vì trình độ cán bộ kiểm duyệt quá thấp, không thấy được nên cho đăng .Về ăn uống , tuy có thiếu thốn nhưng nhờ có thăm nuôi nên cũng tạm đủ, chúng tôi tận dung. tất cả đất trong khu gia binh còn trống để trồng thêm rau xanh, trong những tháng có mưa .
Ðể chuẩn bị đi lao động , chúng tôi lại phải học thêm bài lao động là vinh quang . Sau tết, toàn bộ chúng tôi rời sông mao để bước vào cái gọi là lao động quang vinh . Chả thấy quang vinh ở chổ nào chỉ thấy chúng nó vắt kiệt mồ hôi của người tù cải tạo , sau khi đã bẻ gãy bằng tinh thần qua các buổi học tập .Ðại bộ phận làm việc tại Nông trường Bông vải Lương Sơn . Nông trường này kéo dài từ Ðập Ðồng mới tới Suối nhum , chạy sát với sông lũy và nằm bên kia bờ .Khu vực này trước đây thời Ðại tá Ngô tấn Nghĩa còn làm Tỉnh trưởng đã khai quang phát đất cho dân Quảng ngãi vào định cư ở xã Nghĩa thuận nằm sát Ðập đồng mới .
Hai trăm người , trong đó có tôi di chuyển đến đóng quân tại Dốc Bà Chá . Nơi đây trong đêm 16 rạng 17/ 4/75 . DD/1/212/ÐP của Ðại úy Vĩnh đã gài địch vào trận địa mìn chống chiến Xa . Tiêu diệt 7 chiếc làm rối loạn hàng ngũ địch, tiêu diệt bảy chiếc tank, và chậm bước tiến của địch trên đường tiến về Phan thiết. Chúng còn bỏ lại tại chỗ 3 chiếc,bên bờ sông chúng tôi dùng làm nhà cầu . Nhiệm vụ của Ðội chúng tôi là đắp một con đường bằng đất rải đá từ QL1 đến bờ sông có bến phà qua Sông , mục đích là chuyển số bông thu hoạch khi mùa mưa đến .
Làm việc thật nặng nề , lúc đầu vừa cuốc đất vừa khiêng về đổ . Sau được tăng cường một xe chở đất . Chúng tôi phải đi xuống đồi đá ở xóm nùng Ðập đồng mới để cuốc đá sỏi . Sau 3 tháng làm việc nặng nhọc , con đường hoàn thành . Một việc đáng tiếc xảy ra là một quả mìn chống chiến xa đã phát nổ , một em bé chăn bò đã biến mất trước mắt chúng tôi . Trước khi chyển chỗ khác chúng tôi được cho thăm nuôi .
Chúng tôi tập trung về nông trường Bông để thu hoạch cho đến gần tết . Trại C ( thiếu úy ) một số anh em khoảng 20 người tổ chức Vượt trại, Trưởng nhóm là Th/úy Trần văn Xuân và các anh Hoàng văn Toàn, Nguyễn Phương, Phạm Thời v v.. . Công việc bị VC phát hiện vì có ai đó mật báo, các anh vừa lội qua Sông trong đêm để qua Lương Sơn định phân tán mỏng , thì lọt vào ổ phục kích của Vệ binh trại do Chính trị viên Hồng dẹo chỉ huy . Các anh toàn bộ bị bắt , may mà không có ai bị bắn chết . Anh Trần văn Xuân chủ chốt nên bị bắt cùm một năm tại Giếng triềng, Tà dôn, mãi khi về đến Hàm trí mới được thả ra đi lao động .
Gần tết một nhóm khá đông gần 400 người được cho về , gây cho chúng tôi thêm niềm hy vọng dù mong manh . Tết 1976 lại đến chúng tôi lại tổ chức văn nghệ vui xuân, lần này Quản ca Hoàng bị làm kiểm điểm vì cho rằng dám ví quản giáo như con cò ngóng cổ nghe trong câu hát Ca dao sau đây “ Ở đây không hát thì hò . hò lơ .Chẳng phải con cò mà ngóng cổ nghe “.
ÐẬP TRÀN SÔNG LŨY
Trước khi đi Làm việc ở chỗ khác chúng tôi được cho biết là cố gắng lao động tốt sau 3 năm sẽ được cho về . Vì vậy niềm hy vọng tăng thêm , tin tưởng ngày về đã gần kề .Sau khi ăn tết xong vài ngày , Ðại bộ phận đi ngược dọc con sông lũy lên đầu nguồn, qua đêm ở trong rừng ngày hôm sau đến vị trí đóng quân . Chúng tôi mới biết nhiệm vụ mới là làm con Ðập tràn trên thượng nguồn Sông lũy , và đào con mương dẫn nước về tưới cho cánh đồng Bông Lương Sơn . Một bộ phận vài trăm người đến Giếng Triềng gần núi Tà Dôn để khai khẩn ruộng ,sản xuất lúa gạo nuôi quân .
BCH chỉ cho một ngày để làm chỗ ở , May mà chúng tôi qua thời gian làm việc nặng nhọc đã chân cứng đá mền mới làm kịp. Cán Bộ Thủy lợi Ðoàn 8 chịu trách nhiệm thiết kế , đo đạc . Tù cải tạo chịu trách nhiệm thi công . Việc khảo sát địa chất vùng này được thực hiện vội vã , hay sự bất tài của Kỹ sư thiết kế dự án mà khi đào mương gặp phải lớp đá nằm dưới mặt đất chừng một mét . Không thể nào đào bằng dụng cụ thông thường và bằng sức người . Quân khu 6 tại Ðà nẵng phải cung cấp chất nổ để chúng tôi đánh đá đào mương . Làm kéo dài thời gian và không hoàn thành được .
Con Ðập đã làm xong nhưng nước thì cứ bị rò rỉ, nước không tràn qua được . Ngày khánh thành con dập đã đến , các Kỹ sư trách nhiệm bí quá đành phải hỏi ý kiến chúng tôi xin giúp đỡ. Sau khi hội ý chúng tôi giải quyết trong một đêm , bằng cách lặn xuống đáy dùng đá nhỏ chèn lại các lổ rò rỉ , nước tràn qua đập. Ngày hôm sau Ðại tá Sư trưởng đến khánh thành đập, hết lời tán dương đoàn 8 , nhưng quên nhắc đến công lao đám tù cải tạo đã đổ mồ hôi, thậm chí cả máu để hoàn thành đúng kỳ hạn con đập .
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều sáng kiến như chế tạo cần cẩu theo nguyên tắc đòn bẩy để chuyển đá lên bớt cực nhọc , và năng xuất tăng rất cao , nhưng vì con mương nằm trên vĩa đá , nên đến giờ này con Ðập thì làm xong nhưng con mương không hoàn thành được .Uổng công cho chúng tôi đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi , công sức . Ðúng với câu “ nước sông công tù “. Gần đó đám Thanh niên xung phong được điều lên đây làm không được đành bó tay . Các em than thở là bị bắt buộc đi Thanh Niên Xung Phong . Một số lớn đã trốn về nhà vì không chụi nỗi công việc nặng nhọc và cái nắng nóng như thiêu như đốt .
Ðoàn quay phim của nhà nước lên quay đám này về làm phim tài liệu tuyên truyền, nhưng có khúc nào mà đám thanh niên xung phong làm ra hồn, nên tới mượn chỗ chúng tôi làm để quay về tuyên truyền . Tù cải tạo thì bắt trốn kỷ vào rùng , thật xảo trá hết chỗ chê .
Thấm thoát Tết lại đến , Hơn 9 tháng không được thăm nuôi , lại làm việc trong điều kiện quá tồi tệ . Ngày thì nắng cháy da người , đêm thì lạnh buốt xương . Ăn uống đói khác , nên ai nấy đều hóc hác thấy rõ . Có lần phải ăn củ nần bị trúng độc xém chết cả đội . Ðể chuẩn bị ăn tết , BCH trại cho Tù Cải tạo thăm nuôi , để thân nhân tiếp tế thực phẩm cho tù cải tao có thêm thực phẩm mà có sức cày tiếp
Ngày thăm nuôi thật rộn rịp . Bên bờ sông , từng gia đình quây quần trên bãi cỏ ăn cơm . Một anh bạn Ðai úy viết một lá thư trao cho vợ gởi về cho mẹ bị cán bộ quản giáo bắt được . Tối đến bức thư được đem ra đọc cho toàn trại nghe , vì lâu quá nên tôi chỉ nhớ đại ý . Ðầu thư là gởi lời thăm gia đình sau đó có đoạn viết than thở về sự cực khổ ở đây . Ðồng thời cho biết là có hy vọng là sẽ được về nay mai . Trong thơ có đoan Viết “ Ðêm thì trăng sao , ngày thì nắng giọi . Con nay đã ở cuối đường hầm, Con đã thấy vài tia sáng le lói ở cuối đường .” Cả đám tù như lặng câm, cảm thấy bị xúc phạm nặng nề , ngồi im lặng và càng thấm thía cho kiếp tù, giận thay lũ VC ngu xuẩn, đem cảm xúc ý nghĩ thành thật của một tù nhân ra làm trò đùa ..Bức thư này được cho là phản động , nên bắt anh phải kiểm điểm nhận lỗi .
Tết năm đó ăn tết trong buồn tẻ . Mai rừng nở rộ tô điểm cho rừng hoang thêm sắc màu . Nhưng lòng người càng ảm đạm . Càng ngày mương dài ra và gặp toàn đá , công trình bị châm lại , không biết bao giờ mới xong . Sau tết hơn 200 tù cải tạo được về .Không biết vì lý do gì toàn bộ rút về Hàm Trí . Các anh em làm ruộng ở Giếng Triềng cũng tụ hết về đậy
HÀM TRÍ LONG HOA
Ngay trước đồn NORA Long Hoa có con đường đất nối liền QL 1 với Hàm Trí chừng 3km . Vùng này khô cằn đất đai không được màu mỡ , cách chỗ trại đóng chừng 2 km mới có vài ngôi nhà và có một giếng nước. Trong phạm vi trại có con suối cạn chảy qua . Khi có mưa thì có nước hết mưa thì khô can . Chúng tôi phải làm đập chận nước lại mà phải đào giếng dưới lòng suôi cũng không có nước .
Trại A ở cách trại B + C một quãng đường ngắn , nhưng ít khi thấy nhau . Hai trại được rào lại bằng cây rừng cao 3 mét . Mỗi trại được lệnh phải cất một hội trường . Không có dụng cụ và đinh để đóng tole . BCH trại điều một đội khối Ðại úy ra đồn Nôra lấy Concertina về chặt làm đinh . Sáng hôm đi như đi vào cõi chết , đoàn người phải mang theo võng để khiêng người , có thể có người chết vì vòng rào Ðồn toàn mìn , may mà không ai có việc gì . VC đã coi mạng những người Tù cải tạo VNCH không ra gì , thua mấy cây đinh .
Tại đây , chúng tôi phá rừng làm Rẫy , trồng bắp, Cao lương , Lúa , Ðậu phụng ,Ðậu xanh ...Một đội lên rừng lấy gỗ về cưa xẻ thành từng miếng đóng sạp cung cấp cho Quân khu 6 .Nói chung Trại trung úy và thiếu úy có phần dễ dãi . Bên đại úy bị kềm kẹp một cách tàn độc .
Toán đầu tiên vượt trại là nhóm của Ðại úy Nguyễn văn Ba , Thông minh Xê ( gồm 4 người ) Sau đó không lâu , nhờ sự giúp sức của gia đình thêm một Ðại úy vượt trại thành công , gây tức tối cho BCH trại , các anh càng bị khe khắt hơn .
Trung tuần tháng 3/78 . một toán Ðại úy khoản 20 anh vai mang ba lô đi ngang qua trại B , gặp lúc chúng tôi đang làm việc sát đường nên hỏi các anh đi đâu đó , các anh cho biết là đi chặt tre . Tôi thấy trong toán có những người tôi quen như Ðại úy Nguyền văn Ngư . Thông ngộ, Ðặng phiên .... Hôm sau thì nghe tin các anh vượt trại thành công . Riêng Ðại úy Ngư trở về Ðồng trên Sông mao giả làm thầy Chang làm ruộng . Vì bị tố giác nên anh bị bắt nhốt tại Ðồn Công an Bắc Bình ( tại CK/ Hải Ninh ) năm1981 .
Sau đó Trại B cũng tổ chức vượt trại nhưng bất thành , các anh bi bắt cùm chân biệt giam cho đến khi được chuyển ra A30 Phú Khánh . gồm Hoành Biệt kích , Lê quang Nồng , Trác , Qúy......
Ðể răn đe , BCH trại cho tập họp toàn thể trại viên để nghe lời Thú tội của Ðại tá Ngô Tấn Nghĩa gởi đến toàn thể Quân Dân Cán Chính Tiểu Khu Bình Thuận . Thât là láo khoét, lúc này Ðại tá Nghĩa đã vượt biên được qua Thái Lan và đang định cư tại Mỹ . Không biết Ðai tá Nghĩa nào đây . Qua giọng nói rè rè nghe không rõ . Giọng Ðại tá dõm , kêu gọi tất cả mọi người an tâm học tập . Chính bản thân ông cũng đang được nhà nước khoan hồng cho cải tạo .
Ðai úy Thông minh Xê , người thượng vượt trại trước đó về sống ở buông thượng trên Buôn mê thuộc bị bắt lại đem về dằn mặt chúng tôi . Lúc này Cộng sản VN đã tấn công và chiếm Cam Bốt. Kế tiếp là chuẩn bị đánh nhau với Trung công, anh em môi hở răng lạnh dạy cho VN bài học . Chúng tôi được lên lớp cho biết bọn Bá quyền Tàu đỏ xâm lăng nước ta . Không còn tình hữu nghị gắn bó Môi hở răng lạnh như trong lúc học tập mà đảng đã rêu rao .
Ðầu năm 1979, còn một tháng nữa là Tết Âm lịch . Không phải ngày Lễ mà trại làm bò cho ăn . Chắc có chuyện gì đây , và quả nhiên như vậy . Sáng sớm tất cả mang toàn bộ hành lý tập trung ngoài sân .Danh sách đọc chia làm 3 nhóm . Một trăm người được cho về, 400 đi trại Sông cái Phan Rang .Số còn lại hơn 600 lên xe ra quốc lộ 1 trực chỉ về Bắc cùng với trại A đai úy . Ðây toàn là thành phần cực kỳ ác ôn còn sót lại sau bao lần sàng lọc .theo lời kết tội của VC.
TRẠI A 30 PHÚ KHÁNH
Qua một ngày môt đêm di chuyển liên tục , cửa bửng sau của xe tải bị khóa chặt . Mỗi xe 50 người ngồi thờ thẫn trong thùng xe . Tiểu tiện trong những thùng mang theo . Ðiều oái âm , không biết vô tình hay cố ý , Món thịt bò ăn hôm ra đi , làm chúng tôi tiêu chảy khủng khiếp . nếu muốn nhân lúc này chạy trốn cũng không nỗi .
Khuya hôm đó , xe dừng lại ở đỉnh đèo cả cho đi vệ sinh với sự canh phòng nghiêm ngặt . Ðến Tuy hòa , xe quẹo trái trên Tỉnh lộ 7B (đại lộ kinh hoàng ) . Chừng 10km , phía bên phải đường là xã Thạch Thành . Bên trái là trại A 30 Phú Khánh khét tiếng. Phía trên chừng 2km là Ðập Ðồng Cam lớn nhất miền trung . Trại nằm sát bờ Sông Ba . cách đó 3km dọc theo sông là Phân trại Bình Sơn .
Trước 75 khu này là Ðồn điền trồng mía của người Pháp . Hê thống dẫn thủy nhập điền rất hiện đại , đất đai phì nhiêu . VC dùng nơi này làm nông trường cho trại tù .Quá mệt mõi vì lái xe liên tục, một xe chở tù lủi xuống mương nước , may không ai bị chết , xe vào trại lúc 9 giờ sáng , chúng tôi được bàn giao cho công an quản lý . Tiêu chảy làm toàn bộ đuối sức, không còn đứng nỗi để tập họp bàn giao . Anh em kéo ra ngồi tiêu chật kín cả hai đám ruộng lớn .
Trại A30 là một trại khét tiếng về mức độ tàn ác dã man của CSVN . Chúng dùng tù hình sự làm toán trật tự đàn áp thẳng tay các vụ chống đối . Ðứng đầu nhóm này là tên Ghe , trước đây là Xã đội trưởng VC .Y đã lạm dụng quyền lực giêt chết người nên vào tù . Phụ tá là tên Bình , tên Ðức , tên Sơn...Phân trại Bình Sơn dùng nhốt tù Hình sự và phản động. Trại được chia theo các đội ngành nghề gồm có Ðội Rau xanh , Ðội Mộc , Ðội cưa xẻ , Ðội gạch ngói , Ðội xây sát.....
Ðặc biệt có 2 đội nữ hơn 400 chị em , Tội phản động vượt biên hình sự đều nhốt chung .Có 2 đội nam , tuổi các em còn rất nhỏ có em chỉ 17 vì can tội Vượt biên . Một nhà kỷ luật trang bị gông cùm chuyên nhốt những tù chính trị cứng đầu . Bên cạnh đó là nhà giam các Linh mục . Tôi thấy có ba vị bị nhốt tại đây, trong một nhà riêng có rào bao quanh không cho ai được tiếp xúc . Bên các sư Phật giáo có vài Sư Tuyên úy nhưng cho ở chung với thường phạm nhưng phải để tóc .
Chừng nửa tháng sau , các anh em của tổng trai 5 cũng bị dồn về đây . Số người tại đây tăng lên hơn 6000 người . Quả là kinh hoàng , nhưng cũng nhờ sống chung đụng như vậy mà tôi ghi nhận được nhiều điều lý thú về chế độ tàn bạo này .
Nhà ở chật chội , tối ngủ phải nằm nghiêng mới ngủ đươc .Ăn uống rất kham khổ, mà lao động làm theo chỉ tiêu nên chúng tôi có phản ứng mạnh. Ðại tá Phó Trưởng ty công an Phú khánh phải đến trấn an ngọn lửa phản kháng gần như công khai qua các buổi họp đội có quản giáo tham dư. Chúng tôi có đặt thẳng những câu hỏi như : Cách mạng có nói láo hay không khi hứa với chúng tôi sau 3 năm lao động tốt sẽ cho về . Ðại tá Công an tim cách lẫn tránh , giải thích rằng tình hình biến chuyển bên ngoài rất khó khăn , các anh ở đây an toàn hơn
Lúc ở Tổng trại 8 cách xưng hô có phần tôn trọng phẩm giá con người , Dùng ANH và TÔI để xưng hô . nay phải xưng hô thưa Cán bộ , Ban trưởng . Thằng công an cảnh vệ quèn cũng phải đứng cách 3 bước trình với thưa vì thế chúng tôi rất bực mình nên nổ ra các cuộc vượt trại .Gần 500 người của trung uý và thiếu úy và một ít đai úy được chuyển lên Bình Sơn , vì tại đây mới được tân trang mở rộng .Ðội Nữ chủ yếu là Vượt biên cùng các em trai mang tội vượt biên , già thì cho về , trẻ thì tống vào Thanh niên Xung Phong .
Gần 600 mạng khi đến nơi giao quân chỉ còn mấy mạng vì sợ không dám nhảy xe , hoặc vì lý do gì đó không dám trốn, số còn lại trốn mất làm Ban trưởng Tr/ tá Hạnh điên lên .Mới ra đây hơn tháng , Gặp bão lớn ập vào , nước sông Ba lên cao , chúng tôi phải chạy lụt ra xã Thạch thành . Ðội chúng tôi được ở chung với nhà Kỷ luật trong một ngôi trường . Phòng bên hơn 40 người bị xiềng chân lại với nhau . Người gầy gò xanh xao hóc hác trông rất thương tâm . Trong đó có một nữ tù nhân .Tôi hiểu ngay đây là những người tù chính trị , theo cách gọi của đảng là phản động . Những ai chống lại chế độ, Không ca tụng Bác Hồ vĩ đại đều là phản động .
Qua tìm hiểu tôi biết chị tên HỒNG . Sau ngày 30 tháng 4 chi gia nhập phục quốc , thư ký cho nhóm Phục quốc Quân tai Nha Trang . Giáo sư Tháo Trường Võ Tánh Nha Trang làm Chủ tịch Ðảng . Năm 1976 bị bắt ra tòa ở tòa án Nha trang . Giáo sư Tháo bị kêu án 20 năm . Riêng chị 8 năm .Sau khi bị kết án , quan tòa cho phép chị nói lời cuối cùng . Ðứng dậy , chị chỉ thẳng vào mặt tên quan tòa nói lớn . “ Liệu chế độ của các ông có tốn tại 8 năm nữa hay không mà các ông kêu án tôi chừng đó “ Ðây mới là Anh thư của thời đại . Bọn cò mồi lập tức tuyên án chị lên 20 năm , và chị bị cùm tại nhà kỷ luật A30 Phú Khánh 1 năm .Sau khi được thả ra đội nữ , Chị tiếp tục kêu gọi chi em trong đội không tham gia lao động và tỏ ra khinh miệt bọn công an . Chúng lại tiếp tục đem chị vào cùm cho đến hôm nay .
Riêng giáo sư Tháo bị giam ở Bình Sơn trong Ðội phản động . Khi được chuyển về Bình Sơn tôi ở chung với đội Phản Ðộng này .Cái Tết 1978 đến trong lặng lẽ , ngày tết hoặc lễ lớn , khẩu phần ăn của tù cải tạo có thêm miếng thịt bằng ngón tay . Anh em sông được là nhờ cải thiện thêm khi đi lao động và của gia đình thăm nuôi .
Ban trưởng là Trung tá Công an Trần Ðức Hạnh . người Bình định , Quê mùa dốt nát không biết sao lên được trung tá , nghe cách ăn nói thì đủ biết .Tay này rất thích hát bội , nên đội văn nghệ trại có thêm gánh hát bội . Thật khổ sở cho đám tù cải tạo chúng tôi vô cùng . Hễ có quan chức nào đến thăm viếng là mỗi lần gánh hát bội phải hát và khán giả là đám tù mệt mõi . Có tuồng hát đến chục lần, đó là tuồng Ngũ hổ Bình Tây . Nhân vât chính là tên tướng Tàu Ðịch Thanh đời nhà Tống . Một tên đã từng cầm quân xâm lược nước ta , vậy mà y không biết lại hết lời ca tụng tên Ðịch thanh là hiếu nghĩa vẹn toàn .
Ban Hạnh ưa Trình Diễn nên trại có đủ các bộ môn , Báo chí Thể thao, văn nghệ . Có một đêm Ban ta ghé nhà thăm nuôi được các chị nói sao không biết . Ban ta quyết định cho tất cả ai có thân nhân trong đêm đó được ra nhà thăm nuôi ngủ với gia đình . Vì nặng phần trình diễn nên Ban nhà ta tổ chức đám cưới rình rang cho một cặp ở ban văn nghệ .Trong ban văn nghệ có chi Hồng, ca sĩ đài Truyền hình Nha trang, chị hát rất hay, nên Ban Hanh rất cưng . Chị xin về Nha trang chữa bệnh viêm mũi và trốn vượt biên luôn .
Hai anh thuộc diện phản động vượt trại thành công nhưng sau một tuần bi bắt lại môt anh . Ngay lập tức một tòa án được lập ra để xét xử Nguyễn Ðỏ tại hội trường trại . Thành phần tham dự được giới hạn . Anh Nguyễn Ðỏ lúc bấy giờ chừng 22 tuổi bị cái tòa án quái gỡ kết án tử hình( án trước của anh là 20 năm vì tham gia phục quốc ) . Ba ngày sau anh bị đem ra bắn tại chân Ðèo cả .
Trong nhóm Ðại úy từ tổng trại 8 ra đây , các anh đã có kế hoạch vượt trại chỉ chờ thời cơ . Nhân khi đi làm , các anh cướp súng đánh và đầu tên cảnh vệ và đào thoát .Vụ này gây chấn động trong trại . Bọn vệ binh trở nên sợ sệt và có lễ độ hơn với anh em . Trong toán vượt trai hôm đó có Ðại úy Trương đức Tuấn (em ruột bà Trương Đức Nghi vợ Thiếu Tá Trịnh Vĩnh Bình) và Ðại úy Dậu .
Tháng sau nghe tin các anh bị bắt lại Khi tính vượt qua biên giới Lào . Các anh bi giải về lại A30 . Nhốt trong nhà kỷ luật , những tên trật tự trại đánh các anh dã man , nhất là Đại uý Tuấn. Riêng Tr/úy Lương Hải người Chợ lầu . Trong lúc đi rừng chặt cây anh đã có hẹn với gia đình đưa bằng Honda về Sài gòn . Ðược một năm sống không có hộ khẩu , lại không đủ tiền chung cho công an khu vực , nên anh bị bắt giải lai A30. Ngày anh ra nhà Kỷ luật, tôi thấy anh như một thây ma biết đi . Khi qua được Mỹ theo diện HO .anh chêt năm 1995 vì vết thương của đòn thù năm nào .
Tôi được ở chung đội với các anh tù chính trị ,VC gọi là phản động vì tham gia lực lượng Phục quốc . Ngoài Giáo sư Tháo ra còn có thêm 40 anh hùng , án từ 8 năm đến 20 năm . Có một giáo sư dạy pháp văn mà tôi quên tên đã gần 80 tuổi . Bác Quang , chú Triển . Ðăc biệt Th/sỹ Biệt kich Sạc lai . . . nhiều lắm những chiến sĩ vô danh cấp bậc chỉ là Tr/sỹ , hạ sỹ , binh nhì mà có tinh thần yêu nước một cách nồng nàn . Tôi tự thấy hổ thẹn cho bản thân vì không bằng được một phần của các anh .
Một tù nhân đặc biệt , khi em vào đây chỉ mới 15 nay 18 tuổi . Ðược em kể lại lý do vào đây, tôi càng cảm phục .Khi VC tiến chiếm Quận Diên khánh Khánh hòa . Tuy em mới 15 tuổi, nhưng em căm thù VC vô cùng . Em giấu lại một khẩu carbin M1 với vài băng đạn . Khi Phong trào tham gia Phục quốc lan rộng . Em cùng với một sô lính VNCH lên rừng chống lại VC . Bị bao vây tất cả giơ tay đầu hàng giặc nhưng em thì không . Em đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và bị thương bất tĩnh .VC nghĩ em đã chết nên không bắn bồi . Khi xác em được khiêng về thì em tĩnh lại . Nếu em trưởng thành chắc đã lãnh án tử hình vì có vài công an đã bỏ mạng trước mũi súng của em .
Với án tập trung cải tạo , không có ngày về . Còn nữa Anh Sơn , anh Doan biệt kích cũng là những chiến sỹ kiêu hùng .Trên đường đi về sau khi lao động , hai anh đã lẫn vào đám cỏ biến mất .Vài người có biết nhưng không ai báo cho quản giáo . Ðến khi điểm danh vào cổng mới thấy thiếu hai anh Nừa tháng sau , nghe tin hai anh đã bị bắt lại nhốt vào nhà Kỷ luật, khỏi phải nói hai anh lãnh đủ mọi đòn thù . Ða số các anh trong Nhóm phản động này đều xanh xao , và ho ra máu . Các anh cho biết bi công an tra tấn khi bị bắt vì tham gia phục quốc .
Vì vượt trại quá nhiều , Ðể trấn an và tìm kế hoạch chận đứng . Ban trưởng Hạnh cho triệu tập một cuộc họp gồm tất cả Quản giáo , Ðội trưởng , đội phó và Thư ký đội ( Trại có 54 đội ) ngoài ra còn có nhiều tổ biệt lập ..Mở đầu , Ban Hạnh yêu cầu tất cả mọi người cho biết sự thật , lý do tại sao gấn đây lại vượt trại nhiều . Ông ta hứa danh dự là không bắt tội vì nói sự thật, có đụng chạm với BCH trại .
Sau gần năm phút im lặng , một anh xin phát biểu như sau . Thưa Ban và Quản giáo . Không có gì khó hiểu cả ,. lúc còn ở Tổng trại 8 có hứa là sau 3 năm sẽ giải quyết cho về . Nay trên không giữ lời hứa . Là con người, chúng tôi có tình cảm . Vợ con ở nhà nheo nhóc , đói khát . Có chị phải bán thân trong tuổi nhục mà nuôi con chờ chồng . Ban có biết không .Các anh Ðại úy nhìn thấy Th/úy , Tr/úy chưa về thì đến bao giờ các anh mới được về đây ? Chỉ còn con đường vượt trại . Nếu một năm nữa mà không được về chắc bản thân tôi cũng phải tự ra đi . Ban Hạnh đánh rầm một cái xuống bàn quát im ngay . Sau đó ông ta hứa là sẽ cứu xét , đề nghị cho về , và đề nghị Trại viên an tâm , chấm dứt việc vượt trại . May mắn sau đó Ban Hạnh giữ lời hứa không truy cứu người phát biểu hôm đó .
Cái Tết năm 1979 lại qua trong lặng lẽ tại phân trại Bình Sơn . Những đợt về thì nhỏ giọt tượng trưng vài chục mạng . Lao động càng ngày càng gian nan, nên tiếp tục có những cuộc vượt trại .Tại Phân trại Bình Sơn , Tr/úy Hoành Biệt kích , hẹn cùng Quý người Ðà lạt cùng vượt trại . Ðây là nhóm hai người vượt trại ở Hàm Trí .Không biết lý do gì anh Quý thất lạc với anh Hoành , nên chỉ mình anh Hoành ra đi, còn anh Quý lẫn quẩn trong đêm bị Công an trại truy đuổi bắn chết khiêng về bỏ nằm trước trại cho tất cả thấy để dằn mặt .
Nhờ sư đấu tranh của Tù cải tạo mà Tháng 10/80 . Năm trăm người được thả về . Sau đó tháng 12 lại thả về vài trăm .Giừa năm 1981 coi như gần hết các anh em ở tổng trại 8 Sông Mao đươc về .Người Tù có cấp bậc cao nhất tai đây là Ðại tá Lương , Ông ta đã bị cô lập không cho chúng tôi tiếp xúc . Luôn luôn bị đám Trật tự rình mò theo dõi , Không biết ông về thời gian nào .
Ra khỏi nhà tù nhỏ , bước chân vào nhà tù lớn hơn . Tất cả Chiến Sĩ Quân lực VNCH bị đầy đọa về thể xác lẫn tinh thần . Hận thù triền miên do cộng sản tiếp tục gây ra biết đến bao giờ chấm dứt .
Ghi lại đây một đoạn đời bi thảm, không phải để kể lễ hay kêu than cho số phận của người lính, người dân Miền Nam bị bán đứng , đến nổi phải nát cửa tan nhà. Tất cả những giòng chữ trên đây đều là máu và nước mắt của không riêng tôi mà là của tất cả bạn bè đồng đội đã cùng bước vào cổng thiên đường xã nghĩa và một số may mắn trong số này có tôi đã trở về để làm một nhân chứng trước lịch sử dân tộc. Mục đích cũng chỉ thế thôi !
CAO HOÀI SƠN
Cựu Trung Uý QLVNCH
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH * CẦN THƠ VƯỢT BIÊN
Chuyện vượt biên của một người Cần Thơ
Chiếc ghe 69 người, để tưởng nhớ các đồng bào VIỆT NAM bỏ mình
trên đường tìm tự do
Thuyền nhân Nguyễn Thượng Chánh
Nhìn ra
biển, kết thúc vượt sóng kinh hoàng..
Hắn và
vợ, tay bồng tay dắt hai đứa con còn nhỏ, lặng lẽ, bùi ngùi bước ra khỏi nhà cha
mẹ, nơi mà hai vợ chồng hắn tá túc từ hơn một năm nay tại Saigon. Đồ đạc chỉ vỏn
vẹn có hai cái xách tay nhỏ, đựng một vài bộ quần áo cũ và một ít thức ăn khô.
Đó là ngày 23 tháng 3 năm 1980. Hắn vừa tròn được 37 tuổi.
Trời còn
tối om khoảng ba- bốn giờ sáng. Trong nhà, ngoài một cô em vợ ra thì không còn
ai hay biết gì hết. Hắn dặn cô em nhờ nói lại với Pa Má, là Anh Chị cần phải về
Cần Thơ gấp để xin lại căn nhà bị tịch thâu một năm trước đó vì đã đi không lọt
và bị bắt...
Đây là
lần thứ ba mà hắn liều mạng lôi vợ con mạo hiểm theo hắn. Chợt một ý nghĩ loé
lên trong đầu hắn, coi chừng “nhứt quá tam” hay “jamais deux sans trois” làm hắn
cũng thấy ngài ngại...
Lần đầu
năm 78, xuống cá nhỏ ngay tại bến Ninh-Kiều ở Cần Thơ nhưng chuyến đi bị gài bẫy
từ đầu, nên khi vừa leo qua cá lớn đậu ngay vàm Cần thơ thì công an đã chờ sẵn
trong ghe đón tiếp nồng hậu không sót một mống nào, chẳng khác nào cá vào rọ.
Hắn và
vợ con bị nhốt hết hai ngày ở Chấp Pháp Cần Thơ nằm gần mé sông, xế khỏi Trại
Nhập Ngũ số 4 cũ, một quãng trên đường vô Cái Răng.
Qua ngày
hôm sau, một diễn biến thật bất ngờ xảy ra như một giấc chiêm bao: hắn và vợ con
được thả ra. Đây là một cái bất ngờ tuyệt điệu chẳng khác nào cá mắc cạn được
đem thả trở lại xuống nước.
Khỏi
phải nói hai vợ chồng hắn đều mừng hết lớn. Tưởng đâu là cuộc đời mình đã bị
tiêu tùng rồi, nhưng có lẽ nhờ phước đức ông bà để lại hay nhờ có số may mắn gì
đó mà gia đình hắn được ban lãnh đạo Đại Học, vận động với bên công an thành phố
Cần Thơ để thả gia đình hắn ra thật sớm và phải về làm tờ…tự kiểm.
Thời
điểm đó phong trào vượt biên nở rộ khắp miền Nam. Đặc biệt là đa số giới trí
thức cũ, đều bằng mọi giá tìm cách bỏ đi. Anh nào không đi thì bị thiên hạ mỉa
mai và liệt vào nhóm trí thức 3N tức là hoặc nghèo hoặc nhát hoặc ngu?! Chất xám
thất thoát nhiều khiến nhà nước cộng sản phải cấp bách đề ra chánh sách o bế
giới trí thức cũ để khuyến dụ họ ở lại phục vụ đất nước, v.v...
Chòm xóm
không ai hay biết gì hết, nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn. Hú hồn hú vía!.
Rồi hắn
được cho đi làm việc trở lại tại nhiệm sở cũ là trường Đại học Cần Thơ. Vợ hắn,
dược sĩ ngụy, thì cũng được...gởi gắm đi làm tại một nhà thuốc Tây quốc doanh
nằm trên đường Nguyễn an Ninh ngay trong thị xã Cần Thơ, dĩ nhiên là dưới quyền
sai bảo của chị thủ trưởng dược tá giải phóng.
Nói là đi làm cho nó ngon vậy đó
chớ thật sự ra có làm gì đâu, mà cũng chẳng có ai dám giao cái gì đâu mà làm.
Hắn biết là hai vợ chồng hắn đang bị người ta theo dõi và canh chừng gắt củ kiệu
lắm. Tối ngày cứ lo luây quây học tập chánh trị, họp tổ, rồi sau đó là lo ba cái
vụ chầu chực để mua nhu yếu phẩm theo giá chánh thức cũng đã hết thời giờ rồi.
Hắn rầu thúi ruột và hết còn biết tính sao nữa.
Bế tắc
hoàn toàn! Chỉ còn có một con đường duy nhất là phải tìm cách binh nữa. Bằng
cách nào? Hắn cũng chưa biết được. Chỉ còn biết cầu xin Trời Phật và chờ phép lạ
mà thôi.
Rồi một
dịp may khác lại xuất hiện một năm sau tức năm 79…Xuống bãi tại Phong Điền. Ghe
là một loại tam bản lớn không có mui gì hết, ớn quá chừng nhưng lỡ rồi. Ghe được
thả theo dòng nước sông Hậu, tà tà hướng xuống Cà Mau để tìm đường ra biển.
Nhưng
than ôi! Kỳ nầy lại bị tổ trát một lần nữa, xui xẻo hết cỡ ngoài dự tính. Đúng
là mưu sự tại nhân, nhưng thành sự tại thiên. Một trạm kiểm soát trên sông Ông
Đốc thình lình gọi ghe tấp vào bờ để xét hỏi. Thế là bể! Cả ghe bị tóm. Hắn và
tất cả bạn đồng hành đều bị áp giải vô Rạch Ráng ở Cà Mau.
Trong
chuyến đi nầy, ngoài nhóm bạn bè của hắn trong Đại học Cầnthơ như Anh Chị PL
(nay còn ở bên nhà), dược sĩ TĐB (hành nghề lại tại Bắc Cali), hai vợ chồng dược
sĩ C&D. và mấy đứa con, và vợ chồng Trung tá y sĩ HNT, Quân y viện Phan thanh
Giản Cầnthơ cũng có mặt trong chuyến vượt biên nầy (Bs T nghe nói mấy năm trước
ở Houston,Tx).
Hắn lo
cho hắn thì ít nhưng lo cho vợ và hai dứa nhỏ bị nhốt cùng với nhóm dàn bà con
nít trong vựa lúa phía sau láng đàn ông chừng vài chục thước thì nhiều. Ăn uống
làm sao đây? Lỡ có bệnh hoạn thì lấy thuốc đâu mà chữa trị.
Nhưng
cũng may, một hai tuần sau, thì gia đình bên vợ hắn ở Saigon hay được hung tin
là chuyến đi bị vướng. Tội nghiệp, Ông bà ngoại các cháu phải cực khổ tức tốc
lặn lội từ Saigon xuống thị xã Cà Mau, rồi từ đó đón đò máy đi cả buổi mới tới
Rạch Ráng để xin lãnh hai đứa cháu nhỏ (3tuổi và 5 tuổi) về nhà...Trời ơi! Nhớ
lại thuở đó sao mà khổ vô cùng tận vậy.
Sau vài
tuần bị nhốt, thì vợ hắn cũng được thả về trước, còn hắn thì bị giam thêm một
thời gian nữa. Ban ngày, họ bắt bọn hắn đi lội nước nhổ cỏ ngoài ruộng cho bỏ
ghét và cũng để cho biết thế nào là lao động. Tối về láng, hắn và các bạn tù bị
xiềng một cẳng lại với nhau qua một thanh sắt dài khóa lại ở một đầu phía ngoài
cửa vào. Tiểu tiện phải “làm” trong lon ngay tại chỗ, xong thì chuyền cho người
nằm sát vách phía bên trong, vạch tấm phên ra và hất đại xuống mương. Nhớ lại có
một hôm nhân lúc đi lao động, vì đói, ai nấy lúc về cũng ham nhổ theo cả bó rau
muống ruộng để ăn sống. Tối bữa đó thì đa số đều bị tào tháo rượt, phải làm ren
rét tùm lum ngay tại chổ. Cuộc đời tù tội là thế đó.
Nhưng có
lẽ là cảnh khổ cực của bọn hắn không nhầm nhò gì so với hoàn cảnh của các anh em
“ ngụy quân ngụy quyền” bị CS trả thù và đì về tinh thần lẫn thể xác trong những
trại tù cải tạo.
Muỗi Cà
Mau nhiều không thể tưởng tượng được. Mới 4-5 giờ chiều là chúng bay vo vo đen
nghệch thấy mà phát sợ. Vướng lần thứ hai nầy hắn nghĩ rằng chắc phải bị kẹt lâu
lắm chớ không mong gì được thả ra sớm đâu.
Hắn
thuộc gia đình ngụy quyền mà, có ông già bị đưa đi tu nghiệp vô thời hạn ngoài
Hà Nam Ninh. Vợ hắn thuộc loại tư sản vì có nhà thuốc Tây ở Sài Gòn. Mặc dù đã
bị kiểm kê ốp hết ráo hết trọi, của thiên trả địa, nhưng gia đình hắn vẫn nằm
trong diện không được thiện cảm của chế độ đương thời cho lắm!.
Lúc bị
nhốt, tin bên ngoài từ Cần Thơ cho biết là có vài người không đồng ý xin cho hắn
ra vì hắn thuộc loại quá ngoan cố hết thuốc chữa. Chắc cũng không mấy sai đâu.
Người ta đã tha cho một lần rồi mà không tởn. Hắn rầu thúi ruột đi. Tương lai mù
mịt. Nhưng rồi hắn thầm nghĩ, đây là một canh bạc, có lúc ăn thì cũng có lúc
phải thua, đó là lẽ thường tình ở đời mà thôi.
Cũng
may, sau khi bị nhốt hết ba tháng thì cả nhóm được Thành Hội Trí Thức Yêu Nước
Cần Thơ cử Anh ba T. xuống lãnh hết ra...(Anh ba T ngày xưa là nhân viên nằm
vùng trong Tòa Án Cần Thơ?)
Lần nầy
thì mất hết tất cả. Te tua. Lỡ leo lên lưng cọp rồi thì không thể xuống được!.
Đúng là cùi rồi nên không còn sợ lở nữa!. Tới đâu thì tới.
Nhà cửa
của cải bị mất hết, mất luôn cả hộ khẩu, nên gia đình hắn chẳng còn chỗ nào ở
đành phải về tá túc một cách bất hợp pháp tại nhà ông bà già vợ tại Sàigòn. Vốn
liếng, nữ trang và bao nhiêu cây dành dụm từ bấy lâu nay đều được đem chụm hết
trong hai chuyến đi hụt vừa qua. Căn nhà của hắn ở đường Mậu Thân gần cầu Rạch
Ngỗng Cần Thơ cũng bị mất luôn và được họ biếu cho Năm P trưởng ty Nông nghiệp
thời đó.
Láng túi
sạch sẽ!
Để kiếm
sống qua ngày, vợ hắn phải nấu xôi, pha cà phê bán ngay bên lề đường cạnh tiệm
thuốc Tây cũ của mình tại góc đường Bui Chu/Hong ThapTu Sài Gòn. Ngày nay
pharmacie vẫn còn đó, vẫn còn mang tên cũ Ngoc Lan nhưng là của người khác.
Còn hoàn
cảnh của vợ chồng người bạn là ds C. và ds D. cũng bi đát lắm. Họ cũng mất nhà
và mất cả nhà thuốc CD ở đường Tự Đức Cầnthơ nên đành phải dẫn bầy con (nhiều
lắm!) về tá túc nhà bố mẹ ở khu sân vận động Cộng Hòa Sài Gòn. Để kiếm sống, anh
chị C.&D. làm bánh cam rồi mỗi ngày Anh C. từ nhà ở sân Cộng Hòa cong lưng hì
hục đạp xe ra bỏ mối cho vợ chồng hắn bán tại quán cà phê lề đường. Đây là tình
nghĩa bạn bè lúc hoạn nạn...Và đó cũng là hình ảnh thê lương của hầu hết các
dược sĩ ngụy một thời le lói hết sức, nhưng lúc sa cơ thất thế thì cũng bi thảm
không ai bằng!
Lên voi
xuống chó là như thế đó!.
Từ 30
năm nay hắn không thể bắt liên lạc lại được với gia đình anh chị C & D. Có người
cho biết hình như gia đình dược sĩ C&D đã không có may mắn đến được bến bờ Tự Do
lúc vượt biển sau nầy...Hy vọng đây không phải là chuyện đã xảy ra.
Còn hắn
thì chạy tới chạy lui phụ giúp ba cái chuyện lặt vặt cho bà xã. Hắn xuống tinh
thần mất moral, chán chường thấy rõ, nhất là mỗi khi nghe tin có một người bạn
nào đó đã tới nơi yên ổn sướng quá. Hắn cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, bất lực,
lẻ loi và cô độc hết sức!.
Có nhiều
người khi xưa là bạn, nay thấy hắn thì lại lơ lơ là là, có lẽ họ sợ bị liên lụy
đến bản thân chăng?
Đời là
thế!. C’est la vie!
Sa cơ
thất thế là hoàn cảnh chung của phe thua cuộc. Thôi thì cứ nghĩ đó là một sự
cộng nghiệp chung của dân miền Nam phải đồng phải gánh chịu. Hy vọng có ngày rồi
trời sẽ sáng trở lại...
Và cũng
vào thuở đó, người ta hô hào lao động là vinh quang, lang thang là chết đói,
hay nói thì ở tủ nên phong trào tăng gia sản xuất bằng cách nuôi heo bùng lên
khắp nơi trong các thành phố miền Nam. Bất cứ chỗ nào người ta cũng có thể nuôi
heo được hết.
Heo và
nguời ở chung với nhau. Người ta nuôi heo ngay tại Saigon trong những căn nhà
lầu, trong một số villa sang trọng mà lúc đó đã đổi chủ, trong nhà bếp, trong
nhà tắm, nơi sàn nước, ngoài hành lan, ngoài sân và thậm chí còn có người nuôi
heo cả…trên sân thượng nữa.
Hắn chụp
thời cơ nhảy ra làm nghề chích dạo và chữa bệnh cho heo. Phần đông thân chủ của
hắn là những cán bộ quyền thế của chế độ mới. Họ cho xe lại đón hắn về nhà khám
bệnh cho heo, tiền bạc sòng phẳng!
Hắn sống
lây lất qua ngày để chờ thời. Hắn cảm thấy tuyệt vọng trước một viễn ảnh quá đen
tối, bế tắt không còn lối thoát.
Mỗi khi
nhìn thấy ghe tàu đậu dưới sông là hắn thầm mơ tưởng viễn vong và ước ao…phải
chi thế nầy, phải chi thế nọ, v.v…Hắn mơ, hắn ước, hắn cầu nguyện là có thể đưa
gia đình đến một nơi nào đó. Hắn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì, miễn sao nơi
đó hắn có thể hít thở được không khí thật sự tự do mà thôi...
Rồi một
hôm, có một anh bạn đến móc nối hắn vì biết hắn đã từng du học nhiều năm tại
Bangkok và nói được chút ít tiếng Thái, để làm thông dịch khi cần.
…Ra đến
bến xe xa cảng Miền Tây, hắn lấy vé chợ đen đi Cần thơ, nơi chôn nhau cắt rún và
cũng là nơi mà hắn có rất nhiều kỷ niệm trong suốt 10 năm dạy học tại đó.
Ngủ nhờ
qua đêm tại nhà của một em học trò cũ trong một tâm trạng hết sức phập phòng lo
sợ bị phường khóm xét hỏi bất tử. Trời vừa hừng sáng thì gia đình hắn lật đật ra
Bến Xe Mới ở lộ 19 Cần thơ thật sớm để lấy vé đi SócTrăng. Hắn rất sợ phải chạm
mặt bất ngờ với mấy em sinh viên hay người quen thì coi như bể hết.
Tại Sóc
Trăng, gia đình hắn đổi xe dong tuốt xuống Cà Mau. Tới thị xã Cà Mau khoảng 4-5
giờ chiều. Còn đang đứng lớ ngớ ở bến xe chưa định hồn không biết phải làm gì
bây giờ, vừa hồi hợp lo sợ tụi cách mạng 30 và công an xét giấy đi đường và cũng
vừa lo lắng không biết người liên lạc có đến đúng hẹn hay không, thì may thay
hắn gặp được một hai người quen ở Đại học Cần Thơ. Họ cũng đồng một cảnh ngộ như
gia đình hắn vậy. Trong chuyến đi nầy còn có cả nhạc sĩ PMC dẫn theo hai đứa con
(anh PMC và các cháu hiện đang sống tại Montréal). Hắn cảm thấy hơi bớt lo đôi
chút.
Mướn
chiếu ngủ đỡ giữa trời ngay tại bến xe. Nằm trằn trọc, lăn qua lăn lại suốt đêm,
đầu óc thật căng thẳng, mãi đến 4 giờ sáng thì có người đến ra dấu cho từng tốp
nhỏ đi theo họ xuống bãi một cách thật là lặng lẽ.
Nối gót
theo người dẫn đường đi một khoảng xa ở phía trước, hắn lôi vợ con hấp tấp bước
theo, xuyên qua những con hẻm quanh co giữa các xóm nhà bình dân còn chìm đắm
trong đêm khuya tĩnh mịch.
Trống
ngực hắn đánh thình thịch liên hồi. Hắn sợ tất cả: sợ gặp phải tổ dân phố, sợ
công an, sợ người lạ, sợ con nít và sợ luôn cả mấy con chó trong xóm.
Tâm
trạng hắn lúc đó thật là phức tạp. Hắn vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa bùi ngùi
đứt ruột vì phải xa lìa đất mẹ, nhưng đồng thời hắn cũng cảm thấy vô cùng phấn
khởi náo nức khi nghĩ đến mỗi bước đi tới sẽ là những bước đưa gia đình hắn đến
gần một chân trời mới đầy tự do và hy vọng…
Hắn niệm
Phật thầm trong bụng. Rồi kìa, Cá lớn đậu chình ình ngay tại bờ sông trước mắt.
Đây là loại ghe bầu để chở hàng trên sông, dài cỡ 12 mét là cùng, có mui bịt kín
khoang và ở phía đàng sau là cabine nhô cao lên để tài công lái. Hắn không nói
ra nhưng trong bụng hơi lo vì không biết loại ghe này đi biển có được không?
Thôi thì
đành chịu vậy, vả lại đài radio tiên đoán tình hình thời tiết ở biển Đông và
vịnh Thái Lan khá tốt. Có người còn nói tháng ba bà già đi biển vì biển rất êm
vào mùa này. Mấy người tổ chức cho biết là họ đã chuẩn bị kỹ lắm đừng có lo. Máy
ghe là máy Yanmar loại mới, 6 hay 7 blocs gì đó?
Nói vậy
thì nghe vậy chớ hắn nào có biết ất giáp gì đâu.
Tất cả
mọi người đều bị ếm trong khoang ghe, không được gây tiếng động. Mấy cháu bé đều
bị cho uống thuốc ngủ trước đó hết. Trong khoang ghe, tất cả được chia nhau ngồi
chen chút dọc theo hai bên vách. Mọi người đều im lặng. Trên cabine thì chỉ có
tài công và Ba P.“người hướng dẫn” địa phương mà thôi (nghe đâu anh ta là đại úy
công an địa phương gì đó?)
Tất cả
có 69 người khách vừa lớn vừa nhỏ. Ghe mở máy chạy bình bịch một cách thong thả
xuôi theo giòng nước Sông Ông Đốc đổ ra biển để vào vịnh Thái Lan.
Vĩnh
biệt quê hương, vĩnh biệt đất mẹ yêu dấu!
Hai bên
sông, xóm làng khi ẩn khi hiện sau những rặng cây bần xanh tươi. Dưới nước, ghe
xuồng và tắc ráng xuôi ngược không ngơi. Càng ra gần cửa biển lòng sông càng mở
rộng ra.
Bà con
trong ghe thì không ai nói với ai lời nào cả, tinh thần mọi người đều rất ư là
căng thẳng vì chưa ra tới biển. Trời đã bắt đầu tối. Đến khoảng 11 giờ khuya,
thình lình từ trong màn đêm lóe lên tia sáng chớp tắt của ánh đèn Pile nào đó,
rồi chẳng bao lâu không biết từ đâu đến, một chiếc xuồng nhỏ cặp sát vào ghe,
sau khi nhận một cái túi ($$$?) do người tổ chức giao, “người hướng dẫn” từ
cabine tuột xuống xuồng và biến mất trong đêm tối.
Sắp tới
trạm biên phòng rồi, mọi người đều im lặng, ghe tắt máy tắt hết đèn và thả trôi
theo giòng nước. Mọi người đều nín thở im lặng và cầu nguyện thầm trong bụng.
Thật là đứng tim trong 25 phút dài bất tận trong đời hắn. Qua khỏi trạm kiểm
soát một đổi khá xa, máy ghe được mở trở lại xả hết tốc lực về hướng cửa biển.
Nhưng không bao lâu thình lình ghe bị khựng lại, hình như đụng phải vật gì ở
dưới nước. Mọi người đều xanh mặt hồn vía lên mây. Có 1-2 anh em khỏe mạnh nhảy
xuống nước để xem tình hình thế nào. Trời ơi ghe bị vướng đáy rồi, xui ơi là xui.
Biết làm sao bây giờ?.
Nhưng
Trời cũng còn thương, lối một tiếng đồng hồ sau, nhờ con nước lớn chiếc ghe tự
nhiên xút ra khỏi đáy và tiếp tục vọt ra biển với hy vọng có thể ra tới hải phận
quốc tế trước khi trời sáng tỏ. Láng cháng dám gặp đám tàu đánh cá quốc doanh
thì phiền phức lắm.
Biển đây
rồi, gió thổi ào ào, trời nước mênh mông vô tận. Ghe nhảy sóng một cách chòng
chành, lắc lư làm nhiều người bắt đầu bị say sóng ói mửa tùm lum. Chạy theo
hướng nào đây?
Nhiệm vụ
này đã được phân công cho anh T. trung úy hải quân, nhưng ra tới biển là anh ta
bị say sóng như chết rồi nên không giúp ích gì được hết. Té ra anh ta chỉ làm
việc trong văn phòng mà thôi chớ không có kinh nghiệm về hải hành gì hết. Có bạn
nóng mũi, văng tục Đ.M. đòi quăng anh ta xuống biển cho đỡ tức. Nhưng rồi cũng
bỏ qua thôi.
Cái la
bàn nhỏ xíu được lôi ra để định hướng. Người bàn thế nầy, người nói thế kia, cãi
cọ om sòm. Cuối cùng thì nhắm hướng mặt trời lặng mà chạy cầu may.
Đến quá
trưa, thình lình tiếng máy nổ khác thường, lạch cạch lạch cạch rồi êm ru bà rù.
Anh thợ máy bất đắc dĩ nhảy xuống tháo các bộ phận máy ra, xem cái nầy, mò mẫm
cái kia, mở ra lấp vào cả tiếng đồng hồ, mồ hôi nhuể nhại, rồi thử quay máy cho
chạy. Mọi người đều nín thở. Một lần, hai lần, ba lần, bốn lần…Tất cả đều im
lặng chỉ có tiếng gió thổi ào ào bên ngoài ghe mà thôi.
Vô ích:
máy hư rồi! Mọi người đều vô cùng thất vọng ra mặt. Trời ơi! Làm sao đây Trời?
Gió càng lúc càng thổi mạnh, trời bắt đầu kéo mây đen kịt. Những con sóng to nối
tiếp nhau đợt này đến đợt khác, nhồi chiếc ghe lên xuống, lắc qua lắc lại như
một cái hột vịt vậy. Ai nấy cũng đều điếng hồn hết. Thế này thì cái chết cầm
chắc trong tay thôi.
Cũng may
là trên ghe có một chị đã từng đi sông đi biển rồi nên có một chút kinh nghiệm.
Chị ta hướng dẫn các anh tài công bất đắc dĩ về cách bẻ càng lái để chặt sóng.
Trước
tình thế thập tử nhứt sanh, hắn và một số anh em trên ghe phải thay phiên nhau
ra phía sau ghe ráng sức kềm cái càng lái. Đó là một cái cán gỗ rất dài để điều
khiển bánh lái. Kềm nó cho đúng hướng rất nặng nề và rất khó khăn, vì sóng to và
gió quá mạnh.
Những
lúc ghe nghiêng thì rất nguy hiểm, không khéo là bị cái càng lái gạt té xuống
biển như chơi. Nhiều lúc hắn cũng xém bị hất xuống biển. Trời kéo mây thêm nữa,
gió bắt đầu nổi lên càng lúc càng mạnh hơn đẩy chiếc ghe đi rất nhanh, nhồi lên
hụp xuống, thật kinh hãi hết sức.
Đàng xa
hiện rõ dần dần bóng dáng lờ mờ của một hòn núi mà có người cho biết đó là đảo
Thổ Châu, cách đảo Phú Quốc 100km về hướng nam. Tâm trạng của anh em lúc đó thật
phức tạp, mừng lo lẫn lộn vì nếu ghe tấp vào đảo thì khỏi phải chết, nhưng lại
phải bị đi tù mút chỉ cà tha.
Nhưng tự
nhiên lối một giờ sau thì gió lại đổi hướng thổi bạt chiếc ghe trở ra, đi mãi và
đi mãi ra khơi...Thỉnh thoảng có những con cá nược phóng theo hai bên ghe như
muốn lội đua cùng chiếc ghe khốn khổ.
Hắn cảm
thấy mình bất lực hoàn toàn trước hoàn cảnh bi đát nầy. Chỉ nằm chờ chết. Ôm vợ
con vào lòng mà đầu óc thật ngổn ngang trăm ngàn ý tưởng không mạch lạc.
Hắn lâm
râm niệm chú…Nam mô Đại từ Đại bi cứu khổ cứu nạn, quảng đại linh cảm Bạch Y
Quan Thế Âm Bồ Tát...
Trước
cái chết gần kề mình mới cảm nhận được giá trị của cái sống. Hắn nghĩ đến lúc
ghe bị lật úp chắc hãi hùng lắm. Hắn cảm thấy thật ân hận khi nhìn vợ và hai đứa
con còn quá nhỏ tuổi. Không lẽ nghiệp quả của mình nặng nề như thế nầy sao?
Không lẽ số mình là số con rệp hay sao? Rồi hắn nhớ lại lá số tử vi do một thầy
tử vi ở Cầu Ông Lãnh lập cho hắn hơn 15 năm về trước, lúc hắn vừa mới ra trường
chưa có vợ con gì hết. Lá số đâu có nói là hắn sẽ phải chết thảm như vầy đâu.
Hắn nhớ ông thầy có nói hắn có sao Thiên di nên sau nầy phải ở xa nơi chôn nhau
cắt rún gì đó, ngoài ra cung mạng và cung phúc đức của hắn cũng khá tốt. Trước
khi đi một ngày, vợ chồng hắn cũng có lên chùa ở miệt Phú Nhuận để trước lễ Phật
sau là nhờ Thầy trụ trì xem coi có đi được hay không. Sau khi bấm độn, Thầy nói:
được! Nhớ tới đây, hắn lại lên tinh thần. Hắn nghĩ chết sống đều do số mạng cả,
lo làm chi cho mệt mất công...
Mọi
người trên ghe đều kiệt sức, đói khát, ngủ gà ngủ gật, chỉ chờ một phép lạ đến
cứu mình mà thôi. Bao nhiêu tàu bè nhấp nhô ở chân trời để rồi cũng rẽ sang
hướng khác. Tối đến, mỗi khi thấy ánh đèn đàng xa, thì bọn hắn đốt đuốc lên làm
hiệu, nhưng cũng chỉ toi công vô ích, thất vọng hoàn toàn.
Rồi thì
chuyện gì sẽ đến thì nó phải đến. Qua ngày thứ ba, có một chiếc tàu đánh cá Thái
Lan xăm xăm tiến tới. Đây là loại tàu khá lớn và có cả radar. Mọi người đều kinh
hoàng và hồi hộp. Đàn bà con gái lo tìm dầu mỡ bôi lên mặt lên mày cho nó thúi
tha ghê tởm. Tàu Thái xáp gần, trên bong lố nhố 5-7 tên có vẻ dữ dằn, rồi thì
tàu cặp vào sát ghe kêu một cái rầm. Ghe bị chòng chành dữ dội và nứt một bên
hông. Thật khiếp đảm không lường. Mọi người trên ghe đều ngồi yên thinh thích và
hồi hộp, im lặng chờ đợi.
Bọn Thái
nhảy qua ghe, 4-5 tên cầm mã tấu, còn một tên thì cầm súng lục.
Nhờ
biết chút ít tiếng Thái lúc đi du học mấy năm ở Bangkok, nên hắn lãnh nhiệm vụ
làm thông dịch và thương thuyết với bọn hải tặc.
Lúc đầu,
tụi nó hơi giật mình không hiểu tại sao trên ghe có người lại biết nói tiếng
Thái. Hắn cắt nghĩa, hắn tả oán hoàn cảnh bi đát và xin tụi nó giúp đỡ. Thằng
cầm súng, có lẽ là tên đầu đảng, chĩa con chó lửa vào đầu hắn và bắt buộc hắn
nói lại với tất cả là phải nộp hết vòng vàng tiền bạc, bằng không thì tụi nó sẽ
bụp một phát là đời hắn tiêu tùng luôn. Hắn rất lạnh xương sống. Hắn năn nỉ hụt
hơi thiếu điều lạy lục tất cả mọi người trên ghe nên đưa hết tiền bạc ra để đổi
lấy mạng sống. Tụi nó lục lạo, tung bới tất cả đồ đạt, mò xét khắp nơi, đổ bỏ cả
thùng nước ngọt để tìm kiếm nữ trang cất dấu trong đó. Cũng may là tụi nó không
có làm hỗn với ai hết. Xong rồi thì rút đi rất nhanh. Ghe bị vô nước, tuy chưa
nhiều nhưng cũng phải lo tát ra.
Không
bao lâu sau thì có một chiếc tàu đánh cá khác lại đến để...ăn mót. Có lẽ là bọn
hải tặc dùng máy radio thông báo với nhau. Trước khi đi tụi sau nầy còn oái oăm
bắt theo một cháu bé 2-3 tuổi gì đó, không biết để làm gì khiến cha mẹ đứa trẻ
quá khiếp đảm kêu gào khóc la thảm thiết. Nhưng may thay, độ một giờ sau thì tụi
nó quày trở lại trả đứa nhỏ.
Giữa
trưa hôm đó thì lại có một chiếc tàu đánh cá thứ ba đến, nhưng lạ thay, tụi nó
không xáp vô mà chỉ đậu ở ngoài xa cách ghe vài chục thước và ra hiệu biểu mình
qua.
Một lần
nữa, hắn lại xung phong lãnh nhiệm vụ nầy. Nhảy xuống biển lội thiếu điều hụt
hơi hắn mới qua được bên tàu Thái. Tụi nầy có vẻ hiền hơn mấy đám kia. Hắn trổ
tài ngoại giao, quọt quẹt ba mớ tiếng Thái, nhờ họ giúp kéo ghe vào bờ. Tụi nó
chịu nhưng đòi ăn tiền. Hắn lại trở về ghe, bàn với mọi người và năn nỉ người
nào còn dấu được tiền bạc thì xin làm ơn làm phước bỏ ra chớ không thì chết hết
cả đám.
Cuối cùng thì cũng gom góp được thêm một số ít tiền đem nạp cho tụi
cướp. Bọn chúng suy nghĩ sao đó không biết, nhưng cuối cùng cũng chịu. Chúng
nhảy qua ghe quan sát tình hình một lúc, xong chúng hè nhau tháo cái máy ghe đem
về tàu đánh cá và ra lệnh cho tất cả mọi người phải leo qua tàu của chúng, chỉ
chừa lại hai người ở lại để điều khiển chiếc ghe. Sau đó thì chúng thả dây cột
chặt chiếc ghe để tàu đánh cá kéo đi. Đến đây thì mọi người đều thở phào, phấn
khởi lên tinh thần thấy rõ.
Chúng
nấu cơm cho ăn. Thức ăn chính là món cá chiên, ăn ngon ơi là ngon. Nước đá uống
thả giàn, vì có cả hầm lận. Chúng nói chưa vô bờ liền được vì còn phải đi kéo
lưới thêm một ngày nữa. Muốn sao thì mình đành phải chịu vậy. Tối đến, mưa trút
xuống dữ dội như thác nước, ai nấy đều ước loi ngoi như chuột và lạnh cóng run
cầm cập. Thằng nhỏ con trai ba tuổi của hắn bắt đầu sốt nóng và ho nhiều. Chắc
là nó bị cảm nặng hay bị sưng phổi gì đó. Vợ hắn đè nó ra lấy dầu cù là cạo gió,
rồi sau đó hắn mò được trong túi xách một hũ ampicilline, đem ra lụi cho thằng
nhỏ mấy phát nó mới bớt sốt...
Giữa đêm
có tiếng la thất thanh từ chiếc ghe ở phía sau: Anh S. té dưới biển rồi. Mọi
người đều hốt hoảng. Hắn báo động cho bọn Thái hay liền. Tàu bớt máy và quay
ngược trở lại, rọi đèn pha rà tới rà lui khắp mặt biển. Sau một hồi tìm kiếm thì
thấy nạn nhân đang ngụp lặn dưới nước. Chúng thả phao xuống và kéo anh ta lên.
Khỏi phải nói người mừng nhất là vợ con của anh ta.
Qua đêm
hôm sau khoảng 1-2 giờ khuya, thình lình chúng ngưng tàu lại. Ai nấy đều nhốn
nháo lên. Có chuyện gì đây? Chúng kêu hắn lại và chỉ ở chân trời phía trước có
một đốm đỏ cỡ lớn hơn đầu điếu thuốc một chút, chớp tắt đều đặn từng chập. Chúng
bảo đó là ánh đèn của ngọn hải đăng nằm trên một hòn đảo nhỏ không mấy xa bờ
Thái Lan cho lắm. Chúng bảo là không thể kéo mình vô đất liền được vì sợ cảnh
sát Thái bắt, nên ra lệnh bắt buộc tất cả phải trở về ghe ngay lập tức. Ai nấy
đều nhao nhao lên quá sợ vì ghe đã bị bể rồi, lại nữa đất liền còn xa quá, làm
sao đây? Mọi người xúm nhau năn nỉ bọn chúng bằng đủ các thứ ngôn ngữ để xin
chúng kéo tiếp vào bờ. Vô ích.
Có hai ba chị dằn co khóc la dữ quá khiến chúng
nổi dóa phải đè khiêng thải qua ghe. Khi mọi người trở về hết bên ghe, bọn Thái
liền chặt dây và rồ máy vọt mất trong đêm tối...
Ghe tiếp
tục trôi chầm chậm theo sóng nước. Biển rất yên. Trời dần dần sáng tỏ. Đàng xa,
bóng dáng của một trái núi bắt đầu xuất hiện lờ mờ ở chân trời phía trước và
càng lúc càng rõ nét thêm hơn. Hầu như tất cả bọn đàn ông con trai đều kéo róc
nhau lên ngồi trên mui ghe, hồi hộp chờ đợi…
Chầm
chậm và chầm chậm chiếc ghe định mệnh từ từ trôi về hướng núi... 10 giờ, rồi 11
giờ, trái núi lần lần hiện ra rõ nét thêm, có thể nhìn thấy những đám rừng trên
cao chen lẫn những tảng đá to tướng xám xì xám xịt,...11 giờ ruỡi mọi người hết
sức hồi hộp. Còn khoảng 200 mét thì tới bờ. Rồi 100 mét… Rồi 50 mét… thình lình
lườn ghe chạm đá ngầm kêu rồn rột, chòng chành lắc qua lắc lại, nghiêng qua một
bên và rồi dừng hẳn lại.
Hắn và
các bạn cùng phóng xuống nước chỉ tới ngang ngực mà thôi. Chân hắn vừa chạm đất
thì…nước mắt hắn cũng tuôn trào ra vì quá vui mừng và quá xúc động.
Thế là
thoát chết!...
Khi tất
cả mọi người trên ghe đều vô được trong bãi cát, hắn và vài người bạn mới đi
vòng qua các đồi nhỏ, len lõi giữa đám cây rừng hoang dã, theo đường mòn vòng
qua phía bên kia núi. Thình lình, ngước lên vách núi ở đàng xa bọn hắn thấy có
bóng dáng một người đang đi lơn tơn. Hắn và mấy người bạn đều đồng loạt la lên,
ra dấu bằng cách quơ tay quơ chân tới tấp. Người đó đã nhận thấy và đi chầm chậm
về hướng của bọn hắn. Đó là một anh lính Thái có nhiệm vụ gát trạm đèn pha trên
đảo hoang nầy. Ngoài ra không có nhà cửa của dân cư nào khác tại đây hết. Hắn
bèn trình bày sơ sơ hoàn cảnh cho anh ta biết. Anh ta lập tức trở về đồn và điện
vô đất liền. Anh cho biết đây là một đảo nhỏ của Thái Lan nằm ngoài khơi, không
mấy xa thành phố duyên hải Rayong, 150km về phiá nam của thủ đô Bangkok, Thái
Lan.
Thế là
kể như thoát nạn rồi, nhưng để cho chắc ăn, tối hôm đó hắn và vài người bạn lẻn
xuống chiếc ghe và dùng búa đập phá cho nước vào thêm trong hầm khoang để khỏi
bị cưỡng bách kéo ra khơi trở lại.
Sáng ra,
một tàu cảnh sát Thái đến đón tất cả 69 người về sở cảnh sát Rayong để lấy lời
khai và làm thủ tục nhập cảnh. Chấm dứt một cuộc vượt sóng kinh hoàng! Cái giá
phải trả cho sự Tự Do!...
Ngủ tại
đây một đêm, hôm sau thì tất cả mọi người đều được đưa về trại tỵ nạn Laem Sing.
Đó là ngày 31 tháng 3 năm 1980.
Ngày 22
tháng 6 năm 1980, hắn cùng vợ và hai đứa con được bốc đi định cư tại Canada, xứ
lạnh tình nồng, đất lành chim đậu, cuộc đời trước mặt đổi thay và hắn vẫn tiếp
tục đi…
Cảnh đời phiêu
bạt.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 242
HÀNG ĐỘC TRUNG QUỐC- SƠN TRUNG (PHẠM THIỀU)
unday, December 30, 2012
TẨY CHAY HÀNG ĐỘC HẠI TRUNG QUỐC
Thực-phẩm Ba-Tàu nhãn-hiệu
California !
Whole
Foods Market China Organic California blend
?
Gạo giả Ba-Tàu !
Chinese Fake Rice !
Tuần
báo Hong Kong tiếng Đại Hàn tại
Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết
hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ
nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết
dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho
sức khỏe người tiêu thụ.
Một nhà hàng Tàu cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba chén cơm, họ đã cho vào bụng một túi nylon.
Một nhà hàng Tàu cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba chén cơm, họ đã cho vào bụng một túi nylon.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật. Trước đó, truyền hình Trung Hoa từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất. Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Hoa. Viên chức toà Đại sứ Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Cộng làm giả và được sản xuất chính yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân biệt được nếu chưa nấu.
|
Gạo giả được bày bán , Ba-Tàu Chệt nổi tiếng là
làm gạo giả từ nhựa, rồi phân phối khắp nơi
...
Một công ty tại Xi'an
từng sản xuất gạo Wuchang giả chất lượng cao bằng cách
bỏ mùi vị vào loại gạo trung bình.
Tất cả người Việt-Nam chúng ta hãy tẩy-chay hàng-hóa Ba-Tầu độc-hại !
Đã đến lúc chúng ta không thể làm ngơ để
hàng Ba-Tàu tràn qua VN và nhắm mắt tiêu thụ một
cách khờ khạo như thế được . Nếu chúng ta không cương
quyết ngay từ bây giờ thì có ngày con em hoặc người
thân của chúng ta cũng sẽ bệnh tật hay thiệt
mạng !
Đây là
một vài thí dụ:
Sữa bột giả
Trứng gà giả
Khô mực giả làm bằng plastic
Hậu quả đi dép Made in China
Trái cây "made in china"
nhuộm chất hoá học, bắt mắt bên ngoài, thối bên
trong
Hóa chất tìm thấy trong
kem đánh răng "Made in China" gây ung thư
... Và chúng
còn làm tiền giả để phá hoại kinh tế Việt Nam
Hãy siết chặt tay nhau tẩy-chay hàng-hoá Ba-Tàu tại Việt Nam !
Nhiều kẻ vô lương tâm đang tiếp tay cho bọn làm hàng giả tại bên Tàu . Vì lợi nhuận, chúng sẵn sàng đưa hàng giả vào nội địa VN tiêu thụ, đặc biệt là khu vực phía Bắc phải hứng chịu đầu tiên. Cả nước Việt nam đang phải chịu tai hoạ từ hàng giả Ba-Tàu , không thể phân biệt được chất lượng. Nguy hiểm hơn, bọn người Tàu dã man còn làm giả nhãn hiệu Thái Lan và VN, dán nhãn mác "Made in Thailand" hoặc " Made in Vietnam", vì chúng biết người Việt đã cảnh giác và tẩy chay thực phẩm hàng hóa của chúng . Nhiều người nghèo VN phải chấp nhận xài hàng độc hại vì giá rẻ mạt. Còn các gia đình kinh tế trung bình trở lên đã bắt đàu chiến dịch huỷ bỏ hàng loạt đồ gia dụng của Ba-Tàu , nhiều người đã mạnh dạn vứt bỏ tất cả chén, đĩa, ly uống nước, bình thuỷ (phích nước), giày, dép, quần áo, mùng mền (chăn), gối, nệm... của Ba-Tàu dù đã lỡ mua ! Riêng rau, quả, củ, thịt cá... thì thật khó phân biệt bởi nhiều loại tưởng như chỉ có ở miền Nam nhưng bọn Chệt đã lai giống theo kiểu công nghiệp ngắn ngày và tiểu thương thường đánh lừa người tiêu dùng là hàng Thái , trái cây Thái hoặc trái cây Philippines ! Thật nguy hiểm cho cả dân tộc Việt khi nhiều thế hệ đang chết dần mòn vì hàng Ba-Tàu , muôn hình vạn kiểu tràn qua biên giới không kiểm soát được. Mỗi người Việt chúng ta hãy đề cao cảnh giác tự bảo vệ mình, khuyên mọi người xung quanh và láng giềng , hãy tẩy chay toàn bộ hàng hoá Ba-Tàu . Hãy siết chặt tay nhau để bảo vệ lấy giống nòi Việt Nam của chúng ta !
XIN
HÃY CHUYỂN-TIẾP CHO NHIỀU NGƯỜI
!
__._,_.___
Your
email settings: Individual Email|Traditional
Change settings via the Web (Yahoo! ID required)
Change settings via email: Switch delivery to Daily Digest | Switch to Fully Featured
Visit Your Group | Yahoo! Groups Terms of Use | Unsubscribe
Change settings via the Web (Yahoo! ID required)
Change settings via email: Switch delivery to Daily Digest | Switch to Fully Featured
Visit Your Group | Yahoo! Groups Terms of Use | Unsubscribe
__,_._,___
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 242
Tuesday, December 25, 2012
NGUYỄN THIÊN THỤ * WHO SOLD PHAN BỘI CHÂU?
WHO SOLD PHAN BỘI CHÂU?
I. A SHORT BIOGRAPHY OF PHAN BỘI CHÂU
Phan
Bội Châu (1867 – 1940) was a pioneer of Vietnamese 20th century
nationalism. From 1905-08, he lived in Japan where he wrote political
tracts calling for the liberation of Vietnam from the French colonial
regime. In 1909, after being forced to leave Japan, he moved to Hong
Kong with Prince Cường Để while the Vietnamese students who had studied
in Japan came to China or Thailand. Because its members scattered, the
old Vietnam Modernization Association (Duy Tân hội) became weakened .
Moreover, in 1911, the Wuchang Uprising occurred in China on 10 October, it quickly spread and declared itself the Republic of China. A new organization following the Chinese revolution needed to be formed. A large meeting was held in late March 1912. The Vietnamese revolutionists agreed to form a new group, Việt Nam Quang Phục Hội (the Vietnam Restoration League ).
Cường Để was made president and chairman; Phan was vice-president. The members voted to campaign for democracy instead monarchy. The organization's sole purpose was to expel the French from Vietnam and establish a democratic republic.
Unfortunately, they had no funds and had great difficulty getting revolutionary leaflets into Vietnam. Also, the new Chinese government was too busy and would not help the movement with anything other than allowing Vietnamese comrades into its education and training system.
Moreover, in 1911, the Wuchang Uprising occurred in China on 10 October, it quickly spread and declared itself the Republic of China. A new organization following the Chinese revolution needed to be formed. A large meeting was held in late March 1912. The Vietnamese revolutionists agreed to form a new group, Việt Nam Quang Phục Hội (the Vietnam Restoration League ).
Cường Để was made president and chairman; Phan was vice-president. The members voted to campaign for democracy instead monarchy. The organization's sole purpose was to expel the French from Vietnam and establish a democratic republic.
Phan Bội Châu
|
Phan Boi Chau's House in Ben Ngu, Huế,
|
Unfortunately, they had no funds and had great difficulty getting revolutionary leaflets into Vietnam. Also, the new Chinese government was too busy and would not help the movement with anything other than allowing Vietnamese comrades into its education and training system.
By
1914, Phan was arrested by the Chinese authorities and thrown in jail
on suspicion of helping rival Chinese authorities. Fortunately the
intervention of the Chinese minister for the army, stopped them from
killing him or handing him over to the French. But he was kept in prison
for almost four years until 1917. In prison he wrote many biographies,
including his own, and other books.
In 1925, French agents seized him in Shanghai. He
was convicted of treason and spent the rest of his life under house
arrest in Huế. Guards kept the house under surveillance, so visits by
his admirers
were a bit inhibited. More public protests against his house arrest
caused the authorities to allow him to move to a house which had been
organized by his supporters. It was a thatched house divided into three
sections and had a medium-sized garden. Here he was able to meet his
supporters, his children and his grandchildren.
In 1926, when Phan Chu Trinh
died, Phan presided over a memorial service for him in Huế. Phan spent
his last fifteen years living a quiet life in Huế. He would often relax
by taking boat tripson the Sông Hương (Perfume River). He died on 29
October 1940, about a month after Japan invaded northern Vietnam.
II. THE BOOKS AND THE DOCUMENTS RELATED TO THE ARREST OF PHAN BỘI CHÂU
1.PHAN BỘI CHÂU
In his memoir entitled Niên Biểu, (Chronicle), Phan Bội Châu recited that unforgettable day:"At 12 noon on the eleventh day of the Fifth Month, my train from Hangchow arrived at the North Station Shanghai. In order to go quickly to the bank to send the money, I left my luggage at the depository and carried only a small bag with me. As soon as I came out of the train station, I saw a rather luxurious automobile and four Westerners standing by it. I did not realize that they were French, because in Shanghai there was a great mixture of Westerners and there were swarms of foreign visitors. It was quite common for cars to be used to pick up hotel guests. Little did I know that this car was there to kidnap someone! When I had gone a few steps from the station, one of the Westerners came up to me and said in Mandarin: 'This car is very nice; please get in.' I politely refused, saying 'I do not need a car.' Suddenly, one of the Westerners behind the car with a great heave pushed me inside it, the engine accelerated and we were off like a shot. In no time we had already entered the French Concession. The car drew up to the waterfront, where a French warship was docked. I now became a prisoner on this warship. (Wikipedia) (1)
Phan Bội Châu s' arrest caused a doubt in the nationalist revolutionists in China. With his natural craftiness, Nguyễn Tất Thành easily deceived Phan Bội Châu so Phan Bội Châu did not doubt him, but doubted Nguyễn Thượng Hiền. Phan Bội Châu wrote:
"I did not realize that every minute of my activities was being reported to the French by Nguyễn Thượng Hiền, a man who lived with me and was supported by me. When this Nguyen Thuong Huyen first arrived in Hangchow, he was with Tran Duc Quy; I was quite dubious about him. But later I heard that he was a great-nephew of Main Son (Nguyễn Thượng Hiền), well versed in literary Chinese, the holder of a cử nhân (舉人) degree and familiar with French and quốc ngữ. Owing to his capabilities, I kept him on as my secretary without suspecting that he was an informer for the French. ( Wikipedia) (2)
When Phan Bội Châu was arrested, Vietnamese people did not know who was the informer for the French police, but later, the Vietnamese in China, especially, the comrades close to Phan Bội Châu came home and told the truth to their compatriots.
2. NHƯỢNG TỐNG
According to Minh Võ, Nhượng Tống, an important person of Vietnamese Nationalist Party was the first man who spead this new in Vietnam. In 1928, Nhượng Tống's publisher Nam Đồng issued a document entitled " Who sold Phan Bội Châu" accusing Lý Thụy, Lâm Đức Thụ of betraying Phan Bội Châu. In 1949, Nhượng Tống was killed by Vietnamese communists.
According to Minh Võ, at that time, nobody knew who Lý Thụy and Lâm Đức Thụ were , but later everybody knew that they were the important members of the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội), which later renamed The Vietnamese Communist Party, and Lý Thụy ( Hồ Chí Minh) pushed Lâm Đức Thụ to sell out Phan Bội Châu to the French. Nguyễn Công Viễn
( aliases Lâm Đức Thụ, and Hoàng Chấn Đông ) a member of Tâm Tâm Xã ( Heart Organization ) of Phan Bội Châu also followed Lý Thụy betraying Phan Bội Châu..(Minh Võ.LXII)
3.ĐÀO VĂN HỘI
In 1951, in a book entitled " Ba Nhà Chí Sĩ họ Phan"(Three Patriots of Three Families Phans), Đào Văn Hội wrote:" After Phan Bội Châu went to Hangzhou, Lý Thụy and Lâm Đức Thụ convened a meeting to discuss the party's financial problems. Many Vietnamese revolutionists were invited except Nguyễn Hải Thần, but nobody could find a solution. Lâm Đức Thụ proposed to sell Phan Bội Châu to the French for money.The meeting agreed
with Lâm Đức Thụ and assigned to Lâm to get in contact with the French consulate in Hong Kong to negotiate the sale of Phan Bội Châu.(Minh Võ.LXII);(3).
4. NGUYỄN THƯỢNG HUYỀN
After the sale of Phan Bội Châu, many Vietnamese revolutionaries in China came home and tell the truth. Duiker wrote in Chronicle, Phan Bội Châu said that he heard only rumors. Duiker also stated that Phạm Văn Sơn believed that the conspirators were Lý Thụy, and Lâm Đức Thụ. Later, Nguyễn Thượng Huyền returned to Vietnam, then in 1965 in Saigon, and wrote an article on Magazine Bách Khoa N0 73 to clear the unjust charge. (4)
5. VƯƠNG THÚC OÁNH
In his memoir, Vương Thúc Oánh, a Phan Bội Châu' son in law was one of nine members of the first Vietnamese Communist Party in February of 1925 recounted the story of his father in law. At that time, Vương Thúc Oánh left Thailand for Guǎngzhōu with Hồ Tùng Mậu. Vương Thúc Oánh recounted in his memoir: "In a meeting with Lý Thụy, in 1925 he heard Lý Thụy said:"Phan is too old, and nearly dead, he cannot do anything, I would rather to sell him to the French to get money for our party".The members of the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội) voted in favor of Lý Thụy's idea. (5)
In his memoir entitled Niên Biểu, (Chronicle), Phan Bội Châu recited that unforgettable day:"At 12 noon on the eleventh day of the Fifth Month, my train from Hangchow arrived at the North Station Shanghai. In order to go quickly to the bank to send the money, I left my luggage at the depository and carried only a small bag with me. As soon as I came out of the train station, I saw a rather luxurious automobile and four Westerners standing by it. I did not realize that they were French, because in Shanghai there was a great mixture of Westerners and there were swarms of foreign visitors. It was quite common for cars to be used to pick up hotel guests. Little did I know that this car was there to kidnap someone! When I had gone a few steps from the station, one of the Westerners came up to me and said in Mandarin: 'This car is very nice; please get in.' I politely refused, saying 'I do not need a car.' Suddenly, one of the Westerners behind the car with a great heave pushed me inside it, the engine accelerated and we were off like a shot. In no time we had already entered the French Concession. The car drew up to the waterfront, where a French warship was docked. I now became a prisoner on this warship. (Wikipedia) (1)
Phan Bội Châu s' arrest caused a doubt in the nationalist revolutionists in China. With his natural craftiness, Nguyễn Tất Thành easily deceived Phan Bội Châu so Phan Bội Châu did not doubt him, but doubted Nguyễn Thượng Hiền. Phan Bội Châu wrote:
"I did not realize that every minute of my activities was being reported to the French by Nguyễn Thượng Hiền, a man who lived with me and was supported by me. When this Nguyen Thuong Huyen first arrived in Hangchow, he was with Tran Duc Quy; I was quite dubious about him. But later I heard that he was a great-nephew of Main Son (Nguyễn Thượng Hiền), well versed in literary Chinese, the holder of a cử nhân (舉人) degree and familiar with French and quốc ngữ. Owing to his capabilities, I kept him on as my secretary without suspecting that he was an informer for the French. ( Wikipedia) (2)
When Phan Bội Châu was arrested, Vietnamese people did not know who was the informer for the French police, but later, the Vietnamese in China, especially, the comrades close to Phan Bội Châu came home and told the truth to their compatriots.
2. NHƯỢNG TỐNG
According to Minh Võ, Nhượng Tống, an important person of Vietnamese Nationalist Party was the first man who spead this new in Vietnam. In 1928, Nhượng Tống's publisher Nam Đồng issued a document entitled " Who sold Phan Bội Châu" accusing Lý Thụy, Lâm Đức Thụ of betraying Phan Bội Châu. In 1949, Nhượng Tống was killed by Vietnamese communists.
According to Minh Võ, at that time, nobody knew who Lý Thụy and Lâm Đức Thụ were , but later everybody knew that they were the important members of the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội), which later renamed The Vietnamese Communist Party, and Lý Thụy ( Hồ Chí Minh) pushed Lâm Đức Thụ to sell out Phan Bội Châu to the French. Nguyễn Công Viễn
( aliases Lâm Đức Thụ, and Hoàng Chấn Đông ) a member of Tâm Tâm Xã ( Heart Organization ) of Phan Bội Châu also followed Lý Thụy betraying Phan Bội Châu..(Minh Võ.LXII)
3.ĐÀO VĂN HỘI
In 1951, in a book entitled " Ba Nhà Chí Sĩ họ Phan"(Three Patriots of Three Families Phans), Đào Văn Hội wrote:" After Phan Bội Châu went to Hangzhou, Lý Thụy and Lâm Đức Thụ convened a meeting to discuss the party's financial problems. Many Vietnamese revolutionists were invited except Nguyễn Hải Thần, but nobody could find a solution. Lâm Đức Thụ proposed to sell Phan Bội Châu to the French for money.The meeting agreed
with Lâm Đức Thụ and assigned to Lâm to get in contact with the French consulate in Hong Kong to negotiate the sale of Phan Bội Châu.(Minh Võ.LXII);(3).
4. NGUYỄN THƯỢNG HUYỀN
After the sale of Phan Bội Châu, many Vietnamese revolutionaries in China came home and tell the truth. Duiker wrote in Chronicle, Phan Bội Châu said that he heard only rumors. Duiker also stated that Phạm Văn Sơn believed that the conspirators were Lý Thụy, and Lâm Đức Thụ. Later, Nguyễn Thượng Huyền returned to Vietnam, then in 1965 in Saigon, and wrote an article on Magazine Bách Khoa N0 73 to clear the unjust charge. (4)
5. VƯƠNG THÚC OÁNH
In his memoir, Vương Thúc Oánh, a Phan Bội Châu' son in law was one of nine members of the first Vietnamese Communist Party in February of 1925 recounted the story of his father in law. At that time, Vương Thúc Oánh left Thailand for Guǎngzhōu with Hồ Tùng Mậu. Vương Thúc Oánh recounted in his memoir: "In a meeting with Lý Thụy, in 1925 he heard Lý Thụy said:"Phan is too old, and nearly dead, he cannot do anything, I would rather to sell him to the French to get money for our party".The members of the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội) voted in favor of Lý Thụy's idea. (5)
6. HOÀNG VĂN CHÍ
Lê Dư a close comrade of Phan Bội
Châu, was a witness, consequently when he came back Vietnam, he
recounted this event to his family members and friends. Phan Khôi and
Hoàng Văn Chí were his sons in law therefore they understood clearly
Nguyễn Tất Thành.
In 1964, Hoàng Văn Chí recounted that when the Vietnam Restoration League was in difficulty, Lý Thụy sold out Phan Bội Châu to the French for 100.000 piastres (at that time, the price of a buffalow was $ 5). Phan
Bội Châu knew that Lý Thụy ( Nguyễn Tất Thành) was a communist but he
thought that communist also loved his country like the nationalist. He
trusted him and went to Shanghai, but he did not know Shanghai was a Concession belonged to the French. He was arrested by the French police and was transported back to Vietnam.
Afterwards, a comrade of Lý Thụy said to us that Phan Bội was too old,
and worth nothing.We would rather sell him" . Lý Thụy and Lâm Đức Thụ
continued to sell the Vietnamese patriots who did not follow their
Communist Party. As a result, the nationalist force was weakening when the Communist party developed, and Lâm Đức Thụ became famous with the nickname " dealer of trafficking in persons" living in wealth in Hong Kong, but at last having nothing to sell, he had to apply for French subsidies. He came to Pnom Penh, then returned to Vietnam.
In 1945, he met Ho Chi Minh in Hà Nội, Hồ advised him to come home
and do not mention about the sale of Phan Bội Châu. Obeying Hồ Chí Minh,
he came home in Thái Bình, his natal province, and was killed by
Vietnamese communists in 1947(6).
7. TRỊNH VÂN THANH.
In 1966, in his dictionary, Trịnh Vân Thanh, also recited the sale of Phan Bội Châu by Lý Thụy and Lâm Đức Thụ (HCM, LXI) (7)
8. PRINCE CƯỜNG ĐỂ
In 1968, in his memoir, Prince Cường
Để (1882 – 1951) accused Lâm ĐứcThụ of betraying Phan Bội Châu. Prince Cường Để stated that at the end of May of 1925, Lâm Đức Thụ sent money to Phan Bội Châu in Hángzhōu, and he invited Phan coming to Guǎngzhōu to help a ceremony to celebrate Pham Hong Thai on June 19. Receiving letter and money, Phan Bội Châu. went to Shanghai for Guangzhou. Phan Bội Châu had gone for a long time but nobody receiving his letter. In Hangzhou,
Ho Hoc Lam was very worried, he wrote letters to ask his comrades in
Guangzhou, but nobody know where Phan Bội Châu was. A month later, a
letter from Mr. Lâm Chi Hạ informed that Phan Bội Châu was arrested. Lâm
Chi Hạ, a Director of an Army Journal in
Hangzhou received a letter from a Chinese student who met Phan Bội Châu
on a ship. When the policeman left a minute, Phan told him about his
arrest, and asked him for sending a piece of paper to Mr. Lâm Chi Hạ. In
Guangzhou, Lâm Đức Thụ uttered slander about the close comrades of Phan Bội Châu in order "to conceal his crimes and destroy “Vietnamese Restoration League”. When Phan was transported back to Hanoi, Vietnamese people protested against his arrest, Lâm Đức Thụ frankly proclaimed
that he was the informer for the French to seize Phan Bội Châu. He also
declared that Phan Bội Châu was too old, not available for the new age,
consequently, the sale of Phan Bội Châu was a great profit for the
Vietname revolution".(8)
Besides the Vietnamese authors, many foreign writers also focused on the arrest of Phan Bội Châu in 1925.
9.. JIANG YONG JING In 1967, Jiang yong jìng in his book entitled " Hồ Chí Minh in China" wrote that a numbers of Phan Bội Châu's followers as Lâm Đức Thụ, Vũ Anh, Lê Tùng Anh, Nguyễn Văn Thiều betrayed Phan Bội Châu and joined Lý Thụy's Vietnamese communist party. By Lý Thụy 's decision, Lâm Đức Thụ replaced Hồ Tùng Mậu in the role of the leader of the Vietnam Revolutionary Youth Association in Hong Kong. Lý Thụy and Lâm Đức Thụ sold out Phan Bội Châu to the French in 1925.(9)
10.JOSEPH BUTTINGER
Joseph Buttinger extracted this news from the Journal "Cải Tạo"(Renovation) in Hà Nội in 1948, to his book, and he wrote :
“Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150,000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization,
"Vietnamese Revolutionnary Youth Association"
”Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and "quiet" life in the village and not to reveal the secret about "activities" of both when they had lived in Hong Kong..”(10).
11.PHILLIP B. DAVIDSON
Phillip B. Davidson wrote: Later the French said that in June 1925, Ho betrayed Châu to Sureté in Shanghai for 100.000 piasters.Years later, Hồ justified his treachery on two grounds: Châu's arrest and trial would stir up a hotbed of resentment in Vietnam, which was somethings the revolution needed, and Hồ needed his share of the money to finance his communist organization in Canton. (11)
12. RICHARD NIXON
Nixon in his "No More Vietnams" wrote:
Hồ formed alliances virtually with all of Vietnamese nationalist
groups, but he never put the common interest above his own. He
cooperated with true nationalists only if he could advance his ambitions
by doing so. When their interests collided with his, he destroyed
them.In 1925, he betrayed Vietnam
most prominent nationalist Phan Bội Châu
to the French secret police. Communist histories stated that Phan
walked into trap. But they do not mention it was Ho he had set it up for
a payoff of 100,000 piastres. At that time, Hô justified his
treachery by telling his comrades that Phan was a nationalist, not a
communist and that as such he would have been a rival in the future. (12)
III. REVIEW
All books and documents I mentioned above are the best studies of the arrest of Phan Bội Châu in 1925. Richard Nixon analyzed exactly Hồ Chí Minh's Machiavellianism and his brutality:
He cooperated with true nationalists only if he could advance his ambitions by doing so. When their interests collided with his, he destroyed them.
Đào Văn Hội wrote: Before Phan Bội Châu was arrested, a large meeting was held in order to resolve the financial problem, and Lâm Đức Thụ proposed the idea to sell out Phan Bội Châu.
In my opinion, this meeting was not help because the communists always kept secret. Vietnamese new proverb says:
"What the Communists say, they do not do;
What the communists do, they do not say".
Some writers followed sincerely the communist documents, or were sympathetic to the Communists, they did not mention of the arrest of Phan Bội Châu. Although J. P. Honey was in sympathy with Hồ Chí Minh, he confirmed that Hồ Chí Minh and Lâm Đức Thụ sold Phan Bội Châu to the French. He said that the sale of Phan Bội Châu, a famous Vietnamese revolutionist in exile in China reflected exactly the nature of Hồ Chí Minh, an extreme, brutal, and trick man".(13) (HCM, Minh Võ- LXII).
Halberstam also affirmed that Hồ Chí Minh and Lâm Đức Thụ sold Hồ Chí Minh, but he followed the communists books to praise Hồ Chí Minh (14)(HCM, Minh Võ- LXII). I do not know what religion Halberstam followed and why he praised Judas.
The Vietnamese communist always told lie, as a consequent, their books and documents were the words of flatter towards their leaders and the insults for their enemies. About
the relationship between the Soviet representatives and Phan Bội Châu,
and the meeting between Nguyễn Tất Thành and Phan Bội Châu, the
Vietnamese Communists concluded that Phan Bội Châu already changed his nationalism to the communism.
In Chronicle, Phan Bội Châu recounted his meeting with the Rusian communists:"In the November of the year of Monkey (1920), I
heard that a Conference of the Soviet Communist Party will be help at
the University of Peking. By curiosity and by thirst for truth, I came
to Peking. I visited Mr.Thái Nguyên Bồi ( Cai Yuanpei). He
inproduced me to two men. One man was a Russian, the delegation leader
but I forgot his name. Another man was Mr. Lap. That was the first time I
met the Russians. I said to Mr. Lap: "My people want to go to your
country to study, please give me some information!"
Mr. Lap replied:" Our Labor government welcomes every body in the world coming to our country. It is very easy for the Vietnamese students who want to go to our country. They can travel from Peking to Vladivostok by car or by ship. From Vladivostok to Moscow, the travelers take only ten days. The students must come to the Russian embassy in Peking to receive the passport and Letter of introduction of the Russian ambassador. From Vietnam to Moscow, it is not expensive, it is for just 200 đồng.
Before going to Moscow, the students must recognize the following conditions:
-1.Believing in the Communism.
-2. When they finished their education, they must
propagate the Marxism.
-3.When they finished their education and came home, they must engage in the revolutionary activities.
The Labor government will cover all their costs when they stayed in Russia and came home. Mr. Hoàng Đình Tuân used English to translate for me.I realized that the Russian spoke his language with a sincere, not cold, not warm voice. I remembered a sentence:"You are the first Vietnamese I saw. I will thank you if you can use English to write a book about the French 's cruelty in Vietnam."(15)
Phan Bội Châu had tried to study carefully and got in contact with them but at last he realized that the Communism was also a kind of Imperialism, and Marxism would be a disaster for human kind.
In Chronicle he realized that the Russians were crafty (16). As a consequent, after the meeting with the Russians in Peking, he engaged in the reform of Vietnamese Restoration League into the Vietnamese Nationalist Party (Việt Nam Quốc Dân Đảng), and did not pay attention any more to the Communism.
Mr. Lap replied:" Our Labor government welcomes every body in the world coming to our country. It is very easy for the Vietnamese students who want to go to our country. They can travel from Peking to Vladivostok by car or by ship. From Vladivostok to Moscow, the travelers take only ten days. The students must come to the Russian embassy in Peking to receive the passport and Letter of introduction of the Russian ambassador. From Vietnam to Moscow, it is not expensive, it is for just 200 đồng.
Before going to Moscow, the students must recognize the following conditions:
-1.Believing in the Communism.
-2. When they finished their education, they must
propagate the Marxism.
-3.When they finished their education and came home, they must engage in the revolutionary activities.
The Labor government will cover all their costs when they stayed in Russia and came home. Mr. Hoàng Đình Tuân used English to translate for me.I realized that the Russian spoke his language with a sincere, not cold, not warm voice. I remembered a sentence:"You are the first Vietnamese I saw. I will thank you if you can use English to write a book about the French 's cruelty in Vietnam."(15)
Phan Bội Châu had tried to study carefully and got in contact with them but at last he realized that the Communism was also a kind of Imperialism, and Marxism would be a disaster for human kind.
In Chronicle he realized that the Russians were crafty (16). As a consequent, after the meeting with the Russians in Peking, he engaged in the reform of Vietnamese Restoration League into the Vietnamese Nationalist Party (Việt Nam Quốc Dân Đảng), and did not pay attention any more to the Communism.
Wikipedia wrote:At the start of 1921, Phan studied Socialism
and the Soviet Union in the hope of gaining assistance from the Soviet
Union or socialist groups. (Wikipedia-English)
Following Vietnamese Communist Encyclopedia, (Từ Điển Bach Khoa Toàn Thư Việt Nam),
Wikipedia wrote: After Phan Bội Châu was released, he continued to
engage in the revolutionary activities. In 1922, Phan Bội Châu adapting
from the National Party of Sun
Yat- sen (Trung Hoa Quốc Dân đảng) reformed Việt Nam Quang Phục Hội
(Vietnamese Restoration
League) into the Vietnamese Nationalist Party (Việt Nam Quốc Dân Đảng).
At that time, Nguyễn Ái Quốc, a member of the Department of Asia of
Communist International adviced Phan Bội Châu, consequently, Phan Bội
Châu agreed with him to change into Socialism.(17)
The bibliography of Ho Chí Minh published by Sự Thật, Hà Nội, 1987, also said the same thing.(18)
Phan Bội Châu was different from
Nguyễn Tất Thành . When Nguyễn Tất Thành wanted to be a slave to the
Communism, but Phan Bội Châu did not. If he wanted, he could write a
book in Chinese or Vietnamese then translated into English by the help
of his men, such as Mr. Hoàng Đình Tuân.
Phan's
rejection led to his arrest by the French, because the Communists did
not want Phan Bội Châu adapting from the National Party of Sun Yat- sen
to reform Việt Nam Quang Phục Hội (Vietnamese Restoration League) into
the Vietnamese Nationalist Party, which would be an obstacle to the
development of Communism. Therefore they decided to destroyed Phan Bội
Châu by selling him to the French. The arrest of Phan Bội Châu means
that he did not follow communism, so he was revenged by Lý Thụy.
Trần Dân Tiên mentioned a little bit about Phan Bội Châu, but he accused Phan Bội Châu of "fighting the tiger in front door, but allowing the leopard enter by the back door" (19) when Phan Bội Châu needed to obtain foreign aid, from Chinese or Japanese revolutionaries, to finance the revolution in Vietnam . Trần Dân Tiên forgot that after 1909 Phan Bội Châu experienced the betrayal of the Japanese , then he gave up the illusion of the foreign aid when Nguyễn Ái Quốc pursued blindly the Comintern. While Phan Bội Châu's intention failed, Nguyễn Ái Quốc's dream came true with a lot of genocide. Trần Dân Tiên also criticized Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam.
Communist writers always deceived people by praising their leaders. In many books and documents, they said that Phan Chu Trinh and Phan Bội Châu respected Nguyễn Tất Thành.
In a Communist document, they imagined words of Phan Bội Châu: Many years later, Phan Bội Châu has lived in Huế, an young man asked him: When you came home, who in the foreign country can lead our people? Phan Bội Châu replied:Nguyễn Ái Quốc. He is better than me!He will lead our people"(20)
And in another document, they also created a letter dated February 14, 1925 by Phan Bội Châu sending to Nguyễn Tất Thành:
My respectable nice,
...When I visited your father, you and your brother still young, but now your study developed so much... now you become a young hero. When I am an old and useless man, you would become a leader for future of Vietnam. Thus the younger man could replace the old man...I want to come to Canton to see you... (21)
We can realize a number of mistakes in this letter:
-The old man never calls a young man with a respectacle voice " My respectable nice"
-Phan Bội Châu never praises Nguyễn Tất Thành because around 1925, Phan Bội Châu was a prominent nationalist of Vietnam while Nguyễn Tất Thành was an aninomous man.
-This letter showed that Nguyễn Tất Thành desired to replace and destroy Phan Bội Châu to occupy his position.
-The Communists honored Nguyễn Tất Thành and dedained an old man and worthless Phan Bội Châu.
-Communists used this letter to tell us that Phan Bội Châu 's visit Canton was by his idea not by Nguyễn Tất Thành and Lâm Đức Thụ 's plot.
Communists now seized all the printing houses, and they only have had the right to publish. They could forge the historical evidence such as the letters of Phan Chu Trinh and Phan Bội Châu.
They could put some words or sentences in the books or mouths of the writers as Đào Duy Anh, Chương Thâu but the writers could not refuse or oppose them.
Phan Bội Châu and Phan Chu Trinh could like him, considering him as their sons, but they never respected and praised him because of many reasons:
- He was still young, at the age of their son.
-He was an illiterate, he did not finish his elementary education.
-He followed communism, he betrayed Phan Chu Trinh, he was a tricky and brutal man, although he was President of a Nation or a leader of a Party, Phan Chu Trinh and Phan Bội Châu never honored such a man!
An article on Washington Post recited the truth of the arrest of Phan Bội Châu:
In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l’Indochine (abbreviated as 2d Bureau)–the French police–and he was seized while passing through Shanghai’s international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act”(22)
Nguyễn justified his treachery on many grounds. He said he destroyed Phan Bội Châu for the development of the communism. It was not true because he destroyed both nationalists and communists. According to Hà Huy Tập, Nguyễn Tất Thành pushed hundred members of Indochina Communist Party and the Vietnam Revolutionary Youth Association in to the French's hands (23).
Hà Huy Tập was an innocent politician, he did not realize that Nguyễn Tất Thành was a conspirator, a traitor who sold his compatriots even his comrades to the French.
Is that sale of Communists the way to develop communism in Vietnam? From 1925 to 1954, a lot of communists were killed by the French as Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Tiến, Tạ Uyên... and died secretly as Phùng Chí Kiên, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Bình. Perhaps their deaths and the arrest of Phan Bội Châu were caused by Hồ Chí Minh's plot.
He criticized that Phan was too old, that was not true because in 1925, Phan was 58 years old. That was the good age for the politician. He said he harmed Phan Bội Châu for the financial problem. The revolutionists were the ideal persons who sacrificed their life for their countries and humankind; they were not the dealers of trafficking in persons. He was deceitful because he respected Lenin, Stalin, did he dare to sell them?The leader was the soul of a nation, an organization, nobody could sell his leader excepted Judas. His sayings proved he was a tricky and brutal man.
Nguyễn Tất Thành said that the arrest of Phan Bội Châu would stir up the revolutionary movement in Vietnam, but at the beginning of the tragedy, nobody knew what happened to Phan Bội Châu. If Phan Bội Châu was killed secretly as Huỳnh Phú Sổ, Tạ Thu Thâu, and the French repressed violently like the Vietnamese communists, what Nguyễn Tất Thành declared?
Nguyễn Tất Thành was a snake in the grass.
His ambition never came to the end. He destroyed Phan Bội Châu, and destroyed everyone who did not follow him. It was his Machiavellianism and his ways to make money.
Firstly, he visited Phan Bội Châu and
asked about Phan Bội Châu's activities. Phan Bội Châu believed in him
and told the truth of the situation of his league, and showed him some
photographs and addresses of his comrades.
Secondly, he promoted Lâm Đức Thụ the leader of Vietnamese Communist Party by replacing Hồ Tùng Mậu. Lâm Đức Thụ was very happy with this promotion, so he was ready to jump into fire following the order of his master. Lâm Đức Thụ wrote a letter to Phan Bội Châu to invite him to come to Guǎngzhōu where was the French Concession so the French could seize easily Phan Bội Châu.
Thirdly, after finishing his first mission Lý Thụy and Lâm Đức Thụ spread another traps in order to sell many Vietnamese nationalists in China to the French. At that time, Lý Thụy, Lâm Đức Thụ, Hoàng Văn Hoan infiltrated Tâm Tâm Xã ( Heart Association) and Viêt Nam Quang Phục hội (Vietnamese Restoration League ). Some of them also worked for Huángpŭ Jūnxiào. Lâm Đức Thụ forced the members of Vietnamese Restoration League to submit to him two photographs if they wanted to join the Huángpŭ Jūnxiào. The members who did not join the Communist Party would be sold to the French like Phan Bội Châu.
Lý Thụy and Lâm Đức Thụ's business developed in a convenient way from 1925 to 1933 so Lâm Đức Thụ became a rich man while Lý Thụy could developed easily his communist party. Although a great number of communists evaluated Lý Thụy, but Hà Huy Tập criticized him harshly in some letters he sent to the Communist International especially the letter dated April 20,1932 he denounced that Lý Thụy pushed hundred members of the Indochina Communist Party and the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội) into the hand of the French (20). Perhaps when Lý Thụy and Lâm Đức Thụ engaged in the trafficking in persons, they sold everybody even the communists who belonged to another Vietnamese communist parties. Nguyễn Tất Thành was really a traitor. The Vietnamese Communists
even Hồ Chí Minh confirmed that Hồ Chí Minh was a lackey of the French colonialists:
When the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội) began to spread in Vietnam, the French colonialists helped me so much" (24)
IV. CONCLUSION
It is clear that Nguyễn Tất Thành and Lâm Đức Thụ sold out Phan Bội Châu to the French, but Nguyễn Tất Thành was a master mind . He was a crafty and brutal man. He extirpated the nationalists, he also destroyed his rivals in the communist parties.
Nguyễn Tất Thành committed many crimes.
He was a professional thief. He robbed the name Nguyễn Ái Quốc and the revolutionary works of group Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. He robbed the name Hồ Chí Minh and the name Vietnam Độc Lập Đồng Minh hội of Hồ Học Lãm. He also robbed Phan Bội Châu s' freedom, and his revolutionary organization. He committed the crime of trafficking in persons, he was guilty of dealing with the enemy, and was guilty of betraying the country. By those crimes, he could not avoid the shooting to death in the Stalin's purge.
Nguyễn Tất Thành did not love his country neither his communist party. He did not have any comrade. His comrade was only his ambition.
Secondly, he promoted Lâm Đức Thụ the leader of Vietnamese Communist Party by replacing Hồ Tùng Mậu. Lâm Đức Thụ was very happy with this promotion, so he was ready to jump into fire following the order of his master. Lâm Đức Thụ wrote a letter to Phan Bội Châu to invite him to come to Guǎngzhōu where was the French Concession so the French could seize easily Phan Bội Châu.
Thirdly, after finishing his first mission Lý Thụy and Lâm Đức Thụ spread another traps in order to sell many Vietnamese nationalists in China to the French. At that time, Lý Thụy, Lâm Đức Thụ, Hoàng Văn Hoan infiltrated Tâm Tâm Xã ( Heart Association) and Viêt Nam Quang Phục hội (Vietnamese Restoration League ). Some of them also worked for Huángpŭ Jūnxiào. Lâm Đức Thụ forced the members of Vietnamese Restoration League to submit to him two photographs if they wanted to join the Huángpŭ Jūnxiào. The members who did not join the Communist Party would be sold to the French like Phan Bội Châu.
Lý Thụy and Lâm Đức Thụ's business developed in a convenient way from 1925 to 1933 so Lâm Đức Thụ became a rich man while Lý Thụy could developed easily his communist party. Although a great number of communists evaluated Lý Thụy, but Hà Huy Tập criticized him harshly in some letters he sent to the Communist International especially the letter dated April 20,1932 he denounced that Lý Thụy pushed hundred members of the Indochina Communist Party and the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội) into the hand of the French (20). Perhaps when Lý Thụy and Lâm Đức Thụ engaged in the trafficking in persons, they sold everybody even the communists who belonged to another Vietnamese communist parties. Nguyễn Tất Thành was really a traitor. The Vietnamese Communists
even Hồ Chí Minh confirmed that Hồ Chí Minh was a lackey of the French colonialists:
When the Vietnam Revolutionary Youth Association ( Viet Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội) began to spread in Vietnam, the French colonialists helped me so much" (24)
IV. CONCLUSION
It is clear that Nguyễn Tất Thành and Lâm Đức Thụ sold out Phan Bội Châu to the French, but Nguyễn Tất Thành was a master mind . He was a crafty and brutal man. He extirpated the nationalists, he also destroyed his rivals in the communist parties.
Nguyễn Tất Thành committed many crimes.
He was a professional thief. He robbed the name Nguyễn Ái Quốc and the revolutionary works of group Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. He robbed the name Hồ Chí Minh and the name Vietnam Độc Lập Đồng Minh hội of Hồ Học Lãm. He also robbed Phan Bội Châu s' freedom, and his revolutionary organization. He committed the crime of trafficking in persons, he was guilty of dealing with the enemy, and was guilty of betraying the country. By those crimes, he could not avoid the shooting to death in the Stalin's purge.
Nguyễn Tất Thành did not love his country neither his communist party. He did not have any comrade. His comrade was only his ambition.
_____
(1). Phan Bội Châu Niên Biểu (Tự Phán), Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa, Saigon, 1973, 211- 212)
(2). Phan Bội Châu Niên Biểu,211- 212
(3).Đào Văn Hội. Ba Nhà Chí Sĩ họ Phan. first edition, Sài Gòn 1951, 2nd ed.1990 . Văn Sử . San José, tr. 127):
(2). Phan Bội Châu Niên Biểu,211- 212
(3).Đào Văn Hội. Ba Nhà Chí Sĩ họ Phan. first edition, Sài Gòn 1951, 2nd ed.1990 . Văn Sử . San José, tr. 127):
(4). Nguyễn Thượng Huyền. Bách Khoa, N0 73, Sài Gòn in 1960- ”Việt Sử Tân Biên – Phạm Văn Sơn – Sàigòn 1972 – Q.7, tr.
254, 229.
(5).Vương Thúc Oánh. Tự thuật, Hà Nội, 1962 . Minh Võ trích.(HCM. Minh Võ.LXII)
(6). Hoàng Văn Chí .Từ Thực Dân đến Cộng sản, Chân Trời Mới, Saigon,1964. ch.1.
(6). Hoàng Văn Chí .Từ Thực Dân đến Cộng sản, Chân Trời Mới, Saigon,1964. ch.1.
(7). Trịnh Vân Thanh. Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển .NXB. Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966; Văn Học Hà Nội 2008 tái bản.
(8). Cường Để. Cuộc đời Cách Mạng –Hồi ký ( Life of Aa Revolutionary ), Saigon 1968, tr. 121 -
Vĩnh Sính, "Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – (The Ralationship between Phan Bội Châu and Nguyễn Ái Quốc in China from 1924 to 1925), Văn Nghệ, HCM city, 2001. tr. 242).
Vĩnh Sính, "Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – (The Ralationship between Phan Bội Châu and Nguyễn Ái Quốc in China from 1924 to 1925), Văn Nghệ, HCM city, 2001. tr. 242).
(9). Tưởng Vĩnh Kính. Hồ Chí Minh in China. (Minh Võ.Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Quát, ch.7.)
(10). Joseph Buttinger.Vietnam, A Dragon Embattle. New York: Praeger, 1967. Tome I, p. 153.
(11).
Phillip B. Davidson. VIETNAM AT WAR 1946-1975. Oxford University Press,
1988, p.4 ( Hoàng Văn Chí. From Colonialism to Communism, New York:
Frederick Praeger.1964 p.18)
(12).Nixon . "No More Vietnam". Avon Books (Mm); Reissue edition (November 1994) p.33
(13). J.P Honey, North Việt Nam Today – tr. 4.(HCM, Minh Võ- LXII).
(14). Ho – David Halberstam, Rowman & Littlefield, 2007 p. 44- 45.
(15).Tự Phán, p.196-198.
(16). Tự Phán, p.206
(17). Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925. Wikipedia, Phan Bội Châu. Vietnamese, noted 9.Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam và Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr, 1378.
(17). Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925. Wikipedia, Phan Bội Châu. Vietnamese, noted 9.Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam và Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr, 1378.
(18). Về mặt công khai, Người lấy tên là Lý
Thụy, làm cán bộ phiên dịch cho phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô
đến giúp Chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc. Việc đầu tiên của Người là
bắt mối liên lạc với Tâm tâm xã và tổ chức yêu nước của cụ Phan Bội Châu
đang hoạt động ở Quảng Châu.
Lúc này cụ Phan bội Châu đã cải tổ Việt
Nam quang phục Hội thành Việt Nam quốc dân đảng. Nguyễn Ái Quốc viết thư
góp ý kiến với cụ Phan Bội Châu về đường lối và phương pháp cách mạng.
Cụ Phan tiếp thu những ý kiến đó, nhưng chưa kịp sửa chữa sai lầm của
mình thì cụ đã bị đế quốc Pháp bắt đưa về nước (1925).http://tennguoidepnhat.net/2012/01/13/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-sang-l%E1%BA%ADp-d%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam/
Trích Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp, NXB Sự thật, 1987)
(19).Trần Dân Tiên, p.6
(19).Trần Dân Tiên, p.6
(20). Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO … Hà Nội
1999, tr. 96-98
Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán
đứng cụ Phan Bội Châu?(Dân Làm Báo)
(21). Uncle Hồ with Phan Bội Châu. Education Office, Hà Nam province. http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen110.htm . Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?(Dân Làm Báo)
(22). http://www.washingtonpost.com/wp-srv/style/longterm/books/chap1/victoryatanycost.htm. Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?. danlambaovn.blogspot.com
(21). Uncle Hồ with Phan Bội Châu. Education Office, Hà Nam province. http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen110.htm . Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?(Dân Làm Báo)
(22). http://www.washingtonpost.com/wp-srv/style/longterm/books/chap1/victoryatanycost.htm. Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?. danlambaovn.blogspot.com
(23). Minh Võ. Hồ Chí Minh-Nhận Định Tổng Quát, chương 45); Duiker. Ho Chi Minh, a Life – , p. 222.Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?. danlambaovn.blogspot.com
(24). Trần Dân Tiên. 39.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 242
No comments:
Post a Comment