KÝ KIỀU TRÂM
VÀI BÀI HỌC NGẮN DẺ SUY GẪM.
Hài và cù léc là hai "phạm trù"....
Vì thế mà đọc truyện cười, đôi khi không
chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài
học, một thông điệp đến từ cuộc sống.
Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.
Câu chuyện thứ hai: Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".
Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.
Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.
Câu chuyện thứ tư: Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Câu chuyện thứ năm: A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn
về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta
còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát
không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng
điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".
Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!
Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!
Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".
Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.
Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàng, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.
Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức tranh ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".
Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.
Câu chuyện thứ mười: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
-Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
-Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.
KÝ VĂN QUANG
VĂN QUANG - Hiện tượng văn hóa phái nữ
Ba hiện tượng văn học điển hình
Thời gian gần đây, ở Việt Nam nổi lên một số hiện tượng văn
học của những người viết văn và làm thơ phái nữ. Tạm thời kể từ đầu năm 2005
trở lại đây thôi. Tôi không kể đến trường hợp bà Dương Thu Hương đã được quá
nhiều người nhắc đến cách đây vài năm.
Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây, tức là trước năm 1975, ở miền Bắc quá ít nhà văn nữ. Có viết cũng chỉ là "viết lơ mơ" nên tên tuổi không có gì đáng kể, ngoại trừ một vài nhà thơ phái nữ. Trong khi đó ở miền Nam thì khá nhiều nhà văn nữ thành danh và đi vào cuộc sống xã hội rất sâu sắc. Họ ngang nhiên đứng chung với những nhà văn nam ở tất cả các lãnh vực từ báo chí đến xuất bản và giáo dục. Những Túy Hồng, Nhã Ca, Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Trùng Dương… được kể là những nhà văn nữ "viết bạo" và viết khỏe, sung sức như "con gái 17 bẻ gãy sừng trâu". Mỗi người một vẻ, sừng sững trong chỗ đứng của mình. Bây giờ thì những "cô gái bẻ gãy sừng trâu" đó đã thành bà nội bà ngoại cả rồi, mặc dầu rất ít khi thấy xuất hiện trên văn đàn, nhưng hầu như độc giả chưa bao giờ quên những tên tuổi ấy.
Tôi kể sơ qua như thế để có một chút khái niệm về những nhà văn nữ VN, hay có thể hiểu là một chút "hoài niệm" về những người bạn hoặc những người quen cũ của tôi thôi. Tôi xin lỗi vì đã không thể kể hết tên tuổi các nhà văn nữ vào thời kỳ 54-75 ở miền Nam VN. Nếu muốn, xin bạn đọc lại cuốn "nhà văn nữ VN" của ông Uyên Thao.
Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây, tức là trước năm 1975, ở miền Bắc quá ít nhà văn nữ. Có viết cũng chỉ là "viết lơ mơ" nên tên tuổi không có gì đáng kể, ngoại trừ một vài nhà thơ phái nữ. Trong khi đó ở miền Nam thì khá nhiều nhà văn nữ thành danh và đi vào cuộc sống xã hội rất sâu sắc. Họ ngang nhiên đứng chung với những nhà văn nam ở tất cả các lãnh vực từ báo chí đến xuất bản và giáo dục. Những Túy Hồng, Nhã Ca, Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Trùng Dương… được kể là những nhà văn nữ "viết bạo" và viết khỏe, sung sức như "con gái 17 bẻ gãy sừng trâu". Mỗi người một vẻ, sừng sững trong chỗ đứng của mình. Bây giờ thì những "cô gái bẻ gãy sừng trâu" đó đã thành bà nội bà ngoại cả rồi, mặc dầu rất ít khi thấy xuất hiện trên văn đàn, nhưng hầu như độc giả chưa bao giờ quên những tên tuổi ấy.
Tôi kể sơ qua như thế để có một chút khái niệm về những nhà văn nữ VN, hay có thể hiểu là một chút "hoài niệm" về những người bạn hoặc những người quen cũ của tôi thôi. Tôi xin lỗi vì đã không thể kể hết tên tuổi các nhà văn nữ vào thời kỳ 54-75 ở miền Nam VN. Nếu muốn, xin bạn đọc lại cuốn "nhà văn nữ VN" của ông Uyên Thao.
Bây giờ xin trở lại với những chuyện thời sự văn hóa ở VN hiện nay. Từ cuối năm 2005 đến nay có 3 trường hợp được dư luận đề cập đến về những cuốn sách của một số nhà văn nữ và tạm thời căn cứ vào đó để coi như 3 khuynh hướng viết lách của họ. Tôi dùng từ "viết lách" đúng nghĩa đen của nó.
Và hiện nay thì cuốn truyện của Nguyễn Ngọc Tư đang là một
đề tài được bàn tán nhiều nhất. Tại sao như vậy?
Nếu đọc cuốn truyện "Cánh đồng bất tận" của nữ tác giả này, chỉ đọc không thôi, vào một thời điểm trước những năm 1975 ở miền Nam thì cũng chẳng có gì đến nỗi phải bàn tán râm ran đến như vậy. Truyện của Thụy Vũ, của Nhã Ca, của Túy Hồng viết về đời sống của những người dân vùng quê và thành phố, dù có "hấp dẫn" nhà văn quá cố Lê Xuyên thì cũng chỉ thể kết luận là "một truyện hay". Thế thôi. Bởi vì hồi đó không có những ông ngồi soi mói xem nó có "đi đúng đường lối chủ trương" hay không và cũng chẳng có ai làm cái công việc bắt những nhà văn phải "xây dựng chế độ ta tươi đẹp như tranh Tàu".
Khi quan văn hóa phê phán
Nhưng ngày nay thì khác. Bởi cái khác ấy cho nên cuốn truyện "cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư mới nổi sóng ba đào. Vậy nó bắt đầu từ đâu?
Trước hết là bắt nguồn từ những nhận xét của một quan chức thuộc ngành văn hóa: Ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, Phó giám đốc sở Thông tin Văn hóa tỉnh Cà Mau. Xin nhớ tác giả Nguyễn Ngọc Tư hiện sinh sống ở Cà Mau và là một công chức hay gọi khác đi là một "cán bộ" trong một cơ quan nhà nước cũng tại tỉnh này. Và với một viên chức còm như Ngọc Tư thì sự đánh giá, phê phán của quan đầu tỉnh về văn hóa là rất lớn, ảnh hưởng tới đời sống nhiều mặt của cô, có thể bị cho về vườn như chơi và chưa biết sẽ còn những gì xảy ra đằng sau những "biện pháp xử lý" kia nữa. Nếu chẳng may bị gán cho cái tội là "làm văn hóa phản động", "bôi xấu chế độ" thì đi "cải tạo" vài ba niên chưa biết chừng. Nếu không có những phản ứng quyết liệt từ phía những người đọc khách quan ở tất cả mọi nơi thì điều gì cũng có thể xảy ra.
Nếu đọc cuốn truyện "Cánh đồng bất tận" của nữ tác giả này, chỉ đọc không thôi, vào một thời điểm trước những năm 1975 ở miền Nam thì cũng chẳng có gì đến nỗi phải bàn tán râm ran đến như vậy. Truyện của Thụy Vũ, của Nhã Ca, của Túy Hồng viết về đời sống của những người dân vùng quê và thành phố, dù có "hấp dẫn" nhà văn quá cố Lê Xuyên thì cũng chỉ thể kết luận là "một truyện hay". Thế thôi. Bởi vì hồi đó không có những ông ngồi soi mói xem nó có "đi đúng đường lối chủ trương" hay không và cũng chẳng có ai làm cái công việc bắt những nhà văn phải "xây dựng chế độ ta tươi đẹp như tranh Tàu".
Khi quan văn hóa phê phán
Nhưng ngày nay thì khác. Bởi cái khác ấy cho nên cuốn truyện "cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư mới nổi sóng ba đào. Vậy nó bắt đầu từ đâu?
Trước hết là bắt nguồn từ những nhận xét của một quan chức thuộc ngành văn hóa: Ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, Phó giám đốc sở Thông tin Văn hóa tỉnh Cà Mau. Xin nhớ tác giả Nguyễn Ngọc Tư hiện sinh sống ở Cà Mau và là một công chức hay gọi khác đi là một "cán bộ" trong một cơ quan nhà nước cũng tại tỉnh này. Và với một viên chức còm như Ngọc Tư thì sự đánh giá, phê phán của quan đầu tỉnh về văn hóa là rất lớn, ảnh hưởng tới đời sống nhiều mặt của cô, có thể bị cho về vườn như chơi và chưa biết sẽ còn những gì xảy ra đằng sau những "biện pháp xử lý" kia nữa. Nếu chẳng may bị gán cho cái tội là "làm văn hóa phản động", "bôi xấu chế độ" thì đi "cải tạo" vài ba niên chưa biết chừng. Nếu không có những phản ứng quyết liệt từ phía những người đọc khách quan ở tất cả mọi nơi thì điều gì cũng có thể xảy ra.
Hãy xem thái độ ông thạc sĩ Vưu Nghị Lực, Phó giám đốc sở Thông tin Văn hóa tỉnh Cà Mau nói gì về Cánh Đồng Bất Tận. Theo phóng viên tường thuật lại đúng nguyên văn thì "….bức xúc của thạc sĩ từ nhiều tháng qua, đã gửi cho nhiều cơ quan báo chí. Không chỉ bức xúc về Cánh Đồng Bất Tận (CĐBT), thạc sĩ còn bức xúc về tác giả, ông nói: "Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn viết về xã hội bậc thấp. Chính vì cái bậc thấp đó đã giết chết Ngọc Tư. Tư đang có bệnh "ngôi sao" nên vô trách nhiệm với với độc giả, vô trách nhiệm với ngòi bút của mình…"
A, thì ta ngài thạc sĩ lại chia ra làm vài thứ nhà văn, có người viết kiểu xã hội bậc thấp và có người viết kiểu xã hội bậc cao. Chỉ có ông thạc sĩ mới giải thích nổi cái sự thấp cao này. Nếu nói như thế thì tác giả bỉ vỏ, cơm thầy cơm cô và lục sì chuyên viết về gái điếm là văn hóa bậc gì? Đại thấp? Những nhà văn viết về nông thôn VN xưa với những cảnh hiếp dâm, chèn ép dân lành cũng gọi là bậc thấp? Còn viết về những nơi chốn như building của Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến ăn chơi đú đởn nên gọi là bậc cao???
Xin chịu thầy thạc sĩ. Chẳng biết thầy học ở đâu ra? Thầy còn chơi trò chụp mũ khá tinh vi.
Ông thạc sĩ này cũng cẩn thận nói rõ: "Theo cảm thụ của tôi, với tư cách một người đọc, tác hại của CĐBT ghê lắm. 10 nhân vật trong CĐBT đều không chấp nhận cuộc sống đàng hoàng, không hướng thiện. Những nhân vật vô cùng xấu xa sống ngay thế kỷ 21 thì trở thành tội phạm hình sự rồi. Bởi họ không muốn sống tốt thì cho họ tồn tại ở xã hội để làm gì. Nông dân trong tác phẩm của Ngọc Tư đều tệ hại".
"Tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa"
Thưa ngài thạc sĩ, có ai không muốn sống tốt đâu. Ai cũng
muốn được sống như ngài hoặc hơn ngài. Vợ đẹp con khôn, nhà lầu xe hơi, ăn chơi
xả láng… muốn quá đi chứ. Nhưng họ muốn sống tốt có được không? Chắc ngài cũng
đọc báo và cũng đã thấy những người nông dân bị các quan chức chiếm đất, chiếm
nhà, đuổi họ ra đường, sống lay lắt khổ sở như thế nào rồi. Khổ đến nỗi họ chán
sống, chán cả sự lương thiện như Thúy Kiều "tấm lòng trinh bạch từ nay xin
chừa". Chừa cả cái trinh tiết, chán cả sự lương thiện. Đó là tâm trạng của
những người nông dân sống ở ngay địa phương ngài đấy. Ngài chịu khó "vi
hành" và chịu khó tiếp chuyện với họ, sẽ thấy ngay.
Tiếc rằng cái bệnh thành tích đã thâm căn cố đế nên dù người dân có khổ cũng phải "báo cáo anh, nó sướng lắm", nó được giúp đỡ đủ thứ nên lúc nào cũng "an tâm tin tưởng và phấn khởi hân hoan". Bài học này không chỉ có ở các trại cải tạo mà ở đâu cũng có. "Thằng viết không tin, thằng đọc không tin, chẳng thằng nào tin mà vẫn cứ phải nói, phải viết." Vậy thì viết để làm gì? Viết để đem lên bàn thờ cúng cụ đúng như cái mẫu người ta làm văn hóa theo đơn đặt hàng của nhà nước. Quen với cái "tư tưởng" khoa trương lảm nhảm ấy nên đã trở thành nếp nghĩ của "quan văn hóa" này rồi.
Ngài muốn rằng Ngọc Tư phải tô son vẽ hồng cho cái tỉnh Cà Mau của ngài, nơi mà ngài đang có "trách nhiệm nhớn" về mặt văn hóa. Chắc ngài cũng sợ cấp trên "phê bình, kiểm thảo" gì chăng nên ngài ra đòn trước. Ngài muốn cho cái lũ nông dân không muốn sống tốt ấy không tồn tại trong xã hội này nữa? Tức là sao? Là giết phăng hay xóa sổ cái lũ dòi bọ đó cho ngài sống tốt? Hay không bao giờ được đề cập đến những anh nông dân xấu xa đó? Phải tô son vẽ phấn cho những anh nông dân trở thành kép hát, ra sân khấu đóng vai công tử, sau đó về ngủ dưới gầm cầu?
Tiếc rằng cái bệnh thành tích đã thâm căn cố đế nên dù người dân có khổ cũng phải "báo cáo anh, nó sướng lắm", nó được giúp đỡ đủ thứ nên lúc nào cũng "an tâm tin tưởng và phấn khởi hân hoan". Bài học này không chỉ có ở các trại cải tạo mà ở đâu cũng có. "Thằng viết không tin, thằng đọc không tin, chẳng thằng nào tin mà vẫn cứ phải nói, phải viết." Vậy thì viết để làm gì? Viết để đem lên bàn thờ cúng cụ đúng như cái mẫu người ta làm văn hóa theo đơn đặt hàng của nhà nước. Quen với cái "tư tưởng" khoa trương lảm nhảm ấy nên đã trở thành nếp nghĩ của "quan văn hóa" này rồi.
Ngài muốn rằng Ngọc Tư phải tô son vẽ hồng cho cái tỉnh Cà Mau của ngài, nơi mà ngài đang có "trách nhiệm nhớn" về mặt văn hóa. Chắc ngài cũng sợ cấp trên "phê bình, kiểm thảo" gì chăng nên ngài ra đòn trước. Ngài muốn cho cái lũ nông dân không muốn sống tốt ấy không tồn tại trong xã hội này nữa? Tức là sao? Là giết phăng hay xóa sổ cái lũ dòi bọ đó cho ngài sống tốt? Hay không bao giờ được đề cập đến những anh nông dân xấu xa đó? Phải tô son vẽ phấn cho những anh nông dân trở thành kép hát, ra sân khấu đóng vai công tử, sau đó về ngủ dưới gầm cầu?
Các quan hè nhau kết tội
Trả lời một câu hỏi khác, ngài thạc sĩ nói: "Tôi nghĩ Tư không nên công bố CĐBT, không nên đưa đến tay người đọc". Thật là đồng điệu với ngài tiến sĩ Thái Văn Long, Giám đốc sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Cà Mau thì khuyên học sinh Cà Mau không nên đọc tác phẩm này vì các em thấy "xã hội dập dìu đĩ".
Ngài thạc sĩ Phó Giám đốc sở Văn hóa Cà Mau còn có ý kiến " xẻ" tác giả nữ Ngọc Tư ra làm hai mảnh rõ rệt:
"Việc kiểm điểm Ngọc Tư theo tôi phải tuân thủ 2 nguyên tắc. Một là thiên chức nhà văn- việc này để bạn đọc đánh giá. Còn việc thứ hai là trách nhiệm của một công chức của Nguyễn Ngọc Tư. Về quan điểm lập trường như thế có đúng không ? Phải cần kiểm điểm cho Tư thấy rõ quan điểm lệch lạc của mình".
Đúng là giọng nói của quan văn hóa và quan văn hóa này mới đúng là quan văn hóa cấp thấp. Người viết văn bất kể là ai chỉ cần chịu trách nhiệm với tác phẩm của mình và đó là người viết văn, không là ai khác nữa cả. Là công chức hay công nhân, là tiến sĩ thạc sĩ hay sinh viên, hay anh lang thang đầu đường cũng thế thôi, mà dù trình độ văn hóa thế nào cũng chẳng có ảnh hưởng tới tài năng và tâm huyết của người viết cả. Ngọc Tư không nhận tiền đặt hàng của sở Văn hóa Cà Mau. Cô ta ở đâu hay làm gì cũng được, cô ấy có quyền viết văn. Không với tư cách "cán bộ" nên không việc gì cơ quan chủ quản phải kiểm điểm cô ta cả. Mà kiểm điểm về tội gì? Tội dám viết, dám làm cho văn học đúng với tầm vóc của nó chứ không phải là những cái truyền đơn, dám đưa ra những cái xấu để từ đó xã hội thấy được bổn phận phải làm đẹp hơn à?
Học viết văn để trở thành cái gì?
Ông Trương Hoàng Thêm, Phó chủ tịch thường trực Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Cà Mau lại cho biết: "Sau khi Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau làm việc với lãnh đạo hội, chúng tôi đã trao đổi với Ngọc Tư để truyền đạt ý kiến của Ban Tuyên Giáo xung quanh dư luận tác phẩm CĐBT. Tôi xin khẳng định là đến nay hội không hề kiểm điểm Ngọc Tư. Sắp tới Ngọc Tư sẽ học lớp bồi dưỡng viết văn nhằm tiếp tục phục vụ trong sáng tác".
Như thế còn "quá cha" bị kiểm điểm. Có nghĩa là nhà văn nữ Ngọc Tư này sẽ được cho vào lò luyện kim để trở thành cục sắt của Ban Tuyên Giáo, mang ra chiến đấu với đời, chiến đấu với những anh nông dân chăn vịt đã "trót dại tự tử", cho anh ta sống lại để liên hoan tưng bừng với các quan???
Hiện nay dư luận đang sôi nổi xung quanh tác phẩm của nhà văn nữ này. Có thể kết luận chắc nịch rằng 99% đều bênh vực Ngọc Tư. Họ cho rằng đó là một nét mới trong dòng văn học lâu nay "nặng phần trình diễn" hơn là dám nói thật.
Thế nhưng một lời tuyên bố của ông Phó chủ tịch hội Văn học
Nghệ Thuật tỉnh Cà Mau đâu có thể mỗi lúc mà bỏ qua được. Nhà văn nữ này sẽ
phải đi "bồi dưỡng viết văn", tức là cắp sách đi học viết văn theo
kiểu nhà nước.
Vậy sau những phản ứng gay gắt của người đọc, trong trường hợp này ai nên đi bồi dưỡng đây? Nhà văn hay chính là các quan chức văn hóa? Thời bịt mắt bắt dê qua rồi, cần phải có một cái nhìn sáng suốt hơn. May ra văn hóa mới ngóc đầu dậy được.
Tôi xin mượn một ý kiến trong hàng ngàn ý kiến của độc giả để kết luận cho sự việc này:
"Bổn phận và trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải thấy được nỗi khổ của nông dân, xót xa và thao thức với đời sống còn gian nan, cơ cực, lạc hậu của nông dân, chứ không phải là tìm cách bưng bít, chụp mũ những người cầm bút dũng cảm…"
Và trong một lá thư gửi cho Ngọc Tư, một nhà giáo đã viết:
"…Em mời gọi, em dẫn đưa người đọc cùng em đi trên cánh đồng cuộc đời bất tận nhưng không vô định vô cảm vì em tin “đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”. Sao người lớn lại bảo là em lưu vong trong văn nghiệp, lại còn đòi trục xuất em khỏi quê hương bản quán nữa? Chẳng lẽ để được yên thân, để chiều lòng một lối đọc thế này ra thế khác của một ai đó mà em phải viết khác đi, không là mình, không là văn nữa hay sao?"
Mong rằng Ngọc Tú sẽ được yên ổn, tiếp tục làm công việc của
mình. Không bị quấy rầy bởi một mớ kiến thức nay đã trở thành quá hủ lậu. Vậy sau những phản ứng gay gắt của người đọc, trong trường hợp này ai nên đi bồi dưỡng đây? Nhà văn hay chính là các quan chức văn hóa? Thời bịt mắt bắt dê qua rồi, cần phải có một cái nhìn sáng suốt hơn. May ra văn hóa mới ngóc đầu dậy được.
Tôi xin mượn một ý kiến trong hàng ngàn ý kiến của độc giả để kết luận cho sự việc này:
"Bổn phận và trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải thấy được nỗi khổ của nông dân, xót xa và thao thức với đời sống còn gian nan, cơ cực, lạc hậu của nông dân, chứ không phải là tìm cách bưng bít, chụp mũ những người cầm bút dũng cảm…"
Và trong một lá thư gửi cho Ngọc Tư, một nhà giáo đã viết:
"…Em mời gọi, em dẫn đưa người đọc cùng em đi trên cánh đồng cuộc đời bất tận nhưng không vô định vô cảm vì em tin “đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”. Sao người lớn lại bảo là em lưu vong trong văn nghiệp, lại còn đòi trục xuất em khỏi quê hương bản quán nữa? Chẳng lẽ để được yên thân, để chiều lòng một lối đọc thế này ra thế khác của một ai đó mà em phải viết khác đi, không là mình, không là văn nữa hay sao?"
Hiện tượng thứ hai: bố chồng nàng dâu?
Trở về một thời gian trước đó vài tháng, vô tình ngồi ở quán cà phê, một người bạn tôi nhắc đến cuốn truyện Bóng Đè cũng của một nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu. Anh bạn tôi cười cợt:
– Truyện viết ác lắm.
– Ác theo nghĩa nào?
– Cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông thấy nguyên cái hình ảnh do cái tít truyện khơi gợi ra, một phụ nữ bị bóng đè đã "đáng đồng tiền bát gạo rồi". Đọc càng thấy ghê hơn. Cứ rờn rợn như bị ma ám vậy.
Tôi lẳng lặng đến tiệm sách mua về đọc. Khi ngồi với họa sĩ Trịnh Cung, anh cũng nói đến chuyện này và có vẻ thú vị lắm. Tôi hỏi về tác giả, anh cho biết "quen lắm". Một cô gái trẻ hiện sống ở Đà Nẵng, chưa chồng. Lúc đó tác giả chưa lấy chồng, sau đó một hai tháng tôi mới được tin Đỗ Hoàng Diệu sang ngang. Như thế, tôi nghĩ tác giả là một cô gái còn rất trẻ.
Trịnh Cung cho tôi số điện thoại di động và hứa sẽ hẹn trước
cho tôi nói chuyện qua điện thoại. Nhưng tôi cứ lần khân, chưa có thì giờ nói
chuyện với nữ tác giả Bóng Đè được. Nếu có, chắc sẽ là một cuộc nói chuyện thú
vị. Cứ định bao giờ sẵn sàng viết về đề tài này sẽ "trao đổi" cho nó
mới mẻ. Rồi khi nghe tin cô lấy chồng, tôi lại ngần ngại, đến nay vẫn chưa có
dịp được tiếp chuyện với "người đẹp".
Nhưng sách thì tôi đọc vài ba lần rồi. Tôi cho cả bà Thụy Vũ mượn đọc. Thụy Vũ vốn là một nhà văn viết bạo nhất trong số những nhà văn nữ thời trước năm 75. Vậy mà bà cũng than: "Tôi chịu cô này thật". Mấy anh bạn khác của tôi cũng lắc đầu lè lưỡi: "Viết như thế thì kinh hoàng quá". Tuy nhiên, họ lại có một cái gì đó thú vị và khâm phục.
Chấp nhận để tồn tại
Xin tóm tắt "bóng đè" là một tập truyện, gồm 7 truyện ngắn, tổng cộng được 181 trang do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào cuối năm 2005. Trong 7 truyện ngắn ấy, truyện đầu tiên và cũng là tiêu biểu của cả cuốn truyện là truyện bóng đè.
Nhưng sách thì tôi đọc vài ba lần rồi. Tôi cho cả bà Thụy Vũ mượn đọc. Thụy Vũ vốn là một nhà văn viết bạo nhất trong số những nhà văn nữ thời trước năm 75. Vậy mà bà cũng than: "Tôi chịu cô này thật". Mấy anh bạn khác của tôi cũng lắc đầu lè lưỡi: "Viết như thế thì kinh hoàng quá". Tuy nhiên, họ lại có một cái gì đó thú vị và khâm phục.
Chấp nhận để tồn tại
Xin tóm tắt "bóng đè" là một tập truyện, gồm 7 truyện ngắn, tổng cộng được 181 trang do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành vào cuối năm 2005. Trong 7 truyện ngắn ấy, truyện đầu tiên và cũng là tiêu biểu của cả cuốn truyện là truyện bóng đè.
Ở đây không có thời gian cho việc diễn tả dài dòng nên tôi chỉ xin nói gọn gàng, sở dĩ truyện ngắn đó ngay lập tức đã gây ra nhiều dư luận trái chiều nhau, bởi cái cốt truyện của nó rất "ly kỳ rùng rợn". Đó là chuyện nàng dâu theo chồng về làm giỗ cho nhà bố chồng ở nhà quê, cách thành phố khoảng 3 giờ tàu hỏa. Thế rồi nàng dâu cứ luôn luôn bị ông bố chồng từ sau tấm màn đỏ trên bàn thờ chui ra "hiếp dâm". Hiếp liên tục, thậm chí cả đến buổi trưa cũng không tha.
Đấy chỉ là bố cục của truyện. Nhưng tất nhiên, đối với phong
tục tập quán ngàn xưa đến nay của người VN chúng ta thì đó là một hành động vô
luân. Nhưng với tác giả thì chỉ là mượn một cái bố cục "tàn bạo" để
diễn tả được hết ý mình.
Lối viết của Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, đầy cá tính, tự tin, văn phong của cô mới mẻ tạo thành một sắc thái rất đặc trưng của Đỗ Hoàng Diệu. Lối diễn tả của cô trắng trợn, không nề hà bất cứ một hành động nào trong một cuộc ái ân giữa một cặp trai gái hoặc ngay khi bị ông bố chồng như cái bóng nhào ra ghì lấy cô con dâu với đầy đủ những thú tính cuồng nộ. Hãy nghe tác giả diễn tả một đoạn ngắn:
"… Lúc đôi tay quờ xuống rà rẫm, tôi biết trước chiếc bóng muốn gì, thứ mà mọi người đàn bà trên thế gian khi nằm ngửa đều biết. Tôi dang rộng chân lúc nghe tiếng ho trong buồng dội lại. Tiếng ho càng lớn tôi càng dang rộng chân như muốn thách thức. Chính tôi cũng không hiểu vì sao mình có thể dang rộng chân trong lúc tứ chi bất động, muốn vùng dậy mà không được. Cơ thể tôi không vâng phục trí não nhưng vâng phục thèm khát của cái bóng. Những tiếng ho đứt rời cằn cọc, tiếp tục cay thét, làm như mẹ chồng tôi muốn biểu lộ ganh ghét với chỗ tôi đang nằm. Hai bàn tay thả xuống mạnh bạo, riết róng, hơi thở dồn dập. Cái bóng luồn sâu bóp từng mạch máu chảy sôi huyết quản con gái đôi mươi. Gương mặt sà sát vùng cổ như muốn hút sức sống tôi căng cứng. Rồi vùng ngực tôi bỏng rát, tôi vỡ vụn. Nó đang banh trái tim tôi ra. Tôi hét, tôi van xin, hổn hển, oằn oại. Ông muốn gì ở tôi. Tôi biết phận dâu con, tôi sẽ làm tròn bổn phận…."(trang 31)
Lối viết của Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, đầy cá tính, tự tin, văn phong của cô mới mẻ tạo thành một sắc thái rất đặc trưng của Đỗ Hoàng Diệu. Lối diễn tả của cô trắng trợn, không nề hà bất cứ một hành động nào trong một cuộc ái ân giữa một cặp trai gái hoặc ngay khi bị ông bố chồng như cái bóng nhào ra ghì lấy cô con dâu với đầy đủ những thú tính cuồng nộ. Hãy nghe tác giả diễn tả một đoạn ngắn:
"… Lúc đôi tay quờ xuống rà rẫm, tôi biết trước chiếc bóng muốn gì, thứ mà mọi người đàn bà trên thế gian khi nằm ngửa đều biết. Tôi dang rộng chân lúc nghe tiếng ho trong buồng dội lại. Tiếng ho càng lớn tôi càng dang rộng chân như muốn thách thức. Chính tôi cũng không hiểu vì sao mình có thể dang rộng chân trong lúc tứ chi bất động, muốn vùng dậy mà không được. Cơ thể tôi không vâng phục trí não nhưng vâng phục thèm khát của cái bóng. Những tiếng ho đứt rời cằn cọc, tiếp tục cay thét, làm như mẹ chồng tôi muốn biểu lộ ganh ghét với chỗ tôi đang nằm. Hai bàn tay thả xuống mạnh bạo, riết róng, hơi thở dồn dập. Cái bóng luồn sâu bóp từng mạch máu chảy sôi huyết quản con gái đôi mươi. Gương mặt sà sát vùng cổ như muốn hút sức sống tôi căng cứng. Rồi vùng ngực tôi bỏng rát, tôi vỡ vụn. Nó đang banh trái tim tôi ra. Tôi hét, tôi van xin, hổn hển, oằn oại. Ông muốn gì ở tôi. Tôi biết phận dâu con, tôi sẽ làm tròn bổn phận…."(trang 31)
Xin nói rõ hơn, cái bóng đó là bóng của ông bố chồng từ sau tấm vải đỏ trên bàn thờ lần xuống. Tiếng ho là của bà mẹ chồng từ trong buồng bên cạnh. Sự thù hận được mượn giữa nàng dâu mẹ chồng quả là cay nghiệt. Và cô con dâu bị hiếp nhưng vẫn thỏa mãn dục tính nhất thời, để trả thù đời và trả thù cả chính mình. Cô con dâu "làm tròn bổn phận dâu con" như thế đấy. Nhưng cô đã giải thích "Tôi biết phải chấp nhận để tồn tại" (trang 28).
Không phải chỉ có một đoạn như thế, còn rất nhiều đoạn rải rác trong 38 trang của truyện ngắn này. Có những đoạn còn táo bạo hơn để diễn tả về cái thật của "bóng đè", về cái thật trong cơn cuồng nộ. "Bàn tay bắt đầu mạnh bạo hơn gỡ lớp vai kết mồ hôi, bóc tách thuần thục. Mồ hôi tướp ướt đùi non, rãi rà rề xuống mặt phản trơn rít. Rồi khi bàn tay túm trọn lụa nhiễu đen óng, mảng đen bỗng tan loãng hiện rõ một con người nghênh ngáo. Tôi hiểu mình phải yên lặng, im lặng trong sợ hãi tột tận đời người….(trang 20)
Sự yên lặng ở đây không chỉ là sự yên lặng để cho cái bóng đè mình với tất cả những thú tính man rợ nhất của nó. Nhưng là chấp nhận để tồn tại. Và sự yên lặng, câm nín, cam chịu của thân phận con người. Ai cũng có thể thấy rõ điều tác giả muốn nói.
Ẩn dụ cứ rõ dần
Còn hình ảnh ông bố chồng ra sao mà khiến cô con dâu khiếp sợ đến thế, khiếp sợ mà lại phải hiểu rằng mình "sướng" quá vì bị bóng đè.
"Trong tư thế ưỡn ngửa, tôi trơ cứng bất động. Sau tấm màn đỏ, bóng đen thản nhiên bước ra. Lần nay hiện rõ hình hài con người. Tôi không còn sợ hãi mà nghêng ngang ngắm nhìn. Nó mang trong mình dáng hình của một lão già Tàu nào đó đầy quyền uy trên cái nền lát gạch tàu. Lão Tàu xa xăm, bí ẩn, vừa đen tối vừa có sức hút kỳ lạ, quyến rũ khác thường, vừa giông giống bố chồng tôi…" (trang 30).
7 truyện ngắn đúng như 7 món ăn trong một mâm cỗ trong 16 ngày giỗ một năm ở nhà bố chồng. Nói về 16 ngày giỗ này, cô giải thích:
"Tôi băn khoăn về chuyện 16 đám giỗ, sao chỉ có 11 mộ
phần? Giọng Thụ (chồng cô - NV) có vẻ buồn: "Cô em gái bố do hận tình nên trẫm mình xuống sông sâu năm vừa tròn 18
tuổi không tìm thấy xác. Hai ông trẻ làm thầy phù thủy đi khắp nơi cùng chốn
rồi không quay trở về, nhà lấy hai ngày ông bỏ đi làm ngày giỗ. Hai ông khác, xương
hốt về bằng đầu đũa, chôn chung một mộ. Thụ im lặng đột ngột, tiếng liềm xén có
mạnh hơn.
– Thế còn một ngôi nữa đâu anh?
– Ông nội bị đấu tố hồi cải cách ruộng đất, chết thảm trên tổ kiến lửa. Sáng mai bà nội chỉ tìm thấy vài cọng tóc ở nơi cột trói, xác không biết đi đường nào" (trang 8).
Với những dẫn chứng như trên tôi tin rằng bạn đọc đã có thể hiểu được những gì tác giả Đỗ Hoàng Diệu muốn nói. Riêng tôi sau khi đọc xong 7 truyện ngắn này, tôi thấy cô gái trẻ chưa chồng này quả là rất nhiều kinh nghiệm trong những cuộc mây mưa. Còn khá nhiều đoạn cô chứng tỏ "tài năng phong phú cuồng nhiệt" này của mình rất bài bản và cũng rất lôi cuốn. Rồi những ẩn dụ cứ rõ dần, rõ dần như một cuốn phim quay chậm về một thân phận đau xót tận cùng của một con người và cũng là của nhiều con người.
– Thế còn một ngôi nữa đâu anh?
– Ông nội bị đấu tố hồi cải cách ruộng đất, chết thảm trên tổ kiến lửa. Sáng mai bà nội chỉ tìm thấy vài cọng tóc ở nơi cột trói, xác không biết đi đường nào" (trang 8).
Với những dẫn chứng như trên tôi tin rằng bạn đọc đã có thể hiểu được những gì tác giả Đỗ Hoàng Diệu muốn nói. Riêng tôi sau khi đọc xong 7 truyện ngắn này, tôi thấy cô gái trẻ chưa chồng này quả là rất nhiều kinh nghiệm trong những cuộc mây mưa. Còn khá nhiều đoạn cô chứng tỏ "tài năng phong phú cuồng nhiệt" này của mình rất bài bản và cũng rất lôi cuốn. Rồi những ẩn dụ cứ rõ dần, rõ dần như một cuốn phim quay chậm về một thân phận đau xót tận cùng của một con người và cũng là của nhiều con người.
Hiện tượng thứ ba
Sau đó một tháng trên "thi đàn" lại thấy xuất hiện một nhóm thơ được mệnh danh là nhóm "ngựa trời". Nhóm này gồm 5 cô gái chưa quá 25 tuổi, đã tốt nghiệp các trường Đại học. Tập thơ được mang tên là "Dự báo phi thời tiết" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam xuất bản, phát hành cuối năm 2005.
Ngay khi vừa xuất bản, tập thơ này đã nhận được khá nhiều phản ứng bởi những thứ lạ lẫm của chữ nghĩa.
Với những đốm giấy trắng dán lởm chởm, để vẽ lại những khuôn mặt trông “lạ hoắc”, Lynh Bacardi (tên thật Phạm Thị Thùy Linh, sinh năm 1981 tại Lâm Đồng) đã không ngần ngại tự giới thiệu về "tiểu sử của nhà thơ" như sau :
"Một sinh vật có nhiều răng và móng vuốt, khi thần kinh bị kích động thì thơ tiết ra từ các lỗ chân lông”. Và với những câu cú cũng không kém phần quái dị: “Nàng được phát hiện bị giết trong phòng ngủ, tay cầm... giả chạy pin”. (Cái gì chạy pin, tôi không dám nói hết, xin bạn đọc hiểu ngầm)
Khương Hà, 21 tuổi, cũng giới thiệu chân dung mình một cách quái đản và diễn tả các nhân vật cổ tích dễ thương như Bạch Tuyết, hoàng tử tai lừa, công chúa ngủ trong rừng, ông thần đèn, nàng tiên cá và Aladin đều được tác giả diễn tả ngược hẳn lại những gì người ta thường biết đến, bằng những cảnh hoan lạc: “Công chúa ngủ trong rừng giật mình thức dậy vì bị muỗi cắn, phát hiện ra tia nhìn thèm khát bất lực của Aladin... Thần đèn đang mê mải động phòng với nàng tiên cá...”.
Thi sĩ thứ ba là Thanh Xuân tường thuật qua thơ: “Bên cửa sổ tôi thấy một thằng sinh viên thiếu tiền trọ học đang cố nhòe nhoẹt giới tính của mình tưởng tượng tình ái với một ông già bị hoại tử phần tất yếu nhất của cuộc sống”.
Ý nghĩa "sâu sắc" của ngựa trời
Ngoài ra còn Nguyệt Phạm, tức Phạm Thị Ngọc Nguyệt, và Phương Lan cũng cứ cái giọng thơ văn như thế, các cô gái phô bày hết những ý tưởng lạ lùng gần như quái đản của mình. Hãy lấy một thí dụ: để giải thích về cái tên “ngựa trời” tiêu biểu cho cái nhóm của 5 cô gái, các cô thản nhiên diễn giải về ý nghĩa cái "bảng tên" của nhóm mình:
“... Nếu nhìn kỹ, nó (ngựa trời) rất đẹp, mạnh mẽ và tự do. Sau khi làm tình xong mà thấy tâm hồn sảng khoái, nó sẽ nhai luôn đầu con đực...”
Đấy là tất cả "ý nghĩa sâu sắc" trong văn thơ của 5 cô gái. Các đấng mày râu đọc xong lời giải thích "tóe máu" này chẳng biết làm gì hơn là co dò chạy tuốt, sợ sẽ bị nhai luôn cái đầu, không còn chỗ đội nón.
Nhưng sau khi bị phản ứng thì "ngựa trời" đã bị
thu hồi. Tuy nhiên, các cô cũng có những phản ứng rất dữ dội: Nguyệt Phạm tuyên
bố: “Tôi thất vọng bởi cái cách mà những kẻ gác cánh cửa văn chương đối xử với
một tác phẩm và với những tác giả còn rất trẻ...”. Phương Lan thì: “Tôi thấy
tội nghiệp cho những người yêu văn chương ở cái nước mình”. Lynh Bacardi nói:
“... Một dịp để chúng tôi hiểu rõ hơn cái thực tế của nền văn chương nước nhà,
một đất nước không có chỗ cho những kẻ muốn được tự do nói lên điều họ
nghĩ...”.
Cũng can đảm lắm đấy chứ, phải không bạn?
Trong một xã hội tinh thần lung lay, tình cảm vật vờ, câm nín, phải sống giả dối để tồn tại và quanh mình là những kẻ sống sa đọa, gian manh như một lũ quan tham cùng những cô gái cẳng dài sẵn sàng bán rẻ danh giá và lương tri thì ảnh hưởng tới văn học là chuyện dễ hiểu. Phải chăng "các cô ngựa trời" này là hậu quả tất yếu của tình trạng tha hóa đó?
Tôi không làm công việc của nhà phê bình, ở đây tôi chỉ tường trình về những hiện tượng văn hóa tiêu biểu của một số nhà văn nữ trong thời điểm hiện tại để bạn đọc hiểu đúng bản chất của nó như thế nào.
Cũng can đảm lắm đấy chứ, phải không bạn?
Trong một xã hội tinh thần lung lay, tình cảm vật vờ, câm nín, phải sống giả dối để tồn tại và quanh mình là những kẻ sống sa đọa, gian manh như một lũ quan tham cùng những cô gái cẳng dài sẵn sàng bán rẻ danh giá và lương tri thì ảnh hưởng tới văn học là chuyện dễ hiểu. Phải chăng "các cô ngựa trời" này là hậu quả tất yếu của tình trạng tha hóa đó?
Tôi không làm công việc của nhà phê bình, ở đây tôi chỉ tường trình về những hiện tượng văn hóa tiêu biểu của một số nhà văn nữ trong thời điểm hiện tại để bạn đọc hiểu đúng bản chất của nó như thế nào.
THƠ BÙI THI THÀNH
Chưa đi chưa biết Bến Tre,
Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.
Toàn là mặt lợn đầu trâu,
Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay.
Chưa đi chưa biết Bình Dương,
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.
Chưa đi chưa biết Cà Mau,
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.
Chưa đi chưa biết Cần Thơ,
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.
Chưa đi chưa biết Huế thương,
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời.
Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.
Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để tàu khai thác nát nghiền quê hương.
Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng luá ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho tàu.
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.
Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thày tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.
Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.
Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng tầu.
Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang tàu.
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!
Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.
Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy tàu thì sợ chỉ hành hạ dân
Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.
Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.
Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.
Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã lâu.
Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.
TS NGUYỄN BÁ LONG * CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
ĐỒNG BÀO TORONTO & HẢI NGOẠI CẦN CẢNH GIÁC BỌN HAI MANG & BỌN CON BUÔN VĂN NGHỆ PHỤC VỤ CHO KẾ HOẠCH HÒA HỢP HÒA GIẢI CỦÛA VC CŨNG NHƯ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 36 CHO VC. MỘT VÀI CÁ NHÂN & HỘI ĐOÀN ĐÃ MẮC VÀO KẾ HOẠCH HHHG & THỎA HIỆP VỚI BỌN LÀM ĂN VỚI KINH TÀI CS.
TS NGUYE^~N
BA' LONG
To^?ng D-a.i Die^.n kie^m
Pha't Ngo^n Vie^n Hie^'n Chu*o*ng 2000
Attachment (Hi`nh ba`i 1 trang nha^'t DL 136)
Khí thế chống Cộng của người Việt Toronto trong Lễ Chào Cờ ngày 28/4/2012 tại Nathan Phillips Square, do Hội CQN QLVNCH Ontario tổ chức
I. TRẬN TUYẾN CHỐNG CỘNG TẠI TORONTO & HẢI NGOẠI:
Tại Toronto, chiến tuyến chống Cộng những ngày này đang có những suy suyển đáng báo động! Trong khi lớp người trẻ tiến lên bù đắp cho lớp giàvà có lập trường vững chắc không có nhiều; thì lớp người đang hoạt động -- những người trước nay vẫn mang danh chống Cộng -- có những người lập trường đã có phần nghiêng ngã: lọt vào vòng ảnh hưởng của đám HÒA HỢP HÒA GIẢI và thỏa hiệp với đám con buôn làm ăn với kinh tài CS. Chúng ta không lạ gì đám Hòa Hợp Hòa Giải chủ trương bắt tay với VC để chia ghế . Nhưng hiện đang rộ lên đám ca kỹ và MC chạy ra chạy vào trong ngoài nước, mở phòng trà, mở quán cà phê văn nghệ loại lớn. Để làm ăn trong nước với tầm mức lớn, được bảo kê của VC, chúng sẵn sàng chịu mọi điều kiện do VC đưa ra, mà điều kiện bỉ ổi nhất là THỰC THI CHÍNH SÁCH GIAO LƯU VĂN HÓA, HÒA HỢP HÒA GIẢI của VC theo đúng Nghị Quyết 36. Rồi bọn con buôn làm ăn với kinh tài CS ở ngoài này sẽ tiếp tay để những kẻ VĂN NGHỆ HAI MANG này, mang sứ mạng của VC, sẽ thực thi chính sách của VC tại Hải Ngoại: GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI, đưa đến sự thắng thế của Nghị Quyết 36 đè bẹp trận tuyến chống Cộng của người Quốc Gia và người tị nạn Hải Ngoại. Bởi vậy, sách lược chống Cộng tại Toronto nói riêng và Hải Ngoại nói chung hiện nay, phải gồm các điểm sau:
- TRIỆT ĐỂ chống lại bọn văn nghệ HAI MANG, RA RA VÔ VÔ, vừa làm ăn lớn trong nước (dĩ nhiên phải chịu điều kiện của VC), vừa trình diễn và tạo thế lực ở Hải Ngoại. Bọn này là nguy hiểm nhất vì chúng là HAI MANG, lãnh sứ mạng của VC thực thi kế hoạch GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI (dĩ nhiên có sự tiếp tay của bọn CON BUÔN VĂN NGHỆ làm ăn với KINH TÀI CS tại Hải Ngoại). Tại sao có GÁI ĐĨ GIÀ MỒM bị người tị nạn hải ngoại đả đảo đến thế, mà vẫn được CON BUÔN VĂN NGHỆ hoạt động với KINH TÀI CS tiếp rước về đây tiếp tục trình diễn, trước sự lên án của Đồng Bào? Chính vì bọn này đang thực thi kế hoạch NHUỘM ĐỎ HẢI NGOẠI của VC, và đang làm ăn với KINH TÀI CS, cho nên bọn chúng bất kể phản ứng của Đồng Bào, tiếp tục đưa bọn HAI MANG lên trình diễn, để hoàn thành sứ mạng GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI do VC giao phó. Xin theo dõi vô số các góp ý và bài viết trên mạng lưới toàn cầu lên án bọn này là một bọn vô liêm sỉ, bưng bô và phục vụ cho VC, nhưng chúng cứ giả bộ CƯỜI CƯỜI NÓI NÓI, làm ra vẻ NGÂY THƠ không làm CHÍNH TRỊ, chỉ biết TIỀN! Nhưng chúng khó qua mắt được các chiến sĩ cách mạng chống Cộng dày kinh nghiệm về CS, đã biết tỏng tòng tong con đường chúng đi và chúng phải nhận những điều kiện gì của VC để được hoạt động dễ dàng tại VN, để bành trướng cơ sở của chúng trong nước. Đối với những kẻ cúc cung tận tụy (như TRẦN TRƯỜNG), từng trương hình Hồ, bán hết gia sản về VN đầu tư, mà còn không được VC tiếp tay, đến nổi phải khuynh gia bại sản ra lại ngoại quốc, xấc bấc xang bang như con chó chết, thì ta phải hiểu đám văn nghệ hải ngoại về VN được mọi sự dễ dàng và tự do bành trướng (tạo cơ sở lớn chứ không phải nhỏ), ắt phải có điều kiện từ bạo quyền CSVN. CSVN là những tên ác qủy và đầu có sạn về chính trị, đâu có ngu gì cho đám văn nghệ hải ngoại về tự tung tự tác mặc sức đầu tư lớn lao mà không có điều kiện gì. Nó có sự kết hợp chặt chẻ giữa chuổi hoạt động của một số văn nghệ sĩ Hải Ngoại được CSVN chọn lựa trong âm mưu của chúng tiến hành kế hoạch GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI của VC với sự tiếp tay của đám CON BUÔN VĂN NGHỆ liên hệ với KINH TÀI CS ngoài này, sau biến cố ĐÀM VĨNH HƯNG mà kế hoạch GIAO LƯU VĂN HÓA của VC bị phá nát bởi hành động xịt nước cay vào mặt y của Anh Hùng LÝ TỐNG (giả một phụ nữ) tại Santa Clara Convention Center vào ngày18 tháng 7-2010. Từ đó dấy lên một cao trào chống GIAO LƯU VĂN HÓA và TUYÊN TRUYỀN VĂN NGHỆ tại Hải Ngoại do các văn nô từ trong nước xuất ngoại thực thi. Kế hoạch gửi văn nô ra Hải Ngoại thực thi chính sách TUYÊN VẬN và GIAO LƯU VĂN HÓA của VC sau biến cố Đàm Vĩnh Hưng không còn hiệu lực nữa. Bây giờ, VC chuyển sang một đường lối khác để thực thi kế hoạch GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI theo Nghị Quyết 36 là dùng chính các VĂN NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI chịu hợp tác với chúng trong kế hoạch này. Muốn nắm đằng chuôi, chúng chỉ dùng những văn nghệ sĩ nào về VN chẳng những trình diễn, mà còn mở mang, bành trướng các cơ sở kinh doanh rộng lớn, phải có sự chấp thuận và hỗ trợ của chúng mới làm được. Và như thế, chúng sẽ đặt điều kiện và nói rõ sứ mạng mà kẻ bán linh hồn cho qủy phải thi hành. Cần phải phân tích chuổi những mắc xích gồm những kẻ/nhóm sẽ thi hành kế hoạch GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI của VC tại Hải Ngoại hiện nay:
* Những văn nghệ sĩ ra vô hải ngoại và trong nước như đi chợ, bành trướng mở mang cơ sở ở cả trong và ngoài nước, được VC tuyển chọn cho kế hoạch này (GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI) hiện có được lợi thế trong nước và VC ca tụng; trong khi những người khác, cũng theo VC và từng tận tụy với VC, mà vẫn xấc bấc xang bang, thì ta phải quan tâm loại thứ nhất (VC không cho ai làm gì và hỗ trợ ai dễ dàng đâu, nếu không có điều kiện. Mà điều kiện này dĩ nhiên là phải có lợi cho VC, đặc biệt là điều kiện chính trị).
* Tại Hải Ngoại, sẽ có một mắt xích lo công tác sắp xếp cho những người này, để đạt cho kỳ được mục tiêu GIAO LƯU VĂN HÓA và HÒA HỢP HÒA GIẢI do VC ấn định. Cho nên ta không lấy làm lạ tại sao có GÁI ĐĨ GIÀ MỒM bị Đồng Bào lên án đến thế, và một số hội đoàn quyết định không mướn nữa vào dịp Tết, bây giờ lại tiếp tục được CON BUÔN VĂN NGHỆ hoạt động với KINH TÀI CS đưa lên, và đang bị lên án trên khắp các diễn đàn Internet.
Ba bộ phận đang thi hành kế hoạch GIAO LƯU VĂN HÓA, HÒA HỢP HÒA GIẢI, & TỪ THIỆN XHCN của VC nằm ở Hải Ngoại hiện nay là: (1) VĂN NGHỆ SĨ & CÁC TRUNG TÂM BÁN LINH HỒN CHO QỦY, CHỊU ĐIỀU KIỆN CỦA VC, HOẠT ĐỘNG SONG HÀNH TRONG NƯỚC & HẢI NGOẠI, (2) CON BUÔN VĂN NGHỆ Ở HẢI NGOẠI, HOẠT ĐỘNG VỚI KINH TÀI CS, NÚP BÓNG TỪ THIỆN & CỘNG ĐỒNG, SẮP XẾP, TỔ CHỨC CHO NHÓM (1) Ở TRÊN LÀM CÔNG TÁC VÀ BÀNH TRƯỚNG HOẠT ĐỘNG TẠI HẢI NGOẠI, (3) QUỐC DOANH HẢI NGOẠI LO QUYÊN GÓP TIỀN BẠC & TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XHCN (NHƯ CÔ TIM), NGOÀI CÔNG TÁC CHÍNH LÀ XÓA BỎ GIÁO HỘI CHÂN TRUYỀN, ĐƯA TOÀN BỘ TÔN GIÁO LIÊN HỆ VÀO QUỐC DOANH.
Đồng bào Hải Ngoại (nhất là ở Toronto) cần phải nắm vững ba thành phần này và tránh xa, nếu không sẽ tiếp tay cho VC NHUỘM ĐỎ HẢI NGOẠI một ngày không xa. Đừng có tin những hoạt động biểu kiến để “MÀ MẮT” ĐỒNG BÀO như là: LÀM CỘT CỜ, CHÀO CỜ, HỘI THẢO, MƯỚN XE BUÝT CHỞ ĐỒNG BÀO nhân các cuộc biểu tình chống Cộng v.v. Những người nào từng sống với VC thì biết cái gì gian dối cách mấy VC cũng dám làm hết, mục đích để “MÀ MẮT“ đồng bào thôi, một khi chúng thắng được rồi là CHẾT hết! Thành ra chỉ có một con đường duy nhất để cứu nước là: TIÊU DIỆT CỘNG SẢN!
Hiện CS đang có một kế hoạch thâm hiểm (tại Toronto cũng như nhiều nơi ở Hải Ngoại) là mua chuộc một số thành viên của các hội đoàn chống Cộng (như cựu quân nhân, viên chức hành chánh VNCH v.v.) hoạt động cho chúng để làm bể nát hoặc phân hoá mỗi hội đoàn làm hai làm ba. Nội bộ các hội đoàn chỉ lo chống nhau, làm sao mà có đủ sức mạnh và ý chí tiến hành các kế hoạch chống Cộng ở địa phương nữa. VC rất nguy hiểm: sách lược của chúng là thu nạp những kẻ từng làm việc hoặc có uy tín trong mỗi hội đoàn, và những người này chỉ cần làm mỗi việc là phá hội đoàn thành năm, ba mảnh; chia phe chia phái cho các thành viên chống lẫn nhau, và bỏ luôn sứ mạng hàng đầu là chống Cộng để VC tự tung tự tác muốn làm gì thì làm.
Hiện ở Toronto và hải ngoại rất nhiều các CON BUÔN VĂN NGHỆ tự tung tự tác tổ chức văn nghệ (như một hình thức ăn mừng) trong các ngày lễ lớn của VC (như 30/4, VC gọi là Đại Thắng Mùa Xuân; 19/5: Ngày Sinh Nhật HCM v.v.). Trước đây còn có các hội đoàn đứng lên phản đối hoặc chống lại; nhưng nay nội bộ các hội đoàn mang tiếng chống Cộng chỉ lo chống nhau; bỏ trống chiến tuyến cho VC và con buôn văn nghệ mặc tình thao túng. Tình hình này nếu không có giải pháp kịp thời, chấn chỉnh, đặc biệt không THANH LỌC HÀNG NGŨ một cách quyết liệt, thì chỉ trong một thời gian nữa là Toronto không còn là chiến tuyến chống Cộng nữa, mà bị Việt Gian CS thống trị.
Hiện đã có hội đoàn bắt tay với CON BUÔN VĂN NGHỆ làm ăn với KINH TÀI CS, để tổ chức cái này cái kia, kể cả do chúng bảo trợ, để tiến hành các sô văn nghệ giới thiệu hoạt động mới của mình hoặc kiếm lời. Thành ra Đồng Bào Toronto phải cẩn thận đối với các nhóm này: VÌ LỢI và vì bị MUA CHUỘC, chúng đã BÁN RẺ LINH HỒN cho qủy rồi! Không còn trông mong vào hoạt động chống Cộng của chúng như ngày xưa nữa.
Để tái lập khí thế cho cao trào chống Cộng tại Toronto, Phong Trào Hiến Chương 2000 đang mở ra hai chiến dịch lịch sử:
1. Mở Giải “THƠ VĂN - LÝ LUẬN - HÀNH ĐỘNG” năm Nhâm Thìn 2012 cho người Việt trên toàn thế giới, với chủ đề chính:
“HÔ HÀO NỔI DẬY TIÊU DIỆT CỘNG SẢN!”
với Giải Nhất 3000 đô la, ngày hết hạn nhận bài dự thi: 15-8-2012 (gửi bài về: vietmarketing2@eol.ca)
2. Mở Chiến Dịch: “HÔ HÀO NỔI DẬY TIÊU DIỆT CỘNG SẢN!” nhân Giổ Đầu của Sĩ Phu NGUYỄN CAO HÁCH vào ngày 21 tháng 9-2012, với các bài viết của Sĩ Phu NGUYỄN CAO HÁCH hồi Người còn sinh tiền, về chủ đề: “HÔ HÀO NỔI DẬY!” trong các số báo Đối Lực # 138 (tháng 8-2012) va #139 (tháng 9-2012), để ghi nhớ ngày Giổ Đầu của một nhà ái quốc lớn của VN thế kỷ 20 và là nhà lãnh đạo tư tưởng kiệt xuất của Phong Trào Hiến Chương 2000. Đỉnh điểm của Chiến Dịch này sẽ là ĐẠI LỄ CÔNG BỐ KẾT QỦA GIẢI NĂM NHÂM THÌN cuối tháng 11-2012, cũng là ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 12 NĂM HIẾN CHƯƠNG 2000. Chúng ta còn nhớ rằng 12 năm sau HIẾN CHƯƠNG 77 TIỆP KHẮC, cuộc CÁCH MẠNG NHUNG TIỆP KHẮC tháng 11-1989 đã dẹp tan chế độ CS tại Tiệp. Lãnh đạo Phong Trào Hiến Chương 2000 đã đọc Điếu Văn và hứa trước linh sàng của cố Giáo Sư NGUYỄN CAO HÁCH trong ngày an táng 1-10-2011 tại San Diego là sẽ tiếp tục con đường đấu tranh GIẢI PHÓNG DÂN TỘC khỏi họa Cộng Sản, QUANG PHỤC VIỆT NAM, cũng như xây dựng một Đất Nước Việt Nam Mới: DÂN CHỦ, TIẾN BỘ, HÙNG CƯỜNG!, theo đúng tâm nguyện sinh thời của Người.
II. CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ CỨU VN KHỎI HỌA BẮC THUỘC: TIÊU DIỆT CỘNG SẢN
Trên mặt báo này cũng như trên tờ Khai Thác Thị Trường, chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh: CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ CỨU VN KHỎI HỌA BẮC THUỘC là TIÊU DIỆT CỘNG SẢN! Một cuộc cách mạng mệnh danh là: “CÁCH MẠNG 1789 THẾ KỶ 21 TẠI VN SAN THÀNH BÌNH ĐỊA LĂNG BA ĐÌNH!”, sẽ giúp chấm dứt Cộng Sản tại VN, mở ra một thời đại mới cho đất nước, không tạo ra chiến tranh, chết chóc, mà còn có khả năng thúc đẩy nhân dân Trung Hoa đứng lên chấm dứt CS tại Trung Hoa, nhờ tác dụng lan truyền của cảm hứng cách mạng (Inspirational Effect).
Tại sao phải TIÊU DIỆT CỘNG SẢN mới có thể giúp VN tránh được họa Bắc Thuộc? Vấn đề nó có một sự liên lụy từ thời xa xưa, từ những thời của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, bên Liên Xô là Staline. HCM đã sai ngay từ đầu sau khi xuống Tàu từ bến Nhà Rồng sang Pháp hồi đầu thế kỷ 20 là đã dính ngay với Đảng CS Pháp, rồi sau đó là Đệ Tam Quốc Tế của Liên Xô và được huấn luyện tại Nga. Từ Nga, Hồ Chí Minh lại về Trung Cộng và bị ảnh hưởng cũng như sự chi phối của Cộng Sản Tàu. Tóm lại, Hồ Chí Minh hoàn toàn là một người Cộng Sản, lãnh lương và làm công tác cho Cộng Sản Quốc Tế, hoạt động cho cả CS Nga và CS Tàu. Tới khi về VN, sau Cách Mạng Tháng 8 (1945), Hồ Chí Minh vẫn phải lãnh lệnh của Mao Trạch Đông qua các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất (đầu thập niên 50), Nhân Văn Giai Phẩm v.v. Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã bán nước từ lâu rồi, vì chịu ơn mưa móc của Đảng và Chính Phủ Trung Cộng, mà Công Hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 chỉ là một sự kiện mặt nổi thôi. Nhưng hành động chết nhất của Đảng CSVN khiến cho Đảng này hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng CS Trung Hoa đã diễn ra sau khi Đông Âu và Liên Xô hoàn toàn sụp đổ. Lo sợ CSVN sụp đổ theo, lãnh đạo Đảng CSVN đã bay sang Tàu lạy lục lãnh đạo Đảng CS Trung Hoa hãy đứng lên lãnh đạo những nước còn lại của hệ thống CS, tức là lãnh đạo CSVN. Lúc đó, lãnh đạo Đảng CS Trung Hoa cũng ngần ngừ chưa quyết vì cũng chưa biết số phận mình tối hậu sẽ như thế nào?, e Tây Phương sẽ tiến tới dứt điểm luôn CS Tàu, thì còn đâu để lãnh đạo CSVN? Thế nhưng, sau khi đã ổn định một thời gian, tai qua nạn khỏi, thì Tàu bắt đầu ép VN trên cơ sở cái VN yêu cầu: CS Tàu lãnh đạo CSVN và những nước CS còn lại, và Hiệp Ước Thành Đô là khởi đầu của cái vòng thòng lọng. Sau này là các Hiệp Ước bán đất, bán biển, như Hiệp Ước về Biên Giới Đất Liền VN - Trung Quốc (1999) (Việt Nam mất cả ngàn cây số vuông biên giới phiá Bắc, kể cả Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc) và Thỏa Ước Việt Trung về Biên Giới Lãnh Hải Vịnh Bắc Bộ năm 2000 (VN mất khoảng 10000 cây số vuông lãnh hải Vịnh Bắc Việt). Tới ngày 11-10-2011, Nguyễn Phú Trọng (TBT Đảng CSVN) lại ký với Hồ Cẩm Đào (TBT Đảng CS Trung Hoa và Chủ Tịch Nước của TC) một văn kiện gọi là: “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển”, mà chủ yếu là ép VN phải thương lượng song phương với Trung Cộng trong các vấn đề về Biển Đông liên hệ giữa TC và VN. Như thế là cái thòng lọng đã thắt vào trên cổ VN liên hệ đến Biển Đông. Các quan sát viên quốc tế coi thỏa hiệp đó là hình thái VN dâng Biển Đông cho TC, vì thương lượng song phương thì VN có cái thế gì để chịu nổi TC, khi mà không cầu viện được ai hết! Thỏa thuận đã ký rồi mà!
Chúng ta chưa nói đến những chuyện khác như Bauxite Tây Nguyên, Rừng Đầu Nguồn, TC chiếm gần hết các cuộc gọi thầu kỹ nghệ của VN, người Tàu sang VN không cần Visa, các Phố Tàu được lập tràn lan trên khắp nước VN, mà công an VN cũng không được vào dù có phạm pháp xảy ra v.v. Đất nước coi như đã vào thời kỳ Bắc Thuộc. Cờ 6-Sao đã được trương lên và cầm tay bởi hàng vạn học sinh đón Tập Cận Bình (Phó Chủ Tịch TC) sang thăm VN cuối tháng 12-2011. Thành ra VN xem như hết đường rồi, với hiện tượng càng ngày càng lún sâu vào lệ thuộc Trung Cộng. Tại sao Miến Điện cũng lệ thuộc TC và VN cũng lệ thuộc TC nhưng Miến Điện đã thoát ra được: Quan trọng là ý thức của nhà lãnh đạo (yêu nước, quả cảm, không sợ chết, ý thức được lệ thuộc Tàu là chết!, bắt tay được với nhà đối lập uy tín quốc tế (bà San Suu Kyi, Giả Nobel Hòa Bình) và được sự hậu thuẩn của dân chúng, quyết thoát ách Tàu Phù); VN không có những yếu tố đó, vì Đảng CSVN thực ra là đầy tớ của Đảng CS Trung Hoa, các lãnh đạo Đảng CSVN theo chầu Bắc Kinh như một con chó chờ chủ quăng cho cục xương. Thái độ đó sẽ không cho phép Đảng CSVN dám đối kháng lại Đảng CS Trung Hoa, và chấp nhận thân phận chủ/tớ hay là nô lệ. Thein Sein làm được, dám đình lại chương trình xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3.60 tỉ đô la do TC đài thọ để đáp ứng nguyện vọng người dân Miến. Còn Đảng CSVN thì bán hết: Bán đất biên giới, bán Vịnh Bắc Việt (mất 10000 km2), Bán Rừng Đầu Nguồn, Bán Bauxite Tây Nguyên, Bán Biển Đông (Nguyễn Phú Trọng), Bán các Thành Phố Tàu thành như nhượng địa, bán cùng hết tới tận Mũi Cà Mâu... Không thể hy vọng Đảng CSVN có thể làm gì khác hơn để cứu nước, mà chỉ có thể bán nước thôi, vì không thoát khỏi thân phận tôi đòi trước Đảng CS Trung Hoa. Chỉ có một con đường duy nhất là người Việt phải đứng lên TIÊU DIỆT CỘNG SẢN để thoát khỏi vòng lệ thuộc Trung Quốc, và tiến lên cùng với thế giới trong một nước VN Mới: DÂN CHỦ - TIẾN BỘ - HÙNG CƯỜNG. Hải ngoại sẽ đem toàn lực cùng với Quốc Nội xây dựng đất nước sau khi cuộc “CÁCH MẠNG 1789 THẾ KỶ 21 SAN THÀNH BÌNH ĐỊA LĂNG BA ĐÌNH” thành công tại VN. Với sự dấn thân ồ ạt của Hải Ngoại cùng đồng bào trong nước xây dựng và phát triển VN, trong vòng 20 năm thôi, chắc chắn VN sẽ trở thành một nước tiến bộ, có khả năng hơn nhiều nước Đông Nam Á, và mục tiêu là không kém nhiều các nước hàng đầu như Đại Hàn, Đài Loan.
Làm được cái đó chỉ khi VN chấm dứt được CS. VN sẽ vượt xa Miến Điện khi chấm dứt được CS, còn không, chỉ 10 năm sau, Miến Điện sẽ vượt xa VN. Đó là con đường mà Dân Tộc VN phải suy nghĩ.
Phương cách để tiến hành cuộc “CÁCH MẠNG 1789 THẾ KỶ 21 SAN THÀNH BÌNH ĐỊA LĂNG BA ĐÌNH” tại VN chúng tôi đã đề cập trong những số trước, và sẽ trở lại bàn sâu xa hơn trong những số sau. Với số báo kỳ này, chúng tôi chỉ đề cập sơ qua, vì chủ yếu là tập trung vào trận tuyến chính trị chống lại CS và bọn Việt Gian cùng bọn con buôn bán mình cho qủy đang đe doạ đặt cộng đồng người Việt tại Toronto dưới ảnh hưởng của loài qủy đỏ.
Toronto, 21/5/2012
T/M Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN
TS NGUYỄN BÁ LONG
Chủ Nhiệm
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VIỆT NAM
VINASHIN, VINALINES:
TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ VN
HAY HỐT ĐI CƠ CHẾ CSVN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 17.05.2012. CẬP NHẬT 24.05.2012
Web: http://VietTUDAN.net
CẬP NHẬT 24.05.2012:
Chúng
tôi cập nhật bài này và đăng lại hôm nay bởi vì việc TÁI CẤU TRÚC MÔ
HÌNH KINH TẾ VN là vấn đề hết sức cấp bách. Nó cấp bách không phải vì
Hiệp Hội những Nhà Đầu Tư Quốc tế thôi thúc hay Ngân Hàng Thế giới cũng
như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đòi hỏi, mà chính vì những đại Tập đoàn Kinh tế
quốc doanh như Vinashin, Vinalines… đang vỡ nợ, những Công ty Tư doanh
đang hết hơi thở, những Nhà máy Xi măng đang phá sản, những Dự án phải
ngưng hoạt động… và nhất là quần chúng đang rơi vào tình trạng đói nghèo
trầm trọng.
Cái
nguyên cớ chính yếu của sự đổ vỡ Kinh tế này là do Cơ chế chủ trương
ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NẮM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Đó là cái Cơ chế làm phát sinh
và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng Kinh tế. Chúng tôi luôn luôn
viết rằng THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ không phài là Cá nhân, mà là môi trường
Cơ chế khuyến khích. “Nhân chi sơ, Tính tham lam (THAM NHŨNG, LÃNG
PHÍ)”. Cái “Nhân chi sơ ấy “ gặp Môi trường , thậm chí là Chủ trương,
thì nó sinh nở ra và lan tràn. Chúng tôi thường ví cái Cơ chế CSVN này
như bãi phân, trứng ruồi nhặng có môi trường sinh ra giòi, rồi lan tràn
giòi nhung
nhúc và trở thành ruồi nhặng và lại đẻ trong bãi phân trứng mới để sinh
ra giòi con cháu. Phải hốt cái đống phân đó đi để ruồi nhặng khỏi có
nơi sinh trứng THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
Không ai TÁI CẤU TRÚC bãi phân, mà phải hốt đổ phứt nó xuống ao cho cá giồ !
Trong
báo tuần này VietTUDAN, số vtd540/24.05.2012, chúng tôi đăng những bài
sau đây để cho thấy tình trạng phá sản Kinh tế Việt Nam như thế nào:
* VỤ THANH TRỪNG CÁC ÐẠI GIA Ở VIỆT NAM TIẾP TỤC
* TRUY TỐ CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
* HƠN 40% CÔNG CHỨC VIỆT NAM NHẬN HỐI LỘ
* TỐN 3 TRIỆU ÐÔ LA XÂY 20 HẦM ÐI BỘ, RỒI BỎ HOANG
* NOÂNG DAÂN&COÂNG NHAÂN TAÊNG CÖÔØNG ÑAÁU TRANH
* SỤP ĐỔ DÂY CHUYỀN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
* NHỮNG GÌ ĐÀNG SAU VỤ VINALINES
* 100 DOANH NGHIỆP XI MĂNG VN NGẬP NỢ, BÊN BỜ PHÁ SẢN
* VN GIẢM SO VỚI 2011:XUẤT CẢNG 1/4 NĂM CŨ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP BẰNG NỬA, TỒN KHO 35%
* ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ KHẢ THI HAY KHÔNG ?
* NGUY CƠ NGHÈO ĐÓI GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
Nguyễn Phúc Liên
Từ
cuối năm 2011 và đầu năm 2012, các nhà đầu tư quốc tế, nhất là Ngân
Hàng Thế Giới đã kêu gọi Việt Nam cũng như Trung quốc phải cải tổ Mô
hình Kinh tế tận gốc để tránh sụp đổ.
Thực vậy, đối với Mô hình Kinh tế Việt Nam, Hội nghị các Nhà Tài trợ quốc tế nói rằng :
“HANOI,
6 déc 2011 (AFP) - Le Vietnam doit accélérer la restructuration de son
économie et améliorer la situation des droits de l'Homme, qui freine son
développement à long terme, ont estimé les bailleurs de fonds
internationaux, réunis mardi à Hanoi “.
(HÀ
NỘI, 06.12.2011 (AFP) – Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc Kinh
tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển
lâu dài, những nhà cho vay vốn quốc tế họp tại Hà Nội thẩm định như
vậy.)
Họ thúc đẩy tái cấu trúc Kinh tế mà lại thêm “améliorer
la situation des droits de l’Homme, qui freine son développement à long
terme. (phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát
triển lâu dài), nghĩa là họ yêu cầu CSVN phải cho Kinh tế sống
trong một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ, tôn trọng Nhân quyền,
chứ đừng giữ Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI nữa.
Đối
với Mô hình Kinh tế Trung quốc, Hai Tổ chức Tài chánh và Tiền tệ mang
tầm ảnh hưởng Thế giới đã phải họp báo tại Bắc Kinh để
nhấn mạnh rằng Trung quốc đã đến lúc phải cải tổ mô hình Kinh tế vì đã
đi đến khúc quặt có thể làm sụp đổ toàn diện nền Kinh tế. Ong Robert
ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, họp báo vào cuối tháng 2/2012,
thì ngày 18.03.2012, Bà Christine LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, cũng họp báo tại Bắc Kinh. Hai người cùng đưa ra những đòi hỏi
phải cải tổ mô hình Kinh tế. Ong Robert ZOELLICK đòi hỏi gay gắt hơn Bà
Chrtistine
LAGARDE.
Bản
Tin của Allison JACKSON (AFP) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 27.02.2012 về
cuộc Họp báo của Ong Robert ZOELLICK. Theo Bản Tin này, đích thân Chủ
tịch Ngân Hàng Thế Giới cảnh cáo Trung quốc về tình trạng tụt giốc Kinh
tế nếu không kịp thời và can đảm cải cách trong lựa chọn giữa độc tài
Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Ong nhấn mạnh về việc Trung quốc đang
gặp phải một khúc quặt trên đường phát triển Kinh tế khiến việc cải cách
tận gốc là một dòi buộc không thể tránh né. Bản tin viết:
“La
Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va
devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de
croissance qui va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des
experts de la Banque mondiale et du gouvernement“.
“La nécessité de réformes est indiscutable parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement"
(Trung
quốc tiến đến một khúc ngoặt trong việc phát triển Kinh tế và sẽ buộc
phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ
thụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và
của Chính phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây).
(Sự
cần thiết của những cải cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ
Trung quốc đang gặp khúc ngoặt trong việc phát triển của mình).
Điều đặc biệt là Chủ tịch World Bank báo trước những trở ngại của Cải cách Kinh tế và việc thanh trừng Chính trị:
"Les réformes ne sont pas faciles, souvent elles provoquent des rejets", a dit le président de l'institution internationale.
La
résistance pourrait notamment venir des entreprises d'Etat, dont le
rapport veut réduire les privilèges et le poids économique.”
(Những cải cách không dễ dàng, thường nó tạo những đối kháng, Oâng Chủ tịch của World Bank nói như vậy.
(Việc
chống đối đến chính yếu từ những Công ty Nhà nước mà bản báo cáo này
muốn họ phải giảm đi những đặc quyền và trọng lượng kinh tế của ho).
Đề án Tái cấu trúc Mô hình Kinh tế VN
có khả thi hay không ?
Từ
cuối năm 2011 cho đế nay, chúng tôi chờ đợi Đề án Tái cấu trúc Mô hình
Kinh tế Việt Nam để thẩm định xem đó là việc cải tổ đi vào tận gốc, tận
căn nguyên của những sụp đổ hiện nay hay chỉ là việc tiếp tục vá chiếc
VÁY ĐỤP mà Mars và Lénine đã vẽ và may chiếc váy Kinh tế Xã Hội Chủ
Nghĩa để cả Thế giới Cộng sản mặc trong đó có Trung quốc và Việt Nam.
Đợi mãi và tuần này đọc trên Diễn Đàn, chúng tôi gặp được bài của Tác
giả TRẦN VINH DỰ viết dưới đầu đề ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ KHẢ THI HAY
KHÔNG ? Tác giả viết:
“Mỗi
nội dung trong chương trình tái cơ cấu là một bài toán khác biệt. Và
cũng giống như mọi bài toán khác, nó thường có nhiều lời giải và những
thứ giống như lời giải (giả lời giải).
Khác
biệt giữa chúng là lời giải (thật) thì xử lý được vấn đề đưa ra, còn
giả lời giải thì không làm được.Nhiều ý kiến góp ý cho bản đề án này đã
nói đến vấn đề chi phí như là một rào cản mà đề án này hoàn toàn không
đề cập.Thí dụ ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc
hội, cho rằng bản đề án này còn chưa đánh giá chi phí cần thiết để thực
hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Theo ông cần việc tính toán chi phí sẽ góp
phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng
phí.
Vấn
đề chi phí ông Nguyễn Văn Giàu (và nhiều chuyên gia khác) nhấn mạnh là
một điểm hết sức quan trọng. Mặc dù một số quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu
tư như Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung cho rằng tái cơ cấu không làm tiêu hao
nguồn lực, mà chỉ là phân bổ lại nguồn lực nhưng cách nói này chỉ là một
cách nói khéo trên quan niệm cân bằng tổng thể: nguồn lực toàn xã hội
chỉ có bao nhiêu đó, chỉ phân bổ lại chứ không mất đi. Trên thực tế, tái
cơ cấu sẽ cần đến chi phí, ít nhất là chi phí từ góc độ nhà nước. Bất
kỳ một chính sách cải tổ kinh tế nào của nhà nước muốn
đi vào thực tế cũng cần có nguồn lực ngân sách đi kèm. Nếu không thì nó
chỉ nằm trên giấy. Thí dụ, nhà nước muốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua
khủng hoảng hiện nay, và chi phí mà chính phủ dự kiến cho việc này là 29
nghìn tỷ Đồng.
Việc
phân tích rõ chi phí và lợi ích của các chính sách khác nhau sẽ cho
phép xác định chính sách nào là hiệu quả nhất và nên thực hiện nhất. Vì
thiếu phân tích này nên có vẻ như đề án của Bộ KH và ĐT được viết trên
cơ sở cái gì cũng muốn làm, hay nói theo cách nói của Chủ nhiệm UB Pháp
luật QH Phan Trung Lý là “dàn hàng ngang”.
Để
một giải pháp tái cấu trúc là giải pháp thật thì ngoài câu chuyện nguồn
lực nó phải xuất phát từ nguyên tắc thiết kế cơ chế. Tức là phải tạo ra
một cơ chế theo đó các luật chơi và cơ chế khuyến khích vừa rõ ràng,
đơn giản dễ thực hiện, vừa hướng được các bên tham gia (cơ quan nhà
nước, cá nhân, tổ chức, nhóm lợi ích) tới việc thực hiện được mục tiêu
đặt ra. Nếu không dựa trên nguyên tắc này, các giải pháp đề ra sẽ là các
giả lời giải, tức là đưa ra nhưng không thể áp dụng để giải quyết bài
toán tái cơ cấu được. Cách tiếp cận này là bản lề, là
cột trụ không thể thiếu cho một hệ thống giải pháp tái cơ cấu khả thi.
Đề
án đưa ra một số nội dung tái cơ cấu cơ bản. Đó là tái cơ cấu (1) các
tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), (2) thị trường
chứng khoán và các định chế tài chính, (3) hệ thống doanh nghiệp nhà
nước, (4) đầu tư (chủ yếu là đầu tư công), và (5) kinh tế ngành và kinh
tế vùng. Có một số giải pháp trong đề án đưa ra dựa theo nguyên tắc
thiết kế thể chế. Thí dụ, một giải pháp rất nhỏ trong báo cáo này liên
quan đến việc nâng cao chất lượng của các trường đại học (trong gói các
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).”
Qua
thông tin tóm tắt những Đề án Tái cấu trúc Mô hình Kinh tế Việt Nam từ
Quốc Hội và từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, thì người ta chỉ nói đến Chi phí,
đến xào nấu xắp xếp lại những gì đang có, thiết kế lại thể chế. Như vậy
tất cả những Đề án cải tổ Mô hình Kinh tế mà Tác giả Trần Vinh Dự đề cập
tới đã không đi vào CÁI GỐC, cái CĂN NGUYÊN THEN CHỐT của tình trạng
sụp đổ Kinh tế mà Hội các Nhà Đầu tư Quốc tế cũng như Ong Robert
ZOELLICK và Bà Christine LAGARDE đã đòi hỏi như chúng tôi đã trình bầy ở
phần đầu của bài
này.
Không đi vào CĂN NGUYÊN để cải tổ,
thì đó chỉ là vá VÁY ĐỤP
Như
nói ở trên đây, Marx và Lénine đã vẽ và may một CÁI VÁY mô hình Kinh tế
Xã Hội Chủ Nghĩa để cả Thế giới Cộng sản mặc. Đó là Hệ thống Kinh tế
Tập quyền Chỉ huy (Système Economique Centralisé et Dirigiste), nghĩa là
Nhà nước Độc tài nắm trọn mọi hoạt động Kinh tế. Thực vậy, các Tác nhân
Kinh tế SẢN XUẤT, TIÊU THỤ và TIỀN đều phải nằm dưới quyền của Tác nhân
Kinh tế NHÀ NƯỚC. Vì vậy Hệ thống Kinh tế gọi là Tập quyền. Bằng những
Kế hoạch Ngũ Niên, Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định cho Sản xuất và
Tiêu thụ, ngay cả Vốn từ Tiền tệ lưu hành. Đó là Hệ thống Kinh tế Tập
quyền Chỉ huy
vậy. Đồng Tiền trong hệ thống là đồng Tiền do chính Nhà Nước định giá,
chứ không phải là đồng Tiền do dân quyết định do chấp nhận hay không. Vì
chính Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC giữ toàn quyền chỉ huy Kinh tế từ SẢN
XUẤT đến TIÊU THỤ và TIỀN TỆ, nên không có THỊ TRƯỜNG là nơi cạnh tranh
CUNG—CẦU tự do. Thị trường trao đổi (Thương mại) được thay thế bằng
những HỢP TÁC XÃ tiêu thụ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định.
Hệ
thống Kinh tế Tự do Thị trường đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật
pháp DÂN CHỦ phù hợp. Tất nhiên Môi trường DÂN CHỦ này đi ngược lại Hệ
thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Hệ thống này đương nhiên chỉ có thể
sống được với Môi trường Chính tri-Pháp lý ĐỘC TÀI do độc đảng Chính trị
tự đặt ra cho phù hợp với Tập quyền Chỉ huy Kinh tế.
Hệ
thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã phát sinh ra những Vấn đề Kinh tế
làm mất hiệu năng của Hệ thống khiến Ong Mikhael GORBATCHEV phải khai tử
nó:
* Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI làm cho những hoạt động Kinh tế thiếu sáng kiến cá nhân.
* Thiếu cạnh tranh làm cho giảm hiệu lực Kinh tế thăng tiến
* Khi
những Phương tiện sản xuất không thuộc tư hữu, thì tác nhân Kinh tế
không chăm sóc, thậm chí còn cắt xén giấu cất cho riêng mình. Cha chung
không ai khóc. Tiêu Tiền chùa, thì Lãng phí.
* Yếu
tố quan trọng hơn cả là làm việc mà không có TƯ HỮU những kết quả cố
gắng, thì cá nhân mất hẳn yếu tố KÍCH THÍCH cố gắng làm việc.
Hệ
thống Kinh tế này đã đưa đến thất bại và Nga cũng như Đông Au đã can
đảm vứt bỏ CÁI VÁY mô hình Kinh tế mà Mars-Lénine đã may để bắt Thế giới
Cộng sản mặc.
Trung
quốc và Việt Nam đã không vứt bỏ CÁI VÁY ấy, mà kiếm mảnh vải Mỹ, mảnh
vải Tây để vá CÁI VÁY và đặt tên cho là Mô hình Kinh tế mở cửa “định
hướng XHCN“. Nhưng thực chất của mô hình Kinh tế này vẫn là Nhà nước Độc
tài “chủ đạo“ Kinh tế, nghĩa là nắm Độc quyền Kinh tế. Việc Mở Cửa của
Trung quốc và Việt Nam là nhằm moi trợ lực Kinh tế của Tây phương khi mà
Thế giới Cộng sản sụp đổ vì kiệt quệ Kinh tế do mô hình Kinh tế Tập
quyền Chỉ huy. Những chữ “định hướng XHCN “ chủ trương giữ lại CÁI VÁY
Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Trên thực tế hiện nay, đảng CSVN vẫn
giữ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, nghĩa là Độc tài, độc đảng
Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Chính cái Cơ chế chủ trương Độc tài
Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế này làm phát sinh và lan tràn THAM
NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng Kinh tế Đất nước.
Trong
bài tóm tắt những Đề án Cải tổ Kinh tế trên đây của Tác giả Trần Vinh
Dự, chúng tôi không thấy chỗ nào nói đến việc tách rời Độc tài Chính trị
ra khỏi Độc quyền Kinh tế. Đó là cái GỐC, cái CĂN NGUYÊN chính yếu làm
sụp đổ Kinh tế hiện nay và đó cũng là điều yêu cầu của Hội những Nhà Đầu
tư Quốc tế cũng như của Ong Robert ZOELLICK và Bà Christine LAGARDE.
Nếu vẫn giữ cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh
tế, thì nhữnng Đề án Cải cách lòng vòng chỉ là việc vá chiếc VÁY ĐỤP mà
Mars-Lénine để lại mà
thôi.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 17.05.2012. CẬP NHẬT 24.05.2012
Web: http://VietTUDAN.net
BÙI TÍN * HỒ CHÍ MINH
Câu chuyện «người dám vuốt râu Ông Cụ»
Hình: Creative Commons - Rungbachduong
Ông Hồ Chí Minh sinh ra đã được tròn 122 năm, ngày 19 tháng 5 năm 1890.
Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.
Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.
Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.
Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.
Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.
Anh ta là ai vậy?
Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.
Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.
Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..
Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-cau-chuyen-nguoi-dam-vuot-rau-ong-cu-05-25-2012-154251565.html
Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.
Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.
Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.
Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.
Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.
Anh ta là ai vậy?
Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.
Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.
Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..
Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-cau-chuyen-nguoi-dam-vuot-rau-ong-cu-05-25-2012-154251565.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 218
THỤY KHUÊ * NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả ‘Nhân Văn Giai Phẩm
và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc’
Nhà văn, nhà phê bình văn học Thụy Khuê, từng
phụ trách mục Văn học Nghệ thuật cho đài RFI ở Paris vừa đến Washington
để ra mắt tác phẩm mới nhất: “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn
ÁiQuốc.” Mặc dù vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là đề tài của vô số bài báo,
trang blog, sách vở, một số độc giả đến dự buổi giới thiệu sách nhận
định đây là lần đầu tiên những tư liệu và chi tiết tản mạn khắp nơi được
phối hợp, dẫn chứng, đào sâu và hệ thống hóa một cách mạch lạc thành
một tập biên khảo nghiêm túc về “Nhân Văn Giai Phẩm,” hiện tượng đã
khuấy động sinh hoạt văn học và chính trị miền Bắc trong thập niên 1950.
Phong trào này tuy đã bị Đảng Cộng Sản Việt Nam đập tan sau một vài
năm, nhưng dư âm của nó vẫn vang vọng cho tới bây giờ. Câu chuyện Việt
Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để gửi đến quý độc
giả một số chi tiết trong cuộc phỏng vấn mà tác giả Thụy Khuê dành cho
Ban Việt Ngữ khi đến thăm Đài VOA trong tuần này.
Hoài Hương
| Washington DC
Hình: Hoài Hương - VOA
Nhà văn Thụy Khuê được người Việt hải ngoại biết tiếng qua làn sóng
của đài RFI với mục Văn học Nghệ thuật đặc sắc do bà phụ trách hàng
tuần. Trong 20 năm qua, Thụy Khuê còn bỏ nhiều công sức để cuối cùng cho
ra mắt một tập biên khảo về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, vừa được Tủ
Sách Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao giới thiệu với công chúng tại
thủ đô Washington.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Saturday, May 26, 2012
SƠN TRUNG * KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM & TRUNG CỘNG
KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
&TRUNG CỘNG
Sơn Trung
Sơn Trung
Vũ Hoàng đài RFA trong bài "Suy Trầm Hay Khắc Khoải?"
đăng ngày 2012-05-23, phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa về kinh tế
Trung Cộng và Việt Cộng vì lúc này cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc
đều báo động về nạn đình trệ kinh tế. Chúng tôi xin ghi lại một đoạn
cuộc phỏng vấn này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng sinh hoạt kinh tế các
nước có thể nhất thời trôi vào chu kỳ suy trầm và cần một số biện pháp
điều chỉnh. Kinh tế thế giới lại đang gặp cảnh hy hữu hơn một chu kỳ suy
trầm, do hiện tượng các nước công nghiệp hóa chi tiêu quá mức và mắc nợ
quá nhiều từ mấy chục năm nay nên đến lúc phải trả. Đó là cảnh suy trầm
kéo dài của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Âu Châu. Khi ấy thế giới hy
vọng các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, sẽ là những đầu
máy thay thế. Nhưng sự thể lại không được vậy vì như Việt Nam, Trung
Quốc vẫn cần xuất khẩu vào các thị trường công nghiệp hoá nên cũng bị
hiệu ứng trì trệ.
Thật ra, cả hai nền kinh tế này không chỉ bị hậu quả chu kỳ, là chỉ
gặp khó khăn giai đoạn, mà còn có nhược điểm nằm trong cơ cấu và gặp
hoàn cảnh đình trệ thì các nhược điểm mới phát tác. Vì thế, họ không chỉ
bị đà tăng trưởng thấp mà còn gặp nhiều chuyện nguy ngập hơn, nên có
thể phải rà soát lại toàn bộ cơ chế kinh tế, chiến lược phát triển và
nhất là tổ chức chính trị. Có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh thấy ra điều ấy, còn
nhà cầm quyền Hà Nội thì e rằng chưa và đấy mới là chuyện đáng sợ hơn
cả.Tăng trưởng và cải cách
Vũ Hoàng: Như vậy chúng ta sẽ lần lượt nói về chuyện tăng
trưởng và cải cách của Trung Quốc trước khi tìm hiểu về trường hợp Việt
Nam. Thưa ông, đâu là những nhược điểm về cơ cấu của Trung Quốc như ông
nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc có cơ cấu kinh tế chính trị xin
tạm gọi là "tập trung chính trị mà phân quyền kinh tế". Theo mô hình
này, trung ương giữ độc quyền chính trị qua hệ thống lý luận và tổ chức
của đảng, mà cho các địa phương, từ cấp tỉnh, thành phố và quận huyện,
nhiều quyền hạn về kinh tế.
Cụ thể thì đảng bổ nhiệm nhân sự tại các địa phương và ở dưới, đảng
viên thăng quan tiến chức nếu đạt thành tích tại địa phương mà họ quản
lý và thật ra họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên chứ không do dân
chúng ở dưới bầu lên. Hình thái ấy không mấy khác tổ chức hành chính
công quyền của xứ này vào thời cổ. Kết quả thì đảng bảo đảm được quyền
lãnh đạo của mình, còn các địa phương thì linh động giải quyết yêu cầu
kinh tế ở dưới, thậm chí còn phát huy sáng kiến và tranh đua với nhau vì
ai thành công thì được ở trên cất nhắc lên vị trí cao hơn.
Vũ Hoàng: Nghe ông trình bày thì thính giả có thể hiểu vì sao
mà có tỉnh thì theo hướng này, tỉnh khác lại có đường lối khác. Cũng vì
vậy mà khi là Bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 thì ông Bạc Hy Lai hành xử
khác với người tiền nhiệm là Uông Dương nay đang là Bí thư Quảng Đông.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa vâng, vì cơ chế kinh tế chính trị đó
mà dưới sự quan sát của trung ương, các địa phương đều thi đua hay thử
nghiệm sáng kiến để tìm mức tăng trưởng cao. Đấy là lý do khiến kỳ trước
mình nói rằng khi nào tốc độ tăng trưởng của các địa phương cũng cao
hơn chỉ tiêu do trung ương đề ra từ một đến ba phần trăm.
Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.
Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.
Nhưng dù có lấy đó làm thành tích biện minh cho vai trò cần thiết của
đảng độc quyền, lãnh đạo Trung Quốc có thấy tăng trưởng cao mà vẫn
thiếu phẩm chất, bị lãng phí và gây ô nhiễm. Trong khi mỗi nơi lại phát
triển một hướng nên lại gây ra bất công lẫn bất ổn vì dị biệt quá lớn
giữa các địa phương hay thành phần kinh tế. Khi lên lãnh đạo từ năm
2003, thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào hay Ôn Gia Bảo đã muốn tập trung
quyền lực về trung ương để phần nào tái phân lợi tức và tài nguyên cho
cân bằng hơn mà không nổi.
Thế rồi nạn tổng suy trầm toàn cầu từ năm 2008 mở ra mâu thuẫn giữa
tăng trưởng và cân đối, với ưu tiên lại dồn vào tăng trưởng nhờ lượng
công chi và tín dụng vĩ đại.
Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh!
Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh!
Xưa nay, thế giới đều kêu ca trong
kinh doanh Trung Cộng chơi gian bằng hạ thấp đồng nguyên và bảo hộ mậu
dịch. Việt Nam cũng thế. Quốc doanh chính là con đẻ của cộng sản và Quốc
doanh được hưởng nhiều lợi nhuận và thuận lợi mọi bề. Dù hạ thấp tiền
tệ và bảo hộ mậu dịch danh hiệu khác nhau nhưng đều là thuật chung làm
hạ giá thành xuống, bán thật rẻ để cạnh tranh. Ngoài ra Trung Cộng cũng
như Việt Cộng còn cấm một số hàng Mỹ nhập vào Trung Cộng. Như Việt Cộng
nhập sách báo của họ vào Mỹ, nhưng sách báo Mỹ và sách báo cộng đồng
Việt Nam không được nhập vào Việt Nam. Thế là tự do mậu dịch ư? Thế
không phải là
" bảo hộ mậu dịch ư"? Trăm năm sống
với mấy chú Ba, dân ta đã biết cái mánh bất lương này rồi.Trên thì họ
nịnh hót, đút lót quan Tây, dưới thì họ hạ giá làm cho dân Việt Nam phải
táng gia bại sản. Ấy thế mà mới đây, Trung Cộng kêu trời lên là Âu Mỹ
chơi trò bảo hộ mậu dịch, khiến cho mấy năm này thu nhập của Trung Cộng
sụt giảm. Nghe bọn cướp đọc kinh Phật, chúng ta không khỏi nực cười!
Đài BBC trong bài Lá bài bảo hộ mậu dịch của Robert Plummer, Phóng viên Kinh doanh, ngày
thứ sáu, 25 tháng 5, 2012có đoạn:
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, chính phủ các nước đang ngày
càng dùng lá bài mậu dịch cho các mục tiêu chính trị và nhường đường cho
chủ nghĩa bảo hộ.
Ai nói như vậy? Chính là giới chức Trung Quốc.
Tuần trước, quan chức cổ vũ cho
ngoại thương hàng đầu của Trung Quốc, ông Vạn Quí Phi, cho biết việc gia
tăng bảo hộ đã có tác động tiêu cực.
"Bảo hộ mậu dịch là việc làm thiển cận và hẹp
hòi, và về cơ bản không thể giải quyết vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng
kinh tế trên toàn thế giới", ông Vạn, Chủ tịch Hội đồng Trung Quốc về
Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế, nói.
"Mậu dịch tự do là động lực cho tăng trưởng kinh tế quốc gia," ông nói thêm.
Quan điểm của ông được hậu thuẫn bởi Chủ tịch Hồ
Cẩm Đào, người đã ca ngợi vai trò của Hội đồng này trong việc chống lại
chủ nghĩa bảo hộ.
Người ta có thể nghĩ rằng thông điệp lên án bảo
hộ là hơi ngược đời đối với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh thường xuyên bị các
nước khác cáo buộc về hành vi bảo hộ.
Tại Hoa Kỳ, ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng
hòa đã cam kết rằng ông sẽ tuyên bố Trung Quốc "là quốc gia thao túng
tiền tệ" nếu được bầu làm tổng thống trong tháng 11, một động thái phản
ánh sự tức giận của nhiều người Mỹ đối với những gì họ cho là việc cố ý
đánh giá thấp đồng nhân dân tệ để tạo điều kiện cho xuất khẩu của Trung
Quốc.
Trung Quốc bị cáo buộc giữ nhân dân tệ dưới giá để hỗ trợ xuất khẩu.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một số vụ
kiện tại Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), gần đây nhất là vụ Hoa Kỳ, EU
và Nhật Bản cùng kiện Bắc Kinh về hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Mặt khác, Trung Quốc cũng thấy chính họ là nạn
nhân của chủ nghĩa bảo hộ, và để giảm bớt tình hình này Bắc Kinh vào
tuần trước nhất trí tổ chức hội đàm với Nhật Bản và Nam Hàn về một hiệp
ước mậu dịch tự do.
Một số nhà quan sát nghĩ rằng Hoa Kỳ nên dọn dẹp
nhà cửa của mình sạch sẽ trước khi bắt đầu gọi các quốc gia khác là
nước có hành vi bảo hộ.
Rốt cùng thì một trong những khuyến nghị cho
“những việc cần làm” mà Tổng thống Barack Obama gần đây đã trình Quốc
hội là việc giảm thuế 20% cho các công ty chuyển được công ăn việc làm
từ hải ngoại về nước.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có thể chỉ ra những tiến
bộ mới về tự do hóa thương mại sau khi thỏa thuận mậu dịch tự do bị trì
hoãn lâu với Colombia cuối cùng đã có hiệu lực vào tuần trước.
Mặc dù vậy, các tranh chấp thương mại song phương mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục xuất hiện.
Trong diễn biến mới nhất, Washington đã áp mức
thuế chống bán phá giá với các bảng điện năng lượng mặt trời của Trung
Quốc, mà họ nói đang được bán ở mức giá thấp không công bằng.Trung Quốc
đã lên án động thái này là hành vi bảo hộ.
Với Việt Nam, Mỹ cũng đặt vấn đề với
các công ty Quốc doanh nhưng Việt Nam bác bỏ một đề xuất của Hoa Kỳ muốn
đặt ra
các qui định mậu dịch mới cho công ty quốc doanh mà Washington thường
nói họ được trợ giá và bảo hộ không công bằng... Việt Nam nói Việt Nam
đã tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, vì vậy đề nghị
của Hoa Kỳ là không cần thiết.
Các ông cộng sản luôn luôn gian phi,
mánh khoé. Mình chơi gian thì tự gọi là trí tuệ, người ta chơi lại thì
kêu ầm lên hoặc chối đay đảy!
Trong cuộc chơi, hai bên phải thành thật và sòng phảng. Chơi xấu kiểu mấy ông cộng sản là không xài được.
Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.
Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.
Tất cả bản báo cáo của cộng sản đều theo truyền thống "làm láo báo cáo hay", dân ta đã rõ sáu câu của cộng sản!
Tại Việt Nam, tình hình kinh tế,
chính trị càng bi đát. Vinashines đã là một thảm họa gian lận, tham
nhũng, nay lộ thêm Vinalines, một khủng long ngốn hàng tỷ đô la mà các
tay chủ chốt đã bỏ trốn.
Đài BBC cho biết : Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt
Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải
Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'
Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà
nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng
chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông
này bỏ trốn.
Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:
"Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?
"Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều,
bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn
nói thế nào với người dân?"
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_vinalines_national_assembly.shtml
Đài BBC cũng nói rõ trách nhiệm của
Nguyễn Tấn Dũng đầu tàu của tham ô nhũng lạm mà lại đứng đầu chính phủ
và ủy ban bài trừ tham nhũng! Thằng cướp mà làm quan phủ, quan Tổng đốc
đã là oai phong, huống hồ đầu đảng cướp lại là thủ tướng, Tổng Bí Thư,
Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội...?
Giáo sư Carl Thayer trong bài "Những gì đằng sau vụ Vinalines" gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012, có đoạn:
Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan
các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê
bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam
hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh
tế và chính trị.
"Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam."
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ
dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà
các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không
cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày
càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng
bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới
sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh
tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành
lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được
bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
Nam Nguyên đài Đài RFA trong bài Báo chí tận tình săm soi Vinalines, ngày 2012-05-25 có đoạn khá rõ về Vinalines:
Nếu ví báo chí Việt Nam là một dàn đồng ca thì tất cả các ca sĩ
đã theo đúng đôi tay bắt nhịp của nhạc trưởng, vụ Vinalines được mổ xẻ
tới nơi tới chốn.
Mặc dù tầm cỡ của vụ Vinalines chưa sánh bằng Vinashin, nhưng nó
lại được đặc biệt chú ý trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi trội hơn cả
là việc xét lại vị thế chủ đạo nền kinh tế của các tập đoàn, tổng công
ty và doanh nghiệp nhà nước. Kế tiếp thì xì căng đan Vinalines được
chuyên gia quốc tế nhìn theo lăng kính chính trị.
Truyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
Nhà nước và Tập đoàn, trách nhiệm về aiTruyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
Trả lời Nam Nguyên, Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao từ Hà Nội nhận định:
“Các cơ quan nhà nước cũng như Quốc hội đã có trao đổi nhiều về
việc vai trò doanh nghiệp nhà nước bây giờ là gì? chứ không thể là chủ
đạo của nền kinh tế nữa. Bây giờ đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư
nhân, phần đóng góp lớn vào GDP tổng sản lượng quốc nội là từ khu vực tư
nhân.
Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Đọc báo mạng chúng tôi ghi nhận, chiến dịch truyền thông nhắm vào
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines khởi xuất đầu tháng 5, khi các
báo đồng loạt đưa tin Bộ Giao Thông Vận tải có kế hoạch trong vòng 8 năm
sắp tới sẽ bơm 100.000 tỷ đồng để phát triển Vinalines. Tiếp đó các báo
đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra
Vinalines, theo đó Tổng Công ty đã thua lỗ khoảng 1.700 tỷ đồng trong
hai năm 2009 và 2010. Bản báo cáo nói rõ Vinalines sử dụng 23.000 ngàn
tỷ để mua 73 con tàu quá cũ, nhiều tàu không thể đăng ký ở Việt Nam và
phải làm việc đó ở một số quốc gia không có qui định chặt chẽ về an toàn
hàng hải. Kinh doanh vận tải biển của Vinalines từ đội tàu cũ nát nhiều
cái nằm ụ nên đã lỗ nặng. Tuổi Trẻ Online mô tả tình trạng này là
Vinalines khốn đốn vì đội tàu già.
Tờ Tuổi Trẻ chính là tờ Tuổi già lẩm cẩm khi nhận định rằng Vinalines khốn đốn vì đội tàu già..
Ban lãnh đạo Vinalines khôn nhất , trí tuệ nhất loài người. Thứ nhất
cũng như Vinashin là hoàn toàn tài sản, hoặc một nửa tài sản của Thủ
Tướng, Tổng Bí Thư, Chủ tịch hay đại tướng nào đó chứ không phải tầm
thường. Có dù che tán rộng thì cứ làm ăn vững vàng, muốn gì được nấy.Thứ
hai họ mua tàu cũ giá rẻ thí dụ vài chục ngàn tính theo sắt vụn thì họ
kê lên vài triệu đô. Trăm con tàu là cũng kiếm hàng trăm triệu ngon ơ!
Cứ lấy tiền kho ra mỗi lần vài tỷ đô la, rồi gửi tiền ra ngoại quốc,
ngon thật là ngon, sao lại bảo người ta khốn đốn?Người ta sung sướng lắm
ông ơi! Cả nước ta, chỉ có các ông này là thật sự "độc lập, tự do, hạnh
phúc" đấy!
Kinh tế cộng sản là thứ kinh tế chụp
giựt, trộm cướp, chẳng ai thành tâm kinh doanh, chẳng ai lo cho nước cho
dân. Đây là buổi chợ chiều, họ càng chụp giựt công khai. Mặc Lâm của
RFA trong bài "Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước",
đăng ngày 2012-05-23 có đoạn:
Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài
chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối
gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện
nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.
Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước
Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà
tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập
đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines. Dư
luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines
khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu
tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm
mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm
2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này
bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới
gần 1. 300 tỷ đồng.
Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.
Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.
Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A
Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng
công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn
trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã
chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi
từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay
mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn
vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.
Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Mặc Lâm cho rằng Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước . Đúng
quá, và hiển nhiên là như vậy, vì đây là quốc doanh, là tài sản của
đảng ta cán ta thì phải ăn nhiều, ăn mau, ăn trước cho nên ưu tiên là
đúng phóc! Không lẽ công ty của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương
Tấn Sang mà không được ưu tiên ư?
Nhưng Mặc Lâm sai lầm khi phê phán hành động của chính phủ là thiếu cân nhắc . Họ cân nhắc lắm, khôn ngoan lắm, biết các công ty Vinashin , Vinalines lỗ
mà lại rót thêm tiền vì tiền này vào tay họ sao lại không rót thêm,
lấy thêm? Hơn nữa, khắp nơi đều lỗ, ngân hàng hết tiền mà bọn họ vẫn
rút tiền hàng ngàn tỷ bỏ túi với nhau là quá gỉỏi, quá suy nghĩ cặn kẽ
đấy!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, và Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra! Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, và Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra! Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói : Cái quan trọng nhất không
phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại
đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:
"Không phải tại em,
Cũng không phải tại anh,
Tại Trời xui khiến nên hai đứa mình mới phải xa nhau!"
Lời của TS Nguyễn Quang A rất hay
nhưng chỉ đúng một nửa vì Đảng Cộng sản bách chiến, bách thắng, lãnh tụ
luôn luôn sáng suốt, người cộng sản trí tuệ nhất loài người cho nên
không bao giờ đảng sai lầm. Các vị lãnh tụ đảng bao giờ cũng anh minh,
đường lối của đảng bao giờ cũng đúng. Hồ Chí Minh cũng nói Stalin không
bao giờ sai (ấy thế mà sau khi Stalin chết,
trong khi Tố Hữu khóc than thì Khrutshev tố cáo tội ác Stalin, và sau
nữa là các trí thức Pháp đã phanh phui ra hàng trăm triệu người đã chết
dưới bàn tay cộng sản khắp nơi trên thế giới! )Và Thượng Đế cũng
thông minh tài trí, không bao giờ sai lầm! Nói tóm lại, Vinashin không
sai, Vinalines không sai, đảng không sai, Thượng đế không sai cho nên
chẳng ma nào chịu trách nhiệm!
Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này! Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này! Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Muốn tìm ngưừi chịu trách nhiệm cũng
dễ thôi! Bọn chúng lấy hết hàng hóa rồi đốt kho. Khi ra tòa, chính thằng
canh gác đêm đó ở tù vì tội đã để lửa cháy! Tàu chìm ư? Khám phá ra là
tàu cũ. Bắt thằng đứng tên ký nhận mua tàu. Thế là ban giám đốc ăn ngon
ngủ yên, cứ việc thăng quan tiến chức.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A kể ra cũng khá khi ông viết:
Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng
không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn
lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến
Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy
là những nguyên nhân chính.
Tại
sao ông không nói thẳng ra là phải tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản và con
người cộng sản thì mới xây đựng một nền kinh tế hùng mạnh, một quốc gia
dân chủ và phát triển?
Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ. Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html
Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?
Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957, Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la
Cộng sản đảng trị lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Dài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml
Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ. Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html
Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?
Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957, Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la
Nói với BBC hôm nay, ông Nguyễn
Xuân Thuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, cho hay
quyền sử dụng khu đất diện tích hơn 4.000 m2 thuộc về con trai
ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh Hải Dương.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_haiduong_garden.shtmlCộng sản đảng trị lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Dài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml
Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tin cho hay con trai út Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh
trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ
sở.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120129_pmson_cadre.shtml
Trong bối cảnh kinh tế suy sụp hiện
nay, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các phe phái cũng đang lên cao.
Họ tố nhau, họ ném đá giấu tay. Họ có nhiều phe nhưng thông qua vụ Hoàng
Yến, nay rõ là hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã và đang hạ
nhau. Cả hai đều là lang sói, chẳng ai khá hơn ai. Cũng như Trung Quốc,
các phe Việt Cộng đang hầm hè, xâu xé nhau.
THƠ
Lời cuối cho những tị nạn trở cờ
Từ giã các anh
Những người
Hôm qua ân nghĩa
Những kẻ
Hôm nay bội tình
Các anh
Thấy gì trước mặt:
Một thoáng thời cơ ?
Mấy con đường tắt ?
Các anh
Quên gì sau lưng:
Đoạn đường bên nhau
Lời thề đã hứa !
Giữa các anh
Vàng võ tinh thần
Xanh xao ý chí
Tôi vẫn thấy tôi
Vạm vỡ tâm hồn
Không có các anh
Tôi bỗng thấy mình
Thôi làm đầu máy
Kéo những toa tàu
Chở nặng đong đưa!
Từ giả các anh
Tay không phải bắt tay
Mắt không cần nước mắt
Dù con đường trước mặt
Ta không còn thấy nhau
Trang Châu
NÀO
ĐÂU ĐÓI KHÁT MÀ THÔIĐọc bút ký của P.L.P.
Đọc bút ký của người tù
Nghe
rờn rợn óc đòn thù dã man
Người
chết thoát cảnh gian nan
Người
sống dở chết, tiếng than nén lòng
Chia
nhau chung một chiếc còng
Mà
đi không trọn hết vòng nghiệt oan
Kẻ-cưỡng-chiếm
miệng hân hoan
Khẩu
hiệu láo khoét phủ quan tài người
Người
may: hồn bay về trời
Người
rủi: cuốc đất, hỡi ơi nhục nhằn
Mười
năm lệ cứ tròn lăn
Xác
người bó chiếu còn hằn vết thương
Hăm
mấy năm vẫn đoạn trường
Nên
thơ trào máu xót thương phận tù
Khóc
người chết, giận kẻ ngu
Độc
dược Vô Sản rót ru dân mình
Vẽ
thiên đàng bằng vô minh
Về
đâu khi cáo-thành-tinh nắm quyền???
Ý Nga, 21.7.2003
CHÍNH-NGHĨA
Em hỏi anh về
nước Việt quê anh,
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.
Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?
Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...
Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)
Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!
Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!
Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"
Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.
Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?
Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...
Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)
Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!
Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!
Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"
Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!
THANH-THANH
JUST CAUSE
You asked me to
tell about my native land,
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.
Would it be too
demanding if I asked back
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?
Do not mention
the fifty-eight-thousand lost,
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.
Just tell me
what you feel, think, and react
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!
Why not to let
Europe for the Nazis to take,
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?
Of course, the
States had to pay some prices
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!
Wait and
see! I bet, it will be taking actions
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"
Now, you have
got it: It is remedying things!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!
THANH-THANH
1992
KÝ CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
Ngày sinh: Sinh năm 1933 tại Hà Đông
Bút hiệu khác: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con
Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc,
Triều Đông, Người Sài Gòn …
Thân thế: Vào Nam năm 1951, từng trải qua các việc:
phóng viên nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu quân đội
VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới, thư ký sở viện trợ Mỹ. Năm 1977
bị Công An Việt Cộng bắt nhốt 2 năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài
thơ, bài viết sầu buồn ra nước ngoài. Tháng 5/1984 bị bắt lần thứ hai
cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa,
bị án tù 6 năm. Năm 1990 trở về Sàigòn, năm 1994 sang Hoa Kỳ tị nạn,
định cư ở Virginia.
MƯA SÀI GÒN...
Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngập nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngập lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngập quá xá..
Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cửa đóng kín. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngập nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.
Trước năm 1975 Sàigòn của tôi rất đẹp, chỉ sau năm 1975 bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, lính cái đít bự hơn cái thúng, khiêng ảnh Lão Già Hồ vào Sàigòn, Sàigòn của tôi mới xấu đi, mới bẩn đi. Trước năm 1975 mỗi năm khi mùa mưa đến với những trận mưa lớn đầu mùa – đồng bào tôi gọi là những "cây mưa" – mưa lớn quá nước mưa chẩy ra sông không kịp, Sàigòn của tôi cũng có vài con đường bị ngập nước, nhưng rất ít. Chẳng hạn như đường Lê Lai, nơi có tòa soạn nhật báo Ngôn Luận tôi thường đến hàng ngày, nhưng dù mưa có lớn đến đâu, dù có bị ngập nước mấy đi nữa chỉ hai giờ đồng hồ sau khi dứt mưa là đường Lê Lai lại khô ráo, sạch boong, nước đã rút hết. Thành phố Sàigon yêu thương của tôi chỉ bị nạn nước mưa ngập không thuốc chữa từ sau ngày bọn Bắc Việt Cộng vào chiếm Sàigòn.
Trước 1975 Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở nhà lầu, nhà lầu của ông, không phải nhà mướn, đi xe tu-bin Peugeot 504, hút thuốc điếu Winston, sài bật lửa gaz Dupont. Một tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ông xách túi, từ biệt bà vợ hiền – bà vợ hiền thứ tư của ông - ông theo tiếng gọi của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản", cái ủy ban mà người dân Sàigòn gọi là Ủy Ban Quanh Quẩn, ông lên đường đi "học tập cải tạo". Ngày xa xưa ấy, một sáng Tháng Năm năm 1975, chắc ông, cũng như nhiều vị sĩ quan quân đội tôi, nghĩ rằng ông chỉ đi xa tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh nhiều lắm là một, hai tháng rồi ông lại trở về trong vòng tay ấm của bà vợ hiền của ông, vì vậy ông đi tù cộng sản mà ông mang theo cái bật lửa gaz Dupont và hai tuýp gaz Dupont dzin để sạc bật lửa!
Như thị ngã văn. Chuyện sĩ quan ta mang hôïp quẹt Dupont đi tù cải tạo là do chính ông Trung Tá kể cho tôi nghe. Nhưng sự đời thảm não tơ vương không có chuyện đi tù cộng sản rồi lại thơ thới trở về mái nhà xưa êm đẹp như ông Trung Tá quân ta tưởng. Bắc Việt Cộng nó cho ông đi tù mười mùa lá rụng. Khi ông trở về thành phố cũ, vỉa hè xưa, bà vợ hiền của ông đã đi một đường không sang sông mà là vượt biển tự bao giờ, tòa nhà lầu của ông đã bị bọn Bắc Việt Cộng chiếm mất, một thằng cán bộ Việt Cộng làm chủ ngang xương tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh. Vắn tắt, tóm lại, đại khái cuộc sống của ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến ở Sàigòn những năm 1986, 1987, 1990 không có một ly ông cụ nào khác với cuộc sống của không biết bao nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi kẹt giỏ bỏ súng, bỏ lính, bỏ nhiệm sở, bỏ nhân dân, bỏ nước, chạy lấy người không kịp, bị bọn Bắc Việt Cộng nó bắt đi tù. Cuộc sống ấy đã được một ông Tầu từ mấy ngàn năm xưa miêu tả đầy đủ trong mấy câu : "Nhà mình người ở, xế mình người đi, vợ mình người chí chạt, con mình người đưa sang Kampuchia lấy xác bón cây thốt nốt.." Cuộc sống của các ông đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, rách, nát, bèo nhèo hơn cái mền Sakymen, xưởng máy bên Cầu Bình Triệu.
Ông Trung Tá đi tù về trên răng dưới không có lựu đạn, quả đáng tội trên răng dưới ông cũng có đôi giép, không nhà, không vợ con - lại phải nói cho đúng ông có nhà, có vợ con, cái gì chứ vợ con thì ông có hơi nhiều, nhưng ông bị mất nhà, mất vợ con, ông về sống trong một nhà cho mướn ở đường Sư Vạn Hạnh. Căn nhà này có nhiều phòng nhỏ được làm để cho những em lấy Mỹ mướn những năm 1965, 1970. Năm xưa ấy khi chủ nhân căn nhà chia nhà ra làm nhiều phòng nhỏ chỉ là để cho các em lấy Mỹ mướn thôi, chủ nhà đâu có ngờ rằng chẳng mấy mùa cóc chín sau khi các em lấy Mỹ không còn khứa Mỹ nữa những căn phòng nhỏ đó lại có khách mướn. Lần này khách mướn không phải là Me Mỹ mà là các ông sĩ quan đi tù về. Hai ông Trung Tá ở chung một phòng, mỗi ông một cái giường sắt cá nhân, không ông nào có vợ con chi, bữa mô ông nào cần tiếp khách thì ông kia phú lỉnh đi khỏi phòng chừng ba, bốn tiếngđồng hồ mới về. Rồi ông Trung Tá dạt về sống trong Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi năm mùa mưa tới, những cây mưa lớn đổ xuống Sàigòn, con đường Nguyễn Thiện Thuật nước ngập như sông, nước ngập cả ngày, cả đêm, 24 tiếng đồng hồ nước chưa rút đi hết, bọn trẻ nhỏ trong khu phố có dịp ở truồng chạy ra đường nghịch nước.
(còn tiếp)
Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngập nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngập lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngập quá xá..
Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cửa đóng kín. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngập nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.
Trước năm 1975 Sàigòn của tôi rất đẹp, chỉ sau năm 1975 bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, lính cái đít bự hơn cái thúng, khiêng ảnh Lão Già Hồ vào Sàigòn, Sàigòn của tôi mới xấu đi, mới bẩn đi. Trước năm 1975 mỗi năm khi mùa mưa đến với những trận mưa lớn đầu mùa – đồng bào tôi gọi là những "cây mưa" – mưa lớn quá nước mưa chẩy ra sông không kịp, Sàigòn của tôi cũng có vài con đường bị ngập nước, nhưng rất ít. Chẳng hạn như đường Lê Lai, nơi có tòa soạn nhật báo Ngôn Luận tôi thường đến hàng ngày, nhưng dù mưa có lớn đến đâu, dù có bị ngập nước mấy đi nữa chỉ hai giờ đồng hồ sau khi dứt mưa là đường Lê Lai lại khô ráo, sạch boong, nước đã rút hết. Thành phố Sàigon yêu thương của tôi chỉ bị nạn nước mưa ngập không thuốc chữa từ sau ngày bọn Bắc Việt Cộng vào chiếm Sàigòn.
Trước 1975 Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở nhà lầu, nhà lầu của ông, không phải nhà mướn, đi xe tu-bin Peugeot 504, hút thuốc điếu Winston, sài bật lửa gaz Dupont. Một tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ông xách túi, từ biệt bà vợ hiền – bà vợ hiền thứ tư của ông - ông theo tiếng gọi của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản", cái ủy ban mà người dân Sàigòn gọi là Ủy Ban Quanh Quẩn, ông lên đường đi "học tập cải tạo". Ngày xa xưa ấy, một sáng Tháng Năm năm 1975, chắc ông, cũng như nhiều vị sĩ quan quân đội tôi, nghĩ rằng ông chỉ đi xa tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh nhiều lắm là một, hai tháng rồi ông lại trở về trong vòng tay ấm của bà vợ hiền của ông, vì vậy ông đi tù cộng sản mà ông mang theo cái bật lửa gaz Dupont và hai tuýp gaz Dupont dzin để sạc bật lửa!
Như thị ngã văn. Chuyện sĩ quan ta mang hôïp quẹt Dupont đi tù cải tạo là do chính ông Trung Tá kể cho tôi nghe. Nhưng sự đời thảm não tơ vương không có chuyện đi tù cộng sản rồi lại thơ thới trở về mái nhà xưa êm đẹp như ông Trung Tá quân ta tưởng. Bắc Việt Cộng nó cho ông đi tù mười mùa lá rụng. Khi ông trở về thành phố cũ, vỉa hè xưa, bà vợ hiền của ông đã đi một đường không sang sông mà là vượt biển tự bao giờ, tòa nhà lầu của ông đã bị bọn Bắc Việt Cộng chiếm mất, một thằng cán bộ Việt Cộng làm chủ ngang xương tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh. Vắn tắt, tóm lại, đại khái cuộc sống của ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến ở Sàigòn những năm 1986, 1987, 1990 không có một ly ông cụ nào khác với cuộc sống của không biết bao nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi kẹt giỏ bỏ súng, bỏ lính, bỏ nhiệm sở, bỏ nhân dân, bỏ nước, chạy lấy người không kịp, bị bọn Bắc Việt Cộng nó bắt đi tù. Cuộc sống ấy đã được một ông Tầu từ mấy ngàn năm xưa miêu tả đầy đủ trong mấy câu : "Nhà mình người ở, xế mình người đi, vợ mình người chí chạt, con mình người đưa sang Kampuchia lấy xác bón cây thốt nốt.." Cuộc sống của các ông đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, rách, nát, bèo nhèo hơn cái mền Sakymen, xưởng máy bên Cầu Bình Triệu.
Ông Trung Tá đi tù về trên răng dưới không có lựu đạn, quả đáng tội trên răng dưới ông cũng có đôi giép, không nhà, không vợ con - lại phải nói cho đúng ông có nhà, có vợ con, cái gì chứ vợ con thì ông có hơi nhiều, nhưng ông bị mất nhà, mất vợ con, ông về sống trong một nhà cho mướn ở đường Sư Vạn Hạnh. Căn nhà này có nhiều phòng nhỏ được làm để cho những em lấy Mỹ mướn những năm 1965, 1970. Năm xưa ấy khi chủ nhân căn nhà chia nhà ra làm nhiều phòng nhỏ chỉ là để cho các em lấy Mỹ mướn thôi, chủ nhà đâu có ngờ rằng chẳng mấy mùa cóc chín sau khi các em lấy Mỹ không còn khứa Mỹ nữa những căn phòng nhỏ đó lại có khách mướn. Lần này khách mướn không phải là Me Mỹ mà là các ông sĩ quan đi tù về. Hai ông Trung Tá ở chung một phòng, mỗi ông một cái giường sắt cá nhân, không ông nào có vợ con chi, bữa mô ông nào cần tiếp khách thì ông kia phú lỉnh đi khỏi phòng chừng ba, bốn tiếngđồng hồ mới về. Rồi ông Trung Tá dạt về sống trong Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi năm mùa mưa tới, những cây mưa lớn đổ xuống Sàigòn, con đường Nguyễn Thiện Thuật nước ngập như sông, nước ngập cả ngày, cả đêm, 24 tiếng đồng hồ nước chưa rút đi hết, bọn trẻ nhỏ trong khu phố có dịp ở truồng chạy ra đường nghịch nước.
(còn tiếp)
Younggun007
Super Member Join Date: Nov 2004 Số Điểm: 14953 |
06-01-2011
, 04:43 AM
.........................
|
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-07-2011
, 09:07 AM
Sàigòn hiện nay có đến 100 chỗ bị ngập nước trong mùa mưa. Một
chỗ ngập nặng là đường Trần Quốc Toản của ta, nay bị bọn Việt Cộng gọi
bằng cái tên không giống con giáp nào là đường 3 Tháng 2. Đoạn đường này
mỗi trận mưa lớn nước ngập lên cả thước. Nghe nói bọn Việt Cộng xây cái
gọi là Nhà Hát Hòa Bình của chúng ngay trên cửa cống chính của đường
Trần Quốc Toản, bít luôn ống cống nên đường này mới ngập nước nặng đến
như thế. Năm nào trong mùa mưa cũng có cả chục người Sàigòn chết thảm vì
bị nước cuốn vào những miệng cống.
Liêu lạc bi tiền sự... Sống buồn ở nước Mỹ, quê người Mỹ, chuyện mưa Sàigòn làm tôi nhớ Saigòn quá chời, quá đất. Bây giờ là Tháng Năm Tây, bây giờ là Tháng Tư Ta. Tháng Tư đầu mùa hạ, tiết trời thật oi ả...Năm nào Tháng Tư Ta Sàigòn cũng oi mưa, nóng bức, khó chịu đến mười lăm, hai mươi ngày. Rồi trận mưa đầu mùa đến Sàigòn, sấm vang, chớp giựt đùng đùng, loe lóe, đất trời Sàigòn chuyển động,nháng lửa, gió lớn, cây lá vặn mình, những đường dây diện Sàigòn đong đưa nhẩy tuýt, cả thành phố nín thở chờ đợi, bầu trời vỡ bung, nước đổ xuống sầm sập. Mưa..! Mưa..! Không khí nhẹ đi. Mát rượi. Người Sàigòn thở ra khoan khoái. Ôi.. phải được sống ở Sàigòn người Việt Nam mới có cái thống khoái chờ, và thấy, và hưởng cái khoái lạc khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống... Những cây mưa đầu mùa Sàigòn...! Những năm 1960 tôi từng viết: "Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp mới tắm xong..." Từ ấy đã bốn mươi mùa mưa đi qua cuộc đời, những nàng trinh nữ năm ấy nay đã thành những bà cụ già, nhiều nàng có thể còn đa tình, trái tim còn sống mạnh nhưng già thì các nàng vẫn già, hôm nay nhớ lại tôi lấy làm lạ tại sao một anh cả đẫn ngớ ngẩn như tôi lại viết được một câu gợi cảm đến như thế về thành phố Sàigòn của tôi sau cơn mưa lớn:"Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong!" Mai sau nếu có chàng trai hào hoa, phong nhã nào ngửi da thịt người đàn bà chàng yêu thương vừa mới tắm xong, thơm phức, và nói: "Em sạch như thành phố Sàigòn sau cơn mưa lớn..." thì một nửa câu nói tình tứ ấy là của tôi! Ở đây thép rỉ, son mòn...Xa quê hương, tôi nhớ những mùa mưa tôi nằm trong phòng tù Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu ở quê hương tôi. Những phòng tù Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, bốn tường kín mít, mái tôn, không có trần, nhốt 20 người đã khó thở nhưng nhồi nhét đến 40 người tù. Những tháng mùa nắng phòng tù nóng như lò nướng bánh mì. Bọn tù chúng tôi rôm sẩy đầy mình, nải chuối sứ hãy còn xanh được treo trên tường phòng tù chỉ sau một đêm chịu hơi người sáng hôm sau đã chín vàng rọm. Trận mưa lớn đổ xuống, có tên cai tù tốt bụng mở cửa phòng tù cho tù chạy ra sân tắm mưa ở ống máng, chỉ hai phút tắm mưa bao nhiêu rôm xẩy lặn hết. Tôi nhớ những trận mưa lớn ở Nhà Tù Chí Hòa. Nhà tù Chí Hòa có nhiều chuột cống. Bọn chuột cống biết bọn tù chúng tôi bị nhốt trong phòng, không động được đến cái chân lông của chúng được nên tối xuống, khi cửa sắt hành lang đã đóng, đã khóa, bọn chúng đàng hoàng kéo nhau ra hành lang, đưổi nhau, đùa rỡn, nhẩy măm-bô, nhót tăng-gô, nựng nhau, cắn nhau, bọn tù chúng tôi đứng sau hàng song sắt suỵt suỵt dọa nạt chúng, chúng tỉnh queo, chúng coi như pha, chúng không thèm chấp. Chúng còn dương mắt nhìn chúng tôi khinh bỉ, chúng tôi nghe tiếng chúng nói: "Chúng mày tù, chúng mày làm gì được chúng ông? Suỵt soạt ký gì?" Nên khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, nước thoát đi không kịp, các ống cống đầy nước, bọn chuột cống phải chạy lên sân nhà tù, chúng tôi thích thú khi thấy anh em tù nhân được ra làm những việc chia cơm, quét dọn, vây đuổi đập chết cả mấy chục con... Và sau những trận mưa lớn đầu mùa, đêm xuống, nằm thao thức không ngủ được trên nền xi-măng phòng tù Chí Hòa, tôi ngạc nhiên nghe tiếng ếch nhái kêu vang suốt đêm. Tôi tự hỏi trong cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng vừa qua, bọn nhái bén, chẫu chàng, chẫu chuộc trốn nấp ở đâu, làm sao chúng sống qua cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng để đêm nay, trời vừa đổ cơn mưa lớn, chúng kéo nhau lên mặt đất đồng ca vang rân như thế? Tôi nhớ mùa mưa thứ nhất tôi nằm trong sà-lim số 15 Khu B Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu. Mùa mưa năm 1977, đây là những tháng thứ nhất tôi bị tù trong đời tôi. Một đêm mưa lạnh, không ngủ được, tôi làm thơ: Nằm trong khám tối âm u Buồn nghe đêm lạnh sương mù sa mưa Bồi hồi tưởng mái nhà xưa Ngày đi đã nát, bây giờ ra sao? Thương Em nhạt phấn, phai đào Đêm đêm trở giấc chiêm bao một mình. Ngủ đi Em, mộng bình minh Mưa bao nhiêu giọt là Tình bấy nhiêu. Một đêm mưa năm 1976 tôi trên xe đạp đi lang thang trong thành phố không đèn tối đen, tôi làm thơ: Ở đấy mộ người toàn cỏ trắng Riêng mộ người yêu cỏ sắc xanh. Đêm mưa, đèn tắt, thành xưa vắng Thương nhớ tình ta chỉ một anh. Em đi mùa ấy mưa hay nắng? Đời vắng khanh đời chỉ nhớ khanh. Lầu vàng, nhà cỏ rồi yên lặng Phố chợ, rừng hoang cũng vắng tanh Người yêu, người ghét đều quên lãng Chẳng còn anh cũng chẳng có em Mồ em cỏ ấy vàng hay trắng? Anh biết mồ anh cỏ sắc xanh! Em yêu dấu..Anh kể Thơ Mưa của những thi sĩ chính hiệu con nai vàng em nghe nhé. Thơ Việt của chúng ta có nhiều Thu và Mưa. Trong Thơ Ta Mưa cũng nhiều nếu không nói là nhiều hơn Thu. Thuyền Trưởng Văn Quang nhắc đến bài Thơ "Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội" của Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, Thơ do Nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc: Mưa hoàng hôn, trên thành phố buồn, gió heo may vào hồn Thoảng hương tóc em ngày qua Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa Thương mầu áo ngà. thương mắt kiêu sa, hiền ngoan thiết tha... Thơ ngây đôi má nhung hường Hà Thành trước kia thường thường về chung lối đường Khi mưa ướt lạnh mình chung nón dìu bước thơm phố phường... Mưa ngày nay như lệ khóc phần đất quê hương tù đày Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài? Giăng mắc heo may! Sầu rơi ướt vai, hồn quê tê tái... * Mưa mùa thu, năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù Tủi thân nhớ bao ngày qua Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng Hà Ôi còn đâu vàng son mùa thu hiền hòa Đau lòng Tháp Rùa, Thê Húc bơ vơ, Thành Đô xác xơ Cô liêu trong nỗi u hoài, lòng người sống lạc loài, thê lương mềm vai gầy Bao oan trái dâng lên tê tái, cho kiếp người héo mòn tháng ngày Mưa còn rơi, ta còn ước rồi nắng yêu thương về đời Vang trời tiếng cười, ấm niềm tin hồn người, mây trắng vui tươi Tình quê ngút khơi, Tự Do phơi phới... (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-17-2011
, 10:33 AM
Bài thơ trên đây được đặt tên là "Mưa Sàigòn, mưa Hà Nội" nhưng
cứ theo như ý ngu không có một su teng văn nghệ, văn gừng nào của tôi
thì nó chẳng có một ly ông cụ nào là "Mưa Sàigòn", nó chỉ là "Mưa Hà
Nội". Năm xưa ấy, năm 1956, khi thi sĩ sáng tác nó, có thể vì ông sống ở
Sàigòn mà mần thơ nhớ riêng mưa Hà Nội trong khi Sàigòn cũng có mưa mà
ông không nhắc nhở gì đến Mưa Sàigòn cả, sợ chuế nên thi sĩ móc ba tiếng
"Mưa Sàigòn" vào cho bài thơ có tí mầu sắc Sàigòn. Cũng dễ hiểu thôi,
năm 1956 đất nước ta mới bị chia cắt, thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, nhạc sĩ
Hoài Bắc Phạm Đình Chương còn trẻ, hai ông mới xa Hà Nội của hai ông có
hai niên nên hai ông nhớ thương Hà Nội của hai ông. Hai ông cảm khái nên
ông ni mần thơ, ông kia phổ nhạc bài thơ nhớ thương Hà Nội đó. Hai mươi
năm sau, năm 1975, người ta thấy cả hai ông – thi sĩ, nhạc sĩ – không
ông nào còn nhớ thương Hà Nội nữa, khi có thể về thăm lại "Thành Đô yêu
mến.." hai ông bỏ chạy có cờ!
Trở lại với Mưa trong Thơ, với Thơ Mưa, em yêu dấu, anh kể một lô Thơ Mưa em nghe nhé! Đây là Thơ Mưa Trần Huyền Trân: Mưa bay trắng lá rau tần Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa. Có người về khép song thưa Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng. * Ta trở về đây không gối chăn Một mình ly rượu rét căm căm Không là lính thú sầu lên ải Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm. Nhớ lại mùa mưa những thuở nào Rượu rồi nâng cổ áo lên cao Dăm ba mồi thuốc đi chung bóng Lòng chép cho lòng bao chiêm bao; Lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm Gác trọ không đèn hết cố nhân... Thi sĩ không là lính thú sầu lên ải, mà cũng thấy lòng chia dưới cát lầm. Tôi không phải là thi sĩ nhưng ở xứ người đôi khi về nhà khuya lên thang gác tôi cũng nghe gió nhủ, mưa thầm, cả những đêm trời Mỹ không mưa gió, tôi cũng nghe tiếng gió nhủ, mưa thầm vang lên trong trái tim tôi, chỉ có điều là ở nước Mỹ tôi lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm, gác trọ sáng đèn nhớ cố nhân! Vài dòng Mưa nữa trong Thơ Trần Huyền Trân: Phải đây mùa nhớ thương nhau Chim ngoài ngọn gió, mưa đầu cành mưa Biết yêu thì khổ có thừa Hình dung một thoáng, tương tư chín chiều Xa nhau gió ít, lạnh nhiều Lửa khuya tàn chậm. mưa chiều đổ nhanh Bóng đơn đi giữa kinh thành Nhìn duyên thiên hạ, nghe tình người ta Đêm về hương ngát bên hoa Tỉnh ra thì lại vẫn là chiêm bao. Đưa người ta không đưa qua sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng. Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Thi sĩ Thâm Tâm tự hỏi như thế. Thâm Tâm chỉ để lại cho đời ba, bốn bài thơ, bài nào cũng làm tôi cảm khái. Đây là Mưa trong Thơ Thâm Tâm: Ngoài phố mưa bay, xuân bốc rượu Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê - Ới ơi..bạn tác ngoài trôi giạt Chẳng đọc thơ ta tất cũng về! Không nhớ bài thơ dưới đây của thi sĩ nào: Nửa khuya tỉnh giấc lòng đau Nửa mong tảng sáng, nửa cầu thâm khuya. Tiếng chuông ở giáo đường kia Hay trong chùa nọ, sầu chia sang người. Biết mưa đang đổ nên lười Nằm nghe lá rụng tơi bời rung cây. Em ơi...Buồn lạnh thế này Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi... Ối giời ơi... Cơm nhà, quà vợ như tôi, chân chính, thuần thành, thâm niên, trung kiên, tuyệt đối... Dzậy mà đọc bài thơ trên tôi cũng muốn kêu toáng lên...Em ơi... Buồn lạnh thế này... Cùng ta chẳng có một ngày nằm chung, xin lỗi, nằm đôi. Chít mất! (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-21-2011
, 02:29 PM
Mới đây một bạn đọc viết cho tôi:
- Đọc đoạn ông tả cuộc chia tay với người đẹp độc giả buổi trưa đường Thống Nhất Sàigòn, nắng vàng lung linh, tôi cảm khái cách gì... "Cảm khái cách gì.." Bạn ơi..Đọc chuyện tôi bạn "cảm khái cách gì", tôi đọc hai câu Thơ "Em ơi buồn lạnh thế này..Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi.." tôi cũng "cảm khái cách gì.." Mèn ơi..! Cảm khái quá đi mất! Cảm khái ơi là cảm khái. Giời mưa ướt áo làm gì..? Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng Tuổi son má đỏ, môi hồng Bước chân về đến nhà chồng là thôi Hôm qua mưa gió đầy trời.. Thơ Nguyễn Bính có nhiều Mưa: Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng... Huế có nhiều thi sĩ, tôi thấy Thi sĩ Bắc Kỳ Nguyễn Bính làm Thơ Mưa Huế tuyệt nhất: Mấy tuần ròng rã gió mưa Bên lầu đò lạnh, gió lùa nước dâng. Ngược xuôi, mưa gió dãi giằng Nằm đây nhớ nửa vầng giăng chốn nào. Mưa rào rào, gió ào ào Trùm chăn say khói thuốc lào đê mê. Học sinh mấy buổi đi về Quần cao, nón thấp ê chề gió mưa. * Giời mưa ở Huế sao buồn thế Cứ kéo dài ra đến mấy ngày.. Hôm qua còn sót hơn đồng bạc Hai đứa bàn nhau uống rượu say. Nón lá, áo tơi ra quán ruợu Chơ vơ trên bãi nước sông đầy... Sầu nghiêng mái quán, mưa tong tả Chén ứa men lành, lạnh ngón tay. Ôn lại những ngày mưa gió cũ Những chiều hành viện, những đêm say... Và Nguyễn Bính làm thơ ở Nam Kỳ: Những ai đan áo ngự hàn ngày xưa Những ai mảnh quạt đề thơ Nam Kỳ cũng gió, cũng mưa Đêm đêm đắp đổi cũng vừa chăn bông. Mình đi trăm núi, ngàn sông Ngờ đâu mang cả lạnh lùng sang Nam... Những ai đón bạc, đưa vàng Những ai ai đó, bây giờ những ai..? Há rằng uổng một đời trai Quyết tâm phá bí, ai dè vẫn thua. Đến đây đường khóc cùng đồ, Phải đâu Ba Thục hay bờ Ô Giang? Đèn chong lụi cả canh tàn Ngoài sông ai đó quá giang gọi đò. Hỡi người đi gió, về mưa Có gây dựng nổi cơ đồ gì không? Đã đành nhớ núi, thương sông Nằm đây xa cách muôn trùng ải quan... * Một thân lận đận nơi trời xa Nằm nghe mưa rơi trên mái nhà Gió bắt vào thu đầy tiếng lá Đời tàn mộng đẹp, tiếc xuân qua Long tong mưa nhỏ gieo từng giọt Ắng lặng không nao một tiếng gà Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại Đêm dài đằng đẵng, đêm bao la Cũng may cho những người lưu lạc Càng khỏi trông trăng, đỡ nhớ nhà... Em ơi..Anh đưa em sang Thơ Mưa Huy Cận: Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi Rơi rơi, dìu dịu, rơi rơi Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ Tương tư hướng lạc, phương mờ Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe Gió về lòng rộng không che Hơi may hiu hắt bồn bề tâm tư. * Người ở bên trời, ta ở đây Chờ mong phương nọ, nhớ phương nầy Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm Vạn lý sầu lên, núi tiếp mây Nắng đã xế về bên xứ bạn Chiều mưa trên bãi nước sông đầy. Trông vời bốn phía không nguôi nhớ Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay. Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày Chiếu chăn không ấm người nằm một Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay. (còn tiếp) Last edited by DocHanh08; 06-21-2011 at 02:40 PM.. |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-23-2011
, 07:12 AM
Em ơi... Đến đây là những dòng Thơ Mưa anh cảm khái suốt một đời: Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương
Đàn rưng rưng lệ, phách dồn mưa Tiếng hát tàn rơi hận thuở xưa. Bụi nhuốm Thiên Thai mờ hứng ruợu; Đời sau say giúp mấy cho vừa! Cô đơn men đắng sầu trăng bến Đất trích Tầm Dương quạnh tiễn đưa. Nhịp đổ càng mau nghe ríu ríu Tê rời tay ngọc lúc buông thưa. * Tóc sõa tơ vàng nệm gối nhung Đây chiều hương ngát lả hoa dung Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng. Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay Buồn mưa trăng lạnh, nắng hoa gầy Nắng mưa đã trải tình nhân thế Lưu lạc sầu chung một hướng say. Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai Ra đi chẳng hứa một ngày mai Em ơi lửa tắt, bình khô rượu Đời vắng em rồi, say với ai? * Ôi thân mến! Nhắc làm chi thuở ấy Đêm nay đây hồn xế nẻo thu tàn.. Khóc chia lìa, ai níu gọi than van? Ta chỉ biết nằm nghe tình hấp hối. Say đã gắng để khuây sầu lẻ gối Mưa. mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau. Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc? Chao ôi..Cơm nhà, quà vợ từ hằng hà sa số kiếp, một chai la-ve 33 ăn nói đã loạng quạng, vậy mà cũng hiu hiu tiêu sái gõ nhịp sầu ca "Em ơi lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi, say với ai..?" Cả đời chỉ biết có một người đàn bà, vậy mà cũng "..Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau..Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc..?" Cảm khái cách gì! Còn nhiều dòng Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương nhưng đêm có khuya, ngày có rạng, người viết dù hứng khởi, dù cảm khái, bài viết cũng không thể quá dài, trang báo có hạn, trang báo còn phải dành cho bài viết của người khác và cho quảng cáo, em cùng anh sang Thơ Mưa Đinh Hùng: Tình đến bên người, núi chắn ngang, Tà dương mái tóc ngút mây vàng Bỗng nghe lạc trận mưa ngàn đổ Cả một mùa thu đã quá giang... Sóng tóc rừng mưa gợn trập trùng Nghẹn ngào từng tiếng nấc thu không Sương pha áo mỏng, gầy non bạc Chiều lặng soi gương, xót má hồng. Chiều lại chiều mưa, nước ngập đồng Mộng vàng hoa mướp rụng ven sông Đợi em từ mấy phương bèo rạt Mưa lọt chiêm bao, tóc rối bồng. Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa Gối chăn như hải đảo vô bờ Sóng dâng hồn vách sầu nghiêng bóng Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa. * Mênh mang sóng mắt Ngờ biển dâu Núi non nhìn ta vừa nghiêng đầu Hình như hội ngộ Từ ngàn thâu. Ta tỉnh hay mơ? Chiều nay trăng khép Hàng mi sầu Hay tà dương thu Mưa rơi mau? (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-24-2011
, 11:35 AM
Thơ của ai tôi cũng có thể phụ đề Việt ngữ, thường là tâng bốc,
suýt xoa, hít hà hay quả là hay, hay quả, quả hay, cảm khái ơi là cảm
khái, đến Thơ Mưa Đinh Hùng thì tôi thôi không ca tụng nữa. Ca tụng,
tâng bốc là thừa.
Giữa đêm lòng bỗng hoang vu Gối chăn nghe cũng tình cờ quan san. Bước thu chừng sớm lìa ngàn, Nhớ giây nguyệt lạnh, cung đàn thương hoa. Em về rũ tóc mưa sa Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương. Rời tay nhịp phách đoạn trường Hồn đêm nay thấm mùi hương năm nào? Sầu che nửa mặt chiêm bao, Dòng mưa, thu lệ chìm vào phấn son. Nét mày cong vút núi non, Mông mênh xiêm trắng linh hồn vào thu. * Có kẻ nghe mưa trạnh mối sầu Vắt tay nằm mộng suốt đêm thâu. Gió từ sông lại, mưa từ biển Không biết người yêu nay ở đâu? Tôi ngủ bâng khuâng một gối buồn Giường lênh đênh nổi giữa băng sơn. Xoay mình giận mảnh chăn hờ hững. Tuyết phủ, sương dâng một nửa hồn. Người ta xa lánh cả tôi rồi! Trở gối, nghe hồn động biển khơi. Xa bạn, xa lòng, xa mắt đẹp, Gió mưa dòng tóc, đắng vành môi. Dĩ vãng dầm mưa lén bước về Áo trùng, mây tỏa, mặt sầu che. Run tay ấp nửa bàn chân lạnh Thương những con đường mưa cuốn đi Bài viết đã dài mà Mưa còn nhiều. Đành ngừng ở đây thôi. Ngừng nhưng còn tiếc nên Mưa thêm vài cơn Mưa nữa.. Những Thơ Mưa trên đây đều là Thơ Mưa trước năm 1975. Từ ấy, tức từ năm 1945 đến nay, ta có Thơ Mưa Quang Dũng: Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai Sông xa từng lớp lớp mưa dài. Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai? Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự Bên này em có nhớ bên kia? Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề... Em nhớ không em, những tiếng Ca Mưa chúng ta cùng nghe ngày xưa khi chúng ta còn trẻ: Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng mãi nơi giang đầu? Và: Em đến thăm anh một chiều mưa, đường trơn ướt tiêu điều.. Em đến thăm anh chiều đông giá, em đến thăm anh chiều mưa gió, đường xa lạnh lùng.. Và: Mưa rừng ơi mưa rừng.. Những lời Ca Mưa chìm trong dĩ vãng nhạt nhòa, hình ảnh Sàigòn trong mưa thấp thoáng hiện về, cả thành phố trắng xóa nước mưa, Sàigòn dưới cây mưa như người đàn bà đẹp nằm chịu cơn lạc thú, cây mưa đầu mùa Sàigòn như gã đàn ông quằn quại trên thân thể người đàn bà đẹp, những con đường ngập nước như những dòng sông. Mưa ở Sàigòn mới là mưa. Tôi không biết ở những nơi khác ra sao, tôi thấy mưa Virginia không trận nào ào ạt lớn, mạnh, đại lượng, ban phát khoái lạc, oai nghiêm như những trận mưa ở Sàigòn, nhất là những trận mưa đầu mùa mưa, như những trận mưa đang đổ xuống Sàigon tháng này. Đành phải tạm ngừng thôi.. Mưa, mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc? Em về rũ tóc mưa sa Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương Gió từ sông đến, mưa từ biển Không biết người yêu nay ở đâu? Gió từ sông đến, mưa từ biển..Không biết người yêu nay ở đâu? Cảm khái cách gì! CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG |
BÙI TÍN * HỒ CHÍ MINH
Câu chuyện «người dám vuốt râu Ông Cụ»
Hình: Creative Commons - Rungbachduong
Ông Hồ Chí Minh sinh ra đã được tròn 122 năm, ngày 19 tháng 5 năm 1890.
Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.
Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.
Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.
Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.
Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.
Anh ta là ai vậy?
Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.
Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.
Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..
Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-cau-chuyen-nguoi-dam-vuot-rau-ong-cu-05-25-2012-154251565.html
Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.
Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.
Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.
Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.
Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.
Anh ta là ai vậy?
Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.
Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.
Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..
Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-cau-chuyen-nguoi-dam-vuot-rau-ong-cu-05-25-2012-154251565.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 218
THỤY KHUÊ * NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả ‘Nhân Văn Giai Phẩm
và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc’
Nhà văn, nhà phê bình văn học Thụy Khuê, từng
phụ trách mục Văn học Nghệ thuật cho đài RFI ở Paris vừa đến Washington
để ra mắt tác phẩm mới nhất: “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn
ÁiQuốc.” Mặc dù vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là đề tài của vô số bài báo,
trang blog, sách vở, một số độc giả đến dự buổi giới thiệu sách nhận
định đây là lần đầu tiên những tư liệu và chi tiết tản mạn khắp nơi được
phối hợp, dẫn chứng, đào sâu và hệ thống hóa một cách mạch lạc thành
một tập biên khảo nghiêm túc về “Nhân Văn Giai Phẩm,” hiện tượng đã
khuấy động sinh hoạt văn học và chính trị miền Bắc trong thập niên 1950.
Phong trào này tuy đã bị Đảng Cộng Sản Việt Nam đập tan sau một vài
năm, nhưng dư âm của nó vẫn vang vọng cho tới bây giờ. Câu chuyện Việt
Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để gửi đến quý độc
giả một số chi tiết trong cuộc phỏng vấn mà tác giả Thụy Khuê dành cho
Ban Việt Ngữ khi đến thăm Đài VOA trong tuần này.
Hoài Hương
| Washington DC
Hình: Hoài Hương - VOA
Nhà văn Thụy Khuê được người Việt hải ngoại biết tiếng qua làn sóng
của đài RFI với mục Văn học Nghệ thuật đặc sắc do bà phụ trách hàng
tuần. Trong 20 năm qua, Thụy Khuê còn bỏ nhiều công sức để cuối cùng cho
ra mắt một tập biên khảo về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, vừa được Tủ
Sách Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao giới thiệu với công chúng tại
thủ đô Washington.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Saturday, May 26, 2012
SƠN TRUNG * KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM & TRUNG CỘNG
KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
&TRUNG CỘNG
Sơn Trung
Sơn Trung
Vũ Hoàng đài RFA trong bài "Suy Trầm Hay Khắc Khoải?"
đăng ngày 2012-05-23, phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa về kinh tế
Trung Cộng và Việt Cộng vì lúc này cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc
đều báo động về nạn đình trệ kinh tế. Chúng tôi xin ghi lại một đoạn
cuộc phỏng vấn này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng sinh hoạt kinh tế các
nước có thể nhất thời trôi vào chu kỳ suy trầm và cần một số biện pháp
điều chỉnh. Kinh tế thế giới lại đang gặp cảnh hy hữu hơn một chu kỳ suy
trầm, do hiện tượng các nước công nghiệp hóa chi tiêu quá mức và mắc nợ
quá nhiều từ mấy chục năm nay nên đến lúc phải trả. Đó là cảnh suy trầm
kéo dài của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Âu Châu. Khi ấy thế giới hy
vọng các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, sẽ là những đầu
máy thay thế. Nhưng sự thể lại không được vậy vì như Việt Nam, Trung
Quốc vẫn cần xuất khẩu vào các thị trường công nghiệp hoá nên cũng bị
hiệu ứng trì trệ.
Thật ra, cả hai nền kinh tế này không chỉ bị hậu quả chu kỳ, là chỉ
gặp khó khăn giai đoạn, mà còn có nhược điểm nằm trong cơ cấu và gặp
hoàn cảnh đình trệ thì các nhược điểm mới phát tác. Vì thế, họ không chỉ
bị đà tăng trưởng thấp mà còn gặp nhiều chuyện nguy ngập hơn, nên có
thể phải rà soát lại toàn bộ cơ chế kinh tế, chiến lược phát triển và
nhất là tổ chức chính trị. Có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh thấy ra điều ấy, còn
nhà cầm quyền Hà Nội thì e rằng chưa và đấy mới là chuyện đáng sợ hơn
cả.Tăng trưởng và cải cách
Vũ Hoàng: Như vậy chúng ta sẽ lần lượt nói về chuyện tăng
trưởng và cải cách của Trung Quốc trước khi tìm hiểu về trường hợp Việt
Nam. Thưa ông, đâu là những nhược điểm về cơ cấu của Trung Quốc như ông
nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc có cơ cấu kinh tế chính trị xin
tạm gọi là "tập trung chính trị mà phân quyền kinh tế". Theo mô hình
này, trung ương giữ độc quyền chính trị qua hệ thống lý luận và tổ chức
của đảng, mà cho các địa phương, từ cấp tỉnh, thành phố và quận huyện,
nhiều quyền hạn về kinh tế.
Cụ thể thì đảng bổ nhiệm nhân sự tại các địa phương và ở dưới, đảng
viên thăng quan tiến chức nếu đạt thành tích tại địa phương mà họ quản
lý và thật ra họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên chứ không do dân
chúng ở dưới bầu lên. Hình thái ấy không mấy khác tổ chức hành chính
công quyền của xứ này vào thời cổ. Kết quả thì đảng bảo đảm được quyền
lãnh đạo của mình, còn các địa phương thì linh động giải quyết yêu cầu
kinh tế ở dưới, thậm chí còn phát huy sáng kiến và tranh đua với nhau vì
ai thành công thì được ở trên cất nhắc lên vị trí cao hơn.
Vũ Hoàng: Nghe ông trình bày thì thính giả có thể hiểu vì sao
mà có tỉnh thì theo hướng này, tỉnh khác lại có đường lối khác. Cũng vì
vậy mà khi là Bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 thì ông Bạc Hy Lai hành xử
khác với người tiền nhiệm là Uông Dương nay đang là Bí thư Quảng Đông.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa vâng, vì cơ chế kinh tế chính trị đó
mà dưới sự quan sát của trung ương, các địa phương đều thi đua hay thử
nghiệm sáng kiến để tìm mức tăng trưởng cao. Đấy là lý do khiến kỳ trước
mình nói rằng khi nào tốc độ tăng trưởng của các địa phương cũng cao
hơn chỉ tiêu do trung ương đề ra từ một đến ba phần trăm.
Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.
Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.
Nhưng dù có lấy đó làm thành tích biện minh cho vai trò cần thiết của
đảng độc quyền, lãnh đạo Trung Quốc có thấy tăng trưởng cao mà vẫn
thiếu phẩm chất, bị lãng phí và gây ô nhiễm. Trong khi mỗi nơi lại phát
triển một hướng nên lại gây ra bất công lẫn bất ổn vì dị biệt quá lớn
giữa các địa phương hay thành phần kinh tế. Khi lên lãnh đạo từ năm
2003, thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào hay Ôn Gia Bảo đã muốn tập trung
quyền lực về trung ương để phần nào tái phân lợi tức và tài nguyên cho
cân bằng hơn mà không nổi.
Thế rồi nạn tổng suy trầm toàn cầu từ năm 2008 mở ra mâu thuẫn giữa
tăng trưởng và cân đối, với ưu tiên lại dồn vào tăng trưởng nhờ lượng
công chi và tín dụng vĩ đại.
Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh!
Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh!
Xưa nay, thế giới đều kêu ca trong
kinh doanh Trung Cộng chơi gian bằng hạ thấp đồng nguyên và bảo hộ mậu
dịch. Việt Nam cũng thế. Quốc doanh chính là con đẻ của cộng sản và Quốc
doanh được hưởng nhiều lợi nhuận và thuận lợi mọi bề. Dù hạ thấp tiền
tệ và bảo hộ mậu dịch danh hiệu khác nhau nhưng đều là thuật chung làm
hạ giá thành xuống, bán thật rẻ để cạnh tranh. Ngoài ra Trung Cộng cũng
như Việt Cộng còn cấm một số hàng Mỹ nhập vào Trung Cộng. Như Việt Cộng
nhập sách báo của họ vào Mỹ, nhưng sách báo Mỹ và sách báo cộng đồng
Việt Nam không được nhập vào Việt Nam. Thế là tự do mậu dịch ư? Thế
không phải là
" bảo hộ mậu dịch ư"? Trăm năm sống
với mấy chú Ba, dân ta đã biết cái mánh bất lương này rồi.Trên thì họ
nịnh hót, đút lót quan Tây, dưới thì họ hạ giá làm cho dân Việt Nam phải
táng gia bại sản. Ấy thế mà mới đây, Trung Cộng kêu trời lên là Âu Mỹ
chơi trò bảo hộ mậu dịch, khiến cho mấy năm này thu nhập của Trung Cộng
sụt giảm. Nghe bọn cướp đọc kinh Phật, chúng ta không khỏi nực cười!
Đài BBC trong bài Lá bài bảo hộ mậu dịch của Robert Plummer, Phóng viên Kinh doanh, ngày
thứ sáu, 25 tháng 5, 2012có đoạn:
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, chính phủ các nước đang ngày
càng dùng lá bài mậu dịch cho các mục tiêu chính trị và nhường đường cho
chủ nghĩa bảo hộ.
Ai nói như vậy? Chính là giới chức Trung Quốc.
Tuần trước, quan chức cổ vũ cho
ngoại thương hàng đầu của Trung Quốc, ông Vạn Quí Phi, cho biết việc gia
tăng bảo hộ đã có tác động tiêu cực.
"Bảo hộ mậu dịch là việc làm thiển cận và hẹp
hòi, và về cơ bản không thể giải quyết vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng
kinh tế trên toàn thế giới", ông Vạn, Chủ tịch Hội đồng Trung Quốc về
Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế, nói.
"Mậu dịch tự do là động lực cho tăng trưởng kinh tế quốc gia," ông nói thêm.
Quan điểm của ông được hậu thuẫn bởi Chủ tịch Hồ
Cẩm Đào, người đã ca ngợi vai trò của Hội đồng này trong việc chống lại
chủ nghĩa bảo hộ.
Người ta có thể nghĩ rằng thông điệp lên án bảo
hộ là hơi ngược đời đối với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh thường xuyên bị các
nước khác cáo buộc về hành vi bảo hộ.
Tại Hoa Kỳ, ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng
hòa đã cam kết rằng ông sẽ tuyên bố Trung Quốc "là quốc gia thao túng
tiền tệ" nếu được bầu làm tổng thống trong tháng 11, một động thái phản
ánh sự tức giận của nhiều người Mỹ đối với những gì họ cho là việc cố ý
đánh giá thấp đồng nhân dân tệ để tạo điều kiện cho xuất khẩu của Trung
Quốc.
Trung Quốc bị cáo buộc giữ nhân dân tệ dưới giá để hỗ trợ xuất khẩu.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một số vụ
kiện tại Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), gần đây nhất là vụ Hoa Kỳ, EU
và Nhật Bản cùng kiện Bắc Kinh về hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Mặt khác, Trung Quốc cũng thấy chính họ là nạn
nhân của chủ nghĩa bảo hộ, và để giảm bớt tình hình này Bắc Kinh vào
tuần trước nhất trí tổ chức hội đàm với Nhật Bản và Nam Hàn về một hiệp
ước mậu dịch tự do.
Một số nhà quan sát nghĩ rằng Hoa Kỳ nên dọn dẹp
nhà cửa của mình sạch sẽ trước khi bắt đầu gọi các quốc gia khác là
nước có hành vi bảo hộ.
Rốt cùng thì một trong những khuyến nghị cho
“những việc cần làm” mà Tổng thống Barack Obama gần đây đã trình Quốc
hội là việc giảm thuế 20% cho các công ty chuyển được công ăn việc làm
từ hải ngoại về nước.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có thể chỉ ra những tiến
bộ mới về tự do hóa thương mại sau khi thỏa thuận mậu dịch tự do bị trì
hoãn lâu với Colombia cuối cùng đã có hiệu lực vào tuần trước.
Mặc dù vậy, các tranh chấp thương mại song phương mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục xuất hiện.
Trong diễn biến mới nhất, Washington đã áp mức
thuế chống bán phá giá với các bảng điện năng lượng mặt trời của Trung
Quốc, mà họ nói đang được bán ở mức giá thấp không công bằng.Trung Quốc
đã lên án động thái này là hành vi bảo hộ.
Với Việt Nam, Mỹ cũng đặt vấn đề với
các công ty Quốc doanh nhưng Việt Nam bác bỏ một đề xuất của Hoa Kỳ muốn
đặt ra
các qui định mậu dịch mới cho công ty quốc doanh mà Washington thường
nói họ được trợ giá và bảo hộ không công bằng... Việt Nam nói Việt Nam
đã tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, vì vậy đề nghị
của Hoa Kỳ là không cần thiết.
Các ông cộng sản luôn luôn gian phi,
mánh khoé. Mình chơi gian thì tự gọi là trí tuệ, người ta chơi lại thì
kêu ầm lên hoặc chối đay đảy!
Trong cuộc chơi, hai bên phải thành thật và sòng phảng. Chơi xấu kiểu mấy ông cộng sản là không xài được.
Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.
Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.
Tất cả bản báo cáo của cộng sản đều theo truyền thống "làm láo báo cáo hay", dân ta đã rõ sáu câu của cộng sản!
Tại Việt Nam, tình hình kinh tế,
chính trị càng bi đát. Vinashines đã là một thảm họa gian lận, tham
nhũng, nay lộ thêm Vinalines, một khủng long ngốn hàng tỷ đô la mà các
tay chủ chốt đã bỏ trốn.
Đài BBC cho biết : Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt
Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải
Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'
Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà
nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng
chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông
này bỏ trốn.
Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:
"Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?
"Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều,
bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn
nói thế nào với người dân?"
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_vinalines_national_assembly.shtml
Đài BBC cũng nói rõ trách nhiệm của
Nguyễn Tấn Dũng đầu tàu của tham ô nhũng lạm mà lại đứng đầu chính phủ
và ủy ban bài trừ tham nhũng! Thằng cướp mà làm quan phủ, quan Tổng đốc
đã là oai phong, huống hồ đầu đảng cướp lại là thủ tướng, Tổng Bí Thư,
Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội...?
Giáo sư Carl Thayer trong bài "Những gì đằng sau vụ Vinalines" gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012, có đoạn:
Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan
các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê
bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam
hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh
tế và chính trị.
"Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam."
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ
dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà
các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không
cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày
càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng
bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới
sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh
tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành
lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được
bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
Nam Nguyên đài Đài RFA trong bài Báo chí tận tình săm soi Vinalines, ngày 2012-05-25 có đoạn khá rõ về Vinalines:
Nếu ví báo chí Việt Nam là một dàn đồng ca thì tất cả các ca sĩ
đã theo đúng đôi tay bắt nhịp của nhạc trưởng, vụ Vinalines được mổ xẻ
tới nơi tới chốn.
Mặc dù tầm cỡ của vụ Vinalines chưa sánh bằng Vinashin, nhưng nó
lại được đặc biệt chú ý trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi trội hơn cả
là việc xét lại vị thế chủ đạo nền kinh tế của các tập đoàn, tổng công
ty và doanh nghiệp nhà nước. Kế tiếp thì xì căng đan Vinalines được
chuyên gia quốc tế nhìn theo lăng kính chính trị.
Truyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
Nhà nước và Tập đoàn, trách nhiệm về aiTruyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
Trả lời Nam Nguyên, Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao từ Hà Nội nhận định:
“Các cơ quan nhà nước cũng như Quốc hội đã có trao đổi nhiều về
việc vai trò doanh nghiệp nhà nước bây giờ là gì? chứ không thể là chủ
đạo của nền kinh tế nữa. Bây giờ đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư
nhân, phần đóng góp lớn vào GDP tổng sản lượng quốc nội là từ khu vực tư
nhân.
Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Đọc báo mạng chúng tôi ghi nhận, chiến dịch truyền thông nhắm vào
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines khởi xuất đầu tháng 5, khi các
báo đồng loạt đưa tin Bộ Giao Thông Vận tải có kế hoạch trong vòng 8 năm
sắp tới sẽ bơm 100.000 tỷ đồng để phát triển Vinalines. Tiếp đó các báo
đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra
Vinalines, theo đó Tổng Công ty đã thua lỗ khoảng 1.700 tỷ đồng trong
hai năm 2009 và 2010. Bản báo cáo nói rõ Vinalines sử dụng 23.000 ngàn
tỷ để mua 73 con tàu quá cũ, nhiều tàu không thể đăng ký ở Việt Nam và
phải làm việc đó ở một số quốc gia không có qui định chặt chẽ về an toàn
hàng hải. Kinh doanh vận tải biển của Vinalines từ đội tàu cũ nát nhiều
cái nằm ụ nên đã lỗ nặng. Tuổi Trẻ Online mô tả tình trạng này là
Vinalines khốn đốn vì đội tàu già.
Tờ Tuổi Trẻ chính là tờ Tuổi già lẩm cẩm khi nhận định rằng Vinalines khốn đốn vì đội tàu già..
Ban lãnh đạo Vinalines khôn nhất , trí tuệ nhất loài người. Thứ nhất
cũng như Vinashin là hoàn toàn tài sản, hoặc một nửa tài sản của Thủ
Tướng, Tổng Bí Thư, Chủ tịch hay đại tướng nào đó chứ không phải tầm
thường. Có dù che tán rộng thì cứ làm ăn vững vàng, muốn gì được nấy.Thứ
hai họ mua tàu cũ giá rẻ thí dụ vài chục ngàn tính theo sắt vụn thì họ
kê lên vài triệu đô. Trăm con tàu là cũng kiếm hàng trăm triệu ngon ơ!
Cứ lấy tiền kho ra mỗi lần vài tỷ đô la, rồi gửi tiền ra ngoại quốc,
ngon thật là ngon, sao lại bảo người ta khốn đốn?Người ta sung sướng lắm
ông ơi! Cả nước ta, chỉ có các ông này là thật sự "độc lập, tự do, hạnh
phúc" đấy!
Kinh tế cộng sản là thứ kinh tế chụp
giựt, trộm cướp, chẳng ai thành tâm kinh doanh, chẳng ai lo cho nước cho
dân. Đây là buổi chợ chiều, họ càng chụp giựt công khai. Mặc Lâm của
RFA trong bài "Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước",
đăng ngày 2012-05-23 có đoạn:
Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài
chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối
gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện
nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.
Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước
Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà
tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập
đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines. Dư
luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines
khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu
tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm
mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm
2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này
bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới
gần 1. 300 tỷ đồng.
Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.
Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.
Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A
Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng
công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn
trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã
chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi
từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay
mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn
vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.
Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Mặc Lâm cho rằng Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước . Đúng
quá, và hiển nhiên là như vậy, vì đây là quốc doanh, là tài sản của
đảng ta cán ta thì phải ăn nhiều, ăn mau, ăn trước cho nên ưu tiên là
đúng phóc! Không lẽ công ty của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương
Tấn Sang mà không được ưu tiên ư?
Nhưng Mặc Lâm sai lầm khi phê phán hành động của chính phủ là thiếu cân nhắc . Họ cân nhắc lắm, khôn ngoan lắm, biết các công ty Vinashin , Vinalines lỗ
mà lại rót thêm tiền vì tiền này vào tay họ sao lại không rót thêm,
lấy thêm? Hơn nữa, khắp nơi đều lỗ, ngân hàng hết tiền mà bọn họ vẫn
rút tiền hàng ngàn tỷ bỏ túi với nhau là quá gỉỏi, quá suy nghĩ cặn kẽ
đấy!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, và Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra! Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, và Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra! Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói : Cái quan trọng nhất không
phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại
đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:
"Không phải tại em,
Cũng không phải tại anh,
Tại Trời xui khiến nên hai đứa mình mới phải xa nhau!"
Lời của TS Nguyễn Quang A rất hay
nhưng chỉ đúng một nửa vì Đảng Cộng sản bách chiến, bách thắng, lãnh tụ
luôn luôn sáng suốt, người cộng sản trí tuệ nhất loài người cho nên
không bao giờ đảng sai lầm. Các vị lãnh tụ đảng bao giờ cũng anh minh,
đường lối của đảng bao giờ cũng đúng. Hồ Chí Minh cũng nói Stalin không
bao giờ sai (ấy thế mà sau khi Stalin chết,
trong khi Tố Hữu khóc than thì Khrutshev tố cáo tội ác Stalin, và sau
nữa là các trí thức Pháp đã phanh phui ra hàng trăm triệu người đã chết
dưới bàn tay cộng sản khắp nơi trên thế giới! )Và Thượng Đế cũng
thông minh tài trí, không bao giờ sai lầm! Nói tóm lại, Vinashin không
sai, Vinalines không sai, đảng không sai, Thượng đế không sai cho nên
chẳng ma nào chịu trách nhiệm!
Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này! Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này! Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Muốn tìm ngưừi chịu trách nhiệm cũng
dễ thôi! Bọn chúng lấy hết hàng hóa rồi đốt kho. Khi ra tòa, chính thằng
canh gác đêm đó ở tù vì tội đã để lửa cháy! Tàu chìm ư? Khám phá ra là
tàu cũ. Bắt thằng đứng tên ký nhận mua tàu. Thế là ban giám đốc ăn ngon
ngủ yên, cứ việc thăng quan tiến chức.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A kể ra cũng khá khi ông viết:
Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng
không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn
lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến
Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy
là những nguyên nhân chính.
Tại
sao ông không nói thẳng ra là phải tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản và con
người cộng sản thì mới xây đựng một nền kinh tế hùng mạnh, một quốc gia
dân chủ và phát triển?
Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ. Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html
Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?
Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957, Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la
Cộng sản đảng trị lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Dài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml
Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ. Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html
Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?
Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957, Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la
Nói với BBC hôm nay, ông Nguyễn
Xuân Thuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, cho hay
quyền sử dụng khu đất diện tích hơn 4.000 m2 thuộc về con trai
ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh Hải Dương.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_haiduong_garden.shtmlCộng sản đảng trị lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Dài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml
Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tin cho hay con trai út Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh
trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ
sở.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120129_pmson_cadre.shtml
Trong bối cảnh kinh tế suy sụp hiện
nay, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các phe phái cũng đang lên cao.
Họ tố nhau, họ ném đá giấu tay. Họ có nhiều phe nhưng thông qua vụ Hoàng
Yến, nay rõ là hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã và đang hạ
nhau. Cả hai đều là lang sói, chẳng ai khá hơn ai. Cũng như Trung Quốc,
các phe Việt Cộng đang hầm hè, xâu xé nhau.
THƠ
Lời cuối cho những tị nạn trở cờ
Từ giã các anh
Những người
Hôm qua ân nghĩa
Những kẻ
Hôm nay bội tình
Các anh
Thấy gì trước mặt:
Một thoáng thời cơ ?
Mấy con đường tắt ?
Các anh
Quên gì sau lưng:
Đoạn đường bên nhau
Lời thề đã hứa !
Giữa các anh
Vàng võ tinh thần
Xanh xao ý chí
Tôi vẫn thấy tôi
Vạm vỡ tâm hồn
Không có các anh
Tôi bỗng thấy mình
Thôi làm đầu máy
Kéo những toa tàu
Chở nặng đong đưa!
Từ giả các anh
Tay không phải bắt tay
Mắt không cần nước mắt
Dù con đường trước mặt
Ta không còn thấy nhau
Trang Châu
NÀO
ĐÂU ĐÓI KHÁT MÀ THÔIĐọc bút ký của P.L.P.
Đọc bút ký của người tù
Nghe
rờn rợn óc đòn thù dã man
Người
chết thoát cảnh gian nan
Người
sống dở chết, tiếng than nén lòng
Chia
nhau chung một chiếc còng
Mà
đi không trọn hết vòng nghiệt oan
Kẻ-cưỡng-chiếm
miệng hân hoan
Khẩu
hiệu láo khoét phủ quan tài người
Người
may: hồn bay về trời
Người
rủi: cuốc đất, hỡi ơi nhục nhằn
Mười
năm lệ cứ tròn lăn
Xác
người bó chiếu còn hằn vết thương
Hăm
mấy năm vẫn đoạn trường
Nên
thơ trào máu xót thương phận tù
Khóc
người chết, giận kẻ ngu
Độc
dược Vô Sản rót ru dân mình
Vẽ
thiên đàng bằng vô minh
Về
đâu khi cáo-thành-tinh nắm quyền???
Ý Nga, 21.7.2003
CHÍNH-NGHĨA
Em hỏi anh về
nước Việt quê anh,
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.
Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?
Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...
Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)
Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!
Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!
Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"
Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.
Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?
Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...
Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)
Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!
Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!
Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"
Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!
THANH-THANH
JUST CAUSE
You asked me to
tell about my native land,
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.
Would it be too
demanding if I asked back
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?
Do not mention
the fifty-eight-thousand lost,
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.
Just tell me
what you feel, think, and react
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!
Why not to let
Europe for the Nazis to take,
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?
Of course, the
States had to pay some prices
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!
Wait and
see! I bet, it will be taking actions
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"
Now, you have
got it: It is remedying things!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!
THANH-THANH
1992
KÝ CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
Ngày sinh: Sinh năm 1933 tại Hà Đông
Bút hiệu khác: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con
Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc,
Triều Đông, Người Sài Gòn …
Thân thế: Vào Nam năm 1951, từng trải qua các việc:
phóng viên nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu quân đội
VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới, thư ký sở viện trợ Mỹ. Năm 1977
bị Công An Việt Cộng bắt nhốt 2 năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài
thơ, bài viết sầu buồn ra nước ngoài. Tháng 5/1984 bị bắt lần thứ hai
cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa,
bị án tù 6 năm. Năm 1990 trở về Sàigòn, năm 1994 sang Hoa Kỳ tị nạn,
định cư ở Virginia.
MƯA SÀI GÒN...
Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngập nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngập lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngập quá xá..
Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cửa đóng kín. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngập nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.
Trước năm 1975 Sàigòn của tôi rất đẹp, chỉ sau năm 1975 bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, lính cái đít bự hơn cái thúng, khiêng ảnh Lão Già Hồ vào Sàigòn, Sàigòn của tôi mới xấu đi, mới bẩn đi. Trước năm 1975 mỗi năm khi mùa mưa đến với những trận mưa lớn đầu mùa – đồng bào tôi gọi là những "cây mưa" – mưa lớn quá nước mưa chẩy ra sông không kịp, Sàigòn của tôi cũng có vài con đường bị ngập nước, nhưng rất ít. Chẳng hạn như đường Lê Lai, nơi có tòa soạn nhật báo Ngôn Luận tôi thường đến hàng ngày, nhưng dù mưa có lớn đến đâu, dù có bị ngập nước mấy đi nữa chỉ hai giờ đồng hồ sau khi dứt mưa là đường Lê Lai lại khô ráo, sạch boong, nước đã rút hết. Thành phố Sàigon yêu thương của tôi chỉ bị nạn nước mưa ngập không thuốc chữa từ sau ngày bọn Bắc Việt Cộng vào chiếm Sàigòn.
Trước 1975 Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở nhà lầu, nhà lầu của ông, không phải nhà mướn, đi xe tu-bin Peugeot 504, hút thuốc điếu Winston, sài bật lửa gaz Dupont. Một tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ông xách túi, từ biệt bà vợ hiền – bà vợ hiền thứ tư của ông - ông theo tiếng gọi của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản", cái ủy ban mà người dân Sàigòn gọi là Ủy Ban Quanh Quẩn, ông lên đường đi "học tập cải tạo". Ngày xa xưa ấy, một sáng Tháng Năm năm 1975, chắc ông, cũng như nhiều vị sĩ quan quân đội tôi, nghĩ rằng ông chỉ đi xa tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh nhiều lắm là một, hai tháng rồi ông lại trở về trong vòng tay ấm của bà vợ hiền của ông, vì vậy ông đi tù cộng sản mà ông mang theo cái bật lửa gaz Dupont và hai tuýp gaz Dupont dzin để sạc bật lửa!
Như thị ngã văn. Chuyện sĩ quan ta mang hôïp quẹt Dupont đi tù cải tạo là do chính ông Trung Tá kể cho tôi nghe. Nhưng sự đời thảm não tơ vương không có chuyện đi tù cộng sản rồi lại thơ thới trở về mái nhà xưa êm đẹp như ông Trung Tá quân ta tưởng. Bắc Việt Cộng nó cho ông đi tù mười mùa lá rụng. Khi ông trở về thành phố cũ, vỉa hè xưa, bà vợ hiền của ông đã đi một đường không sang sông mà là vượt biển tự bao giờ, tòa nhà lầu của ông đã bị bọn Bắc Việt Cộng chiếm mất, một thằng cán bộ Việt Cộng làm chủ ngang xương tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh. Vắn tắt, tóm lại, đại khái cuộc sống của ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến ở Sàigòn những năm 1986, 1987, 1990 không có một ly ông cụ nào khác với cuộc sống của không biết bao nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi kẹt giỏ bỏ súng, bỏ lính, bỏ nhiệm sở, bỏ nhân dân, bỏ nước, chạy lấy người không kịp, bị bọn Bắc Việt Cộng nó bắt đi tù. Cuộc sống ấy đã được một ông Tầu từ mấy ngàn năm xưa miêu tả đầy đủ trong mấy câu : "Nhà mình người ở, xế mình người đi, vợ mình người chí chạt, con mình người đưa sang Kampuchia lấy xác bón cây thốt nốt.." Cuộc sống của các ông đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, rách, nát, bèo nhèo hơn cái mền Sakymen, xưởng máy bên Cầu Bình Triệu.
Ông Trung Tá đi tù về trên răng dưới không có lựu đạn, quả đáng tội trên răng dưới ông cũng có đôi giép, không nhà, không vợ con - lại phải nói cho đúng ông có nhà, có vợ con, cái gì chứ vợ con thì ông có hơi nhiều, nhưng ông bị mất nhà, mất vợ con, ông về sống trong một nhà cho mướn ở đường Sư Vạn Hạnh. Căn nhà này có nhiều phòng nhỏ được làm để cho những em lấy Mỹ mướn những năm 1965, 1970. Năm xưa ấy khi chủ nhân căn nhà chia nhà ra làm nhiều phòng nhỏ chỉ là để cho các em lấy Mỹ mướn thôi, chủ nhà đâu có ngờ rằng chẳng mấy mùa cóc chín sau khi các em lấy Mỹ không còn khứa Mỹ nữa những căn phòng nhỏ đó lại có khách mướn. Lần này khách mướn không phải là Me Mỹ mà là các ông sĩ quan đi tù về. Hai ông Trung Tá ở chung một phòng, mỗi ông một cái giường sắt cá nhân, không ông nào có vợ con chi, bữa mô ông nào cần tiếp khách thì ông kia phú lỉnh đi khỏi phòng chừng ba, bốn tiếngđồng hồ mới về. Rồi ông Trung Tá dạt về sống trong Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi năm mùa mưa tới, những cây mưa lớn đổ xuống Sàigòn, con đường Nguyễn Thiện Thuật nước ngập như sông, nước ngập cả ngày, cả đêm, 24 tiếng đồng hồ nước chưa rút đi hết, bọn trẻ nhỏ trong khu phố có dịp ở truồng chạy ra đường nghịch nước.
(còn tiếp)
Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngập nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngập lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngập quá xá..
Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cửa đóng kín. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngập nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.
Trước năm 1975 Sàigòn của tôi rất đẹp, chỉ sau năm 1975 bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, lính cái đít bự hơn cái thúng, khiêng ảnh Lão Già Hồ vào Sàigòn, Sàigòn của tôi mới xấu đi, mới bẩn đi. Trước năm 1975 mỗi năm khi mùa mưa đến với những trận mưa lớn đầu mùa – đồng bào tôi gọi là những "cây mưa" – mưa lớn quá nước mưa chẩy ra sông không kịp, Sàigòn của tôi cũng có vài con đường bị ngập nước, nhưng rất ít. Chẳng hạn như đường Lê Lai, nơi có tòa soạn nhật báo Ngôn Luận tôi thường đến hàng ngày, nhưng dù mưa có lớn đến đâu, dù có bị ngập nước mấy đi nữa chỉ hai giờ đồng hồ sau khi dứt mưa là đường Lê Lai lại khô ráo, sạch boong, nước đã rút hết. Thành phố Sàigon yêu thương của tôi chỉ bị nạn nước mưa ngập không thuốc chữa từ sau ngày bọn Bắc Việt Cộng vào chiếm Sàigòn.
Trước 1975 Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở nhà lầu, nhà lầu của ông, không phải nhà mướn, đi xe tu-bin Peugeot 504, hút thuốc điếu Winston, sài bật lửa gaz Dupont. Một tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ông xách túi, từ biệt bà vợ hiền – bà vợ hiền thứ tư của ông - ông theo tiếng gọi của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản", cái ủy ban mà người dân Sàigòn gọi là Ủy Ban Quanh Quẩn, ông lên đường đi "học tập cải tạo". Ngày xa xưa ấy, một sáng Tháng Năm năm 1975, chắc ông, cũng như nhiều vị sĩ quan quân đội tôi, nghĩ rằng ông chỉ đi xa tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh nhiều lắm là một, hai tháng rồi ông lại trở về trong vòng tay ấm của bà vợ hiền của ông, vì vậy ông đi tù cộng sản mà ông mang theo cái bật lửa gaz Dupont và hai tuýp gaz Dupont dzin để sạc bật lửa!
Như thị ngã văn. Chuyện sĩ quan ta mang hôïp quẹt Dupont đi tù cải tạo là do chính ông Trung Tá kể cho tôi nghe. Nhưng sự đời thảm não tơ vương không có chuyện đi tù cộng sản rồi lại thơ thới trở về mái nhà xưa êm đẹp như ông Trung Tá quân ta tưởng. Bắc Việt Cộng nó cho ông đi tù mười mùa lá rụng. Khi ông trở về thành phố cũ, vỉa hè xưa, bà vợ hiền của ông đã đi một đường không sang sông mà là vượt biển tự bao giờ, tòa nhà lầu của ông đã bị bọn Bắc Việt Cộng chiếm mất, một thằng cán bộ Việt Cộng làm chủ ngang xương tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh. Vắn tắt, tóm lại, đại khái cuộc sống của ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến ở Sàigòn những năm 1986, 1987, 1990 không có một ly ông cụ nào khác với cuộc sống của không biết bao nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi kẹt giỏ bỏ súng, bỏ lính, bỏ nhiệm sở, bỏ nhân dân, bỏ nước, chạy lấy người không kịp, bị bọn Bắc Việt Cộng nó bắt đi tù. Cuộc sống ấy đã được một ông Tầu từ mấy ngàn năm xưa miêu tả đầy đủ trong mấy câu : "Nhà mình người ở, xế mình người đi, vợ mình người chí chạt, con mình người đưa sang Kampuchia lấy xác bón cây thốt nốt.." Cuộc sống của các ông đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, rách, nát, bèo nhèo hơn cái mền Sakymen, xưởng máy bên Cầu Bình Triệu.
Ông Trung Tá đi tù về trên răng dưới không có lựu đạn, quả đáng tội trên răng dưới ông cũng có đôi giép, không nhà, không vợ con - lại phải nói cho đúng ông có nhà, có vợ con, cái gì chứ vợ con thì ông có hơi nhiều, nhưng ông bị mất nhà, mất vợ con, ông về sống trong một nhà cho mướn ở đường Sư Vạn Hạnh. Căn nhà này có nhiều phòng nhỏ được làm để cho những em lấy Mỹ mướn những năm 1965, 1970. Năm xưa ấy khi chủ nhân căn nhà chia nhà ra làm nhiều phòng nhỏ chỉ là để cho các em lấy Mỹ mướn thôi, chủ nhà đâu có ngờ rằng chẳng mấy mùa cóc chín sau khi các em lấy Mỹ không còn khứa Mỹ nữa những căn phòng nhỏ đó lại có khách mướn. Lần này khách mướn không phải là Me Mỹ mà là các ông sĩ quan đi tù về. Hai ông Trung Tá ở chung một phòng, mỗi ông một cái giường sắt cá nhân, không ông nào có vợ con chi, bữa mô ông nào cần tiếp khách thì ông kia phú lỉnh đi khỏi phòng chừng ba, bốn tiếngđồng hồ mới về. Rồi ông Trung Tá dạt về sống trong Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi năm mùa mưa tới, những cây mưa lớn đổ xuống Sàigòn, con đường Nguyễn Thiện Thuật nước ngập như sông, nước ngập cả ngày, cả đêm, 24 tiếng đồng hồ nước chưa rút đi hết, bọn trẻ nhỏ trong khu phố có dịp ở truồng chạy ra đường nghịch nước.
(còn tiếp)
Younggun007
Super Member Join Date: Nov 2004 Số Điểm: 14953 |
06-01-2011
, 04:43 AM
.........................
|
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-07-2011
, 09:07 AM
Sàigòn hiện nay có đến 100 chỗ bị ngập nước trong mùa mưa. Một
chỗ ngập nặng là đường Trần Quốc Toản của ta, nay bị bọn Việt Cộng gọi
bằng cái tên không giống con giáp nào là đường 3 Tháng 2. Đoạn đường này
mỗi trận mưa lớn nước ngập lên cả thước. Nghe nói bọn Việt Cộng xây cái
gọi là Nhà Hát Hòa Bình của chúng ngay trên cửa cống chính của đường
Trần Quốc Toản, bít luôn ống cống nên đường này mới ngập nước nặng đến
như thế. Năm nào trong mùa mưa cũng có cả chục người Sàigòn chết thảm vì
bị nước cuốn vào những miệng cống.
Liêu lạc bi tiền sự... Sống buồn ở nước Mỹ, quê người Mỹ, chuyện mưa Sàigòn làm tôi nhớ Saigòn quá chời, quá đất. Bây giờ là Tháng Năm Tây, bây giờ là Tháng Tư Ta. Tháng Tư đầu mùa hạ, tiết trời thật oi ả...Năm nào Tháng Tư Ta Sàigòn cũng oi mưa, nóng bức, khó chịu đến mười lăm, hai mươi ngày. Rồi trận mưa đầu mùa đến Sàigòn, sấm vang, chớp giựt đùng đùng, loe lóe, đất trời Sàigòn chuyển động,nháng lửa, gió lớn, cây lá vặn mình, những đường dây diện Sàigòn đong đưa nhẩy tuýt, cả thành phố nín thở chờ đợi, bầu trời vỡ bung, nước đổ xuống sầm sập. Mưa..! Mưa..! Không khí nhẹ đi. Mát rượi. Người Sàigòn thở ra khoan khoái. Ôi.. phải được sống ở Sàigòn người Việt Nam mới có cái thống khoái chờ, và thấy, và hưởng cái khoái lạc khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống... Những cây mưa đầu mùa Sàigòn...! Những năm 1960 tôi từng viết: "Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp mới tắm xong..." Từ ấy đã bốn mươi mùa mưa đi qua cuộc đời, những nàng trinh nữ năm ấy nay đã thành những bà cụ già, nhiều nàng có thể còn đa tình, trái tim còn sống mạnh nhưng già thì các nàng vẫn già, hôm nay nhớ lại tôi lấy làm lạ tại sao một anh cả đẫn ngớ ngẩn như tôi lại viết được một câu gợi cảm đến như thế về thành phố Sàigòn của tôi sau cơn mưa lớn:"Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong!" Mai sau nếu có chàng trai hào hoa, phong nhã nào ngửi da thịt người đàn bà chàng yêu thương vừa mới tắm xong, thơm phức, và nói: "Em sạch như thành phố Sàigòn sau cơn mưa lớn..." thì một nửa câu nói tình tứ ấy là của tôi! Ở đây thép rỉ, son mòn...Xa quê hương, tôi nhớ những mùa mưa tôi nằm trong phòng tù Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu ở quê hương tôi. Những phòng tù Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, bốn tường kín mít, mái tôn, không có trần, nhốt 20 người đã khó thở nhưng nhồi nhét đến 40 người tù. Những tháng mùa nắng phòng tù nóng như lò nướng bánh mì. Bọn tù chúng tôi rôm sẩy đầy mình, nải chuối sứ hãy còn xanh được treo trên tường phòng tù chỉ sau một đêm chịu hơi người sáng hôm sau đã chín vàng rọm. Trận mưa lớn đổ xuống, có tên cai tù tốt bụng mở cửa phòng tù cho tù chạy ra sân tắm mưa ở ống máng, chỉ hai phút tắm mưa bao nhiêu rôm xẩy lặn hết. Tôi nhớ những trận mưa lớn ở Nhà Tù Chí Hòa. Nhà tù Chí Hòa có nhiều chuột cống. Bọn chuột cống biết bọn tù chúng tôi bị nhốt trong phòng, không động được đến cái chân lông của chúng được nên tối xuống, khi cửa sắt hành lang đã đóng, đã khóa, bọn chúng đàng hoàng kéo nhau ra hành lang, đưổi nhau, đùa rỡn, nhẩy măm-bô, nhót tăng-gô, nựng nhau, cắn nhau, bọn tù chúng tôi đứng sau hàng song sắt suỵt suỵt dọa nạt chúng, chúng tỉnh queo, chúng coi như pha, chúng không thèm chấp. Chúng còn dương mắt nhìn chúng tôi khinh bỉ, chúng tôi nghe tiếng chúng nói: "Chúng mày tù, chúng mày làm gì được chúng ông? Suỵt soạt ký gì?" Nên khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, nước thoát đi không kịp, các ống cống đầy nước, bọn chuột cống phải chạy lên sân nhà tù, chúng tôi thích thú khi thấy anh em tù nhân được ra làm những việc chia cơm, quét dọn, vây đuổi đập chết cả mấy chục con... Và sau những trận mưa lớn đầu mùa, đêm xuống, nằm thao thức không ngủ được trên nền xi-măng phòng tù Chí Hòa, tôi ngạc nhiên nghe tiếng ếch nhái kêu vang suốt đêm. Tôi tự hỏi trong cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng vừa qua, bọn nhái bén, chẫu chàng, chẫu chuộc trốn nấp ở đâu, làm sao chúng sống qua cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng để đêm nay, trời vừa đổ cơn mưa lớn, chúng kéo nhau lên mặt đất đồng ca vang rân như thế? Tôi nhớ mùa mưa thứ nhất tôi nằm trong sà-lim số 15 Khu B Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu. Mùa mưa năm 1977, đây là những tháng thứ nhất tôi bị tù trong đời tôi. Một đêm mưa lạnh, không ngủ được, tôi làm thơ: Nằm trong khám tối âm u Buồn nghe đêm lạnh sương mù sa mưa Bồi hồi tưởng mái nhà xưa Ngày đi đã nát, bây giờ ra sao? Thương Em nhạt phấn, phai đào Đêm đêm trở giấc chiêm bao một mình. Ngủ đi Em, mộng bình minh Mưa bao nhiêu giọt là Tình bấy nhiêu. Một đêm mưa năm 1976 tôi trên xe đạp đi lang thang trong thành phố không đèn tối đen, tôi làm thơ: Ở đấy mộ người toàn cỏ trắng Riêng mộ người yêu cỏ sắc xanh. Đêm mưa, đèn tắt, thành xưa vắng Thương nhớ tình ta chỉ một anh. Em đi mùa ấy mưa hay nắng? Đời vắng khanh đời chỉ nhớ khanh. Lầu vàng, nhà cỏ rồi yên lặng Phố chợ, rừng hoang cũng vắng tanh Người yêu, người ghét đều quên lãng Chẳng còn anh cũng chẳng có em Mồ em cỏ ấy vàng hay trắng? Anh biết mồ anh cỏ sắc xanh! Em yêu dấu..Anh kể Thơ Mưa của những thi sĩ chính hiệu con nai vàng em nghe nhé. Thơ Việt của chúng ta có nhiều Thu và Mưa. Trong Thơ Ta Mưa cũng nhiều nếu không nói là nhiều hơn Thu. Thuyền Trưởng Văn Quang nhắc đến bài Thơ "Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội" của Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, Thơ do Nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc: Mưa hoàng hôn, trên thành phố buồn, gió heo may vào hồn Thoảng hương tóc em ngày qua Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa Thương mầu áo ngà. thương mắt kiêu sa, hiền ngoan thiết tha... Thơ ngây đôi má nhung hường Hà Thành trước kia thường thường về chung lối đường Khi mưa ướt lạnh mình chung nón dìu bước thơm phố phường... Mưa ngày nay như lệ khóc phần đất quê hương tù đày Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài? Giăng mắc heo may! Sầu rơi ướt vai, hồn quê tê tái... * Mưa mùa thu, năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù Tủi thân nhớ bao ngày qua Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng Hà Ôi còn đâu vàng son mùa thu hiền hòa Đau lòng Tháp Rùa, Thê Húc bơ vơ, Thành Đô xác xơ Cô liêu trong nỗi u hoài, lòng người sống lạc loài, thê lương mềm vai gầy Bao oan trái dâng lên tê tái, cho kiếp người héo mòn tháng ngày Mưa còn rơi, ta còn ước rồi nắng yêu thương về đời Vang trời tiếng cười, ấm niềm tin hồn người, mây trắng vui tươi Tình quê ngút khơi, Tự Do phơi phới... (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-17-2011
, 10:33 AM
Bài thơ trên đây được đặt tên là "Mưa Sàigòn, mưa Hà Nội" nhưng
cứ theo như ý ngu không có một su teng văn nghệ, văn gừng nào của tôi
thì nó chẳng có một ly ông cụ nào là "Mưa Sàigòn", nó chỉ là "Mưa Hà
Nội". Năm xưa ấy, năm 1956, khi thi sĩ sáng tác nó, có thể vì ông sống ở
Sàigòn mà mần thơ nhớ riêng mưa Hà Nội trong khi Sàigòn cũng có mưa mà
ông không nhắc nhở gì đến Mưa Sàigòn cả, sợ chuế nên thi sĩ móc ba tiếng
"Mưa Sàigòn" vào cho bài thơ có tí mầu sắc Sàigòn. Cũng dễ hiểu thôi,
năm 1956 đất nước ta mới bị chia cắt, thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, nhạc sĩ
Hoài Bắc Phạm Đình Chương còn trẻ, hai ông mới xa Hà Nội của hai ông có
hai niên nên hai ông nhớ thương Hà Nội của hai ông. Hai ông cảm khái nên
ông ni mần thơ, ông kia phổ nhạc bài thơ nhớ thương Hà Nội đó. Hai mươi
năm sau, năm 1975, người ta thấy cả hai ông – thi sĩ, nhạc sĩ – không
ông nào còn nhớ thương Hà Nội nữa, khi có thể về thăm lại "Thành Đô yêu
mến.." hai ông bỏ chạy có cờ!
Trở lại với Mưa trong Thơ, với Thơ Mưa, em yêu dấu, anh kể một lô Thơ Mưa em nghe nhé! Đây là Thơ Mưa Trần Huyền Trân: Mưa bay trắng lá rau tần Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa. Có người về khép song thưa Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng. * Ta trở về đây không gối chăn Một mình ly rượu rét căm căm Không là lính thú sầu lên ải Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm. Nhớ lại mùa mưa những thuở nào Rượu rồi nâng cổ áo lên cao Dăm ba mồi thuốc đi chung bóng Lòng chép cho lòng bao chiêm bao; Lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm Gác trọ không đèn hết cố nhân... Thi sĩ không là lính thú sầu lên ải, mà cũng thấy lòng chia dưới cát lầm. Tôi không phải là thi sĩ nhưng ở xứ người đôi khi về nhà khuya lên thang gác tôi cũng nghe gió nhủ, mưa thầm, cả những đêm trời Mỹ không mưa gió, tôi cũng nghe tiếng gió nhủ, mưa thầm vang lên trong trái tim tôi, chỉ có điều là ở nước Mỹ tôi lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm, gác trọ sáng đèn nhớ cố nhân! Vài dòng Mưa nữa trong Thơ Trần Huyền Trân: Phải đây mùa nhớ thương nhau Chim ngoài ngọn gió, mưa đầu cành mưa Biết yêu thì khổ có thừa Hình dung một thoáng, tương tư chín chiều Xa nhau gió ít, lạnh nhiều Lửa khuya tàn chậm. mưa chiều đổ nhanh Bóng đơn đi giữa kinh thành Nhìn duyên thiên hạ, nghe tình người ta Đêm về hương ngát bên hoa Tỉnh ra thì lại vẫn là chiêm bao. Đưa người ta không đưa qua sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng. Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Thi sĩ Thâm Tâm tự hỏi như thế. Thâm Tâm chỉ để lại cho đời ba, bốn bài thơ, bài nào cũng làm tôi cảm khái. Đây là Mưa trong Thơ Thâm Tâm: Ngoài phố mưa bay, xuân bốc rượu Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê - Ới ơi..bạn tác ngoài trôi giạt Chẳng đọc thơ ta tất cũng về! Không nhớ bài thơ dưới đây của thi sĩ nào: Nửa khuya tỉnh giấc lòng đau Nửa mong tảng sáng, nửa cầu thâm khuya. Tiếng chuông ở giáo đường kia Hay trong chùa nọ, sầu chia sang người. Biết mưa đang đổ nên lười Nằm nghe lá rụng tơi bời rung cây. Em ơi...Buồn lạnh thế này Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi... Ối giời ơi... Cơm nhà, quà vợ như tôi, chân chính, thuần thành, thâm niên, trung kiên, tuyệt đối... Dzậy mà đọc bài thơ trên tôi cũng muốn kêu toáng lên...Em ơi... Buồn lạnh thế này... Cùng ta chẳng có một ngày nằm chung, xin lỗi, nằm đôi. Chít mất! (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-21-2011
, 02:29 PM
Mới đây một bạn đọc viết cho tôi:
- Đọc đoạn ông tả cuộc chia tay với người đẹp độc giả buổi trưa đường Thống Nhất Sàigòn, nắng vàng lung linh, tôi cảm khái cách gì... "Cảm khái cách gì.." Bạn ơi..Đọc chuyện tôi bạn "cảm khái cách gì", tôi đọc hai câu Thơ "Em ơi buồn lạnh thế này..Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi.." tôi cũng "cảm khái cách gì.." Mèn ơi..! Cảm khái quá đi mất! Cảm khái ơi là cảm khái. Giời mưa ướt áo làm gì..? Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng Tuổi son má đỏ, môi hồng Bước chân về đến nhà chồng là thôi Hôm qua mưa gió đầy trời.. Thơ Nguyễn Bính có nhiều Mưa: Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng... Huế có nhiều thi sĩ, tôi thấy Thi sĩ Bắc Kỳ Nguyễn Bính làm Thơ Mưa Huế tuyệt nhất: Mấy tuần ròng rã gió mưa Bên lầu đò lạnh, gió lùa nước dâng. Ngược xuôi, mưa gió dãi giằng Nằm đây nhớ nửa vầng giăng chốn nào. Mưa rào rào, gió ào ào Trùm chăn say khói thuốc lào đê mê. Học sinh mấy buổi đi về Quần cao, nón thấp ê chề gió mưa. * Giời mưa ở Huế sao buồn thế Cứ kéo dài ra đến mấy ngày.. Hôm qua còn sót hơn đồng bạc Hai đứa bàn nhau uống rượu say. Nón lá, áo tơi ra quán ruợu Chơ vơ trên bãi nước sông đầy... Sầu nghiêng mái quán, mưa tong tả Chén ứa men lành, lạnh ngón tay. Ôn lại những ngày mưa gió cũ Những chiều hành viện, những đêm say... Và Nguyễn Bính làm thơ ở Nam Kỳ: Những ai đan áo ngự hàn ngày xưa Những ai mảnh quạt đề thơ Nam Kỳ cũng gió, cũng mưa Đêm đêm đắp đổi cũng vừa chăn bông. Mình đi trăm núi, ngàn sông Ngờ đâu mang cả lạnh lùng sang Nam... Những ai đón bạc, đưa vàng Những ai ai đó, bây giờ những ai..? Há rằng uổng một đời trai Quyết tâm phá bí, ai dè vẫn thua. Đến đây đường khóc cùng đồ, Phải đâu Ba Thục hay bờ Ô Giang? Đèn chong lụi cả canh tàn Ngoài sông ai đó quá giang gọi đò. Hỡi người đi gió, về mưa Có gây dựng nổi cơ đồ gì không? Đã đành nhớ núi, thương sông Nằm đây xa cách muôn trùng ải quan... * Một thân lận đận nơi trời xa Nằm nghe mưa rơi trên mái nhà Gió bắt vào thu đầy tiếng lá Đời tàn mộng đẹp, tiếc xuân qua Long tong mưa nhỏ gieo từng giọt Ắng lặng không nao một tiếng gà Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại Đêm dài đằng đẵng, đêm bao la Cũng may cho những người lưu lạc Càng khỏi trông trăng, đỡ nhớ nhà... Em ơi..Anh đưa em sang Thơ Mưa Huy Cận: Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi Rơi rơi, dìu dịu, rơi rơi Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ Tương tư hướng lạc, phương mờ Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe Gió về lòng rộng không che Hơi may hiu hắt bồn bề tâm tư. * Người ở bên trời, ta ở đây Chờ mong phương nọ, nhớ phương nầy Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm Vạn lý sầu lên, núi tiếp mây Nắng đã xế về bên xứ bạn Chiều mưa trên bãi nước sông đầy. Trông vời bốn phía không nguôi nhớ Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay. Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày Chiếu chăn không ấm người nằm một Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay. (còn tiếp) Last edited by DocHanh08; 06-21-2011 at 02:40 PM.. |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-23-2011
, 07:12 AM
Em ơi... Đến đây là những dòng Thơ Mưa anh cảm khái suốt một đời: Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương
Đàn rưng rưng lệ, phách dồn mưa Tiếng hát tàn rơi hận thuở xưa. Bụi nhuốm Thiên Thai mờ hứng ruợu; Đời sau say giúp mấy cho vừa! Cô đơn men đắng sầu trăng bến Đất trích Tầm Dương quạnh tiễn đưa. Nhịp đổ càng mau nghe ríu ríu Tê rời tay ngọc lúc buông thưa. * Tóc sõa tơ vàng nệm gối nhung Đây chiều hương ngát lả hoa dung Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng. Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay Buồn mưa trăng lạnh, nắng hoa gầy Nắng mưa đã trải tình nhân thế Lưu lạc sầu chung một hướng say. Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai Ra đi chẳng hứa một ngày mai Em ơi lửa tắt, bình khô rượu Đời vắng em rồi, say với ai? * Ôi thân mến! Nhắc làm chi thuở ấy Đêm nay đây hồn xế nẻo thu tàn.. Khóc chia lìa, ai níu gọi than van? Ta chỉ biết nằm nghe tình hấp hối. Say đã gắng để khuây sầu lẻ gối Mưa. mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau. Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc? Chao ôi..Cơm nhà, quà vợ từ hằng hà sa số kiếp, một chai la-ve 33 ăn nói đã loạng quạng, vậy mà cũng hiu hiu tiêu sái gõ nhịp sầu ca "Em ơi lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi, say với ai..?" Cả đời chỉ biết có một người đàn bà, vậy mà cũng "..Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau..Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc..?" Cảm khái cách gì! Còn nhiều dòng Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương nhưng đêm có khuya, ngày có rạng, người viết dù hứng khởi, dù cảm khái, bài viết cũng không thể quá dài, trang báo có hạn, trang báo còn phải dành cho bài viết của người khác và cho quảng cáo, em cùng anh sang Thơ Mưa Đinh Hùng: Tình đến bên người, núi chắn ngang, Tà dương mái tóc ngút mây vàng Bỗng nghe lạc trận mưa ngàn đổ Cả một mùa thu đã quá giang... Sóng tóc rừng mưa gợn trập trùng Nghẹn ngào từng tiếng nấc thu không Sương pha áo mỏng, gầy non bạc Chiều lặng soi gương, xót má hồng. Chiều lại chiều mưa, nước ngập đồng Mộng vàng hoa mướp rụng ven sông Đợi em từ mấy phương bèo rạt Mưa lọt chiêm bao, tóc rối bồng. Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa Gối chăn như hải đảo vô bờ Sóng dâng hồn vách sầu nghiêng bóng Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa. * Mênh mang sóng mắt Ngờ biển dâu Núi non nhìn ta vừa nghiêng đầu Hình như hội ngộ Từ ngàn thâu. Ta tỉnh hay mơ? Chiều nay trăng khép Hàng mi sầu Hay tà dương thu Mưa rơi mau? (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-24-2011
, 11:35 AM
Thơ của ai tôi cũng có thể phụ đề Việt ngữ, thường là tâng bốc,
suýt xoa, hít hà hay quả là hay, hay quả, quả hay, cảm khái ơi là cảm
khái, đến Thơ Mưa Đinh Hùng thì tôi thôi không ca tụng nữa. Ca tụng,
tâng bốc là thừa.
Giữa đêm lòng bỗng hoang vu Gối chăn nghe cũng tình cờ quan san. Bước thu chừng sớm lìa ngàn, Nhớ giây nguyệt lạnh, cung đàn thương hoa. Em về rũ tóc mưa sa Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương. Rời tay nhịp phách đoạn trường Hồn đêm nay thấm mùi hương năm nào? Sầu che nửa mặt chiêm bao, Dòng mưa, thu lệ chìm vào phấn son. Nét mày cong vút núi non, Mông mênh xiêm trắng linh hồn vào thu. * Có kẻ nghe mưa trạnh mối sầu Vắt tay nằm mộng suốt đêm thâu. Gió từ sông lại, mưa từ biển Không biết người yêu nay ở đâu? Tôi ngủ bâng khuâng một gối buồn Giường lênh đênh nổi giữa băng sơn. Xoay mình giận mảnh chăn hờ hững. Tuyết phủ, sương dâng một nửa hồn. Người ta xa lánh cả tôi rồi! Trở gối, nghe hồn động biển khơi. Xa bạn, xa lòng, xa mắt đẹp, Gió mưa dòng tóc, đắng vành môi. Dĩ vãng dầm mưa lén bước về Áo trùng, mây tỏa, mặt sầu che. Run tay ấp nửa bàn chân lạnh Thương những con đường mưa cuốn đi Bài viết đã dài mà Mưa còn nhiều. Đành ngừng ở đây thôi. Ngừng nhưng còn tiếc nên Mưa thêm vài cơn Mưa nữa.. Những Thơ Mưa trên đây đều là Thơ Mưa trước năm 1975. Từ ấy, tức từ năm 1945 đến nay, ta có Thơ Mưa Quang Dũng: Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai Sông xa từng lớp lớp mưa dài. Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai? Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự Bên này em có nhớ bên kia? Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề... Em nhớ không em, những tiếng Ca Mưa chúng ta cùng nghe ngày xưa khi chúng ta còn trẻ: Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng mãi nơi giang đầu? Và: Em đến thăm anh một chiều mưa, đường trơn ướt tiêu điều.. Em đến thăm anh chiều đông giá, em đến thăm anh chiều mưa gió, đường xa lạnh lùng.. Và: Mưa rừng ơi mưa rừng.. Những lời Ca Mưa chìm trong dĩ vãng nhạt nhòa, hình ảnh Sàigòn trong mưa thấp thoáng hiện về, cả thành phố trắng xóa nước mưa, Sàigòn dưới cây mưa như người đàn bà đẹp nằm chịu cơn lạc thú, cây mưa đầu mùa Sàigòn như gã đàn ông quằn quại trên thân thể người đàn bà đẹp, những con đường ngập nước như những dòng sông. Mưa ở Sàigòn mới là mưa. Tôi không biết ở những nơi khác ra sao, tôi thấy mưa Virginia không trận nào ào ạt lớn, mạnh, đại lượng, ban phát khoái lạc, oai nghiêm như những trận mưa ở Sàigòn, nhất là những trận mưa đầu mùa mưa, như những trận mưa đang đổ xuống Sàigon tháng này. Đành phải tạm ngừng thôi.. Mưa, mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc? Em về rũ tóc mưa sa Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương Gió từ sông đến, mưa từ biển Không biết người yêu nay ở đâu? Gió từ sông đến, mưa từ biển..Không biết người yêu nay ở đâu? Cảm khái cách gì! CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG |
BÙI TÍN * HỒ CHÍ MINH
Câu chuyện «người dám vuốt râu Ông Cụ»
Hình: Creative Commons - Rungbachduong
Ông Hồ Chí Minh sinh ra đã được tròn 122 năm, ngày 19 tháng 5 năm 1890.
Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.
Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.
Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.
Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.
Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.
Anh ta là ai vậy?
Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.
Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.
Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..
Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-cau-chuyen-nguoi-dam-vuot-rau-ong-cu-05-25-2012-154251565.html
Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.
Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.
Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.
Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.
Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.
Anh ta là ai vậy?
Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.
Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.
Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..
Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-cau-chuyen-nguoi-dam-vuot-rau-ong-cu-05-25-2012-154251565.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 218
THỤY KHUÊ * NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả ‘Nhân Văn Giai Phẩm
và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc’
Nhà văn, nhà phê bình văn học Thụy Khuê, từng
phụ trách mục Văn học Nghệ thuật cho đài RFI ở Paris vừa đến Washington
để ra mắt tác phẩm mới nhất: “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn
ÁiQuốc.” Mặc dù vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là đề tài của vô số bài báo,
trang blog, sách vở, một số độc giả đến dự buổi giới thiệu sách nhận
định đây là lần đầu tiên những tư liệu và chi tiết tản mạn khắp nơi được
phối hợp, dẫn chứng, đào sâu và hệ thống hóa một cách mạch lạc thành
một tập biên khảo nghiêm túc về “Nhân Văn Giai Phẩm,” hiện tượng đã
khuấy động sinh hoạt văn học và chính trị miền Bắc trong thập niên 1950.
Phong trào này tuy đã bị Đảng Cộng Sản Việt Nam đập tan sau một vài
năm, nhưng dư âm của nó vẫn vang vọng cho tới bây giờ. Câu chuyện Việt
Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để gửi đến quý độc
giả một số chi tiết trong cuộc phỏng vấn mà tác giả Thụy Khuê dành cho
Ban Việt Ngữ khi đến thăm Đài VOA trong tuần này.
Hoài Hương
| Washington DC
Hình: Hoài Hương - VOA
Nhà văn Thụy Khuê được người Việt hải ngoại biết tiếng qua làn sóng
của đài RFI với mục Văn học Nghệ thuật đặc sắc do bà phụ trách hàng
tuần. Trong 20 năm qua, Thụy Khuê còn bỏ nhiều công sức để cuối cùng cho
ra mắt một tập biên khảo về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, vừa được Tủ
Sách Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao giới thiệu với công chúng tại
thủ đô Washington.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Saturday, May 26, 2012
SƠN TRUNG * KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM & TRUNG CỘNG
KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
&TRUNG CỘNG
Sơn Trung
Sơn Trung
Vũ Hoàng đài RFA trong bài "Suy Trầm Hay Khắc Khoải?"
đăng ngày 2012-05-23, phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa về kinh tế
Trung Cộng và Việt Cộng vì lúc này cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc
đều báo động về nạn đình trệ kinh tế. Chúng tôi xin ghi lại một đoạn
cuộc phỏng vấn này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng sinh hoạt kinh tế các
nước có thể nhất thời trôi vào chu kỳ suy trầm và cần một số biện pháp
điều chỉnh. Kinh tế thế giới lại đang gặp cảnh hy hữu hơn một chu kỳ suy
trầm, do hiện tượng các nước công nghiệp hóa chi tiêu quá mức và mắc nợ
quá nhiều từ mấy chục năm nay nên đến lúc phải trả. Đó là cảnh suy trầm
kéo dài của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Âu Châu. Khi ấy thế giới hy
vọng các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, sẽ là những đầu
máy thay thế. Nhưng sự thể lại không được vậy vì như Việt Nam, Trung
Quốc vẫn cần xuất khẩu vào các thị trường công nghiệp hoá nên cũng bị
hiệu ứng trì trệ.
Thật ra, cả hai nền kinh tế này không chỉ bị hậu quả chu kỳ, là chỉ
gặp khó khăn giai đoạn, mà còn có nhược điểm nằm trong cơ cấu và gặp
hoàn cảnh đình trệ thì các nhược điểm mới phát tác. Vì thế, họ không chỉ
bị đà tăng trưởng thấp mà còn gặp nhiều chuyện nguy ngập hơn, nên có
thể phải rà soát lại toàn bộ cơ chế kinh tế, chiến lược phát triển và
nhất là tổ chức chính trị. Có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh thấy ra điều ấy, còn
nhà cầm quyền Hà Nội thì e rằng chưa và đấy mới là chuyện đáng sợ hơn
cả.Tăng trưởng và cải cách
Vũ Hoàng: Như vậy chúng ta sẽ lần lượt nói về chuyện tăng
trưởng và cải cách của Trung Quốc trước khi tìm hiểu về trường hợp Việt
Nam. Thưa ông, đâu là những nhược điểm về cơ cấu của Trung Quốc như ông
nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc có cơ cấu kinh tế chính trị xin
tạm gọi là "tập trung chính trị mà phân quyền kinh tế". Theo mô hình
này, trung ương giữ độc quyền chính trị qua hệ thống lý luận và tổ chức
của đảng, mà cho các địa phương, từ cấp tỉnh, thành phố và quận huyện,
nhiều quyền hạn về kinh tế.
Cụ thể thì đảng bổ nhiệm nhân sự tại các địa phương và ở dưới, đảng
viên thăng quan tiến chức nếu đạt thành tích tại địa phương mà họ quản
lý và thật ra họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên chứ không do dân
chúng ở dưới bầu lên. Hình thái ấy không mấy khác tổ chức hành chính
công quyền của xứ này vào thời cổ. Kết quả thì đảng bảo đảm được quyền
lãnh đạo của mình, còn các địa phương thì linh động giải quyết yêu cầu
kinh tế ở dưới, thậm chí còn phát huy sáng kiến và tranh đua với nhau vì
ai thành công thì được ở trên cất nhắc lên vị trí cao hơn.
Vũ Hoàng: Nghe ông trình bày thì thính giả có thể hiểu vì sao
mà có tỉnh thì theo hướng này, tỉnh khác lại có đường lối khác. Cũng vì
vậy mà khi là Bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 thì ông Bạc Hy Lai hành xử
khác với người tiền nhiệm là Uông Dương nay đang là Bí thư Quảng Đông.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa vâng, vì cơ chế kinh tế chính trị đó
mà dưới sự quan sát của trung ương, các địa phương đều thi đua hay thử
nghiệm sáng kiến để tìm mức tăng trưởng cao. Đấy là lý do khiến kỳ trước
mình nói rằng khi nào tốc độ tăng trưởng của các địa phương cũng cao
hơn chỉ tiêu do trung ương đề ra từ một đến ba phần trăm.
Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.
Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.
Nhưng dù có lấy đó làm thành tích biện minh cho vai trò cần thiết của
đảng độc quyền, lãnh đạo Trung Quốc có thấy tăng trưởng cao mà vẫn
thiếu phẩm chất, bị lãng phí và gây ô nhiễm. Trong khi mỗi nơi lại phát
triển một hướng nên lại gây ra bất công lẫn bất ổn vì dị biệt quá lớn
giữa các địa phương hay thành phần kinh tế. Khi lên lãnh đạo từ năm
2003, thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào hay Ôn Gia Bảo đã muốn tập trung
quyền lực về trung ương để phần nào tái phân lợi tức và tài nguyên cho
cân bằng hơn mà không nổi.
Thế rồi nạn tổng suy trầm toàn cầu từ năm 2008 mở ra mâu thuẫn giữa
tăng trưởng và cân đối, với ưu tiên lại dồn vào tăng trưởng nhờ lượng
công chi và tín dụng vĩ đại.
Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh!
Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh!
Xưa nay, thế giới đều kêu ca trong
kinh doanh Trung Cộng chơi gian bằng hạ thấp đồng nguyên và bảo hộ mậu
dịch. Việt Nam cũng thế. Quốc doanh chính là con đẻ của cộng sản và Quốc
doanh được hưởng nhiều lợi nhuận và thuận lợi mọi bề. Dù hạ thấp tiền
tệ và bảo hộ mậu dịch danh hiệu khác nhau nhưng đều là thuật chung làm
hạ giá thành xuống, bán thật rẻ để cạnh tranh. Ngoài ra Trung Cộng cũng
như Việt Cộng còn cấm một số hàng Mỹ nhập vào Trung Cộng. Như Việt Cộng
nhập sách báo của họ vào Mỹ, nhưng sách báo Mỹ và sách báo cộng đồng
Việt Nam không được nhập vào Việt Nam. Thế là tự do mậu dịch ư? Thế
không phải là
" bảo hộ mậu dịch ư"? Trăm năm sống
với mấy chú Ba, dân ta đã biết cái mánh bất lương này rồi.Trên thì họ
nịnh hót, đút lót quan Tây, dưới thì họ hạ giá làm cho dân Việt Nam phải
táng gia bại sản. Ấy thế mà mới đây, Trung Cộng kêu trời lên là Âu Mỹ
chơi trò bảo hộ mậu dịch, khiến cho mấy năm này thu nhập của Trung Cộng
sụt giảm. Nghe bọn cướp đọc kinh Phật, chúng ta không khỏi nực cười!
Đài BBC trong bài Lá bài bảo hộ mậu dịch của Robert Plummer, Phóng viên Kinh doanh, ngày
thứ sáu, 25 tháng 5, 2012có đoạn:
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, chính phủ các nước đang ngày
càng dùng lá bài mậu dịch cho các mục tiêu chính trị và nhường đường cho
chủ nghĩa bảo hộ.
Ai nói như vậy? Chính là giới chức Trung Quốc.
Tuần trước, quan chức cổ vũ cho
ngoại thương hàng đầu của Trung Quốc, ông Vạn Quí Phi, cho biết việc gia
tăng bảo hộ đã có tác động tiêu cực.
"Bảo hộ mậu dịch là việc làm thiển cận và hẹp
hòi, và về cơ bản không thể giải quyết vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng
kinh tế trên toàn thế giới", ông Vạn, Chủ tịch Hội đồng Trung Quốc về
Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế, nói.
"Mậu dịch tự do là động lực cho tăng trưởng kinh tế quốc gia," ông nói thêm.
Quan điểm của ông được hậu thuẫn bởi Chủ tịch Hồ
Cẩm Đào, người đã ca ngợi vai trò của Hội đồng này trong việc chống lại
chủ nghĩa bảo hộ.
Người ta có thể nghĩ rằng thông điệp lên án bảo
hộ là hơi ngược đời đối với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh thường xuyên bị các
nước khác cáo buộc về hành vi bảo hộ.
Tại Hoa Kỳ, ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng
hòa đã cam kết rằng ông sẽ tuyên bố Trung Quốc "là quốc gia thao túng
tiền tệ" nếu được bầu làm tổng thống trong tháng 11, một động thái phản
ánh sự tức giận của nhiều người Mỹ đối với những gì họ cho là việc cố ý
đánh giá thấp đồng nhân dân tệ để tạo điều kiện cho xuất khẩu của Trung
Quốc.
Trung Quốc bị cáo buộc giữ nhân dân tệ dưới giá để hỗ trợ xuất khẩu.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một số vụ
kiện tại Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), gần đây nhất là vụ Hoa Kỳ, EU
và Nhật Bản cùng kiện Bắc Kinh về hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Mặt khác, Trung Quốc cũng thấy chính họ là nạn
nhân của chủ nghĩa bảo hộ, và để giảm bớt tình hình này Bắc Kinh vào
tuần trước nhất trí tổ chức hội đàm với Nhật Bản và Nam Hàn về một hiệp
ước mậu dịch tự do.
Một số nhà quan sát nghĩ rằng Hoa Kỳ nên dọn dẹp
nhà cửa của mình sạch sẽ trước khi bắt đầu gọi các quốc gia khác là
nước có hành vi bảo hộ.
Rốt cùng thì một trong những khuyến nghị cho
“những việc cần làm” mà Tổng thống Barack Obama gần đây đã trình Quốc
hội là việc giảm thuế 20% cho các công ty chuyển được công ăn việc làm
từ hải ngoại về nước.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có thể chỉ ra những tiến
bộ mới về tự do hóa thương mại sau khi thỏa thuận mậu dịch tự do bị trì
hoãn lâu với Colombia cuối cùng đã có hiệu lực vào tuần trước.
Mặc dù vậy, các tranh chấp thương mại song phương mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục xuất hiện.
Trong diễn biến mới nhất, Washington đã áp mức
thuế chống bán phá giá với các bảng điện năng lượng mặt trời của Trung
Quốc, mà họ nói đang được bán ở mức giá thấp không công bằng.Trung Quốc
đã lên án động thái này là hành vi bảo hộ.
Với Việt Nam, Mỹ cũng đặt vấn đề với
các công ty Quốc doanh nhưng Việt Nam bác bỏ một đề xuất của Hoa Kỳ muốn
đặt ra
các qui định mậu dịch mới cho công ty quốc doanh mà Washington thường
nói họ được trợ giá và bảo hộ không công bằng... Việt Nam nói Việt Nam
đã tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, vì vậy đề nghị
của Hoa Kỳ là không cần thiết.
Các ông cộng sản luôn luôn gian phi,
mánh khoé. Mình chơi gian thì tự gọi là trí tuệ, người ta chơi lại thì
kêu ầm lên hoặc chối đay đảy!
Trong cuộc chơi, hai bên phải thành thật và sòng phảng. Chơi xấu kiểu mấy ông cộng sản là không xài được.
Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.
Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.
Tất cả bản báo cáo của cộng sản đều theo truyền thống "làm láo báo cáo hay", dân ta đã rõ sáu câu của cộng sản!
Tại Việt Nam, tình hình kinh tế,
chính trị càng bi đát. Vinashines đã là một thảm họa gian lận, tham
nhũng, nay lộ thêm Vinalines, một khủng long ngốn hàng tỷ đô la mà các
tay chủ chốt đã bỏ trốn.
Đài BBC cho biết : Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt
Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải
Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'
Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà
nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng
chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông
này bỏ trốn.
Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:
"Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?
"Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều,
bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn
nói thế nào với người dân?"
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_vinalines_national_assembly.shtml
Đài BBC cũng nói rõ trách nhiệm của
Nguyễn Tấn Dũng đầu tàu của tham ô nhũng lạm mà lại đứng đầu chính phủ
và ủy ban bài trừ tham nhũng! Thằng cướp mà làm quan phủ, quan Tổng đốc
đã là oai phong, huống hồ đầu đảng cướp lại là thủ tướng, Tổng Bí Thư,
Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội...?
Giáo sư Carl Thayer trong bài "Những gì đằng sau vụ Vinalines" gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012, có đoạn:
Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan
các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê
bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam
hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh
tế và chính trị.
"Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam."
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ
dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà
các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không
cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày
càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng
bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới
sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh
tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành
lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được
bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
Nam Nguyên đài Đài RFA trong bài Báo chí tận tình săm soi Vinalines, ngày 2012-05-25 có đoạn khá rõ về Vinalines:
Nếu ví báo chí Việt Nam là một dàn đồng ca thì tất cả các ca sĩ
đã theo đúng đôi tay bắt nhịp của nhạc trưởng, vụ Vinalines được mổ xẻ
tới nơi tới chốn.
Mặc dù tầm cỡ của vụ Vinalines chưa sánh bằng Vinashin, nhưng nó
lại được đặc biệt chú ý trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi trội hơn cả
là việc xét lại vị thế chủ đạo nền kinh tế của các tập đoàn, tổng công
ty và doanh nghiệp nhà nước. Kế tiếp thì xì căng đan Vinalines được
chuyên gia quốc tế nhìn theo lăng kính chính trị.
Truyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
Nhà nước và Tập đoàn, trách nhiệm về aiTruyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
Trả lời Nam Nguyên, Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao từ Hà Nội nhận định:
“Các cơ quan nhà nước cũng như Quốc hội đã có trao đổi nhiều về
việc vai trò doanh nghiệp nhà nước bây giờ là gì? chứ không thể là chủ
đạo của nền kinh tế nữa. Bây giờ đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư
nhân, phần đóng góp lớn vào GDP tổng sản lượng quốc nội là từ khu vực tư
nhân.
Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Đọc báo mạng chúng tôi ghi nhận, chiến dịch truyền thông nhắm vào
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines khởi xuất đầu tháng 5, khi các
báo đồng loạt đưa tin Bộ Giao Thông Vận tải có kế hoạch trong vòng 8 năm
sắp tới sẽ bơm 100.000 tỷ đồng để phát triển Vinalines. Tiếp đó các báo
đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra
Vinalines, theo đó Tổng Công ty đã thua lỗ khoảng 1.700 tỷ đồng trong
hai năm 2009 và 2010. Bản báo cáo nói rõ Vinalines sử dụng 23.000 ngàn
tỷ để mua 73 con tàu quá cũ, nhiều tàu không thể đăng ký ở Việt Nam và
phải làm việc đó ở một số quốc gia không có qui định chặt chẽ về an toàn
hàng hải. Kinh doanh vận tải biển của Vinalines từ đội tàu cũ nát nhiều
cái nằm ụ nên đã lỗ nặng. Tuổi Trẻ Online mô tả tình trạng này là
Vinalines khốn đốn vì đội tàu già.
Tờ Tuổi Trẻ chính là tờ Tuổi già lẩm cẩm khi nhận định rằng Vinalines khốn đốn vì đội tàu già..
Ban lãnh đạo Vinalines khôn nhất , trí tuệ nhất loài người. Thứ nhất
cũng như Vinashin là hoàn toàn tài sản, hoặc một nửa tài sản của Thủ
Tướng, Tổng Bí Thư, Chủ tịch hay đại tướng nào đó chứ không phải tầm
thường. Có dù che tán rộng thì cứ làm ăn vững vàng, muốn gì được nấy.Thứ
hai họ mua tàu cũ giá rẻ thí dụ vài chục ngàn tính theo sắt vụn thì họ
kê lên vài triệu đô. Trăm con tàu là cũng kiếm hàng trăm triệu ngon ơ!
Cứ lấy tiền kho ra mỗi lần vài tỷ đô la, rồi gửi tiền ra ngoại quốc,
ngon thật là ngon, sao lại bảo người ta khốn đốn?Người ta sung sướng lắm
ông ơi! Cả nước ta, chỉ có các ông này là thật sự "độc lập, tự do, hạnh
phúc" đấy!
Kinh tế cộng sản là thứ kinh tế chụp
giựt, trộm cướp, chẳng ai thành tâm kinh doanh, chẳng ai lo cho nước cho
dân. Đây là buổi chợ chiều, họ càng chụp giựt công khai. Mặc Lâm của
RFA trong bài "Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước",
đăng ngày 2012-05-23 có đoạn:
Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài
chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối
gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện
nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.
Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước
Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà
tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập
đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines. Dư
luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines
khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu
tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm
mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm
2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này
bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới
gần 1. 300 tỷ đồng.
Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.
Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.
Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A
Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng
công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn
trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã
chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi
từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay
mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn
vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.
Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Mặc Lâm cho rằng Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước . Đúng
quá, và hiển nhiên là như vậy, vì đây là quốc doanh, là tài sản của
đảng ta cán ta thì phải ăn nhiều, ăn mau, ăn trước cho nên ưu tiên là
đúng phóc! Không lẽ công ty của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương
Tấn Sang mà không được ưu tiên ư?
Nhưng Mặc Lâm sai lầm khi phê phán hành động của chính phủ là thiếu cân nhắc . Họ cân nhắc lắm, khôn ngoan lắm, biết các công ty Vinashin , Vinalines lỗ
mà lại rót thêm tiền vì tiền này vào tay họ sao lại không rót thêm,
lấy thêm? Hơn nữa, khắp nơi đều lỗ, ngân hàng hết tiền mà bọn họ vẫn
rút tiền hàng ngàn tỷ bỏ túi với nhau là quá gỉỏi, quá suy nghĩ cặn kẽ
đấy!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, và Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra! Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, và Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra! Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói : Cái quan trọng nhất không
phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại
đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:
"Không phải tại em,
Cũng không phải tại anh,
Tại Trời xui khiến nên hai đứa mình mới phải xa nhau!"
Lời của TS Nguyễn Quang A rất hay
nhưng chỉ đúng một nửa vì Đảng Cộng sản bách chiến, bách thắng, lãnh tụ
luôn luôn sáng suốt, người cộng sản trí tuệ nhất loài người cho nên
không bao giờ đảng sai lầm. Các vị lãnh tụ đảng bao giờ cũng anh minh,
đường lối của đảng bao giờ cũng đúng. Hồ Chí Minh cũng nói Stalin không
bao giờ sai (ấy thế mà sau khi Stalin chết,
trong khi Tố Hữu khóc than thì Khrutshev tố cáo tội ác Stalin, và sau
nữa là các trí thức Pháp đã phanh phui ra hàng trăm triệu người đã chết
dưới bàn tay cộng sản khắp nơi trên thế giới! )Và Thượng Đế cũng
thông minh tài trí, không bao giờ sai lầm! Nói tóm lại, Vinashin không
sai, Vinalines không sai, đảng không sai, Thượng đế không sai cho nên
chẳng ma nào chịu trách nhiệm!
Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này! Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này! Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Muốn tìm ngưừi chịu trách nhiệm cũng
dễ thôi! Bọn chúng lấy hết hàng hóa rồi đốt kho. Khi ra tòa, chính thằng
canh gác đêm đó ở tù vì tội đã để lửa cháy! Tàu chìm ư? Khám phá ra là
tàu cũ. Bắt thằng đứng tên ký nhận mua tàu. Thế là ban giám đốc ăn ngon
ngủ yên, cứ việc thăng quan tiến chức.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A kể ra cũng khá khi ông viết:
Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng
không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn
lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến
Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy
là những nguyên nhân chính.
Tại
sao ông không nói thẳng ra là phải tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản và con
người cộng sản thì mới xây đựng một nền kinh tế hùng mạnh, một quốc gia
dân chủ và phát triển?
Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ. Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html
Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?
Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957, Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la
Cộng sản đảng trị lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Dài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml
Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ. Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html
Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?
Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957, Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la
Nói với BBC hôm nay, ông Nguyễn
Xuân Thuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, cho hay
quyền sử dụng khu đất diện tích hơn 4.000 m2 thuộc về con trai
ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh Hải Dương.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_haiduong_garden.shtmlCộng sản đảng trị lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Dài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml
Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tin cho hay con trai út Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh
trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ
sở.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120129_pmson_cadre.shtml
Trong bối cảnh kinh tế suy sụp hiện
nay, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các phe phái cũng đang lên cao.
Họ tố nhau, họ ném đá giấu tay. Họ có nhiều phe nhưng thông qua vụ Hoàng
Yến, nay rõ là hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã và đang hạ
nhau. Cả hai đều là lang sói, chẳng ai khá hơn ai. Cũng như Trung Quốc,
các phe Việt Cộng đang hầm hè, xâu xé nhau.
THƠ
Lời cuối cho những tị nạn trở cờ
Từ giã các anh
Những người
Hôm qua ân nghĩa
Những kẻ
Hôm nay bội tình
Các anh
Thấy gì trước mặt:
Một thoáng thời cơ ?
Mấy con đường tắt ?
Các anh
Quên gì sau lưng:
Đoạn đường bên nhau
Lời thề đã hứa !
Giữa các anh
Vàng võ tinh thần
Xanh xao ý chí
Tôi vẫn thấy tôi
Vạm vỡ tâm hồn
Không có các anh
Tôi bỗng thấy mình
Thôi làm đầu máy
Kéo những toa tàu
Chở nặng đong đưa!
Từ giả các anh
Tay không phải bắt tay
Mắt không cần nước mắt
Dù con đường trước mặt
Ta không còn thấy nhau
Trang Châu
NÀO
ĐÂU ĐÓI KHÁT MÀ THÔIĐọc bút ký của P.L.P.
Đọc bút ký của người tù
Nghe
rờn rợn óc đòn thù dã man
Người
chết thoát cảnh gian nan
Người
sống dở chết, tiếng than nén lòng
Chia
nhau chung một chiếc còng
Mà
đi không trọn hết vòng nghiệt oan
Kẻ-cưỡng-chiếm
miệng hân hoan
Khẩu
hiệu láo khoét phủ quan tài người
Người
may: hồn bay về trời
Người
rủi: cuốc đất, hỡi ơi nhục nhằn
Mười
năm lệ cứ tròn lăn
Xác
người bó chiếu còn hằn vết thương
Hăm
mấy năm vẫn đoạn trường
Nên
thơ trào máu xót thương phận tù
Khóc
người chết, giận kẻ ngu
Độc
dược Vô Sản rót ru dân mình
Vẽ
thiên đàng bằng vô minh
Về
đâu khi cáo-thành-tinh nắm quyền???
Ý Nga, 21.7.2003
CHÍNH-NGHĨA
Em hỏi anh về
nước Việt quê anh,
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.
Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?
Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...
Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)
Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!
Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!
Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"
Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!
Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh;
Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh.
Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?):
Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao
Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất
(Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)?
Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân!
Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân!
Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...
Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
"Thiếu Chính-Nghĩa!" Em phản-ứng ra sao?
(Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!)
Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương!
Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương!
Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức!
Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!
Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
Nếu họ phân-trần là "Không Chính-Nghĩa"
Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!
Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
Trung-Đông, Phi-Châu... có phù, có chống,
Hết "Lạ! Xa!", "Không hiểu rõ quân thù!"
Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
(Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!)
Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta!
THANH-THANH
JUST CAUSE
You asked me to
tell about my native land,
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.
And you made as if you did all understand;
But, I was aware you gave to it no priority,
Except to amuse yourself with your curiosity.
Would it be too
demanding if I asked back
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?
Your opinion on the war that became a crack
As the longest and most controversial conflict
To bedevil and cause people to contradict?
Do not mention
the fifty-eight-thousand lost,
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.
One-hundred-and-eighty-billion dollars cost,
And the way it happened in that painful past,
Its social and mental syndrome thence to last.
Just tell me
what you feel, think, and react
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!
When they claimed lack of Just Cause a fact
While National Security and Interests' scope
Is asserted to include anywhere on the globe!
Why not to let
Europe for the Nazis to take,
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?
And Asia for the Mikado militarists to invade,
And West Germany for the Soviets to fool,
And South Korea for the Red Chinese to rule?
Of course, the
States had to pay some prices
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!
To win and gain the biggest and best slices!
Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
Only because they came to a defamed pause!
Wait and
see! I bet, it will be taking actions
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"
To intervene for and against certain factions.
The Middle East, Africa... the cons and pros:
No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"
Now, you have
got it: It is remedying things!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!
Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
The Free World must win to redeem its pride
And justify that the Just Cause is on our side!
THANH-THANH
1992
KÝ CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
Ngày sinh: Sinh năm 1933 tại Hà Đông
Bút hiệu khác: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con
Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc,
Triều Đông, Người Sài Gòn …
Thân thế: Vào Nam năm 1951, từng trải qua các việc:
phóng viên nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu quân đội
VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới, thư ký sở viện trợ Mỹ. Năm 1977
bị Công An Việt Cộng bắt nhốt 2 năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài
thơ, bài viết sầu buồn ra nước ngoài. Tháng 5/1984 bị bắt lần thứ hai
cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa,
bị án tù 6 năm. Năm 1990 trở về Sàigòn, năm 1994 sang Hoa Kỳ tị nạn,
định cư ở Virginia.
MƯA SÀI GÒN...
Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngập nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngập lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngập quá xá..
Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cửa đóng kín. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngập nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.
Trước năm 1975 Sàigòn của tôi rất đẹp, chỉ sau năm 1975 bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, lính cái đít bự hơn cái thúng, khiêng ảnh Lão Già Hồ vào Sàigòn, Sàigòn của tôi mới xấu đi, mới bẩn đi. Trước năm 1975 mỗi năm khi mùa mưa đến với những trận mưa lớn đầu mùa – đồng bào tôi gọi là những "cây mưa" – mưa lớn quá nước mưa chẩy ra sông không kịp, Sàigòn của tôi cũng có vài con đường bị ngập nước, nhưng rất ít. Chẳng hạn như đường Lê Lai, nơi có tòa soạn nhật báo Ngôn Luận tôi thường đến hàng ngày, nhưng dù mưa có lớn đến đâu, dù có bị ngập nước mấy đi nữa chỉ hai giờ đồng hồ sau khi dứt mưa là đường Lê Lai lại khô ráo, sạch boong, nước đã rút hết. Thành phố Sàigon yêu thương của tôi chỉ bị nạn nước mưa ngập không thuốc chữa từ sau ngày bọn Bắc Việt Cộng vào chiếm Sàigòn.
Trước 1975 Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở nhà lầu, nhà lầu của ông, không phải nhà mướn, đi xe tu-bin Peugeot 504, hút thuốc điếu Winston, sài bật lửa gaz Dupont. Một tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ông xách túi, từ biệt bà vợ hiền – bà vợ hiền thứ tư của ông - ông theo tiếng gọi của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản", cái ủy ban mà người dân Sàigòn gọi là Ủy Ban Quanh Quẩn, ông lên đường đi "học tập cải tạo". Ngày xa xưa ấy, một sáng Tháng Năm năm 1975, chắc ông, cũng như nhiều vị sĩ quan quân đội tôi, nghĩ rằng ông chỉ đi xa tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh nhiều lắm là một, hai tháng rồi ông lại trở về trong vòng tay ấm của bà vợ hiền của ông, vì vậy ông đi tù cộng sản mà ông mang theo cái bật lửa gaz Dupont và hai tuýp gaz Dupont dzin để sạc bật lửa!
Như thị ngã văn. Chuyện sĩ quan ta mang hôïp quẹt Dupont đi tù cải tạo là do chính ông Trung Tá kể cho tôi nghe. Nhưng sự đời thảm não tơ vương không có chuyện đi tù cộng sản rồi lại thơ thới trở về mái nhà xưa êm đẹp như ông Trung Tá quân ta tưởng. Bắc Việt Cộng nó cho ông đi tù mười mùa lá rụng. Khi ông trở về thành phố cũ, vỉa hè xưa, bà vợ hiền của ông đã đi một đường không sang sông mà là vượt biển tự bao giờ, tòa nhà lầu của ông đã bị bọn Bắc Việt Cộng chiếm mất, một thằng cán bộ Việt Cộng làm chủ ngang xương tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh. Vắn tắt, tóm lại, đại khái cuộc sống của ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến ở Sàigòn những năm 1986, 1987, 1990 không có một ly ông cụ nào khác với cuộc sống của không biết bao nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi kẹt giỏ bỏ súng, bỏ lính, bỏ nhiệm sở, bỏ nhân dân, bỏ nước, chạy lấy người không kịp, bị bọn Bắc Việt Cộng nó bắt đi tù. Cuộc sống ấy đã được một ông Tầu từ mấy ngàn năm xưa miêu tả đầy đủ trong mấy câu : "Nhà mình người ở, xế mình người đi, vợ mình người chí chạt, con mình người đưa sang Kampuchia lấy xác bón cây thốt nốt.." Cuộc sống của các ông đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, rách, nát, bèo nhèo hơn cái mền Sakymen, xưởng máy bên Cầu Bình Triệu.
Ông Trung Tá đi tù về trên răng dưới không có lựu đạn, quả đáng tội trên răng dưới ông cũng có đôi giép, không nhà, không vợ con - lại phải nói cho đúng ông có nhà, có vợ con, cái gì chứ vợ con thì ông có hơi nhiều, nhưng ông bị mất nhà, mất vợ con, ông về sống trong một nhà cho mướn ở đường Sư Vạn Hạnh. Căn nhà này có nhiều phòng nhỏ được làm để cho những em lấy Mỹ mướn những năm 1965, 1970. Năm xưa ấy khi chủ nhân căn nhà chia nhà ra làm nhiều phòng nhỏ chỉ là để cho các em lấy Mỹ mướn thôi, chủ nhà đâu có ngờ rằng chẳng mấy mùa cóc chín sau khi các em lấy Mỹ không còn khứa Mỹ nữa những căn phòng nhỏ đó lại có khách mướn. Lần này khách mướn không phải là Me Mỹ mà là các ông sĩ quan đi tù về. Hai ông Trung Tá ở chung một phòng, mỗi ông một cái giường sắt cá nhân, không ông nào có vợ con chi, bữa mô ông nào cần tiếp khách thì ông kia phú lỉnh đi khỏi phòng chừng ba, bốn tiếngđồng hồ mới về. Rồi ông Trung Tá dạt về sống trong Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi năm mùa mưa tới, những cây mưa lớn đổ xuống Sàigòn, con đường Nguyễn Thiện Thuật nước ngập như sông, nước ngập cả ngày, cả đêm, 24 tiếng đồng hồ nước chưa rút đi hết, bọn trẻ nhỏ trong khu phố có dịp ở truồng chạy ra đường nghịch nước.
(còn tiếp)
Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngập nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngập lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngập quá xá..
Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cửa đóng kín. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngập nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.
Trước năm 1975 Sàigòn của tôi rất đẹp, chỉ sau năm 1975 bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, lính cái đít bự hơn cái thúng, khiêng ảnh Lão Già Hồ vào Sàigòn, Sàigòn của tôi mới xấu đi, mới bẩn đi. Trước năm 1975 mỗi năm khi mùa mưa đến với những trận mưa lớn đầu mùa – đồng bào tôi gọi là những "cây mưa" – mưa lớn quá nước mưa chẩy ra sông không kịp, Sàigòn của tôi cũng có vài con đường bị ngập nước, nhưng rất ít. Chẳng hạn như đường Lê Lai, nơi có tòa soạn nhật báo Ngôn Luận tôi thường đến hàng ngày, nhưng dù mưa có lớn đến đâu, dù có bị ngập nước mấy đi nữa chỉ hai giờ đồng hồ sau khi dứt mưa là đường Lê Lai lại khô ráo, sạch boong, nước đã rút hết. Thành phố Sàigon yêu thương của tôi chỉ bị nạn nước mưa ngập không thuốc chữa từ sau ngày bọn Bắc Việt Cộng vào chiếm Sàigòn.
Trước 1975 Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở nhà lầu, nhà lầu của ông, không phải nhà mướn, đi xe tu-bin Peugeot 504, hút thuốc điếu Winston, sài bật lửa gaz Dupont. Một tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ông xách túi, từ biệt bà vợ hiền – bà vợ hiền thứ tư của ông - ông theo tiếng gọi của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản", cái ủy ban mà người dân Sàigòn gọi là Ủy Ban Quanh Quẩn, ông lên đường đi "học tập cải tạo". Ngày xa xưa ấy, một sáng Tháng Năm năm 1975, chắc ông, cũng như nhiều vị sĩ quan quân đội tôi, nghĩ rằng ông chỉ đi xa tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh nhiều lắm là một, hai tháng rồi ông lại trở về trong vòng tay ấm của bà vợ hiền của ông, vì vậy ông đi tù cộng sản mà ông mang theo cái bật lửa gaz Dupont và hai tuýp gaz Dupont dzin để sạc bật lửa!
Như thị ngã văn. Chuyện sĩ quan ta mang hôïp quẹt Dupont đi tù cải tạo là do chính ông Trung Tá kể cho tôi nghe. Nhưng sự đời thảm não tơ vương không có chuyện đi tù cộng sản rồi lại thơ thới trở về mái nhà xưa êm đẹp như ông Trung Tá quân ta tưởng. Bắc Việt Cộng nó cho ông đi tù mười mùa lá rụng. Khi ông trở về thành phố cũ, vỉa hè xưa, bà vợ hiền của ông đã đi một đường không sang sông mà là vượt biển tự bao giờ, tòa nhà lầu của ông đã bị bọn Bắc Việt Cộng chiếm mất, một thằng cán bộ Việt Cộng làm chủ ngang xương tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh. Vắn tắt, tóm lại, đại khái cuộc sống của ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến ở Sàigòn những năm 1986, 1987, 1990 không có một ly ông cụ nào khác với cuộc sống của không biết bao nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi kẹt giỏ bỏ súng, bỏ lính, bỏ nhiệm sở, bỏ nhân dân, bỏ nước, chạy lấy người không kịp, bị bọn Bắc Việt Cộng nó bắt đi tù. Cuộc sống ấy đã được một ông Tầu từ mấy ngàn năm xưa miêu tả đầy đủ trong mấy câu : "Nhà mình người ở, xế mình người đi, vợ mình người chí chạt, con mình người đưa sang Kampuchia lấy xác bón cây thốt nốt.." Cuộc sống của các ông đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, rách, nát, bèo nhèo hơn cái mền Sakymen, xưởng máy bên Cầu Bình Triệu.
Ông Trung Tá đi tù về trên răng dưới không có lựu đạn, quả đáng tội trên răng dưới ông cũng có đôi giép, không nhà, không vợ con - lại phải nói cho đúng ông có nhà, có vợ con, cái gì chứ vợ con thì ông có hơi nhiều, nhưng ông bị mất nhà, mất vợ con, ông về sống trong một nhà cho mướn ở đường Sư Vạn Hạnh. Căn nhà này có nhiều phòng nhỏ được làm để cho những em lấy Mỹ mướn những năm 1965, 1970. Năm xưa ấy khi chủ nhân căn nhà chia nhà ra làm nhiều phòng nhỏ chỉ là để cho các em lấy Mỹ mướn thôi, chủ nhà đâu có ngờ rằng chẳng mấy mùa cóc chín sau khi các em lấy Mỹ không còn khứa Mỹ nữa những căn phòng nhỏ đó lại có khách mướn. Lần này khách mướn không phải là Me Mỹ mà là các ông sĩ quan đi tù về. Hai ông Trung Tá ở chung một phòng, mỗi ông một cái giường sắt cá nhân, không ông nào có vợ con chi, bữa mô ông nào cần tiếp khách thì ông kia phú lỉnh đi khỏi phòng chừng ba, bốn tiếngđồng hồ mới về. Rồi ông Trung Tá dạt về sống trong Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi năm mùa mưa tới, những cây mưa lớn đổ xuống Sàigòn, con đường Nguyễn Thiện Thuật nước ngập như sông, nước ngập cả ngày, cả đêm, 24 tiếng đồng hồ nước chưa rút đi hết, bọn trẻ nhỏ trong khu phố có dịp ở truồng chạy ra đường nghịch nước.
(còn tiếp)
Younggun007
Super Member Join Date: Nov 2004 Số Điểm: 14953 |
06-01-2011
, 04:43 AM
.........................
|
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-07-2011
, 09:07 AM
Sàigòn hiện nay có đến 100 chỗ bị ngập nước trong mùa mưa. Một
chỗ ngập nặng là đường Trần Quốc Toản của ta, nay bị bọn Việt Cộng gọi
bằng cái tên không giống con giáp nào là đường 3 Tháng 2. Đoạn đường này
mỗi trận mưa lớn nước ngập lên cả thước. Nghe nói bọn Việt Cộng xây cái
gọi là Nhà Hát Hòa Bình của chúng ngay trên cửa cống chính của đường
Trần Quốc Toản, bít luôn ống cống nên đường này mới ngập nước nặng đến
như thế. Năm nào trong mùa mưa cũng có cả chục người Sàigòn chết thảm vì
bị nước cuốn vào những miệng cống.
Liêu lạc bi tiền sự... Sống buồn ở nước Mỹ, quê người Mỹ, chuyện mưa Sàigòn làm tôi nhớ Saigòn quá chời, quá đất. Bây giờ là Tháng Năm Tây, bây giờ là Tháng Tư Ta. Tháng Tư đầu mùa hạ, tiết trời thật oi ả...Năm nào Tháng Tư Ta Sàigòn cũng oi mưa, nóng bức, khó chịu đến mười lăm, hai mươi ngày. Rồi trận mưa đầu mùa đến Sàigòn, sấm vang, chớp giựt đùng đùng, loe lóe, đất trời Sàigòn chuyển động,nháng lửa, gió lớn, cây lá vặn mình, những đường dây diện Sàigòn đong đưa nhẩy tuýt, cả thành phố nín thở chờ đợi, bầu trời vỡ bung, nước đổ xuống sầm sập. Mưa..! Mưa..! Không khí nhẹ đi. Mát rượi. Người Sàigòn thở ra khoan khoái. Ôi.. phải được sống ở Sàigòn người Việt Nam mới có cái thống khoái chờ, và thấy, và hưởng cái khoái lạc khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống... Những cây mưa đầu mùa Sàigòn...! Những năm 1960 tôi từng viết: "Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp mới tắm xong..." Từ ấy đã bốn mươi mùa mưa đi qua cuộc đời, những nàng trinh nữ năm ấy nay đã thành những bà cụ già, nhiều nàng có thể còn đa tình, trái tim còn sống mạnh nhưng già thì các nàng vẫn già, hôm nay nhớ lại tôi lấy làm lạ tại sao một anh cả đẫn ngớ ngẩn như tôi lại viết được một câu gợi cảm đến như thế về thành phố Sàigòn của tôi sau cơn mưa lớn:"Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong!" Mai sau nếu có chàng trai hào hoa, phong nhã nào ngửi da thịt người đàn bà chàng yêu thương vừa mới tắm xong, thơm phức, và nói: "Em sạch như thành phố Sàigòn sau cơn mưa lớn..." thì một nửa câu nói tình tứ ấy là của tôi! Ở đây thép rỉ, son mòn...Xa quê hương, tôi nhớ những mùa mưa tôi nằm trong phòng tù Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu ở quê hương tôi. Những phòng tù Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, bốn tường kín mít, mái tôn, không có trần, nhốt 20 người đã khó thở nhưng nhồi nhét đến 40 người tù. Những tháng mùa nắng phòng tù nóng như lò nướng bánh mì. Bọn tù chúng tôi rôm sẩy đầy mình, nải chuối sứ hãy còn xanh được treo trên tường phòng tù chỉ sau một đêm chịu hơi người sáng hôm sau đã chín vàng rọm. Trận mưa lớn đổ xuống, có tên cai tù tốt bụng mở cửa phòng tù cho tù chạy ra sân tắm mưa ở ống máng, chỉ hai phút tắm mưa bao nhiêu rôm xẩy lặn hết. Tôi nhớ những trận mưa lớn ở Nhà Tù Chí Hòa. Nhà tù Chí Hòa có nhiều chuột cống. Bọn chuột cống biết bọn tù chúng tôi bị nhốt trong phòng, không động được đến cái chân lông của chúng được nên tối xuống, khi cửa sắt hành lang đã đóng, đã khóa, bọn chúng đàng hoàng kéo nhau ra hành lang, đưổi nhau, đùa rỡn, nhẩy măm-bô, nhót tăng-gô, nựng nhau, cắn nhau, bọn tù chúng tôi đứng sau hàng song sắt suỵt suỵt dọa nạt chúng, chúng tỉnh queo, chúng coi như pha, chúng không thèm chấp. Chúng còn dương mắt nhìn chúng tôi khinh bỉ, chúng tôi nghe tiếng chúng nói: "Chúng mày tù, chúng mày làm gì được chúng ông? Suỵt soạt ký gì?" Nên khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, nước thoát đi không kịp, các ống cống đầy nước, bọn chuột cống phải chạy lên sân nhà tù, chúng tôi thích thú khi thấy anh em tù nhân được ra làm những việc chia cơm, quét dọn, vây đuổi đập chết cả mấy chục con... Và sau những trận mưa lớn đầu mùa, đêm xuống, nằm thao thức không ngủ được trên nền xi-măng phòng tù Chí Hòa, tôi ngạc nhiên nghe tiếng ếch nhái kêu vang suốt đêm. Tôi tự hỏi trong cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng vừa qua, bọn nhái bén, chẫu chàng, chẫu chuộc trốn nấp ở đâu, làm sao chúng sống qua cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng để đêm nay, trời vừa đổ cơn mưa lớn, chúng kéo nhau lên mặt đất đồng ca vang rân như thế? Tôi nhớ mùa mưa thứ nhất tôi nằm trong sà-lim số 15 Khu B Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu. Mùa mưa năm 1977, đây là những tháng thứ nhất tôi bị tù trong đời tôi. Một đêm mưa lạnh, không ngủ được, tôi làm thơ: Nằm trong khám tối âm u Buồn nghe đêm lạnh sương mù sa mưa Bồi hồi tưởng mái nhà xưa Ngày đi đã nát, bây giờ ra sao? Thương Em nhạt phấn, phai đào Đêm đêm trở giấc chiêm bao một mình. Ngủ đi Em, mộng bình minh Mưa bao nhiêu giọt là Tình bấy nhiêu. Một đêm mưa năm 1976 tôi trên xe đạp đi lang thang trong thành phố không đèn tối đen, tôi làm thơ: Ở đấy mộ người toàn cỏ trắng Riêng mộ người yêu cỏ sắc xanh. Đêm mưa, đèn tắt, thành xưa vắng Thương nhớ tình ta chỉ một anh. Em đi mùa ấy mưa hay nắng? Đời vắng khanh đời chỉ nhớ khanh. Lầu vàng, nhà cỏ rồi yên lặng Phố chợ, rừng hoang cũng vắng tanh Người yêu, người ghét đều quên lãng Chẳng còn anh cũng chẳng có em Mồ em cỏ ấy vàng hay trắng? Anh biết mồ anh cỏ sắc xanh! Em yêu dấu..Anh kể Thơ Mưa của những thi sĩ chính hiệu con nai vàng em nghe nhé. Thơ Việt của chúng ta có nhiều Thu và Mưa. Trong Thơ Ta Mưa cũng nhiều nếu không nói là nhiều hơn Thu. Thuyền Trưởng Văn Quang nhắc đến bài Thơ "Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội" của Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, Thơ do Nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc: Mưa hoàng hôn, trên thành phố buồn, gió heo may vào hồn Thoảng hương tóc em ngày qua Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa Thương mầu áo ngà. thương mắt kiêu sa, hiền ngoan thiết tha... Thơ ngây đôi má nhung hường Hà Thành trước kia thường thường về chung lối đường Khi mưa ướt lạnh mình chung nón dìu bước thơm phố phường... Mưa ngày nay như lệ khóc phần đất quê hương tù đày Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài? Giăng mắc heo may! Sầu rơi ướt vai, hồn quê tê tái... * Mưa mùa thu, năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù Tủi thân nhớ bao ngày qua Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng Hà Ôi còn đâu vàng son mùa thu hiền hòa Đau lòng Tháp Rùa, Thê Húc bơ vơ, Thành Đô xác xơ Cô liêu trong nỗi u hoài, lòng người sống lạc loài, thê lương mềm vai gầy Bao oan trái dâng lên tê tái, cho kiếp người héo mòn tháng ngày Mưa còn rơi, ta còn ước rồi nắng yêu thương về đời Vang trời tiếng cười, ấm niềm tin hồn người, mây trắng vui tươi Tình quê ngút khơi, Tự Do phơi phới... (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-17-2011
, 10:33 AM
Bài thơ trên đây được đặt tên là "Mưa Sàigòn, mưa Hà Nội" nhưng
cứ theo như ý ngu không có một su teng văn nghệ, văn gừng nào của tôi
thì nó chẳng có một ly ông cụ nào là "Mưa Sàigòn", nó chỉ là "Mưa Hà
Nội". Năm xưa ấy, năm 1956, khi thi sĩ sáng tác nó, có thể vì ông sống ở
Sàigòn mà mần thơ nhớ riêng mưa Hà Nội trong khi Sàigòn cũng có mưa mà
ông không nhắc nhở gì đến Mưa Sàigòn cả, sợ chuế nên thi sĩ móc ba tiếng
"Mưa Sàigòn" vào cho bài thơ có tí mầu sắc Sàigòn. Cũng dễ hiểu thôi,
năm 1956 đất nước ta mới bị chia cắt, thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, nhạc sĩ
Hoài Bắc Phạm Đình Chương còn trẻ, hai ông mới xa Hà Nội của hai ông có
hai niên nên hai ông nhớ thương Hà Nội của hai ông. Hai ông cảm khái nên
ông ni mần thơ, ông kia phổ nhạc bài thơ nhớ thương Hà Nội đó. Hai mươi
năm sau, năm 1975, người ta thấy cả hai ông – thi sĩ, nhạc sĩ – không
ông nào còn nhớ thương Hà Nội nữa, khi có thể về thăm lại "Thành Đô yêu
mến.." hai ông bỏ chạy có cờ!
Trở lại với Mưa trong Thơ, với Thơ Mưa, em yêu dấu, anh kể một lô Thơ Mưa em nghe nhé! Đây là Thơ Mưa Trần Huyền Trân: Mưa bay trắng lá rau tần Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa. Có người về khép song thưa Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng. * Ta trở về đây không gối chăn Một mình ly rượu rét căm căm Không là lính thú sầu lên ải Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm. Nhớ lại mùa mưa những thuở nào Rượu rồi nâng cổ áo lên cao Dăm ba mồi thuốc đi chung bóng Lòng chép cho lòng bao chiêm bao; Lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm Gác trọ không đèn hết cố nhân... Thi sĩ không là lính thú sầu lên ải, mà cũng thấy lòng chia dưới cát lầm. Tôi không phải là thi sĩ nhưng ở xứ người đôi khi về nhà khuya lên thang gác tôi cũng nghe gió nhủ, mưa thầm, cả những đêm trời Mỹ không mưa gió, tôi cũng nghe tiếng gió nhủ, mưa thầm vang lên trong trái tim tôi, chỉ có điều là ở nước Mỹ tôi lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm, gác trọ sáng đèn nhớ cố nhân! Vài dòng Mưa nữa trong Thơ Trần Huyền Trân: Phải đây mùa nhớ thương nhau Chim ngoài ngọn gió, mưa đầu cành mưa Biết yêu thì khổ có thừa Hình dung một thoáng, tương tư chín chiều Xa nhau gió ít, lạnh nhiều Lửa khuya tàn chậm. mưa chiều đổ nhanh Bóng đơn đi giữa kinh thành Nhìn duyên thiên hạ, nghe tình người ta Đêm về hương ngát bên hoa Tỉnh ra thì lại vẫn là chiêm bao. Đưa người ta không đưa qua sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng. Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Thi sĩ Thâm Tâm tự hỏi như thế. Thâm Tâm chỉ để lại cho đời ba, bốn bài thơ, bài nào cũng làm tôi cảm khái. Đây là Mưa trong Thơ Thâm Tâm: Ngoài phố mưa bay, xuân bốc rượu Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê - Ới ơi..bạn tác ngoài trôi giạt Chẳng đọc thơ ta tất cũng về! Không nhớ bài thơ dưới đây của thi sĩ nào: Nửa khuya tỉnh giấc lòng đau Nửa mong tảng sáng, nửa cầu thâm khuya. Tiếng chuông ở giáo đường kia Hay trong chùa nọ, sầu chia sang người. Biết mưa đang đổ nên lười Nằm nghe lá rụng tơi bời rung cây. Em ơi...Buồn lạnh thế này Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi... Ối giời ơi... Cơm nhà, quà vợ như tôi, chân chính, thuần thành, thâm niên, trung kiên, tuyệt đối... Dzậy mà đọc bài thơ trên tôi cũng muốn kêu toáng lên...Em ơi... Buồn lạnh thế này... Cùng ta chẳng có một ngày nằm chung, xin lỗi, nằm đôi. Chít mất! (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-21-2011
, 02:29 PM
Mới đây một bạn đọc viết cho tôi:
- Đọc đoạn ông tả cuộc chia tay với người đẹp độc giả buổi trưa đường Thống Nhất Sàigòn, nắng vàng lung linh, tôi cảm khái cách gì... "Cảm khái cách gì.." Bạn ơi..Đọc chuyện tôi bạn "cảm khái cách gì", tôi đọc hai câu Thơ "Em ơi buồn lạnh thế này..Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi.." tôi cũng "cảm khái cách gì.." Mèn ơi..! Cảm khái quá đi mất! Cảm khái ơi là cảm khái. Giời mưa ướt áo làm gì..? Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng Tuổi son má đỏ, môi hồng Bước chân về đến nhà chồng là thôi Hôm qua mưa gió đầy trời.. Thơ Nguyễn Bính có nhiều Mưa: Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng... Huế có nhiều thi sĩ, tôi thấy Thi sĩ Bắc Kỳ Nguyễn Bính làm Thơ Mưa Huế tuyệt nhất: Mấy tuần ròng rã gió mưa Bên lầu đò lạnh, gió lùa nước dâng. Ngược xuôi, mưa gió dãi giằng Nằm đây nhớ nửa vầng giăng chốn nào. Mưa rào rào, gió ào ào Trùm chăn say khói thuốc lào đê mê. Học sinh mấy buổi đi về Quần cao, nón thấp ê chề gió mưa. * Giời mưa ở Huế sao buồn thế Cứ kéo dài ra đến mấy ngày.. Hôm qua còn sót hơn đồng bạc Hai đứa bàn nhau uống rượu say. Nón lá, áo tơi ra quán ruợu Chơ vơ trên bãi nước sông đầy... Sầu nghiêng mái quán, mưa tong tả Chén ứa men lành, lạnh ngón tay. Ôn lại những ngày mưa gió cũ Những chiều hành viện, những đêm say... Và Nguyễn Bính làm thơ ở Nam Kỳ: Những ai đan áo ngự hàn ngày xưa Những ai mảnh quạt đề thơ Nam Kỳ cũng gió, cũng mưa Đêm đêm đắp đổi cũng vừa chăn bông. Mình đi trăm núi, ngàn sông Ngờ đâu mang cả lạnh lùng sang Nam... Những ai đón bạc, đưa vàng Những ai ai đó, bây giờ những ai..? Há rằng uổng một đời trai Quyết tâm phá bí, ai dè vẫn thua. Đến đây đường khóc cùng đồ, Phải đâu Ba Thục hay bờ Ô Giang? Đèn chong lụi cả canh tàn Ngoài sông ai đó quá giang gọi đò. Hỡi người đi gió, về mưa Có gây dựng nổi cơ đồ gì không? Đã đành nhớ núi, thương sông Nằm đây xa cách muôn trùng ải quan... * Một thân lận đận nơi trời xa Nằm nghe mưa rơi trên mái nhà Gió bắt vào thu đầy tiếng lá Đời tàn mộng đẹp, tiếc xuân qua Long tong mưa nhỏ gieo từng giọt Ắng lặng không nao một tiếng gà Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại Đêm dài đằng đẵng, đêm bao la Cũng may cho những người lưu lạc Càng khỏi trông trăng, đỡ nhớ nhà... Em ơi..Anh đưa em sang Thơ Mưa Huy Cận: Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi Rơi rơi, dìu dịu, rơi rơi Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ Tương tư hướng lạc, phương mờ Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe Gió về lòng rộng không che Hơi may hiu hắt bồn bề tâm tư. * Người ở bên trời, ta ở đây Chờ mong phương nọ, nhớ phương nầy Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm Vạn lý sầu lên, núi tiếp mây Nắng đã xế về bên xứ bạn Chiều mưa trên bãi nước sông đầy. Trông vời bốn phía không nguôi nhớ Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay. Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày Chiếu chăn không ấm người nằm một Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay. (còn tiếp) Last edited by DocHanh08; 06-21-2011 at 02:40 PM.. |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-23-2011
, 07:12 AM
Em ơi... Đến đây là những dòng Thơ Mưa anh cảm khái suốt một đời: Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương
Đàn rưng rưng lệ, phách dồn mưa Tiếng hát tàn rơi hận thuở xưa. Bụi nhuốm Thiên Thai mờ hứng ruợu; Đời sau say giúp mấy cho vừa! Cô đơn men đắng sầu trăng bến Đất trích Tầm Dương quạnh tiễn đưa. Nhịp đổ càng mau nghe ríu ríu Tê rời tay ngọc lúc buông thưa. * Tóc sõa tơ vàng nệm gối nhung Đây chiều hương ngát lả hoa dung Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng. Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay Buồn mưa trăng lạnh, nắng hoa gầy Nắng mưa đã trải tình nhân thế Lưu lạc sầu chung một hướng say. Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai Ra đi chẳng hứa một ngày mai Em ơi lửa tắt, bình khô rượu Đời vắng em rồi, say với ai? * Ôi thân mến! Nhắc làm chi thuở ấy Đêm nay đây hồn xế nẻo thu tàn.. Khóc chia lìa, ai níu gọi than van? Ta chỉ biết nằm nghe tình hấp hối. Say đã gắng để khuây sầu lẻ gối Mưa. mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau. Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc? Chao ôi..Cơm nhà, quà vợ từ hằng hà sa số kiếp, một chai la-ve 33 ăn nói đã loạng quạng, vậy mà cũng hiu hiu tiêu sái gõ nhịp sầu ca "Em ơi lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi, say với ai..?" Cả đời chỉ biết có một người đàn bà, vậy mà cũng "..Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau..Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc..?" Cảm khái cách gì! Còn nhiều dòng Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương nhưng đêm có khuya, ngày có rạng, người viết dù hứng khởi, dù cảm khái, bài viết cũng không thể quá dài, trang báo có hạn, trang báo còn phải dành cho bài viết của người khác và cho quảng cáo, em cùng anh sang Thơ Mưa Đinh Hùng: Tình đến bên người, núi chắn ngang, Tà dương mái tóc ngút mây vàng Bỗng nghe lạc trận mưa ngàn đổ Cả một mùa thu đã quá giang... Sóng tóc rừng mưa gợn trập trùng Nghẹn ngào từng tiếng nấc thu không Sương pha áo mỏng, gầy non bạc Chiều lặng soi gương, xót má hồng. Chiều lại chiều mưa, nước ngập đồng Mộng vàng hoa mướp rụng ven sông Đợi em từ mấy phương bèo rạt Mưa lọt chiêm bao, tóc rối bồng. Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa Gối chăn như hải đảo vô bờ Sóng dâng hồn vách sầu nghiêng bóng Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa. * Mênh mang sóng mắt Ngờ biển dâu Núi non nhìn ta vừa nghiêng đầu Hình như hội ngộ Từ ngàn thâu. Ta tỉnh hay mơ? Chiều nay trăng khép Hàng mi sầu Hay tà dương thu Mưa rơi mau? (còn tiếp) |
DocHanh08
Loyal Member Join Date: Feb 2008 Số Điểm: 1123 |
06-24-2011
, 11:35 AM
Thơ của ai tôi cũng có thể phụ đề Việt ngữ, thường là tâng bốc,
suýt xoa, hít hà hay quả là hay, hay quả, quả hay, cảm khái ơi là cảm
khái, đến Thơ Mưa Đinh Hùng thì tôi thôi không ca tụng nữa. Ca tụng,
tâng bốc là thừa.
Giữa đêm lòng bỗng hoang vu Gối chăn nghe cũng tình cờ quan san. Bước thu chừng sớm lìa ngàn, Nhớ giây nguyệt lạnh, cung đàn thương hoa. Em về rũ tóc mưa sa Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương. Rời tay nhịp phách đoạn trường Hồn đêm nay thấm mùi hương năm nào? Sầu che nửa mặt chiêm bao, Dòng mưa, thu lệ chìm vào phấn son. Nét mày cong vút núi non, Mông mênh xiêm trắng linh hồn vào thu. * Có kẻ nghe mưa trạnh mối sầu Vắt tay nằm mộng suốt đêm thâu. Gió từ sông lại, mưa từ biển Không biết người yêu nay ở đâu? Tôi ngủ bâng khuâng một gối buồn Giường lênh đênh nổi giữa băng sơn. Xoay mình giận mảnh chăn hờ hững. Tuyết phủ, sương dâng một nửa hồn. Người ta xa lánh cả tôi rồi! Trở gối, nghe hồn động biển khơi. Xa bạn, xa lòng, xa mắt đẹp, Gió mưa dòng tóc, đắng vành môi. Dĩ vãng dầm mưa lén bước về Áo trùng, mây tỏa, mặt sầu che. Run tay ấp nửa bàn chân lạnh Thương những con đường mưa cuốn đi Bài viết đã dài mà Mưa còn nhiều. Đành ngừng ở đây thôi. Ngừng nhưng còn tiếc nên Mưa thêm vài cơn Mưa nữa.. Những Thơ Mưa trên đây đều là Thơ Mưa trước năm 1975. Từ ấy, tức từ năm 1945 đến nay, ta có Thơ Mưa Quang Dũng: Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai Sông xa từng lớp lớp mưa dài. Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai? Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự Bên này em có nhớ bên kia? Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề... Em nhớ không em, những tiếng Ca Mưa chúng ta cùng nghe ngày xưa khi chúng ta còn trẻ: Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng mãi nơi giang đầu? Và: Em đến thăm anh một chiều mưa, đường trơn ướt tiêu điều.. Em đến thăm anh chiều đông giá, em đến thăm anh chiều mưa gió, đường xa lạnh lùng.. Và: Mưa rừng ơi mưa rừng.. Những lời Ca Mưa chìm trong dĩ vãng nhạt nhòa, hình ảnh Sàigòn trong mưa thấp thoáng hiện về, cả thành phố trắng xóa nước mưa, Sàigòn dưới cây mưa như người đàn bà đẹp nằm chịu cơn lạc thú, cây mưa đầu mùa Sàigòn như gã đàn ông quằn quại trên thân thể người đàn bà đẹp, những con đường ngập nước như những dòng sông. Mưa ở Sàigòn mới là mưa. Tôi không biết ở những nơi khác ra sao, tôi thấy mưa Virginia không trận nào ào ạt lớn, mạnh, đại lượng, ban phát khoái lạc, oai nghiêm như những trận mưa ở Sàigòn, nhất là những trận mưa đầu mùa mưa, như những trận mưa đang đổ xuống Sàigon tháng này. Đành phải tạm ngừng thôi.. Mưa, mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc? Em về rũ tóc mưa sa Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương Gió từ sông đến, mưa từ biển Không biết người yêu nay ở đâu? Gió từ sông đến, mưa từ biển..Không biết người yêu nay ở đâu? Cảm khái cách gì! CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG |
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0218
TẠP GHI CỦA HUY PHƯƠNG
Tháng rồi báo chí đưa tin, tại một nhà dưỡng lão thuộc thành phố Providence, tiểu bang Rhode Island, có một con mèo tên Oscar, có khả năng báo tử, vì nó thường đến nằm cạnh những bệnh nhân sắp qua đời. Sự tiên đoán chính xác còn hơn cả những bác sĩ y khoa khiến mọi người cũng như vị bác sĩ trong viện dưỡng lão này phải ngạc nhiên, đã được thể hiện trong 25 trường hợp. Thường thì bệnh nhân chỉ sống thêm bốn năm tiếng đồng hồ sau khi con mèo báo tử đến nằm bên cạnh.
Phần lớn gia đình người bệnh đều cám ơn còn mèo đã cho họ biết trước để lo hậu sự cho người thân, nhưng không biết có ai muốn đuổi con mèo báo tử này đi không. Phần đông các cụ trong khu dưỡng lão này đều mắc bệnh suy trí nhớ, còn chúng ta, nếu còn minh mẫn, sẽ nghĩ thế nào khi một ngày kia, có một con mèo như thế bỗng dưng ra chiều âu yếm đến nằm bên cạnh.
Con người phải chết, chúng ta là con người, chúng ta phải chết, nhưng không phải ai cũng dễ dàng khi nghĩ về cái chết và không sợ chết. Tôi thật ghét con mèo này. Cái gì đến nó sẽ đến, vì sao phải cần phải báo trước?
Vì dù có được báo trước thì cũng chẳng có ai sửa soạn được gì đâu. Cuộc đời năm bảy mươi năm, đâu có dễ dàng sửa đổi, điều chỉnh hay làm lại từ đầu trong vòng vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi.
Cứ nghĩ, rồi không phải một hôm nào đó, mà chỉ có năm bảy ngày hay bốn tiếng đồng hồ như các cụ trong nhà dưỡng lão, chúng ta phải sửa soạn hành lý để lên đường.
Chừng ấy thời gian liệu có đủ cho chúng ta sắp xếp tất cả những của cải, danh vọng trong cả một đời người vào trong mấy chiếc va ly và nhét đầy trong các túi áo, xách tay như chuyến du lịch vừa rồi. Nghe nói lần nầy, lần này luật đời khắt khe, họ không cho chúng ta mang theo gì cả mà ra đi trần truồng cũng như khi chúng ta oe oe mấy tiếng vào đời. Có chăng là thân xác ấy đã già nua, có khi rệu rã không còn như mầm non mới nhú ngày nào.
Chúng ta phải bỏ tất cả, vợ con, gia đình, thân thuộc bạn bè để đi đến một nơi nào đó mà hoàn tòan chúng ta không biết, một mình cô đơn “tôi với trời bơ vơ”. Chúng ta chưa tưởng tượng ra ở nước Chúa có cái gì nơi đó, và ở xứ Phật Giáo có vui không hayThiên đàng Hồi Giáo có cả nghìn trinh nữ ra sao? Đó là nơi để dành cho những người hiền lành tử tế hay cho những kẻ tuẫn tiết, điên cuồng, còn những người phàm phu tục tử sẽ về nơi cái địa ngục, khổ đau đầy nhục hình như thế nào? Có sợ hãi, lo lắng không, khi chúng ta đi mà không chắc mình sẽ đến đâu, cũng không có nỗi một người bạn đồng hành để tâm sự hay một người nào đó có thể gặp để hỏi đường.
Trong một lúc chán đời nào đó, có lẽ tôi cũng muốn hăm hở muốn đi nhanh về cõi chết, nhưng vào những lúc thấy cuộc đời đáng yêu như thế này, bỏ nó mà ra đi, làm sao khỏi bịn rịn, luyến tiếc. Buổi sáng bầu trời xanh ngắt, mây trắng viền trên những dãy núi xa, vườn nhà ai đang nở những đóa hoa.
Tôi nghe những tiếng cười trẻ thơ khi chúng chạy đùa trong công viên, tôi nghe được cả tiếng chim vừa cất tiếng hót. Đọc được một bài thơ hay tôi còn thấy lòng mình sảng khoái cũng như được thấy một cảnh tượng đẹp đẽ của trời đất. Bao nhiêu người thân, bao nhiêu khuôn mặt yêu thương trong suốt cuộc đời mà rồi đây tôi phải bỏ lại. Cả cái sinh hoạt thường ngày này đây rồi sẽ không còn tôi ở trong đó nữa, tôi đi xa hay tôi đã tan biến, rồi còn ai nhớ đến tôi không? Cũng có thể tôi sẽ không có một nấm mồ để người thân thăm viếng, tôi sẽ là cát bụi tan vào hư vô.
Người xưa Trung Quốc thì nói rằng sự chết như trở về đi trên con đường làng quen thuộc cũ, hình ảnh đó đẹp đẽ biết bao nhiêu. Nhà thơ Mỹ Walt Whitman thì nói:“Chẳng có gì đẹp đẽ bằng cái chết”, trong lúc đó ông Thomas Hobbes lại đặt câu hỏi : “Tại sao sợ chết? Đó là cuộc mạo hiểm đẹp đẽ nhất trong đời!” Xin can quý ông, tôi không biết trước khi chết các ông có cười không, vì thực sự tôi chưa thấy ai cười, dù là mỉm cười trước khi chết, mà chỉ thấy toàn đau đớn, rên siết.
Nếu con mèo báo tử đến nằm bên cạnh chúng ta hôm nay, và chúng ta cũng biết chắc chắn rằng chỉ còn vài giờ nữa chúng ta sẽ ra đi hay “trở về” (nếu sinh là ký mà tử là quy), chúng ta sẽ làm gì trong những giờ phút cuối cùng ấy? Những công việc chưa hoàn thành, những món tiền dành dụm chưa tiêu hết, những của cải không biết để lại cho ai.
Chúng ta sẽ nói một lời xin lỗi với ai đó mà chúng ta vẫn canh cánh ân hận bên lòng bao năm qua, gởi lời cám ơn đến một người mà chúng ta chưa có cơ hội đền đáp. Xem ra cuộc đời cũng khá ngắn ngủi vì rõ ràng có bao nhiêu việc chưa làm xong.
Nhưng có khi không còn kịp nữa, chúng ta đã hôn mê rồi, đi vào một giấc ngủ không bao giờ thức giấc trở lại.
Huy Phương
TẠP GHI CỦA PHAN
Mùa hè đến sớm
Thursday, 24 May 2012 19:31
Tạp Ghi
Cô bé hàng xóm, tôi nhớ chừng mấy mùa hè trước, cô còn chơi nước với lũ trẻ hàng xóm ngoài sân. Chúng mua từ Wal-Mart về những tấm trải ny-lon thật lớn để trải lên cỏ dốc, xịt nước và xà bông cho trơn rồi tuột và cười râng một góc trời mùa hạ. Rồi mùa hạ qua đi như tuổi thơ, gặp lại cô như thiếu nữ ở cuối đường, nơi xe bus vàng đón rước học sinh. Những mùa về không hẹn, mùa đi không giã từ cho lòng chợt bâng khuâng khi sớm ra lá mới đã đầy cành, hay lá vàng không dưng nhuộm cả không gian... thì ông ngoại của cô bé vẫn ngồi như gốc cây mục ở một góc sân để trông chừng bọn nhỏ chơi nước. Nhưng từ bao giờ đã không thấy ông ngồi đấy nữa, một kết thúc buồn tênh như phận người, ai đến cũng ồn ào với tiếng khóc chào đời nhưng ra đi lặng lẽ như những mùa qua... Tôi vẫn đi về ngang căn nhà ấy, lòng chợt buồn khi nhìn về phía góc sân để chào ông già nọ. Nhiều khi cái chào của người hàng xóm không làm tăng tuổi thọ cho ai vì nụ cười tan theo khuất bóng... nhưng người chào và người được chào đều thấy lòng thanh an. Không biết ông già giờ nơi đâu, và cô bé cũng đã ít gặp. Tôi đoán ông già đã vô viện dưỡng lão; cô bé bận học hành. Cha mẹ cô bé là hai người ít gặp, nên tôi không có ấn tượng gì!
Thời gian đi qua đây dày như tự điển, nhiều khi đi ngang một căn nhà lại chợt nhớ đến chú bé ưa phóng xe đạp ra đường bất ngờ - làm muốn đứng tim người lái xe vì suýt tai nạn; nhà kia có con chó mà ai thấy cũng mê; nhà nọ có con mèo lông xám, nó ngồi yên bên hè như món đồ chơi bị bỏ quên,... nhưng khó ưa nhất là người đàn ông châu Á ở khúc cua đường, người gặp ai cũng trơ mắt nhìn. Không chào trước, cũng chẳng chào lại là đặc tính của ông với mọi người.
Mấy người hàng xóm Hợp chủng quốc hỏi tôi: “Ông ấy người gì?” Tôi đương nhiên trả lời, “Người Tàu!” Nói rồi thấy hèn cho sự trả thù tiểu nhân của mình, vì làm sao quên được bên hông nhà ông ấy xanh rì rau đay, giàn mướp rực vàng hoa, đàn ong cần mẫn như người Việt Nam... Chắc hôm nào phải đính chánh với hàng xóm để trả lại công bằng cho người Tàu. Không cần nói xấu họ thì cả thế giới cũng đã biết người Tàu không có gì tốt. Đừng trả thù tiểu nhân, tôi nghĩ như thế, nhưng mối thù truyền kiếp cứ càn quấy, không cho mở miệng. Về nhà lại ấm ức ông Việt Nam làm mất thể diện quốc gia. Tiếng hỏi câu chào có mất gì đâu mà để người bản xứ coi người mình như thiếu tử tế...
Mùa về qua đây, có những con chim quen còn nhớ chỗ đậu cũ, như thằng bé theo cha mẹ dọn nhà đi nơi khác, vài năm nó ghé lại thăm xóm cũ. Buồn là nhiều người đã quên nó! Người ta sống nhờ đã quên hôm qua như một cách thế tồn tại. Lời hay ý đẹp như mây bay, những ý nghĩ nhàn rỗi như mùa hè lang thang theo bước chân đi bộ buổi sáng, mắt tôi ngại ngùng chào thai phụ ngồi đúng chỗ của ông già năm xưa; không phải là người mẹ mà đúng là cô bé còn chơi nước tưới cỏ mấy năm trước. Mùa hè đến sớm vậy sao? Làm tôi nhớ một lần vào trường trung học ở thành phố Plano, tôi đã thấy cô bé chừng 17 tuổi, vác cái bụng ì ạch trên đường chuyển lớp, bạn bè xúm vô xách giùm tập vở cho cô bé. Một hình ảnh làm tôi nhớ mãi trường Senior High School Plano, vì cô bé vui cười hồn nhiên như đúng lứa tuổi, đúng môi trường; một cô giáo đi người chiều đoàn học sinh đang chuyển lớp, ai cũng có vẻ gấp gáp nhưng cô giáo đã đứng lại hỏi thăm cô bé bụng to trong đám bạn bè của cô. Hình ảnh cô giáo cuối xuống hôn cái bụng bầu của cô học trò bé bỏng, - làm tôi như hiểu được người Mỹ thêm chút đỉnh, dù đã sống hơi lâu ở đất nước này.
Tôi về suy nghĩ hoài, làm
sao cô bé còn tuổi ham chơi, ngủ mê... có thể chăm lo cho một em bé sơ
sinh; rồi cuộc hành trình của hai mẹ con cô bé đó sẽ như thế nào với
tương lai phía trước? Nhưng những suy nghĩ bị đời sống lấn át; tôi vẫn
sống nhờ mau quên là cách thế tồn tại của con người. Nay cô bé hàng xóm
của tôi còn non trẻ hơn cô bé ở trường Senior High School Plano nhiều
lắm. -Một đứa bé có con thì đúng hơn hai từ thai phụ. Dáng cô bé ngồi
bất động như không gian một sáng hè không có gió, trời thì oi bức kiểu
nực giông nhưng không hứa hẹn cơn mưa nào. Cô bé ngồi buồn như cái bảng
nhà bán đã cắm cả năm nay, màu sơn đã phai mà chẳng ai đoái hoài. Cái
bụng cô ấy cũng như cái nhà trong thời hiện tại, bỏ thì thương mà vương
thì tội. Ở những nước lạc hậu thường khổ vì kém văn minh; nhưng ở những
nước văn minh lại khổ vì tự do quá trớn! Nhìn cái bụng cô bé đã biết
không còn chọn lựa nào khác vì chừng đầu năm học sắp tới, cô đã phải gởi
con trước khi lên xe bus đến trường. Tôi lại cảm thấy mâu thuẫn trong
chính mình khi nhớ tới những lời chúc mừng một cặp vợ chồng nào đó có
con; chia buồn một đôi bạn bị tai nạn chăn gối! Nhưng cả hai trường hợp
đều cười - cười mãn nguyện hay cười ra nước mắt cũng là cười. Sao cô bé
này buồn quá! Tôi đi đã giáp vòng nên lại chào cô bé lần thứ hai, tôi
nói: “Bạn phải vui lên, phải cười lên cho em bé trong bụng bạn vui
vẻ...”
Cô bé đen nhẻm nhoẻn miệng cười cho răng càng trắng, “Tôi lo quá, tôi muốn thấy em bé... để biết nó là con ai!”
Oh my God! (nói thầm), rồi tôi đi. Biết chắc quỹ thời gian của mình không còn đủ để đi xuyên qua nước Mỹ nên không tin mình hiểu nổi người Mỹ. Bằng lòng mỗi ngày đi về trong tiếng hỏi câu chào của xóm làng, đã thấy vui. Tiếc chi một nụ cười; cái gật đầu khiêm tốn mà để cho người bản xứ đánh giá một dân tộc. Hay sáng mai, đi ngang nhà ông rau đay, đừng bỏ con đường ấy chỉ vì thấy ghét một người không chào hỏi, ưa nhìn trơ trơ vào mặt người khác mà không đi con đường ấy nữa. Sáng mai, bắt chuyện làm quen từ vỉa rau sao tốt quá vậy bác, giàn mướp sao trĩu quả mà hanh lòng-như người chẳng chào hỏi ai, bác có gì khó nói?...
Cô bé đen nhẻm nhoẻn miệng cười cho răng càng trắng, “Tôi lo quá, tôi muốn thấy em bé... để biết nó là con ai!”
Oh my God! (nói thầm), rồi tôi đi. Biết chắc quỹ thời gian của mình không còn đủ để đi xuyên qua nước Mỹ nên không tin mình hiểu nổi người Mỹ. Bằng lòng mỗi ngày đi về trong tiếng hỏi câu chào của xóm làng, đã thấy vui. Tiếc chi một nụ cười; cái gật đầu khiêm tốn mà để cho người bản xứ đánh giá một dân tộc. Hay sáng mai, đi ngang nhà ông rau đay, đừng bỏ con đường ấy chỉ vì thấy ghét một người không chào hỏi, ưa nhìn trơ trơ vào mặt người khác mà không đi con đường ấy nữa. Sáng mai, bắt chuyện làm quen từ vỉa rau sao tốt quá vậy bác, giàn mướp sao trĩu quả mà hanh lòng-như người chẳng chào hỏi ai, bác có gì khó nói?...
Phan
NHÂN QUYỀN VIẾT NAM
Ân xá Quốc tế công bố phúc trình thường niên
về nhân quyền Việt Nam
Trà Mi-VOA
Việt Nam vẫn tiếp tục cấm đoán nghiêm ngặt quyền tự do bày tỏ quan
điểm của công dân. Đó là nhận xét của tổ chức Ân xá Quốc tế về tình
trạng nhân quyền tại Việt Nam được nêu lên trong Báo cáo thường niên
mang tên Tình trạng Thế giới năm 2012 vừa công bố.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền này nói rằng thời gian qua Việt Nam vẫn đàn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến dám chỉ trích các chính sách của nhà nước và các đối tượng dễ bị đàn áp nhất là những nhà hoạt động dân chủ, kêu gọi cải cách, hoặc phản đối các chính sách về môi trường, đất đai, quyền lao động, và quyền tự do tôn giáo.
Bà Janice Beanland, chuyên trách vận động về tình hình nhân quyền Việt Nam, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Nói về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua, nổi bật nhất là tình trạng tiếp tục đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, tiếp tục bỏ tù những người có quan điểm khác biệt với chính quyền, những nhà hoạt động xã hội về quyền đất đai hay quyền của công nhân. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Hà Nội sẽ thay đổi xu hướng này. Tình hình nhân quyền Việt Nam càng lúc lại càng tồi tệ đi trong những năm gần đây.”
Báo cáo của Ân xá Quốc tế có liệt kê hàng loạt các trường hợp bị bắt bớ, giam cầm tại Việt Nam trong năm qua vì các hoạt động ôn hòa cổ võ dân chủ và nhân quyền.
Ân xá Quốc tế cho rằng Hà Nội dùng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như điều 88 và 79 để trấn áp và trừng phạt những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.
Theo Ân xá Quốc tế, tính tới cuối năm ngoái, có hơn 18 người bị bắt tại Việt Nam vì các hoạt động cổ súy cho dân chủ bao gồm các nhà hoạt động Công giáo trẻ. Ba người trong số này vừa bị tuyên các bản án từ 3 tới 3 năm rưỡi tù giam ngày 24/5 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, theo điều 88 Bộ luật Hình sự.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền này nói rằng thời gian qua Việt Nam vẫn đàn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến dám chỉ trích các chính sách của nhà nước và các đối tượng dễ bị đàn áp nhất là những nhà hoạt động dân chủ, kêu gọi cải cách, hoặc phản đối các chính sách về môi trường, đất đai, quyền lao động, và quyền tự do tôn giáo.
Bà Janice Beanland, chuyên trách vận động về tình hình nhân quyền Việt Nam, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Nói về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua, nổi bật nhất là tình trạng tiếp tục đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, tiếp tục bỏ tù những người có quan điểm khác biệt với chính quyền, những nhà hoạt động xã hội về quyền đất đai hay quyền của công nhân. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Hà Nội sẽ thay đổi xu hướng này. Tình hình nhân quyền Việt Nam càng lúc lại càng tồi tệ đi trong những năm gần đây.”
Báo cáo của Ân xá Quốc tế có liệt kê hàng loạt các trường hợp bị bắt bớ, giam cầm tại Việt Nam trong năm qua vì các hoạt động ôn hòa cổ võ dân chủ và nhân quyền.
Ân xá Quốc tế cho rằng Hà Nội dùng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như điều 88 và 79 để trấn áp và trừng phạt những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.
Theo Ân xá Quốc tế, tính tới cuối năm ngoái, có hơn 18 người bị bắt tại Việt Nam vì các hoạt động cổ súy cho dân chủ bao gồm các nhà hoạt động Công giáo trẻ. Ba người trong số này vừa bị tuyên các bản án từ 3 tới 3 năm rưỡi tù giam ngày 24/5 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, theo điều 88 Bộ luật Hình sự.
Bộ Ngoại giao Mỹ công bố
phúc trình thường niên về nhân quyền Việt Nam
Trà Mi-VOA
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét rằng các vi phạm nhân quyền chính yếu nhất tại Việt Nam bao gồm những giới hạn chặt chẽ của nhà nước về quyền chính trị của công dân nhất là quyền thay đổi chính thể, việc gia tăng các biện pháp hạn chế quyền tự do dân sự, và tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp cũng như bộ máy công an.
Báo cáo nêu rõ các vi phạm cụ thể về quyền con người tại Việt Nam từ tình trạng công an ngược đãi tù nhân, giam cầm tùy tiện những người hoạt động chính trị, cho tới việc khước từ quyền được xét xử công bằng của công dân.
Phúc trình cũng nói rằng hệ thống tư pháp Việt Nam bị bóp méo bởi quyền thế chính trị và tham nhũng.
Vẫn theo bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu tôn giáo, tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến và gia tăng kiểm duyệt internet với việc tấn công các trang mạng và theo dõi các trang blog, và vẫn cấm không cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền độc lập được hoạt động.
Báo cáo cho thấy nạn bạo lực và phân biệt đối xử với phụ nữ cũng như buôn người tại Việt Nam vẫn tồn tại cùng với tình trạng khai thác tình dục trẻ em và phân biệt đối xử về giới tính cũng như với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Ngoài ra, phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng chính quyền Việt Nam giới hạn quyền của công nhân không cho phép họ thành lập và tham gia các công đoàn độc lập không thuộc nhà nước.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra trong lúc giới chức Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền xuống cấp tại Việt Nam.
Mới đầu tháng, nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, Tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi thế giới đừng quên trường hợp bị giam cầm của blogger Điếu Cày tại Việt Nam vì các hoạt động thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến.
Giữa tháng này,
trong cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ do
Uûy ban Nhân quyền Tom Lantos của Hạ Viện tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng
Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michal Posner nêu rõ
thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam gây phương hại cho quan hệ
chiến lược Việt-Mỹ. Ông Posner nhấn mạnh:
“Chúng tôi vẫn thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có gì khích lệ và không thể chấp nhận được. Các giới chức trong chính phủ Mỹ tiếp tục nêu các vấn đề này với Việt Nam trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội. Chúng tôi nêu rõ với Việt Nam rằng mong muốn của đôi bên về mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn giữa hai nứơc Việt-Mỹ tùy thuộc vào việc Hà Nội có cải thiện đáng kể về nhân quyền hay không.”
Phúc trình thường niên của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ nhằm báo cáo những thông tin ghi nhận cho các nhà lập pháp Mỹ và cung cấp thông tin tham khảo cho các chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới.
“Chúng tôi vẫn thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có gì khích lệ và không thể chấp nhận được. Các giới chức trong chính phủ Mỹ tiếp tục nêu các vấn đề này với Việt Nam trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội. Chúng tôi nêu rõ với Việt Nam rằng mong muốn của đôi bên về mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn giữa hai nứơc Việt-Mỹ tùy thuộc vào việc Hà Nội có cải thiện đáng kể về nhân quyền hay không.”
Phúc trình thường niên của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ nhằm báo cáo những thông tin ghi nhận cho các nhà lập pháp Mỹ và cung cấp thông tin tham khảo cho các chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới.
Washington công kích Hà Nội
không tôn trọng quyền công dân
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với nông dân trong vụ cưỡng chế đất ở Nam Định ngày 09/05/2012.
REUTERS/Nguyen Lan Thang
"Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một chế độ độc tài độc
đảng, bầu cử không tự do không công bằng, tư pháp tham ô. Chính quyền
hạn chế quyền công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chế độ chính trị, gia
tăng các biện pháp trấn áp các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn
giáo, kể cả trừng phạt lòng yêu nước của công dân bằng đạo luật an ninh
quốc gia".
Bản phúc trình về nhân quyền tại Việt Nam năm 2011, dày 48
trang, do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm qua 24/05/2012 mô tả Việt Nam là
một bức tranh u ám : những quyền tự do của một xã hội bình thường hoàn
toàn thiếu vắng tại Việt Nam. Vấn nạn lớn nhất cho người dân Việt Nam
là không có quyền dùng lá phiếu để thay đổi chính quyền, trong khi chế
độ gia tăng các biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân. Bộ máy tư
pháp và an ninh thì bị tham ô và chính trị chi phối. Người dân sống
trong một chế độ áp bức, công an tra tấn, bạo hành nghi phạm thậm chí
đánh chết người vô tội mà không bị trừng phạt, điều kiện lao tù khắc
nghiệt, chính quyền bắt người tùy tiện, tòa án xét xử chớp nhoáng với
bản án định trước.
Các nhà tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ dân oan bị cưỡng chế đất đai hay chủ quyền đất nước, chống tham vọng xâm lăng của Trung Quốc, đã bị chính quyền tự tiện bắt giam với những lời buộc tội vu khống.
Báo chí và internet bị đảng Cộng sản và các cơ quan ngoại vi kiểm soát chặt chẽ. Nhiều phóng viên chính thức lẫn blogger độc lập đã bị tù vì đụng chạm đến những vấn đề được gọi là nhạy cảm như chuyện tham ô, tình hình biển đảo và thậm chí chuyện tình ái của con cháu giới lãnh đạo.
Về tôn giáo, chính sách trấn áp vẫn tiếp diễn nhất là ở nông thôn, qua các bản án trừng phạt 6 tín hữu Tin lành ở Bến Tre và những vụ bắt bớ cấm đạo trên Tây nguyên. Tuy nhiên, dù Giáo hội Công giáo được chính quyền công nhận, thì nhiều cơ sở hoặc xứ đạo vẫn là nạn nhân bị chính quyền địa phương sách nhiễu như trường hợp giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, Cồn Dầu ở Đà Nẵng.
Trong lãnh vực xã hội, chính quyền ngăn cấm các tổ chức phi chính phủ độc lập hoạt động trên nhiều lãnh vực, tình trạng bạo hành phụ nữ, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho các đường dây mại dâm vẫn tiếp tục. Chính phủ Việt Nam giới hạn quyền bảo vệ người lao động, không cho thành lập công đoàn độc lập.
Trong suốt 48 trang, bản báo cáo đơn cử hàng trăm trường hợp cụ thể từ những người được biết tiếng như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, nhóm chủ trương Câu lạc bộ nhà báo tự do Điếu Cày Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, cho đến những công dân bình thường chỉ vì một hành động yêu nước mà phải vào tù như Bùi Thị Minh Hằng hay nhạc sĩ sinh viên Việt Khang.
Cũng trong phần nhận định về tình trạng thiếu tự do ngôn luận tại Việt Nam, bản báo cáo đương cử trường hợp của ông Nguyễn Anh Tuấn, sáng lập viên và Tổng biên tập vietnamnet bị áp lực phải từ chức hồi tháng 2 năm 2011. Bên cạnh đó là một loạt 9 blogger đã bị bắt hồi năm ngoái, và một loạt thanh niên sinh viên công giáo đột nhiên phải vào tù.
Một chi tiết đáng được chú ý là Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt quan tâm đến tình trạng bạo hành của công an Việt Nam trong cơ sở của công an. Những vụ oan khiên này được đưa ngay lên phần một của bản phúc trình, với trường hợp của ông Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết tại Hà Nội hồi tháng 3 năm ngoái, vụ thanh niên Nguyễn Công Nhựt ở Đồng Nai, Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang đã gây ra một cuộc biểu tình phản đối của gần 30 ngàn dân hồi tháng 7/2010…..
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không quên những vụ mất tích bí ẩn từ nhiều năm trước như trường hợp đại đức Thích Trí Khải, của thanh niên Lê Trí Tuệ, sáng lập viên Công đoàn Tự do.
Tình trạng cưỡng chế đất đai của nông dân gây ra những cuộc tranh đấu từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên cũng được đưa lên phần đầu của bản phúc trình.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định là chính phủ Việt Nam không có thái độ dứt khoát trừng phạt những viên chức lạm dụng chức quyền. Thành phần công an cảnh sát hà hiếp dân gần như là không bị trừng trị.
Các nhà tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ dân oan bị cưỡng chế đất đai hay chủ quyền đất nước, chống tham vọng xâm lăng của Trung Quốc, đã bị chính quyền tự tiện bắt giam với những lời buộc tội vu khống.
Báo chí và internet bị đảng Cộng sản và các cơ quan ngoại vi kiểm soát chặt chẽ. Nhiều phóng viên chính thức lẫn blogger độc lập đã bị tù vì đụng chạm đến những vấn đề được gọi là nhạy cảm như chuyện tham ô, tình hình biển đảo và thậm chí chuyện tình ái của con cháu giới lãnh đạo.
Về tôn giáo, chính sách trấn áp vẫn tiếp diễn nhất là ở nông thôn, qua các bản án trừng phạt 6 tín hữu Tin lành ở Bến Tre và những vụ bắt bớ cấm đạo trên Tây nguyên. Tuy nhiên, dù Giáo hội Công giáo được chính quyền công nhận, thì nhiều cơ sở hoặc xứ đạo vẫn là nạn nhân bị chính quyền địa phương sách nhiễu như trường hợp giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, Cồn Dầu ở Đà Nẵng.
Trong lãnh vực xã hội, chính quyền ngăn cấm các tổ chức phi chính phủ độc lập hoạt động trên nhiều lãnh vực, tình trạng bạo hành phụ nữ, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho các đường dây mại dâm vẫn tiếp tục. Chính phủ Việt Nam giới hạn quyền bảo vệ người lao động, không cho thành lập công đoàn độc lập.
Trong suốt 48 trang, bản báo cáo đơn cử hàng trăm trường hợp cụ thể từ những người được biết tiếng như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, nhóm chủ trương Câu lạc bộ nhà báo tự do Điếu Cày Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, cho đến những công dân bình thường chỉ vì một hành động yêu nước mà phải vào tù như Bùi Thị Minh Hằng hay nhạc sĩ sinh viên Việt Khang.
Cũng trong phần nhận định về tình trạng thiếu tự do ngôn luận tại Việt Nam, bản báo cáo đương cử trường hợp của ông Nguyễn Anh Tuấn, sáng lập viên và Tổng biên tập vietnamnet bị áp lực phải từ chức hồi tháng 2 năm 2011. Bên cạnh đó là một loạt 9 blogger đã bị bắt hồi năm ngoái, và một loạt thanh niên sinh viên công giáo đột nhiên phải vào tù.
Một chi tiết đáng được chú ý là Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt quan tâm đến tình trạng bạo hành của công an Việt Nam trong cơ sở của công an. Những vụ oan khiên này được đưa ngay lên phần một của bản phúc trình, với trường hợp của ông Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết tại Hà Nội hồi tháng 3 năm ngoái, vụ thanh niên Nguyễn Công Nhựt ở Đồng Nai, Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang đã gây ra một cuộc biểu tình phản đối của gần 30 ngàn dân hồi tháng 7/2010…..
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không quên những vụ mất tích bí ẩn từ nhiều năm trước như trường hợp đại đức Thích Trí Khải, của thanh niên Lê Trí Tuệ, sáng lập viên Công đoàn Tự do.
Tình trạng cưỡng chế đất đai của nông dân gây ra những cuộc tranh đấu từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên cũng được đưa lên phần đầu của bản phúc trình.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định là chính phủ Việt Nam không có thái độ dứt khoát trừng phạt những viên chức lạm dụng chức quyền. Thành phần công an cảnh sát hà hiếp dân gần như là không bị trừng trị.
tags: Hoa Kỳ - Nhân quyền - Phân tích - Quốc tế - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120525-washington-cong-kich-ha-noi-khong-ton-trong-quyen-cong-dan
Trong bản phúc trình này, chính phủ Hoa Kỳ nói rằng nhà nước Hà Nội vẫn tìm cách giới hạn quyền chính trị của người dân, nhấn mạnh đến việc người dân Việt Nam không được quyền thay đổi chính phủ, chính quyền tăng cường biện pháp để hạn chế tự do dân sự.
Báo cáo cũng nói đến chuyện tự do tôn giáo vẫn bị giới hạn, chính quyền vẫn dùng cớ bảo vệ an ninh quốc gia để hạn chế quyền tự do ngôn luận, kể cả tự do báo chí và tự do internet.
Bản báo cáo cũng nhắc lại những vụ đàn áp xảy ra hồi năm ngoái khi dân chúng tự động tổ chức biểu tình chống Trung Quốc, nhắc lại chuyện một sĩ quan công an ở Hà Nội đạp vào mặt người biểu tình.
Trong báo cáo này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng viết rằng phái Việt Nam thường hay chỉ trích các tuyên bố về nhân quyền và tôn giáo mà các tổ chức phi chính phủ hay chính phủ nước ngoài cho công bố.http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-in-us-hr-report-05252012123312.html
Bấm
Phúc trình cho biết các phóng viên nước ngoài phải xin lại
visa mỗi ba hay sáu tháng. Số lượng nhân viên nước ngoài cũng bị hạn
chế, và nhân viên người Việt phải đăng ký với Bộ Ngoại giao.
Thủ tục thuê phóng viên, người chụp ảnh là người Việt được nói là "tiếp tục nhiêu khê".
Nhiều phóng viên cho các hãng nước ngoài cho hay họ bị an ninh quấy rầy, đe dọa không cấp visa nếu "còn làm các tin về chủ đề nhạy cảm".
Báo cáo của Mỹ cũng đề cập các trường hợp cây bút người Việt bị "tấn công hoặc đe dọa" trong năm qua.
Nói về báo chí chính thống, phúc trình cho biết "tổng biên tập trang web Sài Gòn Tiếp Thị bị buộc rời chức vụ sau khi đăng những bài nhạy cảm cuối năm 2010".
Theo phía Mỹ, ông Nguyễn Anh Tuấn, người sáng lập và là tổng biên tập trang VietnamNet, "bị gây sức ép phải từ chức" tháng Hai năm ngoái.
Tự do Internet
Báo cáo nói mặc dù người dân ngày càng dễ tiếp cận Internet hơn, nhưng chính phủ "theo dõi email, tìm những từ nhạy cảm, và kiểm soát nội dung Internet".
Về các điều luật và quy định, Mỹ ghi nhận các công ty Internet toàn cầu mở blog hoạt động trong nước phải báo cáo với chính quyền sáu tháng một lần. Nếu được yêu cầu, họ phải cung cấp thông tin về các blogger.
Phía Mỹ cho biết chính phủ Việt Nam "dường như dỡ bỏ hầu hết hạn chế đối với trang web VOA, mặc dù tiếp tục chặn RFA trong phần lớn thời gian".
"Trang web BBC tiếng Việt và tiếng Anh có những lúc bị chặn trong năm," theo báo cáo.
Báo cáo cho biết ít nhất chín blogger bị bắt trong năm qua, và nhắc đến trường hợp các thanh niên Công giáo tại tỉnh Nghệ An bị bắt.
Cũng trong ngày 24/5, bốn trong số những người này đã bị các mức án khác nhau trong phiên tòa một ngày ở Vinh, Nghệ An.
Về tự do học thuật, Mỹ ghi nhận các học giả nước ngoài "được phép thảo luận các chủ đề phi chính trị một cách rộng rãi và tự do trong lớp, nhưng người quan sát của chính quyền thường xuyên dự các lớp của cả người nước ngoài và người Việt".
Các ấn phẩm học thuật "thường phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản và chính phủ". Các tổ chức khoa học kỹ thuật vẫn bị cấm không được "công khai chỉ trích chính sách của Đảng và nhà nước".
Giới nghệ sĩ "được phép có nhiều quyền chọn chủ đề tác phẩm hơn so với các năm trước", trong khi các đại học cũng có thêm tự chủ đối với các chương trình hợp tác và trao đổi quốc tế.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_viet_freedom_speech.shtml
Hoa Kỳ báo cáo về nhân quyền ở Việt nam
RFA 05-25-2012
Cho đến chiều hôm nay chúng tôi vẫn chưa ghi nhận được phản ứng từ gì phía Việt Nam về bản phúc trình thường niên vê nhân quyền mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới cho phổ biến.Trong bản phúc trình này, chính phủ Hoa Kỳ nói rằng nhà nước Hà Nội vẫn tìm cách giới hạn quyền chính trị của người dân, nhấn mạnh đến việc người dân Việt Nam không được quyền thay đổi chính phủ, chính quyền tăng cường biện pháp để hạn chế tự do dân sự.
Báo cáo cũng nói đến chuyện tự do tôn giáo vẫn bị giới hạn, chính quyền vẫn dùng cớ bảo vệ an ninh quốc gia để hạn chế quyền tự do ngôn luận, kể cả tự do báo chí và tự do internet.
Bản báo cáo cũng nhắc lại những vụ đàn áp xảy ra hồi năm ngoái khi dân chúng tự động tổ chức biểu tình chống Trung Quốc, nhắc lại chuyện một sĩ quan công an ở Hà Nội đạp vào mặt người biểu tình.
Trong báo cáo này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng viết rằng phái Việt Nam thường hay chỉ trích các tuyên bố về nhân quyền và tôn giáo mà các tổ chức phi chính phủ hay chính phủ nước ngoài cho công bố.http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-in-us-hr-report-05252012123312.html
Mỹ chỉ trích VN hạn chế tự do ngôn luận
Cập nhật: 23:32 GMT - thứ năm, 24 tháng 5, 2012
Báo cáo thường niên về
nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại giao Mỹ, vừa công bố thứ Năm 24/5, nói
chính phủ Việt Nam "tiếp tục dùng các điều khoản an ninh quốc gia và
chống vu khống rộng khắp để hạn chế" tự do ngôn luận, trong đó có tự do
báo chí.
Các phóng viên nước ngoài vẫn phải đóng ở Hà
Nội, ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ của một phóng viên chỉ tường
thuật chủ đề kinh tế thì được sống ở TP. HCM, theo phúc trình nhìn lại
một năm ở Việt Nam.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Thủ tục thuê phóng viên, người chụp ảnh là người Việt được nói là "tiếp tục nhiêu khê".
Nhiều phóng viên cho các hãng nước ngoài cho hay họ bị an ninh quấy rầy, đe dọa không cấp visa nếu "còn làm các tin về chủ đề nhạy cảm".
Báo cáo của Mỹ cũng đề cập các trường hợp cây bút người Việt bị "tấn công hoặc đe dọa" trong năm qua.
Nói về báo chí chính thống, phúc trình cho biết "tổng biên tập trang web Sài Gòn Tiếp Thị bị buộc rời chức vụ sau khi đăng những bài nhạy cảm cuối năm 2010".
Theo phía Mỹ, ông Nguyễn Anh Tuấn, người sáng lập và là tổng biên tập trang VietnamNet, "bị gây sức ép phải từ chức" tháng Hai năm ngoái.
Tự do Internet
Báo cáo nói mặc dù người dân ngày càng dễ tiếp cận Internet hơn, nhưng chính phủ "theo dõi email, tìm những từ nhạy cảm, và kiểm soát nội dung Internet".
Về các điều luật và quy định, Mỹ ghi nhận các công ty Internet toàn cầu mở blog hoạt động trong nước phải báo cáo với chính quyền sáu tháng một lần. Nếu được yêu cầu, họ phải cung cấp thông tin về các blogger.
Phía Mỹ cho biết chính phủ Việt Nam "dường như dỡ bỏ hầu hết hạn chế đối với trang web VOA, mặc dù tiếp tục chặn RFA trong phần lớn thời gian".
"Trang web BBC tiếng Việt và tiếng Anh có những lúc bị chặn trong năm," theo báo cáo.
Báo cáo cho biết ít nhất chín blogger bị bắt trong năm qua, và nhắc đến trường hợp các thanh niên Công giáo tại tỉnh Nghệ An bị bắt.
Cũng trong ngày 24/5, bốn trong số những người này đã bị các mức án khác nhau trong phiên tòa một ngày ở Vinh, Nghệ An.
Về tự do học thuật, Mỹ ghi nhận các học giả nước ngoài "được phép thảo luận các chủ đề phi chính trị một cách rộng rãi và tự do trong lớp, nhưng người quan sát của chính quyền thường xuyên dự các lớp của cả người nước ngoài và người Việt".
Các ấn phẩm học thuật "thường phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản và chính phủ". Các tổ chức khoa học kỹ thuật vẫn bị cấm không được "công khai chỉ trích chính sách của Đảng và nhà nước".
Giới nghệ sĩ "được phép có nhiều quyền chọn chủ đề tác phẩm hơn so với các năm trước", trong khi các đại học cũng có thêm tự chủ đối với các chương trình hợp tác và trao đổi quốc tế.
Báo cáo nhắc đến sự trấn áp các cuộc biểu tình
chống Trung Quốc hè 2011, với ví dụ đoạn phim trên mạng cho thấy cảnh
Đại úy Minh, một công an thành phố Hà Nội, đạp vào mặt người biểu tình.
Phía Mỹ cho hay ban đầu người này bị tạm đình chỉ công tác, nhưng sau đó đã được phục chức.
Báo cáo cũng cho rằng vào tháng 11, "an ninh mặc
thường phục đã đánh và tạm giữ khoảng 30 học viên Pháp Luân Công" khi
họ biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.
Bấm
Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm 24/5 nói
các vấn đề nhân quyền lớn nhất tại Việt Nam là sự hạn chế quyền chính
trị của người dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ; tăng cường biện
pháp hạn chế tự do dân sự; và tham nhũng trong hệ thống tòa án và cảnh
sát.
Việt Nam chưa đưa ra phản ứng, nhưng báo cáo của
Mỹ viết "chính phủ chỉ trích hầu hết các tuyên bố về nhân quyền và tôn
giáo của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ nước ngoài".
ĐẶNG CÔNG * PHÊ BÌNH VĂN HỌC
HOẠT ĐỘNG LÍ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC Ở NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX
LTS: Tìm thấy bài này trên trang blog, tác giả đã có nhiều ý kiến sâu
sắc, bản báo xin phép đăng lại để cống hiến độc giả một tài liệu về văn
học miền Nam.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền
văn học đầu thế kỷ XX, hoạt động phê bình văn học trong giai đoạn này
cũng đã bước đầu phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy
chưa xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc, nhưng những nhận định, những
đánh giá, những bài phê bình tác phẩm được thể hiện ở các bài báo đã góp
phần đặt nền móng cho hoạt động phê bình văn học ở nước ta trong giai
đoạn tiếp theo.
Trong giới hạn
của đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát những hoạt động lý luận phê bình văn
học Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX ( 1900- 1930). Nhìn chung, hoạt động
phê bình văn học trong giai đoạn này còn mang tính cá thể, chủ yếu là
nhận xét chủ quan của cá nhân các tác giả. Khảo sát trên những tạp chí,
những tờ báo được xuất bản những năm đầu thế kỷ XX như: Đông Phong
Thời Báo, Nông Cổ Mín Đàm…cũng như Luận văn Thạc sĩ của Trương Thuỳ
Linh, Luận văn Tiến sĩ của Lê Ngọc Thuý, có thể đánh giá hoạt động lí
luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX tập trung ở một số nội dung
như sau:
1. Nhóm ý kiến về vai trò, chức năng của hoạt động lí luận, phê bình văn học những năm đầu thế kỉ XX
2. Nhóm ý kiến về thể loại văn học.
3. Nhóm ý kiến về đề tài- chủ đề, lí tưởng thẩm mĩ, quan điểm sáng tác, nhân sinh quan trong tác phẩm văn học.
4. Nhóm ý kiến về sử dụng ngôn ngữ trong văn chương
5. Nhóm ý kiến về nhân vật văn học.
6. Nhóm ý kiến về kết cấu của tác phẩm.
7. Nhóm ý kiến phê bình các tác phẩm văn học Trung Đại.
8. Phê bình các tác phẩm văn học hiện đại
II. NỘI DUNG
1. Nhóm ý kiến về vai trò, chức năng của hoạt động lí luận, phê bình văn học những năm đầu thế kỉ XX.
1.1 Vai trò của hoạt động phê bình văn học.
Một
nền văn học phát triển không chỉ thể hiện ở hoạt động sáng tác văn
chương với những tác phẩm xuất sắc, với số lượng các tác phẩm được sáng
tác mà còn thể hiện ở hoạt động lí luận, phê bình văn học. Tuy mới được
hình thành và chỉ được thể hiện trên một số nhận xét, đánh giá trên các
bài báo, các tạp chí, nhưng các nhà lí luận, phê bình văn học thời kì
này đã nhận thức được vai trò của hoạt động phê bình văn học. Tiêu biểu
là một số nhóm ý kiến của tác giả Diệp Văn Kỳ, Ngô Tất Tố, Nhượng
Tống..., đăng trên Đông Phong Thời Báo.
Khi
mở mục Bình phẩm thơ văn trên Đông Phong Thời Báo, Diệp Văn Kỳ cho rằng
: ‘’ Nước nhà không sách thì nguy, sách mà không có người bình phẩm thì
lẽ cũng hoá ra vô vị.....Sự khen chê chính đáng là bổn phận của người
bình phẩm đối với chư độc giả, mà cũng là một cái nghĩa vụ lớn lao của
bổn báo đối với các bạn làm văn’’.( Số 635, 14-10-19720).
Ngô
Tất Tố cho rằng : Nghề văn thơ của đất nước ta đã phát triển mấy trăm
năm với nhiều tác phẩm xuất sắc không thua kém nước nào. Thế nhưng hiện
nay không tiến bộ mà còn thụt lùi so với nhân loại nguyên nhân là do
thiếu lời phê bình. ‘’ Vì không lời phê bình, cho nên cái rừng thơ văn
mới thành ra lộn xộn. Chưa kể những hạng mới bắt đầu học ngâm, tập vịnh,
miễn là nối cho đủ chữ, đặt cho có vần, thì gọi là văn thơ, thì in vào
tòng thư, để kiếm lấy cái tiếng nhà văn, dẫn tới những hạng cao đẳng
trong văn xã, cũng dùng những thủ đoạn ‘’loè người’’......Vậy mà không
có ít lời phê bình, thì cũng ít khám phá được lối văn ‘’ngoài vàng ngọc,
trong giẻ rách đó’’. Nghề văn thơ của ta mà phải thối bộ, cũng có một
phần do ở cớ ấy.’’( ĐPTB, số 702, 31-3-1928).
Trước
đó, rải rác ở một số bài báo đăng trên Đông Phương Thời Báo, các nhà
báo đã ý thức được sự quan trọng của hoạt động phê bình văn học trong
đời sống văn nghệ của một nước, xem phê bình lí luận văn học là một bộ
phận không thể thiếu của nền văn học dân tộc.
1.2 Chức năng của lí luận, phê bình văn học.
Bàn về chức năng của hoạt động lí luận phê bình văn học, chúng tôi khảo sát và nhận thấy một số bài viết của các tác giả như :
Tác
giả Diệp Văn Kỳ cho rằng, chức năng của lí luận phê bình văn học là tìm
hiểu cái hay, cái dở trong tác phẩm thơ văn, nhằm giúp người đọc biết
để đọc, giới thiệu sách cho các tác giả chứ không phải cố ý chê bai
người khác. Khi mở mục Bình phẩm thơ văn đăng trên Đông Phong Thời Báo,
ông viết : ‘’ Vậy xin các đồng nhơn hiểu cho rằng : nếu bản sách mà bổn
báo đem vào mục bình phẩm dầu phải chê một, hai phần thì chẳng qua thể
theo ý ‘’hiền giả trách bị’’ mà chánh là cốt để giới thiệu cho độc giả,
đăng giúp cho bạn làm văn.
Còn
chư độc giả lại phải hiểu rằng : mục này chẳng phải là mục rao hàng, mà
chánh là giúp độc giả biết mà đọc, kẻo nhiều khi lầm phải lắm phải đồ
vô nhĩa lý mà hại đến tâm lý xã hội thật nhiều.’’ ( Số 635, 14-10-1927).
Cùng
quan điểm đó, tác giả Ngô Tất Tố cho rằng hoạt động lí luận phê bình
văn học còn giúp vạch trần những kẻ viết văn giả tạo, ham tiếng nhà văn,
viết văn chủ yếu để lòe thiên hạ, văn chương chải chuốt nhưng ý tứ sáo
rỗng, không có thực tài. Vì vậy, người phê bình văn học cần phải chỉ ra
những yếu kém đó, nhằm vạch trần những thủ đoạn lừa dối người đọc của
một nhóm người này. Ông viết : ‘’ Vậy mà không có ít lời phê bình, thì
cũng ít khám phá được lối văn ‘’ngoài vàng ngọc, trong giẻ rách đó’’.
Nghề văn thơ của ta mà phải thối bộ, cũng có một phần do ở cớ ấy.
Nay
bổn báo mở ra mục nầy, chuyên để bình phẩm thơ văn quốc âm xưa nay,
tưởng là sự bổ ích cho người học đọc thi, đọc văn vậy....’’( ĐPTB, số
702, 31-3-1928).
Tác giả Nhượng
Tống trong bài viết Một vài cái ý kiến về văn học phê bình trên Đông
Phong Thời Báo, (số 290,22-5-1925), cũng đề cập đến nhiệm vụ của nhà phê
bình trong đời sống văn học của một dân tộc. Nhà phê bình không chỉ đọc
tác phẩm một cách bình thường, mà cần phải nhìn thấy trong tác phẩm
những điều mà nhà văn muốn nói để phô bày cho độc giả thấy được cái hay,
cái đẹp mà mình phê bình : « Cái chủ ý trong một quyển sách, một bài
văn, lắm khi tác giả không tự phô bày ra, biểu lộ ra được chỉ để người
xem tự hiểu một cách ngấm ngầm. Song không phải ai xem cũng hiểu được
cả. Ai xem cũng hiểu được cả đó là nhờ ở ngòi bút phê bình.’’
Qua
một số ý kiến đánh giá chức năng của hoạt động lí luận phê bình văn học
vừa được thống kê, cho thấy các nhà văn trong thời kỳ này đều cho rằng
chức năng của lí luận, phê bình văn học là phải tìm ra cái chủ ý mà
người viết văn đề cập trong tác phẩm, làm rỏ cái hay cái dở của tác phẩm
để người đọc hiểu được. Thông qua chức năng này, phê bình, lí luận văn
học bằng những nhận xét, đánh giá của mình đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động sáng tác văn chương cả về chất lẩn về lượng. Đồng
thời cũng góp phần giới thiệu, quảng bá tác phẩm tiếp xúc với độc giả.
2. Nhóm ý kiến về thể loại văn học.
Về
thể loại văn hoc, các nhà lí luận phê bình văn học trong thời kì này đã
đưa ra lí luận phân biệt giửa thơ ca và văn vần, văn xuôi và tiểu
thuyết. Có thể nhận thấy một số ý kiến tiêu biểu như sau :
Tác
giả Nguyễn Mục Tiên – Sóc Trăng cho rằng : ‘’Thơ ca là biểu hiện cái
tâm hồn của con người trong một lúc nên một dân tộc càng biết tư tưởng
cao thời phải dùng văn xuôi (prose) mới phô toả ra hết đặng. Thơ ca
thuộc về tình cảm, văn xuôi là thuộc về lí tưởng.’ ( ĐPTB, số 190, 10-
9- 1924).
Khẳng định nền văn học
mới phải là văn xuôi dùng chữ quốc ngữ, hạn chế dùng thơ ca hoặc văn vần
để sáng tác. Bởi thơ ca, văn vần là của thế hệ trước, nay đã là thời
đại mới, thời đại cách tân thì chỉ có văn xuôi mới có thể thể hiện hết
được tâm tư, nguyện vọng của con người. Cùng nhận định này là các bài
viết Quốc văn sau này của Trần Huy Liệu (ĐPTB, số 235,5-1925), hay bài
viết Cuộc tiến hoá của quốc văn của tác giả Nguyễn Mục Tiên- Sóc Trăng. (
ĐPTB, số 190, 10- 9- 1924).
Trong
Bài của quan huyện Hồ Văn Trung, diễn thuyết tại Nam kỳ khuyến học hội
đêm 17-5-1923, đăng trên ĐPTB từ số 7, ngày 23 tháng 5 đến số 24, ngày 4
tháng 7 năm 1923, đã viết “ Phàm viết văn xuôi kêu là “prose” thì cần
phải viết cho rỏ ràng, cho dễ hiểu, nhưng mà phải ý tứ cho cao, lại phải
chừa những tiếng thô tục không nên viết”.( Số 22, 19-6-1923).
Giửa
cách viết văn xuôi và văn vần khác nhau rỏ ràng không thể nhầm lẫn.
Trong tác phẩm Văn hay, tác giả Nguyễn Khắc Hiếu đã viết: “ Văn xuôi
thời chỉ viết cho xuôi câu mà không có vần, văn vần thời như các lối thơ
ca, chổ đó đã rỏ, văn xuôi thời phần nhiều trọng ở nghĩa, văn vần thời
phần nhiều chỉ là văn chơi.” ( ĐPTB, số 643, 5-11-1927).
Thời kì này, các nhà lí luận, phê bình văn học đã có sự phân biệt giửa đoản thiên tiểu thuyết và trường thiên tiểu thuyết.
Trong
bài viết Bàn về đoản thiên tiểu thuyết, tác giả T.D khẳng định: ‘’ Đoản
thiên với trường thiên khác nhau bởi dài ngắn, ấy mới là phần hình thức
thôi; còn khác nhau về tinh thần nửa, mà phần này lại trọng yếu hơn,một
bài tiểu thuyết ngắn độ vài ba trang giấy, song ở trong nếu không có
cái tinh thần của nó thì không đáng gọi là đoãn thiên tiểu thuyết được…,
cái tinh thần của tiểu thuyết đoản thiên phải đem so với trường thiên
thì mới thấy
Đại để: trường thiên
tả cả phần nguyên, còn đoản thiên tiểu thuyết chỉ tả một phần lẻ. Tả
phần nguyên nghĩa là chung cả, hoặc về sự biến động của một thời kỳ, như
Tam quốc chí hoặc về phong tục của một xã hội, như Những người khốn nạn
( Les Misérables), hoặc về thân thế của một người, như Lục Vân Tiên,
Kim Vân Kiều. Tả phần lẻ nghĩa là chỉ chú ý vào một sự gì đó mà phô bày
nó ra cho hết vẻ, như Nước đời lắm nổi, tả sự ăn hiếp vợ của một anh
chồng; Sống chết mặc bây, tả sự không biết thương dân của một ông quan.
Muốn
lấy văn phong cho rõ thì làm trường thiên tiểu thuyết cũng như cất một
cái nhà, mà làm trường thiên cũng giống như trau một cây cột, trường
thiên như đốt pháo cả dây, tiếng nổ liên tiếp nhau, còn đoản thiên như
đốt pháo từng trái một, trái nào có tiếng nổ của trái ấy.’’ (ĐPTB, số
752, 4- 8- 1928).
3. Nhóm ý kiến về đề tài- chủ đề, lí tưởng thẩm mĩ, quan điểm sáng tác, nhân sinh quan trong tác phẩm văn học.
3.1 Nhóm ý kiến về đề tài- chủ đề:
Về đề tài, do ảnh hưởng của văn
học phương Tây mà cụ thể là văn học hiện thực phê phán Pháp nên các nhà
văn ở nước ta thường hướng những sáng tác của mình đến với những vấn đề
của cuộc sống hiện thực. Xu hướng này cũng được thể hiện qua các bài lí
luận phê bình trong thời kỳ này. Cụ thể có các quan niệm về đề tài- chủ
đề của văn học Nam Bộ đầu thế kỉ XX có những ý kiến như sau :
Trong
lời tựa Thầy Lazaro Phiền, xuất bản năm 1887, Nguyễn Trọng Quản đã viết
: ‘’Đã biết rằng dân ta xưa nay chẳng thiếu chi thơ phú văn truyện nói
về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao, trí cả rồi đó, mà
những đấng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng còn nửa. Bởi đó tôi mới
dám bày đặt một chuyện đời nay là sự đời có trước mắt ta luôn, như thế
thì sẽ có nhiều người lấy làm vui mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người
thì đặng giải phiền một giây.’’
Tác
giả Trần Chánh Chiếu trong lời tựa sách Hoàng Tố Anh hàm oan, đã viết :
‘’Nay tôi ngụ ý soạn một bổn nói về việc trong xứ mình,dùng tiếng tầm
thường để mọi người dễ hiểu đặng. ‘’
Trên
Đông Phong Thời Báo, số 408, ngày 15 tháng 3 năm 1926, khi giới thiệu
tiểu thuyết Cay đắng mùi đời đã có lời nhận xét : ‘’ Tiểu thuyết này
dùng điệu văn rất dung dị, mà chơn tả nổi đắng cay trong đời.’’
Tác
giả Nguyễn Trân Châu tự Ngũ Lang (Rạch Giá), trong bài tựa tiểu thuyết
Sử Chánh Tâm hàm oan viết : ‘’ Như bổn truyện này đây tuy là truyện do
theo ý tưởng mà đặt ra, song sự tích mường tượng truyện xưa. Có đủ
trung, hiếu, tiết, nghĩa nên tôi chẳng nệ học hỏi thô sơ, kiến thức hẹp
hòi tác thành bổn này có ý cho người đời thấy gương lành mà bắt chước,
gương xấu mà xa lánh.’’ (ĐPTB, số 153, 11- 6- 1924).
Trong
thể lệ cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên đăng trên Nông Cổ Mín Đàm,
báo đã quy định tác phẩm dự thi phải : ‘’lấy trí riêng mà đặt ra một
truyện tuỳ theo nhân vật, phong tục trong xứ, dường như truyện có thật
vậy.’’
Trong cuộc thi viết truyện
cho con nít đọc trên Đông Phong Thời Báo cũng đưa ra yêu cầu tác phẩm
dự thi :’’ hoặc là nói về lịch sử, hoặc nói về địa dư, hoặc nói về cách
trí, hoặc nói về luân lí của nước nhà’’ (Cái giải thưởng 400 đồng của
Tân Lam Ngô Thị Quyên, ĐPTB, số 277, 20- 4- 1925)
Trong
bài lí luận Lý thuyết sai lầm, tác giả Anh Võ đã viết : ‘’ấy vậy mà
trước thuật củng (cũng) nên lấy ái tình mà đặt tiểu thuyết, mà tiểu
thuyết ái tình cũng có thể hay được, cũng bổ ích cho xã hội chứ chẳng
không.’’ (ĐPTB, số 80, 30-11-1923)
3.2 Nhóm ý kiến về lí tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học.
Trong
hoạt động phê bình văn học, các tác giả phê bình văn học giai đoạn này
đã có những nhận xét, quan niệm sâu sắc đánh giá tiêu chí thẩm mĩ của
một tác phẩm văn học, cũng như vai trò, đạo đức của nhà văn trong việc
sáng tác văn chương. Một tác phẩm hay phải là tác phẩm hay cả về hình
thức lẩn nội dung.
Trong bài
viết Cuộc tiến hóa của quốc văn, tác giả Nguyễn Mục Tiên đã viết : ‘’
Một bài văn có hình thức nghĩ là lời văn đẹp trau dồi réo rắt, véo von,
người đọc ngâm nga suốt cả ngày không nhàm mà kém tinh thần tư tưởng
thời không đáng gọi là văn hay, độc giả có yêu mà không có kính, trang
văn ấy có xác mà không hồn, có vỏ mà không ruột. Có tinh thần nghĩa là ý
kiến hay, tư tưởng cao kỳ, có thể ảnh hưởng đến người đọc mà kém hình
thức thời cũng không đặng hoàn toàn. Câu văn lạt lẽo, buồn cười làm cho
độc giả thêm chán dầu có đọc hết bài văn mà hiểu thấu tâm lí tác giả,
tức có kính mà không yêu, có hồn mà không xác thời lửng bửng lều bều
không thể sống đặng’’. (ĐPTB, số 190, 10-9-1924)
Để
phân biệt một bài văn hay, một tác phẩm có giá trị cốt là ở tư tưởng
cao hay thấp, rộng hay hẹp. Tuy nhiên, ‘’ tư tưởng cao, rộng mà văn
chương thấp kém thì không thể khiến người đọc hứng thú’’. (Cái khổ của
nhà văn- Trương Quang, ĐPTB, số 225, 8-12-1924).
Trong
bài viết Văn hay của Nguyễn Khắc Hiếu, tác giả cho rằng văn hay là : ‘’
một quyển sách, một bài văn, một câu thơ lập ý cao, dàn thế khéo, dùng
chữ đặt có cốt cách, có tinh thần,có khí phách, có dáng điệu màu mè, có
âm hưởng tiết tấu. Đọc lên khiến cho người nghe văn, mới nghe mà phấn
khởi tinh thần mà ngẩm lâu càng thấy có ý vị, rồi xem mãi cũng không
chán, rồi như lấy tinh thần, tâm sự của tác giả hoạt hiện ở trong văn,
khiến cho người xem văn như đêm tinh thần, tâm sự mình mà theo tác giả ở
trên thiên cổ, ở dưới cửu nguyên, ở dưới mặt nước chân mây, xa xa ngoài
bốn biển, khiến cho người xem văn đang vui mất vui, đương buồn mất
buồn, đương chán mất chán, đương gian ác mà động lòng lương thiện, đương
hèn mà nổi dạ khích ngang, đương mê hoa nguyệt mà chạnh niềm tư ái quốc
gia, đương say đắm lợi danh mà nghĩ đến ngàn thu sự nghiệp. Không đàn
mà tơ, không sáo mà trúc, không chiến trận mà cờ bay trống giục, không
pháp trường mà gươm tuốt chiêng kêu. Văn đến như thế đại khái là hay
vậy.’’ ( ĐPTB, số 643, 5-11- 1927).
Ngoài
tiêu chí về hình thức và nội dung, văn hay phải là một tác phẩm có sức
tác động lớn đến tâm hồn người đọc, khơi dậy trong tiềm thức con người
lòng yêu nước, truyền thống, đạo đức của dân tộc. Cho nên, ‘’ bây giờ ở
các nước, đã gọi là văn hay thì phải giản dị, gọn gàng, khiến cho ai đọc
cũng phải hiểu, tuy lời văn dễ dàng nhưng phải diễn được hết những tư
tưởng về xã hội, về chính trị. ( Văn mới với văn cũ- H.T.N.B, TC, số
119, 12-6-1929)
Trong tác phẩm
Nghề văn sĩ ở nước ta, tác giả Thanh Thủy đã viết : ‘’Một câu văn hay là
một tiếng chuông chiêu hồn, dễ thức tỉnh người còn mê man, một món khí
giới dễ bênh vực đồng bào khỏi tay cường quyền, một ngọn đèn lòa dễ dẫn
dắt nhân dân vào con đường sáng sủa, khỏi lối tối tăm, nước mạnh khôn
đều trông vào đấy cả’’. ( ĐPTB, số 470, 11- 8- 1926).
3.3 Nhóm ý kiến về quan điểm sáng tác, nhân sinh quan trong tác phẩm văn học :
Việc
phát triển nền văn học dân tộc mà cụ thể là văn học bình dân cũng được
các nhà lí luận phê bình văn học thời kì này chú trọng. Các tác giả đều
có những bài viết cổ súy cho việc phát triển nền văn học bình dân, văn
chương phải phục vụ cho đại đa số quần chúng, nhân dân lao động. Cụ thể
là một số ý kiến như sau :
Tác
giả Khải Minh Tử cho rằng mọi nền văn học đều bắt nguồn từ văn học bình
dân. ‘’ Nền văn học nước nào cũng bắt nguồn văn học bình dân. Trung Quốc
có Kinh Thi, là những lời quê góp nhặt mà tạo nên. Đừng coi rằng người
bình dân không có văn học, văn học của họ là khởi nguồn cho mọi nền văn
học dân tộc’’. Từ quan niệm đó, tác giả cho rằng muốn coi phong tục,
điều kiện kinh tế, xã hội của một nước thì không có gì hay bằng xem văn
học bình dân : ‘’ Nền văn học bình dân, lại tức là cái gương để soi mặt
xã hội. Muốn tìm sử liệu của một thời đại nào hay là muốn rõ biết nhân
tâm phong tục của một nước nào thì dò theo cái gì cũng không đúng bằng
dò theo văn học bình dân vậy. Muốn xem phong tục, tập quán, điều kiện
kinh tế, xã hội của một nước thì phải xem văn học bình dân. Vì trong nó
phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội. ‘’Muốn tìm lịch sử của một thời
đợi nào hay là muốn biết rõ nhân tâm phong tục của một nước nào thì dò
theo cái nào cũng không đúng bằng dò theo văn học bình dân vậy.’’. Chỉ
có mảng văn học bình dân mới có thể phản ánh nỗi cơ cực thống khổ của
người dân lao động. Hơn nữa, đây đã là thời đại mới, người dân cũng đã
có được những tư tưởng tiến bộ, biết đọc sách, học hỏi những cái hay cái
đẹp. Vì vậy, các nhà văn cần phải ‘’ bỏ cái phù hoa đi mà làm cho dễ
hiểu và thật thà hơn......, không nên sợ theo lối văn học bình dân thì
sẽ mất cái hay, cái đẹp mà không còn gọi là văn được nữa. ‘’ ( TC, số
Tết, 7-2-1929).
Trong bài viết
Văn chương qúy tộc và văn chương bình dân, tác giả Kim Ngô cho rằng văn
chương quý tộc chỉ là loại văn chương phục vụ cho tầng lớp quan lại có
học thức, có địa vị xã hội. ‘’ Văn chương quí tộc tức là văn chương cổ
điển, nghĩa là một văn chương chỉ dùng những điển tích xa xôi, văn liệu
ngoằn ngoèo mà đặt cho thành câu, xếp cho thành bài, chớ không nói
thẳng đến sự thiệt......Các thứ văn chương như vầy, người viết đã phải
học rộng, xem nhiều, mới có thể nặn nọt ra được ; mà người đọc cũng cần
đèn sách 10 năm, học khắp kinh thiên vạn quyển, ít nửa thì sức học phải
rộng hơn tác giả, hoặc bằng tác giả thì mới hiểu hết được ý nghĩa’’.
Trong khi đó, văn chương bình dân là do người bình dân làm ra nên nó là
loại ‘’ văn chương phổ thông, lời lẽ giản dị ý nghĩa bình thường, tư
tưởng làm sao thì nói làm vây, sự thiệt thế nào thì chép thế ấy, không
dùng điển tích xa xôi, không dùng văn liệu ngoắc ngoéo, một bài văn viết
ra, ông tiến sĩ khoa văn nghe cũng vừa tai, kẻ dốt nhà quê đọc cũng
hiểu nghĩa.’’ Huống chi xã hội Việt Nam đang thời loạn lạc, giai cấp
bình dân chiếm phần đa số nên cần phải phát triển nền văn học bình dân,
nhằm truyền bá tư tưởng hay, có ích cho nhân dân. ‘’ Mục đích của văn
chương là để truyền bá tư tưởng. Như vậy thì viết văn tất phải bình
thường, giản dị, gẩy gọn, rõ ràng, khiến cho hạng người nào cũng có thể
hiểu được. Nếu lại dùng những điển tích cầu kỳ nói bóng nói bẩy, tuy
rằng hay thì hay thiệt, song chỉ là viết cho mình xem, viết làm trò
chơi, chứ không có ảnh hưởng gì cho xã hội. ‘’ ( Văn chương quý tộc và
văn học bình dân- Kim Ngô, TC, số 53, ngày 20- 3-1929 đến số 54, ngày
21-3-1929)
Về nhân sinh quan, các
nhà lí luận văn học đều có chung nhận định, văn chương có khả năng di
dưỡng tính tình, phong tục, có tác dụng giáo dục con người. Cụ thể là
các ý kiến như sau :
Tác giả
Thanh Thuỷ trong bài viết Nghề văn sĩ ở nước ta đã viết : ‘’ một giới
bênh vực đồng bào khỏi tay cường quyền, một ngọn đèn loà dễ dắt sinh
linh câu văn hay là tiếng chuông chiêu hồn dễ thức tỉnh dân còn mê man,
một món khí vào đường sáng dễ sủa khỏi lối tối tăm, nước mạnh dân
khôn đều trông vào ấy cả ‘’.( ĐPTB, số 470, 11-8-1926).
Bút
Trà Nguyễn Đức Nhuận trong bài viết Tiểu thuyết quan hệ đến toàn cục xã
hội thế nào đã nhấn mạnh :’’ Tiểu thuyết đối với xã hội , thật không
khác nào không khí, lúa gạo, ngày ngày ta cũng hô hấp, cũng ăn, dùng
đến, không tránh được, không từ được. Nếu trong không khí mà có chất ô
uế, lúa gạo ấy mà có chất độc địa thì người ăn ra, thở vào sao cũng
hình dung tiều tụy, đau yếu và chết một cách trông rất hiểm nghèo ‘’. Vì
vậy, ông kêu gọi những nhà văn ‘’ xin hảy lưu ý hai đường thiện ác. Một
quyển tiểu thuyết mà có giá trị, có tâm lý học thì có thể tác phúc cho
muôn triệu người ; một quyển tiểu thuyết mà không có giá trị , sa vào
lối tà dâm, thì có lẽ lưu độc ngàn năm, trăm năm. Đáng quý hoá thay tiểu
thuyết ! Mà đáng sợ thay cho tiểu thuyết ! Tiền đồ xã hội ta thế nào,
chỉ nhờ trên tiểu thuyết, các ngài trở nên người ân nhân xã hội cũng do
tiểu thuyết mà các ngài làm tội nhân cho xã hội cũng là do tiểu
thuyết.’’(ĐPTB, số 141, 11-81926).
Tác
giả Nam Kiều thì kêu gọi : « nhà viết tiểu thuyết, nhà dịch tiểu thuyết
có lòng thương đời, thì không nên chìu theo xu hướng của đời, huống chi
vào buổi giao thời này, phong hoá đảo điên, cương thường đổ nát ; tiểu
thuyết không chỉ là người bạn kể chuyện giải trí mà lại nên là một
người dụ dỗ quốc dân vào đường chánh đạo.’’ ( Lời tựa tiểu thuyết dịch,
Mũi gươm của người hiệp khách - Nam Kiều, ĐPTB, số 317, 29-7-1925).
Tóm
lại, về quan điểm lý tưởng đạo đức, thẩm mĩ, các nhà lí luận phê bình
văn học đầu thế kỉ XX đã có những nhận xét sâu sắc về cái hay, cái đẹp
của một tác phẩm văn học. Một tác phẩm hay phải có nội dung sâu sắc,
hình thức, câu văn trau chuốt, chặt chẽ. Thông qua nhận định này, họ
cũng lên tiếng phê phán một số nhà văn chỉ biết chạy theo hư danh, viết
những tác phẩm vô bổ chỉ để lòe thiên hạ. Bên cạnh đó, là tinh thần tự
hào dân tộc, đề cao nền văn học bình dân, phục vụ cho nhu cầu đại chúng.
Từ những quan niệm này, mà văn chương trong những năm đầu thế kỉ XX đều
có nội dung hướng đến những vấn đề mang tính xã hội, đề tài mà các nhà
văn khai thác thường hướng đến cuộc sống bình thường, những phong tục
tập quán của người nhà quê, hay nỗi thống khổ của người dân nghèo với
những tình cảm bình dị nhưng chân thành, mộc mạc.
4. Nhóm ý kiến về sử dụng ngôn ngữ trong văn chương :
Với
quan niệm xây dựng một nền văn học mới, một nền văn học phục vụ cho
tầng lớp bình dân nên các nhà lí luận phê bình văn học ra sức kêu gọi sử
dụng tiếng An nam ròng, sử dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày
cho việc sáng tác văn học. Qua khảo sát có thể thấy một số ý kiến như
sau :
Trong lời mở Chuyện đời
xưa, tác giả Trương Vĩnh Ký đã viết : ‘’ Nay ta in sách nầy lại nữa : vì
đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách nầy mà học tiếng, thì lấy làm có
ích. Vì trong ấy cách nói là chính cách nói tiếng Annam ròng ; có nhiều
tiếng câu thường dùng lắm.’’
Trong
lời tựa tác phẩm Thầy Lazaro Phiền, Nguyễn Trọng Quản viết : ‘’ tôi có
dụng ý lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm ra một chuyện hầu cho
kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay’’.
Trong
bài viết Văn chương quý tộc và văn chương bình dân, tác giả Kim Ngô cho
rằng :‘’ văn chương phổ thông, lời lẽ giản dị ý nghĩa bình thường, tư
tưởng làm sao thì nói làm vậy, sự thiệt thế nào thì chép thế ấy, không
dùng điển tích xa xôi, không dùng văn liệu ngoắc ngoéo, một bài văn viết
ra, ông tiến sĩ khoa văn nghe cũng vừa tai,kẻ dốt nhà quê đọc cũng hiểu
nghĩa.’’ Vì vậy, khi viết văn :’’ tất phải bình thường, giản dị, gẩy
gọn, rõ ràng, khiến cho hạng người nào cũng có thể hiểu được. Nếu lại
dùng những điển tích cầu kỳ nói bóng nói bẩy, tuy rằng hay thì hay
thiệt, song chỉ là viết cho mình xem, viết làm trò chơi, chứ không có
ảnh hưởng gì cho xã hội. ‘’ ( Văn chương quý tộc và văn học bình dân -
Kim Ngô, TC, số 53, ngày 20- 3-1929 đến số 54, ngày 21-3-1929).
Trong
tác phẩm Văn hay, tác giả Nguyễn Khắc Hiếu viết :’’ Văn hay là : ‘’ một
quyển sách, một bài văn, một câu thơ lập ý cao, dàn thế khéo, dùng chữ
đặt có cốt cách, có tinh thần,có khí phách, có dáng điệu màu mè, có âm
hưởng tiết tấu.’’. Ông cũng phê phán những kẻ tập tễnh viết văn, sử dụng
câu, chữ cẩu thả : ‘’ Tôi lại thấy nhiều người viết tiểu thuyết, tuy là
dùng điệu văn xuôi, chứ không phải là văn vận như mấy bổn tuồng hát
hoặc tiểu thuyết cổ của văn sĩ nước Pháp, hay như là bộ ‘’ Tái sanh
duyên’’, bộ ‘’Tây sương’’, bộ ‘’Yên sơn ngoại sử’’ của Tào (Tàu), nhưng
có nhiều đoạn tác giả lại viết bắt vần như kép hát bộ nói lối , nên văn
chương không biết điệu nào mà nói’’. ( ĐPTB, số 643, 5-11- 1927).
Bên
cạnh đó, việc khuyến khích dùng ngôn ngữ bình dân còn được thể hiện ở
những bài phê bình các tác giả, tác phẩm thời đó. Cụ thể như :
Tác
giả Nguyễn Tường trong bài viết Một mối cảm tình đối với nhà tiểu
thuyết, khi bình luận tiểu thuyết Tỉnh mộng của Hồ Biểu Chánh đã viết :
‘’ Tiểu thuyết Tỉnh mộng đủ cả vừa tình vừa cảnh, vừa văn chương vừa tâm
lý, lại tác giả khéo lựa câu, dùng chữ rất giản dị, hễ đọc đến thì hiểu
nhận cảm hoá ngay...’’.( ĐPTB, số 203-204, 10-1924).
Tác
giả Phạm Kiên với bài viết Giải chổ tưởng lầm ( ĐPTB, số 468, 6-8-1926)
khi phê bình tiểu thuyết Tiền bạc bạc tiền đã khen Hồ Biểu Chánh cách
dùng từ :’’ còn điệu văn thì ông chỉ dùng tiếng nói người ta thường nói,
không chịu dùng tiếng phù ba, hạng người nào nói theo giọng ấy’’.
5. Nhóm ý kiến về nhân vật văn học :
Nghệ
thuật xây dựng nhân vật văn học trong tiểu thuyết Nam Bộ được kế thừa
từ văn học truyền thống Việt Nam cũng như văn học hiện thực Pháp. Những
nhận định về nhân vật văn học cũng được các nhà lí luận phê bình đánh
giá thông qua những bài bình luận các tác phẩm văn học.
Tác
giả Nguyễn Tường trong bài viết Một mối cảm tình đối với nhà tiểu
thuyết, khi bình luận tiểu thuyết Tỉnh mộng của Hồ Biểu Chánh đã khen
tác giả tả hay, tả khéo về hai tuyến nhân vật đối lập một bên là Lý Kỳ
Tâm, Yến Tuyết, một bên là Trường Xuân, cô Sáu Nhiễu.
‘’
Con người khuê các tuyết sạch giá trong, gái như cô Phan Yến Tuyết,
thật là người đáng yêu đáng quý. Tác giả tả cái đẹp của cô không dùng
chữ gì quá, song rõ thật là đẹp, ai đọc đến cũng thấy cái gương mặt, sọi
tóc, ngón tay, gót cẳng của cô mường tượng trên tờ giấy.....Đoạn đó tác
giả vẽ ra như cảnh, ai xem đến cũng bâng khuâng ngỡ mình là người trong
giấc mộng vậy.
Lý Kỳ Tâm lúc mới
ra đời, tuy áo quần lam lũ, song phong biểu đã lộ chút phi phàm.Đầu cầu
hứng mát, chống tay trông mây, thuyền, xe chạy rần rần sau lưng, không
thèm xây lại, gặp bạn quan sang hơn mặt giả làm người quên, tác giả khéo
điểm tô diện mục cho người học trò lỡ vận và nâng cao cái giá trị của
kẻ nghèo hèn lên. Xét trong những lời Kỳ Tâm nói, câu nào cũng nên ghi
mà nhứt là câu này : ‘’ Thế thường thương thì nói tốt, giận thì nói xấu.
Mà khi tôi vô làm tốt dùm bà là cầu vui,chứ không phải vì
thương’’...Thiệt tân kỳ mà có ý phúng đời.’’ Đối lập với họ là Trường
Xuân, một nhân vật phản diện mang đầy đủ những thói xấu của con người :
‘’ Trường Xuân là con người Sở Khanh , lại là chàng Thúc, đã sợ sư tử mà
lại còn đeo theo mèo chó thậm chí còn làm dơ huể trong gia đình, cái
phẩm cách một anh cai tổng như Trường Xuân vậy, thật là hèn hạ không chổ
nói, chỉ khen cho tác giả tả chổ( chỗ) Trường Xuân khi nghi muốn đuổi
Kỳ Tâm, mà ra tiệm lúa, lục hết sổ sách ra mà xem,dò từ số, cọng (cộng)
từ hàng, xét từ tờ,xem từng hồi....Trong12 chữ đó đủ tả hết bụng dạ thù
vặt của đứa tiểu nhơn.’’.(ĐPTB, số 203-204, 10-1924).
Tác
giả Phạm Minh Kiên trong bài viết Bàn về tiểu thuyết Tài Mạng tương đố
của Nguyễn Chánh Sắt đã nhận xét việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm
như sau : ‘’ Như quan phủ Từ Thế Anh vì ham giàu mà đem một đoá phù dung
mới vừa hàm tiếu lá nàng Mộ Trinh con ông, trao về tay tục tử ngu dân
là thằng Hai Chanh con ông Huyện Hàm Ngọt. Có phải vì bạc lúa mà không
nghĩ đến vận mạng của con chăng ? Cho đến đỗi vợ khuyên lơn ông cũng
không nghe, con từ chối ông cũng không chịu, vì lòng tham bạc của ông mà
làm vợ buồn rầu, con than thở, rồi cái cảnh gia đình đương vui vẻ hoá
ra cảnh u sầu buồn bực..’’(ĐPTB, số 481, 8- 9- 1926).
Bên
cạnh đó là các ý kiến phê bình nhân vật của tác giả Tân Dân Tử trong
bài viết Bình luận tiểu thuyết của ông Nguyễn Chánh Sắt hay tác giả
Comis Cảnh trong bài viết Ít lời bình phẩm tiểu thuyết Tân Dân Tử. (
ĐPTB, số 473, 20- 8- 1926).
Bên
cạnh việc miêu tả ngoại hình, viết miêu tả tâm lí nhân vật cũng được đề
cập. ‘’ Phàm viết tiểu thuyết phải có văn chương có tâm lý. Có tâm lý mà
không có văn chương thì không được mấy người vui đọc đến, có văn chương
mà không có tâm lý thì dẫu đọc đến cũng không bổ ích gì, Viết tiểu
thuyết thì phải đủ lối tả tình tả cảnh. Có tình không cảnh, thì người
xem mất vui vẻ về cảnh vật, có cảnh không tình, thì người xem mất thứ
ham ưa về tánh tình.’’ ( Một mối cảm tình đối với nhà tiểu thuyết-
Nguyễn Tường, ĐPTB, số 203-204, 10- 1924)
6. Nhóm ý kiến về kết cấu của tác phẩm.
Về
kết cấu của tác phẩm văn chương, khảo sát một số bài bình luận các tác
phẩm tiểu thuyết, có thể nhận thấy các nhà lí luận văn học trong thời kỳ
này đều có ý kiến khen ngợi việc xây dựng kết cấu tiểu thuyết mới lạ
của các nhà văn. Bên cạnh đó, việc xây dựng kết tác phẩm cũng được quy
định chặt chẽ trong những cuộc thi viết tiểu thuyết.
Trên
báo Nông cổ mín đàm số 262 ngày 23-6-1906 có thông báo cuộc viết tiểu
thuyết bằng chữ quốc ngữ với quy định về từ ngữ, kết cấu như sau : ‘’
Người Langsa gọi roman nghĩa là lấy trí riêng mà đặt ra một truyện tuỳ
theo nhân vật và phong tục trong xứ, dường như truyện có thật vậy. Diễn
dẫn ra một cuốn chừng 50 tờ giấy lớn. Chia làm 3 thứ ;
- Thứ nhất : gầy đầu nguồn căn nguôn (nguyên), lí lịch, kiết (kết) cấu.
- Thứ nhì : ân oán, sinh sự, buông lung, trần ai, lưu lạc...
- Thứ ba : cha con, vợ chồng hoà hiệp,ân báo ân, oán báo oán...
- Phải giử cho dừng lạc đề. Đặt tiếng thường, thanh nhã, dễ hiểu như truyện vậy.
Trong
cuộc đời phải đem hết các việc quan hôn tang tế, thày thuốc thày chùa,
thày phép...phải có can (cang thường), luân lí, nhơn duyên, thiện ác.
Không
đặng dùng việc dị đoan, hễ chết mà còn muốn sống lại thì nhờ thuốc hay,
thầy giỏi, chớ nói đến quỷ thần ; còn muốn phạt thì đau bệnh mà chết,
hoặc lôi đả, súng xạ,gươm máy...’’
Trong
lời tựa của tiểu thuyết dịch Mũi gươm của người hiệp khách (ĐPTB, số
317, 29-7-1925) nhận xét : ‘’ Xã hội ta gần nay ưa đọc tiểu thuyết Tây
hơn tiểu thuyết Tàu, vì cho rằng tiểu thuyết Tây thì kết cấu li kỳ, ngôn
luận dồi dào, mỗi tiểu thuyết như là một bức tranh vẽ khác nhau, không
giống như tiểu thuyết Tàu đọc đầu biết cuối... ‘’
Phê
bình kết cấu các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, hầu hết các tác giả phê
bình văn học đều có chung nhận xét khen ngợi tác giả. Tác giả Nguyễn
Tường trong bài viết Một mối cảm tình đối với nhà tiểu thuyết, khi bình
luận tiểu thuyết Tỉnh mộng của Hồ Biểu Chánh đã cho rằng không ai hay
hơn Hồ Biểu Chánh trong việc xây dựng kết cấu truyện thành hai tuyến
nhân vật chính diện- phản diện đối lập : ‘’Tác giả không những có tài tả
riêng từng hạng người, lại có tài tả chung thế cuộc. Đặt ra sự nôm đùm,
tính mưu kia chước nọ, đã xấu mà còn làm ra tốt, ấy là cực tả thói đời
giả dối. Dẫu ra anh chàng Tế Thế khi có việc mới tìm kiếm niềm nở đến
người, mà có giúp cho anh em cũng chẳng qua vì bạc, ấy là cực tả về tình
người ấm lạnh. Ta khi nào muốn xét qua nhân tình thế thái tưởng trong
vào đó khác nào như trông vào một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ.’’
Tác
giả Hồ Biểu Chánh lý giải cho việc phân chia hai tuyến nhân vật trong
tác phẩm của mình như sau : ‘’ Tôi viết tiểu thuyết thiệt tôi chủ tâm
công kích xã hội mà công kích là công kích những kẻ giàu sang, giả dối,
công kích những người khinh danh dự, trọng tiền tài, chứ bậc lao động
thiệt thà mà bị chúng khinh khi, hiếp đáp thì tôi bào chữa bênh vực luôn
luôn.’’
Khi phê bình tác phẩm
Giọt máu chung tình, tác giả Comis Cảnh viết :’’ Xét nét từng câu, suy
nghĩ từng tiếng rồi thì thầm mà phán rằng : bánh tốt bởi bột nhiều, kiểu
hay nhờ thợ khéo, lời văn tao nhã, lý tưởng cao sâu, chổ tả cảnh lúc
động tình mường tượng tựa Du- ma ( Dumas), Sách – bia ( Shakespeare)
thuở trước.’’
7. Nhóm ý kiến phê bình các tác phẩm cổ điển.
Khẳng
định vai trò, những đóng góp của thể loại thơ ca trong lịch sử phát
triển của nền văn học nước ta, hầu hết những ý kiến của các nhà văn khi
phê bình các tác phẩm thơ ca cổ điển thường thể hiện những nhận xét về
cái hay cái đẹp, ngôn ngữ bình luận cũng tỏ ra trân trọng, kính nể. Đặc
biệt là những nhà thơ lớn của dân tộc như : Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Lê Thánh Tông, Bà huyện Thanh Quan.
7.1 Phê bình Truyện Kiều – Nguyễn Du
Tác
giả Tô Văn trong bài viết Cũng là Kim Vân Kiều nhận xét như sau : ‘’
Lời đặt đã thanh cao, lại tiếng nói năng đủ cách. Như lời nói thường
dùng là tiếng mà, chớ, cũng, càng....để đâu nhằm đó. Lại có nhiều lời
nói rất thanh bai, người hữu học trong nước Annam thật chưa từng một ai
biết nói. Ví như : đắp thảm quạt sầu, mưa tần gió sở, sớm mận tối đào,ấy
chỉ là một chổ ít đại khái mà nghe, chớ nói hết sự hay của Kim Vân
Kiều, thì kể biết bao cho xiết.’’ ( ĐPTB, Số 129,07- 04- 1924).
Phạm
Quỳnh đọc bài diễn văn ca ngợi Truyện Kiều tại hội Khai trí Tiến Đức
ngày 8 tháng 9 năm 1924 nhân lễ kỉ niệm ngày mất của cụ Nguyễn Du.
Tác
giả Lê Sum trong bài viết Kim Vân Kiều tân giải đăng trên Đông Phong
Thời Báo, ngày 10 tháng 9 năm 1924 đã ca ngợi văn chương, tinh thần, tư
tưởng của tác phẩm, khẳng định giá trị vượt thời gian của Truyện Kiều.
Đồng thời qua đó cũng ca ngợi tinh thần, nhân cách của Nguyễn Du. ‘’ Có
một điều lạ là lúc cụ nguyễn Du viết Truyện Kiều thời quốc văn còn non
nớt nghèo nàn lắm, không đủ dùng, còn chịu ách văn Tàu lắm. Thế mà cụ
dùng tiếng nói của giống nòi ra công dồi mài đẽo gọt, rồi vẽ cái vết
trong lòng một cách tài tình đến cực điểm. Tài liệu của cụ khiếm khuyết
dường thế mà cụ cũng cất nổi ‘’ cái nhà vàng’’ cho cô Kiều ở,nay cô đã
thành một nhân vật não nùng mà sống mãi trong tâm nảo người nước ta.Cho
hay, người như cụ không thể cho thời thế hạn chế mà tự mình hạn chế thời
thế. ‘’
Tác giả Hồ Văn Trung
khẳng định : ‘’Truyện quốc âm ta như bộ Kim – Vân – Kiều, tả tính cách
như vẽ, như thêu ; văn quốc âm ta như mấy bài văn tế xưa, càng đọc càng
ngậm ngùi ; thi quốc âm ta như những bài thi cổ, ngôn ngữ lỗi lạc, tình
tứ thâm trầm, dù ngàn năm cũng bất hủ.....’’ ( ĐPTB, số 21, 27-6-1923).
7.2 Phê bình các tác giả tác phẩm khác :
Trong
bài viết Cuộc tiến hoá của quốc văn, trên Đông Phong Thời Báo, số 190,
tác giả Hồ Văn Trung ca ngợi những tác gia cổ điển trước đây như sau :
‘’ Nước ta ngày xưa cũng có một thời kì văn vận cũng rất vẻ vang. Không
kể cụ Nguyễn Du là ông tổ của văn Nôm, ta còn các nhà thi hào có một
thiên tài rất đặc biệt như Bà Huyện Thanh Quan sành về lối thơ nảo
(não) nùng như ngậm ngùi chan chứa một mối thầm mà không muốn nói ra
hết, cô Hồ Xuân Hương sành về lối thơ hoạt kê mà có triết lí thâm trầm,
cụ Yên Đổ giỏi về lối thơ vui biểu cái lạc quan của bọn nhà nho...’’
Tác
giả Ngô Tất Tố trong bài viết Thơ vua Lê Thánh Tôn và thơ Hồ Xuân
Hương, ( ĐPTB, số 705, 7 – 4 - 1928), qua hai bài thơ Con cóc và Dệt
cửi, đã nhận xét Lê Thánh Tông là bậc minh quân đứng đầu thiên hạ nên
thơ có khí vị của một bậc đế vương. Nhận xét về Hồ Xuân Hương với hai
tác phẩm Trái mít và Núi Ba Đèo đã nói lên bà là hạng người dâm nữ nên
lời thơ lả lơi, phóng túng. Cả hai tác giả có hai phong cách thơ khác
nhau nhưng vẫn có cái gì đó khác đời nên ‘’ tâm tình, thái độ tất phải
hiện hình ra khúc vịnh, câu ngâm’’.
Nhận
xét về thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Tất Tố cho rằng thơ thơ của bà
có tài tả tình, tả cảnh vào bậc nhất, đọc thơ lại thấy cảnh hiện ra
trước mắt. ‘’ những bài của Bà Huyện tả được tinh thần hoạt động khiến
cho người đọc câu thơ mà tưởng đến cảnh trong thơ, đều như hiển hiện
phô bày ở bên tai, trước mắt. Người nhà Đường khen Vương Duy là trong
thơ có vẽ, ta cũng có thể khen trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong
thơ có phim ảnh’’. ( ĐPTB, số 713, 721, năm 1928).
Trong
Bài thơ Bán than ( ĐPTB, số 702, 31-3-1928), Ngô Tất Tố khen tác giả
Trần Khánh Dư có ‘’ khí khái hùng hồn. Mà lại tỏ ra tấm lòng kiên nhẫn,
trung hậu, mà lời văn cũng thiệt hay’’. Qua bài thơ, tác giả nhận xét :
‘’ ông Trần Khánh Dư chẳng những là một danh tướng, mà cũng có thể gọi
là một bậc thi gia’’.
8. Phê bình các tác phẩm văn học hiện đại
8. Phê bình các tác phẩm văn học hiện đại
Hoạt
động lí luận phê bình văn học các tác phẩm văn học trong giai đoạn này
diễn ra sôi nổi. Hầu hết các tác phẩm lớn đều có bài viết phê bình trên
các báo chủ yếu xoay quanh những nội dung như : cách sử dụng ngôn ngữ,
lời văn, nội dung, kết cấu, tâm lí nhân vật. Cụ thể như :
8.1 Phê bình tác phẩm của Hồ Biểu Chánh :
Khảo sát trên Đông Phong Thời Báo có các bài như :
Một mối cảm tình đối với nhà tiểu thuyết ( Nguyễn Tường, ĐPTB, số 203-204, 10- 1924)
Đọc tiểu thuyết bật ra lời ( Việt Hải, ĐPTB, số 212, 05-11-1924).
Giải chổ tưởng lầm( Phạm Minh Kiên, ĐPTB, số 468, 6-8-1924).
8.2 Phê bình tác phẩm của Nguyễn Chánh Sắt :
Bàn về tiểu thuyết Tài mạng tương đố ( Phạm Minh Kiên, ĐPTB, số 481, 8-9-1926).
Bình luận tiểu thuyết của ông Nguyễn Chánh Sắt (Tân Dân Tử,
ĐPTB, số 496, 13-10-1926).
8.3 Phê bình các tác phẩm khác :
Ít lời phê bình tác phẩm Tân Dân Tử( Comis Cảnh, ĐPTB, số 473, 20-8-1926).
Bình phẩm sách mới : Tây phương mỹ nhân (Diệp Văn Kỳ, ĐPTB, số 473, 20-8-1926).
Chuông kêu chẳng đấm cũng kêu (Vân Kính, ĐPTB, số 193, 17-9-1924).
Bình luận tiểu thuyết Huyết lệ hoa ( Trần Năng Dung, ĐPTB, số 757, 18-10-1928).
8.4 Về phê bình thơ
Ngô
Tất Tố với các bài viết : Thế nào là thơ dốt (ĐPTB, số 707, 14-4-1928),
Mấy bài thơ trong cuốn sách thình lình vớ phải (ĐPTB, số 757,
18-8-1928), Mấy bài thơ trong cuốn sách thình lình vớ được (ĐPTB, số
764, 4-9-1928).
III. KẾT LUẬN
Như
vậy, từ những năm đầu của thế kỉ XX ( 1900- 1930), các nhà lí luận phê
bình văn học đã nhận thức được vai trò, tác dụng, xem hoạt động phê
bình, lí luận văn học là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học
dân tộc. Đồng thời, các tác giả cũng xây dựng nền văn học mới dùng chữ
quốc ngữ, khẳng định nền văn học bình dân phục vụ cho quần chúng nhân
dân lao động, xây dựng quan niệm về tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết.
Bên
cạnh đó, hoạt động phê bình lí luận văn học còn tiến thêm một bước khi
xuất hiện những bài viết phê bình cách sử dụng ngôn ngữ, văn lí, kết cấu
tác phẩm, thậm chí phê bình cả tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Tuy
nhiên, hoạt động lí luận phê bình văn học trong thời kì này cũng còn
những hạn chế nhất định. Hầu hết các nhà lí luận, phê bình văn học
thường kiêm luôn vai trò của nhà văn nên việc phê bình còn thiếu khách
quan, hoạt động phê bình còn thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu là giới thiệu
các tác phẩm, khen nhiều hơn chê. Các bài lí luận, phê bình văn học chủ
yếu được thể hiện trên báo chí, chưa được lưu trữ thành tập sách. Song,
với kết quả thu được, hoạt động lí luận, phê bình văn học đầu thế kỉ XX
(1900- 1930) đã tạo tiền đề cho việc phát triển rực rỡ của mảng văn học
này ở thời gian tiếp theo.
Đặng Công.
Lớp Văn Học Việt Nam K17. Trường Đại Học Cần Thơ.
HẢI TRÌNH * CẢNH ĐẸP NHẬT BẢN
Một trong những điểm thu hút của Kyoto -
Arashiyama khu vực danh lam thắng cảnh nằm ở chân núi. Trong số tất cả những vẻ
đẹp tự nhiên của các vùng ngoại ô, bạn có thể thấy cây tre thẳng tắp rất đẹp,
làm thành một hành lang độc đáo hấp dẫn .Mời thưởng ngoạn...Một khu rừng tre gần thành phố Kyoto ở
Nhật Bản - một nơi đầy yên lành và bí ẩn.
VƯƠNG TÂN * TUẦN BÁO ĐỜI MỚI
TUẦN BÁO ĐỜI MỚI
LTS
Lật
chồng báo cũ thấy có bài hồi ký này, chúng tôi xin đăng lại để giới
thiệu một thời Văn Học Miền Nam có cả Trần Văn Ân, An Khê, Bình Nguyên
Lộc, Nguyễn Đức Quỳnh, Thiếu Sơn , Lý Văn
Sâm Dương Tử Giang.
Cuối năm 1954 đang làm việc tại nhật báo Tự Do ,tôi được nhà
văn Nguyễn Đức Quỳnh mời về tham gia bộ biên tập tuần báo Đời Mới của nhà báo
kiêm chánh khách Trần Văn Ân..Anh Nguyễn Đưc Quỳnh lúc đó đang là chủ bút tuần
báo Đời Mới .Với các bút hiệu Hà Viêt
Phương, Ngô Đồng Thanh,Đặng Tâm Thành chủ bút
Nguyễn Đúc Quỳnh viết tới một phần ba tờ
tuần báo Đời Mới.Theo anh Quỳnh thì báo Đời Mới lúc đó có Tổng thư ký
tòa soạn là nhà báo kỳ cựu Tế Xuyên[tên
khai sinh là Hoàng văn Tiếp nguyên là con trai bà cả Mộc một nhân vật làm từ
thiện nổi tiếng ở Băc Kỳ hồi đầu thế kỷ hai mươi bà cả Mộc chị dâu ông Hoàng Đạo Thúy bà người
đầu tiên sáng lập Hội Từ Thiện Tế Sinh tại Bắc Kỳ.
Nhà báo Tế Xuyên tên lúc đi học trường trung học Albert
Sarraut là Léon Sanh ông là người đêm 9 tháng hai năm 1929 tham gia vụ nổ súng
đâu tiên của VNQDĐ chống chế độ thưc dân Pháp bằng bạo lực dùng súng lục bắn chết
tên Herve Bazin trùm mộ phu đồn điền cao
su người Pháp là giám đốc Tổng Nha nhân lưc Phủ Toàn Quyền Đông Dương nhưng
cũng lại là một tên mật thám chánh trị nguy hiểm Léon Sanh bị mât thám Pháp bắt nhưng nhờ mẹ là bà cả Môc
tung tiền chạy cho và ông còn ở tuổi vị
thành niên nên đươc cho vào Saogon học rồi
đi làm báo[Vt có một chương hồi ký viết
về nhà báo Tế Xuyên cũng như một chương về nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh]
Tuần báo Đời
Mới là thối thân củia tuần báo Đọc Thấy tờ báo đầu tiên do phòng Thông Tin Mỹ ở
Saigon tài trợ xuất bản và bán khá chạy nhưng chủ báo Trần Văn Ân đã ngưng xuất
bản tờ tuần báo Đoc Thấy và đổi tên là Đời Mới vì không tán thành đường lối của
Mỹ ở Việt Nam lúc bấy giờ như đưa tướng Lansdale đền Tây Ninh phân tán lực lương quân sư của
Đai Đạo Tam Kỳ Phổ Đô mà thiên hạ thường gọi là Đạo Cao Đài của Hộ Pháp Phạm
Công Tắc một chiến hữu của nhà báo Trần Văn Ân[VT có một chương hồi ký viết
riêng về nhà báo nhà chánh trị nhà thơ Trần Văn Ân và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc]
Tuần báo Đời Mới có ba thời kỳ ,thời kỳ thư nhất là thời ký
nhà báo Trần Văn Ân làm chủ nhiệm kiêm chủ
bút thư ký tòa soạn là nhà báo Lý Thanh Cần bút hiêu Nguyễn Kiên Giang với
bộ biên tập gồm nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh và nhà văn Bình Nguyên Lộc.Thời
kỳ thứ nhất Đời Mới tạo được dâu ấn một kiểu làm báo mới ,vừa văn học nghệ thuật
vừa thời sư chánh trị nhưng số bán hạn chế nên nhà báo Trần Văn Ân quyết định
thay đổi bộ biên tập mang khuyn hướng
văn học nghệ thuật kháng chiến về thành mời nhà văn Trọng Miên Hoàng Thu Đông
làm Tổng thư ký tòa soạn và nhà thơ Giang Tân tham gia bộ biên tập đăng thơ
Hoàng Cầmthơ Quang Dũng thơ Hữu Loan những nhà thơ kháng chiến tiểu tư sản đang
bị lãnh đạo văn nghệ Việt Cộng ""đì"" .Kết quả là số độc giả
tăng.Giữa lúc đó nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh và văn Minh ĐăngKhánh nhà thơ Hồ Hán
Sơn ly khai cộng sản rời kháng chiến về Saigon.
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh về Saigon gặp lại nhà
văn Lê Văn Siêu một thành viên nhóm Hàn Thuyên đã ly khai đệ tứ Quốc T nghe lời
lãnh tụ Đảng Duy Dân Lý Đông A trở về với dân tộc làm chủ bút tuần báo Mới với
sự trợ lý của Thái Linh em vợ Lý Đông A mời nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh viết báo Mới.Những
bài của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh ký bút danh Hà Việt Phương lọt vào mắt nhà báo
Trần Văn ông thấy ngay một ngòi bút tri kỷ và ông tìm gặp nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh
mời hợp tác.
Nhà báo Trần Văn Ân cho nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh biết hiện ông đang
cùng sử gia Trần Trọng Kim triệu tập một ""quốc dân đai hội""
giúp quốc trưởng Bảo Đai ý kiến để kiện
toàn nền Độc lập của quốc gia VN mà
ngươi Pháp đang từ từ trao trả theo hiệp định Élysée nên rất bận ông muốn trao
tờ báo Đời Mới cho nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh điều khiển.
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thấy ở nhà báo Trần Văn Ân tấm lòng của một chiến sĩ quôc gia viết báo một nhà chánh trị đức độ và
có tầm nhìn xa nên ông nhận lời và yêu cầu nhà báo Trần văn Ân mời nhà báo Tế
Xuyên về làm thư ký tòa soạn mời nhà văn Minh Đăng Khánh trình bầy báo nhà thơ
Hồ Hán Sơn tham gia bộ biên tập.
Ngay khi nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh về làm chủ bút tuần báo Đời
Mới thì sử gia Trần Trọng Kim với sự trợ giúp của nhà báo Trần VănÂn đã
triệu tập
Quôc dân đai hội với danh xưng rất khiêm nhường là Hội nghị toàn quốc
đai biểu
các đảng phái tôn giáo nhân sĩ trí thức VN.Kết quả của đai hội này là
nhà văn
Nguyễn Đức Quỳnh đưa ra nhiều ý kiến về
việc người Pháp chậm trao trả nền độc lập tư do cho VN và hội nghị bàn
cãi khá sôi nổi rồi kết thúc với một kiền nghị đòi ngươi Pháp
phải trao ngay lập tức nền độc lập tự do cho chính phủ quốc gia của quốc
trưởng
Bảo Đại.Cái kiến nghị của Hội Nghị toàn quốc đã khiến dư luận sôi sục và
sau đó
là cái chết thình lình và khá khó hiểu của sử gia kiêm chánh khách Trần
Trọng
Kim[vt có một chương riêng của hồi ký viết về sử gia kiêm chánh khách
Trần Trọng
Kim]
Sau hội nghị toàn quốc
nhà báo Trần Văn Ân và nhà văn Nguyễn Đức
Quỳnh xúc tiến việc thống nhất toàn lưc lương quốc gia để đối phó với tình mới trước cái chết thình lìnhvà tức tưởi của sử
gia Trần Trọng Kim.Rồi Hội nghị Genève
ra đời Công Sản và ngươi Pháp thỏa hiệp với nhau chia cắt nước Viêt Nam làm đôi
ông cựu thượng thư triều đình Huế Ngô Đình Diệm được người Mỹ và Nam Phương
Hoàng hậu đưa về làm thủ tướng chánh phũ quốc gia dưới quyền quốc trưởng Bảo
Đai nhà báo Trần văn Ân gặp lại ngươi bạn cố tri là Đức Hộ Pháp Đạo Tam Kỳ Phỗ
Độ Ngài Phạm Công Tăc thống nhât tư tưởng là phải hình thành ngay Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia.
Tôi về ban biên tập tuần báo Đời mới phụ tráh mục phóng sư
và truyện ngắn kiêm lý luận văn nghệ .Chính trong dịp này tôi đưa ra loạt bài
lý luận văn nghệ với bút hiêu Hồ Nam
đăng trên tuần báo Đời Mới chứng minh rằng văn nghệ sĩ là những người nhìn thấy
trước con ngươi tương lai xã hội tương lai định hướng cho những nhà cách
mạng những nhà chánh trị hành động và tôi đã chứng minh là chính những nhà văn
nhà triết học nhà lý luận Montesqieu,,J.J .Rousseau,Voltaires vạch đường chỉ lối cho cách mạng 1789 ở Pháp
chứ không phải cách mạng 1789 và những ngươi chủ xương cách mạng này vạch đường
chỉ lối cho các nhà văn thiên tài trên viết.Chánh trị mà lãnh đao văn nghệ thì
văn nghệ lụn bại chánh trị tiêu vong luôn.
Tôi về ban biên tập tuần báo Đời Mới người sát cánh bên tôi
không phải nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh mà lại là nhà báo Tế Xuyên
Nhà báo Tế Xuyên góa
vợ ông thuê một căn phố trệt ở đường Trần Bình Trọng sống với mấy người con còn
nhỏ ông có một cái xe mô tô hiệu Peugeot và thường di chuyển bằng cái xe
này.Lúc đó tôi thuê một căn phố ở Khánh Hội ngày cưỡi xe Mobilette tới tòa soạn
báo Đời Mới ở đường Trần Hưng Đao làm việc.Tòa soạn báo Đời Mới đặt tại một tòa
biệt thư khá rộng rãi và khang trang hai tầng lầu ở đường Trần Hưng Đạo quận 5
tòa biệt thư này là tư gia của nhà báo Trần Văn Ân.
Tòa soạn báo Đời Mới ở phía trước nhà in ở phía sau tôi làm việc với
anh em ở phía trước nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh và dịch giả Nguyễn Ươc Lễ có phòng
làm việc riêng ở phía sau nhà báo Trần Văn
Ânlàm việc trên lầu nhưng ông xuốt ngày ngồi trên cái xe hơi hiệu
Hillman di chuyển khắp nơi trong thành phố họp hành với các lãnh tụ tôn giáo
chánh trị lo chuyện thành lập Măt Trận Thống Nhât Toàn Lực quốc gia và kết quả
là Măt trận này đã hình thành với thành phần là
đai diện toàn thể các Đảng Phái chánh trị ở Miền Nam tham gia trừ Đảng Cần
Lao Nhân Vị của ông Ngô Đình Nhu toàn thể các giáo phái hưởng ứng tất cả đã bầuĐức
Hộ Pháp Phạm Công Tắc làm chủ tịch và nhà báo Trần Văn Ân làm Tổng Thư Ký
Ngay sau khi đươc bầu làm Tổng thư Ký Mặt Trận Thống Nhất
Toàn Lực Quôc Gia nhà báo Trần Văn Ân họp tòa soạn tuyên bố trao sinh mạng tờ Đời
Mới cho anh em mà đứng đầu là nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh nhà báo Tế Xuyên rồi nhà
báo Trần Văn Ân nhìn tôi và nói nhất là Hồ Nam cậu còn trẻ phải giúp mình tích
cực đấy.
Khi nhà báo Trần Văn Ân dồn hết sức lực và tinh thần cho Mặt
Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia thì nhà báo Tế Xuyên nói với tôi chánh trị phức
tạp lắm đàng ấy nên nghe lời tớ đằng ấy con trẻ phải phòng thân rồi cưỡi mô tô rủ tôi đi họp mặt với mấy
nhà văn kháng chiến mới về thành như Thiếu Sơn,Sơn Nam ,Trần Bạch Đằng,Lý Văn
Sâm Dương Tử Giang.
Nhà văn Thiếu Sơn vốn là công chức ngành bưu điện ông tham
gia Đảng Xã Hội Pháp và ra bưng biền Đồng Tháp Mươi kháng chiến nhưng không đi
tập kết mà về thành ông nói ông có sứ mạng đặc biệt phải về thành và chỉ về
thành ông mới viêt thoải mái còn nhà văn Sơn Nam thì nói ông về thành để có dịp
viết những gì mình thích và vào thư viện tra cứu những tài liệu mà ở ngoài bưng
ông không có để tập đại thành những vấn đề về dân tộc học,còn Trần Bạch Đăng
khi nhà báo Tế Xuyên đưa tôi tới gặp tại cái biệt thư đường bà Lê Chân bên hông chợ Tân Đinh thì hung hăng con bọ
xít ca ngợi thơ Tố Hữu nhât là bài Ta Đi tới và nhât định rằng chỉ cói đường lối
văn nghệ nhân dân mới thích hơn với dân tộc VN tôi nói với Trần Bạch Đằng rằng
Tố Hữu đã hêt thời tư ngày làm bài thơ khóc Staline còn văn nghệ nhân dân
khôngcó chỗ cho thiên tài và tác phẩm lớn văn nghệ nhân dân chỉ là nền văn nghệ
tôi đòi của chánh trị.
Lý Văn Sâm cũng như Dương Tử Giang thì ngươi nào cũng tỏ ra
mê văn chương Mác Xít tôi nói với họ phải trải nghiệm thưc tề mới thấy văn
chương Mác xít cằn cỗi lắm rồi
Sau đó thì một buổi Hồ
Hán Sơn lái một chiếc Citroen 15 đi cùng cụ tham Sinh một nhân vật kháng chiến
lừng danh ở khu bốn từng làm cố vấn cho tướng Nguyễn Sơn tư lệnh khu 4[vt có một
chương viết về Hồ Hán Sơn và một chương viết về Nguyễn Sơn trong hồi ký] đến
tòa soạn báo Đời mới mời tôi đi ăn cơm tây tại nhà hàng Arc en ciel và Hồ
Hán Sơn cho tôi biết Sơn vừa đươc bộ Thông Tin cấp giấy phép xuất bản tuần báo
Viêt Chính và muốn tôi làm thư ký tòa soạn tờ tuần báo này.
Trong bữa cơm Sơn còn cho biết thêm con trai cụ tham Sinh là
ông Đinh Sinh Pài một kỹ sư Hóa mời nhận
lời tham gia nhóm ông Trần Chánh Thành một nhóm chánh trị chủ lưc của
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia một khối chính trị quan trọng đang giúp thủ
tướng Ngô Đình Diệm củng cố thế lực[vt có một chương trong hồi ký viết về ông
Thành ngươi chiến sĩ quôc gia đầu tiên tuẫn tiết vì chủ nghĩa quốc gia sau ngày
30 tháng 4 năm 1975].
Sơn nói ngoài việc ra tờ tuần báo Việt Chính Sơn còn định
tổ chức một Đoàn Thanh niên lấy tên là Đòan thanh niên Việt chính.Sơn nói với
vt là anh Ân đưa Sơn giới thiệu với Đức
Hô pháp Phạm Công Tắc làm đai tá quân đội Cao Đài phụ trách chánh trị quân đội
Cao Đài không phải mục tiêu của Sơn,sắp tới đây Sơn sẽ sang Băng Đun dư hội
nghi các quốc gia không liên kết lần thư
nhât Sơn sẽ tung ra tuyên ngôn của lưc lượng quốc gia kháng chiến ở VN mà tướng
Trình Minh Thế và Sơn cùng đai diện.
-Anh em lúc này phải thống nhất hành động mình không yêu cầu
đàng ấy bỏ Đời Mới nhưng phải giúp
mình làm sao cho Việt Chính có vi trí
trong làng báo
Tôi đã nhận lời Hồ Hán Sơn làm thư ký tòa soạn tuần báo Viêt
Chính và chính tại đây tôi tung ra loạt bài vượt Chủ Nghĩa Mác một loạt
bài mà
tôi suy nghĩ nhiều năm rồi mới chấp bút viết, loạt bài này đã gây nhiều
tiếng vang vì nó đã trình bầy tất cả khiếm khuyết của chủ
nghĩa Mác từ vấn đề đấu tranh giai cấp tới vấn đề thặng dư giá trị[vt có
một
chương riêng trong hồi ký viêết về tuần báo Viêt Chính]
Đời Mới thời kỳ này
đã giới thiệu những tài năng mới
như Ta Ký ,Huy Phương, Bùi Gíang, Lưu Nghi ,Kiêm Minh,Vĩnh Lộc, Thế Viên, Huy
Trâm.
Với chiếc Mô tô hiệu Peugeot nhà báo Tế Xuyên đưa tôi đi khắp
nơi v2 buổi trưa về nhà Tế Xuyên ăn cơm kèm mây đưa con Tế Xuyên học bài có lúc
Tế Xuyên còn phóng qua cầu chữ Y đến bản doanh tướng Lê Văn Viễn nhậu .Trước
khi đưa tôi gặp tướng Lê Văn Viện nhà báo Tế Xuyên nói với tôi
-Đằng ấy đã đọc Thủy Hử
thì hôm nay mình đưa đàng ấy đến gặp nhân vật Tống Giang của Thủy Hử một
Tống Giang bằng xương bằng thịt. của thời đại hôm nay,nhớ là nghe nhiều hơn nói
nhé vì chung quanh tướng Viễn trong cuộc
gặp mặt này có nhiều nhân vật kỳ lạ lắm đó nhất là thiếu tướng Hòa Hảo Lê Quang Vinh tự Ba Cụt
và ông đai tá Tây lai Le Roy vua của vương quốc Bến Tre cùng hai đai tá Bình
Xuyên Lai Hữu Tài Lai Văn Sang và tướng Cao Đài Trình Minh Thế cùng nhà văn Nhị
Lang nhà báo Thành Nam tên khai sinh Nguyễn Long,bữa họp mặt này do anh Ân
thu xếp đấy.
Bữa nhậu hôm đó tôi và nhà báo Tế Xuyên đến chậm nhưng mới
vào tới bản doanh tướng Lê Văn Viễn tư Bẩy Viễn đóng bên dưới câu chữ Y tôi và
nhà báo Tế Xuyên đã đươc tương Viễn và nhà báo Trần Văn Ân ra tận sảnh đón dẫn tới bàn tiệc đăt nơi
nhà mát ngay bờ kinh Tầu Hũ
-Hai nhà báođến chậm
phải uống rượu phạt
Tướng Viễn cầm chai
rượu Martelle cordon bleu rót ra một ly
đưa nhà báo Tế Xuyên-
-Hảo Hán Léon Sanh cạn
một trăm phần trăm nhé
Nhà báo Tế Xuyên cười
-Xin cảm ơn ông tướng
hôm nay Léon Sanh là nhà báo chứ không phải chánh khách nhưng cũng xin hầu rươu
ông tướng
-Anh bạn trẻ này cũng
phải làm một ly
Nghe tướng Viễn nói
tôi lí nhí đáp lời
-Rất vinh hạnh được hầu
rượu ông tướng
Nhà báo Trần Văn Ân
nói với tương Bẩy Viện
-Hồ Nam là nhà báo và
cũng là sinh viên rất đươc người Mỹ như ông Buttinger nể trọng đấy
-Con cáo già Cia Buttinger ghê lắm phải không tướng Thế
Tướng Trình Minh Thế
người mà tướng tình báo Mỹ Lansdale yểm trợ gây vụ nổ ớ nhà hát lớn rồi kéo
quân ly khai quân đội Cao Đài ra núi Bà
Đen lập chiến khu vừa chống Pháp vừa chống Cộng Sản mỉm cười
-Hôm nay mình ngồi
đây với quí vị chứng tỏ mình tham gia Măt Trận Thống Nhât Toàn LưcQuôc Gia mình
ủng hộ quí vị nguyên cả cái Đài Phát Thanh người Mỹ trang bị cho Cao Đài Liên
Minh .Cia ghê gớm nhưng chúng ta đoàn kết không có gì phải ngán cả ,cái đáng ngại
chính là chúng ta với nhau phải thế không ông tướng Lê Quang Vinh.
Tướng Lê Quang Vinh
cười mím chi nói
-Đúng cái đáng ngại
chính là chúng ta Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã dạy""'kẻ đáng ngại chính
là mình""' phải vậy không đạo hữu Thành Nam
Đai tá Thành Nam tên khai
sinh Nguyễn Long lúc đó là trợ lý chánh trị của Trung tướng Hòa Hảo Trần Văn
Soái mỉm cười và nói
-Ông tướng dẫn lời Đức
Thầy rất chính sác cái đáng sợ chính là mình chứ không phải Cia hay gia đình
ông Ngô Đình Diệm . Ta một lòng với nhau thì chẳng có việc gì khó cả
Đai tá Tây lai Le Roy đứng lên cụng ly với tướng Lê Văn Viễn
-Các đàn anh nói chuyện
khó hiểu quá' moi' có chuyện ức lắm nêu không nể đàn anh chắc cho lủ nhò của
'moi' chúng tụt quần mụ Anna Lê Trung Cang chủ nhiệm báo Tin Điển vì báo của mụ
dám ngạo Tây lai ăn khoai cả vỏ ăn chó cả lông ăn hồng cả hột
Mọi ngươi thấy thái độ
lỗ mãng cũa Le Roy thì cười sòa.
Sau bữa nhâu bên cầu
chữ Y ít ngày nhà báo Tế Xuyên dẫn tôi đi Nhà bè ăn nhậu rồi đưa tôi về Khách Sạn
Đồng Khánh tỏ tình với tôi thì ra ông là một ngươi 'đồng tính ' việc tỏ tình của ông làm tôi hoảng
hồn và tiến tới quyết định xa lánh
ông.
Cùng lúc đó nhà báo Trần Văn Ân họp tòa soạn tuyên bố ông phải xa anh em dù
rằng biết chuyến đi sang ở bên kia cầu chữ Y và có thể phải ra rừng Sát nữa,ít điều lành nhưng ông cũng vẫn
phải đi vì tình nghĩa không cho phép ông đươc quay đầu trở lại ông nói số tử vi
của ông nó vậy ông không cưỡng lại đươc
con ngươi ông là phải phiêu liêu theo định mạng,tuy nhiên số ông nó thế
sông có khúc người có lúc đời ông sau
này còn gặp lại anh em và không đến nỗi nào.Đúng như lời tâm sự của nhà báo Trần
Văn Ân sau khi ông qua cầu chữ Y ra rừng Sát báo Đời Mới bị chính phủ Ngô Đình
Diệm thu hồi giấy phép phải ngưng xuất bản
tôi về làm thư ký tòa soạn báo Viêt Chính và viết bình luận cho nhật báo Thời Đại
VƯƠNG TÂN
No comments:
Post a Comment