Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 17 December 2016

30-4 + BÍCH KHÊ =VĂN CAO= HUẾ=VƯƠNG NGỌC LONG

TRỌNG ĐẠT * CHIẾN SỰ 30-4

30-4 : Những Trận Đánh Cuối Cùng 

– Trọng Đạt



6 Votes


Từ trái sang: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, các tướng Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai và Phạm Văn Phú. (link tiểu sử)
Bài đọc suy gẫm: 30-4 : Những Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ, tác giả Trọng Đạt tổng kết một số diễn biến và những trận đánh của những ngày cuối. Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa.
Nhân dịp tháng tư về với nhiều hoài niệm. Blog 16 xin mời quý bạn đọc nghe audio link: “32 Năm Người Mỹ và Tôi” do chính tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân thực hiện, chứa đựng nhiều biến chuyển chính trị cho cả một thế hệ, một giai đoạn tang thương của đất nước liên quan đến người Việt và người Hoa Kỳ.













…Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.
Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan rã.
Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan rã, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.
Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân
Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.
Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đã bị sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn 341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.
BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.
-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.
- Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.
-Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài Gòn. Giữa tháng 3 sư đoàn 18 bắt được một số tù binh còn nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ý dịnh củaVC, sư đoàn 18 chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên giữ các cao điểm quan trọng, gia đình binh sĩ được đưa về hậu cứ Biên Hoà.

Phù hiệu Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị Tư Lệnh cuối cùng của sư doàn 18 BB. Ông cũng là vị Tư Lệnh chiến trường của mặt trận Xuân Lộc. Trong những ngày tháng Tư, chỉ huy Sư Đoàn 18 và các Lực Lượng bạn đánh một trận đánh để đời tại Long Khánh, Xuân Lộc. Dù bị lép vế với số quân áp đảo của quân chủ lực cộng sản, chiến thuật biển người, nhưng các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tham chiến đã anh dũng can trường, bẽ gãy mọi mưu toan tấn công của địch. Xuân Lộc vẫn oai hùng đứng vững hiên ngang cho tới khi thay đổi chiến thuật.
Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn đặc công đột nhập thị xã bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết, dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc đã phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ xác. Quân đội VNCH kháng cự mãnh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao. Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám cung cấp ngòi nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.
Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.
Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn 18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xã, VC pháo 2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày 10 để tấn công thị xã nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả vào tuyến phòng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn công VC đã pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám sát trận địa chiến đấu rất dũng mãnh không lùi một bước.
Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân đoàn 1 và 2.
- Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.
- Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ, sư đoàn 18 đã có kế hoạch cho di tản gia đình binh sĩ về Biên Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Ford.
Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.
Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.
Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ chức phòng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.
Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía bắc với sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương quân, nghĩa quân cơ hữu còn có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến phòng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn 4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ.
Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG. Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích phi trường TSN, chiếm Long bình. Hướng tây, tây nam đoàn 232 chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.
Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ còn 3 sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:
Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.
Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”
Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.
Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.
Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu chục ngàn là lính nhà nghề, còn lại là địa phương quân, nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.
Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.
Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm, chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.
Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

Người phi công chiến đấu cuối cùng. Hình dưới: Phi Cơ AC-119K của Không Lực VNCH bị rớt trong ngày 29-4-1975.


30-4 Binh sĩ VNCH ngăn địch trên cầu xa lộ (Tân Cảng)

Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.
Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá Võ Đông Giang bác bỏ.
Tại Biên Hòa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.
Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.
Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.
Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía nam, mặc dù bị VC tấn công.
Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.
Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.


Mặt trận Ngã Tư Bảy Hiền, Tổng Tham Mưu, những chiến sĩ Biệt Kích 81 Dù bắn cháy xe tăng cộng sản ngay tại cổng Phi Long (cổng vô phi trường Tân Sơn Nhất), Lăng Cha Cả. Hình dưới: Các chiến sĩ binh chủng Biệt Động Quân được điều động trấn giữ tại mặt trận Phú Lâm.


Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, địch bị chận đánh tơi bời phải rút khỏi ngã tư Bẩy Hiền.
Theo Tướng Hoàng Lạc, ông Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với VC xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không chúng sẽ bắn phá dữ dội thành phố. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Tướng Dương Văn Minh phần vì thấy phòng tuyến của ta đã sụp đổ dưới các trận tấn công, pháo kích của địch, chúng đã vào sát thành phố không hy vọng cứu vãn được tình thế. Lúc 10 giờ 30, trên đài phát thanh, ông tân Tổng thống kêu gọi các cấp chỉ huy, binh sĩ QĐVNCH ngưng bắn giao nạp vũ khí cho các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.
Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến “cứ tiến thẳng vào Sài Gòn tước vũ khí và bắt quân ngụy đầu hàng không điều kiện.” Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4, VC cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An , họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp VC trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.
Báo VC năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của ta xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS. Trong số các sĩ quan BV vào tiếp thu dinh Độc Lập sau đó, người cấp bậc cao nhất là một Đại tá ký giả chiến trường (journaliste de guerre), các tài liệu Mỹ (Vietnam, A History; The World Almanac Of The Vietnam War) đều nói tên người này là Bùi Tín. Báo chí VC năm 76 đăng tấm hình ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nói với viên Đại Tá VC bước vào dinh.
“Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao quyền hành.”
Viên Đại tá VC (không thấy nói tên) người to lớn nắm tay trợn mắt la lối dữ tợn trước ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu nguyên văn.
“Các ông còn cái gì nữa để mà bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện”.
Rồi hống hách bắt Tướng Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Bùi Tín nói láo hoàn toàn, trong khi ấy Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn với hơn 200 ngàn địa phương quân và ba sư đoàn BB chủ lực. Vì là một bọn nhà quê, VC không biết một tí gì về nghi lễ quốc tế của chiến tranh, quân sự. Khi tiếp thu một cuộc đầu hàng tại mặt trận, nếu là cấp bậc thấp hơn phải chào người cấp bậc cao dù kẻ ấy thua trận, kế đó bắt họ ký giấy đầu hàng không thể chửi bới vô phép như vậy. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những tên sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh.
“Các anh phải hàng hết.”
Chúng ta thấy rõ các thanh niên xuất thân từ một xã hội bán khai lạc hậu như miền Bắc chỉ là những người thiếu giáo dục.
Sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 và Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5 tự sát.
Một vị sĩ quan với nhiều suy tư sau khi nghe lịnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh qua radio. Hình bên: Cảnh trong sân Dinh Độc Lập sau khi việt cộng vào.


Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Theo lời kể của Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Tướng Nam thì, trước khi tự sát ông đã thắp nhang lễ vái trước bàn thờ Phật. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự sát chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam cũng tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 cũng tự vẫn.
Thực ra rất nhiều người quyên sinh trước ngày tàn của chế độ, của đất nước như thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Các quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử vì chán chường thất vọng khi thấy đất nước lọt vào tay quân thù. Ngoài ra còn nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống trung đoàn trưởng trung đoàn 42 (sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát. Đại Tá Lê Cầu, Trung đoàn trưởng trung đoàn 47 (sư đoàn 22) cũng tự sát ngoài mặt trận khi không còn lối thoát.
Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 4 tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu 4 chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng ông Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu, ông hay lễ bái trước bàn thờ Phật tại văn phòng.
“Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm.”
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.

Di tản tại Bến Bạch Đằng. Sau ngày 30-4, đất nước toàn bộ rơi vào tay cộng sản. Những cuộc vượt biên, vượt biển kinh hoàng, liều chết đi tìm Tự Do của người dân Việt Nam cũng bắt đầu.


Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho Việt Cộng, nhưng cũng có nhiều người đồng ý với quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu cho quân dân một cách vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Đại Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:
“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.
Nhiều người bỏ nước chạy trước khi Sài Gòn thất thủ cả tuần hoặc hai ba tuần lễ nhưng nay cũng vẫn lớn tiếng chê bai Tướng Minh đầu hàng phản bội!.
Quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh có thể coi là hợp tình huống vì dù tiếp tục chiến đấu anh dũng cũng vẫn thua, tuy nhiên sau này ông lại chấp nhận để Việt Cộng phục hồi quyền công dân cho mình và đi bầu Quốc Hội VC thì thật là thiếu tự trọng, một người cấp bậc Đại Tướng bốn sao như ông không thể hèn nhát như vậy được. Trong khi có những Tướng lãnh, quân nhân… tự sát để giữ danh dự cho QĐVNCH thì lại có những nhà quân sự, công chức cao cấp hèn nhát bỏ chạy và rồi sau đó còn huyênh hoang tuyên bố chỉ trích người này người nọ.
Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của ta đã hoàn toàn sụp đổ. Trước khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng.”
Như thế mọi việc đã được sắp đặt cả, tất cả chỉ là một tấn tuồng hề chính trị. Nhiều người không tin tưởng ông Dương văn Minh, họ cho rằng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, cờ đã đến tay mà ông không phất được thì chẳng bao giờ thành công. Khi hai Tướng Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4, quân dân đều thất vọng lớn, ai nấy thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau đó, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “cái núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn” khiến cho quân dân ai nấy mất hết tinh thần.
Phần thì ta không đủ lực lượng để chống lại gần 20 sư đoàn Cộng quân, phần vì đạn dược thiếu hụt do cắt quân viện, lại nữa trong hàng lãnh đạo nhiều người bỏ trốn như ngày 28-4 các ông Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn 3 và nhiều ông lớn khác đã “tẩu vi thượng sách”, cha chung không ai khóc… Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng chán chường, tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị can đảm chiến đấu tới cùng nhưng dù tinh thần chiến đấu cao tới đâu cũng không thể địch nổi lực lượng quá đông đảo và hoả lực hùng hậu của quân thù.
Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rõ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hãm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài Gòn như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót.
Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.
Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập 9-3-1975 và Ban Mê Thuột 10-3 để mở đầu cuộc Tổng công kích cho tới 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã gần 30 năm.
Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường.
Trọng Đạt

Tài Liệu Tham Khảo
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam, 2000.
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc (Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt nam 1945-1975) Tiếng Quê Hương 2006.
Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005.
Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2005.
Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, nhà xuất bản Quân Đôi Nhân Dân, Hà Nội 2005.
Dương Đình Lập, Trần Minh Cao: Cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.
The World Almanac Of The VietNam War: John S.Bowman, General editor, A Bison book.
Stanley Karnov: Vietnam – A History, Penguin books 1991.
Marilyn B Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents, Oxford University press 2002.
Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.
Trần Việt Đại Hưng: Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam 1975, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2002.
Lữ Lan: Cuộc Chiến 30 Năm NHìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn Nhỏ Dallas 28-4-2006.
Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas 7-10-2005.
NgườiMỹ Và Chiến Tranh Việt Nam, Người Việt Dallas 21-6-2006.
Lâm Lễ Trinh: Mạn Đàm Với Đại Tướng Cao Văn Viên, Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang 2006.
Hồ Đinh: Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng Của Một Quân Đội Bị Phản Bội, Người Việt Dallas 23-12-2005.
Lewis Sorley, Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.
Cao Văn Viên: Tuyến Đầu Vùng Một Thất Thủ, Thằng Mõ Sacramento, số cuối tháng 4-2006.
Mường Giang: Tiểu Khu Bình Thuận Và Tháng 4-1975 Đẫm Máu Và Nước Mắt, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.
Hồ Đinh: Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (RVNAF 1968-1975, Bill Laurie) , Nguyễn Tiến Việt dịch, Con Ong Việt số 71, tháng 5 -2006.
Trần Trung Đạo: 30 Năm Nhìn lại, Con Ong Việt số 60, tháng 5-2005.
Hải Triều, Trung Nghĩa: Bán Tiểu Đội Biệt Cách Dù & Trận Đánh Chớp Nhoáng Sau Lệnh Đầu Hàng 30-4-75, Sài Gòn Nhỏ, cuối tháng 4-2006.
Nguyễn Văn Lục: Đi Tìm Thời Gian Đánh Mất, 30-4-1975, 30-4-1976, 30-4-2007, Sài Gòn Nhỏ Dallas, 6-4-2007.
Lê Ngọc Danh: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, (bút ký của sĩ quan tuỳ viên Tướng Nguyễn Khoa Nam), Bút Việt 28-4-2006.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The


THƠ BÍCH KHÊ

Huế đa tình - 

Bích Khê

Cô gái Huế trong tà áo dài tím
Thu về lạnh sắc tà dương
Hoàng cung chừng đã hơi hương bay dồn
Thuận An khuất bóng hoàng hôn
Gió bao giờ thổi lại hồn tràng giang


Nơi đây rụng đổ lá vàng
Lăng vua xa lắm, dặm đàng hạt xanh
Dòng Hương in gái nguyên lành
Lá thuyền du khách thanh thanh tiếng đờn.
Vỹ Dạ thôn, Vỹ Dạ thôn
Biết che cần trúc không buồn mà say
Non xa trăng đã tròn đầy
Em ơi để mọc lòng gây lên mùa...
---Bích Khê---


 

THƠ ĐÔNG HỒ

Trong đôi mắt Huế 

- Đông Hồ


Share on LinkedIn
Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ
Gió cầu vướng áo nàng Tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ


Mơ mộng giai nhân buông mắt nhìn
Lâu đài cung điện bóng xa in
Trên nền rực rỡ vinh quang cũ
Cờ biển nghìn xưa bóng khải triền

Ngùi ngậm giai nhân khẽ thở dài
Nắng chiều ngả tía sắc lâu đài
Gượng cười trong nét vàng son cũ
Như ả cung tần tuổi nhạt phai

Lá liễu lơ thơ mưa thúy dịch
Bông đào e ấp gió đan đình
Vàng xây ngọc dựng nền vương bá
Một ánh tàn xuân nổi mỏng manh.
---Đông Hồ---

THƠ VĂN CAO

 
 
 MỘT ĐÊM ĐÀN LẠNH TRÊN SÔNG HUẾ
 Nẩy nẩy tơ đồng nhịp nhịp đôi
Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi
Này em hát khúc tương tư nhé
Ngâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Tri âm nghe thử dây đồng vọng
Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru.
Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha
Em nghe anh dạo khúc thu xa.
Thuyền xuôi về bến mô thuyền bỉ
Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà.
Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi.
Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sương
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu Kim Thủy gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương.
Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh.

Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
làm úa những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Chỉ những câu thơ là vẫn còn xanh
Chỉ những bài hát là vẫn còn xanh
Và đôi mắt em
..hai giếng nước.
---Văn Cao---

THƠ NGUYỄN BÍNH

Giời mưa xứ Huế - Nguyễn Bính


Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Giời mờ ngao ngán một loài mây
.


Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập Đá mênh mang bến nước đầy.
Đò vắng khách chơi nằm bát úp
Thu về lại giở gió heo may ...
Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội
Bốn tháng hình như kém mấy ngày
Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh
Để rồi nằm mốc ở nơi đây

Thuốc lào hút mãi người ra khói
Thơ đọc suông tình hết cả hay
Túi rỗng nợ nần hơn Chúa Chổm
Áo quần trộm mượn, túng đồ thay .
Hàng xóm có người con gái lẻ
Ý chừng duyên nợ với nhau đây
Chao ơi! ba bốn tao ân ái
Đã đủ tan tành một kiếp trai .
Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ!
Đành phụ nhau thôi, kẻo đến ngày
Khăn gói gió đưa sang xứ lạ
Ai cười cho được lúc chia tay ?

Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ ?
Mà nhớ mà thương đến thế này !
Cố nhân chẳng khóa buồng xuân lại
Vung vãi ân tình khắp đó đây.
Mưa chiều, nắng sớm, người ta bảo
Cả đến ông giời cũng đổi thay
Gia đình thiên cả lên thành thị
Buôn bán loanh quanh bỏ cấy cày
"Anh em cánh nhạn người Nam Bắc
Tâm sự hồn quyên lệ ngắn dài ..."

Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
Hai đứa bàn nhau uống rượu say
Nón lá áo tơi ra quán chợ
Trơ vơ trên bến nước sông đầy
Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả
Chén ứa men lành lạnh ngón tay .
Ôn lại những ngày mưa gió cũ
Những chiều quán trọ, những đêm say
Người quen nhắc lại từng tên một
Kể lại từng nơi đặt dấu giầy
Trôi dạt dám mong gì vấn vít
Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây
Tỉ tê gợi tới niềm tâm sự
Cúi mặt soi gương chén rượu đầy
Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ
Đôi lòng hòa một vị chua cay
Đứa thương cha yếu thằng thương mẹ
Cha mẹ chiều chiều ... con nước mây
Không hiểu vì đâu hai đứa lại
Chung lưng làm một chuyến đi đầy ?

Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày ...
---Nguyễn Bính---
XÓM NGỰ VIÊN
Lâu nay có một người du khách
Gió bụi mang về xóm Ngự Viên
Giậu độ dây leo suồng sã quá
Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá
Xóm vắng rêu xanh những lối hèn
Khách du lần dở trang hoài cổ
Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên.
Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng phấn,
Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ quyên.
Đức vua một sớm đầu xuân ấy.
Lòng đẹp theo trời, dạo Ngự viên
Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
Theo gót nhà vua nở gót sen.
Hương đưa bát ngát ngoài trăm dặm
Cung nữ đa tình vua thiếu niên
Một đôi công chúa đều hay chữ
Hoàng hậu nhu mì không biết ghen.
Đất rộng can chi mà đổi chác
Thời bình đâu dụng chước hòa Phiên
Mẫu đơn nở đỏ nhà vua nhớ
Câu chuyện : "Hô lai bất thượng thuyền".
Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
Gót son bước nhẹ lầu Tôn nữ
Ngựa bạch buông chùng áo Trạng nguyên.
Mười năm vay mượn vào kinh sử
Đã trả xong rồi nợ bút nghiên
Quan trạng tân khoa tàn yến tiệc
Đi xem hoa nở mấy hôm liền.
Đường hoa, má phấn tranh nhau ngó
Nhạc ngựa vang lừng khắp bốn bên
Thắp hương Tôn nữ xin Trời Phật:
"Phù hộ cho con được phỉ nguyền".
Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý
Quả cầu nho nhỏ bói lương duyên.
Tay ai ấy nhỉ gieo cầu đấy
Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn.
Trạng bắt sai rồi, lầu rũ sáo
Có người đêm ấy khóc trăng lên
Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền?
Khách du buồn nỗi buồn sông núi
Núi lở sông bồi cảnh biến thiên
Ngự viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên.
Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
Trời đem hoa cỏ trả vườn tiên
Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
Dân thường qua lại lối đi quen.
Nhà cửa xúm nhau thành một xóm
Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
Mụ vợ Bắc Nam người tứ xứ
Anh chồng tay trắng lẫn tay đen.
Đổi tình thay nghĩa như cơm bữa
Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên.
Nhọc nhằn tiếng cửi trong canh vắng
Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn...
Hôm nay có một người du khách
Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên.
   ---Nguyễn Bính---
(Xóm Ngự Viên ở cạnh đường Gia Hội (Huế) ngày xưa là khu vườn Thượng Uyển)

THƠ SƠN TRUNG

THƯƠNG VỀ XỨ HUẾ BÃO LỤT
Gia Hội
Lụt từ Đông Ba, lụt qua Gia Hội,
Lụt từ thành nội , lụt đến ngã ba Tuần.
Từ Đồng Hới cho đến Qui Nhơn,
Nhà trôi, người chết nhân dân khổ nàn.
Anh chị em ta nay hãy kết đoàn,
Góp tiền, góp của cứu dân phen này.
Thương dân nên gửi tận tay,
Đừng để cộng sản cướp ngày cướp đêm.

VÔ DANH * HƯƠNG VỊ HUẾ

Hương vị Huế qua Thơ Ca và Ca Dao


Huế là vùng đất có nhiều của ngon vật lạ, các đặc sản từng nổi tiếng khắp bốn phương trời này không những làm lưu luyến du khách dù chỉ mới một lần đến Huế mà ngay cả trong lòng người dân chốn Thần kinh cũng luôn xao xuyến đến mùi hương của chén rượu ngon, chiếc bánh ngọt - tất cả thể hiện rõ qua những câu ca dao của dân gian và ở câu thơ của những người tương tư Huế.

Thường vào những lúc gia đình quây quần sum họp như các dịp Tết, lễ, kỵ, giỗ tổ tiên hoặc lúc bè bạn gặp gỡ liên hoan thân mật đều luôn có chén rượu chung vui. Ở Huế có rất nhiều loại rượu ngon nổi tiếng nhưng người sành điệu lại mê rượu làng Chuồn. Nhà thơ Hồng Nhu đã hân hoan viết:

Rượu Chuồn này chén trăng bơi
Uống cùng em với cuộc chơi sang ngày


Đặc sắc của rượu làng Chuồn là khi ta uống vào sẽ cay tê lưỡi, xé họng nhưng lại ngọt lịm tận đáy lòng, nét độc đáo này đã làm cho người xa Huế lâu ngày cứ tơ tưởng mãi về vị ngọt quê nhà:

Nếp làng Chuồn ngọt thơm vò rượu
Huế trở lại bình yên nắng mới trong lành


(Hồ Đắc Thiếu Anh)

Nhà thơ Nguyễn Bính đã từng da diết hơn với niềm thưong nỗi nhớ khôn nguôi:

Mai đây bỏ Huế rồi quên Huế
Quên được làm sao bữa rượu này


Huế còn có rượu Vinh Thanh cũng từng làm ngẩn ngơ, xao xuyến bao mối tình thơ mộng một thuở:

Anh và em gặp nhau trong mắt
Nghiêng nón em vành che men bất chợt
Rượu Vinh Thanh nhóm lửa tình đầu
Trong điệu lý giao duyên ( hay còn gọi lý huê tình ), người dân Huế đã ưu ái mời du khách thưởng thức đặc sản được xem như đôi bạn tình chung thuỷ: nem An Cựu-rượu Phủ Cam:

Nhắc đến nghe thèm tiếng nem An Cựu,
Ngon ngọt chua giòn với chén rượu Phủ Cam


Về hoa trái, Huế có nhiều loại đặc biệt như quýt Hương Cần,thanh trà Nguyệt Biều, cam Mỹ Lợi, cau Nam Phổ…và ở Kim Long vang tiếng ngày nào không những "có gái mỹ miều" mà có dâu ngon ngọt:

Đường Kim Long dâu ngọt kết từng chùm.

(Hồ Đắc Thiếu Anh)

Không chi thích thú bằng khi đến mùa dâu, trong cặp sách của bất cứ cô nữ sinh nào cúng có một vài chùm để cùng bạn bè ăn vụng trong lớp học, hết ruột tới vo,û không lãng phí một tí gì.

Gần Kim Long còn có Long Hồ, Ngọc Hồ cũng ngân vang âm hưởng lời ru mẹ về cây trái quê nhà:

Đưa em cho tới làng Hồ
Em mua trái mít em bồ trái thơm
Trái thơm là trái thơm non
Bỏ vô hũ mắm ăn chon như dừa


Huế của một thời vua chúa lắm thức ăn quý hiếm và ca dao Huế hãy còn lưu truyền lại về loại gạo de ngon lành ở vùng An Cựu mà khi nấu chín từng hạt trắng ngần thơm phức:

Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi,
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già
Món điểm tâm ở Huế nổi tiếng có bún bò và nhiều thức ăn khác nữa nhưng tô cơm hến của người bình dân vẫn dược lắm thực khách sang trọng ưa thích, đây là món khoái khẩu của nhiều người và có ở riêng Huế thôi, ai đó nếu có thòm thèm thì ngoài Huế ra không thể tìm thấy được ở đâu món độc chiêu này, vì con hến sinh sống dưới sông Hương có cái vị riêng của nó. Du khách đến Huế mà chưa thưởng thức cơm hến thì xem chuyến du lịch ấy chưa trọn vẹn và thấy kém phần thi vị. Sở dĩ cơm hến có nét riêng như vậy bởi nhờ tổng hợp nhiều hương vị: ngọt của hến, của ruốc (mắm tôm), bùi của đậu phụng (lạc), chua của khế, cay của ớt.

Người ta bảo cách dọn cơm hến như trẻ con chơi bán hàng, mỗi thứ một ít, trông rất vui mắt. Một nhà thơ xứ Huế mê cơm hến đã mời khách rất chân thành:

Đã mê ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
Mời nhau buổi sáng chân thành món quê


(Lục bát đặc sản Huế-Võ Quê)

Bánh để ăn vào bữa lỡ (xề chiều) ở Huế rất phong phú chủng loại, chiếc bánh nào cũng bé tí, đĩa bánh luôn bày biện in ít thôi, có phải vì thế mà người ta bảo người Huế ăn chỉ lấy hưong lấy hoa hay chính đây là một nghệ thuật trong ăn uống của Huế – để gây cảm giác cho thực khách dù đã ăn – chỉ như nhấm nháp, chưa thấm vào đâu nên thấy quá ngon và muốn được ăn thêm lần nữa.

Dân gian Huế giới thiệu món bánh bèo rất thú vị:

Con quạ hắn đậu chuồng heo
Hắn kêu ơi mụ Sỏi bánh bèo đã chín chưa?


Bánh bèo Huế đúng nghĩa với nguyên ý chữ "bèo" bỡi mỗi chiéc bánh như một cánh bèo, đây là món ăn làm gợi nhớ những buổi trưa hè tỉnh giấc, giữa tiếng ve kêu, được mẹ cho đĩa bánh bèo thật thích thú biết bao!

Tôm chấy hồng thắm cánh bèo
Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương
Hai ta ngồi quán ven đường
Bánh bèo kết mối tơ vương đôi lòng


(Bánh Bèo - Quỳ Lê )

Bánh bột lọc là thứ bánh được giới trẻ chuộng nhất vì vừa dai vừa dẻo lại vừa mềm và dân gian mô tả thật sinh động, đúng thực tế với nghĩa cái duyên con gái ăn hàng:

Bột lọc mà bọc nhuỵ tôm
Hai tay bóc lá cái mồm há ra


Đây là một loại bánh ăn vào buổi xế chiều rất tuyệt, tuy chưa no nhưng cũng tạm ấm lòng, bánh chấm với nước mắm ớt càng cay càng khoái khẩu, khi ăn phải nghe tiếng xuýt xoa hít hà mới đúng điệu:

Bột trong bọc thịt tôm hồng
Lá xanh em gói ươm nồng hương yêu
Bánh ngon nước mắm cay nhiều
Anh ơi dùng tạm bữa chiều cùng em
Còn đây đặc sản của các vùng được quảng cáo rất thú vị

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bôn súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh
Gò Công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà
Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà
Saigon, chợ Mỹ ai mà không hay
Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi
Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi
Sài Gòn vui lắm em ơi
Lấy chồng về đó một đời sướng thân



Ca Dao Món Ăn Ngày Tết

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh


Bấy nhiêu thôi mà tạo nên cả một không khí xuân, sắc màu xuân và hương vị xuân.

Và nó cũng trở thành nỗi nhớ của người đi xa quê hường, người thương :

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao


Dù có đi xa, anh vẫn nhớ em. Nỗi nhớ về em mộc mạc và giản dị như nỗi nhớ về cà, về tương. Nỗi nhớ ấy không nguôi hình ảnh tảo tần, đảm đang sớm khuya không quản ngại.

Lạ thật, có bao món ăn ngon khác lại không gợi lên cho người ta nỗi nhớ bằng những thứ mộc mạc như cà, như tương. Phải chăng hình ảnh quê hương đã ẩn mình trong đó.

Nói về tình cảm đối với cha mẹ, có câu:

Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi liếp cải cho vừa lòng em
Cho em hái đọt rau dền
Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già


Còn đây nữa, tình cảnh mẹ ghẻ con chồng:

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng


Mà cũng thật thâm thúy khi nói với nhau rằng:

Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi , chua ngọt đã từng
Non xanh , nước biếc xin đừng quên nhau


Trình độ "tỉnh tò" của các anh ngày nay còn thua kém các cụ xa:

Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn
Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon


Ai dám bảo con gái ngày xưa là "khuê môn bất xuất"? Khi yêu thì cũng:

Đói lòng ăn một trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương


Chuyện đời sống vợ chồng trong xã hội xưa, tam thê tứ thiếp là điều khó tránh khỏi, vì vậy "cuộc chiến" không kém phần "tương tàn", không khéo thì sẽ lâm vào cảnh:

Cá nục nấu với dưa hồng
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi


Tuy nhiên, không phải người vợ nào cũng có máu "hà đông", cũng có nhưng người theo kiểu "lạt mềm buộc chặt"

Chàng ơi, giận thiếp mà chi
Thiếp như cơm nguội phòng khi đói lòng


Và cũng có người rất ư chiều chồng:

Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi


Tuy nhiên, lắm khi gặp cảnh dở dang, đành phải thú thật rằng:

Nước mắm ngon dằm con cá liệt
Em có chồng nói thiệt anh hay
Không rõ tác giả
Nguồn: Bạn đọc cung cấp

HOÀNG LONG HẢI * MẬU THÂN

Ngày Tết, Kể Chuyện Tết Mậu Thân ở HuếHoàng Long Hải, ThepDenCom 2009/01/24
1. Tấn Công Bất Ngờ
Trước khi bắt đầu niên khoá 1967-1968, tôi dọn về ở số 11 đường Phạm Hồng Thái, Huế. Nhà nầy gần ngã tư Nguyễn Tri Phương và Phạm Hồng Thái. Trước mặt nhà tôi là doanh trại của đại đội Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC) thuộc Ty Cảnh Sát Thừa Thiên - Huế. Toàn bộ khu vực nầy, từ phía trước nhà tôi đến đường Duy Tân (An Cựu - cầu Trường Tiền), phía trước trường trung học Nguyễn Tri Phương, phía toà Khâm Sứ cũ sát bờ sông, là khu quân sự gồm khách sạn Thuận Hoá, tức MAC-V, trại Phan Sào Nam tức tiểu khu Thừa Thiên - Huế, ty Cảnh Sát. Khoảng một năm nay, đây là mục tiêu pháo kích của Việt Cộng. Có điều đáng nói là Việt Cộng pháo kích trúng mục tiêu thì ít mà trật ra ngoài thì nhiều. Đã có vài nhà dân trúng đạn, có người chết, bị thương. Vì vậy, khi thấy tôi dọn về đây, vài người bạn đến chơi, cằn nhằn : “Dọn về đây chi cho nguy hiểm”. Tôi nói đùa : “Khi nào nghe pháo kích khách sạn Thuận Hoá thì tới đưa tao đi nhà thương”.

Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân, tức là đêm 30/01/1968, Việt Cộng pháo kích trật mục tiêu thật, và trúng ngay nhà tôi.

Tôi đang ngủ với đứa con gái lớn, 6 tuổi, thì giật mình vì những tiếng nổ lớn, hơi xa xa và nghe tiếng đạn đi. Trong phút chốc, tôi nghĩ : “Chết cha ! Đạn đang tới ngay mình”. Tôi từng chạy tản cư và có ít nhiều kinh nghiệm về súng đạn, mặc dù hồi ấy tôi mới 10 tuổi. Hễ đạn cà-nông, nghe tiếng đạn đi thì yên tâm. Đạn sẽ nổ ở xa. Còn tiếng đạn súng cối réo bên tai là nổ ngay chính chỗ của mình.

Và rồi viên đạn nổ ngay phía ngoài bức tường gạch dưới chân giường tôi. Tiếng nổ làm rung chuyển cả ngôi nhà. Nhà lợp ngói liệt nên khi ngói vỡ, cát từ trên mái tuôn xuống rào rào. Cửa trước bị giựt tung ra, thấy rõ bên ngoài. Ngoài đó đạn vẫn tiếp tục nổ ở sân trước, ngoài đường lộ, chớp sáng loé lên, cảnh tượng ngoài ấy trông rõ lắm nhưng tắt đi rất nhanh. Điện bị cắt.

Tôi ngồi dậy, tung chăn. Đứa con gái tôi cũng dậy. Tôi nói với con : “Con vô hầm đi”. Vì vùng nầy, như đã nói, dễ bị pháo kích nên tôi có làm một cái hầm bằng bao cát ở căn phòng trống giữa phòng khách và nhà bếp. Con tôi chạy đi. Tôi đi qua phía giường vợ tôi, đặt ở phía sau cái tủ đựng áo quần, tủ có kính soi. Tôi nghe có tiếng vợ tôi kêu cứu hơi xa xa, mơ hồ, có lẽ do cát đổ xuống phủ đầy chăn đáp. Thêm nữa, cái tủ đựng áo quần bị hất tung lên, đè lên vợ tôi, lúc ấy đang có bầu khoảng 8 tháng, cùng đứa con gái thứ nhì và đứa con trai xuống dưới. Không hiểu sao lúc đó tôi mạnh lắm. Nhờ ánh sáng đạn pháo kích đang nổ nên thấy rõ cảnh vật, tôi cần hai cái chân tủ hất sang một bên, kéo chăn và kéo vợ cùng 2 đứa con ra. Chợt ngó lại, tôi thấy đứa con gái đầu thay vì chạy vào hầm, lại đang đứng sát bên chân tôi. Tôi hỏi : “Răng không vô hầm đi ?” Con bé trả lời, khá rõ : “Con xệ (sợ) quá !”.

Vừa khi ấy thì đứa giúp việc : Con Thơ lớn nhứt, đã 20 tuổi. Hai đứa kia nhỏ hơn thì một là con Lụt, em ruột con Thơ và con Nguyệt, nhỏ nhứt, ngủ dưới nhà bếp chạy lên. Con Thơ nói : “Con vô hầm rồi, không chộ (thấy) cậu mợ nên chạy ra ni”. Tôi bảo con Thơ dắt mấy đứa nhỏ vào hầm, tôi dẫn vợ tôi chạy theo.

Suốt trong thời gian ấy đạn pháo kích vẫn nổ ở sân trước và sân bên hông nhà, không trúng nhà tôi nữa. Vậy mà cả gia đình nhỏ của tôi không ai hề hấn gì, ngồi chen chúc trong cái hầm chật. Tôi ngồi phía ngoài, ngay cửa hầm.

Thằng con trai của tôi vẫn cứ khóc lè nhè từ nãy đến giờ. Tôi cứ ngỡ nó đau chân nên khóc. Thằng bé mới 2 tuổi, dễ thương và rất đẹp trai. Trước Tết mấy hôm, anh Ky, người cháu của vợ tôi, đang học Y Khoa ở Huế, đến chơi, thấy thằng bé kháu quá bèn bỏ nó lên xe vélo chở đi lòng vòng. Được một lúc thì thằng bé thọc chân vô căm xe, sưng vù, tôi phải đem đi bệnh viện bó bột và chích thuốc. Từ bữa đó đến giờ, vì cái chân bột nên thằng bé hay khóc. Không ngờ một lúc sau, vợ tôi nói : “Anh ! Thằng cu Bảo bị thương, máu chảy sau đầu”. Con Thơ thường nhóm bếp nên bao giờ cũng thủ sẵn một cái bật lửa trong túi, lấy ra bật lên cho vợ tôi xem chỗ thằng bé bị thương. Xong, vợ tôi nói : “Rách một đường sau đầu, hết ra máu rồi, chắc không can chi !” Nghe vợ giải thích, tôi yên tâm.

Bây giờ thì hết pháo kích nhưng đạn súng nhỏ nổ rền trời như người ta đang đốt pháo vậy. Tiếng đạn nổ lốp bốp nghe lạ tai, không phải thứ đạn như Garant M-1 mà tôi có bắn thực tập hồi còn học Cao Đẵng Quân Sự. Thỉnh thoảng, tiếng lựu đạn nổ chen vào như người ta đốt pháo giây có kèm theo pháo tống vậy. Lựu đạn nổ gần lắm, ngay phía ngoài cửa trước nhà tôi. Nhờ cái hầm nằm ở căn phòng chếch qua một bên phòng khách nên không can gì, chỉ mỗi khi lựu đạn nổ thì cái hầm nhỏ của tôi rung rinh dữ dội. Sáng ra, tôi mới biết là Việt Cộng núp trong sân nhà tôi, tấn công vào cái “lô-cốt” (blockhaus) của Cảnh Sát Dã Chiến bên kia đường. CSDC phản công, bắn M-79 vào ngay sân nhà tôi mới ra cớ sự như vậy.

Súng nổ ran từng chặp rồi nghỉ khoảng nửa tiếng. Nửa giờ sau, có 3 phát súng lệnh, súng đạn lại nổ rền, đợt tấn công mới lại bắt đầu. Lựu đạn của CSDC lại bắn vào sân nhà tôi.

Sau khoảng vài ba đợt tấn công thì có tiếng tù và thổi.

Con Thơ nói :
- “Rứa là họ rút lui đó cậu mợ”.
- “Răng mi biết ?” Tôi hỏi.

Con Thơ giải thích :
- “Dưới làng con đánh dau (nhau), khi mô thổi tù và hay thổi còi là họ rút lui”.

Quả thật Việt Cộng rút. Trời sáng dần, mờ mờ.

Tôi bỗng nghe có tiếng người la to phía sân trước, hướng về phía trại CSDC :
- “Đừng bắn nữa nhé ! Đừng bắn nữa nhé, tôi ra hàng nhé !”.

Có tiếng mấy người lính CSDC bên kia đường la to, đáp lại :
- “Bỏ súng xuống ! Bỏ súng xuống”.

Tôi cố lắng nghe tiếng người ra hàng để biết họ là người xứ nào. Đây là tiếng Bắc, không rõ tỉnh nào, nhưng ít ra cũng từ Thanh Hoá đổ ra. Sở dĩ tôi chú ý việc nầy vì năm ngoái, quân Việt Cộng tấn công vào thị xã Quảng Trị, thất bại, họ rút lui. Con đường tiến vào và rút lui là con đường hẻm phía sau nhà tôi. Ông anh tôi sợ Việt Cộng leo lên núp trên mái nhà, nghe họ vừa di chuyển vừa nói với nhau. Tôi hỏi :
- “Họ nói giọng gì ?”.

Anh tôi cười, trả lời :
- “Bùi Xuân Lục”.

Bùi Xuân Lục là tên một người rể của dì tôi, quê ở Hà Tĩnh. Bà con bên ngoại tôi thường nhái giọng Hà Tĩnh để ghẹo anh ấy chơi. Tiếng Quảng Trị không nhẹ gì nhưng so với giọng Hà Tĩnh cũng còn đỡ hơn nhiều.

Thấy dứt tiếng súng, vợ chồng con cái chúng tôi ra khỏi hầm.

Việc trước tiên là vợ tôi ra tủ đựng bông băng lấy nước rửa vết thương cho con, xức thuốc và dán băng keo vào đó. Con Thơ xuống bếp, chuẩn bị nấu ăn. Nó hỏi vợ tôi : “Nước máy không có, nước trong lu dớp (nhớp) lắm. Không có nước a mợ !”.
Tôi đi xuống bếp, xem lại lu nước. Cát ngói từ trên mái nhà đổ vào lu. Tôi nói : “Gạn nước nầy mà nấu, đừng đi ra ngoài đường nghe không !” Con Thơ nghe lời tôi, gạn nước nấu cơm.

Trong khi đó thì vợ tôi lo dọn dẹp nhà cửa. Vì đêm qua đạn nổ, rung rinh căn nhà, nên chén bát, quần áo đổ nhào xuống nền nhà, cái bể, cái dơ, phải gom hết lại. Mấy cái mền (chăn) đắp tối hôm qua phải rũ bụi sạch để dùng lại, chưa giặt được. Cái chăn tôi đắp chung với con gái đầu thủng một lỗ ở giữa. Mảnh đạn đi vào giữa hai cha con, không đụng nhằm ai cả. Vợ tôi mừng nói :
- “Hú vía anh ơi ! Mảnh đạn chui vô vầy mà không ai bị thương”.

Cái tủ áo quần có tấm gương soi, thì tấm gương bị bể nát. Có lẽ một miếng kính vỡ bay ra đụng nhằm thằng bé nên nó bị cắt một đường phía sau đầu. Cũng may, vết cắt không sâu.

Được một lúc, ông Hà Nguyên Chi, phó ty Cảnh Sát, nhà phía bên kia ngã tư, mang súng đi bộ qua nhà tôi. Ông ta hỏi :
- “Khi hôm nghe bên ni súng nổ dữ lắm. Có ai can chi không ?”.

Tôi cám ơn và trả lời không ai việc gì cả. Trước khi ra về, ông ta còn dặn :
- “Đừng ra ngoài đường, Việt Cộng còn ở trên lầu trường Nguyễn Tri Phương”.

Một lúc, vợ tôi có việc gì đó, đi ra cái sân bên hông nhà. Khi vào nhà, vợ tôi nói :
- “Có miếng thịt mắc nơi cây bông hường”.
- “To hay nhỏ ?” Tôi hỏi.
- “Cỡ 20 đồng”. Vốn thực tế, vợ tôi nói.

Tôi thấy cũng buồn cười nhưng không nói gì. Thịt người chớ có phải thịt heo, bò ở chợ đâu mà ví như thế.

Hôm đó, tôi hơi buồn, cứ thắc mắc : “Mình bị pháo kích như thế nầy mà chẳng thấy anh bạn nào đến thăm cả. Ngoài đường có tiếng người lao xao một lúc, không biết người ta chạy loạn hay bọn trẻ tò mò đạp xe chạy quanh quan sát chơi.

Buổi chiều 30 tết, tôi tổ chức ăn tất niên tại nhà. Trước đó một tuần lễ, một anh học trò nhà ở Vĩ Dạ, nói với tôi :
- “Năm ni ba em hạ một con bò thui. Thầy muốn mua thì em đem lên nhà cho thầy”.

Có bò thui và biết rằng sẽ được thịt ngon, tôi hỏi vợ tôi rồi mua mấy ký, tổ chức ăn tết với bạn bè. Trong các bạn tôi mời, có anh Hoàng Văn X, bạn đồng nhiệp nhưng tôi kính mến như người anh, tôi mời cả hai vợ chồng ông nầy. Vợ chồng anh bạn nối khố từ khi mới lên trung học : Lê Trọng A, hiện làm hiệu trưởng trường trung học Tây Lộc, một bà trung tá, chồng đang du học ở Mỹ, bạn của vợ tôi, và anh Đoàn Công L, trưởng ty Cảnh Sát, quen thân vợ chồng tôi.

Tối hôm đó, anh L đến trễ lắm. Tôi đã tính không chờ nhưng các bạn biểu rán một chút. Ông trưởng ty mà ăn sau thì cũng kỳ ! Anh L tới thì vào bàn ngay. Trước khi cầm đũa, anh ấy xin lỗi đến trễ vì họp với bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 lâu quá - do Đại Tá Ngô Quang Trưởng chủ toạ - Lúc ấy tướng Trưởng còn mang lon Đại Tá. Anh L cũng cho biết là có tin Việt Cộng sẽ tấn công, không rõ mục tiêu ở đâu. Nghe vậy thì cũng hay vậy, không ai ngờ tối hôm sau, mồng một tết, Việt Cộng tấn công vào Huế. Ngay khi anh L nói chuyện đó thì Việt Cộng cũng đã đột nhập vào thành phố đông lắm rồi. Vậy mà không ai biết cả hay sao ? ! Đánh giặc gì mà kỳ cục vậy. Tình báo ở đâu ? !

Mới tiệc tùng vui vẻ đó mà bây giờ chẳng thấy ai, tôi nghĩ vậy và cũng hơi buồn.

Tối hôm đó, mới tối chúng tôi đã vào hầm, không dám ngủ ở bên ngoài. Trời sập tối một lúc lâu thì lại nghe ba phát súng lệnh, súng nhỏ và lựu đạn nổ rền trời. Khoảng một giờ đồng hồ thì dứt tiếng súng. Rồi lại có ba phát súng lệnh, mở đầu đợt tấn công mới.

Lần nầy vì Việt Cộng tấn công từ đầu hôm, không bắt đầu lúc quá nửa khuya như tối hôm trước, trận đánh kéo dài quá nên tôi lo lắng và thấy bực bội lắm. Suốt đêm ngồi bó rọ trong hầm như thế nầy lại súng đạn rền trời thì chịu đời sao thấu. Tối nay lại có tiếng máy bay bay phía trên và có tiếng súng từ trên máy bay bắn xuống. Đó là loại máy bay Hoả Long. Máy bay Hoả Long bắn suốt đêm cho tới sáng bạch, ngay trên lầu trường trung học Nguyễn Tri Phương. Cứ sau đêm tấn công, ban ngày Việt Cộng rút về ẩn núp ở đây. Súng Hoả Long 6 nòng, bắn dữ dội nên trường Nguyễn Tri Phương bị trốc hết mái.

Cũng gần tới sáng, lại có tiếng tù và thổi như đêm trước, tôi thấy khỏe, yên lòng một chút.
Trời sáng, chúng tôi lại chui ra khỏi hầm, dọn dẹp nhà cửa.

Đêm nay, Việt Cộng không núp trong nhà tôi mà sát ngoài hàng rào phía trước, cách nhà khá xa nên chúng tôi khỏi lâm vào cảnh bị lựu đạn nổ như đêm trước, không còn pháo kích nên nhà cửa cũng không bị hư hại gì thêm. Tôi nói với vợ tôi :
- “Mình chạy lánh nạn chỗ khác đi. Đêm nào cũng đánh nhau vậy, chịu không thấu đâu”.

Nghe lời tôi, vợ tôi chuẩn bị chạy giặc. Nửa giờ sau, chúng tôi bồng bế nhau ra khỏi nhà.

Tôi cõng bé Diễm, 4 tuổi, đứa con gái thứ 3 (Kể theo trong Nam) trên lưng, tay dắt đứa thứ 2, chị cả. Vợ tôi có bầu, bụng đã to nhưng tay cũng bế thằng con trai. Con Thơ gánh một gánh đồ ăn đem theo, phòng bị đói. Hai con nhỏ kia, mỗi đứa một ôm mền mùng và quần áo cho cả gia đình.

Ra tới sân, thấy cảnh tượng ở đó, vợ tôi níu lấy tôi, không chịu đi, rên rỉ : “Ghê quá anh ơi !” Tôi nói với vợ : “Gắng lên, qua khỏi đây là hết. Không can chi !”. Tôi nắm tay vợ, trong khi tay kia đã nắm đứa con nhỏ, cùng đi nhanh. Trong sân, ngay gốc dừa là xác một chiến binh Việt Cộng, mặc quần áo bà ba đen, không có áo ấm, áo mưa gì hết. Tôi cũng không để ý có súng hay không. Phía ngoài cổng, sát hàng rào là 3 xác chết khác, cũng nằm co quắp, ngoài bộ bà ba đen, không có áo ấm, áo mưa gì cả. Tôi thắc mắc : Bộ đánh giặc nóng lắm hay sao mà không ai mặc áo ấm cả vậy trời. Hay họ không có áo ấm để mặc. Tôi nhớ năm 1947, hồi mới chạy tản cư, thỉnh thoảng, tôi có thấy Vệ Quốc Đoàn mặc áo trấn thủ, đâu có phong phanh cái áo bà ba như mấy anh Việt Cộng nầy.

Vừa ra khỏi ngõ, tôi lại thấy có mấy anh lính CSDC đứng bên hông “lô cốt”. Có người nói :
- “Thầy có chi cho tụi em ăn với. Hai ngày nay đói lắm”.

Sở dĩ họ gọi tôi bằng thầy vì trong số đồng đội của họ, không ít người là học trò cũ của tôi.

Vợ tôi nói :
- “Có bánh tét, mấy em ăn không ?”.
- “Tốt lắm, tốt lắm cô. Cô cho vài đòn nghe !” Vợ tôi biểu con Thơ bỏ gánh xuống, lấy hai đòn bánh đi tới sát hàng rào, quăng vào cho họ.

Dự tính chạy về Chợ Cống, ngoại ô, tá túc nhà mấy người bạn, nên tôi hỏi :
- “Về Chợ Cống được không ?”
- “Không được mô ! Việt Cộng chiếm rồi thầy ơi !” Có người trả lời.
- “Vô thành nội được không ?” Tôi lại hỏi.
- “Không được. Việt Cộng cũng chiếm rồi”. Lại có tiếng trả lời.

Không kịp suy nghĩ, tôi nói với vợ tôi : “Về Hàng Me”.

Đường Hàng Me cách nhà tôi hiện ở không xa, chưa tới nửa cây số. Chúng tôi lúp xúp chạy, đường vằng hoe. Tới ngã tư có đường về sân vận động Tự Do, tôi thấy bên cạnh đường, kế gốc cây là xác hai người lính Việt Nam Cộng Hoà. Sau mới biết rằng hai người nầy về nhà ăn tết, nửa đêm nghe súng nổ, mặc quần áo đi bộ vào trại. Tới ngã tư nầy thì họ bị Việt Cộng bắn chết. Gia đình thân nhân chưa hay biết gì cả nên chưa chôn cất.

Tới đường Hàng Me, tôi ghé nhà bác Xưởng, quen biết từ năm trước. Bác cũng có đứa con, học trò trường của tôi chứ không phải học trò tôi. Trước đây một năm, tôi cũng từng ở xóm nầy nên cũng quen biết nhau. Bác ấy làm Công An (Cảnh Sát Đặc Biệt). Khu đường Hàng Me, vì trái đường, xa doanh trại quân đội nên chẳng có đánh chác gì ở đây cả. Vì không đánh nhau, bộ đội chưa tới thì cán bộ Việt Cộng cũng chưa mò tới dây, tình hình khác với chỗ khác là vậy.

Vợ bác Xưởng và mấy bà hàng xóm đang ngồi đánh tứ sắc. Thấy chúng tôi tới, họ nghỉ đánh bài, lấy đồ ăn dọn ra cho chúng tôi ăn. Vợ chồng con cái chúng tôi và mấy đứa ở lần lượt thay nhau tắm rửa, thay quần áo, thấy khỏe khoắn và ăn ngon.

Nghĩ cũng buồn cười. Hai nơi cách nhau chưa được nửa cây số, nơi của tôi thì đánh nhau liền hai ngày đêm, điện nước không có, lại còn phải chui vào hầm trốn súng đạn suốt cả đêm. Nơi đây thì chẳng có gì hết. Súng đạn chỉ nghe xa xa vọng lại, giống như một xứ sở thanh bình, chẳng biết chiến tranh là gì cả.

Quá trưa, bác Xưởng qua nhà bên cạnh, hỏi thuê tạm cho gia đình tôi một chỗ trú chân. Nhà nầy chính là ngôi nhà tôi đã ở năm vừa qua.

Nói chuyện với chủ nhà xong, bác Xưởng nói với tôi :
- “Tui hỏi giúp anh chị lấy tạm một phòng nhà bên kia. Tối qua bên đó ngủ cho thoải mái”.

Được vậy, vợ chồng tôi mừng lắm, bèn mang đồ đạc qua nhà bên đó. Tôi vào hỏi thăm chủ nhà cho phải phép.

Vào tới nhà ông, tôi lại thấy buồn cười. Người đứng ra thay mặt chủ nhà cho thuê là ông Hoành, ông nầy làm sở Mỹ nên trông cũng khá giả, thoải mái. Khi tôi tới, ông đang ngồi ở sa-lông chơi với đứa con trai, miệng ngậm ống vố, hút thuốc Seventy-Nine thơm lừng. Tôi tự trách thầm. Học hành như ông nầy, chẳng tới đâu mà sướng vậy. Còn như mình, làm thầy giáo, chẳng bao giờ giàu, chỉ đủ ăn, giặc giã chạy loạn, tay dắt tay ôm, sao mà khổ thế !

Cũng vì ý nghĩ đó nên sau Mậu Thân, nhập ngũ rồi, ra đơn vị, tôi cũng học thói mỗi khi có thì giờ thì ngồi vếch đốc củ tỏi mà hút ống vố, thuốc Seventy-Nine thơm phức cho khỏe với đời một chút vậy !

Tối hôm đó, tôi ngủ ngon, mặc dù vẫn còn nghe súng nổ ở phía nhà cũ. Súng nổ xa, biết đạn sẽ không tới chỗ mình nên yên giấc suốt đêm.
2. Tập Trung
Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy thì trời đã sáng hẳn. Quang cảnh thật yên lặng, có tiếng người ngoài sân nhưng ngoài đường thì vắng. Tôi đi ra sân.
Ông cụ Chất, thân sinh của tướng Toàn, nhà ở bên kia hàng rào xi măng, đang kéo một ống giây nylon cho nước dùng qua sân chúng tôi vì cụ thấy bên phía nhà tôi nhiều người đang chéo réo về việc nước máy không có. Ông cụ là người tốt bụng, sinh sống ở đây đã lâu, mọi người đều kính mến.
Trong khi nhiều người đang loay hoay lấy nước thì có đứa trẻ nói : “Việt Cộng kìa !” Tay đứa trẻ chỉ lên hướng sau, phía đường Đội Cung, trường Kiểu Mẫu. Người mẹ, tôi đoán vậy, rầy đứa con : “Chỉ chỏ nó thấy nó bắn cho bây giờ”.
Thật ra, cũng không đáng lo như vậy. Tên Việt Cộng đang lom khom bò trên nóc dãy nhà dài hơi xa sân nhà tôi. Đó là dãy nhà cho thuê, ngó ra đường Đội Cung. Tên Việt Cộng bò ra tới cuối nóc nhà thì ngừng lại. Có lẽ từ chỗ đó y quan sát phía bờ sông, chỗ bến cảng mới của lính Mỹ. Bỗng có tiếng súng lớn từ phía bờ sông bắn lên, có cả đạn lửa nên tôi thấy rõ đạn đạo bay về phía tên Việt Cộng. Anh ta vội vàng chạy tháo lui. Không rõ anh ta đi dò thám lính Mỹ hay thất lạc đơn vị.
Sau khi ăn sáng xong, tôi nói với vợ tôi :
- “Để coi yên yên, anh về nhà lấy cái TV”.
Vợ tôi hốt hoảng :
- “Thôi anh ! Nguy hiểm lắm, không đi được đâu !”
- “Để chút nữa coi tình hình ra sao !” Tôi nói. “Nếu có người ta đi thì mình đi. Còn như đường vắng lắm thì thôi”. Ngưng một chút, tôi nói : “Về lấy cái TV cho con nó coi. Nhà không cửa nẻo gì hết, người ta lấy mất thì biết bao giờ mới mua lại được”.
Cách đây mấy tháng, khi Huế bắt đầu có đài TV, tôi cùng vợ đi mua một cái TV hiệu Denon, 20 inches, về cho các con coi. Lương thầy giáo như tôi, với cái TV giá 4 chục ngàn là to lắm. Vợ tôi phải tiết kiệm lắm mới mua được. Vừa mua cái xe Vespa, lại mua thêm cái TV, tình hình tài chính chúng tôi kẹt lắm. Vả lại, từ khi có TV, không khí trong gia đình cũng vui. Tối lại, cơm nước xong, chuẩn bị giường chiếu rồi cả nhà xúm nhau lại ở phòng khách mà coi TV. Chương trình tuy không dài vì đài TV mới có, cũng đủ cho cả nhà giải trí mỗi đêm. Bên cạnh đó, thằng con trai hai tuổi của tôi rất mê TV. Hễ thấy trời tối thì thằng bé trèo lên ghế xa lông ngồi, miệng nói : “Mở Vi choi”. (Mở TV coi). Có những buổi tối, hai vợ chồng tôi đi vắng, mấy đứa nhỏ cùng mấy con ở coi TV với nhau. Anh Khôi, người chúng tôi cho thuê một phòng ở phía ngoài, đi chơi về thấy mấy đứa con tôi ngồi coi TV, anh rất vui. Có lần anh ấy nói : “Về thấy mấy đứa nhỏ ngồi xalông coi TV chăm chú, tôi có cảm tưởng như cảnh bên Tây. Đời sống văn minh hiện đại sướng thật !”.
Tôi kể lại chuyện “Mở Vi choi” cho vợ nghe, để thuyết phục cô ấy để tôi về nhà lấy cái TV đem theo kẻo sợ bị lấy mất.
Tới trưa, thấy ngoài đường có người đi lại, nói với vợ xong, tôi bèn gọi con Thơ đi theo tôi lấy cái TV về. Nó cầm theo cây đòn gánh. Thấy vậy, tôi hỏi :
- “Mi cầm theo đòn gánh làm chi ?”
- “Dạ, con gánh TV về”. Con Thơ trả lời.
Tôi nói :
- “Cầm theo cái đòn gánh, lính tráng hay Việt Cộng ở xa xa, nó tưởng mầy cầm cây súng, ria cho một băng là xong đời. Ngu ! Đem cất đi”.
Nó đi theo tôi về nhà. Nhà trống hoắc, không cửa nẻo gì cả vì hôm đầu tiên đạn pháo kích làm bung cửa hết cả rồi. Cũng may, hôm dọn dẹp nhà cửa sau đêm đầu tiên Việt Cộng tấn công, vợ tôi đã tháo 4 cái chân TV, còn cái TV thì lấy mền bọc lại. Tôi chỉ việc buộc giây rồi lấy cây tre thọc ngang. Con Thơ phía trước, tôi phía sau, khiêng cái TV về.
Ra tới ngõ, tôi tránh không đụng nhằm mấy “cục xà bông” nằm ngay giữa ngõ. Thật ra, đó không phải là xa-bông mà chính là chất nổ, có màu hơi vàng như xa-bông cục, mềm. Có một miếng bị bánh xe đạp cán lên, xà-bông lòi ra. Có khoảng ba bốn tấm xà-bông như vậy, mỗi tấm dài khoảng 3 tấc vuông, dày cở 4 phân, bên ngoài bọc nylon màu xanh. Mỗi tấm được chia làm bốn phần bằng nhau, mỗi phần có một ngòi nổ. Ngòi nổ lớn bằng đầu đũa, dài gần ngón tay. Bên cạnh đó, lại có thêm 2 xác Việt Cộng nữa, vừa chết đêm qua. Tôi đoán thầm là mấy tên nầy dự tính đem chất nổ đến phá cái lô-cốt bên kia đường. Chưa kịp xung phong thị họ đã bị CSDC bắn chết ở đây. Mấy tấm xà-bông nầy mà nổ được thì cái lô-cốt kia coi như không còn gì, những ngôi nhà quanh đầy không sập thì cũng đổ vách, nứt tường, không ít người chết, bị thương. Chuyện mới xảy ra tối qua, khi gia đình tôi đã chạy khỏi đây rồi. Hú vía !
Sau biến cố, tôi bỏ nhà nầy, không dọn về ở nữa. Tôi biết vợ tôi vốn nhát gan, thấy cảnh Việt Cộng chết nằm đầy ngoài sân, bên gốc dừa, ngay cửa ngõ, bên lề đường như vậy thì đêm nào cũng có ác mộng, không thể có sự bình an tâm lý được, nên phải kiếm nhà khác mà ở vậy.
Những gia đình trong khu vực, sau khi tình hình yên ổn, lục tục kéo về. Bấy giờ hệ thống nước máy bị hỏng chưa sửa chữa kịp, nhiều nhà dùng nước mưa. Nước hứng từ mái nhà bà cụ già ở ngay chính giữa thấy có mùi hôi, không dùng được. Để tìm hiểu, người ta mới trèo lên mái nhà xem. Té ra có xác một anh Việt Cộng nằm chết ở đấy, giữa hai mái nhà trước và nhà sau gặp nhau, chỗ nầy có cái máng xối. Đạn trúng ngay đầu anh ta. Có lẽ anh ta trèo lên mái nhà để bắn sang phía bên kia đường. Bên kia bắn lại, đạn trúng ngay đầu khiến anh ta chết ngay tại chỗ. Gia chủ phải thuê người dọn xác, đem chôn.
Tôi về tới nhà trọ mới được một lúc thì có máy bay bay trên không, phát thanh lời kêu gọi của tướng Lãm, yêu cầu đồng bào hãy tập trung về trường Kiểu Mẫu để được quân đội bảo vệ.
Thế là ai nấy ùn ùn kéo nhau đi. Tất cả dân chúng ở xóm tôi đi lên trường Kiểu Mẫu, không ai dám đi theo đường bờ sông (đường Lê Lợi). Việt Cộng ở bên kia sông, (đường Trần Hưng Đạo) hễ thấy bóng người bên nầy, không phân biệt là ai, họ bắn qua. Có lẽ binh lính Việt Cộng không ai có bằng xạ thủ nên may mắn không ai trúng đạn, chết hay bị thương cả.
Vậy nên dân chúng đi con đường trong, con đường đi vào Ty Cảnh Sát, tôi không nhớ tên đường nầy. Ty Cảnh Sát phải đập vỡ một khúc tường phía sau để đồng bào sau khi vào Ty Cảnh Sát thì theo chỗ tường vỡ đó mà qua trường Kiểu Mẫu. Khi đi ngang cái vọng gác ngay cổng ty, chúng tôi thấy có một tên Việt Cộng nằm chết trong đó. Tình thật, tôi nói : “Thằng Việt Cộng mập dữ”. Vợ tôi trả lời ngay : “Chết mấy ngày sình lên chớ mập chi !”
Vào tới trường Kiểu Mẫu, lúc ấy, trường thì rộng, người chưa đông, nên dễ kiếm chỗ nghỉ. Chúng tôi chọn một lớp học ở tầng lầu hai, vào dọn chỗ nghỉ ở đó. Mấy người quen cũng dần dần kéo vào, càng lúc càng đông. Người đi tới, kẻ đi lui, nói chuyện, náo nhiệt.
Tôi dặn cả nhà cứ ở trong phòng, đừng ra ngoài, đề phòng Việt Cộng ở bên sông bắn qua hay pháo kích. Chiều lại, con Thơ cùng một đứa nhỏ khác theo giúp, xuống giếng, - Cái giếng cũ, khá lớn, đào từ hồi Tây còn đô hộ - lấy nước, vo gạo, nấu cơm. Cũng may, khi chạy giặc, phòng xa, vợ tôi có biểu mấy con ở đem theo một cái lò nấu bằng dầu hôi.
Chiều lại, cơm nước xong, trời tối dần. Người đi lại đã thưa, rồi im lặng hẳn, ai nấy đã đi ngủ. Bình yên.
Sau nửa khuya, tôi nghe một tiếng nổ rất lớn, hơi xa, không biết là chuyện gì. Một lát sau, có tiếng người ngoài hành lang nói : “Cầu Trường Tiền sập rồi”. (Đây là đề tài để sau nầy nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác bài hát “Chuyện một cây cầu đã gãy”.)
Tôi đi ra hành lang, thấy có mấy người đang đứng ở đó, nhìn về hướng cây cầu trên sông Hương. Tuy trời tối, nhưng cũng trông thấy được : Cầu Trường tiền có sáu vài, hai vài giữa, chỗ nối nhau đã rơi xuống sông. Tôi nghĩ thầm, mai mốt lấy chi mà hai bên qua lại.
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân kháng chiến, cầu đã bị giật sập một lần, cũng chính là hai vài cầu ấy. Sau khi Tây chiếm lại thành phố Huế, hai vài sập được bắt tạm bằng cầu sắt Eiffel, hẹp hơn, lót ván, xe cộ qua lại hai chiều không được, phải chờ nhau ở đầu vài cầu hẹp. Khoảng năm 1953, cầu đã được sửa chữa lại, bằng hai vài cầu mới, rộng như cũ, đúc xi măng. Việc giao thông trở lại bình thường. Bấy giờ cầu được đặt tên mới là cầu Nguyễn Hoàng. Phần đông người Huế biết ông Nguyễn Hoàng là ai nhưng chẳng ai gọi nó là cầu Nguyễn Hoàng. Người ta cứ tên cũ : Trường Tiền mà gọi.
Nếu kể xưa hơn nữa thì hồi trận bão năm Thìn (1902), cầu Trường Tiền hồi đó không biết làm bằng gì mà bão thổi bay mất, sau làm mới như bây giờ, đúc sàn bằng xi măng. Vì vậy, sau trận bão năm ấy, Huế có câu ca dao :
Chợ Đông Ba đem ra ngoài dại,
Cầu Trường Tiền đúc lại xi măng.
Chợ Đông Ba ngày xưa nằm phía ngoài cửa Đông Ba, chỗ sau nầy gọi là vườn hoa Đông Ba. Sau trận bão ấy, chợ dời ra ở ngã ba sông Hương và sông đào Hàng Bè. Còn chuyện “đúc lại xi măng” thì như trên, tôi đã kể.
Khi thấy cầu sập, đám người đang đứng ở hành lang lúc ấy, bàn chuyện và tỏ ý buồn. Tuy nhiên, có ai đó nói một câu được coi như an ủi, làm phấn chấn. Người ấy nói : “Việt Cộng thua rồi”.
Nghe câu nói ấy, tôi cũng thấy vui một chút vì “Việt Cộng thua”. Tôi thấy được cái lý lẽ của câu nói. Một lúc sau, đi ngủ lại, tôi nằm bên vợ tôi. Vợ tôi hỏi : “Chi vậy anh ?”
- “Cầu Trường Tiền sập rồi !” Tôi nói.
Vợ tôi chưng hững :
- “Cái gì ? Cầu Trường Tiền sập ? Việt Cộng giựt sập ?”
Tôi an ủi vợ :
- “Việt Cộng giựt sập. Họ cũng sắp thua, chắc họ rút sớm thôi !”
Vợ tôi hỏi tới :
- “Răng anh biết ?”
Tôi giải thích cho vợ nghe :
- “Nếu họ trên đà chiến thắng, họ giựt sập cầu làm chi ! Giựt sập cầu là sợ quân mình bên nầy tiến qua”.
Nghe tôi nói có lý, vợ tôi làm thinh, ngủ tiếp.
Gần sáng thì người đi lại xôn xao ngoài hành lang, bàn tán ồn ào về chuyện cầu Trường Tiền bị sập.
Con Thơ lại thức dậy, xuống giếng lấy nước đem lên cho các con tôi rửa mặt, rồi nấu mì gói cho cả nhà. Trong khi đó thì vợ tôi lo thay quần áo cho các con.
Đến gần trưa, vợ tôi nói :
- “Mình về thôi anh. Ở đây phức tạp quá !”.
Tôi không đồng ý, hỏi :
- “Tối lại thì sao ?”
- “Nếu êm thì mình ngủ ở nhà, thấy không êm thì mình lại vô đây”.
Chiều ý vợ, chúng tôi xếp đặt đồ đạc, ra về.
Lần nầy, chúng tôi về bằng đường bờ sông (đường Lê lợi) không đi đường qua ty Cảnh Sát như trước. Bây giờ, đường nầy người đi lại cũng đã đông. Khi đi ngang bến tàu của Mỹ, có chiếc trực thăng đang bay phía trên đầu, bắn hoả tiễn vào vị trí Việt Cộng bên kia sông, chỗ ngôi miếu ngay ngã ba sông Hương và sông đào Hàng Bè, bên phía Gia Hội. Tiếng hoả tiễn xịt lửa ngay trên đầu đã thấy ghê mà tiếng nổ ở bên sông rất dữ dội. Vợ tôi kinh hãi quá, níu lấy tôi, rên rỉ : “Sợ quá anh ới ! Ghê quá anh ới !” Tôi quan sát và thấy việc trực thăng bắn hoả tiễn bên sông, không ảnh hưởng gì tới bên nầy, bèn an ủi vợ : “Họ bắn bên sông, có can gì tới mình đâu !” Rồi tôi đưa cả gia đình tôi về ngôi nhà mới thuê. Chiều hôm đó, thấy không yên tâm ngủ ở ngoài nầy, chúng tôi lại vào trường Kiểu Mẫu, trở lại chỗ cũ.

No comments:

Post a Comment