Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 15 December 2016

PHAN NI TẤN*NGUYỄN CHÍ THIỆN* LÊ DUẨN *



PHAN NI TẤN * PARA ELISA

PHAN NI TAN
PARA ELISA



anh vẫn nhớ một chút chiều cô tịch
thầm nhớ em chân bước tới thăm nhà
câu thơ cũ đã phôi phai màu phấn
mà bài thơ tri ngộ nghĩ chưa ra


anh làm tượng im cái im của đá
em khoan thai xuống bếp pha trà
nghe tiếng hát khẽ như lời hò hẹn
thoảng hương trà theo tường vách thơm ra


ngồi giữa anh và em là gùi hoa màu mật ngọt
cánh muồn vàng hoang dại đứng vươn lên
anh chợt nhớ loài người trên phố núi
sống hiền hòa làm sông suối nói yêu em


xoay trong không gian xanh là nồng nàn âm nhạc
giai điệu tròn óng ánh bản tình ca
đánh thức dậy những tấm lòng chân thật
biết yêu người ngàn kiếp thuở xa xưa


để tháo cho đời một mối dây đằm thắm
mà em thương anh em cột thắt trong lòng
mười ngón tay vụng về trên phím ngọc
nhạc từng cơn run rẩy bám thinh không


nhịp vẫn nhảy trong dương cầm vang vọng
giọt trên nền vụn vỡ chuỗi âm thanh
cuối biến khúc Elisa thả xuống
dấu lặng tròn đọng đưới đáy hồn anh


Elisa khúc nhạc chiều hôm ấy
anh vẫn nghe bằng mắt kẻ không nhà
bằng tay em mềm như thai trẻ lạ
xòe ra thành tia máu của loài hoa


anh vẫn nhớ một chút chiều thinh lặng
qua mùi thơm của gió thoảng hương trà
đã nhiều năm sau một lời biện biệt
dòng sông đời dài quá đỗi chia xa.




thế sự




gởi Thượng Văn


1.


hai thằng ngồi ở trong sương sớm
trên cao nguyên và giữa chợ trời
ly cà phê uống trong thời chiến
vẫn đậm đà hương vị chia phôi


2.


bạn bè mười mấy năm biệt dạng
quê người gặp lại nhìn không ra
bạn cười ngờ ngợ, ta ngờ ngợ
để lộ nhau qua mấy nét già.





đừng buồn ta gởi mấy lời


gởi người một chút quê xưa
chút hương lúa đượm nắng mưa dãi dầu
quê xưa giờ ở bể dâu
ở vùng tù hãm ở sầu lầm than


gởi người một thoáng điêu tàn
thổi qua sông núi ngút ngàn máu xương
núi sông giờ ở biên cương
trăm năm nhuộm bóng tà dương não nề


gởi người mấy cụm sơn khê
nghìn gươm giáo dựng đường mê nẻo cùng
máu xương là chuyện anh hùng
tự nhiên như ngọn bão bùng lướt qua


gởi người bặt một cái tà
con trăng thiên cổ cũng sa mù đời
trong hơi nhân thế đầy vơi
bão đời là ngọn tả tơi giạt về


gởi người mấy nụ xuân quê
lâu rồi không mọc bờ đê ven làng
xuân quê trước ở ruộng vàng
nay cũng biệt xứ lang thang cùng người


gởi người mấy tiếng trêu ngươi
may ra còn chút niềm vui dằn lòng
thân ta một tấm phiêu bồng
hồn là bến đậu giữa dòng phiêu nhiên


nỗi niềm ta vốn không tên
như bài ca cũ đã quên hết lời
mùa xuân gởi sắc cho đời
đừng buồn ta gởi mấy lời động tâm.



PHAN NGHỊ * BIA ÔM

Bia Ôm, Nữ Sinh Và Những Màn Kịch
                                Phóng sự của Phan Nghị
Hãy hình dung ra trước mắt một đàn con gái, cô nào cô nấy yểu điệu trong tấm áo dài hoặc màu trắng tinh khôi, hoặc màu tím hoa sim, rồi màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu xanh lá mạ... Dáng đi của họ không theo kiểu xà hành như Marilyn Monroe, cũng không ngoáy mông vung vít như Brigitte Bardot trong phim "Thế là Thượng đế đã sáng tạo ra người đàn bà", mà rất mực đoan trang và hết sức quí tộc như Grace Kelly trong cuộc hội kiến với ông hoàng Monaco lần đầu tiên.

Kích thước của họ được mô tả là tuyệt vời nếu bằng vào những chuẩn mực của các cô người mẫu hoặc hoa hậu tỉnh lẻ: chiều cao trung bình từ 1,65 đến 1,70m, vòng ngực: từ 82 đến 85, vòng eo: từ 63 đến 65, và vòng mông tương đương với vòng ngực. Diện mạo của họ tuy không đến mức chim sa cá lặn, tức là chim ở trên trời nhìn thấy họ thì đôi cánh bủn rủn rơi xuống đất chết cả đống, và cá ở dưới nước vô phúc thiểu âm đức trông thấy họ thì chỉ có nước nhăn răng! Dù sao mặc lòng, với cái ngoại hình lý tưởng ấy, họ cũng đủ khiến cho những kẻ đi tầm hoan tác lạc phải thèm nhỏ rãi, rồi ngất ngư con tàu đi và trở thành u mê hủ lậu, bốn hướng tám nẻo nhìn vào đâu cũng chỉ thấy những vùng tam giác rậm rì với cái lạch đào nguyên nước tuôn róc rách!

Còn tuổi của họ? Đa số là dưới 20. Nhưng nếu là trên 20 thì cũng không được quá số tuổi 24. Họ là con nhà lành? Trong cái thế giới hỗn mang này, giữa cái sự lành và sự rách quả không dễ dầu gì phân biệt được. Có những em rõ ràng là con nhà lành nhưng thật sự thì đã rách từ tám mươi đời. Và có những em rõ ràng là con nhà rách thì lại vẫn còn nguyên si, bởi em tối ngày cuốc đất trồng khoai mệt lử cò bợ xong công việc là lăn quay ra ngủ, chẳng cần biết đến ông Bush, ông Chirac, ông Tony Blair là những anh cha căng chú kiết nào, và cái xứ Một Răng Một Rắc (Iran, Iraq) là cái nơi khỉ ho cò gáy nào, họ cũng chẳng quan tâm!

Vậy thì họ là ai ? Và làm cái thống chế Tito gì? Xin thưa họ là gái bia ôm, nhưng thuộc loại cao cấp và ăn mặc theo kiểu nữ sinh nên được gọi là "bia ôm nữ sinh". Chủ nhân cuả quán này đã cử hai Má Mì đặc trách tuyển chọn họ theo tiêu chuẩn của người mẫu. Không! Còn hơn thế nữa. Vì gắt gao hơn, thận trọng hơn, kỹ lưỡng hơn! Má Mì cần phải biết đích xác cái bên trong của từng em một, để xem em có bị ghẻ ruồi, hắc lào, lang ben hoặc các bệnh thổ tả đùng lăn nào khác không? Họ còn phải biết cả những vị trí của những nốt ruồi kể cả khi nó nằm ở một chỗ kín đáo nhất. Bởi có những ông khách mê tín dị đoan hạng nặng. Họ rất ngán cô nào có nốt ruồi "thương phu trích lệ" hoặc nốt ruồi dù đen hay đỏ ở trên vai, sợ rằng tai ương ở trên người cô ấy sẽ trút sang mình!

Má mì lại cũng cần phải biết rõ cô nào "mao ít" cô nào "mao nhiều". Xin quí vị đừng vội ngộ nhận khi nghĩ rằng đó là tiếng Tây "Maoiste" để chỉ đám người theo Mao, trong khi thực ra "mao ít" chỉ có nghĩa là lông quá ít, lơ thơ tơ liễu buông mành vài ba sợi, và như vậy đương sự sẽ bị loại ngay. Với những ông khách coi trọng cái đít hơn cái mặt, má mì cũng phải kiểm soát để xem rằng hai bên hông của các em có sẹo ngang sẹo dọc không, và ở đó có những vết chai thô ráp và đen thù lù gây ra bởi cái sự ngồi nạo khoai, nạo cùi dừa ngày này qua ngày khác không?

Ngoài ra, Má Mì cũng phải có một khứu giác bén nhạy như chó săn để phát hiện trong số các em có em nào bị "viêm cánh" không? Ra đi tìm đường cứu cái dạ dày ít ra cũng đã vài ba thập kỷ, rất có thể một số quí vị Việt Kiều chẳng hiểu "viêm cánh" là cái khỉ mốc gì. Đó là một thuật ngữ Y khoa để chỉ chứng hôi nách. Thật là một sai lầm khi bảo nó hôi! Nó không hôi tí nào, trái lại, từ các tuyến mồ hôi ấy toát ra một mùi kỳ diệu của sự pha trộn giữa cỏ dại và các loài hoa nở về đêm. Mùi thơm đặc biệt của nó có khả năng chế ngự được tất cả những hương thơm được tạo ra bởi thiên nhiên. Và khi người đàn ông đã thích ứng được với nó thì sức hấp dẫn của nó có tác dụng như ma túy đối với dân nghiền! Má Mì đã nắm vững được cái nguyên lý ấy. Mụ ta không ngớt lời tán tụng cái sự viêm cánh của cô em út của mình với một khách làng chơi:

  Đàn ông các anh có người rất thích cái mùi ấy và một khi đã thích thì mê liền.

  Chỉ có cái đồ miệt vườn thì mới không biết hưởng thụ cái mùi đặc biệt ấy - ông khách nói - Nhưng đàn ông mà hôi nách thì lại là một chuyện khác. Thoáng ngửi thấy cái mùi ấy của họ là anh buồn nôn liền.

Tóm lại, để được tuyển làm "bia ôm nữ sinh", các cô phải vượt qua nhiều cửa ải, phải được xem xét tỉ mỉ từ bên ngoài tới bên trong như mấy ông đốc tờ sản khoa khám bệnh cho các bà mẹ tương lai. Phải há hốc cái mồm ra để cho Má Mì kiểm tra vệ sinh răng miệng. Bởi khách làng chơi dù mồm có thối như phân gặp nắng cũng không sao, mùi vị của đồng tiền sẽ hóa giải được tất cả. Nhưng các em mà thối mồm thì, ôi chao! Chẳng ai có đủ dũng cảm nằm ôm ấp một tuyệt thế giai nhân mắc chứng hôi mồm, trừ phi ông ta ngạt mũi.

Bất cứ trò chơi nào cũng có cái lịch sử của nó. Người ta bảo rằng tiền thân của bia ôm chính là cô đầu rượu và "kem sờ" ở Hà Nội vào những năm 30, với những quán kem được thiết lập từ nhà Thủy Tạ ra tới phía Khai Trí Tiến Đức. Nơi ấy cây cối um tùm và bóng tối đủ sức che khuất những hành động nham nhở. Khách vừa ăn kem vừa để cho đôi tay phàm tục của mình xâm nhập các khu cấm địa. Cho nên người Hà Nội gọi đó là những quán kem sờ. Sau này, ở Saigon vào mấy năm đầu của thập niên 60, do cái lệnh cấm nhảy đầm của bà Ngô Đình Nhu, vũ trường biến thành phòng trà ca nhạc, các em ca ve trở thành nữ tiếp viên, ngồi đấu hót với khách và để cho khách sờ soạng. Hai bàn tay khách có quyền làm việc, nhưng đôi chân khách thì thất nghiệp hoàn toàn.

Thế rồi nền bia ôm được chính thức ra đời ở Sàigòn vào cuối những năm 80, khi nhà nước "mở cửa". Thoạt kỳ thủy các em ăn mặc kín như bưng, khách phải chật vật lắm mới tìm ra được một vùng trời da thịt tươi mát. Nhưng rồi áo quần của họ ngày càng hở dần ra để chiều theo ý muốn của khách hàng. Ít lâu sau, cái sự hở hang được nới rộng thêm một chút nữa. Các em mặc áo lửng hai dây và váy không những đã cực ngắn lại còn xẻ rãnh. Và cuối cùng là sự trở về với con người của thuở hồng hoang, sống trong hang động, và khi thân thể lõa lồ cũng không biết xấu hổ.

Cái dạng bia ôm không quần, không áo ấy dĩ nhiên bị cấm triệt để. Một khi bị "vồ" thì các em chỉ có nước khăn gói đi Bố Lá để lao động cải tạo. Còn khách hàng, nếu là quan chức nhà nước thì sẽ được báo về cơ quan, để rồi sau đó sẽ đeo cái mo vào mặt mà đi làm! Nhưng sự bắt bớ những cái động gồm toàn những Eve và Adam ấy không phải dễ dàng. Họ được báo động kịp thời, và khi nhà chức trách tới nơi thì tất cả đã được thu dọn đâu vào đấy. Các vị khách, y phục chỉnh tề, đạo mạo như các giáo sư trên bục giảng, còn các em thì cũng nghiêm túc như tượng Phật cô đơn dưới chân núi Châu Thới. Huề cả làng!

Bước vào chốn này vào giờ cao điểm, người ta sẽ thấy diễn ra trước mắt một cảnh tượng tưởng như mình lạc vào một hang động thời tiền sử. Ở đó, từng cặp, từng cặp ôm cứng nhau, vật lộn nhau, thở ì ạch hoặc rền rĩ nỉ non trong cái tư thế của trâu bò chó ngựa... Những con người mang tiếng là văn minh ấy còn thua xa sự văn minh của loài voi! Vâng, thật thế, từ trước đến nay, dù là nhiếp ảnh gia đại tài hoặc cameraman cự phách, cũng chưa ai có thể thu vào ống kính hình ảnh những con voi lúc làm tình. Lũ động vật to đùng này, khi âu yếm nhau đã kín đáo đưa nhau vào nơi rừng rậm núi cao. Ôi! Cái sự tôn trọng thuần phong mỹ tục của chúng chí ít cũng hơn hẳn những hạng người không biết thế nào là công xúc tu sỉ.

Có điều rằng khi sự ăn chơi đã đạt tới cực điểm, người ta sẽ cảm thấy nhàm chán và muốn thoát ra khỏi sự dung tục để quay về với những cái gì tương đối lành mạnh. Chính vì vậy, lão chủ quán Thiên Thai mới nẩy ra sáng kiến thiết lập quán "bia ôm nữ sinh". Hôm khai mạc, sau một tràng "kính thưa".. ..kính thưa ông to đầu này, kính thưa ông bé đầu kia, kéo dài tới 15 phút vẫn chưa hết, đến nỗi rằng có một ông khách sốt ruột quá xá muốn văng ra một câu tiếng Đức: "Kính thưa cái đếch gì mà kính thưa lắm thế! Cút mẹ mày đi cho được việc chính phủ!"

Sau khi đã mỏi mồm kính thưa, lão Thiên Thai mới nhấn mạnh về những nét đặc trưng mang tính cách văn hoá của nhà hàng.

  Vâng, như quí vị đã thấy, các em của chúng tôi đều mặc áo dài Việt Nam, tóc không uốn cũng không nhuộm màu râu ngô hoặc nhuộm một bên xanh một bên đỏ theo kiểu các cô đào chớp bóng Đại Hàn, cũng chẳng hề tô son điểm phấn và sơn móng tay móng chân loè loẹt. Trong bộ đồ áo dài Việt Nam, dù màu trắng hay màu tím, trông họ y chang như nữ sinh. Một ông khách mặt đầy những thịt và thuộc loại "người lùn gây máu lửa", do chiều ngang phát triển hơn chiều dọc, ngứa mồm hỏi:
  Như vậy các em ở đây đều là nữ sinh?
  Vâng, họ đã từng là nữ sinh. Cô kém nhất cũng học hết lớp 5, có mấy cô đã theo học tới lớp 11, 12 rồi phải bỏ ngang vì hoàn cảnh.
Một vị khách khác đưa đẩy câu chuyện:
  Thế thì vẫn còn có trình độ hơn cái anh chàng Mai Văn Huy, tổng giám đốc công ty xăng dầu Đồng Tháp. Anh ta chỉ mới học hết lớp 4.
Sau khi nồng nhiệt cám ơn sự hiện diện đông đủ của các tân khách, lão Thiên Thai lui gót để nhường chỗ cho các Má Mì làm việc. Vốn giàu kinh nghiệm trong nghề, họ biết chiều theo cái "gu" riêng biệt của từng người khách. Thí dụ, ông B. thích loại con gái có da có thịt nhưng thân hình phải rắn chắc, lập tức họ dẫn lại một em miệt vườn, nhưng lại có khí thế của một nữ đô vật. Ông Y. thì lại khoái một em ở cái xứ "Sơn bất cao, thuỷ bất thâm" để thưởng thức cái giọng nói với những tiếng mô tê răng rứa, ríu ra ríu rít như chim hót. Và ông ta cũng được Má Mì chiều theo ý muốn.
Riêng ông X. thì gật gù bảo Má Mì:
  Dẫn tới cho anh một em nào vừa bổ vừa lành.
Má Mì ngớ người ra, hỏi:
  Vừa bổ vừa lành? Tiêu chuẩn của anh nêu ra không rõ ràng, em làm sao mà chọn lựa được.
Ông X. kéo Má Mì lại gần, thì thầm bên tai mụ. Nghe đoạn, mụ cười ngặt nghẽo, rồi lắc đầu quầy quậy:
  Không được đâu, ông anh ạ. Anh có nhìn thấy bản nội qui không? Ngay cả việc cởi khuy áo của các em cũng bị coi là sàm sỡ.
  Thế hôn hít các em có được không ?
  Dạ, cái đó thì có quyền.
  Nghĩa là yêu nhau bằng mồm thì tha hồ ?
  Thưa ông anh, đúng thế. Ở đây trò chuyện, đấu hót là chính. Còn các khoản khác - tuỳ theo sự đấu hót của các anh - sẽ diễn ra tại một nơi nào đó. Cốt để duy trì cái bản chất của bia ôm nữ sinh.
  Thôi đi má! Hiểu rồi. Bây giờ mời má đi chỗ khác chơi, để chúng con làm việc, kẻo lãng phí thì giờ vàng bạc.
Trước khi ô-rơ-lui, mụ nhìn mấy ông khách, đá mấy phát lông nheo, rồi múa đôi tay, nhún đôi chân, ca một đoạn nhái lại bài Lý ngựa ô: "Ồi a, ối a, anh đưa nàng.. .. anh đưa nàng "dìa" hô theo (hotel)."
Anh bồi đã rút lui từ bao giờ sau khi để lại hai thùng bia lon Heineken, 1 chai Rémi Martin, 2 sô đá và các món nhậu. Nhiệm vụ của các em là phải phá bia, phá rượu, tức là uống thì ít mà đổ đi thì nhiều, rồi gắp đồ nhắm đút vào mồm khách, như mấy cô mẫu giáo chăm bón các thiếu nhi, và luôn tìm cách làm cho khách vui, nhất là mê hoặc được khách.
Lui tới quán Thiên Thai không khác gì như chui đầu vào một cái máy chém. Nếu đi 3 người, chí ít cũng phải chi 4 vé (1vé: 100 USD) bởi phải rải tiền từ trong phòng lạnh ra tới ngoài cửa. Nhưng ai nấy đều thích thú với cuộc chơi mới lạ này, bởi vì các em không những đã trẻ lại còn đẹp, bởi các em đã cương quyết chống lại khi khách có những cử chỉ thô bạo, thành thử càng khó khăn người ta lại càng ham muốn.
Ông B. mở đầu chương trình du hí:
  Bây giờ chúng ta nhập cuộc, ông ta nói. Thế các em định chúc mừng bọn anh cái gì đây? Một nụ hôn? Một sự ôm ấp?
Cô gái đất Thần kinh tự giới thiệu tên là Thúy Quỳnh, nhanh nhẩu đáp:
  Hôn với lại ôm thì xoàng xĩnh quá. Em xin đại diện cho các chị ở đây, chúc các anh "Tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin."
Ông Y. lập tức rút ra một tờ 10 đô la và loay hoay cởi mấy cái nút áo của cô ả, để nhét nó vào bên trong. Thay vì kháng cự lại hành động ấy, nhưng cô ả lại ngồi yên khi ngửi thấy mùi tiền.
  Còn em tên gì? Ông B. hỏi cô ả miệt vườn.
Mặt hơi bừng đỏ, nàng ấp úng:
  Tên em xấu xí lắm: bà con lối xóm gọi em là con Mười Ba! Dưới em còn có Mười Bốn, và trong tương lai, rất có thể còn có Mười Lăm, Mười Sáu.
  Sản xuất gì mà hăng say đến như vậy?
  Nghề của bố em luôn di chuyển, nên đi tới đâu ổng lấy vợ tới đấy. Em và con Mười Bốn thuộc dòng con thứ tư.
Từ nãy đến giờ ông Y. vẫn giữ thái độ im lặng. Nhưng thật ra ông đang ngầm tán tỉnh em Diễm Thúy mà Má Mì giới thiệu là vừa bổ vừa lành.
Thấy cô ả cứ lắc đầu hoài, Y. bèn nài nỉ:
  Vậy lần thứ ba nhé?
  Không, ít nhất phải bốn lần.
Y. cau mày, chớp mắt mấy cái rồi như phát giác ra điều gì, lão đứng phắt dậy, hô một tiếng thật to như hô khẩu hiệu "Phải bốn lần". Rồi lão cười ha hả, mồm thì lảm nhảm như kẻ mắc bệnh tâm thần "Phải bốn lần! Phải bốn lần!"
Tất nhiên, rồi mọi người cũng hiểu ra ý nghĩa của cụm từ ấy. Gian phòng ồn ào hẳn lên với những tiếng cười như nắc nẻ. Riêng em Diễm Thúy thì mắc cỡ quá xá kêu lên oai oái "Em hổng chịu đâu! Em bắt thường đấy!"
  Thường thì thường và sẽ thường ngay lập tức .
Nói đoạn, Y. rút ra tờ 100 USD, rồi nhanh như chớp, lão kéo cái fermeture quần của Diễm Thúy kêu đến rẹt một phát, và trong nháy mắt, Mít-tưa Washington đã nằm im thin thít trong khu rừng rậm châu Phi!
Diễm Thuý không kịp phản ứng, và cũng chẳng hơi đâu mà phản ứng.
Đây chỉ mới là màn giáo đầu của "bia ôm nữ sinh". Những cái gì gọi là "lâm li qui phượng", là hấp dẫn li kỳ sẽ được mô tả trong phần tiếp nối, trong đó các em vừa là kịch tác gia vừa là diễn viên.



Khách lui tới quán Thiên Thai hầu hết đều là những đại gia. Họ chỉ mới phất lên từ khi nhà nước mở cửa. Đồng tiền họ kiếm được không phải do mồ hôi nước mắt mà bằng mưu trí, thủ đoạn, mánh khóe, gian lận, lọc lừa, ăn cắp hoặc buôn lậu hoặĩc tham nhũng. Thí dụ như trường hợp Nguyễn Gia Thiều, tổng giám đốc công ty Đông Nam, chồng hoa hậu Hà Kiều Anh, và phụ tá của ông ta là Nguyễn Quốc Tuấn, chuyên nhập lậu máy điện thoại di động Nokia cả đồ thật lẫn đồ dỏm và nhiều đồ điện tử khác mà cái sự trốn sâu lậu thuế lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Lại như trường hợp tổng giám đốc công ty sơn mài Lam Sơn, Nguyễn Đăng chó chết nào đó nức tiếng là một Mạnh Thường Quân luôn sẵn sàng quyên góp 5 triệu, 10 triệu, vài chục triệu cho những việc nghĩa, việc thiện. Không phải vì rằng bố mẹ hắn sau khi đôi năm mươi đã để lại cho hắn dăm bẩy cái đồn điền lá han, nay hắn phát mại đi để ban phát cho thiên hạ. Mà đó là "tiền chùa", tiền của công ty, hắn đâu có mất mát gì ? Thế rồi đùng một cái hắn biến mất tiêu. Hắn bỏ trốn ra nước ngoài ôm theo bộn bạc, đủ để vinh thân phì gia cho tới lúc nhắm mắt tắt hơi. Hóa ra là công ty của hắn sắp vỡ nợ!

Và mới đây nhất đã xảy ra một vụ ăn cắp vật tư của sân vận động Quốc gia tại Mễ Trì đang được hoàn thiện để phục vụ Sea Games 22.. Bọn chúng đưa ô tô vào tận nhà kho khuân đi 49 tấm ốp chuyên dùng trị giá gần 20.000 USD để đem phát mại cho cửa hàng kinh doanh sắt phế liệu. Dám chôm của vật tư dùng để xây dựng sân vận động Quốc gia thì coi như bất chấp tất cả những hậu quả khôn lường gây ra bởi hành động táo tợn của mình.

Trên cõi đời này không còn gì thống khoái hơn khi dùng tiền chùa để ăn chơi vung vít. Người ta coi nó như tiền lèo, tiền âm phủ, chẳng hề bận tâm cũng không một chút nuối tiếc. Tiền âm phủ để cho ông cha họ dưới cõi âm hối lộ, đút lót các quan chức ở dưới đó, còn tiền lèo thí chi ít cũng xóa đói giảm nghèo cho các em một phần nào.

Nay xin trở lại những màn kịch sống tại quán Thiên Thai. Lúc bấy giờ hai thùng bia đã vơi gần hết chỉ còn lại vài ba lon, và chai Rémy cũng không còn nguyên vẹn. Ai nấy đều say chếnh choáng. Nhưng chưa tới 11 giờ đêm. Còn sớm chán. Hẳn là cuộc chơi vẫn tiếp tục. Để cho chắc ăn, Thúy Quỳnh hỏi:
  Thưa các anh, gần hết bia rồi, có gọi thêm không ạ?
  Bảo bồi mang vào đây một thùng.
  Có cần trái cây như cam và bưởi để ăn cho rã rượu không ?
  Ồ, phải đấy. Mang tưới hột xen vào đây.

Thế rồi mấy đại gia lại há hốc mồm ra để cho các em mớm cho nào cam, nào bưởi. Trong một cuộc chơi kéo dài từ 6-7 giờ chiều tới quá nửa đêm, ăn mãi, uống mãi, đấu nhảm mãi cũng nhàm chán. Lúc đó bọn đàn ông tới để hưởng lạc đòi hỏi nơi các em những sáng kiến để khuấy động cho không khí khỏi tẻ nhạt. Từ nãy đến giờ, em Mười Ba vẫn ngả đầu vào vai lão B., mắt lim dim giả vờ ngủ. Nhưng kỳ thực cô ả đang nghĩ cách moi tiền lão ta, sau khi thấy Thuý Quỳnh và Diễm Thuý được X. và Y. phát ngọt cho mỗi em một tờ 100 đô la Mỹ.
  Em xỉn rồi à ? B. hỏi .
  Còn lâu mới xỉn !
  Thế tại sao lại nín khe ?
  Vì em "hơi bị" buồn! (ngôn từ "bụi" của Saigon xuất xứ từ Hà Nội. Nó có ý nghĩa tương đương với chữ "lắm" hoặc "ghê lắm". Thí dụ: Cái áo của em "hơi bị" đẹp đấy).
  Sao mà buồn ? Nhớ kép hả ? B. lại hỏi.
  Không dám đâu! Ngồi với anh còn hơi sức đâu để nhớ kép. Em buồn là vì... là vì các chị ấy đều được các anh tặng quà. Riêng em, ngồi ê cả mông mà chưa được xơ múi gì!
  Tại em không có tiếng nói. Ai biết đâu bà già mót đái mà hạ võng? Đó là một thành ngữ của quê hương anh. OK. Rồi em sẽ được đền bù. Tuy nhiên.. ..
  Lại còn tuy nhiên cái gì nữa ?
  Anh muốn biết tại sinh quán của em có nhiều phương ngôn, thành ngữ, ca dao, tục ngữ không?
  Vô thiên lủng! Hồi con Mười Bốn còn nhỏ, em thường ru nó ngủ bằng những câu ca dao và những câu hò.
  Nhưng nếu em tìm được câu nào mô tả được chân dung của em thì mới gọi là tuyệt cú mèo.
Mười Ba thừ người ra suy nghĩ. Mọi người hò hét cổ võ. Bất chợt cô ả giơ tay ra hiệu im lặng. Rồi cất tiếng hò :
"Hò.. ơ.. .. Cô kia cắt cỏ bên sông
Cái váy thì ngắn, cái lông thì dài
Thuyền chài nó trả quan hai
Nói rằng không bán để dài quét sân
Không khí vui nhộn hẳn lên. Người ta "dô dô trăm phần trăm" để cho cạn hết chai Rémy.
  Có đúng như vậy không? Thúy Quỳnh hỏi Mười Ba.
  Bộ không tin à ? Có muốn coi không?
Y. và X. nhao nhao cả lên:
  Phải đấy, cho coi đi thì mới tin được.
Nhưng B. đứng phắt dậy, giơ thẳng hai tay lên trời với khí thế của một cấp lãnh đạo trước sự nhốn nháo của một phiên họp:
  Bình tĩnh lại nào. Đã đích thân kiểm tra rồi. Chuyện đó là có thật. Quốc tế cũng phải công nhận!
Mười Ba cũng đứng lên, mặt mày vênh váo, bàn tay phải giơ ra, ngón trỏ và ngón giữa tạo hình thành cái kéo rồi giả bộ làm như đang cắt xén.
  Tuần nào người ta cũng phải sửa sang sắc đẹp cho nó chí ít cũng một lần.
Nói đoạn, cô ả quay sang lão B.
  Bây giờ thì thưởng cho em đi chứ ?
Rút ra một tờ 50 USD, B. luồn tay ra phía sau em Mười Ba và đặt nó vào cái bàn toạ to như cái lồng bàn của cô ả.
  Hài lòng rồi chứ ? B. hỏi.
Mười Ba gật đầu lia lịa.
Bỗng nhiên Thuý Quỳnh ôm mặt khóc hu hu. Đương nhiên đó chỉ là một sự khóc giả vờ, khóc theo kiểu mấy cô đào cải lương thấm dầu cù là vào khăn mù xoa rồi quệt lên mắt, thế là những giọt châu tha hồ tầm tã.
Y. vươn tay ra để cho đầu Thuý Quỳnh ngả đầu vào đó, rồi nhìn vào cặp mắt ráo hoảnh của cô ả mà rằng:
  "Huế của ta" cớ sao lại khóc trong lúc mọi người đang vui ? Bộ em khóc Staline à ?
Thuý Quỳnh ngúng nguẩy :
  Ai mà thèm khóc cái lão già mắc dịch ấy !
  Thế thì mần răng mà ra rứa? Y. nhái lại gịọng "Huế của ta".
Thuý Quỳnh bèn giải thích:
  Các anh không công bằng tí nào. Trong lúc chị Mười Ba, chị Diễm Thuý được phát mỗi người một tờ xanh to đùng, thì em chỉ được có một tờ nhỏ xíu.
B. và X. lập tức chĩa mũi dùi vào Y.
  Như vậy là tại em không biết cách "tiếp thị " với đại ca Y.
  Chuyện nhỏ! Chuyện nhỏ! Y. huơ hai tay nói với Thuý Quỳnh. Yên chí. Rồi em sẽ được bù lỗ. Nhưng trước hết các em phải có một cái trò gì để bù đắp vào sự thiệt hại gây ra bởi những giọt nước mắt cá sấu của em.
  Có ngay. Sẵn sàng.
  Trò gì thì giở ra đi. Miễn là phải làm cho cho người ta buồn cười.
  Bây chừ em xin hỏi các anh, hỉ? Các anh đã thưởng thức hết các món ăn Huế chưa ?
Đám đàn ông nhao nhao :
  Dư xăng! Dư xăng!
Lão X. lớn tiếng át giọng:
  Nem Huế, cơm hến thì dĩ nhiên rồi. Bánh khoái ở cổng Đông Ba, chè bắp ở đò Cồn, bún bò Bưu điện, rồi cơm Âm phủ ở miệt Đập đá. Ngoài ra còn nằm đò trên sông Hương, nghe các cô hò Huế, ca Nam bình, Nam ai. Đủ chưa ?
  Vẫn còn thiếu. Có cái món "độc chiêu" này, em tin chắc rằng các anh chưa bao giờ được nếm mùi.
  Món gì nào ? X. hỏi.
  Để em rao lên, các anh nghe rồi đoán xem nó là món gì.
Nói đoạn, Thúy Quỳnh cất tiếng rao:
  Ai.. .. .. đá.. ... .. .. tét.. .. .. loồng.. .. ..
Cả bọn ngây người ra vì không thể đoán được ra món gì mà kỳ cục vậy. Riêng em Mười Ba vốn dân miệt vườn chất phát nên nghĩ ngay đó là.... nó, bèn nói:
  Đá vào đấy thì đau thấy mồ tổ !
Lão B. lẩm bẩm lập lại lời rao mấy lần như một gã thầy bói tính toán Tý Sửu Dần Mão, nhưng rút cuộc cũng đành chào thua.
  Tất cả đều chịu thua phải không? Thúy Quỳnh hỏi.
  Phải, thua "Huế của ta" rồi.
  Có vậy mà cũng không đoán ra. Đó là món trà đá, bánh tét, hột vịt lộn.. ..Khi cất tiếng rao nhanh, nó thành ra "Ai ..đá.. tét..loồng.. .."
Không ngần ngừ một giây, lão B. phóng cái bàn tay bẩn thỉu ra rồi bắt chước lão X. kéo "fermeture" quần của Thúy Quỳnh để nhét vào bên trong hai tờ 20 USD.
  Cho hai thằng cha chết ngạt ở trong đó! Trước khi rút tay ra, lão nói.
Với cái nghề "ôm"này, dù cao cấp hay hạ cấp, ngoài cái sự để cho thiên hạ ôm và ôm thiên hạ, các em còn phải biết đấu hót, biết gợi chuyện, phải luôn tạo niềm vui cho khách. Có em mới vào nghề chưa quen với bia, mới nốc vài ba lon đã say lử cò bợ! Có em vốn là con nhà lành thật sự, tính lại ưa sạch sẽ, vì hoàn cảnh buộc phải đi làm, nay gặp trường hợp khó xử, đã vừa khóc vừa kể lể với má mì :
  Em chịu không thấu rồi chị ơi! Đổi ông khách khác cho em đi!
  Sao ngây thơ quá vậĩy? Trong cái nghề này, chỉ có khách mới yêu cầu đổi đào, chứ đào đâu có quyền đổi khách. Trừ phi em chạy bàn, và chạy bàn ngang xương là bị nó "xù bo" !
  Nhưng ông khách này.. .. ông khách này.. ..
  Làm sao ?
Mặt cô ả nhăn như bị. Và cô ta ấp úng:
  Lão ta.. .. lão ta vừa thối mồm lại vừa hôi nách. Chị không thấy em ói mửa tùm lum ra đấy ư ?
  Nhưng khách hàng là Thượng đế mà, em. Dù nó là thằng cổ cày vai bừa, chữ nghĩa thì đang theo học A quả na, Ă cái khăn, U đánh đu, nhưng một khi nó có tiền và lại có quyền, thì nó còn trên cả Thượng đế nữa!
Lúc bấy giờ đã gần nửa đêm. Lão B. nhìn đồng hồ rồi mở điện thoại di động ra, ấn nút gọi :
  A lô ! Tôi muốn gặp ông Trần?
  Tôi đây. B. sếnh sáng đó hả? Bọn này đang nhậu đây, và sẽ tiếp tục tới sáng. Có tới không?
  Bữa nay kẹt. Xin lỗi nhé. Bye bye.
Lão X. hỏi :
  Có phi vụ à? (Một dịch vụ làm ăn phi pháp được gọi là "phi vụ")
  Cũng có thể có, nhưng mục đích chính là thi ăn nhậu. Cuộc chơi kéo dài từ tối cho đến sáng. Ăn và uống liên tục. No quá, say quá thì vô toa lét móc họng cho ói ra, rồi lại ăn uống tiếp. Ai gục trước thì sẽ phải trả hết những khoản chi phí của bữa tiệc.
Em Mười Ba hỏi lão:
  Lần sau cho em đi theo nhé?
  Ở đấy chỉ có toàn đực rựa thôi. Em là phụ nữ, đấu sao lại?
Nói xong, lão lại mở máy di động gọi về nhà bảo bồi thu dọn phòng chiếu bóng để lát nữa coi một bộ phim nói về KamaSutra. Là người chủ trì cuộc chơi, trước khi gọi bồi tính tiền, lão rỉ tai dặn dò má mì:
  Cứ nhu thế. Kín đáo một chút. Đó là nghề của em, em phải biết.
Rồi lão hất hàm hỏi X. và Y. :
  Còn về phần hai đại huynh? Ổn thỏa, xong xuôi hết rồi chứ?
X. cười ha hả:
  Mới đầu em ra điều kiện "phải chờ em 4 lần", nhưng nhờ sự hiện diện của mông sừ Washington, chỉ một lần là xong.
Rockefeller đã không sai khi bảo rằng hễ có tiền là mua được hết mọi thứ trên đời.


NGUYỄN CHÍ THIỆN * JOHN KERRY

BÀI NHẬN ĐỊNH CỦA NHÀ THƠ
NGUYỄN CHÍ THIỆN
VỀ ỨNG CỬ VIÊN JOHN KERRY
Nguyễn Chí Thiện

Gần đây, người ta bàn luận nhiều về vấn đề Kerry và Tổng Thống Bush. Cả 2 bên đều có kẻ khen người chê, và đều có kẻ bênh, người chống cả. Nhưng chúng ta là những người theo dõi thời cuộc. Không cứ gì thời cuộc quốc tế, mà ngay cả thời cuộc Việt
Nam, chúng ta phải làm thế nào biết cách nhìn vào các trọng tâm của vấn đề, vì trong bất kỳ môi trường sinh hoạt chính trị nào nó đều có hỏa mù., nó đều có động tác nghi binh, ngụy biện. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào cái ngụy biện, những cái hỏa mù đó mà chúng ta không nhìn thẳng vào trung tâm của sự việc thì chúng ta rất dễ nhầm lẫn. Tôi xin thí dụ một việc rất đơn giản: việc gần đây như vụ kiện WJC của ông Nguyễn Hữu Luyện chẳng hạn. Nếu ta nhìn thẳng vào vấn đề thì chúng ta thấy ngay được rằng ông Kevin Bower là người thân Cộng, thân Hà Nội. Ðấy là thực chất của vấn đề. Vì từ bao năm nay, có thể nói là mấy chục năm ông về Việt Nam, ông gặp gỡ toàn những văn nô chứ không bao giờ gặp gỡ những nhà văn phản kháng hoặc những người đấu tranh cho dân chủ, mặc dầu người đó là học giả, hoặc là trí thức, ông không gặp mà toàn đến Hội Nhà Văn gặp những nhà văn bồi bút mà thôi. Thế mà uống bia, uống rượu, chè chén với chúng nó, thậm chí một người làm công tác văn hóa, văn nghệ báo công an An Ninh Thế Giới đăng ảnh của ông ta lên để ca ngợi. Hơn nữa, ông ta mời những người sang đây, những người nhà văn Cộng Sản chính cống sang đây, thí dụ như mời ông Lê Lựu, Nguyễn Khải, toàn là nhà văn quân đội CS chính cống thì khi họ về họ viết về những cuộc đi thăm mà chính trường Ðại học UMASS gọi là những cuộc viếng thăm lịch sử, nghĩa là tầm quan trọng ghê gớm như thế đấy. Nhưng khi chuyến viếng thăm lịch sử trở về, ông Lê Lựu có viết như thế này về cộng đồng hải ngoại chúng ta, ông viết trong quyển “Một Thời Lầm Lỗi Trở Lại Nước Mỹ” trang 102. Ông viết một câu như thế này: “Những kẻ - như chúng ta tỵ nạn - đều gánh trên vai tội bất hiếu với cha mẹ, lừa gạt bạn bè, anh chị, phản bội tổ quốc để mà.. (không nghe rõ). Một câu như thế thì ông Kerry phải đọc chứ? Là vì thăm về viết sách, ông ta phải đọc. Ðiều rõ rệt không phải ngẫu nhiên mà chính quyền trong nước ca ngợi trường Đại Học WJC, ca ngợi Kevin Bower.
Tôi xin nêu một thí dụ nữa: một nhà văn trẻ, một nhà thơ trẻ, năm nay độ hơn 40 thôi là Trần Ðăng Khoa viết trong quyển “Chân Dung và Ðối Thoại” với các nhà văn, viết một câu ca ngợi như thế này: “Có thể nói William Center là nhịp cầu quan trọng để văn học Việt Nam đổ bộ vào đất Mỹ”. Kinh không? Tôi xin nhắc lại: William Joiner Center là một nhịp cầu quan trọng để văn học Việt Nam đổ bộ vào đất Mỹ (Chân dung và Ðối Thoại của Trần Ðăng Khoa, trang 315). Ðấy là những chứng cớ hiển nhiên. Chúng ta khỏi phải tranh cãi. Gần đây ông Trương Vũ và một số anh em cãi. Cứ toàn đi lòng vòng quanh vấn đề, đặt những câu hỏi, ai có quyền viết về cộng đồng tị nạn, ông Luyện có phải là đại diện của cộng đồng hay không hay chỉ là vụ kiện cá nhân. Cá nhân ông Luyện làm sao nổi? Ông Luyện lấy đâu ra tiền, lấy đâu ra sức mà làm nổi, nếu không có biết bao nhiêu đồng bào ở các nơi người ta quyên tiền, người ta ủng hộ, người ta cổ võ ông Luyện, ông Luyện mới làm chứ? Tôi khẳng định chuyện ông Luyện không phải chuyện cá nhân, mà là chuyện được rất nhiều người trong cộng đồng ủng hộ, chứ không phải một mình ông Luyện mà làm được cả. Ðiều hiển nhiên như ban ngày, thế thì sao lại phải tranh cãi?
Cũng như vấn đề John Kerry, chúng ta phải thấy như thế này. Ông John Kerry có thành tích của ông ấy, thành tích rất lớn lao. Ðối với người Việt chúng ta thì chỉ có thành tích này: Bây giờ ai về thành phố Saigon (HCM đấy, trong Viện Bảo Tàng chiến tranh của nó có hình ảnh của John Kerry và được coi như là người hùng chiến tranh vì thành tích phản chiến, thành tích binh vực CS, nên hình ảnh của ông ta được để trong Viện Bảo Tàng Chiến Tranh ở thành phố Saigon. Không phải ngẫu nhiên đâu! Bây giờ nói về quá khứ một tí là ông nói về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như thế nào? Ông tuyên bố cho lời bạt cho quyển sách “The New Soldiers” (Người Lính Mới) của ông ta. Ông ta viết: “Chúng tôi sẽ không gia nhập vào bất cứ một đoàn diễn hành nào vào Ngày Cựu Chiến Binh, và vừa đi vừa vẫy những lá cờ nhỏ kêu gọi hàng ngàn người tưởng nhớ đến những kẻ đã chết cho nền vinh quang vĩ đại của Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ không chấp nhận lối nói hoa mỹ. Chúng tôi không sẵn sàng tham gia vào Hội Cựu Chiến Binh Mỹ và vào Hội Những Người Cựu Chiến Binh Mỹ trấn đóng ở ngoại quốc. Thực tế chúng tôi rất khó, rất khó mà có thể tham gia vào bất cứ một tổ chức nào. Nếu khi chúng tôi tham gia thì chúng tôi yêu cầu phải có một sự thích đáng, mà sự thích đáng này những tổ chức gần đây đều không có khả năng đưa ra cả, cho nên không tham gia. Chúng tôi không lấy làm an ủi về việc được dựng nên các tòa nhà bảo tàng, hoặc là việc đặt tên cho các công viên chọn lấy một vài người lính Mỹ và người lính Việt trong hàng bao nhiêu ngàn người chết để chọn đặt tên, thì cái điều đó ông cũng cho rằng không thể an ủi ông ta được. Chúng tôi sẽ không duy trì những truyền thống này: tưởng niệm một cách đứng đắn những điều đê hèn và tăm tối.”. Tưởng niệm một cách đứng đắn những điều đê hèn. Chúng tôi yêu cầu nước Mỹ nên từ bỏ cái vinh quang điêu trá cái chiến thắng rỗng tuyếch, những mối đe dọa của ngoại quốc bịa đặt ra, cái nổi sợ mà cái mối đe dọa này đối với chúng ta về phương diện quốc gia. Chính những cái đó và những niềm tự hào nông cạn được nuôi dưỡng bằng sự sợ hãi, phải từ bỏ những cái đó đi” Ông ta viết như thế. Thế thì làm thế nào mà có thể tin được nữa. Chính ông ta trong dịp hòa đàm Paris, ông ta và bạn ông ta đã sang tận Paris để hội gặp Nguyễn Thị Bình, gặp Xuân Thủy. Ðấy là một tội ác, theo luật pháp Hoa Kỳ là không được. Theo luật pháp Hoa Kỳ không có quyền như thế. Ðang chiến tranh mà đi giao thiệp với quân địch là không có quyền, có thể truy tố được. Về nước lại còn kêu gọi chính phủ Mỹ chấp nhận 7, 8 điều khoản mà Nguyễn Thị Bình đưa ra. Nếu chiếu theo điều khoản đó thì nước Mỹ phải đầu hàng và phải bồi thường chiến tranh cho Cộng Sản.
Với một con người như vậy, lăng mạ còn nhiều điều nữa thì làm thế nào, bây giờ có thể làm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội được, mà làm Tổng Thống nước Mỹ được? Chưa nói chuyện ông cầm những mề đay của ông vứt đi. Ông vất xuống đất, ông lấy huy chương của ông coi khinh. Tất cả những cái đó có xứng đáng là một quân nhân không? Thử tưởng tượng xem những người đó làm Tổng Chỉ Huy Quân Ðội, là Tổng Thống thì liệu có thể điều khiển được quân đội hay không? Tôi chỉ nói sơ sơ thế thôi.
Cuộc đời của John Kerry và những hoạt động của ông ta mà nêu lên những lý do để khiến cho người dân Mỹ không thể bỏ phiếu cho ông ta được, tôi có theo dõi những buổi Đại Hội của Ðảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ trên internet có, tôi thấy có bài này là hay, bài này của Thượng nghị sĩ James Miller, ông này là một đảng viên đảng Dân Chủ, năm này vào khoảng 74, 75 tuổi. Ông ta có đọc một bài diễn văn vào dịp Ðại Hội đảng Cộng Hòa rất hay. Bài diễn văn này đã nói lên lòng yêu nước thực sự, một người yêu nước chân chính nên bài diễn văn này có một sức mạnh ghê gớm. Tiện đây, tôi cũng xin dịch ra để thính giả nghe bài diễn văn đó. Tôi dịch sơ lược thôi để thính giả nghe bài diễn văn của một ông Thượng nghị sĩ James Miller là một người thuộc đảng Dân Chủ, nhưng lại đứng ra binh vực cho đảng Cộng Hòa. Lý do tại sao ông binh vực được nói ra hết, tôi xin sơ lược: “Kể từ lần cuối cùng mà tôi đứng ở chỗ này thì cả một thế hệ trong gia đình Miller của chúng tôi đã ra đời. Chúng tôi có 4 người chắt, chắt chứ không phải cháu, tôi có 4 người chắt cùng với toàn thể thành viên khác trong một gia đình khăn khít của chúng tôi của tôi và của vợ tôi Chally. Chính 4 đứa chắt này là tài sản quý báu nhất. Và tôi biết rằng các bạn cũng cảm thấy, cũng xúc cảm những cảm tình của quý bạn giống như tôi mà thôi. Giống như các bạn, tôi nghĩ rằng tương lai của những đứa trẻ đó, những hứa hẹn, những nguy cơ mà chúng phải đối diện. Và cũng như các bạn, tôi tin rằng trong bốn năm tiếp sau đây. Bốn năm đó sẽ quyết định chúng sẽ sống trong một thế giới như thế nào. Một quyết định quan trọng như vậy. Và giống như các bạn, chúng tôi phải hỏi vị lãnh tụ nào có được cái viễn kiến, cái nhãn quan cho ngày nay, có được một ý chí, và có được một cái cột trụ, như cái xương sống để mà bảo vệ cho quyền lợi của gia đình tôi. Câu trả lời rõ rệt nhất cho câu hỏi này đã đặt tôi đứng ở phòng này đêm nay. Vì gia đình tôi là quan trọng hơn đảng của tôi là đảng Dân Chủ. Chỉ có một người duy nhất mà tôi muốn gởi trọn niềm tin và tương lai của tôi cho người đó. Người đó chính là ông George Bush. Vào mùa hè năm 1940 lúc nầy tôi mới có 8 tuổi. Mới là một cậu con trai 8 tuổi sống ở vùng heo hút, vùng thung lũng Apalace, ở Mỹ này. Ðất nước của chúng ta hồi đó vẫn còn chưa lâm chiến, nhưng ngay cả những đứa trẻ con như chúng tôi cũng biết rằng có 1 đám người điên khùng ở bên kia bờ đại dương họ sẽ giết chúng tôi, tất cả chúng tôi nếu họ có thể làm được. Lúc bấy giờ Tổng Thống Rosevelt năm 1940, trong bài diễn văn mùa hè năm đó nói rằng nước Mỹ tất cả những kế hoạch tư, cá nhân, tất cả cuộc sống tư, sinh mạng cuộc sống tư sẽ phải dẹp bỏ bởi cái nguy cơ chung đang bao trùm nước Mỹ - ông Rosewelt hồi đó sáng suốt nói câu nói đó – và cũng có một thí dụ nào tốt đẹp hơn về một người mà dám từ bỏ kế hoạch riêng của mình ra cho cái chung, người đó chính ông Roosevelt, người đó đã hổ trợ ông Roosevelt một cách rất quan trọng, khi đó ông Roosevelt rất cần sự hỗ trợ này cho việc tuyển quân trong thời bình. Việc tuyển quân trong thời bình không được dân chúng ưa chuộng, rất mất lòng dân. Thế nhưng một người ở đảng Dân Chủ đã ủng hộ ông Roosevelt trong việc tuyển quân trong thời bình để chuẩn bị chiến tranh. Và người đó đã nói rằng thà không trúng cử còn hơn là biến mục tiêu của đảng thay thế cho nền an ninh quốc gia (coi nền an ninh quốc gia trọng). Người đó là ông Welldowishky là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, vì ông Rosevelt là đảng Dân Chủ. Trước khi ông Wishky, ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, ứng cử viên của Tổng Thống chết, ông có nói với một người bạn là nếu ông có thể viết những cái bia một trên nấm mồ ông ấy thì ông ta có 2 câu để chọn là: “Ở đây an nghỉ của Tổng Thống” và một câu: “Ở đây an nghỉ của một người đã đóng góp vào việc bảo vệ tự do”, thì ông ta muốn để cái bia một của mình câu thứ 2. Vậy thì những người chính trị gia ngày hôm nay ở đâu. Và tính chất lưỡng đảng cùng hợp lại với nhau khi mà đất nước cần đến bây giờ ở đâu?
Bây giờ, những người trai trẻ Mỹ đang chết ở sa mạc Iraq và những vùng núi ở Afghanistan. Đất nước chúng ta đang bị xé nát ra và làm suy yếu bởi sự ám ảnh cuồng loạn là hạ bằng được Tổng Thống Bush xuống thì cái gì xảy ra cho đảng mà tôi đã phục vụ cái đảng đó cả đời tức là đảng Dân Chủ. Tôi còn có thể nhớ lại những người Dân Chủ đã tin tưởng rằng là chiến đấu cho tự do chống lại tàn bạo. Chính Tổng Thống Ðảng Dân Chủ Harry Truman đã đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Iran, chính Tổng Thống Truman đã viện trợ cho Hy Lạp khi mà những người CS đe dọa lật đổ Hy Lạp. Và cũng chính ông ta đã khởi đầu giúp đỡ cho thành phố Berlin khi thành phố này bị phong tỏa bởi quân đội Sô Viết và lập một cầu hàng không để viện trợ kinh tế cho thành phố đó, để cứu thành phố đó. Hết lực lượng này đến lực lượng khác trong lịch sử chúng ta, trước nguy cơ lớn lao, những người Dân Chủ, những người Cộng Hòa làm việc với nhau để bảo đảm rằng tự do sẽ không bị lung lay.
Còn ngày hôm nay, ngày hôm nay thì bị kích động bởi chính trị đảng phái hơn là bởi an ninh quốc gia. Những người lãnh đạo đảng Dân Chủ ngày hôm nay nhìn nước Mỹ như là một kẻ đi chiếm đóng chứ không phải là những kẻ đi giải phóng, lãnh tụ của đảng Dân Chủ là như vậy. Nếu gọi như thế thì anh chàng Kerry này sướng phát điên lên. Bạn hãy nói cái điều đó là một nửa châu Âu đã được giải phóng bởi vì Tổng Thống Roosevelt đã lãnh đạo một đội quân giải phóng chứ không phải là những kẻ chiếm đóng. Hãy nói cái điều này với một nửa dưới của bán đảo Triều Tiên rằng sở dĩ họ được tự do là vì Tổng Thống Eiseinhower đã chỉ huy một đại quân giải phóng chứ không phải là một đạo quân chiếm đóng. Hãy nói điều này với một nửa tỉ người – năm trăm triệu ngườI - đàn ông, đàn bà, trẻ con, họ được tự do ngày hôm nay từ bờ biển Baltique cho tới đảo Crimée, từ Ba Lan cho tới Siberia vì sao mà được tự do như vậy? Là vì chính Tổng Thống Reagan đã xây dựng một quân đội hùng mạnh giải phóng chứ không phải chiếm đóng. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới mà lại có một người lính mà hy sinh nhiều đến như thế cho dân chủ, cho tự do của những người hoàn toàn xa lạ bằng người lính Mỹ. Và những người lính của chúng ta không chỉ là đem tự do ra nước ngoài mà còn bảo vệ tự do trong chính lãnh thổ của chúng ta. Chưa bao giờ lịch sử có được như vậy. Phải nói một cách trung thực rằng chính người lính chứ không phải anh chàng phóng viên đã mang lại cho chúng ta tự do báo chí, chính người lính chứ không phải anh chàng nhà thơ đã mang lại cho chúng ta tự do ngôn luận, chính người lính chứ không phải người đi kích động quần chúng đã mang lại cho chúng ta sự tự do được phản kháng, chính người lính, những kẻ đã chào lá quốc kỳ đã phục vụ dưới lá quốc kỳ, quan tài của họ đã phủ bởi lá quốc kỳ. Chính họ đã cho kẻ phản đối sự tự do được lăng mạ và đốt lá cờ của chúng ta, chính người lính đã cho họ cái đó. Không một người nào dám nghĩ rằng mình sẽ là một Tổng Tư Lệnh của đất nước này nếu họ không tin bằng cả trái tim của họ rằng những người lính của chúng ta là những kẻ giải phóng ở ngoại quốc và những người bảo vệ tự do ở đất nước. Nếu không tin như vậy thì không đáng làm Tổng Thống.
Nhưng mà các bạn đừng có phí hơi mà nói những điều này với những lãnh đạo của đảng tôi ngày hôm nay. Trong cái lề lối suy nghĩ lệch lạc của họ, nước Mỹ là kẻ gây ra vấn đề chứ không phải là kẻ giải quyết vấn đề. Không bao giờ họ tin rằng có một nguy cơ thực sự nào trên thế giới, mà họ chỉ nghĩ rằng chỉ có nguy cơ là chính nước Mỹ mang đến cho mình tự mang đến cho mình bởi vì đường lối ngoại giao sai lầm và vụng về. Những người này họ không thiếu lòng yêu nước, nhưng cái họ thiếu một cách đau đớn là thiếu sự phán đoán. Họ tuyên dương chủ thuyết hòa bình của ông Carter là sẽ dẫn đến hòa bình, họ đã nhầm. Họ tuyên dương việc xây dựng phòng thủ của Tổng Thống Reagan sẽ dẫn đến chiến tranh, họ tuyên bố như vậy, họ cũng đã nhầm luôn. Và không có cái cặp nào mà lại sai lầm hơn, ồn ào hơn và liên tục hơn là hai ông Thưọng nghị sĩ ở Massachustte là 2 ông Ted Kennedy và ông John Kerry. Cả 2 ông này cùng hợp lực với nhau để chống lại hệ thống võ khí của chúng ta, mà nhờ hệ thống võ khí này chúng ta đã chiến thắng trong chiến tranh lạnh, và bây giờ đang chiến thắng cuộc chiến tranh chống khủng bố. Nếu kể hết các hệ thống võ khí mà Thượng nghị sĩ Kerry đã cố hết sức của mình kềm hãm ta thấy ông Kerry giống hệt như một người rao bán đấu giá, muốn bán rẻ nền an ninh quốc gia của chúng ta cho ngoại quốc.
Thế nhưng mà nhân dân Mỹ cần phải biết những sự kiện cụ thể, máy bay bỏ bom B-1, Thương nghị sĩ Kerry chống lại việc chế tạo, thì chính máy bay này đã bỏ 40% số bom trong vòng 6 tháng đầu của cuộc hành quân bảo vệ tự do. Máy bay thả bom B-2, Thượng nghị sĩ Kerry cũng chống thì chính máy bay này đã làm những cuộc oanh kích ở Taliban và tiền đồn chỉ huy của Iraq. Loại máy bay F-14A Tomcat là mèo đực, Thượng nghị sĩ Kerry cũng chống, thì máy bay này đã bắn rơi Mig của Lybia trong cuộc chiến ở vùng vịnh Sidar. Và loại máy bay F-14D hiện đại, Thượng nghị sĩ Kerry cũng chống lại, và chính máy bay này đã oanh kích bằng tên lửa xuống Torabola ở Afghanistan. Loại máy bay trực thăng Abarchi, Thượng nghị sĩ Kerry cũng chống lại thì chính máy bay này đã loại bỏ tất cả những loại (xe) tăng ra khỏi vòng chiến đấu ở Kuwait trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh. Loại máy bay F-15 Phượng Hoàng, Thượng nghị sĩ cũng chống, thì với loại máy bay này đã thường xuyên bay trên bầu trời Thủ đô Washington và trên bầu trời Nữu Ước để bảo vệ sau ngày 11.9. Tôi có thể tiếp tục kể mãi về những cái mà ông Kerry chống, thí dụ như tên lửa Patriot đã bắn hạ những hỏa tiễn Scub của Tralusen(?) vào Israel thì ông Kerry cũng chống lại nốt, không cho xây dựng. Thế rồi tàu tuần dương phòng không có hệ thống Arist là hệ thống ra đa tối tân, ông John Kerry cũng chống lại. Ông chống lại cả sáng kiến phòng thủ chiến lược. Ông chống lại luôn cả tên lửa Trydurn là B.3. Chống chống và chống mãi.
Một người như thế mà bây giờ muốn làm Tổng Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ sẽ được trang bị bằng cái gì? Bằng những quả bóng bằng giấy? Hai mươi năm bỏ phiếu tại Thượng nghị viện nói với các bạn nhiều hơn về một con người là 20 tuần ăn nói hoa mỹ trong chiến dịch vận động tranh cử. Ông John Kerry đã minh thị rõ rệt rằng ông ta chỉ dùng sức mạnh quân sự khi nào được Liên Hiệp Quốc chấp nhận. Ông John Kerry muốn rằng Paris sẽ điều khiển nhu cầu phòng thủ của nước Mỹ. Tôi muốn ông Bush quyết định chứ không muốn để nước ngoài quyết định. Ông John Kerry nói là ông không muốn đưa sản xuất ra nước ngoài, nhưng ông ta lại muốn đưa nền an ninh quốc gia của chúng ta ra nước ngoài. Mà đây là cái việc đưa ra nước ngoài nguy hiểm nhất của tất cả những cái đưa ra nước ngoài. Nhà chính trị này muốn làm lãnh đạo của thế giới tự do, nhưng tự do được bao lâu. Suốt trong 20 năm, về mọi vấn đề lớn nào của tự do và của an ninh, John Kerry đã luôn luôn nhầm, nhầm hơn, yếu ớt hơn, lung lay hơn là bất cứ một khuôn mặt quốc gia nào! Và như là 1 người phản chiến, John Kerry đã phỉ báng quân đội. Nhưng là một người nghị sĩ, ông ta đã bỏ phiếu làm suy yếu nến quân sự của chúng ta, và không có cái gì đáng buồn hơn, và rõ rệt hơn là việc bỏ phiếu của ông ta năm nay khi ông ta phủ quyết việc chế tạo những võ khí để bảo vệ cho người lính khỏi bị đạn bắn. Cấm luôn những cái đó. Và còn nhiều thứ khác nữa. George Bush hiểu rằng chúng ta cần những chiến thuật mới để đối phó với những de dọa mới, John Kerry lại muốn chiến đấu lại cái cuộc chiến ngày xưa, có nghĩa là muốn phản chiến nữa. George Bush tin rằng chúng ta phải chiến đấu cuộc chiến ngày hôm nay và phải sẵn sàng với các thách thức của ngày mai. George Bush cam kết sẽ cung cấp lực lượng, mà lực lượng này có thể nhổ tận rễ những bọn khủng bố, dù chúng có thể ẩn nấp trong một cái hang nhện nào đó, hoặc chúng có thể chui rúc vào cái động đá nào đó vẫn không thoát. Ông George Bush muốn nắm cổ bọn khủng bố và không cho một cơ hội nào chúng có thể bám víu được.
Còn ông John Kerry, bọn khủng bố lại được ông tặng cho một cái bát lầy nhầy những do dự, những đắn đo, thì với cái bát do dự, đắn đo bầy nhầy như thế thì chỉ là khuyến khích kẻ thù của chúng ta và làm bối rối bạn bè của chúng ta. Tôi lần đầu tiên gặp George Bush khi tôi phục vụ như là một người Thống đốc, tôi thán phục con người này, tôi rất cảm động bởi sự kính trọng mà ông Bush đã giới thiệu Ðệ Nhất Phu Nhân. Với tình yêu bền vững của ông ta đối với song thân cũng như đối với các con cái của ông ta. Và ông ta là con người đã không e ngại ngượng ngùng khi tuyên bố rõ rệt là ông ta tin rằng Thượng đế không thờ ơ với nước Mỹ.
Tôi có thể ủng hộ bất cứ người nào sống bằng một đường lối, theo một đường lối gọi là “Ân Chúa Kỳ Diệu”. Trước kia tôi mù, bây giờ tôi nhìn thấy và tôi thích người nào. Ngày hôm nay Thứ Bảy và ngày hôm sau Chủ Nhật vẫn y nguyên là một con người không thay đổi khác nhau. Ông ta không phải là con người mà nói trơn tru, nói dẽo lưỡi, thế nhưng ông ta là người bắn đúng đích, bắn thẳng. Và từ đó tôi rút ra một kết luận là những việc làm nó quan trọng gấp bội hơn những lời nói. Tôi đã gõ cửa linh hồn một người và tôi đã tìm thấy nơi cư trú, một người biết sợ Thượng đế với một trái tim tuyệt hảo, và một cột sống được tôi luyện bằng thép đã tôi. Người mà tôi tin tưởng sẽ bảo vệ cái tài sản quý nhất của tôi, đấy là gia đình tôi. Cuộc bầu cử sẽ thay đổi một cách vĩnh viễn tiến trình của lịch sử. Không phải một lịch sử nào khác mà ngay lịch sử của gia đình chúng tôi. Câu hỏi còn lại là thay đổi như thế nào. Câu trả lời nằm ngay trong lòng mỗi chúng ta. Và cũng giống như nhiều thế hệ trước, chúng ta đứng trước lựa chọn cam go.
Ngày hôm nay thế giới không thể nào chấp nhận một nước Mỹ lừng khừng, do dự. Những kẻ yếu lòng, suy nhược sẽ đặt tất cả quan tâm của chúng ta về thế giới vào một mối nguy cơ. Trong giờ phút lâm nguy này, Tổng Thống của chúng ta đã có can đảm đứng dậy. Và người đảng viên Dân Chủ này là tôi đã tự hào đứng lên cùng với ông ta. Cám ơn các bạn. Chúa Trời sẽ phù hộ cho đất nước đại của chúng ta. Và Chúa Trời sẽ phù hộ cho George W. Bush”
Ðấy là hết bài của ông Thượng Nghị sĩ Miller. Các bạn nghe và các bạn suy nghĩ. Nếu bạn nào có điều kiện muốn gọi vào thì mời các bạn cứ tự nhiên. Ngày mai, tôi sẽ tiếp tục nói về John Kerry, vì có nhiều tài liệu lắm, nếu mà cứ nói đúng theo ý ông John Kerry muốn thì quân đội Mỹ bây giờ đánh nhau bằng hai bàn tay thôi, chứ không còn gì để mà đánh cả, vì tất cả vũ khí, thậm chí cả áo “giáp” để bảo hộ cho binh sĩ trong những cơn nguy hiểm, ông John Kerry cũng đều bác bỏ, không muốn chi tiền vào các khoản đó.
Hôm nay tôi xin nói tiếp với các bạn về quá trình hoạt động của John Kerry trong thời gian phản chiến. Chúng ta, như tôi đã nói, là cần phải nhìn thực chất của vấn đề chứ đừng nhìn vào những cái ngụy biện, những cái ba hoa trong các cuộc tranh cử hoặc là những cái tâng bốc lẫn nhau của cùng một phe. Tôi là người sống ở Việt Nam trong những năm đó đang nằm ở trong tù là những năm mà chiến tranh Việt Nam đang diễn ra ác liệt. Khi nghe tin bọn phản chiến bên này đang tác yêu tác quái, kể cả Russell rồi Jane Fonda, chúng tôi ở trong tù lấy làm thất vọng, vì tôi thấy một xứ sở như Mỹ mang tiếng là dân trí cao tại làm sao lại có những thành phần trí thức u tối như vậy? Chính vì như thế mà CSVN luôn luôn quảng cáo những lời kết tộì của bọn phản chiến về “tội ác Mỹ trong chiến tranh”, nào là xâm lược Việt Nam, giết hại dân lành các thứ. Cho nên hồi đó tôi thấy ông Bertrand Russel ông làm ầm ĩ lên, tổ chức những tòa án quốc tế ở các nơi để mà lên án Mỹ xâm lược Việt Nam, gây tội ác diệt chủng ở Việt Nam. Chính hồi đó tôi có làm một bài thơ về việc Bertrand Russel rêu rao ầm ĩ để binh vực Cộng Sản, tôi nói thế này:
“Gởi ông Bertand Russel
Ông là một bậc triết nhân
Nhưng về chính trị ông đần làm sao,
Ông bênh VC ồn ào
Nhưng không hiểu chúng tí nào cho cam
Mời ông tới Bắc Việt Nam
Xem nô lệ đói phải làm ra sao
Mời ông tới các nhà lao
Xem bò lợn được đề cao hơn người
Không ai kêu nổi một lời
Người dân đảm quá đã mười mấy năm
Xem rồi ông sẽ hờn căm
Muốn đem bọn chúng ra băm, ra vằm
Tuổi ông ngót nghét một trăm
Nhưng thua cậu bé 15 đói gầy
Về môn Cộng Sản Học này.”
Tâm trạng chúng tôi trong nhà tù đối với bọn phản chiến ở Mỹ cũng như ở trên thế giới là như thế. Bọn phản chiến này đến bây giờ thì nhiều người đã thức tỉnh rồi, nhưng chúng vẫn nắm những cơ quan truyền thông chủ chốt, chúng vẫn còn nắm. Cho nên không lấy gì làm lạ khi tôi ở bên Pháp, ngay cả tác giả viết những cuốn sách khen chủ nghĩa CS cũng bị áp lực của chúng nó ở các trường đại học và giới truyền thông đến nỗi phải tự phủ nhận mình, coi như mình không viết những cái đó. Sức mạnh của chúng còn, nhưng thế tuy là đã giảm nhiều rồi. Còn lúc thịnh thời của chúng, những người coi như bực thầy của tư tưởng của Pháp như Jean Paul Sartre mà người phương Tây hồi đó coi ông ta là bực thầy về tư tưởng “maitre à penser” của dân Pháp thì ông đi coi Mao Trạch Đông là thần tượng của ông ta. Thế mà tất cả những giới trẻ, giới sinh viên đại học bên Tây vào những năm đó, những năm 68, 70 trong ví đầm lúc nào cũng có 2 thứ - đấy là mốt thời thượng - một là thuốc ngừa thai, hai là Quyển sách Hồng là những lời dạy của Mao Trạch Đông, nho nhỏ bỏ trong ví. Đấy mới là thức thời, đấy mới là trí thức. Thế nhưng đến ngày nay thì tuột dốc rồi. Khi tôi ở Pháp mấy năm – ba năm – thì khi gặp ông trí thức Pháp, tôi có nhắc lại chuyện đó, nhắc lại chuyện ông Jean Paul Sartre, đại trí thức Pháp mà đi tôn thờ Mao Trạch Đông, tôn thờ một tên sát nhân, một tên quỷ dâm dục như vậy thì họ đều đỏ mặt lên và rất là ngượng. Nhưng tôi rất lấy làm lạ đến ngày hôm nay, ngay trong giới truyền thông, những main stream, những giòng chính của truyền thông Mỹ vẫn còn binh vực một cách vô lý. Tôi thí dụ như khi mà cái surf-boat, anh em trong surf-boat, tạm dịch là khinh thuyền. Đội anh em khinh thuyền của quân đội Mỹ lên án, vạch rõ những sai trái của John Kerry ra, họ cho đó là gì? Là vu khống, họ cho đó là do ông Bush điều khiển và cho tiền làm. Nhưng thực tế mà xét thì không phải đến ngày hôm nay, những người đó người ta mới phản đối. Ngay những năm 68, 69, 70 và 71 đã có những anh em thuyền nhân, những anh em trong đội thuyền nhân cùng chiến đấu với John Kerry người ta đã bác đi cái luận điệu của John Kerry nói về tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, thí dụ như ông John Mill chẳng hạn, ông đã từng lên đài tranh luận với John Kerry về vấn đề John Kerry kết án là vi phạm một cách hằng ngày, thường xuyên những tội ác ghê tởm ở Việt Nam. Và ông ấy đòi John Kerry hồi đó phải đưa bằng chứng. John Kerry không có bằng chứng để đưa ra. Vì đã nói một chuyện bịa đặt làm sao có bằng chứng được?
Cho nên chúng ta phải nhìn vào thực tế. Và muốn nhìn vào thực tế không có gì bằng là duyệt qua tất cả những hành động của ông ta trong quá trình ông ta chiến đấu ở Việt Nam, cũng như quá trình mà ông ta đứng về hàng ngũ phản chiến để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Gần đây tôi thấy rất nhiều luận điệu của những nhân vật tai to mặt lớn của Mỹ nói thì tôi thấy đều là những ngôn từ rỗng tuếch thôi, không thực tế một tí nào cả. Thí dụ như trong bài diễn văn của ông Clinton ở Đại Hội Đảng Dân Chủ, ông ta nói như thế này: “Trong chiến tranh Việt Nam, rất nhiều người trẻ trong chúng ta, trong đó gồm cả ông đương kim Tổng Thống, ông Phó Tổng Thống và cả bản thân tôi nữa đáng lẽ phải đi Việt Nam chiến đấu, nhưng mà chúng tôi đã không đi, thì ông John Kerry, xuất thân từ một gia đình cũng như thế, cũng có thể tránh được việc đi Việt Nam. Nhưng mà ông ta đã không làm, ông ta đã nói hãy gởi tôi đi Việt Nam” Đây là một cách so sánh rất buồn cười. Tôi nghĩ làm Tổng Thống Mỹ không nhất thiết là phải đi lính, mà cũng không nhất thiết là phải đi chiến đấu ở Việt Nam. Hiến pháp cũng không quy định cái đó, còn rất nhiều người không đi chiến đấu ở Việt Nam, nhưng người ta vẫn làm Tổng Thống Mỹ như thường, chứ không cứ phải đi lính Việt Nam mới làm. Còn so sánh giữa việc ông Clinton không đi lính, việc ông Bush hay ông Phó Tổng Thống mà không đi lính tại Việt Nam khác nhau một trời, một vực. Ông Bush đã vào Vệ Binh Quốc Gia cũng là một thứ lính, chứ còn ông Clinton là ông trốn lính, trốn quân dịch. Hai cái nó khác nhau, không thể đánh đồng như thế được. Đấy là một điểm. Một điểm nữa là việc ông John Kerry đi lính sự thực thì đáng lẽ phải đi một năm, thế nhưng ông chỉ đi vào khoản 4 tháng 12 ngày gì đó thì ông đã tìm cách rút về Mỹ. Và tất cả những huân chương của ông ta, theo như những người cùng chiến đấu với ông ta vạch ra thì đều là những huân chương không xứng đáng ông đeo lên người. Ông Clinton còn nói “Khi quân đội Mỹ gởi những khinh thuyền đi ngược những giòng sông ở VN và nói với họ rằng làm thế nào phải dương lá cờ Mỹ lên để nhữ mồi cho kẻ địch ra mặt tấn công. Đây là một công việc rất là nguy hiểm thì John Kerry nói hãy gởi tôi đi, thế mà đến thời kỳ hòa bình, cần hàn gắn vết thương chiến tranh và cần bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, và cần phải đòi hỏi kiểm kê những tù binh Mỹ và những người Mỹ mất tích (đã mất tích tại Việt Nam) thì ông Kerry nói: hãy gởi tôi đi. Ông ca ngợi như vậy. Trên thực tế, từ ngày ông Kerry làm nghị sĩ đến giờ thì ông Miller đã đọc diễn văn như lần trước tôi nói với các bạn, kể tất cả thành tích của ông ta ra rồi. Trong thời gian chiến đấu, tí nữa tôi sẽ nói rõ cho các bạn biết ông John Kerry đã chiến đấu và hành sử ra sao trong những năm khó khăn của chiến tranh của Mỹ và Việt Nam, những lời nói này chỉ nói một mặt, chỉ để tung hỏa mù làm lẫn lộn trắng đen, chúng ta nghe nhưng cần phải có sự phê phán, nếu chúng ta nghe mà không có sự phê phán thì rất dễ sai lầm. Cũng chính theo nhu cầu của ông Clinton trong bài diễn văn của ông nói: “Thưa các bạn tối này (phát biểu trong đại hội) tôi yêu cầu các bạn cùng với tôi trong 100 ngày sắp tới kể chuyện về John Kerry và ủng hộ những kế hoạch của ông ta. Sự thật mà nói thì bây giờ tôi cũng theo lời ông Clinton thôi và tôi cũng xin kể lại chuyện của ông John Kerry. Trước nhất phải nói là tôi có xem quyển “Không xứng đáng chỉ huy” (Unfixed command) của anh em chiến đấu với John Kerry viết ra, trong đó có bức hình, bức hình mà năm 1993 ông John Kerry sang thăm Việt Nam, và ông ta có cái may mắn là gặp được Ðỗ Mười, Tổng Bí Thư Ðỗ Mui7ời. Nhìn hình đó tôi thấy cả một sự đáng buồn, vì đường đường llà một thượng nghị sĩ của Mỹ, thế mà ông ta đứng trước Ðỗ Mười, ông ta chấp 2 tay vào với nhau trước ngực, đầu ông ta cúi xuống rất là khúm núm, trong khi đó Ðỗ Mười mà chúng tôi thường gọi đùa là anh hoạn lợn thì đứng rất là ngay ngắn, đường hoàng. Tôi nghĩ đấy là một sự sỉ nhục cho người Mỹ, mà chính tôi xem tôi cũng thấy xấu hỗ. Tại sao phải đến nỗi như thế? Chúng tôi, ngay những năm tháng ở tù cũng không đến nỗi sợ bọn công an đến mức như thế cả. Ngược lại, chúng còn phải sợ chúng tôi nữa, chứng cớ là mỡi khi một thằng tướng Công An như Ðương Thôn, như văn phòng đến gặp tôi chẳng hạn. Tôi là một thằng gầy gò, ốm yếu, đi không vững, thế mà nó đi có 2, 3 thanh niêm trẻ đi hộ vệ - vừa là thư ký, vừa là hộ vệ bên ngoài không biết bao nhiêu công an võ trang phải đi vòng quanh để bảo hộ cho - chứng tỏ là nó sợ mình, thế mà đây là đường đường một ông thượng nghị sĩ mà cư xử như vậy là một điều đáng buồn chứ không phải không.

TS. LÂM LỄ TRINH * BẮC HÀN

KHÚC XƯƠNG BẮC HÀN TRONG YẾT HẦU HOA KỲ
Lâm Lễ Trinh

Cách đây sáu thập niên, Winston Churchill cho rằng Nga sô là "một câu đố gói ghém bí mật bên trong một ẩn ngữ, a riddle wrapped in a mystery inside an enigma". Câu này có thể áp dụng ngày nay cho Bắc Hàn. Từ Hoa Thịnh Đốn cho đến Bắc Kinh, các nhà cầm quyền rối trí về tin Kim Chính Nhật có thể chế tạo cũng như xuất cảng võ khí hạch nhân. Nếu đây là sự thực thì phải đối phó ra sao? Oanh tạc hay mua chuộc nhà độc tài này? dùng biện pháp mạnh hay uyển chuyển ứng đáp? Tại Hoa kỳ, các phân tích gia thời sự cũng như các nhóm nghiên cứu chủ lực task forces đã phổ biến nhiều bài nhận định. Dưới hình thức câu hỏi và trã lời, bài này thử đúc kết ý kiến đại cương liên hệ đến mười điểm hệ trọng của một số chuyên gia thuộc các Đại học Georgetown, Princeton, Washington, Columbia...vv...., gốc Mỹ như Robert Scalapino, Don Oberdorfer, Leon Sigal, Michael May, David Albrigh...., hay gốc Á như Victor Cha, David Kang, Chong-sik Lee, Samuel Kim, đăng trong tạp chí Foreign Affairs , Foreign Policy và Current History.

1 - Có nên ghép Bắc Hàn vào Trục Ác Quỷ, Axis of Evil, hay không? Không nên. Mối liên hệ duy nhất giữa Bắc Hàn và Iran, Irak - hai thành viên khác của "trục tội ác" ghi trong bài diễn văn năm 2002 về Tình trạng Liên bang của Tổng thống George W. Bush - có tính cách tài chính. Bình Nhưỡng đã bán kỹ thuật hỏa tiễn cho Iran và một số quốc gia gồm có Pakistan và Ai Cập là đồng minh của Mỹ. Khác với Trục Nhựt -Đức -Ý (là thành viên của Hiệp ước Tay Ba, Pacte Tripartite năm 1940 gây ra Đệ nhị Thế chiến), Bình Nhưỡng, Bagdad và Téhéran không có phối trí và liên kết với nhau, ngoài việc mua bán hàng hoá. Mặt khác, Bắc Triều tiên không chia xẻ mục tiêu tôn giáo, lý tưởng hay chiến thuật nào với Iran và Irak. Bình Nhưỡng chỉ chú trọng đến bán đảo Triều tiên và không liên hệ đến những vấn đề Trung Đông. Tuy bị tai tiếng vì buôn bán bạch phiến và tiền lậu, Bắc Hàn không tham gia phong trào khủng bố từ 16 năm nay và không giúp đở tổ chức al Qaeda. Iran, Irak và Bắc Triều tiên có những điểm giống nhau. Thái độ chống đối Hoa kỳ là một. Ba chế độ đều độc tài và đều có chương trình chế tạo võ khí tàn sát đại chúng. Tuy nhiên, nhiều nước khác, trong đó có đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia và Pakistan, cũng hội đủ hai tiêu chuẩn vừa kể.   2 - Kim Chính Nhật là một con người điên rồ, không thể tiên liệu và không cản nổi ? Không hẳn như thế. Kim Chính Nhật biết lý luận, tính toán cũng như tàn bạo. Các nhà độc tài thường muốn tồn tại. Kim không phải là một biệt lệ. Y không dại dột khởi chiến vì dư biết sẽ bị Hoa kỳ và Nam Hàn phản ứng nguy hiểm. Trên thực tế, như cha là cố Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật đã chứng minh rằng y thận trọng: Bắc Hàn đã không gây chiến trong năm thập niên vừa qua. Các lãnh tụ chuyên chế không thể sống sót nếu không có những thủ đoạn chính trị cao cường. Kim vẫn nắm quyền tuy tin tức tình báo cho rằng y có thể bị lật đổ khi cha y qua đời vào tháng bảy 1994. Kim đã vượt qua được nhiều bão tố: nạn đói, thủy tai, kinh tế suy đồi, khủng hoảng về hạch nhân, việc mất sự ủng hộ của hai nước đàn anh Nga sô và Trung hoa, và áp lực của Hoa Thịnh Đốn. Đến nay không có đảo chính quân sự hay đảo chính cung đình xảy ra, không có sự xáo trộn xã hội quá nguy khổn, không có tình trạng hỗn lọan trong quân đội và không có chuyện tổng khai trừ nội bộ. Hơn thế, quyết định của Kim thử thực hiện một số cải tổ kinh tế trong xứ là bằng chứng y còn đủ lý trí để thẩm lượng lợi và hại, mặc dù y không mấy thich cải cách trong thâm tâm. Không phải vì thế mà Kim Chính Nhật trở nên ít nguy hiểm. Dưới gọng kềm của Kim, Bắc Hàn thi hành một chiến thuật mặc cả bằng áp lực với Hoa Thịnh Đốn. Những hành động như thí nghiệm phóng vệ tinh, theo dõi các phi cơ dọ thám Mỹ và hủy bỏ các hiệp ước buộc Hoa kỳ và đồng minh lên tiếng cảnh cáo Bình Nhưỡng phải tự chế. Đường lối dọ dẩm của Bình Nhưỡng có tính cách liều mạng nhưng dễ hiểu: Khi không có gì nhiều để thương thuyết, người ta thường dùng hiện trạng status quo như một sức bẩy để tao ưu thế tối đa trong việc trả giá.  3 - Bắc Triều tiên là một đe dọa nguyên tử trực tiếp đối với Hoa kỳ? Đừng nóng kết luận. Cuộc khủng hoảng hiện tại bùng nổ khi thế giới khám phá tháng mười năm ngoái Bình Nhưỡng tiếp tục sản xuất bí mật chất uranium có thể dùng để chế tạo bom nguyên tử. Sự kiện này vi phạm Thoả ước ký năm 1994 giữa Bắc Hàn và Chính quyền Clinton. Bình Nhưỡng cam kết ngưng chương trình hạch nhân và cho phép quốc tế kiểm soát để đổi lấy viện trợ dầu khí và hai lò phản ứng hạch tâm thuộc loại không phổ biến, "proliferation-resistant" reactors. Hiện nay, Hoa Thịnh Đốn phản ứng bằng cách cúp dầu. Bình Nhưỡng trục xuất phái đoàn thanh tra, rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân và cho các lò nguyên tử hoạt động lại, khiến Quốc tế lo ngại quốc gia này sẽ có khã năng chế tạo hơn số một hay hai trái bom hiện có trong tay. Như những nước mang nhiều nhược điểm và chống Mỹ khác, Bắc Hàn dư biết sẽ bị Ngũ Giác Đài trả đũa khốc liệt (deterrence policy) nếu tìm cách võ trang nguyên tử. Còn về mối hăm dọa của Bình Nhưỡng bằng hoả tiễn thì sao? Hiện nay, Bắc Hàn có lọai hoả tiễn No Dong, nặng 1,500 cân Anh với tầm bắn xa lối 800 miles. Bình Nhưỡng trắc nghiệm hoả tiễn này chỉ có một lần và chưa trắc nghiệm hoả tiễn Taepo Dong 2 , nặng hơn nhiều và có thể bắn xa từ 6,000 cho đến 9,000 miles, đủ sức để tàn phá Miền Tây Hoa kỳ. Tuy nhiên, chưa gì chứng minh thứ hoả tiễn thứ hai hữu dụng cho đến khi được thử. Kim Nhật Thành còn tuyên bố thừa sức - nếu muốn - cho nổ bom khủng bố tại Hán Thành và đưa lậu vào Nhựt những bộ phận hạch nhân qua trung gian các kiều dân Hàn quốc sống đông đảo tại đây và liên hệ mật thiết với Bắc Hàn. Trên phương diện này, thử hỏi tại sao Bình Nhưỡng lại phải phí nhiều công và của để chế tạo hoả tiễn tấn công Hoa kỳ trong khi có thể nhập lậu võ khí nguyên tử vào Nhựt? Đúng hơn, sự hăm dọa của Bắc Hàn đối với Hoa kỳ có tính cách gián tiếp trong trường hợp Bắc Hàn bán hay đổi chác khã năng nguyên tử với các quốc gia đệ tam. Bình Nhưỡng có thể chôn đấu võ khí bị cấm để tránh sự kiểm soát quốc tế. Nhưng nếu bị bắt quả tang xuất cảng nguyên liệu hạch nhân thì làm thế nào tránh được sự ra tay trước, preventive strike, của Hoa Thịnh Đốn? Tân chiến thuật này - cương quyết và mãnh liệt - được áp dụng sau vụï tấn công của al-Qaeda ngày 9.11. 2001.  4 - Bắc Hàn không tôn trọng các Hiệp ước quốc tế ? Đúng vậy. Tuy bị xem là nước ngoài vòng pháp luật, outlaw state, từ nửa thế kỹ nay, Bắc Hàn vẫn còn giữ một số liên hệ quốc tế. Bắc Hàn là một thành viên của Nghị Hội giải giới (Conference on Disarmament), Hiệp ước về Võ khí Hoá học (Biological Weapons Convention) và Hiệp định thư Geneva Protocol. Sau vụ 9.11.2001, xứ này ký thêm hai Hiệp định thư Liên Hiệp Quốc chống khủng bố. Trong lúc điều đình về thoả ước mệnh danh Agreed Framework, Hoa kỳ buộc Bắc Hàn cải thiện liên hệ với Nam Hàn. Bình Nhưỡng đồng ý họp thượng đỉnh (trước ngày Kim Nhật Thành qua đời). Sau đó, Bắc Hàn nhận thi hành văn kiện năm 1999 tạm hoãn thí nghiệm hoả tiễn trong bốn năm. Bắc Hàn tuy nhiên có một quá trình "phỉnh gạt chiến thuật, strategic deception": ký kết để tạo tin tưởng, xong hành động lương lẹo hầu dành ưu thế. Thí dụ, Bình Nhưỡng đã vi phạm vô số thoả ước với Hán Thành, gồm có bản Tuyên ngôn năm 1992 về việc ngưng phát triển hạch nhân.  Văn kiện Agreed Framework nay đã mất hết ý nghiã vì Kim Chính Nhật cho tái chế uranium. Bằng chứng điển hình của sự bất lương của Bình Nhưỡng là quyết định châm ngòi nổ chiến tranh Triều Tiên vào tháng sáu 1950, sau khi ký hôm trước một Hiệp ước thân hữu với Nam Hàn.  5 -Bắc Hàn sẽ sụp đổ nay mai về chính trị và kinh tế ? Không chắc. Các phân tích gia dự đoán việc này từ 1989, khi bức bức tường Bá Linh bị hạ. Tình hình kinh tế Bắc Hàn bệ rạc nhưng chưa có dấu hiệu cơ chế chính tri sắp lâm nguy. Chính phủ, tuy gian ác, còn kiểm soát được xã hội. Mặc dù làn sóng tị nạn từ Bắc Hàn gia tăng, phong trào di cư trong xứ chưa lan rộng và chưa có dấu hiệu phản kháng khẩn trương.  Chính phủ Bình Nhưỡng có vẽ muốn cải thiện bang giao với Nam Hàn và thế giới bên ngoài. Vào tháng chạp 2002, Bắc Hàn cho dọn sạch mìn vài chổ tại Vùng Phi Quân sự, DMZ (Demilitarized Zone). Một con lộ với bốn đường lưu thông được mở ra trong hành lang ở phiá Đông. Tháng bảy 2002, Chính quyền trung ương chấm dứt kinh tế tập trung và cho phép thị trường quy định giá cả và lương bổng. Ngoài ra, ba vùng kinh tế đặc biệt được thiết lập đểû thu hút du khách và đầu tư. Luật lệ về quyền sở hữu của ngoại kiều, thuê mướn đất đai và thuế vụ được điều chỉnh. Tuy khập khiễng và thành tựu yếu ớt, các cải cách vừa kể khó thể đảo ngược. Với một bên ngoài có vẽ dẻo dang, chế độ của Kim Chính Nhật mang ở bên trong hai nguy cơ rạn nứt. Trước hết, nhiều sáng kiến gần đây của Kim đem lại những thành quả lẫn lộn - thí dụ, quyết định tháo khoán giá cả và thú nhận có cho bắt cóc Nhựt kiều trong thập niên 70. Sự kiện này làm các cấp chỉ huy bực bội. Thứ nữa, phương pháp thực hiện cải cách có thể gây tì vết trong nền tảng của chế độ. Như Montesquieu đã nhận định: "Cách mạng bùng nổ không phải khi điều kiện sinh sống của quần chúng suy sụp tận cùng nhưng chính vào lúc cải cách tạo ra những kỳ vọng xoắn ốc thúc đẩy dân chúng hành động chống lại các mâu thuẩn của thể chế cũ"  6 - Trung Hoa có ảnh hưởng mạnh nhất đối với Bắc Hàn ? Đúng vậy, nhưng ..Nếu ảnh hưởng của một nước đối với Bình Nhưỡng dựa vào sự tùy thuộc vật chất thì Bắc kinh nắm trong tay những lá bài tẩy. Bắc Hàn nhận từ Trung Hoa từ 70% đến 90% tổng lượng năng lực hằng năm, gần 30% tổng viện trợ quốc ngoại và 38% hàng hoá nhập cảng. Bắc Kinh đóng vai trò kín đáo nhưng hệ trọng trong việc dàn xếp Nam và Bắc Hàn họp thượng đỉnh vào tháng sáu năm 2000. Chính Bắc Kinh cũng đã thuyết phục Kim Chính Nhật tái cấu trúc kinh tế bằng cách tiếp Kim tại Thượng Hải năm 2002 và giúp thiết lập những vùng kinh tế đặc biệt.    Tuy thế nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao Trung Hoa vẫn thường than phiền: " Bắc Hàn không nghe chúng tôi, không nghe ai cả." Các lời phân bua này phản ảnh sự miễn cưởng của Trung Hoa gây áp lực thật sự trên Bình Nhưỡng. Đường lối cổ truyền của Bắc Kinh là giúp nước láng giềng cộng sản vừa đủ tồn tại để đóng vai trò trái độn chiến thuật địa lý - geostrategic buffer - chống ảnh hưởng của Hoa Kỳ nơi biên giới. Mặt khác, sự sụp đổ của Bắc Hàn không có lợi cho Trung hoa vì nhiều triệu dân Hàn quốc sẽ tràn ngập nước Tàu. Tình thế gần đây làm Bắc Kinh duyệt xét lại quan điểm. Bắc Kinh chống lại võ khí hạch nhân trong bán đảo Triều Tiên. Tháng giêng vưà qua, Bắc Kinh khuyến cáo đại diện ngoại giao của Bắc Hàn tại Trung quốc về việc vi phạm hiệp ước Agreed Framework. Một Bắc Hàn trắc nghiệm lại nguyên tử sẽ thúc đẩy Nhựt bổn võ trang bằng võ khí hạt nhân. Đài Loan cũng sẽ không ngồi yên để nhìn. Phần còn lại của Á châu sẽ phản ứng bất lợi cho sự buôn bán với Trung hoa.  Chính sách Trung Hoa có thể chuyển hướng dưới quyền lãnh đạo của tân Tổng bỉ thư Hồ Cẩm Đào không mấy sốt sắng bắt tay với Bình Nhưỡng tạo một Chiến tranh lạnh khác. Thái độ dè dặt can thiệp của Bắc Kinh có thể là một tính toán chiến thuật: chờ xem Hoa Thịnh Đốn "biểu diễn sức mạnh" ra sao với Bắc Hàn (tuy Tổng thống Bush hứa không dùng võ lực) rôi sẽ can thiệp dàn xếp có lợi cho minh.  7 - Khu DMZ là vùng kinh khủng nhất trên Thế giới ? Đúng thế. Chính Tổng thống Bill Clinton đã gọi vùng này "the world's scariest place" vì cuộc hưu chiến rất mỏng manh giữa Nam và Bắc Hàn nơi vỹ tuyến 38. Không có một hiệp ước nào được ký kết để bảo đảm hoà bình. Từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953, có hơn 1,400 vụ chạm súng tại vùng phi quân sự, gây thiệt mạng cho 899 lính Bắc Hàn, 394 lính Nam Hàn và 90 lính Mỹ. Năm 1976, Hoa Kỳ phải điều động pháo đài bay và cả một hạm đội để giải quyết tình trạng căêng thẳng ở đây.  Chiến tranh chưa tái diễn thật sự. Tuy thế, binh đội Nam Hàn sống trong tình trạng báo động. Hoa kỳ rút số quân đồn trú từ 100,000 xuống còn 37,000 nhưng vẫn giữ căn cứ không quân và hải quân với võ khí nguyên tử và sẳn sàng can thiệp. Bàn Môn Điếm xa Hán Thành chỉ có 150 miles, gần hơn từ Nữu Ước đến Hoa Thịnh Đốn. Hán Thành cách DMZ 30 miles và ở trong tầm súng đại bác của Bắc Hàn. Theo tướng Gary Luck, nguyên Tư lệnh Lực lượng Hoa kỳ, chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên có thể gây thiệt hại một ngàn tỉ đô-la về kinh tế và một ngân khoản tương đương về chi phí; tổn thất nhân số ở Bắc Hàn có thể so sánh với một "holocaust"; Kim Chính Nhật và lốí 1,000 cận tướng của y sẽ bỏ mạng hay bị cầm tù. Vì thế Nam lẫn Bắc Hàn hành động thận trọng để tránh một tình thế bất khả kiểm soát.  8 - Chính sách của Tổng thống Clinton đối với Bắc Hàn là một thất bại? Không đúng. Việc Bình Nhưỡng vi phạm thỏa ước Agreed Framework có thể gây lầm tưởng chính sách của Clinton thất bại. Thật thế, nếu Clinton không thành công cản ngăn các nhà máy hạch nhân Bắc Hàn tại Yongbyon hoạt động chín năm dài thì ngày nay Bắc Hàn đã có đủ chất plutonium để chế tạo 30 trái bom nguyên tử, thay vì một hay hai trái mà họ đang có. Cuộc thương thuyết của Clinton với Bình Nhưỡng , mặt khác, là một trắc nghiệm những ý đồ và mong mỏi của Bắc Hàn. Trước đây, Hoa kỳ chưa nắm vững lợi ích của Bắc Triều Tiên trong việc đổi chác lời hăm dọa phổ biến nguyên tử để nhận ngoại viện.Nhóm diều hâu Mỹ xem việc Bình Nhưỡng vi phạm văn kiện Agrees Framework như bằng chứng xứ này không mấy chú tâm đến vụ mặc cả vừa nói, Phe bò câu, trái lại, nghĩ rằng hành động vi phạm là một phản ứng đối với Hoa Thịnh Đốn không thực hiện nghiêm chỉnh lời giao kết . Họ tin chắc Bình Nhưỡng sẽ ngưng trắc nghiệm hạch nhân nếu được viện trợ kinh tế đầy đủ. Tuy nhiên bây giờ có những dữ kiện căn bản cho cuộc tranh luận giới hạn trước đây trong lãnh vực lý tưởng và thần học. Thời tiền Clinton, không có cách xữ dụng phương tiện gây áp lực với một nước đoạn giao với Hoa Kỳ gần năm thập niên. Từ 1994, Bắc Hàn nhận từ bên ngoài lương thực, xăng nhớt, viện trợ kinh tế và lập bang giao chẳng những với Nam Hàn mà còn với Nhựt bổn, Liên hiệp Âu châu, Úc, Gia Nã Đại ..vv..Trớ trêu thay, củ cà-rốt của Clinton đã trở thành cây gậy giúp Bush thể hiện một chính sách cứng rắn bằng cách ngưng thi hành những gì đã hứa hẹn lúc trưiớc.  9- Chính quyền Bush gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại? Trật. Có lẽ danh từ "Trục Tội Ác" dùng trong diễn văn của Bush và lời tuyên bố của Ông "thù ghét, (loath) Kim Nhật Thành" đã làm cho cuộc khủng hoảng hiện tại nặng nề hơn nhưng chắc chắn không phải là nguồn gốc của khủng hoảng. Trước hết, Bắc Hàn đã bắt đầu chương trình trắc nghiệm uranium trước khi Bush đắc cử Tổng thống. Năm 1997, các khoa học gia Pakistan về ngành nguyên tử lui tới Bình Nhưỡng giúp kỹ thuật biến hoá chất uranium để bù lại việc Bắc Hàn bán cho hoả tiễn. Thứ nữa, trước những khám phá vào tháng mười 2002 và mặc dù Bush phủ nhận, Hoa kỳ đã đề nghị một loạt bảo đảm ở cấp thấp với Bắc Hàn. Những hứa hẹn này gồm có những biện pháp khích lệ (incentives) mới và những cuộc gặp gở "bất luận lúc nào, bất luận ở đâu và không có điều kiện tiên quyết". Ngoài ra, chính phủ Bush hủy bỏ nhiều sáng kiến bị xem như mưu toan phá gở các cam kết với Bình Nhưỡng như tu chính văn kiện Agreed Framework, thúc đẩy tài giảm lực lượng quy ước...Nếu so sánh với những đề xướng nhiệt tình của chính phủ Clinton với Bính Nhưỡng thì đường lối gây hấn của Bush là một chuyển hướng rõ rệt. Tuy nhiên Hoa kỳ vẫn chủ trương đối thoại. Bắc Hàn từ chối thương lượng tay đôi vì cho rằng Hoa Thịnh Đốn lấn ép.  Sau hết, không thể chối cải Hoa Thịnh Đốn tỏ ra cứng rắng hơn trong lời tuyên bố cũng như trong chính sách sau tháng mười 2002. Tân chiến thuật quốc phòng "đánh phủ đầu, preemptive attack" và quyết định tái xét chương trình hạch nhân của Hoa kỳ gia tăng mối lo sợ của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng không phát xuất từ việc Bush từ chối vô điều kiện nói chuyện với Bình Nhưỡng. Bush không chấp nhận Bắc Hàn tống tiền và đòi Bình Nhưỡng chứng minh thiện chí và nhân nhượng. Chừøng đó, mới có thể thương thảo về bảo đảm an ninh, viện trợ kinh tế, giúp đở năng lượng...  10 - Hoa Kỳ nên rút quân khỏi Nam Hàn vô ơn? Chưa phải lúc. Những vụ biểu tình rầm rộ chống Hoa kỳ, tấn công các căn cứ quân sự Mỹ bằng bom Molotov, đâm binh lính Mỹ trên các đường phố Hán Thành..vv...đã gây phẩn nộ tại Quốc hội và trong giới truyền thông Hoa Kỳ.Trong lúc Bắc Hàn làm thế giới lo ngại về vấn đề nguyên tử, quần chúng Mỹ kinh ngạc nhìn thấy trên đài truyền hình CBS, trong chương trình 60 Minutes, các biểu tình viên Nam Hàn - phần đông thuộc thế hệ trẻ - đả đảo và tố cáo Bush nguy hiểm hơn Kim Chính Nhật. Báo chí Hoa kỳ còn tiết lộ tân Tổng thống Nam Hàn Roh Moo-hyun từng hung hăng chống Mỹ lúc còn là sinh viên. Phần đông Hàn kiều có những cảm giác phức tạp đối với Hoa kỳ. Một số ghét Mỹ ra mặt, nhưng số khác lại tỏ vẽ mang ơn. Về phương diện lịch sử, Nam Hàn là một trong những đồng minh khắng khít nhất với Hoa kỳ.Tuy nhiên, người dân Nam Hàn lo ngại về chính sách của Hoa Thịnh Đốn và sự trú đóng quá lâu của quân đội Mỹ tại xứ của họ.  * *  * Dù sao việc rút lui hấp tấp của quân lực Hoa kỳ khỏi bán đảo Triều Tiên không khỏi tạo nhiều khó khăn. Bình Nhưỡng sẽ reo mừng chiến thắng. \

Và Mỹ sẽ mất ảnh hưởng trong một vùng kinh tế trù phú và năng hoạt nhất trên địa cầu. Không ai muốn và chấp nhận Trung Hoa tiến lên ngôi bá chủ. Nam Hàn hiện xếp hạng thứ 12 trong lãnh vực kinh tài thế giới và được xem là một quốc gia có một nền dân chủ khá vững. Gần đây, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz báo tin, vì nhu cầu chiến thuật, Hoa kỳ sẽ đóng quân sâu vào nội địa Nam Hàn thay vì sát vĩ tuyến 38. Mặt khác, cũng có dư luận cho rằng Ngũ Giác Đài có thể thương lượng với Hànội để tái xữ dụng vịnh Cam Ranh. Hoa kỳ đã phủ nhận điều này.

 Hán Thành cần gia tăng kinh phí quốc phòng, hiện chỉ chiếm có 3% của tổng lợi tức quốc gia, ít hơn Do thái và Á-rập Saudi. Nếu rời bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ phải xét lại việc đóng binh ở Nhựt bổn và tái phối trí toàn diện lực lương ở Á châu. Bằng không, ảnh hưởng quân sự của Mỹ tại Đông Á khó tồn tại. Thế giới, sẵn bất ổn, càng thêm hỗn độn.   LÂM LỄ TRINH Thủy Hoa Trang, California Ngày 12.6.2003

 THƯ TỊCH: 1 - "The Korea Crisis" by Victor D.Cha & David C.Kang,Foreign Policy May/June 2003 2 - Communism in Korea by Chong-sik Lee & Robert Scalapino, Berkeley, Univ.California Press 1972 3 - The two Koreas by Don Obderdorfer, NY Basic Books, 2001 4 - Kim Il-Sung, The North Korean Leader by Dae-Sook Su, NY Columbia University Press 1988 5 - North Korean Foreign Relations in the Post-Cold War Era by Samuel Kim. NY, Oxford Univ.Press 1998 6 - Solving the North Korean Nuclear Puzzle by David Shambaugh, Washington: Institute for Science & International Security, 2000  Đọc những bài khác của tác giả Lâm Lễ Trinh bằng tiếng Việt, Anh và Pháp trên trang nhà http://www.centralstation.net/lamletrinh    

NGÔ MINH HẰNG * CON BÚP BÊ CỦA MẸ

CON BÚP BÊ CỦA MẸ
    Ngô Minh Hằng


Có lẽ đã quá nửa đêm. Nửa đêm vào những tháng gần cuối năm miền Bắc nên trời rất lạnh. Tôi được mẹ mặc cho chiếc áo dạ đỏ ra ngoài cái áo cánh màu hoa lý. Sợ tôi vẫn lạnh, mẹ lấy thêm chiếc áo bông của mẹ mặc cho tôi. Tôi hồn nhiên mặc áo, thích thú đong đưa hai tay áo vương dài gần chấm đất. Bên cạnh gia đình tôi là gia đình Chiến, một đứa bạn cùng xóm và cùng chờ đợi một chuyến bay. Nhìn tôi, Chiến trề môi chê:
     - Ê, mặc áo của mẹ. Xấu hổ. Áo gì mà dài qúa đầu gối và hai cánh tay dài như hai cánh tay ma.

     Tôi vốn hiền lành và hay mắc cở. Bị Chiến chê, tôi buồn lắm. Tôi lại yêu mẹ và qúy tất cả những gì thuộc về mẹ. Nay nghe Chiến chê áo mẹ có hai cánh tay dài như cánh tay ma, tôi giận và nghĩ thầm: "con trai chỉ giỏi ăn hiếp con gái là không ai bằng!" Nghĩ thế, tôi giận Chiến hơn. Vì nhút nhát không dám cãi nhưng hai mắt tôi đã rưng rưng.

     Chị Thùy, chị của Chiến thấy tôi tội nghiệp, giảng hoà:

     - Chiến nói đùa đấy. Áo của mẹ đẹp. Vân mặc có sao đâu. Chị không có áo của mẹ mà mặc đó.

     Tuy tự ái được vuốt ve nhưng nhìn Chiến cười cười tự mãn tôi vẫn ức thầm. Tôi biết là Chiến đang sung sướng trong lòng vì đắc thắng. Mẹ Chiến thấy tôi lụng thụng trong chiếc áo bông, bà mỉm cười với mẹ tôi:

     - Rét, bà chị nhỉ. Người ta nói trong Nam ấm lắm. Chắc gì mình cần những chiếc áo bông như thế kia. Em chỉ mang theo cho mỗi cháu một chiếc áo len dầy thôi bà ạ.

     - Vâng, tôi cũng nghe nói là trong Nam nóng lắm. Nhưng bỏ đi thì tiếc nên tôi cứ đem theo. Đến đó, không dùng thì mình bỏ sau cũng được.

     Trong khu chờ đợi ở trường bay Gia Lâm, gia đình tôi bốn người, Cha mẹ, anh Phúc và tôi, ngồi quây quần vào một khoảng nhỏ trên sàn xi măng. Trong phút chốc, tôi quên khuấy đi nụ cười dễ ghét của Chiến. Tôi ngồi dựa vào một túi hành lý và gà gật ngủ. Mẹ thương tôi, kéo hai ba túi hành lý lại, làm cho tôi một chỗ dựa thoải mái hơn.

     Anh Phúc, anh trai tôi, ngồi thu mình trong chiếc áo dạ màu đen. Anh không ngủ gật như tôi. Ngược lại, anh có vẻ thích thú với chuyến di cư lạ lùng vĩ đại này. Qua đôi mắt lim dim buồn ngủ, tôi thấy anh, Chiến và chị Thùy đang nghe anh Nhâm, anh lớn nhất của Chiến, kể chuyện. Chắc lại chuyện ma. Anh Nhâm thích kể chuyện ma và hay nhát ma tôi lắm. Những cái đầu chụm vào nhau cười cười, nói nói mơ hồ mờ đi trước mắt tôi. Thật vô tư, tôi nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

     Phi cơ rời phi trường Gia Lâm lúc nào tôi không biết. Khi mẹ gọi tôi dậy để xuống phi trường Đà Nẵng thì trời đã sáng.

     Chiếc xe nhà binh lớn có mui bằng vải ka ki màu xanh ô liu đón chúng tôi đưa về khu nhà thờ gần đó. Tôi không nhớ tên là nhà thờ gì nhưng chỉ nhớ là nhà thờ màu trắng và sân nhà thờ rất rộng. Khu trường học ở trong sân nhà thờ có hai dãy lớp sạch sẽ. Tường xây và lợp ngói. Từ lớp học đến nhà thờ là một khoảng sân đất rộng rãi. Sân trường, có những cây phượng. Giữa sân, một cột cờ cao và bồn hoa nhỏ được trồng chung quanh. Ngày hôm ấy, mỗi gia đình chúng tôi được phát phần cơm bằng bánh mì và thịt hộp. Cứ tám gia đình thì chia nhau một lớp học. Những người đàn ông, con trai khiêng bàn ghế chất dồn lại ở một góc và chia cho mỗi gia đình một khoảng nền xi măng. Nền xi măng lạnh, chúng tôi phải đi tìm những thùng giấy đựng thực phẩm chia nhau làm chiếu trải ra để ngủ. Nhiều gia đình không còn lớp học để chia nên họ ngủ ngay tại hàng hiên.

     Gia đình tôi bắt đầu làm quen với cuộc sống di cư thiếu thốn tiện nghi từ đó. Mẹ tôi phải tìm ba cục gạch kê châu lại với nhau để nấu cho chúng tôi những món ăn dã chiến từ những hộp đồ ăn viện trợ của Mỹ và rau cỏ mua được từ một ngôi chợ nhỏ. Đói, anh em chúng tôi ăn vẫn thấy ngon. Chỉ riêng cha mẹ tôi, luôn tỏ ra buồn và lo lắng.

     Được ít ngày, trường học phải trả lại cho học sinh. Người ta chuyển chúng tôi đến một ngôi chùa. Hình như đó là Chùa Viên Giác ở Hội An. Tôi còn quá nhỏ để nhớ rõ địa danh. Ngôi chùa to lớn có hai lối ra vào bằng những cánh cổng gỗ nặng và chắc. Sau chùa, là một bãi đất trống, có những cây đa già rễ nằm chằng chịt nổi trên mặt đất. Buổi trưa, bọn trẻ con chúng tôi hay ra sân sau chùa chơi vì nơi ấy có nhiều bóng mát.

     Mùa Xuân năm ấy chúng tôi ăn tết tại chùa. Như phần đông trẻ em di cư khác, tôi có một cái tết thật nghèo nhưng khi cầm đồng tiền mới mẹ tôi mừng tuổi, tôi vui. Vui vì có một đồng tiền mới và biết mình vừa lên bảy tuổi.

     Trưa Mồng Hai tôi ra sân chùa chơi, thấy Huệ ôm một con búp bê bằng nhựa cũ nhưng còn rất đẹp. Trong hoàn cảnh ấy, con búp bê là một ước mơ to lớn của tuổi thơ. Vì thế, bốn năm đứa con gái cỡ tuổi tôi đang xun xoe bên Huệ thèm thuồng nhìn con búp bê và xin ẵm thử.

     Tôi ngồi một mình ở một góc sân nhìn hoạt cảnh diễn ra trước mắt. Huệ vẫn âu yếm vuốt ve con búp bê không cho ai đụng đến. Thấy thế, Tâm bèn rủ cả bọn chơi trò chơi bố mẹ và con búp bê là con. Huệ bằng lòng. Thế là cả bọn được thay phiên nhau ẵm con búp bê hiếm hoi qúy giá.

     Thấy trò chơi vui và hấp dẫn, tôi mon men lại gần. Sợ tôi xin chơi, mất bớt đi phần ẵm búp bê, Tâm độc địa chặn đầu:

     - Đừng cho con Vân chơi Huệ ạ. Hôm qua nó ăn cắp bánh lúc người ta cúng chùa.

     Cả bọn quay nhìn tôi rồi có tiếng tàn nhẫn cất lên:

     - Ê, cút đi. Không ai chơi với đồ ăn cắp bánh!

     Riêng Mai tỏ vẻ tội nghiệp tôi trước sự tấn công của bọn trẻ, bước lại gần tôi hỏi nhỏ:

     - Thật hả Vân? Vân ăn cáp bánh cúng chùa hôm qua hả?

     Tôi choáng váng. Mắt tôi hoa lên và có cảm tưởng như trời đất quay cuồng. Vừa tức giận cho kẻ ăn không nói có, vừa hổ thẹn vì lời vu khống hết sức độc địa bất ngờ. Tôi không nói được gì, quay đầu chạy về nơi mình trú ngụ nằm ôm mặt khóc.

     Một lúc lâu sau mẹ tôi về, thấy tôi nằm khóc, mẹ vội ngồi xuống cạnh tôị Tay mẹ vuốt những sợi tóc ướt đầm nước mắt, giọng mẹ ôn tồn:

     - Sao con khóc thế, Vân?

     Nghe tiếng Mẹ. Cảm thấy bàn tay trìu mến vuốt ve của mẹ, tôi tủi thân khóc to hơn. Mẹ ôm tôi vào lòng không nói. Một lúc sau chờ tôi dịu lại, mẹ lại ôn tồn:

     - Làm sao con khóc. Anh Phúc bắt nạt con hả. Để mẹ bảo anh cho.

     Tôi nức nở từng đoạn một:

     - Mẹ..không phải... anh Phúc.... đâu... Tâm con... bà Hạnh... đấy. Nó.... bảo con.... hôm qua... ăn... ăn cắp bánh... cúng chùa... rồi xúi... bo.n trẻ... gọi con là đồ... ăn cắp và... và... xúi không... chơi... với con... Tại Huệ có con... búp bê nên... Tâm nó... nịnh.

     Nói xong, tôi lại khóc. Tôi cảm thấy nỗi oan ức tủi nhục to lớn vô chừng.

     Mẹ tôi thông cảm tâm trạng đau khổ vì bị áp bức của tôi. Người yên lặng ôm chặt lấy tôi hơn. Một lúc sau không thấy mẹ nói gì, ngước nhìn lên, tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm.

     Thấy mắt mẹ buồn, tôi thương mẹ, nín khóc, mặc dầu lòng tôi còn buồn tủi.

     Một buổi sáng tôi thức dậy thì nắng đã lên cao. Nhìn quanh không thấy ai, tôi nghĩ chắc bố tôi đưa anh Phúc đi cắt tóc. Hôm qua tôi nghe mẹ nhắc bố thế. Tôi cũng không thấy mẹ nhưng tôi biết mẹ đã đắp cho tôi một chiếc mền vải mỏng. Tôi uể oải ngồi lên, tay chợt đụng phải cái gì cồm cộm. Tôi dụi mắt nhìn, ô kìa, bên cạnh tôi một con búp bê bằng vải nhồi bông vừa tầm tay bế được may rất khéo bằng tay. Tôi ngạc nhiên và thích thú cầm lên xem. Tôi nhận ra con búp bê được may bằng lụa. Màu lụa ngà giống như màu chiếc khăn quàng của mẹ mà tôi thấy mẹ hay dùng mỗi khi đi thăm bà con hay lễ tết.

     Không suy nghĩ và cũng chẳng cần tìm hiểu con búp bê từ đâu tới, tôi sung sướng ôm chặt búp bê vào lòng. Tôi ngắm nghía búp bê. Tôi cho nó là một con búp bê con gái vì tôi ước ao có một con búp bê con gái. Búp bê của tôi có cái đầu tròn như quả bóng nhỏ. Nửa phía sau là mái tóc được sơn đen. Nửa trước là khuôn mặt được vẽ một cách tỉ mỉ. Đôi mắt tròn to dưới lằn chân mày cong xinh đẹp. Chiếc mũi chỉ là một lằn vẽ nhẹ nhàng nhưng chiếc miệng là cặp môi hồng tươi xinh xắn. Ôi, tôi thật sự có một con búp bê sao? Nó xinh đẹp quá. Hai tay nó dang ra như đòi bế. Tên nó là gì?... Ô kìa, nó không có quần áo. Mà không sao. Tôi sẽ nhờ mẹ. Biết đâu vì thương tôi mẹ sẽ chẳng may áo cho búp bê của tôi như mẹ đã từng may áo cho tôi trong những ngày gần tết. Nhưng nó phải có một cái tên. Đúng rồi. Ai cũng phải có một cái tên. Đó mới là điều quan trọng. Tôi phải tìm một cái tên thật đẹp để đặt tên cho búp bê của tôi. Ờ, búp bê tên là gì nhỉ. Dễ mà, tôi biết nhiều tên đẹp lắm. Búp bê là em, tôi là chị. Vậy tên chị là Vân thì em là gì nhỉ. Phải rồi. Là Vị Là Vi ư ? Tên hay lắm nhưng hình như không được. Ở dãy bên kia chùa đã có chị Vi rồi. Búp bê của tôi đặc biệt. Tôi muốn búp bê của tôi phải có một cái tên đặc biệt, không trùng với ai cơ. Những tên như Hạnh, Hồng, Lan, Hoa, Đào, Mai, Tuyết, Nguyệt... Kim... Cúc... tên nào cũng đẹp nhưng hình như nếu không trùng với những đứa trẻ trong trại di cư này thì lại xem như không đủ đẹp để đặt riêng cho nó. Tôi hơi thất vọng nhìn búp bê thương xót. Ngay lúc đó mẹ tôi về, tôi mừng rỡ đưa búp bê ra khoe mẹ:

     - Mẹ xem này, con có một con búp bê.

     Mẹ tôi nhìn con búp bê ngạc nhiên:

     - Vậy sao? Đưa mẹ xem nào.

     Mẹ tôi cầm, nhìn sơ con búp bê rồi đưa trả lại tôi:

     - Đẹp nhỉ. Mà con có thích không?

     Tôi nói như reo:

     - Con thích lắm mẹ ạ. Con yêu nó lắm. Nhưng mẹ ơi, nó chưa có tên và chưa có quần áo.

     Mẹ cười, thò tay vào túi lấy ra một chiếc áo đầm nhỏ xíu đưa cho tôi:

     - Con thử mặc cái áo này xem có vừa không.

     Tôi cặm cụi xỏ tay búp bê vào áo. Không lâu sau, tôi cài hạt nút bấm phía sau lưng rồi cầm búp bê đưa ra trước mặt trầm trồ:

     - Mẹ ơi, cái áo đầm vừa quá. Búp bê mặc vào trông xinh đẹp quá. Áo ở đâu mẹ có vậy mẹ ?

     Đến bây giờ tôi mới hỏi mẹ tôi rằng ở đâu có áo. Nhưng tôi lại không hề thắc mắc là ở đâu mà tôi lại có con búp bê. Tôi chỉ biết rằng khi nhìn vào đôi mắt mẹ, tôi đọc được nỗi vui cuả mẹ qua niềm hạnh phúc của tôi:

     - Bác Đông có mang theo cái máy may. Mẹ đến nhà bác may cho con đấy.

     Tôi hân hoan nhìn mẹ cười, thay lời cảm ơn.

     Sáng hôm đó, một tay tôi ẵm búp bê, một tay tôi xúc từng muỗng cơm nguội cho vào miệng nhai mà lòng tràn đầy hạnh phúc. Không thể nào tả hết nỗi sung sướng trong lòng, nhìn con búp bê, như nhớ ra một điều quan trọng, tôi hỏi mẹ:

     - Con đặt tên búp bê là gì hở mẹ?

     - Con có tên gì, nói mẹ nghe xem rồi mẹ góp ý giúp cho.

     Tôi kể ra một lô tên mà tôi nghĩ được. Mẹ tôi im lặng nghe tôi nói. Tên nào tôi nói ra mẹ cũng bảo đẹp nhưng sao tôi vẫn không được hài lòng. Một lúc sau thấy tôi ngồi tư lự, mẹ hỏi:

     - Con có biết cái thau rửa mặt nhà mình làm bằng gì không?

     - Dạ bằng đồng.

     - Người ta gọi nó là gì, con có biết không?

     Tôi ngây thơ:

     - Dạ con biết. Thau đồng.

     - Thế con có biết con búp bê của con làm bằng gì không?

     - Dạ bằng vải nhồi bông.

     Mẹ cười:

     - Đành rằng làm bằng vải nhồi bông. Nhưng vải chỉ là danh từ chung, dùng để chỉ chung các loại vải. Riêng loại vải này đặc biệt, dệt bằng tơ lấy ra từ con tằm nên nó mềm và đẹp.

     Tôi cướp lời:

     - À, con biết rồi. Giống cái khăn lụa của mẹ phải không? Vậy con đặt tên búp bê của con là Lụa mẹ nhé.

     - Con thấy tên Lụa có đẹp không?

     Tôi đáp không do dự:

     - Đẹp chứ mẹ. Đẹp như chiếc khăn lụa của mẹ vậy. Lại không trùng với tên ai ở đây cả.

     - Phải đấỵ Nếu con thấy thế thì con đặt tên ấy cho búp bê của con đi.

     Tôi ẵm chặt Lụa vào lòng, âu yếm hôn lên má Lụa và gọi tên Lụa bằng những tiếng chim vui.

     Tối hôm đó, khi tôi ru Lụa ngủ và chia một phần chiếu bên cạnh tôi cho Lụa thì mẹ dịu dàng kể cho tôi nghe truyện Tấm Cám. Câu truyện này mẹ kể cho tôi nghe rất nhiều lần nhưng mỗi lần nghe, tôi có cảm tưởng như mới được nghe lần đầu. Không hiểu là vì cốt truyện thần tiên luôn luôn là một hấp lực mới lạ với trí tưởng tượng của tuổi thơ hay vì mẹ tôi kể chuyện hay.

     - Ngày xửa ngày xưa - mẹ tôi hay bắt đầu như vậy - có một cô bé xinh đẹp và ngoan ngoãn lắm tên là Tấm. Mẹ Tấm chết sớm, bố Tấm lấy vợ hai... người mẹ ghẻ ác độc...

     Khi mẹ kể đến đoạn ông Bụt hiện lên bảo Tấm đào cái hũ đựng xương gà lên, trong hũ hiện ra đủ thứ nữ trang, quần áo đẹp đẽ sang trọng và có cả đôi giày thật đẹp thì tôi chợt thấy rằng sự việc tôi có Lụa cũng nhiệm màu như Tấm có quần áo và giày mới. Tấm vì ngoan ngoãn, hiếu thảo nên Bụt thương. Tôi vì hiền lành nên bà Tiên hay ông Bụt nào đó cũng thương tôi, đem Lụa lại cho tôi trong khi tôi còn đang ngủ. Nghĩ thế, tôi quay sang hỏi mẹ:

     - Mẹ ơi, Tấm ngoan nên Bụt thương Tấm và hoá phép cho Tấm quần áo mới hả mẹ?

     - Đúng con ạ Ngoan ngoãn và hiền lành thì ai cũng thương.

     - Mẹ ơi, Thế còn Lụa. Có phải con ngoan rồi... ông Bụt đã đem Lụa đến cho con phải không mẹ ?

     Mẹ cười:

     - Mẹ không biết chắc. Con tìm được Lụa ở đâu?

     - Ở ngay trên giường, cạnh chỗ con nằm.

     - Thế thì có thể lắm con ạ. Nếu vậy, con nghĩ gì khi con có Lụa?

     - Con phải ngoan hơn. Mỗi ngày con phải lấy sách ra tự đọc và viết một trang để cho con được thương hơn phải không mẹ?

     Mẹ xoa đầu tôi:

     - Đúng rồi. Thế thì con ngoan lắm.

     - Lụa sẽ đi định cư với mình,mẹ nhỉ ?

     - Ừ, thôi con ngủ đi nhé. Khuya rồi.

     Tôi nhìn sang Lụa. Cô bé đã ngủ say. Tôi cẩn thận đặt Lụa xuống mặt chiếu, đắp lại chăn cho Lụa nhẹ nhàng vì không muốn làm Lụa giật mình.

     Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ với ý nghĩ Lụa đến với tôi từ một bàn tay thần tiên nào đó vì tôi ngoan. Đêm đó, tôi đã mơ một giấc mơ tuyệt đẹp.

     Từ đấy tôi có Lụạ Lụa với tôi như hình với bóng. Huệ, Mai và Tâm thấy tôi có Lụa thì mon men lại làm lành và rủ tôi chơi em bé. Tôi có thêm bạn và Lụa cũng có bạn. Bạn Lụa là bé Huệ Em, con búp bê của Huệ. Chúng tôi cùng chia nhau chăm sóc Huệ Em và Lụa. Ngày tháng tuổi thơ của chúng tôi trong trại định cư vun vút qua mau.

     Lụa đi với tôi suốt chặng đường di cư từ trại này sang trại khác và cuối cùng, Lụa đã cùng tôi định cư ở miền Nam nắng ấm vào trước mùa Xuân.

     Được đi học lại tôi bận rộn hơn nhưng tôi vẫn dành thì giờ săn sóc Lụa, chơi với Lụa và hãnh diện khoe Lụa với những người bạn mới.

     Năm tháng trôi qua, tôi có thêm những món đồ chơi mới. Những con búp bê bằng nhựa hồng hào mũm mĩm, có tóc và biết nhắm mắt khi nằm xuống. Nhưng với tôi, Lụa vẫn là một "người" thực. Lụa có linh hồn. Lụa biết ngồi ở bàn học chờ tôi đi học về. Biết cười khi tôi vui. Biết nghe tôi tâm sự và nhất là biết chia sẻ với tôi khi tôi gặp những chuyện bực mình. Vì thế, Lụa vẫn là món quà mầu nhiệm của bà Tiên hay ông Bụt nào đó đã đem đến cho tôi.

     Cho đến một ngày, tôi được biết Bà tiên và ông Bụt bí ẩn đó chẳng ai khác hơn là mẹ. Nếu ông Bụt trong truyện Tấm Cám hoá phép những mẩu xương cá bống thành quần áo và đôi giày thần kỳ cho cho Tấm thì mẹ tôi cũng hóa phép thần tiên để chiếc khăn quàng của mẹ thành con búp bê đẹp tuyệt vời tên Lụa cho tôi.

     Đã hơn hai mươi năm tôi làm thân tị nạn ở xứ ngườị Một xứ giàu mạnh nhất nhì thế giới. Ở một quốc gia như thế, mực sống của con người rất cao. Thế giới trẻ em ở đây đúng là một thiên đàng. Những ngày kỷ niệm sinh nhật, những ngày lễ Noel, các em được cha mẹ họ hàng mua cho rất nhiều đồ chơi đắt giá, tối tân và đẹp mắt. Những cửa hàng đồ chơi mỗi năm bán không biết bao nhiêu búp bê mà kể. Riêng tôi, dù các con tôi đã tìm thấy tóc trên đầu tôi có nhiều sợi bạc, nhưng mỗi lần đi phố, tôi đều nhìn vào những con búp bê trưng ở các cửa tiệm. Để làm gì tôi không biết và tôi thấy con búp bê nào cũng đẹp cũng dễ thương, cũng hứa hẹn một trời hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi không thấy được con búp bê nào qúy giá và nhiệm màu như Lụa, con búp bê của mẹ tôi. 7

                                                                                                                                                              Ngô Minh Hằng

No comments:

Post a Comment