Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 17 December 2016

PHONG TỤC=BÙI NGỌC TẤN=DOÃN QUỐC SỸ= SON TRUNG *THUYEN NHÂN VIET NAM

 NGUYỄN THIÊN THỤ * PHONG TỤC


Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CÁC PHONG TỤC
Con người ra đời hàng triệu năm trước. Con người sống thành xã hội và tạo ra một nền văn minh. Họ tạo ra những gia đình, những bộ tộc, những quốc gia. Họ tạo ra những thói quen trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Cuộc sống con người có hai mặt. Một mặt là cá nhân, một mặt là xã hội. Do đó mà có tập quán cá nhân và tập quán xã hội.

Con người tạo ra nhiều xã hội. Ban đầu con người sống rải rác trên trái đất hoặc sau cơn địa chấn, trái đất nứt làm hai ba phần, mỗi phần trôi dạt trên đại dương làm cho con người xa cách nhau? Dẫu sao, ta chỉ biết là trên trái đất, cách núi, cách sông, cách biển cho nên loài người thành ra những bộ lạc, chủng tộc khác nhau. Vì vậy mà có những nền văn hóa khác nhau.
Vì có những nền văn hóa khác nhau, lối sống và tư tưởng khác nhau nên giữa người và người đi đến mâu thuẫn và sinh ra khích bác, thù hận rồi chiến tranh. Chẳng hạn con người đã tạo ra những mậu thuẫn giữa:

+Đa thần và nhất thần
+Vô thần và hữu thần
+Ăn chay và ăn mặn.
+Cấp tiến và bảo thủ. ..


Có những nền văn hóa khác nhau cho nên có những lối sống khác nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau. Người ở nền văn hóa này thì cho rằng văn hóa của mình cao , phong tục của mình tốt mà chê văn hóa các nước khác là thấp kém và phong tục của họ là xấu xa. Đó là tâm lý chung của loài người, cụ thể như người Trung Hoa tự coi mình là trung tâm vũ trụ (trung) , là văn minh (Hoa), mà coi các nước khác là nơi xa xôi ( phiên), mọi rợ ( man, di). Trong tôn giáo cũng vậy. Tôn giáo nào cũng cho mình là khoa học, là đúng mà coi khinh các tôn giáo khác. Giáo hội thời Trung Cổ đã thiêu sống các nhà khoa học và dân chúng không theo họ và gán cho họ tội "phù thủy"!

Thực ra sự phân biệt, thù hận là do kiêu ngạo, nhỏ nhen và ác tâm. Hồi giáo tận diệt Phật giáo vì họ cho rằng Phật giáo không tin Thượng Đế. Nếu họ nghĩ rằng mọi người là con của Thượng Đế thì anh em sao lại giết nhau? Tại sao họ không thực hành tình huynh đệ của đấng Allah dạy? Giữa các tôn giáo vẫn có điểm chung là tình thương. Sao họ không thực hiện tình thương mà các giáo chủ đã rao giảng?

Tại sao cùng thờ Thượng Đế mà Thiên chúa giáo, Hồi giáo vẫn chém giết nhau? Tại sao cùng thờ Jesus mà Giáo hội La-mã tàn sát anh em Tin Lành?


Với con mắt bao dung, và hiểu biết, chúng ta nên bỏ tính kỳ thị, thiên kiến khi nhận định về văn hóa, tôn giáo và phong tục.

Nói như vậy không có nghĩa mọi phong tục , mọi tập quán đều tốt. Một số phong tục cần phải hủy bỏ vì nhân đạo, vì công bằng và khoa học.
Đức Phật đã chống lại sự phân chia giai cấp của Ấn Độ. Đức Phật cho rằng muốn được quả phúc, muốn giải thoát việc chính là phải theo chính pháp. Làm ác thì làm sao tắm sông Hằng và hối lộ thần thánh, van xin thượng đế mà hết tội lỗi! Một số dân tộc giết người và loài vật để cúng tế, một số tôn giáo chủ trương cúng hương hoa là đủ. . .Tục lệ cắt âm hạch của phụ nữ châu Phi là tàn ác.Tục lệ trừng phạt tội ngoại tình bằng cách ném đá, trấn nước, thả trôi sông, cho voi chà, ngựa xé đều có tính dã man. Dù ngoại tình là có tội cũng không đến mức phải trừng phạt như vậy. Con người có tự do, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo. Con người có quyền thay đổi tư duy, theo tôn giáo này hay theo đảng phái khác, bỏ tôn giáo hay đảng phái này mà sang tôn giáo hay đảng phái khác. Việc trừng phạt như chém giết. bỏ tù hay bao vây kinh tế, chính trị, xã hội đều là những hành vi vô nhân đạo và phạm pháp.

Phong tục gắn chặt với một giòng họ, một vài làng xã, hay một quốc gia. Phong tục là luật lệ bất thành văn , bắt buộc ta phải tuân theo, nếu ta bất tuân thì sẽ gặp nhiều bất lợi cho cuộc sống chúng ta:
" Đáo giang tùy khúc/Nhập gia tùy tục".
Cái bất lợi trước tiên là bị dư luận chê cười và ta sẽ bị xã hội phủ nhận.
Tuy phong tục, tập quán có sức mạnh nhưng rồi nó cũng đi đến hoại diệt như đời sống con người. Tập quán bị lãng quên hay phế bỏ vì nhân dân thấy bất lợi hoặc bị áp lực của triều đình hay nền văn hóa ngoại bang ngự trị.



Mỗi phong tục, tập quán đều có mục đích. Nguồn gốc của các phong tục là tôn giáo, văn hóa, đời sống. Nói chung là có mục đích duy trì cuộc sống tinh thần và vật chất của xã hội.

1. TÔN GIÁO:
Việc thờ cúng ông bà là theo tôn giáo. Nay Giáo hội La Mã cho phép thờ cúng ông bà mà trước đây bị cấm vì cho rằng người Thiên Chúa giáo chỉ thờ chúa, không được thờ ma quỷ.

2. VĂN HÓA:
+Việt Nam thuộc đa thần giáo lại chịu ảnh hưởng nhiều nền văn minh cho nên thờ nhiều thần linh: thành hoàng, thổ thần, thổ điạ, thần tài, Quan công.. .
+Dân ta tin có thần thánh, có ma quỷ, nên thờ chúa Liễu Hạnh, Năm Ông, thần ăn mày, thờ thần Hổ, Cá Ông. . .
+Tôn trọng anh hùng : Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Văn Duyệt
+Kính trọng cha mẹ, nhớ ơn cha mẹ và tin rằng vong linh cha mẹ luôn theo dõi và phù hộ con cái.

3.KINH NGHIỆM
Một số phong tục tập quán là do kinh nghiệm hoặc do một truyền thuyết nào đó. Phần lớn kinh nghiệm trở thành kiêng cử như "ra ngõ tránh gặp gái", "đốt phong long", đốt vía". ..

4. KỲ THUẬT
Xem ngày, xem bói, phong thủy. Mục đich là tìm hiểu tương lai và cầu mong lợi ich.

5.ƯỚC MONG

Người ta chúc mừng điều tốt, kiêng nói những điều xấu. Những điều này được thể hiện thành những lời nói hay vật tượng trưng: Long phượng hòa duyên, giải đồng tâm, mâm ngũ quả
hoa mai, hoa đào. Việc thờ thần thánh cũng có mục đích ích lợi cho bản thân và gia đình.

6. ICH LỢI CHO XÃ HỘI
Những tục lệ về cưới hỏi có mục đích xây dựng gia đình hợp luân lý và hợp pháp luật. Những tục lệ có mục đich thưởng thiện phạt ác. Những tục về thủ tiết, hoang thai ,gian dâm có mục đích tránh việc làm bại hoại luân lý xã hội tuy rằng ở một vài nơi người ta chống đối, cho làkhắc nghiệt, mất tự do.Việc ma chay, lễ hội cũng có mục đích nâng cao đời sống xã hội, làm đẹp xã hôị, dạy cho con người tình đoàn kết và nghệ thuật sống.


NGUYÊN NHUNG * HẠT CÁT

 Hạt Cát
Font Size: Tác Giả: Nguyên Nhung

    Ngôi chùa nằm trong một hẻm sâu, bao xung quanh là một khu đất vuông vức trồng nhiều cây ăn trái và hoa để cúng Phật. Trước tiên, người ta nhìn thấy một hàng rào trồng toàn hoa mẫu đơn đủ loại, quanh năm ra hoa rất đẹp, khác biệt hẳn với những căn nhà ngói cổ của cư dân sống gần nơi đó. Vào mùa Xuân, con đường này bỗng dưng óng ả lên vì những cây mai trồng trước sân nhà đã nở rộ, người ta thích đi đến đây vào ngày Tết, trước vãn cảnh chùa sau để tìm cho mình một sự yên tĩnh. Chỉ cách một đoạn đường ngắn với con lộ chính đầy những xe cộ và bụi đường, ngôi chùa và xã hội ngoài kia gần như là hai thế giới khác biệt hẳn nhau.
    Tôi vẫn thường đến chùa ngày mùng một Tết, dù chưa hề là một Phật tử, chưa bao giờ đọc một câu kinh Phật, và tôi đi chỉ vì thói quen của những người nhàn rỗi, đầu năm đi tìm một nơi nào đó để du xuân. Sau khi tới chúc Tết gia đình một người bạn ở gần đấy, thấy tôi trầm trồ những cây mai vàng trước ngõ, chị liền rủ tôi đến vãn cảnh chùa, vì sân chùa có nhiều loại mai quý, vào mùa Xuân hoa nở rộ lên như một tấm lụa vàng trải dưới nắng mai.
    Sau khi theo chị bạn vào lễ Phật trong chánh điện, chúng tôi rủ nhau ra xem những hoa kiểng trồng rải rác trong mảnh sân sau, có một vài phụ nữ mặc áo màu lam đang loay hoay rửa rau bên bờ giếng. Đó là những người quanh năm tới chùa làm công quả, họ đang sửa soạn cho bữa cơm cúng Ngọ ngày mùng một Tết. Khi tới con đường gần bên bờ giếng, tôi chợt đứng lại để nhìn theo một người phụ nữ mặc chiếc áo màu lam, mái tóc được cuốn lại bằng một chiếc kẹp tóc, để lộ ra chiếc cổ xinh xẻo, vì cô đang cúi xuống để ra sức kéo chiếc thùng đầy nước từ giếng lên, đổ vào một chiếc chậu lớn để rửa rau. Hình như cô chưa quen với công việc nặng nhọc này, dáng dấp của người phụ nữ chứng tỏ cô không quen làm những công việc tay chân nặng nhọc. Chị bạn thì thầm vào tai tôi:
    "Mình sẽ giới thiệu với chị một nhân vật đặc biệt của ngôi chùa này, cái người đang kéo nước bên bờ giếng đó. Chị Trinh trước từng là giáo sư dạy Việt văn trường Phổ thông cấp Ba thành phố... "
    Tôi yên lặng đứng ngắm nhìn tấm lưng thon thả trong chiếc áo màu lam rộng, cô ta vẫn không dấu được nét thanh tú của một thời xuân sắc. Vẫn chăm chỉ làm công việc của mình, mãi tới khi bạn tôi lên tiếng gọi, cô mới ngừng tay và quay lại chào hỏi. Đôi môi xinh xắn ấy vừa thốt lên câu " Mô Phật!" là tôi đã ngỡ ngàng như được đẩy ngược trở về một khoảng thời gian nào đó, vì người phụ nữ mặc áo màu lam, chính là cô bạn học cùng lớp với tôi ngày xưa.
    Chúng tôi nhận ra nhau rất nhanh, dù thời gian qua đi có đến gần mười lăm năm, thuở chúng tôi mới mười sáu mười bảy tuổi. Nụ cười ấy, ánh mắt ấy, khuôn mặt ấy vẫn sáng ngời như hình ảnh bạn tôi những năm còn đi học. Tôi làm sao quên được hình ảnh Trinh những ngày còn học chung với nhau một lớp, bởi vì ngoài khuôn mặt sáng sủa và nụ cười tươi, Trinh còn là một cô học trò con nhà giàu, học giỏi. Buổi Tất niên năm ấy, bạn tôi là trưởng ban Văn nghệ, tính tình vui vẻ, có năng khiếu âm nhạc nên cũng nhờ Trinh mà cả lớp được một buổi liên hoan đặc biệt hơn những năm khác. Gia đình Trinh rất khá giả, được hấp thụ nền văn minh phương Tây cho nên tính cô bạn tôi vì thế mà rất hồn nhiên, có lẽ điều kiện sống của Trinh khá sung túc, cho nên Trinh đâu có những nỗi lo lắng hay suy nghĩ như những đứa học trò con nhà nghèo. Đám con trai chỉ nơm nớp sợ thi hỏng phải đi lính ra chiến trường, con gái thì mong học hành đỗ đạt rồi tìm việc làm giúp đỡ gia đình.
    Chính vì thế mà lúc gặp lại Trinh trong lớp áo màu lam nhạt bên bờ giếng, nhẫn nại kéo từng thùng nước đầy để rửa rau, tôi vẫn cứ thắc mắc hoài về cô bạn cũ. Trinh vui vẻ giao công việc lại cho một người khác, rồi dẫn tôi và chị bạn đi thăm vườn rau của chùa ở phía sau, bây giờ đang mùa cải xanh và rau tần ô, có những con bướm lượn lờ trên luống hoa thơm. Hai đứa tôi nhìn nhau cười, nhắc lại những khuôn mặt bạn bè năm xưa, hoàn cảnh sống của mỗi người trong hiện tại, có thể Trinh đang cố nhớ lại những kỷ niệm mùa Xuân thuở còn đi học, còn tôi thì vẫn băn khoăn về sự thay đổi của bạn, từ hình ảnh một cô thiếu nữ đợt sóng mới năm xưa, tới hình ảnh người tu nữ bây giờ.
    Chị bạn tôi bận việc phải về trước, buổi đầu xuân năm ấy chỉ còn tôi với Trinh ngồi bên nhau nơi chiếc tràng kỷ đặt bên hiên chùa ở sân trước. Mắt vẫn nhìn ra khoảng sân ngập đầy nắng sớm trên những cành mai vàng óng ả, Trinh kể cho tôi nghe những truyện xảy ra cho bạn tôi từ khi cô từ giã mái trường, bước chân vào cuộc đời đầy thăng trầm, đau khổ.
    * * *
    "Tôi rời Cần Thơ vào những năm cuối của thời kỳ Trung học, vì gia đình có cơ sở làm ăn ở Sài Gòn. Tuy vậy, tôi vẫn không quên được không khí vui nhộn, thân thương của mái trường tỉnh lỵ, vì sau nhiều năm học, tôi có rất nhiều bạn bè, và có biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn nơi mái trường ấy. Tôi vẫn còn giữ cuốn Lưu Bút Ngày Xanh của các bạn cùng lớp. với nhiều tấm hình chụp chung ở sân trường.Tôi nhớ từng con đường hằng ngày mình đi học, hàng phượng đỏ nơi công viên mỗi chiều hè, bến sông, con đò nhỏ đưa đón người từ bờ bên này sang bên kia sông mỗi buổi chợ.
    Sau khi học hết bậc Trung học, tôi theo học Sư phạm bốn năm ở trường Đại Học Sài Gòn, khi ra trường tôi trở thành một giáo sư đệ nhị cấp. Thời gian ấy chỉ vỏn vẹn được ba năm, sau đó người ta gọi là giáo viên cấp Ba. Tôi may mắn được dạy trong một trường Trung học ở thành phố, cho nên đời sống cũng khá dễ chịu. Tôi lập gia đình năm 25 tuổi, với một người lính ở một đơn vị xa thành phố. Anh ấy là người bạn cùng thời sinh viên với tôi, sau đó bị động viên đi sĩ quan Thủ Đức, và đến ngày tan hàng thì anh ấy cũng phải đi tù như bao nhiêu người lính khác.
    Mối tình của tụi này có lẽ là mối tình đầu tiên trong đời tôi. Chắc bạn ngạc nhiên lắm phải không? Nhưng sự thật là vậy, bởi vì tụi này quen nhau ngay từ lúc cả hai còn thích đi hát với nhau trong nhóm sinh viên của Trường Đại học, mối tình nghệ sĩ cứ nảy nở thêm khi hai đứa cùng có những sở thích giống nhau. Bạn nhớ không? Hồi còn Trung học, tôi đã từng tổ chức những buổi dạ vũ nhảy nhót với bạn bè, tụi mình vẫn ca những bản nhạc Pháp thịnh hành hồi ấy, và BB là cô đào Pháp mà tụi mình rất ái mộ.Thời ấy tụi mình trẻ trung và yêu đời biết bao, đời chả bao giờ biết buồn cả. Thế mà, không ai đoán trước được những gì sẽ xảy tới ở tương lai phải không bạn?
    Bạn hỏi về ba má tôi ư? Hồi ấy, hãng buôn của ba tôi là một trong những hãng nổi tiếng ở Sài Gòn, thế nhưng sau này chính ba má tôi lại khổ vì những của cải do ông bà tạo nên. Mất hết rồi, đâu có ai giàu mà còn đứng được trong thời buổi đó, ba má tôi về quê hồi hương theo người con trai lớn, được ít lâu má tôi bịnh hoài nên đi trước, ba tôi cũng buồn rồi theo sau, anh chị tôi tạm thời buôn bán nhỏ sống qua ngày, cho tới khi chồng tôi đi tù về, họ rủ nhau tính chuyện vượt biển. Chuyến tàu ấy chỉ cho những người đàn ông đi trước, mà lúc đó cũng đâu có tiền để đi hết một gia đình, cho nên, đó là lý do tại sao anh tôi và chồng tôi cùng chết một lượt ngoài biển khơi.
    Sau này thì tôi cho là cái nghiệp của mỗi người phải chịu, nhưng hồi ấy chưa bao giờ tôi lại cảm thấy mình bị mất mát khổ đau như vậy. Mất một người anh ruột thịt, mất luôn cả người bạn đầu gối tay ấp, tôi thấy mình bơ vơ giữa giòng đời đầy nghiệt ngã, và không làm sao quên được những ngày hạnh phúc cũng như khổ đau trong tình anh em, chồng vợ. May là tụi này chưa có con, vì vừa lấy nhau xong được ít lâu thì anh ấy đi tù, và khi anh ấy về tụi này không dám nghĩ tới chuyện có một đứa con vào lúc ấy. Bởi vì anh ấy chỉ nghĩ đến chuyện ra đi, tìm một tương lai tốt đẹp rồi mới nghĩ tới chuyện có những đứa con. Tôi không biết bây giờ bạn có mấy đứa con rồi, nhưng tôi làm nhà giáo, hằng ngày tiếp xúc với học trò và phụ huynh học sinh, tôi hiểu nỗi khổ của nhiều bậc cha mẹ, hình như họ cứ càng ngày càng tuyệt vọng đi vì không lo nổi cho con đầy đủ cơm ăn áo mặc.
    Khi được báo tin chuyến tàu của anh tôi và chồng tôi đi bị mất tích trên biển Đông, vì trông chờ mãi mà không có tin về. Người ta cho biết cơn bão tháng mười hai năm ấy đến bất ngờ quá, hầu như tất cả những chuyến ra khơi vào mùa bão ấy đều không có chiếc nào tới được bến bờ bên kia, chiếc nào may thì quay ngược trở về, nhưng cũng lâm vào cảnh tù tội. Giá anh ấy đừng chết, có phải tù tội thì tôi cũng còn hy vọng găp lại anh ấy, nhưng phần số con người có lẽ trời chỉ cho có bấy nhiêu, thành ra lần ra đi ấy ai ngờ lại là lần biền biệt cõi thiên thu.
    Có lẽ bạn cũng hiểu cái đau khổ của tôi, vì ít nhiều gì chúng ta cũng có những nỗi khổ gần gần giống nhau. Tôi không còn tâm trí đâu để tiếp tục dạy học, vì ngồi đâu tôi cũng nhìn thấy anh ấy, nhất là những kỷ niệm quá mới mẻ của một đôi vợ chồng trẻ, những buổi tối nằm bên nhau, anh ấy vẫn thủ thỉ bàn với tôi nhiều chuyện ở tương lai. Anh ấy cho rằng phải chấp nhận lấy điều may rủi như số mệnh của Trời đã đặt để cho mỗi con người, và sự ra đi của anh ấy chưa biết như thế nào, nhưng ít ra cũng đốt lên được một ngọn đèn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối.
    Bốn năm tôi xa anh trong thời gian tù tội, nhưng vẫn có hy vọng anh ấy trở về, còn lần vượt biển ấy tôi cứ linh cảm như là lần cuối cùng chúng tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy nhau nữa. Hình như giác quan thứ sáu của tôi khá nhạy bén, bởi vậy khi anh ấy sắp đi, nhiều lần tôi cứ muốn cản anh ấy đừng đi nữa, nhưng bạn có tin rằng, cái gì đến nó sẽ đến, không ai cưỡng chống được cái giờ của định mệnh. Sau đó, tôi và người chị dâu thường tới ngôi chùa này, đó là một ngôi nhà thì đúng hơn, của một người chị họ không lập gia đình, có căn tu, đã sống nhiều năm ở đây với một nhóm cùng chí hướng, rồi dần dần căn nhà biến thành một ngôi chùa nhỏ, chuyên làm việc phước thiện, bốc mạch và hốt thuốc cho dân nghèo.
    Thời gian đầu sau ngày anh ấy chết, tôi tìm tới đây để cầu nguyện cho hương linh anh tôi và anh ấy được siêu thoát, vì trong lòng tôi lúc ấy, lúc nào cũng chỉ nhìn thấy linh hồn họ ướt át, lạnh lẽo dưới đáy biển sâu. Tôi chỉ nhìn linh hồn anh ấy qua lăng kính một người trần tục, vì thế tôi thương xót và đớn đau khi mỗi lần nghĩ về anh ấy , là tôi trông thấy hiển hiện một khuôn mặt, một đôi mắt, những giây phút hoảng hốt và chống chỏi tuyệt vọng với cái chết. Thành ra khi tôi tưởng rằng mình cầu cho anh ấy được siêu thoát, thì chính tư tưởng tôi lại nhận chìm linh hồn anh ấy xuống đáy biển sâu, vì tôi nghĩ như thế nào nó sẽ ra như vậy. Phải mất nhiều tháng ngày tâm hồn tôi vẫn cứ đi vào con ngõ âm u của tuyệt vọng. Tôi nghe tiếng chuông chùa mà lòng lại nặng nề những âm thanh gào thét của sóng biển, những tiếng kinh chỉ có nghĩa là những lời than van của bao linh hồn bất hạnh đang đòi lại mạng sống của họ, vì bị chết một cách tức tưởi giữa lúc còn đang mang trong lòng bao niềm hy vọng...
    Làm sao nói hết bạn nhỉ nỗi đau xót ấy, nếu không có ngày tôi nhìn ra được chân lý về thân phận của những hạt cát trên bãi biển. Có ngàn ngàn hạt cát nằm trên bờ biển, có hạt theo cơn sóng đẩy vào bờ để làm bạn với những hạt cát khác, rồi hôm nào hạt cát ấy lại được đẩy ra biển khơi , hay theo gió cuốn tới một nơi nào đó. Tôi nghĩ lại thời gian tôi và anh ấy sống bên nhau, thì có khác gì sự lăn lóc của hai hạt cát trong muôn vàn hạt cát, do cơ duyên hay định mệnh mà đưa đẩy đến với nhau. Bây giờ anh ấy ra đi, thì chỉ là một sự thay đổi chỗ ở của một hạt cát. Có khi chính tôi bi thảm quá nhiều cho cuộc đời của anh ấy, mà không hiểu hết ý nghĩa của sự giải thoát.
    Từ đấy, mỗi khi buồn tôi hay nghĩ tới hạt cát. Hạt cát óng ánh ngoài biển khơi, hạt cát nằm trong khuôn viên trường đại học với những tiếng chim hót, hạt cát đi theo gót chân người thiếu nữ rong chơi trên hè phố chiều thứ bảy, hay hạt cát trên sa mạc nắng cháy, thì có phải là mỗi hạt cát đã có chỗ để tới? Sao tôi không chịu nhìn hạt cát với cái nhìn lạc quan như thế, để thấy dù ở nơi nào, bên này hay bên kia, thế giới loài người hay cõi của tiên phật, thì có phải chăng mỗi con người vẫn chỉ là hạt cát, nó cứ đến cứ đi, cứ hòa nhập vào cuộc đời chung quanh nó. Dần dần thì tôi nhìn thấy linh hồn anh ấy bay vút lên, theo cái nhìn đổi khác trong tâm hồn tôi, như người ta thường nói khi mình nhìn ai với cái nhìn đẹp, thì mình sẽ thấy được cái đẹp của họ, mà hễ với cái nhìn nghi ngại, thì chính là mình đã áp đặt cho người ta điều xấu.
    Đúng không bạn nhỉ? Cái này lại dẫn đưa tôi đến một phiến diện khác của tư tưởng, và tôi cho là con người vốn sướng hay khổ là do chính tư tưởng của mình dẫn lối đưa đường. Bây giờ mỗi khi nghĩ về anh ấy, tôi chỉ nhìn thấy linh hồn anh ấy thênh thang trên một con đường mà tôi chưa làm sao đạt tới, vậy tại sao tôi không làm điều gì để dù hai đứa hai ngả, tôi vẫn có thể đồng hành với anh ấy một nẻo đường hở bạn? Điều suy nghĩ này khiến lòng tôi lâng lâng nhẹ nhõm, đôi khi tôi thấy mình là một giòng sông, lượn lờ quanh những ruộng đồng thơm phức mùi lúa chín. Đôi khi tôi thấy tâm hồn mình là một vùng thảo nguyên bát ngát, đi mãi vẫn chưa tới chân trời. Lắm khi tôi thấy mình bay lên đỉnh núi, hòa nhập vào với cái tĩnh lặng của thiên nhiên. Hay là tiếng sóng biển rì rào vỗ vào ghềnh đá, như là không lại nhập vào không để đi về một chốn không có gì hết. Kỳ lạ lắm, tôi không tả nổi được điều này vì tôi vẫn còn mang thân xác của một con người phàm tục, vẫn phải ăn khi đói, uống khi khát, và vẫn ốm đau bệnh tật...
    Đó là một trong những trạng thái biến chuyển của tâm hồn tôi cần kể bạn nghe, còn thì giờ đây tôi có nhiều việc để làm lắm. Trước tiên, bạn sẽ ngạc nhiên nếu hôm nào tới đây, bạn sẽ nhìn thấy tôi chăm chú ngồi bắt mạch cho một người bịnh để bốc thuốc cho họ. Khi tôi cầm tay họ, và nhìn thấy sự tin tưởng của họ đến với tôi, tôi cảm thấy ngay được sự chia xẻ niềm vui và nỗi khổ cho nhau, vì thế mà tôi thấy khi mình cứu người lại chính là mình đang cứu mình, từ nỗi khổ của người mình nhìn ra nỗi khổ của mình, và có lẽ vì vậy mà tôi tìm được tôi trong những giao tiếp đó với tha nhân.
    Bây giờ lắm khi tôi ngồi yên nghe tiếng gió thổi lướt qua rặng chuối sau hè, tôi lại mỉm cười cảm ơn anh ấy. Có mâu thuẫn lắm không hở bạn? Nhưng chính sự ra đi vĩnh viễn của anh ấy đã khoác cho tâm hồn tôi một chiếc áo mới, tốt đẹp hơn, lành lặn hơn, dù bạn nhìn tôi bây giờ, chắc chỉ thấy chiếc áo màu lam ảm đạm, phải không bạn?"
    * * *
    Mùng một Tết năm đó , tôi ở lại chùa với cô bạn cũ trọn vẹn một ngày đầu năm. Bữa cơm trưa thanh đạm của chùa chỉ có rau đậu, măng khô và nấm tươi, nhưng tôi có cảm tưởng chưa bao giờ ăn bữa cơm nào ngon hơn thế.
    Buổi trưa, Trinh theo các bạn đồng tu vào tụng kinh cầu an và cầu siêu giờ cúng Ngọ, tôi cứ ngồi đằng sau mà nghĩ hoài tới những hạt cát bạn tôi vừa kể cho nghe. Tôi nhìn dáng ngồi ẩn nhẫn của bạn tôi trong màu áo lam, rồi bất chợt nhìn ra khoảng sân đầy bóng mát, tôi thấy những cánh mai đã rụng đầy trên mặt đất như một tấm thảm màu vàng tuyệt đẹp. Hoa mai nở trên cành, hay những cánh hoa tả tơi trên nền đất, ở mỗi chỗ vẫn mang cái đẹp riêng của nó, hay là lúc ấy tâm hồn tôi đã có chút đổi khác, khi nghe xong câu chuyện của bạn tôi vào một sáng đầu Xuân.
    


BÙI NGỌC TẤN

Một nhà văn của nhiều nhà văn

(TT&VH) – (LTS): Bởi là người Thơ với những bài thật… tình, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan luôn có những điểm nhìn riêng biệt đầy cá tính lẫn sáng tạo sau mỗi lần đọc sách. Anh có lẽ là một trong số ít nhà thơ đọc nhiều sách nhất, có nhiều khi tác phẩm còn ở dạng bản thảo và cũng là nhà phê bình làm được nhiều thơ hay…
Xin giới thiệu tập chân dung Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn, do nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan giới thiệu
Nguyễn Quỳnh Trang.
Tôi vừa riết róng với vài người bạn gần gũi có dính vào văn nghiệp, rằng các anh đọc Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn đi!
Lý do cái yêu cầu đó của tôi đơn giản là, tôi muốn thêm vào một sự thôi thúc đối với họ, sự thôi thúc kể lại đối với một chứng nhân về cái phần sự thật mà họ từng trải nghiệm. Bởi cuốn sách này của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tập hợp 13 thiên bút ký hồi cố của ông, hết sức độc đáo do đều là những bút ký chân dung những nhà văn và nghệ sĩ bè bạn của ông cùng chân dung Nguyên Hồng, do văn phong giản dị thấu suốt, là một cuốn sách khiến nhớ đến câu thơ của Evgeny Evtushenko – “Mỗi số phận mang một phần lịch sử. …”
Chân dung nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan

Đây là một tác phẩm tái bản với những sửa chữa bổ sung và tác giả đã viết rõ ở “Lời đầu sách” ông viết về“những người lận đận, không thành đạt” vì hầu hết bạn của ông là những người như thế và là “những người luôn vượt lên, không đầu hàng số phận”.
Theo truyền thống lãng mạn thì không thành đạt – không đầu hàng là nét đặc trưng của “bộ gene” nghệ sĩ, và nền tảng của nó là một tình yêu đại lượng vô biên đối với con người và đời sống nói chung. Những nét tiêu biểu ấy toát lên từ mỗi dòng chữ của những bài bút ký trong cuốn sách này. Song dẫu Bùi Ngọc Tấn tự nhận cái nhìn lãng mạn trong đôi mắt văn chương của ông ở đây, người đọc vẫn có thể thấy nhãn quan hiện thực sáng suốt dường như nổi trội hơn trong văn chương đó; hay nói một cách khác đi, đấy là cái lãng mạn kiểu Victor Hugo.
Văn chương Bùi Ngọc Tấn rất đẹp, theo lối khiêm nhường, và hẳn ông dành sức mạnh của cái nghệ thuật ngôn từ đặc sắc đó cho tính chân thực – một phẩm chất đòi hỏi hầu hết năng lực ngôn ngữ của mỗi nhà văn – để viết cho được điều ông tự yêu cầu chính mình ở đây khi viết về bè bạn: “Tôi muốn có bóng dáng thời đại chúng tôi đã sống trong những trang sách của tôi …”
Bìa cuốn sách Viết về bè bạn của nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Quả thực ông đã làm được điều đó trong những thiên hồi ký mang cốt cách cổ điển phương Đông này. Như tôi thấy thì thường chỉ bằng một vài tình tiết chọn lọc ông đã dựng nên được một câu chuyện cuộc đời cùng bối cảnh thời buổi đã khuôn đúc thành cái định mệnh ấy, với tính lịch sử sáng rõ và sâu xa ý vị.
Trong thiên bút ký cuối sách về Nguyên Hồng, ông có câu “Đến bây giờ tôi mới biết có những Tám Bính, Năm Sài Gòn mới đang đòi có nhà văn của mình”.
Với tập sách này, ông đã làm một nhà văn của nhiều nhà văn, đầy ý thức về mỗi nhà văn là một mảnh đậm đặc của lịch sử.

Bạn của Một thời

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa cho tái bản tập Viết Về Bè Bạn (có bổ sung thêm một bài viết về nhà văn Vũ Bão- Vũ Bão Một tiếng cười Một dòng cười). Dù đã tái bản nhiều lần, VVBB vẫn là tập sách của hôm nay và được dư luận quan tâm. Dưới đây là hai bài viết về tập sách mới tái bản của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:

Về một thời chưa hẳn “để mất”

SGTT.VN – Đó là thời mà nhà văn luôn phải đối diện với nỗi lo sợ tù đày bởi những quy chụp chính trị, còn thiếu thốn, cái đói thì ám ảnh sau mỗi trang viết. Ngòi bút nhà văn phải lách qua mọi kìm toả, bão giông của thời cuộc để đi đến tận cùng sự thật tâm hồn, để giữ gìn một thứ thiên chức nhà văn, mà Bùi Ngọc Tấn gọi là “nghiệp chướng”.
Bùi Ngọc Tấn là một trong những gương mặt quan trọng nhất của văn xuôi hiện đại Việt Nam, là hội viên danh dự hội Văn bút Canada và hội Văn bút quốc tế; được biết đến với những cuốn: Chuyện kể năm 2000, Biển và chim bói cá, Người chăn kiến, Một ngày dài đằng đẵng, Những người rách việc… Tháng 4.2012, tiểu thuyết Biển và chim bói cá đoạt giải Grand Prix của festival Biển và sách tại Pháp.
Hơn 450 trang hồi ký và chân dung văn học trong Viết về bè bạn (*) là tập hợp của hai cuốn Một thời để mất (1995) và Rừng xưa xanh lá (2002). Đó là những cuộc khảo sát lại ký ức của một nhà văn đã sống, viết và trải nghiệm qua một thời kỳ hết sức đặc biệt trong đời sống xã hội Việt Nam, một sinh khí văn nghệ đầy ngột ngạt.


Những ai quan tâm đến đời sống văn nghệ thời hậu Nhân văn giai phẩm kéo sang thời bao cấp và đầu đổi mới, có thể nhặt được những mảnh tư liệu quý ở cuốn sách này. Ở đó, nghề văn là một thứ nghề trời đày túng quẫn. Những ai sống chết với văn chương đối diện với sự đói nghèo, phải xoay xở bằng đủ thứ nghề, từ tập tành buôn bán “mánh mung” đến bán máu, từ viết thuê từng bài báo từ dịch sách, phim cật lực đến bốc vác, làm rừng… Cơm áo không đùa với khách thơ – thi sĩ Xuân Diệu của Thơ mới từng nói như vậy, và, ít ra trong cuốn sách này, chân dung ông thấp thoáng tái hiện như một kẻ cầm bút đã lách được “cửa cơm áo không đùa” để chọn lấy một “tư cách” khác.
Âu cũng là “hoàn cảnh khách quan” của thời đại. Trong số những chuyện mấy ông nhà văn bươn chải mưu sinh, có lắm nỗi cay đắng được kể bằng ngôn ngữ thật hài hước, dí dỏm làm cho người đọc thấu cảm cái nghĩa tình, sự hồn nhiên của các nhân vật. Ở đó, ta thấy một ông Bùi Ngọc Tấn từng lăn lộn qua các nghề, từ kéo xe bò, thợ sắt, phu khuân vác, nhân viên quốc doanh đánh cá, nhưng vẫn giữ được sự tĩnh tại trước trang viết trên căn gác bừa bộn ở thành phố Hải Phòng trong thời buổi nhá nhem, trong sự “tra tấn” miệt mài của những chiếc loa phường; chuyện Mạc Lân chỉ vì công khai tán thành quan điểm của báo Nhân Văn mà bị mất chức ở toà soạn, từ đó vật lộn với sự thiếu thốn bằng việc chấp nhận viết, bán chữ dưới tên của người khác; chuyện dịch giả Dương Tường đi bán máu chuyên nghiệp để kiếm sống – một thời mà đến những điểm bán máu chỉ toàn gặp trí thức Hà Nội. Và nữa, chuyện Lê Bầu xoay xở giành cái gốc cây trong ngõ Phùng Hưng cho thuê sạp vải kiếm tiền mỗi “dịp” cháy chợ Đồng Xuân, không những thế, ông còn là người rất giỏi trong việc tranh thủ lội chợ trời săn quần áo siđa vào mỗi dịp đi trại viết. Ở Rừng xưa xanh lá, Bùi Ngọc Tấn dí dỏm kể chuyện Chu Lai, Đình Kính, Nguyễn Quang Thân nhận viết sách cho lâm trường quốc doanh với những tình tiết dở khóc dở cười…
Những chuyện vật lộn với cái đói, cái nghèo được Bùi Ngọc Tấn ôn lại đầy chi tiết, tỉ mỉ, giọng điệu hài hước, sẻ chia. Vật lộn với cái đói, sự thiếu thốn để tồn tại và cầm bút đã là một thử thách lớn nhưng với các nhà văn, có lẽ quan ngại lớn nhất lại ở chỗ tâm trạng luôn phải đối phó với một thiết chế văn nghệ ấu trĩ, bất thường, thách thức bản lĩnh cầm bút. Những trang văn được nhìn qua lăng kính chính trị, dễ dàng bị quy chụp. Bầu không khí căng thẳng nặng nề đó là nguyên nhân đẩy Nguyên Bình vào bệnh viện tâm thần, ở đó ông thấy bình yên vì thoát khỏi nỗi ám ảnh bị theo dõi, hãm hại. Vũ Tú Nam bị quy tội “nói xấu con ngan”, ảnh hưởng đến đường lối nghị quyết 6 về phát triển nông nghiệp; còn Võ Huy Tâm bị kết luận “có tư tưởng công đoàn chủ nghĩa”. Sự quy chụp và văn chương bè phái cũng đẩy Nguyên Hồng từ phụ trách báo Văn phải lui về Yên Thế trong tức tưởi, hay Vũ Bão bị vùi dập tơi bời… Và, bản thân Bùi Ngọc Tấn, trong bối cảnh đó, cũng đã trải qua nhiều sóng gió vì trang viết. Những trang văn của ông trở nên đắng đót khi hướng người đọc vào những chiêm nghiệm về tình thân “thời đã mất” sau mỗi lần vào tù ra tội.
Bùi Ngọc Tấn viết: “Không hiểu các nhà văn viết như thế nào, tôi – một kẻ mới tập tọng vào nghề khi viết luôn có ở trước mặt một nhà phê bình, một nhà tuyên huấn và sau này có cả một nhà… công an nữa. Họ nghiêm khắc nhìn tôi” (Một thời để mất).
Điều đáng nói, trong bầu không khí ngột ngạt đó, đã thực sự có một cộng đồng người viết thường xuyên giao du, quan tâm chia sẻ nghịch cảnh và sống với nhau theo cách của những “người văn” trong sáng với nghề, với xã hội, tha nhân. Sống có tình nghĩa, có trải nghiệm tận đáy hiện thực, trên hết là ý thức về sứ mệnh xã hội của văn chương, trang viết của họ được chăm chút kỹ, đẹp và trung thực.
“Các bạn có biết vì sao người ta nói dối không? Có hai lý do. Thứ nhất: người ta sợ nói khác mọi người. Thứ hai: người ta mệt quá rồi”. Trong bài tiểu luận Lại chuyện Nguyên Hồng một thời đã mất, Bùi Ngọc Tấn kết bằng một chi tiết thú vị: ông để cho Nguyên Hồng nhắc lại đoạn thoại trên trong một vở kịch Ba Lan với giọng đầy hả hê và tự trào.
Thời “để mất” chưa hẳn là đã mất.
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
(*) Tái bản có bổ sung, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2012)
——oOo——-

Bạn của một thời

TTCT – Viết về bè bạn – nhất là khi những người bạn ấy đã quá gần gũi, thân thuộc từng nét tính cách, từng cùng sống qua cái thời khó khăn đến độ không thể quên – là điều không dễ.
Phải làm sao để vừa mô tả đúng cái thân thuộc, vừa có một độ lùi của nghệ thuật, để ngay cả chính mình cũng thấy mới lạ. Bùi Ngọc Tấn làm được điều đó.
Viết về bè bạn (*) gồm tập ký chân dung Rừng xưa xanh lá, tập hồi ký Một thời để mất và phụ lục. Những chuyện được kể trong cuốn sách là những kỷ niệm khắc cốt ghi tâm với người trong cuộc và cũng không xa lạ với người ngoài, ngay cả với thế hệ mới của thời đại này. Cái tâm của người viết cùng sự hài hước nhẹ nhàng mà sâu cay, đầy từng trải của ông mang lại sức sống cho những câu chuyện có thể là rất bình thường ấy.
Ở đây có chân dung những tên tuổi quen thuộc: Dương Tường, Vũ Bão, Lê Bầu, Nguyên Hồng…, cũng có người mà tác phẩm của họ chỉ còn bè bạn là nhớ. Với lối viết cổ điển, trong sáng, giản dị, không có gì cầu kỳ màu mè, nhưng sự chân xác của câu chữ Bùi Ngọc Tấn là kết quả của cả một đời miệt mài, trân trọng chữ nghĩa. Còn lại, những ấn tượng và vốn sống phong phú tự làm nên nét độc đáo.
Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934, bắt đầu viết văn, viết báo từ năm 1954. Ông có nhiều sáng tác gây chú ý rộng rãi trong dư luận và từng đoạt nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004, giải Henri Queffenlec – Pháp, 2012…
Một số tác phẩm tiêu biểu:Chuyện kể năm 2000 (tiểu thuyết, 2000), Rừng xưa xanh lá(ký chân dung, 2004), Biển và chim bói cá (tiểu thuyết, 2008)…
Bùi Ngọc Tấn và các bạn ông đã trải qua một thời kỳ đặc biệt. Những tính từ nói về khó khăn, thiếu thốn, trở ngại… là vô nghĩa nếu người ta không trải nghiệm thật sự. Ở thời kỳ đó, con người bị hạ xuống một mức đặc biệt. Đó chưa phải là một mức thấp đến tuyệt vọng để có thể vứt bỏ hết mà đối đầu, nó vẫn còn có thể thỏa hiệp. Nếu thỏa hiệp, người ta sẽ được cung cấp – hoặc cho phép xoay xở – để tồn tại cho đủ ở mức “sống sót”.
Giả dụ như quy trình chụp ảnh và mua thịt của nhiếp ảnh gia Vũ Tín. Lúc đó thợ ảnh và các cô bán thịt còn là những quyền lực đặc biệt, nhưng các cô mậu dĩ nhiên ở đẳng cấp cao hơn: Hôm chụp ảnh. Một lần mua. Tất nhiên rồi. Mấy hôm sau cho xem phim. Cầm phim soi soi lên giời. Một lần mua. Lần thứ ba. Xem ảnh in thử, khổ 3×4. Lại mua. Lần thứ tư là lần đem tấm ảnh 6×9 nghiêm chỉnh đến. Và nếu khéo tán tỉnh, Dì Hai bốc lên đồng ý: phóng to cỡ 13×18 hay 18×24 (Dì Hai hoàn toàn không phải trả tiền) để làm một cái xú ve thì được mua đến lần thứ năm. Riêng lần này có thể mua mông sấn hay mỡ lá, những thứ cực kỳ quý hiếm.
Còn nhiều quy trình như thế, như câu chuyện về Chu Lai, Đình Kính và Nguyễn Quang Thân với quy trình viết thuê cuốn sách ca ngợi lâm trường, hay những mánh khóe bán máu của Dương Tường, Mạc Lân đã áp dụng trong cả một thời kỳ dài đến khó tin.
Ở thời kỳ của sự nghi ngờ, sự bó buộc tinh thần một cách nông cạn và thô bạo, khi tất cả bản năng xấu xa có mọi điều kiện để bộc lộ thì Bùi Ngọc Tấn và những người bạn của ông vẫn không thể thay đổi được. Không ít lần ta nghe ông thốt lên: “Chúng ta có mấy khi được là chúng ta đâu” hay “Được hoàn toàn là mình sung sướng biết bao”. Là mình ấy – là như thế nào? Là đau đáu với nghệ thuật, với những suy tư độc lập, là trân trọng tình nghĩa và giữ nhân cách từ những điều nhỏ nhất thường ngày – cũng tức là những điều khó nhất.
Người đọc không thể không cười với sự hóm hỉnh đặc biệt trong cách kể chuyện của ông. Cười mà rơi nước mắt, cho những cơ hội lỡ dở, những ước vọng phí hoài, những khổ đau vô nghĩa con người gây ra cho nhau. Rơi nước mắt xót thương và khâm phục cho sự trong sáng của tình bạn, cho những cái giá phải trả để sống đúng với bản chất con người mình.
Một tập sách thú vị và cảm động, vừa dễ đọc, vừa có thể thưởng thức, với rất nhiều hiện thực – điều mà phần lớn tác phẩm văn học trẻ hiện nay còn thiếu. Có lẽ vì thế hệ của Bùi Ngọc Tấn và bạn bè ông luôn biết nhìn lại mình, để thấy “thế hệ chúng tôi không phải không có những người tài. Chỉ vì quá tuân theo quy ước, ngay trong nội tâm đã không thắng nổi mình“.
THANH VÂN
__________
(*) Viết về bè bạn: Tập chân dung văn nghệ sĩ – Bùi Ngọc Tấn, tái bản có sửa chữa và bổ sung. NXB Hội Nhà Văn và Công ty Nhã Nam, 2012.

Một ngày vui với nhà văn Bùi Ngọc Tấn


Chúng tôi biết đến nhà văn khi thấy “chuyện kể năm 2000” của ông gây xôn xao dư luận, vừa xuất bản đã bị thu hồi, cấm tái bản. Điều đó càng làm cho những người học viết văn trẻ tuổi chúng tôi thêm quan tâm.
Có lẽ phải nói đến chữ duyên khi chúng tôi gặp được nhà văn. Đầu tiên là việc có được địa chỉ, bởi đâu phải nhà văn nào cũng có địa chỉ công khai mà lấy được dễ dàng. Một lần, nhóm chúng tôi có việc sang trụ sở Hội nhà văn Việt Nam, cũng thật tình cờ khi chúng tôi được Ban Nhà văn trẻ mời làm diễn viên quần chúng “bất đắc dĩ” để chuẩn bị cho ngày hội đọc sách ở Văn Miếu. Trong quá trình tập ở hội trường, cũng là bất đắc dĩ, đạo diễn cho lấy quyển tài liệu Đại hội nhà văn VN lần thứ 8 làm đạo cụ. Trong lúc giải lao, chúng tôi tò mò giở ra xem. Cả bọn đều vui sướng khi biết được địa chỉ của nhà văn, nhưng cũng chỉ biết là ngõ 10 Điện Biên Phủ chứ không biết số nhà cụ thể. May mắn trong mấy đứa chúng tôi có một bạn ở Hải Phòng, thế là kế hoạch “về Hải Phòng” nhanh chóng được “duyệt”.


Chúng tôi về dịp nghỉ lễ 30/04, vừa xuống tàu, chúng tôi quyết định đi bộ bởi biết nhà của nhà văn cách ga Hải Phòng chỉ chừng 1km. Mỗi chúng tôi đều trong tâm trạng lo lắng bởi không dưng đến thế này, không biết có gặp được nhà văn không. Và lo lắng nữa là… sợ ông không tiếp. Bởi biết đâu được, ông đã phải qua bao thăng trầm, khi làm báo thì bị cấm viết văn, rồi bị tù không án gần 5 năm vì “được” cho là có tư tưởng không đúng. Ra tù, chật vật mãi mới xin được vào làm ở một công ty thủy sản. Những tưởng ông đã chán văn chương sau 20 mươi năm vắng bóng từ khi ra tù, đến năm 1993 mới xuất hiện trở lại với bạn đọc qua bài “Nguyên Hồng, thời đã qua”. Sau đó các tác phẩm của ông đều gây được sự chú ý như “Một thời để mất’, “Những người rách việc” “Rừng xưa xanh lá”… và đặc biệt là “Chuyện kể năm 2000” vừa ra đã bị thu hồi bởi được cho là có nhiều vấn đề nhạy cảm. Nhưng dù sao ông vẫn viết và vẫn cho ra những tác phẩm hay và đã có các giải thưởng của Tạp chí Văn Nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Bộ Văn hóa, Nhà xuất bản Hội nhà văn, giải Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng), giải thưởng Hội nhà văn… Đặc biệt mới đây nhất là “Biển và chim bói cá” xuất bản năm 2008, được dịch ra tiếng Pháp và đã đoạt giải thưởng danh giá mang tên nhà văn Pháp nổi tiếng Henri-Queffélec trong liên hoan quốc tế “sách và biển cả” diễn ra tại Pháp. Ông còn là hội viên danh dự Hội Văn Bút Quốc Tế và Hội Văn Bút Canada.


Đọc và tìm hiểu về ông mới thấy ông gặp nhiều tai ương nhưng vẫn luôn biến buồn thành vui, vẫn tự coi mình là thư kí trung thành của thời đại. Văn của ông đã vượt khỏi tầm quốc gia và những người nước ngoài luôn ca ngợi ông. Tuy là thế nhưng dường như các tác phẩm của ông luôn được biên tập rất chặt chẽ, bản thân ông cũng rất được quan tâm theo sát. Ông cũng không muốn vì ông mà nhiều người bị liên lụy. Chúng tôi cứ nghĩ thế nên có thể việc đến gặp ông cũng là hơi mạo hiểm.
Không khó để tìm thấy nhà ông, vào đầu ngõ hỏi là được chỉ ngay lên tầng 2 khu nhà tập thể. Khi chúng tôi còn đang thập thò ở cầu thang vì còn ngại thì một người phụ nữ ngó ra, chúng tôi hỏi ngay: “Bác ơi đây có phải là nhà bác Bùi Ngọc Tấn?” “Đúng rồi, mời các cháu lên, ông ơi ra có khách”. Hóa ra đó là bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, người vợ thảo hiền đảm đang, hậu phương vững chắc của nhà văn mà chúng tôi đã được nghe nói. Không để vợ chồng ông phải thắc mắc, chúng tôi giới thiệu ngay là những người đang học viết văn. Ông cười rất tươi, hóa ra là “người quen”. Bởi ông biết thầy trưởng khoa Văn Giá của chúng tôi. Ông bảo mấy lần thầy Văn Giá mời ông về nói chuyện với sinh viên nhưng tuổi cao, sức khỏe yếu rồi, không đi được, 79 rồi còn gì. Chân ông vẫn đau liên tục, nhiều lúc đi lại cũng khó. Ngồi nói chuyện với ông quả là rất vui, quả là như “người quen”, không hề có khoảng cách. Vậy ra những lo lắng của chúng tôi lúc đầu thật thừa. Ông bảo chưa bao giờ được tiếp “những người trẻ” như thế này, và ông rất vui, rất quý. Ông mời chúng tôi uống nước này nước nọ, nhưng chúng tôi bảo quen uống trà, thế là ông khoe có chè ngon, của một bạn đọc hâm mộ luôn biếu ông, pha không cần tráng nước. Ông bảo tại cậu ấy cho chè này nên không muốn uống chè khác nữa và “bắt đền” cậu ấy cứ phải mang cho. Vừa uống trà, vừa chuyện trò thăm hỏi nhau, ông cứ tấm tắc bày tỏ sự vui mừng khi bất ngờ được tiếp những vị khách “không mời”, “đặc biệt” như chúng tôi.
Sau một hồi trò chuyện rôm rả lại càng thấy ông thật dễ gần, hài hước và giản dị. Rồi ông bảo bây giờ đến lúc khoe. Ông đem ra các quyển sách đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, có cả “Chuyện kể năm 2000” “Biển và chim bói cá” và một vài cuốn khác như “Cuộc sống của con chó”… Ông bảo: “Văn chương nó lạ lắm, có dìm nó cũng chẳng chìm xuống, kéo cũng chẳng nổi lên. Đã dính vào là khó dời ra”. Ông khuyên chúng tôi cứ phải sống, phải lăn lội, nhất là những nơi trung tâm, có sự cạnh tranh cao. Phải biết viết sự thật, dù sự thật thường khó được chấp nhận nhưng nó sẽ tồn tại mãi.” Chúng tôi hỏi dạo này ông viết ra sao? Ông tâm sự: giờ già rồi, sức khỏe yếu, cũng không biết sẽ bị ngừng lúc nào nên cứ làm được gì thì cố làm, giờ ông đang lo viết xong cuốn hồi kí.
Cuộc chuyện cũng đến lúc phải kết thúc, chúng tôi ra về với niềm vui được chụp ảnh với vợ chồng ông và xin chữ kí. Trong lời viết tặng ở cuốn sách của tôi ông ghi: “Một ngày rất vui”. Ông bày tỏ: “Coi như hôm nay là ngày mừng trước lễ độc lập”. Còn tôi cứ nhớ mãi những bức hình chân dung của ông với nhiều sắc thái được bạn bè vẽ tặng treo ở phòng, hướng ra ban công với nhiều cây cảnh. Ấn tượng nhất là cây sim, vốn nó chỉ sống ở trên núi vậy mà khi đem về đây trồng trong chậu, được ông chăm sóc đặc biệt, nó lên xanh tốt và đang nhú những nụ hoa. Tôi bỗng liên tưởng, lẽ nào cuộc đời ông cũng như cây sim trong chậu kia, vẫn trổ cho đời những tác phẩm hay, những bông hoa tím biếc.
TRẦN ĐỨC HIỂN
————————————
Một ngày cuối tháng 4 năm 2012, vợ chồng tôi tiếp một đoàn khách từ Hà Nội về. Khách đến nhà bao giờ cũng vui. Những người khách và cũng là những người bạn. Khi mới đến còn là khách, Khi đứng dậy ra về dã là những người bạn rồi. Nhưng doàn khách đến nhà cuối tháng 4 vừa qua không chỉ là niềm vui mà còn đem lại tuổi trẻ đã mất của tôi: Các sinh viên đại học văn hóa Hà Nội. Toàn những bạn tuổi 20 mà mặc dù là nhà văn, tôi vẫn thấy bất lực trong việc diễn tả cặp mắt, vẻ mặt, tiếng cười… của các bạn.
Nhìn những người khách như những tiên đồng ngọc nữ của một thế giới nào đến, tôi tự hỏi: Lẽ nào cái thời tiếp quản Thủ Đô mình cũng trẻ đẹp như thế này? Cũng có đôi mắt và tiếng cười trong trẻo không vướng chút lo âu như thế này? Thời gian qua nhanh biết bao! 
Cầu sao các bạn không phải chịu những ngón đòn như những ngón đòn đã giáng xuống đời tôi. Nhưng cũng mong các bạn không hoàn toàn thuận lợi trong cuộc sống.Hãy nhận lấy một vài bài học…
Búi Ngọc Tấn

Không quên mua sách của BNT mang từ Hà Nội về để tác giả ký tặng
Tất cả đều rất thích cây sim trồng trên ban công nhà nhà văn BNT
 
Những niềm vui rất trẻ
Còn muồn ngồi lâu nữa, những đã đến giờ ra ga nhận lại hành lý, cả đoàn chụp ảnh kỷ niệm trước khi ra về
Ảnh: Trần Quang Thanh

Tôi mắc nợ biển

Festival Sách và Biển được tổ chức hàng năm tại Pháp. Giải thưởng mang tên Henri Queffélec, nhà văn được coi là người viết về biển bằng tiếng Pháp hay nhất thế kỷ 20 và là người sáng lập giải.Giải thưởng năm nay thuộc về nhà văn Việt Nam Bùi Ngọc Tấn với tác phẩm “Biển Và Chim Bói cá” (Tây Hà dịch). Sau 29 năm, lần đầu tiên giải thưởng ra khỏi Châu Âu.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Bùi Ngọc Tấn về sự kiện này.

PV: Xin chúc mừng tiểu thuyết Biển và Chim bói cá (BVCBC) vừa đoạt giải thưởng quốc tế tại Pháp trong cuộc thi viết về biển. Tác phẩm BVCBC đã đến với cuộc thi này ra sao?
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn: BVCBC là quyển tiểu thuyết thứ 5 của tôi, quyển tiểu thuyết duy nhất được in và phát hành suôn sẻ. Ba quyển đầu bị tịch thu khi còn là bản thảo từ những năm 60 thế kỷ trước, khi tôi bị mắc vào vòng lao lý. Còn quyển thứ tư, Chuyện kể năm 2000 (CKN2000) in xong, chưa phát hành đã có lệnh thu hồi tiêu hủy. Chỉ riêng BVCBC là được in, được tái bản, được các báo đưa tin. Lại còn được đọc trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam từ đầu đến cuối, và được trả 800.000 đồng tiền “nhuận đọc”. Tưởng thế đã là may mắn tột cùng rồi, nhưng nó lại được dịch ra tiếng Pháp và xuất bản tại Pháp tháng 10 năm 2011, được giải thưởng tại Festival Sách và Biển (Livre et Mer) tại Pháp năm 2012. Có lẽ 4 anh chị sinh trước nó bị vất vả nên số phận đã cho nó một sự đền bù chăng?
La Mer et le Martin-pêcheur (tên tiếng Pháp của BVCBC) đã lọt vào mắt xanh của bạn đọc Pháp, là 1 trong 6 tập sách vào chung khảo, 1 của Canada, 1 của Bỉ, và 3 của Pháp. Tất cả đều là các nhà văn chuyên nghiệp, có người còn là thủy sư đô đốc, là giám đốc nhật báo Le Monde, một tờ báo lớn ở Pháp và Châu Âu. Và cuối cùng BVCBC đã chiến thắng.
Ban tổ chức cuộc thi đã đánh giá ra sao về tác phẩm này?

Trang web của Festival có ghi mấy dòng in trên bìa 4 BVCB bản tiếng Pháp: Với lời văn đẹp đẽ đầy chất thơ, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đưa ta đến nơi mà chúng ta chưa bao giờ đến. Sau khi gấp lại tập sách, chúng ta đã thay đổi. Và cũng trở nên tốt hơn.
Và đây là lời tuyên dương BVCBC của ông Francois Bourgeon, chủ tịch danh dự Festival: Chan chứa yêu thương và ngộ nghĩnh… Đầy chất thơ… Bùi Ngọc Tấn tặng chúng ta một quyển tiểu thuyết nhân văn… Cấu trúc rất đặc sắc. Không chút áp đặt, ông dẫn chúng ta đến một vĩ thanh để chúng ta tự do suy ngẫm… Bùi Ngọc Tấn biết cái giá của tự do. Tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn là cuốn sách không thể nào quên. Thậm chí có lẽ là… một quyển tiểu thuyết làm người ta tốt hơn.
Ông đã viết BVCBC trong bối cảnh và tâm trạng nào?

Tôi đã làm một nhân viên ở một xí nghiệp đánh cá quốc doanh 20 năm. Là một thành viên, một tế bào của cái cơ thể phập phồng hơi thở có một đối tượng lao động là biển cả này, tôi vui niềm vui của những ngày biển lặng gió êm, những chuyến biển tầu về đầy ắp cá; tôi lo lắng cho những người bạn của tôi đang chịu gió mùa, tránh bão, tôi chia sẻ nỗi buồn với những thủy thủ khi những chuyến biển bị gẫy…
Và tôi hiểu những khó khăn của thời ấy về phụ tùng thay thế, về dầu đốt, về thiếu am mô ni ác chạy máy lạnh, về mỗi khi Sở “điên nặng” cúp điện…
Tôi cũng đã nhiều lần đi biển. Reo hò khi đụt cá căng phồng ào ào trút nước xuống boong, lo lắng nhìn đụt lép kẹp vừa lôi lên sàn dốc. Chọn tôm, nhặt cá, luộc tôm tít ăn khuya cùng các thuyền viên. Tôi yêu họ, tôi yêu biển.
Tôi mắc nợ với biển và mắc nợ với họ. Năm 1977 (hay 1978?) nghĩa là chỉ hơn 2 năm sau, tôi đã viết và in truyện vừa Thuyền Trưởng dài hơn 100 trang, tất nhiên là viết chui (ký tên khác) do nhà Lao Đông xuất bản.
Là nhân viên thi đua làm trên bờ, tôi vẫn tận dụng mọi cơ hội đi biển và chăm chỉ ghi chép.  Viết BVCBC, tôi cố diễn đạt được cuộc chuyển mình trong tư tưởng, trong quan hệ giữa người với người, giữa người với biển, một cuộc vật lộn gian khổ và đau đớn…
Tôi đã dành ra 3 năm, viết đi viết lại nhiều lần và cuối cùng nó có hình dạng như các bạn thấy.
 Theo ông, bạn đọc người nước ngoài có thể tìm thấy điều gì thú vị ở BVCBC?

Lời tuyên dương BVCBC của ông chủ tịch danh dự của Festival có câu: Quyển sách của Bùi Ngọc Tấn hoàn toàn làm chúng tôi thỏa mãn. Và sau đó ông nhắc đến những điều cụ thể hơn: BNT kể về đất nước mình và về thế giới đánh cá mà ông từng biết. Một quyển tiểu thuyết hấp dẫn về lịch sử một hải cảng, về một xí nghiệp đánh cá quốc doanh, về một cộng đồng người đánh cá can đảm và ranh mãnh vật lộn để nuôi sống gia đình, vét biển đến cạn kiệt. Trước khi bị cuốn vào những quanh co khúc khuỷu của toàn cầu hóa…
Về mặt nghệ thuật, BVCBC cũng được đánh giá cao: Các báo ở Pháp đã dẫn nhiều nhận xét của những thành viên ban giám khảo, ban tổ chức Festival như cấu trúc của tiểu thuyết, một giọng văn phảng phất Dostoievski, một quyển tiểu thuyết magnifique (tráng lệ, tuyệt vời)… qua đó thấy được hồn thơ pha lẫn với sự hóm hỉnh của một Vaclav Haven, hay một Milan Kundera…
Tôi rất hạnh phúc khi đọc thư của bà giám đốc Festival gửi dịch giả Tây Hà: “Chắc chắn ở ViệtNamcòn nhiều áng văn hay cần được tiếp tục giới thiệu ra thế giới.”
 Còn ở trong nước, BVCBC được đón nhận ra sao?

Ngay khi mới xuất bản lần đầu, công ty NhãNamđã tổ chức giới thiệu sách. Nhiều báo lớn đã đưa tin và có bài nhận xét. Trong một số báo Tết, một tờ báo coi việc xuất bản BVCBC là một trong những sự kiện văn hóa trong năm.
Và như trên đã nói: Nó được đọc trên đài phát thanh TNVN trong nhiều tháng.
Xin tò mò một chút, giải thưởng về vật chất có lớn không?

Tôi chỉ được báo tin và cũng chưa được biết chính xác số tiền thưởng kèm theo giải. Dịch giả Tây Hà có chuyển cho tôi thư của giám đốc Festival nói rằng sẽ chuyển phần của dịch giả cho dịch giả, phần của tác giả cho tác giả.
Sức khỏe ông dạo này thế nào, ông vẫn đang tiếp tục viết?

Năm nay tôi đã 79 tuổi. Sự chuyển biến theo hướng… đi xuống  diễn ra rất nhanh.
Nhưng vẫn phải làm việc. Viết báo kiếm tiền để sống. Và viết văn.

 Nghe nói ông từng có đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định lại quyển tiểu thuyết “Chuyện kể năm 2000” của ông. Thực hư thế nào?

Vâng. Tôi đã làm nhiều đơn. Lên Ban Văn Hóa- Tư tưởng Trung Ương. Lên Bộ Văn Hóa. Và Hội Nhà Văn. Đề nghị tổ chức hội thảo. Và kêu oan cho sách. Nhưng không được giải quyết.
Trong khi đó, mới hôm qua, nhiều người từ Hà Nội về, từ HCM ra gặp tôi chúc mừng tôi được giải thưởng vẫn mua CKN2000 (bản phô tô nhưng được đóng bìa rất đẹp) để tôi ký tặng.
Vậy là sau 12 năm, người ta vẫn tìm đọc CKN2000. Và tôi vẫn tạo nên công ăn việc làm cho một số người( cười). Chỉ có tác giả là không được đồng nhuận bút nào. Còn nhà nước thất thu tiền thuế.
Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Phong Hằng ( thực hiện)

Đầu xuân thăm Bùi Ngọc Tấn

(Theo Nguyễn Xuân Diện’s blog)
Thưa chư vị,
Theo lệ hằng năm, sáng nay, một số anh em văn nghệ sĩ trí thức Hà Nội bạn bè của nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã đi Hải Phòng thăm gia đình ông. Đoàn gồm: Các GS Chu Hảo, Phạm Duy Hiển; các nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Dương Tường, nhà thơ Vũ Quần Phương, Nhà giáo Phạm Toàn, TS Nguyễn Quang A, Họa sĩ Trịnh Tú, dịch giả Ngọc Tây Hồ, Chị Tâm Hiếu, chị Phương Loan và Nguyễn Xuân Diện.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn – tác giả tiểu thuyết “Chuyện kể năm 2000” và vợ – hiện đang cư trú tại 10 Điện Biên Phủ, TP Hoa Phượng Đỏ (gần đây đổi tên hoa phượng thành hoa cải) – đón tiếp mọi người trong niềm vui sướng cảm động. Đài TH TP Hải Phòng cũng kịp thời có mặt để ghi lại những phút giây của cuộc gặp gỡ và các phát biểu của các bạn văn về cuộc đời và nghiệp văn Bùi Ngọc Tấn.
Trên đường đi, trạm dừng nghỉ ngơi:
Không chụp ảnh ba người bao giờ, nhưng có hai ông nổi tiếng, đành liều chụp chung
Cùng Vũ Quần Phương sớt bài thơ Tranh Tết dân gian của ông trên Gúc Gồ
Vào ngõ nhà Bùi Ngọc Tấn:
GS Chu Hảo tặng hoa cho bà Bùi Ngọc Tấn, và cảm ơn bà đã chịu đựng đau khổ
trong suốt thời gian ông bị tù đày.
 
Ảnh trên tường ghi lại cuộc gặp của ông với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong ảnh có cả: Nhà văn Nguyên Ngọc và GS hạt nhân Phạm Duy Hiển.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn ký tặng bạn 2 tập sách mới được dịch và phát hành ở Pháp: Tiểu thuyết Biển và chim bói cá (La mer et le martin pêcheur) và tập truyện ngắn Cún (Une vie de chien) dạng bỏ túi (poche)
Phạm Toàn & Trịnh Tú

 

Sau khi hàn huyên ở nhà riêng, cả hội kéo nhau đến một nhà hàng. Ngọc Tây Hồ tặng mỗi bác một chiếc cốc No U (Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ Tổ quốc):

Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh (Hải Phòng) cũng đến chung vui hội ngộ






Chu Hảo, người tổ chức chuyến đi thăm Bùi Ngọc Tấn nhân dịp đầu Xuân, do đó bốn người bạn tuổi 80 lại được gặp nhau, một cuộc gặp thật quý, bởi theo các ông, gặp lần nào biết lần ấy.
“Chúng tôi có 10 anh em chơi với nhau hơn nửa thế kỷ rồi. Nay 5 người đã mất (Hứa Văn Định, Mạc Lân, Vũ Bão, Nguyên Bình, Lê Bầu). Vũ Thư Hiên định cư ở nước ngoài. Chỉ còn lại 4 chúng tôi: Châu Diên, Nguyễn Xuân Khánh, Dương Tường và tôi.
Tôi gọi vui là “bè lũ bốn tên”, “bốn người sót lại của rừng cười”, còn Đào Trọng Khánh gọi là “bốn Samurai”. Tôi thấy tên nào cũng được.” (Lời Bùi Ngọc Tấn)
Cũng theo Bùi Ngọc Tấn, chuyến về Hải Phòng thăm ông do giáo sư Chu Hảo tổ chức ngày 2 tháng 3 năm 2012 đã bị chậm lại nửa tháng so với dự định ban đầu. Bởi mỗi người một công một việc khác nhau. Người còn đang ở Úc, người ở miền Trung, người bận họp, người về giỗ mẹ vợ. Được người này lại vắng người khác. “Cứ rập rình như áp thấp nhiệt đới ngoài biển Đông vậy”. Cho đến ngày cuối cùng, lại do công việc đột xuất nên Phạm Xuân Nguyên, Phan Hồng Giang, Trần Vũ… phải ở lại Hà Nội.
“Tôi rất cảm động và cả tự hào nữa. Cuộc đời thật đáng sống.” (Vẫn lời Bùi Ngọc Tấn)
Tin và ảnh: Nguyễn Xuân Diện

Bức tranh họa sỹ Nguyễn Thanh Bình vẽ tặng Bùi Ngọc Tấn

Đầu tháng 6 năm 2011, họa sỹ Nguyễn Thanh Bình đã hoàn thành một bức tranh vẽ tặng Bùi Ngọc Tấn. Dưới đây là bức tranh có nhan đề “Nữ sinh” và những lời tự bạch của họa sỹ về bức tranh tặng bạn này:
Thông thường, tranh có kích thước 80 x 95cm hoặc 100 x 130cm,  mình đều vẽ 5 bức chỉ trong 3 ngày (một tuần 10 bức – Dĩ nhiên, với một ít bí quyết đơn giản riêng). Nhưng riêng bức tranh vẽ tặng cho anh Bùi Ngọc Tấn, mình loay hoay gần 1 tuần!

Vẽ xong, chợt một câu hỏi đã có từ lâu lại xuất hiện : Điều gì đã xảy ra với tranh của mình vậy ? Điều gì đã xảy ra suốt hơn 10 năm qua, từ người khách đầu
tiên, đến áp lực ngày càng tăng, suốt một thời gian dài. Xét trên bình diện rộng, nó chưa phải là loại tranh thật đẹp, xét về mặt thuần túy chuyên môn thì
nó cũng bình bình, giá cũng không phải cao lắm (lâu lâu có bức cao nhất cũng chỉ trên dưới 18.000 USD – Hoàn toàn không đáng kể, nếu so với mặt bằng giá trên thế giới). Có người bảo đó là do may mắn, cũng đúng một phần, nhưng không hoàn toàn, bởi may mắn thì luôn chỉ có giá trị nhất thời, tài năng lại càng không phải vì sự tác động và sức ảnh hưởng không có bao nhiêu … như thế thì sao gọi là tài !?… Có thể, nó mang một sức lôi cuốn nào đó, nhưng sự hấp dẫn, lôi cuốn lại
tùy thuộc vào một gout thẩm mỹ nhất định, điều này có nghĩa là  đối tượng mà nó hấp dẫn chỉ bó gọn trong một phạm vi  …
Cứ như thế, điều thắc mắc này theo mình suốt vài năm gần đây…Lâu lâu nó lại nổi lên lừ lừ như con rùa ghẻ Hồ Gươm.
Nhưng, cuối cùng, khi ngồi nhớ và nghĩ đến anh Tấn, nghĩ sang đến ông bố vợ (đại tá Lê Trọng Nghĩa – Người chỉ huy cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
tại Hà nội năm 1945 … Cùng với tướng Giáp, Lê Liêm…chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ … sau này vì bất đồng chính kiến, bị chính quyền đày ải cho đến ngày
nay), nghĩ đến những người mà số phận gắn với lịch sử của đất nước, và… đến những người bạn đồng học luôn chế giễu mình rằng : cái thằng duy nhất tin các
thày chùa … Chợt nhìn thấy câu trả lời… Liệu bạn nào trên FB này có thể trả lời chính xác điều này không ? Thật ra nó vô cùng đơn giản.
Phần thưởng sẽ là một bức tranh (Nếu bạn không chê).

Cập nhật xuân Tân Mão

Cập nhật xuân Tân Mão
Trong một lần cùng Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội về Hải Phòng thăm Bùi Ngọc Tấn, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã nửa đùa nửa thật nói: “Phải ghi địa chỉ nhà Bùi Ngọc Tấn vào sách hướng dẫn du lịch, để khách du lịch trong nước ngoài nước có thể đến thăm…”
Không có tên trong sách du lịch, nhưng căn buồng của BNT luôn là địa chỉ đi tới của những người làm nghệ thuật, của bạn đọc, những người chia sẻ…
10 người khách trưa 2 Tết
10 người khách ấy chia làm 2 nhóm. 6 người từ Hà Nội xuống: nhà văn Châu Diên, tiến sĩ vật lý hạt nhân Phạm Duy Hiển, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, tổng biên tập báo Thể Thao Văn Hoá Ngô Hà Thái, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Bá Dũng, một người bên FPT rất yêu văn chương. Và cuối cùng là một chàng lái xe còn rất trẻ.
Nhóm thứ hai 4 người từ Sài gòn ra: Vợ chồng nhà báo Thuý Nga phóng viên báo Tuổi Trẻ và anh chị Thế Thanh, nguyên phó giám đốc Sở Văn Hoá thành phố Hồ Chí Minh.
10 giờ sáng, báo tin ấy cho Bùi Ngọc Tấn là Phạm Xuân Nguyên, người khởi xướng và tổ chức cuộc xuất hành hướng Đông Nam, từ Hà Nội về Hải Phòng:
-Đoàn đang chữa xe ở Hưng Yên. Đang điều xe khác. Anh yên tâm. Khoảng 11, 12 giờ là có mặt tại Hải Phòng thôi mà.
Nhà văn BNT kể:
-Tin rất bất ngờ. Đúng là mấy ông ngẫu hứng. Tôi rất cảm động. Xúc động thì đúng hơn.  Mồng hai Tết là ngày thư thả nhất trong dịp Tết. Trước Tết là cả một sự lo toan vất vả. Biết bao công việc. Bận cho đến giao thừa. Qua giao thừa là xông đất. Là chúc tụng. Rồi thu dọn. Và đi nằm. Giấc ngủ thường là gần sáng tới tận 9, 10 giờ mùng 1. Mùng 2 Tết, sức khoẻ mới hồi phục và có thời gian thư thái hưởng thụ cái tết, thư thái đón Xuân. Mùng 2 là ngày Tết nhất trong những ngày Tết vì hôm sau mồng 3 là Tết đã tàn rồi. Vậy mà các bạn dành cả ngày mùng 2 xuống thăm tôi. Mà tôi biết các bạn tôi. Ở xa nhau, mỗi người một hoàn cảnh, một công việc, thống nhất được, tập hợp được, đưa đón được là rất khó khăn. Mình rất cảm ơn các bạn, cảm ơn tình cảm các bạn dành cho mình. Nhưng lo. Ăn uống ra sao đây. 10 người khách đâu phải chuyện đùa. Bà vợ mình vẫn chưa lại sức sau những ngày Tết quá căng thẳng.
Như đoán biết ý nghĩ của vợ chồng nhà văn BNT, Phạm Xuân Nguyên hét to trong máy:
-Ô tô thay thế tới rồi. Chỉ sau 12 giờ là đến nơi thôi. Cơm nước, có gì ăn nấy. Không cỗ bàn gì cả. Anh chị còn bánh chưng không? Còn giò không? Cứ thế, cứ thế được rồi. Rượu mối chúa còn không?
Hơn 1 giờ trưa đoàn khách mới lên đến thang gác căn buống số 10 Điện Biên của BNT. Nhưng chỉ có 6 người. Còn 4 người khách từ thành phố HCM lại đi từ phía biển vào, đến muộn hơn một chút, khi đã kết thúc chuyến thăm Vịnh Hạ Long.
Sau những cái ôm hôn, những lời chúc tụng đầu năm, chủ khách cùng quây quần, nâng cốc. Gần 2 giờ chiều rồi.
Thức ăn của chủ nhà. Thức ăn của khách. Anh Phạm Duy Hiển mang theo bánh chưng, Nguyễn Bá Dũng có rượu vang trắng. Còn Phạm Xuân Nguyên thì mứt gừng và bánh đậu xanh. Một món của chủ nhà được khách đặc biệt chiếu cố: Hành nén. Dễ đến 7, 8 đĩa hành nén, đĩa nọ tiếp đĩa kia mà cứ hết veo veo. Giò còn nhiều hơn: Đủ các loại giò: Giò lụa, giò tai lợn, giò bò… Rượu của Nguyễn Bá Dũng không được mở. Mà rượu nếp ngâm với 500 con mối chúa, của một bạn đọc, anh Trần Đức Trí tổng giám đốc công ty Baikal san cho đã được Bùi Ngọc Tán ngâm thêm với mật ong.
Đã quen với món rượu này trong những lần trước xuống Hải Phòng với BNT, Phạm Xuân Nguyên cho vào mỗi cốc một con mối chúa, và “gương mẫu” ăn trước cho tất cả cùng nhìn đấy mà bắt chước. Ngon lắm các vị ạ. Bùi như nhộng tằm. Con mối chúa chỉ có mỗi việc đẻ thôi, không làm việc gì khác. Rất nhiều dinh dưỡng…
Đường xa. Ăn muộn. Đông vui. Đói. Phạm Xuân Nguyên cười nhận xét:
-Cứ rào rào như tằm ăn rỗi ấy nhỉ?
Đúng là rào rào. Vừa ăn vừa uống. Múc rượu từ bình. Nâng cốc. Chúc.  Chuyện Tết. Chuyện văn chương. Chuyện âm nhạc. Phạm Xuân Nguyên long trọng giới thiệu với toàn thể “cử toạ”: Nhà văn Châu Diên chính là nhà giáo Phạm Toàn. Cả hai cùng viết sách. Người đọc Châu Diên nhiều nhất là nhà giáo Phạm Toàn. Người đọc Phạm Toàn nhiều nhất là nhà văn Châu Diên. Châu Diên cười, giục Bùi Ngọc Tấn viết tiếp hồi ký… Cho đến gần 5 giờ cuộc vui mới tàn, mọi người mới lên ô tô về Hà Nội.
Ảnh: Bạn bè (người đã quen lâu cũng như mới gặp lần đầu) từ các nơi đến chật nhà không phải là ít xảy ra tại căn buồng của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Thuật lại chuyện những người bạn đến chúc năm mới ngày mồng 2 Tết, BNT nói:
-Nhìn các bạn xuống thang, tôi tự nghĩ: Chắc chắn đây là một trong những Tết vui nhất đời mình. Cảm động. Hạnh Phúc. Và cả tự hào nữa.
Ông càng tự hào khi một nhà văn ở Hải Phòng rút ra kết luận:
-Các ông lãnh đạo văn chương nghệ thuật có nằm mơ cũng không thể có những cuộc viếng thăm chúc tết như thế…
Hai du khách Thuỵ Sĩ
Trung tuần tháng 3 năm 2011, có hai người khách nước ngoài bước vào hẻm 10 Điện Biên Phủ Hải Phòng. Những người dân trong ngõ đều biết đó là khách của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Dù đã quen với vóc dáng cao mét tám, mét chín, với nước da trắng, các màu tóc vàng, nâu, hay bạch kim… cùng cách ăn mặc rất đặc trưng của những du khách ngoại quốc, người ta vẫn không thể không nhìn theo người đàn ông  vai đeo máy ảnh, túi xách, người đàn bà tay ôm một bó hoa lớn cực đẹp (cả hai đã đứng tuổi) đi theo một thanh niên Việt Nam, lên thang gác hẹp.
Đó là ông bà Clio và Jacques Cherpillod, hai du khách Thuỵ Sĩ. Anh thanh niên là Nguyễn Bình Phương, hướng dẫn viên một công ty du lịch Hà Nội, đông thời cũng là một người mê sách, một fan của Bùi Ngọc Tấn. Cả ba mới đặt chân tới Hải Phòng lúc chiều và nghỉ lại đây để sáng hôm sau đi thăm Vịnh Hạ Long.
Ảnh: BNT và ông bà du khách Thụy Sĩ
Chương trình buổi chiều và cả buổi tối nữa dành cho việc tham quan Hải Phòng, được xác định cụ thể là thăm nhà một văn nghệ sĩ. Gia đình ông bà Clio và Jacques là một gia đình trí thức. Bà Clio là hoạ sĩ. Ông Jacques là bác sĩ y khoa. Ông bà có một người con là đạo diễn điện ảnh đã có phim đoạt giải ở Thuỵ Sĩ và được gửi tham dự tranh giải Oscar. Dễ hiểu là việc đến thăm một nhà văn Việt Nam tại nhà làm hai ông bà thích thú như thế nào. Phòng khách nhà văn BNT treo rất nhiều tranh chân dung ông do các hoạ sĩ mến mộ ông vẽ tặng: Đặng Xuân Hoà, Đinh Quân, Nguyễn Thanh Bình, Lê Chúc, Hà Trí Hiếu, Tô Chiêm, Quốc Thái… Hai du khách Thuỵ Sĩ xin phép được chụp ảnh những bức tranh và dừng lại rất lâu trước bức chân dung của hoạ sĩ Đỗ Phấn vẽ Bùi Ngọc Tấn có 2 đầu, đầu thứ nhất di căn mọc ra đầu thứ hai.
BNT nói ông đã sang Châu Âu, đã tới Pháp, Đức, Hà Lan, áo, Bỉ và rất muốn sang thăm Thuỵ Sĩ nhưng không được vì phải có visa riêng. Ông cười:
-Các bạn tôi bên ấy nói tôi cứ vượt biên, sang chui, nhưng tôi sợ bị bắt và bị phạt.
Ông lấy trong tủ sách ra hai tập sách của ông đã được dịch: Tập Chuyện Kể năm 2000 bản tiếng Anh (A Tale for 2000) và tập truyện ngắn Cún bản tiếng Pháp (Une vie de chien):
-Rất may là tôi còn hai quyển Une vie de chien. Tôi xin tặng ông bà một quyển.
Ảnh: BNT ghi tặng Une vie de chien
Thật là một món quà bất ngờ. Có lẽ đó là món quà đặc biệt nhất trong chuyến du lịch tới Việt Nam của hai người. Hai người khách Thuỵ Sĩ nắm tay nhà văn. Câu chuyện giữa chủ và khách đã là câu chuyện của những người bạn. Họ nói về Việt Nam, về Thuỵ Sĩ, về chuyến đi Vịnh Hạ Long sớm mai, về hội hoạ, về quyền lực của Nghệ Thuật.
Đã hết cả buổi chiều. Tới tối mịt, các vị khách ra về. Lại nắm chặt tay.
Ông bà khách:
-Au revoir. (Tạm biệt.)
Chủ nhà:
-A bientôt. (Hẹn gặp lại.)
Hai câu trả lời phỏng vấn không được đăng báo
Mùa báo Tết Tân Mão vừa qua, BNT được hai tờ báo đặt bài và phỏng vấn. Ông thường nói: Tuổi già hết lộc nên rất phấn khởi vì vẫn còn có người nhớ đến mình. Bài viết được đăng. Nhưng bài phỏng vấn thì không được Tổng Biên Tập duyệt. Thực ra không phải một bài mà chỉ có 2 câu  hỏi thôi. Mỗi văn nghệ sĩ nhận trả lời 2, 3 câu, phần của BNT không được dùng. Nghĩ rằng những câu trả lời của ông cũng không đến nỗi phạm tệ hay nhạt nhẽo, nên chúng tôi công bố trong trang web này để bạn đọc đọc cho vui…
1-Vì sao ông không đi dự đại hội nhà văn đầu tháng 8-2010?
BNT: Một câu hỏi rất hay. Nhưng để trả lời câu hỏi này, cho phép tôi ngược thời gian một chút. Xuân nhật do đa mà. Dông dài tí ti, chị đồng ý nhé.
Năm 1973, khi tôi từ rừng núi trở về, các cơ quan chức năng (theo cách nói hiện nay để tránh va chạm) nhiều lần nói với vợ tôi: “Chị đừng nghĩ là anh Tấn nhà chị lại còn được viết văn nữa. Không ai cho anh ấy viết văn nữa đâu! Chị hãy nhớ lấy điều ấy!”
“Tôi đã quên tên tôi dưới mặt trời”.
Đã bao lần tôi nhẩm đi nhẩm lại câu thơ ấy. Tưởng rồi sẽ quên được hẳn tên-dưới-mặt-trời của mình nhưng mới khó làm sao. Đầu năm 1990, tôi lại viết trở lại. Viết vì sau nghị quyết đổi mới của đại hội Đảng năm 1986, có thể viết khác đi. Viết vì những điều tích tụ trong lòng không thể không viết ra. Viết như một sự không khuất phục, chống lại mệnh trời…
Sau khi công bố hai tập sách (hồi ký Một Thời Để Mất cuối năm 1995 và truyện ngắn Những Người Rách Việc đầu năm 1996) tôi nộp đơn xin vào Hội Nhà Văn, nhưng không được kết nạp. Tôi đã định rút đơn. Hai người ký bảo lãnh cho tôi là Vũ Bão và Lê Bầu can ngăn:
-Tôi lậy ông. Ông cứ để đơn đấy cho chúng tôi nhờ.
Thực ra nếu không vì hoàn cảnh éo le, tôi không nộp đơn. Tôi luôn hiểu viết văn là nỗ lực một mình cô đơn trước trang giấy trắng. Chẳng qua chỉ vì muốn chính thức được công nhận đã đứng dưới mặt trời thôi. Cái danh hiệu “Nhà văn quốc gia” như anh em văn nghệ Hải Phòng thường nói có thể giúp tôi điều ấy.
Năm sau, 1998 tôi được kết nạp. Đại hội đại biểu nhà văn lần thứ 6 (năm 2000) là đại hội đâu tiên tôi được tham dự. Tuy nhiên đã có ý kiến truất quyền đại biểu của tôi. Nhưng cuối cùng tôi vẫn được đi họp. Tôi có nói với nhà thơ Hữu Thỉnh, phó tổng thư ký HNV mục đích đi đại hội của tôi: “Mình có dự cũng chỉ để gặp lại bạn bè cũ. Nếu không, có khi đến chết cũng không gặp được nhau.” Một đại hội vui của tôi. Bạn cũ, bạn mới tay bắt mặt mừng. Tôi không chú ý tới các bản tham luận. Chỉ bắt tay, ôm lấy nhau. Và chụp ảnh…
Năm 2005, đại hội đại biểu lần thứ 7, được bầu là đại biểu, việc dự đại hội của tôi suôn sẻ. Đã biết đại hội sẽ diễn ra như thế nào rồi, nghĩa là người đọc tham luận cứ đọc, người ngồi dưới cứ nói chuyện, người ra hành lang uống cà phê cứ uống, người đi dạo ngoài sân cứ đi…, niềm vui của tôi là gặp lại Hà Nội của tôi, Hà Nội một thời tươi đẹp nhất của tôi. Cùng Đoàn Lê đi thăm Nguyên Bình ốm nặng. Uống bia, ăn chân gà nướng ban đêm ở một vỉa hè Hà Nội với Dương Tường, Dạ Thảo Phương, “đầu nậu” sách Dương Thắng, Phạm Hải Anh vừa từ Hà Lan về. Một mình lang thang bờ hồ, ngồi ở gốc cây nơi 32 năm trước đã ngồi khi từ những lòng chảo giữa rừng trở về ăn kem, gặp lại Tháp Rùa…
Đại hội (toàn thể) lần thứ  8 tháng 8 năm 2010 tôi không đi dự. Bởi những lý do thiết yếu của riêng tôi không còn nữa. Bạn cũ, bạn mới (đã thành bạn cũ) gặp rồi, và suốt 10 năm giữa các đại hội, thường xuyên gặp gỡ, điện thoại, meo đi meo lại cho nhau đủ các thứ chuyện rồi. Còn nhu cầu gặp lại Hà Nội xưa thì thật khó mà thực hiện: Kẹt đường, kẹt xe. Cực kỳ gian khổ. Kể cả nguy hiểm nữa. Người, ô tô, xe máy ở đâu ra mà lắm thế.
Với lại cũng thừa biết các đại hội đều giống nhau. Ăn sáng như thế nào, lên hội trường như thế nào. Vấn đề cốt yếu nhất của đại hội là nâng cao chất lượng sáng tác không được bàn kỹ, mà chỉ chăm chăm vào việc bầu bán, nhân sự…
Sau đại hội, nhiều người bảo tôi: Anh không đi là đúng.
2- Ông có e sợ khi mùa xuân về?
BNT: Tôi hiểu ý câu chị hỏi. 77 tuổi rồi. Mỗi mùa xuân tới đồng nghĩa với cái khúc còn lại của tôi ngắn đi một ít. Cái kết thúc đang tới gần kề. Thực ra tôi nghĩ tới sự kết thúc từ lâu lắm rồi. Ngay khi còn rất trẻ.
Xuân năm nay tươi và còn tươi mãi mãi mà ta đang chết dần dần.
Thời còn đang học phổ thông, đọc câu ấy trong Giọt Sương Hoa của Phạm Văn Hạnh mà cứ rợn hết cả người. Tôi hiểu rằng tôi đang sống nghĩa là tôi đang chết. Tôi hiểu lẽ sinh, tử trong câu ấy. Tôi hiểu cuộc đời thật đẹp, hãy sống hết mình như một người cần phải sống, được sống trên cuộc đời này. Và sống có ích. Cũng như sau này tôi đọc Léonard de Vinci: Tôi những tưởng rằng mình học sống hoá ra là học chết. Xin chị đừng ngắt lời tôi. Mùa Xuân không nói tới chuyện chết. Dông. Đúng không? Tôi lại thấy ý nghĩa tích cực của những câu nói ấy. Hãy sống như thế nào để đến khi chết đi không còn áy náy gì. Chẳng phải Paven Korsagin cũng đã nói thế hay sao. Học sống hoá ra là học chết đấy. Cũng có thể nói ngược lại như người khổng lồ Léonard de Vinci: Học chết lại chính là học sống.
Tôi không e sợ gì khi mùa xuân về. Bạn bè nhiều người không còn nữa: Vũ Bão, Lê Bầu, Hứa Văn Định, Nguyên Bình, Mạc Lân. Tôi biết họng súng bắn tỉa của Thần Chết đang chĩa vào tôi, chờ đợi cú siết cò và thanh thản ra đi. Bởi những việc cần làm tôi đã làm với hết sức mình, không cẩu thả, không gian dối. Bởi tuy còn những cái xấu, nhưng tôi không làm hại ai, tôi luôn là người lương thiện.
Bởi sống đến bây giờ là lãi rồi.
Bùi Ngọc Tấn
 (Theo C. N.)

Ngày hôm ấy tôi 26 tuổi

Thuở nhỏ, Tết chẳng có ý nghĩa gì lắm mà chỉ là đầy ắp niềm vui. Vui ngay khi Tết còn xa lắc. Vừa bước sang tháng 11 ta, trong đầu đã lập một cái lịch đếm ngược thời gian, trừ dần từng ngày một. Kiên nhẫn trừ. Sốt ruột lắm nhưng vẫn cứ phải trừ từng ngày thôi. Thời gian nó vốn đi như thế mà. Ôi! Niềm vui chờ đợi. Những niềm vui cả năm mới có một lần sắp đến, đang đến! Được mặc quần áo mới, được xem mổ lợn, nhìn con lợn cạo trắng tinh nằm giơ bốn vó trên mấy tầu lá chuối ở góc sân, được nhìn nồi bánh chưng đặt trên 6 ông đầu rau, 6 chứ không phải 3 như những ngày bình thường nấu cơm trong bếp, nồi bánh chưng lừng lững giữa nhà rừng rực lửa. Chờ được ăn những chiếc bánh chưng con xếp trên cùng vừa vớt ra khói bốc nghi ngút. Rồi được tiền mừng tuổi, được ra đình xem hội, xem rước hai ông thành hoàng, ông Minh, ông Hộ (bởi vậy cả làng đều kiêng tên hai ông, nói chệch đi, phân minh thì nói là phân miêng, ủng hộ thì nói là ủng hệ, nên thời gian mới cướp chính quyền, đi mít tinh cả làng đều hô: “ủng hệ Việt Miêng!!” mãi tới năm 1946 mới bỏ được cách gọi ấy) rồi xem tế, xem đánh vật, xem chèo…
Khi lớn lên, khi đã trưởng thành, ý nghĩa lớn nhất của Tết là sự đoàn tụ. Ông bà, bố mẹ, vợ con xum họp. Dù đi làm ăn ở mãi đâu đâu, cách xa cả trăm cả ngàn ki lô mét, ngày Tết cũng tìm mọi cách trở về với gia đình. Để được cùng những người ruột thịt quây quần trong một mái nhà, mỗi người một công một việc, tất bật dọn dẹp, bày biện, sắp xếp, nấu nướng rồi bưng mâm cỗ cúng tất niên đặt lên bàn thờ, kẻ trước người sau khấn vái tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành.
Thiêng liêng thay thời khắc cả gia đình đón giao thừa. Hy vọng biết bao những điều tốt đẹp sẽ đến cùng những lời chúc sáng mùng 1 Tết…
Với tôi, một kẻ bị hút vào vòng lao lý chịu 5 cái Tết xa nhà, bị cắt lìa khỏi những người thân, càng thấm thía ý nghĩa của sự đoàn tụ. Suốt đêm cô đơn trong xà lim không ngủ. Khi tiếng còi nhà hát báo giao thừa, người tôi rung lên trong bóng tối. Tôi biết bố mẹ vợ con tôi đang nghĩ về tôi vắng mặt, nhưng không ai nhắc tới sự vắng mặt ấy, cố làm ra vẻ bình thường như mọi gia đình bình thường khác. Sáng mùng 1 Tết đi làm vệ sinh, không theo lối cũ, mà quành ngược phía đầu dãy bên kia, bất chợt nhìn thấy một cây chanh tơ đang nẩy lộc bóng loáng mưa xuân, trên cành non biết bao nụ tím cùng những bông hoa xoè cánh trắng, khựng lại như vừa nhận một nhát dao giữa ngực. Cây chanh trong vườn nhà bố mẹ tôi chắc cũng nở hoa rồi! Cây chanh bố mẹ tôi lúi húi bón phân nhổ cỏ dưới gốc, các con tôi nô đùa quanh đó…
Trong những ngày tết cô đơn ấy, tôi tổng duyệt lại những cái Tết đã qua trong đời. Cũng không nhiều đến gần 80 cái tết như hiện nay đâu. Chỉ hơn ba mươi tết thôi. Ngày ấy tôi mới 34 tuổi và đang bước vào tuổi 35.
Cái Tết tôi nhớ nhất là tết thứ 26, tết năm 1960, tết năm con chuột tính theo Âm Lịch. Tết khi vợ chồng tôi sinh đứa con đầu tiên, tết đầu tiên chúng tôi ăn Tết cùng nhau, Tết đầu tiên tôi từ báo Tiền Phong chuyển về  báo Hải Phòng, rời Thủ đô về quê hương, để được gần cơ sở, thâm nhập cuộc sống, viết tác phẩm lớn của đời mình. Hai vợ chồng với thằng con mới sinh 5 tháng ngồi trong thùng chiếc xe tải đi nhờ cùng toàn bộ gia tài: Một chiếc chiếu, một chiếc chăn bông, một vali quần áo, một chiếc phích và dăm quyển sách. Tất cả chỉ có vậy. Và sự phấn khởi tinh thần: Sẽ tích luỹ cuộc sống, viết, khái quát một giai đoạn mới của Hải Phòng đã sang trang.
Nhờ sự giúp đỡ của anh Bùi Đức Thành, anh thứ hai tôi, vợ chồng tôi thuê được một mái nhà tạm trú: Một căn buồng bán mái chừng 10 mét vuông sát với nhà bếp, một cái bếp lúc nào cũng có hai bếp than khi nấu khi ủ, suốt ngày đêm truyền nhiệt vào bức tường gian buồng chúng tôi.
Tổ ấm (hiểu theo cả nghĩa đen) của chúng tôi nhanh chóng có những tiện nghi tối thiểu toàn là đồ cũ và cũng toàn là đi mượn: Một chiếc giường sắt Hồng Kông, một chiếc bàn viết và một chiếc ghế dựa. Đã có vẻ một gia đình. Chúng tôi tự cho là may mắn. ở Hà Nội làm sao được như thế này. ở Hà Nội chúng tôi phải ở nhờ gia đình một người bạn đang sống chung với gia đình một người khác trong một căn buồng trên gác 2, bàn không, giường không, ghế không.
Để vợ ở nhà trông con, tôi sang báo Hải Phòng chỉ cách khoảng non trăm mét ngay đầu phố Cao Mên (đường Đà Nẵng bây giờ) và lao vào công việc.
Đã là giáp Tết. Viết xong cái truyện ngắn cho số báo Tết, một truyện ngắn vui vui về nông thôn, cái vốn tôi tích luỹ được khi còn ở tổ nông thôn báo Tiền Phong, có cái tên cũng vui vui: Hoà cả làng, tôi đem nộp ban biên tập. Mấy hôm sau khi báo Tết đã in xong, đã phát hành, công việc vất vả nhất trong năm đã hoàn tất, đám phóng viên chúng tôi ngồi tán gẫu ở toà soạn, chờ họp mặt toàn cơ quan chúc Tết tất niên. Cũng là nói với nhau về tết, về chợ hoa, về nhà mình đón tết như thế nào thôi. Bỗng nhiên đồng chí Vũ Minh Chính, chủ bút (như phó tổng biên tập hiện nay) chen vào câu chuyện:
-Tân Sắc nói chỉ còn 14 đồng tiêu tết thôi à?
Tân Sắc là tên tôi khi viết báo. Tôi vâng một cách rất hồn nhiên vui vẻ, nhưng thật không ngờ, trong cuộc họp cuối năm ngay sau đó, anh Chính nói:
-Tôi đề nghị họp xong, tài vụ tạm ứng cho anh Tân Sắc nửa tháng lương kỳ tới. Trong nhà chỉ còn 14 đồng mà vẫn vui, vẫn yên tâm đi cơ sở, viết bài, tôi cho đấy là thái độ của con người mới…
Đúng là tôi thấy chả có chuyện gì khi chỉ có 14 đồng ăn tết (số tiền đủ mua một con gà). Không chỉ tôi mà cả vợ tôi nữa. Mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, chúng tôi là những kẻ say mê cuộc sống, luôn sống trong niềm vui, sống trong hạnh phúc. Ngày ấy cuộc sống với chúng tôi thật giản dị. Chúng tôi thuê được một mái nhà ấm. Chúng tôi có một tình yêu vợ chồng đang trong thời gian mặn nồng nhất, được cùng nhau đón Xuân. Chúng tôi mới sinh một thằng con trai kháu khỉnh. Chúng tôi được phát một chiếc xe đạp công. Chúng tôi có một tương lai rộng mở, một khát vọng và coi thường mọi khó khăn để thực hiện khát vọng.
Tan họp, nhận trước nửa tháng lương, trở về nhà, vợ chồng tôi mới bàn nhau sắm tết. Đi chợ mua mấy lạng thịt lợn. Măng miến, mộc nhĩ, hành hoa, rau thơm…, nghĩa là những thứ để có thể làm được một mâm cỗ Tết. Phải có hoa nữa chứ. Hoa thì phải có lọ hoa. Lại phải có thêm một cái ghế tiếp khách, chỉ một cái ghế thôi, vì căn buồng chúng tôi chật lắm. Cơ quan báo sẵn sàng cho tôi mượn lọ hoa và ghế.
Ảnh:  Bế mạc “Hội thảo văn học Việt Nam – Hoa Kỳ sau chiến tranh” tại tỉnh Hòa Bình, mỗi đại biểu được tặng một bịch gạo nương. Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Duy liền gọi mấy người bạn thân đến nhà PGS TS Đào Tuấn Anh để chia gạo. Từ trái sang phải: Phạm Xuân  Nguyên, Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn. Nguyễn Duy đứng giám sát việc chia. Đào Tuấn Anh không có mặt vì phải làm “phó nháy”.
Sáng hôm sau, 30 Tết, tôi đạp xe về Thuỷ Nguyên, chúc tết bố mẹ. Phà Bính đông chen chúc. Mưa dầm cả tuần, biến con đường đất đỏ từ sát dốc phà qua Núi Đèo về Trịnh Xá, phố Si… lổn nhổn đá gan gà thành những cái bẫy trồi lên sụt xuống. Và khi rẽ vào đầu làng mới là cả một hành trình khổ ải. Đất mầu, trộn lẫn rơm rạ rơi vãi bám vào bánh xe, bết vào gác đơ bu, ùn kẹt nêm vào phanh xe càng xe. Chỉ có thể đẩy xe trượt trên đường hoặc vác lên vai nếu không tìm thấy quanh đó một cái que nhỏ nhưng cứng. Để đào đất, những búi đất giắt vào càng, những mảng đất bám vào vành, miết lên gác đơ bu, miết mãi, miết mãi, rắn và chắc như xi măng. Nhưng chỉ đi được một quãng, những chiếc phanh tự động làm bằng đất nhào rơm rạ ấy lại hình thành, giữ chặt bánh xe trên đường làng.
Cuối cùng tôi cũng về được nhà. Sau khi chúc Tết và uống một tuần trà với cha mẹ, tôi đạp xe ra Hải Phòng, trên pooc ba ga chằng buộc hai chiến lợi phẩm, những thứ không thể thiếu trong ngày Tết: Một chiếc bánh chưng và một con gà giò. Lại cả một dụng cụ cậy đất giắt vào xe được đẽo gọt cẩn thận.
Đến Bến Bính, có một trục trặc nhỏ: Anh quản lý thị trường nhất quyết tịch thu con gà, bởi tôi không có giấy chứng nhận của uỷ ban gà này là của bố mẹ cho, không phải gà buôn bán. Thật may, tôi có trong túi áo tờ giấy giới thiệu của báo đến làm việc với các cơ quan xí nghiệp (một thứ thay cho thẻ nhà báo). Chìa giấy ra, anh quản lý thị trường linh động cho tôi xuống phà.
Buổi chiều 30 thật bận rộn, đầm ấm và hạnh phúc. Đôi vợ chồng trẻ chúng tôi (cô vợ 20 tuổi, anh chồng 25) vừa trông con, vừa cắm hoa, vừa bày bàn thờ (ngay trên chiếc bạn độc nhất), rồi giết gà, ninh măng, xào xào nấu nấu…
Phải nhấn mạnh rằng đây là cái Tết xum họp đầu tiên của hai chúng tôi, của đời sống vợ chồng tôi từ khi hai cá nhân đơn lẻ chúng tôi kết hợp với nhau thành một gia đình. Một cái Tết hằng mong ước.
Thật không ngờ chúng tôi lại có một cái Tết đầm ấm như thế.
Chúng tôi cũng cúng tất niên và tôi, chủ một gia đình bé nhỏ lặng im khấn vái, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng tôi trong năm mới.
Ăn xong bữa cơm (mỗi đứa có nhấp mấy nhấp rượu đủ để khác những bữa ăn bình thường, và cũng đủ để nhìn nhau thấy sắc ửng hồng nơi gò má mà thêm yêu đời), tôi để vợ con nằm ngủ ở nhà, xách xe đi.
Đến nhà máy xi măng. Đón giao thừa với anh chị em công nhân nhà máy xi măng. Lấy tài liệu viết về công nhân xi măng đón giao thừa. Trong gió bấc thốc từng cơn lạnh buốt, tôi ngồi trên bể bùn cao, nhìn bao quát toàn nhà máy hùng vĩ trải rộng. Tôi xuống lò nung nóng ngàn độ, uống chén rượu tất niên với công nhân trực ca. Tôi đến nhà tháo bụi mù mịt đón bao xi măng đầu tiên trong năm rời vòi phun, trôi trên băng chuyền khi tiếng còi nhà hát cất lên vang vọng báo thời khắc đầu tiên, tinh khôi của năm mới đã đến. Tôi lên văn phòng dự buổi họp mặt đón Xuân do lãnh đạo nhà máy tổ chức với đại diện các phân xưởng phòng ban. Bánh chưng, hành nén, rượu Đồng Tháp cháy cổ…
Không phải là một phóng viên ghi chép lấy tài liệu mà như một thành viên, một tế bào của nhà máy sôi động, cái mỏ vàng của tôi, nơi sẽ cung cấp cho tôi bao nhiêu mẫu người, bao nhiêu chi tiết, bao nhiêu cảnh ngộ để viết nên tác phẩm. Khi về nhà đã gần hai giờ sáng, khẽ đẩy cửa bước vào căn buồng ấm áp, nhìn vợ con đang ngủ êm đềm, lòng tôi tràn ngập niềm vui. “Cuộc đời thật tốt đẹp biết bao. Mình có một gia đình để mà yêu quý, để mà làm việc. Có cả một cuộc đời rộng mở, một hiện thực lớn lao để sống và viết về nó…”
Sáng hôm sau, mùng 1 Tết lại thêm một niềm vui bất ngờ nữa.
Một người dắt xe đạp đến xông nhà: Nguyễn Chí Tinh! Người bạn cùng làm phóng viên báo Tiền Phong với tôi ở Hà Nội. Anh còn ít tuổi hơn tôi. Vẫn độc thân. Và “rực lửa anh hùng”. Không năm nào anh ăn Tết ở Hà Nội. Khi theo anh lái tầu hoả đường Hà Nội –  Lạng Sơn. Khi đón giao thừa trên mỏ thiếc Tinh Túc (Cao Bằng). Đêm qua lúc tôi thức với anh chị em công nhân xi măng thì anh có mặt trên Cảng, chứng kiến mã hàng đầu tiên được cẩu từ tầu qua boong lên bến và đưa vào kho.
Chúng tôi cùng nhau uống chén rượu đầu Xuân.
Và chúc nhau đạt được ước mơ.
Ngày hôm ấy chúng tôi đã thêm một tuổi. Nguyễn Chí Tình 24, còn tôi 26.
B.N.T.
Địa chỉ:
10 Điện Biên Phủ
Quận Ngô Quyền
Hải Phòng
ĐT: 0313 55 13 18
       097 48 48 946

Viết để sống nhẹ hơn

Bên ngoài tác phẩm
NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN
VIẾT ĐỂ SỐNG NHẸ HƠN

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Hợp Thành, Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng. Ông làm báo viết văn khi vừa tròn 20 tuổi. Từng là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội sau đó chuyển về sinh sống, thâm nhập thực tế để sáng tác tại Hải Phòng, nhà văn đã trải qua nhiều nghề: làm báo, làm rừng, kéo xe bò, thợ sắt, bốc vác, đi buôn, nhân viên văn phòng…Hiện nghỉ hưu. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế và hội viên danh dự Hội Văn bút Canada.
* Xin chào nhà văn Bùi Ngọc Tấn! Được biết từ nhỏ nhà văn đã ham mê văn chương báo chí. Thế những ngày còn là HSSV nhà văn thường đọc những gì của ai?
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn: – Tôi là một cậu bé nhà quê. Làng tôi, Câu Tử Ngoại cách Hải Phòng gần 20km. Những năm 30, 40 của thế kỷ trước, đây là một khoảng cách kinh khủng. Được tiếp xúc với sách là một điều cực kỳ khó khăn. Rất may, bố tôi là một người yêu sách. Những lần bố tôi sang phố đều mang về một vài quyển sách mỏng. Loại sách Hồng như Lên cung trăng, Hạt Ngọc, Bướm Trắng… Rồi Ngụ ngôn La phông ten, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn….
Lớn lên chút nữa, tôi đọc cả truyện người lớn như Cờ bạc bịp của Nguyễn Công Hoan, Gánh hàng hoa, Hồn bướm mơ tiên (Tự Lực văn đoàn)…
Tôi thuộc Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân như thuộc những sách kiếm hiệp: Long Hình Quái Khách, Nữ Bá Vương vậy. Tóm lại là vớ được quyển gì, đọc quyển ấy. Mãi tới năm học trung học mới được đọc Những kẻ khốn nạn của Victor Hugo, mê đến nỗi… quên ăn, đói cũng không rời được sách!
* Không còn làm báo đã lâu nhưng ngày nào cũng đọc báo Tiền Phong (tờ báo ông từng làm phóng viên), nếu trở lại tuổi 20 nhà văn sẽ chọn cho mình nghề làm báo hay là viết văn?
- Chắc lại “Ngựa quen đường cũ” thôi. Làm báo. Và cả viết văn. Dùng ngòi bút chiến đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Và dùng ngòi bút để lưu giữ ký ức của dân tộc.
* Nhà văn quan niệm thế nào về văn chương? Nhà văn có so sánh gì về người viết văn trẻ bây giờ với người viết trẻ thời của nhà văn không?
- Với tôi, văn chương thuộc về những kẻ yếu, những người bất hạnh, những người đau khổ, những người ở tầng đáy, những người chịu đựng lịch sử. Tôi viết về họ, phụng sự họ.
Những người viết văn trẻ hôm nay thật khác xa với lớp viết văn chúng tôi ngày trước. Họ được tự do hơn (tất nhiên là tương đối) trong việc lựa chọn đề tài, trong cách viết và công bố tác phẩm. Những điều chúng tôi ngày trước có nằm mơ cũng không thấy.
* Nhà văn đã kinh qua nhiều nghề do cuộc sống bắt buộc hay nhà văn muốn đi tìm thực tế sáng tác?
- Hoàn toàn do cuộc sống xô đẩy thôi. Năm 1968, khi tôi đang làm phóng viên báo Hải Phòng thì bị bắt tập trung cải tạo gần 5 năm, không có lí do, không xét xử. Năm 1973 được tha. Thất nghiệp hơn 2 năm. Phải kiếm sống bằng nhiều nghề. Bốc vác. Kéo xe bò. Thợ sắt… Cũng không phải dễ mà có việc đâu. Tìm được việc làm là mừng lắm rồi, dù phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, dù công việc rất bấp bênh, nay có mai không. Tôi nghĩ chẳng ai lại làm một cuộc khám phá đời sống như tôi đã bị đẩy vào, bởi như thế thì đắt quá!
* Trong tuyển tập truyện ngắn “Người chăn kiến”, những câu chuyện thật như ngoài đời không thể thật hơn… Ấy là chủ ý của nhà văn?
     -  Khi lâm vào hoàn cảnh của những người dưới đáy, những phó người, tôi bỗng thấy như mình mới được sinh ra, lần đầu tiên biết có một thế giới khác vẫn tồn tại, vẫn hiện diện mà trước đây mình không hề biết. Tôi đánh giá lại những giá trị văn chương đã có trước đó và… không thể đọc được nữa. Dù là sáng tác của các bạn tôi. Nó nhạt, giả và công thức nhiều khi đến mức đáng xấu hổ.
    Cái ăng ten của tôi với một sự nhậy cảm nghệ sĩ ghi nhận và lưu giữ tất cả cuộc sống tôi mới nhìn thấy đó một cách bản năng, không tự giác. Vì ngày ấy tôi không hề nghĩ rằng rồi một lúc nào đó sẽ viết lại những gì mình có trong bộ nhớ.
    Cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ…
    Những sáng tác của tôi “thật như ngoài đời, không thể thật hơn” như bạn nhận xét là tiêu chí của tôi mỗi khi tôi ngồi trước máy. Tất nhiên sự thật trong sáng tác cao hơn sự thật ngoài đời. Một sự thật được chắt lọc, nghiền ngẫm, tìm đến nguồn cội (tôi luôn tìm đến nguồn cội của sự việc). Một câu nói của A. Tchekhov mà tôi đọc được từ những năm 50 thế kỷ trước luôn là châm ngôn của tôi: “Trước hết các bạn ơi chớ có ăn gian nói dối. Chúng ta và cả đích thân Thượng Đế nữa. Đã có những việc như vậy đó…”. Đến Thượng Đế cũng còn nói dối cơ mà. Với tôi một tác phẩm gian dối là một tác phẩm vô đạo đức.
* Cầm bút lại sau 27 năm tạm ngưng, bút lực của nhà văn lại càng mạnh mẽ hơn. Xin nhà văn chia sẻ bí kíp để có sức viết khỏe đến thế!
    -  Cuộc đời viết văn của tôi chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1954 cho đến năm 1868, khi tôi bị bắt. Một giai đoạn không có gì đáng kể, viết không biết sợ là gì cả.
Giai đoan thứ hai: Từ năm 1990 tới nay: Tôi đã in 2 tập tiểu thuyết, 2 tập truyện ngắn và 2 tập hồi ký, tổng cộng khoảng 2500 trang. Nhưng đúng ra, những sáng tác này phải được tính từ năm 1968, thời gian tôi lăn lộn giữa đời, tích luỹ cuộc sống. Cầm bút viết chỉ là công đoạn cuối cùng.
1968 đến 2010. 42 năm. 42 năm trong một đời văn. Số lượng thế là vừa phải, cũng trung bình, nếu không nói là ít.
Tôi bằng lòng với kết quả ấy. Bởi tôi chỉ viết những gì tôi thấy cần phải viết ra để mình sống nhẹ hơn.
*Xin cảm ơn nhà văn. Chúc nhà văn sức khỏe dồi dào!
(Tập San áo Trắng)
Trương Anh Quốc thực hiện.

Đọc Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn

Chuyện Kể Năm 2000 của tác giả Bùi Ngọc Tấn ra mắt độc giả đã lâu.
Gần đây tôi được tặng bản dịch của quyển này qua tiếng Anh, A Tale For 2000, dịch giả là Đào Phụ Hồ, ấn hành tại Little Saigon vào mùa Thu năm 2010. Sách dày 704 trang.
Bản dịch dễ hiểu, giọng văn lưu loát, uyển chuyển làm tôi có cảm tưởng tôi đang đọc một quyển truyện tiếng Anh chứ không phải bản dịch. Đây là một quyển sách rất khó dịch, dịch giả phải đương đầu với tiếng lóng của người ở tù, tiếng lóng trên hè phố, giọng địa phương, cách xưng hô giữa người kể chuyện (hắn) và các nhân vật khác (ông, anh,) và tên của những cây cỏ dại hoang trong rừng núi. Tác giả là người thích đọc truyện ngoại quốc nên ông hay nhắc đến tên các tác giả và tác phẩm ngoại đã được phiên âm ra tiếng Việt cho nên dịch giả cũng phải vật lộn để tìm hiểu tác giả nói về ai, vấn đề gì, ẩn dụ gì để dịch cho đúng. Quả là gian nan. Vặt đi một vài lỗi nhỏ nhặt rải rác trong truyện thì đây là một bản dịch rất công phu. Sau khi tôi đọc bản tiếng Anh, dù rất hài lòng với bản tiếng Anh vì dịch giả đã làm việc rất cẩn trọng đầy tâm huyết, tôi đọc lại bản tiếng Việt, để chiêm nghiệm phản ứng của chính tôi đối với bản chính và bản dịch.
Bùi Ngọc Tấn sinh ngày 3 tháng 7 năm 1934 ở Hải Phòng. Tiểu sử của ông đã được đăng trên blog của ông, như sau:
Bố ông làm chủ tịch xã và chủ tịch mặt trận Liên Việt huyện Thủy Nguyên khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Năm 1947 Thủy Nguyên bị quân Pháp chiếm đóng ông theo bố mẹ tản cư lên Bắc Giang, Thái Nguyên và tiếp tục học văn hóa. Thi tiểu học, ông đỗ đầu liên khu Việt Bắc. Suốt thời gian học trung học, ông được học bổng toàn phần. Năm 1954, ông vào đội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ Đô. Cuối năm 1954, ông từ chối đi học kỹ thuật ở nước ngoài, về báo Tiền Phong (Trung Ương Đoàn Thanh Niên Lao Động Việt Nam) làm phóng viên. Cuối năm 1959, ông chuyển về báo Hải Phòng. Tháng 11 năm 1968 ông bị cáo buộc tội “Tuyên truyền phản cách mạng” và bị đưa đi tập trung cải tạo cho đến tháng 4 năm 1973. Thất nghiệp 2 năm, đến tháng 5-1975, nhờ sự giúp đỡ của ông Hoàng Hữu Nhân, tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản, nguyên bí thư thành Uỷ Đảng Cộng Sản VN thành phố Hải Phòng, ông Tấn được đi làm nhân viên văn phòng Quốc Doanh đánh cá Hạ Long và nghỉ hưu từ tháng 5 -1995 cho tới hôm nay. Trong thời gian thất nghiệp ông đã làm rất nhiều nghề: Bốc vác, thợ sắt, đi buôn, kéo xe bò và cả… viết chui để kiếm sống.
A Tale For 2000 dày 704 trang, in thành một quyển và chia làm hai phần. Phần I nói về thời gian ở trong trại tập trung cải tạo từ năm 1968 cho đến 1973 của Nguyễn văn Tuấn, người kể chuyện có dáng dấp của tác giả. Phần II nói về đời sống của Tuấn sau khi thoát tù. Nhân vật đã vất vả kiếm sống, tìm cách minh oan, cố gắng khôi phục danh dự, và xin phép được làm việc theo đúng khả năng nghề nghiệp của mình, viết văn. Thời gian này kéo dài từ năm 1973 cho đến năm 1975, cuối cùng Tuấn được cấp giấy phép lao động, không phải viết văn, mà đi làm cho một công ty hải sản.
Năm 1968 là một thời điểm đặc biệt. Ở Hoa Kỳ, giới thanh niên biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam và phụ nữ cởi áo nịt ngực ném vào lửa đốt đòi quyền bình đẳng. Ở Trung quốc, Mao Trạch Đông phát động phong trào thanh lọc tư tưởng bài trừ văn hóa phản động. Nhà văn Yu Hua, cách đây vài năm, trong quyển Brothers (Anh Em) đã phản ảnh hoàn cảnh biến động lúc bấy giờ bằng cách cấu tạo nhân vật Song Gang, đã từng là anh hùng lao động Chủ Nghĩa Xã Hội Trung Quốc, bị người ta vu oan là phản cách mạng nên bị bỏ tù, và vợ ông bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Hứa sẽ đón vợ lúc xuất viện ở bến xe buýt nên Song Gang  trốn tù và bị Hồng Vệ Quân giết chết trước khi đến bến xe. Việt Nam, lúc bấy giờ, còn nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc nên cũng áp dụng chính sách thanh lọc nói trên. Trong Chuyện Kể Năm 2000, Nguyễn văn Tuấn, tương tự nhà văn Bùi Ngọc Tấn, con của một gia đình cách mạng có uy tín, từ chối đi học ở nước ngoài, ở lại để viết văn phục vụ quốc gia và xã hội. Giống như trường hợp Song Gang của Yu Hua, Tuấn bị vu oan tội tuyên truyền phản cách mạng, tuy không có bằng chứng cụ thể cũng không bị tuyên án, anh bị đưa đi tù, lao động khổ sai. Những người bạn thân của Tuấn trong giới viết văn cũng bị điêu đứng với giới cầm quyền. Nguyễn Vũ Phương, chuyên viết kịch bản điện ảnh bị bắt không lâu trước khi Tuấn ra khỏi tù. Nguyên Bình, nhà văn, đã bị theo dõi liên tục. Người ta đặt máy thâu âm thanh để theo dõi cuộc trò chuyện của anh.
Quyển Chuyện Kể Năm 2000 là một bộ tranh chân dung, tổng hợp nhiều khuôn mặt của nhiều thành phần và giai cấp trong xã hội miền Bắc Việt Nam trước năm 1975. Tác giả Bùi Ngọc Tấn cho độc giả hàng chục bức họa truyền thần của những nhân vật cùng chịu đựng sự khắc nghiệt của tù đày với Tuấn, bạn bè và gia đình chia sẻ và giúp đỡ ông, và những bộ mặt giảo quyệt, tham lam, độc ác hay ngu ngốc của giới cầm quyền, từ anh hạ sĩ cai quản tù nhân cho đến cấp lãnh đạo thành phố. Trong khi miêu tả hoàn cảnh xã hội, kinh tế, và chính trị thời bấy giờ, tác giả đưa ra những quan điểm như sau:
Ăn cắp không nhất thiết luôn luôn là một hành động vi phạm đạo đức. Để phán đoán hành động ăn cắp người ta cần xét lại động cơ. Tuấn là nhà văn có phẩm cách, rất liêm sỉ, tuy thế ông vào tù rồi trở thành tên ăn cắp. Ông khoe học được hai tài mọn, nói dối và ăn cắp. Ông tâm sự: không ăn cắp, có thể ông không chết nhưng sẽ rất khổ sở và buồn bã. Cuộc sống trong tù rất thiếu thốn. Tù nhân làm việc khổ sai nhưng không được cho ăn đầy đủ. Thỉnh thoảng ở trong rừng họ gặp lá sắn hay khoai môn dại họ hái lá bới củ mang về trại giam để ăn thêm. Hành động này vi phạm nội qui và bị xem là ăn cắp dù đây chỉ là những thứ mọc hoang. Với Tuấn và các tù nhân, ăn cắp trong trường hợp này là một cách chống đối và qua mặt những người có uy quyền đã đàn áp họ. Điều đáng chú ý ở đây là Tuấn, cũng như Andrew Dupresne một nhân vật trong tiểu thuyết của Stephen King, là một người ngay thẳng đầy tự trọng, vì bị tù oan mới trở nên người ăn cắp.
Những người ở tù, cả hình sự lẫn chính trị, có thể không phải là người xấu. Phần lớn nghịch cành đã đưa đẩy họ vào tù. Nhiều tù nhân giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ thức ăn với những người không được thân nhân tiếp tế vì không có thân nhân hay bị bỏ rơi. Nhiều tù nhân trở nên trộm cắp hay móc túi sau khi ra khỏi tù chỉ vì đời sống quá khốn khổ và không có chỗ cho họ nương tựa để vươn lên.  Nguyễn văn Dự bị tù vì tội dấu tài liệu tôn giáo về sau đi làm nghề móc túi; Giang, con liệt sĩ, bị tù vì tội ăn cắp xe đạp về sau trở lại nghề ăn cắp xe đạp sau khi cũng làm đủ thứ nghề như Tuấn; Voòng Kỷ Mình, người dân tộc bị tù vì tội chống tham ô; Lê Bá Di là người thẳng tính và tự trọng. Ông không chịu được sự sĩ nhục của một tên tù nịnh bợ cán bộ đã đập guốc vào mặt tên nịnh bợ này. Sau đó ông bị trả thù trước sự chứng kiến của người quản trị. A Thềnh bị lính gác ngục bắn chết vì tội đi hái ớt rừng; Lý Xìn Cắm lưng cánh phản có nét mặt của Hemingway thợ lò gốm người Hoa giản dị và tốt bụng; Già Đô làm lính thợ trên tàu của Pháp vì ngưỡng mộ ông Hồ (vì ông Hồ đã từng phụ việc chăm sóc lò hơi nước) mà trở về với hy vọng phục vụ tổ quốc, bị bỏ tù vì bị vu là gián điệp sau khi ông chống tham ô thâm lạm của công. Họ là những người biết yêu thương và giúp đỡ các tù nhân khác. Còn một khuôn mặt tù khác nữa rất đáng được quí trọng là Ngụy Như Cần, tù chính trị 23 năm.
Những người ở cương vị lãnh đạo, có quyền bắt giam tù và hạ nhục người khác là những người ăn cắp có tổ chức qui mô và được che chở. Họ có thể là những người thiếu học thức và thiếu lương tâm, nhưng thừa quyền hành. Cai trị và hành hạ những tù nhân có học thức như Tuấn là ông Thanh Vân, hạ sĩ quản lý nhà tù học lớp 10 nhưng thích làm ra vẻ triết gia; Lan mặt ngựa, công an hỏi cung Ngọc, vợ Tuấn, suốt ngày khi chị chỉ còn ba ngày nữa là sinh con; ông Trần, Giám đốc sở Công an, đã dùng mưu mô xảo quyệt cho Tuấn, một người vô tội, vào tù và không cho có điều kiện làm việc, và các ông Quảng, Khuổng là Ngưu Đầu Mã Diện của ông Trần. Đây là những người dùng quyền thế nhận chìm người khác. Cuối cùng,Thưởng, người dám liều chịu khiển trách của cấp trên, đã cấp giấy cho phép lao động cho Tuấn, không hẳn là người tốt bởi vì ông ta cũng móc ngoặc tham nhũng, tuy nhiên có ít nhiều lòng nhân đạo và không hoàn toàn giả dối như ông Trần.
Trong những bức họa chân dung của Chuyện Kể Năm 2000 có hai khuôn mặt bị tù lâu năm nhất đó là Già Đô và Ngụy Như Cần. Đây là hai nhân vật mà tác giả Bùi Ngọc Tấn đã xây dựng rất công phu. Trong khi tác giả cấu tạo Già Đô bằng phương pháp hiện thưc, thì với Ngụy Như Cần tác giả đã chấm phá bởi đường nét siêu thực.
Già Đô là lính thợ của Pháp. Ông có vợ đầm, có con lai, nhưng ông bỏ tất cả để về Việt Nam phục vụ quốc gia. Ông yêu mến và lý tưởng hóa ông Hồ Chí Minh nên dù vợ khóc ông vẫn ra đi để con lại cho người vợ nuôi. Ông chống tham ô, biểu tình nên bị đuổi ra khỏi xưởng. Người ta nghi kỵ ông vì cái lý lịch làm cho Tây, nên ông bị đi tù lao động khổ sai. Không người thân, không nhà cửa, cuộc sống ở tù đã tước đọat hết tất cả những tài năng, hy vọng. Khi được thả ra khỏi tù không hộ khẩu, không tiền, không nghề nghiệp ông sống lang thang trở nên mất trí và chết ở góc đường, xác vô thừa nhận.
Ngụy Như Cần là người miền Nam bị tù vì người ta bảo là ông phản cách mạng. Người ta đồn ông là trùm gián điệp của Mỹ hay của Pháp, và bị tù hai mươi ba năm. Ở trong tù ông bẫy lợn rừng, ông chăm lo bảy ao cá sắp theo hình bậc thang, cá được dùng để thêm vào món ăn cho cuộc sống thiếu thốn đói khổ của người tù, ông bắt hằng trăm con rít bằng chiếc đũa để cán bộ ngâm rượu. Ngụy Như Cần có tài thu phục thú vật. Ông nuôi một con khỉ, dạy nó biết nấu cơm hái rau, làm bạn với ông. Con khỉ bị cán bộ bắt đem về để cho con cháu chơi. Ông nuôi một con trăn dạy cho nó nghe hiểu ông và hễ thấy loài người thì trốn vào rừng. Ông nuôi hai con tắc kè dạy chúng diễn trò. Và đặc biệt ông nuôi một con cá chép rất to bề dài hơn một mét, biết trồi lên để ông vuốt ve. Sau hai mươi ba năm ở tù, khi được thả ra ông vào rừng treo cổ tự tử chết, có lẽ để tự mình tránh số phận của Già Đô. Sau khi Ngụy Như Cần mất rồi con cá chép bị một cán bộ bắn chết để ăn thịt.
Già Đô là khuôn mặt điển hình của những người hết lòng tin tưởng vào chế độ rồi bị chính chế độ mà họ tin tưởng chà đạp. Họ bị tù tội chỉ vì bị nghi ngờ. Là lính thợ của Pháp, đi nhiều nơi trên thế giới, từng sống ở Marseille, Già Đô khổ vì cái lý lịch của ông. Qua Già Đô tác giả cho thấy một người yêu nước, có thể đóng góp bằng tài năng kỹ thuật đã bị bạc đãi và bỏ rơi. Ông luôn luôn lo sợ sẽ bị chết trong tù mà không hề dự đoán được cuộc sống sau khi ra khỏi tù lại càng đáng sợ hơn.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn khi cấu tạo nhân vật Ngụy Như Cần đã làm một công việc đáng quí. Ông xây dựng một mẫu người miền Nam, có nhân dạng và nhân tính, thông minh và tự trọng, chứ không phải là ác quỷ hay dã thú ác độc ăn gan uống huyết người khác như một số tác giả trước đây. Có thể nói những nhân vật xấu trong Chuyện Kể Năm 2000 như Lan Mặt Ngựa, Thanh Vân, hay ông Trần đều là những người ở vị trí lãnh đạo, và nhất là giới Công an. Những nhân vật này lạm dụng quyền hành và của công. Họ bỏ tù những người ăn cắp trong khi chính họ là những người ăn cướp có giấy phép. Độc giả có thể bảo rằng Tuấn thiếu thiện cảm với những nhà lãnh đạo này là lẽ tất nhiên bởi vì họ đã trực tiếp hỏi cung, thi hành sự trừng phạt, bắt Tuấn phải chịu khuất phục trước quyền uy của họ; thì ở trường hợp của Ngụy Như Cần, hai vị cán bộ đã bắt con khỉ và bắn con cá, là những người lãnh đạo tàn nhẫn, đều không có liên can với Tuấn, lúc ấy đã là người tự do. Bắt con khỉ là tước đoạt tài sản của người tù, trong trường hợp này con khỉ không chỉ là tài sản mà còn là người thân. Bắn chết một con cá, lạ hiếm vì to lớn dị thường, chỉ để ăn thịt khi không đói kém, là một hành động dã man. Tác giả để Ngụy Như Cần tự chọn cho mình cái chết khi được trả tự do để tự bảo vệ phẩm cách không bị nhận chìm xuống tận cùng đáy của xã hội như nhân vật Già Đô. Cả hai nhân vật Già Đô và Ngụy Như Cần đều biểu lộ lòng can đảm trong sự chọn lựa giữa sự sống và cái chết.
Nếu đừng bị tù và trù dập, Bùi Ngọc Tấn rất có thể là nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn. Những đoạn văn hay và cảm động nhất là những đoạn Tuấn nói về tình yêu với Ngọc, vợ ông, đặc biệt là cảnh hai vợ chồng tắm dưới ánh trăng ở một nhà kho trong rừng. Nếu ngại chiều dài hơn 700 trang của quyển sách xin độc giả nên đọc ít nhất là chương 26 và hai chương cuối là những chương rất tuyệt vời.
Dù chất chứa rất nhiều chi tiết tương tự như cuộc đời của tác giả, đây không phải là hồi ký mà là tiểu thuyết. Với dạng tiểu thuyết tác giả có thể sáng tạo linh động hơn, không cần phải chính xác với từng chi tiết nhỏ, ông có thể thêm vào một nhân vật là hiện thân của hai hay nhiều nhân vật khác có thật trong đời sống. Cái ưu điểm lại trở thành nhược điểm vì nó làm giảm đi cái sức mạnh của sự thật khi độc giả tự hỏi đâu là sự thật chỗ nào là hư cấu. Để được xuất bản quyển sách vẽ lại bộ mặt của xã hội, kinh tế và chính trị, của miền Bắc, cuộc sống trong tù, cái khổ của tù nhân còn những điều gì ông đã không thể viết? Những điều Bùi Ngọc Tấn viết về ngục tù của chế độ độc tài tuy không phải là điều mới lạ, không bạo động bằng Trung quốc qua ngòi bút Yu Hua, không ác độc bằng chế độ Trujillo như Junot Diaz diễn tả, tuy nhiên sức thuyết phục của ông rất lớn vì ông là người đã sống suốt đời với chế độ và đã từng tin tưởng yêu thương chế độ này. Quan trọng nhất, ông là một nhà văn can đảm vì dám nói những điều không đẹp về một chế độ tù lao động khổ sai đã giam cầm ông và muôn vàn người lính của miền Nam Việt Nam sau năm 1975.
Nguyễn Thị Hải Hà

A Tale for 2000

Bản tiếng Anh “A Tale for 2000″ của tác phẩm “Chuyện kể năm 2000″ được thực hiện bởi dịch giả Đào Phụ Hồ, mẫu bìa Quốc Việt, Vương Trùng Dương trình bày, Người Việt xuất bản.  Hình thức khổ lớn, bìa cứng  dày hơn 700 trang. Xin xem thêm tại: http://www.nguoi-viet.com/estore.asp

Ảnh: bìa “A Tale for 2000″
Xin trân trọng giới thiệu phần mở đầu của người dịch:
Bản  tiếng Việt:
MỘT LỜI XIN LỖI TỪ NGƯỜI DỊCH…
Duyên nợ đưa đẩy tôi “làm quen” với tác phẩm để đời  Chuyện Kể Năm 2000 – bán tự truyện đầy bi hùng của Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn – đến thật tình cờ và rất “ngây thơ. Trước hết là phép lạ khiến cuốn sách “thoát” được sự kiểm duyệt chặt chẽ của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam và được in vào Tháng Hai năm 2000. Rồi, thứ đến, là hành động tịch thu và hủy diệt thật nhanh chóng phần lớn ấn bản cũng bởi Nhà Nước, nhưng một số đã may mắn “lọt lưới”. Hai biến cố có liên hệ với nhau này là hai yếu tố vĩ đại khiến tôi tự nhủ là phải kiếm cho ra một bản, nếu không làm gì thì cũng đọc cho thoả cái tò mò của chính mình.
Công tác dịch thuật bắt đầu khá sớm sau đó. Một số bạn trẻ hỏi tôi có muốn làm việc này hay không. Tôi bằng lòng một cách khá …rồ dại và rồi ngay sau đó hối hận là mình đã quyết định quá hấp tấp. Công việc dịch cuốn sách rõ ràng là quá khó, và còn khó hơn bởi quá trình học hỏi của tôi khác với quá trình của tác giả Bùi Ngọc Tấn, và bởi tôi không phải là dịch giả theo đúng nghĩa của từ này. Tuy nhiên, trong nghề tay phải lúc đó, tôi phải đi đây đi đó khá nhiều, nên có một việc để làm khi phải ngồi những quãng thời gian rất dài trong các “ống nhôm” là một “quyến rũ” khá mạnh. Giữa những chuyến đi, tôi phải “đâm đầu” vào các thư viện để khảo cứu tìm hiểu những gì mình chưa biết – mà những cái “chưa biết” này rất là nhiều. Chẳng hạn như tên, tác phẩm và cuộc đời của những nhà văn và nghệ sĩ Xô Viết mà Bùi Ngọc Tấn thường kể đến trong cuốn sách của Ông. Những kiến thức tôi mới thu thập được đó đã được nói phớt qua trong những câu chú thích. Tôi còn thấy mình cũng phải đưa ra nhiều chú thích về những chuyện, những biến chuyển và nhân vật mà đã là người Việt thì ai cũng biết, nhưng đối với người đọc không nói được tiếng Việt, không quen thuộc với Việt ngữ hay văn hóa Việt thì đấy là những điều lạ lẫm. Thể nào trong những chú thích đó cũng có rất nhiều lỗi lầm, và lỗi lầm đó tôi xin nhận.
Vì vậy, việc dịch Chuyện Kể Năm 2000 đuợc khởi đầu ở Phi Trường Quốc Tế Thành Điền (Narita) tại Đông Kinh (Nhật Bản) vào buổi sáng một ngày Tháng Năm năm 2000 khi tôi tới nơi quá sớm lúc chưa có xe buýt đưa hành khách vào thủ đô Đông Kinh và phải ngồi chờ mấy giờ đồng hồ. Công tác này được hoàn tất cũng ở Thủ Đô Đông Kinh năm sau đó, khi tôi trở lại xứ Phù Tang vì chuyện làm ăn không biết là lần thứ mấy mươi. Bản dịch lúc đó được hoàn tất với phần lớn các chú thích, nhưng không được trình làng với nhiều lý do. Vì thế, nó nằm “nghỉ ngơi” trong ổ cứng của máy xách tay cho đến khi máy này bị cướp ở nhà ga Gare Du Nord ở Paris vào Tháng Mười Một năm 2001. Lúc đầu, tôi rất hoảng hốt và thương tưởng tới cái mà mình vẫn xem là “đứa con tinh thần”. Nhưng may thay, một thân hữu còn giữ lại một bản điện tử mà tôi đã gửi để nhờ cho ý kiến. Thân hữu này cho lại một dĩa mềm có chứa bản dịch, và dĩa này được bỏ quên, đóng bụi trong phòng làm việc cho đến khi toàn bộ dự án được Nhật Báo Người Việt hà hơi cho sống lại.
Tôi xin trước hết có lời tạ lỗi với nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả nguyên bản tiếng Việt, và sau đó, xin tạ lỗi với những độc giả bản dịch Chuyện Kể Năm 2000 này, bởi rõ ràng đây là một cố gắng có tính cách nghiệp dư đối với một tác phẩm bán tự truyện hết sức đứng đắn. Tôi cũng xin cảm ơn quý thân hữu ở Nhật Báo Người Việt đã tin tưởng ở tôi về việc làm nhỏ nhoi này. Tôi đặc biệt thâm tạ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, người đã không nề hà khó nhọc để duyệt lại một phần lớn bản dịch. Nếu bản dịch này có vẻ thông suốt thì phần lớn công lao là từ Giáo Sư Bích mà ra.
Tôi cũng xin cảm ơn Quốc Việt, người từ bao lâu nay vẫn là người em mà tôi có mong cũng chưa chắc có, và là người vẽ bìa bản dịch. Tôi cũng phải cảm ơn Dzũng, ngưòi em ruột của tôi, đã đọc kỹ bản dịch và đề nghị nhiều sửa đổi rất đúng đắn, và một người bạn đặc biệt, mà tên tuổi không thể đưa vào đây được vì nhiều lý do, đã là một nguồn cảm hứng cho tôi.
Nếu trong bản dịch Chuyện Kể Năm 2000 có bất cứ lỗi lầm nào, thì đấy là lỗi của chính tôi và hy vọng rằng người đọc sẽ lượng thứ. Xin nhớ cho chẳng qua tôi chỉ là một người dịch nghiệp dư mà thôi.
Đào Phụ Hồ
Melbourne, Úc, Tháng Ba Năm 2010     
Bản  tiếng Anh:
AN APOLOGY FROM THE TRANSLATOR…..
My acquaintance with Chuyện Kể Năm 2000, the epic “semi-autobiography” of Bùi Ngọc Tấn, began innocently enough. Firstly, there was the miracle that allowed the book to initially “escape” the strict censorship of the Vietnamese Communist regime and proceed to be published in February 2000. Then, secondly, the swift seizure and destruction of most copies by the same regime that had left it “squiggled” through its net. These two entertwined events were the two humongous factors that forced me to look for it, if not for doing anything then just reading it out of curiosity.
The translation was started soon after that. Some young colleagues asked me if I’d do the job. Foolishly I agreed, and soon regretted my hasty decision. The task was hard, and was made harder as my educational background had not been that of the author Bùi Ngọc Tấn and since I had never been a proper translator. However, in my right hand work at the time, I traveled a great deal, and to have something to do while being “imprisoned” in those aluminum tubes for long stretches of time was very attractive. Between trips, I had to “dive” into libraries to research on what I had not known – and there were lots of things that I hadn’t, such as the names, the works and lives of Soviet writers and artists often referred to in the text by Bùi Ngọc Tấn. My new-found knowledge gave rise to many footnotes, as did my belief that I should provide brief explanations on numerous matters which would be well known among Vietnamese speakers, but not to those readers who do not speak Vietnamese or are not well-versed in Vietnamese language and/or literature. No doubt there would be countless errors in thise footnotes, and they are all mine!
So the task of translation of Chuyện Kể Năm 2000 began at Narita International Airport one day in May 2000 when I arrived too early one morning for the limousine buses that took travelers to downtown Tokyo and had to stay at the airport for several hours. The task was concluded again in Tokyo the following year, when I returned for the umpteenth time on business.
The translation was completed with most of the footnotes, but it failed to present itself to the public for a number of reasons. So it stayed in my laptop harddrive until the laptop was lost in a robbery on a train platform at the Gare du Nord in Paris in November 2001. At first, I was in a panic and pined for the loss of what I considered a “spiritual child”. But luckily, a friend of mine kept an electronic copy I had given him for his opinion. The copy was given back to me in a floppy diskette which gathered dust for several years until found and re-surrected in this project in association with the Người Việt Daily.
I would like to apologize firstly to Bùi Ngọc Tấn, author of the original Vietnamese version, and secondly, to the readers of this translated version of Chuyện Kể Năm 2000 for what is clearly an amateurish attempt to translate a serious semi-biography. I would like to thank my friends at the Người Việt Daily who have put their trust in me and my work. A special appreciation must go to Professor Nguyễn Ngọc Bích who worked enthusiastically as editor for a major part of the translation. If the translation reads well, then a major part of the credit should go to him.
I would also like to thank Quốc Việt, who has over the years been the brother I don’t have, and who provided the cover design for this translated book. Credits should go to Dzũng Nguyễn, a real brother of mine, who read through the translation, and offered many good suggestions for improvement; and to a special friend, whose name cannot appear here for a number of reasons for having been a source of inspiration to me.
If there were any mistakes in this translated version of Chuyện Kể Năm 2000, they would all be mine, and once again, I hope readers would forgive me for having committed them. Please remember that I am but an amateurist translator.
Đào Phụ Hồ
Melbourne, Australia, March 2010.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn lại gặp nạn

Cú đâm của một xe máy chở hàng làm nhà văn Bùi Ngọc Tấn ngã vật xuống đường bất tỉnh, đầu bê bết máu vào chiều mưa 15-9 khi ông đang đạp xe sau trận ốm dậy. Ông bị ngất đi vài giây. Một số người dân tốt bụng nhận ra ông liền đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện bác sĩ cho biết một phần da đầu của nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị rách, phải khâu ít mũi. Xương hông của ông cũng bị chấn thương nhưng không có dấu hiệu bị rạn nứt hoặc gẫy. Đồng thời kết quả chụp cat-scan cũng cho biết ông không bị máu đọng trong não.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng, hai ngày trước khi tai nạn xẩy ra, nhà văn Bùi Ngọc Tấn cũng đã phải đi siêu âm và chụp hình xương đầu gối, vì đầu gối chân phải của ông bị sưng không đi được. Bác sĩ cho biết chỗ nối hai khớp xương bị viêm, đã làm mủ. Ông phải uống trụ sinh.
Bệnh thấp khớp của ông vừa thuyên giảm thì vụ đụng xe xẩy ra!
Chiều 17-9, biết tin, nhà văn Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên, Tô Hoàng Vũ, Đoàn Duy Trọng… đến thăm nhà văn Bùi Ngọc Tấn ở nhà riêng ngõ 10 Điện Biên Phủ, Hải Phòng. Họa sĩ Lê Đại Chúc vội đến thăm với lọ thuốc bổ thần kinh mang về từ Hoa Kỳ. Dù rất mệt, đầu băng bó, nhà văn Bùi Ngọc Tấn vẫn hóm hỉnh kể lại, nó cũng chỉ là thằng phó người.
Tính tới hôm nay, vẫn theo thư của tác giả “A Tale for 2000” gửi cho bạn thì ông đã ăn uống bình trở lại. Đầu đã bớt đau nhức mặc dù buổi tối ông vẫn phải dùng thuốc ngủ mới có thể ngủ được.
Trước tất cả những sự việc vừa kể, nhà văn Bùi Ngọc Tấn không có một lời than thở nào. Trái lại, ông cho ông vẫn còn quá may mắn!
Theo Lam Khê – Tiền Phong, dutule.com

Trò chuyện với nhà văn Bùi Ngọc Tấn

dutule.com (ngày 18 tháng 7-2010):
Đi tiếp con đường vạch ra, là chiếc cầu nối giữa người đọc và người viết, giữa tác giả thứ nhất (nhà văn) và độc giả (tác giả thứ hai,) hôm nay, chúng tôi trân trọng kính mời thân hữu cùng chúng tôi đi giữa những giòng chữ của cõi giới văn xuôi Bùi Ngọc Tấn – - Tác giả tác phẩm nổi tiếng “Chuyện kể năm 2000” – - Một tác phẩm đã được dịch sang Anh ngữ, bởi dịch giả Đào Phụ Hồ (Úc châu,) hiện đang lên khuôn tại một nhà in ở Đài Loan.
Là cuộc chơi chung, nên, cũng như những hạnh ngộ trong quá khứ, xin quý thân hữu cho phép chúng tôi được nhắc lại một vài nguyên tắc căn bản như:
1- Ban biên tập trang nhà dutule.com dành quyền từ khước những câu hỏi liên quan tới chính trị. (Hoặc)
2- Những câu hỏi có thể đưa tới ngộ nhận hay, tranh cãi không cần thiết.
3- Trường hợp nhiều câu hỏi có cùng một nội dung, được gửi tới bởi nhiều thân hữu khác nhau, chúng tôi sẽ gom thành một, với ghi chú danh tánh những người hỏi.
4- Bạn đọc có thể hỏi nhà văn Bùi Ngọc Tấn bất cứ một câu hỏi nào liên quan tới tác phẩm, bút pháp, kinh nghiệm, thói quen…thậm chí các nhân vật (thật / giả) trong những tác phẩm của ông.
5- Để tiện việc cho cả hai phía, chúng tôi sẽ tập trung từ 3 đến 5 câu hỏi của thân hữu trong mỗi lần chuyển cho tác giả “Chuyện kể năm 2000”. Và họ Bùi cũng sẽ trả lời, một lần, tất cả những câu hỏi đó, cho chúng ta.
6- Nhân đây, chúng tôi cũng xin bạn đọc, thân hữu cho chúng tôi biết, những tác giả quý vị muốn chúng tôi thay mặt, mời họ “trò chuyện” với chúng ta, trong những ngày trước mặt…
7- Khi số lượng đề nghị của quý thân hữu đủ nhiều, chúng tôi sẽ thay mặt quý vị, cố gắng liên lạc với tác giả đó.
Dám mong bạn đọc, thân hữu hưởng ứng cuộc hạnh ngộ mà chúng tôi quan niệm, như một nỗ lực đi tìm mối tương quan hữu cơ giữa người viết và, người đọc vậy.
8- Thư từ xin gửi về dutule@dutule.com
Trân trọng,
Ban biên tập trang nhà dutule.com

Du Tử Lê – Bùi Ngọc Tấn
Toan Nguyen – Houston
Thưa ông, nếu chúng tôi muốn biết tiểu sử của ông một cách chi tiết nhất mà ông có thể cho, nghĩa là không gây khó khăn gì cho ông, được không ạ? Chi tiết hiểu theo nghĩa từ nơi sinh, tới tuổi thơ, niên thiếu, trưởng thành v.v..
Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn trả lời:
Không có gì gây khó khăn cho tôi đâu bạn Toan Nguyen ạ.
Tiểu sử của tôi rất đơn giản.Tôi sinh ngày 3-7-1934 trong một gia đình địa chủ nhỏ (hình như bố mẹ tôi có hơn 10 mẫu ruộng, tôi không biết rõ). Ngày sinh cũng không biết là ngày tây (dương lịch) hay ngày ta (âm lịch). Bố mẹ tôi có 4 con trai, tôi là út. Anh cả tôi (Bùi Ngọc Châu) và anh thứ ba tôi (Bùi Ngọc Chương) đã mất. Còn lại anh thứ hai (Bùi Đức Thành) và tôi. Các cháu nói: Hai ông vần C đã mất. chỉ còn lại hai ông vần T.
Hiển nhiên là Thần Chết đang chĩa họng súng bắn tỉa vào tôi (đã gần 80 tuổi). Nhưng tôi bảo ông ta: Khoan cho mình ít năm. Mình còn một số việc phải làm. Mong là ông ta chấp nhận lời đề nghị của tôi.
Như nhiều gia đình địa chủ và tư sản cũng như nhân dân ta hồi năm 1945, bố mẹ tôi, và chúng tôi đến với cách mạng với lòng khát khao độc lập tự do (Đến bây giờ lại càng khao khát tự do hơn). Bố tôi làm chủ tịch xã khi cách mạng thành công và làm chủ tịch mặt trận Liên Việt huyện Thủy Nguyên khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Năm 1947 Thủy Nguyên bị quân Pháp chiếm đóng, tôi theo bố mẹ tôi tản cư lên Bắc Giang, Thái Nguyên và tiếp tục học văn hóa. Tôi học giỏi: Thi tiểu học, đỗ đầu liên khu Việt Bắc. Phần thưởng là một chiếc cặp da do thầy Hoàng Ngọc Phách, nhà tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta, tác giả Tố Tâm, giám đốc sở Giáo dục Liên khu tặng.
Suốt thời gian học trung học, tôi đều nhất lớp, được học bổng toàn phần..
Năm 1954, tôi vào đội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ Đô.
Cuối năm 1954, hết đợt tiếp quản tôi từ chối đi học kỹ thuật ở nước ngoài, về báo Tiền Phong (Trung Ương Đoàn Thanh Niên Lao Động Việt Nam) làm phóng viên..
Cuối năm 1959, nghe theo lời khuyên của Đảng, tôi chuyển về báo Hải Phòng, thành phố quê hương, thâm nhập công nông để “viết tác phẩm của đời mình”. Tháng 11 năm 1968 tôi bị bắt với tội danh “Tuyên truyền phản cách mạng” và bị đưa đi tập trung cải tạo đến tháng 4 năm 1973 thì được tha. Thật chẳng ngờ tôi đã phải sống cạn một kiếp tôi để rồi viết về chính nó, báo Tiền Phong đã đăng câu này trong một bài trả lời phỏng vấn của tôi.
Thất nghiệp 2 năm, đến tháng 5-1975, nhờ sự giúp đỡ của ông Hoàng Hữu Nhân, tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản, nguyên bí thư thành Uỷ Đảng Cộng Sản VN thành phố Hải Phòng, tôi được đi làm nhân viên văn phòng Quốc Doanh đánh cá Hạ Long và nghỉ hưu từ tháng 5 -1995 cho tới hôm nay. Trong thời gian thất nghiệp tôi đã trải qua các nghề: Bốc vác, thợ sắt, đi buôn, kéo xe bò và cả… viết chui để kiếm sống.
Oanh Kim
Nghiệp văn đến với ông ra sao, thưa ông? Tôi muốn hỏi trường hợp nào? Hay cách khác, văn chương chọn ông hay, ông chủ động chọn văn chương? Nếu ông là người tìm đến với văn chương thì xin ông cho biết tại sao là văn chương mà không là một ngành văn học, nghệ thuật nào khác?
Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn trả lời:
Tôi là một đứa trẻ hơi khác thường. Ngay từ lúc còn nhỏ tôi đã nghĩ mỗi ngày qua đi là một ngày mất đi, mất hẳn, là một ngày không trở lại. Tôi rất mê say thiên nhiên. Những buổi sáng hè, từ trong nhà bước ra khỏi cổng, cả một khu đầm nước mênh mông bàng bạc, dìu dịu trước mặt tôi, gió thổi gợn sóng đưa hơi mát đến tôi, ép lá tre vào lũy tre nhà tôi, một lũy tre ken dầy với những dây lạc tiên đeo quả có những cái áo mỏng như đăng ten. Tôi rất muốn nói lên cảm xúc của mình về những ngọn gió ấy, về những tia sáng đầu tiên của mặt trời vút vào lũy tre mà tôi nhìn thấy. Đúng là ngày ấy tôi đã nhìn thấy những tia sáng mặt trời đầu tiên vút vào lũy tre.
Quá khứ, nhất là quá khứ tuổi thơ bao giờ cũng có vẻ đẹp riêng, một vẻ đẹp đến nao lòng luôn ám ảnh tôi. (Có lẽ vì vậy mà họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã viết: Bùi Ngọc Tấn đắm đuối với cuộc sống, còn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng cảm hứng sáng tác của tôi là “đi tìm thời gian đã mất”.)
Lớn lên, đọc những Sách Hồng, những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn, đọc những câu đối, những bài thơ trong sổ tay của bố tôi, những Khóc Dương Khuê, những Gió dựa tường ngang lưng gió phẳng- Trăng nhòm cửa sổ mắt trăng vuông… tôi hiểu thêm vẻ đẹp của ngôn ngữ. Các thầy dạy văn thời phổ thông trung học, các bạn học có máu văn chương (như Lê Bầu chẳng hạn) đã góp phần lớn vào máu mê ham thích văn chương của tôi.
Cuối cùng, khi đã đi làm báo, viết văn, tôi thêm yêu thích nó, vì viết văn là sáng tạo. Hơn nữa đây là công việc khiến mình được đánh giá, định vị hoàn toàn bằng năng lực của mình, bằng giá trị tự thân, không phải bằng đầu gối, nịnh bợ hay nhờ cậy công nghệ lăng xê. Nghệ thuật là một cái gì dìm không xuống, kéo không lên. Nó mang trong nó một giá trị bất khả xâm phạm. Chỉ sợ mình không làm được nghệ thuật đích thực.
Với lại Kim Oanh ạ (tôi chắc lên Việt Nam của Oanh Kim là thế, không biết có đúng không?) chỉ có nghệ thuật mới lưu giữ được mãi vẻ đẹp của cuộc đời, của con người. Nếu cụ Thuý Kiều còn sống đến hôm nay chắc chúng ta khó mà hình dung được sự tàn tạ của cụ, nhưng Nguyễn Du đã làm cho cô Kiều trẻ trung xinh đẹp mãi, sống mãi trong tâm trí chúng ta. Nghệ thuật chống lại cái chết là như vậy.
Như đã nói ở phần trên, hình như tôi đã tìm đến với văn chương. Tôi đến với văn chương mà không đến với các ngành nghệ thuật khác, có lẽ trước hết ví những sổ tay của bố tôi, vì những bài hát ru của mẹ tôi. Nó cho tôi thấy vẻ đẹp của ngôn ngữ. (Bao giờ đọc những câu ca dao như : Trèo lên cây bưởi hái hoa / Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân . Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…, tôi cũng thấy xúc động.) Đó là những vật liệu sẵn có trong nhà tôi, một cậu bé sống ở nhà quê, gần như không có điều kiện tiếp xúc với các bộ môn sang trọng khác như hội họa hay âm nhạc chẳng hạn. Nhưng không biết nếu gia đình có một ông anh hay bà chị là nhạc sĩ, hay họa sĩ, tôi có theo nghề của họ không?
Với tôi chỉ có văn xuôi mới nói hết được những gì tôi lưu luyến với cuộc đời này. Ngay cả thơ cũng là bất lực.
Thiện Tâm – Việt Nam
Tôi xin thú thật rằng, tôi chỉ biết đến tên ông, đọc và quý trọng ông, qua tác phẩm “Chuyện kể năm 2000.” Nếu tôi muốn tìm đọc thêm một tác phẩm nào khác của ông thì tôi phải làm sao?, và xin ông cho biết tôi nên đọc cuốn nào? Có thể tìm thấy ở đâu?
Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn trả lời:
Cảm ơn bạn đã dành thiện cảm với tập tiểu thuyết CKN2000 và với tác giả của nó. Tôi bắt đầu viết văn từ năm 1954 khi tôi tròn 20 tuổi. Cuộc đời viết văn của tôi chia làm 2 giai đoạn: Từ năm 1954 tới tháng 11-1968, nghĩa là tới khi tôi bị bắt. Cũng đã in được một số truyện ngắn, có 3 tiểu thuyết sắp sửa trình làng, 2 kịch bản phim chưa quay nhưng đã ký hợp đồng với Cục Điện Ảnh và đã được tạm ứng 1 phấn 3 tiền nhuận bút… thì bị tịch thu khi tôi bị bắt.
Những sáng tác này đều theo trường phái “tụng ca”, bây giờ nghĩ lại thấy xấu hổ. Nhưng đó là sự ngây thơ chân thành của một thời.
Năm 1990 tôi bắt đầu viết trở lại sau khi đã ngừng viết 22 năm. Tập sách đầu tiên tôi in là tập hồi ký “Một Thời Để Mất” xuất bản năm 1995, viết về Nguyên Hồng và thế hệ viết văn chúng tôi.
Từ bấy đến nay, tôi đã xuất bản các tập sách sau đây: Những người rách việc (truyện ngắn – 1996) Một ngày dài đằng đẵng (truyện ngắn – 1999) Chuyện kể năm 2000 (tiểu thuyết – 2000) Rừng xưa xanh lá (Chân dung văn học – 2002) Biển và chim bói cá (tiểu thuyết – 2008) Người chăn kiến (tuyển truyện ngắn– 2010). Các tập này đều đã tái bản nhiều lần. Hiện chỉ còn hai tập Biển và chim bói cá (in lần thứ 2) và tập Người chăn kiến đang bầy bán ở các hiệu sách trong nước Việt Nam.
Có một trang web bạn đọc làm cho tôi: http://www buingoctan.info/ Bạn có thể tìm ở trong đó một số sáng tác của tôi cùng với những thông tin về tôi.
Kim Hằng
Tôi được biết tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” của ông đã được chuyển ngữ, qua tiếng Anh. Tôi không biết bao giờ thì bản Anh ngữ phát hành. Nhưng vẫn xin hỏi ông: Ông chờ đợi những gì nơi ấn bản Anh ngữ ấy?  
Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn trả lời:
Theo dư luận chung (trong nước cũng như ngoài nước) Chuyện kể năm 2000 (CKN2000) là một sáng tác xứng đáng được dịch và giới thiệu ra nước ngoài.
Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam (dịch thuật) do Nhà nước VN và Hội Nhà Văn VN tổ chức hồi đầu năm với 300 đại biểu trong nước và nước ngoài, tôi có được ông phó giám đốc nhà xuất bản Hội Nhà Văn giao nhiệm vụ viết kỷ yếu để giới thiệu trong hội nghị, nhưng rồi kỷ yếu không được in và tôi cũng chẳng được mời.
Tôi rất phấn khởi với việc CKN2000 được dịch sang tiếng Anh, vượt qua được rào cản ngôn ngữ.
Tôi chỉ mong bản dịch chuyển tải được nguyên bản, và bạn đọc nước ngoài đọc A Tale For 2000 chia sẻ với nó như người đọc VN đọc CKN2000. Công chúng Mỹ sẽ hiểu thêm về cuộc sống Việt Nam và văn học Việt Nam. (Rồi từ tiếng Anh, CKN2000 sẽ được hiện diện bằng những ngôn ngữ khác. Tôi vốn là người hay thả cho ước mơ bay bổng, không có điều này chắc tôi khó sống được đến ngày hôm nay.) Đó là một thắng lợi không chỉ của riêng tôi mà còn của văn học của sự thật, văn học của nỗi đau con người, là một hạnh phúc mà tôi ao ước.

Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn, vợ và hai con
Thieu Anh Nguyen
Nhiều người cho tôi biết ngay sau khi tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” ra đời thì nó đã bị chính quyền ra lệnh tịch thu. Nhưng sau đó, nó lại được phép lưu hành. Nếu tin tức này đúng thì câu hỏi của tôi là sự cho phép vừa nói là chính thức hay chỉ hiểu ngầm? Vẫn trong tinh thần đó, tôi cũng xin được hỏi thêm rằng, đó là cuốn sách in lần đầu hay tái bản?
Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn Trả Lời:
CKN2000 được nhà xuất bản Thanh Niên (cơ quan của Trung Ương đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh) xuất bản tháng 2-2000, chưa được phát hành, còn đang trong thời gian lưu chiểu đã bị thu hồi tiêu huỷ như trong quyết định của Cục xuất bản (bộ Văn Hoá Thông Tin).
Từ bấy cho đến nay nó chưa hề có quyết định được phép tái bản hay lưu hành (cả chính thức bằng văn bản hay hiểu ngầm, hoặc bằng lệnh miệng).
Tôi đã nhiều lần làm văn bản đề nghị Bộ Văn Hóa Thông tin, Hội Nhà Văn tổ chức hội thảo, nhưng tất cả đều rơi vào “sự im lặng đáng sợ”.
Tuy nhiên nó vẫn được in “chui”, được sao chép và lưu hành rộng rãi. Chỉ một người bán sách vỉa hè cũng đã bán được gần 1000 bộ. (Tháng 4 năm 2010 một bạn đọc đến nhà, tặng tôi một bản và nói rằng anh ta đã mua 30 bộ trong thời gian mới có quyết định cấm mười năm trước.)
Như vậy ở trong nước CKN2000 chính thức chỉ được nhà xuất bản Thanh Niên in một lần với số lượng ghi ở cuối sách 1500 bản và đang chuẩn bị in nối bản thì đã bị thu hồi tiêu huỷ.
Thanh Nguyen
Thưa nhà văn, tôi có nhiều hơn một câu hỏi, trong một câu hỏi. Tuy nhiên, tôi cứ ghi xuống và nhờ web-site dutule.com chuyển cho ông. Rất mong ông dành chút thì giờ quý báu, trả lời những câu hỏi nhỏ của tôi.
Đọc truyện “Chuyện kể năm 2000” của ông, tôi hiểu nó như một thứ “hồi ký” trong tù của ông. Những câu hỏi nhỏ của tôi là:
- Ông viết nó trong bao lâu sau khi ra tù?
- Viết trong những điều kiện như thế nào?
- Viết xong ông đưa nhà xuất bản ngay hay đợi một thời gian?
- Ông có cho một người thân nào đó, đọc trước bản thảo của mình? Nếu có, thì người ấy đã nói gì với ông, sau khi đọc?
- Ông có bao nhiêu phần trăm tin tưởng sách của ông sẽ được in trước khi đưa cho nhà xuất bản?

Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn Trả Lời:
Theo tôi hiểu, hồi ký là một thể loại mà các nhân vật phải có địa chỉ cụ thể, con người cụ thể. Các sự việc phải chính xác mà không thể hư cấu. CKN2000 là một quyển tiểu thuyết mang đậm chất tự sự. Nó in dấu ấn cuộc đời tác giả tức là tôi, gần như không thêm bớt, nhưng nhiều nhân vật trong đó là tổng hợp của các mẫu người khác nhau. Chẳng hạn như Già Đô, một nhân vật khá thành công của tôi là tổng hợp của nhiều ông già trong tù và ngoài đời, trong đó có cả triết gia Trần Đức Thảo. Tuy nhiên khi viết tôi vẫn phải giữ nguyên tên Già Đô, một ông già có thật trong tù, khi được tha đã đến thăm tôi với tất cả tài sản khoác trên vai như tôi đã viết trong CKN2000. Đổi tên khác là tôi không viết được.
Tôi ra tù tháng 4 năm 1973 và mãi tới tháng 3 năm 1990 mới viết văn trở lại (22 năm sau). Sau khi viết một bài hồi ký về Nguyên Hồng và hai truyện ngắn, tới tháng 6-1990 tôi bắt tay vào viết CKN2000. Tôi viết một lèo tới tháng 11 năm 1991 thì đánh dấu chấm hết bản thảo đầu tiên (viết bằng bút bi). Sau đó tôi thêm bớt, sửa chữa. Tới cuối năm 1997 thì xong và cũng hoàn thành bản thảo bằng vi tính, một công việc cực ký khó khăn và nguy hiểm bởi nhà tôi khi ấy chưa có computer, mà đưa ra các cửa hàng là không thể được. Bản thảo có thể bị tịch thu bất kỳ lúc nào. (Tôi đã bị tịch thu khoảng 1500 trang bản thảo nên rất ngấm ngón đòn này.)
Tôi viết trong khi vẫn đi làm ở một xí nghiệp đánh cá, viết trong lúc rỗi ở xí nghiệp, viết trong những ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, viết đêm, nghĩa là tranh thủ mọi thời gian. Ngày ấy còn chưa già, sức làm việc còn tốt. Cho đến bây giờ, nhìn lại đống bản thảo viết tay, gạch xoá, cắt dán tôi ngạc nhiên với chính mình: Sao dạo ấy mình làm được như thế nhỉ. Nếu ngày ấy không viết chắc chắn bây giờ tôi không viết được nữa.
Viết được mấy chục trang đầu tiên, tôi đưa Nguyễn Quang Thân đọc. Anh nói với tôi một câu tôi không chờ đợi, thật bất ngờ, có sức động viên tôi rất lớn: “Cái này của toàn nhân loại mày ạ”.
Suốt trong thời gian thực hiện bản thảo, tôi không cho ai đọc ngoài việc kể một vài chi tiết cho Lê Bầu. Phải giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ đến khi bản thảo hoàn thành, tôi mới đưa Lê Bầu và Dương Tường đọc. Lê Bầu bảo tôi cắt cái truyện ngẳn “Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương” trong tiểu thuyết đi cho khỏi dài, dễ in. Tôi đã nghe theo anh (và đã khôi phục trở lại trong bản thảo gửi báo Người Việt). Dương Tường bảo phải thêm vào cảnh đánh bạc. Tôi đã thêm cảnh đánh bạc trong tù mà sau này được khen là nghiêng ngửa với cảnh đánh bạc của Stefan Zweig.
Đến năm 1993, việc sửa CKN2000 đã cơ bản hoàn thành. Tôi đã gửi bản thảo (khi ấy là bản thảo đánh máy) lên nhà xuất bản Hà Nội dự thi cuộc thi sáng tác kỷ niệm 40 năm giải phóng Thủ Đô! Tôi không mấy tin là sách của tôi được xuất bản. Nhưng thật không ngờ: Tôi được biết nó sẽ được in ở nhà xuất bản Hội Nhà Văn và còn được dự kiến trao giải thưởng nữa. Một vị trong hội đồng giám khảo bảo tôi:
-Giải thấp thôi. Trao giải cao như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh lại lôi thôi phiền phức ra.
Nhưng một sự cố đã khiến CKN2000 không được in và tất nhiên không được giải. Tôi lại ủ bản thảo như các hãng rượu ủ rượu XO và tiếp tục sửa.
Năm 1999, khi gửi bản thảo lên NXB Thanh Niên, tôi không hy vọng bản thảo được xuất bản. Gửi cho vui thôi. Ôm mãi cái bản thảo dầy cộp, đọc đi đọc lại đến nát cả ra, chán lắm rồi! Nhưng giám đốc Bùi Văn Ngợi đã đọc và quyết định in.
Thật bất ngờ! Bất ngờ và hạnh phúc! Hơn thế, tôi còn khám phá ra một người tuyệt vời, một giám đốc xuất bản tuyệt vời!
Hung Thai
Thưa nhà văn Bùi Ngọc Tấn, ở hải ngoại có bao nhiêu nhà xuất bản in cuốn “Chuyện kể năm 2000”? Và, câu hỏi này, có phần khá tế nhị, nhưng tôi vẫn muốn hỏi rằng: Có nhà xuất bản nào (ở hải ngoại) liên lạc trước với ông, để xin phép? Có nhà xuất bản nào tìm cách trả tiền tác quyền cho ông không? Nếu câu trả lời của ông là “không” thì ông có nghĩ tới việc lên tiếng hay liên lạc để làm sáng tỏ nội vụ?

Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn Trả Lời:
Về việc xuất bản CKN2000 thành sách, theo chỗ tôi biết, ở cộng hoà liên bang Đức có hai bản in. ỞCanada có 3 bản in. Ở Mỹ có lẽ phải có đến 10 (?) bản in khác nhau. Trong những điều kiện khó khăn, nhờ những người tốt bụng, tôi đã có được 5 bản in ở Đức và Canada cùng 5 bản in ở Mỹ và nhìn thấy 2 bản in ở Mỹ khác nhưng không kiếm được. Còn những bản in nào nữa tôi không được biết.
Người ta nói với tôi rằng: CKN2000 được tất cả các báo tiếng Việt ở nước ngoài đăng dài kỳ (feuilleton).
Không một nhà xuất bản nào (ở hải ngoại) và cơ quan báo chí nào liên lạc trước với tôi để xin phép.
Tôi chỉ nhận được tiền tác quyền của nhà xuất bản Thời Mới (Canada) cả 3 lần in, và của Đài BBC (Anh) trích đọc CKN2000 trong 3 tháng.
Trong thời gian CKN2000 mới bị cấm, tôi rất thất vọng về những quy kết tập sách của tôi ghi trong quyết định cấm. Đó là một sự “nói lấy được” (chữ của trung tướng Trần Độ), nếu không nói là vu cáo. (Chẳng hạn như CKN 2000 tuyên truyền chia rẽ khôi đại đoàn kết toàn dân, kích dục…)
Sau thất vọng là lo lắng bởi những cuộc thăm viếng và làm việc với các cơ quan công quyền rất căng thẳng.
Việc in ấn tức thì và đánh giá cao tập sách ở hải ngoại là một sự cổ vũ, động viên tôi rất lớn. Tôi cảm ơn các báo chí, các nhà xuất bản đã phổ biến rộng rãi sáng tác của tôi. Còn về mặt tác quyền, tôi không nhận được của bất cứ địa chỉ nào khác ngoài 2 nơi tôi đã nói ở trên. (Riêng ở Muy nich (CHLB Đức), anh Kiểm (tôi không nhớ họ và chữ đệm của anh) đã in CKN2000 và phát không nên hẳn là không thể có tác quyền.)
Năm 2009, tôi sang Mỹ theo lời mời của trung tâm William Joiner (UMASS Boston), trong dịp về thăm California, các anh chị trong toà soạn báo Người Việt đã đề nghị với tôi được đăng dài kỳ (feuilleton) CKN2000 nguyên bản (chưa bị biên tập) trên báo. Tôi đã đồng ý và đã được nhận tác quyền là 2,000USD (hai nghìn mỹ kim). Đó la lần duy nhất CKN2000 được một toà bao trả nhuận bút
Tôi không có ý định làm sáng tỏ nội vụ tiền tác quyền, dù lương hưu của tôi rất ít. Bởi quỹ thời gian của tôi không còn nhiều. Các cụ nói: Thất thập kê nguyệt. Tôi sắp hết thời kỳ tính tháng, chuyển sang bát thập kê nhật rồi, muốn dành thời gian vào những công việc mà tôi thấy cần làm, cần phải hoàn thành.
Tôi chỉ mong muốn những tập thể và cá nhân đã hưởng lợi từ tập sách của tôi tự xử sự.
 
Tin Thien Truong
Thưa ông Bùi Ngọc Tấn, nếu tôi muốn biết đời sống hiện tại của ông ra sao, thế nào thì điều đó có là một câu hỏi khó trả lời cho ông không?
Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn Trả Lời:
Cũng là một câu hỏi dễ trả lời đấy bạn Tin Thien Truong ạ. Tôi hiện sống với vợ tôi (Nguyễn Thị Ngọc Bích-72 tuổi). Các con tôi đều đã trưởng thành, lập gia đình và ở riêng. Chúng tôi sống trong một căn buồng trên gác 2 của một biệt thự cũ thời Pháp (thuê lại của nhà nước, mãi gần đây mới được hoá giá) và đã gắn bó với căn buồng 20m2 này đúng nửa thế kỷ rồi (từ năm 1960 tới nay). Hạnh phúc ở đấy. Đau khổ ở đấy. Mơ mộng ở đấy. Thất vọng ở đấy. Sinh con ở đấy. Tiếp các bạn văn chương ở đấy. Tiếp các bạn tù ở đấy. Nguyên Hồng ngủ lại ở đấy. Bạn tù ngủ lại ở đấy.Cho tới năm 2009, tôi hoả hồng thêm được căn buồng liền bên của anh chị Hồng Sĩ (người trung tá công an bị đi tù trong vụ Xét lại-Chống Đảng mà Vũ Thư Hiên có kể trong Đêm giữa ban ngày. Anh Sĩ đã mất, chị Sĩ chuyển vào Sài gòn sống với các em gái.) Căn buồng hơn 20 m2 này vẫn là của nhà nước, tháng tháng phải trả tiền nhà.
Thế là 2 vợ chồng tôi được cả một tầng hai của ngôi biệt thự cổ. Thật tuyệt vời! Gần hết đời mới có một phòng khách để tiếp khách. Mới có một buồng dùng làm buồng ngủ. Mới có một căn bếp riêng. Một buồng tắm riêng… Khoảng không gian sinh tồn được mở rộng. Những đêm mất ngủ, nhìn thẳng ra ban công căn buồng mới. Tầm nhìn mở rộng. Không phải là 4 mét mà tới 9,10 mét. Thật tuyệt vời! (Thế mới biết các vị có tầm nhìn thấu chân trời sung sướng đến mức nào!)
Vợ chồng tôi đều được lĩnh lương hưu. Lương hưu ghi sổ của tôi là 160.000 VN đồng. Trải qua nhiều cuộc điều chỉnh lương để theo kịp với trượt giá, lương hưu hiện tôi được lĩnh là 1.100 nghìn VN đồng, tương đương 55 USD.) Cũng như vậy, lương hưu hiện lĩnh của vợ tôi là 1.200 nghìn đồng VN.
Tôi phải viết báo thêm để sinh sống. Việc này đến nay coi như đã chấm dứt vì tôi bị đau cả hai khớp gối, đi lại khó khăn.
Các con tôi đều biết thương bố thương mẹ, vẫn cố gắng giúp đỡ chúng tôi dù chúng cũng chẳng giầu có gì. Rồi còn sự giúp đỡ của bạn đọc. Anh Minh Phong một nhà báo ở thành phố HCM thường xuyên trích từ tiến lương của mình ra mỗi tháng gửi cho tôi 1 triệu đồng. Số tiền là lớn nhưng lớn hơn nhiều là sự động viên chúng tôi sống, yêu đời và làm việc.
Điều lo nhất là tuổi già bệnh tật ốm đau. (Những bệnh kinh niên mãn tính đã đến thăm hai vợ chồng tôi.) Nhưng thôi, nghĩ lắm thêm ốm người.
Được như thế này là khá lắm rồi. Các cụ nói: Đến đâu hay đến đó.
Hoàng Dung Tiểng
Tôi có một người bạn viết văn, kể với tôi rằng, hiện tại, ông đã được viết văn trở lại và truyện của ông cũng đã được một số báo ở miền bắc đăng tải. Tin tức này có đúng không thưa ông?
Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn trả lời:
Không ai cấm tôi viết và in đâu. Không có lệnh nào bằng văn bản hay bằng miệng rằng các báo, các nhà xuất bản không được in của Bùi Ngọc Tấn.
Sau khi in CKN2000, thời gian khó khăn nhất của tôi, nhà văn Nguyễn Quang Hà, tổng biên tập báo Sông Hương nói với tôi: “Nếu anh có khó khăn trong việc xuất hiện (trên báo, trong sách), cứ gửi cho tôi. Sông Hương in hết.”
Nhà văn Lê Thấu, tổng biên tập báo Sức khoẻ & Đời sống cũng nói với tôi như vậy và đã in một bài tôi viết về nhà văn Lê Bầu (có in cả ảnh của tôi chụp với Lê Bầu). Trong một cuộc họp của Ban Tư tưởng Văn Hóa trung ương, ông Hữu Thọ khi đó là trưởng ban nhắc khéo anh Lê Thấu: “Báo Sức khoẻ& Đời sống dạo này cũng văn nghệ gớm nhỉ. Đăng cả bài của Bùi Ngọc Tấn viết về Lê Bầu.” Anh Lê Thấu đã trả lời: “Báo Nhân Dân cũng còn đăng văn nghệ nữa là báo chúng tôi”.
Ba năm sau (2003) nhà thơ Phạm Ngà, giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng đã in cho tôi 3 đầu sách và đã bị ông Nguyễn Khoa Điềm trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng phê bình bằng văn bản trong một cuộc họp giao ban về xuất bản. Nhà thơ Phạm Ngà chỉ cười.
Có vẻ như không còn thiêng nữa những sự răn đe kiểu ấy. Dù chậm nhưng xu thế dân chủ hoá đã hình thành và khó có thể đảo ngược trong giới cầm bút. Tất nhiên tôi nghĩ vẫn còn những ông giám đốc xuất bản không in sách của tôi và những người như tôi. Và tôi cũng chẳng có nhiều bản thảo để gửi cho họ.

No comments:

Post a Comment