Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

SƠN TRUNG =LÊ ĐẠT=LÊ TÙNG MINH =

KÝ LÊ TÙNG MINH * CƠN LÔC VÀO ĐỜI

CƠN LỐC VÀO ĐỜI
Lê Tùng Minh
Cơn lốc mùa Thu cách mạng đến nhanh đến
nỗi làm cho bao nhiêu tuổi trẻ phải bàng hoàng,
nhất là đối với tuổi trẻ học trò, lứa tuổi đang
mộng mơ và hoài bảo. Riêng đối với Tùng, các
thiệt thòi lớn nhất là không còn điều kiện để
sang Pháp du học, như cha chàng đã hứa! Mọi
dự tính của mùa Thu trước cho mùa Thu này
đều bị đảo lộn. Nhưng đâu có thời gian để suy
nghĩ trước làn sóng "Này Thanh Niên ơi, đứng
lên đáp lời sông núi" và "xếp bút nghiên lên
đường tranh đấu" của hàng vạn, hàng vạn học
sinh sinh viên...
- Nước nhà độc lập rồi! Không được đi du học
thì cưới vợ và đi dạy học hay làm hãng, sở nào
cũng được - Cha Tùng gợi ý.
Tùng nghĩ: Tuổi của hai đứa còn trẻ quá - Tùng
18 tuổi, Ngọc Dung 17 tuổi - đều là tuổi "ăn
chưa no lo chưa tới", chưa có sự nghiệp, cưới
nhau chỉ làm nặng thêm nỗi lo cho cha mẹ. Vì
thế Tùng thưa với cha mẹ:
- Cứ để vài năm nữa, khi con có công ăn việc
làm vững vàng rồi cưới vợ cũng không muộn.
Nhưng diễn biến của thời cuộc đã làm thay đổi
tất cả.
Lá cờ độc lập của Tổ Quốc Việt Nam vừa
giương lên tròn đúng 21 ngày thì bắt đầu
nhuộm máu. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực
dân Pháp được quân đồng minh Anh-Ấn giúp
đỡ quay trở lại tái chiếm Nam bộ. Cuộc Nam bộ
kháng chiến bắt đầu "Mùa thu rồi, ngày hai
mười ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến"
đã vang động khắp thị thành, thôn quê nam bộ.
Giặc Pháp trang bị đầy đủ súng đạn, máy bay,
xe tăng, tàu chiến. Còn dân quân cách mạng
chỉ có súng kíp và tầm vông vạc nhọn, dao găm.
Giặc Pháp tấn công như vũ bão, lấn chiếm
Sàigòn - Chợlớn rồi lan ra các tỉnh trên toàn
Nam bộ. Các chi đội Vệ quốc Đoàn của cách
mạng Việt Nam, dù anh dũng hy sinh nhưng
vẫn phải rút lui từ mặt trận này sang mặt trận
khác.
Chánh quyền non trẻ của cách mạng vừa mới
sinh ra đã chịu một sức ép nặng nề cả về hai
phía: Thù trong giặc ngoài. Bên ngoài thì giặc
Pháp tấn công lấn chiếm. Bên trong, đặc biệt ở
miền Tây Nam bộ thì bọn người "Thổ" (1) nổi
dậy "cáp duồn" (2).
Khi giặc Pháp chiếm Cần Thơ, thì ở thị xã Sóc
Trăng được lệnh tản cư triệt để, thực hiện
chính sách tiêu thổ kháng chiến, vườn không
nhà trống. Cũng như mọi nhà, gia đình Tùng
tản cư về vùng quê Bưng Sa - một xóm thuộc
xã Viên An, huyện Long Phú. Tùng đã gia nhập
Đoàn Thanh Niên Tiền Phong và được phép
đoàn cho về cùng tản cư với gia đình.
Bưng Sa là một xóm ven sông có độ 50 gia
đình người Việt bao quanh xóm toàn người
Miên.
Chiều xuống, bầu trời ảm đạm giới thiệu cơn
giông. Tin tức từ thị xã Sóc Trăng đưa về Bưng
Sa: Tây chuẩn bị tấn công Sóc Trăng! Cũng là
lúc chú Sơn - ngưỡi em họ cha Tùng, sống tại
Bưng Sa đã hàng chục năm nay, hổn hển chạy
về báo tin: Bọn "Thổ" sắp nổi dậy rồi!
- Có chuyện đó thiệt sao? Chú cứ bình tĩnh kể
lại cho tôi nghe coi. Cha Tùng hỏi.
Chuyện như thế này... Chú Sơn bắt đầu kể:
"Tôi có một thằng bạn kết nghĩa là người Thổ
tên là Thạch Uông, chúng tôi gọi nhau bằng "ní".
Trưa nay khi tôi đang ở ngoài đồng gặp nó. Nó
một mực lôi tôi về nhà nhậu rượu. Tôi với nó
thường nhậu với nhau lắm. Thạch Uông rất
nghèo. Vợ nó chết yểu, bỏ lại 2 con nhỏ. Gà
trống nuôi con, thật đáng thương! Nó trọng tình
bạn và quan hệ rất tốt với mọi người trong xóm
này. Người Việt ở xóm Bưng Sa không ai ghét
Thạch Uông.
Khi về đến nhà hắn, tôi thật bất ngờ. Thạch
Uông đã dọn xong một tiệc nhậu ê hề, thịt heo,
lòng heo đầy một mâm. Tôi hỏi:
- Hôm nay ní (3) mầy cúng ai vậy?
- Tao cúng ní mày đấy!
Tôi cứ nghĩ nó nói đùa, nên đùa lại:
- Mày cúng tao thì tao ăn cho hết.
-2-
- Vớ (4), ní mầy cứ ăn thật no đi. Tao chỉ được
đãi ní mầy lần này thôi đó!
Khi nhập tiệc đã ngà ngà say. Thạch Uông
nghẹn ngào nói:
- Tao nói cho ní mày nghe. Tao có con heo vừa
được 10 kí, tính để Tết bán mua quần áo mới
cho con tao đó. Nhưng hôm nay tao phải giết
nó để lấy thịt đãi ní mày.
- Trời, mày điên à, sao mày làm vậy? Tôi trách
nó.
- Không! ní mày đừng nói tao điên, tao không
điên đâu. Vớ, tao không còn bữa nào nhậu với
ní mày, chỉ có bữa nay thôi. Rồi nó đứng dậy,
rút cây phảng kéo ngay đã mài sáng quắc từ
lúc nào.
Tôi lấy làm lạ:
- Phảng mà mày kéo cán ngay ra thì làm sao
phát cỏ được, hở thằng ní khờ khạo.
- Không phải phát cỏ đâu, mà là để "cáp duồn"
đó ní mày biết không?
Nói tới đó nó khóc rống lên, nói tiếp:
- Ní mày biết không? Tao không muốn làm
chuyện sát nhân thất đức đó đâu, nhưng "lục
thum" (5) ở xa đến ra lệnh cho đàng Thổ tao
đấy!
Tôi đã cảm thấy có chuyện không ổn, nhưng cố
bình tĩnh hỏi thêm:
- Mày nói thiệt hay nói chơi đó?
- Tao không nói láo ní mày đâu? Bọn đàng Thổ
chúng tao mỗi đứa được phát một lá bùa hộ
mạng, súng bắn không chết đâu! Hắn móc ra
một tờ giấy màu vàng hình chữ nhật, trên đó có
vẽ ngoằn ngoèo, chữ không ra chữ, hình không
ra hình - Hắn nói tiếp, "lục thum" bảo mang lá
bùa này trong người súng đạn phải sợ, tránh xa
đó.
- Trời ơi! Sao mày ngu quá vậy? Tôi tức quá
kêu lên.
Nó trừng mắt dữ tợn nhìn tôi, tôi thấy rợn người.
Hắn nói tiếp:
- Tao cho ní mày hay: 12 giờ khuya nay, các
chùa khắp xứ này sẽ gióng chuông, chớ không
riêng Bưng Sa đâu. Đó là hiệu lệnh "cáp duồn"
đấy - Hắn giơ phảng lên nói tiếp trong tiếng
khóc: "Ní mày đừng giận tao, tao là thằng bạn
tốt của mày, tao không giết mày thì tụi nó cũng
giết mày."
Tôi hoảng quá, tông cửa chạy về đây báo tin
cho mọi người hay.
Nghe xong câu chuyện đó, cha Tùng bảo chú
Sơn cấp tốc cho cả xóm hay: chuẩn bị rút khỏi
xóm trước 12 giờ đêm.
- Chúng ta không có khả năng đối phó với "Thổ
dậy" vì bọn họ đông người hơn mình gấp bội -
Cha Tùng thuyết phục một số người muốn tổ
chức bảo vệ xóm. Họ không muốn chạy bỏ nơi
mình sinh sống gần hết cả đời người.
Gia đình Tùng và vợ chồng chú Sơn mượn
được chiếc ghe cà vom của ông xã Sóc, liền
dọn những thứ cần thiết xuống ghe, rồi rời khỏi
xóm Bưng Sa đúng vào lúc 10 giờ đêm.
Từng đoàn ghe, xuồng của người Việt ở xóm
Bưng Sa chạy loạn "giặc Thổ dậy", nối đuôi
nhau xuôi giòng sông nhỏ về hương Thạch
Thới An - một làng kế bên, không có dân Miên.
Ai cũng nghĩ rằng, chỉ chạy loạn vài ngày, chờ
quân cách mạng dẹp xong "loạn Thổ dậy" thì
quay về xóm cũ. Nhưng nào ngờ tình thế quá bi
đát. Quân cách mạng rút đi đâu hết, chỉ còn lại
anh em Thanh Niên Tiền Phong, Dân quân Tự
vệ võ trang bằng giáo mác, tầm vông vạc nhọn,
không sao chống cự lại bọn "Thổ dậy" cầm
"phảng kéo ngay" đông gấp 10 lần.
Tiếng mõ, tiếng phèn la, tiếng trống báo động
dồn dập, chuyển từ Bưng Sa - Trà Đức, sang
Đai Cho... rồi đến Thạch Thới An, làm xáo động
cả một vùng đồng bằng. Tiếp theo đó, từng
cụm lửa nhà cháy do bọn Thổ đốt, bốc lên,
sáng rực cả một góc trời. Trống đánh, lửa cháy,
tiếng la hét say máu "cáp duồn" của bọn "Thổ"
cộng tiếng la khóc của trẻ con chạy loạn, tạo
nên một cảnh hỗn loạn bi thương quá sức
tưởng tượng. Bao nhiêu gia đình, trong một
đêm "Thổ dậy", bao nhiêu sản nghiệp của ông
cha để lại đã bị tiêu tan, bao nhiêu người chết
thê thảm dưới lưỡi phảng kéo ngay của bọn
người "Thổ" bị kích động vì hận thù dân tộc.
Lịch sử mùa Thu năm 1945, nếu miền Bắc nạn
đói làm khốn khổ cho bao gia đình, thì Nam bộ
ghi bằng máu và nước mắt. Cách mạng - xâm
lược, nội phản - đã xoắn vào nhau trên nhữn
-3-
trang sử bi thương. Thực tế ấy đã làm cho
những nhà giáo như cha Tùng, những nông
dân như chú Sơn, những thanh niên có học
như Tùng đều có sự suy nghĩ, băn khoăn, lo
lắng.
Trước mắt của họ chỉ có một con đường là
chạy "giặc Thổ dậy". Sau khi rời khỏi Thạch
Thới An, ra đến cửa sông lớn - sông Dù Tho,
các ghe, xuồng chạy loạn tỏa đi, kẻ chạy
ngược lên Bãi Tàu - Sóc Trăng ra Đại Ngãi -
Trà Ôn, kẻ chạy xuôi xuống Cổ Cò - Vàm Lẻo
để về Bạc Liêu, tỉnh căn cứ cách mạng của
miền Tây Nam bộ. Cha Tùng quyết định chạy
về Bạc Liêu và đi sâu vào vùng U Minh Hạ, chờ
vài tháng cho tình hình yên rồi trở lại quê nhà,
chớ không ai nghĩ rằng lần chạy loạn này sẽ
kéo dài đến hàng chục năm.
- Anh Hai này - chú Sơn gọi cha Tùng - theo ý
em chúng ta chạy lên Sóc Trăng về Cần Thơ.
Anh nguyên là thày giáo của chế độ Bảo hộ,
còn Tùng được học bổng đi du học Pháp, chắc
người Pháp họ thông cảm không sao đâu? Chớ
chạy xuống U Minh, e rằng chúng ta đi vào
đường cùng đó anh!
- Chú nói nghe gì lạ vậy? - Cha Tùng nổi giận -
chú không biết, nước nhà đã độc lập rồi, Tây
trở lại xâm chiếm nước ta, ta về sống với Tây
sẽ bị coi là Việt gian, mà mang tội Việt gian là
tội chết chú có biết không?
Chú Sơn cúi đầu, im lặng! Tùng thấy thương
chú Sơn quá. Anh hiểu rằng chú Sơn có nỗi lo
lắng riêng của chú, nên Tùng thưa với cha:
- Thưa Ba! con nghĩ chú Sơn không có ý xúi Ba
và con trở về làm việc cho Tây, mà là...
- Mà là cái gì? - Cha Tùng chặn lại - chú sơn
thử giải thích cho tôi nghe coi.
Chú Sơn ngẩng đầu lên, tha thiết nhìn cha
Tùng:
- Anh Hai đừng nóng, ý của em hoàn toàn khác.
Em nghĩ mình chạy xuống U Minh Hạ là vào
đường cùng vì Tây cũng tiến chiếm vùng ấy.
Vậy thì bây giờ ta ở lại vùng đất mà ta đã quen
đường đi nước bước, dù là giặc Tây đã chiếm
rồi. Ta sống đời sống của người dân bình
thường, không làm việc cho Tây thì đâu phải là
Việt gian. Bao nhiêu người còn lọt ở lại vùng
giặc chiếm như anh Phán Tân đó, tất cả họ đều
là Việt gian hay sao?
Cha Tùng thở dài ngao ngán:
- Thà lỡ ơ lại như anh Phán Tân, còn mình là
tản cư, đã chạy "giặc Thổ", mà quay lại thì khó
khăn lắm. Hay là... hay là vợ chồng chú trở lại
đi. Còn tôi và gia đình tôi không chọn con
đường nào khác đâu!
Vì thế, khi đến Cổ Cò, dừng lại để nấu cơm, vợ
chồng chú Sơn thu vén mấy bộ quần áo và vật
dụng cần thiết vào trong hai bao cà ròn, chia
tay với gia đình Tùng.
- Anh Hai đừng buồn. Vợ chồng em quyết định
ở lại. Anh chị và các cháu đi mạnh giỏi. Khi nào
yên, anh em mình sẽ gặp lại - Day qua Tùng,
chú Sơn bảo: Cháu ráng chăm sóc Ba Má cháu.
Thời buổi loạn ly này khó đoán trước được họa
phước cháu à!
Ai cũng ngậm ngùi trước cảnh chia ly giữa
đường chạy giặc. Nhìn vợ chồng chú Sơn quẩy
gánh hành lý lội sâu vào trong đồng. Cha Tùng
không cầm được nước mắt. Ông nói với Tùng:
"Tính của chú sơn mày là vậy. Việc gì nó đã
quyết thì không ai cản nó được... Đến giờ này
Ba chẳng biết Ba đúng hay chú ấy đúng nữa?
* * *
Chiều hôm đó, ghe của gia đình Tùng đến Vàm
Lẻo.
- Alô! Alô! Tất cả ghe, xuồng chạy loạn Thổ dậy
đều phải dừng lại để kiểm soát giấy tờ... Tiếng
loa từ trạm gác Vàm Lẻo phát ra vang vang.
- Chạy loạn làm gì có giấy tờ để xét. Một ông
lão chèo chiếc tam bản thắc mắc.
- Nếu ghe, xuồng nào không ghé thao lệnh của
Trạm kiểm soát thì chúng tôi bắn à... Đoành!
Đoành! Một anh lính Quốc gia tự vệ cuộc vừa
hô vừa bắc chỉ thiên hai phát súng kíp để hăm
dọa.
Không có ghe thuyền nào dám trái lệnh.
Một, hai, ba, bốn... ghe đều bị giữ lại vì không
có giấy giới thiệu của Ủy ban hành chánh
kháng chiến địa phương. Ghe của gia đình
Tùng cũng chung số phận với các ghe chạy
loạn khác.
-4-
Thấy một người ăn mặc quân phục màu vàng,
đầu đội ca lô có phù hiệu nền vàng sao đỏ,
lưng có đeo một cây súng lục. Đoán hắn ta là
cán bộ chỉ huy, nên cha Tùng hỏi:
- Anh có thể cho chúng tôi biết: chừng nào mới
giải quyết cho chúng tôi đi.
- Chúng tôi phải chờ lệnh của cấp trên - Viên
đội trưởng kiểm soát trả lời cho cha Tùng. Rồi
hắn day qua bảo anh lính vừa bắc chỉ thiên lúc
mới rồi: "Chú dẫn hết bà con vào ở tạm trong
lẫm lúa bỏ trống và không cho ai ra khỏi vòng
rào... Nếu ai trái lệnh... Hắn không nói tiếp mà
lấy tay ra hiệu bóp cò súng.
Tùng thấy hành vi của hắn đúng là hành vi của
những tên phát xít Nhật lúc mới đến chiếm, anh
không nhịn nhục nổi.
- Dân chúng chạy loạn, vừa giặc Tây vừa Thổ
dậy đã quá khổ rồi, thế mà các anh đối xử với
đồng bào mình không khác nào đối xử với kẻ
thù! ... Anh nghẹn ngào: "Các anh có phải là
chiến sĩ cách mạng hay không?"
- Đúng đó! Đúng đó! Nhiều người dân tản cư
hưởng ứng sự phản đối của Tùng.
Viên đội trưởng "Quốc gia Tự vệ cuộc" nổi
nóng, hắn quắc mắt nhìn Tùng, chỉ tay vào mặt
Tùng.
- A! cái thằng này dám xách động quần chúng
chống lại cách mạng hả?
Cha Tùng thấy chuyện trở nên phức tạp, ông
vội lên tiếng:
- Cháu nó còn trẻ, ăn nói không lựa lời, mong
anh thông cảm cho. Cháu nó cũng là Đoàn viên
Thanh niên Tiền phong - cha Tùng ngỡ rằng
nói lên sự thật đó thì hắn thông cảm, nhưng
không ngờ...
Tùng đã bị bắt ngay sau đó, vì cái tội "Đoàn
viên Thanh niên Tiền phong".
Hắn quát cha Tùng:
- Đáng lý ông cũng bị bắt vì có thằng con là
"Đoàn viên Thanh niên Tiền phong". Nhưng vì
ông thành thật khai báo nên tôi tha cho đó.
- Xin anh giảng giải cho chúng tôi biết: vì sao
cách mạng lại bắt người của cách mạng? Cha
Tùng cật vấn.
- "Đoàn viên Thanh niên Tiền phong" là tay sai
của Nhật, vì tổ chức này do Nhật nặn ra, ông
biết không? Viên đội trưởng Quốc gia Tự vệ
cuộc gằn giọng.
Không ai dám lên tiếng trước thái độ hung dữ
của kẻ có súng cầm tay. Thời loạn mà. Vàng
thau lẫn lộn, trắng đen pha trộn. Ai có súng đạn
là kẻ mạnh. Kẻ cầm quyền là chính nghĩa. Giặc
Tây đang đánh tới. "Thổ dậy" khắp nơi! Còn
đâu thời gian để mà giảng giải. Mỗi người cầm
súng vỗ ngực cách mạng chống Tây là một ông
tướng con, trong khi hệ thống cách mạng đã bị
đứt tung ở khắp mọi nơi, còn dân chúng chạy
loạn chỉ là tôm tép.
Tùng bị tách khỏi gia đình, đem giam ở một nơi
khác. Mẹ Tùng khóc. Cha Tùng cúi đầu im lặng
thương xót cho con: "số phận của nó sẽ ra
sao?" Dân chúng chạy loạn thông cảm nhìn
theo chàng trai bị bắt oan.
Viên đội trưởng "Quốc gia Tự vệ cuộc" ra lệnh
cho tên lính đứng cạnh hắn:
- Hãy giam nó vào chung với tên Việt gian mới
bắt được hồi sáng.
- Thưa anh, giam ở "phòng mò tôm" - Tên lính
có vẻ ngạc nhiên.
- Tại "phòng mò tôm" chớ còn hỏi gì nữa?
Tùng vừa đi theo tên lính vừa thắc mắc "sao lại
giam mình vào phòng mò tôm", "Phòng mò
tôm" mang ý nghĩa gì? Tùng đánh bạo hỏi tên
lính:
- Anh làm ơn cho tôi biết "Phòng mò tôm" là gì
không?
- "Phòng mò tôm" là "phòng mò tôm" - tên lính
gắt. Nhưng sau đó ít giây hắn dịu giọng: "Anh
đừng lo, tối nay chú Bảy Sâm ra tới, chắc anh
và chú kia được tha thôi mà!". Rồi hắn lẩm bẩm
một mình: "sao mà ai cũng có thể mang tội Việt
gian hết?".
Đến một gian nhà lá, vách ván hở trước hở sau,
vừa giống nhà bếp vừa giống chuồng heo bỏ
trống. Tên lính mở khóa cửa, nói:
- "Vào làm bạn với chú Việt gia kia cho vui! Nhớ
là không được kêu la đó, vì kêu la càng có hại
cho anh thôi!"
-5-
Khi cánh cửa gỗ đóng sầm lại, khóa cửa vang
lên lắc các, Tùng cảm thấy chóng mặt. Chàng
ngồi bịch xuống nền đất đầy rác rến. Anh nhắm
mắt dựa vào vách ván, định tâm và suy nghĩ số
phận của mình, số phận của một thanh niên
vừa mới đến tuổi trưởng thành, lại rơi vào cảnh
tù tội một cách vô cớ.
- Ê! chú nhỏ, mang tội gì mà bị bắt vô đây?
Tùng giật mình, mở mắt ra nhìn dáo dác.
- Lại đây, nói chuyện chơi... chú nhỏ.
Lúc này Tùng mới nhận ra một người trung
niên đang ngồi dựa vào vách của góc gian nhà
gọi là "phòng mò tôm". Đó là một chú nông dân
lực lưỡng, mặc quần đùi, áo vắt vai, đầu quấn
khăn rằn, m`inh còn bám đầy sình bùn. Tùng
thấy tỉnh người ra, ngó ra ngoài thấy tên lính
không còn ngoài cửa nữa. Anh dè dặt:
- Họ có cho mình nói chuyện không?
- Mặc kệ nó! chúng nó có luật rừng thì chúng
mình cũng phải có luật rừng của mình. Giang
hồ mà...
- Chú nói gì? cháu không hiểu???
- Muốn hiểu thì lại đây chú em!
Tùng mạnh dạn đứng dậy, đến ngồi cạnh
người lạ mặt. Quan sát qua con người có mặt
vuông chữ điền, miệng rộng, cằm nhô ra với
đôi chân mày xếch trên cặp mắt to và vầng trán
rộng, anh bỗng nhớ chú Sơn, vì hai người cùng
trạc tuổi và thân hình, khuôn mặt cũng na ná
như nhau. Anh thấy có cảm tình với ông ta.
- Dạ thưa chú, cháu tên là Tùng. Còn chú, có
thể cho cháu biết được danh tánh không?
- Chà, cái chú nhỏ này giống học trò quá ta.
Tao chẳng có danh tánh gì cả. Chú em cứ gọi
tao là "Năm móc cua" - nói đến đó, ông cười
xòa, tiếp: "Cây móc cua chỉ có hai chĩa có
ngạnh thôi, còn qua là "Năm móc cua" nên có
đến mười chỉa lận... ghê chưa?"
Theo yêu cầu của chú "Năm móc cua" Tùng kể
lại từ đầu câu chuyện, lý do vì sao mình bị bắt.
Nghe xong, "Năm móc cua" tặc lưỡi: "Từ ngày
cách mạng, Việt Minh nổi lên, không biết bao
nhiêu dân lành bị chết oan rồi."
Rồi ông ta vừa chậm rãi kể hoàn cảnh của ông
ta cho Tùng nghe:
- Vốn là thế này, nhà tao ở đây khoảng 10 cây
số, cuốc bộ mất hai tiếng đồng hồ. Tao còn một
mẹ già hơn 80 tuổi, và có một vợ hai con. Vợ
tao đang đau. Hàng ngày tao phải đi móc cua
để nuôi sống cả nhà. Tao làm sao biết được
các ông Quốc gia Tự vệ cuộc lập mặt trận
chống Tây ở Vàm Lẻo này? Thằng Bảy Sâm...
Vừa nghe tên Bảy Sâm, Tùng nhớ lại lời của
anh lính giải mình đến đây, nên vội hỏi:
- Bảy Sâm là ai vậy chú Năm?
"Năm móc cua" vỗ đùi, hậm hực:
- Tao có lạ gì cái thằng đó! Ngày xưa nó học
nghề múa võ với tía tao. Tía tao vốn là thày võ
vườn, ở tận Cao Lãnh lưu lạc về đây, ngày đi
làm mướn, tối dậy võ. Nhờ ổng giỏi nghề võ
nên mới được ông ngoại tao gả má tao cho ổng
đó. Năm đó, tao mới 13 tuổi, còn Bảy Sâm đã
17 tuổi. Trong buổi dợt võ, nó bị tao đá một cú
vào hạ bộ, quỵ xuống, khóc không ra nước mắt.
Nó giận tao lắm. Sau khi học võ xong, nó đi
đứng bến xe, gia nhập vô đám anh chị ở Cần
Thơ do Năm Lửa cầm đầu.
Chú "Năm móc cua" nói tới đó, bỗng dừng lại,
vò đầu ra vẻ suy nghĩ... nói:
- Tao không hiểu nó theo Việt Minh hồi nào?
Mà sau ngày cướp chánh quyền thấy nó mặc
đồ ka ky vàng, đầu đội mũ ca lô có phù hiệu
nền đỏ sao vàng, lưng mang gươm Nhật, rồi
hắn tự xưng là Trưởng chi "Quốc gia Tự vệ
cuộc" này.
- Thế vì sao chú bị bắt? Tùng nôn nóng.
- À! Vốn là thế này: Ngày hôm qua tao đi móc
cua ở ven sông Vàm Lẻo, đúng vào lúc Bảy
Sâm dắt mấy thằng lính Quốc gia Tự vệ cuộc đi
nghiên cứu địa hình địa vật gì đó, để bày trận
phục kích đánh Tàu Tây. Xui cho tao là móc
cua đúng ngay trận địa mà Bảy Sâm dự định.
- Nhưng mà chú Bảy Sâm quen với chú mà?
Tùng thắc mắc.
Chú Năm móc cua cười gằn:
- Bảy Sâm đâu có thèm nhìn thằng "móc cua"
này. Có lẽ nó còn thù tao về cú đá vào hạ bộ
năm xưa. Nó ra lệnh bắt tao, với lý do là dám đi
vào khu cấm. Tao hỏi tụi nó: "khu cấm sao
không để bảng cấm?" Nó trả lời "cấm mà đề
bảng đặng bọn Việt gian biết rồi báo cho Tây
-6-
sao?" Hơn nữa, nó xét trong mình tao thấy có
cái áo vá ba màu xanh trắng đỏ, tụi nó nói tao
mang ám hiệu cờ "tam sắc", lũ Việt gian được
Pháp sai đến dò xét mặt trận Vàm Lẻo (?). Mẹ
nó! Thế là tao bị bắt và giam tại đây một đêm
rồi.
- À! Tại sao gọi là "Phòng mò tôm" hả chú?
- "Phòng mò tôm" là phòng tử hình bằng cách
cho "mò tôm" theo kiểu Việt Minh - "Năm móc
cua" trở nên giận dữ - "Đ. mẹ, tao không hiểu
thằng nào bày đặt ra cách giết người kiểu trung
cổ này. Thật dã man! Chúng nó cho người bị
xử tử vô trong bao chỉ xanh - bao đựng lúa đó,
rồi cột chặt miệng bao lại, cột thêm đá vào cho
nặng. Chúng đem ném bao có người đó xuống
giòng sông sâu để ngộp nước mà chết. Thảm
không?
Tùng nghe "Năm móc cua" kể mà nghe rợn
người.
- Người tù không biết xé bao chun ra sao?
Tùng hỏi.
- Trước khi cho người tù vào bao, chúng trói
chặt cả chân lẫn tay thì làm sao xé bao để chui
ra được - "Năm móc cua" lại nói đùa "Thôi số
kiếp đã định rồi chú em ơi! Ta quyết định đi mò
tôm phen... này".
Tùng suy nghĩ rất nhiều về cá tính của chú
nông dân mang tên "Năm móc cua". Cái chết
gần kề, mà chú còn xuống hò theo điệu vọng
cổ hoài lang được. Hết chỗ chê!
- Vậy, chú với cháu sẽ bị cho "mò tôm" à ?
Tùng hỏi chú Năm như muốn khóc.
- Chắc vậy rồi! Chết người nào đỡ người đó!
Để thằng Thổ nó "cáp duồn", hay để thằng Tây
mũi lõ bắn cũng vậy, thà người mình giết mình
sướng hơn! Phải không cậu học trò?
- Cháu rần thúi ruột, mà chú cứ giỡn hoài.
Nghe nói chú Bảy Sâm tối nay về Vàm Lẻo,
mình có hy vọng được thả không chú? Mình có
tội tình gì đâu?
- Chú em ngây thơ quá. Chính sách của chúng
nó rõ ràng quá rồi: "Thà giết lầm hơn là tha
lầm!"
Bỗng hai người đều im lặng. Không gian nhỏ
hẹp của gian nhà lá thô sơ như trầm xuống
giữa đêm trời chuyển mình. Mỗi người theo
đuổi một ý nghĩ riêng tư trước khi lìa khỏi cuộc
đời nhiễu nhương này. "Cái chết có gì dáng sợ.
Khi ta còn sống thì nó chưa đến. Khi nó đến thì
ta đâu còn biết gì." Tùng nhớ lại câu nói của
nhà Triết học cổ đại nào đó, hình như Pla-tông
thì phải. Nhưng triết lý vẫn là triết lý. Còn sự
thật, với tuổi 18 của Tùng thì cái chết là một ám
ảnh khó thở. Tùng không hiểu chú "Năm móc
cua" nghĩ thế nào, chớ Tùng cảm thấy nỗi sợ
hãi tràn ngập khắp cơ thể. Tùng bật lên tiếng
than "Trời ơi! mình sẽ chết thiệt sao?"
- Tại sai lại phải chết? "Năm móc cua" bật nói
to lên làm Tùng giật nẩy mình.
Trời nổi cơn giông. Sấm chớp. Và cơn mưa bắt
đầu dội xuống mái nhà, như khóc than, gào thét
cho số phận của những kẻ bạc phước.
"Năm móc cua" nắm lấy vai Tùng, kề miệng sát
lỗ tai Tùng, nói to: "Trời cứu mình rồi!"
Tùng ngơ ngác hỏi:
- Ai cứu mình?
- Trời cứu mình! Đúng hơn là Trời mưa đã tạo
cơ hội cho hai chú cháu mình thoát khỏi chỗ
này
- "Năm móc cua" khẳng định.
* * *
Ngoài trời, mưa mỗi lúc mỗi lớn. Đêm tối mịt,
đưa hai bàn tay không nhìn thấy. Tên lính canh
đã chuồn vào gian nhà đối diện để tránh mưa
từ khi trời bắt đầu chuyển cơn giông, nên mọi
hành động của hai kẻ "tử thù" chỉ có trời biết
thôi. Dựa vào một góc nhà, họ công kênh nhau,
giỡ mái nhà chui ra một cách dễ dàng. Tùng
nhảy xuống trước, "Năm móc cua" nhảy xuống
sau. Một vầng sáng của cây đèn 3 pin quét
ngang qua là cho Tùng hốt hoảng, anh nằm đó,
mình sát xuống đất. Nhưng "Năm mắt cua" vẫn
đứng yên. Chú chờ vầng sáng đèn pin của tên
lính gác di chuyển sang hướng khác, ông ta
liền kéo Tùng dậy bảo nhỏ:
- Nó không thấy tụi mình đâu. Chạy!
Tùng vẫn chưa hoàn hồn, hỏi:
- Chạy hướng nào chú?
Mỗi lần Tùng vấp ngã, "Năm móc cua" đều
động viên "Ráng lên chú em! Đấu tranh giữa
cái sống và cái chết đâu phải dễ. Con người
-7-
hơn nhau là dám quyết định dứt khoát giữa hai
con đường đi, mình chỉ được quyền chọn một
mà thôi!" Dù chạy mệt, vấp ngã đau, nhưng
nghe lời triết lý của chú "Năm móc cua", Tùng
cảm thấy vững tâm và kính phục người nông
dân nghèo khổ này. Tùng nghĩ "chỉ có trường
đời dạy cho chú hiểu được những điều mà
Tùng không tìm thấy trong sách vở".
Hai ngườira sức chạy. Qua bao cánh đồng.
Qua bao khu vườn. Qua bao con rạch... Tùng
chẳng biết nữa, chỉ biết chạy, chạy trốn khỏi cái
"Phòng mò tôm" đáng kinh tởm, chạy tránh xa
những tên đồ tể của thời đại, coi mạng người
không đáng một xu.
Mưa tạnh dần. Trời hửng sáng. Hai người đã
chạy đến ven xóm Sóc Đồn, chỉ cách thị xã Bạc
Liêu khoảng 5 cây số "Năm móc cua" hỏi:
- Sao? Đến đây chú em có thể đi một mình
chưa?
- Dạ được! Chỗ này cháu đã có đi qua hồi còn
nhỏ - Bỗng nhiên Tùng nghẹn ngào, cảm thấy
chơi vơi như sắp mất mát một người thân nhất
trong cuộc đời. Tùng hỏi: "Chú chia tay cháu ở
đây sao?"
"Năm móc cua" hình như hiểu được tâm trạng
lo lắng của Tùng. Ông vỗ vai Tùng và an ủi:
- Đến đây coi như tạm thoát nạn. Qua không
thể tiếp tục đi chung với chú em nữa được. Vì
hai lẽ, một là qua phải tạt qua nhà báo cho gia
đình hay để khỏi lo! Hai là vùng này ai cũng biết
mặt qua, kể cả đứa con nít 5 tuổi, nên cháu đi
với qua sẽ bất lợi cho cháu. Chắc chắn sáng
nay bọn nó cho người truy lùng chúng ta như
truy lùng hai tên "tử tù" vậy!
Ngẫm nghĩ một lúc "Năm móc cua" nói tiếp:
- Tốt nhất đừng lo nghĩ đến gia đình, vì cháu lo
cũng không giải quyết được. Qua tin chắc
không có gì xảy ra cho hai ông bà giáo đâu!
Còn cháu cứ đi thẳng vào thị xã rồi tìm một chi
đội Vệ quốc đoàn xin gia nhập. Đó là phương
sách hay nhất. Nhớ tìm chi đội "Hùm Xám" của
Nguyễn Hùng Phước. Gặp Nguyễn Hùng
Phước cháu nói cháu là cháu của "Năm móc
cua" thì được nhận ngay, cháu cứ kể chuyện
chú cháu mình cho Nguyễn Hùng Phước nghe,
vì Nguyễn Hùng Phước là người tốt và rất ghét
Bảy Sâm.
Lần đầu tiên, từ khi gặp Tùng đến giờ, "Năm
móc cua" mới xưng hô chú cháu với Tùng. Vì
vậy, Tùng rất cảm động, và cảm thấy có sự gắn
bó thân thiết với người chú mới quen trong cơn
hoạn nạn này. Rõ ràng quan hệ giữa người với
người đâu chỉ là "chó sói".
- Dạ! cháu sẽ nghe lời chú. Chú cho cháu gửi
lời chúc sức khỏe Bà và Thím... Chúc chú bình
an. Tùng không cầm được nước mắt.
"Năm móc cua" vừa bước đi, vừa ngoái lại nói:
- Cháu nhớ những lời chú dặn đấy! Chi đội
"Hùm Xám" đang ở mặt trận Du Da đó... nhớ...
không?
- Dạ nhớ! Tùng vừa trả lời, vừa hỏi với: "chừng
nào chú cháu mình gặp lại nhau?"
- Còn trờị.. còn đất... còn sống trên đời này... là
chúng tạ.. còn... gặp nhau. "Năm móc cua" nói
to vang vang cả cánh đồng.
* * *
"Năm móc cua" đã đi xa, khuất dần sau xóm
nhỏ. Nhưng Tùng vẫn còn đứng yên bên chòm
mả hoang. Sau cơn mưa, trời lại sáng. Bình
minh ló đầu sau lũy tre làng. Tùng mơ màng dõi
theo hình bóng của người nông dân, cũng là ân
nhân của Tùng. Một kỷ niệm vào đời không bao
giờ quên.
Ghi Chú:
(1) Tức dân Khơme
(2) Chém giết Việt Nam
(3) Bạn rất thân
(4) Tiếng đệm đầu câu
(5) Ông lớn
10/2003
Nguồn: http://www.vantuyen.net

DƯ THỊ DIỄM BUỒN * VẠT NẮNG BÊN ĐỒI

VẠT NẮNG BÊN ĐỒI

Dư Thị Diễm Buồn - tvvn.org



Trời trong xanh không gợn một chút mây, dù là mây trắng mỏng vương mắc như mọi ngày. Phương đông đã ửng vầng hồng rạng rỡ báo hiệu cho ta biết măt trơi sắp lên. Gió sáng nhè nhẹ vờn lên mái tóc lên da thịt gờn gợn lạnh. Cái lạnh mang mác của buổi sáng thu đẹp.

Tuy đã vào chánh mùa thu, tiết trời lành lạnh làm cho cỏ cây hoa lá thay màu đổi sắc. Nhưng những cây ăn trái hai bên đường ở các nhà tư nhân, công sở của vùng nắng ấm California như cây cam đơm trái chín vàng, trái bom hay trái táo (apple) trở màu hồng, màu tím. Trái hồng giòn, hồng mềm màu vàng cam nõn nà phơi phới trên cành không còn một lá úa vì đã rơi rụng khi tiết trời vừa mới sang thu.

Có những cây cao nghều nghệu, tàn lớn sừng sững chen chúc trên đồi núi chập chùng, chạy dài theo hai bên đại lộ vẫn còn màu xanh sặm. Những đám bông hồng hoang dã vẫn nở những chùm hoa tươi thẳm màu đỏ, tím, vàng, hường… Những cánh hoa còn đọng hạt sưong đêm lung linh dưới ánh nắng sáng thu quét qua đồi rồi chiếu rọi xuống. Tạo cho triền núi xanh như bức tranh gấm thêu hoa.

Trên thế gian nầy từ Âu đến Á, từ Đông sang Tây… Cả năm Châu, nơi nào cũng đẹp, cũng có những cảnh sắc hữu tình. Những cảnh sắc đó được chiêm ngưỡng, được để ý, được ngợi khen… Hay bị lơ là, là còn tùy thuộc vào tâm hồn của những ai có cảm nhận được nó hay không nữa.

Chiếc xe nhà nhỏ, chạy bon bon trên xa lộ đưa chúng tôi đến thung lũng Hoa Vàng (San Jose, Bắc California). Tả hữu của con đường toàn là đồi núi chập chùng, hiên ngang, hùng vĩ nằm mơ màng màu xám xanh đục, ẩn hiện trong đám sương mù vân vê ở lưng chừng.

Cảnh sắc ở nơi tạm dung nầy đã gợi tôi nhớ đến những đoạn đường, những vùng tôi đã đi qua. Đường ra Vũng Tàu, đường về Rạch Giá, đường lên Châu Đốc, đường xuống Cà Mau… Ôi biết bao nhiêu nỗi nhớ, niềm thương của vùng đất quê Nam hiền hòa trù phú. Cái nơi mà tôi sinh ra và lớn. Đã cho tôi bao nhiêu là kỷ niệm nằm trong ký ức, để giờ đây cuồn cuộn sống lại trong hồi tưởng của mình.

Cứ mỗi lần có dịp về vùng biển cho nhiều tôm cá ngon, hải sản quý như Rạch Giá thì tôi mừng vui như đứa trẻ được mẹ đi chợ về cho gói kẹo cam thơm tho ngọt lịm. Vì trên đường đi, tôi được ngắm nhìn những phong cảnh thiên nhiên. Con đường lộ đá từ Cần Thơ đi Rạch Giá, qua khỏi Kinh 1, kinh 2… Khi bóng hoàng hôn ngã về hương tây, nhìn về phía bên tay phải ta sẽ thấy ảo ảo mờ mờ dạng núi màu xám xanh xa xa của dãi núi Sam, núi Sập. Gẩn sát bên lộ đá là những đám ruộng lúa quằn nặng hột, có đám lúa chín vàng, có đám còn vừa mới ửng vàng nửa hột chen chúc trong đám lá xanh rì. Bỗng bầy chim ăn lúa bay túa lên kêu chí chóe vang rân. Bởi ngọn gió mạnh vừa thổi qua làm lá lúa chạm nhau rào rào. Thằng bù nhìn bện bằng rơm, bằng tàu mo, hay chiếc áo cũ… treo cao hơn ngọn lúa chao động lắc lư, đưa đẩy làm chúng sợ.

Trên bờ mẫu những nông dân tay cuốc, tay cày. Có người xách xâu cá vừa bắt được. Có kẻ xách một chùm mấy con chuột đồng, hoặc mấy con chim vừa bẫy. Có bà đội thúng khoai mới đào còn nồng mùi đất. Có chị xách mấy bó rau dừa, rau muống mới hái dưới ruộng còn tươm mũ trắng đục như sữa tươi, non nhẫn. Họ lửng thửng trên đường về nhà. Có khi gặp kẻ đi ngược chiều, họ hỏi thăm qua loa hay nói cười rộn rã.

Người dân quê có tâm hồn chất phát, hịch hạc. Nhưng họ cũng cám cảnh sanh tình hò, hát hay ngâm mấy câu thơ quên đầu quên đuôi của ai đó. Rồi họ cũng đùa giỡn hoặc chọc ghẹo nhau, cùng nhau nói cười rộn rã trên đường quê. Có kẻ thoăn thoắt rẽ lối tre xanh vào nhà.

Thôn dân thường sống đời an phận. Họ không bon chen, không đua đòi hay ganh tị với kẻ có miếng ăn, cái mặc hoặc nếp sống sung túc hơn mình. Đời sống của họ thật êm đềm quá!

Riêng tôi dù sanh ra ở thị thành, nhưng thuở thiếu thời tôi sống với ngoại ở quê. Cho nên cây cỏ, bờ tre, ruộng lúa, câu cá, bắt chim, hương đồng có nội… rất thích hợp với tôi. Ngày xưa đôi lúc bị chị em tôi chọc ghẹo: “Tao không biết tại sao má cho mầy về ngoại ở chi vậy? Để bây giờ mầy cù lần quá chời! Tao biết, cho dù mầy có đi máy bay, lên xe xuống ngựa ở nhà lầu có xe hơi đi nữa thì mầy cũng là nhà quê! Vẫn là con nhỏ nhà quê!”. Nhớ đến đây không nhịn được, tôi bật cười thành tiếng! Thiệt mấy chị em tôi đoán việc như thần! Trúng quá chừng chừng đi thôi! Họ nói tôi từ mấy chục năm trước cho đến nay tôi cũng vậy không thay đổi chút nào cả!

- Mẹ nó có thấy cảnh sắc ở đây giống đường ra Vũng Tàu của mình không vậy?

Tiếng hỏi lớn cố tình để át tiếng nổ máy xe của phu quân tôi. Làm tôi giựt mình quay về thực tế. Mắt tôi rảo nhìn hai bên đường rồi mỉm cười gật đầu:

- Ờ giống thiệt hén! Nhưng chỉ chút xíu thôi. Vì đường ra Vũng Tàu của quê mình gió mát phơi phới. Nắng thủy tinh lung linh trải trên mặt biển xanh lơ trong vắt, cảnh sắc tuyệt vời chớ đâu có đồi núi đen xám không vậy xếp Ba?

Tôi chợt nhớ lần đó, trên đường đi Vũng Tàu. Khi xe chạy đến cầu Rạch Hào. Thì Bảo Châu bạn tôi biểu người yêu dừng xe lại. Chúng tôi đến chiếc miếu bên cầu, mỗi người đốt nén nhang lâm râm khấn vái!

Tại đây vào năm 1959, có năm cô thiếu nữ con nhà giàu cùng đi trên một chiếc xe nhà ra Vũng Tàu tắm biển. Xe lủi xuống rạch. Bốn cô chết, một cô còn sống. Từ đó thiên hạ đồn nơi đây bốn cô thiếu nữ bạc mạng linh lắm. Cho nên dân ở Rạch Hào cho dựng một cái miếu nhỏ để thờ cúng họ. Phẩm vật lễ cúng như nhang đèn, bánh mứt, hoa quả của khách du lịch chất đầy miếu không ngớt.

Thật sự tôi không mấy tin có ma quỷ hay linh hồn. Nhưng tôi thương xót kiếp hồng nhan yểu mạng. Cho nên tôi cũng thắp nhang cầu xin cho vong linh bốn cô sớm đi đầu thai, nếu không tiêu diêu được nơi non Bồng, nước Nhược. Chị Bảo Ngọc (chị ruột của Bảo Châu) cũng xá xá mà nước mắt đanh tròng. Chị đã sớm trở thành góa bụa, khóc chồng nửa kiếp đến nay chắc chưa nguôi? Còn tôi thì chép miệng thở dài thương cho bốn cô vắn số chết oan, và thương chị Bảo Ngọc. Cả hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng một kiếp bạc phước chung!

Sau đó chúng tôi lên xe thẳng đường ra Vũng Tàu. Người yêu của Bảo Châu trầm ngâm không nói không rằng. Anh thành thật tôn trọng nỗi cảm hoài của người yêu, của chị Bảo Ngọc và của tôi.

Tôi đang đắm hồn trong hồi tưởng xa xưa.

- Đến nơi rồi mẹ! Chọn nơi nầy ra mắt sách, mẹ thấy có hơi hẻo lánh không?
Tiếng con trai tôi nói, làm tôi giựt mình và làm tôi hơi chột dạ! Như vết thương đang bị đau lại đụng phải vật gì lên đó làm ê ẩm thêm nữa. Tại vì tôi mang tâm trạng lo lắng cho buổi ra mắt sách hôm nay.

Tôi không trả lời thằng nhỏ. Phu quân tôi có lẽ chìm trong giấc mộng nên còn ngáy pho pho. Bỗng ông giựt mình, mở mắt lơ láo nhìn quanh rồi hỏi:

- Tới rồi hả? Sao mau quá vậy con?

Con trai tôi phì cười với cha nó:

- Gần 3 giờ lái xe rồi ba. Tại ba ngủ ngon đó thôi.

Coi bộ «quê», ông ta cười cầu tài rồi bảo:

- Ờ nơi đây hơi hẻo thiệt. Thôi phụ ba lấy sách vở đem vào cho mẹ đi. Con hãy lẩn quẩn đâu đây đừng đi xa, và nhớ mở điện thoại cầm tay, để cần gì thì ba gọi nghe không.

Tôi mỉm cười một mình, Nhà chúng tôi ở ngoại ô về hướng Bắc của Thủ Phủ California. Mỗi lần về thung lũng Hoa Vàng (San Jose) mà mặt trời lặn thì mệt lắm. Vì tuổi tác, chúng tôi rất ngại lái xe trên xa lộ lúc tối trời nên phải nhờ con chở đi. Thằng nhỏ ngoài 30 tuổi, đã ra trường đi làm từ mấy năm nay rồi mà phu quân tôi còn dặn dò như vậy! Bởi trong mắt của những kẻ làm cha mẹ thì bao giờ cũng thế. Con mình lúc nào cũng còn nhỏ, luôn để ý dòm ngó và cần sự dạy dỗ...

Màu phông của tấm bích chương bằng vải dài, rộng và màu chữ trang nhã: «CHÀO MỪNG QUAN KHÁCH/ BÚT KHẢO“QUÊ NAM MỘT CÕI”/ HỒ TRƯỜNG AN» treo ở vách giữa, đối diện với những hàng ghế quan khách ngồi nơi hội trường của Trung tâm sinh hoạt VIVO. Tôi nhẹ thở dài, cảm thấy ái ngại và hồi hộp lo cho buổi ra mắt sách của nhà văn Hồ Trường An (đến từ Pháp quốc) hôm nay.

Tôi được biết nhà văn Hồ Trường An mười mấy năm trước (1989) qua sự giới thiệu của nhà văn Nguyễn Văn Ba (đã qua đời! Anh Ba là bạn, là đồng môn, và là đồng điệu với tôi).

Chúng tôi được biết nhà Văn Hồ Trường An:

• Sanh quán tại Vĩnh Long.
• Cựu học sinh Cao Tiểu Vĩnh Long.
• Cựu học sinh Trung hoc Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho.
• Cựu sinh viên Dược khoa Sài Gòn.
• Cựu sinh viên Văn khoa Sài Gòn.
• Cựu sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức khóa 26/67
• Cựu sĩ quan Chiến tranh chánh trị VNCH.

Ông là một trong những cây viết đã thành danh khi còn ở trong nước trước năm 1975. Ra xứ người ông vẫn tiếp tục viết cho đến nay có hơn 60 tác phẩm đã phát hành. Những tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: Truyện dài, truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, ký sự, bút khảo, biên khảo, phê bình…
Riêng tôi, nói ra thì cảm thấy nhột nhạt và mắc cỡ quá đi thôi! Nhưng thiệt tình tôi cũng có những tác phẩm đã phát hành. Nhưng ít khi tôi ra mắt sách (chỉ 1 lần Chicago và 1 lần Paris). Vì tôi biết thân phận mình chữ nghĩa kém cỏi không bằng ai! Tôi không ở trong hội đoàn hay đoàn thể nào để được sự giúp đỡ, hoặc để được chống lưng. Nên tôi ngại làm phiền những người tổ chức cho mình. Tôi ngại bắt buộc bạn bè vì thương mến không muốn mà phải đến tham dự. Tôi ngại độc giả không đến để phòng ra mắt sách “lơ thơ tơ liễu buông mành” có lèo tèo mấy người mà ban tổ chức đã chiếm 2/3… Thì eo ơi, tôi sẽ buồn lắm! Bởi tôi vốn đã có cái tên Buồn rồi! Thú thiệt, cũng vì những lý do đó, mà tôi sợ không dám ra mắt sách.

Cũng tại tôi! Phải, bởi hôm hay tin nhà văn Hồ Trường An được mời qua Washington để dự buổi tổ chức Văn Học Nghệ Thuật. Tôi lật đật gợi ý và mời ông sẵn dịp nầy ghé thăm vùng thung lũng Hoa Vàng.

Chúng tôi là người ở hóc Bà Tó xa xôi gần vùng Bắc của nước Mỹ mới di chuyển về tiểu bang nầy. Tiểu bang có thành phố mang tên thật đẹp, rất đẹp “Thung Lũng Hoa Vàng” làm người ở phương xa mơ ước có lần được ghé thăm. Nơi đây còn được mệnh danh có tình người tha hương đậm đà tha thiết. Là thành đồng vách sắt, là cái nôi Văn Học Nghệ Thuật của người Việt hải ngoại…

Và chẳng lượng sức mình, lần nầy tôi bấm gan phụ trong ban tổ chức ra mắt sách (ai sai đâu làm đó) cho nhà văn Hồ Trường An (mặc dù ông không muốn). Bởi khi nghe tôi đề nghị:

- “QUÊ NAM MỘT CÕI” đã in xong. Chúng tôi chưa phát hành. Chừng nào anh qua đây, bọn tôi sẽ nhờ mấy anh chị ở địa phương ra mắt sách dùm anh. Anh nghĩ sao?

Ông cười hì hì trả lời tôi:

- Thôi đến thăm bạn bè được rồi. Bày đặt ra mắt làm chi cho phiền.

Nhưng chúng tôi cố thuyết phục riết rồi ông nhận lời.

Nhà văn Hồ Trường An đến phi trường San Jose 8 giờ 30 phút tối thứ tư, nhằm ngày 31 tháng 11 năm 2007. Người đi rước ở phi trường đưa ông đi ăn xong, thì đài truyền hình xin thu hình và trực tiếp phỏng vấn mãi đến 2 giờ sáng ông mới về đến nhà trọ.

Hai ngày thứ năm, và thứ sáu nhiều đài truyền hình và truyền thanh phỏng vấn thu thanh, thu hình… Ông không có giờ để tiếp xúc hay đi thăm bạn bè thì nói chi đi thăm những thắng cảnh quanh thung lũng Hoa Vàng.

Riêng chúng tôi ở xa thành phố hoa lệ có muôn màu, muôn sắc thái San Jose. Nên đã đề nghị ông (lúc ông còn bên Paris chưa đến đây). Xin dành ngày thứ bảy cho anh chị văn nghệ sĩ mến mộ ông ở Sacramento (Thủ phủ của California).

Lúc đầu thì chúng tôi định tiếp ông và quý vị ở tệ xá của mình. Nhưng tôi ở xa thành phố Sacramento, và các anh chị văn nghệ sĩ gọi điện thoại hỏi thăm hơi đông (trước khi ông đến). Nên ban tổ chức buổi họp bạn (tôi xin thưa là buổi họp bạn chớ không phải là buổi ra mắt sách) gồm có: Nhà văn nhà thơ Hoàng Ngọc Liên, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân, nhà văn nhà thơ Huỳnh Mai Hoa và tôi cùng đồng ý tổ chức buổi họp mặt vào chiều thứ Bảy ở nhà hàng TNB (trung tâm thành phố có nhiều người Việt cư ngụ ở Sacramento).

Ban tổ chức nghĩ có chừng 30 người đến họp mặt là vui lắm rồi. Vì đây là buổi họp bạn chớ không phải buổi tổ chức buôn bán hay gây quỹ mà sợ lỗ lã. Và mong có nhiều thời gian để cho những người quen biết, độc giả, và văn nghệ sĩ trò chuyện với nhà văn Hồ Trường An.

Nhưng không ngờ, số người đến dự tăng gấp đôi số dự định của ban tổ chức. Và một niềm vui ngạc nhiên là quý cụ bên Hội Cao Niên, tặng quà cho các văn hữu từ phương trời xa xứ lạ qua tham dự buổi ra mắt sách của nhà văn Hồ Trường An ngày mai ở San Jose cũng đến trong buổi họp bạn nầy.

Bỗng dưng có một chị tôi chưa bao giờ gặp mặt dúi vào bàn tay tôi 200 đô la. Nhìn thấy tiền, mắt tôi sáng rỡ tưởng bở là chị cho mình. Nhưng tôi cũng hỏi:

- Dạ tiền gì mà nhiều quá vậy chị?

Chị cười thật tươi:

- Cô là DTDB hả? Tôi nhờ cô gởi về dùm cho ông Nguyễn Thụy Long và Đoàn Yên Linh mỗi người 100 đô la.

Tôi ngạc nhiên, cười bảo với chị:

- Bộ hai ông nầy là bà con với chị hả? Sao chị không gởi, mà đưa cho tôi? Chị biết tôi sao? Rủi tôi lấy xài hết thì chị biết tôi ở đâu mà đòi?

Chị cười:

- Tôi chỉ là độc giả ngưỡng mộ hai ông đó thôi. Cô xài thì cô mang tội! Vì tiền nầy tôi nhờ cô gởi cho người khác.

Tôi còn đang phân vân lo le 200 đô-la trên tay, nhẹ giọng:

- Ông Nguyễn Thụy Long thì tôi thường hay gởi điện thơ. Còn ông Đoàn Yên Linh thì từ hồi nào đến giờ tôi không có liên lạc, nên không biết ổng ở đâu.

Nhà văn HTA đang ngồi ký sách tặng bạn bè nghe thấy. Ông lên tiếng:

- Thì chị cứ nhận gởi dùm chỉ đi. Có gì khó đâu, về nhà chị email hỏi anh Văn Quang là biết anh Đoàn Yên Linh ở đâu ngay mà. Tôi nghe nói hình như ổng đang nằm nhà thương.

Tiền nầy không phải người ta cho tôi. Nhưng tôi cảm thấy lòng mình ấm! Vì tôi được biết có nhiều độc giả còn ngưỡng mộ văn nghệ sĩ và còn có một chút tình. Tôi nhét vội tiền vào túi dợm bước đi thì chị gọi giựt ngược lại:

- Khoan đã, còn tiền cước phí gởi nữa cô! Đây 6$ tiền gởi, tôi có tiền lẻ tặng cô thêm 2$ để uống nước mía.

Tôi nhận tiền miệng tươi như hoa hồng héo cuối mùa.

- Hello, Hello chào chị DTDB, tôi Thanh Thúy đây chị.

- Chào chị, xin lỗi Thanh Thúy nào, phải ca sĩ Thanh Thúy không? Chị đang ở đâu, có đến tham dự buổi họp bạn không?

- Nhà mình đang có khách. Anh Hồ Trường An đêm nay ở đâu?

- Nếu không gì thay đổi thì anh HTA và một người bạn nữa ngủ ở nhà chúng tôi.

- Chị Diễm ơi, khách về mình và ông xã sẽ đến thăm anh Hồ Trường An. Mặc dù chúng mình chưa gặp mặt ảnh lần nào, nhưng từ lâu mình và ông xã mình rất ngưỡng mộ ảnh nên muốn đến nhà chị thăm ảnh có được không ?

Tôi cười và nói giỡn:

- Được chớ, xin mời chị! Mấy thuở rồng đến nhà tôm. Tự nhiên nghen chị Thanh Thúy (Tôi nghe có tiếng cười lớn bên kia đầu dây).

Trong tiệc trà họp bạn có thêm phần văn nghệ ca, hát, ngâm thơ. Nhà Văn Hồ Trường An ngậm ngùi cảm động gặp lại bạn hữu thuở thiếu thời hồi còn Tiểu học sau gần 60 năm về trước. Ông vui mừng gặp lại ông thầy cũ mấy chục năm qua… Và gặp những văn nghệ sĩ trong vùng đã từng mến mộ ông. Buổi tiếp đón người phương xa bế mạc kéo dài thêm một giờ nữa. Tức là 4 giờ thay vì 3 giờ như thư mời.

Thật sự tôi rất lo ngại! Vì trước ngày ra mắt sách thì bị đánh phá lung tung trên internet. Tôi lấy làm lạ? Có những văn nghệ sĩ có tầm vóc hồi còn trong nước trước năm 1975, nay ở hải ngoại (San Jose) đã nhận lời mời của ban tổ chức, trong buổi ra mắt sách giúp giới thiệu tác giả, tác phẩm… Nhưng đến giờ phút chót thì lại từ chối? Chứng tỏ thế lực rải muối độc để đánh phá buổi ra mắt sách của nhà văn Hồ Trường An không phải tay vừa!

Nhưng «Quan Công còn có kẻ thù/ Tào Tháo vẫn có bạn» mà! Nên có rất nhiều, rất nhiều độc giả điện thoại đến hỏi thăm buổi ra mắt sách và nhà văn HTA. Bạn bè thân mến trong văn giới của tôi, đã quen biết với nhà văn HTA từ bên Đức, Hòa Lan, Úc, Anh, Canada, Nam Bắc California, và các tiểu bang khác ở Mỹ cũng gọi điện thoại đến hỏi thăm. Vì việc đánh phá trên internet đó, đã gây sự tò mò và chú ý cho họ.

Có bạn còn cằn nhằn, hăm he rầy rà tui nữa: «Bà làm buổi tiếp đón người phương xa ở Sacramento thì được rồi. Còn xí xọn ra mắt sách cho ổng ở San Jose chi vậy? Họ đánh phá lung tung kia kìa. Bà có biết không? Phen nầy ổng mà «cháy» ở đó thì cái lỗi của bà!».

Nồi đồng nồi đất ơi! Thiệt là tức quá đi thôi! Tui bèn lớn giọng (mà run) lẻo lự chống chế: «Bậy nà, đừng có đổ thừa cho tui nghen! Ở xứ nầy là xứ tự do mà. Tui có làm gì phạm pháp đâu? Hãy nghe đây: Mình tổ chức là việc của mình. Người ta đánh phá là chuyện của người ta. Quan khách đến tham dự buổi ra mắt sách có đông hay không còn phải chờ xem coi văn tài của chính tác giả đã gieo mầm vào lòng người mộ điệu mà thôi. Chớ mắc mớ gì tới tui? Nhiều chuyện!»

Buổi ra mắt cuốn bút khảo «QUÊ NAM MỘT CÕI» viết về 14 nhà văn nhà thơ xưa và hiện đại của nhà văn Hồ Trường An. Bắt đầu từ 1 giờ trưa cho đến 5 giờ chiều ngày 4 tháng 11 năm 2007 ở trung Tâm VIVO nơi thung lũng Hoa Vàng đã xong. 8 tác giả ở hải ngoại được ông viết trong cuốn bút khảo. 7 người có mặt, trừ nhà văn nhà thơ Phương Triều (bị bịnh) nên không đến được.

Sự tham dự đông đảo của văn nghệ sĩ địa phương, của độc giả, của đại diện các hội đoàn, đoàn thể, đại diện các lãnh đạo tinh thần, đại diện của các đài truyền thanh, truyền hình, báo chí… Đã trả lời tất cả! Phải, đã trả lời tất cả cho buổi ra mắt sách của nhà văn Hồ Trường An.

Tôi nhớ bốn năm trước, có lần điện đàm với nhà báo lão thành Mạc Kinh (ở Luân Đôn). Ông đã nói: «Xưa nay trong thực tế, danh vị độc giả được coi trọng, như những nhà trọng tài văn chương cao quý. Bạn đọc đứng trên tất cả! Vì, chỉ thiếu đi sự quan tâm, nghiêm túc của độc giả, chắc chắn khó thể có những nhà văn, những tác giả tài danh đúng nghĩa ở địa hạt cầm bút». Sau lần ra mắt sách nầy, tôi mới thấu hiểu được lời nói của ông.

Hôm nay, nhớ lại trước ngày ra mắt sách mà tôi còn phát sợ! Dù mọi việc đã xong rồi. Nhưng mỗi khi nghĩ đến, tôi có cảm tưởng như mình vừa bị chém hụt!

Tiếng chuông điện thoại reo vang:

- Hello, chị Diễm đó hả ?

- Vâng, tôi đây. Gia đình khỏe chớ anh? Hằng hôm nay ra sao?

Hằng là bạn của tôi thuở thiếu thời. Chúng tôi học cùng trường Tiểu học, rồi Trung học. Hết phần hai chị vào trường Đại Học Y Khoa. Còn tôi đường công danh lận đận bởi vừa học dở, lại vừa lười biếng. Nên khi chị ra trường Bác sĩ thì tôi cũng chưa nên tích sự gì. Nhưng không vì thế mà tình cảm bạn bè chúng tôi bị sứt mẻ.

Làm thân chùm gởi lưu lạc nơi xứ người chị không thi lấy lại bằng chuyên môn. Nên cũng như tôi, cả hai đứa cùng số phận. Đi làm “cu-li” để có tiền phụ với chồng nuôi con cái, và có tiền để giúp ít nhiều cho những người thân còn kẹt lại bên kia bức màn tre.

Ba tháng trước đây chị cho tôi hay bị bịnh ung thư! Tháng rồi chị mổ hai lần. Và hôm nay chồng chị gọi cho biết bịnh ung thư của chị bị tràn qua chỗ khác, nên anh đã đưa chị vào bịnh viện.

Nghe tin chị trở bịnh, tôi lặng người! Tâm hồn bồn chồn, bấn loạn, tôi cảm thấy như mình bị thiếu hơi thở, nhức nhối trong lòng mà không biết làm sao để chia xẻ với chị đây?

Cả mấy ngày nay nhớ đến Hằng, tôi thẩn thờ như kẻ mất hồn. Bao nhiêu hồi tưởng cất sâu trong ký ức vội quay về. Tôi chợt nhớ lúc sanh thời, ba tôi thường bảo với chị em chúng tôi rằng: “Cuộc đời vô thường. Đời con người thật mong manh! Các con đừng bao giờ làm những chuyện gì có lợi cho mình mà phương hại đến kẻ khác. Người ta buồn thì mình cũng chẳng có vui đâu? Mỹ ý của đời người là tha thứ. Cho nên không chấp nhứt, vì chấp nhứt người khác là tự làm khổ mình trước…”. Lời nói bình thường của cha già, tôi đã mang và sẽ mang theo làm hành trang cho suốt cuộc đời mình.

Bên ngoài bầu trời mùa thu ảm đạm, mây mùa thu hạ thấp, gió mùa thu se sắt ray rứt lạnh lùng. Nhìn qua song cửa, những chiếc lá vàng thu đang lả tả bay bay. Vạt nắng thu vàng héo úa đìu hiu trải lung linh trên những ngọn đồi xanh xám xa xa…

Mùa Thu năm 2007
Tệ xá Diễm Diễm Khánh An.
<<< Trở lại Trong Lâu Đài Kỷ Niệm - Chương 12 - Dư Thị Diễm Buồn

CAO THẾ DUNG * HOÀNG NGỌC LIÊN

THI CA & THI NHÂN : HOÀNG NGỌC LIÊN / bài : Cao Thế Dung .

Thi ca & Thi nhân  : Hoàng Ngọc Liên /
 bài :  Cao Thế Dung.

                                               H o à n g    N g ọ c    L i ê n

                                             bài :   cao thế  dung

    
       S inh năm 1939 ở Ninh Bình ( Bắc Phần ) .  Viết truyện và làm thơ rất sớm ( 1952 ). 
Đã cộng tác với nhiều tạp chí và tuần san ở Saigon .    Dạy học tư trước khi  bi động viên vào  trường Võ Khoa   Thủ đức    ( tốt nghiệp Khóa III phụ ).    Hiện sĩ quan cấp tá binh chủng  Nhẩy  Dù Quân Lực VNCH.
      -  Sang Huê Kỳ định cư  theo diện H.O *  (  * Biên Tập chú thích )

                               Đ ã   in :

  HÌNH ẢNH NHỮNG MÙA TRĂNG  ( truyện,   1959) NHỚ THƯƠNG     (  thơ , Saigon 1962 )     VẪN CÒN THƯƠNG      (  thơ ,  Saigon 1964 )   KHUNG TRỜI TƯỞNG NHỚ    (  Saigon, 1966)   THIÊN THẦN MŨ ĐỎ  
                                                                    ( truyện ,  Saigon ,  1968 )      v.v...


                              
                                     M  ột  Nguyễn Bính xưa  đã làm sống lại hồn Việt qua những vần thơ  trữ tình trong những thuần tục và hòa hiền của đồng quê ,  nội cỏ .   Nhớ nhung của Nguyễn Bính   là dư ba của vẻ đạp dung dị mà sầu muộn vô cùng :
                                                
                                                Ngày qua ngày lại qua ngày
                                                Má xanh nhuộm đã thành cây  lá vàng .

                          và cũng tha thiết bao nhiêu :

                                                Lòng anh như hoa hướng dương
                                                Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời .
                                                Lòng em như cái con thoi
                                                Thay bao nhiêu suốt mà thoi vẫn  lành .

                   Nhìn từ Nguyễn Bính,   tôi thấy tiếng thơ Hoàng ngọc Liên đã xinh xắn lại càng thêm thuần tục,  tiếng thơ của ông gần với Nguyễn Bính trong cơn thương nhớ :

                                                 Người ơi  trăng nhạt mờ đô thị
                                                Không núi sông àm cũng cách ngăn .

                                  và buồn đến phủ kín cả vùng sông hồ  :

                                                 Em về đây giữa khu vườn cũ
                                                 Chuyện mười năm tóm lại một lời thôi
                                                 Vườn vắng vẻ như tình người viễn xứ
                                                 Thề hứa còn ghi hay đã lỡ buông trôi .

                   Nỗi buồn của Hoàng Ngọc Liên  không sầu thản,  nhưng thường cứ mênh mang mà kéo dài như trong mây thu :

                                                 Một sông núi hai phương trời
                                                 Đào sâu đất uổng lời thề xưa
                                                 Lặng nghe gió chuyển sang mùa
                                                 Lời ai nương tiếng mưa thưa vọng về

                   Cũng là nhớ thương nhung nhớ,  nhưng được phong hương tỏa kín như Huy Thông :

                                                 Đi cùng tới Cô Tô cảnh cũ
                                                 Chờ trăng lên mơ nửa giấc mơ xưa

                  Cùng với bao la tình tiết như tơ trời cứ vấn vương mãi,  khi thì dồn dập,  khi hắt hiu như đường trăng lẻ bóng :

                                                 Bâng khuâng nẻo gió thẫn thờ
                                                 Dáng dồn khe đá,  khói mờ bụi cây
                                                 Bóng đêm tựa dáng liễu gầy
                                                 Hắt hiu chỉ một bàn tay với trời .
                                                 Đường trăng khuất một nét cười
                                                 Dặm dài in mãi bóng người nhớ thương .
                                                           ( Nguyệt  Cầm )

                      Hoàng Ngọc Liên  nên mô tả như một nhà thơ của nhớ thương,  hoài niệm.   Dĩ vãng qua thơ ông như nhịp buồn  của điệu  Nam ai trên dòng sông vắng,  tuy nó không làm thức dậy được nhớ nhung,  hoài niệm qua những hình ảnh thơ  - song cũng đủ làm cho ta được một lần hoài cảm qua điệu thơ nhẹ, trong .   Nỗi nhớ thương đi qua đời ông,  như đi qua thơ ông trong không khí của một khoang thuyền trên bến Ngự,  như chiều ánh nước Hương Giang trong màn sương mong manh :

                                                 Cánh hoa mười tám sao về gió
                                                 Châm lửa thiêng xưa đốt ước nguyền
                                                 Cười ghép nhân tình cho mệnh số
                                                 Đã đành ngang trái đến ... tơ duyên .
                                                                 ( Em đi )

                        Nhớ nhung và hoài niệm đất cũ,  người xưa,  là bản sắc thơ Hoàng Ngọc Liên .   Nỗi nhớ thương ấy như thoảng dư âm một Đường thi :

                                                  Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần
                                                  Hạo hạo không trung cô nguyệt lâm
                                                  Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt
                                                  Giang nhân hà xứ sơ  chiếu nhân .
                                                              ( Xuân Giang hoa nguyệt dạ )
                   lược dịch :

                                                 Trời bên sông không chút bụi vương
                                                 Lưng chừng khoảng không một vầng trăng lừng lững
                                                 Nào ai trước đó nhìn trăng trên sông
                                                 Mà năm nào,  trên sông tỏa chiếu bóng hình  .

                     hay :

                                                 Thùy gia kim dạ thiên chu tử
                                                  Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu ?
                                                                 ( Xuân Giang hoa nguyệt da )

                        Thơ Hoàng Ngọc Liên như tìm đến gần Trương Nhược Hư  trong niềm  thương nỗi nhớ - nhưng còn đơn sơ quá !    Với quê hương,  nhà thơ mang hoài niệm của kẻ đơn hành trên xứ lạ mà quê hương vẫn như kẻ tình chung :

                                                    Kiếm hồ đã cạn ý thơ
                                                    Sương rừng biên giới giăng mờ ảo quan
                                                    Gió thiêng văn miếu điêu tàn
                                                    Đường lên Cao,  Bắc  dặm ngàn hoang vu !
                                                                       ( Vào thu )

                          Niềm hoài vọng quê hương của Hoàng Ngọc Liên phảng phất một vài nét xa xôi qua  Tĩnh dạ tứ  của Lý Bạch :

                                                    Sáng tiền  khán nguyệt quang
                                                    Nghị thị địa thượng sương
                                                    Cứ đầu vọng minh nguyệt
                                                    Đê đầu tri cố hương .

                            Quê hương ở đây là văn miếu điêu tàn,  là con đường Cao,  Bắc,  Lạng hoang vu.   Và với nhớ thương ,  với xa cách mà đến cả mùa xuân cũng ảm đạm như chiếc bóng dật dờ trong hoang lạnh.   Từ ngàn xưa mùa xuân đến với thi nhân trong muôn mầu,  muôn vẻ diễm ảo ngàn hương .   Nhưng mùa xuân của Hoàng Ngọc Liên  thì gây cho nhà thơ những xao xuyến,  những vơi đầy kỷ niệm và nhà thơ như con chim rẽ cánh nằm liệt trên vùng kỷ niệm nhớ thương :

                                                   Hết năm còn  chi nguyện
                                                   Trôi nổi đã bao lần
                                                   Trắng bàn tay sự nghiệp
                                                   Thời gian đã vào xuân .
                                                              ( Thời gian )

                              Nỗi buồn mùa xuân  qua thơ Hoàng Ngọc Liên làm ta dễ liên tưởng  đến một Trương Nhược Hư - và ở đây,  ta thấy rõ rệt ông chịu ảnh hưởng sâu đậm Đưòng thi;  nhưng cũng  đủ tạo cho riêng ông một sắc thái đáng yêu .    Tuy ông còn mắc ít nhiều khuyết điểm,  như quá chú trọng âm thanh thơ,  vần điệu- do đó mà sự diễn đat ý tưởng có phần gò bó,  mất đi cái thanh thoát của vẻ thơ .   Ngôn ngữ mà Hoàng Ngọc Liên  xử dụng cũng không có gì đặc sắc,  nếu không nói là sáo rỗng,  chẳng hạn  :

                                                    Châm lửa thiêng xưa đối ước nguyền
             hoặc  rất cũ :

                                                   Hình ai lồng bóng sáo trầm
                                                   Cánh buồm lạc hướng biển trời .

                         Tuy nhiên,  Hoàng Ngọc Liên đã bộc lộ tâm tư một cách thành thực .   Người đọc tìm thấy ở ông những nét mong manh của nhớ nhung ,  qua ái tình và hồn quê .   Tuy không là nét đan thanh kiều diễm,  nhưng cũng mang lại ít nhiều  cẩm tú đáng yêu   :

                                                  Khói xanh một góc rừng chiều
                                                  Lạc loài mây trắng lưng đèo còn vương
                                                  Muộn màng nắng sót bờ nương
                                                  Ngàn cây che khuất  con đường về xuôi
                                                  Tiếng chim lời gió nhạc trời
                                                  Không gian nào chuyện đổi  dời  mà mơ ?
                                                  Nhớ thương một giải sương mờ
                                                  Nguyện thề ước cũ bao giờ có nhau !
                                                  Chiều hoang tím ngắt rừng sâu
                                                  Sương buông thấm lạnh mái đầu ngày đi
                                                  Bâng khuâng mười năm chia ly
                                                  Thôi rồi ước hẹn,  còn gì gửi nhau ?
                                                              ( 10 năm vẫn còn thương )

                       Thật là một cung bậc nhớ thương vừa xa xăm,  vừa chân hậu mong manh như một khung trời thương nhớ qua phong dao và thể hiện rõ rêt một Hoàng  Ngọc Liên của hòai vọng,  của chân tình .    Tiếng thơ ông chính là những tiếng lòng chân tình vậy .
        []

CAO THẾ DUNG .

(  trích  VĂN HỌC HIỆN ĐẠI :   THI CA & THI NHÂN -
                                  CAO THẾ DUNG
        Nxb Quần Chúng, Saigon 1969 - tr.  70 -  76)

BS. HỒ VĂN CHÂM * CHƯƠNG TRÌNH CHIÊU HỒI


Chương Trình Chiêu Hồi

Của Việt Nam Cộng Hòa

 

            Chương trình Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng Hòa được xây dựng và tiến hành trên nền tảng chính sách Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chủ trương lấy tình thương xóa bỏ hận thù, chân thành mở rộng vòng tay đón tiếp những anh chị em ruột thịt chiến đấu trong hàng ngũ cộng sản, lầm lạc phục vụ chủ nghĩa cộng sản mà tưởng là phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc. Tất cả các cán binh cộng sản ra hồi chánh, bất kể quá trình hoạt động bản thân trong hàng ngũ cộng sản như thế nào, nếu ý thức sự lầm lạc trong quá khứ, và nhiệt tình phục vụ lý tưởng tự do dân chủ, đều được phục hồi đầy đủ quyền công dân và hội nhập trọn vẹn vào cộng đồng dân tộc.

Cơ quan phụ trách chương trình Chiêu Hồi.

Chương trình Chiêu Hồi bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1962, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Cơ quan phụ trách chương trình Chiêu Hồi là một phân ban của Bộ Công Dân Vụ, gọi là Phân Ban Chiêu Hồi, có đẳng cấp tương đương với một Nha thuộc Bộ.

            Sau chính biến 1-11-1963, Phân Ban Chiêu Hồi được chuyển sang thống thuộc Phủ Thủ Tướng. Đến năm 1965, với Ủy Ban Hành pháp Trung ương, chương trình Chiêu Hồi được giao cho Bộ Thông Tin phụ trách, có đẳng cấp tương đương với một Tổng Nha, do Thứ Ủy Chiêu Hồi cầm đầu.

            Năm 1967, cơ quan phụ trách chương trình Chiêu Hồi được nâng lên cấp bộ, gọi là Bộ Chiêu Hồi, do Tổng Trưởng Chiêu Hồi cầm đầu, có Phụ Tá Tổng Trưởng Chiêu Hồi giúp việc.

            Tháng 2 năm 1974, Bộ Chiêu Hồi được bãi bỏ, chương trình Chiêu Hồi do Tổng Cục Chiêu Hồi thuộc Bộ Dân Vận Chiêu Hồi phụ trách.

            Điều đáng lưu ý là chương trình Chiêu Hồi không phải chỉ một mình Bộ Chiêu Hồi chịu trách nhiệm thi hành. Bộ Chiêu Hồi chủ yếu phụ trách mặt nổi của chương trình, như tuyên vận, tiếp nhận, huấn chính, phục hoạt. Trong thực tế, nhiệm vụ chính của Bộ Chiêu Hồi là phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan chính phủ như Quân Đội, Cảnh Sát, Tình Báo, Thông Tin, Ngoại Giao, Tư Pháp, và quân đội đồng minh, để tiến hành chương trình Chiêu Hồi trong khuôn khổ chương trình Bình Định và Phát Triển, đặc biệt là về mặt tuyên vận chính nghĩa chống chuyên chính vô sản, và về mặt khai dụng người hồi chánh để nắm vững địch tình.

Tổ chức Điều hành.

            Ở cấp trung ương, Tổng Trưởng Chiêu Hồi được sự giúp đỡ của Phụ Tá Tổng Trưởng Chiêu Hồi về mặt công tác, của Tổng Thư Ký về mặt hành chánh, của Thanh Tra Trưởng điều khiển Khối Thanh Tra và Lượng Giá, và của Phụ Tá Kế Hoạch đảm trách Khối Kế Hoạch Chương Trình. Ngoài Văn Phòng Tổng Trưởng và các Nha Quản Trị, Công Tác, Phục Hoạt, Pháp Chế, Tiếp Nhận, và An Ninh Tình Báo, ở cấp trung ương còn có Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương ở Thị Nghè và Trung Tâm Huấn Nghệ Trung Ương ở Biên Hòa. Các nha được chia thành sở, sở chia thành phòng, phòng chia thành ban.

            Ở cấp quân khu có Văn Phòng Đại Diện Chiêu Hồi và Trung Tâm Chiêu Hồi cấp quân khu.

            Ở cấp tỉnh có Ty Chiêu Hồi do Trưởng Ty điều khiển, và Trung Tâm Chiêu Hồi cấp tỉnh. Riêng Đô Thành Sài Gòn có Sở Chiêu Hồi do một Chánh sự vụ điều khiển.

            Ở cấp quận có Chi Chiêu Hồi do Trưởng Chi cầm đầu. Cấp quận không có trung tâm tiếp nhận thường trực.

            Ngành Chiêu Hồi không có cán bộ cấp xã. Phần vụ chiêu hồi ở xã do cán bộ Thông Tin phụ trách.

            Nhân viên Bộ Chiêu Hồi ước chừng 11.000 người, gồm công chức chính ngạch, công nhật, hợp đồng, quân nhân biệt phái, cán bộ chiêu hồi, và 90 đại đội võ trang tuyên truyền tuyển chọn trong số cán binh cộng sản ra hồi chánh.

Quản trị Tài chánh.

            Khi còn là Phân Ban Chiêu Hồi, các chi phí về chương trình Chiêu Hồi liên quan đến người Hồi Chánh do Quỹ Tạm Ứng Chiêu Hồi đài thọ. Quỹ này là một quỹ ngoại ngân sách do viện trợ Mỹ yểm trợ (1). Các chi phí điều hành (lương nhân viên, trụ sở, vật liệu, văn phòng phẩm) thì do Bộ sở quan (Bộ Công dân vụ, Phủ Thủ Tướng, Bộ Thông Tin) đảm trách.

Khi trở thành một bộ, Bộ Chiêu Hồi có ngân sách riêng, có quy chế và thể lệ dự trù, duyệt xét, chi tiêu, thanh lý, hậu kiểm, y hệt ngân sách các bộ khác của chính phủ. Ngân sách này có 2 phần:

·         Phần ngân sách quốc gia phụ trách việc chi trả các khoản điều hành.

·         Phần ngân sách viện trợ Mỹ chi trả các khoản liên quan đến người Hồi Chánh: tuyên vận, tiếp nhận, tưởng thưởng, nuôi ăn, may mặc, huấn chính, huấn nghệ, hoàn hương (trở về làng cũ), định cư (thiết lập làng mới), và lương và công tác phí cho các đội viên võ trang tuyên truyền.

Việc quản trị và thanh lý các ngân khoản thuộc phần ngân sách quốc gia được thực hiện theo thể lệ tài chánh quốc gia. Đối với phần ngân sách ngoại viện, Bộ Chiêu Hồi không trực tiếp chi dụng và quyết toán, mà ủy ngân cho các tỉnh để các Trưởng Ty chi dụng và thanh lý với Ty Tài Chánh tỉnh, theo thể thức chi tiêu đặc biệt ‘xây dựng nông thôn’. Ngoài ra, Ty Chiêu Hồi còn được Kho Xây Dựng Nông Thôn địa phương yểm trợ trực tiếp ‘thực phẩm phụng sự hòa bình’ và ‘vật liệu xây dựng nông thôn’, theo quyết định của Tỉnh Trưởng, ngoài sự kiểm soát của Bộ Chiêu Hồi (2).

Ngân sách hàng năm của Bộ Chiêu Hồi (thời gian 1967-1974) trung bình chừng khoảng 500-600 triệu đồng Việt Nam phần ngân sách quốc gia, và chừng khoảng 600-700 triệu đồng Việt Nam phần ngân sách ngoại viện.

Thành quả chiêu hồi về mặt tiếp nhận.

            Từ ngày bắt đầu thi hành chương trình vào cuối năm 1962 đến ngày 30-04-1975 đã có khoảng 230.000 cán binh cộng sản ra hồi chánh.

            Những năm đầu (1963-1965) và năm cuối (1974) số người ra hồi chánh hàng năm chỉ có chừng vài nghìn. Số người ra hồi chánh lên cao đến 15.000-43.000 mỗi năm trong khoảng thời gian chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiến hành chương trình Bình Định và Phát Triển từ 1968 đến 1972. Số người ra hồi chánh cao nhất là vào năm 1969 (43.000 người) và năm 1970 (38.000 người).

            Cán binh cộng sản ra hồi chánh phần lớn là cán bộ và bộ đội gốc gác trong nam. Một số ít là cán binh tập kết nay quay trở lại miền nam. Cán binh Bắc Việt xâm nhập thì có rất ít, tổng cộng chỉ chừng 4.000-5.000 người. Ngoài ra còn có 3.500 phạm nhân và 11.500 tù binh thuộc thành phần tân sinh hoạt được Ủy Ban Liên Bộ Chiêu Hồi, Nội Vụ, Quốc Phòng, và Tư Pháp, tuyển chọn cho cải danh sang qui chế hồi chánh.

            Cấp bậc cao nhất của sĩ quan ra hồi chánh là thượng tá (Thượng tá Tám Hà). Nhân viên dân sự cao cấp nhất ra hồi chánh là Trưởng Ty Y Tế tỉnh Pleiku (Bác sĩ Đặng Tân). Trong số người hồi chánh, có nhà văn có chân trong Hội Nhà văn Việt Nam (Xuân Vũ Bùi Quang Triết), có nhạc sĩ tác giả khúc nhạc mở đầu của đài phát thanh giải phóng (Phan Thế), có tài tử điện ảnh của đoàn làm phim Hà Nội (Cao Huynh), có nhân viên văn phòng Bí Thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định (Tô Minh Trung).

Thành quả chiêu hồi về mặt phục hoạt.

            Tất cả cán binh cộng sản ra hồi chánh, không những thuộc thành phần tự nguyện mà kể cả thành phần cải danh, đều được chính quyền phục hồi sinh hoạt bình thường, cho thủ đắc đầy đủ quyền công dân, và giúp đỡ hội nhập trọn vẹn vào cộng đồng dân tộc.

            Cán binh cộng sản ra hồi chánh được đưa về trung tâm chiêu hồi. Tùy theo chức vụ và cấp bậc trong hàng ngũ cộng sản, họ được tiếp nhận ở trung tâm cấp tỉnh, cấp quân khu, hay cấp trung ương. Riêng cán binh Bắc Việt xâm nhập, tất cả đều được đưa về trung tâm chiêu hồi trung ương ở Thị Nghè.

            Trong những ngày đầu tại trung tâm tiếp nhận, người hồi chánh được tiếp xúc với nhân viên an ninh Bộ Chiêu Hồi và nhân viên tình báo các cơ quan bạn để khai báo về bản thân, về tổ chức và hoạt động của cơ quan cộng sản, về đường giây nằm vùng, về nơi chôn dấu vũ khí v.v. Sau đó, người hồi chánh được nhân viên cảnh sát làm thủ tục cấp thẻ căn cước, và tham gia một khóa học chính trị cơ bản. Người hồi chánh còn được đưa đi tham quan phố phường, chợ búa, bệnh viện, trường học, xưởng dệt kim, nhà máy cán thép, trại cây ăn trái, để biết rõ thực trạng xã hội miền nam. Trước khi rời trung tâm chiêu hồi, người hồi chánh được hỏi về nguyện vọng sau khi hoàn hương, để được tùy nghi giúp đở. Thời gian ở trong trung tâm tiếp nhận là 2 tháng. Người hồi chánh được nuôi ăn ngày 3 bữa và được cấp phát 2 bộ quần áo. Khi rời trung tâm để về với gia đình, người hồi chánh được cấp vé xe, vé tàu, và tiền hoàn hương.

            Những người có nguyện vọng học thêm nghề để kiếm sống sẽ được đưa đến các trung tâm huấn nghệ cấp quân khu hoặc cấp trung ương. Họ được tự do lựa chọn ngành nghề: nghề may, nghề mộc, lái xe và sửa máy xe, sửa điện nhà, radio, tủ lạnh v.v. Tại các trung tâm huấn nghệ, người hồi chánh cũng được nuôi ăn. Sau khi thành nghề, họ được giới thiệu kiếm việc làm.

            Những hồi chánh viên quê quán miền bắc không muốn ở các vùng thị tứ, những hồi chánh viên không còn thân nhân, hoặc không muốn trở về làng cũ, thì đuợc đưa đến định cư ở các làng Chiêu Hồi. Tại miền nam thuở bấy giờ có khoảng 20 làng Chiêu Hồi. Mỗi gia đình được cấp 3 mẫu đất canh tác, nông cụ và hạt giống, và lương ăn trong 6 tháng. Hầu hết các làng Chiêu Hồi được cấp máy phát điện.

Thành quả chiêu hồi về mặt hội nhập.

            Một số hồi chánh viên được tuyển dụng làm cán bộ võ trang tuyên truyền. Các cán bộ này được tổ chức thành đại đội, trang bị phương tiện truyền thanh và vũ khí nhẹ để thâm nhập vào các vùng xôi đậu làm công tác tuyên vận. Trong mùa hè đỏ lửa 1972, một đại đội võ trang tuyên truyền bị Việt cộng phục kích ở cầu Bồ Bản, Quảng Trị. Thay vì thúc thủ đầu hàng hoặc trốn chạy qua cầu và sẽ bị bắn chết hết, họ đã gan dạ trụ lại chống trả. Việt cộng bị bất ngờ và đã bỏ lại hiện trường 68 xác chết đồng đội. Đại đội võ trang tuyên truyền này đã được Bộ Tư lệnh Quân đoàn I tuyên dương và Bộ Chiêu Hồi tưởng thưởng.

            Ngoài những chức vụ đặc biệt dành riêng để tuyển dụng các hồi chánh viên cao cấp như Tham Nghị đặc biệt (cấp Tổng Giám đốc) và Tham Nghị (cấp Giám đốc), một số hồi chánh viên có năng lực và tinh thần hợp tác được tuyển dụng vào các chức vụ chỉ huy thường chỉ dành cho các sĩ quan biệt phái hay công chức chính ngạch cấp đốc sự hoặc tham sự như giám đốc nha, chánh sự vụ sở, quản đốc trung tâm, chủ sự phòng. Những nguời này đã thực sự quên đi dĩ vãng và dốc lòng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với niềm tin tưởng mãnh liệt vào chính sách Đại Đoàn Kết Dân Tộc (3).

            Một số hồi chánh viên được tuyển dụng làm cán bộ võ trang tuyên truyền đã được sung vào các Thuyết Trình đoàn của Bộ Chiêu Hồi để thường xuyên đến các trường học, các xưởng máy, các tổ chức cộng đồng tôn giáo và xã hội, để nói chuyện cho đồng bào nghe về thực trạng miền bắc xã hội chủ nghĩa. Năm 1972, một đoàn thuyết trình gồm những người sinh trưởng trên đất Thái đã được đưa qua Thái Lan để nói chuyện cho kiều bào sinh sống tại vùng đông bắc Thái nghe về thực trạng xã hội miền nam. Hồi chánh viên Mai Văn Sổ được đưa qua Paris sinh hoạt với Việt kiều và hai tháng sau Mai Văn Bộ mất chức Tổng Đại Diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Pháp. Hồi chánh viên Hồ Văn Bửu được đưa qua New Delhi nói chuyện về thực chất Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình nhân dịp Bộ trưởng Việt Cộng Nguyễn Thị Bình thăm viếng Ấn Độ. Hồi chánh viên Bùi Công Tương được đưa qua Úc làm chứng trước tòa rằng nhà báo Alfred Burchett viết lách gian dối, không khách quan, khi tường thuật thực trạng tại các vùng giải phóng ở miền nam Việt Nam, trong một vụ kiện đòi bồi thường danh dự giữa nhà báo ấy và một vị nghị sĩ Úc.

 

Trắc nghiệm thành quả.

            Chiều ngày 27-1-1973, Bộ Chiêu Hồi được lệnh của Phủ Tổng Thống tiếp nhận ngay trong đêm 11.500 tù binh cải danh hồi chánh do quân đội chuyển giao từ các trại tù binh Biên Hòa, Cần Thơ và Phú Quốc. Công việc phải hoàn tất trước 8 giờ sáng ngày 28-1-1973 là thời điểm hiệp định Paris có hiệu lực. Khả năng tiếp nhận của các trung tâm chiêu hồi trong toàn quốc là 5.400 người, nay phải tiếp nhận một lúc hơn gấp đôi số lượng, Bộ Chiêu Hồi phải đương đầu với nhiều khó khăn về chỗ ngồi chỗ nằm, về nuôi ăn, về vệ sinh, về trật tự. Tuy rằng mọi việc cũng đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng trong bối cảnh vừa mới đình chiến, vừa cận kề ngày Tết, những tù binh cải danh này nếu không chuyển qua quy chế hồi chánh thì giờ này đâu còn bị giữ lại trong các trung tâm chiêu hồi mà đã được trao trả cho Việt cộng và trở về với gia đình. Đương nhiên là tinh thần họ rất giao động, và viễn tượng an ninh tại các trung tâm tiếp nhận thật là đen tối. Bộ Chiêu Hồi đã linh động chỉ lập danh sách theo địa chỉ cư trú rồi cấp giấy hoàn hương và lộ phí cho tất cả 11.500 người này về nhà ăn Tết 15 ngày, sau đó sẽ đến trình diện cơ quan chiêu hồi địa phương để nhập trung tâm, làm thủ tục cấp thẻ căn cước, theo các lớp huấn chính, huấn nghệ. Việc làm này của Bộ Chiêu Hồi vừa để giải quyết khó khăn trước mắt, vừa để trắc nghiệm mức độ thành thật cải hối của các tù binh cải danh. Bộ Chiêu Hồi ước lượng chừng 20% sẽ bỏ đi theo Việt cộng, nhưng trong thực tế chỉ có 4,7% trong số họ đã bỏ đi không ra trình diện mà thôi.

            Sau ngày 30-4-1975, tất cả tập thể hồi chánh viên mà Việt cộng thường gọi là thành phần chiêu hồi chiêu hàng, nếu không chạy được ra nước ngoài, đều bị đưa ra toà xét xử về tội phản bội cách mạng. Một số bị kết án tử hình. Ngoài ra thì bị đưa vào giam giữ ở các trại tập trung, y hệt các nhân viên quân sự và dân sự của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Giữa những người tù chính trị trong các trại giam của Việt cộng không hề có sự phân biệt thành phần chiêu hồi và ngụy. Nếu trong hàng ngũ những người tù thuộc thành phần chiêu hồi có những phần tử xun xoe, bợ đỡ, lập công với cách mạng, thì tỷ lệ những phần tử này còn thấp hơn tỷ lệ trong hàng ngũ những người tù thuộc thành phần không phải chiêu hồi mà Việt cộng gọi là thành phần ngụy. Đây lại thêm một biểu hiện về thành quả hội nhập của các người hồi chánh vào cộng đồng dân tộc sinh sống dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Kết Luận.

Chương trình Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng Hòa là một chương trình thành công. Chương trình Chiêu Hồi ngày đó đã bắc nhịp cầu thông cảm giữa những người ở trong chính quyền chống cộng tha thiết với tiền đồ quốc gia dân tộc, với những người ở trong hàng ngũ cộng sản nhưng ý thức sự lầm lạc của mình, đã ngu muội chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản mà cứ tưởng là phục vụ quyền lợi của quê hương, của dân tộc. Chương trình Chiêu Hồi ngày đó mãi đến nay vẫn còn lưu chút dư hương ngọt ngào trong lòng những người không may phải sống trở lại trong vòng kềm kẹp của chính thể chuyên chính vô sản.

                                             Minh Vũ Hồ Văn Châm                                                         

VŨ THỊ SAIGON * TẶNG CHA NV LÝ

Xin tặng Cha Nguyễn Văn LỶ
triệu đóa Hồng

( Bài thơ của Phật Tử và Nhà Thơ VU THỊ SầI GồN kính dâng lên ChaNGUYỄN VĂN LÝ)


Tin Cha LÝ mười lăm năm tù ngục
Cả năm châu rúng ?ộng xót thương Người
Bởi trái tim Ngài bát ngát tựa biển khơi
Nguyện ?em hết máu xương hy sinh cho Dân Tộc,
Cha ?ã giương cao ngọn cờ TỰ DO trong cơn lốc
Dù bão giông không khuất phục ?ầu hàng
Cha ?ã cho người Việt Nam niềm hãnh diện vô vàn
Cả thế giới hướng về Cha cảm thông thân thiết
Bao nhiêu năm chúng tôi nơi chân trời góc biển
Tủi hổ với loài người vì quê mình còn bi. CộngSản chà ?ạp ?au thương.
Lệ tôi rơi thao thức suốt ?êm trường,
Vì hình ảnh Ngài hào hùng uy nghi chất ngất
Cha ?ã ngẫng ?ầu, mỉm cười và nhắm mắt
Giữa trùng vây bầây thú dữ nhe nanh
Mặc chúng nhi nhô, ngọng ngịu, loanh quanh.
Vì chúng chưa biết ?ánh vần bốn chữ TỰ DO -DÂN CHỦ
Thật tội nghiệp, chúng khiếp sơ. Cha như tội ?ồthấy ngôi thiên sứ
Như kẻ mù lòa trong cơn lửa dữ, dầu sôi
Chổ Cha ?ứng hôm nay sao tôi thấy triệu ?óa hoa rơi
Những ?óa hoa của người Việt Nam và của khắp năm châu gởi tặng
Ôi ?ẹp làm sao sáng chói một CON NGƯỜI.
Ngày hôm nay tôi mơ làm họa sĩ
Chấm máu nơi trái tim tôi ?ê? vẽ chân dung Cha LÝ anh dũng tuyệt vời
Tôi sẽ vẽ Cha LÝ như cậu bé Thiên Vương làng Phù ?ổng
Cởi ngựa thần CÔNG LÝ thét ầm vang
?uổi Giặc Ân quân cướp nước hung tàn
Trừ Cộng phỉ ?em thanh bình cho quê hương no ấm
Tôi sẽ vẽ Ngài như Thạch Sanh dễ thương nghìn năm trước
Vào hang sâu loài qủy dữ hôi tanh
Chém chằèng tinh, cứu công chúa diễm tình
Rửa sạch vết Cộng Nô lấm lem năm mươi năm trang sử Việt
Tôi sẽ hỏi ?ồng bào và bà con Sài Gòn thân thiết
?ê? ?ổi thành phố tên Hồ xảo quyệt ra thành phố
NGUYỄN VĂN LÝ thánh thiện, hiên ngang,
Cho Việt Nam hãnh diện ?ứng ngang hàng
Các cường quốc TỰ DO, VĂN MINH, TIẾN BỘ NGUYỆT BIỀU ơi,
Thơm hãy vẫn cứ xanh, Mít vẫn trĩu ngọt trên cành (1)
Bóng tối sẽ qua ?i và thanh bình trở lại
Rồi từng hồi chuông nhà thờ sẽ ngân vang không còn chi ái ngại
Cha LÝ mĩm cười bước ?i chậm rãi
?àn chim non trở lại mái trường xưa.
Những ai ghé thăm Huế mộng, Huế thơ
Ngồi nghe bà cụ kể chuyện về cuộc ?ời Cha LỶ
Một anh hùng hiên ngang tay không ?ã dẹp tan loài Cộng Phỉ
Cho sông HƯƠNG vang mãi những câu hò...!
Tampa, FL 11-11-01
VU THỊ SầI GồN
(1) ?ặc sản của NGUYỆT BIỀU là trái thơm ngon
ngọt và mít rất thơm ngon
BầI THƠ NầY KễNH LÊN:
- Linh Mục NGUYỄN VĂN LÝ
- Toàn thể Giáo dân AN TRUYỀN, NGUYỆT BIỀU ?ang ?ấu tranh cho TỰ DO TÔN GIÁO và bi. CS ?ọa ?ày.
- Tất cả ?ỒNG BầO, CHIẾN SĨ ?ang tranh ?ấu
tại VN
* Giới thiệú về tác giả: VŨ TH&O

SƠN TRUNG * NGÔ VĂN SỞ

NGÔ VˆN SŸ
SÖn Trung
Ngô Væn Sª là m¶t vÎ Çåi tܧng rÃt giÕi cûa vua Quang Trung. Chúng ta không bi‰t rõ ti‹u sº cûa ông nhÜ là quê quán, và ông theo Quang Trung lúc nào. Ông Çã cùng vua Quang Trung và các tܧng sï Çánh th¡ng quân Thanh næm k› dÆu (1789). Trong trÆn này, ông dÜ®c vua Quang Trung giao phó làm b¶ phÆn tiŠn quân, và lúc này, ông Çu®c phong chÙc ñåi TÜ mã. Sau khi th¡ng trÆn, vua Quang Trung Çem quân vŠ Nam, giao miŠn B¡c låi cho Ngô Væn Sª và Phan Væn Lân cùng Ngô Th©i NhiŒm, Phan Huy ´ch. ñiŠu này chÙng tÕ Ngô Væn Sª là m¶t ngÜ©i có tài, Çu®c vua Quang Trung tin cÆy.
Sau khi vua Quang Trung mÃt, Quang Toän còn nhÕ, các Çåi thÀn và quy‰n thu¶c cûa nhà Tây SÖn tranh chÃp ÇÜa ljn gi‰t håi nhau. Næm Ãt mão (1795), thái sÜ Bùi ñ¡c Tuyên sai Ngô Væn Sª ra B¡c Hà thay Võ Væn DÛng. Võ Væn DÛng nghe l©i TrÀn Væn K› , lúc này bÎ Çày tåi tråm Hoàng giang , oán thán h† Bùi, bèn vŠ mÜu v§i Phåm Công HÜng, NguyÍn Væn HuÃn vây nhà Bùi ñ¡c Tuyên, b¡t h† Bùi bÕ ngøc, và cho ngÜ©i vào Quy nhÖn b¡t con Bùi ñ¡c Tuyên là Bùi ñ¡c Trø, cùng truyŠn thÜ ra B¡c Hà cho ti‰t ch‰ NguyÍn Quang Thùy( em NguyÍn Quang Toän) b¡t giäi Ngô Væn Sª vŠ Phú Xuân.
B†n Võ Væn DÛng bèn vu khÓng nh»ng ngÜ©i này làm phän, Çem gìm sông cho ch‰t.
VŠ viŒc này, sº nhà NguyÍn chép nhÜ sau:
Ngô Væn Sª là bè Çäng cûa Tuyên bÎ NguyÍn Væn DÛng giä chi‰u lÎnh sai Ti‰t ch‰ NguyÍn Quang Thùy Çóng cùm ÇÜa vŠ kinh, låi sai NguyÍn Væn HuÃn, Çem binh vây Quy NhÖn b¡t Bùi ñ¡c Trø, con cûa Bùi ñ¡c Tuyên giäi vŠ, rÒi thêu dŒt thành t¶i trång phän nghÎch ÇŠu cho gìm xuÓng nܧc mà gi‰t. (1)
QuÓc TriŠu Chánh Biên chép vŠ tháng 5 næm Ãt mão(1795) nhÜ sau :
Ngài ( NguyÍn Ánh) nghe tÜ khÃu gi¥c là Võ Væn Dõng gi‰t cha con thái sÜ Bùi ñ¡c Tuyên và Ngô Væn Sª, Ngài dåy các tܧng r¢ng:’ Gi¥c chém gi‰t nhau, có th‹ thØa cÖ Çu®c. (2)
Hoàng Lê NhÃt ThÓng Chí cÛng chép viŒc này nhÜ sau:
Nguyên tØ khi Quang Toän m§i lên ngôi vua ljn nay, ñ¡c Tuyên vÅn n¡m chính quyŠn.. Væn Sª thì Çóng ª thành Thæng Long, tóm coi công viŒc quân dân, Çu®c ti‰n chÙc ñåi T°ng Lš, tܧc quÆn công. Næm Ãy låi sai ñåi TÜ ñÒ DÛng ra coi binh mã bÓn trÃn m¥c b¡c. DÛng ljn nhà tråm Hoàng giang, g¥p Trung thÜ lŒnh là TrÀn Væn K› phäi ti bÎ Çày ª Çó. ñêm y DÛng ngû v§i K›, K› bäo DÛng r¢ng:
Thái sÜ nay Çã lên ljn t¶t b¿c cûa kÈ bÀy tôi, trong tay cÀm quyŠn làm oai làm phúc, th‰ mà ông låi ra ngoài, n‰u có s¿ ch£ng l®i cho nܧc nhà, các ông phÕng gi» ÇÜ®c ÇÀu c° chæng? Bây gi© ch£ng s§m liŒu Çi, sau này æn næn sao kÎp!
DÛng vÓn tin tr†ng Væn K›. liŠn cho l©i K› là phäi. Hôm sau DÛng Çem quân bän b gÃp ÇÜ©ng quay vŠ, lÆp mÜu v§i thái bäo Hóa, b¡t Çäng ñ¡c Tuyên bÕ ngøc, rÒi cho ngÜ©i vào Quy NhÖn b¡t nÓt Bùi ñ¡c Tuyên, rÒi sai Çô ÇÓc Giai ra thành Thæng Long lÆp mËo b¡t Ngô Væn Sª ÇÜa vŠ, thêu dŒt cho thành phän trång và Çem dìm cho ch‰t ÇuÓi! (3)
Các bÙc thÜ cûa các nhà truyŠn giáo tây phÜÖng th©i bÃy gi© cÛng ÇŠ cÆp ljn cái ch‰t cûa Ngô Væn Sª. H† cho r¢ng Ngô Væn Sª âm mÜu v§i Bùi ñ¡c Tuyên gi‰t ba ngÜ©i con cûa Quang Trung và tôn con cûa Bùi ñ¡c Tuyên lên ngôi. K‰t quä Ngô Væn Sª bÎ Võ Væn DÛng Çem làm ÇuÓc sÓng(4).
Tóm låi, qua các tài liŒu sº, Ngô Væn Sª Çã ch‰t næm 1795. Tuy nhiên, khi džc các tài liŒu sº Ç©i NguyÍn, ta låi thÃy Ngô Væn Sª còn sÓng, phøc vø cho nhà NguyÍn trong công cuc chÓng Tây SÖn. Vì vÆy, m¶t sÓ ngÜ©i džc và ngÜ©i vi‰t tåi ViŒt Nam cho r¢ng Ngô Væn Sª không ch‰t, trái låi Çã chåy sang hàng ngÛ nhà NguyÍn.
ñåi Nam Th¿c Løc Chánh Biên ghi lÎch sº nhà NguyÍn vŠ tháng tÜ næm bính thìn ( 1796) nhÜ sau:
ñ¥t næm vŒ NhuŒ Phong, Chi‰n Phong, Chiêu Võ, Tuyên Võ, và ChÜÖng Võ thuc hÆu quân. Lãy hàng tܧng Ngô Væn Sª làm chánh vŒ vŒ NhuŒ Phong, lÃy hàng tܧng chÌ huy Lê Nho Can làm phó vŒ ChÜÖng Võ. (5)
ñåi Nam LiŒt TruyŒn chép rõ hÖn vŠ ti‹u sº Ngô Væn Sª ª møc quan låi triŠu NguyÍn nhÜ sau:
T° tiên là ngÜ©i ñæng XÜÖng, phû ThØa Thiên sau ljn ngø ª Gia ñÎnh. Trܧc theo ngøy làm Çô úy, sau ÇÀu hàng, theo quân Çi dánh gi¥c, có chi‰n công tØng thæng ljn Hùng NhuŒ VŒ Úy. Næm k› mùi( 1799), theo Võ Tánh gi» thành Bình ñÎnh. ñ‰n khi tܧng gi¥c là TrÀn Quang DiŒu vây thành, nh»ng tܧng ÇÀu hàng là VÛ Væn S¿, NguyÍn Bá Phong mª cºa b¡c thành ra hàng gi¥c, Tính sai Sª chËn cºa, tØ Çó nh»ng kÈ phän bi không dám ra. ñ‰n khi thành bÎ mÃt, trÓn vŠ triŠu. Khoäng næm Gia Long thæng Khâm sai chܪng cÖ, lïnh chÙc quân Çåo ngoài Thanh Hoa, có ti phäi cách chÙc rÒi ch‰t. Minh Mång næm thÙ ba (1822), truy phøc chÙc chܪng cÖ, låi hÆu ban cho ngÜ©i nhà, con là Th¡ng làm quan ljn cai Çi. (6)
Chúng ta Çã bi‰t r¢ng Ngô Væn Sª Çã bÎ dìm sông ch‰t næm 1795, nay låi có thêm m¶t Ngô Væn Sª n»a làm quan triŠu Gia Long. Phäi chæng Ngô Væn Sª bÎ dìm sông nhÜng ÇÜ®c cÙu thoát rÒi chåy sang hàng ngÛ NguyÍn Ánh? Hay Çó là m¶t Ngô Væn Sª khác ? ViŒc này gây khó khæn cho chúng ta vì tài liŒu Tây SÖn Çã bÎ hûy diŒt. Chúng ta tåm Ç¥t giä thuy‰t r¢ng có hai Ngô Væn Sª, môt là ñåi TÜ Mã Ngô Væn Sª và m¶t và dô úy Ngô Væn Sª. Chúng ta thÃy r¢ng hai Ngô Væn Sª này có h† tên giÓng nhau, sÓng ÇÒng th©i và cùng phøc vø Tây SÖn, nhÜng h† cÛng có nh»ng Çi‹m khác nhau:
1.TÃt cä tài liŒu sº nhà NguyÍn ÇŠu ghi Çåi tÜ mã Ngô Væn Sª Çã ch‰t næm 1795. Không m¶t tài liŒu nào nói Çåi tÜ mã Ngô Væn Sª thoát ch‰t dܧi bàn tay cûa Võ Væn DÛng, và qua ÇÀu hàng chúa NguyÍn . N‰u Çåi tÜ mã Ngô Væn Sª sang ÇÀu hàng chúa NguyÍn thì chúa NguyÍn Çã l®i døng tin này Ç‹ tuyên truyŠn Àm ï, chÙ không im l¥ng. Lúc này nhiŠu tܧng Tây SÖn nhÜ Lê Chât, Lê Nho Can , NguyÍn Bá Phong Çã bÕ ngÛ ÇÀu hàng chúa NguyÍn và ÇÜ®c lÎch sº ghi chép ÇÀy Çû chÙ không hŠ bÕ qua
2.Næm 1798, ñåi dô ÇÓc Lê ChÃt khi sang ÇÀu hàng chúa NguyÍn ÇÜ®c phong làm Çô thÓng ch‰, rÒi Khâm sai chܪng hÆu quân, tܧc quÆn công, Çem quân ra b¡c, và sau khi thÓng nhÃt ÇÃt nܧc, ông ÇÜ®c phong hiŒp t°ng trÃn B¡c thành, rÒi t°ng trÃn B¡c thành thay NguyÍn Væn Thành! N‰u Ngô Væn Sª qua ÇÀu hàng chúa NguyÍn thì ông Çu®c tr†ng døng hÖn là Lê ChÃt vì ông có tài hÖn Lê ChÃt nhiŠu.
3.ChÙc vø cûa Ngô Væn Sª ª triŠu Tây SÖn là ñåi TÜ Mã, sau khi Quang Toän lên ngôi Çu®c phong ñåi T°ng Lš, tܧc quÆn công chÙ không phäi là m¶t Çô úy. ñåi TÜ mã là bÆc Çåi tÙÖng, bÆc Çåi thÀn, chÙc l§n hàng thÙ ba, thÙ tÜ ho¥c thÙ næm trong triŠu, n¡m toàn th‹ quân Çi, nhÜ là vÎ B¶ trܪng quÓc phòng hay T°ng Tham mÜu trܪng. Còn Çô úy thì ª dܧi ñåi Çô ÇÓc, Çô ÇÓc. Hai chÙc vø này khác nhau xa, không th‹ lÀm lÅn. ñåi Nam LiŒt TruyŒn khi nói ljn Ngô Væn Sª Çã g†i là ñåi TÜ Mã Ngô Væn Sª. Chính ÇiŠu này cho ta thÃy có hai Ngô Væn Sª. m¶t là Çåi tÜ mã Ngô Væn Sª, m¶t là Çô úy Ngô Væn Sª. Sº gia nhà NguyÍn không th‹ lÀm lÅn, và Çây là m¶t s¿ khác biŒt rõ rŒt gi»a hai Ngô Væn Sª, và khi džc, chúng ta phäi nhÆn rõ s¿ khác biŒt gi»a hai chÙc vø (7).
4. Có lë Çô úy Ngô Væn Sª hàng tܧng Çã theo NguyÍn Ánh trܧc 1795, làm Hùng NhuŒ VŒ Úy, ljn 1796 thæng chánh vŒ vŒ NhuŒ Phong.
5. Tåi làng Vïnh L¶c, phû Quäng Tråch ( nay là H®p Hòa, Quäng Hòa, Quäng Tråch), tÌnh Quäng Bình có m¶t gia Çình ngø cÜ h† Ngô, cho bi‰t h† thuc giòng dõi Ngô Væn Sª, t° tiên vì lánh nån mà Än cÜ tåi Çây. Trong khi Çó, gia Çình h† Ngô Væn Sª hàng tܧng ÇÜ®c vinh hoa phú quš, ông ÇÜ®c phong chÙc chܪng cÖ, con trai là Th¡ng làm cai Ƕi, và con gái ông dÜ®c k‰t nåp làm hÆu phi vua Minh Mång (8).
6.Tå Chí ñåi TrÜ©ng Çã phân biŒt hai Ngô Væn Sª khi ông làm bän liŒt kê Ç¥c
danh: M¶t Ngô Væn Sª tܧngTây SÖn và m¶t Ngô Væn Sª tܧng NguyÍn Ánh (9).
Trong khi ch© Ç®i nh»ng khám phá m§i, chúng tôi tåm k‰t luÆn r¢ng dܧi triŠu Quang Trung có hai Ngô Væn Sª, m¶t là Çåi tÜ mã Ngô Væn Sª, anh hùng trÆn ñÓng ña, Çã ch‰t næm 1795, và m¶t là Çô uš Ngô Væn Sª, gÓc ª ThØa Thiên, ÇÀu hàng chúa NguyÍn, phø tá Ç¡c l¿c cho Võ Tánh.
CHÚ Thich
(1) ñåi Nam Chính Biên LiŒt TruyŒn, Nhà Tây SÖn, Tå Quang Phát dÎch, Phû QVK, Saigon,
1970,tr.187.
(2) QuÓc TriŠu Chánh Biên , Nghiên CÙu Sº ñÎa, Sàigon, 1972,tr. 29.
(3) Ngô Th©I Chí, Hoàng Lê NhÃt ThÓng Chí, Ngô tÃt TÓ dÎch. TÜ Do, Sàigon, 1958,tr. 278.
(4) ñ¥ng PhÜÖng Nghi, TriŠu ñåi Quang Trung dܧI m¡t các nhà truyŠn giáo T6ay PhÜÖng.
Sº Dîa sÓ 13, Khai Tr´, Saigon 1969,tr.157.
(5) ñåi Nam Th¿c Løc Chánh Biên, tÆp 2, quy‹n 8, NguyÍn Ng†c Tính dÎch, Sº H†c,
Hà N¶i.1963 ,tr. 234-235.
(6) Dåi Nam LiŒt TruyŒn,TÆp 2, ViŒn Sº H†c, ThuÆn Hóa, Hu‰, 1994,tr. 436.,
(7) ñåi Nam LiŒt TruyŒn, op.cit, tr.351. 502, 531.
(8) ñåi Nam LiŒt TruyŒn , qu.3, tr.82.
(9) Tå Chí ñåi TrÜ©ng, LÎch Sº N¶i Chi‰n Ÿ ViŒt Nam tÙ 1771 ljn 1802,Væn Sº H†c,
Saigon 1973, tr.405.

THƠ LÊ ĐẠT


NGỎ LỜI


1.

Ngó lời: mới thơ Haikâu
Thường trực: thư tình


2.

Hình như cổ nhân đã lập ngôn:

“Trong tình yêu cái ta được là cái ta mất.”

Hay bản thân tình yêu chính là sự thất tình

Ngôn ngữ Việt ưa xài “ghen bóng” thưa dùng “yêu bóng”

Anh tình nguyện yêu bóng em, tự do yêu thất tình em suốt đời, hơn suốt đời

May sóng liễu đèn mây ghen bóng
Mưa bóng lông mày yêu bóng ai


3.

Phụ nữ đều bậc thầy ảo thuật. Họ đánh cắp tim ta lúc nào giấu đâu, cả thám tử lừng danh cỡ Sherlock Holmes đành thúc thủ

Em tay xoè một con chim cánh thắm
Cắp tim anh vù nghìn dặm thiên di
Yêu tha thẩn đi trường kỳ trang vắng
Dõi bóng chim tìm một bóng tim


4.

Tình yêu mãi day dứt tôi âm vị cố hương

Sao xưa người ta thường biết nhau biệt nhau mùa thu

Lòng lửa bùng năm xung mùa gió nổi
Tro tình lên chùa bão thổi mười phương

Thơ tôi vỏ ốc nằm lẻ bãi cát già ú ớ tên một Giáng Hương đi

Vỏ ốc u u gọi thu miền cát ngủ
Trách người tên trùng âm gió tương tư


5.

Em dẫn tôi đường Phan Đình Phùng hai hàng cây sấu rợp lá tuổi học trò còn chập chờn bóng ma những ước mơ rồ dại ngày xưa

Đưa anh lần những vùng quên tuổi dại
Thuở trăng sim soi bãi ú tim khờ

Đến giờ em phải về. “Em còn hai chậu quần áo chưa giặt”. Con đường Hàng Da hun hút bụi mưa mơ

Cuối kỷ XX 
bồng bềnh cò vỡ tổ tha hương
biển độ
Có phải quê tượng thần loang lổ
chữ cũ dối lừa
trăng xưa tình phụ
Sóng bạc địa cầu
XXI bờ đâu

Tất cả hương sấu đã theo em về phía đó. Vẫn dáng đi nhanh cằm hơi vênh trời thân thon thẳng hệt con số I La Mã. Tôi cảm giác em đương đi về phía cuối thế kỷ

Hương sấu chân em phố đầu mưa trắng
Xuân vớt mùa hoa đi vắng chữ già nua

Liệu tôi còn đủ sức đi với em đến XXI?


6.

Người ta có thể làm thơ tình vì yêu một người

Người làm thơ tình hay nhất có lẽ là kẻ yêu tình yêu, yêu bội tình - như bội thu - nên rụt rè, nên lo sợ ấp úng, nên “ngu lâu” (?)

Đừng mắng anh ngu lâu bạc đầu vụng dại
Dẫu được yêu lòng quá tải vẫn thất tình

Người đam mê là diễn viên xiếc dây oan nghiệt buộc phải trường kỳ đi. Dừng lại là té ngã

Sống cuộc tình chung chiêng không thắt lưng an toàn. Luôn bắt đầu những ngây thơ cũ, không ngừng bị dối lừa. Không chừa cả tim

Ngoan cố thất tình xuân vẫn mải
Khờ biết bao giờ hết dại yêu.

Cầu trời tình chung thân khờ khạo và đừng bao giờ thạo yêu


7.

Một nhà thơ sắp già báo trước một người đàn bà chưa hết trẻ:

“Anh bảo đảm không làm phiền em ở cõi đời, không dám hứa không làm phiền em cõi chữ, ở đó hai ta đều bất lực.”

Thơ là kết quả sự làm phiền đó chăng?


8.

Đời người thơ hạnh phúc có lẽ là lần tìm những lời tinh mơ nhất để tỏ tình

Ngỏ lời bằng những ngó lời

Bạn đọc nữ yêu thân đừng bao giờ đặt câu tọc mạch nguy hiểm:

“Ngỏ lời với ai?”

Ai đó có thể là chính bạn


Tháng 10.1995
Lê Đạt

BS. HỒ VĂN CHÂM * TRƯỜNG XƯA


Hoài Niệm Trường Xưa
(Thân tặng Thầy Nguyễn Hữu Thứ)
            Tôi là dân Quốc Học chính cống. Suốt bảy năm trung học, từ 1945 đến 1952, tôi chỉ độc có học mỗi một trường Quốc Học. Thế nhưng duyên nợ với chính ngôi trường như hiện nay đang in bóng trên đường Lê Lợi bên giòng sông Hương thì lại không nhiều so với mối gắn bó của bản thân tôi với những mái trường khác có liên hệ thân thiết với trường Quốc Học.
            Dạo đó trường Quốc Học mang tên là trường Trung học Khải Định. Vào một ngày đầu thu rợp bóng cờ sao, tôi vào học lớp đệ thất. Lớp chúng tôi gồm những học sinh trong số 200 trúng tuyển chính thức nên được xếp vào học ở cuối dãy nhà lớn gần préau, tức là sân chơi có mái lợp. Lớp thoáng mát, bàn ghế đều bằng gỗ lim, có hàng hiên cao rộng. Về sau, trường lấy thêm 600 học sinh dự khuyết, chia làm 12 lớp nữa, xếp vào dãy nhà trệt bên rìa sân banh, đối diện với nhà kho và nhà bếp. Trong trí óc thơ dại của chúng tôi dạo đó tuyệt nhiên không có ý niệm phân biệt chính thức với dự khuyết, mà chỉ có sự so sánh hơn thua giữa lớp học ở nhà trên cao rộng với lớp học ở nhà ngang thấp lè tè. Tất nhiên là chẳng mấy khi chúng tôi xuống chơi "lớp tụi nó" mà chỉ có "tụi nó" ngày ngày mon men lên lớp chúng tôi giương những cặp mắt láo liên nhìn ngang nhìn ngữa. 
Trường Khải Định là một trong những truờng Trung học lớn nhất nước nên quy mô rộng lớn, kiến trúc uy nghi, trang bị đầy đủ. Phòng vạn vật của thầy Thân Trọng Hy là nơi hấp dẫn chúng tôi nhất. Giờ ra chơi nào chúng tôi cũng chạy lên phòng vạn vật, say sưa ngắm nghía những con thú nhồi bông, những con rắn ngâm ruợu, những con chim dang rộng đôi cánh giống như chim thật đang bay. Không biết thầy Hy lúc đó đang nghiên cứu đề tài gì mà tuần nào thầy cũng bắt chúng tôi mỗi đứa phải nộp một tờ tường trình kê rõ các thứ cá đang bày bán ở các chợ trong thành phố Huế. Chúng tôi một phần thì vì lười biếng, một phần thì vì bị mắng mỏ khi len lỏi vào hàng tôm hàng cá hỏi han lôi thôi, nên "phiếu điều tra" rốt cuộc đều giao cho mẹ và chị hoặc người nhà làm hộ.
            Trường có nhiều loại phòng học chuyên dụng, học vạn vật thì cả lớp chuyển đến phòng vạn vật, học vẽ thì đến phòng vẽ, học lý hóa thì đến các phòng Lý Hóa 1, Lý Hóa 2. Những lúc chuyển lớp như thế, chúng tôi vui đùa chẳng khác gì trong giờ ra chơi. Phòng vẽ của trường Khải Định hồi đó có những bực cấp hình cánh cung, học sinh ngồi trước giá vẽ y như họa sĩ thực thụ. Phòng vẽ này theo tôi thì hơn hẳn phòng vẽ của trường Mỹ thuật Huế sau này. Phòng Lý Hóa 2 còn gọi là "amphithéâtre" thì đúng là vóc dáng giảng đường của một trường Đại học, bàn ghế được sắp xếp theo từng dãy từ thấp lên cao như trong các rạp hát hiện đại. Phòng Lý Hóa 2 này thường để cho học sinh đến quan sát biểu diễn thí nghiệm, hoặc để hội họp học sinh trong các buổi sinh hoạt và bầu bán hiệu đoàn. Năm đó Việt Minh mới lên cầm quyền nên các hoạt động hiệu đoàn vô cùng sôi nổi. Chúng tôi là lớp nhỏ tuổi nhất trường nên nhìn các anh các chị ban Tú tài hùng hồn diễn thuyết với tấm lòng khâm phục chân thành của tuổi thơ. Hồi đó anh Lê Văn Giáp người Nghệ đứng ra làm chủ tịch lâm thời, vận động thành lập ban học sinh cứu quốc và tổ chức bầu cử chủ tịch chính thức. Đến ngày bầu cử, hai anh Lê Văn Giáp và Nguyễn Văn Đãi được đề cử vào chức vụ đó. Bọn nhỏ chúng tôi chẳng để ý gì đến xu hướng chính trị của hai anh, chỉ bàn với nhau là bầu anh Đãi vì một lẽ đơn giản anh Đãi là người Huế. Kết quả anh Đãi trúng cử. Trong buổi họp bầu, có chị Vượng người Bắc được đề cử vào chức vụ ủy viên tài chánh. Khi kiểm phiếu có một phiếu ghi là gibbon, mọi người trong phòng họp đều cười ồ, chỉ duy chị Vượng bình thản phát biểu : "Gibbon là vượn mà tên tôi là Vượng, vậy thì anh không giỏi quốc văn rồi". Tôi vô cùng khâm phục tài ứng phó của chị Vượng.
            Văn phòng Hiệu trưởng là một ngôi nhà uy nghi riêng biệt ở gần cổng chính. Hiệu trưởng lúc bấy giờ là giáo sư Phạm Đình Ái. Thầy Ái không dạy lớp chúng tôi mà chúng tôi cũng không hề dám bén mãng đến văn phòng Hiệu trưởng nên chúng tôi không được gần gũi với thầy. Riêng tôi được người lớn cho biết phu nhân của thầy là con gái cụ Thượng Tiến, trước đây đã được Triều đình tuyển chọn vào ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, chỉ vì vua Bảo Đại là người tân học, tự chọn lấy vợ, nên bà mới phải nhường ngôi vị này cho bà Nam Phương. Người ta nói rằng bà đẹp lắm. Tôi chưa bao giờ được giáp mặt, nhưng vẫn có thể phần nào hình dung được nhan sắc của bà qua mấy người cháu gái gọi bà bằng cô sau này đã từng một thời nổi tiếng chim sa cá lặn. Thầy Phạm Đình Ái về sau đi theo kháng chiến và đã đóng góp nhiều hiểu biết khoa học vô cùng thiết thực cho việc chế tạo vũ khí đạn dược. Sau hiệp định Genève, thầy trở về thành, và sau này thầy là Thượng Nghị sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
            Trong số giáo sư quốc văn thời đó có thầy Nguyễn Lân, bút hiệu Từ Ngọc. Tôi vốn mê đọc sách, kể cả loại tiểu thuyết Phổ thông bán nguyệt san mà người lớn khó tính thường cấm không cho con em mua đọc, viện lẽ là văn chương loại đó chỉ để dành cho các cô bán hàng chợ Đông Ba. Chính vì lẽ không bỏ sót một số Phổ thông bán nguyệt san nào nên trước khi được vào học trường Trung học Khải Định tôi đã biết tiếng nhà văn Từ Ngọc qua tác phẩm "Khói Hương". Tôi lại còn nhớ đến một tác phẩm khác của thầy Nguyễn Lân, tác phẩm loại khảo cứu mang tựa đề "Những Trang Sử Vẻ Vang" với lời đề tặng ở đầu sách "Âu yếm mong bốn con, Lân Tuất, Tề Chỉnh, Lân Dũng, Lân Cường, sau này sẽ tìm thấy ở những trang sử vẻ vang một nguồn sống mạnh mẽ và xứng đáng". Hồi đó, đọc lời đề tặng, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn là thầy có 4 nguời con, 3 trai 1 gái, mà Tề Chỉnh chắc chắn là con gái. Xong năm học 1945-1946, thầy Nguyễn Lân đổi về Bắc, từ đó tôi không biết tin tức gì về thầy cũng như mấy người con của thầy, tuy nhiên tôi rất biết ơn tác phẩm "Những Trang Sử Vẻ Vang" của thầy, và nhất là lúc nào tôi cũng nghĩ đến niềm mong mỏi của thầy đối với các con qua lời đề tặng ở đầu sách. Tôi xem lời đề tặng đó cũng như là lời khuyên nhủ của thầy đối với bọn học trò nhỏ chúng tôi, phải biết noi gương anh dũng của người xưa, để biết sống có khí phách, có đạo nghĩa, "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất".
            Dạo đó, tôi không học quốc văn với thầy Nguyễn Lân mà học quốc văn với thầy Phan Thanh Hy. Thầy Hy đang còn trẻ. Đối với chúng tôi, thầy Hy lúc đó đúng nghĩa là người anh hơn là người thầy. Mỗi chủ nhật, thầy thường dẫn chúng tôi qua nhà thương Huế thăm các anh Vệ quốc đoàn bị thương ở mặt trận Nam Trung bộ đang nằm điều dưỡng tại đây. Chúng tôi theo sự chỉ dẫn phân phối của thầy, mỗi đứa chăm sóc một anh Vệ quốc quân, giúp các anh đọc sách, viết thư, và giặt áo quần cho các anh bị thương nặng không có thân nhân chăm sóc. Thầy Phan Thanh Hy đã dạy cho chúng tôi một bài học cụ thể về lòng yêu nước, nghĩa đồng bào. Các anh lính Vệ quốc nằm trên giường bệnh lúc đó đều rất trẻ, tuổi đời chưa quá 20, đều là cựu học sinh ban Thành chung hoặc ban Tú tài của các trường trung học Khải Định, Pellerin, Providence, Việt Anh, Phú Xuân, Thuận Hóa, Hồ Đắc Hàm. Các anh nào có nghĩ gì đến các mưu đồ chính trị. Các anh chỉ có tấm lòng hăng say của tuổi trẻ, các anh chỉ muốn cống hiến linh hồn trong sáng và thể xác kiện khang cho Tổ quốc, cho đồng bào. Mới hôm nào tựu trường, chúng tôi còn gặp một số các anh nhởn nhơ trong préau trường Khải Định, mà nay các anh đang nằm đó, thương tích đầy mình mà tâm hồn vẫn hào sảng :"Người Vệ quốc quân một lần ra đi, nào có mong chi đến ngày trở về; ra đi, ra đi, bảo tồn sông núi, ra đi, ra đi, thà chết chớ lui". Đối với các anh, đâu có phải vì áo cơm mà phải lụy đến hình hài. Các anh cống hiến máu xương cho quyền lợi của đất nước, của giống nòi. Và chúng tôi thương yêu các anh, khâm phục các anh, cũng chỉ vì trong thăm thẳm đáy tâm tư của chúng tôi đang manh nha mầm mống tốt tươi của tình tự dân tộc. Cuối năm 1946, thành phố Huế tản cư toàn diện. Tôi không biết các anh trôi dạt về nơi nào, anh nào còn, anh nào mất.
Giữa năm 1947, tôi hồi cư về Huế và gặp lại thầy Phan Thanh Hy. Lần này, thầy dạy chúng tôi Pháp văn. Về sau, thầy vào Sài Gòn học Luật, và trở thành một luật sư nổi tiếng ở tòa Thượng thẩm Sài Gòn. Thầy là cháu bốn đời cụ Phan Thanh Giản. Cụ Phan là một nhà nho chân chính. Tôi không đồng ý việc nhà cầm quyền cộng sản sau năm 1975 đã bỏ tên đường Phan Thanh Giản. Trong chúng ta có thể có nhiều người không đồng ý việc cụ Phan không đánh mà lại chịu giao ngay 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Nhưng cụ đã lấy cái chết để tạ tội với vua, với nước. Cái chết đầy tiết tháo của cụ đã đủ để trả món nợ công danh một cách sòng phẳng và giữ chỗ đứng vững chắc cho cụ trong lòng dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, cụ là vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, và cụ đã lưu lại cho hậu thế nhiều văn thơ tuyệt bút. Lúc lên đường ra kinh nhậm chức, cụ có bài thơ "Giả vợ ở nhà đi làm quan":
                        "Từ thuở vương xe mối chỉ hồng
                       "Lòng này ghi tạc có non sông.
                        "Đường mây cười tớ ham rong ruỗi,
                        "Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.
                        "Ơn nước nợ trai đành nổi bận,
                        "Cha già nhà khó cậy nhau cùng.
                        "Mấy lời dặn bảo lúc lâm biệt
                        "Rằng nhớ, rằng quên, lòng hỡi lòng.
Lúc đi sứ sang Yên Kinh, qua lầu Hoàng Hạc, cụ có bài thơ sau:
                        "Tích thời hạc dĩ hà niên khứ?
                        "Thiên tải nhân tùng nam cực lâm.
                        "Anh Võ châu tiền phương thảo lục,
                        "Tình Xuyên các thượng bạch vân thâm.
                        "Bán thiên lạc nhật phù giang hán,
                        "Nhất phiến hàn lưu tống cổ câm.
                        "Mãn mục quan san bội trù trướng,
                        "Du du trần mộng thập niên tâm.
Hai bài thơ trên, một Nôm một Hán, đã đủ để nói lên cái tài tình và cái uyên bác trong thơ của cụ. Hậu thế chúng ta không nên nông nổi, chỉ vì chính kiến bất đồng mà đã vội vàng đối xử bất công với người xưa.
            Dạo đó, người phụ trách môn công dân giáo dục lớp chúng tôi là thầy Đoàn Nồng. Thầy Đoàn Nồng là một nhà hùng biện. Giờ lên lớp, thầy đưa cho chúng tôi một bài giáo khoa ngắn gọn, bảo chúng tôi liệu thu xếp với nhau để chép vào vở học. Thầy dành toàn bộ thời gian lên lớp để giảng bài. Thầy nói thao thao bất tuyệt, thỉnh thoảng cao hứng lại nắm tay đấm xuống bàn thình thịch để nhấn mạnh lời nói. Chúng tôi say sưa ngồi nghe. Thầy thường đẩy đưa câu chuyện về tệ nạn xã hội thời thực dân Pháp đô hộ nước ta. Thầy cho chúng tôi biết những tổ chức buôn bán độc quyền thuốc phiện và rượu của nhà nước, thời đó gọi tắt là RO (régie d'opium) và RA (régie d'alcool). Thầy nói tỉ mỉ về những mánh khoé chèn ép của tư bản Pháp đối với tư bản bản xứ như công ty rượu Văn Điển và công tư chuyển vận Bạch Thái Bưởi. Thầy cũng đề cập đến sự vô liêm sỉ của các viên Tri huyện và Lý trưởng thời thực dân đã dùng mọi thủ đoạn gian ác để bắt dân đen phải mua rượu ty để đạt chỉ tiêu số lượng do nhà đoan Pháp gán ép. Chúng tôi được người lớn cho biết sỡ dĩ thầy Đoàn Nồng ăn nói hùng hồn lưu loát như vậy vì thầy vốn là người "làm quốc sự". Thầy Đoàn Nồng là một trong những nhân vật chủ chốt ở Huế của các hoạt động thanh niên học sinh ủng hộ các cụ Phan Sào Nam và Phan Tây Hồ. Sau năm 1946, thầy Đoàn Nồng đi theo kháng chiến, và chỉ sau này, vào những năm cuối thập niên 80, tôi mới lại được nghe một vài người quen nhắc nhở đến thầy Đoàn Nồng. Thầy đã về già và đã nghỉ hưu.
            Trái với thầy Đoàn Nồng, ở trường Trung học Khải Định lúc đó có thầy Nguyễn Trung Thuyết cũng là người "làm quốc sự" nhưng lại thâm trầm ít nói. Thầy dạy chúng tôi môn lý hóa. Suốt giờ lên lớp, thầy chỉ chuyên tâm giảng bài. Chỉ một lần duy nhất, trong giờ giảng của thầy, anh Lê Văn Giáp, Chủ tịch lâm thời ban học sinh cứu quốc, đến xin phổ biến thông cáo của nhà nước về phong trào thanh niên khỏe, cứ mỗi lần anh Giáp đọc đến 3 tiếng thanh niên khỏe thì thầy Nguyễn Trung Thuyết lại gằn giọng chữa lại là thanh niên khóc. Nét mặt thầy Thuyết lúc đó thật là lạ lùng, vừa cứng rắn, vừa bi phẫn. Chúng tôi nhìn thầy Thuyết, nhìn anh Giáp, trong lòng băn khoăn lo lắng không hiểu đã có chuyện gì xẩy ra giữa hai người. Anh Lê Văn Giáp không có phản ứng gì, đọc thông báo xong là anh chào thầy Thuyết, chào chúng tôi, rồi đi nhanh sang lớp khác. Chỉ nhiều tháng sau, khi nghe người lớn bàn tán về phong trào Ngũ Xã, về tòa báo đường Quan Thánh, về vụ Ôn Như Hầu, và về cuộc chém giết đẫm máu huynh đệ tương tàn ở Vĩnh Phúc Yên, Phú Thọ, Việt Trì..., chúng tôi mới lờ mờ hình dung được con người đích thực của thầy Nguyễn Trung Thuyết ẩn tàng bên trong cái vỏ bề ngoài khô khan, khắc khổ, ít nói, ít cười. Giữa năm 1947, hồi cư về Huế, tôi được tin thầy Nguyễn Trung Thuyết đã bị Việt Minh thủ tiêu. Ở đây, tôi xin kính dâng thầy một nén hương lòng để cùng các anh chị nhóm Phuợng Vỹ hoài niệm mái trường xưa, tưởng nhớ đến một người thầy, một người anh, một người đồng chí, một người Việt Nam chân chính oai hùng.
            Vào một buổi sáng cuối năm 1945, đang giờ học, cả trường Khải Định bỗng dưng nhốn nháo khi rất nhiều lính Tàu vàng ùn ùn kéo vào trường xuyên qua cổng chính đi thẳng vào préau. Lính Tàu mặc quân phục màu vàng đất, súng ống lổn nhổn đầy người. Từng toán, từng toán kéo qua sân trường, vào hết trong sân chơi. Mỗi toán lại có mấy nguời lính gồng gánh nồi niêu dao thớt, thật là lôi thôi lếch thếch. Chúng tôi được các thầy giám thị cho biết là lính Tàu được chính phủ cho vào tạm trú ở préau trong một vài ngày. Suốt ngày hôm đó, chúng tôi chỉ được phép quanh quẩn ở trong phạm vi lớp học và hàng hiên, không được ra ngoài sân trước cũng như không được xuống dưới préau. Ngày hôm sau khi tình hình đã ổn định, chúng tôi mới được đi lại tự do trong giờ ra chơi. Chúng tôi bèn mon men xuống préau để xem lính Tàu vàng. Họ ăn mặc lôi thôi, áo quần nhầu nát, chân quấn xà cạp, da mặt bủng beo, dáng dấp còm cỏi. Đúng là một đạo quân thiếu cơm. Rất nhiều người trong bọn họ bị "ghẻ hờm", vết loét to bằng miệng chén. Người lớn cho chúng tôi biết đây là đạo quân của tướng Long Vân ở Vân Nam, sang đây giải giới quân Nhật. Họ chỉ trú đóng ở sân chơi trường Khải Định vỏn vẹn có 3, 4 ngày. Sau đó, họ được thu xếp vào ở các biệt thự và các cư xá rải rác bên hữu ngạn sông Hương, trả lại sân chơi cho học sinh trường Khải Định. Ngày bốn buổi, trên đường đi về trường học, ngày nào cũng như ngày nào, chúng tôi thường gặp lính Tàu vàng lũ năm lũ ba kéo nhau đi dạo phố, ăn quà vặt, láo liên nhìn ngang nhìn ngửa, chỉ trỏ líu lo rồi cười hô hố. Trong các vườn cây bao quanh các biệt thự, lính Tàu vàng đào hố xí lộ thiên, mùi hôi thối bay ra nồng nặc. Trong trí óc thơ dại của chúng tôi đã sớm nẩy nở mối hoài nghi về sự chiến thắng của đạo quân ô hợp đó khi đem họ so sánh với dáng dấp uy dũng của mấy quân nhân Nhật Bản trước đây thường ngồi gác trước cổng trường Hồ Đắc Hàm. Ít tháng sau thì quân Tàu xanh kéo sang thay thế quân Tàu vàng. Quân Tàu xanh mới là quân chính quy của Tưởng Giới Thạch, phong độ so với quân Tàu vàng thì khá hơn nhiều. Chúng tôi nghe người lớn nói đây là kế hoạch điệu hổ ly sơn của Tưởng Giới Thạch, nhằm giải giới quân Tàu vàng của Long Vân để lấy lại Vân Nam. Điạ thế Vân Nam hiểm trở, lại ở xa trung ương, nên vào những lúc tao loạn, nhà cầm quyền Vân Nam thường nổi lên cát cứ. Ngày xưa, dưới triều Thanh sơ, Tây vương Ngô Tam Quế đã dựng cờ độc lập ở đây. Đến thời Thanh mạt, Tổng đốc Sái Ngạc đã bỏ Viên Thế Khải theo Tôn Dật Tiên khiến cho đế nghiệp của họ Viên hóa thành bọt xà phòng. Nhân buổi nhiễu nhương, hết Trung Nhật chiến tranh đến Đệ nhị thế chiến, Đường Kế Nghiêu rồi tiếp đến Long Vân đã giữ vững Vân Nam làm giang sơn riêng biệt của mình. Đến nay, Tưởng Giới Thạch mới dùng mưu lấy lại. Đất Vân Nam là nơi dung thân của các nhà cách mạng Việt Nam. Những năm 1945, 1946, họ lần lượt về nước trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Qua họ, ngay từ thuở mới vào học trường Trung học Khải Định, tôi đã được nghe xưng tụng cảnh đẹp hồ Côn Minh, tượng đài Sái Ngạc và lầu Túy Hương với đôi câu đối bất hủ:
“Túy ý hôn hôn, thả quy khứ,
“Hương sầu nồng nồng, thỉnh lai hề,
nhắc nhở thiên hạ nhớ đến mấy chữ Quy khứ lai hề trong một bài phú nổi tiếng của Đào Uyên Minh.
            Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 để cho người Pháp đem quân vào phía bắc vĩ tuyến 16. Nhà cầm quyền ở Huế sắp xếp cho quân Pháp vào trú đóng tại trường Trung học Khải Định. Thế là chúng tôi phải dọn qua học tạm trong Đại Nội. Bắt đầu từ đây, thầy trò chúng tôi giã từ ngôi trường uy nghi cổ kính để bước chân vào một cuộc đời mới, cuộc đời nổi trôi phiêu bạt theo liền với mệnh nước nổi trôi. Đại Nội, rồi Việt Anh, rồi đi tản cư. Hồi cư về thì Chaigneau, Việt Anh, rồi Đồng Khánh. Cho đến năm cuối cùng bậc trung học, mang danh là học sinh trường Trung học Khải Định, tôi vẫn chưa từng được trở lại học ở ngôi trường xưa. Duyên nợ với chính ngôi trường như hiện nay đang in bóng trên đường Lê Lợi bên bờ sông Hương quả thật là ngắn ngủi, vỏn vẹn chỉ có bảy tháng trời mà thôi! Nhưng sao mà thương, mà nhớ đến thế! Trong thăm thẳm tột cùng của đáy tâm tư, chuyện cũ  của  gần nửa  thế  kỷ, nhớ  nhớ, quên  quên, dằng dặc, miên viễn, là chuổi dài hoài niệm mái trường xưa thân thương in đậm dấu ấn của một thời trẻ dại, ngây thơ nhưng nhiệt tình.
                                                            Toronto, tháng 7, 1993
                                                           Minh Vũ Hồ Văn Châm

LÊ TÙNG MINH * TRẦN BẠCH ĐẰNG

TinParis. Ông Lê tùng Minh  , trong thập niên 60,  là sử gia của  chế độ Hà Nội. Sau đó, ông trở về với  chánh quyền Quốc-Gia. Sau 1975, CSVN đã giam và hành hạ ông trong các lao tù Cộng Sản. Sang Mỹ, trong những năm 80, ông cộng tác với  nguyệt san " Hải Ngoại Nhân Văn" ( Hồ công Tâm chủ bút).
Chúng tôi xin lưu ý quý đọc giả các tài liệu do tác giả Lê tùng Minh trích dẫn dưới đây phần đông là những tài liệu mật của CSVN. Rất tiếc  không có những tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa hay của Mỹ để có thể đối chất. Mong quý độc giả lượng thứ cho!



 Trần Bạch Đằng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16 tháng 4 năm 2007, thì đài BBC nhạy cảm đã phỏng vấn liên tiêp 3 vị: Nhà báo Phan Quang nguyên Tổng Thư Ký Hội Nhà Báo Việt Nam sau 1975).  Nhà văn Đặng Tiến (cư ngụ tại Pháp quốc). Ông Bùi Tín , nguyên đại tá Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân Chủ Nhật, tị nạn chính trị tại Paris (Pháp) từ năm 1990.
      Đầu tháng 5-2007, trên mạng lưới  internet “Tin Paris” có xuất hiện bài “Chiến tranh Việt Nam – Ván bài đã lật ngửa” của ông/bà Lê Quế Lâm (?), mà nôi dung chính là viết về Trần Bạch Đằng, nhưng trong đó – không biết tác giả nghiên cứu từ nguồn tài liệu nào, hay nghe ai nói, chẳng lẻ Trần Bạch Đằng đã kể cho tác giả nghe ?   
     Tuy không biết tường tận mọi điều về ông Trần Bạch Đằng, nhưng chúng tôi hiểu khá rõ trên những nét căn bản về ông. Cho nên, chúng tôi công bố bài viết này, và có những chi tiết ( sự thật) không đúng như các vị ở trên nói! Chúng toi không có ý nói ai sai, ai đúng, mà chỉ mong, với bài nghiên cứu này, có thể cống hiến cho bạn đọc ở hãi ngoại - đặc biệt đối với những ai muốn biết về ông Trần Bạch Đằng -- NGƯỜI CỘNG SẢN ĐA TÀI, NHƯNG BẤT ĐẮC CHÍ CHO ĐẾN KHI NHẮM MẮT, LÌA ĐỜI!
  
     Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Giồng Riềng - Rạch Giá (Kiên Giang ngày nay). Cha ông là một nhà báo nổi tiếng ở Ban Kỳ, trong những năm 1930 – ông Trương Gia Kỳ Sanh (xin đừng nhầm lẫn vói “Trương Gia Kỳ Sanh”, dân biểu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa – Miên Nam Việt Nam – 1965-1975).
     Năm 17 tuổi (1943) Trương Gia Triều vừa tốt nghiệp Ban Thành Chung (Diplôme), thì không học tiếp Ban Tú Tài (Baccalauréat) mà đi tham gia Phong Trào Thanh Niẻn Giải Phóng do Xứ ủy Cộng sản Nam kỳ lãnh đạo” (1944). Trương Gia Triều được phân công làm công tác vận động Thanh niên và Học sinh – Sinh viên thành phố Sàigòn. Trương Gia Triều đổi tên là Trần Bạch Đằng từ đó. Cuối năm 1944, Trần Bạch Đằng đã được Thành ủy Cộng Sản Sàigòn kết nạp vào Đảng CSVN.
     Mùa Thu năm 1945, Trần Bạch Đằng được Thành ủy Sàigòn cử làm Đoàn trưởng Thanh Niên Cứu Quốc Thành phố Sàigòn (năm 20 tuổi), để lãnh đạo Thanh Niên Sàigòn tham gia cướp chính quyền tại Sàigòn (23-8-1945).  Trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám do Đảng CSVN lãnh đạo (núp dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh), Trần Bạch Đằng đã được Xứ ủy Cộng sản Nam kỳ (do Trần Văn Giàu làm Bí thư) đánh giá là “một Cán bộ Lãnh đạo Thanh niên đầy triển vọng!” (Theo lời của Giáo sư Trần Văn Giàu)
     Tháng 9 năm 1945, lịch sử Việt Nam lại bước vào cuộc chiến tranh mới! Phía Bắc thì quân Quốc Dân Đảng Tàu (của Tưởng Giới Thạch) so tướng Lư Hán cầm đầu, dưới danh nghĩa Đồng Minh “tước khí giới quân Nhật”, tran ngập từ Lạng Sơn đến vĩ tuyến 16, đê dọa sự sống còn của chế độ Cộng sản non trẻ (với danh nghĩa Nhà nước Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa). Ở Nam bộ, ngày 23 tháng 9 năm 1945, cướp chính quyền mới được một tháng (23/8/1945 – 23/9/1945) quân Pháp đã theo gót quân Đồng Minh Anh-Ấn, tiến vào tái chiếm Saigòn … Nam Bộ Kháng Chiến bắt đầu từ 23-9-1945, đánh giặc trước cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc (19-12-1946) đến gần một năm!
      Sau những ngày lãnh đạo Thanh niên, Học sinh-Sinh viên Sàigòn chiến đấu một cách kiên cường trên các đường phố Sàigòn, lan ra cả Chợlớn và Gia Định …  Nhưng vì lực yếu, thế yếu, nên, Trần Bạch Đằng cũng như bao Cán Bộ lãnh đạo của các đoàn thể khác, của các ngành thuộc chính quyền Nam bộ nói chung, của Sàigòn nói riêng, đã được Đảng ra lệnh rút vào bưng biền, lập chiến khu, tiến hành Trường Kỳ Kháng Chiến! Và cuộc đời tham gia cách mạng của Trần Bạch Đằng cũng tiến nhảy vọt từ đây!
 
Năm 1946, Trần Bạch Đằng được Xứ ủy Cộng sản Nam bộ (do Lê Duẫn ở tù Côn đảo về, làm Bí Thư. Trần Văn Giàu đã bị gọi ra Việt Bắc) cử làm Phó Bí Thư Xứ Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ (Anh Trần Nam Hưng làm Bí thư Xứ Đoàn). Đầu năm 1947, anh Trần Nam Hưng trong một chuyến đi công tác xuống địa phương Đồng Tháp, đã bị lính Pháp bắn chết trong một trận đại càn quét chiến khu Đồng Tháp Mười Cuối năm 1947, Trần Bạch Đằng đã được Lê Duẫn trực tiếp chỉ định lên giữ chức Bí Thư Xứ Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc (TNCQ) Nam Bộ, đồng thời là Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Cộng sản Nam bộ (Trần Bạch Đằng vừa đúng 22 tuổi).
     TạI sao Lê Duẫn không chọn ai khác (như Mai Thế Đồng, Phó Bí thư xứ đoàn, Võ Văn Kiệt Tỉnh ủy viên Cộng sản kiêm Bí thư Tỉnh Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc tĩnh Bạc liêu) mà chỉ chọn Trần Bạch Đằng?
      Theo lời của ông Ung Văn Khiêm, Thường vụ Xứ ủy Cộng sản lúc ấy (1947-1954) giải thích cho một số Cán bộ cấp Nam bộ, có thắc mắc, rằng: “Đồng chí Trần Bạch Đằng, tuy trẻ tuổi, nhưng có quá trình tham gia cách mạng tử tiền khởi nghĩa. Hơn nửa, đồng chí Trần Bạch Đằng có thành tích trong công tác vận động Thanh niên, Học sinh-Sinh viên, khó có cán bộ Thanh niên cùng lứa tuổi, hoặc lớn hơn, có khả năng như đồng chí ấy! Anh Ba Duẫn đã nhìn thấy tài năng tiềm ẩn của đồng chí Trần Bạch Đằng, nên mới mạnh dạn giao nhiệm vụ lãnh đạo Thanh Niên Nam bộ cho đồng chí ấy!” (Theo tư liệu “Lịch Sử Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ” – lưu trử tại Thư viện KHXH thành phố HCM) – (Sau 1954, ông Ung Văn Khiêm là ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, rồi Bộ trưởng Nội vụ)
       Xứ Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ có vai trò rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam bộ: Động viên Thanh Niên đi tòng quân, gia nhập Vệ Quốc Đoàn, giết giặc nơi tiền tuyến. Động viên Thanh niên, Thanh nữ tham gia Dân quân Du kích, xây dựng “làng chiến đấu” ở các địa phương, để bảo vệ hậu cứ kháng chiến trên toàn Nam bộ… Nhờ vậy, Nam Bộ mới có khả năng cùng với nhân dân cả nước tiến hành Trường Kỳ Kháng Chiến đến thắng lợi (7-1954). Trong thành tích đó, công lao của Trần Bạch Đằng không nhỏ. Ông đã cùng đội ngũ Cán bộ lãnh đạo Thanh Niên Cứu Quốc toàn Nam Bộ, vận động và tổ chức Thanh niên-Thanh nữ các giới (công hân, Nông dân, Trí thức) tham gia kháng chiến chống Pháp, trên các mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị và Văn hoa-Xã hội. Có thể nói: Không có Thanh Niên Cứu  Quốc cuộc kháng chiến chống Pháo sẽ không thành công!
       Tuy còn trẻ tuổi, nhưng Trần Bạch Đăng đã được nhiều Cán bộ lãnh đạo Thanh niên ở  Xứ Đoàn, cũng như  ở các Tỉnh Đoàn, Huyên Đoàn (lớn tuổi hơn) ĐỀU KHÂM PHỤC TÀI  ĐỨC CỦA Anh! Mai Thế Đồng, 27 tuổi (lớn hơn Trần Bạch Đằng 5 tuổi) là Phó Bí Thư Thường trực Xứ Đoàn, đã có nhận xét về Trần Bạch Đằng như sau: “Đồng chí Trần Bạch Đằng tuy nhõ tuổi nhất trong hang ngũ cán bộ lãnh đạo của Xứ Đoàn, nhưng đồng chí ấy có đủ tư cách hơn ai hết để giữ trọng trách Bí thư Xứ đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ! Đồng chí Trần Bạch Đằng vừa có tài nhưng không tự cao, vừa có đức nhưng không tự mãn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới. Đồng chí Trần Bạch Đằng, qua kiểm nghiệm của thực tiển , đã xác nhận đồng chí ấy là con người của quản đại quần chúng! Đồng chí Trần Bạch Đằng là điển hình gương mẩu nhất trong chúng tôi về việc thực hiện “chính sách 3 cùng “: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân, trong khi đi công tác ở các địa phương”  (Tư liệu “Lịch sử TNCQ Nam Bộ”, đã dẫn)
      (Mai Thế Đồng, tên thật là Nguyễn Văn Sung sinh quán tại làng Viên An, huyện Long Phú, tỉnh Sóc trăng. Sinh ra trong gia đình phú hào, anh cắp sách đến trường từ lúc 6 tuỗi (1926) và 12 năm sau, anh thi đổ Tú Tài toàn phần (1938). Anh chuẫn bị đi sang Pháp du học thì chiến tranh thế giới làn thứ II sắp bùng mỗ (1939-1940). Năm 1941 anh được người chú là đảng viên Cộng sãn kéo anh tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa . Sau khi Nam kỳ Khởi nghĩa bị thất bại, anh phải tị địa về Tân Trụ (Tân An). Ở Tân Trụ, anh được ông Nguyễn Văn Trấn giác ngộ, và gia nhập Đảng CSVN (1948). Mùa Thu năm 1945, anh được Đảng điều động trở về quê hương làm Đoàn trưởng Thanh niên Cứu Quốc tỉnh  Sóc trăng. Khi giặc Pháp tái chiếm Sóc trăng ở Bạc liêu, anh rút vào bưng, và được Đảng cử làm Phó Bí Thư Xứ Đoàn TNCQ Nam bộ, cùng lúc với Trần Bạch Đằng. Sau 1954, anh ở lại miền Nam, làm Phó Bí thư tỉnh ủy Cộng sản bí mật tỉnh Cần thơ. Anh là một trong những cán bộ cộng sản, đã công khai tranh luận chủ nghĩa Marx với ông Nguyễn Trân tỉnh trường Mỹ Tho hồi 1956.
       Cuộc Kháng Chiến Nam Bộ có nột giai đoạn được gọi là “Quá Chỉnh Vi Linh” Đó là nhưng năm 1949-1951! Những năm này, giặc Pháp tập trung lực lượng càn quét mạnh ở chiến khu Đồng Tháp nhằm hủy diệt căn cứ đầu nảo của Nam bộ. Do đó, các cơ quan Nam Bộ phải di chuyễn về chiến khu IX, và U Minh Hạ được coi là “An Toàn Khu” của các cơ quan đầu nảo Nam Bô. Giai đoạn này, tinh thần “cầu an sợ chết” nảy sinh khá mạnh trong hang ngủ Vệ Quốc Đoàn, trong các đơn vị đang trú đúng tiếp cận với vùng địch chiếm. Do đó, tình trạng bỏ ngũ về địa phương, cưới vợ, đi buôn bán … Tệ hại nhất là, trong vùng giải  phóng, ở địa phương nào có binh sĩ hay cán bộ đào ngủ, thì có sự tụ tập ăn nhậu, đàn ca vọng cổ thâu đêm suốt sáng . Đây chính là nỗi lo lắng lớn nhất đối với những Cán bộ Lãnh đạo cuộc Kháng chiến Nam bộ!   
       Lúc bấy giờ, Lê Đức Thọ đang là Phó Bí Thư thường trực Xứ ủy Cộng sản Nam Bộ, đã chủ trương: “Phái Vệ binh vũ trang đi bắt Cán bộ, Binh sĩ đào ngủ về nhốt và lập tòa án binh xử án thật nặng để răn những kẻ khác; cấm nấu rượu và bán rượu, nếu ai không chấp hành sẽ bị bắt vô Trại Giáo Hóa và tịch thu toàn bộ tài sản; cấm đàn ca vọng cổ, nếu ai không tuân lệnh thì tịch thu đàn, đập bỏ, và bắt đi làm khổ sai môt đến hai năm ờ trong rừng sâu.”(Chủ trương miệng chớ không cò giấy tờ, và Lê Đức Thọ đã được dân Kháng C hiến Nam Bộ tặng cho biệt hiệu “Sáu Búa” từ đó – Theo tiêt lộ của ông Hoàng Dự Khương, chánh ủy Phân Liên Khu Miền Tây Nam Bộ vào những năn 1952-1954)
       Có vài Cán bộ Xứ ủy đả ra mặt phản đối chủ trương cực đoan này của “Sáu Búa”, trong đó có Trân Bạch Đằng. Tại cuộc họp Xứ ủy mở rộng, vào tháng 12-1950, ở một địa điểm trong xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời, để “Kiểm Điểm Chủ Trương Dân Vận Phục Vụ Kháng Chiến” trong 2 năm 1949-1950, Trần Bạch Đằng đã phát biểu, có đoạn như sau:
     “Chúng ta chủ trương cấm nấu rượu và bán rượu, đồng thời bắt đi Trại Giáo Hóa và tịch thu tài sản, nếu ai không chấp hành chủ trương của chúng ta, thật là phạm sai lầm về chính sách Dân vận! Bởi vì, chính sách Dân vận của chúng ta là “Động viên mọi tài lực của nhân dân để phục vụ kháng chiến thành công! Những người nấu rượu và bán rượu đều có đóng thuế cho kháng chiến. Có lý nào chúng ta coi họ như tòng phạm, bắt giam ở Trại Giáo Hóa, mà còn tịch thu tài sản nửa. Rõ ràng là không có luật pháp gì hết! Hậu quả của sự sai lầm này không thể lường hết được, Cái hại trước mắt là có hang trăm gia đình nấu rượu và bán rượu vì quá sợ hải, đã cuốn gói chạy vào sống ở cùng địch chiếm. Còn chủ trương cấm ca vọng cổ, tịch thu đàn, đập bỏ, còn bắt người đi làm khổ sai, thật là khó tưởng tượng.  Chủ trương cực đoan đó, tự mình cô lập mình đối với sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân Nam Bộ, cũng có nghĩa là chúng ta  đã hủy diệt một nét văn hóa truyền thống của dân gian Nam Bộ, và hậu quả là đã gây nên sự bất mãn lan rộng trong quần chúng nhân dân, hoàn toàn bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi vì quần chúng sẽ xa lánh và không ủng hộ chúng ta! Nhưng, kết quả thì chúng cũng không cấm được. Không cho ca hát ban ngày, thì họ ca hát vào ban đêm. Không cho họ ca hát trong nhà, thì họ kéo nhau ra giũa đồng nội hay vào rừng để ca hát …Đau lòng lắm! Nếu các đồng chí đi “3 cùng” với quần chúng, sẽ nghe họ lên án “Luật Rừng” đó của chúng ta!” (Theo hồ sơ “Biên Bản” các cuộc họp của Xứ ủy Nam Bộ trong thời Kháng chiến chống Pháp - tập 1949-1950,, lưu trữ tại Cục Lưu trữ Trung Uơng).
     Vì dám nói thẳng như vậy, cho dù cách lý giải của Trần Bạch Đằng còn có kẻ hở, nhưng Lê Đức Thọ vẫn không thích! Và từ đó “Sáu Búa” đã ghìm không cho Trần Bạch Đằng trở thành Xứ ủy viên chính thức, mà xét theo tiêu chuẩn về tài lẩn đức thì Trần Bạch Đằng rất xứng đáng và đủ tư cách ngồi vào ghế Xứ ủy viên chính thứ tư 1950!
        Trong những năm “Quá Chỉnh Vi Linh”, Trần Bạch Đằng đã chủ động đề nghị với Ban Thường Vụ Xứ ủy, cho phép Xứ Đoàn phát động “Phong Trào Thanh Niên Cứu Quốc tình nguyện Vì Tổ Quốc Quên Mình, Vì Nhân Dân Hy Sinh!” 
 
     Và sau khi là lể phát động phong trào tại ATK (An Toàn Khu) , Trần Bạch Đằng và  cả ủy viên Xứ Đoàn (chỉ để lại một ủy viên thưòng trực cơ quan) phân công nhau, đi xuống các địa phương, trực tiếp chỉ đạo phát động phong trào tận cơ sở xã ấp.Riêng Trần Bạch Đằng trực tiếp chỉ đạo 2 tỉnh Rạch Giá và Bạc-Liêu. Đây là hai tỉnh có vùng giải phóng rộng nhất, nên cán bộ, binh sĩ đào ngũ ở các tĩnh khác như Bến Tre, Cần Thơ, Long Châu Hà, Long Châu Sa, cũng chuồn về hai tỉnh nổi tiếng “ăn nhậu đờn ca vọng cổ” này.
     Căn cứ vào thực trạng ăn chơi của đám thanh niên “cầu an hưởng lạc” đó, Trần Bạch Đằng quyết Định thuyết phục và giác ngộ họ bằng “Phương Thức Văn Nghệ” Trần Bạch Đằng đề nghị với Huỳnh Văn Tiểng – Giám đốc Sở Thông Tin Văn hóa Nam Bộ - chỉ đạo cho can bộ văn nghệ nào có khả năng sáng tác Vọng Cổ, tập trung sang tác những bài ca vọng cổ “ca ngợi những anh hùng chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam. Ca ngợi những anh hùng liệt sĩ chóng Pháp. Và ca ngợi, động viên Thanh Niên đi tòng quân giết giặc cứu nước, cứu nhà. Ca ngợi những cuộc tình chung thủy: Chồng hăng hái đánh giặc ở tiền tuyến, vợ tích cực sản xuất ở hậu phương … “  Sở Văn hóa-Thông tin chịu trách nhiệm in và phổ biến khắp trong hai tỉnh Rạch Giá và Bạc-Liêu. Đồng thời, Trần Bạch Đằng cũng đề nghị thành lập một “Đoàn Ca-Múa-Kịch” gọn nhẹ, giao cho hai nhạc sĩ Trần Kiết Tường, bà Trương Bỉnh Tòng phụ trách, đi cùng Đoàn phát động phong trào do chính Trần Bạch Đằng chỉ đạo, để biểu diễn sau buổi lể phát động phong trào, ở khắp trong hai tỉnh này.
  Trong thời gian này Trần Bạch Đằng mới trổ tài sang thơ và kịch để cho Đoàn biểu diễn. Ba vở kịch lịch sử  của Trần Bạch Đằng được quần chúng hoan nghênh nhất là: “Triệu Trinh Nương phất cờ khởi nghĩa.”, “Lời Thề Bất Hủ của Trần Bình Trọng” và “Người Anh Hùng Áo Vải Nguyễn Trung Trực” (Không chỉ có sáng tác Kịch cho “Đoàn Ca-Múa-Kịch” biểu diễn, mà có khi Trần Bạch Đằng còn tham gia diễn kịch. Ông đã từng đóng vai Trần Bình Trọng rất xuất sắc.) Ông Huỳnh Văn Tiểng đã nhận xét về con người văn nghệ của Trần Bạch Đằng như sau: “Anh Trần Bạch Đằng không chỉ giỏi về công tác Thanh Vận, nà anh còn có khả năng Văn Nghệ nửa! Xem những vở kịch lịch sử của anh sáng tác, xem nột số bài thơ của anh viết, đã chứng tỏ khả năng và tâm hồn văn nghệ của anh!” )Theo lời kể lại của nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng)…
       Chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 1950, Đoàn phát động “Phong Trào Thanh Niên Cứu Quốc Tình Nguyện Vì Tổ Quốc Quên Mình, Vì Nhân Dân Hy sinh” của Trần Bạch Đàng , đi tuyên truyền vận động Thanh niên tòng quân, kêu gọi những chiến sĩ bỏ ngủ trở về đơn vị, và tổ chức động viên “Hậu Phương Yểm Trợ Tiền Tuyền”, trong phạm vi hai tỉnh Rạch Giá và Bạc-Liêu, đã đạt kết quả rất khả quan: Hơn 200 cán bộ và chiến sĩ đang bỏ ngủ đã tự nguyện trở về đơn vị. Hơn 1000 Thanh niên tình nguyện tòng quân giết giặc cứu nước! 
     Trong thời gian này, Trần Bạch Đàng đã chủ trương cho một số cán bộ Đoàn (Từ Xứ Đoàn đến Tỉnh Đoàn và Huyện Đoàn) chuyển sang Vệ Quốc Đoàn, bổ sung cho đội ngủ Cán Bộ Chính Trị trong quân đội. Đồng thời,Trần Bạch Đằng cũng chủ trương tuyển chọn một số cán bộ Đoàn có học vấn, còn trẻ và có sức khỏe, cho đi thụ huấn ở các trường quân sự (Quân Chính Quang Trung hay Lục Quân Trần Quốc Tuấn) để đào tạo Cán Bộ Chỉ Huy cho quân đội. Chủ trương này của Trần Bạch Đằng đã được Xứ ủy thông qua, và trở thành chủ trương chung của các cơ quan Dân-Chính-Đảng Nam Bộ, với khẩu hiệu: “Tất Cả Cho Tiền Tuyến”!
  Khi cuộc Kháng Chiến Toàn quốc bước vào giai đoạn“Chuẩn  Bị Tổng Phản Công” (1952-1953) thì cuộc kháng chiến của Nhân dân Nam bộ đã bước vào thế tấn công giặc Pháp ở khắp mọi nơi, Vùng giải phóng đã mở rộng đến sát căn cứ của giặc Pháp! Năm 1952,Trần Bạch Đằng đang ở tuổi 27 (1925-1952), nên không muốn ngồi trên xứ đoàn, lãnh đạo theo lối “Ông Qua Kháng Chiến” (theo lời chỉ trích của một số cán bộ đang lăn lộn
ở chiến trường!”.Cho nên, anh đã trực tiếp đề nghị với Lê Duẩn (Bí thư Xứ ủy Cộng sản Nam bộ) là nên để anh Nai Thế Đồng làm Bí thư Xứ đoàn TNCQ Nam bộ, và cho anh chuyển sang làm công tác Chính Trị ở một đơn vị tác chiến! Nhưng, Lê Duẫn không chấp thuận và khuyên Trần Bạch Đằng cố làm tốt hơn nửa công tác lãnh đạo Thanh Niên trong giai đoạn quyết định này!
       Giữa tháng 12-1952, Xứ ủy triệu tập cuộc hội nghị mở rộng , nhằm tổng kết công tác chuẩn bị Tổng Phản Công, đồng thời xét duyệt công tác Nhân Sự, trong đó có duyệt xét việc đưa Trần Bạch Đằng lên Xứ ủy viên chính thức. Nhưng, Lê Đức Thọ thừa dịp tổng kết “công tác tư tưởng”, đã phê phán Trần Bạch Đằng rất nặng, là “có thái độ coi thường công tác Thanh Vận,có tư tưởng đứng núi này trông núi nọ, chứng tỏ còn mang nặng tính chất Tiểu Tư sản, nên cần phải tự tu và rèn luyện nhiều hơn nửa.”
(Theo Hồ sơ Biên Bản các cuộc họp của Xứ ủy Nam Bộ, đã dẫn) Do đó, Trần Bạch Đằng vẩn chưa được thừa nhận đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế “Xứ ủy viên chính thức” (?!)
     Về vấn đề này, Trần Bạch Đằng có tâm sự với Mai Thế Đồng, người bạn-người đồng chí tin cậy nhất của anh ở Xứ Đoàn, rằng: “Lúc ông Sáu Thọ chụp mũ tôi, nói thật  là tôi tức muốn ói máu, định cự thẳng với ông ta một mach, rồi ra sao thì ra, nhưng nhớ lại lời anh khuyên “chớ nên đụng thẳng với thằng cha Sáu Búa, chỉ có hại chớ không được cái giải gì hết!”, nên tôi đành nuốt sự tức giận vào trong bụng… Vì vậy mà cả ngày hôm sau, tôi không cần ăn cơm cũng thấy no.” Sau lời tâm sự  của Trần Bạch Đằng, Mai Thế Đồng đã viêt một nét châm biếm về Lê Đức Thọ như sau: “Quả thật! Gả Sáu Búa thật đáng ghét hơn cả thằng cha Hương Quản ác ôn của làng tôi. Sáu Búa vì muốn lấy vợ nhỏ, gả mới bày vẻ ra cái chỉ thị kỳ cục rằng: “Nếu Cán bộ lãnh đạo nào mà đã xa vợ 300 ngày, nhưng không có điều kiện về quê thăm vợ, thì Đẳng cho phép cưới vợ mới, để có tinh thần kháng chiến cứu nước!”  Thật ra, gả Sáu Búa bày ra cái trò hề đó, chỉ là để cho gã và anh Ba D. của gả cùng nhau lấy vợ bé mơn mởn đào tơ, mặc cho hai bà vợ già ở xứ Nghệ  mòn mỏi trông chờ!”      (Theo cuốn Hồi Ký “Vui Buồn Kháng Chiến” của Mai Thế Đồng, chưa xuất bản, hiện lưu trữ tại tủ sách gia đình.)
    Không được trực tếp làm Cán bộ Chính trị ở tiền tuyến, thì  Trần Bạch Đằng trực tiếp chỉ đạo Cán bộ Xứ Đoàn, Tỉnh Đoàn thực hiện chủ trương “Tích Cực Tham Gia Chuẩn Bị Tổng Phân Công”, bằng hành động thực tế là tiến hành ngay cuộc vận động, tổ chức  “Phong Trào Thanh Niên Cứu Quóc hăng hái gia nhập các “Đội Tuyên Truyền Xung Phong” , ngay trong vùng địch chiếm, kêu gọi các giới: Học sinh-sinh viên bải khóa; công nhân-viên chức bải công; Thương gia-Tiểu thương bải thị, góp sức chuẩn bị cho cuộc Tổng Phản Công thắng lợi hoàn toàn!
       Và chỉ trong vòng  một năm (1953), dưới sự trực tiếp của Trần Bạch Đằng, hầu hết cácTỉnh Đoàn TNCQ thuộc Nam Bộ đều tổ chức được “Đội Tuyên  Truyền Xung Phong” (TTXP). Riêng Xứ Đoàn đã thành lập được một “Tiểu đoàn Thanh niên Xung kích”. (TNXK). Các Đội viên của tiểu đoàn TNXK, phần đông được tuyển chọn từ những Thanh niên tiên tiến ở các địa phương thuộc Phân Liên Khu Miền Tây Nam Bộ.  Nhiệm vụ của Tiểu đoàn TNXK là: “Đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì, khi cuộc kháng chiến cần! Không từ nan bất cứ nhiệm vụ nào của Nhân dân, Đoàn và Đảng giao phó! Hoàn thành xuất mọi công tác Chuẩn bịTổng Phản Công cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta thắng lợi hoàn toàn!” (Theo tư liệu Lịch Sử TNCQ, Nam Bộ đã dẫn) Nhiệm vụ này do Trần Bạch Đăng viết và trình lên cho Thường vụ Xứ ủy duyệt, đã bị Lê Đức Thọ vạch lá tìm sâu rằng: “Đồng chí Trần Bạch Đằng có ý gì mà để Đảng sau Đoàn  và Nhân dân?Phải sửa lại là “Không từ nan bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng, Đoàn và Nhân dân giao phó!” (Theo Hồi Ký của Mai Thế Đồng, đã dẫn).
       Trong cuộc họp của Ban Thường vụ Xứ Đoàn TNCQ Nam bộ(1-1953), Mai Thế Đồng cắc cớ hỏi Trần Bạch Đằng rằng:“Anh đã gặp sao “ Địa Kiếp” chiếu Mệnh hay sao mà Sáu Búa cứ không “Búa” ai, cứ đè anh ra để “Búa” vậy?”
 Trần Ngọc Sơn, nguyên Phó Bí thư  Tỉnh Đoàn TNCQ Tỉnh Bạcliêu, mới được điều lên Xứ Đoàn và bổ sung vào Thường vụ, đặc trách công tác Thiếu Nhi Cứu Quốc Nam bộ, cưới nói tếu  rằng: “Lúc còn ở Tỉnh Đoàn,khi tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi, có em hỏi: Nghe đồn có ông Sáu Búa đi vô rừng gặp Cọp, ổng nhướng mắt lên, Cọp sợ đến té đái .. Có phải không?” Trần Bạch Đằng đưa nắm tay lên , làm động tác giả vờ đấm vào mặt Trần Ngọc Sơn, hạ giọng nói: “Coi chừng ổng xé  xác em đó nghe em thiếu nhi!” theo Hồi Ký của Mai Thế Đồng, đã dẫn).
 
     Sau tháng 7 năm 1954,  Trần Bạch Đằng, Mai Thế Đồng, Trần Ngọc Sơn, đều tình nguyện ở lại Nam Bộ, để cùng đồng bào đấu tranh buộc đối phương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Nghi Genève, nhằm đạt được Hòa Bình Thống Nhất vào tháng 7-1956 (?) Xứ ủy Cộng sản Nam Bộ đã chấp thuận, và bố trí công tác bí mật cho Trần Bạch Đằng làm Thành ủy viên Thành ùy bí mật Sàigòn, đặc trách Ban Trí Vận (bao gồm Học sinh-Sinh viên). 
      (Mai Thế Đồng làm Thường vụ Tỉnh ủy bí mật Cầnthơ. Trần Ngọc Sơn làm Thường vụ Tỉnh ủy bí mật Rạch Giá – Theo tài liệu “Tối Mật” của của Xứ ủy Cộng sản Nam Bộ: Sau tháng 7-1954, đã có gần 60.000 đảng viên cài lại trên toàn Nam Bộ, để hoạt động bí mật, chuẩn bị lực lượng, chờ đợi thời cơ “giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt Nam, Thông Nhất nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN!” )
        Thật ra, Trần Bạch Đằng và các cán bộ ở lại miền Nam sau tháng 7-1954, đã biết rất rõ rằngl “Không có chuyện tập kết ra Bắc chỉ 2 năm là đã Hòa Bình Thống Nhất! Đó chỉ là cách nói để ổn định tinh thần cán bộ và chiến sĩ miền Namĩ an tâm đi tập kết ra miền Bắc mà thôi!” “Trần Bạch Đằng và chúng tôi – Mai Thế Đồng và Trần Ngọc Sơn,đã xác định ngay từ khi quyết định ở lại    Miền Nam: Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ trăm bề!”(Theo Hồi Ký của Mai Thế Đồng, đã dẫn) 
 Sau cuộc Hội nghị thành lập Xứ ủy Cộng sản bí mật tại U Minh Hạ vào tháng 10-1954, thì tháng 11-1954, Trần Bạch Đằng cải trang , đóng vai “phóngviên” báo “Đuốc Nhà Nam của ông Trần Tấn Quốc, đi xe đò từ CàMau về Sàigòn. Tại Sàigon, ông không ở một nơi bào nhất định. Nhưng có 3 điểm mà ông thường lui tới là:
 1/- Ngôi biệt thự của một luật sư nổi tiếng ở Sàigòn lúc ấy, tọa lạc trên đường Phan Thanh Giản (trước 1975).
 2/- Ngôi biệt thự của một Giáo sư nổi tiếng ở Sàigòn vào thời đó, tọa lạc trên đường Nguyễn Trải (trước 1975)
3/- Ngôi biệt thự của một Đại Thương Gia người Hoa Klều ở Chợ Lớn, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (trước 1975). Từ nay, Trần Bạch Đằng giao dịch với mọi người với cái tên Tư Ánh.
      Về đền Sàigòn không được bao lâu, Trần Bạch Đằng đã bắt tay vào việc bí mật chỉ đạo “Phong Trào Đấu Tranh Bảo Vệ Hòa Bình, Đòi Hiệp Thương Tổng Tuyển Cử, !” (Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là người ra mặt, công khai lãnh đạo phong trào này) Đầu năm 1955, phong trào phát  triển rất mạnh: Hàng trăm “Ủy Ban Đấu Tranh Vì Hòa Bình “đã được thành lập, tiêu biểu là “Phong Trào Hòa Bình Sàigòn-Chợlớn”. Tuy nhiên, đấu tranh chỉ bằng tay không và lời hô hào, làm sao đương đầu lâu dài với súng đạn và xe tăng thiết giáp (!) .Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bóp chết Phong trào Hòa Bình từ đầu năm 1956, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và những trí thức tham gia phong trào đều bị bắt! Sở Mật Vụ của Bác Sĩ Trần Kim Tuyến đã phát hiện: “Một nhân vật tên Tư Ánh là người bí mật chỉ đạo phong trào nội loạn ngay giữa Sàigòn, nhưng chưa bắt được!” Do đó, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến đã cho Hãi Con -Trưởng Phòng An ninh Đặc biệt “phải truy lùng cho ra tên Tư Ánh!”
     Từ giữa năm 1956, Trần Bạch Đằng phải bôn tẩu khắp nơi trong thành phố Sàigòn-Chợlớn, và luôn luôn thay hình đổi dạng, để qua mặt đám an ninh, chỉ điểm! Trong Thành ủy bí mật có người khuyên Trần Bạch Đằng tạm rút khỏi Sàigòn một thời gian. Nhưng, Trần Bạch Đằng nói: “Nếu rút lui rời bỏ Sàigòn trong lúc khó khăn nhất, tức là dao động chạy trốn, cũng đồng nghĩa với chịu thua! Cho dù khó khăn cách mấy, tôi vẫn kiên quyết bám trụ đến cùng!” (Theo Giáo sư Dương Văn Thới, thân phụ của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, là một trong những nơi đã chứa chấp Trần Bạch Đằng trong những năm 1955-1960)                   
     Từ thực tiển của cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần, Trần Bạch Đằng chính mắt thấy bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu người vào tù (!?) Thời gian này ở Nam Bộ chỉ còn có 5.000 đảng viên (bị giết chết hết 55.000 đảng viên). Vì vậy, Trần Bạch Đàng đã mạnh dạn đề xuất lên Xứ ủy rằng: “Trung ương ở xa nên không thực tế, cứ chủ trương đấu tranh chính trị đơn thuần thỉ sẽ có bao nhiêu người phải chết nửa? Tôi đề nghị phải tiến hành vũ trang cho các đội tuyên truyền và vũ trang cho các đội tự vệ.”
   Đề nghị này của Trần Bạch Đằng đã được Xứ ủy Nam Bộ chấp nhận! Cho nên, cuộc Hội Nghị Xứ ủy Nam Bộ vào tháng 12-1956, đã quyết định “tiến hành tuyên truyền vũ trang và tự vệ vũ trang, để hổ trợ cho đấu tranh chính trị. Và đến một thời cơ nào đó sẽ biến nó thành lực kượng vũ trang của cách mạng Giải phóng Miền Nam Việt  Nam!”.
  Rõ ràng Trần Bạch Dằng đã có công đóng góp cho chủ trương lớn này của Xứ ủy Cộng sản Nam bộ!
Thế nhưng, ông lại bị Trường Chinh, đương kim Tổng Bí Thư Đảng lúa ấy, phê bình là quá khích (?) (Theo lời kể của Trung tướng Trần Hãi Phụng, nguyên Tư Lệnh Quân Giải Phóng Đặc khu Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn).
 Tuy nhiên, thực tiển bao giờ cũng thắng giáo điều! Tháng 10-1957, tại Chiến khu Đ. Căn cứ chủ yếu  của Xứ ủy Cộng sản Nam bộ, Đại Đội 250, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của cái gọi là “Giải Phóng Quân Miền Nam” đã được thành lập. Mầm họa đối với Chính phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu từ đó. Đến cuối năm 1957, , Cộng sản Nam Bộ đã có 37 Đại Đội vũ trang. Từ đầu năm 1958, Cộng sẳn Nam Bộ đã thật sự phát động đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và Binh vận (tứ là chiến thuật “Ba Mủi Giáp Công”)
     Nhưng, Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy Nam Bộ có cái nhìn khác hơn Trường Chinh. Là người trực tiếp sống trong chiến trường, nên Lê Duẫn  rất coi trọng ý kiến về sự “kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị”. Chính Lê Duẫn đã đưa đề xuất vào trong “Báo Cáo tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới ở miền Nam”, đem ra Bắc, đọc tại Hội Nghị Trung ương lần thứ 15, họp tại Hànội (1-1959). Nhờ báo cáo đó, mà ông Hồ Chí Minh kêu Lê Duẫn ở lại Hànội, để chuẩn bị Báo Cáo Chính Trị cho Đại Hội Đại Biểu Đảng Toàn Quốc lần thứ III (9-1960). Trong Đại Hội III, Lê Duẫn được bầu làm Tổng Bí thư, nên đã trụ luôn ở Hànội! Nhưng, Lê Duẫn chắc không bao giờ quên công của Tư Ánh đã cứu ông thoát khỏi cuộc vây bắt của Cảnh Sát Quốc Gia, tại đường Colonel Lizé (Phan Thanh Giản) Sàigòn (?).
       [Nguyên là: Trước khi ra Hànộu dự Hội Nghị Trung ương lần thứ 15, Lê Duẩn  ra kệnh cho Thành ủy Sàigỏn bố trí cho ông ta bí mật vào trong nội thành Sàigòn để gặp một số trí thức, nhân sĩ thuộc “Lực Lượng Thứ Ba”, trao đổi về việc thành lập một “Mặt Trận Dân Tộc chống Mỹ-Diệm”. Thành ủy Sàigòn giao nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm đó cho Tư Ánh! Tư Ánh cho người đón Lê Duẫn từ mật khu về Sàigòn vào lúc thành phố đã lên đèn. Chính Tư Ánh đón và đưa anh Ba Nam (tức Lê Duẫn) đến ngụ tại nhà vị luật sư, tọa lạc trên đường Colonel Lizé. Theo thông báo lần đầu thì anh Ba Nam chỉ vào Sàigòn có 3 ngày. Nhưng, hết ngày thứ ba, thì anh Ba Nam cho biết là ở thêm 2 ngày nửa, để gặp vài vị trí thức nửa.Tư Ánh đành phải chìu theo ý của anh Ba Nam. Nhưng, Tư Ánh rất lo, vì nhập thành theo phương thức bí mật, mà không giữ nguyên tắc như vậy, là phá vở kế hoạch báo vệ đã bồ trí trước (!)
       Điều bát ngờ đối vơi Tư Ánh, là cô giao liên đưa anh Ba Nam vô Sài gòn vào ba hôm trước, đến ngày thứ tư lại được Thành ủy giao nhiệm vụ vào thành để đón anh Ba Nam. như anh Ba Nam đã hẹn. Và rủi thay, khi cô giao liên vừa bước xuống xe thì bị “Cảnh sát  áo trắng” (tức cảnh sát đặc biệt) của Nha Đô Thành bắt vì tình nghi. Cô gái giao liên 19 tuổi đã bị tra tấn rất dã man, nhưng ngày đầu cô một mực kêu oan! Qua ngày hôm sau, cô đã đinh ninh anh Ba Nam đã về tới mật khu rồi, nên chịu khai để khỏi bị tra tấn tiếp! Thế là vào khoảng 7 giờ tối ngày hôm đó (tức ngày cuối cùng của Ba Nam ở Sàigòn), Nha Cảnh sát Đô thành đưa một đại đội Cảnh sát Dã chiến đến bao vây ngôi biệt thự của vị luật sư ở đường Colonel Lizé, để bắt Ba Nam! Trong khi đó, gia đình vị luật sư đang chuẩn bị tiệc chiêu đãi Ba Nam và Tư Ánh.
     Khi nghe viên Đại úy chỉ huy Cảnh sát dã chiến phát loa rằng: “Những người trong nhà nghe đây: Chúng tôi được lệnh xét nhà! Vì vậy “nội  bất xuất, ngoại bất nhập”, ở đâu ngồi yên chỗ đó. Không ai được đi tới đi lui, nếu không tuân lệnh, chúng tôi coi như các người cố tình cản trở công vụ!”, anh Ba Nam hơi tái mặt, ngó Tư Ánh, ngầm hỏi: “Bây giờ phải tính sao?” Tư Ánh bình tỉnh hỏi vị luật sư chủ nhà rằng: “Ông có sẵn 1.000 Mỹ kim không? Vị luật sư gật đầu! Tư Anh bèn kề tai nói nhỏ, chỉ cho với vị luật sư nghe thôi (?) Sau đó, Tư Ánh kéo Ba Nam lên lầu, rồi nói: “Anh phải cải trang thành ông già ngay, để khi ông chủ nhà nói chuyện với viên chỉ huy cảnh sát xong, thì tôi sẽ đưa anh đi khỏi nhà này tức khắc! Trong khi đó vị luật sư ra mặt nói với viên Đại úy chỉ huy Cảnh sát rằng: “Tôi có quyền không mở cửa cho các ông vào, cho đến khi có mặt của ông Biện lý Tòa Thượng Thẩm, vì tôi là luật sư của Tòa đó! Nhưng, nể ông chấp hành công vụ, tôi chỉ cho phép ông vào, đưa cho tôi xem lệnh xét nhà, nếu thấy hợp lý thì tôi sẽ cho ông xét!” Viên Đại úy cảnh sát đồng ý làm theo lời của vị luật sư. Vị  luật sư chủ nhà ra lệnh cho người cận vệ, chỉ mỡ hé cánh cổng sắt, cho một mình viên Đại úy vào, rồi khóa lại ngay!
 
Vị luật sư mời viên Đại úy vào phỏng khách và bảo viên Đại úy đưa lệnh xét nhà cho ông xem. Nhưng, ông chỉ xem lướt qua, rồi bảo viên Đại úy rằng: “Ông Đại úy! Bây giờ tôi cho ông lựa chọn một trong hai điều kiện: Một, ông chịu khó chờ tới ngày nào có lệnh của Ngài Biện Lý của Tòa Thượng Thẩm thì hảy trở lại xét nhà tôi! Hai, ông nhận 1.000 Mỹ kim và rút quân đi khỏi đây trong vòng một tiếng đồng hồ, rối trở lại, tôi sẽ cho ông xét nhà!” Viên Đại úy cảnh sát suy nghĩ chừng 5 phút, rồi nhận điều kiện thứ hai….     Đại đội Cảnh sát Dã chiến vừa rút đi khuấy dạng, thì vị luật sưcho tài xế lái chiếc Traction đời mới. đưa ông và hai vị khách trị giá 1.000 Mỹ kim” ra khỏi nhà, chạy vế hướng Củ Chi… Nửa giờ sau chiếc Traction quay về, trên xe chĩ có tài xế và vị luật sư khả kinh! (Theo lời kể của Trung tướng Trần Hãi Phụng)]                       
       Trong những năm 1957-1959, Trần Bạch Đằng vẫn bám trụ ở Sàigòn-Chợlớn-GiaĐịnh để trực tiếp chỉ đạo “Phong Trào Đấu Tranh Chính Trị của Trí Thức và Học sinh-Sinh viên”, nhằm chống cái mà Cộng sản gọi là “chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm” và “chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ”! Đồng thời, gây sự náo loạn ngay trung tâm đầu não của nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, để hổ trợ cho “Phong Trào Đồng Khởi” mà bắt đầu là cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre, do Nguyễn Thị Định lãnh đạo (17-1-1960) Qua phong trào này, Trần Bạch Đằng đã tổ chức được một lực
lượng Hoa Sinh-Sinh viên yêu nước ngay tại thành phố Sàigòn-Chợlớn,khả dĩ có thể huy động hàng chục ngàn Học sinh-Sinh viên của Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn, bải khóa, biểu tình, lôi kéo theo thợ thuyền bải cộng, tiểu thương bải thị … có thể kéo dài trong vòng 3 ngày đến một tuần lể, làm ngưng mọi sinh hoạt của thành phố. (Nhiều Cán bộ trưởng thành trong Phong Trào Học Sinh Sinh viên Sàigòn do Trần Bạch Đằng chỉ đạo, như Nguyễn Văn Vịnh, Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Hồ Hữu Nhật,Lê Hiếu Đằng,Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết v.v …)
   Chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra rất quyết liệt trong những năm 1956-1958, đã tiêu diệt đến 9/10 số cán bộ, đảng viên của Xứ ủy Cộng sản Nam bộ! Nhưng, cũng vì thế mà thúc đẩy Xứ ủy Cộng sản Nam bộ quyết tâm đấu tranh vũ trang, theo Quy Luật Đấu Tranh Sinh Tồn, nghĩa là: “Có áp bức thì có đấu tranh! Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh!”.  Đến khi Luật 10-59 “đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” của Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành, máy chém lê khắp nơi, thì Trần Bạch Đằng cũng không thể trụ  yên tại Sàigòn! Sở Mật Vụ của Bác sĩ Trần Kim Tuyến Đã bị ông Cố vấn Ngô Đình Nhu quở trách nặng nề rằng: “Chỉ có một tên Tư Ánh mà không bắt được, cứ để hắn nhởn nhơ ở Sàigòn thật là không ra gì!” (Theo tiết lộ của Hãi Con - tứ Võ Văn Hải, đã dẫn). Vì vậy, từ cuối năm 1959, Trần Bạch Đằng bị Sở Mật Vụ truy lùng ráo riết, kèm theo giải thưởng 3.000.000 động nếu ai bắt được Tư Ánh! Cho nên Tư Ánh một ngày cải dạng mấy lần, mỗi đêm phải thay đổi chỗ ngủ! Có lúc, Trần Bạch Đăng phải trốn ra Vũng Tàu, chuồn lên Đà Lạt …Vậy mà Trần Bạch Đằng cũng cố luồn lách trở về Sàifòn chỉ đạo hàng vạn Học sinh-Sinh viên hội họp với các giới quần chúng lao động, thợ thuyền, buôn bán nhỏ, \
xuống đường, biểu tình rầm rộ khắp Sàigòn - Giađịnh - Chợlớn,suốt ngày 20-7-1960, chống “chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm!”, chống “sự Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam!”
  Tháng 9 năm 1960, Xứ ủy Cộng sản Nam bộ (do Mười Cúc-tức Nguyễn Văn Linh, làm Bí thư) rút Tư Ánh vào mật khu để chuẩn bị  thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN).  Ngày 20 tháng 12 năm 1960, MTDTGPMNVN ra đời, do luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Chủ Tịch. Trần Bạch Đằng được cử làm Ủy viên Chủ tịch đoàn, đặc tránh Tuyên Huấn. 
  Khi Đại Hội Đại biểu Đảng Toàn quốc lần thứ III (từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960) mộ số cán bộ Đảng Nam bộ, thấy thành tích công tác của Tư Ánh như vậy, đều nghĩ rằng:Trần Bạch Đằng phải được vào Trung ương hay ít ra là ủy viên Trung ương dự khuyết ?
 Nhưng, kết quả thì chỉ có 5 người sau đây là ủy viên trung ương chính thức: Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng, Võ Toàn, Phạm Văn Xọ và Nguyễn Chánh. Còn 3 ủy viên trung ương dự khuyết là Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường và Lê Toàn Thư. Danh sách các ủy viên này, vì điều kiện cọng tác bí mật, nên không công bố công khai! (Theo Lịch sừ Đảng CSVN, tập 2 (1954-1975), Nhà XBCTQG, Hànội1995,trang 143).
        Tại sao Trần Bạch Đằng không được giới thiệu vào Trung ương Đảng khóa III? Tại vì Nguyễn Văn Linh báo cáo rằng:
“Đồng chí Trần Bạch Đằng tuy lập được nhiều thành tích xây dựng phong trào Trí thức, Học sinh-Sinh viên ở Sàigòn- Giađịnh-Chợlớn, và bản thân đồng chí ất cũng rất dũng cảm, Không sợ nguy hiểm, bám sát phong trào! Tuy nhiên, đồng chí Trần Bạch Đằng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là coi nặng trí thức và Học sinh-Sinh viên, mà coi nhẹ giai cấp công nhân, và lao động thành thị!”
  Lê Đức Thọ lại phán thêm rằng: “Như vậy là có tư tường hữu khuynh, mất lập trường giai cấp làm sao giới thiệu vào Trung ương được!” (Theo tiết lộ của Phan Triêm, Phó Ban Tổ Chức Trung ương Đảng)
       Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa 3, vào ngày 23-1-1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục Miền Nam.Và theo tinh thần của quyết định đó thì “Trung ương Cục miền Nam (TƯCMN) là một bộ phận của Ban Chấp Hành trung ương Đảng, làm nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, chủ yếu là Nam bộ…” “ Nguyễn Văn Linh được chỉ định làm Bì thư TƯCMN, và 7 ủy viên là Trần Lương, Phan Văn Đáng, Phạm Văn Xô, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường và Trần Văn Quang.” (Theo LSĐCSVN, tập 2, đã dẫn, trang 163).
       Nhiều đồng chí, bằng hữu đã từng vào sinh ra tử với Trần Bạch Đằng, đã biết khả năng công tác vận động, tổ chức và tài lãnh đạo quần chúng làm cách mạng của Tư Ánh, đều thắc mắc:”Tại sao Trung ương lại không đề bạt Trần Bạch Đằng vào Ban Lãng Đạo TƯCMN?”
   Đối với cá nhân Trần Bạch Đằng, trong thâm tâm, ông không hề bất mản khi TƯC phân công cho ông làm Phó Ban Tuyên Huấn của TƯCMN; nhưng Trần Bạch Đằng hoàn toàn không phục cách đánh giá của Trung ương Đảng đối với ông, như Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Thọ đã phát biểu trong Đại Hội Đảng lần thứ III! Tâm sự này, ông chẳng bao giờ nói cho ai biết, ngoài người vợ và là đồng chí của ông – Bà Nguyễn Thị Chơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư Pháp của Chính phủ Cách nạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, Trần Bạch Đằng vẫn  thổ lộ tâm sự này rất tế nhị, trong một số bài thơ của ông, đã in  trong tập “Hành Trình” với bút danh Hưởng Triều! (nhà XB Giải Phóng, Sàigòn, 1970)
     Đến tháng 10-1963, Quân ủy và Bộ Tư Lệnh Miền của Cộng Sản Miền Nam được thành lập. Nguyễn Văn Linh Bí thư TƯC được cử làm Bí thư Quân ủy, Trung tướng Trần Văn Trà ủy viên trung ương Đảng làm Tư Lệnh Miền, Thiếu tướng Trần Độ ủy viên trung ương Đảng là Phó Chính ủy Miền.
     Tình hình chính trị tại Sàigòn đang sôi động hơn bao giờ hết Có tin tức tình báo cho biết “Mỹ sắp thay ngựa giữa đường” – nghĩa là Mỹ sẽ cho đảo chính hai anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu! Trong khi đó, đặc khu ủy Cộng Sản Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn (T4), do Võ Văn Kiệt làm Bí thư, đang cần , một cán bộ lãnh đạo có khả năng chuyên trách về Trí thức, Học sinh-Sinh viên, để đáp ứng tình hình mới. Thường vụ TƯC xét đi xét lại, không ai có khả năng hơn Tư Ánh!  Cho dù Nguyễn Văn Linh không muốn, nhưng cả Ban Thương Vụ TƯC đều thông qua và chính Võ Văn Kiệt đã trực tiếp đề nghị, nên Nguyễn Văn Linh buộc phải đồng ý cử Trần Bạch Đằng làm Phó Bí thư
Đặc khu ủy T4 kiêm Phó Ban Tuyên Huấn TƯC  (R).Từ đây, bộ phận Trí Vận và Thanh Vận (bao gồm Học sinh-Sinh) do Trần Bạch Đăng trực tiếp lãnh đạo, trụ tại Mật Khu Hố Bò (Củ Chi) (Theo lời kể của ông Nguyễn Hộ, Phó Ban Công Vân R. và làThường vụ Đặc khu ủy T4 – thời kỳ 1964-1975).
  Phải nói cho đúng sự thật rằng: Với cương vị Phó Bí Thư Đặc Khu ủy T4, ông Trần Bạch Đằng, là một Cán Bộ Lãnh Đạo (ở tuổi 40) xuất sắc nhất, trong sự chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị của Trí thức và Học sinh – Sinh viên Sàigòn - Giađịnh – Chợlớn! Trần Bạch Đằng là một cán bộ lãnh đạo biết kết hợp giữa thực tiển và lý luận. Ông không sung bái “chủ nghĩa giáo điều” mà cũng không tôn thờ “thực tế chủ nghĩa”, nên ông đã được nhiều trì thức và Học sinh-Sinh viên mến phục, và tình nguyện dấn thân theo sự chỉ đạo của ông, vì chính ông cũng dấn thân hành  động như một chiến sĩ thực thụ! ( Lời nhận xét của Giáo sư Dương Văn Kiết, nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục của Chính phũ CMLT miền Nam Viêt Nam)
     Ngày 18-6-1965,Chính phù Johnson bật đền xanh cho các Tướng Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh tướng Nguyễn Khánh, để lập một chính quyền quân sự hóa. Vá đến ngày 17-7-1965, tổng thống Mỷ Johnson đã chuẩn y đề nghị tăng quân Mỹ cho chiến trường Miền Nam Việt Nam (từ 75.000 quân tăng lên 184.000 quân vào cuối năm 1965), đồng thời chấp thuận kế hoạch “Tìm và Diệt” của Tướng Westmoreland. Nhạy bén trước tình hình đó, ông Trần Bạch Đằng đã có nhận định như sau:
“Đế quốc Mỹ đang đẩy cuộc “Chiến Tranh Đặc Biệt” trên chiến trường Miền Nam lên đến mức độ cao, bao gồm một số yếu tố của “Chiến Tranh Cục Bộ” , do đó chiến tranh sẽ vượt khỏi phạm vi Miền Nam, leo thang ra miền Bắc nửa!” (Theo lời kể của Trung tướng Trần Hải Phụng, về buổi thuyết trính của anh Tư Ánh cho toàn thể sĩ quan của quân khu T4 vào cuối tháng 12-1965). Thực tế lịch sử “Chiên Tranh Việt-Mỹ” đã diễn  ra đúng như nhận định của Trần Bạch
Đằng! Và cũng nhờ nhận định sáng suốt này mà quân khu T4 đã bảo toàn được lực lượng và chống kế hoạch “Tìm và Diệt” của quân Mỹ có hiệu quả, trong những năm 1966-1967!
     Trong cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy vào dịp Tết Mậu Thân (1968), Trần Bạch Đằng với cương vị “Chánh ủy” của một cánh quân, đột nhập vào Chợlớn tứ  hướng Bình Chánh vào Phú Lâm, tiến tới chợ Bình Tây và khu vực Tổng đốc Phương … Theo lời kể của  một số sĩ quan và chiến sĩ quân khu T4 (cánh quân do Trần Bạch Đằng làm Chánh ủy) rằng: “Khi tiến thì anh Tư Ánh luôn luôn đi theo Đội tiên phong! Nhưng, khi rút lui thì anh Tư Ánh lại đi cùng với đội thu quân, là đơn vị có nhiệm vụ rút sau cùng!”
  Sau cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy lần thứ I (từ 31-1 đến 25-2-1968), trong cuộc họp “sơ kết Tổng Tấn Công và nổi Dậy đợt I” tại chiến trường Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn của quân khu T4, để rút kinh nghiệm cho cuộc “Tổng Tấn Công và nổi Dây đợt II”, Trần Bạch Đằng đã đề nghị lên TƯC và Bộ Tư Lệnh Miền rằng:  “Không nên tiếp tục “Tổng Tấn Công và Nổi Dậy đợt II và đợt III” nửa, bởi vì không còn yếu tố bất ngờ đối với địch nủa.  Chắc chắn quân Mỹ đã có phòng hờ và đang giăng bẩy để tiêu diệt quân ta ngay trong các thành phố. Chúng ta phát huy thắng lợi của đợt I (nên nhớ, trong đợt I, chúng ta cũng bị tiêu hao sinh lực không ít) để củng cố hậu phương, xây dựng lực lượng, mỡ rộng vùng giải phóng áp sát các thành phố và các trục giao thông chính, hình thành thế bao vây, cắt vùng lãnh thổ của địch thành từng lõm. Và ngay trong vùng địch chiếm ta cũng xây dựng “lỏm giải phòng và lực lượng du kích bí mật. Chờ thời cơ chin muồi, cả thành thị và nông thôn cùng nổi dậy giải phóng hoàn troàn miềnNam!” (Theo Báo Cáo Sơ Kết “TTC và ND đợt I” của Quân khu T4, tháng 4-1968, lưu trữ tại BTL QĐND thành phố HCM).    
  Chính vì ý kiến sáng suốt này,(tuy nhất thời không được chấp nhận) mà sau năm 1968, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đã quyết định đưa Trần Bạch Đằng lên làm Bí Thư Đặc khu ủy T4, thay Võ Văn Kiệt (Võ Văn Kiệt chuyễn về làm Bí thư Liên khu ủy Miền Tây Nam Bộ)  [Lịch Sử Đẳng CSVN đã cố tinh viết sai sự thật rằng: Từ năm 1969 “Nguyễn Văn Linh làm Bí thư thành ủy Sàigòn - Giađịnh” (xem tập I, đã dẫn, trang 445) nhằm mục đích phủ nhận vai trò của Trần Bạch Đằng  và đề cao Nguyễn Văn Linh!]
     Phải thừa nhận rằng: Trần Bạch Đằng là người có công đầu trong việc vận động và tổ chức “lực lượng thứ ba” ở miền Nam,  liên minh với MTDTGP, đẽ chống Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, trong thời kỳ 1967-1972.
       (Hai Cán bộ Phụ tá đắc lực trong công tác Trí Vận cho ông Trần Bạch Đằng, là Tạ Bá Tỏng (Tám Cần) và Dương Văn Lễ (Chín Quyền). Năm 1968, khi hình thành Câu Lạc Bộ Những Người Khánh Chiến Cũ, ông Tạ Bá Tòng là người thứ hai (sau Nguyễn Hộ) trong Ban Lãnh Đạo. Sau năm 1990, Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng đều trả thẻ Đảng và bị Đàng cho Công an bắt giam vì tội “chống Đảng” ) 
       Chính Trần Bạch Đằng là người trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức đưa những trí thức lớn trong “lực lượng thứ ba” vào chiến khu để thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, như Luật sư Trịnh Đình Thảo, Giáo sư Nguyễn Văn Kiết, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, Kỹ sư Trương Như Tảng Giáo sư Bùi Thụ Mè, Nhà văn Thanh Nghị v.v…       {Tháng 6 năm 1969, Bộ Chính Trị Trung ương Đãng ở Hànội, quyết định triệu tập “Đại hội Đại biểu Quốc dân MiềnNam để thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”!
Thực chất của quyết định này, nhằm mục đích hổ trợ cho phái đoàn ngoại giao của MTDTGPMNVN  đang họp với Mỹ ở Paris, và  làm áp lực buộc Hoa Kỳ chấp nhận cái gọi  là “giải pháp 10 điểm”  (8-6-1969), trong đó nêu ra 2 vấn đề chủ yếu là: Mỹ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam; và nộI bộ của miền Nam do hai bên miền Nam giai quyết với nhau, nước ngoài không được can thiệp! }         
      Cuối năm 1969, sau đám tang ông Hổ Chí Minh (9-1969), Lê Duẫn trực tiếp triệu Trần Bạch Đằng ra Hànội, vừa báo cáo tình hình miền Nam nói chung và Sàigòn nói riêng, vừa bồi dưởng cả tinh thần lẫn vật chất.  Trần Bạch Đằng đi ra Hànội bằng đường Hàng Không: Từ Phnompenh (Cambodia) bay qua Bắc Kinh (Trung Quốc), từ Bắc Kinh qua Hànội. Tại Hànội, Trần Bạch Đằng được sắp xếp ở tại “Khu Biệt Thự Nghỉ Mát của Trung ương”, tọa lạc bên bờ Hồ Tây, phía trên dinh thự nghỉ mát của Hoàng Cao Khải (trước nam 1954), ngay ấp Nghi Tàm, đi về hướng làng Chèm. Trần Bạch Đằng đã được hưởng thụ, ăn uống theo chế độ “Đặc Táo” (rập khuôn theo Trung Cộng)      (Theo Trung Cộng có 4 chế độ ăn uống cho các cấp bậc khác nhau như sau: Đại Táo dành cho binh sĩ và nhân viên cùng cán bộ sơ cấp! Trung Táo dành cho sĩ quan, từ Thượng úy đến Thiếu tá, và cán bô Trung cấp. Tiểu Táo dành cho sĩ quan từ Trung tá đến Thiếu tướng và Cán bô cao cấp. Đặc Táo dàng cho ủy viên Trung ương Đảng và từ Trung tướng đến Đại tướng cùng hàng Bộ trưởng trở lên!).
      Trước khi trở về B2 (chiến trường Nam Bộ) chính ông Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã hứa với Trần Bạch Đằng là: “Trong kỳ họp Trung ương  lần thứ 19 (khóa III, sẽ đề nghị bổ sung đồng chí (Trần Bạch Đằng) vào hang ủy viên trung ương chính thức,theo trường hợp ngoại lệ đặc biệt!” (Theo tiết lộ của Trần Quỳnh, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thông Tin, nguyên Bí thư riêng của Lê Duẫn).
  Vào giỡa tháng 4-1970, Trần Bạch Đằng đi xe lửa “Quốc Tế Liên Vận” sang Bắc Kinh, và từ Bắc Kinh bay về Phnompenh (Campuchia),  rồi vào mật khu B2. Vào những năm 1970-1973, mật khu B2. nằm trên lãnh thổ Campuchia, rải ra  trong các khu rừng thuộc tỉnh Stungtreng, Kampongcham, Preyveng, Xoairiêng, Tàkeo … Đặc khu ủy T4 do ông Trần Bạch Đằng (Tư Ánh) làm Bí Thư; Mai Chí Thọ (Năm Xuân) làm Phó Bí thư; Nguyễn Hộ (Tám Yến) làm ủy viên thường trực Ban Thường vụ; Trần Hãi Phụng (Ba Đặng) làm ủy viên thường vụ kiêm Tư Lệnh Quân khu …Thời gian này, T4 trú đóng tại tỉnh Preyveng, trong khu rừng Tuaxàke, và di chuyễn sang Kongpongcham (trong khu rưng dọ theo con sông Bé) mỗi  khi có động! [ Trong thời gian 1970-1972, TWC   miền Nam đo Phạm Hùng (Sáu Hồng) làm Bí Thư, Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Phó Bí thư kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn]
     Từ cuối năm 1969, vùng “nông thôn giải phóng” thuộc quyền kiểm soát của MTDTGPMNVN (3/4 nông thôn Nam bộ), đã bị Liên quân Mỹ-VNCH tái chiếm và bình định gần hết. Do đó, các cơ quan đầu não của TƯC miền Nam, từ cấp Miền, Khu, Tỉnh, thậm chí cả Huyện, đều lên ẩn trú trêm lãnh thổ Campuchia (tại các tỉnh đã nói ở trên).
     Cho nên, khi từ Hànôi trở về đến T4, Trần Bạch Đằng triệu tập ngay một cuộc  họp bất thường của Ban Chấp Hành Khu ủy T4, để trao đổi chủ trương “Trở về chiến trường T4, quyết chọc thủng phòng tuyến bình định của địch, mở nhiều lỏm giải phóng sát nách thành phố Sàigòn - Giađịnh - Chợlớn vào cuối năm 1970, đầu năm 1971!”(Theo tiết lộ của Hai Việt, nguyên Chánh văn phòng khu ủy T4. Chính Hai Việt được cử làm thư ký hội nghị này) Có thể nói, đây là một chủ trương rất táo bạo!
       Sau khi bàn bạc cụ thể về mọi mặt, trong việc “tương quan Thế và Lực của Ta và Địch” ,cả hội nghị đều nhất trí với lết luận củ Trần Bạch Đằng rằng: “Địch mạnh hơn Ta cả về Thế và Lực! Ta chỉ hơn Địch là có niềm tin và quyết biến niềm tin thành sức mạnh để giành thắng lợi cuối cùng!” (Theo tiết lộ của Hai Việt, đã dẫn)
       Sau khi thống nhất chu trương trên, theo đề nghị của Trần Bạch Đằng, hội nghị sẽ quyết nghị hai việc cụ thể như sau: Một, tổ chức “Hội nghị Đại biểu toàn Đặc khu T4” lấy tên là “Hội nghị Bình Giả 5” vào dịp Tết Tân Hợi (cuót tháng 1-1971) Hai, tổ chức ngay môt “lực lượng xung kich” gọn nhẹ, nhưng có khả năng tác chiến cao, làm công tác xây dựng cơ sở giỏi, cho luồn về hoạt động ngay tại vùng ven Sàigòn - Giađịnh - Chợlớn, chuẫn bị cho đại bộ phận của Đặc khu ủy T4 trở về chiến trường, sau khi Hội nghị Bình Giả 5 kết thúc!” (Theo tiết lộ của Hai Việt, đã dẫn)
       Chủ trương chiến lược và hành động cụ thể vừa nêu trên, đều được báo cáo về cả hai nơi, cung một thời gian: Một, điện thẳng cho ông Lê Duẫn ở Hànội để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo (như Lê Duẫn đã chỉ thị trực tiếp cho Tư Ánh trước khi về B2) Hai, gửi hỏa tốc về TƯC để báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo trực tiếp!
       Có một lực lượng đã ngấm ngầm chống Trần Bạch Đằng và đang tìm cơ hội để đẩy ông ra khỏi cái ghế Bí Thư Đặc Khu ủy T4! Nhưng, không hiểu Trần Bạch Đằng có “ngửi” thấy cái “mùi tranh đoạt quyền vị trước mủi súng của kẻ thù”" hay không? Và Hội nghị Bình Giả 5 chính là cơ hội “ngàn năm có một” cho những kẻ đang có dự mưu lật đổ ông Bí thư Đặc khu ùy Sàigòn – Giađịnh - Chợlớn!
     Kẻ chỉ huy từ xa để thực hiện “cuộc đảo chánh hòa bình” này là Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Kẻ nàm ngay cạnh Trần Bặch Đằng, làm phản gián nội bộ để báo cáo những sơ hở có thể qui kết thành sai lầm về tư tưởng lãnh đạo của Trần Bạch Đằng, là Mai Chí Thọ (em ruột của Lê Đức Thọ) đang là Phó Bí Thư Đặc khu ủy T4. Kẽ trực tiếp tiến hành “cuộc đảo chánh hòa bình” là Nguyễn Văn Linh, đương kim Phó Bí Thư TƯC miền Nam.(Tiết lộ của ông Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm) Phó Ban An Ninh Cục R.Theo lời kể lại của Bảy Nam, Phó Ban An Ninh Đặc khu T4.)
     “Hội nghị Bình Giả 5” vào cuối tháng 1-1971, họp tại mật khu ở vùng Sông Bé, thuộc tỉnh Kongpongcham (Campuchia).Thành phần tham dự hội nghị gờm có: Toàn bộ cán bộ Trung-Cao cấp của các ngành thuộc Đặc khu T4, kể cả đại biểu các cơ sở nội thành Sàigòn-Giađịnh-Chọlớn (Trí thức, Sinh viên-Học sinh, Công nhân, Phụ nữ, Tôn giáo, Đảng phái) Ngoài ra, cỏn có một số cán bộ lãnh đạo đầu ngành của TƯC cũng được mời tham dự. Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư TƯC, thay mặt TƯC trực tiếp chỉ đạo hội nghị Bình Giả 5!
     Theo dự định, Hội nghị Bình Giả 5 chỉ gói gọn trong vòng một tuần lể. Nhưng, do nảy sinh vấn để “”Đấu tranh Tư tưởng giai cấp trong  Công tác Lãnh đạo Đặc khu T4”, do Nguyễn Văn Linh nêu ra, vào lúc chương trình hội nghị sắp kế thúc!
Cho nên, hội nghị Bình Giả 5 phải chia làm hai chương trình: Chương trình I là chương trình mở rộng như Đặc khu ủy đã  dự định! Chương trình II kà chưong trình thu hẹp, những đại biểu tham dự chỉ gồm Ban Chấp Hành Đảng bộ Đặc khu T4 và các Bí thư-Phó Bí thư các quận ủy thuộc T4, cùng với phái đoàn của TƯC do Nguyễn Văn Linh dẫn đầu. Chương trình II sẽ họp trong vòng một tuần!
     Tại sao Nguyễn Văn Linh lại có cớ để nêu ra vấn đề “Đấu tranh Tư tưởng Giai Cấp  trong Công tác Lãnh đao Đặc khu T4”?
     Nguyên nhân là từ nội dung “Báo Cáo Chính Trị” của ông Trần Bạch Đằng , trong 2 ngày đầu của hội nghị. Trong đó ông đã nêu ra hai vấn đề về tư tưởng có tầm chiến lược, trong công tác lãnh đạo công cuộc giải phóng đô thị:
     -Một là: Trong nền kinh tế thị trường của Chủ nghĩa Tư bản Thực dân mới Mỹ ở miền Nam Việt Nam, bản chất của giai cấp công nhân đã biến chất, không cò đóng vai trò tiền phong, lãnh đao phong trào cách mạng ở đô thị như trước năm 1945 nửa!    
Chủ lực quân của phong trào cách mạng ở đô thị hiện thời, qua thực tiển đấu tranh từ 1955 đến nay, đã cho thấy: Học sinh – Sinh viên nói riêng, Thanh niên các tầng lớp nói chung (không phân biệt giai cấp, tôn giáo) là quân chủ lực của phong trào cách mạng đô thị miền Nam Việt Nam. Trí thức và Tôn giáo yêu nước là lực lượng liêm minh rất quan trọng trong công cuộc giải phóng đô thị!
      -Hai là, tư tưởng chiến lược “Lấy Nông Thôn Bao Vây Thành Thị” của Mao Trạch Đông, đã lỗi thời đối với tình thế cách mạng giải phóng của miền Nam hiện nay! (Nông thôn giải phóng của chúng ta hiện đã nằm trong sự kiểm soát của địch, lam gì có nông thôn giải phóng để bao vây thành thị?) Chúng ta phải tiến hành song song hai cuộc cách mạng giải phóng: Giải phóng  thành thị để mở đường giải phóng nông thôn! Giải phóng nông thôn để hổ trợ giải phóng thành thị!
     (Cả hội trường vổ tay hoan hô nhiệt liệt đối với luận điểm này của Trần Bạch Đằng!-Theo lời kể lại của Nguyễn Hồ (Tám Hồ) nguyên ủy viên Ban Thư Ký hội nghi Bình Giả 5, sau 1975 là Chánh Văn phòng Thành ủy Thành phố HCM)
         
     Nguyễn Văn Linh tỏ vẻ khó chịu ra mặt, bởi vì trong bài thuyết trình của ông, trước đây hơn một tháng, ở TƯC, và đã in gửi cho các các cấp ủy toàn miền học tập, trong đó ông đặc biệt đề cao tư tưởng chiến lược “Lấy Nông Thôn Bao Vây Thành Thị” của Mao Trạch Đông! Vì vậy, Nguyễn Văn Linh đã nghĩ rằng Trần Bạch Đằng cố ý phê phán ông ta (?) Cho nên nhân cơ hội Tràn Bạch Đằng đề cao thanh phần Học sinh – Sinh viên, Trí thức và Tôn giáo mà coi nhẹ giai cấp công nhân (?) Nguyễn Văn Linh lấy tư cách là Phó Bí Thư TƯC triệu tập Hội nghị Thu hẹp, được xem như chương trình II của “Hội nghị Bình Giả 5”!
 
     Trong cuộc Hội nghị Bình Giả 5 thu hẹp (đầu tháng 2-1971). Tại khu rừng trong vùng Sông Bé, tỉnh Kongpongcham, Nguyễn Văn Linh quyết liệt phê phán Trần Bạch Đằng, như sau:      
     “”Đồng chí Tư Ánh đã phạm sai lầm “Hữu Khuynh”rất nghiêm trọng  về nặt “Tư Tưởng Lãnh Đạo” của Đảng, đối với phong trào cách mạng giải phóg của quần chúng ở đô thị! Sự sai lầm nghiêm trọng đó, đã thể hiện ở những điểm cụ thể như : «  Một là, coi thường vai trò tiền phong và lãnh đạo của giao cấp công nhân! Hai là, coi trọng vai trò của trí thức, Sinh viên-Học sinh và tôn giáo, trong công cuộc cách mạng giải phóng ở đô thị, thậm chí đã đưa “thành phần không có lập trường kiên định” lên “vai trò xung kích”? Ba là, xa rời “tư tưởng chiến lược” có tính chất  kinh điển trong cuộc cách mạng giải phóng miền Nam là “lấy nông thôn bao vây thành thị”, cũng có nghĩa là không triệt để chấp hành đường lối cách mạng giải phóng miền Nam của
Đảng!”
     (Theo Biên Bản về “cuộc họp phê phán những sai lầm về tư tưởng lãnh đạo của đồng chí Tư Anh” – Tháng 2-1971, trong Hội nghị Bình Giả 5 thu hẹp – Lưu trử tại Ban Tổ Chức Đặc khu ủy T4 – Sau 30-4-1975 là Ban Tổ Chức Thành ủy Thành phố HCM)
     Đáng chê trách nhất là:  Những người vổ tay hoan hô nhiệt liệt bảng “Báo Cáo Chính Trị” của Trần Bạch Đằng, trong những ngày đầu của Hội nghị Bình Giả 5 mở rộng, thì bây giờ lại vổ tay hoan hô nồng nhiệt những lời phê phán của Nguyễn Văn Linh đối với Trần Bạch  Đằng. Tuy nhiên cũng còn một số người có tư cách, mặc dù họ không ra mặt phản đối Nguyễn Văn Linh, nhưng họ vẫn không ra mặt hoan hô ông Phó Bí Thư TƯC! Đó là các ông: Trần Hải Phụng (Tư Lệnh Quân khu T4), Nguyễn Hộ (Trưởng Ban Công Vận T4), Tạ Bá Tòng (Phó Ban Trí Vận T4).
       Rõ ràng, những lời phê phán của Nguyễn Văn Linh đối với Trần Bạch Đằng, là những lời của phe bảo thủ, giáo điều cà tả khuynh, đang lộng hành trong Ban Chấp Hàng trung ương Đảng khóa III. Nguyễn Văn Linh dựa vào thế của phe đó, để thực hiện xí đồ cá nhân, cũng để tiến hành âm mưu của nhóm Mười Cúc-Năm Xuân là đẩy Tư Ánh ra khỏi ghế Bí thư Đặc khu ủy T4, đồng thời chận hẳn con đường vào Trung ương (như lời hứa của Lê Duẫn đối với Tư Ánh).
       Chắc chắn Trần Bạch Đăng cũng nhận thấy xí đồ của Nguyễn Văn Linh! Do đó, ông đã kiên quyết không chấp nhận lời phê phán có ý đồ xấu của Nguyễn Văn Linh! Cho nên, Trần Bạch Đằng đã phát biểu lời cuối cùng rằng:
     “Tôi nói thật lòng với các đồng chí có mặt trong cuộc họp bất thường, không theo nguyên tắc dân chủ này rằng: Mấy hôm nay, tôi đã suy xét cặn kẻ những lời phê phán của đồng chí Mười Cúc, và cuối cùng tôi khẳng định trên tinh thần khách quan là,tôi không phạm sai lầm như những lời phê phán nặng mùi Bảo Thủ Cực Tả và Giáo Điều Chủ Nghĩa của đồng chí Mười Cúc! Tôi quyết bảo lưu ý kiến này, và sẽ kháng nghị cùng một thời gian lên cả hai cấp lãnh đạo: Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Trung Uơng Cục miền Nam!”                         
     Phát biểu lời cuối cùng xong, Trần Bạch Đằng đã tự động bỏ cưộc họp, trước khi “Hội Nghị Bình Giả V thu hẹp” bế mạc! (Theo tiết lộ của Hai Việt, Trưởng Ban Thư Ký Hội Nghị Bình Giả V)
     Sau Hội Nghị Bình Giả V, theo đề nghị của Nguyễn Văn Linh, Thương vụ TƯC quyết định: Hạ chức Trần Bạch Đằng từ Bí thư Đặc khu ủy T4 xuống Phó Bí thư thứ hai, chuyên trách công tác Tuyên huấn (!?) Nguyễn Văn Linh Phó Bí thư TƯC sẽ kiêm chức Bí Thư Đặc khu ủy T4, Mai Chí Thọ giữ chức Phó Bí thư thứ nhất, đặc trách An Ninh, Thanh vận và Trí vận.  Đến đầu năm 1972 thì Trần Bạch Đằng bị mất luôn chức Phó Bí thư thứ hai của Đặc khu ủy T4, bị rút về TƯC để “kiểm thảo tư tưởng  hữu khuynh đã phạm trong thời gian lãnh đạo Đặc khu ủy T4”!
      Suốt 6 tháng cuối năm 1972, ăn nằm ở ATK (An toàn khu) của TƯC, tại khu rừng bên hữu ngạn sông Mékong, thuộc tỉnh Stungtreng (Campuchia), Trần Bạch Đằng phải viết bản tự kiểm thảo theo yêu cầu của TƯC. Nhưng, ba lần bốn lượt, kiểm điểm tới, kiểm điểm lui, trước sau Trần Bạch Đằng vẫn không nhận có sai phạm về điều gọi là “tư tưởng cơ hội, hữu khuynh trong lãnh đạo Đặc Khu ủy T4” (!?) Trần Bạch Dằng kiên quyết bảo lưu ý kiến, chờ đưa ra Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lầm thứ IV của Đảng Cộng Sản Viêt Nam (?).
       Nuôi chí lớn để trở thành “Lãnh tụ Cộng sản Cấp tiến” của Trần Bạch Đằng đã trở thành “Người Cộng sản Bất Đắc Chí” kể từ nhửng ngày bị rút về R.
     Sở dĩ sau Hội Nghị Bình Giả V, Trung ương Cục Miền Nam chưa đẩy Trần Bạch Đằng ra khỏi Thưởng vụ Đặc khu ủy T4 là vì Thường vụ TƯC phải chờ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí Thư Lê Duẫn. Bởi vì, sau cuộc Tổng Tấn Công năm 1968, chính Lê Duẫn trực tiềp quyết định đưa Trần Bạch Đằng kên làm Bí Thư Đặc khu ủy T4. Và cũng vì “vụ Tư Ánh” mà Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã cải nhau! Khi mới nhận được báo cáo của TƯC về “sai lầm hữu khuynh trong tư tưởng lãnh đạo” của Trần Bạch Đằng; đồng thời cũng nhận được ý kiến bảo lưu và kháng nghị của Trần
Bạch Đằng; Lê Duẫn có  vẻ bực tức nói với Lê Đức Thọ rằng: “Cái tay ăn trầu như đàn bà ấy (ám chỉ Nguyễn Văn Linh) nó không nễ tớ chút nào!  Trần Bạch Đằng muốn chạy trước thiên hạ, nhưng không coi thời thế. Tuy nhiên hắn có tài, cứ để hắn chạy thử coi có vấp ngã không. rồi sẻ tính cũng chưa muộn. Đảng ta đang cần những cán bộ dám sáng tạo cách mạng về cả hai mặt: Lý luận và Thực tiển!”
     Lê Duẩn hoàn toàn không biết chính Lê Đức Thọ chỉ đạo cho Nguyễn Văn Linh và Mai Chí Thọ tiến hành lật đổ Trần Bạch Đằng  (?) Vì thế, Lê Đức Thọ làm sao bằng lòng với anh Ba Duẫn được! Lê Đức Thọ mới nói khéo rằng:
“Anh Ba nặng về tình cảm với Tư Méo (tức Tư Ánh) rồi đó! Mười Cúc và Năm Xuân cũng vì sự nghiệp của Đảng mà phê phán Tư Méo, chỉ mong nó thấy sai và thành khẩn sửa chửa thì đâu có gì, phải không? Đáng này, Tư Méo ỷ thế của anh Ba, không chịu nhận lỗi, mà còn kháng nghị lung tung, cho nên không thể không kỷ luật đâu anh Ba! Thôi, chuyện Tư Méo để tổ chức giải quyết! Anh Ba hảy lo bồi dưỡng mấy “bà nhí” của anh, để khỏi tùm lum ra,phải  đến tôi can thiệp thì khó xử lắm đó anh Ba!”
     (Theo tiết lộ của Phan Triêm, Phó Ban Tổ Chức Trung ương Đảng, Phụ tá đặc trách phản gián cho Lê Đức Thọ)
      Số phận của Trần Bạch Đằng từ nay (1972) đã được định đoạt bới nhóm bảo thủ cực tả có quyển lực: Lê Đức Thọ-Nguyễn Văn Linh! Trần Bạch Đằng phải rút vào trong cái vỏ bọc “Sáng tác Thơ-Văn vá Nghiên Cứu Lý Luận Marxisme-Léninisme.”
      Từ 1973 đến 1975, ông Trần Bạch Đằng sống như “Ẩn Sĩ”! Ông cùng viên thư ký (Sáu Hậu, người Hànội. Sau 30-4-1975 được làm Phó Văn phòng UBND Thành phố HCM), cô y tá, cô thư ký đánh máy chữ và một tiểu đội bảo vệ, đã dựng lều bằng lá trung quân (loại lá cây không cháy), trong một cánh rừng bằng lăng, bên thượng nguồn dòng Vàm Cỏ Đông, thuộc vùng đất Lò Gò của tỉnh Tây Ninh, giáp giới với tỉnh Preyveng (Campuchia). Trong những năm này, về hình thức, Trần Bạch Đằng vẫn là Phó Ban Tuyên Huấn TƯC, nhưng thực chất thì “có Danh mà không có Quyền” (Theo tiết lộ của Hai Khuynh, Chánh Văn Phòng, thường vụ Đảng ủy của  Ban Tuyên Huấn TƯC).
     Từ giữa năm 1974 cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, là thời gian khổ tâm nhất của Trần Bạch Đằng! Các cơ quan trực thuộc TƯC rộn rịp chuẩn bị  ra mặt trận, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh! Ngay đối với Ban Tuyên Huấn do ông phụ trách (trên danh nghĩa), ông cũng không cùng họ chuẩn bị ra mặt trận, bởi vì Thường vụ TƯC đã gợi ý rằng: “Đồng chí Tư Ánh chưa “khỏe” hẳn, để đồng chí nghỉ thêm một thời gian nửa! Đảng ủy B anh Tuyên Huấn phải lo chỗ ăn chỗ ở thật chu đáo cho đồng Tư Ánh…”(Theo tiết lộ của Hai Khuynh, đã dẫn). Nhờ sự “quan tâm” của Thường vụ TƯC, mà Trần Bạch Đằng “an tâm” ngồi hoàn thanh bản thảo lần thứ nhất của bộ tiểu thuyết tình báo (6 tập) với đề tựa là “Ván Bài Lật Ngửa”…

     [
Bộ tiễu thuyết này với nhân vật chính là Nguyễn Thành Luân, mà tác giả Nguyễn Trường Thiên Lý (tức Trần Bạch Đằng) đã hư cấu từ nhân vật thật là Phạm Ngọc Thảo - Tình Báo viên cao cấp của CSVN, trong những tháng năm Phạm Ngịc Thảo trá hàng, trở về với chính nghĩa quốc gia” (!) Sau năm 1978, Trần Bạch Đằng đã sửa chửa, hoàn chỉnh bản thảo lần cuối cùng, đua cho Ban Tuyên Huấn kiểm duyệt, đặng ấn hành trước năm 1980, nhưng đã bị Tố Hữu, ủy viên Bộ Chính Trị đặc trách Tuyên Huấn, cho “ngâm tôm” đến năm 1985 sau khi bắt buộc Tác Giả sửa chửa một số sự kiện và quan điểm đánh giá nhân vật, mới chấp thuận cho in. nhưng chỉ giao cho nhà xuất bản tỉnh ấn hành – nhà xuất bản Tổng Hợp Hậu Giang. Thế là bộ tiểu thuyết “Ván Bài Lật Ngữa” của Nguyễn Trường Thiên Lý đã ra mắt độc giả trong nước vào năm 1987. Đến năm 1989, trên thị trường sách Việt ngữ ở Hoa Ký, độc giả thấy xuất hiện cuốn “Ngô Đinh Nhu” của tác giả FW.09 (?) do nhà xuất bản Nguyễn Thị Muôn (?) ấn hành. Sự thật, FW.09 là một kẻ “đạo văn” trắng trợn! Ông thay tựa “Ván Bài Lật Ngửa” thành tựa « Ngô Đình Nhu”, và đổi tên Nguyễn Thành Luân thành Phạm Ngọc Thảo (!?)…].
     Sau 30-4-1975 đến Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ IV của Đảng CSVN (12-1976) Trần Bạch Đằng về Sàigòn ở, nhưng chưa được Đảng giao chức vụ gì trong Đảng, trong chính quyền hay trong Mặt Trận  gì cả! Ông chỉ được một “ân huệ” duy nhất của Thành ủy Thành phố HCM, là cấp cho một biệt thự ở đầu đường Mạc Đỉnh Chi. Thời gian này Trần Bạch Đằng chỉ làm “cố vấn” cho mấy tờ báo như Sàigòn Giải Phóng, Công An, Tuổi Trẻ, Thanh Niên … Và ông cũng được “Hội Trí Thức Yêu Nước” , do Tạ Bá Tòng phụ trách, mời thuyết trình về :Chính sách của Đảng với trí thức” cho trí thức của chế độ cũ nghe, nhưng chỉ với tư cách là nguyên Phó Ban Tuyên Huấn của TƯC, chớ không giới thiệu chức vụ gì sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 (?)
   
     Trong Đại Hội lần thứ IV (12-1976) ý kiến bảo lưu của Trần Bạch Đằng về sai lầm “hữu khuynh trong tư tưởng lãnh đạo” cũng đã bị “chìm xuồng” luôn! Từ Đại Hội IV đến Đại Hội V (12-1976 đến 3-1982) Lê Duẫn vẫn tiếp tục được “bầu” làm Tổng Bí Thư Đảng CSVN, nhưng “Anh Ba Xe Lửa” (tục danh trong thời kỷ hoạt dộng bí mật của Lê Duẫn), vẫn không có cách nào nâng đở “đàn em Tư Ánh” (hay vẫn đánh bài lờ?)
       Theo tiết lộ của Mười Quảng (Lê Xuân Tùng), bí thư riêng của Nguyễn Văn Linh, thì sau Đại Hội IV Lê Duẫn  đã “gợi ý” cho Sáu Búa (Lê Đức Thọ) là nên tạm thời để Trần Bạch Đằng làm Phó Ban Dân Vận Trung ương, cho đến Đại Hội V, nếu Tư Ánh được “bầu” vào Trung Ương thì sẽ nâng lên chức Trưởng Ban  Dân Vận Trung Ương (?). Bề ngoài, chìu ý của “Anh Ba Xe Lửa”, Sáu Búa cho gọi Trần Bạch Đằng ra Hànội để “nhận công tác mới” Nhưng, khi Trần Bạch Đằng đã ra tới Hànội, Lê Đức Thọ cứ để nằm ở nhà khách “ngồi chơi xơi nước”, viện cớ là đồng chí
Trưởng Ban Tổ Chức bận đi công tác đột xuất ở các địa phương trên miêề n Bắc(?) Mãi đến 3 tháng sau Lê Đức Thọ mới ra mặt \tiếp Trần Bạch Đằng..
     Lê Đức Thọ vốn biết Tư Ánh có lòng tự tôn rất nặng, nên đã thọc vào yếu điểm đó! Khi tiếp xúc với Trần Bạch Đằng, Lê Đức Thọ đã huấn thị rằng: “Tôi thay mặt Bộ Chính Trị truyền đạt cho đòng chí quyết định của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa IV, là nếu đồng chí nhận sai lầm và tự nguyện xin rút “ý kiến bảo lưu” của đồng chí từ năm 1972, thì Trung ương sẽ chiếu cố quá trình công tác mà cử đồng chí giữ chức Phó Ban Dân Vận Trung Ương?”
     Trần Bạch Đằng rất tức giận về thái độ niềm nở giả tạo của Sáu Búa, thấy rỏ xí đồ của ông Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương là không muốn tải điều kiện cho Trần Bạch Đằng vào Trung ương khóa V, nên Trần Bạch Đằng đã nói thẳng với Sáu Búa rằng: “Nếu Trung ương không giải quyết dứt khoát ý kiến bảo lưu về sai lầm “tư tưởng hữu khuynh trong lãnh đạo”, thì tôi không dám nhận bất cứ chức vị lãnh đạo nào do tổ chức phân công!”
      Thế là … Trần Bạch Đằng lại quay trở về Sàigòn, sống một cuộc đời của một Cán Bộ Cộng Sản, đang bị Đảng CSVN vùi dập theo chính sách “vắt chanh bỏ vỏ”, mà những kẽ có quyền thực hiện thủ đoạn này là Lê Đức Thọ (Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương) và Nguyễn Văn Linh (Bí Thư Thành ủy Thành phố HCM) cấu kết với nhau, vứt bỏ một tài năng lãnh đạo, có khả năng vượt qua đầu của họ, nếu Trần Bạch Đằng được vào Trung ương Đảng khóa V (!? )
     Năm 1985, khi “Hôi Truyền Thống Kháng Chiến Thành Phố Hờ Chí Minh” thành lập, do Nguyễn Hộ làm Chủ Tịch, Trần Bạch Đằng  (cùng tướng Trần Văn Trà) làm Cố vấn. Nhưng, khi Lê Đức Thọ chi cho phép thành lập “Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ Thành Phố Hồ Chí Minh” (16-5-1986) tự nhiên không thấy tên ông Trần Bạch Đằng trong Ban Cố Vấn (?). Phải chăng, vì chuyện ông bị tập đoàn Lê Đức Thọ-Nguyễn Văn Linh loại bỏ Trần Bạch Đằng ra khỏi “Danh Sách Đại Biểu” đi dự Đại Hội VI (15-12-1986), mà ông chán đời (hay sợ liên lụy) nên ông Không dám tham gia cái Câu Lạc Bộ mang tính đối kháng sự lãnh đạo của Đãng CSVN? Chính vì thế mà nhiều “đồng chí kháng chiến cũ” đã chê trách ông là cầu an hưởng lạc!?
       Có lẻ Trần Bạch Đằng đã nhận thấy sự phũ phàng về thân phận của người trí thức theo Đảng CSVN, mà bằng chứng sờ sờ trước mắt như bi kịch chính trị của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Giàu (Nguyên Bí Thư Xứ ùy CS Nam kỳ trong những năm 1941-1945, và cũng là người thầy đưa ông vào Đảng?) Và bao nhiêu tấm gương trí thức theo Đảng từ Cách mạng tháng Tám 1945, đã bị vắt chanh bỏ vỏ sau ngày gọi là “Thống Nhất Đất Nước”, như Trần
Bửu Kiếm, Huỳnh Tấn Phát, Lưu Hữu Phước v.v…… Do đó, Trần Bạch Đằng đành phải tự vệ, bằng cách rút vào cái vỏ bọc “Viết báo và nghiên cứu lịch sừ”.
        
     Trong thời gian 20 năm cuối đời (1987-2007) Trần Bạch Đăng tập trung tinh thần và trí tuệ vào công việc của nhà viết chính luận - suốt trong 20  năm này, tên của Trần Bạch Đằng hầu như không hề vắng mặt trên các nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san và nguyệt san, không chỉ trên các báo của thành phố Sàigòn , mà còn trên bác báo của các địa phương Nam bộ, và cả các báo ở trung ương. Có thể nói: Ngày nào trong suốt 7.300 ngày đó, không có ngày nào không có bài của Trần Bạch Đằng, không đăng ở báo này thì đăng ở báo khác! Do đó, có một số anh em viết báo chuyên nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh nói vui rằng: “Ông Trần Bạch Đằng đâu cần ăn lương Nhà nước, chỉ riêng tiền nhuận bút là sống phè phởn rồi!” (Theo Lâm Tấn Tài, Tổng thư ký Hội Nhiếp Ảnh Thành phố HCM).
      Những bài báo của Trần Bạch Đăng chủ yếu là viết theo thể loại Chính Luận. Dư luận chung của độc giả trí thức đều thừa nhận rằng: Bài viết của Trần Bạch Đằng khá sâu sắc, có nhiều ý kiến độc đáo! Tuy nhiên, cũng có một số độc giả có hiểu biết đều nhận xét một số bài viết của Trần Bạch Đằng rằng: “Không dám phê bình, chỉ trích thẳng sự sai lầm của Đảng và Nhà nước như một nhà “Đối Kháng”, mà chỉ “nói xa nói gần”…” Và có một số Cán Bộ Kháng Chiến Cũ còn chê trách rằng: “Trần Bạch Đằng ngày nay không còn là Trần Bạch Đằng trong thời kháng chiến nửa!” (Theo Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng …)    
     Ngoài công việc viết báo, Trần Bạch Đằng còn cộng tác với Giáo sư Tiến sĩ Sử học Trần Văn Giàu, và Phó Tiến sĩ Dân Tộc học Mạc Đường, cùng biên soạn Bộ Lịch Sử Việt Nam (4 tập) từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại. Họ đã hoàn thành và đã ấn hành 3  tập, và chuẩn bị ấn hành tập 4 thì Trần Bạch Đằng đã qua đời!
    Trong khi nhắm mắt lìa đời, chắc chắn ông  Trần Bạch Đằng còn mang theo nhiều niềm ân nỗi oán, suốt trong cuộc đời đi theo Cộng Sản? Chẳng cần nói đến cao vọng làm Lãnh Tụ Cộng Sản Cấp Tiến của Trần Bạch Đăng (!). Chỉ cần nói đến ý muốn xuất bản một cuốn sách do ông nghiền ngẫm từ trong kháng chiến, mà cũng không đạt (!). Đó là cuốn “Vai trò của Thanh Niên Tiển Phong trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945!”. Chính Trần Bạch Đằng là một nhân chứng lịch sử, đồng thời là một cán bộ lãnh đạo Thanh Niên Tiền Phong trong những ngày “làm nên lịch
sử” đó! Ông đã viết xong tác phẩm lịch sử này từ năm 1980, Nhưng khi đưa cho Ban Tuyên Huấn duyệt để xuất bản. Nhưng đã bị Tố Hữu cho vào kho “Lưu Trữ Bản Thảo có Vấn đề về Chính Trụ”; bởi vì theo quan điểm lịch sử của Đảng CSVN, Thanh Niên Tiền Phong là đoàn thể do đế quốc Nhật dựng lên (?)  Ân hận thay! Biết rõ ràng là đồng chí ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn – ông Tố Hữu đã bóp méo lịch sử mà Trần Bạch Đằng vẫn phải im hơi lặng tiếng, để cho đứa “con tinh thần” bị chết oan uỏng (!)   
                                      Đông Bắc Mỹ
                             Ngày 15 tháng 6 năm 2007
                                      Lê Tùng Minh                       

No comments:

Post a Comment