Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 20 December 2016

TỊ NẠN=MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG = TRUIMP=HỒ CHÍ MINH=

Friday, November 11, 2016



THẠCH ĐỨC * TỊ NẠN

 

Hồi Ký Tị Nạn của anh Thạch Đức

Posted: Sunday, April 19, 2015 by Hung Nguyen 


"Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm"




Đã sắp đến ngày 30 tháng 4 đen , đúng 40 năm cộng sản xâm chiếm miền nam VN,nay là 2015 .Tình cờ được đọc những trang hồi ký vượt biên đường bô http://landrefugee.blogspot.ca .có một số bài nóí khá đầy đủ về trại NW 82 mà từ ngày thành lập trại tôi đã ở và sống ở đó cho đến ngày cuối cùng trại phá bỏ tháng 02 năm 1983; khi mọi người dược đưa hết vào trong đất Thái. Hồi nhớ lại chặng đường đã qua ;Tôi chỉ xin viết ra đây bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót mà các tập hồi ký cuả chị Minh Kha, anh Trần v Phước ,anh Lê Bá B đã kể hết rồi khá đầy đủ , đều là có thật .Xin post thêm dưới đây vài tấm hình mà tôi và một vài bạn lúc được vào ở trại Panatnikhom ,chờ ngày đi định cư .Có 1 tấm
tiển đưa chụp trứơc xe bus để đi ra phi trường Bangkok ngày 11-05-1983. Tôi hy vọng góp được thêm một số sinh hoạt về trại NW.82 đầy đủ hơn,làm chứng cứ tài liệu tham khảo về người vượt biên đường bộ

Phỏng theo thơ Tú Xương:
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Tôi từ Sàigòn vượt biên ra đi ngày 15 tháng 11 năm 1981 là trước 2 ngày bầu cử quốc hội VNCS. Sáng sớm ra xa cảng miền tây qua ngã Tân Châu Châu Đốc vào Phompenh suốt gần 2 tuần bằng rất nhiều phương tiện di chuyển :ghe thuyền ,xe đò ,xe lữa,xe lôi tuk tuk,xe bò ,xe ôm,xe thồ … đủ cả ;và ngày cuối băng rừng lội bộ cả một ngày từ sáng sớm cho đến tối đến khu vực Polpot kiểm soát ;qua ngày hôm sau nửa lội tiếp ngược về vùng bọn Para, vô cùng gian nan khổ sở .Vừa trốn tránh lại luôn nơm nớp bị bắt lại. Khởi đầu đừờng đi qua gần trăm trạm kiểm soát cuả chính quyền Campuchia,bộ đội CSVN,qua bọn kháng chiến Para, đến vùng lính Polpot kiểm soát;Vì kh ông vào được đất Thái nên trở ngược về khu Para kháng chiến cuối cùng đến được binh viện Nongsamet xát biên giói Thái an toàn vào một buổi trưa ngày 24-11-1981 . Khi đến nơi tôi được bà dẩn đường đưa vào chợ trời dân tỵ nạn Campuchia Nong Samet .vô tiệm chụp hình nguyên complet với bộ đồ vượt biên để đời ;để gởi về cho vợ tôi mà nhận thêm vàng.Rất tiếc chưa tìm được tấm hình quý gía này cuả tôi đã lạc mất,hầu post lên cho thấy với bộ đồ rất ấn tượng,rất thực đúng với cách ăn mặc cuả người bản xứ đi buôn đường rừng qua Thái lúc đó;mà dân tỵ nạn đường bộ nào cũng buộc phải mặc cải trang ..Là cái quần đen củ kỷ , áo carô tay dài nhớp nhúa,có cái túi nhỏ phiá trên ngực mà mổi lần qua trạm xét tôi giả vờ luôn cúi đầu móc tiền đưa mãi lộ cho lính gát để không bị để ý,thấy mặt tra hỏi …và đăc biệt là chiếc khăn kàma rằn đen đỏ quấn ngang đầu mà tôi đã đính ngay giữa trán sừng Phật nạm vàng đã được vị sư cả chuà khmer Sài gòn làm phép và sợi giây Càtha đeo quanh cổ đi đường bình an(Vô cùng linh thiêng tôi còn giữ luôn mãi bên người).
Bà dẫn đường đưa tôi đến bịnh viên và nói có người Việt tỵ nạn ở đó,nơi ngoài bià rừng cách không xa,đến gần hơn biên giới Thái do Hồng thập tự quốc tế-ICRC chăm sóc.Ban ngày họ đến làm việc, sau chiều tối trở vô trong đất Thái. Tôi thấy có người Tây trong bịnh viện nên chạy đại vào xin giúp đở. Và tôi được bà b/s Hội ICRC này đưa vào tạm trú với nhóm khoảng trên 200 người VN tỵ nạn đã ở trước đó;trong một dãy chòi lá dài phiá sau kè vách ngo ài nhà bịnh viện.Sau khi khai báo tên tuổi, tình trạng là người đi vượt biên tỵ nạn .Tôi may mắn nhờ vậy đã không bị hành hạ nhiều; vì sau đó bị đưa đi trình diện ban an ninh cuả bọn lính Para kháng chiến Mi ên .Sau một ngày cầm giữ họ lục soát ,tra vấn tình hình trên đường đi ,về bộ đội CSVN…rồi thả về chổ tạm ở bịnh viện. Không biết từ bao lâu ,người tỵ nạn VN sống ở đây.Họ trông chờ nghe ngóng ,hoặc nếu như có thể đi tiếp lọt vào trong đất Thái ;hay mong có được quốc tế biết tới.Tháng ngày tâm trạng mọi người chỉ ngóng chờ, lo lắng và bọn lính Para cũng thường xuyên đe doạ tính mạng .Sống qua ngày người tỵ nạn nhờ vào sự giúp đở cuả Hồng thập tự quốc tế rất hạn chế . thiếu thốn mọi điều và tự lo liệu .Trải chiếu hoặc nylon nằm ngũ dưới đất sống lây lấc quanh quẩn trong phạm vi bịnh viện. Anh Tố nguyên là bác sỉ thú y,dáng dấp thư sinh hiền lành nói giọng Huế ,miền trung là đại diện nhóm người tỵ nạn VN ở đây và Sơn Hương phụ trách liên lạc với bọn Para lảnh chuá.
Không bao lâu chỉ khoảng 1 tháng ở đây thì trại NW 82 được dựng lên. Tôi và tất cả bà con được đưa vào trại đầu tiên ng ày 26-12-1982. Trại không xa chỉ cách bịnh viện Nong Samet qua một hàng rào tre vài trăm mét, trên vùng đất đỏ bụi bậm núi rừng biên giới khô nóng cháy da thịt.

Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Từ đây đến vòng đai giao thông hào biên giới Thái cũng chỉ non 1 km . có trại tỵ nạn lớn Khao I Dang trong đất Thái chỉ đi vô thêm nửa vài cây số.Chúng tôi rất ao ước được vào trại này ,vì tới được đó mới chính thức được công nhận là tỵ nạn ,mới được quốc tế gọi phỏng vấn và cho đi định cư. Còn ở đây không ai biết đến người tỵ nạn VN cả. Sau này ngay cả vào trại NW82 cũng thế ,
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm. Di vào cầu tiêu là cả một cực hình chẳng đả.giống như vào tắm hơi mùi phân xí nực nồng bám dính vào da thịt đến muốn tởm lợm buồn nôn mà lại không có nước để tắm.!Phải chịu khó phơi trần đi ngoài gió một lúc ,lấy khăn lau mồ hôi cho sạch rồi mới dám lại gần người khác

*.- Tiêu chuẩn căn bản cho 1 đầu người được cung cấp :
- 8 lít nước 1 ngày -Phụ nữ thì rất là khốn khổ … chừa nước để uống & đánh răng sáng thôi ,còn lại bao nhiêu vừa tắm vừa giăt quần áo luôn một lúc (Mặc cả quần áo vào lúc tắm giặt luôn !Thực ra suốt ngày đa số chỉ mặc có cái quần xì lỏn nên không có gì phải giặt;Chỉ có phụ nữ là rất khốn khổ ở điểm này).
- Thêm 1 phần nước cho những ai có làm việc trong các ban ngành phục vụ trong trại; May là tôi có trong ban gi áo dục trại,daỵ tiếng Anh cho các em nh ỏ nên cũng có đủ nươc đê dùng
Và thực phẩm tiêu chuẩn 1 tuần phát 1 lần gồm:
- Cá xấy khô nhỏ bằng đốt tay 5 hay 6 con hay 1 lon cá hộp nhỏ
- Cá mặn gọị là pla-thu (ướp muối mặn chát) nhỏ xíu 5 hay 6 con .
- Dầu ăn vài muổng canh hoặc muối 1 hay 2 muổng.
- 1 lon sửa bò đậu xanh hay đậu hoà lan (làm được nhiều việc lắm)
Chỉ có vậy thôi cho 1 tuần

Đồ ăn thì tự túc nấu ,còn cơm thì được nhà bếp nấu phát chung tập thể . Độc thân một mình như tôi thi nấu nướng rất phiền ,lại nửa chẳng có nồi niêu xong chảo để nấu ,nên thường gom tất cả đồ lảnh được xin đưa cho những người có gia đình nấu ăn ké qua bửa ,hoặc đem cá khô qua nhà bếp xin nướng đở.

Cũng xin phiếm bàn chút về đậu xanh và đậu Hoà Lan .Đậu xanh làm được giá ,rồi làm chua,nấu canh …tạo ra chất rau xanh dinh dưỡng vì trại không cấp rau tươi. Đậu Hòa Lan đem rang làm trà để uống,làm bánh cho dịp đám cưới dã chiến –Càng khổ ,khốn cùng con người càng tìm đến nhau yêu thương nhau hoặc thời gian chờ đợi quá lâu để an ủi ,bớt phần đơn côi họ quyết định cưới nhau -Thật tuyệt vời chỉ 1 lon đậu xanh,1 lon đậu petti bois hoà Lan, họ đã trở thành vợ thành chồng ở cái nơi khốn khổ đìu hiu này-Tính ra cũng có đến 4 -5 cặp cưới nhau trong trại trong giai đoạn cuối cùng trại đóng cửa .Cũng có trường hợp cưới vì muốn ghép form laị để được định cư cùng với nhau .
Từ ngày đầu bà con VN tỵ nạn vào trại NW 82 ban chỉ huy Thái và bọn lính canh gát rất tàn bạo và khắc khe – ra nội quy vô cùng nghiêm khắc

- Giới nghiêm sau 8 giờ :mọi sinh hoạt đều bị cấm chỉ ,rụt rịch nói chuyện là ăn đòn ngay…thằng cọp đi rà khắp từng lều mọi đêm Và hằng đêm sai goị tìm gái : uy hiếp hoặc o ép gọi lên ban chỉ huy .-Sáng ra kiếm cớ vệ sinh lều ,dơ bẩn ,xả rác để kêu hết cả lều ra đánh thị uy cả già lẫn trẻ đều bị đánh.mỗi người 2 roi.co khi đến 2 hoặc 3 lều bi đánh ,tổng công gần 2 ,3 trăm người !
-Như là một trại giam tập trung .Tên đại úy Thái ra nghiêm cấm liên lạc thư từ, cấm tiếp cận trao đổi mua bán với bên ngoài .-không được lảng vảng đến gần hàng rào. Bọn lính Thái bắt gặp ai lại gần hàng rào là đá, đánh đập thẳng tay .Dân tỵ nạn bị kềm chế ,ngược đải, thiếu thốn trong mọi điều kiện sinh hoạt .Nghèo khổ ai cũng như nhau ,và dù có tiền cũng không thể mua gì được.
-Thỉnh thoảng cọp bày ra làm kiểm tra lều để tìm tiền và vàng bạc,cùng lúc bắt mọi người ra đứng ngoài sân để lục xét. Hắn để ý nhiều vào những lều gia đình có đông người và đàn bà con gái. Tất cả những lều hầu như đều bi hành hạ tập thể như nhau.Lều tôi ở là lều 2, ít bị nó để mắt vì đa số là quân nhân VNCH, độc thân làm việc trong nhiều ban nghành của trại Nhưng dù vậy cũng không tránh được bị phạt khi vi phạm,bị bắt quả tang Thach Cang s/q cảnh sát quốc gia làm trật tự viên trại, phạt ăn 2 bịch kẹo luôn cả vỏ.Sơn Hương,t/úy phó ban đại diên bị phạt ăn sống con lươn vì đem thức ăn từ ngoài vào.Anh Hồng phải uồng và nhai bả thuốc lá vì mua thuốcbên ngoài.và tôi bị đeo tấm bảng với hàng chử gởi thư ra ngoài,phải quỳ gối trước sân văn phòng ban đại diện suốt một buổi dưới nắng!(Tối hôm trước có phái đoàn phục quốc vào ,tôi nhờ chuyển lá thơ cho thằng em vợ đi kháng chiến đợt trước đó; có kẻ chỉ điễm với Thái nên sáng hôm sau tôi bị kêu lên phạt quỳ đeo bảng!).
Nói về thằng cọp thì ai cũng khiếp đãm vì hắn vô cùng hung ác và là nổi sợ hải cuả toàn trại nhất là phụ nử, bị nó đêm đêm lục lạo kiếm tìm để được thoả mản .Hắn sáng chế nhiều hình thức phạt dã man như kể trên ,thêm nửa như băt chước Mr.T ,bắt phạt cắt tóc đem đi riểu quanh trại để làm trò cười chơi (ai cũng kinh dị vì lúc đó đâu ai biết mái tóc Mr.T ) Hoặc bắt lội nước dưới hố toàn phân
Tôi viết những lời này nói lên thảm trạng cuả người tỵ nạn Trại NW 82 :

Cuộc đời tỵ nạn thảm thê
Blathu*,cá xấy chán chê ngẹn ngào,
Suốt ngày thơ thẩn ra vào
Nằm ngồi không ổn nắng cào cháy da
Lều tăng(tent) tre xạp xắp ba
Phơi trần da thịt tựa bầy đười ươi
Ngoài sân Cọp Thái chơi người
Trẻ già ,trai gái hai roi thẳng đòn.
Nhìn xa ngàn dăm nước non
Thảm thương than phận sống nương xứ người
chú thich: (*) tên cá muối ương mặn

Bọn Lính Thái giam cầm ngăn chận dân tỵ nạn VN, cũng như không muốn cho quốc tế biết để can thiệp. Ý định cuả Thái thành lập trại là đem dân tỵ nạn kháp nơi về giam giữ ,chận không cho đi lọt vào đất Thái. Vì vậy trại NW82 được canh giữ vô cùng gắt gao,khắc nghiệt như một trại giam . Không cho liên lạc thư từ ,mua bán, trao đổi tiếp xúc với người bên ngoài :
khủng bố tinh thần qua những hành động và lối đối xử cuả bọn lính Thái với dân tỵ nạn vượt biên đường bộ qua Thái là làm nhục chí ,gây kinh hoàng để người vượt biên sợ mà đừng nhắn tin về cho thân nhân tiếp tục vượt biên qua Thái .

Môt số người không chịu nổi sự giam cầm,nóng lòng chạy vào đất Thái , đã trốn trại và nghe đồn có người bị lính Thái bắn chết.Có một số chán nản,không hy vọng hoăc nhiều lý do; khi phái đoàn phục quốc đến tuyển,đã theo trở về -ít nhất có 3 đợt ra đi như vậy qua đại diện các mặt trận phục quốc khác nhau như M.t Hoàng cơ Minh,Chí nguyện đoàn Võ Đại Tôn…đến trại tuyển đi. . Nếu như không vì chiến tranh leo thang do bộ đội CSVN đánh tới, tình hình quá nguy hiểm vì pháo kích ,cái chết cận kề.Trại Nong Chan kế bên đã bị đánh san bằng , thì chắc là phải sống mỏi mòn không nước nào biết tới .Lúc đó cũng may quốc tế biết đươc và can thiêp,cấp tốc giải quyết ,Họ dựng lều dã chiến ngay sát biên giới. Phái đoàn các nước đến làm việc phỏng vấn tại chổ ;làm hồ sơ nhận cho đi định cư .Chỉ sau vài ngày,nhi ều nươc tiếp nhận , từng đợt được đưa vào trại chuyển tiếp Panat nikhom Transit center trong đất Thái. Được biết vì có một gia đình có vài ba đứa con lai Mỹ cũng vừa mới nhập trại nên Mỹ đến bốc trước nhất. Kỳ đó có rất nhiều nước đến nhận định cư người cuả trại NW.82 .Mỹ là nước đến phỏng vấn nhận cho đi đầu tiên và nhiều nhất .Sau đó lần lượt là Canada, Úc, Ý …có đến mười mấy nước.Chúng tôi qua trại Panatnikhom không lâu độ 2 hoăc 3 tháng tất cả sau đó được giải quyết cho đi.Tôi đến Montreal.Canada ngày 12 tháng 5 1983

Một số chi tiết nhỏ xin ghi thêm,số người tỵ nạn trong trại như hồi ký anh Phước nói là người VN chỉ có khoảng 300 ,người Chàm 200 và còn lại là người Miên. Điều đó không đúng mà phải nói đó là người Việt gốc Miên ( Khmer Krom),Sắc dân thiểu số miền Tây và Việt Nam khoảng trên 600 người lúc cuối cùng.

Gần lúc sắp đóng trại khi quốc tế biết can thiệp và báo chí có đề cập về tình cảnh người tỵ nạn VN cuả trại NW 82.Bon lính Thái mới có chút phần để yên là không hành hạ nhiều như lúc đầu,dễ chịu môt chút .Sau này có cho nhận gởi thơ từ nhưng rất giới hạn mổi tháng chỉ 1 lần ,được lảnh quà thân nhân gởi cho thông qua ICRC,nhưng bi kiểm soát;Money order bị bắt đổi rẻ ra tiền Batt. Lập thêm nhà bếp nấu tự túc ngoài trời,mua bán trao đổi lén lút (làm lơ phần nào) Ban chỉ huy Thái tổ chức các sự kiện thể thao văn nghệ mừng ngày lể sinh nh ât vua Thái và mời các đại diện quốc tế tham dự.Tiệc tùng,khiêu vũ lễ giáng sinh cho nh ân vi ên các hôi thiện nguyện,cơ quan quốc tế.Trong không khí ấy và cũng có lẻ lúc khổ quá cũng muốn có chút quà bồi dưỡng 1 ký đường và vài thứ khác không còn nhớ .Tôi đã ghi danh tham gia thi đấu võ thuật đêm lễ mừng sinh nhật vua Thái .Sự kiện đêm đó 3 người VN tỵ nạn Tôi,Sơn và một người nửa không nhớ tên tham gia thi đấu đều đánh thắng cả 3 người lính Thái khoẻ mạnh.Trên tinh thần võ sĩ đạo biễu diễn thi đấu thể thao giúp vui ,chúng tôi đã bị truy lùng tìm đánh đêm hôm sau bởi cái đám lính thiếu tinh thần thể thao.Cũng may chúng không tìm thấy được tôi và các bạn khác .Nhờ ban đại diện báo cáo lên chỉ huy Thái nên tốp lính bị đổi đi .May là thời kỳ đó đã dễ nếu như thời kỳ đầu có lẽ chúng tôi khó còn mạng .Vấn đề là một số người phần nào cũng thích thú ,được an uỉ tinh thần .Số khác lại sợ là lính Thái sẽ làm khó dễ , họ trách móc chúng tôi là gây chuyện, sau này cuộc sống cuả họ sẻ bị khó khăn hơn !

Sống trong giam hảm nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu nhớ về gia đình còn lại ở quê nhà.,kiên trì giữ vững tinh thần dù có nhiều đồn đải bị đưa trả về ,bị bỏ mặc và chết chóc vì chiến tranh đang lan đến..
.
Lời nhắn cho em
Nhớ về quê củ xa ngàn
Đọc thư em gởi đôi hàng lệ tuôn
Mưa rơi từng giọt u buồn
Tiếng con văng vẳng gợi đau nổi lòng
Niềm thương nổi nhớ buồn trông
Em ơi ! ngăn cách tủi hờn đôi ta
Nẻo đường ngàn dặm cách xa
Nhớ nhung da diết xót xa chất chồng
Biết em ngày đợi đêm trông
Ôi! Lòng anh cũng ngày mong tháng chờ
Xin em hảy vững đợi chờ
Anh về dệt lại vần thơ thuở nào.

HƯNG YÊN * NGƯỜI CỰU TÙ

 

Mẩu Đời Một Người Cựu Tù Cải Tạo


Hôm nay là ngày bầu cử, trường học đóng cửa nên thằng Thanh theo thằng Hoàng ra chỗ sửa xe ngay từ buổi sáng. Khi mọi người đã đi hết, ông Ba Cất mở “trạn” lấy cơm nguội ra ăn; cánh cửa trạn vừa mở ra ông đã nghe mấy con gián chạy rào rào. Nhưng cũng chẳng sao, ở trong trại cải tạo ông ăn phải gián là thường, mấy người khác cũng vậy, mà có thấy ai kêu la hay khạc nhổ gì đâu! Ruồi, rệp, gián và người cùng ở chung với nhau. Thau cơm độn khoai lang khô, khoai mì khô hay bo bo lãnh về chưa kịp chia, ruồi đậu đen nghịt ở phía trên. Thau nước mắm “đại dương” lãnh về (toàn nước muối pha với chút nước mắm cho có mùi) mấy chục con ruồi nổi lều bều... Lấy tay xua xua, đuổi đám ruồi ở thau cơm, lấy thìa vớt mấy con ruồi ở thau nước mắm bỏ đi rồi chia cơm, chia nước mắm. Lúc chia anh em ngồi lõ mắt ra nhìn, chỉ sợ chia không đều, phần mình ít hơn phần người khác.
Miếng cháy lớn bằng nửa bàn tay bẻ ra làm mười bỏ lên trên mười phần cơm của mười người, chỉ nghe có tiếng cằn nhằn là cháy bẻ không đều, miếng to, miếng bé chứ chẳng thấy ai kêu nhiều ruồi nhiều nhặng bao giờ!
Chúa Nhật không phải đi lao động ở nhà, ai có thăm nuôi thì nấu nướng linh tinh, đám con bà phước (người không có thăm nuôi) vô sản thì nhìn người ta ăn rồi nuốt nước miếng, vì Chúa Nhật hay ngày lễ nghỉ không đi lao động thì không có ăn sáng. Ăn rồi kẻ vá quần áo, người lật mùng, lật chăn ra bắt rệp. Rệp đâu mà nhiều thế không biết, bắt hôm nay ngày mai lại có, giết chán mỏi tay nó lại hôi rình bèn bắt bỏ vào cái hũ pê li xi lin rồi thỉnh thoảng lấy ra xem nó bò chơi.
Còn gián cũng vậy, sinh sôi nẩy nở tràn lan vì giang sơn của mỗi người tù chỉ rộng không bằng một chiếc chiếu cá nhân nên chiếu của người này phải trải chồng lên mép chiếu của người kia. Rồi thì muối, mắm, tương, chao, đường tán, mì vụn v.v. nói chung là mọi thứ tài sản của một người tù đều được để trên “xích đông” thuộc phần mình ngay chỗ đầu nằm, thế là trước khi người ăn, gián đã tha hồ mà hưởng thụ. Buổi sáng trước khi đi lao động ngồi nhai miếng bột khoai mì luộc dầy bằng đốt ngón tay và lớn bằng hai ngón tay chụm lại lãnh từ tối hôm trước. Ðang nhai mà nghe đến xựt một cái rồi thấy hôi hôi, tanh tanh, lờ lợ là biết ngay đã nhai phải một chú gián chui trong cái lỗ hổng ở miếng bột khoai mì. Nhưng mặc mày, “ông” nhắm mắt nuốt luôn vì nếu nhả mày ra thì “ông” còn gì đâu nữa mà ăn!
Ông Ba Cất đã ăn phải gián là thường vì thế mà ông chẳng bận tâm gì đến mấy con gián đang chạy rào rào ở trong cái gác măng giê. Ông chỉ nghĩ bụng: mình sẽ phải sửa lại cái gác măng giê, nó hở nhiều chỗ quá rồi!
Còn được một bát đầy cơm nguội, ông Ba Cất chan vào một chút nước mắm rồi ngồi ăn. Cũng may nồi cơm được đậy vung cẩn thận, gián không chui vào được nên không có mùi hôi. Mới hôm qua, hôm kia đây thôi, còn ở trong tù mà có được bát cơm như thế này thì đã là một hạnh phúc vô biên. Quanh năm suốt tháng chỉ ăn độn, những năm về sau này, mùng một tết mới có được bát cơm trắng nhưng tiêu chuẩn củng chỉ nhỉnh hơn bát cơm ngày thường một chút nên ăn cũng chẳng đủ no.
Ông Ba Cất ngồi nhai bát cơm nguội chan với nước mắm. Lẽ ra nó phải ngon lắm, nhưng ông lại không thấy có gì đặc biệt cả, lại nữa ông cũng không cảm thấy đói để cần ăn.
Từ hôm qua đến nay bữa này là bữa thứ hai ông không phải ăn độn. Bữa cơm tối hôm qua còn có cá trích kho, rau muống luộc chấm nước mắm và nước rau muống luộc có bỏ chút muối làm canh. Tuy ăn có ngon hơn ăn cơm tù nhiều thật, nhưng chỉ sau hai bát là ông đã không ăn nữa. Bà hỏi sao ông ăn ít thế. Ông bảo trong tù ăn ít nó quen rồi, nay ăn nhiều sợ hại bao tử, phải từ từ rồi mới ăn nhiều được, cũng như người bệnh lâu ngày mới khỏi, ăn cho cố vào là có chuyện ngay! Tuy nói thế, nhưng còn một lý do thứ hai mà ông Ba Cất không nói ra là ông về bất ưng, nhà không biết để nấu thêm phần cơm ông, nếu ông ăn nhiều thì vợ với các con ông sẽ đói. Hơn nữa dưới chế độ xhcn ưu việt làm bất cứ một việc gì mỗi người đều có tiêu chuẩn cả, ngay cả ăn cũng thế.
Từ nhà ông đến đồn công an phường Thắng Tam đường xa hơn 3 cây số, ông Ba Cất cuốc bộ mất gần một tiếng đồng hồ. Nhưng đi bộ một quãng đường như thế đối với ông là chuyện tầm thường. Ngày mới từ trại Suối Máu được đưa đi lao động tự quản ở Trảng Bom, cải tạo viên đã phải vào rừng chặt tre, chặt lá buông, chặt cây đem về tự dựng lấy lán, lấy nhà để ở. Trong mấy công tác này, ông Ba Cất thích được đi chặt tre nhất. Muốn có một cây tre, cải tạo viên phải cuốc bộ cỡ 12 cây số đường rừng để đến được khu rừng tre. Chọn được bụi tre vừa ý rồi, người chặt tre phải làm thế nào để sau khi phá một bụi tre có thể lấy được tối thiểu là 4-5 cây một lúc, chứ nếu chỉ lấy được một 1-2 cây thôi thì uổng công lắm. Cái khó khăn vất vả nhất của việc chặt tre là dọn sạch từ dưới lên trên để có thể leo lên tít trên ngọn. Chặt đứt 5-6 ngọn cây tre đi rồi leo xuống chặt phần gốc xong là có thể rút được cây tre ra dễ dàng. Tiêu chuẩn của mỗi người một ngày là một cây tre, dài 6 mét trở lên, phía gốc to tối thiểu phải bằng cái lon gô. Mà tre là tre rừng lâu năm, cành, lá, gai góc đan chằng chịt vào nhau, phá được một lối đi vào sát bụi tre là đã vất vả lắm rồi, nên nếu không kiên trì và không biết cách thì không dễ gì mà lấy được một cây tre.
Ði chặt tre người ta cũng không đi một mình mà thường đi thành từng nhóm hai, ba người để người nọ phụ người kia, tiếp tay nhau mà chặt cành, mà kéo cây tre ra khỏi bụi, v.v. Nhóm ông Ba Cất chỉ có hai người, ông và anh Nguyễn Ðình. Ông thích đi với anh Nguyễn Ðình vì anh là người cùng đơn vị với ông, cùng ở cư xá Trương Công Ðịnh, anh chẳng những đã hiền lành lại rất tháo vát. Còn anh Nguyễn Ðình cũng thích đi với ông Ba Cất vì ngoài cái tình thân từ trước, ông Ba Cất còn là một kiện tướng chặt tre.
Vì là lao động tự quản nên sáng ra lãnh phần ăn sáng và phần ăn trưa rồi ai muốn đi trước thì đi, ai muốn đi sau thì đi, không bắt buộc phải đi cùng một lúc với nhau và không có công an võ trang vác súng đi theo. Ấy là chỉ những người trách nhiệm đi chặt tre, chặt lá buông hay chặt cây về dựng lán, dựng nhà thôi, chứ những người đi phá rừng hay làm rẫy thì lại khác.
Ông Ba Cất thích đi chặt tre vì tuy phải đi xa những 12 cây số, đi và về 24 cây số, nhưng sau khi phá xong một bụi tre, lấy được 5-6 cây tre xuống rồi thì ông và anh Nguyễn Ðình mỗi người một cây, mấy cây còn lại đem giấu thật kĩ. Nếu thấy trời còn sớm thì trên đường về có thể vừa đi vừa “cải thiện” linh tinh: nắm rau sam, nắm cải trời hoặc là quả bí, quả muớp để chiều hôm đó có cái mà nấu nướng thêm, miễn là vác được cây tre, bó lá buông hay cây cột về tới trại trước bốn giờ chiều giao cho anh tổ trưởng kiểm soát, ghi vào sổ báo cáo thế là được. Hôm sau đi chặt tre thì chỉ việc đến chỗ cũ rút ra hai cây tre đã giấu ngày hôm trước, sau đó thì tha hồ mà đi cải thiện. Có lần ông và anh Nguyễn Ðình còn câu được cả mấy chục con cá trắng, loại cá ở suối trông gần giống như con cá diếc, lớn gần bằng hai ngón tay. Ðem về làm sạch rồi đốt lửa nướng, hôm ấy hai anh em được một bữa “bồi dưỡng”! Sau này chuyển trại về Hàm Tân, Thuận Hải Z30C thì toàn là đẩy xe cải tiến hoặc là gánh nước tưới rau. Ngày gánh 60 đôi nước từ suối đi lên, dốc ngược, trơn như mỡ mà ông Ba Cất còn đi được xá gì việc đi bộ từ nhà đến đồn công an có hơn 3 cây số.
Hôm ấy là ngày bầu cử, đồn công an vắng hoe, mọi người đều đi công tác, chỉ còn một anh công an ngồi ở phòng trực. Thấy ông Ba Cất lò dò bước vào, anh ta trừng mắt lên hỏi:
- Ði đâu đây, có việc gì, sao giờ này không đi bầu cử mà lại đến dây?
Ông Ba Cất móc túi lấy tờ giấy “ra trại” mở ra cầm bằng cả hai tay đưa cho anh công an, khẽ thưa:
- Báo cáo cán bộ, tôi mới được ra trại, hôm nay đến trình diện đồn!
Anh công an cầm tờ giấy lẩm nhẩm đọc rồi ngước mắt lên hỏi:
- Có thuốc không?
Ông Ba Cất có gói thuốc rê ở trong túi, nhưng nghĩ chả lẽ lại mời cán bộ hút thuốc rê, nên ông nói trớ đi:
- Báo cáo cán bộ tôi không hút thuốc!
Anh công an bỏ tờ giấy ra trại của ông Ba Cất vào hộc bàn, đóng xập lại rồi vẫy tay bảo:
- Về đi, mai đến lấy!
Nói rồi anh ta đứng lên như là chuẩn bị đi đâu đó. Ông Ba Cất nằn nì:
- Báo cáo cán bộ tôi chỉ có mỗi tờ giấy đó, xin cán bộ ký nhận cho là tôi đã trình diện rồi cho tôi xin lại, vì hôm nay là ngày bầu cử... chưa nói hết câu thì anh công an đã trừng mắt lên:
- Ðã bảo về đi mai đến lấy còn lải nhải gì nữa, hay là muốn ở lại đây luôn?
Ông Ba Cất lủi thủi đi về lòng vừa buồn vừa lo! Bực mình bất giác ông lẩm bẩm chửi thành tiếng: ÐM nó, ở đâu cũng giống nhau, trong trại muốn được yên thân cũng phải hối lộ, về đây cũng thế!
Ở trong trại, tù nhân muốn được yên thân, muốn không bị làm phiền cũng phải hối lộ cho quản giáo, cho cán bộ võ trang. Hình thức hối lộ là như thế này: Tù nhân thì anh nào cũng rách như cái sơ mướp, trên chỉ có bộ răng, dưới chỉ có “bác hồ”, đói khát triền miên, nhưng những anh “con bà phước” chả nói làm gì còn những người khác thỉnh thoảng cũng được thăm nuôi. Mà có thăm nuôi thì thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào bởi tù cải tạo hiếm có người không ghiền thuốc.
Cha cố, sư thày, ngày còn ở ngoài đời mà phì phèo điếu thuốc thì thật là khó coi lắm, thế mà vào đây các vị cũng kéo thuốc rê, rít thuốc lào như điên! Quan thày thuốc ngày trước cứ sau khi đụng vào bệnh nhân một tí là lại đưa tay ra cho y tá xịt an côn để xát trùng. Còn thuốc rê với thuốc lào thì đừng bao giờ nói với các vị vì đó là những thứ thuốc độc cần phải tránh xa. Thế mà vào đây, tù khám bệnh cho tù, sau khi khám xong quan đốc tờ được mời quấn điếu thuốc rê hay rít một điếu thuốc lào thì hai mắt quan đốc tờ sáng lên!
Cũng bởi hầu hết tù nhân sau khi được thăm nuôi thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào nên mới có một cái luật bất thành văn là như thế này: Sau khi được thăm nuôi, buổi sáng hay buổi chiều đi lao động, ngoài tiêu chuẩn thuốc cho anh, anh phải vấn sẵn 4-5 điếu thuốc rê hay gói sẵn 4-5 bi thuốc lào để hối lộ cho cán bộ quản giáo hay cán bộ võ trang. Số thuốc này anh giao cho đội trưởng để thỉnh thoảng đội trưởng lại mời cán bộ hút một điếu. Cán bộ có thuốc “phê” đều đều sẽ vui vẻ không làm khó dễ anh em. Anh nào mới được thăm nuôi cũng phải làm nghĩa vụ như thế, cho đến khi trong đội có người khác được thăm nuôi thì nghĩa vụ của anh mới chấm dứt. Nếu cùng một ngày mà có đến mấy người được thăm nuôi thì sẽ chia nhau mỗi người mấy ngày phải cung cấp thuốc cho cán bộ. Ông Ba Cất cứ đều đều 2 tháng được thăm nuôi một lần nên cứ mỗi 2 tháng là ông lại phải thi hành “nghĩa vụ” một lần. Sáng cũng như chiều, ông vấn sẵn 4 điếu thuốc rê đưa cho anh đội trưởng cùng với lời dặn: Ðừng đưa cho nó một lúc, cứ đợi đến khi nó “vã” lắm rồi mới cho một điếu. Ðưa một lúc nó hút hết rồi thì không có đâu mà cho nữa! Nếu chẳng may mà lâu quá trong đội không có ai được thăm nuôi, chẳng lẽ người được thăm nuôi cuối cùng cứ phải cung cấp thuốc cho cán bộ mãi, khi đó “nghĩa vụ” sẽ thuộc về anh đội trưởng. Anh làm sao thì làm, cán bộ “vã” thuốc quá trở nên cáu gắt, làm khó dễ anh em thì anh em sẽ ÐM anh đội trưởng. Gặp những trường hợp như thế thì anh đội trưởng lại đi vòng vòng thì thào năn nỉ anh em bớt mồm bớt miệng “cứu bồ” trong cơn túng ngặt, thế là anh đội trưởng lại có thuốc “đút” cho cán bộ.
Ở trong tù thì thế, nay được ra khỏi tù đến trình diện đồn cũng bị công an hỏi “có thuốc không”? Không có thuốc, bị công an giữ tờ giấy ra trại rồi đuổi về “mai tới lấy”! Hôm nay là ngày bầu cử, “chó vàng” chạy đầy đường, đi đứng lạng quạng, nó hỏi giấy tờ không có, lỡ nó đem nó nhốt rồi gửi đến một trại nào đó thì vợ con biết đâu mà tìm. Vì nghĩ vậy nên khi về được đến nhà rồi, suốt ngày hôm đó ông Ba Cất không dám bước ra khỏi cửa!
Tối về, ông kể chuyện cho vợ nghe, bà thở dài bảo:
- Em bậy quá, đáng lẽ phải bảo con Thảnh đưa cho anh mấy điếu Jet hay Samit mới phải, bây giờ làm cái gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên” mới được!

Thursday, November 10, 2016


BÁC SĨ HỒ HẢI



Bác sĩ Hồ Hải bị bắt không phải vì đi biểu tình, cũng không phải hoạt động dân chủ... phải chăng ông bị bắt vì đã nói lên sự thật ?


Bác Tư






Cô Tư Sài Gòn


1.
Vậy là thêm một blogger bị công an bắt. Bác Sĩ Hồ Hải không phải là một nhà hoạt động dân chủ, không đi biểu tình ở Hà Nội hay Sài Gòn, không ở trong một tổ chức nào có thể bị gọi là “thách thức quyền lực chế độ”… vậy thì, tại sao công an bắt BS Hồ Hải theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự?


Phải chăng, chỉ vì viết lên sự thực là đủ để bị bắt.

Nơi đây, chúng ta đọc lại bài của Bác sĩ Hồ Hải viết trong ngày tưởng niệm 41 năm ngày Sài Gòn sụp đổ.


Bải viết như sau:


(BS Hồ Hải) Nói Với Các Cháu Công An, An Ninh Và Quân Đội Địa Phương: Kẻ sát nhân buông dao thành Phật.


Tôi đã suy nghĩ nên viết bài này từ năm 2010, nhưng rồi cứ lần lữa, và có lẽ đây là bài viết duy nhất cho các cháu trẻ rường cột đất nước tương lai đang nằm trong hệ thống bảo vệ chế độ. Hôm nay nhìn đất trời, thời thế, và con người diễn ra trong 6 tháng qua, nên tôi quyết định viết ra điều canh cánh trong lòng, vì tôi không muốn dân tộc này phải đổ máu một lần nữa, mà lại đổ máu vì chính người mình giết người mình, không phải vì thù ngoài. Đất nước này phải được xây dựng lại bởi những thế hệ trẻ nhân bản chứ không phải những thế hệ tàn độc nối tiếp nhau trong 80 năm qua.


THIÊN THỜI ĐỊA LỢI NHÂN HÒA ĐÃ MẤT


Từ tháng 12/2015 đến nay nạn hải sản ở Hà Tĩnh chết bắt đầu từ dân nuôi ngao – nghêu – ở ven biển. Đầu tháng 4/2016 đến nay tình trạng cá chết từ Hà Tĩnh sau đó lan rộng đến Quảng Bình, Quảng Trị rồi Thừa Thiên Huế cho đến Đà Nẵng trong chỉ 2 tuần kéo dài trên 418km bờ biển.


Thảm họa môi trường là thảm họa quốc gia dân tộc, nhưng chính quyền không ra mặt để xác minh, đến khi báo chí cộng đồng và thế giới lên tiếng thì hôm qua ông bộ trưởng mới đội nón cối mang áo phao, găng tay bảo hiểm đến cùng kiểm tra, xin lỗi. Trong khi mọi chứng cứ đều đổ dồn về Formosa Hà Tĩnh là nghi can của tình trạng biển chết, nhưng bộ TN & MT lại tuyên bố Formosa Hà Tĩnh không liên quan, mà là do Thủy triều đỏ, trong khi cả bộ NN &PTNN đã khẳng định thủy triều đỏ không phải là nguyên nhân, nhưng chính quyền đã buộc báo Dân Trí và SGGP rút bài.


Đầu năm nay, 2016, nạn hạn hán ảnh hưởng từ miền Trung đến mũi Cà Mau. Ngoài hạn hán, miền Tây Nam Bộ ngập mặn chỉ còn Đồng Tháp là còn nước ngọt, vì nước mặn đã ngập sâu vào đến hơn 90km tính từ bờ biển Nam Bộ. Nông dân không chỉ mất ruộng cày, mà còn không nước sinh hoạt cũng chỉ vì phá rừng, đắp đê làm thủy điện của các nhóm lợi ích của đảng cầm quyền mà ra. El Nino chỉ là cái kiểu đánh tráo khái niệm để dối dân, kiểu như triều cường gây ngập lụt các thành phố vào mùa mưa chỉ vì chính quyền cho lấp hồ ao làm đất thổ cư bán ăn chia. Thiên thời của nhà cầm quyền đã mất!


Biển đảo quê hương từ 42 năm qua rơi vào tay Trung cộng. 1974 mất Hoàng Sa. 1988 mất Trường Sa. 2013 đến nay biển Đông là nơi đe dọa sinh tử của ngư dân trên mỗi chuyến ra khơi lo kế sinh nhai đã bị Trung cộng đánh chìm gây tử thương không đếm xuể, nhưng chính quyền vẫn hữu hảo không dám lên tiếng chỉ vì sợ rằng không thể tổ chức đại hội đảng chia ghế ăn chia như lời ông tổng bí thư đảng cộng sản đã nói.


Các cường quốc đề bắt đầu từ biển, từ một địa lợi nước Việt có một mặt tiền hướng ra thế giới đến 3.260km sau 41 năm cầm quyền chính quyền hiện nay đã biến nước ta thành một vùng đất bất lợi, mất an toàn trước họa ngoại xâm, độc chất hoành hành. Thực phẩm biển nhiễm độc vì biển đã chết. Ngay cả thực phẩm trên bờ cũng nhiễm độc vì các thân hữu của chính khách làm ăn gian dối đổ chất độc vào hủy hoại giống nòi. Địa lợi cũng không còn!


Kinh tế suy sụp, bất động sản đóng băng kéo theo cơn lũ kinh tế từ 2008 đến nay không gượng dậy được. Nợ công đã quá mức để một nền kinh tế của một quốc gia đi đến phá sản. Đời sống nhân dân ngày càng bần cùng, nhưng thuế phí, giá điện, nước, xăng, dầu thì chính quyền nắm yết hầu để vắt kiệt sức dân.


Hai năm qua, dân chúng nổi lên khắp chốn vì tình trạng những nhóm lợi ích của chính quyền quy hoạch, xà xẻo đất của dân để ăn chia ở các dự án. Đã có không biết bao nhiêu dân oan đã vào tù oan, tử vong oan vì chính quyền cướp đất của dân. Trong đó, có sự tiếp tay của các cháu công an, an ninh và quân đội. Nhân hòa muốn tìm lại 100 năm nữa, chính quyền hiện nay cũng không thể có!


NHỮNG CÂU HỎI CHO CÁC CHÁU


Tôi làm phòng khám tư nhân gần trường cảnh sát và an ninh ở Thủ Đức đã 12 năm qua, sau khi từ bỏ môi trường nhà nước. Số lượt khám của các cháu sinh viên của 2 trường đại học này cho đến nay cũng hơn 2.000 lượt. Tôi hiểu rất rõ hoàn cảnh, sự khó khăn, cũng như những trăn trở của các cháu ở các thế hệ sinh viên ngành an ninh và cảnh sát.


Tôi cũng đã từng chứng kiến cho sinh viên trường cảnh sát phải bế tắc tự tử. Vì bất kỳ ngành nghề nào cũng có khó khăn và nỗi khổ riêng, nhưng xã hội hôm nay, chính quyền đã đẩy các cháu vào thế mà dưới mắt người dân là những kẻ tội đồ dân tộc. Tôi xin hỏi các cháu 5 câu hỏi sau để các cháu tự suy nghĩ.


Chính quyền hôm nay đầy tham nhũng, tha hóa và vô liêm sỉ.


Hột gạo, hột muối, con cá, giọt nước mắm, miếng thịt, cọng rau, trái cây mà các cháu ăn mỗi ngày ai làm ra?


Đồng lương mà các cháu đang nhận mỗi tháng do ai trả?


Câu trả lời mà các cháu không thể chối cãi được là tất cả là do người dân làm ra!


Có khi nào các cháu tự đặt câu hỏi: tại sao người dân phải xuống đường biểu tình không?


Có khi nào, các cháu tự đặt mình vào vị trí của người dân để hiểu, và giải quyết vấn đề họ yêu sách không?


Ai đã làm cho thiên thời, địa lợi và nhân hòa nước Việt đã mất như hôm nay?


Một chính quyền mà thiên thời, địa lợi và nhân hòa đã mất thì liệu chính quyền đó còn tồn tại trong bao lâu?


Tôi rất đau lòng khi xem những video clip các cháu đàn áp, đánh đập dân, thậm chí cả những người hàng xóm ngày nào đã từng cưng yêu các cháu khi các cháu còn bé thơ ở địa phương mình. Tôi tự hỏi:


Tại sao đồng bào mình lại đi đàn áp đồng bào mình chỉ vì một lũ tham quan biến chất thú tính không còn là người?


Tôi rất hiểu, các cháu sẽ nói rằng, các ông lãnh đạo dạy cho các cháu rằng cần phải ổn định chính trị để phát triển kinh tế và sống trong hòa bình!


Nhưng làm sao có hòa bình khi xã hội đầy bất công do lãnh đạo đất nước tạo ra, và các cháu là những kẻ đồng lõa với họ dùng bạo lực để đối xử với chính bà con, láng giềng, chòm xóm của mình?


Các cháu phá chỉ có một, nhưng các vị lãnh đạo kia phá tới 1.000! Hãy xem khu kinh tế Vũng Áng có Formosa do ai làm ra để hôm nay biển chết. Biển chết thì du lịch, ngư nghiệp, khách sạn, nhà hàng, và các ngành kinh tế liên quan cũng chết theo. Thử hỏi hơn 10 triệu dân thất nghiệp từ biển chết và hơn 30 triệu nông dân thất nghiệp vì hạn hán, ngập mặn, trong khi kinh tế nước nhà nợ công ngập đầu, khủng hoảng kinh tế, người giàu đã bỏ nước ra đi, chỉ còn người nghèo ở lại, vì họ không có khả năng để ra đi, thì cái gì sẽ đến trong tương lai và các cháu có sống được không?


Có thể, các cháu sẽ sợ mất việc, không lương, khó sống, nhưng tại sao người ta không cần sống bằng đồng lương của ngành cảnh sát, an ninh và quân đội họ vẫn sống được các ngành nghề khác lương thiện, trong khi các cháu đậu vào các ngành này là không những rất giỏi, mà còn hình thể cũng rất đẹp tính theo các tiêu chuẩn những năm gần đây, lại đi lệ thuộc cả tư duy và hành động với những kẻ yếu kém về năng lực, nhưng thừa thú tính hơn mình? Hãy nghĩ mà xem, có phải các cháu đang tự hủy hoại mình chỉ vì những kẻ phi nhân, bất nghĩa?


Các chính khách, họ chỉ nói bằng đầu môi chót lưỡi rằng cần hòa hợp, hòa giải dân tộc, nhưng họ lại ra lệnh các cháu đàn áp, bắt bớ, giam cầm, khảo tra, thậm chí giết dân mình trong những nơi tạm giam, các cháu có thấy không? Tôi không biết những lúc hành động dã man như thế các cháu nghĩ gì? Nhưng qua tâm sự với nhiều cháu khi còn khoác áo sinh viên các trường an ninh, cảnh sát, quân đội, thì các cháu rất nhân bản. Ai đã làm cho các cháu trở thành kẻ tàn ác? Người dân, chén cơm manh áo tầm thường hay chính khách?


KẾT


Làm sao để dân và chính quyền sống với nhau thanh bình, yêu thương như nghĩa cử giữa người và người là việc của chính các cháu phải làm, chứ không phải của thế hệ của những người làm khoa học lương thiện chúng tôi đã xế chiều, và thế hệ các ông lãnh đạo già nua có tư duy nhiệm kỳ đang tranh thủ vơ vét trước lúc về hưu ăn bám nhân dân.


Tôi mong rằng các cháu cần suy nghĩ và tập cho mình có một tấm lòng cao cả, biết đau nỗi đau của người dân, biết thương đồng bào như thương chính bản thân mình, lúc đó các cháu mới có thể là thế hệ hàn gắn vết thương đã lở loét không chịu lành mà thế hệ đi trước để lại. Nếu không, từ bất tuân dân sự người dân sẽ chuyển sang bạo động, khi toàn dân bạo động thì không có súng đạn hay cường quyền nào có thể sống còn.


Tôi chỉ mong các cháu hãy sống nhân bản, biết cái gì đúng thì làm, cái gì sai, bất nhân, bất nghĩa thì đừng. Đừng nghe lời những kẻ tham quan cường quyền chỉ vì quyền lợi tư riêng của chúng mà làm điều bất nhân, phi nghĩa với chính đồng bào mình, mà hậu quả khó lường trong tương lai gần.


Kẻ sát nhân buông dao thành Phật! Các cháu nên nhớ điều này mà sống cho lương thiện. Đừng để leo lên lưng cọp rồi không còn cách nào xuống được chỗ an bình như những thế hệ đang cầm quyền.


Sài Gòn, 17h46′ ngày thứ Sáu, 29/4
Kỷ niệm 41 năm sự cố 30/4/2016
BS HỒ HẢI


——————


2.
Bắt Mẹ Nấm là vì cô hoạt động dân chủ, nhưng bắt Bác sĩ Hồ Hải phải chăng là dập tắt phong trào hỗ trợ và tài trợ giới trẻ du học? Bác sĩ Hồ Hải bị công an bắt thực sự vì lý do gì? Có phải là ông đã giúp tuổi trẻ VN xuất ngoại du học, một công trình nối tiếp sự nghiệp các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu? Tất cả các blog liên hệ tới BS Hồ Hải đều bị công an khóa, vì không muốn ai biết Bác sĩ Hồ Hải suy nghĩ gì, làm gì…


Xin trân trọng đăng bài viết “Đau Lòng Với Nền Văn Hóa bị Hòa Tan” của BS Hồ Hải, như sau:


oOo


ĐAU LÒNG VỚI NỀN VĂN HÓA BỊ HÒA TAN


Bác sĩ Hồ Hải


Hôm nay – 9h30′ AM ngày 05/5/2014 – là ngày khai trương Quỹ Tây Du – Go West Foundation. Mặc dù bộ phận Marketing và bản thân tôi – chủ tịch Quỹ Tây Du – đã cố gắng từ hơn 1 tuần trước để liên lạc với nhiều đơn vị truyền thông trong và ngoài nước, nhưng cuối cùng chỉ có những đơn vị truyền thông của Hoa Kỳ là thực hiện được chương trình nói chuyện về Quỹ Tây Du một cách vô vụ lợi và nhân bản. Hai đài đó là đài địa phương của thành phố Detroit, tiểu bang Michigan, và đài SBTN của người Việt ở thủ đô Washington.


Trong khi đó, một bài phỏng vấn công phu của báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh đã được trưởng ban biên tập về giáo dục đồng ý, và chỉnh sửa, nhưng đến giờ chót bị ách lại, không cho lên khuôn. Đơn vị đài truyền hình TPHCM cũng vậy, họ chuyển chương trình qua ban tuyên giáo của đài. Họ hẹn sáng thứ Hai, 05/5/2014 để bàn chuyện ký kết hợp đồng cho chương trình. Mọi việc không có gì đáng nói, nếu họ không đưa ra cái giá 10 triệu đồng cho việc quay một đoạn phim 15 phút để phát lên sóng truyền hình thành phố! Ngoài ra giám đốc Marketing của Quỹ Tây Du phải mất 3 ngày với 1 cô phóng viên VNexpress, nhưng cuối cùng cô phóng viên kia đòi tiền mới cho đăng!


Chuyện Quỹ Tây Du ra đời là một nỗ lực rất lớn của nhóm sáng lập. Suốt gần một tháng qua rất nhiều việc phải làm. Nào xin giấy phép thành lập Quỹ tại Hoa Kỳ; nào tuyển dụng những con người hết lòng, vô vụ lợi để chung tay góp sức hình thành và phát triển Quỹ; nào phải làm thương hiệu logo; nào phải viết website, mua tên miền và server; nào lên chương trình quan hệ với các công ty, mạnh thường quân quan trọng để ký kết hợp đồng dài hạn trong việc 2 bên cùng có lợi; và quan trọng nhất là ngày khai trương Quỹ Tây Du phải có truyền thông trong và ngoài nước đưa tin.


Thế nhưng câu chuyện truyền thông trong nước ách tắc giờ chót. Nghĩ thật buồn. Làm Go West Foundation là lo cho người Việt trong nước, và cho đất nước Việt, nhưng người Mỹ và người Việt ở nước ngoài lo chu đáo không lấy tiền, và ủng hộ rất nhiệt tình. Trong khi đó, truyền thông trong nước kẻ thì ghẻ lạnh không cho đăng báo, người thì đòi tiền công quay phim, và còn nói chuyện ban ơn là, anh em làm công quả!


Tiền của đồng bào mồ hôi nước mắt bỏ ra lo cho các thế hệ trẻ Việt Nam đi du học để lo cho bản thân, gia đình và xã hội tốt đẹp hơn. Chúng tôi – Quỹ Tây Du – chỉ là những người được đồng bào gửi gắm niềm tin, làm đại diện đứng ra sử dụng tiền này phải biết chi đúng chỗ và minh bạch, công tâm. Chúng tôi đâu phải là những con buôn ngoài chợ mà phải phung phí niềm tin của đồng bào vào chỗ không đáng để chi? Mong quý báo đài trong nước thông cảm cho chúng tôi ở điểm này.


Có một vấn đề cần suy nghĩ là, tại sao các báo đài nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thấy rằng, phải bỏ tiền ra thuê những người đang nắm đức tin của cộng đồng như chúng tôi – Quỹ Tây Du – là một trong những nhân tố tạo ra niềm hy vọng giáo dục sẽ tốt đẹp hơn. để quảng bá cái tốt cho xã hội đang có nền văn hóa, giáo dục suy đồi? Mà lại đòi tiền của đức tin cộng đồng, làm như thế có phải là làm mất đức tin mà chưa bao giờ có của chế độ ngàn lần tốt đẹp hơn tư bản giãy chết?


Tôi cũng xin khẳng định với tất cả các đơn vị truyền thông tư nhân cũng như của nhà nước ở trong và ngoài nước rằng, quý vị cần chúng tôi để quý vị học sự bao dung, lòng nhân ái, chân thiện mỹ và đạo kinh doanh, chứ chúng tôi – Quỹ Tây Du – không cần ở quý vị bất kỳ cái gì. Và tự cái Đạo mà chúng tôi đã vạch ra đã chính là một lời hiệu triệu vô giá mà bất cứ cơ quan truyền thông nào cũng không thể có được.


Ông bà mình bảo: “Cái gì ăn thì ăn, cái gì cúng thì cúng”. Không nên vì tiền mà nhầm lẫn giữa việc việc để ăn đánh bùn sang ao với Đạo chỉ dành để cúng. Và các nhà làm truyền thông định hướng xã hội chủ nghĩa nên nhớ rằng, chính vì các vị là một trong những nhân tố làm nền văn hóa giáo dục Việt đi đến chỗ quá tệ nên mới có Go West Foundation để dạy lại quý vị thế nào là làm truyền thông chân chính.


Sau chuyến đi Hoa Kỳ hồi tháng 2/2014 vừa qua, tôi có viết loạt 5 bài Hoa Kỳ Ký Sự. Trong đó bài đầu tiên tôi đã viết:


“Đến thăm UCLA – University of California, Los Angeles – đứng bên bức tường ghi tên những đóng góp cho trường của các thế hệ đã từng học ở đây, tôi mới nhận ra sự thành công của một thể chế xã hội như thế nào? Có 4 mức độ đánh giá sự thành công của một thể chế xã hội.


Ở mức thấp nhất, thì thể chế chỉ có thể ổn định xã hội, mà không lo được dân có cơm ăn, áo mặc. Ở mức trung bình, thể chế chính trị vừa lo được ổn định xã hội, và vừa lo cho dân có cơm ăn, áo mặc. Ở mức độ khá, thể chế chính trị lo được ổn định xã hội và người dân không còn lo chuyện cơm ăn, áo mặc, mà còn tính chuyện tiêu khiển ở cuộc đời đầy bất trắc. Hoa Kỳ là quốc gia đã đưa được người dân ở mức cao nhất, chẳng những ổn định xã hội, mà còn cho người dân ngoài việc tiêu khiển, ăn chơi, còn làm được việc lớn cho cộng đồng. Cho nên Hoa Kỳ mới có những Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, v.v… sau khi làm giàu, quay lại giúp trường đại học, giúp thế giới cùng khổ ở Phi Châu. Không chỉ một Bill Gates, mà Hoa Kỳ còn có nhiều những con người như Bill Gates, ít nhiều, và họ đã làm nên những đại học đứng đầu toàn cầu cũng từ sự thành công của thể chế xã hội mà họ đã tạo ra.


Biết đến khi nào đất nước Việt có được những thế hệ biết chăm lo cho cộng đồng bằng một tâm thế và nhân cách đáng kính trọng, là một câu hỏi lớn, mà mỗi chúng ta phải suy nghĩ. Vì chỉ có thế thì nước Việt mới hùng cường.”


Làm việc gì cũng vậy, tiền rất quan trọng, nhưng Đạo của một doanh nghiệp là con đường Chân, Thiện và Mỹ để tính chuyện trường tồn nhờ vào đức tin của cộng đồng. Đạo của Quỹ Tây Du – Go West Foundation – đạo của trời đất, hồn thiêng sông núi trăm năm mà thành. Đạo ấy không thể hòa tan với đạo rác vì tiền. Phải chăng một nền văn hóa Việt đang bị hòa tan với rác!


Asia Clinic, 15h03′ ngày thứ Hai, 05/5/2014.
BS HỒ HẢI



--



QLAC260

LỊCH TRÌNH LÀM VIỆC 100 NGÀY ĐẦU

LỊCH TRÌNH LÀM VIỆC 100 NGÀY ĐẦU Ông Donald Trump cùng vợ con tại cuộc mít tinh mừng thắng cử rạng sáng 9.11 (giờ Mỹ)  /// ReutersÔng Donald Trump cùng vợ con tại cuộc mít tinh mừng thắng cử rạng sáng 9.11 (giờ Mỹ) Reuters

                            https://www.facebook.com/ anthonyha2011/posts/ 724041324418205

Lịch trình làm việc 100 ngày đầu của TT Trump:

Trong buổi tập trung tại thành phố Gettysburg bang Pennsylvania hôm thứ Bảy (22/10), ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump thông báo kế hoạch trong 100 ngày đầu nếu ông đắc cử tổng thống.

Ông hứa sẽ làm sạch bãi lầy tham nhũng Washington và nhắc lại câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln, cam kết lập ‘‘một chính phủ mới, của dân, do dân, vì dân’’. Donald Trump giải thích: ‘‘Đây là một hợp đồng giữa Donald J. Trump và các cử tri Mỹ và điều này sẽ khởi sự với việc buộc chính quyền trở nên tử tế và có trách nhiệm’’.

Dưới đây trích dịch nguyên văn bài phát biểu của ông trước người ủng hộ:

“Trong ngày đầu tiên của tôi tại Nhà Trắng, chính quyền của tôi sẽ ngay lập tức thực hiện 6 biện pháp dưới đây để làm sạch tham nhũng và lũng đoạn của nhóm đặc quyền ở thủ đô Washington DC:

- Một, đề xuất một Tu chính Án áp đặt giới hạn nhiệm kỳ cho toàn bộ nghị sĩ quốc hội;

- Hai, đóng băng hợp đồng toàn bộ công chức liên bang để giảm số lượng lao động ăn lương ngân sách thông qua việc giảm biên chế (ngoại trừ quân đội, an ninh công cộng và y tế);

- Ba, đặt ra yêu cầu rằng để đưa ra một quy định liên bang mới, phải huỷ bỏ 2 quy định đã tồn tại
- Bốn, cấm các quan chức Nhà trắng và Quốc hội trở thành người vận động hành lang trong thời gian 5 năm sau khi rời nhiệm;
- Năm, cấm vĩnh viễn các quan chức Nhà Trắng trở thành người vận động hành lang cho chính phủ nước khác;
- Sáu, cấm người vận động nước ngoài gây quỹ cho cuộc bầu cử ở Mỹ.

Cũng trong ngày đầu tiên, tôi sẽ làm 7 việc sau đây để bảo vệ người lao động Mỹ:

- Một, tôi sẽ thông báo dự định đàm phán lại hiệp định NAFTA, hoặc rút khỏi hiệp định này theo Điều 2205;
- Hai, tôi sẽ thông báo Mỹ rút khỏi hiệp định TPP;
- Ba, tôi sẽ chỉ định cho Bộ trưởng Ngân khố liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ;
- Bốn, tôi sẽ chỉ thị cho Bộ trưởng thương mại và Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ nhận diện toàn bộ các quốc gia đang lợi dụng hoạt động mậu dịch, gây tác động không công bằng đối với người lao động Mỹ và yêu cầu họ sử dụng mọi công cụ hiện có của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế để chấm dứt những hành vi này ngay lập tức;
- Năm, tôi sẽ gỡ bỏ giới hạn đang đặt lên ngành sản xuất năng lượng từ nguồn tài nguyên dự trữ trị giá 50 nghìn tỷ USD của chúng ta, từ đó tạo ra nhiều việc làm;
- Sáu, gỡ bỏ rào cản từ chính quyền Obama-Clinton, cho phép các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng trọng yếu, chặng hạn dự án Đường ống Keystone, được thực hiện;
- Bảy, huỷ bỏ việc trả hàng tỷ USD cho các chương trình biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, dùng khoản tiền này để sửa chữa cơ sở hạ tầng môi trường và nước sạch tại nước Mỹ;

Thêm vào đó, vào ngày đầu tiên, tôi sẽ thực hiện năm điều sau đây để khôi phục an ninh và nền pháp trị theo Hiến Pháp của chúng ta:

- Một, huỷ tất cả mệnh lệnh hành pháp, biên bản ghi nhớ và pháp lệnh vi hiến do Tổng thống Obama chỉ đạo;
- Hai, bắt đầu lựa chọn một thẩm phán tối cao thay thế Thẩm phán Scalia trong danh sách 20 người mà tôi đề xuất. Người này phải là người sẽ bảo vệ và giữ vững tinh thần của Hiến Pháp Hoa Kỳ;
- Ba, huỷ tất cả ngân quỹ liên bang cấp cho các thành phố trú ẩn (Sanctuary Cities);
- Bốn, khởi động việc trục xuất 2 triệu người nhập cư phi pháp và huỷ thị thực những quốc gia không nhận lại người;
- Năm, ngừng nhận người nhập cư từ những vùng có nguy cơ khủng bố cao, những nơi không thể an toàn xác minh lý lịch. Toàn bộ công tác xác minh được thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt;
Tiếp theo, tôi sẽ làm việc với Quốc hội để đưa ra những biện pháp pháp lý lớn hơn và yêu cầu thông qua các biện pháp này trong 100 ngày đầu tiên dưới chính phủ mới:

Luật tinh giảm thuế Trung lưu: kế hoạch kinh tế nhằm đạt tốc độ gia tăng nền kinh tế 4% và tạo ra ít nhất 25 triệu việc làm thông qua tinh giảm thuế quy mô lớn, kết hợp với cải cách thương mại, đơn giản hoá quy định và gỡ bỏ giới hạn cho ngành năng lượng Hoa Kỳ.

Tầng lớp trung lưu sẽ được giảm thuế nhiều nhất. Một gia đình trung lưu có 2 con nhỏ sẽ được giảm 35% thuế. Số lượng khung thuế (tax bracket) hiện tại sẽ giảm từ 7 xuống 3 và mẫu khai thuế cũng được đơn giản đi rất nhiều. Lãi suất doanh nghiệp cũng giảm từ 35 xuống 15%, và hàng ngàn tỷ đô la của các công ty Mỹ ở nước ngoài được phép mang về quốc nội với thuế chỉ 10%.

Chấm dứt luật Offshoring Act (sử dụng nguồn lực nước ngoài) và thiết lập hàng rào thuế quan nhằm hạn chế các công ty Mỹ sa thải người lao động trong nước, chuyển công việc ra nước ngoài sau đó đem sản phẩm về tiêu thụ trong nước mà được hưởng thuế suất bằng không;

Luật Cơ sở hạ tầng & Năng lượng Mỹ: cân bằng hợp tác nhà nước – tư nhân và đầu tư tư nhân thông qua ưu đãi thuế, để đạt được gói đầu tư cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ usd trong vòng 10 năm. Dự án này trung hoà thu nhập (revenue neutral).
Luật Cơ hội giáo dục và Lựa chọn trường học: Tái định hướng ngân sách giáo dục để cho phép phụ huynh được tuỳ chọn gửi con cái tới trường công, tư, trường công đặc cách, trường chuyên, trường tôn giáo hoặc giáo dục tại gia. Chấm dứt Giáo dục Tiêu chuẩn chung, cho cộng đồng địa phương quyền giám sát sự dạy học. Luật này mở rộng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, giúp chi phí bậc cao đẳng, đại học 2 và 4 năm rẻ hơn.

Bãi bỏ và thay thế Đạo luật Obamacare: Hoàn toàn bỏ Obamacare và thay thế bằng luật Health Savings Accounts – cho phép mua bảo hiểm y tế theo bang và để các bang tự quản lý quỹ bảo hiểm. Các thay đổi khác gồm có bỏ các thủ tục quan liêu tại FDA: có hơn 4.000 loại thuốc đang chờ được thông qua, chúng ta cần đặc biệt tăng tốc độ kiểm nghiệm các loại thuốc cứu người.

Luật chăm sóc trẻ em và người già chi phí thấp: Cho phép người Mỹ khấu trừ chi phí chăm sóc trẻ em và người cao tuổi vào thuế, khuyến khích chủ thuê lập dịch vụ trông trẻ gần nơi làm việc và tạo Tài khoản tiết kiệm phụ thuộc không thuế cho cả trẻ em và người già phụ thuộc, giúp đỡ đáng kể cho những gia đình thu nhập thấp.

Chấm dứt Luật chống nhập cư bất hợp Pháp: Xây dựng bức tường biên giới phía nam và Mexico sẽ trả dần cho chi phí này; phạt tù tối thiểu 2 năm trên toàn liên bang nếu người bị trục xuất quay lại Mỹ bất hợp pháp, và tù 5 năm đối với những người phạm tội, vi phạm quy định nhiều lần hoặc đã bị trục xuất từ 2 lần trở lên; ngoài ra cải tổ quy định visa, phạt nặng hơn những người cố tình ở lại quá hạn và đảm bảo những việc làm mới tạo ra ưu tiên cho người Mỹ trước.
Khôi phục Luật an toàn Cộng đồng: Giảm số lượng tội phạm, ma tuý và bạo lực đang tăng nhanh bằng việc lập một Lực lượng xử lý Tội phạm bạo lực và tăng ngân quỹ cho các chương trình đào tạo, hỗ trợ cảnh sát địa phương; tăng nguồn lực cho các cơ quan thực thi pháp luật liên bang và công tố viên để tăng cường triệt tiêu các băng nhóm tội phạm và tống những kẻ phạm tội bạo lực vào nhà giam.

Khôi phục Luật An ninh Quốc gia: Tái thiết quân đội của chúng ta bằng việc xoá bỏ hiện trạng cô lập quốc phòng, tăng đầu tư quân sự; hỗ trợ cựu chiến binh để họ có thể tự chọn phương án điều trị tại cơ sở công hoặc tư nhân; bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu khỏi tấn công mạng; thiết lập quy trình sàng lọc nhập cảnh mới để đảm bảo những người tới quốc gia này ủng hộ dân tộc và các giá trị của chúng ta.

Luật xử lý Tham nhũng Washington: ban hành đổi mới bộ nguyên tắc hành xử để Hút cạn Hố lầy (tham nhũng) và hạn chế ảnh hưởng lũng đoạn của những nhóm đặc quyền trong nền chính trị chúng ta.

Vào ngày 8/11, người Mỹ sẽ bầu cho kế hoạch 100 ngày này của tôi, để khôi phục sự thịnh vượng cho nền kinh tế, an ninh cho cộng đồng và sự trung thực cho chính quyền của chúng ta.

Đây là cam kết của tôi đối với quý vị”
– Donald J. Trump

=

TRUMP LÀM CHÂU Á LO LẮNG

Donald Trump khiến các đồng minh châu Á lo lắng, Bắc Kinh hoài nghi


mediaCác nhân viên một văn phòng giao dịch ngoại hối tại Tokyo, Nhật Bản theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 09/11/2016.REUTERS/Toru Hanai
Đối ngoại luôn là xương sống của chính sách của nước Mỹ. Đắc cử tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử hôm 08/11/2016, ông Donald Trump đang có trước mặt một chồng hồ sơ quốc tế lớn mà trong đó Hoa Kỳ đang đóng vai trò chủ chốt. Giới quan sát đang đặc biệt chú ý đến chính sách của Mỹ tới đây với khu vực châu Á, một trọng tâm của chính quyền Obama.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử kéo dài hơn một năm qua, ông Donald Trump chỉ duy nhất có một lần diễn thuyết về chính sách đối ngoại hồi thắng Tư năm nay. Theo ông Trump, Hoa Kỳ không thể còn đóng vai trò sen đầm quốc tế nữa, nước Mỹ phải cắt bớt trợ giúp với bên ngoài trong đó có cả các nước đồng minh.
Bởi thế mà với chiến thắng của Donald Trump các đồng minh của Mỹ ở châu Á chắc chắn không khỏi lo ngại về những cam kết của Washington bảo vệ các đồng minh trước sự lấn lướt về sức mạnh của Trung Quốc cùng mối đe dọa khó lường của Bắc Triều Tiên.
Ở Trung Quốc, việc nhà tỷ phú New York đắc cử tổng thống một cách ngoạn mục đang đặt ra những vấn đề mang tính chiến lược và những vấn đề kinh tế cấp bách.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên Cộng Hòa đã nhiều lần hứa lập lại trật tự quan hệ thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Với luận điểm đầy màu sắc bảo hộ của ông Donald Trump « nước Mỹ là trước tiên – America first », Donald Trump đã tuyên bố đòi các nước đồng minh châu Á có quân Mỹ đóng quân để bảo vệ an ninh cho họ phải đóng góp tài chính nếu không có thể Mỹ sẽ rút quân.
Chính quyền Obama đã tốn không ít công sức để Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được ký kết với 11 nước châu Á nhằm phục vụ cho chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama. Thế nhưng, ôgn Donald Trump đã không ít lần phản đối gay gắt hiệp định này, với lý do đó là thỏa thuận phá hoại công ăn việc làm của người Mỹ.
Ông Toshihiro Nakayama, giáo sư Đại học Keiko tại Tokyo phân tích : « TPP không đơn thuần chỉ là một thỏa thuận thương mại mà nó còn có ý nghĩa rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai nước cùng chia sẻ những giá trị chung, cùng tạo ra một trật tự khu vực hoàn thiện liên quan không chỉ đến kinh tế mà cả ngoại giao và an ninh ».
Mối lo của các đồng minh châu Á đã thấy ngay. Ngay sau khi có kết quả bầu cử ở Mỹ, hôm quan Seoul đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định rằng việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên sẽ vẫn phải được tiến hành như dự trù dưới chính quyền Trump.
Lãnh đạo nhóm nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền tại Hàn Quốc, ông Chung Jin-suk nhận định sắp tới sẽ phải có những thay đổi ngoạn mục trong bối cảnh an ninh khu vực. Nhưng ông nhấn mạnh « trong mọi trường hợp, liên minh quân sự Mỹ - Hàn không được lung lay vì đó là cơ sở cho sự thịnh vượng của Hàn Quốc ».
Còn tại Tokyo, một thành viên chính phủ Nhật thậm chí còn lên tiếng trước khi có kết quả Donald Trump thắng cử để kêu gọi tổng thống tương lai của Mỹ hãy tuyên bố "bảo đảm các cam kết của Mỹ với các đồng sẽ vẫn mạnh mẽ và tin cậy ". Nhân vật này cũng nói thêm là những phát biểu tranh cử của ông Donald Trup tất nhiên đã gây lo ngại cho chính phủ Nhật, nhưng giờ phải chờ xem liệu tân tổng thống Mỹ có hành động đúng như những gì ông đã nói hay không.
Tuy nhiên theo một số nhà phân tích thì cam kết của Mỹ đối với các đồng minh châu Á, nền tảng cơ sở cho ổng định khu vực chắc sẽ không có gì thay đổi. Donald Trump đã thông báo sẽ tăng cường phương tiện cho hải quân Mỹ. « Chỉ riêng điều này cũng có thể trấn an tâm các đồng minh rằng Hoa Kỳ cam kết về lâu dài sẽ vẫn đóng vai trò người bảo lãnh trật tự tự do ở châu Á », theo nhà phân tích chính trị Alexander Gray, giảng viên Đại học California.
Biểu tượng bất trắc hay một doanh nhân thực dụng
Còn Bắc Kinh đang muốn duy trì mối quan hệ ổn định với Washington nên chủ tịch tập Cận Bình đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng tới tổng thống tân cử Mỹ một cách long trọng. Trong một thông điệp truyền trực tiếp trên truyền hình, ông Tập cận Bình nói « đặt tầm quan trọng lớn trong quan hệ Trung-Mỹ » và ông khẳng định mong muốn cùng ông Trump làm việc để « bảo vệ những nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi ».
Tuy nhiên những lời hứa tranh cử của ông Trump đòi đánh thuế 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và những tố cáo chính thức Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng tiền…. đó lại là những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hai nước sẽ khó mà có thể ổn định như mong muốn của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh, nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vị tổng thống tân cử của nước Mỹ. Chuyên gia Giả Khánh Quốc ( Jia Quingguo) thuộc Đại học Bắc Kinh và cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, tóm tắt ngắn gọn : Donald Trump là một « biểu tượng của sự bất trắc ».
Nhưng một số chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, ban lãnh đạo Trung Quốc vốn rất ngán những chỉ trích của Hillary Clinton về vấn đề nhân quyền thì lại nghĩ rằng nhà tài phiệt bất động sản New York có thể sẽ có những ứng xử như một doanh nhân thực dụng.
Trong một thông cáo ra hôm qua (9/111), ông James Zimmerman, lãnh đạo phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, một người ủng hộ Clinton, nhấn mạnh là : « đọc một diễn văn cứng rắn dễ hơn nhiều so với việc hình thành và đưa ra các quyết định cứng rắn ». Ông cũng nói thêm là « cô lập hay trừng phạt Trung Quốc không phục vụ các lợi ích của nước Mỹ ».
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20161110-donald-trump-khien-cac-dong-minh-chau-a-lo-lang-bac-kinh-hoai-nghi

TRUMP DIỀU HÂU

Với Donald Trump, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ "diều hâu" hơn »


mediaTổng thống tân cử Donald Trump phát biểu tại Manhattan, New York rạng sáng ngày 09/11/2016 ngay sau khi có kết quả thắng cử.REUTERS/Carlo Allegri
Sự kiện ông Donald Trump bất ngờ được bầu làm tổng thống Mỹ tiếp tục được giới quan sát phân tích và bình luận rộng rãi. Trong một bài phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ từ viện Đông Nam Á tại Singapore nơi ông đang được mời đến nghiên cứu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường đại học George Mason (Hoa Kỳ) đã nêu bật ý nghĩa của sự kiện ông Trump đắc cử, cũng như một số hệ quả đối với nước Mỹ và thế giới.
Trong lãnh vực đối ngoại, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh đến khả năng đường lối của Mỹ sẽ « diều hâu và cứng rắn hơn », trong lúc thách thức đặt ra là cần phải trấn an các đồng minh ở cả châu Âu lẫn châu Á.
GS Nguyễn Mạnh Hùng 10/11/2016 Nghe
Trump đắc cử : Một vài ý nghĩa
1/ Đây là một cái tát vào mặt giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. Nó là cuộc nổi loạn của đám đông bất mãn đối với giới trí thức, truyền thông. Nó là cái thắng của cảm tính trước suy luận, của cực đoan trước ôn hòa.
Nó là biến thể mới của đảng Know Nothing (chống di dân) thập niên 1840 và 1850 thế kỷ thứ 19, và bảo thủ cực đoan của Barry Goldwater trong cuộc bầu cử năm 1964 với câu tuyên bố bất hủ « Cực đoan trong việc bảo vệ tự do không phải là điều xấu.” Khuynh hướng chính trị này tiềm ẩn trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ và nay được Trump khơi dậy thành công.
Đó là thắng lợi của chính sách bảo hộ kinh tế, chống di dân, kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, và giới tính trong một thế giới toàn cầu hóa và đa diện.
2/ Nó là thất bại của giới truyền thông chính mạch và các thăm dò dư luận cứ phần lớn dựa vào phỏng vấn qua điện thoại với một mẫu phỏng vấn (sample) cũ không còn hiệu lực nữa.
Nhưng điều ấy không có nghĩa là mọi mô hình phỏng đoán khoa học đều sai. Trong khi các mô hình khác sai, mô hình tiên đoán của giáo sư Allan J. Litchman tiên đoán đúng về bầu cử tổng thống, từ năm 1984 cho đến nay vẫn đúng. Ông quả quyết Trump sẽ thắng ngay cả khi đa số các đồng nghiệp và các cuộc thăm dò dư luận trong giai đoạn cuối đều đoán là Clinton sẽ thắng.
3/ Nó là thái độ vô trách nhiệm, từ bỏ vai trò lãnh đạo của giai cấp cầm quyền Mỹ (abdication of leadership). Người dân bầu ra những người đại diện cho quyền lợi của mình, nhưng họ cũng muốn những người đón vì hiểu biết hơn, hướng dẫn họ.Chính trị gia phải làm đủ 2 bổn phận: đai diện và lãnh đạo.
Giới lãnh đạo trong nhiều nước ở Âu Châu không có can đảm hướng dẫn và thuyết phục người dân trong các vấn đề khó khăn nên chọn giải pháp dễ dàng là dựa vào chính sách mị dân. Brexit là một trường hợp điển hình: Thủ tướng Anh (Cameron) có quyền vẫn ở trong Cộng Đồng Âu Châu, nhưng vì bị chống đối và tin vào các cuộc thăm dò dư luận nghĩ rằng buộc người dân phải chọn thì mình sẽ thắng, và ông đã thua và nước của ông cũng thua.
Trong trường hợp của Trump, lãnh đạo của đảng Cộng Hòa không có can đảm đoàn kết chống Trump ngay từ đầu vì nghĩ rằng dân chúng sẽ cho ông ấy ngã ngựa giữa đường. Họ đã làm, và Hoa Kỳ có một tân tổng thống Donald Trump! Ông là người duy nhất có hai địa chỉ trên đại lộ Pennsylvania: một ở Nhà Trắng, 1600 Pennsylvania Ave. và một ở Trump International Hotel ở 1100 Pennsylvania Ave.
4/ Chỉ có dân chủ mới cho ta thấy được thực tế chính trị : người dân có quyền phát biểu bất mãn của họ qua cuộc bỏ phiếu để thay đổi chính sách công theo ý của họ. Người ta bất mãn vì hiện tượng toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế làm họ mất việc làm, địa vị xã hội đi xuống, chi phí bảo hiểm y tế tăng, sự áp đặt của chính trị phải đạo (political correctness), chia rẽ và bất lực của giới lãnh đạo ở trung ương, thất vọng vì 8 năm cầm quyền của một vị tổng thống da đen.
Ông Trump và những lời hứa khó thực hiện
Đảng Cộng Hòa nay đã nắm được cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp. Họ có ủy nhiệm để thay đổi. Họ không thể làm việc chỉ để phá đám và chọc gậy bánh xe (ông Obama) nữa. Họ phải chứng tỏ mình làm được việc, và chịu trách nhiệm trước nhân dân và sẽ bị nhân dân trừng trị nếu thất bại.
Chính quyền Trump sẽ phải đối phó với những vấn đề hết sức khó khăn để thực hiện lời hứa tranh cử của Trump: xây bức tường ngăn di dân giữa Mỹ và Mêhicô và buộc Mêhicô trả tiền ; giải quyết và trục xuất 11 triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ ; cải tổ bảo hiểm y tế, lập chương trình mới thay thế cho Obamacare; đánh bại ISIS (tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo), trừng phạt Iran, giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Libya và Syria, chế tài kinh tế đối với Trung Quốc, đàm phán lại hiệp ước NAFTA và TPP, trấn an các đồng minh ở Âu Châu và Á Châu…
Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi khả năng chuyên môn và một thái độ cẩn trọng, trong khi ấy, tổng thống tân cử rất ít hiểu biết về chính trị quốc tế, và các cố vấn hiện có của ông không sẵn sàng.
Tờ báo có khuynh hướng bảo thủ thiên giới tài phiệt Wall Street Journal cho biết trong giai đoạn tranh cử, các cố vấn của Trump chỉ đưa ra những talking points ghi trên 1, 2 trang giấy hoặc bản ghi nhớ (memos) dài tối đa là 20 trang, khác hẳn với các ứng viên khác khi bộ máy tranh cử của họ soạn các nghiên cứu chính sách một cách chi tiết và rõ rệt hơn.
Đối nội : bảo thủ lâu dài ; đối ngoại : diều hâu hơn
Về chính sách đối nội thì vì khả năng bổ nhiệm một số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có khuynh hướng bảo thủ của tân tổng thống, nước Mỹ sẽ đi vào một khuynh hướng chính trị bảo thủ trong nhiều năm tới.
Về đối ngoại, vì chưa biết các cố vấn của ông Trump sẽ là ai cho nên khó đoán được chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng căn cứ vào tuyên bố của ông Trump và một số tướng lĩnh ủng hộ ông, người ta có thế đoán rằng chính sách đối ngoại mới có tinh cách “diều hâu” và cứng rắn hơn.
Chính sách ấy có thế làm hài lòng những người chỉ trích thái độ “nhu nhược” của chính quyền Obama, nhưng cũng có thể đưa Hoa Kỳ vào những cuộc chiến tốn phí và không lối thoát.
Về khía cạnh tích cực, ông Trump có thể làm một cái deal với Nga để yên vấn đề ở Trung Âu và Trung Đông, mà dồn toàn lực đối phó với Trung Quốc ở Á châu.
Thách thức lớn : Trấn an các đồng minh Âu Á
Dưới mắt các nhà lãnh đạo và giới chuyên viên ngoại quốc, ông Trump thể hiện hình ảnh của một Nước Mỹ Xấu Xí (The Ugly America) của thế kỷ 21, thay thế cho hình ảnh Người Mỹ Xâu Xí (The Ugly American) của thập niên 1950 trong cuốn tiểu thuyết của William Lederer và Eugene Burdick.
Vi thế, thách thức lớn của ông Trump là làm sao hàn gắn và trấn an được các đồng minh Âu châu và Á châu của Mỹ. Nước Mỹ không có khả năng trí lực, tài lực, và nhân lực để hành động một mình như ông ấy tưởng.
Điều làm người ta lo ngại là :
(1) sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm của ông Trump về những vấn đề thế giới phức tạp ;
(2) tính nóng nẩy, hiếu thắng, và độc tôn của ông không thích hợp với những tình huống phức tạp, tế nhị, và đòi hỏi sự tự chế.
Điều hy vọng là với tính quyết liệt và sự khôn ngoan của một con buôn, ông ấy có thế có những quyết định thực tiễn và làm được một số thương lượng có lợi cho nước Mỹ.
 http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161110-%C2%AB-voi-donald-trump-chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-se-%E2%80%98dieu-hau%E2%80%99-hon-%C2%BB

MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG

Bầu cử Mỹ và xung đột Biển Đông

  • 8 tháng 11 2016
Stickers for voters are seen at a polling place inside Northfield Town Hall on March 01, 2016 in Northfield, Massachusetts.Image copyright Getty Images
Image caption Ít nhất 44,9 triệu cử tri - một con số kỷ lục, đã đi bỏ phiếu sớm tại bưu điện hoặc các điểm bỏ phiếu

Những người theo dõi chủ đề Biển Đông lâu nay tất nhiên quan tâm tới việc liệu cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng thế nào tới tình hình vốn đã khá căng thẳng ở khu vực này.
Những diễn biến gần đây, dù các phân tích gia từ Hà Nội cho rằng không đáng lo ngại, vẫn khiến giới quan sát băn khoăn.

Thay đổi thái độ

Đầu tiên là sự thay đổi trong thái độ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong quan hệ với Trung Quốc. Không những xích lại gần Bắc Kinh, ông Duterte còn dừng tập trận với đồng minh truyền thống của Philippines là nước Mỹ.
Trump và Clinton: Ai sẽ tốt hơn cho châu Á?
Tiếp theo đó, một nước tham gia tranh chấp Biển Đông khác là Malaysia cũng tỏ ra nồng ấm hơn với Trung Quốc. Mới rồi Thủ tướng Najib Razak đã ký thỏa thuận quốc phòng với Bắc Kinh và hai bên thống nhất hợp tác cả trong lĩnh vực an ninh biển. Malaysia mua bốn tàu tuần tra biển của Trung Quốc và bắt đầu lớn tiếng phản đối sự can dự của “các bên không liên quan” ở Biển Đông, hàm ý Hoa Kỳ.
Ông Najib trong một bài phỏng vấn trên tờ China Daily còn yêu cầu “các nước thực dân cũ nên thôi ngay việc dạy bảo các quốc gia họ từng bóc lột về cách thức xử lý công chuyện nội bộ”.
​​DuterteImage copyright Getty Images
Image caption Tổng thống Philippines hôm 20/10 tuyên ố Manila ly khai với Washington trong lĩnh vực quân sự và hợp tác kinh tế, và nói: "Nước Mỹ đã thua"
Xem ra tình trạng nước Mỹ ngập đầu trong cuộc bầu cử hiện thời và chắc còn mất thời gian ổn định chính sách đối ngoại hậu bầu cử đã khiến cho các quốc gia xung quanh Biển Đông cảm thấy họ nên dĩ hòa vi quý với Trung Quốc.
Washington có lo ngại về việc này hay không thì không biết, nhưng về mặt công khai thì Mỹ vẫn tuyên bố không có gì lo lắng cả.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nói rằng “không có cơ sở gì để cho là đang có một sự chuyển dịch vũ bão của các nước trong việc xích lại gần Trung Quốc và rời xa Hoa Kỳ, nhất là khi chúng tôi cũng có quan hệ tốt đẹp và phát triển song phương với các nước đó”.
Tuy nhiên ông Kirby cũng phải thừa nhận là Washington “không mù” nên đã thấy Bắc Kinh tăng cường quân sự và “hai, ba hoặc bốn” nước Asean ngày càng thân thiện hơn với Trung Quốc.

Không có gì thay đổi?

Thực ra trong cả mười quốc gia Asean, không có quốc gia nào muốn căng thẳng với nước lớn Trung Quốc cả.
Trong lúc này, Hoa Kỳ chỉ dừng lại ở tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục hoạt động bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông.
Khi một tổng thống mới lên, ít nhất trong thời gian đầu Washington cũng sẽ không có gì thay đổi trong lập trường này, theo các nhà quan sát.
Sẽ không có việc Mỹ đột nhiên từ bỏ quan tâm tới khu vực Biển Đông vì quyền lợi của Mỹ trên mọi khía cạnh chính trị, an ninh và kinh tế tại đây là quá lớn.
USS Decatur,Third Fleet, US NavyImage copyright JACK GUEZ/AFP/Getty Images
Image caption Tàu USS Decatur hôm 21/10 đã qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, và là lần đầu tiên chiến hạm thuộc Hạm đội 3 của Hải quân Hoa Kỳ nhận lệnh từ căn cứ tại San Diego khi hoạt động tại Biển Đông. Trong hình là lúc tàu USS Decatur cập cảng Haifa ở Địa Trung Hải hôm 21/10/2009
Sự hiện diện của Hoa Kỳ nhất là về quân sự tại Biển Đông là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm ổn định và trật tự ở đây.
Nếu như các nước nhỏ trong khu vực không còn tin tưởng vào vai trò của Mỹ nữa thì họ sẽ có các kịch bản đối phó có thể dẫn tới hậu quả nặng nề cho chính nước Mỹ thí dụ tăng cường trang bị vũ trang hay để mặc cho Trung Quốc lộng hành.
Quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Mỗi năm khoảng trên 5 nghìn tỷ đôla hàng hóa đi qua khu vực Biển Đông, trong đó 1,2 nghìn tỷ là giao thương với Hoa Kỳ.
Không có vị tổng thống nào ở Mỹ, dù là thuộc đảng nào, muốn xảy ra xung đột và bất ổn trong khu vực này. Tuy nhiên can dự tới đâu lại phụ thuộc vào các chính sách của cá nhân sẽ lãnh vai trò đứng đầu chính phủ và quân đội Hoa Kỳ.
Trước mắt cho dù kết quả cuộc bầu cử ngày 8/11 thế nào thì Mỹ cũng sẽ giữ nguyên lập trường và mong muốn bảo toàn hiện trạng ở Biển Đông. Các lãnh đạo Mỹ sẽ không động tới chủ đề này trong một thời gian, ít nhất nếu như hiện trạng này vẫn còn có thể tiếp tục.

TRUMP & OBAMA VỀ BIỂN ĐÔNG

Tỷ phú Trump ‘sẽ xử lý biển Đông tốt hơn ông Obama’




Ứng viên Donald Trump và Tổng thống Barack Obama.
Ứng viên Donald Trump và Tổng thống Barack Obama.
Người dân Trung Quốc tin rằng cả hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ giải quyết tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington tốt hơn đương kim Tổng thống Barack Obama.
Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, vài ngày trước cuộc bầu cử 8/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
Trong đó, một số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chính vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh.
Theo trang tin News.com.au, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
Trong khi ông Trump vượt trước bà Clinton về các vấn đề trên, những người được thăm dò ý kiến ở Trung Quốc đánh giá ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ cao hơn về các chủ đề như bảo vệ nhân quyền và sở hữu trí tuệ.
Cuộc thăm dò của tờ báo ở Hong Kong còn cho thấy rằng 52% công dân Trung Quốc tin rằng bà Clinton là lựa chọn tốt nhất để củng cố quan hệ với Mỹ so với ông Trump (48%).
Trong khi đó, dựa trên cuộc thăm dò với hơn 3 nghìn người từ Trung Quốc, Nhật, Philippines, Singapore, Indonesia, và Hàn Quốc, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng còn đưa tin rằng 76% người châu Á, trong đó có 61% người Trung Quốc, cho biết ủng hộ bà Clinton lên làm Tổng thống Mỹ.
Xét tổng thể, kết quả thăm dò cho thấy rằng người Trung Quốc lạc quan hơn về việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung so với người dân các nước láng giềng.

Tỷ phú Trump ‘sẽ xử lý biển Đông tốt hơn ông Obama’




Ứng viên Donald Trump và Tổng thống Barack Obama.
Ứng viên Donald Trump và Tổng thống Barack Obama.
Người dân Trung Quốc tin rằng cả hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ giải quyết tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington tốt hơn đương kim Tổng thống Barack Obama.
Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, vài ngày trước cuộc bầu cử 8/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
Trong đó, một số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chính vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh.
Theo trang tin News.com.au, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
Trong khi ông Trump vượt trước bà Clinton về các vấn đề trên, những người được thăm dò ý kiến ở Trung Quốc đánh giá ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ cao hơn về các chủ đề như bảo vệ nhân quyền và sở hữu trí tuệ.
Cuộc thăm dò của tờ báo ở Hong Kong còn cho thấy rằng 52% công dân Trung Quốc tin rằng bà Clinton là lựa chọn tốt nhất để củng cố quan hệ với Mỹ so với ông Trump (48%).
Trong khi đó, dựa trên cuộc thăm dò với hơn 3 nghìn người từ Trung Quốc, Nhật, Philippines, Singapore, Indonesia, và Hàn Quốc, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng còn đưa tin rằng 76% người châu Á, trong đó có 61% người Trung Quốc, cho biết ủng hộ bà Clinton lên làm Tổng thống Mỹ.
Xét tổng thể, kết quả thăm dò cho thấy rằng người Trung Quốc lạc quan hơn về việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung so với người dân các nước láng giềng.
 http://www.voatiengviet.com/a/tham-do-cho-thay-ty-phu-trump-se-xu-ly-van-de-bien-dong-tot-hon-ong-obama/3583605.html

PHẠM TRẦN * TRIỀU ĐẠI TRUMP

Nước Mỹ đi về đâu dưới triều đại Donald Trump?

Việt Nam sẽ mất TPP Với Chính quyền Trump?
Phạm Trần (Danlambao) - Ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đã đảo ngược mọi dự đoán và vượt qua nhược điểm để đánh bại đối thủ danh tiếng Hillary Clinton trở thành Tổng thống thứ 45 của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đây là một biến cố lịch sử của nước Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 08/11/2016 vì ông Trump không phải là chính trị gia chuyên nghiệp; chưa bao giờ ứng cử hay làm việc trong chính quyền; không có kinh nghiệm ngoại giao, quốc phòng và bang giao quốc tế. Ông chỉ là một nhà kinh doanh thành công. Ăn nói không giữ mồm giữ miệng; bị cáo buộc sàm sỡ với nhiều phụ nữ; thích chửi thằng vào mặt đối phương khi tranh luận như đã chứng minh trong thời gian tranh cử với 16 ứng cử viên khác của đảng Cộng hòa.

Vậy tại sao tỷ phú Donald Trump đã đắc cử và có gì đặc biệt trong thành phần cử tri ủng hộ ông ta?
Trước hết, ông bị các hãng thăm dò ý dân đặt vào vị trí thua cuộc từ 4 đến 6 điểm sau ứng cử viên Dân chủ bà Hilarry Clinton, cựu Ngoại trưởng Mỹ, chỉ 24 giờ trước khi phòng phiếu mở cửa ngày 8/11/2016.
Thứ hai, các nhà tài phiệt và thị trường chứng khoán ở New York đều tin tưởng bà Clinton sẽ đại thắng để tiếp tục bảo vệ, xây dựng và phát triển nền kinh tế thịnh vượng toàn cầu. Họ lo ngại chính sách kinh tế chỉ biết bảo vệ quyền lợi nước Mỹ của ông Trump sẽ cô lập Hoa Kỳ với Thế giới.
Thứ ba, bà Clinton được coi là ứng cử viên phụ nữ sáng giá nhất vì có nhiều kinh nghiệm ở nghị trường (bà từng là Thượng nghị sỹ, 2001-2009) và kinh nghiệm quốc tế trong vai trò cựu Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ (chồng bà là Tổng thống Buill Clinton) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ (January 21, 2009 – February 1, 2013)
Thứ tư, trước ngày bỏ phiếu, thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton được 60% phụ nữ ủng hộ, so với Donal Trump là 30%. Bà được 85% cử tri da mầu, 75% cử tri di dân gốc Nam Mỹ (Hispanic) và đa số thành phần cử tri có bằng đại học hậu thuẫn. 
Thứ năm, bà Clinton còn được các nhật báo lớn và uy tín của Mỹ như New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, the Arizona Republic (khuynh hướng Cộng hòa) và nhiều nhà bình luận tiếng tăm, trong đó có ông George Will (đảng Cộng hòa) ủng hộ.
Ngược lại, ông Trump bị coi là người không đủ điều kiện và tư cách làm Tổng thống bởi phần đồng báo chí Mỹ và chính khách, trong đó có Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và hai cựu ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, John McCain (2008) và Mit Romney (2012).
Thảm hại hơn, ông Donald Trump còn bị nhiều Nghị sỹ và Dân biểu Cộng hòa xa lánh vì sợ dính vào ông ta sẽ khó tái đắc cử. Lý do vì ông Trump ăn nói sỗ sàng, tuyên bố nhiều câu bị lên án là kỳ thị người da mầu, các sắc dân gốc Hồi giáo và làm mất lòng khối cử tri gốc Nam Mỹ vì ông ta đe dọa trục xuất những người cư ngụ bất hợp pháp ở Mỹ. Ông còn hứa sẽ xây bức tường dọc theo biến giới Mexico để ngăn chặn người Nam Mỹ vượt biên giới vào Hoa Kỳ. Ông cho rằng, rất nhiều dân Nam Mỹ xâm nhập nước Mỹ là thành phần trộm cắp, buôn bán ma túy, băng đảng.
Thứ sáu, đối với di dân gốc Hồi giáo, ông Trump chủ trương “đóng cửa nhập cư”, đặc biệt cư dân từ Syria, để ngăn chặn quân khủng bố nhập vào Mỹ. Ông đã bị người Mỹ gốc Hồi giáo tố cáo kỳ thị và vô nhân đạo.
Thứ bảy, Đặc biệt hơn, cả gia đình 2 cựu Tổng thống George H. Bush (cha) và Gorge W. Bush (con) và cựu Thống đốc Florida, Jeff Bush đã tẩy chay ông Trump trong suốt cuộc tranh cử. Vì vậy, ông Trump phải vận động tranh cử một mình. Ngược lại, bà Clinton đã có cả một lực lượng vận động hùng hậu gồm vợ chồng Tổng Thống Obama, Phó Tổng thống Biden và chồng bà, cựu Tổng thống Bill Clinton.
Vũ khí bí mật
Do đó, với đường lối tranh cử “chọc giận” và ít được ủng hộ như thế chỉ có một thiểu số nhà bình luận Cộng hòa hay “tay chân” của ông Trump đã phỏng đoán ông Trump sẽ thắng cử. Hầu hết các chuyên gia bầu cử và báo chí, khi coi thường khả năng thắng của của ông Trump, đã làm ngơ một yếu tố quan trọng đã giúp ông Trump đắc cử. Đó là khối cử tri da trắng không có bằng đại học, đặc biệt thành phần dân lao động ở ngoại ô và dân quê. 
Những cử tri da trắng này tự thấy họ đã bị giới lãnh đạo truyền thống và kỳ cựu của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ quên trong nhiều năm. Vì vậy, có rất nhiều cử tri đòi hỏi phải thay đổi, phải có một người mới để làm sạch sẽ chính quyền. Do đó, khi thấy ông Trump cũng có quan điểm và quyết tâm giống mình thì họ đã nhìn vào ông Trump như một chiếc phao giữa đại dương. Nhiều người Mỹ da trắng chưa bầu cử bao giờ cũng đã bảo nhau ghi danh dồn phiếu cho ông Trump.
Khi tranh cử ông Donald Trump còn đòi phải thay đổi tận gốc rễ lề lối làm việc và chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ. 
Về đối nội, ông ủng hộ quyền người dân được có vũ khí để tự vệ nhưng hứa sẽ bảo vệ an ninh cho dân và chống mọi hình thức khủng bố hay phá hoại. 
Ông chủ trương phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ khi nói đến mậu dịch với các nước, nhất là đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và Mexico. Ông hứa sẽ buộc Trung Quốc phải hạ giá đồng Nhân Tệ để chấm dứt bất lợi cho hàng xuất cảng của nước Mỹ cũng như nhập hàng Trung Hoa vào Hoa Kỳ. 
Nhà tỷ phú Donald Trump chỉ trích chính sách mậu dịch của chính quyền dân chủ thời Tổng thống Bill Clinton, tiêu biểu là thỏa hiệp NAFTA (North American Free Trade Agreement), ký năm 1994 giữa Hoa kỳ, Canada và Mexico đã gây thiệt hại cho nước Mỹ. Ông hứa sẽ xem xét lại NAFTA. Ông cũng gay gắt lên án chính sách kinh tế của chính quyền Obama đã làm cho nhiều đại công ty của Mỹ “di tản” ra nước ngoài, trong đó có Mexico, Trung Quốc và Việt Nam khiến nhiều dân Mỹ không có công ăn việc làm. Ngược lại các nước này lại giầu lên, phần lớn tái xuất cảng hàng vào nước Mỹ.
Ông cũng hứa sẽ đem việc làm trở về nước Mỹ, chấm dứt thời kỳ xuất khẩu công ăn việc làm của dân Mỹ sang làm giầu cho nước khác.
Vì vậy, ứng cử viên Donald Trump được nhiều người Mỹ ủng hộ để chống bà Clinton, người mà họ coi như nối nghiệp chính sách thất bại của ông Obama. 
Theo cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CBS, ông Trump được 53% đàn ông da trắng ủng hộ so với 41% dành cho bà Clinton. Ông Trump cũng được tới 53% phụ nữ da trắng ủng hộ, so với bà Clinton là 43%.
Đài CBS kết luận: "Ông Trump cũng được một đa số 72% đàn ông da trắng không có bằng đại học ủng hộ, trong khi bà Clinton chỉ được lối 23%."
Trong số phụ nữ da trắng không có bằng đại học thì ông Trump có tới 62% ủng hộ so với bà Clinton là 34%. Số phần trăm đàn ông da trắng có bằng đại học ủng hộ Donald Trump là 54%, so với bà Cliton 39%.
Trong khi đó thì số cử tri da mầu tại các tiểu bang quan trọng như North Carolina, Michigan, Florida, Lousiana, Georgia lại đi bầu ít hơn 5% so với hai cuộc bầu cử năm 2008 và 2012, khi ông Obama thắng cử dễ dàng.
Ngoài ra, thành phần cử tri trẻ ở độ tuổi sinh viên hay mới tốt nghiệp là lực lượng nồng cốt của “liên hiệp Obama” (Obama coalition) trong 2 cuộc bầu cử 2008 và 2012 và của ứng cử viên Tổng thống, Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, từng là đồi thủ của bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ, lại đi bỏ phiếu ít hơn sự trông đợi của bà Clinton.
Thêm vào đó, sự bất mãn của một số không nhỏ cử tri đối với sự tăng giá của bảo hiểm sức khỏe Obama Care cũng đã đóng góp vào thất bại của bà Clinton. Ông Trump thì chủ trương bỏ Obama Care để đưa ra một chính sách bào hiểm bớt tốn kém hơn cho người dân.
Iran-ISIS-Nato-TPP
Trên bình diện Quốc tế, ông Trump chủ trương "thương thuyết lại" thoả hiệp kiềm chế Iran chế tạo vũ khí nguyên tử (The Iran Nuclear Deal, 2015), là thành công của chính quyền Obama, nhưng ông cho rằng không có lợi cho nước Mỹ mà chỉ làm lợi cho Iran. 
Thỏa hiệp này được ký kết giữa Iran và nhóm các nước gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga, cộng thêm nước Đức (P5+1).
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng chủ trương các nước nhận sự bảo vệ của Hoa Kỳ như nước Đức, Nhật Bản và Nam Hàn v.v… phải đóng góp phí tổn cho nước Mỹ chứ không thể để cho nước Mỹ tiếp tục tiêu hao công qũy như hiện nay.
Ông cũng muốn rà soát lại khối NATO (Liên phòng bắc Đại tây Dương) để buộc các nước phải đóng góp phần mình vào chi phí, thay vỉ để cho nước Mỹ chịu hết.
Tuy nhiên, đối với lực lượng Nhà nước Hồi giáo ISIS (the Islamic State of Iraq and and the Levant (ISIL) còn có tên là Islamic State of Iraq and Syria (ISIS) thì ông Trump chỉ hứa sẽ đưa ra một chính sách loại trừ nhóm này có hiệu qủa hơn chính sách nửa vời” của chính quyền Obama. Nhưng khi chỉ trích chính quyền Obama và ứng cử viên Hilarry Clinton đã thất bại tiêu diệt ISIS và chỉ giúp cho ISSIS lớn mạnh hơn thì ông Trump lại không có kế hoạch rõ rệt phải làm như thế nào. 
Hồi tháng 3/2016, trong cuộc tranh luận với các ứng viên khác của đảng Cộng Hòa, ông Trump từng lên tiếng ủng hộ ý kiến của tướng Lloyd Austin III, đứng đầu Bộ chỉ huy Trung ương (the head of U.S. Central Command), đề nghị gửi từ 20,000 đến 30,000 quân Mỹ vào chiến trường Syria và Iraq để tiêu diệt lực lượng ISIS.
Chính quyền Obama, kể cả ứng cử viên bà Clinton đều chống gửi quân Mỹ vào chiến trường.
Riêng đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) mà Việt Nam đã ký và chờ đợi Quốc hội phê chuẩn, Ông Trump là người đã chống đối quyết liệt.
Ông cho rằng Hiệp định này không có lợi cho Mỹ, vì vậy ông sẽ “đình chỉ TPP” (cancel it).
Quốc hội Hoa Kỳ cũng chưa thông qua TPP.
Riêng vấn đề Biển Đông và trai trò của Hoa Kỳ đối với chính sách bành trướng quân sự của Trung Quốc ở vùng biển này thì ông Trump chưa hề nói một lời.
Như vậy, với những gì ông Donald Trump tuyên bố khi còn là ứng cử viên, liệu ông có hành động như đã hứa hay sẽ phải xét lại cho phù hợp với thực tế của tình hình, sau khi ông nhận chức ngày 20/01/2017 ?
Thêm vào đó, hành động của chính quyền Donal Trump còn phải được Quốc hội chấp thuận. Mặc dù đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát cả Hạ và Thượng viện, nhưng không vì thế mà chính sách của ông Trump sẽ dễ dàng được thông qua.
Trở ngại của chính quyền Trump không chỉ đến từ các Dân biểu và Nghị sỹ đối lập của đảng Dân Chủ, mà ngay trong đảng Cộng Hòa. Tiêu biểu như hai thượng Nghị sỹ Ted Cruz (Texas) và Marco Robio (Florida), là những người từng là đối thủ tranh cử Tổng thống với ông Trump hay như Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, người từng đối nghịch với ông Donald Trump trước khi ông đắc cử.-/-
(11/016)


THẠCH ĐẠT LANG * NƯỚC MỸ SAU BẦU CỬ

Hiện tình nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 08.11.2016

Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ ngày 08.11.2016 đã có kết quả chính thức, ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của siêu cường số 1 trên thế giới.
Đây là cuộc bầu cử lạ lùng nếu không muốn nói là đáng ghét nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lần đầu tiên một tỉ phú chỉ biết kinh doanh địa ốc, không phe đảng, không biết gì về chính trị, không có kinh nghiệm ngoại giao, kiến thức, hiểu biết về quốc phòng, ăn nói bỗ bã, vong mạng, bất cần đời..., tự ứng cử và đắc cử. Đối đầu với ông Trump là bà Hillary, cựu bộ trưởng ngoại giao, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm trên chính trường, am hiểu tình hình thế giới nhưng đồng thời có quá nhiều tai tiếng về sự trung thực trong khi làm việc.

Việc đắc cử tổng thống của ông Donald Trump gây ngạc nhiên lẫn thất vọng cho khá nhiều người vì những cuộc thăm dò dư luận cho đến sát ngày bầu cử cho thấy khả năng ông Trump thành tổng thống thứ 45 của Mỹ thấp hơn bà Hillary rất nhiều. Tuy nhiên điều mà ít người nghĩ đến là số lượng người da trắng đi bầu ở những tiểu bang quyết định thắng bại như Florida, Ohio, Pennsylvania... lên đến 70%, đa số bầu cho ông Trump. Đây là những người thuộc giai cấp lao động bị bỏ quên nhiều năm, nay họ thật sự muốn có một sự thay đổi toàn diện trong thể chế chính trị của Mỹ
Kết quả cuộc bầu cử, do đó đã gây nên nhiều chia rẽ nặng nề, không riêng gì trong nước Mỹ mà còn trên khắp thế giới. Dietmar Bartsch, một chính tri gia Đức nói với đài NT-V Đức là ngày 08.11.2016 là một ngày đen tối cho nước Mỹ.
Ngay từ khi cuộc đếm phiếu chưa chấm dứt, chỉ mới có kết quả sơ khởi - cho thấy ông Donald Trump dẫn trước với số phiếu cử tri đoàn là 260/215 so với bà Hillary Clinton - trung tâm điện toán của sở di trú Canada đã bị crash, không còn hoạt động được vì số lượng người Mỹ vào website coi cách thức di dân qua Canada tăng lên đến độ chóng mặt, khiến cho máy chủ bị quá tải, ngưng chạy.
Đồng thời sở di trú của Tân Tây Lan (New Zealand) loan tin số lượng người truy cập website của họ tăng lên 25 lần so với hàng ngày trước đây. Một số các nghê sĩ, ca sĩ, tài tử ci-nê nổi tiếng của Mỹ như Cher, Barbara Streisand, Amy Schumer, Chelsea Handler, Bryan Cranston,... đã lên tiếng cho biết sẽ di dân đến Úc, Canada, New Zealand...
Chính những lời nói báng bổ, nhục mạ phụ nữ, các sắc dân khác của ông Trump đã gây nên làn sóng chống đối mạnh mẽ sau khi có kết quả bầu cử. Nhiều cuộc xuống đường chống Donald Trump xảy ra khắp nơi trên nước Mỹ từ các tiểu bang miền Đông qua miền Tây, New York, Chicago, Washington,... qua Seattle, Los Angeles... với hàng ngàn người tham dự. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán trên thế giới giảm sút đáng kể dù sau đó có hồi phục lại phần nào. Ngay cả đảng viên đảng Cộng Hòa cũng kéo đến tòa Bạch Ốc biểu tình phản đối sự đắc cử của ông Trump.
Hiện tại chưa thể biết được nội các của ông Trump sẽ có những ai. Tuy nhiên những chính sách, kế hoạch của Trump có thể sẽ dễ dàng thông qua khi Thượng-Hạ viện Mỹ đều nằm trong tay đảng cộng hòa, trừ trường hợp những chính sách, kế hoạch này gặp phải chống đối ngay từ trong nội bộ đảng.
Những điều tuyên bố của ông Trump trong khi tranh cử như xây bức tường dài 3.200km dọc biên giới Mỹ-Mexico, tạo 25.000.000 việc làm trong nội địa cho người Mỹ, giảm thuế doanh nghiệp, đầu tư, rút quân đội Mỹ khỏi liên minh NATO nếu các nước Âu châu không trả chi phí, trục xuất 6 trong số 11 triệu người di dân bất hợp pháp, hủy bỏ luật sinh ra trên nước Mỹ đương nhiên là công dân Mỹ... chưa biết có thực hiện được hay không hoặc sẽ thực hiện bằng cách nào?
Tổng thống Mỹ là người có nhiều quyền lực thật sự nhưng không phải là tuyệt đối. Tất cả các kế hoạch, chính sách về kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, y tế... đều phải được nghiên cứu, bàn thảo, biểu quyết từ hạ viện tới thượng viện chứ không đơn giản điều gì Donald Trump muốn, cũng được xúc tiến thi hành. Sẽ có nhiều thay đổi khi ông Donald Trump tiếp nhận chức vụ vào ngày thứ sáu 20 tháng 01 năm 2017. Tất cả các chính sách, từ kinh tế đến an ninh, quốc phòng, y tế, ngoại giao... chắc chắn sẽ có những thay đổi nếu Trump quyết định thực hiện lời hứa của mình khi tranh cử, nhưng thay đổi ra sao, như thế nào thì còn phải chờ. Trong phạm vi quyền hạn của mình Trump sẽ không làm được gì nhiều.
Do đó không nên quá lo lắng về sự đắc cử của ông Trump. Nước Mỹ có thể sẽ bị rối loạn, chao đảo về nhiều mặt trong một thời gian sau khi Donald Trump lên nắm quyền, nhưng người viết tin rằng, với thể chế dân chủ, tự do tồn tại đã hơn 240 năm, khả năng tự điều chỉnh của xã hội sẽ lấy lại được thăng bằng cho nước Mỹ.
Cho dù những lời nói đầy kỳ thị chủng tộc, giới tính... góp phần không ít cho sự đắc cử vào địa vị tối cao về quyền lực của Donald Trump nhưng rồi tất cả cũng sẽ qua đi. Khi bắt tay vào làm việc, bản thân Trump sẽ nhận ra rằng những tuyên bố văng mạng do thiếu hiểu biết chính trị, thiếu kinh nghiệm ngoại giao của mình sẽ chỉ có hại hơn là có lợi nếu thật sự Trump muốn lãnh đạo đất nước và làm cho Mỹ trở lại vĩ đại như trước.
Hơn thế nữa, tổng thống Mỹ cũng chỉ là một người thực thi các chính sách, kế hoạch do bộ tham mưu, cách think tank nghĩ ra. Cá nhân ông Trump sẽ không làm được gì nhiều nếu cứ bám chặt vào những điều tuyên bố khi tranh cử.
10.11.2016



CHIM BIỂN * VỤ CHÁY QUÁN KARAOKÉ

Mạn bàn về vụ cháy quán karaoke gây ra 13 cái chết của học viên Học Viện Chính Trị

Chim Biển (Danlambao) - Vụ cháy quán karaoke ở số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) xảy ra khoảng đầu giờ chiều ngày 01/11/2016 đã làm thiệt mạng 13 người. Tất cả nạn nhân trong vụ hỏa hoạn đều là cán bộ công chức nhà nước, đặc biệt họ đang ở độ tuổi được cho là sung sức nhất trong cuộc đời. Ngay sau khi vụ việc được loan tải trên phương tiện truyền thông, nhiều lãnh đạo cao cấp của Tp Hà Nội như bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải, giám đốc công an Tp Đoàn Duy Khương đã có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo công việc chữa cháy. Tiếp đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo công an Tp Hà Nội sớm điều tra và sử lý nghiêm vụ việc. Liền sau đó học viện chính trị đã có công văn ký ngày 02/11/2016 với nội dung “siết chặt kỷ luật” đối với học viên về việc tổ chức liên hoan karaoke, dã ngoại, nghiên cứu… bên ngoài học viện… Có thể thấy đám cháy đã “đánh động” nhận thức của thành phần chóp bu trong bộ máy cộng sản VN.

Trái với sự tích cực của nhà cầm quyền, người sử dụng mạng xã hội lại tỏ ra không mấy quan tâm tới nguyên nhân vụ cháy, cái mà họ quan tâm là danh sách 13 nạn nhân đều thuộc thành phần công chức nhà nước và tại sao họ lại đi hát karaoke trong giờ hành chánh. Ở đây không bàn tới chuyện kẻ đau xót hay người hả hê khi biết thông tin về đám cháy. Vấn đề ở chỗ tại sao học viện chính trị là một cơ quan trực thuộc ban chấp hành trung ương của đảng cộng sản, là nơi đào tạo cán bộ nhà nước trong công tác quản lý và lãnh đạo đất nước lại xảy ra sự việc học viên tổ chức liên hoan trong giờ hành chánh. Hơn nữa là tổ chức tại quán karaoke, nơi được xem khá nhạy cảm trong lĩnh vực giải trí tại Việt Nam. Vấn đề tiếp theo, tại sao những sự kiện lớn xảy ra trên đất nước như những vụ ô nhiễm môi trường hay lũ lụt đang cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng, tài sản của người dân thì nhà cầm quyền luôn chậm trễ trong công tác điều hành ứng phó. Trong khi đó vụ cháy này lại được nhiều thành phần thượng tầng của cộng sản nhanh chóng và trực tiếp tham gia xử lý. Phải chăng vụ cháy này có điều gì đó khuất tất bên trong cái quán karaoke kín như bưng bởi các bảng hiệu quảng cáo.
Dưới sự quyết tâm cao độ và khả năng điều tra được xem thuộc hàng giỏi nhất thế giới của cơ quan cảnh sát điều tra, công an Hà Nội, vụ án 13 người chết cháy trong quán karaoke đã xác định được nguyên nhân, tất cả các nạn nhân bị “tử nạn” là do “hàn xì”. Thông báo này của công an Tp Hà Nội đã được đăng tải rộng rãi trên các trang báo của đảng cộng sản vào ngày 09/11/2016, tức chỉ sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn đúng tám ngày. Kết luận của công an Hà Nội còn chỉ ra “công ty thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đã thực hiện 90% tiến độ, tuy nhiên hệ thống chưa kết nối với các thiết bị nên chưa hoạt động được. Bên cạnh đó, cửa thoát hiểm ở tầng 2 không được lắp đặt theo yêu cầu, đường ống nước bị thay đổi thiết kế vân vân và vân vân”.
Nhưng tất cả kết luận trên vẫn chưa nói hết được nguyên nhân của vụ cháy, nguyên nhân chính đã gây ra đám cháy đã cướp đi 13 sinh mạng của học viện chính trị chính là anh thợ hàn, cắt Hoàng Văn Tuấn, 23 tuổi. Trong lúc cắt và hàn, anh Tuấn “đã để lửa và vảy hàn rớt xuống nền nhà, bắn lên vách” gây ra đám cháy. Chắc rằng thông tin này đã khiến cộng đồng mạng xã hội phải cực kỳ vất vả để phân tích tại sao (lại câu hỏi tại sao) lửa và vảy hàn khi rơi xuống nền nhà, vách tường lại tạo ra một đám cháy kinh khủng đến như vậy. Tại sao (vẫn câu hỏi tại sao) các ông các bà cán bộ đang hát karaoke không thoát ra kịp khi đám cháy mới bắt đầu, chắc chắn khi cháy sẽ gây ra chập điện và cúp điện toàn bộ quán karaoke, lúc này các vị công chức chỉ ở tầng 2 cơ mà. Tất cả trong số 13 người họ đều khá trẻ khi người lớn nhất sinh năm 1978 và người nhỏ nhất sinh năm 1993. Vậy tại sao họ thiệt mạng vì đám cháy, hay tại lúc ấy mấy ông, mấy bà công chức không hát karaoke mà đang chú tâm “nghiên cứu chiến lược chính trị” vừa mới được học tại học viện vào buổi sáng. Điểm nữa là tại sao chỉ có cán bộ công chức chết trong vụ hỏa hoạn, không lẽ quán karaoke này chỉ phục vụ cho cán bộ nhà nước giải chí thôi sao. Những câu hỏi tại sao như thế, chác chỉ có 13 vong hồn nơi đám cháy mới có thể đưa ra lý giải.
Sự việc đã qua nhưng có lẽ hơn 700 tờ báo của đảng dù có thông tin như thế nào đi nữa cũng không thể nào khiến dư luận và người thân của nạn nhân cảm thấy an ủi hay hài lòng với kết quả điều tra từ phía công an, cảnh sát điều tra Hà Nội. Một vụ cháy lớn gây thiệt hại nặng về người và của thì không thể chỉ trong vài ngày đã có văn bản thông báo kết quả. Sau đó đưa ra nguyên nhân bằng những dòng chữ trên các trang báo do ban tuyên giáo luôn đạo diễn mỗi khi sự việc được dư luận quan tâm. 
Cơ quan cảnh sát điều tra Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm qui định về phòng cháy chữa cháy, và đang xác minh làm rõ những đối tượng liên quan. Rồi đây anh thợ hàn tên Tuấn và có lẽ gia đình vị chủ quán Karaoke này sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt pháp lý khi họ “được” cho là trực tiếp và gián tiếp gây ra thảm họa trên. Họ có thể là nạn nhân mới của vụ hỏa họa. Bởi nhà cầm quyên không thể im lặng, không thể chìm xuồng vụ cháy ở quán karaoke vì nạn nhân lại là những đồng chí, anh em, con ông, cháu cha của đảng viên cộng sản. Hơn hết, cộng sản luôn là bậc thầy trong chuyện xử lý, lèo lái, trấn an dư luận bằng cách tạo ra những “dê tế thần”.


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Theo Một Thây Ma Đến Thôn Mường Sại

tuongnangtien's picture

Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016 ) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo - Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn (ở VN)  mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.

Ảnh: Dân Việt
Chuyến đi ngắn ngủi này đã được chính những người trong cuộc ghi lại dưới hình thức một bài viết (“Những Đồng Tiền Ánh Sáng”) và đã được đăng trên tờ Thời Báo (ấn bản Tonronto, Canda) số 2371, ra ngày 26 tháng 10 năm 2016. Xin được trích dẫn những đoạn chính yếu:
Xe xuất bến Mỹ Đình từ 20g đêm thứ Sáu, tới 5g30 sáng thứ Bảy thì tới thị trấn Sơn La. Từ đây, chúng tôi bắt chuyến xe khác đi huyện Quỳnh Nhai, bản Mường Sại, hỏi dò để tìm tung tích nhằm trao tiền từ thiện của bà con kiều bào từ tâm ...
Có lẽ, khi làm việc thiện thì thường được gặp may. Cái may mắn chúng tôi gặp không chỉ bởi thời tiết râm mát rất thuận lợi cho việc leo sườn núi, mà vừa bước chân từ đò lên bờ, chưa biết phải theo đường mòn nào về bản, thì một người đàn ông tự giới thiệu là cháu ông Pe.
Chúng tôi nhận ra ngay vì ảnh chụp anh đăng trên báo. Anh tên Lò Văn May, cháu gọi ông Pe bằng bác ruột (có nơi gọi là cậu). Anh tình nguyện dẫn chúng tôi lên nhà, và cõng giúp balô hành lý của chị Hà. Chỉ khoảng 3 km đường dốc, cũng đủ để nhóm người thành thị lười vận động phải thở bằng tai, cứ một đoạn dốc ngắn là phải dừng hẳn lại, để bắt kịp hơi thở. Có đoạn đường mòn, bề ngang chỉ vừa lọt một người, bước không khéo, trượt chân sẽ rơi xuống suối cạn.
Người ta bảo phúc bất trùng lai, nhưng chúng tôi lại gặp may nữa. Anh Lò Văn Muôn, con nuôi của ông Pe, người bó xác chị Lò Thị Phanh chở sau xe máy từ bệnh viện về nhà, sống cách đó những 20 km, cũng có mặt, dù chúng tôi không hề có manh mối gì để báo trước.
Khi chúng tôi vào nhà, ông Pe vẫn nguyên vẻ lúng túng thô sơ chất phác của người miền núi, chào chúng tôi bằng mấy câu tiếng Kinh bập bõm. Nói với con cháu, ông vẫn dùng tiếng dân tộc Thái trắng.
Bên trong căn nhà tối om, đập vào mắt chúng tôi trước tiên là người đàn ông nằm ườn trên giường, phanh cả áo xống; trước đám người lạ vẫn giữ nguyên tư thế, cứ chòng chọc nhìn khách.
Anh Muôn giải thích, người đang nằm tên Lò Văn Sương là em chị Phanh, sinh năm 1981, bị câm và ngớ ngẩn từ bé. Anh Sương lập gia đình với một cô gái quá lứa không lấy gì làm khôn ngoan, và mấy năm nay vẫn chưa có con ... quần áo trên người anh ta cũng đồ từ thiện.
Chúng tôi ra phía cầu thang sau nhà, nhìn xuống vườn. Một mùi xú uế tanh lợm bốc lên. Túp lều lợp cỏ gianh, vây quanh vách qua loa bằng tấm cật nứa. Đây là nơi nhốt Lò Văn Hom, người anh sinh đôi với Sương.

Em chị Lò Thị Phanh, anh Lò Văn Hom bị xích vì mắc bệnh tâm thần. Ảnh: Thời Báo Canada.
Anh này sinh ra khôi ngô khoẻ mạnh, đi học đến lớp 5 thì phát bệnh. Gia đình không tiền chạy chữa, bệnh cứ thế ngày một nặng thêm.
Một mình ông cụ tuổi bát tuần vừa nuôi con hai con trai điên khùng ngớ ngẩn, nhất là từ khi bà Pe chết cách đây ba năm, thì không còn đủ sức canh chừng người điên. Sau một lần anh Hom bỏ nhà lang thang vào tận rừng sâu, tìm mãi mới thấy, cả nhà sợ anh chết thú dữ ăn mất xác, nên đã xích lại.
Con người phải trần trụi xích xiềng như vậy, mất tự do hơn cả con bò, con chó trong nhà. Thật sống không bằng chết. Nhìn ông Pe ngoài 80, vợ chết, con gái chết, ngồi lau nước mắt bên 2 đứa con điên, ngẫm thấy, đời người thật nhiều nỗi thống khổ, không ai giống ai. Nhưng chắc chắn nỗi đau về con cái là nỗi đau lớn nhất…
Ngay rìa miếng đất của ông Pe có một sườn nhà sàn theo qui cách dân tộc Thái nhưng không mái, không thưng vách, chơ vơ cái cốt nhà, trên sàn tre đặt mấy nông cụ đi nương. Trước sự tò mò của chúng tôi, anh Muôn bảo đây là nơi ở của bà Bạc Thị Ún, người cháu gọi ông Pe bằng cậu, nay cũng đã già, mồ côi cha mẹ, không chồng không con, được ông bà Pe mang về nuôi từ nhỏ. Hôm nay, bà này đang đi làm ở nương ngô và ở lại trong chòi canh rẫy.
 Trong khi chờ gặp cháu Pó theo mợ từ rẫy về, anh Muôn dẫn chúng tôi đến thăm mồ chị Phanh, theo lời dặn dò của người chuyển tiền về từ bên Toronto. Cách nhà 2 cây số, nhưng vốn nơi đây là Rừng Ma, hoang vắng, lại là nơi tái định cư, nên âm u hoang dại, nếu ai yếu bóng vía và không quen nơi thâm sơn cùng cốc dễ bị giật mình.
Đứng trước nhà mồ chị, tôi đã khấn vái:“Chúng tôi ở xa tới, mang giùm những đồng tiền hảo tâm của kiều bào quyên góp giúp gia đình chị và cháu bé. Chị sống khôn chết thiêng thì chứng giám chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xin phù hộ cho cha chị đủ sức khoẻ, cháu Pó được khôn lớn, được chăm lo học hành từ ân nghĩa này. Cũng xin xin bao bọc cho chúng tôi chuyến về bình yên.”
Trên đường quay về nhà khi được hỏi về nguồn sống của gia đình ông Pe, anh Muôn thú nhận, bản thân anh cũng không nuôi được bố, vì hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm, ông cụ thiếu cái ăn khoảng 2 tháng, vì trong gia đình người ăn thì đông mà người làm lại không. Cứ lần hồi, làm con tắc kè, tự ăn đuôi mà sống cho qua ngày. 
Chúng tôi trở lại nhà họ sau khi leo leo xuống 2 km đường đồi núi cũ, đúng lúc cháu Pó từ nương về theo người mợ. Cô con dâu ông Pe, 31 tuổi, có thân hình của đứa trẻ suy dinh dưỡng 14 tuổi với gương mặt bà già 60 với những nếp nhăn hằn sâu. Cô lúng búng chào mọi người rồi ra đứng lơ ngơ phía đầu hồi.
Cả gia đình, ai cũng có cặp mắt mờ đục, u uẩn, buồn bã, bằng chứng của tuyệt vọng, như bất cứ đôi mắt của người nghèo miền sơn cước nào mà chúng tôi đã gặp. Ánh nhìn mông lung, mắt mở nhưng không thấy ngày mai...
Chúng tôi chào cháu bé. Nó chào lại bằng đôi mắt to mòng mọng nước, ngơ ngác, luôn mở to như kiếm tìm. Con bé 7 tuổi mà nhấc lên, nhẹ sọp, toàn xương. Hỏi gì cũng không nói. Đưa cho túi bánh hộp sữa thì cầm, rồi khép nép ra ôm cánh tay ông ngoại. Đúng là gà con lạc mẹ. Móng tay cáu bẩn. Cái mũ và bộ quần áo ai đó mới mua cho ở chợ núi, nhìn tươm tất, nhưng vẫn không làm con bé bớt phần ai oán.
Vào độ tuổi phải được cha mẹ ôm ấp nâng niu, thì nó đã mồ côi bố từ khi mới lên 2. Sơn La vốn là một điểm đen ma tuý, mà huyện Quỳnh Nhai cũ là nơi khai thác vàng với những chủ bưởng khét tiếng vùng Tây Bắc. Cơn lốc vàng đã mang theo ma tuý, điếm đĩ và vô vàn tệ nạn khác, khuấy đảo vùng núi bình yên. Bố bé Pó đi làm thuê, có đồng nào nướng hết đồng đó vào ma tuý, để rồi mắc nghiện và chết vì SIDA.

Ông Lò Văn Pe cháu Lò Thị Pó. Ảnh: Thời Báo Canada

Nay mất nốt mẹ, hàng ngày sống giữa hai người cậu điên, một người mợ chậm chạp về trí tuệ và ông ngoại già nua, nên hầu như cả ngày nó không có cơ hội học và sử dụng ngôn ngữ của loài người. Tương lai con bé ra sao? Hoàn toàn mờ mịt. Rồi lại chôn chân ở xó rừng này.
Tường trình của Thuận, Hà và Phú (Miền bắc Việt Nam 21/10/2016).
Có lẽ ngay ở Bắc Hàn cũng không dễ tìm được một nơi mà điều kiện sinh sống của người dân khốn cùng và tồi tệ như tại thôn Mường Sại. Có bao nhiêu “xó rừng” tương tự ở khắp nước Việt Nam nhưng không ai hay biết vì chưa ai từng đi theo một thây ma đến tận những nơi đây?

NS. TUÁN KHANH *

Tân tổng thống và bầu cử Mỹ trong mắt người Việt

tuankhanh's picture

Ý kiến nói "nhiều người Việt theo dõi cuộc bầu cử không vì nước Mỹ, mà vì cho quê hương mình".
Cũng như bao người có khuynh hướng thích bà Hillary Clinton làm tổng thống, tôi đã có thoáng bàng hoàng khi nghe kết quả chung cuộc. Thế giới quả là đầy những bất ngờ, nhưng sự dân chủ và nỗ lực ủng hộ lựa chọn mang tính dân chủ ở một quốc gia cách Việt Nam hàng ngàn dặm, cũng đem lại nhiều điều bất ngờ hơn nữa.
Nhà báo Phạm Đoan Trang có phân tích ngắn của mình, nói rằng phân nửa số bạn trên facebook của cô đã buồn, vì chọn phía bà Hilary. Cô phân tích rằng nhiều người Việt trong nước có cảm tình với bà Hilary Clinton vì bà có nhiều hình ảnh gắn với Việt Nam. Chồng bà cũng vậy. Thậm chí những nỗ lực về cải cách nhân quyền và cứng rắn trong các chính sách về tự do tín ngưỡng, ngoại giao… của bà cũng là điều dễ gây thiện cảm. Nhưng quan trọng hơn, có lẽ thái độ luôn không muốn nhún nhường trước Trung Quốc của bà, khiến hàng triệu người Việt đang mang tâm trạng ức chế về tổ quốc, dân tộc khiến họ thân thiện với bà hơn.
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, xa xôi và lạ lùng, nhưng khiến báo chí Nhà nước cũng đưa tin liên tục, phân tích và dự đoán. Có lẽ ngoài các cuộc hội ngộ túc cầu tầm quốc tế, thì không có khi nào không khí báo chí Việt Nam lại hừng hực và dễ có đề tài như vậy. Thậm chí, trên trang VnExpress sáng ngày 9/11, người ta còn đọc được một tít bài lớn "Vì sao bầu cử tổng thống Mỹ năm nay gay cấn hơn cả siêu xổ số?"
Sự lựa chọn một nhà lãnh đạo tương lai cho mình, công khai và minh bạch, đã khiến mọi thứ reality show đều tuột hạng. Thậm chí, dựa vào từng ngày, từng giờ của cuộc tranh cử, người Việt lại có cơ hội so sánh và cười mỉm về những gì gọi là bầu cử trong cuộc sống của mình. Trên trang facebook của mình, nhà văn Nguyễn Đình Bổn viết về việc người Việt theo dõi sát sao cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rằng "cho thấy khát vọng tranh cử, bầu cử tự do tại Việt Nam hiện nay là cháy bỏng. Nhưng từ khát vọng đi đến hiện thực này tại Việt Nam xa hay gần lại lệ thuộc vào quá nhiều tác động từ bên trong lẫn bên ngoài mà khai dân trí là một trong những điều kiện cần thiết".
Một facebooker khác vì hóm hỉnh nói rằng khác với những cuộc bầu cử ở Việt Nam, đến giờ cuối cùng người ta mới có được kết quả cuối cùng của người thắng cuộc. Còn ở Việt Nam thì mọi thứ có thể biết trước cả tuần, thậm chí cả tháng.
'Không giống ai'
Riêng tôi, lại thấy thêm rằng khi bước vào một kỳ bầu cử nào đó, hầu hết các cử tri đều không biết hoặc xác minh được nhân thân, trình độ… của các ứng cử viên được Đảng giao phó là ai. Người dân chỉ còn tạm lựa ra những nhân vật đã được chọn. Mà cái "chọn" đó, luôn giới thiệu những sai lầm hoảng kinh về việc không có ai chịu trách nhiệm đưa ra các nhân vật đó. Cụ thể như Trần Văn Truyền, Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Huy Hoàng… chẳng hạn.
Dù ông Donald Trump quả có làm nhiều người hoảng kinh về tính cách hay phát ngôn, nhưng rõ ràng sự lựa chọn rất mạnh mẽ của công chúng Mỹ là bởi họ có thông tin và cho rằng đã hiểu rõ ông. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã hân hoan bày tỏ sự ủng hộ với Trump. Ông viết: "Vì ông ta là người mà tôi mong đợi, người có thể thay đổi cái trật tự thế giới và khu vực hiện nay, cái trật tự bất công và bất lợi cho đất nước tôi. Đã nhiều lần tôi nói rằng chỉ khi nào cái trật tự này bị phá vỡ thì khi đó đất nước ta mới có cơ hội thoát Trung, thoát cộng. Còn một điều nữa tôi ủng hộ Donald Trump vì ông ta và tôi đều là những thằng "không giống ai" và ít có người ưa".
Donald Trump: 'Chính quyền sẽ phục vụ người dân'
Đây cũng là một điều thú vị. Sát nách, Bắc Kinh qua các kỳ bầu cử, ngoài việc báo chí Nhà nước hô hào và giới thiệu, dân chúng vẫn bàng quan. Thậm chí, ai lên tổng bí thư hay vào chủ tịch, không mấy người Việt quan tâm để học thuộc tên. Bất luận hai Đảng cộng sản vẫn luôn nói tình hữu nghị keo sơn, nhưn dường như đa số người dân Việt vẫn có khuynh hướng gần phương Tây hơn, gần Mỹ hơn. Cũng như niềm tin đã được thử thách của những người ủng hộ bà Hilary hay ông Donald, nhiều người Việt tin rằng nền dân chủ phương Tây sẽ đem lại một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước nước mình, nhân dân của mình.
Trong tâm thế đó, nhiều người Việt theo dõi cuộc bầu cử không vì nước Mỹ, mà vì cho quê hương mình. Một người tên là Hien Le, chỉ rời khỏi Việt Nam đi định cư chừng vài năm nay, viết rằng cô lo ngại khi ông Trump đắc cử. Lý do vì "Trump phản đối hầu hết các hiệp định thương mại có liên quan Việt Nam và Mỹ, Trump lên thì xác định mất xuất siêu. Trump phản đối người nhập cư, kể cả người nhập cư Việt Nam, và Trump phản đối ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở Biển Đông, Trump lên thì biển Đông là chuyện riêng của Trung Quốc và Asean".
Một người bạn của tôi trên facebook, anh Truong Thanh Liem, có viết vài dòng khiến tôi không khỏi tần ngần, rằng anh chọn bầu đảng Dân chủ vì những chính sách an sinh xã hội cho người già, cho những người tỵ nạn còn kẹt ở Philippines hay Thái Lan thỉnh thoảng có cơ hội ra đi đến nước thứ ba. Còn những người bạn của anh thì chọn đảng Cộng hòa bởi những chính sách cho dân làm ăn. Thật rõ, người ta lựa chọn không phải vì một đảng nào là thần thánh hay vinh quang mãi mãi, mà là đảng có thật sự có khả năng làm gì cho con người hiện tại hay không, hay chỉ ăn mày quá khứ.
Thật là bất đồng, trong một cuổi chiều ở Việt Nam, khi tôi như đang buồn về sự thất cử của bà Hilary Clinton, một người bạn trẻ ủng hộ Donald Trump reo mừng và nhắn vào máy của tôi "ghé qua làm ly bia chúc mừng Trump đi".
Ai nói bầu cử tổng thống Mỹ xa lạ với Việt Nam?

TRIUMP CỨNG RẮN

 DONALD TRUMP :
                         Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Tàu Quốc
                                               Poster on 20/7/2016 by The Observer
                                                                                               Tác giả: Donald Trump

Nói  thẳng: Tàu Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Tàu Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.

Có nhiều điều về sức mạnh Tàu Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Tàu Quốc.

Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Tàu Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Tàu Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh.

Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Tàu Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Tàu Quốc.
Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Tàu Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Tàu Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Tàu Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động.

Quan hệ của Mỹ với Tàu Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Tàu Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại.

Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Tàu Quốc. Nghĩa là mỗi năm Tàu Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Tàu Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta.
Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Tàu Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Tàu Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Tàu Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng.

Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Tàu Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ.

Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Tàu Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Tàu Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không.

Tôi  đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Tàu Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất.

Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán  mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Tàu Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học).

Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Tàu Quốc theo bạn thì Chủ tịch Tàu Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Tàu Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Tàu Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo.

Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Tàu Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Tàu có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.”
Những gì Tàu Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Tàu Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá.

Vậy ta phải làm gì đây?

Tàu Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối  với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Tàu đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Tàu giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Tàu bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn.

Việc Tàu Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Tàu Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Tàu, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn.
Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Tàu Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Tàu có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này.

Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Tàu đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Tàu là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Tàu Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Tàu Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ.

Sự thao túng tiền tệ của Tàu Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Tàu Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Tàu Quốc. Đến năm 2008, Tàu Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ.

Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết :
Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Tàu Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Tàu Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Tàu Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái.

Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Tàu Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Tàu Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Tàu Quốc.”

Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Tàu Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Tàu Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.”
Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Tàu. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Tàu Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.”

Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Tàu từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Tàu Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.”

Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Tàu Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Tàu. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Tàu Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Tàu Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Tàu. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Tàu và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Tàu, tôi hiểu và tôn trọng họ.
Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan.

Tôi có nhiều bạn ở Tàu Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Tàu Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Tàu muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Tàu của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”.

Vậy nên, tôi nói xấu Tàu Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Tàu Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Tàu đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Tàu sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay?

Tàu Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Tàu Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Tàu Quốc như một người bạn.
Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.
 
         http://nghiencuuquocte.org/ 2016/07/20/trump-day-la-cach- my-cung-ran-voi-trung-quoc/
Tác giả: Donald Trump “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.

 

LÊ XUÂN NHUẬN * TỔ CHỨC CẢNH SÁT HẬU CỘNG SẢN


LÊ XUÂN NHUẬN * TỔ CHỨC CẢNH SÁT HẬU CỘNG SẢN

KẾ HOẠCH KHUNG
TỔ CHỨC CẢNH SÁT HẬU CỘNG SẢN
 
          Có một vấn-đề hết sức quan-trọng và cấp-bách, là nếu một lúc nào đó, bất-cứ trong trường-hợp nào, mà Cộng-Sản Việt-Nam sụp đổ, thì đương-nhiên Người Việt Không-Cộng-Sản sẽ đứng ra thành-lập một Chính-Quyền mới cho nước Việt-Nam Tự-Do. Một trong các việc làm đầu tiên là phải tổ-chức một lực-lượng Cảnh-Sát cho giai-đoạn hậu-cộng-sản. Và để có thể dễ-dàng tiến-hành công-tác này, các giới-chức hữu-trách cần phải có sẵn một kế-hoạch khả-thi, kế-hoạch ấy phải được thành-hình ngay từ bây giờ, chứ không thể đợi đến lúc đó mới bắt đầu nghiên-cứu, soạn-thảo, luận-bàn.
          Thấy rõ điều đó, nên vào đầu năm 2008, cựu Đại-Tá Phạm Bá Hoa, tác-giả tài-liệu lịch-sử “Đôi Dòng Ghi Nhớ, từ Tổng-Hội Cựu-Sinh-Viên Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức tại Hải-Ngoại, đã phổ-biến trên nhiều diễn-đàn liên-mạng một kế-hoạch khungTổ Chức Cảnh Sáthậu-cộng-sản.
          Cũng như kế-hoạch lấy lại tài-sản vốn bị CSVN cưỡng-đoạt, bản văn này của ông Phạm Bá Hoa là kết-quả của một việc làm công-phu, đầy viễn-kiến và thiện-chí, cần được nhiều người tham-khảo, đóng góp thêm ý-kiến, để kế-hoạch sớm đạt được một nội-dung hoàn-hảo.
          Riêng tôi xin có đôi chút thiển-kiến sau đây, khuấy-động đề-tài, mong được các vị cao minh chiếu-cố.
*
          Dưới đây là nguyên-văn bài viết của Ông Phạm Bá Hoa, bằng chữ màu xanh, với những đoạn nào mà tôi thấy cần lưu ý thì tôi tô đỏ, và tôi góp ý bằng chữ màu hường
*

From: Hoa Pham
Sent: Feb 29, 2008 11:23 AM
Subject: pho bien ke hoach khung "To Chuc Canh Sat" hau cong san.
Tổng Hội Cựu SVSQTB/TĐ/HN
Ủy Ban Thường Trực
*****
Số 20/UBTT/SLQG/ CS
Kế hoạch khung
tổ chức Cảnh Sát.
*****
- Căn cứ kế hoạch công tác nhiệm kỳ 2006-2008 ngày 18/7/2006 của UBTT.
- Căn cứ dự thảo "Quan Niệm Sách Lược Quốc Gia Hậu Cộng Sản", phổ biến dưới số 17 ngày 19/3/2007 và 19/4/2007 của UBTT.
*****
Đây là bản "phác thảo khung" sử dụng nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh Kế Hoạch Tổ Chức Lực Lượng Cảnh Sát.
Giả định rằng, ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ, một chánh phủ lâm thời được thành lập, đã ra tuyên cáo trước đồng bào và thế giới "Việt Nam theo chế độ dân chủ tự do và tôn trọng các quyền căn bản của toàn dân". Chánh phủ tôn trọng quốc kỳ, quốc ca, và quốc huy Việt Nam Cộng Hòa từ tháng 4/1975 về trước, trong khi chờ đợi Quốc Hội dân cử quyết định. Chánh phủ hội họp liên tục để giao trách nhiệm cho các Bộ gấp rút thực hiện những vấn đề cấp thiết. Theo đó, một trong những kế hoạch mà Bộ Nội Vụ phải ban hành trong thời gian sớm nhất là tổ chức lực lượng Cảnh Sát  Theo tôi, không phải là Bộ Nội-Vụ phải ban-hành trong thời-gian sớm nhất, mà là bộ tham-mưu của Thủ-Tướng Lâm-Thời phải ban-hành (và thực-hiện) ngay tức-thời, ngay cả trước khi thành-lập Bộ Nội-Vụ, kể từ giờ phút đầu tiên bản-thân viên Thủ-Tướng Lâm-Thời cần có một toán vệ-sĩ cho chính mình, với những qui định về cấp hiệu, huy hiệu.  Cấp hiệu và huy hiệu quan-trọng hơn các vấn-đề khác?  Đây là kế hoạch phác thảo để cung cấp cho nhóm nghiên cứu một kế hoạch khung, dùng tham khảo trong công tác soạn thảo kế hoạch thực hiện.
Cũng giả định rằng, Bộ Nội Vụ chỉ thị nhóm nghiên cứu soạn thảo kế hoạch với các điểm chính sau đây:
- Tổ chức một lực lượng Cảnh Sát với nhân số khoảng 240.000 người (0.3% dân số) và khoảng 24.000 nhân viên dân sự (10%), trên căn bản giải thể ngành Cảnh Sát Công An cộng sản cũ và tuyển mộ cấp thời.  Khi nói đến nhân-viên dân-sự tức là cũng có nhân-viên quân-sự.  Vậy là sẽ có (240,000-24,000=) 216,000 nhân-viên quân-sự, tức là 90% tổng nhân-số Cảnh-Sát!  Dù cho có chấp-nhận để cho quân-nhân qua làm Cảnh-Sát (làm hỏng Cảnh-Sát như dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà), thì làm thế nào để có con số 216,000 quân-nhân “biệt-phái” ấy, khi mà Thủ-Tướng (Chính-Phủ) Lâm-Thời cũng phải đồng-thời thành-lập một Quân-Lực, mà tuyển-mộ cho được 216,000 quân-nhân cho Quân-Lực đã là việc khó!
- Tạm thời sử dụng vũ khí đạn dược của Cảnh Sát Công An cộng sản, nói chung là dụng cụ trang bị cho Cảnh Sát, trong khi chờ đợi trang bị thích ứng.
- Vừa tổ chức lực lượng vừa thi hành trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
1. NHẬN ĐỊNH.
a. Công An cộng sản.
(1) Lực lượng Công An được xem là thành phần trung thành với lãnh đạo của họ hơn tất cả các ngành khác. Ngoài thành phần Công An trách nhiệm an ninh khu phố và trật tự xã hội tại tất cả các cơ quan hành chánh địa phương và trung ương, lực lượng này có nhiều bộ phận khác nhau mà hầu hết là tình báo và phản tình báo hoạt động trong tất cả các lãnh vực sinh hoạt xã hội, kể cả trường học các cấp. Tình báo cộng sản cũng có mặt tại hải ngoại, cộng với những tên tay sai và những tổ chức tay sai của chúng chen lẫn trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản.
(2) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Công An là những hung thần, những con mắt tàn bạo, những bàn tay đẫm máu, thực hiện chính sách bịt mắt, bịt tai, bịt miệng tất cả mọi người kể cả đảng viên của họ, đồng thời đày đọa vào các trại tập trung khắc nghiệt bất cứ ai có ý kiến trái ngược với độc tài. Công An cũng là những bức màn che giấu mọi thối nát của hàng lãnh đạo các cấp đối với dư luận trong nước lẫn ngoài nước, qua hành động thực hiện những bức tường lửa ngăn chận mọi trao đổi truyền thông trên mạng lưới thông tin toàn cầu.
(3) Ngay khi chế độ cộng sản độc tài sụp đổ, không loại trừ một thành phần sợ trả thù vì họ biết họ đã có những hành động tội ác với người dân nên họ sẽ chống phá chế độ mới, ít nhất là trong thời gian đầu do tính ngoan cố cố hữu của người cộng sản cực đoan, suy đoán sự chống phá hay khủng bố khoảng một hay hai năm. Cũng không loại trừ giả thuyết một số cá nhân vẫn giấu vũ khí trở thành kẻ cướp.
(4) Trong những năm gần đây, với bối cảnh quốc tế rất quan tâm đến nhân quyền, kết hợp với bối cảnh Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại ngày càng quyết liệt đòi lại quyền chính trị của 83 triệu dân trong nước, cộng với nhóm đấu tranh dân chủ, cùng với công nhân bị ức hiếp bóc lột, và khối dân oan đông đảo đứng lên biểu tình liên tục trên toàn cõi Việt Nam, chứng tỏ ngày nay người dân xã hội chủ nghĩa không còn sợ hãi như mấy chục năm về trước nữa, cho dù Công An vẫn là hình ảnh hung thần tuy có phần suy giảm. Sự suy giảm này không do chính sách của chế độ mà do sức ép của quốc tế.
(5) Với bối cảnh đó, và dựa trên lập luận "không phải tất cả Công An đều là hung thần", không loại trừ khả năng có một số cá nhân hoặc tổ chức Công An sẽ ủng hộ chế độ mới bằng cách đứng lên chống lại đồng đội của họ vào trước giờ thứ 25 của tiến trình sụp đổ.
b. Khả năng của ta.
Nhóm lãnh đạo lâm thời không có một lực lượng Cảnh Sát nào trong tay khi cộng sản sụp đổ, nhưng có một khối lượng đáng kể cán bộ các cấp  Nếu muốn nói đến các cựu viên-chức CSQG thì nên dùng chữ viên-chức (nhân-viên) thay cho chữ “cán bộ” (để khỏi lẫn lộn với nhân-sự CSVN  có kiến thức tổng quát, có khả năng chuyên môn nay cần cập nhật trong thời gian ngắn, và nhất là có một tinh thần trách nhiệm với người dân sau mấy chục năm học được bài học đắng cay từ phía Công An cộng sản gây ra. Tôi đồng ý; nhưng xin lưu ý: đa số đều đã lớn tuổi, yếu thể-lực, không đủ để phân bổ ra khắp nước; chưa kể vấn-đề tài-ngân (dứt bỏ cuộc sống ổn-định tại nước ngoài, mà về Việt-Nam thì phải lãnh lương ít nhất cũng bằng thu-nhập hiện có cộng thêm chi-phí trú-ngụ và di-chuyển, v.v...)
c. Khả năng viện trợ.
Với công cuộc xây dựng chế độ dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam, tự nó có sức thuyết phục nhiều quốc gia trên thế giới -nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á- nhanh chóng trở thành đồng minh của chúng ta. Từ đó, dẫn đến những viện trợ cần thiết cho lực lượng Cảnh Sát Việt Nam trong bước đầu, và sau đó. Trường hợp này, chánh phủ mới cần tránh lệ thuộc hoàn toàn vào một quốc gia để không rơi vào tình trạng thụ động đối với những vấn đề quốc tế. Đây là vấn đề khả năng và bản lãnh lãnh đạo của chánh phủ lâm thời trong mục đích xây dựng nền nếp ngoại giao căn bản cho những vị lãnh đạo kế tiếpChính-sách ngoại-giao luôn luôn uyển-chuyển tùy theo từng hoàn-cảnh, và cũng thay đổi tùy theo mỗi lãnh tụ (dân bầu lãnh tụ mới, với chính sách mới) làm sao mà xây dựng nền nếp căn bản cho những vị lãnh đạo kế tiếp? Tôi hiểu ý của tác-giả, nhưng việc đó liên-quan đến lập-trường của chính Thủ-Tướng Lâm-Thời (nguyên-nhân, chủ-động), chứ ít liên-quan đến phương-tiện hoạt-động (kết-quả, thụ-động) của Cảnh Sát nói trong kế-hoạch khung này.
d. Tin tức cần sưu tầm.
Những tin tức về "Cảnh Sát Công An cộng sản" cần được sưu tầmChỉ “cần” được sưu tầm (đòi hỏi thời gian) mà thôi, chứ không “bắt buộc” phải sưu tầm?  để nhóm trách nhiệm có những thông tin mới nhất trong nghiên cứu soạn thảo kế hoạch tổ chức quân đội nói về Cảnh Sát mà tự ám thị quân đội  sát với thực trạng, như:
- Tổng số nhân số ngành Công An?
- Hệ thống tổ chức ngành Công An cấp trung ương, chú trọng đến các cơ cấu tình báo& phản tình báo, gián điệp & phản gián điệp?
- Các Tổng Cục liên quan đến an ninh, tình báo, gián điệp, ... chú trọng đến tổ chức, nhân sự, điều hành, và những hoạt động thuộc loại tội ác của Tổng Cục 2 Tình Báo đặc biệt?
- Trong hàng lãnh đạo ngành Công An từ trung ương xuống đến cấp tỉnh/thành phố, danh tánh những ai có hành động thuộc loại tội ác với những người không cùng chính kiến?
- Trại tập trung nào khắc nghiệt nhất? Cấp bậc và tên của trại trưởng?
- Và ..v..v... Mấy cái này thì chúng ta có thể biết được một phần ngay từ bây giờ, bằng cách mở xem trên Internet, dò hỏi tại Việt Nam, v.v...; đến khi “cộng sản đã sụp đổ” thì chỉ việc mở xem hồ-sơ sổ-sách của họ là cũng đã có ngay rồi (họ chỉ có thể thiêu hủy một phần nào đó, tại một số nơi nào đó mà thôi)
2. NHIỆM VU..
Tổ chức một lực lượng Cảnh Sát với nhân số khoảng 240.000 người (0.3% dân số) và khoảng 24.000 nhân viên dân sự (10%)  Xin xem thiến-ý phía dưới  trên căn bản giải thể ngành Cảnh Sát Công An cộng sản cũ. Tạm thời sử dụng vũ khí đạn dược và dụng cụ trang bị của Công An cộng sản. Vừa tổ chức lực lượng vừa thi hành trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự xã hội, góp phần ổn định sinh hoạt quốc giạ Đồng thời tạo điều kiện cho những mục tiêu phát triển sau đó.
3. THỰC HIỆN.
ạ Quan niệm tổ chức.
Tổ chức một lực lượng Cảnh Sát trên căn bản giải thể Cảnh Sát Công An cộng sản. Tái sử dụng thành phần Cảnh Sát Việt Nam Cộng Hòa cũ, tái sử dụng Cảnh Sát Công An vừa giải thể sau khi chọn lọc cẩn thận, và tuyển mộ đào tạo cấp thờị
(1) Tổ chức Cảnh Sát gồm 3 thành phần:
- Cảnh Sát đồng phục: Trách nhiệm an ninh trật tự xã hộị
- Cảnh Sát không đồng phục: Trách nhiệm an ninh chính trị (tình báo & phản tình báo).
- Cảnh Sát dã chiến: Trách nhiệm lưu động ngăn chận hoặc tái lập an ninh trật tự tại các điểm nóng.
Nhân số cộng chung khoảng 260 ngàn  Trên kia đã nói chắc chắn là 240,000, ở đây lại nói là khỏang 260 ngàn?  ước tính phân phối tổng quát như sau: Cơ quan tham mưu hành chánh, huấn luyện, tiếp vận, và các bộ phận yểm trợ 20%. Cảnh Sát đồng phục 55%. Và Cảnh Sát dã chiến 10%. Cảnh Sát không đồng phục 15%. Trời ơi! Lại dẵm vào vết xe đổ của VNCH, huống chi VNCH dù sao thì tỷ lệ CSĐB (không đồng phục) cũng đã là 1/3 (tức 33%), mà đây thì chỉ có 15% (trừ đi 55% đồng phục + 20% yểm trợ vốn vẫn và sẽ tự nhận là đồng phục + 10% dã chiến= 85%), vậy 15% so với 85% là chưa đầy 1/6 mà thôi (so với 1/3 của VNCH)!  Nhân đây, tôi xin nhắc rõ: dưới thời Đệ Nhị Cộng-Hoà, CSĐB (không đồng phục) không xuống đến thấu cấp Xã (một vài nhân viên ở Quận mà kiêm nhiệm hằng chục Xã, ban ngày mà thôi), trong lúc CSVN bắt nguồn và mọc rễ khắp từ xóm thôn mà lên làng xã rồi lên cao hơn!) 
(2) Cơ cấu tổ chức gồm:
- Bộ chỉ huy trung ương cùng các cơ quan đơn vị yểm trơ..  Ông Hoa là một cựu đại-tá quân-lực, biết rõ sự khác nhau giữa Bộ Tư-Lệnh và Bộ Chỉ-Huy: ở đây ông đã “hạ bệ” Bộ Tư Lệnh (trung ương) xuống còn Bộ Chỉ Huy mà thôi!
- Cơ quan Cảnh Sát thủ độ
- Cảnh Sát miền Bắc.
- Cảnh Sát miền Trung. Chỉ “giải thể cộng sản” ở Miền Bắc và Miền Trung, còn Miền Nam thì không? (hoặc giả gọi tất cả Miền Nam là thủ đô?)
- Cảnh Sát tỉnh/thành phố, xuống đến quận, xã/phường.
- Trường Cảnh Sát, đào tạo sĩ quan và Hạ sĩ quan Cảnh Sát căn bản và chuyên môn các ngành. Thường xuyên nghiên cứu các hành vi tội phạm và cách đối phó trong thực tế, để liên tục cải tiến nội dung chương trình huấn luyện.
- Học Viện Cảnh Sát, đào tạo sĩ quan Cảnh Sát cao cấp. Thường xuyên nghiên cứu tình báo & phản tình báo, gián điệp &phản gián trong mục đích cải tiến nội dung chương trình giảng dạy, đồng thời cung cấp những kết quả nghiên cứu cho cơ quan liên hệ trong ngành. Phải phân-biệt tình-báo (gián-điệp) với phản-tình-báo (phản-gián): Cảnh Sát Đặc Biệt chỉ làm phản-tình-báo (phản-gián) vì hoạt-động trong quốc-nội; còn tình-báo (gián-điệp) là nhiệm-vụ của cơ-quan khác (thí dụ Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo cũ, Tuỳ Viên các Toà Đại Sứ ở nước ngoài) vì hoạt-động ở ngoại-quốc.
b. Quan niệm nhân sư..
- Nhân sự là vấn đề quan trọng bậc nhất, những quyết định cùng thái độ cư xử của cấp chỉ huy tại các cơ quan đơn vị trong giai đoạn này, góp phần đánh giá sự thành công hay thất bạị  của cấp chỉ huy mà thôi, còn nhân viên (đa số) thì tự do thao-túng đồng bào?
- Với chế độ dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền, tự nó có khả năng thuyết phục đáng kể, vì người cộng sản cũ được bình đẳng trong xã hội giữa những thành phần khác nhaụ Nhưng không loại trừ một số cá nhân bởi bản chất của cộng sản là luôn luôn ngờ vực vì họ thuộc thành phần được xem là trung thành với lãnh đạo của họ, trong khi thời gian chưa đủ giúp họ tin tưởng để hòa nhập vào chế độ dân chủ tự do, một chế độ gần như hoàn toàn xa lạ với ho.. Do đó, thận trọng trong chọn lọc theo khả năng chưa đủ, cần chú trọng đến huynh hướng chính tri..
- Nhân viên viên chức trong lực lượng Cảnh Sát, không tham gia các tổ chức chính tri..  Lý Thuyết và Lý Tưởng quá!!! không thực tế chút nào!
c. Quan niệm trang bi..
Ưu tiên sử dụng trang cụ và vật liệu do Hoa Kỳ sản xuất, để công tác quản trị tránh được những khó khăn nếu sử dụng dụng cụ thuộc nhiều chủng loại từ nhiều quốc gia khác nhaụ Không sử dụng những động sản hay bất động sản của tư nhân bị cộng sản chiếm đoạt bất cứ bằng hình thức nào, nhưng có trách nhiệm gìn giữ để chuyển giao cơ quan liên hệ nghiên cứu ứng du.ng.
d. Quan niệm thực hiện.
- Kiểm kê, chọn lọc, và sử dụng trong số nhân viên viên chức Công An cộng sản cũ, nếu chưa quá tuổi phục vụ, đủ sức khỏe, và nhất là khả năng thích hợp với nhiệm vụ được giao. chứ không cần chú ý đến khuynh hướng chính trị của họ?
- Kiểm kê, chọn lọc, và sử dụng nhân viên viên chức Cảnh Sát Việt Nam Cộng Hòa cũ còn trong nước hay trở về từ hải ngoại, nếu chưa quá tuổi phục vụ, đủ sức khoẻ, và khả năng thích hợp với nhiệm vụ được giaọ  Một nhân viên CSQG cũ, thí dụ từ Mỹ về, phải đựoc hưởng lương tối thiều khoảng 800 đô la (tiền già ở Mỹ), ngân sách của chính phủ VN Tự Do có chịu nổi không? (vì rời Hoa Kỳ quá 30 ngày là hết lãnh trợ cấp)
- Tuyển mộ và đào tạo cấp thời, nếu còn thiếu.  tức là hiện đã có đủ, chứ không hẳn thiếu?
- Lệnh giải thể Cảnh Sát Công An cộng sản, cùng lúc với lệnh thành lập Cảnh Sát quốc giạ Một danh sách viên chức bổ nhậm vào các chức vụ đứng đầu cơ quan đơn vị cần được thực hiện ngay, để nắm vững tình hình ngay từ đầu vì kế hoạch tổ chức được thực hiện qua từng giai đoạn. Cùng lúc, phải thay đổi toàn bộ tên các cơ quan đơn vị mang tên cộng sản hay liên quan đến cộng sản, lúc bấy giờ đang trong giai đoạn tổ chức hay chờ đợi tổ chứcKhi chúng ta bước chân vào cổng là chúng ta đã cho thay đổi “bảng hiệu” rồi cơ mà!
- Tổ chức đến đâu giải thể hẳn đến đó. Cơ quan đơn vị chưa đến giai đoạn tổ chức, tạm thời giữ nguyên tổ chức nhưng sử dụng danh xưng mới, phiên hiệu mới. Trong khi vừa kiểm kê, vừa tổ chức, vừa trang bị, vừa thi hành nhiệm vụ, nên công tác tiến hành tổ chức qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1, trong 6 tháng thứ nhất: Vừa tổ chức các cơ quan đơn vị từ trung ương đến hạ tầng cơ sở, vừa thực hiện trách nhiệm bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội. Cùng lúc, đổi tên các cơ quan mang tên liên quan đến cộng sản, thay đổi các tiêu đề trên văn thư, qui định các chức vụ đứng đầu cơ quan, ..v..v...  Đã gọi là CSQG (như trên) và giữ lại tổ chức như trước 1975 thì còn “quy định” gì? Vả lại, “thi hành nhiệm vụ” là nhiệm vụ gì? Bọn họ (Công An cộng sản cũ) có chịu thật tình đi bắt VC hay không? VC đồng chí của họ phạm tội, họ có bắt giữ hay không (nhất là phạm tội ám sát chúng ta, bạo động chống lại chúng ta)?
Giai đoạn 2, trong 6 tháng thứ nhì: Tiếp tục những công tác trong giai đoạn 1, đồng thời hoàn chỉnh dần dần các cơ quan đơn vị, về tổ chức, phối trí nhân sự, và phương thức điều hành.
Giai đoạn 3, trong 6 tháng thứ ba: Tiếp tục những công tác trong 2 giai đoạn trước. Thành lập Trường Cảnh Sát Sài Gòn, Huế, Hà Nội, đào tạo Hạ Sĩ Quan Cảnh Sát trở xuống, và những lớp chuyên môn. Nghiên cứu các hành vi phạm pháp để cải tiến nội dung chương trình giảng dạy trên nền tảng một xã hội dân chủ pháp tri ..  Nghĩa là qua năm thứ 2 mới đào tạo HSQ trở xuống?
Cần soạn thảo các kế hoạch cùng các văn kiện liên quan:
- Kế hoạch ngăn chận và trừng trị mọi hành vi phá hoại trộm cắp cướp giật tài sản tư nhân, tài sản quốc gia, và tài sản của ngoại giao đoàn.
- Kế hoạch ngăn chận và trừng trị những hành động trả thù từ phía nhân dân với viên chức hành chánh, Công An, hay giữa người dân với nhau do thù hằn trước.
- Kế hoạch bảo vệ an ninh chính tri..
- Kế hoạch bảo vệ trật tự xã hộị
- Kế hoạch ổn định các tệ nạn xã hộị
- Kế hoạch điện toán hóa công tác quản trị nhân viên và quản trị tài sản của ngành.
- Các "Huấn Thị Điều hành Căn Bản" giúp nhân viên trong các cơ quan đơn vị am hiểu phần hành của mỗi bộ phận, vì trước đó tổ chức và điều hành của Công An theo chế độ độc tài, bnỗg chốc chuyển sang tổ chức và điều hành theo chế độ dân chủ tự do, gần như xa lạ với nhân viên viên chức vẫn được tiếp tục phục vụ trong chế độ mớị Nội dung Huấn Thị Điều Hành Căn bnả có khả năng giúp họ có khái niệm để từng bước hòa nhập vào phương thức và cung cách phục vụ mớị
- Các mẫu kiểm kê nhân viên viên chức, kiểm kê động sản, bất động sản, kiểm kê các phương tiện trang bị văn phòng, nhà kho, cơ sở in ấn, .. v...v.  Qua năm thứ 2 mới làm?
Giai đoạn 4, trong 6 tháng thứ tư: Tiếp tục những công tác của giai đoạn trước. Hoàn chỉnh phần căn bản kế hoạch tổ chức, trang bị, phương thức điều hành, và ổn định bước đầu an ninh chính trị và trật tự xã hộị  Sau hơn 1 năm rưỡi mới “hoàn chỉnh phần căn bản của kế hoạch ổn định bước đầu” mà thôi?
- Thành lập các Trường Cảnh Sát tại Sài Gòn, Huế, Hà Nộị
- Thành lập Học Viện Cảnh Sát.
- Soạn thảo các "Bảng Cấp Số" mẫu cho từng cơ quan đơn vị và từng cấp tổ chức. Bảng Cấp Số có khả năng giúp tránh những bối rối không cần thiết khi thực hiện tổ chức và trang bị, cũng là tránh những phí phạm tài sản vì trang bị đúng theo nhu cầu ghi trong Bảng Cấp Số. Tùy thực trạng tổ chức và địa phương, lúc bấy giờ cần thay đổi thích hợp nhờ có khung mẫu.  Lại lặp lại cái “bảng cấp số” cứng ngắt của CSQG bắt chước theo quân đội thời VNCH!  Quân-đội thì một tiểu-đội phải có bao nhiêu người, một sư-đoàn phải có bao nhiêu người, là đúng. Nhưng Cảnh-Sát thì mỗi Phòng có bao nhiêu người, mỗi Ban có bao nhiêu người, là sai: vì ở Tỉnh lớn thì mỗi Phòng Ban cần nhiều người hơn, còn ở Tỉnh nhỏ thì số nhân-viên Phòng Ban tính theo cấp-số sẽ không có việc mà làm.
- Và v..v..
- Những vấn đề chung.
- Ngoại trừ nhóm đảng viên cộng sản trong Bộ Chính Trị tất cả các nhiệm kỳ, những người đảng viên cộng sản khác, tuy là người Việt Nam trước kia là thù địch, từ nay cùng với dân tộc chung sức chung lòng phục vụ nguyện vọng người dân, xây dựng quê hương hùng cường, xã hội thịnh vượng.
- Cấm mọi lời nói, thái độ, hay hành động, biểu thị sự kỳ thị với các thành phần viên chức, về khuynh hướng chính trị Việt Nam Cộng Hòa cũ hay chế độ vừa sụp đổ, về quê quán Nam, Trung, Bắc, về nơi sinh sống hải ngoại hay trong nước, hay về kiến thức chuyên môn vì đây là vấn đề ở cấp thẩm quyền.  Thế thì sẽ không có hồ-sơ phân loại theo lý-lịch, quá-trình hoạt-động? Và (ít nhất là) Bộ Thông-Tin không được đề-cập tội ác của “chế độ vừa sụp đổ”?
- Tất cả các viên chức trước khi nhận chức tại các cơ quan đơn vị, phải qua một lớp học cấp tốc về nhiệm vụ chính trị trong một tình hình đòi hỏi thu phục lòng người bất luận là người dân bình thường hay người dân là cựu đảng viên cộng sản. Không loại trừ giả thuyết sẽ có những đảng viên cũ lợi dụng chính sách đó mà gây mất trật tư.. Vì vậy, giữ gìn thái độ và tư cách của chức vụ đứng đầu cơ quan đơn vị Cảnh Sát, còn là một trách nhiệm chính tri.. Nếu tháí độ và tư cách không đúng đắn, không xứng đáng là người nắm giữ trách nhiệm đó, sẽ bị đánh giá là không hoàn thành trách nhiệm và sẽ bị những biện pháp thích ứng.
4. HÀNH CHÁNH & TIẾP VẬN.
- Hành chánh.
- Mỗi nhân viên viên chức Công An được tái sử dụng, phải dùng thời gian sau giờ làm việc, viết lại những công tác mà mình trách nhiệm lâu nay và nộp cho văn phòng vị đứng đầu cơ quan hành chánh. Tài liệu này không phải là một loại kiểm soát công tác của viên chức cũ, mà là giúp nhóm tham mưu đặc trách hoàn chỉnh bản công tác, có nét nhìn rõ hơn về chức năng của toàn bộ nhân viên trong cơ quan đơn vị cho đến trước ngày sụp đổ. Những gì không cần thì loại bỏ, cần mà thiếu thì bổ túc, cần mà có đúng thì sử du.ng. Tài liệu tham mưu này, có khả năng tiến đến soạn thảo một "Huấn Lệnh Điều Hành Căn Bản" cho các cơ quan đơn vi.. Một tài liệu như vậy, sẽ giúp rất nhiều cho nhân viên -nhất là những nhân viên mới- hiểu biết những công tác căn bản của mình, cũng là giúp cấp chỉ huy trong một mức độ nào đó, hiểu được khả năng của nhân viên trực thuộc mà sử dụng đúng chỗThứ nhất: không có “phỏng vấn” và “kiểm chứng” mà để cho họ tự nguyện viết gì thì viết? Thứ hai: chỉ lo cho Cảnh Sát, còn các cơ quan khác thì sao (nếu Cảnh Sát lo giùm, thì lại phạm khoản “cấm dùng hành động biểu thị sự kỳ thị”)?
- Qui chế Cảnh Sát, cần được soạn thảo và ban hành trong khoảng 2 năm đầu của thời gian chuyển tiếp, để sớm hoàn chỉnh một lực lượng Cảnh Sát lành mạnhTrước đó (2 năm) là Không lành mạnh?
- Nhân viên tham mưu ngành Cảnh Sát phải hiểu rằng: "Ở cấp quốc gia, nhiệm vụ của chánh phủ là thực hiện nguyện vọng toàn dân. Ở cấp trung ương lẫn địa phương, nhiệm vụ của mọi viên chức Cảnh Sát giải quyết đúng mức những quyền lợi pháp định theo nhu cầu chính đáng của người dân trong phạm vi trách nhiệm".  Như thế tức là Cảnh Sát là nhất, bên trên không có hiến pháp và luật pháp, ở địa phương không có chính quyền sở tại, chỉ có CSQG giải quyết mọi việc?
b. Tiếp vận.
- Trách nhiệm tài sản do kiểm kê tại chỗ.
- Vật dụng, trang bị cho các cơ quan trực thuộc. Đúng nhu cầu, trang bị thực thu.. Không đúng nhu cầu, trang bị tạm thời và sẽ điều chỉnh saụ
- Động sản (xe các loại) cấp phát cho viên chức có ghi trong bảng cấp số. Số còn lại thặng dư (không ghi trong bảng cấp số), tập trung vào "công quản" của cơ quan để sử dụng chung mỗi khi có nhu cầụ
- Bất động sản. Ưu tiên cấp cho các cơ quan sử dụng làm văn phòng. Tùy từng trường hợp, xét cấp tạm thời cho những viên chức độc thân hay tạm thời độc thân chưa có nơi cư ngụ tại địa phương.
- Những bất động sản nguyên gốc của tư nhân hợp pháp do cộng sản tịch thu bất luận dưới hình thức nào, phải được niêm phong chờ lệnh của "Cơ Quan Giải Quyết Tài Sản Tư Nhân Bị Tịch Thu" trung ương. Nếu có người hay cơ quan chiếm ngụ bất luận dưới hình thức nào, phải qui định thời hạn hoàn trả trong tình trạng trống, nhưng thời hạn tối đa không quá một năm kể từ ngày hoàn tất kiểm kê. Nghĩa là mọi nhân viên CSQG có quyền chiếm ngụ bất hợp pháp trong thời hạn một năm!
5. TRÁCH NHIỆM.
- Liên lạc phối hợp.
- Phối hợp thường xuyên giữa các cấp liên hệ là điều cần thiết, nên áp dụng hình thức "họp tham mưu" để thảo luận vấn đề đến rốt ráo, sau đó mới cần đến những buổi họp cấp thẩm quyền quyết định.  Họp tham mưu là gì, nếu không có thẩm quyển? Chỉ mất thì giờ vô ích! Hoặc giả là họp cấp dưới (từng Phòng, từng Ban) thì đó lả việc tất nhiên, cần gì phải ghi vào?
- Cấp trung ương cần qui định họp thường kỳ, để giải quyết những vấn đề quan trọng mà những buổi họp tham mưu giữa các cơ quan không đủ thẩm quyềnViệc ấy cần chi phải nói?
- Địa chỉ e-mail của Ủy Ban Thường Trực Tổng Hội: hoabapham@hotmail. com hoặc tonghoithuduchaingo ai@yahoọ com. Xin mời quí vị vào trang Web của Tổng Hội theo địa chỉ sau đây để có thể tham khảo những tài liệu trong khuôn khổ "Quan Niệm Một Sách Lược Quốc Gia" và những tài iệu khác: www.tonghoithuducha ingoai.com
b. Trách nhiệm.
- Hiện nay chưa hình thành "Ban Tham Mưu Phối Hợp", Ủy Ban Thường Trực Tổng Hội tạm thời trách nhiệm phối hợp công tác.
- Trong công tác nghiên cứu tham mưu này, không có vấn đề chỉ huy mà chỉ có liên lạc phối hợp, bởi Tổng Hội chỉ là một tổ chức vừa ái hữu vừa thể hiện ý thức chính trị của những Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại, muốn được đóng góp "quan niệm một sách lược quốc gia" bằng công trình nghiên cứu tham mưu với quí vị lãnh đạo lâm thời, trong thời kỳ chuyến tiếp từ chế độ cộng sản độc tài sang chế độ dân chủ tự do, góp phần xây dựng quê hương Việt Nam phát triển, mọi người được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Tài liệu của vị nào, Tổng Hội sẽ giới thiệu vị đó với nhóm lãnh đạo lâm thời khi trao tặng tài liệụ Còn quí vị lãnh đạo lâm thời có sử dụng hay không là tùy quí vị ấy, nhưng ít ra, nỗi đau chưa tròn bổn phận công dân của chúng ta, nhất là mỗi Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Hải Ngoại cũng vơi bớt đôi phần. Không mời gọi các “vị” khác góp ý, mà chỉ có một tài liệu này, tức là tác giả tài liệu này là người duy nhất sẽ được giới-thiệu với “quý vị lãnh đạo lâm thời”?
Houston, ngày 22 tháng 2 năm 2008.
Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực
Alpha Phạm Bá Hoa (K5)
 
Ý-KIẾN TẠM THỜI 

của Lê Xuân Nhuận (kể cả các chữ màu hường xen kẽ trong bài trên kia):
 
1/ Nhìn chung, đây chỉ mới là tự lo cho CSQG, trong lúc trên thực-tế thì CSQG phải lo cho cả bộ máy chính-quyền (mọi Bộ) lẫn dân-chúng (và cả ngoại-kiều), cùng lúc với bản-thân mình.
2/ Không thấy Tổng Hội CSQG phổ-biển yêu-cầu góp ý của toàn-thể cựu viên-chức CSQG (dù là do Tổng Hội SQTB Thủ Đức hoặc bất-cứ tổ-chức nào đưa ra, hoặc do Tổng Hội CSQG đưa ra) để khảo-luận rộng-rãi.
3/ Cần nhất là tính cập-nhật và tính khả-thi, để áp-dụng ngay (từ phút đầu tiên chúng ta nắm lại chính-quyền, chứ không có lai-rai như thế này).
4/ Có vẻ như anh em bên SQTB Thủ Đúc muốn dành chỗ (240.00 – 24.000 = 216.00) cho 216.000 quân-nhân qua làm CSQG ngay từ phút đầu tiên có Chính Quyền Mới (lấy đâu mà ra con số ấy)?  Nhân thể, xin nhắc: cuối thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà, binh nhì (yếu thể-lực, sợ hành-quân) mà qua Cảnh Sát thì thăng trung-sĩ nhất; mỗi Quận thủ-đô, mỗi thị-xã toàn-quốc phải có các xe Tuần Cảnh (TC), do một thiếu-tá cầm đầu, đi tuần để bắt Cảnh Sát vi-phạm Cảnh-Phong Cảnh-Kỷ! (xem bài "Đại-Tá Dởm")
 
Gợi Ý tạm-thời:
 
1/ Vẽ hẳn ra một sơ-đồ tổ-chức, cho Bộ Tư Lệnh Trung Ương (cho cả từng Nha, Sở và Trung-Tâm, Lực-Lượng... trực thuộc), cho mỗi Bộ Chỉ Huy cấp Phần, cấp Tỉnh, cấp Quận, v.v...
2/ Lập bảng kê nhiệm-vụ cấp-thời tại từng cấp, từng đơn-vị ấy, phân ra từng bộ-phận chuyên-môn khác nhau (việc làm cấp-thời trong giai-đoạn tiếp-quản, bình-định; không phải chỉ lo cho CSQG mà phải lo chung cho cả Chính Quyền và các cơ quan bạn, lẫn dân-chúng...). Khoan nói đến chuyện lâu dài về sau (như cấp-số, quy chế CSQG chẳng hạn...).
3/ Không thể không đề-cập các vấn-đề:
a) Giải-thoát các nhà đối-kháng, dân oan;
b) Cô-lập các phần-tử cốt cán (nhà giam với lính gác; viên-chức thẩm-vấn và quản-lý, cải-huấn; cùng với thực-phẩm, y-tế, v.v...);
c) Phối-hợp với Thông-Tin và Bộ Chỉ-Huy Quân-Sự kêu gọi giao-nạp và tiếp-nhận vũ-khí, máy-móc truyền-tin, v.v...;
d) Kiểm-tra, bảo-vệ ngoại-kiều;
e) Soát-xét lần-lượt từng khu nhà trong Phường, Xã (vũ-khí, máy-móc, tài-liệu, hầm-hố; số lượng thực-phẩm, dược-phẩm, ngoại-tệ, quý-kim quá lớn, v.v...);
f) Thành-lập lực-lượng “Phụ-Cảnh” cho từng Xã, Phường (nhân-dân địa-phương tự-nguyện tiếp tay Chính Quyền Mới, như cộng-tác-viên, như Security tại các cơ-sở Mỹ, hoặc Nhân Dân Tự Vệ thời VNCH) để có thêm tai+mắt và tay+chân (giúp việc an-ninh trật-tự nhưng không nhất-thiết sẽ là viên-chức CSQG chính-thức về sau);
g) Kiểm-tra dân-số (tờ khai lý-lịch, thẻ căn-cước mới, sổ gia-đình, giấy phép di-chuyển, v.v...);
h) Tổ-chức “Liên-Gia tương-trợ” (dưới cấp Khóm, Thôn, giúp việc hành-chánh linh-tinh, nhưng không phải là chi-nhánh cơ-sở của Chính Quyền);
i) v.v...
4/ Chuyển đến Tổng Hội cựu CSQG, cựu QG Hành Chánh, cựu Thẩm Phán & Luật Sư, cựu Tổng Nha Cải Huấn, cựu Phủ Đặc Ủy, cựu Phòng Nhì, cựu Cây Me, cựu Quân Cảnh, và cả các Ban Đại Diện Cộng-Đồng, v.v... để mời gọi họ cùng góp ý rộng-rãi...
 
                                  Nhân Ngày Cảnh-Lực 1 tháng 6 năm 2009  
                             LÊ XUÂN NHUẬN  
 

 
 
 

No comments:

SƠN TRUNG * TRANG PHỤC VIỆT CỘNG






TRANG PHỤC VIỆT CỘNG

SƠN TRUNG



Mỗi thời đại có mỗi thứ trang phục riêng.Mấy trăm năm độc lập, khi ra ngoài hoặc lễ hội, dân ta vẫn khăn đóng áo dài, còn bình thường và dân thường thì quần nâu hay quần đen với áo cánh. Khi Pháp đến, dân ta một số mang Âu phục. Sau 1945, Cộng sản nổi lên, nước ta chia hai. Một phần ở vùng quốc gia thì trang phục như cũ. Còn vùng cộng sản thì có một loại trang phục đặc biệt. Bài này chú trọng trang phục của cán bộ, bộ đội và dân vùng Cộng sản.
I. CÁN BỘ
Thời kỳ đầu, khoảng 1945, cán bộ cao cấp thường mang Âu phục như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Đến khi theo Trung Cộng, Việt Cộng theo trang phục Trung Cộng. Cấp cao thường mặc áo bốn

 
 

túi của Mao Trạch Đông . Kiểu này còn được gọi là áo đại cán vì chỉ cán bộ cao cấp mới được phép mặc. Kiểu này vốn là kiểu áo của Tôn Dât Tiên mà Mao bắt chước, hóa thành đặc sản của Trung Cộng.
Mao, Hồ mặc áo đại cán

  Ông Hồ  trong bộ đại cán đội nón cối
Việt Cộng trong Âu phục

Sau khi Đặng Tiểu Bình chấp chính, họ Đặng và các cán bộ Trung Cộng đều bỏ áo bốn túi để mặc Âu phục. Hình thúc đi đôi với nội dung. Bỏ bộ đại cán mặc Âu phục nghĩa là từ bỏ Cộng sản , bỏ kinh tế chỉ huy theo kinh tế thị trường, mặc dầu Trung cộng vẫn giữ nhãn hiệu Cộng sản chuyên chế, tham nhũng và bóc lột nhân dân.


II. QUÂN ĐỘI

  Việt Cộng  khoác tấm nylon che mưa

Lúc đầu chưa có tổ chức, bộ đội có gì mặc nấy. Sau đó quân đội mang áo quần màu cứt ngựa, mang súng hay gươm, đầu đội nón cối, chân đi dép râu. Các cán bộ Cộng sản cũng đội nón cối, đi dép râu, sĩ quan cao cấp mới mang giày hay ủng. Nón cối vốn là kiểu mũ thuộc địa của người Pháp nhưng mũ thuộc địa màu trắng, vành rộng hơn. Mũ học sinh thời Pháp thuộc cũng màu trắng, vành dày nhưng

 
 Trân biên giới 1979

 Giải Phóng - Mũ tai bèo
 
 
 Quân Giải Phóng
 Việt Cộng Mâu thân Huế
 
nhỏ hơn mũ thuộc địa. Mũ Việt Cộng thì màu cứt ngựa, chế bằng nhựa, có lưới trên mũ để cắm là cây ngụy trang. Nhân dân cũng đội nón cối bằng lá do Nghệ An sản xuất, vành lớn hơn nón cối bộ đội chút đỉnh. Vì đi qua khe qua suối, cán bộ, bộ đội thường chống gậy. Họ dùng những tấm nylon choàng lên người để che mưa. Bộ đội thường mang ba lô. Cán bộ thường đeo túi vải hay túi da, gọi là xà cột, cũng gọi là xắc cốt. Xắc cốt, đồng hồ là dấu hiệu cao cấp và sang trọng của cán bộ và bộ đội. Vì vậy thời ấy có ca dao:

"Ham chi xắc cốt, đồng hồ,
Họ về quê họ, để ba- lô lại cho mình".

Ngày xưa trong rừng , Việt Cộng đề cao "BA ĐÊ"là ĐẢNG, ĐỔNG, ĐÀI".

Vào Đảng thì mới có danh vọng, quyền lợi còn thường dân thì khổ lắm, có thể bị coi là phản động, ĐỖNG là đồng hồ. Dân quê không đeo đồng hồ, đeo đồng hồ là cán, là sang trọng. Còn ĐÀI là cái radio. Anh cán bộ, bộ đội ngày đêm ôm kè kè cái đài bên mình cho ta thấy tâm trạng cô đơn và óc tư hữu của họ!
Khi tôi ra  Huế, Hà Nội,  trên tàu Thống Nhật, nhiều nguời  đội nón cối, đi dép râu, mặc áo lính, tôi tưởng họ là bộ đội. Nhưng ra đến Hà Nội, tuyệt đại đa số đều dép râu, nón cối , tôi mới hiểu họ là dân nhưng măc áo lính thì có nhiều lợi. Và khi quân Cộng sản áp sát Saigon,  một vài  người thấy binh sĩ Việt Cộng , bèn la toáng lên quân Việt cộng toàn là cấp tướng. Sau này mới hiểu bình sĩ Việt Cộng đều mang sao ở cầu vai!
Sau khi vào Hà Nội , vào Saigòn, cán bộ, bộ đội bỏ dép râu, nón cối, xe đạp mà đi giày, đeo đồng hồ Thụy Sĩ, đi xe hơi hoặc xe gắn máy. Nhu cầu vật chất và thời trang của Việt Cộng lúc bấy giờ là:

Ti-vi, tủ lạnh, Honda,
Không ba thứ ấy chẳng ra con người!



III. VĂN NGHỆ SĨ VÀ THƯỜNG DÂN

Văn nghệ sĩ Việt cộng không mang dép râu, nón cối. Họ mặc quần tây màu đen hay xám, áo trắng. Trời lạnh họ mặc áo len hay blouson, đầu đội két, hay mũ len. Một số thich đội bê-rê. Một số để tóc dài.
 
Hoàng Cầm  đội bê-rê
  Một ông văn nghệ sĩ đội bê -rê

 Hữu Loan tóc dài

 Nguyễn Tuân tóc dài
Người miền Bắc bị cộng sản tuyên truyền cho nên tin rằng miền Nam nghèo khổ, bị "Mỹ Ngụy" bóc lột nên không có bát ăn cơm phải ăn bằng gáo dừa, không có áo quần, phải mang quần đụp áo vá, cả nhà chỉ có một cái quần. Phụ nữ trong Nam nghèo đói cho nên Sài gòn có nửa triệu gái điếm đem thân phục vụ cho Mỹ để lấy tiền nuôi con. (Sàigon lúc đó dân số 3triệu). Trai không nghề nghiệp, không học hành chỉ đi trộm cướp. Bác sĩ, kỹ sư, giáo sư học lực chỉ đến lớp ba trường làng...Đến khi vào Nam, đến Đà Nẵng bừng sáng làm cho họ tỉnh giấc!
Dân Bắc vinh quang nhờ Bác Đảng săn sóc từng lon gạo, từng hạt muối mà có sổ lương thực, sổ chất đốt và tem phiếu. Bác Đảng săn sóc kỹ quá cho nên dân Bắc kêu ca:

-Một năm ba thước vải thô,
Lấy gì che kín cụ Hồ hỡi em!

 -Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái L.


-Thằng Đồng, thằng Duẩn, thằng Minh,
Vì ba thằng ấy dân mình khổ đau!

-Lương chồng, lương vợ, lương con  
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm 
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon


- Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp độn sắn biết ngày nào thôi
.

-Tôn Đản là chợ vua quan
Vân Hồ là chợ những gian nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ « nhân dân anh hùng »


Về trang phục thì dân vùng cộng sản có một lịch sử lón. Khi cờ đỏ nổi lên, không ai bảo ai đều tự vô sản hóa. Những áo dài biến thành áo ngắn. Những gấm vóc đem nhuộm nâu hoặc nhuộm đen cho giống nông dân. Từ đây hết áo tía, quần hồng, dây lưng thao, khăn nhiễu, khăn đào, yếm thắm! Vì máy bay Pháp bắn phá, người ta tránh mặc áo trắng vì sợ lộ mục tiêu. Tại Nam kỳ, có người mặc áo xanh đỏ mà bị xử tử vì cộng sản nghi là gián điệp mang cờ tam tài!

Miền Bắc chỉ có màu đen. áo đen, quần đen, mặt mũi đen thui chỉ có nhà đại cán là no ấm! Vì miền Bắc chuỉ có màu nâu và đen, không có hoa hoè cho nên Việt Cộng vào Nam thấy phụ nữ trong Nam mặc áo mát mẻ, hoa hoè, quần túm, quần loe, tóc quăn, đi guốc cao là họ nóng mặt cho là đồi truỵ nên xúm lại cắt quần, xởn tóc người ta!

 Áo trắng quần đen
 

 Người bình dân Miền Nam cũng mặc áo trắng quần đen, và các cô tân thời cũng mang áo sơ mi trắng, váy đen. Nữ sinh trường Tây thường mang y phục này.Cách ăn mặc của miền Bắc quê mùa, nghèo nàn. Nữ cán bộ, giáo viên, sữ sinh , và sinh viên đều một kiểu áo trắng quần đen cho nên dân Nam có câu ca dao:


Áo trắng quần đen,
Giống như con sen,
Ấy người Hà Nội!


Sau khi Cộng sản vào Saigòn, cộng sản chưa ra lệnh mà chó chạy truớc mang, một bà giáo trường Gia Long tỏ ra tiến bộ nhất hành tinh nên đã di đầu trong việc mang áo cộc đi dạy! Nhờ vậy mà vợ chồng bà được Cộng đảng cho vào bioeên chế trước đám ngụy quân ngụy quền !Nhưng it lâu , vợ chồng bà vượt biên sang Canada! Tại Saigon, dù bọn cán dòm ngó, răn đe, nhưng một số giáo viên cũ vẫn mặc áo dài, nữ sinh vẫn mặc Âu phục, nam giáo sư vẫn đeo cà vạt! Sau này nhờ hàng Mỹ qua nhiều và Cộng sản thu góp được hàng triệu, hàng tỷ đô nên họ trở nên sang trọng hơn Mỹ! Họ cũng nhảy nhót, sửa sắc đẹp, cho con du học Mỹ, mua nhà triệu đô ở Mỹ!


Ở đây ta cũng thấy hình thức xứng hợp với nội dung. Việt cộng từ bỏ phong cách vô sản mà mang phong cách tư bản cho ta thấy trong lòng họ chủ nghĩa Marx đã chết. Tục ngữ hiện đại có câu:

Bảng đỏ sao vàng
Sang giàu bỏ đảng!


Cộng sản là một cơn ác mộng của dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Họ đã giết hơn trăm triệu người khắp thế giới. Tại Việt Nam, CCRĐ là giết nửa triệu người và làm cho hai ba triêu con cháu của nông dân khốn khổ! Mâu thân 1968, gần chục ngàn người bị đập chết hay chôn sống tại Huế. Bản nhạc Huế Đẹp Huế Thơ của Duy Khánh là một bạn nhạc hiện thực xã hội và lịch sử của thời Cộng sản đánh phá và tàn sát Huế.

 Ca sĩ Duy Khánh và bài Huế đẹp và thơ

Cộng sản vào thì dân kinh hãi vì dép Trị Thiên, tượng trưng cho dã man, sắt máu. Việt Cộng vào Huế, dép râu nón cối  đã làm cho dân Huế kinh hãi!  Hué buồn bã vì từ đây Huế đã mất vẻ thanh lịch của chốn thần kinh. Hình ảnh Việt cộng vào Huế là hình ảnh đàn bò vào thành phố!Tiếng dép Trị Thiên, áo quần và con người rừng rú   nhất là  cái cái giọng đặc biệt  của Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Bắc Kỳ 75 lại càng gây ra nỗi hãi hùng cho dân Huế và dân miền Nam.
Trường Tiền nghiêng nghiêng
tiếng dép Trị Thiên nghe não nuột đêm trường,
Tiếng ai sầu thương ôi xót xa bên dòng Hương,
Chừ xa rồi Huế đẹp của mình ơi !

Áo dài trắng thướt tha, chiếc nón bài thơ đã thanh chuyện cổ tích:
Ơ ... ơ ... O ơi o, Xưa lên Kim Long xưa về Vỹ Dạ
Nón lá nghiêng nghiêng o cười thong thả
Áo o thì trắng quá nhìn không ra
Tại răng chừ áo cụt lại là mầu đen?
....

Người về ăn nói ngược xuôi,hỏi chừ ai biết tin ai
Tiếng cười răng đã im lìm
Đi mô (mà) tất tưởi mắt nhìn ngược xuôi
Bài thơ côi nón mô rồi
Mái tóc thề thốt gọi mời cũng đi mô !

Và ngoại trưởng John Kerry nói rất đúng: chỉ còn "chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt" tại Việt Nam..Và nay không còn dấu vết của "chủ nghĩa cộng sản", theo nghĩa là một kế hoạch và lý thuyết kinh tế." .http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-37646535
Ôi! Toàn là môt lũ treo đầu dê,bán thịt chó!






Saturday, November 5, 2016


GS. PHẠM ĐƯC LIÊN * GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI ĐỘC LẬP

Giáo Dục Thời Việt Nam Độc Lập (9/3/1945)
và Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)
GS Phạm Đức Liên
Kính dâng quý vị tiền bối (Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn
Khắc Kham ...)
"Đã không cầm bút thì thôi,
Học cho đài các, Tây thời khiếp luôn"
Dẫn nhập:
1. Giáo dục "Việt Nam thời Độc Lập" là chương trình trung học Hoàng xuân Hãn mà chánh phủ
Trần Trọng Kim long trọng trình quốc dân vào trung tuần tháng 4, năm 1945. Giáo dục đó là
"Legacy of Excellence" mà thế hệ 1939-1965 (trong đó có người viết bài) hân hạnh được đào
tạo. Chương trình "Educating the Whole Person" đó nhằm huấn luyện một căn bản vững chắc, "a
strong foundation", cho người học trò, dù chỉ là tốt nghiệp Tú Tài Toàn Phần nhưng cũng sẵn
sàng trở thành những nhà lãnh đạo đất nước (từ Giám Đốc trở lên) được đồng lòng tiếp nối - qua
những chánh phủ quốc gia - nhất là dưới thời Bộ Trưởng Giáo Dục / BS Phan Huy Quát, kể từ
khi Cựu Hoàng Bảo Đại trở lại nắm chánh quyền (1948).
2. Chương trình giáo dục bao gồm tiểu, trung và cao đẳng đại học, hậu đại học (Post Doctoral
Degree) - thế nhưng "360 Degrees of Education" (cốt lõi của giáo dục) vẫn là trung học.
Chương trình Hoàng Xuân Hãn, chương trình Phan Huy Quát ... là những "Gateway To The
Future" cho tuổi trẻ Việt Nam.
3. * Cụ thể, đó là nền giáo dục tự do, nhân bản và bình đẳng:
a. Mọi người được giáo dục miễn phí trong sự đào tạo căn bản là tiểu học (cưỡng bách
giáo dục đến lớp nhất = lớp 5), không phân chia giai cấp, không phân biệt đảng phái, Kinh,
Thượng...
b. Người học trò xuất sắc, thi đậu vào lớp đệ thất (lớp 6) trường công lập thì được học
miễn phí đến hết bậc trung học (lớp đệ nhất = lớp 12). Trường công thâu nhận từ 15%-20% học
trò trung học. Số học trò còn lại do hệ thống trường tư huấn luyện, phụ huynh phải trả học phí
tương đối nhẹ. Sau khi có Tú Tài 2, những học sinh giỏi thi đậu vào học ở các trường Cao Đẳng
Chuyên Nghiệp như Sư Phạm, Công Chánh, Hành Chánh ... đều không phải đóng tiền học, lại
còn được học bổng hàng tháng trong suốt học trình (3 hay 4 năm). Bằng không thì ghi danh học
các đại học Luật, Văn Khoa, Khoa Học ... Học phí và lệ phí cũng phải chăng vì hầu hết là những
đại học công lập (học và lệ phí cả năm học ở bậc cử nhân chỉ trên dưới 200 đô la trong khi ở Mỹ
là 2,000 đô la cho sinh viên (thời điểm 1965, 200 đô=7,000 đồng. Lương tháng của thiếu úy là
4,500 đồng, GS cử nhân là 7,500 đồng).
* Đó là nền giáo dục có kế hoạch toàn mỹ từ giới chức thẩm quyền và tích cực hợp tác
của phụhuynh, con em. Học cụ tân tiến từ những quốc gia Âu Mỹ và phương pháp giảng dạy
sống động của thầy cô - tận tâm yêu nghề. Điển hình là thầy cô được trọng vọng. Giáo Học Bổ
Túc (có bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp được đào tạo trong 3 năm ở Trường Quốc Gia Sư
Phạm...) có chỉ số lương bổng là 350 - trong khi Biên Tập Viên (có bằng Tú Tài) có chỉ số lương
là320. Giáo Sư Cử Nhân (học từ Đại Học Sư Phạm hay Khoa Học, Văn Khoa) hay Giáo Sư
Trung Học Đệ Nhứt Cấp có chỉ số lương là 470 - trong khi Kỹ Sư Nông Lâm Súc chỉ được 430
(Kỹ Sư từ Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ là 470).
* Kết quả đó là nền giáo dục có phẩm chất cao.
a. Những trường cao đẳng (colleges), đại học (universities) đào tạo được những chuyên
viên thượng thặng, nhất là về khoa học, kỹ thuật (hay STEM = Science, Technology,
Engineering, và Math) đã huấn luyện được những kỹ sư, những nhà kỹ thuật tài ba đóng góp trực
tiếp cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Cụ thể là năm 1960, kỹ sư nước ta tiếp nhận công ty CEE
(Compagnie dé Eaux et d'Electricites – Công Ty Cung Cấp Điện Nước) từ tay những kỹ sư Pháp
để rồi quản trị một cách ngoạn mục (người Pháp cho rằng kỹ sư Việt Nam không thể điều hành
nổi công ty quá lớn bao trùm Saigon và các tỉnh miền Nam!). Rồi đến Nhà Máy Thủy Điện Đa
Nhim do quý vị kỹ sư Nhật bàn giao, kỹ sư Việt Nam đã quản lý dễ dàng.
b. Với bằng Tú Tài, du sinh Việt Nam làm rạng rỡ con cháu Rồng Tiên khắp năm châu
bốn biển. Ngoại ngữ còn lúng túng nhưng nhiều sinh viên nước Nam đã xong BA/BS chỉ sau 2, 3
niên khóa (trong khi dân bản xứ phải mất 4, 5 năm) rồi đậu Manga Cumlande (3.8+) để được nhà
trường chọn lựa học thẳng lên Cao Học (Master's Degree) và Doctoral Degree. Đó là Nguyễn
Đôn (Chu văn An), Nguyễn Duy Dũng (Võ Trường Toản), Nguyễn Xuân Hương ( Nguyễn Trãi),
Đỗ Ý Ngọc (Gia Long), Đặng Kim Kiểm (Lê Văn Duyệt), Nguyễn Thị Phương ( Trịnh Hoài
Đức) ... thành tài, trở về nước, phục vụ dân tộc. Sau biến cố 1975, di tản qua Mỹ, các học sinh đó
học trở lại để trở thành những kỹ sư tài ba của các công ty Lockheed (Phạm Lệ Hà), IBM
(Trương Sản) … Đào tạo ở Saigon nhưng khi ra nước ngoài, chỉ ngỡ ngàng vài tháng, kỹ sư Việt
Nam đã làm chủ tình hình khi trở lại ngành của mình (Kỹ sư công nghệ Nguyễn văn Ngọc,
Canada, và rất nhiều kỹ sư công chánh làm việc cho công chánh Hoa Kỳ ...)
4. Giáo dục Việt Nam thời độc lập (9/3/1945) với bộ trưởng là GS Hoàng Xuân Hãn tới thời
VNCH với Tổng Trưởng là DS Ngô Khắc Tỉnh là nền giáo dục nhân bản (lấy con người cao quí
làm nền tảng), dân tộc (lựa chọn dòng giống Hùng Vương là căn bản) và khai phóng (cánh cửa
mở rộng để đón tiếp văn hóa nhân loại) và cập nhật hóa kiến thức STEM ngõ hầu phát triển kinh
tế đất nước.
A. Giáo Dục Bậc Tiểu Học:
Học sinh tiểu học
Niên học Số học sinh Số lớp học Số trường
1955-56 400865 8191
1957-58 717198
1959-60 1115000
1960-61 1230000
1963-64 145679 30123
1964-65 1554063
1970-71 2556000 44104 5208
1973-74 3101560
1. Đại cương và chương trình học:
* Giáo dục Việt Nam thời độc lập, bậc tiểu học là 5 năm: từ lớp năm tới lớp nhất. Rào
cản phải học 2 năm lớp nhì dưới thời Pháp độ hộ hoàn toàn được bãi bỏ.
* Theo Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) thì chánh phủ “cưỡng bách giáo dục”
đến hết lớp ba. Học sinh được miễn phí hoàn toàn (học phí và lệ phí). Trường sơ học (lớp năm,
tư, ba) phát triển rộng rãi đến tận xã làng khắp miền Nam trù phú. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa
(1967) ấn định “cưỡng bách giáo dục” đến hết bậc tiểu học (hết lớp nhất hay lớp 5).
* Học sinh tiểu học chỉ học một buổi (sáng hay chiều) và đến trường 6 ngày mỗi tuần (từ
thứ hai đến thứ bảy) . Đó là "cưỡng bách giáo dục " đến hết bậc tiểu học, thế nhưng cũng chỉ có
82% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi đến trường mà thôi (1970-71). Cũng có nhiều trường tư
ở bậc tiểu học.
* Trường tiểu học được khai giảng đầu tháng 9 mỗi niên khóa. Nghỉ hè ba tháng (6, 7, và
8) và trong năm học, học sinh thường được nghỉ khoảng 10 ngày lễ (Khổng Tử, Giáng Sanh, Tết
Trung Thu ...)
Mỗi tuần lễ học 25 giờ:
- Lớp năm (lớp 1) có:
9.5 giờ Quốc Văn
2 giờ Công Dân Giáo Dục (Đức Dục)
còn lại là Khoa Học Thường Thức, Toán ...
- Lớp tư (lớp 2):
8 giờ Quốc Văn
2 giờ Công Dân Giáo Dục.
2 giờ Sử Ký, Địa Lý
làm Toán cộng trừ có số thập phân, còn lại là Khoa Học Phổ thông (Khoa
Học Thường Thức, Cách Trí, Vệ Sinh ...)
- Lớp ba (lớp 3), lớp nhì (lớp 4), lớp nhất (lớp 5):
6, 7 giờ Quốc Văn
2 giờ Đức Dục
2 giờ Sử Địa, Cách Trí và thêm giờ cho Toán: nhân chia tạp số, phân số ..
(cuối năm lớp nhất - ôn lại tất cả - nhất là Toán động tử để học sinh thi bằng tiểu học và thi
tuyển vào lớp đệ thất trường công. Danh dự của quí thầy cô dạy lớp nhất là ở đây: Học trò của
mình đậu nhiều và hạng cao).
2. Một đề thi Luận Quốc Văn và Toán tiêu biểu: những năm cuối thập niên 1950 trong kỳ thi tiểu
học (học xong lớp nhất):
* Luận Quốc Văn: Bình giảng câu: "Kẻ gieo gió là người gặt bão" và cho thí dụ cụ thể
qua lịch sử Việt Nam hay kinh nghiệm trường đời nếu có.
* Toán đố: Hải Phòng cách Hà Nội 132.5 km Đôi tình nhân đi xe đạp ngược chiều và hẹn
gặp nhau ở quán ăn giữa đường mà ăn trưa mỗi chủ nhật. Trời cuối thu, sương mù quá, Lan Anh
chỉ đạp xe được 10 km/giờ và khởi hành lúc 5 giờ sáng từ Hà Nội. Hai giờ sau, Lâm mới lên
đường từ Hải Phòng với vận tốc 15 km/giờ. Hỏi họ gặp nhau lúc mấy giờ (đáp số: 11:30 sáng).
* Hai bài trên, nếu học sinh lớp nhất trả lời thật nhanh và chánh xác (nhẹ nhàng như trở
bàn tay) thì trông thấy ngưỡng cửa của lớp đệ Thất. Thế nhưng đừng quên: còn bài Câu Hỏi
Thường Thức (6 câu Sử Địa, 6 câu Cách Trí, Khoa Học Phổ Thông ...). Người viết bài có những
con số thống kê về 3 bài thi trên trong các kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất trường Trịnh Hoài Đức
Bình Dương từ tháng 6 năm 1963 đến tháng 6 năm 1967. Những thí sinh được thâu nhận
(khoảng 400 = 55 x 7 lớp) mỗi năm thường thường có điểm 24 trở lên (tức là 8 trên 10 - thang
điểm 10 cho mỗi bài). Educator of the Year 2005, Charlotte Mecklenburg Schools USA kết luận:
“Học Trò Trịnh Hoài Đức nói riêng học trò các trường trung học công lập miền Nam nói chung :
rất thông minh mà IQ của các em ở nhóm 110-125 (cao nhất là >125 như Albert Eistein, Ngô
Bảo Châu, quí vị bác sĩ với 17, 18 năm học trường thuốc)”. À quên, số thí sinh dự thi kỳ thi vào
lớp đệ thất trường Trịnh Hoài Đức mỗi năm trên 2,000 em.
3. Đào tạo giáo chức dạy Tiểu Học:
Trường Sư Phạm Saigon
a. Giáo chức Tiểu Học có 2 cấp (ít nhất):
* Giáo viên tiểu học: có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (hay Diplôme, Brevet
Élémentaire), trúng tuyển vào trường Sư Phạm và được đào tạo trong một niên khóa để thi tốt
nghiệp. Ngạch trật và lương bổng (chỉ số 250) ngang chuẩn úy. Dạy các lớp năm, tư, ba.
* Giáo Học Bổ Túc: điều kiện như trên nhưng được huấn luyện trong 3 niên học
và thi ra trường ngạch trật và lương bổng (chỉ số 350) tương đương trung úy. Dạy lớp nhì, nhất
và 2 lớp tiếp liên (đệ thất, đệ lục). Các trường trung học vì không đủ phòng nhiều trường tiểu học
trở thành trường trung tiểu học và mở các lớp tiếp liên. Để nâng cao trình độ giáo chức tiểu học,
kể từ niên học 1961-62, muốn trở thành Giáo Học Bổ Túc, thí sinh phải có Tú Tài I và thi vào
trường Sư Phạm để học 2 niên khóa.
b. VNCH có các trường sư phạm ở các thành phố lớn như : Sài Gòn, Long An, Mỹ Tho,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Quy Nhơn, Nha Trang, Ban Mê Thuột ... Mỗi năm, các
trường sư phạm nầy đào tạo cho quốc gia trên 2,000 giaó chức tiểu học nhưng vẫn không đủ cho
nhu cầu, các Ty Tiểu Học phải tuyển dụng giáo chức tiểu học theo tiêu chuẩn: lương công nhật,
lương khế ước ... sau 3 đến 5 niên học thì cũng được vào chánh ngạch.
c. Xin đọc thêm bài "Giáo chức thời Việt Nam Độc Lập và VNCH . Đa tạ !
B. Giáo Dục Bậc Trung Học:
Học Trò Trung Học
Niên học Số học sinh Số lớp học Số trường
1955-56 51,465 890
1959-60 132,529
1960-61 160,500
1963-64 264,866 4,831
1964-65 291,965
1967-68 471,000
1968-69 554,000 534
1969-70 632,000 9,069
1974-75 1,091,779
1. Đại cương:
a. Trung Học Đệ Nhất Cấp: học sinh lớp nhất chăm chỉ dễ dàng đậu bằng tiểu học (tỉ lệ
đỗ là trên dưới 60%). Bằng nầy được Bộ Quốc Gia Giáo Dục bãi bỏ vào đầu thập
niên 1960. Thế nhưng trúng tuyển kỳ thi vào đệ thất (lớp 6) trường công là cả một
vấn đề (tỉ lệ trúng tuyển từ 15% đến 20% mà thôi). Đậu được vào đệ thất trường công
lập là một chân trời mới, điển hình là 4 năm được học miễn phí với quí thầy cô đầy
khả năng và bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp trong tầm tay.
Bằng không ta tìm nơi tư thục,
Đường có hơi dài, vẫn tới Rome”.
 Trung Học Đệ Nhất Cấp gồm 4 lớp: đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ (là các lớp 6, 7, 8,
9). Mỗi lớp, ngoài điểm hàng tháng còn có 2 kỳ thi đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt
cho tất cả các môn học kèm theo là lời phê từng giáo sư. Từ đệ thất học trò phải chọn
một sinh ngữ chính là Anh hay Pháp Văn. Các môn chánh: Việt Văn, Công Dân Giáo
Dục, Việt Sử, Địa Lý, Toán, Vật Lý, Hóa Học, Thể Dục, Vẽ, Âm Nhạc và các môn
nhiệm ý như Nữ Công, Gia Chánh ... Mỗi tuần học từ 25 đến 27 giờ, ban sáng hay
chiều và từ 8 giờ sáng ngày thứ hai đến 6 giờ chiều ngày thứ bảy. Cuối năm lớp đệ tứ,
học sinh phải thi bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Đầu tiên là thi viết. Đậu thi viết mới
được vào thi vấn đáp. Cũng may, Bộ Giáo Dục bỏ kỳ thi vấn đáp từ tháng 6 năm
1959, và bãi bỏ hẳn kỳ thi nầy vào tháng 6 năm 1967.
 Học hết lớp đệ tứ, học sinh phải có đủ điểm trung bình 10 trên 20 (thang điểm 20)
hay phải đỗ bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp thì mới được tiếp tục học trường công bậc
trung học đệ nhị cấp. Những chỗ trống đó nhường cho học trò trường tư đậu Trung
Học Đệ Nhất Cấp từ Bình Thứ trở lên (12 + là Bình Thứ, 14+ là Bình, 16+ là Ưu, 18+
là Ưu Ban Khen= Summma CumLaude). Niên khóa 1957-58 do áp lực của Hiệp Hội
Tư Thục Việt Nam các trường trung học công ở Saigon nhận tất cả học sinh từ trường
tư đậu bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hạng Bình Thứ (xin được nhắc nhở: từ 80 đến
85 % học trò trung học ở miền Nam phải học trường tư) vào học đệ tam (lớp 10).
Riêng trường Chu văn An năm nầy buộc học trò đang học trường công phải hội đủ
hai điều kiện: Điểm trung bình 10 và có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (tỉ số đậu
Trung Học Đệ Nhất Cấp là trên dưới 30%) . Lớp đệ tam Chu văn An 1957-58 tinh
hoa hơn bao giờ hết nhất là những lớp truyền thống như B1, B2 và A1, A2 (toàn là
Bình Thứ, Bình, Ưu sau nầy là những kỹ sư, giáo sư, bác sĩ ... tài giỏi của đất nước.
Thật đáng ca ngợi nền giáo dục VNCH.
b. Trung Học Đệ Nhị Cấp:
Trung học đệ nhị cấp gồm 3 lớp: đệ tam, đệ nhị, đệ nhất (lớp 10, 11, 12). Từ lớp đệ
tam, học sinh phải chọn thêm sinh ngữ phụ (sinh ngữ 2) Anh hay Pháp Văn. Cũng từ
lớp đệ tam, học sinh phải chọn 1 trong 4 ban:
 Ban A: Khoa Học Thực Nghiệm hay Vạn Vật: học nhiều giờ Thực Vật,
Động Vật, Cơ Thể Học ...
 Ban B: Toán: học nhiều giờ Toán : 9 giờ/tuần về Hình Học, Đại Số,
Lượng Giác, Cơ Học, Thiên Văn ...
 Ban C: Văn Chương : học nhiều giờ Văn Chương, Việt Hán, Sinh Ngữ
Anh, Pháp Văn...
 Ban D: Văn Chương Cổ Ngữ: học sinh chọn Hán Tự hay La Tinh là ngoại
ngữ thứ hai sau Anh hay Pháp.
*Ở lớp đệ nhất (lớp 12), Việt Văn được thay thế bằng môn Triết Học: mà học Luận
Lý Học, Đạo Đức Học, Tâm Lý Học, Siêu Hình Học tuỳ theo ban mà học sinh đã chọn
hồi năm đệ tam.
* Học sinh bậc trung học đệ nhị cấp học từ 28 đến 30 giờ mỗi tuần vào buổi sáng hay
buổi chiều. Giờ học từ 8 giờ sáng ngày thứ hai đến 6 giờ chiều ngày thứ bảy. Học sinh
lớp đệ nhị và đệ nhất rất bận rộn.
* Cuối năm lớp đệ nhị (lớp 11) học sinh phải thi tú tài 1 (Tú Tài Bán Phần): các em
thi viết các môn chánh của từng ban (như ban B là Toán, Lý Hoá, Việt Văn, Sinh Ngữ
chính …). Đủ điểm trung bình 10/20 (thang điểm 20) thì được vào thi vấn đáp (tất cả các
môn học). Tỉ lệ đậu Tú Tài I là từ 15% đến 20%. Rất may, kỳ thi vấn đáp được Bộ Giáo
Dục bỏ từ năm 1968 để rồi năm học 1972-73, bộ ký nghị định bãi bỏ hoàn toàn kỳ thi Tú
Tài phần thứ nhất. Trước đó, phải đậu Tú Tài phần I học sinh mới được học lớp đệ nhất
và thi Tú Tài II. Người có bằng Tú Tài I có thể đi làm Lục Sự ở toà án hay làm Thơ Ký
Hành Chánh với số lương khoảng 2,400 đồng/tháng (cơm tháng là 600 đồng).
Cuối năm lớp đệ nhất, học sinh phải thi Tú Tài II (Tú Tài Toàn Phần). Các em thi viết các
môn chánh mỗi ban (như ban A thi Vạn Vật, Lý Hoá, Triết …) . Khi đủ điểm trung bình
mới được vào thi vấn đáp (tất cả các môn). Kể từ tháng 6 năm 1974, bằng tốt nghiệp
trung học được gọi là Tú Tài Phổ Thông, thi tất cả các môn bằng phương pháp trắc
nghiệm (thay vì viết luận văn) và được chấm bằng máy điện tử IBM 360/20, 30, 40, 50.
Tỉ số đậu Tú Tài II là trên dưới 30%. Thế nhưng với trắc nghiệm và chấm bằng máy điện
tử IBM hai kỳ thi Tú Tài Phổ thông năm 1974 (khoá 1 tháng 6 và khoá 2 tháng 8) tỉ lệ
trúng tuyển tăng nhiều (từ 30% lên 50%). Những năm đầu thập niên 1960, học trò có
bằng Tú Tài Toàn Phần và có quen biết dễ dàng được vào dạy học ở các trường tư tại Sài
Gòn như Trường Trung Học Kỹ Thuật Don Bosco (do tu sĩ dòng Don Bosco thành lập
năm 1956 tại Gia Định) với lương tháng của thầy giáo dạy Toán các lớp đệ thất, lục, ngũ
(20 giờ/tuần) là 3,000 đồng (trong khi một tạ gạo giá 500 đồng/ 1 người mỗi tháng ăn hết
10 kg gạo = 50 đồng, tiền thuê studio = phòng nhỏ 100 đồng, tô phở ngon là 5 đồng và vé
xem chiếu phim thường trực là 3 đồng).
Là một nước nghèo, với bằng Tú Tài Toàn Phần mà trúng tuyển vào các trường
cao đẳng hay chuyên nghiệp (Cao Đẳng Công Chánh, Đại Học Sư Phạm, Kỹ Sư Nông
Lâm Súc ..) là một giấc mơ của đại đa số sinh viên (Kỹ Sư Công Chánh mỗi năm tuyển
25 sinh viên, mà số thí sinh cả ngàn, tương tự cho Đại Học Sư Phạm Sài Gòn), lại lọt
được vào mắt xanh của giai nhân.
Tháng 8 năm 1928, dưới thời Pháp Thuộc, Nha Học Chánh Đông Pháp mở kỳ thi
Baccalaureat Première Partie đầu tiên ở Hà Nội (bằng tiếng Pháp). Đó là kỳ thi Tú Tài
phần I lần đầu tiên tại Đông Dương. Tháng 9 năm 1929, người Pháp cho mở kỳ thi
Baccalaureat Deuxième Partie. Đó là kỳ thi Tú Tài II (toàn phần) đầu tiên vậy. Sau ngày
độc lập (9/3/1945) vua Bảo Đại ký đạo dụ dùng chữ Quốc Ngữ trong chương trình học và
các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp và Tú Tài.
Kết quả kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp và Tú Tài Hai
khoá mùa hè năm 1955 (tháng 6 và tháng 8)
Chương trình Việt Số thí sinh Đậu Tỉ lệ
Tú Tài Phần I –khoá 1 1077 257 24%
Tú Tài Phần I –khoá 2 576 88 15%
Tú Tài Phần II –khoá 1 332 145 44%
Tú Tài Phần II–khoá 2 148 62 42%
Bằng Tương Đương Tú Tài Việt Nam 13 5 38%
Trung Học Đệ Nhất Cấp – khoá 1 2975 1325 45%
Trung Học Đệ Nhất Cấp – khoá 2 1393 255 18%
Bằng Tiểu Học 32143 19525 61%
Chương trình Pháp Số thí
sinh
Đậu Tỉ lệ
Bac. 1 ère Partie (Tú Tài I) 1714 341 20%
Bac. 2 ère Partie (Tú Tài II) 655 230 35%
Brevet Elementaire (Trung Học Đệ Nhất Cấp) 5369 994 19%
Certificat d’Etudes Primaire (Tiểu Học) 545 341 63%
Ban Giám Đốc, Giáo Sư và học sinh Trịnh Hoài Đức (Bình Dương)
nghiêm chỉnh chào cờ
Những năm đầu của VNCH ảnh hưởng văn hoá/giáo dục Pháp còn nhiều lắm:
điển hình là kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp (Brevet Élémentaire): thi bằng tiếng Pháp có
5,369 thí sinh trong khi chương trình Việt chỉ có 2,975 thí sinh mà thôi. Việc giảng dạy
đôi khi còn dùng tiếng Pháp như môn Sử Việt nam, dạy cho sinh viên Việt Nam (mấy
khoá đầu ở trường ĐHSP Sài Gòn – khai giảng khoá 1 năm 1958 – giáo sư là người Việt
nhưng giảng bài bằng tiếng Pháp!).
Học sinh trung học ngay từ lớp đệ thất đã phải mặc đồng phục (nhất là các trường
công lập). Nam sinh thì áo sơ mi trắng, quần màu xanh biển, nữ sinh thì áo dài trắng,
quần đen hay trắng. Học sinh phải đeo phù hiệu tên trường trên áo, phía tay trái. Đồng
phục là một trong những yếu tố mạnh của giáo dục VNCH.
Một phần Nội Quy của học sinh trường Trịnh Hoài Đức – Bình Dương (hình: Hồ thị
Huyền Chi)
3. Những trường trung học đệ II cấp tiêu biểu của quốc gia:
VNCH cho tới năm 1974 có 44 tỉnh và 10 thị xã (tương đương tỉnh). Tỉnh lỵ và
thị xã có ít nhất một trường trung học đệ II cấp (xin hiểu là bao gồm cả trung học đệ nhứt
cấp). Mỗi tỉnh có nhiều quận và bình thường, mỗi quận có một trường trung học đệ nhứt
cấp. (khoảng 1,000 học sinh).
Sài Gòn và vùng phụ cận có nhiều trường trung học nổi tiếng (giáo sư đầy đủ khả
năng, tận tậm và học sinh giỏi, đậu Tú Tài với tỉ lệ trên 50%). Đó là các trường Pétrus
Ký, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Mạc Đĩnh Chi, Gia Long, Trưng
Vương, Lê Văn Duyệt … Rồi Trịnh Hoài Đức (Bình Dương), Ngô Quyền (Biên Hoà), Lê
Ngọc Hân - Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Tống Phước Hiệp (Vĩnh Long), Đoàn Thị
Điểm – Phan Thanh Giản (Cần Thơ), Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên), Hoàng Diệu (Ba
Xuyên), Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), Đồng Khánh - Quốc Học (Huế), Phan Chu Trinh
(Đà Nẵng), Cường Để (Qui Nhơn), Võ Tánh (Nha Trang), Bùi thị Xuân - Trần Hưng Đạo
(Đà Lạt), Nguyễn Huệ (Tuy Hoà), Nguyễn Hoàng (Quảng Trị) …
Giáo Viên Tiểu Học và Giáo Học Bổ Túc do Ty Giáo Dục mỗi tỉnh điều động.
Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp và Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp trực thuộc Nha
Trung Học ở trung ương (Bộ Giáo Dục). Một, hai năm trước khi VNCH tan rã, với chánh
sách tản quyền, quí vị giáo sư trung học trực thuộc Ty Học Chánh ở mỗi tỉnh (Ty Tiểu
Học được sát nhập vào Ty Học Chánh). Đô thành Sài Gòn và những thành phố lớn là Sở
Học Chánh. Từ Việt Nam qua Âu Châu đến Mỹ thì ở bất cứ thời điểm nào: Nhà thương
và trường học là khoa bảng nhất.
4. Đào tạo giáo chức bậc trung học: (Ty Học Chánh = Ty Văn Hoá Giáo Dục):
Giáo dục nước ta thời Độc Lập và ngay cả thời VNCH (cho đến cuối thập niên
1960-67 là hậu thân, không ít thì nhiều của giáo dục Pháp. Mà Pháp thì lãng mạn, văn
chương, phóng túng … đến độ: “Tự do ơi!, nhân danh mi mà người ta phạm không biết
bao nhiêu tội lỗi!!.” Thế nhưng giáo dục Pháp lại rất chặt chẽ, kỹ luật nghiêm minh, khoa
bảng hàng hàng lớp lớp, thầy cô được đào tạo rất kỹ, được trọng vọng (quân, sư, phụ).
Học trò tôn kính thầy (Tôn Sư Trọng Đạo). Tôi yêu giáo dục Hoàng xuân Hãn, Phan Huy
Quát …
Để trở thành giáo sư trung học, ứng viên có bằng Tú Tài Toàn Phần và trúng
tuyển vào Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập từ năm 1914, hay Trường Đại Học
Sư Phạm Sài Gòn (từ năm 1958):
Sinh viên được đào tạo trong 2 niên khoá, và đậu kỳ thi tốt nghiệp. Nha Trung
Học bổ nhiệm làm Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp hạng tư. Ngạch trật và lương bổng :
chỉ số 370 tương đương Đại Uý Thực Thụ bậc 1. Trách nhiệm: dạy 18 giờ/tuần.
Sinh viên được huấn luyện qua 4 năm học, và đỗ kỳ thi ra trường. Bộ Giáo Dục
bổ nhiệm làm Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp hạng tư. Đó là Giáo Sư Cử Nhân Giáo
Khoa. Ngạch trật và lương bổng: chỉ số 470, ngang Thiếu Tá thực thụ bậc 1. Trách
nhiệm: dạy 15 giờ/tuần. Sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Huế (1957), Cần Thơ
(1960) phải học mỗi tuần 45 giờ vì bên cạnh những môn chuyên ngành (như ban Sử Địa,
Lý Hoá …) còn phải học những môn học về giáo dục như : Triết Lý, Tâm Lý Giáo Dục,
Vệ Sinh Học Đường, Quản Trị … và đi thực tập dạy học ở các trường trung học.
Đại Học Sư Phạm không cung ứng kịp cho đà phát triển giáo dục bậc trung học
nhất là Trung Học Đệ II Cấp (đòi hỏi thầy cô phải có 4 năm đại học) nên quí vị Cử Nhân
Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa (chỉ số 430 hay BA) và Cử Nhân Giáo Khoa Toán,
Giáo Khoa Anh Văn (chỉ số 470 hay BS) được Bộ Giáo Dục tuyển dụng. Lúc đầu làm
giáo sư dạy giờ, rồi công nhật, khế ước và vào chánh ngạch …
(Xin đọc thêm Giáo Chức thời Việt Nam Độc Lập và VNCH. Đa tạ).
Giáo sư làm việc chăm chỉ, hạnh kiểm tốt, cứ 2, 3 năm thăng một trật và cứ như
thế lại thêm 40 chỉ số: hạng ba: 510, hạng nhì 550, hạng nhất: 590. Giáo Sư Trung Học
Đệ Nhị Cấp hạng nhất sau 2, 3 năm công vụ thì lên: Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp
Thượng Hạng - Hạng Tư (chỉ số 690 – lên 100 chỉ số), ngach trật tương đương Tiến Sĩ
Quốc Gia, Bác Sĩ Y Khoa, Đại Tá thực thụ bậc 1).
5. Hệ thống trường tư: Ngoài những trường trung học công lập, 80% học sinh trung học
(1974-75) phải học ở các trường tư thục (gần 1,000 trường). Có ít nhất 3 hệ thống tư
thục:
* Giáo Hội Thiên Chúa: quản trị trực tiếp hay gián tiếp hệ thống Lasan Taberd
(nam sinh), Couvent des Oiseaux, Regina Pacis, Regina Mundi, Nguyễn Bá Tòng …
Những trường nầy có cả bậc tiểu học ở các thành phố lớn, nâng số trường tư lên gần
1,100 trường (trung và tiểu học) hoạt động mạnh từ thời Pháp đô hộ.
* Phật Giáo Việt Nam: có hệ thống trường Bồ Đề chỉ hoạt động mạnh sau năm
1963.
* Trường của tư nhân: Văn Lang, Hưng Đạo, Trường Sơn, Văn Học, Nguyễn
Khuyến, Bác Ái, Phan Sào Nam, Hệ Thống Thánh Mẫu, Thánh Giuse, Thánh Thomas,
Sao Mai, La Vang…
Vị giáo sư ban Tú Tài – ngày cuối niên học 1965/66 tại một trường trung học tư.
6. Trường Kỹ Thuật và Tổng Hợp:
Tất cả những trường trung học công và tư ở trên đều là trường phổ thông (dạy
chữ). Trường kỹ thuật dạy phổ thông và dạy nghề, học sinh phải trúng tuyển kỳ thi vào
lớp đệ thất (lớp 6) và thời khoá biểu kín mít (học 42 giờ/tuần) Các trường trung học kỹ
thuật: Cao Thắng (1956), Nguyễn Trường Tộ , trường Kỹ Thuật Bình Dương… Ngoài ra,
còn có các trường trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Bình Dương … Tư thục là trường
Don Bosco (1956, Gia Định).
Từ năm 1969, giáo dục thực tiễn của Mỹ ngấm dần và những trường trung học
tổng hợp ra đời (học theo lỗi tín chỉ = credit)/ hướng nghiệp với các môn kinh doanh,
kinh tế gia đình, công nghệ… Đó là các trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, Huế. Ở
Sài Gòn có trung học Nguyễn An Ninh, Sương Nguyệt Anh…
7. Học trò trường tư có 3 cơ hội để học trường công lập:
* Trúng tuyển kỳ thi vào lớp đệ thất (lớp 6).
* Đậu bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp - từ Bình Thứ trở lên được vào lớp đệ Tam
* Đậu bằng Tú Tài Phần Một: được vào học lớp đệ Nhất miễn phí.
8. Phải khó khăn lắm, Bộ Quốc Gia Giáo Dục - qua Nha Trung Học – và với sự cộng tác
ngoạn mục của Nha Nhân Viên, Nha Sư Phạm và Tu Nghiệp, Nha Kế Hoạch, Trung Tâm
Học Liệu, Thanh Tra Đoàn .. mới quản lý hữu hiệu được hệ thống các trường trung học
công lập, nhất là bậc trung học đệ nhị cấp - cầu nối giữa trung và đại học. Nha Tư Thục
với nhà giáo khả kính Vũ Đức Chang đã ngụp lặn trong gần 1,100 trường tiểu và trung
học tư (1974-75 - với khoảng 1.2 triệu học trò!). 80% Tổng, Bộ Trưởng Giáo Dục miền
Nam là nhà khoa học kỹ thuật (giáo sư toán, bác sĩ, dược sĩ) nhưng quí vị ấy đã quên học
trò tư thục. Các trường tư thục đúng ra phải được quản lý bằng một Thứ Trưởng Tư Thục
có tầm cỡ. Hoa Kỳ vốn coi thường giáo dục (thầy cô gọi là teacher, lương rẻ như bèo),
CMS (North Carolina) chỉ là một Khu Học Chánh cỡ trung bình (160 trường, 145,000
học sinh, 9,300 teachers = giáo viên, với ngân sách niên khoá 2013-14 là 1.2 tỉ đô la) mà
Trưởng Khu Học Chánh và dàn quản trị, cố vấn đã có 6, 7 Tiến Sĩ Giáo Dục (EdD, PhD).
Trong kỳ thi trắc nghiệm giáo dục toàn cầu (PISA = Program for International Student
Assessment) tổ chức tháng 11 năm 2013 tại Amsterdam – Hoà Lan dành cho học trò từ
10-15 tuổi với 65 quốc gia với hơn nửa triệu học sinh tham dự, Hoa Kỳ đứng hạng thứ 20
cho cả 3 môn thi quốc tế. Trong khi đó Thượng Hải (Trung Quốc) đứng thứ nhất. Những
nước có điểm cao là Singapore, South Korea, Japan, và Hongkong. Hân hạnh lắm, Việt
Nam được xếp hạng cao hơn Mỹ (thi lần đầu).
Hạng Đơn vị tham dự Toán Khoa Học Reading
1 Shanghai (1) 613 580 570
International Average 494 501 496
20 Hoa Kỳ 481 498 498
65 Peru 373 373 384
(1) Dân số Thượng Hải là 23 triệu (2010).
C. Giáo Dục Bậc Cao Đẳng, Đại Học:
Niên học Số sinh viên
1959-60 7,500
1960-61 11,708
1962-63 16,835
1964-65 20,834
1970-71 50,000
1974-75 166,475
1. Đại cương:
Đại học Việt Nam thời Độc Lập và Cộng Hoà là tiếp nối truyền thống Đại Học
Đông Dương (1906) ở Hà Nội. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp cho đến năm 1969!.
Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn là phân khoa đầu tiên có nỗ lực cho bài vở được
giảng dạy bằng tiếng Việt. Hoan hô quí vị Giáo Sư Thạc Sĩ: Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc
Thúc, và Nguyễn Cao Hách …
Với bằng Tú Tài Toàn Phần, sinh viên được tự do ghi danh và học trường đại học
mình muốn, không phải đóng học phí (đại học công), nếu có, chỉ là lệ phí (fee) thi cử
cuối năm. Các ngành chuyên nghiệp như Kỹ Thuật (Cao Đẳng Công Chánh, Kỹ Sư Canh
Nông), Sư Phạm, Hành Chánh, Y, Dược, Nha Khoa … thì sinh viên phải qua một kỳ thi
tuyển rất gay go. Sinh viên các trường chuyên nghiệp đa số được cấp học bổng trong suốt
học trình và khi ra trường thì chắc chắn có việc làm và phải làm 10 năm cho chánh phủ.
Đại học có 4 bậc:
Bốn năm đầu cho bậc một: undergraduate tức là Cử Nhân, ba bậc sau là grad.
Có Cử Nhân rồi học lên 2 năm nữa và đậu là Cao Học (DES = Diplôme d’Étude
Supérieure = Master’s Degree).
Có Cao Học rồi học thêm 2 năm nữa và trình luận án sẽ có bằng Tiến Sĩ
(Doctorate’s Degree = PhD).
Có Tiến Sĩ rồi học thêm 1, 2 năm nữa và thi đậu kỳ thi tuyển là Concours
d’Agrégation thì có bằng Thạc Sĩ (Agrégé Postdoctorate’s Degree = Post Doctor Fellow
= đỉnh cao của khoa cử).
Để có bằng Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ, sinh viên phải qua Pháp mà trình, mà thi. Bằng
cấp của Pháp ở hai bậc cuối rắc rối lắm. Đối với ngành: Văn Khoa, Khoa Học, Sư Phạm
thì Agrégé < Docteur, nhưng đối với Y Khoa, Luật Khoa thì Agrégé > Docteur và kìm
kẹp quá vì có ba loại Docteurs: Docteur de Troisième Cycle, Docteur de L’Université và
Docteur d’État. Xin giản dị và thực tế như Mỹ - cho tất cả các môn học có 4 bậc:
Bachelor, Master, Doctor, Postdoctor. Nên lắm thay! Đừng gọi DES, hay Master là Thạc
Sĩ nhé!
Ban đầu đại học, học mỗi niên học là 2 lục cá nguyệt nhưng dồn lại thi cuối năm
và tháng 5. Đầu thập niên 1970 hầu hết các đại học chuyển qua lối tín chỉ. Năm học chia
ra 3 học kỳ: mùa thu, đông và xuân. Một môn học 3 giờ một tuần trong một học kỳ và thi
đậu thì được 3 tín chỉ (credits). Giáo sư Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Hiệu Trưởng Viện
Đại Học Sài Gòn đã hết lòng cổ võ cho lối học theo credit nầy. Hoan hô!
2. Đại học công: Có 4 viện đại học công. Mỗi viện đều có nhiều phân khoa. Viện trưởng do
tổng thống bổ nhiệm. Khoa trưởng do giáo sư trong Hội Đồng Khoa bầu lên. Dân chủ tự
trị lắm.
a. Viện Đại Học Sài Gòn:
 Viện Đại Học Đông Dương, năm 1955 đổi tên là Viện Đại Học Quốc Gia. Đến
năm 1957, Viện Đại Học Quốc Gia lại đổi tên là Viện Đại Học Sài Gòn. Các viện
trưởng: Linh Mục Cao Văn Chiếu, Bác Sĩ Trần Quang Đệ, Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc
Huy, Tiến Sĩ Nguyễn Quang Trình, Tiến Sĩ Lê Văn Thới, Tiến Sĩ Trần Văn
Tấn…
 Là viện đại học lớn nhất nước có hầu hết các phân khoa nên 70% sinh viên theo
học tại đó (niên học 1970-71 tổng số sinh viên VNCH là 50,000 thì 35,000 là sinh
viên Viện Đại Học Sài Gòn. Văn phòng viện trưởng đặt tại số 3 Công Trường
Chiến Sĩ (gần trường Luật).
b. Viện Đại Học Huế:
 Được thành lập năm 1957 với 5 phân khoa: Khoa Học, Luật, Văn Khoa, Y Khoa,
Sư Phạm.
 Viện trưởng đầu tiên là GS Nguyễn Quang Trình rồi LM Cao Văn Luận. Niên học
1969-70 có 3,359 sinh viên. Ở đây còn có Viện Hán Học, Trường Cán Sự Y Tế,
Trường Nữ Hộ Sinh và Cao Đẳng Mỹ Thuật.
c. Viện Đại Học Cần Thơ:
 Được thành lập năm 1966 với 4 phân khoa: Khoa Học, Luật Khoa và Khoa Học
Xã Hội, Văn Khoa, Sư Phạm.
 Viện trưởng đầu tiên là: Thạc Sĩ Phạm Hoàng Hộ. Niên học 1969-70 có 2,694
sinh viên.
d. Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (Thuduc Polytechnic University hay Thuduc
Poly):
 Được thành lập năm 1973. Tiền thân là Trung Tâm Quốc Gia Kỹ thuật (1957),
Học Viện Quốc Gia Kỹ Thuật (1972). Nhà trường chú trọng đến các ngành thực
tiễn: Kỹ Thuật, Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thú Y…
 Viện trưởng là Tiến Sĩ Đỗ Bá Khê, EdD. Thủ Đức Poly gồm các trường Đại Học
Kỹ Thuật, Đại Học Nông Nghiệp, Đại Học Giáo Dục (Đại Học Sư Phạm Kỹ
Thuật), Đại Học Kinh Thương, Đại Học Khoa Học Cơ Bản, Đại Học Thiết Kế
Thành Thị Nông Thôn, và College of Graduate Studies đào tạo Cao Học và Tiến
Sĩ.
3. Đại học tư:
a. Viện Đại Học Đà Lạt:
 Được thành lập năm 1957 với 5 phân khoa: Khoa Học, Chánh Trị Kinh Doanh,
Văn Khoa, Thần Học và Sư Phạm. Viện Đại Học Đà Lạt trực thuộc Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam.
 Viện trưởng đầu tiên là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, sau đó là Linh Mục
Nguyễn Văn Lập (1961-70) và Linh Mục Lê Văn Lý. Niên học 1958-59 có 49
sinh viên, 1969-70 có 2,500. Từ năm 1957 đến 1975, theo ước tính, nhà trường đã
đào toạ được 26,500 sinh viên. Những năm đầu, không có sinh viên, Bộ Giáo Dục
đã phải gởi sinh viên 2 ban Triết và Pháp Văn từ ĐHSP Sài Gòn lên học ở Đà Lạt
để hỗ trợ (trường có khu nội trú rất khang trang).
b. Viện Đại Học Vạn Hạnh (Vạn Hạnh là tên một danh tăng Việt Nam đời Lý):
 Được thành lập năm 1964 tại số 222 đường Trương Minh Giảng Sài Gòn và trực
thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ( khối Ấn Quang) với 5 phân
khoa: Phật Học, Văn Học và Nhân Văn, Khoa Học, Xã Hội Giáo Dục, và Khoa
Học Ứng Dụng. Niên học 1964-65 có 696 sinh viên, 1969-70 có 3,210 sinh viên.
 Viện trưởng đầu tiên là Thượng Toạ Thích Minh Châu (Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn
Độ).
c. Viện Đại Học Phương Nam:
 Được thành lập năm 1967 tại số 16 đường Trần Quốc Toản Sài Gòn và trực thuộc
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (khối Việt Nam Quốc Tự) với 3 phân
khoa: Kinh Thương, Ngoại Ngữ, và Văn Khoa.
 Viện trưởng đầu tiên là Tiến Sĩ Luật Khoa Lê Kim Ngân. Niên khoá 1969-70 có
khoảng 750 sinh viên.
d. Viện Đại Học An Giang (hay Viện Đại Học Hoà Hảo):
 Được thành lập năm 1970 ở Long Xuyên và trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hoà
Hảo với 6 phân khoa: Thương Mại Ngân Hàng, Khoa Học Quản Trị, Giao Dịch
và Bang Giao Quốc Tế, Nông Nghiệp, Văn Khoa và Sư Phạm, Đông Y và Trung
Tâm Sinh Ngữ. Lớp cử nhân đầu tiên với khoảng 500 sinh viên các ngành đã tốt
nghiệp tháng 3 năm 1975.
 Viện trưởng là Thượng Nghị Sĩ Lê Phước Sang, một thanh niên đầy nhiệt huyết
của giáo hội và tuổi trẻ miền Tây. Ông tốt nghiệp từ University of Pittsburg,
Graduate School of Public and International Affairs.
e. Viện Đại Học Cao Đài:
 Được thành lập năm 1971 tại Tây Ninh, và trực thuộc Giáo Hội Cao Đài với 3
phân khoa : Thần Học Cao Đài, Nông Lâm Súc, và Sư Phạm.
 Viện trưởng là Luật Sư Nguyễn Văn Lộc (nguyên Thủ Tướng VNCH).
 Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết (Trưởng Ban Hoá Học , ĐHSP Sài Gòn) là Giám Đốc
Học Vụ của viện (tháng 3/1973, ông được nhà trường trả lương hàng tháng là
20,000 đồng).
f. Viện Đại Học Minh Đức: với tôn chỉ: Dân Tộc, Hiện Đại Hoá và Thực Dụng.
 Được thành lập năm 1970 tại Sài Gòn do Giáo Hội Thiên Chúa Giáo điều hành
với 5 phân khoa: Kỹ Thuật Canh Nông, Khoa Học Kỹ Thuật, Kinh Thương (Kinh
Tế & Thương Mại), Nhân Văn Nghệ Thuật, (Triết Học) và Y Khoa (khi Sài gòn
tan rã, nhà trường đang có lớp Y Khoa năm thứ 5. Sau đó sinh viên được học tập
chánh trị và được tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ , tháng 6 năm 1976: BS Nguyễn Bích
Hạnh …)
 Viện trưởng là LM Bửu Dưỡng. Khoa trưởng khoa Kinh Thương là Tiến Sĩ
Nguyễn Hải Bình.
4. Đại Học Cộng Đồng 2 năm: (2 year community colleges): từ 1971 – theo mô hình Hoa
Kỳ phục vụ cộng đồng từng địa phương:
a. Trường công:
 Đại Học Cộng Đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho: trung tâm nông nghiệp.
 Đại Học Cộng Đồng Duyên Hải ở Nha Trang: hướng về ngư nghiệp.
 Đại Học Cộng Đồng Long Hồ ở Vĩnh Long: chuyên về nông, ngư nghiệp.
 Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà ở Đà Nẵng: chủ yếu là kỹ thuật, đào tạo cán sự
(cơ khí, điện …) và ngư nghiệp. Sử gia Trần Gia Phụng (tốt nghiệp ĐHSP Huế) là
GS Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà.
b. Trường tư:
 Đại Học Cộng Đồng Regina Pacis (dùng phòng ốc của trường trung tiểu học
Regina Pacis) trực thuộc Giáo Hội Thiên Chúa, thành lập năm 1969 và chỉ dành
cho phái nữ.
5. Các trường âm nhạc, mỹ thuật:
Bên cạnh những trường cao đẳng , đại học và đại học cộng đồng 2 năm, miền Nam còn
có các trường nghệ thuật: Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn (1956),
Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế (1962), Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn
(1954)…
6. Đào tạo giáo chức bậc đại học:
a. Giáo chức bậc đại học: một phần là quí vị tốt nghiệp từ Đại Học Đông Dương ở Hà
Nội trước năm 1954 (như cụ Nghiêm Toản…), một phần là du sinh Việt Nam thành
tài rồi về nước (niên học 1064-65 có 1522 sinh viên đi Pháp học và 399 du sinh (1) đi
Mỹ, một trong những du sinh thành tài là Dr. Võ Hân PhD in Economics …)
b. Xin đọc thêm bài Giáo Chức Việt Nam thời Độc Lập (3/1945). Đa tạ.
c. Niên học 1970-71, VNCH có tổng cộng 50,000 sinh viên thế nhưng chỉ có 941 nhân
viên giảng huấn. Theo đúng cấp số thì giáo chức đại học phải là Tiến Sĩ (Docteur),
Thạc Sĩ (Postdocteur). Thế nhưng Việt Nam thời Độc Lập và thời Cộng Hoà đa số
quí vị giáo sư đại học chỉ là Cử Nhân, Cao Học (DES). Nói khác đi là quí vị dạy giờ,
công nhật hay khế ước – là Chargé d’Enseigmnet (Giảng Viên), là Chargé de Cours
(Phụ Giảng hay Giảng Sư). 941 tính tròn là 1,000 rồi tính tròn đến cấp Tiến Sĩ thì ta
có tỉ số là 1,000/50,000 =1/50 nhân viên giảng huấn. Nhìn qua Hoa Kỳ hôm nay
(2013), như ở University of Richmond (VA) là National Liberal Arts College (TOP
50) thì tỉ số đó là 1/8, ở Williams College (MA) (TOP 5) thì tỉ lệ là 1/7, và giáo sư là
Professor Postdoctor (đôi khi là Professor Dual Doctor như Tiến Sĩ Lưỡng Khoa
Nguyễn Mạnh Tường). Professor Postdoctor thì ngay tại Mỹ hôm nay cũng còn hiếm
lắm. Ngành nhân văn thì chắc chắn chưa có. STEM thì đã có từ những năm 1995- 96,
và càng ngày càng tiến bộ: với khoảng 3,000 người có Postdoctoral Fellowship (bằng
3 nước Trung Quốc, Nhật, và Nam Hàn cộng lại). Miền Nam cho tới tháng 4/1975 chỉ
có 8 vị: Luật 3 và Y Khoa 5).
Kể từ niên học 1970-71, nhiều đại học mới được khai giảng: Minh Đức, Cao Đài,
Hoà Hảo và Đại Học Cộng Đồng 2 năm (Community College) Số sinh viên gia tăng
nhưng số thầy cô vẫn thế (941). Giáo sư đại học là những phi hành gia!: đầu tuần dạy
ở Đà Lạt, giữa tuần bay xuống dạy ở Miền Tây (Hoà Hảo), cuối tuần lại bay ra Cộng
Đồng Duyên Hải Nha Trang để trả bài!. (Không có thì giờ để khảo cứu, tìm tòi trong
khi teaching to research and research for teaching - dạy học để khảo cứu và khảo cứu
để dạy học). Giáo trình năm nay giống y chang năm trước!.
Lời kết:
Phòng thí nghiệm thì quá sơ sài, giáo sư thì bay vào quỹ đạo (2) , và đôi khi thiếu khả
năng (Đại Học Văn Khoa Sài Gòn mời quá nhiều học giả vào giảng dạy, nhiều vị không có một
ngày học đại học, chỉ viết vài cuốn sách về một ngành nào đó mà thôi). Tiến Sĩ Sử Học Vũ Ngự
Chiêu (tốt nghiệp tại Mỹ) bảo rằng: “Muốn viết sử Việt Nam phải có bằng Tiến Sĩ Sử Học”. Tiến
Sĩ Sử Học Trần Anh Tuấn thêm rằng: “Muốn viết sử Việt Nam, phải ít nhất có cử nhân và tiếng
Việt trôi chảy như một học sinh đỗ Tú Tài II của Việt Nam”. Ấy thế mà đậu xong cử nhân hay
đỗ cao học ở trong nước (local university) – có cơ hội ra nước ngoài - mắt trước mắt sau - du
sinh Việt Nam bắt kịp được văn minh tiến bộ của nhân loại, nhất là các bạn theo học STEM để
có bằng Cao Học hay Tiến Sĩ – không Summa thì cũng Magna. Con cháu Văn Lang sao mà
thông minh thế!
Yêu quá Việt nam ơi!
Cho Lạc Long ngạo nghễ,
Cho Âu Cơ mỉm cười,
Cùng năm châu bốn bể…
Bên dòng sông Charles, cuối thu năm 2013
GS Phạm Đức Liên
Former Professor, Central Piedmont Community College, N.C.
Chú thích:
(1): Theo Tiến Sĩ Vuong Gia Lê, EdD (người lăn lộn với Giáo Dục Việt Nam, Canada và Mỹ
gần nửa thế kỷ và dạy từ trung đến đại học) thì học trò Canada có căn bản vững chắc đặc biệt về
toán, khoa học và kỹ thuật (STEM) ở trung học và đại học cấp I (undergraduate schools) vì họ có
giáo sư rất giỏi. Thế nhưng ở hậu đại học (grad schools) như cao học, tiến sĩ, thạc sĩ … thì những
giáo sư danh tiếng thường qua Mỹ (ở đó có nhiều tiền cho công cuộc nghiên cứu và những
phòng thí nghiệm tiên tiến). Điển hình là mỗi năm Canada mất cả trăm bác sĩ (MD) vì họ đi Mỹ
hành nghề hoặc học lên cao nữa. Đào tạo một bác sĩ gia đình (Family Medicine) tại Mỹ là 11
năm đại học (4+4+3) và tốn trên 2 triệu đô la. Số bác sĩ Mỹ qua Canada hành nghề rất ít (năm
2011 chỉ có 2 người). Học 4 năm đầu đại học (BA/BS), sinh viên Mỹ qua Canada học rất nhiều
cho dù phải trả học phí cao của international students (vẫn còn rẻ hơn ở Mỹ), mà lại được giáo
dục với phẩm chất cao (high quality). Cũng theo GS Vương Gia Lê, đại học VNCH dù phòng thí
nghiệm thiếu thốn (ngay cả Thủ Đức Poly, thành lập năm 1974 rập khuôn theo Cal Tech), dù
giáo sư chỉ có khả năng hạn chế, nhưng sinh viên Việt Nam thông minh và có truyền thống chăm
chỉ, kỹ luật đã vượt qua bao cơn bão táp của tình thế, với hồn thiêng sông núi và khí thiêng dân
tộc phù hộ, đã huấn luyện được những sinh viên xuất sắc (như các Tiến Sĩ Vật Lý Cao Xuân An,
Nguyễn Trần Trác …) cho Việt Nam minh châu trời đông.
(2): Đại học Văn Khoa được thành lập ở Hà Nội năm 1950. Năm 1954, di chuyển vào Sài Gòn.
Sau 25 năm (1950-1975) thành lập, tới đầu năm 1975 mới cho ra lò được một vị tiến sĩ (Tiến Sĩ
Địa Lý Lưu Kim Sanh) rồi tan hàng rã ngũ. Quí vị sĩ quan: ra trường năm 1948, 49, 50 là thiếu
uý thì ngày 2/11/1963 đã là thiếu tướng, trung tướng… và trở thành lãnh đạo đất nước (như
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu). Lúc miền Nam tan vỡ thì Đại Học Văn Khoa Sài Gòn có
khoảng 15 vị Giáo Sư Tiến Sĩ (đa số tuyệt đối tốt nghiệp từ các đại học ở Châu Âu như Thuỵ Sĩ,
Bỉ … dĩ nhiên là những ngành nhân văn, văn chương ….). Đại học VNCH hình như là ngăn chận
– hơn cả đại học nước ta thời Pháp cai trị?! Với biết bao áp lực, nhà trường (Văn Khoa) cũng chỉ
trình cho cả nước được 30, 40 vị cao học (DES = Master) mà cao học chỉ là tập tễnh con đường
khảo cứu lâu dài!. Giáo sư tiến sĩ (Professeur Docteur) áo thụng vái nhau, bảo vệ ghế của mình,
hình như không muốn cho sinh viên học ra tiến sĩ!. Ngày nay (2013) thì tại Việt Nam lục địa,
tiến sĩ chạy đầy đường (nếu tính từ giám đốc = director) trở lên thì Việt Nam lục địa nhiều ở cả
Nhật Bản về số ông Nghè!)
Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho giòn, mà lấy chồng quan!
(ca dao)
Tôi yêu nước Việt lạ thường,
Ca dao tục ngữ vấn vương tâm hồn.
Việt Nam Vạn Tuế, Vạn Vạn Tuế !
*





GS. PHẠM ĐỨC LIÊN * GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC

Giáo Dục Việt Nam dưới thời Pháp Thuộc (1862-1945)

GS Phạm Đức Liên

Cái học Nho nay đã nguội rồi!
Còn Nho, Nho dạy chữ Nho chơi.
Nào ai muốn học thì Nho dạy,
Nho chẳng nài ai, chẳng ép ai.

(Phó Bảng Nguyễn Can Mộng
Giáo sư Hán Tự và Việt Văn (1922-23) trường Bưởi - Hà Nội)

Dẫn Nhập:

1. Năm 1847, Hải Quân Trung Tá Rigault de Genouilly đem tàu chiến vào bắn phá cửa biển Đà Nẵng, và để rồi năm 1859, uy hiếp Gia Định ... Trước sức mạnh đại bác của thực dân Pháp, sĩ phu Việt Nam không sờn lòng. Thế nhưng: "Hôm nay xin đánh, ngày mai xin đánh. Đánh mà không thắng thì đặt trẫm vào đâu?!. Thế là:
- Vua Tự Đức (1847-1883) và Triều Đình Huế phải ký Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 (12 khoản, mà khoản 2 quan trọng hơn cả là nhường đứt cho Pháp 3 tỉnh: Gia Định, Biên Hòa và Định Tường). Rồi Hòa Ước Giáp Tuất 1874 với 22 khoản - đau đớn nhất là khoản 5: Nước Nam phải nhường đứt 6 tỉnh Nam Kỳ (Nam Kỳ Lục Tỉnh) cho người Pháp!.
- Và nhất là Hòa Ước Quý Mùi 1883 với 27 khoản - mà ngay khoản 1: "Nước Nam phải chịu nước Pháp bảo hộ"!

Đau đớn thay - phận An Nam,
Để cho Đại Pháp - nó làm thịt dân!.

2. Để cho nền bảo hộ được hoàn hảo:
- Với danh nghĩa "Văn minh hóa người Việt" (Mission Civilisatrice), và cũng là "đồng hóa dân bản xứ (cultural assimilation), người Pháp đem những tiến bộ khoa học kỹ thuật (STEM) phổ biến khắp Đại Nam. Vào thời điểm đó - quả thật - Paris là kinh đô ánh sáng.
- Cụ thể - ngay từ những năm cuối thế kỷ 19 - giáo dục Việt Nam thời Pháp đô hộ (1862 - 1945) là giáo dục Mẫu Quốc. Vì là thuộc địa (Colonie d'Exploitation) nên khó khăn hơn và hạn chế nhiều (điển hình, tổ tiên chúng ta phải học lớp nhì = cours moyen - 2 năm!).
    * Trong nỗ lực muốn cho dân bản xứ đọc, nghe, hiểu được tin tức từ chánh quyền thuộc địa, và mong muốn đào tạo gấp rút một số cán bộ sơ cấp để dễ dàng dùng người Việt trị người Việt, người Pháp đã mở  một số trường Pháp Việt (ban đầu ở Nam Phần, rồi đầu thế kỷ 20 là Bắc và Trung Phần).
    Ngay từ năm 1861, tại Nam Kỳ, Đại Pháp mở trường Collège d'Adran nhằm đào tạo người Việt làm thông ngôn và dạy cho người Pháp muốn học tiếng Việt. Hiệu trưởng đầu tiên (1861-66) là Linh Mục Croc, rồi Trương Vĩnh Ký (1866-68)..
    * Năm 1887, Phủ Toàn Quyền Đông Pháp (gồm 5 xứ bảo hộ: Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Ai Lao và Cao Miên) được thành lập. Hệ thống giáo dục thay đổi tùy theo chánh sách của vị Toàn Quyền (Governeur Général) và tình thế. Dưới thời Toàn Quyền Paul Beau (1902-08) chủ yếu là phát triễn bậc tiểu học. Năm 1906, ông ký nghị định thành lập Nha Giám Đốc Học Chánh (Direction de l'Enseigment) và Hội Đồng Cải Thiện Giáo Dục Bản Xứ (Conseil de Perfectionement de l'Enseignment Indigène). Toàn Quyền Albert Sarraut (1911-14) và (1917-20) chú trọng nhiều đến phát triển hệ thống trung học và cao đẳng. Ông được trí thức Vạn Xuân đương thời gọi là Đại Nhân.

3. Giáo dục Việt Nam thời Pháp Thuộc là từ những năm cuối thế kỷ 19 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945 (Nhật lật đổ Pháp và đại sứ Yokoyama "Xin dâng nền độc lập lên Hoàng Đế Bảo Đại và dân tộc Việt Nam"). Dân tộc Lạc Hồng xứng đáng cho "Độc Lập Xứ Sở".

I. Trường Pháp Việt bậc Tiểu Học: học chữ Quốc Ngữ, học chữ Pháp và nói tiếng Tây:

Tiểu học lại chia ra: sơ cấp (lớp năm tới lớp ba) và tiểu học (lớp nhì, lớp nhất):

1. Sau sơ cấp (lớp ba), học sinh thi bằng Tuyển Sanh (Sơ Học Yếu Lược, Primaire Élémentaire)
- Lớp năm (đồng ấu, cours enfantin), học trò phải thuộc vần Quốc Ngữ ngay trong tháng đầu tiên, học làm toán cộng, toán trừ.. và  học cửu chương bằng chữ Hán (cửu cửu bát nhất 9, 9, 81; bát cửu thất nhị 8, 9, 72 ...) . Học trò còn phải học ngữ vựng (Vocabulaire) tiếng Pháp - học hàng ngày và số giờ là 20% thời lượng mỗi ngày).
- Lớp tư (dự bị, cours presparatoire): học chữ Pháp nhiều hơn (50%).
- Lớp ba (sơ đẳng, cours élémentaire): học tiếng Pháp nhiều hơn nữa (70%).
- Các trường ở phủ, huyện (district) chỉ dạy đến lớp ba. Đó là trường Sơ Học (école élémentaire). Cuối năm lớp ba, học trò thi bằng Sơ Học Yếu Lược (Tuyển Sanh). Bài thi gồm có:
    * Thi viết: Một bài dictée (chánh tả) Pháp Ngữ, 2 hay 3 bài luận Pháp văn và một bài luận chữ Quốc Ngữ.
    * Thi vấn đáp: hỏi về cửu chương (bằng chữ Hán - thất cửu lục tam 7, 9, 63).

Học sinh trường tiểu học

2. Sau lớp nhất, học sinh thi bằng Khóa Sanh (về sau đổi là Tiểu Học), còn gọi là Ri Me = Certificat d'Etudes Primaires Franco - Indigènes = CEPFI hay bằng Xéc.
- Lớp nhì (trung đẳng, cours moyen): Năm 1924, Toàn Quyền Martial Merlin (1923-26) chia là hai lớp nhì (cours moyen première année và cours moyen deuxième année) như để ngăn chặn bước  tiến của thanh thiếu niên nước ta. Tiểu học 6 năm !
- Lớp nhất (cao đẳng , cours supérieur):
    * Các môn học của lớp nhì và lớp nhất được giảng dạy hoàn tòan bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần lễ có 2 giờ học chữ Nho.
    * Các trường ở tỉnh lỵ mới có lớp nhì, lớp nhất. Đó là trường tiểu học (école primaire). Sau năm 1924, còn được gọi là école de plein exercice - vì rất nhiều bài học, bài làm, thể dục (gymnastique mà huấn luyện viên là thầy Cai lính khố xanh - hàm chánh cửu phẩm - trong khi Chánh Tổng= le chef de canton chỉ là Tòng cửu phẩm), với bảng xếp hạng hàng tháng, và lục cá nguyệt. Học sinh phải mặc áo dài, con trai phải hớt tóc ngắn ...
    * Cuối năm lớp nhất, học trò phải thi bằng Khóa Sanh - đây là kỳ thi khó vì giám khảo là người Pháp.
    * Thi viết: 1 bài chánh tả tiếng Pháp, 2 bài toán đố, 1 bài luận ( dissertation) Pháp và 1 bài luận Việt Ngữ.
    * Thi vấn đáp: (oral): sử ký, địa lý.
Thang điểm là 10 (maximum). Tỉ lệ thi đỗ là 40%.
    * Thí dụ một bài dictée thi bằng Xéc (CEPFI) tháng 6 năm 1924 tại Quảng Ngãi (dài hơn nửa trang giấy thi).
    Les Norias de Quang Ngai
    "Acun Spectacle de la province ne renseigne mieux sur l'esprit ingénieux du paysan d'AnNam, et se cause pareille surprise aux yeux curieux du voyager.
    Accouplées par demi-douzaines, elles attaignent parfois, ces norias géantes, une hauteur de dix metres etc ..."

Học sinh trường tỉnh

3. Cho tới những năm đầu thế kỷ 20, trường nhà nước bảo hộ còn ít học trò - dù nhà trường cung cấp đầy đủ học cụ (bút mực, giấy ...) - ngay cả mũ trắng đội đầu cho nam sinh. Niên khóa 1909-10, trường ở tỉnh lỵ Quảng Ngãi (là một tỉnh trung bình) chỉ có 20 học sinh (lớp năm: 7 trò, lớp tư: 7 trò, lớp ba: 6, lớp nhì và lớp nhất không có học trò.) Năm học 1911-12, lớp năm có 10 trò (tuổi từ 8 đến 20). Thế nhưng sau thế chiến thứ I (1914-18) số học sinh tăng rất nhanh và niên khóa 1919-20, trường có đủ 5 lớp và mỗi lớp có khoảng 40 học trò. Cả trường có khoảng 200 học sinh tiểu học.

4. Với bằng Xéc hay Ri Me (Certificat d'Études Primaire) người học trò (nhiều người ở tuổi 24, 25) có thể xin là thầy trợ giáo, (dạy sơ cấp: lớp năm, bốn , ba), làm thông ngôn hay ký lục - với lương tháng 5 đồng (lính khố xanh: 2 đồng, bộ đồ Âu Phục: 2.5 đồng). Để khuyến khích việc học chữ Tây, nhiều công sứ Pháp (Le Résident) cho tổ chức lễ vinh quy bái tổ và rước thầy Khóa Sanh về làng - với cờ đuôi nheo, chiêng trống .. như đón ông Nghè ngày xưa.

5. Trình độ Pháp Ngữ (nói) của học trò lớp nhất khi chúc Tết thầy đầu năm học (trưởng lớp đọc):
    Monsieur et Cher Mâitre
    A l'occasion du Nouvel An qui va venir, nous, vos petits elèves respectueux et obéisssants, avons l'honneur de vous adresser, ainsi qu'à votre honorable famille, nos  voeux les plus fervents de Bonheur, de Richesse et de Longévité.
    Nous vous prions de vouloir bien pardnner notre language maladroit, Mais notre respect est grand a voter égard, notre gratitude est profonde, Dáns notre vie nous ne pourrons jamais oublier notre Mâitre  bien aimé.
Vvos elève tres dévoués du Cour supérieur.
    Tết 1921.

Một lớp học thời Pháp Thuộc

- Chữ Hán, phải học mất 8, 9 năm mới hiểu được chữ nghĩa của Khổng Mạnh. Trong khi tiếng Tây chỉ cần học từ 3 đến 5 năm (hết lớp ba với bằng Sơ Học Yếu Lược) là người học trò có thể làm việc tại các cơ quan hành chánh trong tỉnh như thơ ký, thầy lục lộ, kiểm lâm, nhà thương, kho bạc, giây thép ... (tiếng Pháp "ba xí ba tú" lắm, còn nói ngọng vì lớn tuổi mới đi học). Làm gì mà thanh thiếu niên nước Nam chẳng "quẳng bút lông đi lấy viết chì" mà theo học trường nhà nước bảo hộ.
- Ấy thế mà chữ nho (Hán học) cũng còn thịnh hành. Cho dù phải trả tiền - phụ huynh vẫn gởi con em đến trường ông Khóa, Thầy Tú để sôi kinh nấu sử và ngâm nga:
    Quân tại Tương Giang đầu
    Thiếp tại Tương Giang vĩ
    Tương tư bất tương kiến
    Đồng ẩm Tương Giang thủy.

Lớp học chữ Nho

6. Năm 1925, Trung Kỳ với dân số gần 7 triệu (cả nước Nam là 25 triệu dân) có số học sinh học trường nhà nước như sau:
    1910: 1,595 trò.
    1915: 2,442 trò.
    1920: 30,349 trò.
    1925: 41,062 trò.
    1930: 62,558 trò , trong số nầy có khoảng 2,000 trò nữ và phân phối như sau:
        470 cô ở trường Sư Phạm
        494 cô ở trường Cao Đẳng Tiểu Học để thi Diplôme (Thành Chung)
        1,445 cô học Tiểu Học.
- Có bằng Xéc mà còn ít tuổi (14,15) học trò thường được công sứ các tỉnh cấp học bổng mà học lên 3 hay 4 năm nữa để thi lấy bằng Thành Chung. Học bổng là 2 đồng mỗi tháng, tương đương với 2,000 đồng thời VNCH, vào thời điểm 1969 - lúc đó 1 tô phở hay 1 lít xăng là 10 đồng).
- Công sử phát học bổng thường theo đề nghị của Đốc Học (Hiệu Trưởng). Mà Đốc Học cũng như thầy giáo thì rất nghiêm khắc, "hay chữ dữ đòn" bằng những cái bạt tay nẩy lữa khi học sinh vi phạm kỷ luật hay bằng hình phạt cuối tuần: consignes hay pensum. Ngay thời VNCH , những năm đầu của thập niên 19(6) vẫn còn hình phạt đến trường cuối tuần:
    "Bốn công xi, cô giáo già ác quá,
    Còn bắt em chép phạt mấy trăm lần"
    (Nhất Tuấn).
- Dưới thời Pháp thuộc, giáo dục phát triển rất chậm chạp. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp thế nhưng cuối thế kỷ thứ 19 cũng chỉ có 5,000 học trò Tiểu Học (dân số là 1.5 triệu).II. Trường Cao Đẳng Tiểu Học (Écoles Primaires Superieures): Hoàn toàn dạy bằng tiếng Pháp:

1. Những trường Cao Đẳng Tiểu Học đầu tiên: chỉ là trường trung học đệ nhứt cấp mà thôi.
- Ba trường dành riêng cho học sinh người Pháp (gốc Gaulois) và con cái người Việt thân Pháp:
    * Chasseloup Laubat (Saigon, 1874)
    * Albert Sarraut (Hanoi, 1919-1965)
    * Lycée Yersin (Dalat, 1935)

Lycée Albert Sarraut (Hanoi 1919)

- Ba trường dành cho nữ sinh:
    * College des Jeunes Filles Indegènes (Saigon, 1915), sau nầy đổi tên là trường Gia Long.
    * Trường Đồng Khánh (Hanoi).
    * Cao Đẳng Tiểu Học Đồng Khánh Huế (Huế, 1917). Ban đầu các cô mặc áo dài màu tím (tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ).
- Những trường khác:
    * Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho, 1879).
    * Collège de Cantho (Cần Thơ).
    * Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký (Saigon, 1928)
    * Trung học Bảo Hộ Bưởi (Hanoi, 1909), ban đầu là Collège du Protectorat, sau đổi là Lycée du Protectorat.  Năm học 1915 -16 có gần 600 học trò cho 4 cấp.
    * Collège Jules Ferry (Nam Định), chương trình 3 năm.
    * Collège de Haiphong (Hải Phòng).
    * Trường Quốc Học Huế (Huế), mở từ năm 1896 nhưng chỉ phát triển mạnh từ 1909.
    * Collège de Vinh (Vinh, 1920).
    * Collège de Quynhon (Quy Nhơn, 1921) , niên khóa 1924-25 có 600 học trò. với 5 giáo sư Annam, tốt nghiệp từ trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội, và 5 giáo sư người Pháp đậu Brevet Supérieur = Tú Tài Toàn Phần ở Pháp.

Trường Đồng Khánh (Hanoi)



Trung Học Bảo Hộ (Trường Bưởi - Lycée du Protectorat)


Lớp đệ Tứ niên (là lớp đệ tứ hay lớp 9) của trường  Bưởi
-Lycée du Protectorat Hà Nội 1918-19
Sau khi đỗ Diplôme, một thiểu số (khoảng 20%) học lên cao đẳng và đại học để sau nầy quý vị trở thành những nhà lãnh đạo quốc gia.
Người có dấu X là Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ (Chủ Tịch Quốc Hội thời VNCH - năm 1964)
Hàng ghế đầu là quý vị giáo sư người Pháp
(Hình lấy từ hồi ký BS Nguyễn Xuân Chữ website www.newvietart.com)
2. Chương trình giảng dạy là 4 năm (đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ niên) với nhiều môn học.
- Toán (Số Học, Đại Số, Hình Học)
- Vật Lý, Hóa Học
- Địa Dư (vẽ bản đồ 5 châu, 4 biển)
- Vẽ và Tập Viết.
- Lịch sử nước Pháp (Cách Mạng 1789, tự do, bình đẳng, bác ái, chánh sách thuộc địa... 2 giờ/tuần)
- Pháp Văn (Chánh tả, Văn phạm, Luận văn, bình giảng, học thuộc lòng thơ Pháp ...).
- Luân Lý (moral).
- Sử Ký Việt Nam (dạy bằng tiếng Pháp - 1 giờ/tuần).
- Quốc Văn (2 giờ/tuần).
- Thể Dục.
- Thang điểm là 20, học một ngày 2 buổi (nghỉ buổi trưa).
- Thi Tam Cá Nguyệt và xếp thứ bậc trong học bạ với lời phê của Giáo sư.

Giờ học môn Địa Lý


Giờ học môn Hoá Học

3. Sau lớp đệ tứ niên học sinh thi bằng Thành Chung hay Díp Lôm (Diplôme de Fin d'Études Primaires Supérieures Indochinois = DEPSI).
- Có đến 30% học trò bỏ học và đi làm sau đệ nhất, đệ nhị niên / Cao Đẳng Tiểu Học. , phần vì hoàn cảnh gia đình, phần vì bài vở khó (Toán, Lý Hóa (đã chẳng dễ dàng)).
- Đậu được bằng Diplôme, học sinh theo học trường Cao Đẳng Đông Dương , làm thầy giáo (dạy lớp nhì, lớp nhất), hay đi làm thông ngôn chánh, thông phán hạng nhứt tòa Sứ. Lương mỗi tháng là 10 đồng.
- Sau 10 năm học hỏi (6+4), tiếng Pháp đã nói trôi chảy, nếu ở các tỉnh thì là thành phần trí thức nhất (đó là thời điểm 1920) với bằng Diplôme.
- Có theo đến cùng (đệ tứ niên) và cố gắng thi là có đỗ. Tỉ lệ là trên dưới 40%.
- Để được nhập học trường Cao Đẳng Tiểu Học, học trò phải qua kỳ thi tuyển concours rất khó ở đệ nhất niên (là thi tuyển vào đệ Thất sau nầy). Tỉ lệ trúng tuyển chỉ khoảng 2%.
4. Trước Đại Chiến Thứ Hai (1939-450 dân số Việt Nam có 35 triệu người. Với tổng số học trò ở bậc Cao Đẳng Tiểu Học  (5,637) và Tiểu Học (386,525) chúng ta có kết quả sau (chỉ tính những học sinh thuộc hệ thống trường công của nhà nước bảo hộ):
    * 5,637/35,000,000= 0.00016 lấy tròn là 0.0002. Tỉ lệ là 0.02%. (cao đẳng tiểu học).
    * 386,525/35,000,000= 0.01104 lấy tròn là 0.011. Tỉ lệ là 1.1% (trình độ tiểu học).
    * Cả hai tỉ lệ đều không thể chấp nhận được!. Sứ mạng "văn minh hóa thất bại".

5. Bên cạnh những trường Cao Đẳng Tiểu Học thuộc chánh quyền bảo hộ, chúng ta còn có nhiều trường tư thục lớn (dạy thi Diplôme) do giáo hội Thiên Chúa và tư nhân như: Gia Long, Thăng Long, Văn Lang ... (Hà Nội) Pellerin, Providence ... (Huế), Phan bá Lân, Victor Hugo ... (Saigon).
Một tư thục nổi tiếng là trường Văn Lang: dạy từ tiểu học - cao đẳng tiểu học - đến trung học đệ nhị cấp tại số 52 phố Lamblot Hanoi. Hiệu trưởng là một giáo sư lỗi lạc: Nguyễn Khắc Kham (1908-2007) , Cử Nhân Văn Khoa - đại học Sorbonne và Cử Nhân Luật - đại học Luật Khoa Paris, 1934.

III. Trường Trung Học (1): học thi Tú Tài (Baccalauréat) là Brevet Supérieur ở Pháp, 3 năm.

1. Tú Tài Pháp hay Baccalauréat Métropolitain (gọi tắt là Bac Métro)
- Đó là 2 trường dạy hoàn toàn theo chương trình Pháp, thi bằng Tú Tài Pháp. Saigon với Lycéum Chasseloup Laubat, Hanoi là Lycée Albert Sarraut. Năm học 1935-36, có thêm Lycée Yersin Dalat. Xin lưu ý, đây là trường Trung Học Đệ II Cấp (Enseignement Secondaire)
- Dành riêng cho học sinh Pháp và một số con nhà giàu có người Việt, con cháu quý vị Thượng Thư, Tổng Đốc, Tuần Phủ ... thuộc Nam Triều.
- Học xong hai năm (lớp second = đệ tam, lớp premire= đệ nhị) phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Premiere Partie) Đỗ Tú Tài phần thứ nhất xong mới được học tiếp năm thứ ba nhưng phải chọn 1 trong 3 ban: Triết (Philosophie), Khoa Học Thực Nghiệm (Science Expérimentales) và Toán (Mathématiques Élémentaires). Học hết class terminal là thi Tú Tài II.

2. Tú Tài Bản Xứ (Baccalauréat Local):
- Đó là những trường Pháp Bổn Xứ (École France - Indigènes) dạy theo chương trình Pháp nhưng thay ngoại ngữ bằng việt Ngữ, và cổ điển La Hy bằng Triết Học Đông Phương (Trung Hoa, Ấn Độ), Cận Đông (Do Thái ...). Xin được nhắc nhở: Francais et Seulement Francais.
- Ban đầu chỉ có 2 trường: Lycée de Bươi (Hanoi, sau nầy là trường Chu văn An) và Pétrus Ký (Saigon)
- Sau 2 năm, thi Tú Tài Bản Xứ phần I. Sau lớp đệ Nhất (classe terminal) thi Tú Tài Toàn Phần.

3. Do nhu cầu của nền hành chánh thuộc địa là cần những chuyên viên cao cấp - từ Tú Tài trở lên - từ năm học 1915-26, các trường cao đẳng tiểu học được phát triển rộng rãi với 3 lớp trung học (Enseignement Secondaire) - luyện thi Tú Tài trên toàn bán đảo Đông Dương. Đó là các trường : Quốc Học Huế, Hải Phòng, Quy Nhơn, Collège Le Myre de Vilers, Cantho ...
Cũng như bậc Cao Đẳng Tiểu Học (thi Diplôme), học trò trung học, học từ 8 giờ sáng thứ hai đến 6 giờ chiều thứ bảy nhưng được nghỉ trưa. Học từ 28 đến 30 giờ mỗi tuần.

4. Với bằng Tú Tài Toàn Phần, người học trò có căn bản vững chắc, nói và viết tiếng Pháp rất giỏi (ngay cả Baccalauréat Local), có thể học lên Đại Học Đông Dương (đại học duy nhất cho cả 3 nước Việt, Miên, Lào) hay đi du học bên Pháp (đương nhiên được ghi danh), hay đi dạy học ở các trường Cao Đẳng Tiểu Học (ngạch trật và lương bổng ngang Đốc Học= Giáo Sư là quý vị có bằng Thành Chung và học 3 năm trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội), làm công chức ở Phủ Toàn Quyền, Tòa Thống Đốc Nam Kỳ, Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ, Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ ...
- Thế nhưng thi vào học ở những trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp- vẫn là lý tưởng - cho sinh viên nghèo ở nước ta (phi cao đẳng bất thành phu phụ). Trước năm 1925, trường Cao Đẳng tuyển sinh viên, chỉ là bằng Thành Chung. Bây giờ thì ứng viên phải có Tú Tài Tòan Phần. Đó là các trường cao đẳng chuyên nghiệp ở Hà Nội như: Sư Phạm, Công Chánh, Thú Y, Canh Nông, Mỹ Thuật ... Sinh viên được huấn luyện ba năm, sau khi tốt nghiệp (là trình độ Cử Nhân= Licencié) trở thành những cán bộ nòng cốt (cao cấp) cho nền đô hộ Pháp tại Việt Nam.

5. Bên cạnh những trường Cao Đẳng Tiểu Học, và trường trung học (đệ nhị cấp), nhà nước bảo hộ còn mở trường Thông Ngôn và trường Hậu Bổ.
- Trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes) được thiết lập ở Sài gòn năm 1864 và Hà Nội năm 1905. Những năm 1915, đỗ Diplôme (Trung Học Đệ Nhất Cấp) là quý lắm!. Uyên bác như Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng chỉ có bằng Thành Chung (đệ Tứ). Nguyễn văn Vĩnh (1882-1936) , Phạm duy Tốn (1883-1924) cũng ở trình độ đó. Cả ba vị đều tốt nghiệp trường Thông Ngôn rồi làm việc hành chánh cho Pháp. Đa số các nhà văn, nhà báo ... có bằng Diplôme. Hiếm hoi lắm mới có người đậu Tú Tài. Ngay đến những năm 1925, tình trạng trí thức cũng không khá hơn. Cử nhân thì hiếm quá. Trường Thông Ngôn lúc đầu tuyển lựa sinh viên ở trình độ có bằng Xéc vì phải thông thạo 2 thứ tiếng Việt, Pháp. Thông ngôn là nhịp cầu nối giữa nhà nước bảo hộ và dân bổn xứ.
-Trường Hậu Bổ (2) (Écoles des Mandarins = École d'Administration) được thành lập ở Hà Nội năm 1903 và ở Huế năm 1911. Năm 1912, đổi tên là Trường Sĩ Hoạn, và năm 1917, bị giải thể mà thay thế vào là trường Pháp Chánh Đông Dương (École de Droit et d'Aministration) đào tạo công chức ngạch Tây.
    * Là trường để quý vị cử nhân (thi Hương), trong khi chờ đợi lệnh bổ nhiệm được huấn luyện hành chánh và học tiếng Pháp. Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam Độc Lập (ngày 9/3/1945) Trần Trọng Kim là Giáo Sư của Trường Hậu Bổ
    * Quý vị có Tú Tài (thi Hương) và ấm sinh (con quan) muốn học phải qua một kỳ thi khảo hạch.

6. Ở bậc Diplôme hay Tú Tài, giáo sư (rất ít cô giáo) rất nghiêm khắc và bài vở thật nhiều (như nhồi sọ để thanh thiếu niên Việt Nam không còn giây phút nào nghĩ đến cách mạng giải phóng quê hương). Chương trình Bac Local còn nặng hơn Bac Metro!. Thế nhưng, phần vì truyền thống Nho giáo, phần vì tủi nhục thân phận con dân nước bị trị, học trò An Nam vốn dĩ thông minh lại chăm chỉ, và lễ độ nên học giỏi lắm (điểm 18=90% là giỏi, 19=95% thì giỏi lắm, và 20=100% là giỏi quá - theo thang điểm 20). Đôi khi thầy khảo bài mà lỡ ấp úng bị quả trứng zero thì lấy làm xấu hổ lắm!. Hễ có dịp sang Pháp du học thì luôn luôn làm vẻ vang dòng giống Lạc Hồng. Điển hình là:
    *Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997). Ông đậu 2 bằng tiến sĩ (Luật và Văn Chương) tại Pháp năm 1932 lúc mới 23 tuổi!
    * Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm (1908-1974): Agrégé de Grammaire  năm 1935.
    * Triết Gia Trần Đức Thảo (1917-1993) : Agrégé de Philosophie  năm 1943. 
Lưỡng Khoa Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường lúc còn học ở Pháp
Hai vị thạc sĩ đều được học bổng học trường Cao Đẳng Sư Phạm Paris (École Normal Supérieure) nơi quy tụ những tinh hoa của nước Pháp (cũng như École Nationale des Pont et Chaussées). Quý vị tiền bối đã cho con cháu Văn Lang một gương sáng chói lọi:

"Đã không cầm bút thì thôi,
Học cho đài các cho đời (3) biết tay!"

Tiếc thay nhà nước bảo hộ đã không cấp phát những học bổng cho du sinh Việt Nam học những môn thực dụng, khoa học kỹ thuật (STEM) đó là những ngành "do more than talk", ngõ hầu khi thành tài trở về Việt Nam phát minh và sáng chế những sản phẩm kỹ nghệ, đóng góp thực tế cho phát triển kinh tế quốc gia và cho tiến bộ của nhân loại. Tiếc lắm !

IV. Viện Cao Đẳng Đại Học Hà Nội: đào tạo lớp thượng lưu trí thức bản xứ:

1. Toàn Quyền Albert Saraut (1911-14 và 1917-20) là người có công lớn trong việc phát triển Viện Cao Đẳng và Đại Học Hà Nội. Giới trí thức nước ta lúc đó gọi ông là Vị Toàn Quyền Trứ Danh. Trong bất cứ bài diễn văn nào tại những tổ chức văn hóa giáo dục (như Hội Khai Trí Tiến Đức) ông đều nỗ lực cổ võ nền giáo dục cao cấp đó (enseignement supérieur) và mong sớm xây cất trường Cao Đẳng, Đại Học Đông Dương (Univerrsité Indochinoise).

2. Từ Tiểu Học, Cao Đẳng Tiểu Học, Trung Học đến Đại Học ở nước ta thời Pháp cai trị đều rập khuôn theo tổ chức giáo dục của Pháp (Paris). Tuy nhiên có thay đổi chút ít (thường là chặt chẽ hơn) cho phù hợp với dân bản địa. Cấp học cao nhất nầy có 2 loại trường (đã đào tạo giới trí thức thượng tầng):
- Trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp (Écoles Supérieures)
    * Để được nhập học, ứng viên phải có đủ điều kiện bằng  cấp (Diplôme hay Tú Tài về sau nầy) và phải qua kỳ thi tuyển (concours) gay go.
    * Được học bổng trong khi theo học (từ 1 đến 5 năm). Sau khi tốt nghiệp phải làm việc với nhà nước bảo hộ 10 năm (khế ước đã ký lúc nạp đơn thi). Chắn chắn lúc ra trường có việc làm. Đó là các trường Cao Đẳng Sư Phạm, Công Chánh ...
- Trường Đại Học Hà Nội (Université Indochinoise):
    * Học sinh có bằng Tú Tài được tự do ghi danh phân khoa (faculté) mình muốn học. Phải trả học phí. Đại Học Đông Dương chỉ có bậc Cử Nhân (Licencé 3 năm ). Bậc Cao Học (Mâitrise = DES = Diplôme d'Étude Supérieure) chỉ được trường Luật mở vào đầu thập niên 1940.
    * Những sinh viên giỏi lắm (95%) thường được cấp học bổng. Tự kiếm việc làm lúc tốt nghiệp. Thực ra, lúc đó bằng Cử Nhân  còn hiếm lắm. Lớp cử nhân năm thứ hai trường Luật chỉ có 30 sinh viên, 1940-1941. Ông Võ Nguyên Giáp  học Luật và năm 1938 đỗ giải nhất kinh tế học. Phần thưởng là học bổng sang Pháp học Tiến Sĩ = Docteur en Droit)

3. Những trường Đại Học và Cao Đẳng chuyên nghiệp tiêu biểu: Ngay từ khi thành lập Viện Đại Học Đông Dương (đầu thế kỷ 20) thì các trường - hầu hết là trường chuyên nghiệp (dạy nghề) để đào tạo cán bộ cao cấp nhằm phụ tá người Pháp trong nỗ lực khai thác tài nguyên và nhân công thuộc địa hữu hiệu hơn. Tất cả đều là trường (écoles).- Trường Y Khoa Hà Nội (École de Médecine, 1902):
    * Phần để đáp ứng với nhu cầu dân bổn xứ, phần để phô trương khoa học kỹ thuật tân tiến của Pháp, nhà nước bảo hộ mở trường thuốc (École de Médecine et de Pharmacie) năm 1902 với 29 học viên. Thế nhưng từ năm 1911 mới hoạt động bình thường. Điều kiện nhập học là có bằng Thành Chung và được huấn luyện 3 hay 4 năm. tùy theo nhu cầu y tế. Danh xưng ban đầu là Y Sĩ Bản Xứ (Médecine Indigène), sau đổi là Y Sĩ Phụ Tá (Médecin Auxiliaire), rồi Y Sĩ Đông Dương (Médecine Indochinois) (4).
    * Rồi trường thuốc được đổi tên là École de Médecine de Plein Exercice (trường thuốc Mãn Tập) mà sinh viên muốn theo học phải có bằng Tú Tài Toàn Phần. Năm 1933, chánh thức thành lập Y Dược Đại Học Khoa (Faculté Mix de Médecine et de Pharmacie) và bắt đầu cấp phát văn bằng Y Khoa Bác Sĩ (Docteur de Médecine). Tới năm 1945, trường mới chỉ đào tạo được khoảng 50 bác sĩ, 150 y sĩ, và một số dược sĩ (Y Khoa Bác Sĩ, Tiến Sĩ Quốc Gia có chỉ số lương là 690 - ngạch trật tương đương Đại Tá. Cao học = 550 , Cử Nhân 470).

Cao Đẳng Y Dược Hanoi

- Trường Công Chánh hay Lục Lộ (École de Travaux Publics, 1920
    * Đào tạo những cán sự chuyên môn (agent technique) cho các ty công chánh, địa chánh và phải học 2 năm. Năm 1913-14, tổng số sinh viên là 60 với bằng Diplôme (sinh viên năm thứ nhất)
    * Năm 1944, trường đổi tên là Cao Đẳng Công Chánh (École Supérieure des Travaux Publics) , sinh viên phải có Tú Tài. Trường đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư (Ingénieur et Ingénieur Adjoint des Travaux Publics. Phó Đức Chính, Hoàng tử Souvana Souphanouvong là cựu sinh viên trường Công Chánh.- Trường Cao Đẳng Sư Phạm (École de Pédagogie, 1914):
    *Huấn luyện giáo sư (Đốc Học) cho bậc Cao Đẳng Tiểu Học.
    * Ban đầu là những sinh viên có bằng Diplôme và học trong 3 năm. Từ năm 1920, thí sinh dự tuyển phải có bằng Tú Tài Toàn Phần, tốt nghiệp sau 2 năm học tập và được bổ nhiệm về giảng dạy ở các trường trung học. Trường có 2 ban : ban Văn Chương gồm các môn học Triết, Văn Chương, Sử Địa và ban Khoa Học gồm Toán, Lý Hóa, Vạn Vật. Về sau, sinh viên được đào tạo trong 3 năm.
    * Nhà văn Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng với tiểu thuyết Tố Tâm là sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm.

- Trường Pháp Chính (École de Droit et d'Administration, 1917):
    * Đào tạo quan lại về hành chánh, tài chánh và tư pháp. Học trình là 2, 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp được vào ngạch Tham Tá (Tham Biện) hoặc được bổ nhiệm làm Tri Phủ (quận lớn), Tri Huyện (quận trung bình), Tri Châu (vùng cao nguyên, thượng du) hoặc làm Commies ở Phủ Toàn Quyền, Tòa Thống Đốc Nam Kỳ, Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ, Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ.
    * Lúc đầu trường nhận sinh viên có bằng Cao Đẳng Tiểu Học, về sau là Tú Tài và học 3 năm. Năm 1931 đổi là Trường Cao Đẳng Luật Khoa Đông Dương (École Supérieure de Droit l'Indochine). Năm 1941 đổi thành trường Đại Học Luật Khoa. (Faculté de Droit).- Trường Cao Đẳng Thương Mại (École Supérieure de Commerce, 1920):
    * Đào tạo những chuyên viên cấp cao, đầy đủ kiến thức về nội thương và ngoại thương qua học trình 3 năm. Hỗ trợ cho trường Cao Đẳng Thương Mại là trường Thương Mại Thực Hành (École d'Aplication Commerciale) được thành lập ở Sài Gòn, 1922.
    * Năm 1926, trường mở khóa Bưu Chính và Điện Báo (Section des Postes et Télégraphes) để huấn luyện nhân viên tiếp nhận điện báo (Receveur) cho bưu điện. Trường còn mở thêm khóa điện báo vô tuyến (Section Radio Télégraphiques) mà đào tạo chuyên viên cho sở vô tuyến điện (Service Radio Télégraphique).
    * Niên khóa 1929-1930, trường có khoảng 50 sinh viên. Nguyễn Thái Học và Hồ Văn Mịch là cựu sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội. Bao nhiêu chất xám Tiên Rồng đã hy sinh cho độc lập, tự do.- Trường Cao Đẳng Nông Lâm (École Supérieure d'Agriculture et de Sylviculture, 1918):
    * Ban đầu trường huấn luyện những phụ tá kỹ sư ngông nghiệp và lâm nghiệp, học trình 3 năm.
    * Từ năm 1938, tuyển sinh viên có Tú Tài để đào tạo kỹ sư nông và lâm nghiệp trong 3 năm.
- Trường Cao Đẳng Thú Y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l'Indochine, 1917)
    * Trường đạo tào phụ tá thú y sĩ. Điều kiện nhập học là có bằng Diplôme. Học trình 4 năm.
    * Từ năm 1941, sinh viên phải có bằng Tú Tài và qua kỳ thi tuyển. Học trình 5 năm và được phát bằng bác sĩ thú y. Trường Cao Đẳng Thú Y hoạt động không được liên tục. Từ năm 1925 đến 1835 có 60 sinh viên ra trường.- Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ( École dé Beaux Art, 1924):
    * Chương trình đào tạo chuyên viên từ 3 đến 5 năm. Đó là những họa sĩ, điêu khắc gia.
    * Năm 1927, trường mở thêm ngành kiến trúc. Năm 1928, mở ngành Nghệ Thuật Sơn Mài. Năm 1932, có thêm ngành Khắc Chạm Kim Loại (ciselure). Năm 1937 có thêm ngành Đồ Gốm và Đồ Sứ.
    * Năm 1938, trường đổi tên là Trường Mỹ Thuật và Mỹ Thuật Thực Hành (École des Beaux Arts et des Arts Appliqués).- ...

Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hanoi

4. Con số thống kê về sinh viên Cao Đẳng, Đại Học Hà Nội niên khóa 1937-38
- Số sinh viên các trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp: 2,051 người
- Đại Học Hà Nội: 547 sinh viên (trường Luật 338, trường Thuốc: 176, Trường Mỹ Thuật 33)
    * Năm 1944, Đại Học Hà Nội: 547 sinh viên (77% là người Việt Nam, 23% là người Cao Miên và Lào)

5. Hội Khai Trí Tiến Đức (Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annammites = AFIMA): Thành lập năm 1919, hoạt động tới tháng 12 năm 1943. Đây là nơi quy tụ những thượng lưu trí thức của nước ta được đào tạo từ nền giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp Thuộc và Giáo Dục Mẫu Quốc (France).

Lời kết:

- Nous sommes des esclaves! Nous sommes des esclaves!, và

"Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương túy mộng trung"
(Phan Chu Trinh, 1925)

-Những năm trước và sau năm 1925, giáo dục An Nam dưới thời Pháp thuộc đã ảnh hưởng sâu rộng đến giới trẻ nước ta. Văn chương thơ phú Pháp lãng mạng lắm, qua Lamartine (1790-1869), Alfred de Vigny (1797-1863), Alfred de Musset (1810-1857) ...
- Những danh ngôn của các Triết gia Pháp hay quá - mà trong suốt thế kỷ 18 chủ trương nhân quyền (Les droits de l'homme et du citoyen) - qua Montesquieu (1689-1755) Voltaire (1694-1778), J.J. Rousseau (1712-1778), Dierot (1713-1784) ... như xoáy vào óc, vào tim những học trò trong trắng Đại Nam, như thôi thúc họ : "Anh em ơi, phải vùng lên đòi quyền sống, đòi quyền làm người, đòi công bình dân chủ xã hội".
-Lịch sử Pháp thì lại quá hào hùng mà giới trẻ Nam Quốc từng say sưa học hỏi trong 2 giờ sử ký hàng tuần:
    *Còn gì đẹp hơn hình ảnh dũng tướng Lafayette (1757-1834) phất cờ tam sắc (xanh, đỏ, trắng) và cùng nhân dân Paris phá ngục Bastille ngày 14 tháng 7 năm 1789. "Việt Nam ơi, Cách Mạng!"
    * Và hình ảnh đẹp tuyệt vời trong cuộc Cách Mạng Pháp năm 1848, thi sĩ Lamartine giương cao ngọn cờ tam tài mà hô hào dân Paris biểu tình trước Tòa Đô Chính. Đông tây gặp nhau: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". "Thanh niên Việt Nam phải và phải làm cách mạng".
    * Rồi còn nhiều nhà cách mạng Pháp như Mirabeau (1749-1791), Danton (1759-1794), Robespierre (1758-1794) ... là gương sáng chói lọi cho những cậu học trò Cao Đẳng Tiểu Học, Trung Học ...
-Tất cả là nguyên nhân đưa đến sự thành lập những hội kín chống thực dân Pháp và sự hình thành cao trào tranh thủ độc lập và thống nhất của toàn dân Việt. "Việt Nam phải độc lập, Việt Nam phải thống nhất".
    * Điển hình là phong trào Công Nông Binh nổi dậy ở Nghệ Tĩnh, Quảng Ngãi năm 1930 do Nguyễn Nghiêm cầm đầu với cả trăm người cầm cờ đỏ búa liềm Nga biểu tình thâu đêm
    * Cụ thể là cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng, năm 1930 do Nguyễn Thái Học khởi xướng! Hoa tự do đã phải tưới bằng máu dân tộc. Cờ độc lập được dựng lên từ thân xác bao nhiêu chiến sĩ vô danh để Việt Nam Minh Châu Trời Đông và cho Đại Nam Vạn Tuế, Vạn Vạn Tuế !

Những ngày trọng thu 2013
GS Phạm Đức Liên
Central Piedmont Community College N.C.


Chú thích:

(1): Cho đến trước thế chiến II (1939-1945) Việt Nam chỉ có 4 trường trung học (tức  là 3 cấp học thi Tú Tài) với 553 học sinh, và 19 trường Cao Đẳng Tiểu Học (tức là 4 cấp học thi bằng Thành Chung) với 5,637 học trò.
(2) Học trình của trường Hậu Bổ (chuẩn bị bổ ra làm quan Apprenti Mandarin) là 3 năm. Lúc đầu, trường nhận Ấm sinh (con quan từ ngũ phẩm) và Tôn sinh (con cháu hoàng tộc). Điều kiện dự thí là phải có bằng Xéc (Certificat ..) về sau là bằng Diplôme (Thành Chung). Tổng thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) của Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam tốt nghiệp từ trường Hậu Bổ.
(3) Chữ đời còn có nghĩa là thực dân Pháp. Nhiều giáo sư người Pháp qua Việt Nam dạy học, tha phương cầu thực, thế nhưng lại rất thực dân, khinh rẻ dân tộc Lạc Hồng qua lời mắng nhiếc học trò. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, Thạc sĩ Trần Đức Thảo .. đã cho họ một bài học nẩy lửa !!!
(4) Do nhu cầu của y tế Đông Dương (rất cần nhiều y sĩ, y tá ...) Khóa của BS Nguyễn Xuân Chữ được huấn luyện 4 năm (1921-1925). Trong khi đó khóa của BS Lê Đình Thám đào tạo gấp 3 năm (1931-1934)

aturday, November 5, 2016


TRẦN QUANG THÀNH * NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tương lai nào cho Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh?!

Những chia sẻ của ông Nguyễn Gia Kiểng về hiện tình chính trị tại Việt Nam và chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đinh Thế Huynh.

Trần Quang Thành (Danlambao) - Tháng 10 vừa qua đã là một tháng nhiều biến cố phức tạp cho chế độ cộng sản Việt Nam.
Đầu tháng là một cuộc biểu tình của gần 20.000 người trước nhà máy Thép Formosa tại huyện Kỳ Anh. Lần đầu tiên sự phẫn nộ của người dân đã vượt lên trên nỗi sợ.

Giữa tháng là Hội nghị Trung ương 4, Khóa 12 trong đó điểm nổi bật là nỗi lo sợ lớn của ban cầm đầu đảng CSVN trước khuynh hướng mà họ gọi là "tự diễn biến, tự chuyển hóa". Khuynh hướng này đã được nói tới từ lâu nhưng lần này nó có qui mô của một đe dọa sống còn trước mắt. 
Cuối tháng sau chuyến viếng thăm Trung cộng là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đinh Thế Huynh, thường trực ban bí thư ĐCSVN. Tại sao lại là Đinh Thế Huynh mà không phải là Trần Đại Quang, hay Nguyễn Xuân Phúc, hoặc Phạm Bình Minh? Và tại sao cuộc thăm viếng này lại diễn ra một tuần trước khi nước Mỹ bầu một tổng thống mới. Chuyến đi này có ý nghĩa gì và đã đạt được nhũng kết quả nào?
Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Gia Kiểng, ủy viên thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe:


05.11.2016

Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com

TRẦN TRUNG ĐẠO * TỔ QUỐC

Không gì thiêng liêng hơn tổ quốc

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Suốt sáu tháng qua, nhất là từ cuối tháng Bảy đến đầu tháng Mười, phong trào chống Formosa bùng nổ lớn bằng các cuộc biểu tình với sự tham gia của nhiều ngàn đồng bào các tỉnh bị ảnh hưởng. 
So với các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng biển đảo trước đây, các cuộc biểu tình tại Quảng Bình, Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh là những cuộc biểu tình đông đảo nhất trong suốt 41 năm qua. Sở dĩ phong trào phát triển nhanh và đông đảo như vậy là nhờ được sự ủng hộ tinh thần của các vị lãnh đạo Công Giáo thuộc các giáo phận tại miền Trung. Đồng thời, các mục tiêu tranh đấu cũng cụ thể và rõ ràng hơn.

Tại sao phải chống Formosa? Như Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nhận định: “Nếu nhà nước là đại diện của dân, theo đúng nguyên tắc nhiều nơi làm thì trước khi đòi Formosa bồi thường bao nhiêu thì phải đi nghiên cứu lại và xem dân thiệt hại bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại đi đêm với Formosa và nhận như vậy thì điều đó trong thế giới hôm nay người ta không thể công nhận việc đó được.” 
Số tiền gọi là bồi thường của Formosa với thỏa thuận của nhà cầm quyền CSVN dù lên tới bao nhiêu tỉ đô la cũng chỉ là một loại tiền bố thí. Nhân dân Việt Nam không cần ai bố thí. Nước Việt là của người Việt. Việt Nam cần một môi trường sạch không chỉ cho hôm nay mà cả nhiều trăm năm, nhiều thế hệ về sau. Do đó, yêu cầu chung của người dân là Formosa phải đóng cửa. 
Tinh thần của đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước chưa bao giờ lên cao hơn. Chế độ CS vẫn còn mạnh và còn đang cai trị nhưng chưa bao giờ ở trong tình thế bị bao vây, nao núng hơn. 
Người viết và có thể nói hầu hết các nhà phân tích tình hình đất nước, đã tự đặt cho mình câu hỏi, liệu CSVN sẽ phải làm gì để thoát vòng vây? Trong hai bài viết liên quan đến sự kiện Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, người viết cho rằng CSVN sẽ cố gắng cô lập các cuộc biểu tình để không phát triển thành một làn sóng chống đối có tầm vóc quốc gia, chặt các chiếc cầu nối kết giữa phong trào chống Formosa sang các phong trào đòi tự do dân chủ và cuối cùng thỏa hiệp với từng thành phần có liên hệ. 
Cho đến nay, dù đông đảo, các cuộc biểu tình vẫn còn giới hạn trong khuôn khổ tôn giáo. CS có đàn áp nhưng không dám nặng tay như trường hợp các chế độ độc tài Bắc Phi hay quân phiệt Miến Điện đã làm tại nước họ trước đây và kết quả đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng. 
Để ngăn chận phong trào vượt qua khỏi giới hạn tôn giáo và phát triển thành một phong trào của quần chúng, CSVN phải bắt những thành phần có khả năng tạo sự nối kết giữa Công Giáo với các thành phần đấu tranh thuộc nhiều tầng lớp xã hội và thuộc nhiều tôn giáo ngoài ảnh hưởng của giáo hội Công Giáo. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngoài uy tín, phương pháp đấu tranh ôn hòa còn là một tín đồ Công Giáo thuần thành, có khả năng làm chiếc cầu nối kết giữa các phong trào trong và ngoài Công Giáo. Ngoài ra, trong số các lãnh đạo phong trào xã hội tại Việt Nam hiện nay, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là khuôn mặt nổi bật nhất. Giới cầm quyền CS nghĩ rằng chưa cần phải bắt nhiều, chỉ một Như Quỳnh đủ để đe dọa các phong trào xã hội. 
Ngoài việc giới hạn sự lan rộng của phong trào và bắt bớ, CSVN tiến hành thỏa hiệp. 
Thỏa hiệp là một sách lược chính trị được áp dụng rộng rãi từ Đông sang Tây, tuy nhiên có thể nói, nguyên tắc thỏa hiệp với bên mạnh và tiêu diệt bên yếu trước là một trong những chủ trương có tính kinh điển của CS, không chỉ riêng CS Việt Nam mà cả phong trào CS quốc tế trước đây. Gọi là kinh điển bởi vì Lenin đã nhiều lần nhấn mạnh đến chiến lược này trong các tác phẩm của ông ta. Trong tuyển tập Lenin, chính y thừa nhận lịch sử của Bolshevism cả trước và sau “Cách mạng tháng Mười” là lịch sử của những thỏa hiệp, không những với các đảng phái không CS mà còn cả với các thành phần tư sản. 
Hôm 26 tháng 10, CSVN tìm cách lấy lòng Tòa Thánh qua chuyến viếng thăm của phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu và được Đức Giáo Hoàng tiếp. Trong dịp này, Bùi Thanh Sơn “khẳng định các cấp chính quyền Việt Nam luôn quan tâm đến các nhu cầu của Giáo hội Công giáo, tạo thuận lợi cho các hoạt động mục vụ của Công giáo, quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống giáo dân, nhất là tại các địa phương khó khăn… Thứ trưởng đề nghị Tòa thánh và Đặc phái viên không thường trú của Toà thánh quan tâm, khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam sống tốt đời đẹp đạo, động viên chức sắc và giáo dân Công giáo tại các giáo phận đồng hành cùng đất nước, tham gia đóng góp một cách tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và ở từng địa phương.” 
Không cần phải nói thẳng ra hay dịch cho rõ nghĩa những lời đường mật của Bùi Thanh Sơn, ai cũng biết, CSVN muốn Tòa Thánh giúp làm lắng dịu cuộc đấu tranh chống Formosa hiện nay. 
Như đã phân tích, bài học cách mạng dân chủ tại Rumani, Ba Lan, Philippines, Haiti cho thấy một khi lời kêu gọi của các lãnh đạo tôn giáo được mọi thành phần quần chúng lắng nghe và hưởng ứng, đó cũng là ngày chế độ độc tài sắp sửa cáo chung. Những ngày tháng tới là thời gian đầy thách thức và chọn lựa không phải chỉ đối với ngư dân Quảng Bình, Vinh, Hà Tĩnh, Nghệ An, không phải chỉ của riêng các lãnh đạo tôn giáo mà của cả dân tộc. 
Giáo hội luôn có sự cảm thông sâu xa đối với sự chịu đựng của dân tộc và có cảm tình đối với các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nhưng cảm thông hay cảm tình chưa đủ mà chỉ có sự chọn lựa dứt khoát mới thay đổi được hoàn cảnh đất nước. 
Người viết không dám lạm bàn hay võ đoán các quyết định của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chỉ cầu mong quyết định của quý ngài phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, góp phần xoa dịu vết thương của dân tộc đã và đang chịu đựng quá nhiều, quá lâu dưới chế độ CS và mở ra cánh cửa mới bằng tin mừng, hy vọng và hòa bình thật sự cho dân tộc Việt Nam. 
Một mai, nếu đất nước Việt Nam bị họa Đại Hán tàn phá thành tro bụi rồi thì không chỉ tôn giáo thôi mà tất cả đều trở thành vô nghĩa. Do đó, phục vụ tôn giáo là một trách vụ thiêng liêng nhưng phục vụ tổ quốc cũng thiêng liêng không kém. 
1.11.2016


NĂM XICH LÔ * VIỆT CỘNG LỪA DỐI

Lừa dối và bạo quyền CS

Năm xích lô (Danlambao) - Chỉ nêu điển hình 5 dự án của những nhà lãnh đạo CSVN (cộng sản Việt Nam) có tầm nhìn xa mãi tận Hỏa Tinh gần đây nhất đã đốt 32.200 tỉ (ba mươi hai ngàn hai trăm tỉ). Nếu tính từ lúc đề ra dự án, tỷ giá cao nhất cho là 20.000 VND = 1 USD, hiện nay là 22.300 VND/USD, ta hào phóng nên tính trung bình là 21.000/USD thì nhà cầm quyền cộng sản (NCQCS) đã đem đổ sông đổ biển 1.530 (số tròn) triệu USD (32.200 tỉ: 21 tỉ/triệu USD = 1533,33 triệu USD). Đó chỉ là mới nói 5 dự án điển hình, còn ngàn dự án bầm dập ngân sách khác như muỗi đỉa rừng U Minh, có muốn thống kê thì chính bản thân NCQCS cũng chịu thua.

Tôi có cảm tưởng nhà cầm quyền cộng sản (NCQCS) giàu ghê lắm nên coi Mỹ kim như phấn thổ bạc Hồ. Nếu họ coi tiền như phấn nhà thổ móc từ trong túi của họ thì chẳng có gì để nói, quá lắm thì bàn ra tán vào đôi chút. Vấn đề ở đây là tiền này là thuế gom góp khổ nhọc của dân và bán tháo tài nguyên đất nước, đau hơn nữa là bán sức lao động cơ cực của người dân đi ở đợ cho nước ngoài mà NCQCS gọi là "xuất khẩu lao động" để phục vụ cho quyền bán nước của một chế độ.
Tánh của Năm xích lô là chặt to kho mặn như bản chất của dân lao động tay chân, chẳng nghị quyết với kế hoạch năm năm rồi tầm nhìn sao đó như "đỉnh cao trí tệ" của NCQCS nên sẽ rất ngắn gọn đi vào ba trọng tâm.
1. Trình độ và trách nhiệm
Năm (5) dự án nêu trên bao gồm (theo trình tự từ thấp lên thốn):
- Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất với 2.200 tỉ.
- Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) với 3.000 tỉ.
- Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) với 7.000 tỉ.
- Nhà máy gang thép Thái Nguyên với 8.000 tỉ.
- Nhà máy đạm Ninh Bình với 12.000 tỉ.
NCQCS với "dân chủ tập trung" và "quy trình"... lòng thòng xét duyệt nhưng con voi đi lọt nhưng muỗi ruồi thì không? Lỗi hệ thống hay là sự thỏa thuận ngầm? Tên trộm nào thử lấy của cải nhà cán bộ họ đi, sẽ biết đá vàng ra sao, vậy tại sao NCQCS ngu ngơ tiêu tốn vài ngàn tỉ như đốt vàng mã cúng cô hồn trong khi người nghèo xin vay vốn phải chung chi, bị hành lên đày xuống như con vật chỉ vì vài trăm ngàn Hồ tệ?
Trong kinh tế nói riêng và xã hội nói chung cần có những con người hoặc tổ chức có khả năng chuyên môn qua đào tạo hay thiên phú. Nhà cầm quyền không bắt buộc phải am tường từng lãnh vực; quan trọng là khả năng nhận thức, phân tích và phán đoán để lựa chọn những gì tốt nhất trong quyền hạn để phục vụ trong nhiệm vụ được giao phó.
Nhà cầm quyền phải hội tụ hai yếu tố tối thiểu là kiến thức và ý thức trách nhiệm, thiếu một trong hai vừa nêu thì rất khó đáp ứng cho xã hội ngoài lợi ích bản thân.
Nãy giờ nêu một số lý thuyết, bây giờ chúng ta đi vào thực tế.
Dĩ nhiên khi đưa ra dự án để xin đạo tiền thì phải có dẫn chứng với những lập luận khá thuyết phục nhưng xét trên tổng thể từ lúc có đảng CSVN đến nay thì những công ty quốc doanh gần như 99% đã đem gì cho kinh tế quốc dân. Tôi nhấn mạnh là "kinh tế quốc dân" vì nó khác với "kinh tế đảng". Những gì như "nắm đấm thép" chỉ đem lợi nhuận ngầm, là bổng lộc, là tham nhũng, là sân sau cho kẻ nắm quyền; nhân dân được gì?
Ngôn từ như "nhận thức sai lầm" để mãi rút kinh nghiệm sẽ được hiểu ra sao? Công ty quốc doanh/cá nhân đảng viên khi sai lầm đã khó ngóc đầu vực dậy, một nhà nước tự cho rút kinh nghiệm dài hạn, từ sai lầm này đến sai trái khác thì vai trò lãnh đạo nằm trốn góc nào, có cần nắm đầu dội nước cho tỉnh? Có xứng đáng và tự hào hay nói thẳng là ngu xuẩn dựa vào bạo lực?
2. Lãnh đạo và trách nhiệm
Trên khía cạnh lãnh đạo còn tùy thuộc vào dân cử hay quy hoạch. Nếu là dân cử, sẽ do đánh giá của người dân trong phạm vi vai trò cho phép người được tín nhiệm để ủy quyền cho trách nhiệm trong thời hạn quy định của luật; quy hoạch như NCQCS VN hiện nay là chỉ thị không cần XH nơi đó ra sao. Tự nó đã nói lên điều gì mà tôi không nhất thiết phải "biện chứng".
Trách nhiệm của lãnh đạo của NCQCS có xứng danh khi luôn sẽ là đúng quy trình, sai đến đâu xử lý đến đó để tiếp tục rút sợi dây kinh nghiệm? Trên khía cạnh luật thì người vi phạm có được rút kinh nghiệm để sửa chữa? NCQCS sống ngoài vòng pháp luật nên rút đến xương tủy nhân dân để cung phụng cho cá nhân và ngoại bang?
Chứng minh cho sự phi lý của NCQCS thì nhiều hơn tinh tú trong vũ trụ nhưng cụ thể là đình đám đơn cử như Bộ công thương dưới vai trò chốt thí như phủi ruồi của Vũ Huy Hoàng. Dư luận thắc mắc về việc "cách chức" đảng viên khi họ chẳng còn chức vụ khi đương sự... nghỉ hưu? Trên nguyên tắc về đảng là chuyện của đảng nhưng về mặt "chính quyền" thì cá nhân/tổ chức nào chịu trách nhiệm về "quy hoạch" và dung túng thời gian dài và sẽ bị xử phạt ra sao? Từ A đến C, lý luận là kỷ luật vậy là đã "nặng" hơn trung ương nhắc khéo vì tên nào cũng nhúng chàm, không khéo đập chuột bể bình thì nát.
Nếu NCQCS không lý giải được thì cũng như Formosa, tức là xin lỗi và "khắc phục hậu quả" rồi tiếp diễn ngồi trên quyền lợi đất nước và dân tộc. Quy trình cứ tiếp diễn với những trò hề rẻ tiền tưởng là gạt mãi một dân tộc tồn tại với kẻ thù phương Bắc, dân tộc đó dĩ nhiên phải có suy nghĩ. Nói hơi quá nhưng là thực tế, chẳng khác gì tội phạm hình sự tới giai đoạn nghỉ hưu chẳng có gì để truy cứu? Có trơ trẻn lắm không hỡi NCQCS để dối trá một dân tộc?
Nhân dân cơ cực chỉ mong được sống đúng nghĩa một con người trong thế giới phát triển hiện nay thì những phí phạm chẳng khác giết người và xảy ra thường xuyên và kéo dài từ lúc có đảng CSVN cho đến chưa lúc nào chấm dứt thì chế độ đó phục vụ cho ai, quyền lợi nào?
3. Nhân tai và trách nhiệm
Thiên tai là nhất thời nhưng nếu nhà cầm quyền biết ưu tư và chuẩn bị sẽ hạn chế tổn hại cho XH. Vấn đề nhân dân đang bị lũ lụt hủy hoại không hẳn do thiên nhiên mà do NCQCS thiếu trình độ, không xứng đáng lãnh đạo vì thiếu trách nhiệm và chính NCQCS đã suy nghĩ thiển cận dẫn đến sự tác hại nghiêm trọng cho đời sống nhân dân hiện nay.
XHCS có từ "té nước theo mưa" đã được NCQCS khai thác triệt để. Môi trường thiên nhiên bị xâm hại do rừng nguồn bị triệt tiêu là một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa cho dân tộc. Thế giới khai thác thủy điện khi không làm thay đổi cấu trúc ảnh hưởng môi trường sống của XH và nếu có sai lầm hiếm có thì họ sẵn sàng loại bỏ chớ không như đất nước dưới ách toàn trị của đảng CSVN lũ chồng lũ như hiện nay.
Không lý thuyết và lý luận xa vời, nêu nguyên nhân khách như chủ quan gì ráo. Vấn đề đặt ra cho đất nước hiện nay là NCQCS VN có xứng tầm khi viện dẫn vào điều 4 Hiến pháp cho thế sai chồng sai để phải-lãnh-đạo khi đất nước mãi ngụp lặn dưới ách toàn trị của NCQCS trong lúc có rất nhiều con người đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi đảng phái có tâm và tầm. Quan trọng là những con người đó không bán nước với bất kỳ giá nào. Nỗi thống hận của đất nước là NCQCS bắt giam những tâm hồn yêu nước đó với lý do mơ-Hồ cho những yêu cầu chính đáng của dân tộc.
NCQCS hãy cho tên lao động này thấy thế phải lãnh đạo của đảng CSVN! Tiện đây cũng nhắc lại theo duy vật biện chứng là "quan nhất thời dân vạn đại" hay nói thẳng là không có triều đại nào là vĩnh cửu nên tuyên truyền "đảng CSVN quang vinh muôn năm" đã tự phỉ nhổ.
Tôi chẳng thèm kết cho đến khi NCQCS này bị đào thải.
05.11.2016


MAI THANH TRUYẾT * ĐẤT NƯỚC

Đất nước không phải của riêng ai…

Ts. Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Đất Nước là Đất Nước của chung, của mọi người Dân, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm đối với Đất Nước. 
Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lửa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước.

Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch... bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác! 
Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc do CSVN là thủ phạm chính. 
Để kết luận, chúng ta thử hình dung các mắc xích có thể kết nối bốn sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Đó là các công trình xây dựng xa lộ Trường sơn, đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông, nhà máy lọc dầu Dung Quất, và dự án quốc tế giữa Trung Cộng và Thái Lan trong việc nạo vét khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ này.
- Trước hết, theo quan điểm về chiến lược quân sự mới, xa lộ Trường Sơn sẽ không còn là con đường chiến lược một khi có chiến tranh như lãnh đạo CSVN biện minh cho việc xây dựng này. Thiết nghĩ đây là con đường chiến lược dành cho mục đích kinh tế-chính trị, nhưng không hẳn để áp dụng cho Việt Nam vì trong suốt chiều dài của xa lộ là vùng thưa dân cư nếu không nói là hoang dã. Quốc lộ I, con đường huyết mạch của Việt Nam, cần phải được nâng cấp, nhất là từ Quảng trị trở ra Bắc nhưng không được lưu tâm đến. 
- Đường số 9 từ Đông Hà được nới rộng thành một xa lộ để mở một huyết mạch đông tây từ cảng Madchamay, Ấn Độ dương, Thái Lan ra biển Đông. 
- Về nhà máy lọc dầu Dung Quất, tuy vùng nầy không có hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nước, và dân cư thưa thớt, và rất xa trung tâm sản xuất dầu thô hàng ngàn dậm. Địa điểm nầy phải chăng được chọn lựa để đáp ứng mục tiêu chuyển vận dầu khí vào vùng đất phía Tây Nam của Trung Cộng như Vân Nam và Tứ Xuyên? Năm 2014, Dung Quất chuyển vận qua Vân Nam 7 triệu tấn đầu thô. (Hàng năm Dung Quất bị lỗ hàng chục triệu Mỹ kim ngay từ ngày bắt đầu đi vào sản xuất. Hiện tại có nguy cơ đóng của, làm tiêu tốn của cải quốc gia trên 15 tỷ Mỹ kim!)
- Và công trình quốc tế thứ tư là việc nạo vét cùng nới sâu lòng sông Cửu Long không ngoài mục đích khai thông vận chuyển của các tàu vận tải hàng hóa lớn nối liền Vân Nam (Tây Nam TC), Thái, Lào, và Việt Nam? Vào cuối tháng 12/2014, hai chiếc tàu chở dầu từ Ấn Độ dương qua hải cảng trên để tiếp vận dầu cho tỉnh Vân Nam với nhu cầu 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày).
Nếu tổng hợp bốn mắc xích trên lại với nhau, chúng ta có thể hình dung được một sự phối hợp chiến lược nhuần nhuyễn về kinh tế-chính trị do CSVN thực hiện từ hơn 10 năm qua.
Nhưng tất cả những sự phối hợp đó chỉ nhằm mục đích “phục vụ cho nhu cầu của đàn anh nước lớn tức Trung Cộng” để:
- Chuyển vận hàng hóa xuất cảng từ lục địa Tây Nam Trung Cộng sang Thái, Lào, Việt Nam và quốc tế. 
- Sản phẩm nhập cảng chiến lược của TC là dầu khí, và Dung Quất sẽ là nguồn cung cấp quan trọng cho vùng này. 
Các diễn biến từ quá khứ đến nay cho phép chúng ta kết luận là CSVN đã hành xử việc hội nhập và phát triển quốc gia như trên đã không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề ra mà chỉ tô đậm thêm lý tính thần phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị, và quân sự của TC hơn là tạo thêm phúc lợi cho người dân Việt
Xuyên qua bốn sự kiện đã phân tích ở phần trên để lý giải cho việc phát triển không đồng bộ đưa đến tình trạng bế tắc hiện tại của Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa trên thế giới, 
CSVN đang tiếp tục đi theo chiều hướng kinh tế chỉ huy dưới mỹ từ “phát triển kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà không ai trong Bộ Chính trị, Trung ương đảng giải thích được... định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào. 
CSVN phát triển Đất và Nước như người mù đi tìm cây kim trong biển cả!
Do đó họ không còn đủ sức quán tính mạnh để vượt ra khỏi rào cản thần phục và xin-cho, để rồi cuối cùng giải pháp thần phục vẫn là giải pháp dễ nhất và an toàn nhất cho công cuộc bảo vệ quyền lực của đảng. 
Từ những lý do trên, thử hỏi làm sao lãnh đạo CSVN có thể đem lại niềm tin cho người dân được? 
Biết đến bao giờ thái độ thần phục của đảng CSVN chấm dứt để cho người dân Việt có khả năng đứng vững trên hai chân của mình?
Lịch sử Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ không quên ghi lại những trang sử đen tối của dân tộc trong giai đoạn cai trị của đảng CSVN.
30.10.2016


BẢO GIANG * HỒ CHÍ MINH

Đạo đức” Hồ chí Minh là cái gì?

Bảo Giang (Danlambao) - Câu hỏi lạ, mà không lạ. Bởi lẽ, đã lâu lắm rồi, không phải chỉ riêng tôi, cũng không phải chỉ có người dân ở miền Bắc, nhưng cả người miền nam nữa, sau ngày 30 tháng 4-1975 đều phải nghe VC tuyên truyền về một câu ranh ngôn của họ “học tập theo gương 'đạo đưc' Hồ chí Minh”. Tiếc rằng, nghe xong, chẳng ai hiểu nó muốn nói đến cái gì. Nay nhân một cựu học sinh của trường Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975 hiện là cột trụ của tập đoàn cộng sản BV, có lẽ đã học được “đạo đức” HCM, nên đã kêu gọi thanh thiếu niên Việt Nam học tập theo gương “đạo đức” này. Nghe thế, tôi muốn hỏi bạn xem. Bạn có biết “đạo đức” Hồ chí Minh là cái gì không? Và có phải những kẻ kêu gọi thanh niên Việt Nam học tập theo gương “đạo đức” của Hồ, họ đã thực hiện trên chính bản thân của mình?

Ai cũng biết, ngày xưa, ngay từ khi trẻ cắp sách đến trường, mọi em, mọi cấp lớp đều thuộc lòng những bài học: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”. Hoặc giả: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng!”. Nay bước ra đường hay ngồi trong nhà, già trẻ lớn bé đều phải nghe tuyên truyền là “học tập theo gương đạo đức Hồ chí Minh”. Càng nghe, càng thấy nhan nhản các loại tội đại ác xảy ra ở khắp mọi nơi, chẳng kể sơn khê, đồng hoang hay thành thị, nó ngay trước mắt mọi người. Như thế, “đạo đức” Hồ chí Minh là cái gì? Có phải cái “đạo đức” này là nguyên nhân chính đưa đến các loại tội đại ác trong xã hội Việt Nam hôm nay không?
Trong câu chuyện cũ, chắc bạn còn nhớ. Ngay từ khi cộng sản chưa kiếm được chỗ dung thân nơi đất bắc, chúng đã mở ra những cuộc đấu tố trời sầu đất thảm. Trong đó có rất nhiều cảnh con cái phải đấu cha mẹ, và kẻ nhận ơn đấu chết người làm ơn. Rồi sau nhiều cái chết oan nghiệt gây nhiều phản ứng, trong đó có vụ đấu tố bà Nguyễn thị Năm, Hồ chí Minh lau nước mắt nhận lỗi. Những tưởng rằng, cuộc giết người của y buộc phải dừng lại sau khi Y lau mặt. Kết quả, đó chỉ là câu chuyện lừa người bịp đời. Để sau đó, Y vỗ tay tuyên bố đây là cuộc chiến thắng “long trời lở đất” để cướp của giết người.
Kế đến, ngay sau cuộc “long trời lở đất” với giá máu của hơn 172000 người Việt Nam do Hồ chí Minh thực hiện, người dân Quỳnh Lưu đã nổi dậy. Nơi đây đã mở ra cuộc chiến với cộng sản mà số thương vong về phía người dân Quỳnh Lưu là không dưới một ngàn người bị giết. Cùng lúc đó, ở trong một góc tối khác, CS say máu, hân hoan nhảy “son, đố, mì… yêu đồng bào, yêu tổ quốc, toàn dân đoàn kết…” để ăn mừng chiến thắng. Khi CS mừng chiến thắng, toàn cảnh xã hội miền bắc chìm trong u tối, chết chóc. Trước hết, hơn 172000 ngàn gia đình chết ngất trong cảnh tang chế lặng lẽ, không một áo quan cho cha. Nơi huyệt lạnh trong chiều tà, giữa đêm đen, ngập nước mắt. Nhưng không có lấy một tiếng thút thít thành lời của vợ con, thân nhân, bởi sợ cộng sản quy cho tội khóc thương bọn “trí phú địa hào”!
Chuyện người chết chưa yên, hàng trăm ngàn gia đình khác đã nghẹn ngào trong chia lìa vì người nhà bị bắt. Bị đưa đi các trại tù nơi rừng thiêng chờ chết vì mộng cướp của giết người, mộng chà đạp, mộng phá nát đời sống gia đình và đời sống xã hội Việt Nam của HCM. Dẫu là thế, xem ra những hình ảnh tang thương này chỉ là nét vờn vẽ nhỏ trong cuộc khởi đầu của cộng sản mà thôi. Bởi vì, sau hàng trăm ngàn người bị giết trong oan khiên ấy, cộng sản bắt đầu truyền vào xã hội VN một hiệu lệnh mà chúng gọi là “học tập theo gương đạo đức Hồ chí Minh”? Hỏi xem, “đạo đức Hồ chí Minh” là cái gì? Nó có phải là chứng từ để triệt hạ nền luân lý, đạo đức trong gia đình và trong xã hội Việt Nam hay không? Hỏi xem, đây có phải là bước đầu trong việc CS áp đặt sách lược Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, và Vô Tôn Giáo vào xã hội Việt Nam hay không?
I. “Đạo đức Hồ chí Minh” là cái gì?
Đến nay, hơn 70 năm qua rồi, CS vẫn luôn hò hét, theo nhau đưa ra khẩu hiệu sáo rồng này. Nhưng xem ra bản thân của chúng cũng không hề biết đạo đức là cái gì. Theo đó, chẳng bao giờ CS có thể đưa ra được một nét nhỏ nào để chứng minh Hồ chí Minh là người có đạo đức, để Y trở nên bài học cho thanh thiếu niên. Trái lại, chỉ như cái thùng rỗng, đánh bóng tội ác. Bởi lẽ, tập đoàn vô đạo này biết rõ Hồ chí Minh có thừa những loại tội, mà chỉ cần phạm một trong những trọng tội ấy thì cũng đã quá đủ để buộc cối đá vào cổ Y mà quăng xuống biển rồi. Tuy nhiên, vì miếng ăn, vì danh lợi, họ đều phải theo nhau đánh bóng tội ác. Đua nhau chà đạp lên nền luân lý dân tộc. Như thế, đây là cái họa hay phúc cho dân tộc này?
A. Đối với Tổ Quốc.
Nào, mời bạn nói đi, “đạo đức Hồ chí Minh là cái gì”? Là yêu tổ quốc chăng? Với tôi, đạo đức của Hồ chí Minh với tổ quốc Việt Nam là một chương rất đặc biệt. Bất cứ một người nào khi đọc được lá thư của Hồ chí Minh cầu khẩn Liên Sô thì đều hiểu chữ “tổ quốc”, chữ “đồng bào” trong lòng Y là cái gì? Có lẽ nó không hơn 150 dollars Mỹ!
· Thư ngày 06-6-2038, Hồ gởi Stalin.
“Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích.” “Riêng về việc tiêu dùng hàng ngày của tôi, dù dè xẻn lắm cũng mất mấy đồng một ngày… Xin cho tôi lương tháng 150 Đôla…” (HCM toàn tập, tập 3 trang 90). Bạn hãy nhìn cho thật tường tận cung cách của kẻ xin làm nô lệ của Hồ chí Minh thì bạn sẽ hiểu được việc Y giết đồng bào mình để lấy lòng cộng sản, được hưởng lương 150 đôla một tháng là đáng kinh tởm như thế nào? Hỏi xem, một kẻ tự xin làm nô lệ cho ngoại bang như thế thì Y còn biết đến chữ đồng bào, chữ tổ quốc hay không? Hỏi xem, việc mỗi tháng Y xin được cấp dưỡng 150 đô la Mỹ để tự mình giết đồng bào Việt Nam, cũng là điều có ích chăng?
· Thư đề ngày 31-10-1952.
Minh viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”. Hỏi xem, khi viết lá thư này, Minh có coi tập thể người Việt Nam là đồng bào với Y hay không? Hay mạng sống của người dân Việt sẽ tùy thuộc vào 150 Dolars là lương tháng mà Stalin đã phát cho Y? Và còn tệ hơn thế, cách giết dân trong cái đề án này lại do Tàu cộng chỉ đạo! HCM là ai đây? Người Việt hay là kẻ thờ Tàu?
Thực tế hơn, người đời kết án Phạm văn Đồng bán nước khi ký bản Công Hàm theo lệnh của Hồ chí Minh. Nhưng xem ra cái chuyện Phạm văn Đồng và công hàm về Trường Sa và Hoàng Sa để trả nợ chỉ là tờ giấy… rách, nếu đem so với tiếng nói chính thức của Hồ chí Minh với Chu ân Lai. Bởi vì “Ngoài văn bản ký kết của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải của Trung Quốc năm 1958, quan trọng nhất là Văn kiện Hồ Chí Minh xác nhận Việt Nam chính là 1/2 tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, sẽ được Lê Duẩn kế thừa Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu giao trả dần Bắc phần đến Trung phần cho Trung Quốc kể từ ngày 19/05/2005 ngày kỷ niệm 115 năm sinh nhật Hồ. Văn kiện này được Hồ Chí Minh Bí mật ký kết tại Quảng Tây, Trung Quốc” (Người buôn Gió, Nguyễn ái Quốc hơi nhiều tiền)
Đến nay, mọi người đều biết. Từ những bản văn này, nó khai mở ra cho những kẻ đi sau Y đưa đất nước vào những hiệp thương biên giới 1999 và 2000. Ở đó Việt Nam đã mất hẳn hơn 15000km2 biên giới vào tay Trung cộng (diện tích của nước Việt Nam ngày nay không phải là con số 326,000 KM2 như chúng ta đã học. Trái lại, chỉ còn là 310,000km2 mà thôi! Tuy nhiên, đó vẫn còn là chuyện nhỏ. Bởi lẽ, thành quả của hội nghị Thành Đô do những Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn mạnh Cầm… theo Hồ ly để ký vào năm 1990 sẽ còn đưa Việt Nam vào một bước vào đường nô lệ cho TC vào năm 2020? Chuyện thật hư thế nào nay chưa rõ. Nhưng thông tin và những diễn tiễn cho thấy việc Việt cộng đưa Việt Nam vào vòng cương tỏa của Tàu cộng không phải là chuyện hoang đường. Trái lại, là một sự thật đang đến và nghiêm trọng.
B. Đối với nền tảng gia đình.
1. Theo Hồ phá bỏ đạo hiếu làm con ư?
Trong Đèn Cù của Trần Đĩnh có viết lại những yêu cầu mà Hồ (đảng cộng sản) đòi hỏi các đảng viên phải thực hành là: “Thứ hai, phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tội ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng… Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình (mới thôi)"(Trang 74-75). Rồi sau khi học viên đã “công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” là người Việt Nam, người đảng viên còn phải thể hiện mình theo bản điều lệ đảng, trong ấy có ghi rõ “lấy tư tuởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam, (tr. 49)”
Kim chỉ nam cho thấy Hồ chí Minh vì chủ trương căm thù bố mẹ, nên Y đã không lập thân theo họ bố đẻ là ông Nguyễn sinh Huy cựu quan lại triều đình Huế. Thay vào đó là lấy họ Hồ theo Hồ Quang người Hẹ? Cũng thế, vì căm thù bố mẹ, Y cũng không muốn nhận anh em với hai người anh chị ruột là ông Nguyễn sinh Khiêm và bà Nguyễn thị Hai? Hồ chỉ “tiếp kiến” ông Khiêm dưới đèn mờ chừng năm ba phút cho có lệ khi hai người này tìm ra Hà Nội, rồi tình tuyệt từ đây cho đến chết không bao giờ gặp lại! Mãi sau này, khi Nguyễn sinh Khiêm chết, người nhà mới nhận được thư chia buồn của HCM. Tại sao anh em như thể tay chân mà tình… nhạt thế? Có phải một người nói tiếng Tàu lớ và một người nói tiếng rặt Nghệ nên khó hiểu nhau hay không?
“Đạo đức Hồ chí Minh” với gia đình là thế đó. Chủ tịch quốc hội Việt cộng Nguyễn thị Kim Ngân đang kêu gọi thanh thiếu niên Việt Nam (chắc có cả con cháu của thị nữa) học tập theo tấm gương “đạo đức” này đấy! Có ai muốn học theo không? Ấy là tôi chưa kể đến phần “lấy tư tưởng Mao trạch Đông làm kim chỉ nam”, nghĩa là lấy “sách Tàu, người Tàu” mà triệt hạ người Việt, văn hóa Việt của Y đấy. Chỉ hỏi xem một kẻ dùng sách Tàu tiêu diệt người Việt, văn hóa Việt thì kẻ ấy là Tàu hay Việt?

2. Theo Hồ giết vợ, từ con ư?
Câu hỏi này căng quá! Hồ giết vợ từ con thì được coi là kẻ “đạo đức”, nhưng bạn khéo mà vào tù đấy! Ở trên, rõ ràng Hồ chí Minh có chủ trương không cha không mẹ đã là kẻ Vô loại, không mấy người dám theo. Nay đến người, dù không cưới làm vợ, nhưng Hồ đã ăn ở với Thị và sinh con. Sau đó, Hồ trở mặt, Y sai Nguyễn tôn Hoàn làm nhục thị, rồi giết quăng xác ra ngoài đường giả làm như tại nạn giao thông để sạch nợ, phủi tay. Hỏi xem, đây có phải là tội đại ác mà từ ngàn xưa người Việt Nam ta đã lên án và gọi đó là hành vi của kẻ vô loại, vô đạo, cùng hung cực ác, theo lối sống Vô Gia Đình không? Nếu phải, tại sao Nguyễn thị K Ngân và CS ca cẩm là đạo đức HCM, và đưa vào chương học mở đầu rèn luyện cho đoàn đảng viên cộng sản noi theo?
Rồi hỏi xem, có lạ lắm không? vợ của chủ tịch nước ra đường bị xe đụng chết đã không đưa đám, ma chay, mà việc tra hỏi, biên bản chỉ là mấy tờ giấy nháp như thế thôi sao? Hỏi xem, việc Y đã giết vợ, rồi từ con đỏ, không nuôi với mục đích để lừa người, phỉnh đời, ta là kẻ độc thân, không biết đến đàn bà con gái, có phải là phong cách “đạo đức” Hồ chí Minh mà Cộng sản ca tụng không? Hỏi xem, những hành vi tội ác này đã đủ nặng để buộc cối đá vào cổ Y chưa?
C. Với xã hội, “đạo đức” là khai tử tình nghĩa đồng bào?
Mỗi khi nhắc đến tên Hồ chí Minh, không một người Việt Nam nào không biết đến hai tội ác của Y đối với người dân Việt Nam. Đó là cuộc đấu tố thảm sát đồng bào tại miền bắc từ 1953-56 và cuộc thảm sát đồng bào Huế (1968). Có phải những loại tội ác nghiêm trọng này được gọi là “yêu” đồng bào không?
1. Cuộc đấu tố 1953-1956 tại miền bắc
Sau những đêm dài, trằn trọc, viết “địa chủ ác ghê” để trả ơn, trả nghĩa cho một người đàn bà đã làm ơn, làm phúc, có thể nói là nhiều nhất cho đảng và cho các đảng viên cao cấp của mình. Hồ chí Minh, một mặt sai người mang cáo trạng đến đọc trước mặt phạm nhân để khai mạc mùa đấu tố. Một mặt khác lén lút “che râu bịt mặt đi dự một buổi” đấu để trả ơn. Kết quả, nhờ cáo trạng của Hồ, người đàn bà đã có công lao rất lớn trong việc đóng góp tài lực cho CS nhận được mấy viên đạn tiểu liên “trả ơn” từ phía sau lưng. Bà chết không kịp trối! Hỏi xem, hành động này có phải là chương mở đầu cho bài học “đạo đức” Hồ chí Minh trong quan hệ xã hội, mà Nguyễn thị Kim Ngân muốn nói đến và khuyên đoàn đảng CS cùng gắng sức noi theo chăng? Sở dĩ tôi nhắc đến đoàn đảng viên trước là vì theo lệ của ta, bao giờ trong nhà đã đầy mới tràn ra ngoài. Như thế, nếu trong đảng chưa học, chưa thực hành theo Hồ, làm sao có thể chỉ dạy ra ngoài?
Trở lại cuộc đấu tố, Trần Đĩnh viết toạc ra là: “cụ Hồ che râu đi dự một buổi”. Ai cũng biết, chỉ cần tám chữ này đã đủ xác minh cái man rợ của Hồ chí Minh trong việc viết bài “địa chủ ác ghê” để cho người mang đến đọc và giết bà Nguyễn thị Năm mở màn cho mùa đấu tố của Y. Ở Việt Nam ta có những từ rất xúc tích để diễn tả toàn bộ con người cũng như việc làm của Y như trường hợp này, bạn còn nhớ xin mách dùm cho. Đặc biệt, những nhà “trí thức” Việt cộng chắc là hay chữ lắm, xin nhắc dùm! Với tôi thì đơn giản hơn. Chỉ sau tám chữ của Trần Đĩnh, bộ mặt của Hồ chí Minh đã bị phơi nắng và hàng nghìn tấn sách, báo của làng thổi ống đu đủ, ễnh ương viết về cái gọi là đạo đức HCM đã thành đống giấy dơ bẩn, đống rác đầy ký sinh. Nó phải bị đào thải. Bởi:
a. Sự độc ác và man rợ tự bản thân Y,
Với xã hội, có thể nói một cách chính xác là cái “đạo đức” của Hồ chí Minh về cả hai diện luân lý và con người đã được Y diễn đạt đầy đủ trong bài “địa chủ ác ghê”. Từ đó, người ta không cần đến bất cứ một bài viết, một chữ nào nữa thì cũng đã có trong tay dư thừa những tội chứng và bằng chứng để quy kết về cái tâm địa độc ác, man rợ và bất lương của Y rồi. Và qua hành động che râu đi dự nữa, tôi cho rằng, có lẽ Y không mang dòng máu Việt Nam thật. Bởi vì, không ai có thể tưởng tượng ra hình dạng một người VN lại chất chứa lòng thù hận với đồng bào mình như thế.
b. Lối gian trá và bất lương có nguồn.
Trong Đèn Cù là Trần Đĩnh kể lại. Nay trong “giấc ngủ mười năm” Trần Lực viết: “Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4." Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.

Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.

Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú…” ( Trần Lực, tức Hồ chí Minh, Giấc ngủ mườì năm, 1949).
Có lẽ, bạn cũng như tôi, chúng ta không thể tưởng tượng ra đó là những dòng chữ có thật! Lại càng không thể tưởng tượng ra tác giả là lãnh đạo tối cao của Việt Minh. Từ đó cho thấy, những chuyện ghê tởm, phi cầm, phi thú, không ai có thể tưởng tượng ra hoặc dám viết, đã có Hồ chí Minh. Rồi khi nhà nước cộng sản lưu truyền những dòng chữ bại hoại này lại trong sách sử của họ thì cũng chính là cách họ khẳng định rằng, những chuyện làm bại hoại gia phong và luân lý đạo đức của gia đình, của xã hội Việt Nam đã có Trần Lực gánh vác hay chỉ điểm, hướng dẫn. Hoặc giả, Y là một ngọn đèn, là một cấp số riêng mở ra cho các đoàn đảng viên VC học tập, tiếp bước theo sau?
Bạn có biết tác giả Trần Lực là ai không? Là Hồ chí Minh đấy. Bạn có thấy một chủ tịch nước nào trên thế giới gian manh, xảo trá và bất lương như chủ tịch Hồ chí Minh ở miền bắc Việt Nam chưa? Tôi thì chưa. Nay đọc được bài này của Y, chân tóc bỗng đứng ngược lên. Đã kinh hoảng cái dã tâm lớn của Y, lại thêm bàng hoàng vì lời kêu gọi đồng hành và học tập theo gương “đạo đức Hồ chí Minh” của Nguyễn thị Kim Ngân! Thị kêu gọi thanh niên Việt Nam “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nền tảng và chuẩn mực thời đại mới” để phá nát xã hội nhân bản VN chăng?
2. Nỗi chết ở miền nam và Tết Mậu Thân ở Huế.
Ngoài bắc là thế, trong nam cũng bị họa lây. Trong chiến tranh khó tránh được những nạn nhân của binh đao, nhưng nạn nhân Việt Nam tại Huế trong tết Mậu thân năm 1968, thì không phải là do nạn binh đao, nạn tên bay đạn lạc, nhưng là phát xuất từ lòng “đạo đức” Hồ chí Minh! Ở đó, nhờ những sợi giây rợ của giải phóng, những mã tấu, Ak, lựu đạn của Hồ chí Minh, mà bọn Hoàng phủ ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân, Tôn thất Dương Tiềm, Hoàng văn Giàu, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thiết, Nguyễn thị đoan Trinh (theo Nguyễn thu Trâm) đã nổi danh là những đồ tể của thời đại. Những kẻ này đã biến Huế thành một thành phố kinh hoàng trong nỗi chết. Người chết không phải vì chiến tranh. Nhưng chết vì loài dã thú của thời đại mang tên cộng sản. Sau đó còn nghiệt ngã hơn. Tất cả những kẻ giết người này đều trở thành những công thần ăn trên ngồi trốc khi Việt cộng chiếm được Huế và miền nam vào 30-4-1975! Như thế, tôi tin rằng Huế còn là nỗi đau ngàn đời của người dân Việt, và tên của những dã nhân kia cũng còn được lưu lại trong sách vở với những vụ thảm xát đẫm máu này
II. Câu chuyện bên lề.
Có một điều rất lạ là đã hơn nửa thế kỷ nay, CS luôn luôn tìm cách lên án Tổng thống Ngô đình Diệm và tuyên truyền ông là người bán nước, theo thực dân, hãm hiếp, giết hại đồng bào, trong khi chúng say sưa thổi bong bóng cho Hồ chí Minh. Chúng tuyên truyền ông Diệm lê máy chém đi khắp miền nam trong nhiều năm và giết rất nhiều người yêu nước. Kết quả, ngày nay người ta đã chứng minh là cái máy chém của Pháp để lại ấy đả chỉ chém đầu một kẻ duy nhất là Hoàng Lệ Kha, một tên cộng sản có thành tích bất hảo, phá rối ở Tây Ninh. Y là người bị xử tử bằng máy chém vào ngày 12/3/1960. Ngay sau đó, chính ông Ngô Đình Diệm đã ra lệnh không được sử dụng biện pháp tử hình này nữa.
Về chuyện này, lẽ nào nhà nước cộng sản không biết? Tuy nhiên, vốn dĩ của họ có từ thời còn ăn lông ở lỗ là cứ cuốn miếng tôn làm loa mồm truyền đi gian trá từ đầu làng tới cuối xóm. Nếu ai không tin thì đem dao mã tấu đến tận nhà, gọi tên, không tin cũng phải yên. Nhưng nay là hệ thống thông tin toàn cầu. Mỗi nhà đều có thể trở thành một cơ sở truyền tin và nhận tin chính xác. Từ đó, ngay đứa trẻ chưa đi học đã biết:
- Tổng Thống Ngô đình Diệm là người đạo đức, tín trung, tranh đấu giữ gìn, bảo vệ chủ quyền đất nước ra sao. Trong khi đó, Hồ chí Minh và Việt cộng bán nước, hại dân thế nào, không dấu được ai.
- Tổng Thống Ngô đình Diệm yêu dân, lo cho dân cho nước thế nào? Mọi người đều rõ. Hồ chí Minh bạo tàn giết người, tạo ra một tầng lớp trộm đạo ra sao, chẳng dấu được ai. Lẽ nào cái loa rè của chúng còn là chủ lực một chiều để lừa bịp người dân? Hỏi xem, nó hơn gì cái thúng rách lại đem che mặt trời. Tuy biết thế, nhưng lạ là chúng vẫn phải nuôi nhau bằng gian trá và lừa đảo truyền nhau mà sống!. Bởi lẽ, không sống trong gian trá, cộng sản bị đào thải ngay lập tức.
III. Gương xưa và nay.
Viết đến đây, tôi nhớ đến Trần đức Thảo, một nhà “trí thức” đã bỏ Pháp, bỏ nhân bản về theo Việt Minh. Kết quả là thân tàn ma dại với những dòng cuối đời ăn năn và cho biết: “những người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất tại miền bắc ngoài HCM ra là các cán bộ cao cấp của TC”. Tại sao lãnh đạo lại là người của TC? Trước hết, cần được xác định ngay, tập đoàn lãnh đạo CSBV chỉ là một bọn đánh thuê cho bọn giặc Tàu vào cướp nước Việt mà thôi. Theo đó, vụ việc có hơn 172000 ngàn người bị Hồ chí Minh và đám cố vấn này giết phải được coi là phương cách chúng trả thù cho gò Đống Đa của Quang Trung năm nào! Riêng việc mở cuộc chiến vào nam thì Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản BV chỉ là những con tốt hủi! Để rồi, Trường Sa, Hoàng Sa phải ký nhượng cho Tàu như là một giấy trừ nợ. Đường biên giới thì "co" lại, bỏ cọc mốc từ xưa để nhường trước cho Tàu có 15000km2! Còn tổng thể thì chờ đến kỳ hạn của hội nghị Thành Đô vào năm 2020? Hỏi xem, ai là người Việt Nam có tủi lòng không?
Tóm lại, trong suốt ba phần tư thế kỷ qua, CS biết rõ ràng một điều: Nếu chúng không còn khả năng truyền đi những loại văn hóa và đời sống gian trá theo gương Hồ chí Minh, CS tức khắc bị tiêu diệt. Từ đó, chúng phải theo nhau truyền đi những tín hiệu như tội ác này cho đến chết. Trong khi đó ở một chiều ngược lại cho thấy. Nếu người Việt Nam không có khả năng đạp đổ nền văn hóa vô đạo của CS, chúng ta cũng không có cơ hội xây dựng lại đất nước Việt Nam theo tinh thần nhân bản, dân tộc và độc lập của cha ông chúng ta.
2-11-2016


VIETTUSAIGON * VIỆT CỘNG

Cán bộ và dân, lửa và nước


Chưa bao giờ bản chất của nhân dân với cán bộ nhà nước lại trái ngược nhau như nước với lửa giống tình trạng hiện tại. Nói một cách nghiêm túc thì cán bộ là lửa, còn nhân dân là nước. Và trong một số trường hợp ngẫu nhiên lại có sự trùng hợp, thậm chí tương ứng đặc biệt trong chuyện dân là nước, cán bộ là lửa.
Nhiều người nói đùa rằng cán bộ là lửa, đến chết cũng gắn với lửa, còn dân là nước nên đến chết cũng gắn với nước. Chuyện này mới gnhe thì có vẻ đùa cợt nhưng sâu xa của nó vẫn có cái gì đó hớp lý khó nói. Từ trước tới nay, những vụ chết nổi cộm, chết đình đám của cán bộ điều rơi vào tình trạng chết lửa, nếu không chết vì chó lửa (súng) khạc đạn như vụ cán bộ công an giao thông miền Nam xử nhau, vụ cán bộ cấp cao tỉnh ủy Yên Bái xử nhau thì cũng là cán bộ nguồn của đảng Cộng sản bị chết cháy trong quán karaoke. Và đặc biệt, cái chết vì lửa của cán bộ luôn gắn với thú vui đàn đúm hoặc những vụ ăn chia bất minh, bất sòng phẵng giữa họ với nhau.
Ngược lại, cái chết của nhân dân, nếu nổi đình nổi đám thì chết vì nước, từ cái chết của các thợ lặn ở Vũng Áng, Hà Tĩnh do bị độc tố (Formosa thải vào biển miền Trung) cho đến những cái chết trôi, chết mất tích do lũ, mà chính xác hơn là do nước xả lũ của các thủy điện cuốn trôi. Mặc dù cái chết của nhân dân nổi cộm hơn, đau lòng và oan khiên hơn, nhưng cái chết của nhân dân nhanh chóng bị chìm như hòn cuội chìm xuống dòng nước. Ngược lại, những cái chết của giới quan chức, cán bộ lại được nổi lên như lửa rơm gặp gió. Đương nhiên, nổi không đồng nghĩa với việc được chia sẻ, đồng cảm hay thương cảm, có khi là nổi theo hướng ngược lại.
Và vì sao cho đến lúc này, tôi không ngần ngại để ví von nhân dân là nước và cán bộ là lửa. Bởi theo như cách lý giải trong Thái Ất Thần Kinh của của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trung Thiên Dịch của cụ Trần Cao Vân, gần đây là Kinh Dịch của cụ Phan Bội Châu và tác phẩm mang tính chất giải mã Kinh Dịch của cố học giả Nguyễn Hiến Lê thì nước thuộc quẻ Khảm, lửa thuộc quẻ Ly. Tuy rằng nước hiểm hóc, mới nhìn có vẻ âm tính nhưng bản chất của nước lại là dương trưởng, mạnh mẽ và hàm chứa năng lượng khủng khiếp nhất của vũ trụ. Ngược lại, lửa mới nhìn bên ngoài có vẻ minh triết nhưng thực tế bên trong lại hàm chứa tính âm, ti tiện và nhỏ mọn về bản chất, cá tính. Đương nhiên, có một tính năng hiện ra rất rõ là trong thế giới, nước bao giờ cũng nhiều và mênh mông, bao la, ngược lại, lửa rất ít so với nước và luôn bị khống chế, giới hạn bởi tính nguy hiểm, tham tàn của nó.
Xét trên khía cạnh này, có vẻ như nước thuộc về nhân dân và lửa thuộc về nhà nước, đặc biệt là giới cán bộ nhà nước Cộng sản Việt Nam, bởi họ có quá nhiều tính chất ngược ngạo, mâu thuẫn với nhân dân. Mọi quyền lợi của cán bộ nhà nước, xét về bản chất, nó hoàn toàn đi ngược với quyền lợi của nhân dân. Lợi ích nhóm và tư bản đỏ, bè phái tham nhũng, bành trướng quyền lực và bán đứng lãnh thổ đang hoành hành đất nước. Đời sống nhân dân đi từ đói khổ sang bất an và uất ức. Nỗi uất ức của nhân dân như một đại dương chứa đầy sóng ngầm. Ngược lại, ngọn lửa tham tàn của giới cán bộ, đảng viên Cộng sản đang cháy hết công suất của nó, thiêu rụi mọi thứ có thể thiêu được, từ tài nguyên, sức người, tài sản, đất đai của nhân dân cho đến văn hóa, tinh thần, giá trị nhân văn của tổ tiên để lại đều bị thiêu rụi trong ngọn lửa phe nhóm lợi ích và tư bản đỏ.
Nhân dân có thể không đói khổ nhưng đau khổ bởi độc tố từ thực phẩm cho đến tư tưởng, bị ruồng bỏ, ruồng bố ngay trong căn nhà, ngay trong mảnh vườn thân yêu của mình. Và kẻ ruồng bỏ/ruồng bố không ai khác ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Ngọn lửa tham tàn cháy càng mạnh, tiền bạc, sự giàu có của giới cán bộ Cộng sản càng phình to bao nhiêu thì dòng nước cuộn chảy, những con sóng ngầm nơi đại dương nhân dân càng mạnh lên bấy nhiêu. Điều này giống như một thứ qui luật vô hình của trời đất, tạo hóa, dù nhìn thấy hay không nhìn thấy, nhận ra hay không nhận ra thì ngấm ngầm trong vô thức tập thể nhân dân cũng đã có một xung năng cực lớn nhằm dập tắt ngọn lửa tham tàn của giới cầm quyền. Trong khi đó, ngọn lửa tham tàn của giới cầm quyền đã cháy đến độ không thể tự điều chỉnh được nữa mà cháy lan khắp mọi nơi, bén sém tất cả những gì nó bắt gặp, nó đã hoàn toàn không còn tính tự chủ, đã thành một thứ bản năng tập thể, hễ có đảng Cộng sản, có đảng viên, cán bộ thì có tham tàn. Tham từ gói mì tôm cứu trợ đồng bào vùng lũ cho đến chiếc phong bì từ thiện của người đói khổ, khốn khó và không ngoại trừ việc tham lam cả những đồng tiền bán đứng quốc gia, lãnh thổ, những đồng tiền, những cú áp phe thấm đầy xương máu, sinh mạng của nhân dân.
Ngược lại, đại dương vốn nguội lạnh trong nhân dân qua bốn chục năm sống trong sự kiềm kẹp, tàn nhẫn của nhà cầm quyền bỗng dưng trở nên sôi sục do sức nóng của ngọn lửa tham tàn từ giới cầm quyền. Biển lạnh được hâm nóng và sự chuyển động của những dòng hải lưu nóng đang ngày càng thêm mạnh, gây một cuộc chuyển động nội năng của biển lớn. Và điều gì xảy ra khi nước và lửa gặp nhau? Có lẽ cũng không cần nói nhiều. Mà vấn đề tôi muốn bàn ở đây là không hiểu vì sao sự khác biệt giữa quẻ Ly và quẻ Khảm lại được nhắc nhiều nhất, làm rõ tính chất của nó theo hướng ngược cách lý giải của người Trung Hoa trong cuốn Trung Thiên Dịch của Chí sĩ Trần Cao Vân.
Và cũng theo tác phẩm này, vào Trung Nguyên, Trung Phần Việt Nam sẽ có dấu hiệu quẻ Khảm mạnh hơn quẻ Ly và quẻ Khảm sẽ làm chủ đại cục. Ý nghĩa của việc này như thế nào khó mà đoán ra cho cụ thể. Nhưng hiện tại, điều dễ thấy nhất là “thế nước đang lên” theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Và nước lên cỡ nào thì chưa biết nhưng chắc chắn là nhân dân ứng với nước, sống với nước và chết với nước. Ngược lại, cán bộ ứng với lửa, lòng tham của họ cũng chẳng khác gì lửa thiêu rụi mọi thứ và họ chết với lửa.
Chuyện nghe có vẻ kì cục nhưng kì thực. Chí ít là thực và ứng quẻ trong lúc này, lũ lụt đã bao trùm cả miền Trung Việt Nam. Nhưng quẻ chỉ là quẻ, con người mới tạo ra quẻ và xóa bỏ kí hiệu đi, cũng giống như con người cưu mang, dung dưỡng chế độ và đập bỏ chế độ đi, chuyện đời như mưa như nắng!

TUẤN KHANH * MẮT BÒ

Từ đôi mắt bò

Ảnh của tuankhanh

Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.
Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng. Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.
Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước. Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.
Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi. Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.
Không biết bức ảnh mờ nhạt, hay ánh mắt của con bò đã đục dần trong giờ phút hiu hắt của sự sống. Đôi mắt là người ta nhớ đến nhân vật phu kéo xe của Nguyễn Công Hoan. Người đàn ông mệt mỏi, kéo xe kiếm cơm qua ngày, thở dốc với từng ngày sống, mà nhà văn xứ Bắc Ninh mô tả rằng đôi mắt mờ đục, gượng sống như trái nhãn, không còn nhìn thấy tương lai.
Cũng cùng trong ngày tháng đó, thế giới chứng kiến một giải Nobel Văn Chương đến lạ, vì giải được trao cho một người chọn một đời hát rong ở Mỹ. Có không biết bao nhiêu là bất bình cũng như hân hoan trước sự kiện này. Thậm chí những người bảo vệ giá trị văn học, coi việc trao giải thưởng này như một sự sỉ nhục đối với giới cầm bút.
Vì sao Viện Hàn Lâm Thụy Điển lại có một quyết định bất thường như vậy? Tổng thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là bà Sara Danius nói rằng Bob Dylan đã là người gợi nhớ lại thời kỳ thi ca Hy Lạp cổ, với những cách sáng tác và phổ biến thơ không khác gì các thi sĩ Homer và Sappho từ hơn 2500 năm trước”. Tạm gác lại các điều tranh cãi về đúng-sai. Điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển quyết định, cho thấy những cái nhìn đột phá và ngẫu hứng. Nó xác định về các giá trị của nghệ thuật trí tuệ không có lằn ranh và định kiến. Sự sửng sốt của những người chứng kiến giải Nobel Văn Chương 2016, không chỉ là kết quả lạ lùng, mà có cả sự phát hiện về quan điểm của Ban tuyển chọn giải Nobel, mà tường chừng đã quá cũ mòn và bị câu nệ bởi các nguyên tắc, cũng như danh tiếng của chính mình.
Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người ta chỉ còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò.
Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người Việt nghĩ nhiều hơn về số phận của mình.
Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang… khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở như chuỗi tin dữ của ngày phán xét.
Người dân Việt đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm. Nỗi oan khiên này cay đắng biết dường nào. Từ năm 1993, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã kêu cứu khắp các nơi về chuyện Lâm trường Bố Trạch - do ai đó chống lưng, ban bệ nào bao che để cùng chia chác – đã tàn phá liên tục rừng đầu nguồn. Cả tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 173,75km2, trong đó phần lớn rừng. Người dân đau xót kể lại rằng nơi đây ngày xưa chim muông khắp nơi, cổ thụ thì lớn đến mức 4-5 người chia nhau ôm mới hết vòng… nhưng Lâm trường Bố Trạch hủy diệt tất cả. Đến năm 2013 thì đợt lũ dầu tiên quét sạch mọi thứ do rừng không còn đã diễn ra. Thiên nhiên chết dần, mà con người đứng ra bảo vệ rừng cũng bị tấn công, bắt bớ. Tháng 12/ 2014, đã từng có những cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và phía Lâm trường Bố Trạch, nhưng tiếng kêu của dân chúng không thấu được đến đâu cả.
Hôm nay lụt tràn về Hà Tĩnh, mà nguyên nhân chính là nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm. Giải trình của chính Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bởi mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s - 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s... đã làm cho địa phương bị ngập lụt.
Chuyện nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tài sản và mạng sống con người không còn là chuyện lạ. Ở Việt Nam, nơi đâu có nhà máy thủy điện là nơi đó có sự cố xả lũ. Lời trách yêu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với nhà máy thủy điện Hố Hô rằng “Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay”, cũng vô trách nhiệm không kém. Sống và chết của hàng ngàn con người ở Hà Tĩnh như vậy đó, chỉ được giải đáp bằng những lời vuốt ve nhau lấy lệ. Nỗi đau thì con người vốn đành cam chịu đã lâu. Có thể chôn kín trong lòng đến tận mộ sâu. May ra chỉ còn đôi mắt mờ đục và tuyệt vọng của con bò hôm nay, là để minh chứng cho cây độc đã đơm hoa kết trái, mà kẻ gieo xuống, không phải là dân lành.
Đôi mắt của con bò cố sống sót ở Quảng Bình hôm nay, sẽ đi vào lịch sử. Nó là bức tranh hiện thực đau nghiến, nhưng căng phồng những nỗi niềm mà người dân cũng đang loay hoay và cố sống sót như chính con bò của mình. Gần một thế kỷ sau, hình ảnh đôi mắt của một con người không tương lai của Nguyễn Công Hoan lại ám ảnh người xem, nhưng lần này còn thấp hơn nữa, qua số phận một con vật.
Con bò vô danh ấy thật may mắn. Vì nó có được người chủ tử tế và nghĩ đến nó. Còn hàng triệu con người Việt Nam khác đang đối diện với môi trường đang vào thảm họa, ai sẽ cứu họ trong một ngày mai đầy thảng thốt? Và tương tự những người dân sống sót qua thảm họa, lại bị tước đoạt cả phần cứu trợ của mình, sự chịu đựng của một dân tộc ngày càng sâu hoắm và khủng khiếp ấy, khi nào mới chạm đáy và người người tỉnh giấc?

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ôsin Ả Rập

Ảnh của tuongnangtien

Đi Hà Giang về, nhà văn Vũ Ngọc Tiến buồn rầu cho biết là đã bị một bà lão “cật vấn” như sau:
“Bác sống gần Trung ương, đi nhiều, hiểu rộng hơn mụ nhà quê, hãy chỉ vẽ cho chứ tôi thì chịu. Tôi sống gần trọn một kiếp người vẫn không hiểu nổi vì sao ba đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra lại phải bán hết nhà cửa mới đủ tiền nộp cho công ty môi giới trên thị xã, ném con cho bà ngoại chỉ để đi làm đầy tớ bưng bô, hót cứt ở xứ người, hở giời? Ở cái xứ Đài Loan ấy làm kẻ tôi đòi cũng sướng hơn làm người tự do bên ta hay sao?”
Thắc mắc của bà mẹ Việt Nam ở Hà Giang được giải đáp qua một bài báo ngắn (Taiwan Shelter Helps Abused Vietnamese Workers”) của K. Oanh Ha, trên nhật báo Mercury News - số ra ngày 12 tháng 12 năm 2006. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
 “Bà Tạ Thị Giám, 36 tuổi, rời nhà nơi làng quê nghèo nàn ở ngoại thành Hà Nội để lao động cật lực trong một viện dưỡng lão tại Đài Loan, với hi vọng có tiền cho con đi học… Bà đã bị biến thành nô lệ cho người chủ Đài Loan, bị chủ đánh đập, không cho ăn, và buộc phải làm việc cho đến khi gục ngã. Bà Giám cho biết: Họ đối xử với chúng tôi như một con vật, chứ không phải là một con người… vì biết rằng chúng tôi đã lâm đến bước đường cùng, không còn nương tựa vào ai được nữa.”

Bà Tạ Thị Giám. Ảnh: SJMN
“Một phụ nữ khác, 34 tuổi, đang sống ở trung tâm lánh nạn cho biết chị đã bị cưỡng hiếp, nhưng không bao giờ dám công khai nói chuyện đó ra. Chị sợ hai con ở nhà sẽ đau lòng và sợ bị chồng bỏ… Chị nói trong nước mắt: Tôi vét sạch cả tiền của gia đình để đi… Tôi không thể trở về Việt Nam trắng tay được. Tôi phải tranh thủ cơ hội ở đây.
Đây là những câu chuyện đau lòng quen thuộc về thân phận của những phụ nữ Việt Nam đi làm ô sin ở Đài Loan, hồi mười năm trước. Nỗi đau của họ, tuy thế, vẫn “chưa đáng kể” nếu so với lớp đồng nghiệp hiện nay đang sống tại Ả Rập. Nơi mà “hàng chục ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn và bới rác kiếm thức ăn thừa” – theo tường trình của thông tín viên Tú Anh (RFI) đọc được vào hôm 7 tháng 8 năm vừa qua:
Chính phủ Manila lập kế hoạch cứu trợ pháp lý và nhân đạo để hồi hương nhân công lao động ở Ả Rập Xê Út. Do dầu hỏa xuống giá, từ nhiều tháng nay, hàng chục ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn và bới rác kiếm thức ăn thừa.
Sau khi Ấn Độ đem 50.000 lao động từ Ả Rập Xê Út về nước, đến lượt Philippines chuẩn bị di tản 20.000 công nhân lâm vào hoàn cảnh khốn khó.
Theo hãng tin Asia News, một phái đoàn chính phủ Manila sẽ bay sang Ryadh vào ngày 10/08 tới đây để trợ giúp khẩn cấp cho 20.000 lao động Philippines đang kêu cứu. Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết, phái đoàn chính phủ sẽ thảo luận với Ả Rập Xê Út một giải pháp lâu dài.
Trong khi đó, theo lời bộ trưởng Lao Động Silvestre Bello thì tổng thống Rodrigo Duterte chỉ thị “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt”.
Tuyệt nhiên không có một bản tin nào, từ bất cứ đâu, đề cập đến những hoạt động “cứu trợ pháp lý và nhân đạo để hồi hương” những công nhân công lao động” Việt Nam. Thảm cảnh của hơn hai mươi ngàn người Việt ở Ả Rập, phần lớn là phụ nữ, chỉ được truyền tải qua những trang FB cá nhân. Xin ghi lại đôi ba:

Su H Gueng. Ảnh: FB
Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qle Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qleoi xã Ayun Hạ. Huyện Phu Thien, tỉnh Gia Lai. Đi xkld sang Ả Rập Saudi qua Cty Nam Việt chi nhánh Thanh hoá. Giám đốc tên Luyến sdt : 0919654476. Sáng nay ngày 25/10 được đưa vào trại tỵ nạn ở Ruyadh với tinh thần kg ổn định , kg có giấy tờ tuỳ thân, đồ đạc với tinh thần không ổn định

 thần kg ổn định . Dt kg có và nhớ dc rằng có mang dt nhưng cắm cho người lái taxi. Và em ghi dc sdt của gd ơ vn lên tay . Nhưng qua sdt kia tôi gọi về kg đúng . Kg biết chủ nhà đối xử thế nào, họ cho uống thuốc gì mà giờ lúc nhớ, lúc kg. Người ngơ ngác . lại bảo muốn về bà chủ nhưng kg nhớ gì. Mọi người ai biết thông tin về gia đình xin báo cho họ giúp em.
Thay mặt em
Hien Truong xin cảm ơn.

See More

Nguyễn Thị Hiền. Ảnh: FB
Kính thưa. .
 tên tôi là. nguyễn thị hiền sinh ngày. 14/02/1983. Quê quán .thôn vinh tứ xã an lão. Huyện bình lục tỉnh hà nam tôi được môi giới cty việt hà giới thiệu sang ảrập xêut .để làm giúp việc gia đình. Trước khi đi tôi có được cty đào tạo và thời gian chờ đợi là 1 tháng đen ngày 15/12/2014 .tôi được cty đua ra sân bay để đến ảrập xêut .thời gian đầu chủ cũng đối sử tốt với tôi lương tháng cũng trả dầy đủ nhưng càng về sau thời gian làm việc của tôi dài .tôi không có thời gian để nghỉ ngơi .ăn uống không đảm bảo .nhiều hôm tôi phải ăn cơm thiu và cơm thừa .các con của chủ nhà rất nghịch và hỗn.nó làm hỏng đồ gì .chủ cũng chửi mắng tôi. Không cho tôi một lời giải thích. Thậm chí còn đòi đánh tôi.
Và những thời gian sau tiền lương không trả và bỏ đói tôi. Tôi muốn gọi về cty giúp đỡ nhưng chủ không cho tôi dùng điện thoại. Lên tôi không liên lạc được với ai hết. Đến ngày 01/07/2015 tôi đã tìm cách chốn ra đại sứ quán kêu cứu.
Tôi đã ở dsq 24 ngày. Đến ngày 26/07/2015 tôi được đsq đưa tôi vào trại đến đã 1năm. Gia đình tôi có liên lạc với cty .nhưng họ không hề giải quyết cho tôi .io tôi bị chủ kiện lần 1 bắt tôi bồi thường hợp đồng là 90 trieu tiền vn.lần 2 kiện tôi 115 trieu tien vn.
Các ban ạ.tôi sang đây để làm việc gia đình tôi rất khó khan chồng tôi chết còn 2 đứa con nhỏ bơ vơ không nơi nương tựa .vì quá bất đắc dĩ lên tôi mới phải bươn chải . tôi viết bài này lên với cộng đồng. Mong chia sẻ giúp đỡ tôi. Đến các cấp có thẩm quyền. Va nhà báo vào cuộc để cứu giúp tôi sớm được về đoàn tụ với 2 đứa con nhỏ cửa tôi. Tôi xin chan chân thành cảm ơn.
Không có nhà báo nào Việt Nam “vào cuộc” hết, đã đành; cũng không có “giới chức thẩm quyền nào” của đất nước này lên tiếng cả.
Ngoại Trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cho biết bộ ngoại giao đã gửi đặc sứ đến thủ đô Ả Rập, và công nhân của họ sẽ được đưa về nước trong vòng hai ngày. Cùng lúc, Bộ Trưởng Lao Động Phillippines, Silvestre Bello loan báo chỉ thị của tổng thống Rodrigo Duterte “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt.”
Tuyệt nhiên, không thấy ông Phạm Bình Minh và ông Đào Ngọc Dung hé môi hay nhúc nhích một ngón tay nào ráo.
Trang tin tức của ĐSQCHXHCNVN tại Vương Quốc Ả Rập chỉ có một bản tin duy nhất liên quan đến lực lượng lao động VN, đề ngày ... 22 tháng 05 năm 2015!

Thứ Tư, ngày 02-11-2016
» 29-03-2016Đại sứ quán tham gia giải chạy ASEAN 2016
» 30-09-2015Đàm phán về 3 dự án ODA Ả rập-Xê út cung cấp cho Việt Nam trong năm 2015
» 12-09-2015ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI Ả-RẬP XÊ-ÚT TỔ CHỨC KỶ NIỆM 70 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
» 31-07-2015Ả rập-Xê út tiếp tục cung cấp 3 dự án ODA cho Việt Nam trong năm 2015
» 22-05-2015Tăng cường, hoàn thiện mô hình quản lý lao động Việt Nam tại thị trường Ả-rập Xê-út
Gần đây T.T Phillippines Rodrigo Duterte bị dư luận lên án như một “người khùng.”  Tuy thế, ngay sau khi nghe tiếng kêu cứu của dân Phi tại Ả Rập, “người khùng” này đã ra lệnh: “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt.”
Giới lãnh đạo Việt Nam, may thay, không ai điên/khùng gì ráo. Lú lẫn cũng không luôn. Họ chỉ bị câm hay điếc, hoặc (có lẽ) cả hai.

NGUYỄN THIÊN THỤ * NHÂN LOẠI VÀ PHẬT GIÁO

Phật tich Borobodur, Indonesia 



NHÂN LOẠI VÀ PHẬT GIÁO
NGUYỄN THIÊN THỤ


I. NHÂN LOẠI

Con người thường thắc mắc "Ai sinh ra ta, ra loài người?" Ta từ đâu đến và sau này sẽ đi về đâu". Đấy là những câu hỏi mang tính siêu hình. Còn các sử gia và khoa học gia đặt câu hỏi theo một chiều hướng khác: " Con người từ đâu sinh ra" ," Con người tiến hóa ra sao qua những chặng lịch sử".
Từ trước, nhiều sử gia và nhà khảo cổ đã nghiên cứu về lịch sử nhân loại. Chúng ta có thể phân chia những học giả này thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các học giả đã hiện diện từ trước, ta gọi là nhóm Ánh Sáng Cổ, chủ trương rằng văn hóa thế giới từ châu Phi truyền sang châu Âu, rồi từ phương bắc đi xuống phương nam.Người ta cho rằng Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc là những trung tâm văn hóa sớm nhất nhân loại. Nhóm này gồm các sử gia và nhà khảo cổ Georges Coedès, Grahame Clark, Madeleine Colani. Còn nhóm thứ hai mới xuất hiện, ta gọi là nhóm Ánh Sáng Mới, gồm có Wilhelm Solheim II, Carl Sauer, Chester Gorman, Stephen Oppenheimer, Bình Nguyên Lộc… chủ trương rằng vùng Nam Đảo là trung tâm văn hóa nhân loại từ thời tiền sử mà Việt nam và Nam đảo vốn cùng chung một nguồn gốc.

Nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, đã có ý kiến mới mẽ, trái ngược với quan niệm cũ . Trong quyển sách nhan đề Eden in the East - The Drowned Continent of Southeast Asia. [575 trang,  do Orion Publishing xuất bản 1998 và   1999 ,  Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Eden In The East, Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1/2005 ] - đưa ra nhiều bằng chứng để đi đến kết luận rằng Đông Nam Á chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại, rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ ĐôngNam Á.Theo Oppenheimer, những di dân này có thể là những hạt giống cho những nền văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Địa Trung Hải.


Trong tác phẩm trên, Stephen Oppenheimer đã dùng khảo cổ, ngôn ngữ, di truyền học và thần thoại để chứng minh rằng Đông Nam Á là chốn Địa Đàng của thời tiền sử. Khởi đầu, ông chỉ trích các nhà khảo cổ trước đây quan niệm sai lầm rằng Ấn Độ, Trung Quốc truyền bá văn minh cho vùng Đông Nam Á (ĐĐ, 1) Ông cũng chỉ trich những cuộc khảo cứu cho rằng văn hóa truyền từ Tây sang Đông, và ông cho đó là một điều ngạo mạn (ĐĐ, 4).

Wilhelm Solheim II cũng đồng quan điểm với Stephen Oppenheimer phê phán đường lối sai lầm của các nhà khảo cổ trước đó đã tìm nguồn gốc văn minh thế giới tại Cận Đông, Ấn Độ và Trung Hoa mà chẳng để ý đến khu vực Đông Nam Á là nơi có nhiều bằng chứng xác thực.

Ông bác bỏ luận thuyết cũ, nêu lên vài bằng chứng cụ thể:

-Điều hiển nhiên là người ta tìm thấy các chứng tích tại những nơi mà ngành khảo cổ đào xới trong vùng Đông Bắc và Tây Bắc Thái Lan, với những chứng minh hỗ trợ từ các cuộc đào xới ở Đài Loan, Nam và Bắc Việt Nam, các miền khác của Thái Lan, Malaixia, Philippin, và ở cả Bắc Úc Châu nữa.Các vật dụng đã tìm được và ước định tuổi bằng cacbon 14 là những di tích văn hóa của dân tộc mà tổ tiên họ đã biết phương pháp trồng cây, chế tạo đồ đá mài và đồ gốm sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ và Trung Hoa tới cả hằng mấy ngàn năm.

- Năm 1952, ông Carl Sauer, một nhà địa chất học Mỹ, đi thêm một bước xa hơn nữa. Ông nêu giả thuyết là khoa trồng cây trên thế giới đã bắt nguồn trước tiên trong vùng Đông Nam Á. Ông cho rằng khoa trồng cây do một sắc dân mang lại đây trước thời kỳ Đông Sơn rất lâu, họ được biết tới dưới danh hiệu một nền văn hóa thô sơ gọi là văn hóa Hòa Bình.


-Năm 1963, ông cùng phái đoàn hỗn hợp của bộ Mỹ nghệ Thái Lan và trường Đại học Hawaii để tìm kiếm cổ vật ở miền Bắc Thái Lan, kết quả cho thấy:


Trong một chỗ đất chỉ rộng chừng 2,5cm2, có một mảnh đồ gốm có in vết vỏ của một hạt lúa, có niên đại muộn nhất là 3.500 năm trước công nguyên. Như vậy có nghĩa là trước cả ngàn năm so với những hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Hoa cũng được xác định bằng phương pháp cacbon (mà trước đây, dựa vào đó các nhà khảo cổ đã cho rằng con người tại đây biết trồng lúa nước trước tiên).

Stephen Oppenheimer viết rằng Đông Nam Á là cái nôi của văn hóa loài người, đã làm nảy nở những nền văn hoá vĩ đại không chỉ ở Viễn Đông mà còn ở Trung và Cận Đông hơn 7000 năm về trước, đồng thời mang đến cho lục địa Á-Âu một thư viện đầy ắp những câu chuyện huyền thoại dân gian (ĐĐ, xiii).


Theo Stephen Oppenheimer, trước đây Đông Nam là một lục địa lớn vươn ra đại dương giống hình một cái lưới chụp vươn ra theo cánh tay chài của người ngư phủ, cả khu vực, bao gồm cả các quần đảo, tạo ra một thềm lục địa - thường gọi là thềm lục địa Sunda - có kích thước gần bằng kích thước của lục địa châu Phi. Dù phần lớn diện tích nay đã thành biển cả, nhưng khu vực này vẫn là nơi quy tụ của một lượng dân số đông đáng kinh ngạc. Xét về mặt chính trị và địa lý, có hai phần cơ bản: lục địa và hải đảo (xem Biểu đồ 10). Phần lục địa có hai bán đảo: tên gọi là Sundaland trải dài từ sông Dương Tử cho đến vịnh Thái Lan, biển Java, và một phần đất của Ấn Độ ngày nay và đến gần châu Úc. Sau khi kỷ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị nạn hồng thủy, làm cho vùng này biến thành ba vùng khác nhau:
-Vùng thấp hóa thành đáy biển
-Vùng cao thành các đảo Indonesia, Philippines...
-Vùng lục địa còn lại gồm Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái lan, Myanmar (Miến Điện) (ĐĐ,1)


Tại sao Stephen Oppenheimer bác bỏ thuyết cho văn minh Trung Hoa, Ấn độ truyền vào Đông nam Á? Ông trả lời:

Một vài phát hiện khảo cổ gần đây đã đánh tan mối nghi ngờ về một quan điểm từng được chấp nhận rộng rãi là khu vực này ban đầu chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. Hệ thống nông nghiệp ở Indonesia có niên đại còn lâu đời hơn nhiều so với cái nôi truyền thống ở Cựu Thế Giới thời kỳ đồ đá mới thuộc Trung Cận Đông. Bằng chứng về việc trồng cây khoai sọ và khoai lang được tìm thấy ở Indonesia có niên đại khoảng giữa 10.000 và 15.000 năm trước Công nguyên. Thêm nữa, nền văn minh lúa nước có thể đã ra đời vào khoảng thiên niên kỷ thứ sáu hoặc thứ bảy trước Công nguyên, sớm hơn nhiều so với thời điểm người Trung Hoa phát minh ra nó (ĐĐ,5)


Cũng ở đoạn này, ông cho rằng di chỉ đồ đồng ở Bian Chang ở Thái Lan và Phùng Nguyên ở Việt Nam có sớm hơn Trung Quốc (ĐĐ,5). Ông bác bỏ lập luận cho rằng văn minh Ấn Độ truyền sang Đông Nam Á:


Một vài nơi ở Đông Nam Á đã làm chủ được những kỹ năng tương tự như các kỹ năng được sử dụng trong các nền văn minh cùng thời như Lưỡng Hà, Ai Cập và Thung lũng sông Ân, nếu không muốn nói là sớm hơn. Nếu nói rằng cư dân Đông Nam Á học những kỹ thuật đó từ người Ân Độ thì ai là người đã dạy họ kỹ thuật trồng trọt và luyện kim hàng ngàn năm trước? Và họ đã làm gì trong thời gian giữa hai thời kỳ đó?(ĐĐ.5).
Stephen Oppenheimer cho biết thành tựu khoa học, kỹ thuật của dân Đông Nam Á di cư đến các nơi:
Những dự đoán này xuất phát từ bảng niên đại mới về cuộc Cách mạng Đồ đá mới ở lục địa Âu Á. Các nước ở vành đai Thái Bình Dương dường như đã bắt đầu cuộc cách mạng của họ trước phương Tây một thời gian dài nhưng sau đó buộc phải dừng lại. Cách đây khoảng 12.500 năm, không lâu sau trận đại hồng thủy thứ nhất, nghề gốm ra đời ở phía nam Nhật Bản. Khoảng 1.500 năm sau, có bằng chứng cho thấy các bình gốm đã được làm tại Trung Quốc và Đông Dương. Những điều này cho thấy nghề làm gốm ở khu vực này đã có trước khu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ hay Địa Trung Hải khoảng 2.500 đến 3.500 năm. Các dụng cụ đá dùng để nghiền hạt ngũ cốc xuất hiện ở đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương khoảng 26.000 năm trước đây trong khi nó chỉ mới xuất hiện ở Thượng Ai Cập và Nubia cách đây 14.000 năm và ở Palestine cách đây 12.000 năm (ĐĐ, 19 ).


Về điều này, ông nói thêm:

Tuy nhiên, như sẽ mô tả trong chương 2và 4, vừa có một bằng chứng mới gây xôn xao tại hang Sakai ở miền nam Thái Lan cho thấy rằng nghề trồng lúa đã ra đời ở Đông Dương trước khi xảy ra cơn đại hồng thủy cuối cùng, và kỹ thuật này có thể đã được chuyển về phía tây sang Ấn Độ (ĐĐ, 20).
Qua những điểm trên, và thêm những bằng chứng về ngôn ngữ, di truyền, Stephen Oppenheimer đã cho chúng ta đã thấy rõ Đông Nam Á xưa là một lục địa có nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất thế giới vào thời tiền sử. Trong quyển Địa Đàng ở Phương Đông, Stephen Oppenheimer đã nhấn mạnh: Đông Nam Á, TrungTâm Thế Giới Thời Tiền Sử (ĐĐ. 119)

II. VIỆT NAM

Như trên đã trình bày, Việt Nam, hay Đông Dương là một phần của vùng Đông Nam Á hay lục địa Sunda thời tiền sử. Việt Nam chính là Địa Đàng ngày xưa và nay là Thiên đường đã mất. Như trên đã nói lục địa Đông Nam Á thời tiền sử bao gồm Việt Nam, và sau khi lục địa này bị ba cơn hồng thủy mà chìm xuống đại dương, một số dân Nam đảo di cư đến các nơi, họ mang văn hóa miền Nam lên miền Bắc và sang châu Âu. Stephen Oppenheimer viết về cuộc di cư vĩ đại của người Sunda chạy thoát quê hương đã chìm xuống biển cả:
Họ đi thuyền đến những vùng đất mới có địa hình duyên hải cao hơn so với mặt biển và ít rừng rậm hơn. Họ chính là những nhà thám hiểm đầu tiên ở
Thái Bình Dương. Giải pháp đi thuyền ra biển dường như đã được nhiều cư dân hải đảo ở Inđônêxia lựa chọn. Ngày nay, họ vẫn xây nhà theo hình dạng trông giống như những chiếc thuyền; họ nói rằng tổ tiên của họ đã bị lũ cuốn ra khỏi vùng dất quê hương và phải đi ra biển. Trong số đó, có những người không có tìm được chỗ đứng tại các đảo còn lại ở Đông Nam Á và phải phát tán ra khắp bốn hướng của la bàn (ĐĐ,110).
Một số dân này đổ bộ Việt Nam tức là người Chăm. Stephen Oppenheimer viết:" Tiếng Chàm gần với ngôn ngữ Malai và được xem là những bằng chứng rõ ràng duy nhấtvề sự di cư của người Nam Đảo từ Đôngnam Á hải đảo đến lục địa Châu Á (ĐĐ, 90).


Ông cũng cho rằng nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa vào đồ đồng và đồ sắt, đồng thời với văn hóa Đông Sơn, nhưng độc lập với văn hóa Đông Sơn, Trung Quốc và Ấn Độ . Và người Chàm đã đến Việt Nam thuộc thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên (ĐĐ, 90).


Wilhelm Solheim II đã nói ở đoạn đầu bài"New light on the forgotten past", trước 1950, ít có những cuộc tìm tòi về Đông Nam Á. Công cuộc khảo cứu về Việt Nam khởi đầu từ 1920 trở đi, bà Madeleine Colani, một nhà thực vật học, cổ sinh vật học và khảo cổ học người Pháp, đã nêu ý kiến là có một nền "văn hóa Hòa Bình". Những ý kiến của bà đều căn cứ vào các cuộc đào xới ở một vài hang đá và Người ta đã tìm ra những nền văn hóa cổ tại Việt Nam nhưng quan trọng nhất là các nền văn hóa Hoà Bình, Đông Sơn và Phùng Nguyên.
Như W. G. Solheim các nơi trú ẩn bằng đá khác ở miền Bắc Việt Nam, trong đó khu vực đào xới đầu tiên đã được tìm thấy ở tỉnh Hòa Bình. Khởi thủy, nhóm từ ngữ này được dùng để nói đến nền văn hóa đá cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới, cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên. Trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. 
Các di vật chính của thời kỳ Văn hóa Hòa Bình chính (niên đại sớm 12.000 năm cách ngày nay) tại tỉnh Hòa Bình và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thái Nguyên là các dụng cụ bằng đá cuội ghè đẽo một mặt, hoặc chỉ phần lưỡi; các mảnh gốm không có hình thù do kỹ thuật nung chưa đạt nhiệt độ cao, đây là di tích đồ gốm xưa nhất của cư dân Văn hóa Hòa Bình cho đến nay đã tìm thấy; các dụng cụ đào bới có cán tra, các vòng trang sức bằng vỏ ốc. Thời kỳ này các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy di cốt người ở vài địa điểm. Di chỉ muộn của Văn hóa Hòa Bình được tìm thấy ở Bắc Sơn (niên đại sớm 5.000 TCN, thuộc Lạng Sơn. Các dụng cụ bằng đá ở đây đã có một trình độ chế tác cao hơn nhiều, lưỡi đá đã được mài sắc, khảo cổ học gọi là "rìu Bắc Sơn". 
Đồ gốm đã có tiến bộ, kỹ thuật được làm thủ công, cư dân ở đây nặn các dải đất dài, rồi cuộn tròn từ đáy lên miệng và miết kín khe hở, nung gốm bằng chất củi đốt xung quanh. Đồ trang sức bằng đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi. Lúc đầu danh từ " văn hóa Hòa Bình" là nói đến di chỉ Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình Bắc Việt, sau mở rộng ra nền văn hóa có khoảng không gian là miền Bắc Việt Nam, sau không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem "Văn hóa Hòa Bình" vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Campuchia, Lào, Malaysia, Sumatra, Thái Lan, Ấn Độ, Tứ Xuyên... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Philippines, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Văn hóa Ngưỡng Thiều (仰韶, Yangshao) và Văn hóa Long Sơn (龙山, Longshan) (Wikipedia).
Như vậy, từ ngữ "văn hóa Hòa Bình" có hai nghĩa. Một là di chỉ Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình Việt Nam. Nghĩa thứ hai là nói chung các nơi khác ngoài Việt Nam có cùng tính chất với văn hóa Hòa Bình. Điều này cho biết nền văn hóa Hoà Bình là một nền văn hóa lớn, bao trùm cả Đông Nam Á, có trước văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
W. G. Solheim II đã nói đến văn hóa Thái Lan, Miến Điện cũng thuộc văn hóa Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình là cái gốc của văn hóa Đông Nam Á:
Như vậy ta có thể coi những khám phá ở Hang Thần ít nhất cũng phù hợp với thuyết của Carl Sauer và nhiều đoàn thám hiểm khác đang đi đến nhận định rằng có một nền văn hóa Hòa Bình khá phức tạp đã được phổ biến tương đối sâu rộng. Ông Aung Thaw, giám đốc sở Khảo cổ học Mianma, năm 1969 đã đào được một số dụng cụ rất đáng chú ý về văn hóa Hòa Bình trong những hang Padh Lin ở Đông Mianma. Ngoài nhiều vật dụng, còn tìm thấy cả những hình vẽ trên vách hang. Như vậy, đây là khu vực ở phía cực Tây của nền văn hóa Hòa Bình đã được tìm thấy.
Stephen Oppenheimer cho rằng ngay dưới lớp địa tầng đồ đá mới là nền văn hóa Hoà Bình điển hình có trước thời kỳ Đồ đá mới và trước cơn đại hồng thủy cho thấy có sự cư trú của con người mang tính liên tục...Những địa điểm này bao gồm động Linh hồn nổi tiếng gần biên giới Miến Điện haynhững khu định cư ven biển trong Vịnh Băng Cốccho đến Việt Nam. Tất cả đều có niênđại vào thiên niên kỷ thứ 5 trước CN và cho thấy có sự kế thừatừ nền văn hoá Hoà Bìnhtrước đó. Các khu vực tại Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nghề gốm vớinhững vết dâythừng và những hoa văn khác chạmnhững chiếc rìu đá mài sắc có từ trung kỳ Đồ đá mớiở Hồng Kông. Như tôi đã đề cập, ở khu vựcSakai tại Thái Lan người ta phát hiện nhữngđồtạo tác tương tự có cùng niên đại và có cả lúa. Điều đó trái với quan điểm cho rằng ngườiTrung Quốc tìm ra lúa đầu tiên.
Kết luận này còn hợp lôgíc nhất về khía cạnh sinh học. Như PeterBellwood đã chỉ ra,xét về mặt khí hậu, quê hươngcủa nghề trồng lúa là vùng Đông Dương nhiệt đới kéo dài xuống biên giới với Malaixia, Miến Điện, Băng la đét và vùng bờ biểnphía nam. Phần lớn sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - hai vùng trung tâm phát triển Đồ đá mới của Trung Quốc - đều nằm ngoài những khu vực này (ĐĐ.69-70).
Ở đoạn trên,Wilhelm Solheim II cho biết năm 1963, ông đã tìm thấy tại Bắc Thái lan có một mảnh đồ gốm có in vết vỏ của một hạt lúa, có niên đại muộn nhất là 3.500 năm trước công nguyên. Như vậy có nghĩa là trước cả ngàn năm so với những hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Hoa cũng được xác định bằng phương pháp cacbon.
Cũng với phương pháp ước lượng thời gian bằng cacbon đối với các cục than tìm thấy ở đó, chúng tôi được biết thêm là các rìu đồng, được đúc trong các khuôn kép bằng đá, đã được chế tạo ít nhất là khoảng 2.300 năm trước công nguyên, có thể là trước cả năm 3.000 trước công nguyên nữa. Như vậy là sớm hơn bất cứ một đồ đồng đầu tiên nào đã đúc tại Ấn Độ cả 500 năm và nó cũng còn lâu đời hơn cả những khu vực Cận Đông mà trước đây người ta đã tưởng là nơi xuất phát cách chế tạo đồ đồng đầu tiên.
Chester Gorman, một sinh viên hầm mỏ ở trường Đại học Hawaii, là người đã xác định vị trí của Non Nok Tha nhờ tìm thấy những mảnh gốm bị xói mòn trong gò đất. Năm 1965, anh trở lại Thái Lan để tìm tài liệu cho luận án tiến sĩ của mình . Ở xa phía Bắc Thái Lan gần biên giới Miama, anh đã tìm thấy Hang Thần và những gì đang ra công tìm kiếm. Khi đào nền hang, Gorman tìm thấy những mảnh cây đã hóa than, cùng hai hạt có thể là đậu, một hạt đậu tròn, một hạt dẻ, một hạt tiêu sọ, nhiều mảnh bí và dưa leo, cùng với nhiều đồ dùng bằng đá rất đặt biệt của vùng Hòa Bình.
Qua vài điều trên, các nhà khảo cổ đã cho ta biết nghề đúc đồng và trồng lúa đã có hàng thiên niên kỷ trước công nguyên, trước các nền văn hóa Cận Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. 
Trong bài nghiên cứu trên, Wilhelm Solheim II đã đưa ra 5 nhận định về văn hóa Hòa Bình:
1. Tôi đồng ý với Sauer rằng sắc dân Hòa Bình ở miền nào đó trong vùng Đông Nam Á là giống người biết trồng cây trước hết trên thế giới. Tôi cũng không ngạc nhiên nếu thời kỳ đó bắt đầu khoảng 15.000 năm trước công nguyên.
2. Tôi cho rằng những đồ dùng bằng đá đẽo có cạnh sắc tìm thấy ở Bắc Úc Châu và được ước định bằng cacbon 14 là xuất hiện vào khoảng 20.000 năm trước công nguyên đều thuộc nguồn gốc Hòa Bình.
3. Trong khi người ta được biết hiện nay đồ gốm cổ xưa nhất tìm được ở Nhật có niên đại khoảng 10.000 năm trước công nguyên, tôi tin rằng khi xác định được tuổi của loại đồ gốm có in hoa văn dây thừng thì ta sẽ phải nhận rằng đồ gốm đó chính là do sắc dân Hòa Bình chế tạo rất lâu trước khoảng 10.000 năm trước công nguyên.
4. Theo truyền thống, người ta cho rằng trong thời kỳ tiền sử, kỹ thuật miền Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng di dân từ phương Bắc mang tới. Riêng tôi cho rằng văn hóa nguyên thủy thời đồ đá mới Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Trung Hoa mà người ta biết đến chính là kết quả của một nền văn hóa tiền Hòa Bình đã di chuyển từ miền Bắc Đông Nam Á lên phía Bắc vào khoảng 6 hay 7.000 năm trước công nguyên.
5. Tôi cho rằng văn hóa mà sau này được gọi là văn hóa Long Sơn (Lungshan) vẫn thường được coi là phát triển từ Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Bắc Trung Hoa rồi lan ra miền Đông và Đông Nam, thì trái lại thực ra đã khai sinh ở Nam Trung Hoa và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.

Stephen Oppenheimer cả quyết rằng Việt Nam trồng lúa sớm nhất, trước cả Trung Quốc, Ấn Độ:

Dấu hiệu sớm nhất về cây lúa ở Trung Hoa là trên thượng lưu sông Dương Tử tại vùng Pengtoushan vào khoảng năm 6500- 5800 trước CN nhưng người ta vẫn chưa rõ là liệu 5800 các giống cây là xuất phát từ cây dại hay cây đã thuần dưỡng. Charles Higham đã từng nói: “việc xác định quá trình chuyển tiếp sang trồng lúa là vấn đề trungtâm của thời tiền sử ở Đông Nam Á”. Mà cho đến nay, nó vẫn là một vấn đề rất mơ hồ. Tại mộtvài địa điểm thuộc thời kỳ Đồ đá mới ởĐông Dương, chủ yếu là những nơi nói tiếng AustroAsiatic, người ta đã tìm thấy những đồ tạo tác chứngminh rằng nghềtrồnglúa và nông nghiệp có từ rất sớm ở khu vực này, ví dụ như những chiếc cuốc và dao làmbằng đá phiến có cạnh sắc để cắt lúa. Stephen Oppenheimer cả quyết rằng Việt Nam trồng lúa sớm nhất, trước cả Trung Quốc, Ấn Độ:
Dấu hiệu sớm nhất về cây lúa ở Trung Hoa là trên thượng lưu sông Dương Tử tại vùng Pengtoushan vào khoảng năm 6500- 5800 trước CN nhưng người ta vẫn chưa rõ là liệu 5800 các giống cây là xuất phát từ cây dại hay cây đã thuần dưỡng. Charles Higham đã từng nói: “việc xác định quá trình chuyển tiếp sang trồng lúa là vấn đề trungtâm của thời tiền sử ở Đông Nam Á”. Mà cho đến nay, nó vẫn là
một vấn đề rất mơ hồ. Tại mộtvài địa điểm thuộc thời kỳ Đồ đá mới ởĐông Dương, chủ yếu là những nơi nói tiếng AustroAsiatic, người ta đã tìm thấy những đồ tạo tác chứngminh rằng nghềtrồnglúa và nông nghiệp có từ rất sớm ở khu vực này, ví dụ như những chiếc cuốc và dao làmbằng đá phiến có cạnh sắc để cắt lúa.
Tuy nhiên, người ta vẫn chưa phát hiện được câylúa thực sự hay những cây trồng có thể nhận biếtđược trên khu vực này mãi cho đến gầnđây. Nhữngđịa điểm này bao gồm Động Linh hồn nổi tiếng gầnbiên giới Miến Điện haynhững khu định cư ven biển trong Vịnh Băng Cốc cho đến Việt Nam. Tấtcả đềucó niênđại vào thiên niên kỷ thứ 5 trước CN và chothấy có sự kế thừa từ nền văn hoá Hoà Bình trước đó. Các khu vực tại Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nghềgốm với những vết dây
thừngvà những hoa văn khác chạm,những chiếc rìu đá mài sắc có từ trung kỳ Đồđá mới ở Hồng Kông. Như tôi đã đề cập, ở khu vựcSakai tại Thái Lan người ta phát hiện nhữngđồ tạotác tương tự có cùng niên đại và có cả lúa. Điều đómâu thuẫn với quan điểm cho rằng người Trung Quốctìm ra lúa đầu tiên. 
Kết luận này còn hợp lôgíc nhất về khía cạnh sinh học. Như Peter Bellwood đã chỉ ra, xét về mặt khí hậu, quê hương của nghề trồng lúa là vùng Đông Dương nhiệt đới kéo dài xuống biên giới với Malaixia, Miến Điện, Băng la đét và vùng bờ biển phía nam. Phần lớn sông Dương Tử và sông Hoàng hà hai vùng trung tâm phát triển Đồ đá mới của Trung Quốc - đều nằm ngoài những khu vực này. Và như tôi sẽ trìnhbày ở phần dưới, quan điểm cho rằng Đông Nam Á là nguồn gốc của nghề trồnglúacó thể có những hệ luỵ sâu rộng đến sự lan rộngcủa nghề này sang phía Tây đến Ấn Độ (ĐĐ,69-70).


Bên cạnh nền văn hóa Hòa Bình, Việt Nam còn có nền văn hóa Đông Sơn. Đông Sơn là một làng tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1924, một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm được một số đồ đồng ở làng Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, ven sông Mã. Tiếp đó là những cuộc khai quật của một viên thuế quan Pháp yêu khảo cổ tên là L. Paijot, người đầu tiên khai quật thấy các hiện vật thuộc một nền văn hóa lớn mà 10 năm sau đó, năm 1934, đã được định danh là Văn hóa Đông Sơn. Wikipedia cho rằng nền văn hóa Đông Sơn có từ 1000 BC cho đến 1BC, và trống đồng được sản xuất khoảng 600 năm trước CN, cho đến thế kỷ III sau CN.
Cũng như văn hóa Hòa Bình, từ ngữ văn hóa Đông Sơn cũng được áp dụng cho các tỉnh trong nước và ngoại quốc. Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng, và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái lan...Nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun (Wikipedia).
Dù ở đâu, nền văn hóa Đông Sơn vẫn có nguồn gốc Thanh Hóa, Việt Nam. Stephen Oppenheimer nhận định:
Mãi đến gần đây, nền văn hoá Đông Sơn thời đại đồ đồng và tổ tiên của họ ở Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ nhất trớc Công nguyên hầu như vẫn là nền văn minh phức hợp duy nhất được xem là văn hoá bản địa trong khu vực (ĐĐ,4)
Wilhelm Solheim II đã chú trọng đến văn hóa Đông Sơn. Trong bài A Brief History of the Dongson Concept , ông cho rằng trong nền văn hóa Đông sơn, trung tâm là trống đồng. Trống đồng Đông Sơn được ông Pajot khám phá năm 1924, V. Goloubew báo cáo năm 1929.

Khởi đầu không ai biết xuất xứ. Năm 1902, một quyển sách của Franz Heger cho biết loại trống đồng này đến từ Đông nam Á.Nhiều học giả đã nghiên cứu trống đồng Đông Sơn như Goloubew (1929:11,1932:139; Karlgren 1942:2-5;van Heekeren 1958:92-93) . Trống đồng được Heger xếp vào loại I (Heger Type1) là loại sớm nhất trong bốn hạng.Người ta đã tìm thấy trống đồng tại Nam Trung Quốc, Thailan , Lào , Tây Malaysia , và Indonesia ...nhưng theo tài liệu Kempers năm 1988 thì trống đồng tập trung lớn nhất tại Bắc Việt Nam .Sau khi đã phân tích các bài biên khảo, đi đến kết luận giống như Stephen Oppenheimer rằng cuộc khai quật ở Non NokTha đông bắc Thái Lan và Việt Nam đã cho bằng chứng rõ rệt là người Việt nam là tổ tiên của văn hóa Đông Sơn, và nền văn hóa Đông Sơn đã có kỹ nghệ đúc đồng, làm đồ gốm và kỹ thuật trồng lúa sớm nhất nhân loại, nghĩa là vào thiên niên kỷ thứ tư hay thứ năm trước công nguyên (30 ) 
Stephen Oppenheimer còn nói rằng Việt Nam cũng là quốc gia có di tích đô thị sớm nhất Đông Nam Á. Những gì còn lại của di tích thành Cổ Loa trong nội địa miền Bắc đất nước có niên đại từ hơn 300 năm trước Công nguyên (ĐĐ, 2).
Các tài liệu Trung Quốc cũng công nhận một nền văn minh Việt Nam rất rực rỡ. Nhà bác học Lê Quý Đông đã đọc nhiều sách Trung Quốc và cho biết người Trung Quốc xưa rất thán phục khoa học, kỹ thuật Việt Nam. Lê Quý Đôn kể rất nhiều về việc này trong tác phẩm Vân Đài Loại Ngữ 2 quyển , Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, Tạ Quang Phat dịch, Phủ QVK, Saigon 1972, 224.
Ở đây, chúng tôi chú trọng hai vấn đề là lúa và trống đồng.
1. LÚA.
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp phát triển vì ta có kỹ thuật cao và ruộng đất phì nhiêu. Từ xưa, dân Xích Quỷ đã có chính sách ruộng đất phân minh. Có lẽ chính sách ruộng đất đã gắn bó với tổ chức hành chánh trong nuớc. Giao Châu ký hayViệt Chí, hay NamViệt Chí của Tăng Cổn - người thay Cao Biền- chép năm 877 có đoạn: “Đất Giao Chỉ xưa rất phì nhiêu, xưa có quân trưởng là Lạc Hùng vương, kẻ giúp việc gọi là Hùng hầu, ruộng gọi là Hùng điền, dân khai khẩn lấy lúa ăn gọi là Hùng dân”.[1]
Các sử gia Trung Quốc và Việt Nam đã nhận định về các ưu điểm của nền canh nông Việt- nam.
(1). Việt Nam có nhiều kiểu canh tác, tùy theo ruộng đất.
-Những dân ở miền núi vì đất khô cằn, vì núi rừng rậm rạp cho nên họ đốt rừng làm rẫy. Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái có nói dân ta thuở hồng hoang “cấy bằng dao, trồng bằng lửa” là thế.
-Nhưng ruộng đất nước Văn Lang phần nhiều tốt, nuớc dâng cao, dân ta đã biết trồng lúa nước, có lẽ giống cách trồng lúa nổi ở miền sông Cửu Long ngày nay. Bùi thị Quảng Châu ký chép:”'Giao Chỉ có ruộng Lạc điền, theo nước triều lên xuống, những người dân cấy ruộng ấy gọi là người Lạc, quan tướng văn là Lạc hầu, quan tướng võ là Lạc tướng, ấn đồng giải xanh như các quan lệnh trưởng ngày nay”[2]
An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. "Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờcó ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng [3].Sách Giao Châu Ngoại Vực ký cũng có ý kiến tương tự: “Hồi xưa chưa có quận huyện thì lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy”[4].
-Dân ta thuở ấy biết đắp đê ngăn sông chống lụt. Đê Hồng Hà đã có rất lâu. Đào Duy Anh cho biết sách Quận Quốc Chí chép:”Quận Giao Chỉ ở phía tây bắc huyện Long Biên có đê giữ nước sông”. Đào Duy Anh cũng ghi rằng đời Đường (867-875), Cao Biền đắp đê quanh thành Đại La dài 2125 trượng để ngăn nước sông' [5]
(2). Ruộng tốt, dân tích cực canh tác:
Dân ta trồng mỗi năm hai vụ lúa là lúa mùa và lúa chiêm[6]. Sách Phiên Ngung Tạp Ký番隅雜記 của Trịnh Hùng鄭熊đời Đường chép rằng Giao Chỉ đất màu mỡ[7]. Sách Quảng Đông Tân Ngữ 廣東新語chép rằng ven biển ruộng cát sinh phù sa, đất màu mỡ. Ở nước ta mối lợi bãi cát cũng khá lắm, vùng Sơn Tây, Thanh Hóa đất phù sa ở sông nổi lên trồng lúa, trồng dâu, trồng mía đều đắc lợi[8]. Lê Quý Đôn cũng nói đến đất đai nước ta màu mỡ hàng ngàn dặm, ruộng bằng muôn khoảnh, một năm hai mùa, có đất trồng lúa chiêm, lại là nơi các nước đến buôn bán[9].


(3).Năng suât lúa rất cao.


Sách Cổ Kim Chú古今註 viết:”Năm Diên Quang thứ hai(123), đời Hán An Đế, ở quận Cửu Chân, lúa tốt quá, 150 gốc lúa đuợc 768 bông[10].
Vì nước ta lúa gạo ê hề cho nên người Trung Quốc bắt ta sưu thuế nặng nề, cốt vơ vét đem về Trung quốc. Ta có thể nói riêng thóc Giao Chỉ bằng thóc Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam cộng lại. Khuất Đại Quân đời Minh trong Quảng Đông Tân Ngữ chép:”' Đât Giao Chỉ có 17 quận, 49 châu, 157 huyện. Mỗi năm nộp thóc cho quan Tư Nông hơn một ngàn ba trăm sáu mươi vạn (13.600.000) hộc. Tính ra tất cả thuế các châu Mân, Quảng, Điền, Kiềm thì cũng không bằng”[11].
Việc thu thuế này cũng cho thấy quan lại Trung Quốc bóc lột dân Việt Nam thái thậm. Lê Quý Đôn viết:” Than ôi, dưới thời nhà Hán, nhà Đường, người Tàu sang làm quan ở đất này được mấy người là quan lại thanh liêm. Chính trị hà khắc còn dữ hơn cọp. Thuế má tàn bạo còn độc hơn rắn dữ, thì dân làm sao kham nổi[12]. Nhâm Diên một quan thái thú Giao Chỉ ở thế kỷ thứ nhất đã thú nhận sự bóc lột dã man của Trung Quốc khiến cho dân Việt Nam ta thán vô cùng:”'Ruộng giống lúa trắng, tháng năm cấy, tháng mười gặt, lúa đỏ tháng chạp cấy, tháng tư gặt. Bởi thế, người ta thường bảo rằng' Nước thâu thuế ruộng hai mùa, làng công tơ tằm tám lứa. Đất hẹp dân đông, có sản xuất lúa mà không có lúa mạch “[13].
(4).Nước ta có nhiều giống thóc.
Sách BảnThảo 本草 nói Việt Nam có hai loại thóc, Lê Quý Đôn kể ra khoảng 50 loại lúa ở Việt Nam, nhất là vùng Sơn Nam, Nghệ An, Cao Bằng, Thái Nguyên. sách Quảng Chí 廣志 của nhà Đường kể ra 9 loại thóc ở Việt Nam. Sách Quảng ĐôngTân Ngữ 廣東新語 kê khai 10 loại[14].


(5).Trung Quốc thiếu thóc, phải nhập thóc ViệtNam.


Trung Quốc thiếu gạo nên vua ĐườngTuyên Tông 真宗 (998-1022) đã gửi sứ giả sang Chiêm Thành mua 30,000 đấu thóc. Đời Tống cũng sai sứ sang Chiêm Thành mua lúa gạo. Sách Bản Thảo本草 gọi loại lúa này là tiên lạp 秈粒[15]. Sách Bản Thảo 本草 cũng nói Việt Nam và Chiêm Thành gần nhau nên cả hai nước đều có giống lúa này. Lúa này gieo trồng tháng chạp và gặt vào mùa hè, và gọi là lúa chiêm[16].Quảng Đông, Quảng Tây đất rộng nhưng xấu, dân hai tỉnh này không trồng lúa, chỉ thích buôn bán và trồng đay, thuốc lá, cây cỏ, cho nên mỗi năm phải mua lúa gạo Việt nam [17]. Thời nhà Hán, dân hai quận Nam Hải (Quảng Đông ), Quế Lâm (Quảng Tây ) đều đến nước ta làm phu khuân vác, chuyên chở thóc thuế[18].


(6).Nước ta trồng lúa đã lâu đời.


Nước ta trồng lúa rất sớm. Giao Châu Ký交州記 của Tăng Cổn 曾袞viết năm 877 nói rằng Giao Chỉ làm ruộng từ đời HùngVương: “Sa”[19]. Sách Giao ChâuNgoại Vực Ký của Trung Quốc còn đi xa hơn nữa, nói rằng khi còn bán khai, chưa lập quốc độ, dân ta đã biết trồng lúa:” Hồi xưa, chưa có quận huyện thì Lạc điền tùy theo thủy triều mà cày cấy”[20].
Sách Thiên Trung 天中記 theo Thủy Kinh Chú 水經注 chép rằng nước Việt Nam biết trồng lúa 600 năm trước đời Hán[21].
Nhiều sách như Thiên Trung Ký, Thuỷ Kinh Chú và một số sử gia Trung Quốc, Việt Nam đều sai lầm khi viết Nhâm Diên dạy dân ta cày bừa[22]. Nhâm Diên sống đời Hán Vũ Đế (6BC- 57) đầu thế kỷ thứ nhất, còn dân ta biết trồng lúa theo sách Trung quốc là trước đời Hùng Vương, trước đời Hán 600 năm. Và theo Wilhelm G. Solheim II, nước ta có nền nông nghiệp sóm nhất thế giới, vào khoảng 15 ngàn năm trước tây lịch. Stephen Oppenheimer cũng cho rằng người dân của nền văn minh Hòa Bình biết kỹ thuật canh tác 10 ngàn năm , còn Trung quốc trồng lúa khoảng 5 ngàn năm đến 6.500 năm[23]
Năm 184 BC, Lã hậu呂后 (241BC – 180 BC) cấm Việt Nam mua sắt, đồng và súc vật giống cái[24]. Và năm 111BC, khi Lộ Bác Đức đánh chiếm Nam Việt, các quan phải dâng 300 trâu bò và 1,000 vò rượu cùng nạp sổ sách xin đầu hàng[25].
Lê Quý Đôn cũng cho biết Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An nước ta sản xuất vàng bạc, đồng sắt, và các nước lân cận như Bồn Man, Lão Qua, Cao Miên thường mang trâu bò đến bán cho ta[26].
Sự kiện này cho biết nước ta có nhiều trâu bò cày bừa, có nhiều kim loại nhưng vẫn nhập cảng trâu bò, kim loại để tăng sức kéo và “tư liệu sản xuất” trong nông nghiệp. Do đất tốt, kỹ thuật canh tác cao, nước ta sản xuất nhiều gạo. Việc Cao hậu cấm xuất cảng trâu bò và kim thiết điền khí xảy vào năm mậu ngọ (183 tr.TL) tức gần 200 năm trước khi Nhâm Diên sang cai trị Giao Chỉ, điều này cho thấy những lời ca tụng Trung Quốc, đề cao Nhâm Diên là sai lầm.


5. ÂM VANG TRỐNG ĐỒNG


Về công nghệ và mỹ thuật, dân ta rất thiện nghệ trong việc đúc đồng , Giao Châu Ký củaTăng Cổn chép: Người Việt đúc đồng làm thuyền. Khi nước thủy triều xuống thì trông thấy[27]. Sách Bác Vật Chí nói:”Giống sơn man ở Giao châu, Quảng châu gọi là Lý Tử, cung của họ dài hơn một thước, đúc đồng làm mũi tên, đầu tên bôi thuốc độc, tên trúng vào người nào người ấy tất chết. Ngày nay sơn man vẫn dùng cung ấy, hổ báo cũng sợ trốn”[28].
Đỉnh cao của việc đúc đồng là việc đúc trống đồng và chạm trổ tinh vi. Những chi tiết do sử Trung Quốc đưa ra là phù hợp với học giả Solheim II, trống đồng sản xuất tại Việt nam có trước tây lịch vài thiên niên kỷ[29].
Người Trung Quốc cho rằng trống đồng do họ chế tạo nhưng Hậu Hán Thư lại nói rằng trống đồng là do Mã Viện đi đánh người Lạc Việt ở Giao Chỉ mang về. (Wikipedia).Trong thơ văn, từ điệu đời Đường, có vài bài nhắc đến trống đồng. Trước tiên là bài Tống khách nam quy hữu hoài của Hứa Hồn 許渾 (khoảng 844):

送客南歸有懷(許渾 唐詩)

 綠水暖青蘋,湘潭萬里春。
 瓦尊迎海客,銅鼓賽江神。
 避雨松楓岸,看雲楊柳津。
 長安一杯酒,座上有歸人。


Tống khách nam quy hữu hoài
Lục thủy noãn thanh tần
Tương đàm vạn lý xuân
Ngõa tôn nghinh hải khách
Đồng cổ trại giang thần
Tỵ vũ tùng phong ngạn
Khán vân dương liễu tân
Trường An nhất bôi tửu
Toạ thượng hữu quy nhân.
(Hứa Hồn)

Tiễn khách về Nam

Nước biếc ấm lau xanh

Hồ Tương ngàn dặm sắc xuân thanh.
Đón khách chén rượu sành
Trống đồng tế thần sông
Tùng liễu trên bờ xanh
Trường An nâng chén rưọu
Tiễn người về quê xưa.
Tiếp theo là bài Bồ tát Man của Tôn Quang Hiến 孙光宪(901-968)
菩薩蠻 (孙光宪)
木棉花映丛祠小,越禽声里春光晓。铜鼓与蛮歌,南人祈赛多。

Bồ Tát Man
Mộc miên hoa ánh tùng từ tiểu
Việt cầm thanh lý xuân quang hiểu
Đồng cổ dữ Man ca
Nam nhân kỳ trại đa
(Tôn Quang Hiển)
Bồ Tát của người Man

Dưới hoa gạo, chùa Phật rạng rỡ
Tiếng chim Việt trong ánh xuân quang.
Tiếng trống đồng hòa tiếng Man nữ,
Người phương Nam lễ bái rộn ràng.
Sau đây là một đoạn trong Độc thần từ của Ôn Đình Quân溫廷筠 (812-870)

瀆神詞 (溫廷筠)
銅鼓賽神來,
滿庭幡蓋徘徊。
水村江浦過風雷,
楚山如畫煙開。
溫廷筠
Độc thần từ
Đồng cổ trại thần lai
Mãn đình phan cái bồi hồi
Thuỷ thôn giang phố quá phong lôi
Sở sơn như họa yên khai.
(Ôn Đình Quân)
Bài từ Thần sông
Đánh trống đồng cúng thần
Cờ lọng cắm đầy sân.
Trên sông giông và gió.
Núi Sở mây khói vần.

Và đây là thơ Đỗ Mục 杜牧 (803-853?), một đoạn trong bài Hoài Chung Lăng cựu du

滕阁中春绮席开,柘枝蛮鼓殷晴雷。
垂楼万幕青云合,破浪千帆阵马来。
(怀钟陵旧游)(杜牧 唐诗)
Đằng các trung xuân ỷ tịch khai,
Thác chi man cổ ẩn tình lôi.
Thùy lâu vạn mạc thanh vân hợp,
Phá lãng thiên phàm trận mã lai.
(Hoài Chung Lăng cựu du -Đỗ Mục)
Mùa xuân, trải chiếu giữa gác Đằng
Trống đồng hòa với tiếng sấm vang.
Lầu cao màn trướng mây xanh tụ
Sóng dậy, buồm nhô ngựa vạn hàng.
(Nhớ Chung lăng xưa qua chơi )

Trần Vũ 陈羽( khoảng 806) một thi sĩ đời Đường, có bài thơ Thành hạ văn di ca như sau:
《城下闻夷歌》 - 陈羽
犍为城下{牛羊}牱路,空冢滩西贾客舟。
此夜可怜江上月,夷歌铜鼓不胜愁。
Thành hạ văn Di ca
Kiền Vy thành hạ ca tang lộ,
Không trủng nan tây phúc khách châu
Thử dạ khả liên giang thượng nguyệt
Di ca đồng cổ bất thăng sầu!

Dưới thành nghe bọn Man Di ca
Dưới thành lối nhỏ trâu dê đi
Đồi cao chẳng tiện ghé tàu bè.
Tiếng trống đồng, tiếng ca lũ mọi,
Trên sông trăng sáng dạ sầu bi,


Chung Lăng: thuộc tỉnh Giang Tây, thành phố Nam Xương, ở nam Trung Quốc, gần Quảng Đông. Kiền Vy thuộc tỉnh Tứ Xuyên cùng Hồ Bắc, Hồ Nam gần Quảng tây, thuộc phía nam Trung Quốc. Sở 楚, khoảng 1030 TCN-223 TCN và 209 TCN-202 TCN), còn được gọi là Kinh (荆) và sau đó là Kinh Sở (荆楚), là một vương quốc chư hầu thời Xuân Thu (722-481 TCN) và Chiến Quốc (481-221 TCN) ở nơi hiện nay là phía nam Trung Quốc. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay. Nước Sở thời đó ở gần Quảng Đông, Quảng Đông cho nên nhiều người cho rẳng nước Sở là của Việt Nam.
Qua mấy bài thơ và từ khúc trên, ta thấy các tác giả chú trọng đến miền nam Trung quốc là nơi gồm dân Bách Việt, trong đó có giống Lạc Việt tức Việt Nam ta. Như đã nói ở trên, người Hán tộc coi khinh các dân tộc biên cương, gọi họ là Di, Địch, Nhung, Man. Man đây là nói dân Bách Việt, trong đó có dân Việt Nam. Tần Thủy hoàng xâm chiếm các nước miền nam Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Thời Hán, Đường, Tống dân Bách Việt chưa bị đồng hóa cho nên vẫn giữ bản sắc dân tộc trong sinh hoạt tín ngưỡng và đời sống hàng ngày. Họ đánh trống đồng và ca hát. Không những họ giữ bản sắc nam phương Bách Việt mà còn truyền bá sang Hán tộc cho nên tận Trường An mà cũng có tiếng trống đồng và điệu ca Man nữ!
Các học giả Trung quốc rán gân cổ cãi rằng trống đồng là của họ nhưng các nhà khảo cổ quốc tế đã xác nhận trống đồng có nguồn gốc tại Việt Nam, hằng thiên niên kỷ trưóc CN, và mặc dù các nơi cũng có trống đồng nhưng Việt Nam vẫn là nơi có có trống đồng nhiều nhất.
Tại Trường an thời Hứa Hồn tức thời nhà Đường (thế kỷ IX) có tiếng trống đồng, vì thời Hán (thế kỷ I CN), Mã Viện đã sang Giao Chỉ mang về. Sau đó các cuộc mua bán, chiếm đoạt, hoặc làn sóng di cư đã đưa văn hóa miền nam lên miền bắc. Lại nữa, qua các bài thơ trên, với giọng điệu khinh bỉ, các thi nhân Trung Quốc dè bỉu xem trống đồng luôn đi với Man nữ và Di dân, Nam nhân tức là bọn mọi rợ phương Nam, nghĩa là trống đồng cũng như các tục lệ cúng tế thần linh, cúng Phật, ca hát là của dân Bách Việt, trong đó có Việt Nam chứ không phải dân Hán cao quý.
Tiếng trống đồng Việt Nam đã làm cho quân Nguyên hoảng sợ. Sau ba lần đại bại, Trần Phu (陳孚) sứ thần nhà Nguyên sang Viêt Nam khi trở về có bài thơ Cảm sự như sau:


交州使還感事 (陳孚)
少年偶此請長纓,命落南州一羽輕。
萬里上林無雁到,三更函谷有雞鳴。
金戈影裏丹心苦,銅鼓聲中白髮生。
已幸歸來身健在,夢回猶覺瘴魂驚。

Giao Châu sứ hoàn cảm sự
Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh,
Mệnh lạc Nam Châu nhất vũ khinh.
Vạn lý Thượng Lâm vô nhạn đáo,
Tam canh Hàm Cốc hữu kê minh.
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ,
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh.
Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại,
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh.

Đi sứ Giao Châu về cảm tác
Tuổi trẻ quan cao, địa vị sang,
Nam chinh sinh tử đã không màng.
Thượng Lâm muôn dặm cá nhàn vắng,
Hàm Cốc ba canh gà chó ran.
Xót dạ bởi nhìn kiếm thép sáng,
Bạc đầu vì sợ trống đồng vang.
Phúc nhà thân trở về nguyên vẹn,
Trong mộng đêm về vẫn hoảng kinh.



Nói tóm lại, thời thượng cổ, dân ta đã có một nền nông nghiệp vững vàng, và có nghề đúc đồng, làm trống đồng rất xuất sắc. Qua vài điều trên, các nhà khảo cổ đã cho ta biết nghề đúc đồng và trồng lúa đã có hàng thiên niên kỷ trước công nguyên, trước các nền văn hóa Cận Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Dân ta yêu nước, có tinh thần bất khuất, đã bao lần đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập tự do, tạo nên một cuộc sống an vui hạnh phúc.


III. PHẬT GIÁO

Indonesia trước đây gọi là Nam Dương là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia gồm 13.487 hòn đảo và với dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số. Đất nước này được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo". Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới.

Phật giáo ở Indonesia trải bao thăng trầm cùng quốc gia dân tộc hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển, với một phạm vi đáng kể của các Thánh tích Phật giáo có niên đại từ xa xưa tại quốc gia này.  Phật giáo được công nhận là một trong năm tôn giáo chính thức ở Indonesia, hòa mình cùng Hồi giáo, Thiên Chúa giáo (và Tin Lành giáo), Ấn Độ giáo và Nho giáo.

Theo cuộc điều tra dân số thực hiện vào năm 1990, đại đa số dân Indonesia theo Hồi giáo (chiếm khoảng 87%). Khoảng 1,8 triệu (ít hơn 1% dân số) theo đạo Phật. Thống kê dân số Indonesia theo các tôn giáo khác nhau như sau:
Hồi giáo: 87%
Thiên Chúa giáo: 10%
Ấn giáo: 2%
Phật giáo: 1%

Khởi nguyên Phật giáo lan tỏa từ miền Bắc Ấn Độ đến châu Á, Srivijaya còn là một trung tâm Phật

giáo quan trọng của thế giới. Srivijaya là một liên minh kiểu Mandala gồm nhiều nhà nước cổ từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Malay và một phần đảo Borneo và Java, hình thành từ thế kỷ 7 hoặc thế kỷ 8 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13.
Phật giáo là tôn giáo cổ nhất thứ hai tại Indonesia, sau Ấn giáo. Trước khi hai tôn giáo này được truyền vào Indonesia, người ta tin rằng thiên nhiên có một sức mạnh phi thường. Người dân thờ cây và đá như những vật thiêng do tin rằng đây là nơi mà những đấng quyền năng trú ngụ.
Ấn giáo được truyền vào Indonesia vào khoảng thế kỷ thứ hai. Phật giáo Indonesia có mối tương quan chặt chẽ với lịch sử Ấn Độ giáo, như một số đế quốc chịu ảnh hưởng nền văn hóa Ấn Độ, đã được thành lập cùng một khoảng thời gian. Sự xuất hiện của Phật giáo trên quần đảo Indonesia thông qua các hoạt động giao thương hàng hải giữa Indonesia và Ấn Độ.
Sự thịnh vượng của liên minh này nằm ở lợi thế của nó về mặt thương mại trên biển, đóng vai trò là trung chuyển trong buôn bán giữa Ấn Độ và thế giới Ả Rập với Trung Quốc.
Các địa chỉ khảo cổ Phật giáo lâu đời nhất ở Indonesia là các Bảo tháp Batujaya kiến trúc tinh xảo ở Karawang, Tây Java. Các Thánh tích Phật giáo Batujaya cổ xưa nhất có nguồn gốc được ước tính từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Sau đó, các địa chỉ khảo cổ Phật giáo đã được tìm thấy ở Jambi, Palembang, tỉnh Sumatra, Riau, và Trung Đông Java. Quần đảo Indonessia đã chứng kiến những biến cố thăng trầm của các đế quốc hùng mạnh như các triều đại Phật giáo Sailendra, các đế quốc Mataram và Srivijaya.
Trong khoảng 2012-2014, một vài du khách đã thăm Indonesia và đến Bali để thăm Phật tích dưới đáy biển Indonesia. Nơi đây có hàng trăm tượng Phật rất đẹp. Có nhiều điều bí ẩn về sự kiện này:



Vậy, ngôi đền thờ Phật chìm dưới đáy biển này là di tích của thời kỳ nào? Kỳ thực vẫn chưa tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi này. Nhưng nếu căn cứ vào hình dạng kiến trúc và kiểu dáng của nó thì khả năng lớn là nó có cùng niên đại với đền thờ Borobudur tức là vào thế kỷ 7-8 sau công nguyên. Bởi vì vào thời kỳ Phật giáo phát triển hưng thịnh ở quốc gia Srivijaya (thế kỷ 7-8) này, việc kiến tạo đền bằng đá đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở nơi đây và Borobudur là một ví dụ. 



Theo thông tin hiện có, di tích đền thờ Phật này nằm ở vùng biển cách không xa so với Borobudur. Indonesia nằm ở khu vực núi lửa hoạt động mạnh từ xưa đến nay, những vụ núi lửa lớn nhỏ hoạt động đã khiến nơi đây xảy ra nhiều tai nạn thiên nhiên, cũng làm thay đổi vỏ trái đất. Đền chùa được kiến tạo bằng đá mặc dù dễ bảo tồn, nhưng muốn ngăn cản sự ảnh hưởng  của sự vận động của vỏ trái đất thì cũng không phải việc dễ dàng. Vì vậy, trong lịch sử  Borobudur đã từng bị chôn vùi bởi núi lửa và di tích đền thờ Phật đang chìm dưới đáy biển này có thể cũng đã gặp phải cảnh ngộ này. Còn có một số đền thờ Phật có kiến trúc tương tự đã vì sự biến đổi tự nhiên mà bị thay đổi hình dạng và vị trí địa lý.
Vậy những bức tượng bí ẩn này đã tọa lạc dưới đáy biển được bao lâu? Vẫn chưa có câu trả lời chính xác về điều này nhưng căn cứ theo hình dáng, phong cách kiến trúc của những bức tượng thì nhiều khả năng nó không cách niên đại của ngôi đền Borobudur bao lâu, tức là khoảng thế kỷ 7, 8 sau Công nguyên.
Điều này không khó để suy đoán khi tại quốc gia Srivijaya, nơi mà Phật giáo từng phát triển rất hưng thịnh thì việc xây dựng các ngôi đền đá đã trở thành trào lưu.
Theo phỏng đoán, ngôi đền bí ẩn dưới đáy biển từng nằm ở một vị trí không xa đền Borobudur. Indonesia nổi tiếng là quốc gia nằm trong khu vực có núi lửa hoạt động mạnh từ trước tới nay. Những ngọn núi lửa lớn nhỏ khác nhau từng khiến Indonesia hứng chịu nhiều trận thảm họa, làm thay đổi lớp vỏ Trái Đất.
Những công trình kiến trúc bằng đá tuy rất dễ để bảo tồn nhưng để chống lại ảnh hưởng của sự vận động vỏ Trái Đất thì lại không phải chuyện đơn giản. Vì vậy, Borobudur cũng đã từng bị chôn vùi bởi núi lửa và ngôi đền dưới đáy biển rất có thể cũng không phải ngoại lệ./.
Theo VietnamPlus

Pho tượng Phật di tích tuyệt đẹp dưới đáy biển Indonesia
 
Tượng Phật tuyệt đẹp dưới đáy biển Indonesia


-Ai là người tìm ra những pho tượng này?

-Phải chăng đây là một khu đền đài bị sóng thần mà chìm xuống biển sâu như tình trạng Sundaland trong thời kỳ bị nạn hồng thủy, hay là do những lý do nào khác như trộm cắp, phá hoại tài sản của Borobodur?

-Tại sao không có nhà khảo cổ nào đề cập đến vấn đề này?

Nhìn qua dáng kiểu, ta thấy những tượng này giống như nghệ thuật ở Borobudur.
Borobudur thể hiện ba quan điểm về vũ trụ theo truyền thống Kim Cương thừa của Ấn Độ. Đỉnh của kiến trúc là một cái tháp, thể hiện tánh khái niệm về tính Không hay Sunnata. Hàng năm vào ngày Đại lễ Vesak (gọi là Tri Suci Waisak trong tiếng Indo) được tổ chức tại Borobudur để tưởng niệm ngày Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết Bàn của đức Phật.
Bảo tháp cổ Mendut, tương truyền trước khi vào Borobudur, mọi người phải làm lễ tại Mendut, thanh tẩy thân tâm ở Pawon rồi mới vào ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur.
Ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur tổng cộng có 1460 tấm tranh điêu khắc và tạc nổi trên mặt đá, trình bày các cảnh tượng của Tam giới, kể lại các gương sáng của những vị Bồ tát, cuộc đời và những tiền thân của đức Phật và sau hết là các câu chuyện về Đạo Pháp mô tả trong kinh sách. Ngoài những cảnh tượng điểu khắc, còn có 1212 trang trí khác tạc trên đá. Nếu xếp các cảnh điêu khắc thành hàng thẳng sẽ có một chiều dài 5 km. Kiến trúc tổng quát của ngôi ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta bà: các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới.
Du khách thập phương hành hương chiêm bái ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù, tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới.


 

























 *
 
Những tầng cao hơn hết kể lại sư tích tiền thân của đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày
Đản sinh ở Ca tỳ La vệ, ngày đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ ở Chính giác sơn, ngày chuyển Pháp luân lần đầu ở vườn Lộc uyển…
Bên trên năm tầng hình vuông là ba tầng hình tròn với các bảo tháp đục rỗng, trong mỗi bảo tháp là một tượng Phật trong tư thế thiền định. Tầng thứ nhất có 32 bảo tháp, tầng thứ hai có 24 và tầng thứ ba có 16 bảo tháp. Trung tâm của tầng thứ ba là một bảo tháp lớn nhất với đường kính 15m, và cũng là đỉnh cao nhất của kỳ quan Borobodur.
Bảo tháp này hoàn toàn trống không, không tượng Phật cũng không có một trang trí nào khác, sự trống không biểu trưng cho tính Không và sự Giác ngộ, vì thể phần đỉnh của công trình củng có thể xem như một sự biểu hiện của cõi Niết Bàn.
Điều đáng chú ý là trang trí của các tầng hình vuông hết sức phong phú và tinh xảo với hàng ngàn cảnh tượng tạc nổi trong đá, nhưng bỗng nhiên không còn thấy một điêu khắc nào nữa khi trèo lên các tầng hình tròn, sự đơn giản hiện ra một cách lạ lùng. Nơi đây bàng bạc sự trong sáng và tinh khiết của thể dạng “vô hình tướng”, tượng trưng cho sự tĩnh lặng của tâm thức.

Lúc hoàn thành ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu. Ngoài các tượng Phật đặt ở các góc, hầu hết các tượng Phật thuộc những tầng bên dưới được đặt trong các hóc thụt sâu trong tường, nhưng trên ba tầng cuối cùng các tượng Phật được đặt bên trong các bảo tháp đục rỗng như vừa kể trên đây.
Vào thời kỳ xây dựng ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur, học phái Ngũ Phật thuộc Kim Cương thừa Tây Tạng phát triển rất mạnh mẽ, học phái này thờ Ngũ phương Phật là: Tỳ lô Giá na (Mahavairocana), A súc (Akyobhya), Bảo sinh (Ratnasambhava), A Di Đà (Amitabha), Bất không Thành tựu (Amoghasiddi). 
Theo như Mạn Đà la của Mật giáo thuộc Kim Cương thừa, đức Phật Tỳ lô Giá na, còn gọi là Đại nhật Như Lai Phật ngự ở trung tâm, bốn vị Phật còn lại ngự ở bốn góc. Tại ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur, người ta thấy đức Phật A Di Đà được đặt vào hướng Tây, phía Đông là Phật A súc, phía Nam là Phật Bảo sinh, phía Bắc là Phật Bất không Thành tựu. Trên tầng cao nhất của ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur là đức Phật Tỳ lô Giá na.
Trong thời kỳ cai trị của vương quốc Majapahit từ thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ 15, Phật giáo và Ấn giáo cùng tồn tại một cách hòa bình với nhau. Sau khi triều đại Majapahit sụp đổ, Hồi giáo được những thương nhân từ Gujarat, Ấn Độ đưa vào Indonesia và ảnh hưởng của Phật giáo bắt đầu suy giảm mạnh kể từ đó và chỉ còn tồn tại giới hạn trong các khu vực phía đông Java và Bali. 
Đến cuối thế kỷ 16, Hồi giáo có cơ hội để thay thế vị trí của hai tôn giáo Ấn Độ giáo, và Phật giáo (tôn giáo chiếm ưu thế tại Java và Sumatra). Sau 450 năm, Phật giáo phai mờ dần theo năm tháng tại Indonessia. Nhiều địa chỉ cơ sở Tự viện Phật giáo bị lãng quên, khi những khu vực này trở thành nơi cư trú của tín đồ Hồi giáo.

Trong thời Phật giáo suy yếu tột độ, với thiểu số thực hành theo giáo lý Phật đà, hầu hết trong số họ là những người nhập cư từ Trung Quốc, định cư tại Indonesia với làn sóng di cư ồ ạt từ thế kỷ 17. Nhiều Phật giáo đồ các Tự viện Phật giáo Trung Quốc ở Indonesia đã dung hợp tam giáo đồng nguyên (Phật, Nho, Lão).

Có thể nơi đây là một đền Phật giáo thì thuyết của Stephen Oppenheimer được củng cố.Trước
Stephen Oppenheimer đã có nhiều khám phá ở biển Đông Nam Á.

Stephen Oppenheimer đã dùng giả thuyết của Hancock để chứng minh rằng trước thời Băng giá, Đông nam Á là một lục địa lớn hơn châu Phi, bao gồm Đông Dương,, Malaysia và Indonesia. Sau thời Băng giá, sóng thần nổi lên nhận chìm lục địa này.. Ông cho rằng đó cũng là trường hợp vùng đất Bắc Mỹ và Á Châu xưa là một khối nay tách làm hai (17). Đó cũng là trường hợp MU ở Atlantic, một lục địa cho là đã biến mất do giả thuyết của nhà văn và nhà du lịch Augustus Le Plongeon vào thế kỷ XIX cho rằng đó là nguồn gốc của các nền văn minh đã bị mất tích như nền văn minh EgyptMesoamerica. về sau giả thuyết MU trở thành phổ biến và James Churchward còn cho rằng MU cũng ở Thái Bình dương (Wikipedia) .

Và đó cũng là trường hợp của Hổ tỉnh trầm thành (虎井沈城- (虎井澄淵) là một cái thành chìm dưới biển tại Bành Hồ, Đài Loan. Cái thành chìm này có thuyết cho là cái thành chìm xuống biển, có thuyết cho là nham thạch tạo thành (Wikipedia). Nhưng giả thuyết của Stephen Oppenheimer nay trở thành chứng cớ hiển nhiên vì công cuộc khám phá của Masaaki Kimura (木村政昭, November 6, 1940, Yokohama - giáo sư đại học Ryukyus, Okinawa, Japan) trong thập niên 90 đã tìm thấy một kiến trúc đưới biển Nhật bản có dạng Kim Tự Tháp (Wikipedia)

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những tượng Phật ở Bali (Indonesia) có nhiều nghi vấn:
(1).Lúc hoàn thành ngôi Đại Già lam Phật địa Borobudur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu. [ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM- http://m.phatgiao.org.vn/quoc-te/201606/doi-net-ve-Phat-giao-indonesia-22744/]
Đây là tai họa chung cho Phật giáo thường bị kẻ gian trộm các tượng Phật và thánh tích.
(2). Theo Nila Tanzil, ngưòi đã lặn xuống nơi đây thấy có nhiều tượng Phật và  tượng Ấn giáo 
( https://www.nilatanzil.com/visiting-an-underwater-temple/) và tác giả cho rằng đó là hành động phi pháp của bọn cướp biển Carribean.
(3). Một du khách đã lặn xuống nơi đây năm 2014 viết rằng Chúng tôi không biết chắc những ngôi tượng này đã ở đây được bao lâu, nhưng nhìn vào lượng hải sinh tăng trưởng xung quanh tượng thì có lẽ ít hơn một năm. rong rêu bám quanh các tượng chỉ khoảng một năm. (ĐỀN THỜ PHẬT TUYỆT ĐẸP DƯỚI ĐÁY BIỂN INDONESIA. http://thuvienhoasen.org/a23965/den-tho-phat-tuyet-dep-duoi-day-bien-indonesia

Tôn giáo là con đường đưa đến hòa bình nhưng cũng là con đường đưa đến chiến tranh. Phật giáo là một tôn giáo bị nhiều phe xem là kẻ thù như trong cuộc chiến tranh tôn giáo thời Trung Cổ, mà ngày nay, Hồi giáo vẫn tìm cách phá hoại Phật giáo như họ đã phá tượng Phật ở Afganistan. Phật giáo không đông, thế yếu, nhưng tư tưởng Phật giáo thâm thúy,  kiến trúc Phật giáo rất vĩ đại và đặc sắc gây cảm hứng và ngưỡng mộ sâu xa cho các tín đồ. Và những kiến trúc vĩ đại của Phật giáo như ở Borobodur, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện.. và cái tâm của người chủ trương và ra sức xây dựng thật là vô biên vô lượng!
ĐỀ TÀI LIÊN HỆ:
NGUYỄN VĂN TUẤN, Australia. ĐỊA ĐÀNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG
- NGUYỄN THIÊN THỤ * ĐỊA ĐÀNG TẠI VIỆT NAM


_____

CHÚ THÍCH
[1].Nguyễn Văn Siêu, Phương Đinh Dư Địa Chí,55
[2].Nguyễn Văn Siêu, Phương Đinh Dư Địa Chí,109.
[3] Cương Mục, 3.
[4] Lê Tắc, 39.
[5] Đào Duy Anh,VNVHSL, Quan Hải tùng Thư, Huế,1936. 46.
[6] Chuxue ji 初學記 and Yiwu zhi異物志,Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 233,241;- Lê Tăc, 242.
[7] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 214.
[8] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 213.
[9] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 222.
[10] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 233.
[11] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 219.
[12] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 223.
[`13] Lê Tăc, 242.
[14] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 241,243.
[15] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 243-244
[16] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III,243-244
[17] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 275.
[18] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 194.
[19] Nguyễn Văn Siêu, 55
[20] Lê Tắc, 39.
[21] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 286.
[22]Đào Duy Anh, tr.41.
[23] Stephen Oppenheimer. Eden In The East.Phoenix, Great Britain, 1999, tr. 69.
[24] Ngô Sĩ Liên I, 73, 78.
[25] Ngô Sĩ Liên, I, 87.
[26 Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 222,223.
[27] Ngô Sĩ Liên I, tr.87.
[28] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 159.
[29] Stephen Oppenheimer, 4, 5, 69.
 

 
 

 
 

No comments:

Post a Comment