Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 15 December 2016

NGUYỄN HỮU ĐANG =LÊ ĐẠT =TIỂU TỬ= VÕ PHƯỚC HIẾU =HỒ TRƯỜNG AN =



LÝ KIỆT LUẬN * NGUYỄN HỮU ĐANG

Nguyễn Hữu Đang xin lỗi Tuyết Khanh
Lý Kiệt Luân 
Lịch sử văn học Việt Nam mãi mãi còn nhắc tên
ông Nguyễn Hữu Đang, người được nhà nước
"vinh tặng" danh hiệu cầm đầu các chiến sĩ văn
hóa thuộc "Mặt Trận Nhân Văn Giai Phẩm" cùng
với cái án tù khổ sai chung thân. Ông Nguyễn
Hữu Đang vốn dĩ là con người nổi tiếng trong
giới văn hóa ở Hà Nội, nhờ đó lại càng trở
nên nổi tiếng hơn.
Án của ông Nguyễn Hữu Đang không khó hiểu. Ông
vốn là người lãnh đạo văn hóa một lòng một
dạ đi theo kháng chiến. Sau năm 1955, kháng chiến
thắng lợi, đảng cộng sản vào cầm quyền ở Hà
Nội. Ông tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, bị nhà
cầm quyền bức hại. Không còn con đường sinh
sống, ông xuống Hải Phòng định ở ghé gia đình
bà (nhà văn) Thụy An. Công an gài bẫy, cho người
thợ cạo giả dạng hành nghề ngoài cửa bà Thụy
An, rồi làm quen cả nhóm, đoạn "giúp" họ thuê
thuyền vượt tuyến vào Nam, tìm một cuộc sống
mới. Ông Nguyễn Hữu Đang và bà Thụy An vốn là
những con người của giới văn hóa, sống ngay
thật, đâu có ngờ được sự nham hiểm lèo lái
dối mặt của tổ chức công an? Kết quả, thuyền
vừa ra khơi, ông Nguyễn Hữu Đang và bà Thụy An
bị bắt gọn. Tố Hữu luận tội ông Nguyễn Hữu
Đang như sau: "Vào Nam là theo địch, theo địch là
theo Mỹ, theo Mỹ là làm việc cho CIA".
Tòa án tối cao của nhà nước đã vội vã căn
cứ vào lời bình tội đó, không cần mở phiên
tòa, không cho phép bị can tự bào chữa, kết tội
ông Nguyễn Hữu Đang là tội gián điệp CIA. Vì
gián điệp CIA là bọn phá hoại, nên ông Đang là
tên phá hoại, lĩnh án khổ sai chung thân. Chưa
hết, nếu Nguyễn Hữu Đang, người cầm đầu
nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị luận tội là tên phản
động CIA, thì cái công thức liên kết dành cho
tất cả những người tham gia Nhân Văn Giai Phẩm
đều là chân rết của bọn phản động gián điệp
CIA, đương nhiên mặc quyền Công An Văn Hóa nhà
nước bắt bớ tù đày những văn nghệ sĩ chân
chính của Hà Nội... (Hôm nay, chỉ cần trả tiền
bồi thường một đô la một năm tù ở cho một
người thôi, mà nhà nước bị vỡ nợ! Đủ biết
bao nhiêu người bị đàn áp, bắt bớ oan ức trong
vụ này.)
Ông Nguyễn Hữu Đang được thả ra vào lúc tuổi
già, vô dụng. Tưởng ông Nguyễn Hữu Đang sắp
chết, ông trời oái oăm bắt ông Nguyễn Hữu
Đang phải sống lâu. Năm nay ngoài tám mươi vẫn
khỏe mạnh, có thể tự kiếm sống cho cái đời
già lủi thủi không vợ con. Lại cũng có thể nhớ
đến giai dẳng những câu chuyện về những con
người "một thời vang bóng"!Ở Sự nghiệp mà
"Buồn quá chẳng có cái gì... vui le Án được!"
Người viết gặp ông Nguyễn Hữu Đang vào một
ngày chủ nhật ở Hà Nội. Ông Nguyễn Hữu Đang
trong bộ quần áo nhàu nát, phong phanh không đủ
ấm, đạp chiếc xe cũ kỹ, cọc cạch đang đi đưa
thiếp mời dự cưới cho hạnh phúc của những
người khác...
Nhớ năm nào, ông Nguyễn Hữu Đang oai phong là
thế! Người Hà Nội ngưỡng mộ ông, theo ông có
cả trăm ngàn, lòng yêu nước trào trạt của
người Hà Nội đã không một chút tính toán,
lưỡng lự, tình nguyện dâng hiến hết tính mạng
và tài sản của mình, nhờ ông thay mặt chính phủ
nhân dân để thu dụng đánh đuổi thực dân Pháp.
Ngay đến Hồ chí Minh còn phải khiêm tốn nói
với ông Nguyễn Hữu Đang câu:
- Tình hình lúc này, cả nước trông mong vào một
mình đồng chí.
Trong thâm tâm, người viết nhất mực kính trọng
ông Nguyễn Hữu Đang, nhưng ngặt vì thời gian
quá ít ỏi trong cuộc gặp ngẫu nhiên có một
không hai trong cuộc đời, vì vậy, sau vài câu
nói thăm hỏi hết sức kính trọng, người viết
xin được vào đề, theo những gì mà người
viết được biết, xin được giải tỏa 2 điểm
nghi vấn mang tính chất văn học trong giới văn
nghệ sĩ của Hà Nội thời kỳ đấu kháng chiến.
Ông Nguyễn Hữu Đang đã vui vẻ chấp nhận, và
cũng đồng ý cho phép người viết ghi âm để
làm "bằng" trình làng sau này, nếu cần thiết.
Cuộc họp đầu tiên và lớn nhất của văn nghệ
sĩ Hà Nội, để thống nhất lực lượng chống
thực dân Pháp do ông Nguyễn Hữu Đang chủ trì bao
gồm đủ mọi thành phần văn hóa, có đủ mặt
những nhà văn nghệ sĩ nổi tiếng nhất, thuộc
các đảng phái: Quốc Dân Đảng, Cộng sản Đệ
Tam, Cộng sản Đệ Tứ, thân Nhật, thân Tàu, thân
Pháp, các thành phần tôn giáo khác nhau, v.v... Mục
đích chính của ông Nguyễn Hữu D Dang là kêu gọi
lòng yêu nước của người Việt Nam, đoàn kết
lại với nhau, xóa bỏ hận thù, xóa bỏ mọi chính
kiến bất đồng cá nhân, vì đại cục chống
thực dân Pháp, dành sự độc lập cho tổ quốc.
Ông Nguyễn Hữu Đang đã nhân danh điều đó,
hoàn toàn đặt nền văn hóa của Việt Nam, văn
nghệ sĩ Việt Nam dưới sự chỉ đạo tuyệt đối
của đảng Cộng sản.
(Bấy giờ Trường Chinh là người phụ trách văn
hóa cao nhất, nhưng quá lộ mặt, vì ai cũng rõ
Trường Chinh là người của đảng Cộng Sản, khó
lòng thuyết phục được những nhà văn hóa của
Hà Nội mà số đông lại là những người không
tán thành cộng sản).
Cuộc họp này được thông qua, mở ra một khúc
quanh mới cho nền văn hóa của Việt Nam trước
tình hình đổi mới (1945), đẩy người nghệ sĩ
của Hà Nội (và sau này của Miền Bắc, của cả
nước) vào tình trạng sáng tác, sinh hoạt văn
nghệ, hoàn toàn lệ thuộc vào hệ tư tưởng
độc tôn của mấy người cầm đầu đảng cộng
sản. Có hai người đa phản đối dữ dội ngay từ
đầu. Bà Tuyết Khanh và ông Trương Tửu.
Ông Trương Tửu, một học sĩ văn học nổi tiếng
của Hà Nội đã được trực tiếp gặp ông
Nguyễn Hữu Đang để phản đối. Ông Trương Tửu
cho rằng, văn hóa văn nghệ phải được quyền
tự do, như quyền tự do yêu nước của mỗi con
người vậy. Ông Nguyễn Hữu Đang đã thuyết
phục ông Trương Tửu bằng lời hứa danh dự:
"Hãy đi theo cách mạng để đánh đổ thực dân
Pháp, thắng lợi rồi, chúng ta muốn có tự do cả
nước còn được, nữa là mảnh đất tự do con
con cho địa hạt văn hóa văn nghệ". Ông Trương
Tửu đã bấm bụng nghe theo.
Bà Tuyết Khanh, kịch nghệ sĩ thủ vai "Kiều Loan"
trong vở kịch thơ cùng tên của Hoàng Cầm, diễn
viên xi-nê nổi tiếng đầu tiên của Việt Nam đã
phản đối ông Nguyễn Hữu Đang bằng cách yêu
cầu cả ban kịch Đông Phương lên tiếng trong
cuộc họp, (Nhóm này gồm có: đạo diễn Hoàng
Tích Linh, nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Kim
Lân,v.v...) Mọi người nể ông Nguyễn Hữu Đang,
không ai dám lên tiếng, bà Tuyết Khanh bực bội
to tiếng mắng cho mọi người một trận tàn tệ
rồi xách va ly bỏ đi thẳng... Ông Nguyễn Hữu
Đang cho rằng bà Tuyết Khanh là người phản bội.
Quan điểm của ông Trương Tửu và bà Tuyết Khanh
giống nhau, muốn đòi tự do cho văn nghệ, nhưng
thái độ, hành động biểu hiện lại khác nhau,
dẫn tới con đường đi ngược chiều, vậy ai
đúng? Ai sai? Ai mê? Ai tỉnh? Ông Nguyễn Hữu Đang
là chủ trì cuộc họp văn hóa Việt Nam cứu quốc
đầu tiên, cũng là người trực tiếp tác động
tới hai người Ông Trương Tửu và Bà Tuyết
Khanh, vậy thì sau 50 năm, nhìn vào toàn diện xã
hội Việt Nam trên phạm vi cả nước đã được
độc lập, liệu đã đủ để ông Nguyễn Hữu
Đang nhìn lại vấn đề cũ, rút ra một kết luận
nào đó cho sự kiện trên chăng?
Người viết thưa với ông Nguyễn Hữu Đang:
- Thưa ông Nguyễn Hữu Đang, tôi rất kính trọng
ông, tôi vẫn hằng coi ông là người anh hùng
trên mặt trận văn hóa, tôi vẫn coi ông là
người anh hùng của thời đại! Nhưng tôi xin phép
ông để được tò mò cho biết, tính chất anh
hùng của ông đối với chuyện cũ như thế nào?
Ông Nguyễn Hữu Đang nói:
- Tôi sẵn sàng trả lời câu hỏi của anh. Tôi cũng
rất vui, các anh Việt Kiều ở nước ngoài trở
về, còn có lòng quan tâm đến những vấn đề
phôi thai của nền văn hóa Việt Nam hôm nay.
- Người xưa có câu: "Muốn biết anh ta là người
thế nào, hãy cho anh ta một chút quyền lực..."
Tôi xin được học lỏm người xưa, giả dụ tôi
được phép... cho ông một quyền lực, một
quyền lực thật lớn, làm... Chủ tịch nước
Việt Nam chẳng hạn, thì ông sẽ hành xử với
chính ông như thế nào?
- Anh muốn đề đạt nguyện vọng gì?
- Thưa... Tôi muốn được đưa ông ra tòa! Tôi
mời ông ra đứng trước vành móng ngựa để tôi
được... tố giác ông hai tội lỗi. Một, ông
chịu trách nhiệm như thế nào đối với ông
Trương Tửu, vì nghe lời ông, theo kháng chiến 9
năm đằng đẵng, sau này trở về Hà Nội đã bị
người cùng trận tuyến bỏ tù chỉ vì xin tự do
cho văn nghệ? Ông Trương Tửu bỏ bút, Hà nội
mất di một nhân tài. Hai là...
- Để tôi trả lời luôn... Tôi sẵn sàng đứng ra
trước vành móng ngựa, nhận lấy sự truy tố
mọi tội lỗi của mình trước nhân dân. Riêng
với ông Trương Tửu, tôi đã giữ đúng lời
hứa với ông Trương Tửu. Ngay sau ngày Hà Nội
trở về tay người Việt Nam, tôi đã đứng ra
đề nghị nhà nước trả lại tự do cho văn nghệ.
Yêu cầu này do Trương Tửu đề xuất ngay từ
hồi đầu kháng chiến, tôi đã không quên. Cái
giá tôi phải trả: Sau khi đi gặp những người
lãnh đạo đảng, tôi bị đẩy vào tội chống
đảng với cái án tù khổ sai chung thân, tôi
tưởng nỗi đau khổ của tôi, môi người đều
nhìn thấy rõ ràng, có thể minh chứng cho tôi
một điều: Lương tâm tôi rất trong sạch trong
vấn đề này.
- Thưa vâng! Vậy xin cáo buộc ông cái tội thứ
hai: Bấy giờ, bà Tuyết Khanh yêu cầu văn nghệ
phải được tự do, bà đấu tranh bằng cách cãi
cọ với những người cùng nhóm, yêu cầu họ
đứng ra phản đối ông. Bà đã lớn tiếng nói
những câu chỉ vào cả đám mấy chục các nhà văn,
nhà thơ, sử học, luật học, họa sĩ, nhạc sĩ,
rằng: "Ông Nguyễn Hữu Đang nói thế mà các anh
không một ai dám đứng lên phản đối? Các anh
không xứng đáng lá văn nghệ sĩ, tôi không thể
uổng cái đời của tôi đi theo các anh được".
Căng thẳng như vậy, rồi bà Tuyết Khanh xách va
li bỏ đi thẳng... Ý kiến của bà Tuyết Khanh quá
lẻ loi, không được sự ủng hộ của nhiều
người, ông gọi bà Tuyết Khanh là phản bội, bây
giờ ông nghĩ sao về chuyện đó? Chắc ông đồng
ý với tôi một điều nhỏ: Người nghệ nhân như
bà Tuyết Khanh phải rời bỏ đời nghệ sĩ là
chuyện rất đau khổ...
Không một chút lưỡng lự, ông Nguyễn Hữu Đang
nói rành rọt:
- Bà ấy đúng. Tôi nhờ anh ra nước ngoài gặp
bà, cho tôi được gửi một lời xin lỗi. Tôi
đã sai hoàn toàn!
Ngập ngừng giây phút, ông Nguyễn Hữu Đang hạ
thấp giọng bổ xung, với một vẻ không mấy
được vui:
- Nếu bấy giờ, mọi người đều sáng suốt như
bà Tuyết Khanh, Hà Nội ta đâu có bị xéo nát
hàng nửa thế kỷ nay, cho đến tận bây giờ...
Thật là buồn, bao nhiều sĩ phu không bằng trí
của một người đàn bà!
- Ông có muốn nhắn thêm bà Tuyết Khanh điều gì
khác chăng?
Ông Nguyễn Hữu Đang nói chầm chậm, như đang
rút ra một kết luận từ bài học sâu sắc nhất
của mình, được đúc kết lại sau 50 năm trời
lăn lộn với cuộc đời đủ mọi mặt quang vinh,
tủi nhục, cay đắng, lẫn với những kỷ niệm
ngọt ngùi:
- Tôi rất muốn gặp bà để được nói một
lời xin lỗi, tôi đã phản bội bà. Tôi xin
được bà tha thứ cho sai lầm của tôi. Bà đòi
hỏi tự do cho văn nghệ là điều đúng hoàn toàn.
Đó là quyền lợi của bà Tuyết Khanh, đó cũng
là quyền lợi chính đáng của toàn thể giới văn
nghệ sĩ Việt Nam! Văn nghệ tự do là lương
thực nuôi sống giòng văn hóa của dân tộc trong
tất cả mọi hoàn cảnh.
Người viết vô cùng khâm phục sự phản ứng nhanh
nhậy, đối đáp vừa sắc bén lại vừa "có gân
có cốt" của ông Nguyên Hữu Đang. Cứ suy từ
điểm này mà ra, ông Đang nay đã ngoài tám mươi
còn "gang thép" như vậy, ai có thể bì với ông
hồi trước? Quả là danh của ông Đang bất hư
truyền! Người viết chỉ còn biết chắp hai tay
bái phục. Hy vọng rằng, bà Tuyết Khanh được
một lời nói chân thật của ông Nguyễn Hữu
Đang, sẽ dịu cả tấm lòng.
Sau vài phút im lặng, người viết vô tình buột
miệng nói:
- Ông có nghĩ là chúng tôi sẽ mời bà Tuyết Khanh
về nước để gặp ông chẳng hạn? Ông sẽ nói
gì thêm với bà ta? Ông sẽ mời bà Tuyết Khanh
tới nhà ông chơi và đãi bà Tuyết Khanh một
bữa cơm thân mật chứ? Ông Nguyễn Hữu Đang đã
cúi đầu, thầm lặng, đau khổ rất lâu không
trả lời được câu hỏi rất vô tình, rất là
bình thường trên của người viết...
Người viết chợt hối hận vì câu hỏi này đã
động chạm đến một thực tế vô cùng xót xa:
Ông Nguyễn Hữu Đang, sau mấy chục năm tham gia
cách mạng, son sắc một lòng phục vụ văn hóa của
tổ quốc, Kháng Chiến thành công, chưa được
hưởng ngày vui thì bị gieo cho cái án tù khổ sai
chung thân! Nhân dịp nhà nước đổi mới, được
giảm xá ra tù, ông bị trục xuất ra khỏi Hà Nội,
bị quản thúc tại quê Thái Bình, bị theo dõi gắt
gao và bị sự a dua theo thời của đám người vô
học ngược đãi. (Có tin nói, ông tự ý về Hà
Nội chơi là phạm pháp, có thể bị bắt vào tù
bất cứ lúc nào, thân ông như con ếch nằm trong
hom giỏ. Nhưng nhà nước "linh động", mắt nhắm
mắt mở thương hại ông, họ đã tạm thời bỏ qua
cho ông, trong giai đoạn này là như vậy.) Và nhìn
lại cả một đời của ông Nguyễn Hữu Đang thì,
ông Đang chưa hề có nổi một ngày rảnh rang nghĩ
đến việc đắp đổi cho cuộc đời riêng của
mình. Sống trên 80 tuổi đời, không vợ, không
con, không thân thích, (có thể có thân thích,
nhưng họ sợ liên lụy chăng?) không nguồn thu
nhập, phải lang thang cay cực kiếm sống bên
những đóng rác phế thải, lay lứt sống qua ngày,
rất khổ nhục...
Nếu bà Tuyết Khanh trở về thật, liệu bà tìm
ông Nguyễn Hữu Đang ở đâu đây? Liệu ông Đang
sẽ mời bà ăn bữa cơm với những món gì ? Liệu
bà Tuyết Khanh có hiểu được chí lớn của
người anh hùng sau tấm áo rách, trên khuôn mặt
giáng đọa phong trần của ông Nguyễn Hữu Đang?
Đồng thời, người viết cũng hối hận vô cùng,
đã viết những giòng bút ký văn học vô văn học
nhất trong lịch sử văn học của Việt Nam hiện
đại.
Xin quí bạn đọc và một số anh chị văn nghệ sĩ,
hãy thứ lỗi cho người viết, chỉ vì sự tò mò
muốn làm sáng tỏ một vấn đề nho nhỏ trong quá
khứ, đã vô tình đưa một anh hùng của dân tộc
trên mặt trận văn hóa ra trước vành móng ngựa
ảo tưởng với những giả thiết, nhưng lại rất
thực với ước vọng trong tâm hồn mỗi người
Việt Nam yêu mến mảnh đất văn chương của đất
nước mình! Pháp luật bất vị thân, như Nguyễn
Hữu Đang, dù làm chủ tịch nước vẫn vui vẻ
chấp nhận việc mình phải đem ra xét xử như mọi
người thường dân, công bằng, tỏ ra sẵn sàng
và đầy lòng quân tử, nếu người dân cảm thấy
ông là người làm hại nền văn hóa dân tộc.
Thời đại dân chu? Muôn Năm! Õ
San Francisco 1994
Lý Kiệt Luân

THƠ LÊ ĐẠT

Mưa mau

Hẹn cũ của rơi không người nhặt
Tiền lẻ tình quá đát mưa mau


Chồi xanh

Hồ liễu mới nắng mời chim hót gọi
Tình héo rồi xuân dối nói chồi xanh
Cỏ nhắc

Bia bụi lấp tuổi đá mòn chữ nhạt
Lỗi thầm ba thước nhắc cỏ thì xanh
Nhớ

vô lộ nguyệt mang mang
(Đường thi)


Mây tóc gió ngân chiều kỳ ngộ
Tình đầu thơ cổ mộng ngày xưa
Thu áo trượt tà bay hương nắng nhạt
Mùa động mây chim hát dục về trời
Sao bời bời
đường giải thắm trăng phơi
Lông ngỗng phố ngoài tinh lạc


Ngõ trắng

Mây thu mắt rừng chớp rộ
Cơn nguồn tóc đổ phố muôn chim
Một đàn con chữ lội xanh sông tìm

Chiều phơi đòng
đôi búp chữ lim dim
Ngõ trắng hoa đồi rạng đỏ

Thuốc nước I
(Hoà Bình)

Xanh bỗng xanh bình thường
Mây cởi trắng mình sông
Như trời xoan chưa chồng

Ớt chỉ thiên hồng
điểm nhỡn
ụ phòng không


Thuốc nước II
(Hoà Bình)

Đôi cun cút bom bi lìa cụt cẳng
Tập tễnh xoè tình vùng trắng xuân sang
Vườn cao xạ ngồng xanh cò thả nắng

Muộn màng
sông làng trưa lắng đò ngang

Mực hoá học

Mực hoá học
tim lẩn chìm khe chữ
Lệ bạc đầu
thơ muộn tỏ Bích Câu
Lòng lênh đênh lần lạc thuở bòng đèo

Môi cốm mùi hoa tình gửi


Dột

Mong mượn mớ tóc mây tình giọi mái
Mun rợp hương chìm dại giấc hoa về
Mây sang sông lòng lều đông dột mãi

Mưa rừng xa
bong bóng nổi giữa nhà

Vườn má nợ

Đường vắng gió lay đèn đảo phố
Hè sương bay lòng bụi lạnh mưa hơi
Ghế đá lở gốc si đôi hẹn lỡ
Chuông giờ xưa
vườn má nợ
bóng ngồi

Tình tính sổ lá rơi

NGÔ MINH HẰNG * TÌNH CA 20 NĂM

Tình Ca Hai Mươi Năm
Ngô Minh Hằng

Hai mươi năm rồi ta xa quê hương,
Thân ta không nhà tâm tư đau thương.
Ôi vầng trăng buồn đêm thâu cô đơn,
Trăng khuya và ta lòng ai sầu hơn???
Ta thương quê ta đang trong gông tù,
Dân ta đau thương đường đầy âm u.
Em thơ tương lai xây trong mây mù
Người yêu không còn mong chờ tương tư.
Này người yêu hai mươi năm dài,
Lòng tq chưa hề nghe sầu nguôi ngoai.
Em thay tình hồng cho đời ta buồn,
Non sông điêu tàn hồn ta tang thương.
Thoa son lên môi em quên sầu đời,
Cùng ai thâu đêm em chia niềm vui.
Em hay chăng em hai mươi năm rồi
Tình ca quê hương hằn đau trên môi!?
Ngô Minh Hằng

HOÀNG MINH CHÍNH * LÊ CHÍ QUANG

Please Save Le Chi Quang
Before It’s Too Late

Hoang Minh Chinh


In the trial on 11/8/2002, the accused dissident lawyer Le Chi Quang looked extremely frail; his face was swollen all over. Quang has had kidney inflammation for more than 12 years, but since the day he was arrested and placed in B14 jailhouse in Ha Dong on 2/21/2002, he has not gotten any medication from the prison guards. The above eye-witness report from a couple of rare witnesses present on the day of trial compels us to understand that the life of this prisoner of conscience is in great danger, with 4 years in prison and 3 years of house arrest after that. He is being punished precisely for his patriotism and his exercise of human and citizen rights, according to the Vietnam Constitution of 1992.
This terrible news immediately reached the press and Internet on 11/8/2002 and shocked everyone’s conscience. Reporters Without Borders (Reporter Sans Frontieøres) immediately denounced this cruel act: "Reporters Without Borders denounced the trial, and 4-years imprisonment of cyber-dissident Le Chi Quang for his criticism of the government on the Internet." Monsieur Robert Ménard, Se cretary General of this journalist organization also sent an urgent letter to Vietnam Minister of Health on the same day, saying : "Even if your government refuse your citizen his basic rights, we call on you to please, at least, release Quang for now, to seek immediate treatment for his illness".
In his letter. Mr. R. Ménard also wrote, " Lawyer Le Chi Quang was only practicing his freedom of speech, as stated in the U.N. Covenant on Civil and Political Rights, of which Vietnam is a member." Mr. R. Ménard emphasizes, " Quang’s mother confirmed that Quang had pleaded he is the author of all his writings, but argued against any wrongdoings in them. We will appeal against this unfair decision of the court."
Le Chi Quang has repeatedly stated that he had not done anything illegal and counter argued the Indictment statements of The VKSNDTC (The People ‘s Supreme Judicial Supervision Institute) as ill-founded, and illegal. In the first instance of meeting with law counselor Dam Van Hieu, at B14 , in front of the jailers , Le Chi Quang had resolutely affirmed : " I, Le Chi Quang, am not guilty." ( of anything ). This resolute affirmation was repeated to Quang’s parents and Colonel Le Hong Ha a few days before the trial. In the same manner, one day before the trial, a secret police officer who has been involved in the case said, " Quang was so tough, so hard-headed; he never acceded to any wrongdoing, and continuously claimed he knew the laws, and acted accordingly to the laws." Before and after the indictment there have been hundreds of articles condemning it as illegal, anti-Constitution, anti-International laws which the government signed; it is anti-human.
I would like to solicit your kindness to raise immediate concern to the government of VN, and demand the immediate release of Le Chi Quang , whose illness is very serious; his life is in danger.
Please, out of your good heart, voice your concern with us.
Hanoi, 11/13/2002
Hoang Minh Chinh
  

TIỂU TỬ * LẪN

Lẫn (Tiểu Tử)

Bà già đó, tóc bạc trắng lưng khòm khòm, đi khệnh khạng chậm chạp một mình trên đường Đồng Khởi ( Đường này ngày xưa tên là Tự Do. Sau 1975, chánh quyền mới, có lẽ thấy hai tiếng “Tự Do” nó… phản cách mạng, nên đã xóa “Tự Do” đi và thay vào bằng “Đồng Khởi”. Có điều là trong từ ngữ thông dụng, nói “tự do”, một đứa con nít cũng hiểu. Còn nói “đồng khởi”, tới… ông già cũng bí luôn ! Nhiều người nghĩ là một địa danh. Nhưng có người rành “bài bản” cho là tên một “đồng chí”, bởi vì cách mạng hay vinh danh các lảnh tụ, các đồng chí kể luôn những đồng chí Liên Xô với những cái tên nghe lạ hoắc như Ku-ba-móp, Bu-măng-lép… vv. Về sau, mới biết là biệt danh của tỉnh Bến Tre ! Nhưng, cho dù là nghĩa gì đi nữa, nghe riết rồi cũng quen lỗ tai, kêu riết rồi cũng quen lỗ miệng. Hai chữ “Tự Do”, vì vậy, đã đi vào quên lãng…).
Bà mặc áo bà ba vải trắng, quần lãnh đen, mang dép nhựt. Vừa đi vừa nhìn chung quanh. Bà đi một lúc lại ngồi xuống bệ gạch xây tròn chung quanh góc cây vỉa hè. Có khi bà ngồi chồm hổm cạnh bệ gạch, thay vì ngồi lên bệ gạch ! Đi hay ngồi, bà cũng nhìn quanh. Bà nhìn mấy cửa hàng, bà nhìn từng người qua lại. Cái nhìn trống rỗng.
Đường Đồng Khởi, cửa hàng san sát. Phần lớn bán nữ trang, đồ thủ công nghệ, đồ xú-vơ-nia, tranh sơn mài sơn dầu… Thiên hạ đi lại cũng nhiều, nhưng phần đông là du khách ngoại quốc. Không ai để ý đến bà già đó hết. Những người qua đường có lẽ nghĩ rằng bả ở trong một tiệm nào đó trên đường này, đi tới đi lui hóng mát. Còn những người buôn bán thì bận lo chào đón khách, “hơi đâu” mà để ý đến một bà già ? Ngược lại, có vài du khách ngoại quốc theo dõi bà một lúc, rồi chắc thấy đó là hình ảnh tiêu biểu của Việt Nam nên đưa máy ảnh lên mắt bấm lia ! Nhứt là khi bà ngồi chồm hổm chống tay lên má…
Đang chạy xe Honda xuống đường Đồng Khởi, cô giáo Kiều để ý thấy trên lề bên mặt phía trước, đèn flash chớp lia chia, giống như các phóng viên đang chụp một minh tinh sân khấu. Rề rề vào xem, cô nhìn thấy bà già. Cô bỗng nhớ ra là đã thấy bà này cách đây nửa tiếng đồng hồ, đi khệnh khạng ở đầu dưới kia. Sao bây giờ bả lại ở phía trên này ? Mà cũng chỉ thấy có một mình thôi, không ai đi với bả hết. Bả cũng chẳng có vẻ gì lo lắng hay đợi chờ ai. Chỉ thấy nhìn quanh, nhứt là nhìn từng người, kể cả những du khách ngoại quốc ! Cô giáo Kiều chắc lưỡi, nghĩ: “Bà già đi dạo phố mà…”. Rồi rồ ga chạy thẳng.
Cô giáo Kiều dạy trung học. Lương không đủ sống nên phải chạy thêm áp-phe cho mấy hãng máy bay để ăn tiền “còm”. Mấy hãng này nằm trên khu đường Đồng Khởi, vì vậy cô thường chạy tới chạy lui ở đây. Cho nên, cô mới nhìn thấy bà già tóc trắng hồi nãy.
Sau gần một giờ đồng hồ giải quyết mấy hồ sơ chót cho hãng máy bay, cô giáo Kiều thơ thới ra về. Lần này, cô nhìn thấy bà già đang đi thất thểu cũng trên vỉa hè đó, nhưng ở vào khoảng giữa đường Đồng Khởi, vẫn đi một mình. Mấy người ngoại quốc không còn bám theo bà nữa. Cô nghĩ: “Có cái gì không ổn ! Cứ đi lên đi xuống như vậy mấy tiếng đồng hồ thì đâu phải là đi dạo phố !”. Cô quày xe trở lại rà vào gọi:
- Bà cụ ! Bà cụ !
Bà già dừng chân, nhìn cô mỉm cười. Cô giáo dựng xe Honda cạnh lề, bước tới chưa kịp mở miệng thì bà già đã hỏi:
- Bộ quen hả ?
- Dạ không. Cháu không có quen bà. Nhưng cháu muốn hỏi coi bà đi đâu vậy ?
- Đi chơi.
- Bộ nhà bà ở trên đường này hả ?
Bà nhìn quanh :
- Đâu có.
Đến đây thì cô giáo nghĩ có lẽ bà già này đi lạc. Nhưng vẫn hỏi tiếp:
- Bà đi chơi một mình hả ?
- Đi với hai thằng nhỏ.
- Hai thằng nhỏ ?
- Ờ… Thằng nhỏ của tôi với thằng nhỏ của nó.
- Vậy… Họ đâu rồi ?
- Đâu biết ! Nãy giờ đợi muốn chết !
Tiếng “nãy giờ” làm cô giáo phì cười. Bà đi trên đường này hơn hai tiếng đồng hồ mà bà coi như chỉ mới có… “nãy giờ” thôi !” Thấy tội nghiệp, cô hỏi tiếp:
- Rồi nhà bà ở đâu ?
- Ở gần nhà thờ.
- Nhà thờ Đức Bà hả ? (Cô nghĩ ngay đến nhà thờ nằm gần khu này nhứt).
- Ai biết đâu nà !
Cô giáo suy nghĩ một chút rồi hỏi:
- Nếu cháu chở bà tới nhà thờ, bà có biết đường về không ?
- Về đâu ?
- Về nhà bà, ớ !
- Biết.
- Mà bây giờ bà muốn về nhà hay ở đây đợi hai người kia ?
- Hai người nào ?
- Hai người mà bà kêu là “hai thằng nhỏ” đó !
- Ợ… Tụi nó chắc đi chơi đâu rồi.
- Bà có hẹn với họ ở đây không ?
- Không.
- Vậy sao hồi nãy bà nói bà đợi họ muốn chết ?
- Ủa ? Vậy hả ?
Thấy bà già quá lẫn, cô thương hại:
- Bây giờ bà có muốn về nhà bà không ?
- Muốn.
- Để cháu chở bà lại nhà thờ, nghen.
- Ờ.
Cô định đỡ bà lên Honda, thì nghĩ lại: “Không được ! Rủi bả ngồi không vững té xuống thì đổ nợ !”. Nên đề nghị:
- Bà ở đây đợi cháu chạy về nhà chở con gái của cháu lại phụ mới được.
Bà già “ờ” rồi ngồi chồm hổm xuống, chống tay lên má. Bà làm như cái máy !
Độ mười lăm phút sau, cô giáo Kiều trở lại với đứa con. Trên đường đi, cô đã thuật lại câu chuyện, nên khi vừa ngừng xe, cô nhỏ – tuổi độ 13 – đã nhảy xuống nhanh nhẩu:
- Chào bà. Để con đỡ bà lên ngồi với con, nghen.
Cô bé đặt bà già ngồi “cặp gắp” giữa hai mẹ con. Bà già bỗng nói:
- Hai thằng nhỏ cũng chở tôi như vầy nè !
À… Thì ra đúng là bà có đi chung với hai người nữa ! Vậy, hai người đó đâu ? Hay là họ cùng tới một nơi nào đó, rồi trong khi hai người kia lo làm gì đó thì bà già đi lang bang, đi riết tới đây ? Nhưng sao không thấy ai đi tìm bà hết ? Cô giáo Kiều phân vân, không biết nên để bà ở lại đây hay nên đưa bà đi kiếm “cái nhà thờ gần nhà” ?
Nhìn đồng hồ tay thấy còn thời giờ để chạy tới mấy nhà thờ gần gần, cô giáo chắc lưỡi quyết định: “Kệ ! Cứ đi cầu may. Rồi sẽ tính !”.
Đến nhà thờ Đức Bà, cô hỏi:
- Phải nhà thờ này không bà ?
- Cha… Lớn quá há ! Mà có cái tượng của ai cao nghệu vậy ?
Như vậy là không phải ở đây rồi ! Chắc ở Tân Định quá. Cô giáo vừa nghĩ vừa rồ ga. Đến nhà thờ Tân Định, cô lại hỏi:
- Còn nhà thờ này ? Phải không ?
Bà già nhìn, có vẻ suy nghĩ. Một lúc bà mới nói:
- Xây tường làm chi mà cao quá há ?
- Dạ. Mà bà có nhìn ra cái nhà thờ này không ?
- Không biết nữa à ! Chỗ đó có trồng bông…
Cô bé góp ý:
- Hay là nhà thờ tin lành ở Phú Nhuận ?
Cô giáo gật đầu:
- Ờ ! Thì cũng thử coi !
Cô ráng lòn lách trong rừng xe cộ để cho mau tới nơi, bởi vì cô không biết còn phải đi bao nhiêu chỗ nữa !
Đến trước nhà thờ tin lành, cô hỏi:
- Phải đây không, bà ?
- Chỗ đó có mấy cái chuông.
- Chết cha ! Nhà thờ nào lại không có chuông !
Cô bé lại góp ý:
- Chắc nhà thờ ba chuông quá, má à !
- Cũng có thể lắm ! Nhưng hơi xa à. Để ghé đâu uống miếng nước cái đã.
Bà già gật gật đầu:
- Ờ… Cho uống đi ! Nãy giờ… khát muốn chết !
Cô giáo phì cười:
- Cứ “nãy giờ” hoài. Mà bà có đói không ?
- Không ! Khát hè !
Trong khi ghé uống nước sâm, cô hỏi:
- Bà có nhớ bà tên gì không ?
- Nhớ chớ ! Tên bà Sáu !
- Con của bà tên gì ?
- Tên thằng Đực.
Mỗi lần bà trả lời là một lần cô bé cười hắc hắc. Trái lại, cô giáo Kiều không cười được nữa. Cô chỉ thấy càng thương hại bà già. Bà lẫn như vậy mà người nhà không chú ý gì hết. Để cho bà đi lang bang… Thật là tắc trách ! Cô lại hỏi:
-Vậy chớ… xóm của bà tên là xóm gì ?
- Cầu Ngang.
Hai mẹ con cô giáo nhìn nhau. Ở thành phố, chưa nghe nói “xóm Cầu Ngang” bao giờ. Có “Cầu Kinh”, “Cầu Bông”, “Cầu Kiệu”, “Cầu Chữ Y”, “Cầu Tre”… vv. Chớ làm gì có “Cầu Ngang” ? Nhưng không sao. Miễn là bà già nhìn ra được cái nhà thờ của bả, là có thể phăn ra cái xóm.
Uống nước xong, lại chở nhau đi. Lại phải lòn lách, bóp kèn liên hồi. Đến nhà thờ ba chuông, bà già cũng nói không phải ! Lần này, cô bé đề nghị:
- Mình chở bà đi vòng vòng như vầy, rủi người nhà đi kiếm thì làm sao mà gặp ? Thà trở lại đường Đồng Khởi, ngồi một chỗ mà đợi, con thấy chắc ăn hơn, à má !
Cô giáo đồng ý. Vả lại trời cũng đã xế bóng rồi. Vậy là chở nhau đi nữa. Lần này, đường từ nhà thờ ba chuông về nhà thờ Đức Bà cũng khá xa, nên cô giáo chạy có hơi nhanh. Bà già sợ, nhắm mắt, không dám nhìn quanh nhìn quất nữa !
Đang đổ xuống đường Đồng Khởi bỗng có một thanh niên chạy Honda ngược chiều, gọi lớn: “Ê ! Ê !”. Rồi gã quành xe lại chạy theo. Chạy đến ngang xe cô giáo, hắn la: “Bà nội ! Bà nội !”. Bà già mở mắt nhìn sang:
- Ờ ! Mầy đó hả ?
Cô giáo và hắn rề xe vô lề, ngừng lại. Hắn hỏi, có vẻ bực tức:
- Cô chở bà nội tôi đi đâu vậy ?
Cô giáo cũng bực tức, to tiếng:
- Bộ anh tưởng tôi có thì giờ ở không để chở bả đi chơi, hả ? Thấy bả đi lạc mà muốn về nhà nên mẹ con tôi tội nghiệp mới chở bả đi giùm. Anh hiểu chưa ? Nè ! Tôi trả bả lại cho anh đó !
Thanh niên dịu giọng:
- Vậy hả ? Làm từ trưa tới giờ, cha con tụi này chạy kiếm tùm lum. Mất cha nó mấy cái áp phe !
Trong lúc cô bé đỡ bà già lên vỉa hè, hắn vẫn ngồi chàng hảng trên Honda, vừa kể vừa huơi tay ra bộ:
- Bả kỳ lắm ! Hồi trưa này, trên đường chở bả lại gởi ở nhà cô Út, tụi này ghé Ủy Ban Nhân Dân có chút việc. Biểu bả đứng coi chừng xe, mà một hồi ra thấy bả đâu mất ! Có hẹn mấy áp phe “xịn” mà phải bỏ để chạy đi kiếm. Í hị… Mấy bà già… Thiệt… Khổ quá !
Cô giáo Kiều phát ghét, không muốn nói thêm một lời. Nhưng vì tò mò nên vẫn hỏi:
- Bà nói nhà bà ở xóm Cầu Ngang gần nhà thờ… Là ở đâu vậy ?
Gã thanh niên cười hắc hắc:
- Đó là nhà bả ở dưới quê gần Vĩnh Long, á ! Bây giờ tiêu hết rồi. Hồi đó biểu bán không chịu bán để bây giờ đất đai nhà cửa bị lấy hết. Lên đây, tối ngày cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ !
Vừa nói hắn vừa nhìn quanh như tìm cái gì. Hắn thấy ngang chỗ hai người đậu Honda, có một cửa hàng cho mướn điện thoại. Hắn dựng xe, bước xuống:
- Để tôi kêu về nhà cho ba tôi hay.
Hắn điện thoại mà nói lớn tiếng như sợ ở đầu kia không nghe.
- A-lô ! A-lô ! Ờ ! Kiếm được bà nội rồi, nghen ! Không có sao hết. Bây giờ ba đi vụ cái Toyota, đi ! Để cái Mercedes tôi lo. Tôi đưa bả lại cho cô Út rồi chạy vụ cái xe này. Thôi ! Cúp !
Trả tiền điện thoại xong, hắn bước lại bà già cằn nhằn:
- Nói đứng đâu thì đứng đó giùm một cái. Bà nội đi đâu báo hại người ta kiếm muốn chết. Thôi ! Mình đi !
Hắn đỡ bà già lên xe, đặt hai chân của bà lên bàn đạp, vừa làm vừa nói:
- Để chân đây cho chắc. Đừng huơi huơi rồi làm rớt dép như hôm trước, tôi không lượm đâu, nghen !
Bà già làm thinh. Hắn trèo lên ngồi:
- Ôm eo ếch cho kỹ nghen. Chạy à !
Rồi hắn quay sang cô giáo Kiều:
- Thôi. Đi nghen !
Hai mẹ con cô giáo không còn lời để nói ! Nhìn theo, thấy bà già tóc trắng ôm chặt lưng thằng cháu nội, giống như người ta ôm một cái phao !..
Trên đường Đồng Khởi, người qua kẻ lại…

NGUYÊN LÊ * ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ TRẦU

Những cánh trầu mang ước mơ bay

- Chuyên mụcCông nghệ|Tin công nghệ|
 Đám cưới không có trầu
 Nguyên Lê.
Mời bạn click vào đây để nghe và tải file audio Blog Radio 79: Những cánh trầu mang ước mơ bay - Ảnh minh họa: Sia
Blog Radio - Bà nội lạc giữa cuộc sống nơi thành thị bởi hàm răng đen và cái miệng móm mém nhai trầu. Tôi thích nằm bên nội, để hương vị cay cay ngai ngái của cau, của thuốc, của lá trầu phả vào mặt mình. Mẹ và bố bảo tôi là một đứa lạ đời. Thời buổi bây giờ, người ăn trầu đã ít, chẳng mấy ai nghiện trầu đến mức một tiếng không có là không chịu được như nội tôi; nhưng khó hiểu nhất là một thằng thanh niên trai tráng như tôi - 28 tuổi lại cũng đi nghiện hương trầu, và chỉ có một sở thích duy nhất là được chui vào chăn ấm nằm cùng với nội.
Nội 83 tuổi, lưng còng, mắt kém. Nội càng già, tôi càng thấy mẹ tôi cằn nhằn nhiều hơn về thói nghiện trầu của nội. Nước trầu đỏ ối, rơi vãi khắp nền nhà gạch hoa, nếu không phát hiện ra để lau ngay thế nào cũng đóng bãi ở đấy không bao giờ tẩy được. Mẹ tôi thành một thói quen, lau nhà có khi một ngày 4 lần. Vừa lau vừa lẩm nhẩm những lời chẳng mấy vui vẻ. Nội lãng tai, vẫn ngồi phía trước hiên nhà, thẩn thơ nhai trầu và hướng suy nghĩ về miền quê của nội. Tôi chứng kiến sự xung khắc âm thầm giữa hai người đàn bà, và cũng lặng im không lên tiếng. Nội không biết mẹ nghĩ gì, mẹ cũng không thấy nội phản ứng lại, thật may vì thế mà chưa bao giờ gia đình tôi xảy ra bất đồng lớn xung quanh chuyện trầu cau của nội.
Bà nội tôi có 5 người con, chỉ có bố tôi là thành đạt hơn cả. Ông nội tôi mất sớm, khi bà nội mới chỉ 32, còn xuân sắc nhưng nội vẫn ở thế nuôi các bác và bố tôi nên người. Nhà tôi chuyển lên thành phố sống từ năm tôi lên 10, những kí ức cũ xưa đọng lại trong tôi về ngôi nhà từng sống dưới quê chỉ duy nhất là một dàn trầu bên chái nhà của nội. Thân trầu của Nội đổ lên cả một thân mái nhà, những chiếc lá dai dẳng bám vào đấy mà trổ lên xanh mướt, Nội thường tìm những lá trầu già, có màu xanh đen hoặc hơi ngả vàng mang vào ăn trước. Từ bé, tôi thích nhìn những lá trầu mang hình trái tim, thích xếp chúng chồng lên nhau trong một cái chậu nhựa xăm xắp nước giống như hình nan quạt. Tôi muốn hái trầu nhưng Nội nhất định không cho, Nội bảo: “Cây trầu không ưa người lạ đụng vào, con mà hái là nhánh trầu ấy sẽ héo hon mà lụi mất.” Nhớ lời nội dặn thế và cũng vì sợ lỡ làm hỏng giàn trầu sẽ khiến bà buồn nên không bao giờ tôi giám đụng vào. Sau này lớn lên trong vòng tay chăm sóc của nội, tôi hiểu tình yêu của nội giành cho con cái, cho những cháu chắt, chút chít như chúng tôi hệt như lá trầu. Thuỷ chung và son sắt, nặng ân tình, ân nghĩa.
Mời bạn click vào đây để nghe và tải file audio Blog Radio 79: Những cánh trầu mang ước mơ bay - Ảnh minh họa: phoenixtours.bacninh
Tôi yêu bao nhiêu người con gái, cô nào cũng dấm dúi mang về giới thiệu với nội. Nội cầm tay cả bấy nhiêu cô gái, ôm ấp cả bấy nhiêu cô gái trìu mến, thân thương; nhưng cũng thật kì lạ; tất cả các cuộc tình đều chấm dứt sau đó không lâu. Cái cảm giác, người con gái mình yêu ngại sà vào lòng bà nội, ngại đến gần vì khó chịu với mùi trầu nồng nồng, đậm đặc bao quanh nội khiến tôi không thoải mái. Một lần, khi đang còn yêu nhau, Linh – cô bạn gái mà tôi gắn bó lâu nhất hỏi: “Nếu mãi mà em không thể gần được mùi trầu của nội anh, thì anh chọn ai?” Tôi im lặng trước cái nhìn đầy ngấn nước mắt của em và tự thấy mình là một thằng khùng. Cũng khờ thật. Vô duyên mà bắt một cô gái luôn ăn vận thời trang, cả ngày phấn son, cá tính, và hợp thời thích được một người già, lạc lõng giữa chốn phồn hoa, không sao bỏ được thói quen nhai trầu chỉ vì: “Nội nhớ quê quá.”
Khi tôi lẳng lặng cắt đứt liên lạc với bạn gái, vài cô trong số họ khó hiểu đến mức giận giữ và mau chóng nổi khùng. Tôi nhận được một email dài từ Linh, em là một nhà báo, sắc sảo, mạnh bạo; từng lời em nói rát buốt như muối trắng xát vào da thịt đang bị thương: “Em yêu anh, và anh cũng yêu em. Em tin như thế và em không đồng ý để anh phủ nhận điều đó. Lẽ dĩ nhiên trên cuộc đời này, chỉ có 2 chúng ta là những kẻ kì quặc nhất, yêu nhau mà dửng dưng rời xa. Kì quặc là một PR manager, đi nước ngoài như đi chợ lại chỉ biết yêu duy nhất một thứ mùi vị khó hiểu của miếng trầu; và kì lạ, là em lại phải lòng chính con người có thói quen lập dị đó. Cuộc sống ồn ào và náo nhiệt này, không có chỗ cho cái khác người đi lên Nam ạ!” . Tôi không reply lại Linh, im lặng để em hiểu là tôi đồng ý với những lời em nói; hoặc chí ít nó cũng không gây thêm sự tự ái cho người luôn có cách suy nghĩ áp đặt lên kẻ khác như em.
Một năm sau, em sang Bỉ du học, chát với tôi em nửa đùa, nửa thật: “Em đi để trốn chạy mùi vị khác lạ của quê nhà. Nhưng em vẫn nhớ anh nên không quên Việt Nam được.” Tôi thường không bận lòng lâu vì những câu khiêu khích kiểu đó. Tôi biết những cô gái tôi yêu không thuộc tuýp người chịu được cô đơn lâu dài. Họ tìm đến tình yêu giống như đi tìm cảm hứng sáng tác trong văn học; đam mê, nóng bỏng ngay đấy, mà chỉ chia tay chốc lát thôi, tôi đã thấy kẻ đi lấy chồng, kẻ ở trong vòng tay của người khác ngay rồi. Nghe đâu Linh sống chung nhà với một du học sinh người Úc đến khi chuẩn bị về nước thì chia tay.  Gặp lại nhau trong thang máy của toà soạn, em vòng tay qua cổ tôi bảo: “Em vẫn nhớ mùi thơm của cơ thể anh - một thứ hương lạ lùng khiến hàng đêm liền em đi tìm trên đất khách mà không ra.” Tôi thấy đàn bà thật kì lạ, không có quy luật nào mà cưỡng chế được. Có khi họ ra đi chỉ vì một mùi hương, rồi lại cũng vì mùi hương đó mà phải quay về. Tôi nhớ lại những đêm dài tôi và Linh bên nhau trong căn phòng nhỏ bé của em, tự thấy trái tim mình vẫn trơ ra một khoảng trống vô hồn, thênh thang khó có hi vọng tìm được thứ gì mà bù đắp.
Mời bạn click vào đây để nghe và tải file audio Blog Radio 79: Những cánh trầu mang ước mơ bay - Ảnh minh họa: CaPtIne
Tôi chở nội đi đám cưới con của một người họ hàng xa sống ngay cùng thành phố. Cả buổi trưa hôm đi về tôi thấy Nội thẫn thờ, bỏ cơm vào phòng ngồi nhai trầu một mình. Đêm rồi, Nội mới bảo: “Đám cưới thời giờ lạ quá con à! Chẳng có lấy một miếng trầu, cũng không còn ai biết têm trầu cả. Mọi điều vuột đi nhanh, Nội già rồi.” Tôi nghe cái giọng nghèn nghẹn của nội mà thấy bức bối trong lòng. Xã hội càng giàu có, thăng tiến bao nhiêu thì càng dễ để cho cái nguồn cội mau chóng bị đơn giản hoá và xếp xuống thứ yếu. Và biết bao người còn trẻ, trong đó có cả tôi dường như cũng đang để mình bị đồng hoá mà không hề biết hoặc giả có biết thì cũng lặng thinh không quẫy đạp làm gì.
Sức khoẻ của Nội tôi vài tháng sau đó xuống đi nhanh chóng. Nội tôi mất lặng lẽ vào đêm, thanh thản và giản đơn như chính cuộc đời của Nội. Đám tang Nội mưa phùn sụt sùi, lấm len và ướt át. Tôi không chịu được cảnh người ta đưa con người mà mình yêu quý nhất trên đời ấy đi ra giữa cánh đồng vắng vẻ, hoang lạnh và vùi lấp dưới tầng tầng lớp đất mỡ gà sền sệt, dinh dính kia. Trong suốt cả buổi chiều u uẩn, tôi ngồi bệt bên nấm mộ của Nội. Tôi thấy mắt mình ươn ướt, cay xè, vị nồng nồng của lá trầu dường như ngưng lại trong nhang khói vướng vào không gian. Những đám mây vần vũ kéo thành hình đen đặc, lạnh lẽo bao vây để tôi chợt nhận ra rằng: Nội đã mang theo cả một khoảng trời, khoảng mà người ta gọi là nguồn cội, khoảng bình yên, trong trẻo nhất của tâm hồn tôi. Mảnh của kí ức ghép chồng chéo, nhói lên một nỗi đau không thể diễn tả thành lời.  
Nội mất, cuộc sống của tôi trở nên chênh vênh. Tôi tìm mọi cách để có thể ươm được một nhành trầu lên ban công trước của phòng, nhưng ý định ấy không thực hiện được, phần vì không nhận được sự ủng hộ của mọi người trong gia đình, phần khác vì nhà thành phố thiếu đất và không gian cho cây trầu bám rễ, toả nhánh. Tôi đem một nhành trầu trồng lên khu đất Nội yên nghỉ - những lá trầu xanh ngắt dưới ánh nắng mùa hè rợp một tấm thảm phủ lên mộ. Có những miếng trầu nhai, Nội tôi có lẽ sẽ không buồn.
Mời bạn click vào đây để nghe và tải file audio Blog Radio 79: Những cánh trầu mang ước mơ bay - Ảnh minh họa: Daniell
Một buổi chiều tháng 9, tôi ra thăm Nội. Từ xa, tôi nhìn thấy bóng của một người con gái. Cô gái trạc chừng 23 tuổi, mái tóc mềm bay loã xoã rủ xuống khuôn mặt tròn trĩnh đang lúi húi têm những lá trầu và xếp vào đĩa. Em để một đĩa trầu lên mộ Nội tôi, còn một nửa đặt lên khu mộ bên cạnh. Em ngồi tựa vào thảm cỏ xanh, nói khe khẽ: “Ngoại à! Ngoại ở đây đừng buồn nhé! Ngoại làm bạn với Nội của anh gì con không biết tên này. Con thấy anh ấy cũng hay ra đây thăm nội của anh ấy lắm. Con đã xin Nội của anh ấy trầu mang về đây cho Ngoại, con xin rồi Ngoại à. Ngoại đừng lo cho con, con sống tốt lắm. Sáng nay, con đã nhận bằng Đại học rồi đấy Ngoại ạ. Rồi con sẽ đi làm, sẽ sống vui vẻ.” Tôi lặng lẽ đứng chờ rồi lặng lẽ đi theo cô gái vào một con ngõ nhỏ đến căn nhà cấp 4 nhỏ bé nép vào thân cây dừa. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, tôi đi mà không biết mình phải làm gì. Cuối cùng, tôi cứ đứng trong góc tường nhìn chăm chăm về ngôi nhà có cô gái, ánh điện hắt leo lét ra gót giầy của tôi những khoảng loang loáng, vô định.
- Anh gì ơi! Đừng đi, em nhờ!
Tiếng gọi cất lên phía sau lưng làm tôi giật mình quay lại.
- Em biết là anh đứng đây lâu rồi, sao anh lại đi theo em?
Cô gái có đôi mắt mở to và hàng lông mày thẳng tắp nhìn xoáy vào tôi, vẻ vừa tò mò, vừa thân thiện. Tôi hỏi lại:
- Thế sao em biết anh đi theo mà cứ dẫn anh về nhà?
- Em không dẫn anh về nhà, em chỉ biết là có người đang đứng trước cửa nhà em. Em ở một mình lâu rồi, nên linh tính nhạy lắm.
Tôi cười xoà với cô gái, tự nhiên cảm giác gần gũi, thân thiết ngập lên trong tim mình.
- Em muốn trả lại anh cái này.
Trong lòng bàn tay nhỏ của cô gái là chiếc cối giã trầu nhỏ của Nội tôi. Tôi thấy tay em run run và tay tôi cũng vậy.
- Sao em lại có nó?
- Thế sao anh lại bỏ quên vật mà anh yêu quý nhất? – Em nhìn thẳng vào mắt tôi nói như thể nói với chính mình.
Em nhìn thấy nó trên mộ của Nội anh vào buổi chiều Nội anh mất; em thấy anh ngồi mãi ở ngoài đó không chịu về. Chắc tại buồn quá nên anh chẳng nhớ gì cả. Anh biết không? Ngoại em lúc sống vất vả lắm. Ngoại đi nhặt giấy vụn nhưng một mực bắt em đi học. Ngoại em chỉ muốn có một cái cối xay trầu thật đẹp, nhưng chẳng bao giờ giám mua. Khi yếu rồi, Ngoại thèm trầu nhưng không ăn được toàn bắt em cắn dập trước. Chỉ cần ngậm thôi, hương trầu cũng làm Ngọai khá hơn. Khi nhìn thấy cối trầu của Nội anh, nước mắt em cứ chảy. Thế là em cất nó. Khi em có thể kiếm ra tiền, sắp có thể phụng dưỡng ngoại thì ngoại đã không còn.
Mời bạn click vào đây để nghe và tải file audio Blog Radio 79: Những cánh trầu mang ước mơ bay - Ảnh minh họa: Emotronic
Tôi nắm lấy bàn tay cô gái – bàn tay mỏng manh và mềm đến lạ, rồi đưa tay vuốt giọt nước mắt rớt trên má em. Tình yêu thương nhiều khi phá vỡ những ranh giới tưởng chừng như không thể vượt qua giữa hai con người xa lạ. Trong giây phút ngắn ngủi ấy, trái tim nhạy cảm của cô gái khiến tôi nhận ra rằng, trong cuộc sống này, tôi không phải là kẻ kì quặc. Tôi đã đúng khi yêu thương và tiếc nuối nguồn cội của mình. Bởi hạnh phúc của một con người có khi chỉ giản đơn là được tìm về nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi ôm ấp, chở che mình; và nhận ra con người thật của mình trong đó. Hương trầu đã là một phần của cuộc đời, là dòng máu và là cả tâm hồn của tôi, và của em nữa.
***
Đêm, thành phố dày đặc những ánh sao trời, mát mẻ và khoáng đạt, tôi nắm tay em đi giữa phố đông người.
- Anh kìa, nới lỏng tay em ra chút nào, anh làm em đau đấy!
Em nói thế nhưng lại đưa tay kia vòng qua người tôi.
- Anh đang nghĩ, nếu không có chiếc cối giã trầu của Nội thì chúng ta sẽ thế nào?
- Hương trầu sẽ giúp em tìm ra anh. Mình sẽ không bao giờ lạc nhau anh ạ.
Ta không bao giờ có thể yêu nhau khi chưa hiểu được mình là ai, mình từ đâu đến và cần gì? Tôi đã tìm thấy em ở ngay chính nơi mà tôi ngỡ mình đánh mất tất cả. Tình yêu thương đã chiến thắng định mệnh bình thường.
Tháng 10 này, tôi và em làm đám cưới. Một đám cưới giản đơn nhưng nhất định sẽ có những lá trầu têm hình cánh phượng - những cánh trầu mang một ước mơ bay.
  • Blog Radio chuyển thể từ truyện ngắn của Nguyên Lê – viethung.hdu

VÕ KỲ ĐIỀN * BÌNH DƯƠNG, MỘT NGÀY TÁI NGỘ.

BÌNH DÖÔNG, MOÄT NGAØY TAÙI NGOÄ.
Voõ Kyø Ñieàn
(Trích Pulau Bidong Mieàn Ñaát Laï, Chöông 1) Buoåi saùng Chuùa Nhöït, ñaàu naêm döông lòch 1979, toâi ngoài tieáp chuyeän vôùi baø
Hai ôû phoøng khaùch. Töø Buùng leân Bình Döông, baø noân naû baùo cho toâi hay moät tin vui. Ñoù laø coâ Haø, con gaùi uùt cuûa baø, vöôït bieân thaønh coâng qua böùc ñieän tín
ñaùnh veà töø moät phöông trôøi xa. Baø vui möøng neùt maët raïng rôõ. Caàm mieáng giaáy
nhoû maøu xanh lôït trong baøn tay run run, baø noùi thì thaàm beân tai toâi nhö sôï ngöôøi khaùc nghe ñöôïc:
-Maày coi neø, caùi con nhoû thieät khoâng yù töù. Chieàu hoâm qua nhaän ñöôïc daây
theùp, xeù ra ñoïc roài tao muoán ngheït thôû, xæu luoân. OÅng nghe oàn aøo, chaïy ra coi
laïi, thì thaáy noùi noùù tôùi Maõ Lai bình yeân. Thieät huù vía ! Maày bieát taïi sao khoâng ?
Noù haø tieän, vieát hai chöõ "bình an" dính laïi laøm moät. Tao ba chôùp ba saùng, ñoïc loän laø "bò naïn"... Maáy tuaàn nay, tao vôùi oång troâng ñöùng troâng ngoài. Coù tin, run quaù,quaùng maét ñoïc khoâng ra chöõ. Noùi lieàn moät hôi, roài ngoài thôû moät hoài, baø chaéc löôõi tieác cho toâi:
-Phaûi chi hoài ñoù maày tính ñöôïc, ñi chung moät chuyeán vôùi noù laø xong roài !
Toâi möøng cho coâ Haø thaønh coâng tôùi nôi an toaøn, trong buïng cuõng thaáy tieâng
tieác, phaûi chi lieàu gan moät chuùt, ñi ñaïi thì baây giôø khoeû roài. Coâ Haø daïy chung
tröôøng vôùi vôï choàng toâi vaø cuøng bò cho nghæ vieäc moät löôït, vì caùi toäi luùc tröôùc
laøm hieäu tröôûng moät tröôøng quaän. Coâ hieäu tröôûng coøn treû maêng chöa choàng.
Coù anh baïn ñoàng nghieäp thaàm thöông troäm nhôù maø khoâng daùm noùi ra. Tröôùc khi ñi, coâ taâm söï töø giaû -traùch cöù caùi anh chaøng Thaïnh cuø laàn, ñaøn oâng con trai gì maø nhaùt nhö thoû ñeá !
-ÔØ ôø, anh Thaïnh e ngaïi bò coâ töø choái, ôû tænh nhoû, ngöôøi ta noùi ra noùi voâ
khoù loøng.
"Xöa kia anh ôû cuøng laøng. Bôûi anh chaäm böôùc neân naøng ñi xa". Baây giôø nhôù tôùi vuï vöôït bieân, thaáy caâu haùt ñoù quaù ñuùng ñoái vôùi toâi. Coâ Haø ñaõ thoaùt ñöôïc,
coøn toâi, tôùi chöøng naøo ? Ñaøn baø con gaùi, ngöôøi ta chön yeáu tay meàm coøn daùm
lieàu maïng nhö vaäy, trong khi ñoù mình thaân daøi vai roäng maø cöù do döï, löøng khöøng thì bao giôø môùi tính chuyeän lôùn ñöôïc. Daàu sao thì coâ aáy, moät thaân moät mình, cuõng deã tính. Coøn toâi thì vôï con ñuøm ñuøm ñeà ñeà, thaèng Taâm Bi môùi coù möôøi taùm thaùng, coøn quaù nhoû ñeå giaûi naéng daàm söông, vöôït qua bao soùng gioù, ruûi coù beà gì thì sao ? Nhieàu ñeâm traèn troïc, nghó tôùi nghó lui, toâi baøn vôùi Duyeân:
-Vôï choàng mình khoù maø soáng yeân thaân. Caùi theá baét buoäc phaûi ra ñi, nhöng
hoaøn caûnh beà boän cuûa mình, anh tính khoâng ra.
Duyeân khuyeán khích toâi nhöng veû maët buoàn buoàn:
-Hay laø anh ñi tröôùc, meï con em ôû laïi tính sau!
Laøm sao maø toâi chòu nhö vaäy. Toâi vaø naøng môùi cöôùi nhau, vöøa coù ñöôïc
thaèng con trai nhoû. Cuoäc ñôøi ñaày baát traéc, queâ höông ñaát nöôùc keå nhö tieâu tan, caùi tình yeâu gia ñình chæ coøn laïi coù chuùt xíu ñoù, laøm sao daùm lieàu lónh phieâu löu, thaønh ra cöù heïn laàn heïn löõa, maõi cho ñeán hoâm nay, toâi vaãn coøn ngoài thöø treân gheá. Baø Hai tröôùc khi ra veà, coøn daën doø:
-Maày tính gì thì tính leï leï ñi, ngöôøi ta laáy ghe laáy taøu ñi töø töø heát, ñeán luùc muoán ñi thì khoâng coøn chieác naøo, khi ñoù laøm sao xoay trôû ?
Toâi gaät ñaàu noùi nhoû:
-Ngaøy naøo con xuoáng Buùng thaêm hai Baùc, laø ngaøy ñoù con töø giaû... Con cuõng
muoán quyeát ñònh döùt khoaùt nhöng coù caùi gì níu keùo laïi. Phaûi rôøi boû caùi tænh Bình Döông naày, buoàn laém baùc Hai ôi !
Toâi daãn cai xe ñaïp ra ngoaøi, caùi xe coù gaén theâm caùi yeân nhoû ñeå thaèng Bi ngoài ñaèng tröôùc. Noù coøn quaù nhoû neân phaûi raøng buoäc caån thaän. Treân ñaàu toâi ñoäi
caùi noùn keát ñoû baàm, thöù noùn cuûa lính nhaûy duø, coøn Bi thì ñoäi noùn vaûi traéng
coù hình moû neo cuûa lính thuyû, coù quai ñeå khoûi rôùt. Toâi muoán chôû con ñi moät
voøng thaønh phoá, ñeå nhìn cho heát, cho kyõ, caùi nôi maø toâi ñaõ soáng gaàn nöûa ñôøi
ngöôøi. Nôi ñoù, coù buoàn coù vui, coù nhöõng hình aûnh thaân yeâu, coù nhöõng kyû
nieäm thôøi thô aáu. Nhö coù moät sôïi daây voâ hình raøng buoäc, traùi tim toâi nhö thaét laïi khi phaûi quyeát ñònh xa queâ.
Tröa ñoù, trôøi naéng gaét, hai daõy phoá chôï nhö bò boû voâ loø maø haáp. Hôi noùng
boác leân höøng höïc töø caùc maùi ngoùi, maùi toân, maët nhöïa ñen moác, nhöõng leà
ñöôøng xi maêng khoâ cöùng. Tröôùc nhaø baây giôø laø giang sôn cuûa maáy baø baùn gaïo
laäu. Hoï ngoài ñoâng ngheït, chen laán nhau, tröôùc maët laø nhöõng thuùng gaïo traéng ñaày vun, caùc ñoáng khoai ñoû, vaøng ñoå ngoån ngang nhö ñaát ñaù vuïn. Raûi raùc ñaây ñoù, gioáng gaùnh vöông vaûi. Giôø naày khaùch mua ñaõ thöa. Coù vaøi caùn boä aùo traéng, boä ñoäi aùo kaki maøu cöùt ngöïa xanh ñuøng ñuïc, mang deùp raâu. Coù ngöôøi daét xe ñaïp treo toøn ten boù rau xanh dôøn, ñi chen laán caùc baø noäi trôï, aùo baø ba ñen, noùn laù. Töï döng nôi ñaây trôû thaønh caùi chôï trôøi ngang xöông. Ban ñaàu coù vaøi ba ngöôøi ñaøn baø laï maët ngoài baùn caùc thöù khoai, gaïo, ñaäu, neáp. Hoï baøy baùn treân caùi loái ñi tröôùc nhaø. Chôï thì ôû tuoát ñaøng kia, saùt caïnh bôø soâng. Töø ngaøy maáp oång boû röøng veà thaønh phoá, toaøn daân mieàn Nam ñaâm thaát nghieäp. Vôï con coâng chöùc quaân nhaân cheá ñoä cuõ, choàng cha bò ñaøy ñi moät nôi khæ ho coø gaùy naøo ñoù, ôû nhaø tuùng quaån, phaûi böông chaûi taûo taàn, kieám keá sinh nhai, haàu soáng coøn qua ngaøy. Hoï trôû thaønh baïn haøng buoân thuùng baùn böng baát ñaéc dó. Tìm choã ngoài khoâng ñöôïc ôû ñaøng kia, thoâi thì giaønh daân laán ñaát ñaèng naày. Ñaèng kia laø chôï maø ñaèng naày laø caùi haønh lang laùt gaïch boâng baèng phaúng cuûa daõy phoá nhaø toâi.
Phía beân kia laø coâng vieân naéng chaùy xaùc xô, hoà nöôùc caïn khoâ, ñaùy ñaày ñaát
ñaù, baõi coû loang loå uùa vaøng vì khoâng ngöôøi chaêm soùc, chæ coøn trô laïi moät caây
khuynh dieäp caèn coãi löa thöa, ñöùng leû loi ôû goùc saân. Toâi daãn caùi xe baêng ngang qua ñöôøng, ñöùng döôùi boùng caây, nhìn trôû laïi beân nhaø, noùi cho Bi nghe, maëc daàu bieát noù khoâng hieåu:
-Con nhôù nghe, caùi nhaø naày laø nhaø cuûa Noäi,. Caû ñôøi oâng noäi laøm vieäc cöïc
nhoïc vaát vaû môùi taïo döïng ñöôïc. Ba ñöôïc nuoâi naáng lôùn leân ôû ñaây, con cuõng
vaäy. Hoài nhoû ba öa ñi chôi, bò oâng noäi laáy daây nhôï coät chön voâ caùi cöûa saét.
Moãi khi gaàn Teát, ba vôùi chuù Saùu, chuù Baûy con phaûi lau chuøi heát maáy caùi cöûa
ñoù. Cöïc laém maø vui. Maáy chaäu söù Thaùi Lan ñaày boâng ñoû ñeå treân laàu, mua ôû
vöôøn öông caây beân Thuû Ñöùc, ñem veà ba chieác ra töøng chaäu nhoû, phaûi chaêm
soùc lieân tuïc trong maáy naêm môùi ñöôïc xum xueâ nhö con thaáy...
Nghe toâi thì thaàm, thaèng nhoû coù bieát gì ñaâu, u ô maáy tieáng trong mieäng nhoû xíu. Toâi nhìn caùi baûng hieäu tieäm cuûa ba toâi. Nhöõng chöõ baèng caây to, daày, sôn traéng, ñöôïc cöa ñuïc kheùo leùo, ñaët treân neàn naâu ñaäm, vaãn coøn saùng suûa noåi baät nhö caùi ngaøy ñaàu tieân thôï hoà ñeán gaén vaøo töôøng. Luùc ñoù toâi vöøa môùi lôùn, ba toâi
muoán coù moät caùi baûng hieäu coi cho ñöôïc. Caùi baûng cuõ troâng thoâ sô, queâ muøa.
Toâi phaûi boû ra moät thôøi gian daøi, ñi treân caùc ñöôøng phoá ôû Saøi Goøn ñeå aên
caép kieåu vôû. Roát cuoäc choïn kieåu naày. Toâi ñaõ ñaët oâng thôï moäc giaø, ngöôøi
Baéc, ñieác tai ôû caàu Bình Lôïi laøm. Noùi hoaøi, oâng khoâng hieåu, ra daáu ñeán moõi
tay, cuoái cuøng phaûi daãn oâng ñeán caùi tieäm coù baûng hieäu ñeïp ñeõ kia, roài xin pheùp chuû nhaø, ño laáy kieåu maãu.
Moãi naêm gaàn Teát, toâi phaûi baét thang leo leân, laáy vaûi thaám nöôùc lau saïch töøng chöõ caùi. Hieäu tieäm vaø teân ba toâi raát daøi, phaûi lau caû buoåi môùi xong. Baây giôø,
muoán lau cuõng khoâng ñöôïc. Laøm sao coøn ñöôïc caùi coâng taùc cöïc nhoïc maø sung
söôùng ñoù nöõa roài!
Cha con toâi laàn ra tôùi bôø soâng, theo con ñöôøng Baïch Ñaèng nhoû heïp, coù caùi
caàu taøu muïc naùt caïnh chôï caù, nhöõng haøng caây döông giaø goác noåi u saàn suøi,
thaân ngaû nghieâng. Gioù töø soâng thoåi leân nheø nheï, mang theo muøi tanh tanh cuûa
soâng nöôùc. AÙnh naéng choùi chang laáp laùnh treân laøn soùng baïc, phaûn chieáu nhö
haøng traêm haøng ngaøn chieác göông nhoû laên taên. Töøng deà luïc bình xanh xanh troâi raäp reành khoâng bieát veà ñaâu. Cuoäc ñôøi cha con toâi baây giôø saép söûa troâi daït nhö ñaùm luïc bình naày. Tröa nay ñöùng beân doøng soâng chaûy ngang qua chôï, trôøi noùng höøng höïc, caûnh vaät lôø ñôø, laëêng thinh khoâng thô moäng chuùt naøo, vaäy maø toâi ñaâm nhôù caùi caâu ca dao thôøi thô aáu, nghe maù ñöa em treân voõng:
Ra ñi laø söï ñaùnh lieàu
Möa mai naøo bieát, naéng chieàu naøo hay.
Caùi caâu naày hôi kyø laï. Toâi nghó quaûn nghó quanh. Nhöõng hình aûnh vuïn vaët, chaép noái. Khoâng hieåu taïi sao toâi cöù nghó ñaây laø caâu haùt keå leå taâm söï cuûa moät coâ thoân nöõ naøo ñoù vì tieáng goïi cuûa yeâu ñöông maø döùt khoaùt ra ñi laáy choàng. Theo choàng hay theo trai ? Ñieàu ñoù ñaâu coù gì quan troïng, caùi quan troïng laø hoï yeâu nhau. Ñaõ yeâu nhau roài thì töông lai ra sao cuõng maëc keä! Buoåi sôùm, buoåi chieàu, naéng chaùy hay möa daàm, laøm sao bieát tröôùc ? Giöõa tình yeâu noàng nhieät, cuoáng quít vaø cuoäc soáng laïnh leõo, buoàn teânh, phaûi choïn moät. Coâ ñaõ choïn trong caùi taâm traïng lo laéng, sôï seät, boàn choàn. Toâi cuõng y nhö coâ ta, nhöng caùi tình cuûa toâi coù khaùc ñoâi chuùt. Phaûi roài, khaùc moät chuùt xíu, ôû choã coâ töï nguyeän ra ñi. Coøn toâi thì ôû caùi theá baét buoäc phaûi xa lìa. Toâi cuùi ñaàu nhìn xuoáng thaèng Bi, roài chæ cho noù caùi caàu taøu baèng caây cuõ kyõ ñaõ hö muïc, moät phaàn coøn gaùc treân bôø haøng coät xieâu veïo, moät phaàn chìm saâu döôùi nöôùc.
-Con ôi, hoài nhoû taùm, chín tuoåi, ba bì baø bì boûm laën huïp, taäp loäi ôû caàu taøu,
choã gaàn caây döông cuït ñaàu naày saâu laém, coù laàn huït chön töôûng bò cheát ñuoái.
Naêm möôøi hai, möôøi ba tuoåi, ba ñi chaët truùc laøm caàn, uoán caêm xe ñaïp laøm löôõi
caâu ñeå ñi caâu löôn, khoâng mang deùp guoác neân da chön bò nöùt neû, ñaát sình buøn dô daùy, aên lôû loeùt, phaûi nhôø baø noäi laáy baõ traàu ñaép cho môùi heát...
Ñeå traû lôøi, thaèng nhoû cheùp mieäng ö ö... baøn tay muûm mæm nhö cuû khoai mì, quô quô nhö muoán chuïp laáy vaät gì tröôùc maët. Toâi nhìn leân phíc beân kia ñöôøng. Ty Böu Ñieän cuõ kyû giaø nua ñöôïc xaây caát töø hoài Phaùp thuoäc, maùi ngoùi ñen moác ñaày rong reâu, töôøng voâi loang loå, choã vaøng choã xaùm, caïnh töôøng daây leo moïc chaèng chòt, ñöùng trô troïi beân bôø soâng nhö moät oâng kyù veà giaø leû loi, buoàn thaûm keùo leâ cuoäc ñôøi quaïnh hiu. Toâi coøn nhôù raát roõ, laàn ñaàu tieân ñöôïc sai ñi boû thô, ôû nhaø daën doø kyõ löôõng, mua con coø möôøi laêm caéc ñeå daùn leân bao. Toâi ñeán nôi ñaây, ruït reø hoûi mua ñöôïc tôùi möôi laêm con. Möøng rôn, nghó raèng böûa nay nhaø nöôùc baùn reû, söôùng quaù, le caùi löôõi thieät daøi, thaám nöôùc mieáng daùn moät con voâ bao, caån thaän ñem boû voâ thuøng, xong roài, ñem möôøi boán con coøn laïi, veà nhaø khoe ruøm beng. Cuõng caùi thuøng thô ræ seùt naày ñaõ chöùng kieán caûnh toâi boû töøng böùc thô maøu hoàng yeâu ñöông aám aùp, töøng böùc thô maøu xanh hy voïng töông lai, gôûi ñeán moät coâ baïn gaùi ñeïp ñeõ deã thöông naøo ñoù maø chöa quen, tay run run, troáng ngöïc ñaäp thình tòch, maét laám leùt ngoù tröôùc ngoù sau, sôï luõ baïn quen baét gaëp. Caùi thô ñaõ boû voâ thuøng maø coøn ngoù hoaøi, cöù lo sôï maát -xa soâng caùch nuùi lôû vôøi. gôûi thô sôï laïc gôûi lôøi sôï queân.
Toâi ñaïp xe voøng qua beân kia chôï. Ngöôøi buoân keû baùn löa thöa. Ñuùng laø caûnh chôï chieàu. Muõi toâi ngöûi ñöôïc caùi muøi chôï caù quen thuoäc. Muøi khoâ caù maën, muøi maém, muøi cuû caûi muoái, muì tro dieâm, muøi ñöôøng theû, muøi thuoác baéc...vaø haøng traêm thöù muøi khaùc troän laãn nhau, queän laáy nhau, taïo cho khoâng khí nôi ñaây coù moät caùi gì gaàn guõi thaân yeâu. Toâi ñaõ hít thôû maáy chuïc naêm qua, töø thöôû beù thô cho tôùi khi khoân lôùn. Caùi hôi höôùng ñoù noù ñaõ aên taän vaøo buoàng tim thôù phoåi. Toâi tin chaéc raèng neáu phaûi xa nôi ñaây, taïm nguï ôû moät phöông trôøi voâ ñònh naøo ñoù, toâi vónh vieãn khoâng bao giôø tìm thaáy ñöôïc caùi dö vò cuûa nhöõng ngaøy thô aáu.
Ñeâm ñeâm caùnh ruïng laàu ngaø
Moät trôøi ly bieät ñeå giaø nhôù thöông (Vuõ Hoaøng Chöông ) Chieác xe laên baùnh chaàm chaäm treân ñöôøng phoá. Beân naày laø ñöôøng Nguyeãn
Thaùi Hoïc, beân kia laø Ñoaøn Traàn Nghieäp. Cuõng thôøi laø nhaø cöûa phoá xaù ngaøy
xöa, nhöng coù veû gì tieâu ñieàu xa vaéng. Môùi boán naêm, möa naéng ñaõ laøm cho gaïch voâi aåm moác xaùm ñen, tang toùc buoàn thaõm. Nhìn nhöõng böôùc chön ngöôøi ñi laïi treân heø phoá, toâi nhö thaáy ñöôïc noãi chòu ñöïng ñaày cay ñaéng trong caùi daùng haáp taáp, voäi vaøng hay ngaäp ngöøng, ñaén ño. OÂi ! Nhöõng ngöôøi daân voâ toäi ñaùng thöông cuûa moät ñaát nöôùc "anh huøng". Treân ñöôøng Tröng Vöông, tieäm vaøng Tín Thaønh cao ba töøng bò tòch thaâu, ñöôïc ñoåi thaønh Phoøng Y teá Thò Xaõ. Ñaõ gaàn xeá chieàu vaäy maø bònh nhôn vaãn coøn kieân nhaãn saép haøng, ñöùng daøi ra tôùi ngoaøi saân. Nhieàu em beù trô xöông naèm laû ngöôøi thieâm thieáp treân tay meï. Nhieàu cuï giaø khaên aùo baïc maøu hom hem, coøm coõi, nhaãn nhuïc saép haønh chôø ñôïi tôùi phieân mình.
Qua ñöôøng Huøng Vöông coù tröôøng trung hoïc Nguyeãn Traõi thöông yeâu ngaøy xöa, toâi haøng ngaøy hai buoåi ñi veà, vôùi bao thaày baïn thaân thöông, bao moäng mô moät thôøi môùi lôùn, baây giôø trôû thaønh Phoøng Giaùo Duïc. Haøng döøa xanh maùt ruû boùng trong saân, ñaõ ñöôïc ñoán ñi thay vaøo ñoù laø saân ñaùnh boùng chuyeàn, treo caùi löôùi raùch giaêng ngang, giaønh cho coâng nhaân vieân chöùc nhaø nöôùc chôi ñuøa. Raûi raùc coù caùc caùn boä deùp raâu noùn coái, göông maët laàm laàm lì lì. Toâi nghe ñau nhoùi trong tim. Coù caùi gì maát maùt toån thöông quaù lôùn...Nhö moät thöù tình yeâu raïn nöùt.
Ñaát ñoåi hoa maøu, nhaø ñoåi chuû
Traâu queân muïc töû, ngöïa queân chuoàng. (Nguyeãn Bính)
Khoâng, caûnh tuy ñoåi thay, ngöôøi ñoåi thay nhöng loøng toâi khoâng thay ñoåi. Daàu
ngöôøi ta coù baén phaù, ñaäp naùt, ñoát chaùy heát caû caùi tænh Bình Döông naày nhöng
trong toâi vaãn coøn hoaøi, coøn huyõ hình aûnh chôï Phuù Cöôøng baèng beâ toâng coát saét
ñoà soä vôùi caùi thaùp ñoàng hoà cao söøng söõng, doøng soâng Saøi Goøn uoán khuùc
laëng lôø troâi töø thaønh Saêng Ñaù xuoáng, mang theo trong doøng vaãn ñuïc töøng deà luïc bình xanh xanh, troå boâng tim tím, doác OÂng Coø thoai thoaûi, im maùt hai haønh caây sao cao vuùt, doác nhaø thöông coù tröôøng Nam Tænh Lî Chaâu Thaønh, coù nhaø thôø baèng ñaù hoa cöông, moãi khi heø ñeán, haøng phöôïng vó troå hoa ñoû röïc, reàn reàn tieáng ve.
Trong ñaàu oùc toâi nhöõng ngaøy thaùng ngaây thô ñoù thaàn tieân quaù. Nhöõng hình
aûnh nhö vaäy ngaøn ñôøi trong toâi khoâng phai nhaït chuùt naøo. Noù ñaõ thaám vaøo tim
oùc, vaøo töøng teá baøo töø laâu laém. Chaéc töø hoài coøn ôû truoàng taém möa. chaïy
löôïm xoaøi, löôïm oåi ruïng trong nhöõng côn möa gioâng, giaønh giöït nhau la heùt vang raân töø ñaàu laøng cho tôùi cuoái xoùm.
OÂi, Bình Döông thaân yeâu cuûa toâi, chæ vaøi ngaøy nöõa thoâi, toâi phaûi baét buoäc
ñöùt ruoät maø xa lìa. ÔÛ ñoù toâi coù bieát bao nhieâu baïn beø maø göông maët xanh xao,
maøu rau nhieàu hôn maøu thòt caù. ÔÛ ñoù toâi coù bieát bao nhieâu kyû nieäm thôøi thô
aáu, bao gaén boù cuûa moät thôøi moäng mô, bao tin töôûng cuûa moät thôøi thaønh ñaït.
Laøm sao toâi coù theå ra ñi maø khoâng bòn ròn, xoùt xa!
Toâi cuõng muoán ñi moät voøng thieät xa, ñeå nhìn cho heát nhöõng con ñöôøng doác
khuùc khuyûu quanh co, buøn sình trôn trôït cuûa caùc haàm ñaát seùt ôû Loø Cheùn, caùc
con ñöôøng laøng keûo keït tieáng ñoït tre ñong ñöa mieät Xuaân Hieäp, nhöõng con ñöôøng ñaát ñoû ngoaèn ngoeøo im maùt boùng caây aên traùi mieät Gieáng Maùy, Caàu OÂng
Ñaønh, nhöõng lieáp rau ngaùt xanh, nhöõng bôø nöôùc ñaày rong ñuoâi choàn trong vaét
mieät Phuù Vaên roài voøng leân caùc ngoïn ñoài cao mieät Baø Luïa ñeå nhìn trôû laïi doøng
soâng Saøi Goøn chaûy uoán khuùc laëng lôø qua tænh lî. Toâi muoán gaëp heát taát caû
nhöõng ngöôøi quen bieát, taát caû baïn beø thaân yeâu, ñeå noùi caâu giaû bieät. Nhöng
laøm sao, laøm sao ñöôïc!
Toâi khoâng theå noùi gì heát. Gaàn treân boán naêm nay roài toâi soáng im laëng, vaät vôø
thu mình nhö moät caùi boùng môø, laëng thinh caâm nín. Moät chuùt ñoäng tónh cuõng
khoâng daùm. Ngöôøi ta hoaøi nghi, xoi moùi, rình moø. Toâi khoâng theå noùi baát cöù ñieàu gì, daàu chæ laø lôøi töø giaû. Neáu noùi ñöôïc thoaûi maùi thì ñaâu caàn phaûi ra ñi laøm gì ! Ñuùng roài, neáu noùi ñöôïc thoaûi maùi thì ñaâu caàn phaûi ra ñi !!!
Giôø naày döôùi aùnh naéng thoi thoùp cuûa buoåi chieàu saép taét, toâi nhìn trôû laïi Bình Döông cuûa toâi, moät laàn. Moät laàn cho thaät roõ, thaät kyõ nhöõng caûnh vaät, maøu saéc, aâm thanh, muøi vò... Toâi muoán oâm heát, thu heát, ghi nhaän heát trong tim, trong oùc, bôûi vì taát caû seõ vónh vieãn maát ñi khi toâi caát böôùc leân ñöôøng. Mai kia khi toâi ñi roài thì töông lai keå nhö muø mòt, quaù khöù trôû thaønh chieâm bao ! Bình Döông baây giôø, Bình Döông cuûa ai ?

Chuyeán xe ñoø quoác doanh Ñoàng Hieäp sôn ñoû, chuyeán cuoái cuøng trong ngaøy
ñöa vôï choàng toâi rôøi khoûi tænh. Caùi beán xe chaät heïp naèm caïnh tröôøng trung hoïc
Boà Ñeà cuûa tænh lî buoàn hiu, aûm ñaïm, döôùi aùnh naéng thoi thoùp cuûa buoåi chieàu
saép taét. Maøu naéng vaøng voït, laãn trong laøn gioù thoaûng caùi hôi höôùm cuûa bieät ly.
Loøng toâi chuøn xuoáng, nhaáp nhoâ theo töøng caên nhaø, töøng mieáng vöôøn, töøng
khuùc quanh cuûa con phoá nhoû. Taát caû ñoái vôùi toâi quen thuoäc quaù. Ngang qua
nhieàu xoùm laøng hai beân ñöôøng, nhaø nhaø coøn treo ñaày côø ñoû sao vaøng cuûa ngaøy
leã vöøa qua chöa kòp gôõ. Cuõng coù theå vì chöa coù lònh neân chöa ai daùm laáy
xuoáng. Chieàu nay ñaâu coù gioâng baõo maø sao loøng toâi ñaày maây giaêng, trôøi
khoâng möa maø maét toâi öôn öôùt. Toâi coá nhoaøi ngöôøi qua khung cöûa xe ñeå nhìn cho roõ, cho kyõ, nghe töø trong coõi loøng caâu haùt ngaøy xöa:
"Ra ñi laø söï ñaùnh lieàu, möa mai naøo bieát naéng chieàu naøo hay. " Baây giôø laø naéng buoåi chieàu, toâi saép phaûi ñöông ñaàu vôùi nhöõng côn möa gioâng buoåi saùng. Lieäu toâi coù ñuû nghò löïc ñeå choáng choûi vôùi gioù taùp möa sa chaêng ? Loø doø toâi môû caùi xaùch tay döôùi choã ngoài, ñeå tìm caùi khaên nhoû. Toâi thaáy moät huû daàu cuø laø lôùn, chai Nhò Thieân Ñöôøng, maáy goùi thuoác caûm, thuoác ñau buïng, cuøng moät vó thuoác oùi möõa... Nhö moät doøng suoái traøn khoâng chaën laïi ñöôïc, nöôùc maét toâi töï nhieân traøo ra, raøn ruïa. Nhöõng gioït nöôùc maét chaûy daøi treân goø maù, rôi xuoáng mieäng, maën ñaéng. Cuõng may toâi coù mang caùi kieáng ñen, neân khoâng ai thaáy. Maáy moùn toâi vöøa thaáy ñöôïc ñoù laø cuûa maù toâi, hoài saùng naày, chính tay baø ñaõ ñeå voâ.
Chuyeán ñi quaù haáp taáp neân toâi khoâng kòp chuaãn bò gì heát. Luùc gaàn tröa hai
ñöùa em, Tuyeát vaø choàng noù töø Saøi Goøn veà. Hai ñöùa chun voâ nhaø baèng coång
sau nhanh nhö moät luoàng gioù, haáp taáp baùo cho hay laø chuyeán vöôït bieân saép khôûi haønh, vôï choàng toâi vaø caùc em coøn laïi ôû Bình Döông, phaûi xuoáng Saøigoøn ngay trong chieàu nay ñeå saùng mai ñi Baïc Lieâu, chuyeán xe sôùm nhöùt trong ngaøy. Laøm sao kòp, tuy ñaõ bieát laø seõ ñi nhöng cöù töôûng laø ít nhöùt phaûi naêm, ba tuaàn nöõa. Töï nhieân tay chön quyùnh quaùng, toâi chaïy ra nhaø tröôùc, ñöùng nhìn caùi baøn vieát, caùi tuû roài ra sau, voâ phoøng nguû, nhìn caùi giöôøng, caùi tuû aùo, roài chaïy leân laàu, taàn ngaàn ñöùng laëng nhìn caùi tuû saùch. Doïc theo töôøng, caïnh baøn thôø toå tieân giöõa nhaø, laø caùi tuû saùch baèng caåm lai thieät lôùn. Ñôøi toâi ñoù ! Caùi tuû saùch haèng naâng niu, oâm aáp, giöõ gìn, baây giôø noù ñaõ troáng trôn. Saùch vôû bò tòch thu töø nhöõng naêm tröôùc. Töøng ñoaøn ngöôøi laï maët, thoâ loã, tuùa voâ nhaø, luïc loïi, böôi moùc töù tung, cuoái cuøng böng ra xe töøng choàng saùch vôû, taïp chí, tranh aûnh ñuû loaïi. Hoï ñaõ röùt ñi töøng coõi loøng toâi. Treân maáy ngaên ñaày buïi, baây giôø chæ coøn loûng choûng naêm ba boä saùch chöõ nho xöa, vì khoâng ñoïc ñöôïc neân hoï quaêng boû laïi. Ñaây ñoù phaát phô vaøi maøng nheän moûng, buïi baùm giaêng giaêng. Ñôøi toâi khoâng theå thieáu saùch vôû. Ñi ñaâu thì ñi, laøm gì thì laøm, cuõng phaûi coù moät cuoán keá beân. Taïi sao khoâng löïa moät cuoán ñem theo laøm kyû nieäm ? Saùch gì cuõng ñöôïc. Ngöôøi ta vöôït bieân ñem theo vaøng baïc, ngoïc ngaø, chaâu baùu, taïi sao toâi khoâng ñem theo saùch ?
Quyeát ñònh xong, toâi löôùt nhìn moät laàn choùt nhöõng töïa saùch thaân yeâu. Boä
Khang Hi töï ñieån daày mo ñeå caïnh boä Töù Thô bìa ñoû, in hình coã chieán xa ngöïa keùo, beân treân coù che caây loïng troøn, quyeån Dòch Kinh Baïch Thoaïi Taân Giaûi, Thi Kinh Baïch Thoaïi Chuù Giaûi bìa ñen, giaáy moûng in thaïch baûn. Maáy quyeån tieåu thuyeát Ñöôøng Cung Nhò Thaäp Trieàu, Thanh Cung Thaäp Tam Trieàu, Tam Quoác Chí, Hoàng Laâu Moäng, Luïc Daõ Tieân Tung, Lieâu Trai Chí Dò, Ñöôøng Thi Tam Baùch Thuû naèm ñöùng ngaõ nghieâng beân caïnh maáy cuoán Trung Quoác Vaên Hoïc Söû Giaûn Yeáu, Coå Vaên Quan Chæ, Coå Vaên Bình Chuù, chöõ ñoàng nhoû nhö con kieán. Toâi rôø raãm töøng cuoán, töøng cuoán, roài caàm leân boä Töø Nguyeân. Ñoù laø boä töï ñieån ñöôïc in ôû Thöôïng Haûi Tieâu Cuïc, toâi ñaõ mua ôû Chôï Lôùn, luùc môùi baét ñaàu hoïc chöõ nho vôùi giaù raát maéc, bìa ñoùng baèng vaûi daày, giaáy traéng mòn, moûng tanh. Nhöng laïi ñeå xuoáng. Hai quyeån thöôïng vaø haï, moãi quyeån treân caû ngaøn trang, naëng quaù. Tuy raèng noù quí thieät, nhöng laøm sao oâm xaùch ñem theo.
Nhìn nhöõng quyeån naày, toâi nhö thaáy ñöôïc nhöõng ngaøy thaùng ôû Vaên Khoa
Nguyeãn Trung Tröïc, ôû Sö Phaïm Coäng Hoaø. Nhöõng ngaøy thaùng soáng ñôøi sinh vieân haïnh phuùc bieát bao nhieâu!
ÔÛ ñoù toâi coù ñöôïc nhöõng baïn thaân, nhöõng vò thaày quí meán. Thaày Leâ Ngoïc Truï
ñôn giaûn trong neáp soáng cuûa ngöôøi hoïc giaû, luùc naøo cuõng thoaûi maùi, caëp kieáng
giaø thöôøng xeà xeä treân soùng muõi, caùi muõi lôùn saàn suøi, ño ñoû nhö traùi caø chua.
Ngaøy nhaäp hoïc, toâi ñaõ laàm thaày vôùi oâng tuøy phaùi, ñeán khi vaøo lôùp môùi bieát
mình ñoaùn ngöôøi qua caùch aên maëc laø ngu ngoác heát söùc. Töø ñoù tôùi sau, luùc naøo
toâi cuõng nhôù hoaøi caâu " ngoïc truï bình thieân ". Thaày Nghieâm Toaûn maäp ngöôøi,
luøn thaáp, daùng ñi beä veä, mieäng hôi hoâ, taùnh chöõng chaïc, nghieâm nghò maø oân
hoaø. Toâi chöa bao giôø thaáy thaày loä veû noùng giaän. Ngoài döôùi baøn hoïc nhìn leân,
daùng veû thaày töø toán, thong dong. Thaày Nguyeãn Ñaêng Thuïc, oám cao dong doûng,
loøng baøn tay ñoû nhö son, caøng giaûng caøng huøng hoàn löu loaùt. Coù ñieàu moân Trieát Ñoâng Phöông sao maø hôi khoù hieåu roài cuoái cuøng thaønh ra khoâng hieåu! Toâi voán suoát ñôøi nghe tôùi moân naày laø sôï. Cuï ngheø Nguyeãn Só Giaùc thieät oám, thieät nhoû vaø thieät giaø. Coù theå cuï ñaõ treân chín möôi roài khoâng chöøng, ngöôøi cuï moûng
manh, nheï höûng. Maét cuï haàu nhö gaàn loaø, moãi laàn ñoïc chöõ phaûi duøng kieáng luùp. Cuï cöû Thaåm Quyønh tuy tuoåi cuõng ñaõ cao nhöng coøn traùng kieän, luùc naøo quaàn aùo cuõng phaúng phiu. Suoát maáy naêm hoïc, toâi chöa bao giôø thaáy cuï ngoài. Coù anh baïn phuï ñeà Vieät Ngöõ -cuï Quyønh khoâng ngoài vì sôï quaàn nhaên! Moãi laàn noùi chuyeän vôùi cuï laø phaûi duøng chöõ "baåm" chôù khoâng neân duøng chöõ "thöa" vì nhö vaäy, môùi ñuùng laø con nhaø gia giaùo. Hoûi ra môùi bieát, coù moät thuôû cuï ngoài Toång Ñoác Haø Ñoâng ! Cuï Vuõ Huy Chieåu, ñaäu Tuù Taøi keùp nhöng taøi hoa raát möïc, tuy ñoâi maét ñaõ leøm nheøm nhöng moãi laàn cuï vieát xong moät baøi vaên chöõ Haùn treân baûng ñen, toâi nhìn say meâ ngaây ngaát. Nhöõng neùt chaám, pheát, soå tung hoaønh, bay böôùm, ñeïp nhö nhöõng laù tre ñan vaøi nhau...
OÂi ! tuoåi hoa nieân thoaùng nhanh nhö côn gioù. Môùi ñaây ngaøy naøo maø ñaõ gaàn hai möôi naêm. Toâi caàm laáy heát cuoán naày tôùi cuoán kia, cuoái cuøng roài choïn laáy boä saùch boùi cuûa gia ñình. Ñoù laø moät boä saùch xöa laém roài, cuû kyû, taû tôi. Khoâng
bieát töø ñôøi naøo, trong nhaø ñaõ coù boä saùch naày, khi lôùn leân ñaõ coù noù treân baøn
vieát cuûa ba toâi. Saùch goàm coù saùu cuoán moûng nhoû, in baèng baûn caây khaéc tay,
neùt chöõ raát thoâ sô, giaáy baïch moûng tanh, xeáp ñoâi laïi laøm moät tôø, maøu giaáy ñaõ
oá vaøng ngaø ngaø, moái moït aên luûng nhieàu choã thaønh nhöõng ñöôøng ngoaèn ngoeøo,
ñen ñuûi. Ñoù laø quyeån " Taêng San Boác Dòch" cuûa Daõ Haïc Laõo Nhôn. Toâi beøn
caàm xuoáng nhaø döôùi, kieám giaáy ni loâng bao laïi thaønh nhieàu lôùp, duøng baøn uûi
ñoát cho dính khaén caùc moái raùp, neáu coù bò nöôùc bieån thaám vaøo, noù cuõng khoâng
muïc ñöôïc. Boä saùch ñaõ laâu naêm laém roài, khoâng theå ñeå cho noù hö raùch theâm.
Caùc quyeån khaùc, coù tieàn coù theå mua laïi ñöôïc, ôû Hoàng Koâng, Ñaøi Loan thieáu g!
Quyeån naày thì khoâng. Caùi giaù trò khoâng phaûi laø ôû noäi dung cuûa noù maø laø kyû
nieäm cuûa gia ñình. Ñaõ bao laàn oâng toâi, baùc toâi, ba toâi, ñaõ caàm leân, laät ra coi tôùi coi lui, ngaâm nga töøng caâu phuù caâu thô, ... roài baây giôø tieáp tuïc tôùi toâi nöõa. Neáu ñeå laïi, maáy traêm trang giaáy baïch chæ ñuû cho maáy oâng ghieàn duøng quaán thuoác huùt trong vaøi tuaàn!
Luùc ñoù thì Duyeân vöøa ôû tröôøng veà. Toâi beøn cho hay chuyeán ñi. Naøng nghe tin
nhö töø cung traêng rôùt xuoáng, cuõng nhö toâi ban naûy, naøng khoâng bieát laáy gì boû gì. Cuoái cuøng roài hai vôï choàng gom goùp chuùt ñænh quaàn aùo, tieàn baïc, ñoà vaät duïng tuøy thaân caàn thieát haøng ngaøy. Nhieàu nhöùt laø thuoác men cho ñöùa con trai nhoû, thaèng Taâm Bi môùi vöøa taäp ñi laåm ñaåm. Moùn naøo cuõng tieác, muoán mang theo heát. Maø laøm sao ñöôïc, ñi troán chôù boä ñi du lòch sao ! Khi hai caùi gioû xaùch tay cuûa toâi vaø Duyeân ñaõ ñaày, saép ñöôïc ñoùng kín thì maù toâi töø trong phoøng ñi ra, caàm moät môù thuoác nheùt voâ theâm, mieäng daën doø:
-Hai con raùn giöõ maáy moùn thuoác naày. Ñi ñöôøng xa, bònh hoaïn loâi thoâi, coù noù
cuõng ñôõ, hoång coù ba maày vôùi tao theo, ruûi tuïi baây ñau yeáu, khoâng bieát roài laøm
sao xoay trôû ?
Maù toâi nhö vaäy ñoù, luùc naøo baø cuõng coi toâi nhö coøn nhoû xíu, thaáy coù boån
phaän phaûi chaêm soùc, nuoâi naáng, daïy doã, ngay caû khi toâi ñaõ coù vôï coù con. Noùi
xong, baø giaèng laáy thaèng Bi, oâm chaët noù vaøo loøng. Toâi nhìn leân traàn nhaø, maáy
ngoïn ñeøn oáng traéng hình nhö khoâng coøn song song maø chuùng chaäp choaïng ñaâm
xieâng vaøo nhau. Ba toâi ñöùng caïnh beân huùt thuoác lieân mieân. OÂng baát ñoäng nhö
pho töôïng, im lìm khoâng noùi naêng. Coù leõ hình aûnh toâi boàng con ñi vöôït bieân tröa nay, gioáng y nhö hình aûnh boán möôi naêm veà tröôùc, töø bôø soâng Döông Ñoâng cuûa haûi ñaûo Phuù Quoác xa xoâi, oâng ñaõ aúm toâi theo ghe baàu maø veà ñaát lieàn ñeå chaïy giaëc Nhöït Boån. Toâi nghe ñau nhoùi trong loøng. Caên nhaø roäng rinh, töø laâu roài noù ñaõ troáng trôn. Cuõng may laø coøn coù anh em tuïi toâi, quaây quaàn aám aùp. Baây giôø xuùm ruû nhau ñi nhö ñaøn chim töù taùn, xao xaùc bay lìa toå. Caùi toå roäng theânh thang chæ coøn coù hai con chim giaø ngô ngaùc, bô vô. Roài ñaây ai lo côm nöôùc, ai ñôõ ñaàn vieäc nhaø vieäc cöûa, bònh hoaïn ai lo chaêm soùc thuoác thang?
Ba maù toâi ñoù, hai oâng baø giaø da deû nhaên nheo nhö voû caây sao, caây daàu, löng
coøng goái moõi, soáng ñaõ treân baûy möôi naêm trong caùi cuoäc ñôøi ñau khoå ñaày
nöôùc maét naày. Baây giôø moät laàn nöõa, chöùng kieán baày con chaùu ñöùt ruoät ra ñi
ñeå ñeán moät phöông trôøi xa xoâi naøo ñoù, maø töông lai chöa bieát theá naøo ?
Toâi baát chôït oâm laày hai ngöôøi maø khoùc ngaát nhö moät ñöùa con nít leân ba.
Nhöõng doøng nöôùc maét traøo ra nhö suoái, khoâng kìm laïi ñöôïc. Ba toâi noùi trong noã
ngheïn ngaøo:
-Ñeå tuïi baây ñi, tao ñöùt töøng khuùc ruoät, nhöng bieát laøm sao baây giôø " -ngöôøi ta
khoâng ñeå cho gia ñình mình soáng yeân.
OÂi " Tình cha meï thöông con ñeå ñaâu cho heát. Baây giôø ngoài treân xe, toâi luïc loïi trong xaùch tay ñeå kieám caùi khaên, baát ngôø ñuïng phaûi maáy moùn thuoác maø maù toâi ñaõ nheùt theo. Boãng döng toâi thaáy choaùng vaùng quay cuoàng, ñaàu oùc loän xoän, lung tung, roái beng nhö nuøi chæ. Nhöõng hình aûnh chaäp choaïng raùp noái. Thaáp thoaùng ñaâu ñaây, toâi thaáy caùi nhaø caån gaïch söù traéng soá 16 ñöôøng Nguyeãn Thaùi Hoïc, thò xaõ Phuù Cöôøng coù ba toâi ñeo kieáng giaø, aùo sô mi traéng ngoài baùn thuoác, maù toâi aùo baø ba traéng, quaàn laõnh ñen,xaùch gioû maây ñi chôï. Loái xoùm coù chuù tö Vuõ Vaên Lö, oám oám cao cao ngoài treân chieác gheá treùo baèng da ñeå ñoùng giaøy, coâ hai Hieäp Thaønh maäp phuïc phòch môû tieäm caàm ñoà, coâ hai Hieäu traéng treûo, dòu nhieãu beân tieäm thuoác taây, oâng Myõ Kieàu coù taät chön ñöùng eïo mình moät beân, uoán toùc cho khaùch, baùc Hai Ñöùc Hoaø maäp maïp, baùn saét baùn ñinh. Treân doác nhaø thöông, mieät Böng Caûi, coù caùc baïn toâi, anh Höng, anh Thaïnh, anh Phuùc, anh On, taát caû quaây quaàn thaân aùi, keå chuyeän buoàn vui ñôøi daïy hoïc vaø nhöõng ñöùa hoïc troø thaân yeâu nöõa, chuùng ñang hoïc taäp noâ ñuøa ôû saân tröôøng.
Toâi thaáy heát, raát roõ nhöõng kyû nieäm cuûa treân ba möôi maáy naêm soáng yeân vui ôû caùi vuøng ñaát traùi ngoït caây laønh naày. Toâi cuõng nhìn thaáy nhöõng chieác xe thoå moä giaø nua chaát ñaày gioáng gaùnh, loïc coïc, loïc coïc chaïy treân nhöõng ñöôøng ñaát ñoû ngoaèn ngoeøo Töông Bình, Beán Theá, Myõ Haûo, hai beân laø ruoäng raåy xanh maùt. Nhöõng ngöôøi ñaøn baø lam luû taàn taûo xuoâi ngöôïc, nhöõng ngöôøi daân queâ ngheøo khoå, dang naéng daàm söông, vun xôùi nhöõng luoáng rau xanh...
Cuoäc ñôøi toâi ñoù. Noù gaén chaët vaøo nhöõng hình aûnh thieät ñôn sô, thieät taàm
thöôøng nhöng ñaày ñuû quaù, thaân thöông quaù. Toâi coøn öôùc muoán gì hôn ? Vaäy maø
ñeán gaàn nöûa cuoäc ñôøi, baét buoäc phaûi ñaønh ñoaïn ra ñi, ñeå ñeán hay khoâng ñeán,
moät goùc bieån chaân trôøi xa laï naøo ñoù, khoâng cha meï, khoâng ngöôøi thaân, khoâng
baïn beø, roài seõ soáng chung vôùi nhöõng ngöôøi khoâng cuøng maøu da, khoâng cuøng
tieáng noùi... Toâi khoâng theå töôûng töôïng roài seõ ra sao nöõa !
Duyeân chaéc cuõng mang taâm traïng roái bôøi, naøng cuõng uû ruû khoâng keùm, töø khi
caát böôùc ra khoûi nhaø tôùi giôø khoâng nghe noùi naêng. Xe ñaõ qua khoûi quaän Laùi
Thieâu, ngang qua loø ñöôøng Vónh Phuù, nhöõng thöûa ruoäng mía nguùt ngaøn, xanh ngaên ngaét, muøi nöôùc cheø ngaøo ngaït thoaûng vaøo loøng xe, moät taám baûng to ñöïng beân ñöôøng ñeå laøm ranh giôùi Bình Döông vôùi Gia Ñònh. Boán chöõ sôn xanh ñaäm neùt " Heïn ngaøy taùi ngoä " ñaäp maïnh vaøo maét, khieán toâi baøng hoaøng. Duyeân nghieâng qua tai, noùi thieät nhoû:
-Vónh bieät Bình Döông phaûi khoâng anh ?
Bình Döông baây giôø nhö moät coá nhôn, saép rôøi xa trong maét nhöng khoâng phaûi
trong loøng, laøm sao coù theå deã daøng phai laït ñöôïc, daàu ôû choán nghìn truøng vôøi
vôïi.
Chôø troâng queâ cuõ nao nao
Maëc cho tim luïn, daàu hao cuõng chôø
Toâi göôïng gaïo traû lôøi, gioïng yeáu haün ñi:
-Khoâng phaûi ñaâu em, anh hy voïng chæ laø taïm bieät.


NGUYỄN THIÊN THỤ * VÕ PHƯỚC HIẾU

NGƯỜI  VÀ CẢNH TRONG  “QUÊ CHA QUÊ MẸ QUÊ MÌNH” CỦA VÕ PHƯỚC HIẾU-  Nguyễn thiên Thụ -
  Tập truyện “ Quê Cha Quê Mẹ Quê Mình” của Võ Phước HIếu là tác phẩm  thứ 10  trong sự  nghiệp viết truyện của ông. Sự kiện này cho thấy ông là một nhà văn hăng hái sáng tác và có một sức mạnh tinh thần đáng kể trong các nhà văn Việt Nam, kể cả quốc nội và hải ngoại hiện nay.

 Tập này gồm bốn truyện ngắn:

 -Ông thầy giáo làng quê
 -Chữ- nghĩa một thời
 -Quê hương lãng đãng
 - Nẻo nhớ tìm về

 Phần lớn các tác phẩm trước, Võ Phước Hiếu đều viết về chủ đề  đồng quê miền Nam. Tập truyện này cũng vậy.
  • Truyện đầu kể truyện thầy giáo Mạnh, thuở sinh viên tham gia đám tang Phan Chu Trinh và các cuộc bãi khóa, bị đổi về nơi hẻo lánh, xa xôi. Thầy dần dân hòa mình với dân chúng nơi đây.
  •  Truyện thứ hai là truyện về cuộc sống ở nơi thôn quê, thú vui của người lớn là đánh cờ, đánh đàn và nghe nhạc qua các đĩa hát của hãng Asia, Pathé ngày xưa.  Võ Phước Hiếu cũng giới thiệu các nhân vật ở Rạch Rít như  một ông đồ ngày xưa tham gia chống Pháp phải lang bạt đến nơi đây dạy chữ nho cho trẻ con; ông Năm Đặng làm nghề đạo tỳ; ông Hương Thân Xót và thằng Bảy Kế.
  •  Truyện thứ ba viết về xóm Rạch Rít và cuộc đời học sinh  của tác giả.
  •  Truyện cuối viết về tục lệ ăn tết ở thôn quê.

 Tâm trạng của người đi xa là nhớ quê hương. Ngày nay, các văn nghệ sĩ hải ngoại rất chú trọng đến đề tài quê hương trong mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật. Chúng ta cùng ra đi và cùng mang nặng những hành trang tâm thức:

 - Quê hương chúng ta ở bên kia bờ đại dương, chúng ta phải rời bỏ nó vì cộng quân dày xéo quê hương.  Chúng ta mất tự do và bị khủng bố, cướp bóc.
 - Đi xa, ai cũng thương nhớ quê hương. 
 - Hầu hết là chúng ta  sống lại  với những kỷ niệm quá khứ.

  Đó là những điểm tương đồng  giữa những người quốc gia chúng ta. Và đó cũng là những khởi điểm cho sáng tạo văn nghệ.
 Chúng ta hoài niệm quá khứ bằng nhiều cách. Quá khứ trở lại trong trí tưởng chúng ta bằng nhiều lối khác nhau.
 Nhớ quê hương là nhớ người: cha, mẹ anh, em, bạn bè, người yêu.
 Nhớ quê hương cũng l à nhớ cảnh vật, màu sắc, âm thanh: áo trắng cầu Trường Tiền, tiếng chuông Thiên Mụ , đất đỏ Tây nguyên,  phù sa  Cửu Long. . .
 Nhớ quê hương là nhớ hương vị. Mùi hoa sứ nhà nàng, mùi  nem nướng Thủ Đức. . .
 V ũ Bằng cũng như H ồ Trường An đã đặc biệ t chú ý đến mùi vị  và màu sắc của món ăn.  Nhã  Ca, Phan L ạc Phúc, Hà Thúc Sinh  lại nhớ  đến các sự vi ệc, đến ngày tháng  tù đày .  Còn Võ Phước Hiếu trong các tác phẩm của ông đã  tô đậm  nét về  người  và  cảnh.

 Sự  lựa chọn của Võ  Phước Hiếu là  hữu lý  vì trọng tâm của tình yêu bao giờ cũng là con người.  Mà  con người  không trơ trọi.  Con người luôn xuất hiện trong cảnh vật, và cùng cảnh vật. Con người cũng như  cảnh vật luôn có những hoạt động, những động tác. Vũ Bằng cũng như Thạch Lam  tả các thức ăn mà không tả người, hoặc tả sơ sài. Con người chỉ là cái bóng. Trong Hồ Trư ờng An, thức ăn và con  người cùng xuất hiện vì chính con người, chính cô Năm,  cô Ba làm ra món nọ, món kia.

 Thế  giới  của Võ Phước Hiếu gồm các nhân vật của thời thơ ấu của ông, và không gian là xóm Rạch Rít, Long An, quê ông.  Đó là những người nông dân hiền lành chất phác. Họ từ  bỏ  qu ê  hương, từ  những  miền đất xa xôi ra đi bằng hai tay trắng đến vùng  Long An hoang vu vỡ đất, khơi mương, lập trại làm ruộng. Thế giới nhỏ bé này có những nhân vật đáng quý như ông giáo Mạnh, ông thầy Huế, và ông nội người kể là những trí  thức yêu nước, đã tham gia chống Pháp xâm lược.

 Họ là những người tốt, yêu công việc, yêu đồng bào thật tình, có lý tưởng phục vụ nhân sinh  như thầy Mạnh yêu mến học sinh, ông Năm Đặng trông lo việc mai táng cho làng xóm với tấm chân tình  vô vị lợi, và ông thầy Huế, một thầy đồ cuối m ùa cố gắng truyền lại tinh thần luân lý, đạo đức Đông phương cho lũ trẻ quê mùa.

 Tác giả cũng đưa ta vào thăm một vài gia đình tốt. Gia đình ông Hai Khoẻ là một gia đình gương mẫu. Vợ chồng già thương yêu, kính trọng nhau, cùng lo cho tương lai cô gái út. Hai ông bà tiêu biểu cho truyền thống Việt Nam cha mẹ thương con nuôi cho đến ngày khôn lớn, lại  lo việc dựng vợ gả chồng. Ông giáo Sử cũng là con người rộng rãi. Người ta sợ trẻ con phá phách, và  ồn ào, ông lại  sẵn sàng mở  cửa suốt đêm cho lũ trẻ vào nhà  nghe những đĩa nhạc 78 vòng của ông!

 Võ Phước Hiếu cũng mở rộng thế giới của ông cho ta thấy một thôn xóm đoàn kết, cùng lao động trong những ngày mùa, và cùng chung vui trong những dịp tết nhất, hội  hè.
 
 Chúng ta thường nhớ những kỷ niệm êm đềm, thơ mộng nhưng vẫn không quên những quá khứ đắng cay. Quá khứ của lịch sử Việt Nam như  những con bạch tuộc khổng lồ luôn vươn những cánh tay dài của nó níu lấy hồn ta, tạo thành những cơn ác mộng. Trong những quyển trước, Võ Phước Hiếu đã  tả lại những đám mây mù sau 1945 và sau 1975. Bây giờ ông cũng nhắc lại về những con người  và những sự ki ện lịch sử đau thương của nhân dân ta. Đó là thực dân và cộng sản. Người quốc gia chân chính là người yêu dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam thật sự, ghét thực dân lẫn cộng sản. Không riêng nước ta, châu Mỹ, châu Phi và châu Á trong mấy thế kỷ đã là nạn nhân của những thế lực máu tanh là thực dân, phát xít và cộng sản. Thực  dân, phát xít v à  đế  quốc là  những tên gọi khác nhau nhưng cùng là  một bọn. Trần Trọng Kim, Nhất Linh, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Ân, Trần Văn Tuyên là những chiến sĩ quốc gia chân chính.

 Và cũng như Hoàng Văn Chí, người  viết “ Từ  Thực  Dân đến Cộng Sản ”, Võ Phước Hiếu  luôn kết án thực dân và  cộng sản:
 
Thực dân đã phá vỡ  tan tành nền tảng vững chắc nơi con người và xã hội Việt Nam. Thiếu cái nền tảng vững chắc đó nên   ngoái nhìn lại thời khoảng  dầu sôi lửa bỏng năm 1945 trở về sau, trở về cái ngày ảm đạm đen tối 30 tháng tư năm 1975, bà con tôi không sao cưỡng chống được chủ nghĩa cộng sản vô thần, vật chất bản vị tai hại, một thứ chủ nghĩa ngoại lai đã xô đẩy đất nước Việt Nam vào một cuộc chiến dai dẳng khốc liệt để rốt ráo đưa d ân tộc ta xuống hố sâu của nghèo đói, mất nhân phẩm ( 109).

 Võ Phước Hiếu là một người viết truyện ký  nồng nàn tình yêu quê hương, đồng thời là một con người suy tưởng sâu xa. Tình cảm, và ý thức đã  gắn bó trong các tác phẩm của ông.

 Nguyễn Thiên Thụ


Địa chỉ liên lạc:

XUÂN VŨ * ĐÓN BÁC VÀO

ĐÓN BÁC VÔ
Sáu giờ chiều. Mặt trời bảng lảng sắp biến, nhưng cái hy vọng lại hiện lên to hơn mặt trời: đã đến giờ hưu chiến! Sáu giờ chiều nay tới sáu giờ chiều mai. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ không có tiếng súng! Ai hiểu được nỗi mừng của những người Việt Nam trong vùng giải phóng của ông chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, người đã tuyên bố rằng Mặt trận đã nắm được ba phần tư dân chúng và bốn phần năm đất đai.
Một cái chợ làng cũng chưa có, nữa là ba phần tư với bốn phần năm. Gạt thế giới chớ gạt bồ nhà sao được!
Một nhóm ba người vừa cán bộ R vừa cán bộ Mùa thu ngồi trong hầm đất. Họ thở phào vì sắp được hưởng cái hạnh phúc hưu chiến ngàn năm… một lần. Cuộc bố ráp suốt ngày của binh đội Sàigòn ở xã bên cạnh có vẻ chấm dứt. Tụi nó cũng thi hành lệnh ngưng chiến một cách nghiêm chỉnh. Ba Hoài chui ra khỏi hầm vươn vai, cười vô miệng hầm:
“Độc lập Tự do muôn năm rồi anh Tư, anh Tám! Ra mau!”
Hai người kia chui ra theo. Cả ba đều có kết hoạch trước về cái thời gian hưu chiến này. Tư Mô thì rước vợ ở thành ra, như hẹn nhau từ kiếp trước. Tám Phong có kế hoạch giặt quần áo một cách quy mô và mượn trẻ con nhổ tóc bạc. Còn Ba Hoài thì định đi thăm một gia đình có một người con vượt Trường Sơn cùng chuyến nhưng chết dọc đường vì sốt rét.
Cả ba đều nuôi ước mơ… Nhưng kìa, “đẹt”!
Không khí đang im lìm chuẩn bị cho phút thần tiên hoàn toàn thì cái tiếng súng mất dạy nào nổ kia?
Ba Hoài hỏi:
“Anh Tư có nghe gì không?”
“Cái gì” Tư Mô có nghe, nhưng làm như không.
Tám Phong lơ lững:
“Không biết súng đâu?”
“Bên nó vi phạm lệnh hưu chiến rồi!” Tư Mô giơ đồng hồ tay lên xem “Sáu giờ năm phút rưỡi rồi. Sao lại còn súng?”
“Có phải súng không?” Tám Phong hỏi gắt.
“Không súng thì cái gì?” Ba Hoài cười như mếu.
Thực ra cả ba đều nghe tiếng súng độc chiếc kia, và biết cả xuất xứ của nó nữa. Nhưng họ vờ không biết. Họ không muốn thấy cái hy vọng vừa ló dạng lại thụt mất đi. Một phát súng có thể làm vỡ cả giấc mơ nuôi nấng từ lâu.
Tốp trực thăng vừa cất cánh, chiếc này sau chiếc kia nối đuôi nhau, thành một con rắn dài rồi biến mất. Ba người thở phào nhẹ nhỏm. Nhưng chẳng được bao lâu. Con rắn ngoặt đầu trở lại chỗ cũ. Lần này chúng không biến đi như thường lệ.
Cái tiếng “đẹt” đó, có lẽ đám trực thăng đã nghe rõ. Chiếc đi đầu quành một vòng, hạ thấp rồi sà xuống dưới ngọn cây, đến chiếc thứ hai, và kế tiếp những chiếc khác. Rồi chiếc đầu cất cánh lên, chiếc thứ hai tiếp theo.
Ba Hoài la:
“Bỏ mạng rồi anh Tư ơi! Nó đổ quân trở lại.”
Tư Mô rụng rời đứng tựa gốc chuối, chết trân. Tám Phong hấp háy đôi mắt cố nhìn xa.
“Nó bay lên nhẹ bỏng. Nó trút ruột trở lại rồi. Tất cả… 10 chiếc.”
Bầy trực thăng kéo hàng một trên nền trời xám ngắt mỗi lúc mỗi xa rồi biến hẳn.
Cái sự phỏng đoán của Tám Phong được Tư Mô và Ba Hoài nêu thành vấn đề: Trực thăng đang rút bỗng quay lại. Tại sao? Để làm gì? Nếu chúng chơi lối nhả bừa nghĩa là rút một mớ còn nín lại một mớ để gài bẫy những kẻ ham hòa bình sớm, ở xa lao đầu về sẽ bị thộp, thì cứ đi thẳng chứ tại sao rút rồi còn quay lại? Ba người đang cãi nhau thì có tiếng trực thăng càng lúc càng gần rồi chúng xuất hiện. Lại mười chiếc. Chúng sà xuống rồi cất lên. Đúng là bài bản của một cuộc đổ quân chụp dù.
“Đm. Mấy thằng du kích n.c… bắn bậy, hại mình rồi!”
“Đồ vô kỷ luật!”
“Hết có gặp má bầy trẻ rồi!”
Mỗi người đều tung ra một cái dấu than vì không biết cách gì để cứu vãn lệnh hưu chiến nữa. Sắp hưởng hòa bình, dù chỉ 24 giờ đồng hồ, mà cái tiếng súng “đẹt” kia đã phá tan rồi. Bầy trực thăng cứ dọc ngang đi lại cả chục chuyến. Như vậy là chúng đem tất cả số quân vừa bốc trả lại chỗ cũ.
“Chúng đóng nọc giữa rốn giải phóng rồi bác Tư nó ơi!”
“Hết ăn Tết con Khỉ đột rồi!”
“Tụi mình thành khỉ già không có bần ăn!”
Nhưng kìa… tiếng gì? Pành pạch… pành pạch ở đâu vang lại từ phía sau lưng nữa. Tám Phong quay lại và kêu lên:
“Nó chụp tới bên này anh Tư ơi!”
Những con thiềm thừ đen thui giăng hàng một ầm ầm lao tới hướng này. Ba người không kịp nói kịp bàn một câu, nhào vô hầm giật ba-lô quảy lên vai chạy bất kể mương vũng. Cốt sao cho thoát khỏi vòng chụp. Vừa ngã một cái trúng rễ cây đau điếng, Tám Phong lồm cồm bò dậy chạy tiếp và chửi thề:
“Đ.má thằng nào bắn bậy hại ông hết ăn Tết rồi.”
Cong lưng chạy qua tới xã khác mới đứng lại được mà thở. Hú vía.
Tám Phong vẫn còn làu bàu chửi thề cái thằng bắn bậy vi phạm lệnh ngừng bắn 24 tiếng của Mặt trận. Trời đã tối nhưng ba người cũng mò ra được một cái nhà. Hồi kháng chiến chống Pháp Tư Mô làm việc ở Ty Thông Tin Tuyên Truyền Tỉnh có đóng ở đây. Cái nhà ngói xưa ba căn hai chái, rộng như chùa. Bếp múc mênh mông, nấu cơm toàn bằng chảo đụng mỗi cái đủ cho 50 người ăn. Bây giờ trở lại, chống Mỹ, ngôi nhà còn trơ cái nền và mấy cái xác bàn thờ vứt ngoài vườn hoang.
Ông chủ nhà già cóp chui rúc trong một gian chòi thu mình ở góc vườn nghe tiếng động bèn thò đầu ra tấm cửa lá. Tư Mô nhận ra người quen cũ nhưng không dám xưng tên.
Biết là ba ông giải phóng đến “dân vận”, ông già nói ngay:
“Tôi có củi, mấy chú có nấu gì kiếm nhà nấu. Đừng nấu ngoài bờ, máy bay nó thấy lửa, nó bắn. Nghe máy bay xa xa, chắc nó chụp xã bên. Coi chừng mồng một Tết lan tới xã này.”
Ba người không biết nói sao trước thái độ không niềm nở của ông già. Nhưng có lẽ ông nhận ra Tư Mô, (Tư Mô đã đến đây vài tháng trước) nên ông hé cửa để cho cả ba vô trong nhà.
Tám Phong và Ba Hoài xuống bếp nấu cơm còn Tư Mô thì ngồi trên một cái ghế bị đạn còn có ba chân, định dân vận ông già nhưng ông đã mở màn trước. Ông hỏi:
“Sao mấy chú còn nằm đây?”
“Dạ, tạm tối nay rồi mai cũng đi lên trên rìa thị xã, ở tuyến ba, đó bác.”
“Người ta đi hết rồi, các chú theo sao kịp.”
Tư Mô hiểu ý ông già. Trong giọng nói có vẻ thành thật, nhưng tự nhiên Tư Mô nghe như có chút gì mỉa mai. Ông già lại tiếp:
“Kỳ này thì chắc đón cụ Hồ vô được hả chú?”
“Dạ…ạ! Tư Mô ấp úng. Dạ cái đó thì… chă… ắc, ông Chín!”
Biết lắm mà. Ông già Chín chọc vào chỗ hiểm! Tư Mô nghĩ thầm.
Mấy tuần trước, Tỉnh đã tổ chức cho cán bộ học liên tục chỉ thị trên R. Học xong phải hạ quyết tâm: “Giải phóng thị xã trong mấy ngày Tết để đón Bác vô.” Tỉnh mình là tỉnh nắm lá cờ đầu Đồng Khởi, sẽ được vinh dự đón Bác trước nhất.
Tiểu đoàn địa phương – tiếng là tiểu đoàn nhưng chỉ được già một đại đội vì lính ớn bom đạn bỏ về nhà ngang xương gần hết – đã làm lễ xuất quân và thề quyết sẽ chiếm lại thị xã thân yêu mà Trung đoàn Đồng Tháp không làm nổi trong vòng mười năm đánh Tây. Sau tiểu đoàn là dân quân, gom góp cũng được hơn đại đội. Họ nhớn nhác đứng sau tiểu đoàn để nghe đọc nhật lệnh của Chị Ba Định, người tỉnh ta vừa lên chức Phó Tư Lệnh Quân giải phóng. Khi xuất phát nhắm hướng thị xã trực chỉ, một nửa đã tự động lui về… tuyến bốn, tuyến năm, tuyến mười lăm.
Do đó mà khi nghe ông già hỏi “chắc không”, Tư Mô đáp “chă… ắc”!
Đã hơn mười giờ đêm mà Tư Mô vẫn còn thao thức. Bốn đứa con, vợ nuôi suốt từ ngày kháng chiến chống Pháp tới bây giờ. Đứa con trai đầu lòng sanh ra chưa đầy tháng đã phải bồng bế chạy xuống miền Tây vì lực lượng UMDC của Một On chiếm đóng tràn lan khắp tỉnh nhà. Thằng bé bị bệnh tê liệt, không có thuốc, một tay mang tật. Rồi đứa con gái ra đời, lớn lên, giống hệt mẹ nó. Hai đứa con trai tiếp tục oe oe chào đời trong gian khổ. Bầy con có cha mà như mồ côi. Hồi hòa bình 54, Tư Mô về thành. Bị bắt. Tù bốn năm, được thả, trở lại nghề báo, cũng khá nổi tiếng, không thua văn sĩ Sàigòn là mấy.
Một hôm đang ngồi nhậu đầu cá ở Chợ Đủi một thằng bạn cũ tới “quèo”. Thế là đi theo, ra khu. Bây giờ mong gặp vợ để giải bày tâm sự. Vợ chồng tám năm xa cách… Thư cho vợ, Tư Mô toàn xin lỗi và chỉ dám mở miệng xin vợ mua cho một cái quẹt lửa Zippo để hút thuốc. Tư Mô có tật ghiền thuốc lá nặng.
Nằm trên võng, ôm cái radio Sony của Tám Phong trên bụng, Tư Mô có nhiệm vụ nghe đài BBXeo hằng đêm, rồi báo tin cho cả bọn cùng “giải điềm đoán mộng”.
Rà làn sóng một lúc, không bắt được tin gì hay, anh bèn tắt đài.
Anh cố định thần để nghỉ ngơi, nhưng giấc ngủ chập chờn không đến.
Ngôi nhà đổ nát này nhắc anh nhớ bao kỷ niệm sâu sắc với người bạn thân. Tuệ, con trai duy nhất của ông Chín là bạn cùng lớp từ bé của Tư Mô và hai người cùng đổ bằng thành chung một niên khóa từ trường Collège Mỹ Tho. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hai người cùng làm việc cho Ban Tuyên Truyền Tỉnh thường đóng cơ quan ở nhà này. Năm 50 kháng chiến thoái trào, Tư Mô dắt vợ cõng con xuống Miền Tây. Tuệ ở lại được ít lâu rồi cũng chạy xuống đó. Hai người lại gặp nhau. Năm đầu tản cư, bà Tuệ có đứa con trưởng nam, năm sau bà Mô sinh thứ nữ. Hai người đùa rằng sẽ làm suôi.
Hòa bình lập lại, Tuệ đi tập kết. Ra Bắc, Tuệ nhờ có văn hóa nên được gởi đi Liên Xô học ngay. Tuệ đỗ bằng Phó Tiến Sĩ Triết Học, nhưng rủi thay, ngày mai lên đường về Hànội thì chiều nay chạy mô-tô bị ô-tô đụng chết.
Tin này Tư Mô nghe được khi ra khu R. Cách đây ít lâu, sau ngày từ R xuống, Tư Mô có ghé qua đây. Tư Mô tưởng ông Chín quên nhưng vừa chạm mặt là ông kêu tên anh ngay. Tưởng ông chưa hay tin về Tuệ, nhưng ngó lên chiếc bàn thờ con xiêu vẹo chân bàn cháy được chắp bằng một khúc tre, Tư Mô nhìn thấy ảnh của Tuệ, bức ảnh chụp hồi hai đứa làm ở Ban Tuyên Truyền, nay đã vàng nẫu.
Chiếc đèn trứng vịt, ngọn nhỏ như hạt đậu xanh leo lét đứng trước tấm ảnh càng làm cho không khí trong nhà tối tăm thêm.
Tư Mô không một lần nào nhắc tới Tuệ vì sợ làm vỡ bọc nước mắt của ông già. Ông Chín cũng biết vậy nên lờ đi như quên mọi chuyện cũ cho yên. Lần đó Tư Mô trông thấy thằng Trí. Một cậu thiến niên tuấn tú khôi ngô giống bố như đúc.
Ông Chín khoe: “Cây có một trái. Nó giống cha, học giỏi nhứt lớp. Mẹ nó về thành không tái giá, cứ ở vậy nuôi con. Đôi lúc nhớ cháu, ông ra thành ở chơi vài ngày. Chỉ trong dịp ngưng bắn mẹ nó mới cho vào đây với nội, hết hạn là về ngay.”
Tư Mô định sẽ hỏi tại sao kỳ này ngưng bắn 24 giờ mà không thấy cậu bé về chơi? Trong lòng anh vẫn luôn luôn giữ một chút gì cho bạn hiền.
Chuyện đùa xưa biết đâu lại thành sự thật. Nếu được vậy có lẽ Tuệ sẽ hả vong linh dưới suối vàng. Tư Mô chưa kịp hỏi thì ông Chín đã nói:
“Thằng nhỏ về hồi chuyến đò chiều nhưng mấy ổng mượn nó đi để đọc bài chào mừng cụ Hồ sáng mồng ba Tết. Tôi nói: Nó ở thành khờ khạo bom đạn, đi với mấy ông sao được
Nhưng họ gạt ngang, bảo: ăn thua gì! Đâu có bom đạn gì mà lo. Tụi tôi tấn công chiếm toàn bộ trong nháy mắt. Để rồi ông coi!”
Ông Chín để lộ sự bất bình. Tư Mô không giải thích được nên làm thinh.
Anh rà làn sóng một lúc nữa. Bỗng từ trong ra đi ô bất ra giọng quen, anh lắng nghe rồi kêu lên:
“Chú Ba, chú Tám! Nổ rồi!” Tư Mô vói tay lắc lắc võng Tám Phong và la to lên:
“Dậy, dậy mấy chú! Sắp bưng mâm rồi!”
Nhưng hai ông cán Mùa Thu chỉ ư ê rồi nằm im.
Tư Mô phải kêu ầm lên và tốc cả mùng họ mới dậy. Khi tỉnh hồn thì bản tin đã hết. Bước sang bài bình luận. Tiếng oang oang từ trong đài vang ra.
“Đại tướng cộng sản Hà Nội, được dự đoán là hiện giờ đang nằm tại Bắc vĩ tuyến 17 để chỉ huy cuộc tổng tấn công này. Viên đại tướng Việt Cộng ngoại ngũ tuần này đã đánh bại các tướng Pháp ở Điện Biên nhưng lại có một đời tư bị dèm pha trong giới cán bộ. Ông ta đã lấy cháu ruột gọi người vợ hôn phối bằng dì sau khi bà này qua đời…”
Tám Phong hét:
“Vặn nhỏ lại! Nó kiểm thảo bỏ mẹ, nó tịch thâu luôn cả radio mình đó!”
Tư Mô tắt luôn.
“Tin tức nói gì anh Tư?” Ba Hoài hỏi.
Tư Mô ngồi dậy chậm rãi quấn thuốc hút rồi nói:
“Tổng tấn công rồi! Mười chín nên trên toàn Miền Nam đã khai pháo. Riêng Huế mình đã vô được Nội thành. Còn tỉnh mình chưa thấy thằng BBXeo nói. Mẹ nó, nó nói xeo đại tướng thấy chưa?”
“Xeo đúng nên mình cứ để nó xeo hoài.” Ba Hoài nói. “Còn các tỉnh nào nữa?”
“Sàigòn chỉ mới vô được ven đô hay Tân Sơn Nhứt gì đó, tiếng e e to quá, nghe không rõ.”
Cụ già Chín thức dậy từ lâu, lắng nghe ba ông cán bàn về chiến thắng trong đài. Thấy họ hăng hái ông Chín từ trong bò ra ngồi bên miệng hầm, góp ý:
“Ủa sao nghe nói hưu chiến 24 tiếng đồng hồ cho binh lính hai bên ăn Tết, mấy chú?”
“Dạ! Cái đó là ý của cấp trên!” Tư Mô né qua. “Tụi này đâu có biết gì ông Chín!”
“Mình làm vậy cho nên hồi chiều tôi thấy trực thăng rút rồi quay trở lại. Báo hại Tết này không cúng được ông bà.”
Tam Phong lém lỉnh trả lời:
“Mình yếu hơn nó ông Chín ơi! Mình mà chơi giàn mặt với tụi nó là bị tụi nó làm gỏi ngay. Ông Chín coi đó, đi đánh cả một cái thị xã mà gom góp không đủ một tiểu đoàn. Tụi nó nằm phình bụng chơi mình cũng không làm gì nổi. Hè hè, bởi vậy mình phải dụ dỗ nó, oánh cú “xi mứng” bất ngờ thì mới mong ẵm nguyên con được ông Chín ạ! Cái kiểu của mình là nói đen phải hiểu trắng, nói trắng hiểu đen.”
Ông Chín ngẫm ngẫm một lúc rồi nói:
“À phải, chú em nói chí p hải, hễ mình nói ngưng bắn tức là mình sẵn sàng bắn, còn mình nói tụi nó thua thì có nghĩa là… là sao?
Tám Phong thấy bị ông già xỏ ngọt nên vội vã đáp:
“Hễ nói tụi nó thua là tụi nó thua thiệt tình.”
“Còn nói mình thắng là… mình…?”
“Thì mình cũng thắng thiệt tình.”
Ông Chín cười ngất:
“Nói như chú Tám vậy là đúng. Nghĩa là mình phải liệu mà trở cho khéo như nướng bánh phồng, phải không?”
“Dạ phải đó, thưa ông Chín, phải trở như trở bánh phồng. Không trở thì bánh khét, còn nếu cứ trở hoài thì bánh sống.”
Ông Chín thấy mấy người cán bộ có vẻ lem hem, chắc ăn cơm chiều không no nên lấy mấy cái bánh phồng ra cho họ nướng ăn uống nước trà đón giao thừa.
Ông Chín nói:
“Cũng gần tới giờ sang năm mới rồi, tội nghiệp mấy chú không về được gia đình. Chắc chú nào cũng xa gia đình vài ba năm phải không?”
“Dạ, cháu xa ngót 10 năm, chú Ba chưa có vợ nhưng xa gia đình gần 15 năm, còn chú Tám xa vợ mới có năm năm thôi.”
Ba Hoài nhắc:
“Rà lại đài Bê Xeo coi anh Tư!”
“Khoan! Cái gì lộp bộp… À đúng rồi! Súng phía thị xã.”
Tiếng súng nổi rộ lên ầm ì, súng to,s úng nhỏ. Tám Phong chạy vụt ra sân. Một chút y trở vô, reo lên:
“Đỏ rực một góc trời. Đánh to rồi!”
Súng nổ liên hồi. Ba người ra sân. Chập sau ông già Chín cũng mò ra theo.
Tám Phong nói oang oang:
“Sáng ngày mồng Ba thì dân tỉnh mình treo cờ đón Bác vô đó ông Chín.”
“Xin lỗi chú em, cụ Hồ sinh năm 1890 tôi sinh năm 1891, cụ Hồ đâu có cháu lớn dữ vậy.”
Thấy Tám Phong hơi sượng, ông già chữa dùm:
“Nếu cụ Hồ vô tới tôi cũng xin chèo ghe đi đón. Ngặt cái là nghe sắp trẻ hát, nói cụ sửa soạn vô hồi oánh Tây kia mà rồi tới nay cũng chưa thấy vô.”
Súng nổ càng lúc càng to, lửa càng lúc càng ánh lan dài ra phía thị xã. Như vậy đúng là Tổng tấn công toàn miền Nam. Thằng Bê Bê Xeo loan tin chính xác lắm!
Tư Mô vẫn ôm cái đài tro tro trước bụng mắt ngó ngọn lửa mà tay vặn vặn. Bỗng làn sóng bật ra tiếng nói:
Thị xã thứ 20 nổ súng vào đúng lúc giao thừa là thị xã X… Toán cộng quân phải vượt qua con sông tên là Cái Cối Cái Cói gì đó để vào thị xã. Họ không có phương tiện chuyển vận và bị đối phương chận đánh nên chết chìm một số lớn. Chỉ có một toán đặc công đột nhập đánh nhà đèn, nhưng chưa phá được. Điện vẫn còn đầy đủ trong thành phố.
Thị xã thứ 21 nổ súng là thị xã Định Tường…
Tám Phong bình luận ngay:
“Ông Chín thấy chưa? Mình giả bộ ngưng bắn 24 tiếng để ăn Tết. Đùng một cái mình tấn công. Tụi nó còn đang nhậu nhẹt mà, súng đạn bỏ lăn lóc, làm thế nào chống lại được! Nếu không lừa tụi nó, làm sao mình bò vô được tới ven đô Sàigòn, làm sao mình vô tới nhà đèn thị xã mình?”
Ông Chín nói:
“Vậy để tôi vô bắt con gà, mấy chú chịu khó nhổ lông mình nhâm nhi tới sáng rồi chạy đuôi tôm lên thị xã coi văn công, sáng mồng ba đón cụ Hồ vô nghe!”
Sáng mồng một. Súng vẫn nổ.
Sáng mồng hai. Súng còn lai rai. Một số dân quân chiến thắng chạy về mặt mày cắt không được hột máu.
Sáng mồng ba, ngày quan trọng nhất Tết năm nay và các Tết trước – súng còn lẹt đẹt. Chỉ lâu lâu mới có vài loạt. Đó là súng truy kích địch chạy ra ngoài thị xã. Quân giải phóng đã chiếm được thị xã. Cờ treo rợp trời. Mấy vạn cặp mắt ngó lên mây chờ máy bay từ Hà Nội bay vào.
Ba vị cán bộ Mùa thu và R vẫn còn hoan hô chiến thắng với đài Bê Xeo tại nhà ông Chín. Con gà cuối cùng trong bầy gà giò ông nuôi chắt chiu lâu nay đã hy sinh cùng với lít rượu nếp than thượng hạng để mừng chiến thắng đón Bác vô ngàn năm một thuở.
Đến chiều mồng ba thì chiến thắng hiện ra đầy đủ tay chân mặt mũi. Tiểu đoàn trưởng Sáu Châu trở về tới hậu phương, toàn thân ngay chừ, đầu quấn băng trắng toát, mắt nhắm nghiền, nằm trên chiếc võng do hai người lính khiêng. Toán tải thương hốc hác rã rời. Họ buộc võng vào hai gốc cau tơ trước chòi ông già rồi xộc đại vào xin cơm. Một người nói:
“Ông cho cơm gì cũng được. Tấm heo cũng nuốt. Đói từ sáng mồng hai tới nay. Toàn uống nước vũng trừ cơm.”
Tám Phong từng làm y tá cho tiểu đoàn 307 hồi kháng chiến chống Pháp, thấy vết thương của Sáu Chân có vẻ nặng nên đến xem để băng bó lại dùm. Y kê mũi vào ngửi rồi nhăn mặt quay ra nói với mấy người lính:
“Vết thương đã thối rồi mấy chú! Sợ có dòi bên trong.”
“Tụi tôi đâu có biết gì. Y tá mặt trận băng xong bảo tụi tôi điều về hậu cứ. Tụi tôi cứ việc khiêng bạt mạng.”
“Quân y đâu?”
“Chạy tản mát hết.”
“Kỳ cục vậy?”
“Dạ, tụi Trâu Điên của Sàigòn đang đóng ở thị xã, gặp dịp chúng bèn nhảy ra phía sau lưng mình, chận đường rút lui, cho nên tuyến hai tuyến ba của mình rã hết.”
“Anh Sáu bị thương lúc nào?”
“Dạ đồng chí tiểu đoàn trưởng bị thương lúc vừa qua được sông vô thị xã. Ảnh bị một trái da láng của tụi nhân dân tự vệ áo đen. May mà lúc đó mới nổ súng, tụi nó còn bất cập, chới với nên mình mới đưa ảnh trở qua sông được, chớ để chừng một tiếng đồng hồ sau thì kẹt trong đó luôn rồi.”
“Còn tiểu đoàn đâu hết?”
“Thì lọt vô được bao nhiêu, ở lại trong thị xã bấy nhiêu. Bây giờ đâu còn đường ra. Tụi Trâu Điên chận vòng một. Tụi Sư Đoàn 7 chận vòng hai sau lưng mình.”
Anh lính ngồi bẹp xuống đất, cởi áo vắt trên nhánh cây.
Ông già Chín đem ra một dĩa bánh tét và một nải chuối già. Mấy anh lính vồ lấy nuốt không kịp nhai. Một anh nói:
“Trung ương chơi cú này tới gáo thiệt tình đó. Bác Hồ có vô thì cũng chẳng còn ai mà đón!”
Anh lắc đầu nguầy nguậy, cố nuốt gặn cho trôi miếng bánh tét dính trong cuống họng:
“Trận tấn công này được áp dụng “chiến thuật A-Thần-phù” ngàn năm một thuở! – Anh lính vẫn lắc đầu – Ai đời đánh địch mà không rõ địch ở đâu, đông hay ít, thậm chí chẳng biết cả đường hành quân và đường rút lui. Súng bắn một lúc hết đạn, xoay ra đốt nhà, đốt phố!”
Thanh toán xong dĩa bánh tét và nải chuối, tốp chiến sĩ lại giục nhau khiêng tiểu đoàn trưởng của họ lùi sâu nữa vào hậu cứ. Họ bảo ba ông cán bộ:
“Các chú coi chừng, tụi nó sẽ nhảy khoanh vòng thứ ba. Tụi nó chơi độc thiệt, chỉ chống cự sơ sài nhưng lại tập trung lập phòng tuyến chặn đường rút của mình. Lục lượng của mình lọt vào bụng thị xã, bị tiêu hao, không có tiếp viện, không biết đỡ gạt làm sao. Đúng là chiến thuật “A-thần-phù!”
Tư Mô nghe loạn xạ hai lỗ tai, chẳng nhớ gì, nhưng còn ghi được cái danh từ chiến thuật A-thần-phù, là tiếng của trẻ con chơi với nhau, có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, thí mạng cùi, chết bỏ xu nhỏ mười mạng, cứ chơi tới bi nhiêu bi…
Đốt phố ư! Tư Mô giật mình. Phố nào, khu nào? Chỉ có phố lá của dân nghèo mới bắt lửa nhanh. Loại phố đó ở ngoài rìa thị xã. Vợ con Tư Mô… Vợ đi bán bánh bèo ở nhà lồng chợ để nuôi con học thì ở phố lầu, nhà gạch sao được?
Rồi mồng bốn trôi qua. Mồng năm đến. Tiếng súng đã hoàn toàn im hẳn, nhưng những trận chụp dù liên tiếp xảy ra trong bốn phần năm đất của ông Nguyễn Hữu Thọ. Cán bộ chạy vắt giò lên cổ, chạy thâm cả ban đêm. Quần áo không lúc nào khô. Ban đêm pháo sáng bắn đỏ trời soi cho trực thăng đổ quân, lính dẫm nát đất. Hầm bí mật không ai dám chui vì lính ruồng đóng luôn cả đêm. Chui xuống, hết lên. Mẹ kiếp, chọc vô ổ ong nùi giẻ, nên hậu quả không vui.
… Tư Mô men ra bến đò. Sau mấy ngày lộn xộn, đò máy lại đưa khách ra vào thị xã. Người từ thị xã ra khu tìm chồng con đông như kiến. Đò nào đò nấy chật ních, người ngồi cả trên mui.
Một buổi chiều, đò đổ bến, cây đòn dài vừa ném lên bờ, ai nấy vọt lên chạy tản mác vì sợ máy bay tới. Ở dưới đò còn lúm xúm mấy người.
Tư Mô định quay đi vì không còn hy vọng. Xin hẹn kiếp sau. Nhưng bỗng có tiếng thét lên làm Tư Mô giật mình. Rồi một tiếng dỗ dành dịu ngọt:
“Nín đi con, đừng có la, lính bắt chết!”
Tư Mô quay phắt lại: cái giọng kia nghe quen quá. Tư Mô hấp tấp bước xuống đò. Một cô bé áo trắng quần trắng, tóc phủ xuống vai, lưng tựa vách đò, mắt ngơ ngáo nhìn quanh rồi bỗng thét lên:
“Lửa! Lửa cháy nhà mình, má ơi, chạy! chạy!” Rồi vùng đứng lên đụng đầu vào mui đò và ngã áp mặt xuống sạp. Tư Mô hốt hoảng đỡ con bé dậy, xoa đầu nó lia lịa:
“Ôi cha cha, chậc! Bể đầu con nhỏ rồi!”
Người đàn bà quay lại. Bốn mắt nhìn nhau. Bàng hoàng, im bặt. Một cặp vợ chồng… tái ngộ. Vợ chồng Tư Mô.
“Con Thi sao vậy em?” Tư Mô hỏi.
“Từ đêm nhà mình phát hỏa, nó điên luôn. Em có đưa con đi bác sĩ vài lần nhưng bịnh thần kinh của con không thuyên giảm mà lại có phần tăng.”
“Thôi được rồi! Còn sống đây là quý. Đưa con lên đi em!”
Dẫn đầu là bố, sau lưng là mẹ, chính giữa là con gái, cái tổ ba người, tư tưởng khác nhau, cuộc sống khác nhau cùng đề huề bước lên cây đòn dài run run. Họ tưởng chiêm bao.
Tư Mô vừa bước lên tới bờ thì người tài công đò phóng vụt theo. Mấy bữa rày, Tư Mô đã ra đây hai ba lần để đón vợ hụt, nên hai bên quen nhau.
Viên tài công cười xã giao:
“Nay rước được thím Tư rồi hả chú?”
“Ừ, may quá!”
Anh ta lôi tay Tư Mô ra xa vài bước rồi nói nhỏ, vẻ mặt nhớn nhác:
“Chú làm ơn giúp dùm việc này. Cháu hổng biết chi ủy ở đâu mà nhắn.
Tư Mô nghĩ là vật liệu tiếp phẩm bí mật từ thành gởi ra nên sốt sắng gật đầu. Viên tài công lôi tay Tư Mô xuống đò. Tư Mô cực chẳng đã phải đi theo. Y lôi tuột Tư Mô vọt lên mui rồi bước ra sau lái. Y nhảy xuống và cạy một tấm ván trên sàn. Tư Mô ngồi xổm trên mui ngờ ngợ ngó xuống. Viên tài công dở tấm ni-lông xanh lên. Một hàng bao ni-lông đen đựng thứ gì nằm quay ngang no phồng:
“Cái gì vậy hả chú tài?” Tư Mô hơi giật mình quát: “Tại sao lại lọt vô nằm trong bao này?”
“Chú dư biết tại sao rồi còn hỏi làm gì nữa! Chậc! Không có ai lấy xác. Mấy ông quốc gia thấy vậy bèn bỏ vô bao ni lông chở xuống bến đò. Mấy ổng chia cho mỗi đò vài bao, bảo chở dùm về trong này cho gia đình họ nhận! Chậc ! Tội quá!”
Tư Mô bất nhẫn tâm thần. Nhưng viên tài công thao thao nói tiếp:
“Bao ni lông thiệt kín! Họ rắc thuốc rồi mới dán lại nên không sình không hôi. Bà con đi đò đâu có biết gì. Rủi có biết cũng giả lơ chớ đâu dám…”
Tư Mô ngồi lặng ngắt, mặt mũi tối sầm. Một đám người nằm im lìm trong bao ni lông. Họ có biết là họ làm gạch lót đường đón Bác Hồ vô không? Nhưng Bác Hồ đi trên mây chớ không đi dưới đất cho nên xác họ hóa ra thừa, mấy ông quốc gia nhặt lấy gởi dùm về quê đó. Như Ba Hoài và Tám Phong kể lại thì loại gạch này trên đường Trường Sơn còn vô số, bao ni lông lấy đâu cho đủ!
“Chuyến ngày mai còn nhiều nữa chú Tư à! Lính quốc gia chơi gắt lắm. Mấy ổng ghi tên từng chủ đò, nếu đò nào né tránh không chịu chở sẽ bị cấm bến luôn. Mai tui phải lãnh thêm.”
Tư Mô nói:
“Để tôi vô trong vườn, tôi réo mấy cha chi ủy dùm cho.”
Tư Mô trở lên bờ. Vợ con còn đứng đợi bên một gốc me cháy ở cuối chợ. Con bé Thi thì ủ rũ như nhà triết học tí hon. Chị Tư nói:
“Em chuẩn bị đủ các thứ cho anh rồi. Có cả chiếc hộp quẹt zíp-pô, định sáng mồng một hưu chiến thì vô, khuya mồng một thì về. Ai dè tối giao thừa lùng tung ra. Nhà cửa cháy rụi mẹ con chạy ra mình không. Oánh không lợi, họ đốt nhà dân để thoát thân.”
“Còn hai thằng Lâm, thằng Tuyền đâu?” Tư Mô gạt phắt như sợ có người nghe.
Chị Tư òa lên khóc. Con Thi cũng khóc theo. Tư Mô cảm thấy xốn xang. Đợi vợ bớt khóc mới hỏi thêm. Chị Tư ngập ngừng:
“Thằng Lâm thì lạc mất. Còn thằng Tuyền thì anh nó tìm được rồi. Không biết làm sao mà nó lại trôi tuốt lên nằm trong bệnh viện dã chiến, phỏng nặng, băng quấn cùng mình. Thằng Lê ở nhà đi tìm thằng Lâm. Em sợ ở trong này anh lo lắng nên em hối hả đi vô.”
Tư Mô dắt vợ con về nhà ông Chín. Để giữ uy tín cho chiến thuật A-thần-phù, Tư Mô dặn vợ:
“Gặp ai hỏi tin tức ở trong thị xã ra sao, em cứ nói là mấy ông giải phóng chiếm được hết thị xã, quốc gia oánh không lại nên đốt phố dân… chớ đừng nói như vừa rồi.”
Khi đi ngang qua nghĩa trang chiến sĩ – nay đã trở thành bãi tha ma trâu bò quần nát bấy, Tư Mô thấy có mấy người đang hì hục đào xới. Nắng nhạt chiều tàn còn cố chống đỡ cái khí âm nặng nề đang ập xuống. Một dãy nấm đất vàng còn ướt nằm sưởi nắng bên cạnh mấy cái hố dài xọc trống hoác như những cái mồm há lên trời chờ nuốt mây.
Tư Mô vụt nghĩ đến tiểu đoàn trưởng Sáu Châu:
“Không biết bây giờ chú ấy ra sao, vợ con đã hay chưa?”
Về đến nhà ông Chín thì trời tối mịt. Tám Phong đang nằm tréo giò trên võng mò đài Bê Bê Xeo còn Ba Hoài đang bình luận chiến thắng với ông Chín. Thấy Tư Mô dắt vợ con về, cả ba người đều mừng rỡ. Ông Chín là người vọt miệng hỏi tin tức thị xã trước nhất. Chị Tư cứ y điệu của anh Tư mà đối đáp rất trôi chảy, chẳng thua đài Bê Xeo. Ba Hoài và Tám Phong chào hỏi rồi rút lui ra bờ cau mắc võng nhường mái chòi cho hai vợ chồng già trăng mật. Còn ông Chín đem cho hai tấm lá chầm trải dưới đất ngay miệng hầm cho gia đình Tư Mô nghỉ, đề phòng có cà nông thụt thì họ chui vô cho nhanh. Chỉ có một cái mùng chiếc trong ba lô, Tư Mô giành cho con gái, còn anh chị nằm trần.
Chị Tư Mô gối trên cánh tay chồng khóc mùi mẫn. Anh không biết nói gì. Cứ chốc chốc lại bảo: “Em nín đi, đừng khóc!” Tuy nhiên anh cũng khóc. Anh cố nén không cho tiếng nấc bật ra khi chị Tư thú thực với anh rằng thằng Lâm chết cháy… mà hồi nãy chị nói giấu.
Lúc nửa đêm, hai vợ chồng đang âu yếm thì con bé Thi ngồi choàng dậy kêu toáng lên:
“Lửa! Lửa! Má ơi lửa trên nóc nhà!”
Tư Mô vói tay qua mình vợ thò tay vô mùng, vuốt tóc con:
“Nằm xuống, ngủ đi con, hết lửa rồi chỉ còn có tro thôi, con!”
Con bé nằm xuống, nhưng chỉ một chốc sau, nó lại ngồi dậy. Nó ngó chòng chọc vào bóng tối và nói thinh không:
“Dạ thưa thầy sao thầy cho em có ba phần tư cái hột vịt, xin thầy thêm chút nước mắm!”
“Nằm xuống con!” Tư Mô quát khẽ “Lại ba phần tư với bốn phần năm!”
Con bé cười rú lên rồi nằm vật xuống. Tư Mô thở dài không biết làm gì. Bỗng Tám Phong thò đầu vào. Y gọi Tư Mô ra ngoài hè rồi nói, có vẻ thành thật:
“Con bé loạn thần kinh vì sợ hãi cảnh tượng ở trong đó. Mình có thể trị bằng tâm lý anh Tư à!” Rồi nói tiếp luôn “Hồi kháng chiến đánh Tây tôi có mục kích một trường hợp mổ vết thương cho một em bé liên lạc của tiểu đoàn 307 không có thuốc tê. Em kêu la rầm trời. Ông chính trị viên đứng gần đó bảo: “Ráng đi em, rồi Bác Hồ khen! Bác Hồ khen giỏi!” Trong trường hợp của cháu gái, đâu anh thử nói như vầy: “Ráng đi con rồi con sẽ được đi đón Bác Hồ vô.”
Tư Mô gục gặc đầu, có vẻ tán thành, nhưng anh hỏi lại Tám Phong:
“Rồi thằng bé còn la nữa không?”
“Ái da! Vết thương nặng lắm! Thằng bé rên nhỏ dần rồi đi luôn” Tám Phong thấy mình hố nên chữa ngay “Nhưng mà đó là trường hợp khác, còn cháu gái khỏe mạnh đâu có bị thương tích gì. Hễ nó lên cơn thì anh chỉ lên mây và bảo “Tía con mình sắp đón Bác Hồ vô rồi đó con!” Hổng tin anh làm thử vài lần coi! Tôi tin nó sẽ định tâm trở lại.”
Tư Mô đứng tần ngần hồi lâu. Anh không biết Tám Phong nói thiệt hay đùa. Anh chỉ vấn thuốc hút…
Tàn điếu thuốc, anh vô nằm trở lại. Mắt cay như xát ớt, muốn ngủ nhưng không ngủ được. Muốn tâm sự với vợ sau mười năm xa cách mà không biết nói chuyện gì. Cứ sắp hở môi lại thôi.
Ông Chín đáng lẽ vô hầm ngủ cho yên, lại ngồi ở mép cửa bếp nhìn bóng đèn tù mù trên bàn thờ.
Tư Mô biết ông Chín không thể ngủ được. Đi tấn công thị xã mười người lâm nạn hết chín, thập tử nhứt sanh. Ai có thể ngủ yên trong một đem như đêm nay. Ngồi còn không yên nữa là!
Độ quá nửa canh tư, Tư Mô đang mơ màng thì có tiếng đập cửa đùng đùng. Ông Chín chạy tuôn bàn ghế đụng bàn thờ làm tắt luôn ngọn đèn bóng trứng vịt.
“Ai a… ai?” Ông lắp bắp.
Tư Mô đứng dựng lên. Trời tối thui. Anh bật lửa. Chị Tư cũng ngồi choàng dậy. Con bé mở mắt tròn xoe ngờ nghệch.
“Ai… vậy?” Ông Chín run run quát.
Không có tiếng trả lời. Tư Mô bước lại lôi bẹt tấm cửa ra.
Hai người lù lù khiêng thẳng cái võng vào nhà. Ba Hoài và Tám Phong ngoài bờ cau cũng vô tới. Tám Phong tay xẹt đèn pin, tay giở tấm lá chầm đậy trên võng, rồi buông liền.
Ông Chín kêu thét lên một tiếng và ngã đánh rật xuống đất bất tỉnh.
Mọi người đứng tần ngần. Bỗng một cái bóng trắng vọt ra cửa và biến trong đêm. Chị Tư vói tay chụp nhưng không kịp, chị quờ quạng chạy theo, kêu thất thanh:
“Con, con ơi! Bớ…bớ…ớ!!”
Cái bóng trắng lao đi và rơi xuống mương cau. Nó vừa lội bươn vừa kêu rú. Tiếng nước khua xộn xộn hòa cùng tiếng kêu oái oái thất thần thoát ra từ một cổ họng non.
Anh Tư cũng đuổi theo, vừa chạy vừa thét:
“Con! Con! Trở lại mình đi đón Bác Hồ!”
xuanvu_sign

HỒ TRƯỜNG AN * THỤY VŨ

Tổng Quan Văn Chương Của Nguyễn Thị Thụy Vũ

  Hồ Trường An Từ khi khởi nghiệp vào năm 1967 cho tới năm 1975, Nguyễn thị Thụy Vũ đã trình làng 10 tác phẩm như sau: ''Mèo Đêm'' (tập truyện), ''Lao Vào Lửa'' (tập truyện),''Ngọn Pháo Bông'' (truyện dài), ''Thú Hoang'' (truyện dài), ''Chiều Mênh Mông'' (tập truyện), ''Khung Rêu'' (truyện dài), ''Như Thiên Đường Lạnh'' (truyện dài), ' Nhang Tàn Thắp Khuya'' (truyện dài), ''Chiều Xuống Êm Đềm'' (truyện dài), ''Cho Trận Gió Kinh Thiên'' (truyện dài). Chị chường mặt trên văn đàn giữa lúc Nhã Ca viết chuyện anh tiền tuyến em hậu phuơng pha một chút bóng dáng văn chương thời thưọng, giữa lúc Túy Hồng le lói văn chương hâm hấp tình dục, giữa lúc Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng mải miết chạy theo văn chương hiện sinh... Văn chương Thụy Vũ thật khó xác định. Chị viết về tâm sự cô đơn của các cô gái già, chị viết về xã hội các cô gái buôn hương bán phấn, chị viết về sinh hoạt của gia đình nhiều biến cố có liên quan đến thời cuộc và đến những khúc quanh của lịch sử. Đó là thứ văn chương hiện thực xã hội pha trộn một chút bóng dáng văn chương nổi loạn vốn là tàn dư sót muọn của văn chương hiẹn sinh. Trừ Nhã Ca ra, bốn nhà văn nữ Trùng Dương, Túy Hồng, Thụy Vũ và Nguyễn Thị Hoàng xiển dương thứ văn chương tình yêu truợt qua tình dục, không cần miễn cưỡng, không cần chống đói sự trượt ngã ấy. Văn chưong của họ phải tách ra phong cách cô giáo, phải phản ảnh trung thực cái ước vọng của họ, không cần ngụy trang nếp suy nghĩ của mình. Họ sống sượng, ngang ngược, rồi bù lu bù loa, rồi tru tréo, rồi dẩy đành đặch với thứ cảm tính bung vỡ như trái lựu đạn rút chốt nổ tứ tung. Nhưng Nhã Ca vẫn có những truyện ngắn khá nổi loạn, tách rời lối văn những kẻ đi trước mình như Thụy An, Mộng Sơn Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Đặng Thị Thanh Phưong, Minh Quân, Minh Đức Hoài Trinh... Cho nên Nhã Ca , Túy Hồng, Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng trở thành 5 cây bút phụ nữ thời danh lẩn thời thượng gây biết bao dao động trong văn giới. Nhã Ca cũng dùng bút pháp khi thì rống la khóc lóc, khi thì mơn man quá trớn, chị cũng tô đậm sắc thái tình cảm một cách cẩu thả, buông lung. Nhưng cả năm mở rộng cách yêu đương đôi lứa rồi đặt lại vấn đề về yêu cái tự do cá nhân, sự mến chuộng cuộc sống riêng tư. Họ xiên dương sự thành khẩn với chính mình, sự can đảm đạp nhầu lên cách thưởng ngoạn cổ truyền của thành phần đa số độc giả có đầu óc bị đóng khung trong lề thói đạo đức. Đó là một đặc điểm rất kỳ đặc, rất lộng lẫy trong văn giói làm chấn động một thời đại của nền văn chương Miền Nam Việt Nam trong bối cảnh ngập tràn khói lửa máu xương. * * * Xin điểm qua các cuốn sách của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã xuất bản: 2 * ''Mèo Đêm'': Khi quyển sách này nhà xuất bản Thời Mới trình làng thì chỉ gồm có 4 truyện ngắn. Hai truyện ngắn '' Một Buổi Chiều'', ''Đợi Chuyến Đi Xa'' nói về tâm trạng ray rứt thèm thuồng tình yêu lẫn tình dục của một cô gái già. Hai truyện ngắn '' Mèo Đêm'', ''Nắng Chiều Vàng'' viết về các cô bán snack bar dan díu với bọn lính Mỹ. Khi được nhà xuất bản Kim Anh tái bản thì có thêm 2 truyện ngắn '' Bóng Mát Trên Đường'' và ''Miền Ngoại Ô Tình Lẻ''; hai truyện ngắn này cũng chỉ nói lên niềm cô đơn của tác giả được thể hiện qua hai nữ nhân vật chánh. Văn chương tình tự của tác giả êm dịu, đôi lúc thơ mộng nữa là khác, nhưng đôi lúc lại le lói mầm mống nổi loạn . * ''Lao Vào Lửa'': Đây là quyển sách thuần túy viết về nếp sinh hoạt của các cô điếm trá hình các cô chiêu đãi viên trong các snack bar. Hai truyện ngắn ''Chiếc Giường'' và ''Lao Vào Lửa'' lấy bối cảnh tại một snack bar ở Sài Gòn, còn truyện ngắn ''Đêm Nổi Lửa'' lấy bối cảnh ở nhà thương khám bịnh hoa liễu mà thời nhân gọi là Nhà Thương Bạc Hà. Nhân vật chánh bị bắt đi 'lục-xì'' và bị giam lỏng ở nhà thuơng ấy. Muốn thoát ra khỏi nhà thương ấy, đương sự thông đồng với kẻ bị giam đồng cảnh ngộ với mình và người tình nhân Việt Nam ở bên ngoài. Đợi vào tới đêm cận Tết, cả bọn nổi lửa gây hỏa hoạn để thừa lúc hổn loạn chạy thoát ra ngoài. * ''Chiêu Mênh Mông'': Tập truyện này gồm có một truyện tả tâm trạng những nhân vật cô đơn như truyện ngắn ''Chiều Mênh Mông''(cùng tựa với tập truyện). Truyện ngắn''Tiếng Hát'' miêu tả cái bỡ ngỡ cô thiếu nữ lạc loài theo kiểu tha phương cầu thực. Tình cờ cô bước vào cái xã hội văn nghệ sĩ thời thượng và chịu ăn nằm với một chàng du ca mà không thể nghĩ sự dan díu sẽ đi tới đâu sau cuộc làm tình không mấy hào hứng đó. Truyện ngắn'' Lìa Sông'' mô tả cô gái già may mắn tìm được tấm chồng rồi đi đến cuộc hôn nhân ở phần kết thúc câu chuyện ; nhưng trong cuộc hành trình của cây bút, tác giả cho cô gái rên siết dẩy dụa, than thân trách phận nghe mà ớn óc. Truyện ngắn ''Cây Độc Không Trái'' mô tả cô gái bán snack bar đi phá thai. Cách phá thai được tác giả mô tả đến nơi đến chốn làm người đọc rùng mình. Rồi tác giả mô tả luôn mặc cảm phạm tội của cô gái cùng cái ý tưởng mai sau mình sẽ tuyệt tự. Truyện ngắn ''Trôi Sông'' và truyện ''Đêm Tói Bao La'' với bút pháp dữ dằn, với cốt truyện phanh phui tàn nhẫn cái bản năng giông bão của hạng cùng đinh trong xã hội. Bút giả sẽ khai thác 2 truyện ngắn này sau. * Thú Hoang: Mô tả cái thế giới nữ sinh trong trường công lập tại tỉnh lẻ. Các độc giả đừng hòng gặp cái thời kỳ thơ mộng quý báu của thuở học trò. Ba nữ nhân vật chánh, cô thứ ba thì bị tên nam sinh trường khác cưỡng dâm, cô thứ hai thì dan díu với tên nam sinh sở khanh đến đỗi ôm hoang thai và ả ta lại phải phá thai, còn nữ nhân vật thứ nhất xưng tôi vì chán không khí u trầm nơi tỉnh lỵ cố hương nên bỏ nhà lên Sài Gòn để làm cuộc đời mới. Nhưng trong chuyến xe đò, y thị gặp tên nam sinh sở khanh, cảm thấy mềm lòng lõng dạ khi được hắn ve vãn. Tới đây tác giả chấm dứt câu chuyện. Không ai có thể đoán biết cuộc đam mê sẽ đưa đẩy y thị tới đâu. * ''Ngọn Pháo Bông'': Đây là truyện dài mô tả tâm trạng một cô gái buôn hương bán phấn về chiều, nhưng vẫn còn hấp dẫn mấy anh lính G.I trẻ trung. Khốn nỗi cô ta lại yêu loại trai đồng chủng bị chúng rút rỉa bòn tiền. Rồi cô ta bị đâm chết trong căn appartment mà nhà chức trách không sao tìm ra thủ phạm. Đây là một nhân vật có thật tên Yến có hổn danh là Yén Ngựa mà 3 giới ''chị em ta'' và giới vũ nữ trong các vũ trường hoa lệ ở Sài Gòn đều biết tiếng. Nhưng tác giả đổi tên cô ta là Thắm Ngựa. Cái chết của cô ta được báo chí xôn xao cả tuần. * ''Như Thiên Đường Lạnh'' : Chuyện đời sống của đôi vợ chồng định cư trên một giang đảo (cù lao An Thành đối diện với chợ tỉnh Vĩnh Long qua nhánh sông Cổ Chiên). Chồng là thầy giáo tiểu học, tánh lông bông, ưa ngoại tình, không hẳn là người tham thanh chuộng lạ, không hẳn là thứ ưa thú vui tửu sắc, mà là chán cái lập đi lập lại rất vô vị của cuộc sống không biến cố. Vợ là người đàn bà đảm đang, ghen tương, hổn hào nhưng hết dạ yêu chồng. Người chồng vốn thích cuộc sống thay đổi, nhưng không dám sống dù có gặp sự thay đổi thực sự đi nữa. Y ta cảm thấy cuộc sống hầu như ngưng đọng ở vùng nửa chợ nửa quê, rồi vì tinh thần bạc nhược nên y ta vẫn giữ nghề gõ đầu trẻ, lóng ngóng một sự thay đổi, nhưng sự thay đổi không hề xảy đến. Cuốn sách toát ra không khí chán nản, uể oải như không khí trong truyện dài ''Băn Khoăn'' của Khái Hưng. * ''Nhang Tàn Thắp Khuya'' : Đây là câu chuyện người vợ đảm đang yêu chồng, gánh vác hoàn bị giang sơn nhà chồng vốn là đại gia thuộc thành phần trưởng giả. Nhưng không ngờ, một ngưòi bạn chồng hiện đến. Y ta bạc nhược tinh thần, trái hẳn cái vững chải lành mạnh của chồng. Người vợ vốn cảm thông, rất bao dung và hay mềm lòng đói với kẻ yếu đuối. Nàng không ngờ từ tấm lòng hào sảng của mình, nàng lún sâu vào tình yêu. Người bạn chồng và nàng đều hiểu nhau rằng họ đã yêu nhau, người bạn hăm hở tiến tới, còn người vợ vì lễ giáo nên chỉ biết đau khổ trốn vào bổn phận vợ hiền. Song song với tình yêu chồng, người vợ có một niềm bí mật vạn phần lộng lẩy để cất giấu trong kho tàng kỷ niệm của riêng mình. * ''Chiều Xuống Êm Đềm'': Truyện xảy ra vào thập niên thập niên áp chót của thế kỷ 19. Đôi vợ chồng già trưởng giả ở làng Đạo Thạnh , tỉnh Mỹ Tho sống cô đơn, nương tựa vào nhau. Hồi xưa, vào tuổi hoa niên, người chồng đã từng chứng kién người cô ruột hãy còn là xử nữ của mình trong chuyến hải trình từ Huế vào Nam Kỳ bị làm lễ tế thủy thần cầu cho biển lặng sóng êm. Chủ thuyền và cả bọn hành khách mê tín trong thuyền nhẫn tâm liệng người thiếu nữ ấy xuống biển cho Long Vương làm vợ bé. Khi trưởng thành, đương sự cưới một người thiếu nữ họ hàng với ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt làm vợ. Nhưng nghiệt thay, sau đó Lê văn Khôi, con nuôi ngài Tả Quân khởi loan, rồi bị triều đình tiêu diệt. Họ hàng của ngài Tả Quân đều bị xử tử theo án tru di tam tộc. Người vợ họ Lê dùng bột tỳ sương tự vận để khỏi bị lôi ra pháp trường xử chém. Người chồng khốn khổ đó sau đó ít lâu tái hôn với một thiếu nữ khác. Dù được người vợ sau yêu thương và tận tụy săn sóc, nhưng hai vết thương trong tâm khảm người đàn ông khốn khổ kia không thể nào phai mờ. Người vợ sau chỉ sinh hai cô con gái. Cả hai đều xinh đẹp và hiếu hạnh, đều được lấy chồng có địa vị cao sang trong xã hội, làm vẻ vang cho cha mẹ. Con gái lần lượt theo chồng. Dưới mái nhà cổ kính âm u chỉ còn đôi vợ chồng già. Đây là lúc lão ông sống hoàn toàn với dĩ vẫng đau thương. Và đây là lúc lão bà lo sợ cái chết cướp mất một ai trong hai vợ chồng để người ở lại chịu cảnh lẻ loi trong buổi hoàng hôn cuộc dời. *. ''Cho Trận Gió Kinh Thiên'': Đây là một xã hội thu nhỏ ở một xóm lao động ở chặng giữa Chợ Đũi và bót cảnh sát Quận 3 của Thủ Đô Sài Gòn. Khu xóm ở gần đình Phú Thạnh và tòa Đại Sứ Căm-bốt trước năm 1975. Trong xóm ấy có nhà chứa điếm, có các chiếu bạc sòng bài, có quán nhậu, có chỗ hút nha phiến... Trong khung cảnh có tứ đổ tường ấy, trừ hai nhân vật 4 chánh có ăn học là đôi tình nhân Đồng và Nguyệt, còn ngoài ra thì gồm những nam nhân vật thuộc hạng đá cá lăn dưa, những nữ nhân vật thuộc hạng Chằn ăn trăn quấn. Mỗi nhận vật đều có cá tánh riệng, có cuộc sống riêng tư bê bối riêng. Đàn bà gặp lúc phong trào Mỹ qua Việt Nam tham chiến, đua nhau lấy Mỹ. Rồi còn vụ ngoại tình, vụ tham dâm chuộng dục, chuyện mê bài bạc sa đà, chuyện buông thần bán thánh. Tác giả dùng ngòi bút của mình đập mạnh vào hoàn cảnh và nội tâm mỗi nhân vật để họ lòi ra nguyên vẹn cái bản năng đê tiện lẫn một vài căn tánh được thiên lương soi sáng. Nhiều chi tiết sinh động làm cho tác phẩm lồ lộ nét sống thực tươi rói. Trước đó, quyển truyện dài ''Thềm Hoang'' của Nhật Tiến dù đoạt giải nhất về văn chương của giải Văn Hoc Nghệ Thuật Toàn Quốc lại thiếu chi tiết đặc thù và sống thực. Cho nên khi được tái bản ở Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa thì nó bị chê bai dè bĩu là tác giả chỉ viết được vài chuyện chung chung hoặc chuyện hư cấu mà ai ai cũng đã biết qua rồi. Văn hào Léon Tolstoi cho rằng chi tiết làm nên đại cuộc. Nhật Tiến không có chi tiết đặc sắc theo nhu cầu đòi hỏi của văn chương. Trái lại Thụy Vũ tìm gặp những chi tiết ấy trong một cái xã hội có thật nên nét đặc thù của chúng được hiển lộ toàn vẹn và được khai thác triệt để. Chắc chẳng có ai chịu khai thác chuyện bà mẹ trong căn gác xép ngồi niệm Phật thì cô con gái lợi dụng đêm tối không trăng, chỗ khuất cột đèn nen đem tình nhân của mình hì hục làm tình ở ngoài bao lơn khiến bà ta than thở rồi rầy rà : ''Mèn ơi, mỗi khi mình mở miệng niệm Phật thì ở ngoải tụi nó làm đùng đùng như cù dậy''. Lại có một vận sự nữa. Đôi vợ chồng già chỉ ở chung với nhau vì nghĩa, hết còn vì tình. Ông chồng đau ốm dây dưa làm phền bà vợ trong khi bà mê sa bài bạc. Khi ông hấp hối, đứa cháu đến sòng bài tứ săc báo tin cho bà hay. Bà nhứt định đánh cho tới đứt chến mới về nhà lo ma chay cho chồng. Bà già này có đứa em gái vừa câm vừa điếc. Văy mà y thị tìm đâu được vài tên đàn ông vô danh nào đó gieo giông để y thị lần lượt đẻ hai đứa con cho chị mình nuôi. Đến khi y thị lăn đùng ra chết, bà già mê bài bạc kia vẫn tiếp tục đánh tứ sắc trong khi xác em gái mình còn nằm trên gác chưa tẫn liệm. * * * Nếu bình tâm mà xét, trong mười tác phẩm gồm truyện ngắn lẫn truyện dài thì chỉ có ''Cho Trận Gió Kinh Thiên'' (truyện dài) cùng ba truyện ngắn '' Trôi Sông'', ''Đêm Tối Bao La'' và ''Lòng Trần'' là đáng nói hơn vì những tác phẩm này đập mạnh vào cõi ấn tượng độc giả bằng những nhát búa khốc liệt. Những truyện ngắn lẫn truyện dài khác, kể cả quyển ''Khung Rêu'' đã từng đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1970 cũng chỉ xây được cái nền mống và các rường cột cho ngôi nhà văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ mà thôi. Chính 1 truyện dài và 3 truyện ngắn mà tôi vừa kể mới thắp hào quang cho văn nghiệp kia, mới làm rạng ngời thần trí sáng tạo của tác giả. Nhã Ca viết về cảnh hậu phương xa tầm lửa đạn khói súng. Văn chương quá hiền. Túy Hồng rống la tru tréo thân phận đàn bà bị thiệt thòi. Cũng còn hiền thôi. Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng chạy theo gót văn chương mệt mỏi, chán chường, bồn nôn, bợn dạ, ói mửa lung tung của chủ nghĩa hiện sinh . Cũng vẫn còn hiền. Nhưng Nguyễn Thị Thụy Vũ qua 3 truyện ngắn và 1 truyện dài kia có thể cứa mạnh vào tâm khảm độc giả những nhát dao độc địa, những lằn roi tàn nhẫn. Còn ngoài ra những tác phẩm truyện dài truyện ngắn khác chỉ đọc dược thôi, không khởi sắc, không làm khách thưởng ngoạn sành điệu khác khởi hứng bao nhiêu. Những cây bút phụ nữ ở hải ngoại chỉ có Hàn Song Tường, Nguyễn Thị Thanh Bình và Lê Thị Thấm Vân với các tác phẩm xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 là triển khai cái dữ dằn của Dostoiecski, của Yukio Mishima nên văn chương họ đôi lúc làm bàng hoàng và xây xẩm người đọc. Họ đã trở thành ngoại lệ. Họ thăng hoa bằng một tốc độ khủng khiếp. Họ tràn lướt qua 5 cây bút thời danh vào thập niên 50 của thế kỷ vừa qua như Lê Thị Huệ, Phan thị Trọng Tuyến, Trần Diệu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Hoàng Bắc bằng những bước chân 5 khua động hơn. Còn những nhà văn nữ khác hoặc đồng thời hoặc hậu bối với quý bà có lối văn chương dữ dằn kia, lớp thì lỡn vỡn chút khói sương lãng mạn như Hoàng Nga, lớp thì gọt dũa và chạm trổ cảm xúc hoặc thêu thùa hoa lá cành trên cái mặt ngoài của cuộc sống; đó là trưòng hợp của Đặng Mai Lan, Lê Thị Minh Hà. Còn lớp thì còn nắm nuối loại văn chương hiện thực đang hồi héo úa như Trần Thị Diệu Tâm. Tìm không ra, kiếm không nổi nhiều cây bút phụ nữ khác dám đương đầu với những cái thô bạo, cái nhám nhúa sần sùi trong cuộc sống. Lại còn không có cây bút phụ nữ nào khác dám lột trần lớp ngụy trang cái bình diện an lành dối trá, cái thỏa hiệp hèn mọn đối với cuộc sống giả tạo. Ở hải ngoại, 4 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ được các báo đăng đi đăng lại nhiều nhất là : ''Đêm Tói Bao La'' , ''Lòng Trần'' và ''Quê Nhà''. Truyện ngắn ''Lòng Trần'' đạt đến pham vi Duy Thức Hoc của Phật giáo. Điều đó đã đưa tên tuổi tác giả lên cao trong khoảng đầu thập niên 70 của Thế kỷ 20. Nguyễn Thị Thụy Vũ không hề nêu tình ý gì rõ ràng trên mặt chữ. Chị viết khơi khơi, chỉ trình bày diễn biến của sự việc. Nhưng ở truyện ngắn ''Lòng Trần'', ẩn sau mặt chữ của chị thấp thoáng bao điều làm chúng ta ray rứt bàng hoàng khiến chúng nghĩ ngợi không thôi. Một chân trời tư tưởng mênh mông và thăm thẳm? Một bí nhiệm nằm sau lưng cuộc sống hay ở ngay trong cuộc sống? Làm sao chúng ta nắm bắt được trọn vẹn ý tình của chị? Tuy nhiên, chúng ta vẫn cứ tiếp tục ray rứt bàng hoàng, vẫn cứ tiếp tục suy gẫm... * ''Trôi Sông'': Truyện ngắn này gồm 2 nhân vật bị hất ngoài lề của xã hội giàu sang mà họ dã từng ao ước. Một lão già có cô gái làm hầu thiếp cho một viên quan tri phủ về hưu. Lão chỉ được cấp dưỡng bằng số tiền quá ít oi, ăn uống đạm bạc theo bực tôi tớ trong nhà. Một mụ đào hát bội già nua đã hết thời từ lâu, phải về cái xóm ngoại ô tỉnh Vĩnh Long hẩm hút cháo rau cho qua ngày đoạn tháng. Nhưng ai cấm lão già mơ vào một ngày đẹp trời nào đó, con gái lão được Trời ngó lại để xui khiến cho quan phủ sủng ái y thị, chu cấp tiền bạc bộn bàng cho y thị?. Ai cấm mụ đào hát bội nhớ tiếc vào thời dĩ vãng vàng son, mình được các bậc hào phú trưởng giả đưa đón và nuông chiều ? Trong lúc quăng mình thăng hoa vào ảo tưởng chói lọi ánh vinh quang, họ tưởng chừng mình hóa thân vào một người hào hoa khác hẳn con người hiện tại. Họ cần phải hưởng thụ. Cho nên họ cụp lạc với nhau. Lão già trong lúc hành dâm, chết trên mình mụ đào hát bội già. Tới sáng, mụ mới biết người bạn chăn gối với mình tối hôm qua đã cưỡi ngựa gió chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế rồi. Mụ nổi cơn điên la hét khủng khiếp. * ''Đêm Tối bao La'': Khi được đóng góp vào quyển tuyển tập truyện ngắn của nhiều tác giả''Ba Miền Mười Khuôn Mặt'', truyện ngắn này có cái tựa là ''Bà Điếc''. Khi được vào tập truyện '' Chiều Mênh Mông'' của Nguyễn Thị Thụy Vũ' thì cái tựa của nó được đổi thành ''Đêm Tối Bao La''. Cốt truyện như sau : Trong ngôi nhà cổ kính của một gia đình địa chủ đang hồi suy sụp có cô gái già mập ú tên Linh ở chung với bà đầy tớ già điếc lác được gọi là ''bà Điếc''. Cha mẹ cô Linh đi làm ăn ở xa. Cô mòn mỏi đợi có người đến hỏi cưới, nhưng chẳng có anh chàng nào tình nguyện cho cô trao thân gửi phận Túng thé cô dan díu với một người đàn ông tên Duy xấu trai, gia thế và tung tích mơ hồ, tư cách và tâm địa chẳng có gì đặc sắc. Bên cạnh cô, bà Điếc sống náo nhiệt hơn cô với tâm tánh quái dị, với tình trạng dở điên dở khùng. Với thân phận tôi tớ không thể lấy chồng được, không có tiền ăn diện lại già nua xấu xí, cho nên bà Điếc dù rụng răng cũng tỏ ra mình văn minh tân thời như ai. Bà mua kem chà răng ... để đánh nướu răng, chắt mót tiền đi uốn tóc, nhưng vì biết bà khùng nặng nên các tiệm uốn tóc từ chối. Bà yêu một ông già có vợ, nhưng ông ta chỉ cặp xách bà qua đường mỗi khi từ dưới quê lên chợ tỉnh mua sắm. Rồi bỗng dưng cái ảo tưỏng (les illusions) muốn làm trẻ đẹp, muốn có cuộc sống người tân thời, muốn có tình yêu của bà ta vụt biến thái thành những khải tượng (les 6 visions) quái đản. Bà thấy giữa ngày có ác thú hoặc cơn lụt lội hay cơn hỏa hoạn xảy đến. Có đêm bà thấy Linh bị kẻ lạ cưỡng bức. Kết cuộc câu chuyện, bà Điếc chết vì chứng xơ gan, còn Linh bị tên Duy tặng cho cái bầu, nên cô phải phá thai và dự định lên Sài Gòn để xa lánh cuộc sống hẩm hiu trong ngôi nhà quạnh vắng tại miền ngoại ô tỉnh lỵ. Xin đọc đoạnchót trong truyện ''Bà Điếc'' tiền thân của ''Đêm Tối Bao La'' đã đăng trên đặc san Phù Sa Sông Cửu vào dịp Tết năm Giáp Tuất (2004) do Hội Ái Hữu Vĩnh Long & Vĩnh Bình & Sa Đéc ở Houston, Texas thực hiện : Anh Duy! Sau vụ phá thai, em sụt mất mười hai ký thịt. Em gầy gò, xanh xao. Đàn ông như anh là kẻ vô trách nhiệm. Anh chớ tưởng sức mấy mà em trả đũa chuyện anh bỏ em bô vơ với cái bào thai trong bụng được ba tháng. Đêm đêm, em giựt mình, có cảm tuởng mình là kẻ sát nhân. Mai sau xuống âm ti địa ngục , cũng riêng mình em chịu tội. Càng tội hơn là lúc đầu, em chẳng mảy may bị lương tâm cắn rứt. Bà Bảy Điếc đã chết. Tới phút lâm chung, bà chịu rửa tội để về với Chúa. Lẽ nào, một cô gái trẻ như em ở bên lề cái thế giới âm hồn như vầy mãi sao anh? Bây giờ em chỉ còn hai lượng vàng và và cái máy may. Đợi cho đỏ da thắm thịt để che mắt thế gian, em sẽ tiếp tục may thuê cho thiên hạ. Đời em chưa hẳn tàn như cảnh chợ chiều. Em sẽ chắt mót từng đồng để tìm bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ. Em sẽ cho bơm cái ngực teo trở thành cái ngực vĩ đại, sẽ nhờ ông ta vá lại màn trinh. Để rồi anh xem. Em sẽ lấy chồng sĩ quan Thủ Đức. Nhứt định đời em chưa lâm vào ngõ bí đâu. Trả thù anh, chẳng lẽ em mướn du côn đánh anh. Em sẽ làm một người đàn bà phong nhã. Đôi lúc em còn mơ đi học hát để trở thành ca sĩ phòng trà. Giờ đây thì em cô đơn quá. Ba má em trị cái tội lầm lỡ của em bằng thái độ hắt hủi, bỏ liều. Quần áo em giờ đây rộng phùng phình. Phải sửa sang lối ăn mặc, trang diện, em mới báo thù anh, cho anh sáng mắt ra là con Linh nầy không phải là thứ gái gặp chuyện rủi ro là đem nước mắt ra giải quyết. Nhìn trẻ con lối xóm, em đau lòng. Phải chi anh chịu làm cha thì con chúng ta sẽ chường mặt với thế gian. Trời sẽ phat em. Mai sau dù có chồng đàng hoàng, em sẽ tuyệt tự. Em vốn hiền lành, nhân đạo, tại anh, tại anh đó, em mới làm kẻ sát nhân. Em sẽ đi r a khỏi tỉnh nhà, chạy trốn ám ảnh quá khứ. Mùa nầy có ốc gạo và xoài tượng. Các bà mang bầu tha hồ ăn cho thỏa thích bù tới lúc nằm giường cữ chỉ ăn cơm trắng với cá kho khô. Bây giờ em bịnh hoạn, chẳng ăn gì ngon, lại ngủ không được. Nhắm mắt lại em thấy đứa nhỏ bò qua bò lại, nhe hai cái nướu trống trơn ra cười với em. Lại nữa hình ảnh bà Điếc ám ảnh em từng giây phút, ban đêm lẫn ban ngày. Biết đâu em sẽ là phản ảnh của bà sau nầy, điên cuồng vì khát vọng mà quên mất tuổi già. Ôi! Em sẽ chết trong êm vắng, trong ám ảnh vầy vò chăng ? Em phải đi, phải đi... (trang 140) * * * Truyện ngắn ''Lòng Trần'' trong tuyển tập truyện ngắn gồm nhiều tác giả ''Những Truyện Ngắn Hay Nhất Trên Quê Hương Chúng Ta'' do Sóng xuất bản vào năm 1973. Trước đó, hình như vào năm 1969 thì phải, truyện ngắn nầy được đăng trên tập san Văn do Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm, nó có cái tựa là ''Muổng Nước Mắm''. Truyện kể như sau: 7 Năm Thàng là cô đào hát bội, thanh sắc lẫy lừng được một ông phú hộ say mê. Ông tình nguyện gia nhập gánh hát để được theo bước lưu diễn của cô. Ông săn sóc cô và soạn tuồng để cô diễn. Cảm động tấm chung tình của ông, cô bỏ nghề hát để làm vợ ông. Rồi đó, ông chồng chết vì tai nạn sét đánh, đứa con của cả hai cũng chết sau đó ít lâu. Cô Năm Thàng cắt tóc đi tu, lấy pháp danh là Diệu Tâm, sống khổ hạnh, giữ trai giới rất nghiêm nhặt cho tới tuổi già bóng xế. Ngờ đâu, trong phút hấp hối, sư nữ Diệu Tâm đòi húp một muổng nước mắm. Nhưng họ hàng thân tộc của bà cho rằng bà sắp thành chánh quả mà còn bị quỉ ma theo khuấy phá để bà bị tội phạm giới. Cho nên họ nhất định không chiều theo ý của bà. Bà chết trong cơn hành hạ của thể xác, trong cơn thèm thuồng không được thỏa mãn. Càng chua xót hơn, trong phút lâm chung, bà quên mình là kẻ tu hành mà chỉ nhớ mình là cô đào hát bội Năm Thàng: ... Tất cả đứng im lặng chung quanh giường chờ đợi phút nghiêm trọng của ni cô trong khi ni cô vật vã từng đợt với Tử thần. Tiếng nói của bà vụt sang sảng như lúc còn trên sân khấu. Giọng nói trong trẻo, tỉnh táo nhưng đôi mắt bà vẫn nhắm nghiền: -- Tôi mới biết thương mình, mấy năm mình khổ công theo đuổi tôi, mình đặt tuồng cho tôi hát. -- Con gắng học hành cho đỗ đạt làm quan nghe con cưng của má. -- Tôi chỉ thích sắm vai Đoàn Hồng Ngọc hơn làm Phàn Lê Huê. Mình thích tôi diễn vai nào nhứt? -- Bớ nầy Tiết Giao! Ớ nầy bạc tình lang! Mặt chàng đẹp mà làm chi? Lời chàng ngọt ngào làm chi? Để thiếp ngày nay mất ngọc, thân thiếp bơ vơ. Cả một ký ức trồi nhanh lên óc bà rõ rệt và nhanh như một phim quay hết tốc lực của nó. Bà độc thoại từ quãng đời sân khấu đến quãng đời làm vợ ông phú hộ Thọ. Giọng bà đang sang sảng vụt dừng lại, dưới ánh đèn hiu hắt, ni cô mở trừng trừng đôi mắt trắng nhợt như cố thu hình ảnh sau cùng của đời sống và ni cô quờ quạng hai bàn tay trơ xương với lời van vỉ đứt nối: -- Hãy cứu tôi, cho tôi một muỗng nước mắm thôi. Cô cháu dâu nhìn bà em họ: -- Mợ ơi! Mợ nhờ sư sãi đọc kinh trừ tà nghen. Cần nhứt là canh giữ đừng cho ai đem nước mắm lại. Bà em họ tức mình: -- Để tôi đọc kinh cứu khổ. Hồi xưa Phật Thích Ca gần đắc đạo thì ma vương tới phá. Còn chị nầy sắp về Tây Phương tới nơi cũng chưa yên thân. Tác giả trình bày sự việc theo lối kể truyện ở đoạn hồi ức về dĩ vãng vàng son của ni cô Diệu Tâm. Nhưng ở đoạn tả cảnh chùa trong phần nhập đề, ở đoạn bà nằm trên giường bệnh, tác giả mới thật sự viết văn. Bút pháp của chị đơn giản, đôn hậu và chân phương qua lối dụng ngữ miền Nam Kỳ Lục Tỉnh rất hồn nhiên và linh hoạt. Từ nếp sống lưu diễn vinh quang, kinh qua nếp sống khuê các trên nhung lụa để đi đến nếp sống tịnh trai khổ hạnh trong chùa, ni cô Diệu Tâm (hậu thân của nữ nghệ sĩ Năm Thàng) phải gồng mình khép mình trong trai giới. Đó không phải bà tu vì giác ngộ lẽ vô thường mà là để trốn tránh nỗi bất hạnh đau thương. Từ khởi điểm, bà đã đi lạc đường lối tâm linh. Bà trốn tránh cái thất vọng chứ không chịu quán niệm về cái Tánh Không của vạn hữu để thấy cái phù ảo huyễn hoặc của thuận cảnh hay nghịch cảnh trong kiếp sống. Bà không dám đối diện với thất vọng đau thương để phá mê diệt khổ. Đau thương, thất vọng, đam mê, đắc ý, khoái lạc, tất cả đều là phiền não do cái Ngã tạo nên. Càng trốn tránh cái Ngã, nó chỉ tạm thời lặn sâu dưới Tàng Thức chúng ta. Nhưng hễ có cơ hội thuận tiện là nó trồi lên bình diện của ý thức. Nó vùng vẫy, hung 8 hăng đánh phá tâm thức chúng ta. Đó cũng giống như cái lò so mạnh bạo bị dồn nén tối đa. Nhưng đến một khi nào đó, sự dồn nén lơi đi, nó bung ra với sức vùng vẫy cũng không kém dữ tợn. Trong trường hợp ni cô Diệu Tâm, bà càng gồng mình trì giới, thì càng bị sức quyến rũ của giới cấm thu hút. Khi còn mạnh khỏe, bà còn đủ sức áp đão nó bằng ý chí kiên cố. Nhưng khi đau yếu, ý chí đó trở nên bạc nhược nếu không tiêu tan rời rã đi. Nó vùng lên như họng hỏa diệm sơn khạc lửa và tuôn phúng xuất thạch không ai cưỡng nổi. Nó như quả bóng ném mạnh vào bức tường để rồi dội ngược vào người ném một cách thô bạo. Thân xác bà mòn mỏi trong giấc hôn mê chập chờn, bà nghe tiếng tụng niệm ngoài chánh điện. Trong bóng tối mù mờ, loáng thoáng có tiếng muỗi vo ve, đột nhiên ni cô Diệu Tâm cảm thấy miệng mình lạt quá, lạt kinh khủng! Phải chi có một chút nước tương để bà nếm thử. Trí óc bà dán chặt vào ý nghĩ đó, lưỡi bà khô đi đồng thời nước dãi tuôn ra đầy miệng. Thế rồi ý nghĩ bà trôi xa hơn, nước tàu vị iểu, rồi tới nước mắm. Cơ thể bà vụt bùng lên. Nước mắm! Nước mắm! Ni cô Diệu Tâm nuốt ực nước miếng. Một nỗi xót xa là nước mắt bà ướt đẫm. Có cái gì chống đối trong từng thớ thịt, khớp xương của bà. Bà vụt nghĩ, nếu có một muổng nước mắm chui vào bao tử của bà thì có lẽ những chấn động, phản đối trong cơ thể mòn mỏi sinh lực của bà sẽ dịu xuống, và muổng nưốc mắm sẽ đem lại cho bà cái khỏe khoắn để bà ngủ một giấc thật ngon và ngày mai bà sẽ tiếp tục sinh hoạt lại như cũ dưới mái chùa nầy. -- Nước mắm! Muổng nước mắm! Ni cô hoàn toàn quên mất cái hiện tại trong chùa, quên cả mười năm tu hành. Bà rơi trong ý thức mù mờ chỉ có hình bóng muổng nước mắm bằng sứ trắng chứa một thứ nước vàng trong suốt như nước trà. Kê miệng mà nếm thử phải biết. Ni cô Diệu Tâm co rúm lại, thở hổn hển. Ba tiếng ''muổng nước mắm'' như ba nhát búa đập vào đầu óc bà làm bà lảo đảo. Bà phải uống một muổng nước mắm. Ngày mai dầu có phải đọc kinh sám hối, bà cũng không màng. Bà tin chắc chắn rằng dầu đọc kinh cứu khổ cứu nạn với Đức Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát cũng chưa chắc mầu nhiệm bằng một muổng nước mắm. Nước mắm sẽ là món thuốc tiên làm cho cây khô trổ bông, làm cho bao nhiêu sinh lực của bà bừng sống lại. Cố gắng hết tận hơi, bà thều thào gọi chú tiểu kiếm cho bà một muổng nước mắm. Tất cả những người có mặt quanh giường đều ngạc nhiên lẫn hốt hoảng. Diệu Tâm lập đi lập lại mấy lần: -- Mô Phật! Cho tôi một muổng nước mắm, tôi uống vào sẽ hết bịnh liền. Tiếng kêu gọi van vỉ, thê thảm. Hai tay Diệu Tâm chìa ra tuyệt vọng. Chú tiểu bưng đến gần bà tách trà ướp sen, kề gần miệng bà. Ni cô khép chặt môi phản đối: -- Tôi chỉ cần uống một chút nước mắm cho mặn mòi. Nói xong, ni cô dìm hồn vào cơn đồng thiếp; hai cánh tay gầy guộc còn giương ra quờ quạng van xin. Đè nén quá khứ đau buồn vào quên lãng, đè nén thất vọng vì những mơ ước không thành. Đó không phải là tu hành đúng phép, đúng cách. Tu là dùng ánh sáng trí tuệ để soi bản thể vạn pháp trong vòng tham sân si rồi đưa tất cả vào Tuệ Giác, vào Tánh Không (cái Không tuyệt đối, cái gốc rễ rốt ráo) của chúng. Có vậy, bậc hành giả sẽ tu hành một cách hạnh phúc và thảnh thơi. Đè nén dĩ vãng và niềm đau khổ, nhưng có ai giết chết được chúng đâu? Chỉ có xoa dịu chúng, âu yếm vỗ về chúng và để rồi quán chiếu cái gốc rễ của chúng, xem chúng không có thật để ta không bám víu vào chúng nữa. Nếu được vậy, hành giả sẽ thành công như người thợ săn bắt được con trăn bằng cách nắm chặt cổ nó, khác hẳn trường hợp kẻ nắm đuôi trăn bị trăn quay đầu lại quật ngã. Chỉ có ánh sáng Tuệ Giác trong nhưng phút quán niệm, lần hồi ni cô Diệu Tâm sẽ giác ngộ rằng cái quá khứ vàng son của mình là vô thường, nỗi đau khổ của mình 9 cũng là vô thường do sự giả hợp của nhiều yếu tố mà hình thành. Ánh sáng Tuệ Giác sẽ cho bà thấy tất cả đều là không thật, đều là như huyễn, do đó bà sẽ giác ngộ. Tôi xin lập lại: tu là tìm phương cách giác ngộ chứ không phải để tránh đau khổ. Đau khổ sẽ đuổi theo người u mê lánh khổ cho tới tận cùng dù nó có bị dìm sâu vào đáy thẳm tận cùng của tiềm thức đương sự đi nữa. Phật gọi đó là thức thứ 8, Tàng Thức hay là A-lợi-da thức, kho tàng bao la không ngằn mé chất chứa những kỷ niệm, biến cố, thiện nghiệp hay ác nghiệp từ vô lượng kiếp đến hiện kiếp. Mỗi tác nhân, mỗi tác nghiệp dù nhỏ như mảy lông sợi tóc vẫn còn tồn tại mãi trong cái Tàng Thức ấy, không bao giờ mất đi. Đến cơ duyên chín muồi là chúng tuần tự hiện hành. Muổng nước mắm đâu thể làm cho ni cô Diệu Tâm mang tội sát sanh. Nhưng nó là đầu mối, là cánh cửa mở ra để bà thấy lại con đường phàm phu thế tục quyến rũ vụt hiện bày trở lại trước mắt bà . Dù bằng ý thức chưa rõ rệt đi nữa, nhưng bà vẫn còn muốn đi trở lại trên con đường ấy, sau nhiều năm bà phải buộc mình sống trai giới chốn cửa Thiền. Nói rõ hơn, vì không còn phương tiện, cơ hội, sức khỏe và nghị lực, cho nên bà không thể trở lại đường cũ nên bà phải tiếp tục nương náu chốn chùa chiền để tìm chỗ nương thân và điểm tựa cho tinh thần mình. Lại nữa, tu hành mà ép xác thái quá thì tinh thần cũng bị dồn ép theo lẽ thân tâm tương ứng. Đức Phật chủ trương Trung Đạo trong đó có phần Trung Dung trong cách tu hành: đừng nuông chiều xác thân trong những thú khoái lạc, nhưng cũng không nên ép xác thân đến độ hành hạ khốc liệt xác thân. Dây đàn chùng quá sẽ không nẩy bật ra âm thanh. Nhưng nếu căng thẳng nó quá, nó sẽ đứt. Qua truyện ngắn ''Lòng Trần'' , tác giả Nguyễn thị Thụy Vũ trình bày một khía cạnh tâm linh khá đặc thù: lánh tục bằng cách nương náu chốn am vân chưa chắc là ngộ. Vấn đề mê và ngộ vốn phức tạp và phiền toái. Mê vốn dễ bao trùm giăng bủa khắp mỗi loại chúng sinh. Các bậc hành giả nếu đi sai một lằn tơ kẽ tóc là bước qua đường tà có nhiều biển khổ bến mê đón đợi. Tu hành phải dựa vào nền tảng Chánh Kiến và phải do Chánh Tư Duy soi sáng hướng dẫn. Con đường đưa tới bờ chứng ngộ thấp thoáng nhiều bóng ma. Bóng ma ! Đó chỉ là cách nói những chuớng ngại nội tâm tuy vi tế nhưng mãnh liệt kinh khiếp được cụ thể hóa bằng hình ảnh ghê rợn để cảnh giác các hành giả đề phòng và xa lánh. Còn chướng ngại ở ngoại giới dễ tránh hơn vì nó thô tháp và diễn biến nhãn tiền nên dễ làm cho hành giả nhận chân được chúng ngay. Trong quyển tuyển tập ''Những Truyện Ngắn Hay Nhất Trên Quê Hương Chúng Ta'', có lẽ truyện ngắn ''Lòng Trần'' của Nguyễn thị Thụy Vũ được nói tới nhiều. Không hiểu các nhà biên khảo và các nhà phê bình khi đề cập tới truyện ngắn ấy đã nắm bắt những gì qua khía cạnh tâm linh? Tuy nhiên, hình như chẳng có ai nhìn nó qua lăng kính Duy Thức Học, trong đó có một phần nói về Tàng Thức. Họ chú ý tới nó vì hồi kết cuộc của câu truyện quá bất ngờ, như trái lựu đạn nổ tung vào tín ngưỡng và vào ảo tưởng của họ. * * * Nhà văn Võ Phiến không bắt gặp được cái nét đặc thù dữ dằn trong vài tác phẩm mà bút giả vừa kê khai. Nhưng cái tổng quan của ông về đặc tánh chung trong văn chương của Nguyễn Thị Thuy Vũ rất là sắc bén. Xin cùng đọc bài viết về Nguyễn Thị Thụy Vũ trong quyển 2 của bộ biên khảo ''Văn Học Miền Nam'' do Văn Nghệ xuất bản: ... Đàn bà cầm bút, đa số viết chuyện tình ái hoặc lâm ly hoặc éo le, chuyện vui chuyện buồn loanh quanh trong gia đình, giữa các chàng với các nàng v. v... Bà Nguyễn xông vào cơn gió bụi, phanh phui những cảnh đời lầm than, làm lắm kẻ sững sờ, nhăn mặt. 10

TIỂU TỬ * ÔNG GIÀ NGỒI BƯƠI ĐỐNG RÁC

Ông già ngồi bươi đống rác (Tiểu Tử)


Thành phố Hồ Chí Minh quang vinh vẫn còn rất nhiều rác. Hồi thời trước, Sàigòn đã có nhiều rác, nhưng so với bây giờ thì…thua xa. Rác bây giờ chẳng những nhiều hơn mà còn…rải rác hơn. Điều này chẳng có gì khó hiểu hết. Bởi vì, trong chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa, cái gì của ta cũng đều hơn của lũ chúng nó cả: rác của chúng nó là rác tư bản, rác ngụy, còn rác của ta là rác…nhân dân, do nhân dân, từ nhân dân mà ra. Có chính nghĩa, hơn là lẽ tất nhiên!
Vậy, ở một đống rác khá lớn nằm trên vỉa hè một con đừơng khá rộng trong thành phố, có một ông già ngồi ung dung như đang ngồi ở một nơi sạch sẽ! Ông già đó tuổi cỡ ngoài tám mươi, có chòm râu bạc giống râu bác Hồ. Ổng đội mũ tai bèo, mặc bộ đồ bà ba đen, mang dép cao su đúc. Ổng ngồi trên một ghế bằng nhựa nhỏ, thấp, loại ghế ngồi cho trẻ con. Ổng cầm cây gậy trúc dài bươi bươi rác, mắt nhìn châm chú chỗ đang bươi, mặc cho đàn ruồi bay lên đáp xuống như giành rác với ổng! Lâu lâu, ổng nói một mình: « Nó nằm lẩn đâu đây hè! Mẹ bà nó!. »
Đường này lúc nào cũng đông ken. Xe đạp, xe gắn máy, xe hơi…hai luồng chen nhau chạy, giành mặt đường mà chạy, lòn lách lấn ép, bóp kèn inh ỏi. Chạy đầy đường như vậy mà chẳng ai nhìn thấy ở trên đỉnh đống rác cao nhòng đó có một ông già…Cho đến người đi bộ trên vỉa hè cũng chẳng thấy ai để ý đến ổng hết! Hơn hai chục năm sống quen với quá nhiều nghịch lý, con người ta không còn nhạy cảm trước những sự bất bình thường. Bởi vì cứ nhìn riết rồi quen con mắt, nên không thấy chướng, cứ nghe riết rồi quen lỗ tai nên không thấy ồn, cứ hửi riết rồi quen lỗ mũi nên không thấy hôi. Đó là một quy luật. Tiếp theo đó là một quá trình đi xuống dốc của con người, vừa nhanh vừa gọn, bởi vì nó dễ ợt hà!
Ông già lâu lâu ngừng bươi rác, móc túi lấy bọc ni-long thuốc rồi chậm rãi vấn hút. Điếu thuốc của ổng to bằng ngón tay cái, nên mỗi lần ổng nhả khói là thấy mù mịt, làm như đống rác đang ngún cháy vậy!
Trong khi ổng hút thuốc, ổng không bươi rác. Làm như hút thuốc là qua giai đoạn ổng nghỉ xả hơi! Ổng xoay người ra nhìn thiên hạ chạy loạn dưới đường giống như ổng đang ngồi xem kịch. Một lúc sau ổng nói một mình: « Thiệt…không giống ai hết!. » Mà thiệt! Người ta chạy đi đâu mà lúc nào cũng thấy chạy đầy đường. Người nào cũng hối hả. Người nào cũng bóp kèn. Kẹt không kẹt gì cũng thấy bóp kèn! Làm như nếu không bóp kèn thì xe sẽ…không chạy vậy! Còn luật lệ giao thông thì hầu như không có. Mạnh ai nấy chạy. Tay mặt tay trái gì cũng…như nhau. Đàn ông đàn bà gì cũng chen lấn lòn ép…như nhau. Chẳng ai nhường ai hết. Đàn ông con trai có người ở trần bận quần xà-lỏn, có người lại mặc quần áo gin, bên trong có sơ-mi và áo gi-lê giống như đang ở xứ lạnh! Còn đàn bà con gái thì phần đông ăn mặc không để…hở một chỗ nào hết. Áo pô-lô ngắn tay, quần dài, găng tay cao tới…nách, đội kết loại đấu thủ dã cầu, mang kiến đen, bịt mặt bằng chéo vải thêu bông hoa hay có ren giống đàn bà á-rập! Nếu có mặc áo dài thì cũng mang găng tay ngắn, rồi đội kết, rồi kiến đen, rồi bịt mặt! Thành ra không nhìn ra được ai là ai hết!
Hút tàn điếu thuốc, ông già lại quay về đống rác, châm chỉ bươi. Một lúc lại nói: « Mẹ bà nó! Tao bươi riết rồi cũng ra. Làm gì rồi cũng thấy!. »
Một cô gái nhỏ xách tới xô rác đổ xuống làm lũ ruồi lúc nhúc bay lên, thấy ông già ngồi đó, cô hỏi:
- Bộ ông không sợ hôi sao mà ngồi đó vậy?
Ông già cười mũi:
- Thời bây giờ, ở đâu mà không hôi không thúi, hả? Nó tràn đồng thì ngồi ở đâu cũng vậy thôi.
Cô gái lại hỏi:
- Thấy ông bươi bươi. Bộ ông mất cái gì hả?
Ông già ngừng tay, hỏi lại:
- Mất hả? Mất cái gì? Còn khỉ gì đâu mà mất!
- Vậy chớ ông bươi rác làm gì? Rác bây giờ đâu còn có gì đâu mà lượm.
Ông già cầm gậy trúc gõ gõ vào đống rác làm lũ ruồi hốt hoảng bay lên vù vù. Ổng hạ giọng:
- Tao bươi rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng mà hồi đó tao nuôi tao giấu trong nhà.
Có vẻ thấy ông già…khùng quá nên cô gái bỏ đi, vừa đi vừa nói:
- Họ là con người chớ bộ chuột bọ gì đâu mà ông tìm trong đống rác!
Ông già nhìn theo, nói lớn:
- Mà tao có nói tụi nó là con người đâu?
Tiếng của ông bị chìm lấp trong tiếng ồn hỗn tạp của đường phố, nên chẳng gợi được sự chú ý của ai hết. Ổng nhìn quanh, thở dài, rồi tiếp tục bươi…
Một thanh niên đang đi trên vỉa hè bỗng tấp vô đống rác vạch quần định đứng tiểu, một tay chống nạnh, trên môi phì phà điếu thuốc. Ông già nói lớn:
- Coi chừng! Nó phóng lên nó cắn sứt à!
Gã giật mình, vội vã buông quần bước đi như chạy. Vừa đi vừa nhìn lại, nét mặt còn đầy sợ hãi! Ông già không nhìn theo, cũng không cười. Làm như điều ông nói là điều có thật chớ không phải đùa. Cho nên nghe ổng nói tiếp:
- Cái lũ khốn nạn này có thứ gì mà tụi nó không đớp!
Ổng nói mà đầu gậy vẫn không ngừng bươi. Bầy ruồi nhặng vẫn bay lên đáp xuống, đáp xuống bay lên, lúc nha lúc nhúc…
Gần trưa, một người đàn bà đứng tuổi từ trong hẻm gần đó bước ra đi lại đống rác, thưa:
- Mời ông Hai về ăn cơm.
Ông già nói ‘ờ’ rồi chống gậy đứng lên đi. Người đàn bà cúi lấy cái ghế nhỏ, xách đi theo phía sau ông, im lặng. Cả hai đi lần vào hẻm.
Con hẻm mới vào thấy rộng thấy thẳng, hai bên có phố lầu hai ba từng kiến trúc hiện đại, từng nào cũng thấy có máy lạnh lòi ra coi rất…văn minh! Hai dải phố lầu này kéo dài vào hẻm độ ba bốn mươi thước.Sau đó là một khúc quanh thẳng góc, rồi con hẻm chỉ còn lại không tới hai thước bề ngang, chạy quanh co rồng rắn vào tuốt bên trong tiếp nối với những con hẻm nhỏ khác không biết từ đâu tới mà cũng thấy…rồng rắn quanh co! Ở đây, nhà cửa lụp xụp hẹp té, khác hẳn với mặt tiền đồ sộ lộng lẫy. Đó là một thế giới khác, một thế giới nghèo khó núp sau cái thế giới phồn vinh bên ngoài. Người ta không thể nghĩ rằng nó nằm ngay trong lòng thành phố, cái thành phố mang tên Người từ hơn hai mươi năm…
Ông già và người đàn bà bước vào một căn nhà nhỏ hẹp của khu hẻm rồng rắn. Ông già nói:
- Tao bươi hoài mà chưa gặp thằng nào hết.
Một người đàn ông trong nhà nói cho lấy có:
- Vậy hả ông Hai?
- Tụi nó chui rúc lì lắm. Mẹ bà nó! Hồi đó mà tao biết như vầy, tụi nó có chung vô quần trốn, tao cũng cởi quần tao giũ cho chết cha tụi nó hết!
…Người đàn ông trong nhà là cháu của ông già bươi rác, kêu ổng bằng ông chú, còn người đàn bà là vợ hắn. Hai vợ chồng đã trộng tuổi nhưng chưa có con. Họ lảnh may gia công quần áo cho một công ty may mặc, nên trong nhà lúc nào cũng nghe tiếng máy may chạy xành xạch suốt ngày. Họ ngủ trên cái gác lửng nhỏ bằng hai chiếc chiếu, còn ông già thì có cái ghế bố kê trong góc nhà. Nhà nhỏ xíu nên chỉ có một bóng đèn điện treo ở giữa.
Hai vợ chồng người cháu đem người ông về nuôi trong nhà từ ngày ổng ra tù cách đây hơn bảy năm…
Theo lời kể lại của người cháu thì “ông chú” ngày xưa là một nhà doanh thương – đại doanh thương – Ổng độc quyền nhập cảng vỏ ruột xe gắn máy, xe hơi, xe máy cày. Ổng có mấy kho hàng lớn ở Khánh Hội, một văn phòng ba từng lầu ở Chợ Cũ, một vi-la to ở đường Phan Thanh Giản và một vi-la vừa vừa nằm khuất trên một đồi thông ở Đà Lạt. Vợ và hai con ổng đều ở bên Pháp để làm một “đầu cầu” bên đó. Còn bên này ổng có một bà nhỏ lo về giao tế, xã hội và nhân viên. Lâu lâu, ổng bay qua Âu Châu thăm vợ con và làm việc với các hãng chánh ở bên đó.
Ổng nhiều thế lực lắm. Người cháu nói:”Hồi đó, tôi đang làm thợ may cho nhà may X thì bị động viên. Vậy mà ổng kéo tôi ra cái rẹt! Có điều làm tôi không hiểu là ổng như vậy mà trong nhà ổng nuôi Việt Cộng không. Ngay như cái nhà trên Đà Lạt mà ổng dùng cho mấy ông lớn mượn, từ anh quản gia đến chị bếp đến mấy người làm vườn đều là cán bộ Việt cộng ráo. Ổng nuôi họ như vậy cho đến năm 1973 họ mới lần lượt rút đi …”.
Hồi tháng tư 1975, ổng không di tản. Còn nói: ”Cách mạng chớ bộ ăn cướp giết người đâu mà sợ!”. Sau đó mấy người ổng nuôi có về thăm, ổng cũng đãi đằng hậu hỉ. Vậy mà khi cách mạng “đánh tư sản mại bản”, ổng cũng bị “đánh” tơi bời, tài sản bị tịch thâu hết còn bị đi tù cải tạo nữa. Vợ lớn của ổng chết ở bên Pháp, bà vợ nhỏ đi chui rồi mất tích ở biển Đông. Còn hai đứa con, sau này có người quen từ Paris về cho biết, đã phung phí hết tiền của mà ổng đã để cho họ bên đó rồi dọn nhà đi mất. Thành ra đi thăm nuôi ổng chỉ còn có vợ chồng người cháu thợ may…
Khi ông chú được thả ra khỏi tù – nghĩa là Nhà Nước xét thấy ổng đã hoàn toàn được cải tạo – ổng đã trở thành một người khác: một người mất trí! Người cháu nói: “Hồi đem ổng về ở với tụi tôi, tôi cũng ngại. Sợ ổng chê. Nhưng rồi ổng vẩn ở tự nhiên, không phàn nàn gì hết, tụi tôi cũng mừng. Rồi lo không biết chịu đựng ổng nổi không. Nhưng rồi thấy ổng không có điên loạn như những người điên khác nên tụi tôi cũng yên tâm. Ổng không nói gì hết, tối ngày bắc ghế ngồi dưới mái hiên hút thuốc đọc sách hoặc ngồi cả giờ nhìn đường hẻm như người ta châm chú coi ti-vi! Vậy mà lâu lâu ổng cũng nói nhiều câu làm mình ngạc nhiên tưởng như ổng là người bình thường. Khi mình thử hỏi tiếp, khơi lại thời cũ thì ổng lại ngẩn ngơ. Thấy tội nghiệp! Thiệt ra, người ta chỉ thấy ổng điên là khi nào ổng đi bươi đống rác, cứ hai ba hôm là ổng đi bươi…”
Và như vậy, “ông Đại Doanh Thương” đó bây giờ ngồi bươi đống rác giống như ổng bươi lại dĩ vãng của ổng, một dĩ vãng mà rác rến vun đầy. Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém …

No comments:

Post a Comment